Ngày 20-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phục vụ trong khiêm hạ
Lm Đan Vinh
01:28 20/09/2018
CHÚA NHẬT 25 TN B
Kn 2,12.17-20 ; Gc 3,16-4,3 ; Mc 9,30-37

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Mc 9,30-37

(30) Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn có ai biết, (31) vì Người đang dạy các môn đệ rằng : “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời. Họ sẽ giết chết Người, và Người bị giết chết, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại”.(32) Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người. (33) Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông : “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” (34) Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. (35) Rồi Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. (36) Kế đó, Người đem một em nhỏ, đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : (37) “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.

2. Ý CHÍNH :

Tin Mừng hôm nay gồm 3 điểm chính như sau:

Một là Đức Giê-su tiên báo lần thứ hai về cuộc khổ nạn và phục sinh mà Người sắp trải qua, nhưng các môn đệ không dám hỏi Người do sợ bị quở trách hay sợ phải đối diện với sự thật không như ý
.
Hai là các ông tưởng Thầy sắp lên làm vua, nên tranh cãi nhau xem ai sẽ nắm giữ chức vụ cao hơn trong Nước của Người. Đức Giê-su đã dạy bài học khiêm nhường phục vụ của người môn đệ.

Ba là Người đòi các ông phải quan tâm đến những người nghèo khổ bé nhỏ, tượng trưng bằng một đứa trẻ được Người đặt giữa các ông. Người còn tự đồng hóa mình với những kẻ bé nhỏ này.

3. CHÚ THÍCH :

- C 30-32 : + Con Người : Nhấn mạnh về nhân tính của Đức Giê-su. Như người Tôi Trung của Đức Chúa, Đức Giê-su sẵn sàng chịu đau khổ để đền tội thay cho dân hầu làm cho các tội nhân được nên công chính (x. Is 53,2-12). +Sẽ bị nộp vào tay người đời: “Rơi vào tay người đời” là một số phận hẩm hiu, trái ngược với “Rơi vào tay Đức Chúa” (2 Sm 24,14). Thánh Phao-lô viết: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32). +Bị giết chết và sẽ sống lại: Người sẽ bị giết do tay người đời nhưng sẽ sống lại nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Cv 13,27-30). +Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người : Vì chưa có ý niệm gì về mầu nhiệm thập giá nên các môn đệ cảm thấy rất buồn khi nghe Thầy loan báo điều này (x. Mt 17,23). Họ không dám hỏi lại có lẽ vì sợ bị quở trách như Phê-rô trước đó (x. Mc 8,33), mà cũng vì sợ phải đối diện với sự thật không như ý !
- C 33-34 : + “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” : Đặt câu hỏi này với các môn đệ, Đức Giê-su cho thấy Người luôn quan sát từng lời nói và cử chỉ hành động của các ông để kịp thời giáo huấn. + Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả : Qua thái độ làm thinh, các môn đệ đã nhận ra khuyết điểm của các ông là ham muốn địa vị quyền hành, trái với tinh thần khiêm nhường phục vụ noi gương Thầy.
- C 35-37 : + Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : Trong tư thế ngồi của một ông thầy (ráp-bi), Đức Giê-su gọi Nhóm Mười Hai môn đệ lại gần mà giáo huấn. + “Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” : Đức Giê-su nhấn mạnh đến tinh thần khiêm tốn phục vụ mà môn đệ của Người phải có là sự tự hạ, trở thành người tôi tớ hầu hạ mọi người. Ở đây có sự đối nghịch giữa “người đứng đầu” với “người rốt hết”. Đối với Đức Giê-su, giá trị của người lãnh đạo phải dựa trên nền tảng là đức khiêm hạ, sẵn sàng phục vụ tha nhân vô điều kiện. + “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy” : Em nhỏ trong câu này không tượng trưng cho sự ngây thơ vô tội, nhưng là biểu tượng cho người nghèo khó tầm thường, những kẻ vô danh tiểu tốt, tàn tật, yếu đuối và bị bỏ rơi... + “Là tiếp đón chính Thầy... tiếp đón Đấng đã sai Thầy” : Đức Giê-su đề cao sự khiêm nhường phục vụ những người nghèo, có giá trị thiêng liêng cao quý như hành động phục vụ Người và phục vụ Chúa Cha là Đấng đã sai Người (x. Mt 10,40).

4. CÂU HỎI :

1) Khi tự xưng là Con Người, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh điều gì ?
2) Đức Giê-su đã loan báo về sứ mệnh Thiên Sai như thế nào ?
3) Tại sao các môn đệ dù chưa hiểu rõ lại không dám hỏi Thầy về điều các ông vừa nghe ?
4) Dọc đường, các môn đệ tranh luận với nhau điều gì ? Tại sao các ông làm thinh không trả lời câu Thầy hỏi ?
5) Đức Giê-su đòi các mục tử trong Nước Trời phải có cách ăn ở thế nào ?
6) Khi đưa một em nhỏ đặt giữa các ông, Đức Giê-su muốn dạy bài học gì ?
7) Người dạy các ông phải biết khiêm nhường để phục vụ những ai ?

II. SỐNG LỜI CHÚA :

1. LỜI CHÚA :

Rồi Đức Giê-su ngồi xuống gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).

2. CÂU CHUYỆN :

1) GƯƠNG KHIÊM HẠ PHỤC VỤ CỦA MẸ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA:

Ngày 05/09/1997, ngay sau khi tin Mẹ Tê-rê-sa qua đời được loan đi, đã gây một chấn động lớn cho toàn thế giới. Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ lòng thương tiếc. Rất nhiều những điện văn chia buồn của các vị nguyên thủ trên khắp thế giới gửi đến phân ưu. Mẹ Tê-rê-sa chỉ là một nữ tu người An-ba-ni bình thường. Mẹ sang Ấn độ thành lập dòng Thừa Sai Bác Ái.

Điều đáng chú ý nơi người nữ tu bé nhỏ này là một tâm hồn vĩ đại, dạt dào yêu thương. Mẹ đã dành cả đời mình để săn sóc phục vụ những người cùng khổ. Mẹ đã cúi xuống để đưa những người đói khát, bệnh tật, đưa người hấp hối đang bị bỏ rơi nằm chờ chết bên vệ đường, bãi rác, phố chợ về mái ấm tu viện để được chăm sóc vỗ về và được chết như một con người. Chính quyền Ấn độ đã tuyên bố lễ tang của Mẹ là quốc tang. Hàng ngàn người Ấn độ và nhiều người thuộc các quốc tịch, tầng lớp xã hội… đã bất chấp mưa gió, xếp hàng dài hàng cây số trước trụ sở dòng Thừa Sai Bác Ái ở Can-quýt-ta để được viếng xác và nhìn mặt người nữ tu khả ái ấy lần cuối.

Trong thời đại chúng ta, không ai được nhiều người quý mến cảm phục bằng Mẹ TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA. Mẹ là một con người cao cả và vĩ đại. Giá trị của Mẹ không hệ tại ở sắc đẹp, giàu sang, tài năng hay quyền thế, nhưng ở chỗ đã thực thi lời Chúa Giê-su: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).

2) MỘT VỊ GIÁM MỤC KHIÊM TỐN PHỤC VỤ NGƯỜI DƯỚI:

Thánh PHAN-XI-CÔ SA-LÊ-SI-Ô là một giám mục nổi tiếng về lòng khoan dung và đức khiêm nhường phục vụ. Ngày nọ sau giờ làm việc, người giúp việc của Tòa Giám Mục vốn có tật thích ăn nhậu say xỉn đã leo rào ra ngoài quán cóc gần đường ăn nhậu với chúng bạn và đã bất cẩn uống rượu quá chén. Khi mò về tới tòa giám mục thì trời đã khuya. Do quá say, anh quên rằng phải leo rào để về nơi ở, nên đã nằm đại ra trước cổng tòa giám mục ngủ ngáy khò khò. Bấy giờ thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô vẫn còn thức đêm làm việc, nghe thấy tiếng ngáy liền đi ra mở cổng và khi nhận ra người giúp việc của ngài đang ngủ say, liền cõng anh ta vào phòng riêng và đặt nằm trên giường của mình. Còn ngài thì tạm nghỉ trên chiếc ghế sa-lon trong phòng khách.
Sáng ngày thức dậy, anh giúp việc rất ngạc nhiên thấy mình đang nằm trên giường của Đức Giám Mục. Anh nhớ ra bữa nhậu say xỉn tối hôm trước, liền vội chạy đến quì trước mặt Đức Giám Mục thú tội để xin tha tội. Và cũng từ ngày đó anh giúp việc đã chừa được tật ưa thích ăn nhậu say xỉn. Anh không bao giờ còn dám lẻn ra ngoài để chung vui với bạn bè vào lúc đêm tối nữa.

3) VIÊN BÁC SĨ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐÁNH GIÀY ĐỂ PHỤC VỤ KHÁCH QUÝ:

Cùng với cha và người em, bác sĩ SA-RI MÊ-Ô (Charies Mayo) đã xây dựng bệnh viện Mê-ô nổi tiếng tại thành phố Rô-sét-tơ (Rochester) Hoa kỳ.
Lần kia, một phái đoàn y khoa được cử đến thăm bệnh viện. Theo truyền thống của bệnh viện, quí khách sẽ để giày trước cửa phòng riêng của mình, và bệnh viện sẽ bố trí nhân viên đến đánh bóng các đôi giày ấy. Tối hôm đó, bác sĩ May-ô làm việc trễ và là người về phòng sau cùng. Ông thấy các đôi giày ở trước các phòng của khách vẫn chưa được nhân viên phụ trách đánh bóng ! Có thể họ đã quên làm việc này chăng ? Ông liền đi kiếm xi và bản chải, rồi lần lượt đến trước mỗi phòng đánh bóng các đôi giày của khách. Khi nhân viên phụ trách đánh giày hôm đó đến làm nhiệm vụ lúc nửa đêm, anh rất ngạc nhiên khi thấy vị bác sĩ giám đốc bệnh viện vẫn đang miệt mài chùi bóng những chiếc giày cuối cùng cho các vị khách quí.
Câu chuyện bác sĩ giám đốc đánh giày này đã trở thành huyền thoại ! Bác sĩ May-ô được ca tụng không những vì có tài chữa bệnh, và những công trình y khoa mang lại nhiều ích lợi cho nhiều bệnh nhân, mà còn vì lối sống khiêm nhường bình dị của ông. Ông không nề hà làm bất cứ việc gì để phục vụ người khác, dù việc ấy không xứng tầm với địa vị giám đốc của ông.

4) MỘT TẤM GƯƠNG KHIÊM TỐN TRONG LỜI NÓI:

PAE-DA-TE-ROS sống ở thành Spartes nước Hy Lạp. Dân thành tổ chức bầu nghị viện gồm ba trăm người. Paedateros xin ghi danh làm ứng cử viên. Kết quả bầu cử, trong danh sách những người trúng cử lại không có tên Pae-da-te-ros. Một người bạn thân của ông nói :
- Tiếc thật, người ta đã không bầu cho anh. Họ không biết rằng nếu anh mà được trúng cử, thì chắc anh sẽ trở thành một chính khách lỗi lạc của thành phố ! ”
Nghe bạn nói xong, Pae-da-te-ros vẫn thản nhiên trả lời rằng :
- Trái lại, tôi rất vui vì trong thành Spartes này còn có tới ba trăm người có tài, có đức hơn tôi.
Pae-da-te-ros đã nêu gương khiêm tốn, khi sẵn sàng chấp nhận thua kẻ khác và không thốt ra những lời oán trách như nhiều người đã làm trong hoàn cảnh tương tự.

3. THẢO LUẬN:

Là người đứng đầu một tập thể nhỏ là gia đình, đội nhóm, lớp học… và có chút quyền hành, chúng ta sẽ làm gì để noi gương Mục Tử Giê-su trong việc chăm sóc phục vụ đòan chiên: “Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

4. SUY NIỆM :

1) CON NGƯỜI THƯỜNG TRANH GIÀNH NHAU ĐỊA VỊ QUYỀN HÀNH:

- Thông thường những quan lớn trong xã hội thường muốn được “ăn trên ngồi trước”, muốn được chiếm địa vị cao hơn chúng bạn và khó chịu khi thấy bạn bè thành công hơn mình.
Khi đi theo Thầy Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, các môn đệ tưởng Thầy mình sắp lên làm vua, nên dọc đường các ông đã tranh cãi nhau xem ai sẽ được giữ chức vụ lớn nhất ! Đức Giê-su hiểu rõ tâm trạng của các ông, nên khi Thầy trò về nhà trọ tại Ca-phác-na-um, Người đã dạy các ông bài học về thái độ khiêm tốn phục vụ trong Nước Trời Người sắp thiết lập như sau:: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ phục vụ mọi người” (Mc 9,35), noi gương Người: “Con Người đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ” (Mc 10,45). Đối với Đức Giê-su: Giá trị của một người không hệ tại địa vị quyền hành mà tuỳ khả năng và mức độ phục vụ của họ.

2) MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU PHẢI CÓ TINH THẦN KHIÊM TỐN PHỤC VỤ:

- Không phải vô cớ mà Đức Giê-su đưa một em nhỏ ra làm gương cho các môn đệ. Thời đó trong xã hội Do thái, trẻ em được xếp đứng hàng sau chót trong bậc thang giá trị. Theo lời Chúa hôm nay, ai muốn trở thành môn đệ thực sự của Người, cần phải có tinh thần phục vụ những người thấp kém nhất như các trẻ nhỏ.
- Trong bữa Tiệc Ly, Tin Mừng Gio-an cũng thuật lại việc Đức Giê-su làm việc của người giúp việc là quỳ gối rửa chân cho các môn đệ, rồi sau đó Người dạy các ông điều răn mới là “hãy yêu thương nhau như Thầy” là khiêm nhường phục vụ rửa chân cho nhau (Ga 13,12-15).
Tông đồ Phao-lô cũng trình bày gương khiêm hạ vâng phục của Đức Giê-su trong thư Phi-lip-phê : "Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2,5b-8). Đối với Đức Giê-su: Người lớn nhất sẽ không dùng quyền mà ra lệnh, nhưng dùng tình yêu và gương sáng để chinh phục con tim và họ sẽ tự nguyện nghe theo mình.
- Lãnh đạo theo Chúa Giêsu phải vừa có tâm có tầm, lại vừa phải có đức có tài để phục vụ theo tinh thần đức ái mục tử. Thánh Phêrô đã khuyên các vị mục tử noi gương Chúa Giê-su như sau: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn; Không phải vì ham hố lợi ích thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt tình tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,1-4).

3) TINH THẦN KHIÊM TỐN PHỤC VỤ CỤ THỂ LÀ GÌ ?:

Là noi gương Đức Giê-su để phục vụ như một người đầy tớ giúp việc, hoặc như một bà mẹ tận tình phục vụ đứa con thơ bé, hay như người mục tử nhân lành phục vụ đoàn chiên.
- Như một tôi tớ giúp việc: Điều quan trọng của người tôi tớ khi phục vụ là phải khiêm hạ và nhiệt tình làm mọi việc trong phần vụ được chủ yêu cầu, tránh phục vụ theo kiểu ban ơn, thể hiện qua thái độ hống hách khinh thường hoặc lên mặt chê trách người khác. Nhất là tránh thái độ công thần, khi khoe khoang công lao thành tích phục vụ của mình và đòi phải được tập thể tỏ lòng kính trọng biết ơn mình. Mỗi tín hữu cần biết noi gương Chúa Giê-su, Đấng là Thầy là Chúa nhưng sẵn sàng khiêm hạ quỳ xuống mà rửa chân cho môn đệ trong bữa Tiệc Ly.
- Như một bà mẹ phục vụ con thơ: Động lực phục vụ của bà mẹ là tình yêu con, nên bà không so đo tính toán hơn thiệt với con, luôn quên mình để tìm lợi ích cho con như câu người đời thường nói về tình yêu thương của bà mẹ hy sinh cho con thơ: “Mẹ nằm chỗ ướt, chỗ khô con nằm”.
- Như mục tử phục vụ đoàn chiên: Mục tử tốt lành luôn hiểu biết để cảm thông với những khó khăn của đoàn chiên được trao phó cho mình chăn dắt; Luôn lo lắng chăm sóc và dẫn đưa đoàn chiên đến cánh đồng cỏ xanh tươi có suối nước trong; Luôn quan tâm bảo vệ đoàn chiên bằng việc đương đầu với sói dữ đến cắn xé chiên làm cho đoàn chiên tan tác; Sẵn sàng hy sinh thời giờ sức lực để đi tìm các chiên lạc, băng bó những con chiên bị thương tích... Tóm lại phải có tinh thần phục vụ của Mục Tử Giê-su: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

4) HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY (Lc 10,37) :

Để thực hành đức khiêm nhường phục vụ noi gương Đức Giê-su hôm nay, mỗi người chúng ta cần làm một số việc như sau :
- Cầu xin ơn Chúa trợ giúp : Hãy năng dâng lời nguyện tắt để xin Chúa Giê-su Phục Sinh đổ ơn Thánh Thần giúp chúng ta sống khiêm hạ qua việc sẵn sàng phục vụ tha nhân, nhất là săn sóc những người tàn tật, già cả, bệnh tật và bị bỏ rơi… gần bên chúng ta.
- Cần phải xét mình mỗi ngày : Để thực tập khiêm nhường phục vụ, mỗi ngày chúng ta nên dành một phút hồi tâm trước khi đi ngủ: Hôm nay tôi có phục vụ ai không ? Tôi làm các việc lành để tìm vinh danh cho Chúa hay để tìm tiếng khen nơi người đời (x Mt 6,1) ? Tôi có sẵn lòng làm những việc vô danh không ai muốn làm hay không (x Mt 6,2) ? Tôi có cảm thấy ấm ức trong lòng khi làm được việc tốt mà không ai hay biếtm cũng chẳng thấy ai khen không ? (x Mt 6,3-4).
- Cần phục vụ với tình yêu thương : Những người đứng đầu một cộng đòan không nên nại vào lý do mình đã phục vụ cho tập thể để đòi mọi người phải biết ơn và phục vụ lại mình. Các vị mục tử cần tránh thái độ quan liêu, giáo sĩ trị và vô trách nhiệm, thiếu đức ái mục tử… giống như những kẻ chăn thuê đã bị Đức Giê-su nặng lời quở trách (x Ga 10,11-13).
- Tập khen ngợi và đề cao các việc tốt của tha nhân: Chẳng hạn: khen một nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao; Khen một bà bán hàng rong đã trả lại tiền còn dư cho khách; đề cao một thày giáo sẵn sàng mở lớp dạy miễn phí cho học sinh yếu kém... Hãy biến cuộc sống của chúng ta trở thành thánh lễ nối dài bằng thái độ khiêm tốn và nhiệt thành phục vụ tha nhân.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa hiện thân nơi những người đau khổ đói cơm bánh vật chất cũng như thiếu bánh tinh thần là Lời Chúa. Xin cho chúng con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi trong những người đau khổ bệnh tật và cô đơn. Xin cho chúng con biết mở rộng lòng đón nhận tha nhân, mở trái tim để cảm thông, mở đôi tay để phục vụ người nghèo khổ như phục vụ chính Chúa. Ước gì chúng con luôn kết hiệp với Chúa để phục vụ tha nhân trong âm thầm khiêm hạ, hầu xứng đáng được Chúa tha tội và ban hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng con.

