Phụng Vụ - Mục Vụ
Quan Tâm Phục Vụ Người Bất Hạnh
Lm. Đan Vinh
09:04 26/09/2013
CN 26 TN
Am 6,1a.4-7 ; 1 Tm 6,11-16 ; Lc 16,19-31
QUAN TÂM PHỤC VỤ NGƯỜI BẤT HẠNH
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 16,19-31
(19) Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. (20) Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, (21) thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. (22) Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. (23) Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. (24) Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham. Xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát. Vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm”. (25) Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi. Còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. (26) Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được. Mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”. (27) Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con. (28) Vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh báo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này. (29) Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có ông Mô-sê và các ngôn sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. (30) Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu. Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. (31) Ông Áp-ra-ham đáp: “Ông Mô-sê và các ngôn sứ mà họ chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất La-da-rô nghèo khó. Ông nhà giàu thì ăn mặc sung sướng đang khi La-da-rô có cuộc sống rất tồi tệ. Nhưng sau khi cả hai đều chết đã được Thiên Chúa xét xử công bình: La-da-rô thì được an ủi ngồi trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham, đang khi ông nhà giàu phải chịu đau khổ trong hỏa ngục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-21: + Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình: Dụ ngôn này lấy từ hình ảnh quen thuộc trong xã hội Do thái có những người giàu sống tách biệt với người nghèo. + Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô: Đối nghịch với hình ảnh người nhà giàu kia là hình ảnh La-da-rô nghèo khó khốn khổ. Anh này làm nghề hành khất, người đầy bệnh hoạn và tứ cố vô thân. La-da-rô hay Ê-lê-a-da-rô nghĩa là “Thiên Chúa giúp”, ý nói anh ta chỉ còn biết trông chờ một mình Thiên Chúa giúp đỡ mà thôi. + Mụn nhọt đầy mình... Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta: trong Kinh thánh, chó bị coi là con vật ghê tởm và dữ tợn (x. Tv 22,17.21; Mt 7,6). Kiểu diễn tả “ước được những mụn bánh” và “chó đến liếm ghẻ chốc” nhằm làm nổi bật cảnh khốn cùng của La-da-rô và sự thờ ơ ích kỷ của ông nhà giàu.
- C 21-24: + Dưới âm phủ: Theo quan niệm của một số giáo phái Do thái: Người chết bị vào trong âm phủ và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời. + Thấy La-da-rô trong lòng tổ phụ: “Ngồi trong lòng tổ phụ” là một chỗ vinh dự trong bữa tiệc do tổ phụ Áp-ra-ham chủ tọa. Sau này trong bữa tiệc ly, Gio-an cũng được vinh dự “tựa đầu vào lòng Đức Giê-su” (Ga 13,23). + “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con”...: Cuộc đối thoại giữa người giàu có với tổ phụ Áp-ra-ham cho thấy số phận của con người ở thế giới bên kia tùy thuộc vào cuộc sống của họ khi còn ở trần gian.
- C 25-26: + “Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ”: Người giàu có bị trừng phạt vì khi còn sống đã không sử dụng của cải theo thánh ý Chúa. Còn người nghèo khó được thưởng vì đã chấp nhận sống tinh thần nghèo khó. Cái chết sẽ làm đảo ngược vị trí của người giàu và kẻ nghèo. Chỉ nhờ ơn Chúa thì những người giàu có mới có thể được cứu độ (X. Lc 18,24-27). Nhưng không phải bất cứ người nghèo nào cũng đương nhiên được hưởng lòng Chúa thương xót. Nếu nghèo mà không có tinh thần siêu thoát đối với tiền bạc của cải, thì số phận của họ cũng sẽ bị diệt vong (x. Lc 12,15 ; Mt 19,29). + “Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn”...: Vực thẳm lớn không thể vượt qua, biểu tượng cho tính dứt khoát của số phận của những người được hưởng hạnh phúc hay sẽ phải chịu đau khổ trong thế giới kẻ chết.
- C 27-31: + “Vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con”: Ông nhà giàu muốn dùng kinh nghiệm bản thân của mình để cảnh báo những anh chị em đang sống chung dưới cùng một mái nhà của cha ông. + “Chúng đã có ông Mô-sê và các ngôn sứ”...: Sự cảnh báo về việc sử dụng của cải đã hàm chứa trong Luật pháp Mô-sê và Lời Chúa do các ngôn sứ tuyên sấm, đủ thuyết phục họ sửa đổi thói ích kỷ và biết quảng đại nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo đói khác. Vì thế nếu những người giàu có đã không hồi tâm sám hối, không phải vì họ đã không có đủ các phương thế giúp ăn năn hối cải, nhưng chỉ vì họ đã cố tình từ chối thi hành các phương thế ấy mà thôi. + “Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”: Ở đây ông nhà giàu muốn dùng việc kẻ chết hiện hồn về để đánh động lòng sám hối của các người anh em còn sống. + “Ông Mô-sê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”: Câu này là cốt tủy của dụ ngôn. Dù lời dạy của Mô-sê và lời các ngôn sứ không phải là những phép lạ và chỉ nhằm để thúc đẩy người ta tin, nhưng đó cũng chính là Lời Chúa phán trong Thánh kinh (x. Lc 24,27.44). Ở nơi khác, Đức Giê-su cũng nói đến sự vô hiệu của các phép lạ (x. Lc 10,13). Người cũng khẳng định các dấu chỉ thiêng liêng có giá trị hơn các phép lạ bên ngòai, khi nói: “Anh em hãy tin vào Thầy” (Ga 14,11.12) và: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29b).
4. CÂU HỎI: 1) Câu nào diễn tả cảnh khốn cùng của người nghèo khó La-da-rô ? 2) Bài Tin mừng hôm nay dựa theo quan niệm của Do thái giáo: chia người chết thành hai lọai người nào ? 3) Phải chăng người giàu có ở đời này sẽ đương nhiên chịu hình phạt ở đời sau và người nghèo khó ở đời này đương nhiên sẽ được hưởng hạnh phúc ở đời sau ? 4) Câu nào cho thấy tổ phụ Ap-ra-ham không cho phép La-da-rô hiện hồn về để nhắc bảo các anh em của ông nhà giàu ? Tại sao ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu” (Lc 16,19-20).
2. CÂU CHUYỆN: PHIM "NHỮNG ĐỨA TRẺ KHỐN KHỔ" :
Một cô gái quê lên tỉnh đi tìm việc làm và đã bị kẻ gian lừa đến chỗ đã mang thai ngoài ý muốn. Sau đó do không thể vừa đi làm vừa nuôi con thơ, cô đành gởi con cho một chủ quán nhà trọ nuôi giúp. Người chủ quán này là kẻ vô lương tâm, đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bà mẹ trẻ để ra sức bòn rút bóc lột: nay hắn đòi phải đưa thêm tiền sữa tăng giá, mai lại đòi tiền thuốc chữa bệnh cho đứa con. Bà mẹ trẻ chỉ còn biết nhịn ăn nhịn tiêu để chi trả những số tiền vượt kế hoạch. Khi không còn gì để trả, chị ta đành phải cắt mái tóc óng mượt đẹp đẽ của mình mang đi bán. Rồi sau đó lại phải nhổ từng cái răng để bán tiếp… và chỉ một thời gian ngắn sau đó chị biến thành một phụ nữ ốm đói quần áo lôi thôi rách rưới, mặt mũi xấu xí và bị mọi người khinh dể xa lánh như một người điên. Sau đó chị bị viên quản đốc thẳng tay đuổi ra khỏi chỗ làm giữa một buổi sáng mùa đông giá lạnh, phải co ro trong chiếc áo rách, vừa đi vừa ôm ngục ho sù sụ… Lần khác chị bị một đám đông hè nhau xô té xuống lề đường và thay nhau hò hét đấm đá... Khi xem phim, có lẽ nhờ đã hiểu biết về hoàn cảnh cùng cực của bà mẹ trẻ khiến nhiều ngừoi chúng ta cảm thương, đang khi do thiếu hiểu biết mà nhiều kẻ đã đang tâm hành hạ chị không chút thương tiếc.
Còn chúng ta thì sao ? Có khi nào chúng ta đã làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân, thậm chí còn vào hùa với kẻ ác tâm để chế diễu hay hành hạ những kẻ điên loạn nghèo đói gặp phải giữa đời thường hay không ?
3. SUY NIỆM:
1) Thực trạng giàu nghèo trên thế giới hiện nay:
Hiện nay tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển. BIU GHẾT (Bill Gates) giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông thì Liên Hiệp Quốc sẽ có đủ tiền chi cho công cuộc cải cách giáo dục căn bản, phục vụ sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả thế giới trong một thời gian dài. Hiện nay hố sâu ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo ở các đô thị và giữa đô thị với vùng nông thôn càng lúc càng lớn. Có 800 triệu “La-da-rô” đang lâm cảnh đói nghèo cùng cực. Hơn một tỉ “La-da-rô” đang bệnh tật mà không được thuốc thang chữa trị. Hàng ngày vẫn có bao người bị chết đói, vì không được hưởng những thực phẩm dư thừa từ cac bàn tiệc của những người giàu. Dửng dưng trước sự đau khổ của người khác cũng chính là một tội ác lớn lao.
2) Thế nào là sự giàu có và nghèo khó thực sự ?:
Sự giàu có đích thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi. Người giàu đích thật là người biết cho đi, còn người nghèo thật sự là người chỉ biết đón nhận. Người giàu đích thật là người có ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đầy đủ, đang khi người nghèo thật sự lại có quá nhiều nhu cầu nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn. Sự giàu đáng giá nhất là giàu có trong tâm hồn. Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết. Khi ta mở cửa lòng mình ra là lúc ta bắt đầu sống (McCarthy). Khi chỉ biết tìm kiếm sao cho có thật nhiều tiền, cặp mắt người ta sẽ bị che mờ đến nỗi không còn nhìn thấy Thiên Chúa và tha nhân nữa.
3) Phải tránh thái độ làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân: Chính tội làm ngơ của ông nhà giàu đã thành tội nặng khi gây thiệt hại nghiêm trọng khiến La-da-rô bị chết thảm vì đói và bệnh, nên ông nhà giàu đã bị phạt trong hỏa ngục. Như vậy ngoài các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm, còn có thêm tội thiếu sót, không chu toàn bổn phận yêu người, làm ngơ trước những kẻ bất hạnh đang cần đến mình.
4) Phải tập quảng đại: cho đi hơn là nhận lãnh: Ông nhà giàu phải "chịu cực hình" không phải vì giàu có, nhưng vì đã không quảng đại, không biết chia sẻ cho những người đói khát cơm áo tiền bạc dư thừa của mình. Bác sĩ AN-BỚT SUÝT-DƠ (Albert Schweitzer), người đã bán hết gia tài to lớn để xây dựng một bệnh viện để cứu giúp những người cùng khổ ở Châu Phi, đã đặt vấn đề như sau: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc khi còn biết bao người khác đang bị đau khổ ?".
5) Phải bắt đầu từ đâu? :
- phải bắt đầu từ gia đình mình trước: Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta nói : "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố. Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào”.
-Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: Muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó. Mẹ Têrêsa kể tiếp: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia... Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này đã phải chết vì đói !".
-Tích tiểu thành đại: Theo Mẹ Tê-rê-sa: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến từng cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu nhiều giọt nước khác".
6) Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong bài giảng lễ Chúa nhật tại vận động trường Yăng-ki (Yankee) Nữu Ước trong chuyến thăm nước Mỹ 1979 đã phát biểu về việc chia sẻ bác ái như sau: “Người nghèo khổ nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh em của các bạn trong Chúa Ki-tô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo cho mình cái chính yếu của cuộc sống, và đừng tìm sống sung túc, để nhờ đó, các bạn có thể giúp đỡ cụ thể cho những người nghèo khổ. Ngoài ra các bạn còn phải đối xử với họ như những vị khách quí trong gia đình các bạn nữa”.
4. THẢO LUẬN: 1) Một văn sĩ nổi tiếng đã nói: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hoàn thành, mỗi hỏa tiễn được bắn ra... Xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát vì không được nuôi dưỡng, của những kẻ bị lạnh lẽo vì thiếu quần áo che thân !”. Bạn có đồng ý với lời đó hay không ? Tại sao ? 2) Bạn sẽ làm gì trong những ngày sắp tới để giúp đỡ cách cụ thể cho một cụ già neo đơn, một trẻ em mồ côi hay một bệnh nhân không tiền thuốc thang chữa trị mà bạn quen biết... ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU, Xin cho con nhìn thấy những La-da-rô nghèo khó đang ở chung quanh con và đang cần đến sự giúp đỡ của con. Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó đến với con, để con không xua đuổi, nhưng tiếp đón họ cách thân tình. Cảm tạ Chúa vì đã dựng nên loài người chúng con ai cũng nghèo về một phương diện nào đó, và ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác... Như vậy chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho hết mọi người đều được nên sung túc giàu có.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH – HHTM
Am 6,1a.4-7 ; 1 Tm 6,11-16 ; Lc 16,19-31
QUAN TÂM PHỤC VỤ NGƯỜI BẤT HẠNH
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 16,19-31
(19) Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. (20) Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, (21) thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. (22) Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. (23) Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. (24) Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham. Xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát. Vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm”. (25) Ông Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi. Còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. (26) Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được. Mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”. (27) Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con. (28) Vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh báo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này. (29) Ông Áp-ra-ham đáp: “Chúng đã có ông Mô-sê và các ngôn sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. (30) Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu. Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. (31) Ông Áp-ra-ham đáp: “Ông Mô-sê và các ngôn sứ mà họ chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất La-da-rô nghèo khó. Ông nhà giàu thì ăn mặc sung sướng đang khi La-da-rô có cuộc sống rất tồi tệ. Nhưng sau khi cả hai đều chết đã được Thiên Chúa xét xử công bình: La-da-rô thì được an ủi ngồi trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham, đang khi ông nhà giàu phải chịu đau khổ trong hỏa ngục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-21: + Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình: Dụ ngôn này lấy từ hình ảnh quen thuộc trong xã hội Do thái có những người giàu sống tách biệt với người nghèo. + Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô: Đối nghịch với hình ảnh người nhà giàu kia là hình ảnh La-da-rô nghèo khó khốn khổ. Anh này làm nghề hành khất, người đầy bệnh hoạn và tứ cố vô thân. La-da-rô hay Ê-lê-a-da-rô nghĩa là “Thiên Chúa giúp”, ý nói anh ta chỉ còn biết trông chờ một mình Thiên Chúa giúp đỡ mà thôi. + Mụn nhọt đầy mình... Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta: trong Kinh thánh, chó bị coi là con vật ghê tởm và dữ tợn (x. Tv 22,17.21; Mt 7,6). Kiểu diễn tả “ước được những mụn bánh” và “chó đến liếm ghẻ chốc” nhằm làm nổi bật cảnh khốn cùng của La-da-rô và sự thờ ơ ích kỷ của ông nhà giàu.
- C 21-24: + Dưới âm phủ: Theo quan niệm của một số giáo phái Do thái: Người chết bị vào trong âm phủ và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời. + Thấy La-da-rô trong lòng tổ phụ: “Ngồi trong lòng tổ phụ” là một chỗ vinh dự trong bữa tiệc do tổ phụ Áp-ra-ham chủ tọa. Sau này trong bữa tiệc ly, Gio-an cũng được vinh dự “tựa đầu vào lòng Đức Giê-su” (Ga 13,23). + “Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con”...: Cuộc đối thoại giữa người giàu có với tổ phụ Áp-ra-ham cho thấy số phận của con người ở thế giới bên kia tùy thuộc vào cuộc sống của họ khi còn ở trần gian.
- C 25-26: + “Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ”: Người giàu có bị trừng phạt vì khi còn sống đã không sử dụng của cải theo thánh ý Chúa. Còn người nghèo khó được thưởng vì đã chấp nhận sống tinh thần nghèo khó. Cái chết sẽ làm đảo ngược vị trí của người giàu và kẻ nghèo. Chỉ nhờ ơn Chúa thì những người giàu có mới có thể được cứu độ (X. Lc 18,24-27). Nhưng không phải bất cứ người nghèo nào cũng đương nhiên được hưởng lòng Chúa thương xót. Nếu nghèo mà không có tinh thần siêu thoát đối với tiền bạc của cải, thì số phận của họ cũng sẽ bị diệt vong (x. Lc 12,15 ; Mt 19,29). + “Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn”...: Vực thẳm lớn không thể vượt qua, biểu tượng cho tính dứt khoát của số phận của những người được hưởng hạnh phúc hay sẽ phải chịu đau khổ trong thế giới kẻ chết.
- C 27-31: + “Vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con”: Ông nhà giàu muốn dùng kinh nghiệm bản thân của mình để cảnh báo những anh chị em đang sống chung dưới cùng một mái nhà của cha ông. + “Chúng đã có ông Mô-sê và các ngôn sứ”...: Sự cảnh báo về việc sử dụng của cải đã hàm chứa trong Luật pháp Mô-sê và Lời Chúa do các ngôn sứ tuyên sấm, đủ thuyết phục họ sửa đổi thói ích kỷ và biết quảng đại nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo đói khác. Vì thế nếu những người giàu có đã không hồi tâm sám hối, không phải vì họ đã không có đủ các phương thế giúp ăn năn hối cải, nhưng chỉ vì họ đã cố tình từ chối thi hành các phương thế ấy mà thôi. + “Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”: Ở đây ông nhà giàu muốn dùng việc kẻ chết hiện hồn về để đánh động lòng sám hối của các người anh em còn sống. + “Ông Mô-sê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”: Câu này là cốt tủy của dụ ngôn. Dù lời dạy của Mô-sê và lời các ngôn sứ không phải là những phép lạ và chỉ nhằm để thúc đẩy người ta tin, nhưng đó cũng chính là Lời Chúa phán trong Thánh kinh (x. Lc 24,27.44). Ở nơi khác, Đức Giê-su cũng nói đến sự vô hiệu của các phép lạ (x. Lc 10,13). Người cũng khẳng định các dấu chỉ thiêng liêng có giá trị hơn các phép lạ bên ngòai, khi nói: “Anh em hãy tin vào Thầy” (Ga 14,11.12) và: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29b).
4. CÂU HỎI: 1) Câu nào diễn tả cảnh khốn cùng của người nghèo khó La-da-rô ? 2) Bài Tin mừng hôm nay dựa theo quan niệm của Do thái giáo: chia người chết thành hai lọai người nào ? 3) Phải chăng người giàu có ở đời này sẽ đương nhiên chịu hình phạt ở đời sau và người nghèo khó ở đời này đương nhiên sẽ được hưởng hạnh phúc ở đời sau ? 4) Câu nào cho thấy tổ phụ Ap-ra-ham không cho phép La-da-rô hiện hồn về để nhắc bảo các anh em của ông nhà giàu ? Tại sao ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu” (Lc 16,19-20).
2. CÂU CHUYỆN: PHIM "NHỮNG ĐỨA TRẺ KHỐN KHỔ" :
Một cô gái quê lên tỉnh đi tìm việc làm và đã bị kẻ gian lừa đến chỗ đã mang thai ngoài ý muốn. Sau đó do không thể vừa đi làm vừa nuôi con thơ, cô đành gởi con cho một chủ quán nhà trọ nuôi giúp. Người chủ quán này là kẻ vô lương tâm, đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bà mẹ trẻ để ra sức bòn rút bóc lột: nay hắn đòi phải đưa thêm tiền sữa tăng giá, mai lại đòi tiền thuốc chữa bệnh cho đứa con. Bà mẹ trẻ chỉ còn biết nhịn ăn nhịn tiêu để chi trả những số tiền vượt kế hoạch. Khi không còn gì để trả, chị ta đành phải cắt mái tóc óng mượt đẹp đẽ của mình mang đi bán. Rồi sau đó lại phải nhổ từng cái răng để bán tiếp… và chỉ một thời gian ngắn sau đó chị biến thành một phụ nữ ốm đói quần áo lôi thôi rách rưới, mặt mũi xấu xí và bị mọi người khinh dể xa lánh như một người điên. Sau đó chị bị viên quản đốc thẳng tay đuổi ra khỏi chỗ làm giữa một buổi sáng mùa đông giá lạnh, phải co ro trong chiếc áo rách, vừa đi vừa ôm ngục ho sù sụ… Lần khác chị bị một đám đông hè nhau xô té xuống lề đường và thay nhau hò hét đấm đá... Khi xem phim, có lẽ nhờ đã hiểu biết về hoàn cảnh cùng cực của bà mẹ trẻ khiến nhiều ngừoi chúng ta cảm thương, đang khi do thiếu hiểu biết mà nhiều kẻ đã đang tâm hành hạ chị không chút thương tiếc.
Còn chúng ta thì sao ? Có khi nào chúng ta đã làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân, thậm chí còn vào hùa với kẻ ác tâm để chế diễu hay hành hạ những kẻ điên loạn nghèo đói gặp phải giữa đời thường hay không ?
3. SUY NIỆM:
1) Thực trạng giàu nghèo trên thế giới hiện nay:
Hiện nay tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển. BIU GHẾT (Bill Gates) giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông thì Liên Hiệp Quốc sẽ có đủ tiền chi cho công cuộc cải cách giáo dục căn bản, phục vụ sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả thế giới trong một thời gian dài. Hiện nay hố sâu ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo ở các đô thị và giữa đô thị với vùng nông thôn càng lúc càng lớn. Có 800 triệu “La-da-rô” đang lâm cảnh đói nghèo cùng cực. Hơn một tỉ “La-da-rô” đang bệnh tật mà không được thuốc thang chữa trị. Hàng ngày vẫn có bao người bị chết đói, vì không được hưởng những thực phẩm dư thừa từ cac bàn tiệc của những người giàu. Dửng dưng trước sự đau khổ của người khác cũng chính là một tội ác lớn lao.
2) Thế nào là sự giàu có và nghèo khó thực sự ?:
Sự giàu có đích thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi. Người giàu đích thật là người biết cho đi, còn người nghèo thật sự là người chỉ biết đón nhận. Người giàu đích thật là người có ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đầy đủ, đang khi người nghèo thật sự lại có quá nhiều nhu cầu nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn. Sự giàu đáng giá nhất là giàu có trong tâm hồn. Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết. Khi ta mở cửa lòng mình ra là lúc ta bắt đầu sống (McCarthy). Khi chỉ biết tìm kiếm sao cho có thật nhiều tiền, cặp mắt người ta sẽ bị che mờ đến nỗi không còn nhìn thấy Thiên Chúa và tha nhân nữa.
3) Phải tránh thái độ làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân: Chính tội làm ngơ của ông nhà giàu đã thành tội nặng khi gây thiệt hại nghiêm trọng khiến La-da-rô bị chết thảm vì đói và bệnh, nên ông nhà giàu đã bị phạt trong hỏa ngục. Như vậy ngoài các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm, còn có thêm tội thiếu sót, không chu toàn bổn phận yêu người, làm ngơ trước những kẻ bất hạnh đang cần đến mình.
4) Phải tập quảng đại: cho đi hơn là nhận lãnh: Ông nhà giàu phải "chịu cực hình" không phải vì giàu có, nhưng vì đã không quảng đại, không biết chia sẻ cho những người đói khát cơm áo tiền bạc dư thừa của mình. Bác sĩ AN-BỚT SUÝT-DƠ (Albert Schweitzer), người đã bán hết gia tài to lớn để xây dựng một bệnh viện để cứu giúp những người cùng khổ ở Châu Phi, đã đặt vấn đề như sau: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc khi còn biết bao người khác đang bị đau khổ ?".
5) Phải bắt đầu từ đâu? :
- phải bắt đầu từ gia đình mình trước: Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta nói : "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố. Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào”.
-Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: Muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó. Mẹ Têrêsa kể tiếp: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia... Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này đã phải chết vì đói !".
-Tích tiểu thành đại: Theo Mẹ Tê-rê-sa: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến từng cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu nhiều giọt nước khác".
6) Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong bài giảng lễ Chúa nhật tại vận động trường Yăng-ki (Yankee) Nữu Ước trong chuyến thăm nước Mỹ 1979 đã phát biểu về việc chia sẻ bác ái như sau: “Người nghèo khổ nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh em của các bạn trong Chúa Ki-tô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo cho mình cái chính yếu của cuộc sống, và đừng tìm sống sung túc, để nhờ đó, các bạn có thể giúp đỡ cụ thể cho những người nghèo khổ. Ngoài ra các bạn còn phải đối xử với họ như những vị khách quí trong gia đình các bạn nữa”.
4. THẢO LUẬN: 1) Một văn sĩ nổi tiếng đã nói: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hoàn thành, mỗi hỏa tiễn được bắn ra... Xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát vì không được nuôi dưỡng, của những kẻ bị lạnh lẽo vì thiếu quần áo che thân !”. Bạn có đồng ý với lời đó hay không ? Tại sao ? 2) Bạn sẽ làm gì trong những ngày sắp tới để giúp đỡ cách cụ thể cho một cụ già neo đơn, một trẻ em mồ côi hay một bệnh nhân không tiền thuốc thang chữa trị mà bạn quen biết... ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU, Xin cho con nhìn thấy những La-da-rô nghèo khó đang ở chung quanh con và đang cần đến sự giúp đỡ của con. Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó đến với con, để con không xua đuổi, nhưng tiếp đón họ cách thân tình. Cảm tạ Chúa vì đã dựng nên loài người chúng con ai cũng nghèo về một phương diện nào đó, và ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác... Như vậy chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho hết mọi người đều được nên sung túc giàu có.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH – HHTM
Những điều thiếu sót
Lm. Vũ Xuân Hạnh
09:04 26/09/2013
Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NĂM C : NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT
Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi thú nhận… Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Trong bốn điều đưa tới phạm tội, có lẽ chưa bao giờ ta ý thức đầy đủ cả bốn. Phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm, ít hay nhiều, lúc này, lúc khác có thể xuất hiện trong ý thức của mình.
Nhưng điều thứ bốn: những điều thiếu sót, vẫn thường xuyên bị bỏ quên. Bởi thế, từ nay về sau, bạn và tôi hãy ý thức hơn nữa những “điều thiếu sót” của bản thân đối với Thiên Chúa, đốu với chính mình, đối với tha nhân. Vì chính những điều thiều sót, có khi lại làm thành tội, khiến ta mất ơn cứu rỗi đời đời.
Dụ ngôn người giàu có – giàu đến mức Chúa Giêsu đã không gọi tên anh ta, thay cho tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức về TỘI THIẾU SÓT TRONG BỔN PHẬN sống bác ái, chia sẻ những gì có thể chia sẻ cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Càng cụ thể hơn, khi đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa người phú hộ và người nghèo Lazarô, Chúa Giêsu như muốn nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cải, tiền bạc, lương thực. Nếu không làm như thế, đồng nghĩa với việc, ta tự mình chuốc lấy hỏa ngục.
Người ta kể câu chuyện về một chú chim khờ dại như sau: Ngày nọ, khi đang dừng chân nghỉ cánh trên một mái nhà trong một nông trại, tình cờ chú chim hoang nhìn thấy một lũ chim rất đông sống trong một cái chuồng lớn. Con nào cũng mập mạp, mượt mà.
Lũ chim xem ra quá sung sướng: máng ăn đầy ắp thức ăn. Suốt ngày chúng chỉ có mấy việc phải làm: đói, đáp xuống ăn; no, lại bay lên rỉa lông, rỉa cánh. Nhìn lại mình, qua khổ sở: bay rong suốt ngày chỉ để kiếm ăn còn không đủ thời gian, nói chi đến việc chăm chút bộ lông. Có hôm bay đến lả cả người, mỏi cả đôi cánh, nhiều lúc như muốn quỵ vì đói, vậy mà vẫn không tìm thấy bất cứ cái gì bỏ vào bụng.
Nghĩ như vậy, chú càng tủi thân, khóc cho phận mình. Chú tự nhủ: “Chẳng thà có những bữa ăn được dọn sẵn trong căn nhà ấm áp còn hơn tự do mà phải vất vả quá sức thế này”. Thế là chú quyết tâm tìm cách vào chuồng chim cho bằng được.
Tìm mãi rồi cũng có chỗ. Nhìn quanh không thấy ai để ý, chú chim hoang dã gắng sức lách mình vào khe hở phía trên mái chuồng chim. Đúng là ngu dại! Chú chỉ nhìn thấy cái trước mắt, đó là sống thoải mái, sống dễ dãi, lương thực dư đầy, mà không hiểu rằng, đàng sau sự sống có vẻ sung sướng ấy chính là những kẻ tử tù. Đến một ngày, tất cả chúng sẽ bị giết làm thức ăn cho con người.
Khi tự mình bước vào chuồng chim, cũng như tất cả những chú chim trong chuồng, chú không biết rằng, mình tự nộp mình cho cái chết thê thảm nhất. Vì người chủ nông trại vừa bàn với vợ: cuối tháng này, ông sẽ gọi người của nhà hàng đến bán sạch chuồng chim, lo cho mấy đứa con đi học đầu năm mới…
Nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay được diễn tả là người có một đời sống chẳng những thoải mái, dễ dãi mà còn sang trọng, bình yên, thừa thải. Ông “vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình”.
Bị trói buộc bởi tiền của và hưởng thụ, ông chẳng còn đủ ánh mắt sáng suốt để nhìn thấy người nghèo Lzarô ở sát cạnh ông. Tự giam mình trong chiếc lồng sơn son thếp vàng của sự sung sướng nơi bản thân, đích cuối cùng mà ông phải đi tới là hỏa ngục!
Thậm chí khi từ bỏ cuộc đời, kết thúc tất cả sự giàu sang trong cái chết, ông chỉ xin có một giọt nước mà thôi, nhằm làm dịu đi trong khoảnh khắc ngọn lửa tàn nhẫn của hỏa ngục, cũng không thể được. Chọn cho mình cuộc sống thoải mái, ông đã nhận lấy sự đau đớn còn lớn hơn gấp bội lần sự nghèo khổ của Lazarô khi còn sống.
Thực ra, nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, ta thấy ông chẳng có tội nào để phải chuốc lấy án phạt lớn như thế.
Chúa Giêsu không hề kể bất cứ tội nào của ông: Ông không chiếm đoạt tài sản của ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Chúa không kê khai bất cứ tội nào của ông. Người cũng không cho biết người nghèo Lazarô có xin nghà phú hộ giúp đỡ hay không, hay người phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục, hay Chúa quá ghét người giàu?
Nếu xét theo kinh Cáo mình thì: Tội trong tư tưởng, ông không có. Tội trong lời nói, ông không phạm. Tội do việc làm, cũng không. Nhưng tội thứ bốn, “những điều thiếu sót” thì không thể chối được. Vì nhà phú hộ đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình. Đó là “người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. “Những điều thiếu sót” mà nhà phú hộ đã không nhận thấy, đã đưa ông đến chỗ trầm luân đời đời.
Không có mức án nào lớn bằng mức án hỏa ngục. Nhưng bất cứ mức án nào, dù lớn hay nhỏ, đều không phải do Thiên Chúa thù nghịch với con người rồi dành cho họ theo tình cảm thương hay ghét của mình.
Tất cả đều do con người lựa chọn bằng bất cứ thái độ sống nào mà mình đã từng thể hiện trên cõi đời này. Bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe, khỏi phải nhìn thấy cảnh khốn cùng của anh chị em là một thái độ trọng tội mà nhiều người đã chọn. Bạn và tôi đã chọn cho mình thái độ sống nào? Đó cũng có nghĩa là mình đã chọn phần thưởng hay phần phạt?
Sồng trong đời, bạn và tôi hãy tập nhìn xuống để có thể nhìn thấy biết bao nhiêu anh chị em đói khổ. Có như thế, ta mới mở lòng ra, chứ không biến lòng mình thành pháo đài ích kỷ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, tích trữ, bị ám ảnh bởi vật chất, bị mê hoặc bởi lợi nhuận… Mở lòng ra và không xây pháo đài như thế, mới mong phần thưởng đời đời thuộc về bản thân ta.
Từ nay về sau, mỗi khi đọc kinh cáo mình, trước khi đấm ngực thú nhận rằng: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi… mọi đàng”, chúng ta hãy ăn năn tội thật, hãy khiêm nhường nhìn nhận thân phận tội lỗi thật, chứ đừng đọc như một công thức cho qua lần chiếu lệ mà thôi.
Hãy xét mình về mọi phương diện: từ tư tưởng, lời nói, việc làm, đến những điều thiếu sót, không bỏ sót một phương diện nào.
Có nhìn thấy mình trong tư thế trần trụi, xấu xa và tội lỗi, ta mới hy vọng nhìn thấy anh chị em quanh mình, nhìn thấy cả sự thiếu thốn, oán thương, muộn phiền mà họ phải chịu.
Vậy chúng ta hãy mềm lòng khi cất cao lời tạ tội: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, ta vẫn thường cử hành nghi thức sám hối với kinh Cáo mình: “…Tôi thú nhận… Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và NHỮNG ĐIỀU THIẾU SÓT. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Trong bốn điều đưa tới phạm tội, có lẽ chưa bao giờ ta ý thức đầy đủ cả bốn. Phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm, ít hay nhiều, lúc này, lúc khác có thể xuất hiện trong ý thức của mình.
Nhưng điều thứ bốn: những điều thiếu sót, vẫn thường xuyên bị bỏ quên. Bởi thế, từ nay về sau, bạn và tôi hãy ý thức hơn nữa những “điều thiếu sót” của bản thân đối với Thiên Chúa, đốu với chính mình, đối với tha nhân. Vì chính những điều thiều sót, có khi lại làm thành tội, khiến ta mất ơn cứu rỗi đời đời.
Dụ ngôn người giàu có – giàu đến mức Chúa Giêsu đã không gọi tên anh ta, thay cho tên gọi, Chúa gọi anh là “nhà phú hộ” – và người nghèo tên là Lazarô nhắc mỗi người ý thức về TỘI THIẾU SÓT TRONG BỔN PHẬN sống bác ái, chia sẻ những gì có thể chia sẻ cho anh chị em, nhất là giúp đỡ những người túng cực, nghèo đói…
Càng cụ thể hơn, khi đưa ra hai hình ảnh đối lập giữa người phú hộ và người nghèo Lazarô, Chúa Giêsu như muốn nhấn mạnh đến sự chia sẻ của cải, tiền bạc, lương thực. Nếu không làm như thế, đồng nghĩa với việc, ta tự mình chuốc lấy hỏa ngục.
Người ta kể câu chuyện về một chú chim khờ dại như sau: Ngày nọ, khi đang dừng chân nghỉ cánh trên một mái nhà trong một nông trại, tình cờ chú chim hoang nhìn thấy một lũ chim rất đông sống trong một cái chuồng lớn. Con nào cũng mập mạp, mượt mà.
Lũ chim xem ra quá sung sướng: máng ăn đầy ắp thức ăn. Suốt ngày chúng chỉ có mấy việc phải làm: đói, đáp xuống ăn; no, lại bay lên rỉa lông, rỉa cánh. Nhìn lại mình, qua khổ sở: bay rong suốt ngày chỉ để kiếm ăn còn không đủ thời gian, nói chi đến việc chăm chút bộ lông. Có hôm bay đến lả cả người, mỏi cả đôi cánh, nhiều lúc như muốn quỵ vì đói, vậy mà vẫn không tìm thấy bất cứ cái gì bỏ vào bụng.
Nghĩ như vậy, chú càng tủi thân, khóc cho phận mình. Chú tự nhủ: “Chẳng thà có những bữa ăn được dọn sẵn trong căn nhà ấm áp còn hơn tự do mà phải vất vả quá sức thế này”. Thế là chú quyết tâm tìm cách vào chuồng chim cho bằng được.
Tìm mãi rồi cũng có chỗ. Nhìn quanh không thấy ai để ý, chú chim hoang dã gắng sức lách mình vào khe hở phía trên mái chuồng chim. Đúng là ngu dại! Chú chỉ nhìn thấy cái trước mắt, đó là sống thoải mái, sống dễ dãi, lương thực dư đầy, mà không hiểu rằng, đàng sau sự sống có vẻ sung sướng ấy chính là những kẻ tử tù. Đến một ngày, tất cả chúng sẽ bị giết làm thức ăn cho con người.
