Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 26 Mùa Quanh Năm 26/9/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:31 25/09/2021
Bài Ðọc I: Ds 11, 25-29
“Ngươi phân bì giùm ta làm chi? Ước gì toàn dân được nói tiên tri”.
Trích sách Dân Số.
Trong những ngày ấy, Chúa ngự xuống trong đám mây, và phán cùng Môsê, đồng thời lấy thần trí trong Môsê mà phân phát cho bảy mươi vị bô lão. Khi Thần Trí ngự trên các ông, các ông liền nói tiên tri, và về sau các ông không mất ơn ấy.
Vậy có hai vị ở lại trong lều trại, một người tên là El-đad, và người kia tên là Mê-đad. Thần Trí đã ngự trên hai ông: vì hai ông được ghi tên vào sổ, nhưng không đến ở trong nhà xếp. Khi hai ông nói tiên tri trong lều trại, thì có đứa trẻ chạy đến báo tin cho ông Môsê rằng: “El-đad và Mê-đad đang nói tiên tri trong lều trại”. Tức thì Giosuê, con ông Nun, tuỳ tùng của ông Môsê, và là kẻ được chọn trong số đông người, liền thưa rằng: “Hỡi ông Môsê, xin hãy cấm chỉ các ông ấy đi”. Ông Môsê đáp lại rằng: “Ngươi phân bì giùm ta làm chi? Chớ gì toàn dân được nói tiên tri và Chúa ban Thần Trí Người cho họ”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 18, 8. 10. 12-13. 14
Ðáp: Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can (c. 9a).
Xướng: Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
Xướng: Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy.
Xướng: Dù tôi tớ Chúa quan tâm về những điều luật đó, lại hết sức ân cần tuân giữ, nhưng có nhiều chuyện lầm lỗi, nào ai hay? Xin rửa con sạch những lỗi lầm không nhận thấy.
Xướng: Cũng xin ngăn ngừa tôi tớ Chúa khỏi tính kiêu căng, đừng để tính đó làm chủ trong mình con. Lúc đó con sẽ được tinh toàn và thanh khiết, khỏi điều tội lỗi lớn lao.
Bài Ðọc II: Gc 5, 1-6
“Của cải các ngươi bị mục nát”.
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Này đây, hỡi những người giàu có, các ngươi hãy than khóc kêu la, vì các tai hoạ sắp giáng xuống trên các ngươi. Của cải các ngươi bị mục nát, áo quần các ngươi đã bị mối mọt gặm. Vàng bạc của các ngươi đã bị ten sét, và ten sét sẽ là bằng chứng tố cáo các ngươi, và sẽ ăn thịt các ngươi như lửa đốt. Các ngươi đã tích trữ cho các ngươi cơn thịnh nộ trong ngày sau hết. Này tiền công thợ gặt ruộng cho các ngươi mà các ngươi đã gian lận, tiền đó đang kêu gào và tiếng kêu gào của người thợ gặt đã lọt thấu đến tai Chúa các đạo binh. Các ngươi đã ăn uống say sưa ở đời này, lòng các ngươi đã tận hưởng khoái lạc trong ngày sát hại. Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính, vì họ đã không kháng cự lại các ngươi.
Ðó là lời Chúa.
Allluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: ” Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết”. – Alleluia.
Phúc Âm: Mc 9, 37-42. 44. 46-47
“Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo chúng ta, và chúng con đã ngăn cấm y”. Nhưng Chúa Giêsu phán: “Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn.
“Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”.
Ðó là lời Chúa.
Loại trừ cái ác
Lm. Nguyễn Xuân Trường
01:31 25/09/2021
LOẠI TRỪ CÁI ÁC
1. Loại trừ người khác. Cả đời lẫn đạo đều có những hội nhóm liên kết với nhau để sẻ chia nâng đỡ nhau, tốt quá. Tuy nhiên hội nhóm cũng có nguy cơ so bì ganh tỵ với nhóm khác dẫn đến xung đột, chê bai, loại trừ nhau, có khi đổ cả máu trong các phe nhóm chính trị. Ghen tức là biểu hiện của lối suy nghĩ và hành động ích kỷ chỉ lo lợi cho mình, mình phải nhất, muốn loại trừ người khác. Độc tài, độc quyền, độc đoán, độc tôn ở đó mà ra.
Chúa Giêsu thì khác hẳn, Ngài bảo rằng: Đừng ngăn cản người ta phát triển ơn Chúa, làm điều ích lợi cho tha nhân. Chúa không vun vén lo cho bản thân, nhưng mở lòng chăm lo cho dân. Đây là Tin Mừng mời gọi mọi người cùng chung tay góp sức chứ không phe nhóm loại trừ nhau. Bất cứ ai làm điều tốt đẹp đều thuộc về Thiên Chúa là Đấng Chân, Thiện, Mỹ.
2. Loại trừ cái ác. Đừng loại trừ người khác, mà hãy loại trừ cái ác, những thứ gây hại cho bản thân mình như Chúa bảo hãy “chặt tay, chặt chân, móc mắt” nếu chúng làm cớ cho ta sa ngã trong tội lỗi. Có người nói vui cứ làm theo Lời Chúa cắt chặt thế này thì chúng ta khuyết tật hết, không chỉ cụt tay chân, mà còn cụt nhiều thứ khác. hihiii Chúa muốn chúng ta quyết liệt loại trừ, cắt bỏ cái ác, cái xấu gây tội lỗi giết chết con người cả xác lẫn hồn.
Muốn sống đời này nhiều khi con người phải cắt bỏ những phần thân thể gây nguy hiểm cho thân mình như khối u hay phần hoại tử… Cũng vậy, muốn sống đời đời trong Nước Trời, con người cũng phải cắt bỏ những thứ gây nguy hiểm cho linh hồn như các nết xấu và đam mê tội lỗi. Cắt bỏ gây đau đớn nhưng đời sẽ đẹp đẽ. Amen.
Cứ tưởng ngoài đời mới ghen tức hơn thua, nào ngờ trong đạo cũng có ghen tức mục vụ. Phúc Âm tuần này kể chuyện Gioan ghen tức ra sức ngăn cản người khác trừ quỷ vì họ không thuộc nhóm mình.
1. Loại trừ người khác. Cả đời lẫn đạo đều có những hội nhóm liên kết với nhau để sẻ chia nâng đỡ nhau, tốt quá. Tuy nhiên hội nhóm cũng có nguy cơ so bì ganh tỵ với nhóm khác dẫn đến xung đột, chê bai, loại trừ nhau, có khi đổ cả máu trong các phe nhóm chính trị. Ghen tức là biểu hiện của lối suy nghĩ và hành động ích kỷ chỉ lo lợi cho mình, mình phải nhất, muốn loại trừ người khác. Độc tài, độc quyền, độc đoán, độc tôn ở đó mà ra.
Chúa Giêsu thì khác hẳn, Ngài bảo rằng: Đừng ngăn cản người ta phát triển ơn Chúa, làm điều ích lợi cho tha nhân. Chúa không vun vén lo cho bản thân, nhưng mở lòng chăm lo cho dân. Đây là Tin Mừng mời gọi mọi người cùng chung tay góp sức chứ không phe nhóm loại trừ nhau. Bất cứ ai làm điều tốt đẹp đều thuộc về Thiên Chúa là Đấng Chân, Thiện, Mỹ.
2. Loại trừ cái ác. Đừng loại trừ người khác, mà hãy loại trừ cái ác, những thứ gây hại cho bản thân mình như Chúa bảo hãy “chặt tay, chặt chân, móc mắt” nếu chúng làm cớ cho ta sa ngã trong tội lỗi. Có người nói vui cứ làm theo Lời Chúa cắt chặt thế này thì chúng ta khuyết tật hết, không chỉ cụt tay chân, mà còn cụt nhiều thứ khác. hihiii Chúa muốn chúng ta quyết liệt loại trừ, cắt bỏ cái ác, cái xấu gây tội lỗi giết chết con người cả xác lẫn hồn.
Muốn sống đời này nhiều khi con người phải cắt bỏ những phần thân thể gây nguy hiểm cho thân mình như khối u hay phần hoại tử… Cũng vậy, muốn sống đời đời trong Nước Trời, con người cũng phải cắt bỏ những thứ gây nguy hiểm cho linh hồn như các nết xấu và đam mê tội lỗi. Cắt bỏ gây đau đớn nhưng đời sẽ đẹp đẽ. Amen.
Tin Mừng Bạo lực ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:49 25/09/2021
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM B
TIN MỪNG BẠO LỰC?
Không chỉ bạo lực, lời Chúa Giêsu dạy hôm nay còn đẫm máu, kinh dị và gây ám ảnh?
“Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong lửa không hề tắt. Nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai chân mà phải ném xuống hỏa ngục. Nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào Nước Thiên Chúa, còn hơn có đủ hai mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”.
Sao lại xô kẻ gây cớ vấp phạm xuống biển? Sao lại chặt chân, chặt tay, móc mắt khi các cơ quan ấy gây cớ phạm tội? Chặt và móc đến bao giờ thì mới hết chặt và móc, vì đời người đâu phải chỉ phạm tội một lần? Kinh dị nhất là hình ảnh hỏa ngục: lửa đốt vĩnh viễn, dòi bọ sống và rúc rỉa vĩnh viễn?
Nếu cứ chặt, cứ móc quăng đi thì cả Hội Thánh không một ai mà không què, cụt, chột? Bởi không một ai là không phạm tội, thậm chí tái phạm tội không chỉ một mà rất nhiều lần trong mỗi đời người?
Những hình ảnh trên, nếu xảy ra thật, gây ám ảnh, khiếp đảm vô cùng, thậm chí man rợ. Sự man rợ chắc chắn xảy ra hàng ngày, trên diện rộng, vì không ngày nào, không có kẻ phạm tội, không có số đông người phạm tội. Đàng khác, Hội Thánh sẽ không tồn tại. Chắc chắn không ai dám gia nhập vào một Hội Thánh tàn nhẫn như thế.
Phải hiểu thế nào về lời dạy ấy? Chúa là Đấng ham thích bạo lực? Ham thích nhìn người ta đau khổ khi họ sống trong cảnh đui mù, què cụt?
Trước hết, ta cần dứt khoát tái khẳng định, Chúa Giêsu chẳng những không bao giờ chủ trương bạo lực, tàn nhẫn, hành xử man rợ. Ngược lại, từ lời dạy đến đời sống, cung cách sống, cung cách hoạt động, lối hành xử khi đối diện các phạm nhân và cả đến việc Chúa chấp nhận hiến dâng thân mình, đều nói lên đường lối hy sinh, yêu thương, chấp nhận thiệt thòi về phía mình, chấp nhận liều thân sống chết cho con người, cho hạnh phúc và sự bình an của con người.
Những lời Tin Mừng mới nghe qua tưởng như rùng rợn, chỉ là cách nhấn mạnh tính trầm trọng của tội, để ta biết sợ mà tuyệt đối lánh xa nó.
Tội là thực tại bi đát, nguy hiểm, gây tang thương, chết chóc cả xác hồn. Nó đẩy ta xa Chúa, đi ngược đường lối của Chúa, hàm chứa sự chống đối Chúa, chống đối giáo lý của Chúa, cướp mất sự sống đời đời, xa cách Chúa đời đời...
Cần hy sinh cắt bỏ tận gốc hoàn cảnh, cơ hội, thói quen, suy tư, nghiêng chiều, ràng buộc vương vấn của tội..., bởi chúng dễ đưa tới tội.
Tay - chân - mắt tượng trưng cho mọi dịp tội mà một Kitô hữu có thể khám phá nơi bản thân hoặc trong các quan hệ mà bản thân có được. Phải "chặt bỏ” tật xấu, thói quen xấu, phải “cắt đứt” mối liên hệ nguy hiểm. Tính dữ dội biểu lộ qua sự đấu tranh trong chính nội tâm nhằm dứt khoát và quyết liệt với tội.
Đứng trước chọn lựa, một bên là chính Chúa, bên kia là tội, nếu Kitô hữu biết liều mình hy sinh đến cả mạng sống để đáp lại ơn gọi nên thánh như Chúa là Đấng Thánh, họ phải can đảm, anh dũng trấn áp tội. Họ dùng chính ơn Chúa, đời sống cầu nguyện liên lỷ, phó mình cho Chúa để thắng tội, đi về phía Chúa.