X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:27 20/09/2018
4. BAN ĐÊM ĐỘI MŨ VUA
Một hôm, Đường Huyền Tông ngồi trên điện Cần Chánh nhìn thấy một người thợ vá mũ, bèn kêu lại hỏi:
- “Ta có một cái mũ thiên bình bị rách trên chóp, ông có thể sửa được không ?”
Trả lời:
- “Có thể”.
Nói xong bèn dùng tay sửa mũ, sửa xong thì đưa mũ lên. Huyền Tông nói:
- “Mũ của ta rất nhiều dùng không hết, tặng cho ông đó”.
Ông thợ sửa mũ kinh khiếp, quỳ xuống dập đầu nói không dám nhận. Huyền Tông cười nói:
- “Ông chỉ cần đợi đến đêm thì đóng cửa lại, một mình đội chơi thôi, đừng để cho người khác thấy thì không có gì là phiền phức cả !”
(Ngũ tạp tô)

Suy tư 4:
Cho dù nhà vua có cho phép chăng nữa thì cũng không ai dám mặc áo hay đội mũ của nhà vua đi lang thang ngoài đường, mà nếu đội hoặc mặc áo nhà vua vào nửa đêm thì còn gì là hứng thú, không nhận là phải...
Thánh Thể và Lời Chúa là hai báu vật cao quý nhất của Thiên Chúa mà Ngài đã ban tặng cho loài người một cách nhưng không, Ngài không khuyên bảo chúng ta nên dùng vào ban đêm kẻo sợ người ta làm khó dễ, Ngài cũng không dạy chúng ta phải đón nhận nó trong bí mật, nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta cử hành cách công khai, long trọng và vui vẻ trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.
Vui mừng hân hoan đi đón nhận Thánh Thể và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống, là chúng ta công khai mang trên mình áo hoàng bào của dân thánh, đội trên đầu mũ triều thiên của dân được tuyển chọn và là dấu chỉ của người được cứu độ.
Không ai đội vương miện vào lúc nửa khuya, cũng không ai mặc áo hoàng bào đi trong đêm tối, chỉ có kẻ trộm mới làm như thế; cũng không một người Ki-tô hữu rón rén chùng lén khi đi rước lễ vì sợ xấu hổ, chỉ có những ai sống trong đêm tối của tội lỗi mới làm như thế mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 20/09/2018

53. Bí quyết cao nhất của đời sống tu đức của tôi là chuyên làm việc để tôi hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 25 Mùa Quanh Năm B 23.9.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:10 20/09/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Sống ở thời đại nào cũng vậy, tập tục, thói quen, truyền thống đều quan trọng. Trong thời Chúa Giêsu cũng vậy, người Dothái có thói quen rửa tay trước khi ăn.

Đối với người Việt Nam, trước khi cầm đũa, chén, người dưới phải mời người trên bằng những câu quen thuộc như: “Mời ông mời bà, mời cha mời mẹ, mời anh mời chị xơi cơm”. Việc giữ lề luật, tập tục, thói quen hay truyền thống phải xuất phát tự đáy lòng của con người.

Qua lời Chúa hôm nay, chúng ta sẽ suy nghĩ thêm về cách sống thành thật và giản dị với tha nhân. Ngoài ra trong cách sống chúng ta phải gạt bỏ ra ngoài những sự rườm rà, khách sáo làm giảm đi tình yêu mến giữa anh chị em.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Trong cuộc sống dường như chúng ta cảm thấy người lành bị thử thách rất nhiều. Qua bài đọc hôm nay, chúng ta sẽ thấy mầu nhiệm của Thiên Chúa an bài ngoài trí hạn hẹp của con người.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê trình bày sự tranh chấp ở đời là do những đam mê trần tục. Chúng ta là những môn đồ của Chúa, luôn vào đời để gieo vãi tình yêu là hoa trái của sự thông cảm.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Bài đọc thứ I đã chuẩn bị cho chúng ta hiểu sứ điệp của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay. Đối với những người không hiểu biết, không có niềm tin thì cho rằng sự dữ xảy ra cho người lành nhiều hơn người dữ. Nhưng với đức tin, chúng ta đoan chắc là mọi sự xảy ra trên đời nầy là do Chúa quan phòng.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay đưa ra cho chúng ta một tinh thần để suy nghĩ: Phục vụ người khác hơn là để người khác phục vụ. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta hiểu thấu tinh thần nầy:

1. Xin cho cộng đoàn dân Chúa, luôn biết áp dụng tinh thần của Thánh Giacôbê tông đồ vào cuộc sống, qua đó, chúng ta sẽ đóng góp nhiều cho cuộc sống tha nhân và cộng đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho cá nhân hay gia đình vì lý do nào đó hiểu lầm nhau, e dè khi giao tiếp, ngoảnh mặt đi khi tình cờ gặp nhau nơi phố chợ đông người... luôn tha thứ cho nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Với tinh thần của các bài đọc hôm nay, xin cho chúng ta biết biến đổi chính mình để trở nên những sứ giả, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục như Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Khó Khăn mà chúng ta thường hát. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho tình thân hữu giữa anh chị em trong cộng đoàn dân Chúa, qua những sinh hoạt tôn giáo và xã hội sẽ liên kết chúng ta mỗi ngày thêm gần gũi nhau nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta nhớ đến những anh chị em tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúng con nâng hồn lên tới Chúa, qua những lời nguyện cầu cho tha nhân, cho cộng đoàn và thế giới. Xin Chúa chúc lành và ban cho chúng con những ơn chúng con xin như lòng mong ước. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Chúa Nhật XXV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
22:46 20/09/2018
Khôn Ngoan 2: 12, 17-20; Tvịnh 53; Giacôbê 3: 16-4:3; Máccô 9: 30-37

Thánh Máccô không để các môn đệ nghỉ ngơi chút nào. Hôm nay là thí dụ tốt nhất: Chúa Giêsu vừa mới dạy các ông về sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài, Thánh Máccô cho chúng ta biết các môn đệ không hiểu gì Chúa Giêsu muốn dạy họ điều gì. Hình như họ muốn nói đến chuyện khác giống như chúng ta thường làm ngày nay.

Sau khi dến Caphanaum Chúa Giêsu hỏi các môn đệ đã tranh luận điều gì trong lúc đi đường. Họ im lặng. Nhưng sự mong muốn của họ lộ ra trên gương mặt khi họ thừa nhận là họ đã tranh luận với nhau là ai sẽ là người lớn nhất. Có thể các ông không hiểu gì về việc Chúa Giêsu nói là Ngài sẽ bị loại trừ, sẽ chịu thương khó và chịu chết. Nhưng, thay vì các ông trao đổi với nhau về ý nghĩa của điều Chúa Giêsu vừa nói “về sự sống lại của Ngài từ cỏi chết”, và họ sẽ làm gì nếu Chúa Giêsu bị đối xử như Ngài đã nói, thì họ lại nói đến tương lai của họ. Chẳng lẽ họ lại không nghĩ gì đến điều Chúa Giêsu vừa mới nói với họ hay sao? Họ đang đi theo Chúa Giêsu trên đường Ngài sẽ chịu thương khó và chịu chết. Họ lại tranh luận về những điều gì sẽ xãy ra cho họ là những người theo Ngài. Chắc không phải là vinh quang và quyền lực cho họ đâu!

Thánh Máccô không nói lời nhẹ nhàng về các môn đệ. Ông ta chỉ trình bày sự thật thôi, như suy nghỉ của những người thời đó. Họ và những người cùng tôn giáo mong đợi Đấng Mesia dến để lật đổ kẻ thù và đưa Israel lên vinh quang. Tuần trước, chúng ta nghe ông Phêrô nói Chúa Giêsu là Đấng Kitô (nghĩa là Đấng Mesia). Các môn đệ theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem tin là họ đang cùng đi với Đấng Mesia. Họ nghĩ đúng, nhưng họ hiều sai về tính cách Đấng Mesia nơi Chúa Giêsu. Các môn đệ nghĩ họ sẽ được vinh quang nên họ bàn tán xem ai sẽ là người ngồi chỗ cao nhất trong vinh quang đó. Các ông cần phải được dạy bảo là quyền lực mà Đấng Mesia được thể hiện nơi Chúa Giêsu là sẽ là quyền của tình thương của người tôi tớ của Thiên Chúa và quyền lực đó để phục vụ cho những người bé mọn.

Tôi tự hỏi các lãnh đạo của giáo hội tiên khởi mà thánh Máccô nói đến đã tranh quyền hành chưa? Có thể thánh Máccô viết phúc âm này để nhắc cho họ biết là Chúa Giêsu dạy bảo về nhiệm vụ của họ: họ phải là "người bé mọn nhất và là tôi tớ cho tất cả !". Đó là một điều nhắc nhở nhẹ nhàng, nhất là trong những ngày này, với những mẫu gương xấu xa của hàng giáo phẫm đã bị che đậy bởi các cấp trên. Điều này cũng nói về những người khác có quyền hành trong giáo phận như: những người có nhiệm vụ lo việc phụng vụ, lo việc trong giáo xứ, lo việc tài chánh, dạy dổ v.v... Quyền hành thường đến với trí khôn chúng ta một cách dễ dàng. Chúng ta cần được nhắc nhở chúng ta là tôi tớ, mặc dù chúng ta có đeo thánh giá lớn trên ngực, hay là mang cổ áo hàng giáo phẫm, ăn mặc như thương gia, có chức phận viết trên cửa phòng làm việc hay thướng đứng trước đám đông với tinh thần thiếu nghiêm túc.

Khi chúng ta nhìn vào những điều đó, chúng ta thường nghĩ đến quyền hành. Nhưng thật ra chúng ta không kiểm soát được bất kể chúng ta co địa vị nào trong giáo hội. Chẳng bao lâu chúng ta sẽ nhận thấy là những chương trình tốt đẹp mà chúng ta đã dự định sẽ không đạt được thành quả. Quyền lực để lập kế hoạch và dự kiến cho tương lai là việc khó khăn và có ý nghĩa rất lớn. Các môn đệ muốn nắm giữ quyền hành trong tương lai không chóng thì chầy cũng sẽ bị thất vọng. Chúa Giêsu đang hướng dẫn họ cần phải thay đổi sự tập trung của họ ở nơi khác, để đầu tư vào tương lai mà sẽ không làm họ thất vọng. Đó là các ông cần phải theo Thầy, và làm đúng như Ngài dạy là dùng quyền hành mà họ nhận được để phục vụ người khác.

Ai là người lớn nhất? Nếu ai trong các môn đệ cần được chức vụ lâu dài thì người đó phải là tôi tớ cho "tất cả". Và hơn nữa, các môn đệ phải trở nên như con trẻ vì danh Chúa Giêsu. Thời Chúa Giêsu trẻ con không có chức quyền, không có ơn huệ. Trẻ con thuộc về người cha, và chúng là những người yếu đuối. Các môn đệ phải như thế, là như Chúa Giêsu nói "phải tiếp đón em bé" vào đời sống của họ - là chấp nhận sự yếu đuối và luôn phó thác vào Thiên Chúa.

Còn điều nữa, là đáng lẻ tìm phục vụ người cao cấp và quan trọng trong xã hội và giáo hội, thì người môn đệ phải tìm đến những người nghèo khó, người không có địa vị trong thế gian là trẻ con. Với những lời dạy bảo khác của Chúa Giêsu chúng ta thấy là chúng ta tìm thấy Chúa Kitô trong những người bé mọn. Trong lúc chúng ta mừng sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, chúng ta nên nghĩ chúng ta tìm thấy Ngài ở đâu trên thế gian. Chúng ta có thể nhìn vào những nơi Ngài nói đến là trong những người bé mọn nhất. "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy".

Phúc âm có thể trình bày những điều trái ngược với thực tế, với ý nghĩ và giá trị của chúng ta. Thí dụ như : nhiều hảng hàng không cho phép khách hàng tìm chổ mình thích trên trang mạng trước 24 giờ của lịch cất cánh... Vì thế khi tôi đã dành chỗ, tôi phải đợi đến 24 giờ mới tới giờ cất cánh để được ngồi ở chổ mình ưa thích. "Người nào dành trước thì được phục vụ trước". Đó là một trong những điều lo nghĩ trong xã hội hiện nay. Trong cửa tiệm, trong rạp chiếu phim chúng ta giữ truyền thống "người nào đến trước là người đó được phục vụ trước hay được vào trước."

Nhưng, trong Triếu Đại Thiên Chúa, Chúa Giêsu dạy là chúng ta nên phục vụ kẻ khác và nên từ bỏ ý nghĩ là đến trước thì được trước. Trật tự này không có ý nghĩa gì nếu chúng ta dựa vào ý nghĩa có hệ thống thật sự, và đó là điều trái ngược mà phúc âm trinh bày. Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta ngồi vào lớp học về ý nghĩa của hệ thống trước sau, nhưng là Ngài mời gọi chúng ta vào khóa học để trở nên môn đệ. Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta tin tưởng và chấp nhận mầu nhiệm của triều đại Thiên Chúa được diễn tả qua Chúa Kitô. Rõ ràng là qua Chúa Giêsu; đó hình ảnh công việc của Thiên Chúa làm; là trở nên như người tôi tớ, sẵn sàng bỏ qua ánh vinh quang và chấp nhận sự giới hạn của thân phận con người cho đến cái chết trên cây thập giá.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Giacôbê miêu tả rõ ràng hoàn cảnh người phàm của chúng ta, và sự dữ lôi kéo chúng ta. Nói đến hoàn cảnh thân phận người phàm thì không có gì lạ khi chúng ta cảm thấy khó khăn với lời dạy bảo của Chúa Giêsu về sự trở nên con trẻ trong đời sống chúng ta. Nhưng, không có lời dạy bảo nào được đón nhận nếu không có hồng ân giúp chúng ta chấp nhận lời dạy để thực hiện.

Đôi khi một câu văn ngắn trong Kinh Thánh sẽ mang lại hy vọng và nói đến sự hiện hữu của ơn huệ Thiên Chúa. Hôm nay câu văn đó có trong lời mở đầu "sau đó Chúa Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó để đi..."

Nếu chúng ta bị kẹt ở một nơi, hay một cử chỉ, hay một thái độ thiêng liêng, chúng ta nên nhớ là với Chúa Giêsu chúng ta có thể bỏ nơi đó ra đi. Và đi đâu? Chúng ta có thể đi đến nơi để trở nên người môn đệ hòan tòan hơn. Dó là câu văn đã nói với tôi hôm nay "ra khỏi đó để đi...". Chúng ta chưa đến nơi đó chúng ta chưa phải là một môn đệ hoàn hão đã bỏ hết mọi sự theo Chúa Giêsu. Chúng ta chưa phải là môn đệ Ngài nên vâng lời, hy sinh đã bỏ hết quyền hành để phục vụ người bé mọn nhất.

Đáng lẻ trở nên người chưa hết tấm lòng và chưa tròn vẹn, chúng ta có thể cố gắng. Có thể chúng ta chưa đến đó, nhưng chúng ta đang trên đường trở nên môn đệ mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta. Chúng ta đã ra đi, và chúng ta không cố gắng đi đến đó bởi chúng ta; như thánh Máccô nhắc đến là chúng ta có Chúa Giêsu cùng đi với chúng ta trên "đường đi", Bí tích Thánh Thể hôm nay là một lúc trên chặng đường chúng ta đi làm môn đệ của Chúa Giêsu. Ở đay chúng ta nghe tiếng nói đầy ơn thánh sủng và chúng ta được lãnh nhận lương thực giúp chúng ta bước trên chặng đường nên môn đệ mà Chúa Giêsu định cho những ai "sẽ là người bé mọn nhất và là người tôi tớ cho tất cả."

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


25th SUNDAY (B)
Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54; James 3: 16-4:3; Mark 9: 30-37

Mark doesn’t give the disciples much of a break does he? Today’s gospel is a good example. Jesus has just taught them about his up-coming suffering, death and resurrection. Mark tells us the disciples didn’t understand what Jesus was saying to them. They seem to want to change the subject – as we most likely would do.

After their arrival in Capernaum. Jesus asks what they were "arguing about on the way." They are reduced to silence. Their crassness and ambition are exposed as they admit to arguing about who was the greatest. The disciples may not have understood what Jesus meant about his rejection, suffering and death. But instead of discussing what that and his "rising from the dead" might mean, or what they would do if Jesus were treated as he predicted – they talk about their future prospects. Could they have been that insensitive about what he had just taught them? They were on the road following him and he was going to suffering and death. What did they think was going to happen to them, his followers? Surely not glory and seats of power!

Mark doesn’t smooth out the rough edges of the disciples. He just presents them as they were – people of their time. They, with their co-religionists, were hoping for the arrival of the Messiah to overthrow their enemies and lead Israel to greatness. Last week we heard Peter proclaim Jesus as the Christ (8:27–35). The disciples following Jesus to Jerusalem believed they were walking side by side with the Messiah. They were right; but they were wrong about the kind of Messiah Jesus was. They saw glory up ahead of them and they were arguing about the place settings for their thrones. They needed to be taught that the power Jesus will inaugurate as Messiah will take the shape of service. God’s love for us will be shown in power – but a power redefined as service to the least.

I wonder if the leaders of the early church, for whom Mark wrote, were already claiming rank and privilege? He may have written his gospel to remind them what Jesus taught about their responsibility: they were to be "the least of all and the servant of all." That’s a sobering reminder, especially these days with clergy scandal ignored, or covered up, by some of the church’s hierarchy. It also addresses other people in charge: diocesan officials, heads of liturgy committees, parish councils, financial administrators, teachers, etc. Power easily goes to our heads. We need regular reminders that we are servants, whether we wear pectoral crosses, clerical collars, business suits, have ecclesial titles on our doors, or stand in front of a class of unformed minds.

When you come right down to it, we may seem to have power – but we really aren’t in control, no matter what our rank or privileged position. It doesn’t take long for us to realize that our best-made plans don’t always work out. The power to plan and design our futures is very tenuous indeed. The disciples seeking position of authority and recognition will soon be frustrated in those plans. Jesus is instructing them that they need to shift their attention elsewhere, to an investment in the future that will not fail them. They need to follow their master and do as he did, use any authority they might receive in service to others.

Who is the "greatest?" If the disciples are to gain lasting dignity they must be willing to be a servant "to all." And more. The disciples must receive the child in Jesus’ name. Children in Jesus’ time had no rank, no rights and no privileges. They were property of their fathers and so were exceedingly vulnerable. The disciple is to be just like that, Jesus says, "welcome the child" into their own lives – accept being vulnerable and therefore dependent on God.

Still more – instead of seeking out and serving the high-placed and important in society and church, the disciple is to seek out the company of the poor and no-accounts of the world, the insignificant – the "children." What we know from other teachings of Jesus is that in "the least" we will discover Christ himself. As we celebrate the "true presence" of Jesus in today’s Eucharist, we might consider where in the world we also discover his true presence. We could begin looking in the direction he points today – to the least. "Whoever receives one child such as this in my name, receives me; and whoever receives me, receives not me but the One who sent me."

