Phụng Vụ - Mục Vụ
Năm Linh Mục
Xuân Ly Băng
10:22 27/09/2009
NĂM LINH MỤC
Trích lời Đức Thánh Cha nói về linh mục
ngày 22/09/2009 tại Castel Gandolfo, Ý
“Tôn thờ Thánh Thể sâu xa
Giờ Kinh Phụng Vụ đậm đà sớm hôm
Say mê nghiền ngẫm Phúc Âm
Mân côi chuỗi hạt tay lần luôn tay
Siêng năng Cầu Nguyện đêm ngày
Không vì hoạt động, việc này bỏ lơ
Linh hồn của việc Tông Đồ
Chính là Cầu Nguyện, phút giờ chuyên chăm
Đào sâu đời sống nội tâm
Kết hợp với Chúa mặn nồng thiết tha”
Lời vàng của Đức Thánh Cha
Gửi hàng linh mục thật là thân thương.
Ngày 27/09/2009
Trích lời Đức Thánh Cha nói về linh mục
ngày 22/09/2009 tại Castel Gandolfo, Ý
“Tôn thờ Thánh Thể sâu xa
Giờ Kinh Phụng Vụ đậm đà sớm hôm
Say mê nghiền ngẫm Phúc Âm
Mân côi chuỗi hạt tay lần luôn tay
Siêng năng Cầu Nguyện đêm ngày
Không vì hoạt động, việc này bỏ lơ
Linh hồn của việc Tông Đồ
Chính là Cầu Nguyện, phút giờ chuyên chăm
Đào sâu đời sống nội tâm
Kết hợp với Chúa mặn nồng thiết tha”
Lời vàng của Đức Thánh Cha
Gửi hàng linh mục thật là thân thương.
Ngày 27/09/2009
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:50 27/09/2009
CHIM ƯNG CÔ ĐỘC
Chim ưng kể lể nó không có bạn bè.
- “Hừm, chúng nó ghét tôi mới đánh tôi, xa lánh tôi…”
Đấng tạo hóa nhắc nhở nó:
- “Bé con, con có nghĩ tới chăng, nếu con cảm thấy bạn bè không tốt, có lẽ bản thân con cũng chưa đủ tốt. Nếu con đủ tốt thì bạn bè của con đã không tỏ ra quá xấu”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Có người sống chết với bạn bè, bởi vậy họ có rất nhiều bạn tốt.
Có người lợi dụng tình bạn để làm lợi cho mình, cho nên bạn bè dần dần xa lánh họ.
Người quen biết thì nhiều, nhưng kiếm cho được bạn tri kỷ thì thật rất khó. Có được người bạn tốt, thì như kiếm được viên ngọc quý giá, nó làm tăng lên giá trị của con người mình.
“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”
- Lấy lòng tự trọng mà đối đãi với bạn bè, thì bạn bè sẽ tôn trọng mình.
- Lấy sự tin tưởng mà trò chuyện với bạn bè, thì bạn bè sẽ tin phục mình.
- Lấy yêu thương để giao kết với bạn bè, thì bạn bè sẽ chết sống vì ta.
Đừng lấy bụng dạ hẹp hòi mà đối đãi với bạn bè, thì lo gì mà không có bạn tốt chứ?
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Chim ưng kể lể nó không có bạn bè.
- “Hừm, chúng nó ghét tôi mới đánh tôi, xa lánh tôi…”
Đấng tạo hóa nhắc nhở nó:
- “Bé con, con có nghĩ tới chăng, nếu con cảm thấy bạn bè không tốt, có lẽ bản thân con cũng chưa đủ tốt. Nếu con đủ tốt thì bạn bè của con đã không tỏ ra quá xấu”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Có người sống chết với bạn bè, bởi vậy họ có rất nhiều bạn tốt.
Có người lợi dụng tình bạn để làm lợi cho mình, cho nên bạn bè dần dần xa lánh họ.
Người quen biết thì nhiều, nhưng kiếm cho được bạn tri kỷ thì thật rất khó. Có được người bạn tốt, thì như kiếm được viên ngọc quý giá, nó làm tăng lên giá trị của con người mình.
“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”
- Lấy lòng tự trọng mà đối đãi với bạn bè, thì bạn bè sẽ tôn trọng mình.
- Lấy sự tin tưởng mà trò chuyện với bạn bè, thì bạn bè sẽ tin phục mình.
- Lấy yêu thương để giao kết với bạn bè, thì bạn bè sẽ chết sống vì ta.
Đừng lấy bụng dạ hẹp hòi mà đối đãi với bạn bè, thì lo gì mà không có bạn tốt chứ?
--------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:51 27/09/2009
N2T |
67. Con người ta nếu không nghĩ mình ở dưới mọi người, thì đừng hòng tiến bộ trên đàng nhân đức.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:53 27/09/2009
N2T |
239. Hoạt động của lý trí chính là cuộc sống.
Tình Yêu và Trách Nhiệm - Bài 9: Trở về với Đoan Trang để làm Hứng Khởi Tình Yêu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:50 27/09/2009
Tiếp theo bài “Trận Chiến Trong Sạch”
Tại sao đặt nặng việc ăn mặc của phụ nữ?
Trong thế giới hậu cách mạng tính dục, y phục thiếu vải, váy ngắn, áo tắm tý hon, quần xệ, và áo cũn cỡn đã trở thành một phần của thời trang chính của phụ nữ ngày nay. Đồng thời bất cứ người nào thắc mắc về sự thích hợp của những y phục như thế đều bị coi là “cứng ngắt”, “lỗi thời”, hay “thiếu thích nghi” với những kiểu cách tân thời. Đoan trang không còn là thành phần của ngữ vựng của nền văn hóa của chúng ta nữa. Mặc dù hầu hết mọi người cảm thấy rằng họ không muốn chính con gái của mình ăn mặc như Mandonna và Britney Spears, nhưng ít người có can đảm đề cập đến đề tài đoan trang, và ít người biết phải nói gì khi đề cập đến đề tài này.
ĐTC Gioan Phaolô II – khi ấy là Cha Wojtyla – trong cuốn sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, đã đưa ra những tư tưởng khôn ngoan mà chúng ta cần phải biết về bản chất của đức đoan trang và tại sao ăn mặc đoan trang lại quan trọng trong việc củng cố mối liên hệ giữa chúng ta và những người khác phái.
Kinh Nghiệm về Xấu Hổ
ĐTC Gioan Phaolô II mở đầu bài viết về đoan trang bằng cách giải thích về một kinh nghiệm chung của con người là kinh nghiệm về xấu hổ. Xấu hổ liên quan đến khuynh hướng che dấu một điều gì – không những chỉ điều xấu, như tội lỗi, khuyết điểm, những giây phút lúng túng, nhưng cả những điều tốt mà chúng ta không muốn ai biết đến. Thí dụ, có người làm một điều tốt nhưng muốn dấu việc làm của mình. Nếu người ấy được ca ngợi cách công khai, anh có thể cảm thấy bối rối, không phải là vì anh làm điều gì xấu, nhưng vì anh không muốn người khác chú ý đến việc làm của anh. Cũng thế, một học sinh được điểm cao trong một bài thi có thể cảm thấy bối rối khi thầy giáo khen em trước mặt cả lớp học, bởi vì em chỉ muốn cho các bạn thân nhất và gia đình biết mà thôi. Có nhiều điều tốt chúng ta làm mà không muốn nhiều người biết, và chúng ta cảm thấy mắc cỡ vì những điều ấy được đưa ra ánh sáng.
Điều này giúp chúng ta hiểu một trong những kinh nghiệm về xấu hổ: xấu hổ về phái tính. Tại sao con người có khuynh hướng che đậy những phần của thân thể liên hệ đến phái tính? Tại sao theo bản năng người ta vội vàng che mình khi một người khác phái vô tình bước vào trong lúc họ đang thay quần áo hoặc sửa soạn vào phòng tắm? ĐTC Gioan Phaolô II giải thích rằng khuynh hướng che đậy những phần thân thể này, là điều tạo nên phái nam hay phái nữ, tự nó không phải là thực chất của xấu hổ, nhưng là việc biểu lộ của một khuynh hướng sâu xa hơn để che đậy chính những giá trị về phái tính, “đặc biệt là khi đến mức độ chúng gợi ra trong trí một người ta như ‘một vật dụng để hưởng lạc’ cho những người khác phái” (tr. 176).
Thí dụ, một người phụ nữ theo trực giác có thể cảm thấy những phần nào đó của thân thể mình bị lộ ra, mà một người đàn ông có thể nhìn ngắm chị chỉ vì những giá trị phái tính của chị như một vật để mua vui. Thật thế, những phần thân thể đặc biệt ấy của biểu tỏ lộ những giá trị phái tính của chị một cách quá mãnh liệt đến nỗi một người nam không bị thu hút vì giá trị thật của chị như một người, mà chỉ về những giá trị phái tính của chị, là những gì làm cho anh vui thích trong nhãn quan và trí tưởng tượng của anh.
Đó là lý do tại sao chúng ta có khuynh hướng che dấu những giá trị phái tính liên hệ đến những phần tử đặc biệt của thân xác – không phải vì chúng xấu, nhưng vì chúng có thể che khuất giá trị cao quý hơn của con người. Như thế ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng việc xấu hổ về phái tính là “một hình thức tự nhiên của việc tự vệ đối với một người” (tr. 182). Nó giúp một người tránh được việc bị coi là một vật để mua vui. Như vậy sự che đậy những giá trị phái tính qua việc ăn mặc đoan trang là phương tiện để cung cấp một sân khấu mà trong đó những điều nào cao quý hơn là những phản ứng thuần túy nhục dục có thể xảy ra. Việc ăn mặc đoan trang giúp bảo vệ những tương quan giữa hai phái khỏi rơi vào tình trạng vị kỷ, và như thế tạo nên dịp để cho tình yêu chân chính đối với người khác được phát triển.
Xấu Hổ bị Tình Yêu Hấp Thụ
Nhưng trong phạm vi tình yêu hôn nhân - một tình yêu tự hiến trưởng thành của một cặp vợ chồng - thì người ta không còn lý do gì để xấu hổ. Tình yêu chân thật đảm bảo rằng những cảm nghiệm tình cảm và giác cảm “được thấm nhuần bằng sự xác nhận giá trị của người ấy đến độ ý muốn không thể nào coi người kia là vật dụng để dùng” (tr. 183-184). Mỗi người hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu vô vị lợi của người kia. Người ấy hoàn toàn tin tưởng rằng mình không bị chỉ coi là vật dụng mua vui cho người kia. Cho nên niềm vui tình cảm và giác cảm của người ấy được đặt nền tảng trên tình yêu hoàn toàn tự hiến và ý thức trách nhiệm sâu xa đối với người kia.
Sự cần thiết của việc biết xấu hổ đã được hấp thụ bởi tình yêu trưởng thành đối với một người: không còn cần thiết nữa để một người phải che đậy đối với người yêu hay với chính mình một ý định vui hưởng, vì điều này đã được tình yêu thật, là tình yêu được ý chí điều khiển, hấp thụ. Việc xác nhận giá trị của một người thật sự thấm nhuần cách hoàn toàn tất cả những phản ứng giác quan và tình cảm liên hệ đến những giá trị phái tính mà ý chí không bị đe dọa bởi cái nhìn vị kỷ (tr. 184).
Tuy nhiên, loại tin tưởng này chỉ có thể được tìm thấy cách hoàn toàn trong tình yêu vợ chồng. Chỉ trong một hôn nhân lành mạnh và lớn mạnh mà việc xấu hổ được tình yêu hấp thụ cách này. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn ăn mặc đoan trang khi ở với những người khác phái mà không phải là vợ hay chồng của mình. Ở ngoài phạm vi tình yêu vợ chồng, chúng ta phải cẩn thận trong việc tỏ lộ những giá trị phái tính, nếu không chúng ta sẽ biến mình thành vật dụng cho những người khác phái dùng.
Tránh Việc Khách Quan Hoá
Bây giờ chúng ta sửa soạn để khám phá ba khía cạnh của việc xấu hổ về phái tính được ĐTC Gioan Phaolô II trình bày. Chúng ta đã nói đến khía cạnh đầu tiên - là xấu hổ dẫn chúng ta đến việc che dấu những giá trị phái tính để chúng không chỉ tạo ra phản ứng vị kỷ trong người khác. Một người phụ nữ phải tránh ăn mặc một cách cố tình kéo chú ý của người khác vào những giá trị phái tính của mình và che khuất giá trị của cô như một con người. Một số loại quần áo (hay thiếu quần áo) chắc chắn gợi ra phản ứng dâm dật đặt cô vào tình trạng bị người ta coi như một vật để mua vui.
Nhưng có một số phụ nữ sẽ phản đối: “Tại sao tôi lại có trách nhiệm ăn mặc đoan trang? Nếu một người đàn ông phải vật lộn với những tư tưởng dâm ô, đó là vấn đề của anh ta chứ đâu phải của tôi.” Nhưng người phản đối này đã quên một điểm mà ĐTC Gioan Phaolô II nói đến. Mục đích của ăn mặc đoan trang không phải để giúp đàn ông tránh được những tư tưởng dâm ô. Mục đính chính của việc ăn mặc đoan trang là để bảo vệ chính người phụ nữ. Nó giúp cô khỏi bị đối xử như một vật dụng để mua vui về xác thịt.
ĐTC Gioan Phaolô II đưa ra hai tư tưởng quan trọng giúp chúng ta hiểu điều này. Một đàng chúng ta phải nhớ rằng bản tính con người là hay sa ngã. Cho nên chúng ta không dễ dàng tránh được khuynh hướng vị kỷ khi nhìn thấy thân xác của người khác phái. Thái độ cho rằng “Tôi không cần phải quan tâm đến việc tôi phải ăn mặc thế nào – vì đó là vấn đề của đàn ông” là thái độ ngây thơ coi nhẹ Tộ Tổ Tông. Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Hỡi ôi, người đàn ông không phải là một con người hoàn hảo đến nỗi khi thấy thân xác của một người khác... có thể chỉ dậy lên trong mình một sự yêu thích vô vị lợi, là sự yêu thích có thể phát triển thành cảm tình ngây thơ. Trên thực hành, nó cũng có thể dậy lên khuynh hướng tà dâm, hay một ao ước tìm vui thích đặt trọng tâm vào những giá trị phái tính và coi thường giá trị của con người” (tr. 190). Vì hậu quả của Tội Tổ Tông, ý chí của con người “quá dễ dàng chấp nhận phản ứng tà dâm và hạ người kia xuống… vai trò một vật dụng để mua vui” (tr. 191). Và khi điều này xảy ra, ĐTC Gioan Phaolô II gọi nó là “hạ nhân cách bằng việc tính dục hóa.” Người ta không nhìn người phụ nữ như một con người nữa. Cô bị hạ xuống thành một vật dụng người ta có thể dùng để hưởng thú vui xác thịt. Việc ăn mặc đoan trang giúp người phụ nữ tránh được việc bị hạ nhân cách như thế.
Mặt khác, ĐTC Gioan Phaolô II tiếp tục bằng cách nhắc cho chúng ta rằng đàn ông phải vật lộn với tật mê dâm dục nhiều hơn phụ nữ. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi các phụ nữ có thể khó mà hiểu được việc ăn mặc đoan trang gồm những gì, vì tính mê dâm dục của họ không mạnh bằng của đàn ông. “Bởi vì một người phụ nữ không tìm thấy trong mình sự mê dâm mà người đàn ông, như một luật lệ không thể không ý thức, nên cô ta không cảm thấy một nhu cầu phải che đậy ‘thân xác như một mục tiêu để mua vui” (tr. 177). Vì lý do đó mà phụ nữ thường không nhận thức được rằng một cách hành động hay phục sức nào đó có thể thật sự là thiếu đoan trang. Và họ có thể hoàn toàn không biết rằng cách ăn mặc của họ có thể làm cho họ bị đàn ông chỉ coi họ là vật dụng để thỏa mãn thú vui nhục dục. “Thường thì một phụ nữ không coi một cách ăn mặc nào đó là trơ trẽn… mặc dù có một số đàn ông, hay thực ra, nhiều đàn ông, có thể thấy như thế” (tr. 189).
Che Đậy các Phản Ứng của mình
Bình diện thứ nhì của việc xấu hổ về phái tính là khuynh hướng che đậy các phản ứng vị kỷ của chính mình đối với người khác phái khi chúng ta coi họ như là những vật dụng để hưởng lạc thú. Chúng ta ý thức rằng một con người không phải là một vật để mình sử dụng, và chúng ta cảm thấy xấu hổ khi chúng ta đối xử với người khác như thế trong cái nhìn, tư tưởng hay trí tưởng tượng của mình. Tận đáy lòng, một người đàn ông cảm thấy, “Tôi không được đụng đến nàng, ngay cả bằng một ý muốn thầm kín tìm lạc thú nơi nàng, vì nàng không thể là một vật để tôi dùng” (tr. 180).
Hãy xét đến điều thường xảy ra khi một người đàn ông nhìn chằm chằm vào một phụ nữ cách dâm dật và cô ta nhận ra điều ấy. Khi vừa bị bắt quả tang thì anh quay đi chỗ khác bởi anh cảm thấy xấu hổ vì điều mình vừa làm. Anh không muốn thái độ vị kỷ của anh đối với cô ta bị lộ tẩy. Anh biết rằng anh không có quyền đối xử với một phụ nữ như thế và anh vội vàng quay đi chỗ khác.
Tình Yêu Hứng Khởi
Bình diện thứ ba và quan trọng nhất của việc xấu hổ về phái tính là sự liên hệ của nó với tình yêu. Chung quy, việc phục sức đoan trang tìm cách gây cảm hứng cho tình yêu – tình yêu chân chính đối với một người, chứ không phải chỉ phản ứng về tính dục đối với thân xác một phụ nữ. Tận đáy lòng của một người phụ nữ, có một sự khao khát gợi hứng và cảm nghiệm tình yêu. Như thế, một người phụ nữ phải ăn mặc cách nào để làm cho người khác yêu cô như một con người.
Việc ăn mặc khiếm nhã cản trở những khả năng giúp cho tình yêu chân chính phát triển, bởi vì nó kéo sự chú ý của người ta đến những giá trị tính dục của cô đến nỗi che khuất giá trị thật của cô như một con người. Nói cách khác, một phụ nữ ăn mặc cách thiếu đoan trang có lẽ cố tình khêu gợi cho người khác phản ứng dâm dật đối với thân xác của cô. Và cô có thể hấp dẫn nhiều đàn ông đến việc coi thân xác cô như một vật dụng để mua vui. Nhưng cô không gợi hứng cho các người đàn ông yêu cô như một người.
Ở đây chúng ta thấy mục đích của việc phục sức đoan trang không phải là chỉ để giúp đàn ông tránh phạm tội. Nó cũng không đơn thuần là “một phản ứng tự vệ” bảo vệ phụ nữ khỏi bị sử dụng. Cuối cùng, mục đích của việc ăn mặc đoan trang là gây ra một phản ứng đối với giá trị của con người - chứ không phải chỉ những giá trị phái tính. Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “việc đoan trang về phái tính không phải là một cuộc chạy trốn tình yêu, mà ngược lại là một cách mở cửa cho tình yêu. Việc tự động cần phải che đậy những giá trị thuần túy xác dục gắn liền với con người là cách tự nhiên để khám phá ra giá trị của con người như là một người” (tr. 179).