Khi tự mình bước vào chuồng chim, cũng như tất cả những chú chim trong chuồng, chú không biết rằng, mình tự nộp mình cho cái chết thê thảm nhất. Vì người chủ nông trại vừa bàn với vợ: cuối tháng này, ông sẽ gọi người của nhà hàng đến bán sạch chuồng chim, lo cho mấy đứa con đi học đầu năm mới…
Nhà phú hộ trong Tin Mừng hôm nay được diễn tả là người có một đời sống chẳng những thoải mái, dễ dãi mà còn sang trọng, bình yên, thừa thải. Ông “vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình”.
Bị trói buộc bởi tiền của và hưởng thụ, ông chẳng còn đủ ánh mắt sáng suốt để nhìn thấy người nghèo Lzarô ở sát cạnh ông. Tự giam mình trong chiếc lồng sơn son thếp vàng của sự sung sướng nơi bản thân, đích cuối cùng mà ông phải đi tới là hỏa ngục!
Thậm chí khi từ bỏ cuộc đời, kết thúc tất cả sự giàu sang trong cái chết, ông chỉ xin có một giọt nước mà thôi, nhằm làm dịu đi trong khoảnh khắc ngọn lửa tàn nhẫn của hỏa ngục, cũng không thể được. Chọn cho mình cuộc sống thoải mái, ông đã nhận lấy sự đau đớn còn lớn hơn gấp bội lần sự nghèo khổ của Lazarô khi còn sống.
Thực ra, nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, ta thấy ông chẳng có tội nào để phải chuốc lấy án phạt lớn như thế.
Chúa Giêsu không hề kể bất cứ tội nào của ông: Ông không chiếm đoạt tài sản của ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Chúa không kê khai bất cứ tội nào của ông. Người cũng không cho biết người nghèo Lazarô có xin nghà phú hộ giúp đỡ hay không, hay người phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục, hay Chúa quá ghét người giàu?
Nếu xét theo kinh Cáo mình thì: Tội trong tư tưởng, ông không có. Tội trong lời nói, ông không phạm. Tội do việc làm, cũng không. Nhưng tội thứ bốn, “những điều thiếu sót” thì không thể chối được. Vì nhà phú hộ đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình. Đó là “người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn rơi xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. “Những điều thiếu sót” mà nhà phú hộ đã không nhận thấy, đã đưa ông đến chỗ trầm luân đời đời.
Không có mức án nào lớn bằng mức án hỏa ngục. Nhưng bất cứ mức án nào, dù lớn hay nhỏ, đều không phải do Thiên Chúa thù nghịch với con người rồi dành cho họ theo tình cảm thương hay ghét của mình.
Tất cả đều do con người lựa chọn bằng bất cứ thái độ sống nào mà mình đã từng thể hiện trên cõi đời này. Bịt tai, bịt mắt để khỏi phải nghe, khỏi phải nhìn thấy cảnh khốn cùng của anh chị em là một thái độ trọng tội mà nhiều người đã chọn. Bạn và tôi đã chọn cho mình thái độ sống nào? Đó cũng có nghĩa là mình đã chọn phần thưởng hay phần phạt?
Sồng trong đời, bạn và tôi hãy tập nhìn xuống để có thể nhìn thấy biết bao nhiêu anh chị em đói khổ. Có như thế, ta mới mở lòng ra, chứ không biến lòng mình thành pháo đài ích kỷ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ, tích trữ, bị ám ảnh bởi vật chất, bị mê hoặc bởi lợi nhuận… Mở lòng ra và không xây pháo đài như thế, mới mong phần thưởng đời đời thuộc về bản thân ta.
Từ nay về sau, mỗi khi đọc kinh cáo mình, trước khi đấm ngực thú nhận rằng: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi… mọi đàng”, chúng ta hãy ăn năn tội thật, hãy khiêm nhường nhìn nhận thân phận tội lỗi thật, chứ đừng đọc như một công thức cho qua lần chiếu lệ mà thôi.
Hãy xét mình về mọi phương diện: từ tư tưởng, lời nói, việc làm, đến những điều thiếu sót, không bỏ sót một phương diện nào.
Có nhìn thấy mình trong tư thế trần trụi, xấu xa và tội lỗi, ta mới hy vọng nhìn thấy anh chị em quanh mình, nhìn thấy cả sự thiếu thốn, oán thương, muộn phiền mà họ phải chịu.
Vậy chúng ta hãy mềm lòng khi cất cao lời tạ tội: “…Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…”.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư của ĐGH Phanxicô gửi tiến sĩ Eugenio Scalfari , một người không phải Kitô hữu
LM. Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ
09:19 26/09/2013
THƯ GỬI “MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI KITÔ-HỮU, NHƯNG BỊ ĐỨC GIÊSU QUÊ LÀNG NADARET LÀM CHO MÊ HOẶC ”
Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ làm chứng về đức tin của mình trong Nhật báo “LA REPUBLICA”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho “một người không phải là kitô-hữu, nhưng từ lâu vẫn bị quấy rầy và làm cho mê hoặc bởi lời rao giảng của Đức Giêsu quê làng Nadaret” khi làm chứng, ở ngôi thứ nhất, về điều mà ngài đang sống : “Đức tin, đối với tôi, nẫy sinh do việc gặp gỡ với Đức Giêsu. Đó là một gặp gỡ mang tính ngã vị giữa hai đối tác, mà vốn đã động chạm đến trái tim tôi và đã trao ban cho hiện sinh của tôi một định hướng và một ý nghĩa mới.”
Trong một bức thư gửi cho phóng viên nhật báo Ý là ông Eugenio Scalfari, sáng lập viên và là cựu giám đốc nhật báo La Republica, tờ báo đã phổ biến bản văn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho những câu hỏi mà nhà báo nầy đã đặt ra cho ngài về đức tin và về thể chế thế quyền biệt lập (laїcité) trong hai bài xã luận vào ngày 7 tháng 7 và ngày 7 tháng 8.
Chúng tôi đã cho công bố loạt bài phân tích bản văn (được thực hiện bởi Antonio Gaspari, ngày 12 tháng 9, và một bài bình luận của Đức Cha Forte, ngày 13 tháng 9 nầy). Và đây là toàn văn bức thư của Đức Giáo Hoàng : các phụ đề là của chúng tôi.
THƯ GỬI ÔNG EUGENIO SCALFARI
Tiến sĩ Scalfari thân mến,
Quả thực, phải nói rằng tôi rất muốn, dù chỉ là với những nét khái quát, thử trả lời cho bức thư kèm theo cả một chuỗi những suy tư cá nhân mà ông đã muốn tỏ bày với tôi trong những trang báo “La Republica”, ngày 7 tháng 7, và rồi sau đó ông còn làm cho phong phú thêm nữa trong cũng một tờ nhật báo đó, ngày 7 tháng 8.
Tôi cám ơn ông, trước hết, vì sự quan tâm mà ông đã dành cho thông điệp “Lumen fidei”, qua viêc đã đọc kỹ thông điệp đó. Thực ra, trong thâm tâm của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđictô XVI, người vốn đã cưu mang và đã biên soạn phần lớn, mà tôi chỉ là kẻ kế thừa công việc của ngài, mục đích của thông điệp nầy không chỉ nhằm để kiên tín thêm những ai đã có đức tin vào Đức Giêsu, mà còn là để tạo ra một bầu khí đối thoại chân thành và nghiêm túc với tất cả những ai, như ông chẳng hạn, vốn tự coi mình như là “một người không phải là kitô-hữu nhưng từ lâu vẫn hằng được gây hứng thú và bị làm cho mê hoặc bởi lời rao giảng của Đức Giêsu quê làng Nadaret”. Vì thế, xem ra hoàn toàn có ích, không chỉ cho riêng chúng ta, mà còn cho cả toàn xã hội mà chúng ta đang sống, khi chúng ta dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại quan trọng biết bao là đức tin, vốn qui chiếu về lời rao giảng và dung mạo của Đức Giêsu. Tôi nghĩ rằng có hai bối cảnh đặc biệt khiến cho công cuộc đối thoại nầy, ngày nay, trở thành đúng đắn và quí báu.
Công cuộc đối thoại nầy, vả lại, như người ta biết đấy, tạo nên một trong những tầm nhắm chính yếu của công đồng Vaticăng II như Đức Gioan XXIII mong muốn, và của tác vụ của các giáo hoàng, là những đấng mà mỗi người với sự nhạy bén và tầm ảnh hưởng của riêng mình, từ đó, vẫn tiếp tục đi trên con đường mà Công đồng nầy đã vạch ra.
Một thứ diễn ngữ có liên quan mật thiết và không thể thiếu
Bối cảnh thứ nhất, như đã được nhắc lại trong những trang đầu của thông điệp, đến từ sự kiện trong suốt những thế kỷ mà khuynh hướng tân thời ngự trị, chúng ta đã chứng kiến một nghịch lý : đó là niềm tin kitô mà tính mới mẻ và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của nó trên đời sống của con người, ngay từ đầu, đã được diễn tả qua biểu tượng ánh sáng, thế mà, lúc bấy giờ, lại thường bị trình bày như là bóng tối mê tín dị đoan, đối nghịch với ánh sáng của lý trí. Chính vì thế mà, một đàng, giữa Giáo Hội và nền văn hóa được khơi nguồn từ kitô-giáo và, đàng khác, nền văn hóa tân thời thấm nhuần tinh thần khai sáng, một sự trao đổi trở thành không thể nào có được. Thời cơ, kể từ nay, đã đến, và công đồng Vaticăng II đã khai trương mùa lễ hội nầy, khai mào một nỗ lực đối thoại cởi mở và không thành kiến, mà vốn, một lần nữa, mở ra cánh cửa cho một cuộc gặp gỡ nghiêm túc và sâu sắc.
Bối cảnh thứ hai, liên quan đến người vẫn tìm kiếm cách thế trung thành với ân huệ được đi theo Đức Giêsu trong ánh sáng đức tin, nẫy sinh từ sự kiện công cuộc đối thoại nầy không phải là một thứ phụ tùng thứ yếu trong hiện sinh của người tín hữu : trái lại, đó là một thứ diễn ngữ liên quan mật thiết với mình và không thể thiếu. Về chủ đề nầy, xin mạn phép được trích dẫn lại, để ông hay, một khẳng định của thông điệp mà theo tôi vốn rất quan trọng : bởi vì sự thật mà đức tin làm chứng đó là sự thật tình yêu, “từ đó cho thấy rõ ràng là đức tin không phải là một thứ gì đó cứng ngắc không thay đổi được, nhưng là một thực thể được lớn dần lên khi người ta cùng chung sống và tôn trọng nhau. Người tín hữu không phải là kẻ cố chấp : trái lại, sự thật khiến người tín hữu khiêm tốn, vì biết rằng không phải mình sở đắc sự thật mà chính sự thật mới ôm trọn và sở đắc mình. Hoàn toàn không làm cho anh ta ra chai cứng, tình trạng an toàn của đức tin tuy vậy đặt người tín hữu luôn trong tư thế phải lên đường, và khiến cho việc làm chứng và đối thoại với tất cả mọi người trở nên khả dĩ” (số 34). Đó chính là tinh thần khiến tôi viết cho ông những lời nầy.
Một ý nghĩa mới
Đối với tôi, đức tin nẫy sinh từ việc gặp gỡ với Đức Giêsu. Một sự gặp gỡ có tính liên vị, đụng chạm tới trái tim tôi và ban cho hiện sinh của tôi một định hướng và một ý nghĩa mới. Nhưng đồng thời, đó cũng còn là một gặp gỡ mà sở dĩ có được là nhờ cộng đoàn có cùng chung niềm tin, mà trong đó tôi đã sống, và nhờ đó mà tôi đã hiểu được Kinh Thánh, đã có được sự sống mới, vốn như giòng nước tràn tuôn đến từ Đức Giêsu qua các bí tích, đã có được tương quan huynh đệ với tất cả mọi người, và đã có thể phục vụ những người nghèo khổ, vốn là hình ảnh đích thực của Chúa. Không có Giáo Hội, ông hãy tin tôi, tôi đã chẳng thể nào gặp gỡ được Đức Giêsu, dù vẫn hoàn toàn ý thức rằng ân huệ to lớn là đức tin nầy vốn được cất giữ trong những bình sành dễ vỡ là thân phận loài người của chúng ta. Bây giờ đây, đúng là từ khởi điểm đó, từ kinh nghiệm đức tin cá nhân mà tôi đã sống trong Giáo Hội, mà tôi cảm thấy thoải mái để lắng nghe những vấn nạn của ông, và để cùng với ông tìm ra những con đường khả dĩ giúp chúng ta cùng với nhau bắt đầu cuộc hành trình nầy.
Mong ông thứ lỗi cho tôi, nếu tôi đã không từng bước từng bước đi theo lộ trình những luận cứ mà ông đã đề ra trong bài xã luận ngày 7 tháng 7. Theo thiển ý, xem ra sẽ có hiệu quả hơn – hay chí ít là tôi sẽ cảm thấy được tự nhiên hơn – khi cách nào đó đi ngay vào trung tâm các vấn đề mà ông quan tâm. Tôi cũng không đi sâu vào cách thức mà thông điệp nầy đã dùng để trình bày vấn đề của mình, và ở đấy ông đã lưu ý về việc tại sao không có một chương hồi nào đó cách đặc biệt đề cập đến kinh nghiệm lịch sử mà người ta có được về Đức Giêsu quê làng Nadaret.
Để bắt đầu, tôi chỉ lưu ý rằng một nỗ lực phân tích những vấn đề như vậy không phải là thứ yếu. Thực ra, nếu như người ta để ý kỹ cái logic vốn chi phối cách sắp xếp các chương hồi của thông điệp, người ta sẽ thấy điều được quan tâm ở đây, đó là nội hàm ý nghĩa của điều mà Đức Giêsu đã nói và đã làm, và như vậy, nói cho cùng, là về điều mà Đức Giêsu đã là và đang là đối với chúng ta. Thật vậy, các Thư của Phaolô và Tin Mừng của Gioan, vốn cách đặc biệt được trích dẫn nhiều trong thông điệp, được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc là tác vụ thiên sai của Đức Giêsu quê làng Nadaret, mà đỉnh điểm là biến cố Ngài vượt qua sự chết và sự Phục sinh của Ngài.
Lịch sử của Đức Giêsu
Vì thế, tôi cho rằng cần phải chạm trán với Đức Giêsu trong cái cụ thể và trong cái gồ ghề thô ráp của lịch sử của Ngài, như đã được tường thuật lại cho chúng ta, nhất là trong bản văn cổ nhất của các sách Tin Mừng, đó là sách tin mừng của Maccô. Lúc bấy giờ, người ta sẽ nhận ra rằng “cái gai chướng” (scandale) do lời nói và thực hành của Đức Giêsu gây ra xung quanh mình vốn xuất phát từ “thẩm quyền” (autorité) ngoại thường của Ngài, hạn từ “thẩm quyền” nầy vốn đã được chứng thực là đã được sử dụng trong sách tin mừng của Maccô, và không dễ gì tìm ra được một từ tương ứng trong Ý ngữ. “Exousia”, một từ Hy ngữ, vốn có nghĩa là cái gì đó “phát xuất từ hữu thể” mà người ta là. Vì thế, ở đây, không liên quan gì tới cái gì đó ở bên ngoài hay được áp đặt vào, mà là một cái gì đó lan tỏa ra từ bên trong và tự thân nó đòi hỏi phải như thế. Thật vậy, Đức Giêsu sờ đến, gây sững sờ, canh tân, khởi đi – chính Ngài đã nói vậy – từ tương quan của Ngài có với Chúa Cha, Đấng mà cách thân mật Ngài gọi là “Bố ơi !” (Abba !), và là Đấng đã cho Ngài “thẩm quyền” đó để Ngài phục vụ mang lại lợi ích cho loài người. Như vậy, Đức Giêsu giảng dạy “như ai đó có quyền thực sự”, Ngài kêu gọi các môn đệ đi theo Ngài, Ngài tha thứ… tất cả những hành vi đó, trong Cựu Ước, là của Thiên Chúa và của chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Câu hỏi mà vẫn trở đi trở lại nhiều lần trong Tin Mừng của Maccô : “Vậy, người đó là ai ?” và vốn liên can đến căn tính của Đức Giêsu, nẫy sinh từ việc người ta nhận thấy có một thứ thẩm quyền khác hẳn với thẩm quyền của thế gian, một thẩm quyền không tìm cách để hành quyền trên kẻ khác, mà là để phục vụ tha nhân, để cho họ được tự do và có được một sự sống dồi dào. Và điều đó sâu xa đến nỗi xô đẩy toàn bộ đời sống riêng tư của Ngài vào cuộc, đẩy Ngài đến độ phải kinh qua chén đắng bị hiểu lầm ngộ nhận, bị phản bội, bị từ khước, bị lên án chết, bị dìm vào bóng tối bị bỏ rơi trên thập giá. Thế nhưng, trước sau như một, Đức Giêsu vẫn một mực trung thành với Thiên Chúa. Và, như viên đại đội trưởng người Roma dưới chân thập giá đã làm chứng, trong tin mừng của Maccô, chính trong khoảnh khắc đó mà cách nghịch thường Đức Giêsu tỏ mình ra như là Con Thiên Chúa ! Con của một Vị Thiên Chúa vốn là tình yêu và tự đáy lòng vốn vẫn hằng mong muốn con người, mọi người, khám phá ra rằng cả họ nữa cũng đích thực là con của Ngài và rằng họ đang sống Ngài. Đối với niềm tin kitô, điều đó được xác minh bởi sự kiện Đức Giêsu đã được phục sinh : không phải để tỏ ra mình đã thắng những kẻ đã từ chối mình, mà là để chứng thực rằng tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự chết, rằng sự tha thứ của Thiên Chúa mạnh hơn mọi tội lỗi, và rằng cũng đáng để đánh đổi cả cuộc đời mình, cho đến tận cùng, để làm chứng cho ân huệ bao la nầy.
Mở ra con đường tình yêu cho tất cả mọi người
Niềm tin kitô tin điều đó : niềm tin nầy tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến trao ban mạng sống mình để mở ra cho tất cả mọi người con đường tình yêu. Tiến sĩ Scalfari thân mến, ông có lý khi cho rằng mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là bản lề của niềm tin kitô. Thưở xưa, Tertullien cũng đã viết “caro cardo salutis”, xác thể (của Đức Kitô) là bản lề của sự siêu độ. Bởi vì mầu nhiệm Nhập Thể, - tức là sự kiện Con Thiên Chúa đến trong thân phận xác phàm chúng ta và việc Ngài đã chia sẻ những niềm vui và những đau buồn, những chiến thắng và những thất bại của kiếp người chúng ta, đến tận tiếng kêu thét đớn đau trên thập giá, khi sống tất cả điều đó trong tình yêu và trong niềm trung tín với “Bố” (Abba), - chứng thực cho thấy tình yêu không thể nào tin được mà Thiên Chúa có đối với mỗi người, và phẩm giá vô cùng cao quí mà Thiên Chúa đã phú ban cho con người. Chính vì thế mà mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi để làm cho cái nhìn và lựa chọn tình yêu đó của Đức Giêsu trở nên là của mình, được mời gọi để đi vào trong cung cách hiện hữu, suy nghĩ và hành động của Ngài. Và đó chính là đức tin, cùng với toàn bộ những diễn ngữ đã được miêu tả cách chính xác trong thông điệp.
Còn nữa, trong bài xã luận ngày 7 tháng 7, ông cũng có hỏi tôi phải hiểu thế nào tính độc đáo của niềm tin kitô vốn được tập trung trên mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, khi so sánh với những niềm tin khác vốn xoay quanh tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Tôi sẽ nói rằng tính độc đáo của niềm tin kitô chính xác hệ tại sự kiện niềm tin đó khiến, trong Đức Giêsu, chúng tôi được tham dự vào tương quan mà Ngài có với Thiên Chúa, vốn là “Bố” (Abba) của Ngài, và trong ánh sáng nầy, chúng tôi còn được tham dự vào tương quan mà Ngài có với tất cả mọi người khác, ở đây phải hiểu là kể cả các kẻ thù của Ngài, trong khung cảnh tình yêu. Nói cách khác, tư cách là Con của Đức Giêsu, như niềm tin kitô trình bày cho chúng tôi, không được mặc khải ra để nhằm lưu ý có một sự cách biệt không thể nào vượt qua giữa Đức Giêsu và tất cả những người khác, mà là để nói với chúng tôi rằng trong Ngài tất cả chúng tôi đều được mời gọi để là những con cái của Cha duy nhất và giữa chúng ta với nhau là anh em.
Để thông giao chứ không phải để loại trừ
Nét độc đáo nơi Đức Giêsu đó là hằng muốn thông giao chứ không muốn loại trừ. Đã hẳn, do vậy mới có sự phân biệt nầy – và điều nầy không phải là không quan trọng – sự phân biệt giữa hai lãnh vực tôn giáo và chính trị vốn được xác nhận qua sự kiện “hãy trả cho Thiên Chúa cái thuộc về Thiên Chúa và trả cho Xêda cái thuộc về Xêda”, và đã được Đức Giêsu khẳng định cách rõ ràng, châm ngôn mà đã khiến cho công cuộc xây dựng lịch sử Tây phương đã lao đao lận đận vì nó. Thật vậy, Giáo Hội được mời gọi để gieo vãi men và muối, tức là tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa, những điều vốn nối kết tất cả mọi người lại với nhau, và điều đó chứng tỏ cho thấy mục đích tối hậu của chúng tôi là cái bên kia, trong khi vai trò gay go của xã hội dân sự và chính trị là làm sao cho cuộc sống của dân chúng ngày càng mang bộ mặt người hơn, bằng cách làm cho cuộc sống đó cách hài hòa mang trong mình vừa sự công bằng vừa tình liên đới, vừa có quyền lợi vừa hòa bình. Đối với người sống niềm tin kitô, điều đó không có nghĩa một sự trốn chạy trần gian hay cung cách tìm kiếm một thứ quyền bá chủ nào đó, mà là sự phục vụ con người, con người toàn diện và tất cả mọi người, khởi đi từ những ngoại vi của lịch sử, trong cùng lúc luôn cảnh giác để đừng đánh mất đi cảm thức về niềm hy vọng vốn thúc đẩy người ta làm điều thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, và luôn luôn hướng nhìn về cõi bên kia.
Dân tộc Do Thái
Trong phần kết luận bài viết thứ nhất của ông, ông cũng có hỏi tôi phải nói gì về những người anh em Do Thái của chúng tôi liên quan chủ đề lời hứa mà Thiên Chúa đã có với họ : Phải chăng lời hứa đó đã hoàn toàn thất bại ? Vấn nạn nầy, ông hãy tin tôi, vẫn hằng hạch hỏi chúng tôi cách triệt để trong tư cách là những kitô-hữu, bởi vì, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, nhất là khởi từ Công đồng Vaticăng II, chúng tôi đã khám phá ra rằng dân tộc Do Thái đối với chúng tôi luôn luôn vẫn là gốc rễ thánh từ đó Đức Giêsu đã nẫy sinh. Bản thân tôi cũng vậy, khi còn ở Achentina, trong thâm tình mà tôi đã vun tưới được trong quan hệ với các anh em Do Thái của mình, suốt trong những năm tháng ấy, tôi vẫn thường cật vấn Thiên Chúa trong kinh nguyện của mình, đặc biệt khi mà tâm hồn tôi khiến tôi nhớ lại kinh nghiệm kinh khủng liên quan kế hoạch Shoah (kế hoạch diệt chủng mà phát xít Đức có đối với những người Do Thái trong Thế chiến II = chú thích của người dịch). Điều mà tôi có thể nói, cùng với Phaolô, đó là không bao giờ có chuyện lòng trung thành của Thiên Chúa đối với giao ước mà Ngài đã ký kết với dân Itraen tàn phai, và đó là dù trãi qua bao nhiêu thử thách kinh khủng trong những thế kỷ vừa qua, những người Do Thái vẫn giữ vững được niềm tin của họ nơi Thiên Chúa. Và chúng tôi, Giáo Hội, và còn cả loài người nữa, chúng ta sẽ không bao giờ bày tỏ đủ lòng biết ơn đối với họ. Hơn nữa, chính trong khi kiên vững trong niềm tin của mình nơi Thiên Chúa giao ước, những người Do Thái nhắc nhở tất cả chúng ta, ở đây kể cả chúng tôi những kitô-hữu, rằng như những khách lữ hành, chúng ta hãy luôn ở trong tư thế đợi chờ Đức Chúa quay trở lại và rằng tất cả chúng ta đều phải mở lòng ra với Ngài và đừng bao giờ co rúm mình lại ẩn núp sau cái mà chúng ta đã đạt được.
Nghe theo lương tâm của mình
Bây giờ tôi nói đến ba câu hỏi mà ông đặt ra cho tôi trong bài báo ngày 7 tháng 8. Theo tôi, có vẻ như trong hai câu hỏi đầu tiên, điều ông canh cánh trong lòng đó là muốn biết Giáo Hội có thái độ nào đối với những người không cùng chỉa sẻ niềm tin nơi Đức Giêsu. Trước tiên, ông hỏi tôi liệu Thiên Chúa của các kitô-hữu có tha thứ cho những người không tin và những người không tìm kiếm niềm tin chăng. Vì rằng – và đây là điểm nền tảng – lòng thương xót của Thiên Chúa vốn không có giới hạn, nếu người ta tìm Ngài với tấm lòng chân thành và thống hối, thế nên, đối với kẻ không tin nơi Thiên Chúa, vấn đề nằm ở chỗ người ta có tuân theo lương tâm của mình hay không. Tội lỗi, ngay cả đối với kẻ không có đức tin, hệ tại việc người ta đi ngược lại với lương tâm của mình. Thật vậy, nghe được lương tâm của mình và tuân theo nó có nghĩa người ta đã đưa ra quyết định của mình đối với điều mà người ta nhận ra là điều thiện hay điều ác. Và chính trên cơ sở của quyết định đó mà những hành vi của chúng ta được coi như có bản chất tốt hay bản chất xấu.
Sự thật, chẳng thay đổi cũng chẳng mang tính chủ quan
Sau đó, ông hỏi tôi liệu đó là một sự sai lầm hay là một tội lỗi khi nghĩ rằng chẳng có một tuyệt đối nào cả, và vì thế, cũng chẳng có một thứ chân lý (= sự thật) nào là tuyệt đối cả, mà chỉ có một chuỗi những chân lý tương đối và chủ quan mà thôi. Để bắt đầu, tôi sẽ không nói về chân lý “tuyệt đối”, ngay cả đối với người tín hữu cũng vậy, theo nghĩa tuyệt đối là cái gì đó chẳng ăn nhập vào đâu, chẳng liên quan gì tới ai cả. Tuy nhiên, chân lý, theo niềm tin kitô, là tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta trong Đức Giêsu-Kitô. Chân lý như vậy là một tương quan ! Đúng vậy, vì thế, mỗi người trong chúng ta nắm bắt sự thật và diễn tả sự thật khởi đi từ chính bản thân mình : từ lịch sử và từ nền văn hóa của mình, từ hoàn cảnh mà người ta đang sống, v.v…Điều đó không có nghĩa sự thật là điều gì đó có thể biến đổi và mang tính chủ quan, trái lại là đàng khác. Nhưng điều đó có nghĩa chân lý luôn được ban cho chúng ta, và theo một cách duy nhất, như là một con đường và như là một sự sống. Chính Đức Giêsu đã chẳng nói : “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” ? Nói cách khác, bởi vì chân lý là một với tình yêu, vì thế, chân lý đòi phải khiêm tốn và cởi mở lòng ra để được tìm kiếm, để được đón nhận và để được phô bày. Vì thế, để bắt đầu, người ta cần phải có một sự thống nhất về mặt từ ngữ và có lẽ là để đi ra khỏi tình trạng đối đầu…tuyệt đối, từ đó may ra mới có thể đưa dẫn vấn đề đến được chiều kích sâu thẳm của nó. Tôi nghĩ rằng ngày nay đó là điều vô cùng cần thiết hầu có thể tạo ra được một sự đối thoại lành mạnh và có tính xây dựng, điều mà ngay từ đầu bức thư nầy tôi vẫn hằng mong mỏi.
Thiên Chúa không phải là một “ý tưởng”
Sau cùng, ông hỏi tôi liệu có phải khi con người biến mất khỏi trái đất nầy, cũng biến mất luôn tư duy có khả năng tư duy Thiên Chúa hay không ! Đã hẳn, điều khiến con người trở nên vĩ đại đó là khả năng tư duy Thiên Chúa của nó. Và vì thế, trong cả việc con người có khả năng sống với Ngài tương quan có ý thức và có trách nhiệm nữa. Nhưng tương quan nầy là giữa hai thực tại. Thiên Chúa không phải là một ý tưởng, cho dẫu ý tưởng đó có được nâng lên rất cao bao nhiêu đi nữa, vẫn là kết quả tư duy của con người : đó là điều tôi vẫn tư duy và đó cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi, thế nhưng, cả hôm qua cũng như hôm nay liệu có được mấy người chia sẻ với quan điểm nầy ! Thiên Chúa là một Hiện Thực với chữ “H” viết hoa. Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta Thiên Chúa như một vị Cha mà lòng tốt và lòng thương xót của Ngài là vô cùng vô tận, và chính tương quan phụ tử đó là điều mà Đức Giêsu vẫn hằng sống với Cha Ngài. Thiên Chúa, vì thế, không tùy thuộc tư duy của chúng ta. Vả lại, ngay cả như nếu sự sống của con người trên trái đất nầy chấm dứt – dẫu sao đối với niềm tin kitô thì thế giới như chúng ta vốn đang biết đây mang trong mình thân phận là sẽ phải biến đi – thì con người vẫn không thôi hiện hữu, kể cả vũ trụ vốn được tạo dựng nên cùng với con người cũng không thôi hiện hữu, cho dù theo cách nào đó cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa biết được. Kinh Thánh vẫn nói về “trời mới và đất mới” và vẫn khẳng định rằng cuối cùng, - ở một “nơi nào đó” và một “khi nào đó” bên kia chúng ta, nhưng trong đức tin chúng ta vẫn hằng hướng về đó trong niềm khát vọng và trong nỗi đợi chờ - Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong tất cả mọi người và mọi sự”.
Một nỗ lực cố gắng trả lời chân thành và tin cậy
Tiến sĩ Scalfari thân mến, ở đây, tôi xin mạn phép được kết thúc những suy tư của mình, vốn được gợi lên từ điều mà ông đã muốn trao đổi và hỏi tôi. Kính mong ông hãy đón nhận chúng như là một nỗ lực nhằm đưa ra một câu trả lời dù mang tính tạm thời, nhưng chân thành và tin cậy cho đề nghị mà tôi đã đề xuất với ông như một khởi đầu cho hành trình chung của chúng ta. Ông hãy tin tôi, dù nặng nề đến mấy, dù bất trung đến mấy, dù lầm lẫn đến mấy và dù tội lỗi đến mấy trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai do con cái của mình gây ra, nhưng Giáo Hội không mang một ý nghĩa, một mục đích nào khác hơn đó là sống bằng Đức Giêsu và làm chứng về Ngài, Đấng mà đã được “Bố” (Abba) sai tới “để mang tin mừng cho những kẻ nghèo hèn, loan báo cho những kẻ bị giam cầm biết họ được tha và cho những người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho những người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 18-19).
Thân ái trong tình huynh đệ.
PHANXICÔ.
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG chuyển ngữ.
(Nguồn : Zenit, từ bản Pháp ngữ của Hélène GINABAT).
Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ làm chứng về đức tin của mình trong Nhật báo “LA REPUBLICA”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho “một người không phải là kitô-hữu, nhưng từ lâu vẫn bị quấy rầy và làm cho mê hoặc bởi lời rao giảng của Đức Giêsu quê làng Nadaret” khi làm chứng, ở ngôi thứ nhất, về điều mà ngài đang sống : “Đức tin, đối với tôi, nẫy sinh do việc gặp gỡ với Đức Giêsu. Đó là một gặp gỡ mang tính ngã vị giữa hai đối tác, mà vốn đã động chạm đến trái tim tôi và đã trao ban cho hiện sinh của tôi một định hướng và một ý nghĩa mới.”
Trong một bức thư gửi cho phóng viên nhật báo Ý là ông Eugenio Scalfari, sáng lập viên và là cựu giám đốc nhật báo La Republica, tờ báo đã phổ biến bản văn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho những câu hỏi mà nhà báo nầy đã đặt ra cho ngài về đức tin và về thể chế thế quyền biệt lập (laїcité) trong hai bài xã luận vào ngày 7 tháng 7 và ngày 7 tháng 8.
Chúng tôi đã cho công bố loạt bài phân tích bản văn (được thực hiện bởi Antonio Gaspari, ngày 12 tháng 9, và một bài bình luận của Đức Cha Forte, ngày 13 tháng 9 nầy). Và đây là toàn văn bức thư của Đức Giáo Hoàng : các phụ đề là của chúng tôi.
THƯ GỬI ÔNG EUGENIO SCALFARI
Tiến sĩ Scalfari thân mến,
Quả thực, phải nói rằng tôi rất muốn, dù chỉ là với những nét khái quát, thử trả lời cho bức thư kèm theo cả một chuỗi những suy tư cá nhân mà ông đã muốn tỏ bày với tôi trong những trang báo “La Republica”, ngày 7 tháng 7, và rồi sau đó ông còn làm cho phong phú thêm nữa trong cũng một tờ nhật báo đó, ngày 7 tháng 8.
Tôi cám ơn ông, trước hết, vì sự quan tâm mà ông đã dành cho thông điệp “Lumen fidei”, qua viêc đã đọc kỹ thông điệp đó. Thực ra, trong thâm tâm của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđictô XVI, người vốn đã cưu mang và đã biên soạn phần lớn, mà tôi chỉ là kẻ kế thừa công việc của ngài, mục đích của thông điệp nầy không chỉ nhằm để kiên tín thêm những ai đã có đức tin vào Đức Giêsu, mà còn là để tạo ra một bầu khí đối thoại chân thành và nghiêm túc với tất cả những ai, như ông chẳng hạn, vốn tự coi mình như là “một người không phải là kitô-hữu nhưng từ lâu vẫn hằng được gây hứng thú và bị làm cho mê hoặc bởi lời rao giảng của Đức Giêsu quê làng Nadaret”. Vì thế, xem ra hoàn toàn có ích, không chỉ cho riêng chúng ta, mà còn cho cả toàn xã hội mà chúng ta đang sống, khi chúng ta dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại quan trọng biết bao là đức tin, vốn qui chiếu về lời rao giảng và dung mạo của Đức Giêsu. Tôi nghĩ rằng có hai bối cảnh đặc biệt khiến cho công cuộc đối thoại nầy, ngày nay, trở thành đúng đắn và quí báu.
Công cuộc đối thoại nầy, vả lại, như người ta biết đấy, tạo nên một trong những tầm nhắm chính yếu của công đồng Vaticăng II như Đức Gioan XXIII mong muốn, và của tác vụ của các giáo hoàng, là những đấng mà mỗi người với sự nhạy bén và tầm ảnh hưởng của riêng mình, từ đó, vẫn tiếp tục đi trên con đường mà Công đồng nầy đã vạch ra.
Một thứ diễn ngữ có liên quan mật thiết và không thể thiếu
Bối cảnh thứ nhất, như đã được nhắc lại trong những trang đầu của thông điệp, đến từ sự kiện trong suốt những thế kỷ mà khuynh hướng tân thời ngự trị, chúng ta đã chứng kiến một nghịch lý : đó là niềm tin kitô mà tính mới mẻ và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của nó trên đời sống của con người, ngay từ đầu, đã được diễn tả qua biểu tượng ánh sáng, thế mà, lúc bấy giờ, lại thường bị trình bày như là bóng tối mê tín dị đoan, đối nghịch với ánh sáng của lý trí. Chính vì thế mà, một đàng, giữa Giáo Hội và nền văn hóa được khơi nguồn từ kitô-giáo và, đàng khác, nền văn hóa tân thời thấm nhuần tinh thần khai sáng, một sự trao đổi trở thành không thể nào có được. Thời cơ, kể từ nay, đã đến, và công đồng Vaticăng II đã khai trương mùa lễ hội nầy, khai mào một nỗ lực đối thoại cởi mở và không thành kiến, mà vốn, một lần nữa, mở ra cánh cửa cho một cuộc gặp gỡ nghiêm túc và sâu sắc.