The gospel can be so contradictory; so opposite to our ideals and values; so impractical. For example, many airlines allow a person to go online 24 hours before the scheduled departure of a flight to choose seats. So, when I have a flight reservation that’s what I do. As soon as the 24 hour limit comes I quickly go to the airline’s webpage and choose the best seats I can. "First come, first served." It’s an axiom our world lives by. Heaven help the person who jumps ahead of others on a supermarket line, at a buffet, or a movie line. "First come, first served!" we will shout.

But in God’s kingdom, Jesus tells us to make a deliberate choice to serve others and renounce any thoughts of being first on line. This doesn’t make sense if we merely rely on our own logic. It’s that contrary gospel! Jesus isn’t inviting us into a logic classroom; but into a school for discipleship. He urges us to believe and accept the mystery of God’s reign, manifested in all its fullness in Christ. After all, in Jesus that’s exactly what God did – become the servant, willing to leave behind all divine splendor and take up the limitations of our human condition, all the way to death on the cross.

James gives us a vivid description of our human condition and our evil tendencies in our second reading. Considering his description of our human state, it’s no wonder we have such a difficult time with Jesus’ teaching about accepting the child into our lives. But there is no teaching without the grace to accept the teaching – as impossible as the instruction may seem.

Sometimes even a brief phrase in the Scriptures will give hope and suggest the presence of God’s grace. Today the phrase that speaks to me appears in the opening verse, "Jesus and his disciples left from there and began a journey ...."

If we feel stuck in a place, attitude or spiritual disposition, we are reminded that, with Jesus, we can leave that place of "stuckness." And go where? We can go in the direction of becoming fuller, more complete disciples. That is the phrase that speaks to me today, Jesus and his disciples – "began a journey." We’re not there yet, not the perfect disciples who have left everything and followed Jesus; not the docile and self-sacrificing ones who have left behind prestige and seek to serve the least.

Rather than being disheartened at our incompleteness, we can take heart. We may not be "there" yet, but we are in the process of becoming the disciples Jesus has called us to be. We have begun our journey and we are not struggling to get there on our own because, as Mark reminds us, we have Jesus with us as we travel – on "the journey." This Eucharist today is another moment on our journey towards discipleship. Here we hear a grace-filled word and receive a meal that helps us take the next steps towards being the disciples Jesus has in mind, those who, "shall be the least of all and the servant of all."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong 2 bức thư riêng, ĐTC Benedictô khiển trách những người phê bình ĐGH Phanxicô.
Trần Mạnh Trác
15:23 20/09/2018
Theo báo New York Times (tác giả Jason Horowitz) thì qua 2 bức thư gửi cho một trong 4 HY đã viết thư xin ĐGH Phanxicô giải thích những điều họ đang bối rối (dubia), ĐTC Benedictô đã khiển trách họ là “sự giận dữ” cuả họ làm cho toàn bộ Giáo Hội bị lâm nguy. Tuy không trực tiếp liên hệ đến âm mưu ‘nổi loạn’ mới đây mà một TGM đã kêu gọi ĐGH Phanxicô từ chức, ĐTC Benedictô viết trong lá thư rằng "Trong sự hỗn loạn này một sự kích động mới đang dần được tạo ra", tạo ra tình thế với nhiều ‘giáo hoàng hồi hưu’ sẽ làm cho quyền lực giáo hoàng rơi ra từng mảnh.

Xin chuyển đến quí độc giả bản phiên dịch như sau:


Ngày 20 tháng 9 2018

ROME: Bức thư hồi tháng trước, trong khi kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức vì những cáo buộc đã che đậy cho một Hồng Y Mỹ phạm tội lạm dụng tình dục, cũng đồng thời là một lời kêu gọi công khai nhắm vào những người Công Giáo bảo thủ, vẫn cảm tình với vị giáo hoàng trước đó, GH Benedictô XVI. Trong nhiều năm qua, những người ấy đã dùng tên cuả vị cựu giáo hoàng như là một lá cờ lệnh (battle standard) làm mốc trên các giao thông hào cuả cuộc chiến tranh tư tưởng.



ĐTC Benedictô dường như muốn họ hãy vất bỏ những lá cờ đó.

Trong 2 bức thư riêng (gửi cho vị Hồng Y) được công bố vào thứ năm hôm nay bởi tờ báo Bild ở bên Đức quốc, ĐTC Benedictô, đã nghỉ hưu và vẫn cố gắng giữ yên lặng trước những tranh cãi về khả năng lãnh đạo của ĐGH Phanxicô, nói rằng "sự giận dữ" cuả những người tôn phục mình đang làm nhơ nhuốc cho cả triều đại cuả ngài.

“Tôi có thể hiểu rõ nỗi đau sâu xa mà sự kết thúc triều đại giáo hoàng của tôi đã gây ra cho ‘quí huynh’ và nhiều người khác. Nhưng đối với một số người - và tôi nghĩ có vẻ như đối với huynh nữa- cơn đau đã trở thành giận dữ, không chỉ ảnh hưởng đến sự thoái vị mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân tôi và toàn bộ triều đại giáo hoàng của tôi nữa, ” là những lời ĐTC Benedictô viết vào ngày 23/11/2017 cho Đức Hồng Y Walter Brandmüller của Đức. “Bằng cách này, chính triều đại giáo hoàng (cuả tôi) đang bị hạ thấp và cùng hoà nhập chung vào nỗi buồn trước tình hình Giáo Hội ngày nay.”

Những yêu cầu xin xác thực về các lá thư đã không được đại diện của ĐTC Benedictô hoặc cuả ĐHY Brandmüller trả lời. Tuy nhiên báo Bild Đã cung cấp toàn bộ các bức thư cho The Times.



HY Brandmüller là một trong 4 Hồng Y đã ký một lá thư “dubia” vào năm 2016 - tiếng Latinh nghiã là “nghi ngờ” - yêu cầu ĐGH Phanxicô làm rõ về sự sẵn sàng của ngài để mở cánh cửa cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn có thể rước lễ, mà những ‘người nghi ngờ’ cho rằng là đi ngược với giáo luật.

Lá thư dubia tạo ra sự chú ý trên toàn thế giới và đã được coi như là một bàn ‘tuyên ngôn độc lập’ chống lại ĐGH Phanxicô, và những người ký tên, cầm đầu là Hồng Y Raymond Burke, đã nhiệt tình ủng hộ bức thư của Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, kêu gọi ĐGH Phanxicô từ chức.

(TGM) Viganò nói rằng (ĐTC) Benedictô đã áp đặt các biện pháp trừng phạt trên Hồng Y Theodore E. McCarrick, cựu tổng giám mục Washington, vì hành vi sai trái tình dục, nhưng ĐTC Phanxicô đã dỡ bỏ những hình phạt đó. Những người bảo vệ ĐGH Phanxicô nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy có lệnh trừng phạt được đặt lên McCarrick, đã từ chức vào tháng Bảy, và chỉ ra nhiều bằng chứng dồi dào rằng ông ta không cư xử như thể ông bị giới hạn. Cả hai vị giáo hoàng, hiện tại lẫn vị về hưu, đều không có bình luận.

Một phần động lực của (TGM) Viganò trong việc xuất bản bức thư là để giải cứu (ĐTC) Benedictô, người mà ông cảm thấy bị các nhà báo Ý đối xử không công bằng so với ĐGH Phanxicô, theo Marco Tosatti, nhà báo người Ý đã giúp vị tổng giám mục soạn thảo lá thư.

Trong nhiều năm qua, các Hồng Y bất đồng chính kiến và những người ủng hộ họ đã tìm cách đặt chính nghiã cuả họ trên khuôn mẫu (ĐTC) Benedictô, người hứa sẽ vẫn "ẩn mình với thế giới" sau khi từ chức năm 2013, mà lúc đó ngài đã lấy cớ là vì sức khỏe và năng lượng suy yếu của mình. ĐGH Phanxicô, 81 tuổi, vẫn có những cuộc gặp gỡ công khai để thăm hỏi Benedictô, 91 tuổi, tạo ra nhiều cơ hội chụp ảnh về ‘hai mảnh áo trắng,’ và ấn tượng không hề có căng thẳng.

Nhưng (ĐTC) Benedictô, vị giáo hoàng từ chức đầu tiên trong gần 600 năm, từ chối đã hoàn toàn từ bỏ chức vị giáo hoàng, lấy danh hiệu là "giáo hoàng danh dự" và tiếp tục sống ở Vatican. Ngài nói trong cuộc họp chung cuối cùng “Cái chữ 'luôn luôn' thì cũng là 'mãi mãi' - không còn có thể trở lại cuộc sống riêng tư nữa. Quyết định từ chức của tôi … không thu hồi điều này, ”.

Đối với nhiều người ủng hộ ĐGH Phanxicô, sự hiện diện của (ĐTC) Benedictô tạo ra một cái bóng không được hoan nghênh đối với ĐGH Phanxicô và trao giấy phép và sự trợ lực cho kẻ thù của ngài, mặc dù vị cựu giáo hoàng đã giữ một phong cách rất thấp. Những người ủng hộ ĐTC Benedictô nói rằng, bằng cách sống xa công chúng đằng sau bức tường Vatican, ngài đã thực sự tránh việc tạo ra một trung tâm quyền lực đối chọi.

Nhưng riêng tư, thì những người ủng hộ kiên quyết nhất của (ĐTC) Benedictô đã thất vọng với ngài về việc từ chức và cho phép cuộc bầu cử GH Phanxicô, một nhân vật nghiêng nhiều về mục vụ mà ít lý thuyết, họ nghĩ rằng ngài đang làm giáo hội đổ nát. Họ đổ lỗi cho (ĐTC) Benedictô vì thiếu ý chí chiến đấu và mau cuốn cờ bỏ chạy khi phải đối mặt với những áp lực gia tăng bên trong Vatican, đặc biệt là sau khi ngài nhận được một hồ sơ 300 trang của ba Hồng Y mà nhiều người trong Vatican tin rằng có chứa đựng chi tiết về một tổ chức ‘vận động hành lang’ đồng tính rộng lớn trong giáo hội.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm ngoái với tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung, HY Brandmüller đã bày tỏ sự thất vọng đó một cách công khai.

"Cái mẫu người gọi là ‘giáo hoàng danh dự’ đã không tồn tại trong toàn bộ lịch sử của giáo hội," ông nói. "Thực tế là một vị giáo hoàng đã lật đổ một truyền thống 2.000 năm và quăng nó trên các Hồng Y là chúng tôi."

Ông nói rằng ông đang thưởng thức một bữa tiệc tối thú vị trong dịp lễ hội cuả nước Đức đúng vào lúc nghỉ hưu của Đức Giáo Hoàng vào năm 2013. “Chúng tôi vừa mới ăn khai vị và đang chờ thêm một vị khách thì một nhà báo gọi ĐT với một câu hỏi: Ngài đã nghe chưa? Tôi đã nghĩ đó là một tin tức làm trò đùa cho dịp lễ hội. ”

(ĐTC) Benedictô, thường ăn nói nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc hài hước, đã không thích thú (với lời phát ngôn trên). Ngài viết cho Brandmüller rằng "Trong sự hỗn loạn này một sự kích động mới đang dần được tạo ra", và có thể truyền cảm hứng cho nhiều cuốn sách như "The Abdication", bởi Fabrizio Grasso, lập luận rằng có nhiều ‘giáo hoàng hồi hưu’ sẽ làm cho quyền lực giáo hoàng rơi ra từng mảnh.

(Trong cuốn sách, Grasso viết, "Ngay cả những người có ít tưởng tượng, cũng không khó mà tưởng tượng một tương lai gần có thể có nhiều giáo hoàng danh dự, và do đó, một câu lạc bộ giáo hoàng độc quyền, không thể nào khác hơn là một quốc hội của Nhà nước Vatican. ”)

(ĐTC) Benedictô viết, "Tất cả điều này làm tôi lo lắng, và chính vì điều này mà lời kết cuả cuộc phỏng vấn FAZ của huynh khiến tôi bất ổn, bởi vì cuối cùng nó sẽ gây ra những tâm trạng tương tự."

Những lời trên là ở bức thư thứ hai cho HY Brandmüller. Bức thư đầu tiên, ngày 9 tháng 11 năm 2017, thì sắc nhọn hơn, vì là một phản ứng lập tức cho cuộc phỏng vấn của vị Hồng Y.

“Thưa Ngài!” ĐTC bắt đầu. “Ngài nói rằng với chữ 'giáo hoàng danh dự,' tôi đã tạo ra một nhân vật đã không tồn tại trong toàn bộ lịch sử của nhà thờ ư?. Ngài biết rất rõ, tất nhiên, nhiều giáo hoàng đã thoái vị, mặc dù là hiếm. Sau đó họ là gì? 'giáo hoàng danh dự? Hay là gì vậy? ”

Ngài đã trích dẫn trường hợp của (ĐGH) Pius XII, đã lo sợ bị Đức Quốc xã bắt và chuẩn bị từ chức nếu sự việc xảy ra.

"Như Ngài đã biết, (ĐGH) Pius XII đã chuẩn bị một tuyên bố trong trường hợp Đức Quốc xã bắt giữ ngài, đó là từ lúc bị bắt, ngài sẽ không còn là giáo hoàng nữa mà chỉ là một Hồng Y," (ĐTC) Benedictô viết. “Trong trường hợp của tôi, chắc chắn sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn giản là trở lại làm một Hồng Y. Vì sau đó tôi sẽ phải liên tục tiếp xúc với giới truyền thông như một vị Hồng Y - thậm chí còn nhiều hơn thế bởi vì mọi người sẽ thấy tôi là cựu giáo hoàng. ”

Ngài nói thêm, "Dù có hay không, điều này có thể có những hậu quả khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh của tình hình hiện tại."

Không rõ (ĐTC) Benedictô gợi ý nghĩa gì với chữ “tình hình hiện tại”, nhưng một số người đã giải thích nó có nghĩa là sự nản trí với ĐGH Phanxicô cuả nhiều người ủng hộ ngài (DTC Benedictô). (ĐTC) Benedictô dường như muốn nói rằng là một vị cựu giáo hoàng, ngài tránh được những tình huống chính trị như vậy.

“Với cương vị 'giáo hoàng danh dự,' tôi cố gắng tạo ra một tình huống mà tôi hoàn toàn không thể tiếp cận với giới truyền thông và trong đó hoàn toàn rõ ràng rằng chỉ có một giáo hoàng mà thôi,” Ngài viết. "Nếu Ngài (HY Brandmüller) biết hơn, và tin rằng Ngài có thể đánh giá một trong những giải pháp tôi đã chọn, thì xin vui lòng cho tôi biết."

Sau khi (HY) Brandmüller dường như cầu xin sự tha thứ của (ĐTC) Benedictô và giải thích nỗi đau cuả vụ từ chức đã gây ra cho ông và những người bảo thủ như thế nào, vị giáo hoàng danh dự đã viết lá thư thứ hai. Kết luận bằng lời nói, “Chúng ta hãy cầu nguyện, như huynh đã làm ở phần cuối lá thư, xin Chúa đến trợ giúp giáo hội cuả Người. Với phước lành tông đồ của tôi, (ký tên) Bênêđictô XVI của huynh. ”
 
Máu thánh Gennariô hóa lỏng tại Naples nhưng Đức Hồng Y chủ tế không nhấc lọ máu lên được
Đặng Tự Do
18:11 20/09/2018
Thông tấn xã ANSA cho biết hôm 19 tháng 9, máu thánh Gennariô đã hóa lỏng tại Naples nhưng Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám mục Naples, là vị chủ tế trong thánh lễ, không nhấc lọ máu lên được. Ngài được tường thuật là “bị xây xẩm và phải ngồi xuống” nên không thể giơ cao lọ máu lên cho anh chị em giáo dân thấy như vẫn thường làm.

Nhiệt độ quá nóng trong bầu không khí quá đông anh chị em tập trung trong và ngoài nhà thờ để theo dõi biến cố này có lẽ đã làm vị Hồng Y 75 tuổi cảm thấy ngạt thở. Các vị đồng tế đã khuyên ngài về nghỉ. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã từ chối. Ngài ngồi nghỉ và sau đó tiếp tục dâng thánh lễ như thường lệ.

Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.

Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.

Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.

Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Januarius đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.

Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.

Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.

May quá, ngày 19 tháng 9 vừa qua bửu huyết của Thánh Januarius đã hóa lỏng khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm

Source: ANSA Bishop falls ill at San Gennaro miracle.
 
Chánh Án Tối Cao được đề cử Brett Kavanaugh, học trò Dòng Tên và nam tính ngộ độc
Vũ Văn An
19:52 20/09/2018
Brett Kavanaugh là người được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào chức thẩm phán tối cao. Với việc bổ nhiệm này được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua, cán cân chính trị hay “ý thức hệ” của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ nghiêng về phía bảo thủ. Viễn ảnh này có thể là phát súng ân huệ kết liễu phán quyết phá thai của Tối Cao Pháp Viện trước đây và nhiều phán quyết thuộc “ý thức hệ” tả phái của Viện này.

Vì thế mà phe tả vận dụng mọi phương thế có trong tay để bác bỏ việc bổ nhiệm này, hay ít nhất, đình hoãn chờ ngày Đảng Dân Chủ chiếm đa số tại quốc hội Hoa Kỳ.

Người ta sợ lời tố cáo của Christine Blasey Ford, người tố cáo Thẩm Phán Kavanaugh tấn công tình dục mình, nằm trong bối cảnh trên. Có lẽ vì thế, linh mục Christopher J. Devron, S.J., chủ tịch Fordham Prep, một định chế có cùng một triết lý giáo dục như Georgetown Prep, nơi Kavanaugh từng thụ huấn ít nhất 4 năm, hồi còn là học sinh trung học, chuẩn bị vào đại học, lên tiếng nói về bối cảnh giáo dục của vị thẩm phán này. Nội dung bài viết như sau:

Đối với những người trong chúng ta từng lãnh đạo hoặc có liên hệ với các trường trung học toàn nam của Dòng Tên ở Hiệp Chúng Quốc, câu truyện của Brett Kavanaugh đã và vẫn còn là một cuộc cưỡi những toa xe lên xuống thật dốc (roller-coaster). Việc ông được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện là một điểm cao; thẩm phán Kavanaugh đang chờ tham gia với Neil Gorsuch trong tư cách là một trong hai chánh án từng tốt nghiệp từ cùng một trung học toàn nam của Dòng Tên, Georgetown Preparatory ở North Bethesda, Md.

Khi việc đề cử ông được công bố ngày 9 tháng 7, Kavanaugh nói rằng “Khẩu hiệu trường trung học Dòng Tên của tôi là ‘những người đàn ông cho người khác’. Tôi đã cố gắng sống niềm tin ấy”.

