Ngày 26-09-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXVI Thường Niên -C-
Lm Jude Siciliano, OP
00:29 26/09/2019
Amos 8:1, 4-7; T.vịnh 145; I Timôthê 6:11-16; Luca 16: 19-31

Hôm nay trong dụ ngôn về ông Ladarô và người nhà giàu có nhiều câu hỏi nẩy sinh mà dụ ngôn chưa giải đáp được, Có một số chi tiết khác thường làm chúng ta phải nhức đầu. Thí dụ như: Sự giàu có của ông nhà giàu bởi đâu mà đến? Ông ta được hưởng gia tài phải không?; Ông đã làm việc chăm chỉ khó nhọc hay phải đi học thêm ban đêm để có một nghề giỏi phải không? Hay ông đã đem tiền đầu tư một cách khôn ngoan nên nhận được món lời lớn nên nay tận hưởng được thánh quả đầu tư mỹ mãn phải không? Dụ ngôn chỉ nói "ông đã nhận được những gì tốt đẹp nhất đến suốt đời của anh ta rồi". Dụ ngôn không nói Thiên Chúa là nguồn gốc của sự giàu có của ông ta, và Thiên Chúa chúc phúc cho ông ta. Một số người cho rằng những của cải mà họ đã nhận được là "phần phúc" của Thiên Chúa đã ban cho họ, vì họ là người tốt. Nếu lấy sự suy nghĩ này mà áp đặt trên người nghèo; có phải là họ đã không nhận được "phần phúc" là do vì họ đã làm điều gì xúc phạm đến Thiên Chúa nên họ bị loại ra hay sao?

Dụ ngôn không nói là người giàu có đã làm những điều xấu xa, hay ông ta là người biết rõ mọi việc bên trong cho nên ông đã xử dụng đồng tiền của mình có lợi hơn là những tiểu thương buôn bán bên ngoài thường bị lỗ lả. Hay ông ta có cửa hàng áo quần thuê người làm việc với giá công rẻ mạt nên ông ta mới trở nên giàu có. Hay hoặc nữa ông ta là một người có những căn nhà nhỏ để cho thuê trong khu ổ chuột của thành phố với giá rẻ. Ông đã làm gì để biện minh cho sự ông đã cực nhọc ở lần phán xét ngày sau hết? Ông đã không nói được gì cả. Vì đã không ít lần ông đã ra khỏi nhà để đi làm việc hay giải trí và về nhà của mình mà không thèm để ý đến người nghèo ngồi trước cửa nhà (như một con chó) trước cửa nhà ông. Và đó chính là lý do vì sao ông ta phải chịu khổ hình lúc cuối đời của ông. Nơi ông ta ở phía bên kia vực thẳm lớn ngăn cách ông ta với ông Abraham và ông Ladarô.

Lại còn nhiều câu hỏi phải đặt ra làm chúng ta nhức đầu: Vì sao ông Ladarô lại nghèo khó đến thế? Có phải ông là người nằm trong số 95% người nghèo khó thời Chúa Giêsu hay không? Ông ta có bị tai nạn khi đang làm ngoài đồng hay không? Có phải ông ta sinh ra bị mù bẩm sinh hay bị tàn phế hay không? Có phải anh ta bị bệnh tâm thần hay điên trước mọi người không? Dụ ngôn cũng không nói ông Ladarô là người thánh thiện đã được phước ngồi trong lòng ông Abraham. Câu chuyện không trả lời những câu hỏi đó và cũng không nói các đức tính của ông Ladarô và nhờ thế ông ta đã được phúc.

Một phụ nữ có lần đưa cho tôi tờ giấy năm đô-la ngay cửa nhà thờ sau thánh lễ. Bà ta nói "Thưa Cha, xin Cha cho người nghèo nào xứng đáng được". Bà ta làm tôi trờ thành một thẩm phán để ra phán quyết ai là người xứng đàng được số tiền đó, và ai là người không đáng được. Nếu tôi là người đói và lạnh ở ngoài đường, tôi nghĩ tôi sẽ ăn trộm thức ăn. Vậy thi theo bà đó tôi có phải là người xứng đáng nhận được số tiền của bà ta chăng? Dụ ngôn không nói ông Ladarô trước đây là người tốt hay xấu. Ông ta là người nghèo hay có tiền; nhưng có đáng được tiền hay không?; ông ta có phải là người vừa ra khỏi tù hay không? Ông Ladarô chỉ là một người nghèo ngồi ở trước của nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai đẻ ý đến. Ông ta không có áo choàng như Harry Potter trong phim khoát trên mình để trở nên vô hình và người qua lại không ai trông thấy. Ông Ladarô chỉ là người ngồi trước cửa nhà một ông nhà giàu mà người qua lại không ai để ý đến vì họ có nhiều việc phải làm. Ông Ladarô là hoàn cảnh của những người mà chúng ta thường thấy mà không để ý đến. Cũng như những người sống trong các mái lều dười các gầm cầu qua các cao tốc. Cũng như các gia đình nơi biên giới đất nước Hoa Kỳ chạy tránh nạn bạo lực nơi quê hương họ từ Nam Mỹ lên Bắc Mỹ để được che chở.

Câu chuyện cho biết ông Ladarô và ông nhà giàu sau khi chết. Nhiều điều đã thay đổi tột bực cho họ. Bây giờ ông Ladarô được êm ấm an toàn trong lòng ông Abraham là tổ phụ đáng quý của người Do thái. Ông nhà giàu bị đau khổ. Những không có gì thay đổi cho ông ta ngay cả bây giờ. Từ nơi ông ta bị đau khổ ông ta còn muốn người tôi tớ giúp ông ta "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưởi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!"

Con người chúng ta đã không thay đổi. Trong các dụ ngôn Chúa Giêsu nói: dụ ngôn người phụ nữ nhồi bột; dụ ngôn người làm nông gieo hạt giống; dụ ngôn người chủ vườn thuê người làm công gặt hái, và đây chỉ là một dụ ngôn mà có tên một người. Không như trong thế giới chúng ta những người giàu và nghèo đều có tên trong câu chuyện. Trong câu chuyện này người giàu không có tên, chỉ có người nghèo tên là Ladarô nghĩa là "người được Thiên Chúa giúp đở ".

Thiên Chúa không thay đổi. Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ trong câu chuyện là Thiên Chúa để ý đến người không được ai để ý; Thiên Chúa trân trọng những người không quan trọng như là người quan trọng; Thiên Chúa sẽ an ủi những người thế gian ghét bỏ trong cảnh đau thương; chúng ta được biết Thiên Chúa biết tên những người nghèo khó và thương yêu họ. Khi ông Ladarô chết, thiên thần đem ông ta lên ngồi trong lòng ông Abraham, đó thật là một lễ nghi cho cuối đời một người mà thế gian không để ý đến. Trong khi đó ông nhà giàu cũng chết, nhưng không có lễ nghi "Người nhà giàu chết và được chôn cất..." thế thôi.

Dụ ngôn nghe như một đồng hồ báo thức làm chúng ta thức tỉnh. Đó là báo cho chúng ta biết tấm lòng của Thiên Chúa ở đâu. Giàu có và an toàn không phải là dấu chỉ Thiên Chúa yêu thương, và điều gì chúng ta gọi là "đời sống tốt" hay "phúc" không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc. Nói cách khác, có nhiều tiền của không phải là dấu chỉ chúng ta được phúc của Thiên Chúa. Như có người đã nói "tôi là người rất nghèo, những gì tôi cần có chí là tiền".

Đồng hồ báo thức đang đổ chuông và Chúa Giêsu nói với chúng ta "Hãy tỉnh thức, bạn còn có thì giờ. Hãy để ý và hành động theo điều bạn trông thấy".

Người nghèo ngồi ngay nơi bực cấp trước cửa nhà bạn. Và đó là nơi bạn nên để ý, để xem và đáp lại sự giúp đở cần thiết của người cần chúng ta để ý và lúc chúng ta để ý. Những dụng cụ tối tân thời nay như TV, máy vi tính, báo chí đã cho chúng ta thấy những nghèo ở gần chúng ta. Các dụng cụ đó cũng giúp chúng ta nghe bài phúc âm hôm nay vì bài phúc âm này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô để ý. Trong khi các biên giới các đất nước cần được chú trọng, thì các nhu cầu của những người thiếu thốn ở nơi ngưởng cửa nhà chúng ta cũng phải được chú trọng. Quốc hội cần phải tìm phương thế thay đổi luật về di trú một cách toàn diện để giải quyết những vấn đề của những người cần được vào Hoa Kỳ để tìm việc làm vì họ quá thiều thốn. Chúa Giêsu và Cha Mẹ Ngài chắc đã biết hoàn cảnh người di cư khi họ phải di cư xuống Ai Cập để tránh bạo lực ở quê hương.

Các Giám Mục ở Hoa Kỳ kêu gọi chúng ta nên tôn trọng giá trị con người và giữ gia đình êm ấm. Các ngài chỉ trích có hành vi bạo lực nơi làm việc và việc bắt người để trục xuất, tách xa vợ chồng, con cái và trẻ em. Những hành động đó không chứng tỏ sự tôn trọng sự sống là chủ điểm dạy dổ của giáo hội chúng ta. Chúng ta có thể không biết tên những người đến với chúng ta vì thiều thốn ngặt nghèo. Nhưng, như ông Ladarô, họ cũng được gọi là "người được Thiên Chúa yêu thương". Chúng ta đã trông thấy họ phải không? Họ ngồi nơi ngưởng cửa nhà chúng ta phải không? Bài phúc âm hôm nay dạy chúng ta hãy tìm gặp ông Ladarô là người không ai để ý, nhưng được Thiên Chúa yêu thương.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY -C-
Amos 6: 1, 4-7; Psalm 146; I Timothy 6: 11-16; Luke 16: 19-31

There are a lot of questions in today’s parable of Lazarus and the rich man which the parable does not answer. There are some unusual details too, that might make us scratch our heads. For example, where did the rich man’s wealth come from? Had he inherited it? Did he work hard for it, go to night school for years to get a good career? Did he invest wisely, now to enjoy the fruits of his investments? The parable just says that, "he received what was good" in his life. It does not say that God was the source of his wealth; that God "blessed" him. Some people call the material things they have worked hard for "blessings," as if God rewarded them for being good. If that line of reasoning were applied to the poor, does that mean that are not "blessed" because they have nothing to show for it? Are they on the outs from God because of something they did to offend God?

The parable does not say that the rich man was evil, or that he was an inside trader who got his money while ordinary stockholders lost theirs. Or, that he owned sweatshops and paid his employees less than a living wage, while he got rich. Or, that he was a slum landlord. What did he do to justify his final condition of torment? Nothing. He simply ignored the desperate man at his doorstep. How many times did he come and go from his house for business, or pleasure; come home from his indulgences – and all the while ignore the miserable creature (and those dogs) at his doorstep? And that was what caused his final torment, that put him on the other side of the great chasm separating him from Abraham and Lazarus.

More questions to scratch our head over: how did Lazarus get so poor? Was he born into the over 95% of the desperately poor people in Jesus’ time. Was he injured while working in the fields? Was he born blind, or with some physical limitation? Was he mentally ill, called crazy by those who saw him? Nor does the story say that Lazarus was a particularly good, "saintly," person who earned his place by Abraham’s side. We cannot read that into the story, that his virtue earned him his reward.

A woman once gave me five dollars at the church door after Mass. She said, "Here father, give this money to the deserving poor." She set me up as a judge to decide who deserved the money; to separate the "deserving poor" from the "undeserving poor." If I were desperately hungry and cold in the streets I think I would steal to eat. Would she then consider me one of the "undeserving poor?" The parable does not say that Lazarus was good or evil; whether he was poor and "noble"; whether he had a prison record. Lazarus is just the poor man at the door, passed by and unnoticed –one of the invisible poor. He did not have one of those cloaks that Harry Potter wrapped around himself to make him invisible. He was just invisible to that rich man, who had more pressing matters to tend to in his life. Lazarus was part of the daily scenery we get used to seeing and soon don’t notice anymore – like the people living in those tents under highway overpasses. Like the families at our border, fleeing desperate violence in their home towns, coming north to find protection.

The story shows Lazarus and the rich man in the next life. A lot has changed for them – to the extreme. Lazarus is now in the comfort and security of the "bosom of Abraham" – high praise for a Jewish person. The rich man is in torment. But something has not changed for the rich man, even now. From his place of torment he wants a servant to wait on him. "Father Abraham, have pity on me. Send Lazarus to dip the tip of his finger in water and cool my tongue, for I am suffering torment in these flames."

Someone else has not changed – God. In all the parables Jesus tells about women who knead bread, farmers who plant seeds, landowners who hire workers for the harvest, this is the only parable where a person is named. Unlike our world where we know the names of the rich and famous and the poor are invisible and anonymous, in this story the rich man is anonymous – no name – the poor man is named. "Lazarus" means, "the one God helps."

No, God has not changed. Jesus reminds us in the story that God notices the unnoticed; holds the unimportant as important; will comfort those the world ignores in their misery. God, we are told, knows the name of the poor and cherishes them. Angels carried Lazarus away to the bosom of Abraham, quite a ceremonial ending for someone who counted as nothing in the world. While the rich man dies without ceremony, "The rich man also died and was buried…." That’s all.

The parable is like an alarm clock that wakes us up. It is intentionally stark and tells us where God’s heart is. Riches and comfort are not proof of God’s favor and, what we call "the good life" and "blessings" aren’t signs of God’s approval. In other words, having a lot does not prove that we are in God’s good graces. As someone once said, "I am a very poor man, all I have is money."

The alarm clock is ringing and Jesus is telling us, "Wake up, you still have time, take notice and act on what you see."

The poor are right at our doorstep. And that’s a good place to look, to see and respond to those in need, who require our time and attention. Modern forms of communications, TV, newspapers, the Internet, have brought the poor of the world up close. They’ve also helped us hear this gospel as it has taken flesh in the actions and words of Pope Francis. (Cf. "Justice Bulletin Board" below) While national borders must be respected, so must the needs of those in desperate conditions that are at our doorstep. Congress is yet to come up with a comprehensive reform for immigration and so there is still no legal and adequate solution to people who seek to enter the United States to work, or out of desperation. Jesus and his parents certainly know these migrants’ experience firsthand, because the holy family were also immigrants, fleeing violence in their native land to Egypt.