Bối cảnh thứ hai, liên quan đến người vẫn tìm kiếm cách thế trung thành với ân huệ được đi theo Đức Giêsu trong ánh sáng đức tin, nẫy sinh từ sự kiện công cuộc đối thoại nầy không phải là một thứ phụ tùng thứ yếu trong hiện sinh của người tín hữu : trái lại, đó là một thứ diễn ngữ liên quan mật thiết với mình và không thể thiếu. Về chủ đề nầy, xin mạn phép được trích dẫn lại, để ông hay, một khẳng định của thông điệp mà theo tôi vốn rất quan trọng : bởi vì sự thật mà đức tin làm chứng đó là sự thật tình yêu, “từ đó cho thấy rõ ràng là đức tin không phải là một thứ gì đó cứng ngắc không thay đổi được, nhưng là một thực thể được lớn dần lên khi người ta cùng chung sống và tôn trọng nhau. Người tín hữu không phải là kẻ cố chấp : trái lại, sự thật khiến người tín hữu khiêm tốn, vì biết rằng không phải mình sở đắc sự thật mà chính sự thật mới ôm trọn và sở đắc mình. Hoàn toàn không làm cho anh ta ra chai cứng, tình trạng an toàn của đức tin tuy vậy đặt người tín hữu luôn trong tư thế phải lên đường, và khiến cho việc làm chứng và đối thoại với tất cả mọi người trở nên khả dĩ” (số 34). Đó chính là tinh thần khiến tôi viết cho ông những lời nầy.
Một ý nghĩa mới
Đối với tôi, đức tin nẫy sinh từ việc gặp gỡ với Đức Giêsu. Một sự gặp gỡ có tính liên vị, đụng chạm tới trái tim tôi và ban cho hiện sinh của tôi một định hướng và một ý nghĩa mới. Nhưng đồng thời, đó cũng còn là một gặp gỡ mà sở dĩ có được là nhờ cộng đoàn có cùng chung niềm tin, mà trong đó tôi đã sống, và nhờ đó mà tôi đã hiểu được Kinh Thánh, đã có được sự sống mới, vốn như giòng nước tràn tuôn đến từ Đức Giêsu qua các bí tích, đã có được tương quan huynh đệ với tất cả mọi người, và đã có thể phục vụ những người nghèo khổ, vốn là hình ảnh đích thực của Chúa. Không có Giáo Hội, ông hãy tin tôi, tôi đã chẳng thể nào gặp gỡ được Đức Giêsu, dù vẫn hoàn toàn ý thức rằng ân huệ to lớn là đức tin nầy vốn được cất giữ trong những bình sành dễ vỡ là thân phận loài người của chúng ta. Bây giờ đây, đúng là từ khởi điểm đó, từ kinh nghiệm đức tin cá nhân mà tôi đã sống trong Giáo Hội, mà tôi cảm thấy thoải mái để lắng nghe những vấn nạn của ông, và để cùng với ông tìm ra những con đường khả dĩ giúp chúng ta cùng với nhau bắt đầu cuộc hành trình nầy.
Mong ông thứ lỗi cho tôi, nếu tôi đã không từng bước từng bước đi theo lộ trình những luận cứ mà ông đã đề ra trong bài xã luận ngày 7 tháng 7. Theo thiển ý, xem ra sẽ có hiệu quả hơn – hay chí ít là tôi sẽ cảm thấy được tự nhiên hơn – khi cách nào đó đi ngay vào trung tâm các vấn đề mà ông quan tâm. Tôi cũng không đi sâu vào cách thức mà thông điệp nầy đã dùng để trình bày vấn đề của mình, và ở đấy ông đã lưu ý về việc tại sao không có một chương hồi nào đó cách đặc biệt đề cập đến kinh nghiệm lịch sử mà người ta có được về Đức Giêsu quê làng Nadaret.
Để bắt đầu, tôi chỉ lưu ý rằng một nỗ lực phân tích những vấn đề như vậy không phải là thứ yếu. Thực ra, nếu như người ta để ý kỹ cái logic vốn chi phối cách sắp xếp các chương hồi của thông điệp, người ta sẽ thấy điều được quan tâm ở đây, đó là nội hàm ý nghĩa của điều mà Đức Giêsu đã nói và đã làm, và như vậy, nói cho cùng, là về điều mà Đức Giêsu đã là và đang là đối với chúng ta. Thật vậy, các Thư của Phaolô và Tin Mừng của Gioan, vốn cách đặc biệt được trích dẫn nhiều trong thông điệp, được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc là tác vụ thiên sai của Đức Giêsu quê làng Nadaret, mà đỉnh điểm là biến cố Ngài vượt qua sự chết và sự Phục sinh của Ngài.
Lịch sử của Đức Giêsu
Vì thế, tôi cho rằng cần phải chạm trán với Đức Giêsu trong cái cụ thể và trong cái gồ ghề thô ráp của lịch sử của Ngài, như đã được tường thuật lại cho chúng ta, nhất là trong bản văn cổ nhất của các sách Tin Mừng, đó là sách tin mừng của Maccô. Lúc bấy giờ, người ta sẽ nhận ra rằng “cái gai chướng” (scandale) do lời nói và thực hành của Đức Giêsu gây ra xung quanh mình vốn xuất phát từ “thẩm quyền” (autorité) ngoại thường của Ngài, hạn từ “thẩm quyền” nầy vốn đã được chứng thực là đã được sử dụng trong sách tin mừng của Maccô, và không dễ gì tìm ra được một từ tương ứng trong Ý ngữ. “Exousia”, một từ Hy ngữ, vốn có nghĩa là cái gì đó “phát xuất từ hữu thể” mà người ta là. Vì thế, ở đây, không liên quan gì tới cái gì đó ở bên ngoài hay được áp đặt vào, mà là một cái gì đó lan tỏa ra từ bên trong và tự thân nó đòi hỏi phải như thế. Thật vậy, Đức Giêsu sờ đến, gây sững sờ, canh tân, khởi đi – chính Ngài đã nói vậy – từ tương quan của Ngài có với Chúa Cha, Đấng mà cách thân mật Ngài gọi là “Bố ơi !” (Abba !), và là Đấng đã cho Ngài “thẩm quyền” đó để Ngài phục vụ mang lại lợi ích cho loài người. Như vậy, Đức Giêsu giảng dạy “như ai đó có quyền thực sự”, Ngài kêu gọi các môn đệ đi theo Ngài, Ngài tha thứ… tất cả những hành vi đó, trong Cựu Ước, là của Thiên Chúa và của chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Câu hỏi mà vẫn trở đi trở lại nhiều lần trong Tin Mừng của Maccô : “Vậy, người đó là ai ?” và vốn liên can đến căn tính của Đức Giêsu, nẫy sinh từ việc người ta nhận thấy có một thứ thẩm quyền khác hẳn với thẩm quyền của thế gian, một thẩm quyền không tìm cách để hành quyền trên kẻ khác, mà là để phục vụ tha nhân, để cho họ được tự do và có được một sự sống dồi dào. Và điều đó sâu xa đến nỗi xô đẩy toàn bộ đời sống riêng tư của Ngài vào cuộc, đẩy Ngài đến độ phải kinh qua chén đắng bị hiểu lầm ngộ nhận, bị phản bội, bị từ khước, bị lên án chết, bị dìm vào bóng tối bị bỏ rơi trên thập giá. Thế nhưng, trước sau như một, Đức Giêsu vẫn một mực trung thành với Thiên Chúa. Và, như viên đại đội trưởng người Roma dưới chân thập giá đã làm chứng, trong tin mừng của Maccô, chính trong khoảnh khắc đó mà cách nghịch thường Đức Giêsu tỏ mình ra như là Con Thiên Chúa ! Con của một Vị Thiên Chúa vốn là tình yêu và tự đáy lòng vốn vẫn hằng mong muốn con người, mọi người, khám phá ra rằng cả họ nữa cũng đích thực là con của Ngài và rằng họ đang sống Ngài. Đối với niềm tin kitô, điều đó được xác minh bởi sự kiện Đức Giêsu đã được phục sinh : không phải để tỏ ra mình đã thắng những kẻ đã từ chối mình, mà là để chứng thực rằng tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn sự chết, rằng sự tha thứ của Thiên Chúa mạnh hơn mọi tội lỗi, và rằng cũng đáng để đánh đổi cả cuộc đời mình, cho đến tận cùng, để làm chứng cho ân huệ bao la nầy.
Mở ra con đường tình yêu cho tất cả mọi người
Niềm tin kitô tin điều đó : niềm tin nầy tin rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến trao ban mạng sống mình để mở ra cho tất cả mọi người con đường tình yêu. Tiến sĩ Scalfari thân mến, ông có lý khi cho rằng mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là bản lề của niềm tin kitô. Thưở xưa, Tertullien cũng đã viết “caro cardo salutis”, xác thể (của Đức Kitô) là bản lề của sự siêu độ. Bởi vì mầu nhiệm Nhập Thể, - tức là sự kiện Con Thiên Chúa đến trong thân phận xác phàm chúng ta và việc Ngài đã chia sẻ những niềm vui và những đau buồn, những chiến thắng và những thất bại của kiếp người chúng ta, đến tận tiếng kêu thét đớn đau trên thập giá, khi sống tất cả điều đó trong tình yêu và trong niềm trung tín với “Bố” (Abba), - chứng thực cho thấy tình yêu không thể nào tin được mà Thiên Chúa có đối với mỗi người, và phẩm giá vô cùng cao quí mà Thiên Chúa đã phú ban cho con người. Chính vì thế mà mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi để làm cho cái nhìn và lựa chọn tình yêu đó của Đức Giêsu trở nên là của mình, được mời gọi để đi vào trong cung cách hiện hữu, suy nghĩ và hành động của Ngài. Và đó chính là đức tin, cùng với toàn bộ những diễn ngữ đã được miêu tả cách chính xác trong thông điệp.
Còn nữa, trong bài xã luận ngày 7 tháng 7, ông cũng có hỏi tôi phải hiểu thế nào tính độc đáo của niềm tin kitô vốn được tập trung trên mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, khi so sánh với những niềm tin khác vốn xoay quanh tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Tôi sẽ nói rằng tính độc đáo của niềm tin kitô chính xác hệ tại sự kiện niềm tin đó khiến, trong Đức Giêsu, chúng tôi được tham dự vào tương quan mà Ngài có với Thiên Chúa, vốn là “Bố” (Abba) của Ngài, và trong ánh sáng nầy, chúng tôi còn được tham dự vào tương quan mà Ngài có với tất cả mọi người khác, ở đây phải hiểu là kể cả các kẻ thù của Ngài, trong khung cảnh tình yêu. Nói cách khác, tư cách là Con của Đức Giêsu, như niềm tin kitô trình bày cho chúng tôi, không được mặc khải ra để nhằm lưu ý có một sự cách biệt không thể nào vượt qua giữa Đức Giêsu và tất cả những người khác, mà là để nói với chúng tôi rằng trong Ngài tất cả chúng tôi đều được mời gọi để là những con cái của Cha duy nhất và giữa chúng ta với nhau là anh em.
Để thông giao chứ không phải để loại trừ
Nét độc đáo nơi Đức Giêsu đó là hằng muốn thông giao chứ không muốn loại trừ. Đã hẳn, do vậy mới có sự phân biệt nầy – và điều nầy không phải là không quan trọng – sự phân biệt giữa hai lãnh vực tôn giáo và chính trị vốn được xác nhận qua sự kiện “hãy trả cho Thiên Chúa cái thuộc về Thiên Chúa và trả cho Xêda cái thuộc về Xêda”, và đã được Đức Giêsu khẳng định cách rõ ràng, châm ngôn mà đã khiến cho công cuộc xây dựng lịch sử Tây phương đã lao đao lận đận vì nó. Thật vậy, Giáo Hội được mời gọi để gieo vãi men và muối, tức là tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa, những điều vốn nối kết tất cả mọi người lại với nhau, và điều đó chứng tỏ cho thấy mục đích tối hậu của chúng tôi là cái bên kia, trong khi vai trò gay go của xã hội dân sự và chính trị là làm sao cho cuộc sống của dân chúng ngày càng mang bộ mặt người hơn, bằng cách làm cho cuộc sống đó cách hài hòa mang trong mình vừa sự công bằng vừa tình liên đới, vừa có quyền lợi vừa hòa bình. Đối với người sống niềm tin kitô, điều đó không có nghĩa một sự trốn chạy trần gian hay cung cách tìm kiếm một thứ quyền bá chủ nào đó, mà là sự phục vụ con người, con người toàn diện và tất cả mọi người, khởi đi từ những ngoại vi của lịch sử, trong cùng lúc luôn cảnh giác để đừng đánh mất đi cảm thức về niềm hy vọng vốn thúc đẩy người ta làm điều thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, và luôn luôn hướng nhìn về cõi bên kia.
Dân tộc Do Thái
Trong phần kết luận bài viết thứ nhất của ông, ông cũng có hỏi tôi phải nói gì về những người anh em Do Thái của chúng tôi liên quan chủ đề lời hứa mà Thiên Chúa đã có với họ : Phải chăng lời hứa đó đã hoàn toàn thất bại ? Vấn nạn nầy, ông hãy tin tôi, vẫn hằng hạch hỏi chúng tôi cách triệt để trong tư cách là những kitô-hữu, bởi vì, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, nhất là khởi từ Công đồng Vaticăng II, chúng tôi đã khám phá ra rằng dân tộc Do Thái đối với chúng tôi luôn luôn vẫn là gốc rễ thánh từ đó Đức Giêsu đã nẫy sinh. Bản thân tôi cũng vậy, khi còn ở Achentina, trong thâm tình mà tôi đã vun tưới được trong quan hệ với các anh em Do Thái của mình, suốt trong những năm tháng ấy, tôi vẫn thường cật vấn Thiên Chúa trong kinh nguyện của mình, đặc biệt khi mà tâm hồn tôi khiến tôi nhớ lại kinh nghiệm kinh khủng liên quan kế hoạch Shoah (kế hoạch diệt chủng mà phát xít Đức có đối với những người Do Thái trong Thế chiến II = chú thích của người dịch). Điều mà tôi có thể nói, cùng với Phaolô, đó là không bao giờ có chuyện lòng trung thành của Thiên Chúa đối với giao ước mà Ngài đã ký kết với dân Itraen tàn phai, và đó là dù trãi qua bao nhiêu thử thách kinh khủng trong những thế kỷ vừa qua, những người Do Thái vẫn giữ vững được niềm tin của họ nơi Thiên Chúa. Và chúng tôi, Giáo Hội, và còn cả loài người nữa, chúng ta sẽ không bao giờ bày tỏ đủ lòng biết ơn đối với họ. Hơn nữa, chính trong khi kiên vững trong niềm tin của mình nơi Thiên Chúa giao ước, những người Do Thái nhắc nhở tất cả chúng ta, ở đây kể cả chúng tôi những kitô-hữu, rằng như những khách lữ hành, chúng ta hãy luôn ở trong tư thế đợi chờ Đức Chúa quay trở lại và rằng tất cả chúng ta đều phải mở lòng ra với Ngài và đừng bao giờ co rúm mình lại ẩn núp sau cái mà chúng ta đã đạt được.
Nghe theo lương tâm của mình
Bây giờ tôi nói đến ba câu hỏi mà ông đặt ra cho tôi trong bài báo ngày 7 tháng 8. Theo tôi, có vẻ như trong hai câu hỏi đầu tiên, điều ông canh cánh trong lòng đó là muốn biết Giáo Hội có thái độ nào đối với những người không cùng chỉa sẻ niềm tin nơi Đức Giêsu. Trước tiên, ông hỏi tôi liệu Thiên Chúa của các kitô-hữu có tha thứ cho những người không tin và những người không tìm kiếm niềm tin chăng. Vì rằng – và đây là điểm nền tảng – lòng thương xót của Thiên Chúa vốn không có giới hạn, nếu người ta tìm Ngài với tấm lòng chân thành và thống hối, thế nên, đối với kẻ không tin nơi Thiên Chúa, vấn đề nằm ở chỗ người ta có tuân theo lương tâm của mình hay không. Tội lỗi, ngay cả đối với kẻ không có đức tin, hệ tại việc người ta đi ngược lại với lương tâm của mình. Thật vậy, nghe được lương tâm của mình và tuân theo nó có nghĩa người ta đã đưa ra quyết định của mình đối với điều mà người ta nhận ra là điều thiện hay điều ác. Và chính trên cơ sở của quyết định đó mà những hành vi của chúng ta được coi như có bản chất tốt hay bản chất xấu.
Sự thật, chẳng thay đổi cũng chẳng mang tính chủ quan
Sau đó, ông hỏi tôi liệu đó là một sự sai lầm hay là một tội lỗi khi nghĩ rằng chẳng có một tuyệt đối nào cả, và vì thế, cũng chẳng có một thứ chân lý (= sự thật) nào là tuyệt đối cả, mà chỉ có một chuỗi những chân lý tương đối và chủ quan mà thôi. Để bắt đầu, tôi sẽ không nói về chân lý “tuyệt đối”, ngay cả đối với người tín hữu cũng vậy, theo nghĩa tuyệt đối là cái gì đó chẳng ăn nhập vào đâu, chẳng liên quan gì tới ai cả. Tuy nhiên, chân lý, theo niềm tin kitô, là tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta trong Đức Giêsu-Kitô. Chân lý như vậy là một tương quan ! Đúng vậy, vì thế, mỗi người trong chúng ta nắm bắt sự thật và diễn tả sự thật khởi đi từ chính bản thân mình : từ lịch sử và từ nền văn hóa của mình, từ hoàn cảnh mà người ta đang sống, v.v…Điều đó không có nghĩa sự thật là điều gì đó có thể biến đổi và mang tính chủ quan, trái lại là đàng khác. Nhưng điều đó có nghĩa chân lý luôn được ban cho chúng ta, và theo một cách duy nhất, như là một con đường và như là một sự sống. Chính Đức Giêsu đã chẳng nói : “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” ? Nói cách khác, bởi vì chân lý là một với tình yêu, vì thế, chân lý đòi phải khiêm tốn và cởi mở lòng ra để được tìm kiếm, để được đón nhận và để được phô bày. Vì thế, để bắt đầu, người ta cần phải có một sự thống nhất về mặt từ ngữ và có lẽ là để đi ra khỏi tình trạng đối đầu…tuyệt đối, từ đó may ra mới có thể đưa dẫn vấn đề đến được chiều kích sâu thẳm của nó. Tôi nghĩ rằng ngày nay đó là điều vô cùng cần thiết hầu có thể tạo ra được một sự đối thoại lành mạnh và có tính xây dựng, điều mà ngay từ đầu bức thư nầy tôi vẫn hằng mong mỏi.
Thiên Chúa không phải là một “ý tưởng”
Sau cùng, ông hỏi tôi liệu có phải khi con người biến mất khỏi trái đất nầy, cũng biến mất luôn tư duy có khả năng tư duy Thiên Chúa hay không ! Đã hẳn, điều khiến con người trở nên vĩ đại đó là khả năng tư duy Thiên Chúa của nó. Và vì thế, trong cả việc con người có khả năng sống với Ngài tương quan có ý thức và có trách nhiệm nữa. Nhưng tương quan nầy là giữa hai thực tại. Thiên Chúa không phải là một ý tưởng, cho dẫu ý tưởng đó có được nâng lên rất cao bao nhiêu đi nữa, vẫn là kết quả tư duy của con người : đó là điều tôi vẫn tư duy và đó cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi, thế nhưng, cả hôm qua cũng như hôm nay liệu có được mấy người chia sẻ với quan điểm nầy ! Thiên Chúa là một Hiện Thực với chữ “H” viết hoa. Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta Thiên Chúa như một vị Cha mà lòng tốt và lòng thương xót của Ngài là vô cùng vô tận, và chính tương quan phụ tử đó là điều mà Đức Giêsu vẫn hằng sống với Cha Ngài. Thiên Chúa, vì thế, không tùy thuộc tư duy của chúng ta. Vả lại, ngay cả như nếu sự sống của con người trên trái đất nầy chấm dứt – dẫu sao đối với niềm tin kitô thì thế giới như chúng ta vốn đang biết đây mang trong mình thân phận là sẽ phải biến đi – thì con người vẫn không thôi hiện hữu, kể cả vũ trụ vốn được tạo dựng nên cùng với con người cũng không thôi hiện hữu, cho dù theo cách nào đó cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa biết được. Kinh Thánh vẫn nói về “trời mới và đất mới” và vẫn khẳng định rằng cuối cùng, - ở một “nơi nào đó” và một “khi nào đó” bên kia chúng ta, nhưng trong đức tin chúng ta vẫn hằng hướng về đó trong niềm khát vọng và trong nỗi đợi chờ - Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong tất cả mọi người và mọi sự”.
Một nỗ lực cố gắng trả lời chân thành và tin cậy
Tiến sĩ Scalfari thân mến, ở đây, tôi xin mạn phép được kết thúc những suy tư của mình, vốn được gợi lên từ điều mà ông đã muốn trao đổi và hỏi tôi. Kính mong ông hãy đón nhận chúng như là một nỗ lực nhằm đưa ra một câu trả lời dù mang tính tạm thời, nhưng chân thành và tin cậy cho đề nghị mà tôi đã đề xuất với ông như một khởi đầu cho hành trình chung của chúng ta. Ông hãy tin tôi, dù nặng nề đến mấy, dù bất trung đến mấy, dù lầm lẫn đến mấy và dù tội lỗi đến mấy trong quá khứ, trong hiện tại và cả trong tương lai do con cái của mình gây ra, nhưng Giáo Hội không mang một ý nghĩa, một mục đích nào khác hơn đó là sống bằng Đức Giêsu và làm chứng về Ngài, Đấng mà đã được “Bố” (Abba) sai tới “để mang tin mừng cho những kẻ nghèo hèn, loan báo cho những kẻ bị giam cầm biết họ được tha và cho những người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho những người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 18-19).
Thân ái trong tình huynh đệ.
PHANXICÔ.
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG chuyển ngữ.
(Nguồn : Zenit, từ bản Pháp ngữ của Hélène GINABAT).
Sứ điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày di dân và tị nạn.
+ Phanxicô, Giáo Hoàng
12:06 26/09/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế cộng tác với nhau để cải tiến tình trạng người di dân ngày càng gia tăng trên thế giới. Ngài cũng mời gọi các cơ quan truyền thông góp phần bài trừ những thành kiến khiến do người di dân không được tiếp đón tại các nước họ nhập cư.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 24-9-2013 nhân ngày di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 19-1-2014, với chủ đề: ”Người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn”. Sau đây là toàn văn sứ điệp của ĐTC.
”Anh chị em thân mến, các xã hội chúng ta đang cảm nghiệm những tiến trình lệ thuộc lẫn nhau và ảnh hưởng trên nhau trên bình diện hoàn vũ chưa từng có trước đây trong lịch sử. Những tiến trình này tuy có những yếu tố gây khó khăn hoặc tiêu cực, nhưng chúng có mục đích cải tiến những điều kiện sống của gia đình nhân loại, không những về mặt kinh tế, nhưng cả trong những khía cạnh chính trị và văn hóa nữa. Vả lại, mỗi người là thành phần của nhân loại và, cùng với toàn thể gia đình các dân nước, cùng hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Nhận xét này gợi hứng cho đề tài mà tôi đã chọn cho Ngày Thế giới về di dân và tị nạn năm nay, đó là “Những người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn”.
”Trong thế giới đang biến chuyển ngày nay, hiện tượng con người ngày càng lưu động trở nên như ”một dấu chỉ thời đại”, theo định nghĩa của ĐGH Biển Đức 16 (Xc Sứ điệp Ngày Thế giới di dân và tị nạn 2006). Thực vậy, một đàng những cuộc di cư thường cho thấy những thiếu sót từ phía các quốc gia và cộng đồng quốc tế, nhưng đàng khác chúng cũng bộc lộ khát vọng của nhân loại mong sống hiệp nhất trong sự tôn trọng những khác biệt, sự đón tiếp và lòng hiếu khách giúp phân chia đồng đều các tài nguyên của trái đất, bảo vệ và thăng tiến phẩm giá cũng như thế đứng trung tâm của mỗi người”.
Về phương diện Kitô, cả trong việc di cư, cũng như trong các thực tại khác của con người, người ta thấy có sự căng thẳng giữa một bên là vẻ đẹp của công trình sáng tạo, mang dấu vết của ơn thánh và công trình cứu chuộc, và bên kia là mầu nhiệm tội lỗi. Đối nghịch với tình liên đới và sự tiếp đón, những cử chỉ huynh đệ và cảm thông, có sự từ khước, kỳ thị, nạn khai thác bóc lột, đau khổ và chết chóc. Đáng lo hơn cả là những tình trạng trong đó việc di cư không những do sự cưỡng bách, nhưng còn được thực hiện qua nhiều thể thác khác nhau của nạn buôn người và biến thành nô lệ. Nạn lao động như nô lệ là điều thường thấy ngày nay! Tuy có những vấn đề, những rủi ro và khó khăn phải đương đầu, điều làm cho người di dân và tị nạn phấn khởi là niềm tín thác và hy vọng; họ mang trong tâm hồn mong ước một tương lai tốt đẹp hơn không những cho bản thân, nhưng còn cho gia đình và những người thân yêu của họ nữa.
”Việc kiến tạo một ”thế giới tốt đẹp hơn” bao hàm điều gì? Thành ngữ ”một thế giới tốt đẹp hơn” không ám chỉ một cách thơ ngây tới những ý niệm trừu tượng hoặc những thực tại không thể đạt tới được, nhưng đúng hơn nó hướng về sự tìm kiếm một sự phát triển đích thực và toàn diện, hoạt động để có những điều kiện sống xứng đáng cho tất cả mọi người, để họ tìm được những câu trả lời đúng đắn cho những đòi hỏi của các cá nhân và gia đình, để công trình tạo dựng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta được tôn trọng, gìn giữ và vun trồng. Đấng Đáng Kính Phaolô 6 đã mô tả những khát vọng của con người ngày nay như sau: ”Được giải thoát khỏi lầm than, bảo đảm cuộc sống của mình một cách chắc chắn nhất, được sức khỏe, công ăn việc làm vững chắc; được tham gia đầy đủ nhất vào các trách nhệm, không bị áp bức nào, tránh được những tình trạng làm thương tổn phẩm giá con người; được hưởng một nền giáo dục đầy đủ hơn; tóm một lời là muốn được hiểu biết và sở hữu nhiều hơn, để sống trọn vẹn hơn” (Thông điệp Phát triển các dân tộc, 23-6-1967, 6).
”Con tim chúng ta mong ước được ”tốt đẹp hơn nữa”, điều này không phải chỉ là được một kiến thức hoặc được sở hữu nhiều hơn, nhưng nhất là được sống sung mãn hơn. Ta không thể thu hẹp sự phát triển vào sự tăng trưởng kinh tế mà người ta thường theo đuổi mà không để ý gì đến những người yếu thế nhất và vô phương tự vệ. Thế giới chỉ có thể được cải tiến tốt đẹp hơn nếu người ta quan tâm trước tiên tới con người, nếu sự thăng tiến con người có tính chất toàn diện, trong mọi chiều kích, kể cả chiều kích tinh thần; nếu không ai nào bị lơ là, kể cả những người nghèo, các bệnh nhân, tù nhân, những người túng thiếu, người ngoại quốc (Xc Mt 25,31-46); nếu ta có khả năng đi từ một nền văn hóa gạt bỏ đến một nền văn hóa gặp gỡ và tiếp đón”.
”Những người di dân và tị nạn không phải là những con cờ trên bàn cờ của nhân loại. Họ là những trẻ em, phụ nữ và đàn ông rời bỏ hoặc bị bó buộc rời bỏ gia cư của họ vì nhiều lý do, họ cùng chia sẻ một ước muốn hợp pháp là được biết, sở hữu, và nhất là được sống trọn vẹn hơn. Thật là đáng ngạc nhiên trước con số những người di cư từ đại lục này sang đại lục khác, cũng như những người di chuyển trong nội địa quốc gia hoặc những vùng địa lý của họ. Làn sóng di dân ngày nay là làn sóng lớn nhất trong lịch sử, họ gồm những cá nhân, nếu không phải là cả dân tộc. Đồng hành với những người di dân và tị nạn, Giáo Hội dấn thân tìm hiểu những nguyên do gây ra hiện tượng di dân, và Giáo Hội cũng hoạt động để khắc phục những hậu quả tiêu cực và đề cao giá trị cũng như hậu quả tích cực của việc di cư đối với các cộng đoàn nguyên quán, cộng đoàn chuyển tiếp hoặc các cộng đoàn định cư trong tiến trình di cư.
”Đáng tiếc là, trong lúc khích lệ sự phát triển hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta không thể im lặng trước gương mù nghèo đói trong các chiều kích khác nhau: bạo lực, bóc lột, kỳ thị, gạt ra ngoài lề, những biện pháp thu hẹp tự do cơ bản, của cá nhân cũng như của tập thể, đó là một số yếu tố chính của nghèo đói cần phải vượt qua. Nhiều lần chính những khía cạnh đó là nguyên nhân thúc đẩy sự di cư, gắn liền di cư với nghèo đói. Trong khi trốn chạy những tình trạng lầm than hoặc bách hại để tiến tới một viễn tượng tốt đẹp hơn hoặc để cứu vãn cuộc sống, hàng triệu người lên đường di cư, và trong khi hy vọng được mãn nguyện, thì họ thường gặp phải những nghi kỵ, khép kín hoặc loại trừ và bị những nghịch cảnh, cử những nghịch cảnh trầm trọng nhất và làm thương tổn phẩm giá của họ.
”Thực tại di cư, với những chiều kích mà thời đại hoàn cầu hóa ngày nay đang đòi phải được xử lý và điều hành một cách mới mẻ, công bằng và hữu hiệu, nhất là đòi phải có sự cộng tác quốc tế và một tinh thần liên đới, cảm thông sâu xa. Điều quan trọng là sự cộng tác ở các cấp độ khác nhau, với sự đồng thanh chấp nhận những văn kiện pháp lý bảo vệ và thăng tiến con người. ĐGH Biển Đức 16 đã phác họa khuôn mẫu cho các chính sách và khẳng định rằng ”chính sách như thế cần phải được khai triển từ một sự cộng tác chặt chẽ giữa các nước xuất cư và các nước tiếp cư; cần tháp tùng bằng những qui luật quốc tế thích hợp có khả năng hòa hợp những hệ thống pháp lý khác nhau, trong viễn tượng cứu vãn những đòi hỏi và những quyền của con người và các gia đình di cư, và đồng thời, quyền của các xã hội nơi những người di cư đến ngụ” (Thông điệp Caritas in veritate, 29-6-2009, 62). Cùng nhau làm việc cho một thế giới tốt đẹp hơn đòi phải có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước, với thái độ sẵn sàng và tín nhiệm, không dựng lên những hàng rào không thể vượt qua. Một sự hợp lực có thể là khích lệ đối với các chính phủ để đương đầu với những chênh lệch về xã hội và kinh tế, và một sự hoàn cầu hóa không có qui luật nào là những nguyên nhân tạo ra di cư trong đó con người trở thành nạn nhân hơn là người nắm vai chính. Không có nước nào một mình có thể đương đầu với những khó khăn gắn liền với hiện tượng này, nó rộng lớn đến độ liên hệ tới tất cả các đại lục trong hai phong trào nhập cư và xuất cư.
”Tiếp đến, điều quan trọng là nhấn mạnh sự cộng tác ấy đã khởi sự với cố gắng của mỗi người phải làm để kiến tạo những điều kiện kinh tế và xã hội tốt đẹp hơn tại quê hương, để việc xuất cư không phải là sự chọn lựa duy nhất đối với những người tìm kiếm hòa bình, công lý, an ninh và sự tôn trọng đầy đủ phẩm giá con người. Kiến tạo những cơ hội công ăn việc làm trong các nền kinh tế địa phương, sẽ tránh được sự phân rẽ gia đình và bảo đảm những điều kiện ổn định và thanh thản cho cá nhân và cộng đoàn.
”Sau cùng, khi nhìn thực tại những người di dân và tị nạn, có một yếu tố thứ ba mà tôi muốn nêu bật trên con đường xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, đó là vượt thắng những thành kiến và thiếu cảm thông trong việc cứu xét việc di cư. Thực vậy, nhiều khi những người di dân, tản cư, xin tị nạn và người đã được tị nạn khơi dậy nơi dân chúng địa phương những ngờ vực và đối kỵ. Người ta lo sợ rằng người di dân và tị nạn tạo nên những xáo trộn trong an ninh xã hội, và có nguy cơ làm cho họ đánh mất căn tính và văn hóa, tạo ra cạnh tranh trong thị trường công việc làm hoặc làm cho tội phạm gia tăng. Trong lãnh vực này, các phương tiện truyền thông xã hội có một vai trò trách nhiệm lớn: thực vậy họ có nhiệm vụ vạch trần những thành kiến và cung cấp những thông tin chính xác khi nói về những sai lầm của một số người di dân và tị nạn, và cũng cần mô tả sự lương thiện, ngay chính, tâm hồn đại đảm của nhiều người trong số họ. Trong vấn đề này, cần có một sự thay đổi thái độ từ mọi người đối với những người di dân và tị nạn; đi từ thái độ tự vệ và sợ hãi, không quan tâm, hoặc gạt ra ngoài lề, tương ứng với nền văn hóa loại bỏ, tới thái độ dựa trên nền văn hóa gặp gỡ, là văn hóa duy nhất có khả năng kiến tạo một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, một thế giới tốt đẹp hơn. Cả các phương tiện truyền thông xã hội cũng được mời gọi đi vào sự hoán cải thái độ, và cổ võ sự thay đổi thải độ như thế đối với những người di dân và tị nạn.
“Tôi nghĩ đến Thánh Gia Nazareth cũng đã trải qua kinh nghiệm bị chối bỏ vào đầu hành trình của mình: ”Mẹ Maria sinh con đầu lòng, bọc trong tá và đặt trong mang cỏ vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã cảm nghiệm thế nào là rời bỏ quê hương của mình và trở thành người di cư: bị lòng khao khát quyền lực của vua Hêrôđê đe dọa, các vị buộc lòng phải chốn chạy sang Ai Cập (Xc Mt 2,13-14). Nhưng con tim từ mẫu của Mẹ Maria và trái tim ân cần của thánh Giuse, người gìn giữ Thánh Gia thất đã luôn bảo tồn niềm tín thác: Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, ước gì niềm xác tín này luôn kiên vững trong tâm hồn những người di dân và tị nạn.
”Giáo Hội đáp lại mệnh lệnh của Chúa Kitô, ”Các con hãy đi khắp thế gian và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”, Giáo Hội được kêu gọi trở thành Dân Chúa bao gồm mọi dân tộc và mang Tin Mừng cho mọi dân tộc, vì nơi khuôn mặt của mỗi người có in khuôn mặt của Chúa Kitô! Ở đây có cội rễ sâu xa nhất của phẩm giá con người, phải luôn tôn trọng và bảo vệ. Không phải các tiêu chuẩn hiệu năng, sản xuất, giai tầng xã hội, chủng tộc hoặc tôn giáo làm nền tảng cho phẩm giá con người, nhưng là sự kiện con người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa (Xc St 1,26-27), và hơn nữa là con Thiên Chúa, mỗi người là con của Thiên Chúa! Nơi con người có in hình ảnh Chúa Kitô. Vì thế, vấn đề ở đây là trước hết chúng ta nhìn thấy và giúp người khác thấy người di dân và tị nạn không phải như một vấn đề cần phải đương đầu, nhưng như người anh em, chị em cần tiếp đón, tôn trọng và yêu mến, một cơ hội Chúa Quan Phòng ban để góp phần kiến tạo một xã hội công bằng hơn, dân chủ trọn vẹn hơn, một quốc gia liên đới hơn, một thế giới huynh đệ hơn và một cộng đoàn Kitô cởi mở hơn theo Tin Mừng. Những cuộc di cư có thể làm nảy sinh cơ hội tái truyền giảng Tin Mừng, mở ra những không gian cho sự tăng trưởng một nhân loại mới đã được loan báo trong mầu nhiệm phục sinh: một nhân loại trong đó mỗi phần đất ngoại quốc là quê hgương và mỗi quê hương là đất xa lạ.
