Phụng Vụ - Mục Vụ
Cứ mãi lần lữa
Lm. Minh Anh
02:00 22/09/2022
CỨ MÃI LẦN LỮA
“Ông Gioan, trẫm đã chém đầu!”.
Nữ văn sĩ Margaret Millar nói, “Hầu hết các cuộc trò chuyện chỉ đơn giản là ‘một cuộc độc thoại’ trước sự chứng kiến của ‘một nhân chứng!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Tin Mừng hôm nay không nói đến ‘một cuộc độc thoại’ của một ai đó trước ‘một nhân chứng’ nào đó, nhưng nói đến ‘lời tự thú’ của một quận vương trước cả một quần thần. Đó là một sự thật trần trụi mà Hêrôđê nhìn nhận, “Ông Gioan, trẫm đã chém đầu!”. Tiếc thay, việc nhìn nhận nó không giúp ông đau buồn mà cải tà quy chánh; nhưng khiến cho lòng ông chai cứng thêm! Vậy điều gì khiến Hêrôđê ‘cứ mãi lần lữa?’.
Tin Mừng nói, Hêrôđê mong gặp Chúa Giêsu; nhưng mong ước gặp Ngài của ông, hoặc sự kính trọng của ông dành cho Gioan, không hoàn toàn dựa trên đức tin hay động cơ hoán cải. Thời gian Gioan bị giam cầm hẳn mang một ý nghĩa mời gọi Hêrôđê hoán cải; tuy nhiên, Hêrôđê vẫn trì hoãn sám hối. Tại sao? Ông không vượt được những ‘noạ tính’ của thế gian và xác thịt.
Điều này có thể cũng đang xảy ra nơi mỗi người chúng ta, những con người vốn rất cần biến đổi. Nói rằng, tôi vẫn ổn! Tôi tin nhận Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi; tôi đã được “sinh lại” là chưa đủ! Chúng ta phải sống một đời sống mới bằng việc nên thánh mỗi ngày; tôi cần quyết tâm đổi mới lựa chọn của mình đối với Chúa Kitô; và nhất là đừng ‘cứ mãi lần lữa!’. Hôm nay, tôi muốn chuyển những điểm yếu, thiếu sót và sai lỗi của tôi sang một điều gì đó mà Chúa Giêsu mong chờ; và đó là sự thật giục giã tôi phải biến đổi, để tôi có thể đến gần Ngài!
Sự thật là gì? Sẽ đến một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống khi chúng ta soi mình vào gương để thấy rõ con người thật của mình; gẫm suy thế sự vốn chỉ là phù vân khi mọi sự xoay vần tuần hoàn và “chẳng có chi mới lạ dưới ánh mặt trời” như sách Giảng Viên hôm nay lưu ý. Cần can đảm để mục kích trực tiếp và tự hỏi, “Tôi thực sự là ai? Tôi đã làm gì với hồng ân Chúa?”. Với Hêrôđê, không phải tất cả mọi thứ nơi ông đều ổn; một sự thật ông đã nhìn thấy, ‘ông giết người!’. Đây có thể là khởi điểm cho ông để bắt đầu một cuộc hoán cải thực sự hầu đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa; ít nhất, ông cũng nhận ra mình đã phạm tội. Hoán cải luôn bắt đầu bằng việc chúng ta chấp nhận thất bại khi đã nghiêng chiều về điều ác. Tiếc thay, Hêrôđê chỉ dừng lại ở đó! Ông không tìm nương thân bên Chúa để được Ngài xót thương; Thánh Vịnh đáp ca thật sâu lắng, “Ngài là chỗ chúng con dung thân, từ đời nọ trải qua đời kia!”.
Anh Chị em,
“Ông Gioan, trẫm đã chém đầu!”. Lời tự thú công khai của Hêrôđê cho thấy lương tâm ông vẫn cắn rứt; ông đã giết một người vô tội, một vị thánh đã nói sự thật. Ấy thế, Hêrôđê vẫn không thay đổi! Chính điều này cho thấy, hoán cải là việc của ân sủng chứ không phải của sức người. Chỉ có Thánh Thần của Thiên Chúa mới giúp chúng ta đủ sức bật dậy. Hãy cậy vào Chúa, đừng cậy sức mình! Bên cạnh đó, một khi trải nghiệm sự khó khăn của việc thay đổi bản thân, chúng ta cảm thông với sự đổi thay cần có thời gian của người khác! Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ tôi, sao tôi không nhẫn nhịn chờ đợi anh chị em tôi? Bắt chước Hêrôđê, bạn và tôi khởi sự bằng việc nhìn nhận tội lỗi đầu nậu của mình, đặt bàn chân mình vào khởi điểm của lộ trình hoán cải; nhưng đừng ‘cứ mãi lần lữa’ như Hêrôđê. Hãy cầu nguyện, van xin Chúa Thánh Thần, kết hợp với việc chay tịnh; quyết tâm đứng lên và đi tới. Được như thế, nhất định chúng ta sẽ gặp được lòng thương xót Chúa… để bắt đầu một hành trình mới, một hành trình có tên “nên thánh!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn nhận chân tướng thật của mình, đừng để con vờ vịt, và ‘cứ mãi lần lữa’, khiến Chúa hoài công. Xin ân sủng Chúa giúp con quyết tâm đứng lên và đi tới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Có nhận thì phải trao
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
02:29 22/09/2022
Trích đoạn Tin mừng hôm nay cho thấy hai cảnh đời đối nghịch nhau.
Ông nhà giàu, chủ nhân của ngôi biệt thự sang trọng “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.” Trong khi đó, ngay trước cổng nhà ông, có anh La-da-rô cùng khốn, ghẻ lở đầy mình, thèm thuồng nhìn ông ăn uống no say, khao khát được hưởng chút bánh vụn từ bàn ăn rớt xuống mà chẳng ai cho, chỉ có mấy con chó đến liếm láp ghẻ chốc cho anh.
Thế rồi, cảnh đời nghiệt ngã nầy lại bị đảo ngược: Người nghèo chết và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham, vui hưởng hạnh phúc thiên đàng; Còn ông nhà giàu cũng chết và bị khổ hình trong hỏa ngục.