Our bishops have called us to respect human dignity and family integrity. They criticize raids on workplaces that snatch people away and then deport them, separating spouses, vulnerable children and infants. Such actions hardly show a respect for life, a core teaching of our church. We may not know the names of those coming to us out of desperation, but like Lazarus, they too can be called, "the ones God loves." We have seen them, haven’t we? They are at our doorstep. The gospel tells us keep an eye out for Lazarus, the person overlooked, but cherished by God.
 
Trong tầm tay
Lm Vũđình Tường
01:03 26/09/2019
Dụ ngôn nhà phú hộ không biết tên và người nghèo khó tên là Lazarô cho thấy cuộc sống hiện tại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mai hậu. Trường hợp nhà phú hộ và người nghèo thì cuộc sống đời này, và đời sau hoàn toàn đổi ngược. Anh nghèo trở nên giầu có trong nước trời. Anh giầu tình Chúa mến thương. Được Chúa đón nhận vào nước trời. Còn người giầu lại trở nên khốn khó. Anh bị xua đuổi và anh sống trong đau khổ tột cùng vì cuộc sống của anh không phải chỉ thiếu tình thương Chúa, mà chính là hoàn toàn vắng bóng tình thương Chúa. Cuộc sống không tình thương là cuộc sống buồn nản, cô độc và tuyệt vọng. Muốn chết cũng không thể chết được. Dụ ngôn cho biết cuộc sống mai hậu không phải chỉ thay đổi cuộc sống hiện tại, mà còn thay đổi cả í nghĩa của giầu sang, nghèo hèn. Giầu và nghèo trong nước Chúa hoàn toàn khác với giầu nghèo theo nghĩa thông thường chúng ta hiểu. Giầu nghèo trong nước Chúa chính là giầu tình thương, lòng mến của Thiên Chúa. Điều này Thiên Chúa ban riêng cho từng cá nhân. Không cá nhân nào có thể san sẻ cho cá nhân khác, ngay cả cho người thân; cũng như không cá nhân nào có thể đánh cắp được ân sủng này, bởi có Chúa làm bảo chứng cho ân sủng của Ngài.

Giầu có trên trần gian có thể hiểu là đặc ân Chúa ban. Không phải vì đặc ân này mà cá nhân người đó bị án phạt sau khi qua đời, mà chính là cách cá nhân đó xử dụng đặc ân Chúa ban như thế nào? Cuộc sống trường sinh ảnh hưởng rất nhiều vào cách cá nhân người đó xử dụng đặc ân Chúa ban khi còn sống. Con người cần í thức là tất cả những gì ta hiện có đều đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa trao ban cho. Chúng ta chỉ là người quản lí của cải, tài năng Chúa đặt vào tay ta. Chúng ta không phải là chủ nhân của những gì chúng ta đang có. Chúng ta là người quản lí coi sóc của cải vật chất Chúa ban. Bởi là quản lí nên cần chia sẻ vật chất đó cho tha nhân. Nhận thức mình là người quản lí là điều tối quan trọng trong việc phân chia của cải Chúa trao ban cho ta cầm giữ. Sau khi qua đời người quản lí bị phán đoán, xét xử dựa trên việc thi hành đúng đắn trách nhiệm quản lí lúc còn tại thế. Là quản lí tốt lành sẽ được tình thương Chúa, là quản lí vô trách nhiệm sẽ bị tước hết tình thương Chúa và đó là cuộc sống của người giầu có trong dụ ngôn. Bài giảng trên núi (Mat 5) và ngày dụ ngôn Phán Xét (Mat 25,31-46) cho biết ai giúp đỡ, yêu thương tha nhân chính là đón tiếp, giúp đỡ Đức Kitô. Người quản lí khôn ngoan, làm tròn trách nhiệm là người biết dùng của cải, vật chất, chức tước Chúa ban để làm ơn, giáng phúc cho tha nhân. Đó là cách làm giầu trước mặt Chúa và điều này nằm trong tầm tay của mỗi cá nhân. Sau khi hoàn tất hành trình dương thế, Chúa đong đầy đời họ với tình thương Ngài.

Dụ ngôn đưa ra hai cách sống hoàn toàn trái ngược. Người giầu yến tiệc linh đình, mặc gấm vóc; anh nghèo đói khổ triền miên, khi ngủ bao tử rỗng, bạn của anh là chó hoang. Anh sống không xa, ngay ngoài cánh cổng nhà phú hộ. Cả hai đều chết. Người giầu chết, không rõ lí do. Người nghèo chết có thể vì đói, dơ bẩn gây nên bệnh tật. Cả hai đến trước mặt Chúa. Người nghèo khó được Chúa đón nhận, người giầu bị tổ phụ Abraham xua đuổi. Trong đau khổ, người giầu hai lần van xin và cả hai lần đều bị từ chối. Lần thứ nhất tổ phụ Abraham nói giữa anh và người nghèo có khoảng cách ngàn trùng. Khoảng cách này do chính anh tạo thành khi còn sống. Chỉ cách nhau một cánh cổng mà hai cuộc sống khác biệt. Lần thứ hai tổ phụ Abraham đáp nếu thân nhân anh không nghe lời tổ phụ và các vị vọng, tiên tri thì lời thường dân đâu đáng họ để tai.

Dụ ngôn xác định rõ mỗi cá nhân sẽ lãnh nhận phần thưởng đời sau tuỳ vào cách hành xử của người đó với tha nhân. Tốt lành với tha nhân sẽ nhận ân sủng, tình thương Chúa. Chối bỏ tha nhân, khinh thường tha nhân sẽ bị Chúa chối từ bởi đời họ thiếu kinh nghiệm ban phát tình thương. Lời Đức Kitô rao giảng hết sức rõ ràng. Đó là mến Chúa, yêu người. Mến Chúa, yêu người là sứ mạng của Chính Đức Kitô và cũng là sứ mạng của mỗi chúng ta. Tiên tri Isaiah 61,1-12 đã mặc khải rõ khi ngài nói: Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi, sai tôi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Sứ mạng trần gian của mỗi chúng ta là mang tin mừng cho tha nhân. Giầu có nơi trần gian không bảo đảm giầu có trong nước Chúa, trừ khi người đó biết phân phát, làm tròn trách nhiệm quản lí Chúa trao. Ai cũng biết khi chết ra đi hai bàn tay trắng, nhưng mấy ai đủ can đảm chia sẻ của cải cho tha nhân khi sức còn dư, lực còn thừa, tinh thần còn minh mẫn và trí còn thông suốt. Cơn cám dỗ dựa vào sức mạnh vật chất lớn nhất trong các cơn cám dỗ. Người có can đảm từ chối đó đáng lãnh phần thưởng gia nghiệp Chúa ban.

Không nhận được tình thương của người phú hộ, anh nghèo Lazaro sống cuộc sống âm thầm. Trong thầm lặng anh đặt trọn niềm tin vào Chúa, hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng. Anh không nhận được hy vọng đời này, nhưng chết trong hy vọng. Thiên Chúa biến hy vọng đời này thành hiện thực đời sau. Đời anh tươi sáng, sống hạnh phúc. Câu tâm niệm của chúng ta tuần này là:

Đức Kitô trở nên nghèo khó cho chúng ta giầu có trong Ngài 2 Cor.8,9.

TiengChuong.org

Controllable

The story of the rich man who had no name, and the poor man, named Lazarus, seems to suggest, that life after death is the reversal of the present life. The rich became poor, and the poor became rich. Life after death is not just simply the reversal of the present life style each individual took, but it was also the reversal of the meaning of wealth as well. Rich and poor in eternal life has nothing to do with the material world as we understand it, but it is much to do with God's love and mercy, which is permanent and nothing can take away. Having material riches can be understood as a sign of God's blessing. It is not the blessings that one is being judged on after death, but rather it is the way of using the blessings entrusted to us in our present life. We need to remember that we are only the stewards of God's gifts. This recognition helps us to know, that what we own is not for our interests only, but we need to share our goods with others. Those who help others, help Jesus himself as we hear from The Beatitudes (Mat 5) and the Last Judgement (Mat 25,31-46). Those who help others will enrich themselves both in the eyes of the world, and more importantly in the eyes of God.

The parable gave a contrast of the life styles of the two men. The rich man wore beautiful clothes and feasted lavishly; while the poor man was covered with sores and went to bed with an empty stomach, and was a friend of dogs. After their deaths, Lazarus was God's friend and the rich man was in Hades. In his agony the rich man made two requests. First he asked Abraham for help but Abraham told him that it was too late to change his fate. His second request was relating to his relatives who enjoyed the same life style as his, but Abraham told him that it was none of his business, but of the living. His relatives should listen to God's faithful witnesses.

The parable certainly made clear that individuals will be rewarded according to how they had treated others in this present life. The heart of Jesus' message focussed at the poor and the marginalized. Jesus' mission, and also ours, was to befriend of the poor.

The spirit of the Lord has been given to me to bring the good news to the poor Is. 61,1-2

Being rich in this world may not be rich in God's eyes, unless the wealth one owns is utilised to ease the burden of life for others, who don't have a decent place to lay their heads, and who don't have clean water to drink. We all know that wealth gives comfort to life but it won't guarantee that wealth and happiness go hand in hand, and yet the temptation to accumulate wealth for life security is not an easy task to break. It is much easier to fall into complacency on wealth and ignore God's voice calling us to return to God's way.
The poor man Lazarus abode right outside the gate of the rich man, and he had received not even the leftover food from that castle. He probably died of hunger after losing to inhumanity. Lazarus turned his hope to God, trusting that one day God would satisfy his longing, and he was right. God has rewarded him in eternal life with abundant blessings.

Our mantra this week is that: Jesus became poor so that we might become rich in Him 2 Cor. 8,9.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:54 26/09/2019

45. Chỉ khi chúng ta bày tỏ đức hạnh và khiêm nhường cách tuyệt vời, thì trong mắt Thiên Chúa chúng ta mới được coi trọng.

(Thánh Benedict)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:57 26/09/2019
23. ĐỘI LỆCH MŨ

Thời nhà Nguyên, Hồ Thạch Đường ra kinh ứng thi, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đột nhiên triệu vào yết kiến, Hồ Nguyên Đường đầu đội mũ làm bằng vỏ cây cọ có hơi lệch một bên, Hốt Tất Liệt hỏi ông ta đã học những gì, Hồ Thạch Đường trả lời:

- “Học trị quốc bình thiên hạ”.

Hốt Tất Liệt cười nói:

- “Bản thân mình đội mũ cũng chưa ngay ngắn, sao lại có thể bình thiên hạ chứ ?”

Thế là không dùng ông ta.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 23:

Đôi lúc cái vẻ bên ngoài cũng làm hại sự nghiệp lâu dài của chúng ta, chỉ đội lệch mũ thôi mà tương lai trước mắt đã…lệch theo cái mũ, thật ra đội mũ lệch chỉ là chuyện nhỏ nhưng cái ấn tượng ban đầu rất quan trọng.

Có những tình yêu bất chợt tới khi mới gặp lần đầu, có những ý tưởng hay khi mới nói qua vài chuyện xã giao, có những suy tư chợt đến khi nhìn một thái độ vui tươi nơi người tàn tật, và có rất nhiều điều mới lạ chợt nghĩ đến khi mới nghe tiếng nụ cười tươi…

Điều mới lạ luôn xảy ra cho người Ki-tô hữu là mỗi lần họ sốt sắng đi lên rước Mình Thánh Chúa nơi bàn thờ, họ cảm thấy ngập tràn hồng ân của Thiên Chúa, họ cảm thấy chung quanh mình là thiên đàng, họ cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi được kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, đó chính là niềm hạnh phúc và bình an được lặp lại mỗi khi họ tham dự lên bàn tiệc thánh rước Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su vậy.

Ấn tượng ngày rước lễ lần đầu vẫn luôn in mãi trong trí trong hồn chúng ta, và ấn tượng này luôn làm cho chúng ta yêu mến và sốt sắng hơn khi tham dự thánh lễ và rước lễ…

Đó chính là ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đừng Vô Cảm: Suy Niệm Chúa Nhật 26 Thường Niên - C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:11 26/09/2019

Nhân loại đang sống trong một thế giới với các phương tiện hiện đại tân kỳ. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rôbốt, người ta đang cố gắng tạo ra rôbốt thật giống người hơn để giúp con người trong các việc nặng nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều, trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chíp “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh.

Nghe và xem video bài giảng

Nhìn thấy cái xấu, cái ác không bất bình. Thấy Chân, Thiện, Mỹ mà không ngưỡng mộ. Gặp cảnh bi thương lại thờ ơ, không động lòng thương xót, không rung động tâm can. Giá trị đạo đức bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật và cá nhân chủ nghĩa, dẫn đến “bệnh vô cảm”. Bệnh này thể hiện ở chỗ, không động lòng trắc ẩn trước những nỗi đau của người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội đang xảy ra. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác. Vậy đó còn là con người không, hay chỉ là xác khô của một cỗ máy?

Lời Chúa hôm nay vang lên như tiếng chuông báo động về việc thực thi lòng thương xót : “Phúc cho những ai có lòng thương xót, thì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”. Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta gắn liền với lòng thương xót của chúng ta đối với người lân cận. Câu chuyện về người nhà giầu và anh Lagiarô là một bằng chứng.

Chi tiết “người phú hộ vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình” (Lc 16,19) chứng tỏ đây là người không có nhân đức chừng mực ; nhưng không nói ông đã làm giầu cách bất lương, hoặc từ chối lời xin của Lagiarô, vì Lagiarô không có xin : ông dùng của cải ông có. Tương phản với “anh Lagiarô nghèo, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc” (Lc16,20), gợi lên những chỉ trích phê bình. Cảnh này nhắc lại lời quở trách nặng nề của Con Người trong ngày sau hết: “Ta đã đói và các ngươi không cho ăn, đã khát và các ngươi đã không cho uống, đã trần truồng và các ngươi đã không cho mặc” (Mt 25,42-43). Khi loại trừ Lagiarô, ông đã không để ý gì đến Chúa. Người phú hộ có điều kiện, ông chè chén, đó là việc làm của ông ; nhưng ông không động lòng trắc ẩn trước kẻ khó nghèo nằm ở cổng nhà mình là một điều không thể chấp nhận được.