Viết theo To Inspire Love: A Return to Modesty của Eward P. Sri, từ May/June 2006 Issue of Lay Witness Magazine
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican và nghệ thuật
Vũ Văn An
01:07 27/09/2009
Tiếp theo việc trùng tu Nhà Nguyện Sistine và xây lối vào mới, Bảo Tàng Viện Vatican xem ra đang mừng thiên niên kỷ thứ ba bằng một thời kỳ canh tân tâm linh. Suốt năm qua, viện bảo tàng đã cố gắng nhiều để phục hồi bản sắc của mình trong tư cách một nơi thánh và là biểu tượng cho lòng cam kết lâu đời của ngôi vị giáo hoàng đối với nghệ thuật và việc bảo tồn gia tài cổ xưa của Rôma.
Vị giám đốc mới, tiến sĩ Antonio Paolucci, đã bước vào đây như một làn gió tươi mát vào năm 2007. Mới vừa trông coi cuộc triển lãm Petrus Eni tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô năm 2006, Tiến Sĩ Paolucci bắt tay ngay vào việc không mệt mỏi bơm một thứ sinh lực mới vào bảo tàng viện này cũng như kích thích người ta chú tâm tới một vài khu trưng bày ít được biết đến.
Sau khi tuyển dụng một số nhân viên quản thủ (custodians) mới, bảo tàng viện bèn cho mở lại những phòng trưng bày trước đây từng bị đóng cửa, nhờ thế gia tăng nhiều dẫy công trình đáng kể trong bảo tàng viện. Bảo tàng viện cũng sắp xếp nhiều lớp học tiếng Anh cho nhân viên để tăng cường kỹ năng thông đạt, trong khi vị giám đốc và các vị trông coi khác tổ chức nhiều buổi thuyết trình vào buổi sáng để giảng giải ý nghĩa các công trình trong sưu tập.
Hệ thống giữ chỗ trên mạng cũng đã được cải thiện vào năm ngoái, nhờ thế đã giảm được những hàng chờ đợi mất thì giờ, và khiến cho vấn đề ra vào bảo tàng viện dễ dàng hơn trước. Nhất là sáng kiến mới trong việc mở cửa bảo tàng viện sau giờ làm việc cho công chúng vào đêm thứ Sáu cho thấy thiện chí của Bảo Tàng Viện muốn trở thành một thành phần trong sinh hoạt văn hóa của người dân Rôma, thay vì chỉ là chỗ lui tới của khách du lịch và người hành hương. Còn cuộc hẹn hò nào vào đêm thứ Sáu tốt đẹp hơn là cùng khám phá lịch sử của Kinh Thành Muôn Thuở qua kho tàng nghệ thuật vĩ đại của nó?
Vốn là người đặc biệt thưởng ngoạn Raphael, Tiến Sĩ Paolucci đang giám sát việc khôi phục các phòng trưng bày tác phẩm của danh họa này trong khu Julius II, với nhiều kết quả rực rỡ. Trong khi ấy, các vị bảo trợ Bảo Tàng Viện, đứng đầu là cha Mark Haydu thuộc Đạo Binh Chúa Kitô (Legionary of Christ), đang cố gắng vượt bực để tài trợ việc bảo tồn và làm sạch sưu tập khổng lồ này. Gần như tuần lễ nào cũng có một tác phẩm mới được lôi ra khỏi hàng thế kỷ bụi bặm, nhem nhuốc để rạng rỡ bên cạnh các kiệt tác khác của bộ nghệ phẩm Vatican.
Bảo Tàng Piô-Kitô Giáo, tức bộ sưu tập độc đáo các quan tài bằng đá (sarcophagi) vốn cung cấp cho ta nhiều hình ảnh Kitô Giáo buổi sơ khai, đã trở thành hết sức nổi tiếng, nhất là dịp mùa hè vừa qua với cuộc trưng bày sáng giá về Thánh Phaolô. Xét về nhiều phương diện, bảo tàng do Tiến Sĩ Umberto Utro trông coi này đã kề vai sát cánh với Đức Thánh Cha trong cố gắng quảng bá Thánh Phaolô, và cho thấy một sự điển hình hợp tác rất đáng ca ngợi giữa mục vụ và văn hóa.
Nhưng sự biến đổi đích thực còn nhiều ý nghĩa hơn là phương diện lui tới và sử dụng. Tinh thần của bảo tàng viện cũng đang thay đổi. Tiến Sĩ Paolucci và các cộng sự viên của ông sẵn sàng giúp bất cứ ai cộng tác với bảo tàng viện để họ trở thành các sứ giả tốt hơn của Vatican và sứ mệnh của nó.
Để chống lại tệ nạn phải tham gia những chuyến hướng dẫn nhạt nhẽo, trình bày những tin tức tầm phào hay giật gân khó tin, bảo tàng viện cho gia tăng nhiều nhân viên có khả năng giảng dạy trình bày, chọn lựa kỹ càng một số sử gia và nhà khảo cổ làm hướng dẫn viên để giải thích các bộ sưu tập giá trị. Các nhân viên này không hẳn chỉ dành cho các nhóm thuộc trường học mà thôi mà còn dành cho cả du khách nào muốn có những cuộc thăm viếng có chất lượng hơn là những cuộc chào hàng trơ trẽn dọc đường vào cổng bảo tàng.
Các vị quản thủ cũng gặp gỡ các hướng dẫn viên này để cung cấp cho họ ý kiến, kinh nghiệm và hiểu biết nội bộ về bộ sưu tập. Bảo tàng viện cũng khuyến khích các nhân viên giảng dạy gặp gỡ, tiếp xúc và chia sẻ tư tưởng cũng như làm họ cảm nhận mình là thành phần thân thiết của định chế cổ xưa và đáng kính này.
Trong số các hướng dẫn viên mới này, người ta thấy có nhóm nhỏ các nữ tu thuộc Dòng Truyền Giáo Mạc Khải Thiên Chúa (Missionaries of the Divine Revelation) do Mẹ Prisca Mormina thành lập để làm việc tông đồ trong ngành giáo lý. Với bộ áo dòng màu xanh lá cây dễ nhìn, các nữ tu này mau chóng trở thành những bộ mặt quen thuộc tại Bảo Tàng Viện Vatican.
Một số các nữ tu này đã đảm nhận ơn gọi dạy giáo lý bằng nghệ thuật, phụ trách các vòng hướng dẫn du lịch quanh hai Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và Giao Latêranô. Năm 2008, các nữ tu này được mời tới Bảo Tàng Viện Vatican để khai triển các lộ trình thăm viếng bảo tàng nhằm phản ảnh nghệ thuật và đức tin. Những lộ trình do các nữ tu và nhân viên của họ hướng dẫn này giới thiệu các bộ sưu tập dưới con mắt đức tin từng được các tác phẩm này nói lên cũng như các niềm tin Kitô Giáo từng linh hứng cho các nghệ sĩ tạo nên chúng.
Mẹ Rebecca Nazzaro, bề trên của nhóm, mô tả việc họ quyết định chọn sứ mệnh tại bảo tàng viện như sau: “Giáo Hội cần nghệ thuật vì qua nghệ thuật con người rời bỏ cái tôi ‘hữu hạn’ của mình mà bước vào cõi vô tận của Thiên Chúa. Giáo Hội tin rằng việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô, sự sống thân mật và vô hình của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình cho con người, và do đó, ngôn ngữ của nghệ thuật trở nên cây cầu giữa trời và đất, giữa hữu hình và vô hình”.
Qua trang mạng của Vatican, các lộ trình này được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Ý. Nhờ chúng, Mẹ Rebecca hy vọng có thể “cung ứng cho khách hành hương, những người thường bị ‘lạc’ giữa các bộ sưu tập mênh mông hay các du khách, những người thường dễ bị chia trí vì man vàn các công trình khác nhau, một hành trình xuyên suốt lịch sử con người bằng ngôn ngữ nghệ thuật”. Vị nữ tu này coi nghệ thuật như “phương tiện tuyệt hảo để phúc âm hóa nhờ cách diễn đạt toàn bộ của nó và khả năng của nó trong việc mở ra những cuộc đối thoại giữa các con người thuộc các gốc gác xã hội hay tôn giáo khác nhau”.
Dù vẫn còn những ngày hỗn độn tại bảo tàng viện, nghĩa là đường vẫn còn dài để cải tiến, để biến các sưu tập giáo hoàng thành một vườn địa đàng cho khách viếng thăm, thế kỷ thứ sáu của Bảo Tàng Viện Vatican quả đang có vóc dáng tích cực.
Áp đặt
Nhân đưa các sinh viên của mình tới Florence gần đây, nữ giáo sư Elizabeth Lev về môn nghệ thuật Kitô giáo tại Trường Đại Học Duquesne ở Rôma, được dịp
chiêm ngưỡng bức điêu khắc Đavít nổi tiếng của Michelangelo, và lấy làm buồn, vì người ta đã trưng bày tác phẩm tuyệt vời này bên cạnh những bức hình đen trắng của Robert Mapplethorpe, nhà nhiếp ảnh Mỹ gây tranh luận vì những bức hình đồng tính gợi dục (homoerotic) và đã qua đời vì bệnh AIDS vào năm 1989.
Bà cố gắng tìm hiểu xem tại sao các nhà quản thủ cuộc trình bày có tên Accademia này lại làm việc đó. Và kết luận duy nhất của bà chỉ có thể là tổ chức này muốn đưa ra một song đối giữa các tác phẩm điêu khắc khỏa thân của Michelangelo và những bức hình nhiếp ảnh chụp các người đàn ông và đàn bà khỏa thân của Mapplethorpe. Nhưng bà cho rằng, ngoại trừ những nét giống nhau dễ dãi trong các đường cong của Michelangelo và bộ sưu tập qua ống kính của Mapplethorpe, thật khó có thể đem hai nghệ sĩ này tới một điểm chung nào được. Xét một cách hời hợt, người ta dám cho rằng cả hai nghệ sĩ đều có chung các đặc tính về hình thể trong cố gắng rút gọn nghệ thuật vào những nét chủ yếu. Nhưng thực ra, Michelangelo quan tâm đến một điều gì khác hơn là hình thể con người và khung cảnh của họ. Đối với ông, kiến trúc và cái phông của nó chỉ là những xem sét thoáng qua. Mapplethorpe cũng thế, ông không muốn người ta sao lãng các chủ thể của mình và sử dụng thật ít các hậu cảnh trong các bức hình ấy.
Tuy nhiên, sự gống nhau chỉ đến đó là chấm dứt. Mapplethorpe tán dương hình thể con người vì tính hữu dụng tạm thời của riêng nó; trong khi Michelangelo cố gắng biến con người không phải thành điều anh ta đang là, nhưng thành điều anh ta được mời gọi trở nên.
Các hình ảnh đầu tiên của Mapplethorpe đã được khéo léo trưng bày rải rác dọc theo hành lang chính bên cạnh các “nô lệ” của Michelangelo, vốn được tạc cho ngôi mộ của Đức Giuliô II ở Rôma. Loạt hình này mang tên “Thomas” theo tên người mẫu, trình bày một người đàn ông khỏa thân chụp trong một chiếc khung vòng tròn. Trong cả bốn bức hình, tuy Thomas được chụp với những kiểu khác nhau, nhưng luôn luôn phù hợp với độ cong của chiếc khuôn hình tròn. Chân dung ấy vì thế là tù nhân của một chiếc vòng, bị chết cứng trong hình thể khô cứng trắng toát, và người mẫu tuân theo một nét do khuôn hình ra lệnh. Rõ ràng anh ta tuân theo ý muốn của ống kính máy ảnh, một đầy tớ dễ bảo và đầy tuân phục.
Các tù nhân của Michelangelo, tạc để trang trí một cơ cấu kiến trúc độc lập, luôn cố gắng thoát ra khỏi cái hạn chế không gian của họ. Đáng lý họ bị cột chặt vào ngôi mộ của Đức Giuliô II, nhưng họ luôn cố gắng vươn tới tự do, để thi thố hết tiềm năng của mình.
Nhưng chưa hết, sự sỉ nhục lớn nhất của cuộc triển lãm này là đối với bức điêu khắc Đavít, bức tượng đồ sộ của Michelangelo từ năm 1504. Vốn dùng làm biểu tượng cho Florence, bức tượng này được tôn vinh nhờ một nét vụng dại nào đó về kích thước và cái nhìn do dự, dường như để diễn tả các thử thách và khó khăn của vị anh hùng này.
Ngược lại, “Thomas” của Mapplethorpe xem ra quá dễ nắn, một khối thịt không có bất cứ điều gì để nói lên. Bản thể nhường hẳn chỗ cho hình thể. Chẳng qua chỉ là một lặp lại của nghệ thuật ngoại đạo, một thứ nghệ thuật chỉ có thể tạo nên những hình thể hoàn toàn tự cuốn hút vào nhau. Trong nghệ thuật này, cái đẹp tự nó là cùng đích cho chính nó, còn con người thì tôn thờ cái hình thể cảm nhục (sensual form) của chính mình. Qua mầu sắc đầy sức sống và cách kết cấu rút gọn đầy năng động (dynamic foreshortening) nơi các kiệt tác của Michelangelo, Kitô Giáo đã mang đến cho con người một cái đẹp lớn hơn để tôn thờ, đó chính là cái đẹp của Nhập Thể.
Michelangelo không bao giờ có thể có ích chi đối với các tranh nhiếp ảnh của Mapplethorpe, cũng như chẳng bao giờ có ích chi đối với tạp chí Playboy. Cho nên, sự kiện những nhà tổ chức cuộc triển lãm Accademia trên đây khi trơ trẽn mang các tranh nhiếp ảnh của một con người vốn cổ vũ cho phong trào đồng tính luyến ái so sánh với nghệ thuật của Michelangelo, quả đã hạ nhục một thành phố từng sản xuất cho Giáo Hội thật nhiều vĩ nhân, từ Dante tới Thánh Antonius. Michelangelo từng viết mấy vần thơ diễn tả lòng yêu mến của mình đối với hình thể con người. Tiếc thay những người như Mapplethorpe chẳng học được gì qua các vần thơ này: “Thiên Chúa đã không hạ cố mạc khải Người ra nơi nào khác rõ ràng hơn là trong chính hình thể tuyệt vời của con người. Đó là hình thể tôi yêu mến nhất vì chúng là họa ảnh của Người”
Vị giám đốc mới, tiến sĩ Antonio Paolucci, đã bước vào đây như một làn gió tươi mát vào năm 2007. Mới vừa trông coi cuộc triển lãm Petrus Eni tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô năm 2006, Tiến Sĩ Paolucci bắt tay ngay vào việc không mệt mỏi bơm một thứ sinh lực mới vào bảo tàng viện này cũng như kích thích người ta chú tâm tới một vài khu trưng bày ít được biết đến.
Cầu Thang Bảo Tàng Viện Vatican |
Hệ thống giữ chỗ trên mạng cũng đã được cải thiện vào năm ngoái, nhờ thế đã giảm được những hàng chờ đợi mất thì giờ, và khiến cho vấn đề ra vào bảo tàng viện dễ dàng hơn trước. Nhất là sáng kiến mới trong việc mở cửa bảo tàng viện sau giờ làm việc cho công chúng vào đêm thứ Sáu cho thấy thiện chí của Bảo Tàng Viện muốn trở thành một thành phần trong sinh hoạt văn hóa của người dân Rôma, thay vì chỉ là chỗ lui tới của khách du lịch và người hành hương. Còn cuộc hẹn hò nào vào đêm thứ Sáu tốt đẹp hơn là cùng khám phá lịch sử của Kinh Thành Muôn Thuở qua kho tàng nghệ thuật vĩ đại của nó?
Vốn là người đặc biệt thưởng ngoạn Raphael, Tiến Sĩ Paolucci đang giám sát việc khôi phục các phòng trưng bày tác phẩm của danh họa này trong khu Julius II, với nhiều kết quả rực rỡ. Trong khi ấy, các vị bảo trợ Bảo Tàng Viện, đứng đầu là cha Mark Haydu thuộc Đạo Binh Chúa Kitô (Legionary of Christ), đang cố gắng vượt bực để tài trợ việc bảo tồn và làm sạch sưu tập khổng lồ này. Gần như tuần lễ nào cũng có một tác phẩm mới được lôi ra khỏi hàng thế kỷ bụi bặm, nhem nhuốc để rạng rỡ bên cạnh các kiệt tác khác của bộ nghệ phẩm Vatican.
Bảo Tàng Piô-Kitô Giáo, tức bộ sưu tập độc đáo các quan tài bằng đá (sarcophagi) vốn cung cấp cho ta nhiều hình ảnh Kitô Giáo buổi sơ khai, đã trở thành hết sức nổi tiếng, nhất là dịp mùa hè vừa qua với cuộc trưng bày sáng giá về Thánh Phaolô. Xét về nhiều phương diện, bảo tàng do Tiến Sĩ Umberto Utro trông coi này đã kề vai sát cánh với Đức Thánh Cha trong cố gắng quảng bá Thánh Phaolô, và cho thấy một sự điển hình hợp tác rất đáng ca ngợi giữa mục vụ và văn hóa.
Nhưng sự biến đổi đích thực còn nhiều ý nghĩa hơn là phương diện lui tới và sử dụng. Tinh thần của bảo tàng viện cũng đang thay đổi. Tiến Sĩ Paolucci và các cộng sự viên của ông sẵn sàng giúp bất cứ ai cộng tác với bảo tàng viện để họ trở thành các sứ giả tốt hơn của Vatican và sứ mệnh của nó.
Để chống lại tệ nạn phải tham gia những chuyến hướng dẫn nhạt nhẽo, trình bày những tin tức tầm phào hay giật gân khó tin, bảo tàng viện cho gia tăng nhiều nhân viên có khả năng giảng dạy trình bày, chọn lựa kỹ càng một số sử gia và nhà khảo cổ làm hướng dẫn viên để giải thích các bộ sưu tập giá trị. Các nhân viên này không hẳn chỉ dành cho các nhóm thuộc trường học mà thôi mà còn dành cho cả du khách nào muốn có những cuộc thăm viếng có chất lượng hơn là những cuộc chào hàng trơ trẽn dọc đường vào cổng bảo tàng.
Các vị quản thủ cũng gặp gỡ các hướng dẫn viên này để cung cấp cho họ ý kiến, kinh nghiệm và hiểu biết nội bộ về bộ sưu tập. Bảo tàng viện cũng khuyến khích các nhân viên giảng dạy gặp gỡ, tiếp xúc và chia sẻ tư tưởng cũng như làm họ cảm nhận mình là thành phần thân thiết của định chế cổ xưa và đáng kính này.
Trong số các hướng dẫn viên mới này, người ta thấy có nhóm nhỏ các nữ tu thuộc Dòng Truyền Giáo Mạc Khải Thiên Chúa (Missionaries of the Divine Revelation) do Mẹ Prisca Mormina thành lập để làm việc tông đồ trong ngành giáo lý. Với bộ áo dòng màu xanh lá cây dễ nhìn, các nữ tu này mau chóng trở thành những bộ mặt quen thuộc tại Bảo Tàng Viện Vatican.
Một số các nữ tu này đã đảm nhận ơn gọi dạy giáo lý bằng nghệ thuật, phụ trách các vòng hướng dẫn du lịch quanh hai Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và Giao Latêranô. Năm 2008, các nữ tu này được mời tới Bảo Tàng Viện Vatican để khai triển các lộ trình thăm viếng bảo tàng nhằm phản ảnh nghệ thuật và đức tin. Những lộ trình do các nữ tu và nhân viên của họ hướng dẫn này giới thiệu các bộ sưu tập dưới con mắt đức tin từng được các tác phẩm này nói lên cũng như các niềm tin Kitô Giáo từng linh hứng cho các nghệ sĩ tạo nên chúng.