Người giàu nầy đã phạm tội gì mà phải vào hỏa ngục? Xem ra, ông chẳng làm gì nên tội: không trộm cắp, cướp giật của ai; cũng chẳng đánh đập hay chửi mắng La-da-rô…
Sở dĩ ông bị luận phạt vì tội ích kỷ, không thương xót, giúp đỡ La-da-rô đang lâm cảnh khốn cùng.
Quy luật của sự sống là có nhận có trao. Ngừng nhận và ngừng trao thì phải chết.
Trước hết, ta thử xem quy luật nầy được áp dụng trong phạm vi nhỏ là thân thể.
Để duy trì sự sống cho thân thể, tất cả các cơ quan trong thân thể đều phải vận hành theo quy luật nhận và trao.
Quả tim đã nhận được máu liền bơm máu cho khắp châu thân, nhờ đó toàn thân được sống và lớn mạnh. Nếu có ngày nào quả tim tỏ ra “ích kỷ”, không chuyển máu nuôi toàn thân mà chỉ giữ lại cho riêng mình, thì đó là ngày tận cùng của nó và cũng là ngày hấp hối của toàn thân.
Hai lá phổi cũng thế. Phổi liên tục tiếp nhận dưỡng khí và liên tục trao ban. Ngày nào phổi “tham lam”, cứ khư khư giữ lại số lượng dưỡng khí đã nhận được mà không chịu phát ban, đó là ngày tận số.
Trên bình diện rộng lớn hơn, mỗi cá nhân là một thành phần trong một thân thể lớn lao là nhân loại. Vì thế, nếu mỗi chúng ta không trao ban chia sớt những gì mình nhận được cho cộng đồng xã hội, thì số phận chúng ta sẽ như số phận của “quả tim ích kỷ”, của “lá phổi tham lam” trên đây.
Có nhận thì phải trao ban
Trong cuộc đời nầy, chúng ta đã nhận được rất nhiều thứ do người khác cống hiến cho mình từ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe đi… và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác… Ngoài ra lại còn được đón nhận vô vàn ân huệ Thiên Chúa tuôn ban trong suốt cuộc đời… thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải cống hiến, phải trao ban cho người khác. Có vay phải có trả, có nhận thì phải có trao. Người khác đã phục vụ mình thì mình cũng phải biết phục vụ người khác.
Tuy nhiên, không phải chờ đến khi trở thành tỷ phú hay trở nên giàu có như lão phú hộ trên đây, ta mới tính đến chuyện chia sớt của cải mình cho người khác; nhưng ngay hôm nay, chúng ta vẫn có bổn phận cống hiến cho người khác những ân huệ Chúa ban, như dùng thời gian, công sức, tài năng Chúa ban để phục vụ những người chung quanh, để góp công xây dựng xóm làng.
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin khai mở lòng trí để chúng con hiểu được sự thật lớn lao là mỗi người là một tế bào trong thân thể lớn lao là nhân loại, là một chi thể trong Thân mình Chúa Giê-su; Vì thế, mọi người đều liên đới mật thiết với nhau như những cơ quan trong cùng một thân mình. Sự thật nầy sẽ giải thoát con người khỏi nếp sống ích kỷ, vô cảm vô tâm, và sẽ thôi thúc mỗi người biết sống cho người khác, biết quan tâm xây dựng phúc lợi cộng đồng. Amen.
Ngày 23/09: Này con, con bảo Thầy là ai? – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến.
Giáo Hội Năm Châu
02:34 22/09/2022
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: “Dân chúng nói Thầy là ai?” Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.” Người lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.
Người còn nói: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”
Đó là lời Chúa
Phản ứng của Đức Thánh Cha trước lời đe dọa sử dụng hạt nhân của Putin: ĐIÊN RỒ
Giáo Hội Năm Châu
02:38 22/09/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ý nghĩ sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Ukraine là “điên rồ”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ám chỉ Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi ông ta đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong một bài phát biểu vào đầu ngày thứ Tư 22 tháng 9, trước cuộc tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha với các tín hữu 5 tiếng đồng hồ, Đức Giáo Hoàng gọi đó là “sự điên rồ”.
Khi phát biểu trước đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
“Cuộc chiến bi thảm này đưa chúng ta đến điểm mà một số người đang nghĩ đến vũ khí hạt nhân, đó là sự điên rồ.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thừng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong một bài phát biểu trên truyền hình với người dân Nga vào sáng sớm thứ Tư trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra.
Putin cho biết ông sẵn sàng đáp trả điều mà ông cáo buộc là “hành động tống tiền hạt nhân” của phương Tây bằng cách sử dụng vũ khí của chính đất nước ông.
Putin nói: “Nếu Nga cảm thấy sự toàn vẹn lãnh thổ của mình bị đe dọa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các phương pháp phòng thủ theo ý của mình và đây không phải là một trò đùa”.
Putin cũng khoe rằng ông có “rất nhiều vũ khí để đáp trả” các mối đe dọa từ các quốc gia phương Tây, những quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt gây tê liệt kinh tế Nga kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.
Ông Putin nói: “Những ai đang cố gắng tống tiền chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng gió cũng có thể đổi hướng”.
Buổi tối thứ Tư, các cuộc biểu tình đã nổ ra tại 38 thành phố của Nga, đông nhất là tại Mạc Tư Khoa để chống chiến tranh Ukraine. Hàng ngàn người đã bị bắt giữ. Cảnh sát được ghi nhận là đàn áp thẳng tay.
2. Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô về Chuyến Tông du Kazakhstan
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung, thứ tư ngày 21 tháng 9, 2022, tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về chuyến tông du của ngài tại Kazakhstan từ ngày 13 tới ngày 15 cùng tháng.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tuần trước, từ thứ Ba đến thứ Năm, tôi đã đến Kazakhstan, một quốc gia rộng lớn ở Trung Á, dự Đại hội lần thứ bảy các nhà lãnh đạo của các tôn giáo thế giới và truyền thống. Tôi xin nhắc lại lời cảm ơn của tôi tới Tổng thống nước Cộng hòa và các thẩm quyền khác của Kazakhstan về sự chào đón thân tình đã dành cho tôi và vì những nỗ lực hào phóng trong việc tổ chức. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Giám mục và mọi cộng tác viên vì công việc to lớn mà họ đã làm, và đặc biệt là niềm vui mà họ đã dành cho tôi để tôi có thể gặp gỡ và diện kiến họ tất cả với nhau.
