Phụng Vụ - Mục Vụ
Túp lều lý tưởng
LM. An Phong Trần Đức Phương
06:12 28/09/2009
TÚP LỀU LÝ TƯỞNG
(CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Thật tuyệt vời biết bao khi hai thanh niên nam, nữ yêu thương nhau và được kết hợp thành vợ chồng, rồi cùng sống trong một “Túp Lều Lý tưởng”, luôn có anh và em để xây dựng một gia đình hạnh phúc:
“Đời mình đẹp mãi với Em và Anh,
Đời mình đẹp mãi dưới túp Lều Tranh!”
(Hoàng Thi Thơ)
Dù chỉ là một túp lều tranh, nhưng có hai tâm hồn yêu thương nhau cùng chung sống, “Túp Lều Tranh” trở nên “Túp Lều Lý Tưởng!”
Một cách đơn giản, mọi sinh vật “giống đực” và “giống cái” trên mặt đất, khi ‘đến thời đến lúc’ là có một sức thu hút lẫn nhau theo bản tính tự nhiên, chung sống với nhau và sinh sản con cái để nối dõi dòng giống. ‘Người Nam’ và ‘Người Nữ’ khi đến tuổi “cập kê” cũng có sức thu hút nhau theo bản tính tự nhiên, thương yêu nhau, rồi kết hiệp với nhau ‘nên một thân xác’ (Matcô 10:8) để sinh con cái tiếp nối cộng đồng nhân loại. Trong Bài Đọc I (Sách Sáng Thế 2: 18-24) Chúa đã chúc lành cho cuộc hôn phối của Adong và Evà, và bảo “Hãy sinh sản ra đầy mặt đất!” Trong Bài Phúc Âm (Matcô 10: 2-16),Chúa Giêsu đã vui vẻ chúc lành cho các em nhỏ người ta đưa đến với Chúa. Vì thế, hôn phối luôn luôn phải là sự kết hợp giữa một “Người Nam” và một “Người Nữ” để sinh con cái, không thể là sự phối hợp giữa hai người cùng phái tính, nam với nam hoặc nữ với nữ.
Hơn nữa, đời sống vợ chồng là một kết hiệp vĩnh viễn ‘mãi mãi dưới túp lều tranh’ không thể phân ly như Chúa Giêsu đã quả quyết “Điều gì Thiên Chúa đã kết hiệp, loài người không được phân ly!” (Matcô 10:9). Con người
khác với các loài vật khác, con người đã được Chúa “dựng nên theo hình ảnh Chúa” (Sách Sáng Thế 1:27), nên có tình yêu tự do và trách nhiệm. Trước khi kết hôn thành vợ chồng, các bạn trẻ luôn được tự do để suy nghĩ và lựa chọn, không thể “yêu cuồng, sống vội” để đưa đến tan vỡ đáng tiếc, phá họai hạnh phúc gia đình, và ảnh hưởng đến tương lai con cái. Để nói lên sự kết hiệp bền vững giữa vợ chồng, Bài Đọc I hôm nay đã lấy hình ảnh câu chuyện Chúa lấy chiếc xương sườn của ông Adong mà dựng nên bà Evà, người vợ của ông (Sách Sáng Thế 2: 21-23)
Hôn phối là điều rất quan trọng chẳng những cho gia đình, mà còn cho quốc gia và xã hội. Có những quốc gia ngày nay thiếu ‘giới trẻ” vì nhiều đôi vợ chồng không muốn sinh con, hạn chế sinh sản bừa bãi, phá thai tự do, và ly dị dễ dàng khi gặp những khó khăn thử thách.
Thiên Chúa đã chúc phúc cho đôi tân hôn đầu tiên của nhân loại là ông Adong và bà Evà ngay trong vườn địa đàng. Chính Chúa Giêsu cũng đã mở đầu cuộc đời công khai của Ngài bằng việc cùng đi với Mẹ Maria và các Tông đồ đến dự tiệc cưới Cana, và làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu để cứu vãn danh dự cho đám cưới nửa chừng hết rượu này.
Chúa Giêsu khi ‘xuống thế làm người’, Ngài cũng đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, dù nghèo khó và trải qua bao gian truân thử thách, nhưng vẫn luôn gắn bó và chia sẻ tình thương, hạnh phúc; đó thật là một gia đình gương mẫu cho các gia đình chúng ta. Thánh Giuse và Mẹ Maria là gương mẫu cho các bậc làm cha mẹ, và Chúa Giêsu là gương mẫu cho các người làm con ‘luôn biết vâng lời cha mẹ’ (Luca 2: 51). Khi chịu nạn chịu chết đổ máu ra để chuộc tội nhân loại, một lần nữa Chúa Giêsu lại “thánh hóa chúng ta và cho chúng ta trở nên anh em với nhau trong cùng một gia đình nhân loại!” (Bài Đọc II, Thư Do Thái 2: 9-11).
Sự bền vững và hạnh phúc gia đình đặt tại đâu?
Trước đây, tôi có nghe chuyện các bạn trẻ ở Hà Nội, sau năm 1954, sống trong cảnh nghèo khó, khi lập gia đình thì đặt hạnh phúc nơi ba chữ “B” đơn giản: ‘Buồng’ (tiếng Bắc, có nghĩa là phòng ngủ) tượng trưng một ‘căn hộ’ chính phủ cấp cho để ở; ‘Bìa’ là phiếu mua thực phẩm (theo chế độ quốc doanh thời đó); ‘Bà’ là mẹ già để gởi con khi vợ chồng đi làm. Sau này, tôi lại nghe nói tại các quốc gia tự do, thì các bạn trẻ đặt hạnh phúc gia đình trên ba chữ “C”: Car (xe), Condo (nhà), và Credit Card (Thẻ Tín Dụng).
Nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ cần những điều kiện vật chất, mà còn cần những điều kiện tinh thần, nên các nhà đạo đức đưa thêm vào những chữ “C” khác: Communication: Vợ chồng phải biết thành thực và thẳng thắn bầy tỏ tâm tư, nguyện vọng với nhau để luôn ‘hiểu được nhau’ và cùng cộng tác (Cooperation) với nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Những sự thiếu thông cảm thường đưa đến chỗ hiểu lầm, nghi ngờ và ghen tuông, là những căn nguyên đưa đến bất hòa, và đổ vỡ đáng tiếc. Khi đã quyết tâm sống đời sống vợ chồng, các bạn trẻ phải quyết tâm dấn thân (Commitment) chấp nhận mọi khó khăn, thử thách, cùng chia vui, sẻ buồn để vượt qua mọi khủng hoảng mà đời sống chung luôn xẩy ra. Sau đó, vợ chồng cũng cần biết ‘thương cảm nhau’ (Compassion), nghĩa là phải biết quên mình, từ bỏ ích kỷ, để nhận ra những ‘khó khăn’, những ‘khủng hoảng’ của nhau để an ủi, nâng đỡ nhau trong cuộc sống, thay vì giận hờn, phiền trách hoặc xa tránh.
Ý thức được sự quan trọng của cuộc sống hôn nhân, nên cha ông chúng ta, từ thuở xa xưa, đã có những tục lệ, tuy có vẻ rườm rà, nhưng thật sự cần thiết, để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống lứa đôi, như ‘làm mối’, ‘xem mắt’, ‘dạm ngõ’, ‘đính hôn’ trước khi thật sự ‘thành hôn’ với nhau để nên vợ chồng và xây dựng một gia đình mới.
Giáo hội cũng luôn khuyến khích các bạn trẻ hãy cầu nguyện và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định cuộc sống hôn nhân. Sau đó, phải qua một khóa học “Dự Bị Hôn Nhân” để cùng nhau học hỏi giáo lý Công Giáo về đời sống gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Nghe các kinh nghiệm của các vị đã sống lâu năm trong đời sống gia đình kể lại mà học hỏi và chuẩn bị chu đáo hành trang ‘vào đời’ để khởi sự một cuộc hành trình dài, đầy hạnh phúc, nhưng cũng không thiếu những khó khăn thử thách.
Xin hiệp lời cầu nguyện chung: Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Giuse, và các Thánh, ban muôn ơn lành cho các gia đình chúng ta, cho các bạn trẻ mới bước vào đời sống lứa đôi, cho các bạn trẻ đang tìm hiểu và chuẩn bị đời sống hôn nhân.
(CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
“Đời mình đẹp mãi với Em và Anh,
Đời mình đẹp mãi dưới túp Lều Tranh!”
(Hoàng Thi Thơ)
Dù chỉ là một túp lều tranh, nhưng có hai tâm hồn yêu thương nhau cùng chung sống, “Túp Lều Tranh” trở nên “Túp Lều Lý Tưởng!”
Một cách đơn giản, mọi sinh vật “giống đực” và “giống cái” trên mặt đất, khi ‘đến thời đến lúc’ là có một sức thu hút lẫn nhau theo bản tính tự nhiên, chung sống với nhau và sinh sản con cái để nối dõi dòng giống. ‘Người Nam’ và ‘Người Nữ’ khi đến tuổi “cập kê” cũng có sức thu hút nhau theo bản tính tự nhiên, thương yêu nhau, rồi kết hiệp với nhau ‘nên một thân xác’ (Matcô 10:8) để sinh con cái tiếp nối cộng đồng nhân loại. Trong Bài Đọc I (Sách Sáng Thế 2: 18-24) Chúa đã chúc lành cho cuộc hôn phối của Adong và Evà, và bảo “Hãy sinh sản ra đầy mặt đất!” Trong Bài Phúc Âm (Matcô 10: 2-16),Chúa Giêsu đã vui vẻ chúc lành cho các em nhỏ người ta đưa đến với Chúa. Vì thế, hôn phối luôn luôn phải là sự kết hợp giữa một “Người Nam” và một “Người Nữ” để sinh con cái, không thể là sự phối hợp giữa hai người cùng phái tính, nam với nam hoặc nữ với nữ.
Hơn nữa, đời sống vợ chồng là một kết hiệp vĩnh viễn ‘mãi mãi dưới túp lều tranh’ không thể phân ly như Chúa Giêsu đã quả quyết “Điều gì Thiên Chúa đã kết hiệp, loài người không được phân ly!” (Matcô 10:9). Con người
khác với các loài vật khác, con người đã được Chúa “dựng nên theo hình ảnh Chúa” (Sách Sáng Thế 1:27), nên có tình yêu tự do và trách nhiệm. Trước khi kết hôn thành vợ chồng, các bạn trẻ luôn được tự do để suy nghĩ và lựa chọn, không thể “yêu cuồng, sống vội” để đưa đến tan vỡ đáng tiếc, phá họai hạnh phúc gia đình, và ảnh hưởng đến tương lai con cái. Để nói lên sự kết hiệp bền vững giữa vợ chồng, Bài Đọc I hôm nay đã lấy hình ảnh câu chuyện Chúa lấy chiếc xương sườn của ông Adong mà dựng nên bà Evà, người vợ của ông (Sách Sáng Thế 2: 21-23)
Hôn phối là điều rất quan trọng chẳng những cho gia đình, mà còn cho quốc gia và xã hội. Có những quốc gia ngày nay thiếu ‘giới trẻ” vì nhiều đôi vợ chồng không muốn sinh con, hạn chế sinh sản bừa bãi, phá thai tự do, và ly dị dễ dàng khi gặp những khó khăn thử thách.
Thiên Chúa đã chúc phúc cho đôi tân hôn đầu tiên của nhân loại là ông Adong và bà Evà ngay trong vườn địa đàng. Chính Chúa Giêsu cũng đã mở đầu cuộc đời công khai của Ngài bằng việc cùng đi với Mẹ Maria và các Tông đồ đến dự tiệc cưới Cana, và làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu để cứu vãn danh dự cho đám cưới nửa chừng hết rượu này.
Chúa Giêsu khi ‘xuống thế làm người’, Ngài cũng đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình, dù nghèo khó và trải qua bao gian truân thử thách, nhưng vẫn luôn gắn bó và chia sẻ tình thương, hạnh phúc; đó thật là một gia đình gương mẫu cho các gia đình chúng ta. Thánh Giuse và Mẹ Maria là gương mẫu cho các bậc làm cha mẹ, và Chúa Giêsu là gương mẫu cho các người làm con ‘luôn biết vâng lời cha mẹ’ (Luca 2: 51). Khi chịu nạn chịu chết đổ máu ra để chuộc tội nhân loại, một lần nữa Chúa Giêsu lại “thánh hóa chúng ta và cho chúng ta trở nên anh em với nhau trong cùng một gia đình nhân loại!” (Bài Đọc II, Thư Do Thái 2: 9-11).
Sự bền vững và hạnh phúc gia đình đặt tại đâu?
Trước đây, tôi có nghe chuyện các bạn trẻ ở Hà Nội, sau năm 1954, sống trong cảnh nghèo khó, khi lập gia đình thì đặt hạnh phúc nơi ba chữ “B” đơn giản: ‘Buồng’ (tiếng Bắc, có nghĩa là phòng ngủ) tượng trưng một ‘căn hộ’ chính phủ cấp cho để ở; ‘Bìa’ là phiếu mua thực phẩm (theo chế độ quốc doanh thời đó); ‘Bà’ là mẹ già để gởi con khi vợ chồng đi làm. Sau này, tôi lại nghe nói tại các quốc gia tự do, thì các bạn trẻ đặt hạnh phúc gia đình trên ba chữ “C”: Car (xe), Condo (nhà), và Credit Card (Thẻ Tín Dụng).
Nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ cần những điều kiện vật chất, mà còn cần những điều kiện tinh thần, nên các nhà đạo đức đưa thêm vào những chữ “C” khác: Communication: Vợ chồng phải biết thành thực và thẳng thắn bầy tỏ tâm tư, nguyện vọng với nhau để luôn ‘hiểu được nhau’ và cùng cộng tác (Cooperation) với nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Những sự thiếu thông cảm thường đưa đến chỗ hiểu lầm, nghi ngờ và ghen tuông, là những căn nguyên đưa đến bất hòa, và đổ vỡ đáng tiếc. Khi đã quyết tâm sống đời sống vợ chồng, các bạn trẻ phải quyết tâm dấn thân (Commitment) chấp nhận mọi khó khăn, thử thách, cùng chia vui, sẻ buồn để vượt qua mọi khủng hoảng mà đời sống chung luôn xẩy ra. Sau đó, vợ chồng cũng cần biết ‘thương cảm nhau’ (Compassion), nghĩa là phải biết quên mình, từ bỏ ích kỷ, để nhận ra những ‘khó khăn’, những ‘khủng hoảng’ của nhau để an ủi, nâng đỡ nhau trong cuộc sống, thay vì giận hờn, phiền trách hoặc xa tránh.
Ý thức được sự quan trọng của cuộc sống hôn nhân, nên cha ông chúng ta, từ thuở xa xưa, đã có những tục lệ, tuy có vẻ rườm rà, nhưng thật sự cần thiết, để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc sống lứa đôi, như ‘làm mối’, ‘xem mắt’, ‘dạm ngõ’, ‘đính hôn’ trước khi thật sự ‘thành hôn’ với nhau để nên vợ chồng và xây dựng một gia đình mới.
Giáo hội cũng luôn khuyến khích các bạn trẻ hãy cầu nguyện và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định cuộc sống hôn nhân. Sau đó, phải qua một khóa học “Dự Bị Hôn Nhân” để cùng nhau học hỏi giáo lý Công Giáo về đời sống gia đình giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Nghe các kinh nghiệm của các vị đã sống lâu năm trong đời sống gia đình kể lại mà học hỏi và chuẩn bị chu đáo hành trang ‘vào đời’ để khởi sự một cuộc hành trình dài, đầy hạnh phúc, nhưng cũng không thiếu những khó khăn thử thách.
Xin hiệp lời cầu nguyện chung: Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Giuse, và các Thánh, ban muôn ơn lành cho các gia đình chúng ta, cho các bạn trẻ mới bước vào đời sống lứa đôi, cho các bạn trẻ đang tìm hiểu và chuẩn bị đời sống hôn nhân.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:47 28/09/2009
CHUỘT TÚI VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT
Trong rừng sâu xuất hiện một người hành khất.
Hình dung tiều tụy, áo quần rách bươm, toàn thân còn toả ra một mùi khác lạ, mọi người thấy nó mà phát ghét, chỉ sợ tránh không kịp, nhưng nếu thực sự tránh không kịp thì buộc lòng phải cho nó vài đồng để nó cút cho mau.
Lúc người hành khất đến trước mặt chuột túi, chuột túi lục… túi khắp cả người, sau đó áy náy nói:
- “Này bạn, xin lỗi ạ, tôi cũng nghèo như bạn vậy”.
Chẳng ngờ, người hành khất xiết chặt tay của nó, liên tục nói tiếng cám ơn.
Chuột túi không hiểu, bèn hỏi Đấng tạo hóa:
- “Quái lạ, con không cho anh ta cái gì cả, mà anh ta lại còn cảm ơn con!”
- “Không phải đâu bé con”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Con đã cho ông ta cái tốt nhất: tình bạn và sự cao quý”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Con người ta, cao quý nhất là tấm lòng, đem tấm lòng biếu tặng người khác đó là món quà vô giá.
Thánh Martinô Giám mục đã cắt tấm áo choàng của mình để đắp cho người hành khất đang lạnh cóng, Thiên Chúa đã hiện ra và cám ơn ngài.
Có nhiều người nói: tôi muốn giúp đỡ người khác lắm, nhưng tôi cũng nghèo như họ. Bạn không thể nghèo túng đến nỗi một nụ cười cũng không có ? Bạn có thể không có một đồng xu dính túi, nhưng cái bắt tay, một lời hỏi han mà cũng không có nữa hay sao?
Có một giáo dân trong xứ tôi bị bệnh, các đoàn thể rủ nhau đi thăm, có một ca viên vì bận học hành không cùng đi đựơc, tối lại, anh ta rủ thêm vài cô cậu học trò đến thăm, anh ta xin lỗi vì không cùng đi với đoàn thể được, bệnh nhân nói: “Khỏi lỗi với phải, nghe tiếng mày cười là vui lắm rồi”.
Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, thế thì tại sao ta không đem “mười thang thuốc bổ” ấy tặng cho tha nhân? Suy xa hơn một chút, thang thuốc bổ thì chỉ có bệnh nhân là có lợi, còn tiếng cười thì cả bệnh nhân, người coi bệnh nhân, và những ngừơi chung quanh đều có lợi: họ vui vẻ thoải mái.
Vậy thì, đừng nói là tôi không có gì để tặng cho tha nhân, chúng ta không có tiền bạc vật chất, nhưng nụ cười, cái bắt tay, lời thăm hỏi.v.v… thì chúng ta không thiếu, phải không các bạn?
Đó là những món quà của tình người rất cao quý.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trong rừng sâu xuất hiện một người hành khất.
Hình dung tiều tụy, áo quần rách bươm, toàn thân còn toả ra một mùi khác lạ, mọi người thấy nó mà phát ghét, chỉ sợ tránh không kịp, nhưng nếu thực sự tránh không kịp thì buộc lòng phải cho nó vài đồng để nó cút cho mau.
Lúc người hành khất đến trước mặt chuột túi, chuột túi lục… túi khắp cả người, sau đó áy náy nói:
- “Này bạn, xin lỗi ạ, tôi cũng nghèo như bạn vậy”.
Chẳng ngờ, người hành khất xiết chặt tay của nó, liên tục nói tiếng cám ơn.
Chuột túi không hiểu, bèn hỏi Đấng tạo hóa:
- “Quái lạ, con không cho anh ta cái gì cả, mà anh ta lại còn cảm ơn con!”
- “Không phải đâu bé con”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Con đã cho ông ta cái tốt nhất: tình bạn và sự cao quý”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Con người ta, cao quý nhất là tấm lòng, đem tấm lòng biếu tặng người khác đó là món quà vô giá.
Thánh Martinô Giám mục đã cắt tấm áo choàng của mình để đắp cho người hành khất đang lạnh cóng, Thiên Chúa đã hiện ra và cám ơn ngài.
Có nhiều người nói: tôi muốn giúp đỡ người khác lắm, nhưng tôi cũng nghèo như họ. Bạn không thể nghèo túng đến nỗi một nụ cười cũng không có ? Bạn có thể không có một đồng xu dính túi, nhưng cái bắt tay, một lời hỏi han mà cũng không có nữa hay sao?
Có một giáo dân trong xứ tôi bị bệnh, các đoàn thể rủ nhau đi thăm, có một ca viên vì bận học hành không cùng đi đựơc, tối lại, anh ta rủ thêm vài cô cậu học trò đến thăm, anh ta xin lỗi vì không cùng đi với đoàn thể được, bệnh nhân nói: “Khỏi lỗi với phải, nghe tiếng mày cười là vui lắm rồi”.
Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, thế thì tại sao ta không đem “mười thang thuốc bổ” ấy tặng cho tha nhân? Suy xa hơn một chút, thang thuốc bổ thì chỉ có bệnh nhân là có lợi, còn tiếng cười thì cả bệnh nhân, người coi bệnh nhân, và những ngừơi chung quanh đều có lợi: họ vui vẻ thoải mái.
Vậy thì, đừng nói là tôi không có gì để tặng cho tha nhân, chúng ta không có tiền bạc vật chất, nhưng nụ cười, cái bắt tay, lời thăm hỏi.v.v… thì chúng ta không thiếu, phải không các bạn?
Đó là những món quà của tình người rất cao quý.
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:48 28/09/2009
N2T |
68. Ai muốn hiểu biết mình tiến bộ thế nào trên đàng nhân đức, thì họ sẽ có thể nhìn thấy trong ngoài đức khiêm tốn của bản thân mình mỗi ngày tiến bộ như thế nào.
(Thánh Agathangelo of Vendome)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 28/09/2009
N2T |
240. Mỗi sự kiện của đời người đều luôn làm tốt, giống như anh đang làm công việc cuối cùng của của sống vậy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bênêđictô: Chế độ cộng sản sụp đổ chứng tỏ cần có Thiên Chúa
Nguyễn Long Thao
07:39 28/09/2009
STARA BOLESLAV, Tiệp Khắc (Reuters) – Kết thúc chuyến viếng thăm Tiệp Khắc vào hôm thứ Hai, ĐTC Bênêđictô XVI tuyên bố chế độ cộng sản từng nỗ lực tiêu diệt tôn giáo, thì nay việc sụp đổ của chế độ này chứng minh cho thấy Thiên Chúa không thể bị loại bỏ khỏi đời sống công cộng.
Ngài đưa ra lời tuyên bố trên đây trước 50, 000 người mà hầu hết là giới trẻ trong một thánh lễ được cử hành tại thành phố quê hương của Thánh Wenceslas, bổn mạng nước Cộng Hòa Tiệp Khắc.
ĐTC thăm viếng Tiệp Khắc đúng vào dịp nước này kỷ niệm 20 năm ngày cuộc Cách Mạng Nhung chấm dứt sự cai trị của đảng cộng sản Tiệp trong 40 năm. Ngài nói về viêc chế độ cộng sản sụp đổ như sau:
“Những nhân vật quyền lực rõ ràng là đã lên tới đỉnh cao không ai đạt được. Rồi bỗng nhiên chính họ thấy quyền lực của họ bị người ta truất phế”
ĐTC tuyên bố lời lẽ trên đây có ý nói đến việc chế độ cộng sản Tiệp bị sụp đổ vào năm 1989.
Với dân chúng Tiệp Khắc, ĐTC nói với họ: “Ngày nay cần những tín hữu sẵng sàng đi đến mọi nơi trong xã hội để rao giảng các nguyên tắc Kytô Giáo và những lý tưởng mà họ hằng ấp ủ”
Chuyến tông du 3 ngày của ĐTC đến Tiệp Khắc đã thu hút đông đảo dân chúng. Khoảng 120,000 người đã tham dư thánh lễ vào hôm Chúa Nhật do ĐTC cử hành tại thành phố Brno
Các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Tiệp đã bị bức chế trong hơn 4 thập niên. Số người công giáo chiếm 3 triệu trong tổng số dân cư là 10.5 triệu
Tiệp Khắc và Vatican vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước ngoại giao. Các chính trị gia nước này vẫn bác bỏ đề nghị trả lại các tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu dưới thời công sản.
Trong khi đó Thủ Tướng Tiệp Khắc, Jan Fischer, sau khi họp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, vào hôm thứ Hai đã đưa ra lời tuyên bố rằng hai bên thỏa thuận tạm gác chuyện đòi lại tài sản giữa lúc kinh tế Tiệp đang trong cơn khủng hoảng.
Ngài đưa ra lời tuyên bố trên đây trước 50, 000 người mà hầu hết là giới trẻ trong một thánh lễ được cử hành tại thành phố quê hương của Thánh Wenceslas, bổn mạng nước Cộng Hòa Tiệp Khắc.
ĐTC thăm viếng Tiệp Khắc đúng vào dịp nước này kỷ niệm 20 năm ngày cuộc Cách Mạng Nhung chấm dứt sự cai trị của đảng cộng sản Tiệp trong 40 năm. Ngài nói về viêc chế độ cộng sản sụp đổ như sau:
“Những nhân vật quyền lực rõ ràng là đã lên tới đỉnh cao không ai đạt được. Rồi bỗng nhiên chính họ thấy quyền lực của họ bị người ta truất phế”
ĐTC tuyên bố lời lẽ trên đây có ý nói đến việc chế độ cộng sản Tiệp bị sụp đổ vào năm 1989.
Với dân chúng Tiệp Khắc, ĐTC nói với họ: “Ngày nay cần những tín hữu sẵng sàng đi đến mọi nơi trong xã hội để rao giảng các nguyên tắc Kytô Giáo và những lý tưởng mà họ hằng ấp ủ”
Chuyến tông du 3 ngày của ĐTC đến Tiệp Khắc đã thu hút đông đảo dân chúng. Khoảng 120,000 người đã tham dư thánh lễ vào hôm Chúa Nhật do ĐTC cử hành tại thành phố Brno
Các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Tiệp đã bị bức chế trong hơn 4 thập niên. Số người công giáo chiếm 3 triệu trong tổng số dân cư là 10.5 triệu
Tiệp Khắc và Vatican vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước ngoại giao. Các chính trị gia nước này vẫn bác bỏ đề nghị trả lại các tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu dưới thời công sản.
Trong khi đó Thủ Tướng Tiệp Khắc, Jan Fischer, sau khi họp với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, vào hôm thứ Hai đã đưa ra lời tuyên bố rằng hai bên thỏa thuận tạm gác chuyện đòi lại tài sản giữa lúc kinh tế Tiệp đang trong cơn khủng hoảng.
ĐTC Bênêđictô XVI: “Khi châu Âu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó sẽ hiểu được lịch sử của riêng mình”
WHĐ
11:03 28/09/2009
Gặp gỡ Đại kết tại Tòa Tổng giám mục Praha
WHĐ (28.09.2009) – Sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội không ngừng tìm kiếm đối thoại với những người khác quan điểm, đặc biệt với các Kitô hữu thuộc các giáo hội và cộng đoàn khác. Cuộc đối thoại không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là vẫn được tiếp tục và dần dần mang lại những hoa trái cụ thể. Vì thế việc gặp gỡ đại biểu các giáo hội khác luôn được sắp xếp trong các chuyến tông du của Đức Thánh Cha.
Cuộc gặp gỡ đại kết tại Tòa Tổng giám mục Praha ngày 27.09 – ngày thứ hai trong viếng thăm mục vụ Giáo Hội tại Cộng Hòa Séc – có khoảng 40 người tham dự. Tiến sĩ Pavel Černý, Chủ tịch Hội đồng Đại kết các Giáo hội tại Cộng hòa Séc đã ngỏ lời chào mừng. Ông nhấn mạnh rằng các Kitô hữu chỉ có thể thành công nếu họ cùng nhau làm chứng cho Chúa Kitô và sự hợp tác đang được tiến hành tốt đẹp trong nhiều dự án. Ông cũng ca ngợi các công trình thần học của Đức Thánh Cha. Tiếp theo là diễn văn của Đức Thánh Cha. Kết thúc, các đại biểu đã cùng nhau cầu nguyện chung. Sau đây là toàn văn bài diễn văn của Đức Thánh Cha.
Thưa các Hồng y,
Thưa Quý vị và Anh chị em trong Chúa Kitô thân mến,
Tôi cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng đã cho tôi cơ hội gặp gỡ anh chị em là đại diện của các cộng đoàn Kitô hữu tại đất nước này. Xin cám ơn Tiến sĩ Černý, Chủ tịch Hội đồng Đại kết các Giáo hội tại Cộng hòa Séc (Czech), vì những lời chào đón ưu ái dành cho tôi.
Anh chị em thân mến, châu Âu tiếp tục trải qua nhiều thay đổi. Khó tin được rằng sự sụp đổ của những chế độ cũ chỉ cách chúng ta hai thập niên, đã mở ra lối đi khó khăn, nhưng mang tính chuyển tiếp đầy kết quả hướng đến các cơ cấu chính trị cho phép nhiều sự tham dự hơn. Trong suốt thời kỳ này, các Kitô hữu đã gắn kết với các người thiện chí khác để tái xây dựng một trật tự chính trị thích đáng và ngày nay họ tiếp tục cố gắng duy trì cuộc đối thoại nhằm chuẩn bị những con đường mới hướng đến sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác với nhau vì hòa bình và cổ võ lợi ích chung.
Tuy nhiên, người ta thấy xuất hiện, dưới những hình thức mới, các toan tính đẩy ra bên lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi viện cớ rằng các giáo huấn của Kitô giáo tác hại đến thiện ích của xã hội. Hiện tượng này khiến chúng ta phải dừng lại để suy nghĩ. Như tôi đã gợi ý trong thông điệp về niềm Hy vọng Kitô giáo, sự tách ly giả tạo Tin Mừng với đời sống công cộng và trí thức phải thúc đẩy chúng ta “tự kiểm thảo tính hiện đại” lẫn “tự kiểm thảo Kitô giáo hiện đại”, nhất là về niềm hy vọng mà Tin Mừng hay cuộc sống có thể trao ban cho con người (xem Spe Salvi, số 22). Chúng ta phải tự hỏi xem Tin Mừng có gì để nói với Cộng hòa Séc cũng như toàn khối châu Âu ngày nay, trong một thời kỳ được đánh dấu bởi sự phát sinh nhiều thế giới quan.
Kitô giáo có nhiều điều để cống hiến trên bình diện thực hành và đạo đức, bởi vì Tin Mừng không ngừng gợi hứng cho biết bao người nam và nữ chọn việc phục vụ anh chị em của mình. Ít ai có thể nghi ngờ điều đó. Tuy nhiên, những ai gắn chặt ánh mắt niềm tin của mình vào Chúa Giêsu Nazareth biết rằng Thiên Chúa ban tặng điều gì đó sâu xa hơn nữa, tuy dù điều ấy không tách rời khỏi “nhiệm cục” của tình yêu đang hoạt động trong thế giới này (xem Caritas in Veritate, số 2): Ngài ban tặng ơn cứu độ.
Từ ngữ này mang nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả điều căn bản và phổ quát, liên quan đến khát vọng của con người về sự sung mãn và trọn vẹn. Từ ngữ ấy gợi lên khát khao nồng nàn xuất phát từ cõi thâm sâu của tinh thần con người: được hòa giải và hiệp thông. Đó là chân lý trọng tâm của Tin Mừng và là mục đích mà toàn bộ công cuộc Phúc âm hóa nhắm đến cũng như mọi hoạt động mục vụ đều hướng về. Và đây chính là chuẩn mực mà mọi Kitô hữu qui hướng về, đang khi họ cố gắng chữa lành các vết thương chia rẽ do quá khứ. Như Tiến sĩ Černý đã kể ra, vì điều đó mà vào năm 1999, Tòa Thánh đã hân hoan tiếp đón Hội nghị Chuyên đề quốc tế về Jean Hus, để tạo thuận lợi cho một cuộc tranh luận về lịch sử tôn giáo phức tạp và xáo trộn của Đất Nước này và của châu Âu nói chung (xem Gioan-Phaolô II, Diễn từ tại Hội nghi Chuyên đề quốc tế về Jean Hus, năm 1999). Tôi cầu nguyện cho những sáng kiến đại kết như thế sẽ mang lại kết quả không chỉ cho việc theo đuổi sự Hiệp nhất giữa các Kitô hữu, mà còn cho ích lợi của toàn thể châu Âu.
Chúng ta tin tưởng khi biết rằng việc Giáo hội công bố ơn cứu độ do Chúa Giêsu Kitô mãi là công việc vừa cũ xưa lại vừa mới mẻ, công việc này được sự khôn ngoan của quá khứ dưỡng nuôi, đang ngập tràn niềm hy vọng cho tương lai. Khi châu Âu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó sẽ hiểu được lịch sử riêng của mình. Khái niệm của châu Âu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội cũng như các cơ chế văn hóa và luật pháp được thiết lập để bảo tồn và truyền đạt các khái niệm ấy cho các thế hệ tương lai, được tạo dáng bởi di sản Kitô giáo. Quả thực, ký ức về quá khứ của châu Âu giúp linh hoạt các khát vọng của nó cho tương lai.
Vì thế, các Kitô hữu nhận được cảm hứng từ các gương mặt như thánh Adalbert và Angès de Bohème. Động lực của việc dấn thân loan báo Tin Mừng của họ là do xác tín rằng những người Kitô hữu không được run sợ trước thế gian, mà đúng hơn phải mạnh dạn chia sẻ kho tàng chân lý đã được giao phó cho mình. Cũng vậy, người Kitô hữu ngày nay, đang khi cởi mở với các thực tại hiện thời và tán đồng tất cả những gì tốt lành trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người nam và nữ hoán cải tận căn, cuộc hoán cải gắn liền với việc gặp gỡ Đức Kitô và khởi đầu một cuộc sống mới trong ân sủng.
Trong viễn cảnh ấy, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để nhắc lại cho châu Âu gốc rễ của nó. Không phải vì từ lâu nay, gốc rễ này đã khô cằn. Trái lại, bởi vì một cách âm thầm nhưng hiệu quả, gốc rễ ấy ấy đã nuôi châu lục này bằng một dòng nhựa sống tâm linh và luân lý. Dòng nhựa sống này đã giúp cho châu Âu bước vào một cuộc đối thoại xây dựng với những người thuộc về các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Bởi vì rõ ràng rằng Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, Tin Mừng không có tham vọng đóng khung các thực tại xã hội-chính trị vốn luôn đổi thay trong những lược đồ cứng nhắc. Trái lại, Tin Mừng vượt trên những nỗi thăng trầm của thế giới này và chiếu tỏa một ánh sáng mới trên phẩm giá của con người, cho mọi thời đại. Các bạn thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta tinh thần can đảm để chia sẻ các chân lý vĩnh cửu về ơn cứu độ, các chân lý đã và còn đang tiếp tục xây dựng sự tiến bộ xã hội và văn hóa của lục địa này.
Ơn cứu độ được Chúa Giêsu mang lại nhờ những khổ đau, cái chết, sự phục sinh và thăng thiên của Người, không những biến đổi chúng ta là những người tin nơi Người, mà còn đòi hỏi chúng ta chia sẻ Tin Mừng này với các người khác nữa. Được chiếu sáng bởi các ân huệ của Chúa Thánh Thần là hiểu biết, khôn ngoan và phân định, nguyện cho khả năng thấu hiểu chân lý được Chúa Giêsu dạy bảo thúc đẩy chúng ta làm việc không ngừng cho sự hiệp nhất; sự hiệp nhất mà Người ước mong cho mọi người con đã được tái sinh nhờ Phép Rửa cũng như cho toàn thể nhân loại.
Với tất cả tâm tình ấy và trong tình huynh đệ đối với anh chị em cũng như đối với các thành viên trong cộng đoàn của anh chị em, tôi xin chân thành cám ơn anh chị em và phó thác anh chị em cho Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài là đồn lũy, thành trì và là Đấng giải thoát chúng ta (xem Tv 144, 2). Amen.
(Người dịch: Tâm Giao, nguồn www.hdgmvietnam.org)
Cuộc gặp gỡ đại kết tại Tòa Tổng giám mục Praha ngày 27.09 – ngày thứ hai trong viếng thăm mục vụ Giáo Hội tại Cộng Hòa Séc – có khoảng 40 người tham dự. Tiến sĩ Pavel Černý, Chủ tịch Hội đồng Đại kết các Giáo hội tại Cộng hòa Séc đã ngỏ lời chào mừng. Ông nhấn mạnh rằng các Kitô hữu chỉ có thể thành công nếu họ cùng nhau làm chứng cho Chúa Kitô và sự hợp tác đang được tiến hành tốt đẹp trong nhiều dự án. Ông cũng ca ngợi các công trình thần học của Đức Thánh Cha. Tiếp theo là diễn văn của Đức Thánh Cha. Kết thúc, các đại biểu đã cùng nhau cầu nguyện chung. Sau đây là toàn văn bài diễn văn của Đức Thánh Cha.
Thưa các Hồng y,
Thưa Quý vị và Anh chị em trong Chúa Kitô thân mến,
Tôi cảm tạ Thiên Chúa Toàn Năng đã cho tôi cơ hội gặp gỡ anh chị em là đại diện của các cộng đoàn Kitô hữu tại đất nước này. Xin cám ơn Tiến sĩ Černý, Chủ tịch Hội đồng Đại kết các Giáo hội tại Cộng hòa Séc (Czech), vì những lời chào đón ưu ái dành cho tôi.
Anh chị em thân mến, châu Âu tiếp tục trải qua nhiều thay đổi. Khó tin được rằng sự sụp đổ của những chế độ cũ chỉ cách chúng ta hai thập niên, đã mở ra lối đi khó khăn, nhưng mang tính chuyển tiếp đầy kết quả hướng đến các cơ cấu chính trị cho phép nhiều sự tham dự hơn. Trong suốt thời kỳ này, các Kitô hữu đã gắn kết với các người thiện chí khác để tái xây dựng một trật tự chính trị thích đáng và ngày nay họ tiếp tục cố gắng duy trì cuộc đối thoại nhằm chuẩn bị những con đường mới hướng đến sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác với nhau vì hòa bình và cổ võ lợi ích chung.
Tuy nhiên, người ta thấy xuất hiện, dưới những hình thức mới, các toan tính đẩy ra bên lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi viện cớ rằng các giáo huấn của Kitô giáo tác hại đến thiện ích của xã hội. Hiện tượng này khiến chúng ta phải dừng lại để suy nghĩ. Như tôi đã gợi ý trong thông điệp về niềm Hy vọng Kitô giáo, sự tách ly giả tạo Tin Mừng với đời sống công cộng và trí thức phải thúc đẩy chúng ta “tự kiểm thảo tính hiện đại” lẫn “tự kiểm thảo Kitô giáo hiện đại”, nhất là về niềm hy vọng mà Tin Mừng hay cuộc sống có thể trao ban cho con người (xem Spe Salvi, số 22). Chúng ta phải tự hỏi xem Tin Mừng có gì để nói với Cộng hòa Séc cũng như toàn khối châu Âu ngày nay, trong một thời kỳ được đánh dấu bởi sự phát sinh nhiều thế giới quan.
Kitô giáo có nhiều điều để cống hiến trên bình diện thực hành và đạo đức, bởi vì Tin Mừng không ngừng gợi hứng cho biết bao người nam và nữ chọn việc phục vụ anh chị em của mình. Ít ai có thể nghi ngờ điều đó. Tuy nhiên, những ai gắn chặt ánh mắt niềm tin của mình vào Chúa Giêsu Nazareth biết rằng Thiên Chúa ban tặng điều gì đó sâu xa hơn nữa, tuy dù điều ấy không tách rời khỏi “nhiệm cục” của tình yêu đang hoạt động trong thế giới này (xem Caritas in Veritate, số 2): Ngài ban tặng ơn cứu độ.
Từ ngữ này mang nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả điều căn bản và phổ quát, liên quan đến khát vọng của con người về sự sung mãn và trọn vẹn. Từ ngữ ấy gợi lên khát khao nồng nàn xuất phát từ cõi thâm sâu của tinh thần con người: được hòa giải và hiệp thông. Đó là chân lý trọng tâm của Tin Mừng và là mục đích mà toàn bộ công cuộc Phúc âm hóa nhắm đến cũng như mọi hoạt động mục vụ đều hướng về. Và đây chính là chuẩn mực mà mọi Kitô hữu qui hướng về, đang khi họ cố gắng chữa lành các vết thương chia rẽ do quá khứ. Như Tiến sĩ Černý đã kể ra, vì điều đó mà vào năm 1999, Tòa Thánh đã hân hoan tiếp đón Hội nghị Chuyên đề quốc tế về Jean Hus, để tạo thuận lợi cho một cuộc tranh luận về lịch sử tôn giáo phức tạp và xáo trộn của Đất Nước này và của châu Âu nói chung (xem Gioan-Phaolô II, Diễn từ tại Hội nghi Chuyên đề quốc tế về Jean Hus, năm 1999). Tôi cầu nguyện cho những sáng kiến đại kết như thế sẽ mang lại kết quả không chỉ cho việc theo đuổi sự Hiệp nhất giữa các Kitô hữu, mà còn cho ích lợi của toàn thể châu Âu.
