Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Kitô, mẫu gương phục vụ
Giuse Đinh Lập Liễm
02:24 16/09/2009
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN B
ĐỨC KITÔ, MẪU GƯƠNG PHỤC VỤ
+++
A.DẪN NHẬP
Phục vụ ! Từ ngữ này nói lên tính cách khiêm nhường, lệ thuộc và hy sinh của người đầy tớ. Bình thường, không ai muốn làm đầy tớ mà chỉ muốn làm ông chủ để được hầu hạ. Ai cũng muốn ăn trên ngồi trước, muốn thống trị thiên hạ. Nhưng Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng đổi ngược thứ tự này trong xã hội. Ngài tuy là Thiên Chúa mà đã trút bỏ mọi vinh quang của một vị Thiên Chúa, xuống trần làm một người đầy tớ rốt hết để phục vụ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ngài là “ông chủ” đã tự nguyện biến thành “đầy tớ” khiêm hạ để phục vụ hạnh phúc cho muôn người.
Đã có lần tông đồ Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô”, nhưng theo sự hiểu biết của ông, đây là “Đấng Kitô vinh hiển”, Đấng đến giải thoát dân tộc Do thái khỏi ách đô hộ của người Rôma và làm cho nước Do thái được hùng cường, bá chủ hoàn cầu. Nhưng thực sự, Đức Giêsu lại là “Đấng Kitô đau khổ” “bị loại bỏ, bị giết đi và sau ba ngày sẽ sống lại”. Chính vì không hiểu rõ con người của Ngài, không hiểu được Lời của Ngài, nên các ông chỉ nghĩ đến địa vị thấp cao trong nước Ngài sắp thành lập và đã tranh cãi với nhau xem ai sẽ là người lớn nhất trong Nước đó.
Đức Giêsu muốn sửa đổi quan niệm sai lạc của các ông và vạch ra cho các ông một hướng đi mới khi Ngài nói: ”Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”(Mc 9,36). Sau này, các ông mới hiểu được Lời Chúa và đã đi rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Chúa và đã hiến dâng mạng sống mình cho phần rỗi các linh hồn.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Kn 2,12-20
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên bởi một người Do thái tại Alexandria, nơi cộng đoàn Do thái thịnh vượng. Nhiều người trong họ đã bị lây nhiễm những quyến rũ của nền văn minh phóng đãng, đã trở thành phường vô đạo. Do đó, mới có sự xung khắc giữa những người công chính và phường vô đạo.
Đây là những lý do khiến phường vô đạo bách hại người công chính:
- Việc làm của người công chính chống lại việc làm xấu xa của phường vô đạo.
- Cách sống tốt lành của người công chính tự nó vạch trần những việc xấu xa của phường vô đạo.
- Phường vô đạo bách hại người công chính để thử xem Thiên Chúa có đến bênh vực họ không ?
Truyền thống Công giáo qua mọi thời vẫn nhận ra hình ảnh của Chúa Kitô nơi người công chính bị bắt bớ và nhiều chi tiết báo trước cuộc khổ nạn của Người.
+ Bài đọc 2: Gc 3,16-4,3
Thánh Giacôbê là người rất thực tế. Đối với ngài, tiêu chuẩn của sự khôn ngoan là “lối sống tốt đẹp”, nghĩa là lối sống thực hành đúng đắn điều răn yêu thương, nhất là thói xấu ganh tị tranh chấp.
Chúng ta có thể tóm lại đoạn thư của ngài bằng mấy ý tưởng sau đây:
- Ở đâu có ganh tị và tranh chấp thì ở đó có xáo trộn và đủ thứ xấu xa.
- Người xây dựng hoà bình sẽ thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là cuộc đời công chính.
- Đầu mối của sự xung đột và chiến tranh là lòng ham muốn vì lòng ham muốn thì vô đáy.
+ Bài Tin Mừng: Mc 9,30-37
Bài Tin mừng hôm nay được chia thành hai phần:
1/ Đức Giêsu lần thứ hai loan báo cuộc Thương khó của Ngài cho các môn đệ, và từ nay Ngài chuyên lo việc đào tạo họ lần cuối. Nhưng Nhóm Mười Hai vẫn không hiểu gì hơn đám đông dân chúng về các điều kiện để đạt tới Nước Trời. Các ông vẫn quan niệm rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô theo nghĩa trần gian mang mầu sắc chính trị. Các ông không hiểu rằng Ngài là Đấng Kitô đau khổ, đến để phục vụ và đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Vì thế, trên đường đi các ông tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong nước Ngài sắp thành lập.
2/ Về đến nhà, Đức Giêsu ôn tồn nói cho các ông thái độ phải có trong Nước Ngài sắp thành lập:
- Phải biết phục vụ, đừng ai để ý đến địa vị lớn hay nhỏ để ganh đua.
- Người có chức vụ càng cao càng phải hạ mình xuống phục vụ như người đầy tớ.
- Phải tiếp đón mọi người, không phân biết già trẻ, sang hèn với tinh thần quảng đại.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đức Giêsu, mẫu gương phục vụ
I. LOAN BÁO CUỘC KHỔ NẠN
Phát xuất từ vùng miền Bắc đi về Cêsarê Philipphê, Đức Giêsu tiền gần về Giêrusalem. Ngài băng qua xứ Galilê mà ở đó cách đây vài tháng Ngài đã rất thành công, nhưng một sự thành công không rõ rệt. Lần này Ngài không tìm dịp nói chuyện trước công chúng, Ngài chỉ nói với các m6n đệ là mầm mống Kitô hữu tương lai. Và những gì Ngài sắp nói với họ, là chính những luật lệ giúp họ sống trong cộng đoàn Giáo hội. Ngài đã nói với các ông rằng: ”Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại”.
Trước lời loan báo này, xem ra Đức Giêsu đã bị thất bại vì họ chưa hiểu được con người thật của Ngài. Trước đây, tuy ông Phêrô đã tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô” nhưng vẫn còn cái nhìn lệch lạc về Ngài. Đây là bằng chứng: khi Đức Giêsu loan báo lần nhất cuộc Thương khó và Phục sinh: ”Con Người phải chịu đau khổ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng luật sĩ loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại”(Mc 8,31), Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người đến nỗi Đức Giêsu nặng lời quở trách ông: ”Satan, lui lại đàng sau Thầy ! vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”(Mc 8,33).
Té ra, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, tư tưởng của Phêrô và của Nhóm Mười Hai hướng tới một nhân vật nổi nang nào đó trong xã hội. Chẳng hạn một chính trị gia có khả năng giải phóng dân tộc khỏi bị lệ thuộc vào đế quốc Rôma. Do đó, huấn dụ của Đức Giêsu liền sau đó là “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”(Mc 8,34) làm cho các ông bỡ ngỡ và khó hiểu.
Lần thứ hai loan báo về cuộc Thương khó và Phục sinh, Đức Giêsu còn gặp một thất bại lớn hơn nữa. Ngài nói với các môn đệ: ”Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại”(Mc 9,31). Nhưng các ông không hiểu lời đó và còn sợ không dám hỏi Người. Tại sao lời loan báo không lọt vào tai môn đệ ? Điều xẩy ra liền sau đó giúp cắt nghĩa sự kiện. Marcô cho ta thấy các môn đệ bận tâm về điều ngược hẳn lại với cuộc Thương khó của Thầy các ông. Vì thế, trên đường đi Capharnaum, các ông đã tranh cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả trong Nước mà Đức Giêsu sắp thành lập (Mc 8,34).
II. BÀI HỌC ĐỨC GIÊSU MUỐN DẠY
Marcô kể tiếp: ”Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: ”Dọc đường, anh em đã tranh luận với nhau về chuyện gì vậy ? Các ông làm thinh vì khi đi dọc đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”(Mc 9,33-34)
Thật là hoàn toàn bất đồng ý kiến với Thầy của các ông ! Chúa thì nghĩ đến cái chết của mình, còn các ông thì chỉ nghĩ đến “địa vị cao”. Các ông vẫn một mực bám vào quan niệm sai lầm về Đấng Messia. Các ông vẫn tiếp tục mong chờ một “biến cố vẻ vang”, chứng tỏ quyền năng của Đấng Messia, một vương quốc trần gian mà các ông đã tranh luận xem ai là người đứng đầu khi Chúa và các ông thắng thế.
Bị Chúa hỏi bất ngờ, các ông hổ thẹn không dám nói sự thật, các ông ngậm miệng làm thinh. Sau đó Người ngồi xuống với tư cách là một vị tôn sư, Người ôn tồn dạy bảo: ”Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”(Mc 9,35)
Trong xã hội và tập thể con người (và cũng là luật tự nhiên trong thế giới động vật), người ta thường tìm kiếm sức mạnh, sự kính nể, uy tín, danh dự và quyền lợi. Đức Giêsu lật đổ nhào tận gốc rễ thứ tự này: người “thứ nhất” trở thành “người sau rốt”, “ông chu” trở nên “đầy tớ”. Chắc chắn Đức Giêsu đã nói một cách có vẻ khiêu khích và cách mạng.
Nhưng một lần nữa, đó không phải là làm một cuộc “cách mạng” nghĩa là thay đổi “chủ” mà thôi ! Ở đây, nhằm đưa ra giải pháp thực sự cho nội tâm con người, để “thống trị”, để đoạt giầu sang, quyền thế, bằng cách đè bẹp người khác.
J. Hervieux giải thích thêm: ”Chúa lấy người rốt hết để đối chọi với người đứng đầu, lấy người đầy tớ mọi người đối chọi với người cai quản. Điều nghịch lý này tất nhiên có nghĩa rõ rệt nhất khi nhìn cuộc đời Đức Giêsu, Đấng đã thực hiện trong bản thân và trong sứ mạng của Người. Người là Đấng cao cả hơn hết đã tự đặt mình vào chỗ rốt hết để phục vụ mọi người.
1. Theo khuynh hướng tự nhiên
Trong xã hội ai cũng muốn cho thân mình được đề cao, được khen ngợi, được kính trọng. Ai lại không muốn ăn trên ngồi trước, không muốn cai trị người khác, không muốn được người ta hầu hạ ? Nói chung, ai cũng muốn tranh dành quyền bính trong tay để bắt mọi người phục vụ mình.
Các màn kịch tranh giành quyền bính đã diễn ra từ xưa. Lúc mới dựng nên loài thiên thần, Luxiphe đã tranh ngôi bá chủ với Thiên Chúa. Thiên Chúa buộc lòng phải tống cổ hắn xuống làm bá chủ hoả ngục. Adong Evà cũng đòi đồng hàng với Thiên Chúa và cũng bị tống cổ ra khỏi vườn địa đàng, đến làm vua trái đất khô cằn và chết chóc.
Đến đây chúng ta phải giải đáp một thắc mắc: Người ta có được phép có CAO VỌNG không ? Cao vọng là tốt hay xấu ?
a) Cao vọng tự nhiên của con người
Thực ra cao vọng không là gì sai trái cả. Người Anh có một câu tục ngữ: ”My place is at the top”: chỗ của tôi phải ở trên cao. Đấy là câu tâm niệm giúp kích thích mọi người phải biết sống vươn lên, không được sống tà tà trên ngọc cỏ, đáng cho các triết gia hiện sinh gán cho cái danh hiệu là “cuộc đời đáng nôn mửa”.
Thực vậy, sống là phải biết đặt mục tiêu cho đời mình, làm việc thì phải muốn thành công. Tuy nhiên, cao vọng có thể vượt qua tầm kiểm soát của mình, khiến mình quên hết tất cả mọi sự khác để chỉ còn biết đeo đuổi điều mình mong ước.
Bởi đó, chúng ta phải cẩn thận để ý xem những gì mình hy sinh khi theo đuổi cao vọng. Chúng ta có thể hy sinh đời sống gia đình, sự công bình, sự khả ái và thậm chỉ cả cuộc sống của mình nữa. Cao vọng có thể khiến người ta đối xử với người khác một cách bất công và tàn nhẫn. Thế nhưng, dù được lời lãi cả thế gian mà phải đánh mất chính mình thì nào có ích gì ?
Truyện: Tôn Ngộ Không
Trong phim truyện Tây Du Ký, vai trò nổi bật nhất là Ngộ Không. Ngộ Không bá chủ loài khỉ, chưa đủ, anh còn học 78 phép biến hoá, rồi đi thống trị các lân bang. Vẫn chưa hài lòng, Ngộ còn đòi lên trời làm Tề Thiên Đại Thánh: Tề Thiên là bằng Trời. Đại Thánh là cao sang vĩ đại nhất. Ngọc Hoàng Thượng Đế biết Ngộ ngạo mạn quá trớn phong cho Ngộ làm mã quan. Ngộ hý hửng tưởng bở, nhưng khi bị sai đi chăn ngựa, Ngộ mới hiểu mã quan là quan coi ngựa. Ngộ bực tức vì ngu mà bị mắc bẫy. Ngộ giận dữ phá phách, bị đại tướng nhà trời đánh đuổi rơi xuống đất bị đè bẹp dưới tảng đá lớn suốt 500 năm để thấy mình bất lực mà ăn năn cải thiện.
Khi đã cải thiện, Ngộ được cứu thoát và gia nhập phục vụ đoàn đi tìm chân lý. Khi Ngộ Không bất mãn, bất phục lệnh, Ngộ lại bị cái vòng kim cô xiết vào đầu làm Ngộ Không nhức óc kêu la thảm thiết. Khi biết tuân lệnh quay về đường phục vụ, thì Ngộ được lành mạnh, tài giỏi. Nhờ biết đi vào con đường phục vụ như tôi tớ, Ngộ Không đã tìm được chân lý và hạnh phúc, và giúp cho cả đoàn tới được chân lý.
Phim truyện có hai màn đối nghịch nhau. Màn đầu: diễn tả cảnh tranh bá đồ vương khủng khiếp của Ngộ Không. Màn sau: diễn tả những việc phục vụ rất đắc lực của Ngộ Không.
(Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đ1, năm B, tr 182)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Chuyện này chẳng tốt đẹp gì. Nó chứng tỏ các ông chưa học được bao nhiêu từ những giáo huấn của Đức Giêsu. Nó cho thấy các ông chả hiều gì về sứ mạng Đức Giêsu. Bởi đó, Đức Giêsu gọi các ông lại và dạy cho họ biết ý nghĩa của việc làm lớn.
Đức Giêsu không huỷ bỏ cao vọng, nhưng Ngài định nghĩa nó lại cho đúng. Thay vị cao vọng thống trị người khác, Ngài dạy họ phục vụ người khác. Thay vì cao vọng muốn người khác hầu hạ mình, Ngài dạy họ biết hầu hạ người khác. Như thế điều Ngài lên án không phải là cao vọng mà là cao vọng sai.
b) Cao vọng của các vĩ nhân
Những con người danh tiếng được gọi là vĩ nhân đều có một lý tưởng là phục vụ nhân quần xã hội. Đây không phải là một quan điểm lý tưởng không thể thực hiện, nhưng là quan điểm hết sức phù hợp với lương tri nhân loại. Những nhân vật thực sự vĩ đại, những con người luôn luôn được người đời nhớ ơn vì đã thực sự đóng góp cho đời, không phải là những người đã tự nhủ thầm “Ta có thể lợi dụng đất nước này, xã hội này để gây thêm uy tín cho riêng ta, thực hiện những tham vọng của riêng ta như thế nào đây”, nhưng tự hỏi “Ta phải dùng tài năng mình để phục vụ quốc gia dân tộc mình như thế nào” ? Sự vĩ đại của một người không phải là việc người ấy leo được đến tột đỉnh các nấc thang của quốc gia, xã hội, nhưng ở trong sự kiện người ấy sẵn sàng phục vụ quốc gia dân tộc, xã hội, đồng bào mình bất cứ lúc nào và ở đâu.
Truyện: Nghị viên Paedateros.
Người Hy lạp có một câu truyện về một người ơ thành Spartes tên gọi Paedateros là một ứng củ viên. Người ta chọn và bầu ra ba trăm người để cai trị thành Spartes. Paedateros là một ứng cử viên. Khi danh sách những người trúng cử được công bố, không có tên ông. Một bạn thân của ông ta nói:
- Tiếc thật, người ta không bầu cho anh, thiên hạ không biết nếu bầu cho anh, anh sẽ là một chính khách lỗi lạc đến thế nào” ?
Nhưng Paedateros thản nhiên đáp:
- Trái lại, tôi rất vui vì trong xứ Spartes này còn có ba trăm người có tài, có đức hơn tôi.
Đây là một người đã đi vào truyền thuyết vì sẵn sàng nhường cho kẻ khác ngôi vị hàng
đầu mà không hề tỏ ra cay đắng.
Nhà văn hào R. Tagore cũng có một lý tưởng cao đẹp như thế khi ông nói: ”Khi tôi ngủ, tôi mơ rằng cuộc đời là niềm vui. Lúc thức dậy, tôi thấy rằng cuộc đời là phục vụ. Khi phục vụ, tôi thấy rằng phục vụ là niềm vui”.
2. Theo tinh thần Kitô giáo
Trong thư gửi tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã làm một bài thánh ca để ca tụng tinh thần phục của Đức Giêsu:
Đức Giêsu Kitô
Vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
Mặc lấy thân nô lệ,
Trở nên giống phàm nhân,
Sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây thập tự…. (Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã có một tinh thần khác hẳn với tinh thần thấp kém của loài người. Bởi vì con người tự nhiên thích ngồi chỗ cao, thích được khen ngợi, thích làm lớn và ưa địa vị quan trọng. Đó là cái tật cố hữu của loài người từ ngày tạo thiên lập địa, chứ không phải chỉ là tật xấu của các môn đệ Đức Giêsu. Tật xấu này trái ngược với tinh thần Tin Mừng, Chúa bảo chúng ta phải loại bỏ, vì Tin Mừng chủ trương sống khiêm nhường, quên mình, quảng đại, coi mình không là gì hết, bởi vì hễ ai trở nên bé nhỏ trước mặt loài người, kẻ ấy sẽ được đề cao trước Thiên Chúa. Lòng khiêm nhượng ở đời này là điều kiện và là mức đo sự cao trọng trong Nước Trời.
Truyện: chân phước Charles de Foucauld
Cha Charles de Foucauld,, biệt danh là người hùng sa mạc Sahara, trước đây là một viên thượng tá trong quân đội Pháp. Đã từng chỉ huy các đoàn kỵ binh anh dũng rong ruổi ngược xuôi trên lưng ngựa để phục vụ hoàng triều nước Pháp. Foucauld tưởng như vậy là thành công và oai hùng. Nhưng nắm trong tay những tấm huy chương chói lọi, và tai nghe tiếng vó ngựa vang trời, Foucauld vẫn cảm thấy sự trống vắng, vô nghĩa của cuộc đời ! Để cho đời mình có ý nghĩa tròn đầy, ông rời quân ngũ, xin vào phục vụ trong một tu viện ở làng Nazareth. Tại đây, Foucauld gánh nước cho từng nhà, nhất là những người già yếu bệnh tật. Rồi Chúa lại dẫn lối cho Foucauld đi tĩnh huấn trong sa mạc để đem Tin Mừng cho người Phi châu. Trong đời quân ngũ, Foucauld không chinh phục được ai, nhưng trong đời tu sĩ, ông đã đem nhiều linh hồn vê với Chúa.
3. Thực hành trong cuộc sống
Chúng ta sống sau những biến cố đau thương của Đức Giêsu, chúng ta suy niệm, học hỏi những biến cố đó. Thế nhưng sau đó chúng ta vẫn còn tranh giành địa vị lớn nhỏ: những chuyện tranh giành ngôi thứ trong các giáo xứ, tức là các môn đệ của Chúa Giêsu. Chúng ta thấy nhiều nơi còn phản ảnh tâm trạng của các môn đệ xưa kia. Chung qui cũng tại bản năng muốn ăn trên ngồi trước, muốn thống trị người khác mà thời đại nào cũng thế.
Đức Giêsu đã dạy chúng ta: ”Hãy làm tôi tớ cho mọi ngườ”(Mc 9,35). Đã là tôi tớ thì phải hầu hạ, phục vụ, giúp đỡ. Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Đức Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”(Cv 20,35). Bởi vì, cho tức là trao tặng cho chính mình.
Người Anh có một câu ngạn ngữ tương tự:
Điều tôi tiêu đi thì tôi có
Điều tôi giữ lại thì tôi mất
Điều tôi cho đi thì tôi được.
Đó là lý luận của tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương con người mới thực sự triển nở và gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới tìm được hạnh phúc đích thật và một sự bình an trong cuộc sống:
Thành quả của sự thinh lặng là cầu nguyện,
Thành quả của sự cầu nguyện là yêu thương,
Thành quả của yêu thương là phục vụ,
Thành quả của phục vụ là bình an.
(Mẹ Têrêsa Calcutta)
Truyện: bác sĩ Mike
Bác sĩ Mike trong phim “Vận mệnh” thấy đời mình thất bại nhiều, chồng chết… có ý định tự tử. Tình cờ đỡ đẻ cứu sống được cả mẹ con, lúc ấy Miki bừng tỉnh và thấy đời mình còn có ích cho người khác. Miki quyết định đến một hòn đảo xa phục vụ đồng bào với số ngày còn lại. Và Miki đã thực sự thấy mình được hạnh phúc trong phục vụ.
Để kết thúc, chúng ta hãy lắng nghe trong tinh thần cầu nguyện những lời của bác sĩ Albert Schweitzer, một Kitô hữu vĩ đại thời nay, người đã từ giã những phòng hoà nhạc Au châu để trở thành một bác sĩ thừa sai phục vụ cho người nghèo khổ ở Phi châu:
“Tôi không biết số phận bạn ra sao, chỉ biết một điều duy nhất là: ”Trong các bạn, chỉ những ai biết tìm và tìm thấy cách thức phục vụ tha nhân thì mới thực sự được hạnh phúc”
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
ĐỨC KITÔ, MẪU GƯƠNG PHỤC VỤ
+++
A.DẪN NHẬP
Phục vụ ! Từ ngữ này nói lên tính cách khiêm nhường, lệ thuộc và hy sinh của người đầy tớ. Bình thường, không ai muốn làm đầy tớ mà chỉ muốn làm ông chủ để được hầu hạ. Ai cũng muốn ăn trên ngồi trước, muốn thống trị thiên hạ. Nhưng Đức Giêsu đã làm một cuộc cách mạng đổi ngược thứ tự này trong xã hội. Ngài tuy là Thiên Chúa mà đã trút bỏ mọi vinh quang của một vị Thiên Chúa, xuống trần làm một người đầy tớ rốt hết để phục vụ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ngài là “ông chủ” đã tự nguyện biến thành “đầy tớ” khiêm hạ để phục vụ hạnh phúc cho muôn người.
Đã có lần tông đồ Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Kitô”, nhưng theo sự hiểu biết của ông, đây là “Đấng Kitô vinh hiển”, Đấng đến giải thoát dân tộc Do thái khỏi ách đô hộ của người Rôma và làm cho nước Do thái được hùng cường, bá chủ hoàn cầu. Nhưng thực sự, Đức Giêsu lại là “Đấng Kitô đau khổ” “bị loại bỏ, bị giết đi và sau ba ngày sẽ sống lại”. Chính vì không hiểu rõ con người của Ngài, không hiểu được Lời của Ngài, nên các ông chỉ nghĩ đến địa vị thấp cao trong nước Ngài sắp thành lập và đã tranh cãi với nhau xem ai sẽ là người lớn nhất trong Nước đó.
Đức Giêsu muốn sửa đổi quan niệm sai lạc của các ông và vạch ra cho các ông một hướng đi mới khi Ngài nói: ”Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”(Mc 9,36). Sau này, các ông mới hiểu được Lời Chúa và đã đi rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Chúa và đã hiến dâng mạng sống mình cho phần rỗi các linh hồn.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Kn 2,12-20
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên bởi một người Do thái tại Alexandria, nơi cộng đoàn Do thái thịnh vượng. Nhiều người trong họ đã bị lây nhiễm những quyến rũ của nền văn minh phóng đãng, đã trở thành phường vô đạo. Do đó, mới có sự xung khắc giữa những người công chính và phường vô đạo.
Đây là những lý do khiến phường vô đạo bách hại người công chính:
- Việc làm của người công chính chống lại việc làm xấu xa của phường vô đạo.
- Cách sống tốt lành của người công chính tự nó vạch trần những việc xấu xa của phường vô đạo.
- Phường vô đạo bách hại người công chính để thử xem Thiên Chúa có đến bênh vực họ không ?
Truyền thống Công giáo qua mọi thời vẫn nhận ra hình ảnh của Chúa Kitô nơi người công chính bị bắt bớ và nhiều chi tiết báo trước cuộc khổ nạn của Người.
+ Bài đọc 2: Gc 3,16-4,3
Thánh Giacôbê là người rất thực tế. Đối với ngài, tiêu chuẩn của sự khôn ngoan là “lối sống tốt đẹp”, nghĩa là lối sống thực hành đúng đắn điều răn yêu thương, nhất là thói xấu ganh tị tranh chấp.
Chúng ta có thể tóm lại đoạn thư của ngài bằng mấy ý tưởng sau đây:
- Ở đâu có ganh tị và tranh chấp thì ở đó có xáo trộn và đủ thứ xấu xa.
- Người xây dựng hoà bình sẽ thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là cuộc đời công chính.
- Đầu mối của sự xung đột và chiến tranh là lòng ham muốn vì lòng ham muốn thì vô đáy.
+ Bài Tin Mừng: Mc 9,30-37
Bài Tin mừng hôm nay được chia thành hai phần:
1/ Đức Giêsu lần thứ hai loan báo cuộc Thương khó của Ngài cho các môn đệ, và từ nay Ngài chuyên lo việc đào tạo họ lần cuối. Nhưng Nhóm Mười Hai vẫn không hiểu gì hơn đám đông dân chúng về các điều kiện để đạt tới Nước Trời. Các ông vẫn quan niệm rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô theo nghĩa trần gian mang mầu sắc chính trị. Các ông không hiểu rằng Ngài là Đấng Kitô đau khổ, đến để phục vụ và đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Vì thế, trên đường đi các ông tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong nước Ngài sắp thành lập.
2/ Về đến nhà, Đức Giêsu ôn tồn nói cho các ông thái độ phải có trong Nước Ngài sắp thành lập:
- Phải biết phục vụ, đừng ai để ý đến địa vị lớn hay nhỏ để ganh đua.
- Người có chức vụ càng cao càng phải hạ mình xuống phục vụ như người đầy tớ.
- Phải tiếp đón mọi người, không phân biết già trẻ, sang hèn với tinh thần quảng đại.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đức Giêsu, mẫu gương phục vụ
I. LOAN BÁO CUỘC KHỔ NẠN
Phát xuất từ vùng miền Bắc đi về Cêsarê Philipphê, Đức Giêsu tiền gần về Giêrusalem. Ngài băng qua xứ Galilê mà ở đó cách đây vài tháng Ngài đã rất thành công, nhưng một sự thành công không rõ rệt. Lần này Ngài không tìm dịp nói chuyện trước công chúng, Ngài chỉ nói với các m6n đệ là mầm mống Kitô hữu tương lai. Và những gì Ngài sắp nói với họ, là chính những luật lệ giúp họ sống trong cộng đoàn Giáo hội. Ngài đã nói với các ông rằng: ”Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại”.
Trước lời loan báo này, xem ra Đức Giêsu đã bị thất bại vì họ chưa hiểu được con người thật của Ngài. Trước đây, tuy ông Phêrô đã tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô” nhưng vẫn còn cái nhìn lệch lạc về Ngài. Đây là bằng chứng: khi Đức Giêsu loan báo lần nhất cuộc Thương khó và Phục sinh: ”Con Người phải chịu đau khổ, bị các kỳ mục, thượng tế cùng luật sĩ loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại”(Mc 8,31), Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người đến nỗi Đức Giêsu nặng lời quở trách ông: ”Satan, lui lại đàng sau Thầy ! vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”(Mc 8,33).
Té ra, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, tư tưởng của Phêrô và của Nhóm Mười Hai hướng tới một nhân vật nổi nang nào đó trong xã hội. Chẳng hạn một chính trị gia có khả năng giải phóng dân tộc khỏi bị lệ thuộc vào đế quốc Rôma. Do đó, huấn dụ của Đức Giêsu liền sau đó là “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”(Mc 8,34) làm cho các ông bỡ ngỡ và khó hiểu.