Như tôi đã nói, lý do chính của chuyến đi là để tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo của các tôn giáo thế giới và truyền thống. Sáng kiến này đã được thực hiện trong 20 năm qua bởi các thẩm quyền của đất nước, vốn chứng tỏ với thế giới như một nơi gặp gỡ và đối thoại, trong trường hợp này là ở bình diện tôn giáo, và do đó, như người đi đầu trong việc thúc đẩy hòa bình và tình huynh đệ nhân bản. Đây là phiên bản thứ bảy của đại hội này. Một quốc gia mới độc lập được 30 năm mà đã có tới bảy kỳ đại hội như thế này, cứ ba năm một lần. Điều này có nghĩa là đặt các tôn giáo làm trung tâm của các nỗ lực xây dựng một thế giới nơi chúng ta lắng nghe nhau và tôn trọng lẫn nhau trong sự đa dạng. Và đây không phải là thuyết tương đối, không, đây là việc lắng nghe và tôn trọng. Và công lao cho điều này phải được dành cho chính phủ Kazakhstan, một chính phủ, sau khi đã tự giải phóng khỏi ách thống trị của chế độ vô thần, hiện đang đề xuất một con đường văn minh, rõ ràng lên án chủ nghĩa duy văn tự và chủ nghĩa cực đoan. Đó là một chủ trương cân bằng và đoàn kết.
Đại hội đã thảo luận và thông qua Tuyên bố cuối cùng, tiếp nối với Tuyên bố được ký kết tại Abu Dhabi vào tháng 2 năm 2019 về tình huynh đệ nhân bản. Tôi muốn giải thích bước tiến này như thành quả của một cuộc hành trình bắt đầu từ xa: dĩ nhiên, tôi nghĩ đến Cuộc gặp gỡ liên tôn lịch sử vì Hòa bình do Thánh Gioan Phaolô II triệu tập tại Assisi năm 1986, từng bị chỉ trích nhiều bởi những người thiếu viễn kiến; Tôi nghĩ đến tầm nhìn thật xa của Thánh Gioan XXIII và Thánh Phaolô VI; và của cả các linh hồn vĩ đại của các tôn giáo khác - tôi chỉ xin nhắc lại Mahatma Gandhi. Nhưng làm sao chúng ta có thể không nhớ đến rất nhiều vị tử đạo, nam nữ ở mọi lứa tuổi, ngôn ngữ và quốc gia, từng trả giá bằng mạng sống của mình vì lòng trung thành với Thiên Chúa của hòa bình và tình huynh đệ? Chúng ta biết: những giây phút trang trọng là quan trọng, nhưng sau đó chính sự dấn thân hàng ngày, chính chứng tá cụ thể đã xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
Ngoài Đại hội, chuyến đi này đã cho tôi cơ hội gặp gỡ các Nhà chức trách của Kazakhstan và Giáo hội sống ở đó.
Sau khi viếng thăm Tổng thống Cộng hòa - người mà tôi xin cảm ơn một lần nữa vì lòng tốt của ông - chúng tôi đến Phòng hòa nhạc mới, nơi tôi được nói chuyện với các nhà Lãnh đạo chính trị, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Tôi nhấn mạnh ơn gọi của Kazakhstan là trở thành một quốc gia của gặp gỡ: thực thế, có khoảng một trăm năm mươi dân tộc - một trăm năm mươi dân tộc! - cùng hiện hữu ở đó và hơn 80 ngôn ngữ được sử dụng. Ơn gọi này, vốn do đặc điểm địa lý và lịch sử - ơn gọi trở thành một đất nước của gặp gỡ, của văn hóa, của ngôn ngữ - đã được hoan nghênh và đón nhận như một con đường, đáng được khuyến khích và ủng hộ. Tôi cũng hy vọng rằng việc xây dựng một nền dân chủ ngày càng hoàn thiện, có khả năng đáp ứng hữu hiệu các nhu cầu của toàn xã hội, có thể tiếp tục. Đây là một nhiệm vụ gian khổ, đòi hỏi thời gian, nhưng phải thừa nhận rằng Kazakhstan đã có những lựa chọn rất tích cực, chẳng hạn như nói “không” với vũ khí hạt nhân và đưa ra các chính sách năng lượng và môi trường tốt. Điều này thật can đảm. Vào thời điểm mà cuộc chiến bi thảm này đưa chúng ta đến mức một số người đang nghĩ đến vũ khí hạt nhân, sự điên rồ đó, đất nước này đã nói “không” với vũ khí hạt nhân ngay từ đầu.
Về phần Giáo Hội, tôi rất vui mừng khi gặp được một cộng đoàn gồm những người vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Người Công Giáo rất ít trong đất nước rộng lớn đó. Nhưng điều kiện này, nếu được sống với đức tin, có thể mang lại những hoa trái tin mừng: trước hết, là mối phúc bé mọn, làm men, làm muối và ánh sáng, chỉ dựa vào Chúa chứ không dựa vào một số hình thức liên quan của con người. Hơn nữa, sự khan hiếm về số lượng mời gọi sự phát triển các mối tương quan với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác, và cả tình huynh đệ với mọi người. Vì vậy, một đoàn chiên nhỏ, vâng, nhưng cởi mở, không khép kín, không phòng thủ, cởi mở và tin cậy vào hành động của Chúa Thánh Thần, Đấng tự do thổi ở đâu thì thổi theo ý muốn của Người. Chúng tôi cũng nhớ đến phần u ám đó, tức các vị tử đạo, những vị tử đạo của dân Chúa thánh thiện đó, vì họ đã phải chịu nhiều thập niên bị vô thần áp bức, cho đến khi được giải phóng cách đây ba mươi năm, những người đàn ông và đàn bà đã phải chịu đựng rất nhiều vì đức tin trong thời gian dài bị bách hại. Bị giết, bị tra tấn, bị bỏ tù vì đức tin.