Chúng ta tin tưởng khi biết rằng việc Giáo hội công bố ơn cứu độ do Chúa Giêsu Kitô mãi là công việc vừa cũ xưa lại vừa mới mẻ, công việc này được sự khôn ngoan của quá khứ dưỡng nuôi, đang ngập tràn niềm hy vọng cho tương lai. Khi châu Âu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó sẽ hiểu được lịch sử riêng của mình. Khái niệm của châu Âu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội cũng như các cơ chế văn hóa và luật pháp được thiết lập để bảo tồn và truyền đạt các khái niệm ấy cho các thế hệ tương lai, được tạo dáng bởi di sản Kitô giáo. Quả thực, ký ức về quá khứ của châu Âu giúp linh hoạt các khát vọng của nó cho tương lai.
Vì thế, các Kitô hữu nhận được cảm hứng từ các gương mặt như thánh Adalbert và Angès de Bohème. Động lực của việc dấn thân loan báo Tin Mừng của họ là do xác tín rằng những người Kitô hữu không được run sợ trước thế gian, mà đúng hơn phải mạnh dạn chia sẻ kho tàng chân lý đã được giao phó cho mình. Cũng vậy, người Kitô hữu ngày nay, đang khi cởi mở với các thực tại hiện thời và tán đồng tất cả những gì tốt lành trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người nam và nữ hoán cải tận căn, cuộc hoán cải gắn liền với việc gặp gỡ Đức Kitô và khởi đầu một cuộc sống mới trong ân sủng.
Trong viễn cảnh ấy, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu phải liên kết với những người khác để nhắc lại cho châu Âu gốc rễ của nó. Không phải vì từ lâu nay, gốc rễ này đã khô cằn. Trái lại, bởi vì một cách âm thầm nhưng hiệu quả, gốc rễ ấy ấy đã nuôi châu lục này bằng một dòng nhựa sống tâm linh và luân lý. Dòng nhựa sống này đã giúp cho châu Âu bước vào một cuộc đối thoại xây dựng với những người thuộc về các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Bởi vì rõ ràng rằng Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, Tin Mừng không có tham vọng đóng khung các thực tại xã hội-chính trị vốn luôn đổi thay trong những lược đồ cứng nhắc. Trái lại, Tin Mừng vượt trên những nỗi thăng trầm của thế giới này và chiếu tỏa một ánh sáng mới trên phẩm giá của con người, cho mọi thời đại. Các bạn thân mến, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta tinh thần can đảm để chia sẻ các chân lý vĩnh cửu về ơn cứu độ, các chân lý đã và còn đang tiếp tục xây dựng sự tiến bộ xã hội và văn hóa của lục địa này.
Ơn cứu độ được Chúa Giêsu mang lại nhờ những khổ đau, cái chết, sự phục sinh và thăng thiên của Người, không những biến đổi chúng ta là những người tin nơi Người, mà còn đòi hỏi chúng ta chia sẻ Tin Mừng này với các người khác nữa. Được chiếu sáng bởi các ân huệ của Chúa Thánh Thần là hiểu biết, khôn ngoan và phân định, nguyện cho khả năng thấu hiểu chân lý được Chúa Giêsu dạy bảo thúc đẩy chúng ta làm việc không ngừng cho sự hiệp nhất; sự hiệp nhất mà Người ước mong cho mọi người con đã được tái sinh nhờ Phép Rửa cũng như cho toàn thể nhân loại.
Với tất cả tâm tình ấy và trong tình huynh đệ đối với anh chị em cũng như đối với các thành viên trong cộng đoàn của anh chị em, tôi xin chân thành cám ơn anh chị em và phó thác anh chị em cho Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài là đồn lũy, thành trì và là Đấng giải thoát chúng ta (xem Tv 144, 2). Amen.
(Người dịch: Tâm Giao, nguồn www.hdgmvietnam.org)
Các Kitô hữu phải chia sẻ Kho Tàng với thế gian
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:28 28/09/2009
Tin Vatican ngày 27 tháng 9,, năm 2009 (VIS) - Chiều nay ĐTC đã gặp Thành Viên Ủy Ban Đại kết các Hội Thánh của Cộng Hòa Tiệp Khắc tại Tòa Tổng Giám Mục Prague. ĐTC đã đến vào lúc 5:15 chiều và được ĐHY Milislav Vlk, TGM Prague đón chào. Sau khi được Chủ Tịch Hội Đồng Đại Kết chào mừng, ĐTC đã nói:
“Thật khó mà tin được rằng chỉ hai thập niên qua từ ngày những chế độ cũ nhường chỗ cho một chuyển tiếp tuy khó khăn nhưng có hiệu quả đưa đến những cơ chế chính trị mà nhiều người có thể tham gia. Trong giai đoạn ấy, các Kitô hữu đã cùng đoàn kết với những người thiện tâm khác trong việc giúp xây dựng lại một trật tự chính trị công bằng, và họ còn tiêp tục tham gia vào cuộc đối thoại hôm nay để mở một con đường mới đưa đến việc hiểu biêt lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để kiến tạo hoà bình và tiến bộ của công ích.
Ngài thêm: “Tuy nhiên, những cố gắng khai trừ Kitô giáo ra ngoài đời sống công cộng, đôi khi dưới chiêu bài cho rằng giáo huấn của Kitô giáo gây thiệt hại cho việc hạnh phúc của xã hội - được xuất hiện dưới một hình thức mới. … Việc tách biệt Tin Mừng khỏi đời sống trí thức và công cộng cách giả tạo thúc đẩy chúng ta phải tham gia vào cuộc ‘tự kiểm thảo về sự hiện đại’ và ‘về Kitô giáo hiện đại’, đặc biệt là về niềm hy vọng mà mỗi thứ có thể cống hiến cho nhân loại … trong một giai đoạn được đánh dấu bởi sự lan tràn của những quan điểm thế tục”.
Ngài nói tiếp: “Trên bình diện thực tiễn và đạo đức, Kitô giáo có rất nhiều để cống hiến”. Nhưng “Hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho một thực tại sâu xa hơn nhiều là điều bất khả phân ly khỏi ‘công trình’ bác áí đang hoạt động trên thế gian này: Ngài ban Ơn Cứu Độ”.
ĐTC giải thích rằng từ Ơn Cứu Độ “có đầy rẫy những ý nghĩa rộng rãi”, nhưng nó diễn tả một điều gì đó căn bản và phổ quát về sự khao khát hạnh phúc và đầy đủ của con người … Đó là chân lý chính của Tin Mừng và là cùng đích mà mọi cố gắng truyền giáo và chăm lo mục vụ nhắm đến. Đó cũng là tiêu chuẩn mà các Kitô hữu không ngừng kéo chú ý của mình đến khi họ cố gắng chữa lành những vết thương gây ra bởi sự phân chia trong quá khứ”.
“Việc rao giảng Ơn Cứu Độ của Đức Chúa Giêsu Kitô của Hội Thánh là điều có từ xa xưa nhưng vẫn luôn luôn mới. … Trong khi Âu Châu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó nghe lịch sử của chính mính. Những quan niệm về công bằng, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với những cơ sở văn hóa và cơ chế luật pháp được thiết lập để duy trì những ý tưởng ấy và truyền lại cho những thế hệ tương laì, được hình thành bởi gia tài Kitô giáo của nó. Thật ra, ký ức của về quá khứ của nó sinh động hóa những khát vọng của nó về tương lai”.
ĐTC Bênêđictô nói tiếp khi ngài nhắc đến Thánh Adelbert và Thánh Agnes là những vị đã rao giảng Rin Mừng trong “niềm xác tín rằng các Kitô hữu không được co rúm mình lại trong sự sợ hãi thế gian, nhưng phải tự tin chia sẻ kho tàng chân lý mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ. Các Kitô hữu thời nay cũng vậy, trong khi mở lòng ra đón nhận những thực tại đang có và xác nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, cũng phải can đảm mời người ta hoán cải tận gốc, là một sự hoán cải đưa đến việc gặp gỡ Đức Kitô và mở ra một đời sống mới trong ân sủng.
Ngài nói thêm: “Từ viễn cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu có nhiệm vụ phải cùng với những người khác nhắc nhở Âu Châu về nguồn gốc của nó. Không phải vì nguồn gốc này đã bị mục nát từ lâu. Trái lại, bởi vỉ nguồn này tiếp tục – cách kín đáo nhưng hiệu quả - cung cấp cho lục địa này chất bổ dưỡng về tinh thần và luân lý để nó đi vào một cuộc đối thoại có ý nghĩa với những sắc dân từ các nền văn hóa và tôn giáo khác. Chính bởi vì Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, nó không cả gan đóng khung những thực tại chính trị xã hội luôn tiến hóa vào những khung cứng ngắt. Mà nó siêu vượt những thăng trầm của thế gian này và soi vào phẩm giá của con người mọi thời đại một ánh sáng mới.”
ĐTC kết luận: “Chúng ta hãy xin Chúa gieo trồng trong chúng ta một tinh thần can đảm để chia sẻ chân lý cứu độ vượt thời gian, là chân lý đã uốn nắn và sẽ tiếp tục uốn nắn sự tiến bộ về xã hội và văn hóa của lục địa này.”
“Thật khó mà tin được rằng chỉ hai thập niên qua từ ngày những chế độ cũ nhường chỗ cho một chuyển tiếp tuy khó khăn nhưng có hiệu quả đưa đến những cơ chế chính trị mà nhiều người có thể tham gia. Trong giai đoạn ấy, các Kitô hữu đã cùng đoàn kết với những người thiện tâm khác trong việc giúp xây dựng lại một trật tự chính trị công bằng, và họ còn tiêp tục tham gia vào cuộc đối thoại hôm nay để mở một con đường mới đưa đến việc hiểu biêt lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để kiến tạo hoà bình và tiến bộ của công ích.
Ngài thêm: “Tuy nhiên, những cố gắng khai trừ Kitô giáo ra ngoài đời sống công cộng, đôi khi dưới chiêu bài cho rằng giáo huấn của Kitô giáo gây thiệt hại cho việc hạnh phúc của xã hội - được xuất hiện dưới một hình thức mới. … Việc tách biệt Tin Mừng khỏi đời sống trí thức và công cộng cách giả tạo thúc đẩy chúng ta phải tham gia vào cuộc ‘tự kiểm thảo về sự hiện đại’ và ‘về Kitô giáo hiện đại’, đặc biệt là về niềm hy vọng mà mỗi thứ có thể cống hiến cho nhân loại … trong một giai đoạn được đánh dấu bởi sự lan tràn của những quan điểm thế tục”.
Ngài nói tiếp: “Trên bình diện thực tiễn và đạo đức, Kitô giáo có rất nhiều để cống hiến”. Nhưng “Hơn nữa, Thiên Chúa còn ban cho một thực tại sâu xa hơn nhiều là điều bất khả phân ly khỏi ‘công trình’ bác áí đang hoạt động trên thế gian này: Ngài ban Ơn Cứu Độ”.
ĐTC giải thích rằng từ Ơn Cứu Độ “có đầy rẫy những ý nghĩa rộng rãi”, nhưng nó diễn tả một điều gì đó căn bản và phổ quát về sự khao khát hạnh phúc và đầy đủ của con người … Đó là chân lý chính của Tin Mừng và là cùng đích mà mọi cố gắng truyền giáo và chăm lo mục vụ nhắm đến. Đó cũng là tiêu chuẩn mà các Kitô hữu không ngừng kéo chú ý của mình đến khi họ cố gắng chữa lành những vết thương gây ra bởi sự phân chia trong quá khứ”.
“Việc rao giảng Ơn Cứu Độ của Đức Chúa Giêsu Kitô của Hội Thánh là điều có từ xa xưa nhưng vẫn luôn luôn mới. … Trong khi Âu Châu lắng nghe lịch sử của Kitô giáo, nó nghe lịch sử của chính mính. Những quan niệm về công bằng, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với những cơ sở văn hóa và cơ chế luật pháp được thiết lập để duy trì những ý tưởng ấy và truyền lại cho những thế hệ tương laì, được hình thành bởi gia tài Kitô giáo của nó. Thật ra, ký ức của về quá khứ của nó sinh động hóa những khát vọng của nó về tương lai”.
ĐTC Bênêđictô nói tiếp khi ngài nhắc đến Thánh Adelbert và Thánh Agnes là những vị đã rao giảng Rin Mừng trong “niềm xác tín rằng các Kitô hữu không được co rúm mình lại trong sự sợ hãi thế gian, nhưng phải tự tin chia sẻ kho tàng chân lý mà Thiên Chúa đã trao phó cho họ. Các Kitô hữu thời nay cũng vậy, trong khi mở lòng ra đón nhận những thực tại đang có và xác nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, cũng phải can đảm mời người ta hoán cải tận gốc, là một sự hoán cải đưa đến việc gặp gỡ Đức Kitô và mở ra một đời sống mới trong ân sủng.
Ngài nói thêm: “Từ viễn cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các Kitô hữu có nhiệm vụ phải cùng với những người khác nhắc nhở Âu Châu về nguồn gốc của nó. Không phải vì nguồn gốc này đã bị mục nát từ lâu. Trái lại, bởi vỉ nguồn này tiếp tục – cách kín đáo nhưng hiệu quả - cung cấp cho lục địa này chất bổ dưỡng về tinh thần và luân lý để nó đi vào một cuộc đối thoại có ý nghĩa với những sắc dân từ các nền văn hóa và tôn giáo khác. Chính bởi vì Tin Mừng không phải là một ý thức hệ, nó không cả gan đóng khung những thực tại chính trị xã hội luôn tiến hóa vào những khung cứng ngắt. Mà nó siêu vượt những thăng trầm của thế gian này và soi vào phẩm giá của con người mọi thời đại một ánh sáng mới.”
ĐTC kết luận: “Chúng ta hãy xin Chúa gieo trồng trong chúng ta một tinh thần can đảm để chia sẻ chân lý cứu độ vượt thời gian, là chân lý đã uốn nắn và sẽ tiếp tục uốn nắn sự tiến bộ về xã hội và văn hóa của lục địa này.”
Vấn đề xã hội và vấn đề sự sống
Nguyễn Kim Ngân
16:19 28/09/2009
VẤN ĐỀ XÃ HỘI và VẤN ĐỀ SỰ SỐNG
Hiện nay đang có một trào lưu lưỡng phân ngụy tạo giữa tả và hữu: đó là quan điểm cho rằng ta có thể yểm trợ cho nền văn hóa của thần chết mà vẫn giữ được thái độ cực hữu trong các vấn đề xã hội. Lối lưỡng phân này cho thấy vấn đề sự sống và vấn đề xã hội như chẳng liên quan gì đến nhau. Trong thông điệp “Caritas in Veritate (CiV)--Đức Ái trong Chân Lý”, Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI đã phi bác kiểu lưỡng phân này: Khi đã không có quan điểm đúng về sự sống, thì KHÔNG THỂ có quan điểm đúng về vấn đề xã hội được.
CỘI RỄ của TRẬT TỰ XÃ HỘI-KINH TẾ
Có thể nói ‘Caritas in Veritate’ (CiV) được viết một phần nào đó với mục đích tưởng niệm thông điệp ‘Populorum Progressio--Sự Tiến Bộ của các Dân tộc’ của ĐTC Phaolô VI, nhằm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giáo huấn xã hội Công giáo vốn cần thiết để có được sự phát triển nhân bản đích thực. Một điều rất quan trọng và đáng nói là: khi duyệt lại toàn bộ giáo huấn xã hội của ĐTC Phaolô VI, ĐTC Bênêđíctô XVI đã bao gồm ‘Humanae Vitae (HV)—Thông Điệp về Sự sống Con Người.’
Dụng ý này có tính chất quyết định bởi đó chính là điều Giáo hội đã cố gắng gầy dựng suốt hơn bốn mươi năm qua. Trong HV, ĐTC Phaolô VI đã xác nhận chính‘đôi vợ chồng khi mở ngỏ cho sự sống’ là họ đã đặt nền móng cho xã hội. Đây không hề là vấn đề luân lý riêng tư hay cá nhân, mà là sợi dây bền chắc kết nối đạo đức sự sống với đạo đức xã hội. Mối dây này quan yếu đến độ HV mở ra cả một thời đại mới cho giáo huấn của giáo hội, đưa đến một chóp đỉnh là thông điệp ‘Evangelium Vitae’ (EV)—Tin Mừng Sự Sống.
Mối dây này được ĐTC Bênêđictô diễn tả như sau: “Mở ngỏ cho sự sống chính là trọng tâm của sự phát triển chân thực. Khi một xã hội đi đến chỗ chối bỏ hay hủy diệt sự sống, nó sẽ không còn tìm được động lực và năng lực hướng đến sự thiện chân thực của loài người. Khi cá nhân hay xã hội đánh mất đi tính nhậy cảm trong việc đón nhận sự sống, thì các hình thức đón nhận khác vốn có gía trị cho xã hội cũng sẽ biến mất. Việc đón nhận sự sống sẽ củng cố nguồn mạch luân lý và khiến con người có khả năng tương trợ. Khi vun trồng thái độ mở ngỏ cho sự sống, người giầu sẽ thông cảm hơn với các nhu cầu của kẻ nghèo; nhờ thế họ tránh được việc sử dụng các tài nguyên kếch xù về kinh tế lẫn trí thức chỉ nhằm thỏa mãn các ước vọng ích kỷ, trái lại, họ có thể thúc đẩy những hành động đạo hạnh ngay chính trong môi trường sản xuất, không chỉ lành mạnh xét về mặt luân lý, mà còn được đánh dấu bởi tình liên đới, do biết tôn trọng quyền sống căn bản của mỗi người và mọi người.” (CiV, số 28)
Đứng trước thực tế căn bản là mở ngỏ cho sự sống, ĐTC Bênêđictô XVI chạnh lòng trước chủ trương của một số chính quyền trong việc áp đặt chính sách ngừa thai, tuyệt sinh, và phá thai, trong khi một số khác và các tổ chức phi-chính phủ lại khuyến khích các phương thức này, có khi còn đem ra quảng bá cho các nước khác trên thế giới, coi đó y như là một thứ tiến bộ xã hội. Thực ra thì ngược lại như thế!
GIA TĂNG và PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
Thông điệp ‘Caritas in Veritate’ dành một phần lớn để nhấn mạnh rằng “thật là sai lạc nếu coi việc gia tăng dân số như là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kém phát triển, cho dù đứng trên quan điểm kinh tế” (số 44). Nay thì ta đã thấy rõ, việc giảm thiểu mức sinh sản trong mọi xã hội đã gây ra một vấn đề nghiêm trọng, nhất là cho Âu Châu. Lý do cũng đơn giản thôi: giảm thiểu mức sinh sản làm căng thẳng hệ thống phúc lợi xã hội, tăng thêm chi phí cho những ai đang đi làm, trong khi lại giảm đi quỹ tiết kiệm để không còn tài lực đầu tư nữa, đó là chưa kể đến việc làm giảm thiểu nhân số lao động có năng lực cũng như thu hẹp lại những khối óc sáng tạo. Đây toàn là những hậu quả kinh tế mà thôi.
Hơn nữa, cho dù không minh nhiên xác nhận, luận cứ của ĐTC Bênêđictô cho thấy một thực tế kinh tế quan yếu, mà cuộc khủng hoảng hiện nay đang minh chứng: đó là sự phát triển kinh tế quan trọng—nghĩa là sự phát triển đầy phẩm chất và tiềm năng vững chắc—không thể có được nếu không có mốt thế hệ mới đầy sức sống. Tự bản chất, việc đầu tư luôn luôn dành cho tương lai, mà tương lai chỉ đem lại thành quả nếu thế hệ mới cống hiến nhiều nhân lực hoạt động đầu tư tích cực. Do đó, sự già nua của một xã hội chính là khúc dạo đầu của sự suy xụp tài chánh của nó, không thể nào né tránh được. Nói theo ĐTC Bênêđictô, thì “việc sinh sản có trách nhiệm…chính là một đóng góp tích cực cho việc phát triển con người toàn diện” và “sự mở ngỏ cho sự sống chính là biểu tượng của nguồn tài nguyên phong phú cả về mặt xã hội lẫn kinh tế.” (CiV số 44)
Trong ý nghĩa này, xã hội và nền văn hóa nào coi phái tính chỉ như trò giải trí và coi việc sinh sản như một hình thức liều mạng thì đích thị là đang bị kìm kẹp bởi một thứ chủ nghĩa duy vật đang giới hạn tự do, đang phá vỡ gia đình, và cầm cố tương lai. Luận cứ này mang tính chất kinh tế, nhưng lại vượt xa hơn kinh tế nữa. ĐTC Bênêđictô không ngại nói rõ rằng “các gia đình nhỏ, đôi khi tí hon, có nguy cơ làm nghèo đi các mối tương giao xã hội, và khó bảo đảm được các hình thức liên đới thật sự kiến hiệu” (CiV số 44), thiếu nó, việc phát triển con người toàn diện, kể cả việc phát triển kinh tế, cũng sẽ bị ngăn chận đáng kể. Việc phụ-nữ-hóa kiếp nghèo là một thí dụ tuyệt hảo về trào lưu “phản-phát triển” gây ra từ đống gạch vụn của hôn nhân tan vỡ, của gia đình ly tán, một thứ suy xụp bắt nguồn từ thái độ sai lạc về phái tính và sinh sản, điều đã gây ảnh hưởng tai hại trên phụ nữ, khoác lên cho kiếp nghèo một gương mặt đậm nét phụ nữ.
Vẫn theo ĐTC Bênêđictô, tất cả các tình cảnh vừa nói đều là “điềm báo cho một niềm tin nhạt nhòa vào tương lai và sự yếu nhược về luân lý” (CiV số 44). Sự phát triển đích thực, bao gồm cả phát triển kinh tế lâu bền, không thể nào nẩy nở trong một bầu khí héo mòn như thế được. Điều lạc quan nhất mà một thiểu số đặt hy vọng vào, đó là một kiểu siêu phát triển tạm bợ trong đó họ lợi dụng sự giầu sang cá nhân để trục lợi thêm nữa từ những nguồn sự vật và tiện nghi vật chất ngày càng gia tăng. ĐTC còn vạch rõ rằng “siêu phát triển” rất nhiều khi đồng nghĩa với “kém phát triển về luân lý” (CiV số 29), điều gây tác hại lớn lao cho toàn thể xã hội. Kiểu kém phát triển luân lý này rồi ra sẽ giảm hạ nhân vị xuống hàng dụng cụ, chẳng hề đếm xỉa đến cứu cánh tính căn cốt nơi con người, và chẳng kể chi đến sự kiện con người hằng rộng mở đón nhận Đấng tuyệt đối, cũng như làm ngơ trước nhu cầu phát triển con người toàn diện.
Để kết luận, ĐTC Bênêđictô trích dẫn thông điệp Evangelium Vitae của ĐGH Gioan Phaolô II: “Một xã hội thiếu nền tảng vững chắc khi, một mặt, nó xác nhận các giá trị như phẩm giá con người, công lý và hoà bình, nhưng mặt khác, nó lại hành động ngược hẳn lại bằng cách cho phép hoặc làm ngơ trước muôn vàn cách thức vi phạm và hạ nhục con người, nhất là đối với những kẻ yếu đuối đang bị gạt ra ngoài lề xã hội” (CiV số 15). Nói khác đi, sứ điệp rõ rệt của Caritas in Veritate chính là: không ai có thể cho mình là đúng về các vấn đề xã hội, nếu người ấy sai rõ ràng về các vấn đề sự sống. Khi đã sai về vấn đề sự sống, thì ngay tự căn bản, ta không thể làm cho xã hội phát triển được. Hiển nhiên, điều này không có nghĩa là bất cứ ai phò sinh thì cũng đều hoàn toàn tuân thủ giáo huấn xã hội Công giáo xét về chính sách liên đới và kinh tế. Nhưng điều này có nghĩa là việc vun xới nền văn hóa sự sống chính là điều kiện ‘sine qua non--ắt có và đủ’ nếu muốn phát triển con người toàn diện. Vì thế, đối với quý vị nào--kể cả quý vị Công giáo đã rơi vào vòng tục hoá—lúc nào cũng oai oải ủng hộ các chính khách chạy theo cái thứ văn hóa của thần chết và vênh váo cho rằng mình làm như thế là để yểm trợ cho một chính sách siêu xã hội-kinh tế, thì sứ điệp của Caritas in Veritate gửi đến cho quý vị ấy là: phát triển xã hội không thể nào có được nếu chính nền tảng của nó đang bị lung lay. Phải, không bao giờ có thể có được! Qúy vị không biết là mình đang xây nhà trên cát đó sao?.
(viết theo “Splitting Social and Life Issues? Can’t do it!” của Dr. Jeff Mirus, trong catholicculture.org, 09/18/09)
09/28/09
Hiện nay đang có một trào lưu lưỡng phân ngụy tạo giữa tả và hữu: đó là quan điểm cho rằng ta có thể yểm trợ cho nền văn hóa của thần chết mà vẫn giữ được thái độ cực hữu trong các vấn đề xã hội. Lối lưỡng phân này cho thấy vấn đề sự sống và vấn đề xã hội như chẳng liên quan gì đến nhau. Trong thông điệp “Caritas in Veritate (CiV)--Đức Ái trong Chân Lý”, Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI đã phi bác kiểu lưỡng phân này: Khi đã không có quan điểm đúng về sự sống, thì KHÔNG THỂ có quan điểm đúng về vấn đề xã hội được.
CỘI RỄ của TRẬT TỰ XÃ HỘI-KINH TẾ
Có thể nói ‘Caritas in Veritate’ (CiV) được viết một phần nào đó với mục đích tưởng niệm thông điệp ‘Populorum Progressio--Sự Tiến Bộ của các Dân tộc’ của ĐTC Phaolô VI, nhằm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giáo huấn xã hội Công giáo vốn cần thiết để có được sự phát triển nhân bản đích thực. Một điều rất quan trọng và đáng nói là: khi duyệt lại toàn bộ giáo huấn xã hội của ĐTC Phaolô VI, ĐTC Bênêđíctô XVI đã bao gồm ‘Humanae Vitae (HV)—Thông Điệp về Sự sống Con Người.’
Dụng ý này có tính chất quyết định bởi đó chính là điều Giáo hội đã cố gắng gầy dựng suốt hơn bốn mươi năm qua. Trong HV, ĐTC Phaolô VI đã xác nhận chính‘đôi vợ chồng khi mở ngỏ cho sự sống’ là họ đã đặt nền móng cho xã hội. Đây không hề là vấn đề luân lý riêng tư hay cá nhân, mà là sợi dây bền chắc kết nối đạo đức sự sống với đạo đức xã hội. Mối dây này quan yếu đến độ HV mở ra cả một thời đại mới cho giáo huấn của giáo hội, đưa đến một chóp đỉnh là thông điệp ‘Evangelium Vitae’ (EV)—Tin Mừng Sự Sống.
Mối dây này được ĐTC Bênêđictô diễn tả như sau: “Mở ngỏ cho sự sống chính là trọng tâm của sự phát triển chân thực. Khi một xã hội đi đến chỗ chối bỏ hay hủy diệt sự sống, nó sẽ không còn tìm được động lực và năng lực hướng đến sự thiện chân thực của loài người. Khi cá nhân hay xã hội đánh mất đi tính nhậy cảm trong việc đón nhận sự sống, thì các hình thức đón nhận khác vốn có gía trị cho xã hội cũng sẽ biến mất. Việc đón nhận sự sống sẽ củng cố nguồn mạch luân lý và khiến con người có khả năng tương trợ. Khi vun trồng thái độ mở ngỏ cho sự sống, người giầu sẽ thông cảm hơn với các nhu cầu của kẻ nghèo; nhờ thế họ tránh được việc sử dụng các tài nguyên kếch xù về kinh tế lẫn trí thức chỉ nhằm thỏa mãn các ước vọng ích kỷ, trái lại, họ có thể thúc đẩy những hành động đạo hạnh ngay chính trong môi trường sản xuất, không chỉ lành mạnh xét về mặt luân lý, mà còn được đánh dấu bởi tình liên đới, do biết tôn trọng quyền sống căn bản của mỗi người và mọi người.” (CiV, số 28)
Đứng trước thực tế căn bản là mở ngỏ cho sự sống, ĐTC Bênêđictô XVI chạnh lòng trước chủ trương của một số chính quyền trong việc áp đặt chính sách ngừa thai, tuyệt sinh, và phá thai, trong khi một số khác và các tổ chức phi-chính phủ lại khuyến khích các phương thức này, có khi còn đem ra quảng bá cho các nước khác trên thế giới, coi đó y như là một thứ tiến bộ xã hội. Thực ra thì ngược lại như thế!
GIA TĂNG và PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
Thông điệp ‘Caritas in Veritate’ dành một phần lớn để nhấn mạnh rằng “thật là sai lạc nếu coi việc gia tăng dân số như là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kém phát triển, cho dù đứng trên quan điểm kinh tế” (số 44). Nay thì ta đã thấy rõ, việc giảm thiểu mức sinh sản trong mọi xã hội đã gây ra một vấn đề nghiêm trọng, nhất là cho Âu Châu. Lý do cũng đơn giản thôi: giảm thiểu mức sinh sản làm căng thẳng hệ thống phúc lợi xã hội, tăng thêm chi phí cho những ai đang đi làm, trong khi lại giảm đi quỹ tiết kiệm để không còn tài lực đầu tư nữa, đó là chưa kể đến việc làm giảm thiểu nhân số lao động có năng lực cũng như thu hẹp lại những khối óc sáng tạo. Đây toàn là những hậu quả kinh tế mà thôi.
Hơn nữa, cho dù không minh nhiên xác nhận, luận cứ của ĐTC Bênêđictô cho thấy một thực tế kinh tế quan yếu, mà cuộc khủng hoảng hiện nay đang minh chứng: đó là sự phát triển kinh tế quan trọng—nghĩa là sự phát triển đầy phẩm chất và tiềm năng vững chắc—không thể có được nếu không có mốt thế hệ mới đầy sức sống. Tự bản chất, việc đầu tư luôn luôn dành cho tương lai, mà tương lai chỉ đem lại thành quả nếu thế hệ mới cống hiến nhiều nhân lực hoạt động đầu tư tích cực. Do đó, sự già nua của một xã hội chính là khúc dạo đầu của sự suy xụp tài chánh của nó, không thể nào né tránh được. Nói theo ĐTC Bênêđictô, thì “việc sinh sản có trách nhiệm…chính là một đóng góp tích cực cho việc phát triển con người toàn diện” và “sự mở ngỏ cho sự sống chính là biểu tượng của nguồn tài nguyên phong phú cả về mặt xã hội lẫn kinh tế.” (CiV số 44)
Trong ý nghĩa này, xã hội và nền văn hóa nào coi phái tính chỉ như trò giải trí và coi việc sinh sản như một hình thức liều mạng thì đích thị là đang bị kìm kẹp bởi một thứ chủ nghĩa duy vật đang giới hạn tự do, đang phá vỡ gia đình, và cầm cố tương lai. Luận cứ này mang tính chất kinh tế, nhưng lại vượt xa hơn kinh tế nữa. ĐTC Bênêđictô không ngại nói rõ rằng “các gia đình nhỏ, đôi khi tí hon, có nguy cơ làm nghèo đi các mối tương giao xã hội, và khó bảo đảm được các hình thức liên đới thật sự kiến hiệu” (CiV số 44), thiếu nó, việc phát triển con người toàn diện, kể cả việc phát triển kinh tế, cũng sẽ bị ngăn chận đáng kể. Việc phụ-nữ-hóa kiếp nghèo là một thí dụ tuyệt hảo về trào lưu “phản-phát triển” gây ra từ đống gạch vụn của hôn nhân tan vỡ, của gia đình ly tán, một thứ suy xụp bắt nguồn từ thái độ sai lạc về phái tính và sinh sản, điều đã gây ảnh hưởng tai hại trên phụ nữ, khoác lên cho kiếp nghèo một gương mặt đậm nét phụ nữ.
Vẫn theo ĐTC Bênêđictô, tất cả các tình cảnh vừa nói đều là “điềm báo cho một niềm tin nhạt nhòa vào tương lai và sự yếu nhược về luân lý” (CiV số 44). Sự phát triển đích thực, bao gồm cả phát triển kinh tế lâu bền, không thể nào nẩy nở trong một bầu khí héo mòn như thế được. Điều lạc quan nhất mà một thiểu số đặt hy vọng vào, đó là một kiểu siêu phát triển tạm bợ trong đó họ lợi dụng sự giầu sang cá nhân để trục lợi thêm nữa từ những nguồn sự vật và tiện nghi vật chất ngày càng gia tăng. ĐTC còn vạch rõ rằng “siêu phát triển” rất nhiều khi đồng nghĩa với “kém phát triển về luân lý” (CiV số 29), điều gây tác hại lớn lao cho toàn thể xã hội. Kiểu kém phát triển luân lý này rồi ra sẽ giảm hạ nhân vị xuống hàng dụng cụ, chẳng hề đếm xỉa đến cứu cánh tính căn cốt nơi con người, và chẳng kể chi đến sự kiện con người hằng rộng mở đón nhận Đấng tuyệt đối, cũng như làm ngơ trước nhu cầu phát triển con người toàn diện.
Để kết luận, ĐTC Bênêđictô trích dẫn thông điệp Evangelium Vitae của ĐGH Gioan Phaolô II: “Một xã hội thiếu nền tảng vững chắc khi, một mặt, nó xác nhận các giá trị như phẩm giá con người, công lý và hoà bình, nhưng mặt khác, nó lại hành động ngược hẳn lại bằng cách cho phép hoặc làm ngơ trước muôn vàn cách thức vi phạm và hạ nhục con người, nhất là đối với những kẻ yếu đuối đang bị gạt ra ngoài lề xã hội” (CiV số 15). Nói khác đi, sứ điệp rõ rệt của Caritas in Veritate chính là: không ai có thể cho mình là đúng về các vấn đề xã hội, nếu người ấy sai rõ ràng về các vấn đề sự sống. Khi đã sai về vấn đề sự sống, thì ngay tự căn bản, ta không thể làm cho xã hội phát triển được. Hiển nhiên, điều này không có nghĩa là bất cứ ai phò sinh thì cũng đều hoàn toàn tuân thủ giáo huấn xã hội Công giáo xét về chính sách liên đới và kinh tế. Nhưng điều này có nghĩa là việc vun xới nền văn hóa sự sống chính là điều kiện ‘sine qua non--ắt có và đủ’ nếu muốn phát triển con người toàn diện. Vì thế, đối với quý vị nào--kể cả quý vị Công giáo đã rơi vào vòng tục hoá—lúc nào cũng oai oải ủng hộ các chính khách chạy theo cái thứ văn hóa của thần chết và vênh váo cho rằng mình làm như thế là để yểm trợ cho một chính sách siêu xã hội-kinh tế, thì sứ điệp của Caritas in Veritate gửi đến cho quý vị ấy là: phát triển xã hội không thể nào có được nếu chính nền tảng của nó đang bị lung lay. Phải, không bao giờ có thể có được! Qúy vị không biết là mình đang xây nhà trên cát đó sao?.
(viết theo “Splitting Social and Life Issues? Can’t do it!” của Dr. Jeff Mirus, trong catholicculture.org, 09/18/09)
09/28/09
Một số thách đố của các Giáo Hội Phi châu
Linh Tiến Khải
16:39 28/09/2009
Phỏng vấn Đức Ông Chidi Denis Isizoh, thuộc văn phòng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn
Trong các ngày từ mùng 4 đến 25 tháng 10 tới đây Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II sẽ diễn ra trong nội thành Vaticăng về đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình”. Trong ba tuần lễ các nghị phụ sẽ thảo luận về các vấn đề của Giáo Hội trong đại lục này.
Phi châu có thể là một phòng thí nghiệm liên đới giữa các dân tộc và sự chung sống giữa các tôn giáo. Nếu một đàng gia tài của chế độ thực dân vẫn còn tạo ra các xung khắc và bất hòa, khiến cho các các dân tộc và các chủng tộc khác nhau bị cưỡng bách phải sống chung với nhau trong một quốc gia có các ranh giới do con người phận định một cách giả tạo; thì đàng khác thường ngày người ta cũng chứng kiến việc đối thoại và kiếm tìm sự chung sống hòa bình. Trong tình trạng không dễ dàng này Giáo Hội có một vai trò nền tảng là tiếng nói của những người không có tiếng nói.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông Chidi Denis Isizoh, người Nigeria, thuộc văn phòng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về một số thách đố của các Giáo Hội tại Phi châu.
Hỏi: Thưa Đức Ông Isizoh, Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II diễn ra vào tháng 10 sắp tới đã dành ra hai đoạn để bàn về cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu các tôn giáo khác hiện nay ra sao?
Đáp: Nói chung tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu các tôn giáo khác tốt đẹp, nhưng cũng cần phải phân biệt. Trong đa số các vùng miền phi châu tín hữu công giáo, các Kitô hữu nói chung, và tín đồ của các tôn giáo khác, đặc biệt là của tôn giáo cổ truyền phi châu và hồi giáo, chung sống và làm việc với nhau. Tôn giáo không phải là cái gì tách rời khỏi các sinh hoạt của cuộc sống. Có nhiều tiếng nói phi châu không có từ chính xác để định nghĩa kiểu sống này. Nhưng hình thái tương quan thông thường nhất giữa các tín hữu Kitô và tín đồ các tôn giáo khác là việc đối thoại trong cuộc sống và sự cộng tác với nhau, trong đó mỗi người trình bầy các lý tưởng tôn giáo của mình: sống như các người hàng xóm tốt lành, lo lắng cho những ai gặp khó khăn, góp chung tiền bạc và khả năng để lo cho công ích trong làng, tham dự vào tiến trình quyết định đối với sự tiến bộ của xã hội, tìm chống lại nạn tội phạm. Trong các lãnh vực chia sẻ đó, mỗi người đóng góp các giá trị đã học được từ tôn giáo của mình. Bên Phi châu, người dân thường vui vẻ chung sống với nhau và cộng tác vào các chương trình công ích trong các làng mạc và thành thị khắp nơi. Họ thường không đào sâu các các vấn đề thần học trong tôn giáo của họ, cả khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ một cuộc đối thoại sâu xa trong chân lý và bác ái.
Hỏi: Tôn giáo cổ truyền phi châu có thái độ nào đối với Công Giáo thưa Đức Ông?
Đáp: Tín đồ tôn giáo cổ truyền phi châu chiếm đa số dân, nhưng họ thường là bạn của các tín hữu công giáo. Hồi thế kỷ trước rất đông người được rửa tội đã là tín đồ của tôn giáo cổ truyền phi châu. Liên quan tới việc đối thoại liên tôn Giáo Hội Công Giáo có hai thái độ: một thái độ đối với các tín hữu của tôn giáo cổ truyền và một thái độ đối với những người theo Công Giáo. Với tín hữu tôn giáo cổ truyền Giáo Hội khuyến khích đối thoại. Đối với các người theo đạo thì khó hơn, vì tôn giáo cổ truyền phi châu bao gồm toàn cuộc sống, cống hiến các phạm trù tư tưởng giúp giải thích các biến cố cuộc sống: sinh ra, lập gia đình, làm việc, và cả các biến cố buồn thương như tật bệnh và tang chế. Tôn giáo cổ truyền cống hiến các câu trả lời và các giải pháp. Giờ đây khi một Kitô hữu mới đương đầu với các biến cố này, thì họ tìm một câu trả lời nơi Kitô giáo. Khi một người chưa đâm rễ sâu trong đức tin, thì có nguy cơ trở về với tôn giáo cổ truyền, vì họ không tìm ra một câu trả lới tức khắc và thỏa mãn.
Trong một vài vùng phi châu việc thay đổi từ tôn giáo này qua tôn giáo khác là một thách đố đích thật. Giải pháp mà Giáo Hội đề nghị là ”chú ý mục vụ”, tức là cung cấp cho các Kitô hữu gặp khó khăn ấy một sự hướng dẫn. Sự chú ý này được diễn tả ra bằng nỗ lực của các linh mục dậy giáo lý một cách mạnh mẽ, đào tạo lòng tin, thành lập các các hội đồng mục vụ, sống gần gũi và liên đới với tín hữu, cầu nguyện chung.