”Anh chị em di dân và tị nạn thân mến! Anh chị em đừng mất hy vọng một tương lai chắc chắn hơn cũng được dành cho anh chị em, và trên đường đi anh chị em có thể gặp một bàn tay nâng đỡ, được cảm nghiệm tình huynh đệ liên đới và hơi ấm của tình bạn! Tôi hứa cầu nguyện cho tất cả anh chị em và những người dành trọn cuộc đời và năng lực để ở cạnh anh chị em và tôi ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả.
(Vatican ngày 5 tháng 8 năm 2013
Bãn dịch Vatican Radio Việt Ngữ)
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố hôm 24-9-2013 nhân ngày di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 19-1-2014, với chủ đề: ”Người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn”. Sau đây là toàn văn sứ điệp của ĐTC.
”Anh chị em thân mến, các xã hội chúng ta đang cảm nghiệm những tiến trình lệ thuộc lẫn nhau và ảnh hưởng trên nhau trên bình diện hoàn vũ chưa từng có trước đây trong lịch sử. Những tiến trình này tuy có những yếu tố gây khó khăn hoặc tiêu cực, nhưng chúng có mục đích cải tiến những điều kiện sống của gia đình nhân loại, không những về mặt kinh tế, nhưng cả trong những khía cạnh chính trị và văn hóa nữa. Vả lại, mỗi người là thành phần của nhân loại và, cùng với toàn thể gia đình các dân nước, cùng hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Nhận xét này gợi hứng cho đề tài mà tôi đã chọn cho Ngày Thế giới về di dân và tị nạn năm nay, đó là “Những người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn”.
”Trong thế giới đang biến chuyển ngày nay, hiện tượng con người ngày càng lưu động trở nên như ”một dấu chỉ thời đại”, theo định nghĩa của ĐGH Biển Đức 16 (Xc Sứ điệp Ngày Thế giới di dân và tị nạn 2006). Thực vậy, một đàng những cuộc di cư thường cho thấy những thiếu sót từ phía các quốc gia và cộng đồng quốc tế, nhưng đàng khác chúng cũng bộc lộ khát vọng của nhân loại mong sống hiệp nhất trong sự tôn trọng những khác biệt, sự đón tiếp và lòng hiếu khách giúp phân chia đồng đều các tài nguyên của trái đất, bảo vệ và thăng tiến phẩm giá cũng như thế đứng trung tâm của mỗi người”.
Về phương diện Kitô, cả trong việc di cư, cũng như trong các thực tại khác của con người, người ta thấy có sự căng thẳng giữa một bên là vẻ đẹp của công trình sáng tạo, mang dấu vết của ơn thánh và công trình cứu chuộc, và bên kia là mầu nhiệm tội lỗi. Đối nghịch với tình liên đới và sự tiếp đón, những cử chỉ huynh đệ và cảm thông, có sự từ khước, kỳ thị, nạn khai thác bóc lột, đau khổ và chết chóc. Đáng lo hơn cả là những tình trạng trong đó việc di cư không những do sự cưỡng bách, nhưng còn được thực hiện qua nhiều thể thác khác nhau của nạn buôn người và biến thành nô lệ. Nạn lao động như nô lệ là điều thường thấy ngày nay! Tuy có những vấn đề, những rủi ro và khó khăn phải đương đầu, điều làm cho người di dân và tị nạn phấn khởi là niềm tín thác và hy vọng; họ mang trong tâm hồn mong ước một tương lai tốt đẹp hơn không những cho bản thân, nhưng còn cho gia đình và những người thân yêu của họ nữa.
”Việc kiến tạo một ”thế giới tốt đẹp hơn” bao hàm điều gì? Thành ngữ ”một thế giới tốt đẹp hơn” không ám chỉ một cách thơ ngây tới những ý niệm trừu tượng hoặc những thực tại không thể đạt tới được, nhưng đúng hơn nó hướng về sự tìm kiếm một sự phát triển đích thực và toàn diện, hoạt động để có những điều kiện sống xứng đáng cho tất cả mọi người, để họ tìm được những câu trả lời đúng đắn cho những đòi hỏi của các cá nhân và gia đình, để công trình tạo dựng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta được tôn trọng, gìn giữ và vun trồng. Đấng Đáng Kính Phaolô 6 đã mô tả những khát vọng của con người ngày nay như sau: ”Được giải thoát khỏi lầm than, bảo đảm cuộc sống của mình một cách chắc chắn nhất, được sức khỏe, công ăn việc làm vững chắc; được tham gia đầy đủ nhất vào các trách nhệm, không bị áp bức nào, tránh được những tình trạng làm thương tổn phẩm giá con người; được hưởng một nền giáo dục đầy đủ hơn; tóm một lời là muốn được hiểu biết và sở hữu nhiều hơn, để sống trọn vẹn hơn” (Thông điệp Phát triển các dân tộc, 23-6-1967, 6).
”Con tim chúng ta mong ước được ”tốt đẹp hơn nữa”, điều này không phải chỉ là được một kiến thức hoặc được sở hữu nhiều hơn, nhưng nhất là được sống sung mãn hơn. Ta không thể thu hẹp sự phát triển vào sự tăng trưởng kinh tế mà người ta thường theo đuổi mà không để ý gì đến những người yếu thế nhất và vô phương tự vệ. Thế giới chỉ có thể được cải tiến tốt đẹp hơn nếu người ta quan tâm trước tiên tới con người, nếu sự thăng tiến con người có tính chất toàn diện, trong mọi chiều kích, kể cả chiều kích tinh thần; nếu không ai nào bị lơ là, kể cả những người nghèo, các bệnh nhân, tù nhân, những người túng thiếu, người ngoại quốc (Xc Mt 25,31-46); nếu ta có khả năng đi từ một nền văn hóa gạt bỏ đến một nền văn hóa gặp gỡ và tiếp đón”.
”Những người di dân và tị nạn không phải là những con cờ trên bàn cờ của nhân loại. Họ là những trẻ em, phụ nữ và đàn ông rời bỏ hoặc bị bó buộc rời bỏ gia cư của họ vì nhiều lý do, họ cùng chia sẻ một ước muốn hợp pháp là được biết, sở hữu, và nhất là được sống trọn vẹn hơn. Thật là đáng ngạc nhiên trước con số những người di cư từ đại lục này sang đại lục khác, cũng như những người di chuyển trong nội địa quốc gia hoặc những vùng địa lý của họ. Làn sóng di dân ngày nay là làn sóng lớn nhất trong lịch sử, họ gồm những cá nhân, nếu không phải là cả dân tộc. Đồng hành với những người di dân và tị nạn, Giáo Hội dấn thân tìm hiểu những nguyên do gây ra hiện tượng di dân, và Giáo Hội cũng hoạt động để khắc phục những hậu quả tiêu cực và đề cao giá trị cũng như hậu quả tích cực của việc di cư đối với các cộng đoàn nguyên quán, cộng đoàn chuyển tiếp hoặc các cộng đoàn định cư trong tiến trình di cư.
”Đáng tiếc là, trong lúc khích lệ sự phát triển hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta không thể im lặng trước gương mù nghèo đói trong các chiều kích khác nhau: bạo lực, bóc lột, kỳ thị, gạt ra ngoài lề, những biện pháp thu hẹp tự do cơ bản, của cá nhân cũng như của tập thể, đó là một số yếu tố chính của nghèo đói cần phải vượt qua. Nhiều lần chính những khía cạnh đó là nguyên nhân thúc đẩy sự di cư, gắn liền di cư với nghèo đói. Trong khi trốn chạy những tình trạng lầm than hoặc bách hại để tiến tới một viễn tượng tốt đẹp hơn hoặc để cứu vãn cuộc sống, hàng triệu người lên đường di cư, và trong khi hy vọng được mãn nguyện, thì họ thường gặp phải những nghi kỵ, khép kín hoặc loại trừ và bị những nghịch cảnh, cử những nghịch cảnh trầm trọng nhất và làm thương tổn phẩm giá của họ.
”Thực tại di cư, với những chiều kích mà thời đại hoàn cầu hóa ngày nay đang đòi phải được xử lý và điều hành một cách mới mẻ, công bằng và hữu hiệu, nhất là đòi phải có sự cộng tác quốc tế và một tinh thần liên đới, cảm thông sâu xa. Điều quan trọng là sự cộng tác ở các cấp độ khác nhau, với sự đồng thanh chấp nhận những văn kiện pháp lý bảo vệ và thăng tiến con người. ĐGH Biển Đức 16 đã phác họa khuôn mẫu cho các chính sách và khẳng định rằng ”chính sách như thế cần phải được khai triển từ một sự cộng tác chặt chẽ giữa các nước xuất cư và các nước tiếp cư; cần tháp tùng bằng những qui luật quốc tế thích hợp có khả năng hòa hợp những hệ thống pháp lý khác nhau, trong viễn tượng cứu vãn những đòi hỏi và những quyền của con người và các gia đình di cư, và đồng thời, quyền của các xã hội nơi những người di cư đến ngụ” (Thông điệp Caritas in veritate, 29-6-2009, 62). Cùng nhau làm việc cho một thế giới tốt đẹp hơn đòi phải có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước, với thái độ sẵn sàng và tín nhiệm, không dựng lên những hàng rào không thể vượt qua. Một sự hợp lực có thể là khích lệ đối với các chính phủ để đương đầu với những chênh lệch về xã hội và kinh tế, và một sự hoàn cầu hóa không có qui luật nào là những nguyên nhân tạo ra di cư trong đó con người trở thành nạn nhân hơn là người nắm vai chính. Không có nước nào một mình có thể đương đầu với những khó khăn gắn liền với hiện tượng này, nó rộng lớn đến độ liên hệ tới tất cả các đại lục trong hai phong trào nhập cư và xuất cư.
”Tiếp đến, điều quan trọng là nhấn mạnh sự cộng tác ấy đã khởi sự với cố gắng của mỗi người phải làm để kiến tạo những điều kiện kinh tế và xã hội tốt đẹp hơn tại quê hương, để việc xuất cư không phải là sự chọn lựa duy nhất đối với những người tìm kiếm hòa bình, công lý, an ninh và sự tôn trọng đầy đủ phẩm giá con người. Kiến tạo những cơ hội công ăn việc làm trong các nền kinh tế địa phương, sẽ tránh được sự phân rẽ gia đình và bảo đảm những điều kiện ổn định và thanh thản cho cá nhân và cộng đoàn.
”Sau cùng, khi nhìn thực tại những người di dân và tị nạn, có một yếu tố thứ ba mà tôi muốn nêu bật trên con đường xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, đó là vượt thắng những thành kiến và thiếu cảm thông trong việc cứu xét việc di cư. Thực vậy, nhiều khi những người di dân, tản cư, xin tị nạn và người đã được tị nạn khơi dậy nơi dân chúng địa phương những ngờ vực và đối kỵ. Người ta lo sợ rằng người di dân và tị nạn tạo nên những xáo trộn trong an ninh xã hội, và có nguy cơ làm cho họ đánh mất căn tính và văn hóa, tạo ra cạnh tranh trong thị trường công việc làm hoặc làm cho tội phạm gia tăng. Trong lãnh vực này, các phương tiện truyền thông xã hội có một vai trò trách nhiệm lớn: thực vậy họ có nhiệm vụ vạch trần những thành kiến và cung cấp những thông tin chính xác khi nói về những sai lầm của một số người di dân và tị nạn, và cũng cần mô tả sự lương thiện, ngay chính, tâm hồn đại đảm của nhiều người trong số họ. Trong vấn đề này, cần có một sự thay đổi thái độ từ mọi người đối với những người di dân và tị nạn; đi từ thái độ tự vệ và sợ hãi, không quan tâm, hoặc gạt ra ngoài lề, tương ứng với nền văn hóa loại bỏ, tới thái độ dựa trên nền văn hóa gặp gỡ, là văn hóa duy nhất có khả năng kiến tạo một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, một thế giới tốt đẹp hơn. Cả các phương tiện truyền thông xã hội cũng được mời gọi đi vào sự hoán cải thái độ, và cổ võ sự thay đổi thải độ như thế đối với những người di dân và tị nạn.
“Tôi nghĩ đến Thánh Gia Nazareth cũng đã trải qua kinh nghiệm bị chối bỏ vào đầu hành trình của mình: ”Mẹ Maria sinh con đầu lòng, bọc trong tá và đặt trong mang cỏ vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2,7). Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã cảm nghiệm thế nào là rời bỏ quê hương của mình và trở thành người di cư: bị lòng khao khát quyền lực của vua Hêrôđê đe dọa, các vị buộc lòng phải chốn chạy sang Ai Cập (Xc Mt 2,13-14). Nhưng con tim từ mẫu của Mẹ Maria và trái tim ân cần của thánh Giuse, người gìn giữ Thánh Gia thất đã luôn bảo tồn niềm tín thác: Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, ước gì niềm xác tín này luôn kiên vững trong tâm hồn những người di dân và tị nạn.
”Giáo Hội đáp lại mệnh lệnh của Chúa Kitô, ”Các con hãy đi khắp thế gian và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”, Giáo Hội được kêu gọi trở thành Dân Chúa bao gồm mọi dân tộc và mang Tin Mừng cho mọi dân tộc, vì nơi khuôn mặt của mỗi người có in khuôn mặt của Chúa Kitô! Ở đây có cội rễ sâu xa nhất của phẩm giá con người, phải luôn tôn trọng và bảo vệ. Không phải các tiêu chuẩn hiệu năng, sản xuất, giai tầng xã hội, chủng tộc hoặc tôn giáo làm nền tảng cho phẩm giá con người, nhưng là sự kiện con người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa (Xc St 1,26-27), và hơn nữa là con Thiên Chúa, mỗi người là con của Thiên Chúa! Nơi con người có in hình ảnh Chúa Kitô. Vì thế, vấn đề ở đây là trước hết chúng ta nhìn thấy và giúp người khác thấy người di dân và tị nạn không phải như một vấn đề cần phải đương đầu, nhưng như người anh em, chị em cần tiếp đón, tôn trọng và yêu mến, một cơ hội Chúa Quan Phòng ban để góp phần kiến tạo một xã hội công bằng hơn, dân chủ trọn vẹn hơn, một quốc gia liên đới hơn, một thế giới huynh đệ hơn và một cộng đoàn Kitô cởi mở hơn theo Tin Mừng. Những cuộc di cư có thể làm nảy sinh cơ hội tái truyền giảng Tin Mừng, mở ra những không gian cho sự tăng trưởng một nhân loại mới đã được loan báo trong mầu nhiệm phục sinh: một nhân loại trong đó mỗi phần đất ngoại quốc là quê hgương và mỗi quê hương là đất xa lạ.
”Anh chị em di dân và tị nạn thân mến! Anh chị em đừng mất hy vọng một tương lai chắc chắn hơn cũng được dành cho anh chị em, và trên đường đi anh chị em có thể gặp một bàn tay nâng đỡ, được cảm nghiệm tình huynh đệ liên đới và hơi ấm của tình bạn! Tôi hứa cầu nguyện cho tất cả anh chị em và những người dành trọn cuộc đời và năng lực để ở cạnh anh chị em và tôi ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả.
(Vatican ngày 5 tháng 8 năm 2013
Bãn dịch Vatican Radio Việt Ngữ)
Trung Đông: Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện không ngừng cho hòa bình
Bùi Hữu Thư
15:10 26/09/2013
Bài giảng trong Thánh Lễ ngày 25 tháng 9, 2013
ROME, 26 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố trong Thánh Lễ ngài dâng ngày hôm qua, 25 tháng 9, 2013, tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: Một kinh nguyện “thường trực”, “không ngưng nghỉ”, phải được dâng lên Thiên Chúa để cầu cho hòa bình tại Lybia và toàn miền Trung Đông.
Theo Radio Vatican, đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, bộ trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, và Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, Thượng Phụ Maronite Antioche cùng một nhóm các giám mục Maronite từ Liban, Syria, và Đất Thánh.
Đức Thánh Cha đã nêu cao ba điểm chính để suy niệm về tình trạng của các Kitô hữu tại Trung Đông, trong bài đọc một (Esdras 9,5-9) :
Trước hết, thái độ “xấu hổ và hoang mang” của Esdras đối với Thiên Chúa, đến nỗi không thể “ngẩng đầu lên” nhìn Chúa, vì biết bao nhiêu “lỗi lầm vô kể chồng chất cao lên tới trời” đã khiến cho bị trục xuất.
Sau đó, “cầu nguyện”: Esdras đã “quỳ xuống, giang hay tay hướng về Chúa”, khẩn xin lòng thương xót. Theo gương mẫu này: Một kinh nguyện “thường trực”, “không ngưng nghỉ”, phải được dâng lên Thiên Chúa để cầu cho hòa bình tại Lybia và toàn miền Trung Đông..
Cuối cùng, điểm thứ ba, “sự tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa”, Đấng không bỏ rơi con người: như thế hành trình của con người có thể được an nghỉ trong hy vọng và được tăng thêm sức mạnh.
Sau khi rước lễ, Đức Hồng Y Bechara Raï đã chào mừng Đức Thánh Cha thay mặt cho tất cả các giám mục hiện diện, thay mặt tất cả các tín hữu Maronite, và tất cả quốc gia Liban, và cám ơn ngài: “Lời cầu nguyện của ngài và lời kêu gọi của ngài cho hòa bình tại Syria và Trung Đông đã gieo xuống niềm hy vọng và an ủi.”
ROME, 26 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố trong Thánh Lễ ngài dâng ngày hôm qua, 25 tháng 9, 2013, tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: Một kinh nguyện “thường trực”, “không ngưng nghỉ”, phải được dâng lên Thiên Chúa để cầu cho hòa bình tại Lybia và toàn miền Trung Đông.
Theo Radio Vatican, đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, bộ trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương, và Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï, Thượng Phụ Maronite Antioche cùng một nhóm các giám mục Maronite từ Liban, Syria, và Đất Thánh.
Đức Thánh Cha đã nêu cao ba điểm chính để suy niệm về tình trạng của các Kitô hữu tại Trung Đông, trong bài đọc một (Esdras 9,5-9) :
Trước hết, thái độ “xấu hổ và hoang mang” của Esdras đối với Thiên Chúa, đến nỗi không thể “ngẩng đầu lên” nhìn Chúa, vì biết bao nhiêu “lỗi lầm vô kể chồng chất cao lên tới trời” đã khiến cho bị trục xuất.
Sau đó, “cầu nguyện”: Esdras đã “quỳ xuống, giang hay tay hướng về Chúa”, khẩn xin lòng thương xót. Theo gương mẫu này: Một kinh nguyện “thường trực”, “không ngưng nghỉ”, phải được dâng lên Thiên Chúa để cầu cho hòa bình tại Lybia và toàn miền Trung Đông..
Cuối cùng, điểm thứ ba, “sự tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa”, Đấng không bỏ rơi con người: như thế hành trình của con người có thể được an nghỉ trong hy vọng và được tăng thêm sức mạnh.
Sau khi rước lễ, Đức Hồng Y Bechara Raï đã chào mừng Đức Thánh Cha thay mặt cho tất cả các giám mục hiện diện, thay mặt tất cả các tín hữu Maronite, và tất cả quốc gia Liban, và cám ơn ngài: “Lời cầu nguyện của ngài và lời kêu gọi của ngài cho hòa bình tại Syria và Trung Đông đã gieo xuống niềm hy vọng và an ủi.”
Giàu và Nghèo trong sách Tin Mừng Luca
Lm. Nguyễn Công Đoan, SJ
18:01 26/09/2013
Sách Tin Mừng Luca có nhiều lời dạy và dụ ngôn về người giàu và người nghèo, muốn hiểu bất cứ lời dạy hay dụ ngôn nào liên quan tới giàu và nghèo trong sách này phải nhìn trong toàn bộ cuôn sách Tin Mừng này cũng như trong toàn bộ Sách Thánh.
Trước hết là nhìn giáo huấn trong tương quan với người dạy là chính Chúa Giêsu : sinh làm người nghèo, ở giữa người nghèo.
Đám đông bao quanh Chúa khi Chúa đi rao giảng chủ yếu là những người đến xin chữa bệnh “miễn phí” vì không có tiền hay đã hết tiền chạy thay chạy thuốc mà “tiền mất tật mang”. Chạy theo Chúa để nghe mà không có miếng bánh mì khô trong túi, có lần Chúa phải lo cho họ ăn!
Nhưng cũng đừng quên là có những người giàu cũng đi theo Chúa. Anh em nhà Dê-bê-đê bỏ cha lại trên thuyền với những người làm công mà đi theo Chúa; chứng tỏ gia đình cũng khá giả trong giới đánh cá. Matthêu bỏ trạm thu thuế, mời bạn bè tới nhà ăn một bữa rồi đi theo Chúa. Một nhóm các bà nhà giàu ôm của cải đi theo mà giúp Chúa Giêsu và các môn đệ (Lc 8,1-3). Ông Da-kêu giám đốc sở thuế ở Giêrikhô, thành phố ngã tư giao thương quốc tế, chia nửa gia tài cho người nghèo. Ông Giuse Arimathê giàu và quyền thế, một mình đi gặp Philatô xin xác Chúa Giêsu và mai táng trong một ngôi mộ mới.
Vậy thì chung quanh Chúa Giêsu có đủ hạng người, giàu và nghèo, tội lỗi và đạo đức.
Trong cộng đoàn tín hữu ban đầu thì những người giàu có biến nhà mình thành “nhà thờ”, “nhà chung” để Hội Thánh tụ họp (x. Rôma, 16).
Nhưng khi công bố sứ mạng ở Nadarét thì Chúa lại dùng đọan sach Isaia để cho thấy Chúa được sai đi công bố Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành bệnh tật, giải thóat người bị áp bức và công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa.
Rồi khi công bố “Nước Thiên Chúa thuộc về ai”, thì Chúa lại đưa ra một chuỗi tương phản chói tai với bốn mối phúc và bốn cái khốn (6,20-26).
Phúc cho anh em là những người nghèo <à Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em vì các ngươi đã được phần an ủi rồi
Trước hết sự đối chọi giữa “Phúc và khốn” là một lối văn quen thuộc trong Sách Thánh, từ Đệ Nhị Luật (28), sách Giôsue (8,30-35), các ngôn sứ, như Giêrêmia 17,5-11; thánh vịnh, như Tv 1.
Trong Cựu Ước thì giàu sang là phúc lành của Thiên Chúa (Ap-ra-ham trong St 13); Gióp (1-2;
42,10-15).
Nhưng cũng có những sự giàu có bất chính do bóc lột người nghèo, các ngôn sứ lớn tiếng tố cáo và công bố hậu quả, như Amos 2,6-18; 3,9-12.
Vậy thì lời công bố “Phúc và khốn” của Chúa Giêsu không phải là mới lạ về hình thức.
Nội dung thì mới vì liên quan tới Giáo Ước Mới, trong đó “phúc” không còn là một miền đất hay cải trần gian nhưng là Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời. Sự thay đổi số phận không còn giới hạn trên mặt đất này như cách mạng Mác-xít hứa hẹn, lật đổ kẻ giàu sang quyền thế, trao quyền lực và giàu sang cho người nghèo. Thực tế của cách mạng Mác-xít ngày nay không cần phải mô tả nữa, vì nó ở trước mắt mọi người như “voi giữa chợ”.
Giao Ước Xi-nai hứa hẹn một miền đất chảy sữa và mật (Đnl 4).
Giao Ước Mới hứa hẹn Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời.
Vậy thì của cải trần gian có vai trò gì hay không? Tương quan giữa kẻ giàu người nghèo thế nào? Giàu sang còn là phúc lành hay không? Nghèo có còn “hèn” và “khổ” không?
Nếu Nước Thiên Chúa là của người nghèo thì người giàu bị lọai hết hay sao?
Xin mọi người an tâm. Chúa Giêsu không có gì chung với Các-Mác ngoài việc nhận ra cái sự thật hiển nhiên mà đứa con nít cũng biết: sự khác biệt giữa kẻ giàu người nghèo!
Chúa Giêsu sẽ từ từ dạy cho người ta bíêt vai trò của mọi của cải trần gian trong tương quan với Nước Thiên Chúa, tương quan giữa kẻ giàu người nghèo. Phải kiên nhẫn theo Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường Chúa đi rao giảng. Chúa sẽ dùng những lời giáo huấn trực tiếp, dụ ngôn và những trường hợp cụ thể để đưa chúng ta vào con đường của Nước Thiên Chúa. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập chuỗi các dụ ngôn:
- người phú hộ ngu ngốc (12,13-34)
- khách nên mời (14,12-14) và khách được mời (14,15-24) à điều kiện để theo Chúa: từ bỏ.
- người quản lý bất lương nhưng “khôn khéo” (16,1-13)
- Ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khổ (16,19-31)
Người thật việc thật minh họa:
- Người thủ lãnh giàu có không theo Chúa : “ông buồn rầu bỏ đi, vì ông rất giàu” (18,18-23)
- Các tông đồ (18,24-30)
- Ông Da-kêu (19,1-10).
1- Người phú hộ ngu ngốc.
Dụ ngôn này được Chúa đưa ra nhân dịp có ngừơi xin Chúa can thiệp vì ông anh không chịu chia gia tài. Chúa không nhận làm quan tòa chia gia tài, nhưng dùng cơ hội này để đánh thẳng vào gốc rễ của vấn đề là lòng tham (Các-Mác không giải quyết được cái gốc này).
Anh phú hộ có tài làm ăn, nhưng lại bị Thiên Chúa gọi là “đồ ngu”!
Muốn hiểu thì đọc thánh vịnh 14,1-2 và 53,1-2:
“Kẻ ngu si tự nhủ: “ Làm chi có Chúa Trời”…
Từ trời cao Chúa nhìn xuống loài người,
xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa”.
Nếu đọc thánh vịnh 49,7-15 thì lời đánh giá cái ngu này còn thậm tệ hơn nhiều: “như thú vật”.
Bám lấy những của cải mà chết không mang theo được thì quả là ngu (đem theo vào mộ còn tệ hại hơn, vì kẻ trộm sẽ đào mộ, lấy của và vất xác ra ngoài!).
Đúng là “thả mồi bắt bóng”, như người đi trong sa mạc nóng bỏng, thấy bóng chiếc máy bay trên đầu, mừng quá, chạy theo để núp bóng…
2. Khách nên mời và khách được mời
Nhân một bữa tiệc Chúa Giêsu được mời, sau khi điểm mặt khách được mời, Chúa khuyên nên mời những người không có gì để mời lại!
Sau đó Chúa kể dụ ngôn khách được mời vào dự tiệc Nước Thiên Chúa: những người giàu có đều bận việc, từ chối. Chủ nhà nổi cơn thịnh nộ, cho đi mời những người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt… vào cho đầy nhà và tuyên bố thẳng tay: “Những kẻ đã được mời trước kia, không ai sẽ được dự tiệc của tôi”. Minh họa rõ ràng mối phúc và cái khốn thứ nhất.
3. Người quản lý bất lương nhưng khôn khéo
Trong dụ ngôn này, nhân vật chính không phải là người giàu có, anh ta chỉ trông coi của cải của người khác.
Ông chủ nghe người ta tố cáo rằng anh ta phung phí của cải nhà ông. Ông ra lệnh cho anh ta thanh tóan sổ sách và nghỉ việc. Anh ta dùng cơ hội cuối cùng này để chuẩn bị tương lai.
Ông chủ (hay Chúa?) khen tên quản lý bất lương đã hành động khôn khéo.
Chúa Giêsu rút bài học. “Con cái đời này khôn khéo đối với đồng lọai hơn con cái ánh sáng”
Lời khen không có gì hàm hồ vì anh ta vẫn giữ nguyên tính cách bất lương.
Và bài học có chuyển bình diện rõ ràng: con cái đời này và con cái ánh sáng. Cái khôn khéo của con cái đời này đối với đồng lọai, dù là bất lương, vẫn có thể là bài học cho con cái ánh sáng.
Tên quản lý bất lương “mượn” của ông chủ lần này không phải để xài phí vô ích, nhưng để “mua lấy bạn bè” để khi mất chỗ ngồi thì có “bạn bè” đón về.
Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc đã cho thấy của cải đi theo mạng sống. Mạng sống không thuộc về mình thì của cải cũng không thuộc về mình. Mạng sống là của Chúa cho mượn, Chúa đòi mạng sống thì của cải cũng tuột khỏi tay mình: “chết là mất hết” (x. Sách Giảng Viên 3-6).
Vậy thì trước mặt Thiên Chúa, người giàu có chỉ là người “quản lý” của cải vật chất, trước sau cũng phải giao lại cho người khác. Của cải đời này luôn là “của người khác”. Triết lý Việt Nam cũng có câu: “Của đồng lần thiên hạ tiêu chung”.
Nhưng cuộc sống lại là thời gian thực tập bằng của cải của người khác, nếu biết sử dụng “của cải của người khác” thì sẽ được giao “của mình”, “của chân thật”, “kho tàng trên trời”.
Muốn có bạn hữu đón về khi “nghỉ việc” thì học ở tên quản lý bất lương, “mua lấy bạn bè”.
Muốn có chỗ về khi mất chỗ ngồi thì dùng của cải đang trông coi mà mua lấy người nghèo làm bạn bè, vì Nước Thiên Chúa là của người nghèo.
Thế là Chúa chỉ chỗ “rửa tiền” đấy! Cũng là chỗ đổi ngân phiếu lấy tiền mặt! đổi của người khác lấy của mình!
Sau dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc thì Chúa đã chỉ chỗ “chuyển tiền thẳng lên trời” : gởi người nghèo! (Lc 12,33-34).
Ở đây Chúa lại chỉ cách để “rửa tiền”, để có bạn bè đón về nhà trên trời : vẫn là người nghèo!
4. Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo.
Ông phú hộ ngu ngốc (12,13-24) mới tính chuyện hưởng thụ thì đã bị đòi mạng.
Ông phú hộ này thì đã hưởng thụ suốt đời:
mặc toàn lụa là gấm vóc,
ngày ngày yến tiệc linh đình.
Ngay trước cổng nhà ông ta, có một con người nằm đó, mang số phận hoàn toàn trái ngược:
mụn nhọt đầy mình,
thèm được ăn những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống.
Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm mụn nhọt của anh.
Sự đối chọi thật là chói mắt:
toàn lụa là gấm vóc ↔ mụn nhọt đầy mình
bàn tiệc đầy tràn, rớt cả xuống đất ↔ thèm được ăn những thứ trên bàn ăn kia rớt xuống.
↔ chó đến liếm những gì “thừa” trên thân xác: mụn nhọt.
Sự đảo lộn sau cái chết: (tôi xin phép dịch lại vài chữ sát bản Hy Lạp và sắp xếp đối chiếu để thấy rõ sự tương phản hơn)
Ông nhà giàu cũng chết ↔ Người nghèo này chết
Và được đem chôn được thiên thần đem vào lòng ông Ap-ra-ham
Dưới âm phủ, chịu cực hình, ngước lên, thấy ông Ap-ra-ham tận đàng xa
và thấy La-da-rô trong lòng ông ấy.
Bấy giờ ông kêu lên:
lạy tổ phụ Ap-ra-ham, xin thương xót con,
sai La-da-rô nhúng ngón tay vào nước,
đến nhỏ trên lưỡi con một giọt,
vì con bị lửa này thiêu đốt khổ lắm!
Ông Ap-ra-ham đáp: Con ơi, hãy nhớ lại:
con đã nhận hết những sự tốt của con
suốt đời con rồi và La-da-rô cũng vậy, những sự xấu
← Còn bây giờ →
↓ nơi đây nó được an ủi
còn con thì chịu khổ.
Hơn nữa
giữa chúng ta và các con đã có một vực thẳm lớn đến nỗi
bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua chúng ta đây cũng không được
Sự đảo lộn không thể nào thay đổi nữa. Khỏang cách ngắn giữa bàn ăn với cổng nhà đã thành vực thẳm không thể vượt qua được nữa.
Toàn bộ dụ ngôn không trực tiếp nói tại sao. Nhưng đọc lại mối phúc thứ nhất và cái khốn thứ nhất thì sẽ thấy đây là một bức tranh minh họa.
Ông phú hộ suốt cuộc sống đã lãnh hết phần của mình, những cái tốt và đã hưởng một mình
“La-da-rô cũng vậy” tức là suốt đời cũng nhận hết phần của mình, những cái xấu, và chịu một mình.
Cái đảo lộn diễn ra bây giờ và không thay đổi, không chia với nhau được nữa.
Lấy một thí dụ đời thường trong gia đình Việt Nam: mẹ cho hai đứa con nhỏ (một trai một gái) mỗi đứa một cái bánh ngọt. Đứa con trai “lủm” sạch ngay. Đứa con gái ăn một chút rồi để dành. Tới hồi đứa con gái lấy ra ăn, đứa con trai đòi ăn nữa. Đứa con gái không cho. Đứa con trai bù lu bù loa “méc” : “Má ơi, nó không cho con ăn”. Mẹ sẽ bảo: “Má cho mỗi đứa một cái, con ăn hết rồi, bây giờ em nó ăn phần của nó sao con lại đòi? Má biểu nhé, lần sau hai đứa “canh ty” ăn một cái, để dành một cái, lúc nào thèm thì chia nhau mà ăn nữa”!
Vậy thì dụ ngôn tiếp tục dạy cách giải quyết vấn đề giàu và nghèo theo kiểu bà mẹ này dạy hai con.
Nước Thiên Chúa là phần của người nghèo, của cải thế gian phần của người giàu,
nếu người giàu chia phần của mình với người nghèo bây giờ
thì khi tới phiên được hưởng, người nghèo sẽ chia Nước Thiên Chúa cho người giàu.
Ông Da-kêu là người đã thực hành đúng như vậy khi giao ngay cho Chúa Giêsu:
“Thưa Ngài, đây phân nửa gia tài của tôi, tôi cho người nghèo;
và nếu tôi đã chiếm đọat của ai cái gì, tôi xin đền gầp bốn!”
Chúa Giêsu xác nhận: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến trong nhà này!”
Dụ ngôn còn một cái đuôi. Ông nhà giàu xin Ap-ra-ham sai La-da-rô về báo cho anh em của ông ta để đừng rơi vào chỗ khổ như ông ta… Ap-ra-ham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn sứ… Môsê và các Ngôn sứ mà chúng không nghe, thì người chết có sống lại, chúng cũng chẳng nghe đâu.”
Vậy thì ở điểm này Chúa Giêsu nhận là Chúa cũng không nói điều gì mới đâu, Môsê và các Ngôn sứ cũng đã nói những điều ấy rồi.
Nhưng Chúa Giêsu làm gương chung chia: “Người vốn dĩ giàu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để nhờ cái khó nghèo của Người anh em được trở nên giàu có” (2Cr 8,9).
Chúa Giêsu đã chết và sống lại… thế mà kẻ không muốn nghe thì vẫn không nghe!
Đời là thế đấy!
Còn tôi thì sao?
L.M. Nguyễn Công Đoan, S.J.
Lễ thánh Matthêu Tông Đồ, 2013
Trước hết là nhìn giáo huấn trong tương quan với người dạy là chính Chúa Giêsu : sinh làm người nghèo, ở giữa người nghèo.
Đám đông bao quanh Chúa khi Chúa đi rao giảng chủ yếu là những người đến xin chữa bệnh “miễn phí” vì không có tiền hay đã hết tiền chạy thay chạy thuốc mà “tiền mất tật mang”. Chạy theo Chúa để nghe mà không có miếng bánh mì khô trong túi, có lần Chúa phải lo cho họ ăn!