Lần thứ hai loan báo về cuộc Thương khó và Phục sinh, Đức Giêsu còn gặp một thất bại lớn hơn nữa. Ngài nói với các môn đệ: ”Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại”(Mc 9,31). Nhưng các ông không hiểu lời đó và còn sợ không dám hỏi Người. Tại sao lời loan báo không lọt vào tai môn đệ ? Điều xẩy ra liền sau đó giúp cắt nghĩa sự kiện. Marcô cho ta thấy các môn đệ bận tâm về điều ngược hẳn lại với cuộc Thương khó của Thầy các ông. Vì thế, trên đường đi Capharnaum, các ông đã tranh cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả trong Nước mà Đức Giêsu sắp thành lập (Mc 8,34).
II. BÀI HỌC ĐỨC GIÊSU MUỐN DẠY
Marcô kể tiếp: ”Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: ”Dọc đường, anh em đã tranh luận với nhau về chuyện gì vậy ? Các ông làm thinh vì khi đi dọc đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”(Mc 9,33-34)
Thật là hoàn toàn bất đồng ý kiến với Thầy của các ông ! Chúa thì nghĩ đến cái chết của mình, còn các ông thì chỉ nghĩ đến “địa vị cao”. Các ông vẫn một mực bám vào quan niệm sai lầm về Đấng Messia. Các ông vẫn tiếp tục mong chờ một “biến cố vẻ vang”, chứng tỏ quyền năng của Đấng Messia, một vương quốc trần gian mà các ông đã tranh luận xem ai là người đứng đầu khi Chúa và các ông thắng thế.
Bị Chúa hỏi bất ngờ, các ông hổ thẹn không dám nói sự thật, các ông ngậm miệng làm thinh. Sau đó Người ngồi xuống với tư cách là một vị tôn sư, Người ôn tồn dạy bảo: ”Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”(Mc 9,35)
Trong xã hội và tập thể con người (và cũng là luật tự nhiên trong thế giới động vật), người ta thường tìm kiếm sức mạnh, sự kính nể, uy tín, danh dự và quyền lợi. Đức Giêsu lật đổ nhào tận gốc rễ thứ tự này: người “thứ nhất” trở thành “người sau rốt”, “ông chu” trở nên “đầy tớ”. Chắc chắn Đức Giêsu đã nói một cách có vẻ khiêu khích và cách mạng.
Nhưng một lần nữa, đó không phải là làm một cuộc “cách mạng” nghĩa là thay đổi “chủ” mà thôi ! Ở đây, nhằm đưa ra giải pháp thực sự cho nội tâm con người, để “thống trị”, để đoạt giầu sang, quyền thế, bằng cách đè bẹp người khác.
J. Hervieux giải thích thêm: ”Chúa lấy người rốt hết để đối chọi với người đứng đầu, lấy người đầy tớ mọi người đối chọi với người cai quản. Điều nghịch lý này tất nhiên có nghĩa rõ rệt nhất khi nhìn cuộc đời Đức Giêsu, Đấng đã thực hiện trong bản thân và trong sứ mạng của Người. Người là Đấng cao cả hơn hết đã tự đặt mình vào chỗ rốt hết để phục vụ mọi người.
1. Theo khuynh hướng tự nhiên
Trong xã hội ai cũng muốn cho thân mình được đề cao, được khen ngợi, được kính trọng. Ai lại không muốn ăn trên ngồi trước, không muốn cai trị người khác, không muốn được người ta hầu hạ ? Nói chung, ai cũng muốn tranh dành quyền bính trong tay để bắt mọi người phục vụ mình.
Các màn kịch tranh giành quyền bính đã diễn ra từ xưa. Lúc mới dựng nên loài thiên thần, Luxiphe đã tranh ngôi bá chủ với Thiên Chúa. Thiên Chúa buộc lòng phải tống cổ hắn xuống làm bá chủ hoả ngục. Adong Evà cũng đòi đồng hàng với Thiên Chúa và cũng bị tống cổ ra khỏi vườn địa đàng, đến làm vua trái đất khô cằn và chết chóc.
Đến đây chúng ta phải giải đáp một thắc mắc: Người ta có được phép có CAO VỌNG không ? Cao vọng là tốt hay xấu ?
a) Cao vọng tự nhiên của con người
Thực ra cao vọng không là gì sai trái cả. Người Anh có một câu tục ngữ: ”My place is at the top”: chỗ của tôi phải ở trên cao. Đấy là câu tâm niệm giúp kích thích mọi người phải biết sống vươn lên, không được sống tà tà trên ngọc cỏ, đáng cho các triết gia hiện sinh gán cho cái danh hiệu là “cuộc đời đáng nôn mửa”.
Thực vậy, sống là phải biết đặt mục tiêu cho đời mình, làm việc thì phải muốn thành công. Tuy nhiên, cao vọng có thể vượt qua tầm kiểm soát của mình, khiến mình quên hết tất cả mọi sự khác để chỉ còn biết đeo đuổi điều mình mong ước.
Bởi đó, chúng ta phải cẩn thận để ý xem những gì mình hy sinh khi theo đuổi cao vọng. Chúng ta có thể hy sinh đời sống gia đình, sự công bình, sự khả ái và thậm chỉ cả cuộc sống của mình nữa. Cao vọng có thể khiến người ta đối xử với người khác một cách bất công và tàn nhẫn. Thế nhưng, dù được lời lãi cả thế gian mà phải đánh mất chính mình thì nào có ích gì ?
Truyện: Tôn Ngộ Không
Trong phim truyện Tây Du Ký, vai trò nổi bật nhất là Ngộ Không. Ngộ Không bá chủ loài khỉ, chưa đủ, anh còn học 78 phép biến hoá, rồi đi thống trị các lân bang. Vẫn chưa hài lòng, Ngộ còn đòi lên trời làm Tề Thiên Đại Thánh: Tề Thiên là bằng Trời. Đại Thánh là cao sang vĩ đại nhất. Ngọc Hoàng Thượng Đế biết Ngộ ngạo mạn quá trớn phong cho Ngộ làm mã quan. Ngộ hý hửng tưởng bở, nhưng khi bị sai đi chăn ngựa, Ngộ mới hiểu mã quan là quan coi ngựa. Ngộ bực tức vì ngu mà bị mắc bẫy. Ngộ giận dữ phá phách, bị đại tướng nhà trời đánh đuổi rơi xuống đất bị đè bẹp dưới tảng đá lớn suốt 500 năm để thấy mình bất lực mà ăn năn cải thiện.
Khi đã cải thiện, Ngộ được cứu thoát và gia nhập phục vụ đoàn đi tìm chân lý. Khi Ngộ Không bất mãn, bất phục lệnh, Ngộ lại bị cái vòng kim cô xiết vào đầu làm Ngộ Không nhức óc kêu la thảm thiết. Khi biết tuân lệnh quay về đường phục vụ, thì Ngộ được lành mạnh, tài giỏi. Nhờ biết đi vào con đường phục vụ như tôi tớ, Ngộ Không đã tìm được chân lý và hạnh phúc, và giúp cho cả đoàn tới được chân lý.
Phim truyện có hai màn đối nghịch nhau. Màn đầu: diễn tả cảnh tranh bá đồ vương khủng khiếp của Ngộ Không. Màn sau: diễn tả những việc phục vụ rất đắc lực của Ngộ Không.
(Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đ1, năm B, tr 182)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Chuyện này chẳng tốt đẹp gì. Nó chứng tỏ các ông chưa học được bao nhiêu từ những giáo huấn của Đức Giêsu. Nó cho thấy các ông chả hiều gì về sứ mạng Đức Giêsu. Bởi đó, Đức Giêsu gọi các ông lại và dạy cho họ biết ý nghĩa của việc làm lớn.
Đức Giêsu không huỷ bỏ cao vọng, nhưng Ngài định nghĩa nó lại cho đúng. Thay vị cao vọng thống trị người khác, Ngài dạy họ phục vụ người khác. Thay vì cao vọng muốn người khác hầu hạ mình, Ngài dạy họ biết hầu hạ người khác. Như thế điều Ngài lên án không phải là cao vọng mà là cao vọng sai.
b) Cao vọng của các vĩ nhân
Những con người danh tiếng được gọi là vĩ nhân đều có một lý tưởng là phục vụ nhân quần xã hội. Đây không phải là một quan điểm lý tưởng không thể thực hiện, nhưng là quan điểm hết sức phù hợp với lương tri nhân loại. Những nhân vật thực sự vĩ đại, những con người luôn luôn được người đời nhớ ơn vì đã thực sự đóng góp cho đời, không phải là những người đã tự nhủ thầm “Ta có thể lợi dụng đất nước này, xã hội này để gây thêm uy tín cho riêng ta, thực hiện những tham vọng của riêng ta như thế nào đây”, nhưng tự hỏi “Ta phải dùng tài năng mình để phục vụ quốc gia dân tộc mình như thế nào” ? Sự vĩ đại của một người không phải là việc người ấy leo được đến tột đỉnh các nấc thang của quốc gia, xã hội, nhưng ở trong sự kiện người ấy sẵn sàng phục vụ quốc gia dân tộc, xã hội, đồng bào mình bất cứ lúc nào và ở đâu.
Truyện: Nghị viên Paedateros.
Người Hy lạp có một câu truyện về một người ơ thành Spartes tên gọi Paedateros là một ứng củ viên. Người ta chọn và bầu ra ba trăm người để cai trị thành Spartes. Paedateros là một ứng cử viên. Khi danh sách những người trúng cử được công bố, không có tên ông. Một bạn thân của ông ta nói:
- Tiếc thật, người ta không bầu cho anh, thiên hạ không biết nếu bầu cho anh, anh sẽ là một chính khách lỗi lạc đến thế nào” ?
Nhưng Paedateros thản nhiên đáp:
- Trái lại, tôi rất vui vì trong xứ Spartes này còn có ba trăm người có tài, có đức hơn tôi.
Đây là một người đã đi vào truyền thuyết vì sẵn sàng nhường cho kẻ khác ngôi vị hàng
đầu mà không hề tỏ ra cay đắng.
Nhà văn hào R. Tagore cũng có một lý tưởng cao đẹp như thế khi ông nói: ”Khi tôi ngủ, tôi mơ rằng cuộc đời là niềm vui. Lúc thức dậy, tôi thấy rằng cuộc đời là phục vụ. Khi phục vụ, tôi thấy rằng phục vụ là niềm vui”.
2. Theo tinh thần Kitô giáo
Trong thư gửi tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã làm một bài thánh ca để ca tụng tinh thần phục của Đức Giêsu:
Đức Giêsu Kitô
Vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
Địa vị ngang hàng với Thiên Chúa.
Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,
Mặc lấy thân nô lệ,
Trở nên giống phàm nhân,
Sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
Vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
Chết trên cây thập tự…. (Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã có một tinh thần khác hẳn với tinh thần thấp kém của loài người. Bởi vì con người tự nhiên thích ngồi chỗ cao, thích được khen ngợi, thích làm lớn và ưa địa vị quan trọng. Đó là cái tật cố hữu của loài người từ ngày tạo thiên lập địa, chứ không phải chỉ là tật xấu của các môn đệ Đức Giêsu. Tật xấu này trái ngược với tinh thần Tin Mừng, Chúa bảo chúng ta phải loại bỏ, vì Tin Mừng chủ trương sống khiêm nhường, quên mình, quảng đại, coi mình không là gì hết, bởi vì hễ ai trở nên bé nhỏ trước mặt loài người, kẻ ấy sẽ được đề cao trước Thiên Chúa. Lòng khiêm nhượng ở đời này là điều kiện và là mức đo sự cao trọng trong Nước Trời.
Truyện: chân phước Charles de Foucauld
Cha Charles de Foucauld,, biệt danh là người hùng sa mạc Sahara, trước đây là một viên thượng tá trong quân đội Pháp. Đã từng chỉ huy các đoàn kỵ binh anh dũng rong ruổi ngược xuôi trên lưng ngựa để phục vụ hoàng triều nước Pháp. Foucauld tưởng như vậy là thành công và oai hùng. Nhưng nắm trong tay những tấm huy chương chói lọi, và tai nghe tiếng vó ngựa vang trời, Foucauld vẫn cảm thấy sự trống vắng, vô nghĩa của cuộc đời ! Để cho đời mình có ý nghĩa tròn đầy, ông rời quân ngũ, xin vào phục vụ trong một tu viện ở làng Nazareth. Tại đây, Foucauld gánh nước cho từng nhà, nhất là những người già yếu bệnh tật. Rồi Chúa lại dẫn lối cho Foucauld đi tĩnh huấn trong sa mạc để đem Tin Mừng cho người Phi châu. Trong đời quân ngũ, Foucauld không chinh phục được ai, nhưng trong đời tu sĩ, ông đã đem nhiều linh hồn vê với Chúa.
3. Thực hành trong cuộc sống
Chúng ta sống sau những biến cố đau thương của Đức Giêsu, chúng ta suy niệm, học hỏi những biến cố đó. Thế nhưng sau đó chúng ta vẫn còn tranh giành địa vị lớn nhỏ: những chuyện tranh giành ngôi thứ trong các giáo xứ, tức là các môn đệ của Chúa Giêsu. Chúng ta thấy nhiều nơi còn phản ảnh tâm trạng của các môn đệ xưa kia. Chung qui cũng tại bản năng muốn ăn trên ngồi trước, muốn thống trị người khác mà thời đại nào cũng thế.
Đức Giêsu đã dạy chúng ta: ”Hãy làm tôi tớ cho mọi ngườ”(Mc 9,35). Đã là tôi tớ thì phải hầu hạ, phục vụ, giúp đỡ. Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình. Đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Đức Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”(Cv 20,35). Bởi vì, cho tức là trao tặng cho chính mình.
Người Anh có một câu ngạn ngữ tương tự:
Điều tôi tiêu đi thì tôi có
Điều tôi giữ lại thì tôi mất
Điều tôi cho đi thì tôi được.
Đó là lý luận của tình yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương con người mới thực sự triển nở và gặp lại chính mình. Có biết yêu thương thì con người mới tìm được hạnh phúc đích thật và một sự bình an trong cuộc sống:
Thành quả của sự thinh lặng là cầu nguyện,
Thành quả của sự cầu nguyện là yêu thương,
Thành quả của yêu thương là phục vụ,
Thành quả của phục vụ là bình an.
(Mẹ Têrêsa Calcutta)
Truyện: bác sĩ Mike
Bác sĩ Mike trong phim “Vận mệnh” thấy đời mình thất bại nhiều, chồng chết… có ý định tự tử. Tình cờ đỡ đẻ cứu sống được cả mẹ con, lúc ấy Miki bừng tỉnh và thấy đời mình còn có ích cho người khác. Miki quyết định đến một hòn đảo xa phục vụ đồng bào với số ngày còn lại. Và Miki đã thực sự thấy mình được hạnh phúc trong phục vụ.
Để kết thúc, chúng ta hãy lắng nghe trong tinh thần cầu nguyện những lời của bác sĩ Albert Schweitzer, một Kitô hữu vĩ đại thời nay, người đã từ giã những phòng hoà nhạc Au châu để trở thành một bác sĩ thừa sai phục vụ cho người nghèo khổ ở Phi châu:
“Tôi không biết số phận bạn ra sao, chỉ biết một điều duy nhất là: ”Trong các bạn, chỉ những ai biết tìm và tìm thấy cách thức phục vụ tha nhân thì mới thực sự được hạnh phúc”
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Phục Vụ là Ơn Gọi của người Môn Đệ Chúa Kitô
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:01 16/09/2009
Chúa Nhật 25 TN B
Trên đường đến Capharnaum, Chúa Giêsu đã công khai loan báo cuộc thương khó và phục sinh của Người lần thứ 2. Lần này Ngài đi thẳng vào vấn đề chứ không rào đón như lần trước. Thế nhưng trước những lời loan báo ấy, thái độ của các mộ đệ thế nào ? Xem ra cả hai lần loan báo của Chúa Giêsu không có tác dụng gì đối với tâm thức của các ông cả, chẳng khác nào nước đổ đầu vịt. Theo những gì Tin mừng thuật lại, ta thấy dường như các ông không hiểu gì hết. Không hiểu một phần vì các ông không muốn hiểu. Không hiểu một phần vì các ông vẫn còn bám vào quan niệm về một Đấng Kitô theo kiểu trần thế.
Mặc dù không hiểu, nhưng các ông lại không dám hỏi. Sống với Thầy gần 3 năm rồi, tự dưng hôm nay thấy Thầy “khó gần” quá đỗi. Thế mới hay! Đây cũng là một nghịch lý “khó ưa” nơi các môn đệ. Thật ra là vì các ông sợ. Sợ điều gì ? Sợ hiểu rõ điều các ông không muốn hiểu. Sợ biết rõ sự thật các ông không muốn biết. Và nhất là sợ bị Chúa Giêsu cho “ăn đòn” như Phêrô hôm trước.
Hậu quả là khi khư khư giữ lấy quan niệm về một Đấng Cứu Thế mang tính chính trị, ô-tô-ma-tíc các ông đã sa vào cơn cám dỗ kinh điển của con người: tranh giành địa vị, quyền lực. Trong thâm tâm các ông vẫn luôn nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ làm một cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của Đế Quốc La Mã và tái lập một vương quốc Israel hùng mạnh. Lúc bấy giờ, chắc chắn các ông, chứ không ai khác, sẽ được tân vương Giêsu bổ nhiệm vào 12 chức vụ quan trọng trong điều đình. Vì mang não trạng như thế, nên không lạ gì dọc đường các ông đã “giành ghế” với nhau. Ai sẽ là tể tướng ? Ai sẽ là Quân sư ? Ai sẽ là Phò mã ? v.v... Quả đúng, quyền lực luôn là vấn đề muôn thuở của con người, ngay cả những người đi theo Chúa. Chiến tranh, chia rẽ, xung đột, đau khổ… cũng từ đó mà ra.
Thế thì Chúa Giêsu đã sửa sai quan niệm và thái độ của các ông ra sao ?
Chúa Giêsu đã nêu cao tinh thần phục vụ cho các môn đệ theo mẫu gương của Ngài. Ngài đã, đang và sẽ phục vụ với tư cách là người rốt hết và là người tôi tớ của mọi người: “Ai muốn làm người đứng đầu thì thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35); “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Thái độ mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải có đó là tinh thần phục vụ. Phục vụ chứ không phải là thống trị, và phục vụ đến độ sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mc 10,45). Ngài còn đồng hoá mình với các trẻ nhỏ, đồng hoá mình với những người bé mọn: “Ai đón tiếp trẻ nhỏ này vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy” (Mc 9,37).
Rõ ràng ơn gọi của người môn đệ Chúa Kitô là phục vụ, phục vụ theo gương mẫu của Chúa Kitô. Khi ta chỉ lo tìm kiếm địa vị danh vọng và tranh giành quyền lực hơn thua là ta đang sống theo tinh thần thế tục. Ngược lại, khi ta sống tinh thần khiêm nhường phục vụ là ta đang sống ơn gọi làm người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Phẩm giá của người môn đệ Chúa Kitô được đo bằng chính phẩm chất của việc phục vụ anh chị em đồng loại.
Vậy ta đã sống tinh thần phục vụ thế nào ? Thường thì ta vẫn thích sai khiến, thích thống trị kẻ khác hơn là phục tùng và phục vụ, và nếu có phục vụ đi nữa, ta chỉ thích phục vụ những kẻ giàu sang quyền thế, hay những kẻ trên mình. Ít khi ta tự nguyện hạ mình phục vụ những kẻ nghèo khó thấp hèn. Trong khi đó Chúa lại dạy rằng khi ta phục vụ những kẻ bé mọn là ta đang phục vụ chính Chúa. Mà được phục vụ chính Chúa thì còn vinh phúc nào bằng ! Vậy thử hỏi bao nhiêu lần ta đã đánh mất cái phúc vinh lớn lao này vì đã từ chối phục vụ Chúa trong những người anh em bé mọn ?
Lạy Chúa, chắc là nhiều nhiều lắm, con đếm không nổi rồi Chúa ơi !!!
Trên đường đến Capharnaum, Chúa Giêsu đã công khai loan báo cuộc thương khó và phục sinh của Người lần thứ 2. Lần này Ngài đi thẳng vào vấn đề chứ không rào đón như lần trước. Thế nhưng trước những lời loan báo ấy, thái độ của các mộ đệ thế nào ? Xem ra cả hai lần loan báo của Chúa Giêsu không có tác dụng gì đối với tâm thức của các ông cả, chẳng khác nào nước đổ đầu vịt. Theo những gì Tin mừng thuật lại, ta thấy dường như các ông không hiểu gì hết. Không hiểu một phần vì các ông không muốn hiểu. Không hiểu một phần vì các ông vẫn còn bám vào quan niệm về một Đấng Kitô theo kiểu trần thế.
Mặc dù không hiểu, nhưng các ông lại không dám hỏi. Sống với Thầy gần 3 năm rồi, tự dưng hôm nay thấy Thầy “khó gần” quá đỗi. Thế mới hay! Đây cũng là một nghịch lý “khó ưa” nơi các môn đệ. Thật ra là vì các ông sợ. Sợ điều gì ? Sợ hiểu rõ điều các ông không muốn hiểu. Sợ biết rõ sự thật các ông không muốn biết. Và nhất là sợ bị Chúa Giêsu cho “ăn đòn” như Phêrô hôm trước.
Hậu quả là khi khư khư giữ lấy quan niệm về một Đấng Cứu Thế mang tính chính trị, ô-tô-ma-tíc các ông đã sa vào cơn cám dỗ kinh điển của con người: tranh giành địa vị, quyền lực. Trong thâm tâm các ông vẫn luôn nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ làm một cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị của Đế Quốc La Mã và tái lập một vương quốc Israel hùng mạnh. Lúc bấy giờ, chắc chắn các ông, chứ không ai khác, sẽ được tân vương Giêsu bổ nhiệm vào 12 chức vụ quan trọng trong điều đình. Vì mang não trạng như thế, nên không lạ gì dọc đường các ông đã “giành ghế” với nhau. Ai sẽ là tể tướng ? Ai sẽ là Quân sư ? Ai sẽ là Phò mã ? v.v... Quả đúng, quyền lực luôn là vấn đề muôn thuở của con người, ngay cả những người đi theo Chúa. Chiến tranh, chia rẽ, xung đột, đau khổ… cũng từ đó mà ra.
Thế thì Chúa Giêsu đã sửa sai quan niệm và thái độ của các ông ra sao ?
Chúa Giêsu đã nêu cao tinh thần phục vụ cho các môn đệ theo mẫu gương của Ngài. Ngài đã, đang và sẽ phục vụ với tư cách là người rốt hết và là người tôi tớ của mọi người: “Ai muốn làm người đứng đầu thì thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35); “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Thái độ mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ phải có đó là tinh thần phục vụ. Phục vụ chứ không phải là thống trị, và phục vụ đến độ sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình: “Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hy sinh mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mc 10,45). Ngài còn đồng hoá mình với các trẻ nhỏ, đồng hoá mình với những người bé mọn: “Ai đón tiếp trẻ nhỏ này vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy” (Mc 9,37).
Rõ ràng ơn gọi của người môn đệ Chúa Kitô là phục vụ, phục vụ theo gương mẫu của Chúa Kitô. Khi ta chỉ lo tìm kiếm địa vị danh vọng và tranh giành quyền lực hơn thua là ta đang sống theo tinh thần thế tục. Ngược lại, khi ta sống tinh thần khiêm nhường phục vụ là ta đang sống ơn gọi làm người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Phẩm giá của người môn đệ Chúa Kitô được đo bằng chính phẩm chất của việc phục vụ anh chị em đồng loại.
Vậy ta đã sống tinh thần phục vụ thế nào ? Thường thì ta vẫn thích sai khiến, thích thống trị kẻ khác hơn là phục tùng và phục vụ, và nếu có phục vụ đi nữa, ta chỉ thích phục vụ những kẻ giàu sang quyền thế, hay những kẻ trên mình. Ít khi ta tự nguyện hạ mình phục vụ những kẻ nghèo khó thấp hèn. Trong khi đó Chúa lại dạy rằng khi ta phục vụ những kẻ bé mọn là ta đang phục vụ chính Chúa. Mà được phục vụ chính Chúa thì còn vinh phúc nào bằng ! Vậy thử hỏi bao nhiêu lần ta đã đánh mất cái phúc vinh lớn lao này vì đã từ chối phục vụ Chúa trong những người anh em bé mọn ?
Lạy Chúa, chắc là nhiều nhiều lắm, con đếm không nổi rồi Chúa ơi !!!
Xin Cha tha cho họ vì họ lầm...
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:36 16/09/2009
Chúa Nhật XXV TN B
Có người dí dỏm rằng mô-đen ( mode ) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2 ). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “ Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm.” ( Kn 2,6-20 ).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình ? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng ? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiển lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn ! Vì hắn đã nói: “ Ta là Con Thiên Chúa !”( Mt 27,43 ). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” ( Mc 15,34 ).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” ( Mt 27,18 ). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm ( x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11 ). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “ Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”( Tv 58,7 ) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” ( Tv 58,11 ) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt ( x. Mt 13,24-30 ). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “ Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” ( Lc 23,34 ). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc ? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật ( Ga 19,34 ). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” ( Lc 23,47 ).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Có người dí dỏm rằng mô-đen ( mode ) là sự tái hiện cái đã bị lịch sử đào thải. Hết kiểu tóc dài rồi lại tóc ngắn. Tóc ngắn một thời rồi người ta lại để tóc dài, và sau đó trở về tóc đầu đinh, kiểu húi cua hay láng bóng như chưa mọc tóc. Các kiểu mô-đen y phục cũng tương tự. Các kiểu dáng rộng hẹp, dài ngắn cứ luân phiên thay đổi nhau. Hình như ít có sự gì mới ở dưới trần gian này, nhất là những vấn nạn liên quan đến ý nghĩa cuộc đời con người. Một trong những vấn nạn ấy là nguồn gốc của các hiện hữu, cách riêng của loài người.
Những chuyện xem ra lạ đời như chuyện đồng tính luyến ái đang nở rộ đó đây, đặc biệt tại các nước ở phương trời Âu, Mỷ, thì vốn đã xuất hiện từ xa xưa mà câu chuyện hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh chứng. Bàng bạc trong thuyết bất khả tri hay trong chủ nghĩa hoài nghi và rồi cách minh nhiên trong chủ thuyết vô thần, người ta chủ trương rằng các hiện hữu đời này là do bởi tự nhiên hay ngẫu nhiên. Tác giả sách Khôn ngoan xưa đã từng ghi lại nghĩ suy của “quân vô đạo” như sau: “Đời ta thật buồn sầu vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty. Bởi ngẫu nhiên ta đã ra đời, rồi lại như chưa hề có mặt…”(Kn 2,1-2 ). Với cái nhìn về cuộc đời như trên, người ta sẵn sàng hô hào: “ Nào đến đây, hưởng lấy của đời này, tuổi còn trẻ, ta cố mà tận dụng hết những chi đang có sẵn trên trần…Ta hãy bức hiếp tên công chính nghèo hèn, kẻ góa bụa, ta đừng buông tha, bọn tóc bạc già nua, cũng chẳng nể. Sức mạnh ta phải là quy luật của công lý, vì yếu đuối chẳng làm nên chuyện gì…Nào ta kết án cho tên công chính chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm.” ( Kn 2,6-20 ).
Thời Chúa Giêsu, nhóm Xađốc vốn thân chính quyền. Họ được hưởng nhiều lợi lộc mà dĩ nhiên trong đó, ít nhiều cũng có những lợi lộc bất chính, bất minh. Họ là những người đã chủ trương rằng không có đời sau. Trái lại nhóm Biệt phái thì tin có đời sau. Vấn đề đặt ra đó là vì người ta đã theo một vũ trụ quan hay nhân sinh quan nào đó và rồi cách sống của họ chỉ là hệ quả kéo theo hay là người ta dùng, đúng hơn là lợi dụng một cái nhìn, một quan điểm về thế giới, về con người để biện minh cho thái độ sống của mình ? Chúng ta không thể tiên thiên khẳng định điều này hay điều kia đúng. Tuy nhiên với trường hợp của “quân vô đạo” mà sách Khôn ngoan đề cập thì có thể nói là đại đa số trong họ dùng lý lẽ này nọ để biện minh cho lối sống hưởng thụ, bất công, gian ác của mình.