Sự kiện bất ngờ ập đến là cả nhà phú hộ và anh Lagiarô nghèo cùng chết, cùng chịu xét xử. Đức Giêsu cho thấy, bản án thật nghiêm khắc : người nghèo vui mừng và đầy tràn hoan lạc, được đem vào lòng Abraham, vui mừng giữa triều thần thánh. Còn nhà phú hộ được đem chôn vào lòng đất (x. Lc 16,22). Mỗi người bằng bắt đầu cuộc sống của mình sau cái chết : người nghèo được tách khỏi thế gian này, anh có thể được cất nhắc lên trời ; người giầu khám phá ra sự hư không của một cuộc đời với những thú vui trần thế.

Thật đáng ngạc nhiên khi tình thế hoàn toàn bị đảo ngược sau khi chết, cuộc đối thoại giữa Abraham và nhà phú hộ khẳng định điều đó : nhà phú hộ đau khổ tột cùng, ông nài xin Lagiarô cho ông một chút nước để làm mát lưỡi. Thật không thể nào hiều nổi một ‘vực thẳm’ ngăn cách, khiến người ta không thể làm được một cử chỉ nào với lòng thương xót. ‘Vực thẳm không thể qua được này’ đề cập đến sự cần thiết phải hoán cải ngay lập tức. Lời Chúa hôm nay thêm một động lực giúp ta thực hành Lời Chúa tuần trước là : “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9).

Nhà phú hộ không bị kết án vì của cải của mình, ông bị kết án vì bênh vô cảm, không có khả năng cảm thương đồng loại là Lagiarô, đại diện cho tiếng kêu thầm lặng của người nghèo thuộc mọi thời đại và sự mâu thuẫn của một thế giới, trong đó các của cải và tài nguyên mênh mông nằm trong tay một ít người.

Đây là một bài học đắt giá cho mỗi người chúng ta. Vậy, hãy mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.

Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).

Xin Chúa đánh động trái tim chúng ta, để chúng ta nhận ra những người nghèo khó, rách rưới, đang cần đến miếng cơm của thương xót, chiếc áo của lòng từ bi, che phủ những vết ghẻ chốc, vực dậy và gìn giữ phẩm giá cao quý của con người, và không từ chối giúp đỡ họ. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Gần mà xa khi tình băng giá
Lm Nguyễn Xuân Trường
23:15 26/09/2019
Trong đời có lời ca: “Nhà anh nhà em, cách hai đoạn đường dài. Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa. Rồi còn xa mấy nữa, khi em đi lấy chồng.” Thì ra gần xa không phụ thuộc vào khoảng cách không gian, mà phụ thuộc vào khoảng cách tình yêu. Yêu hay ghét làm nên khoảng cách gần hay xa như lời ca dao: “Yêu nhau xa mấy cũng gần. Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa.”

Phúc Âm tuần này kể khoảng cách không gian giữa ông nhà giàu và Ladarô gần quá, chỉ vài bước chân từ nhà ra cổng, nhưng khoảng cách kinh tế giàu nghèo thì một trời một vực: người ăn chẳng hết, kẻ lần không ra. Người thì ngày ngày phè phỡn yến tiệc linh đình, người thì phờ phạc đói khát thèm chút đồ ăn thừa mà không được. Cảnh tượng phũ phàng đến đau lòng như thế vì ông nhà giàu không động
lòng trắc ẩn. Tình ông băng giá, tim ông hóa đá làm cho tình xa. Tình băng giá khiến ông hóa thành người dửng dưng, vô cảm, mặc kệ nó, chỉ có mình. Ông bị “cận thị” nặng chỉ còn nhìn thấy bản thân mình chứ không nhìn thấy tha nhân; chỉ nhìn thấy đời này để hưởng thụ chứ không nhìn thấy đời sau để làm phúc cho đi.

Hậu quả là, chính lối sống thờ ơ vô cảm đã đẩy ông nhà giàu vào vực thẳm vô cùng là hỏa ngục. Tội của ông không phải là làm hại ai nhưng là không làm phúc. Ông rơi vào hỏa ngục không phải vì túi ông nhiều tiền, mà là vì tim ông không có tình thương. Không có tình thương thì không thích hợp với thiên đàng ngập tràn tình thương của Chúa.

Vì thế, rất cần cùng nhau hát lên lời ca: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để chúng ta biết động lòng trắc ẩn, biết mở lòng quảng đại sẻ chia giúp đỡ trước những cảnh tượng đau lòng, nhờ vậy mà cả người cho lẫn người nhận đều cảm thấy vui lòng khi ở đời này và thỏa lòng mãn nguyện hưởng phúc thiên đàng vĩnh cửu đời sau. Amen.








 
Phú hộ và Lazarô
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
23:21 26/09/2019
Chúa Nhật XXVI Thường Niên, Năm C

Trong dụ ngôn Phú hộ và Lazarô, Chúa Giêsu kể: Người nghèo Lazarô kết thúc cuộc đời được tổ phụ Abraham bồng ẵm về thiên đàng, còn ông phú hộ lại bị hành hình trong hỏa ngục.

Chắc chắn Chúa không có ý dạy rằng: Tất cả người giàu đều có tội, còn tất cả những người nghèo đều được cứu. Cũng không phải sự giàu làm cho người ta phải sa hỏa ngục, còn người nghèo đương nhiên vào thiên đàng. Đúng hơn, tất cả mọi người đều được mời gọi sống ơn gọi nên thánh theo mẫu gương thánh thiện của Chúa Kitô.

Người phú hộ sở dĩ phải chịu cực hình trong hỏa ngục, phải trầm luân muôn kiếp, không do ông giàu, không vì ông ăn uống thoải mái. Nhưng ông bị mất sự sống, mất ơn nghĩa với Chúa đời đời, vì ông không biết cho đi, không biết san sẻ. Ông làm ngơ trước người anh em của ông đang đau khổ. Ông không nhìn người nghèo ngay bên thềm nhà ông bằng cái nhìn yêu thương, quan tâm. Thậm chí, ông còn không mảy may một chút để ý gì đến người nghèo ấy, ngược lại còn yến tiệc linh đình, hết sức vô tâm, vô tình, vô nhân ngay bên cạnh sự nghèo khổ, đói rách của người anh em mình.

Như vậy, khi kể dụ ngôn người phú hộ và Lazarô nghèo khó, Chúa không nhằm đe dọa người giàu về sự giàu của họ, cũng không cho phép người nghèo ỷ lại vào tình thương của Chúa mà không lo cố gắng sống đời hoàn thiện.

Một mặt, Chúa thương người nghèo. Chúa chúc lành cho sự nghèo khó. Nhưng mặt khác, Chúa cũng chúc lành cho tất cả những ai có tinh thần nghèo khó. Vì tinh thần này mà dù nghèo hay giàu, con người phải vượt lên trên của cải, vượt lên trên thói tham lam, sự ham mê vật chất của mình mà sống bác ái, sống khiêm nhường, rèn giũa đời sống cho phù hợp với tinh thần Tin Mừng….

Do đó, Điều quan trọng trong sứ điệp của Chúa hôm nay là: Chúa cảnh báo sự nguy hiểm trong việc sử dụng tiền của. Đừng tham lam, đừng sống ích kỷ, đừng xem vật chất là mục đích, nhưng hãy phó thác đời mình trong tay Chúa.

Hãy mở rộng bàn tay để sống bác ái. Chúng ta không giàu đến nỗi có thể cho mọi thứ. Chúng ta cũng không nghèo đến nỗi không có bất cứ cái gì để cho. Hãy thiết lập lòng bác ái nơi tâm hồn, để khi tâm hồn có đức bác ái, nhân đức này sẽ dạy ta biết phải cho gì, dù ta nghèo hay ta giàu.

Hãy cho bằng cả tấm lòng. Hãy giúp đỡ những anh chị em túng thiếu, bệnh tật, đau buồn, bị bỏ rơi, bị từ chối tình yêu, bị đói khát tình người, bị khinh thường, bị ngược đãi, bị tù đày, bị xã hội chê cười, bị cướp mất quyền làm người, bị cướp mất danh dự và nhân phẩm…

Ta có thể cho anh chị em mình tiền của, nhà cửa, mọi thứ vật chất cần thiết. Nhưng đâu nhất thiết phải có tiền, có của, có vật chất mà thôi. Mọi người đều có thể cho nhau niềm cảm thông, lòng yêu mến, sự tha thứ, sự chia sới tinh thần, sự đồng cảm… Ta có thể cho cả trái tim, cho cả đôi tay, cho cả con người, thậm chí cả cuộc đời của mình.

Chúa đâu chỉ đong đo tình cảm của ta, lòng bác ái của ta qua vật chất. Người nhìn thấy lòng ta, Người thấu suốt tâm tư ta. Chúa đòi phải sống thật, phả bác ái thật, phải yêu thương thật.

Sẽ có một ngày từng người phải ra khỏi cuộc đời, phải trình diện trước tôn nhan và sự công thẳng của Chúa, rồi sau đó mới bước vào một thế giới mới. Giấy thông hành cho chuyến đi này không là tiền của, không là vật chất mà mình đã cố công cả một đời xây đắp, nhưng là tình yêu, lòng bác ái, là sự rộng lượng của bản thân.

Nhân suy niệm về hai hình ảnh tương phản trong Tin Mừng hôm nay: Người nghèo Lazarô được Chúa ân thưởng nơi lòng Tổ phụ Apraham và người phú hộ bị trầm luân đời đời, chúng ta hãy nghe lại lời phát biểu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân cuộc thăm viếng nước Mỹ ngày 2.10.1979, mà suy nghĩ về đời sống bác ái của ta:

“Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta, nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo Lazarô của thế kỷ XX vẫn còn đang đứng chờ ngoài cửa… Chúng ta hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình của mình”.

Hãy lắng nghe và sống giáo lý của Chúa, để mai ngày, dù giàu hay nghèo, khi đi qua khỏi chốn trần ai, ta được đưa vào lòng Tổ Phụ Abraham, như hình ảnh người ngèo Lazarô trong dụ ngôn.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống quảng đại. Biết yêu thương như là bổn phận trên hết mọi bổn phận trong đời Kitô hữu của chúng con. Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì nhiều lần, chúng con đã làm ngơ trước những anh chị em nghèo khổ xung quanh chúng con. Xin cho chúng con từ đây, biết quyết tâm thực hành đức bác ái một cách nghiêm túc như Chúa dạy. Amen.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Liên Hiệp Quốc, T.T. Trump tuyên bố 11 Kitô hữu bị giết mỗi ngày vì tuân giữ lời dạy của Chúa Kitô.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:16 26/09/2019


https://youtu.be/8tmNVqqKk8Q

T.T. Donald Trump đã tuyên bố vào hôm Thứ Hai rằng chính quyền của ông sẽ thành lập “một liên minh các doanh nghiệp Hoa Kỳ để bảo vệ tự do tôn giáo.”

Trong một bài bài nói chuyện quan trọng trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, T.T. Hoa Kỳ Donald Trump lên tiếng bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn thế giới

Tổng Thống cam kết rằng chính quyền của ông sẽ chi “ thêm 25 tỉ nữa để bảo vệ tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo và những thánh tích” sau những cuộc tấn công ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ và hại ngoại, đặc biệt tại Iraq và Syria, nơi các phiến quân Hồi Giáo chủ yếu nhắm vào các cơ sở tôn giáo.

Bà Nina Shea, Giám Đốc Trung Tâm về Tự Do Tôngiáo ở Học viện Hudson, một trung tâm nghiên cứu có văn phòng tại Washington, D. C nói với tờ Register rằng bài nói chuyện của T.T. Trump hôm nay rất quan trọng và có tính lịch sử. Nó báo hiệu cho cả người Mỹ và thế giới rằng tự do tôn giáo là mối quan tâm trong chính sách đối nội và đối ngoại, và cũng như mối quan ngại về quyền con người.

Shea nhấn mạnh rằng bài nói chuyện của Tổng Thống mang tính đồng thuận cao nhất của một chính quyền Mỹ về bất cứ vấn đề nào, cùng với T.T. Trump, có Phó T.T. Mike Pence, Ngoại Trường Mike Pompeo và Sam Brownback, Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Bài phát biểu “đưa ra vào thời điểm mà rõ ràng là chúng ta đang bước vào thời kỳ mới của sự bách hại tôn giáo khắc nghiệt. Nó đã bắt đầu cách đây 15 năm với các biến cố ở Trung Đông, và bây giờ là sự bùng phát ở Trung Quốc và Châu Phi Hạ Sahara.

“Rõ ràng là các Kitô hữu hiện đang là mục tiêu, bị đàn áp khắc nghiệt hơn bất cứ nhóm nào khác cho dù những nhóm khác này cũng chịu nhiều đau khổ”

Từ Trung Cộng tối Nigeria và Iraq tới Nicaragua, tự do tôn giáo vẫn còn đang bị đe dọa bởi các chính phủ thù nghịch hay những lực lưỡng chính trị và văn hóa.

Tổng Thống nhắc đến những cuộc tấn công khủng bố gần đây đã tàn phá những cộng đồng tôn giáo dể bị tổn thương ở Phương Tây và các nước đang phát triển.

Ông lưu ý rằng, “vào năm 2016, một linh mục Công Giáo 85 tuổi đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong lúc đang cử hành Thánh lễ ở Normandy, Pháp. Trong năm qua, Hoa Kỳ đã chịu đựng những cuộc tấn công khủng khiếp chống người Do Thái nhắm vào người Mỹ gốc Do Thái tại những đền thờ ở Pennsylvania và California.”