Mẹ Rebecca Nazzaro, bề trên của nhóm, mô tả việc họ quyết định chọn sứ mệnh tại bảo tàng viện như sau: “Giáo Hội cần nghệ thuật vì qua nghệ thuật con người rời bỏ cái tôi ‘hữu hạn’ của mình mà bước vào cõi vô tận của Thiên Chúa. Giáo Hội tin rằng việc nhập thể của Chúa Giêsu Kitô, sự sống thân mật và vô hình của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình cho con người, và do đó, ngôn ngữ của nghệ thuật trở nên cây cầu giữa trời và đất, giữa hữu hình và vô hình”.
Qua trang mạng của Vatican, các lộ trình này được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Ý. Nhờ chúng, Mẹ Rebecca hy vọng có thể “cung ứng cho khách hành hương, những người thường bị ‘lạc’ giữa các bộ sưu tập mênh mông hay các du khách, những người thường dễ bị chia trí vì man vàn các công trình khác nhau, một hành trình xuyên suốt lịch sử con người bằng ngôn ngữ nghệ thuật”. Vị nữ tu này coi nghệ thuật như “phương tiện tuyệt hảo để phúc âm hóa nhờ cách diễn đạt toàn bộ của nó và khả năng của nó trong việc mở ra những cuộc đối thoại giữa các con người thuộc các gốc gác xã hội hay tôn giáo khác nhau”.
Dù vẫn còn những ngày hỗn độn tại bảo tàng viện, nghĩa là đường vẫn còn dài để cải tiến, để biến các sưu tập giáo hoàng thành một vườn địa đàng cho khách viếng thăm, thế kỷ thứ sáu của Bảo Tàng Viện Vatican quả đang có vóc dáng tích cực.
Áp đặt
Nhân đưa các sinh viên của mình tới Florence gần đây, nữ giáo sư Elizabeth Lev về môn nghệ thuật Kitô giáo tại Trường Đại Học Duquesne ở Rôma, được dịp
Kiệt tác Đavít của Michelangelo |
Bà cố gắng tìm hiểu xem tại sao các nhà quản thủ cuộc trình bày có tên Accademia này lại làm việc đó. Và kết luận duy nhất của bà chỉ có thể là tổ chức này muốn đưa ra một song đối giữa các tác phẩm điêu khắc khỏa thân của Michelangelo và những bức hình nhiếp ảnh chụp các người đàn ông và đàn bà khỏa thân của Mapplethorpe. Nhưng bà cho rằng, ngoại trừ những nét giống nhau dễ dãi trong các đường cong của Michelangelo và bộ sưu tập qua ống kính của Mapplethorpe, thật khó có thể đem hai nghệ sĩ này tới một điểm chung nào được. Xét một cách hời hợt, người ta dám cho rằng cả hai nghệ sĩ đều có chung các đặc tính về hình thể trong cố gắng rút gọn nghệ thuật vào những nét chủ yếu. Nhưng thực ra, Michelangelo quan tâm đến một điều gì khác hơn là hình thể con người và khung cảnh của họ. Đối với ông, kiến trúc và cái phông của nó chỉ là những xem sét thoáng qua. Mapplethorpe cũng thế, ông không muốn người ta sao lãng các chủ thể của mình và sử dụng thật ít các hậu cảnh trong các bức hình ấy.
Tuy nhiên, sự gống nhau chỉ đến đó là chấm dứt. Mapplethorpe tán dương hình thể con người vì tính hữu dụng tạm thời của riêng nó; trong khi Michelangelo cố gắng biến con người không phải thành điều anh ta đang là, nhưng thành điều anh ta được mời gọi trở nên.
Các hình ảnh đầu tiên của Mapplethorpe đã được khéo léo trưng bày rải rác dọc theo hành lang chính bên cạnh các “nô lệ” của Michelangelo, vốn được tạc cho ngôi mộ của Đức Giuliô II ở Rôma. Loạt hình này mang tên “Thomas” theo tên người mẫu, trình bày một người đàn ông khỏa thân chụp trong một chiếc khung vòng tròn. Trong cả bốn bức hình, tuy Thomas được chụp với những kiểu khác nhau, nhưng luôn luôn phù hợp với độ cong của chiếc khuôn hình tròn. Chân dung ấy vì thế là tù nhân của một chiếc vòng, bị chết cứng trong hình thể khô cứng trắng toát, và người mẫu tuân theo một nét do khuôn hình ra lệnh. Rõ ràng anh ta tuân theo ý muốn của ống kính máy ảnh, một đầy tớ dễ bảo và đầy tuân phục.
Tác phẩm Nô Lệ của Michelangelo |
Nhưng chưa hết, sự sỉ nhục lớn nhất của cuộc triển lãm này là đối với bức điêu khắc Đavít, bức tượng đồ sộ của Michelangelo từ năm 1504. Vốn dùng làm biểu tượng cho Florence, bức tượng này được tôn vinh nhờ một nét vụng dại nào đó về kích thước và cái nhìn do dự, dường như để diễn tả các thử thách và khó khăn của vị anh hùng này.
Ngược lại, “Thomas” của Mapplethorpe xem ra quá dễ nắn, một khối thịt không có bất cứ điều gì để nói lên. Bản thể nhường hẳn chỗ cho hình thể. Chẳng qua chỉ là một lặp lại của nghệ thuật ngoại đạo, một thứ nghệ thuật chỉ có thể tạo nên những hình thể hoàn toàn tự cuốn hút vào nhau. Trong nghệ thuật này, cái đẹp tự nó là cùng đích cho chính nó, còn con người thì tôn thờ cái hình thể cảm nhục (sensual form) của chính mình. Qua mầu sắc đầy sức sống và cách kết cấu rút gọn đầy năng động (dynamic foreshortening) nơi các kiệt tác của Michelangelo, Kitô Giáo đã mang đến cho con người một cái đẹp lớn hơn để tôn thờ, đó chính là cái đẹp của Nhập Thể.
Michelangelo không bao giờ có thể có ích chi đối với các tranh nhiếp ảnh của Mapplethorpe, cũng như chẳng bao giờ có ích chi đối với tạp chí Playboy. Cho nên, sự kiện những nhà tổ chức cuộc triển lãm Accademia trên đây khi trơ trẽn mang các tranh nhiếp ảnh của một con người vốn cổ vũ cho phong trào đồng tính luyến ái so sánh với nghệ thuật của Michelangelo, quả đã hạ nhục một thành phố từng sản xuất cho Giáo Hội thật nhiều vĩ nhân, từ Dante tới Thánh Antonius. Michelangelo từng viết mấy vần thơ diễn tả lòng yêu mến của mình đối với hình thể con người. Tiếc thay những người như Mapplethorpe chẳng học được gì qua các vần thơ này: “Thiên Chúa đã không hạ cố mạc khải Người ra nơi nào khác rõ ràng hơn là trong chính hình thể tuyệt vời của con người. Đó là hình thể tôi yêu mến nhất vì chúng là họa ảnh của Người”
Diễn văn của ĐTC Bênêđictô XVI tại phi trường Praha: Văn hóa và tôn giáo tại châu Âu
PV WHĐ
11:03 27/09/2009
WHĐ (27.09.2009) / ESM – Ngày 26.09.2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI rời Roma trước 9 giờ một chút để thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Cộng hòa Séc [Česká Republika] (chuyến đi mục vụ thứ mười ba của ngài). Máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Praha hai giờ sau đó. Ngài đã được Tổng thống Cộng hòa Séc, ngài Václav Klaus, Hồng y Miloslav Vlk, Tổng giám mục Praha và Đức cha Jan Graubner, Tổng giám mục Olomouc và Chủ tịch Hội đồng Giám mục quốc gia, đón tiếp. Đức Thánh Cha đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ngài:
“Nếu toàn bộ nền văn hóa châu Âu đã được nhào nặn một cách sâu đậm bởi kho tàng Kitô giáo của mình, sự kiện này đặc biệt đúng trên vùng đất Séc, bởi vì chính nhờ công việc thừa sai của hai thánh Cyrillô và Mêthodit, vào thế kỷ thứ VI, mà ngôn ngữ slavon cổ đã được ghi lại lần đầu tiên. Tông đồ của các dân tộc Slave và đấng sáng lập của nền văn hóa của các dân tộc này, các ngài đã được tôn kính với tính cách là những thánh bảo hộ của châu Âu”. Đức Thánh Cha nói thêm: “Trong suốt lịch sử của mình, vùng đất nằm ở trung tâm của lục địa châu Âu, tại ngã tư của các con đường bắc – nam và đông – tây, đã là điểm gặp gỡ của nhiều dân tộc, nhiều truyền thống và văn hóa khác nhau. Dĩ nhiên, điều này đôi khi đã tạo nên những va chạm, tuy nhiên, sự gặp gỡ này đã được chứng tỏ là phong phú xét về lâu về dài. Từ đó vai trò đầy ý nghĩa của vùng lãnh thổ Séc trong lịch sử tư tưởng, văn hóa và tôn giáo của châu Âu, đôi khi với tính một trận địa, nhưng thường xuyên hơn vẫn là vai trò của chiếc cầu nối”.
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng trong vài tháng nữa sẽ là kỷ niệm lần thứ hai mươi của cuộc cách mạng chấm dứt trong hòa bình một thời kỳ đặc biệt nghặt nghèo đối với xứ sở, “trong đó việc phổ biến tư tưởng và các luồng văn hóa bị kiểm soát một cách chặt chẽ”. Ngài nói ngài xin kết hợp với người Séc và người láng giềng của họ để “tạ ơn về sự giải thoát khỏi các chế độ áp bức. Nếu sự sụp đổ của bức tường Berlin đã đánh dấu một khúc ngoặt quyết định trong lịch sử thế giới, điều này còn đúng hơn nữa đối với các nước Trung và Đông Âu, cho phép họ có chỗ đứng thuộc về họ trong sự đồng thuận của các dân tộc, với tính cách là những tác nhân chủ chốt. Tuy nhiên, không được coi nhẹ cái giá của bốn mươi năm đàn áp chính trị. Một thảm kịch đặc biệt đối với đất nước này là âm mưu tàn nhẫn của Nhà nước thời đó muốn cướp đi tiếng nói của Giáo hội. Lịch sử của đất nước các bạn, trong suốt chiều dài của nó, từ thánh Venceslas, thánh nữ Ludmilla và thánh Adalbert cho tới thánh Jean Népomucène, đều được ghi dấu ấn của các vị tử đạo kiên cường và lòng trung tín của họ với Đức Kitô đã được minh chứng một cách mạnh mẽ và hùng hồn hơn cả tiếng gào thét của các đao phủ của các ngài”.
“Năm nay được đánh dấu bởi kỷ niệm lần thứ bốn mươi cái chết của vị Đầy tớ Chúa, hồng y Josef Beran, Tổng giám mục Praha. Tôi mong muốn tôn vinh ngài và người kế vị ngài, hồng y František Tomášek mà tôi đã được vinh hạnh biết đến qua chứng từ kitô hữu không gì làm lu mờ được của các ngài trước cuộc bách hại. Với vô số các linh mục, tu sĩ và giáo dân, đàn ông, phụ nữ dũng cảm, các ngài đã duy trì ngọn lửa sống động của đức tin trong đất nước này. Giờ đây, sự tự do tôn giáo đã được tái thiết lập, tôi có lời kêu gọi mọi công dân của Cộng hòa hãy khám phá lại các truyền thống Kitô giáo đã nhào nặn nên nền văn hóa của họ và tôi mời gọi cộng đồng Kitô hữu tiếp tục nói lên tiếng nói của mình trong khi dân tộc đang phải đối đầu với những thách thức của thiên niên kỷ mới”. Trích dẫn thông điệp Caritas in Veritate, Đức Thánh Cha kết luận: “Không có Thiên Chúa, con người sẽ không biết đi đâu và đi tới chỗ chẳng còn biết mình là ai. Chân lý của Tin Mừng không thể thiếu đối với một xã hội lành mạnh, bởi vì chân lý mở ra trước niềm hy vọng và cho phép chúng ta khám phá ra phẩm giá không thể hoán chuyển của con cái Thiên Chúa”.
Sau nghi lễ tiếp đón, Đức Bênêđictô XVI đã tới nhà thờ Đức Bà toàn thắng ở Praha.
(Theo eucharistiemisericor.free.fr, hdgmvietnam.org)
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng trong vài tháng nữa sẽ là kỷ niệm lần thứ hai mươi của cuộc cách mạng chấm dứt trong hòa bình một thời kỳ đặc biệt nghặt nghèo đối với xứ sở, “trong đó việc phổ biến tư tưởng và các luồng văn hóa bị kiểm soát một cách chặt chẽ”. Ngài nói ngài xin kết hợp với người Séc và người láng giềng của họ để “tạ ơn về sự giải thoát khỏi các chế độ áp bức. Nếu sự sụp đổ của bức tường Berlin đã đánh dấu một khúc ngoặt quyết định trong lịch sử thế giới, điều này còn đúng hơn nữa đối với các nước Trung và Đông Âu, cho phép họ có chỗ đứng thuộc về họ trong sự đồng thuận của các dân tộc, với tính cách là những tác nhân chủ chốt. Tuy nhiên, không được coi nhẹ cái giá của bốn mươi năm đàn áp chính trị. Một thảm kịch đặc biệt đối với đất nước này là âm mưu tàn nhẫn của Nhà nước thời đó muốn cướp đi tiếng nói của Giáo hội. Lịch sử của đất nước các bạn, trong suốt chiều dài của nó, từ thánh Venceslas, thánh nữ Ludmilla và thánh Adalbert cho tới thánh Jean Népomucène, đều được ghi dấu ấn của các vị tử đạo kiên cường và lòng trung tín của họ với Đức Kitô đã được minh chứng một cách mạnh mẽ và hùng hồn hơn cả tiếng gào thét của các đao phủ của các ngài”.
“Năm nay được đánh dấu bởi kỷ niệm lần thứ bốn mươi cái chết của vị Đầy tớ Chúa, hồng y Josef Beran, Tổng giám mục Praha. Tôi mong muốn tôn vinh ngài và người kế vị ngài, hồng y František Tomášek mà tôi đã được vinh hạnh biết đến qua chứng từ kitô hữu không gì làm lu mờ được của các ngài trước cuộc bách hại. Với vô số các linh mục, tu sĩ và giáo dân, đàn ông, phụ nữ dũng cảm, các ngài đã duy trì ngọn lửa sống động của đức tin trong đất nước này. Giờ đây, sự tự do tôn giáo đã được tái thiết lập, tôi có lời kêu gọi mọi công dân của Cộng hòa hãy khám phá lại các truyền thống Kitô giáo đã nhào nặn nên nền văn hóa của họ và tôi mời gọi cộng đồng Kitô hữu tiếp tục nói lên tiếng nói của mình trong khi dân tộc đang phải đối đầu với những thách thức của thiên niên kỷ mới”. Trích dẫn thông điệp Caritas in Veritate, Đức Thánh Cha kết luận: “Không có Thiên Chúa, con người sẽ không biết đi đâu và đi tới chỗ chẳng còn biết mình là ai. Chân lý của Tin Mừng không thể thiếu đối với một xã hội lành mạnh, bởi vì chân lý mở ra trước niềm hy vọng và cho phép chúng ta khám phá ra phẩm giá không thể hoán chuyển của con cái Thiên Chúa”.
Sau nghi lễ tiếp đón, Đức Bênêđictô XVI đã tới nhà thờ Đức Bà toàn thắng ở Praha.
(Theo eucharistiemisericor.free.fr, hdgmvietnam.org)
ĐTC nói tại Brno Séc: ''Con ngưòi cần được giải thoát khỏi những áp bức vật chất..''
Bình Hòa
11:34 27/09/2009
Thánh lễ chúa nhựt 27-9 tại Brno, Cộng hòa Séc:
Chúa nhựt hôm qua, ngày thứ hai trong chuyến tông du Cộng hoà Tchèque, vào ban sáng ĐTC đã cử hành Thánh lễ cho cộng đoàn Dân Chúa tại giáo phận Brno, thành phố lớn thứ hai của quốc gia, cách thủ đô 200 cây số. Sau đó, ngài trở lại Praha và vào ban chiều, đã có cuộc gặp gỡ đại kết tại toà Tổng giám mục và cuộc gặp gỡ giới văn hoá đại học.
Rời phi trường Praha lúc 8 giờ 35 phút, máy bay chở Đức Thánh Cha và đoàn tuỳ tùng đã đáp xuống phi trường Brno 35 phút sau đó. Brno là một thành phố với dân số là 366.680 người, nhưng giáo phận này (được thành lập từ năm 1777) thì rộng lớn hơn, với diện tích 10.597 cây số vuông, gồm 533 ngàn tín hữu công giáo trên tổng số dân là 1.354.000 người.
Thánh lễ được cử hành tại một bãi đất gần phi trường. Trong số 150 ngàn tín hữu tham dự, nhiều người đã đến từ các nước láng giềng: Slovak, Balan, Đức, Hungari và Áo. Khoảng 50 hồng y và giám mục đồng tế. Ngay từ đầu buổi lễ, một linh mục đã trình bày ước muốn của đức thánh cha là cử hành thánh lễ trang nghiêm, không vỗ tay hoan hô, không phất cờ, khác với những cuộc biểu tình vẫn quen diễn ra trước đây. Cộng đoàn đã hưởng ứng, đặc biệt là giữ những phút thinh lặng sau bài giảng và sau khi hiệp lễ.
Các lời nguyện được xướng bằng tiếng latinh, các bài đọc và bài ca bằng tiếng Tchèque. Nên biết là các bài đọc Sách Thánh được chọn lọc dựa theo đề tài của bài giảng là sự hy vọng. ĐTC đã đọc bài giảng bằng tiếng Ý, và sau mỗi đoạn thì một linh mục đã dịch ra tiếng địa phương.
Các bạn thân mến, do tính cách đặc biệt của buổi cử hành phụng vụ hôm nay, tôi đã hoan toàn nhất trí với đức giám mục của các bạn để chọn các bài đọc Thánh lễ theo đề tài: hy vọng. Tôi chia sẻ đề nghị với đức giám mục khi nghĩ đến nhân dân của quốc gia này, cũng như nghĩ đến châu Âu và toàn thể nhân loại, đang khao khát tìm kiếm một nền tảng vững chắc để xây dựng tương lai. Trong thông điệp Spe salvi, tôi đã nhấn mạnh rằng niềm hy vọng chắc chắn và đáng tin tưởng hơn cả dựa vào Thiên Chúa. Kinh nghiệm của lịch sử cho thấy rằng khi loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi những kế hoạch và hoạt động thì con người sẽ đi tới chỗ phi lý đến độ nào, và không dễ gì xây dựng một xã hội dựa trên các giá trị của thiện hảo, công lý và huynh đệ, bởi vì bản tính của con người là có tự do, và sự tự do thì dòn mỏng. Vì thế sự tự do cần phải được chinh phục liên lỉ để nhắm tới điều thiện hảo, và hết mọi thế hệ đều có bổn phẩn phải đi tìm cách để xây dựng trật tự hài hoà, và điều này không đơn giản. Chính vì thế mà chúng ta họp nhau nơi đây để lắng nghe lời chỉ dẫn con đường dẫn tới hy vọng, lời duy nhất có khả năng mang lại hy vọng vững bền, bởi vì là lời của Thiên Chúa.
Chú giải bài đọc một (trích từ Is 61,1-3), đức thánh cha nhắc lại rằng chính Chúa Giêsu đã áp dụng những lời ấy cho sứ mạng của mình, đó là loan báo sự giải phóng, niềm vui, sự an ủi cho hết mọi kẻ sầu muộn và nghèo khổ. Người đã hoàn tất sứ mạng đó khi chết trên thập giá và sống lại từ cõi chết: Đức Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ của tính ích kỷ và sự dữ, của tội lỗi và cái chết. Đây là sứ điệp cứu độ mà Giáo hội loan truyền qua muôn thế hệ: Đức Kitô tử nạn và phục sinh là niềm hy vọng của nhân loại.