Đêm ngày, tín hữu phải luôn luôn quả quyết với chính mình, nếu đó là sự công chính, đường lối công chính, dù có chết, cũng phải thực hiện cho bằng được. Ngược lại, đó là sự tội, là con đường dẫn đến tội, dù có chết cũng phải tránh xa, phải nghiêm túc xem chúng là kẻ thù của bản thân.
Như người bệnh phải phẫu thuật, cắt bỏ phần thân thể nhiễm độc để bảo toàn mạng sống, Kitô hữu phải quyết liệt với tội, phải hy sinh cho ơn phần rỗi cách mạnh mẽ chẳng khác “chặt tay, chặt chân, móc mắt”.
Qua kiểu nói mặc lấy bạo lực, Chúa muốn nhấn mạnh giá trị tuyệt đối của sự sống trường sinh, của Nước Chúa. Đó là tiêu chuẩn tối hậu cho mọi chọn lựa của con người. Bởi vì chọn lựa, biết bao nhiêu người chấp nhận thiệt thòi, thậm chí cái chết để trung thành với đòi hỏi dữ dội, tưởng như bạo lực ấy.
Giáo lý Tin Mừng không hề kêu gọi bạo lực, nhưng đòi tín hữu không khoan nhượng, nếu cần, phải mạnh tay, dám dùng "bạo lực" mà nghiêm túc xử lý bản thân cho dù chấp nhận đi ngược xu hướng tội lỗi vốn ăn sâu trong bản thân, đi ngược sự khôn ngoan của thế gian nữa.
Để có thể luôn luôn củng sự thánh thiện của bản thân, chúng ta hãy học theo đường lối của nhiều vị thánh trẻ như: Thánh Đaminh Saviô trung thành suốt đời với quyết tâm: “Thà chết chứ không phạm tội”. Còn thánh Carlo Acutis, khi qua đời mới 15 tuổi, vừa được tuyên chân phước ngày 10.10.2020 thì nói: “Tôi hạnh phúc được chết vì tôi đã sống mà không lãng phí một phút nào cho những điều Thiên Chúa không ưa thích”.
Hãy dứt khoát không cho tội ác bất cứ cơ hội nào, dù chỉ là một một sự dễ dãi cỏn con. Trong mọi nơi, mọi lúc, hãy chống trả nó. Hãy cự tuyệt và đoạn tuyệt tội lỗi. Hãy tránh xa nó. "Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!" (Ep 4, 27).
TIN MỪNG BẠO LỰC?
Không chỉ bạo lực, lời Chúa Giêsu dạy hôm nay còn đẫm máu, kinh dị và gây ám ảnh?
“Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong lửa không hề tắt. Nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai chân mà phải ném xuống hỏa ngục. Nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào Nước Thiên Chúa, còn hơn có đủ hai mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”.
Sao lại xô kẻ gây cớ vấp phạm xuống biển? Sao lại chặt chân, chặt tay, móc mắt khi các cơ quan ấy gây cớ phạm tội? Chặt và móc đến bao giờ thì mới hết chặt và móc, vì đời người đâu phải chỉ phạm tội một lần? Kinh dị nhất là hình ảnh hỏa ngục: lửa đốt vĩnh viễn, dòi bọ sống và rúc rỉa vĩnh viễn?
Nếu cứ chặt, cứ móc quăng đi thì cả Hội Thánh không một ai mà không què, cụt, chột? Bởi không một ai là không phạm tội, thậm chí tái phạm tội không chỉ một mà rất nhiều lần trong mỗi đời người?
Những hình ảnh trên, nếu xảy ra thật, gây ám ảnh, khiếp đảm vô cùng, thậm chí man rợ. Sự man rợ chắc chắn xảy ra hàng ngày, trên diện rộng, vì không ngày nào, không có kẻ phạm tội, không có số đông người phạm tội. Đàng khác, Hội Thánh sẽ không tồn tại. Chắc chắn không ai dám gia nhập vào một Hội Thánh tàn nhẫn như thế.
Phải hiểu thế nào về lời dạy ấy? Chúa là Đấng ham thích bạo lực? Ham thích nhìn người ta đau khổ khi họ sống trong cảnh đui mù, què cụt?
Trước hết, ta cần dứt khoát tái khẳng định, Chúa Giêsu chẳng những không bao giờ chủ trương bạo lực, tàn nhẫn, hành xử man rợ. Ngược lại, từ lời dạy đến đời sống, cung cách sống, cung cách hoạt động, lối hành xử khi đối diện các phạm nhân và cả đến việc Chúa chấp nhận hiến dâng thân mình, đều nói lên đường lối hy sinh, yêu thương, chấp nhận thiệt thòi về phía mình, chấp nhận liều thân sống chết cho con người, cho hạnh phúc và sự bình an của con người.
Những lời Tin Mừng mới nghe qua tưởng như rùng rợn, chỉ là cách nhấn mạnh tính trầm trọng của tội, để ta biết sợ mà tuyệt đối lánh xa nó.
Tội là thực tại bi đát, nguy hiểm, gây tang thương, chết chóc cả xác hồn. Nó đẩy ta xa Chúa, đi ngược đường lối của Chúa, hàm chứa sự chống đối Chúa, chống đối giáo lý của Chúa, cướp mất sự sống đời đời, xa cách Chúa đời đời...
Cần hy sinh cắt bỏ tận gốc hoàn cảnh, cơ hội, thói quen, suy tư, nghiêng chiều, ràng buộc vương vấn của tội..., bởi chúng dễ đưa tới tội.
Tay - chân - mắt tượng trưng cho mọi dịp tội mà một Kitô hữu có thể khám phá nơi bản thân hoặc trong các quan hệ mà bản thân có được. Phải "chặt bỏ” tật xấu, thói quen xấu, phải “cắt đứt” mối liên hệ nguy hiểm. Tính dữ dội biểu lộ qua sự đấu tranh trong chính nội tâm nhằm dứt khoát và quyết liệt với tội.
Đứng trước chọn lựa, một bên là chính Chúa, bên kia là tội, nếu Kitô hữu biết liều mình hy sinh đến cả mạng sống để đáp lại ơn gọi nên thánh như Chúa là Đấng Thánh, họ phải can đảm, anh dũng trấn áp tội. Họ dùng chính ơn Chúa, đời sống cầu nguyện liên lỷ, phó mình cho Chúa để thắng tội, đi về phía Chúa.
Đêm ngày, tín hữu phải luôn luôn quả quyết với chính mình, nếu đó là sự công chính, đường lối công chính, dù có chết, cũng phải thực hiện cho bằng được. Ngược lại, đó là sự tội, là con đường dẫn đến tội, dù có chết cũng phải tránh xa, phải nghiêm túc xem chúng là kẻ thù của bản thân.
Như người bệnh phải phẫu thuật, cắt bỏ phần thân thể nhiễm độc để bảo toàn mạng sống, Kitô hữu phải quyết liệt với tội, phải hy sinh cho ơn phần rỗi cách mạnh mẽ chẳng khác “chặt tay, chặt chân, móc mắt”.
Qua kiểu nói mặc lấy bạo lực, Chúa muốn nhấn mạnh giá trị tuyệt đối của sự sống trường sinh, của Nước Chúa. Đó là tiêu chuẩn tối hậu cho mọi chọn lựa của con người. Bởi vì chọn lựa, biết bao nhiêu người chấp nhận thiệt thòi, thậm chí cái chết để trung thành với đòi hỏi dữ dội, tưởng như bạo lực ấy.
Giáo lý Tin Mừng không hề kêu gọi bạo lực, nhưng đòi tín hữu không khoan nhượng, nếu cần, phải mạnh tay, dám dùng "bạo lực" mà nghiêm túc xử lý bản thân cho dù chấp nhận đi ngược xu hướng tội lỗi vốn ăn sâu trong bản thân, đi ngược sự khôn ngoan của thế gian nữa.
Để có thể luôn luôn củng sự thánh thiện của bản thân, chúng ta hãy học theo đường lối của nhiều vị thánh trẻ như: Thánh Đaminh Saviô trung thành suốt đời với quyết tâm: “Thà chết chứ không phạm tội”. Còn thánh Carlo Acutis, khi qua đời mới 15 tuổi, vừa được tuyên chân phước ngày 10.10.2020 thì nói: “Tôi hạnh phúc được chết vì tôi đã sống mà không lãng phí một phút nào cho những điều Thiên Chúa không ưa thích”.
Hãy dứt khoát không cho tội ác bất cứ cơ hội nào, dù chỉ là một một sự dễ dãi cỏn con. Trong mọi nơi, mọi lúc, hãy chống trả nó. Hãy cự tuyệt và đoạn tuyệt tội lỗi. Hãy tránh xa nó. "Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!" (Ep 4, 27).
Những người bạn đáng nghi
Lm. Minh Anh
23:10 25/09/2021
NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÁNG NGHI
“Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt nó đi!”; “nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt nó đi!”; “Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc nó đi!”.
Israelmore Ayivor nói, “Hãy rời xa những người bạn khiến con ‘nghèo đi’ mỗi ngày; những người bạn khiến con ‘bớt người’ hơn! Hãy rời xa ‘những người bạn đáng nghi’ này không một phút chần chờ! Hãy làm điều đó trước khi họ đào ra những hạt giống ước mơ con đã gieo. Càng sớm càng tốt; càng nhanh, càng an toàn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi các giáo phụ cho chúng ta biết, “Các tay, chân, mắt… cần chặt, cần móc Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là ‘những người bạn đáng nghi’”; đúng hơn, ‘những loại bạn’ mà mỗi người cần phải tránh xa. Đó là một chi tiết khá thú vị!
Trước hết ‘những người bạn đáng nghi’ dẫu không dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội nghiêm trọng, nhưng lại tiêm nhiễm chúng ta một não trạng phe nhóm, một óc bè phái; với họ, chúng ta phải tỉnh táo mà chấn chỉnh. Giosuê trong sách Dân Số hôm nay, chẳng những là bạn mà còn là người nối nghiệp Môisen, thế mà ông không cùng một ý nghĩ với Môisen; Gioan trong Tin Mừng hôm nay cũng thế, là môn đệ và là người tiếp nối công trình của Chúa Giêsu, vậy mà cũng bè phái, phe nhóm. Giosuê sinh lòng ghen ghét khi thấy những người khác nói tiên tri; Môisen kịp thời điều chỉnh, “Ngươi phân bì giùm ta làm chi? Chớ gì toàn dân được nói tiên tri và Chúa ban Thần Trí Ngài cho họ!”. Mỉa mai thay, não trạng này được gặp lại nơi Gioan tông đồ, “Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ”; và Chúa Giêsu, một Môisen mới của Tân Ước đã nói, “Đừng ngăn cấm y!”. Thiên Chúa không thích để các tôi tớ Ngài bảo phải làm gì; đừng đặt ra giới hạn cho quyền lực của Ngài và nói cho Ngài biết, những gì Ngài có thể làm và không thể làm!
Thứ đến, nghiêm trọng hơn, ‘những người bạn đáng nghi’ có thể là nguyên nhân đưa đến tội lỗi. Nếu một người bạn cố thuyết phục một người bạn khác phạm tội; đây là vấn đề hệ trọng, cũng là điều sống chết Chúa Giêsu đang nói. Đó là những người bạn đang cố tình dụ dỗ chúng ta quay lưng với Thiên Chúa. Tốt hơn hết, chúng ta nên buông bỏ, cắt đứt với họ ngay! Tay, chân hoặc mắt là biểu tượng của những ‘loại bạn’ đó. Hãy dứt khoát kết thúc các mối quan hệ với những người bạn tiêu cực này, còn hơn là cùng họ nhởn nha vào hoả ngục. Và ngược lại, nếu chúng ta là người lôi kéo kẻ khác phạm tội; tốt nhất, hãy giũ bỏ tình bạn với người mà chúng ta đang cám dỗ. Chúa Giêsu đã không nói, “Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn!” sao?
Như vậy, mọi tình bạn phải được đánh giá liên tục dưới ánh sáng của đức tin và sự thật. Chúa Kitô phải là trung tâm của mọi tình bạn, và niềm tin vào Ngài phải luôn chiếm ưu thế trong các mối tương quan tự nhiên này. Những người bạn không dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô, xây dựng và mở rộng Vương Quốc Ngài, thảy thảy là ‘những người bạn đáng nghi!’.