Vậy thử hỏi rằng những người dùng những quan điểm nọ kia để biện minh cho lối sống thiếu lành mạnh, thiếu ngay thẳng của mình, họ có cảm thấy áy náy hay ngượng ngùng khi tuyên bố mọi sự hiện hữu là do ngẫu nhiên chăng ? Theo thiển ý, chắc hẳn ít nhiều ngay từ đầu cũng vẫn có. Tuy nhiên với thời gian, khi thực tiển lại dường như ứng hợp với luận lý của họ một cách nào đó đã khiến họ vững tin vào cái nhìn của mình cũng như an tâm về lối sống của mình. Nếu chuyện ác giả-ác báo lại xảy ra cách nhãn tiền ở đời này, ngay trong quảng đời họ sống, thì chắc chắn những lý lẽ biện minh cho lối sống ích kỷ, hưởng thụ, bất công…sẽ chẳng có thể tồn tại.
Dưới chân thập giá cũng đã có người thách thức, chế giễu chúa Giêsu: “hắn cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn ! Vì hắn đã nói: “ Ta là Con Thiên Chúa !”( Mt 27,43 ). Người công chính duy nhất đáng gọi là công chính để nhờ người mà ơn thứ tha được trao ban cho nhân trần cũng đã thốt lên trong cơn hấp hối: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?” ( Mc 15,34 ).
Ngoài một số lý do về niềm tin độc thần, về thái độ thượng tôn lề luật…các Thượng Tế, luật sĩ, biệt phái khi kết án Chúa Giêsu, họ không thể chối cãi lý do chính yếu ở đằng sau mà ngay cả Philatô cũng thừa biết, đó là: “chỉ vì ganh tị mà họ nộp Người” ( Mt 27,18 ). Việc họ tìm nhân chứng gian để tố cáo Chúa Giêsu hay tìm cách xách động dân chúng để làm áp lực với Philatô và cắt cử quân linh canh mồ càng nói lên sự bất an của họ về việc họ đã làm ( x.Mt 26,60; 28,62-66; Mc 15,11 ). Thế nhưng sự bất an của “quân vô đạo” dần dà qua đi khi những lời kêu van của người công chính trong Thánh Vịnh: “ Lạy Thiên Chúa, xin đánh chúng bể miệng, gãy răng…”( Tv 58,7 ) chưa thấy được nhậm lời, và chuyện “người công chính sẽ thấy Chúa trả oán, họ sẽ rửa chân trong máu ác nhân” ( Tv 58,11 ) là chuyện như của tương lai xa vời vợi hay là chuyện một đôi khi hiếm họa do sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Đã và đang có nhiều người sống trong lầm lạc vì Chúa đã không nhổ cỏ lùng ra khỏi lúa tốt ( x. Mt 13,24-30 ). Phút giây hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã cất lời cầu xin: “ Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết” ( Lc 23,34 ). Phải chăng lòng từ nhân của Thiên Chúa vô tình đã trở thành cớ cho người ta lầm lạc ? Chắc chắn không thể quy kết một cách mạo phạm, bất kính như thế. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Chúa Giêsu không chỉ xin Chúa Cha tha cho những kẻ lầm lạc mà còn mở rộng Trái Tim cực thánh để tuôn ban Thánh Thần để mở mắt, mở lòng họ, giúp họ nhận biết sự thật ( Ga 19,34 ). Viên sĩ quan bách quản hôm ấy đã đón nhận ánh sáng chân lý và tuyên xưng: “Quả thật, ông này là người công chính” ( Lc 23,47 ).
Trước sự mê lầm của những người được xem như là “quân vô đạo” của mọi thời, mọi hoàn cảnh, là Kitô hữu, chúng ta nhiều khi còn phân vân tìm cách hành xử. Có người chủ trương là chấp nhân sự bất công và dâng lời cầu nguyện cho họ. Có người lại đề cao việc vạch trần, tố cáo sự giả dối, gian ác, bất công, để sự bất công, gian dối không còn đất sống. Theo thiển ý, chúng ta cần thực thi cả hai cách thế bằng một trái tim biết mở ra như Trái Tim cực thánh Đấng cứu độ, nghĩa là với một tình yêu đích thực muốn cho người cô thế, bị áp bức bất công được giải phóng và muốn cho cả “quân vô đạo” được giác ngộ, nghĩa là biết nhận ra chân lý, trở về với nẽo ngay mà được cứu độ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:49 16/09/2009
TÌM KHÔNG ĐƯỢC THIÊN ĐÀNG
Chuột túi hỏi Đấng tạo hóa:
- “Xét cho cùng thì thiên đàng ở đâu?”
- “Ở đây”.
- “Ở đâu?”- Chuột túi nhìn chung quanh bốn phía, không hiểu nên hỏi lại: “Sao con nhìn không thấy?”
Đấng tạo hóa dịu giọng trả lời:
- “Bé con, nếu như trong lòng con có thiên đàng, thì không có chỗ nào là không thiên đàng. Nếu như trong lòng con không có thiên đàng, thì dù cho con có đặt mình trong thiên đàng thật, thì nhìn mà như không thấy vậy!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Có một vị tướng quân, ông ta không tin có thiên đàng và hoả ngục, một ngày nọ, ông mang cây kiếm bén nhọn bên mình vào nhà xứ hỏi cha sở:
- Thưa ngài, thiên đàng ở đâu và hoả ngục ở đâu?”
Vị linh mục không nói gì cả, đưa tay tát mạnh vào mặt ông tướng, ông ta tức giận nói: “Tại sao ngài đánh tôi?”, và rút gươm ra khỏi vỏ. Linh mục nói: “Hoả ngục ở trong ông đấy”. Ngài nói tiếp: “Khi ông tức giận thì đó chính là hoả ngục, và khi ông hiền hoà vui vẻ, thì đó là thiên đàng”.
Có một số nhà thần học nói rằng: “Trời mới và đất mới” không phải là Thiên Chúa sẽ dựng thêm một thế giới khác sau khi tận thế, mà chính là Ngài làm cho thế giới này mới hơn.
Mới hơn, tức là thế giới này không có hận thù, không có ghen ghét, không có oán giận, tóm lại là không có hoả ngục.
Mới hơn, tức là thế giới này trở thành thiên đàng, là nơi mà mọi người biết yêu thương nhau và tha thứ cho nhau. Muốn được như vậy, thì ngay bây giờ, mỗi người chúng ta lo kiến tạo thiên đàng ở trong tâm hồn của mình, tức là sống bác ái, yêu thương, tha thứ cho nhau, sống khiêm tốn với hết mọi người...
Tập cho mình có cái nhìn yêu thương và hành động bác ái, là chúng ta đã đem thiên đàng dâng tặng cho người khác rồi vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Chuột túi hỏi Đấng tạo hóa:
- “Xét cho cùng thì thiên đàng ở đâu?”
- “Ở đây”.
- “Ở đâu?”- Chuột túi nhìn chung quanh bốn phía, không hiểu nên hỏi lại: “Sao con nhìn không thấy?”
Đấng tạo hóa dịu giọng trả lời:
- “Bé con, nếu như trong lòng con có thiên đàng, thì không có chỗ nào là không thiên đàng. Nếu như trong lòng con không có thiên đàng, thì dù cho con có đặt mình trong thiên đàng thật, thì nhìn mà như không thấy vậy!”
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Có một vị tướng quân, ông ta không tin có thiên đàng và hoả ngục, một ngày nọ, ông mang cây kiếm bén nhọn bên mình vào nhà xứ hỏi cha sở:
- Thưa ngài, thiên đàng ở đâu và hoả ngục ở đâu?”
Vị linh mục không nói gì cả, đưa tay tát mạnh vào mặt ông tướng, ông ta tức giận nói: “Tại sao ngài đánh tôi?”, và rút gươm ra khỏi vỏ. Linh mục nói: “Hoả ngục ở trong ông đấy”. Ngài nói tiếp: “Khi ông tức giận thì đó chính là hoả ngục, và khi ông hiền hoà vui vẻ, thì đó là thiên đàng”.
Có một số nhà thần học nói rằng: “Trời mới và đất mới” không phải là Thiên Chúa sẽ dựng thêm một thế giới khác sau khi tận thế, mà chính là Ngài làm cho thế giới này mới hơn.
Mới hơn, tức là thế giới này không có hận thù, không có ghen ghét, không có oán giận, tóm lại là không có hoả ngục.
Mới hơn, tức là thế giới này trở thành thiên đàng, là nơi mà mọi người biết yêu thương nhau và tha thứ cho nhau. Muốn được như vậy, thì ngay bây giờ, mỗi người chúng ta lo kiến tạo thiên đàng ở trong tâm hồn của mình, tức là sống bác ái, yêu thương, tha thứ cho nhau, sống khiêm tốn với hết mọi người...
Tập cho mình có cái nhìn yêu thương và hành động bác ái, là chúng ta đã đem thiên đàng dâng tặng cho người khác rồi vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:51 16/09/2009
N2T |
57. Nếu con tập trung tư tưởng nghĩ đến lai lịch của con thì thấy thực là đáng hổ thẹn, nghĩ đến chuyện con đang làm hôm nay thì thật đáng khóc, nghĩ đến chuyện sau khi con chết thì lại thật đáng sợ hãi.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:53 16/09/2009
N2T |
229. Phần quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là cuộc sống, mà là suy nghĩ về cuộc sống.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giải thưởng mang tên Hồng y Nguyễn Văn Thuận được công bố tại Roma
Phụng Nghi
07:29 16/09/2009
VATICAN CITY (VIS) - Sáng hôm 15 tháng 9 một cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Báo chi Tòa thánh để tuyên bố kết quả giải thưởng Nguyễn Văn Thuận lần thứ hai và các giải thưởng Đoàn kết và Phát triển Nguyễn Văn Thuận.
Tham dự cuộc họp báo có Hồng y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, và Đức ông Marco Frisina, giám đốc ca đoàn giáo phận Roma đồng thời là tác giả ca khúc vinh danh cố Hồng y Thuận nhan đề "Sentieri della speranza (Đường Hy vọng)”
Giải Nguyễn Văn Thuận được tưởng thưởng cho những người xuất chúng trong sự nghiệp đề cao và bảo vệ nhân quyền.
Buổi lễ trao giải chính thức sẽ cử hành ngày mai (16 tháng 9) tại Palazzo Colonna ở Roma, trùng vào dịp tưởng niệm 7 năm ngày qua đời của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Hồ sơ phong thánh cho ngài đã được triển khai hồi năm 2007. Đức Hồng y Thuận là người Việt nam, là vị tiền nhiệm của Hồng y Martino trong chức vụ chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình.
Giải Nguyễn Văn Thuận năm 2009 sẽ được trao cho Đại Công tước (Grand Duke) Henri thuộc Luxembourg vì những nỗ lực của ông trong việc bảo vệ quyền sống và quyền tự do tôn giáo.
Các giải Đoàn kết và Phát triển, mỗi giải trị giá 15 ngàn euro, sẽ được trao cho 4 dự án hoạt động nhân đạo:
1- Trung tâm Phát triển Khả năng cho Người Khiếm thị tại Pakkred, Thái lan, do Lm Carlo Velardo dòng SDB điều hành.
2- Dự án ALAS của Tổ chức "Caminos de Libertad" thuộc tổng giáo phận Bogota nước Colombia, để xây dựng một trung tâm quốc gia dành cho công tác mục vụ trong các trại giam.
3- Tổ chức Bất vụ lợi "Cooperazione Missionaria e Sviluppo" tại giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Salemo, nước Ý, do Đức ông Andrea Vece điều hành.
4- "ROCHER L'oasis des cites", một hiệp hội chuyên về các dự án giáo dục và xã hội để phục vụ cư dân những vùng ngoại ô gặp “khó khăn” cạnh các đô thị nước Pháp.
Tham dự cuộc họp báo có Hồng y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, và Đức ông Marco Frisina, giám đốc ca đoàn giáo phận Roma đồng thời là tác giả ca khúc vinh danh cố Hồng y Thuận nhan đề "Sentieri della speranza (Đường Hy vọng)”
Giải Nguyễn Văn Thuận được tưởng thưởng cho những người xuất chúng trong sự nghiệp đề cao và bảo vệ nhân quyền.
Buổi lễ trao giải chính thức sẽ cử hành ngày mai (16 tháng 9) tại Palazzo Colonna ở Roma, trùng vào dịp tưởng niệm 7 năm ngày qua đời của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Hồ sơ phong thánh cho ngài đã được triển khai hồi năm 2007. Đức Hồng y Thuận là người Việt nam, là vị tiền nhiệm của Hồng y Martino trong chức vụ chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình.
Giải Nguyễn Văn Thuận năm 2009 sẽ được trao cho Đại Công tước (Grand Duke) Henri thuộc Luxembourg vì những nỗ lực của ông trong việc bảo vệ quyền sống và quyền tự do tôn giáo.
Các giải Đoàn kết và Phát triển, mỗi giải trị giá 15 ngàn euro, sẽ được trao cho 4 dự án hoạt động nhân đạo:
1- Trung tâm Phát triển Khả năng cho Người Khiếm thị tại Pakkred, Thái lan, do Lm Carlo Velardo dòng SDB điều hành.
2- Dự án ALAS của Tổ chức "Caminos de Libertad" thuộc tổng giáo phận Bogota nước Colombia, để xây dựng một trung tâm quốc gia dành cho công tác mục vụ trong các trại giam.
3- Tổ chức Bất vụ lợi "Cooperazione Missionaria e Sviluppo" tại giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Salemo, nước Ý, do Đức ông Andrea Vece điều hành.
4- "ROCHER L'oasis des cites", một hiệp hội chuyên về các dự án giáo dục và xã hội để phục vụ cư dân những vùng ngoại ô gặp “khó khăn” cạnh các đô thị nước Pháp.
Đức Hồng Y Phaolô Shan được giải thưởng hòa bình Đài Loan
Nguyễn Hoàng Thương
09:00 16/09/2009
Đức Hồng Y Phaolô Shan được giải thưởng hòa bình Đài Loan
Đài Bắc (AsiaNews / Agencies) – Đức Hồng Y Phaolô Thiền Quốc Tỷ (Paul Shan Kuo-his), giám mục về hưu của Giáo phận Cao Hùng, Đài Loan đã được Giải thưởng Hòa Bình của Tổng Thổng vì "đóng góp của ngài cho hòa bình và hòa hợp dân tộc". Trong danh sách những người thắng giải năm nay còn có một tổ chức phi chính phủ của các nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành, những người dấn thân trong việc giúp đỡ phụ nữ trẻ em bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp hoặc bị buộc đi vào con đường mại dâm.
Hôm 15 tháng Chín, Hiệp Hội Quốc Gia về Văn Hóa đã mở cuộc họp báo công bố giải thưởng với sự hiện diện của Đức Hồng Y Phaolô.
Trong tháng này, Đức Hồng Y đã kiên trì những nỗ lực của mình để cứu trợ các nạn nhân của Bão Morakot, làm thiệt mạng hơn 500 người và gây ra thiệt hại nặng nề về hạ tầng và nông nghiệp. Mặc dù có lúc đã được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư hồi tháng 7 năm 2006, nhưng Đức Hồng Y Phaolô, năm nay 86 tuổi, vẫn tiếp tục đi đến những khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão để an ủi những người vô gia cư và động viên cứu trợ. Ngài cũng đã có cuộc gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, người cũng viếng thăm các khu vực thiên tai.
Tổ chức Phục vụ Phúc lợi Xã hội Dòng Chúa Chiên Lành đã được vinh danh vì những dấn thân của họ đối với xã hội. Tổ chức này dấn thân vào việc giúp đỡ các nạn nhân của tệ nạn mại dâm vị thành niên, cũng như phụ nữ và trẻ em bị cưỡng hiếp, nạn nhân của bạo lực gia đình và phạm pháp.
Những người thắng giải khác gồm có Chi Pang-yuan, giáo sư danh dự về văn học Anh tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cùng các tổ chức khác cổ vũ cho văn hóa, giới trẻ và môi trường.
Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) của Đài Loan sẽ chủ tọa tại lễ trao giải vào ngày 1 tháng Mười Một tới tại Wufeng (Đài Trung). Những người thắng giải sẽ nhận được một giấy chứng nhận và một món quà trị giá 1 triệu Đài Tệ.
Đài Bắc (AsiaNews / Agencies) – Đức Hồng Y Phaolô Thiền Quốc Tỷ (Paul Shan Kuo-his), giám mục về hưu của Giáo phận Cao Hùng, Đài Loan đã được Giải thưởng Hòa Bình của Tổng Thổng vì "đóng góp của ngài cho hòa bình và hòa hợp dân tộc". Trong danh sách những người thắng giải năm nay còn có một tổ chức phi chính phủ của các nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành, những người dấn thân trong việc giúp đỡ phụ nữ trẻ em bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp hoặc bị buộc đi vào con đường mại dâm.
Hôm 15 tháng Chín, Hiệp Hội Quốc Gia về Văn Hóa đã mở cuộc họp báo công bố giải thưởng với sự hiện diện của Đức Hồng Y Phaolô.
Trong tháng này, Đức Hồng Y đã kiên trì những nỗ lực của mình để cứu trợ các nạn nhân của Bão Morakot, làm thiệt mạng hơn 500 người và gây ra thiệt hại nặng nề về hạ tầng và nông nghiệp. Mặc dù có lúc đã được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư hồi tháng 7 năm 2006, nhưng Đức Hồng Y Phaolô, năm nay 86 tuổi, vẫn tiếp tục đi đến những khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão để an ủi những người vô gia cư và động viên cứu trợ. Ngài cũng đã có cuộc gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, người cũng viếng thăm các khu vực thiên tai.
Tổ chức Phục vụ Phúc lợi Xã hội Dòng Chúa Chiên Lành đã được vinh danh vì những dấn thân của họ đối với xã hội. Tổ chức này dấn thân vào việc giúp đỡ các nạn nhân của tệ nạn mại dâm vị thành niên, cũng như phụ nữ và trẻ em bị cưỡng hiếp, nạn nhân của bạo lực gia đình và phạm pháp.
Những người thắng giải khác gồm có Chi Pang-yuan, giáo sư danh dự về văn học Anh tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cùng các tổ chức khác cổ vũ cho văn hóa, giới trẻ và môi trường.
Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) của Đài Loan sẽ chủ tọa tại lễ trao giải vào ngày 1 tháng Mười Một tới tại Wufeng (Đài Trung). Những người thắng giải sẽ nhận được một giấy chứng nhận và một món quà trị giá 1 triệu Đài Tệ.
Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam...? Từ nay có thể
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
09:51 16/09/2009
Lời nói đầu:
Đức Giáo Hoàng tới thăm Việt Nam?
Chính phủ Việt Nam không chống đối một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã nói lên điều đó một cách lạnh nhạt trong cuộc phỏng vấn đăng trong số báo này (báo 30 ngày). Công thức được đưa ra dưới hình thức tiêu cực như để né tránh may rủi. Điều này làm cho chúng ta nghĩ tới trường hợp có thể cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng trên đất Việt Nam sắp tới có nhiều hy vọng thành công hơn. Các Giám Mục nước này (Việt Nam) trước khi tới Rôma vào cuối tháng 6 năm nay để hoàn tất một cuộc viếng thăm gọi là Ad Limina đã được một số phái viên của Chính phủ Việt Nam trao sứ mệnh trình lên Đức Giáo Hoàng và các cộng sự của Ngài rằng: một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ không bị từ chối bởi các nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Hồng Y Gio-an-Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Toà Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tân Ucan rằng, sự gợi ý không chính thức đó đến từ các nhân viên Ban Tôn Giáo Chính phủ Hà Nội. Họ đã trao lời gợi ý đó bằng miệng cho Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội - Giuse Ngô Quang Kiệt và sứ mệnh đó đã được hoàn tất ngay lập tức. Trong các cuộc viếng thăm của các Giám Mục Việt Nam tại các lâu đài Vatican, thì cuộc viếng thăm sau cùng với các nhà chức trách cao cấp của văn phòng ngoại giao ngày 03 tháng 07 năm 2009 vừa qua đã mở đầu những trao đổi đầu tiên và đại quan về cách thức phải lợi dụng tối đa sự cởi mở của nhà nước vừa được thể hiện mà trước đây chỉ có nói miệng. Làm sao để Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI có thể mau chóng vượt qua biên giới một nước mà trước đây vị tiền nhiệm bị cấm cản? Từ nay đến cuối năm có thể! Lần này ở Rôma diễn ra lần gặp gỡ thứ hai của nhóm làm việc được lập nên, để phát động những liên lạc ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican. Trong phiên họp này có thể xét đến việc Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam. Hơn nữa, vào tháng 12, chủ tịch nước Việt Nam - ông Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý trong cuộc viếng thăm chính thức và rất có thể bước qua cánh cửa “Đồng” (biên giới Vatican và Ý) để được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Theo phía Giáo Hội, những thuận lợi cho việc viếng thăm của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI tới Việt Nam, đó là Giáo Hội Việt Nam đã lập ra một Năm Thánh bắt đầu từ ngày 24 Tháng 11 năm nay (2009) và sẽ kết thúc vào ngày mồng 06 tháng 01 năm 2011 nhằm kỷ niệm 350 năm thành lập 2 Giáo Phận Tông Tòa tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Chương trình các cuộc cử hành được kết thúc bằng cuộc hành hương tới Đền Thánh La Vang dự định sẽ có rất nhiều người trong Giáo Hội tham dự ở Hà Nội và các đại biểu của tất cả các giáo phận ở Việt Nam tham gia.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng như vậy thể hiện sự đồng thuận tiến tới làm dịu đi những căng thẳng giữa Việt Nam với Tòa Thánh và Giáo Hội điạ phương. Một tiến trình từ 20 năm nay sau một thời kỳ đen tối. Tiếp theo việc thống nhất đất nước dưới quyền lãnh đạo của Đảng Công Sản, người ta biết ơn Đức Hồng Y Roger Etchegarey, lúc đó là chủ tịch ủy ban Công Lý và Hòa Bình, đã mở ra những kênh tiếp xúc khi ngài tới Hà Nội viếng thăm năm 1989. Từ đó đến nay các phái đoàn Vatican đã tới Việt Nam 19 lần để kiên nhẫn giải quyết những khúc mắc và khó khăn liên quan đến việc kiểm soát của chính quyền đối với đời sống của Giáo Hội nhờ vào những cuộc thương thảo với chính quyền dân sự. Với thời gian qua những Chủng viện được mở lại và hoạt động đầy đủ, có một “Modus vivendi” (Tạm ước) về việc chọn lựa các Giám Mục. Những dự liệu để các cơ cấu bác ái xã hội của Giáo Hội được khai trương có tổ chức hơn đã được thực hiện. Trong thời gian mới đây, những tương quan giữa chế độ chính quyền Việt Nam và một vài cơ cấu Giáo Hội địa phương đã trở nên phức tạp hơn, mặc dầu đã được một số đại diện cao cấp của chính phủ hứa hẹn nhiều lần, nhưng những đất đai sở hữu của Giáo Hội không được trả lại sau khi đã bị chế độ Cộng Sản tịch thu trong những năm 50. Trước hết, vào quãng thời gian khoảng tháng 12 năm 2007 và tháng 01 năm 2008 là khu vực Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội và cuối tháng 08 năm 2008 lại được bùng lên ở Hà Nội về việc đòi hỏi sở hữu đất đai trước đây thuộc về Giáo xứ Thái Hà, nơi các Tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động, nay đã được nhượng cho một Công ty Du Lịch của Chính Phủ và được phép xây dựng một khách sạn. Trong hai trường hợp nói trên, bên Công Giáo đòi hỏi công khai bằng cách tổ chức những cuộc rước, những Thánh Lễ, những buổi lần hạt trên những nơi đang bị tranh chấp. Cuối tháng 08 năm 2008 cuộc tranh chấp trở nên trầm trọng hơn, có việc bắt bớ và đàn áp của công an để giải tán nhóm tín hữu đang cầu nguyện. Người ta dùng những lời nói, báo chí, truyền thanh Nhà nước do Chính phủ chỉ đạo để đả kích nhằm vào Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt (một số các nhà chính trị thứ hạng đã công khai đòi truất chức). Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê bình (người mà tháng 01 năm 2007 đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến).
Ngày nay, một sự kiện các nhân viên của Chính phủ đã nhờ Đức TGM Ngô Quang Kiệt một bổn phận thông tin với Vatican về việc mời miệng dành cho Đức Thánh Cha có thể là dấu chỉ của việc bớt căng thẳng trong tương quan giữa Chính phủ và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Trong tất cả những vấn đề trên, Tòa Thánh giữ một thái độ khôn ngoan đã mời gọi các vị lãnh đạo trong Giáo Hội có liên hệ trong các việc phản đối, nên ưu tiên tìm con đường đối thoại và kiềm chế. Trong khi những hãng thông tấn phương Tây trình bày, với giọng điệu báo động, cuộc tranh chấp như cuộc chiến tranh giữa những người Công Giáo Việt Nam và chế độ, thì Giáo Hội lại được chấp thuận, sau khi đối thoại với chính quyền, một số những yêu cầu khác có tầm quan trọng hơn trong cuộc sống của Giáo Hội trong xã hội Việt Nam. Từ mùa thu năm 2007, Chủng viện Nha Trang sau Hà Nội và Thành Phố Hồ Chinh Minh đã được phép chiêu sinh mỗi năm một lần cho những ứng sinh chức Linh mục (trước đây họ đã hạn chế con số chủng sinh), rồi đến việc bổ nhiệm nhiều Giám Mục mới đây vào ngày 25 tháng 07 vừa qua. Nhất là hội Caritas sau 30 năm vắng bóng đã trở lại hoạt động trong nước Việt Nam. Việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng có thể là cơ hội cho chúng ta bình tĩnh nhìn lại các vấn đề gai góc về đất đai đang được tranh chấp, giúp cho việc tháo gỡ những khúc mắc của đôi bên (Chính phủ nói sẵn lòng đổi chác). Như vậy, tránh những cuộc đối đầu cứng cỏi, tránh những nguyên tắc quá đáng chỉ vì những vấn đề tương đối thứ yếu. Những điều khó khăn phải đề cập tới trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là về phương diện thực tế: Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội nghèo, một số nguồn lợi đang có thường được sử dụng hết vào việc làm tăng trưởng cộng đồng Công Giáo đang được đi lên với một nhịp điệu do Chúa quan phòng. Vậy nên phải tìm ở một nơi khác những nguồn lợi để cho Đức Giám Mục thành Rôma được đón tiếp một cách xứng đáng. Cũng điều đó có lẽ các Đức Giám Mục Việt Nam đã đề cập tới trong các cuộc hội đàm với Rôma. Niềm hy vọng rằng, có thể một Giáo Hội chị em nào giàu có hơn bắt đầu đặt tay vào túi.
Thái Bình, ngày 16 tháng 09 năm 2009
Nguyên Giám Mục Gp Thái Bình tóm lược và góp ý
Đức Giáo Hoàng tới thăm Việt Nam?