Sứ điệp này vẫn còn vang lên ngày hôm nay cho các bạn. Quê hương các bạn (cũng như nhiều quốc gia khác) đang sống trong một khung cảnh văn hóa thường trở nên một thách đố cho niềm tin và niềm hy vọng. Thực vậy, vào thời nay, niềm tin và hy vọng tôn giáo đã bị đẩy lui vào lãnh vực cá nhân hoặc bên kia thế giới, trong khi mà trong cuộc sống thường nhật, người ta đặt niềm tin tưởng vào tiến bộ khoa học và kinh tế. Chúng ta biết rằng sự tiến bộ này khá hàm hồ: nó mở ra nhiều chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực. Các sự phát triển kỹ nghệ và sự tiến bộ xã hội là điều quan trọng và cần thiết, nhưng chưa đủ để bảo đảm hạnh phúc cho xã hội. Con ngưòi cần được giải thoát khỏi những áp bức vật chất, nhưng cũng cần được cứu thoát sâu đậm khỏi những sự dữ đè nặng trên tinh thần. Ai có khả năng cứu thoát nêu không phải là Thiên Chúa, Đấng là Tình thương, và đã bày tỏ khuôn mặt của người cha hiền nơi đức Giêsu Kitô? Vì thế niềm hy vọng vững bền của chúng ta là đức Kitô: nơi Người, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta tới cực độ và đã ban cho ta sức sống sung mãn, sức sống mà mỗi người đang tìm kiếm, cho dù họ không ngờ.
Trích dẫn lời Tin mừng được khắc trên cánh cửa nhà thờ chánh toà “Hỡi những ai mệt mỏi và bị đè nén, hãy đến với Tôi, Tôi sẽ bổ sức cho”, đức thánh cha bổ túc với những lời “hãy học cùng Tôi là kẻ hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các bạn sẽ được tìm được sự bồi dưỡng cho cuộc sống” (Mt 11,29-30) và đặt câu hỏi: không lẽ chúng ta lại thờ ơ trước tình thương của Chúa ư? Trong những thế kỷ trước đây, biết bao người đã chịu cực khổ để giữ lòng trung thành với Tin mừng và không mất niềm hy vọng; biết bao nhiêu người đã hy sinh bản thân để đem lại phẩm giá cho con người, tự do cho dân tộc, nhờ tìm được sức mạnh nơi việc gắn bó với Chúa Kitô. Trong xã hội ngày nay, đứng trước những hình thức nghèo khó phát sinh bởi sự cô lập, bị ruồng bỏ, bởi sự khước từ Thiên Chúa, bởi sự khép kín trong tự mãn, thì duy chỉ Chúa Kitô mới có thể là niềm hy vọng duy nhất. Đây là sứ điệp mà các Kitô hữu mang trọng trách phải loan bào và làm chứng.
Trong phần kết luận, ĐTC đã ngỏ kêu gọi đến hết mọi thành phần của dân Chúa: linh mục, tu sĩ, giáo dân trưởng thành hay thiếu niên, các gia đình; họ hãy loan bao sứ điệp hy vọng của Chúa Kitô, nhờ lời chuyển cầu của các thánh tiền nhân và của Đức Mẹ Maria.
Chúa nhựt hôm qua, ngày thứ hai trong chuyến tông du Cộng hoà Tchèque, vào ban sáng ĐTC đã cử hành Thánh lễ cho cộng đoàn Dân Chúa tại giáo phận Brno, thành phố lớn thứ hai của quốc gia, cách thủ đô 200 cây số. Sau đó, ngài trở lại Praha và vào ban chiều, đã có cuộc gặp gỡ đại kết tại toà Tổng giám mục và cuộc gặp gỡ giới văn hoá đại học.
Thánh lễ được cử hành tại một bãi đất gần phi trường. Trong số 150 ngàn tín hữu tham dự, nhiều người đã đến từ các nước láng giềng: Slovak, Balan, Đức, Hungari và Áo. Khoảng 50 hồng y và giám mục đồng tế. Ngay từ đầu buổi lễ, một linh mục đã trình bày ước muốn của đức thánh cha là cử hành thánh lễ trang nghiêm, không vỗ tay hoan hô, không phất cờ, khác với những cuộc biểu tình vẫn quen diễn ra trước đây. Cộng đoàn đã hưởng ứng, đặc biệt là giữ những phút thinh lặng sau bài giảng và sau khi hiệp lễ.
Các lời nguyện được xướng bằng tiếng latinh, các bài đọc và bài ca bằng tiếng Tchèque. Nên biết là các bài đọc Sách Thánh được chọn lọc dựa theo đề tài của bài giảng là sự hy vọng. ĐTC đã đọc bài giảng bằng tiếng Ý, và sau mỗi đoạn thì một linh mục đã dịch ra tiếng địa phương.
Chú giải bài đọc một (trích từ Is 61,1-3), đức thánh cha nhắc lại rằng chính Chúa Giêsu đã áp dụng những lời ấy cho sứ mạng của mình, đó là loan báo sự giải phóng, niềm vui, sự an ủi cho hết mọi kẻ sầu muộn và nghèo khổ. Người đã hoàn tất sứ mạng đó khi chết trên thập giá và sống lại từ cõi chết: Đức Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ của tính ích kỷ và sự dữ, của tội lỗi và cái chết. Đây là sứ điệp cứu độ mà Giáo hội loan truyền qua muôn thế hệ: Đức Kitô tử nạn và phục sinh là niềm hy vọng của nhân loại.
Trích dẫn lời Tin mừng được khắc trên cánh cửa nhà thờ chánh toà “Hỡi những ai mệt mỏi và bị đè nén, hãy đến với Tôi, Tôi sẽ bổ sức cho”, đức thánh cha bổ túc với những lời “hãy học cùng Tôi là kẻ hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các bạn sẽ được tìm được sự bồi dưỡng cho cuộc sống” (Mt 11,29-30) và đặt câu hỏi: không lẽ chúng ta lại thờ ơ trước tình thương của Chúa ư? Trong những thế kỷ trước đây, biết bao người đã chịu cực khổ để giữ lòng trung thành với Tin mừng và không mất niềm hy vọng; biết bao nhiêu người đã hy sinh bản thân để đem lại phẩm giá cho con người, tự do cho dân tộc, nhờ tìm được sức mạnh nơi việc gắn bó với Chúa Kitô. Trong xã hội ngày nay, đứng trước những hình thức nghèo khó phát sinh bởi sự cô lập, bị ruồng bỏ, bởi sự khước từ Thiên Chúa, bởi sự khép kín trong tự mãn, thì duy chỉ Chúa Kitô mới có thể là niềm hy vọng duy nhất. Đây là sứ điệp mà các Kitô hữu mang trọng trách phải loan bào và làm chứng.
Trong phần kết luận, ĐTC đã ngỏ kêu gọi đến hết mọi thành phần của dân Chúa: linh mục, tu sĩ, giáo dân trưởng thành hay thiếu niên, các gia đình; họ hãy loan bao sứ điệp hy vọng của Chúa Kitô, nhờ lời chuyển cầu của các thánh tiền nhân và của Đức Mẹ Maria.
Cuả Thiên Trả Địa: Tiền bồi thường từ nhà thờ
Trần Mạnh Trác
16:58 27/09/2009
Phỏng theo Gillian Flaccus (AP) --
LOS ANGELES - David Guerrero nằm cong queo như một đứa trẻ, hàm răng đánh lập cập và cơn sốt lên tới 104 độ. Anh chỉ rời phòng có một lần kể từ khi anh bò lê về nhà sau cơn nghiện ba ngày trước, mẹ anh đã đưa anh đến phòng cấp cứu. Bà Minerva Guerrero ngồi sát đứa con trai 41 tuổi lẩm nhẩm về danh sách những công việc cần làm cho những ngày sắp tới: thay giường, đút cơm, mua thuốc.
Cách đó 60 dặm, Dominic Zamora đang nổi nóng với cha anh, anh nghi ngờ rằng ông đã dùng tên cuả người khác để mua một căn nhà. “Ông không phải là cha tôi,” Dominic hét lên. “Ông chỉ muốn tiền của tôi.”... Cuối cùng ba tuần sau khi cậu con trai 36 tuổi này gọi lại cha mẹ, anh ta đã say mềm và đang lên cơn giận với thế giới - và đặc biệt, với bố mẹ.
Đây không phải là tương lai mà hai gia đình Guerreros và Zamoras tưởng tượng khi những con trai của họ nhận được hàng triệu từ các nhà thờ Công giáo để giải quyết khiếu nại họ bị lạm dụng tình dục. Tiền đã mở ra một cơn ác mộng không bao giờ kết thúc.
Số tiền này có mục đích làm dịu vết thương của nạn nhân và là cầu nối cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cũng có nhiều kết quả. Nhưng đối với một số ít có vết thương sâu nhất, thì số tiền triệu này chỉ đưa đến những điều tồi tệ hơn.
Số tiền đã thấm như một chất độc vào trong mọi quan hệ và phơi bày những cảm giác giận dữ, nghi ngờ, cay đắng và mặc cảm tội lỗi đã từng chôn sâu trong gia đình nhiều năm. Tiền làm tăng thói quen ma túy và rượu, chia rẽ anh em và gây oán hờn với cha mẹ là những người đã phải trải qua cái cảnh địa ngục với đứa con để rồi chỉ tìm thấy từ chối và đổ lỗi từ chúng.
Nhiều năm sau khi lãnh bồi thường, các gia đình này, từng đoàn kết chống lại nhà thờ, đang dần dần trở nên chia rẽ - và tiền bạc là nguyên nhân nằm ở giữa.
"Nó (con trai tôi) mang nhiều hận thù vì những gì đã xảy ra và nó đã đổ lên đầu tất cả mọi người trong gia đình", ông Robert Guerrero, sống với vợ trong một ngôi nhà mà con trai ông David đã mua với tiền bồi thường. "Tôi đau khổ mỗi khi đi về nhà và trước khi đi ngủ, tôi suy nghĩ nhiều về David và tôi lại đau khổ mỗi khi tôi nghĩ về nó. Đó là thực tế cuộc sống ngày nay."
Tệ hơn nữa, các gia đình này không có gì để bào chữa cho cảnh khổ của họ: hàng triệu đồng đã mất cho xe hơi xa xỉ, cho bộ sưu tập nghệ thuật, cho ma túy, cho rượu và bị các nhà đầu tư cao bay xa chạy, biệt vô âm tín.
Chi tiêu bừa bãi và chức năng gia đình bị rối loạn là hiện tượng phổ biến trong số những gia đình vớ được loại tiền nhanh, theo như lời giáo sư Steven Danish, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth chuyên nghiên cứu tâm lý những người thắng xổ số.
Nhưng những nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng, tình cảm bị tàn phá, thì đặc biệt có nguy cơ: "Tất cả những thứ đó ẩn nấp và bị dồn nén xuống cho tới khi bất ngờ được thoát ra," GS Danish nói. "Có rất nhiều động lực vô thức, hay tiềm thức, để trừng phạt các thành viên của gia đình họ - và có thể để trừng phạt chính mình nữa."
Cảnh khổ cuả nhóm nạn nhân nhỏ này đã bị bỏ sót giữa những câu chuyện của hàng trăm người thành công sau khi có tiền - trở thành tác giả và luật sư, đã cai nghiện, đã tìm sự tha thứ.
Tuy nhiên, một số các gia đình này đã tìm nhau và tạm tìm được sự ổn định trong cuộc sống chao đảo của họ nhờ vào những buổi cơm chung thường xuyên(potlucks), các cuộc gọi điện thoại và email. Và họ cho rằng họ không phải là những trường hợp đơn lẻ.
"Đôi khi tôi nghĩ rằng một nửa các gia đình hiện có đã từng trải qua những điều tương tự như chúng tôi, nhưng họ xấu hổ không nói ra bất cứ điều gì", ông Frank Zamora, cha cuả Dominic nói. "Nhưng cái mùi thối này đã xì ra rồi. Người ta không thể giấu nó được nữa”.
---- Gia đình Zamora ----
Ít ngày sau khi các luật sư gửi $700,000 từ nhà thờ Công giáo vào tài khoản ngân hàng của Dominic Zamora, anh đã để lại một tin nhắn chửi thề trên máy cuả cha mẹ: "Các người đối xử với tôi giống như một đứa con ghẻ."
Cái thông điệp đầy mùi rượu này mở màn một trận chiến ác liệt và kéo dài để dành quyền kiểm soát số tiền bồi thường, một trận chiến mà khí giới là những cảm xúc tội lỗi và phản bội chưa được giải quyết, mạnh mẽ đến nỗi sau một cuộc thư hùng, cha cuả Dominic phải tránh mặt khi thấy đứa con trai đi trên đường nhà (driveway).
Tới nay, Dominic và cha mẹ hiếm khi nói chuyện với nhau, và họ tin rằng Dominic đã giao số còn lại của $700.000 cho một bondsman (người bảo chứng) tên là Dave mà anh ta gặp trên đường phố Whittier. Anh sở hữu tám chiếc xe, trong đó có một xe Imperial 53 và một xe Thunderbird 66, và hai xe tow trucks (xe kéo) - mặc dù anh đã bị mất bằng lái vì say rượu.
Cha mẹ của anh sợ không giám hỏi anh còn bao nhiêu tiền, nếu còn.
"Tôi thường quản lý tiền bạc của nó nhưng tôi quá buồn đến nỗi tôi đã đến ngân hàng và rút hết tiền của nó vào một cashier check và nói, 'đây, tao không muốn tiền của mày. Mày muốn làm gì thì làm’".
"Kể từ khi có món tiền đó, thì mỗi lần chúng tôi gặp nhau là lại gây gổ với nhau."
Hình ảnh thơ ấu của Dominic giống như là một thiên thần với áo sơ mi ngắn tay, mái tóc gọn gàng chải chuốt, nụ cười nhút nhát tò mò và đôi mắt sâu và sắc, màu xanh lá cây.
Ba thập kỷ sau, cánh tay của anh rằn ri với những đường mực giận dữ, hình những đầu lâu lạnh ớn xương vẽ những khuôn mặt ma quỷ. Điện thoại di động của anh hát bài "I Need A Freak" (Tôi cần một quái vật)với hai đoạn ngắn: "I need a freak, to hold me tight/I need a freak, every day and every night." (Tôi cần một quái vật, để ôm chặt lấy tôi/ tôi cần một quái vật, mỗi ngày và mỗi đêm)
Đầu năm nay, anh xăm quỷ có sừng đang nhỏ máu đỏ trên hai thái dương.
Anh đổ lỗi cho mẹ đã gửi anh giúp lễ tại nhà thờ giáo xứ, nơi linh mục thời thơ ấu của anh đã cho anh uống rượu lễ đến say để xâm phạm anh trong nhiều năm. Anh đổ lỗi cho cha anh đã không giám bảo vệ mẹ anh.
Sự trừng phạt của họ, anh nói, là phải nhìn xem anh ta tiêu tiền của nhà thờ bất cứ cách nào anh ta muốn - những chiếc xe hơi, một chuỗi các bạn gái và rượu đã đốt 10 phần trăm bộ gan cuả anh.
"Tôi trách mọi sự vào họ. Mọi người đều nói với tôi nên tha thứ và quên. Nhưng làm thế nào được?" anh nói. "Tôi nghĩ tôi phải tra tấn họ, mà thực ra tôi chẳng cần phải làm gì cả. Họ ngửi thấy tiền, họ muốn tiền."
"Tôi không có tình cảm gì với họ, như tôi đã nói, tôi từ lỗ nẻ mà sinh ra.. Và tiền đã làm cho nó (tình cảm) tệ hơn."
Sự tức giận cuả Dominic là mối dày vò của cha anh, ông là một cựu chiến binh Việt Nam đang sống với mặc cảm tội lỗi bởi vì ông đã không bảo vệ được con trai của ông.
Để đền tội, ông chịu đựng sự lạm dụng, từ chối và giận dữ - và khi Dominic gọi, ông chạy trốn. Khi ông đến, Dominic bỏ đi
"Nó bỏ đi và tôi thì đứng trơ ra đó và tôi chỉ, tôi chỉ..., " ông nói không thành lời. "Tôi cảm thấy là tôi không hoàn thành được gì và tội lỗi thì vẫn còn đó. Tôi không thể làm cho khá hơn, tôi không thể đảo ngược thời gian."
Tuy nhiên, nếu ông bố cuả Dominic bị tê liệt bởi đau buồn, người mẹ thì kể ra nhiều chuyện thực tế hơn.
Trước khi được bồi thường, bà thường đứng tại cửa phòng ngủ của con vào giữa đêm và nghẹn ngào lắng nghe tiếng dẫy duạ và tiếng khóc cuả đứa con trai trong giấc ngủ: "Đừng đánh tôi, Đừng đánh tôi! Tôi chịu làm mà, tôi chịu. "
Nhưng qua thời gian, bà đã trở nên cứng cỏi vì sự tức giận của Dominic về tiền.
"Nếu có thể đưa tôi trở lại sống với thời thơ ấu của con trai tôi, tôi sẵn sàng trở lại bởi vì lúc đó nó có một tương lai", bà nói. "Bây giờ nó không còn tương lai, như ông thấy đó, nó không có tương lai."
---- Gia đình Guerrero ----
Một năm sau khi David Guerrero nhận được tiền của anh, anh đã bỏ ra $40.000 để mở một cửa hàng bán đồ nội thất hiện đại ở Palm Springs. Cha mẹ của anh, bà Minerva và ông Robert, làm việc theo lệnh cuả anh.
Nhưng khi David đột nhiên gọi để nói với họ là anh sẽ trả $20.000 tiền cọc để mua một cửa hàng bán đồ cũ, ông bà đổ xô đến can thiệp. Họ đến quá muộn; David đã đóng tiền.
Khi họ bước vào cửa hàng mới mua, David ném chìa khoá vào tay họ. Anh vừa đi ra vừa nói với họ: "Đây là cửa hàng của ông bà, ráng mà coi nó.."
Ông bà Guerreros dọn sạch sẽ cái cửa hàng bị bỏ rơi.
"Chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải làm việc bận rộn nếu không chúng tôi sẽ bị mắng", Bà Minerva Guerrero nói. "giống như thể David là cha mẹ và chúng tôi là con cái"
Số tiền $4.000.000 thay đổi David, và trong việc thay đổi, nó thay đổi cái chức năng cuả gia đình họ mãi mãi.
Nó cho họ một người con sẽ mua những gì anh ta muốn, nói những gì anh ta muốn, làm những gì anh ta muốn. Nếu anh ta muốn “phê”, anh ta sẽ rời San Diego không một lời báo và sau nhiều ngày sẽ bò về nhà để bà mẹ chăm sóc.
Trong gần năm năm kể từ khi nhận bồi thường, anh đã mua một chuồng ngựa nòi, những bộ yên ngựa sang trọng và một bộ sưu tập rộng lớn về nghệ thuật hiện đại, nhiếp ảnh và đồ nội thất deco nghệ thuật. Anh đã cho một cô gái $100.000 để thưởng về việc mang tin một ông hoàng tử Dubai xây dựng một khu nhà xa hoa trong sa mạc và bỏ ra $250,000 để xây một cửa hàng sữa chua mà không bao giờ mở cửa.