Anh Chị em,
Hạnh phúc cho những ai có một người bạn cùng đồng hành với mình trên mọi nẻo đường, người bạn chỉ cho chúng ta ý muốn của Thiên Chúa và hướng dẫn chúng ta làm theo thánh ý Ngài. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta người bạn đó, Ngài có tên Giêsu; một người bạn luôn lên tiếng qua lương tâm của mỗi người cùng với giới răn yêu thương của Ngài. Ngài là người bạn không bao giờ lìa xa chúng ta, cũng không bao giờ mệt mỏi. “Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can!”, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay khẳng định như thế. Chúa Giêsu, một Người Bạn đáng tin cậy nhất của chúng ta; Ngài chỉ cho chúng ta cách thức để sống giới răn Thiên Chúa một cách chính trực; sống tình bạn với Ngài, tâm can chúng ta hoan lạc, khi cùng Ngài, chúng ta mở rộng Vương Quốc Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, con cảm ơn Chúa vì những người bạn tốt Chúa đã ban cho con; cám ơn Chúa vì Chúa là người bạn tốt nhất của con. Xin giúp con luôn là một người bạn tốt của người khác và luôn xét xem tình bạn của con dưới ánh sáng đức tin”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Clarence Thomas ghi nhận tấm gương chống phân biệt chủng tộc của các nữ tu Công Giáo
Đặng Tự Do
05:28 25/09/2021
Các nữ tu Công Giáo và tấm gương của ông bà nội ngoại đã giúp thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas thấm nhuần niềm tin rằng tất cả mọi người đều là con của Chúa và ý thức hệ phân biệt chủng tộc của xã hội Mỹ là sự phản bội những lời hứa tốt đẹp nhất của nó, ông nói trong một diễn từ hôm thứ Năm.
“Các nữ tu của tôi và ông bà của tôi đã sống đúng với thiên chức thiêng liêng của họ trong thời đại gay gắt về chủng tộc, và họ đã làm như vậy với niềm tự hào, với phẩm giá và danh dự. Mong chúng ta tìm thấy nơi họ gương sáng này để bắt chước họ,” Thẩm Phán Thomas nói tại Đại học Notre Dame hôm 16 tháng 9.
“Cho đến ngày nay, tôi vẫn luôn tôn kính, ngưỡng mộ và yêu mến các nữ tu của mình. Các sơ là những người phụ nữ mộ đạo, can đảm và có nguyên tắc”.
Thẩm Phán Thomas, là thẩm phán người Da Đen thứ hai của Tối Cao Pháp Viện, đã đưa ra diễn từ của ông theo lời mời của Trung tâm Công dân và Chính phủ Lập hiến, một sáng kiến mới của Đại Học Notre Dame tập trung vào các cuộc thảo luận và học thuật liên quan đến Công Giáo và công ích.
“Trong thế hệ của tôi, một trong những khía cạnh trung tâm trong cuộc sống của chúng tôi là tôn giáo và giáo dục tôn giáo. Sự kiện lớn nhất và duy nhất trong buổi thiếu thời của tôi là được sống với ông bà của mình vào năm 1955”.
Ông nội của Thẩm Phán Thomas là một người cải đạo sang Công Giáo “rất sùng đạo”, trong khi bà nội của ông là một người theo Tin lành Báp-tít. Thẩm Phán Thomas, khi đó là học sinh lớp hai, được gửi cùng với anh trai của mình đến Trường Grammar Thánh Biển Đức ở Savannah, Georgia. Vào thời điểm đó, ông chưa theo đạo Công Giáo, nhưng sau vài năm, ông đã cải đạo sang Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
Chính thống giáo Nga chống lại các yêu sách của Constantinople
Đặng Tự Do
05:29 25/09/2021
“Trên thế giới có những kẻ quyết tâm phá hủy các truyền thống của Chính thống giáo, gieo rắc chia rẽ và thù địch giữa các dân tộc và Giáo hội,” Đức Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga đã tuyên bố như trên trong lời chào mừng tại buổi lễ khai mạc một hội nghị khoáng đại bàn về vận mệnh chung của Chính Thống Giáo. Hội nghị có nhan đề: “Chính thống giáo thế giới: quyền tối thượng và sự hiệp thông dưới ánh sáng của Huấn quyền Chính thống”.
Được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 9 tại Hội trường Thượng Hội đồng của nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, sự kiện này có sự tham dự của các thành viên trong Ủy ban Thần học-Kinh thánh của Thượng Hội đồng Giám mục, đại diện của các tổ chức thần học, một số giám mục và linh mục, và các vị khách từ các Giáo Hội Chính Thống khác có quan hệ tốt với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Theo Đức Thượng Phụ Kirill, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đang tìm cách áp dụng mô hình của Giáo Hội Công Giáo lên Chính Thống Giáo, cụ thể là hình thành vai trò của một Đức Giáo Hoàng Chính Thống Giáo do Tòa Constantinople nắm giữ.
Cho đến nay, Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinope là vị thứ nhất trong các Thượng Phụ Chính Thống Giáo ngang hàng với nhau. Nghĩa là, vai trò của Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinope chỉ có tính cách nghi lễ, chứ không có quyền tài phán trên các Giám Mục Chính Thống Giáo khác, như vai trò của Đức Giáo Hoàng với các Giám Mục Công Giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các đại hội đồng trong hai mươi năm qua, Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã từ chối thảo luận về vấn đề quyền tối thượng trong Giáo hội, vì sợ rằng đó là một nỗ lực nhằm đề cao vai trò của Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople.
Source:Asia News
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức Georg Baetzing bảo vệ một quyết định của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
05:30 25/09/2021
Hôm thứ Hai, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức đã bảo vệ quyết định của Đức Giáo Hoàng bác bỏ đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Hamburg. Ngài được tiếp tục giữ chức vụ này, mặc dù có những sai sót trong việc giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Đức Cha Georg Baetzing, Giám Mục giáo phận Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng ngài hiểu mọi người cảm thấy thế nào về quyết định này, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm điều đó bằng cách tuân thủ các quy tắc mới nghiêm ngặt mà ngài đã thiết lập sau hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng vào năm 2019 trong cố gắng ngăn chặn việc che đậy.
“Có rất nhiều người bối rối trước quyết định này - họ nói lên sự thất vọng, họ mong đợi một điều gì đó khác, trong số đó có không ít những người bị ảnh hưởng”, Đức Cha Baetzing nói khi bắt đầu cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Giám mục Đức, mà ngài chủ tọa. “Tôi có thể hiểu rõ điều đó”.
Tuy nhiên, Đức Cha Baetzing cho biết “Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuân thủ luật pháp do chính ngài ban hành”. Ngài cho biết quy định mới phác thảo các tiêu chí theo đó các giám mục có thể bị cách chức, và “trong những năm gần đây, một số giám mục trên thế giới đã bị trừng phạt, vì quan điểm pháp lý mới này”.
Sáu tháng sau khi Đức Tổng Giám Mục Stefan Hesse đề nghị từ chức, Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Berlin vào tuần trước cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức này. Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cho biết Vatican đã tìm thấy những “sai sót cá nhân” từ phía Đức Cha Hesse nhưng một cuộc điều tra không cho thấy rằng những sai sót này đã xảy ra với ý định che đậy các vụ lạm dụng.
Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cũng cho biết Đức Cha Hesse đã nhận ra những sai lầm của ngài khi phục vụ với tư cách là linh mục Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Köln “với lòng khiêm nhường”. Một nhóm giáo dân Công Giáo rất có thế lực của Đức đã chỉ trích gay gắt quyết định này.
Đề nghị từ chức của Đức Cha Hesse được đưa ra sau khi một báo cáo cho thấy có 75 trường hợp các viên chức tại tổng giáo phận Köln đã không giải quyết đến nơi đến chốn trong những trường hợp như vậy. Đức Cha Hesse, khi ấy còn là linh mục Tổng Đại Diện bị quy lỗi trong 11 trường hợp.
Đức Tổng Giám Mục Köln, là Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, đã hoàn toàn không dính líu gì đến các trường hợp sai trái này, nhưng vẫn bị áp lực phải từ chức. Ngài đã kiên quyết không từ chức.
Vatican đã cử hai đặc phái viên đến Köln vào tháng 6 để điều tra những sai lầm có thể xảy ra của các viên chức cấp cao của giáo hội trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục trong quá khứ và “tình hình mục vụ phức tạp” trong giáo hội bị chia rẽ sâu sắc ở đó.
Đức Cha Baetzing cho biết ngài vẫn đang chờ đánh giá từ Rôma về kết luận tổng thể của họ.
Source:ABC News
Chỉ trong vài ngày, số vị Hồng Y nhiễm coronavirus tăng từ 14 lên 20 vị
Đặng Tự Do
05:31 25/09/2021
Đức Hồng Y José Freire Falcão, Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia sẽ tròn 96 tuổi vào ngày 23 tháng 10 tới đây, vừa được khẩn cấp đưa vào bệnh viện vì nhiễm coronavirus. Với biến cố này, số Hồng Y nhiễm coronavirus tăng từ 14 lên 20 vị.
Đức Hồng Y José Freire Falcão được Đức Gioan Phaolô tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 1988. Ngài được đưa vào bệnh viện dù trước đó tình trạng sức khỏe của ngài tương đối tốt và được giám sát y tế nghiêm ngặt. Đức Cha Dom Marconi, Giám Mục Phụ Tá của Brasilia, đã yêu cầu cầu nguyện cho Hồng Y vì một số bệnh lý trước đây của ngài có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Từ đầu đại dịch Covid-19 cho đến ngày nay, 20 Hồng Y đã bị nhiễm bệnh trên khắp thế giới, trong đó Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid, đã không may qua đời vào tháng Giêng năm 2021. Các vị Hồng Y nhiễm phải virút độc địa này là:
1) Đức Hồng Y Jose Advincula - Tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân - hiện đang nằm bệnh viện.
2) Đức Hồng Y Jorge Urosa - Tổng giám mục hiệu tòa của Caracas, Venezuela - đã qua đời vì covid 19
3) Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti - Tổng Giám Mục Perugia, Ý - nằm bệnh viện vài tuần, nay đã khỏi bệnh.
4) Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng Giám Mục Managua, Nicaragua - nhập viện, chữa khỏi, xuất viện nhưng hiện đang bị cách ly.
5) Đức Hồng Y Raymond L. Burke - nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng, đã khỏi bệnh. Hiện đang nghỉ dưỡng sức.
6) Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của Rio de Janeiro, Brazil - Qua đời ngày 19 tháng Giêng năm 2021.
7) Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Bologna, xét nghiệm dương tính với Covid, bị buộc phải cô lập tại nhà hồi tháng 12 năm 2020. Nay đã khỏi.
8) Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám mục hiệu tòa của Manila, Phi Luật Tân, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Xét nghiệm dương tính, và nhập viện ở Manila. Đã chữa lành tháng 9 năm 2020.
9) Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxembourg và Chủ tịch Comece, Xét nghiệm dương tính vào tháng Giêng năm 2021. Hiện nay đã khỏi.
10) Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng giám mục hiệu tòa của Naples, Ý. Đã bị nhiễm và được chữa lành tháng Giêng năm 2021.
11) Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng giám mục hiệu tòa của Agrigento, Ý. Bị lây nhiễm. Đã lành bệnh hồi tháng 10 năm 2020.
12) Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, nhập viện vào ngày 21 tháng 12 năm 2020 tại Gemelli. Nay đã khỏi.
13) Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Chủ tịch danh dự của Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành phố Vatican và Thống đốc danh dự của Chính quyền Quốc gia Thành phố Vatican. Đã lây nhiễm và được chữa lành tháng 12 năm 2020.
14) Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, sốt cao, xét nghiệm dương tính với coronavirus, được đưa vào bệnh viện Gemeli ngày 30 tháng 3, 2020. Ngài được xuất viện ngày 10 tháng Tư.
15) Đức Hồng Y Norberto Rivera, Tổng giám mục hiệu tòa của tổng giáo phận Mexico City. Trong nhiều ngày, ngài phải nhập viện vì Covid 19 tại một phòng khám tư nhân và không có đủ tài chính để trang trải.
16) Đức Hồng Y Celestino Aós, Tổng giám mục Santiago de Chile.
17) Đức Hồng Y Philippe Ouédraogo, Tổng giám mục của Ouagadougou, Burkina Fasso.
18) Đức Hồng Y Vinko Puljić của tổng giáo phận Sarajevo, Bosnia Herzegovina.
19) Đức Hồng Y José Freire Falcão, Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia được khẩn cấp đưa vào bệnh viện ngày 20 tháng 9.