Chính phủ Việt Nam không chống đối một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã nói lên điều đó một cách lạnh nhạt trong cuộc phỏng vấn đăng trong số báo này (báo 30 ngày). Công thức được đưa ra dưới hình thức tiêu cực như để né tránh may rủi. Điều này làm cho chúng ta nghĩ tới trường hợp có thể cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng trên đất Việt Nam sắp tới có nhiều hy vọng thành công hơn. Các Giám Mục nước này (Việt Nam) trước khi tới Rôma vào cuối tháng 6 năm nay để hoàn tất một cuộc viếng thăm gọi là Ad Limina đã được một số phái viên của Chính phủ Việt Nam trao sứ mệnh trình lên Đức Giáo Hoàng và các cộng sự của Ngài rằng: một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ không bị từ chối bởi các nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Hồng Y Gio-an-Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Toà Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tân Ucan rằng, sự gợi ý không chính thức đó đến từ các nhân viên Ban Tôn Giáo Chính phủ Hà Nội. Họ đã trao lời gợi ý đó bằng miệng cho Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội - Giuse Ngô Quang Kiệt và sứ mệnh đó đã được hoàn tất ngay lập tức. Trong các cuộc viếng thăm của các Giám Mục Việt Nam tại các lâu đài Vatican, thì cuộc viếng thăm sau cùng với các nhà chức trách cao cấp của văn phòng ngoại giao ngày 03 tháng 07 năm 2009 vừa qua đã mở đầu những trao đổi đầu tiên và đại quan về cách thức phải lợi dụng tối đa sự cởi mở của nhà nước vừa được thể hiện mà trước đây chỉ có nói miệng. Làm sao để Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI có thể mau chóng vượt qua biên giới một nước mà trước đây vị tiền nhiệm bị cấm cản? Từ nay đến cuối năm có thể! Lần này ở Rôma diễn ra lần gặp gỡ thứ hai của nhóm làm việc được lập nên, để phát động những liên lạc ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican. Trong phiên họp này có thể xét đến việc Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam. Hơn nữa, vào tháng 12, chủ tịch nước Việt Nam - ông Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ý trong cuộc viếng thăm chính thức và rất có thể bước qua cánh cửa “Đồng” (biên giới Vatican và Ý) để được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Theo phía Giáo Hội, những thuận lợi cho việc viếng thăm của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI tới Việt Nam, đó là Giáo Hội Việt Nam đã lập ra một Năm Thánh bắt đầu từ ngày 24 Tháng 11 năm nay (2009) và sẽ kết thúc vào ngày mồng 06 tháng 01 năm 2011 nhằm kỷ niệm 350 năm thành lập 2 Giáo Phận Tông Tòa tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Chương trình các cuộc cử hành được kết thúc bằng cuộc hành hương tới Đền Thánh La Vang dự định sẽ có rất nhiều người trong Giáo Hội tham dự ở Hà Nội và các đại biểu của tất cả các giáo phận ở Việt Nam tham gia.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng như vậy thể hiện sự đồng thuận tiến tới làm dịu đi những căng thẳng giữa Việt Nam với Tòa Thánh và Giáo Hội điạ phương. Một tiến trình từ 20 năm nay sau một thời kỳ đen tối. Tiếp theo việc thống nhất đất nước dưới quyền lãnh đạo của Đảng Công Sản, người ta biết ơn Đức Hồng Y Roger Etchegarey, lúc đó là chủ tịch ủy ban Công Lý và Hòa Bình, đã mở ra những kênh tiếp xúc khi ngài tới Hà Nội viếng thăm năm 1989. Từ đó đến nay các phái đoàn Vatican đã tới Việt Nam 19 lần để kiên nhẫn giải quyết những khúc mắc và khó khăn liên quan đến việc kiểm soát của chính quyền đối với đời sống của Giáo Hội nhờ vào những cuộc thương thảo với chính quyền dân sự. Với thời gian qua những Chủng viện được mở lại và hoạt động đầy đủ, có một “Modus vivendi” (Tạm ước) về việc chọn lựa các Giám Mục. Những dự liệu để các cơ cấu bác ái xã hội của Giáo Hội được khai trương có tổ chức hơn đã được thực hiện. Trong thời gian mới đây, những tương quan giữa chế độ chính quyền Việt Nam và một vài cơ cấu Giáo Hội địa phương đã trở nên phức tạp hơn, mặc dầu đã được một số đại diện cao cấp của chính phủ hứa hẹn nhiều lần, nhưng những đất đai sở hữu của Giáo Hội không được trả lại sau khi đã bị chế độ Cộng Sản tịch thu trong những năm 50. Trước hết, vào quãng thời gian khoảng tháng 12 năm 2007 và tháng 01 năm 2008 là khu vực Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội và cuối tháng 08 năm 2008 lại được bùng lên ở Hà Nội về việc đòi hỏi sở hữu đất đai trước đây thuộc về Giáo xứ Thái Hà, nơi các Tu sỹ Dòng Chúa Cứu Thế hoạt động, nay đã được nhượng cho một Công ty Du Lịch của Chính Phủ và được phép xây dựng một khách sạn. Trong hai trường hợp nói trên, bên Công Giáo đòi hỏi công khai bằng cách tổ chức những cuộc rước, những Thánh Lễ, những buổi lần hạt trên những nơi đang bị tranh chấp. Cuối tháng 08 năm 2008 cuộc tranh chấp trở nên trầm trọng hơn, có việc bắt bớ và đàn áp của công an để giải tán nhóm tín hữu đang cầu nguyện. Người ta dùng những lời nói, báo chí, truyền thanh Nhà nước do Chính phủ chỉ đạo để đả kích nhằm vào Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt (một số các nhà chính trị thứ hạng đã công khai đòi truất chức). Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê bình (người mà tháng 01 năm 2007 đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến).
Ngày nay, một sự kiện các nhân viên của Chính phủ đã nhờ Đức TGM Ngô Quang Kiệt một bổn phận thông tin với Vatican về việc mời miệng dành cho Đức Thánh Cha có thể là dấu chỉ của việc bớt căng thẳng trong tương quan giữa Chính phủ và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Trong tất cả những vấn đề trên, Tòa Thánh giữ một thái độ khôn ngoan đã mời gọi các vị lãnh đạo trong Giáo Hội có liên hệ trong các việc phản đối, nên ưu tiên tìm con đường đối thoại và kiềm chế. Trong khi những hãng thông tấn phương Tây trình bày, với giọng điệu báo động, cuộc tranh chấp như cuộc chiến tranh giữa những người Công Giáo Việt Nam và chế độ, thì Giáo Hội lại được chấp thuận, sau khi đối thoại với chính quyền, một số những yêu cầu khác có tầm quan trọng hơn trong cuộc sống của Giáo Hội trong xã hội Việt Nam. Từ mùa thu năm 2007, Chủng viện Nha Trang sau Hà Nội và Thành Phố Hồ Chinh Minh đã được phép chiêu sinh mỗi năm một lần cho những ứng sinh chức Linh mục (trước đây họ đã hạn chế con số chủng sinh), rồi đến việc bổ nhiệm nhiều Giám Mục mới đây vào ngày 25 tháng 07 vừa qua. Nhất là hội Caritas sau 30 năm vắng bóng đã trở lại hoạt động trong nước Việt Nam. Việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng có thể là cơ hội cho chúng ta bình tĩnh nhìn lại các vấn đề gai góc về đất đai đang được tranh chấp, giúp cho việc tháo gỡ những khúc mắc của đôi bên (Chính phủ nói sẵn lòng đổi chác). Như vậy, tránh những cuộc đối đầu cứng cỏi, tránh những nguyên tắc quá đáng chỉ vì những vấn đề tương đối thứ yếu. Những điều khó khăn phải đề cập tới trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là về phương diện thực tế: Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội nghèo, một số nguồn lợi đang có thường được sử dụng hết vào việc làm tăng trưởng cộng đồng Công Giáo đang được đi lên với một nhịp điệu do Chúa quan phòng. Vậy nên phải tìm ở một nơi khác những nguồn lợi để cho Đức Giám Mục thành Rôma được đón tiếp một cách xứng đáng. Cũng điều đó có lẽ các Đức Giám Mục Việt Nam đã đề cập tới trong các cuộc hội đàm với Rôma. Niềm hy vọng rằng, có thể một Giáo Hội chị em nào giàu có hơn bắt đầu đặt tay vào túi.
Thái Bình, ngày 16 tháng 09 năm 2009
Nguyên Giám Mục Gp Thái Bình tóm lược và góp ý
Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Mỷ báo động: tài nguyên cạn, người nghèo tăng
Trần Mạnh Trác
13:05 16/09/2009
Alexandria, Va, 15 Tháng 9 – Nối gót bản thống kê của US Census Bureau, Catholic Charities USA (CCUSA) (Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Mỹ), một trong những cơ quan xã hội lớn nhất tại Mỹ, đã phát hành bản khảo sát thường niên cho năm 2008 - một biên soạn bao quát những dữ liệu tại chỗ - bản khảo sát này đã khẳng định một lần nữa cái nỗi đau thương nhưng không đáng ngạc nhiên là mức nghèo đã tăng thêm.
Cha Larry Snyder, Chủ Tịch và Giám Đốc điều hành Catholic Charities USA tuyên bố: "Mức tăng trong năm 2008 đã lên tới mức báo động, và thậm chí đó là chưa có kể chín tháng đầu năm nay, các cơ quan của chúng tôi đang phải đối mặt với những nhu cầu càng ngày càng tăng và nguồn tài nguyên càng ngày càng giảm - một viễn cảnh khó chấp nhận. Và chúng tôi biết rằng trong năm 2009 chỉ số sẽ xấu hơn vì chúng tôi đã nhìn thấy nó đi xuống mỗi ngày."
Số người thụ hưởng mà Catholic Charities phục vụ trong năm 2008 đã tăng 10.2%, lên tới khoảng 8 - 8.5 triệu người. Xu hướng giảm nghèo mà các khảo sát thường niên đã tích cực cho thấy từ nửa thập niên qua đã bị đảo ngược đáng kể. Một điểm đáng lưu tâm là Tổ Chức Từ Thiện Công Giáo Mỹ đã cung cấp việc làm cho 67597 người trong năm 2008, tăng 35% từ 50080 người trong năm 2007, đây là phản ảnh tác động của tỷ lệ thất nghiệp trong lúc kinh tế suy giảm.
Những cá nhân và gia đình ở dưới chỉ số đói nghèo đã tăng đáng kể. 58589 người đã tham dự các khoá ổn định tài chính - tăng gần 47000 chỉ trong một năm và 33 cơ quan đã giúp cho 53858 người khai báo Earned Income Tax Credit. 331727 người nhận hổ trợ vì thiên tai, giảm 21% từ năm 2007 nhưng tăng 60% so với tài khoá 2004/2005. Nhìn chung, những dịch vụ có xu hướng tăng trên các ngành, nghề bị nền kinh tế ăn mòn trong năm 2008.
Catholic Charities USA, một cơ quan bênh vực và là tiếng nói của người nghèo, đã cam kết xóa đói giảm nghèo 50% vào năm 2020. Thật là thương tâm vì xu hướng hiện tại đang thách thức mục tiêu này. Với dấu hiệu phục hồi kinh tế đang bắt đầu, CCUSA cam kết rằng những người dễ bị tổn thương nhất và những người sống bên lề xã hội sẽ không bị bỏ rơi một lần nữa.
"Người ta đang chạy đến các chi nhánh địa phương cuả chúng tôi nhiều hơn bao giờ hết và trong khi tài nguyên của chúng tôi đang căng thẳng không thể tả được, chúng tôi vẫn tiếp tục đứng chờ họ, " Cha Snyder nói thêm " Chúng tôi đặc biệt cảm ơn và biết ơn lòng hảo tâm của các nhà tài trợ, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất vẫn tìm cách đóng góp. Chúng tôi khiêm nhường xin sự hỗ trợ tiếp tục của quí vị, một sự hỗ trợ cần thiết hơn bao giờ hết."
Bản khảo sát thường niên năm 2008 và các khảo sát toàn bộ hàng năm có thể truy cập trực tuyến tại www.catholiccharitiesusa.org.
Cha Larry Snyder, Chủ Tịch và Giám Đốc điều hành Catholic Charities USA tuyên bố: "Mức tăng trong năm 2008 đã lên tới mức báo động, và thậm chí đó là chưa có kể chín tháng đầu năm nay, các cơ quan của chúng tôi đang phải đối mặt với những nhu cầu càng ngày càng tăng và nguồn tài nguyên càng ngày càng giảm - một viễn cảnh khó chấp nhận. Và chúng tôi biết rằng trong năm 2009 chỉ số sẽ xấu hơn vì chúng tôi đã nhìn thấy nó đi xuống mỗi ngày."
Số người thụ hưởng mà Catholic Charities phục vụ trong năm 2008 đã tăng 10.2%, lên tới khoảng 8 - 8.5 triệu người. Xu hướng giảm nghèo mà các khảo sát thường niên đã tích cực cho thấy từ nửa thập niên qua đã bị đảo ngược đáng kể. Một điểm đáng lưu tâm là Tổ Chức Từ Thiện Công Giáo Mỹ đã cung cấp việc làm cho 67597 người trong năm 2008, tăng 35% từ 50080 người trong năm 2007, đây là phản ảnh tác động của tỷ lệ thất nghiệp trong lúc kinh tế suy giảm.
Những cá nhân và gia đình ở dưới chỉ số đói nghèo đã tăng đáng kể. 58589 người đã tham dự các khoá ổn định tài chính - tăng gần 47000 chỉ trong một năm và 33 cơ quan đã giúp cho 53858 người khai báo Earned Income Tax Credit. 331727 người nhận hổ trợ vì thiên tai, giảm 21% từ năm 2007 nhưng tăng 60% so với tài khoá 2004/2005. Nhìn chung, những dịch vụ có xu hướng tăng trên các ngành, nghề bị nền kinh tế ăn mòn trong năm 2008.
Catholic Charities USA, một cơ quan bênh vực và là tiếng nói của người nghèo, đã cam kết xóa đói giảm nghèo 50% vào năm 2020. Thật là thương tâm vì xu hướng hiện tại đang thách thức mục tiêu này. Với dấu hiệu phục hồi kinh tế đang bắt đầu, CCUSA cam kết rằng những người dễ bị tổn thương nhất và những người sống bên lề xã hội sẽ không bị bỏ rơi một lần nữa.
"Người ta đang chạy đến các chi nhánh địa phương cuả chúng tôi nhiều hơn bao giờ hết và trong khi tài nguyên của chúng tôi đang căng thẳng không thể tả được, chúng tôi vẫn tiếp tục đứng chờ họ, " Cha Snyder nói thêm " Chúng tôi đặc biệt cảm ơn và biết ơn lòng hảo tâm của các nhà tài trợ, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất vẫn tìm cách đóng góp. Chúng tôi khiêm nhường xin sự hỗ trợ tiếp tục của quí vị, một sự hỗ trợ cần thiết hơn bao giờ hết."
Bản khảo sát thường niên năm 2008 và các khảo sát toàn bộ hàng năm có thể truy cập trực tuyến tại www.catholiccharitiesusa.org.
Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ hãy tìm kiếm sự trợ giúp của một “vị linh hướng”
Bùi Hữu Thư
15:24 16/09/2009
Rôma, Thứ Tư 16 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy kiếm tìm sự trợ giúp của một “vị linh hướng”: đây là lời khuyên của Đức Thánh Cha Benedict XVI dành cho giới trẻ, trong bài giảng giáo lý ngày thứ tư nói về Thánh Syméon Thần Học Gia, mà ngài đã nêu gương trong dịp này.
Đức Thánh Cha nhận xét: “Khi suy niệm về gương của Thánh Syméon Thần Học Gia, chúng ta có thể thấy vẫn còn một yếu tố phụ trội của tu đức học của ngài. Trong cuộc sống khổ hạnh ngài đã vạch ra và noi theo, sự chú ý sâu xa và tập trung của tu sĩ này về kinh nghiệm nội tại mang đến cho vị linh hướng của tu viện một tầm quan trọng thiết yếu.”
Một kinh nghiệm vị thánh đã có ngay từ khi còn thơ ấu: “Theo như người ta nói, chính người trẻ Syméon đã tìm được một vị linh hướng, vị này đã giúp chàng rất nhiều và chàng hết sức kính mến vị này, đến nỗi đã dành cho ngài một sư tôn kính công khai, khi ngài qua đời.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh vào tấm gương này để kêu gọi tất cả mọi giáo hữu đã rửa tội, không nên sống cô độc trong đời sống thiêng liêng, mà phải tăng tiến bằng cách tìm sự trợ giúp: “Tôi muốn nói là lời mời gọi tìm sự trợ giúp của một vị linh hướng tốt, có thể đồng hành với mỗi người trong sự hiểu biết mình rất sâu xa, để hướng dẫn người này đến hiệp thông với Chúa Kitô, khiến cho đời sống của người này luôn luôn phù hợp với Phúc Âm – là điều thích hợp cho tất cả mọi người, linh mục, tu sĩ và giáo dân, và đặc biệt là những người trẻ.”
Đức Thánh Cha nhận xét: “Khi suy niệm về gương của Thánh Syméon Thần Học Gia, chúng ta có thể thấy vẫn còn một yếu tố phụ trội của tu đức học của ngài. Trong cuộc sống khổ hạnh ngài đã vạch ra và noi theo, sự chú ý sâu xa và tập trung của tu sĩ này về kinh nghiệm nội tại mang đến cho vị linh hướng của tu viện một tầm quan trọng thiết yếu.”
Một kinh nghiệm vị thánh đã có ngay từ khi còn thơ ấu: “Theo như người ta nói, chính người trẻ Syméon đã tìm được một vị linh hướng, vị này đã giúp chàng rất nhiều và chàng hết sức kính mến vị này, đến nỗi đã dành cho ngài một sư tôn kính công khai, khi ngài qua đời.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh vào tấm gương này để kêu gọi tất cả mọi giáo hữu đã rửa tội, không nên sống cô độc trong đời sống thiêng liêng, mà phải tăng tiến bằng cách tìm sự trợ giúp: “Tôi muốn nói là lời mời gọi tìm sự trợ giúp của một vị linh hướng tốt, có thể đồng hành với mỗi người trong sự hiểu biết mình rất sâu xa, để hướng dẫn người này đến hiệp thông với Chúa Kitô, khiến cho đời sống của người này luôn luôn phù hợp với Phúc Âm – là điều thích hợp cho tất cả mọi người, linh mục, tu sĩ và giáo dân, và đặc biệt là những người trẻ.”
Top Stories
Wietnam: Walka o szkołę niedzielną (tiếng Ba Lan)
Info Wiara
10:34 16/09/2009
Dodane 2009-09-16 -Wostatnią niedzielę w parafii Loan Ly, w diecezji Hue miał się rozpocząć rok szkolny – pisze Simon Thoi Hoang, SVD na łamach vietcatholic.net. Na miejscu pojawili się jednak przedstawiciele władz miejscowych i milicji z zamiarem przejęcia należącego do Kościoła budynku.
Dzieci, katechetów, siostry zakonne i księdza zmuszono do opuszczenia pomieszczeń, więc pierwsza w tym roku katecheza odbyła się pod przewodnictwem proboszcza, ks. Pawła Ngo Thanh Son pod gołym niebem. Pod okiem fotografujących i filmujących zdarzenie służb.
Po katechezie proboszcz – mając nadzieję na pokojowe rozwiązanie konfliktu - rozesłał ludzi do domów. Jednak około pierwszej w nocy w poniedziałek 14 września władze sprowadziły wozy bojowe i ciężki sprzęt i rozpoczęły otaczanie szkoły murem. Parafianie – zaalarmowani dzwonem – zaprotestowali. Doszło do przepychanek z policją, w wyniku których wiele kobiet i dzieci zostało rannych. Parafianie rozebrali wzniesione ogrodzenie.
W poniedziałek rano władze zablokowały biegnącą przez wioskę drogę krajową I1, uniemożliwiając wjazd do miejscowości i wyjazd z niej, tak aby odizolować strefę wydarzeń.
Co możemy zrobić dla tych ludzi, prócz modlitwy? – pyta bezradnie autor artykułu. - „Jeśli nikt nie podejmie interwencji lub nie zabierze głosu na ten temat, to przemoc władz będzie dalej trwała” – alarmuje.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/330682.Wietnam-Walka-o-szkole-niedzielna)
Dzieci, katechetów, siostry zakonne i księdza zmuszono do opuszczenia pomieszczeń, więc pierwsza w tym roku katecheza odbyła się pod przewodnictwem proboszcza, ks. Pawła Ngo Thanh Son pod gołym niebem. Pod okiem fotografujących i filmujących zdarzenie służb.
Po katechezie proboszcz – mając nadzieję na pokojowe rozwiązanie konfliktu - rozesłał ludzi do domów. Jednak około pierwszej w nocy w poniedziałek 14 września władze sprowadziły wozy bojowe i ciężki sprzęt i rozpoczęły otaczanie szkoły murem. Parafianie – zaalarmowani dzwonem – zaprotestowali. Doszło do przepychanek z policją, w wyniku których wiele kobiet i dzieci zostało rannych. Parafianie rozebrali wzniesione ogrodzenie.
W poniedziałek rano władze zablokowały biegnącą przez wioskę drogę krajową I1, uniemożliwiając wjazd do miejscowości i wyjazd z niej, tak aby odizolować strefę wydarzeń.
Co możemy zrobić dla tych ludzi, prócz modlitwy? – pyta bezradnie autor artykułu. - „Jeśli nikt nie podejmie interwencji lub nie zabierze głosu na ten temat, to przemoc władz będzie dalej trwała” – alarmuje.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/330682.Wietnam-Walka-o-szkole-niedzielna)
Wietnam - Trwa przemoc wobec niewinnych ludzi w parafii Loan Ly, w diecezji Hue (Ba Lan)
Katolik.pl
15:29 16/09/2009
VietCatholic News, 15 września 2009. Hue. Już drugi dzień trwają beznadziejne zmagania, aby utrzymać Szkołę Niedzielną. Kolejna konfiskata własności kościelnej w katolickiej parafii Loan Ly, w diecezji Hue. Zobacz zdjęcia dzieci rozpoczynających nowy rok katechetyczny w szkole niedzielnej [http://vietcatholic.net/Albums/90913LoanLy15092009/]
Po całonocnym zmaganiu się z wielką liczbą milicjantów i lokalnych władz kobiety i dzieci były wyczerpane. Wiele osób odniosło rany. Dwóch nastolatków, którzy usiłowali bronić swych matek przed milicją, zostało aresztowanych, a następnie zwolnionych. Władze wykorzystują swą siłę do pacyfikowania niewinnych parafian. Używają armatek wodnych, pałek elektrycznych oraz fizycznej przemocy, aby zmusić do milczenia ludzi pozbawionych prawa do wyrażania swej opinii.
Wczesnym rankiem, w poniedziałek 14 września 2009, na placu pojawili się w wielkiej liczbie milicjanci, a wojskowe wozy bojowe i maszyny budowlane otoczyły parafię. Autostrada I 1 została zablokowana. Milicjanci są w pełnym rynsztunku i gotowi do przeciwdziałania jakiejkolwiek akcji ze strony parafian. Uniemożliwiają mieszkańcom wioski swobodne poruszanie się w niej.
Pod osłoną oddziałów milicji rozpoczęto budowę muru wokół szkoły, aby skonfiskować tę własność kościelną. Parafianie mogą jedynie bezsilnie przyglądać się temu.
Wszyscy się zastanawiają, co się zdarzy w następnych dniach. Kto może stać się głosem dla tych ludzi, których pozbawiono głosu, którzy – choć z poczuciem bezsilności – przyglądają się jak własność ich kościoła, dziedzictwo pochodzące od przodków jest w tej chwili zagrabiana przez komunistyczny reżim? Co więcej możemy uczynić na rzecz tych pozbawionych głosu ludzi oprócz modlitwy za nich? Jak możemy udzielić im głosu? Drugi dzień kończy się zmęczeniem, upokorzeniem i brakiem nadziei.
Niedziela, 13 września 2009
O godz. 8.00 (miejscowego czasu), kiedy dzieci, siostry zakonne, katecheci i rodzice z księdzem Pawłem Ngo Thanh Son, proboszczem katolickiej parafii Loan Ly, (diecezja Hue, w środkowej części Wietnamu) zgromadzili się, aby rozpocząć nauczanie religijne w szkole niedzielnej.
Na miejsce przybyli przedstawiciele miejscowych komunistycznych władz i oddziały milicji, które siłą zmusiły dzieci do opuszczenia budynku szkoły, zamknęły wszystkie drzwi i usiłowały przejąć własność kościelną.
Pod przewodnictwem ks. Pawła Ngo dzieci rozpoczęły swój pierwszy dzień w szkole niedzielnej na placu przed szkołą. Z pomocą sióstr zakonnych i katechetów dzieci uczestniczyły w katechezie modląc się, śpiewając i tańcząc. Gdy uczniowie mieli zajęcia katechetyczne, lokalne władze i milicjanci otaczali ich i przy pomocy kamer i aparatów fotograficznych utrwalali wszystko, obserwując bieg wydarzeń i czekając na pretekst do podjęcia kolejnych represji.
Po lekcji katechezy uczniowie zaintonowali tradycyjną ludową pieśń znaną wszystkim bardzo dobrze: „Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn.” (Ten dom jest naszym domem, naszym dziedzictwem. Nasi praojcowie i nasze matki zbudowali go dla nas. Powinniśmy go chronić z całego serca).
Przeczuwając, co może się dalej wydarzyć, ks. Paweł Ngo zakończył zajęcia szkoły niedzielnej i rozesłał dzieci do domów, podczas gdy milicja i lokalne władze przyglądały się temu. Ksiądz miał nadzieję, że sprawy znajdą pokojowe zakończenie.
Na tym jednak się nie zakończyło. Lokalne władze mając do dyspozycji wozy bojowe i ciężki sprzęt budowlany usiłowały zagarnąć własność kościelną. Około godz. 1.00 w nocy (poniedziałek, 14.09.) rozpoczęto odgradzać budynek szkolny murem. Parafianie zauważyli to i uderzono w dzwony. Wszystkie kobiety i dzieci w środku nocy zgromadzili się przy szkole i usiłowali zapobiec konfiskacie szkoły. W ten sposób rozpoczęły się działania siłowe. W ich rezultacie wiele kobiet i dzieci doznało zranień. Parafianie rozebrali ogrodzenie wzniesione z inicjatywy władz przez milicjantów. Utarczki słowne, fizyczne przepychanki, akty milicyjnej przemocy trwały całą noc. Parafianie stawiali opór z gołymi rękami.
Kiedy nastał poniedziałkowy poranek lokalne władze sprowadziły nowe posiłki milicji, aby spacyfikować bezbronnych parafian. Komunistyczne władze zablokowały główną drogę krajową I 1 (biegnącą przez wioskę). Mieszkańcom nie pozwala się na opuszczenie wioski, a także nikt z zewnątrz nie może przybyć do niej. Władze usiłują odciąć wszelkie kontakty, aby odizolować wydarzenie. Trudno przewidzieć, co może wydarzyć się teraz. Jedno jest pewne, jeśli nikt nie podejmie jakiejś interwencji lub nie zabierze głosu na temat tych wydarzeń, to przemoc władz wobec niewinnych i bezbronnych ludzi będzie dalej trwała.
Simon Thoi Hoang, SVD, http://vietcatholic.net/News/Html/71166.htm
http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1610&id_r=&rodzaj=
Po całonocnym zmaganiu się z wielką liczbą milicjantów i lokalnych władz kobiety i dzieci były wyczerpane. Wiele osób odniosło rany. Dwóch nastolatków, którzy usiłowali bronić swych matek przed milicją, zostało aresztowanych, a następnie zwolnionych. Władze wykorzystują swą siłę do pacyfikowania niewinnych parafian. Używają armatek wodnych, pałek elektrycznych oraz fizycznej przemocy, aby zmusić do milczenia ludzi pozbawionych prawa do wyrażania swej opinii.
Wczesnym rankiem, w poniedziałek 14 września 2009, na placu pojawili się w wielkiej liczbie milicjanci, a wojskowe wozy bojowe i maszyny budowlane otoczyły parafię. Autostrada I 1 została zablokowana. Milicjanci są w pełnym rynsztunku i gotowi do przeciwdziałania jakiejkolwiek akcji ze strony parafian. Uniemożliwiają mieszkańcom wioski swobodne poruszanie się w niej.
Pod osłoną oddziałów milicji rozpoczęto budowę muru wokół szkoły, aby skonfiskować tę własność kościelną. Parafianie mogą jedynie bezsilnie przyglądać się temu.
Wszyscy się zastanawiają, co się zdarzy w następnych dniach. Kto może stać się głosem dla tych ludzi, których pozbawiono głosu, którzy – choć z poczuciem bezsilności – przyglądają się jak własność ich kościoła, dziedzictwo pochodzące od przodków jest w tej chwili zagrabiana przez komunistyczny reżim? Co więcej możemy uczynić na rzecz tych pozbawionych głosu ludzi oprócz modlitwy za nich? Jak możemy udzielić im głosu? Drugi dzień kończy się zmęczeniem, upokorzeniem i brakiem nadziei.
Niedziela, 13 września 2009
O godz. 8.00 (miejscowego czasu), kiedy dzieci, siostry zakonne, katecheci i rodzice z księdzem Pawłem Ngo Thanh Son, proboszczem katolickiej parafii Loan Ly, (diecezja Hue, w środkowej części Wietnamu) zgromadzili się, aby rozpocząć nauczanie religijne w szkole niedzielnej.