“Vào tháng Ba, những người Hồi Giáo đang cầu nguyện chung với gia đình thì bị sát hại tàn nhẫn ở New Zealand. Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm nay, bọn khủng bố đã đánh bom tại các nhà thờ Kitô giáo ở Sri Lanka, giết chết hàng trăm tín hữu.”

Tổng Thống kêu gọi chính quyền trên toàn thế giới hãy “tăng cường trấn áp và trừng phạt đối với tội phạm chống lại các cộng đồng tôn giáo.” Và nỗ lực thực hiện việc “ngăn ngừa việc cố ý tàn phá các cơ sở tôn giáo và thánh tích.”

Để giúp đối đầu với việc đe dọa đang gia tăng đối với tự do tô giáo trên toàn thế giới, T.T. Trump cho biết rằng chính quyền của ông đã mới đây “ tổ chức lần đầu tiên Hội Nghị để Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo Thế Giới” và khởi động những dự án để “ tạo ra Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, một liên minh gồm các quốc gia quan tâm dấn thân đối đầu với việc đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới.”

Với tầm quan trọng tương đương như thế, Tổng Thống cũng khẳng định là “sự tự do đầu tiên” cần được hỗ trợ tại Hoa Kỳ.

Trong khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc điều trần vào ngày 8 tháng Mười về ba hồ sơ loại cao cấp của LGBTQ (đồng tính luyến ái) nhằm tăng cường việc bảo vệ nơi sở làm cho các nhân viên đồng tính và chuyển giới, gồm 200 bản tóm tắt đã được các tập đoàn lớn đệ trình, nhằm kêu gọi các thẩm phán quyết định có lợi cho các nhân viên.

TT Trump tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ thành lập “một liên minh các doanh nghiệp Hoa Kỳ để bảo vệ tự do tôn giáo.” TT Trump nói trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc rằng “Đây là lần đầu tiên việc này được thực hiện. Sáng kiến này sẽ khuyến khích khu vực tư nhân bảo vệ những người thuộc mọi tín ngưỡng tại nơi làm việc.”

“Thường thì những người có quyền lực hay nói về tính đa dạng chung chung nhưng lại im lặng, né tránh hay kiếm soát những người tin. Thái độ thực sự nghĩa là tôn trọng quyền của mọi người để bày tỏ niềm tin tôn giáo của họ.”

Phản ứng trước bài diễn văn của TT Trump tại Liên Hiệp Quốc, ông Bill Donhue thuộc Liên Đoàn Công Giáo và Quyền Công Dân nói rằng quyết định của Tổng Thống trong việc đem các tập đoàn Hoa Kỳ lại với nhau về đề tài then chốt này là rất quan trọng, và “ là một sự cái thiện lớn lao đối với những năm của thời Obama khi mà tự do tôn giáo bị tư nhân hóa chỉ còn là thứ tự do để tôn thờ.”


Source: http://www.ncregister.com Trump at UN: ‘11 Christians Are Killed Every Day for Following the Teachings of Christ’
 
Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Đức Hồng Y Pell: Đánh giá bằng chứng của người khiếu nại
Vũ Văn An
17:53 26/09/2019
Đánh giá bằng chứng của người khiếu nại

896 Khởi điểm trong việc áp dụng thử nghiệm M, trong trường hợp này, phải là một đánh giá độc lập về tính đáng tin và đáng dựa vào của người khiếu nại [208].

897 Các nhân tố mà bất cứ người thử nghiệm nào về sự kiện, dù là thẩm phán hay bồi thẩm đoàn, thường sẽ tính đến lúc quyết định liệu bằng chứng của một nhân chứng đặc thù có đáng tin và đáng dựa vào hay không, bao gồm: tính nhất quán cố hữu trong trình thuật của nhân chứng; tính nhất quán của trình thuật đó với trình thuật của những nhân chứng khác; tính nhất quán của trình thuật đó với các sự kiện không thể tranh cãi; ‘uy tín’ (credit) của nhân chứng (dựa trên các vấn đề bao gồm, chẳng hạn, cách cư xử); bất cứ sự yếu kém (infirmities) nào của nhân chứng; và quan trọng là độ cái nhiên (probability) hoặc bất cái nhiên cố hữu của bằng chứng đang bàn [209].

898 Khi đánh giá tầm quan trọng phải được dành cho bằng chứng của người khiếu nại trong trường hợp này, phải ghi nhớ rằng, đây là một phiên tòa xử tội xâm phạm tình dục, nên có một số quy tắc đặc biệt chi phối diễn trình tố tụng loại này. Như đã nhấn mạnh trước đây, điều 54D (2) (c) của JDA đòi thẩm phán xét xử hướng dẫn bồi thẩm đoàn rằng 'kinh nghiệm cho thấy' rằng người ta có thể không nhớ tất cả các chi tiết của hành vi phạm tội tình dục, hoặc có thể không mô tả hành vi phạm tội đó giống nhau mỗi lần. Ngoài ra, bồi thẩm đoàn phải được hướng dẫn rằng chấn thương có thể ảnh hưởng đến những người khác nhau theo những cách khác nhau, bao gồm cả khả năng của họ trong việc nhớ các biến cố. Cuối cùng, họ phải được thông báo rằng những người khiếu nại thường đưa ra các trình thuật khác nhau vào các thời điểm khác nhau khi mô tả chi tiết của tội phạm tình dục mà họ cáo buộc đã bị vi phạm.

899 Một lần nữa, tôi lưu ý rằng điều 4A của JDA đòi Tòa án này, trong việc xử lý kháng cáo chống lại sự kết án dựa trên Cơ sở 1, phải 'lý luận' theo cách nhất quán với cách bồi thẩm đoàn đã được chỉ đạo theo điều 54D [ 210]. Tác động của điều 4A đặt ra các câu hỏi khác để Tòa án này giải quyết trong việc thi hành thử nghiệm M.

900 Ông Boyce, trong bản đệ trình khai mạc tại Tòa án này, đã trình bầy lý lẽ công tố một cách vừa cô đọng vừa mạnh mẽ. Ông khẳng định rằng:

... Người khiếu nại là một nhân chứng rất thuyết phục. Rõ ràng Ông không phải là một kẻ nói dối. Ông không phải là một người có óc tưởng tượng. Ông là một nhân chứng của sự thật.

901 Ông Boyce tiếp tục mô tả bằng chứng của người khiếu nại là 'đáng tin cậy, rõ ràng và hoàn toàn có thể tin được'. Ông nói rằng quan điểm này của người khiếu nại là 'được phản ảnh trong phán quyết của bồi thẩm đoàn' [211]. Thật vậy, ông Boyce đã đệ trình rằng bằng chứng của người khiếu nại ‘tăng trưởng về tầm vóc’ trong suốt phiên tòa, khi đối đầu với cuộc đối chất mạnh mẽ.

902 Ông Boyce đã đệ trình rằng chỉ xem bản ghi bằng chứng của người khiếu nại, tự mình nó, sẽ chứng minh được lý do tại sao bồi thẩm đoàn đã kết án đương đơn, điều, được ông đệ trình, họ rất có quyền làm.

903 Về vấn đề đó, ông Boyce đã mời Tòa án này xem xét một cách đặc biệt về một cuộc trao đổi xúc động cao độ tại phiên tòa giữa ông Richter và người khiếu nại, kéo dài vài phút. Sự trao đổi đó nảy sinh khi ông Richter thách thức người khiếu nại về lý do tại sao ông ta chưa bao giờ thảo luận với cậu bé kia về hai biến cố.

904 Bối cảnh là người khiếu nại đã được hỏi về bản chất của mối liên hệ của ông ta, vào năm 1996, với cậu bé kia. Ông nói rằng họ đã trở thành bạn thân. Họ đã ngủ ở nhà của nhau. Sau đó, họ vẫn giữ liên lạc, mặc dù họ không còn là ‘những người bạn bền chặt’ như trước nữa.

905 Ông Richter đã thách thức sự thiếu sót của người khiếu nại, không bao giờ thảo luận với cậu bé kia về việc cho là đương đơn đã lạm dụng tình dục cả hai người. Người khiếu nại, rõ ràng trong trạng thái bị kích động, đã trả lời rằng 'đó hoàn toàn là một điều bất thường và là một điều thực sự ... không phù hợp với cách chúng ta đang sống cuộc sống của chúng ta vào thời điểm đó'. Đó là một điều mà các cậu bé đã cố gắng 'thanh lọc' khỏi hệ thống của họ. Đó là một điều mà người khiếu nại ‘... không thể lường được’.

906 Rõ ràng, dòng đối chất này dường như đã gây ra nơi người khiếu nại nhiều buồn khổ [212]. Ông Boyce đệ trình rằng bề ngoài và thái độ cư xử của người khiếu nại, khi trả lời dòng chất vấn này, cho thấy ông ta là một nhân chứng trung thực và đáng dựa vào. Ông đệ trình rằng những khoảnh khắc kịch tính cao trong một phiên tòa loại này cung cấp câu trả lời rõ ràng về lý do tại sao bồi thẩm đoàn đã chấp nhận trình thuật của người khiếu nại, và đặt sang một bên tất cả các bằng chứng khác, những bằng chức dường như đặt nghi ngờ về độ đáng dựa vào của ông [213 ].

907 Ông Walker, trong bản đệ trình trước Tòa án này, đã lập luận rằng một vài phút của chứng từ xúc động cao độ, được đưa ra trong những hoàn cảnh khó có thể được thăm dò, biểu hiện một cơ sở quá mỏng manh để dựa vào đó mà kết án trong một vụ án với rất nhiều điểm yếu hiển nhiên như vậy.

908 Một vấn đề mà ông Boyce đặc biệt dựa vào để hỗ trợ trình thuật của người khiếu nại liên quan đến bằng chứng được đưa ra bởi Thám tử Reed. Ông nói tới kiến thức của người khiếu nại, khi ông ta tiếp cận cảnh sát lần đầu tiên, về cách bố trí chung phòng áo của các Linh mục. Về phương diện này, ông Boyce lưu ý rằng bằng chứng của người khiếu nại, tại phiên tòa, là ông chưa bao giờ có mặt ờ phòng áo của các Linh mục trước ngày xảy ra biến cố đầu tiên, hoặc thực sự kể từ ngày đó. Ông đặt một câu hỏi hoa mỹ, như thế, làm thế nào người khiếu nại có thể có được kiến thức ấy về cách bố trí của phòng áo?

909 Tuy nhiên, như ông Richter đã chỉ ra trong 17 chướng ngại vững chắc của mình đối với bản án, đệ trình đặc thù đó phải được điều chỉnh. Như đã chỉ ra trước đó, người khiếu nại thừa nhận trong cuộc đối chất rằng ngay sau lần đầu tiên tham gia ca đoàn năm 1996, ông ta đã được đưa đi một vòng tham quan Nhà thờ Chính Tòa có hướng dẫn. Ông ta cũng thừa nhận rằng ông ta có thể đã được chỉ cho xem ‘các phòng áo’ trong dịp đó.

910 Bằng chứng của người khiếu nại về điểm này được nêu tại số [836] về những lý do này. Về bản chất, ông ta thừa nhận rằng ông ta có thể đã nhìn thấy phần bên trong phòng áo của các Linh mục khi được đưa đi tham quan Nhà thờ Chính Tòa có tính dẫn nhập. Câu trả lời đó được cho là đã lấy mất ít nhất một số chua chát trong đệ trình của ông Boyce, và cho thấy rằng bản tóm tắt của ông về bằng chứng của người khiếu nại về vấn đề này là không đầy đủ.

911 Lý lẽ viết của đương đơn trước Tòa án này lập luận rằng, ngay cả khi xét bằng chứng của người khiếu nại một cách cô lập, người ta vẫn phải có những lo ngại nghiêm trọng về cả tính đáng tin lẫn tính có thể dựa vào của ông ta.

912 Về phương diện đó, người ta nhớ lại rằng Tòa án Tối cao trong vụ M tuyên bố rằng nếu các bằng chứng đang được xem xét bởi một phiên tòa phúc thẩm có 'sự không nhất quán, cho thấy sự không thỏa đáng, bị hà tì (tainted) hoặc thiếu sức mạnh chứng minh' thì điều này có thể dẫn tòa phúc thẩm kết luận, bất chấp những lợi thế bồi thẩm đoàn thường được hưởng, rằng có khả thể đáng kể là một người vô tội đã bị kết án. Nếu tòa phúc thẩm kết luận như vậy, nó buộc phải hành động và bác bỏ bản án. Ông Walker đệ trình rằng công thức này, được lấy trực tiếp từ vụ M, áp dụng một cách chuyên biệt vào các sự kiện của vụ án hiện tại.

913 Khi đánh giá tầm quan trọng phải được dành cho bằng chứng của người khiếu nại, phải nhớ rằng các biến cố mà mà ông ta nói tới đã được cáo buộc là đã xảy ra hơn 20 năm về trước. Có đệ trình cho rằng sự kiện này, tự nó, phải đặt ra nhiều câu hỏi về tính đáng dựa vào của ký ức nơi ông ta (cũng như ký ức của tất cả những người khác có thể có mặt tại thời điểm liên quan).

914 Rõ ràng, bất cứ người xét xử sự kiện nào phải đánh giá bằng chứng của một nhân chứng đều phải tính đến sự kiện không thể chối cãi rằng ký ức sẽ phai mờ dần theo thời gian. Tất nhiên, điều đó đúng đối với trình thuật của người người khiếu nại. Tuy nhiên, điều cũng đúng sự thật không kém về bằng chứng được đưa ra bởi những nhân chứng được gọi bởi công tố, những người mà trình thuật có tính gỡ tội trong trường hợp này.

915 Ông Walker đã đệ trình rằng dựa vào một đánh giá hợp tình hợp lý về bằng chứng của người khiếu nại, cả qua việc đọc bản ghi lại lẫn qua việc xem lời khai được ghi lại của ông ta, ông ta đã thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và thực sự tô điểm cho trình thuật mà ban đầu ông đã đưa cho cảnh sát vào năm 2015. Ông đã đệ trình rằng bất cứ khi nào người khiếu nại chịu áp lực đáng kể trong đối chất, ông ta có xu hướng nói lập lờ (prevaricate), và sẽ đưa ra những câu trả lời, trong một số trường hợp, không nhất quán với bằng chứng trước đó của ông ta. Thật vậy, đôi khi, ông đưa ra câu trả lời mà thậm chí ông ta không tin là đúng.