20) Đức Hồng Y Oscar Rodríguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras. Guarito
Source:Sismogrfo
Cảnh Giáng sinh ở Vatican 2021 sẽ đến từ Peru
Đặng Tự Do
16:20 25/09/2021
Cảnh Giáng sinh ở Vatican 2021 năm nay sẽ đến từ Peru và chắc chắn sẽ không làm Đức Thánh Cha thất vọng như Cảnh Giáng Sinh hết sức kỳ cục hồi năm ngoái.
Năm ngoái, lễ Giáng Sinh ở Vatican, đối với một số người, đến từ ngoài không gian; vào năm 2021, nó đến từ Andes.
Máng cỏ năm 2021 sẽ được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican để chào mừng Giáng sinh sẽ đến từ thị trấn Chopcca, Peru, một thị trấn nhỏ nép mình trên dãy Andes cao hơn 12,000 feet, tức là 3657m.
“ Kể từ ngày 15 tháng 12 và trong 45 ngày, hơn 100 triệu khách du lịch và những người theo dõi các phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến cảnh Giáng sinh ở Tòa Thánh xoay quanh máng cỏ vùng núi Andes”, một thông báo từ hãng thông tấn Andina cho biết. Andina là phương tiện truyền thông chính thức của Peru.
Cảnh Chúa Giáng Sinh năm ngoái, một tập hợp 54 nhân vật có niên đại từ những năm 1960 và 1970, đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người mô tả nó là “một số bộ phận xe hơi, đồ chơi trẻ em và một phi hành gia”. Phản ứng đối với cảnh Giáng Sinh năm ngoái tại quảng trường Thánh Phêrô là rất tiêu cực. Thông thường, sau buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào chiều cuối năm, Đức Giáo Hoàng sẽ ra viếng hang đá. Năm ngoái, ngài đã không làm như thế. Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, mà không nhắc một lời nào đến Cảnh Giáng Sinh được trưng bày tại giữa quảng trường Thánh Phêrô.
Vatican vẫn chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng hãng thông tấn địa phương đã công bố một đoạn video với hình ảnh 3 chiều dựng lại cảnh Chúa giáng sinh.
Cảnh giáng sinh của Chopcca sẽ có hơn 30 tác phẩm và sẽ được thực hiện bởi 5 nghệ sĩ nổi tiếng của Huancavelica. Huancavelica là một thị trấn nằm giữa Lima và Cusco.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha tỏ ra không hài lòng với cảnh Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô năm 2020
Đặng Tự Do
16:20 25/09/2021
Phân tích những phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, năm ngoái 2020, thông tấn xã Reuters cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô xem ra chán ngán cảnh Chúa Giáng Sinh theo phong cách thời đại không gian ở quảng trường Thánh Phêrô trong đó có một phi hành gia và một nhân vật gợi nhớ đến nhân vật phản diện Darth Vader của Stars Wars.
Trong ngày Chúa Nhật 20 tháng 12, năm ngoái 2020, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, nhưng ngài không hề đề cập một lời nào đến cảnh Giáng Sinh bằng đồ gốm với phong cách thời đại không gian, hoàn toàn đoạn tuyệt với cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống mà Đức Thánh Cha rất trân trọng đến mức ngài đã dành hẳn một tông thư để nhấn mạnh. Đó là Tông thư Admirabile Signum - Dấu Chỉ Tuyệt Vời về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh,
Ngài nói hôm Chúa Nhật 20 tháng 12, 2020: “Chủ nghĩa tiêu dùng đã bắt cóc lễ Giáng Sinh, và nói thêm rằng không có chủ nghĩa tiêu dùng trong máng cỏ ở Bethlehem”.
“Những gì ở đó,” ngài nói, “là thực tế, nghèo đói và tình yêu”.
Vatican sử dụng một cảnh Chúa Giáng Sinh khác nhau mỗi năm, do một chính quyền thành phố nào đó của Ý tặng. Trên thực tế, chính quyền thành phố đó lựa chọn, và việc lựa chọn đó thường do các nghệ sĩ có ảnh hưởng trong thành phố quyết định.
Cảnh Chúa Giáng Sinh năm 2020 tại quảng trường Thánh Phêrô, đến từ thành phố Castelli, thuộc giáo phận Teramo của tỉnh Abruzzo ở miền trung nước Ý, đã nhận được những lời phê bình gay gắt trên các phương tiện truyền thông và từ những du khách đến thăm quảng trường.
Phản ứng thông thường trước cảnh Chúa Giáng Sinh là một thái độ chiêm ngắm, tôn thờ. Người ta không thấy những thái độ như thế đối với cảnh Chúa Giáng Sinh năm 2020 tại Vatican. Reuters ghi nhận rằng nhẹ nhàng nhất là người ta bày tỏ sự ngỡ ngàng bối rối trước cảnh này. Nặng hơn thì bày tỏ sự khinh miệt.
Source:Reuters
Sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest, Giáo Hội tại Hung Gia Lợi cầu nguyện cho Chân Phước Zoltán Meszlényi sớm được tuyên thánh
Đặng Tự Do
16:21 25/09/2021
Cháu gái của chân phước Zoltán Meszlényi cho biết một chút thông tin chi tiết về vị giám mục sùng đạo và can đảm này, là người đã qua đời vào những năm 1950.
Chân phước Zoltán Lajos Meszlényi là một giám mục người Hung Gia Lợi, là người đã đảm nhận vai trò nguy hiểm là Giám Quản Tông Tòa Esztergom vào năm 1950, bất chấp chế độ Cộng sản và sự lựa chọn ứng viên của nó. Theo Catholic Saints Guy, vì thế, ngài đã đặt tính mạng của mình vào tình thế nguy hiểm.
Tuy nhiên, ngài đã sẵn lòng nhận công việc, và tuyên bố trong bài phát biểu nhậm chức của mình rằng “ Chúa Kitô, Đấng là mục tử trung tín của Đức tin và Giáo hội chúng ta - vì lòng trung thành, chúng ta sẽ không chối bỏ Ngài bao giờ! Vì thế, Lạy Chúa, xin hãy giúp con”.
Vị giám mục mới được bổ nhiệm không được để yên. Thật vậy, chỉ 12 ngày sau khi nhậm chức, ngài đã bị Cộng sản bắt và đưa đến trại giam Kistarcsa. Ở đó, vị Tân Giám Mục 58 tuổi đã phải chịu những đòn tra tấn, thiếu thốn thức ăn và máy sưởi, và bị buộc phải lao động khắc nghiệt.
Vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, nên ngài phải gánh chịu sự tra tấn ác nghiệt. Cộng sản đã bắt ngài phải chịu đựng điều kiện thời tiết băng giá vào mùa đông, buộc ngài phải ngủ với cửa sổ mở toang.
Tuy nhiên, như cháu gái của ngài, là cô Nora Meszlényi, chia sẻ với chúng tôi rằng: “Người cuối cùng nhìn thấy ngài còn sống trong nhà tù nói rằng vị Giám Mục đã đưa cho người ấy chiếc áo khoác mùa đông của mình mà không cần suy nghĩ kỹ khi thấy ông ta rùng mình vì trời lạnh giá vào mùa đông.” Đó là một hành động quên mình điển hình của người tử vì đạo quảng đại.
Vị Giám Mục Hung Gia Lợi đã không chịu nổi sự đối xử khắc nghiệt và qua đời vào khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1954. Bọn cầm quyền Cộng sản đã giam giữ ngài mà không cần xét xử, và giấu kín số phận của ngài với người dân.
Giống như nhiều vị tử đạo khác, Đức Cha Meszlényi đặt đức tin lên trước cuộc sống của chính mình. Nhưng, nhờ có cháu gái của ngài, chúng ta có thể thu thập thêm một chút về vị Giám Mục hiện đang trên đường được tuyên thánh.
Source:Aleteia
Đức Hồng Y Chí Lợi phản đối sự đối xử bất công đối với Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
16:21 25/09/2021
Đức Hồng Y Celestino Aós của Chí Lợi, người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại Giáo Hội Công Giáo địa phương sau một loạt các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ làm giảm ảnh hưởng xã hội đã từng có trước đây của Giáo Hội, đã kêu gọi đất nước tôn trọng điều mà ngài gọi là “những giá trị không thể thương lượng”.
Hôm thứ Bảy, ngài đã chủ sự buổi hát Kinh Chiều Te Deum đại kết của Chí Lợi tại nhà thờ chính tòa Santiago de Chile.
Trước sự chứng kiến của các chính trị gia hàng đầu của đất nước, bao gồm cả Tổng thống Sebastián Piñera, Đức Hồng Y Aós đã hô hào bảo vệ cuộc sống và hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Thông điệp được đưa ra khi Quốc hội Chí Lợi tranh luận về dự luật hôn nhân đồng giới do chính phủ thúc đẩy.
Đức Hồng Y Aós đã nhân cơ hội này để ủng hộ một Hiến pháp Chí Lợi mới trong đó tôn vinh các giá trị không thể thương lượng. Văn kiện thành lập của đất nước hiện đang được quốc hội lập hiến viết lại, sau một cuộc trưng cầu dân ý thuận lợi.
Đức Hồng Y Aós, được bổ nhiệm làm tổng giám mục Santiago và sau đó được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y, đã cảm ơn những người nam nữ viết bản Hiến pháp mới.
“Chúng tôi cảm ơn tất cả những ai luôn tìm cách tôn trọng và bảo vệ những giá trị không thể thương lượng: Sự tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân giữa nam và nữ, quyền tự do lựa chọn của cha mẹ trong việc giáo dục con cái họ, thúc đẩy công ích dưới mọi hình thức và sự trợ cấp của nhà nước trong khi tôn trọng quyền tự chủ của các tổ chức và cộng tác với họ”, vị Hồng Y nói.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Aós cũng nói rằng Chile cầu nguyện “với nỗi đau và sự xấu hổ” cho những người đồng hương và những người nhập cư sống đang phải sống “trong các trại, trong các công viên và đường phố”.
Trong hai năm qua, Chí Lợi đã bị nhấn chìm bởi bạo lực do bất bình đẳng xã hội sâu sắc gây ra trước đại dịch COVID-19, nguyên nhân là do mọi người dân không được tiếp cận bình đẳng với giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Trong các cuộc biểu tình vào cuối năm ngoái, một số nhà thờ Công Giáo đã bị phá hoại ở Santiago, với ít nhất hai nhà thờ trong số đó đã bị thiêu rụi.
Source:Crux
Đức Hồng Y Pell nói về cuộc cải tổ tài chánh và các vị Giáo Hoàng
Vũ Văn An
16:27 25/09/2021
Nhân dịp tham dự cuộc hội thảo trực tuyến của Đại Học Thánh Giá ở Rôma dành cho các ký giả ngoại quốc đưa tin về Tòa Thánh, Đức Hồng Y George Pell đã trả lời các câu hỏi của hai tờ báo Công Giáo: CruxNow và National Catholic Reporter, một tờ có thể nói là trung dung một tờ có tiếng là cấp tiến.
Cải tổ tài chánh
Elise Ann Allen của CruxNow cho hay Đức Hồng Y Pell nói về các cố gắng cải tổ nền tài chánh của Tòa Thánh khi ngài còn đứng đầu văn phòng kinh tế ở đấy. Ngài cho rằng ngài đã đánh giá thấp những người chống đối các quyết định của ngài.
Ngài bảo: “họ không thích thay đổi, họ không hiểu những điều được đề nghị... Chắc chắn có cả sự chống đối của những người có liên hệ với thối nát”.
Thời ngài đứng đầu văn phòng kinh tế, Đức Hồng Y Pell thực hiện một số bước quan trọng hướng tới việc cải tổ tài chánh, trong đó, có việc soạn bản cân bằng (balance sheets), tổ chức thanh lý, và cố gắng giảm bớt việc phủ Quốc Vụ Khanh nắm giữ một số qũy của Tòa Thánh.
Nhưng trong “cuộc chiến” với Phủ Quốc Vụ Khanh, thoạt đầu, Đức Hồng Y bị hẫng chân khi Đức Phanxicô ra luật lệ mới củng cố việc Phủ này kiểm soát các qũy đó. Tuy nhiên, quyết định này, sau đó, đã được chính Đức Phanxicô lật ngược, khi vụ đầu tư nhà đất ở London nổ ra.