Na miejsce przybyli przedstawiciele miejscowych komunistycznych władz i oddziały milicji, które siłą zmusiły dzieci do opuszczenia budynku szkoły, zamknęły wszystkie drzwi i usiłowały przejąć własność kościelną.
Pod przewodnictwem ks. Pawła Ngo dzieci rozpoczęły swój pierwszy dzień w szkole niedzielnej na placu przed szkołą. Z pomocą sióstr zakonnych i katechetów dzieci uczestniczyły w katechezie modląc się, śpiewając i tańcząc. Gdy uczniowie mieli zajęcia katechetyczne, lokalne władze i milicjanci otaczali ich i przy pomocy kamer i aparatów fotograficznych utrwalali wszystko, obserwując bieg wydarzeń i czekając na pretekst do podjęcia kolejnych represji.
Po lekcji katechezy uczniowie zaintonowali tradycyjną ludową pieśń znaną wszystkim bardzo dobrze: „Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn.” (Ten dom jest naszym domem, naszym dziedzictwem. Nasi praojcowie i nasze matki zbudowali go dla nas. Powinniśmy go chronić z całego serca).
Przeczuwając, co może się dalej wydarzyć, ks. Paweł Ngo zakończył zajęcia szkoły niedzielnej i rozesłał dzieci do domów, podczas gdy milicja i lokalne władze przyglądały się temu. Ksiądz miał nadzieję, że sprawy znajdą pokojowe zakończenie.
Na tym jednak się nie zakończyło. Lokalne władze mając do dyspozycji wozy bojowe i ciężki sprzęt budowlany usiłowały zagarnąć własność kościelną. Około godz. 1.00 w nocy (poniedziałek, 14.09.) rozpoczęto odgradzać budynek szkolny murem. Parafianie zauważyli to i uderzono w dzwony. Wszystkie kobiety i dzieci w środku nocy zgromadzili się przy szkole i usiłowali zapobiec konfiskacie szkoły. W ten sposób rozpoczęły się działania siłowe. W ich rezultacie wiele kobiet i dzieci doznało zranień. Parafianie rozebrali ogrodzenie wzniesione z inicjatywy władz przez milicjantów. Utarczki słowne, fizyczne przepychanki, akty milicyjnej przemocy trwały całą noc. Parafianie stawiali opór z gołymi rękami.
Kiedy nastał poniedziałkowy poranek lokalne władze sprowadziły nowe posiłki milicji, aby spacyfikować bezbronnych parafian. Komunistyczne władze zablokowały główną drogę krajową I 1 (biegnącą przez wioskę). Mieszkańcom nie pozwala się na opuszczenie wioski, a także nikt z zewnątrz nie może przybyć do niej. Władze usiłują odciąć wszelkie kontakty, aby odizolować wydarzenie. Trudno przewidzieć, co może wydarzyć się teraz. Jedno jest pewne, jeśli nikt nie podejmie jakiejś interwencji lub nie zabierze głosu na temat tych wydarzeń, to przemoc władz wobec niewinnych i bezbronnych ludzi będzie dalej trwała.
Simon Thoi Hoang, SVD, http://vietcatholic.net/News/Html/71166.htm
http://www.katolik.pl/index1.php?st=news&id=1610&id_r=&rodzaj=
Vietnam's War on Religion
Michael Benge
17:00 16/09/2009
FrontPageMagazine September 16, 2009 - The United States’ decision not to put Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion flies in the face of absurdity given that repressive country’s ongoing war on religion. Religious repression appears to have actually increased since Vietnam was taken off the CPC list.
The Washington Times' August 7 article “Zen master at center of row” exposes but one more example of Vietnam’s war on religion, this time against the disciples of famous Zen master Thich Nhat Hanh: “The monks and nuns at Bat Nha monastery in Vietnam’s Central Highlands have been quietly meditating and studying the teachings of the 82-year-old Vietnamese sage who is perhaps the world's best-known living Buddhist after Tibet's Dalai Lama.”
Rather than roll out mainline military units as in the past, the Vietnamese communists changed tactics and used gangs of plain clothes police and hired thugs - a parastatal army - armed with sledgehammers, axes, iron bars and other weapons to attack the monastery. They smashed windows, damaged buildings and threatened the monks and nuns. By using this mix of plain clothes police and hired thugs, Hanoi feels it has plausible deniability by claiming that the attack was caused by inter-factional fighting within the Buddhist Church, and in other cases “citizen anger toward inhabitants.”
Many believe that the real reason for the attack was because of Nhat Hanh's call on President Nguyen Minh Triet for Vietnam to abolish government control of religion. Others say that the attack may have been predicated on pressure from China on Hanoi for Nhat Hanh's praise for the Dalai Lama.
This kind of an attack is not an isolated incident and is being indiscriminately used against Protestants, Catholics and other Buddhist sects as well. A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men while 30 uniformed police officers stood idly by and watched. Fr Peter Nguyen The Binh was beaten by a similar gang of armed men and thrown from a second story window while visiting Fr Nguyen in the hospital.
Similar attacks against Montagnard Protestants have been reported in the Central Highlands. For example, on August 21, 2009, Vietnamese communist security police went to the homes of Protestant Christian pastors Phan Nay (DOB 1977), Vong Kpa (DOB 1969) and Hnoi Ksor (DOB 1982) of Ploi Ksing A village, Xa ia Piar commune, Huyen ayun Pa district, Gia Lai province and severely kicked and beat them with batons in front of their families and villagers. Afterwards, their relatives tried taking them to the hospital but were prevented from doing so by the police. According to more recent reports, they are still in severe pain and have difficult eating and keeping food down. The police accused them of conducting illegal House Church services not authorized by the “Potempkin” Hoi Thanh Tin Lanh Vietnam communist government controlled church for Montagnards in Plieku city.
In Vietnam, communism is a political religion and the communist party views any organized religion as a direct threat to national security and their authoritarian control of the Vietnamese people. In Vietnam’s 2008 Internal ‘Training Manual for the Task Concerning the Protestant Religion,’ designed for the Central Bureau of Religious Affairs’ (CBRA) special police, whose responsibilities include the monitoring and control of religion and churches, it states “official thinking still connects religion with schemes of “enemy forces which hope to destroy the precious revolution of our people.”
By 2007, the communist government held over 3,000 training courses and 10,000 workshops throughout the country for the political management of religion. US Ambassador Michael Michalak and the State Department commended the Vietnamese government for doing so. In the 2007-2008 training cycle, 21,811 more of CBRA’s religious police were trained to “manage religion.”
On August 11, Compass Direct News reported that four police officers and two officials from the CBRA interrupted a Sunday House Church worship service in Tran Phu Commune, Hanoi, and one officer told the members that if he found them meeting next Sunday, "I will kill you like I'd kill a dog." Ironically, the pastor had twice tried to register the House Church with the government.
Over 150 Montagnard House Church Pastors are languishing in prisons in Vietnam. In April 2008, Pastor H’Bat Puih, mother of four, was sent to Pleiku’s T-20 prison and hasn't been heard of since.
The price of registering churches means surrendering religious freedom to the communist party. The church must submit to the CBRA a list of the names and addresses of members, and only those approved by the CBRA can attend services. All sermons must be approved in advance by the CBRA, and all sermons, including those of minorities, must be given in Vietnamese. Pastors and priests can neither deviate from the approved sermon nor proselytize, and the CBRA religious police “manage” all church activities.
This wrath of the communist regime also includes the destruction of church property. For example, not only is the Unified Buddhist Church of Vietnam outlawed but its property was seized and buildings destroyed; the first Montagnard Christian Church, considered as a sacred historical site in Buonmathuot city, was recently demolished; the Catholic nunciature in Hanoi was destroyed as was the Redemptorist Monastery in Nha Trang. The nuns of the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city - were removed from their 170 year old convent and the buildings destroyed. The monastery of the order of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) in Long Xuyen were demolished, as was the monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long province.
Ambassador to Vietnam Michael Michalak recently stated, “The US has no interest in putting Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion.” He has often praised Vietnam regarding their supposed record of improving religious freedom, and also said, “…the US Department of State stated that there was not enough evidence to put Vietnam back on the list.” US policy toward Vietnam seems to have reverted to “see no evil, speak no evil, and hear no evil” when it comes to religious persecution. This is the same communist regime that murdered over a million of their own people after its takeover of South Viet Nam in 1975.
This carryover Bush policy of engagement with Vietnam regarding religious freedom has been a dismal failure, and in fact, the U.S. inaction is seen by the communists as tacit approval of their policies. President Obama has promised change, now the question is, does he have the courage to change President Bush’s failed policy of worshiping at the alter of trade by holding Vietnam’s feet to the fire and placing that repressive regime back on the CPC list?
(Michael Benge spent 11 years in Vietnam as a Foreign Service Officer, including five years as a Prisoner of war-- 1968-73 and is a student of South East Asian Politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.)
(Source: http://frontpagemag.com/readArticle.aspx?ARTID=36282)
The Washington Times' August 7 article “Zen master at center of row” exposes but one more example of Vietnam’s war on religion, this time against the disciples of famous Zen master Thich Nhat Hanh: “The monks and nuns at Bat Nha monastery in Vietnam’s Central Highlands have been quietly meditating and studying the teachings of the 82-year-old Vietnamese sage who is perhaps the world's best-known living Buddhist after Tibet's Dalai Lama.”
Rather than roll out mainline military units as in the past, the Vietnamese communists changed tactics and used gangs of plain clothes police and hired thugs - a parastatal army - armed with sledgehammers, axes, iron bars and other weapons to attack the monastery. They smashed windows, damaged buildings and threatened the monks and nuns. By using this mix of plain clothes police and hired thugs, Hanoi feels it has plausible deniability by claiming that the attack was caused by inter-factional fighting within the Buddhist Church, and in other cases “citizen anger toward inhabitants.”
Many believe that the real reason for the attack was because of Nhat Hanh's call on President Nguyen Minh Triet for Vietnam to abolish government control of religion. Others say that the attack may have been predicated on pressure from China on Hanoi for Nhat Hanh's praise for the Dalai Lama.
This kind of an attack is not an isolated incident and is being indiscriminately used against Protestants, Catholics and other Buddhist sects as well. A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men while 30 uniformed police officers stood idly by and watched. Fr Peter Nguyen The Binh was beaten by a similar gang of armed men and thrown from a second story window while visiting Fr Nguyen in the hospital.
Similar attacks against Montagnard Protestants have been reported in the Central Highlands. For example, on August 21, 2009, Vietnamese communist security police went to the homes of Protestant Christian pastors Phan Nay (DOB 1977), Vong Kpa (DOB 1969) and Hnoi Ksor (DOB 1982) of Ploi Ksing A village, Xa ia Piar commune, Huyen ayun Pa district, Gia Lai province and severely kicked and beat them with batons in front of their families and villagers. Afterwards, their relatives tried taking them to the hospital but were prevented from doing so by the police. According to more recent reports, they are still in severe pain and have difficult eating and keeping food down. The police accused them of conducting illegal House Church services not authorized by the “Potempkin” Hoi Thanh Tin Lanh Vietnam communist government controlled church for Montagnards in Plieku city.
In Vietnam, communism is a political religion and the communist party views any organized religion as a direct threat to national security and their authoritarian control of the Vietnamese people. In Vietnam’s 2008 Internal ‘Training Manual for the Task Concerning the Protestant Religion,’ designed for the Central Bureau of Religious Affairs’ (CBRA) special police, whose responsibilities include the monitoring and control of religion and churches, it states “official thinking still connects religion with schemes of “enemy forces which hope to destroy the precious revolution of our people.”
By 2007, the communist government held over 3,000 training courses and 10,000 workshops throughout the country for the political management of religion. US Ambassador Michael Michalak and the State Department commended the Vietnamese government for doing so. In the 2007-2008 training cycle, 21,811 more of CBRA’s religious police were trained to “manage religion.”
On August 11, Compass Direct News reported that four police officers and two officials from the CBRA interrupted a Sunday House Church worship service in Tran Phu Commune, Hanoi, and one officer told the members that if he found them meeting next Sunday, "I will kill you like I'd kill a dog." Ironically, the pastor had twice tried to register the House Church with the government.
Over 150 Montagnard House Church Pastors are languishing in prisons in Vietnam. In April 2008, Pastor H’Bat Puih, mother of four, was sent to Pleiku’s T-20 prison and hasn't been heard of since.
The price of registering churches means surrendering religious freedom to the communist party. The church must submit to the CBRA a list of the names and addresses of members, and only those approved by the CBRA can attend services. All sermons must be approved in advance by the CBRA, and all sermons, including those of minorities, must be given in Vietnamese. Pastors and priests can neither deviate from the approved sermon nor proselytize, and the CBRA religious police “manage” all church activities.
This wrath of the communist regime also includes the destruction of church property. For example, not only is the Unified Buddhist Church of Vietnam outlawed but its property was seized and buildings destroyed; the first Montagnard Christian Church, considered as a sacred historical site in Buonmathuot city, was recently demolished; the Catholic nunciature in Hanoi was destroyed as was the Redemptorist Monastery in Nha Trang. The nuns of the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city - were removed from their 170 year old convent and the buildings destroyed. The monastery of the order of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) in Long Xuyen were demolished, as was the monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long province.
Ambassador to Vietnam Michael Michalak recently stated, “The US has no interest in putting Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion.” He has often praised Vietnam regarding their supposed record of improving religious freedom, and also said, “…the US Department of State stated that there was not enough evidence to put Vietnam back on the list.” US policy toward Vietnam seems to have reverted to “see no evil, speak no evil, and hear no evil” when it comes to religious persecution. This is the same communist regime that murdered over a million of their own people after its takeover of South Viet Nam in 1975.
This carryover Bush policy of engagement with Vietnam regarding religious freedom has been a dismal failure, and in fact, the U.S. inaction is seen by the communists as tacit approval of their policies. President Obama has promised change, now the question is, does he have the courage to change President Bush’s failed policy of worshiping at the alter of trade by holding Vietnam’s feet to the fire and placing that repressive regime back on the CPC list?
(Michael Benge spent 11 years in Vietnam as a Foreign Service Officer, including five years as a Prisoner of war-- 1968-73 and is a student of South East Asian Politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.)
(Source: http://frontpagemag.com/readArticle.aspx?ARTID=36282)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đồng Đinh - Ngày Hội Tụ
LM. Phêrô Hồng Phúc
08:41 16/09/2009
ĐỒNG ĐINH – NGÀY HỘI TỤ
15/09/2009, Đồng Đinh vẫn êm đềm bên dòng sông Hoàng Long hiền lành uốn khúc. Thấm thoát thế mà đã năm thứ ba rồi, kể từ ngày tượngMẹ Sầu Bi tang thương và tang tóc nữa, vì hồi ấy Mẹ Sầu Bi chỉ còn là một khối bê-tông giữa những “vòng hoa phúng viếng” thật đau xót. Nhưng hôm nay, ai đó đã treo một vòng nguyệt quế lên tượng Mẹ – một hình ảnh tương phản nhưng thật tuyệt vời vì Mẹ Sầu Bi lại đeo vòng nguyệt quế ! khiến cho mọi người nghĩ đến tên mới “Đức Mẹ Từ Bi Đồng Đinh” Đó cũng là tên trong Thiệp của Cha quản xứ Đồng Đinh mời các Linh mục, tu sĩ và cộng đoàn về hiệp dâng Thánh lễ do Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng chú sự.
Vẫn hàng trăm thuyền nan các loại quy tụ về bên Mẹ, năm nay đặc biệt hơn có thêm mấy tầu thuyền cực lớn chở quý khách từ xa về dự. Vẫn con số khoảng ba hay bốn ngàn giáo dân tham dự, tất cả đều trên triền sông yên tĩnh và thơ mộng. Cái đặc biệt là năm thứ ba này do Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Mấy anh em Linh mục chúng tôi nói vui với nhau: Thật là ý nghĩa vì năm đầu do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ “Tang” cho Đức Mẹ, còn năm nay Đức cha mới dâng lễ “Mãn tang” cho Đức Mẹ. Hình ảnh tượng Đức Mẹ đeo vòng nguyệt quế lại trở về với chúng tôi trong ý nghĩa trên.
Thánh lễ được cha quản xứ dẫn nhập với dòng lịch sử kể về Đồng Đinh thuở đầu dựng cây Thánh giá gỗ giữa Núi Gò để chận đứng bệnh dịch lan tràn khắp vùng. Sau 50 năm Thánh giá gỗ được thay thế bằng Thánh giá Xi-măng (ngày nay đang trở nên quá nhỏ, cần được thay thế bằng Thánh giá to hơn) Từ khi tượng Mẹ Sầu Bi được đặt về đây và sau sự kiện tang thương của tượng Mẹ đến nay, đã có hàng trăm ngàn lượt người về kính viếng, Đồng Đinh đã thực sự trở thành trung tâm hành hương của Giáo phận Phát Diệm.
Trong Thánh lễ Đức tân Giám mục hướng cộng đoàn Dân Chúa tới hình ảnh của Đức Mẹ Sầu Bi đứng vững dưới chân Thánh Giá để cảm thông với Con Mẹ và nhất là để HIỆP THÔNG cùng toàn thể thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Ngài cũng khuyên mỗi người biết học nơi Mẹ sự phó thác, hiến dâng những khổ đau cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài cầu chúc cho mỗi người nhận được từ nơi Mẹ sức mạnh, sự bình an qua mọi nỗi đau khổ và nhận ra lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa qua chính những đau khổ ấy.
Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan của dòng người xuôi thuyền ra về, mang theo tâm tình tạ ơn và hiệp thông ngày càng rộng xa trong Thập Giá Đức Giêsu Kitô, trong hình ảnh của Đức Mẹ Sầu bi và thực tế nữa là trong hình ảnh của Đức Mẹ Từ Bi Đồng Đinh.
Hẹn gặp lại Đồng Đinh trong thánh lễ hành hương hàng năm của Giáo phận Phát Diệm, của những hình ảnh được đổi mới từ Sầu Bi tang thương sang Từ Bi yêu thương, từ vòng hoa phúng viếng sang vòng nguyệt quế hân hoan.
Đẹp sao Đức Mẹ Đồng Đinh
Núi Gò tượng Mẹ bóng hình trên sông.
Đêm đen nhường bước hừng đông,
Con về bên Mẹ NGÀY HỒNG yêu thương.
ĐỒNG ĐINH HẸN GẶP HÀNH HƯƠNG !
15/09/2009, Đồng Đinh vẫn êm đềm bên dòng sông Hoàng Long hiền lành uốn khúc. Thấm thoát thế mà đã năm thứ ba rồi, kể từ ngày tượngMẹ Sầu Bi tang thương và tang tóc nữa, vì hồi ấy Mẹ Sầu Bi chỉ còn là một khối bê-tông giữa những “vòng hoa phúng viếng” thật đau xót. Nhưng hôm nay, ai đó đã treo một vòng nguyệt quế lên tượng Mẹ – một hình ảnh tương phản nhưng thật tuyệt vời vì Mẹ Sầu Bi lại đeo vòng nguyệt quế ! khiến cho mọi người nghĩ đến tên mới “Đức Mẹ Từ Bi Đồng Đinh” Đó cũng là tên trong Thiệp của Cha quản xứ Đồng Đinh mời các Linh mục, tu sĩ và cộng đoàn về hiệp dâng Thánh lễ do Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng chú sự.
Vẫn hàng trăm thuyền nan các loại quy tụ về bên Mẹ, năm nay đặc biệt hơn có thêm mấy tầu thuyền cực lớn chở quý khách từ xa về dự. Vẫn con số khoảng ba hay bốn ngàn giáo dân tham dự, tất cả đều trên triền sông yên tĩnh và thơ mộng. Cái đặc biệt là năm thứ ba này do Đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Mấy anh em Linh mục chúng tôi nói vui với nhau: Thật là ý nghĩa vì năm đầu do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh dâng lễ “Tang” cho Đức Mẹ, còn năm nay Đức cha mới dâng lễ “Mãn tang” cho Đức Mẹ. Hình ảnh tượng Đức Mẹ đeo vòng nguyệt quế lại trở về với chúng tôi trong ý nghĩa trên.
Thánh lễ được cha quản xứ dẫn nhập với dòng lịch sử kể về Đồng Đinh thuở đầu dựng cây Thánh giá gỗ giữa Núi Gò để chận đứng bệnh dịch lan tràn khắp vùng. Sau 50 năm Thánh giá gỗ được thay thế bằng Thánh giá Xi-măng (ngày nay đang trở nên quá nhỏ, cần được thay thế bằng Thánh giá to hơn) Từ khi tượng Mẹ Sầu Bi được đặt về đây và sau sự kiện tang thương của tượng Mẹ đến nay, đã có hàng trăm ngàn lượt người về kính viếng, Đồng Đinh đã thực sự trở thành trung tâm hành hương của Giáo phận Phát Diệm.
Trong Thánh lễ Đức tân Giám mục hướng cộng đoàn Dân Chúa tới hình ảnh của Đức Mẹ Sầu Bi đứng vững dưới chân Thánh Giá để cảm thông với Con Mẹ và nhất là để HIỆP THÔNG cùng toàn thể thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô. Ngài cũng khuyên mỗi người biết học nơi Mẹ sự phó thác, hiến dâng những khổ đau cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài cầu chúc cho mỗi người nhận được từ nơi Mẹ sức mạnh, sự bình an qua mọi nỗi đau khổ và nhận ra lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa qua chính những đau khổ ấy.
Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan của dòng người xuôi thuyền ra về, mang theo tâm tình tạ ơn và hiệp thông ngày càng rộng xa trong Thập Giá Đức Giêsu Kitô, trong hình ảnh của Đức Mẹ Sầu bi và thực tế nữa là trong hình ảnh của Đức Mẹ Từ Bi Đồng Đinh.
Hẹn gặp lại Đồng Đinh trong thánh lễ hành hương hàng năm của Giáo phận Phát Diệm, của những hình ảnh được đổi mới từ Sầu Bi tang thương sang Từ Bi yêu thương, từ vòng hoa phúng viếng sang vòng nguyệt quế hân hoan.
Đẹp sao Đức Mẹ Đồng Đinh
Núi Gò tượng Mẹ bóng hình trên sông.
Đêm đen nhường bước hừng đông,
Con về bên Mẹ NGÀY HỒNG yêu thương.
ĐỒNG ĐINH HẸN GẶP HÀNH HƯƠNG !
ĐC Thái Bình đến thăm và tặng quà cho bệnh nhân phong Văn Môn
Trường Giang
10:20 16/09/2009
THÁI BÌNH - Sáng ngày 16/9/2009, Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Thái Bình đến thăm bệnh nhân, tặng một ngàn phần quà và dâng thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân, tại nhà thờ Giáp Tây – bệnh viện phong Văn Môn. Đây là cử chỉ yêu thương, lòng nhân ái của vị chủ chăn đối với những người kém may mắn trong sứ vụ mới của ngài.
Xem hình ảnh
Tại phòng khách của bệnh viện, Đức cha Thái Bình, cha Giuse Mai Trần Huynh - quản nhiệm giáo họ Đông Thọ, và quý cha trong giáo hạt Kiến Xương được ban Giám đốc bệnh viện tiếp đón hết sức vui vẻ, cởi mở. Ông Giám đốc Bùi Huy Thiện trao đổi nhiều vấn đề, ông Thiện đề xuất xin Đức cha một linh mục về coi sóc giáo họ Đông Thọ, để các bệnh nhân nơi đây được an tâm phần linh hồn…
8h30 Đức cha và đoàn đồng tế tiến ra nhà thờ Giáp Tây. Điều đặc biệt trong bệnh viện này là sự hiện diện của giáo họ Đông Thọ, thuộc xứ Thái Sa, nhưng có hai nhà thờ được gọi là Giáp Đông và Giáp Tây. Ngôi nhà thờ tuy nhỏ bé, nhưng rất chắc chắn nằm ngay trung tâm khu nội trú của bệnh viện; một địa điểm rất gần gũi và tiện lợi cho bệnh nhân đến viếng Chúa hay cầu nguyện bất cứ lúc nào. Đoàn rước hôm nay thật hoành tráng, khởi đi từ tòa nhà trung tâm của bệnh viện, có đội trống xứ Trại Gạo, đội kèn xứ Trà Vy, và nhiều thành phần dân Chúa các xứ họ lân cận, cũng như các bệnh nhân của bệnh viện không phân biệt lương giáo, đều chung bước tiến lên thánh đường. Những bệnh nhân nặng, đi lại khó khăn thì ngồi chờ sẵn tại hai bên nhà thờ đón chào đoàn đồng tế.
Trước khi cử hành thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn và hơn sáu trăm bệnh nhân nơi đây dâng hoa chúc mừng Đức cha. Ca đoàn giáo xứ Thái Sa cùng cử lên bài ca nhập lễ tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân Chúa ban xuống cho đoàn chiên Văn Môn hôm nay. Mở đầu thánh lễ Đức cha ngỏ lời rằng ngài tới đây trước tiên là chào thăm, sau đó là cầu nguyện cách đặc biệt cho anh chị em Văn Môn. Ngài đến đây với tâm tình con cái Chúa, là anh chị em ruột thịt trong một gia đình có một Cha duy nhất; ngài không mang theo gì ngoài Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh trên Thánh Giá, đó là quà tặng quý giá nhất mà vị chủ chăn trao cho cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ long trọng này.
Trong bài giảng Đức cha chia sẻ hai ý chính, và như hai lời cầu nguyện cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa. Lời cầu nguyện thứ nhất như một lời tri ân, cảm tạ gửi tới cha xứ, quý cha, quý thày và tất cả những người đang phục vụ tại bệnh viện Văn Môn, cách đặc biệt gửi tới ban Giám đốc và các nhân viên của bệnh viện. Lời thứ hai xin mượn tâm tình của Mẹ Maria Sầu Bi mà Giáo Hội mừng kính hôm nay, để nói lời tri ân, cảm tạ tất cả anh chị em bệnh nhân trong viện phong Văn Môn, cũng như các bệnh nhân trên toàn thế giới; vì mỗi bệnh nhân khi ốm đau là họ cộng tác, kết hợp với Chúa Ki-tô trên Thánh Giá để đền thay tội lỗi cho cả nhân loại.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha cùng với cha quản nhiệm Giuse Huynh trao quà cho các bệnh nhân. Trao quà theo phương thức quay số, phần nào tạo cho bệnh nhân sự vui vẻ, hào hứng, quên đi những mặc cảm, những cơn đau của bệnh tật. Những cánh tay gầy guộc của bệnh nhân giơ lên nhận quà, người thì còn hai ngón, người ba ngón, người thì không còn ngón nào; nhưng từ cụ già đến những em bé đều toát lên một niềm vui rạng rỡ thể hiện trên khuôn mặt đáng yêu là dường nào! Có bệnh nhân nhận được quần áo, có bệnh nhận được đồng hồ treo tường, một bệnh nhân nhận giải độc đắc là chiếc xe đạp mini.
Ước mong làm sao trong cuộc sống có nhiều người hiểu và cảm thông được những đau đớn, mặc cảm trong tâm hồn, và những mất mát nơi thân xác của mỗi bệnh nhân. Một điều quan trọng hơn nữa, làm sao mỗi người đều ý thức được ốm đau bệnh tật không phải là do đương sự gây nên, họ là những nạn nhân, chịu hậu quả tội lỗi của nhân loại, của nghèo đói thiếu phương tiện chữa trị, của sự ích kỷ, vô lương tâm nơi những người khác.
Xem hình ảnh
Tại phòng khách của bệnh viện, Đức cha Thái Bình, cha Giuse Mai Trần Huynh - quản nhiệm giáo họ Đông Thọ, và quý cha trong giáo hạt Kiến Xương được ban Giám đốc bệnh viện tiếp đón hết sức vui vẻ, cởi mở. Ông Giám đốc Bùi Huy Thiện trao đổi nhiều vấn đề, ông Thiện đề xuất xin Đức cha một linh mục về coi sóc giáo họ Đông Thọ, để các bệnh nhân nơi đây được an tâm phần linh hồn…
8h30 Đức cha và đoàn đồng tế tiến ra nhà thờ Giáp Tây. Điều đặc biệt trong bệnh viện này là sự hiện diện của giáo họ Đông Thọ, thuộc xứ Thái Sa, nhưng có hai nhà thờ được gọi là Giáp Đông và Giáp Tây. Ngôi nhà thờ tuy nhỏ bé, nhưng rất chắc chắn nằm ngay trung tâm khu nội trú của bệnh viện; một địa điểm rất gần gũi và tiện lợi cho bệnh nhân đến viếng Chúa hay cầu nguyện bất cứ lúc nào. Đoàn rước hôm nay thật hoành tráng, khởi đi từ tòa nhà trung tâm của bệnh viện, có đội trống xứ Trại Gạo, đội kèn xứ Trà Vy, và nhiều thành phần dân Chúa các xứ họ lân cận, cũng như các bệnh nhân của bệnh viện không phân biệt lương giáo, đều chung bước tiến lên thánh đường. Những bệnh nhân nặng, đi lại khó khăn thì ngồi chờ sẵn tại hai bên nhà thờ đón chào đoàn đồng tế.