Anh đã phung phí hết. Bảo hiểm sức khỏe của anh đã hết hạn đầu tháng này, anh đã nộp đơn xin phúc lợi xã hội.
Cha mẹ anh, những người sống chung với anh ta trong một căn nhà hai tầng mua bằng tiền của anh, không có quyền lực để can thiệp. Họ đã bàn chuyện dọn đi, nhưng họ sợ nếu họ làm thế, anh ta sẽ quá liều hoặc tự sát.
"Anh ta nói, 'Vâng, tôi đã mua cho ông bà một căn nhà, những đứa khác có làm điều đó cho cha mẹ của chúng không? Ông bà được sống thoải mái, có mọi thứ ông bà muốn,'"
Bà Minerva Guerrero nói. "Vâng, tôi có thể sống trong một cái chòi và được hạnh phúc thì hơn là sống trong một ngôi nhà như thế này với những vấn đề cuả David. Điều này là không bình thường".
Khi David tỉnh táo và lạc quan, anh đã mở ra cánh cửa để tự phản ánh và sự thu hút tự nhiên của anh sáng chói ra. Anh nói với một cung điệu nhanh, độc thoại về ý thức cuả sự tha thứ, sự cần đi học giáo lý và cần yêu thương cha mẹ.
Mái tóc đen bóng với áo hở ngực và quần baggy jeans làm cho anh ta nhìn chỉ bằng nửa tuổi cuả mình.
"Tôi không muốn là một nạn nhân nữa, tôi muốn có thể chuộc lại bản thân mình," anh nói. "Tôi nghĩ rằng tôi đã đổ lỗi cho cha tôi, tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng để đổ lỗi cho bất cứ ai tôi có thể, bởi vì tôi đã không có sự hiểu biết nào khác về những gì đã xảy ra với tôi.."
Nhưng tâm trạng của David thay đổi bất thường, và khi anh nghĩ về số tiền đã bị mất, và các mối quan hệ đã bị hỏng, anh tỏ ra bực bội.
Cha mẹ của anh "nghĩ rằng tiền đã gây ra xung đột, nhưng mình phải sống với nó. Mình phải sống với những thiệt hại đã gây ra,"
Nhưng David nói. "Tôi chỉ có thể làm được thế thôi."
Anh đổ lỗi cho gia đình mình, anh đổ lỗi cho luật sư của anh, anh đổ lỗi cho cố vấn tài chính của anh, anh đổ lỗi cho người kế toán của anh và anh đổ lỗi cho bạn bè của anh.
"Mọi người đều biết rằng điều này sẽ xảy ra," David nói, giọng mỏng và cao với sự tức giận. "Tại sao tôi không được cảnh báo đủ?"
---
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu hy vọng.
Đã gần một tháng rồi kể từ ngày Dominic nhập viện cai rượu, đó là theo lệnh cuả quan toà để thay thế cho ba năm tù vì tội tái phạm say rượu trong khi lái xe. Chương trình này do những tổ chức Kitô giáo trông coi, mỗi buổi sáng Dominic thức dậy từ lúc bình minh và cầu nguyện chung với những người nghiện rượu khác.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi muốn trở lại nhà thờ một lần nữa, thế mà tôi lại ở đây," anh nói, giọng nói đột nhiên nhẹ nhàng. "Tôi thích ở đây." Gần đây anh đã đi gặp một nhà tâm lý học.
Còn anh David, lần đầu tiên trong nhiều tháng anh đã không “phê”. Liều “choác” cuối cùng làm anh ta choáng ngợp và gần giết chết anh. Bây giờ, anh lái xe tới Palm Springs mỗi ngày để họp nhóm và điều trị và mỗi đêm anh ta đều về nhà.
Những dấu hiệu đó, như là những bước dừng chân ngập ngừng, không đủ để đảm bảo một tương lai cho những cuộc đời đầy thất bại và bắt đầu sai, nhưng đối với ông bà Zamoras và ông bà Guerreros, thì đó là tất cả. Tiền đã mất - nhưng, lần đầu tiên, họ dám hy vọng rằng con trai của họ vẫn còn đó.
"Tôi tự nhủ thầm, đứa con hoang đàng của tôi", ông Frank Zamora nói "nó đã đi, nhưng nó sẽ trở về."
LOS ANGELES - David Guerrero nằm cong queo như một đứa trẻ, hàm răng đánh lập cập và cơn sốt lên tới 104 độ. Anh chỉ rời phòng có một lần kể từ khi anh bò lê về nhà sau cơn nghiện ba ngày trước, mẹ anh đã đưa anh đến phòng cấp cứu. Bà Minerva Guerrero ngồi sát đứa con trai 41 tuổi lẩm nhẩm về danh sách những công việc cần làm cho những ngày sắp tới: thay giường, đút cơm, mua thuốc.
Cách đó 60 dặm, Dominic Zamora đang nổi nóng với cha anh, anh nghi ngờ rằng ông đã dùng tên cuả người khác để mua một căn nhà. “Ông không phải là cha tôi,” Dominic hét lên. “Ông chỉ muốn tiền của tôi.”... Cuối cùng ba tuần sau khi cậu con trai 36 tuổi này gọi lại cha mẹ, anh ta đã say mềm và đang lên cơn giận với thế giới - và đặc biệt, với bố mẹ.
Đây không phải là tương lai mà hai gia đình Guerreros và Zamoras tưởng tượng khi những con trai của họ nhận được hàng triệu từ các nhà thờ Công giáo để giải quyết khiếu nại họ bị lạm dụng tình dục. Tiền đã mở ra một cơn ác mộng không bao giờ kết thúc.
Số tiền này có mục đích làm dịu vết thương của nạn nhân và là cầu nối cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cũng có nhiều kết quả. Nhưng đối với một số ít có vết thương sâu nhất, thì số tiền triệu này chỉ đưa đến những điều tồi tệ hơn.
Số tiền đã thấm như một chất độc vào trong mọi quan hệ và phơi bày những cảm giác giận dữ, nghi ngờ, cay đắng và mặc cảm tội lỗi đã từng chôn sâu trong gia đình nhiều năm. Tiền làm tăng thói quen ma túy và rượu, chia rẽ anh em và gây oán hờn với cha mẹ là những người đã phải trải qua cái cảnh địa ngục với đứa con để rồi chỉ tìm thấy từ chối và đổ lỗi từ chúng.
Nhiều năm sau khi lãnh bồi thường, các gia đình này, từng đoàn kết chống lại nhà thờ, đang dần dần trở nên chia rẽ - và tiền bạc là nguyên nhân nằm ở giữa.
"Nó (con trai tôi) mang nhiều hận thù vì những gì đã xảy ra và nó đã đổ lên đầu tất cả mọi người trong gia đình", ông Robert Guerrero, sống với vợ trong một ngôi nhà mà con trai ông David đã mua với tiền bồi thường. "Tôi đau khổ mỗi khi đi về nhà và trước khi đi ngủ, tôi suy nghĩ nhiều về David và tôi lại đau khổ mỗi khi tôi nghĩ về nó. Đó là thực tế cuộc sống ngày nay."
Tệ hơn nữa, các gia đình này không có gì để bào chữa cho cảnh khổ của họ: hàng triệu đồng đã mất cho xe hơi xa xỉ, cho bộ sưu tập nghệ thuật, cho ma túy, cho rượu và bị các nhà đầu tư cao bay xa chạy, biệt vô âm tín.
Chi tiêu bừa bãi và chức năng gia đình bị rối loạn là hiện tượng phổ biến trong số những gia đình vớ được loại tiền nhanh, theo như lời giáo sư Steven Danish, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth chuyên nghiên cứu tâm lý những người thắng xổ số.
Nhưng những nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng, tình cảm bị tàn phá, thì đặc biệt có nguy cơ: "Tất cả những thứ đó ẩn nấp và bị dồn nén xuống cho tới khi bất ngờ được thoát ra," GS Danish nói. "Có rất nhiều động lực vô thức, hay tiềm thức, để trừng phạt các thành viên của gia đình họ - và có thể để trừng phạt chính mình nữa."
Cảnh khổ cuả nhóm nạn nhân nhỏ này đã bị bỏ sót giữa những câu chuyện của hàng trăm người thành công sau khi có tiền - trở thành tác giả và luật sư, đã cai nghiện, đã tìm sự tha thứ.
Tuy nhiên, một số các gia đình này đã tìm nhau và tạm tìm được sự ổn định trong cuộc sống chao đảo của họ nhờ vào những buổi cơm chung thường xuyên(potlucks), các cuộc gọi điện thoại và email. Và họ cho rằng họ không phải là những trường hợp đơn lẻ.
"Đôi khi tôi nghĩ rằng một nửa các gia đình hiện có đã từng trải qua những điều tương tự như chúng tôi, nhưng họ xấu hổ không nói ra bất cứ điều gì", ông Frank Zamora, cha cuả Dominic nói. "Nhưng cái mùi thối này đã xì ra rồi. Người ta không thể giấu nó được nữa”.
---- Gia đình Zamora ----
Ít ngày sau khi các luật sư gửi $700,000 từ nhà thờ Công giáo vào tài khoản ngân hàng của Dominic Zamora, anh đã để lại một tin nhắn chửi thề trên máy cuả cha mẹ: "Các người đối xử với tôi giống như một đứa con ghẻ."
Cái thông điệp đầy mùi rượu này mở màn một trận chiến ác liệt và kéo dài để dành quyền kiểm soát số tiền bồi thường, một trận chiến mà khí giới là những cảm xúc tội lỗi và phản bội chưa được giải quyết, mạnh mẽ đến nỗi sau một cuộc thư hùng, cha cuả Dominic phải tránh mặt khi thấy đứa con trai đi trên đường nhà (driveway).
Tới nay, Dominic và cha mẹ hiếm khi nói chuyện với nhau, và họ tin rằng Dominic đã giao số còn lại của $700.000 cho một bondsman (người bảo chứng) tên là Dave mà anh ta gặp trên đường phố Whittier. Anh sở hữu tám chiếc xe, trong đó có một xe Imperial 53 và một xe Thunderbird 66, và hai xe tow trucks (xe kéo) - mặc dù anh đã bị mất bằng lái vì say rượu.
Cha mẹ của anh sợ không giám hỏi anh còn bao nhiêu tiền, nếu còn.
"Tôi thường quản lý tiền bạc của nó nhưng tôi quá buồn đến nỗi tôi đã đến ngân hàng và rút hết tiền của nó vào một cashier check và nói, 'đây, tao không muốn tiền của mày. Mày muốn làm gì thì làm’".
"Kể từ khi có món tiền đó, thì mỗi lần chúng tôi gặp nhau là lại gây gổ với nhau."
Hình ảnh thơ ấu của Dominic giống như là một thiên thần với áo sơ mi ngắn tay, mái tóc gọn gàng chải chuốt, nụ cười nhút nhát tò mò và đôi mắt sâu và sắc, màu xanh lá cây.
Ba thập kỷ sau, cánh tay của anh rằn ri với những đường mực giận dữ, hình những đầu lâu lạnh ớn xương vẽ những khuôn mặt ma quỷ. Điện thoại di động của anh hát bài "I Need A Freak" (Tôi cần một quái vật)với hai đoạn ngắn: "I need a freak, to hold me tight/I need a freak, every day and every night." (Tôi cần một quái vật, để ôm chặt lấy tôi/ tôi cần một quái vật, mỗi ngày và mỗi đêm)
Đầu năm nay, anh xăm quỷ có sừng đang nhỏ máu đỏ trên hai thái dương.
Anh đổ lỗi cho mẹ đã gửi anh giúp lễ tại nhà thờ giáo xứ, nơi linh mục thời thơ ấu của anh đã cho anh uống rượu lễ đến say để xâm phạm anh trong nhiều năm. Anh đổ lỗi cho cha anh đã không giám bảo vệ mẹ anh.
Sự trừng phạt của họ, anh nói, là phải nhìn xem anh ta tiêu tiền của nhà thờ bất cứ cách nào anh ta muốn - những chiếc xe hơi, một chuỗi các bạn gái và rượu đã đốt 10 phần trăm bộ gan cuả anh.
"Tôi trách mọi sự vào họ. Mọi người đều nói với tôi nên tha thứ và quên. Nhưng làm thế nào được?" anh nói. "Tôi nghĩ tôi phải tra tấn họ, mà thực ra tôi chẳng cần phải làm gì cả. Họ ngửi thấy tiền, họ muốn tiền."
"Tôi không có tình cảm gì với họ, như tôi đã nói, tôi từ lỗ nẻ mà sinh ra.. Và tiền đã làm cho nó (tình cảm) tệ hơn."
Sự tức giận cuả Dominic là mối dày vò của cha anh, ông là một cựu chiến binh Việt Nam đang sống với mặc cảm tội lỗi bởi vì ông đã không bảo vệ được con trai của ông.
Để đền tội, ông chịu đựng sự lạm dụng, từ chối và giận dữ - và khi Dominic gọi, ông chạy trốn. Khi ông đến, Dominic bỏ đi
"Nó bỏ đi và tôi thì đứng trơ ra đó và tôi chỉ, tôi chỉ..., " ông nói không thành lời. "Tôi cảm thấy là tôi không hoàn thành được gì và tội lỗi thì vẫn còn đó. Tôi không thể làm cho khá hơn, tôi không thể đảo ngược thời gian."
Tuy nhiên, nếu ông bố cuả Dominic bị tê liệt bởi đau buồn, người mẹ thì kể ra nhiều chuyện thực tế hơn.
Trước khi được bồi thường, bà thường đứng tại cửa phòng ngủ của con vào giữa đêm và nghẹn ngào lắng nghe tiếng dẫy duạ và tiếng khóc cuả đứa con trai trong giấc ngủ: "Đừng đánh tôi, Đừng đánh tôi! Tôi chịu làm mà, tôi chịu. "
Nhưng qua thời gian, bà đã trở nên cứng cỏi vì sự tức giận của Dominic về tiền.
"Nếu có thể đưa tôi trở lại sống với thời thơ ấu của con trai tôi, tôi sẵn sàng trở lại bởi vì lúc đó nó có một tương lai", bà nói. "Bây giờ nó không còn tương lai, như ông thấy đó, nó không có tương lai."
---- Gia đình Guerrero ----
Một năm sau khi David Guerrero nhận được tiền của anh, anh đã bỏ ra $40.000 để mở một cửa hàng bán đồ nội thất hiện đại ở Palm Springs. Cha mẹ của anh, bà Minerva và ông Robert, làm việc theo lệnh cuả anh.
Nhưng khi David đột nhiên gọi để nói với họ là anh sẽ trả $20.000 tiền cọc để mua một cửa hàng bán đồ cũ, ông bà đổ xô đến can thiệp. Họ đến quá muộn; David đã đóng tiền.
Khi họ bước vào cửa hàng mới mua, David ném chìa khoá vào tay họ. Anh vừa đi ra vừa nói với họ: "Đây là cửa hàng của ông bà, ráng mà coi nó.."
Ông bà Guerreros dọn sạch sẽ cái cửa hàng bị bỏ rơi.
"Chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải làm việc bận rộn nếu không chúng tôi sẽ bị mắng", Bà Minerva Guerrero nói. "giống như thể David là cha mẹ và chúng tôi là con cái"
Số tiền $4.000.000 thay đổi David, và trong việc thay đổi, nó thay đổi cái chức năng cuả gia đình họ mãi mãi.
Nó cho họ một người con sẽ mua những gì anh ta muốn, nói những gì anh ta muốn, làm những gì anh ta muốn. Nếu anh ta muốn “phê”, anh ta sẽ rời San Diego không một lời báo và sau nhiều ngày sẽ bò về nhà để bà mẹ chăm sóc.
Trong gần năm năm kể từ khi nhận bồi thường, anh đã mua một chuồng ngựa nòi, những bộ yên ngựa sang trọng và một bộ sưu tập rộng lớn về nghệ thuật hiện đại, nhiếp ảnh và đồ nội thất deco nghệ thuật. Anh đã cho một cô gái $100.000 để thưởng về việc mang tin một ông hoàng tử Dubai xây dựng một khu nhà xa hoa trong sa mạc và bỏ ra $250,000 để xây một cửa hàng sữa chua mà không bao giờ mở cửa.
Anh đã phung phí hết. Bảo hiểm sức khỏe của anh đã hết hạn đầu tháng này, anh đã nộp đơn xin phúc lợi xã hội.
Cha mẹ anh, những người sống chung với anh ta trong một căn nhà hai tầng mua bằng tiền của anh, không có quyền lực để can thiệp. Họ đã bàn chuyện dọn đi, nhưng họ sợ nếu họ làm thế, anh ta sẽ quá liều hoặc tự sát.
"Anh ta nói, 'Vâng, tôi đã mua cho ông bà một căn nhà, những đứa khác có làm điều đó cho cha mẹ của chúng không? Ông bà được sống thoải mái, có mọi thứ ông bà muốn,'"
Bà Minerva Guerrero nói. "Vâng, tôi có thể sống trong một cái chòi và được hạnh phúc thì hơn là sống trong một ngôi nhà như thế này với những vấn đề cuả David. Điều này là không bình thường".
Khi David tỉnh táo và lạc quan, anh đã mở ra cánh cửa để tự phản ánh và sự thu hút tự nhiên của anh sáng chói ra. Anh nói với một cung điệu nhanh, độc thoại về ý thức cuả sự tha thứ, sự cần đi học giáo lý và cần yêu thương cha mẹ.
Mái tóc đen bóng với áo hở ngực và quần baggy jeans làm cho anh ta nhìn chỉ bằng nửa tuổi cuả mình.
"Tôi không muốn là một nạn nhân nữa, tôi muốn có thể chuộc lại bản thân mình," anh nói. "Tôi nghĩ rằng tôi đã đổ lỗi cho cha tôi, tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng để đổ lỗi cho bất cứ ai tôi có thể, bởi vì tôi đã không có sự hiểu biết nào khác về những gì đã xảy ra với tôi.."
Nhưng tâm trạng của David thay đổi bất thường, và khi anh nghĩ về số tiền đã bị mất, và các mối quan hệ đã bị hỏng, anh tỏ ra bực bội.
Cha mẹ của anh "nghĩ rằng tiền đã gây ra xung đột, nhưng mình phải sống với nó. Mình phải sống với những thiệt hại đã gây ra,"
Nhưng David nói. "Tôi chỉ có thể làm được thế thôi."
Anh đổ lỗi cho gia đình mình, anh đổ lỗi cho luật sư của anh, anh đổ lỗi cho cố vấn tài chính của anh, anh đổ lỗi cho người kế toán của anh và anh đổ lỗi cho bạn bè của anh.
"Mọi người đều biết rằng điều này sẽ xảy ra," David nói, giọng mỏng và cao với sự tức giận. "Tại sao tôi không được cảnh báo đủ?"
---
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu hy vọng.
Đã gần một tháng rồi kể từ ngày Dominic nhập viện cai rượu, đó là theo lệnh cuả quan toà để thay thế cho ba năm tù vì tội tái phạm say rượu trong khi lái xe. Chương trình này do những tổ chức Kitô giáo trông coi, mỗi buổi sáng Dominic thức dậy từ lúc bình minh và cầu nguyện chung với những người nghiện rượu khác.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi muốn trở lại nhà thờ một lần nữa, thế mà tôi lại ở đây," anh nói, giọng nói đột nhiên nhẹ nhàng. "Tôi thích ở đây." Gần đây anh đã đi gặp một nhà tâm lý học.
Còn anh David, lần đầu tiên trong nhiều tháng anh đã không “phê”. Liều “choác” cuối cùng làm anh ta choáng ngợp và gần giết chết anh. Bây giờ, anh lái xe tới Palm Springs mỗi ngày để họp nhóm và điều trị và mỗi đêm anh ta đều về nhà.