Nhưng cũng đừng quên là có những người giàu cũng đi theo Chúa. Anh em nhà Dê-bê-đê bỏ cha lại trên thuyền với những người làm công mà đi theo Chúa; chứng tỏ gia đình cũng khá giả trong giới đánh cá. Matthêu bỏ trạm thu thuế, mời bạn bè tới nhà ăn một bữa rồi đi theo Chúa. Một nhóm các bà nhà giàu ôm của cải đi theo mà giúp Chúa Giêsu và các môn đệ (Lc 8,1-3). Ông Da-kêu giám đốc sở thuế ở Giêrikhô, thành phố ngã tư giao thương quốc tế, chia nửa gia tài cho người nghèo. Ông Giuse Arimathê giàu và quyền thế, một mình đi gặp Philatô xin xác Chúa Giêsu và mai táng trong một ngôi mộ mới.
Vậy thì chung quanh Chúa Giêsu có đủ hạng người, giàu và nghèo, tội lỗi và đạo đức.
Trong cộng đoàn tín hữu ban đầu thì những người giàu có biến nhà mình thành “nhà thờ”, “nhà chung” để Hội Thánh tụ họp (x. Rôma, 16).
Nhưng khi công bố sứ mạng ở Nadarét thì Chúa lại dùng đọan sach Isaia để cho thấy Chúa được sai đi công bố Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành bệnh tật, giải thóat người bị áp bức và công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa.
Rồi khi công bố “Nước Thiên Chúa thuộc về ai”, thì Chúa lại đưa ra một chuỗi tương phản chói tai với bốn mối phúc và bốn cái khốn (6,20-26).
Phúc cho anh em là những người nghèo <à Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em vì các ngươi đã được phần an ủi rồi
Trước hết sự đối chọi giữa “Phúc và khốn” là một lối văn quen thuộc trong Sách Thánh, từ Đệ Nhị Luật (28), sách Giôsue (8,30-35), các ngôn sứ, như Giêrêmia 17,5-11; thánh vịnh, như Tv 1.
Trong Cựu Ước thì giàu sang là phúc lành của Thiên Chúa (Ap-ra-ham trong St 13); Gióp (1-2;
42,10-15).
Nhưng cũng có những sự giàu có bất chính do bóc lột người nghèo, các ngôn sứ lớn tiếng tố cáo và công bố hậu quả, như Amos 2,6-18; 3,9-12.
Vậy thì lời công bố “Phúc và khốn” của Chúa Giêsu không phải là mới lạ về hình thức.
Nội dung thì mới vì liên quan tới Giáo Ước Mới, trong đó “phúc” không còn là một miền đất hay cải trần gian nhưng là Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời. Sự thay đổi số phận không còn giới hạn trên mặt đất này như cách mạng Mác-xít hứa hẹn, lật đổ kẻ giàu sang quyền thế, trao quyền lực và giàu sang cho người nghèo. Thực tế của cách mạng Mác-xít ngày nay không cần phải mô tả nữa, vì nó ở trước mắt mọi người như “voi giữa chợ”.
Giao Ước Xi-nai hứa hẹn một miền đất chảy sữa và mật (Đnl 4).
Giao Ước Mới hứa hẹn Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời.
Vậy thì của cải trần gian có vai trò gì hay không? Tương quan giữa kẻ giàu người nghèo thế nào? Giàu sang còn là phúc lành hay không? Nghèo có còn “hèn” và “khổ” không?
Nếu Nước Thiên Chúa là của người nghèo thì người giàu bị lọai hết hay sao?
Xin mọi người an tâm. Chúa Giêsu không có gì chung với Các-Mác ngoài việc nhận ra cái sự thật hiển nhiên mà đứa con nít cũng biết: sự khác biệt giữa kẻ giàu người nghèo!
Chúa Giêsu sẽ từ từ dạy cho người ta bíêt vai trò của mọi của cải trần gian trong tương quan với Nước Thiên Chúa, tương quan giữa kẻ giàu người nghèo. Phải kiên nhẫn theo Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường Chúa đi rao giảng. Chúa sẽ dùng những lời giáo huấn trực tiếp, dụ ngôn và những trường hợp cụ thể để đưa chúng ta vào con đường của Nước Thiên Chúa. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập chuỗi các dụ ngôn:
- người phú hộ ngu ngốc (12,13-34)
- khách nên mời (14,12-14) và khách được mời (14,15-24) à điều kiện để theo Chúa: từ bỏ.
- người quản lý bất lương nhưng “khôn khéo” (16,1-13)
- Ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khổ (16,19-31)
Người thật việc thật minh họa:
- Người thủ lãnh giàu có không theo Chúa : “ông buồn rầu bỏ đi, vì ông rất giàu” (18,18-23)
- Các tông đồ (18,24-30)
- Ông Da-kêu (19,1-10).
1- Người phú hộ ngu ngốc.
Dụ ngôn này được Chúa đưa ra nhân dịp có ngừơi xin Chúa can thiệp vì ông anh không chịu chia gia tài. Chúa không nhận làm quan tòa chia gia tài, nhưng dùng cơ hội này để đánh thẳng vào gốc rễ của vấn đề là lòng tham (Các-Mác không giải quyết được cái gốc này).
Anh phú hộ có tài làm ăn, nhưng lại bị Thiên Chúa gọi là “đồ ngu”!
Muốn hiểu thì đọc thánh vịnh 14,1-2 và 53,1-2:
“Kẻ ngu si tự nhủ: “ Làm chi có Chúa Trời”…
Từ trời cao Chúa nhìn xuống loài người,
xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa”.
Nếu đọc thánh vịnh 49,7-15 thì lời đánh giá cái ngu này còn thậm tệ hơn nhiều: “như thú vật”.
Bám lấy những của cải mà chết không mang theo được thì quả là ngu (đem theo vào mộ còn tệ hại hơn, vì kẻ trộm sẽ đào mộ, lấy của và vất xác ra ngoài!).
Đúng là “thả mồi bắt bóng”, như người đi trong sa mạc nóng bỏng, thấy bóng chiếc máy bay trên đầu, mừng quá, chạy theo để núp bóng…
2. Khách nên mời và khách được mời
Nhân một bữa tiệc Chúa Giêsu được mời, sau khi điểm mặt khách được mời, Chúa khuyên nên mời những người không có gì để mời lại!
Sau đó Chúa kể dụ ngôn khách được mời vào dự tiệc Nước Thiên Chúa: những người giàu có đều bận việc, từ chối. Chủ nhà nổi cơn thịnh nộ, cho đi mời những người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt… vào cho đầy nhà và tuyên bố thẳng tay: “Những kẻ đã được mời trước kia, không ai sẽ được dự tiệc của tôi”. Minh họa rõ ràng mối phúc và cái khốn thứ nhất.
3. Người quản lý bất lương nhưng khôn khéo
Trong dụ ngôn này, nhân vật chính không phải là người giàu có, anh ta chỉ trông coi của cải của người khác.
Ông chủ nghe người ta tố cáo rằng anh ta phung phí của cải nhà ông. Ông ra lệnh cho anh ta thanh tóan sổ sách và nghỉ việc. Anh ta dùng cơ hội cuối cùng này để chuẩn bị tương lai.
Ông chủ (hay Chúa?) khen tên quản lý bất lương đã hành động khôn khéo.
Chúa Giêsu rút bài học. “Con cái đời này khôn khéo đối với đồng lọai hơn con cái ánh sáng”
Lời khen không có gì hàm hồ vì anh ta vẫn giữ nguyên tính cách bất lương.
Và bài học có chuyển bình diện rõ ràng: con cái đời này và con cái ánh sáng. Cái khôn khéo của con cái đời này đối với đồng lọai, dù là bất lương, vẫn có thể là bài học cho con cái ánh sáng.
Tên quản lý bất lương “mượn” của ông chủ lần này không phải để xài phí vô ích, nhưng để “mua lấy bạn bè” để khi mất chỗ ngồi thì có “bạn bè” đón về.
Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc đã cho thấy của cải đi theo mạng sống. Mạng sống không thuộc về mình thì của cải cũng không thuộc về mình. Mạng sống là của Chúa cho mượn, Chúa đòi mạng sống thì của cải cũng tuột khỏi tay mình: “chết là mất hết” (x. Sách Giảng Viên 3-6).
Vậy thì trước mặt Thiên Chúa, người giàu có chỉ là người “quản lý” của cải vật chất, trước sau cũng phải giao lại cho người khác. Của cải đời này luôn là “của người khác”. Triết lý Việt Nam cũng có câu: “Của đồng lần thiên hạ tiêu chung”.
Nhưng cuộc sống lại là thời gian thực tập bằng của cải của người khác, nếu biết sử dụng “của cải của người khác” thì sẽ được giao “của mình”, “của chân thật”, “kho tàng trên trời”.
Muốn có bạn hữu đón về khi “nghỉ việc” thì học ở tên quản lý bất lương, “mua lấy bạn bè”.
Muốn có chỗ về khi mất chỗ ngồi thì dùng của cải đang trông coi mà mua lấy người nghèo làm bạn bè, vì Nước Thiên Chúa là của người nghèo.
Thế là Chúa chỉ chỗ “rửa tiền” đấy! Cũng là chỗ đổi ngân phiếu lấy tiền mặt! đổi của người khác lấy của mình!
Sau dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc thì Chúa đã chỉ chỗ “chuyển tiền thẳng lên trời” : gởi người nghèo! (Lc 12,33-34).
Ở đây Chúa lại chỉ cách để “rửa tiền”, để có bạn bè đón về nhà trên trời : vẫn là người nghèo!
4. Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo.
Ông phú hộ ngu ngốc (12,13-24) mới tính chuyện hưởng thụ thì đã bị đòi mạng.
Ông phú hộ này thì đã hưởng thụ suốt đời:
mặc toàn lụa là gấm vóc,
ngày ngày yến tiệc linh đình.
Ngay trước cổng nhà ông ta, có một con người nằm đó, mang số phận hoàn toàn trái ngược:
mụn nhọt đầy mình,
thèm được ăn những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống.
Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm mụn nhọt của anh.
Sự đối chọi thật là chói mắt:
toàn lụa là gấm vóc ↔ mụn nhọt đầy mình
bàn tiệc đầy tràn, rớt cả xuống đất ↔ thèm được ăn những thứ trên bàn ăn kia rớt xuống.
↔ chó đến liếm những gì “thừa” trên thân xác: mụn nhọt.
Sự đảo lộn sau cái chết: (tôi xin phép dịch lại vài chữ sát bản Hy Lạp và sắp xếp đối chiếu để thấy rõ sự tương phản hơn)
Ông nhà giàu cũng chết ↔ Người nghèo này chết
Và được đem chôn được thiên thần đem vào lòng ông Ap-ra-ham
Dưới âm phủ, chịu cực hình, ngước lên, thấy ông Ap-ra-ham tận đàng xa
và thấy La-da-rô trong lòng ông ấy.
Bấy giờ ông kêu lên:
lạy tổ phụ Ap-ra-ham, xin thương xót con,
sai La-da-rô nhúng ngón tay vào nước,
đến nhỏ trên lưỡi con một giọt,
vì con bị lửa này thiêu đốt khổ lắm!
Ông Ap-ra-ham đáp: Con ơi, hãy nhớ lại:
con đã nhận hết những sự tốt của con
suốt đời con rồi và La-da-rô cũng vậy, những sự xấu
← Còn bây giờ →
↓ nơi đây nó được an ủi
còn con thì chịu khổ.
Hơn nữa
giữa chúng ta và các con đã có một vực thẳm lớn đến nỗi
bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua chúng ta đây cũng không được
Sự đảo lộn không thể nào thay đổi nữa. Khỏang cách ngắn giữa bàn ăn với cổng nhà đã thành vực thẳm không thể vượt qua được nữa.
Toàn bộ dụ ngôn không trực tiếp nói tại sao. Nhưng đọc lại mối phúc thứ nhất và cái khốn thứ nhất thì sẽ thấy đây là một bức tranh minh họa.
Ông phú hộ suốt cuộc sống đã lãnh hết phần của mình, những cái tốt và đã hưởng một mình
“La-da-rô cũng vậy” tức là suốt đời cũng nhận hết phần của mình, những cái xấu, và chịu một mình.
Cái đảo lộn diễn ra bây giờ và không thay đổi, không chia với nhau được nữa.
Lấy một thí dụ đời thường trong gia đình Việt Nam: mẹ cho hai đứa con nhỏ (một trai một gái) mỗi đứa một cái bánh ngọt. Đứa con trai “lủm” sạch ngay. Đứa con gái ăn một chút rồi để dành. Tới hồi đứa con gái lấy ra ăn, đứa con trai đòi ăn nữa. Đứa con gái không cho. Đứa con trai bù lu bù loa “méc” : “Má ơi, nó không cho con ăn”. Mẹ sẽ bảo: “Má cho mỗi đứa một cái, con ăn hết rồi, bây giờ em nó ăn phần của nó sao con lại đòi? Má biểu nhé, lần sau hai đứa “canh ty” ăn một cái, để dành một cái, lúc nào thèm thì chia nhau mà ăn nữa”!
Vậy thì dụ ngôn tiếp tục dạy cách giải quyết vấn đề giàu và nghèo theo kiểu bà mẹ này dạy hai con.
Nước Thiên Chúa là phần của người nghèo, của cải thế gian phần của người giàu,
nếu người giàu chia phần của mình với người nghèo bây giờ
thì khi tới phiên được hưởng, người nghèo sẽ chia Nước Thiên Chúa cho người giàu.
Ông Da-kêu là người đã thực hành đúng như vậy khi giao ngay cho Chúa Giêsu:
“Thưa Ngài, đây phân nửa gia tài của tôi, tôi cho người nghèo;
và nếu tôi đã chiếm đọat của ai cái gì, tôi xin đền gầp bốn!”
Chúa Giêsu xác nhận: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến trong nhà này!”
Dụ ngôn còn một cái đuôi. Ông nhà giàu xin Ap-ra-ham sai La-da-rô về báo cho anh em của ông ta để đừng rơi vào chỗ khổ như ông ta… Ap-ra-ham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn sứ… Môsê và các Ngôn sứ mà chúng không nghe, thì người chết có sống lại, chúng cũng chẳng nghe đâu.”
Vậy thì ở điểm này Chúa Giêsu nhận là Chúa cũng không nói điều gì mới đâu, Môsê và các Ngôn sứ cũng đã nói những điều ấy rồi.
Nhưng Chúa Giêsu làm gương chung chia: “Người vốn dĩ giàu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để nhờ cái khó nghèo của Người anh em được trở nên giàu có” (2Cr 8,9).
Chúa Giêsu đã chết và sống lại… thế mà kẻ không muốn nghe thì vẫn không nghe!
Đời là thế đấy!
Còn tôi thì sao?
L.M. Nguyễn Công Đoan, S.J.
Lễ thánh Matthêu Tông Đồ, 2013
Top Stories
Laos: Les autorités de village forcent les chrétiens à revenir à « l’animisme des anciens »
Eglises d'Asie
10:18 26/09/2013
Le 21 septembre dernier, lors d’une réunion des autorités locales avec la population du village de Huay (district d’Atsaphangthong, province de Savannakhet), les chrétiens, - pour la plupart de nouveaux convertis-, ont été sommés d’abandonner leur foi, sous peine d'être expulsés définitivement de la communauté.
Ces derniers ont refusé d'abjurer, arguant du fait que la liberté religieuse était garantie par le Constitution du Laos.
Ce non-respect de la loi et de la constitution est malheureusement devenu fréquent dans bon nombre de districts où les fonctionnaires locaux agissent comme s’ils détenaient le pouvoir suprême, explique Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF), dans une dépêche parue le 25 septembre.
L'ONG basée aux Etats-Unis, qui lutte depuis des années pour l’application des droits de l’homme au Laos, a condamné fermement l'incident. Mais son communiqué a été suivi rapidement d’une nouvelle dépêche ce jeudi 26 septembre. Cette fois, les chrétiens d’un autre village, situé dans le district de Phin, toujours dans la province de Savannakhet, ont été menacés d’être bannis de leur communauté s’ils ne participaient pas à un rituel animiste.
Vers le 8 septembre, rapporte HRWLRF, les autorités du village de Nonsung ont convoqué tous les habitants à une réunion officielle. Au cours de celle-ci il a été demandé aux chrétiens (qui ont augmenté considérablement dans le village depuis la conversion de plusieurs familles il y a quelques mois), de participer aux rites traditionnels de "l’eau sacrée". Ce rituel chamanique ancien consiste à boire un liquide préparé par le chamane du village et à prononcer un serment d’allégeance aux esprits (phi) – ce qui revient de fait, pour ces chrétiens, à l’apostasie de leur foi.
Sans ce serment qui prouverait leur attachement aux croyances ancestrales du village mais également leur loyauté et leur obéissance envers les autorités locales, les chrétiens récalcitrants seraient considérés comme ne faisant plus partie de la communauté et seraient donc bannis, ont déclaré les "anciens du village".
L'un des responsables chrétiens de Nonsung, a rapporté au HRWLRF que « ne pouvant pas en tant que chrétiens, prêter serment et sacrifier à d’autres divinités que Dieu, tous [les membres des Eglises du village] avaient refusé de boire l’eau sacrée ». Malgré les pressions répétées des chefs du village, poursuit-il, les chrétiens continuent depuis de refuser de participer aux rituels animistes et de poursuivre la pratique privée de leur foi.
Le procédé n’est pas nouveau et a été à plusieurs reprises utilisé dans ce même district de Phin de la province de Savannakhet, où les autorités locales bénéficient souvent du soutien de leurs supérieurs hiérarchiques. A chaque fois, les chrétiens sont menacés d’expulsion de leur village s’ils ne sacrifient pas au rituel de l’eau sacrée (1).
Dans ses deux communiqués de presse successifs des 24 et 25 septembre, L’ONG rappelle donc l’obligation qui incombe au gouvernement du Laos de faire « respecter le droit du peuple laotien à la pleine liberté religieuse, en contrôlant les comportements et les abus des fonctionnaires civils locaux et en protégeant les citoyens laotiens de foi chrétienne ».
Pour finir, le HRWLRF exhorte le gouvernement laotien à appliquer la Convention internationale sur les droits civils et politiques, ratifiée par le Laos en 2009. Celle-ci garantit entre autres, la liberté de choisir, de professer et de pratiquer sa religion, mais aussi condamne toute forme de coercition de la liberté personnelle, y compris la liberté de foi.
Ces menaces répétées d’expulsion faites aux nouveaux convertis chrétiens sont devenues de plus en plus fréquentes, en particulier dans la province de Savannakhet, victime de vagues de répression antichrétienne depuis plusieurs mois, régulièrement dénoncées par diverses ONG et organismes internationaux dont le CERD des Nations Unies ou encore la Commission américaine pour le liberté religieuse dans le monde (USCIRF).
Outre les divers incidents qui se sont produits cette année (2) la dernière alerte mentionnée par le HRWLRF ne date que du 30 août. Il y était rapporté que 50 chrétiens de la province de Borikhamxai avaient été sommés de se « reconvertir » à l’animisme traditionnel, au lieu de suivre « une religion importée de l’Occident ».
Il y a un an dans cette même province, un pasteur avait été arrêté en août 2012 pour avoir « converti 300 Laotiens » du village de Napong, lesquels avaient été avertis par les autorités qu’ils devraient renoncer à leur foi ou quitter le village. La même menace avait été faite aux chrétiens de la communauté voisine de Nahoukou, lors d'une réunion convoquée par les anciens du village qui s’inquiétaient « de la croissance de la religion étrangère chrétienne dans la région ».
(1) Il y a tout juste un an, la même situation s’était produite à Vongseekaew (district de Phin ) où les anciens du village avaient cherché à contraindre plus de 50 chrétiens ( 13 familles converties deux ans plus tôt), à boire « l’eau sacrée » sous peine d’être bannis du village. Les chrétiens ayant refusé, les autorités du sous-district s’étaient déplacées, menaçant les récalcitrants de démolir leurs maisons s’ils ne renonçaient pas au christianisme pour « revenir aux pratiques ancestrales ». Il avait fallu pour que cesse ce harcèlement, que le chef de district, accompagné du responsable des Affaires religieuses et de celui des forces de l’ordre, organise une réunion dans le village pour déclarer officiellement que les habitants de Vongseekaew étaient libres de choisir leur religion, qu’il s’agisse du bouddhisme, du christianisme ou de l’animisme.
(2) Parmi les très nombreux incidents de même type signalés par le HRWLRF et le CSF pour la province de Savannakhet, mais aussi celles de Luang Namtha ou encore de Luang Prabang, il faut citer les chrétiens du village d’Allowmai (district de Phi) qui en 2012 avaient subi les pressions - concernant toujours le même rituel - des autorités locales, puis de celles du district qui, en représailles, avaient fini par faire arrêter par la police les pasteurs de la communauté.
(Source: Eglises d'Asie, 26 septembre 2013)
Ces derniers ont refusé d'abjurer, arguant du fait que la liberté religieuse était garantie par le Constitution du Laos.
Ce non-respect de la loi et de la constitution est malheureusement devenu fréquent dans bon nombre de districts où les fonctionnaires locaux agissent comme s’ils détenaient le pouvoir suprême, explique Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF), dans une dépêche parue le 25 septembre.
L'ONG basée aux Etats-Unis, qui lutte depuis des années pour l’application des droits de l’homme au Laos, a condamné fermement l'incident. Mais son communiqué a été suivi rapidement d’une nouvelle dépêche ce jeudi 26 septembre. Cette fois, les chrétiens d’un autre village, situé dans le district de Phin, toujours dans la province de Savannakhet, ont été menacés d’être bannis de leur communauté s’ils ne participaient pas à un rituel animiste.
Vers le 8 septembre, rapporte HRWLRF, les autorités du village de Nonsung ont convoqué tous les habitants à une réunion officielle. Au cours de celle-ci il a été demandé aux chrétiens (qui ont augmenté considérablement dans le village depuis la conversion de plusieurs familles il y a quelques mois), de participer aux rites traditionnels de "l’eau sacrée". Ce rituel chamanique ancien consiste à boire un liquide préparé par le chamane du village et à prononcer un serment d’allégeance aux esprits (phi) – ce qui revient de fait, pour ces chrétiens, à l’apostasie de leur foi.
Sans ce serment qui prouverait leur attachement aux croyances ancestrales du village mais également leur loyauté et leur obéissance envers les autorités locales, les chrétiens récalcitrants seraient considérés comme ne faisant plus partie de la communauté et seraient donc bannis, ont déclaré les "anciens du village".
L'un des responsables chrétiens de Nonsung, a rapporté au HRWLRF que « ne pouvant pas en tant que chrétiens, prêter serment et sacrifier à d’autres divinités que Dieu, tous [les membres des Eglises du village] avaient refusé de boire l’eau sacrée ». Malgré les pressions répétées des chefs du village, poursuit-il, les chrétiens continuent depuis de refuser de participer aux rituels animistes et de poursuivre la pratique privée de leur foi.
Le procédé n’est pas nouveau et a été à plusieurs reprises utilisé dans ce même district de Phin de la province de Savannakhet, où les autorités locales bénéficient souvent du soutien de leurs supérieurs hiérarchiques. A chaque fois, les chrétiens sont menacés d’expulsion de leur village s’ils ne sacrifient pas au rituel de l’eau sacrée (1).
Dans ses deux communiqués de presse successifs des 24 et 25 septembre, L’ONG rappelle donc l’obligation qui incombe au gouvernement du Laos de faire « respecter le droit du peuple laotien à la pleine liberté religieuse, en contrôlant les comportements et les abus des fonctionnaires civils locaux et en protégeant les citoyens laotiens de foi chrétienne ».
Pour finir, le HRWLRF exhorte le gouvernement laotien à appliquer la Convention internationale sur les droits civils et politiques, ratifiée par le Laos en 2009. Celle-ci garantit entre autres, la liberté de choisir, de professer et de pratiquer sa religion, mais aussi condamne toute forme de coercition de la liberté personnelle, y compris la liberté de foi.
Ces menaces répétées d’expulsion faites aux nouveaux convertis chrétiens sont devenues de plus en plus fréquentes, en particulier dans la province de Savannakhet, victime de vagues de répression antichrétienne depuis plusieurs mois, régulièrement dénoncées par diverses ONG et organismes internationaux dont le CERD des Nations Unies ou encore la Commission américaine pour le liberté religieuse dans le monde (USCIRF).
Outre les divers incidents qui se sont produits cette année (2) la dernière alerte mentionnée par le HRWLRF ne date que du 30 août. Il y était rapporté que 50 chrétiens de la province de Borikhamxai avaient été sommés de se « reconvertir » à l’animisme traditionnel, au lieu de suivre « une religion importée de l’Occident ».
Il y a un an dans cette même province, un pasteur avait été arrêté en août 2012 pour avoir « converti 300 Laotiens » du village de Napong, lesquels avaient été avertis par les autorités qu’ils devraient renoncer à leur foi ou quitter le village. La même menace avait été faite aux chrétiens de la communauté voisine de Nahoukou, lors d'une réunion convoquée par les anciens du village qui s’inquiétaient « de la croissance de la religion étrangère chrétienne dans la région ».
(1) Il y a tout juste un an, la même situation s’était produite à Vongseekaew (district de Phin ) où les anciens du village avaient cherché à contraindre plus de 50 chrétiens ( 13 familles converties deux ans plus tôt), à boire « l’eau sacrée » sous peine d’être bannis du village. Les chrétiens ayant refusé, les autorités du sous-district s’étaient déplacées, menaçant les récalcitrants de démolir leurs maisons s’ils ne renonçaient pas au christianisme pour « revenir aux pratiques ancestrales ». Il avait fallu pour que cesse ce harcèlement, que le chef de district, accompagné du responsable des Affaires religieuses et de celui des forces de l’ordre, organise une réunion dans le village pour déclarer officiellement que les habitants de Vongseekaew étaient libres de choisir leur religion, qu’il s’agisse du bouddhisme, du christianisme ou de l’animisme.
(2) Parmi les très nombreux incidents de même type signalés par le HRWLRF et le CSF pour la province de Savannakhet, mais aussi celles de Luang Namtha ou encore de Luang Prabang, il faut citer les chrétiens du village d’Allowmai (district de Phi) qui en 2012 avaient subi les pressions - concernant toujours le même rituel - des autorités locales, puis de celles du district qui, en représailles, avaient fini par faire arrêter par la police les pasteurs de la communauté.
(Source: Eglises d'Asie, 26 septembre 2013)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc họp mặt trao giải viết văn đường trường tại GP. Quy Nhơn
Tâm An
09:56 26/09/2013
NGÀY NĂM ĐỨC TIN CỦA GIỚI CẦM BÚT VÀ CUỘC HỌP MẶT TRAO GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG TẠI QUI NHƠN
Với niềm thao thức mãnh liệt muốn phát huy thơ văn Công Giáo, Đức Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã dành cho anh chị em giới cầm bút Công Giáo một ngày cử hành Năm Đức Tin, kết hợp với ngày trao giải Viết Văn Đường Trường lần thứ I, đã được định trước vào 21-9-2013.
Giải Viết Văn Đường Trường là cuộc thi truyện ngắn kéo dài 6 năm, nhằm phát hiện và quy tụ các tài năng văn xuôi trong giới Công Giáo. Giải được tổ chức hằng năm liên tục cho tới 2018, kỷ niệm 400 năm Tin mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn tại giáo điểm Nước Mặn, nơi phát sinh chữ Quốc ngữ.
Ngày 20-9, nhà văn Thái Hà, tác giả Tam Đa Nhà Đạo từ Hà Nội và một nam sinh viên năm I từ Phát Diệm đã đến. Trưa 21, các tác giả Cao Huy Hoàng từ Phan Thiết, Lê Hồng Bảo từ Phan Rang, Maria Khánh Vân và một người bạn từ Hà Tĩnh, rồi Tippy từ Huế, cùng họp mặt với Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn và 21 cây bút mầm non trên 17 tuổi của Giáo phận Qui Nhơn. Khi chương trình bắt đầu lúc 2 giờ chiều, đoàn đại biểu hùng hậu từ Kontum cũng kịp đến, với Đức Cha Micae, cha Giám đốc Chủng viện và cha phụ trách Truyền thông Giáo phận Kontum cùng với 4 chủng sinh, 2 nữ tu và 4 giáo dân. Sau khi thăm chào mừng lễ bổn mạng Đức Giám Mục chủ nhà, đoàn đã họp mặt giao lưu chia sẻ, trao đổi những cái nhìn, những khó khăn, những cố gắng từ những góc trời khác nhau của Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Micae lắng nghe tất cả và chia sẻ đáp lại thật chân tình. Ngài nhấn mạnh lệnh truyền của Chúa: “Hãy ra đi loan báo Tin mừng”, bằng việc làm, bằng lời nói và chữ viết. Một lần nữa ngài nhắc lại trách nhiệm người Công Giáo trước món quà cha ông đã để lại cho Dân tộc và Giáo Hội là chữ Quốc ngữ. Trước điểm đồng quy từ tâm tình của một số người thấy lẻ loi trong sứ mạng, Đức Cha an ủi: Dù lẻ loi, hãy cứ mạnh dạn bắt đầu từ dưới lên rồi một lúc nào đó sẽ có đáp ứng từ trên xuống.
Đến 5 giờ chiều, Thánh lễ ngày Năm Đức Tin của giới cầm bút được cử hành tại nhà nguyện Chủng viện Qui Nhơn, do Đức Cha Matthêô chủ tế, với sự đồng tế của Đức Cha Micae và mười linh mục. Một số vị lo về mục vụ văn hóa các Giáo xứ, nhiều chủng sinh, nữ tu và giáo dân quan tâm tới mục vụ văn hóa cũng đến hiệp dâng thánh lễ.
Buổi văn nghệ trao giải diễn ra từ 7 giờ 30 đến 9 giờ 45 tối, với các tiết mục phụ họa của các bạn chủng sinh, sinh viên, thanh tuyển Mến Thánh Giá, thanh tuyển Phaolô và bạn trẻ Chính tòa. Trong số 15 tác giả đạt giải, 3 người đang tu học ở nước ngoài, 7 người khác không đến được. Tuy nhiên bầu khí thật ý nghĩa vì có đủ đại biểu từ cả ba Giáo tỉnh. Sau phần trao giải, Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn công bố hai bản thể lệ của hai cuộc thi năm 2014: Một là Giải văn thơ Linh mục Đặng Đức Tuấn lần thứ V, dành cho các bạn trẻ đang độ tuổi học giáo lý, có năm sinh từ 1996 về sau; hai là Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ II, dành cho các bạn trẻ Công Giáo khắp nơi có năm sinh từ 1974 về sau. Bản văn được đăng trên website Giáo phận Qui Nhơn: www.gpquinhon.org – Cuối chương trình, hai đại biểu giáo dân từ hai Giáo tỉnh Hà Nội và Sài Gòn đã phát biểu, nói lên niềm vui gặp gỡ và ao ước mảng mục vụ văn hóa ngày càng phát triển. Đức Cha Micae được mời nói lên tiếng nói của một chủ chăn ở Giáo tỉnh Huế và ngài đã chia sẻ rất đánh động:
Theo ngài, Giải Viết Văn Đường Trường của Giáo phận Qui Nhơn là một việc làm hữu ích; việc truyền giáo bằng văn thơ là điều cần thiết và sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Đức Cha kể lại hai câu chuyện. Thứ nhất, có người lương nói với Ngài rằng người ta không sợ người Công Giáo, vì so với người Tin lành thì người Công Giáo chỉ giỏi giữ đạo chứ không biết truyền đạo. Nhận xét ấy không xa sự thật. Chúng ta đầu tư quá nhiều vào xây cất mà không lo truyền giáo. Có giáo xứ bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhà thờ, đưa cả đoàn người ra Bắc chụp hình từng nét các nhà thờ, nhưng lại không hề đầu tư gì cho việc phát triền văn hoá. Chuyện thứ hai là chuyện của chính Đức Cha hồi 1974. Ngài đến nhà một người thân mời mua sách báo Công Giáo nhưng họ bảo nhà nghèo không có tiền mua. Ít lâu sau, ngài nhận lời đến dùng cơm ở nhà ấy, nhưng thay vì dùng cơm, ngài cáo lỗi ra về và nêu rõ lý do: Chỉ nguyên bia cam cá thịt trên bàn đã nhiều tiên hơn giá mua 3 năm báo nhà đạo. Kết luận từ hai câu chuyện, Đức Cha Micae nói: “Ta cần đánh thức mọi người về chuyện này bằng những diễn tả thật mạnh”. Một điều quan trọng khác được Đức Cha lặp đi lặp lại: Việc phát huy văn hóa là việc của các cha xứ; kết quả nhiều hay ít tùy nơi sự quan tâm của từng cha xứ. Văn hoá phải được nảy mầm lớn lên từ cơ sở chứ không phải chờ được tưới tắm từ trên cao.
Sau buổi trao giải, đại biểu từ Phan Thiết và hai đại biểu từ Hà Tĩnh đón xe đêm về để kịp buổi dạy sáng thứ Hai. Quả là những cố gắng vượt bậc. Ngồi xe gần 800 km để dự 7 giờ sinh hoạt rồi lại về ngay. Họ phải đến gặp nhau để xác nhận với mình và với những anh chị em khác rằng vẫn còn có những tấm lòng vừa vì văn chương vừa vì Chúa và các linh hồn. Đoàn hai xe của Đức Cha Micae cũng vượt mưa gió về lại Tây nguyên trong đêm, về đến nhà lúc 2 giờ sáng.
Ngày 21 qua đi và ngày 22 đã đến. Hết ngày lễ Thánh Mátthêô bổn mạng các nhà văn tới ngày kỷ niệm sinh nhật nhà thơ Công Giáo Hàn Mạc Tử. Các bạn văn và bạn thơ lại lên đường thực hiện cuộc hành hương văn học, về thăm Nước Mặn, quê hương của chữ Quốc ngữ, về thăm nhà in Làng Sông xưa, một cơ sở phát huy chữ Quốc ngữ. Gần trưa, mọi người đã có mặt tại mộ Hàn Mạc Tử để thắp hương và tưởng niệm những tác giả văn thơ Kitô giáo đã khuất. Sau bữa trưa tại dòng nữ Phan Sinh ở Qui Hòa, mọi người viếng nhà lưu niệm và đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử, rồi cùng ngồi chia sẻ. Còn lại 32 người nhưng đếm được 6 giáo phận. Chương trình kết thúc lúc 3g30 chiều, sau thánh lễ do cha Quản hạt Bình Định chủ lễ. Những ký ức quá khứ giục giã tương lai. Năm ngoái cũng vào 21 và 22 tháng 9, gần 50 anh chị em cầm bút từ nhiều Giáo phận đã về Qui Nhơn lặp lại những dấu chân Hàn Mạc Tử. Năm nay còn đậm đà hơn, rồi năm sau và những năm sau còn hơn thế nữa. Và mỗi năm 21 và 22 tháng 9 lại về, ta lại có ngày của văn, của thơ và của Chúa, ngày của thơ văn Công Giáo.
TÂM AN
Với niềm thao thức mãnh liệt muốn phát huy thơ văn Công Giáo, Đức Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã dành cho anh chị em giới cầm bút Công Giáo một ngày cử hành Năm Đức Tin, kết hợp với ngày trao giải Viết Văn Đường Trường lần thứ I, đã được định trước vào 21-9-2013.
Ngày 20-9, nhà văn Thái Hà, tác giả Tam Đa Nhà Đạo từ Hà Nội và một nam sinh viên năm I từ Phát Diệm đã đến. Trưa 21, các tác giả Cao Huy Hoàng từ Phan Thiết, Lê Hồng Bảo từ Phan Rang, Maria Khánh Vân và một người bạn từ Hà Tĩnh, rồi Tippy từ Huế, cùng họp mặt với Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn và 21 cây bút mầm non trên 17 tuổi của Giáo phận Qui Nhơn. Khi chương trình bắt đầu lúc 2 giờ chiều, đoàn đại biểu hùng hậu từ Kontum cũng kịp đến, với Đức Cha Micae, cha Giám đốc Chủng viện và cha phụ trách Truyền thông Giáo phận Kontum cùng với 4 chủng sinh, 2 nữ tu và 4 giáo dân. Sau khi thăm chào mừng lễ bổn mạng Đức Giám Mục chủ nhà, đoàn đã họp mặt giao lưu chia sẻ, trao đổi những cái nhìn, những khó khăn, những cố gắng từ những góc trời khác nhau của Giáo Hội Việt Nam. Đức Cha Micae lắng nghe tất cả và chia sẻ đáp lại thật chân tình. Ngài nhấn mạnh lệnh truyền của Chúa: “Hãy ra đi loan báo Tin mừng”, bằng việc làm, bằng lời nói và chữ viết. Một lần nữa ngài nhắc lại trách nhiệm người Công Giáo trước món quà cha ông đã để lại cho Dân tộc và Giáo Hội là chữ Quốc ngữ. Trước điểm đồng quy từ tâm tình của một số người thấy lẻ loi trong sứ mạng, Đức Cha an ủi: Dù lẻ loi, hãy cứ mạnh dạn bắt đầu từ dưới lên rồi một lúc nào đó sẽ có đáp ứng từ trên xuống.