Trước khi cử hành thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn và hơn sáu trăm bệnh nhân nơi đây dâng hoa chúc mừng Đức cha. Ca đoàn giáo xứ Thái Sa cùng cử lên bài ca nhập lễ tạ ơn Thiên Chúa về những hồng ân Chúa ban xuống cho đoàn chiên Văn Môn hôm nay. Mở đầu thánh lễ Đức cha ngỏ lời rằng ngài tới đây trước tiên là chào thăm, sau đó là cầu nguyện cách đặc biệt cho anh chị em Văn Môn. Ngài đến đây với tâm tình con cái Chúa, là anh chị em ruột thịt trong một gia đình có một Cha duy nhất; ngài không mang theo gì ngoài Đức Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh trên Thánh Giá, đó là quà tặng quý giá nhất mà vị chủ chăn trao cho cộng đoàn hiện diện trong thánh lễ long trọng này.
Trong bài giảng Đức cha chia sẻ hai ý chính, và như hai lời cầu nguyện cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa. Lời cầu nguyện thứ nhất như một lời tri ân, cảm tạ gửi tới cha xứ, quý cha, quý thày và tất cả những người đang phục vụ tại bệnh viện Văn Môn, cách đặc biệt gửi tới ban Giám đốc và các nhân viên của bệnh viện. Lời thứ hai xin mượn tâm tình của Mẹ Maria Sầu Bi mà Giáo Hội mừng kính hôm nay, để nói lời tri ân, cảm tạ tất cả anh chị em bệnh nhân trong viện phong Văn Môn, cũng như các bệnh nhân trên toàn thế giới; vì mỗi bệnh nhân khi ốm đau là họ cộng tác, kết hợp với Chúa Ki-tô trên Thánh Giá để đền thay tội lỗi cho cả nhân loại.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha cùng với cha quản nhiệm Giuse Huynh trao quà cho các bệnh nhân. Trao quà theo phương thức quay số, phần nào tạo cho bệnh nhân sự vui vẻ, hào hứng, quên đi những mặc cảm, những cơn đau của bệnh tật. Những cánh tay gầy guộc của bệnh nhân giơ lên nhận quà, người thì còn hai ngón, người ba ngón, người thì không còn ngón nào; nhưng từ cụ già đến những em bé đều toát lên một niềm vui rạng rỡ thể hiện trên khuôn mặt đáng yêu là dường nào! Có bệnh nhân nhận được quần áo, có bệnh nhận được đồng hồ treo tường, một bệnh nhân nhận giải độc đắc là chiếc xe đạp mini.
Ước mong làm sao trong cuộc sống có nhiều người hiểu và cảm thông được những đau đớn, mặc cảm trong tâm hồn, và những mất mát nơi thân xác của mỗi bệnh nhân. Một điều quan trọng hơn nữa, làm sao mỗi người đều ý thức được ốm đau bệnh tật không phải là do đương sự gây nên, họ là những nạn nhân, chịu hậu quả tội lỗi của nhân loại, của nghèo đói thiếu phương tiện chữa trị, của sự ích kỷ, vô lương tâm nơi những người khác.
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Bùi Chu, thuộc Giáo phận Xuân Lộc
Trần Văn Quỳ
10:28 16/09/2009
HỐ NAI - Giáo xứ Bùi Chu, Vào lúc 7 giờ sáng Ngày 16 Tháng 9 Năm 2009. Tại Thánh đường Giáo xứ Bùi Chu, cờ xí được trang hoàng treo bay phất phới, một băng rôn màu đỏ với hàng chữ: Chúc tụng đấng nhân danh Chuá mà đến. Các đoàn thể hội đoàn tề tựu đông đủ trước khuân viên chờ đón Đức Giám mục chánh Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh về ban phép Bí tích Thêm sức cho 296 em trong giáo xứ.
Xem hình ảnh
Từ sáng sớm, sau nhiều ngày mưa gió, ảnh hưởng cuả những cơn bão hằng năm ở nước ta, sáng nay bầu trời Bùi Chu trong xanh, nắng ấm như mang ngọn lưả thiêng cuả Chuá Thánh Thần xuống trên đầu mỗi em đón nhận Bí tích Thêm sức sáng nay.
Các em thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo xứ, cùng với Linh mục Giuse Đinh Nam Hưng Quản hạt Hạt Phú Thịnh và các cha phó đã đứng tại cổng chính cuả giáo xứ để chờ đón Đức cha cùng các cha trong giáo hạt về đồng tế trong buổi lễ trọng đại này.
Sau khi Đức cha và các linh mục trong giáo hạt được mời đến hội trường giáo xứ để chuẩn nhận các viên tân chức trong tân Ban mục vụ Hội đồng giáo xứ nhiêm kỳ mới 2009 – 2011. Ngài đã hân hoan đón nhận cùng chúc mừng tân ban mục vụ, cùng chúc cho mọi vị được hăng hái trong công tác phục vụ giáo xứ.
Sau buổi gặp mặt, Đức cha Đa Minh cùng với quý cha đã trở về nhà mục vụ chuẩn bị cho buổi lễ. Các em thiếu nhi trong mầu áo trắng với cà vạt đỏ, tay cầm băng vải đỏ dọc theo đường kiệu từ nhà mục vụ tới cuối nhà thờ, để đón tiếp đoàn đồng tế với phẩm phục đỏ tiến vào ngôi Thánh đường giáo xứ trong tiếng kèn trống cuả ban kèn đồng Giáo xứ Bùi Chu.
Gần 300 em thuộc Giáo Xứ Bùi Chu và Giáo họ Bùi Đệ, áo sơ mi trắng với cà vạt đỏ, ngồi hai hàng ghế chính giưã nhà thờ nghiêm trang chờ đón đoàn đồng tế do Đức cha chánh Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh chủ tế cùng với 23 cha gồm Cha Quản Hạt Phú Thịnh và các cha trong giáo hạt.
Nghi thức ban phép Bí tích Thêm sức đã được cử hành trang nghiêm, trong bầu không khí hân hoan cuả 296 em cùng cha mẹ và gia đình đỡ đầu cho các em.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ sáng nhưng để lại dấu ấn cho mọi người giáo dân Giáo xứ Bùi Chu được đón nhận vị chủ chăn kính mến đến với đoàn chiên trong những ngày lễ trọng đại.
Xem hình ảnh
Từ sáng sớm, sau nhiều ngày mưa gió, ảnh hưởng cuả những cơn bão hằng năm ở nước ta, sáng nay bầu trời Bùi Chu trong xanh, nắng ấm như mang ngọn lưả thiêng cuả Chuá Thánh Thần xuống trên đầu mỗi em đón nhận Bí tích Thêm sức sáng nay.
Các em thiếu nhi và các hội đoàn trong giáo xứ, cùng với Linh mục Giuse Đinh Nam Hưng Quản hạt Hạt Phú Thịnh và các cha phó đã đứng tại cổng chính cuả giáo xứ để chờ đón Đức cha cùng các cha trong giáo hạt về đồng tế trong buổi lễ trọng đại này.
Sau khi Đức cha và các linh mục trong giáo hạt được mời đến hội trường giáo xứ để chuẩn nhận các viên tân chức trong tân Ban mục vụ Hội đồng giáo xứ nhiêm kỳ mới 2009 – 2011. Ngài đã hân hoan đón nhận cùng chúc mừng tân ban mục vụ, cùng chúc cho mọi vị được hăng hái trong công tác phục vụ giáo xứ.
Sau buổi gặp mặt, Đức cha Đa Minh cùng với quý cha đã trở về nhà mục vụ chuẩn bị cho buổi lễ. Các em thiếu nhi trong mầu áo trắng với cà vạt đỏ, tay cầm băng vải đỏ dọc theo đường kiệu từ nhà mục vụ tới cuối nhà thờ, để đón tiếp đoàn đồng tế với phẩm phục đỏ tiến vào ngôi Thánh đường giáo xứ trong tiếng kèn trống cuả ban kèn đồng Giáo xứ Bùi Chu.
Gần 300 em thuộc Giáo Xứ Bùi Chu và Giáo họ Bùi Đệ, áo sơ mi trắng với cà vạt đỏ, ngồi hai hàng ghế chính giưã nhà thờ nghiêm trang chờ đón đoàn đồng tế do Đức cha chánh Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh chủ tế cùng với 23 cha gồm Cha Quản Hạt Phú Thịnh và các cha trong giáo hạt.
Nghi thức ban phép Bí tích Thêm sức đã được cử hành trang nghiêm, trong bầu không khí hân hoan cuả 296 em cùng cha mẹ và gia đình đỡ đầu cho các em.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 11 giờ sáng nhưng để lại dấu ấn cho mọi người giáo dân Giáo xứ Bùi Chu được đón nhận vị chủ chăn kính mến đến với đoàn chiên trong những ngày lễ trọng đại.
Kinh Xin Ơn với ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình
11:53 16/09/2009
Kinh Xin Ơn với ĐHY Nguyễn Văn Thuận
(Nhân ngày Lễ Giỗ 7 năm ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Xin Ơn với Ngài)
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần,
con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh
gương chứng tá anh dũng
của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù,
được Ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh,
dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria,
đã rèn luyện Ngài nên một chứng nhân sáng ngời
cho Hội Thánh và toàn thế giới,
về sự hiệp nhất và tha thứ,
cũng như về công lý và hòa bình.
Con người dễ thương mến
cùng với sứ vụ mục tử giám mục của Ngài
tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin,
nhiệt tâm của niềm hy vọng
và sức nồng ấm của đức ái.
giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo thánh ý Chúa,
xin Chúa ban cho con được ơn đang khẩn cầu,
với niềm hy vọng thấy Ngài
sớm được vinh hiển trên bàn thờ.
Amen.
Imprimatur
Vatican, 16.09.2007
+ Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký
Hội Đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa Bình.
Tất cả những ân huệ hay phép lạ nhận được qua lời cầu xin với Đức Hồng Y<
xin vui lòng gửi về Văn Phòng Cáo Thỉnh Viên qua địa chỉ
Hồi Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa Bình:
Pontifical Council for Justice anh Peace, Piazza San Calisto, 16 – 00120 Vatican City
(Nhân ngày Lễ Giỗ 7 năm ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Xin Ơn với Ngài)
Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần,
con cảm tạ Chúa vì đã ban cho Hội Thánh
gương chứng tá anh dũng
của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Kinh nghiệm khổ đau trong ngục tù,
được Ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh,
dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria,
đã rèn luyện Ngài nên một chứng nhân sáng ngời
cho Hội Thánh và toàn thế giới,
về sự hiệp nhất và tha thứ,
cũng như về công lý và hòa bình.
Con người dễ thương mến
cùng với sứ vụ mục tử giám mục của Ngài
tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng của đức tin,
nhiệt tâm của niềm hy vọng
và sức nồng ấm của đức ái.
giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài và theo thánh ý Chúa,
xin Chúa ban cho con được ơn đang khẩn cầu,
với niềm hy vọng thấy Ngài
sớm được vinh hiển trên bàn thờ.
Amen.
Imprimatur
Vatican, 16.09.2007
+ Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký
Hội Đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa Bình.
Tất cả những ân huệ hay phép lạ nhận được qua lời cầu xin với Đức Hồng Y<
xin vui lòng gửi về Văn Phòng Cáo Thỉnh Viên qua địa chỉ
Hồi Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa Bình:
Pontifical Council for Justice anh Peace, Piazza San Calisto, 16 – 00120 Vatican City
Hình ảnh Lễ Sắc Tộc tại Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu
Peter Khoa Phạm, Lý Hùng, Janelle Fabio
16:02 16/09/2009
Hình ảnh Lễ Sắc Tộc tại Giáo Xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu:
Xem hình ảnh của Janelle Fabio
Xem hình ảnh của Lý Hùng
Xem hình ảnh của Peter Khoa Phạm
Xem hình ảnh của Hoàng Đức
Xem hình ảnh của Janelle Fabio
Xem hình ảnh của Lý Hùng
Xem hình ảnh của Peter Khoa Phạm
Xem hình ảnh của Hoàng Đức
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giải quyết các rắc rối về nhà đất tôn giáo
Lữ Giang
10:54 16/09/2009
Ngày 4.9.2009, Bộ Xây Dựng đã gởi công văn số 1878/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát tình hình sử dụng nhà đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước vì đang có “những diễn biến phức tạp” và việc giải quyết của các địa phương “đang gặp nhiều khó khăn."
Bộ Xây Dựng cho biết từ ngày 8.12.2008 Bộ đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30.12.2008 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhưng các địa phương chưa thi hành. Bộ yêu cầu các địa phương phải gởi báo cáo về Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản trước ngày 15.9.2009. Có 23 tỉnh và thành phố phải báo cáo là Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bình Phước, Hậu Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Cà Mau.
CHỈ NHẮM VÀO CÔNG GIÁO
Tuy gọi là “rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo” , nhưng trong thực tế chỉ nhắm vào Công Giáo, vì hiện nay Nhà Nước đã “quốc doanh hoá” Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và một số giáo hội Tin Lành. Những tổ chức không gia nhập các tổ chức này đều bị coi là “phản động”, không được phép hoạt động.
Dĩ nhiên, các tổ chức tôn giáo quốc doanh (state-run) không có “tranh chấp” nào về nhà đất với chính quyền vì được đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc và chính quyền luôn cung ứng cho họ đầy đủ các phương tiện để có thể hoàn thành “sứ mạng tôn giáo vận” . Trường hợp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước, là một thí dụ điển hình nhất. Giáo hội này được chính quyền quản lý rất chặt chẽ và giúp đỡ tối đa nên đã đạt rất nhiều “thắng lợi vẽ vang”, chẳng hạn như:
Tài liệu thống kê được công bố trong hội nghị thường niên của Giáo Hội cho biết:
Số tự viện Phật Giáo hiện nay là: 14.303 ngôi tự viện, trong đó gồm 13.312 tự viện Bắc tông, 469 tự viện Nam tông nguyên thủy và Khmer, 142 tịnh xá khất sĩ, 95 tịnh thất và 185 niệm Phật đường.
Số tăng ni: 26.268 vị.
Số cơ sở đào tạo: Có ba Học Viện Phật Giáo (Sai Gòn, Huế và Hà Nội), một Trường Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, 30 trường cơ bản phật học, một Trường đào tạo đội ngũ giảng viên hoằng pháp. Ngoài ra, chính phủ cũng đã thành lập một Viện Nghiên Cứu Phật Học tại Sài Gòn và một phân viện tại Hà Nội.
Theo tài liệu thống kê của Ban Hướng Dẫn Phật Tử, cả nước cho biết hiện nay có gần 45 triệu tín đồ Quy y Tam Bảo, 839 đơn vị Gia đình Phật tử, 7568 Huynh Trưởng và 85.000 đoàn sinh.
Dĩ nhiên là những con số tuyên truyền này cần phải được xem lại, nhưng những dữ kiện trên cho thấy nhà cầm quyền đã giúp đỡ Phật Giáo Nhà Nước tối đa, đặc biệt là trên lãnh vực xây cất các cơ sở Phật Giáo mới. Một thí dụ cụ thể là nhà cầm quyền đã giúp Phật Giáo Nhà Nước xây cất và điều hành ba Học Viện Phật Giáo lớn để huấn luyện các tăng ni (cán bộ) Phật Giáo: Năm 1984 xây cất Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam lớn ở Phú Nhuận, Sài Gòn, sau đổi thành Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 1997, xây cất Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội lúc đầu được đặt tại chùa Quán Sứ. Ngày 24.12.2003, UBND Thành phố Hà Nội đã giao 106.515m2 đất thuộc lâm trường Sóc Sơn, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cho Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước xây dựng một Học Viện Phật Giáo Việt Nam mới.
Dưới thời Lý – Trần, Phật Giáo trở thành Đạo Nhà Nước, được ưu đãi tối đa: Một phần ba tài sản quốc gia trở thành tài sản của nhà chùa, người người lớp đi tu, các tăng ni được cấp Độ Diệp (chứng minh thư đi tu), được miễn mọi lao dịch, được cấp ruộng và nông nô để cày ruộng cho chùa, v.v. Sự ưu đãi ngày nay mà Nhà Nước dành cho Phật Giáo Nhà Nước cũng theo hình thức đó.
Về đạo Tin Lành: Tại miền Bắc có Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam gồm 32 Hội Thánh, nhưng bị coi là quốc doanh.
Tại miền Nam, ngày 23.12.2006, nhà cầm quyền Việt Nam đã chính thức cho Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm và Báp Tít Ân Điển được chính thức hoạt động. Được biết giáo hội này được thành lập năm 1929 và truyền vào Việt Nam năm 1962, hiện có 3 mục sư, 21 truyền đạo với 2.600 tín đồ và 4 chi hội cơ sở, sinh hoạt tại Sài Gòn và các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Các giáo phái khác đang gặp nhiều khó khăn vì không được công nhận. Họ thường bị coi là làm tình báo cho CIA. Tuy nhiên, tài liệu thống kê cho biết năm 1999 số tín hữu Tin Lành tại Việt Nam là 400.000 người, đã tăng lên tới 1.500.000 người năm 2008. Nhưng vì các Giáo Hội Tin Lành không có cơ cấu thống nhất nên việc nghiên cứu và tranh đầu có nhiều khó khăn.
Với một số sự kiện nói trên, chúng ta thấy hiện nay chỉ còn Giáo Hội Công Giáo là đứng ngoài “quốc doanh”, hoạt động độc lập nên mới có những “tranh chấp” về nhà đất với Nhà Nước mà thôi.
TÀI SẢN CẦN RÀ SOÁT
Trong cuộc phỏng vấn tại Paris ngày 16.7.2009, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có cho biết:
“Tòa thánh Vatican rất quan tâm đến hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội và của các Đại Chủng viện. Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận và 32 giám mục, trong số đó 29 vị đã đến Roma trong dịp này. Cộng đồng công giáo có 6,5 triệu tín hữu với 3.000 linh mục và 12.000 nữ tu trong tổng số dân 83 triệu”.
Được hỏi vê những khó khăn Giáo Hội nay, ĐGM Nhơn nói:
“Sau năm 1975, các tôn giáo đều bị mất đất đai và tài sản, cũng như các tổ chức điều hành các trường học, bệnh viện hay bệnh xá. Tất cả tài sản này đều bị Nhà nước – độc quyền về giáo dục và y tế – thu hồi. Tài sản bị tịch thu đã không được dùng vào công ích nhưng cho các cá nhân. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam đã nhận thức được điều này và có lẽ trong tương lai tình hình sẽ được cải thiện.
“Tình hình các Đại Chủng Viện cũng thế. Trước 1975, các giáo phận đều có chủng viện riêng, nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1975. Đến năm 1987 mới được mở lại hai Đại Chủng Viện: một ở Hà Nội cho các giáo phận miền Bắc và một ở Sài Gòn cho các giáo phận miền Nam. Chỉ tiêu cho mỗi giáo phận là từ 5 đến 7 chủng sinh cho một chu kỳ học 6 năm. Chỉ tiêu này do Nhà nước ấn định. Niên khóa 2009-2010 mỗi chủng viện được ấn định chỉ tiêu riêng của mình. Hiện nay chúng tôi có 7 chủng viện. Nhưng khó khăn vẫn còn đó, vì chính quyền cộng sản là vô thần, và chúng tôi không được tham gia vào lãnh vực truyền thông vốn do Nhà Nước kiểm soát”.
Tài liệu thống kê cho biết năm 1969, Giáo Hội Công Giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. Các cơ sở này đều bị tịch thu.
Nói chung, trong thời kỳ chủ trương xoá bỏ tôn giáo để “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, chính phủ đã tịch thu của Giáo Hội Công Giáo khoảng 2250 cơ sở. Đến thời kỳ đổi mới, trên đường tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, nhà nước bắt đầu trao trả lại một phần tài sản cho Giáo Hội Công Giáo.
1.- Những nhu cầu ưu tiên
Vì là một tổ chức có nhiệm vụ chính là rao giảng Tin Mừng, Giáo Hội Công Giáo đề nghị chính quyền ưu tiên trao trả lại cho Giáo Hội những cơ sở sau đây:
- Các cơ sở được dùng thực thiện các công tác bác ái và từ thiện để có thể phục vụ những người không may mắn.
- Các chủng viện để đào tạo linh mục.
- Các cơ sở giáo dục để Giáo Hội có thể góp phần vào việc nâng cao trí dục và đức dục của người dân.
Nói rằng chính phủ không trả thì không đúng. Chính quyền chỉ trả nhỏ giọt và thường không trả khi đang có áp lực. Chính quyền địa phương thường khắt khe hơn chính quyền trung ương, vì các địa phương thường nghĩ đến quyền lợi riêng tư hơn quyền lợi đất nước, cố chấp và không thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng khi các cuộc tranh đấu bùng nỗ.
a) Về các cơ sở bác ái và từ thiện: Tính đến năm 2004, nhờ chính quyền trả lại và tự kiến tạo thêm, Giáo Hội Việt Nam đã có 78 trạm xá hay bệnh viện, 75 trung tâm phòng chống HIV và ma túy, 38 trung tâm khuyết tật, cô nhi viện và viện dưỡng lão, 5 trung tâm giúp đỡ di dân và 30 nhà trọ cho sinh viên.
Ngày 2.7.2008, Ban Tôn Giáo Chính Phủ Ủy đã gởi công văn số 941/TGCP-CP cho phép Ban Bác Ái Xã Hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Caritas Việt Nam) hoạt động trở lại và cho Caritas Việt Nam được hoà nhập vào mạng Caritas Quốc Tế (Caritas Internationalis).
Tuy nhiên, nhiều nơi chính quyền địa phương vẫn còn viện những lý do rất vớ vẫn và khôi hài để tước đoạt tài sản của Giáo Hội. Sau đây là một vài thí dụ điển hình:
Tu Viện Dòng Thánh Phao Lồ trong tỉnh Vĩnh Long được thành lập từ năm 1871 và được các nữ tu sử dụng như một tu viện và một viện mồ côi. Tháng 9 năm 1977, chính quyền địa phương đã tịch thu tu viện này, đuổi các trẻ mồ côi đi, trong có những em tàn phế, viện lý do các nữ tu đã đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối chính phủ cách mạng. Nay chính quyền muốn xây khách sạn ở đó.
Trước 1975, khu bất động sản ở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu, Quận 3, Sài Gòn, của Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn được dùng làm trường dạy trẻ. UBND thành phố đã liệt ngôi trường này vào diện nhà vắng chủ rồi cho đập phá và xây lên một vũ trường với tên gọi VIP-CLUB. Trong thực tế đây là nơi kinh doanh mãi dâm, bị công an bắt quả tang nên phải đóng cửa. Nay thành phố đang cho đập phá để xây khách sạn, v.v.
b) Về các chủng viện: Trước đây mỗi giáo phận của Giáo Hội Công Giáo đều có chủng viện để huấn luyện những người làm linh mục. Nhưng khi nắm chính quyền, đảng CSVN đã ra lệnh đóng cửa các chủng viện này. Kể từ năm 1987, chính quyền mới cho hai Đại Chủng Viện hoạt động trở lại, nhưng hạn chế số chủng sinh. Hiện nay, Giao Hội có 6 đại chủng viện (Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Vinh, Nha Trang và Cần Thơ) đang hoạt động và được tuyển sinh tự do. Trong năm qua, chính quyền cũng đã trả lại ba chủng viện ở miền Bắc là Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá.
c) Vể các cơ sở giáo dục: Hiện nay, chính quyền chưa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục vì sợ ảnh hưởng của tôn giáo đối với giới trẻ. Các cơ sở giáo dục của các tôn giáo đã bị tịch thu. Nhưng đây là một sự lo sợ quá đáng. Trước năm 1975, chính quyền miền Nam đã cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục mà có sao đâu? Trái lại, ai cũng công nhận rằng các trường Công Giáo đã cung cấp một nền giáo dục rất tốt. Cứ cho mở trường Công Giáo đi, các cán bộ cao cấp sẽ đua nhau cho con cái mình vào học các trường này.
Về các cơ sở giáo dục, Giáo Hội Công Giáo có một định hướng mới thay vì đi đòi lại từng cơ sở cũ. Nhờ sự giúp đỡ của các giáo hội anh em, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ từ từ kiến tạo những cơ sở giáo dục tốt đẹp hơn.
Năm nay, chính quyền đã cho Trường Đại Học Dòng Tên Loyola Chicago (Loyola University of Chicago) của Công Giáo Mỹ được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Saigòn. Đây là trường đại học đầu tiên của Mỹ có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ tìm hiểu và giới thiệu khả năng hợp tác về giáo dục với các trường đại học và cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc nâng cao nền giáo dục quá thấp kém của Việt Nam lên.
d) Các trường hợp đặc biệt: Ngày 24.5.2008, trên đường đi Roma, khi ghé thăm nhà thờ St. Bonifatius, Herne, ở Đức, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nhấn mạnh: "Trọng tâm hiện nay của hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt".
Hiện nay, chính phủ đã trả lại sở đất 23 mẫu của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Hà Nội cũng sẽ được trả lại sau khi Việt Nam thiết lập bang giao với Vatican. Riêng trường hợp của Đại Chủng Viện PIO X gặp nhiều khó khăn vì chính quyền đã cho rất nhiều gia đình cán bộ và công nhân viên vào chiếm dụng làm chỗ ở. Giải tỏa những người chiếm ngụ này không phải là chuyện dễ dàng.
2.- Các cơ sở Công Giáo tại địa phương
Những tài sản của Công Giáo ở địa phương bị tước đoạt rất nhiều, kể cả những nơi thờ phượng. Chính quyền chỉ mới trả lại một số nhỏ. Ngoài những vụ đã bùng nổ lớn là vụ Toà Khâm Sứ, vụ Thái Hà và vụ Tam Tòa, sau đây là một số vụ khác đã bùng nổ ra trong thời gian gần đây:
- Phá hủy cơ sở thuộc nhà thờ Bình Lộc thuộc Giáo Phận Xuân Lộc; đập phá nhà thờ Sông Mao tại xã Hải Ninh, Bình Thuận; phá hủy Trường Mai Khôi ở xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên.
- Chiếm đoạt nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tọa lạc tại số 22 đường Trần Phú, Phường 3, ngay trong thị xã Bạc Liêu.
- Chiếm đoạt đất Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn tọa lạc tại Số 6 và 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận I, rộng 40.000m2 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
- Xí Nghiệp Khai Thác và Dịch Vụ Thủy Sản Khánh Hòa chiếm giữ Tu Viện Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang.
- Chiến đoạt đất đai của Đan viện Thiên An Huế để xây dựng Trung Tâm Vui Chơi Giải Trí Đồi Thiên An - Hồ Thủy Tiên.
- Cướp đất của Giáo Xứ Kế Sung, Huế.
- Ngang nhiên trưng dụng khu đất phía sau của Tòa Giám Mục Phan Thiết.
- Chiếm đất đai nhà thờ tại Giáo xứ Mỹ Dụ thuộc xã Hưng Châu, tỉnh Nghệ An.
- Lấy đất nhà thờ Kẻ Mui ở Hà Tĩnh cấp cho một số hộ, đặc biệt là hai gia đình ở sát ngay Cung Thánh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nơi tôn nghiêm.
- Chiếm đoạt nhà thờ Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa Ải Nam Quan có 4 cây số, rồi cấp cho một khu đất ở nơi hoang vắng không điện nước, không hệ thống thông tin và không có giáo dân.