Hỏi: Thế còn việc đối thoại với các anh chị em hồi giáo thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Tại nhiều nước phi châu, tương quan giữa tín hữu Kitô và hồi giáo tốt đẹp. Đây là tin vui thường được các phương tiện truyền thông quan trọng nhất loan báo. Dĩ nhiên, cũng có các luật trừ đối với tương quan hạnh phúc này: chúng ta hãy nghĩ tới hai ba nước trong đó thỉnh thoảng có xảy ra cảnh bất khoan nhượng và trong đó có một vài vị lãnh đạo chính trị lèo lái tâm tình tôn giáo để đạt các mục tiêu riêng tư của họ.
Hỏi: Vậy ngày nay tín hữu công giáo có thể cộng tác với tín hữu hồi trong các lãnh vực nào thưa Đức Ông?
Đáp: Cuộc đối thoại giữa tín hữu Kitô tại các nước miền nam sa mạc Sahara có một điểm lợi quan trọng. Đó là tôn giáo cổ truyền phi châu cống hiến một bối cảnh xã hội văn hóa cho phép các tín hữu Kitô và hồi giáo cơ may hiểu biết nhau. Họ thường hiểu các mô thức tư tưởng của nhau một cách dễ dàng. Bên Phi châu các tín hữu Kitô và hồi giáo cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực. Trong lãnh vực giáo dục họ có thể cùng nhau loại trừ nạn mù chữ và dốt nát. Họ có thể góp phần khắc ghi trong tâm lòng con người một nền luân lý lành mạnh trong chính quyền và trong các cơ cấu công cộng, dậy dỗ cho tín hữu biết các quyền lợi và bổn phận của họ trong xã hội, cộng tác với nhau trong cuộc chiến chống lại nạn nghèo đói, thăng tiến một nền dân chủ lành mạnh: chẳng hạn như cùng nhau bảo trợ các cuộc bầu cử và can đảm lên án các chuyện bất bình thường và không nghiêm chỉnh. Các tín hữu cũng có thể cùng nhau phát huy công bằng xã hội và sự liêm chính trong cuộc sống công cộng và tư nhân bằng cách yêu cầu các giới chức chính trị trả lẽ về các hành động của họ.
Hỏi: Trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tố cáo tình trạng thiếu phát triển của các dân tộc 40 năm sau khi Đức Phaolô VI công bố thông điệp ”Phát triển các dân tộc”. Có cái gì làm chậm bước tiến của sự phát triển tại Phi châu không, thưa Đức Ông?
Đáp: Trong thông điệp này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nhiều điều để nói với từng người và từng dân tộc. Theo tôi Đức Thánh Cha đã đưa ra một khẳng định rất quan trọng khi viết: “Tiến bộ trên bình diện kinh tế và kỹ thuật không thôi, không đủ”. Nghĩa là phải chú ý tới sự phát triển con người toàn vẹn.
Áp dụng vào trường hợp của Phi châu, tôi có thể nói rằng sự phát triển đã được thực hiện theo tinh thần của thông điệp “Phát triển các dân tộc” và ”Bác ái trong chân lý” trong nhiều lãnh vực cộng tác quốc tế, trong việc bảo vệ các giá trị sự sống và gia đình, trong lãnh vực giáo dục, dân chủ, đối thoại quốc gia và các cuộc thảo luận về việc chung sống. Tuy nhiên cũng có một vài chướng ngại làm trì trệ việc phát triển. Gia tài của chế độ thực dân ngày nay vẫn còn dấu vết. Việc hòa tan các nhóm chủng tộc trong các quốc gia tân tiến - mà nếu không có chúng thì ranh giới các nước đã khác hẳn - và theo tôi đó đã là chướng ngại nghiêm trọng khiến cho việc phát triển bị chậm lại. Chúng ta lại đã chẳng chứng kiến cảnh Liên Xô, Yougoslavia, và các quốc gia đông âu khác tan rã, và chúng đã trở lại với thực tại quốc gia trước kia hay sao? Đa số các nước phi châu đều đang phải gánh chịu các hậu qủa của việc hòa tan các dân tộc khác nhau một cách kỳ cục, mà các phương tiện truyền thông thường gọi là ”các nhóm bộ tộc”, do chế độ thực dân tạo ra. Ngay từ đầu đã có các căng thẳng trong các cấu trúc của chúng, và cứ thỉnh thoảng thì sự căng thẳng ấy lại bùng nổ. Nó dẫn đưa tới các xung khắc, tranh giành quyền bính và kiểm soát các tài nguyên. Có đúng thật là sau bao nhiêu năm các nước nhỏ có ít các chủng tộc hơn đã thành công trong việc chấp nhận sự hiệp nhất cưỡng bách này, nhưng các nước lớn hơn sẽ bị bó buộc phải thương lượng và tìm ra các giàn xếp trong nhiều thời gian nữa. Đây là điều hiển nhiên trong trường hợp của các nước Cộng hòa dân chủ Congo, Nigeria, Nam Phi và Sudan. Chính việc tranh luận quốc gia liên quan tới sự hiện hữu của chúng khiến cho sự phát triển bị trì trệ.
Hỏi: Thưa Đức Ông, ngoài các chướng ngại kể trên, còn có các chướng ngại nào khác cản lối sự phát triển tại Phi châu hay không?
Đáp: Có chứ. Chẳng hạn còn có sự tham lam, ước muốn làm giầu ngay tức khắc, nạn gian tham hối lộ, tính cách không thể tin cậy được từ phía hàng lãnh đạo. Thế rồi còn có nạn di cư ra nước ngoài. một số người dân phi châu chán nản vì thấy thiếu các điều kiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người ngay trên quê hương mình, nên họ tìm đến các đồng cỏ xanh tươi hơn và di cư ra nước ngoài sinh sống. Một số người còn nghĩ rằng nền giáo dục tại học đường tiêu cực đối với tôn giáo của họ và đối với xã hội. Thế rồi còn có vài nước thuộc miền bắc bán cầu âm mưu trên bình diện quốc tế để duy trì những gì mà họ có và thương lượng những gì họ có với các nước khác. Đây là vấn đề liên quan tới các điều kiện bất bình đẳng trong lãnh vực thương mại quốc tế. Ngoài ra trong thời đại toàn cầu này, một vài giá trị của sự phát triển toàn vẹn được người dân phi châu qúy chuộng bị đe dọa, đặc biệt là sự sống và gia đình.
Hỏi: Thưa Đức Ông Isizoh, Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II vào tháng 10 sắp tới đây sẽ có các đề tài quan trọng như hòa giải, công lý và hòa bình. Giáo Hội có thể đóng góp gì để tạo điều kiện cho các giá trị này đâm rễ sâu trong xã hội phi châu hay không?
Đáp: Chúng tôi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II được thành công. Việc chọn lựa đề tài cho thấy Giáo Hội tại Phi châu sinh động trong tinh thần trách nhiệm đối với đại lục này. Trong 50 năm qua Phi châu bận rộn với các vấn đề độc lập và tự cai quản, nhiều quốc gia đã sống trong cảnh chiến tranh, xung khắc, và tranh luận. Và người ta tự hỏi Phi châu sẽ ra sao? Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đề cập tới vấn đề này. Chỉ có hòa bình khi có hòa giải và công lý.
Trên thế giới chúng ta thường thấy sau khi thù nghịch giao chiến với nhau, người ta thành lập các tòa án để xử các tội phạm chiến tranh, lên án bỏ tù và đôi khi giết họ. Nhưng kiểu trả thù theo tâm thức con người trần gian không đem lại hòa bình. Một vài người cho rằng nó thoa dịu các vết thương, nhưng có thật vậy không?
Có một kiểu khác giúp chữa lành xã hội sau chiến tranh và xung khắc: đó là hòa giải. Chính Chúa Kitô đã mời gọi con người hòa giải với nhau (Mt 18,15-17). Nam Phi đã áp dụng giáo huấn này của Chúa và đã đề nghị giải pháp này với cộng đồng quốc tế. Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò sinh động, là tiếng nói của những người không có tiếng nói và bênh vực những người bị áp bức và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, cũng như chữa lành các vết thương.
Hỏi: Năm Linh Mục có thể là dịp giúp các linh mục phi châu tái khám phá ra căn tính và sứ mệnh của mình hay không thưa Đức Ông?
Đáp: Chức linh mục là ơn và là mầu nhiệm. Chúng ta có lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì số ơn gọi linh mục gia tăng bên Phi châu. Có người không có đức tin cho rằng ơn gọi đông, vì lý do kinh tế và cuộc sống dễ dãi thúc đẩy người trẻ đi tu. Nhưng nhiều người trẻ Phi châu thuộc các gia đình trung lưu và nhiều gia đình không đồng ý cho người trẻ đi tu. Thế rồi một số linh mục phi châu đã trở thành thừa sai đi truyền giáo ở các nước khác, nơi cuộc sống khổ sở hơn tại quê nhà rất nhiều. Trong Năm Linh Mục chúng ta phải cảm tạ Chúa vì con số đông đảo các linh mục Phi châu, vì các dấn thân tông đồ mục vụ của các vị. Có những vị đi xe đạp hay đi xe gắn máy hàng chục cây số để làm việc mục vụ cho tín hữu sống trong các làng quê hẻo lánh xa xôi, không có đồng lương chắc chắn nào, mà chỉ sống nhờ lòng quảng đại của tín hữu, trong số đó có các giáo lý viên.
Hỏi: Thưa Đức Ông, đâu là các vấn đề mà các linh mục phi châu phải đương đầu trong chức thừa tác mỗi ngày?
Đáp: Có vài vùng Phi châu gây lo âu. Đe dọa lớn nhất hiện nay là nạn ly giáo do các vụ truyền chức giám mục và linh mục mới đây gây ra. Đối với một số linh mục giữ ba lời khấn ngày càng trở thành khó khăn hơn. Một số vị bị lôi cuốn bởi các sự vật trần tục. Đây không phải chỉ là tình trạng tại Phi châu mà thôi.
Chúng ta phải cầu nguyện nhiều cho các vị. Trong Năm Linh Mục này mọi linh mục được mời gọi trở về với lòng sốt mến tinh thần ban đầu, đã khiến cho các vị bước tới bàn thánh và dâng mình trở thành một Đức Kitô khác. Đây là dịp giúp suy tư duyệt xét cách sống các lời khấn, cũng như đời cầu nguyện của mình, kiểu sống và thi hành sứ vụ linh mục. Chúng ta hãy qùy gối xuống cảm tạ Thiên Chúa đã chọn chúng ta làm dụng cụ nghèo nàn để làm việc trong vườn nho của Ngài. Trong năm nay Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi linh mục tái thánh hiến mình cho Thiên Chúa và sứ mệnh linh mục. Thật là điều an ủi, khi khám phá ra nhiều kênh chuyển ơn thánh, qua các linh mục, chảy vào lòng Giáo Hội trong năm nay. (SD 29-8-2009)
Trong các ngày từ mùng 4 đến 25 tháng 10 tới đây Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II sẽ diễn ra trong nội thành Vaticăng về đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hòa giải, công lý và hòa bình”. Trong ba tuần lễ các nghị phụ sẽ thảo luận về các vấn đề của Giáo Hội trong đại lục này.
Phi châu có thể là một phòng thí nghiệm liên đới giữa các dân tộc và sự chung sống giữa các tôn giáo. Nếu một đàng gia tài của chế độ thực dân vẫn còn tạo ra các xung khắc và bất hòa, khiến cho các các dân tộc và các chủng tộc khác nhau bị cưỡng bách phải sống chung với nhau trong một quốc gia có các ranh giới do con người phận định một cách giả tạo; thì đàng khác thường ngày người ta cũng chứng kiến việc đối thoại và kiếm tìm sự chung sống hòa bình. Trong tình trạng không dễ dàng này Giáo Hội có một vai trò nền tảng là tiếng nói của những người không có tiếng nói.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Ông Chidi Denis Isizoh, người Nigeria, thuộc văn phòng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, về một số thách đố của các Giáo Hội tại Phi châu.
Hỏi: Thưa Đức Ông Isizoh, Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II diễn ra vào tháng 10 sắp tới đã dành ra hai đoạn để bàn về cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu các tôn giáo khác hiện nay ra sao?
Đáp: Nói chung tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu các tôn giáo khác tốt đẹp, nhưng cũng cần phải phân biệt. Trong đa số các vùng miền phi châu tín hữu công giáo, các Kitô hữu nói chung, và tín đồ của các tôn giáo khác, đặc biệt là của tôn giáo cổ truyền phi châu và hồi giáo, chung sống và làm việc với nhau. Tôn giáo không phải là cái gì tách rời khỏi các sinh hoạt của cuộc sống. Có nhiều tiếng nói phi châu không có từ chính xác để định nghĩa kiểu sống này. Nhưng hình thái tương quan thông thường nhất giữa các tín hữu Kitô và tín đồ các tôn giáo khác là việc đối thoại trong cuộc sống và sự cộng tác với nhau, trong đó mỗi người trình bầy các lý tưởng tôn giáo của mình: sống như các người hàng xóm tốt lành, lo lắng cho những ai gặp khó khăn, góp chung tiền bạc và khả năng để lo cho công ích trong làng, tham dự vào tiến trình quyết định đối với sự tiến bộ của xã hội, tìm chống lại nạn tội phạm. Trong các lãnh vực chia sẻ đó, mỗi người đóng góp các giá trị đã học được từ tôn giáo của mình. Bên Phi châu, người dân thường vui vẻ chung sống với nhau và cộng tác vào các chương trình công ích trong các làng mạc và thành thị khắp nơi. Họ thường không đào sâu các các vấn đề thần học trong tôn giáo của họ, cả khi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ một cuộc đối thoại sâu xa trong chân lý và bác ái.
Hỏi: Tôn giáo cổ truyền phi châu có thái độ nào đối với Công Giáo thưa Đức Ông?
Đáp: Tín đồ tôn giáo cổ truyền phi châu chiếm đa số dân, nhưng họ thường là bạn của các tín hữu công giáo. Hồi thế kỷ trước rất đông người được rửa tội đã là tín đồ của tôn giáo cổ truyền phi châu. Liên quan tới việc đối thoại liên tôn Giáo Hội Công Giáo có hai thái độ: một thái độ đối với các tín hữu của tôn giáo cổ truyền và một thái độ đối với những người theo Công Giáo. Với tín hữu tôn giáo cổ truyền Giáo Hội khuyến khích đối thoại. Đối với các người theo đạo thì khó hơn, vì tôn giáo cổ truyền phi châu bao gồm toàn cuộc sống, cống hiến các phạm trù tư tưởng giúp giải thích các biến cố cuộc sống: sinh ra, lập gia đình, làm việc, và cả các biến cố buồn thương như tật bệnh và tang chế. Tôn giáo cổ truyền cống hiến các câu trả lời và các giải pháp. Giờ đây khi một Kitô hữu mới đương đầu với các biến cố này, thì họ tìm một câu trả lời nơi Kitô giáo. Khi một người chưa đâm rễ sâu trong đức tin, thì có nguy cơ trở về với tôn giáo cổ truyền, vì họ không tìm ra một câu trả lới tức khắc và thỏa mãn.
Trong một vài vùng phi châu việc thay đổi từ tôn giáo này qua tôn giáo khác là một thách đố đích thật. Giải pháp mà Giáo Hội đề nghị là ”chú ý mục vụ”, tức là cung cấp cho các Kitô hữu gặp khó khăn ấy một sự hướng dẫn. Sự chú ý này được diễn tả ra bằng nỗ lực của các linh mục dậy giáo lý một cách mạnh mẽ, đào tạo lòng tin, thành lập các các hội đồng mục vụ, sống gần gũi và liên đới với tín hữu, cầu nguyện chung.
Hỏi: Thế còn việc đối thoại với các anh chị em hồi giáo thì sao thưa Đức Ông?
Đáp: Tại nhiều nước phi châu, tương quan giữa tín hữu Kitô và hồi giáo tốt đẹp. Đây là tin vui thường được các phương tiện truyền thông quan trọng nhất loan báo. Dĩ nhiên, cũng có các luật trừ đối với tương quan hạnh phúc này: chúng ta hãy nghĩ tới hai ba nước trong đó thỉnh thoảng có xảy ra cảnh bất khoan nhượng và trong đó có một vài vị lãnh đạo chính trị lèo lái tâm tình tôn giáo để đạt các mục tiêu riêng tư của họ.
Hỏi: Vậy ngày nay tín hữu công giáo có thể cộng tác với tín hữu hồi trong các lãnh vực nào thưa Đức Ông?
Đáp: Cuộc đối thoại giữa tín hữu Kitô tại các nước miền nam sa mạc Sahara có một điểm lợi quan trọng. Đó là tôn giáo cổ truyền phi châu cống hiến một bối cảnh xã hội văn hóa cho phép các tín hữu Kitô và hồi giáo cơ may hiểu biết nhau. Họ thường hiểu các mô thức tư tưởng của nhau một cách dễ dàng. Bên Phi châu các tín hữu Kitô và hồi giáo cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực. Trong lãnh vực giáo dục họ có thể cùng nhau loại trừ nạn mù chữ và dốt nát. Họ có thể góp phần khắc ghi trong tâm lòng con người một nền luân lý lành mạnh trong chính quyền và trong các cơ cấu công cộng, dậy dỗ cho tín hữu biết các quyền lợi và bổn phận của họ trong xã hội, cộng tác với nhau trong cuộc chiến chống lại nạn nghèo đói, thăng tiến một nền dân chủ lành mạnh: chẳng hạn như cùng nhau bảo trợ các cuộc bầu cử và can đảm lên án các chuyện bất bình thường và không nghiêm chỉnh. Các tín hữu cũng có thể cùng nhau phát huy công bằng xã hội và sự liêm chính trong cuộc sống công cộng và tư nhân bằng cách yêu cầu các giới chức chính trị trả lẽ về các hành động của họ.
Hỏi: Trong thông điệp ”Bác ái trong chân lý” Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tố cáo tình trạng thiếu phát triển của các dân tộc 40 năm sau khi Đức Phaolô VI công bố thông điệp ”Phát triển các dân tộc”. Có cái gì làm chậm bước tiến của sự phát triển tại Phi châu không, thưa Đức Ông?
Đáp: Trong thông điệp này Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có nhiều điều để nói với từng người và từng dân tộc. Theo tôi Đức Thánh Cha đã đưa ra một khẳng định rất quan trọng khi viết: “Tiến bộ trên bình diện kinh tế và kỹ thuật không thôi, không đủ”. Nghĩa là phải chú ý tới sự phát triển con người toàn vẹn.
Áp dụng vào trường hợp của Phi châu, tôi có thể nói rằng sự phát triển đã được thực hiện theo tinh thần của thông điệp “Phát triển các dân tộc” và ”Bác ái trong chân lý” trong nhiều lãnh vực cộng tác quốc tế, trong việc bảo vệ các giá trị sự sống và gia đình, trong lãnh vực giáo dục, dân chủ, đối thoại quốc gia và các cuộc thảo luận về việc chung sống. Tuy nhiên cũng có một vài chướng ngại làm trì trệ việc phát triển. Gia tài của chế độ thực dân ngày nay vẫn còn dấu vết. Việc hòa tan các nhóm chủng tộc trong các quốc gia tân tiến - mà nếu không có chúng thì ranh giới các nước đã khác hẳn - và theo tôi đó đã là chướng ngại nghiêm trọng khiến cho việc phát triển bị chậm lại. Chúng ta lại đã chẳng chứng kiến cảnh Liên Xô, Yougoslavia, và các quốc gia đông âu khác tan rã, và chúng đã trở lại với thực tại quốc gia trước kia hay sao? Đa số các nước phi châu đều đang phải gánh chịu các hậu qủa của việc hòa tan các dân tộc khác nhau một cách kỳ cục, mà các phương tiện truyền thông thường gọi là ”các nhóm bộ tộc”, do chế độ thực dân tạo ra. Ngay từ đầu đã có các căng thẳng trong các cấu trúc của chúng, và cứ thỉnh thoảng thì sự căng thẳng ấy lại bùng nổ. Nó dẫn đưa tới các xung khắc, tranh giành quyền bính và kiểm soát các tài nguyên. Có đúng thật là sau bao nhiêu năm các nước nhỏ có ít các chủng tộc hơn đã thành công trong việc chấp nhận sự hiệp nhất cưỡng bách này, nhưng các nước lớn hơn sẽ bị bó buộc phải thương lượng và tìm ra các giàn xếp trong nhiều thời gian nữa. Đây là điều hiển nhiên trong trường hợp của các nước Cộng hòa dân chủ Congo, Nigeria, Nam Phi và Sudan. Chính việc tranh luận quốc gia liên quan tới sự hiện hữu của chúng khiến cho sự phát triển bị trì trệ.
Hỏi: Thưa Đức Ông, ngoài các chướng ngại kể trên, còn có các chướng ngại nào khác cản lối sự phát triển tại Phi châu hay không?
Đáp: Có chứ. Chẳng hạn còn có sự tham lam, ước muốn làm giầu ngay tức khắc, nạn gian tham hối lộ, tính cách không thể tin cậy được từ phía hàng lãnh đạo. Thế rồi còn có nạn di cư ra nước ngoài. một số người dân phi châu chán nản vì thấy thiếu các điều kiện cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người ngay trên quê hương mình, nên họ tìm đến các đồng cỏ xanh tươi hơn và di cư ra nước ngoài sinh sống. Một số người còn nghĩ rằng nền giáo dục tại học đường tiêu cực đối với tôn giáo của họ và đối với xã hội. Thế rồi còn có vài nước thuộc miền bắc bán cầu âm mưu trên bình diện quốc tế để duy trì những gì mà họ có và thương lượng những gì họ có với các nước khác. Đây là vấn đề liên quan tới các điều kiện bất bình đẳng trong lãnh vực thương mại quốc tế. Ngoài ra trong thời đại toàn cầu này, một vài giá trị của sự phát triển toàn vẹn được người dân phi châu qúy chuộng bị đe dọa, đặc biệt là sự sống và gia đình.
Hỏi: Thưa Đức Ông Isizoh, Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II vào tháng 10 sắp tới đây sẽ có các đề tài quan trọng như hòa giải, công lý và hòa bình. Giáo Hội có thể đóng góp gì để tạo điều kiện cho các giá trị này đâm rễ sâu trong xã hội phi châu hay không?
Đáp: Chúng tôi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi châu kỳ II được thành công. Việc chọn lựa đề tài cho thấy Giáo Hội tại Phi châu sinh động trong tinh thần trách nhiệm đối với đại lục này. Trong 50 năm qua Phi châu bận rộn với các vấn đề độc lập và tự cai quản, nhiều quốc gia đã sống trong cảnh chiến tranh, xung khắc, và tranh luận. Và người ta tự hỏi Phi châu sẽ ra sao? Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đề cập tới vấn đề này. Chỉ có hòa bình khi có hòa giải và công lý.
Trên thế giới chúng ta thường thấy sau khi thù nghịch giao chiến với nhau, người ta thành lập các tòa án để xử các tội phạm chiến tranh, lên án bỏ tù và đôi khi giết họ. Nhưng kiểu trả thù theo tâm thức con người trần gian không đem lại hòa bình. Một vài người cho rằng nó thoa dịu các vết thương, nhưng có thật vậy không?
Có một kiểu khác giúp chữa lành xã hội sau chiến tranh và xung khắc: đó là hòa giải. Chính Chúa Kitô đã mời gọi con người hòa giải với nhau (Mt 18,15-17). Nam Phi đã áp dụng giáo huấn này của Chúa và đã đề nghị giải pháp này với cộng đồng quốc tế. Giáo Hội đã nắm giữ một vai trò sinh động, là tiếng nói của những người không có tiếng nói và bênh vực những người bị áp bức và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, cũng như chữa lành các vết thương.
Hỏi: Năm Linh Mục có thể là dịp giúp các linh mục phi châu tái khám phá ra căn tính và sứ mệnh của mình hay không thưa Đức Ông?
Đáp: Chức linh mục là ơn và là mầu nhiệm. Chúng ta có lý do để tạ ơn Thiên Chúa vì số ơn gọi linh mục gia tăng bên Phi châu. Có người không có đức tin cho rằng ơn gọi đông, vì lý do kinh tế và cuộc sống dễ dãi thúc đẩy người trẻ đi tu. Nhưng nhiều người trẻ Phi châu thuộc các gia đình trung lưu và nhiều gia đình không đồng ý cho người trẻ đi tu. Thế rồi một số linh mục phi châu đã trở thành thừa sai đi truyền giáo ở các nước khác, nơi cuộc sống khổ sở hơn tại quê nhà rất nhiều. Trong Năm Linh Mục chúng ta phải cảm tạ Chúa vì con số đông đảo các linh mục Phi châu, vì các dấn thân tông đồ mục vụ của các vị. Có những vị đi xe đạp hay đi xe gắn máy hàng chục cây số để làm việc mục vụ cho tín hữu sống trong các làng quê hẻo lánh xa xôi, không có đồng lương chắc chắn nào, mà chỉ sống nhờ lòng quảng đại của tín hữu, trong số đó có các giáo lý viên.
Hỏi: Thưa Đức Ông, đâu là các vấn đề mà các linh mục phi châu phải đương đầu trong chức thừa tác mỗi ngày?
Đáp: Có vài vùng Phi châu gây lo âu. Đe dọa lớn nhất hiện nay là nạn ly giáo do các vụ truyền chức giám mục và linh mục mới đây gây ra. Đối với một số linh mục giữ ba lời khấn ngày càng trở thành khó khăn hơn. Một số vị bị lôi cuốn bởi các sự vật trần tục. Đây không phải chỉ là tình trạng tại Phi châu mà thôi.
Chúng ta phải cầu nguyện nhiều cho các vị. Trong Năm Linh Mục này mọi linh mục được mời gọi trở về với lòng sốt mến tinh thần ban đầu, đã khiến cho các vị bước tới bàn thánh và dâng mình trở thành một Đức Kitô khác. Đây là dịp giúp suy tư duyệt xét cách sống các lời khấn, cũng như đời cầu nguyện của mình, kiểu sống và thi hành sứ vụ linh mục. Chúng ta hãy qùy gối xuống cảm tạ Thiên Chúa đã chọn chúng ta làm dụng cụ nghèo nàn để làm việc trong vườn nho của Ngài. Trong năm nay Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi linh mục tái thánh hiến mình cho Thiên Chúa và sứ mệnh linh mục. Thật là điều an ủi, khi khám phá ra nhiều kênh chuyển ơn thánh, qua các linh mục, chảy vào lòng Giáo Hội trong năm nay. (SD 29-8-2009)
Đức Thánh Cha kết thúc tốt đẹp chuyến viếng tại Tchèque
LM Trần Đức Anh OP & Linh Tiến Khải
16:49 28/09/2009
ROMA - Lối 8 giờ tối 28-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã về đến Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm mục vụ 3 ngày tại Cộng hòa Tchèque, để mang lại hy vọng cho quốc gia bị tục hóa nặng nhất tại Âu Châu, và kêu gọi dân nước này nhớ lại căn cội Kitô của mình.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi SJ, cho biết ĐTC đã đặt được những mục tiêu ngài đề ra, đó là khích lệ và củng cố đức tin của Giáo Hội địa phương, và cổ võ những quan hệ tích cực giữa Giáo Hội và xã hội. Ngài bày tỏ tất cả tình thân hữu với nhân dân Cộng hòa Tchèque cũng như với các dân tộc khác ở Âu Châu. Chắc chắn ĐTC rất hài lòng về cuộc viếng thăm này”.
Sau đây là một số hoạt động của Đức Thánh Cha kể từ chiều chúa nhật 27-9-2009:
Gặp gỡ đại kết
Chúa nhật 27-9, sau khi dâng thánh lễ cạnh phi trường thành phố Brno thuộc miền Moravia, trước sự tham dự của 150 ngàn tín hữu, ĐTC đã trở lại thủ đô Praha. Ban chiều ngài đã có hai hoạt động chính, gồm buổi gặp gỡ đại kết tại tòa TGM Praha, và sau đó là cuộc gặp gỡ với giới văn hóa đại học tại Lâu đài Praha.
Trong số 10 triệu 380 ngàn dân Tchèque hiện nay có 31,7% là tín hữu Công Giáo và 7% thuộc các Giáo Hội Kitô khác như Tin lành, Giáo Hội anh em Boemia, Giáo Hội quốc gia Hussite, v.v. 20% tuyên bố mình là vô thần và 20% không thuộc về tôn giáo nào.
Quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành tại Tchèque vốn có nhiều sóng gió trong lịch sử nhưng hiện nay, quan hệ này được mô tả là tốt. Các Giáo Hội Kitô nhìn nhận phép rửa tội của nhau, và cùng cộng tác với nhau trong việc thương thuyết với Nhà Nước về vấn đề trả lại tài sản đã bị Nhà Nước cộng sản trước kia tịch thu. Vết thương do vụ nhà cải cách Jan Hus bị thiêu sinh hồi thế kỷ 15 ngày càng được chữa lành, tuy chưa lành hẳn.
Chẳng hạn, hôm 26-9-2009, ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của ĐTC, người ta thấy có những người tin lành Hussite trương biểu ngữ lớn bằng tiếng Tchèque, và la tinh trên mặt tiền bộ giáo dục, với hàng chữ ”Đức Biển Đức 16 phục hồi Jan Hus”. Jan Hus vốn là một nhà giảng thuyết và giáo sư nổi danh người Tchèque hồi thế kỷ 15, sống trước Luther lối 1 thế kỷ, Ông thành lập phong trào đòi cải tổ sâu rộng trong Giáo Hội, tố giác vấn đề ân xá, và lối sống không xứng đáng của giới lãnh đạo Giáo Hội. Ông từ chối từ bỏ các ý tưởng của mình tại Công đồng thành Contance và bị thiêu sinh năm 1415. Năm 1999, Đức Gioan Phaolô 2 đã xin lỗi về vụ bách hại Jan Hus và các đồ đệ của ông, đồng thời tổ chức một Hội nghị quốc tế về Jan Hus để tạo điều kiện cho sự phân tích lịch sử tôn giáo phức tạp và sóng gió tại Tchèque và Âu Châu bấy giờ.
Cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra lúc 5 giờ 15 phút tại Tòa TGM Praha với sự hiện diện của ĐHY Miroslav Vlk, TGM sở tại, Mục Sư Cerny, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Tchèque cũng như đại diện của các Giáo Hội thành viên.
Ngỏ lời trong dịp này, sau lời chào mừng của Mục Sư Cerny, ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô Tchèque đoàn kết với nhau để chống lại những toan tính gạt ra ngoài lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi họ viện cớ rằng giáo huấn của Kitô giáo có hại cho an sinh của xã hội. Ngài kêu gọi suy tư về hiện tượng này và tự hỏi đâu là đóng góp mà Tin Mừng có thể mang lại cho Cộng hòa Tchèque và nói chung cho toàn Âu Châu. ĐTC nói:
”Kitô giáo có rất nhiều điều để cống hiến trên phương diện thực hành và luân lý, vì Tin Mừng không bao giờ ngưng gợi hứng cho những người nam nữ dấn thân phục vụ anh chị em mình. Ít ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng khi ngắm nhìn Chúa Giêsu thành Nazareth với con mắt đức tin, họ biết rằng Thiên Chúa ban tặng một thực tại sâu xa hơn nhiều và không thể tách rời khỏi các hoạt động của đức bác ái đang diễn ra trên thế giới này (CV 2): Chúa ban tặng ơn cứu độ. Từ ”cứu độ” này có nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả một khát vọng cơ bản và phổ quát của con người, mong muốn được hạnh phúc và được viên mãn. Ơn cứu độ ám chỉ tới ước muốn nồng nhiệt được hòa giải và hiệp thông phát xuất từ thẳm sâu tinh thần con người. Ơn cứu độ là chân lý nòng cốt của Tin Mừng và là đối tượng mà mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và hoạt động mục vụ đều nhắm tới. Đó là tiêu chuẩn mà các tín hữu Kitô luôn qui hướng tới trong nỗ lực chữa lành những vết thương chia rẽ trong quá khứ”.
ĐTC bày tỏ hy vọng những sáng kiến đại kết tại Cộng hòa Tchèque mang lại thành quả, không những cho việc theo đuổi con đường hiệp nhất các tín hữu Kitô những còn mưu ích cho toàn thể xã hội Âu Châu nữa. Ngài nói: ”Khi Âu châu lắng nghe lịch sử Kitô giáo tức là lắng nghe chính lịch sử của mình. Những ý niệm của Âu châu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với các cơ chế văn hóa và pháp lý được thiết lập để bảo vệ cũng như thông truyền các ý niệm ấy cho các thế hệ tương lai, đều được gia sản Kitô của Âu Châu hình thành. Trong thực tế, ký ức về quá khứ linh hoạt những khát vọng của Âu Châu về tương lai.
”Đó cũng là lý do tại sao các tín hữu Kitô noi gương các nhân vật như thánh Adalberto và thánh Agnès miền Boemia. Sự dấn thân của họ trong việc phổ biến Tin Mừng là do xác tín các tín hữu Kitô không được co cụm vào mình, sợ hãi trần thế, trái lại phải tín thác chia sẻ kho tàng chân lý được ủy thác cho mình. Cũng thế, các tín hữu Kitô ngày nay, khi cởi mở đối với hoàn cảnh hiện tại và nhìn nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người quyết liệt hoán cải, một cuộc hoán cải phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và dẫn vào một cuộc sống mới trong ơn thánh. Vì thế, từ quan điểm đó, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các tín hữu Kitô phải liên kết với người khác để nhắc nhớ cho Âu Châu về những căn cội của mình.
Gặp gỡ giới trí thức đại học
Giã từ các vị lãnh đạo Kitô Tchèque, ĐTC đã đến lâu đài Praha để gặp gỡ giới văn hóa đại học vào lúc 6 giờ chiều ngày 27-9-2009. Tại đây đã có sự hiện diện của các giáo sư viện trưởng đại học toàn nước Tchèque cùng với các đại diện giáo sư và sinh viên, cũng như của các tổ chức văn hóa thuộc chính quyền và Giáo Hội Công Giáo.
Đại học Carlo ở thủ đô Praha là đại học cổ kính nhất tại miền Trung Âu cũng như tại Tchèque, do hoàng đế Carlo IV thành lập cách đây hơn 660 năm (1348), với sắc chỉ của ĐGH Clemente VI, và đã giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền hóa và ý thức quốc gia của dân Tchèque. Hiện nay đại học này gồm 17 phân khoa, 6 Học viện cao đẳng chuyên về huấn luyện và nghiên cứu, với tổng số sinh viên trên 42 ngàn, tức là chiếm 1/5 tổng số sinh viên toàn quốc. Ngoài ra có 7 ngàn người thuộc ban giảng huấn và nghiên cứu.
Khi ĐTC tiến vào sảnh đường Vladislavsky trong lâu đài Praha, vào lúc gần 6 giờ chiều, các sinh viên đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt. Tổng thống Vaclav Klaus cũng hiện diện trong số 500 người tại cuộc gặp gỡ.
Một đại diện sinh viên, rồi tới giáo sư viên trưởng đại học Carlo, Ông Vaclav Hampl, đã chào mừng ngài, trước khi ca đoàn đại học hợp xướng một bài mừng ĐTC:
Trong diễn văn trước giới văn hóa đại học, ĐTC bày tỏ lòng quí trọng vai trò của các đại học và các cơ sở giáo dục cao đẳng và nhận định rằng các qui luật hành xử của khoa học phù hợp với tinh thần Kitô, như đã được thánh Cirillo và Metodio biểu lộ trong việc cùng tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên sự tự trị của đại học, vốn bắt nguồn nơi trách nhiệm đối với chân lý, có thể bị cản trở. Cộng hòa Tchèque cũng như các nước khác đã kinh nghiệm về sự mất uy tín của truyền thống giáo dục đại học vì ý thức hệ duy vật và những toan tính khác nhắm bóp nghẹt tinh thần của con người. Dầu vậy, khát vọng tự do và chân lý, được biểu lộ qua sự nghiên cứu của các khoa học, đã vượt qua được những chướng ngại trên đây và đã chiến thắng. ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một xu hướng sai trái trong việc nghiên cứu và khẳng định rằng:
”Lý trí, một khi bị tách rời khỏi hướng đi cơ bản của con người tiến về chân lý, thì sẽ bắt đầu mất đường hướng của mình. Rốt cục nó trở nên khô cằn, và dưới cái vẻ khiêm tốn, nó hài lòng về những gì hoàn toàn là nhỏ nhặt hoặc tạm bợ, hoặc dưới cái vẻ chắc chắn, nó ép buộc phải đầu hàng trước những yêu cầu của những kẻ coi mọi điều đều có giá trị như nhau. Chủ thuyết duy tương đối từ đó mà ra, tạo nên một sự ngụy trang, hàm chứa những đe dọa mới chống lại sự tự trị của các tổ chức đại học.
”Trong quá khứ, chế độ độc tài đã xen mình vào việc thực thi lý trí và nghiên cứu đại học, ngày nay, công cuộc này nhiều khi cũng bị bó buộc phải cúi mình chiều theo sức ép của các nhóm theo đuổi những lợi lộc ý thức hệ và chiều theo tiếng gọi của những mục tiêu duy lợi ích, ngắn hạn, hoặc chỉ có tính chất thực tiễn. Nền văn hóa của chúng ta sẽ ra sao nếu nó được kiến tạo trên những lý luận hợp thời trang, mà ít tham chiếu truyền thống trí thức lịch sử chân thực, hoặc được xây dựng trên những xác tín được cổ võ ồ ạt và được tài trợ mạnh mẽ? Điều gì sẽ xảy ra khi người ta muốn duy trì sự tục hóa quyết liệt, và rốt cục phải tách rời khỏi những căn cội vốn mang lại sự sống cho các công trình nghiên cứu. Xã hội chúng ta sẽ không trở nên hợp lý hơn, bao dung hoặc uyển chuyển hơn, nhưng đúng ra nó sẽ trở nên mong manh hơn, ít bao quát hơn, và ngày càng vất vả cơ cực hơn trong việc nhận ra đâu là điều chân, thiện, mỹ.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi muốn khích lệ các bạn trong tất cả những gì các bạn đang làm để đáp lại lý tưởng và lòng quảng đại của người trẻ ngày nay, không những qua các chương trình học giúp họ trổi vượt, nhưng còn qua những kinh nghiệm về lý tưởng chung và trợ giúp lẫn nhau trong công trình nghiên cứu học hỏi. Khả năng phân tích và tìm hiểu để đưa ra giả thuyết khoa học cùng với nghệ thuật phân định khôn ngoan, chính là một phương dược giải độc hữu hiệu chữa trị những thái độ co cụm vào mình, thái độ không dấn thân và cả sự tha hóa nhiều khi xảy ra trong các xã hội sung túc và thường chiếu cố giới trẻ nhiều nhất”.
Thánh lễ tại Đền thánh Venceslao
Thứ hai 28-9-2009, lễ kính thánh Venceslao tử đạo, bổn mạng nước Tchèque, nên cũng là lễ nghỉ tại đây. Lúc quá 8 giờ sáng, ĐTC đã rời tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Praha dùng xe đi tới Stará Boleslav, cách đó 35 cây số, là nơi tử đạo của thánh Venceslao. Tại đây có Đền thờ kính thánh nhân và được coi là nơi biểu tượng sự khai sinh nước Tchèque.
Thánh Vencescao, trong tiếng Tchèque là Václav nghĩa là ”vinh quang”, sinh năm 907 tại Praha, con của quận công Bratislav miền Boemia. Thân phụ mất sớm, nên tuy Venceslao kế vị cha, nhưng việc nhiếp chính do thân mẫu là bà Drahomira đảm trách. Venceslao được bà nội là thánh nữ Ludmilla giáo dục theo tinh thần Kitô. Về sau, bà bị con dâu Drahomira sát hại và Bà được Giáo Hội tôn kính như vị tử đạo.
Sau khi thực sự cai quản đất nước từ năm 18 tuổi, quận công Venceslao nỗ lực hoạt động để mở rộng Kitô giáo tại miền Boemia, ngài mời các thừa sai người Đức đến hoạt động theo chủ trương đưa đất nước xích lại gần Tây Âu và nền văn hóa tại đây, tuy không thiếu những xung đột với nhà cầm quyền Đức bấy giờ.