Đến 5 giờ chiều, Thánh lễ ngày Năm Đức Tin của giới cầm bút được cử hành tại nhà nguyện Chủng viện Qui Nhơn, do Đức Cha Matthêô chủ tế, với sự đồng tế của Đức Cha Micae và mười linh mục. Một số vị lo về mục vụ văn hóa các Giáo xứ, nhiều chủng sinh, nữ tu và giáo dân quan tâm tới mục vụ văn hóa cũng đến hiệp dâng thánh lễ.
Buổi văn nghệ trao giải diễn ra từ 7 giờ 30 đến 9 giờ 45 tối, với các tiết mục phụ họa của các bạn chủng sinh, sinh viên, thanh tuyển Mến Thánh Giá, thanh tuyển Phaolô và bạn trẻ Chính tòa. Trong số 15 tác giả đạt giải, 3 người đang tu học ở nước ngoài, 7 người khác không đến được. Tuy nhiên bầu khí thật ý nghĩa vì có đủ đại biểu từ cả ba Giáo tỉnh. Sau phần trao giải, Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn công bố hai bản thể lệ của hai cuộc thi năm 2014: Một là Giải văn thơ Linh mục Đặng Đức Tuấn lần thứ V, dành cho các bạn trẻ đang độ tuổi học giáo lý, có năm sinh từ 1996 về sau; hai là Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ II, dành cho các bạn trẻ Công Giáo khắp nơi có năm sinh từ 1974 về sau. Bản văn được đăng trên website Giáo phận Qui Nhơn: www.gpquinhon.org – Cuối chương trình, hai đại biểu giáo dân từ hai Giáo tỉnh Hà Nội và Sài Gòn đã phát biểu, nói lên niềm vui gặp gỡ và ao ước mảng mục vụ văn hóa ngày càng phát triển. Đức Cha Micae được mời nói lên tiếng nói của một chủ chăn ở Giáo tỉnh Huế và ngài đã chia sẻ rất đánh động:
Theo ngài, Giải Viết Văn Đường Trường của Giáo phận Qui Nhơn là một việc làm hữu ích; việc truyền giáo bằng văn thơ là điều cần thiết và sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Đức Cha kể lại hai câu chuyện. Thứ nhất, có người lương nói với Ngài rằng người ta không sợ người Công Giáo, vì so với người Tin lành thì người Công Giáo chỉ giỏi giữ đạo chứ không biết truyền đạo. Nhận xét ấy không xa sự thật. Chúng ta đầu tư quá nhiều vào xây cất mà không lo truyền giáo. Có giáo xứ bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhà thờ, đưa cả đoàn người ra Bắc chụp hình từng nét các nhà thờ, nhưng lại không hề đầu tư gì cho việc phát triền văn hoá. Chuyện thứ hai là chuyện của chính Đức Cha hồi 1974. Ngài đến nhà một người thân mời mua sách báo Công Giáo nhưng họ bảo nhà nghèo không có tiền mua. Ít lâu sau, ngài nhận lời đến dùng cơm ở nhà ấy, nhưng thay vì dùng cơm, ngài cáo lỗi ra về và nêu rõ lý do: Chỉ nguyên bia cam cá thịt trên bàn đã nhiều tiên hơn giá mua 3 năm báo nhà đạo. Kết luận từ hai câu chuyện, Đức Cha Micae nói: “Ta cần đánh thức mọi người về chuyện này bằng những diễn tả thật mạnh”. Một điều quan trọng khác được Đức Cha lặp đi lặp lại: Việc phát huy văn hóa là việc của các cha xứ; kết quả nhiều hay ít tùy nơi sự quan tâm của từng cha xứ. Văn hoá phải được nảy mầm lớn lên từ cơ sở chứ không phải chờ được tưới tắm từ trên cao.
Sau buổi trao giải, đại biểu từ Phan Thiết và hai đại biểu từ Hà Tĩnh đón xe đêm về để kịp buổi dạy sáng thứ Hai. Quả là những cố gắng vượt bậc. Ngồi xe gần 800 km để dự 7 giờ sinh hoạt rồi lại về ngay. Họ phải đến gặp nhau để xác nhận với mình và với những anh chị em khác rằng vẫn còn có những tấm lòng vừa vì văn chương vừa vì Chúa và các linh hồn. Đoàn hai xe của Đức Cha Micae cũng vượt mưa gió về lại Tây nguyên trong đêm, về đến nhà lúc 2 giờ sáng.
Ngày 21 qua đi và ngày 22 đã đến. Hết ngày lễ Thánh Mátthêô bổn mạng các nhà văn tới ngày kỷ niệm sinh nhật nhà thơ Công Giáo Hàn Mạc Tử. Các bạn văn và bạn thơ lại lên đường thực hiện cuộc hành hương văn học, về thăm Nước Mặn, quê hương của chữ Quốc ngữ, về thăm nhà in Làng Sông xưa, một cơ sở phát huy chữ Quốc ngữ. Gần trưa, mọi người đã có mặt tại mộ Hàn Mạc Tử để thắp hương và tưởng niệm những tác giả văn thơ Kitô giáo đã khuất. Sau bữa trưa tại dòng nữ Phan Sinh ở Qui Hòa, mọi người viếng nhà lưu niệm và đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử, rồi cùng ngồi chia sẻ. Còn lại 32 người nhưng đếm được 6 giáo phận. Chương trình kết thúc lúc 3g30 chiều, sau thánh lễ do cha Quản hạt Bình Định chủ lễ. Những ký ức quá khứ giục giã tương lai. Năm ngoái cũng vào 21 và 22 tháng 9, gần 50 anh chị em cầm bút từ nhiều Giáo phận đã về Qui Nhơn lặp lại những dấu chân Hàn Mạc Tử. Năm nay còn đậm đà hơn, rồi năm sau và những năm sau còn hơn thế nữa. Và mỗi năm 21 và 22 tháng 9 lại về, ta lại có ngày của văn, của thơ và của Chúa, ngày của thơ văn Công Giáo.
TÂM AN
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao Giáo Phận Vinh-Tại sao Đức Cha Hợp ?
Phạm Trần
09:10 26/09/2013
Tại sao Giáo Phận Vinh-Tại sao Đức Cha Hợp ?
Chuyện người Cộng sản phá phách người theo đạo Thiên Chúa xẩy ra ở giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh ngày 22/05/2013 cũng giống như những chuyện người Công Giáo bị bách hại từ trước và sau năm 1954 ở miền Bắc cho đến bây giờ trên cả nước.
Tuy thời gian có khác nhưng bài bản của người Cộng sản chống Công Giáo vẫn y nguyên. Vẫn là những trò “ném đá giấu tay”, xưng hô xách mé “anh, ông” với những nhà tu hành có chức, có bậc và có quyền trong đạo với cả ngàn và trăm ngàn người.
Cũng vẫn là những chuyện “hành hung Linh mục, đánh giáo dân, đập phá tượng ảnh”, “xuyên tạc, thông tin một chiều”, sử dụng độc quyền báo, đài của nhà nước nhưng do tiền dân mà có để “dựng đứng chuyện”, “nhét chữ vào miệng người hiền lương”, “trù dập, gài bẫy” và liên kết dân lành và người ngay với “côn đồ, bất lương, phản động, những thế lực thù địch trong và ngòai nước” rồi cuối cùng là khép họ vào tội gây rối trật tự, chống phá nhân dân và nhà nước để bắt vào tù cho hả dạ.
Trong thế dàn dựng và đạo diễn này, khi nào chính quyền cũng phải và vô tội. Tất cả mọi sai trái đều thuộc về nhân dân và nạn nhân thì phải vào tù, kẻ gây ra tội ác với dân là nhân viên nhà nước, lực lượng Công an và những Côn đồ, Dân phòng và kẻ lạ mặt được chính quyền đưa đến hành dân thì lại được thưởng tiền và vô tội !
TÓM TẮT CHUYỆN MỸ YÊN
Bức tranh người Cộng sản “không ưa” người theo đạo Công Giáo ở Mỹ Yên bắt đầu như thế này:
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh kể với Linh mục Trần Cộng Nghị của VietCatholic News : “Chiều ngày 22/5/2013, trước ngày xét xử phúc thẩm 14 thanh niên tại Tòa án Nhân dân Nghệ An, thân nhân và bạn hữu của họ đến Trại Gáo để cầu bình an. Họ đặt cơm tối cho 80 người, nhưng trên suốt hành trình, đã bị lực lượng công an chặn đường bằng nhiều cách, nên chỉ khoảng 30 người dùng cơm. Sau đó, mọi người tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo họ Trại Gáo. Số người còn lại vẫn tiếp tục đến.”
Trại Gáo là nơi có đến thờ Thánh Antôn, theo nhiều người theo đạo, đã có nhiều phép lạ đáp lại lời cầu xin, kể cả dành cho người ngòai đạo nên mỗi khi có nhu cầu, dân chúng thường đến đây cầu nguyện.
“Chập tối, lúc thánh lễ đang diễn ra, trên đoạn rẽ từ đường 534 đến Trại Gáo, khách hành hương bị một nhóm người lạ mặt, không mặc sắc phục công an và cũng không cho biết mình lý do, chặn đường. Tức khắc xảy ra cãi vã, xô xát và hỗn loạn. Bị đám đông phản kháng mạnh, những người chặn bỏ chạy. Có người bị thương, vài người chạy vào nhà ông xã đội trưởng, nơi công an đã tập trung từ trước. Ba người bị dân chúng khống chế và bị đánh. Được cấp báo, đội an ninh của họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, vội vàng đến đưa nạn nhân về nhà văn hóa xóm 13 để bảo vệ”, Đức Cha Hợp nói tiếp, “Đang khi tham dự thánh lễ, Ban Hành giáo Trại Gáo nhận được điện thoại cấp cứu của công an huyện Nghi Lộc. Họ đã cấp tốc chạy xuống và phải phá ổ khóa để đưa nạn nhân vào đó ẩn trốn. Ba người này khai là công an và người ta cũng thấy giấy tờ, cũng như sắc phục công an trong cốp xe.”
Rồi Ngài kể thêm với VietCatholic News : “Cần nói thêm, ngày 24/5/2013, đại diện huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương đã đến cám ơn Hội đồng mục vụ và đội an ninh Trại Gáo vì đã tích cực giải cứu cán bộ công an đêm 22/5/2013. Lời cám ơn tương tự cũng đã được nhà cầm quyền các cấp nhiều lần bày tỏ với tôi và các linh mục giáo phận. Thế mà, sau này báo đài Nhà nước lại vu khống Hội đồng mục vụ Trại Gáo đã ‘bắt giam người trái pháp luật.”
Sự vu cáo muốn lật ngược thế cờ của chính quyền Tỉnh Nghệ An nghiêm trọng hơn khi, theo lời Đức Cha Hợp, “Nhà cầm quyền không những không xử lý một cách nghiêm minh hành vi sai trái của cán bộ công an, mà còn cố tình bao che thuộc cấp và dựng án để bắt hai giáo dân Trại Gáo theo kiểu bắt cóc, không tuân thủ quy định tối thiểu của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành.”
Chuyện bắt người vô cớ này của chính quyền Nghệ An được Vị Lãnh đạo Giáo phận Vinh kể thêm: “ Như các trang mạng đã đưa tin, ngày 27/6/2013, trên đường đi đám cưới cháu, ông Ngô Văn Khởi bị cảnh sát giao thông chặn lại và bị năm thanh niên bịt mặt dẫn đi không nêu rõ lý do. Mấy ngày sau gia đình mới nhận được thông báo, nhưng giấy ghi nhầm với một ông Ngô Văn Khởi khác, vì sai địa chỉ và tên vợ.
Cùng ngày 27/6, khi ông Nguyễn Văn Hải chở cháu là Nguyễn Huy Hoàng (5 tuổi) đi khám chữa bệnh và lấy bột mỳ, trên đường về bị công an bắt giữ, không nêu bất cứ lý do và không tiến hành bất cứ thủ tục nào. Cháu Hoàng bị bỏ lại trong tình trạng hoảng loạn.”
Từ đây, cuộc khủng hỏang nan giản thêm sau khi chính quyền xã Nghi Phương “nuốt lời hứa” không thả hai ông Khởi và Hải ““trước 16 giờ ngày 04/9/2013 “ như đã cam kết trên giấy trắng mực đen.
Hãy nghe lời Đức Cha Hợp : “Khoảng 15g30 ngày 04/9/2013, tin tưởng nơi thứ ‘Giấy cam kết lừa đảo’ của nhà cầm quyền, người nhà của ông Khởi và ông Hải cùng một số bà con giáo dân Mỹ Yên đã tới UBND xã Nghi Phương để nhận hai ông về nhà. Khi đến nơi, họ ngỡ ngàng nhận ra đã bị nhà cầm quyền lừa đảo: Không hề có chuyện thả người. Trên thực tế, ngay từ sáng 04/9/2013, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với mấy hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay… án ngữ lối vào trụ sở UBND xã Nghi Phương.”
MÀN KỊCH BẮT ĐẦU
Rồi chuyện lực lượng nhà nước tấn công dân đã xẩy ra theo bài bản của đạo diễn chính quyền. Đức Cha Hợp nói : “ Một số người lạ mặt đã được cài vào đám đông để quấy rối, ném đá về phía công an và cảnh sát cơ động, một số giáo dân cũng ùa theo… Thế là cơ quan công quyền sử dụng lựu đạn cay, dùi cui, thuốc nổ, vũ lực... thẳng tay đàn áp dân chúng, làm cho hơn 30 người bị thương, trong đó có ba người bị chấn thương sọ não nặng.”
Kịch bản nhà nước dùng người lạ mặt, côn đồ trà trộn vào dân để kích động, gây hấn với lực lượng công an để công an có cớ tấn công dân là chuyện rất xưa, nhưng vẫn “ăn khách” vì dân thì hiền lành, ngây thơ còn quân gian thì ma mãnh, quyết làm cho được để lấy tiền nên đã biết cách giấu mặt nằm vùng để không bị lộ tẩy.
Các vụ công an khống chế, bao che cho côn đồ, dân phòng đàn áp dân oan, nông dân Văn Giang (Hưng Yên), nông dân Vụ Bản (Nam Định); ngăn cản giáo dân hành đạo ở Tam Tòa, Giáo điểm Con Cuông (Giáo phận Vinh ; đánh đập Linh mục ở hai Giáo phận Hà Nội và Kontum năm 2012 v.v… còn là những vụ điển hình khác có bàn tay “lông lá” của nhà nước không gột tẩy được.
Hãy đọc Thông Báo của Tòa Giám mục Vinh ngày 04/07/2012: “ Liên tục trong những ngày qua, giáo dân tại giáo điểm Con Cuông (thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) luôn chịu sự kìm kẹp, phân biệt đối xử và vu khống bởi chính quyền địa phương. Chính quyền liên tục cho người đe dọa, ngăn cản, khủng bố linh mục và bà con giáo dân.
Gần đây nhất là sự kiện hàng trăm cán bộ, công an, quân đội và côn đồ đến quấy rối, ngăn cản không cho linh mục GB. Nguyễn Đình Thục cử hành Thánh lễ mừng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả ngày 24.6.2012.
Sự kiện xảy ra ngày 1.7.2012 vừa qua là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.
Trước tình hình đó, Tòa Giám mục có những quan điểm và ý kiến sau đây:
1. Cực lực lên án hành vi phạm Thánh, hành hung linh mục và giáo dân của chính quyền huyện Con Cuông, xã Yên Khê.
2. Anh chị em giáo dân tại giáo điểm Con Cuông đã bị đánh đập trọng thương, có những người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, và toàn bộ giáo dân hiện đang sống trong nơm nớp lo sợ bị trấn áp, hành hung bất cứ lúc nào của côn đồ, công an và quân đội.
Gia đình ông Phạm Thế Trận và một số gia đình khác luôn bị đe dọa khủng bố và gây khó khăn trong mọi công việc. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An lại đưa tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm kết án các linh mục, giáo dân.
3. Để chia sẻ với những đau thương của anh chị em Con Cuông, xin quý Cha, quý Chủng sinh, quý nam nữ Tu sĩ và toàn thể anh chị em trong ngoài giáo phận, thắp nến cầu nguyện tại các
giáo xứ vào tối thứ Bảy và dâng lễ hiệp ý cầu nguyện cho các giáo hữu tại Con Cuông hiện đang phải sống trong bạo lực và bất công vào sáng Chúa Nhật XIV (ngày 8/7/2012);
Cầu cho các cấp lãnh đạo chính quyền sớm nhận ra những nhu cầu chính đáng của giáo dân tại Con Cuông để những quyền lợi cơ bản của họ được đảm bảo thực hiện. Xin những người có thiện chí lên tiếng bênh vực anh chị em tại Con Cuông.
4. Để biểu tỏ sự đồng lòng phản đối những hành vi xúc phạm đến nơi thánh, đồ thánh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của giáo dân Con Cuông, xin quý Cha căng băng-rôn tại giáo xứ với nội dung “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.
CHUYỆN KONTUM, CHUYỆN HÀ NỘI
Trước đó Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Cộng giáo loan tin ngày 05/03/2012 : “ Lm. Nguyễn Quang Hoa gửi Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon-tum ghi:
“Ngày 22 tháng 2 năm 2012, tại làng Turia Yốp (thôn 6, xã Đăk Hring, Huyện Đăk Hà), gia đình ông A Ven có người vợ là bà Y Kun qua đời. Gia đình và dân làng đã mời con đến dâng lễ an táng (lễ tang) để tiễn đưa người quá cố là bà Y Kun đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lễ an táng đã diễn ra vào lúc 10 giờ, ngày 23 tháng 2 năm 2012.
10 giờ 45 phút, lễ an táng kết thúc, con trở về lại xứ. Trên đường về ngang qua khu rừng cao su của làng Kon Proh (thôn 9, xã Đăk Hring), con đã bị ba thanh niên chạy xe môtô đuổi theo và đánh một nhát rất mạnh phía sau lưng. Bị đánh bất ngờ, con loạng choạng dừng xe môtô lại. Lập tức hai tên thanh niên cầm hai thanh sắt dài khoảng một mét nhảy xuống xe tiếp tục đánh con túi bụi. Con bỏ xe ngã xuống đường và dùng 2 tay để chống đỡ những đòn chí tử, vì sợ trúng đầu và mặt nên hai tay phải chịu trận, con vừa đỡ đòn vừa chạy thụt lùi và sau đó cắm đầu chạy vào vườn cao su, chúng tiếp tục đuổi theo đánh vào lưng, vào tay, vào chân và vào bụng con rất nhiều nhát chí mạng. Rượt đuổi đánh khoảng 200 mét chúng hô “thôi rút”, và chúng quay lại đập phá xe môtô của con. Sau đó, hai thanh niên đó đã phi tang 2 thanh sắt xuống đập nước gần đó. Trong lúc hai thanh niên đánh con, một thanh niên còn lại ngồi sẵn trên xe môtô. Sau khi xong việc, ba thanh niên đó đã phóng xe bỏ chạy về hướng quốc lộ 14”.
Bản tin viết tiếp : “Các Cha tại Giáo xứ Kon Hring nói với Đức Cha Micae là người dân trong khu vực đã cho biết “ba côn đồ” này vừa mới từ trại tù về, độ tuổi hơn 20, đang được “giáo dưỡng” bởi chính quyền địa phương. Người dân còn cho biết trước khi hành động, bọn chúng đã đến một cơ sở làm cửa sắt gần đó để mua cắt hai thanh sắt.”
Đến ngày 15/04 (2012), Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cũng ra thông báo nói về vụ Cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị “côn đồ” hành hung như sau:”Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin thông báo về vụ việc cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị côn đồ hành hung như sau:
Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, chính xứ Yên Kiện, đã mua một mảnh đất 500m2 ở ngoài giáo xứ của mình (thuộc giáo xứ Gò Cáo, thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) và xây một nhà cấp 4 trên đó với ý định nuôi trẻ mồ côi.
Vào lúc 9g00 sáng ngày 14/4/2012, sau khi nhận được tin ngôi nhà cấp 4 của mình bị dỡ bỏ lúc rạng sáng, cha Bình đã đến hiện trường. Tại đây, bất ngờ cha Bình đã bị một nhóm côn đồ hành hung đánh đấm và ngất xỉu (trích bản tường trình của Cha Bình). Hiện nay cha Bình bị rách màng nhĩ, đọng máu bên trong tai, sưng mặt, đau nhức ở đầu và vùng bụng, sức khỏe suy yếu.
Cha Bình đã được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và Hội đồng Giáo xứ Yên Kiện và Tân Hội đưa đi cấp cứu và khám tại các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội. Hiện nay cha Bình đang được chăm sóc tại Tòa TGM Hà Nội. Tình trạng sức khỏe của cha đã khá hơn.Những hành vi đánh người dã man vô cớ của nhóm côn đồ trên là hành vi phạm pháp, xúc phạm thô bạo đến phẩm giá con người và không thể được chấp nhận. Hành động bất nhân này khiến cho linh mục và giáo dân rất búc xúc, gây hoang mang bất ổn định trong các cộng đoàn giáo dân tại Chương Mỹ.
Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã gửi một văn thư đề nghị Công an huyện Chương Mỹ mau chóng điều tra và làm sáng tỏ vụ việc này để những hành động đánh người dã man sẽ không còn xảy ra với bất kỳ người dân nào, phẩm giá con người luôn được tôn trọng.” (Lm. Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn)
Liên quan đến vụ này, Hãng tin Công Giáo “VietCatholic News” ở Hoa Kỳ viết thêm : “ Tin tức cập nhật lúc 12 giờ trưa ngày 14/4 cho biết: Vì chấn thương nghiêm trọng, hiện tại linh mục Nguyễn Văn Bình đã được chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nội. Theo quan sát, công an Quận Hoàn Kiếm xuất hiện ngay cạnh cáng cứu thương. Đồng thời, đại diện tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cũng đã có mặt.
Phía Công An chỉ đạo nhân viên bảo vệ của bệnh viện ngăn chặn không để mọi người được đến thăm linh mục Nguyễn Văn Bình, đồng thời ngăn cản những ai đến gần chụp ảnh.”
TRỞ LẠI VỤ MỸ YÊN
Như vậy chuyện xẩy ra ở Mỹ Yên, Nghệ An đang còn gây hoang mang trong dự luận cũng chỉ là “chuyện phải xẩy ra” mà chính quyền phải làm tiếp theo chủ trương chung, hay chỉ là “chuyện nhỏ” của một địa phương ?
Cũng đáng chú ý là trong tất cả các vụ người Công Giáo bị tấn công, rất ít khi thấy có sự can thiệp điều tra của Ban Tốn giáo Chính phủ. Vậy Ban này được lập ra để làm gì, ngoài nhiệm vụ chính là “kiểm soát sinh hoạt của các Tốn giáo” để nắm chắc không đi ra ngòai đường lối của đảng ?
Cũng với câu hỏi này, Mặt Trận Tổ Quốc có nhiệm vụ giám sát việc làm của nhà nước và hòa giải trong nhân dân, cũng chưa thấy mặt mũi đâu ?
Vậy người dân biết trông cậy vào ai để bênh vực cho quyền con người của mình khi bị nhà nước xúc phạm và đe dọa như trong vụ Mỹ Yên ?
Rồi cũng lấy làm lạ hỏi ai là Đại biểu Quốc hội của dân Mỹ Yên và người này ở đâu trong mấy ngày dân bị đánh vùi, đánh dập và các cấp Lãnh đạo tinh thần của họ bị báo Đài nhà nước vu khống, mạ lỵ?
Hãy đọc bài viết “nhào nặn” thật tài tình nhằm “tẩy rửa” sự thật đã được Đức Cha Nguyễn Thái Hợp phơi bầy của một người ký tên Sao Tháng Tám trên Báo Nghệ An ngày 5/9/2013: “Xung quanh vụ việc một số giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên quá khích, có hành vi vi phạm pháp luật, gây nên sự hỗn loạn ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đã và đang được các trang web phản động phản ánh theo chiều hướng “đổi trắng thay đen” để biện minh cho những hành động vi phạm pháp luật có chủ đích, có hệ thống.
Trước hết, phải khẳng định hành vi vi phạm pháp luật của Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải là rõ ràng, khi trong ngày 22/5/2013, hai đối tượng này đã cùng với một số đối tượng quá khích hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh “gây rối trật tự công cộng”, “hủy hoại tài sản công dân”, “bắt giữ người trái pháp luật” và “cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Ngày 27/6/2013, cơ quan Cảnh sát điều tra đã thi hành lệnh bắt tạm giam 2 bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải để phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, một số trang web trong và ngoài nước đã cố tình đăng tải những thông tin sai lệch; một số người quá khích, vô tình do thiếu thông tin hay cố ý bịa đặt, vu khống cho rằng cơ quan chức năng đã bắt giữ người oan. Nhưng chính các đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Nguyễn Văn Hải đã nói: “Em nhận thức được hành vi vi phạm của em là hành vi hoàn toàn sai trái pháp luật. Xin pháp luật khoan hồng, giảm bớt. Em muốn nhắn đến gia đình vợ con là con cái đứa mô đi học thì cố gắng lo lòng mà học còn đứa mô không đi học nữa thì ở nhà cố gắng lo làm giúp đỡ cha mẹ. Cố gắng đừng làm những việc sai trái giống như bố để ảnh hưởng đến pháp luật”. Còn Ngô Văn Khởi thì nhắn nhủ “Tôi cũng nhắn nhủ với vợ con đừng có gây rối. Đừng gây áp lực với chính quyền. Không nghe lời xúi dục”…
Điều đó cho thấy, những cáo buộc “cơ quan công an bắt giữ người trái pháp luật”, “bắt cóc theo hình thức khủng bố”... mà các trang web và một số phần tử cực đoan đưa ra là sự quy chụp, thiếu căn cứ, nhằm mục đích kích động những giáo dân vô tội, thiếu thông tin, cả tin vô tình trở thành đối tượng vi phạm pháp luật, thậm chí vướng vào vòng lao lý. Trước sự trắng trợn “đổi trắng thay đen”, cố ý bịa đặt, vụ khống này, chúng ta, cả những lương dân và giáo dân là con dân nước Việt lương thiện phải hiểu, và nhất định không để bị “rơi” vào “bẫy” chia rẽ lương – giáo và xa hơn nữa là chia rẽ Chính quyền nhà nước Việt Nam với Giáo Hội, làm mất uy tín, hình ảnh của cả Nhà nước Việt Nam và Đạo Thiên Chúa.”
Trước hết, ai đã “làm chứng” được những lời khai của hai ông Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi là có thật và “không bị ép cung” trước sự vắng mặt của Luật sư bào chữa, nếu có ?
Thứ hai, báo Nghệ An có hình ảnh nào khác hơn những người dân bị công an, cảnh sát đánh vỡ đầu, sứt trán máu me loang lổ trên mặt và cơ thể chiều ngày 4/9 tại trụ sở xã Nghi Phương ?
GIẤU ĐẦU LÒI ĐUÔI
Liên quan đến những công an mặc thường phục, không đeo bảng tên đã chận đường, tấn công dân vô cớ ngày 22/5/2013 mà Dức cha Nguyễn Thái Hợp đã thuật lại với VietCatholic News thì ra nguyên nhân “giấu mặt của Công an” là như sau, theo lời kể của nhóm Phóng viên Thông tấn Xã Việt Nam:
“Để trả lời được vấn đề này, chúng ta phải trở lại sự kiện ngày 22/5/2013: Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận), dù chưa được sự đồng ý của giám mục Nguyễn Thái Hợp và linh mục Nguyễn Đình Thăng, quản xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương), vẫn tổ chức nghi lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo với sự tham gia của giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông cầu nguyện cho 8 bị cáo phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền bị Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử phúc thẩm tại thành phố Vinh vào ngày hôm sau, 23/5/2013.
Trước sự việc trên, năm cán bộ công an đã đến địa bàn để nắm tình hình; và họ đã bị giáo dân chặn đường, khống chế đánh đập bị thương; ba người trong số đó đã bị giáo dân giam giữ trái pháp luật. Sau đó, hàng trăm giáo dân bao vây nhà xã đội trưởng Đậu Văn Sơn và có những hành vi vi phạm pháp luật như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết trước. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, giám mục Nguyễn Thái Hợp có mặt tại đó đã không khuyên nhủ giáo dân giải tán, cũng không kịp thời giải cứu, cấp cứu ba cán bộ công an bị thương ngay, mà lại giữ ba cán bộ bị thương hơn 2 giờ để cùng Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập “biên bản” theo ý đồ của mình rồi ép họ ký.
Linh mục Nguyễn Đoài đã đọc cho chức việc viết “biên bản” có nội dung xuyên tạc, vu khống lực lượng công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ.” Khi các cán bộ công an không chịu ký vào “biên bản,” giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp: “Sau 10 phút, các anh không ký, tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết.”
Chưa nói đến sự phi lý trong “biên bản” vu cáo Công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ” khi chỉ có 5 công an đi tay không, mỗi người bị giữ một nơi, giữa hàng trăm giáo dân; mà cũng nên nhìn vấn đề ở khía cạnh nhân văn, đạo lý.” (TTXVN, 18/09/2013)
Thứ nhất, chuyện năm cán bộ Công an được phái đến địa điểm làm lễ để “nắm tình hình” mà tự nhiên bị giáo dân “chặn đường, khống chế đánh đập bị thương” chỉ có thể là chuyện “khoa học gỉa tưởng”. Nhưng mà tại sao lại không mặc quấn áo công an ? Chẳng lẽ chỉ đến đó “quan sát” thôi mà không hề gây hấn hay sinh sự với ai mà bị dân lôi ra đánh thì trẻ con cũng chả tin nổi !
Thứ hai, trong khi người dân đem đám “công an” gỉa dạng côn đồ bị dân tấn công đi “bảo vệ lánh nạn” cho không bị đánh thêm, dù dân bị họ chận đường tấn công trước thì lại bảo họ bị dân “bắt giam” thì qủa là chuyện gà hóa cuốc !
NGÔN NGỮ THÙ NGHỊCH
Song song với chiến dịch viết đi viết lại bài bản mà vẫn không sao tầy xóa được các “vết sẹo” nói sai sự thật của cả hệ thống báo đài Trung ương và địa phương, các báo Công An của Tỉnh Nghệ An và báo Nghệ An còn sử dụng nhiều ngôn từ khiếm nhã để “vu oan cáo vạ” và “chụp đủ thứ mũ” lên đầu Đức Cha Hợp và các Linh mục Giáo phận Vinh trong vụ Mỹ Yên.
Hãy đọc:
“…nhìn vào thực tế, thì từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm “chủ chăn” vào năm 2010 đến nay, Giáo phận Vinh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mang tính hệ thống. Điều đó đã ảnh hưởng đến cả Giáo Hội và chính quyền, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ mối đoàn kết lương - giáo…..
….Từ thực tế trên, dư luận không khỏi đặt câu hỏi, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã thực sự làm tròn trách nhiệm, bổn phận “ người chủ chăn” đối với giáo phận và phục vụ quê hương xứ Nghệ như những lời ông đã nói trong bài phát biểu ngày về với giáo phận Vinh? Đồng thời, những gì ông đã và đang thể hiện liệu có xứng đáng với vai trò Chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của Hội đồng giám mục Việt Nam? Có đúng như châm ngôn mục vụ “ Sự thật” và “ Tình yêu” mà ông đã trả lời phỏng vấn trên Trang thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 28/6/2010 khi vừa mới được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh? (Báo Nghệ An (6/9/2013))
“Có thể khẳng định, không phải ai khác mà một số chức sắc cực đoan như ông Nguyễn Thái Hợp và Đặng Hữu Nam đã có những hành vi, lời nói kích động, xuyên tạc, vu khống chính quyền khiến “quần chúng bức xúc”, “hoang mang”. Cũng chính những người này đã “xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo” khi lợi dụng đức tin của một số giáo dân nhẹ dạ để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và sâu xa hơn là ủng hộ, tiếp tay cho nhóm phản động Việt Tân và các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó chính là sự thật đằng sau những vụ việc giáo dân vi phạm pháp luật xảy ra liên tiếp trên địa bàn xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc) mà Báo Nghệ An đã phản ánh thời gian qua.” ( Báo Nghệ An (21/9/2013)
“Những hành vi vi phạm pháp luật của một số chức sắc, chức việc và một số giáo dân quá khích vừa qua đã quá rõ. Trong các sự việc này, những “chủ chăn” quá khích đã trở thành những kẻ “chủ mưu”, họ đã biến một số “con chiên ngoan đạo” thành những “con rối” để “giật dây” theo ý đồ của mình.
Rồi đây, những hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ quá khích sẽ bị xử lý thích đáng, đúng người, đúng tội. Khi đó, những người nhẹ dạ cả tin đã không chăm lo làm ăn mà “mù quáng” nghe theo những lời rao giảng kích động của những kẻ “chủ mưu” lại phải trông chờ vào sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Những kẻ chủ mưu, cầm đầu sẽ có những bản án thích đáng.” (Báo Nghệ An, 22/09/2013)
“Ông Nguyễn Thái Hợp và một số Linh mục cực đoan ở Toà giám mục Xã Đoài lại tiếp tục có các Văn thư, tuyên bố phủ nhận, xuyên tạc sự thật về các sự việc đã xảy ra ở Giáo xứ Mỹ Yên trong thời gian qua.
•
Hai văn thư này cố “vớt vát” lại uy tín, danh dự của ông Hợp và một số chức sắc, giáo dân quá khích bằng những luận điệu cũ nhưng lại nhân danh Toà Giám mục và Linh mục Đoàn Giáo phận Vinh.
Trong Văn thư số 8/13-TG gửi Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch HĐGMVN, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha và Cha Giám mục quản giáo phận, ông Nguyễn Thái Hợp lớn tiếng khẳng định “một số báo, đài trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, bênh vực công lý cũng như bảo vệ người dân, trong khi đó báo đài Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là báo, đài Nghệ An, lại đăng tải các thông tin có nội dung trái ngược”. Để chứng minh cho điều đó, ông Hợp còn “gửi kèm theo một số hình ảnh điển hình của vụ đàn áp giáo dân do lực lượng công quyền gây ra tại Giáo xứ Mỹ Yên.
“Một số báo, đài trong và ngoài nước” mà ông Hợp nói ở đây, chỉ cần nhắc đến tên, ai cũng biết đó là những “công cụ” tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, như là RFI, RFA, Vietcatholic, Thanh niên Công Giáo, Nữ vương công lý… và bao gồm cả trang mạng Giáo phận Vinh. Không hiểu ông Hợp đã nhận thức và có thái độ như thế nào đối với nhân dân, với Tổ quốc mà lại phải “nhờ cậy” các thế lực thù địch lên tiếng bênh vực bản thân ông và những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật? Để chối bỏ sự thật, lẩn tránh trách nhiệm và lừa dối dư luận về những hành vi vi phạm pháp luật, ông Hợp vu khống “báo, đài nhà nước Việt Nam, đặc biệt là báo, đài Nghệ An, lại đăng tải các thông tin có nội dung trái ngược”. (Báo Nghệ An. 24/09/2013)
Và cuối cùng là lời nói “chụp mũ” cực kỳ “phản cách mạng” của
Ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã đổ thêm dầu vào lửa:” Vụ việc vừa xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên là một trong nhiều vụ việc thể hiện những hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, việc giáo dân bao vây trụ sở chính quyền địa phương, giữ người trái pháp luật, hành hung cán bộ Nhà nước, đập phá tài sản là những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.” (TTXVN)
Nói như thế thì không hiểu ông Hằng có biết rằng Bộ Luật Hình sự không chỉ áp dụng với dân mà còn cả đối với các cấp chính quyền, đầy tớ của nhân dân, khi phạm tội hành dân như đám công an gỉa dạng người thường đã chận đường vô lý và đánh dân cũng như các viên chức địa phương đã lường gạt dân và vu oan cáo vạ cho dân như họ đã phạm trong vụ Mỹ Yên không ?
Nhưng tại sao chính quyền Nghệ An nói riêng và cả hệ thống nhà nước đã tìm mọi cơ hội đến “tấn công” Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ?
Có phải vì Ngài còn là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam và cũng là người đã đưa ra nhiều Bản Tuyến bố lên án những bất công xã hội, chỉ trích những chính sách bất hợp lý, những đàn áp vô pháp luật, những vi phạm quyền con người vá các quyền tự do khác của đảng và nhà nước nên đảng cảm thấy nhức nhối, khó chịu ?
Ngài cũng từng lên án Nhà nước bất lực trong công tác phòng, chống tham nhũng; không có chính sách giáo dục thích nghi và cần thiết cho hòan cảnh đất nước. Đức Cha Hợp cũng đã ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước với tình trạng suy thoái đạo đức trong xã hội, bất công trong xét xử và lạm quyền trong việc sử dụng đất đai. Và nhất là Ngài cũng đã thẳng thắn lên án Nhà nước hòan tòan bất lực và không có chính sách rõ ràng chống lại sự lấn chiếm và đe dọa sự tòan vẹn lãnh thổ của Trung Cộng đối với Việt Nam ở Biển Đông.
“Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay” của Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi Hội đồng Gíam mục Việt Nam được công bố ngày 05 tháng 11 năm 2012 chắc chắn đã làm cho Nhà nước phải khó chịu.
Tất cả những việc làm này của Đức Cha Hợp, tất nhiên đã biến thành những “mũi gai nhọn” trước mắt đảng và nhà nước cho nên Ủy ban Tôn giáo chính phủ đã phải cấp thời du hành đến Tòa thánh Vatican trong thời gian từ ngày 15 đến 20/09/2013 để thảo luận chuyện Đức Cha Hợp và giải thích vụ Mỹ Yên.
Phái đòan Việt Nam do Trung tướng Công an Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cầm đầu đã họp với Thứ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, Đức ông Tadeusz Wojda và Thứ trưởng Bộ trưởng Quan hệ với các nước, Đức ông Antoine Camilleri, theo VietCatholic News.
Ngoài vụ Mỹ Yên, phiá Việt Nam còn thảo luận cả chuyện không ít các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam đã tham gia các hoạt động xã hội cà tranh đấu nhân quyền mà phiá Việt Nam nói “không thuộc phạm vi Tôn giáo”.
Tuy nhiên, Tòa thánh Vatican cũng chỉ biết nghe “cho biết” còn chuyện thật hư thế nào còn phải chờ báo cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam và nhất là báo cáo của Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Nhưng liệu phía nhà nước Việt Nam có “toan tính bắn tiếng” với Tòa thánh Vatican không muốn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp tiếp tục coi Giáo phận Vinh và muốn Ngài ra khỏi Việt Nam như Hà Nội đã thành công trong việc “bứng” Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội trước đây ?
Tất cả những dự đóan này có thể chưa đúng tim đen người Cộng sản vào lúc này, nhưng việc họ tìm mọi cách để chống, kỳ thị và kiểm soát người theo đạo Công Giáo ở Nghệ An và những nơi khác trong lãnh thổ Việt Nam từ xưa đến nay là điều đã được lịch sử chứng minh ngay từ khi Cộng sản Việt Nam vẫn còn mang tên gọi là Việt Minh. ./.
Phạm Trần
(09/013)
Chuyện người Cộng sản phá phách người theo đạo Thiên Chúa xẩy ra ở giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh ngày 22/05/2013 cũng giống như những chuyện người Công Giáo bị bách hại từ trước và sau năm 1954 ở miền Bắc cho đến bây giờ trên cả nước.
Tuy thời gian có khác nhưng bài bản của người Cộng sản chống Công Giáo vẫn y nguyên. Vẫn là những trò “ném đá giấu tay”, xưng hô xách mé “anh, ông” với những nhà tu hành có chức, có bậc và có quyền trong đạo với cả ngàn và trăm ngàn người.
Cũng vẫn là những chuyện “hành hung Linh mục, đánh giáo dân, đập phá tượng ảnh”, “xuyên tạc, thông tin một chiều”, sử dụng độc quyền báo, đài của nhà nước nhưng do tiền dân mà có để “dựng đứng chuyện”, “nhét chữ vào miệng người hiền lương”, “trù dập, gài bẫy” và liên kết dân lành và người ngay với “côn đồ, bất lương, phản động, những thế lực thù địch trong và ngòai nước” rồi cuối cùng là khép họ vào tội gây rối trật tự, chống phá nhân dân và nhà nước để bắt vào tù cho hả dạ.
Trong thế dàn dựng và đạo diễn này, khi nào chính quyền cũng phải và vô tội. Tất cả mọi sai trái đều thuộc về nhân dân và nạn nhân thì phải vào tù, kẻ gây ra tội ác với dân là nhân viên nhà nước, lực lượng Công an và những Côn đồ, Dân phòng và kẻ lạ mặt được chính quyền đưa đến hành dân thì lại được thưởng tiền và vô tội !
TÓM TẮT CHUYỆN MỸ YÊN
Bức tranh người Cộng sản “không ưa” người theo đạo Công Giáo ở Mỹ Yên bắt đầu như thế này:
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh kể với Linh mục Trần Cộng Nghị của VietCatholic News : “Chiều ngày 22/5/2013, trước ngày xét xử phúc thẩm 14 thanh niên tại Tòa án Nhân dân Nghệ An, thân nhân và bạn hữu của họ đến Trại Gáo để cầu bình an. Họ đặt cơm tối cho 80 người, nhưng trên suốt hành trình, đã bị lực lượng công an chặn đường bằng nhiều cách, nên chỉ khoảng 30 người dùng cơm. Sau đó, mọi người tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo họ Trại Gáo. Số người còn lại vẫn tiếp tục đến.”
Trại Gáo là nơi có đến thờ Thánh Antôn, theo nhiều người theo đạo, đã có nhiều phép lạ đáp lại lời cầu xin, kể cả dành cho người ngòai đạo nên mỗi khi có nhu cầu, dân chúng thường đến đây cầu nguyện.
“Chập tối, lúc thánh lễ đang diễn ra, trên đoạn rẽ từ đường 534 đến Trại Gáo, khách hành hương bị một nhóm người lạ mặt, không mặc sắc phục công an và cũng không cho biết mình lý do, chặn đường. Tức khắc xảy ra cãi vã, xô xát và hỗn loạn. Bị đám đông phản kháng mạnh, những người chặn bỏ chạy. Có người bị thương, vài người chạy vào nhà ông xã đội trưởng, nơi công an đã tập trung từ trước. Ba người bị dân chúng khống chế và bị đánh. Được cấp báo, đội an ninh của họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, vội vàng đến đưa nạn nhân về nhà văn hóa xóm 13 để bảo vệ”, Đức Cha Hợp nói tiếp, “Đang khi tham dự thánh lễ, Ban Hành giáo Trại Gáo nhận được điện thoại cấp cứu của công an huyện Nghi Lộc. Họ đã cấp tốc chạy xuống và phải phá ổ khóa để đưa nạn nhân vào đó ẩn trốn. Ba người này khai là công an và người ta cũng thấy giấy tờ, cũng như sắc phục công an trong cốp xe.”
Rồi Ngài kể thêm với VietCatholic News : “Cần nói thêm, ngày 24/5/2013, đại diện huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương đã đến cám ơn Hội đồng mục vụ và đội an ninh Trại Gáo vì đã tích cực giải cứu cán bộ công an đêm 22/5/2013. Lời cám ơn tương tự cũng đã được nhà cầm quyền các cấp nhiều lần bày tỏ với tôi và các linh mục giáo phận. Thế mà, sau này báo đài Nhà nước lại vu khống Hội đồng mục vụ Trại Gáo đã ‘bắt giam người trái pháp luật.”
Sự vu cáo muốn lật ngược thế cờ của chính quyền Tỉnh Nghệ An nghiêm trọng hơn khi, theo lời Đức Cha Hợp, “Nhà cầm quyền không những không xử lý một cách nghiêm minh hành vi sai trái của cán bộ công an, mà còn cố tình bao che thuộc cấp và dựng án để bắt hai giáo dân Trại Gáo theo kiểu bắt cóc, không tuân thủ quy định tối thiểu của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành.”
Chuyện bắt người vô cớ này của chính quyền Nghệ An được Vị Lãnh đạo Giáo phận Vinh kể thêm: “ Như các trang mạng đã đưa tin, ngày 27/6/2013, trên đường đi đám cưới cháu, ông Ngô Văn Khởi bị cảnh sát giao thông chặn lại và bị năm thanh niên bịt mặt dẫn đi không nêu rõ lý do. Mấy ngày sau gia đình mới nhận được thông báo, nhưng giấy ghi nhầm với một ông Ngô Văn Khởi khác, vì sai địa chỉ và tên vợ.
Cùng ngày 27/6, khi ông Nguyễn Văn Hải chở cháu là Nguyễn Huy Hoàng (5 tuổi) đi khám chữa bệnh và lấy bột mỳ, trên đường về bị công an bắt giữ, không nêu bất cứ lý do và không tiến hành bất cứ thủ tục nào. Cháu Hoàng bị bỏ lại trong tình trạng hoảng loạn.”
Từ đây, cuộc khủng hỏang nan giản thêm sau khi chính quyền xã Nghi Phương “nuốt lời hứa” không thả hai ông Khởi và Hải ““trước 16 giờ ngày 04/9/2013 “ như đã cam kết trên giấy trắng mực đen.
Hãy nghe lời Đức Cha Hợp : “Khoảng 15g30 ngày 04/9/2013, tin tưởng nơi thứ ‘Giấy cam kết lừa đảo’ của nhà cầm quyền, người nhà của ông Khởi và ông Hải cùng một số bà con giáo dân Mỹ Yên đã tới UBND xã Nghi Phương để nhận hai ông về nhà. Khi đến nơi, họ ngỡ ngàng nhận ra đã bị nhà cầm quyền lừa đảo: Không hề có chuyện thả người. Trên thực tế, ngay từ sáng 04/9/2013, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với mấy hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay… án ngữ lối vào trụ sở UBND xã Nghi Phương.”
MÀN KỊCH BẮT ĐẦU
Rồi chuyện lực lượng nhà nước tấn công dân đã xẩy ra theo bài bản của đạo diễn chính quyền. Đức Cha Hợp nói : “ Một số người lạ mặt đã được cài vào đám đông để quấy rối, ném đá về phía công an và cảnh sát cơ động, một số giáo dân cũng ùa theo… Thế là cơ quan công quyền sử dụng lựu đạn cay, dùi cui, thuốc nổ, vũ lực... thẳng tay đàn áp dân chúng, làm cho hơn 30 người bị thương, trong đó có ba người bị chấn thương sọ não nặng.”
Kịch bản nhà nước dùng người lạ mặt, côn đồ trà trộn vào dân để kích động, gây hấn với lực lượng công an để công an có cớ tấn công dân là chuyện rất xưa, nhưng vẫn “ăn khách” vì dân thì hiền lành, ngây thơ còn quân gian thì ma mãnh, quyết làm cho được để lấy tiền nên đã biết cách giấu mặt nằm vùng để không bị lộ tẩy.
Các vụ công an khống chế, bao che cho côn đồ, dân phòng đàn áp dân oan, nông dân Văn Giang (Hưng Yên), nông dân Vụ Bản (Nam Định); ngăn cản giáo dân hành đạo ở Tam Tòa, Giáo điểm Con Cuông (Giáo phận Vinh ; đánh đập Linh mục ở hai Giáo phận Hà Nội và Kontum năm 2012 v.v… còn là những vụ điển hình khác có bàn tay “lông lá” của nhà nước không gột tẩy được.
Hãy đọc Thông Báo của Tòa Giám mục Vinh ngày 04/07/2012: “ Liên tục trong những ngày qua, giáo dân tại giáo điểm Con Cuông (thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) luôn chịu sự kìm kẹp, phân biệt đối xử và vu khống bởi chính quyền địa phương. Chính quyền liên tục cho người đe dọa, ngăn cản, khủng bố linh mục và bà con giáo dân.
Gần đây nhất là sự kiện hàng trăm cán bộ, công an, quân đội và côn đồ đến quấy rối, ngăn cản không cho linh mục GB. Nguyễn Đình Thục cử hành Thánh lễ mừng Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả ngày 24.6.2012.
Sự kiện xảy ra ngày 1.7.2012 vừa qua là cao trào và là kết quả những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng của các thế lực đen tối.
Trước tình hình đó, Tòa Giám mục có những quan điểm và ý kiến sau đây:
1. Cực lực lên án hành vi phạm Thánh, hành hung linh mục và giáo dân của chính quyền huyện Con Cuông, xã Yên Khê.
2. Anh chị em giáo dân tại giáo điểm Con Cuông đã bị đánh đập trọng thương, có những người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, và toàn bộ giáo dân hiện đang sống trong nơm nớp lo sợ bị trấn áp, hành hung bất cứ lúc nào của côn đồ, công an và quân đội.
Gia đình ông Phạm Thế Trận và một số gia đình khác luôn bị đe dọa khủng bố và gây khó khăn trong mọi công việc. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An lại đưa tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm kết án các linh mục, giáo dân.
3. Để chia sẻ với những đau thương của anh chị em Con Cuông, xin quý Cha, quý Chủng sinh, quý nam nữ Tu sĩ và toàn thể anh chị em trong ngoài giáo phận, thắp nến cầu nguyện tại các
giáo xứ vào tối thứ Bảy và dâng lễ hiệp ý cầu nguyện cho các giáo hữu tại Con Cuông hiện đang phải sống trong bạo lực và bất công vào sáng Chúa Nhật XIV (ngày 8/7/2012);
Cầu cho các cấp lãnh đạo chính quyền sớm nhận ra những nhu cầu chính đáng của giáo dân tại Con Cuông để những quyền lợi cơ bản của họ được đảm bảo thực hiện. Xin những người có thiện chí lên tiếng bênh vực anh chị em tại Con Cuông.
4. Để biểu tỏ sự đồng lòng phản đối những hành vi xúc phạm đến nơi thánh, đồ thánh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của giáo dân Con Cuông, xin quý Cha căng băng-rôn tại giáo xứ với nội dung “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”.
CHUYỆN KONTUM, CHUYỆN HÀ NỘI
Trước đó Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Cộng giáo loan tin ngày 05/03/2012 : “ Lm. Nguyễn Quang Hoa gửi Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kon-tum ghi:
“Ngày 22 tháng 2 năm 2012, tại làng Turia Yốp (thôn 6, xã Đăk Hring, Huyện Đăk Hà), gia đình ông A Ven có người vợ là bà Y Kun qua đời. Gia đình và dân làng đã mời con đến dâng lễ an táng (lễ tang) để tiễn đưa người quá cố là bà Y Kun đến nơi an nghỉ cuối cùng. Lễ an táng đã diễn ra vào lúc 10 giờ, ngày 23 tháng 2 năm 2012.
10 giờ 45 phút, lễ an táng kết thúc, con trở về lại xứ. Trên đường về ngang qua khu rừng cao su của làng Kon Proh (thôn 9, xã Đăk Hring), con đã bị ba thanh niên chạy xe môtô đuổi theo và đánh một nhát rất mạnh phía sau lưng. Bị đánh bất ngờ, con loạng choạng dừng xe môtô lại. Lập tức hai tên thanh niên cầm hai thanh sắt dài khoảng một mét nhảy xuống xe tiếp tục đánh con túi bụi. Con bỏ xe ngã xuống đường và dùng 2 tay để chống đỡ những đòn chí tử, vì sợ trúng đầu và mặt nên hai tay phải chịu trận, con vừa đỡ đòn vừa chạy thụt lùi và sau đó cắm đầu chạy vào vườn cao su, chúng tiếp tục đuổi theo đánh vào lưng, vào tay, vào chân và vào bụng con rất nhiều nhát chí mạng. Rượt đuổi đánh khoảng 200 mét chúng hô “thôi rút”, và chúng quay lại đập phá xe môtô của con. Sau đó, hai thanh niên đó đã phi tang 2 thanh sắt xuống đập nước gần đó. Trong lúc hai thanh niên đánh con, một thanh niên còn lại ngồi sẵn trên xe môtô. Sau khi xong việc, ba thanh niên đó đã phóng xe bỏ chạy về hướng quốc lộ 14”.
Bản tin viết tiếp : “Các Cha tại Giáo xứ Kon Hring nói với Đức Cha Micae là người dân trong khu vực đã cho biết “ba côn đồ” này vừa mới từ trại tù về, độ tuổi hơn 20, đang được “giáo dưỡng” bởi chính quyền địa phương. Người dân còn cho biết trước khi hành động, bọn chúng đã đến một cơ sở làm cửa sắt gần đó để mua cắt hai thanh sắt.”
Đến ngày 15/04 (2012), Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cũng ra thông báo nói về vụ Cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị “côn đồ” hành hung như sau:”Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin thông báo về vụ việc cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị côn đồ hành hung như sau:
Cha Giuse Nguyễn Văn Bình, chính xứ Yên Kiện, đã mua một mảnh đất 500m2 ở ngoài giáo xứ của mình (thuộc giáo xứ Gò Cáo, thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) và xây một nhà cấp 4 trên đó với ý định nuôi trẻ mồ côi.
Vào lúc 9g00 sáng ngày 14/4/2012, sau khi nhận được tin ngôi nhà cấp 4 của mình bị dỡ bỏ lúc rạng sáng, cha Bình đã đến hiện trường. Tại đây, bất ngờ cha Bình đã bị một nhóm côn đồ hành hung đánh đấm và ngất xỉu (trích bản tường trình của Cha Bình). Hiện nay cha Bình bị rách màng nhĩ, đọng máu bên trong tai, sưng mặt, đau nhức ở đầu và vùng bụng, sức khỏe suy yếu.
Cha Bình đã được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và Hội đồng Giáo xứ Yên Kiện và Tân Hội đưa đi cấp cứu và khám tại các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội. Hiện nay cha Bình đang được chăm sóc tại Tòa TGM Hà Nội. Tình trạng sức khỏe của cha đã khá hơn.Những hành vi đánh người dã man vô cớ của nhóm côn đồ trên là hành vi phạm pháp, xúc phạm thô bạo đến phẩm giá con người và không thể được chấp nhận. Hành động bất nhân này khiến cho linh mục và giáo dân rất búc xúc, gây hoang mang bất ổn định trong các cộng đoàn giáo dân tại Chương Mỹ.
Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã gửi một văn thư đề nghị Công an huyện Chương Mỹ mau chóng điều tra và làm sáng tỏ vụ việc này để những hành động đánh người dã man sẽ không còn xảy ra với bất kỳ người dân nào, phẩm giá con người luôn được tôn trọng.” (Lm. Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn)
Liên quan đến vụ này, Hãng tin Công Giáo “VietCatholic News” ở Hoa Kỳ viết thêm : “ Tin tức cập nhật lúc 12 giờ trưa ngày 14/4 cho biết: Vì chấn thương nghiêm trọng, hiện tại linh mục Nguyễn Văn Bình đã được chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức – Hà Nội. Theo quan sát, công an Quận Hoàn Kiếm xuất hiện ngay cạnh cáng cứu thương. Đồng thời, đại diện tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cũng đã có mặt.
Phía Công An chỉ đạo nhân viên bảo vệ của bệnh viện ngăn chặn không để mọi người được đến thăm linh mục Nguyễn Văn Bình, đồng thời ngăn cản những ai đến gần chụp ảnh.”
TRỞ LẠI VỤ MỸ YÊN
Như vậy chuyện xẩy ra ở Mỹ Yên, Nghệ An đang còn gây hoang mang trong dự luận cũng chỉ là “chuyện phải xẩy ra” mà chính quyền phải làm tiếp theo chủ trương chung, hay chỉ là “chuyện nhỏ” của một địa phương ?
Cũng đáng chú ý là trong tất cả các vụ người Công Giáo bị tấn công, rất ít khi thấy có sự can thiệp điều tra của Ban Tốn giáo Chính phủ. Vậy Ban này được lập ra để làm gì, ngoài nhiệm vụ chính là “kiểm soát sinh hoạt của các Tốn giáo” để nắm chắc không đi ra ngòai đường lối của đảng ?
Cũng với câu hỏi này, Mặt Trận Tổ Quốc có nhiệm vụ giám sát việc làm của nhà nước và hòa giải trong nhân dân, cũng chưa thấy mặt mũi đâu ?
Vậy người dân biết trông cậy vào ai để bênh vực cho quyền con người của mình khi bị nhà nước xúc phạm và đe dọa như trong vụ Mỹ Yên ?
Rồi cũng lấy làm lạ hỏi ai là Đại biểu Quốc hội của dân Mỹ Yên và người này ở đâu trong mấy ngày dân bị đánh vùi, đánh dập và các cấp Lãnh đạo tinh thần của họ bị báo Đài nhà nước vu khống, mạ lỵ?
Hãy đọc bài viết “nhào nặn” thật tài tình nhằm “tẩy rửa” sự thật đã được Đức Cha Nguyễn Thái Hợp phơi bầy của một người ký tên Sao Tháng Tám trên Báo Nghệ An ngày 5/9/2013: “Xung quanh vụ việc một số giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên quá khích, có hành vi vi phạm pháp luật, gây nên sự hỗn loạn ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đã và đang được các trang web phản động phản ánh theo chiều hướng “đổi trắng thay đen” để biện minh cho những hành động vi phạm pháp luật có chủ đích, có hệ thống.
Trước hết, phải khẳng định hành vi vi phạm pháp luật của Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải là rõ ràng, khi trong ngày 22/5/2013, hai đối tượng này đã cùng với một số đối tượng quá khích hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh “gây rối trật tự công cộng”, “hủy hoại tài sản công dân”, “bắt giữ người trái pháp luật” và “cố ý gây thương tích”. Trong đó, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Ngày 27/6/2013, cơ quan Cảnh sát điều tra đã thi hành lệnh bắt tạm giam 2 bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải để phục vụ điều tra theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, một số trang web trong và ngoài nước đã cố tình đăng tải những thông tin sai lệch; một số người quá khích, vô tình do thiếu thông tin hay cố ý bịa đặt, vu khống cho rằng cơ quan chức năng đã bắt giữ người oan. Nhưng chính các đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Nguyễn Văn Hải đã nói: “Em nhận thức được hành vi vi phạm của em là hành vi hoàn toàn sai trái pháp luật. Xin pháp luật khoan hồng, giảm bớt. Em muốn nhắn đến gia đình vợ con là con cái đứa mô đi học thì cố gắng lo lòng mà học còn đứa mô không đi học nữa thì ở nhà cố gắng lo làm giúp đỡ cha mẹ. Cố gắng đừng làm những việc sai trái giống như bố để ảnh hưởng đến pháp luật”. Còn Ngô Văn Khởi thì nhắn nhủ “Tôi cũng nhắn nhủ với vợ con đừng có gây rối. Đừng gây áp lực với chính quyền. Không nghe lời xúi dục”…
Điều đó cho thấy, những cáo buộc “cơ quan công an bắt giữ người trái pháp luật”, “bắt cóc theo hình thức khủng bố”... mà các trang web và một số phần tử cực đoan đưa ra là sự quy chụp, thiếu căn cứ, nhằm mục đích kích động những giáo dân vô tội, thiếu thông tin, cả tin vô tình trở thành đối tượng vi phạm pháp luật, thậm chí vướng vào vòng lao lý. Trước sự trắng trợn “đổi trắng thay đen”, cố ý bịa đặt, vụ khống này, chúng ta, cả những lương dân và giáo dân là con dân nước Việt lương thiện phải hiểu, và nhất định không để bị “rơi” vào “bẫy” chia rẽ lương – giáo và xa hơn nữa là chia rẽ Chính quyền nhà nước Việt Nam với Giáo Hội, làm mất uy tín, hình ảnh của cả Nhà nước Việt Nam và Đạo Thiên Chúa.”
Trước hết, ai đã “làm chứng” được những lời khai của hai ông Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi là có thật và “không bị ép cung” trước sự vắng mặt của Luật sư bào chữa, nếu có ?
Thứ hai, báo Nghệ An có hình ảnh nào khác hơn những người dân bị công an, cảnh sát đánh vỡ đầu, sứt trán máu me loang lổ trên mặt và cơ thể chiều ngày 4/9 tại trụ sở xã Nghi Phương ?
GIẤU ĐẦU LÒI ĐUÔI
Liên quan đến những công an mặc thường phục, không đeo bảng tên đã chận đường, tấn công dân vô cớ ngày 22/5/2013 mà Dức cha Nguyễn Thái Hợp đã thuật lại với VietCatholic News thì ra nguyên nhân “giấu mặt của Công an” là như sau, theo lời kể của nhóm Phóng viên Thông tấn Xã Việt Nam:
“Để trả lời được vấn đề này, chúng ta phải trở lại sự kiện ngày 22/5/2013: Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận), dù chưa được sự đồng ý của giám mục Nguyễn Thái Hợp và linh mục Nguyễn Đình Thăng, quản xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương), vẫn tổ chức nghi lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo với sự tham gia của giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông cầu nguyện cho 8 bị cáo phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền bị Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử phúc thẩm tại thành phố Vinh vào ngày hôm sau, 23/5/2013.
Trước sự việc trên, năm cán bộ công an đã đến địa bàn để nắm tình hình; và họ đã bị giáo dân chặn đường, khống chế đánh đập bị thương; ba người trong số đó đã bị giáo dân giam giữ trái pháp luật. Sau đó, hàng trăm giáo dân bao vây nhà xã đội trưởng Đậu Văn Sơn và có những hành vi vi phạm pháp luật như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết trước. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, giám mục Nguyễn Thái Hợp có mặt tại đó đã không khuyên nhủ giáo dân giải tán, cũng không kịp thời giải cứu, cấp cứu ba cán bộ công an bị thương ngay, mà lại giữ ba cán bộ bị thương hơn 2 giờ để cùng Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập “biên bản” theo ý đồ của mình rồi ép họ ký.
Linh mục Nguyễn Đoài đã đọc cho chức việc viết “biên bản” có nội dung xuyên tạc, vu khống lực lượng công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ.” Khi các cán bộ công an không chịu ký vào “biên bản,” giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp: “Sau 10 phút, các anh không ký, tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết.”
Chưa nói đến sự phi lý trong “biên bản” vu cáo Công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ” khi chỉ có 5 công an đi tay không, mỗi người bị giữ một nơi, giữa hàng trăm giáo dân; mà cũng nên nhìn vấn đề ở khía cạnh nhân văn, đạo lý.” (TTXVN, 18/09/2013)
Thứ nhất, chuyện năm cán bộ Công an được phái đến địa điểm làm lễ để “nắm tình hình” mà tự nhiên bị giáo dân “chặn đường, khống chế đánh đập bị thương” chỉ có thể là chuyện “khoa học gỉa tưởng”. Nhưng mà tại sao lại không mặc quấn áo công an ? Chẳng lẽ chỉ đến đó “quan sát” thôi mà không hề gây hấn hay sinh sự với ai mà bị dân lôi ra đánh thì trẻ con cũng chả tin nổi !
Thứ hai, trong khi người dân đem đám “công an” gỉa dạng côn đồ bị dân tấn công đi “bảo vệ lánh nạn” cho không bị đánh thêm, dù dân bị họ chận đường tấn công trước thì lại bảo họ bị dân “bắt giam” thì qủa là chuyện gà hóa cuốc !
NGÔN NGỮ THÙ NGHỊCH
Song song với chiến dịch viết đi viết lại bài bản mà vẫn không sao tầy xóa được các “vết sẹo” nói sai sự thật của cả hệ thống báo đài Trung ương và địa phương, các báo Công An của Tỉnh Nghệ An và báo Nghệ An còn sử dụng nhiều ngôn từ khiếm nhã để “vu oan cáo vạ” và “chụp đủ thứ mũ” lên đầu Đức Cha Hợp và các Linh mục Giáo phận Vinh trong vụ Mỹ Yên.
Hãy đọc:
“…nhìn vào thực tế, thì từ khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm “chủ chăn” vào năm 2010 đến nay, Giáo phận Vinh đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật mang tính hệ thống. Điều đó đã ảnh hưởng đến cả Giáo Hội và chính quyền, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ mối đoàn kết lương - giáo…..
….Từ thực tế trên, dư luận không khỏi đặt câu hỏi, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã thực sự làm tròn trách nhiệm, bổn phận “ người chủ chăn” đối với giáo phận và phục vụ quê hương xứ Nghệ như những lời ông đã nói trong bài phát biểu ngày về với giáo phận Vinh? Đồng thời, những gì ông đã và đang thể hiện liệu có xứng đáng với vai trò Chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của Hội đồng giám mục Việt Nam? Có đúng như châm ngôn mục vụ “ Sự thật” và “ Tình yêu” mà ông đã trả lời phỏng vấn trên Trang thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 28/6/2010 khi vừa mới được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh? (Báo Nghệ An (6/9/2013))
“Có thể khẳng định, không phải ai khác mà một số chức sắc cực đoan như ông Nguyễn Thái Hợp và Đặng Hữu Nam đã có những hành vi, lời nói kích động, xuyên tạc, vu khống chính quyền khiến “quần chúng bức xúc”, “hoang mang”. Cũng chính những người này đã “xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo” khi lợi dụng đức tin của một số giáo dân nhẹ dạ để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và sâu xa hơn là ủng hộ, tiếp tay cho nhóm phản động Việt Tân và các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó chính là sự thật đằng sau những vụ việc giáo dân vi phạm pháp luật xảy ra liên tiếp trên địa bàn xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc) mà Báo Nghệ An đã phản ánh thời gian qua.” ( Báo Nghệ An (21/9/2013)
“Những hành vi vi phạm pháp luật của một số chức sắc, chức việc và một số giáo dân quá khích vừa qua đã quá rõ. Trong các sự việc này, những “chủ chăn” quá khích đã trở thành những kẻ “chủ mưu”, họ đã biến một số “con chiên ngoan đạo” thành những “con rối” để “giật dây” theo ý đồ của mình.
Rồi đây, những hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ quá khích sẽ bị xử lý thích đáng, đúng người, đúng tội. Khi đó, những người nhẹ dạ cả tin đã không chăm lo làm ăn mà “mù quáng” nghe theo những lời rao giảng kích động của những kẻ “chủ mưu” lại phải trông chờ vào sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Những kẻ chủ mưu, cầm đầu sẽ có những bản án thích đáng.” (Báo Nghệ An, 22/09/2013)
“Ông Nguyễn Thái Hợp và một số Linh mục cực đoan ở Toà giám mục Xã Đoài lại tiếp tục có các Văn thư, tuyên bố phủ nhận, xuyên tạc sự thật về các sự việc đã xảy ra ở Giáo xứ Mỹ Yên trong thời gian qua.
•
Hai văn thư này cố “vớt vát” lại uy tín, danh dự của ông Hợp và một số chức sắc, giáo dân quá khích bằng những luận điệu cũ nhưng lại nhân danh Toà Giám mục và Linh mục Đoàn Giáo phận Vinh.
Trong Văn thư số 8/13-TG gửi Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch HĐGMVN, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Quý Đức Tổng Giám mục, quý Đức Cha và Cha Giám mục quản giáo phận, ông Nguyễn Thái Hợp lớn tiếng khẳng định “một số báo, đài trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, bênh vực công lý cũng như bảo vệ người dân, trong khi đó báo đài Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là báo, đài Nghệ An, lại đăng tải các thông tin có nội dung trái ngược”. Để chứng minh cho điều đó, ông Hợp còn “gửi kèm theo một số hình ảnh điển hình của vụ đàn áp giáo dân do lực lượng công quyền gây ra tại Giáo xứ Mỹ Yên.
“Một số báo, đài trong và ngoài nước” mà ông Hợp nói ở đây, chỉ cần nhắc đến tên, ai cũng biết đó là những “công cụ” tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, như là RFI, RFA, Vietcatholic, Thanh niên Công Giáo, Nữ vương công lý… và bao gồm cả trang mạng Giáo phận Vinh. Không hiểu ông Hợp đã nhận thức và có thái độ như thế nào đối với nhân dân, với Tổ quốc mà lại phải “nhờ cậy” các thế lực thù địch lên tiếng bênh vực bản thân ông và những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật? Để chối bỏ sự thật, lẩn tránh trách nhiệm và lừa dối dư luận về những hành vi vi phạm pháp luật, ông Hợp vu khống “báo, đài nhà nước Việt Nam, đặc biệt là báo, đài Nghệ An, lại đăng tải các thông tin có nội dung trái ngược”. (Báo Nghệ An. 24/09/2013)
Và cuối cùng là lời nói “chụp mũ” cực kỳ “phản cách mạng” của
Ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã đổ thêm dầu vào lửa:” Vụ việc vừa xảy ra tại Giáo họ Trại Gáo, Giáo xứ Mỹ Yên là một trong nhiều vụ việc thể hiện những hành động quá khích của một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan dưới sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, việc giáo dân bao vây trụ sở chính quyền địa phương, giữ người trái pháp luật, hành hung cán bộ Nhà nước, đập phá tài sản là những hành vi vi phạm Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.” (TTXVN)
Nói như thế thì không hiểu ông Hằng có biết rằng Bộ Luật Hình sự không chỉ áp dụng với dân mà còn cả đối với các cấp chính quyền, đầy tớ của nhân dân, khi phạm tội hành dân như đám công an gỉa dạng người thường đã chận đường vô lý và đánh dân cũng như các viên chức địa phương đã lường gạt dân và vu oan cáo vạ cho dân như họ đã phạm trong vụ Mỹ Yên không ?
Nhưng tại sao chính quyền Nghệ An nói riêng và cả hệ thống nhà nước đã tìm mọi cơ hội đến “tấn công” Đức Cha Nguyễn Thái Hợp ?
Có phải vì Ngài còn là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam và cũng là người đã đưa ra nhiều Bản Tuyến bố lên án những bất công xã hội, chỉ trích những chính sách bất hợp lý, những đàn áp vô pháp luật, những vi phạm quyền con người vá các quyền tự do khác của đảng và nhà nước nên đảng cảm thấy nhức nhối, khó chịu ?
Ngài cũng từng lên án Nhà nước bất lực trong công tác phòng, chống tham nhũng; không có chính sách giáo dục thích nghi và cần thiết cho hòan cảnh đất nước. Đức Cha Hợp cũng đã ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước với tình trạng suy thoái đạo đức trong xã hội, bất công trong xét xử và lạm quyền trong việc sử dụng đất đai. Và nhất là Ngài cũng đã thẳng thắn lên án Nhà nước hòan tòan bất lực và không có chính sách rõ ràng chống lại sự lấn chiếm và đe dọa sự tòan vẹn lãnh thổ của Trung Cộng đối với Việt Nam ở Biển Đông.
“Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay” của Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi Hội đồng Gíam mục Việt Nam được công bố ngày 05 tháng 11 năm 2012 chắc chắn đã làm cho Nhà nước phải khó chịu.
Tất cả những việc làm này của Đức Cha Hợp, tất nhiên đã biến thành những “mũi gai nhọn” trước mắt đảng và nhà nước cho nên Ủy ban Tôn giáo chính phủ đã phải cấp thời du hành đến Tòa thánh Vatican trong thời gian từ ngày 15 đến 20/09/2013 để thảo luận chuyện Đức Cha Hợp và giải thích vụ Mỹ Yên.