Ngay tại thành phố Hà Nội, chính quyền đang chiếm đoạt các nơi thờ phụng sau đây: Nhà Thờ Thánh Đa Minh ở Quận Ba Đình (hiện dùng làm trạm canh gác Lăng Hồ Chí Minh); Nhà Nguyện Dòng Kín Ca-mê-lô ở đưòng Cát Linh; Nhà Nguyện Fatima ở Quân Hai Bà Trưng, v.v.
Chính phủ cũng có trả lại một số rất nhỏ cơ sở thờ phụng như nhà thờ Tam Đảo thuộc giáo phận Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1937 và bị tịch thu từ năm 1954.
Nhìn một cách tổng quát, hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 2.730 giáo xứ, trong đó có 1.186 giáo xứ không có nơi trú ngụ cho linh mục, vì chính quyền đã cướp mất nhà và đất.
ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thật ra, chính quyền trung ương không cần yêu cầu các chính quyền địa phương rà soát tình hình sử dụng nhà đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước, vì họ có bao giờ nói đúng sự thật đâu. Chính quyền chỉ cần yêu cần 26 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nộp danh sách các tài sản của Giáo Hội đã có trước 1954 (với miền Bắc) và trước 1975 (với miền Nam), trong đó ghi rõ các tài sản đó trước đây đã dùng vào việc gì và nay đã bị chính quyền chiếm đoạt để dùng vào việc gì. Chỉ cần nhìn vào các bảng kê khai này cũng có thể biết các chính quyền địa phương đã hành động lếu láo như thế nào.
Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, lòng thèm khát nhà đất của cán bộ miền Bắc, từ cao đến thấp, đã lên đến cao độ, ai cũng muốn chiếm cho mình một bất động sản, bất kể bất động sản đó là công hay tư và thuộc về ai. Có nhiều cán bộ đã chiếm đất mặt tiền nhà của tư nhân, trước nói là làm phòng thông tin hay văn phòng hợp tác xã, sau biến thành nhà của mình. Khi có quyền hành trong tay, đa số cán bộ cao cấp ở địa phương đã coi nhà đất của tư nhân cũng như của Giáo Hội như những mối lợi có thể khai thác để kiếm lợi nhuận, làm cho tình trạng nhà đất trở thành rối loạn.
1.- Vẫn chủ trương “xin cho”
Hôm 31.12.2008, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Chỉ thị viết:
"Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất."
“Cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng để phục vụ cho hoạt động tôn giáo thì Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà Nước, quy hoạch, kế hoạch xử dụng đất và qũy đất của địa phương, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo, diện tích nhà đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của luật pháp”.
Chỉ thị trên chỉ lặp lại chủ trương “xin-cho” của Đảng và Nhà Nước vốn có từ trước đến nay, nhưng các địa phương có thi hành đâu?
Trả lời cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn AsiaNews, Đức Cha Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giám phận Bắc Ninh, cho biết ngài đã nói với các giáo dân trong giáo phận:
“Nếu chúng ta đòi lại thánh đường và đất đai của Giáo Hội bị chính quyền tịch thu, thì họ sẽ lắc đầu, nhưng nếu chúng ta xin họ cấp phát cho chúng ta để dân chúng có nơi sinh hoạt, thì có thể họ sẽ đồng ý, vì họ không muốn mang tiếng ‘cướp của’ của Giáo Hội”.
2.- Những đề nghị cần xem xét
Ngày 25.9.2008, Hội Đồng Giám Mục Việt họp tại Long Khánh đã đưa ra một bản nhận định tình hình về một số vấn đề. Về tình trạng khiếu kiện nhà đất, Hội Đồng đã đề nghị như sau:
“Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”.
Thật ra, dù có sửa đổi luật đất đai công nhận quyền sở hữu, nhưng nếu hệ thống cai trị theo kiểu “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” như hiện nay, vấn đề cũng chẳng giải quyết được, vì các đảng bộ ở địa phương thường coi “miệng tao là luật” chẳng coi luật pháp và quyền lợi của dân ra cái gì cả. Vậy, ngoài việc sửa đổi luật lệ, cần phải thay đổi cả hệ thống cai trị “đảng lãnh đạo” hiện nay.
Ngày 04.12.1993, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã ban hành Hướng Dẫn số 500-HD/TGCP về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23.07.1993, về hoạt động tôn giáo, trong đó có nêu rõ:
“Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định.”
Nhưng các chính quyền địa phương có coi ra gì đâu? Tình trạng có nơi còn tệ hơn. Vì thế, còn nhiều cuộc tranh đấu đòi công lý sẽ được phát động để thúc đẩy chính quyền phải có những thay đổi.
SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
Khi các cuộc tranh đấu đòi công lý của giáo dân Thái Hà và Tam Tòa dâng lên cao, nhiều người chống cộng ở hải ngoại đã dùng những lời kích động hay khích bác với mục đích thúc đầy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam biến những cuộc tranh đấu này thành một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản. Họ lý luận rằng với cộng sản phải làm tới nơi tới chốn, không nhượng bộ mới có thể thắng được. Nhưng trong bản tuyên bố 25.9.2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xác định:
“Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện.”
Báo chí Cuba đã hỏi ĐHY Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, rằng khi một chính quyền hay một hệ thống chính trị trở nên một chế độ chuyên chế, lập trường của Giáo Hội và của người Công Giáo như thế nào và phải như thế nào? ĐHY đã trả lời:
“Trước những chế độ có thể trở thành toàn trị, chuyên chế hay độc đoán, lập trường của Giáo Hội và của những người Công Giáo phải phù hợp với hoàn cảnh mà chúng ta đã biểu hiện cho toàn thể sứ mạng của Giáo Hội ở đó hôm nay...
“Tôi đã nói lên quan điểm này khi tôi được phỏng vấn ở ngoại quốc, Giáo Hội không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập mà, rất tiếc Cuba ngày nay không có đảng đối lập nào cả... Nhưng người ta không thể đòi hỏi Giáo hội trở thành một đảng đối lập.
“Giáo Hội cũng không thể bị đòi hỏi phải ủng hộ một chính phủ cách mạng nào. Trong trường hợp khác, họ phải luôn hiểu điều mà chúng tôi đã nói: Chúng tôi ở đây để rao giảng Nước của Thiên Chúa. ”
Trong bài giảng tại Santa Clara, Cuba, ngày 22.1.1998, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xác quyết:
“Giáo Hội, hiện diện giữa lòng xã hội, không nhằm đi tìm bất cứ hình thức quyền hành chính trị nào khi thực hiện sứ mạng của mình; Giáo Hội chỉ muốn là hạt giống phát sinh những thiện ích của mọi người bằng sự hiện diện của mình trong các cơ cấu xã hội”.
Vậy những ai muốn lật đổ hay đối kháng với chế độ hiện tại, phải thành lập một tổ chức chính trị như Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan hay Khối Công Dân Công Giáo ở miền Nam trước năm 1975 để thực hiện ý nguyện của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng có thể biến Giáo Hội Công Giáo thành một công cụ chính trị.
(Ngày 15.9.2009)
Bộ Xây Dựng cho biết từ ngày 8.12.2008 Bộ đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30.12.2008 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhưng các địa phương chưa thi hành. Bộ yêu cầu các địa phương phải gởi báo cáo về Cục Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản trước ngày 15.9.2009. Có 23 tỉnh và thành phố phải báo cáo là Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bình Phước, Hậu Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Cà Mau.
CHỈ NHẮM VÀO CÔNG GIÁO
Tuy gọi là “rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo” , nhưng trong thực tế chỉ nhắm vào Công Giáo, vì hiện nay Nhà Nước đã “quốc doanh hoá” Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và một số giáo hội Tin Lành. Những tổ chức không gia nhập các tổ chức này đều bị coi là “phản động”, không được phép hoạt động.
Dĩ nhiên, các tổ chức tôn giáo quốc doanh (state-run) không có “tranh chấp” nào về nhà đất với chính quyền vì được đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc và chính quyền luôn cung ứng cho họ đầy đủ các phương tiện để có thể hoàn thành “sứ mạng tôn giáo vận” . Trường hợp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thường được gọi là Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước, là một thí dụ điển hình nhất. Giáo hội này được chính quyền quản lý rất chặt chẽ và giúp đỡ tối đa nên đã đạt rất nhiều “thắng lợi vẽ vang”, chẳng hạn như:
Tài liệu thống kê được công bố trong hội nghị thường niên của Giáo Hội cho biết:
Số tự viện Phật Giáo hiện nay là: 14.303 ngôi tự viện, trong đó gồm 13.312 tự viện Bắc tông, 469 tự viện Nam tông nguyên thủy và Khmer, 142 tịnh xá khất sĩ, 95 tịnh thất và 185 niệm Phật đường.
Số tăng ni: 26.268 vị.
Số cơ sở đào tạo: Có ba Học Viện Phật Giáo (Sai Gòn, Huế và Hà Nội), một Trường Cao Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, 30 trường cơ bản phật học, một Trường đào tạo đội ngũ giảng viên hoằng pháp. Ngoài ra, chính phủ cũng đã thành lập một Viện Nghiên Cứu Phật Học tại Sài Gòn và một phân viện tại Hà Nội.
Theo tài liệu thống kê của Ban Hướng Dẫn Phật Tử, cả nước cho biết hiện nay có gần 45 triệu tín đồ Quy y Tam Bảo, 839 đơn vị Gia đình Phật tử, 7568 Huynh Trưởng và 85.000 đoàn sinh.
Dĩ nhiên là những con số tuyên truyền này cần phải được xem lại, nhưng những dữ kiện trên cho thấy nhà cầm quyền đã giúp đỡ Phật Giáo Nhà Nước tối đa, đặc biệt là trên lãnh vực xây cất các cơ sở Phật Giáo mới. Một thí dụ cụ thể là nhà cầm quyền đã giúp Phật Giáo Nhà Nước xây cất và điều hành ba Học Viện Phật Giáo lớn để huấn luyện các tăng ni (cán bộ) Phật Giáo: Năm 1984 xây cất Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam lớn ở Phú Nhuận, Sài Gòn, sau đổi thành Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 1997, xây cất Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội lúc đầu được đặt tại chùa Quán Sứ. Ngày 24.12.2003, UBND Thành phố Hà Nội đã giao 106.515m2 đất thuộc lâm trường Sóc Sơn, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cho Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước xây dựng một Học Viện Phật Giáo Việt Nam mới.
Dưới thời Lý – Trần, Phật Giáo trở thành Đạo Nhà Nước, được ưu đãi tối đa: Một phần ba tài sản quốc gia trở thành tài sản của nhà chùa, người người lớp đi tu, các tăng ni được cấp Độ Diệp (chứng minh thư đi tu), được miễn mọi lao dịch, được cấp ruộng và nông nô để cày ruộng cho chùa, v.v. Sự ưu đãi ngày nay mà Nhà Nước dành cho Phật Giáo Nhà Nước cũng theo hình thức đó.
Về đạo Tin Lành: Tại miền Bắc có Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam gồm 32 Hội Thánh, nhưng bị coi là quốc doanh.
Tại miền Nam, ngày 23.12.2006, nhà cầm quyền Việt Nam đã chính thức cho Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm và Báp Tít Ân Điển được chính thức hoạt động. Được biết giáo hội này được thành lập năm 1929 và truyền vào Việt Nam năm 1962, hiện có 3 mục sư, 21 truyền đạo với 2.600 tín đồ và 4 chi hội cơ sở, sinh hoạt tại Sài Gòn và các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Các giáo phái khác đang gặp nhiều khó khăn vì không được công nhận. Họ thường bị coi là làm tình báo cho CIA. Tuy nhiên, tài liệu thống kê cho biết năm 1999 số tín hữu Tin Lành tại Việt Nam là 400.000 người, đã tăng lên tới 1.500.000 người năm 2008. Nhưng vì các Giáo Hội Tin Lành không có cơ cấu thống nhất nên việc nghiên cứu và tranh đầu có nhiều khó khăn.
Với một số sự kiện nói trên, chúng ta thấy hiện nay chỉ còn Giáo Hội Công Giáo là đứng ngoài “quốc doanh”, hoạt động độc lập nên mới có những “tranh chấp” về nhà đất với Nhà Nước mà thôi.
TÀI SẢN CẦN RÀ SOÁT
Trong cuộc phỏng vấn tại Paris ngày 16.7.2009, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có cho biết:
“Tòa thánh Vatican rất quan tâm đến hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội và của các Đại Chủng viện. Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận và 32 giám mục, trong số đó 29 vị đã đến Roma trong dịp này. Cộng đồng công giáo có 6,5 triệu tín hữu với 3.000 linh mục và 12.000 nữ tu trong tổng số dân 83 triệu”.
Được hỏi vê những khó khăn Giáo Hội nay, ĐGM Nhơn nói:
“Sau năm 1975, các tôn giáo đều bị mất đất đai và tài sản, cũng như các tổ chức điều hành các trường học, bệnh viện hay bệnh xá. Tất cả tài sản này đều bị Nhà nước – độc quyền về giáo dục và y tế – thu hồi. Tài sản bị tịch thu đã không được dùng vào công ích nhưng cho các cá nhân. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam đã nhận thức được điều này và có lẽ trong tương lai tình hình sẽ được cải thiện.
“Tình hình các Đại Chủng Viện cũng thế. Trước 1975, các giáo phận đều có chủng viện riêng, nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1975. Đến năm 1987 mới được mở lại hai Đại Chủng Viện: một ở Hà Nội cho các giáo phận miền Bắc và một ở Sài Gòn cho các giáo phận miền Nam. Chỉ tiêu cho mỗi giáo phận là từ 5 đến 7 chủng sinh cho một chu kỳ học 6 năm. Chỉ tiêu này do Nhà nước ấn định. Niên khóa 2009-2010 mỗi chủng viện được ấn định chỉ tiêu riêng của mình. Hiện nay chúng tôi có 7 chủng viện. Nhưng khó khăn vẫn còn đó, vì chính quyền cộng sản là vô thần, và chúng tôi không được tham gia vào lãnh vực truyền thông vốn do Nhà Nước kiểm soát”.
Tài liệu thống kê cho biết năm 1969, Giáo Hội Công Giáo miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, 58 cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại Phong cùi và 159 phòng phát thuốc. Các cơ sở này đều bị tịch thu.
Nói chung, trong thời kỳ chủ trương xoá bỏ tôn giáo để “tiến lên xã hội chủ nghĩa”, chính phủ đã tịch thu của Giáo Hội Công Giáo khoảng 2250 cơ sở. Đến thời kỳ đổi mới, trên đường tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, nhà nước bắt đầu trao trả lại một phần tài sản cho Giáo Hội Công Giáo.
1.- Những nhu cầu ưu tiên
Vì là một tổ chức có nhiệm vụ chính là rao giảng Tin Mừng, Giáo Hội Công Giáo đề nghị chính quyền ưu tiên trao trả lại cho Giáo Hội những cơ sở sau đây:
- Các cơ sở được dùng thực thiện các công tác bác ái và từ thiện để có thể phục vụ những người không may mắn.
- Các chủng viện để đào tạo linh mục.
- Các cơ sở giáo dục để Giáo Hội có thể góp phần vào việc nâng cao trí dục và đức dục của người dân.
Nói rằng chính phủ không trả thì không đúng. Chính quyền chỉ trả nhỏ giọt và thường không trả khi đang có áp lực. Chính quyền địa phương thường khắt khe hơn chính quyền trung ương, vì các địa phương thường nghĩ đến quyền lợi riêng tư hơn quyền lợi đất nước, cố chấp và không thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng khi các cuộc tranh đấu bùng nỗ.
a) Về các cơ sở bác ái và từ thiện: Tính đến năm 2004, nhờ chính quyền trả lại và tự kiến tạo thêm, Giáo Hội Việt Nam đã có 78 trạm xá hay bệnh viện, 75 trung tâm phòng chống HIV và ma túy, 38 trung tâm khuyết tật, cô nhi viện và viện dưỡng lão, 5 trung tâm giúp đỡ di dân và 30 nhà trọ cho sinh viên.
Ngày 2.7.2008, Ban Tôn Giáo Chính Phủ Ủy đã gởi công văn số 941/TGCP-CP cho phép Ban Bác Ái Xã Hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Caritas Việt Nam) hoạt động trở lại và cho Caritas Việt Nam được hoà nhập vào mạng Caritas Quốc Tế (Caritas Internationalis).
Tuy nhiên, nhiều nơi chính quyền địa phương vẫn còn viện những lý do rất vớ vẫn và khôi hài để tước đoạt tài sản của Giáo Hội. Sau đây là một vài thí dụ điển hình:
Tu Viện Dòng Thánh Phao Lồ trong tỉnh Vĩnh Long được thành lập từ năm 1871 và được các nữ tu sử dụng như một tu viện và một viện mồ côi. Tháng 9 năm 1977, chính quyền địa phương đã tịch thu tu viện này, đuổi các trẻ mồ côi đi, trong có những em tàn phế, viện lý do các nữ tu đã đào tạo lớp trẻ bất hạnh trở thành lực lượng chống đối chính phủ cách mạng. Nay chính quyền muốn xây khách sạn ở đó.
Trước 1975, khu bất động sản ở số 32 bis Nguyễn Thị Diệu, Quận 3, Sài Gòn, của Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn được dùng làm trường dạy trẻ. UBND thành phố đã liệt ngôi trường này vào diện nhà vắng chủ rồi cho đập phá và xây lên một vũ trường với tên gọi VIP-CLUB. Trong thực tế đây là nơi kinh doanh mãi dâm, bị công an bắt quả tang nên phải đóng cửa. Nay thành phố đang cho đập phá để xây khách sạn, v.v.
b) Về các chủng viện: Trước đây mỗi giáo phận của Giáo Hội Công Giáo đều có chủng viện để huấn luyện những người làm linh mục. Nhưng khi nắm chính quyền, đảng CSVN đã ra lệnh đóng cửa các chủng viện này. Kể từ năm 1987, chính quyền mới cho hai Đại Chủng Viện hoạt động trở lại, nhưng hạn chế số chủng sinh. Hiện nay, Giao Hội có 6 đại chủng viện (Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Vinh, Nha Trang và Cần Thơ) đang hoạt động và được tuyển sinh tự do. Trong năm qua, chính quyền cũng đã trả lại ba chủng viện ở miền Bắc là Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá.
c) Vể các cơ sở giáo dục: Hiện nay, chính quyền chưa cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục vì sợ ảnh hưởng của tôn giáo đối với giới trẻ. Các cơ sở giáo dục của các tôn giáo đã bị tịch thu. Nhưng đây là một sự lo sợ quá đáng. Trước năm 1975, chính quyền miền Nam đã cho các tôn giáo tham gia vào việc giáo dục mà có sao đâu? Trái lại, ai cũng công nhận rằng các trường Công Giáo đã cung cấp một nền giáo dục rất tốt. Cứ cho mở trường Công Giáo đi, các cán bộ cao cấp sẽ đua nhau cho con cái mình vào học các trường này.
Về các cơ sở giáo dục, Giáo Hội Công Giáo có một định hướng mới thay vì đi đòi lại từng cơ sở cũ. Nhờ sự giúp đỡ của các giáo hội anh em, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ từ từ kiến tạo những cơ sở giáo dục tốt đẹp hơn.
Năm nay, chính quyền đã cho Trường Đại Học Dòng Tên Loyola Chicago (Loyola University of Chicago) của Công Giáo Mỹ được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Saigòn. Đây là trường đại học đầu tiên của Mỹ có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ tìm hiểu và giới thiệu khả năng hợp tác về giáo dục với các trường đại học và cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc nâng cao nền giáo dục quá thấp kém của Việt Nam lên.
d) Các trường hợp đặc biệt: Ngày 24.5.2008, trên đường đi Roma, khi ghé thăm nhà thờ St. Bonifatius, Herne, ở Đức, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nhấn mạnh: "Trọng tâm hiện nay của hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt".
Hiện nay, chính phủ đã trả lại sở đất 23 mẫu của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Hà Nội cũng sẽ được trả lại sau khi Việt Nam thiết lập bang giao với Vatican. Riêng trường hợp của Đại Chủng Viện PIO X gặp nhiều khó khăn vì chính quyền đã cho rất nhiều gia đình cán bộ và công nhân viên vào chiếm dụng làm chỗ ở. Giải tỏa những người chiếm ngụ này không phải là chuyện dễ dàng.
2.- Các cơ sở Công Giáo tại địa phương
Những tài sản của Công Giáo ở địa phương bị tước đoạt rất nhiều, kể cả những nơi thờ phượng. Chính quyền chỉ mới trả lại một số nhỏ. Ngoài những vụ đã bùng nổ lớn là vụ Toà Khâm Sứ, vụ Thái Hà và vụ Tam Tòa, sau đây là một số vụ khác đã bùng nổ ra trong thời gian gần đây:
- Phá hủy cơ sở thuộc nhà thờ Bình Lộc thuộc Giáo Phận Xuân Lộc; đập phá nhà thờ Sông Mao tại xã Hải Ninh, Bình Thuận; phá hủy Trường Mai Khôi ở xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên.
- Chiếm đoạt nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tọa lạc tại số 22 đường Trần Phú, Phường 3, ngay trong thị xã Bạc Liêu.
- Chiếm đoạt đất Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn tọa lạc tại Số 6 và 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận I, rộng 40.000m2 của Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
- Xí Nghiệp Khai Thác và Dịch Vụ Thủy Sản Khánh Hòa chiếm giữ Tu Viện Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang.
- Chiến đoạt đất đai của Đan viện Thiên An Huế để xây dựng Trung Tâm Vui Chơi Giải Trí Đồi Thiên An - Hồ Thủy Tiên.
- Cướp đất của Giáo Xứ Kế Sung, Huế.
- Ngang nhiên trưng dụng khu đất phía sau của Tòa Giám Mục Phan Thiết.
- Chiếm đất đai nhà thờ tại Giáo xứ Mỹ Dụ thuộc xã Hưng Châu, tỉnh Nghệ An.
- Lấy đất nhà thờ Kẻ Mui ở Hà Tĩnh cấp cho một số hộ, đặc biệt là hai gia đình ở sát ngay Cung Thánh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nơi tôn nghiêm.
- Chiếm đoạt nhà thờ Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa Ải Nam Quan có 4 cây số, rồi cấp cho một khu đất ở nơi hoang vắng không điện nước, không hệ thống thông tin và không có giáo dân.
Ngay tại thành phố Hà Nội, chính quyền đang chiếm đoạt các nơi thờ phụng sau đây: Nhà Thờ Thánh Đa Minh ở Quận Ba Đình (hiện dùng làm trạm canh gác Lăng Hồ Chí Minh); Nhà Nguyện Dòng Kín Ca-mê-lô ở đưòng Cát Linh; Nhà Nguyện Fatima ở Quân Hai Bà Trưng, v.v.
Chính phủ cũng có trả lại một số rất nhỏ cơ sở thờ phụng như nhà thờ Tam Đảo thuộc giáo phận Bắc Ninh, được xây dựng từ năm 1937 và bị tịch thu từ năm 1954.
Nhìn một cách tổng quát, hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 2.730 giáo xứ, trong đó có 1.186 giáo xứ không có nơi trú ngụ cho linh mục, vì chính quyền đã cướp mất nhà và đất.
ĐƯỜNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thật ra, chính quyền trung ương không cần yêu cầu các chính quyền địa phương rà soát tình hình sử dụng nhà đất có nguồn gốc tôn giáo trong cả nước, vì họ có bao giờ nói đúng sự thật đâu. Chính quyền chỉ cần yêu cần 26 giáo phận của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nộp danh sách các tài sản của Giáo Hội đã có trước 1954 (với miền Bắc) và trước 1975 (với miền Nam), trong đó ghi rõ các tài sản đó trước đây đã dùng vào việc gì và nay đã bị chính quyền chiếm đoạt để dùng vào việc gì. Chỉ cần nhìn vào các bảng kê khai này cũng có thể biết các chính quyền địa phương đã hành động lếu láo như thế nào.
Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, lòng thèm khát nhà đất của cán bộ miền Bắc, từ cao đến thấp, đã lên đến cao độ, ai cũng muốn chiếm cho mình một bất động sản, bất kể bất động sản đó là công hay tư và thuộc về ai. Có nhiều cán bộ đã chiếm đất mặt tiền nhà của tư nhân, trước nói là làm phòng thông tin hay văn phòng hợp tác xã, sau biến thành nhà của mình. Khi có quyền hành trong tay, đa số cán bộ cao cấp ở địa phương đã coi nhà đất của tư nhân cũng như của Giáo Hội như những mối lợi có thể khai thác để kiếm lợi nhuận, làm cho tình trạng nhà đất trở thành rối loạn.
1.- Vẫn chủ trương “xin cho”
Hôm 31.12.2008, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Chỉ thị viết:
"Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất."
“Cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng để phục vụ cho hoạt động tôn giáo thì Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có trách nhiệm xem xét, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà Nước, quy hoạch, kế hoạch xử dụng đất và qũy đất của địa phương, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo, diện tích nhà đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của luật pháp”.
Chỉ thị trên chỉ lặp lại chủ trương “xin-cho” của Đảng và Nhà Nước vốn có từ trước đến nay, nhưng các địa phương có thi hành đâu?
Trả lời cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn AsiaNews, Đức Cha Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giám phận Bắc Ninh, cho biết ngài đã nói với các giáo dân trong giáo phận:
“Nếu chúng ta đòi lại thánh đường và đất đai của Giáo Hội bị chính quyền tịch thu, thì họ sẽ lắc đầu, nhưng nếu chúng ta xin họ cấp phát cho chúng ta để dân chúng có nơi sinh hoạt, thì có thể họ sẽ đồng ý, vì họ không muốn mang tiếng ‘cướp của’ của Giáo Hội”.
2.- Những đề nghị cần xem xét
Ngày 25.9.2008, Hội Đồng Giám Mục Việt họp tại Long Khánh đã đưa ra một bản nhận định tình hình về một số vấn đề. Về tình trạng khiếu kiện nhà đất, Hội Đồng đã đề nghị như sau:
“Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội”.
Thật ra, dù có sửa đổi luật đất đai công nhận quyền sở hữu, nhưng nếu hệ thống cai trị theo kiểu “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” như hiện nay, vấn đề cũng chẳng giải quyết được, vì các đảng bộ ở địa phương thường coi “miệng tao là luật” chẳng coi luật pháp và quyền lợi của dân ra cái gì cả. Vậy, ngoài việc sửa đổi luật lệ, cần phải thay đổi cả hệ thống cai trị “đảng lãnh đạo” hiện nay.
Ngày 04.12.1993, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã ban hành Hướng Dẫn số 500-HD/TGCP về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23.07.1993, về hoạt động tôn giáo, trong đó có nêu rõ:
“Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định.”
Nhưng các chính quyền địa phương có coi ra gì đâu? Tình trạng có nơi còn tệ hơn. Vì thế, còn nhiều cuộc tranh đấu đòi công lý sẽ được phát động để thúc đẩy chính quyền phải có những thay đổi.
SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
Khi các cuộc tranh đấu đòi công lý của giáo dân Thái Hà và Tam Tòa dâng lên cao, nhiều người chống cộng ở hải ngoại đã dùng những lời kích động hay khích bác với mục đích thúc đầy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam biến những cuộc tranh đấu này thành một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản. Họ lý luận rằng với cộng sản phải làm tới nơi tới chốn, không nhượng bộ mới có thể thắng được. Nhưng trong bản tuyên bố 25.9.2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xác định:
“Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện.”
Báo chí Cuba đã hỏi ĐHY Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, rằng khi một chính quyền hay một hệ thống chính trị trở nên một chế độ chuyên chế, lập trường của Giáo Hội và của người Công Giáo như thế nào và phải như thế nào? ĐHY đã trả lời:
“Trước những chế độ có thể trở thành toàn trị, chuyên chế hay độc đoán, lập trường của Giáo Hội và của những người Công Giáo phải phù hợp với hoàn cảnh mà chúng ta đã biểu hiện cho toàn thể sứ mạng của Giáo Hội ở đó hôm nay...
“Tôi đã nói lên quan điểm này khi tôi được phỏng vấn ở ngoại quốc, Giáo Hội không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập mà, rất tiếc Cuba ngày nay không có đảng đối lập nào cả... Nhưng người ta không thể đòi hỏi Giáo hội trở thành một đảng đối lập.