Một trong những việc đầu tiên của Đức Hồng Y khi được cử đứng đầu văn phòng Kinh Tế là ký khế ước với công ty kế toán nổi tiếng hoàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC) để thanh lý nền tài chánh của Tòa Thánh năm 2014. Việc này bị chỉ trích là đặt Vatican cùng hàng với các doanh thương thế kỷ 21.
Và vì thế, chỉ hai năm sau, tức tháng Tư năm 2016, cuộc thanh lý bị ngưng lại mà không có lời giải thích nào của người lúc đó là Tổng Giám Mục Angelo Becciu và đang giữ chức phó (sostituto) Phủ Quốc Vụ Khanh.
Một khế ước mới được ký với cùng công ty PricewaterhouseCoopers vào tháng 6 năm đó, nhưng chỉ như một nguồn lực cho cơ quan thanh lý nội bộ của Tòa Thánh, phải tuân hành khuôn khổ luật pháp Vatican, chứ không tiến hành chính cuộc thanh lý như trước.
Một xoay chiều khác là việc thuê nhà kinh doanh Ý Libero Milone làm Tổng Thanh Lý Viên đầu tiên với khả thể được lục lọi mọi hồ sơ tài chánh kể cả ở Phủ Quốc Vụ Khanh. Nhưng đến năm 2017, chỉ 2 năm sau, ông ta bị sa thải với lý do do thám các bề trên. Sau khi ra đi, Milone nói rằng ông ta bị đe dọa và buộc phải từ chức và đổ lỗi hoàn toàn cho Tổng Giám Mục Becciu.
Điều oái oăm là Tổng Giám Mục Becciu sau đó được cử đứng đầu bộ phong thánh và thăng chức Hồng Y. Nếu không có vụ thất thoát lớn trong vụ đầu tư nhà đất ở London, các lem nhem của Tổng Giám Mục, nay là Hồng Y, Becciu chắc chắn chưa bị phanh phui và chưa bị tước hết quyền lợi Hồng Y và chưa bị đưa ra tòa như hiện nay. Đức Hồng Y Pell có lần đã chính thức cho biết Becciu là người chống đối các cố gắng cải tổ tài chánh của ngài.
Đó là chuyện quá khứ, Đức Hồng Y Pell cho biết ngài hài lòng với diễn trình cải tổ tài chánh hiện nay, mọi sự đang diễn biến đúng hướng. “Chúng ta đang có những người tốt lành, trung thực lãnh trách nhiệm. Chúng ta có một phương pháp luận với sứ điệp hiện đại, đương thời để trình bầy các thông tin tài chánh, nên các vị hữu trách có thể dễ dàng biết chúng ta đang ở đâu”.
Cũng nên biết trong 3 năm qua, Đức Phanxicô đã thay thế các vị đứng đầu mọi cơ quan tài chánh chính của Tòa Thánh. Năm 2018, ngài đã cử Đức Cha Nunzio Galantino đứng đầu cơ quan Quản Trị Di sản của Tòa Thánh (APSA), thay thế Đức Hồng Y Domenico Calcagno, vốn bị tố cáo biển thủ công qũy; cũng năm này, ngài đề cử Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra làm thứ trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh thay thế Tổng Giám Mục Becciu; năm 2019, ngài đề cử linh mục Dòng Tên Juan Antonio Guerrero, người có bằng cấp về kinh tế, đứng đầu văn phòng kinh tế.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Pell vẫn lo lắng đối với ngân sách của Tòa Thánh. Ngài cho biết: “Trong nhiều năm rồi, Tòa Thánh vẫn chi tiêu nhiều hơn tiền kiếm được. Một điểm có thể tranh cãi là bạn có thể làm như thế được bao lâu. Không hẳn là vấn đề thâm thủng hàng năm, nhưng còn gây áp lực lớn lên qũy hưu trí, cả qũy Đồng Xu Thánh Phêrô nữa”.
Ngài nói thêm: “tôi nghĩ chúng ta đã thực hiện được nhiều tiến bộ chống thối nát, nhưng cả khi đã loại được thối nát đi nữa, điều này vẫn không có nghĩa là bạn có thể trả hết các hóa đơn”.
Hiện Tòa Thánh đang thâm thủng 60 triệu dollars năm 2020, một phần do đại dịch coronavirus, một phần do thất thoát về vụ đầu tư ở London
Hơn 18 tháng qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số biện pháp kiểm soát chi tiêu của Tòa Thánh, giảm lương của các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục trong giáo triều. Ngài cũng giới hạn việc du hành và con số các hội nghị.
Đức Hồng Y Pell hoan nghinh tất cả các biện pháp trên, nhưng nhấn mạnh “Ta vẫn chưa ra khỏi rừng già”. Ngài nghĩ rằng phiên xử tới, vốn dự trù vào tháng 7 nhưng được rời lại tháng 10, sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy Tòa Thánh nghiêm túc ra sao về việc không những nhận diện và nhổ cỏ tham nhũng, mà còn trừng phạt nó nữa.
Nhận định về các vị Giáo Hoàng
Christopher White của tờ National Catholic Reporter thì lưu ý tới nhận định của Đức Hồng Y Pell về các vị Giáo Hoàng gần đây. Theo đó, Đức Hồng Y Pell cho rằng ngài không bao giờ thực sự chấp nhận việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức năm 2013. Trong số các vị Giáo Hoàng gần đây, ngài gần gũi nhất với Đức Bênêđíctô. Ngài ca ngợi “trí thông minh kỳ diệu” của vị Giáo Hoàng này, và cho biết thêm “Tôi biết ngài nhiều hơn tất cả 2 vị kia”.
White cho biết dù làm việc mật thiết với Đức Phanxicô trong 5 năm, Đức Hồng Y Pell thường bị tri nhận là không ưng ý với nhiều sáng kiến chủ chốt của triều Giáo Hoàng hiện nay, trong đó, có việc chào đón nhiều hơn những người Công Giáo ly dị và tái hôn cũng như thuộc nhóm LGBTQ, và việc thay đổi khí hậu.
Trong cuộc phỏng vấn lần này, Đức Hồng Y Pell cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô có “năng khiếu tương cảm và thiện cảm lớn lao”. Nhưng nhiều người thắc mắc không biết ngài đang giảng dạy điều gì.
Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có năng khiếu lớn lao, giống Chúa Giêsu, trong việc vươn tay ra với những người ở ngoại vi và những người tội lỗi, và điều này có thể và đã làm người ta bối rối”.
Ngài nói thêm ngay rằng “Ngôi vị Giáo Hoàng là một điều chính Chúa Kitô muốn có và chúng ta phải kính trọng chức vụ này, tôn kính ngài và vâng theo các chỉ dẫn của ngài”.
White cho rằng nổi tiếng về việc mạnh mẽ bênh vực các giáo huấn truyền thống Công Giáo và thường một cách thẳng thừng, không vị nể, Đức Hồng Y Pell chưa bao giờ e ngại lên tiếng và phát biểu ý kiến.
Về việc thay đổi khí hậu chẳng hạn, nhiều người cho ngài là một trong những người bác bỏ, nhưng dịp này, ngài cho hay ngài “chưa bao giờ bác bỏ việc thay đổi khí hậu” và ngài tin nó “rất mạnh mẽ”, nhưng không chắc chắn về việc con người có thể làm gì đối với nó.
Theo White, ngài kể ra khá nhiều điển hình về thay đổi khí hậu: như thời Trung cổ chẳng hạn, sông Rhine đã khô cạn đến 2 lần và không khí thời Chúa Giêsu nóng hơn bây giờ. Ngài bảo “Điều tôi chống đối là ý niệm thổi phồng, cho rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn để giảm thiểu, thay đổi các mẫu mực tự nhiên mênh mông này”.
Tuy nhiên, “không thảo chương vi tính tiên đoán về việc thay đổi khí hậu nào chính xác cả. Không một thảo chương nào”. Có một “sự cách biệt giữa chứng cớ và các đề nghị về chính sách”.
Tiến sĩ George Weigel: Nền Ngoại Giao Của Vatican Tạo Được Sự Khác Biệt
J.B. Đặng Minh An dịch
19:34 25/09/2021
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã có một bài nhận định sau đăng trên tờ First Things về chính sách ngoại giao của Tòa Thánh.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Nền Ngoại Giao Của Vatican Tạo Được Sự Khác Biệt
George Weigel
Ngày 25 tháng 6 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tổng trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Tòa thánh – nói nôm na là “bộ trưởng ngoại giao của Vatican” - đã nói trong một cuộc họp báo rằng ngài và các đồng nghiệp của mình không tin rằng việc Vatican lên tiếng công khai về cuộc đàn áp lớn đang được tiến hành ở Hương Cảng có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào”. Tôi xin phép không đồng ý. Việc Vatican lên tiếng bênh vực các quyền cơ bản của con người như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do báo chí ở Hương Cảng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt. Hãy để tôi chỉ ra các phương cách.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về mặt tinh thần và nâng cao dũng khí của những người Công Giáo Hương Cảng can đảm như Jimmy Lai, người bạn của tôi, hiện đang ngồi tù, và luật sư ủng hộ dân chủ cao quý, Martin Lee. Những người đàn ông này thực sự thắc mắc tại sao âm thanh của sự im lặng lại thịnh hành ở Rôma trong khi họ đang bị bắt bớ, truy tố và bỏ tù vì sống theo chân lý được Chúa, mà họ tin theo, dạy bảo; và cũng được dạy bởi Giáo hội mà họ yêu mến.
Nó sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể đối với những người Công Giáo bất khuất ở cả Hương Cảng và Trung Quốc đại lục. Nhiều người trong số những người nam nữ dũng cảm này cảm thấy bị thẩm quyền trung ương của Giáo hội bỏ rơi, và họ tự hỏi tại sao. Họ hiểu rằng điều mà bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc muốn không phải là “đối thoại” với Vatican mà là sự phục tùng hoàn toàn của Giáo Hội Công Giáo đối với nhà nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản thống trị; và đối với chương trình “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo. Họ không chấp nhận quan điểm cho rằng việc đầu quân cho những kẻ độc tài toàn trị như Tập Cận Bình cuối cùng sẽ cải thiện tình hình của họ, bởi vì họ biết rằng cuộc đấu tranh của họ, giống như cuộc đấu tranh của Giáo hội ở Trung và Đông Âu sau Thế chiến thứ hai, là một trò chơi có tổng bằng không: Nghĩa là ai đó sẽ thắng, và ai đó sẽ thua.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt cho tương lai của việc truyền giáo ở Trung Quốc. Chế độ cộng sản Trung Quốc không bất tử. Khi điều đó diễn ra, và chắc chắn sẽ xảy ra, Trung Quốc sẽ trở thành cánh đồng truyền giáo Kitô lớn nhất kể từ khi người Âu Châu đến vùng Tây bán cầu này vào thế kỷ 16. Lợi thế so sánh sẽ nằm ở những cộng đồng Kitô Giáo chống lại chế độ tồi tệ đã sụp đổ, chứ không nằm ở những cộng đồng đã cố gắng tìm một chỗ ngồi chung với những kẻ không muốn đồng bàn với ai. Ngay sau nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Gallagher, National Review đã đưa ra những nhận xét này: “Trong tương lai, khi Trung Quốc là một quốc gia tự do, người dân sẽ nhìn lại không có gì khác ngoài sự ghê tởm đối với vô số tập đoàn, tổ chức và những người nổi tiếng của Mỹ đã giúp tạo ra sự cai trị độc đoán dưới một số quan niệm sai lầm đến mức ngu xuẩn rằng người dân Trung Quốc hoàn toàn bằng lòng để sống vô thời hạn mà không có các quyền tự do cơ bản mà chúng ta đã coi là đương nhiên trong hơn 200 năm qua”. Không một nhà ngoại giao Vatican nào lại muốn sự khinh miệt tương tự rơi vào Giáo Hội Công Giáo.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc khôi phục thẩm quyền đạo đức của Tòa thánh trong nền chính trị thế giới. Vatican không có quyền lực thực sự, như thế giới hiểu về quyền lực. Năng lực của Tòa Thánh trong việc định hình các sự kiện, dù ở hậu trường hay trên bàn đàm phán quốc tế, hoàn toàn phụ thuộc vào đòn bẩy đạo đức mà Tòa Thánh có thể áp dụng, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn và dường như đầy chông gai. Nhờ chứng tá táo bạo trước công chúng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đòn bẩy đạo đức như vậy đã là công cụ để định hình cuộc cách mạng lương tâm chuẩn bị và làm nên cuộc Cách mạng năm 1989 ở Đông Trung Âu. Thẩm quyền luân lý của Vatican cũng rất quan trọng trong việc chống lại những nỗ lực của chính quyền Clinton nhằm tuyên bố phá thai theo yêu cầu là một nhân quyền cơ bản của con người tại Hội nghị Thế giới về Dân số và Phát triển ở Cairo năm 1994. Trong cả hai trường hợp, nói một cách mạnh dạn, công khai và mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt thực sự, và biến việc giảng dạy đạo đức thành đòn bẩy đạo đức và chính trị. Nếu bài học đó đã bị lãng quên ở Vatican thế kỷ 21, thì nó cần phải được xem xét lại.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc quảng bá học thuyết xã hội của Giáo hội, vốn thường là vấn đề đối với các lớp học hơn là ở các quảng trường công cộng. Giáo hội phản kháng ở Hương Cảng và Trung Quốc không nhận tín hiệu từ John Locke và Thomas Paine; họ đang sống những nguyên lý cơ bản của học thuyết xã hội Công Giáo và sự hiểu biết về mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước. Tất nhiên, học thuyết xã hội đó có những ứng dụng vượt xa biên giới Trung Quốc. Nhưng nếu nó dường như bị các nhà chức trách cao nhất của Giáo hội phớt lờ trong những trường hợp khó khăn nhất, thì nó bị giới hạn trong giới học thuật mà thôi.