Quận công Venceslao nổi bật về lòng can đảm và quảng đại. Trong một cuộc chiến chống lại một quận công khác ở miền Boemia, Venceslao đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một cuộc song đấu, để khỏi hy sinh bao sinh mạng của các binh sĩ; và kẻ thù đã hòa giải với ngài. Tuổi trẻ cũng như lối sống và hành động của Venceslao trở thành gương mẫu cho nhiều người dân, nhưng chính sự nổi tiếng ấy khiến cho một phần giới quí tộc chống lại Venceslao: họ vâng phục em ruột của thánh nhân tên là Boleslao và âm mưu giết Venceslao để giao trọn miền Boemia cho người em này. Boleslao không dám giết hại anh tại thủ đô Praha, nên đã lập kế mời anh đến lâu đài Stará Boleslav. Ông ta định giết anh trong bữa ăn, nhưng một số câu nói của Venceslao làm cho ông ta sợ là âm mưu đã bị tiết lộ. Vì thế Boleslao đợi cho anh đi vào nhà thờ một mình như mọi khi để đọc sách nguyện. Và tại đây, quận công Venceslao đã bị em sát hại ngày 28-9 năm 935 lúc mới 28 tuổi. 3 năm sau, di hài Venceslao được đưa về an táng tại Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở Praha. Ngay từ thế kỷ thứ 10, Venceslao đã được tôn kính như một vị thánh và trở thành biểu tượng của quốc gia Boemia. Đền thờ kính thánh nhân ở Starà Boleslav trở thành nơi hành hương toàn quốc.
Đến đền thánh Venceslao lúc gần 9 giờ, ĐTC được cha sở, cùng với vị chủ tịch miền và thị trưởng địa phương và ca đoàn thiếu nhi đón tiếp. Trong thánh đường đặc biệt có 20 linh mục cao niên thuộc viện dưỡng lão của HĐGM Tchèque và những người tháp tùng.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa, ĐTC đã xuống hầm thánh đường nơi có di cốt của thánh Venceslao để kính viếng, rồi ngài lần lượt bắt tay thăm hỏi các linh mục cao niên.
Liền đó, ngài lên xe bọc kính tiến ra quảng trường cách đó hơn 1 cây số để cử hành thánh lễ cho hàng chục ngàn tín hữu, đại đa số là giới trẻ, đang chờ sẵn tại đây từ sáng sớm. Quang cảnh giống như trong các ngày Quốc tế giới trẻ: xe bọc kính chở ĐTC tiến qua các lối đi để chào các tín hữu, họ vẫy các thứ cờ, cờ Tòa Thánh, Tchèque, Ba Lan, Slovak, Đức, Bavière, Ucraine và reo hò vui mừng.. Hơn 10 ngàn bạn trẻ đã cắm trại từ đêm hôm trước để có thể dự lễ.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ dưới trời nắng đẹp, có 50 HY và GM trong đó có nhiều GM đến từ các nước láng giềng, lối 800 LM ngồi tại khu vực trước lễ đài đơn sơ. Nhiều màn hình khổng lồ được bố trí để các tín hữu ở xa cũng có thể theo dõi thánh lễ. Trong số 45 ngàn người hiện diện đặc biệt có Tổng thống Vaclav Klaus và phu nhân, cùng với nhiều vị trong chính quyền.
Bài giảng
Đầu bài giảng, ĐTC đã chúc mừng tổng thống Vaclav Klaus nhân dịp lễ bổn mạng của ông cũng như tất cả những người mang tên thánh Venceslao. Ngài mời gọi mọi người cố gắng nên thánh, noi gương thánh vương Venceslao. Thánh vương đã đổ máu ra trên đất nước này và con chim đại bàng của thánh vương được chọn làm huy hiệu cho chuyến viếng thăm hôm nay trở thành biểu hiệu lịch sử của Quốc gia Tchèque. ĐTC nói: ”Vị đại thánh mà anh chị em kính mến và gọi là Hoàng Tử muôn đời của người dân Tchèque, mời gọi chúng ta luôn trung thành theo Chúa Kitô, mời gọi chúng ta nên thánh. Chính Người là mẫu gương thánh thiện cho tất cả mọi người, một cách đặc biệt cho những hướng dẫn vận mệnh của các cộng đoàn và dân nước.”
”Trong thế kỷ vừa qua, đất nước anh chị em đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều người quyền thế đạt các địa vị cao hầu như không thể đạt được. Nhưng bất thình lình họ mất quyền bính. Ai đã chối bỏ và tiếp tục chối bỏ Thiên Chúa, thì hậu quả là họ không tôn trọng con người và xem ra đạt thành công vật chất một cách dễ dãi. Nhưng chỉ cần lột lớp vỏ hời hợt bên ngoài để trông thấy sự buồn sầu và không thỏa mãn nơi họ. Chỉ có ai duy trì trong tâm lòng sự kính sợ Thiên Chúa mới tin tưởng nơi con người và dùng cuộc sống của mình để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Ngày nay cần có những người tin và đáng tin cậy sẵn sàng phổ biến các nguyện tắc và lý tưởng Kitô trong mọi mỗi trường sống. Đó là sự thánh thiện, là ơn gọi chung của mọi người đã được rửa tội thúc đẩy tín hữu chu toàn bổn phận với lòng trung thánh và can đảm, không nhắm lợi lộc riêng tư nhưng nhắm công ích và tìm ý Chúa trong mọi lúc.
Quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm ĐTC nói:
”Trong trang Phúc Âm chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu nói thật rõ ràng: ”Ích lợi gì cho con người khi được cả thế giới mà mất sự sống mình?” (Mt 16,26). Như vậy Chúa khích lệ chúng ta coi giá trị đích thật của cuộc sống con người không chỉ được đo lường bằng của cải vật chất và lợi lộc mau qua, vì không phải các thực tại vật chất thỏa mãn được khát vọng sâu thẳm ý nghĩa và hạnh phúc trong trái tim con người. Vì thế Chúa Giêsu không ngần ngại đề nghị với các môn đệ con đường hẹp của sự thánh thiện. ”Ai mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm lại được sự sống” (v. 25). Và Ngài cương quyết lập lại: ”Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo” (v. 24). Chắc chắn đây là thứ ngôn ngữ khó chấp nhận và khó thực hành, nhưng chứng tá của các thánh cho thấy đó là điều thể làm được, nếu chúng ta tín thác nơi Chúa Kitô. Kitô hữu đích thật sống trung thực với các nguyên tắc và lòng tin kitô. Cần phải tốt lành và liêm chính thực sự, và để cho Thiên Chúa được tỏ hiện nơi chúng ta.
”Thánh Venceslao đã có can đảm đặt để nước trời trước sức hấp dẫn của quyền bính trần gian. Người trung thành với các giáo huấn tin mừng, mà bà nội là thánh nữ tử đạo Ludmilla đã dậy Người. Người tìm xây dựng sự chung sống hòa bình với các nước láng giềng, và phổ biến lòng tin bằng cách xin các linh mục và xây dựng các thánh đường, giúp đỡ dân nghèo, cho người rách rưới mặc, cho kẻ đói ăn, tiếp đón tín hữu hành hương, bênh vực người góa bụa và yêu thương tất cả mọi người, noi gương xót thương của Chúa, và tha thứ cho cả người em đã ám sát thánh nhân. Thánh Venceslao đã chết vì Chúa Kitô, vì thế tên người trường tồn, vì các người kế vị Boleslao sẽ mang tên của người. Máu tử đạo không mời gọi thù hận và báo oán nhưng tha thứ và hòa bình... Chúng ta hãy cầu nguyện để như người chúng ta cũng nhanh chân bước đi trên con đường thành thiện.”
Sứ điệp cho các bạn trẻ
Cuối thánh lễ, vào lúc gần 12 giờ trưa, hai bạn trẻ Tchèque, một nam một nữ đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Họ dâng tặng ngài cuốn Album hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque cùng với một ngân phiếu gần 290 ngàn couronnes, tương đương với 12080 Euro họ quyên góp được để giúp các bạn trẻ Phi châu.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cho biết ngài cũng cảm thấy trẻ trung vì lòng nhiệt thành phấn khởi và quảng đại của các bạn trẻ. Ngài nhắc đến khát vọng hạnh phúc nơi mỗi người trẻ, khát vọng này thường bị xã hội duy tiêu thụ ngày nay khai thác một cách gian dối và làm tha hóa. Nhiều người trẻ đã bị những ảo ảnh thiên đường giả tạo thu hút để rồi bị rơi vào tình trạng cô đơn buồn thảm. ĐTC mời gọi các bạn trẻ nhìn kinh nghiệm của thánh Augustino khám phá thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời thỏa đáng cho ước vọng của mỗi người, ước vọng một cuộc sống hạnh phúc, đầy ý nghĩa và giá trị (Conf. I,1,1). ĐTC nói:
”Chúa đến gặp mỗi người các bạn. Ngài gõ cửa tự do của các bạn và xin được đón nhận như một người bạn. Chúa muốn làm cho các bạn hạnh phúc, làm cho các bạn tràn đầy nhân tính và phẩm giá. Đức tin Kitô là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, một Nhân Vật sống động mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định... Chúa kêu gọi đích danh mỗi người và ngài muốn ủy thác cho mỗi người một sứ mạng đặc thù trong Giáo Hội và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy ý thức rằng bí tích rửa tội làm cho các bạn thành con Thiên Chúa và thành chi thể Thân Mình ngài là Giáo Hội. Chúa Giêsu liên tục mời gọi các bạn hãy trở thành môn đệ và nhân chứng của Ngài.
Trong ý hướng đó, ĐTC khuyến khích các bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân, hoặc trong đời sống LM thừa tác và đời sống thánh hiến. Ngài nói: ”Đặc biệt trong Năm Linh Mục này, hỡi các bạn trẻ, tôi kêu gọi các bạn hãy chú ý và sẵn sàng đối với tiếng gọi của Chúa Giêsu hiến dâng cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Giáo Hội tại đất nước này đang cần đông đảo các linh mục thánh thiện và những người hoàn toàn thánh hiến để phụng sự Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới”.
Trong sứ điệp, ĐTC không quên cám ơn các bạn trẻ về tập hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque và ngài cũng mời gọi họ đến tham dự Ngày Quốc tế giới trẻ vào tháng 8 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha.
Sau thánh lễ, ĐTC đã trở về thủ đô Praha và dùng bữa với HĐGM Tchèque tại tòa TGM, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi.
Sau đó, lúc gần 5 giờ chiều, ngài ra phi trường Starà Ruzyné. Tại đây đã diễn ra nghi thức tiễn biệt với sự hiện diện của tổng thống Klaus, chính quyền và đông đảo các GM.
Trong lời từ biệt, ĐTC nhiệt liệt cám ơn Tổng thống, giáo quyền, và các nhân viên truyền thông cũng như những người thiện nguyện, và tất cả các tín hữu đã tham gia các buổi cầu nguyện. Ngài nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội tại đất nước này được thực sự chúc phúc nhờ đoàn ngũ đông đảo các thừa sai và các vị tử đạo, cũng như các thánh chiêm niệm, trong đó có thánh Agnès miền Boemia, được phong hiển thánh cách đây 20 năm. Lễ tôn phong cho thánh nữ là biểu tượng nói lên sự giải phóng đất nước này khỏi sự đàn áp vô thần.
ĐTC cũng nhắc đến và đề cao tầm quan trọng của công cuộc đối thoại đại kết, cũng như cuộc gặp gỡ với giới trẻ trong thánh lễ ban sáng, qua đó ngài khích lệ các bạn trẻ xây dựng trên những truyền thống tốt đẹp nhất của quốc gia Tchèque, đặc biệt là trên gia sản Kitô.
Chiếc máy bay Airbus 319 của Phủ tổng thống Cộng Hòa Tchèque đã chở ĐTC cùng với đoàn tùy tùng và các ký giả về đến Roma lúc gần 8 giờ tối hôm qua, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm thứ 13 của ĐTC Biển Đức 16 tại nước ngoài.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi SJ, cho biết ĐTC đã đặt được những mục tiêu ngài đề ra, đó là khích lệ và củng cố đức tin của Giáo Hội địa phương, và cổ võ những quan hệ tích cực giữa Giáo Hội và xã hội. Ngài bày tỏ tất cả tình thân hữu với nhân dân Cộng hòa Tchèque cũng như với các dân tộc khác ở Âu Châu. Chắc chắn ĐTC rất hài lòng về cuộc viếng thăm này”.
Sau đây là một số hoạt động của Đức Thánh Cha kể từ chiều chúa nhật 27-9-2009:
Gặp gỡ đại kết
Trong số 10 triệu 380 ngàn dân Tchèque hiện nay có 31,7% là tín hữu Công Giáo và 7% thuộc các Giáo Hội Kitô khác như Tin lành, Giáo Hội anh em Boemia, Giáo Hội quốc gia Hussite, v.v. 20% tuyên bố mình là vô thần và 20% không thuộc về tôn giáo nào.
Quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành tại Tchèque vốn có nhiều sóng gió trong lịch sử nhưng hiện nay, quan hệ này được mô tả là tốt. Các Giáo Hội Kitô nhìn nhận phép rửa tội của nhau, và cùng cộng tác với nhau trong việc thương thuyết với Nhà Nước về vấn đề trả lại tài sản đã bị Nhà Nước cộng sản trước kia tịch thu. Vết thương do vụ nhà cải cách Jan Hus bị thiêu sinh hồi thế kỷ 15 ngày càng được chữa lành, tuy chưa lành hẳn.
Chẳng hạn, hôm 26-9-2009, ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của ĐTC, người ta thấy có những người tin lành Hussite trương biểu ngữ lớn bằng tiếng Tchèque, và la tinh trên mặt tiền bộ giáo dục, với hàng chữ ”Đức Biển Đức 16 phục hồi Jan Hus”. Jan Hus vốn là một nhà giảng thuyết và giáo sư nổi danh người Tchèque hồi thế kỷ 15, sống trước Luther lối 1 thế kỷ, Ông thành lập phong trào đòi cải tổ sâu rộng trong Giáo Hội, tố giác vấn đề ân xá, và lối sống không xứng đáng của giới lãnh đạo Giáo Hội. Ông từ chối từ bỏ các ý tưởng của mình tại Công đồng thành Contance và bị thiêu sinh năm 1415. Năm 1999, Đức Gioan Phaolô 2 đã xin lỗi về vụ bách hại Jan Hus và các đồ đệ của ông, đồng thời tổ chức một Hội nghị quốc tế về Jan Hus để tạo điều kiện cho sự phân tích lịch sử tôn giáo phức tạp và sóng gió tại Tchèque và Âu Châu bấy giờ.
Cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra lúc 5 giờ 15 phút tại Tòa TGM Praha với sự hiện diện của ĐHY Miroslav Vlk, TGM sở tại, Mục Sư Cerny, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Tchèque cũng như đại diện của các Giáo Hội thành viên.
Ngỏ lời trong dịp này, sau lời chào mừng của Mục Sư Cerny, ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô Tchèque đoàn kết với nhau để chống lại những toan tính gạt ra ngoài lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi họ viện cớ rằng giáo huấn của Kitô giáo có hại cho an sinh của xã hội. Ngài kêu gọi suy tư về hiện tượng này và tự hỏi đâu là đóng góp mà Tin Mừng có thể mang lại cho Cộng hòa Tchèque và nói chung cho toàn Âu Châu. ĐTC nói:
”Kitô giáo có rất nhiều điều để cống hiến trên phương diện thực hành và luân lý, vì Tin Mừng không bao giờ ngưng gợi hứng cho những người nam nữ dấn thân phục vụ anh chị em mình. Ít ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng khi ngắm nhìn Chúa Giêsu thành Nazareth với con mắt đức tin, họ biết rằng Thiên Chúa ban tặng một thực tại sâu xa hơn nhiều và không thể tách rời khỏi các hoạt động của đức bác ái đang diễn ra trên thế giới này (CV 2): Chúa ban tặng ơn cứu độ. Từ ”cứu độ” này có nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả một khát vọng cơ bản và phổ quát của con người, mong muốn được hạnh phúc và được viên mãn. Ơn cứu độ ám chỉ tới ước muốn nồng nhiệt được hòa giải và hiệp thông phát xuất từ thẳm sâu tinh thần con người. Ơn cứu độ là chân lý nòng cốt của Tin Mừng và là đối tượng mà mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và hoạt động mục vụ đều nhắm tới. Đó là tiêu chuẩn mà các tín hữu Kitô luôn qui hướng tới trong nỗ lực chữa lành những vết thương chia rẽ trong quá khứ”.
ĐTC bày tỏ hy vọng những sáng kiến đại kết tại Cộng hòa Tchèque mang lại thành quả, không những cho việc theo đuổi con đường hiệp nhất các tín hữu Kitô những còn mưu ích cho toàn thể xã hội Âu Châu nữa. Ngài nói: ”Khi Âu châu lắng nghe lịch sử Kitô giáo tức là lắng nghe chính lịch sử của mình. Những ý niệm của Âu châu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với các cơ chế văn hóa và pháp lý được thiết lập để bảo vệ cũng như thông truyền các ý niệm ấy cho các thế hệ tương lai, đều được gia sản Kitô của Âu Châu hình thành. Trong thực tế, ký ức về quá khứ linh hoạt những khát vọng của Âu Châu về tương lai.
”Đó cũng là lý do tại sao các tín hữu Kitô noi gương các nhân vật như thánh Adalberto và thánh Agnès miền Boemia. Sự dấn thân của họ trong việc phổ biến Tin Mừng là do xác tín các tín hữu Kitô không được co cụm vào mình, sợ hãi trần thế, trái lại phải tín thác chia sẻ kho tàng chân lý được ủy thác cho mình. Cũng thế, các tín hữu Kitô ngày nay, khi cởi mở đối với hoàn cảnh hiện tại và nhìn nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người quyết liệt hoán cải, một cuộc hoán cải phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và dẫn vào một cuộc sống mới trong ơn thánh. Vì thế, từ quan điểm đó, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các tín hữu Kitô phải liên kết với người khác để nhắc nhớ cho Âu Châu về những căn cội của mình.
Gặp gỡ giới trí thức đại học
Đại học Carlo ở thủ đô Praha là đại học cổ kính nhất tại miền Trung Âu cũng như tại Tchèque, do hoàng đế Carlo IV thành lập cách đây hơn 660 năm (1348), với sắc chỉ của ĐGH Clemente VI, và đã giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền hóa và ý thức quốc gia của dân Tchèque. Hiện nay đại học này gồm 17 phân khoa, 6 Học viện cao đẳng chuyên về huấn luyện và nghiên cứu, với tổng số sinh viên trên 42 ngàn, tức là chiếm 1/5 tổng số sinh viên toàn quốc. Ngoài ra có 7 ngàn người thuộc ban giảng huấn và nghiên cứu.
Khi ĐTC tiến vào sảnh đường Vladislavsky trong lâu đài Praha, vào lúc gần 6 giờ chiều, các sinh viên đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt. Tổng thống Vaclav Klaus cũng hiện diện trong số 500 người tại cuộc gặp gỡ.
Một đại diện sinh viên, rồi tới giáo sư viên trưởng đại học Carlo, Ông Vaclav Hampl, đã chào mừng ngài, trước khi ca đoàn đại học hợp xướng một bài mừng ĐTC:
Trong diễn văn trước giới văn hóa đại học, ĐTC bày tỏ lòng quí trọng vai trò của các đại học và các cơ sở giáo dục cao đẳng và nhận định rằng các qui luật hành xử của khoa học phù hợp với tinh thần Kitô, như đã được thánh Cirillo và Metodio biểu lộ trong việc cùng tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên sự tự trị của đại học, vốn bắt nguồn nơi trách nhiệm đối với chân lý, có thể bị cản trở. Cộng hòa Tchèque cũng như các nước khác đã kinh nghiệm về sự mất uy tín của truyền thống giáo dục đại học vì ý thức hệ duy vật và những toan tính khác nhắm bóp nghẹt tinh thần của con người. Dầu vậy, khát vọng tự do và chân lý, được biểu lộ qua sự nghiên cứu của các khoa học, đã vượt qua được những chướng ngại trên đây và đã chiến thắng. ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một xu hướng sai trái trong việc nghiên cứu và khẳng định rằng:
”Lý trí, một khi bị tách rời khỏi hướng đi cơ bản của con người tiến về chân lý, thì sẽ bắt đầu mất đường hướng của mình. Rốt cục nó trở nên khô cằn, và dưới cái vẻ khiêm tốn, nó hài lòng về những gì hoàn toàn là nhỏ nhặt hoặc tạm bợ, hoặc dưới cái vẻ chắc chắn, nó ép buộc phải đầu hàng trước những yêu cầu của những kẻ coi mọi điều đều có giá trị như nhau. Chủ thuyết duy tương đối từ đó mà ra, tạo nên một sự ngụy trang, hàm chứa những đe dọa mới chống lại sự tự trị của các tổ chức đại học.
”Trong quá khứ, chế độ độc tài đã xen mình vào việc thực thi lý trí và nghiên cứu đại học, ngày nay, công cuộc này nhiều khi cũng bị bó buộc phải cúi mình chiều theo sức ép của các nhóm theo đuổi những lợi lộc ý thức hệ và chiều theo tiếng gọi của những mục tiêu duy lợi ích, ngắn hạn, hoặc chỉ có tính chất thực tiễn. Nền văn hóa của chúng ta sẽ ra sao nếu nó được kiến tạo trên những lý luận hợp thời trang, mà ít tham chiếu truyền thống trí thức lịch sử chân thực, hoặc được xây dựng trên những xác tín được cổ võ ồ ạt và được tài trợ mạnh mẽ? Điều gì sẽ xảy ra khi người ta muốn duy trì sự tục hóa quyết liệt, và rốt cục phải tách rời khỏi những căn cội vốn mang lại sự sống cho các công trình nghiên cứu. Xã hội chúng ta sẽ không trở nên hợp lý hơn, bao dung hoặc uyển chuyển hơn, nhưng đúng ra nó sẽ trở nên mong manh hơn, ít bao quát hơn, và ngày càng vất vả cơ cực hơn trong việc nhận ra đâu là điều chân, thiện, mỹ.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi muốn khích lệ các bạn trong tất cả những gì các bạn đang làm để đáp lại lý tưởng và lòng quảng đại của người trẻ ngày nay, không những qua các chương trình học giúp họ trổi vượt, nhưng còn qua những kinh nghiệm về lý tưởng chung và trợ giúp lẫn nhau trong công trình nghiên cứu học hỏi. Khả năng phân tích và tìm hiểu để đưa ra giả thuyết khoa học cùng với nghệ thuật phân định khôn ngoan, chính là một phương dược giải độc hữu hiệu chữa trị những thái độ co cụm vào mình, thái độ không dấn thân và cả sự tha hóa nhiều khi xảy ra trong các xã hội sung túc và thường chiếu cố giới trẻ nhiều nhất”.
Thánh lễ tại Đền thánh Venceslao
Thánh Vencescao, trong tiếng Tchèque là Václav nghĩa là ”vinh quang”, sinh năm 907 tại Praha, con của quận công Bratislav miền Boemia. Thân phụ mất sớm, nên tuy Venceslao kế vị cha, nhưng việc nhiếp chính do thân mẫu là bà Drahomira đảm trách. Venceslao được bà nội là thánh nữ Ludmilla giáo dục theo tinh thần Kitô. Về sau, bà bị con dâu Drahomira sát hại và Bà được Giáo Hội tôn kính như vị tử đạo.
Sau khi thực sự cai quản đất nước từ năm 18 tuổi, quận công Venceslao nỗ lực hoạt động để mở rộng Kitô giáo tại miền Boemia, ngài mời các thừa sai người Đức đến hoạt động theo chủ trương đưa đất nước xích lại gần Tây Âu và nền văn hóa tại đây, tuy không thiếu những xung đột với nhà cầm quyền Đức bấy giờ.
Quận công Venceslao nổi bật về lòng can đảm và quảng đại. Trong một cuộc chiến chống lại một quận công khác ở miền Boemia, Venceslao đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một cuộc song đấu, để khỏi hy sinh bao sinh mạng của các binh sĩ; và kẻ thù đã hòa giải với ngài. Tuổi trẻ cũng như lối sống và hành động của Venceslao trở thành gương mẫu cho nhiều người dân, nhưng chính sự nổi tiếng ấy khiến cho một phần giới quí tộc chống lại Venceslao: họ vâng phục em ruột của thánh nhân tên là Boleslao và âm mưu giết Venceslao để giao trọn miền Boemia cho người em này. Boleslao không dám giết hại anh tại thủ đô Praha, nên đã lập kế mời anh đến lâu đài Stará Boleslav. Ông ta định giết anh trong bữa ăn, nhưng một số câu nói của Venceslao làm cho ông ta sợ là âm mưu đã bị tiết lộ. Vì thế Boleslao đợi cho anh đi vào nhà thờ một mình như mọi khi để đọc sách nguyện. Và tại đây, quận công Venceslao đã bị em sát hại ngày 28-9 năm 935 lúc mới 28 tuổi. 3 năm sau, di hài Venceslao được đưa về an táng tại Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở Praha. Ngay từ thế kỷ thứ 10, Venceslao đã được tôn kính như một vị thánh và trở thành biểu tượng của quốc gia Boemia. Đền thờ kính thánh nhân ở Starà Boleslav trở thành nơi hành hương toàn quốc.
Đến đền thánh Venceslao lúc gần 9 giờ, ĐTC được cha sở, cùng với vị chủ tịch miền và thị trưởng địa phương và ca đoàn thiếu nhi đón tiếp. Trong thánh đường đặc biệt có 20 linh mục cao niên thuộc viện dưỡng lão của HĐGM Tchèque và những người tháp tùng.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa, ĐTC đã xuống hầm thánh đường nơi có di cốt của thánh Venceslao để kính viếng, rồi ngài lần lượt bắt tay thăm hỏi các linh mục cao niên.
Liền đó, ngài lên xe bọc kính tiến ra quảng trường cách đó hơn 1 cây số để cử hành thánh lễ cho hàng chục ngàn tín hữu, đại đa số là giới trẻ, đang chờ sẵn tại đây từ sáng sớm. Quang cảnh giống như trong các ngày Quốc tế giới trẻ: xe bọc kính chở ĐTC tiến qua các lối đi để chào các tín hữu, họ vẫy các thứ cờ, cờ Tòa Thánh, Tchèque, Ba Lan, Slovak, Đức, Bavière, Ucraine và reo hò vui mừng.. Hơn 10 ngàn bạn trẻ đã cắm trại từ đêm hôm trước để có thể dự lễ.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ dưới trời nắng đẹp, có 50 HY và GM trong đó có nhiều GM đến từ các nước láng giềng, lối 800 LM ngồi tại khu vực trước lễ đài đơn sơ. Nhiều màn hình khổng lồ được bố trí để các tín hữu ở xa cũng có thể theo dõi thánh lễ. Trong số 45 ngàn người hiện diện đặc biệt có Tổng thống Vaclav Klaus và phu nhân, cùng với nhiều vị trong chính quyền.
Bài giảng
”Trong thế kỷ vừa qua, đất nước anh chị em đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều người quyền thế đạt các địa vị cao hầu như không thể đạt được. Nhưng bất thình lình họ mất quyền bính. Ai đã chối bỏ và tiếp tục chối bỏ Thiên Chúa, thì hậu quả là họ không tôn trọng con người và xem ra đạt thành công vật chất một cách dễ dãi. Nhưng chỉ cần lột lớp vỏ hời hợt bên ngoài để trông thấy sự buồn sầu và không thỏa mãn nơi họ. Chỉ có ai duy trì trong tâm lòng sự kính sợ Thiên Chúa mới tin tưởng nơi con người và dùng cuộc sống của mình để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Ngày nay cần có những người tin và đáng tin cậy sẵn sàng phổ biến các nguyện tắc và lý tưởng Kitô trong mọi mỗi trường sống. Đó là sự thánh thiện, là ơn gọi chung của mọi người đã được rửa tội thúc đẩy tín hữu chu toàn bổn phận với lòng trung thánh và can đảm, không nhắm lợi lộc riêng tư nhưng nhắm công ích và tìm ý Chúa trong mọi lúc.
Quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm ĐTC nói:
”Trong trang Phúc Âm chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu nói thật rõ ràng: ”Ích lợi gì cho con người khi được cả thế giới mà mất sự sống mình?” (Mt 16,26). Như vậy Chúa khích lệ chúng ta coi giá trị đích thật của cuộc sống con người không chỉ được đo lường bằng của cải vật chất và lợi lộc mau qua, vì không phải các thực tại vật chất thỏa mãn được khát vọng sâu thẳm ý nghĩa và hạnh phúc trong trái tim con người. Vì thế Chúa Giêsu không ngần ngại đề nghị với các môn đệ con đường hẹp của sự thánh thiện. ”Ai mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm lại được sự sống” (v. 25). Và Ngài cương quyết lập lại: ”Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo” (v. 24). Chắc chắn đây là thứ ngôn ngữ khó chấp nhận và khó thực hành, nhưng chứng tá của các thánh cho thấy đó là điều thể làm được, nếu chúng ta tín thác nơi Chúa Kitô. Kitô hữu đích thật sống trung thực với các nguyên tắc và lòng tin kitô. Cần phải tốt lành và liêm chính thực sự, và để cho Thiên Chúa được tỏ hiện nơi chúng ta.
”Thánh Venceslao đã có can đảm đặt để nước trời trước sức hấp dẫn của quyền bính trần gian. Người trung thành với các giáo huấn tin mừng, mà bà nội là thánh nữ tử đạo Ludmilla đã dậy Người. Người tìm xây dựng sự chung sống hòa bình với các nước láng giềng, và phổ biến lòng tin bằng cách xin các linh mục và xây dựng các thánh đường, giúp đỡ dân nghèo, cho người rách rưới mặc, cho kẻ đói ăn, tiếp đón tín hữu hành hương, bênh vực người góa bụa và yêu thương tất cả mọi người, noi gương xót thương của Chúa, và tha thứ cho cả người em đã ám sát thánh nhân. Thánh Venceslao đã chết vì Chúa Kitô, vì thế tên người trường tồn, vì các người kế vị Boleslao sẽ mang tên của người. Máu tử đạo không mời gọi thù hận và báo oán nhưng tha thứ và hòa bình... Chúng ta hãy cầu nguyện để như người chúng ta cũng nhanh chân bước đi trên con đường thành thiện.”
Sứ điệp cho các bạn trẻ
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cho biết ngài cũng cảm thấy trẻ trung vì lòng nhiệt thành phấn khởi và quảng đại của các bạn trẻ. Ngài nhắc đến khát vọng hạnh phúc nơi mỗi người trẻ, khát vọng này thường bị xã hội duy tiêu thụ ngày nay khai thác một cách gian dối và làm tha hóa. Nhiều người trẻ đã bị những ảo ảnh thiên đường giả tạo thu hút để rồi bị rơi vào tình trạng cô đơn buồn thảm. ĐTC mời gọi các bạn trẻ nhìn kinh nghiệm của thánh Augustino khám phá thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời thỏa đáng cho ước vọng của mỗi người, ước vọng một cuộc sống hạnh phúc, đầy ý nghĩa và giá trị (Conf. I,1,1). ĐTC nói:
”Chúa đến gặp mỗi người các bạn. Ngài gõ cửa tự do của các bạn và xin được đón nhận như một người bạn. Chúa muốn làm cho các bạn hạnh phúc, làm cho các bạn tràn đầy nhân tính và phẩm giá. Đức tin Kitô là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, một Nhân Vật sống động mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định... Chúa kêu gọi đích danh mỗi người và ngài muốn ủy thác cho mỗi người một sứ mạng đặc thù trong Giáo Hội và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy ý thức rằng bí tích rửa tội làm cho các bạn thành con Thiên Chúa và thành chi thể Thân Mình ngài là Giáo Hội. Chúa Giêsu liên tục mời gọi các bạn hãy trở thành môn đệ và nhân chứng của Ngài.
Trong ý hướng đó, ĐTC khuyến khích các bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân, hoặc trong đời sống LM thừa tác và đời sống thánh hiến. Ngài nói: ”Đặc biệt trong Năm Linh Mục này, hỡi các bạn trẻ, tôi kêu gọi các bạn hãy chú ý và sẵn sàng đối với tiếng gọi của Chúa Giêsu hiến dâng cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Giáo Hội tại đất nước này đang cần đông đảo các linh mục thánh thiện và những người hoàn toàn thánh hiến để phụng sự Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới”.
Trong sứ điệp, ĐTC không quên cám ơn các bạn trẻ về tập hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque và ngài cũng mời gọi họ đến tham dự Ngày Quốc tế giới trẻ vào tháng 8 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha.
Sau thánh lễ, ĐTC đã trở về thủ đô Praha và dùng bữa với HĐGM Tchèque tại tòa TGM, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi.
Sau đó, lúc gần 5 giờ chiều, ngài ra phi trường Starà Ruzyné. Tại đây đã diễn ra nghi thức tiễn biệt với sự hiện diện của tổng thống Klaus, chính quyền và đông đảo các GM.
ĐTC cũng nhắc đến và đề cao tầm quan trọng của công cuộc đối thoại đại kết, cũng như cuộc gặp gỡ với giới trẻ trong thánh lễ ban sáng, qua đó ngài khích lệ các bạn trẻ xây dựng trên những truyền thống tốt đẹp nhất của quốc gia Tchèque, đặc biệt là trên gia sản Kitô.
Chiếc máy bay Airbus 319 của Phủ tổng thống Cộng Hòa Tchèque đã chở ĐTC cùng với đoàn tùy tùng và các ký giả về đến Roma lúc gần 8 giờ tối hôm qua, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm thứ 13 của ĐTC Biển Đức 16 tại nước ngoài.
Huấn Từ của ĐTC dành cho Giới Trẻ: “Các bạn là Hy Vọng của Hội Thánh”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
17:42 28/09/2009
Vatican ngày 28 tháng 9, 2009 (VIS) – Sau Thánh Lễ hôm nay, ĐTC đã ban huấn từ cho khoảng 10,000 khách hành hương trẻ tụ họp tại Melnik, gần nơi tử vì đạo của Thánh Wenceslaus. Nhiều em đã cắm trại qua đêm để dự Thánh Lễ do ĐTC chủ tế. Dưới đây là bài huấn từ của ĐTC.
Các bạn trẻ thân mến,
Trong khi kết thúc buổi lễ này, cha quay về phiá các bạn và nhiệt tâm chào mừng các bạn. Các bạn đã đến đây thật đông từ khắp nơi trong nước và các nước láng giềng; các bạn đã cắm trại ở đây từ chiều hôm qua và đã nghỉ qua đêm trong lều, đã cùng nhau chia sẻ đức tin và tình đồng bạn. Cám ơn các bạn vì đang có mặt nơi đây. Đó là điều làm cho cha cảm thấy rằng lòng hăng say và quảng đại là đặc tính của tuổi trẻ. Được ở cùng các bạn làm cho ĐTC cảm thấy trẻ lại! Cha đặc biệt cám ơn người đại diện các bạn vì những lời chào mửng và món quà tuyệt diệu dành cho cha.
Các bạn thân mến, thật không khó mà thấy trong mỗi bạn trẻ có một khát vọng hạnh phúc, đôi khi pha lẫn với ưu tư: tuy nhiên, đó là một khát vọng thường bị khai thác bởi xã hội tiêu thụ thời nay bằng những phương cách sai lầm và xa lạ. Trái lại người ta phải coi trọng khát vọng hạnh phúc ấy, là điều cần những giải pháp thật sự và toàn diện. Ở tuổi các bạn, các bạn bắt đầu phải có những chọn lựa quan trọng đầu tiên, những chọn lựa có thể sẽ quyết định tương lai cuộc đời các bạn, dù tốt hay xấu. Tiếc rằng, nhiều đồng bạn của các bạn để cho mình bị dẫn đi lạc đường bởi những ảo tưởng về hạnh phúc giả tạo, và rồi thấy mình buồn thảm và cô đơn. Nhưng cũng có nhiều người trẻ, nam cũng như nữ, đã tìm cách biến đổi giáo thuyết ra hành động, như người đại diện của các bạn đã nói, và như thế làm cho cuộc đời họ có đầy ý nghĩa. Cha mời tất cả các bạn hãy kể đến kinh nghiệm của Thánh Augustinô, là đấng đã nói rằng trái tim của mỗi người đều không được an nghỉ cho đến khi nó tìm được điều mà nó thật sự tìm kiếm. Và ngài khám phá ra rằng chỉ một mình Đức Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời có thể thỏa mãn khát vọng hạnh phúc của ngài cũng như của từng người, là câu trả lời chứa đầy ý nghĩa và giá trị (x. Tự Thú, I.1.1).
Cũng như Chúa đã làm cho Thánh Augustinô, Người đến gặp mỗi người trong các bạn. Người gõ cửa tự do của bạn và yêu cầu bạn đón tiếp Người như một người bạn. Người muốn làm cho bạn sung sướng, muốn đổ đầy lòng nhân đạo và nhân phẩm vào bạn. Đức Tin Kitô giáo là thế này: gặp gỡ Đức Kitô, Đấng Hằng Sống ban cho cuộc đời chúng ta một chân trời mới, và kết quả là một hướng đi quyết định. Và khi trái tim của một người trẻ mở ra đón nhận chương trình của Người, thì không khó mà nhận ra và đi theo tiếng của Người. Chúa gọi tên từng người trong chúng ta, và trao phó cho chúng ta một sứ mệnh đặc biệt trong Hội Thánh và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, các bạn nên ý thức rằng nhờ Bí Tích Thánh Tẩy các bạn đã trở thành con cái Thiên Chúa và chi thể của Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Chúa Giêsu không ngừng lập lại lời mời gọi bạn làm môn đệ và nhân chứng của Người. Người mời gọi nhiều người trong các bạn sống trong bậc gia đình, và việc chuẩn bị cho Bí Tích này là một cuộc hành trình thật sự. Các bạn hãy coi trọng lời mời gọi gầy dựng một gia đình Kitô giáo của Thiên Chúa, và hãy biến tuổi trẻ của các bạn thành thời gian trong đó bạn xây dựng tương lai với một ý thức trách nhiệm. Xã hội cần các gia đình Kitô giáo, các gia đình thánh thiện!
Và nếu Chúa gọi các bạn đi theo Người trong chức vụ linh mục thừa tác hay trong đời thánh hiến, thì đừng ngại đáp lại lời mời gọi của Người. Đặc biệt là trong Năm Linh Mục này, cha van nài các bạn, hỡi các thanh niên trẻ: hãy lắng nghe và mở lòng ra đón nhận lời mời hiến thân phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài của Chúa Giêsu. Hội Thánh ở mọi quốc gia, kể cả quốc gia này, đang cần nhiều linh mục thánh thiện và cũng cần những người thánh hiến hoàn toàn để phụng sự Đức Kitô, là Niềm Hy Vọng của thế gian.
Hy Vọng! Từ này, mà cha thường nhắc laị, thật thích hợp với tuổi trẻ. Các người trẻ thân yêu, các bạn là hy vọng của Hội Thánh! Hội Thánh mong các bạn thành những sứ giả của hy vọng, như đã xảy ra năm ngoái, trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sự biểu lộ vĩ đại Đức Tin trẻ trung ấy mà cha được cảm nghiệm trực tiếp, và một số trong các bạn cũng đã dự phần. Nhiều người hơn nữa trong các bạn sẽ có thể đến Madrid vào Tháng Tám 2011. Ở đây và lúc này Cha mời các bạn tham gia cuộc họp mặt vĩ đại này của những người trẻ với Đức Kitô trong Hội Thánh.
Các bạn thân mến, một lần nữa cha cám ơn các bạn vì sự hiện diện nơi đây và vì món quà của các bạn: cuốn sách chứa đựng hình ảnh nhắc lại cuộc đời của những người trẻ trong các giáo phận của các bạn. Cám ơn các bạn vì dấu chỉ đoàn kết với những người trẻ ở Phi Châu mà các bạn đã trao cho Cha. ĐTC yêu cầu các bạn hãy sống Đức Tin của mình bằng niềm vui và hăng say; hãy lớn lên trong sự hợp nhất với nhau và với Đức Kitô; hãy cầu nguyện và chăm chỉ thường xuyên lãnh nhận các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải; hãy coi việc đào luyện đời sống Kitô hữu của mình là quan trọng, và luôn vâng phục giáo huấn của các vị Mục Tử của các bạn. Nguyện xin Thánh Wenceslaus hướng dẫn các bạn trên con đường này qua gương sáng và lời bầu cử của Ngài, và chớ gì các bạn vui hưởng sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Chúng ta. Cha thân ái chúc lành cho tất cả các bạn.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
* * *
Các bạn trẻ thân mến,
Trong khi kết thúc buổi lễ này, cha quay về phiá các bạn và nhiệt tâm chào mừng các bạn. Các bạn đã đến đây thật đông từ khắp nơi trong nước và các nước láng giềng; các bạn đã cắm trại ở đây từ chiều hôm qua và đã nghỉ qua đêm trong lều, đã cùng nhau chia sẻ đức tin và tình đồng bạn. Cám ơn các bạn vì đang có mặt nơi đây. Đó là điều làm cho cha cảm thấy rằng lòng hăng say và quảng đại là đặc tính của tuổi trẻ. Được ở cùng các bạn làm cho ĐTC cảm thấy trẻ lại! Cha đặc biệt cám ơn người đại diện các bạn vì những lời chào mửng và món quà tuyệt diệu dành cho cha.