916 Về phương diện đó, ông Walker đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến bằng chứng của người khiếu nại đã phác họa trước đó trong bản tóm tắt của bài thuyết trình bằng PowerPoint của ông Richter trước bồi thẩm đoàn. Một cách đặc biệt, ông ta tập chú vào thời điểm của các biến cố, mô tả mà người khiếu nại đã đưa ra về các chi tiết của hành vi phạm tội (bao gồm cả việc dao động của ông ta đối với cách thức đương đơn đã ‘loay hoay’ với y phục của ông ta), các trình thuật rất khác và, được nói, khá không nhất quán về cách các cậu bé đã xoay sở để thoát khỏi đám rước mà không bị chú ý, và bằng chứng của người khiếu nại về việc họ đã trở lại ca đoàn.

917 Rõ ràng, điều quan trọng là phải ý thức được sự rủi ro của việc tin tưởng quá nhiều vào các vấn đề như thái độ ứng xử, khi đánh giá bằng chứng của một nhân chứng [214]. Trong quá khứ, đã có rất nhiều sự tin tưởng không đúng chỗ về năng lực của một thẩm phán, hoặc bất cứ người ra quyết định nào khác, để phân định sự thật, trên cơ sở thái độ ứng xử mà thôi [215].

918 Tòa án Tối cao đã nhận xét rằng có thể nguy hiểm khi đặt quá nhiều sự tin cậy vào bề ngoài của một nhân chứng, thay vì tập chú, càng nhiều càng tốt, vào các vấn đề khác, đáng tin cậy một cách khách quan hơn. Các vấn đề này có thể bao gồm, thí dụ, các tài liệu đương thời, các sự kiện được xác lập rõ ràng, các thử nghiệm đã được phê chuẩn một cách khoa học và luận lý rõ ràng của các biến cố đang bàn [216].

919 Bằng chứng thực nghiệm đã đặt ra nhiều nghi ngờ nghiêm trọng đối với khả năng của bất cứ con người nào trong việc phân biệt sự thật khỏi sự giả dối nguyên từ những quan sát của một nhân chứng đưa ra bằng chứng. Điều này đặc biệt đúng như thế trong các hoàn cảnh giả tạo và căng thẳng của phòng xử án. Ngày nay có một bộ đáng kể các trước tác học thuật nhằm cảnh giác chống lại việc dành quá nhiều tầm quan trọng cho thái độ ứng xử khi đánh giá giá trị chứng mình của bằng chứng [217].

920 Ngài (Lord) Devlin nhận xét rằng, theo ý kiến của ông, sự tôn trọng dành cho những phát hiện về sự kiện dựa trên thái độ ứng xử của các nhân chứng không phải lúc nào cũng xứng đáng. Ông nghi ngờ chính khả năng của mình, và đôi khi khả năng của các thẩm phán khác, trong việc, dựa vào thái độ ứng xử của nhân chứng, hay âm sắc trong giọng nói của họ, để biện phân liệu nhân chứng đó có nói sự thật hay không [218].

921 Một nhân chứng ăn nói do dự có thể đơn giản là người thận trọng hoặc dành thời gian để chế tạo hoặc tô điểm. Một nhân chứng có giọng nhấn mạnh có thể là lừa dối, hoặc thậm chí tự thuyết phục mình rằng điều nhân chứng nói là đúng sự thật. Một nhân chứng nhìn thẳng vào mắt thẩm phán, thay vì đưa mắt nhìn xuống đất, có thể nói sự thật, hoặc nói dối, không có cách nào biết khác hơn việc dựa vào điều đáng tin cậy hơn là trực giác.

922 Ủy ban Cải cách Luật pháp Úc, trong công trình đột phá sau cùng đã dẫn đến việc ban hành Luật Bằng chứng Thống nhất (Uniform Evidence Law), đã duyệt lại khá nhiều việc nghiên cứu tâm lý liên quan đến thái độ ứng xử của các nhân chứng. Việc nghiên cứu này gần như đã kết luận một cách phổ quát rằng phản ứng trên khuôn mặt và thái độ ứng xử ít có xác suất hỗ trợ để đi đến kết luận có giá trị về bằng chứng của hầu hết các nhân chứng [219].

923 Ngài chánh án Atkin, lúc còn là thành viên của Tòa phúc thẩm Anh, đã nói như sau về thái độ ứng xử như một hướng dẫn để đo độ đáng tin [220]:

một lượng Anh giá trị hoặc vô giá trị nội tại trong bằng chứng, nghĩa là nếu so sánh bằng chứng với các sự kiện đã biết, có giá trị bằng một cân Anh thái độ ứng xử.

924 Ngày nay, có nhiều chỉ tiêu về cả độ đáng tin lẫn độ đáng dựa vào hơn là thái độ ứng xử xét tự trong nó. Một vài chỉ tiêu trong số này có thể được định phẩm là ‘khách quan’ [221].Thành thử, thái độ ứng xử thường bị hạ xuống vị trí ít nổi bật hơn trong diễn trình đánh giá so với trước đây. Trong khi trao nhiệm vụ cho các bồi thẩm đoàn, các thẩm phán thường cảnh giác về các nguy hiểm của việc dành quá nhiều tầm quan trọng cho nhân tố này, và chắc chắn nhiều tầm quan trọng hơn mức nên có.

925 Trong vụ án này, công tố hoàn toàn dựa vào bằng chứng của người khiếu nại để xác lập tội lỗi, chứ không gì hơn khác [222]. Không có bằng chứng hỗ trợ bất cứ loại nào của bất cứ nhân chứng nào khác. Thật vậy, không có bằng chứng hỗ trợ thuộc bất cứ loại nào cả. Những kết án này dựa trên việc đánh giá của bồi thẩm đoàn đối với người khiếu nại trong tư cách nhân chứng, và không có gì hơn thế.

926 Ông Boyce, trong các đệ trình lên Tòa án này, đã không chùn bước nhận đó là toàn bộ lý lẽ của công tố tại phiên xử. Thật vậy, như đã chỉ ra, ông đã mời các thành viên của Tòa án này tiếp cận cơ sở kháng cáo này y hệt theo cùng một cách. Ông yêu cầu Tòa án này tập chú vào thái độ ứng xử của người khiếu nại trong việc đánh giá độ đáng tin và độ đáng dựa vào của ông ta, và coi vấn đề đó có tính quyết định. Và, như đã chỉ ra trước đây, ông dựa rất nhiều vào cuộc trao đổi đặc biệt gây xúc cảm giữa người khiếu nại và ông Richter về lý do tại sao người khiếu nại không bao giờ nói với ai về biến cố hoặc thảo luận nó với cậu bé kia.

927 Tất nhiên, hoàn toàn hợp pháp khi công tố viện dẫn các vấn đề này để trả lời thách thức đối với những kết án này. Chúng phải được cân nhắc theo qui mô (scale), nhưng chúng cũng phải được xem xét dưới ánh sáng các bằng chứng như một toàn bộ. Điều này bao gồm toàn bộ các tư liệu có tính gỡ tội một cách rõ ràng luận ra từ các nhân chứng khác nhau được công tố gọi mời. Và người ta không nên làm ngơ các lời bác bỏ mạnh mẽ của đương đơn về bất cứ hành vi sai trái nào, như cáo buộc, trong hồ sơ phỏng vấn ông.

928 Theo quan điểm của tôi, ông Walker đã có lý khi đệ trình rằng người khiếu nại, đôi khi, đã tô điểm nhiều khía cạnh trong trình thuật của ông. Có lúc, ông ta dường như muốn nắm ‘lấy cọng rơm mỏng manh’ (clutch at straws) trong cố gắng giảm thiểu hoặc khắc phục, các bất nhất rõ ràng giữa những gì ông ta nói trong những dịp trước đó, và những gì bằng chứng khách quan cho thấy rõ.

929 Nếu bằng chứng của người khiếu nại đứng một mình (do đó đặt sang một bên mỗi một trong số 17 'trở ngại vững chắc' đối với bản án mà ông Richter đã dựa vào tại phiên xử), tôi sẽ không kết luận rằng các cáo buộc của ông ta, liên quan đến biến cố đầu tiên một cách đặc biệt, đã được chế tạo. Tôi có thể không nói cùng một điều như vậy đối với các cáo buộc của ông ấy về biến cố thứ hai, mặc dù không cần thiết phải đi đến kết luận cuối cùng về vấn đề đó. Đồng thời, bản thân tôi sẽ không sẵn sàng nói, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng người khiếu nại là một nhân chứng đầy thuyết phục, đáng tin và đáng dựa vào đến mức tôi nhất thiết phải chấp trình thuật của ông ta vượt quá sự nghi ngờ hợp lý.

930 Tại phiên tòa xét xử, Ông Richter gợi ý rằng người khiếu nại hiện là, hoặc có thể đã là, một người có óc tưởng tượng (fantasiser), đưa ra nhiều khó khăn. Qua gợi ý này, tôi hiểu ông muốn ám chỉ rằng người khiếu nại có thể, phần nào đó, đã tiến đến chỗ tin vào sự thật trong các lời cáo buộc của ông ta, bất chấp sự kiện, như đã được đệ trình, rằng chúng không có thực chất.

931 Có những trường hợp đã được chứng minh về ‘trí nhớ lầm’, thuộc loại đó, kể cả, cách riêng, liên quan đến việc vi phạm tình dục [223]. Phán quyết gần đây của Tòa án này trong vụ Tyrrell cung cấp một minh họa cổ điển về một nhân chứng rõ ràng đầy thuyết phục mà trình thuật hẳn liên quan đến một mức đáng kể về óc tưởng tượng hoàn toàn. Trong trường hợp đó, sự kiện việc truy tố được mang trở lại hơn 50 năm sau vụ bị cáo là vi phạm, tự nó, đã là một điềm báo việc không đáng dựa vào. Một vụ truy tố như vậy đáng lẽ không bao giờ được đưa ra dù là mới gần đây trong khoảng 20 năm hoặc gần như thế trước đây, và nếu đã đưa ra, nó phải bị coi là lạm dụng diễn trình.

932 Cũng không thể nghi ngờ rằng một số người khiếu nại trong các vụ kiện liên quan đến lạm dụng tình dục, bao gồm cả lạm dụng trẻ em, đã bịa đặt ra các cáo buộc của họ. Chỉ trong vài tuần qua, một vụ tai tiếng lớn liên quan đến những cáo buộc sai lầm kiểu đó đã nổ ra ở Anh và nhận được sự bàn tán (publicity) rất lớn.

933 Sự kiện là như sau. Vào ngày 27 tháng 7 năm 2019, tờ The Times đã tường trình rằng một người đàn ông tên là Carl Beech đã bị kết án vào hôm trước 18 năm tù giam vì, từ năm 2012 đến năm 2016, đã đưa ra một số cáo buộc sai lầm về lạm dụng tình dục đã lâu năm. Những cáo buộc này đã được nhắm chống lại một số nhân vật có máu mặt (establishment), một số người đã qua đời. Họ bao gồm cựu Thủ tướng, Ngài Edward Heath. Beech đã tuyên bố sai lầm rằng, khi còn nhỏ, lúc từ 7 đến 15 tuổi, ông ta là nạn nhân bị liên tiếp lạm dụng tình dục bởi một ‘băng ấu dâm’.

934 Cảnh sát được cho là đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những cáo buộc này. Họ rõ ràng coi Beech là một nhân chứng đáng tin và đáng dựa vào, mặc dù sự kiện là không có sự hỗ trợ độc lập nào cho bất cứ cáo buộc nào của ông ta. Một số trong những cáo buộc đó vốn đã có thể không đúng sự thật từ trong nội tại, gần với sự phi lý. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông khác nhau đã tiếp nhận nguyên cớ của Beech, phát sóng các tuyên bố của ông trên truyền hình cả nước, và ngụ ý rõ ràng rằng chúng nên được coi là trung thực và đáng dựa vào.

935 Thẩm phán kết án Beech đã mô tả ông ta là 'thông minh và tháo vát' [222]. Bất chấp sự đáng ngờ gắn liền với một số tuyên bố của ông ta, và lịch sử lâu đời của ông ta về việc thường xuyên điều chỉnh và tô điểm các chi tiết xung quanh chúng, một số người thường xuyên tiếp xúc với ông ta dường như chỉ biết rất sẵn lòng chấp nhận mọi bất nhất trong trình thuật của ông ta.

936 Không nói quá về vấn đề, một vấn đề xét cho cùng, chỉ liên quan đến một trường hợp đơn nhất, dù được tường thuật rộng rãi, của sai lầm [225]. Trường hợp Beech nên được dùng như một nhắc nhở rằng chúng ta đang xử lý với một số cáo buộc nghiêm trọng nhất có thể được nhắm vào bất cứ thành viên nào của cộng đồng này. Các cáo buộc thuộc loại đó phải luôn được xem xét kỹ lưỡng bởi cả cảnh sát lẫn các cơ quan công tố.

937 Quay trở lại vụ án hiện tại, phiên tòa này liên quan đến một thách thức chi tiết và toàn diện nhất đối với lý lẽ công tố. Cuộc tấn công này chủ yếu dựa trên lời khai không bị thách thức của một số lượng đáng kể các nhân chứng, tất cả đều có tư cách tốt và có uy tín. Không có gợi ý nào cho thấy bất cứ ai trong số họ đã nói dối. Những người nhớ các biến cố có liên quan có lý do chính đáng để làm như thế. Ông Walker đã đệ trình rằng bằng chứng mà họ đưa ra, dù được xem riêng lẻ hay tập thể, đều quá đủ để xác lập rằng trình thuật của người khiếu nại, trong chi tiết chuyên biệt của nó, là ‘điều không thể có trên thực tế’.