Với đoàn chiên nhỏ bé nhưng vui tươi này, chúng tôi đã cử hành Bí tích Thánh Thể, cũng tại Nur Sultan, trong quảng trường Triển lãm 2017, được bao quanh bởi kiến trúc cực kỳ hiện đại. Đó là ngày lễ Tôn vinh Thánh giá. Và điều này dẫn chúng ta đến suy tư: trong một thế giới mà tiến bộ và thoái trào đan xen nhau, Thập giá của Chúa Kitô vẫn là mỏ neo của ơn cứu độ: một dấu chỉ của niềm hy vọng không làm thất vọng vì nó được thiết lập trên tình yêu của Thiên Chúa, hay thương xót và trung thành. Chúng ta dâng lên Người lòng biết ơn về cuộc hành trình này, và chúng ta cầu xin nó sẽ mang lại hoa trái phong phú cho tương lai của Kazakhstan và cho đời sống của Giáo hội lữ hành ở vùng đất đó. Cảm ơn anh chị em.
___________________________________________
Các Lời Kêu Gọi
Hôm nay là Ngày Thế giới Bệnh Alzheimer, một căn bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều người, những người thường bị đẩy ra lề xã hội vì tình trạng này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bị bệnh Alzheimer, cho gia đình của họ và cho những người yêu thương chăm sóc họ, để họ có thể ngày càng được hỗ trợ và giúp đỡ. Trong lời cầu nguyện này, tôi cũng liên kết những người đàn ông và đàn bà hiện đối phó với chứng thẩm tách máu, lọc máu và cấy ghép, đang được đại diện tại đây.
Và tôi cũng muốn đề cập đến tình hình khủng khiếp ở Ukraine đang bị hành khổ. Đức Hồng Y Krajewski đã đến đó lần thứ tư. Hôm qua ngài điện thoại cho tôi, ngài đang dành thời gian ở đó, giúp đỡ tại khu vực Odessa và mang lại sự gần gũi. Ngài kể cho tôi nghe về nỗi đau đớn của dân tộc này, sự man rợ, quái dị, những cái xác bị tra tấn mà họ tìm thấy. Chúng ta hãy đoàn kết với dân tộc rất cao cả và chịu tử đạo này.
Mắc-kê-nô và mắc-kê-tao
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:59 22/09/2022
“Mắc-kê-nô và mắc-kê-tao”
(Suy niệm Chúa nhật 26 thường niên C - Lc 16,19-31 )
Mắc – kê nố (mặc kệ nó) và mắc-kê-tao (mặc kệ tao) là ngôn từ ngày nay đang được sử dụng để nói về những người sống tinh thần vô cảm và hững hờ đối với người khác. Quả thật, vô cảm, dửng dưng và loại trừ đang là thái độ nổi cộm trong xã hội hôm nay. Thái độ “mặc kệ nó và mặc kệ tao” nơi con người ngày nay không thua kém gì với thái độ của Ông nhà giàu trong Tin Mừng Chúa Nhật 26 thường niên C hôm nay.
Tôi phải làm gì đối với anh em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh khó khăn, éo le bệnh tật và già cả neo đơn? Tôi đang trở nên người thân cận hay xa lạ đối với họ? Tôi có thật sự sống với, sống cho, sống cùng và sống vì tha nhân không? Hay phải chăng tôi đang có thái độ để mặc kệ người ta hoặc loại trừ họ xem như tôi chẳng liên quan đến họ? Như Ca-in đã thoái thác khi Chúa hỏi anh: “Abel em ngươi đâu?”, Cain trả lời: “Con không biết! Con có phải là người giữ em con đâu!” (St 4,9)
Hôm nay nơi Bài Tin Mừng, chúng ta bắt gặp một người giàu có ăn mặc lụa là gấm vóc, tiệc linh đình. Ông ta giàu có là một sự chúc phúc và đó là điều Chúa mong muốn. Chúa chúc phúc cho ông và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể (St 26, 12-13). Khi Chúa ban phát, Chúa rộng tay ban một cách dồi dào và tràn đầy chan chứa. Quả thật, sự giàu có được coi như là dấu chỉ sự chúc phúc của Thiên Chúa. Thế nhưng, trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta lại thấy lão nhà giàu bị trầm luân, hay nói đúng hơn bị sa hoả ngục. Tại sao vậy? Bởi vì, do thái độ vô cảm và vô tâm của ông nhà giàu trước cảnh nghèo nàn của Lazaro. Mặc cho sự hiện diện của Lazaro nghèo khổ trước cửa nhà, dẫu cho bệnh tật và ghẻ chốc của anh ta, lão nhà giàu không liên quan, không để ý và coi như tôi chỉ biết tôi, tôi chỉ sút dụng những gì là của tôi: tiệc linh đình và ăn mặc lụa là gấm vóc.
Nơi bài đọc I, tác giả Amos lên án hay khiển trách nặng nề này tại vương quốc Israel cho cả vua chúa và các nhà lãnh đạo tại hai vương quốc Giuda và Israel, khi cả hai vương quốc này chưa bị thất thủ và lưu đày: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Ðavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa”. Đây là lối sống bất công, là lối sống xa vắng Thiên Chúa hay bỏ quên Thiên Chúa. Lối sống đáng bị lên án và đáng bị đánh phạt!