Nó sẽ tạo ra sự khác biệt khi đưa Luca 22:32 vào cuộc sống trong Giáo hội đương đại. Chúa đã hướng dẫn Phêrô “củng cố” các anh em của mình. Những người anh em của Phêrô ở Hương Cảng không cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh bởi Phêrô và những người cộng tác thân cận nhất của ngài ở Vatican ngày nay. Họ cảm thấy điều gì đó hoàn toàn ngược lại. Và đó có lẽ là lý do nghiêm trọng nhất tại sao Tòa thánh nên xem xét lại những âm thanh của sự im lặng đối với Hương Cảng và thực sự là toàn bộ Trung Quốc.
Source:First Things
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đùng Đùng Và Cho Phép
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:25 25/09/2021
Đùng Đùng Và Cho Phép
Tin mừng thứ Hai và thứ Ba sau Chúa Nhật XXVI TN lại nói đến đề tài tham quyền chức và nạn độc quyền nơi các tông đồ (x.Lc 9,46-56). (Ngày Chúa Nhật XXVI thì theo thánh sử Maccô). Chỉ có 12 vị được Chúa Giêsu tuyển chọn trong số các môn đệ, được Chúa hướng dẫn, dạy bảo tận tình, thế mà chước cám dỗ quyền chức vẫn mãi đeo bám các ngài. Xin được mạn bàn thêm một vài hình thức độc quyền nơi những người quyền cao chức trọng ngoài xã hội và cả trong Giáo Hội Công Giáo.
1.Cho phép: Để thể hiện quyền lực của mình nhiều vị lãnh đạo thường bị cám dỗ bắt người dân, người thuộc quyền tuân giữ quy luật: “phải xin phép”. Dù rằng Liên Hiệp Quốc đã ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 khá đầy đủ các quyền căn bản của con người. Thế nhưng để con người, nhất là người dân được hưởng những quyền lợi chính đáng ấy thì nhiều Chính phủ nhiều quốc gia bắt “phải xin phép”. Dĩ nhiên đã xin thì cần chờ được cho. Muốn được cho thì có đó nhiều điều kiện từ dễ đến khó mà dân gian gọi là “làm khó dễ”. Nhiều chuyện cười ra nước mắt có đó với đủ loại giấy tờ phải xin phép trong hoàn cảnh dịch bệnh tại nước ta thời gian qua.
Trong giáo hội thì có tình trạng “ban phép”. Hàng tư tế thừa tác thường nghĩ rằng việc cử hành các bí tích là ban phép. Cách vô tình các ngài lầm tưởng ân sủng là cái gì đó thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng thực ra các ngài chỉ là những thừa tác viên, những người quản lý không hơn không kém và ngay chính các ngài cũng là người cần được đón nhận. Đã là “ban phép” thì tín hữu muốn lãnh nhận cũng phải xin. Đã xin thì rồi lại phải hội đủ điều kiện mà lắm khi không cần thiết và quá khó khăn vì là do các vị đặt ra. Dù không là phổ biến, nhưng để vượt qua ải khó khăn thì thường có đó sự “luồn lách” và sau đó là “sự hâu tạ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhiều lần cảnh giác các mục tử về tình trạng “làm quan thuế”, “ra quota” cho ân sủng. Thế nhưng chuyện “phép vua thua lệ làng” vẫn nhan nhãn trong các tập thể tôn giáo.
2.Đùng đùng: Đây là trạng từ bà con gần đây thường dùng khi nói về chuyện “loạn văn bản” trong thời dịch. Đùng đùng ra lệnh này rồi đùng đùng đổi thay. Đùng đùng áp dụng Chỉ Thị này rồi đổi Chỉ Thị kia khiến bà con và nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp. Cung cách hành xử “đùng đùng” là một trong những hình thức “cha chú”, độc quyền, “độc đoán”, thiếu sự tôn trọng người dân. Rất nhiều khi ra văn bản hôm nay thì ngày mai, thậm chí vài tiếng đồng hồ sau bắt người dân phải tuân giữ. Dĩ nhiên là có biện pháp chế tài qua các hình phạt tạo điều kiện cho nhiều người “thi hành công vụ” lộng quyền.
Trong giáo hội thì có tình trạng “đùng đùng” cách tinh tế kiểu ‘đạo đức” đó là việc bổ nhiệm nhân sự. Có thể nói tại Việt Nam rất nhiều hội dòng, nhiều giáo phận có tình trạng “đùng đùng” khi thuyên chuyển nhân sự. Bề dưới thường được giáo dục nhân đức vâng phục nên dễ chấp nhận tình trạng “đùng đùng”. Mở văn thư sứ vụ ra rồi mới biết mình chuyển đi đâu. Đang ở xứ thì đùng đùng nhận lệnh làm giấy tờ thuyên chuyển mà nhiều khi không biết mình đi đâu, hoặc chỉ biết thì chỉ qua cú điện thoại dăm bảy ngày trước đó mà không thấy hỏi han hay bàn bạc, dù rằng các nhân sự thường là trên hàng “tam thập nhi lập” hay “ tứ thập nhi bất hoặc”, có khi là trên cả “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Tình trạng “đùng đùng” là độc đoán và nó có cơ sở trên nạn “độc quyền”.
Qua các hình trạng “cho phép” và “đùng đùng” thí hẳn chúng ta đều thấy những hậu quả đáng tiếc và đáng trách của nạn độc quyền. Mong sao người dân và đoàn tín hữu ý thức đúng và can đảm nắm lấy các quyền lợi căn bản của mình. Ước gì có được những cơ chế, luật lệ hạn chế bớt quyền hạn độc tôn của những vị lãnh đạo cao cấp. Hình thái Tam Quyền phân lập (Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp) xem ra khá hợp lý và văn minh trong cơ chế điều hành xã hội. Phải chăng cũng nên áp dụng hình thức này trong các tập thể tôn giáo? Theo Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo hiện nay thì vẫn còn tập trung quyền lực (tam quyền) nơi một số chức vị. Hy vọng rằng với nỗ lực phân quyền và tản quyền của Đức Phanxicô thì tình trạng này sẽ được dần đổi thay.
Bản thân đã từng nghe tâm sự nhiều lần đó là dân chúng cũng như đoàn tín hữu bên dưới ngày nay không còn phải là “đàn cừu của panurge” ngày xưa (ngu ngơ theo quán tính cách thiếu ý thức). Chẳng qua là vì trong tay không có vũ khí gì thôi nên lắm khi đành chịu vậy. May ra còn có vũ khí khá lợi hại là “ngôn luận”. Dù rằng còn đó nhiều nơi, nhiều tập thể chỉ cho được tự do khi đã được kiểm duyệt, nhưng mạng lưới xã hội và nhiều kênh độc lập khác cũng phần nào giúp họ dần dần lấy lại cái quyền căn bản này và từ đó sẽ có được những quyền chính đáng khác, để sống cho xứng với phẩm vị con người, người con cái Thiên Chúa. Hy vọng rằng những dòng thiển ý của tôi trên đây là một trong những nỗ lực ấy.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin mừng thứ Hai và thứ Ba sau Chúa Nhật XXVI TN lại nói đến đề tài tham quyền chức và nạn độc quyền nơi các tông đồ (x.Lc 9,46-56). (Ngày Chúa Nhật XXVI thì theo thánh sử Maccô). Chỉ có 12 vị được Chúa Giêsu tuyển chọn trong số các môn đệ, được Chúa hướng dẫn, dạy bảo tận tình, thế mà chước cám dỗ quyền chức vẫn mãi đeo bám các ngài. Xin được mạn bàn thêm một vài hình thức độc quyền nơi những người quyền cao chức trọng ngoài xã hội và cả trong Giáo Hội Công Giáo.
1.Cho phép: Để thể hiện quyền lực của mình nhiều vị lãnh đạo thường bị cám dỗ bắt người dân, người thuộc quyền tuân giữ quy luật: “phải xin phép”. Dù rằng Liên Hiệp Quốc đã ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 khá đầy đủ các quyền căn bản của con người. Thế nhưng để con người, nhất là người dân được hưởng những quyền lợi chính đáng ấy thì nhiều Chính phủ nhiều quốc gia bắt “phải xin phép”. Dĩ nhiên đã xin thì cần chờ được cho. Muốn được cho thì có đó nhiều điều kiện từ dễ đến khó mà dân gian gọi là “làm khó dễ”. Nhiều chuyện cười ra nước mắt có đó với đủ loại giấy tờ phải xin phép trong hoàn cảnh dịch bệnh tại nước ta thời gian qua.
Trong giáo hội thì có tình trạng “ban phép”. Hàng tư tế thừa tác thường nghĩ rằng việc cử hành các bí tích là ban phép. Cách vô tình các ngài lầm tưởng ân sủng là cái gì đó thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng thực ra các ngài chỉ là những thừa tác viên, những người quản lý không hơn không kém và ngay chính các ngài cũng là người cần được đón nhận. Đã là “ban phép” thì tín hữu muốn lãnh nhận cũng phải xin. Đã xin thì rồi lại phải hội đủ điều kiện mà lắm khi không cần thiết và quá khó khăn vì là do các vị đặt ra. Dù không là phổ biến, nhưng để vượt qua ải khó khăn thì thường có đó sự “luồn lách” và sau đó là “sự hâu tạ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhiều lần cảnh giác các mục tử về tình trạng “làm quan thuế”, “ra quota” cho ân sủng. Thế nhưng chuyện “phép vua thua lệ làng” vẫn nhan nhãn trong các tập thể tôn giáo.
2.Đùng đùng: Đây là trạng từ bà con gần đây thường dùng khi nói về chuyện “loạn văn bản” trong thời dịch. Đùng đùng ra lệnh này rồi đùng đùng đổi thay. Đùng đùng áp dụng Chỉ Thị này rồi đổi Chỉ Thị kia khiến bà con và nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp. Cung cách hành xử “đùng đùng” là một trong những hình thức “cha chú”, độc quyền, “độc đoán”, thiếu sự tôn trọng người dân. Rất nhiều khi ra văn bản hôm nay thì ngày mai, thậm chí vài tiếng đồng hồ sau bắt người dân phải tuân giữ. Dĩ nhiên là có biện pháp chế tài qua các hình phạt tạo điều kiện cho nhiều người “thi hành công vụ” lộng quyền.
Trong giáo hội thì có tình trạng “đùng đùng” cách tinh tế kiểu ‘đạo đức” đó là việc bổ nhiệm nhân sự. Có thể nói tại Việt Nam rất nhiều hội dòng, nhiều giáo phận có tình trạng “đùng đùng” khi thuyên chuyển nhân sự. Bề dưới thường được giáo dục nhân đức vâng phục nên dễ chấp nhận tình trạng “đùng đùng”. Mở văn thư sứ vụ ra rồi mới biết mình chuyển đi đâu. Đang ở xứ thì đùng đùng nhận lệnh làm giấy tờ thuyên chuyển mà nhiều khi không biết mình đi đâu, hoặc chỉ biết thì chỉ qua cú điện thoại dăm bảy ngày trước đó mà không thấy hỏi han hay bàn bạc, dù rằng các nhân sự thường là trên hàng “tam thập nhi lập” hay “ tứ thập nhi bất hoặc”, có khi là trên cả “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Tình trạng “đùng đùng” là độc đoán và nó có cơ sở trên nạn “độc quyền”.