Những dấu hiệu đó, như là những bước dừng chân ngập ngừng, không đủ để đảm bảo một tương lai cho những cuộc đời đầy thất bại và bắt đầu sai, nhưng đối với ông bà Zamoras và ông bà Guerreros, thì đó là tất cả. Tiền đã mất - nhưng, lần đầu tiên, họ dám hy vọng rằng con trai của họ vẫn còn đó.
"Tôi tự nhủ thầm, đứa con hoang đàng của tôi", ông Frank Zamora nói "nó đã đi, nhưng nó sẽ trở về."
Top Stories
Pope urges Europe to remember Christian heritage
Victor L. Simpson / AP
14:56 27/09/2009
BRNO, Czech Republic – Pope Benedict XVI said Sunday that all of Europe — and not only this ex-communist country — must acknowledge its Christian heritage as it copes with rising immigration from other cultures and religions.
The second day of Benedict's pilgrimage to this highly secular country was marked by a joyous open-air Mass that drew tens of thousands of pilgrims and a sober message for the entire continent.
"History has demonstrated the absurdities to which man descends when he excludes God from the horizon of his choices and actions," Benedict said.
Church organizers estimated that 120,000 people packed a field beside an airport in the southern city of Brno for what was expected to be the biggest turnout of his trip. Vatican spokesman Rev. Federico Lombardi said it was the largest turnout for a Mass in the history of the Czech Republic.
Cheering crowd members from the Czech Republic and neighboring countries including Austria, Germany, Poland and Slovakia sang and waved Czech and Vatican flags. Emergency services said 18 people collapsed and were treated for dehydration, and a police officer was hospitalized with injuries after falling from his horse.
The 82-year-old pontiff was making the three-day visit as Czechs prepare to mark 20 years since their 1989 Velvet Revolution shook off an atheistic communist regime that ruthlessly persecuted the Roman Catholic Church.
The pope warned that technical progress was not enough to "guarantee the moral welfare of society."
"Man needs to be liberated from material oppressions, but more profoundly, he must be saved from the evils that afflict the spirit," Benedict told the crowd from under a white canopy beside a 12-meter-high (40-foot-high) stainless steel cross. The German-born pope spoke in Italian, and his words were translated into Czech.
Later Sunday, in talks with leaders of other faiths and branches of Christianity, Benedict broadened his message to all of Europe.
"As Europe listens to the story of Christianity, she hears her own," the pope said during the meeting at Prague's medieval Hradcany Castle. "Her notions of justice, freedom and social responsibility, together with the cultural and legal institutions established to preserve these ideas and hand them on to future generations, are shaped by her Christian inheritance."
Europe's religious roots, he said, "supply the continent with the spiritual and moral sustenance that allows her to enter into meaningful dialogue with people from other cultures and religions."
Lombardi said the pope shook hands with Jewish leaders at that meeting, but did not mention atrocities against Jews during World War II. An estimated 80,000 Czech Jews perished in the Holocaust, which decimated the nation's Jewish community.
Benedict is using the trip to recall communist-era religious repression and to urge Czechs to reconsider a faith many have abandoned.
In a meeting with other Christians, he also mentioned Jan Hus, a 15th century religious reformer seen as a forerunner of the Protestant Reformation who was burned at the stake. He is considered a national hero here.
The pope said discussion of the case was important not only in the quest for Christian unity but also "for the good of all European society."
His predecessor, Pope John Paul II, visited the former Czechoslovakia three times, but this weekend's tour is Benedict's first here as pope. Although the nation of 10 million has given him a lukewarm reception, he received an enthusiastic welcome Sunday in the country's Roman Catholic heartland.
"The pope's never been here. It's a unique experience to see him," said Daniel Rampacek, a 21-year-old student from the southeastern town of Breclav. "Above all, people need hope — especially now at a time of (economic) crisis."
The Czech Republic is one of the most secular countries in Europe. In 1991, 4.5 million of the country's 10 million people said they belonged to a church, but a 2001 census showed that number had plunged to 3.3 million. Recent surveys suggest the number of believers remains low; about one in two respondents to a poll conducted by the agency STEM said they don't believe in God.
Under communism, the church was brutally repressed. The regime, which seized power in 1948 in what was then Czechoslovakia, confiscated all church-owned property and persecuted many priests. Churches were then allowed to function only under the state's control and supervision.
In his traditional Sunday Angelus blessing, Benedict urged the crowd not to forget their "rich heritage of faith."
"Maintain the spiritual patrimony inherited from your forebears. .. guard it and make it answer to the needs of the present day," he said.
The pope, who has been giving his speeches in either English or Italian, is making his first foreign trip since he broke his right wrist in a fall while on vacation in July. He told reporters aboard his plane that he is finally able to write again and hopes to complete a new book by next spring.
Associated Press writers Karel Janicek in Brno and William J. Kole in Prague contributed to this report.
Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090927/ap_on_re_eu/eu_czech_pope
"History has demonstrated the absurdities to which man descends when he excludes God from the horizon of his choices and actions," Benedict said.
Church organizers estimated that 120,000 people packed a field beside an airport in the southern city of Brno for what was expected to be the biggest turnout of his trip. Vatican spokesman Rev. Federico Lombardi said it was the largest turnout for a Mass in the history of the Czech Republic.
Cheering crowd members from the Czech Republic and neighboring countries including Austria, Germany, Poland and Slovakia sang and waved Czech and Vatican flags. Emergency services said 18 people collapsed and were treated for dehydration, and a police officer was hospitalized with injuries after falling from his horse.
The 82-year-old pontiff was making the three-day visit as Czechs prepare to mark 20 years since their 1989 Velvet Revolution shook off an atheistic communist regime that ruthlessly persecuted the Roman Catholic Church.
The pope warned that technical progress was not enough to "guarantee the moral welfare of society."
"Man needs to be liberated from material oppressions, but more profoundly, he must be saved from the evils that afflict the spirit," Benedict told the crowd from under a white canopy beside a 12-meter-high (40-foot-high) stainless steel cross. The German-born pope spoke in Italian, and his words were translated into Czech.
Later Sunday, in talks with leaders of other faiths and branches of Christianity, Benedict broadened his message to all of Europe.
"As Europe listens to the story of Christianity, she hears her own," the pope said during the meeting at Prague's medieval Hradcany Castle. "Her notions of justice, freedom and social responsibility, together with the cultural and legal institutions established to preserve these ideas and hand them on to future generations, are shaped by her Christian inheritance."
Europe's religious roots, he said, "supply the continent with the spiritual and moral sustenance that allows her to enter into meaningful dialogue with people from other cultures and religions."
Lombardi said the pope shook hands with Jewish leaders at that meeting, but did not mention atrocities against Jews during World War II. An estimated 80,000 Czech Jews perished in the Holocaust, which decimated the nation's Jewish community.
Benedict is using the trip to recall communist-era religious repression and to urge Czechs to reconsider a faith many have abandoned.
In a meeting with other Christians, he also mentioned Jan Hus, a 15th century religious reformer seen as a forerunner of the Protestant Reformation who was burned at the stake. He is considered a national hero here.
The pope said discussion of the case was important not only in the quest for Christian unity but also "for the good of all European society."
His predecessor, Pope John Paul II, visited the former Czechoslovakia three times, but this weekend's tour is Benedict's first here as pope. Although the nation of 10 million has given him a lukewarm reception, he received an enthusiastic welcome Sunday in the country's Roman Catholic heartland.
"The pope's never been here. It's a unique experience to see him," said Daniel Rampacek, a 21-year-old student from the southeastern town of Breclav. "Above all, people need hope — especially now at a time of (economic) crisis."
The Czech Republic is one of the most secular countries in Europe. In 1991, 4.5 million of the country's 10 million people said they belonged to a church, but a 2001 census showed that number had plunged to 3.3 million. Recent surveys suggest the number of believers remains low; about one in two respondents to a poll conducted by the agency STEM said they don't believe in God.
Under communism, the church was brutally repressed. The regime, which seized power in 1948 in what was then Czechoslovakia, confiscated all church-owned property and persecuted many priests. Churches were then allowed to function only under the state's control and supervision.
In his traditional Sunday Angelus blessing, Benedict urged the crowd not to forget their "rich heritage of faith."
"Maintain the spiritual patrimony inherited from your forebears. .. guard it and make it answer to the needs of the present day," he said.
The pope, who has been giving his speeches in either English or Italian, is making his first foreign trip since he broke his right wrist in a fall while on vacation in July. He told reporters aboard his plane that he is finally able to write again and hopes to complete a new book by next spring.
Associated Press writers Karel Janicek in Brno and William J. Kole in Prague contributed to this report.
Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090927/ap_on_re_eu/eu_czech_pope
Attacks against the Church erupt throughout Vietnam
J.B. An Dang
20:08 27/09/2009
The archdiocese of Hue, Central Vietnam, has been subject to a calculated smearing campaign on Vietnamese state media following the confiscation of their Catholic school. Almost simultaneously, an ultimatum was sent out to Vinh diocese, ordering the removal of a large statue of Our Lady at a Catholic cemetery. In the northern region, parishioners of Thai Ha in the archdiocese of Hanoi were told that another lot of their land would be put under State's administration
Verbal attacks against the Church have erupted in the archdiocese of Hue after the publication of a statement by Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and his Auxiliary Bishop Francis Xavier Le Van Hong in which they strongly condemned the confiscation of a Catholic school at Loan Ly parish and the brutal violence of Vietnam police against parishioners who had protested against the illegal appropriation of their property.
The school, adjacent to the parish church of Loan Ly in the town of Lang Co, Hue, was built by parishioners in 1956. From the beginning, it had always been used as a Catholic Elementary and High School until local government seized it following the communist takeover of South Vietnam in 1975. Since then, Sunday catechism classes, however, have still been allowed – not without a condition- that they would be conducted under a large picture of Uncle Ho, the Communist leader, not the usual Cross.
Since 1999, attempts of local authorities to convert the school into a hotel have been made continually. All have been in vain due to public protests from the parishioners. The last attempt was made by the local chief secretary of the Communist Party- Ho Xuan Man- who wanted to annex the school into his own hotel of Huong Giang. On Sunday Sept. 13, authorities and police - local, district and provincial - barricaded the school building. They did not allow the children to come for catechism classes, chasing them away from the school ground to build a makeshift fence around the school. Hundreds of parishioners immediately protested. Protesters started pulling down the fence, prompting thousands of police and armed police reinforcements to rush to the scene where they attacked parishioners with batons and stun guns.
In the statement issued on Sept. 23, the two bishops of Hue expressed their “shock and frustration with the way the government had unilaterally solve the Church property issue by the employment of violence” and called for “peaceful dialogue”.
In response, Hue Television opened fire at them with a series of interviews in which government's contractors posing as Catholics verbally attacked against their shepherds. Also, newspapers in Vietnam have attacked fiercely Fr. Joseph Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly parish, accusing him of plotting and directing the protest of parishioners on Sunday Sept. 13. The fact was, Fr. Joseph Ngo had been in hospital for weeks and was not at his parish at the time the incident took place.
From the diocese of Vinh, Fr. John Nguyen Van Huu, the pastor of Bau Sen parish, in the village of Chay, Bo Trach, Quang Binh, reported on Sept. 24 that local authorities of Quang Binh province sent him an ultimatum to remove a large statue of Our Lady of Lavang which his parishioners built on the top of a mountain in the parish cemetery opposite to the parish church.
The statue was erected on March 04 last year. It has become so obvious that following the tensions caused by several incidents at Tam Toa recently, authorities of Quang Binh province have deliberately conducted a campaign to destroy Catholic symbols.
On Sept. 21, the People Committee of Bo Trach, Quang Binh had issued a decree, stating that the statue must be demolished as it was built “outside the premise of a religious premise”. The deadline for parishioners to remove the statue was set to be on Saturday Sept. 26. On Sept. 23, however, bulldozers were sent to the site to threaten parishioners. As of Sunday 27, thousands of Catholics are still protesting at the site.
In a different part of the country, Fr. Matthew Vu Khoi Phung and representatives of Redemptorists and parishioners of Thai Ha parish, archdiocese of Hanoi, were summoned by the People Committee of Dong Da district on Sept. 22 to be told that their lot of land at Ba Giang Lake would be confiscated and placed under State administration.
After the conversion of a lot of parish land of 16,362 meters square into a public park in October last year, in April this year, local authorities bulldozed another lot of land of 18,230 meters square to sell for private investors. Fr. Matthew Vu issued a statement on April 18 denouncing the move and asking for investigations on the legal ownership of the land.
Foreseeing that in this day and age, after bearing witness to a series of crackdowns and non- stop harassments against the Church in Vietnam, the Christians learned to expect nothing else from the government but bad news. Hundreds of Catholics in Thai Ha gathered at the Church to pray before going to the office of the district of Dong Da where they met with their leaders who were leaving the office with sadness and angers. A protest against the government decision was organized immediately in front of the office.
Hundreds of police armed with stun guns and trained dogs were deployed at the site but no violence was reported.
Bulldozers to demolish the statue of Our Laday at Bau Sen, Vinh |
The school, adjacent to the parish church of Loan Ly in the town of Lang Co, Hue, was built by parishioners in 1956. From the beginning, it had always been used as a Catholic Elementary and High School until local government seized it following the communist takeover of South Vietnam in 1975. Since then, Sunday catechism classes, however, have still been allowed – not without a condition- that they would be conducted under a large picture of Uncle Ho, the Communist leader, not the usual Cross.
Since 1999, attempts of local authorities to convert the school into a hotel have been made continually. All have been in vain due to public protests from the parishioners. The last attempt was made by the local chief secretary of the Communist Party- Ho Xuan Man- who wanted to annex the school into his own hotel of Huong Giang. On Sunday Sept. 13, authorities and police - local, district and provincial - barricaded the school building. They did not allow the children to come for catechism classes, chasing them away from the school ground to build a makeshift fence around the school. Hundreds of parishioners immediately protested. Protesters started pulling down the fence, prompting thousands of police and armed police reinforcements to rush to the scene where they attacked parishioners with batons and stun guns.
In the statement issued on Sept. 23, the two bishops of Hue expressed their “shock and frustration with the way the government had unilaterally solve the Church property issue by the employment of violence” and called for “peaceful dialogue”.
In response, Hue Television opened fire at them with a series of interviews in which government's contractors posing as Catholics verbally attacked against their shepherds. Also, newspapers in Vietnam have attacked fiercely Fr. Joseph Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly parish, accusing him of plotting and directing the protest of parishioners on Sunday Sept. 13. The fact was, Fr. Joseph Ngo had been in hospital for weeks and was not at his parish at the time the incident took place.
From the diocese of Vinh, Fr. John Nguyen Van Huu, the pastor of Bau Sen parish, in the village of Chay, Bo Trach, Quang Binh, reported on Sept. 24 that local authorities of Quang Binh province sent him an ultimatum to remove a large statue of Our Lady of Lavang which his parishioners built on the top of a mountain in the parish cemetery opposite to the parish church.
The statue was erected on March 04 last year. It has become so obvious that following the tensions caused by several incidents at Tam Toa recently, authorities of Quang Binh province have deliberately conducted a campaign to destroy Catholic symbols.
On Sept. 21, the People Committee of Bo Trach, Quang Binh had issued a decree, stating that the statue must be demolished as it was built “outside the premise of a religious premise”. The deadline for parishioners to remove the statue was set to be on Saturday Sept. 26. On Sept. 23, however, bulldozers were sent to the site to threaten parishioners. As of Sunday 27, thousands of Catholics are still protesting at the site.
In a different part of the country, Fr. Matthew Vu Khoi Phung and representatives of Redemptorists and parishioners of Thai Ha parish, archdiocese of Hanoi, were summoned by the People Committee of Dong Da district on Sept. 22 to be told that their lot of land at Ba Giang Lake would be confiscated and placed under State administration.
After the conversion of a lot of parish land of 16,362 meters square into a public park in October last year, in April this year, local authorities bulldozed another lot of land of 18,230 meters square to sell for private investors. Fr. Matthew Vu issued a statement on April 18 denouncing the move and asking for investigations on the legal ownership of the land.
Foreseeing that in this day and age, after bearing witness to a series of crackdowns and non- stop harassments against the Church in Vietnam, the Christians learned to expect nothing else from the government but bad news. Hundreds of Catholics in Thai Ha gathered at the Church to pray before going to the office of the district of Dong Da where they met with their leaders who were leaving the office with sadness and angers. A protest against the government decision was organized immediately in front of the office.
Hundreds of police armed with stun guns and trained dogs were deployed at the site but no violence was reported.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Nhóm ''Chăm Sóc Mục Vụ Raphael'' Mừng Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
02:49 27/09/2009
Nhóm Chăm Sóc Mục Vụ Raphael Mừng Bổn Mạng
Hôm nay là lần thứ hai, mừng Thánh Quan Thầy Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael, bổn mạng của nhóm Chăm Sóc Mục Vụ. Tạ ơn Chúa nhóm Raphael trong năm qua, nhờ sự nâng đỡ của Ban Tuyên Úy, Hội Đồng Mục Vụ cùng với sự giúp đỡ của Ban Chấp Hành các họ đạo, đoàn thể và được sự yểm trợ nâng đỡ của mọi người trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc. Nên nhóm Chăm Sóc Mục Vụ đã hoàn thành các công tác. Được biết nhóm Chăm Sóc Mục Vụ Raphael được thành lập cách nay gần 2 năm. Nhiệm vụ của nhóm là chuyên lo công tác:
-Thăm viếng những người bệnh nặng, an ủi và giúp đỡ họ trong giờ phút cận tử. -Giúp các phần vụ về tang chế.
-Liên lạc nhà quàn để sắp xếp việc an táng (nếu tang gia nhờ đến).
-Soạn thảo tiểu tập Thánh Lễ an táng, hướng dẫn tang gia các phần phụng vụ trong Thánh Lễ an táng.
-Điều hợp nghi lễ tại nhà quàn và tại nghĩa trang, cũng như hướng dẫn các nghi thức. Ngoài ra nhóm còn giúp Cộng Đồng tổ chức các nghi thức tưởng niệm khác. Từ ngày nhóm Raphael được thành lập cho đến nay, các gia đình có người thân yêu quá cố, đỡ phải băn khoăn lo lắng trong lúc hữu sự.
Nhóm Raphael đã sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm giúp tang gia trong công tác phục vụ mai táng chu đáo, cho đến lúc người quá vãng được yên nghỉ ngàn thu nơi mồ cao mả dài.
Chúa nhật hôm nay 27/9/09 Nhóm đã long trọng mừng kính Thánh Bổn Mạng, chung Thánh Lễ với Cộng Đồng do Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm chủ tế, cùng đồng tế có 2 cha khách từ Việt Nam qua thăm Cộng Đồng.
Ông Chủ Tịch đã lên thay mặt toàn Cộng Đồng chúc mừng nhóm. Sau đó Ông Trưởng Nhóm Raphael lên cảm ơn những lời chúc mừng của BTU, HĐMV và sự quan tâm của toàn Cộng Đồng đã dành cho Nhóm Chăm Sóc Mục Vụ Raphael. PNT/CSMV Raphael
;; style='float:left;border:0'/>;;
Giáo xứ Phủ Cam dâng thánh lễ tạ ơn cùng các tân sinh viên đậu vào Đại Học
Trương Trí
19:50 27/09/2009
HUẾ - Sáng chủ nhật 27.09.2009, giáo xứ chính tòa Phủ cam long trọng dâng thánh lễ tạ ơn và khen thưởng cho các tân sinh viên đã thi đậu vào các trường Đại học năm nay.