Mặt khác, chúng ta có thể đặt mình nơi lão nhà giàu để thử biện họ cho ông xem sao: “Ông đã suy nghĩ tất cả những gì của tôi là do tôi đổ mồ hôi làm ra không là của riêng ai cả, nên tôi có quyền sở hữu và ăn chơi thoả thích. Còn tên Lazaro tàn phế và nghèo rách kia, nó lười biếng và nhác làm thì đành phải chịu số phận hẩm hiu thôi. Khổ là đúng! Thôi mặc xác nó! ‘Mặc kệ nó’! Tao không liên quan! ‘Mặc kệ tao”. Vâng, vì thái độ đó mà Chúa đã lên tiếng và phán xét khi ông ta lìa cõi đời. Quả thật, Lazaro nghèo đói và đau khổ nhưng hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa nay chết và được thiên thần rước vào lòng ông Ab-ra-ham. Còn, lão nhà giàu cũng chết và người ta đem đi chôn. Kết quả, ông ta đã bị trầm luân trong chốn ngục hình và nhận ra sự khổ sở tột cùng của chính mình. Ông ta đã phải réo lên ông và nài xin ông Abraham cho Lazaro nhúng ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi của ông cho mvì ở đó nóng lắm và đang bị lửa thiêu đốt khổ lắm. Nhưng ông nhận được câu trả lời thật xót xa từ ông Áp-ra-ham: ‘Con ơi, hãy nhớ lại : suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’ (Lc 16, 25-26)”. Đúng như Chúa Giê-su đã từng nói: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.”(Lc 6,38). Quả thật, cái nghịch lý ở đây là chưa bao giờ ông nhà giàu cho Lazaro lấy một mẩu bánh vụn, chưa bao giờ ông ấy liếc nhìn và để ý đến cái ghẻ lở mụn nhọt nơi con người bất hạnh Lazaro ngoài mấy con chó đến liếm, nhưng sau khi chết, nơi âm phủ, ông nhà giàu lại đi ăn mày và xin cho được giọt nước từ ngón tay của Lazaro nơi lòng ông Ab-ra-ham. Có thể nói ngay rằng cuộc sống đời sau ngược lại hoàn toàn với cuộc sống đời này: gian tham, ích kỷ, vô tâm, vô cảm, hững hờ, thiếu sự tương thân tương ai với tha nhân ở đời này sẽ phải lãnh hình phạt ngay đời sau. Đức Giê-su cũng đã phán xét: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta" (Mt 25, 40).
Ngoài ra, chúng ta cùng nhau đọc lại bài thơ với tựa đề “Luật Trời” từ trên mạng xã hội đã nói lên phần nào mối tương quan cần có đối với nhau khi còn sống với nhau, đừng vì tiền tài, danh vọng, giàu sang mà vô tâm, hững hờ và ích kỷ với nhau vì tất cả đều sẽ tan biến chỉ có tình yêu ở lại.
Tiền tài, danh vọng, giàu sang
Trở về cát bụi, chẳng mang được gì
Tại sao ta phải sân si
Bon chen, ganh ghét, làm chi hỡi người,
Vậy nên sống ở trên đời
Đừng nên tính toán, buông lời thị phi
Có tiền thì hãy cho đi
Tiếng thơm còn mãi khắc ghi muôn đời
Người giàu có ở mọi nơi
Mấy ai được cảnh thảnh thơi về già?
Giàu, nghèo, rồi cũng ra ma
Bốn dài, hai rộng, cũng ba tất đào
Vậy nên phải sống làm sao
Tu nhân, tích đức, trời cao tỏ tường
Đừng nên xảo trá bất lương
m mưu thủ đoạn, như phường tiểu nhân
Kết bè, kết phái chia phần
Bon chen, đục khoét, nhiều lần làm chi
Trở về cát bụi như nhau.
Giàu nghèo rồi cũng cùng nhau xuống mồ./.
Vì thế, ngang qua các bài đọc của Chúa nhật 26 thường niên C hôm nay, chúng ta được mời gọi hãy để ý cách thức chúng ta sống. Đừng vì tiền của, đừng vì lòng tham lam và vô cảm mà bỏ rơi tha nhân, nhất là những người bần cùng đói rách và bệnh hoạn tật nguyền, nhưng hãy biết cho đi và quan tâm họ. Cuộc sống mai hậu và đời đời tuỳ thuộc vào cách sống của chúng ta nơi hiện tại: sống tốt và tử tế với tha nhân sẽ lãnh nhận phần thưởng hạng phúc với Chúa, ngược lại, cuộc sống bon chen – gian tham và chỉ biết mình mà không biết người thì sẽ phải lãnh nhận hình phạt như hình ảnh của người nhà giàu trong Bài Tin mừng hôm nay.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 26 thường niên C - Lc 16,19-31 )
Mắc – kê nố (mặc kệ nó) và mắc-kê-tao (mặc kệ tao) là ngôn từ ngày nay đang được sử dụng để nói về những người sống tinh thần vô cảm và hững hờ đối với người khác. Quả thật, vô cảm, dửng dưng và loại trừ đang là thái độ nổi cộm trong xã hội hôm nay. Thái độ “mặc kệ nó và mặc kệ tao” nơi con người ngày nay không thua kém gì với thái độ của Ông nhà giàu trong Tin Mừng Chúa Nhật 26 thường niên C hôm nay.
Tôi phải làm gì đối với anh em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh khó khăn, éo le bệnh tật và già cả neo đơn? Tôi đang trở nên người thân cận hay xa lạ đối với họ? Tôi có thật sự sống với, sống cho, sống cùng và sống vì tha nhân không? Hay phải chăng tôi đang có thái độ để mặc kệ người ta hoặc loại trừ họ xem như tôi chẳng liên quan đến họ? Như Ca-in đã thoái thác khi Chúa hỏi anh: “Abel em ngươi đâu?”, Cain trả lời: “Con không biết! Con có phải là người giữ em con đâu!” (St 4,9)
Hôm nay nơi Bài Tin Mừng, chúng ta bắt gặp một người giàu có ăn mặc lụa là gấm vóc, tiệc linh đình. Ông ta giàu có là một sự chúc phúc và đó là điều Chúa mong muốn. Chúa chúc phúc cho ông và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể (St 26, 12-13). Khi Chúa ban phát, Chúa rộng tay ban một cách dồi dào và tràn đầy chan chứa. Quả thật, sự giàu có được coi như là dấu chỉ sự chúc phúc của Thiên Chúa. Thế nhưng, trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta lại thấy lão nhà giàu bị trầm luân, hay nói đúng hơn bị sa hoả ngục. Tại sao vậy? Bởi vì, do thái độ vô cảm và vô tâm của ông nhà giàu trước cảnh nghèo nàn của Lazaro. Mặc cho sự hiện diện của Lazaro nghèo khổ trước cửa nhà, dẫu cho bệnh tật và ghẻ chốc của anh ta, lão nhà giàu không liên quan, không để ý và coi như tôi chỉ biết tôi, tôi chỉ sút dụng những gì là của tôi: tiệc linh đình và ăn mặc lụa là gấm vóc.