Từ điểm cao ấy, chúng ta đã tuộc dốc đáng kể, khi, vào lúc này, Thẩm Phán Kavanaugh bị Christine Blasey Ford tố cáo tấn công tình dục. Sự kiện điều bị coi là tội ác này diễn ra khi ông còn là một học sinh tại một trường trung học Dòng Tên khiến chúng ta không thoải mái nếu không muốn nói là bối rối và kinh hoàng.

Đã đành, vấn đề vẫn chỉ là lời tố cáo, điều mà Ông Kavanaugh đã bác bỏ. Thế nhưng cảm quan của chúng ta về việc đề cử và cách nhìn của chúng ta về nó không thể nào không thay đổi dưới ánh sáng các tiết lộ này.

Tôi là chủ tịch của Fordham Prep, một trung học toàn nam của Dòng Tên đã có từ 177 năm nay tại Bronx, N.Y., với gần 1,000 học sinh hiện nay và gần 12,000 cựu học sinh còn sống. Tôi đã chứng kiến các học sinh và các em tốt nghiệp của chúng tôi ở những lúc tốt nhất của họ và, chẳng may, ở cả những lúc tệ nhất của họ nữa. Tuy thế, tôi có diễm phúc được mục kích sứ mệnh giáo dục toàn nam của Dòng Tên – phát triển những người đàn ông sống cho người khác, những người tận hiến đời mình cho vinh quang lớn hơn của Thiên Chúa – như một lực lượng mạnh mẽ và có tính biến đổi. Tôi tin lực lượng này có thể thách thức các lực lượng văn hóa đương thời vốn làm áp lực khiến người trẻ chấp nhận các giá trị phản ảnh một tư thế rất khác đối với các thành viên dễ bị tổn thương hơn của xã hội ta và những ai khác với chúng.

Mỗi mùa xuân, các thành viên năm thứ nhất (freshman) đều tham dự một cuộc tĩnh huấn, bước cuối cùng trong việc dẫn nhập chính thức của họ làm học sinh của Fordham Prep. Đêm cuối cùng của cuộc tĩnh huấn, tôi cử hành một Thánh Lễ bắt đầu lúc 9 giờ đêm và thường chỉ kết thúc sau 10 giờ 30 đêm. Cuộc cử hành ấy quả là dài vì vào thời điểm bài giảng, tôi mời các thành viên của lớp lên phía trước để chia sẻ với mọi người - khoảng 250 em cùng lớp, các nhà dìu dắt của khoa và các hướng dẫn viên tĩnh huấn thuộc lớp trên – ký ức, hình ảnh, mối liên hệ hoặc câu truyện trong đó họ tìm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Lời mời này nằm ở tâm điểm linh đạo Inhã, một linh đạo dạy chúng ta tìm kiếm và tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự.

Với các học sinh năm thứ nhất của chúng tôi, điều trên thường là một ý niệm hân hoan. Cho đến thời điểm đó trong đời các em, các em có thể đã trải nghiệm đức tin của các em gói gọn trong các kinh nguyện chính thức hay bên trong tòa nhà giáo đường, lớp học về tôn giáo hay một nghi thức minh nhiên có tính tôn giáo khác. Cái nhìn thông sáng thấy Thiên Chúa đến gần các em trong trải nghiệm thông thường của các em – thấy ơn thánh Thiên Chúa gần các em như tình cha mẹ yêu các em, như tình bạn bè chấp nhận các em, như niềm tự tin mỗi ngày một hơn khi học được một kỹ năng mới hay khám phá một tài năng mới – quả là lôi cuốn, dù có thể mới lạ và kỳ lạ.

Trong thời gian dành cho bài giảng, tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe khi các học sinh năm thứ nhất tiến lên, từng người một, và ngắn gọn nói về sự hiện diện của Thiên Chúa. Trong một số trường hợp, các em kể các câu truyện của mình với một sự ngập ngừng lo lắng và dễ bị tổn thương. Thông thường, các em có tinh thần hài hước và tự hạ mình. Phần lớn, các em lưu loát, gợi hứng và gây xúc động khi nói với các bạn cùng lớp về việc tìm thấy Thiên Chúa nơi các dây nối kết gần gũi của gia đình khi một người thân qua đời; hay nơi lòng biết ơn và tình yêu các em dành cho bố hay mẹ; nơi niềm vui thấy người anh trở về nhà sau nghĩa vụ quân sự; nơi lòng can đảm của một bậc cha mẹ rời bỏ quê hương di cư qua Hiệp Chúng Quốc; nơi chiến thắng của họ vượt qua một thách đố bản thân; nơi sự ngạc nhiên của họ tìm thấy Thiên Chúa trong bệnh hoạn hay lành bệnh hoặc trong một gặp gỡ với vẻ đẹp của thiên nhiên.

Trong những ngày sau khi có phong trào #Cả Tôi Nữa (#MeToo), hạn từ “nam tính ngộ độc” (toxic masculinity) đã đi vào từ vựng bình dân. Người ta bảo chúng ta, nam tính ngô độc phát sinh từ một xã hội nhồi sọ giới trẻ bằng “não trạng đệ huynh” (bro mentality), khiến họ mất hết tương cảm (emphathy), mẫn cảm và cảm thương và dẫn họ, nhất là khi họ ở với nhau, tới chỗ vật hóa và coi thường con gái và phụ nữ. Một số người, đúng hay sai, nhìn thấy nhiều dấu vết của thứ não trạng ngộ độc này trong lời nói châm biếm của Thẩm Phán Kavanaugh trong một diễn văn ông đọc năm 2015: “điều xẩy ra ở Georgetown Prep ở lại với Georgetown Prep. Điều đó đã là một điều tốt cho tất cả chúng ta, tôi nghĩ thế”.

Tôi xin để cho các nhà chuyên môn thẩm định xem có phải nam tính ngộ độc hay “nền văn hóa đệ huynh” là điều bàng bạc và là nguyên nhân gốc rễ của việc các người đàn ông trẻ coi thường phẩm giá người khác hay không. Nhưng tôi có thể thưa với các bạn rằng kinh nghiệm dự tĩnh huấn của các học sinh năm thứ nhất đem lại cho các học sinh của chúng tôi một cơ hội mạnh mẽ để cảm nghiệm và mô phỏng các nhân đức và giá trị trực tiếp chống lại hiện tượng này. Khi họ lắng nghe người khác, tôi tin họ lớn lên trong khả năng bước vào nỗi đau và niềm vui của một người khác. Khi chấp nhận rủi ro chia sẻ các câu truyện của họ, họ đã biểu lộ rõ các xúc cảm sâu sắc nhất của họ và nhận diện các giá trị trân quí nhất của họ. Thánh Thần Thiên Chúa thực sự sinh động hóa toàn thể Giáo Hội. Và, tôi tin, Thánh Thần Thiên Chúa giúp các học sinh của chúng tôi thấy và biết phẩm giá có nơi mỗi người. Quả là một cách mạnh mẽ để chủng ngừa người trẻ chống lại thuốc độc của nam tính ngộ độc.

Điều xẩy ra tại cuộc tĩnh huấn năm thứ nhất không ở lại tại cuộc tĩnh huấn năm thứ nhất. Tính dễ bị tổn thương và tính cởi mở nơi các học sinh của chúng tôi đối với người khác với các hậu cảnh và kinh nghiệm rất khác với hậu cảnh và kinh nghiệm của các em là một điều các nhà quản trị và các thầy giáo chúng tôi nhìn thấy hàng ngày trong lớp học. Và điều xẩy ra trong bốn năm tại Fordham Prep không nên ở lại với Fordham Prep. Điều đó, quả thực, là trọng điểm của vấn đề.

Tin cập nhật về lời tố cáo của Christine Blasey Ford

Trong khi đó, tờ New York Times, trong bản tin ngày 19 tháng 9 vừa qua, có thuật lại một chi tiết đáng lưu ý. Tiến Sĩ C.B. Ford, người tố cáo Thẩm Phán Kavanaugh tấn công tình dục mình lúc hai người còn học trung học tại hai trường tư khác nhau nhưng nổi tiếng như nhau tại Maryland, vốn là người ít bạn bè lúc học ở đó, ngoại trừ Catherine Piwowarski, người là bạn cùng phòng và sau này là phù dâu của bà lúc kết hôn với ông Ford. Hồi tháng Tám vừa qua, Tiến sĩ Blasey có gửi “text” cho người bạn này để hỏi xem có bao giờ mình thổ lộ việc mình bị tấn công tình dục lúc học ở trung học hay không. Bà Piwowarski, khi được phỏng vấn, cho hay bà đã “text” lại rằng không, bà không nhớ, và hỏi lại xem mọi sự có ổn cả không, nhưng tiến sĩ Blasey không nói gì thêm. Nên đã thắc mắc: “tôi không biết tại sao nó lại hỏi thế và điều ấy tựu chung có nghĩa gì hay không có nghĩa gì?” nhưng câu hỏi cho thấy một bất ổn sâu xa.

Điều ấy hơi lạ vì Tiến Sĩ Blasey, vốn là nhà khoa bảng về tâm lý học, cho biết biến cố tấn công kia ám ảnh bà suốt hơn 30 năm qua. Nhưng sao người bạn thân nhất lại không hay biết gì?

Điểm thứ hai được New York Times cho biết là thái độ “lừng khừng” của Tiến Sĩ Blasey không muốn ra trước Ủy Ban Pháp Chế (Judiciary Committee) của Thượng Nghị Viện cũng như trả lời phỏng vấn của New York Times về biến cố trên. Ngược lại, vào hôm thứ Ba, 18 tháng 9, luật sư của bà yêu cầu một cuộc điều tra của F.B.I. trước khi bà ra làm chứng trước Ủy Ban Pháp Chế. Nhưng ban lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa tại Thượng Nghị Viện bác bỏ ý tưởng này và cho hay cuộc bỏ phiếu về việc cử nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh sẽ tiến hành nếu bà không xuất hiện trước Ủy Ban.

Thậm chí, theo New York Times, có lời suy đoán tại thủ đô rằng Tiến Sĩ Blasey, người vốn ngần ngại không muốn ra mặt, cuối cùng rất có thể từ chối ra làm chứng, ít nhất một cách công khai.

Điều thứ ba, theo New York Times, Thẩm Phán Kavanaugh là một người Cộng Hòa sống tại Thủ Đô, còn Tiến Sĩ Blasey là người Dân Chủ sống tại California, từng tham gia cuộc biểu tình cùng với các nhà khoa bảng khác để phản đối chính phủ Trump cắt giảm ngân khoản tài trợ nghiên cứu khoa học.

Một ngày sau, ngày 20 tháng 9, New York Times tường trình rằng: Ủy Ban Pháp Chế của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ định thứ Hai tới, 24 tháng 9, là ngày Tiến Sĩ Blasey phải ra làm chứng trước Ủy Ban. Nhưng luật sư của bà cho hay: điều đó “không thể có được và sự khăng khăng của Ủy Ban bắt nó diễn ra dù sao cũng rất võ đoán”. Tuy nhiên, giọng điệu có phần dịu đi khi họ cho biết Blasey “sẵn sàng ra làm chứng tuần tới” nếu các nghị sĩ chịu đưa ra “các điều kiện hợp tình hợp lý và bảo đảm an toàn cho bà”. Tuy vẫn nhấn mạnh đến một cuộc điều tra của F.B.I., nhưng các luật sư cho biết đó là “điều thích hơn nhiều” của Tiến Sĩ. Lời lẽ này, theo New York Times, có nghĩa là bà hết đòi hỏi phải có cuộc điều tra này trước khi ra làm chứng.
 
Cuộc đại ly giáo cuả Chính Thống Giáo tiếp tục lan đến Belarus, Giáo Hội Nga bị cô lập.
Xavier Nguyễn Đông
20:13 20/09/2018
Moscow (AsiaNews) – Giấc mơ Giáo Hội Chính Thống Moscow sẽ lật đổ ngai toà Constantinople để trở thành “Rome thứ 3” đang tan ra từng mảnh.(Constantinople từng nhận mình là Rome thứ 2, thay thế Giáo Hội Công Giáo là Rome 1)

Việc Giáo hội Chính Thống Ukraine đòi độc lập khỏi Giáo Hội Moscow đang kéo theo một dẫy giây chuyền với tốc độ nhanh. Ở Belarus, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav (Lohin), đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo Belarus, đã đưa ra lời tuyên bố sẽ xin Constantinople ban cho họ một Tomos, tức là một sắc lệnh tự trị.

Tuy khác với Ukraine, là nơi mà Chính Thống giáo bị chia thành ba khu vực thống thuộc ba khối khác nhau là Moscow, Kyiv và Constantinople (thêm vào là khối Công Giáo – Hy Lạp liên kết với Rome), Chính Thống giáo cuả Belarus chỉ là một ‘khối’, đặt dưới quyền cuả Tổng giáo phận Kyiv thuộc Moscow.

Tuy nhiên, tình trạng ở Belarus rất giống với Ukraine, thậm chí còn nhiều hơn so với Giáo hội Chính Thống Ba Lan, là giáo hội đã được Constantinople ban cho quyền tự trị tách khỏi Moscow vào năm 1948, với sự thoả thuận cuả giáo hội Moscow.

Theo lịch sử thì tất cả các giáo hội Chính Thống Giáo ở phía Đông đều cùng bắt nguồn từ sự kiện ‘Nước Rus chịu phép rửa’ ở Kyiv, bây giờ là thủ đô của Ukraine. Nếu mà Ukraine vào tháng 10 này nhận được một sắc lệnh tự trị thì rất khó mà từ chối giáo hội Chính Thống Belarus cũng được như vậy.

Và như thế thì những giáo hội khác ở vùng Baltic, vùng Caucasus, Transnistria và Moldova, tất cả đều đang phụ thuộc vào Moscow, cũng sẽ mong muốn được tự trị. Và Moscow sẽ chỉ còn lại các lãnh thổ rộng lớn của Nga nhưng thưa dân.

Do đó, kết quả là Moscow sẽ bị cô lập khỏi phần còn lại của Chính Thống giáo phổ quát. Mà ngay bây giờ, sau lời tuyên bố của đại hội đồng Moscow ngày 14 tháng 9 đình chỉ sự hiệp thông với Constantinople, đã không một trong 13 Giáo Hội Chính Thống khác đáp ứng lại, chỉ là một sự im lặng hoàn toàn.

Mặc dù trước đây đã có nhiều tuyên bố khác nhau của các thượng phụ và tổng giám mục tỏ ý ủng hộ Moscow, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rome vào tháng 5 năm ngoái mong muốn giữ một "tổ chức duy nhất" cho người Nga và Ukraina, thì ngày nay chưa hề có ai thốt ra một lời nào kể từ ngày 14 tháng 9, và để cho vị thượng phụ Kirill phải một mình đối phó với thượng phụ Bartholomew. (Riêng Vatican thì tuyên bố sẽ không can dự vào công việc nội bộ cuả Chính Thống Giáo.)

Giáo hội Moscow đã có rất nhiều thời gian để suy tính về các quan hệ giữa các nhóm Chính Thống giáo cuả họ trong những năm trước, đặc biệt là Moscow đã từ chối tham dự Hội đồng Crete năm 2016, rõ ràng sợ rằng phải đương đầu với vấn đề của người Ukraine, thì nay khi thượng phụ Kirill phải đến họp tại Fanar vào ngày 31 tháng 8, lúc đó là đã quá muộn, vì quyết định đã được thực hiện sau hai năm tham vấn giữa Constantinople và tất cả các Giáo hội tự trị khác, kể cả Moscow.

Trong khi đó, hai vị đặc sứ cuả Constantinople, là các giám mục người Mỹ gốc Ukraina là Daniel và Hilarion, đang tiến hành nhanh chóng các cuộc tham vấn cần thiết. Hôm thứ hai, họ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đã nhắc lại sự khao khát kéo dài nhiều thế kỷ cho Giáo hội của họ được tự trị, và sự gần gũi lịch sử cuả họ với vị thượng phụ của Constantinople.

Sau cuộc họp, tổng giám mục Daniel hầu như nói lên một câu nói định mệnh, “quá trình ban tự trị cho Ukraine đang trên đường đi về nhà.” Hai vị đặc sứ đã mời tất cả các giám mục của các khu vực khác nhau, bao gồm cả Moscow, đến họp bàn. Tất cả mọi người được mời đều gợi ý rằng họ sẽ phản ứng tích cực.

Trong hoàn cảnh này, Moscow sẽ không thể giữ được hết các tín đồ cuả họ. Họ cũng sẽ rất khó khăn để thuyết phục mọi người rằng phiá cuả họ mới là đúng, trong khi tất cả các giáo hội Chính Thống khác đang đứng ở phía bên kia.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang Bế Mạc Năm Thánh Mừng 60 Thành Lập và Phát Triển
Tâm Phúc
14:25 20/09/2018
Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang Bế Mạc Năm Thánh Mừng 60 Thành Lập và Phát Triển (1958-2018)

Chiều ngày 17.09.2018, Thánh lễ Tạ ơn Bế Mạc Năm Thánh Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang diễn ra long trọng tại Thánh Đường Giáo xứ Bình Cang. Đức cha Giusse Võ Đức Minh, Giám mục GP Nha Trang chủ tế. Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị – Giám mục GP Kontum đồng tế.

Cùng đồng tế có Đức Ông Tổng Đại Diện GP Nha Trang, Cha Tổng Đại diện Gp. Phan Thiết, Quý cha Bề Trên Giám Tỉnh, Cha giám đốc ĐCV Sao Biển, Quý Cha Hạt Trưởng, Quý Cha giáo, Quý cha sở, Quý cha Ân – Thân nhân. Hội dòng vinh dự được đón tiếp Quý Bề Trên các Hội dòng, Quý soeurs dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng,Quý tu sĩvà cộng đoàn giáo xứ Bình Cang hiện diện trong ngày vui.

Xem Hình

Về đây, tim reo vui rộn rã,

Về đây, ta chung lời ngợi ca

60 năm hồng phúc chan hòa

Mẹ Hội dòng phủ bóng khắp gần xa…

Đặc biệt, từ Bắc – Trung – Nam, hòa chung niềm vui tạ ơn Thiên Chúa của chị em Khiết Tâm tai thế Quý Ân nhân – Thân nhân của chị em và quý khách hoan hỉ đến với Hội dòng. Mảnh đất lành Bình Cang chiều nay rộn ràng trong tiếng ca tạ ơn Thiên Chúa, lời chúc phúc cho Hội dòng ngày càng phát triển trong Thánh ý Chúa.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse nhắn nhủ các nữ tu Khiết Tâm: Đức Mẹ Khiết Tâm được Chúa chọn – gọi, Mẹ đã đáp trả và chọn Chúa trong suốt cuộc đời Mẹ. Chúa Giêsu cũng đã gọi và chọn chị em trở nên bạn hữu và tông đồ cách đặc biệt, thì chính chị em cũng phải chọn Chúa làm đối tượng duy nhất của cuộc đời chị em. Ngài nói, 60 năm là bước ngoặt lịch sử để Hội Dòng tạ ơn Thiên Chúa, tri ân mọi người và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp hơn để đáp lại nhu cầu của Giáo phận và xã hội theo thánh ý Chúa. Đức Cha đã ban phép lành Toàn xá Năm Thánh cho cộng đoàn.