Phái đòan Việt Nam do Trung tướng Công an Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cầm đầu đã họp với Thứ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, Đức ông Tadeusz Wojda và Thứ trưởng Bộ trưởng Quan hệ với các nước, Đức ông Antoine Camilleri, theo VietCatholic News.
Ngoài vụ Mỹ Yên, phiá Việt Nam còn thảo luận cả chuyện không ít các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam đã tham gia các hoạt động xã hội cà tranh đấu nhân quyền mà phiá Việt Nam nói “không thuộc phạm vi Tôn giáo”.
Tuy nhiên, Tòa thánh Vatican cũng chỉ biết nghe “cho biết” còn chuyện thật hư thế nào còn phải chờ báo cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam và nhất là báo cáo của Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Nhưng liệu phía nhà nước Việt Nam có “toan tính bắn tiếng” với Tòa thánh Vatican không muốn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp tiếp tục coi Giáo phận Vinh và muốn Ngài ra khỏi Việt Nam như Hà Nội đã thành công trong việc “bứng” Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà Nội trước đây ?
Tất cả những dự đóan này có thể chưa đúng tim đen người Cộng sản vào lúc này, nhưng việc họ tìm mọi cách để chống, kỳ thị và kiểm soát người theo đạo Công Giáo ở Nghệ An và những nơi khác trong lãnh thổ Việt Nam từ xưa đến nay là điều đã được lịch sử chứng minh ngay từ khi Cộng sản Việt Nam vẫn còn mang tên gọi là Việt Minh. ./.
Phạm Trần
(09/013)
Đức Cha Hợp, anh em của Ngài đâu?- Đồng bào Mỹ Yên , anh em của chúng con đâu
Lm. Phạm Thuận Phong
12:18 26/09/2013
Đức Cha HỢP, ANH EM CỦA NGÀI ĐÂU?
ĐỒNG BÀO MỸ YÊN, ANH EM CỦA CHÚNC CON ĐÂU?
Câu chuyện kinh thánh Cain và Abel Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra trong buổi tối canh thức dài bốn giờ đồng hồ với 100.000 người tham dự hôm 7 tháng 9 tại cộng trường thánh Phêrô, Roma, cầu nguyện cho Syria và thế giới cũng hòan tòan thích hợp cho tình hình cụ thể đang xảy ra tại Viêt Nam. Câu trả lời của Cain “Tôi không biết. Tôi là người giữ em tôi sao?” (Gen 4:9) làm ta phải nghĩ ngay đến khả năng Chúa buộc anh ta phải xét mình về một bổn phận phải chu tòan. Một cách khác, đây là câu Chúa hỏi nạn nhân Abel. Để tìm một trả lời cho hiện tình trong và ngòai nước chúng ta chung quanh sự việc tương tự xảy ra tại Mỹ Yên, câu chuyện người Samaritano nhân hậu Chúa dùng để trả lời cho người luật sĩ hỏi Chúa đòi hỏi mỗi người Việt Nam chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ, thật nhiều. Ai là anh chị em của Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp? Ai là anh chị em của đồng bào ở Mỹ Yên?
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên trước tiên không ai hơn là nhà cầm quyền Cộng sàn tàn ác và bọn tay sai khát máu đã hành hung tàn bạo dân chúng Mỹ Yên. Hãy hạ súng, dùi cui, nắm tay...xuống, nói như Đức Giáo Hòang Phanxicô, để nhìn rõ mặt đây là anh chị em mình và ngưng ngay hành động dã thú. Hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau để hòa giải thẳng thắn theo lẽ phải, trước khi Chúa ra tay tiêu diệt như đã tiêu diệt quân đội Pharaô hùng hổ để bảo vệ dân Israel an tòan.
Anh em của Đức Cha Hợp và giáo dân Mỹ Yên không ai hơn là các giám mục trên toàn cầu, đặc biệt là tòan bộ các giám mục Việt Nam trong cũng như ngoài nước; Giáo Hội phải dấn thân vào chính trị để cải tạo xã hội như xác định mới đây của Đức Thánh Cha Phanxicô. Hãy nghe các giám mục Cuba lên tiếng đòi hỏi chính quyền cải tổ. Ích lợi gì khi “người đến nhân danh Đức Giáo Hòang” chỉ đi tour hết giáo phận này đến giáo phận kia với kèn trống hàng rào danh dự, vòng hoa, hoan hô (ngu ngơ sa bẫy quảng cáo cho chế độ rồi) mà không đến ngay Mỹ Yên? Hãy có can đảm như Chúa bảo họ đừng tôn mình lên thế. Hãy như Giáo Hòang Phanxicô ra lệnh hạ tượng đài của ngài xuống ngay. Bỏ đi cách xưng tụng khách sáo, không dám nói thẳng nói thật đề cập những sai lầm trong các cuộc đại hội, chỉ tổ làm cho con người mọi cấp bậc mãi sống trong ảo tưởng không đem lại ích lợi gì cho Giáo Hội, xã hội. Theo gương Đức Thánh Cha Phanxicô đơn giản tiệc tùng để còn thời giờ đến thăm một giáo dân nào đó của giáo xứ đang bị cơn bệnh giày vò nằm cô đơn trong căn nhà tồi tàn không thể đi đón tung hô giám mục được. Hãy bỏ mũ gậy xuống để nhìn thấy rõ mặt ‘người anh em’ họ Nguyễn đang đơn độc, bày chiên đang bị sói dữ xâu xé tả tơi mà mau mau lên tiếng bênh đỡ công lý lẽ phải, không cần phải chờ đến lá thơ phân bua gởi tới từng nhà giám mục trên tòan quốc, sự kiện này cho ta cảm giác một sự ngây ngô thế nào ấy! Công bồ của văn phòng Giám Mục Vinh và thư chung của Đức Cha Hợp không đủ để đồng thuận sao? Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi trong làng có cháy nhà, là tự động mạnh ai nấy đều xách thùng, chậu thau, vừa chạy đến vừa hô hóan mọi người tiếp cứu người hàng xóm lâm nạn, đâu có ai chờ văn thơ tiếp cứu đâu! Tại sao khi phái đòan nhà nước ViệtNam đề cập tới vấn đề giáo phận Vinh thì Vatican nói chưa được nghe biết gì từ phía Giáo Hội? Giáo dân có quyền đòi hỏi các chủ chăn, đòi hỏi người đại diện phải chu tòan nhiệm vụ của mình, mà thật ra chính Chúa đòi hỏi gay gắt trách nhiệm coi sóc đã được ủy thác này. Hãy bỏ đi não trạng sai lệch “ban cho” của thời đại.
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên là các linh mục Việt Nam được thông phần vào chức linh mục thừa tác để gần gũi mang tin mừng cứu độ đến mọi người nghèo khó, an ủi cho người sầu khổ, tự do cho kẻ bị áp bức cầm tù... Hãy giang tay cầu nguyện và tập hợp dân chúng khắp nơi cầu nguyện, người Việt cũng như không phải người Việt trong xứ đạo mình coi sóc. Hãy đừng viện cớ bận bịu việc mục vụ, hãy ngưng xây nhà thờ xa hoa cao vút trời xanh, nghĩa trang thênh thang tốn phí… để có thì giờ cúi sâu xuống mà nhìn rõ mặt mũi thân thể nhân lọai đang quằn quại loang đầy vết máu.
Anh em của Đức Cha Hợp và giáo dân Mỹ yên là tòan bộ dân Chúa khắp nơi trong Giáo Hội qua cùng một phép rửa đã trở thành một gia đình của Chúa, đặc biệt là giáo dân Việt Nam tự hào là thế hệ con cháu của các anh hùng tử đạo, của Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Con cùng một Cha mà sao mà thờ ơ với nhau đến thế sao? Con cháu các anh hùng mà sao nhút nhát thế?
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên là tòan thể nhân lọai sinh ra trong tình người, đặc biệt là số nhân lọai mang trong mình máu đỏ da vàng. Máu chảy ruột phải mềm. Đây không phải là thứ tình cảm suông, nhưng là một bổn phận phải chu tòan.
Im lặng hoặc không hành động là vô cảm, là trốn trách nhiệm, là hèn nhát, là như Juda chối Chúa, là đồng lõa với sự ác với bóng tối. Lịch sử sẽ xét xử. Chúa sẽ xét xử vì “máu của em con đã vang thấu đến tai ta” (Gen 4:10). Thật đau lòng khi thấy dân mình đánh dân mình; nhưng còn đau lòng hơn khi dân mình cứ dửng dưng nhìn anh em mình dở sống dở chết dọc đường và “lẩn tránh qua bên kia đường mà đi.” Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta, giám mục, linh mục, giáo dân, con người, “Anh em của Đức Cha Hợp đâu hết rồi?” “Anh chị em của giáo dân Mỹ Yên, của đồng bào Mỹ Yên đâu hết rồi?” Hãy tự vấn lòng xem mình đã có thái độ thề nào, đã làm được gì cho anh em? Đồng cảm mà thôi chẳng ích lợi gì. Phải hành động, Tự hành động. Chờ đợi thư cầu cứu thì không còn là tình người và chẳng còn gì là bác ái Kitô giáo nữa! Mục tử phải dẫn đầu, phải đi tiên phong không thể rụt rè núp sau đòan chiên. Không thể để biến chất thành Giấy Mã (G.M.). Khi con người không thể nhận ra mặt anh chị em mình, bấy giờ đêm tối bắt đầu! Bấy giờ con người đã bị bóng tối khuất phục, là đã “hỏa hợp hòa giải” mà thực chất chỉ là cách sống “xin cho” chỉ được coi là ngoan mà không khôn như vẫn viết lách bâng quơ trên báo lệch lạc dân tộc, là đã thành ‘đồng chí’ (đ.c.) với kẻ thồng trị đàn áp rồi! “Nước nào tự chia rẽ sẽ bị sụp đổ” (Lk 11:17).
Tôi mơ ước nếu cứ mỗi lần bóng tối hành động gian ác là một lần tòan cõi ViệtNam, và tòan thế giới bất cứ nơi nào có người Việt Nam đều vang lên tiếng kinh cấu tha thiết thấu tới trời cao, cộng với ánh nến cảm thông đòan kết yêu thương như Chúa dạy thắp lên bừng sáng mọi miền, tôi tin rất vững vàng sức mạnh cũa Thiên Chúa vượt trên quỉ hỏa ngục sẽ làm bóng tối khiếp sợ mà rút lui, vì ma quỉ biết rõ hơn ai hết sụp lạy dưới chân Chúa mà thưa, “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đền ông? Xin ông đừng hành hạ tôi” (Lk 8:28). Cử hành năm đức tin mà ta đã làm gì để rèn luyện đức tin của ta hay chỉ treo logo cho cao để chim trời thấy mà thôi? Hãy hạ thấp xuống để soi sáng đời sống hàng ngày của mình.
Trong ý thức bồn phận làm người, bổn phận của kẻ mang trong mình máu đỏ da vàng, bổn phận là thành phần của gia đình Giáo Hội, là linh mục Công Giáo, Cộng đòan Công Giáo Việt Nam tại Saskatoon, Canada gồm 45 gia đình Chúa Nhật vừa qua ngày 22 tháng 9 năm 2013 đã cùng dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt cầu nguyện cho những người gây tội ác sớm ăn năn hối cải để được ơn cứu rỗi (Amos 8:4-7) hầu thôi gây thương đau cho chínhdân mình; cho các nạn nhân của bạo lực vô nhân tính được mau lành bệnh phần xác và giữ vững tinh thần kiên cường tin tưởng ánh sáng công chính của Chúa sẽ đâp tan bóng tối satan và bẽ lũ; nhất là cầu cho mọi người Công Giáo Việt Nam từ giám mục, linh mục tới giáo dân thuộc mọi giáo phận trong nước và ngòai nước cũng như mọi người Việt Nam ở mọi nơi trên mặt đất này được thức tỉnh để không còn thờ ơ vô cảm nhưng đồng cảm trước sự đau khổ oan khiên của đồng bào mình, được khôn ngoan để đồng thuận với ánh sáng mà không bị bóng tối ru ngủ hoặc làm nhát sợ nhưng can đảm đứng lên đồng hành thay vì để mặc “người anh em” Giám Mục đơn độc chống chọi một mình, để mặc “người anh em” giáo dân bị đánh nằm dở sống dở chết dọc đường mà lẳng lặng sống an thân trong vòng ranh giới của mình như chuyện đèn nhà ai nấy rạng.
Tham dự giờ cầu nguyện có các đại diện của cộng đồng Phật Giáo và Cộng đồng người Việt tại Saskatoon. Sau giờ cầu nguyện bà con đã cụ thể quyên góp một số tiền gởi về tiếp mua thuốc men cho các nạn nhân.
Xin Chúa thương xót tha thứ chúng con. Lạy Mẹ La Vang cầu cho dân Việt chúng con biết thương nhau như Chúa và Mẹ thương.
Lm. Phạm Thuận Phong
ĐỒNG BÀO MỸ YÊN, ANH EM CỦA CHÚNC CON ĐÂU?
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên trước tiên không ai hơn là nhà cầm quyền Cộng sàn tàn ác và bọn tay sai khát máu đã hành hung tàn bạo dân chúng Mỹ Yên. Hãy hạ súng, dùi cui, nắm tay...xuống, nói như Đức Giáo Hòang Phanxicô, để nhìn rõ mặt đây là anh chị em mình và ngưng ngay hành động dã thú. Hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau để hòa giải thẳng thắn theo lẽ phải, trước khi Chúa ra tay tiêu diệt như đã tiêu diệt quân đội Pharaô hùng hổ để bảo vệ dân Israel an tòan.
Anh em của Đức Cha Hợp và giáo dân Mỹ Yên không ai hơn là các giám mục trên toàn cầu, đặc biệt là tòan bộ các giám mục Việt Nam trong cũng như ngoài nước; Giáo Hội phải dấn thân vào chính trị để cải tạo xã hội như xác định mới đây của Đức Thánh Cha Phanxicô. Hãy nghe các giám mục Cuba lên tiếng đòi hỏi chính quyền cải tổ. Ích lợi gì khi “người đến nhân danh Đức Giáo Hòang” chỉ đi tour hết giáo phận này đến giáo phận kia với kèn trống hàng rào danh dự, vòng hoa, hoan hô (ngu ngơ sa bẫy quảng cáo cho chế độ rồi) mà không đến ngay Mỹ Yên? Hãy có can đảm như Chúa bảo họ đừng tôn mình lên thế. Hãy như Giáo Hòang Phanxicô ra lệnh hạ tượng đài của ngài xuống ngay. Bỏ đi cách xưng tụng khách sáo, không dám nói thẳng nói thật đề cập những sai lầm trong các cuộc đại hội, chỉ tổ làm cho con người mọi cấp bậc mãi sống trong ảo tưởng không đem lại ích lợi gì cho Giáo Hội, xã hội. Theo gương Đức Thánh Cha Phanxicô đơn giản tiệc tùng để còn thời giờ đến thăm một giáo dân nào đó của giáo xứ đang bị cơn bệnh giày vò nằm cô đơn trong căn nhà tồi tàn không thể đi đón tung hô giám mục được. Hãy bỏ mũ gậy xuống để nhìn thấy rõ mặt ‘người anh em’ họ Nguyễn đang đơn độc, bày chiên đang bị sói dữ xâu xé tả tơi mà mau mau lên tiếng bênh đỡ công lý lẽ phải, không cần phải chờ đến lá thơ phân bua gởi tới từng nhà giám mục trên tòan quốc, sự kiện này cho ta cảm giác một sự ngây ngô thế nào ấy! Công bồ của văn phòng Giám Mục Vinh và thư chung của Đức Cha Hợp không đủ để đồng thuận sao? Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi trong làng có cháy nhà, là tự động mạnh ai nấy đều xách thùng, chậu thau, vừa chạy đến vừa hô hóan mọi người tiếp cứu người hàng xóm lâm nạn, đâu có ai chờ văn thơ tiếp cứu đâu! Tại sao khi phái đòan nhà nước ViệtNam đề cập tới vấn đề giáo phận Vinh thì Vatican nói chưa được nghe biết gì từ phía Giáo Hội? Giáo dân có quyền đòi hỏi các chủ chăn, đòi hỏi người đại diện phải chu tòan nhiệm vụ của mình, mà thật ra chính Chúa đòi hỏi gay gắt trách nhiệm coi sóc đã được ủy thác này. Hãy bỏ đi não trạng sai lệch “ban cho” của thời đại.
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên là các linh mục Việt Nam được thông phần vào chức linh mục thừa tác để gần gũi mang tin mừng cứu độ đến mọi người nghèo khó, an ủi cho người sầu khổ, tự do cho kẻ bị áp bức cầm tù... Hãy giang tay cầu nguyện và tập hợp dân chúng khắp nơi cầu nguyện, người Việt cũng như không phải người Việt trong xứ đạo mình coi sóc. Hãy đừng viện cớ bận bịu việc mục vụ, hãy ngưng xây nhà thờ xa hoa cao vút trời xanh, nghĩa trang thênh thang tốn phí… để có thì giờ cúi sâu xuống mà nhìn rõ mặt mũi thân thể nhân lọai đang quằn quại loang đầy vết máu.
Anh em của Đức Cha Hợp và giáo dân Mỹ yên là tòan bộ dân Chúa khắp nơi trong Giáo Hội qua cùng một phép rửa đã trở thành một gia đình của Chúa, đặc biệt là giáo dân Việt Nam tự hào là thế hệ con cháu của các anh hùng tử đạo, của Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Con cùng một Cha mà sao mà thờ ơ với nhau đến thế sao? Con cháu các anh hùng mà sao nhút nhát thế?
Anh em của Đức Cha Hợp và đồng bào Mỹ Yên là tòan thể nhân lọai sinh ra trong tình người, đặc biệt là số nhân lọai mang trong mình máu đỏ da vàng. Máu chảy ruột phải mềm. Đây không phải là thứ tình cảm suông, nhưng là một bổn phận phải chu tòan.
Im lặng hoặc không hành động là vô cảm, là trốn trách nhiệm, là hèn nhát, là như Juda chối Chúa, là đồng lõa với sự ác với bóng tối. Lịch sử sẽ xét xử. Chúa sẽ xét xử vì “máu của em con đã vang thấu đến tai ta” (Gen 4:10). Thật đau lòng khi thấy dân mình đánh dân mình; nhưng còn đau lòng hơn khi dân mình cứ dửng dưng nhìn anh em mình dở sống dở chết dọc đường và “lẩn tránh qua bên kia đường mà đi.” Chúa đang hỏi mỗi người chúng ta, giám mục, linh mục, giáo dân, con người, “Anh em của Đức Cha Hợp đâu hết rồi?” “Anh chị em của giáo dân Mỹ Yên, của đồng bào Mỹ Yên đâu hết rồi?” Hãy tự vấn lòng xem mình đã có thái độ thề nào, đã làm được gì cho anh em? Đồng cảm mà thôi chẳng ích lợi gì. Phải hành động, Tự hành động. Chờ đợi thư cầu cứu thì không còn là tình người và chẳng còn gì là bác ái Kitô giáo nữa! Mục tử phải dẫn đầu, phải đi tiên phong không thể rụt rè núp sau đòan chiên. Không thể để biến chất thành Giấy Mã (G.M.). Khi con người không thể nhận ra mặt anh chị em mình, bấy giờ đêm tối bắt đầu! Bấy giờ con người đã bị bóng tối khuất phục, là đã “hỏa hợp hòa giải” mà thực chất chỉ là cách sống “xin cho” chỉ được coi là ngoan mà không khôn như vẫn viết lách bâng quơ trên báo lệch lạc dân tộc, là đã thành ‘đồng chí’ (đ.c.) với kẻ thồng trị đàn áp rồi! “Nước nào tự chia rẽ sẽ bị sụp đổ” (Lk 11:17).
Tôi mơ ước nếu cứ mỗi lần bóng tối hành động gian ác là một lần tòan cõi ViệtNam, và tòan thế giới bất cứ nơi nào có người Việt Nam đều vang lên tiếng kinh cấu tha thiết thấu tới trời cao, cộng với ánh nến cảm thông đòan kết yêu thương như Chúa dạy thắp lên bừng sáng mọi miền, tôi tin rất vững vàng sức mạnh cũa Thiên Chúa vượt trên quỉ hỏa ngục sẽ làm bóng tối khiếp sợ mà rút lui, vì ma quỉ biết rõ hơn ai hết sụp lạy dưới chân Chúa mà thưa, “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đền ông? Xin ông đừng hành hạ tôi” (Lk 8:28). Cử hành năm đức tin mà ta đã làm gì để rèn luyện đức tin của ta hay chỉ treo logo cho cao để chim trời thấy mà thôi? Hãy hạ thấp xuống để soi sáng đời sống hàng ngày của mình.
Trong ý thức bồn phận làm người, bổn phận của kẻ mang trong mình máu đỏ da vàng, bổn phận là thành phần của gia đình Giáo Hội, là linh mục Công Giáo, Cộng đòan Công Giáo Việt Nam tại Saskatoon, Canada gồm 45 gia đình Chúa Nhật vừa qua ngày 22 tháng 9 năm 2013 đã cùng dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt cầu nguyện cho những người gây tội ác sớm ăn năn hối cải để được ơn cứu rỗi (Amos 8:4-7) hầu thôi gây thương đau cho chínhdân mình; cho các nạn nhân của bạo lực vô nhân tính được mau lành bệnh phần xác và giữ vững tinh thần kiên cường tin tưởng ánh sáng công chính của Chúa sẽ đâp tan bóng tối satan và bẽ lũ; nhất là cầu cho mọi người Công Giáo Việt Nam từ giám mục, linh mục tới giáo dân thuộc mọi giáo phận trong nước và ngòai nước cũng như mọi người Việt Nam ở mọi nơi trên mặt đất này được thức tỉnh để không còn thờ ơ vô cảm nhưng đồng cảm trước sự đau khổ oan khiên của đồng bào mình, được khôn ngoan để đồng thuận với ánh sáng mà không bị bóng tối ru ngủ hoặc làm nhát sợ nhưng can đảm đứng lên đồng hành thay vì để mặc “người anh em” Giám Mục đơn độc chống chọi một mình, để mặc “người anh em” giáo dân bị đánh nằm dở sống dở chết dọc đường mà lẳng lặng sống an thân trong vòng ranh giới của mình như chuyện đèn nhà ai nấy rạng.
Tham dự giờ cầu nguyện có các đại diện của cộng đồng Phật Giáo và Cộng đồng người Việt tại Saskatoon. Sau giờ cầu nguyện bà con đã cụ thể quyên góp một số tiền gởi về tiếp mua thuốc men cho các nạn nhân.
Xin Chúa thương xót tha thứ chúng con. Lạy Mẹ La Vang cầu cho dân Việt chúng con biết thương nhau như Chúa và Mẹ thương.
Lm. Phạm Thuận Phong
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính vô ngộ của huấn quyền thông thường
Vũ Văn An
18:08 26/09/2013
Khi tuyên bố rằng học lý không cho phép phong chức cho phụ nữ làm linh mục là học lý vô ngộ, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã trích dẫn tính vô ngộ của “huấn quyền thông thường và phổ quát”. Lời tuyên bố này bị nhiều người hiểu lầm, vì cho rằng ở đây có ý nói tới tính vô ngộ của ngôi vị giáo hoàng. Thực ra, không phải như thế. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không có ý nói tới tính vô ngộ ấy, mà là tính vô ngộ của huấn quyền thông thường và phổ quát. Ta cần phân biệt hai tính vô ngộ này.
Ai cũng rõ thế nào là tính vô ngộ của ngôi vị giáo hoàng rồi. Đó là một tín điều được Công Đồng Vatican I và Đức GH Piô IX công bố vào năm 1870. Tín điều này dạy rằng Chúa gìn giữ Đức Giáo Hoàng khỏi sai lầm khi ngài định tín truyền dạy một học lý về đức tin hay luân lý. Tín điều này đã được Công Đồng Vatican II (1962-1965) xác nhận trong Lumen Gentium, tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội. Trong Hiến Chế này, CĐ Vatican II nhấn mạnh một số điểm chủ yếu.
Thứ nhất, trong yếu tính, vô ngộ là một hồng ân của Chúa dành cho Giáo Hội. Khi Đức Giáo Hoàng truyền dạy một cách vô ngộ, ngài chỉ thi hành hồng ân này của Chúa nhân danh Giáo Hội. Khi Đức Giáo Hoàng và các giám mục họp nhau trong một công đồng chung để long trọng truyền dạy một giáo huấn, thì các ngài cũng đã hành động một cách vô ngộ như thế.
Thứ hai, Vatican II, nhân dịp này, cũng noí tới tính vô ngộ của “huấn quyền thông thường”, tức thẩm quyền giảng dạy của các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, được thi hành qua các hành vi giảng dạy “thông thường” ở bên ngoài một công đồng chung.
Không phải mọi điều các giám mục giảng dạy trong hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đều là vô ngộ cả, nhưng một số điều quả có vô ngộ. Điều 25 của Hiến Chế Lumen Gentium cho biết rõ điều ấy. Điều này nói rằng “Xét từng cá nhân, các giám mục không được hưởng đặc ân vô ngộ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ngài quả “công bố giáo thuyết của Chúa Kitô một cách vô ngộ” như khi “dù tản mác khắp thế giới, nếu thông hiệp với nhau và với đấng kế vị Thánh Phêrô, các ngài cùng đồng ý dạy cách chính thức những điều thuộc đức tin và phong hóa là tuyệt đối buộc phải giữ”.
Công đồng đưa ra bốn điều kiện cho tính vô ngộ của huấn quyền thông thường này:
1. Các giám mục phải hiệp thông với nhau và với Đức Giáo Hoàng.
2. Các ngài phải truyền dạy một cách chính thức những điều thuộc đức tin và luân lý.
3. Các ngài phải nhất trí trong một phán đoán.
4. Các ngài phải dạy rằng đây là điều buộc các tín hữu phải dứt khoát tuân giữ.
Vậy khi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng giáo thuyết không cho phụ nữ chịu chức linh mục là một giáo thuyết vô ngộ của huấn quyền thông thường, thì thử hỏi có căn cứ vào cả bốn điều kiện trên hay không? Tuyên bố của Thánh Bộ chỉ trưng dẫn Lumen Gentium, chứ không khai triển lý chứng của mình, nhưng hàm ý cho thấy cả bốn điều kiện trên đều được thỏa mãn trong việc công bố giáo thuyết này. Thực vậy, Thánh Bộ cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, bất cứ khi nào vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ được nêu ra, thì các giám mục hầu như nhất trí, dù không nhất thiết tuyệt đối, truyền dạy rằng việc đó không thể thực hiện được vì trái với ý muốn của Chúa Kitô.
Kể từ ngày Lumen Gentium được Công Đồng Vatican II chấp nhận và được Đức GH Phaolô VI công bố vào năm 1964 cho đến nay, ít ai bàn tới tính vô ngộ của huấn quyền thông thường. Ngay Tòa Thánh cũng nói rất ít về nó và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo chỉ nhắc qua tới nó ở số 891. Các thần học gia bất đồng lại càng không muốn nhắc đến nó chút nào.
Tuy nhiên, năm 1978, hai thần học gia Hoa Kỳ là Linh Mục Dòng Tên John Ford và tiến sĩ Germain Grisez đã cho công bố một bài báo có lẽ quan trọng nhất về học lý này của Vatican II. Bài báo được đăng trên tập san Theological Studies nhằm chứng minh rằng giáo thuyết coi mọi hành động ngừa thai đều sai lầm từ trong nội tại đã được huấn quyền thông thường coi là vô ngộ.
Để đạt tới kết luận đó, Cha Ford và Ông Grisez đã trích dẫn lịch sử giáo huấn ngừa thai qua nhiều thế kỷ và khảo sát cách thế trong đó giáo huấn này được rất nhiều giám mục đưa ra trong khi thi hành thẩm quyền giảng dạy riêng của mình.
Hai nhà thần học luân lý, từng về “phe thiểu số” trong Ủy Ban cố vấn cho Đức Phaolô VI về vấn đề dân số, một phe mà quan điểm sau cùng đã được cô đọng trong thông điệp thời danh “Humanae vitae”, cho rằng dù một số giám mục hiện nay cũng như trong tương lai hoài nghi và không chấp nhận giáo huấn này chăng nữa, thì điều này không ảnh hưởng gì tới sự kiện: các điều kiện cần để biến giáo huấn ấy thành vô ngộ đã được thỏa mãn rồi.
Luận đề Ford-Grisez không được đa số thần học gia ủng hộ và chính Vatican cũng chưa chính thức nói gì về nó. Nhưng lý chứng họ đưa ra, dù bị các nhà bất đồng thách thức hay làm ngơ, chưa bao giờ bị bác bỏ. Lúc đó, hai nhà thần học này cho rằng nếu đúng, lý chứng này không những chỉ áp dụng đối với việc ngừa thai mà còn đối với nhiều vấn đề khác được huấn quyền thông thường giảng dạy.
Trong bài diễn văn ngày 24 tháng 11 năm 1995 đọc trước các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Gioan Phaolô II tỏ lòng tiếc rằng nhiều người Công Giáo cho rằng mình hoàn toàn được tự do bác bỏ các giáo thuyết mình không đồng ý ngoại trừ nó được chính thức công bố là vô ngộ.
Ngài cho biết các giáo huấn khác nhau có những trình độ thế giá khác nhau. Nhưng theo ngài, “điều ấy không cho phép người ta nghĩ rằng các công bố và quyết định lý thuyết của huấn quyền chỉ đòi phải tuyệt đối chấp thuận khi nó được công bố với một phán quyết long trọng hay một hành động định tín”.
Ai cũng rõ thế nào là tính vô ngộ của ngôi vị giáo hoàng rồi. Đó là một tín điều được Công Đồng Vatican I và Đức GH Piô IX công bố vào năm 1870. Tín điều này dạy rằng Chúa gìn giữ Đức Giáo Hoàng khỏi sai lầm khi ngài định tín truyền dạy một học lý về đức tin hay luân lý. Tín điều này đã được Công Đồng Vatican II (1962-1965) xác nhận trong Lumen Gentium, tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội. Trong Hiến Chế này, CĐ Vatican II nhấn mạnh một số điểm chủ yếu.
Thứ nhất, trong yếu tính, vô ngộ là một hồng ân của Chúa dành cho Giáo Hội. Khi Đức Giáo Hoàng truyền dạy một cách vô ngộ, ngài chỉ thi hành hồng ân này của Chúa nhân danh Giáo Hội. Khi Đức Giáo Hoàng và các giám mục họp nhau trong một công đồng chung để long trọng truyền dạy một giáo huấn, thì các ngài cũng đã hành động một cách vô ngộ như thế.
Thứ hai, Vatican II, nhân dịp này, cũng noí tới tính vô ngộ của “huấn quyền thông thường”, tức thẩm quyền giảng dạy của các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, được thi hành qua các hành vi giảng dạy “thông thường” ở bên ngoài một công đồng chung.
Không phải mọi điều các giám mục giảng dạy trong hiệp thông với Đức Giáo Hoàng đều là vô ngộ cả, nhưng một số điều quả có vô ngộ. Điều 25 của Hiến Chế Lumen Gentium cho biết rõ điều ấy. Điều này nói rằng “Xét từng cá nhân, các giám mục không được hưởng đặc ân vô ngộ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ngài quả “công bố giáo thuyết của Chúa Kitô một cách vô ngộ” như khi “dù tản mác khắp thế giới, nếu thông hiệp với nhau và với đấng kế vị Thánh Phêrô, các ngài cùng đồng ý dạy cách chính thức những điều thuộc đức tin và phong hóa là tuyệt đối buộc phải giữ”.
Công đồng đưa ra bốn điều kiện cho tính vô ngộ của huấn quyền thông thường này:
1. Các giám mục phải hiệp thông với nhau và với Đức Giáo Hoàng.
2. Các ngài phải truyền dạy một cách chính thức những điều thuộc đức tin và luân lý.
3. Các ngài phải nhất trí trong một phán đoán.
4. Các ngài phải dạy rằng đây là điều buộc các tín hữu phải dứt khoát tuân giữ.
Vậy khi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng giáo thuyết không cho phụ nữ chịu chức linh mục là một giáo thuyết vô ngộ của huấn quyền thông thường, thì thử hỏi có căn cứ vào cả bốn điều kiện trên hay không? Tuyên bố của Thánh Bộ chỉ trưng dẫn Lumen Gentium, chứ không khai triển lý chứng của mình, nhưng hàm ý cho thấy cả bốn điều kiện trên đều được thỏa mãn trong việc công bố giáo thuyết này. Thực vậy, Thánh Bộ cho rằng trong lịch sử Giáo Hội, bất cứ khi nào vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ được nêu ra, thì các giám mục hầu như nhất trí, dù không nhất thiết tuyệt đối, truyền dạy rằng việc đó không thể thực hiện được vì trái với ý muốn của Chúa Kitô.
Kể từ ngày Lumen Gentium được Công Đồng Vatican II chấp nhận và được Đức GH Phaolô VI công bố vào năm 1964 cho đến nay, ít ai bàn tới tính vô ngộ của huấn quyền thông thường. Ngay Tòa Thánh cũng nói rất ít về nó và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo chỉ nhắc qua tới nó ở số 891. Các thần học gia bất đồng lại càng không muốn nhắc đến nó chút nào.
Tuy nhiên, năm 1978, hai thần học gia Hoa Kỳ là Linh Mục Dòng Tên John Ford và tiến sĩ Germain Grisez đã cho công bố một bài báo có lẽ quan trọng nhất về học lý này của Vatican II. Bài báo được đăng trên tập san Theological Studies nhằm chứng minh rằng giáo thuyết coi mọi hành động ngừa thai đều sai lầm từ trong nội tại đã được huấn quyền thông thường coi là vô ngộ.
Để đạt tới kết luận đó, Cha Ford và Ông Grisez đã trích dẫn lịch sử giáo huấn ngừa thai qua nhiều thế kỷ và khảo sát cách thế trong đó giáo huấn này được rất nhiều giám mục đưa ra trong khi thi hành thẩm quyền giảng dạy riêng của mình.
Hai nhà thần học luân lý, từng về “phe thiểu số” trong Ủy Ban cố vấn cho Đức Phaolô VI về vấn đề dân số, một phe mà quan điểm sau cùng đã được cô đọng trong thông điệp thời danh “Humanae vitae”, cho rằng dù một số giám mục hiện nay cũng như trong tương lai hoài nghi và không chấp nhận giáo huấn này chăng nữa, thì điều này không ảnh hưởng gì tới sự kiện: các điều kiện cần để biến giáo huấn ấy thành vô ngộ đã được thỏa mãn rồi.
Luận đề Ford-Grisez không được đa số thần học gia ủng hộ và chính Vatican cũng chưa chính thức nói gì về nó. Nhưng lý chứng họ đưa ra, dù bị các nhà bất đồng thách thức hay làm ngơ, chưa bao giờ bị bác bỏ. Lúc đó, hai nhà thần học này cho rằng nếu đúng, lý chứng này không những chỉ áp dụng đối với việc ngừa thai mà còn đối với nhiều vấn đề khác được huấn quyền thông thường giảng dạy.
Trong bài diễn văn ngày 24 tháng 11 năm 1995 đọc trước các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Gioan Phaolô II tỏ lòng tiếc rằng nhiều người Công Giáo cho rằng mình hoàn toàn được tự do bác bỏ các giáo thuyết mình không đồng ý ngoại trừ nó được chính thức công bố là vô ngộ.
Ngài cho biết các giáo huấn khác nhau có những trình độ thế giá khác nhau. Nhưng theo ngài, “điều ấy không cho phép người ta nghĩ rằng các công bố và quyết định lý thuyết của huấn quyền chỉ đòi phải tuyệt đối chấp thuận khi nó được công bố với một phán quyết long trọng hay một hành động định tín”.
Văn Hóa
Bỏ qua oán hờn
Không rõ xuất xứ
10:56 26/09/2013
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?
Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?
Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Tháng Tám
Đặng Đức Cương
21:00 26/09/2013
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thu đã dọn trời trong rồi nhé
Nắng không còn rạo rực đêm hè
Trời đã nhẹ - lòng người cũng nhẹ
Đợi trăng lên khoe hết vẻ trăng.
(Trích thơ của Nguyên Cương)