Qua các hình trạng “cho phép” và “đùng đùng” thí hẳn chúng ta đều thấy những hậu quả đáng tiếc và đáng trách của nạn độc quyền. Mong sao người dân và đoàn tín hữu ý thức đúng và can đảm nắm lấy các quyền lợi căn bản của mình. Ước gì có được những cơ chế, luật lệ hạn chế bớt quyền hạn độc tôn của những vị lãnh đạo cao cấp. Hình thái Tam Quyền phân lập (Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp) xem ra khá hợp lý và văn minh trong cơ chế điều hành xã hội. Phải chăng cũng nên áp dụng hình thức này trong các tập thể tôn giáo? Theo Bộ Giáo luật Giáo Hội Công Giáo hiện nay thì vẫn còn tập trung quyền lực (tam quyền) nơi một số chức vị. Hy vọng rằng với nỗ lực phân quyền và tản quyền của Đức Phanxicô thì tình trạng này sẽ được dần đổi thay.
Bản thân đã từng nghe tâm sự nhiều lần đó là dân chúng cũng như đoàn tín hữu bên dưới ngày nay không còn phải là “đàn cừu của panurge” ngày xưa (ngu ngơ theo quán tính cách thiếu ý thức). Chẳng qua là vì trong tay không có vũ khí gì thôi nên lắm khi đành chịu vậy. May ra còn có vũ khí khá lợi hại là “ngôn luận”. Dù rằng còn đó nhiều nơi, nhiều tập thể chỉ cho được tự do khi đã được kiểm duyệt, nhưng mạng lưới xã hội và nhiều kênh độc lập khác cũng phần nào giúp họ dần dần lấy lại cái quyền căn bản này và từ đó sẽ có được những quyền chính đáng khác, để sống cho xứng với phẩm vị con người, người con cái Thiên Chúa. Hy vọng rằng những dòng thiển ý của tôi trên đây là một trong những nỗ lực ấy.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
VietCatholic TV
Chỉ vài ngày, số vị HY nhiễm vi rút tăng đến 20 vị. Chứng tá các nữ tu làm Thẩm Phán TCPV cảm động
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:28 25/09/2021
1. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Clarence Thomas ghi nhận tấm gương chống phân biệt chủng tộc của các nữ tu Công Giáo
Các nữ tu Công Giáo và tấm gương của ông bà nội ngoại đã giúp thẩm phán Tòa án Tối cao Clarence Thomas thấm nhuần niềm tin rằng tất cả mọi người đều là con của Chúa và ý thức hệ phân biệt chủng tộc của xã hội Mỹ là sự phản bội những lời hứa tốt đẹp nhất của nó, ông nói trong một diễn từ hôm thứ Năm.
“Các nữ tu của tôi và ông bà của tôi đã sống đúng với thiên chức thiêng liêng của họ trong thời đại gay gắt về chủng tộc, và họ đã làm như vậy với niềm tự hào, với phẩm giá và danh dự. Mong chúng ta tìm thấy nơi họ gương sáng này để bắt chước họ,” Thẩm Phán Thomas nói tại Đại học Notre Dame hôm 16 tháng 9.
“Cho đến ngày nay, tôi vẫn luôn tôn kính, ngưỡng mộ và yêu mến các nữ tu của mình. Các sơ là những người phụ nữ mộ đạo, can đảm và có nguyên tắc”.
Thẩm Phán Thomas, là thẩm phán người Da Đen thứ hai của Tối Cao Pháp Viện, đã đưa ra diễn từ của ông theo lời mời của Trung tâm Công dân và Chính phủ Lập hiến, một sáng kiến mới của Đại Học Notre Dame tập trung vào các cuộc thảo luận và học thuật liên quan đến Công Giáo và công ích.
“Trong thế hệ của tôi, một trong những khía cạnh trung tâm trong cuộc sống của chúng tôi là tôn giáo và giáo dục tôn giáo. Sự kiện lớn nhất và duy nhất trong buổi thiếu thời của tôi là được sống với ông bà của mình vào năm 1955”.
Ông nội của Thẩm Phán Thomas là một người cải đạo sang Công Giáo “rất sùng đạo”, trong khi bà nội của ông là một người theo Tin lành Báp-tít. Thẩm Phán Thomas, khi đó là học sinh lớp hai, được gửi cùng với anh trai của mình đến Trường Grammar Thánh Biển Đức ở Savannah, Georgia. Vào thời điểm đó, ông chưa theo đạo Công Giáo, nhưng sau vài năm, ông đã cải đạo sang Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
2. Chính thống giáo Nga chống lại các 'yêu sách' của Constantinople
“Trên thế giới có những kẻ quyết tâm phá hủy các truyền thống của Chính thống giáo, gieo rắc chia rẽ và thù địch giữa các dân tộc và Giáo hội,” Đức Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo Nga đã tuyên bố như trên trong lời chào mừng tại buổi lễ khai mạc một hội nghị khoáng đại bàn về vận mệnh chung của Chính Thống Giáo. Hội nghị có nhan đề: “Chính thống giáo thế giới: quyền tối thượng và sự hiệp thông dưới ánh sáng của Huấn quyền Chính thống”.
Được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 9 tại Hội trường Thượng Hội đồng của nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, sự kiện này có sự tham dự của các thành viên trong Ủy ban Thần học-Kinh thánh của Thượng Hội đồng Giám mục, đại diện của các tổ chức thần học, một số giám mục và linh mục, và các vị khách từ các Giáo Hội Chính Thống khác có quan hệ tốt với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Theo Đức Thượng Phụ Kirill, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đang tìm cách áp dụng mô hình của Giáo Hội Công Giáo lên Chính Thống Giáo, cụ thể là hình thành vai trò của một Đức Giáo Hoàng Chính Thống Giáo do Tòa Constantinople nắm giữ.
Cho đến nay, Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinope là vị thứ nhất trong các Thượng Phụ Chính Thống Giáo ngang hàng với nhau. Nghĩa là, vai trò của Đức Thượng Phụ Đại Kết Constantinope chỉ có tính cách nghi lễ, chứ không có quyền tài phán trên các Giám Mục Chính Thống Giáo khác, như vai trò của Đức Giáo Hoàng với các Giám Mục Công Giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các đại hội đồng trong hai mươi năm qua, Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã từ chối thảo luận về vấn đề quyền tối thượng trong Giáo hội, vì sợ rằng đó là một nỗ lực nhằm đề cao vai trò của Đức Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople.
Source:Asia News
3. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức Georg Baetzing bảo vệ một quyết định của Đức Giáo Hoàng
Hôm thứ Hai, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức đã bảo vệ quyết định của Đức Giáo Hoàng bác bỏ đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Hamburg. Ngài được tiếp tục giữ chức vụ này, mặc dù có những sai sót trong việc giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Đức Cha Georg Baetzing, Giám Mục giáo phận Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng ngài hiểu mọi người cảm thấy thế nào về quyết định này, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm điều đó bằng cách tuân thủ các quy tắc mới nghiêm ngặt mà ngài đã thiết lập sau hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng vào năm 2019 trong cố gắng ngăn chặn việc che đậy.
“Có rất nhiều người bối rối trước quyết định này - họ nói lên sự thất vọng, họ mong đợi một điều gì đó khác, trong số đó có không ít những người bị ảnh hưởng”, Đức Cha Baetzing nói khi bắt đầu cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Giám mục Đức, mà ngài chủ tọa. “Tôi có thể hiểu rõ điều đó”.
Tuy nhiên, Đức Cha Baetzing cho biết “Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuân thủ luật pháp do chính ngài ban hành”. Ngài cho biết quy định mới phác thảo các tiêu chí theo đó các giám mục có thể bị cách chức, và “trong những năm gần đây, một số giám mục trên thế giới đã bị trừng phạt, vì quan điểm pháp lý mới này”.
Sáu tháng sau khi Đức Tổng Giám Mục Stefan Hesse đề nghị từ chức, Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Berlin vào tuần trước cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức này. Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cho biết Vatican đã tìm thấy những “sai sót cá nhân” từ phía Đức Cha Hesse nhưng một cuộc điều tra không cho thấy rằng những sai sót này đã xảy ra với ý định che đậy các vụ lạm dụng.
Tòa Sứ Thần Tòa Thánh cũng cho biết Đức Cha Hesse đã nhận ra những sai lầm của ngài khi phục vụ với tư cách là linh mục Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Köln “với lòng khiêm nhường”. Một nhóm giáo dân Công Giáo rất có thế lực của Đức đã chỉ trích gay gắt quyết định này.
Đề nghị từ chức của Đức Cha Hesse được đưa ra sau khi một báo cáo cho thấy có 75 trường hợp các viên chức tại tổng giáo phận Köln đã không giải quyết đến nơi đến chốn trong những trường hợp như vậy. Đức Cha Hesse, khi ấy còn là linh mục Tổng Đại Diện bị quy lỗi trong 11 trường hợp.
Đức Tổng Giám Mục Köln, là Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, đã hoàn toàn không dính líu gì đến các trường hợp sai trái này, nhưng vẫn bị áp lực phải từ chức. Ngài đã kiên quyết không từ chức.
Vatican đã cử hai đặc phái viên đến Köln vào tháng 6 để điều tra những sai lầm có thể xảy ra của các viên chức cấp cao của giáo hội trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục trong quá khứ và “tình hình mục vụ phức tạp” trong giáo hội bị chia rẽ sâu sắc ở đó.
Đức Cha Baetzing cho biết ngài vẫn đang chờ đánh giá từ Rôma về kết luận tổng thể của họ.
Source:ABC News
4. Chỉ trong vài ngày, số vị Hồng Y nhiễm coronavirus tăng từ 14 lên 20 vị
Đức Hồng Y José Freire Falcão, Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia sẽ tròn 96 tuổi vào ngày 23 tháng 10 tới đây, vừa được khẩn cấp đưa vào bệnh viện vì nhiễm coronavirus. Với biến cố này, số Hồng Y nhiễm coronavirus tăng từ 14 lên 20 vị.
Đức Hồng Y José Freire Falcão được Đức Gioan Phaolô tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 1988. Ngài được đưa vào bệnh viện dù trước đó tình trạng sức khỏe của ngài tương đối tốt và được giám sát y tế nghiêm ngặt. Đức Cha Dom Marconi, Giám Mục Phụ Tá của Brasilia, đã yêu cầu cầu nguyện cho Hồng Y vì một số bệnh lý trước đây của ngài có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Từ đầu đại dịch Covid-19 cho đến ngày nay, 20 Hồng Y đã bị nhiễm bệnh trên khắp thế giới, trong đó Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid, đã không may qua đời vào tháng Giêng năm 2021. Các vị Hồng Y nhiễm phải virút độc địa này là:
1) Đức Hồng Y Jose Advincula - Tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân - hiện đang nằm bệnh viện.
2) Đức Hồng Y Jorge Urosa - Tổng giám mục hiệu tòa của Caracas, Venezuela - đã qua đời vì covid 19
3) Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti - Tổng Giám Mục Perugia, Ý - nằm bệnh viện vài tuần, nay đã khỏi bệnh.
4) Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng Giám Mục Managua, Nicaragua - nhập viện, chữa khỏi, xuất viện nhưng hiện đang bị cách ly.
5) Đức Hồng Y Raymond L. Burke - nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng, đã khỏi bệnh. Hiện đang nghỉ dưỡng sức.
6) Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục hiệu tòa của Rio de Janeiro, Brazil - Qua đời ngày 19 tháng Giêng năm 2021.
7) Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng giám mục Bologna, xét nghiệm dương tính với Covid, bị buộc phải cô lập tại nhà hồi tháng 12 năm 2020. Nay đã khỏi.
8) Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám mục hiệu tòa của Manila, Phi Luật Tân, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Xét nghiệm dương tính, và nhập viện ở Manila. Đã chữa lành tháng 9 năm 2020.
9) Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxembourg và Chủ tịch Comece, Xét nghiệm dương tính vào tháng Giêng năm 2021. Hiện nay đã khỏi.
10) Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng giám mục hiệu tòa của Naples, Ý. Đã bị nhiễm và được chữa lành tháng Giêng năm 2021.
11) Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng giám mục hiệu tòa của Agrigento, Ý. Bị lây nhiễm. Đã lành bệnh hồi tháng 10 năm 2020.
12) Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, nhập viện vào ngày 21 tháng 12 năm 2020 tại Gemelli. Nay đã khỏi.
13) Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Chủ tịch danh dự của Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành phố Vatican và Thống đốc danh dự của Chính quyền Quốc gia Thành phố Vatican. Đã lây nhiễm và được chữa lành tháng 12 năm 2020.
14) Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, sốt cao, xét nghiệm dương tính với coronavirus, được đưa vào bệnh viện Gemeli ngày 30 tháng 3, 2020. Ngài được xuất viện ngày 10 tháng Tư.
15) Đức Hồng Y Norberto Rivera, Tổng giám mục hiệu tòa của tổng giáo phận Mexico City. Trong nhiều ngày, ngài phải nhập viện vì Covid 19 tại một phòng khám tư nhân và không có đủ tài chính để trang trải.
16) Đức Hồng Y Celestino Aós, Tổng giám mục Santiago de Chile.
17) Đức Hồng Y Philippe Ouédraogo, Tổng giám mục của Ouagadougou, Burkina Fasso.
18) Đức Hồng Y Vinko Puljić của tổng giáo phận Sarajevo, Bosnia Herzegovina.
19) Đức Hồng Y José Freire Falcão, Tổng giám mục hiệu tòa của Brasilia được khẩn cấp đưa vào bệnh viện ngày 20 tháng 9.
20) Đức Hồng Y Oscar Rodríguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras. Guarito
Source:Sismogrfo
Đức Thánh Cha ngao ngán Cảnh Giáng sinh 2020, năm nay nhập cảng từ Nam Mỹ. Buổi hát Te Deum ngoạn mục ở Chile
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 25/09/2021
1. Cảnh Giáng sinh ở Vatican 2021 sẽ đến từ Peru
Cảnh Giáng sinh ở Vatican 2021 năm nay sẽ đến từ Peru và chắc chắn sẽ không làm Đức Thánh Cha thất vọng như Cảnh Giáng Sinh hết sức kỳ cục hồi năm ngoái.
Năm ngoái, lễ Giáng Sinh ở Vatican, đối với một số người, đến từ ngoài không gian; vào năm 2021, nó đến từ Andes.
Máng cỏ năm 2021 sẽ được đặt tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican để chào mừng Giáng sinh sẽ đến từ thị trấn Chopcca, Peru, một thị trấn nhỏ nép mình trên dãy Andes cao hơn 12,000 feet, tức là 3657m.
“ Kể từ ngày 15 tháng 12 và trong 45 ngày, hơn 100 triệu khách du lịch và những người theo dõi các phương tiện truyền thông sẽ chú ý đến cảnh Giáng sinh ở Tòa Thánh xoay quanh máng cỏ vùng núi Andes”, một thông báo từ hãng thông tấn Andina cho biết. Andina là phương tiện truyền thông chính thức của Peru.
Cảnh Chúa Giáng Sinh năm ngoái, một tập hợp 54 nhân vật có niên đại từ những năm 1960 và 1970, đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người mô tả nó là “một số bộ phận xe hơi, đồ chơi trẻ em và một phi hành gia”. Phản ứng đối với cảnh Giáng Sinh năm ngoái tại quảng trường Thánh Phêrô là rất tiêu cực. Thông thường, sau buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Tedeum vào chiều cuối năm, Đức Giáo Hoàng sẽ ra viếng hang đá. Năm ngoái, ngài đã không làm như thế. Trước đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, mà không nhắc một lời nào đến Cảnh Giáng Sinh được trưng bày tại giữa quảng trường Thánh Phêrô.
Vatican vẫn chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng hãng thông tấn địa phương đã công bố một đoạn video với hình ảnh 3 chiều dựng lại cảnh Chúa giáng sinh.
Cảnh giáng sinh của Chopcca sẽ có hơn 30 tác phẩm và sẽ được thực hiện bởi 5 nghệ sĩ nổi tiếng của Huancavelica. Huancavelica là một thị trấn nằm giữa Lima và Cusco.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha tỏ ra không hài lòng với cảnh Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô năm 2020
Phân tích những phát biểu của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng 12, năm ngoái 2020, thông tấn xã Reuters cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô xem ra chán ngán cảnh Chúa Giáng Sinh theo phong cách thời đại không gian ở quảng trường Thánh Phêrô trong đó có một phi hành gia và một nhân vật gợi nhớ đến nhân vật phản diện Darth Vader của Stars Wars.
Trong ngày Chúa Nhật 20 tháng 12, năm ngoái 2020, Đức Giáo Hoàng đã hai lần kêu gọi du khách đến xem một cuộc triển lãm 100 cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống ở các hàng cột của quảng trường, nhưng ngài không hề đề cập một lời nào đến cảnh Giáng Sinh bằng đồ gốm với phong cách thời đại không gian, hoàn toàn đoạn tuyệt với cảnh Chúa Giáng Sinh truyền thống mà Đức Thánh Cha rất trân trọng đến mức ngài đã dành hẳn một tông thư để nhấn mạnh. Đó là Tông thư Admirabile Signum - Dấu Chỉ Tuyệt Vời về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh,
Ngài nói hôm Chúa Nhật 20 tháng 12, 2020: “Chủ nghĩa tiêu dùng đã bắt cóc lễ Giáng Sinh, và nói thêm rằng không có chủ nghĩa tiêu dùng trong máng cỏ ở Bethlehem”.
“Những gì ở đó,” ngài nói, “là thực tế, nghèo đói và tình yêu”.
Vatican sử dụng một cảnh Chúa Giáng Sinh khác nhau mỗi năm, do một chính quyền thành phố nào đó của Ý tặng. Trên thực tế, chính quyền thành phố đó lựa chọn, và việc lựa chọn đó thường do các nghệ sĩ có ảnh hưởng trong thành phố quyết định.
Cảnh Chúa Giáng Sinh năm 2020 tại quảng trường Thánh Phêrô, đến từ thành phố Castelli, thuộc giáo phận Teramo của tỉnh Abruzzo ở miền trung nước Ý, đã nhận được những lời phê bình gay gắt trên các phương tiện truyền thông và từ những du khách đến thăm quảng trường.
Phản ứng thông thường trước cảnh Chúa Giáng Sinh là một thái độ chiêm ngắm, tôn thờ. Người ta không thấy những thái độ như thế đối với cảnh Chúa Giáng Sinh năm 2020 tại Vatican. Reuters ghi nhận rằng nhẹ nhàng nhất là người ta bày tỏ sự ngỡ ngàng bối rối trước cảnh này. Nặng hơn thì bày tỏ sự khinh miệt.
Source:Reuters
3. Sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest, Giáo Hội tại Hung Gia Lợi cầu nguyện cho Chân Phước Zoltán Meszlényi sớm được tuyên thánh
Cháu gái của chân phước Zoltán Meszlényi cho biết một chút thông tin chi tiết về vị giám mục sùng đạo và can đảm này, là người đã qua đời vào những năm 1950.
Chân phước Zoltán Lajos Meszlényi là một giám mục người Hung Gia Lợi, là người đã đảm nhận vai trò nguy hiểm là Giám Quản Tông Tòa Esztergom vào năm 1950, bất chấp chế độ Cộng sản và sự lựa chọn ứng viên của nó. Theo Catholic Saints Guy, vì thế, ngài đã đặt tính mạng của mình vào tình thế nguy hiểm.
Tuy nhiên, ngài đã sẵn lòng nhận công việc, và tuyên bố trong bài phát biểu nhậm chức của mình rằng “ Chúa Kitô, Đấng là mục tử trung tín của Đức tin và Giáo hội chúng ta - vì lòng trung thành, chúng ta sẽ không chối bỏ Ngài bao giờ! Vì thế, Lạy Chúa, xin hãy giúp con”.
Vị giám mục mới được bổ nhiệm không được để yên. Thật vậy, chỉ 12 ngày sau khi nhậm chức, ngài đã bị Cộng sản bắt và đưa đến trại giam Kistarcsa. Ở đó, vị Tân Giám Mục 58 tuổi đã phải chịu những đòn tra tấn, thiếu thốn thức ăn và máy sưởi, và bị buộc phải lao động khắc nghiệt.
Vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, nên ngài phải gánh chịu sự tra tấn ác nghiệt. Cộng sản đã bắt ngài phải chịu đựng điều kiện thời tiết băng giá vào mùa đông, buộc ngài phải ngủ với cửa sổ mở toang.
Tuy nhiên, như cháu gái của ngài, là cô Nora Meszlényi, chia sẻ với chúng tôi rằng: “Người cuối cùng nhìn thấy ngài còn sống trong nhà tù nói rằng vị Giám Mục đã đưa cho người ấy chiếc áo khoác mùa đông của mình mà không cần suy nghĩ kỹ khi thấy ông ta rùng mình vì trời lạnh giá vào mùa đông.” Đó là một hành động quên mình điển hình của người tử vì đạo quảng đại.
Vị Giám Mục Hung Gia Lợi đã không chịu nổi sự đối xử khắc nghiệt và qua đời vào khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1954. Bọn cầm quyền Cộng sản đã giam giữ ngài mà không cần xét xử, và giấu kín số phận của ngài với người dân.
Giống như nhiều vị tử đạo khác, Đức Cha Meszlényi đặt đức tin lên trước cuộc sống của chính mình. Nhưng, nhờ có cháu gái của ngài, chúng ta có thể thu thập thêm một chút về vị Giám Mục hiện đang trên đường được tuyên thánh.
Source:Aleteia
4. Đức Hồng Y Chí Lợi phản đối sự đối xử bất công đối với Giáo Hội Công Giáo
Đức Hồng Y Celestino Aós của Chí Lợi, người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại Giáo Hội Công Giáo địa phương sau một loạt các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ làm giảm ảnh hưởng xã hội đã từng có trước đây của Giáo Hội, đã kêu gọi đất nước tôn trọng điều mà ngài gọi là “những giá trị không thể thương lượng”.
Hôm thứ Bảy, ngài đã chủ sự buổi hát Kinh Chiều Te Deum đại kết của Chí Lợi tại nhà thờ chính tòa Santiago de Chile.
Trước sự chứng kiến của các chính trị gia hàng đầu của đất nước, bao gồm cả Tổng thống Sebastián Piñera, Đức Hồng Y Aós đã hô hào bảo vệ cuộc sống và hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Thông điệp được đưa ra khi Quốc hội Chí Lợi tranh luận về dự luật hôn nhân đồng giới do chính phủ thúc đẩy.
Đức Hồng Y Aós đã nhân cơ hội này để ủng hộ một Hiến pháp Chí Lợi mới trong đó tôn vinh các giá trị không thể thương lượng. Văn kiện thành lập của đất nước hiện đang được quốc hội lập hiến viết lại, sau một cuộc trưng cầu dân ý thuận lợi.
Đức Hồng Y Aós, được bổ nhiệm làm tổng giám mục Santiago và sau đó được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y, đã cảm ơn những người nam nữ viết bản Hiến pháp mới.
“Chúng tôi cảm ơn tất cả những ai luôn tìm cách tôn trọng và bảo vệ những giá trị không thể thương lượng: Sự tôn trọng và bảo vệ sự sống của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân giữa nam và nữ, quyền tự do lựa chọn của cha mẹ trong việc giáo dục con cái họ, thúc đẩy công ích dưới mọi hình thức và sự trợ cấp của nhà nước trong khi tôn trọng quyền tự chủ của các tổ chức và cộng tác với họ”, vị Hồng Y nói.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Aós cũng nói rằng Chile cầu nguyện “với nỗi đau và sự xấu hổ” cho những người đồng hương và những người nhập cư sống đang phải sống “trong các trại, trong các công viên và đường phố”.
Trong hai năm qua, Chí Lợi đã bị nhấn chìm bởi bạo lực do bất bình đẳng xã hội sâu sắc gây ra trước đại dịch COVID-19, nguyên nhân là do mọi người dân không được tiếp cận bình đẳng với giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Trong các cuộc biểu tình vào cuối năm ngoái, một số nhà thờ Công Giáo đã bị phá hoại ở Santiago, với ít nhất hai nhà thờ trong số đó đã bị thiêu rụi.
Source:Crux