Trong niềm vui Mừng Ngọc Khánh Thành Lập Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, các nữ tu bằng các tiết mục văn nghệ cùng chủ đề Năm Thánh “Tri ân – Sấm Hối – Canh Tân” mời cộng đoàn ngược dòng lịch sử, một thoáng nhìn lại chặng đường đã qua để cùng chị em tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đấng Sáng Lập, các vị kế nhiệm và bao thế hệ đi trước đã tạo nên gia sản Khiết Tâm.

Trong tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, Đấng Cha Marcel Pipuet đã chọn Phước viện MTG Bình Cang làm cơ sở thành lập Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ. Ngày 15.09.1958, Nhà Thanh Tuyển được khai sinh và trở nên vườn ươm Hạt Giống Khiết Tâm. Trong giai đoạn đầu, Bà nhất Marie Angéline và một số nữ tu thuộc Tỉnh Dòng thánh Phaolô Đà Nẵng được mời đến để điều hành và huấn luyện. Những thế hệ nữ tu Khiết Tâm đầu tiên được gởi đi làm tập kỳ tại Tập Viện Stella Maris Đà Nẵng.

Được sinh ra từ lòng Giáo phận nhà, Khiết Tâm được Mẹ Giáo Phận chăm sóc đắp xây. Từ năm 1963, chị em chập chững những bước chân vào đời với việc tông đồ xã hội, giáo dục, và y tế ở Phan Thiết, Phan Rang, Hòa Tân, Nha Trang…Năm 1976, trong buổi giao thời của đất nước, Khiết Tâm có Ban Phụ Trách Dòng tự lập đầu tiên, chị em sống tịch mạc trong lao động và cầu nguyện để bảo toàn đời thánh hiến.

Sau 25 năm được thành lập, Hội Dòng có 120 nữ tu với 15 cộng đoàn.

Năm 2008, sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, qua các nhiệm kỳ của chị Tổng Phụ Trách: Eulalie Hạnh Hương, chị Suzanne Trang Nghi và chị Imelda Thanh Bình, gia đình Khiết Tâm ngày càng tăng trưởng với con số 270 chị em trong 46 cộng đoàn, hiện diện trên khắp nẻo đường, đi đến những vùng sâu vùng xa, đáp ứng nhu cầu mục vụ xã hội, trong và ngoài nước.

Đến nay, mừng sinh nhật lần thứ 60, Gia đình Khiết Tâm hiện có 391 thành viên, với 63 cộng đoàn. Trong đó,

- Giáo phận Nha Trang: 50 cộng đoàn

- Giáo phận Phan Thiết: 7 cộng đoàn

- Giáo phận Ban Mê Thuột: 3 cộng đoàn

- Tổng Giáo phận Sài Gòn: 1 cộng đoàn

- Okinawa - Nhật Bản: 1 cộng đoàn

- Newcastles - Úc: 1 cộng đoàn

Trong Linh Đạo và Sứ Mạng Khiết Tâm, Chị Tổng Phụ Trách đương nhiệm Maria Hoài Ân, cùng đại gia đình Khiết Tâm tiếp tục kế thừa và phát triển Hội Dòng theo châm ngôn của Đấng Sáng Lập “Để trong mọi sự, Thiên Chúa được hết lòng yêu mến”.

60 năm, Tình Chúa thật hải hà

60 năm, Lòng Mẹ quá bao la

60 năm, từ lòng Giáo phận nhà,

Cùng Mẹ Khiết Tâm, con tung lưới khơi xa.

Vượt trùng dương sóng gió trầm kha,

Cõi hồng trần, Thập Giá nở hoa

Vinh tụng Chúa Cha – muôn ngàn lời cảm tạ…

Tâm Phúc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khai Rồi Giấu Đi Thì Khai Làm Gì ?
Phạm Trần
07:48 20/09/2018
Nhà nước Cộng sản Việt Nam bầy tròra lệnh chotrên 1,000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị - Ban Bí thư quản lý và những người có chức có quyền kê khai tài sản, nhưng khai rồi giấu đi thì mị dânlàm gì ?

Bằng chứng chuyện khai báo này đã quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng mang số: 55/2005/QH11của Quốc hội khóa XI, ra ngày 29/11/2005. Đến nay, năm 2018, là 13 năm mà công tác này vẫn còn nhiễu nhương trăm mối tơ vò.

Đến nỗi Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải thanvan “đây là vấn đề phức tạp”. Bà nói :”Quyết tâm chính trị của chúng ta là phải minh bạch thu nhập tài sản, phòng, chống tham nhũng. Trong thực tiễn khi xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình nguồn gốc tài sản thu nhập tăng thêm, rõ ràng có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc. Nhà nước cũng chưa có cơ sở nào để xử lý.” (VietNamNet, ngày 10/09/2018)

Như vậy là đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân, hay đảng lại cố gắng chứng minh không bỏ cuộc ?

Căn cứ vào những việc làm trong qúa khứ thì càng cố bao nhiêu, đảng càng thất bại bấy nhiêu. Bằng chứng tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 05/09 (2018), Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã báo cáo trong năm 2017 có tổng số 1.113.422 người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập, nhưng chỉ xử lý 5 trường hợp vi phạm, trong đó có cả cán bộ cao cấp.

Vì vậy, tại kỳ họp 6 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 22/10/2018 và bế mạc vào ngày 19/11/2018 sẽ thảo luận Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) có nhiều chi tiết mới về kê khai tài sản và biện pháp chế tài.

Nhưng, trong các lần họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ chế xem xét các dự luật trước khi đưa ra toàn thể Quốc hội thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội đòi phải nới rộng thành phần phải kê khai, thay vì chỉ giới hạn “vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”.

Theo Đại biểu Đinh Duy Vượt, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Gia Lai thì:” Nếu chỉ quy định phạm vi người thân phải kê khai như dự thảo thì chưa xoáy vào “tảng băng chìm” là những đối tượng mà dân hoài nghi…Cử tri muốn mở rộng đối tượng kê khai”.

Ông nói:”Nhân dân đều biết nhiều ông bố, bà mẹ bỗng dưng sở hữu nhiều tài sản, đứng tên nhiều doanh nghiệp, biệt phủ, xe sang mà được coi là của cậu ấm cô chiêu dù tuổi còn ít nhưng có tài sản khủng, trơ trơ thách thức dư luận”.

Ông dẫn chứng :”Qua nhiều vụ án tham nhũng đã và đang được xét xử cho thấy nhiều tài sản được tẩu tán cho bố, mẹ, người thân đứng tên như vụ Huyền Như, Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh.”

Đại biểu Vượt cũng lưu ý:”Riêng “tài sản cho chân dài” là chưa bị lộ”. Tài sản tham nhũng không tự nhiên mất đi mà biến hoá như ma trận, lòng vòng, nhưng cuối cùng vẫn đổ về túi cán bộ. “ (ViệtNamNet, ngày 06/09/2018)

Cụm từ “chân dài” hay “bồ nhí” là để chỉ các “phòng nhì, phòng ba” của các quan chức Cộng sản tham nhũng sử dụng để phân tán tài sản không chứng minh được.

Với bức tranh khai báo bôi bác như thế nên Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng của tỉnh Bến Tre đã nói ngày 31/05/2018 rằng :” Việc kê khai tài sản ta làm lâu nay hầu hết là “kê chỉ để đó thôi’. Đọc hồ sơ kê khai của nhiều người, kể cả các cán bộ cấp cao, tôi nghĩ nếu đưa ra cho nhân dân đọc thì người ta sẽ nhất định không đồng tìnhvì vô lý lắm”

Ông Nhưỡng lưu ý:”Hầu hết cán bộ “có vấn đề”, “có dư luận” về vấn đề tài sản hiện nay đều viện dẫn là được cho, tặng, thừa kế.” Theo tường thuật của báo Dân Trí thì :”Ông Nhưỡng tỏ ra thất vọng vì việc kê khai tài sản đang được thực hiện lâu nay hầu hết là hình thức, “kê chỉ để đó” vì không có quy định về việc xác minh tài sản.”

LUẬT CHO PHÉP GIẤU

Đúng vậy, nhóm chữ “kê chỉ để đó” của Đại biểu Nhưỡng đã lột tả hết tính bịp bợm của Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi).

Trước hết nên biết những ai phải kê khai tài sản ?

Điều 35 của PCTN quy định “Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập” gồm:

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân.

3. Người giữ chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 36. Tài sản, thu nhập phải kê khai:

1. Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng.

2. Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

3. Tài sản, tài khoản ở nước ngoài.

4. Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Nhưng khai rồi trao cho ai, làm gì ?

Theo quy định trong Điều 40 về “Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập”, dự Luật viết:

1. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

2. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

3. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại các khoản 1, 2 và 5 Điều này.

Như vậy thì dân được biết gì không ? Tại sao lại không minh bạch cho mọi người biết để dân thẩm định tính chân thật và sự ngay thẳng của cán bộ, đảng viên ? Nếu chỉ khai rồi trao cho Thủ trưởng hay cấp chỉ huy trực tiếp thì khai báo làm gì cho tốn tiền thuế của dân ?

MINH BẠCH HAY BÍ MẬT ?

Cũng nên biết, song song với Luật Phòng, chống tham nhũng, nhà nước CSVN còn vẽ ra Nghị định về “minh bạch tài sản, thu nhập”, Số: 78/2013/NĐ-CP, ban hành tại Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2013.

Người có nghĩa vụ kê khai được ghi trong Điều 7 gồm:

1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hộiđồng nhân dân.

2. Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân.

4. Người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA, official development assistance).

5. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.

6. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp nhà nước.

7. Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn.

8. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên nhà nước.

9. Người không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.( chú thích của người viết bài này: bao gồm những người làm việc có quan hệ đến tài chính và tài sản)

Vậy tài sản, thu nhập phải kê khai gồm những gì ?Điều 8 quy định:

1. Các loại nhà, công trình xây dựng:

a) Nhà, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu;

b) Nhà, công trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác;

c) Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước.

2. Các quyền sử dụng đất:

a) Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng;

b) Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác.

3. Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

4. Tài sản ở nước ngoài.

5. Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

6. Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

7. Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

8. Tổng thu nhập trong năm.

NỘI BỘ BIẾT VỚI NHAU

Giống y chang như Luật phòng, chống tham nhũng, tiến trình kê khai trong Nghị định về “minh bạch tài sản, thu nhập” cũng là loại “mèo giấu phân”.

TheoĐiều 13 duy định “Hình thức, thời điểm công khai Bản kê khai”, viết như sau:

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào thời điểm sau tổng kết hàng năm.

2. Vị trí niêm yết phải đảm bảo an toàn, đủ điều kiện để mọi người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xem các Bản kê khai; thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục.

3. Việc công khai Bản kê khai phải được thực hiện sau khi đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này và phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

Điều 14. Phạm vi công khai Bản kê khai tại cuộc họp

1. Ở Trung ương:

a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên thì công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm.

b) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công khai trước lãnh đạo từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên của cơ quan mình.

c) Cán bộ, công chức giữ chức vụ Cục trưởng, Phó cục trưởng, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương công khai trước lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên trong đơn vị mình; trường hợp không tổ chức cấp phòng thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị mình.

d) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị mình. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.

2. Ở địa phương:

a) Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Giám đốc, Phó giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trước lãnh đạo cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở, ngành, cơ quan, đơn vị đó.

c) Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm hàng năm, gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

d) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại Điểm a, b, c trên đây thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.

3. Ở doanh nghiệp:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng các Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nhà nước công khai trước Ủy viên Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc (giám đốc), các Tổng công ty (công ty) trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Trưởng các đoàn thể trong Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

b) Người đại diện phần vốn của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó Trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước thì công khai Bản kê khai tại Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nơi cử mình làm đại diện phần vốn trước Ủy viên hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, ban kiểm soát (kiểm soát viên), Kế toán trưởng. Trường hợp người đại diện phần vốn của Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức thì công khai Bản kê khai theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

• c) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc diện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì công khai trước tập thể phòng, ban, đơn vị đó. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai ở tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.

Như thế thì chống cái gì và chọi với ai ? Toàn là chuyện nói cho nhau nghe trong phòng kín để ăn vụng.

Nhưng để mị thêm dân, ngày 23/05/2017, Bộ Chính trị, cơ chế thống trị toàn hệ thống chính trị đã ra Quy định số 85/QĐ/TW “về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ chính trị, Ban Bí thư qủan lý”, tổng số chừng hơn 1,000 người.

Mục đích của việc làm này là nhằm:”Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.”

Minh thị thành phần phải kê khai tài sản, cũng giống như trong Dự luật PCTN và Nghị định “minh bạch tài sản thu nhập” (MBTSTN), thì:”Việc thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.”

Nhưng khác với luật PCTN và MBTSTN, Quy định Bộ Chính trị không cho phép “công khai hồ sơ khai báo”, dù chỉ giới hạn trong nội bộ để ăn chia với nhau.

Vì vậy dù công tác này đã thi hành hơn 1 năm mà tứ phương vẫn yên lặng như tờ, chả ai dám hé răng thắc mắc.

Riêng cá nhân Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì ông vẫn nhìn nhận:”Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại, hạn chế … ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu.

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả những người là lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.”

Ông Trọng đã nói như thế tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng ngày 25/06/2018 tại Hà Nội.

Ông kêu gọi mọi người:”Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm"…phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế".

Đáng chú ý là Tổng Bí thư đảng CSVN còn chỉ thị:”Phải tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ tập thể lãnh đạo; công khai quy trình sử dụng quyền lực theo pháp luật để cán bộ, nhân dân giám sát.”

Ông Trọng nói hăng như sợma đuổi, nhưng đảng lại giấu nhân dân hồ sơ kê khai tài sản và thu nhập của chính cá nhân ông và của cả hệ thống lãnh đạo thì có khác nào ông chửi vào mặt đảng và nhà nướcđã làm gương mù rồi không ? -/-

Phạm Trần

(09/018)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Matthaeus, người thu thuế
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
07:56 20/09/2018
Matthaeus, người thu thuế

Chúa Giêsu khi đi rao giảng giáo lý nước Thiên Chúa ở trần gian vào khoảng năm 30. đã tuyển chọn kêu gọi 12 môn đệ để xây dựng nền tảng Giáo Hội sau này. Trong số 12 Môn đệ có tên Matthaeus. ( Mt 10,3 Mc 3,18, Lc 6,15 và CV 1,13).

Về nguồn gốc lịch sử đời sống của Matthaeus không có bút tích nào ghi chép để lại. Nhưng trong phúc âm Chúa Giêsu thuật kể lại tên cùng hình ảnh về Ông. Nên căn cứ theo đó người ta có thể lần tìm ra lai lịch về con người của Ông.

Tên Matthaeus theo nguồn gốc tiếng Do Thái mang ý nghĩa là “ qùa tặng của Thiên Chúa“. Phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Matthaeus (10,3) nói rõ về nghề nghiệp của Mathhaeus là người thu thuế. Dựa vào chi tiết đó Matthaeus được nhận diện ra là người ngồi nơi cửa thuế quan và được Chúa Giêsu kêu gọi:“ Hãy theo Ta!“ ( Mt 9,9, Mc 2,13, Lc 5,27 ).

Dựa theo trình thuật phúc âm thánh Marcô, Chúa Giêsu đến rao giảng , làm phép lạ ở Carphanaum vùng biển hồ Galilaea, nơi đây Chúa Giêsu đã kêu gọi Matthaeus, như thế có thể nói Matthaeus làm nghề thu thuế ở trạm thu bên bờ hồ Galilea, cũng nơi này Chúa Giesu thường tới nhà Ông Petrus.

Ngoài ra Ông còn có tên nữa là Levi: „Sau đó Đức Giêsu đi ra và trông thấy một người thu thuế tên là Levi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo Ông „ Anh hãy theo Tôi!. Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người. ( Lc 5,27-28).

Chúa Giêsu kêu gọi những Môn đệ đầu tiên làm thành nhóm những người trong vòng thân tín nhất, nhưng theo suy nghĩ đánh gía của người Israel thời đó, lại bị liệt kê đánh gía là hạng người tội lỗi. Điển hình là Matthaeus, một người thu thuế, một người có liên quan ràng buộc với vật chất tiền bạc bị cho là không thuộc về dân Thiên Chúa, một lớp người không trong sạch. Và còn bị cho là người chạy theo cộng tác với ngoại bang, bị khinh chê chống báng, đi thu thuế bóc lột dân của mình nộp cho họ. Vì thế họ bị cho là hạng quân thu thuế, hạng người tội lỗi điếm đàng ( Mt 21,31, Lc 15,1).

Nhưng Chúa Giêsu không nhìn theo khía cạnh như thế. Người không vì thế mà loại bỏ họ ra. Trái lại người đến nhà Matthaeus Levi ăn cùng bàn, và chỉ cho những người khác có thái độ khó chịu chống đối:“ Không phải kẻ lành mạnh cần đến thầy thuốc, nhưng là người bệnh. Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi, chứ không người công chính“ ( Mt 2,17).

Kinh thánh thuật lại Matthaeus nghe Chúa Giêsu kêu gọi, Ông đứng dậy và bỏ tất cả đi theo Người. Cung cách của Matthaeus nói lên sự hăng hái sẵn sàng là câu trả lời cho tiếng Chúa Giêsu kêu gọi Ông: Hãy theo Ta!

Có thể nói được rằng cung cách đứng dậy bỏ mọi sự lại đàng sau của Matthaeus là từ bỏ con đường cũ tội lỗi, và nhận thức rõ ràng về con đường mới là chấp nhận nếp sống vươn lên trong cộng đoàn với Chúa Giêsu.

Là Tông đồ được Chúa Giesu kêu gọi, Ông có thời gian dài ba năm theo chân Chúa Giêsu ngày đêm, nghe, xem ngài giảng, ngài làm phép lạ cùng học hỏi nơi ngài nhiều điều. Vì thế, sau khi Chúa Giêsu về trời. Matthaeus vì nhu cầu truyền lại giáo lý của Chúa Giêsu cho các tín hữu Chúa Kitô, Ông đã viết phúc âm Chúa Giêsu

Sách phúc âm Matthaeus được viết trước tác vào khoảng từ năm 80 đến năm 90 sau Chúa giáng sinh ở Antiochia, nơi người tín hữu Chúa Kitô sống chung với những cộng đoàn người Do Thái, Hy Lạp và những nhóm dân tộc khác.

Nơi Phúc âm theo thánh sử Matthaeus, Chúa Giêsu được trình bày trong tương quan với Do Thái giáo, là người chính thực cắt nghĩa về lề luật từ thời Mose.

Theo ý kiến các nhà chú giải Kinh Thánh cho rằng Mattheo là một nhà trí thức Do Thái tin theo Chúa Giêsu Kitô thuộc vào thế hệ thứ hai. Là người Do Thái trở thành tín hữu Chúa Kitô nên Ông có cung cách cởi mở với những người không phải là Kitô giáo, điều này thể hiện rõ nét nơi nội dung bản văn phúc âm Ông viết ra.