Nơi bài đọc I, tác giả Amos lên án hay khiển trách nặng nề này tại vương quốc Israel cho cả vua chúa và các nhà lãnh đạo tại hai vương quốc Giuda và Israel, khi cả hai vương quốc này chưa bị thất thủ và lưu đày: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Ðavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa”. Đây là lối sống bất công, là lối sống xa vắng Thiên Chúa hay bỏ quên Thiên Chúa. Lối sống đáng bị lên án và đáng bị đánh phạt!
Mặt khác, chúng ta có thể đặt mình nơi lão nhà giàu để thử biện họ cho ông xem sao: “Ông đã suy nghĩ tất cả những gì của tôi là do tôi đổ mồ hôi làm ra không là của riêng ai cả, nên tôi có quyền sở hữu và ăn chơi thoả thích. Còn tên Lazaro tàn phế và nghèo rách kia, nó lười biếng và nhác làm thì đành phải chịu số phận hẩm hiu thôi. Khổ là đúng! Thôi mặc xác nó! ‘Mặc kệ nó’! Tao không liên quan! ‘Mặc kệ tao”. Vâng, vì thái độ đó mà Chúa đã lên tiếng và phán xét khi ông ta lìa cõi đời. Quả thật, Lazaro nghèo đói và đau khổ nhưng hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa nay chết và được thiên thần rước vào lòng ông Ab-ra-ham. Còn, lão nhà giàu cũng chết và người ta đem đi chôn. Kết quả, ông ta đã bị trầm luân trong chốn ngục hình và nhận ra sự khổ sở tột cùng của chính mình. Ông ta đã phải réo lên ông và nài xin ông Abraham cho Lazaro nhúng ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi của ông cho mvì ở đó nóng lắm và đang bị lửa thiêu đốt khổ lắm. Nhưng ông nhận được câu trả lời thật xót xa từ ông Áp-ra-ham: ‘Con ơi, hãy nhớ lại : suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’ (Lc 16, 25-26)”. Đúng như Chúa Giê-su đã từng nói: “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.”(Lc 6,38). Quả thật, cái nghịch lý ở đây là chưa bao giờ ông nhà giàu cho Lazaro lấy một mẩu bánh vụn, chưa bao giờ ông ấy liếc nhìn và để ý đến cái ghẻ lở mụn nhọt nơi con người bất hạnh Lazaro ngoài mấy con chó đến liếm, nhưng sau khi chết, nơi âm phủ, ông nhà giàu lại đi ăn mày và xin cho được giọt nước từ ngón tay của Lazaro nơi lòng ông Ab-ra-ham. Có thể nói ngay rằng cuộc sống đời sau ngược lại hoàn toàn với cuộc sống đời này: gian tham, ích kỷ, vô tâm, vô cảm, hững hờ, thiếu sự tương thân tương ai với tha nhân ở đời này sẽ phải lãnh hình phạt ngay đời sau. Đức Giê-su cũng đã phán xét: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta" (Mt 25, 40).
Ngoài ra, chúng ta cùng nhau đọc lại bài thơ với tựa đề “Luật Trời” từ trên mạng xã hội đã nói lên phần nào mối tương quan cần có đối với nhau khi còn sống với nhau, đừng vì tiền tài, danh vọng, giàu sang mà vô tâm, hững hờ và ích kỷ với nhau vì tất cả đều sẽ tan biến chỉ có tình yêu ở lại.
Tiền tài, danh vọng, giàu sang
Trở về cát bụi, chẳng mang được gì
Tại sao ta phải sân si
Bon chen, ganh ghét, làm chi hỡi người,
Vậy nên sống ở trên đời
Đừng nên tính toán, buông lời thị phi
Có tiền thì hãy cho đi
Tiếng thơm còn mãi khắc ghi muôn đời
Người giàu có ở mọi nơi
Mấy ai được cảnh thảnh thơi về già?
Giàu, nghèo, rồi cũng ra ma
Bốn dài, hai rộng, cũng ba tất đào
Vậy nên phải sống làm sao
Tu nhân, tích đức, trời cao tỏ tường
Đừng nên xảo trá bất lương
m mưu thủ đoạn, như phường tiểu nhân
Kết bè, kết phái chia phần
Bon chen, đục khoét, nhiều lần làm chi
Trở về cát bụi như nhau.
Giàu nghèo rồi cũng cùng nhau xuống mồ./.
Vì thế, ngang qua các bài đọc của Chúa nhật 26 thường niên C hôm nay, chúng ta được mời gọi hãy để ý cách thức chúng ta sống. Đừng vì tiền của, đừng vì lòng tham lam và vô cảm mà bỏ rơi tha nhân, nhất là những người bần cùng đói rách và bệnh hoạn tật nguyền, nhưng hãy biết cho đi và quan tâm họ. Cuộc sống mai hậu và đời đời tuỳ thuộc vào cách sống của chúng ta nơi hiện tại: sống tốt và tử tế với tha nhân sẽ lãnh nhận phần thưởng hạng phúc với Chúa, ngược lại, cuộc sống bon chen – gian tham và chỉ biết mình mà không biết người thì sẽ phải lãnh nhận hình phạt như hình ảnh của người nhà giàu trong Bài Tin mừng hôm nay.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:10 22/09/2022
8. Không có gì có thể cảm hóa người khác cho bằng tấm lòng nhân ái khoan dung, bởi vì lòng nhân ái khoan dung và lương thiện giống như đèn và dầu, nhân ái khoan dung là dầu của sự lương thiện, cho nên nó là ánh sáng soi cho mọi người.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:12 22/09/2022
4. TRANH CHẤP MÙ QUÁNG
Có một người ở Doanh Khâu, mặc dù học thức thô thiển, nhưng vẫn thích tranh chấp cách mù quáng với người khác.
Một hôm, hỏi Ngải Tử:
- “Phía dưới chiếc xe lớn và trên cổ con lạc đà, phần lớn là có đeo cái chuông, tại sao vậy?”
Ngải Tử nói:
- “Xe lớn và lạc đà đều là những vật lớn, chúng nó đi ban đêm, nếu không có chuông thì người đi đường sẽ không biết mà tránh, tiếng chuông có thể báo cho người ta biết trước để chuẩn bị”.
Người Doanh Khâu lại hỏi:
- “Trên tháp cũng treo chuông, lẽ nào cũng báo cho người biết để nhường đường hay sao?”