Các bạn thân mến, thật không khó mà thấy trong mỗi bạn trẻ có một khát vọng hạnh phúc, đôi khi pha lẫn với ưu tư: tuy nhiên, đó là một khát vọng thường bị khai thác bởi xã hội tiêu thụ thời nay bằng những phương cách sai lầm và xa lạ. Trái lại người ta phải coi trọng khát vọng hạnh phúc ấy, là điều cần những giải pháp thật sự và toàn diện. Ở tuổi các bạn, các bạn bắt đầu phải có những chọn lựa quan trọng đầu tiên, những chọn lựa có thể sẽ quyết định tương lai cuộc đời các bạn, dù tốt hay xấu. Tiếc rằng, nhiều đồng bạn của các bạn để cho mình bị dẫn đi lạc đường bởi những ảo tưởng về hạnh phúc giả tạo, và rồi thấy mình buồn thảm và cô đơn. Nhưng cũng có nhiều người trẻ, nam cũng như nữ, đã tìm cách biến đổi giáo thuyết ra hành động, như người đại diện của các bạn đã nói, và như thế làm cho cuộc đời họ có đầy ý nghĩa. Cha mời tất cả các bạn hãy kể đến kinh nghiệm của Thánh Augustinô, là đấng đã nói rằng trái tim của mỗi người đều không được an nghỉ cho đến khi nó tìm được điều mà nó thật sự tìm kiếm. Và ngài khám phá ra rằng chỉ một mình Đức Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời có thể thỏa mãn khát vọng hạnh phúc của ngài cũng như của từng người, là câu trả lời chứa đầy ý nghĩa và giá trị (x. Tự Thú, I.1.1).
Cũng như Chúa đã làm cho Thánh Augustinô, Người đến gặp mỗi người trong các bạn. Người gõ cửa tự do của bạn và yêu cầu bạn đón tiếp Người như một người bạn. Người muốn làm cho bạn sung sướng, muốn đổ đầy lòng nhân đạo và nhân phẩm vào bạn. Đức Tin Kitô giáo là thế này: gặp gỡ Đức Kitô, Đấng Hằng Sống ban cho cuộc đời chúng ta một chân trời mới, và kết quả là một hướng đi quyết định. Và khi trái tim của một người trẻ mở ra đón nhận chương trình của Người, thì không khó mà nhận ra và đi theo tiếng của Người. Chúa gọi tên từng người trong chúng ta, và trao phó cho chúng ta một sứ mệnh đặc biệt trong Hội Thánh và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, các bạn nên ý thức rằng nhờ Bí Tích Thánh Tẩy các bạn đã trở thành con cái Thiên Chúa và chi thể của Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Chúa Giêsu không ngừng lập lại lời mời gọi bạn làm môn đệ và nhân chứng của Người. Người mời gọi nhiều người trong các bạn sống trong bậc gia đình, và việc chuẩn bị cho Bí Tích này là một cuộc hành trình thật sự. Các bạn hãy coi trọng lời mời gọi gầy dựng một gia đình Kitô giáo của Thiên Chúa, và hãy biến tuổi trẻ của các bạn thành thời gian trong đó bạn xây dựng tương lai với một ý thức trách nhiệm. Xã hội cần các gia đình Kitô giáo, các gia đình thánh thiện!
Và nếu Chúa gọi các bạn đi theo Người trong chức vụ linh mục thừa tác hay trong đời thánh hiến, thì đừng ngại đáp lại lời mời gọi của Người. Đặc biệt là trong Năm Linh Mục này, cha van nài các bạn, hỡi các thanh niên trẻ: hãy lắng nghe và mở lòng ra đón nhận lời mời hiến thân phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài của Chúa Giêsu. Hội Thánh ở mọi quốc gia, kể cả quốc gia này, đang cần nhiều linh mục thánh thiện và cũng cần những người thánh hiến hoàn toàn để phụng sự Đức Kitô, là Niềm Hy Vọng của thế gian.
Hy Vọng! Từ này, mà cha thường nhắc laị, thật thích hợp với tuổi trẻ. Các người trẻ thân yêu, các bạn là hy vọng của Hội Thánh! Hội Thánh mong các bạn thành những sứ giả của hy vọng, như đã xảy ra năm ngoái, trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sự biểu lộ vĩ đại Đức Tin trẻ trung ấy mà cha được cảm nghiệm trực tiếp, và một số trong các bạn cũng đã dự phần. Nhiều người hơn nữa trong các bạn sẽ có thể đến Madrid vào Tháng Tám 2011. Ở đây và lúc này Cha mời các bạn tham gia cuộc họp mặt vĩ đại này của những người trẻ với Đức Kitô trong Hội Thánh.
Các bạn thân mến, một lần nữa cha cám ơn các bạn vì sự hiện diện nơi đây và vì món quà của các bạn: cuốn sách chứa đựng hình ảnh nhắc lại cuộc đời của những người trẻ trong các giáo phận của các bạn. Cám ơn các bạn vì dấu chỉ đoàn kết với những người trẻ ở Phi Châu mà các bạn đã trao cho Cha. ĐTC yêu cầu các bạn hãy sống Đức Tin của mình bằng niềm vui và hăng say; hãy lớn lên trong sự hợp nhất với nhau và với Đức Kitô; hãy cầu nguyện và chăm chỉ thường xuyên lãnh nhận các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải; hãy coi việc đào luyện đời sống Kitô hữu của mình là quan trọng, và luôn vâng phục giáo huấn của các vị Mục Tử của các bạn. Nguyện xin Thánh Wenceslaus hướng dẫn các bạn trên con đường này qua gương sáng và lời bầu cử của Ngài, và chớ gì các bạn vui hưởng sự che chở của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ Chúng ta. Cha thân ái chúc lành cho tất cả các bạn.
+ ĐTC Bênêđictô XVI
Đức Giáo Hoàng: Đừng chuyển trách nhiệm trên vấn đề khí hậu
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
21:17 28/09/2009
Đức Thánh Cha ngỡ lời với Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc qua Video
VATICAN (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói không phải người nghèo cũng không phải các thế hệ tương lai phải trả giá cho sự hoang phí hiện nay của những tài nguyện được chia sẻ, và ngài khích lệ các chính phủ nhận trách nhiệm cho môi trường.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lời khuyên này trong một sứ điệp video lấy từ một buổi tiếp kiến chung qua đó ngài ngõ lời với thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc vào tuần qua về sự thay đổi khí hậu.
Buổi họp vào ngày thứ Ba 22/9 là sự chuẩn bị cho biến cố tháng 12 này tại Copenhagen.
“Địa Cầu thật sự là món quà quí báu của Đấng Tạo Hóa, Đấng trong sự thiêt kế trật tự nội tại của nó, đã ban cho chúng ta những chỉ dẫn giúp chúng ta như những quản lý viên tạo vật của Người,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói rằng Giáo Hội coi việc bảo vệ môi trường là một vấn đề “liên kết thân mật” với sự phát triển con người toàn vẹn.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “môi trường thiên nhiên được Thiên Chúa ban cho mỗi người, và như vậy việc chúng ta sử dụng môi trường lôi kéo theo một trách nhiệm cá nhân đối với nhân loại xét toàn diện, cách riêng đối vơi những kẻ nghèo và các thế hệ tương lai.”
Những tín hiệu đúng
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định rằng điều quan trọng cho cộng đồng quốc tế và các chính phủ là “gởi những tín hiêu đúng” và phản công lại những phương cách có hại cho việc sử dụng môi trường.
“Những phí tổn kinh tế và xã hội của việc tận dụng những tài nguyên chia sẻ, phải được công nhận cách trong suốt và phải được gánh bởi những kẻ mắc phải chúng (những phí tổn đó), và không bởi những ngừơi khác hay là những thế hệ tương lai”.
Đức Giám Mục thành Rome cũng nói rằng “điều thiết yếu là mẫu hiện nay của sự phát triển toàn cầu phải được biến đổi qua một sự chấp nhận trách nhiệm lớn hơn, và chia sẻ, đối với tạo vật: Điều này được đòi hỏi không những bởi những nhân tố môi trường, mà cũng bởi gương xấu nạn đói và sự thống khổ con ngưới.
Sẵn sàng thay đổi
Theo một tổng kết từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Hội nghị thượng đỉnh đưa ra rằng cuộc họp Copenhagen phải bảo đảm năm điểm: “Hành động nâng cao để giúp đỡ những kẻ bị tổn thương nhất và nghèo nhất hầu đáp ứng những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu; việc giảm thiểu sự thải ra đầy tham vọng nhằm những xứ công nghiệp hóa;
“những hành động thích hợp trên bình diện quốc gia bằng cách nâng đỡ cần thiết đến những quốc gia đang phát triển; nâng đỡ những nguồn tài chính và kỹ thuật; và một cơ cấu cai quản công bằng.
VATICAN (Zenit.org). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói không phải người nghèo cũng không phải các thế hệ tương lai phải trả giá cho sự hoang phí hiện nay của những tài nguyện được chia sẻ, và ngài khích lệ các chính phủ nhận trách nhiệm cho môi trường.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lời khuyên này trong một sứ điệp video lấy từ một buổi tiếp kiến chung qua đó ngài ngõ lời với thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc vào tuần qua về sự thay đổi khí hậu.
Buổi họp vào ngày thứ Ba 22/9 là sự chuẩn bị cho biến cố tháng 12 này tại Copenhagen.
“Địa Cầu thật sự là món quà quí báu của Đấng Tạo Hóa, Đấng trong sự thiêt kế trật tự nội tại của nó, đã ban cho chúng ta những chỉ dẫn giúp chúng ta như những quản lý viên tạo vật của Người,” Đức Thánh Cha khẳng định.
Ngài nói rằng Giáo Hội coi việc bảo vệ môi trường là một vấn đề “liên kết thân mật” với sự phát triển con người toàn vẹn.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “môi trường thiên nhiên được Thiên Chúa ban cho mỗi người, và như vậy việc chúng ta sử dụng môi trường lôi kéo theo một trách nhiệm cá nhân đối với nhân loại xét toàn diện, cách riêng đối vơi những kẻ nghèo và các thế hệ tương lai.”
Những tín hiệu đúng
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định rằng điều quan trọng cho cộng đồng quốc tế và các chính phủ là “gởi những tín hiêu đúng” và phản công lại những phương cách có hại cho việc sử dụng môi trường.
“Những phí tổn kinh tế và xã hội của việc tận dụng những tài nguyên chia sẻ, phải được công nhận cách trong suốt và phải được gánh bởi những kẻ mắc phải chúng (những phí tổn đó), và không bởi những ngừơi khác hay là những thế hệ tương lai”.
Đức Giám Mục thành Rome cũng nói rằng “điều thiết yếu là mẫu hiện nay của sự phát triển toàn cầu phải được biến đổi qua một sự chấp nhận trách nhiệm lớn hơn, và chia sẻ, đối với tạo vật: Điều này được đòi hỏi không những bởi những nhân tố môi trường, mà cũng bởi gương xấu nạn đói và sự thống khổ con ngưới.
Sẵn sàng thay đổi
Theo một tổng kết từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Hội nghị thượng đỉnh đưa ra rằng cuộc họp Copenhagen phải bảo đảm năm điểm: “Hành động nâng cao để giúp đỡ những kẻ bị tổn thương nhất và nghèo nhất hầu đáp ứng những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu; việc giảm thiểu sự thải ra đầy tham vọng nhằm những xứ công nghiệp hóa;
“những hành động thích hợp trên bình diện quốc gia bằng cách nâng đỡ cần thiết đến những quốc gia đang phát triển; nâng đỡ những nguồn tài chính và kỹ thuật; và một cơ cấu cai quản công bằng.
Diễn từ của Đức Giáo Hoàng khi tới nước Cộng Hòa Czech
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
21:18 28/09/2009
“Cái giá của 40 năm bị áp chế chính trị không nên coi thường”
PRAGUE, Czech Republic ( Zenit.org).-Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi tới Phi Trường Quốc tế Stara Ruzyne tại Prague.
* * *
Thưa Tổng Thống, Các Hồng Y thân mến, Các Giám Mục Anh Em, Các Ngài, Quý bà và Quí Ông,
Tôi rất vui mừng được ở đây với quí vị hôm nay tại Nước Cộng Hòa Czech, và tôi hết lòng cám ơn tất cả quí vị đã tiếp đón tôi cách nồng nhiệt.
Tôi cảm ơn Tổng Thống, ngài Václav Klaus, vì đã mời tôi viếng thăm quốc gia này và vì những lời tốt đẹp của ngài. Tôi được tôn vinh bởi sự hiện diện của các đại diện Thẩm Quyền dân sự và chính trị, và tôi chào quí vị cùng với tất cả dân chúng Cộng Hòa Czech.
Vì Tôi đến đây với điều chính yếu là thăm viếng các cộng đồng Công Giáo Bohemia và Moravia, nên tôi gởi lời chào huynh đệ tới Hồng Y VLK, Tổng Giám Mục thành Prague, Tổng Giám Mục Graubner thành Olomouc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Czech, cũng như tất cả các Giám Mục và giáo dân tại đây hôm nay.
Tôi đặc biệt xúc động bởi cử chỉ của đôi vợ chồng trẻ đem đến cho tôi những quà tặng điển hình cho nền văn hoá quốc gia này, cùng với một phẩm vật của đất quê hương quí vị. Tôi được nhắc nhớ về nền văn hóa Czech thâm nhiễm sâu sắc bởi Kitô Giáo bởi vì, như quí vị biết, những món hàng bánh và muối này có một ý nghĩa đặc biệt trong hình ảnh Tân Ước.
Đang khi toàn thể văn hoá châu Âu được hình thành cách sâu sắc bởi gia sản Kitô hữu của nó, điều này là thật trong những đất Czech, bởi vì chính nhờ những công khó của Thánh Cyril và Methodius trong thế kỷ thứ chín mà ngôn ngữ Slavonic xưa lần đầu tiên được viết. Là tông đồ các dân tộc Slaves và là những sáng lập viên nền văn hóa của họ, các ngài được cung kính đúng là các Quan Thầy châu Âu. Nhưng cũng nên nhắc lại rằng hai vị thánh cả này từ truyền thống Bysantine đã gặp ở đây các vị thừa sai từ phương Tây Latinh. Suốt dòng lịch sử của nó, phần đất này là trung tâm lục địa, là ngã ba đường giữa bắc và nam, đông và tây, là một điểm gặp gỡ cho các dân tộc, truyền thống và văn hóa khác nhau. Không thể chối cãi rằng điều này thỉnh thoảng dẫn tới xích mích, nhưng trong thời hạn lâu dài hơn được chứng tỏ đó là một sự gặp gỡ hữu ích. Do đó cái phần ý nghĩa do những đất Czech đóng vai trong lịch sử trí thức, văn hóa và tôn giáo châu Âu—đôi khi như là một bãi chiến trường, thường hơn như một chiếc cầu.
Những tháng tới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ hai mươi cuộc Cách Mạng Velvet, hạnh phúc thay cuộc cách mạng này đã mang lại một kết thúc hoà bình cho một thời gian khắc nghiệt đặc biệt cho xứ sở này, một thời gian trong đó dòng chảy những ý tưởng và những ảnh hưởng văn hoá bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tôi kết hợp với quí vị và với những người láng giềng của quí vị trong sự tạ ơn đến sự giải phóng của quí vị khỏi những chế độ áp bức. Nếu sự sụp đỗ Bức Tường Berlin đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử thế giới, thì càng đúng hơn nữa cho những xứ châu Âu Trung và Tây, để chúng lấy chỗ đúng của chúng như là những diễn viên tuyệt hảo trong buổi hoà nhạc các nước.
Tuy nhiên, cái giá của 40 năm áp bức chính trị không được coi thường. Một thảm kịch đặc biệt cho phần đất này là một cố gắng tàn nhẫn bởi Chính Quyền của thời gian đó làm im tiếng nói của Giáo Hội. Suốt dòng lịch sử của quí vị, từ thời Thánh Wenceslaus, Thánh Ludmila và Thánh Adalbert cho tới thời Thánh John Nepomuk, có những vị tử đạo can đảm mà lòng trung thành với Chúa Kitô đã nói rất lớn và hùng hồn hơn là tiếng nói của những kẻ đao phủ các ngài. Năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 40 cái chết của Tôi Tớ Chúa là Hồng Y Josef Beran, Tổng Giám Mục Prague.
Tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ cho ngài và cho kẻ kế vị ngài Frantisek Tomasek mà tôi có đặc ân biết đích thân, vì chứng từ Kitô hữu bất khuất của các ngài trước sự bắt bớ. Các ngài, và vô số linh mục, tu sĩ và giáo dân nam và nữ can đảm, đã giữ ngọn lửa đức tin sáng chói trong xứ này.
Bây giờ sự tự do tôn giáo đã được khôi phục, tôi kêu gọi tất cảc công dân Nước Cộng Hòa này tái khám phá những truyền thống Kitô hữu đã hình thành văn hoá của họ, và tôi mời cộng đồng Kitô hữu tiếp tục làm cho tiếng nói của họ được nghe khi quốc gia đề cập những thách đố ngàn năm mới. “Không có Chúa, con người không thể biết đàng nào phải đi, cũng không hiểu mình là ai “ (Caritas in Veritate, 78). Chân lý Tin Mừng là cần thiết cho một xã hội lành mạnh, vì nó mở cho chúng ta đón nhận hy vọng và cho chúng ta khả năng khám phá phẩm giá các con cái Chúa.
Thưa Tổng Thống, tôi biết tổng thống muốn thấy một vai trò lớn hơn cho tôn giáo trong những công việc việc xứ này. Lá cờ Tổng Thống bay trên Lâu Đài Prague công bố khẩu hiệu ‘Ptavda Vitezi-Chân lý thắng thế”: đây là hy vọng mạnh mẽ nhất của tôi là ánh sáng chân lý sẽ tiếp tục hướng dẫn quốc gia này, rất được chúc phúc suốt lịch sử của nó bởi chứng từ của những vị thánh và tử đạo vĩ đại. Trong thời đại khoa học này, điều bổ ích là nhắc lại gương của Johann Gregor Mendel, Đan viện phụ dòng Augustine từ Moravia mà sự nghiên cứu khai phá đặt nền tảng cho di truyền học tân thời.
Không phải cho ngài lời quở trách của thánh quan thầy ngài, Thánh Augustine, đấng đã tiếc rẽ là rất nhiều người “quan tâm với những sự kiện gây kinh ngạt hơn là tìm kiếm những nguyên nhân của nó” (Epistula 120:5;x.John Paul II, Diễn từ Tưởng nhớ Abbot Gregor Mendel kỷ niệm Trăm Năm đầu tiên cái chết của ngài, 10/3/1984, 2). Sư phát triển đích thực của nhân loại được phục vụ tốt nhất do phối hợp sự khôn ngoan của đức tin và những sự nhận thức của lý trí. Mong sao dân Czech luôn luôn hưởng những lợi ích của sự tổng hợp hạnh phúc này.
Tôi chỉ còn lập lại những lời cám ơn của tôi với tất cả quí vị, và để nói lên tôi đã mong ước biết chừng nào có những ngày này ở giữa quí vị tại Cộng Hòa Czech, mà quí vị hảnh diện gọi là “zeme Ceska, domov muj”. Xin cám ơn quí vị rất nhiều.
PRAGUE, Czech Republic ( Zenit.org).-Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi tới Phi Trường Quốc tế Stara Ruzyne tại Prague.
* * *
Thưa Tổng Thống, Các Hồng Y thân mến, Các Giám Mục Anh Em, Các Ngài, Quý bà và Quí Ông,
Tôi rất vui mừng được ở đây với quí vị hôm nay tại Nước Cộng Hòa Czech, và tôi hết lòng cám ơn tất cả quí vị đã tiếp đón tôi cách nồng nhiệt.
Tôi cảm ơn Tổng Thống, ngài Václav Klaus, vì đã mời tôi viếng thăm quốc gia này và vì những lời tốt đẹp của ngài. Tôi được tôn vinh bởi sự hiện diện của các đại diện Thẩm Quyền dân sự và chính trị, và tôi chào quí vị cùng với tất cả dân chúng Cộng Hòa Czech.
Vì Tôi đến đây với điều chính yếu là thăm viếng các cộng đồng Công Giáo Bohemia và Moravia, nên tôi gởi lời chào huynh đệ tới Hồng Y VLK, Tổng Giám Mục thành Prague, Tổng Giám Mục Graubner thành Olomouc, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Czech, cũng như tất cả các Giám Mục và giáo dân tại đây hôm nay.
Tôi đặc biệt xúc động bởi cử chỉ của đôi vợ chồng trẻ đem đến cho tôi những quà tặng điển hình cho nền văn hoá quốc gia này, cùng với một phẩm vật của đất quê hương quí vị. Tôi được nhắc nhớ về nền văn hóa Czech thâm nhiễm sâu sắc bởi Kitô Giáo bởi vì, như quí vị biết, những món hàng bánh và muối này có một ý nghĩa đặc biệt trong hình ảnh Tân Ước.
Đang khi toàn thể văn hoá châu Âu được hình thành cách sâu sắc bởi gia sản Kitô hữu của nó, điều này là thật trong những đất Czech, bởi vì chính nhờ những công khó của Thánh Cyril và Methodius trong thế kỷ thứ chín mà ngôn ngữ Slavonic xưa lần đầu tiên được viết. Là tông đồ các dân tộc Slaves và là những sáng lập viên nền văn hóa của họ, các ngài được cung kính đúng là các Quan Thầy châu Âu. Nhưng cũng nên nhắc lại rằng hai vị thánh cả này từ truyền thống Bysantine đã gặp ở đây các vị thừa sai từ phương Tây Latinh. Suốt dòng lịch sử của nó, phần đất này là trung tâm lục địa, là ngã ba đường giữa bắc và nam, đông và tây, là một điểm gặp gỡ cho các dân tộc, truyền thống và văn hóa khác nhau. Không thể chối cãi rằng điều này thỉnh thoảng dẫn tới xích mích, nhưng trong thời hạn lâu dài hơn được chứng tỏ đó là một sự gặp gỡ hữu ích. Do đó cái phần ý nghĩa do những đất Czech đóng vai trong lịch sử trí thức, văn hóa và tôn giáo châu Âu—đôi khi như là một bãi chiến trường, thường hơn như một chiếc cầu.
Những tháng tới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ hai mươi cuộc Cách Mạng Velvet, hạnh phúc thay cuộc cách mạng này đã mang lại một kết thúc hoà bình cho một thời gian khắc nghiệt đặc biệt cho xứ sở này, một thời gian trong đó dòng chảy những ý tưởng và những ảnh hưởng văn hoá bị kiểm soát nghiêm ngặt. Tôi kết hợp với quí vị và với những người láng giềng của quí vị trong sự tạ ơn đến sự giải phóng của quí vị khỏi những chế độ áp bức. Nếu sự sụp đỗ Bức Tường Berlin đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử thế giới, thì càng đúng hơn nữa cho những xứ châu Âu Trung và Tây, để chúng lấy chỗ đúng của chúng như là những diễn viên tuyệt hảo trong buổi hoà nhạc các nước.
Tuy nhiên, cái giá của 40 năm áp bức chính trị không được coi thường. Một thảm kịch đặc biệt cho phần đất này là một cố gắng tàn nhẫn bởi Chính Quyền của thời gian đó làm im tiếng nói của Giáo Hội. Suốt dòng lịch sử của quí vị, từ thời Thánh Wenceslaus, Thánh Ludmila và Thánh Adalbert cho tới thời Thánh John Nepomuk, có những vị tử đạo can đảm mà lòng trung thành với Chúa Kitô đã nói rất lớn và hùng hồn hơn là tiếng nói của những kẻ đao phủ các ngài. Năm nay đánh dấu kỷ niệm thứ 40 cái chết của Tôi Tớ Chúa là Hồng Y Josef Beran, Tổng Giám Mục Prague.
Tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ cho ngài và cho kẻ kế vị ngài Frantisek Tomasek mà tôi có đặc ân biết đích thân, vì chứng từ Kitô hữu bất khuất của các ngài trước sự bắt bớ. Các ngài, và vô số linh mục, tu sĩ và giáo dân nam và nữ can đảm, đã giữ ngọn lửa đức tin sáng chói trong xứ này.
Bây giờ sự tự do tôn giáo đã được khôi phục, tôi kêu gọi tất cảc công dân Nước Cộng Hòa này tái khám phá những truyền thống Kitô hữu đã hình thành văn hoá của họ, và tôi mời cộng đồng Kitô hữu tiếp tục làm cho tiếng nói của họ được nghe khi quốc gia đề cập những thách đố ngàn năm mới. “Không có Chúa, con người không thể biết đàng nào phải đi, cũng không hiểu mình là ai “ (Caritas in Veritate, 78). Chân lý Tin Mừng là cần thiết cho một xã hội lành mạnh, vì nó mở cho chúng ta đón nhận hy vọng và cho chúng ta khả năng khám phá phẩm giá các con cái Chúa.
Thưa Tổng Thống, tôi biết tổng thống muốn thấy một vai trò lớn hơn cho tôn giáo trong những công việc việc xứ này. Lá cờ Tổng Thống bay trên Lâu Đài Prague công bố khẩu hiệu ‘Ptavda Vitezi-Chân lý thắng thế”: đây là hy vọng mạnh mẽ nhất của tôi là ánh sáng chân lý sẽ tiếp tục hướng dẫn quốc gia này, rất được chúc phúc suốt lịch sử của nó bởi chứng từ của những vị thánh và tử đạo vĩ đại. Trong thời đại khoa học này, điều bổ ích là nhắc lại gương của Johann Gregor Mendel, Đan viện phụ dòng Augustine từ Moravia mà sự nghiên cứu khai phá đặt nền tảng cho di truyền học tân thời.
Không phải cho ngài lời quở trách của thánh quan thầy ngài, Thánh Augustine, đấng đã tiếc rẽ là rất nhiều người “quan tâm với những sự kiện gây kinh ngạt hơn là tìm kiếm những nguyên nhân của nó” (Epistula 120:5;x.John Paul II, Diễn từ Tưởng nhớ Abbot Gregor Mendel kỷ niệm Trăm Năm đầu tiên cái chết của ngài, 10/3/1984, 2). Sư phát triển đích thực của nhân loại được phục vụ tốt nhất do phối hợp sự khôn ngoan của đức tin và những sự nhận thức của lý trí. Mong sao dân Czech luôn luôn hưởng những lợi ích của sự tổng hợp hạnh phúc này.
Tôi chỉ còn lập lại những lời cám ơn của tôi với tất cả quí vị, và để nói lên tôi đã mong ước biết chừng nào có những ngày này ở giữa quí vị tại Cộng Hòa Czech, mà quí vị hảnh diện gọi là “zeme Ceska, domov muj”. Xin cám ơn quí vị rất nhiều.
Huấn từ Giáo Hoàng khi thăm viếng tượng Hài Nhi tại Prague
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
21:19 28/09/2009
“Mong sao các trẻ em luôn được tôn trọng và được chăm chú”
PRAGUE, CZECH REPUBLIC (Zenit.org).-Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm nay khi ngài viếng tượng Hài Nhi thành Prague trong Nhà Thờ Đức Bà Chiến Thắng.
* * *
Thưa Các Hồng Y thân mến
Thưa qúi ngài,
Các anh chị em thân yêu, Các em bé quí mến,
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em và tôi muốn anh chị em biết tôi vui mừng dường nào khi được thăm viếng Nhà thờ này, dâng kính Đức Bà Chiến Thắng, nơi đây các tín hữu kinh tượng Chúa Giêsu Hài Nhi, được khắp thế giới biết như là “Hài Nhi Thánh thành Prague”. Tôi cám ơn Tổng Giám Mục Jan Graubner, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, vì những lời chào mừng ngài nói nhân danh tất cả các Giám Mục. Tôi kính cẩn dâng những lời chào lên vị Thị Trưởng và lên những thẩm quyền dân sự và tôn giáo khác hiện diện trong cuộc hợp này. Tôi chào anh chị em, hỡi những gia đình thân yêu, tới đông đảo để ở đây với tôi.
Tượng ảnh Hài Nhi Giêsu nhắc nhớ mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Thiên Chúa toàn năng hoá thành người và sống 30 năm tại gia đình thấp bé Nadareth, Chúa Quan Phòng giao phó Người cho sự chăm sóc cảnh giác của Đức Maria và Thánh Giuse. Tôi nghĩ tới các gia đình của anh chị em và tất cả các gia đình trên thế giới, trong những sự vui và khó khăn của họ. Những suy tư của chúng ta dẫn chúng ta tới sự cầu nguyện, như chúng ta kêu gọi Hài Nhi Giêsu ban ơn hợp nhất và hài hòa cho tất cả các gia đình. Chúng ta nghĩ cách riêng tới các gia đình trẻ đã phải làm việc rất vất vả hầu hiến cho con cái mình sư an ninh và một tương lai xứng đáng. Chúng ta cầu cho các gia đình gặp khó khăn, phải tranh đấu với bịnh tật và đau khổ, cho những gia đình đang khủng hoảng, bị chia rẻ và bức xé bởi xung đột hay bất trung. Chúng ta phó thác tất cả các gia đình cho Hài Nhi Thánh thành Prague, vì biết sự vững bền và tính hài hoà các gia đình là rất quan trọng cho sự tiến triển thật sự của xã hội và cho tương lai nhân loại.
Gương mặt Hài Nhi Giêsu, em bé dịu hiền, mang lại cho chúng ta sự thân mật và tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta có thể hiểu được chúng ta quí giá dường nào trong con mắt của Người, bởi vì chính nhờ Người mà chúng ta tới phiên mình trở nên con cái Thiên Chúa. Tất cả mọi người là một người con của Thiên Chúa và do đó là anh hay chị em chúng ta phải được đón tiếp và tôn trọng. Mong sao xã hội chúng ta biết rõ chân lý này! Mọi người lúc đó sẽ được đánh giá không phải do cái gì họ có, nhưng do họ là ai, bởi vì trong gương mặt mọi người, không phân biệt sắc tộc hay văn hóa, hình ảnh Thiên Chúa sáng chói.
Cách riêng điều này là thật đối với các em bé. Trong hài Nhi Thánh thành Prague chúng ta chiêm ngắm vẻ đẹp tuổi thơ ấu và tình yêu mến mà Chúa Giêsu Kitô luôn luôn tỏ ra cho các trẻ nhỏ, như chúng ta đọc trong Tin Mừng (x. Mk 10:13-16). Nhưng biết bao nhiêu trẻ nhỏ không được yêu, không được đón tiếp cũng không được kính nể! Biết bao nhiểu trẻ nhỏ chịu bạo lực và mọi thứ bóc lột bởi những kẻ vô lương tâm! Mong sao các trẻ nhỏ luôn được ban cho sự tôn trọng và sự chú ý thích hợp cho chúng: chúng là tương lai và niềm hy vọng của nhân loại!
Hỡi các em bé yêu dấu, bây giờ cha muốn nói một lời riêng biệt cho các con và gia đình các con. Các con đến đây đông đúc để gặp cha, và do đó cha cám ơn các con nhiệt tình. Các con được Hài Nhi Giêsu thương yêu nhiều, và chùng con phải đáp lại tình yêu của Người bằng cách theo gương Người: hãy biết vâng lời, sống tốt lành và tử tế. Hãy học nên, như Người, một nguồn vui cho cha mẹ các con. Hãy nên những bạn thật của Chúa Giêsu, và luôn luôn quay về Người trong sự tin cẩn. Hãy cầu ngyện với Người cho chúng con, cho cha mẹ, bà con, thầy dạy và bạn bè chúng con, và hãy câu nguyện cho cha nữa. Một lần nữa cám ơn các con về sự đón tiếp của các con. Cha thật tình chúc lành các con và Cha cầu xin cho tất cả các con sự hộ phù của Hài Nhi Thánh Giêsu, mẹ Vô Nhiễm của Người và Thánh Giuse.
PRAGUE, CZECH REPUBLIC (Zenit.org).-Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm nay khi ngài viếng tượng Hài Nhi thành Prague trong Nhà Thờ Đức Bà Chiến Thắng.
* * *
Thưa Các Hồng Y thân mến
Thưa qúi ngài,
Các anh chị em thân yêu, Các em bé quí mến,
Tôi chân thành chào tất cả anh chị em và tôi muốn anh chị em biết tôi vui mừng dường nào khi được thăm viếng Nhà thờ này, dâng kính Đức Bà Chiến Thắng, nơi đây các tín hữu kinh tượng Chúa Giêsu Hài Nhi, được khắp thế giới biết như là “Hài Nhi Thánh thành Prague”. Tôi cám ơn Tổng Giám Mục Jan Graubner, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, vì những lời chào mừng ngài nói nhân danh tất cả các Giám Mục. Tôi kính cẩn dâng những lời chào lên vị Thị Trưởng và lên những thẩm quyền dân sự và tôn giáo khác hiện diện trong cuộc hợp này. Tôi chào anh chị em, hỡi những gia đình thân yêu, tới đông đảo để ở đây với tôi.
Tượng ảnh Hài Nhi Giêsu nhắc nhớ mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Thiên Chúa toàn năng hoá thành người và sống 30 năm tại gia đình thấp bé Nadareth, Chúa Quan Phòng giao phó Người cho sự chăm sóc cảnh giác của Đức Maria và Thánh Giuse. Tôi nghĩ tới các gia đình của anh chị em và tất cả các gia đình trên thế giới, trong những sự vui và khó khăn của họ. Những suy tư của chúng ta dẫn chúng ta tới sự cầu nguyện, như chúng ta kêu gọi Hài Nhi Giêsu ban ơn hợp nhất và hài hòa cho tất cả các gia đình. Chúng ta nghĩ cách riêng tới các gia đình trẻ đã phải làm việc rất vất vả hầu hiến cho con cái mình sư an ninh và một tương lai xứng đáng. Chúng ta cầu cho các gia đình gặp khó khăn, phải tranh đấu với bịnh tật và đau khổ, cho những gia đình đang khủng hoảng, bị chia rẻ và bức xé bởi xung đột hay bất trung. Chúng ta phó thác tất cả các gia đình cho Hài Nhi Thánh thành Prague, vì biết sự vững bền và tính hài hoà các gia đình là rất quan trọng cho sự tiến triển thật sự của xã hội và cho tương lai nhân loại.
Gương mặt Hài Nhi Giêsu, em bé dịu hiền, mang lại cho chúng ta sự thân mật và tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta có thể hiểu được chúng ta quí giá dường nào trong con mắt của Người, bởi vì chính nhờ Người mà chúng ta tới phiên mình trở nên con cái Thiên Chúa. Tất cả mọi người là một người con của Thiên Chúa và do đó là anh hay chị em chúng ta phải được đón tiếp và tôn trọng. Mong sao xã hội chúng ta biết rõ chân lý này! Mọi người lúc đó sẽ được đánh giá không phải do cái gì họ có, nhưng do họ là ai, bởi vì trong gương mặt mọi người, không phân biệt sắc tộc hay văn hóa, hình ảnh Thiên Chúa sáng chói.
Cách riêng điều này là thật đối với các em bé. Trong hài Nhi Thánh thành Prague chúng ta chiêm ngắm vẻ đẹp tuổi thơ ấu và tình yêu mến mà Chúa Giêsu Kitô luôn luôn tỏ ra cho các trẻ nhỏ, như chúng ta đọc trong Tin Mừng (x. Mk 10:13-16). Nhưng biết bao nhiêu trẻ nhỏ không được yêu, không được đón tiếp cũng không được kính nể! Biết bao nhiểu trẻ nhỏ chịu bạo lực và mọi thứ bóc lột bởi những kẻ vô lương tâm! Mong sao các trẻ nhỏ luôn được ban cho sự tôn trọng và sự chú ý thích hợp cho chúng: chúng là tương lai và niềm hy vọng của nhân loại!
Hỡi các em bé yêu dấu, bây giờ cha muốn nói một lời riêng biệt cho các con và gia đình các con. Các con đến đây đông đúc để gặp cha, và do đó cha cám ơn các con nhiệt tình. Các con được Hài Nhi Giêsu thương yêu nhiều, và chùng con phải đáp lại tình yêu của Người bằng cách theo gương Người: hãy biết vâng lời, sống tốt lành và tử tế. Hãy học nên, như Người, một nguồn vui cho cha mẹ các con. Hãy nên những bạn thật của Chúa Giêsu, và luôn luôn quay về Người trong sự tin cẩn. Hãy cầu ngyện với Người cho chúng con, cho cha mẹ, bà con, thầy dạy và bạn bè chúng con, và hãy câu nguyện cho cha nữa. Một lần nữa cám ơn các con về sự đón tiếp của các con. Cha thật tình chúc lành các con và Cha cầu xin cho tất cả các con sự hộ phù của Hài Nhi Thánh Giêsu, mẹ Vô Nhiễm của Người và Thánh Giuse.
Top Stories
PHILIPPINES: L’Eglise catholique se mobilise après le passage d’une tempête tropicale destructrice sur Manille et sa région
Eglises d'Asie
10:08 28/09/2009
La tempête tropicale Ketsana (ou Ondoy) qui s’est abattu sur Manille et les provinces avoisinantes dans la nuit du 26 au 27 septembre a entraîné les plus importantes inondations qu’a connu la région depuis 40 ans. La perturbation, avec des vents de plus de 100 km/h, a déversé des torrents d’eau (l’équivalent d’un mois de pluie en 6 heures) sur la capitale de 12 millions d’habitants et les provinces alentours, dont les plus durement touchées semblent être celles de Laguna, Batangas, Quezon, Cavite et Apayao.
Ce lundi 28 septembre, les autorités annoncent un bilan officiel de plus de 140 morts, des dizaines de disparus et 450 000 personnes déplacées. Ces derniers chiffres, avancés par Anthony Golez, à la tête du Centre de Coordination des catastrophes naturelles, sont, selon ce dernier, susceptibles d’être revus à la hausse d’heure en heure. « Le système est dépassé, les autorités locales sont dépassées », avoue-t-il. La présidente du pays, Gloria Arroyo, qui a aussitôt déclaré l’état de catastrophe naturelle à Manille et dans plusieurs provinces a demandé l’aide internationale dimanche 27 septembre. Prise sous le feu des critiques concernant l’incapacité de son gouvernement à gérer les catastrophes naturelles, la dirigeante des Philippines a également annoncé, ce 28 septembre, qu’elle ouvrait une partie de sa résidence présidentielle à l’accueil des réfugiés.
Selon le secrétaire d’Etat à la Défense, Gilbert Teodoro, l’armée, la police, des volontaires civils et des soldats américains ont été déployés dans les régions sinistrées afin de retrouver les victimes et les personnes disparues. Les images télévisées montrent des centaines de personnes réfugiées sur les toits de leurs maisons, dans des zones urbaines totalement submergées, recevant des colis d’urgence par hélicoptère, pendant que d’autres habitants dérivent sur des carcasses de voitures. Dans certaines parties de la ville, le niveau de l’eau a atteint 7 mètres de haut (1).
Les ONG et les organisations catholiques ont déjà commencé à distribuer médicaments, eau, vêtements et nourriture aux réfugiés. Le Secrétariat national pour l’action sociale (NASSA) de la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a fourni, pour les diocèses touchés, des milliers de colis contenant des biens de première nécessité et de la nourriture, lesquels ont été distribués par leurs volontaires présents sur place et les réseaux paroissiaux. Le service d’aide de la CBCP a également financé des opérations de secours, en s’appuyant sur les travailleurs sociaux et les volontaires, qui, sur place, recensent les besoins et coordonnent les actions d’urgence.
Mgr Oscar Cruz, archevêque émérite de Lingayen-Dagupan (2), a lancé un appel à la prière de toute l’Eglise catholique des Philippines pour les victimes de la tempête. A sa demande, des messes ont déjà été célébrées dans l’archidiocèse avec l’intention spéciale du prélat (Oratio Imperata) (3).
(1) Associated Press, 28 septembre 2009, Reuters, 27 septembre 2009, CBCP News, 28 septembre 2009, AFP, 28 septembre 2009, Philippines Daily Inquirer, 28 septembre 2009, Manila Times, 28 septembre 2009.
(2) Mgr Cruz a été remplacé le 8 septembre dernier par Mgr Socrates Buenaventura Villegas.
(3) L’Oratio Imperata est une tradition très ancienne dans l’Eglise, consistant à réciter à genoux une prière d’intercession, demandée par un évêque à sa communauté. Le texte de l’Oratio Imperata de Mgr Cruz est disponible en anglais sur le site de CBCP News.