Hình ảnh Giáo xứ Phủ Cam dâng thánh lễ tạ ơn cùng các tân sinh viên
Đúng 5giờ30,các tân sinh viên gồm 23 em với khuôn mặt rạng rở niềm vui cùng với niềm hảnh diện và tự hào của các phụ huynh vinh dự đứng trong đoàn rước linh mục chủ tế tiến lên bàn thánh.Trong thánh lễ hôm nay, các em được đặc trách phần phụng vụ,đọc các bài đọc và lời nguyện giáo dân cũng như dâng lễ vật nên ai nấy đều áo quần tươm tất đẹp đẻ, cộng với bông hồng đỏ thắm cài lên ngực làm tăng thêm long trọng của thánh lễ.
Sau thánh lễ,Linh mục quản xứ và cha chủ tế đã biểu dương các em và trao thưởng.Đây là phần thưởng mà giáo xứ chính tòa đã duy trì nhiều năm nay nhằm động viên các em cố gắng chăm chỉ học hành cả về văn hóa lẫn giáo lý đức tin.Những em nào chuyên cần học giáo lý hàng tuần trong những năm qua được thưởng 1 chỉ vàng 9999.Em nào không học giáo lý thì được thưởng 5trăm nghìn đồng.Đây là một nổ lực hết sức của giáo xứ nhờ sự giúp đở của quý ân nhân trong giáo xứ và bà con đồng hương xa quê.Với khao khát trong tương lai giáo xứ sẽ có nhiều trí thức năng nổ cộng tác nên như lời cha sở An tôn Dương Quỳnh: có nhiều người rất nghèo nhưng đã không quản ngại để đóng góp,có người chỉ đóng 10 ngàn,có người 20 ngàn.Nhưng đó là cả tấm lòng như đồng tiền của người đàn bà góa trong kinh thánh,nên các em phải trân trọng và chăm chỉ học tập để không phụ lòng các vị.Cũng chính phần thưởng này nói lên được giáo xứ rất coi trọng việc học giáo lý,qua đó rèn luyện các em thành người không những giỏi về văn hóa mà giữ được phong cách đạo đức của một Kitô hữu.
Đại diện phụ huynh và các tân sinh viên đã nói lời tri ân đối với cha quản xứ,2 cha phó xứ,các tu sĩ nam nữ,hội đồng giáo xứ và các ân nhân cũng như cộng đoàn giáo xứ đã thương yêu, lo lắng, động viên và giúp đở cho các em trong thời gian qua,thay mặt phụ huynh xin hứa sẽ dạy dổ con cái trở thành người hữu ích cho giáo xứ và xã hội sau này.
Cũng trong thánh lễ này,linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã công bố văn thư của Tòa Tổng Giám mục về những sự việc đã xảy ra với giáo xứ Loan lý thuộc Tổng giáo phận nhà,những buổi làm việc của phái đoàn tòa Tổng Giám mục với ban Tôn giáo tỉnh Thừa thiên,phái đoàn tòa Tổng Giám mục đi thăm và chia sẽ với giáo dân Loan lý.Linh mục quản xứ kêu gọi bà con hiệp thông và cầu nguyện cho giáo xứ Loan lý.
Hình ảnh Giáo xứ Phủ Cam dâng thánh lễ tạ ơn cùng các tân sinh viên
Đúng 5giờ30,các tân sinh viên gồm 23 em với khuôn mặt rạng rở niềm vui cùng với niềm hảnh diện và tự hào của các phụ huynh vinh dự đứng trong đoàn rước linh mục chủ tế tiến lên bàn thánh.Trong thánh lễ hôm nay, các em được đặc trách phần phụng vụ,đọc các bài đọc và lời nguyện giáo dân cũng như dâng lễ vật nên ai nấy đều áo quần tươm tất đẹp đẻ, cộng với bông hồng đỏ thắm cài lên ngực làm tăng thêm long trọng của thánh lễ.
Sau thánh lễ,Linh mục quản xứ và cha chủ tế đã biểu dương các em và trao thưởng.Đây là phần thưởng mà giáo xứ chính tòa đã duy trì nhiều năm nay nhằm động viên các em cố gắng chăm chỉ học hành cả về văn hóa lẫn giáo lý đức tin.Những em nào chuyên cần học giáo lý hàng tuần trong những năm qua được thưởng 1 chỉ vàng 9999.Em nào không học giáo lý thì được thưởng 5trăm nghìn đồng.Đây là một nổ lực hết sức của giáo xứ nhờ sự giúp đở của quý ân nhân trong giáo xứ và bà con đồng hương xa quê.Với khao khát trong tương lai giáo xứ sẽ có nhiều trí thức năng nổ cộng tác nên như lời cha sở An tôn Dương Quỳnh: có nhiều người rất nghèo nhưng đã không quản ngại để đóng góp,có người chỉ đóng 10 ngàn,có người 20 ngàn.Nhưng đó là cả tấm lòng như đồng tiền của người đàn bà góa trong kinh thánh,nên các em phải trân trọng và chăm chỉ học tập để không phụ lòng các vị.Cũng chính phần thưởng này nói lên được giáo xứ rất coi trọng việc học giáo lý,qua đó rèn luyện các em thành người không những giỏi về văn hóa mà giữ được phong cách đạo đức của một Kitô hữu.
Đại diện phụ huynh và các tân sinh viên đã nói lời tri ân đối với cha quản xứ,2 cha phó xứ,các tu sĩ nam nữ,hội đồng giáo xứ và các ân nhân cũng như cộng đoàn giáo xứ đã thương yêu, lo lắng, động viên và giúp đở cho các em trong thời gian qua,thay mặt phụ huynh xin hứa sẽ dạy dổ con cái trở thành người hữu ích cho giáo xứ và xã hội sau này.
Cũng trong thánh lễ này,linh mục quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã công bố văn thư của Tòa Tổng Giám mục về những sự việc đã xảy ra với giáo xứ Loan lý thuộc Tổng giáo phận nhà,những buổi làm việc của phái đoàn tòa Tổng Giám mục với ban Tôn giáo tỉnh Thừa thiên,phái đoàn tòa Tổng Giám mục đi thăm và chia sẽ với giáo dân Loan lý.Linh mục quản xứ kêu gọi bà con hiệp thông và cầu nguyện cho giáo xứ Loan lý.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giúp trẻ tự kỷ ổn định hành vi
Hành Trình Niềm Tin hành hương Jerusalem
Lm. Paul Văn Chi
23:40 27/09/2009
Hành Trình Niềm Tin hành hương Jerusalem, Thành Đô của Thiên Chúa. Thăm viếng Núi Thánh Đền Thờ Jerusalem với Đền Thờ hoang tàn đổ nát. Thăm viếng Dome of the Rock, Đền Thờ Hồi Giáo, nơi trung tâm Đền Thánh xa xưa, và là nơi truyền thống Abraham sát tế
Isaac. Kinh Thành Jerusalem trên cao và giữa những ngọn đồi trong vùng đồi núi Judea. Nơi đây được Thiên Chúa chúc phúc và chọn làm nơi thờ phượng Ngài. Từ nơi đây, các triết gia, tiên tri, và Đức Kitô đã tuyên ngôn về luật luân lý vĩnh cửu và tình yêu thương đồng loại. Cũng tại nơi đây, ngọn lửa đức tin thiết lập những luật lệ về tôn giáo, nền công chính, và niềm tin cho nhân loại. Đây là thủ đô tôn giáo của một nửa nhân loại. Đối với người Do Thái, Jerusalem là biểu tượng của vinh quang quá khứ và kỳ vọng trong tương lai. Đối với người Kitô hữu, đây là kinh thành nơi Đức Giêsu hoạt động, đồng thời là nơi Ngài chịu chết và sống lại. Đối với người Hồi Giáo, đây là nơi họ tin tưởng tiên tri Mahomed về trời. Jerusalem, nguồn gốc của niềm tin và hoà bình, thành thánh của thế giới, cũng là thành phố của sự sợ hãi, chiến tranh, và máu đổ. Đã có nhiều cuộc chiến tranh trong kinh thành. Bước đi trong kinh thành Jerusalem là bước đi trên máu đào của nhân loại qua những cuộc chiến tranh trải dài trong lịch sử. Jerusalem bị bao vây tới 50 lần, bị chiếm đóng 36 lần, và bị phá huỷ 10 lần. Những nguyên thuỷ của Jerusalem bị mất mát. Kinh thành được nhắc tới trong Thánh Kinh thời Abraham với tên gọi là Salem có nghĩa là hoà bình: “Và Melkisêđê, Vua Salem dâng bánh rượu lên Thiên Chúa, Ngài là linh mục của Thiên Chúa Tối Cao.” (Gen. 13:18). Vào thế kỷ 10 trước Chúa Giáng Sinh, Vua David chiếm lại kinh thành từ tay người Jebusites. Sau đó, kinh thành biến thành thủ đô, và là nơi đặt để Hòm Bia Giao Ước.
Tường thành Jerusalem hiện nay được kiến trúc và xây dựng qua nhiều niên đại khác nhau. Mô hình hiện nay được xây dựng từ thời người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng dưới thời Suleiman the Magnificent vào năm 1542 A.D. Tường thành cao 40 feet và dầy 2 feet 5, có tất cả 34 tháp canh và 8 cửa: New Gate, Damascus Gate, Herod Gate, St. Stephen Gate, Golden Gate, Dung Gate, Zion Gate, và Jaffa Gate.
Đoàn chúng tôi cùng dừng lại và cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc Phía Tây, chứng kiến Dân Do Thái hằng năm vẫn về đây than khóc và cầu nguyện. Bức Tường Phía Tây hay Bức Tường Than Khóc (Western Wall or Wailing Wall) là Thánh Địa quan trọng nhất của người Do Thái.
Đó là di tích duy nhất còn lại của Đền Thờ Jerusalem. Bức Tường Phiá Tây là một phần của bức tường. Đền Thờ thứ 2 do Vua Herod xây dựng vào năm 20 B.C. Titus vào năm 70 A.D. đã dùng khu vực này biểu dương sự vĩ đại của quân lính Roma. Họ đã phá huỷ tất cả Đền Thờ. Trong thời đế Quốc Roma, người Do Thái không được đến Jerusalem. Tuy nhiên, vào thời Byzantine, người Do Thái được phép đến mỗi năm 1 lần vào ngày kỷ niệm Đền Thờ bị phá huỷ, để họ tưởng nhớ, khóc than, và đau thương trên những di tích của Đền Thờ. Do đó, phần này còn được gọi là Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall). Phong tục người Do Thái cầu nguyện và than khóc tại Bức Tường Phía tây kéo dài nhiều thế kỷ. Từ năm 1948 – 1967, người Do Thái không được phép thăm viếng Bức Tường vì nó thuộc về lãnh thổ của người Jordan. Sau cuộc chiến 6 ngày, Bức Tường Than Khóc trở thành nơi thăm viếng và thờ phượng. Khung cảnh này có thể chứa tới cả ngàn người đến đây hành hương.
Hành Trình Niềm Tin hành hương Thánh Đường Thánh Anna, Mẹ của Đức Mẹ Maria, nơi Thánh Anna sinh hạ Đức Mẹ. Khi Đạo Binh Thánh Giá rút khỏi Jerusalem, họ để lại khoảng 30 Nhà Thờ do họ xây dựng. Nhà Thờ Thánh Anna là một trong những Nhà Thờ đẹp nhất được xây dựng vào năm 1100 A.D. do người vợ của Baldwin I theo kiểu Romanesque. Nhà Thờ này được xây dựng trên nơi hạ sinh của Mẹ Maria và là ngôi nhà của Thánh Joakim và Bà Thánh Anna. Sau khi chiến thắng Đạo Binh Thánh Giá, Saladin đã biến Nhà Thờ này thành viện thần học của Hồi Giáo. Năm 1856, Sultan Abdul Majid đã dâng hiến khu vực này cho Hoàng Đế Napoleon III. Nhà Thờ được sửa chữa lại và trao cho quý Cha Dòng Trắng.
Sau đó, đoàn viếng thăm Hồ Bethesda nổi tiếng có 5 cửa, Chúa Giêsu chữa lành người bất toại. Hồ Bethesda nằm về hướng cửa thành Thánh Stêphanô bên trong tường thành Jerusalem. Hồ này là nơi tụ tập các người bệnh tật ước mong được chữa lành. Tại đây, Đức Kitô đã chữa lành một người tàng tật suốt 38 năm (John, 5). Hồ chứa đựng những đồ phế thải hàng ngàn năm và được khôi phục lại do quý Cha Dòng Trắng. Hồ dài khoảng 350 feet và rộng khoảng 200 feet với chiều sâu là 25 feet. Hồ có 5 cửa theo đúng Phúc Âm của Thánh Gioan tường thuật. Một trong 5 cửa này dùng vào việc tẩy rửa những con chiên được mang lên Đền Thờ hy tế. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng lại một Nhà Nguyện nằm trên di tích của Đại Giáo Đường thời Byzantines vào thế kỷ thứ 5 bị phá huỷ vào năm 614 do người Ba Tư. Tiền đường Nhà Nguyện hướng về phía hồ.
Đoàn thăm viếng Núi Cây Dầu nổi tiếng nơi Chúa Giêsu lên trời. Sách Tông Đồ Công Vụ (1:9 – 12) diễn tả sự kiện Đức Giêsu đưa các Tông Đồ lên Núi Olivet – Núi Cây Dầu. Sau khi chúc lành cho họ, Ngài lên trời. Trên đỉnh Núi Cây Dầu được nhìn nhận là nơi Chúa lên trời. Tông Đồ Công Vụ thuật lại sự kiện các Tông Đồ rời bỏ Núi Cây Dầu, khoảng cách với Jerusalem ước chừng một ngày đi đường trong ngày Sabbath, khoảng 1000 yards. Một Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây tại đây vào thế kỷ thứ 4, sau đó, bị phá huỷ năm 614 do người Ba Tư. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng Nhà Thờ khác vào thế kỷ 12. Nhà Nguyện nhỏ hiện nay được Đạo Binh Thánh Giá xây ngay nơi tảng đá có dấu chân Đức Kitô lên trời. Những người Hồi Giáo vẫn còn cai quản khu vực này và họ thực hiện xây tường cũng như xây thêm một mái vòm như hiện nay.
Đoàn cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha nơi chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ Kinh Lạy Cha. Đoàn sẽ thăm viếng Nghĩ Trang Do Thái trên cánh đồng Josaphat, theo truyền thuyết của Người Do Thái, đây là nơi mọi sẽ sống lại và chịu Phán Xét chung. Đoàn thăm viếng các phần mộ rất cổ xưa của Tiên Tri Haggai, Malachi, và Zacharia, và dừng chân cầu nguyện tại Nguyện Đường “Dominus Flevit – Chúa Giêsu khóc thương” Thành Jerusalem.
Đỉnh cao của đoàn hành hương thăm viếng Vườn Giệtxêmani với 8 cây dầu 3 ngàn năm và cùng Dâng Thánh Lễ chung quanh tảng đá Chúa Giêsu Hấp Hối. Khu vườn Giệtxêmani là một trong những điạ điểm lôi cuốn nhất của Đất Thánh, nằm dưới chân Núi Cây Dầu. Vườn này vẫn còn nguyên vẹn từ 2000 năm nay. Đối diện với kinh thành ngăn cách do thung lũng Kidron, Vườn Giệtxêmani vẫn còn nguyên vẹn như thời Chúa Giêsu, kể cả một số cây dầu cổ xưa còn lại. Thánh Gioan kể lại: “Đây là nơi Chúa Giêsu thường đến để hồi tâm và cầu nguyện.” (Luke 22:39). Tại đây, Chúa Giêsu đã trải qua đêm buồn thương sau cùng của cơn hấp hối. Ngài chấp nhận đau khổ và cái chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại: “Lạy Cha, nếu được, xin cất chén này khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha trọn vẹn.” (Luke 24:42). Juda đã đến cùng với những quan quân của Thầy Cả Thượng Tế và Juda trao nộp Ngài cho họ. (Matthew 26:47, Mark 14:44, Luke 22:47, John 18:23). Tất cả Tông Đồ đều chạy trốn để lại mình Ngài ứng nghiệm với lời tiên tri: “Ta sẽ đánh chủ chiên và đoàn chiên tan tác.” Chúa Giêsu bị bắt tại đây và bị điệu tới dinh Caipha. Sau đó, bị kết án tử hình chết trên Thập Giá. Trong khu vườn Giệtxêmani còn 8 cây dầu với khoảng 3000 năm tuổi. Josephus nói tới sự kiện Titus đã chặt bỏ hết cây cối quanh vùng Jerusalem vào năm 70 A.D. Những cây dầu này có lẽ đã chứng kiến sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện và hấp hối tại đây như Pliny đã viết: “Những cây dầu này đã không chết.” Và nó vẫn còn mang hoa trái.
Đoàn sẽ thăm viếng Núi Zion. Hành hương Nhà Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu Lập Phép Thánh Thể và cũng là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Hành hương Đại Giáo Đường Dormition nơi Đức Mẹ an nghỉ, truyền thuyết Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác nơi đây. Sau đó, đoàn sẽ dừng chân kính viếng “St Peter in Gallicantu – Nhà Thờ Gà Gáy Thánh Phêrô” nơi Phêrô chối Chúa Giêsu 3 lần. Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy được xây dựng vào năm 1931 bên thung lũng Kidron do quý cha Assumptionist, bên cạnh ngôi nhà của Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Đức Giêsu bị bội phản và bị bắt tại Vườn Giệtxêmani và bị điệu đến nhà này. Nơi đây, Ngài trải qua đêm kinh hoàng của sự kết án đầu tiên (Matthew 26:57 – 63, Mark 14:53 – 65, Luke 22:63 – 71, John 18: 12 – 14). Tại đây, Thánh Phêrô đã khóc lóc thảm thiết lúc gà gáy khi những lời tiên báo về sự chối Chúa của Phêrô ứng nghiệm: “Này Phêrô, Thầy nói cho con biết, hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì 3 lần con đã chối là không biết Thầy.” Quả thật, Phêrô đã chối Ngài 3 lần khi gà gáy lần thứ 2 (Matthew 26:34, Mark 14:66 – 72, Luke 22:54 – 62, John 18:15 – 18). Do kết quả của những lần khai quật, quý cha Assumptionist xác định Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy nằm trên khu vực dinh Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Tại đây, toàn bộ những di tích cũ được tìm thấy như cối xay bằng đá, hầm nhốt tù nhân, sân xét xử, nơi ở của gia nhân...Di tích của một Nhà Thờ đời xưa kiểu Byzantine đuợc tìm thấy. Những sỏi đá và đường đi bên cạnh sườn đồi còn giữ nguyên vẹn giống như thời Đức Kitô chịu hành hình. Vì đây là con đường ngắn nhất từ vườn Giệtxêmani lên Đền Thánh. Có thể những bước chân của Đức Kitô đã đi trên những viên đá này. Trong thời Đức Giêsu, nơi này nằm trong khu vực nội thành Jerusalem. Đoàn thăm viếng nơi Chúa Giêsu bị giam giữ với những di tích nguyên thuỷ. Sẽ được nhìn tận mắt Con Đường Chúa Đã Đi Qua các đây 2000 năm. Đoàn thăm viếng phần mộ Vua David và Tháp Ngà David.