938 Trong thực chất, ông Walker đệ trình rằng đây luôn là một lý lẽ yếu ớt, được xây dựng dựa trên một trình thuật, bởi người khiếu nại, một trình thuật chính nó có thể không đúng sự thật. Tất nhiên, sự kiện điều bị cho là biến cố có thể được mô tả là ‘có thể không đúng sự thật’ không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến biến cố đó là sai sự thật. Và, tất nhiên, việc kết án đối với một hành vi phạm tội chỉ có thể dựa trên bằng chứng của một nhân chứng đủ đáng tin và đáng dựa vào, ngay cả khi trình thuật của nhân chứng đó được mô tả đúng là không thể tin được.

939 Ghi nhớ điều đó và, cuối cùng, trước khi tiến đến câu kết luận của tôi về Cơ sở 1, tôi sẽ nói ngắn gọn về một số đặc điểm khác thường của trường hợp cá biệt này, ngoài những đặc điểm mà tôi đã nhận diện trên đây.

Kỳ tới: Lý luận kiểu suy diễn (inferential)
 
Bất kể các khuyến cáo của Tòa Thánh, với biểu quyết 51-12, các Giám Mục Đức vẫn tiến hành tiến trình công nghị
Đặng Tự Do
17:58 26/09/2019
Các giám mục Đức đã bỏ phiếu thông qua một tập hợp các quy chế cho tiến trình công nghị được dự trù sẽ diễn ra trong một thời gian dài nhằm thảo luận về 4 đề tài chính là “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương; “đạo đức tình dục”; “hình thái đời sống linh mục”; và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”. Quyết định này được thực hiện trong một cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ Tư 25 Tháng Chín, ngày cuối cùng của phiên họp toàn thể Hội Đồng Giám Mục Đức.

Các giám mục đã bỏ phiếu thông qua các quy chế với tỷ số 51 trên 12 và 1 phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau nhiều giờ tranh luận liên quan đến một số sửa đổi. Nhiều thay đổi đa dạng đã được đề xuất và xem xét trước các mối ưu tư của Vatican rằng tiến trình công nghị này là “vô giá trị về mặt Giáo Hội học”.

Một số nhân vật cao cấp trong hội nghị nói với thông tấn xã Catholic News Agency, viết tắt là CNA, vào đêm hôm thứ Ba rằng “một số thay đổi nhỏ” đã được thông qua tại hội nghị, nhưng văn bản sửa đổi các quy chế chưa được chính thức công bố.

Các nguồn tin cũng nói với CNA rằng phiên bản cuối cùng của tài liệu này bao gồm phần mở đầu được sửa đổi, có liên quan trực tiếp đến các ưu tiên của giáo hội được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nêu trong bức thư gửi cho tất cả người Công Giáo Đức vào tháng Sáu vừa qua.

Lời mở đầu sẽ nhắc đến “tính cấp bách của việc truyền giáo, cảm thức Giáo Hội, và việc xem xét đến sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ”. Tuy nhiên, chỉ có lời nói đầu là có sự thay đổi. Các lĩnh vực chuyên môn được đưa ra thảo luận trong các nhóm làm việc của tiến trình công nghị này sẽ vẫn y như đã từng được tuyên bố trước đây, nghĩa là xét lại các giáo huấn của Giáo hội về đạo đức tình dục, vai trò của phụ nữ trong các sứ vụ và chức vụ của Giáo hội, đời sống và kỷ luật độc thân linh mục, và sự phân chia quyền lực giữa Vatican và các giáo hội địa phương trong việc quản trị Giáo hội.

Tối thứ Ba, Đức Cha Rudolph Voderholzer của Regensburg đã đưa ra một tuyên bố giải thích rằng bất kể một số thay đổi đã được thực hiện so với các phiên bản trước, ngài vẫn nhất mực phản đối các quy chế trong tiến trình công nghị này.

“Tôi đã bỏ phiếu chống lại các quy chế này,” ngài nói. “Trong một cuộc tranh luận kéo dài nhiều giờ, một số cải tiến đã đạt được về chi tiết. Nhưng tôi đã nói rõ trong nhiều dịp khác nhau rằng, định hướng của tiến trình công nghị này dường như đã bỏ qua thực tế của cuộc khủng hoảng đức tin ở nước ta.”

Đức Cha Voderholzer nói thêm rằng mặc dù ngài đồng ý với tiền đề của tiến trình công nghị này như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng, ngài muốn làm rõ rằng “có ít nhất một thiểu số các giám mục đang tràn đầy lo ngại rằng những vấn đề [Giáo Hội tại Đức thực sự phải đối mặt] không thể được giải quyết bằng các kế hoạch đã được phê duyệt”.

Đức Cha Rudolph Voderholzer lưu ý rằng, mặc dù lời mở đầu mới có nhắc đến tân Phúc Âm hóa, nhưng không có diễn đàn nào về truyền giáo.

Hôm 19 tháng 8, Ủy ban Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Đức đã bỏ phiếu bác bỏ một đề nghị được soạn thảo bởi Đức Cha Voderholzer và Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln. Kế hoạch này phù hợp với một bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho tất cả người Công Giáo Đức vào tháng 6 trong đó kêu gọi tập trung việc thảo luận vào các chủ đề truyền giáo, đào tạo giáo dân, giáo lý và mục vụ ơn gọi.

Đức Cha Voderholzer cảnh cáo tâm lý mị dân của một số giám mục Đức khi nhấn mạnh đến triển vọng phong chức linh mục cho phụ nữ và các cải cách khác mâu thuẫn với giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội đã được thiết định. Ngài nói rằng “càng gia tăng các trông đợi vọng và hy vọng như thế chỉ gây thêm nhiều thất vọng.”

Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật đã giải thích rằng:

“Một Hội Đồng Giám Mục điạ phương không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ, điều đó vượt quá khả năng của nó”.

Đức Cha Voderholzer nói thêm: “Tôi cũng nghĩ rằng - và tôi đã luôn luôn nói điều này – đó là có một sự không trung thực ngay từ đầu tiến trình công nghị. Từ các trường hợp lạm dụng tình dục không thể dẫn đến kết luận rằng cần phải có những đổi mới trong Giáo hội về luật độc thân linh mục, lạm quyền, phụ nữ trong Giáo Hội và thay đổi giáo huấn về đạo đức tình dục. Kết luận như thế thật hàm hồ, nó thiếu sự hỗ trợ của các nghiên cứu khoa học từ các định chế khác”.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh lễ tại Santa Marta 26/9/2019: Lòng đạo thờ ơ biến cuộc sống chúng ta thành một bãi tha ma
Lệ Hằng, F.M.A.
19:29 26/09/2019
Suy ngẫm về bài đọc trong ngày trích từ Sách Khác Gai, Đức Thánh Cha đã nói về cách Chúa thúc giục dân Ngài suy tư về hành vi của mình và thay đổi cuộc sống để tái thiết lại Ngôi Nhà của Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 26 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.

Chần chừ hoán cải

Đức Thánh Cha giải thích rằng Tiên tri Khác Gai đang cố gắng lay động trái tim của những người lười biếng đã cam chịu một cuộc sống thất bại. Ngôi đền là tâm hồn họ đã bị kẻ thù phá hủy, tất cả đều bị hủy hoại, nhưng những người đó đã để năm tháng dần trôi qua mà không có bất kỳ hành động nào để tái thiết.

Chúa đã sai vị tiên tri đến để tái thiết lại Đền thờ, nhưng trái tim của mọi người xem ra đã chán chường, cay đắng và không muốn mạo hiểm, cũng chẳng muốn làm việc.

Những người đó, theo Đức Thánh Cha, không muốn tự đứng dậy để bắt đầu lại. Họ sẽ không để Chúa giúp họ làm điều đó, và lý do mà họ thường nêu ra là thời gian chưa đến.

Điều này là thảm kịch của rất nhiều Kitô hữu thờ ơ. Họ là những người nói rằng: “Vâng Lạy Chúa, không sao đâu ... cứ từ từ, từ từ, Chúa ơi, hãy để như thế đã... Con sẽ làm điều đó vào ngày mai!”

Tâm linh thờ ơ dẫn đến thứ yên bình của nghĩa trang

Niềm tin nguội lạnh dẫn rất nhiều người đến chỗ tìm ra những lời bào chữa cho thái độ thiếu xác quyết và thúc đẩy xu hướng trì hoãn.

Điều đó khiến rất nhiều người lãng phí cuộc sống của mình và chung cuộc là những mảnh đời tơi tả vì họ không làm gì khác ngoài việc cố nuôi dưỡng một cảm thức an bình và sự bình tĩnh trong chính tâm hồn mình. Nhưng điều đó, theo Đức Thánh Cha, chỉ là sự yên bình của nghĩa trang.

Ngài cảnh báo các tín hữu rằng khi chúng ta trở nên “nguội lạnh về mặt tâm linh”, chúng ta trở thành một Kitô hữu nửa vời, không có bản chất. Ngược lại, Chúa muốn chúng ta hoán cải, và hoán cải ngay hôm nay.

Ngài mô tả sự nguội lạnh tâm linh như một thứ gì đó biến cuộc sống của chúng ta thành một nghĩa trang: một nơi không có sự sống.

Đức Thánh Cha kết luận bằng lời cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho chúng ta đừng rơi vào tinh thần Kitô giáo nửa vời, là điều biến chúng ta trở thành Kitô hữu mà không có chất – là các “Kitô hữu nước hoa hồng”, chỉ có hương thoang thoảng bên ngoài mà không có thực chất bên trong, đó là những Kitô hữu có lẽ “gặt hái được chẳng bao nhiêu với những cuộc sống đầy những lời hứa, nhưng cuối cùng chẳng làm gì”.

Xin Chúa giúp chúng ta “bừng tỉnh khỏi tình trạng thờ ơ đức tin, và chiến đấu chống lại chất gây mê nhẹ nhàng này trong đời sống tâm linh.”


Source:Vatican News
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tâm tình trước thềm Đại hội Emmaus VIII
LM John Bapt Trần Tân
11:07 26/09/2019
Nước Mỹ được quan niệm là một “melting pot” là nơi tổng hợp sự đa dạng về nguồn gốc chủng tộc, văn hóa, truyền thống. Tất cả được nhào lộn và hòa quyện để tạo nên một thực thể tổng hợp phong phú độc đáo mới. Giáo Hội Công Giáo Mỹ cũng chia sẻ chính đặc tính “melting pot” này trong thành phần giáo sĩ và tu sĩ, để cấu tạo nên một Giáo Hội Công Giáo và một hang giáo sĩ Mỹ năng động, phong phú, đa dạng.

Qua biến cố 30 tháng 4 năm 1975, dân tộc Việt nam đã chứng kiến một cuộc di dời hoặc di tản đặc biệt khỏi quê hương đất tổ, gồm đủ mọi thành phần trong dân chúng (diaspora). Người Công Giáo Việt nam có thể nói là một thành phần chủ lực trong cuộc diaspora đó, tính theo tỷ lệ. Họ đã chứng minh đức tin vững vàng và truyền thống đáng trọng khi đặt chân đến bất cứ vùng đất mới, luôn hòa nhập tích cực vào Giáo hội nơi mình sinh sống. Riêng tại Mỹ, con số hàng giáo sĩ ban đầu di tản theo đoàn giáo dân chỉ là một con số khiêm nhượng. Những ơn gọi tận hiến sau này đã nảy sinh thật phong phú khi các cộng đoàn Công Giáo gốc người Việt bén rễ sâu trong lòng giáo hội Mỹ. Trong những năm cuối của thập niên 80, suốt thập niên 90 và những năm sau đó, con số tân linh mục gốc Việt nam tại Mỹ luôn chiếm kỷ lục, đứng hàng đầu tính theo tỷ lệ các sắc dân. Người Việt nam trong thời gian đó luôn đóng góp từ 20 tới 30 tân linh mục mỗi năm. Hiện nay khi thế hệ trẻ lớn lên, không còn những ơn gọi bắt nguồn từ Việt nam, số tân linh mục gốc Việt vẫn còn khá tốt nhưng đang giảm dần.

Hiện tại chỉ có Chúa Trời Ba Ngôi mới biết chính xác có bao nhiêu linh mục gốc Việt nam đang sống và làm việc tại Giáo hội Mỹ. Không thống kê nào chính xác cho biết con số. Theo phỏng đoán, người ta tính có suýt soát trên 1000 linh mục gốc Việt tại Mỹ. Con số đó được phân loại làm ba thành phần hoặc ba nhóm chính:

1- Nhóm các vị có tuổi, sinh ra lớn lên, học tại chủng viện bên Việt nam và chịu chức linh mục tại Việt nam. Nhóm này gồm các vị đi du học trước 1975 rồi không thể về lại quê hương, các vị di tản ngay 1975, một số LM vượt biên sau này, và một số linh mục tuyên úy quân đội đến sau khi ra tù….Nhóm này là nhóm ít sĩ số nhất và đang giảm dần, vì các ngài đã lớn tuổi, đang hoặc sắp nghỉ hưu, hoặc chuẩn bị đáp lời Chúa gọi về Thiên đàng.

2 - Nhóm các vị sinh ra, lớn lên từ Việt nam, có nguồn gốc ơn gọi hoặc bắt đầu ơn gọi từ Việt nam. Nói chung ơn gọi đã phát sinh từ Việt nam hoặc có hơi hướm ơn gọi từ Việt nam. Họ đến Mỹ bằng nhiều hoàn cảnh khác nhau (vượt biên, đoàn tụ, bảo lãnh…) và tiếp tục ơn gọi đó. Số các vị này học và chịu chức tại Mỹ. Con số của nhóm này hiện nay là đông nhất.

3 - Nhóm hoàn toàn sinh và lớn lên từ Hoa kỳ, hoặc đến Hoa kỳ khi còn rất nhỏ, nói tiếng Việt đôi khi còn trở ngại. Nhóm này lớn lên như Mỹ, thấm nhuần văn hóa Mỹ, dĩ nhiên tu học và chịu chức tại Mỹ. Nhóm này đang từ từ lớn mạnh và đuổi kịp nhóm thứ 2 và sẽ trở thành nhóm đông nhất trong ít năm nữa. Nhóm này trẻ trung hơn nhiều và còn vốn thời gian phong phú, nhưng sự hiểu biết và thấm nhuần truyền thống Việt nam có hạn chế.