(Source: Eglises d'Asie, 28 septembre 2009)
Ce lundi 28 septembre, les autorités annoncent un bilan officiel de plus de 140 morts, des dizaines de disparus et 450 000 personnes déplacées. Ces derniers chiffres, avancés par Anthony Golez, à la tête du Centre de Coordination des catastrophes naturelles, sont, selon ce dernier, susceptibles d’être revus à la hausse d’heure en heure. « Le système est dépassé, les autorités locales sont dépassées », avoue-t-il. La présidente du pays, Gloria Arroyo, qui a aussitôt déclaré l’état de catastrophe naturelle à Manille et dans plusieurs provinces a demandé l’aide internationale dimanche 27 septembre. Prise sous le feu des critiques concernant l’incapacité de son gouvernement à gérer les catastrophes naturelles, la dirigeante des Philippines a également annoncé, ce 28 septembre, qu’elle ouvrait une partie de sa résidence présidentielle à l’accueil des réfugiés.
Selon le secrétaire d’Etat à la Défense, Gilbert Teodoro, l’armée, la police, des volontaires civils et des soldats américains ont été déployés dans les régions sinistrées afin de retrouver les victimes et les personnes disparues. Les images télévisées montrent des centaines de personnes réfugiées sur les toits de leurs maisons, dans des zones urbaines totalement submergées, recevant des colis d’urgence par hélicoptère, pendant que d’autres habitants dérivent sur des carcasses de voitures. Dans certaines parties de la ville, le niveau de l’eau a atteint 7 mètres de haut (1).
Les ONG et les organisations catholiques ont déjà commencé à distribuer médicaments, eau, vêtements et nourriture aux réfugiés. Le Secrétariat national pour l’action sociale (NASSA) de la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a fourni, pour les diocèses touchés, des milliers de colis contenant des biens de première nécessité et de la nourriture, lesquels ont été distribués par leurs volontaires présents sur place et les réseaux paroissiaux. Le service d’aide de la CBCP a également financé des opérations de secours, en s’appuyant sur les travailleurs sociaux et les volontaires, qui, sur place, recensent les besoins et coordonnent les actions d’urgence.
Mgr Oscar Cruz, archevêque émérite de Lingayen-Dagupan (2), a lancé un appel à la prière de toute l’Eglise catholique des Philippines pour les victimes de la tempête. A sa demande, des messes ont déjà été célébrées dans l’archidiocèse avec l’intention spéciale du prélat (Oratio Imperata) (3).
(1) Associated Press, 28 septembre 2009, Reuters, 27 septembre 2009, CBCP News, 28 septembre 2009, AFP, 28 septembre 2009, Philippines Daily Inquirer, 28 septembre 2009, Manila Times, 28 septembre 2009.
(2) Mgr Cruz a été remplacé le 8 septembre dernier par Mgr Socrates Buenaventura Villegas.
(3) L’Oratio Imperata est une tradition très ancienne dans l’Eglise, consistant à réciter à genoux une prière d’intercession, demandée par un évêque à sa communauté. Le texte de l’Oratio Imperata de Mgr Cruz est disponible en anglais sur le site de CBCP News.
(Source: Eglises d'Asie, 28 septembre 2009)
VIETNAM: Une troupe d’hommes de main de la police tente d’expulser près de 400 religieux bouddhistes de leur monastère du Centre-Vietnam
Eglises d'Asie
10:09 28/09/2009
Dans la journée du dimanche 27 septembre 2009, 150 religieux bouddhistes ont été expulsés manu militari de leur monastère de Bat Nha, dans la province de Lâm Dông, au Centre-Vietnam. Deux cent trente religieuses sont restées sur place, réfugiées dans le dortoir et dispersées dans la cour. L’agence Associated Press, qui rapporte la nouvelle (1), tient ses informations d’un religieux du « village des pruniers » (Lang Mai), dans le sud de la France, un monastère dirigé par le célèbre religieux bouddhiste d’origine vietnamienne, Thich Nhat Hanh. C’est lui qui, à l’issue de son second voyage au Vietnam en 2007, avait fondé la communauté monastique que l’on tente, aujourd’hui, de démanteler.
Les religieux de Bat Nha ont informé leurs confrères de France par téléphone que, dans la matinée du dimanche, une foule nombreuse et excitée, conduite par les forces de la Sécurité, était entrée dans le monastère en forçant les portes, avait cassé les vitres, frappé certains moines à coups de bâton, les avait arrachés à leurs cellules, conduits à l’extérieur puis entassés dans un autocar qui les a conduits loin de là. Selon les informations recueillies par l’informateur, dans la soirée du dimanche, environ 80 religieux étaient revenus et se tenaient à l’extérieur, auprès de la porte du monastère. Le sous-secrétaire d’Etat américain, James Steinberg, en visite au Vietnam, mis au courant de cette affaire, a déclaré qu’il ferait part de ses préoccupations à ce sujet aux autorités du pays.
Les raisons de l’ostracisme manifesté aujourd’hui par les autorités à l’égard de cette communauté religieuse sont difficiles à mettre au clair. En tout cas, cette attitude constitue un revirement complet par rapport à celle qui avait été adoptée au début à l’égard de ces religieux et de leur maître, le vénérable Thich Nhât Hanh. Celui-ci, l’un des religieux bouddhistes les plus connus dans le monde après le dalaï-lama, après un long exil aux Etats-Unis et en Europe, avait, au mois de janvier 2005, accompli, en compagnie de nombreux disciples, une visite au Vietnam, où les autorités l’avaient accueilli avec beaucoup d’égards. Il avait renouvelé son voyage en 2007 et avait même présidé de solennelles cérémonies de réconciliation nationale, officiellement autorisées par l’Etat.
Ces bonnes relations se sont vraisemblablement détériorées au cours de l’année 2008. D’après un reportage de la BBC en langue vietnamienne (2), la décision de mettre un terme à l’expérience de Bat Nha aurait été prise le 19 novembre 2008, à Saigon, au cours d’une réunion rassemblant des représentants de l’Eglise bouddhiste officielle et des Affaires religieuses. Par la suite, le vénérable Thich Duc Nghi, représentant local de l’Eglise officielle, retirait son patronage à la communauté du village des pruniers. Au mois de juin dernier, les autorités locales faisaient parvenir au monastère un ordre d’expulsion. Quelque temps plus tard, l’eau courante, l’électricité ne parvenaient plus au monastère et le téléphone était coupé. A plusieurs reprises, des troupes d’hommes de main sont venues dévaster le couvent et menacer les moines. Selon les ordres, les religieux auraient dû quitter les lieux avant le 2 septembre de 2009.
Le 4 août, pour la première fois, le gouvernement avait fait connaître publiquement son point de vue sur l’affaire. Un représentant du Bureau des Affaires religieuses, Bui Juu Duoc, déclarait que l’ordre d’expulsion des religieux de Bat Nha n’avait aucun rapport avec la liberté religieuse. Selon lui, les religieux ne s’étaient pas soumis aux dispositions prévues par les autorités locales et n’avaient pas accepté le contrôle que celles-ci doivent normalement exercer.
Selon certains religieux bouddhistes de la communauté de Bat Nha et des proches de Thich Nhât Hanh au « village des pruniers » en France, le changement d’attitude du gouvernement à l’égard de la communauté religieuse de Bat Nha aurait pour cause certains points de vue critiques sur la politique vietnamienne exprimés publiquement par le responsable du village des pruniers. Il aurait mis en cause le Bureau des Affaires religieuses et proposé au gouvernement de relâcher son contrôle sur les religions. Dans sa déclaration du 4 août, le représentant des Affaires religieuses avait d’ailleurs répondu à cet argument en affirmant qu’il n’y avait pas, au Vietnam, d’oppression de la religion, mais seulement un contrôle nécessaire au bon ordre de la société. Le vénérable Thich Nhâr Hanh aurait également critiqué l’attitude de la Chine et du Vietnam à l’égard du dalaï-lama.
(1) Associated Press, 27 septembre 2009.
(2) Emission du 6 août 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 28 septembre 2009)
Les religieux de Bat Nha ont informé leurs confrères de France par téléphone que, dans la matinée du dimanche, une foule nombreuse et excitée, conduite par les forces de la Sécurité, était entrée dans le monastère en forçant les portes, avait cassé les vitres, frappé certains moines à coups de bâton, les avait arrachés à leurs cellules, conduits à l’extérieur puis entassés dans un autocar qui les a conduits loin de là. Selon les informations recueillies par l’informateur, dans la soirée du dimanche, environ 80 religieux étaient revenus et se tenaient à l’extérieur, auprès de la porte du monastère. Le sous-secrétaire d’Etat américain, James Steinberg, en visite au Vietnam, mis au courant de cette affaire, a déclaré qu’il ferait part de ses préoccupations à ce sujet aux autorités du pays.
Les raisons de l’ostracisme manifesté aujourd’hui par les autorités à l’égard de cette communauté religieuse sont difficiles à mettre au clair. En tout cas, cette attitude constitue un revirement complet par rapport à celle qui avait été adoptée au début à l’égard de ces religieux et de leur maître, le vénérable Thich Nhât Hanh. Celui-ci, l’un des religieux bouddhistes les plus connus dans le monde après le dalaï-lama, après un long exil aux Etats-Unis et en Europe, avait, au mois de janvier 2005, accompli, en compagnie de nombreux disciples, une visite au Vietnam, où les autorités l’avaient accueilli avec beaucoup d’égards. Il avait renouvelé son voyage en 2007 et avait même présidé de solennelles cérémonies de réconciliation nationale, officiellement autorisées par l’Etat.
Ces bonnes relations se sont vraisemblablement détériorées au cours de l’année 2008. D’après un reportage de la BBC en langue vietnamienne (2), la décision de mettre un terme à l’expérience de Bat Nha aurait été prise le 19 novembre 2008, à Saigon, au cours d’une réunion rassemblant des représentants de l’Eglise bouddhiste officielle et des Affaires religieuses. Par la suite, le vénérable Thich Duc Nghi, représentant local de l’Eglise officielle, retirait son patronage à la communauté du village des pruniers. Au mois de juin dernier, les autorités locales faisaient parvenir au monastère un ordre d’expulsion. Quelque temps plus tard, l’eau courante, l’électricité ne parvenaient plus au monastère et le téléphone était coupé. A plusieurs reprises, des troupes d’hommes de main sont venues dévaster le couvent et menacer les moines. Selon les ordres, les religieux auraient dû quitter les lieux avant le 2 septembre de 2009.
Le 4 août, pour la première fois, le gouvernement avait fait connaître publiquement son point de vue sur l’affaire. Un représentant du Bureau des Affaires religieuses, Bui Juu Duoc, déclarait que l’ordre d’expulsion des religieux de Bat Nha n’avait aucun rapport avec la liberté religieuse. Selon lui, les religieux ne s’étaient pas soumis aux dispositions prévues par les autorités locales et n’avaient pas accepté le contrôle que celles-ci doivent normalement exercer.
Selon certains religieux bouddhistes de la communauté de Bat Nha et des proches de Thich Nhât Hanh au « village des pruniers » en France, le changement d’attitude du gouvernement à l’égard de la communauté religieuse de Bat Nha aurait pour cause certains points de vue critiques sur la politique vietnamienne exprimés publiquement par le responsable du village des pruniers. Il aurait mis en cause le Bureau des Affaires religieuses et proposé au gouvernement de relâcher son contrôle sur les religions. Dans sa déclaration du 4 août, le représentant des Affaires religieuses avait d’ailleurs répondu à cet argument en affirmant qu’il n’y avait pas, au Vietnam, d’oppression de la religion, mais seulement un contrôle nécessaire au bon ordre de la société. Le vénérable Thich Nhâr Hanh aurait également critiqué l’attitude de la Chine et du Vietnam à l’égard du dalaï-lama.
(1) Associated Press, 27 septembre 2009.
(2) Emission du 6 août 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 28 septembre 2009)
Attacks against the Church erupt throughout Vietnam
Catholic World News
17:00 28/09/2009
September 28, 2009
The archdiocese of Hue, in central Vietnam, has been subjected to a campaign of negative propaganda in the state-controlled media, following public protests against the government's confiscation of a Catholic school there. Almost simultaneously, an ultimatum has been sent by public officials to leaders of the Vinh diocese, ordering the removal of a large statue of Our Lady at a Catholic cemetery. Meanwhile in the northern region, parishioners of Thai Ha in the Archdiocese of Hanoi were told that another plot of land claimed by Catholics as Church property would be put under State's administration.
Verbal attacks against the Church erupted in Hue after the publication of a statement by Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and his auxiliary, Bishop Francis Xavier Le Van Hong in which the prelates strongly objected to the confiscation of a Catholic school in the Loan Ly parish and the brutal violence of police against parishioners who had protested. The school, adjacent to the parish church of Loan Ly, was built by parishioners in 1956. From the beginning, it had been used as a Catholic school until local government officials seized it following the Communist takeover of South Vietnam in 1975. Even since then Sunday catechism classes have still been allowed--under a large picture of Uncle Ho, the Communist leader, rather than a crucifix. Since 1999, however, local officials have sought to convert the school into a hotel-- a proposal that has encountered heavy public opposition.
On September 13, authorities and police barricaded the school building. Hundreds of parishioners immediately protested. Protesters started pulling down the fence, prompting thousands of police to rush to the scene, where they attacked parishioners with batons and stun guns.
In their statement issued on September 23, the two bishops of Hue expressed their “shock and frustration with the way the government had unilaterally solve the Church property issue by the employment of violence” and called for “peaceful dialogue.” In response, Hue Television ran a series of interviews in which government agents posing as Catholics verbally attacked against the prelates. Newspapers newspapers in Vietnam have fiercely attacked Father Joseph Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly parish, accusing him of plotting and directing the protest by his parishioners--although the priest had been in the hospital and was not at his parish at the time the incident took place.
In the Diocese of Vinh, Father John Nguyen Van Huu, the pastor of Bau Sen parish, reported on September 24 that local authorities had sent him an ultimatum to remove a large statue of Our Lady of Lavang which his parishioners built on the top of a mountain in the parish cemetery. The People's Committee of Bo Trach issued a decree, stating that the statue must be demolished as it was built “outside the premise of a religious premises.” The deadline for parishioners to remove the statue was set to be on Saturday, September 26. A day earlier, however, bulldozers were sent to the site to threaten parishioners. As of Sunday, September 27, thousands of Catholics were still protesting at the site.
In a different part of the country, Father Matthew Vu Khoi Phung and representatives of Redemptorists and parishioners of Thai Ha parish, in Hanoi, were summoned by the People's Committee of Dong Da to be told that their lot of land at Ba Giang Lake would be confiscated and placed under State control. After the conversion of one lot of parish land into a public park last October, in April local authorities bulldozed another lot of land, preparing to sell it to private investors.
The archdiocese of Hue, in central Vietnam, has been subjected to a campaign of negative propaganda in the state-controlled media, following public protests against the government's confiscation of a Catholic school there. Almost simultaneously, an ultimatum has been sent by public officials to leaders of the Vinh diocese, ordering the removal of a large statue of Our Lady at a Catholic cemetery. Meanwhile in the northern region, parishioners of Thai Ha in the Archdiocese of Hanoi were told that another plot of land claimed by Catholics as Church property would be put under State's administration.
Verbal attacks against the Church erupted in Hue after the publication of a statement by Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and his auxiliary, Bishop Francis Xavier Le Van Hong in which the prelates strongly objected to the confiscation of a Catholic school in the Loan Ly parish and the brutal violence of police against parishioners who had protested. The school, adjacent to the parish church of Loan Ly, was built by parishioners in 1956. From the beginning, it had been used as a Catholic school until local government officials seized it following the Communist takeover of South Vietnam in 1975. Even since then Sunday catechism classes have still been allowed--under a large picture of Uncle Ho, the Communist leader, rather than a crucifix. Since 1999, however, local officials have sought to convert the school into a hotel-- a proposal that has encountered heavy public opposition.
On September 13, authorities and police barricaded the school building. Hundreds of parishioners immediately protested. Protesters started pulling down the fence, prompting thousands of police to rush to the scene, where they attacked parishioners with batons and stun guns.
In their statement issued on September 23, the two bishops of Hue expressed their “shock and frustration with the way the government had unilaterally solve the Church property issue by the employment of violence” and called for “peaceful dialogue.” In response, Hue Television ran a series of interviews in which government agents posing as Catholics verbally attacked against the prelates. Newspapers newspapers in Vietnam have fiercely attacked Father Joseph Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly parish, accusing him of plotting and directing the protest by his parishioners--although the priest had been in the hospital and was not at his parish at the time the incident took place.
In the Diocese of Vinh, Father John Nguyen Van Huu, the pastor of Bau Sen parish, reported on September 24 that local authorities had sent him an ultimatum to remove a large statue of Our Lady of Lavang which his parishioners built on the top of a mountain in the parish cemetery. The People's Committee of Bo Trach issued a decree, stating that the statue must be demolished as it was built “outside the premise of a religious premises.” The deadline for parishioners to remove the statue was set to be on Saturday, September 26. A day earlier, however, bulldozers were sent to the site to threaten parishioners. As of Sunday, September 27, thousands of Catholics were still protesting at the site.
In a different part of the country, Father Matthew Vu Khoi Phung and representatives of Redemptorists and parishioners of Thai Ha parish, in Hanoi, were summoned by the People's Committee of Dong Da to be told that their lot of land at Ba Giang Lake would be confiscated and placed under State control. After the conversion of one lot of parish land into a public park last October, in April local authorities bulldozed another lot of land, preparing to sell it to private investors.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức tân Giám mục Tôma Vũ Đình Hiệu: “Học để sống theo Thầy Giêsu trong bữa Tiệc ly”
WHĐ
10:53 28/09/2009
Trả lời phỏng vấn của website Hội đồng Giám mục Việt Nam
WHĐ (28.09.2009) - Như tin đã đưa, ngày 25-07-2009, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Tôma Vũ Đình Hiệu, Chưởng ấn Tòa giám mục Xuân Lộc, làm Giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu tòa Bahanna.
Trong lần bổ nhiệm này của Tòa Thánh, giáo phận Xuân Lộc vinh dự được đóng góp cho Giáo Hội hai tân mục tử. Thông hiệp niềm vui với cộng đồng Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc vừa được Đức Thánh Cha gửi đến một Đức giám mục phụ tá cho Đức cha chính Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Bản tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) thực hiện cuộc phỏng vấn đức tân giám mục Tôma. Đức cha Tôma chọn câu Phúc âm Ga 13, 1b làm châm ngôn giám mục của ngài: “Ngài yêu họ đến cùng”. Đó cũng là cảm nhận của những người đã từng tiếp xúc với vị tân giám mục này, một nhân cách yêu thương và một phong cách phục vụ.
Xin chân thành cảm ơn Đức cha Tôma đã nhận trả lời phỏng vấn của WHĐ.
1. Cuộc đời của Đức cha gắn liền với giáo phận Xuân Lộc: học Tiểu chủng viện, chịu chức linh mục rồi làm mục vụ, vừa qua là Chưởng ấn của Tòa Giám mục. Đức cha có những cảm nhận gì về cuộc sống và con người ở đây?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Tôi có duyên với gia đình Giáo phận Xuân Lộc. Ngay từ thuở nhỏ, tôi đã được học Tiểu Chủng viện Xuân Lộc từ năm 1966 đến năm 1973, rồi nhập Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt từ năm 1973 đến năm 1977. Sau đó, tôi trở về Giáo phận, sống và làm việc tại gia đình ở giáo xứ Tân Mai II, nay gọi là giáo xứ Thiên Phước từ năm 1978 đến năm 1988. Kể từ năm này, Đức Cha cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật gọi tôi về giúp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc cho đến năm 1999 tôi được chịu chức linh mục. Sau đó, tôi được cử đi du học tại Học viện Công giáo Toulouse, Pháp từ năm 2000 đến năm 2006. Sau khi tốt nghiệp trở về nước, tôi được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận bổ nhiệm làm Thư ký của Tòa Giám mục cho đến nay.
Lược qua những chặng đường tôi đã đi, hầu như điểm xuất phát và đích đến của tôi cũng là Giáo phận thân yêu này. Tôi gắn liền với Giáo phận nên có được những thuận lợi trong công việc phục vụ hằng ngày. Thật ra, để nói về cuộc sống và con người trong Giáo phận, tôi không thể nào nói cho đầy đủ trong vài lời. Thiết nghĩ, tôi chỉ nói lên cảm nhận một cách chân thành rằng: cuộc sống ở đây bình an, hạnh phúc; con người nhiệt tình, năng động, đạo đức tốt lành.
2. Khi nhận được tin Tòa thánh bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Đức cha có cảm nghĩ gì?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Lúc này đây, tôi cảm thấy bình an. Bình an không phải thỏa mãn điều gì mình sở đắc, nhưng bình an trong sự tín thác và yêu thương. Thật vậy, khi Tòa Thánh công bố bổ nhiệm tôi làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, tôi không ngạc nhiên, vì trước đó tôi đã được hỏi ý và sau khi suy nghĩ cầu nguyện, tôi xin chấp thuận trong sự vâng phục thánh ý Chúa.
Thứ đến, tôi bình an trong sự tín thác. Từ nay, cuộc đời giám mục của tôi luôn tín thác vào bàn tay Thiên Chúa quan phòng qua Đức cha Giáo phận khả kính, mà tôi đã đặt vào lòng bàn tay Đấng bản quyền trong ngày chịu chức linh mục. Là Giám mục Phụ tá, tôi được đồng hành và cộng tác với vị cha chung Giáo phận. Hơn thế nữa, tôi càng an tâm vì bên cạnh tôi có người cha, người thầy đầy kinh nghiệm sẽ hướng dẫn và giúp tôi chu toàn sứ vụ mục tử.
Cuối cùng, tôi bình an trong yêu thương. Trong Giáo phận Xuân Lộc, tôi luôn nhận được sự trợ giúp rất quý báu của quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân. Tôi tin rằng mọi người trong giáo phận sẽ yêu thương, cộng tác và cầu nguyện cho tôi trong nhiệm vụ mới, nhất là tôi được cùng mọi thành phần Dân Chúa thực hiện những chương trình mục vụ mà Đức cha Giáo phận đề ra.
3. Được biết Đức cha đã trải qua quãng đời chủng sinh khá dài: 33 năm (1966-1999), hẳn Đức cha đã nghiền ngẫm sâu sắc về chức linh mục. Nhân Năm Linh mục, xin Đức cha chia sẻ đôi điều từ những nghiền ngẫm này.
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Cũng như bao nhiêu anh em chủng sinh khác, tôi đã chờ đợi để tiến tới chức linh mục. Trong thời gian dài làm chủng sinh, đôi lúc tôi cũng băn khoăn, xao xuyến về ơn gọi của mình. Tuy nhiên, tôi được sự nâng đỡ rất nhiều khi sống bên cạnh Đức cha cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật; Ngài luôn động viên, nhắc nhở tôi sống phó thác, cậy trông.
Riêng tôi, thời gian làm chủng sinh là 33 năm (kể từ ngày vào Tiểu Chủng viện) trong khi sống đời linh mục mới chỉ có 10 năm, nên tôi không dám nhận tôi là người nghiền ngẫm sâu sắc về chức linh mục. Dẫu vậy, gợi hứng từ cha thánh Gioan Vianey, nhân Năm Linh mục, tôi nghiệm ra rằng phải canh tân lý tưởng hiến thân cho Thiên Chúa và Giáo hội không ngừng, bằng đời sống “Thánh thiện và kiên nhẫn thi hành chức vụ của mình trong tinh thần Chúa Kitô là phương pháp riêng giúp các linh mục theo đuổi sự thánh thiện” (PO 13).
Cuối cùng, xuyên qua việc tuyển chọn các Tông đồ (Mc 3, 13-15), Chúa Giêsu kêu gọi những kẻ Người muốn, họ đến và ở với Người, rồi Người sai họ đi. Có lẽ, tôi còn nhiều khiếm khuyết, giới hạn, chưa chuẩn bị cho đủ, cho cân xứng nên Chúa muốn tôi ở với Người lâu hơn để học hỏi và thanh luyện bản thân. Nếu nói chờ đợi mà không chùn chân, mỏi gối thì không đúng, nhưng qua đó tôi cảm nghiệm Thiên Chúa dẫn tôi trên những nẻo đường từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, vượt qua sự tính toán tự nhiên của con người. Muốn hiểu được, thiết nghĩ, chỉ khi nào chúng ta khiêm tốn trong lặng sâu cầu nguyện mới nhận ra chân giá trị của mỗi hành động Thiên Chúa thực hiện trong ơn gọi mỗi người.
4. Đức cha chọn khẩu hiệu giám mục “Ngài yêu họ đến cùng”, cũng là tâm niệm của Đức cha khi chịu chức linh mục. Xin Đức cha chia sẻ cho độc giả WHĐ về ý nghĩa của sự lựa chọn này.
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Sở dĩ tôi chọn lại câu tâm niệm khi tôi chịu chức linh mục: “Ngài yêu họ đến cùng” (Ga 13, 1b), vì tôi luôn xác tín Thiên Chúa và Giáo hội yêu thương tôi. Hơn bao giờ hết, trong lúc này tôi thấy mình yếu đuối, thấp hèn chưa đáp trả tình yêu Thiên Chúa cho cân xứng, thế nên cần luôn làm mới tình yêu của tôi đối với Chúa trong sự dấn thân, cần học để sống theo Thầy Giêsu trong bữa Tiệc ly: yêu thương, trao ban và phục vụ đến cùng.
5. Vào lúc này, Đức cha muốn chia sẻ điều gì với cộng đồng Dân Chúa tại Xuân Lộc?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Đối với cộng đồng dân Chúa tại Xuân Lộc, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân, vì tất cả mọi người đã chúc mừng, chia sẻ gánh nặng và hứa cầu nguyện cho tôi trong sứ vụ mới. Xin cùng đồng hành, nâng đỡ và cầu nguyện cho tôi trong sứ mạng được trao phó.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Trong lần bổ nhiệm này của Tòa Thánh, giáo phận Xuân Lộc vinh dự được đóng góp cho Giáo Hội hai tân mục tử. Thông hiệp niềm vui với cộng đồng Dân Chúa giáo phận Xuân Lộc vừa được Đức Thánh Cha gửi đến một Đức giám mục phụ tá cho Đức cha chính Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Bản tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) thực hiện cuộc phỏng vấn đức tân giám mục Tôma. Đức cha Tôma chọn câu Phúc âm Ga 13, 1b làm châm ngôn giám mục của ngài: “Ngài yêu họ đến cùng”. Đó cũng là cảm nhận của những người đã từng tiếp xúc với vị tân giám mục này, một nhân cách yêu thương và một phong cách phục vụ.
Xin chân thành cảm ơn Đức cha Tôma đã nhận trả lời phỏng vấn của WHĐ.
1. Cuộc đời của Đức cha gắn liền với giáo phận Xuân Lộc: học Tiểu chủng viện, chịu chức linh mục rồi làm mục vụ, vừa qua là Chưởng ấn của Tòa Giám mục. Đức cha có những cảm nhận gì về cuộc sống và con người ở đây?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Tôi có duyên với gia đình Giáo phận Xuân Lộc. Ngay từ thuở nhỏ, tôi đã được học Tiểu Chủng viện Xuân Lộc từ năm 1966 đến năm 1973, rồi nhập Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt từ năm 1973 đến năm 1977. Sau đó, tôi trở về Giáo phận, sống và làm việc tại gia đình ở giáo xứ Tân Mai II, nay gọi là giáo xứ Thiên Phước từ năm 1978 đến năm 1988. Kể từ năm này, Đức Cha cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật gọi tôi về giúp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc cho đến năm 1999 tôi được chịu chức linh mục. Sau đó, tôi được cử đi du học tại Học viện Công giáo Toulouse, Pháp từ năm 2000 đến năm 2006. Sau khi tốt nghiệp trở về nước, tôi được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận bổ nhiệm làm Thư ký của Tòa Giám mục cho đến nay.
Lược qua những chặng đường tôi đã đi, hầu như điểm xuất phát và đích đến của tôi cũng là Giáo phận thân yêu này. Tôi gắn liền với Giáo phận nên có được những thuận lợi trong công việc phục vụ hằng ngày. Thật ra, để nói về cuộc sống và con người trong Giáo phận, tôi không thể nào nói cho đầy đủ trong vài lời. Thiết nghĩ, tôi chỉ nói lên cảm nhận một cách chân thành rằng: cuộc sống ở đây bình an, hạnh phúc; con người nhiệt tình, năng động, đạo đức tốt lành.
2. Khi nhận được tin Tòa thánh bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, Đức cha có cảm nghĩ gì?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Lúc này đây, tôi cảm thấy bình an. Bình an không phải thỏa mãn điều gì mình sở đắc, nhưng bình an trong sự tín thác và yêu thương. Thật vậy, khi Tòa Thánh công bố bổ nhiệm tôi làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc, tôi không ngạc nhiên, vì trước đó tôi đã được hỏi ý và sau khi suy nghĩ cầu nguyện, tôi xin chấp thuận trong sự vâng phục thánh ý Chúa.
Thứ đến, tôi bình an trong sự tín thác. Từ nay, cuộc đời giám mục của tôi luôn tín thác vào bàn tay Thiên Chúa quan phòng qua Đức cha Giáo phận khả kính, mà tôi đã đặt vào lòng bàn tay Đấng bản quyền trong ngày chịu chức linh mục. Là Giám mục Phụ tá, tôi được đồng hành và cộng tác với vị cha chung Giáo phận. Hơn thế nữa, tôi càng an tâm vì bên cạnh tôi có người cha, người thầy đầy kinh nghiệm sẽ hướng dẫn và giúp tôi chu toàn sứ vụ mục tử.
Cuối cùng, tôi bình an trong yêu thương. Trong Giáo phận Xuân Lộc, tôi luôn nhận được sự trợ giúp rất quý báu của quý cha, quý tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân. Tôi tin rằng mọi người trong giáo phận sẽ yêu thương, cộng tác và cầu nguyện cho tôi trong nhiệm vụ mới, nhất là tôi được cùng mọi thành phần Dân Chúa thực hiện những chương trình mục vụ mà Đức cha Giáo phận đề ra.
3. Được biết Đức cha đã trải qua quãng đời chủng sinh khá dài: 33 năm (1966-1999), hẳn Đức cha đã nghiền ngẫm sâu sắc về chức linh mục. Nhân Năm Linh mục, xin Đức cha chia sẻ đôi điều từ những nghiền ngẫm này.
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Cũng như bao nhiêu anh em chủng sinh khác, tôi đã chờ đợi để tiến tới chức linh mục. Trong thời gian dài làm chủng sinh, đôi lúc tôi cũng băn khoăn, xao xuyến về ơn gọi của mình. Tuy nhiên, tôi được sự nâng đỡ rất nhiều khi sống bên cạnh Đức cha cố Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật; Ngài luôn động viên, nhắc nhở tôi sống phó thác, cậy trông.
Riêng tôi, thời gian làm chủng sinh là 33 năm (kể từ ngày vào Tiểu Chủng viện) trong khi sống đời linh mục mới chỉ có 10 năm, nên tôi không dám nhận tôi là người nghiền ngẫm sâu sắc về chức linh mục. Dẫu vậy, gợi hứng từ cha thánh Gioan Vianey, nhân Năm Linh mục, tôi nghiệm ra rằng phải canh tân lý tưởng hiến thân cho Thiên Chúa và Giáo hội không ngừng, bằng đời sống “Thánh thiện và kiên nhẫn thi hành chức vụ của mình trong tinh thần Chúa Kitô là phương pháp riêng giúp các linh mục theo đuổi sự thánh thiện” (PO 13).
Cuối cùng, xuyên qua việc tuyển chọn các Tông đồ (Mc 3, 13-15), Chúa Giêsu kêu gọi những kẻ Người muốn, họ đến và ở với Người, rồi Người sai họ đi. Có lẽ, tôi còn nhiều khiếm khuyết, giới hạn, chưa chuẩn bị cho đủ, cho cân xứng nên Chúa muốn tôi ở với Người lâu hơn để học hỏi và thanh luyện bản thân. Nếu nói chờ đợi mà không chùn chân, mỏi gối thì không đúng, nhưng qua đó tôi cảm nghiệm Thiên Chúa dẫn tôi trên những nẻo đường từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, vượt qua sự tính toán tự nhiên của con người. Muốn hiểu được, thiết nghĩ, chỉ khi nào chúng ta khiêm tốn trong lặng sâu cầu nguyện mới nhận ra chân giá trị của mỗi hành động Thiên Chúa thực hiện trong ơn gọi mỗi người.
4. Đức cha chọn khẩu hiệu giám mục “Ngài yêu họ đến cùng”, cũng là tâm niệm của Đức cha khi chịu chức linh mục. Xin Đức cha chia sẻ cho độc giả WHĐ về ý nghĩa của sự lựa chọn này.
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Sở dĩ tôi chọn lại câu tâm niệm khi tôi chịu chức linh mục: “Ngài yêu họ đến cùng” (Ga 13, 1b), vì tôi luôn xác tín Thiên Chúa và Giáo hội yêu thương tôi. Hơn bao giờ hết, trong lúc này tôi thấy mình yếu đuối, thấp hèn chưa đáp trả tình yêu Thiên Chúa cho cân xứng, thế nên cần luôn làm mới tình yêu của tôi đối với Chúa trong sự dấn thân, cần học để sống theo Thầy Giêsu trong bữa Tiệc ly: yêu thương, trao ban và phục vụ đến cùng.
5. Vào lúc này, Đức cha muốn chia sẻ điều gì với cộng đồng Dân Chúa tại Xuân Lộc?
Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu: Đối với cộng đồng dân Chúa tại Xuân Lộc, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân, vì tất cả mọi người đã chúc mừng, chia sẻ gánh nặng và hứa cầu nguyện cho tôi trong sứ vụ mới. Xin cùng đồng hành, nâng đỡ và cầu nguyện cho tôi trong sứ mạng được trao phó.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vấn đề nhà đất vẫn gây cản trở quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền Việt Nam
Thanh Phương /RFI
07:51 28/09/2009
Vấn đề nhà đất vẫn gây cản trở quan hệ giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền Việt Nam
Đêm 13 rạng sáng 14/9 vừa qua, chính quyền Thừa Thiên Huế đã huy động nhiều phương tiện để chiếm một ngôi trường thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Loan Lý-Lăng Cô, một tài sản bị tịch thu sau năm 1975. Đến ngày 16/9, công an đã xây dựng một bức tường bao quanh ngôi trường, một bức tường mà giáo dân tại đây gọi là '' bức tường ô nhục ''.
Về phía báo chí chính thức thì loan tin là linh mục Nguyễn Thanh Sơn và ban hành giáo của giáo xứ Loan Lý đã kích động giáo dân Loan Lý ngăn cản việc nâng cấp trường học, đập phá tường rào, đe doạ giáo viên, tấn công công nhân, nên chính quyền phải dùng biện pháp mạnh.
Nhưng cuộc đàn áp giáo dân Loan Lý dữ dội đến mức Tòa Giám mục Huế buộc phải lên tiếng. Một mặt gởi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý để yểm trợ tinh thần giáo dân tại đây. Mặt khác, ngày 22/9 vừa qua, Đức Tổng giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã dẫn đầu một phái đoàn của Tòa Tổng giám mục đến gặp Ban Tôn giáo của tỉnh Thừa Thiên Huế để tỏ thái độ bất bình trước việc chính quyền tỉnh này dùng bạo lực quá đáng đối với giáo dân giáo xứ Loan Lý.
Theo bản tường trình của Tòa Tổng Giám mục Huế, Trưởng Ban Tôn giáo của tỉnh cũng ''tỏ ra rất tiếc vì sự việc diễn ra quá nhanh chóng" và hứa sẽ trình các vấn đề lên cấp trên.
Vụ Loan Lý giống như là một kịch bản tái diễn nhiều lần, vì nó xảy ra tiếp theo sau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ cũ và biết bao các vụ tranh chấp đất đai khác giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền.
Dư âm của vụ Loan Lý chưa lắng xuống thì tại Quảng Bình, có tin là ngày 23/9 vừa qua, chính quyền địa phương đưa công an, xe ủi, xe húc để phá tượng Đức Mẹ La Vang, ở nghĩa trang họ Bàu Sen, mà giáo dân vừa dựng lên vào tháng 3/2008.
Khi trả lời đài VOA trong chuyến viếng thăm Hungary vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thẳng thừng rằng: '' Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai''.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây nhiều tranh luận, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Vatican đang cố gắng cải thiện quan hệ.
Thái độ dứt khoát này càng khiến cho vấn đề đất đai giữa Giáo hội với chính quyền càng thêm bế tắc.
Đối với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ một khi sửa đổi luật đất đai của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng quyền tư hữu thì mới có thể giải quyết tận gốc những tranh chấp hiện nay. Đó là điều mà cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nhắc lại trong phần phỏng vấn với RFI ngày 25/9.
Đêm 13 rạng sáng 14/9 vừa qua, chính quyền Thừa Thiên Huế đã huy động nhiều phương tiện để chiếm một ngôi trường thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Loan Lý-Lăng Cô, một tài sản bị tịch thu sau năm 1975. Đến ngày 16/9, công an đã xây dựng một bức tường bao quanh ngôi trường, một bức tường mà giáo dân tại đây gọi là '' bức tường ô nhục ''.
Về phía báo chí chính thức thì loan tin là linh mục Nguyễn Thanh Sơn và ban hành giáo của giáo xứ Loan Lý đã kích động giáo dân Loan Lý ngăn cản việc nâng cấp trường học, đập phá tường rào, đe doạ giáo viên, tấn công công nhân, nên chính quyền phải dùng biện pháp mạnh.
Nhưng cuộc đàn áp giáo dân Loan Lý dữ dội đến mức Tòa Giám mục Huế buộc phải lên tiếng. Một mặt gởi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý để yểm trợ tinh thần giáo dân tại đây. Mặt khác, ngày 22/9 vừa qua, Đức Tổng giám mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã dẫn đầu một phái đoàn của Tòa Tổng giám mục đến gặp Ban Tôn giáo của tỉnh Thừa Thiên Huế để tỏ thái độ bất bình trước việc chính quyền tỉnh này dùng bạo lực quá đáng đối với giáo dân giáo xứ Loan Lý.
Theo bản tường trình của Tòa Tổng Giám mục Huế, Trưởng Ban Tôn giáo của tỉnh cũng ''tỏ ra rất tiếc vì sự việc diễn ra quá nhanh chóng" và hứa sẽ trình các vấn đề lên cấp trên.
Vụ Loan Lý giống như là một kịch bản tái diễn nhiều lần, vì nó xảy ra tiếp theo sau Tam Tòa, Thái Hà, Tòa Khâm Sứ cũ và biết bao các vụ tranh chấp đất đai khác giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền.
Dư âm của vụ Loan Lý chưa lắng xuống thì tại Quảng Bình, có tin là ngày 23/9 vừa qua, chính quyền địa phương đưa công an, xe ủi, xe húc để phá tượng Đức Mẹ La Vang, ở nghĩa trang họ Bàu Sen, mà giáo dân vừa dựng lên vào tháng 3/2008.
Khi trả lời đài VOA trong chuyến viếng thăm Hungary vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thẳng thừng rằng: '' Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai''.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây nhiều tranh luận, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Vatican đang cố gắng cải thiện quan hệ.
Thái độ dứt khoát này càng khiến cho vấn đề đất đai giữa Giáo hội với chính quyền càng thêm bế tắc.
Đối với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chỉ một khi sửa đổi luật đất đai của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng quyền tư hữu thì mới có thể giải quyết tận gốc những tranh chấp hiện nay. Đó là điều mà cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nhắc lại trong phần phỏng vấn với RFI ngày 25/9.
Đối thoại đất Hồ Ba Giang Thái Hà - UBND Quận Đống Đa đã nhạo báng ngôn ngữ Việt (2)
J.B Nguyễn Hữu Vinh
13:22 28/09/2009
Đón tiếp và thủ tục
Đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà được tổ chức “đón tiếp” chu đáo và rầm rộ là vậy nhưng khi bước qua cổng UBND quận thì như bị dội gáo nước lạnh. Hàng loạt máy ảnh, máy quay từ khắp mọi ngóc ngách của ủy ban, từ trên ban công… nhăm nhăm chĩa vào đoàn Thái Hà, không bỏ qua bất cứ cử chỉ nào.
Tại cổng UBND, ngoài đội ngũ công an chìm nổi, dân phòng… còn có nhiều khuôn mặt đeo kính đen bặm trợn. Chúng tôi nhận ra một gương mặt quen thuộc: ông Đào Trường Sơn - Trưởng Thanh tra Quận Đống Đa. Ông Sơn chặn đoàn lại với gương mặt hằm hằm.
Từ phía đón tiếp có nhiều thứ quá thừa, chỉ thiếu duy nhất một thứ: Nụ cười.
Ngược lại, mấy linh mục, tu sĩ và giáo dân chẳng có gì ngoài một chiếc máy chụp hình, một máy quay phim và dư thừa những nụ cười luôn nở.
Đoàn vào đến sân, các cán bộ của dân chặn lại, hỏi: “Giấy ủy nhiệm của ông Vũ Khởi Phụng đâu”? Cả đoàn dừng lại, linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong giải thích: “Chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Phụng chỉ là đứng đơn, khi giải quyết công việc liên quan đến giáo xứ thì chúng tôi vẫn linh mục và giáo dân cùng đi, chẳng có giấy ủy quyền nào mà vẫn làm việc từ trước đến nay”.
Ông Đào Trường Sơn cộc lốc: “Trước khác, hôm nay khác”.
Đoàn đành đứng ngoài chờ các cán bộ lên xuống, đi lại, trao đổi… một lúc sau nắng quá đành vào gara ô tô của UBND Quận trú tạm.
Đứng lâu quá mỏi chân, một vài người đành kê dép ngồi bệt xuống đất nghỉ. Được ngồi bên cạnh hai chiếc xe biển xanh, một nhãn hiệu Mercedes số đẹp 31A -1818 cũng đã thấy sang chán.
Nhìn biển số xe, mấy cha con hỏi nhau: “Việc cấp biển số được nhà nước tuyên bố thực hiện bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, mà sao UBND Quận Đống Đa rút thăm tài tình thế nhỉ? Chắc khi nào có xe ô tô phải nhờ mấy bác mát tay bắt thăm hộ thôi”. Tất cả cùng cười.
Dù không có giấy ủy quyền, nhưng lẽ nào UBND quận đã mất công bố trí công phu như vậy mà đoàn Thái Hà lại về thì còn đâu diễn viên. Vì vậy nên một lúc sau Bà Trần Thị Việt Yên, Chánh Văn phòng xuống đề nghị một người viết giấy chịu trách nhiệm để lên làm việc.
Các cha định viết giấy nhưng nhìn quanh chẳng thấy chỗ nào, định kê dép xuống đất viết, thì bà Yên bảo: “À không, nếu đồng ý, mời các vị lên trên phòng họp để viết”.
Thấy bà Yên có nở một nụ cười, nụ cười hiếm hoi từ miệng người cán bộ quận kể từ khi bước vào đây, tôi giơ máy ảnh lên định chụp lại hình ảnh đẹp quý báu bất ngờ đó. Đột nhiên ông Đào Trường Sơn vụt qua khe hở giữa bà Yên và các linh mục đang đứng trước mặt xô lại: “Anh không được chụp ảnh tôi”.
Tôi đáp: “Bình tĩnh đi ông cán bộ của dân, tôi chụp nụ cười hiếm hoi này thôi”. Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng nhắc nhở “Anh nên lịch sự một chút, sao lại chạy tạt ngang trước mặt phụ nữ khi người ta đang nói chuyện như vậy?”
Cả đoàn kéo nhau lên phòng họp.
Trong phòng “đối thoại”
Trên đường theo bà Trần Thị Việt Yên, Chánh văn phòng Ủy Ban lên tầng hai để họp, tôi hỏi: “Chị Yên ơi, ở đây cán bộ khi gặp dân sao mặt cứ hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi như anh Sơn là có vấn đề gì hả chị”? Bà Yên nói: “Không có vấn đề gì đâu anh ạ” Tôi hỏi lại: “Nếu cán bộ gặp dân mà cứ thế này, thì chắc chị phải đề nghị quận xem xét lại cách tuyển cán bộ ở quận này, hoặc cho học thêm một lớp pháp lệnh công chức đi chị ạ”. Bà Yên chỉ cười rất tươi mà không nói là có tiếp thu hoặc có ý kiến gì thì đã vào đến phòng họp.
Qua mấy phòng làm việc trống không, bước vào phòng họp của UBND quận Đống Đa, mấy cha con mới hiểu là chỉ có chín người thì lọt thỏm giữa đoàn cán bộ đông đúc đã chờ sẵn, nhất là cánh quay phim, chụp hình. Tất cả đã ngồi đợi đoàn từ lâu. Quả là cán bộ Quận này cũng chu đáo về mặt thời gian và quân số thật.
Một cán bộ ngồi sẵn, đứng lên yêu cầu các linh mục xuất trình giấy ủy quyền, dù ông chưa giới thiệu tên mình. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong xin được biết quý danh để tiện trao đổi, khi đó mới biết được tên ông cán bộ này là Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch Quận, chủ trì buổi họp hôm nay.
Ngay từ khi vào đến phòng họp, trên miệng ông Phó Chủ tịch Quận này luôn miệng là “Chúng tôi làm theo luật, luật quy định…” làm chúng tôi, những thường dân thấy choáng, ngỡ ông là luật sư hoặc chánh án. Tôi định thần nhìn kỹ, nhớ lại…
À, hóa ra đây là ông Trần Việt Trung khá nổi tiếng, ông đã được để nghị kiểm điểm ở vụ việc công trình nhà 17 tầng Đào Duy Anh sai phạm trong quá trình xây dựng mà ông là Phó chủ tịch Quận có trách nhiệm lớn, công trình này sau đó xin nộp 1,7 tỷ đồng khắc phục mà vẫn không được chấp nhận đành ngậm ngùi cắt bỏ 2 tầng.
Tranh cãi chính của cuộc họp: Giấy ủy quyền và cách lập biên bản
Ngay từ khi vào cuộc họp được phát biểu ý kiến đầu tiên, tôi có ý kiến như sau: “Chúng tôi là linh mục, giáo dân Thái Hà được thay mặt Chính xứ và mọi người lên đây vì như các ông các bà đều biết trong Giáo hội Công giáo, tất cả tài sản là của chung, nhất là giáo dân có vai trò chính, vì linh mục, tu sĩ chỉ ở một thời gian rồi đi. Vì vậy chúng tôi được đại diện giáo dân lên đây.
Điều đầu tiên khi gặp cán bộ, chúng tôi phê phán anh Đào Trường Sơn khi gặp chúng tôi với vẻ mặt hầm hầm như thế là không phải cán bộ của dân. Cán bộ của dân phải tươi vui khi gặp dân, phải kính trọng, lễ phép với dân. Đó là những điều mà trong Pháp lệnh Công chức, trong Đạo đức Hồ Chí Minh có nói rất rõ…” Ông Trung gạt ngay, đây chúng tôi chưa bàn về nội dung.
Kể từ đó, đến 4h15p chiều, cả hội trường mấy chục con người chỉ ngồi nghe hai bên tranh luận về việc giấy ủy quyền và biên bản nên cuộc họp không thể bắt đầu. Bên chính quyền yêu cầu bên Thái Hà phải có ủy quyền của linh mục Vũ Khởi Phụng mới có thể làm việc nếu không thì không đúng luật.
Sau quá trình giải thích khá mất công của các linh mục, giáo dân rằng chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Vũ Khởi Phụng chỉ là người đại diện và ở đây đã có linh mục Phó Bề trên Nguyễn Văn Thật thay Bề trên Vũ Khởi Phụng, rằng chúng tôi làm việc nhiều cơ quan thành phố, quận đều thế cả… Nhưng ông Trung vẫn nhất định buộc phải viết “Giấy cam đoan đủ thẩm quyền làm việc”.
Lại tranh cãi mất nhiều thời gian. Cuối cùng linh mục Thật bảo rằng: “Nếu không đồng ý để Phó Bề trên làm việc, thì ghi vào giấy để chúng tôi về”.
Tôi đề nghị được ý kiến: “Xin hỏi cuộc họp này do chị Trần Thị Việt Yên thừa lệnh Chủ tịch UBND Quận ký giấy mời, chúng tôi đến đây để “đối thoại” theo giấy mời đó, nhưng lên đây thì gặp ông Trung chủ tọa mà không có Chủ tịch, vậy ông Trung có giấy ủy quyền của ông Học, Chủ tịch Quận ký không? Nếu không, sao bắt Phó Bề trên chúng tôi phải có ủy quyền của Bề trên? Vì nguyên tắc, ai mời thì người đó phải tiếp, nếu không thì phải có ủy quyền”.
Ông Trung giải thích “Tôi có đủ thẩm quyền, chúng tôi có phân công với nhau…” Lạ thật, ông này chỉ nghĩ mỗi ủy ban của ông ta mới có phân công giữa chánh, phó thì không cần ủy quyền, còn các nơi khác thì không được?
Cuối cùng thì cũng không cần ủy quyền.
Nhưng vấn đề biên bản thì lại khác, ông Trung nhất định không cho bên Thái Hà sau khi “đối thoại” mang biên bản buổi “đối thoại” đó về, ông chỉ một mực “Chúng tôi làm theo quy định của pháp luật”.
Mất rất nhiều công sức tranh cãi về việc này. Chúng tôi nói rằng Pháp luật không cấm việc bên đối thoại sau khi lập biên bản được nhận một bản bao giờ, đã là biên bản thì hai bên phải có. Ông Trung vẫn khăng khăng “biên bản này được lưu vào hồ sơ mà không cấp cho bên đối thoại”. Chỉ có thế.
Sau một hồi tranh luận căng thẳng, chúng tôi đề nghị lập thành biên bản, một lưu hồ sơ, một mang về báo cáo giáo dân, nhưng ông nhất định không cho. Cuối cùng ông Trung nói: “Luật quy định là như thế, nhưng chúng tôi căn cứ vào quá trình hợp tác trong quá trình đối thoại ngày hôm nay mang tính chất xây dựng, mang tính chất khách quan, mang tính chất dân chủ… thì chúng tôi có thể photo cho một bản”.
Lại quá trình tranh cãi về bản photo, giáo dân nhất định không chịu bản photo, hoặc photo hai bản rồi ký, hoặc sau khi photo ông Trung ký xác nhận là sao đúng bản chính… nhưng ông không chịu.
Tôi hỏi: “Ông Trung nói việc không cấp biên bản là căn cứ pháp luật. Vậy pháp luật nào, điều nào không cho phép lập biên bản làm hai bản? Điều nào quy định khi đối thoại chỉ có một bên được cầm biên bản mà thôi? Điều nào quy định rằng nếu có tinh thần hợp tác mang tính xây dựng… thì ông ra ơn cho một bản”? Thật là lạ lùng với quận Đống Đa trong cách “làm việc theo pháp luật”. Pháp luật gì mà phụ thuộc vào thái độ phụ thuộc và ý thích của một bên “đối thoại”, nếu thấy các anh ngoan thì tôi ra ơn cho một bản photocopy, nếu không thì thôi.
Tôi phản đối việc đó, yêu cầu căn cứ các văn bản pháp luật, điều nào cấm, điều nào không cấm.
Nhưng vẫn là nước đổ lá khoai, ông Trung nhất định không nghe. Cuối cùng thì ông chấp nhận sao cho bên Thái Hà một bản.
Đến lúc đó mới hiểu cách “làm việc theo pháp luật” của ông Trung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Chúng tôi cũng không hiểu cái mà ông Trung gọi là Pháp luật mà ông làm theo, đó là thứ pháp luật gì.
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 27/9/2009
Đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà được tổ chức “đón tiếp” chu đáo và rầm rộ là vậy nhưng khi bước qua cổng UBND quận thì như bị dội gáo nước lạnh. Hàng loạt máy ảnh, máy quay từ khắp mọi ngóc ngách của ủy ban, từ trên ban công… nhăm nhăm chĩa vào đoàn Thái Hà, không bỏ qua bất cứ cử chỉ nào.
Từ phía đón tiếp có nhiều thứ quá thừa, chỉ thiếu duy nhất một thứ: Nụ cười.
Ngược lại, mấy linh mục, tu sĩ và giáo dân chẳng có gì ngoài một chiếc máy chụp hình, một máy quay phim và dư thừa những nụ cười luôn nở.
Đoàn vào đến sân, các cán bộ của dân chặn lại, hỏi: “Giấy ủy nhiệm của ông Vũ Khởi Phụng đâu”? Cả đoàn dừng lại, linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong giải thích: “Chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Phụng chỉ là đứng đơn, khi giải quyết công việc liên quan đến giáo xứ thì chúng tôi vẫn linh mục và giáo dân cùng đi, chẳng có giấy ủy quyền nào mà vẫn làm việc từ trước đến nay”.
Ông Đào Trường Sơn cộc lốc: “Trước khác, hôm nay khác”.
Đoàn đành đứng ngoài chờ các cán bộ lên xuống, đi lại, trao đổi… một lúc sau nắng quá đành vào gara ô tô của UBND Quận trú tạm.
Đứng lâu quá mỏi chân, một vài người đành kê dép ngồi bệt xuống đất nghỉ. Được ngồi bên cạnh hai chiếc xe biển xanh, một nhãn hiệu Mercedes số đẹp 31A -1818 cũng đã thấy sang chán.
Nhìn biển số xe, mấy cha con hỏi nhau: “Việc cấp biển số được nhà nước tuyên bố thực hiện bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, mà sao UBND Quận Đống Đa rút thăm tài tình thế nhỉ? Chắc khi nào có xe ô tô phải nhờ mấy bác mát tay bắt thăm hộ thôi”. Tất cả cùng cười.
Dù không có giấy ủy quyền, nhưng lẽ nào UBND quận đã mất công bố trí công phu như vậy mà đoàn Thái Hà lại về thì còn đâu diễn viên. Vì vậy nên một lúc sau Bà Trần Thị Việt Yên, Chánh Văn phòng xuống đề nghị một người viết giấy chịu trách nhiệm để lên làm việc.
Các cha định viết giấy nhưng nhìn quanh chẳng thấy chỗ nào, định kê dép xuống đất viết, thì bà Yên bảo: “À không, nếu đồng ý, mời các vị lên trên phòng họp để viết”.
Thấy bà Yên có nở một nụ cười, nụ cười hiếm hoi từ miệng người cán bộ quận kể từ khi bước vào đây, tôi giơ máy ảnh lên định chụp lại hình ảnh đẹp quý báu bất ngờ đó. Đột nhiên ông Đào Trường Sơn vụt qua khe hở giữa bà Yên và các linh mục đang đứng trước mặt xô lại: “Anh không được chụp ảnh tôi”.
Tôi đáp: “Bình tĩnh đi ông cán bộ của dân, tôi chụp nụ cười hiếm hoi này thôi”. Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng nhắc nhở “Anh nên lịch sự một chút, sao lại chạy tạt ngang trước mặt phụ nữ khi người ta đang nói chuyện như vậy?”
Cả đoàn kéo nhau lên phòng họp.
Trong phòng “đối thoại”
Trên đường theo bà Trần Thị Việt Yên, Chánh văn phòng Ủy Ban lên tầng hai để họp, tôi hỏi: “Chị Yên ơi, ở đây cán bộ khi gặp dân sao mặt cứ hầm hầm như sắp đánh nhau đến nơi như anh Sơn là có vấn đề gì hả chị”? Bà Yên nói: “Không có vấn đề gì đâu anh ạ” Tôi hỏi lại: “Nếu cán bộ gặp dân mà cứ thế này, thì chắc chị phải đề nghị quận xem xét lại cách tuyển cán bộ ở quận này, hoặc cho học thêm một lớp pháp lệnh công chức đi chị ạ”. Bà Yên chỉ cười rất tươi mà không nói là có tiếp thu hoặc có ý kiến gì thì đã vào đến phòng họp.
Qua mấy phòng làm việc trống không, bước vào phòng họp của UBND quận Đống Đa, mấy cha con mới hiểu là chỉ có chín người thì lọt thỏm giữa đoàn cán bộ đông đúc đã chờ sẵn, nhất là cánh quay phim, chụp hình. Tất cả đã ngồi đợi đoàn từ lâu. Quả là cán bộ Quận này cũng chu đáo về mặt thời gian và quân số thật.
Một cán bộ ngồi sẵn, đứng lên yêu cầu các linh mục xuất trình giấy ủy quyền, dù ông chưa giới thiệu tên mình. Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong xin được biết quý danh để tiện trao đổi, khi đó mới biết được tên ông cán bộ này là Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch Quận, chủ trì buổi họp hôm nay.
Ngay từ khi vào đến phòng họp, trên miệng ông Phó Chủ tịch Quận này luôn miệng là “Chúng tôi làm theo luật, luật quy định…” làm chúng tôi, những thường dân thấy choáng, ngỡ ông là luật sư hoặc chánh án. Tôi định thần nhìn kỹ, nhớ lại…
À, hóa ra đây là ông Trần Việt Trung khá nổi tiếng, ông đã được để nghị kiểm điểm ở vụ việc công trình nhà 17 tầng Đào Duy Anh sai phạm trong quá trình xây dựng mà ông là Phó chủ tịch Quận có trách nhiệm lớn, công trình này sau đó xin nộp 1,7 tỷ đồng khắc phục mà vẫn không được chấp nhận đành ngậm ngùi cắt bỏ 2 tầng.
Tranh cãi chính của cuộc họp: Giấy ủy quyền và cách lập biên bản
Ngay từ khi vào cuộc họp được phát biểu ý kiến đầu tiên, tôi có ý kiến như sau: “Chúng tôi là linh mục, giáo dân Thái Hà được thay mặt Chính xứ và mọi người lên đây vì như các ông các bà đều biết trong Giáo hội Công giáo, tất cả tài sản là của chung, nhất là giáo dân có vai trò chính, vì linh mục, tu sĩ chỉ ở một thời gian rồi đi. Vì vậy chúng tôi được đại diện giáo dân lên đây.
Điều đầu tiên khi gặp cán bộ, chúng tôi phê phán anh Đào Trường Sơn khi gặp chúng tôi với vẻ mặt hầm hầm như thế là không phải cán bộ của dân. Cán bộ của dân phải tươi vui khi gặp dân, phải kính trọng, lễ phép với dân. Đó là những điều mà trong Pháp lệnh Công chức, trong Đạo đức Hồ Chí Minh có nói rất rõ…” Ông Trung gạt ngay, đây chúng tôi chưa bàn về nội dung.
Kể từ đó, đến 4h15p chiều, cả hội trường mấy chục con người chỉ ngồi nghe hai bên tranh luận về việc giấy ủy quyền và biên bản nên cuộc họp không thể bắt đầu. Bên chính quyền yêu cầu bên Thái Hà phải có ủy quyền của linh mục Vũ Khởi Phụng mới có thể làm việc nếu không thì không đúng luật.
Sau quá trình giải thích khá mất công của các linh mục, giáo dân rằng chúng tôi đồng trách nhiệm, linh mục Vũ Khởi Phụng chỉ là người đại diện và ở đây đã có linh mục Phó Bề trên Nguyễn Văn Thật thay Bề trên Vũ Khởi Phụng, rằng chúng tôi làm việc nhiều cơ quan thành phố, quận đều thế cả… Nhưng ông Trung vẫn nhất định buộc phải viết “Giấy cam đoan đủ thẩm quyền làm việc”.
Lại tranh cãi mất nhiều thời gian. Cuối cùng linh mục Thật bảo rằng: “Nếu không đồng ý để Phó Bề trên làm việc, thì ghi vào giấy để chúng tôi về”.
Tôi đề nghị được ý kiến: “Xin hỏi cuộc họp này do chị Trần Thị Việt Yên thừa lệnh Chủ tịch UBND Quận ký giấy mời, chúng tôi đến đây để “đối thoại” theo giấy mời đó, nhưng lên đây thì gặp ông Trung chủ tọa mà không có Chủ tịch, vậy ông Trung có giấy ủy quyền của ông Học, Chủ tịch Quận ký không? Nếu không, sao bắt Phó Bề trên chúng tôi phải có ủy quyền của Bề trên? Vì nguyên tắc, ai mời thì người đó phải tiếp, nếu không thì phải có ủy quyền”.
Ông Trung giải thích “Tôi có đủ thẩm quyền, chúng tôi có phân công với nhau…” Lạ thật, ông này chỉ nghĩ mỗi ủy ban của ông ta mới có phân công giữa chánh, phó thì không cần ủy quyền, còn các nơi khác thì không được?
Cuối cùng thì cũng không cần ủy quyền.
Nhưng vấn đề biên bản thì lại khác, ông Trung nhất định không cho bên Thái Hà sau khi “đối thoại” mang biên bản buổi “đối thoại” đó về, ông chỉ một mực “Chúng tôi làm theo quy định của pháp luật”.
Mất rất nhiều công sức tranh cãi về việc này. Chúng tôi nói rằng Pháp luật không cấm việc bên đối thoại sau khi lập biên bản được nhận một bản bao giờ, đã là biên bản thì hai bên phải có. Ông Trung vẫn khăng khăng “biên bản này được lưu vào hồ sơ mà không cấp cho bên đối thoại”. Chỉ có thế.
Sau một hồi tranh luận căng thẳng, chúng tôi đề nghị lập thành biên bản, một lưu hồ sơ, một mang về báo cáo giáo dân, nhưng ông nhất định không cho. Cuối cùng ông Trung nói: “Luật quy định là như thế, nhưng chúng tôi căn cứ vào quá trình hợp tác trong quá trình đối thoại ngày hôm nay mang tính chất xây dựng, mang tính chất khách quan, mang tính chất dân chủ… thì chúng tôi có thể photo cho một bản”.
Lại quá trình tranh cãi về bản photo, giáo dân nhất định không chịu bản photo, hoặc photo hai bản rồi ký, hoặc sau khi photo ông Trung ký xác nhận là sao đúng bản chính… nhưng ông không chịu.
Tôi hỏi: “Ông Trung nói việc không cấp biên bản là căn cứ pháp luật. Vậy pháp luật nào, điều nào không cho phép lập biên bản làm hai bản? Điều nào quy định khi đối thoại chỉ có một bên được cầm biên bản mà thôi? Điều nào quy định rằng nếu có tinh thần hợp tác mang tính xây dựng… thì ông ra ơn cho một bản”? Thật là lạ lùng với quận Đống Đa trong cách “làm việc theo pháp luật”. Pháp luật gì mà phụ thuộc vào thái độ phụ thuộc và ý thích của một bên “đối thoại”, nếu thấy các anh ngoan thì tôi ra ơn cho một bản photocopy, nếu không thì thôi.
Tôi phản đối việc đó, yêu cầu căn cứ các văn bản pháp luật, điều nào cấm, điều nào không cấm.
Nhưng vẫn là nước đổ lá khoai, ông Trung nhất định không nghe. Cuối cùng thì ông chấp nhận sao cho bên Thái Hà một bản.
Đến lúc đó mới hiểu cách “làm việc theo pháp luật” của ông Trung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Chúng tôi cũng không hiểu cái mà ông Trung gọi là Pháp luật mà ông làm theo, đó là thứ pháp luật gì.
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 27/9/2009
Giáo dân Bầu Sen, xứ Chầy ở Quảng Bình tiếp tục bị chính quyền địa phương hù dọa
PV Xứ Chày
18:46 28/09/2009
Với phương cách hù doạ dân chúng như vậy, chính quyền xã Phúc Trạch đang chứng minh rằng chính quyền địa phương được coi như là một tổ chức xã hội đen chính hiệu và họ đang chơi theo kiểu "luật rừng” mạn rợ!
Suốt ngày 23 và 24/09/2009 dù mưa to gió lớn, chính quyền huỵên Bố Trạch, Quảng Bình vẫn dùng máy cẩu và máy ủi đưa từ Đồng Hới lên để san mặt bằng dưới chân lèn Đức Mẹ đứng, chuẩn bị cho công việc phá tượng. Sau khi đã làm xong công tác mặt bằng, máy ủi, cẩu được đưa về Ủy ban nhân dân xã Phúc Trạch nghỉ, chờ ngày ra tay phá tượng.
Trong khi đó các công an xóm, thôn, công an xã tích cực vận động tuyên truyền, nói xấu các linh mục nhằm thuyết phục dân ủng hộ việc phá tượng. Các loa phóng thanh trong xã Phúc Trạch cũng hoạt động hết công suất và suốt ngày để bắt dân nghe quyết định dỡ tượng Mẹ của Huyện Bố Trạch. Giáo dân trong những ngày này luôn sống trong sự giám sát của công an mặc sắc phục và thường phục cũng có.
Ngày Chúa nhật hôm qua, mọi chuyện dường như lắng xuống... Tuy vậy giáo dân họ Bầu Sen vẫn sống trong sự căng thẳng và hội hộp, không biết khi nào sẽ ta tay trấn áp giáo dân và phá tượng Đức Mẹ La Vang.
Hiện tại giáo dân trong vùng này ngày đêm đang sống trong áp lực và bị khủng bố tinh thần rất ác nghiệt của chính quyền Quảng Bình.
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu của Sinh viên CG Hà Nội với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt tại Châu Sơn
Thu Trang
21:40 28/09/2009
CHÂU SƠN - Trong cuộc sống có thật nhiều cuộc gặp gỡ phải không bạn? Có những cuộc gặp gỡ bạn chỉ gặp một lần rồi lãng quên, nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ diệu kỳ bạn chẳng bao giờ có thể quên được. Tôi gọi đó là “cuộc gặp gỡ kì diệu” bởi nó để lại những dấu ấn hoặc những kỉ niệm đậm nét và sâu sắc đến nỗi ấn tượng về nó theo bạn suốt cả cuộc đời. Hơn những thế, nó còn có thể làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ, những định kiến sẵn có, lịch trình cuộc sống mà bạn đã sắp xếp, thậm chí cả con người bạn, tất nhiên là theo một hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn. Tôi chắc rằng bạn cũng đã có ít nhất một “cuộc gặp gỡ kỳ diệu”, theo cách này hay cách khác. Cuộc gặp gỡ của tôi, của chúng tôi với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chính là một trong những “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” như thế!
Xem hình ảnh cuộc gặp gỡ rất cảm động
5h30 phút sáng ngày 26/9, xe ô tô du lịch bắt đầu lăn bánh đưa chúng tôi rời Hà Nội vượt hơn 100km đường dài, thẳng hướng Đan Viện Xitô, Châu Sơn, Ninh Bình, nơi Đức Tổng đang tĩnh tâm, nghỉ dưỡng sau một quãng thời gian dài nhiều biến cố của Giáo Hội. Đoàn chúng tôi gồm gần 50 anh chị em trong ban điều hành của Sinh viên Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội, do anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt – trưởng hội SVCGTGP làm trưởng đoàn.
Suốt quãng đường dài, tôi đã cố hình dung xem buổi gặp gỡ sẽ diễn ra như thế nào, trong lòng có một chút hồi hộp xen lẫn háo hức. Tham gia hội SVCG chưa lâu, tôi chưa bao giờ có dịp gặp mặt trực tiếp với Đức Tổng, thế nên từ trước tới giờ, với tôi, cái suy nghĩ sắp được gặp mặt và hơn nữa là nói chuyện trực tiếp với Ngài được coi là “xa xỉ”, một ước mơ khó thành hiện thực. Thế mà giờ tôi lại đang trên đường tới gặp Ngài đây và cái khoảng cách càng lúc càng ngắn lại, bảo sao tôi không hồi hộp?!
Ninh Bình đã hiện ra trước mắt chúng tôi! Những dãy núi san sát, cao thấp, trập trùng mờ mờ xám khuất sau làn mây trắng mỏng tang, tương phản mạnh mẽ với màu xanh mát của cây cối và màu vàng ươm của lúa chiêm đang vào vụ nhanh chóng kéo tôi ra khỏi giấc ngủ mơ màng. Tôi khe khẽ hát theo một bài hát trong máy nghe nhạc, cuộn chân lên ghế, quay hẳn người nhìn qua cửa kính xe ngắm cảnh. Chỉ còn 3km nữa là tới nơi, ô tô dẽ vào một con đường nhỏ gồ ghề đất đá. Những ngôi nhà cao tầng, kiến trúc cầu kì hiện đại dần bị thay thế bởi những mái ngói đỏ của những ngôi nhà thấp nhỏ, đơn sơ, bao bọc xung quanh bởi cây cối, rất đậm chất đồng quê. Chị bạn ngồi cạnh tôi thốt lên: “Ở đây cũng còn nghèo nhỉ!”. Bước xuống xe, chúng tôi vươn mình hít thở bầu không khí trong lành. Thời tiết khá lý tưởng, không mưa, không nắng, gió nhè nhẹ thổi quyện lên mùi nồng nồng, ngai ngái của cỏ dại và mùi âm ẩm của mặt đất ướt, vết tích của trận mưa đêm qua. Cảm giác thật thanh bình, dễ chịu, tôi đã thôi không còn thắc mắc tại sao Đức Tổng lại chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng của Ngài.
Nghỉ chân uống nước một lúc, chúng tôi theo chân người dẫn đường tới gặp Đức Tổng. Tôi hơi ngỡ ngàng một chút khi thấy mình đang dừng chân trước một quả núi, nghe mọi người bảo Đức Tổng đang nghỉ ngơi trên đó. Thế mà tôi lại nghĩ Người sẽ nghỉ ngơi ở một phòng trong Đan Viện cơ! Ngước nhìn lên những bậc thang san sát trên vách núi dựng đứng, tôi ngần ngại rồi cũng hít một hơi thật sâu và cùng các anh chị em “thượng san”. Tim tôi bắt đầu đập nhanh hơn thường lệ. Tôi sắp được gặp Đức Tổng, một người nổi tiếng và là niềm ao ước bấy lâu nay của tôi rồi!
Lên tới nơi, tôi hăm hở đưa mắt đi tìm một cửa hang, tôi nghĩ là, sẽ dẫn chúng tôi tới một căn phòng nơi chúng tôi sẽ gặp gỡ và nói chuyện với Đức Tổng. Tôi không tìm thấy! Nơi Đức Tổng gặp gỡ chúng tôi là một khoảng sân nghỉ nho nhỏ có tượng Chúa chịu nạn và tượng Đức Mẹ ở trên bậc cao; phía dưới khoảng nghỉ có một lan can nhỏ trông ra cánh đồng xanh mướt trước mắt, nước trong những chiếc ao phản chiếu ánh sáng lấp lánh của những tia nắng đang bắt đầu ló dạng. Không khí mát mẻ, trong lành!
Tôi đã từng trông thấy Đức Tổng qua ảnh, TV và Internet vài lần nên tự tin là mình có thể nhận ra ngay khi nhìn thấy Ngài ở đây. Ấy thế mà tôi đã phải tự thuyết phục mình tin vào mắt mình rằng người ngồi trên tảng đá ngay sát bậc cầu thang cuối cùng của lối lên và chỉ cách tôi có 5 bước chân kia chính là Đức Tổng đáng kính. Đã quen nhìn Ngài trong trang phục trang trọng của Đức Giám Mục, tôi không khỏi lạ lẫm khi trông thấy Ngài trong trang phục giản dị thế này. Ngài vận một chiếc áo trắng kiểu dân tộc cách điệu nhẹ nhàng, đi đôi dép “tổ ong” màu trắng, khuôn mặt Ngài hồng hào, phúc hậu, đôi mắt sáng lấp lánh sau cặp kính lão, vầng trán cao cương quyết, uyên bác. Ngài mỉm cười trìu mến nhìn chúng tôi mới leo lên tới nơi, còn đang thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt và lưng áo. Mặt ai cũng đỏ ửng vì không quen leo núi nhưng khi trông thấy Đức Tổng và nụ cười dễ mến của Ngài, bao nhiêu mệt mỏi như tan biến hết, thay thế vào đó là những nụ cười đáp lại, những câu pha trò hài hước, ánh mắt ngưỡng mộ, yêu mến…
Đợi tất cả chúng tôi lên tới nơi và lấy lại nhịp thở bình thường, Đức Tổng bắt đầu nói chuyện, hỏi thăm tình hình học tập và sức khỏe cũng như những hoạt động của chúng tôi trong suốt quãng thời gian qua. Chúng tôi ngồi quây tròn thân mật xung quanh Ngài, chăm chú lắng nghe từng lời chia sẻ của Ngài. Giọng nói của Ngài trầm ấm, nhẹ nhàng nhưng tất cả đều rất ý nghĩa và hấp dẫn. Ngài khuyên những sinh viên chúng tôi phải biết lựa chọn và đón lấy những điều tốt, đào thải ra khỏi tâm hồn những cái xấu, cái không tốt để trở nên những con người toàn diện, can đảm làm chứng nhân cho Chúa. Ngài còn lấy ví dụ rất dễ hiểu để diễn giải cho chúng tôi: cũng như cái cây biết hút vào mình khí CO2 – có ích cho sự sinh tồn của nó, và nhả ra khí O2 – có ích cho con người, cho môi trường sống thì chúng ta cũng phải biết sáng suốt cân nhắc lựa chọn đâu là điều tốt cho mình, cái gì là tốt đẹp và hành động theo đó, tránh xa những cái xấu và dịp tội để làm đẹp cho tâm hồn mình, trở thành người có ích cho Giáo Hội, cho xã hội.
Sau những phút trò chuyện tâm tình, Đức Tổng cùng chúng tôi lần một tràng hạt và đọc kinh cầu nguyện. Chúng tôi có một khoảng lặng để dâng lên cho Chúa những lời cầu nguyện riêng của mình. Không khí ấm áp nhưng trang nghiêm và sốt sắng. Lúc đó không hiểu sao tôi lại có suy nghĩ: được đứng gần Đức Tổng như thế này thì tất cả những lời cầu xin, những ước nguyện của chúng tôi đều có thể trở thành hiện thực. Chắc mọi người trong đoàn của tôi cũng đều có chung một suy nghĩ như thế. Cuối giờ cầu nguyện, Đức Tổng giang tay ban phép bình an cho chúng tôi. Lòng tôi bỗng dậy lên một cảm xúc rất lạ, thật khó diễn tả thành lời, vừa rất xúc động, thiêng liêng vừa rất tự hào.
Cầu nguyện xong, chúng tôi ngỏ ý xin chụp ảnh cùng Đức Tổng. Ít có dịp Cha con gặp gỡ thân tình thế này, ai cũng ước mong được chụp với Ngài một kiểu ảnh làm kỉ niệm và để “khoe” với mọi người. Cả đoàn mấy chục người, ai cũng muốn chụp ảnh cùng Ngài, hết chụp ảnh chung rồi ảnh riêng thế mà Ngài không hề từ chối bất cứ ai, miệng lúc nào cũng tươi cười. “Chỉ riêng việc Đức Tổng “chiều” mấy đứa nhí nhố chụp ảnh thế kia là đủ thấy Người thân thiện thế nào rồi”, bạn tôi chia sẻ. Tôi mỉm cười tán thành.
Đến lúc phải chia tay Đức Tổng tiếp tục cuộc hành trình, tất cả chúng tôi đều cảm thấy tiếc nuối và lưu luyến. Hình ảnh về một người Cha hiền giản dị, thân thiện cùng những lời giảng giải bổ ích của Ngài vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí chúng tôi. Xuống núi mấy anh em ngồi nói chuyện vui ai nấy đều xuýt xoa khen Đức Tổng giản dị, gần gũi và quá đỗi thận thiện.
Riêng về tôi, tôi cảm nhận được những thay đổi trong suy nghĩ và tâm hồn mình, chính những thay đổi đó đã làm cho cuộc gặp gỡ với Đức Tổng hôm nay trở thành “cuộc gặp gỡ kì diệu” với tôi. Không phải là một cuộc gặp gỡ khách sáo trong phòng khách sang trọng nhiều nghi thức, không phải một cuộc nói chuyện xã giao về những vấn đề vĩ mô, to tát... mà là một cuộc gặp gỡ thân thiết, chân thành, hơn cả đó là cuộc gặp gỡ của những tâm hồn, cuộc gặp gỡ Đức Tin. Thú thật, trước đây khi thông tin đài báo bóp méo, xuyên tạc về những lời phát biểu của Đức Tổng, Đức Tin của tôi đã không ít lần yếu đuối, hoang mang. Tôi chỉ biết thầm trách Người tại sao lại gây ra lỗi như thế, và cũng chẳng đủ can đảm để đứng lên bênh vực, bảo vệ khi hình ảnh Cha tôi bị bôi nhọ trước nhiều người, thậm chí ngay trong giờ học của mình. Nhưng rồi qua thời gian tìm hiểu, sự thật và ánh sáng đã đến với tôi, tôi bắt đầu thay đổi những định kiến sai lầm trong đầu óc mình, Đức Tin của tôi hết hoang mang, yếu đuối. Nhất là hôm nay, với “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” này, Đức Tin của tôi lại thêm một lần được củng cố. Tôi biết từ nay sẽ không còn gì có thể làm lu mờ, hoen ố hình ảnh của Ngài trong trái tim tôi, trong trái tim chúng tôi. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho mỗi sinh viên chúng tôi có thêm nhiều nghị lực, can đảm để đứng lên bảo vệ Đức Tin, bảo vệ lẽ phải như lời dạy của Đức Tổng; và tôi tin lời nguyện ước ấy đang trở thành hiện thực.
Trở lại Đan Viện, chúng tôi háo hức đi thăm thú xung quanh nhà thờ, chụp thêm nhiều ảnh lưu niệm, tâm trạng ai cũng rất vui vẻ thư thái. Có lẽ nhờ không khí mát mẻ dễ chịu và quan trọng hơn, là nhờ “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” với Đức Tổng. Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi đi thăm tượng Đức Mẹ Đồng Đinh, rồi tới Sở Kiện tham dự Lễ Truyền thống của nhóm SVCG Hà Nam. Lên xe, mỗi người theo đuổi một suy tư nhưng tôi tin chúng tôi cùng mang trong lòng cảm xúc về “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” với Đức Tổng, cuộc gặp gỡ với tình yêu và Đức Tin. Nguyện xin Chúa ban cho Người sức khỏe dồi dào, và tinh thần minh mẫn cũng như nghị lực để hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Chúa đã trao phó cho Ngài!
Xem hình ảnh cuộc gặp gỡ rất cảm động
Suốt quãng đường dài, tôi đã cố hình dung xem buổi gặp gỡ sẽ diễn ra như thế nào, trong lòng có một chút hồi hộp xen lẫn háo hức. Tham gia hội SVCG chưa lâu, tôi chưa bao giờ có dịp gặp mặt trực tiếp với Đức Tổng, thế nên từ trước tới giờ, với tôi, cái suy nghĩ sắp được gặp mặt và hơn nữa là nói chuyện trực tiếp với Ngài được coi là “xa xỉ”, một ước mơ khó thành hiện thực. Thế mà giờ tôi lại đang trên đường tới gặp Ngài đây và cái khoảng cách càng lúc càng ngắn lại, bảo sao tôi không hồi hộp?!
Ninh Bình đã hiện ra trước mắt chúng tôi! Những dãy núi san sát, cao thấp, trập trùng mờ mờ xám khuất sau làn mây trắng mỏng tang, tương phản mạnh mẽ với màu xanh mát của cây cối và màu vàng ươm của lúa chiêm đang vào vụ nhanh chóng kéo tôi ra khỏi giấc ngủ mơ màng. Tôi khe khẽ hát theo một bài hát trong máy nghe nhạc, cuộn chân lên ghế, quay hẳn người nhìn qua cửa kính xe ngắm cảnh. Chỉ còn 3km nữa là tới nơi, ô tô dẽ vào một con đường nhỏ gồ ghề đất đá. Những ngôi nhà cao tầng, kiến trúc cầu kì hiện đại dần bị thay thế bởi những mái ngói đỏ của những ngôi nhà thấp nhỏ, đơn sơ, bao bọc xung quanh bởi cây cối, rất đậm chất đồng quê. Chị bạn ngồi cạnh tôi thốt lên: “Ở đây cũng còn nghèo nhỉ!”. Bước xuống xe, chúng tôi vươn mình hít thở bầu không khí trong lành. Thời tiết khá lý tưởng, không mưa, không nắng, gió nhè nhẹ thổi quyện lên mùi nồng nồng, ngai ngái của cỏ dại và mùi âm ẩm của mặt đất ướt, vết tích của trận mưa đêm qua. Cảm giác thật thanh bình, dễ chịu, tôi đã thôi không còn thắc mắc tại sao Đức Tổng lại chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng của Ngài.
Nghỉ chân uống nước một lúc, chúng tôi theo chân người dẫn đường tới gặp Đức Tổng. Tôi hơi ngỡ ngàng một chút khi thấy mình đang dừng chân trước một quả núi, nghe mọi người bảo Đức Tổng đang nghỉ ngơi trên đó. Thế mà tôi lại nghĩ Người sẽ nghỉ ngơi ở một phòng trong Đan Viện cơ! Ngước nhìn lên những bậc thang san sát trên vách núi dựng đứng, tôi ngần ngại rồi cũng hít một hơi thật sâu và cùng các anh chị em “thượng san”. Tim tôi bắt đầu đập nhanh hơn thường lệ. Tôi sắp được gặp Đức Tổng, một người nổi tiếng và là niềm ao ước bấy lâu nay của tôi rồi!
Lên tới nơi, tôi hăm hở đưa mắt đi tìm một cửa hang, tôi nghĩ là, sẽ dẫn chúng tôi tới một căn phòng nơi chúng tôi sẽ gặp gỡ và nói chuyện với Đức Tổng. Tôi không tìm thấy! Nơi Đức Tổng gặp gỡ chúng tôi là một khoảng sân nghỉ nho nhỏ có tượng Chúa chịu nạn và tượng Đức Mẹ ở trên bậc cao; phía dưới khoảng nghỉ có một lan can nhỏ trông ra cánh đồng xanh mướt trước mắt, nước trong những chiếc ao phản chiếu ánh sáng lấp lánh của những tia nắng đang bắt đầu ló dạng. Không khí mát mẻ, trong lành!
Đợi tất cả chúng tôi lên tới nơi và lấy lại nhịp thở bình thường, Đức Tổng bắt đầu nói chuyện, hỏi thăm tình hình học tập và sức khỏe cũng như những hoạt động của chúng tôi trong suốt quãng thời gian qua. Chúng tôi ngồi quây tròn thân mật xung quanh Ngài, chăm chú lắng nghe từng lời chia sẻ của Ngài. Giọng nói của Ngài trầm ấm, nhẹ nhàng nhưng tất cả đều rất ý nghĩa và hấp dẫn. Ngài khuyên những sinh viên chúng tôi phải biết lựa chọn và đón lấy những điều tốt, đào thải ra khỏi tâm hồn những cái xấu, cái không tốt để trở nên những con người toàn diện, can đảm làm chứng nhân cho Chúa. Ngài còn lấy ví dụ rất dễ hiểu để diễn giải cho chúng tôi: cũng như cái cây biết hút vào mình khí CO2 – có ích cho sự sinh tồn của nó, và nhả ra khí O2 – có ích cho con người, cho môi trường sống thì chúng ta cũng phải biết sáng suốt cân nhắc lựa chọn đâu là điều tốt cho mình, cái gì là tốt đẹp và hành động theo đó, tránh xa những cái xấu và dịp tội để làm đẹp cho tâm hồn mình, trở thành người có ích cho Giáo Hội, cho xã hội.
Sau những phút trò chuyện tâm tình, Đức Tổng cùng chúng tôi lần một tràng hạt và đọc kinh cầu nguyện. Chúng tôi có một khoảng lặng để dâng lên cho Chúa những lời cầu nguyện riêng của mình. Không khí ấm áp nhưng trang nghiêm và sốt sắng. Lúc đó không hiểu sao tôi lại có suy nghĩ: được đứng gần Đức Tổng như thế này thì tất cả những lời cầu xin, những ước nguyện của chúng tôi đều có thể trở thành hiện thực. Chắc mọi người trong đoàn của tôi cũng đều có chung một suy nghĩ như thế. Cuối giờ cầu nguyện, Đức Tổng giang tay ban phép bình an cho chúng tôi. Lòng tôi bỗng dậy lên một cảm xúc rất lạ, thật khó diễn tả thành lời, vừa rất xúc động, thiêng liêng vừa rất tự hào.
Cầu nguyện xong, chúng tôi ngỏ ý xin chụp ảnh cùng Đức Tổng. Ít có dịp Cha con gặp gỡ thân tình thế này, ai cũng ước mong được chụp với Ngài một kiểu ảnh làm kỉ niệm và để “khoe” với mọi người. Cả đoàn mấy chục người, ai cũng muốn chụp ảnh cùng Ngài, hết chụp ảnh chung rồi ảnh riêng thế mà Ngài không hề từ chối bất cứ ai, miệng lúc nào cũng tươi cười. “Chỉ riêng việc Đức Tổng “chiều” mấy đứa nhí nhố chụp ảnh thế kia là đủ thấy Người thân thiện thế nào rồi”, bạn tôi chia sẻ. Tôi mỉm cười tán thành.
Đến lúc phải chia tay Đức Tổng tiếp tục cuộc hành trình, tất cả chúng tôi đều cảm thấy tiếc nuối và lưu luyến. Hình ảnh về một người Cha hiền giản dị, thân thiện cùng những lời giảng giải bổ ích của Ngài vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí chúng tôi. Xuống núi mấy anh em ngồi nói chuyện vui ai nấy đều xuýt xoa khen Đức Tổng giản dị, gần gũi và quá đỗi thận thiện.
Riêng về tôi, tôi cảm nhận được những thay đổi trong suy nghĩ và tâm hồn mình, chính những thay đổi đó đã làm cho cuộc gặp gỡ với Đức Tổng hôm nay trở thành “cuộc gặp gỡ kì diệu” với tôi. Không phải là một cuộc gặp gỡ khách sáo trong phòng khách sang trọng nhiều nghi thức, không phải một cuộc nói chuyện xã giao về những vấn đề vĩ mô, to tát... mà là một cuộc gặp gỡ thân thiết, chân thành, hơn cả đó là cuộc gặp gỡ của những tâm hồn, cuộc gặp gỡ Đức Tin. Thú thật, trước đây khi thông tin đài báo bóp méo, xuyên tạc về những lời phát biểu của Đức Tổng, Đức Tin của tôi đã không ít lần yếu đuối, hoang mang. Tôi chỉ biết thầm trách Người tại sao lại gây ra lỗi như thế, và cũng chẳng đủ can đảm để đứng lên bênh vực, bảo vệ khi hình ảnh Cha tôi bị bôi nhọ trước nhiều người, thậm chí ngay trong giờ học của mình. Nhưng rồi qua thời gian tìm hiểu, sự thật và ánh sáng đã đến với tôi, tôi bắt đầu thay đổi những định kiến sai lầm trong đầu óc mình, Đức Tin của tôi hết hoang mang, yếu đuối. Nhất là hôm nay, với “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” này, Đức Tin của tôi lại thêm một lần được củng cố. Tôi biết từ nay sẽ không còn gì có thể làm lu mờ, hoen ố hình ảnh của Ngài trong trái tim tôi, trong trái tim chúng tôi. Chúng tôi cùng cầu nguyện cho mỗi sinh viên chúng tôi có thêm nhiều nghị lực, can đảm để đứng lên bảo vệ Đức Tin, bảo vệ lẽ phải như lời dạy của Đức Tổng; và tôi tin lời nguyện ước ấy đang trở thành hiện thực.
Trở lại Đan Viện, chúng tôi háo hức đi thăm thú xung quanh nhà thờ, chụp thêm nhiều ảnh lưu niệm, tâm trạng ai cũng rất vui vẻ thư thái. Có lẽ nhờ không khí mát mẻ dễ chịu và quan trọng hơn, là nhờ “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” với Đức Tổng. Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi đi thăm tượng Đức Mẹ Đồng Đinh, rồi tới Sở Kiện tham dự Lễ Truyền thống của nhóm SVCG Hà Nam. Lên xe, mỗi người theo đuổi một suy tư nhưng tôi tin chúng tôi cùng mang trong lòng cảm xúc về “cuộc gặp gỡ kỳ diệu” với Đức Tổng, cuộc gặp gỡ với tình yêu và Đức Tin. Nguyện xin Chúa ban cho Người sức khỏe dồi dào, và tinh thần minh mẫn cũng như nghị lực để hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Chúa đã trao phó cho Ngài!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dùng âm nhạc để trị liệu trẻ em tự kỷ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ở Một Góc Đường
Diệp Hải Dung
22:27 28/09/2009
Ở MỘT GÓC ĐƯỜNG
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (Hình chụp tại Darling Habour, Sydney)
Đi giữa phố với những con đường mới
Em sợ mình lạc lối phải không!
Cứ nhìn phía mặt trời lên định hướng
Em sẽ về đúng từng lối em mong…
(Trích thơ của Cao Nguyên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Nehemiah – Non-Christian
Nguyễn Trọng Đa
16:55 28/09/2009
Nehemiah
Nehemiah, ông Nơ-khe-mi-a. Ông là một người Do Thái giàu có và học thức ở Persia, ông biết được các điều kiện tồi tệ nổi bật ở thành Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) và điều kiện không phòng thủ của thành do không có tường và cửa lớn. Ông tìm sự giúp đỡ của Vua Artaxerxes (Ác-tắc-sát-ta) và được phép trở về quê hương (Nkm 1-6). Ông kiểm tra cẩn thận và thấy rằng các báo cáo đáng buồn mà ông nhận được là đúng sự thật. Vì thế ông năn nỉ và đề nghị với các người Do Thái đến dự họp: “Nào, chúng ta cùng xây tường thành Giê-ru-sa-lem! Chúng ta sẽ không còn làm bia cho người ta thoá mạ nữa" (Nkm 2:17). Phần lớn người Do Thái nghe theo lời đề nghị của ông, và nhiều người tình nguyện làm việc ngày đêm cho chương trình trùng tu. Kẻ thù của họ nhạo cười nỗ lực của họ, nhưng chiến dịch to lớn vẫn tiếp tục tiến hành. Nehemiah chứng tỏ là một nhà tổ chức giỏi. Chỉ trong vài tháng Jerusalem đã trở nên như một thành phố mới. Sau đó ông tập trung vào tình hình dân sự và tôn giáo của thành, đẩy mạnh cải tổ hôn nhân, cho phù hợp với luật Moses (Mô-sê) (Nkm 6), chọn các viên chức có tài năng, và nhấn mạnh việc tuân giữ ngày Sabbath. Tinh thần đạo đức của người dân tăng cao rõ rệt, và các nước láng giềng rất ngạc nhiên với các thành quả này. Hàng ngàn người Do thái từ nhiều nơi trở về quê hương với niềm hy vọng mới và sự tự hào (Nkm 7, 11).
Neology
Tân học thuyết. Trong thần học, là việc đưa thêm học thuyết mới, trái với Giáo huấn Giáo hội nhưng được diễn tả bằng ngôn từ truyền thống. (Từ nguyên Hi Lạp neos, mới + logos, diễn văn, bài nói.)
Neo-Modernism
Tân chủ nghĩa đổi mới. Là phong trào nhằm hòa giải khoa học hiện đại và triết học, nhưng không có lợi cho sự vẹn toàn của đức tin Công giáo. Chủ nghĩa này bén rễ từ chủ nghĩa Đổi mới, vốn đã bị Thánh Giáo hoàng Piô X lên án. Cũng như chủ nghĩa Đổi mới, Tân chủ nghĩa đổi mới bác bỏ niềm tin vào siêu nhiên và xem Giáo hội chỉ là một xã hội con người. Trong các nét chính yếu của Tân chủ nghĩa đổi mới này, có sự chối bỏ tội tổ tông, cho rằng Chúa Kitô chỉ là một con người như bao người khác, và các tín điều chỉ là các công thức mà ý nghĩa thực sự của chúng sẽ thay đổi theo từng thời đại. Trong Tân chủ nghĩa đổi mới, các triết học của Hegel và Heidegger thay thế chỗ cho học thuyết thánh Tôma Aquinas, và đức tin bị giản lược thành một cảm nghiệm chủ quan thuần túy, tách rời khỏi một mặc khải khách quan của Chúa và độc lập với huấn quyền hoặc quyền giảng dạy của Giáo hội.
Neo-Orthodoxy
Tân chính thống. Là một từ ngữ chung áp dụng cho nhiều phong trào của Tin lành, nhằm tái lập lòng tin của tín hữu vào các mầu nhiệm cơ bản của Kitô giáo, chẳng hạn sự hiện hữu của Chúa, Chúa Nhập thể và Cứu chuộc, sự cần thiết của cầu nguyện, sự sống đời sau.
Neophyte
Tân tòng, tập sinh. Là một người đi vào bậc sống mới và tốt đẹp hơn. Là người mới trở lại Công giáo từ không tín ngưỡng, hoặc một tôn giáo ngoài Kitô giáo hoặc từ Do Thái giáo trong thời Giáo hội sơ khai. Danh từ này cũng dùng gọi một tập sinh hay thỉnh sinh trong một Dòng tu, hoặc người bắt đầu học hành để trở thành linh mục. (Từ nguyên Hi Lạp neos, mới + phutos, phát triển: neophutos, nghĩa đen là được trồng mới.)
Neo-Platonism
Tân học thuyết Plato. Là sự đổi mới của học thuyết Plato, như là học thuyết chủ lực của thế giới La Mã – Hi Lạp, từ giữa thế kỷ thứ ba đến khi chấm dứt các trường phái triết học ở Athens năm 529. Thuyết này được định hình bởi Plotinus (204-70). Các ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của tân học thuyết Plato đã được cảm nhận trong thần học Công giáo. Ngòai Synesius (370-414) và Dionysius (khoảng năm 500), các thánh Anselm và Bonaventure, và nhiều triết gia Kinh viện của thế kỷ 13, chịu ảnh hưởng của học thuyết này.
Neo-Scholasticism
Học thuyết Tân kinh viện. Là tên mà một số triết gia Kinh viện dùng để gọi sự đổi mới của Triết học Kinh viện Trung cổ từ đầu thế kỷ 12. Các nhà tư tưởng Công giáo này muốn làm sống lại, nơi công chúng và những người nghiên cứu, lời dạy của các triết gia Kinh viện lớn của quá khứ, cập nhật hóa các học thuyết của họ và đưa chúng vào tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa học hiện đại. Họ không nhắm tới việc làm hồi sinh các hệ thống không thay đổi của học thuyết Kinh viện Trung cổ, nhưng muốn hòa hợp khoa học hiện đại với các lý thuyết và nguyên tắc cơ bản của trường phái tư duy này, nhất là liên quan đến thế giới vật chất. Phong trào khởi đầu tại Ý và Đức trước năm 1879, khi vào năm này thông điệp Aeterni Patris của Đức Giáo hoàng Lêo XIII tạo cho phong trào một sức đầy mạnh nhờ sự phê chuẩn của Ngài. Kể từ đó phong trào phát triển mạnh hơn, nhất là trong các giới Công giáo.
Nepotism
Chế độ gia đình trị, thói con ông cháu cha. Trong thói tục Giáo hội, là sự ưu tiên chọn người dựa vào quan hệ huyết tộc hoặc gia đình hơn là vào khả năng xứng đáng. Đặc biệt việc này áp dụng cho việc bổ nhiệm các chức vụ trong Giáo hội. Về lịch sử, thói con ông cháu cha làm phiền Giáo hội trong nhiều thế kỷ, được thực hiện bởi một số Giáo hoàng, nhiều Giám mục và là một trong các yếu tố dẫn đến việc đặt ra luật độc thân trong Giáo hội Tây phương, và dẫn đến cuộc Cải cách Tin lành. Luật quan trọng nhất chống lại thói con ông cháu cha là sắc lệnh Romanum decet Pontificem của Đức Giáo hoàng Innocent XII năm 1692. (Từ nguyên Latinh nepos, cháu.)
Nero
Nero, Hoàng đế Nê-rô. Là Hoàng đế Roma chơi bời phóng đãng và trụy lạc, cai trị từ năm 54 đến năm 68, và kết liễu đời mình bằng việc tự tử, khi Viện nguyên lão Roma thay chỗ ông trên ngai vàng và kết án tử hình ông. Không chỗ nào trong Tân Ước nêu đích danh ông, mặc dầu chữ Caesar (Xê-da) nhắc đến trong Công vụ tông đồ (Cv) chương 25 chính là Nero. Khi thánh Phaolô bị đưa ra xét xử trước mặt Porcius Festus (Phét-tô), ngài dựa vào quyền công dân Roma của ngài để khiếu nại vụ án lên Caesar (Cv 25:1-12). Ngài được trả tự do sau khi Vua Agrippa (Ác-ríp-pa) nghe ngài tự bào chữa cho mình (Cv 26:1). Tuy nhiên, sau đó vào năm 65 Nero vẫn còn là Hoàng đế, khi thánh Phaolô bị kết án tử hình bởi các vị đại diện của ông.
Nescience
Bất khả tri, không biết, vô tri. Là tình trạng vô tri, nhất là một người theo thuyết bất khả tri tuyên bố. Như thế sự vô tri này dựa vào một thuyết, vốn cho rằng con người không thể đạt đến bất cứ (hoặc ít là một vài) sự hiểu biết nào về Chúa. (Từ nguyên Latinh ne-, không + scire, biết: nescientia, không biết.)
Nestorian Church
Giáo hội Nestorius. Là một giáo hội Kitô giáo xuất hệin sau khi Nestorius bị lên án tại Công đồng chung Ephesus năm 431. Nhờ nỗ lực của Ibas, Giám mục thành Ephesus từ năm 435, và Barsumas, Giám mục thành Nisibis từ năm 457, học thuyết Nestorius hay học thuyết cảnh giáo được phát triển thành một thần học đầy đủ và chuyển đến Persia và Tiểu Á, nơi một giáo phái nhỏ nhưng có ảnh hưởng được thành lập. Giáo hội Nestorius vẫn tồn tại ngày nay với tên gọi là Kitô hữu Assyria.
Ne Temere Decree
Sắc lệnh Ne Temere. Là một tuyên bố về luật hôn nhân được Thánh Giáo hoàng Piô X công bố; nó có hiệu lực từ lễ Phục sinh năm 1908. Đây chính là sắc lệnh Tametsi của Công đồng chung Trent dưới dạng thức được điều chỉnh. Sắc lệnh mang tên từ hai chữ đầu của sắc lệnh và quyết định như sau: 1. hôn phối liên quan một người Công giáo là không hiệu lực trừ khi được làm phép cưới bởi một linh mục quản xứ trong giáo xứ của ngài, hoặc bởi một linh mục được ngài ủy nhiệm, hoặc bởi một giám mục hay một linh mục đại diện được chỉ định trong giáo phận của giám mục đó; 2. không vị mục tử nào có thể làm phép cưới cách hiệu lực bên ngòai lãnh địa giáo xứ của ngài, mà không được ủy quyền bởi vị mục tử của giáo xứ nơi ngài làm lễ cưới cho đôi hôn phối, hoặc không được ủy quyền bởi vị Giám mục của giáo phận mà ngài làm phép cưới tại đó. Một giám mục không thể làm phép cưới cách hiệu lực bên ngòai giáo phận của ngài, mà không được ủy quyền bởi vị mục tử của giáo xứ nơi ngài làm lễ cưới cho đôi hôn phối, hoặc không được ủy quyền bởi vị Giám mục của giáo phận ấy; 3. lễ hôn phối phải được cử hành tại giáo xứ của cô dâu; 4. trong một số trường hợp, lễ kết hôn có thể có hiệu lực và thành sự mà không có linh mục; 5. mọi hôn phối phải được đăng ký tại nơi hoặc các nơi mà đôi vợ chồng được rửa tội. Phải có ít nhất hai người chứng khác có mặt tại lễ cưới để hôn phối thành sự, ngòai vị mục tử hay Giám mục. Sắc lệnh này không ảnh hưởng đến những người không là Công giáo khi họ kết hôn với nhau. Sắc lệnh áp dụng cho mọi hôn phối của một người Công giáo, cả khi người kia không chia sẻ cùng một đức tin.
Net With Fish
Lưới đầy cá. Là biểu tượng của Giáo hội dựa vào đọan Tin mừng “Nước Trời còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi" (Mt 13:47). Các thánh và người tội lỗi đều đầy cả trong lưới cá và sau đó được chọn lựa lại. Biểu tượng làm người ta nhớ đến cuộc gặp của Chúa Kitô với Phêrô và Anrê đang thả lưới trên biển khi Chúa kêu gọi các vị: “các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá" (Mc 1:17).
Neutralism
Thuyết trung lập. Là chính sách giữ trung lập khi các đòi hỏi của đức tin hay trách nhiệm luân lý cần có lập trường rõ ràng. Trong triết học, đây là một lọai phiếm thần cho rằng thực tại không là vật chất cũng không là tinh thần, nhưng là một cái gì ở giữa, mà vật chất và tinh thần chỉ là các sự diễn tả nó mà thôi. Đây là lập trường của Spinoza (1632-77). (Từ nguyên Latinh neuter, trung lập, không cái này và không cái khác.)
New Christianity
Tân Kitô giáo. Là danh từ được đặt ra kể từ Công đồng chung Vatican II bởi những người phát ngôn cho một Kitô giáo Công giáo thay đổi triệt để. Đặc điểm chính của Tân Kitô giáo là một tôn giáo mà con người là trung tâm, lo toan cho thế giới hiện nay, nhấn mạnh đến Kinh thánh và lọai trừ Truyền thống Mặc khải, một Giáo hội không giai cấp, trong đó hàng giáo phẩm dưới quyền của Đức Giáo hoàng không có quyền dạy dỗ và cai quản tín hữu, và là một Giáo hội có mục đích phục vụ thế giới và nhu cầu xã hội của con người, với sự nhấn mạnh vào nhân tính của Chúa Kitô quá mức, đến nỗi chối bỏ thiên tính của Chúa.
New Community
Tân Cộng đoàn. Là Giáo hội được Chúa Kitô thành lập, phù hợp với Tân Ước và Luật Mới hơn là phù hợp với Israel xưa, Cựu Ước và lề luật Torah của dân Do Thái.
New Covenant
Giao Ước mới. Giao Ước mới này chủ yếu là giống như Tân Ước, nhưng với nhiều nét khác biệt. Giao Ước mới là sự thỏa thuận thánh được Chúa thiết lập trong ngôi vị Chúa Kitô. Nó hòan tất Giao ước Cũ mà Đức Chúa đã làm với người Do Thái. Đây là một giao ước muôn đời mà sự chu tòan nó được nhắm tới ở trên Thiên đàng. Đó là một lời hứa về phần Chúa, để trao các phúc lành đã báo trước trong Bài giảng trên Núi và tại Bữa Tiệc ly, miễn là những người theo Chúa Kitô trung thành với Chúa một cách quảng đại.
New Earth
Đất mới. Một từ ngữ được thánh Gioan dùng trong sách Khải huyền (21:1) để mô tả thế giới hữu hình được tái lập sau khi loài người sống lại vào ngày sau hết. Lời này có nghĩa là thế giới hiện nay sẽ không bị hủy diệt nhưng được đổi mới một cách nhiệm mầu. Bởi vì thân xác vinh hiển sẽ lấy lại các năng lực cơ thể, người ta lập luận rằng trong “đất mới” các đối tượng cơ thể của các năng lực này sẽ họat động và hưởng niềm vui.
New Fire
Lửa mới. Là một nghi thức diễn ra bên ngòai nhà thờ trong đêm Vọng Phục sinh. Nghi thức không diễn ra trong nhà thờ có lẽ là người ta sợ rằng khói có thể gây độc chăng. Từ ngọn lửa mới được làm phép, các cây nến của tín hữu được thắp sáng và sau đó thắp sáng cây nến Phục sinh nữa.
New Heaven
Trời mới. Cũng giống như “Đất mới” dược nhắc đến trong sách Khải huyền (21:1), sự thay đổi này diễn ra vào ngày sau cùng, khi thiên đàng trở thành nơi ở của thân xác vinh hiển của các thánh.
New Jerusalem
Jerusalem mới, Giê-ru-sa-lem mới. Trong ngôn ngữ Kinh thánh, đây là Thành Đô Thiên Đàng của thiên thần và các thánh sau ngày tận thế. Thành đô này đã được thánh Gioan mô tả trong một thị kiến: “Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang" (Kh 21:2).
New Law
Luật mới. Là Luật của Chúa Kitô, để phân biệt với Luật Moses (Mô-sê). Luật này là mới vì nhấn mạnh đến mến Chúa cách không ích kỷ và yêu người; sự phổ quát tính của nội dung luật mới, là vì mọi người; phạm vi của nội dung; và sự cao cả của tác động của luật, đó là đi theo Chúa Kitô, noi gương Chúa Kitô.
New Testament
Tân Ước, Luật Mới. Trong nghĩa của sự sắp xếp mới, đây là sự hòan tất của Giao Ước Cũ và chứa đựng tất cả những gỉ Chúa Kitô đã nói và đã làm trong thời gian Chúa sống ở trần gian này. Nó cũng có nghĩa là Luật Mới, họat động từ thời Chúa Kitô và vẫn còn cho đến ngày tận thế. Nó cũng có nghĩa là các sách quy điển của Kinh thánh, ngòai bộ Torah của Do Thái, cụ thể là Tin mừng theo thánh Mátthêu (Mt), Máccô (Mc), Luca (Lc) và Gioan (Ga); Công vụ tông đồ (Cv), thư của thánh Phaolô gửi giáo đòan Roma (Rm), thư I và II gửi giáo đoàn Côrintô (Cr), gửi giáo đòan Galát (Gl), gửi giáo đoàn Êphêsô (Ep), gửi giáo đoàn Philípphê (Pl), gửi giáo đoàn Côlôxê (Cl), thư I và II gửi giáo đoàn Thêxalônika (Tx), thư I và II gửi Timôthê (Tm), thư I và II gửi Titô (Tt), gửi Philêmôn (Plm), gửi tín hữu Do thái (Dt); các thư Công giáo của thánh Giacôbê (Gc), thư I và II của thánh Phêrô (Pr), thư I, II, và III của thánh Gioan (Ga), thư của thánh Giuđa (Gđ); và sách Khải huyền (Kh) của thánh Gioan.
New World
Thế giới mới. Là từ ngữ dùng để mô tả việc tái lập thế giới hiện tại trong ngày sau hết. Nền tảng được mặc khải của nó được tìm thấy trong Tân Ước, nơi Chúa Kitô nói về “sự tái sinh,” nghĩa là sự thành lập mới của thế giới (Mt 19:28); thánh Phaolô nói về tòan thể các lòai thụ tạo đang rên siết và chờ sự cứu độ (Rm 8:18-25); thánh Phêrô nói về “trời mới đất mới” cùng thời với sự tiêu diệt thế giới, nơi công lý ngự trị (II Pr 3:13); và thánh Gioan mô tả kỹ thành Jerusalem Mới, đó là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân lọai (Kh 21:1-8). Thánh Âu Tinh dạy rằng các đặc điểm của thế giới tương lai sẽ phù hợp với sự hiện hữu bất diệt của thân xác vinh hiển của con người, cũng giống như các đặc điểm của thế giới hiện tại là phù hợp với sự hiện hữu hư nát của thân xác phải chết (De Civitate Dei, 20, 16).
Nicene Creed
Kinh Tin kính Nicaea. Có hai Kinh Tin kính có cùng một tên gọi. Kinh Tin kính Nicaea nguyên thủy được Công đồng chung Nicaea công bố năm 325. Kinh được các Nghị phụ Công đồng sọan thảo trong việc chống lại lạc giáo Ariô và chứa từ ngữ homoousios (đồng bản thể). Kinh tương đối ngắn, kết thúc với câu “và trong Chúa Thánh Thần,” và tiếp theo là bốn lời tuyệt thông chống lại lạc giáo Ariô. Kinh Tin kính Nicaea thông thường nhất là Kinh Tin kính Nicaea-Constantinople chính xác hơn. Xuất hiện sau Công đồng chung Constantinople I (381), đây là Kinh Tin kính hiện vẫn còn dùng trong Phụng vụ, có thêm cụm từ “Con Một” và “chịu khổ hình”, và khác với Kinh Tin kính Nicaea như sau: 1. nói nhiều hơn về Ngôi vị Chúa Kitô; 2. bỏ cụm từ “từ bản thể của Chúa Cha" sau homoousios; 3. nói nhiều hơn về Chúa Thánh Thần; 4. thêm các khỏan về Giáo hội, phép Rửa, kẻ chết sống lại và sự sống đời sau; và 5. không còn các lời tuyệt thông. Kinh đầy đủ là: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.”
Niche
Hốc tường đặt tượng. Là một hốc tường hoặc chỗ lõm trong tường, thường dùng để đặt tượng, tại nơi bảo vệ cho tượng. Với các nhà xây dựng Gothic, giới thiệu kiến trúc này, đưa nó trở thành một phần của tòa nhà, hốc tường có phần che xuất hiện, thường có sự tổng hợp tinh tế của ánh sáng và bóng mờ, và được trang trí tỉ mỉ. Đôi khi tường được xây lùi sâu vào, và một bệ tượng cao được làm thêm để cho tượng đứng.
Nicodemus
Ông Nicodemus, ông Ni-cô-đê-mô. Là một người Pharisee (Pha-ri-sêu) và là thành viên của Thượng hội đồng, là người rất có thiện cảm trong tâm trí với Chúa Giêsu, nhưng thiếu can đảm để trở thành một môn đệ nhiệt tâm. Như được thánh sử thứ tư ghi lại, ông đến thăm Chúa Giêsu và hỏi han Ngài về giáo huấn của Ngài vào “ban đêm,” điều này cho thấy đây là cuộc viếng thăm bí mật (Ga 3:1-2). Ông là tiếng nói duy nhất trong Thượng Hội đồng, nhắc nhở các đồng nghiệp rằng họ không nên lên án Chúa Giêsu mà không nghe Ngài giải thích (Ga 7:50). Bằng chứng thuyết phục cho thấy ông ít là một môn đệ thầm lặng là sự việc rằng, khi ông Giuse Arimathea (A-ri-ma-thê) chuẩn bị an táng Chúa Kitô chịu đóng đinh, ông Nicodemus đã đi theo ông và đem theo thuốc thơm để tẩm băng vải mà quấn thi thể Chúa (Ga 19:39-42). (Từ nguyên Hi Lạp nikodemos, chinh phục người ta.)
Nicolaitans
Phái Nicôla, là một phái Kitô giáo thời Giáo hội sơ khai ở Ephesus (Ê-phê-sô) và Pergamum; phái có một ảnh hưởng chia rẻ bởi vì phái cổ vũ các tập tục ăn đồ cúng, vốn đã bị Giáo hội lên án (Kh 2:15). Trong sách Khải huyền (Kh), thánh Gioan nói về họ một cách chua chát khi ngài nói: “Nhưng ngươi được điều này: ngươi ghét các việc của bè Ni-cô-la, như chính Ta cũng ghét" (Kh 2:6). (Từ nguyên Hi Lạp nikolaites [số ít], người theo Nicolaus.)
Night Of The Senses
Đêm đen cảm quan. Là một trong các thử thách mà các nhà thần bí phải chịu trong tiến trình thanh luyện thiêng liêng. Đây là một hành động của Chúa ràng buộc các cảm quan bằng cách buộc chúng quy phục tâm trí, và tâm trí lại bị ngăn cản không luận lý lan man về chuyện thiêng liêng. Quá bị cô lập và chỉ nhận được ánh sáng mờ của chiêm niệm, linh hồn cảm thấy khô cằn và đau khổ, chìm trong màn đêm. Trong thời kỳ này của bóng tối và ánh sáng, sự khô khan và tình yêu Chúa nồng nàn, sự yếu đuối và năng lực tiềm tàng, sự mâu thuẫn và sự khó giải thích, Chúa chờ đợi linh hồn nhẫn nại chấp nhận tình hình này trong tin yêu.
Night Of The Spirit
Đêm đen tâm thần. Sự thanh luyện linh hồn chuẩn bị cho một hôn phối thiêng liêng, bằng cách làm cho linh hồn sạch khỏi các khuyết điểm thông thường. Điều đặc biệt cần sự thanh luyện là tính tự mãn với các ảo tưởng của thị kiến giả, cùng với việc mất lòng kính sợ Chúa, phát sinh từ một sự xấc láo với Chúa. Để tạo sự dễ dàng cho linh hồn sửa đổi, tâm trí bị bỏ lại trong bóng tối chìm vào trong sự khô cằn. Với việc cầu nguyện dường như không thực hiện được, linh hồn bị tước hết mọi niềm vui và cảm thấy bị Chúa bỏ rơi. Đêm đen tâm thần có bốn kết quả hạnh phúc: 1. gia tăng lòng mến Chúa nồng nàn; 2. một ánh sáng sắc nhọn đâm qua đêm đen tâm trí trước đó, và an ủi linh hồn; 3. một cảm thức an tòan lớn hơn trong Chúa trong quyết định không làm gì hết ngoài làm điều vì sáng danh Chúa; và 4. một sức mạnh tuyệt vời để leo các bước dẫn tới “sự kết hiệp biến đổi” với Chúa, mà thánh Gioan Thánh giá gọi là 10 bàn đạp dẫn đến lòng yêu mến Chúa.
Night Prayer
Giờ Kinh tối. Là giờ Kinh thứ năm và cũng là giờ Kinh cuối trong ngày của Kinh Nhật tụng, còn gọi là Compline (Kinh tối). Giờ kinh này chủ yếu gồm có một thánh thi, một hay hai thánh vịnh, bài đọc Kinh thánh ngắn, bài ca Tin mừng Nunc Dimittis (An bình ra đi) của ông Simeon (Si-mê-ôn), và các lời nguyện.
Night Watch
Canh thức đêm. Là một trong bốn phần của một đêm theo lối chia ngày xưa, trong đó các giờ Kinh chính thức được đọc trong thời Giáo hội sơ khai. Có lẽ sau đó các giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Ca ngợi ban sáng thay thế cho các giờ canh thức ấy.
Nihil Ex Nihilo
Nihil Ex Nihilo, Không gì phát sinh từ hư vô. Là tuyên bố của nguyên lý nhân quả, nói rằng mọi hiệu quả phải có một nguyên nhân; và nguyên lý lý do đủ, nói rằng mọi vật phải có một lý do thích hợp để hiện hữu hay hoạt động. (Từ nguyên Latinh nihil, hư không.)
Nihilism
Hư vô thuyết, diệt tính thuyết. Được áp dụng cho nhiều lý thuyết hoặc hệ tư tưởng: không gì hiện hữu thật sự ngoại trừ tư tưởng; không gì thực sự là quan trọng, là phải có, phải là; thế giới là một sự phi lý, do đó không gì trong cuộc đời là đáng phải tranh đấu hoặc đáng phải sống chết vì nó.
Nihil Obstat
Nihil Osbtat, “Không gì ngăn trở”. Là việc được một vị kiểm duyệt của giáo phận chấp thuận cho xuất bản một tác phẩm viết về đức tin hay luân lý. Ngày cho phép và danh tánh của người cho phép (censor deputatus, vị kiểm duyệt được ủy quyền) thường được in lên phần đầu cuốn sách cùng với imprimatur (Cho phép in) của Giám mục.
Nihil Sine Deo
Nihil Sine Deo, Không có gì mà không có Chúa. Là một câu nổi tiếng của Kitô giáo nói rằng mọi thụ tạo là sản phẩm của quyền năng Chúa và không gì hiện hữu một cách tình cờ; mọi sự đều nằm trong sự quan phòng của Chúa.
Nimbus
Vầng sáng, hào quang. Là một vòng tròn hay một đĩa trang trí được vẽ chung quanh đầu một thánh nhân. Vào thời trước Chúa Kitô, hào quang này diễn tả uy quyền và sự oai nghiêm. Giáo hội chọn tập tục này và biến hào quang thành một biểu tượng của nhân đức. Hào quang hình vuông đã có thời được sử dụng cho chân dung người sống như một biểu tượng của sự xuất sắc của người ấy, hào quang hình tròn dành cho các thánh như biểu tượng của ân sủng được Chúa ban cho các vị. Liên quan đến hào quang còn có halo (vầng quang) và aureole (quầng, vầng sáng).
Nimrod
Nimrod, ông Nim-rốt. Là một hậu duệ của ông Noah (Nô-ê) và là con trai của ông Cush (Cút). Ông được miêu tả một cách ấn tượng trong Sách Sáng thế (St) như là “là người anh hùng đầu tiên trên mặt đất” và “là thợ săn dũng cảm trước mặt ĐỨC CHÚA.” Nhiều thành phố ở Babylon được nêu tên là “thuộc vương quốc của ông” (St 10:8-10). Các câu nói này kết hợp lại cho thấy rằng ông là một viên chỉ huy quân đội xuất sắc, được các sắc dân láng giềng tỏ lòng kính trọng.
Nine Offices
Chín giờ kinh. Là một việc đạo đức dâng kính Thánh Tâm Chúa, do thánh nữ Margaret Mary Alacoque (1647-90) khởi xướng. Theo thánh nữ, Thánh Tâm ao ước “người ta có một sự kết hiệp đặc biệt và sự sùng kính với các phẩm thiên thần, là những vị được chọn để yêu mến, tôn vinh và chúc tụng Thánh Tâm trong bí tích sự sống, do đó các thiên thần sống trước mặt Chúa sẽ yêu mến Chúa thay cho chúng ta va thay cho những ai không yêu mến Chúa, và cũng đền bù cho các bất kính mà chúng ta phạm trước mặt Chúa.” Thánh nữ Margaret Mary gợi ý phương pháp là chúng ta dùng một giờ Kinh đặc biệt trong một tháng, và liên tiếp trong chín tháng, tùy theo được chỉ định hay tùy cá nhân chọn. Có những người thích chọn giờ kinh khác nhau cho mỗi ngày hoặc mỗi tuần lễ. Như thế mỗi giờ kinh hướng tới một trong chín phẩm thiên thần.
No
No, Nobis—cho chúng ta, vì chúng ta.
Noah
Ông Noah, ông Nô-ê. Là con trai của ông Lamech (La-méc) và là thân phụ của các ông Shem (Sêm), Ham (Kham), và Japheth (Gia-phét). Đức Chúa quá giận dữ với sự hư hỏng và sự bất trung của thế giới, đến nỗi Chúa quyết định khử trừ lòai người trong một hồng thủy. Chúa chỉ chừa ra ông Noah và gia đình ông. Chúa hướng dẫn cho ông làm một chiếc tàu đủ mạnh để được an toàn trong hồng thủy (St 6). Rồi Chúa chỉ thị cho ông đem lên con tàu gia đình ông, và mỗi lọai một đôi, gồm một đực và một cái, để sau cơn hồng thủy thế giới lại có đủ loài đủ vật. Noah vâng lời Đức Chúa. Tất cả mọi loài sống bên ngoài con tàu đều bị tiêu diệt khi hồng thủy tràn ngập trái đất (St 7). Sau nhiều tháng Noah có bằng chứng là nước đã rút hết để cho tất cả trên tàu đi ra khỏi tàu, tàu đậu lại trên vùng núi Ararat (A-ra-rát, St 8). Đức Chúa hứa: “Ta sẽ không bao giờ còn sát hại mọi sinh vật như Ta đã làm!" (St 8:21), “cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa." (St 9:11). Các con trai của ông Noah trở thành ông tổ của các dân tộc lớn trong việc phục hồi dân số cho thế giới.
Nob
Nob, Nobilis, nobiles—quý tộc, quý phái, cao quý.
Nobility
Cao thượng, thanh cao. Là sự nổi bật về luân lý, đáng được tuyên dương và khen ngợi, trong việc sở hữu các phẩm tính nổi trội của đức hạnh. (Từ nguyên Latinh nobilitas, cấp bậc; xuất sắc, cao thượng.)
Noble Guards
Cận vệ thượng trật. Là hạng cận vệ cao cấp nhất trong công tác phục vụ bảo vệ Giáo hoàng. Hạng cận vệ này phát sinh từ đội kỵ mã nhẹ, lo việc canh gác bảo vệ Đức Giáo hoàng và đã được tái tổ chức nhiều lần. Đức Giáo hoàng Lêo XIII đặt tên cho như hiện nay. Đức Giáo hoàng chỉ định viên chỉ huy, và sĩ quan này luôn là một hoàng thân Roma. Mọi thành viên phải tỏ ra xứng đáng với dòng dõi quý tộc 60 năm được Đức Giáo hoàng công nhận. Họ xuất hiện với Đức Giáo hoàng trong các cuộc lễ công khai, và luôn có mặt bên Ngài. Họ có vinh dự tháp tùng đòan Hồng Y mới được bổ nhiệm. Ngạch cận vệ thượng trật đã bị xóa bỏ vào năm 1970.
Nominalism
Thuyết duy danh. Là một thuyết cho rằng các ý tưởng phổ quát, như sự thật, sự thiện, và tình người chỉ là các danh từ mà thôi. Thuyết phủ nhận rằng các khái niệm phổ quát là các khái niệm thật sự, hiện diện trong tâm trí, phù hợp với thực tế và dựa vào một thực tại khách quan. Mọi ý niệm trừu tượng, theo các nhà duy danh, chỉ là các nhãn hiệu hữu ích mà thôi. (Từ nguyên Latinh nominalis, thuộc về danh từ.)
Non
Non, Nonae - Kinh giờ chín (trong Nhật tụng).
Nonbaptized
Người chưa rửa tội. Là những người chưa nhận bí tích Rửa tội, do đó họ không phải giữ các luật Giáo hội.
Nonbeliever
Người không tín ngưỡng, người vô thần, người vô tín. Là người tuyên bố không tin một Thiên Chúa, và cho rằng mình là người vô thần hoặc người theo thuyết bất khả tri.
Non-Catholic
Tín hữu Kitô ngòai Công giáo. Là một tín hữu Kitô giáo, nhưng không là thành viên của Giáo hội Công giáo Roma.
Non-Christian
Người không Kitô hữu. Là người không nhận Bí tích rửa tội và không tuyên xưng đức tin Kitô giáo.