Ngải Tử cười ông ta chậm không hiểu, trả lời:
- “Chim sẻ thích làm tổ trên chỗ cao, giống chim rất dơ nên treo chuông trên tháp, khi gió thổi thì tiếng chuông reo lên, nên lũ chim sợ bay mất”.
Người Doanh Khâu vẫn cứ hỏi:
- “Trên đuôi của chim ưng và con diều cũng đều có mang chuông, vậy thì có chim sẻ đến làm tổ trên đuôi của chim ưng và con diều sao?”
Ngải Tử cười nói:
- “Cái ông này không thông thế sự, thật là kỳ cục, chim ưng và diều đi bắt chim sẻ, dây thừng cột trên chân nó, buộc quanh cành cây, giả như nó đập cánh thì chuông sẽ kêu ”leng keng long cong”, và người ta có thể nghe tiếng chuông để tìm nó, sao ông lại nói là để đề phòng chim sẻ đến làm tổ chứ?”
Khâu Doanh vẫn cứ hỏi:
- “Tôi đã thấy vãn lang khi đưa đám ma, trên tay lắc chuông miệng thì hát, lẽ nào cũng vì sợ vướng trên cành cây sao?”
Ngải Tử có chút phát cáu, nói:
- “Cái ông vãn lang ấy là dẫn đường cho người chết, là bởi vì cái người chết ấy khi còn sống chuyên môn thích tranh chấp với người khác cách mù quáng, cho nên phải lắc lắc chuông để nó vui chút xíu đó mà !”
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Có người không hiểu không biết nên hỏi, đây là cái hỏi của sự muốn biết; có người hỏi để tăng thêm sự hiểu biết của mình, nhưng cũng có những người biết rổi nhưng vẫn hỏi, họ hỏi là để thử coi đối phương có biết không, họ hỏi là để tìm cách bắt bí người khác để thỏa mãn cái kiêu ngạo trong lòng.
Phi-la-tô hỏi Đức Chúa Giê-su về sự thật nhưng rồi ông cũng chẳng hiểu sự thật là gì, vì trong lòng ông đang đầy ắp kiêu ngạo và sợ hãi, đang thỏa mãn với “thành tích” có quyền tha và giết Đức Chúa Giê-su.
Người ở Dương Khâu hỏi để tranh chấp cách mù quáng là vì không chịu suy xét câu trả lời của Ngải Tử, cái hỏi này trở thành bệnh kiêu ngạo. Cũng như có một vài người Ki-tô hữu “thích” hỏi thử cha sở mình: “Hôm nay cha giảng gì mà con không hiểu gì cả?” mặc dù họ hiểu rất rõ; hoặc là: “Cái thằng mất dạy đó sao cha không đuổi nó ra khỏi nhà thờ?” mặc dù họ biết cha sở rất hiền từ không muốn mất một giáo dân nào.v.v...
Hỏi là việc làm khiêm tốn cần thiết để nâng cao trình độ mình, nhưng hỏi để “chơi khăm” người khác, thì tự mình hạ giá trình độ mình và trở thành kẻ kiêu ngạo mù quáng, khi chết thì cần có “vãn lang” lắc chuông miệng hát dẫn đường xuống âm phủ cho...zdui zdẻ. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người ở Doanh Khâu, mặc dù học thức thô thiển, nhưng vẫn thích tranh chấp cách mù quáng với người khác.
Một hôm, hỏi Ngải Tử:
- “Phía dưới chiếc xe lớn và trên cổ con lạc đà, phần lớn là có đeo cái chuông, tại sao vậy?”
Ngải Tử nói:
- “Xe lớn và lạc đà đều là những vật lớn, chúng nó đi ban đêm, nếu không có chuông thì người đi đường sẽ không biết mà tránh, tiếng chuông có thể báo cho người ta biết trước để chuẩn bị”.
Người Doanh Khâu lại hỏi:
- “Trên tháp cũng treo chuông, lẽ nào cũng báo cho người biết để nhường đường hay sao?”
Ngải Tử cười ông ta chậm không hiểu, trả lời:
- “Chim sẻ thích làm tổ trên chỗ cao, giống chim rất dơ nên treo chuông trên tháp, khi gió thổi thì tiếng chuông reo lên, nên lũ chim sợ bay mất”.
Người Doanh Khâu vẫn cứ hỏi:
- “Trên đuôi của chim ưng và con diều cũng đều có mang chuông, vậy thì có chim sẻ đến làm tổ trên đuôi của chim ưng và con diều sao?”
Ngải Tử cười nói:
- “Cái ông này không thông thế sự, thật là kỳ cục, chim ưng và diều đi bắt chim sẻ, dây thừng cột trên chân nó, buộc quanh cành cây, giả như nó đập cánh thì chuông sẽ kêu ”leng keng long cong”, và người ta có thể nghe tiếng chuông để tìm nó, sao ông lại nói là để đề phòng chim sẻ đến làm tổ chứ?”
Khâu Doanh vẫn cứ hỏi:
- “Tôi đã thấy vãn lang khi đưa đám ma, trên tay lắc chuông miệng thì hát, lẽ nào cũng vì sợ vướng trên cành cây sao?”
Ngải Tử có chút phát cáu, nói:
- “Cái ông vãn lang ấy là dẫn đường cho người chết, là bởi vì cái người chết ấy khi còn sống chuyên môn thích tranh chấp với người khác cách mù quáng, cho nên phải lắc lắc chuông để nó vui chút xíu đó mà !”
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Có người không hiểu không biết nên hỏi, đây là cái hỏi của sự muốn biết; có người hỏi để tăng thêm sự hiểu biết của mình, nhưng cũng có những người biết rổi nhưng vẫn hỏi, họ hỏi là để thử coi đối phương có biết không, họ hỏi là để tìm cách bắt bí người khác để thỏa mãn cái kiêu ngạo trong lòng.
Phi-la-tô hỏi Đức Chúa Giê-su về sự thật nhưng rồi ông cũng chẳng hiểu sự thật là gì, vì trong lòng ông đang đầy ắp kiêu ngạo và sợ hãi, đang thỏa mãn với “thành tích” có quyền tha và giết Đức Chúa Giê-su.
Người ở Dương Khâu hỏi để tranh chấp cách mù quáng là vì không chịu suy xét câu trả lời của Ngải Tử, cái hỏi này trở thành bệnh kiêu ngạo. Cũng như có một vài người Ki-tô hữu “thích” hỏi thử cha sở mình: “Hôm nay cha giảng gì mà con không hiểu gì cả?” mặc dù họ hiểu rất rõ; hoặc là: “Cái thằng mất dạy đó sao cha không đuổi nó ra khỏi nhà thờ?” mặc dù họ biết cha sở rất hiền từ không muốn mất một giáo dân nào.v.v...
Hỏi là việc làm khiêm tốn cần thiết để nâng cao trình độ mình, nhưng hỏi để “chơi khăm” người khác, thì tự mình hạ giá trình độ mình và trở thành kẻ kiêu ngạo mù quáng, khi chết thì cần có “vãn lang” lắc chuông miệng hát dẫn đường xuống âm phủ cho...zdui zdẻ. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chóang ngợp
Lm. Minh Anh
17:54 22/09/2022
CHOÁNG NGỢP
“Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”.
A. Lincoln nói, “Đã nhiều lần, tôi buộc phải quỳ gối, bởi tôi biết rằng, tôi không còn nơi nào khác để đi! Sự khôn ngoan của riêng tôi, và tất cả những gì tôi có, dường như không đủ cho ngày khốn quẫn đó. Và rồi, tình yêu Ngài phủ lấp, tôi ‘choáng ngợp!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tình yêu Ngài phủ lấp, tôi ‘choáng ngợp!’”. Cùng với trải nghiệm của vị tổng thống, một sự trùng hợp đến thú vị, khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘choáng ngợp!’. Con người ‘choáng ngợp’ trước vũ trụ đã đành; lại càng ‘choáng ngợp’ hơn trước Đấng Tạo Thành ra nó!
Bài đọc Giảng Viên nói, “Thiên Chúa ban cho con người khả năng nhận thức về vũ trụ; tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết ý nghĩa”. Cuộc sống của nó như được chia đều giữa niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau; “mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời” và con người có rất ít quyền đối với cái này hay cái kia. Do đó, nó có thể nhầm lẫn! Thế giới của Thiên Chúa đơn giản là ‘quá lớn’ so với con người, vốn ‘quá nhỏ’ để có thể nắm bắt. Thế giới đẹp đẽ nhưng khá trêu ngươi của Thiên Chúa khiến con người ‘choáng ngợp’; vậy mà, sự thoả mãn nó cung cấp lại ‘quá ít!’. Đang khi con người được tạo ra cho vô biên; thì làm sao những thứ hữu biên, thuộc về thời gian lại có thể thoả mãn nó đời đời? Rõ ràng, “ở đây không có thành phố lâu dài”; chúng ta, những lữ khách, “đi tìm thành tương lai”. Mục tiêu quan trọng không đạt được ở đây, bởi nó không có! Mục tiêu cuối cùng nằm ở chỗ khác, nơi Thiên Chúa! Thánh Vịnh đáp ca thật thâm trầm, “Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn!”.
Với bài Tin Mừng, khi hỏi “Dân chúng bảo Thầy là ai?”, Chúa Giêsu không quan tâm xác suất mến mộ quần chúng dành cho Ngài; Ngài quan tâm đến phúc đáp của một câu hỏi khác, “Các con bảo Thầy là ai?”; Phêrô thưa, “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa!”. Không thể đúng hơn! Phêrô nhìn nhận Ngài là Đấng Được Xức Dầu của Chúa; nói cách khác, Ngài là Thiên Chúa. Nhưng Phêrô vẫn chưa hiểu hết chiều sâu của mầu nhiệm! Cũng thế, dù biết điều này là đúng, nhiều lúc chúng ta vẫn ‘choáng ngợp’ trước chiều sâu của mầu nhiệm, “Mầu Nhiệm Đức Tin!”.
Thử tưởng tượng, bạn ngồi trước Chúa Giêsu, nghe Ngài nói, liệu bạn có kết luận, Ngài là Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh? Ngài tồn tại từ muôn thuở, xưng mình “Tôi Hằng Hữu”, liệu bạn kết luận, Ngài hoàn hảo, Đấng Tạo Thành, Đấng gìn giữ cho mọi sự tồn tại? Không ai hiểu được chiều sâu của mầu nhiệm; chúng ta có thể nhận biết một điều gì đó đặc biệt về Ngài, nhưng vẫn ‘choáng ngợp’ vì không thể biết trọn vẹn Ngài là ai trong bản chất đầy đủ của Ngài.
Anh Chị em,
“Phần các con, các con bảo Thầy là ai?”. Ngoài câu trả lời “từ trên ban xuống” và “được Cha mặc khải” của Phêrô, không ai có thể trả lời cách trọn vẹn! Bởi lẽ, Đức Kitô, Thiên Chúa, Vua Trời Đất, không xuất hiện trong uy nghi, oai hùng, nhưng trong hình hài một con người, lang thang trên những nẻo đường cho mắt phàm thấy được, sờ được. Vì muốn gần con người để có thể cứu nó, Ngài trở nên quá bình thường, nếu không nói là tầm thường! Cũng thế, ngày nay trong Thánh Thể, Ngài đợi đó để chúng ta đến gặp Ngài, sờ đụng Ngài. Ngài mong chúng ta đừng khoá chặt Ngài trong nhà thờ, hoặc đặt Ngài nơi cao chỉ để cung kính. Không! Ngài muốn ở với chúng ta, nên một với chúng ta; và qua chúng ta, những nhà tạm di động, Ngài đến với những người khác, chia sẻ nỗi niềm, hoàn cảnh của mỗi người, hầu bổ sức và đồng hành với họ. Ngài hạ mình thẳm sâu để mỗi người có thể được nâng lên cao nhất; Ngài không muốn một ai phải ‘choáng ngợp’ vì Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ‘choáng ngợp’ bởi những mời mọc của thế gian. Cho con ‘choáng ngợp’ trước tình yêu tuyệt vời của Chúa, vốn luôn để ý đến từng chi tiết đời con!”, Amen.
(Tgp. Huế)