Theo tương truyền kể lại, vào khoảng năm 42 sau Chúa giáng sinh, Tông đồ Matthaeus đã bỏ vùng Palestina sang truyền giáo ở nước Aethiopia, miền Mesopotamien hay cả vùng Persia. Nơi cùng thời gian Ông qua đời không có sử sách nào viết thuật lại.

Có tương truyền kể lại là Tông đồ Matthaeus chết tử vì đạo bị chém đầu, hay bị thiêu sống ở bên Syria. Vì thế Giáo hội Latinh và Hylạp tôn kính ngài là vị Thánh tử đạo.

Từ thế kỷ 10. thi hài Thánh Tông đồ Matthaeus được di chuyển đưa về Palermo, nơi đây Thánh Tông đồ Matthaeus là vị Thánh quan thầy của Thành phố và của Giáo phận Palermo.

Hình tượng Thánh Matthaeus được khắc chạm vẽ là một người có cánh như một Thiên Thần, và tay cầm bút viết phúc âm Chúa Giêsu.

Hay tay cầm bút viết cũng có thể hiểu nói về nghề nghiệp của Matthaeus ngày xưa trước khi theo Chúa Giêsu là người thu thuế viết sổ sách biên lai.

Lễ kính Thánh Tông đồ thánh sử Matthaeus hằng năm trong Giáo Hội vào ngày 21.09.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Giới thiệu các videos về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Lithuania, Latvia và Estonia
VietCatholic Network
19:16 20/09/2018
Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia. Nhân dịp này, VietCatholic sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em các videos sau đây, xin nhớ đón xem và giới thiệu cho nhiều người được biết.

Múi giờ của các nước vùng Baltic chậm hơn ở Sàigòn 4 tiếng, chậm hơn giờ Đông Bộ Úc Châu (AEST) 7 tiếng. Thí dụ, 8 giờ sáng giờ Vilnius là 12 giờ trưa tại Việt Nam và 15 giờ tại Melbourne, Sydney.

Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.

Lúc 11g30 (18g30 AEST), ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.

Video: Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Vilnius, Lithuania.

Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40 (19g40 AEST).

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30 (0g30 AEST).

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha với giới trẻ Lithuania.

Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.

Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018

Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng (17h AEST).

Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại công viên Santakos.

Lúc 12g (19g AEST), Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.

Video: Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại công viên Santakos.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g (22g AEST).

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha trước hàng giáo sĩ.

Lúc 16g (23g AEST), Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.

Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.

Video: Lời nguyện của Đức Thánh Cha tưởng nhớ các nạn nhân cộng sản.

Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g20, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20 (15g20 AEST).

Video: Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Riga, Latvia.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30 (16g30 AEST).

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga vào lúc 10g40 (17g40 AEST)

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ đại kết tại Cung Văn Hóa Riga.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50 (18g50 AEST).

Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.

Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Latvia lúc 16g30.

Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa ở Aglona.

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.

Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

Lúc 8g30 (15g30 AEST) sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Video: Lễ nghi tiễn biệt Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Vilnius, Lithuania.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15 (17g15 AEST).

Video: Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Tallin, Estonia.

Lúc 10g30 (17g30 AEST), Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50 (18g50 AEST).

Video: Diễn từ của Đức Thánh Cha với giới trẻ Estonia.

Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.

Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30 (23g30 AEST).

Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại quảng trường Tự do

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Niệm Ý Thu
Lê Trị
21:49 20/09/2018
CHIÊM NIỆM Ý THU

Ảnh của Lê Trị

Tránh nơi thị tứ ồn ào

Tìm về tĩnh lặng dạt dào ý thu.

(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 20/09/2018: Cuộc rước Thánh Thể cảm động trên đường phố Liverpool
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:57 20/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Công bố Tông Hiến Episcopalis Communio của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm 18 tháng 9, Tòa Thánh đã công bố Tông Hiến Episcopalis Communio của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm mở rộng quyền hạn và thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Tông Hiến Episcopalis Communio, gồm 27 điều khoản mở rộng vai trò của Thượng Hội Đồng như là một cơ quan cố vấn và đề nghị rằng các quyết định của Thượng Hội Đồng Giám Mục, sau khi được Đức Thánh Cha phê chuẩn, sẽ trở thành một phần trong huấn quyền của Hội Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng khi đưa ra Tông Hiến này, ngài hy vọng sẽ làm cho Thượng Hội Đồng Giám Mục trở nên “một công cụ đặc quyền hơn bao giờ trong việc lắng nghe dân Chúa”. Ngài viết rằng các Giám Mục nên tham khảo ý kiến của các tín hữu trước khi tham gia vào các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục. Như thế, theo Đức Thánh Cha, Thượng Hội Đồng sẽ là “một biểu hiện đặc biệt của việc hiện thực hoá hiệu quả sự quan tâm chăm sóc của hàng giám mục đối với toàn thể Giáo Hội.”

Tông Hiến Epicopalis Communio cũng mở rộng vai trò của vị Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, từ việc chuẩn bị cho các cuộc họp đến việc theo dõi các kết luận của Thượng Hội Đồng. Tài liệu cho biết vị Tổng Thư ký có thể triệu tập các cuộc họp trước các phiên họp của các Giám Mục, và sau khi Thượng Hội Đồng kết thúc Ban Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục chịu trách nhiệm “thực hiện các quyết nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục.” Do đó, mặc dù Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh vai trò của các giám mục giáo phận trong các cuộc tham vấn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong thực tế, tài liệu mới dường như trao quyền lớn hơn cho cơ quan Vatican chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường kêu gọi một sự quản trị Giáo Hội phổ quát mang tính “thượng hội đồng” lớn hơn, cũng nhấn mạnh thẩm quyền của Thượng Hội Đồng khi đề cập đến các vấn đề tín lý. Ngài viết: “Nếu được vị Giáo Hoàng Rôma chuẩn y một cách rõ ràng, tài liệu cuối cùng [của một Thượng Hội Đồng Giám Mục] sẽ được kể vào số các Hấn Quyền thông thường của Người kế vị Thánh Phêrô.”

Nhiều quan sát viên tỏ ý lo ngại rằng Tông Hiến Episcopalis Communio mang một số dấu hiệu vội vàng vì chỉ được công bố một vài tuần trước khi Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được khai mạc tại Rôma để thảo luận về tuổi trẻ và ơn gọi. Tài liệu này cũng chỉ mới được công bố chỉ bằng tiếng Ý. Các bản dịch bằng các ngôn ngữ khác sẽ được công bố sau.

2. Biến cố lịch sử: Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đoạn giao với Tòa Constantinople

Giáo hội Chính Thống Nga đã tuyên bố đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople, để đáp lại quyết định của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.

Trong một tuyên bố dài dòng đầy rẫy những xuyên tạc lịch sử, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nhấn mạnh rằng các Giáo Hội Chính thống tại Nga và Ukraine từ lâu đã “tạo thành một thể thống nhất trong nhiều thế kỷ.” Vì vậy, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng hành động của Đức Thượng Phụ thành Constantinople là một sự “vi phạm giáo luật của giáo hội và là một sự can thiệp của một Giáo Hội địa phương vào lãnh thổ của một Giáo Hội khác”.

Tuyên bố của Thánh Công Đồng Chính thống Nga bác bỏ sự khẳng định quyền bính của Đức Thượng Phụ Constantinople trên các Giáo hội Chính thống khác. Tuyên bố cáo buộc rằng Đức Thượng Phụ thành Constantinople thường xuyên can thiệp vào các cộng đồng chính thống của Đông Âu, gây tổn hại cho Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa; và cư xử như một vị “Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo”.

Trước quyết định mới nhất của Tòa Thượng Phụ Constantinople, Thánh Công Đồng Chính thống Nga cho biết, “Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bị buộc phải bãi bỏ những lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Constantinople và lấy làm tiếc sẽ phải đình chỉ tất cả các cử hành Phụng Vụ với hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Tuyên bố cũng nói thêm rằng Giáo hội Chính thống Nga sẽ rút khỏi các ủy ban thần học và các cơ quan liên Giáo Hội chính thống khác do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lãnh đạo.

3. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sau khi được triều yết Đức Thánh Cha ngày 13 tháng 9, 2018

Sáng thứ Năm 13/9, phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã được triều yết riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Điện Tông Tòa, nơi Đức Thánh Cha vẫn thường tiếp các nhà lãnh đạo các quốc gia.

Phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) gồm có Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch USCCB, và Đức Ông Brian Bransfield, tổng thư ký của USCCB. Bên cạnh đó còn có Đức Hồng Y Sean O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, chủ tịch của ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, đang có mặt tại Vatican sau phiên khoáng đại lần thứ 9 của ủy ban này.

Sau buổi triều yết này, Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã đưa ra tuyên bố sau đây:

“Chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng tôi được triều yết ngài. Chúng tôi đã chia sẻ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tình hình của chúng ta tại Hoa Kỳ này – Nhiệm Thể của Chúa Kitô đang bị rách nát bởi tội ác lạm dụng tình dục ra sao. Ngài lắng nghe rất chân thành. Đó là một cuộc trao đổi dài, hiệu quả và tốt đẹp.

Khi kết thúc buổi triều yết, chúng tôi đã cùng đọc kinh Truyền Tin khẩn xin Lòng Thương Xót và sức mạnh của Chúa trong việc chữa lành các vết thương. Chúng tôi mong muốn tích cực tiếp tục việc cùng nhau phân định nhằm xác định các bước tiếp theo một cách hiệu quả nhất.”

Dư luận, cách riêng là tại Hoa Kỳ, mong mỏi có một cuộc thanh tra tông tòa tại Mỹ để làm rõ lý do tại sao Tổng Giám mục McCarrick bê bối đến như vậy lại có thể lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng có ảnh hưởng không những đối với Giáo Hội tại Hoa Kỳ mà cả Giáo Hội hoàn vũ nữa; và lại còn được vinh thăng Hồng Y.

Tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo được viết ngắn gọn từ Rôma nên có thể chưa đưa ra các chi tiết liệu có một cuộc thanh tra tông tòa như thế hay không.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong tuyên bố đưa ra một ngày sau khi “chứng từ” của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò được công bố, Đức Hồng Y DiNardo cho biết ngài rất mong muốn có “những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng”.

Đức Hồng Y viết:

“Hôm mùng 1 tháng Tám, tôi đã hứa rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ theo đuổi đến cùng nhiều vấn nạn được đặt ra xung quanh hành vi của Tổng Giám mục McCarrick với toàn bộ quyền hạn của mình; và khi đã đến tận cùng giới hạn thẩm quyền của mình, Hội Đồng Giám Mục sẽ đạo đạt lên những vị có thẩm quyền cao hơn. Vào ngày 16 tháng 8, tôi đã kêu gọi có một cuộc Thanh Tra Tông Tòa, làm việc cùng với một ủy ban giáo dân quốc gia được ban cấp thẩm quyền độc lập, để tìm kiếm sự thật. Hôm qua, tôi đã triệu tập Ủy ban Thường trực một lần nữa, và Ủy ban tái khẳng định lời kêu gọi một cuộc thanh tra khẩn cấp và toàn diện về những lý do tại sao sự thất bại đạo đức nghiêm trọng của một giám mục anh em lại có thể được dung thứ trong thời gian quá lâu và đã không có gì ngăn cản việc thăng tiến của người ấy.

Bức thư gần đây của Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò khiến cuộc thanh tra này càng trở thành một vấn đề trung tâm và cấp bách. Các câu hỏi được nêu ra xứng đáng được có những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng. Nếu không có những câu trả lời đó, những người vô tội có thể bị bôi xấu bởi những cáo buộc sai trái và những người có tội có thể ung dung lặp lại những tội lỗi trong quá khứ.”

4. Đức Thánh Cha Phanxicô nói “Tôi hy vọng sẽ đến thăm Nhật Bản vào năm tới”

Hôm thứ Tư 12 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu của Hiệp hội Tensho Kenoho Shisetsu Kenshokai trước buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần, và bày tỏ mong muốn được đến thăm Nhật Bản vào năm tới.

Hiệp hội Nhật Bản này được biết đến qua các dự án đề cao văn hóa và tình đoàn kết. Đức Thánh Cha đã gặp nhóm này trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục, và nhắc nhở họ về một hành trình dài nữa mà những người Nhật đã thực hiện để gặp được một vị Giáo Hoàng.

Ngài nhắc nhớ chuyến viếng thăm cách đây hơn 400 năm, vào năm 1585, khi bốn thanh niên Nhật Bản đến Rôma, cùng với một số nhà truyền giáo Dòng Tên, và được triều yết Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII.

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng đó là lần đầu tiên một nhóm đại diện từ Nhật Bản đến châu Âu và ngài mô tả đây là một cuộc họp lịch sử giữa hai nền văn hóa và truyền thống tâm linh lớn đáng được ghi nhớ.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến người lãnh đạo của nhóm bốn thanh niên đến thăm Tòa Thánh vào năm 1585, là anh Mancio Ito, người sau đó đã trở thành một linh mục, và anh Julian Nakaura, giống như nhiều người khác, đã bị hành quyết trên ngọn đồi nổi tiếng của các vị tử đạo Nagasaki và đã được tuyên phong Chân Phước.

Trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha ghi nhận những nỗ lực của Hiệp hội “để thành lập quỹ đào tạo thanh thiếu niên và trẻ mồ côi, nhờ sự đóng góp của các công ty nhạy cảm với vấn đề của họ”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng, mong muốn của họ cho thấy tôn giáo, văn hóa và nền kinh tế có thể làm việc cùng nhau một cách hòa bình để tạo ra một thế giới nhân đạo hơn được đánh dấu bởi một hệ sinh thái tích hợp, hoàn toàn phù hợp với những gì chính Đức Thánh Cha vẫn hằng mong muốn.

Trong khi chào hỏi những người hiện diện, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ hy vọng sẽ được thăm Nhật Bản vào năm tới và mong rằng sau cuộc gặp gỡ hôm thứ Tư, các thành viên trong nhóm được khích lệ trở lại đất nước mình trong tư cách là các đại sứ thiện chí của tình hữu nghị và là những người đề cao các giá trị nhân bản và Kitô.

5. Phản ứng thật thích hợp hiện nay: 10,000 người rước kiệu Thánh Thể trên đường phố Liverpool

Trong bài “A Remarkable Thing Just Happened in Liverpool, England” – Một chuyện thật đáng kể vừa xảy ra tại Liverpool, Anh quốc, được đăng trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Công Giáo Mỹ EWTN hôm thứ Tư 12/9, phóng viên K.V. Turley ghi nhận như sau:

Một chuyện thật đáng kể vừa xảy ra tại Liverpool, Anh quốc

Sự kiện hôm Chúa Nhật là cuộc rước Công Giáo lớn nhất ở Anh kể từ sau chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới Anh vào năm 1982.

Chúa Nhật tuần trước người Công Giáo đã bước đi dưới cơn mưa tầm tã.

Khoảng 10,000 người tụ tập tham dự cuộc rước Công Giáo lớn nhất ở Anh kể từ sau chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1982. Hành động này là đỉnh cao của Đại hội Thánh Thể 2018 vừa diễn ra tại Liverpool.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đây là một cuộc rước Thánh Thể với một sự khác biệt.

Trên các đường phố của Anh, đó là một hành động thờ phượng rất công khai - một hành động của đức tin đặt nơi Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính của Chúa Kitô.

Cuộc rước diễn ra vào thời điểm Giáo hội của Chúa Kitô đang trong quá trình thanh tẩy đau đớn nhưng cần thiết.

Do đó, trời mưa và bầu trời xám xịt của nước Anh thật là phù hợp. Vì ở đây người ta gặp thấy một suối nước mắt khi tiến bước bên cạnh Đấng đã bị đóng đinh một lần nữa trong thân thể của những người vô tội bị thương tổn bởi những người xưng mình là Kitô hữu, nhưng hành động của họ, lại gây ra đau thương cho chính Thầy của mình.

Đức Hồng Y Tổng Giám mục Vincent Nichols nói với những người tham gia rằng cuộc rước này được thực hiện theo tinh thần cầu nguyện và sám hối ... không một chút tự hào hay cảm thức chiến thắng nào trong các bước đi của chúng ta… Về nhiều phương diện, cuộc rước của chúng ta là một hành vi sám hối công khai trong đó chúng ta hướng về Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng ta đã đóng đinh Ngài ... Hôm nay chúng ta như những kẻ ăn mày tìm kiếm sự tha thứ trong khi đặt những gánh nặng, những thương tổn, thiệt hại và ngờ vực của chúng ta dưới chân Thánh Giá.”

Đây là một đám rước với một đích điểm duy nhất trong tầm nhìn: Golgotha.

Đại hội Thánh Thể đầu tiên đã diễn ra ở Anh vào năm 1908. Đối với một tôn giáo đã bị nghiền nát, bị bách hại, và cuối cùng đã được bao dung trong vùng đất này, đây là một hành động mang tính cách mạng. Không cần phải nói nhiều, Đại hội đó đã gặp nhiều sự chống đối. Các nhà tổ chức Đại hội lúc đó rất muốn có một cuộc rước Thánh Thể qua các đường phố của London. Điều này bị nhiều người coi là quá đáng sau 4 thế kỷ thiết lập Anh Giáo.

Khi khả năng của một cuộc rước Thánh Thể được đưa ra thảo luận, tờ The Spectator số ra ngày 12 tháng 9 năm 1908, ghi nhận những mối quan tâm có thể cảm nhận được vào thời điểm đó trên khắp các đường phố London, trong khi cũng nêu lên một số thông cảm cho cuộc rước mà người Công Giáo đề xuất.

Tờ báo này viết: ”Sự kết thúc trang trọng của Đại hội Thánh Thể vào chiều Chúa Nhật sẽ được đánh dấu bằng một ‘Cuộc rước Bí tích Thánh lễ vĩ đại’, theo đúng nghi thức cử hành của Tòa Thánh. Sau đó là kinh chiều tạ ơn Te Deum và Chầu Mình Thánh Chúa. Các tuyến đường đã được lựa chọn cẩn thận trong các đường phố yên tĩnh quanh nhà thờ chánh tòa Westminster, và đã nhận được sự chấp thuận của các cơ quan cảnh sát. Tuy nhiên, thật không may, một cuộc rước như thế ‘rơi vào lệnh cấm’ của điều 26 trong Đạo luật Loại trừ Ảnh hưởng Công Giáo, mà tất cả mọi người tham gia vào cuộc rước này có thể bị phạt với một số tiền phạt đáng kể. Các nhóm Tin Lành không để yên chuyện này, đang kêu gọi nhà cầm quyền cấm cuộc rước theo Đạo luật trên, và kêu gọi Bộ trưởng Nội vụ cũng như tư lệnh cảnh sát phải thực thi đạo luật. Luật pháp là luật pháp, và chúng tôi không phủ nhận rằng trong trường hợp này nó đứng về phe của những người chống đối. Nhưng quan điểm của Tin Lành rất khó bị thách thức ở đất nước này, vì nó ăn rễ rất sâu trong niềm tin của người dân. Hơn nữa người ta tin rằng đừng để phải hối tiếc sâu xa về những điều khó chịu có thể diễn ra trên đường phố, đó không chỉ là một sự bất lịch sự đối với những vị khách của chúng ta – mà còn gieo rắc một sự ngờ vực vào truyền thống tuyệt vời của chúng ta về sự khoan dung.”