Đại hội Emmaus VIII

Cứ hai năm hoặc có khi ba năm, liên đoàn Công Giáo tại Hoa kỳ, tổ chức một đại hội Emmaus là cuộc gặp gỡ huynh đệ cho các linh mục gốc Việt, nội dung bao gồm hội thảo, học hỏi, chia sẻ, cử hành phụng vụ, cầu nguyện chung….Thường trong các đại hội Emmaus, một số giám mục và diễn giả đặc biệt được mời đề trình bày về một số chủ đề. Số linh mục tham dự thường từ 150 tới gần 200 thành viên tham dự. Vì bận rộn, vì ái ngại, vì không liên lạc thông tin, vì xa lạ, một số anh em linh mục Việt nam chưa hoặc không có dịp tham dự đại hội Emmaus.

Riêng năm nay, tại đại hội Emmaus VIII, con số tham dự được ghi nhận là kỷ lục vì cho tới ngày hôm nay, khi bài này được viết, con số linh mục ghi danh tham dự đã vượt số 200. Ngoài ra còn các vị ghi danh vào những ngày cuối, thậm chí bất ngờ nhập cuộc ở giờ phút chót….

Theo quan sát, con số các linh tham gia hội ngộ Emmaus đa số thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Cũng có một số ít hơn anh em thuộc nhóm trẻ, nhóm 3. Cũng dễ hiểu, vì nhóm 3 các linh mục trẻ trung hơn, đa số làm việc cho người bản xứ, đặc biệt ở các tiểu bang xa xôi, ít liên lạc với liên đoàn. Các linh mục trẻ trung này chưa có cơ hội cảm nghiệm nhiều sự gần gũi và truyền thống của anh em linh mục Việt nam và cần được các anh em khác để ý tận tâm giúp hội nhập.

Suy tư: Mỗi lần đi dự hội ngộ Emmaus, tôi có cảm tưởng thật thú vị. Tùy theo cá tính bản chất mỗi người, tôi không nói thay và tôn trọng sự đánh giá riêng của mỗi người. Riêng tôi, tôi không quá đặt nặng hình thức và tìm thấy sự gặp gỡ giữa các anh em linh mục Việt là một ấm áp và phúc lành. Phải thu xếp công việc tại nơi mình đang trách nhiệm, nhờ người khác trông coi giúp mình lúc đi vắng, bỏ tiền mua vé bay….tất cả thật là xứng đáng để đến và gặp gỡ anh em trong tình huynh đệ linh mục, được hun nóng tinh thần và an ủi trong ơn gọi tận hiến… Với những anh em chưa hề thử đến với Emmaus một lần, lời của chính Chúa có thể được mượn là lời mời gọi và giới thiệu: Venite et videte! (Gioan 1:39) Hãy đến mà xem!

Mỗi lần Emmaus được tổ chức ở nơi đâu, các vị trong ban điều hành đều tạo cơ hội cho giáo dân Việt nam gặp gỡ các linh mục trong một thánh lễ đại trào, một buổi tiệc thân mật. Tôi luôn trân trọng tấm gương nhiệt tình đạo đức nơi các giáo dân Việt nam. Anh chị em giáo dân Việt nam luôn niềm nở, quảng đại, nhiệt tình, và diễn tả một tình yêu thương cảm động dành cho các linh mục. Là một trong những linh mục thường xuyên làm việc cho các cộng đoàn người bản xứ ở các tiểu bang xa xôi, tôi cảm thấy ấm áp gặp gỡ đồng hương và cảm mến gương sáng đức tin và tấm lòng quí hóa của người giáo dân Việt nam. Tôi cảm nghiệm từ truyền thống quí hóa đó mà ơn gọi của tôi đã được phát sinh và lớn lên. Đặc biệt tôi cảm nhận và rất trân trọng tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh thời giờ cũng như những đóng góp nhiệt tình của các linh mục trong ban điều hành đã lo lắng, vận động, xếp đặt từng công việc, từng chi tiết, vì lợi ích thiêng liêng và sự thân ái với anh em trong tình huynh đệ linh mục.

Emmaus đó, hành trình cùng rảo bước
Lòng hoang mang, hai người bạn lặng thinh
Vai sánh vai, vị khách lạ thình lình
Qua bàn luận, khơi trí lòng hiểu rộng


Người khách quí, trong phút giây trịnh trọng
Bánh sẻ chia, mở lòng trí u mê
Phút hân hoan, tiếc nuối như ùa về
Sao không sớm nhận ra thầy chí thánh?

Nhưng cũng thỏa, bên thày dù chóng vánh
Lửa nhiệt tâm, đã khơi dậy trong tim
Để từ nay, vực dậy những lặng chìm
Xóa tăm tối, hết nghi nan buồn thảm


Giê su hỡi, cho con được đồng cảm
Một tâm hồn cứu thế mãi bận lòng
Trái tim yêu bàng bạc giữa trời trong
Kề bên Chúa, cùng anh em tiến bước.

Linh mục John B. Trần Tân
Des Moines, IA


 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nước Mỹ Đi Về Đâu Với TT Trump Bị Luận Tội ?
Phạm Trần
08:14 26/09/2019
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Perlosi chính thức mở hồ sơ luận tội Tổng thống Donald Trump vì, theo lời bà, ông đã “phản bội lời thề bảo vệ chức vụ Tổng thống, phản bội an ninh quốc gia và phản bội sự công chính của các cuộc bầu cử” (betrayal of his oath of office, betrayal of our national security, and betrayal of the integrity of our elections.)

Nhưng tại sao bà Pelosi, lãnh tụ đảng Dân chủ đa số ở Hạ viện, đã có quyết định này vào hôm Thứ Ba, 24/09/2019, sau hơn 2 năm bà không mấy mặn mà với yêu cầu tương tự của các Dân biểu cấp tiến của đảng Dân chủ ?

NGUYÊN NHÂN

Lý do vì trước đây bà Pelosi và đảng Dân chủ không nắm được những bằng chứng cụ thể để buộc tội ông Trump trong vụ một số người trong Ban Tranh cử của ông Trump có quan hệ với Nga, nước đã bị các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ tố cáo đã nhúng tay làm lũng đoạn cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Vì vậy, sau 2 năm điều tra, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cũng không tìm được bằng cớ không thể phủ nhận để truy tố ông Trump đã cấu kết với Nga, hay nhờ Nga giúp đánh bại ứng cử viên Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, dù phúc trình của Mueller xác nhận chuyện Nga phá hoại bầu cử là có thật.

Do đó, đảng Dân chủ, dù nắm đa số ở Hạ viện là nơi mọi thủ tục luận tội phải bắt đầu theo quy định của Hiến pháp, đã không làm được gì, dù rất muốn.

Nhưng sự kiên nhẫn của bà Nancy Pelosi đã bất ngờ được tưởng thưởng, nhưng không do những khám phá mới của phe Dân chủ mà từ chính hành động và những lời phát biểu xác nhận của ông Trump trong cuộc điện đàm ngày 25/07/2019 với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky.

Vậy ông Trump đã nói gì với Tổng thống Zelensky, và tại sao vụ này có thể tác hại đến việc tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 của ông Trump ?

LẠM DỤNG QUYỀN HÀNH

Trước khi đi vào chi tiết ta cũng nên biết cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Mỹ-Ukraine đã được, it nhất một người chính thức báo động với thẩm quyền của mình, vì người này ở vị trí nghe được cuộc nói chuyện và thấy rằng những gì ông Trump hứa với Tổng thống Zelensky “rất đáng quan ngại”.

Nhân vật bí mật này, được báo chí Mỹ gọi là whistle-blower,tạm dịch là “người thổi còi báo động”. Khi tin này, gói trong nội dung “khiếu nại” (complaint), lần đầu được báo Washington Post đăng lên, đã lập tức được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, Dân biểu Adam Schiff, yêu cầu Tòa Bạch ốc, Bộ Tư Pháp và Giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence) cung cấp đầy đủ theo luật định.

Nhưng, theo tuyên bố của bà Pelosi, dù Tổng Thanh tra của Cộng đồng tình báo (the Intelligence Community Inspector General), (Michael K. Atkinson) xác nhận bản “khiếu nại” rất khẩn trương và khả tín (urgent concern and bredible), nhưng người xử lý quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia (Joseph Maguire) đã ngăn chận không gửi sang Quốc hội.

Bà Pelosi nói:” Đây là hành động vi phạm luật.” (This is a violation of the law).

Sau đó, dần dà nội dung điện đàm Trump-Zelensky bị tiết lộ thêm cho thấy ông Trump đã, ít nhất 8 lần, yêu cầu ông Zelensky mở lại cuộc điều tra hồ sơ gia đình cựu Phó Tổng thống Jose Biden và con trai ông, Hunter Biden.

Thậm chí ông Trump, được nói đã ra lệnh hoãn khoản viện trợ gần 400 triệu cho Ukraine để áp lực Tổng thống Zelensky. Ngân khoản này đã được chuyển cho Ukraine vào tháng 09/2019.

Phe ông Trump muốn đào lại hồ sơ gia đình Biden, dù không có bắng chứng, cho rằng ông Biden, khi còn là Phó Tổng thống, đã sử dụng viện trợ để áp lực chính phủ Ukraine thời bấy giờ cách chức Công tố viên Viktor Shokin, lúc đó đang điều tra Công ty khí đốt Burisma, nơi Hunter Biden là một Ủy viên trong Hội đồng Qủan trị.

Mục đích của ông Trump và luật sư riêng, Rudy Giuliani, là muốn dùng hồ sơ Biden để bôi đen uy tín ứng cử viên Tổng thống Dân chủ Jose Biden, người có nhiều triển vọng sẽ được đảng Dân chủ đề cứ chống lại ông Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020.

ĐỐI THOẠI TRUMP-ZELENSKY

Vậy cuộc đối thoại giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói về gia đình Biden ra sao ?

Theo công bố của Tòa Bạch Ôc hôm 25/09 (2019) thì bản này chỉ là note ghi lại, không phải là bản ghi từng chữ phát ra từ cuộc đàm thoại giữ 2 Tổng thống.

Trump: “The other thing, there's a lot of talk about Biden's son, that Biden stopped the prosecution and a lot of people want to find out about that so whatever you can do with the Attorney General would be great. Biden went around bragging that he stopped the prosecution so if you can look into it... It sounds horrible to me.”

(Tạm dịch: “ Vấn đề khác là đã có nhiều bàn cãi về người con của Biden và Biden đã ngăn chặn việc truy tố và nhiều người muốn biết chuyện gì đã xẩy ra, do đó nếu ông có thể làm được gì với Bộ trưởng Tư pháp (của Mỹ) thì tốt lắm. Biden đã rêu rao là ông ta đã chận được việt truy tố, cho nên nếu Tổng thống có thể xem lại chuyện này…Nó khiến tôi rất khó chịu.”

President Zelensky: “I wanted to tell you about the prosecutor. First of all, I understand and I'm knowledgeable about the situation. Since we have won the absolute majority in our Parliament, the next prosecutor general will be 100% my person, my candidate, who will be approved by the parliament and will start as a new prosecutor in September. He or she will look into the situation, specifically to the company that you mentioned in this issue. The issue of the investigation of the case is actually the issue of making sure to restore the honesty so we will take care of that and will work on the investigation of the case. On top of that, I would kindly ask you if you have any additional information that you can provide to us, it would be very helpful for the investigation to make sure that we administer justice in our country….”

(Tạm dịch:”Tôi muốn nói với Tổng thống vể Công tố viên. Trước hết, tôi hiểu và biết chuyện này. Từ khi chúng tôi thắng đa số ở Quốc hội, Công tố viên tương lai sẽ 100% là người của tôi, ứng viên của tôi, người này sẽ được chấp thuận bởi Quốc hội và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ váo tháng 9. Ông ta hay bà ta sẽ xem lại chuyện này, đặc biệt là Công ty mà Tổng thống đã đề cập đến. Vấn đề điều tra vụ này sẽ là vấn đề nhằm bảo đảm phục hồi lại sự trung thực, và chúng tôi sẽ làm như thế để điều tra vụ này. Ngoài vấn đề này, nếu Tổng thống có thể cung cấp cho chúng tôi những tin mới thì rất hữu ích cho cuộc điều tra để bảo đảm việc thi hành pháp lý ở nước chúng tôi.”

Trong một đoạn khác, Tổng thống Zelensky nói thêm:”

On the other hand, I also want to ensure you that we will be very serious about the case and will work on the investigation.”

(Tạm dịch:”Mặt khác, tôi muốn bảo đảm với Tổng thống là chúng tôi rất quan tâm đến vụ này (Biden) và sẽ thực hiện cuộc điều tra.”

Trump:” Good. Well, thank you very much and I appreciate that. I will tell Rudy and Attorney General Barr to call. Thank you. Whenever you would like to come to the White House, feel free to call. Give us a date and we'll work that out. I look forward to seeing you.”

(Tạm dịch:”Tốt lắm, xin cảm ơn Tổng thống rất nhiều. Tôi sẽ nói Rudy (Giuliani)—Luật sư riêng của ông Trump—và Bộ trưởng Tư pháp William Barr gọi cho Tổng thống. Xin cảm ơn. Khi nào Tổng thống muốn đến White House thì xin cứ gọi tự nhiên. Cho chúng tôi biết ngày và chúng tôi sẽ chuẩn bị. Tôi trông chờ được gặp Ngài.”

Như vậy rõ ràng đã có sự thỏa hiệp giữa hai ông Tổng thống Trump-Zelensky để đào lại vụ gia đình Biden với mục đích chính trị có lợi cho ông Trump trong cuộc tranh cứ chống nguyên Phó Tổng thống Joe Biden.

Hành động của ông Trump, đương nhiên sẽ được 6 Ủy ban điều tra của Hạ viện khai thác để xem mức độ vi phạm Hiến pháp và luật pháp của Tổng thống đên mức độ nào trong tiến trình luận tội.