Những Cây Dầu 3000 năm |
Bên tường Thành Jêrusalem |
Cầu Nguyện nơi Tảng Đá ướp xác Chúa Giêsu |
Bên tường Thành Jêrusalem. |
Thăm Viếng Phần Mộ Vua David |
Tường thành Jerusalem hiện nay được kiến trúc và xây dựng qua nhiều niên đại khác nhau. Mô hình hiện nay được xây dựng từ thời người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng dưới thời Suleiman the Magnificent vào năm 1542 A.D. Tường thành cao 40 feet và dầy 2 feet 5, có tất cả 34 tháp canh và 8 cửa: New Gate, Damascus Gate, Herod Gate, St. Stephen Gate, Golden Gate, Dung Gate, Zion Gate, và Jaffa Gate.
Đoàn chúng tôi cùng dừng lại và cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc Phía Tây, chứng kiến Dân Do Thái hằng năm vẫn về đây than khóc và cầu nguyện. Bức Tường Phía Tây hay Bức Tường Than Khóc (Western Wall or Wailing Wall) là Thánh Địa quan trọng nhất của người Do Thái.
Đó là di tích duy nhất còn lại của Đền Thờ Jerusalem. Bức Tường Phiá Tây là một phần của bức tường. Đền Thờ thứ 2 do Vua Herod xây dựng vào năm 20 B.C. Titus vào năm 70 A.D. đã dùng khu vực này biểu dương sự vĩ đại của quân lính Roma. Họ đã phá huỷ tất cả Đền Thờ. Trong thời đế Quốc Roma, người Do Thái không được đến Jerusalem. Tuy nhiên, vào thời Byzantine, người Do Thái được phép đến mỗi năm 1 lần vào ngày kỷ niệm Đền Thờ bị phá huỷ, để họ tưởng nhớ, khóc than, và đau thương trên những di tích của Đền Thờ. Do đó, phần này còn được gọi là Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall). Phong tục người Do Thái cầu nguyện và than khóc tại Bức Tường Phía tây kéo dài nhiều thế kỷ. Từ năm 1948 – 1967, người Do Thái không được phép thăm viếng Bức Tường vì nó thuộc về lãnh thổ của người Jordan. Sau cuộc chiến 6 ngày, Bức Tường Than Khóc trở thành nơi thăm viếng và thờ phượng. Khung cảnh này có thể chứa tới cả ngàn người đến đây hành hương.
Hành Trình Niềm Tin hành hương Thánh Đường Thánh Anna, Mẹ của Đức Mẹ Maria, nơi Thánh Anna sinh hạ Đức Mẹ. Khi Đạo Binh Thánh Giá rút khỏi Jerusalem, họ để lại khoảng 30 Nhà Thờ do họ xây dựng. Nhà Thờ Thánh Anna là một trong những Nhà Thờ đẹp nhất được xây dựng vào năm 1100 A.D. do người vợ của Baldwin I theo kiểu Romanesque. Nhà Thờ này được xây dựng trên nơi hạ sinh của Mẹ Maria và là ngôi nhà của Thánh Joakim và Bà Thánh Anna. Sau khi chiến thắng Đạo Binh Thánh Giá, Saladin đã biến Nhà Thờ này thành viện thần học của Hồi Giáo. Năm 1856, Sultan Abdul Majid đã dâng hiến khu vực này cho Hoàng Đế Napoleon III. Nhà Thờ được sửa chữa lại và trao cho quý Cha Dòng Trắng.
Sau đó, đoàn viếng thăm Hồ Bethesda nổi tiếng có 5 cửa, Chúa Giêsu chữa lành người bất toại. Hồ Bethesda nằm về hướng cửa thành Thánh Stêphanô bên trong tường thành Jerusalem. Hồ này là nơi tụ tập các người bệnh tật ước mong được chữa lành. Tại đây, Đức Kitô đã chữa lành một người tàng tật suốt 38 năm (John, 5). Hồ chứa đựng những đồ phế thải hàng ngàn năm và được khôi phục lại do quý Cha Dòng Trắng. Hồ dài khoảng 350 feet và rộng khoảng 200 feet với chiều sâu là 25 feet. Hồ có 5 cửa theo đúng Phúc Âm của Thánh Gioan tường thuật. Một trong 5 cửa này dùng vào việc tẩy rửa những con chiên được mang lên Đền Thờ hy tế. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng lại một Nhà Nguyện nằm trên di tích của Đại Giáo Đường thời Byzantines vào thế kỷ thứ 5 bị phá huỷ vào năm 614 do người Ba Tư. Tiền đường Nhà Nguyện hướng về phía hồ.
Đoàn thăm viếng Núi Cây Dầu nổi tiếng nơi Chúa Giêsu lên trời. Sách Tông Đồ Công Vụ (1:9 – 12) diễn tả sự kiện Đức Giêsu đưa các Tông Đồ lên Núi Olivet – Núi Cây Dầu. Sau khi chúc lành cho họ, Ngài lên trời. Trên đỉnh Núi Cây Dầu được nhìn nhận là nơi Chúa lên trời. Tông Đồ Công Vụ thuật lại sự kiện các Tông Đồ rời bỏ Núi Cây Dầu, khoảng cách với Jerusalem ước chừng một ngày đi đường trong ngày Sabbath, khoảng 1000 yards. Một Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây tại đây vào thế kỷ thứ 4, sau đó, bị phá huỷ năm 614 do người Ba Tư. Đạo Binh Thánh Giá đã xây dựng Nhà Thờ khác vào thế kỷ 12. Nhà Nguyện nhỏ hiện nay được Đạo Binh Thánh Giá xây ngay nơi tảng đá có dấu chân Đức Kitô lên trời. Những người Hồi Giáo vẫn còn cai quản khu vực này và họ thực hiện xây tường cũng như xây thêm một mái vòm như hiện nay.
Đoàn cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha nơi chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ Kinh Lạy Cha. Đoàn sẽ thăm viếng Nghĩ Trang Do Thái trên cánh đồng Josaphat, theo truyền thuyết của Người Do Thái, đây là nơi mọi sẽ sống lại và chịu Phán Xét chung. Đoàn thăm viếng các phần mộ rất cổ xưa của Tiên Tri Haggai, Malachi, và Zacharia, và dừng chân cầu nguyện tại Nguyện Đường “Dominus Flevit – Chúa Giêsu khóc thương” Thành Jerusalem.
Đỉnh cao của đoàn hành hương thăm viếng Vườn Giệtxêmani với 8 cây dầu 3 ngàn năm và cùng Dâng Thánh Lễ chung quanh tảng đá Chúa Giêsu Hấp Hối. Khu vườn Giệtxêmani là một trong những điạ điểm lôi cuốn nhất của Đất Thánh, nằm dưới chân Núi Cây Dầu. Vườn này vẫn còn nguyên vẹn từ 2000 năm nay. Đối diện với kinh thành ngăn cách do thung lũng Kidron, Vườn Giệtxêmani vẫn còn nguyên vẹn như thời Chúa Giêsu, kể cả một số cây dầu cổ xưa còn lại. Thánh Gioan kể lại: “Đây là nơi Chúa Giêsu thường đến để hồi tâm và cầu nguyện.” (Luke 22:39). Tại đây, Chúa Giêsu đã trải qua đêm buồn thương sau cùng của cơn hấp hối. Ngài chấp nhận đau khổ và cái chết trên Thập Giá để cứu độ nhân loại: “Lạy Cha, nếu được, xin cất chén này khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha trọn vẹn.” (Luke 24:42). Juda đã đến cùng với những quan quân của Thầy Cả Thượng Tế và Juda trao nộp Ngài cho họ. (Matthew 26:47, Mark 14:44, Luke 22:47, John 18:23). Tất cả Tông Đồ đều chạy trốn để lại mình Ngài ứng nghiệm với lời tiên tri: “Ta sẽ đánh chủ chiên và đoàn chiên tan tác.” Chúa Giêsu bị bắt tại đây và bị điệu tới dinh Caipha. Sau đó, bị kết án tử hình chết trên Thập Giá. Trong khu vườn Giệtxêmani còn 8 cây dầu với khoảng 3000 năm tuổi. Josephus nói tới sự kiện Titus đã chặt bỏ hết cây cối quanh vùng Jerusalem vào năm 70 A.D. Những cây dầu này có lẽ đã chứng kiến sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện và hấp hối tại đây như Pliny đã viết: “Những cây dầu này đã không chết.” Và nó vẫn còn mang hoa trái.
Đoàn sẽ thăm viếng Núi Zion. Hành hương Nhà Tiệc Ly, nơi Chúa Giêsu Lập Phép Thánh Thể và cũng là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Hành hương Đại Giáo Đường Dormition nơi Đức Mẹ an nghỉ, truyền thuyết Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác nơi đây. Sau đó, đoàn sẽ dừng chân kính viếng “St Peter in Gallicantu – Nhà Thờ Gà Gáy Thánh Phêrô” nơi Phêrô chối Chúa Giêsu 3 lần. Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy được xây dựng vào năm 1931 bên thung lũng Kidron do quý cha Assumptionist, bên cạnh ngôi nhà của Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Đức Giêsu bị bội phản và bị bắt tại Vườn Giệtxêmani và bị điệu đến nhà này. Nơi đây, Ngài trải qua đêm kinh hoàng của sự kết án đầu tiên (Matthew 26:57 – 63, Mark 14:53 – 65, Luke 22:63 – 71, John 18: 12 – 14). Tại đây, Thánh Phêrô đã khóc lóc thảm thiết lúc gà gáy khi những lời tiên báo về sự chối Chúa của Phêrô ứng nghiệm: “Này Phêrô, Thầy nói cho con biết, hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì 3 lần con đã chối là không biết Thầy.” Quả thật, Phêrô đã chối Ngài 3 lần khi gà gáy lần thứ 2 (Matthew 26:34, Mark 14:66 – 72, Luke 22:54 – 62, John 18:15 – 18). Do kết quả của những lần khai quật, quý cha Assumptionist xác định Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy nằm trên khu vực dinh Thầy Cả Thượng Tế Caiphas. Tại đây, toàn bộ những di tích cũ được tìm thấy như cối xay bằng đá, hầm nhốt tù nhân, sân xét xử, nơi ở của gia nhân...Di tích của một Nhà Thờ đời xưa kiểu Byzantine đuợc tìm thấy. Những sỏi đá và đường đi bên cạnh sườn đồi còn giữ nguyên vẹn giống như thời Đức Kitô chịu hành hình. Vì đây là con đường ngắn nhất từ vườn Giệtxêmani lên Đền Thánh. Có thể những bước chân của Đức Kitô đã đi trên những viên đá này. Trong thời Đức Giêsu, nơi này nằm trong khu vực nội thành Jerusalem. Đoàn thăm viếng nơi Chúa Giêsu bị giam giữ với những di tích nguyên thuỷ. Sẽ được nhìn tận mắt Con Đường Chúa Đã Đi Qua các đây 2000 năm. Đoàn thăm viếng phần mộ Vua David và Tháp Ngà David.
Tin Đáng Chú Ý
Sông Jordan – Jericho – Núi Cám Dỗ
Lm. Paul Văn Chi
21:25 27/09/2009
SÔNG JORDAN – JERICHO – NÚI CÁM DỖ
Đoàn dừng chân tại Giòng Sông Jordan nơi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và hướng về Jericho, thành phố cổ với 10,000 năm lịch sử. Giòng sông Jordanô chảy qua vùng đồi núi Hermon và chảy vào Biển Chết. Sông Jordanô ngoằn nghoèo dài khoảng 160 miles, bắt nguồn từ núi Hermon, với độ cao khoảng 3000 feet, và chảy vào Biển Chết. Sông sâu khoảng 100 feet. Sông Jordanô là di tích Thánh trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. “Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong, rao giảng, và làm phép rửa tại vùng sông Jordanô. Chúa Giêsu đến từ Galilê và được Gioan làm phép rửa tại đây. Khi vừa chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu lên khỏi nuớc và Chúa Thánh Linh với hình chim bồ câu trên Ngài và tiếng Chúa Cha phán: “Đây là con ta yêu dấu rất đẹp lòng ta.” (Matthew 3, Mark 1, Luke 3). Theo truyền thuyết, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa cách xa thành phố Jericho về hướng đông khoảng 5 dặm. Vì sự kiện này, sông Jordanô trở nên nơi Thánh và khách hành hương đã đến đây để tắm trong nước này tưởng nhớ sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa. Gần nơi này, dưới quyền chỉ huy của Gioxuê, dân Do Thái vượt qua sông và chiếm được Đất Thánh (Joshua 3:13 – 17). Cũng tại giòng sông Jordanô, Tiên Tri Êlia về trời (II Kings 2:11) và Naaman được chữa lành bệnh phong cùi khi tắm nước giòng sông Jordanô (II Kings 5:10 - 14).
Hành Trình Jericho – Cây Giakêu.
Trên đường đi Jericho, đoàn chúng tôi dừng lại thăm viếng Cây Giakêu. Thành Jericho: Nằm trong thung lũng sông Jordan gần biển chết, đất đai phì nhiêu, có khoảng 20,000 dân. Đây là thành phố cổ nhất của nhân loại, từ 7000 năm trước Chúa Giáng Sinh vớinhững biến cố trong Cựu Ước và Tân Ước:.
i. Dân Do thái đã qua đây và chiếm thành này sau 7 ngày vây hãm (Josuê 6).
ii. Tiên tri Elia Elisê đã đi tại nơi đây.
iii. Chúa Giêsu đã chữa 1 người mù tại đây. (Lc 18:35-43)
iv. Ông Giakêu đã đón Chúa tại thành này (Lc 18:1-10)
Sau đó, đoàn thăm viếng Núi Chúa Bị Cám Dỗ: Núi bốn mươi ngày. Núi này bao quanh Jericho trong hoang địa Juda. Nơi đây Chúa ăn chay 40 ngày đêm và ma quỉ cám dỗ Chúa (Mt 4:1-11). Trên đỉnh núi Simeon Macabê bị giết năm 135 trước công nguyên. Chúa Giêsu chịu cám dỗ ngay sau những ngày Ngài chịu phép rửa tại sông Jordanô. “Và Chúa Giêsu đầy ơn Chúa Thánh Thần rời khỏi sông Jordanô và được hướng dẫn bởi thần khí, Ngài vào sa mạc.” (Luke 4:1-13, Mark 1:12-13). Không có Phúc Âm hay tài liệu nào cho thấy chính xác nơi Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày và chịu cám dỗ. Sau này, theo truyền thuyết, nơi Đức Giêsu chịu cám dỗ là núi Bốn Mươi - “Mount of Qarantel.” Núi này nằm phía sau thành Jericho cổ. Đỉnh núi là nơi Ngài chịu cám dỗ lần sau cùng khi ma quỷ chỉ cho Ngài tất cả vương quốc trần gian. Sườn núi phía đông, một Nhà Thờ được xây dựng vào thế kỷ 16 ngay trên hang đá Chúa chịu cám dỗ. Nhà Thờ này bị bỏ hoang vào thế kỷ 13 và năm 1874, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp đã thiết lập một tu viện tại đây.
Hành Trình Niềm Tin thăm viếng Phần Mộ của Lazarô tại Betania. Bêtania nằm vào khoảng 2 dặm phía đông Jerusalem và sườn phía tây của Núi Cây Dầu trên đường đi Jericho. Vào thế kỷ thứ 4, làng này lấy tên của Lazarô và là nơi Lazaro với 2 chị em cư ngụ là Maria và Matta. Ngài thường thăm viếng làng này khi thăm gia đình Lazaro. Nơi đây, Đức Kitô giảng dạy về con đường tốt nhất khi nói với Matta: “Matta, Matta, con lo lắng về quá nhiều chuyện. Chỉ có một điều cần thiết mà Maria đã chọn phần tốt hơn, không ai có thể lấy lại phần đó.” (Luke 10:38 – 42).
Đoàn dừng chân tại Giòng Sông Jordan nơi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và hướng về Jericho, thành phố cổ với 10,000 năm lịch sử. Giòng sông Jordanô chảy qua vùng đồi núi Hermon và chảy vào Biển Chết. Sông Jordanô ngoằn nghoèo dài khoảng 160 miles, bắt nguồn từ núi Hermon, với độ cao khoảng 3000 feet, và chảy vào Biển Chết. Sông sâu khoảng 100 feet. Sông Jordanô là di tích Thánh trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. “Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, ăn châu chấu và mật ong, rao giảng, và làm phép rửa tại vùng sông Jordanô. Chúa Giêsu đến từ Galilê và được Gioan làm phép rửa tại đây. Khi vừa chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu lên khỏi nuớc và Chúa Thánh Linh với hình chim bồ câu trên Ngài và tiếng Chúa Cha phán: “Đây là con ta yêu dấu rất đẹp lòng ta.” (Matthew 3, Mark 1, Luke 3). Theo truyền thuyết, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa cách xa thành phố Jericho về hướng đông khoảng 5 dặm. Vì sự kiện này, sông Jordanô trở nên nơi Thánh và khách hành hương đã đến đây để tắm trong nước này tưởng nhớ sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa. Gần nơi này, dưới quyền chỉ huy của Gioxuê, dân Do Thái vượt qua sông và chiếm được Đất Thánh (Joshua 3:13 – 17). Cũng tại giòng sông Jordanô, Tiên Tri Êlia về trời (II Kings 2:11) và Naaman được chữa lành bệnh phong cùi khi tắm nước giòng sông Jordanô (II Kings 5:10 - 14).
Hành Trình Jericho – Cây Giakêu.
Trên đường đi Jericho, đoàn chúng tôi dừng lại thăm viếng Cây Giakêu. Thành Jericho: Nằm trong thung lũng sông Jordan gần biển chết, đất đai phì nhiêu, có khoảng 20,000 dân. Đây là thành phố cổ nhất của nhân loại, từ 7000 năm trước Chúa Giáng Sinh vớinhững biến cố trong Cựu Ước và Tân Ước:.
i. Dân Do thái đã qua đây và chiếm thành này sau 7 ngày vây hãm (Josuê 6).
ii. Tiên tri Elia Elisê đã đi tại nơi đây.
iii. Chúa Giêsu đã chữa 1 người mù tại đây. (Lc 18:35-43)
iv. Ông Giakêu đã đón Chúa tại thành này (Lc 18:1-10)
Đoàn Hành Trình Niềm Tin nơi Núi Cám Dỗ. |
Hành Trình Niềm Tin thăm viếng Phần Mộ của Lazarô tại Betania. Bêtania nằm vào khoảng 2 dặm phía đông Jerusalem và sườn phía tây của Núi Cây Dầu trên đường đi Jericho. Vào thế kỷ thứ 4, làng này lấy tên của Lazarô và là nơi Lazaro với 2 chị em cư ngụ là Maria và Matta. Ngài thường thăm viếng làng này khi thăm gia đình Lazaro. Nơi đây, Đức Kitô giảng dạy về con đường tốt nhất khi nói với Matta: “Matta, Matta, con lo lắng về quá nhiều chuyện. Chỉ có một điều cần thiết mà Maria đã chọn phần tốt hơn, không ai có thể lấy lại phần đó.” (Luke 10:38 – 42).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Thương Xót Từ Bi
Lm. Trần Cao Tường
22:07 27/09/2009
MƯA THƯƠNG XÓT TỪ BI
Ảnh của Cao Tường
Khi tim tôi trở thành chai lì, khô cứng, xin cho mưa thương xót từ bi.
Khi cuộc đời không còn ân phúc, xin đến với tôi trong tiếng hát lời ca.
(Thơ Tagore, Lời Dâng #39)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Khổ Qua Vườn Nhà
Lê Trị
22:09 27/09/2009
KHỔ QUA VƯỜN NHÀ
Ảnh của Lê Trị
Khổ qua vị đắng thế mà ngon
Đời chưa cay đắng hãy vẫn còn
Bước thêm gánh-nặng-nhưng-êm-ái
Khổ qua rồi đời giá trị hơn!
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền