Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lại một tin vịt? Vatican và Trung Quốc sẽ ký thoả thuận vào cuối tháng 9.
Trần Mạnh Trác
20:32 16/09/2018
Trên thực tế thì việc Giáo Hội công nhận bảy giám mục ‘bất hợp pháp’ trên đã là kết quả của một cuộc hành trình cá nhân được thực hiện bởi những giám mục này với Đức Giáo Hoàng và thực sự không cần phải có một cuộc thoả thuận giữa Tòa Thánh và Chính phủ Bắc Kinh mới xẩy ra được.
Khi loan tin trên, WSJ cũng cảnh báo rằng "thỏa thuận vẫn có thể thất bại hoặc bị trì hoãn, do các sự kiện không lường trước được".
Trong ba năm nay, nhiều báo ở Ý và Vatican đã nhiều lần thông báo ‘hụt’ rằng thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican sắp được ký kết. Họ thường trích dẫn những nguồn tin vô danh, nhưng "với kiến thức bên trong của các cuộc đàm phán Vatican-Trung Quốc", và dĩ nhiên là ‘thoả thuận đó đã không xẩy ra’, thí dụ như hồi tháng 11 năm 2016, lúc cuối Năm Thánh Thương Xót; rồi cuối năm 2016; sau đó vào tháng 6 năm 2017; rồi cuối tháng 3 và bây giờ là cuối tháng 9.
Những dự đoán như thế này thì không khác chi những dự đoán về Ngày Tận Thế cuả những tín đố ‘Nhân Chứng Giê-hô-va’!
Trích dẫn Tin Mừng, chúng ta có thể thành thật nói rằng không ai biết "cả ngày lẫn giờ" (Ma-thi-ơ 25,13). Điều "không biết" này không phụ thuộc vào Đức Giáo Hoàng và Vatican nhưng là phụ thuộc hoàn toàn vào Trung quốc.
Trong những năm gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tỏ ra rất hiếu khách và tôn trọng người dân Trung Quốc và lịch sử của họ và mong muốn được sang thăm Trung Quốc; phái đoàn Vatican dường như sẵn sàng đồng ý bất kỳ nhượng bộ nào để có một thỏa thuận nhỏ, thậm chí là tạm thời với người khổng lồ Trung Quốc. Câu hỏi cơ bản - mà ít nhà báo và nhà quan sát đặt ra - là liệu Trung Quốc có thật sự quan tâm đến thỏa thuận này hay không? Trong quá khứ, nhiều nhà phân tích đã cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ là vì nội bộ phân hoá giữa người Công Giáo ở Trung Quốc và trên thế giới, nhưng bây giờ người ta đã đoán được, nguyên nhân chính là vì có sự phân hoá giữa các bộ phận nằm trong cùng một Bộ Chính trị cuả Trung quốc.
Một phiá là bộ ngoại giao, đứng trên quan điểm chính trị quốc tế, họ rất thuận lợi cho việc ký kết một thỏa thuận, vì sẽ mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc về phương diện hình ảnh toàn cầu và danh tiếng quốc tế, mà hiện nay đang bị bôi nhọ vì cuộc chiến tranh kinh tế với Hoa Kỳ; và đồng thời chấm dứt con bài Đài Loan mà ngày nay chỉ còn có Vatican là quốc gia EU duy nhất vẫn còn có liên hệ ngoại giao.
Nhưng phiá bên kia là Mặt trận thống nhất, Bộ Tôn giáo, Hiệp hội Yêu nước, đang điều hành cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng Kitô hữu. Họ đang hưởng lợi qua sự kiểm soát và tước đoạt tài sản của Giáo hội. Đối với họ, bất kỳ một không gian nào được trao cho Vatican thì đều là mối đe dọa đối với quyền lực tuyệt đối của họ. Vì lý do này, họ tiếp tục phản đối để bảo vệ quyền bá chủ của họ: nhà thờ và thánh giá tiếp tục bị phá hủy ; tịch thu đất đai ; cấm những người trẻ tuổi tham dự nhà thờ ; ‘hán hoá đạo pháp’, tức là đồng hóa mọi hoạt động, tư tưởng, thần học và phụng vụ.
Sau đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, Mặt Trận Thống Nhất được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo cuả Đảng . Điều này có nghĩa là Tập Cận Bình, chủ tịch và tổng thư ký Đảng, là lãnh tụ tối cao của nó. Vì lý do này, sự chờ đợi kéo dài trong nhiều năm có thể được giải quyết với một quyết định duy nhất của Tập Cận Bình. Nhưng trong hiện tại, quyền lực của ông Tập thì lại bị thoái lui: cuộc đối đầu trực diện với Hoa Kỳ có thể có hậu quả kinh tế tai hại cho Trung Quốc và vì lý do này đang có những chỉ trích từ bên trong Đảng. Ngoài ra, chiến dịch chống tham nhũng của ông về việc tiêu diệt "hổ" và "ruồi" đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Nếu quyết định ký kết thỏa thuận với Vatican, ông sẽ phải chống lại Mặt Trận Thống Nhất, mà như thế, con số những người muốn thấy ông rớt đài sẽ tăng thêm.
Điều này giải thích phản ứng thờ ơ cuả các tờ báo ở Bắc Kinh trước tin tức của WSJ và bộ ngoại giao thì chỉ tái khẳng định "sự chân thành" của họ trong việc muốn đối thoại với Vatican nhưng không đưa ra một bình luận nào thêm về thỏa thuận cả.
Tin tức dồn dập về một thỏa thuận nay mai giữa Vatican và Bắc Kinh
Vũ Văn An
21:36 16/09/2018
Thoạt đầu là tuyên bố của ngoại trưởng Đài Loan. Theo AFP ngày 13 tháng 9, vị ngoại trưởng này cho biết thỏa thuận lịch sử giữa Trung Hoa và Vatican có thể xẩy ra nay mai, nhưng ông hy vọng động thái này không đem lại hậu quả kết liễu liên minh ngoại giao duy nhất của nước ông tại Âu Châu.
Tuy nhiên, ông cho hay tin trên ông nhận được từ “một số nguồn khác nhau” và thoả thuận này chỉ có tính tôn giáo, phần chắc sẽ được ký vào tháng 9 hay tháng 10.
Trong khi ấy, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang, chỉ cho hay Trung Quốc vốn đã “thực hiện nhiều cố gắng” để cải thiện các liên hệ với Tòa Thánh, nhưng không nói thêm chi tiết nào khác.
AFP cũng cho hay đầu tháng này, báo chí Công Giáo ở Hồng Kông tường trình rằng người ta đang chờ vòng đàm phán mới giữa Trung Hoa và Vatican trong tháng 9 và một thỏa thuận có thể được ký vào tháng 10.
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo tại Trung Hoa, phân chia giữa hiệp hội do nhà nước quản trị và một giáo hội không được nhà nước thừa nhận nhưng trung thành với Vatican.
Tòa Thánh không có liên hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1951, 2 năm sau khi Cộng Sản chiếm trọn Trung Hoa.
Các cố gắng trước đây để tái lập liên hệ đã bị đình trệ do việc Bắc Kinh nằng nặc đòi Vatican phải thôi không được công nhận Đài Loan và hứa không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo ở Trung Hoa.
Sau đó, ngày 14 tháng 9, Ban Chủ Biên của nhật báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ, trong bài “Hội Chứng Trung Hoa của Vatican”, cho rằng “Rome dành cho Bắc Kinh quyền chọn danh sách ứng viên giám mục của mình”.
Tờ báo đưa ra một giả định “nực cười” về một viễn ảnh Donald Trump đòi quyền chọn các giám mục Công Giáo. Nhưng chuyện nực cười ấy có thể xẩy ra nay mai giữa Vatican và Trung Quốc. Tại sao chuyện nực cười này nực cười với Donald Trump mà lại không nực cười với Tập Cẩn Bình. Tờ báo tự hỏi.
Tờ báo sau đó tường thuật như chuyện đã xẩy ra thực sự rồi: “đó là nhượng bộ chủ chốt của Công Giáo trong một thoả thuận sâu rộng giữa Rome và Vatican được loan báo hôm thứ Sáu. Vatican đã thỏa thuận thừa nhận là hợp pháp 7 linh mục Trung Hoa từng bị Rome tuyệt thông vì đã nhận mũ giám mục mà không có sự thoả thuận của Vatican. Hai giám mục luôn trung thành với Rome sẽ hưu trí để nhường chỗ cho hai giám mục được lòng Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cẩn Bình hơn. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ chính thức nhìn nhận Đức Giáo Hoàng là vị đứng đầu của Giáo Họi Công Giáo tại Trung Hoa, một điều họ vẫn chống lại trong nhiều thập niên”.
Tờ báo nhận định thêm rằng “phải nhận Trung Hoa thật khôn lanh. Nó hiểu các giám mục vốn nằm ở tâm điểm phẩm trật Công Giáo như là những người kế vị các tông đồ tiên khởi. Trong lịch sử của mình, giáo hội đôi khi buộc phải ký các thoả thuận dành cho các chính phủ quyền phủ quyết đối với việc cử nhiệm một giám mục đặc thù, nhưng để một chế độ thù nghịch đụng đến toàn bộ danh sách ứng viên quả đã đặt Rome vào vai trò thứ yếu. Rome có phủ quyết một trong các chọn lựa của Trung Hoa đi nữa, thì chỉ có chuyện trống tòa. Trung Hoa nào có bận tâm chi?”
Chưa hết, Ban Biên Tập của Wall Street Journal còn cho biết: “thoả thuận này từng đã trải qua một thời gian lâu trong diễn trình hoàn thành và diễn ra giữa lúc Ông Tập đang thẳng tay trừng trị Kitô Giáo và các tôn giáo có tổ chức khác và đang đóng cửa hoặc triệt hạ các nhà thờ và đền thờ Hồi Giáo. Có lẽ Vatican tính toán rằng với việc đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn, dù một thỏa thuận xấu cũng có thể khoét được một chỗ thở nào đó cho các tín hữu của mình ở Trung Hoa lục địa”.
Giống như ngoại trưởng Đài Loan, Ban Biên Tập của Wall Street Journal cho hay: “Thỏa thuận, ít nhất, không bao gồm việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và do đó, không đòi Vatican phải cắt đứt liên hệ của mình với Đài Loan. Nhưng điều này có thể chỉ là chuyện thời gian. Để có bất cứ khả tín tính nào với hàng ngũ giáo dân Công Giáo, Giáo Hội buộc phải giải quyết các tranh chấp tôn giáo của mình với Bắc Kinh trước khi ban cấp ân huệ thừa nhận ngoại giao”.
Giọng điệu chắc nịch của Ban Biên Tập Wall Street Journal trên đây có khác với giọng tường trình cùng ngày của hai ký giả tờ này: Francis X. Rocca ở Rome và Eva Dou ở Bắc Kinh, một tường trình được họ mô tả là “theo hai người quen thuộc với vấn đề”.
Nhân cơ hội này, hai ký giả trên cho hay phản ứng trước nguồn tin này bị phân chia: nhiều người chào mừng động thái này như một cú ngoại giao của Vatican nhằm kéo Trung Hoa lại gần Tây Phương hơn. Nhưng không thiếu người cho rằng đây là một thất bại quan trọng đối với nguyên tắc tự do tôn giáo.
Họ cũng cho rằng thoả thuận này có thể thông qua mà cũng có thể bị đình hoãn bởi các biến cố bất ngờ. Nhưng nó “có thể khuấy lên làn sóng phê phán Đức Giáo Hoàng, người vốn đang bị bắn phá từ bên trong lẫn từ bên ngoài giáo hội vì việc xử lý vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Hai ký giả tường trình thêm “thoả thuận này minh nhiên có tính tạm thời, nghĩa là nó cho phép khả năng tái duyệt sau 1 hay 2 năm nếu một bên thấy cần. Hai bên thỏa thuận rằng bản văn của thỏa hiệp sẽ không được công bố cả sau khi đã được ký thự, một trong hai nguồn nói thế”.
Họ cho biết: “Các người phê phán thỏa thuận có thể có này coi nó như một thứ đầu hàng của Vatican. Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu tổng giám mục Hồng Kông, phát biểu “tôi muốn vẽ một hí họa diễn tả Đức Giáo Hoàng qùi gối và dâng chìa khóa nước trời mà nói, ‘giờ đây, xin ngài nhìn nhận tôi là giáo hoàng’... Các cố vấn của ngài đang cho ngài lời khuyên nên từ bỏ thẩm quyền của ngài”.
Nữ ký giả Olivia Enos của tờ Forbes thì nhận định rằng “hoàn tất một thỏa hiệp vào lúc này là gửi đi thông điệp nói rằng Vatican sẵn lòng bỏ qua không nhìn tới các đe dọa tự do tôn giáo của Trung Hoa, kể cả việc bách hại người Công Giáo”.
Để chứng minh, cô đưa ra các phát hiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2017: phá sập nhiều nhà thờ Công Giáo, bắt cóc Cha Lu Danhua, giam giữ và bỏ tù nhiều giáo dân Công Giáo.
Tuy nhiên, ông cho hay tin trên ông nhận được từ “một số nguồn khác nhau” và thoả thuận này chỉ có tính tôn giáo, phần chắc sẽ được ký vào tháng 9 hay tháng 10.
Trong khi ấy, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang, chỉ cho hay Trung Quốc vốn đã “thực hiện nhiều cố gắng” để cải thiện các liên hệ với Tòa Thánh, nhưng không nói thêm chi tiết nào khác.
AFP cũng cho hay đầu tháng này, báo chí Công Giáo ở Hồng Kông tường trình rằng người ta đang chờ vòng đàm phán mới giữa Trung Hoa và Vatican trong tháng 9 và một thỏa thuận có thể được ký vào tháng 10.
Có khoảng 12 triệu người Công Giáo tại Trung Hoa, phân chia giữa hiệp hội do nhà nước quản trị và một giáo hội không được nhà nước thừa nhận nhưng trung thành với Vatican.
Tòa Thánh không có liên hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1951, 2 năm sau khi Cộng Sản chiếm trọn Trung Hoa.
Các cố gắng trước đây để tái lập liên hệ đã bị đình trệ do việc Bắc Kinh nằng nặc đòi Vatican phải thôi không được công nhận Đài Loan và hứa không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo ở Trung Hoa.
Sau đó, ngày 14 tháng 9, Ban Chủ Biên của nhật báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ, trong bài “Hội Chứng Trung Hoa của Vatican”, cho rằng “Rome dành cho Bắc Kinh quyền chọn danh sách ứng viên giám mục của mình”.
Tờ báo đưa ra một giả định “nực cười” về một viễn ảnh Donald Trump đòi quyền chọn các giám mục Công Giáo. Nhưng chuyện nực cười ấy có thể xẩy ra nay mai giữa Vatican và Trung Quốc. Tại sao chuyện nực cười này nực cười với Donald Trump mà lại không nực cười với Tập Cẩn Bình. Tờ báo tự hỏi.
Tờ báo sau đó tường thuật như chuyện đã xẩy ra thực sự rồi: “đó là nhượng bộ chủ chốt của Công Giáo trong một thoả thuận sâu rộng giữa Rome và Vatican được loan báo hôm thứ Sáu. Vatican đã thỏa thuận thừa nhận là hợp pháp 7 linh mục Trung Hoa từng bị Rome tuyệt thông vì đã nhận mũ giám mục mà không có sự thoả thuận của Vatican. Hai giám mục luôn trung thành với Rome sẽ hưu trí để nhường chỗ cho hai giám mục được lòng Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cẩn Bình hơn. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ chính thức nhìn nhận Đức Giáo Hoàng là vị đứng đầu của Giáo Họi Công Giáo tại Trung Hoa, một điều họ vẫn chống lại trong nhiều thập niên”.
Tờ báo nhận định thêm rằng “phải nhận Trung Hoa thật khôn lanh. Nó hiểu các giám mục vốn nằm ở tâm điểm phẩm trật Công Giáo như là những người kế vị các tông đồ tiên khởi. Trong lịch sử của mình, giáo hội đôi khi buộc phải ký các thoả thuận dành cho các chính phủ quyền phủ quyết đối với việc cử nhiệm một giám mục đặc thù, nhưng để một chế độ thù nghịch đụng đến toàn bộ danh sách ứng viên quả đã đặt Rome vào vai trò thứ yếu. Rome có phủ quyết một trong các chọn lựa của Trung Hoa đi nữa, thì chỉ có chuyện trống tòa. Trung Hoa nào có bận tâm chi?”
Chưa hết, Ban Biên Tập của Wall Street Journal còn cho biết: “thoả thuận này từng đã trải qua một thời gian lâu trong diễn trình hoàn thành và diễn ra giữa lúc Ông Tập đang thẳng tay trừng trị Kitô Giáo và các tôn giáo có tổ chức khác và đang đóng cửa hoặc triệt hạ các nhà thờ và đền thờ Hồi Giáo. Có lẽ Vatican tính toán rằng với việc đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn, dù một thỏa thuận xấu cũng có thể khoét được một chỗ thở nào đó cho các tín hữu của mình ở Trung Hoa lục địa”.
Giống như ngoại trưởng Đài Loan, Ban Biên Tập của Wall Street Journal cho hay: “Thỏa thuận, ít nhất, không bao gồm việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và do đó, không đòi Vatican phải cắt đứt liên hệ của mình với Đài Loan. Nhưng điều này có thể chỉ là chuyện thời gian. Để có bất cứ khả tín tính nào với hàng ngũ giáo dân Công Giáo, Giáo Hội buộc phải giải quyết các tranh chấp tôn giáo của mình với Bắc Kinh trước khi ban cấp ân huệ thừa nhận ngoại giao”.
Giọng điệu chắc nịch của Ban Biên Tập Wall Street Journal trên đây có khác với giọng tường trình cùng ngày của hai ký giả tờ này: Francis X. Rocca ở Rome và Eva Dou ở Bắc Kinh, một tường trình được họ mô tả là “theo hai người quen thuộc với vấn đề”.
Nhân cơ hội này, hai ký giả trên cho hay phản ứng trước nguồn tin này bị phân chia: nhiều người chào mừng động thái này như một cú ngoại giao của Vatican nhằm kéo Trung Hoa lại gần Tây Phương hơn. Nhưng không thiếu người cho rằng đây là một thất bại quan trọng đối với nguyên tắc tự do tôn giáo.
Họ cũng cho rằng thoả thuận này có thể thông qua mà cũng có thể bị đình hoãn bởi các biến cố bất ngờ. Nhưng nó “có thể khuấy lên làn sóng phê phán Đức Giáo Hoàng, người vốn đang bị bắn phá từ bên trong lẫn từ bên ngoài giáo hội vì việc xử lý vụ các giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Hai ký giả tường trình thêm “thoả thuận này minh nhiên có tính tạm thời, nghĩa là nó cho phép khả năng tái duyệt sau 1 hay 2 năm nếu một bên thấy cần. Hai bên thỏa thuận rằng bản văn của thỏa hiệp sẽ không được công bố cả sau khi đã được ký thự, một trong hai nguồn nói thế”.
Họ cho biết: “Các người phê phán thỏa thuận có thể có này coi nó như một thứ đầu hàng của Vatican. Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu tổng giám mục Hồng Kông, phát biểu “tôi muốn vẽ một hí họa diễn tả Đức Giáo Hoàng qùi gối và dâng chìa khóa nước trời mà nói, ‘giờ đây, xin ngài nhìn nhận tôi là giáo hoàng’... Các cố vấn của ngài đang cho ngài lời khuyên nên từ bỏ thẩm quyền của ngài”.
Nữ ký giả Olivia Enos của tờ Forbes thì nhận định rằng “hoàn tất một thỏa hiệp vào lúc này là gửi đi thông điệp nói rằng Vatican sẵn lòng bỏ qua không nhìn tới các đe dọa tự do tôn giáo của Trung Hoa, kể cả việc bách hại người Công Giáo”.
Để chứng minh, cô đưa ra các phát hiện của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong Phúc Trình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2017: phá sập nhiều nhà thờ Công Giáo, bắt cóc Cha Lu Danhua, giam giữ và bỏ tù nhiều giáo dân Công Giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú Hòa Sàigon đón nhận tân tòng
Martini Lê Hoàng Vũ
10:27 16/09/2018
“Anh chị em tân tòng hôm nay đón nhận các bí tích Khai tâm là anh chị em cam kết sống với Chúa Kitô,đi theo con đường thập giá của Đức Kitô, chấp nhận những gian nan thử thách.Xin Chúa cho anh chị em ơn được bền đỗ trong đức tin” Đó là những tâm tình của cha chánh xứ Tân Phú Hòa trong thánh lễ ban các bí tích Khai tâm Kitô giáo và đón nhận anh chị em tân tòng gia nhập Giáo hội.
Chiều thứ bảy ngày 15.9.2018 Giáo xứ Tân Phú Hòa,hạt Phú Thọ, Sài gòn cộng đoàn dân Chúa đã quy tụ thật đông đảo trong thánh lễ lúc 18 giờ. Hôm nay cũng là ngày vui của giáo xứ vì có thêm 20 anh chị em được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm; bí tích Rửa tội, Thêm sức và được hạnh phúc rước Mình Máu Thánh Chúa lần đầu tiên.
Xem Hình
Các anh chị dự tòng cùng với cha mẹ đỡ đầu và người thân đã đến nhà thờ rất sớm chuẩn bị cho ngày hồng phúc.Bầu khí thánh lễ chiều nay thật trang trọng sốt sắng, các anh chị dự tòng với áo quần chỉnh tể được rước vào nhà thờ ở đầu thánh lễ.
Thánh lễ do chánh xứ Tân Phú Hòa Giuse Nguyễn Văn Trọng chủ sự.Ngài kêu mời cộng đoàn chúc mừng các anh chị dự tòng để xin Chúa ban nhiều hồng ân xuống trên các anh chị.
Các bài đọc phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ của Chúa Nhật XXIV Thường Niên B.Vì thế, cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn dựa theo bài Tin Mừng, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ : “Các con bảo Thầy là ai” và “Người ta bảo Thầy là ai”.Đối với chúng ta Đức Kitô là Đấng cứu độ, là tình yêu thương ,Ngài luôn quan tâm và chia sẻ cuộc sống của chúng ta.Tuy Thánh Phêrô tuyên xưng : Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa,nhưng các ông cũng chưa hiểu đúng về sứ mạng cứu thế của Đức Kitô.Đức Giêsu muốn cho môn đệ hiểu theo Ngài không phải là được vinh thăng phú quý,danh vọng chức tước, được phong vương,có người hầu người hạ.Như vậy,Chúa Giêsu nói với các tong đồ năm xưa nhưng cũng là Chúa nói với các anh chị em nhận lãnh các bí tích :
“Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo“ Ngày đầu tiên làm môn đệ Chúa, các bạn được Chúa nhắc nhở như vậy các bạn thấy thế sợ không ?. Chúng tôi là những người Kitô hữu, chúng tôi cũng đang sống như lời mời gọi của Chúa.Người môn đệ của Chúa phải từ bỏ.Từ bỏ là “nói không” với mình, “nói có” với Chúa,đó là chúng ta “nói không” với những ham muốn thể xác thế gian, muốn hưởng thụ, tính nhỏ nhen, ích kỷ, những thói hư tật xấu. “Nói có” với Chúa chúng ta mới có sự sống đời đời vì Chúa đã chết và sống lại cho chúng ta.
Sau bài giảng là Nghi thức ban các bí tích Rửa tội và Thêm sức cho các anh chị dự tòng.
Thánh lễ được tiếp nối với lời nguyện chung và phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Thánh lễ kết thúc,các anh chị mới lãnh nhận bí tích quy tụ bên cha chánh xứ và quý giảng viên giáo lý chụp hình lưu niệm,cám ơn cha và quý thầy đã đồng hành với mình trong suốt tháng ngày học hỏi hiểu biết Chúa.
Xin Chúa ban cho các anh chị luôn có đời sống gắn bó với Chúa Giêsu, hết lòng thờ phượng Chúa và sống Lời Chúa hằng ngày qua cách cư xử với mọi người chung quanh dạt dào tình yêu thương. Xin cho chiếc áo trắng các anh chị lãnh nhận luôn tinh sạch bởi cuộc đời thánh thiện nguyện cầu, luôn nói và hành động trong sự thật, công bằng, yêu thương, luôn hướng về những giá trị vĩnh cửu trên trời
Martinô Lê Hoàng Vũ
Chiều thứ bảy ngày 15.9.2018 Giáo xứ Tân Phú Hòa,hạt Phú Thọ, Sài gòn cộng đoàn dân Chúa đã quy tụ thật đông đảo trong thánh lễ lúc 18 giờ. Hôm nay cũng là ngày vui của giáo xứ vì có thêm 20 anh chị em được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm; bí tích Rửa tội, Thêm sức và được hạnh phúc rước Mình Máu Thánh Chúa lần đầu tiên.
Xem Hình
Các anh chị dự tòng cùng với cha mẹ đỡ đầu và người thân đã đến nhà thờ rất sớm chuẩn bị cho ngày hồng phúc.Bầu khí thánh lễ chiều nay thật trang trọng sốt sắng, các anh chị dự tòng với áo quần chỉnh tể được rước vào nhà thờ ở đầu thánh lễ.
Thánh lễ do chánh xứ Tân Phú Hòa Giuse Nguyễn Văn Trọng chủ sự.Ngài kêu mời cộng đoàn chúc mừng các anh chị dự tòng để xin Chúa ban nhiều hồng ân xuống trên các anh chị.
Các bài đọc phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ của Chúa Nhật XXIV Thường Niên B.Vì thế, cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn dựa theo bài Tin Mừng, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ : “Các con bảo Thầy là ai” và “Người ta bảo Thầy là ai”.Đối với chúng ta Đức Kitô là Đấng cứu độ, là tình yêu thương ,Ngài luôn quan tâm và chia sẻ cuộc sống của chúng ta.Tuy Thánh Phêrô tuyên xưng : Thầy là Đức Kitô của Thiên Chúa,nhưng các ông cũng chưa hiểu đúng về sứ mạng cứu thế của Đức Kitô.Đức Giêsu muốn cho môn đệ hiểu theo Ngài không phải là được vinh thăng phú quý,danh vọng chức tước, được phong vương,có người hầu người hạ.Như vậy,Chúa Giêsu nói với các tong đồ năm xưa nhưng cũng là Chúa nói với các anh chị em nhận lãnh các bí tích :
“Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo“ Ngày đầu tiên làm môn đệ Chúa, các bạn được Chúa nhắc nhở như vậy các bạn thấy thế sợ không ?. Chúng tôi là những người Kitô hữu, chúng tôi cũng đang sống như lời mời gọi của Chúa.Người môn đệ của Chúa phải từ bỏ.Từ bỏ là “nói không” với mình, “nói có” với Chúa,đó là chúng ta “nói không” với những ham muốn thể xác thế gian, muốn hưởng thụ, tính nhỏ nhen, ích kỷ, những thói hư tật xấu. “Nói có” với Chúa chúng ta mới có sự sống đời đời vì Chúa đã chết và sống lại cho chúng ta.
Sau bài giảng là Nghi thức ban các bí tích Rửa tội và Thêm sức cho các anh chị dự tòng.
Thánh lễ được tiếp nối với lời nguyện chung và phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Thánh lễ kết thúc,các anh chị mới lãnh nhận bí tích quy tụ bên cha chánh xứ và quý giảng viên giáo lý chụp hình lưu niệm,cám ơn cha và quý thầy đã đồng hành với mình trong suốt tháng ngày học hỏi hiểu biết Chúa.
Xin Chúa ban cho các anh chị luôn có đời sống gắn bó với Chúa Giêsu, hết lòng thờ phượng Chúa và sống Lời Chúa hằng ngày qua cách cư xử với mọi người chung quanh dạt dào tình yêu thương. Xin cho chiếc áo trắng các anh chị lãnh nhận luôn tinh sạch bởi cuộc đời thánh thiện nguyện cầu, luôn nói và hành động trong sự thật, công bằng, yêu thương, luôn hướng về những giá trị vĩnh cửu trên trời
Martinô Lê Hoàng Vũ
Thánh Lễ Sai Đi Của Hai Ban Mục Vụ Và Kinh Tế Giáo Xứ Việt Nam Paris
Phó tế : Phạm Bá Nha
12:14 16/09/2018
Trong lời chào mừng Đức Ông đại diện Đức TGM Paris, cha Giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang đã nhắc lại nhiệm vụ chính yếu của ban mục vụ là xem xét các sinh hoạt trong Giáo xứ để đưa ra các định hướng thích hợp nhằm làm thăng tiến cộng đoàn, theo tinh thần tự sắc Ecclesiae sanctae của Đức Phaolô VI. Ban kinh tế có nhiệm vụ giúp cha giám đốc trong vấn đề quản trị cơ sở.
Sau khi thầy phó tế Tạ Đình Chung công bố Tin Mừng bằng hai ngôn ngữ Việt, Pháp : ‘‘Ai muốn theo Ta phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo’’, Đức Ông Rambaud đã diễn giảng Tin Mừng, đi từ phụng vụ lời Chúa : ‘‘Thầy là Đức Kitô’’, đến nhiệm vụ của các ban mục vụ và kinh tế là đem hết tâm sức phục vụ Thiên Chúa trong vui mừng và hân hoan, theo tông huấn Gaudete et Exsultate.
Sau đó, cha Giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang đã trình diện ban đại diện của ban mục vụ và ban kinh tế như sau :
Ban Mục vụ : Đại diện : LS Lê Đình Thông. Phó Đại diện : GLV Võ Tri Văn, Thư ký : Loch Satho Khoa.
Ban Mục vụ gồm 16 thành viên chính thức và 14 thành viên dự khuyết.
Ban Kinh tế do Cha Quản lý Trần Anh Dũng là Trưởng ban, gồm có Nữ tu Nguyễn Kim Thoa, Kế toán trưởng Nguyễn Xuân Thảo và 4 thành viên.
Các thành viên trong ban mục vụ và ban kinh tế đứng thành hình bán nguyệt trước cung thánh. Đức Ông Rambaud cử hành nghi thức Sai Đi và ban phép lành trọng thể cho hai cơ cấu tân lập.
Cuối thánh lễ, LS Lê Đình Thông đã thay ban mục vụ cám ơn Đức Ông Đại diện Đức Tổng Giám Mục Paris : Các vị đại diện đã được đại biểu các phong trào và đoàn thể Công Giáo tiến hành tại Giáo xứ bầu ra chiều ngày 09/09/2018 (hình 2). Các cơ cấu mới đáp ứng hai mục tiêu hiệp nhất và hội nhập với tổng giáo phận Paris (lược dịch).
Cha Giám đốc Nguyễn Kim Sang đã nhấn mạnh về sự đổi mới không những về danh xưng, nhưng chủ yếu là hướng đến tính cộng đoàn (collégialité), thay vì sự phân cấp quyền hạn (attributions).
Bài và hình ảnh : Phó tế Phạm Bá Nha
Đức Quốc: LGP. Munster và Osnabruck mừng bổn mạng và ''30 năm ĐGH tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trầm Hương Thơ
18:35 16/09/2018
Gương tử hùng lóng lánh như sao
Tình yêu đạo Chúa chí cao
Tuyên xưng danh Thánh máu trào thơm hương
Vâng, hằng năm cứ vào độ trung tuần tháng chín, lá ửng vàng đôi chiếc chớm trên cành như điểm tô màu son của trần thế, báo hiệu trời sắp vào thu thì giáo dân vùng Tây Bắc Đức Quốc cũng bắt đầu trở về trung tâm mục vụ Neuenkirchen để mừng kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, cũng là ngày mừng kính Thánh Bổn Mạng của Cộng đồng Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück.
Xem Hình
Buổi sáng hôm nay ngày 16.09.2018 lúc 10h30 thánh lễ tại nhà thờ thánh Giuse Neuenkirchen với khoảng hơn 400 giáo dân từ khắp muôn nơi trở về tham dự.
Đoàn Kiệu phát xuất từ nhà xứ với tam vị trưởng lão Thánh Giá nến cao, Đoàn nam nữ tu sĩ tí hon, qúy bậc trưởng bối với trang phục cổ truyền áo dài khăn đóng, tiếp đến là các em trong đội giúp lễ, kiệu Linh ảnh 117 CTTĐVN. theo sau kiệu là Lm. và đoàn giáo dân đông đảo nối bước qua khuôn viên và trang nghiêm tiến vào cung thánh.
"Đây bài ca ngàn trùng, dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm đậm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu".
Bản hùng ca: Từng hồi chiêng... từng hồi trống... đưa bước chân Các thánh Tử Đạo Việt Nam hiên ngang bước ra pháp trường như đang còn vang mãi trong hồn ta.
Đầu rơi máu chảy vì chân lý
Đạo Chúa Trời Thiên Ý truyền rao
Hồn dâng dâng tựa sóng trào
Vương cao cao ngất dạt dào hương thơ.
Vâng , đúng như vậy! khi xưa dưới những thời bách đạo nơi quê hương Việt Nam , cha ông chúng ta đã hy sinh, hiến dâng hơn 130.000 (Một trăm ba mươi ngàn) người đã hiên ngang hy sinh mạng sống mình vì đạo ngay, đạo "Tình Yêu", chấp nhận "theo bước chân Thầy Giêsu chí thánh" để cùng lên đồi Golgôtha vinh thắng và nay đã nở hoa khải hoàn.
Đặc biệt như trước thánh lễ cha Phêrô Tuyên Úy chào mừng Qúy cha đồng tế, qúy khách Đức Việt gần xa. và ngài thông báo là nhân dịp năm thứ 30 mừng kính năm ĐGH. Gioan Phaolô II tuyên các thánh TĐVN. lên hàng hiển thánh. Dịp đặc biệt này cha Phêrô đã có thơ trình lên Đức Giám Mục và ngài đã chuẩn cho chúng ta ai tham dự thánh lễ hôm nay sẽ được lãnh nhận "Ơn toàn xá" theo điều kiện luật của Giáo Hội.
Bài giảng că Lm. Thạch đến từ Rôma chia sẻ hay và khá dài nên vì khuôn khổ viết bài tôi không tường thuật bơi đây được.
Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa: Câu xin cho Đức Giáo Hoàng được nhiều sức khỏe và ơn khôn ngoan để hướng dân giáo hội theo đường lối tình thương của Thiên Chúa.
- Cầu cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam luôn biết can đảm sáng suốt bênh vực công lý nhân quyền. Xin cho những chứng nhân nơi quê nhà hiện nay đang bị đàn áp, bắt bớ, tù đày luôn đủ trung kiên bước theo gương các thánh tử đạo cha ông chúng con mà chúng con mừng kính hôm nay.
-Cầu xin cho những tín hữu khắp nơi trên thế giới đang bị sát hại và đàn áp, tù đây được trung kiên bền vững trong đạo tình yêu Giêsu như các tiền nhần chúng ta, xin cho những kẻ ác biết mau quay đầu trở lại con đường chính lộ như lời Chúa đã truyền ban, và xin cho các linh hồn tiền nhân chúng con đã ra đi được hưởng nhờ ân nghĩa Chúa.
Tôi phải đặc biệt khen ca đoàn tổng hợp hôm nay với những bản nhạc trong thánh lễ thật hùng hồn hát rất hay và xuất sắc. Các em giúp lễ hôm nay cũng dễ thương. Các bé tu sĩ cùng các bé tung hoa rất ngoan. Các bác khăn đóng áo dài truyền thống thật đẹp và đoàn dâng hương của lễ cũng thắm đậm hồn dân tộc Việt.
Thánh lễ kết thúc LM Tuyên Úy Phêrô cảm ơn tất cả các ban ngành đã đóng góp cho thánh lễ thật tốt đẹp và mời tất cả cùng sang hội trường để dự tiệc liên hoan.
Tiếng chào hỏi nhau xôn xao vui vẻ trong ngày nắng ấm. Hôm nay tôi gặp lại khá nhiều những khuôn mặt thân quen mà hình như đã lâu rồi ít đến trung tâm Neuenkirchen tham dự thánh lễ. Mặc dù đã cuối hè nhưng nắng vẫn đẹp như chưa muốn vào thu. Ngài sân cũng rất nhiều người vừa tâm sự và cũng vừa hưởng ánh mặt trời ấm áp, nắng hôm nay hình như ấm hơn những ngày trước. Có thể do niềm vui gặp gỡ nhân lên chăng? Chắc chắn là như thế! mỗi khi có lễ hội mừng vui, nhất là lễ hội mừng kính các Thánh Tiền Nhân anh dũng chúng ta. Con cái Chúa đến gần với nhau hơn thì hơi ấm tình người và ơn Chúa xuống sẽ thấy ấm áp hơn lên nhiều lắm.
Ban ẩm thực hôm nay rất hùng hậu và chu đáo, Đã phục vụ bữa ăn hết mình. Trong hội trường đã vậy mà bên ngoài sân còn có những lò nướng nào thịt, nào xúc xích, v. v...Bánh trái bà con ủng hộ rất nhiều bia bọt nước uống cà phê dư dả.
Ban văn nghệ hôm nay cũng xuất sắc, những tiết mục của từng cộng đoàn ghi danh về nhiều hơn dự kiến. MC Mai Tâm và phu quân Thịnh hôm nay đã trở về mái nhà xưa thân ái sinh hoạt làm tôi và mọi người vui tươi thêm. Vì hôm nay là Chúa Nhật nên thời gian có hạn bởi nhiều cộng đoàn ở xa và mai còn đi làm các cháu đi học nên một số tiết mục không đủ giờ trình diễn đành hẹn lại năm sau trong vui vẻ.
Đây là thánh lễ kính Các thánh Tử Đạo Việt Nam hằng năm nhưng năm nay có sự đặc biệt hơn là có 6 cha đồng tế trong thánh lễ này. Vì vậy anh chị em và cha tuyên úy phải tạ ơn Chúa và cùng nắm tay nhau để chăm lo cho công việc của vùng mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn lên.
Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con một ngày lễ Bổn Mạng Cộng Đồng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam thật tốt đẹp mọi mặt từ thời tiết cho đến tất cả mọi cái.
Trầm Hương Thơ
Tin Đáng Chú Ý
LS Nguyễn Quốc Lân nói về bầu cử Mỹ và cử tri gốc Việt
Tina Hà Giang BBC
12:41 16/09/2018
BBC Ngày 04 tháng 9 năm 2018 -- Nhân chuyến ghé thăm văn phòng BBC ở Bangkok, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân dành cho chúng tôi cuộc chuyện trò về cử tri gốc Việt và cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ sắp tới.
BBC: Thấm thoát ông Donald Trump làm tổng thống đã gần được hai năm, luật sư có nhận định gì về cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới? Có dấu hiệu gì cho thấy Dân Chủ, Cộng Hòa, đảng nào đang nắm lợi thế không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Tôi thấy được sự không chắc chắn kỳ này. Bên đảng Cộng Hòa thì có lợi điểm về phát triển kinh tế. Họ coi đó là cái thành công của Tổng thống Donald Trump. Ngược lại, họ cũng có nhiều điểm bất an, liên quan đến cuộc điều tra về nghi vấn Tổng thống Donald Trump cấu kết với Nga, và những rắc rối về pháp luật của ông, và những người thân tín của ông có thể gây rắc rối rất nhiều. Phía đảng Dân Chủ thì họ muốn lợi dụng tình hình rắc rối về pháp lý của Tổng thống Donald Trump để dành được quyền kiểm soát của hoặc Thượng viện hoặc Hạ viện và họ rất kỳ vọng rằng kỳ này tối thiểu họ sẽ được quyền quyền kiểm soát Hạ viện. Nhưng mà cuộc bầu cử sơ bộ trong tháng Sáu, tháng Tám mới vừa qua và hiện nay đang xẩy ra trong một số tiểu bang không cho thấy đó là điều chắc chắn. Thượng viện cũng rất là bấp bênh không biết được như thế nào. Nếu những tin tức thuận lợi về kinh tế tiếp tục, thì rất có thể họ sẽ gặp rắc rối. Nhưng những rắc rối mà Tổng thống Donald Trump đang gặp cũng khiến có sự bấp bênh cho cả hai bên.
BBC: Thế cử tri người Việt mình có những suy nghĩ gì, phản ứng ra sao và sẽ bỏ phiếu thế nào trong cuộc bầu cử giữa kỳ này?
LS Nguyễn Quốc Lân: Phía cộng đồng Việt Nam thì từ ngày Tổng thống Donald Trump đắc cử hai năm trước đây, họ nghĩ ông sẽ mạnh với Trung Cộng, sẽ cứng rắn với Nga, sẽ là một cơ hội để Hoa Kỳ cứng rắn cả với đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng mà sau đó họ không thấy Tổng thống Donald Trump làm gì mạnh trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền nên họ bắt đầu không thấy là Tổng thống Donald Trump có khác biệt gì hơn Tổng thống Obama, và họ mất đi sự hăng hái đó. Tuy nhiên trong cộng đồng Việt Nam cũng còn những thành phần theo Công Giáo, những người chống phá thai, những người quan tâm về quan hệ gia đình, cho nên vẫn còn có nhiều người dành sự ưu ái hơn cho Tổng thống Donald Trump. Nhưng càng ngày thì cái lùm xùm rắc rối, cái rùm beng của những vấn đề pháp lý của Tổng thống Donald Trump ngày nó càng lớn tiếng hơn thành ra họ cũng bắt đầu mất dần sự ủng hộ.
Cộng đồng Việt Nam cũng có một thành phần ngày càng mạng mà không ai ngờ đến, đó là những người được lợi về công ăn việc làm nhờ kỹ nghệ quốc phòng. Họ là kỹ sư, là chuyên viên kỹ thuật trong kỹ nghệ quốc phòng. Những người này rõ ràng thấy rằng với Tổng thống Donald Trump thì việc xây dựng cấu trúc của quân đội mạnh hơn, cho nên họ thấy họ có nhiều công ăn việc làm hơn, trở lại thời kỳ Tổng thống Reagan chẳng hạn, kỹ nghệ quốc phòng mạnh. Thành ra có thể những thành phần đó họ nghĩ là cho dù Tổng thống Donald Trump tai tiếng, nhưng mà ít nhất công ăn việc làm của họ vững chắc hơn, thuế má của họ thấp hơn, lợi tức của họ cao hơn. Đó là một thành phần người Việt mà tôi thấy nổi trội hơn trong thời gian gần đây.
BBC: Có phải cử tri người Việt mình ai cũng ủng hộ ông Donald Trump?
LS Nguyễn Quốc Lân: Cũng có thành phần không tin tưởng Tổng thống Donald Trump. Cộng đồng Việt Nam phải nói cộng là cộng đồng thiểu số duy nhất có sự phân chia ngang ngửa giữa Donald Trump hay không. Chứ hầu hết các cộng đồng di dân, thiểu số khác đều hỗ trợ phía Dân Chủ, tại vì Tổng thống Donald Trump đã đứng về phía cứng rắn với vấn đề di trú, cứng rắn với những chương trình trợ cấp xã hội, cứng rắn với chương trình giúp đỡ người nghèo, bảo hiểm y tế. Thành ra đa số các cộng đồng thiểu số họ không đồng ý với những quan điểm đó, chỉ có cộng đồng Việt Nam là đôi bên bênh chống ngang ngửa. Việc nhiều người trong số họ đồng ý với quan điểm di trú của Tổng thống Donald Trump là điều rất là kỳ lạ với một cộng đồng di dân như cộng đồng Việt Nam. Có thể một số người thất vọng vì chính sách bảo hiểm y tế, nhưng một số người lại cho rằng phải làm như vậy thì nước Hoa Kỳ mới mạnh được. Đặc biệt họ nghĩ vấn đề di dân, đặc biệt là di dân bất hợp pháp là một gánh nặng của xã hội, và họ nghĩ vì phải gánh gánh nặng đó, chính phủ phải cắt đi những chương trình tài trợ khác, như tài trợ giáo dục, v.v… Có lẽ đây là một trong những điểm tạo nên sự chia đôi đó trong cộng đồng của mình.
BBC:Vâng, ngay cả nếu không có sự chia cách này, theo nhiều phân tích thì vì đặc tính của phiếu cử tri đoàn (electoral votes) dù tất cả người mọi người trong cộng đồng Việt Nam có dồn hết phiếu cho một ứng cử viên tổng thống nào, thì cũng không tạo được sự khác biệt cho kết qủa bầu cử. Luật sư nghĩ gì về việc này?
LS Nguyễn Quốc Lân: Đúng là như vậy, tại vì người Việt Nam mình đa số ở những tiểu bang thuần tuý hướng về đảng Dân Chủ, thí dụ như California, cho dù tất cả mọi người Việt Nam có dồn phiếu cho phía kia, cũng không thay đổi được gì. Họ cũng không tạo được sự khác biệt ngay cả ở Texas. Tiểu bang đó thuần túy là của Cộng Hòa, Cộng Hòa rất là mạnh cho nên có thêm hỗ trợ của người Việt Nam ở đó hay không cũng không thay đổi gì. Nhưng mà có những vùng họ có thể làm thay đổi cục diện được, thí dụ như vùng Virginia, vùng West Virginia, vùng Maryland, những vùng đó quan điểm Dân Chủ Cộng Hoà rất là ngang ngửa, cho nên nếu cộng đồng Việt Nam mà dồn cho một hướng, nó cũng là một bài toán cho họ tính chứ không phải là không. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách địa phương, chứ không phải ở vị trí tổng thống, thậm chí không cả ở cấp tiểu bang. Nếu cộng đồng Việt Nam mà biết sử dụng lá phiếu của mình thì trong một số các cuộc tranh cử họ có thể là những lá phiếu quyết định, nhưng mà ngay trong những cuộc tranh cử cấp dân biểu hay thượng nghị sĩ đó, cộng đồng Việt Nam cũng chia rẽ. Họ có sự phân cách đó là vì cử tri biện luận theo quan điểm của hướng Dân Chủ hay hướng của Cộng Hòa, chứ không phải theo quan điểm cho quyền lợi của của cộng đồng Việt Nam, vì thế tôi chưa thấy là cộng đồng mình sử dụng được lá phiếu cho đúng mức.
BBC:Điều gì đặc thù về cộng đồng Việt Nam khiến cho có sự phân rẽ như vậy, mà không có đa số không ủng hộ ông Donald Trump như những cộng đồng khác?
LS Nguyễn Quốc Lân: Bắt đầu thì cộng đồng Việt Nam đa số ghi danh theo đảng Cộng Hòa, vì họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là đảng chống cộng, chống Nga, bảo vệ truyền thống gia đình. Họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là đảng chiến đấu với Việt Nam, không đánh mất Việt Nam như đảng Dân Chủ. Họ nghĩ cái chữ Cộng Hòa nó tương đương như chữ Việt Nam Cộng Hòa. Họ nghĩ là như vậy. Và đúng khi mà họ mới đến Hoa Kỳ thời gian đầu tiên thì họ sống dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, là một người Cộng Hoà, là một người chống Nga, đưa đến sự sụp đổ của liên bang Xô Viết, của khối cộng sản Đông Âu và đe dọa ngay cả Việt Nam, và họ nghĩ chính sách đó sẽ đem lại sự sụp đổ của cộng sản, cho nên họ tin vào, họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là cứng rắn, là mạnh. Nhưng càng ngày thì cử tri Việt Nam họ cũng không thấy Cộng Hòa khác Dân Chủ cái gì. Cả hai bên đều có cái tốt cái xấu cho nên phải nói là khối cử tri Việt Nam ngày họ càng ghi danh theo kiểu “Decline to state” tức là không muốn nói mình là Cộng Hòa hay Dân Chủ. Khối cử tri Việt Nam trong bầu cử sơ bộ họ không bầu theo đảng mà bầu theo cái gì có lợi cho họ. Thứ hai là họ không bầu theo các khối Á Châu khác. Các cộng đồng Á Châu khác đa số là bầu cho đảng Dân Chủ, Việt Nam là khối Á Châu duy nhất hoặc là ngang ngửa hoặc là toàn bầu cho đảng Cộng Hòa.
BBC:Người Việt Nam hải ngoại,trong đó có Hoa Kỳ, rất tha thiết với việc Việt Nam có dân chủ và có nhân quyền. Nhưng xem ra ông Donald Trump có vẻ không mặn mà lắm về nhân quyền cho Việt Nam, điều này có làm cho ông Trump mất điểm với cộng đồng mình không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Dưới thời Tổng thống Obama người Việt đã không thấy ông mạnh tay đối với vấn đề nhân quyền của Việt Nam, cho nên khi Tổng thống Donald Trump đắc cử thì họ kỳ vọng có cái gì mới, đặc biệt là đảng Cộng Hòa mạnh tay với Trung Cộng, mạnh tay với Nga. Nhưng mà qua thời gian gần hai năm vừa rồi, họ không thấy Tổng thống Donald Trump làm gì khác hơn Obama thì đảng Cộng Hòa có thể mất điểm về cái đó. Không phải là họ đã bỏ phiếu cho ông Trump là họ sẽ tiếp tục như vậy, họ sẽ đổi, nhưng mà họ vẫn có ưu tiên với đảng Cộng Hòa, tại vì họ nghĩ đảng Dân Chủ đã để mất miền Nam Việt Nam, sau đó đảng Dân Chủ là đảng bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam, dưới thời tổng thống Clinton.
BBC: Điều này khá thú vị là vì chúng ta đangtrong thời tưởng niệm cố Thượng Nghị Sĩ John McCain, là một người thuộc đảng Cộng Hòa, và ông McCain được người Việt mình cho là người có công lớn trong việc tái tạo bang giao giữa hai nước, vậy việc người mình không thích đảng Dân Chủ vì cho rằng đảng này bình thường hoá quan hệ với Việt Nam có công bình không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Đúng! Đó là chính sách chung của Hoa Kỳ chứ không phải của riêng tổng thống nào, nhưng vì việc đó xảy ra dưới thời Tổng thống Clinton nên người ta nghĩ rằng đó là việc làm của đảng Dân Chủ. Ở Thượng viện lúc đó có hai thượng nghị sĩ đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đó là Thượng Nghị Sĩ John Kerry [Dân Chủ] và Thượng Nghị Sĩ John McCain. Hai người này quan điểm khác nhau. Thượng Nghị Sĩ John Kerry muốn tái lập ngoại giao với Việt Nam tại vì ông nghĩ là chiến tranh Việt Nam là sai lầm, đã giết chết người dân vô tội, cho nên Hoa Kỳ cần phải hàn gắn lại những đau khổ đó như là một hình thức bồi thường chiến tranh. Trong khi đó, Thượng Nghị Sĩ John McCain nghĩ rằng phải bình thường hóa ngoại giao, rồi mới có quan hệ, rồi mới buộc Việt Nam phải làm những gì họ phải làm. Và chính trong qúa trình đó, Thượng Nghị Sĩ John McCain buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, vì đó là một trong những điều kiện để được bang giao. Và cũng qua những thảo luận về chính sách đó thì Thượng Nghị Sĩ John McCain mới buộc chính quyền Việt Nam phải nhả người Việt Nam ra qua chương trình ODP, chương trình con lai, v.v… Những chương trình đó sẽ không đạt được nếu Hoa Kỳ không có quan hệ tốt với Việt Nam. Cho nên tuy hai Thượng Nghị Sĩ Kerry và McCain cùng làm việc với nhau để đẩy mạnh quan hệ, quan điểm của họ, mục đích của họ hoàn toàn khác nhau.
BBC:Người Việt mình nghĩ thế nào về sự cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc? Ông có thực sự cứng rắn không? Hay cuộc chiến thương mại là cách mà ông ấy tỏ ra cứng rắn?
LS Nguyễn Quốc Lân: Thực ra cái chính sách của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc cho tới giờ này nó rất là mập mờ, không thấy là làm mạnh mà cũng không thấy yếu. Rồi lại đổi hướng. Tự nhiên lúc mới đắc cử ông lại tổ chức cuộc gặp mặt với Tổng thống Đài Loan, tuyên bố không công nhận chính sách “một Trung Quốc” rồi sau đó lại đổi ý đi ngược chiều lại mấy ngày sau. Rồi chính sách nói mạnh với Trung Quốc, nói cứng rắn vẫn không thấy làm gì hết mà dùng cái phương thức đánh thuế về thương mại đó nó cũng không hẳn là điều tốt cho Mỹ.
Tại vì trên thực tế, nền kinh tế của Mỹ phát triển lợi, có lời nhiều nhờ họ lợi dụng được giá lao động rẻ ở Trung Quốc, đồng thời vẫn có thể xuất cảng sản phẩm của Mỹ đến Trung Quốc được, vẫn bán được. Thành ra nếu mà cứ nhìn cái bất quân bình của số lượng xuất cảng và nhập cảng thì nó không đúng. Xuất cảng của Trung Quốc qua Mỹ nhiều và xuất cảng của Mỹ qua Trung Quốc ít có khi lại là điều tốt, tại vì mình mua được đồ rẻ thì mình có tiền dư, mình làm được những chuyện khác. Trong lúc mình bán đồ qua bên kia mình bán ít hơn nhưng mình bán đồ mắc tiền không à, thành ra nó là cái lợi cho kinh tế chứ không phải là không. Cuộc chiến thương mại không ai biết nó sẽ đi về đâu, không biết ai sẽ có lợi hơn ai.
BBC: Nhưng nhiều người Việt, kể cả người Việt trong nước vẫn cho đây là một điểm son của ông Donald Trump, rằng chỉ có ông mới đập được cho ông Tập Cận Bình được như thế. Luật sư có thấy thế không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Thật ra cho đến giờ không ai biết được. Nền kinh tế của Trung Quốc cũng rất bấp bênh. Một khi hàng hoá của họ không xuất cảng qua Mỹ được thì công ty hãng xưởng của họ bắt đầu lay off tạo ra sự bất an trong xã hội của họ. Người dân Trung Quốc có thể không tin tưởng Tập Cận Bình nữa. Họ chỉ cần chừng vài tháng lộn xộn thì Trung Quốc có thể bị vấn đề, trong khi Mỹ sẽ không bị hề hấn gì. Cho dù nông phẩm của Mỹ không xuất cảng được Mỹ vẫn có cách tài trợ cho nông dân để làm chuyện này. Họ chỉ mất việc làm ở một số nơi thôi và họ vẫn sống lâu hơn Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc mất công ăn việc làm lâu dài thế lực của Tập Cận Bình có thể bị ảnh hưởng. Cho nên người ta đang xem là Tổng thống Donald Trump có đúng hay không khi ông nói là Hoa Kỳ sẽ thắng trong cuộc chiến này. Thắng là Trung Quốc sẽ chào thua, hay thắng là tạo được sự bất ổn chính trị cho Trung Quốc để rồi họ sẽ chùn bước sẽ nói ok, bây giờ tôi sẽ mua đồ của anh nhiều hơn nữa.Nhưng dầu sao đối với những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump là điều tốt của ông ta. Và người Việt Nam ủng hộ Tổng thống Donald Trump họ nghĩ như vậy cũng có phần đúng vì đúng, chỉ có Donald Trump mới dám làm như vậy, chứ từ bao năm nay mọi người đều chỉ trích Trung Quốc mà không ai dám làm gì mạnh tay mạnh chân với Trung Quốc hết.
BBC:Nếu phải tiên đoán, luật sư nghĩ là vào bầu cử giữa kỳ chỉ còn vài tháng nữa thôi này, đảng Dân Chủ có lấy được đa số ghế ở một trong hai viện không, hay là sẽ như thế nào?
LS Nguyễn Quốc Lân: Trong cuộc midterm này, như lúc nãy tôi nói nó rất bấp bênh. Có thể đảng Dân Chủ sẽ lấy được kiểm soát của Hạ Viện, mà nếu không hoàn toàn lấy được thì sự sai biệt sẽ rất là mong manh, thì cũng chết cho đảng Cộng Hoà. Trong khi Thượng Viện thì không ai có thể đoán được vì nó rất ngang ngửa không ai có thể biết nó sẽ đi như thế nào, thành ra tôi không dám đoán về kết cục của Thượng Viện.
Tôi muốn nói thêm là kết qủa cuộc bầu cử giữa kỳ lần này rất nguy hiểm cho chính trị Hoa Kỳ. Tại vì vận mệnh của Tổng thống Donald Trump dựa trên Thượng Viện hay Hạ Viện có bị mất kiểm soát hay không. Tại vì nếu mất kiểm soát một viện hay là quyền kiểm soát của một viện còn mong manh qúa, thì chính sách của Tổng thống Donald Trump sẽ hoàn toàn bị tê liệt trong thời gian sắp tới, đó là chưa nói tới cuộc điều tra về vấn đề cấu kết với Nga, nó có thể đưa tới chuyện impeachment, và vì thế cuộc bầu cử giữa kỳ lần này nó trở thành cuộc chiến sống còn cho những người liên hệ trong chuyện này. Có thể nói là chết hay sống họ cũng phải thắng cho được Hạ Viện, cho nên cuộc bầu cử sẽ rất là căng thẳng cho mọi vị trí dân biểu của Mỹ.
BBC:Là một người trong đảng Cộng Hòa luật sư mong nhìn thấy gì?
LS Nguyễn Quốc Lân: Tôi vẫn muốn đảng Cộng Hòa thắng, nhưng tôi nghĩ Tổng thống Donald Trump phải làm gì cho bớt đi những rắc rối này. Tại vì đảng Cộng Hòa theo tôi có những chính sách có thể đem lại sự phồn thịnh cho nền kinh tế Hoa Kỳ, vững chắc cho nền an ninh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên những sự rắc rối gây ra bởi chính Donald Trump nó làm yếu đi khả năng đạt được những mục tiêu đó.
(Source: Tina Hà Giang; https://www.bbc.com/vietnamese/45398314
Ls Nguyễn Quốc Lân thăm VP BBC ở Bangkok |
LS Nguyễn Quốc Lân: Tôi thấy được sự không chắc chắn kỳ này. Bên đảng Cộng Hòa thì có lợi điểm về phát triển kinh tế. Họ coi đó là cái thành công của Tổng thống Donald Trump. Ngược lại, họ cũng có nhiều điểm bất an, liên quan đến cuộc điều tra về nghi vấn Tổng thống Donald Trump cấu kết với Nga, và những rắc rối về pháp luật của ông, và những người thân tín của ông có thể gây rắc rối rất nhiều. Phía đảng Dân Chủ thì họ muốn lợi dụng tình hình rắc rối về pháp lý của Tổng thống Donald Trump để dành được quyền kiểm soát của hoặc Thượng viện hoặc Hạ viện và họ rất kỳ vọng rằng kỳ này tối thiểu họ sẽ được quyền quyền kiểm soát Hạ viện. Nhưng mà cuộc bầu cử sơ bộ trong tháng Sáu, tháng Tám mới vừa qua và hiện nay đang xẩy ra trong một số tiểu bang không cho thấy đó là điều chắc chắn. Thượng viện cũng rất là bấp bênh không biết được như thế nào. Nếu những tin tức thuận lợi về kinh tế tiếp tục, thì rất có thể họ sẽ gặp rắc rối. Nhưng những rắc rối mà Tổng thống Donald Trump đang gặp cũng khiến có sự bấp bênh cho cả hai bên.
BBC: Thế cử tri người Việt mình có những suy nghĩ gì, phản ứng ra sao và sẽ bỏ phiếu thế nào trong cuộc bầu cử giữa kỳ này?
LS Nguyễn Quốc Lân: Phía cộng đồng Việt Nam thì từ ngày Tổng thống Donald Trump đắc cử hai năm trước đây, họ nghĩ ông sẽ mạnh với Trung Cộng, sẽ cứng rắn với Nga, sẽ là một cơ hội để Hoa Kỳ cứng rắn cả với đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng mà sau đó họ không thấy Tổng thống Donald Trump làm gì mạnh trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền nên họ bắt đầu không thấy là Tổng thống Donald Trump có khác biệt gì hơn Tổng thống Obama, và họ mất đi sự hăng hái đó. Tuy nhiên trong cộng đồng Việt Nam cũng còn những thành phần theo Công Giáo, những người chống phá thai, những người quan tâm về quan hệ gia đình, cho nên vẫn còn có nhiều người dành sự ưu ái hơn cho Tổng thống Donald Trump. Nhưng càng ngày thì cái lùm xùm rắc rối, cái rùm beng của những vấn đề pháp lý của Tổng thống Donald Trump ngày nó càng lớn tiếng hơn thành ra họ cũng bắt đầu mất dần sự ủng hộ.
Cộng đồng Việt Nam cũng có một thành phần ngày càng mạng mà không ai ngờ đến, đó là những người được lợi về công ăn việc làm nhờ kỹ nghệ quốc phòng. Họ là kỹ sư, là chuyên viên kỹ thuật trong kỹ nghệ quốc phòng. Những người này rõ ràng thấy rằng với Tổng thống Donald Trump thì việc xây dựng cấu trúc của quân đội mạnh hơn, cho nên họ thấy họ có nhiều công ăn việc làm hơn, trở lại thời kỳ Tổng thống Reagan chẳng hạn, kỹ nghệ quốc phòng mạnh. Thành ra có thể những thành phần đó họ nghĩ là cho dù Tổng thống Donald Trump tai tiếng, nhưng mà ít nhất công ăn việc làm của họ vững chắc hơn, thuế má của họ thấp hơn, lợi tức của họ cao hơn. Đó là một thành phần người Việt mà tôi thấy nổi trội hơn trong thời gian gần đây.
BBC: Có phải cử tri người Việt mình ai cũng ủng hộ ông Donald Trump?
LS Nguyễn Quốc Lân: Cũng có thành phần không tin tưởng Tổng thống Donald Trump. Cộng đồng Việt Nam phải nói cộng là cộng đồng thiểu số duy nhất có sự phân chia ngang ngửa giữa Donald Trump hay không. Chứ hầu hết các cộng đồng di dân, thiểu số khác đều hỗ trợ phía Dân Chủ, tại vì Tổng thống Donald Trump đã đứng về phía cứng rắn với vấn đề di trú, cứng rắn với những chương trình trợ cấp xã hội, cứng rắn với chương trình giúp đỡ người nghèo, bảo hiểm y tế. Thành ra đa số các cộng đồng thiểu số họ không đồng ý với những quan điểm đó, chỉ có cộng đồng Việt Nam là đôi bên bênh chống ngang ngửa. Việc nhiều người trong số họ đồng ý với quan điểm di trú của Tổng thống Donald Trump là điều rất là kỳ lạ với một cộng đồng di dân như cộng đồng Việt Nam. Có thể một số người thất vọng vì chính sách bảo hiểm y tế, nhưng một số người lại cho rằng phải làm như vậy thì nước Hoa Kỳ mới mạnh được. Đặc biệt họ nghĩ vấn đề di dân, đặc biệt là di dân bất hợp pháp là một gánh nặng của xã hội, và họ nghĩ vì phải gánh gánh nặng đó, chính phủ phải cắt đi những chương trình tài trợ khác, như tài trợ giáo dục, v.v… Có lẽ đây là một trong những điểm tạo nên sự chia đôi đó trong cộng đồng của mình.
BBC:Vâng, ngay cả nếu không có sự chia cách này, theo nhiều phân tích thì vì đặc tính của phiếu cử tri đoàn (electoral votes) dù tất cả người mọi người trong cộng đồng Việt Nam có dồn hết phiếu cho một ứng cử viên tổng thống nào, thì cũng không tạo được sự khác biệt cho kết qủa bầu cử. Luật sư nghĩ gì về việc này?
LS Nguyễn Quốc Lân: Đúng là như vậy, tại vì người Việt Nam mình đa số ở những tiểu bang thuần tuý hướng về đảng Dân Chủ, thí dụ như California, cho dù tất cả mọi người Việt Nam có dồn phiếu cho phía kia, cũng không thay đổi được gì. Họ cũng không tạo được sự khác biệt ngay cả ở Texas. Tiểu bang đó thuần túy là của Cộng Hòa, Cộng Hòa rất là mạnh cho nên có thêm hỗ trợ của người Việt Nam ở đó hay không cũng không thay đổi gì. Nhưng mà có những vùng họ có thể làm thay đổi cục diện được, thí dụ như vùng Virginia, vùng West Virginia, vùng Maryland, những vùng đó quan điểm Dân Chủ Cộng Hoà rất là ngang ngửa, cho nên nếu cộng đồng Việt Nam mà dồn cho một hướng, nó cũng là một bài toán cho họ tính chứ không phải là không. Nhưng ảnh hưởng này có tính cách địa phương, chứ không phải ở vị trí tổng thống, thậm chí không cả ở cấp tiểu bang. Nếu cộng đồng Việt Nam mà biết sử dụng lá phiếu của mình thì trong một số các cuộc tranh cử họ có thể là những lá phiếu quyết định, nhưng mà ngay trong những cuộc tranh cử cấp dân biểu hay thượng nghị sĩ đó, cộng đồng Việt Nam cũng chia rẽ. Họ có sự phân cách đó là vì cử tri biện luận theo quan điểm của hướng Dân Chủ hay hướng của Cộng Hòa, chứ không phải theo quan điểm cho quyền lợi của của cộng đồng Việt Nam, vì thế tôi chưa thấy là cộng đồng mình sử dụng được lá phiếu cho đúng mức.
BBC:Điều gì đặc thù về cộng đồng Việt Nam khiến cho có sự phân rẽ như vậy, mà không có đa số không ủng hộ ông Donald Trump như những cộng đồng khác?
LS Nguyễn Quốc Lân: Bắt đầu thì cộng đồng Việt Nam đa số ghi danh theo đảng Cộng Hòa, vì họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là đảng chống cộng, chống Nga, bảo vệ truyền thống gia đình. Họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là đảng chiến đấu với Việt Nam, không đánh mất Việt Nam như đảng Dân Chủ. Họ nghĩ cái chữ Cộng Hòa nó tương đương như chữ Việt Nam Cộng Hòa. Họ nghĩ là như vậy. Và đúng khi mà họ mới đến Hoa Kỳ thời gian đầu tiên thì họ sống dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, là một người Cộng Hoà, là một người chống Nga, đưa đến sự sụp đổ của liên bang Xô Viết, của khối cộng sản Đông Âu và đe dọa ngay cả Việt Nam, và họ nghĩ chính sách đó sẽ đem lại sự sụp đổ của cộng sản, cho nên họ tin vào, họ nghĩ rằng đảng Cộng Hòa là cứng rắn, là mạnh. Nhưng càng ngày thì cử tri Việt Nam họ cũng không thấy Cộng Hòa khác Dân Chủ cái gì. Cả hai bên đều có cái tốt cái xấu cho nên phải nói là khối cử tri Việt Nam ngày họ càng ghi danh theo kiểu “Decline to state” tức là không muốn nói mình là Cộng Hòa hay Dân Chủ. Khối cử tri Việt Nam trong bầu cử sơ bộ họ không bầu theo đảng mà bầu theo cái gì có lợi cho họ. Thứ hai là họ không bầu theo các khối Á Châu khác. Các cộng đồng Á Châu khác đa số là bầu cho đảng Dân Chủ, Việt Nam là khối Á Châu duy nhất hoặc là ngang ngửa hoặc là toàn bầu cho đảng Cộng Hòa.
BBC:Người Việt Nam hải ngoại,trong đó có Hoa Kỳ, rất tha thiết với việc Việt Nam có dân chủ và có nhân quyền. Nhưng xem ra ông Donald Trump có vẻ không mặn mà lắm về nhân quyền cho Việt Nam, điều này có làm cho ông Trump mất điểm với cộng đồng mình không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Dưới thời Tổng thống Obama người Việt đã không thấy ông mạnh tay đối với vấn đề nhân quyền của Việt Nam, cho nên khi Tổng thống Donald Trump đắc cử thì họ kỳ vọng có cái gì mới, đặc biệt là đảng Cộng Hòa mạnh tay với Trung Cộng, mạnh tay với Nga. Nhưng mà qua thời gian gần hai năm vừa rồi, họ không thấy Tổng thống Donald Trump làm gì khác hơn Obama thì đảng Cộng Hòa có thể mất điểm về cái đó. Không phải là họ đã bỏ phiếu cho ông Trump là họ sẽ tiếp tục như vậy, họ sẽ đổi, nhưng mà họ vẫn có ưu tiên với đảng Cộng Hòa, tại vì họ nghĩ đảng Dân Chủ đã để mất miền Nam Việt Nam, sau đó đảng Dân Chủ là đảng bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam, dưới thời tổng thống Clinton.
BBC: Điều này khá thú vị là vì chúng ta đangtrong thời tưởng niệm cố Thượng Nghị Sĩ John McCain, là một người thuộc đảng Cộng Hòa, và ông McCain được người Việt mình cho là người có công lớn trong việc tái tạo bang giao giữa hai nước, vậy việc người mình không thích đảng Dân Chủ vì cho rằng đảng này bình thường hoá quan hệ với Việt Nam có công bình không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Đúng! Đó là chính sách chung của Hoa Kỳ chứ không phải của riêng tổng thống nào, nhưng vì việc đó xảy ra dưới thời Tổng thống Clinton nên người ta nghĩ rằng đó là việc làm của đảng Dân Chủ. Ở Thượng viện lúc đó có hai thượng nghị sĩ đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đó là Thượng Nghị Sĩ John Kerry [Dân Chủ] và Thượng Nghị Sĩ John McCain. Hai người này quan điểm khác nhau. Thượng Nghị Sĩ John Kerry muốn tái lập ngoại giao với Việt Nam tại vì ông nghĩ là chiến tranh Việt Nam là sai lầm, đã giết chết người dân vô tội, cho nên Hoa Kỳ cần phải hàn gắn lại những đau khổ đó như là một hình thức bồi thường chiến tranh. Trong khi đó, Thượng Nghị Sĩ John McCain nghĩ rằng phải bình thường hóa ngoại giao, rồi mới có quan hệ, rồi mới buộc Việt Nam phải làm những gì họ phải làm. Và chính trong qúa trình đó, Thượng Nghị Sĩ John McCain buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, vì đó là một trong những điều kiện để được bang giao. Và cũng qua những thảo luận về chính sách đó thì Thượng Nghị Sĩ John McCain mới buộc chính quyền Việt Nam phải nhả người Việt Nam ra qua chương trình ODP, chương trình con lai, v.v… Những chương trình đó sẽ không đạt được nếu Hoa Kỳ không có quan hệ tốt với Việt Nam. Cho nên tuy hai Thượng Nghị Sĩ Kerry và McCain cùng làm việc với nhau để đẩy mạnh quan hệ, quan điểm của họ, mục đích của họ hoàn toàn khác nhau.
BBC:Người Việt mình nghĩ thế nào về sự cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc? Ông có thực sự cứng rắn không? Hay cuộc chiến thương mại là cách mà ông ấy tỏ ra cứng rắn?
LS Nguyễn Quốc Lân: Thực ra cái chính sách của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc cho tới giờ này nó rất là mập mờ, không thấy là làm mạnh mà cũng không thấy yếu. Rồi lại đổi hướng. Tự nhiên lúc mới đắc cử ông lại tổ chức cuộc gặp mặt với Tổng thống Đài Loan, tuyên bố không công nhận chính sách “một Trung Quốc” rồi sau đó lại đổi ý đi ngược chiều lại mấy ngày sau. Rồi chính sách nói mạnh với Trung Quốc, nói cứng rắn vẫn không thấy làm gì hết mà dùng cái phương thức đánh thuế về thương mại đó nó cũng không hẳn là điều tốt cho Mỹ.
Tại vì trên thực tế, nền kinh tế của Mỹ phát triển lợi, có lời nhiều nhờ họ lợi dụng được giá lao động rẻ ở Trung Quốc, đồng thời vẫn có thể xuất cảng sản phẩm của Mỹ đến Trung Quốc được, vẫn bán được. Thành ra nếu mà cứ nhìn cái bất quân bình của số lượng xuất cảng và nhập cảng thì nó không đúng. Xuất cảng của Trung Quốc qua Mỹ nhiều và xuất cảng của Mỹ qua Trung Quốc ít có khi lại là điều tốt, tại vì mình mua được đồ rẻ thì mình có tiền dư, mình làm được những chuyện khác. Trong lúc mình bán đồ qua bên kia mình bán ít hơn nhưng mình bán đồ mắc tiền không à, thành ra nó là cái lợi cho kinh tế chứ không phải là không. Cuộc chiến thương mại không ai biết nó sẽ đi về đâu, không biết ai sẽ có lợi hơn ai.
BBC: Nhưng nhiều người Việt, kể cả người Việt trong nước vẫn cho đây là một điểm son của ông Donald Trump, rằng chỉ có ông mới đập được cho ông Tập Cận Bình được như thế. Luật sư có thấy thế không?
LS Nguyễn Quốc Lân: Thật ra cho đến giờ không ai biết được. Nền kinh tế của Trung Quốc cũng rất bấp bênh. Một khi hàng hoá của họ không xuất cảng qua Mỹ được thì công ty hãng xưởng của họ bắt đầu lay off tạo ra sự bất an trong xã hội của họ. Người dân Trung Quốc có thể không tin tưởng Tập Cận Bình nữa. Họ chỉ cần chừng vài tháng lộn xộn thì Trung Quốc có thể bị vấn đề, trong khi Mỹ sẽ không bị hề hấn gì. Cho dù nông phẩm của Mỹ không xuất cảng được Mỹ vẫn có cách tài trợ cho nông dân để làm chuyện này. Họ chỉ mất việc làm ở một số nơi thôi và họ vẫn sống lâu hơn Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc mất công ăn việc làm lâu dài thế lực của Tập Cận Bình có thể bị ảnh hưởng. Cho nên người ta đang xem là Tổng thống Donald Trump có đúng hay không khi ông nói là Hoa Kỳ sẽ thắng trong cuộc chiến này. Thắng là Trung Quốc sẽ chào thua, hay thắng là tạo được sự bất ổn chính trị cho Trung Quốc để rồi họ sẽ chùn bước sẽ nói ok, bây giờ tôi sẽ mua đồ của anh nhiều hơn nữa.Nhưng dầu sao đối với những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump là điều tốt của ông ta. Và người Việt Nam ủng hộ Tổng thống Donald Trump họ nghĩ như vậy cũng có phần đúng vì đúng, chỉ có Donald Trump mới dám làm như vậy, chứ từ bao năm nay mọi người đều chỉ trích Trung Quốc mà không ai dám làm gì mạnh tay mạnh chân với Trung Quốc hết.
BBC:Nếu phải tiên đoán, luật sư nghĩ là vào bầu cử giữa kỳ chỉ còn vài tháng nữa thôi này, đảng Dân Chủ có lấy được đa số ghế ở một trong hai viện không, hay là sẽ như thế nào?
LS Nguyễn Quốc Lân: Trong cuộc midterm này, như lúc nãy tôi nói nó rất bấp bênh. Có thể đảng Dân Chủ sẽ lấy được kiểm soát của Hạ Viện, mà nếu không hoàn toàn lấy được thì sự sai biệt sẽ rất là mong manh, thì cũng chết cho đảng Cộng Hoà. Trong khi Thượng Viện thì không ai có thể đoán được vì nó rất ngang ngửa không ai có thể biết nó sẽ đi như thế nào, thành ra tôi không dám đoán về kết cục của Thượng Viện.
Tôi muốn nói thêm là kết qủa cuộc bầu cử giữa kỳ lần này rất nguy hiểm cho chính trị Hoa Kỳ. Tại vì vận mệnh của Tổng thống Donald Trump dựa trên Thượng Viện hay Hạ Viện có bị mất kiểm soát hay không. Tại vì nếu mất kiểm soát một viện hay là quyền kiểm soát của một viện còn mong manh qúa, thì chính sách của Tổng thống Donald Trump sẽ hoàn toàn bị tê liệt trong thời gian sắp tới, đó là chưa nói tới cuộc điều tra về vấn đề cấu kết với Nga, nó có thể đưa tới chuyện impeachment, và vì thế cuộc bầu cử giữa kỳ lần này nó trở thành cuộc chiến sống còn cho những người liên hệ trong chuyện này. Có thể nói là chết hay sống họ cũng phải thắng cho được Hạ Viện, cho nên cuộc bầu cử sẽ rất là căng thẳng cho mọi vị trí dân biểu của Mỹ.
BBC:Là một người trong đảng Cộng Hòa luật sư mong nhìn thấy gì?
LS Nguyễn Quốc Lân: Tôi vẫn muốn đảng Cộng Hòa thắng, nhưng tôi nghĩ Tổng thống Donald Trump phải làm gì cho bớt đi những rắc rối này. Tại vì đảng Cộng Hòa theo tôi có những chính sách có thể đem lại sự phồn thịnh cho nền kinh tế Hoa Kỳ, vững chắc cho nền an ninh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên những sự rắc rối gây ra bởi chính Donald Trump nó làm yếu đi khả năng đạt được những mục tiêu đó.
(Source: Tina Hà Giang; https://www.bbc.com/vietnamese/45398314
VietCatholic TV
25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị mafia sát hại –Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại Palermo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:52 16/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc gặp gỡ các tín hữu tại Quảng trường Europa, lúc 10.00, Đức Thánh Cha lên xe hơi trở lại sân vận động “San Ippolito”. Tại đây, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời cám ơn Đức Cha Rosario Gisana, bà tỉnh trưởng và ông thị trưởng của thành phố Piazza đã đón tiếp ngài, trước khi khởi hành bằng máy bay trực thăng đến thủ phủ Palermo trên đảo Sicilia.
Lúc 10.45, Đức Thánh Cha đã đến cảng Palermo. Ra đón Đức Thánh Cha có Đức Cha Corrado Lorefice, là tổng giám mục Palermo, ông Nello Musumeci, chủ tịch miền Sicilia; bà Antonella De Miro, tỉnh trưởng Palermo; và ông Leoluca Orlando, thị trưởng thành phố Palermo.
Ba mươi phút sau đó, lúc 11.15, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ kính Chân phước Giuseppe Puglisi tại khu thể thao phức hợp Foro Italico.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa và mafia không thể tương hợp
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày sự tương phản giữa niềm tin vào Thiên Chúa với việc trở thành một thành viên mafia, và nhấn mạnh rằng chiến thắng thực sự xuất phát từ sự trao ban vì yêu thương chính bản thân mình.
Các Kitô hữu phải chọn một trong hai hoặc là tình yêu hoặc sự ích kỷ, để rồi chiến thắng hay thất bại.
“Anh chị em không thể vừa tin vào Thiên Chúa lại vừa là một thành viên của mafia,” Đức Thánh Cha dõng dạc tuyên bố ngay tại sào huyệt của những băng đảng mafia khét tiếng nhất thế giới. “Những người thuộc về mafia không sống như các Kitô hữu, bởi vì với cuộc sống của họ đang báng bổ danh của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu.”
Cha Giuseppe Puglisi đã chiến thắng trong thất bại
Đức Thánh Cha nói rằng cuộc đời của Cha Giuseppe Puglisi, mà người dân địa phương gọi một cách thân thương là Don Pino, đã nhấn mạnh sự lựa chọn của người Kitô hữu giữa tính ích kỷ và lòng vị tha. Ngài nói rằng vị linh mục tử đạo đã cho thấy chiến thắng của đức tin được nảy sinh ra sao từ máu đào tử đạo, mà dưới con mắt thế gian nhiều người cho là dại dột.
Ngài nhấn mạnh rằng các Kitô hữu không ghét cuộc sống này nhưng yêu thương và bảo vệ nó, vì “đó là món quà đầu tiên của Thiên Chúa!”
Cái dẫn đến thất bại là sự quá yêu cuộc sống của chính mình, là sự chăm chút một cách ích kỷ cho cuộc sống của riêng mình. Đức Thánh Cha nói: “Những người sống cho bản thân là những kẻ thua cuộc.” Ngài cảnh cáo rằng những thứ quảng cáo thế gian đang chém những nhát búa vào chúng ta với ý tưởng cho rằng những người sống cho riêng mình và nhân lên ngày càng nhiều những thu nhập của họ là những người khôn ngoan, những kẻ chiến thắng trong cuộc sống.
Tình yêu vượt trên tính ích kỷ
“Nhưng đây chỉ là một ảo ảnh vĩ đại,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “tiền và quyền lực không giải phóng con người, nhưng biến chúng ta thành nô lệ, vì sự chiếm hữu luôn luôn dẫn đến mong muốn được chiếm hữu nhiều hơn nữa.”
Chúa Giêsu biến luận lý này quay ngược lại. “Những người sống cho bản thân họ không chỉ mất một cái gì đó, nhưng mất hết cả toàn bộ cuộc sống của mình; trong khi những người cho đi chính mình lại tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và chiến thắng”
Đức Thánh Cha nhận xét là Don Puglisi biết rằng mối nguy hiểm thực sự trong cuộc sống là không dám chấp nhận rủi ro, an nhiên sống thoải mái với những biện pháp nửa vời.
Chọn tình yêu
“Hôm nay chúng ta cần những người nam nữ biết yêu thương, chứ không phải những người chạy theo danh giá; những người nam nữ biết phục vụ, chứ không đàn áp; những người nam nữ biết đồng hành với nhau, những người không chạy theo quyền lực.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời những mafiosi, tức là những thành viên mafia, hãy hoán cải quay về với Thiên Chúa đích thật là Chúa Giêsu Kitô. “Hãy thay đổi bản thân! Ngừng suy nghĩ về bản thân và tiền bạc của riêng mình.”
Thay vào đó, ngài mời gọi người dân Palermo: “Hãy chọn tình yêu!”
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice đã thay mặt cộng đoàn cám ơn Đức Thánh Cha đến thăm tổng giáo phận.
Lúc 13.30 Đức Thánh Cha đã đến thăm trụ sở của đoàn Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái và ăn trưa với các vị khách tại đây cùng đại diện những người bị giam giữ và di dân
Lúc 15.00 Đức Thánh Cha đến thăm giáo xứ San Gaetano trong khu phố Brancaccio, là nhiệm sở cuối cùng của Chân Phước Giuseppe Puglisi. Sau đó, ngài đến thăm nhà của Chân Phước nơi vị tử đạo đã bị mafia sát hại cách đây đúng một phần tư thế kỷ.
Lúc 15.30 tại nhà thờ chính tòa Palermo, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh
Lúc 17.00 tại quảng trường Politeama, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những người trẻ của Palermo. Đây cũng là sinh hoạt cuối cùng của Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm mục vụ giáo phận Piazza Armerina và tổng giáo phận Palermo.
Lúc 18.30 ngài ra sân bay Punta Raisi, đáp máy bay về lại Rôma.
Sau 50 phút bay, lúc 19.20, Đức Thánh Cha đã về đến sân bay quân sự Ciampino và từ đó ngài dùng xe hơi để về Vatican.
25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị mafia sát hại –Đức Thánh Cha thăm nơi cha Pino bị giết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:06 16/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã đưa tin, nhân kỷ niệm đúng 25 năm ngày Chân phước Giuseppe Puglisi bị bọn mafia Cosa Nostra sát hại, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Palermo vào ngày thứ Bảy 15 tháng 9 để vinh danh vị mục tử đã bị sát hại tàn bạo vì đàn chiên của mình.
Sau thánh lễ ban sáng tại khu thể thao phức hợp Foro Italico, lúc 13.30 Đức Thánh Cha đã đến thăm trụ sở của đoàn Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái và ăn trưa với các vị khách tại đây cùng đại diện những người bị giam giữ và di dân
Lúc 15.00 Đức Thánh Cha đến thăm giáo xứ San Gaetano trong khu phố Brancaccio, là nhiệm sở cuối cùng của Chân Phước Giuseppe Puglisi. Sau đó, ngài đến thăm nhà của Chân Phước nơi vị tử đạo đã bị mafia sát hại cách đây đúng một phần tư thế kỷ.
Cha Giuseppe (Pino) Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 và bị ám sát vào đúng ngày sinh nhật 56 năm của ngài. Ngài bước vào chủng viện ở tuổi 16 và được thụ phong linh mục vào năm 1960. Sau khi được thụ phong linh mục, cha nhận được bài sai về làm mục vụ giới trẻ tại các giáo xứ ở Palermo. Năm 1970, ngài được bổ nhiệm làm cha sở một giáo xứ ở Godrano, cách Palermo khoảng 40 km. Ở đây, ngài đã phát triển một đường hướng mục vụ nhắm đến việc hòa giải trong gia đình. Sau đó, ngài trở về thủ phủ Palermo vào năm 1978 và nhận nhiệm vụ làm cha giáo trong chủng viện của tổng giáo phận, cũng như phụ trách về ơn gọi. Năm 1990, ngài bắt đầu nhiệm vụ cuối cùng của mình với tư cách là cha sở của San Gaetano, trong khu phố Brancaccio đầy tội ác của Palermo. Vùng này là địa bàn của tên trùm mafia Michele Greco, có biệt danh là “Papa” – “Giáo Hoàng” vì y có biệt tài làm trung gian thương lượng giải quyết các tranh chấp giữa các băng đảng mafia trên đảo Sicilia. Cha Puglisi có lần nói vui là “Tôi đã trở thành cha sở của giáo hoàng”.
Cha Puglisi đã thành lập một trung tâm vào năm 1991, và được khánh thành vào tháng Giêng năm 1993. Trung tâm này được gọi là trung tâm chào đón của “Cha chúng ta”. Đó là phản ứng của ngài trước tình trạng của địa phương nơi người cao niên thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc, và thanh thiếu niên sa vào các mạng lưới mafia vì ít học hoặc thậm chí không biết chữ. Trong vùng không có nổi một trường trung học nào. Nghèo đói và thất nghiệp cao khiến cho hầu hết các giáo dân của Cha Puglisi trở thành con mồi của mafia địa phương. Các dịch vụ cho Cha Puglisi cung cấp ngày nay vẫn đang còn đang hoạt động đã hướng tới việc cung cấp các lợi ích vật chất và văn hóa thiếu thốn trong cuộc sống của người dân địa phương.
Cha Puglisi sớm tạo ra một ảnh hưởng Kitô Giáo to lớn đối với giáo dân của ngài. Do đó, ngài trở thành mục tiêu của mafia, là những kẻ đã xem ngài như một mối đe dọa thực sự.
Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống. Ngay cả sau một vài tai nạn và phá phách đã xảy ra với dụng ý rõ ràng nhằm đe dọa ngài, Cha Puglisi kiên quyết tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại mafia. Trong ngày sinh nhật thứ 56 của ngài, cũng là ngày cuối cùng của ngài trong cuộc sống dương thế, Cha Puglisi tất bật cử hành hai đám cưới, và lễ mừng sinh nhật của chính ngài với bạn bè. Dù thế, Cha Puglisi cũng đã dành thời gian tham dự một cuộc họp tại tòa thị chính Palermo để yêu cầu xây dựng một trường trung học tại Brancaccio. Trước tất cả những gì ngài đã làm cho đàn chiên của mình, mafia trả lời bằng cách gửi một tên giết mướn đến thanh toán ngài ngay vào tối sinh nhật. Theo lời khai của tay súng, Cha Puglisi biết những gì sẽ xảy đến với ngài, nhưng ngài vẫn chào hắn ta với một nụ cười và những lời này: “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu!”
Cha Puglisi đã chết đúng theo những lời ngài đã mô tả trước đó:
Lễ toàn thiêu nghĩa là sự thiêu đốt toàn bộ sự tồn tại của một người trên bàn thờ thập tự giá. Đối với những ai tức giận đối với một xã hội mà họ coi là thù địch, điều cần thiết trên hết là làm chứng, qua những chứng tá có thể ghi khắc hy vọng trong lòng người đó, khiến người ấy hiểu rằng cuộc sống của anh ta đáng giá một cái gì đó chỉ khi nó được trao ra.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 17/9/2018: Đức Thánh Cha cảnh báo rằng, gần đây dường như Qủi dữ đang chống lại các Giám mục
VietCatholic Network
18:20 16/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 16 tháng 9, 2018.
2- ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ tại Palermo trong chuyến viếng thăm mục vụ tại đảo Sicilia, miềm Nam nước Ý.
3- Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các bạn trẻ Palermo.
4- Đức Thánh Cha nói rằng: Thập giá dạy ta đừng sợ thất bại.
5- Đức Thánh Cha cảnh báo rằng, gần đây dường như Qủi dữ đang chống lại các Giám mục.
6- Đức Thánh Cha tiếp các Giám mục tham dự khóa bồi dưỡng của Bộ Giám Mục.
7- Đức Thánh Cha sẽ triệu tập khóa họp các Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục về nạn lạm dụng.
8- Công Giáo và Phật Giáo Hoa Kỳ hợp tác xây dựng nhà ở cho người nghèo và vô gia cư.
9- Lễ Giỗ lần thứ 16 Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Con Tin Chúa Ơi.
https://youtu.be/4_Kd_Qndhz0
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Giáo Hội Năm Châu 25 năm Chân phước Giuseppe Puglisi bị mafia sát hại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:35 16/09/2018
Nhân kỷ niệm đúng 25 năm ngày Chân phước Giuseppe “Pino” Puglisi chịu tử đạo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Palermo vào ngày thứ Bảy 15 tháng 9 để vinh danh vị mục tử đã bị sát hại tàn bạo vì đàn chiên của mình.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một địa điểm và một ngày quan trọng để rao giảng Niềm vui Phúc âm. Địa điểm lần này là Palermo, trên đảo Sicilia của Ý, địa bàn hoạt động của bọn mafia Cosa Nostra, một trong những băng đảng mafia khét tiếng nhất nước Ý. Ngày 15 tháng 9 năm 2018 — kỷ niệm 25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị sát hại theo lệnh của tên trùm băng Cosa Nostra. Tại đây, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ vinh danh Cha Puglisi tại Foro Italico, rồi ngài viếng thăm giáo xứ San Gaetano nơi Chân phước Puglisi đã từng sống và cũng chính là nơi ngài bị bắn chết. Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ Palermo, và với những người trẻ tuổi ở Piazza Politeama.
1. Chân phước Pino Puglisi là ai?
Cha Giuseppe (Pino) Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 và bị ám sát vào đúng ngày sinh nhật 56 năm của ngài. Ngài bước vào chủng viện ở tuổi 16 và được thụ phong linh mục vào năm 1960. Sau khi được thụ phong linh mục, cha nhận được bài sai về làm mục vụ giới trẻ tại các giáo xứ ở Palermo. Năm 1970, ngài được bổ nhiệm làm cha sở một giáo xứ ở Godrano, cách Palermo khoảng 40 km. Ở đây, ngài đã phát triển một đường hướng mục vụ nhắm đến việc hòa giải trong gia đình. Sau đó, ngài trở về thủ phủ Palermo vào năm 1978 và nhận nhiệm vụ làm cha giáo trong chủng viện của tổng giáo phận, cũng như phụ trách về ơn gọi. Năm 1990, ngài bắt đầu nhiệm vụ cuối cùng của mình với tư cách là cha sở của San Gaetano, trong khu phố Brancaccio đầy tội ác của Palermo. Vùng này là địa bàn của tên trùm mafia Michele Greco, có biệt danh là “Papa” – “Giáo Hoàng” vì y có biệt tài làm trung gian thương lượng giải quyết các tranh chấp giữa các băng đảng mafia trên đảo Sicilia. Cha Puglisi có lần nói vui là “Tôi đã trở thành cha sở của giáo hoàng”.
2. Trung tâm chào đón của “Cha chúng ta”
Cha Puglisi đã thành lập một trung tâm vào năm 1991, và được khánh thành vào tháng Giêng năm 1993. Trung tâm này được gọi là trung tâm chào đón của “Cha chúng ta”. Đó là phản ứng của ngài trước tình trạng của địa phương nơi người cao niên thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc, và thanh thiếu niên sa vào các mạng lưới mafia vì ít học hoặc thậm chí không biết chữ. Trong vùng không có nổi một trường trung học nào. Nghèo đói và thất nghiệp cao khiến cho hầu hết các giáo dân của Cha Puglisi trở thành con mồi của mafia địa phương. Các dịch vụ cho Cha Puglisi cung cấp ngày nay vẫn đang còn đang hoạt động đã hướng tới việc cung cấp các lợi ích vật chất và văn hóa thiếu thốn trong cuộc sống của người dân địa phương.
3. “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu”
Cha Puglisi sớm tạo ra một ảnh hưởng Kitô Giáo to lớn đối với giáo dân của ngài. Do đó, ngài trở thành mục tiêu của mafia, là những kẻ đã xem ngài như một mối đe dọa thực sự. Ngay cả sau một vài tai nạn và phá phách đã xảy ra với dụng ý rõ ràng nhằm đe dọa ngài, Cha Puglisi kiên quyết tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại mafia. Trong ngày sinh nhật thứ 56 của ngài, cũng là ngày cuối cùng của ngài trong cuộc sống dương thế, Cha Puglisi tất bật cử hành hai đám cưới, và lễ mừng sinh nhật của chính ngài với bạn bè. Dù thế, Cha Puglisi cũng đã dành thời gian tham dự một cuộc họp tại tòa thị chính Palermo để yêu cầu xây dựng một trường trung học tại Brancaccio. Trước tất cả những gì ngài đã làm cho đàn chiên của mình, mafia trả lời bằng cách gửi một tên giết mướn đến thanh toán ngài ngay vào tối sinh nhật. Theo lời khai của tay súng, Cha Puglisi biết những gì sẽ xảy đến với ngài, nhưng ngài vẫn chào hắn ta với một nụ cười và những lời này: “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu!”
4. Cha Puglisi đã chết đúng theo những lời ngài đã mô tả trước đó:
Lễ toàn thiêu nghĩa là sự thiêu đốt toàn bộ sự tồn tại của một người trên bàn thờ thập tự giá. Đối với những ai tức giận đối với một xã hội mà họ coi là thù địch, điều cần thiết trên hết là làm chứng, qua những chứng tá có thể ghi khắc hy vọng trong lòng người đó, khiến người ấy hiểu rằng cuộc sống của anh ta đáng giá một cái gì đó chỉ khi nó được trao ra.
Ngày 25 tháng Năm, 2013, Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong chân phước tử đạo cho Cha Puglisi.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật một ngày sau đó, tức là hôm 26 tháng Năm, 2013, trước hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ mafia biết hoán cải”.
Đề cập đến Cha Puglisi, Đức Thánh Cha nói:
“Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài.”
5. Ý nghĩa việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi
Nhiều quan sát viên cho việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi là một trong những biến cố có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21. Chân phước Puglisi là vị bổn mạng lý tưởng cho thế hệ tử đạo mới của Kitô Giáo. Con số Kitô hữu bị giết vì các lý do liên quan tới đức tin được ước lượng khoảng 100,000 mỗi năm, với hàng triệu người khác đang phải đối diện với đủ hình thức bách hại đầy bạo lực. Chân phước Puglisi là một biểu tượng đầy thuyết phục. Việc tuyên chân phước cho ngài nói lên một bước đột phá thần học rất chủ yếu đối với cách thức Đạo Công Giáo hiểu ý niệm tử đạo.
Chân phước Puglisi vốn là mục tử của Giáo Xứ San Gaetano thuộc khu Palermo hết sức lộn xộn của vùng Brancaccio. Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống, và theo chứng từ của kẻ sát hại ngài, thì lời sau cùng của Cha Puglisi là “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu!”.
Ý nghĩa bao quát hơn của việc tuyên chân phước này là: Trong lịch sử, Giáo Hội chỉ thừa nhận là một vị tử đạo những ai bị giết “in odium fidei”, nghĩa là vì lòng thù hận đức tin. Tuy nhiên, Cha Puglisi được nhìn nhận là vị tử đạo “in odium virtutis et veritatis”, nghĩa là vì lòng thù hận các nhân đức và chân lý.
Phạm trù trên vẫn luôn hiện hữu trong nền thần học cổ điển của Kitô Giáo. Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn vẫn dựa vào nó để giải thích tại sao Giáo Hội coi Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tử đạo dù ngài chết không phải vì tin vào Chúa Kitô mà là vì đã chỉ trích tác phong vô luân của Hêrôđê. Việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi có nghĩa phạm trù này đã được áp dụng cho các án phong thánh và rất có thể sẽ được thích ứng vào nhiều tình thế tương tự.
Nhiều Kitô hữu ngày nay đang bị đe dọa không phải vì đã từ khước dâng lễ vật cho các thần ngoại giáo hay bất đồng với tín ngưỡng của vua chúa, nhưng vì các chọn lựa luân lý và xã hội phát sinh từ đức tin của họ. Sự phân biệt này không làm các đau khổ của họ bớt đáng quan tâm chút nào, và ta sẽ hạ giá sự hy sinh của họ nếu cho rằng nó không phải là sự hy sinh “tôn giáo” chỉ vì các người áp bức họ không bị thúc đẩy bởi các quan tâm minh nhiên có tính tôn giáo.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một địa điểm và một ngày quan trọng để rao giảng Niềm vui Phúc âm. Địa điểm lần này là Palermo, trên đảo Sicilia của Ý, địa bàn hoạt động của bọn mafia Cosa Nostra, một trong những băng đảng mafia khét tiếng nhất nước Ý. Ngày 15 tháng 9 năm 2018 — kỷ niệm 25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị sát hại theo lệnh của tên trùm băng Cosa Nostra. Tại đây, Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ vinh danh Cha Puglisi tại Foro Italico, rồi ngài viếng thăm giáo xứ San Gaetano nơi Chân phước Puglisi đã từng sống và cũng chính là nơi ngài bị bắn chết. Đức Thánh Cha cũng gặp gỡ các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ Palermo, và với những người trẻ tuổi ở Piazza Politeama.
1. Chân phước Pino Puglisi là ai?
Cha Giuseppe (Pino) Puglisi sinh ngày 15 tháng 9 năm 1937 và bị ám sát vào đúng ngày sinh nhật 56 năm của ngài. Ngài bước vào chủng viện ở tuổi 16 và được thụ phong linh mục vào năm 1960. Sau khi được thụ phong linh mục, cha nhận được bài sai về làm mục vụ giới trẻ tại các giáo xứ ở Palermo. Năm 1970, ngài được bổ nhiệm làm cha sở một giáo xứ ở Godrano, cách Palermo khoảng 40 km. Ở đây, ngài đã phát triển một đường hướng mục vụ nhắm đến việc hòa giải trong gia đình. Sau đó, ngài trở về thủ phủ Palermo vào năm 1978 và nhận nhiệm vụ làm cha giáo trong chủng viện của tổng giáo phận, cũng như phụ trách về ơn gọi. Năm 1990, ngài bắt đầu nhiệm vụ cuối cùng của mình với tư cách là cha sở của San Gaetano, trong khu phố Brancaccio đầy tội ác của Palermo. Vùng này là địa bàn của tên trùm mafia Michele Greco, có biệt danh là “Papa” – “Giáo Hoàng” vì y có biệt tài làm trung gian thương lượng giải quyết các tranh chấp giữa các băng đảng mafia trên đảo Sicilia. Cha Puglisi có lần nói vui là “Tôi đã trở thành cha sở của giáo hoàng”.
2. Trung tâm chào đón của “Cha chúng ta”
Cha Puglisi đã thành lập một trung tâm vào năm 1991, và được khánh thành vào tháng Giêng năm 1993. Trung tâm này được gọi là trung tâm chào đón của “Cha chúng ta”. Đó là phản ứng của ngài trước tình trạng của địa phương nơi người cao niên thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc, và thanh thiếu niên sa vào các mạng lưới mafia vì ít học hoặc thậm chí không biết chữ. Trong vùng không có nổi một trường trung học nào. Nghèo đói và thất nghiệp cao khiến cho hầu hết các giáo dân của Cha Puglisi trở thành con mồi của mafia địa phương. Các dịch vụ cho Cha Puglisi cung cấp ngày nay vẫn đang còn đang hoạt động đã hướng tới việc cung cấp các lợi ích vật chất và văn hóa thiếu thốn trong cuộc sống của người dân địa phương.
3. “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu”
Cha Puglisi sớm tạo ra một ảnh hưởng Kitô Giáo to lớn đối với giáo dân của ngài. Do đó, ngài trở thành mục tiêu của mafia, là những kẻ đã xem ngài như một mối đe dọa thực sự. Ngay cả sau một vài tai nạn và phá phách đã xảy ra với dụng ý rõ ràng nhằm đe dọa ngài, Cha Puglisi kiên quyết tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại mafia. Trong ngày sinh nhật thứ 56 của ngài, cũng là ngày cuối cùng của ngài trong cuộc sống dương thế, Cha Puglisi tất bật cử hành hai đám cưới, và lễ mừng sinh nhật của chính ngài với bạn bè. Dù thế, Cha Puglisi cũng đã dành thời gian tham dự một cuộc họp tại tòa thị chính Palermo để yêu cầu xây dựng một trường trung học tại Brancaccio. Trước tất cả những gì ngài đã làm cho đàn chiên của mình, mafia trả lời bằng cách gửi một tên giết mướn đến thanh toán ngài ngay vào tối sinh nhật. Theo lời khai của tay súng, Cha Puglisi biết những gì sẽ xảy đến với ngài, nhưng ngài vẫn chào hắn ta với một nụ cười và những lời này: “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu!”
4. Cha Puglisi đã chết đúng theo những lời ngài đã mô tả trước đó:
Lễ toàn thiêu nghĩa là sự thiêu đốt toàn bộ sự tồn tại của một người trên bàn thờ thập tự giá. Đối với những ai tức giận đối với một xã hội mà họ coi là thù địch, điều cần thiết trên hết là làm chứng, qua những chứng tá có thể ghi khắc hy vọng trong lòng người đó, khiến người ấy hiểu rằng cuộc sống của anh ta đáng giá một cái gì đó chỉ khi nó được trao ra.
Ngày 25 tháng Năm, 2013, Đức Hồng Y Salvatore De Giorgi đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên phong chân phước tử đạo cho Cha Puglisi.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật một ngày sau đó, tức là hôm 26 tháng Năm, 2013, trước hàng chục ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói về mafia và những hậu quả tiêu cực của nó.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đang suy nghĩ với nỗi buồn về những người nam nữ, thậm chí cả trẻ em, đang bị khai thác bởi nhiều thứ mafia, là những kẻ bắt họ phải làm công việc khiến họ trở nên nô lệ, như mại dâm chẳng hạn, với rất nhiều áp lực xã hội. Chúng ta hãy cầu xin Chúa hoán cải trái tim của họ, chúng ta hãy tha thiết xin Chúa cho những người nam nữ mafia biết hoán cải”.
Đề cập đến Cha Puglisi, Đức Thánh Cha nói:
“Cha Giuseppe là một linh mục đầy gương mẫu. Ngài đã dâng hiến cuộc đời một cách đặc biệt cho công việc mục vụ giới trẻ, bằng cách giáo dục những người trẻ theo tinh thần Tin Mừng để mang họ ra khỏi thế giới của tội ác. Vì thế, Ngài đã bị chống đối và giết chết. Tuy vậy, trên thực tế, chính Ngài là người chiến thắng cùng với Đức Kitô phục sinh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì tấm gương sáng ngời này, chúng ta hãy gìn giữ gương mẫu của ngài.”
5. Ý nghĩa việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi
Nhiều quan sát viên cho việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi là một trong những biến cố có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21. Chân phước Puglisi là vị bổn mạng lý tưởng cho thế hệ tử đạo mới của Kitô Giáo. Con số Kitô hữu bị giết vì các lý do liên quan tới đức tin được ước lượng khoảng 100,000 mỗi năm, với hàng triệu người khác đang phải đối diện với đủ hình thức bách hại đầy bạo lực. Chân phước Puglisi là một biểu tượng đầy thuyết phục. Việc tuyên chân phước cho ngài nói lên một bước đột phá thần học rất chủ yếu đối với cách thức Đạo Công Giáo hiểu ý niệm tử đạo.
Chân phước Puglisi vốn là mục tử của Giáo Xứ San Gaetano thuộc khu Palermo hết sức lộn xộn của vùng Brancaccio. Ngài trở nên nổi tiếng do chủ trương chống Mafia một cách cực lực, từ chối không nhận tiền xin lễ của chúng và không cho phép các tên đầu xỏ của chúng dẫn đầu các đoàn rước kiệu. Do đó, ngài nhận được rất nhiều đe dọa đối với mạng sống, và theo chứng từ của kẻ sát hại ngài, thì lời sau cùng của Cha Puglisi là “Tôi đã mong đợi điều này từ lâu!”.
Ý nghĩa bao quát hơn của việc tuyên chân phước này là: Trong lịch sử, Giáo Hội chỉ thừa nhận là một vị tử đạo những ai bị giết “in odium fidei”, nghĩa là vì lòng thù hận đức tin. Tuy nhiên, Cha Puglisi được nhìn nhận là vị tử đạo “in odium virtutis et veritatis”, nghĩa là vì lòng thù hận các nhân đức và chân lý.
Phạm trù trên vẫn luôn hiện hữu trong nền thần học cổ điển của Kitô Giáo. Trong nhiều thế kỷ, các nhà văn vẫn dựa vào nó để giải thích tại sao Giáo Hội coi Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tử đạo dù ngài chết không phải vì tin vào Chúa Kitô mà là vì đã chỉ trích tác phong vô luân của Hêrôđê. Việc tuyên chân phước cho Cha Puglisi có nghĩa phạm trù này đã được áp dụng cho các án phong thánh và rất có thể sẽ được thích ứng vào nhiều tình thế tương tự.
Nhiều Kitô hữu ngày nay đang bị đe dọa không phải vì đã từ khước dâng lễ vật cho các thần ngoại giáo hay bất đồng với tín ngưỡng của vua chúa, nhưng vì các chọn lựa luân lý và xã hội phát sinh từ đức tin của họ. Sự phân biệt này không làm các đau khổ của họ bớt đáng quan tâm chút nào, và ta sẽ hạ giá sự hy sinh của họ nếu cho rằng nó không phải là sự hy sinh “tôn giáo” chỉ vì các người áp bức họ không bị thúc đẩy bởi các quan tâm minh nhiên có tính tôn giáo.
Giáo Hội Năm Châu 17/09/2018: Chuyến tông du thứ 25 của ĐTC - Giới thiệu quốc gia Lithuania
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:44 16/09/2018
Nhận lời mời của các vị đứng đầu nhà nước và các giám mục những quốc gia sở tại, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến các quốc gia vùng Baltic từ ngày 22 đến 25 tháng 9 năm 2018. Ngài sẽ thăm các thành phố Vilnius và Kaunas ở Lithuania; Riga và Aglona ở Latvia và Tallinn ở Estonia. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia. Các chương trình Giáo Hội Năm Châu trong tuần này và những tuần sau sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em ba quốc gia vùng Baltic.
Trong chương trình tuần này, chúng tôi xin được bắt đầu với Lithuania.
1. Địa dư
Lithuania (/ lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /), tên chính thức là Cộng hòa Lithuania, là một quốc gia nằm trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Diện tích lãnh thổ là 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam
Lithuania nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của biển Baltic, về phía đông của Thụy Điển và Đan Mạch. Lithuania giáp với Latvia (/ˈlæt-vi-ə/) ở phía bắc, Belarus về phía đông và phía nam, Ba Lan ở phía nam. Lithuania có dân số ước tính khoảng 2,8 triệu người vào năm 2017. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Lithuania là Vilnius /vɪl -nɪʊs/. Các thành phố lớn khác là Kaunas /kaʊ-nəs/ và Klaipėda /klei-pɪ̈-dɑ/.
Ngôn ngữ chính thức, tiếng Lithuania, cùng với tiếng Latvia, là một trong hai ngôn ngữ rất cổ còn tồn tại cho đến nay trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Lithuania
Trong nhiều thế kỷ, bờ biển phía đông nam của Biển Baltic là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc Baltic. Vào những năm 1230, vùng đất Lithuania được thống nhất bởi Mindaugas, Vua Lithuania, và nước Lithuania thống nhất đầu tiên, gọi là Vương quốc Lithuania, được thành lập vào ngày 6 tháng 7 năm 1253. Theo hiệp ước Liên minh Lublin năm 1569, Lithuania và Ba Lan tự nguyện hiệp nhất thành khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania. Khối thịnh vượng chung này kéo dài hơn hai thế kỷ, cho đến khi bị các nước láng giềng đánh bại từ năm 1772 đến 1795. Đế quốc Nga đã thôn tính phần lớn lãnh thổ của Lithuania.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tuyên ngôn độc lập của Lithuania được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, chính thức thành lập nước Cộng hòa Lithuania hiện đại. Chẳng may, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lithuania lần lượt bị chiếm đóng bởi Liên sô và sau đó là Đức Quốc xã. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và quân Đức rút lui, Liên Sô tái chiếm Lithuania. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, một năm trước khi Liên Bang Sô Viết chính thức tan rã, Lithuania trở thành quốc gia Baltic đầu tiên tuyên bố độc lập, dẫn đến việc khôi phục một nước Lithuania độc lập sau 50 năm chiếm đóng Liên Xô.
3. Giáo Hội tại Lithuania
Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.
Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Xô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Thế kỷ trước là thời điểm có những thay đổi rất lớn, vì thế, chúng ta cần có một tầm nhìn lịch sử lâu hơn để thấy rằng mối quan hệ lâu đời giữa quốc gia Lithuania và Tòa Thánh bắt đầu với việc truyền giáo và vương miện được Đức Giáo Hoàng Innocent IV gửi đến cho Vua Mindaugas vào năm 1253.
Năm nay, chúng ta cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập. Ngài đã nói về những thách thức nằm ở phía trước trong những nỗ lực hòa giải và xây dựng lại một xã hội đã phải chịu đựng rất nhiều.”
4. Xã hội Lithuania ngày nay
Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Lithuania cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu. Liên Hợp Quốc liệt kê Lithuania là một trong những quốc gia “phát triển nhân bản rất cao”.
Lithuania có cơ sở hạ tầng về truyền thông phát triển rất mạnh. Công ty LTE, là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ mạng phủ sóng 97% lãnh thổ của Lithuania, cho biết cả nước có 2.8 triệu công dân nhưng có đến 5 triệu SIM card đang được sử dụng.
5. Tổng thống đai đen Karate
Lithuania theo tổng thống chế, quyền hành tập trung trong tay tổng thống. Tổng thống hiện này là bà Dalia Grybauskaitė / da-lɛ grɪ-bɑʊ̈z-kɑɪ-tʃe /. Bà sinh ngày 1 tháng 3 năm 1956, không có chồng con. Bà nhậm chức tổng thống Lithuania vào ngày 12 tháng 7 năm 2009 và tái đắc cử vào tháng 5 năm 2014. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của đất nước và Tổng thống đầu tiên của Lithuania được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Trước đó, bà là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là Ủy viên Châu Âu về Lập trình Tài chính và Ngân sách từ năm 2004 đến năm 2009.
Từ năm 1983 đến tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Sô (CPSU) cho đến khi Đảng Cộng sản Lithuania (CPL) tách khỏi CPSU vào tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của CPL cho đến tháng 6 năm 1990, khi CPL bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Gia đình Kitô của Ái Nhĩ Lan vào ngày 07 tháng 5, 2013, bà Grybauskaitė cho biết bà là người Công Giáo thực hành đạo. Cũng như các trẻ em trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô, bà được rửa tội bí mật. Việc gia nhập đảng cộng sản là một việc bất khả kháng.
Grybauskaitė chưa kết hôn và không có con. Ngoài tiếng Lithuania bản địa, bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Ba Lan, và cũng nói tiếng Pháp.
Năm 1988, Grybauskaitė bảo vệ luận án tiến sĩ về Khoa học xã hội tại Mạc Tư Khoa. Hai năm sau đó bà theo học tại Đại Học Công Giáo Georgetown ở Washington DC.
Là một người say mê võ thuật, bà Grybauskaitė có đai đen Karate.
Ngày 20 tháng 10 năm 2015, bà sang Vatican triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh sau đó cho biết:
“Trong các cuộc thảo luận thân mật hai vị đã bày tỏ sự đánh giá cao với những đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Lithuania. Hai vị cũng đã thảo luận về một số chủ đề quan tâm chung, chẳng hạn như việc hội nhập châu Âu, sự cần thiết phải đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức hiện nay, việc tiếp nhận người di cư ở châu Âu, hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và quốc tế, các cuộc xung đột ở Ukraine , và tình hình ở Trung Đông, với tham chiếu đặc biệt tới Syria và Thánh Địa.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.”
Dịp này bà đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Lithuania. Đó là những vận động đầu tiên dẫn đến chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Lithuania
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 07g30 sáng thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Sáng thứ Hai 24 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Riga, thủ đô của Latvia để viếng thăm quốc gia này. Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, ngài trở lại Lithuania.
Lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha mới chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.
Trong chương trình tuần này, chúng tôi xin được bắt đầu với Lithuania.
1. Địa dư
Lithuania (/ lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /), tên chính thức là Cộng hòa Lithuania, là một quốc gia nằm trong vùng Baltic ở Đông Bắc châu Âu. Diện tích lãnh thổ là 65,300 km2, tức chỉ bằng một phần năm của Việt Nam
Lithuania nằm dọc theo bờ biển phía đông nam của biển Baltic, về phía đông của Thụy Điển và Đan Mạch. Lithuania giáp với Latvia (/ˈlæt-vi-ə/) ở phía bắc, Belarus về phía đông và phía nam, Ba Lan ở phía nam. Lithuania có dân số ước tính khoảng 2,8 triệu người vào năm 2017. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Lithuania là Vilnius /vɪl -nɪʊs/. Các thành phố lớn khác là Kaunas /kaʊ-nəs/ và Klaipėda /klei-pɪ̈-dɑ/.
Ngôn ngữ chính thức, tiếng Lithuania, cùng với tiếng Latvia, là một trong hai ngôn ngữ rất cổ còn tồn tại cho đến nay trong số các ngôn ngữ Ấn-Âu.
2. Vài nét về lịch sử Lithuania
Trong nhiều thế kỷ, bờ biển phía đông nam của Biển Baltic là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc Baltic. Vào những năm 1230, vùng đất Lithuania được thống nhất bởi Mindaugas, Vua Lithuania, và nước Lithuania thống nhất đầu tiên, gọi là Vương quốc Lithuania, được thành lập vào ngày 6 tháng 7 năm 1253. Theo hiệp ước Liên minh Lublin năm 1569, Lithuania và Ba Lan tự nguyện hiệp nhất thành khối thịnh vượng chung Ba Lan - Lithuania. Khối thịnh vượng chung này kéo dài hơn hai thế kỷ, cho đến khi bị các nước láng giềng đánh bại từ năm 1772 đến 1795. Đế quốc Nga đã thôn tính phần lớn lãnh thổ của Lithuania.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tuyên ngôn độc lập của Lithuania được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, chính thức thành lập nước Cộng hòa Lithuania hiện đại. Chẳng may, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lithuania lần lượt bị chiếm đóng bởi Liên sô và sau đó là Đức Quốc xã. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và quân Đức rút lui, Liên Sô tái chiếm Lithuania. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, một năm trước khi Liên Bang Sô Viết chính thức tan rã, Lithuania trở thành quốc gia Baltic đầu tiên tuyên bố độc lập, dẫn đến việc khôi phục một nước Lithuania độc lập sau 50 năm chiếm đóng Liên Xô.
3. Giáo Hội tại Lithuania
Theo thống kê năm 2011, trong tổng số 2.8 triệu dân các tín hữu Công Giáo chiếm 77.2% dân số rồi đến Chính Thống giáo Nga 4.1%, Tin Lành Lutheran 0.6%.
Theo Niên Giám 2016 của Tòa Thánh, trong tổng số 2,824,000 dân, người Công Giáo chiếm 77.2%, sinh hoạt trong 8 giáo phận trong đó có 2 tổng giáo phận và một giáo phận quân đội. Giáo Hội tại Lithuania có 779 linh mục trong đó có 681 linh mục triều và 79 linh mục dòng; 4 phó tế vĩnh viễn, 145 nam tu sĩ, và 773 nữ tu.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.
Theo Đức Cha Gintaras Grušas /gɪ̈'n-tɑ-rɑ grʊ'-tʃɑ/, Tổng Giám Mục thủ đô Vilnius, năm 2018 này cả ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia đều kỷ niệm 100 năm tuyên bố độc lập. Ngài nói:
“Lễ kỷ niệm này cũng là một thời gian để suy tư về ân sủng tự do, cũng như giá phải trả để giành được tự do. Ân sủng này đòi hỏi chúng ta phải hoạt động vì thiện ích chung và hòa bình. 50 năm chiếm đóng của Liên Xô đòi hỏi một sự suy tư sâu sắc về giá phải trả cho tự do - những đau khổ, trục xuất, ngược đãi và hy sinh mạng sống cần phải được nhớ đến không bao giờ lãng quên.
Thế kỷ trước là thời điểm có những thay đổi rất lớn, vì thế, chúng ta cần có một tầm nhìn lịch sử lâu hơn để thấy rằng mối quan hệ lâu đời giữa quốc gia Lithuania và Tòa Thánh bắt đầu với việc truyền giáo và vương miện được Đức Giáo Hoàng Innocent IV gửi đến cho Vua Mindaugas vào năm 1253.
Năm nay, chúng ta cũng kỷ niệm 300 năm ngày Đức Mẹ Trakai, Đấng bảo trợ của Lithuania, được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Tượng Đức Mẹ Trakai là tượng thứ hai của Đức Maria bên ngoài Rôma được một vị Giáo Hoàng đội vương miện. Trong suốt những năm chiếm đóng của Liên Sô, Toà Thánh tiếp tục công nhận các nước Lithuania, Latvia và Estonia như là các quốc gia độc lập. Đó là một dấu hiệu tuyệt vời của hy vọng cho người dân Lithuania ngay cả trong những khoảnh khắc đen tối nhất. Tháng 9 này cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến các nước vùng Baltic, một chuyến thăm quan trọng đã mang lại can đảm cho ba nước này ngay từ đầu cuộc hành trình mới của họ trong tư cách là các nước cộng hòa độc lập. Ngài đã nói về những thách thức nằm ở phía trước trong những nỗ lực hòa giải và xây dựng lại một xã hội đã phải chịu đựng rất nhiều.”
4. Xã hội Lithuania ngày nay
Lithuania là thành viên của Liên minh châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hiệp định Schengen, OECD và NATO. Lithuania cũng là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, và là một thành viên trong Liên minh hợp tác Bắc Âu-Baltic của các nước Bắc Âu. Liên Hợp Quốc liệt kê Lithuania là một trong những quốc gia “phát triển nhân bản rất cao”.
Lithuania có cơ sở hạ tầng về truyền thông phát triển rất mạnh. Công ty LTE, là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ mạng phủ sóng 97% lãnh thổ của Lithuania, cho biết cả nước có 2.8 triệu công dân nhưng có đến 5 triệu SIM card đang được sử dụng.
5. Tổng thống đai đen Karate
Lithuania theo tổng thống chế, quyền hành tập trung trong tay tổng thống. Tổng thống hiện này là bà Dalia Grybauskaitė / da-lɛ grɪ-bɑʊ̈z-kɑɪ-tʃe /. Bà sinh ngày 1 tháng 3 năm 1956, không có chồng con. Bà nhậm chức tổng thống Lithuania vào ngày 12 tháng 7 năm 2009 và tái đắc cử vào tháng 5 năm 2014. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của đất nước và Tổng thống đầu tiên của Lithuania được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.
Trước đó, bà là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là Ủy viên Châu Âu về Lập trình Tài chính và Ngân sách từ năm 2004 đến năm 2009.
Từ năm 1983 đến tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Sô (CPSU) cho đến khi Đảng Cộng sản Lithuania (CPL) tách khỏi CPSU vào tháng 12 năm 1989, bà là thành viên của CPL cho đến tháng 6 năm 1990, khi CPL bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Gia đình Kitô của Ái Nhĩ Lan vào ngày 07 tháng 5, 2013, bà Grybauskaitė cho biết bà là người Công Giáo thực hành đạo. Cũng như các trẻ em trong thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô, bà được rửa tội bí mật. Việc gia nhập đảng cộng sản là một việc bất khả kháng.
Grybauskaitė chưa kết hôn và không có con. Ngoài tiếng Lithuania bản địa, bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Ba Lan, và cũng nói tiếng Pháp.
Năm 1988, Grybauskaitė bảo vệ luận án tiến sĩ về Khoa học xã hội tại Mạc Tư Khoa. Hai năm sau đó bà theo học tại Đại Học Công Giáo Georgetown ở Washington DC.
Là một người say mê võ thuật, bà Grybauskaitė có đai đen Karate.
Ngày 20 tháng 10 năm 2015, bà sang Vatican triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh sau đó cho biết:
“Trong các cuộc thảo luận thân mật hai vị đã bày tỏ sự đánh giá cao với những đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Lithuania. Hai vị cũng đã thảo luận về một số chủ đề quan tâm chung, chẳng hạn như việc hội nhập châu Âu, sự cần thiết phải đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức hiện nay, việc tiếp nhận người di cư ở châu Âu, hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và quốc tế, các cuộc xung đột ở Ukraine , và tình hình ở Trung Đông, với tham chiếu đặc biệt tới Syria và Thánh Địa.
Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.”
Dịp này bà đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha sang thăm Lithuania. Đó là những vận động đầu tiên dẫn đến chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha bên ngoài Italia.
6. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tới Lithuania
Theo chương trình đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, lúc 07g30 sáng thứ Bẩy 22 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.
Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.
Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.
Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.
Lúc 08g15 sáng Chúa Nhật ngày 23 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.
Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.
Sáng thứ Hai 24 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Riga, thủ đô của Latvia để viếng thăm quốc gia này. Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, ngài trở lại Lithuania.
Lúc 8g30 sáng ngày thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha mới chính thức giã từ Lithuania với nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.