Mặc kệ những kẻ mồm nói “khoan dung” nhưng lại ra tay đàn áp, các nhà tổ chức quyết định vẫn tiến hành cuộc rước Thánh Thể. Chính phủ liền gây áp lực lên Đức Hồng Y Francis Bourne, Tổng Giám mục Westminster, khiến ngài cuối cùng phải miễn cưỡng hủy bỏ đám rước.

Tuy nhiên, người Công Giáo vẫn diễn hành qua các đường phố của Westminster, mặc dù không có Thánh Thể. Các tu sĩ của các dòng tu mặc trang phục bình thường nhưng trên tay cầm theo tu phục của họ, vì vào thời điểm đó họ không được phép mặc tu phục Công Giáo trên đường phố. Họ bước đi trong cuộc biểu tình thầm lặng. Người Công Giáo Anh đã tiến bước và làm chứng, ngay cả khi không có Thánh Thể, người ta đã chứng kiến một Nhiệm Thể Chúa Kitô khác. Cuộc rước đó cho thấy lòng kính trọng đối với những thế hệ đã gìn giữ đức tin truyền thống bất kể những nỗ lực xóa bỏ Giáo Hội Công Giáo khỏi đời sống công cộng và sự thù địch với Giáo Hội vào lúc đó của chính quyền dân sự.

Dưới nhiều khía cạnh khác nhau, việc cấm cách không cho rước Mình Thánh Chúa vào năm 1908 rất gần gũi với những gì được chứng kiến 19 thế kỷ trước đó ở một thành phố khác, Giêrusalem, nơi máu của Người chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu qua.

Ở Anh ngày nay, các cuộc rước Thánh Thể trên đường phố đã được cho phép.

Trong ngày lễ Corpus Christi (Mình Máu Thánh Chúa) năm nay, tôi đã đi qua các con phố của London trong khi một mặt nhật đựng Mình Thánh Chúa được giơ lên cao. Tuy nhiên, có rất ít phản ứng về điều đó. Đám đông đơn giản là vượt qua Ngài với một thái độ thờ ơ. Những người London ở thế kỷ 21 này, bận rộn mua sắm và ngoạn cảnh, sẽ không làm tổn thương Chúa của chúng ta, họ chỉ thờ ơ qua mặt Ngài trên đường phố, dường như không còn ai nhận ra - hay thậm chí quan tâm - Ngài là ai.

Cuối tuần qua, đúng là người Công Giáo bước đi trong một tinh thần sám hối với Bí Tích Thánh Thể qua các đường phố của Liverpool. Đó là phản ứng đúng đắn với những vết thương gây ra trên cơ thể thiêng liêng của Người. Có lẽ, đó là câu trả lời duy nhất, và những bản sao nên được nhân rộng trong các đường phố, các thành phố và các tuyến đường quốc gia trong toàn bộ thế giới Kitô, vì thử thách cay đắng mới nhất hiện nay hoặc là dẫn chúng ta đi cùng Chúa của chúng ta đến Đồi Calvê hoặc là đưa chúng ta vào một vực thẳm trống rỗng không thể hồi đầu. Vì thế, ngay cả dưới bầu trời u ám xung quanh chúng ta, với Đức Mẹ Sầu Bi bên cạnh, chúng ta hãy tiếp tục chống trả các thử thách, với đôi mắt dán chặt trên thân thể đẫm máu của Ngài, trong khi tiếp tục vác trên vai những gì đã được đặt lên chúng ta - cụ thể là Thánh Giá.

6. Cuộc họp giữa Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn

Vào tháng Hai năm tới Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các đại diện của tất cả các giám mục Công Giáo trên toàn thế giới để thảo luận về việc bảo vệ trẻ vị thành niên và những người lớn yếu đuối dễ bị tổn thương.

Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định triệu tập tất cả các Chủ tịch của tất cả các Hội Đồng Giám mục thế giới về Rome để thảo luận về chương trình dự phòng chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên và người yếu đuối dễ bị tổn thương.

Thông báo được Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là bà Paloma García Ovejero đưa ra tại một cuộc họp báo về cuộc họp của Hội đồng các Hồng Y cố vấn vừa được kết thúc vào sáng thứ Tư.

Thông cáo của Hội đồng Hồng Y đưa ra thêm chi tiết là cuộc họp với Đức Thánh Cha sẽ diễn ra tại Vatican từ 21-24 tháng 2 năm 2019. Tuyên bố của Ban Hồng Y cố vấn cho hay rằng trong cuộc hội ngộ tuần này, dưới sự “soi dẫn của Chúa Thánh Thần Hội đồng đã thẳng thắn bàn về vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên”.

Buổi họp báo vào thứ Tư hôm qua chỉ dành riêng bàn về cuộc họp tuần này của Hội đồng Cố vấn Hồng Y. Bà Ovejero lưu ý rằng tất cả các thành viên của Hội đồng đều có mặt, ngoại trừ Đức Hồng Y George Pell, Đức Hồng Y Francisco Javier Errázuriz, và Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya. Đức Thánh Cha đã tham gia đầy đủ các cuộc họp, ngoại trừ những lúc Ngài phải vắng mặt vì các nhiệm vụ quan yếu khác.

Theo bà phó giám đốc phòng báo chí Tòa thánh thì “phần lớn công việc của Hội đồng đã tập trung vào những thảo luận điều chỉnh cuối cùng cho bản dự thảo Hiến pháp Tông đồ mới về Giáo triều La Mã, tạm mang tên là Praedicate evangelium.” Một bản sao của văn bản tạm thời đã được đệ lên cho Đức Thánh Cha, với kỳ vọng tài liệu sẽ được duyệt xét lại theo đúng giáo luật hầu được hoàn chỉnh.

Trong các cuộc họp của Hội đồng các Hồng Y cố vấn, Đức Hồng Y Seán Patrick O’Malley, đã cập nhật những công tác của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ em vị thành niên.

Cuối cùng, các Hồng Y một lần nữa bày tỏ tình hiệp nhất hoàn toàn với Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến những gì đã và đang xảy ra trong những tuần qua.

7. Bức ảnh Lòng Thương Xót trong chuyến tông du Lithuania được ghép từ hàng ngàn ảnh chân dung các bạn trẻ

Trong một sáng kiến nhằm chuẩn bị cho chuyến tông du Lithuania của Đức Thánh Cha Phanxicô, cụ thể là cho cuộc gặp gỡ giữa ngài và những người trẻ tại Quảng trường Nhà thờ ở Vilnius vào ngày 22 tháng 9, các nhà tổ chức đang mời gọi các bạn trẻ gởi hình cho họ để ghép thành một bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa khổng lồ.

Mọi người được mời gửi một bức ảnh của mình để thu thập càng nhiều hình ảnh càng tốt. Hạn chót là vào ngày 19 tháng 9. Mục đích là để tạo ra một hình ảnh của “Chúa Giêsu thương xót”, như được mô tả bởi Thánh Faustina, từ hàng ngàn bức ảnh nhỏ. Mọi người đều có thể gởi ảnh của mình lên trang web chính thức www.papalvisit.lt.

Mục tiêu và hy vọng của các nhà tổ chức là “Lòng Thương Xót Chúa sẽ ôm ấp tất cả mọi người tham gia, ngay cả những người không thể hiện diện ở Quảng trường Nhà thờ”. Sáng kiến này cũng nhằm “thu hút sự chú ý đến sứ điệp của lòng thương xót Chúa mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang liên tục mời mọi người đưa vào thực hành bằng cách thực hiện các công việc thương xót”.

Hình ảnh đầu tiên của Lòng Thương Xót được vẽ ở Vilnius vào năm 1934, sau những chỉ dẫn chính xác của Thánh Faustina, người đã mô tả thị kiến của mình với nhà họa sĩ. Bức tranh đó hiện được tôn kính bởi những người hành hương tại Đền thờ Lòng Thương Xót ở Khu Phố Cổ Vilnius. Vào ngày 22 tháng 9, bức tranh sẽ được trưng bày trên khán đài nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ.

8. Hội Đồng Giám Mục Đức lên án thái độ thiếu trách nhiệm của báo chí khi tung ra một tài liệu bị đánh cắp

Một nghiên cứu được thực hiện bởi một ủy ban do Hội Đồng Giám Mục Đức ủy nhiệm về các cáo buộc lạm dụng tình dục hàng ngàn trẻ em ở quốc gia này trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 2014 đã bị đánh cắp và được công bố rộng rãi trên báo chí hôm thứ Tư 12 tháng 9. Báo cáo dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này.

CNA Deutsch cho biết việc thực hiện nghiên cứu này là do chính Hội Đồng Giám Mục Đức đề ra và dự kiến sẽ được trình bày vào ngày 25 tháng 9 tại phiên họp toàn thể mùa thu của các Giám mục Đức.

Trong khi đưa tin, một số cơ quan truyền thông cố tình gây ra một sự hiểu lầm khi so sánh báo cáo này với báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Hoa Kỳ. Thực ra, báo cáo này không phải do nhà nước Đức thực hiện, nhưng do chính Hội Đồng Giám Mục Đức đề ra và phương pháp nghiên cứu cũng khác biệt đáng kể so với phương pháp của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Theo tờ Der Spiegel, nghiên cứu ghi nhận tội phạm tình dục chống lại “3677 trẻ vị thành niên”, chủ yếu là trẻ nam từ năm 1946 đến 2014.

Tờ này cho biết thêm “1670 giáo sĩ bị buộc tội lạm dụng” và các nhà nghiên cứu đã “kiểm tra và đánh giá trên lời khai của hơn 38,000 nhân viên và các hồ sơ khác từ 27 giáo phận Đức.”

Tờ Der Spiegel báo cáo rằng trong nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu thấy rằng các bằng chứng đã bị “phá hủy hoặc bị sửa đổi”.

Chủ tịch ủy ban nghiên cứu là Đức Cha Stephan Ackermann, Giám Mục giáo phận Trier cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 12/9:

“Chúng tôi nhận thức được mức độ lạm dụng tình dục được chứng minh bằng kết quả của nghiên cứu này. Thật là đau buồn và nhục nhã.”

“Bốn năm trước, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này và các giám mục đang trông chờ đối diện với kết quả của nghiên này. Bước đầu tiên sẽ là tại hội nghị mùa thu ở Fulda.”

Đức Cha Ackermann mạnh mẽ chỉ trích sự rò rỉ của bản phúc trình ghi lại tội lạm dụng trẻ vị thành niên bởi các linh mục và tu sĩ ở Đức từ năm 1946 đến năm 2014.

Trong một tuyên bố được Hội Đồng Giám Mục Đức công bố, Đức Cha Ackermann nói: “Tôi rất tiếc là nghiên cứu này vẫn được giữ bí mật cho đến nay, và là kết quả của bốn năm nghiên cứu về chủ đề ‘Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, phó tế và nam tu sĩ’ lại được công bố ngày hôm nay.”

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Đặc biệt, đối với những người bị ảnh hưởng bởi lạm dụng tình dục, việc công bố trước một cách vô trách nhiệm nghiên cứu này là một đòn nghiêm trọng làm tổn thương họ”.

Đức Cha cảm thấy ngao ngán trước cảnh “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay”. Ngài nói:

“Còn đáng bực mình hơn nữa là ngay cả các thành viên của Hội đồng Giám mục Đức cho đến nay vẫn chưa được biết toàn bộ bản nghiên cứu”.

Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết mục đích của nghiên cứu này, với sự tham gia của tất cả 27 giáo phận, là “để có được sự rõ ràng và minh bạch hơn về mặt trái tối tăm này trong Hội Thánh của chúng ta, không chỉ vì lợi ích của những người bị ảnh hưởng mà thôi, nhưng còn để có thể nhìn thấy những thiếu sót của chính chúng ta và làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng những tội lỗi này không thể được lặp lại”.

“Chúng tôi lo ngại về cách tiếp cận có trách nhiệm và chuyên nghiệp đối với vấn đề này của báo chí. Tôi tin rằng nghiên cứu này là một cuộc khảo sát toàn diện và cẩn thận nhằm mang lại các số liệu và phân tích mà từ đó chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. Điều này cũng áp dụng cho những phát hiện mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về hành động của các thủ phạm và hành vi của các nhà lãnh đạo giáo hội trong những thập kỷ qua. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh rằng nghiên cứu này là một biện pháp mà chúng tôi mắc nợ không chỉ đối với Giáo hội, nhưng trước hết và quan trọng hơn hết là đối với những người bị ảnh hưởng,” Đức Cha Ackermann nói.

9. Tổng giáo phận Washington: Đức Hồng Y Donald Wuerl /wu-ờ/ sẽ sớm xin được từ chức

Một phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington đã xác nhận rằng Đức Hồng Y Donald Wuerl sẽ sớm xin Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của ngài khỏi trách nhiệm Tổng Giám mục Washington, DC.

Trong một lá thư đề ngày 11 tháng 9 gởi cho các linh mục, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ sớm gặp Đức Thánh Cha để thảo luận về tương lai của mình, nhưng không tuyên bố tại thời điểm nào ngài sẽ xin Đức Phanxicô cho ngài được từ chức.

Lá thư gởi cho các linh mục đã được đăng trên trang web của tạp chí tổng giáo phận.

Một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Wuerl đã xác nhận với Catholic News Agency hôm 12 tháng 9 rằng, tại cuộc triều yết Đức Thánh Cha sắp diễn ra, Đức Hồng Y dự định chính thức xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép ngài từ chức.

Ed McFadden, phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington nói: “Đức Hồng Y Wuerl hiểu rằng sự chữa lành từ cuộc khủng hoảng lạm dụng đòi hỏi một khởi đầu mới và điều này bao gồm người lãnh đạo mới cho Tổng Giáo Phận Washington”

Theo giáo luật, Đức Hồng Y Wuerl đã nộp đơn từ chức vào ngày 12 tháng 11 năm 2015, khi đến tuổi 75.

Sau khi Đức Hồng Y Wuerl sang Rôma triều yết vào cuối tháng Tám, các phương tiện truyền thông cho rằng Đức Phanxicô đã chỉ thị cho ngài quay trở lại Washington và tham khảo ý kiến của hàng giáo sĩ về cách tốt nhất cho ngài và cho tổng giáo phận.

Trong một cuộc họp với các linh mục được tổ chức vào Ngày Lao động, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ dành thời gian để cầu nguyện và suy nghĩ về cách tốt nhất mà ngài có thể phục vụ tổng giáo phận.

Đức Hồng Y đã là chủ đề của những lời chỉ trích gay gắt trong những tháng gần đây. Là người kế vị Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, Đức Hồng Y Wuerl đã phải đối diện với những chất vấn về những hiểu biết của ngài liên quan đến những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick, được công khai trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu.

Đức Hồng Y đã phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích sau khi một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố vào ngày 14 tháng 8, trong đó nêu lên những cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Wuerl trong thời gian là Giám mục Pittsburgh (từ năm 1988 đến năm 2006) đã cho phép các linh mục bị buộc tội lạm dụng được tiếp tục làm việc mục vụ sau khi các cáo buộc đã được đưa ra.

Mặc dù phải đối diện với những lời kêu gọi ngài từ chức, kể cả một số cuộc biểu tình gần đây bên ngoài nhà thờ chánh tòa Thánh Matthêu Tông Đồ và cả ở nơi cư trú của ngài, Đức Hồng Y Wuerl được tin là có ý muốn sẽ ở lại vị trí của mình ít nhất cho đến khi phiên họp chung của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ diễn ra vào tháng mười một. Phiên họp đó dự kiến sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gần đây, và Đức Hồng Y Wuerl có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giúp Giáo hội đương đầu với vấn nạn này.

Tổng giáo phận Washington nói với Catholic News Agency rằng chưa có ngày nào được ấn định để Đức Hồng Y Wuerl triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, và nói thêm rằng cuộc triều yết này sẽ diễn ra ngay khi thuận tiện cho Đức Giáo Hoàng.

10. Vị nào sẽ thay thế Đức Hồng Y Wuerl lãnh đạo tổng giáo phận Washington?

Báo chí tại Hoa Kỳ đang dự đoán xem vị nào sẽ thay thế cho Đức Hồng Y Wuerl. Tổng Giáo Phận Washington là một vị trí trọng yếu và nhạy cảm, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một sự nhạy bén về chính trị và giáo hội. Trước những tai tiếng liên quan đến Tổng Giám Mục McCarrick, vị thay thế cho Đức Hồng Y Wuerl được mong đợi là một nhà lãnh đạo có các sáng kiến cải tổ và có khả năng khôi phục lòng tin vào hàng lãnh đạo tổng giáo phận.

Các nguồn tin ở Rôma đã nói với Catholic News Agency (CNA) rằng trong chuyến viếng thăm Rôma gần đây, Đức Hồng Y Wuerl đã trình bày một số gợi ý về người có thể thay thế mình tại tổng giáo phận Washington. Trong khi danh sách này được giữ bí mật, một số nguồn tin nói với CNA rằng Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, là Tổng Giám Mục St. Paul-Minneapolis có nhiều triển vọng nhất.

Đức Tổng Giám Mục Hebda đã đến Minneapolis với tư cách là một vị Giám quản Tông toà khẩn cấp vào năm 2015 sau khi Đức Tổng Giám Mục Nienstedt từ chức, theo sau các cáo buộc có hành vi tình dục sai trái. Đồng thời, Đức Cha Hebda cũng là Tổng Giám mục Phó của Newark với quyền kế vị Tổng giám mục John Myers.

Khi ở Newark, Đức Cha Hedba nổi tiếng là một nhà cải cách với sự quan tâm chặt chẽ mọi vấn đề của giáo phận. Ngài thực hiện các chuyến viếng thăm không báo trước tới các linh mục và giáo xứ, và chọn cách sống khó nghèo trong khuôn viên cư xá Đại học Seton Hall, nơi đặt chủng viện của tổng giáo phận.

Sau khi đến Minneapolis, Đức Cha Hebda đã lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua một quá trình phá sản kéo dài, sau nhiều vụ kiện lạm dụng tình dục.

11. Các Giám Mục Venezuela tường trình với Đức Thánh Cha về tình trạng tuyệt vọng tại quốc gia này

Trong khi Venezuela tiếp tục trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các giám mục của quốc gia này hôm thứ Ba 11/9. Các Giám Mục Venezuela đã trình bày với Đức Thánh Cha trong một buổi triều yết kéo dài về tình trạng tuyệt vọng của dân chúng dẫn đến việc di cư ra nước ngoài, tình trạng kiệt quệ về kinh tế và đàn áp của chính phủ, mặc dù chi tiết về những trao đổi này không được tiết lộ.

“Chúng tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha về những chủ đề quan trọng, trong đó có vấn đề di cư” Đức Tổng Giám Mục Jose Luis Azuaje Ayala của tổng giáo phận Maracaibo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela cho biết như trên trong một cuộc họp báo tại Đại học Thánh Giá của phong trào Opus Dei ở Rôma.

“Như các bạn đã biết, chúng tôi đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị sâu sắc”, ngài nói thêm.

Venezuela đã trải qua một loạt các thảm hoạ - lạm phát, nạn đói, lũ lụt và bệnh tật – gây ra bởi sự lãnh đạo độc tài của tổng thống Nicolas Maduro, một tài xế xe buýt, được chọn là người kế nhiệm Hugo Chavez. Những người chỉ trích đã cáo buộc những chính sách sai lầm của Nicolas Maduro đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc trong nước và những chính sách đàn áp những người đòi tự do dân chủ.

Bốn mươi sáu giám mục Venezuela đã được triều yết Đức Giáo Hoàng trong khuôn khổ chuyến viếng thăm “ad limina” của các ngài tới Vatican, là một chuyến đi được thực hiện bởi các vị giám mục trên khắp thế giới cứ 5 năm một lần để báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng giáo phận của các ngài; cũng như gặp gỡ các cơ quan trung ương của Tòa Thánh.

Mặc dù, không đề cập cụ thể đến những suy nghĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình chính trị Venezuela, Đức Tổng Giám Mục Azuaje cho biết Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ sự gần gũi của ngài đối với người dân quốc gia này.

“Đức Giáo Hoàng biết rõ tình hình”, Đức Cha Azuaje nói. “Tôi có thể nói rằng những lời ngài nói với chúng tôi sẽ đọng lại trong lòng chúng tôi trong tư cách các giám mục. Ngài nói: ‘Anh em hãy duy trì sự gần gũi của mình với người dân’ và dặn đi dặn lại chúng tôi hãy thực hiện điều này.”

Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình gần đây đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra từ Venezuela vào chức vụ quan trọng sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Động thái này, cùng với thực tế là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hiện nay, đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela từ năm 2009 đến năm 2013, phản ánh sự quan tâm của Vatican đối với quốc gia đang gặp khó khăn này.

12. Giám Mục Anh: Có một cuộc khủng hoảng gồm ba lãnh vực đang diễn ra trong Giáo Hội

Đức Cha Philip Egan, vị Giám Mục thứ tám của Giáo phận Portsmouth, ở miền Nam nước Anh, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang làm điêu đứng Giáo Hội.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho National Catholic Register hôm 10 tháng 9, vị Giám Mục Anh, năm nay 65 tuổi, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tính dục đang diễn ra trong Giáo Hội không chỉ bao gồm hai lãnh vực là những tội lỗi và tội ác chống lại giới trẻ bởi các thành viên trong hàng giáo sĩ; và việc xử lý sai và che đậy bởi hàng giáo phẩm. Thực ra, cuộc khủng hoảng hiện nay còn có một chiều kích thứ ba là những tội lỗi liên quan đến giới đồng tính trong hàng giáo sĩ.

Đức Cha nói:

“Giáo Hội thuộc về Chúa Kitô. Giáo Hội là thánh thiện, mặc dù, như chúng ta có thể thấy, Giáo Hội được tạo thành từ những con người tội lỗi như bạn và tôi. Giáo Hội tồn tại để kêu gọi những người tội lỗi và giúp họ trở nên thánh thiện.”

Đức Cha Philip Egan nhấn mạnh rằng:

Có một cuộc khủng hoảng bao gồm ba lãnh vực ở đây: thứ nhất, là những tội lỗi và tội ác chống lại giới trẻ bởi các thành viên trong giáo sĩ; thứ hai, các nhóm đồng tính tập trung quanh Tổng Giám Mục McCarrick, nhưng cũng có mặt ở các miền khác trong Giáo Hội; và kế đến, thứ ba, là việc xử lý sai và che đậy bởi hàng giáo phẩm ngay cả ở các tầng lớp cao nhất.”

Đức Cha Egan cảnh cáo rằng những vấn đề này sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đến chứng tá của Giáo Hội trước thế giới và sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội của Người. Ngài nói:

“Chúng ta biết rằng tất cả những vấn đề này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện đại, và chúng ta biết rằng ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như ở đây ở Vương quốc Anh này, đã có những quy ước phòng ngừa rất mạnh mẽ được thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, những vụ tai tiếng vẫn ảnh hưởng đến chính tính chất bí tích của Giáo Hội và gây thiệt hại cho sứ mệnh truyền giáo của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta cũng phải nhớ rằng việc truyền giáo luôn luôn là hai chiều, như hít vào và thở ra.

Chúng ta không thể trao ra những gì chúng ta chưa có. Trong chập chùng những vụ tai tiếng này, không dễ dàng để đưa ra các chứng tá đức tin.”

Ngài nói tiếp:

“Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta có thể làm là cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, cầu khấn sự cầu bầu của Đức Maria, là Mẹ của Giáo Hội, để chúng ta có thể lớn lên trong sự thánh thiện, để chúng ta có thể làm sâu sắc thêm đức tin của chúng ta, tăng gấp đôi lòng nhiệt thành cầu nguyện, sự hăng say học hỏi Kinh Thánh, lòng yêu mến Chúa Giêsu ngự trong Thánh Thể, và những nỗ lực của chúng ta để sống trong thực tế những gì chúng ta tuyên xưng.”

Bức thư thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đã được gửi đến Đức Thánh Cha vào ngày 22 tháng Tám, và được công bố trên trang web của Giáo phận Portsmouth. Đức Cha Egan nói rằng đề xuất của ngài nảy sinh bởi những vụ tai tiếng tình dục gần đây ở Mỹ, đặc biệt là sau khi báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố, cũng như các trường hợp khác ở Ái Nhĩ Lan, Chí Lợi và Úc.

“Lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ dường như là một hiện tượng hoàn vũ trong Giáo Hội,” Đức Cha Egan viết trong thư gởi cho Đức Giáo Hoàng. “Là một người Công Giáo và là một Giám mục, những điều được phơi bày này làm tôi đau buồn và cảm thấy nhục nhã.”

Đức Cha Egan nói rằng, bên cạnh những cảm giác này, ngài cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra một “gợi ý mang tính xây dựng” hơn và xin Đức Giáo Hoàng cân nhắc việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về đời sống và công việc mục vụ của hàng giáo sĩ.

13. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về tình trạng của Giáo Hội hiện nay

“Trong nhiều năm qua, Giáo Hội của chúng ta đã bị thử thách rất nhiều. Anh chị em giáo dân, hàng giáo sĩ, những người thánh hiến, tất cả chúng ta đều bị rúng động sâu sắc trước những tiết lộ gần đây về tình trạng lạm dụng đang được công bố trên khắp thế giới và cả ở đất nước chúng ta. Chúng tôi rất buồn và xúc động trước những nỗi đau khôn tả của các nạn nhân và gia đình họ.”

Các Giám Mục Pháp đã cho biết như trên trong lời mở đầu thông điệp gởi “dân Chúa tại Pháp”, được gửi bởi các giám mục Pháp và được các thành viên của Hội đồng thường trực thông qua, với chữ ký của Đức Hồng Y Georges Pontier /gioóc – gis pon-sê/, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp.

Đây là lần đầu tiên các giám mục gửi một thông điệp chính thức tới dân Chúa tại Pháp về những trường hợp lạm dụng mà Giáo Hội tại Pháp và cách riêng là danh tiếng của Giáo Hội đã và đang bị thử thách.

Trong thông điệp này, các giám mục không đề cập đến bất kỳ trường hợp cụ thể nào, ngay cả một trường hợp tại Lyons liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã không sa thải một linh mục lạm dụng, là trường hợp đang gây ấn tượng mạnh trong công luận tại Pháp. Tuy nhiên, các ngài lặp lại rằng: “Trước hết, những suy nghĩ của chúng tôi hướng về những người đã bị đánh cắp thời thơ ấu của họ, những cuộc sống thơ ngây đã bị in hằn vĩnh viễn bởi những hành động tàn bạo. Những người tin Chúa và những người không tin có thể thấy rằng những hành động mà một số người phạm phải đã và đang gây ra những tác động tai hại trên toàn thể Giáo Hội, cho dù hành động của họ là hành vi phạm tội hay sự im lặng đáng trách. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự nghi ngờ này ảnh hưởng đến tất cả Giáo Hội và cách riêng là các linh mục.”

Trước tình hình này, các giám mục cảnh báo rằng anh chị em giáo dân đừng để những nghi ngờ như thế có thể làm giảm lòng tin của mọi người đối với Giáo Hội và đối với các linh mục. Trên thực tế, các ngài nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lại mọi hình thức lạm dụng sẽ được tiếp tục một cách “liên tục”.

Trong thông điệp, các giám mục cũng bày tỏ “sự quan tâm và tình cảm đối với các linh mục trong Giáo Hội chúng ta”. Và các ngài nói thêm rằng: “Chúng tôi, là các giám mục, muốn xác nhận rằng chúng tôi ủng hộ các linh mục trong các giáo phận của chúng ta và kêu gọi tất cả anh chị em tín hữu hãy chứng tỏ lòng tin tưởng của họ nơi các ngài”.

Thông điệp kết thúc bằng cách nhắc đến Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi dân Chúa và kêu gọi anh chị em tín hữu của các giáo phận đưa những lời dạy của Đức Thánh Cha vào thực hành, bởi vì “chỉ thông qua những nỗ lực và sự thận trọng của mọi người chúng ta mới có thể khắc phục thành công thảm họa lạm dụng này trong Giáo Hội”.

Thông điệp của các Giám Mục Pháp được kết thúc bằng cách thông báo rằng một số nạn nhân sẽ được mời tham gia vào Hội nghị Toàn thể tiếp theo của các giám mục được tổ chức tại Lộ Đức, nơi họ sẽ được các vị giám mục “đón tiếp” và “lắng nghe”.

14. Đức Cha David Zubik: Các linh mục phải đọc Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ

Trước những tai tiếng lạm dụng tình dục gần đây, Đức Cha David Zubik Giám mục Pittsburgh đã công bố một năm Thống hối trong giáo phận của ngài và yêu cầu các linh mục phải đọc Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ.

Ngài đã yêu cầu tất cả các giáo sĩ chay tịnh và cầu nguyện cho việc thanh tẩy Giáo Hội, và mời tất cả những người Công Giáo tham gia vào sáng kiến này.

“Đối mặt với những hành động tội lỗi của các thành viên trong hàng giáo sĩ của chúng ta, là những người được kêu gọi để thể hiện tấm gương của Chúa Kitô, chúng ta cảm thấy cả sự xấu hổ lẫn những buồn phiền, và được nhắc nhở về tình trạng tội lỗi của chúng ta và sự cần thiết phải cầu khấn Lòng Thương Xót Chúa,” Đức Giám Mục Zubik đã viết như trên trong một lá thư đề ngày 10 tháng Chín gởi cho các giáo sĩ và chủng sinh của giáo phận.

“Tôi mời gọi các tín hữu tham gia cùng với các giáo sĩ trong lời cầu nguyện và những cử chỉ sám hối của chúng ta. Năm này được mở ra để các cá nhân vượt lên cả những gì tôi đang yêu cầu khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện xin Chúa đến trợ giúp chúng ta.”

Năm Thống hối sẽ bao gồm việc tuân giữ các Ngày Vào mùa (Ember days), là những ngày chúng ta có truyền thống ăn chay và kiêng thịt.

Đức Cha Zubik đã yêu cầu rằng trong 12 Ngày Vào mùa trong năm tới, các giáo sĩ của Giáo Phận Pittsburgh phải ăn chay, kiêng thịt, và làm ít là một Giờ Chầu Thánh Thể.

Ngày Vào mùa được cử hành vào các ngày đầu mùa trong năm, và được tổ chức vào các ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy trong bốn tuần: tuần thứ ba của tháng Chín, tuần thứ ba Mùa Vọng, tuần đầu tiên của Mùa Chay, và tuần Bát Nhật Lễ Hiện Xuống.

Trong Năm Thống hối của giáo phận Pittsburgh, các ngày Ngày Vào mùa rơi vào ngày 19, 21 và 22 tháng 9, 2018, ngày 19, 21, 22 tháng 12, 2018, ngày 13, 15, 16 tháng 3, 2019 và ngày 12, 14, 15 tháng 6, 2019.

Đức Cha Zubik sẽ chủ sự việc khai mạc Năm Thống hối vào ngày 23 tháng Chín với Kinh Chiều và một Giờ Chầu Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa giáo phận.

Năm này sẽ kết thúc với Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8 năm 2019 “như một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự chữa lành cho các nạn nhân và sự đổi mới trong Giáo Hội qua sự cầu bầu của Đức Maria.”

Trong lá thư của mình, Đức Giám Mục Zubik cũng truyền cho các giáo sĩ tại Pittsburgh khôi phục lại việc đọc lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau tất cả Thánh Lễ.
 
Giáo Hội Năm Châu - Chuyến tông du thứ 25 của ĐTC - Giới thiệu quốc gia Latvia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:46 20/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia. Trong chương trình này chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét về Latvia

1. Địa dư

Latvia (/la't-vij-a/), tên chính thức là Cộng hòa Latvia, là một quốc gia trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Latvia rộng 64,589 km2, tức gần bằng Lithuania hay bằng một phần năm của Việt Nam, nhưng với một dân số ít hơn là 2,381,000 dân.

Quốc ca: Dievs, svētī Latviju! /diɛ-u̯s svɛː-tiː ˈlat-vi-ju/ (Chúa chúc phúc cho Latvia).

Latvia nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của biển Baltic, giáp với Estonia về phía bắc, Lithuania về phía nam, Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây.

Latvia có 9 thành phố lớn trong đó nổi bật là thủ đô Riga với hơn 1,234,000 dân, theo thống kê vào năm 2014. Thành phố lớn thứ hai là Daugavpils /dàw-ɡàw-pils/ với gần 100,000 dân.

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Latvia là một ngôn ngữ rất cổ còn tồn tại cho đến nay trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu.

2. Vài nét về lịch sử Latvia

Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Chúa Giáng Sinh.

Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Từ thế kỷ 18, Latvia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Latvia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ và âm nhạc, nên mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.

Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Estonia, Latvia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Latvia.

Sau cuộc chính biến bất thành tại Mạc Tư Khoa của các thành phần cộng sản quá khích nhằm lật đổ ông Gorbachev, ngày 21 tháng 8 1991, Latvia tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập chấm dứt thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

3. Giáo Hội tại Latvia

Theo thống kê năm 2011, 79% dân số là các tín hữu Kitô, trong đó người Công Giáo có 476,700 người, tức là 22.7%, sinh hoạt trong 3 giáo phận và 1 tổng giáo phận. Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther với hơn 700,000 tín hữu. Bên cạnh đó còn có Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa với 370,000 tín hữu.

Giáo Hội tại Latvia có 135 linh mục trong đó có 108 linh mục triều và 27 linh mục dòng; 1 phó tế vĩnh viễn, 32 nam tu sĩ, và 109 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.

Tổng giáo phận duy nhất tại Latvia là tổng giáo phận thủ đô Riga hiện do Đức Tổng Giám Mục Zbigņev Stankevičs /dʒɪ-nɛv stæn-kɛ-viks/ lãnh đạo. Niên giám Tòa Thánh năm 2015 ghi nhận có 222,910 người Công Giáo trong tổng giáo phận Riga, chiếm 18.1% dân số. Tổng giáo phận có 69 giáo xứ, 30 linh mục triều, 13 linh mục dòng, một phó tế vĩnh viễn, 14 nam tu sĩ không có chức linh mục và 64 nữ tu.

Đức Hồng Y Jānis Pujats /dʒæ-nɪ̈s pjʊ̈-ʒɑtz/, năm nay 88 tuổi là Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Riga. Ngài được coi là một trong những tiếng nói chỉ trích Tông huấn Amoris Laetitia.

Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther. Tuy nhiên, Latgale, người Latvia gọi là Latgola /l'ɑt-gɔ-lɒ/, một miền ở phía Đông Nam Latvia, lại là một miền gần như toàn tòng Công Giáo trước thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô. Trong hơn 50 năm chiếm đóng, người Nga đưa dân sang vùng này. Cho nên, ngày nay 65.8% dân số là Công Giáo và 23.8% dân số là Chính Thống Giáo Nga.

Thủ phủ của Latgale là Aglona, nơi có Đền Thánh kính Đức Mẹ lớn nhất Latvia, cách thủ đô Riga 201km. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha, chính phủ Latvia quyết định ngày thứ Hai 24 tháng 9 năm 2018 là quốc lễ; và tăng cường 6 chuyến tàu tốc hành để dân chúng có thể di chuyển từ Riga đến Đền Thánh kính Đức Mẹ Aglona, là một địa điểm quan trọng trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.

4. Xã hội Latvia ngày nay

Ngày nay, Latvia là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Latvia cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu.

Liên Hợp Quốc xếp Latvia vào hàng thứ 46 trong chỉ số “phát triển nhân bản”. Lý do là vì sau nhiều năm bị ngoại bang đô hộ, người dân Latvia tỏ ra đặc biệt quan ngại trước những di dân người Nga đang sống tại quốc gia này. Hiện nay, có khoảng 270, 000 trong số 740,000 người Latvia gốc Nga không được thừa nhận có quyền công dân do di dân từ Nga sang trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô dù họ đã sống tại Latvia từ lâu. Những người này không có bất cứ quốc tịch nào và là căn nguyên khiến Latvia bị chỉ trích.

Năm 2016, Nils Ušakovs, đô trưởng Riga, một người Latvia gốc Nga, đã bị Trung Tâm Ngôn Ngữ Học quốc gia Latvia phạt tiền vì dám viết tiếng Nga trên Facebook của ông ta.

Latvia ngày nay là một quốc gia phát triển kinh tế rất nhanh chóng. Thu nhập bình quân đầu người là 27,600 Mỹ Kim một năm theo thống kê vào năm 2017.

5. Chính trị Latvia

Latvia theo Quốc Hội chế. Quốc Hội, gọi là Saeima /sæ-eɪ-mɒ/, gồm một viện duy nhất với 100 đại biểu có quyền bãi nhiệm tổng thống trong một cuộc biểu quyết với tỷ số hơn 2/3. Tổng thống chỉ là người đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, và là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Tổng thống hiện nay là ông Raimonds Vējonis /reɪ-mondz vɛ'-dʒʊ̈n-əns/, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1966, đã đảm nhận chức vụ từ ngày 8 tháng 7 năm 2015. Ông là thành viên của Đảng Xanh, một phần của Liên minh Xanh và Nông dân. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và Phát triển Khu vực vào năm 2002 và vào năm 2011. Ông cũng là Bộ trưởng Bộ Môi trường từ năm 2003 đến năm 2011. Ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Latvia năm 2014 và giữ chức vụ đó cho đến khi trở thành Tổng thống vào năm 2015.

Ông Raimonds Vējonis có cha là người Latvia, mẹ là người Nga. Ngoài tiếng Latvia, ông nói thông thạo tiếng Nga và tiếng Anh. Ông có gia đình và 2 con. Ông là một người theo dị giáo Baltic, một tôn giáo đa thần.

6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Latvia

Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 07g20 sáng thứ Hai ngày 24 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.

Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.

Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.

Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Latvia lúc 16g30.

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.