LUẬN TỘI TRONG LỊCH SỬ MỸ

Riêng chuyện luận tội thì trước nhất phải qua Hạ nghị viện. Chắc chắn, phe đảng Dân chủ hiện chiếm đa số với 235 Dân biều chống 198 Cộng hòa, sẽ thông qua với da số tương đối dễ dàng.

Nhưng Thượng viện mới là nơi quyết định hạch tội Tổng thống hay không. Phe Cộng hòa hiện chiếm đa số 53 Nghị sỹ chống 45 Nghị sỹ Dân chủ. 2 Nghị sỷ độc lập luôn luôn bỏ phiếu với Dân chủ nhưng vẫn không hội đú số phiếu để truất quyền Tổng thống của ông Trump.

Bởi vì Hiến pháp quy định phải có 2/3 trên tổng số 100 Nghị sỷ, hay 67 Nghị sỷ tán thành thì việc luận tội mới thành công. Với tình hình hiện nay thì việc này sẽ không xẩy ra.

Tuy nhiên, dù việc luận tội sẽ không đi đến đâu, nhưng ông Trump và đảng Cộng hòa sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc tranh cử năm 2020, vì tiến trình luận tội kéo dài ít nhất từ 3 đến 4 tháng, và rất có thể sẽ lan sang năm bầu cử 2020.

Trong cuộc cờ chính trị này, tuy đảng Dân chủ ở thế thượng phong nhưng việc giành lại Tòa Bạch Ốc và chiếm đa số Thượng viện, trong khi cần duy trì đa số Hạ viện cũng không phải là chuyễn dễ dàng khi đảng cầm quyền Cộng hòa có lợi thế nhờ vào tình hình kinh tế phát triển cao hơn trước đây.

Cho đến nay, ông Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ thứ 4 bị luận tội.

-Tổng thống đầu tiên thoát bị truất phế vào năm 1886 là ông Andrew Johnson với 35 phiếu thuận, 19 phiếu chống. Ông thoát nhờ thiếu 1 phiếu là đủ 2/3 tổng số. Tổng thống thứ 17 của Mỹ bị luận tội vì lạm quyền khi cách chức Bộ trưởng chiến tranh Edwin M. Stanton.

-Người thứ hai là Tổng thống Richard Nixon đã bị Ủy ban Tư pháp luận tội về vụ xâm nhập Đại hội đảng Dân chủ ở khách sạn Watergate ở Washington D.C. Nhưng sau khi biết các Nghị sỹ Cộng hòa cũng bỏ ông nên Nixon tự ý từ chức năm 1974.

-Người thứ ba thoát nạn là Tổng thống Bill Clinton trong vụ Paula Jones, nhưng ông bị tai tiếng nhiều trong vụ liên hệ với Monica Lewinsky, nhân viên tập sự tại Tòa Bạch Ốc.

Ông Clinton chỉ bị 45 thuận và 55 phiếu chống truất phế và cuộc bỏ phiếu thứ hai 50-50 nên ông tồn tại. -/-

Phạm Trần

(09/019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Một
Lê Trị
09:58 26/09/2019
CON MỘT
Ảnh của Lê Trị

Con một mẹ quý mẹ yêu
Nâng niu trìu mến mọi điều mẹ lo.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay, 25.9.2019: Sứ điệp ĐTC gửi Hội nghị thượng đỉnh của LHQ.
VietCatholic TV
00:10 26/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Tiếp Kiến Chung với ĐTC, thứ Tư ngày 25 tháng 9, 2019.
2. Giáo hội phát triển nhờ chứng tá chứ không bằng chiêu dụ.
3. Sứ điệp video ĐTC gửi Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc.
4. ĐTC bất ngờ viếng thăm cơ sở "Cittadella Cielo".
5. ĐTC tiếp Liên đoàn các tuần báo Công Giáo Italia.
6. Trước ngưỡng cửa Thượng HĐGM miền Amazzonia.
7. Cuộc họp "Mạng lưới đền thánh Đức Mẹ châu Âu" ở Levoča (đọc là Levotscha).
8. Nhà thờ, đền thờ Hồi giáo, và hội đường Do thái giáo được xây trên cùng mảnh đất
9. Các Giám mục Hoa Kỳ nhấn mạnh đến giáo lý về Thánh Thể.
10. ĐHY Tagle sẽ rửa tội cho 450 trẻ em đường phố ở Manila.
11. Hơn 200 vụ tấn công các Kitô hữu tại Ấn Độ trong năm 2019.
12. Giới thiệu Thánh Ca: Chúa là.
Sau đây là phần tin chi tiết
 
Khủng hoảng trầm trọng tại Đức: biểu tình lớn đòi phong chức linh mục cho phụ nữ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:44 26/09/2019
Sáng Chúa Nhật 22 tháng Chín, 800 phụ nữ đã biểu tình trước nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Köln để chống báng Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki. Ngài là một trong số 8 Giám Mục tại Đức kiên quyết chống lại cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm tiến đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Hãng thông tấn Đức DPA đưa tin rằng những người biểu tình, chủ yếu là từ nhóm Maria 2.0, đã nắm tay nhau tạo thành một chuỗi người xung quanh nhà thờ chính tòa thành phố Köln.

Theo như thường lệ, những người biểu tình của nhóm Maria 2.0 đã nêu vấn đề cần giải quyết minh bạch các vụ lạm dụng tình dục trẻ em liên quan đến giáo sĩ. Đó chỉ là tấm bình phong che đậy một nghị trình đòi thay đổi hàng loạt các giáo huấn và kỷ luật truyền thống của Giáo Hội.

Trong đoạn video này quý vị và anh chị em có thể thấy các phụ nữ ăn mặc phẩm phục khi dâng lễ của các linh mục. Đó mới chính là điều họ muốn nhắm đến.

Đoạn video sau đây ghi được từ một buổi lễ phong chức linh mục tại giáo phận Regenburg của Đức Cha Rudolf Voderholzer, một đồng minh thân cận của Đức Hồng Y Woelki. Nhiều phụ nữ giơ cao các biểu ngữ gạch chéo chữ Vatikan như một hình thức chống báng các chỉ trích gần đây của Tòa Thánh đối với cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” tại Đức.

Như thế, để đạt được mục đích của mình, nhiều người xưng mình là “Công Giáo” nhưng không ngại phá vỡ sự hiệp nhất của Giáo Hội và cổ vũ cho một cảm thức sai lầm rằng các giáo huấn về luân lý và thần học, cũng như các kỷ luật của Giáo Hội có thể được thay đổi dưới các áp lực chính trị của các cuộc biểu tình.

Những người chủ trương tiến trình công nghị này đang lật tung mọi thứ như thể các giáo huấn lịch sử và chính thống của Giáo Hội phải luôn luôn bị chất vấn trong bối cảnh của các “nhu cầu mục vụ” mới. Các giáo huấn lịch sử và chính thống bị chỉ trích là “lạc hậu” so với những thực tế mới đầy chông gai. Họ cho rằng giáo huấn của Giáo Hội luôn luôn là một điều gì đó có thể “thương lượng” khi đưa vào cuộc đối thoại với các xu hướng văn hóa đang ở thế thượng phong.

Trong khi đó, Đức Hồng Y Woelki nhấn mạnh rằng đức tin, và tín lý theo Kinh Thánh và Tông Truyền không thể bị thay đổi. Cả các bí tích và kỷ luật của Giáo Hội cũng không thể bị đổi thay. Chẳng hạn, chức tư tế dành cho phụ nữ là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội. Đức Hồng Y Woelki nhắc nhớ rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra “quyết định chung cuộc cho vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế giới, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhưng đơn thuần là do tinh thần con người của chúng ta mà ra xuất phát từ nỗi sợ hãi không được thế giới đó nhận.”


Source:Crux
 
Gặp nhiều thuận lợi, việc trùng tu Nhà thờ chính tòa Paris bước vào giai đoạn hai
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:28 26/09/2019
Trong nhiều thế kỷ, khách du lịch đến thăm Paris đã dừng lại dọc theo bờ sông Seine để trố mắt ngắm Nhà thờ Đức Bà. Bây giờ, họ tạm dừng để xem xét những gì có thể đã xảy ra – hay những gì gần như đã xảy ra - vào năm tháng trước đây, khi một đám cháy đã suýt tiêu hủy ngôi thánh đường 850 năm tuổi này.

Quảng trường bên ngoài mặt tiền nhà thờ chính tòa, nơi trước đây người ta có thể thưởng ngoạn các cảnh điêu khắc từ việc sáng thế đến cuộc phán xét cuối cùng, hiện chứa đầy các xe kéo xây dựng, giàn giáo và xe tải đang tìm cách bảo vệ một trong những kho báu quý giá nhất của Giáo hội Pháp.

Nhà thờ chính tòa vĩ đại là một địa điểm tôn giáo, nhưng nó lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước Pháp, nên thách thức đầu tiên là các quan chức Giáo Hội và nhà nước phải thống nhất được với nhau về cách thức khôi phục nhà thờ Đức Bà.

Đức ông Patrick Chauvet, Cha sở Nhà thờ Đức Bà, mô tả vai trò của ngài ngày nay như vai trò của một “nhà ngoại giao”, phục vụ trong tư cách liên lạc viên giữa tổng giám mục Paris, thành phố Paris, Tổng thống Pháp và Bộ Văn hóa, là bộ chịu trách nhiệm đối với các nỗ lực trùng tu.

Trong những tuần sau vụ hỏa hoạn ngày 15 tháng 4, đã có một thứ giằng co quốc gia giữa những người muốn sử dụng việc khôi phục để hiện đại hóa thiết kế của nhà thờ chính tòa và những người khác đang tìm cách đem nhà thờ chính tòa trở lại trạng thái chính xác trước khi xảy ra hỏa hoạn.

Bất chấp bi kịch này, Đức Ông Chauvet đã nói với Crux vào tháng trước rằng ngài đang hưởng được một mối “liên hệ tốt đẹp” với các bên liên hệ, nhưng thừa nhận đây là một diễn trình tế nhị. Trong khi đương nhiên quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, an toàn và sửa chữa, ngài vẫn chủ yếu quan tâm đến việc đem Nhà thờ Đức Bà trở lại tư cách ngôi nhà cầu nguyện.

Đức ông Chauvet nói rằng “Tôi tiếp tục nhận được thư của những người mô tả hậu quả của đám cháy và tôi muốn duy trì một sự đổi mới thiêng liêng”.

“Tôi muốn đưa tượng Đức Mẹ ra quảng trường trước nhà thờ chính tòa để gặp con cái của Mẹ”. Đức ông hy vọng có thể đặt bức tượng Đức Mẹ thế kỷ 14 bên ngoài nhà thờ như một địa điểm hành hương mới trong khi những nỗ lực khôi phục đang được tiến hành.

Ngài nói “Chúng ta là một tôn giáo nhập thể. Chúng ta thích nhìn, vì vậy điều quan trọng đối với tôi là có thể làm một việc như vậy để duy trì ngọn lửa đổi mới thiêng liêng này”.

Tuy nhiên, đối với khoảng 13 triệu du khách ghé thăm nhà thờ mỗi năm, nhiều người lo lắng muốn biết khi nào họ sẽ lại được phép trở lại bên trong một trong những nhà thờ mang tính biểu tượng nhất thế giới.

Đức Ông Chauvet nói rằng việc khôi phục đang diễn ra trong ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên - giai đoạn hiện nay - là bảo đảm cấu trúc, sau đó là giai đoạn thứ hai để đưa lên một mái nhà bằng gỗ, cho phép lắp đặt giàn giáo trên đỉnh nhà thờ nơi đặt mái nhà nguyên thủy, bị sụp đổ trong đám cháy. Cuối cùng, giai đoạn khôi phục sẽ cho phép thợ mộc, thợ đá và các nhà điêu khắc bắt đầu công trình khôi phục nhà thờ trở lại trạng thái trước khi xảy ra hỏa hoạn.

Dọc theo đường Rue du Cloître-Notre-Dame, chạy song song với phía bắc của nhà thờ chính tòa, một bức tường chắn ngăn cách nhà thờ chính tòa với các quán cà phê và nhà hàng đã từng tấp nập khách du lịch, nơi gần nhất để thưởng thức bánh crêpe trong khi ngắm nhìn những chiếc cửa sổ hoa Hồng Yêu dấu ở bên ngoài nhà thờ chính tòa. Ở các quán cà phê vĩa hè trên con đường này người ta đưa ra đủ ý kiến.

Một người quản lý quán cà phê, nói rằng công việc kinh doanh của cô đã giảm 70% kể từ vụ cháy, và cô đã phải vật lộn với cuộc sống hết mấy tháng khi nhà hàng bị đóng cửa sau vụ cháy.

Tuy nhiên, trong tổng giáo phận Paris, có văn phòng cũng song song với nhà thờ chính tòa, công việc đang dần bắt đầu trở lại bình thường.

Karine Dalle, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói rằng trong khi khoảng 750 triệu euro đã được hứa tặng, chỉ một phần nhỏ trong số đó đã được chuyển khoản. Bà nói thêm rằng Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhiều người Mỹ đã hảo tâm trong các đóng góp của họ.

Dalle, đã ở bên cạnh Đức Tổng Giám Mục Aupetit trong những giờ phút lính cứu hỏa chiến đấu để cứu nhà thờ chính tòa. Bà nói rằng bà nhớ những hình ảnh khói lửa mỗi ngày - nhưng cả những cảnh người Paris dừng lại trên đường để nhìn Nhà thờ chính tòa khi nó đang bốc cháy và tham gia cầu nguyện công khai, trước nhất cho Nhà thờ khỏi sụp và sau đó, cầu nguyện tạ ơn vì phép lạ đã được cứu ngôi nhà thờ này.

Bà Dalle tiếp tục cho hay “Nếu bạn muốn nghĩ theo các chương trình truyền hình, thì chúng tôi vừa hoàn thành giai đoạn một và giai đoạn hai đang bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giai đoạn nữa ở phía trước”.