“Giáo Hội cũng không thể bị đòi hỏi phải ủng hộ một chính phủ cách mạng nào. Trong trường hợp khác, họ phải luôn hiểu điều mà chúng tôi đã nói: Chúng tôi ở đây để rao giảng Nước của Thiên Chúa. ”
Trong bài giảng tại Santa Clara, Cuba, ngày 22.1.1998, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xác quyết:
“Giáo Hội, hiện diện giữa lòng xã hội, không nhằm đi tìm bất cứ hình thức quyền hành chính trị nào khi thực hiện sứ mạng của mình; Giáo Hội chỉ muốn là hạt giống phát sinh những thiện ích của mọi người bằng sự hiện diện của mình trong các cơ cấu xã hội”.
Vậy những ai muốn lật đổ hay đối kháng với chế độ hiện tại, phải thành lập một tổ chức chính trị như Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan hay Khối Công Dân Công Giáo ở miền Nam trước năm 1975 để thực hiện ý nguyện của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng có thể biến Giáo Hội Công Giáo thành một công cụ chính trị.
(Ngày 15.9.2009)
Bức tường ô nhục vây quanh ngôi Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!
LM Simon Hoàng Thời, SVD
11:08 16/09/2009
LĂNG CÔ (16/9/2009) - Sau hơn ba ngày đêm, từ sáng sớm Chúa Nhật (12/9/09) đến thứ Tư (16/9/09), chính quyền đã dùng một lực lượng lớn mạnh bao gồm nhiều thành phần: Cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng, cán bộ nam nữ gồm đủ mọi ban ngành các cấp. Với lực lượng xe cộ hùng hậu: xe xịt nước, xe trang bị sung phóng hơi ngạt, xe cần cẩu, xe ben chở vật liệu xây dựng, lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, và nhiều vũ khí đàm áp khác.
Cùng với những phương pháp đàn áp thật bỉ ổi: đánh đập phụ nữ, xổ đẩy những người già và trẻ em, xô đẩy các Linh Mục, cô lập những người dân vô tội bằng cách chận và đóng các con đường ra vào Giáo xứ Loan Lý không cho giáo dân từ hai giáo xứ bạn là Lăng Cô và Sao Cát, cùng những người dân thường thuộc thị trấn Lăng Cô tiếp cận cùng bà con Loan Lý để chứng kiến sự vụ đàm áp bỉ ổi mà họ đã sắp xếp từ lâu và có tổ chức này.
Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.
Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!
Ngoài việc cho lực lượng vũ trang căn gác, chinh quyền dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền bỉ ổi, xuyên tạc sự thật, gây náo động và chia rẽ giáo dân, đàn áp tinh thần của những người dân vô tội, muốn nói lên tiếng nói của lương tâm và của sự thật. Họ vu khống Cha Sơn, cha Sở Loan Lý, là người đứng đàng sau cuộc nỗi loạn. Họ vu khống giáo dân nói lời nhục mạ cán bộ làm việc. Chưa ai biết được những gì đã xãy ra cho hai em bé bị chúng bắt và cho về! Tên tuổi của hai em cũng chưa được biết đến công khai!
Bức từng đã dựng xong, nhưng họ không thể dập tắt được nỗi bất mãn của giáo dân Giáo dân Loan lý đang đòi hỏi công lý cho mình. Nhà nước Csvn đã chà đạm lên nhân phẩm con người, vùi dập sự thật, và họ tiếp tục đàn áp những người dân vô tội, đàn áp tự do tôn giáo một cách quy mô và có tổ chức.
Bức từng được dựng lên để chiếm đoạt tài sản của giáo hội, nhưng họg sẽ không dập tắt được tinh thần yêu chuộng tự do tôn giáo, họ sẽ không làm im lặng được tiếng kêu gào cho tự do nhân quyền và nhân phẩm con người. Trường giáo lý bị chiếm đoạt, nhưng Csvn sẽ không ngăn cản được việc giáo dân tiếp tục truyền đạt Đức Tin Công Giáo cho con cháu hôm nay và thế hệ mai sau. Đức Tin Công Giáo được các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đổ ra để chứng minh sẽ không bị quên lãng.
Giáo dân Loan Lý đang tha thiết tha kêu gọi mọi người có lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình và sự thật, yêu chuộng tự do tôn giáo, yêu chuộng tự do nhân quyền, hãy lên tiếng để sự thật về việc đàm áp giáo dân vô tội của giáo xứ Loan Lý được giải bầy và Công lý được thực thi.
Bức tường đã xây xong để phong tỏa các lối vào trường |
Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.
Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!
Ngoài việc cho lực lượng vũ trang căn gác, chinh quyền dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền bỉ ổi, xuyên tạc sự thật, gây náo động và chia rẽ giáo dân, đàn áp tinh thần của những người dân vô tội, muốn nói lên tiếng nói của lương tâm và của sự thật. Họ vu khống Cha Sơn, cha Sở Loan Lý, là người đứng đàng sau cuộc nỗi loạn. Họ vu khống giáo dân nói lời nhục mạ cán bộ làm việc. Chưa ai biết được những gì đã xãy ra cho hai em bé bị chúng bắt và cho về! Tên tuổi của hai em cũng chưa được biết đến công khai!
Bức từng đã dựng xong, nhưng họ không thể dập tắt được nỗi bất mãn của giáo dân Giáo dân Loan lý đang đòi hỏi công lý cho mình. Nhà nước Csvn đã chà đạm lên nhân phẩm con người, vùi dập sự thật, và họ tiếp tục đàn áp những người dân vô tội, đàn áp tự do tôn giáo một cách quy mô và có tổ chức.
Bức từng được dựng lên để chiếm đoạt tài sản của giáo hội, nhưng họg sẽ không dập tắt được tinh thần yêu chuộng tự do tôn giáo, họ sẽ không làm im lặng được tiếng kêu gào cho tự do nhân quyền và nhân phẩm con người. Trường giáo lý bị chiếm đoạt, nhưng Csvn sẽ không ngăn cản được việc giáo dân tiếp tục truyền đạt Đức Tin Công Giáo cho con cháu hôm nay và thế hệ mai sau. Đức Tin Công Giáo được các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đổ ra để chứng minh sẽ không bị quên lãng.
Giáo dân Loan Lý đang tha thiết tha kêu gọi mọi người có lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình và sự thật, yêu chuộng tự do tôn giáo, yêu chuộng tự do nhân quyền, hãy lên tiếng để sự thật về việc đàm áp giáo dân vô tội của giáo xứ Loan Lý được giải bầy và Công lý được thực thi.
Hồi Ký III: Năm 1954 - Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?
+ GM Phaolô Lê Đắc Trọng
11:26 16/09/2009
Điều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?
- Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 17 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc: Cộng sản, Nam: Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “ Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là cha Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Gò Vấp. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. Ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.
(Trích hồi ký III của ĐC Phaolô Lê Đắc Trọng, từ trang 162)
- Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.
Giáo dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn, vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm 1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức mạnh nước Đức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.
Đó là cái lý do chính mà các giáo phẩm thuộc dòng Đôminicô và Đôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc Đôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.
Cái lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết, vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 17 phân đôi Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. Bắc: Cộng sản, Nam: Quốc gia và ai nấy được tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó, nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “ Bắc Tiến”, cũng như miền Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị thúc đẩy bởi những lý do đã nói.
Giáo phận Hải Phòng đứng đầu trong việc di cư. Đức Cha Trương Cao Đại đi đầu tiên, kéo các linh mục, nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi, thuộc dòng Đôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.
Địa phận Bùi Chu, Đức Cha Phạm Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già Huy làm cha chính và nhất là cha Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha Đường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần 90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Đồng - Nam Định, đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh nhà thờ Khoái Đồng.
Địa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là phải lên đường trước tiên. Đức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn “chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Địa phận được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha, Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Đức Cha chính (người ta bảo Đức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Đức Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Đặc biệt nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố: “Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Địa phận, tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về mai táng ở Phát Diệm, và Đức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Đức Cha bị ép. Rồi đến các ngày giỗ sau đó, Đức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi lễ tôn giáo nào đó.
Địa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn mình Đức Cha Hoàng Văn Đoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm 1956, Đức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Đức Cha ủng hộ phong trào đó, Đức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn. Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có thể có sự chấp thuận của Đức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.
Địa phận Lạng Sơn, Đức Cha Hedde và các cha Đôminicô Pháp (Lyon), không hoảng hốt như các cha Đôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Đức Cha bị trục xuất. Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.
Địa phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Đặt vấn đề di cư miền Nam rất hạn chế. Đức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các cha Đôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.
Riêng Tiểu Chủng Viện Piô XII, Đức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong Địa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn bộ các linh mục Địa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng “đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.
Địa phận Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất. Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Đức Giám Mục De Cooman thì đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.
Địa phận Vinh, các linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu! Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Địa phận miền Bắc.
Địa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ Đôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Đức Cha và các cha Tây Ban Nha đi hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo “thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Đôminicô Đinh Đức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Đinh Đức Trụ làm nhiếp chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.
Như vậy chỉ trong mấy tháng mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ sở tôn giáo không có người lãnh đạo.
Lợi hay hại? Hiển nhiên là bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội, kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.
Nhưng đây có phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các Đức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế, không phải là ngụy biện, như Địa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng thế mà ở cũng chẳng sao. Đàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Đức Khâm Sứ vẫn ở cho tới cùng và số đông các Đức Giám Mục cũng ở lại.
Rồi những vị vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Đức Cha Chi làm Giám Mục Đà Nẵng, Đức Cha Đoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Đức Cha Từ rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở nhà hưu Phát Diệm, Gò Vấp. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh lên án. Thế thì sao Đức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Đây là một biện pháp kỷ luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.
Tinh thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Đó là lối sống của người mục tử. Và Đức Cha muốn các cha Địa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Địa phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác, thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Đó là vấn đề bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.
Hiệp định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục, thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc, nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Đức Giáo Hoàng, và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm, và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.
Cha Giám, thuộc Địa phận Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Đức Cha Từ để trở về. Đức Cha hỏi vì lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn về miền Bắc để đền tội”. Đức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).
Có thể kết luận:
1. Ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.
2. Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.
3. Ra đi một cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm về các việc đó.
Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo, trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình trạng các linh mục thuộc Địa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại. Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen ngợi. Đó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.
(Trích hồi ký III của ĐC Phaolô Lê Đắc Trọng, từ trang 162)
Vụ giáo xứ Loan Lý: Chính quyền bây giờ chỉ giỏi ‘hùng hổ’ với dân!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
23:27 16/09/2009
Còn nhớ lần xảy ra căng thẳng tại Tòa Khâm Sứ và hai phiên tòa xử tám giáo dân Thái Hà, chúng ta đã có dịp được thấy những tấm hình chụp hàng chục, hàng trăm công an, bộ đội, cảnh sát cơ động dàn trận đứng thành hàng ngang san sát nhau, mặt anh nào anh nấy đằng đằng sát khí, tay dùi cui tay súng điện lăm le, đi lại tới lui canh chừng tu sĩ giáo dân...
Dương oai bấy nhiêu chắc nhà cầm quyền cho là chưa đủ ‘ép phê’ vì càng lúc càng nổ ra thêm nhiều vụ khiếu kiện đất đai. Vì vậy, đến vụ giáo xứ Loan Lý lần này, chúng ta thấy nhà cầm quyền Huế chắc lại vừa mới móc hầu bao dân chúng ra trang bị thêm cho đội quân đặc nhiệm chuyên đi dẹp dân xứ này những tấm khiên che chắn sơn mấy chữ POLICE. Cộng thêm bộ đồ rằn ri trên người, trông họ cứ như cảnh sát các nước Âu Mỹ, oai vệ làm sao!
Nhìn cái cảnh lạ mắt này nhiều người không biết rõ sự thật về tình cảnh giáo hội bị nhà cầm quyền cướp đất khắp nơi từ xửa từ xưa, mà chỉ được nghe tuyên truyền về những việc làm sai trái của người công giáo tại các vụ TKS, Thái Hà trên TV báo đài ‘lề phải’ ắt sẽ phải nghĩ, chắc do những lần ‘đụng độ’ trước ở Hà Nội đội quân đặc nhiệm ngoài ấy đã bị giáo dân tấn công bằng gạch đá, chai lọ làm kẻ bể đầu người mẻ trán, nên nay chính quyền Huế phải trang bị cho ‘gà nhà’ tận răng như thế cho mấy ảnh an toàn, kẻo bị giáo dân Loan Lý ‘làm thịt’ mất?
Thật là tội nghiệp! Nhìn cái cảnh nhà cầm quyền bày binh bố trận nếu không biết trước câu chuyện, chắc tôi cũng lầm đây là những ‘heroes’ kiểu David sắp sửa ra trận chiến đấu với người khổng lồ Goliath chứ đâu phải để đi đối đầu với mấy bác, mấy anh mấy chị ở giáo xứ Loan Lý chuyên nghề làm ruộng đầu đội nón lá với hai bàn tay không như trong hình.
Quả là tấm hình biết nói. Càng nhìn mới thấy càng thấm thía và ngao ngán cho tiền đồ đất nước, cho tương lai dân tộc Việt Nam chúng ta làm sao!
Chỉ vì vài trăm, vài ngàn ngàn mét vuông năm trong lãnh thổ VN ta, mọi quan chức ở khắp các điạ phương sẵn sàng làm hùng làm hổ, hung hăng con bọ xít với dân chúng để giành giật về mình cho bằng được bất chấp tất cả đạo lý lẫn luật pháp.
Càng bất nhân hơn khi biết rằng tiền để nuôi dưỡng những đội quân chuyên đi dẹp dân, mua sắm trang thiết bị đàn áp lại là từ những tiền mồ hôi nước mắt của hàng triệu người dân nghèo đổ ra hàng ngày trong các khu công nhiệp, hay phải ‘một nắng hai sương’ phơi mình trên khắp các cánh đồng cả nước.
Trong khi ấy, hàng ngàn km vuông biên giới phía Bắc, hàng triệu km vuông hải đảo thềm lục địa bị Trung Quốc chiếm, thì miệng họ đều ngậm lại như hến với nhau. Ngư dân ra khơi bị Trung Quốc bắt thì không thấy đội quân nào dù chỉ là trang bị thô sơ được phái đi ra khơi theo để bảo vệ. Nhưng khi xảy ra chuyện dân mình gặp nạn thì miệng họ lại dẻo quẹo lên ‘tàu lạ’ ‘ thuyền lạ’ với ‘người lạ’ !!!
Nhìn họ tôi bỗng phải nhớ lại mấy anh bộ đội cụ Hồ có cái bề ngoài giản đơn, nói năng khiêm tốn mà lần đầu tiên tôi được gặp ở Sàigòn sau ngày 30/4/1975. Tuy cùng là bộ đội “cụ Hồ” cả, nhưng chỉ mới sau hơn ba thập niên mà họ đã khác nhau một trời một vực.
Những chú bộ đội ngày ấy không hề được trang bị phòng thân gì nhiều. Đầu nón cối nhựa mỏng manh chứ chẳng được bằng nhôm. Chân mang đôi dép râu đế làm bằng vỏ xe hơi gắn thêm 4 cọng cao su vắt chéo ngang làm quai là xong.
Tứ bề ‘tênh hênh’ như vậy mà họ cũng lặn lội được từ Bắc và tận Nam để trở thành những người chiến thắng.
Nay họ được trang bị đến tận răng nhưng là để chuyên đi đàn áp dân, còn với kẻ thù Trung Quốc đang lăm le ngoài biển thì lại tỏ ra quá khiếp nhược!?
Nhìn những tấm hình này ai mà không tự hỏi: chẳng nhẽ những dân oan, giáo oan, các trí thức yêu nước biểu tình vì Hoàng Sa Trường Sa mà lại nguy hiểm hơn lính Trung Quốc hay sao mà chúng ta lại thấy những loại trang thiết bị tận răng này ở những đám đông dân chúng tụ tập phản đối những việc làm sai trái của các quan tham chỉ với biểu ngữ và hai bàn tay không? Có cần thiết làm chuyện ‘sơn đông mãi võ’ với dân lành như thế không?
Thậm chí đánh chiếm trường học của giáo xứ Loan Lý mà cũng phải đợi 1-2 giờ sáng lúc mọi người đi ngủ thì mới dám đánh chứ chẳng dám đánh ban ngày là vì sao? Nếu làm điều quang minh chính đại và nếu không xem dân là nguy hiểm thì sao không đánh chiếm ban ngày vì chỉ có đạo chích, ăn trộm và ma quỉ mới hành sự đi kiếm ăn vào ban đêm chứ người bình thường chẳng ai lại đi làm việc vào giờ đó cả. Là người Á Đông lại là lãnh đạo ắt phải học cao hiểu sâu, các ông bí thư, chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế không biết có biết cái luật âm dương tự nhiên của tạo hóa này?
Ôi, Một đội quân “cụ Hồ” được đánh giá là tinh nhuệ bậc nhất Đông Nam Á ngày nào mà dường như nay chỉ còn giỏi đi hùng hổ với dân !
Sàigòn, 17/9/2009
Dương oai bấy nhiêu chắc nhà cầm quyền cho là chưa đủ ‘ép phê’ vì càng lúc càng nổ ra thêm nhiều vụ khiếu kiện đất đai. Vì vậy, đến vụ giáo xứ Loan Lý lần này, chúng ta thấy nhà cầm quyền Huế chắc lại vừa mới móc hầu bao dân chúng ra trang bị thêm cho đội quân đặc nhiệm chuyên đi dẹp dân xứ này những tấm khiên che chắn sơn mấy chữ POLICE. Cộng thêm bộ đồ rằn ri trên người, trông họ cứ như cảnh sát các nước Âu Mỹ, oai vệ làm sao!
Nhìn cái cảnh lạ mắt này nhiều người không biết rõ sự thật về tình cảnh giáo hội bị nhà cầm quyền cướp đất khắp nơi từ xửa từ xưa, mà chỉ được nghe tuyên truyền về những việc làm sai trái của người công giáo tại các vụ TKS, Thái Hà trên TV báo đài ‘lề phải’ ắt sẽ phải nghĩ, chắc do những lần ‘đụng độ’ trước ở Hà Nội đội quân đặc nhiệm ngoài ấy đã bị giáo dân tấn công bằng gạch đá, chai lọ làm kẻ bể đầu người mẻ trán, nên nay chính quyền Huế phải trang bị cho ‘gà nhà’ tận răng như thế cho mấy ảnh an toàn, kẻo bị giáo dân Loan Lý ‘làm thịt’ mất?
Thật là tội nghiệp! Nhìn cái cảnh nhà cầm quyền bày binh bố trận nếu không biết trước câu chuyện, chắc tôi cũng lầm đây là những ‘heroes’ kiểu David sắp sửa ra trận chiến đấu với người khổng lồ Goliath chứ đâu phải để đi đối đầu với mấy bác, mấy anh mấy chị ở giáo xứ Loan Lý chuyên nghề làm ruộng đầu đội nón lá với hai bàn tay không như trong hình.
Quả là tấm hình biết nói. Càng nhìn mới thấy càng thấm thía và ngao ngán cho tiền đồ đất nước, cho tương lai dân tộc Việt Nam chúng ta làm sao!
Chỉ vì vài trăm, vài ngàn ngàn mét vuông năm trong lãnh thổ VN ta, mọi quan chức ở khắp các điạ phương sẵn sàng làm hùng làm hổ, hung hăng con bọ xít với dân chúng để giành giật về mình cho bằng được bất chấp tất cả đạo lý lẫn luật pháp.
Càng bất nhân hơn khi biết rằng tiền để nuôi dưỡng những đội quân chuyên đi dẹp dân, mua sắm trang thiết bị đàn áp lại là từ những tiền mồ hôi nước mắt của hàng triệu người dân nghèo đổ ra hàng ngày trong các khu công nhiệp, hay phải ‘một nắng hai sương’ phơi mình trên khắp các cánh đồng cả nước.
Trong khi ấy, hàng ngàn km vuông biên giới phía Bắc, hàng triệu km vuông hải đảo thềm lục địa bị Trung Quốc chiếm, thì miệng họ đều ngậm lại như hến với nhau. Ngư dân ra khơi bị Trung Quốc bắt thì không thấy đội quân nào dù chỉ là trang bị thô sơ được phái đi ra khơi theo để bảo vệ. Nhưng khi xảy ra chuyện dân mình gặp nạn thì miệng họ lại dẻo quẹo lên ‘tàu lạ’ ‘ thuyền lạ’ với ‘người lạ’ !!!
Nhìn họ tôi bỗng phải nhớ lại mấy anh bộ đội cụ Hồ có cái bề ngoài giản đơn, nói năng khiêm tốn mà lần đầu tiên tôi được gặp ở Sàigòn sau ngày 30/4/1975. Tuy cùng là bộ đội “cụ Hồ” cả, nhưng chỉ mới sau hơn ba thập niên mà họ đã khác nhau một trời một vực.
Những chú bộ đội ngày ấy không hề được trang bị phòng thân gì nhiều. Đầu nón cối nhựa mỏng manh chứ chẳng được bằng nhôm. Chân mang đôi dép râu đế làm bằng vỏ xe hơi gắn thêm 4 cọng cao su vắt chéo ngang làm quai là xong.
Tứ bề ‘tênh hênh’ như vậy mà họ cũng lặn lội được từ Bắc và tận Nam để trở thành những người chiến thắng.
Nay họ được trang bị đến tận răng nhưng là để chuyên đi đàn áp dân, còn với kẻ thù Trung Quốc đang lăm le ngoài biển thì lại tỏ ra quá khiếp nhược!?
Nhìn những tấm hình này ai mà không tự hỏi: chẳng nhẽ những dân oan, giáo oan, các trí thức yêu nước biểu tình vì Hoàng Sa Trường Sa mà lại nguy hiểm hơn lính Trung Quốc hay sao mà chúng ta lại thấy những loại trang thiết bị tận răng này ở những đám đông dân chúng tụ tập phản đối những việc làm sai trái của các quan tham chỉ với biểu ngữ và hai bàn tay không? Có cần thiết làm chuyện ‘sơn đông mãi võ’ với dân lành như thế không?
Thậm chí đánh chiếm trường học của giáo xứ Loan Lý mà cũng phải đợi 1-2 giờ sáng lúc mọi người đi ngủ thì mới dám đánh chứ chẳng dám đánh ban ngày là vì sao? Nếu làm điều quang minh chính đại và nếu không xem dân là nguy hiểm thì sao không đánh chiếm ban ngày vì chỉ có đạo chích, ăn trộm và ma quỉ mới hành sự đi kiếm ăn vào ban đêm chứ người bình thường chẳng ai lại đi làm việc vào giờ đó cả. Là người Á Đông lại là lãnh đạo ắt phải học cao hiểu sâu, các ông bí thư, chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế không biết có biết cái luật âm dương tự nhiên của tạo hóa này?
Ôi, Một đội quân “cụ Hồ” được đánh giá là tinh nhuệ bậc nhất Đông Nam Á ngày nào mà dường như nay chỉ còn giỏi đi hùng hổ với dân !
Sàigòn, 17/9/2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bứ thư ngỏ của ông Nguyễn Văn Chức gửi ông Robert McNamara
Nguyễn Văn Chức
15:34 16/09/2009
Bức thư ngỏ
ÔNG NGUYỄN VĂN CHỨC
CỰU NGHỊ SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Gửi
ÔNG ROBERT S. MCNAMARA
CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ
Thưa Ông,
Tôi hân hạnh gửi đến ông bức thư nầy để nói lên những suy nghĩ của tôi về cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam của ông.
Trong tập biên khảo nổi tiếng Fifteen Decisive Battles of the World xuất bản năm 1851, sử gia kiêm luật gia Sir Edward S. Creasy đã đưa ra nguyên lý sau đây: Tầm quan trọng lịch sử của một cuộc chiến tranh không được tính bằng những con số, con số người chết và bị thương, hoặc con số vũ khí bị mất. Nó được tính bằng những gì ta có được ngày hôm nay, do cuộc chiến thắng đem lại. Nó cũng được tính bằng những gì ta không có ngày hôm nay, nếu ta thất trận hoặc hèn nhát bỏ chạy.
Tuy sống trên những lục địa khác nhau, ông và tôi, thời còn cắp sách đến trường, đã học những tác phẩm của Homer, Aeschylus, Sophocles, Euripides, Plato, Aristotle... Những di sản văn hóa này đã không được truyền đến thế hệ chúng ta và con em chúng ta, nếu không có chiến thắng Marathon. Như sử sách đã ghi: năm 490 trước Tây Lịch, những đoàn quân man rợ Ba Tư đã tràn vào phá phách các đền thờ tại Acropolis. Dân thành Athens đã đánh lại, và đã chiến thắng trên cánh đồng Marathon.
Trong bài tựa bản dịch vở kịch Oresteia của Aeschylus, hai học giả Robert Fagles và W. B. Stanford đã gọi chiến thắng Marathon là chiến thắng của lẽ phải đánh bại bạo lực, của dũng cảm đánh bại khiếp nhược, của tự do bẻ gãy gông xiềng... Hai học giả đó viết thêm: Chiến thắng Marathon có thể được coi là biến cố quyết định cho sự phát triển của nền văn minh Tây Phương sau này.
Trong tập biên khảo Fifteen Decisive Battles of the World, Sir Creasy cũng đã viết: chiến thắng Marathon đã giữ lại cho nhân loại những kho tàng văn hóa của Hy Lạp, đã đảm bảo sự phát triển của những định chế tự do, đã giúp cho sự nẩy nở của trí tuệ Tây Phương, và qua các thời đại, đã đưa nền văn minh Tây Phương tiến lên. Mặc nhiên, Sir Edward Creasy đã đưa ra kết luận: nếu không có chiến thắng Marathon, Tây Phương đã không có được một nền văn minh như ngày hôm nay.
Cuộc chiến tranh lớn nhất của thế kỷ 20 là Đệ Nhị Thế Chiến, giữa phe Trục và Đồng Minh. Và chiến thắng Normandy (then chốt cho cuộc chiến thắng Đức Quốc Xã tại Âu Châu) đã đưa nước Mỹ lên địa vị siêu cường. Thật vậy, nếu sau cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783) lục địa Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, nếu sau cuộc Nội Chiến (1861-1866) nước Mỹ trở thành một quốc gia thống nhất, thì sau chiến thắng Normandy nước Mỹ đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới, trở thành người lãnh đạo đáng kính của Thế Giới Tự Do, và cuối cùng trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Hãy tưởng tượng những gì đã xảy ra cho thế giới tự do nói chung và cho nước Mỹ nói riêng, nếu không có chiến thắng Normandy. Bạo lực sẽ ngự trị trên lục địa Âu Châu thêm một thời gian, với những hậu quả không lường được. Nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường; nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do. Và trước con mắt của nhân loại, nước Mỹ mãi mãi sẽ chỉ là lục địa của những kẻ đi tìm vàng, một mảnh đất của những con buôn.
Bây giờ tôi xin nói về cuộc chiến tranh miền Nam VN 1960-1975. Cuộc chiến tranh này, thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược của CS quốc tế phát động trong tiến trình nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương, trước khi nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Hồ Chí Minh và CSVN chỉ là kẻ thừa hành. Nhân dân miền Nam VN đã đem xương máu ra chống lại. Và, trung thành với những lý tưởng tự do cũng như trung thành với những lời cam kết của ít nhất 4 vị Tổng Thống của mình, nước Mỹ đã tham chiến tại miền Nam VN, như một đồng minh. Cái ơn này dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ.
Câu hỏi được đặt ra: nếu nước Mỹ không tham chiến tại miền Nam VN, những gì đã xảy ra? Đã có một nước Việt Nam bị rơi vào qũy đạo của CS quốc tế, ngay từ cuối thập niên 1950. Đã không có một miền Nam VN thịnh vượng, bảo tồn được nền văn hóa dân tộc VN và phát huy được những truyền thống dân chủ tự do, để ngày hôm nay nhân dân VN trong cũng như ngoài nước có được những điều kiện tối ưu, đấu tranh cho một nước VN không cộng sản. Đó là đối với miền Nam VN. Đối với Á Đông, đã không có những Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba... Những quốc gia này đã có điều kiện (thời gian, an ninh, vốn đầu tư) để phát triển, nhờ cuộc chiến tranh miền Nam VN; những quốc gia này hiện là những nhân tố hùng hậu có thể giúp nước Mỹ thực hiện những mục tiêu chiến lược trong tương lai tại vùng Đông Nam Á.
Câu hỏi cũng được đặt ra: nếu nước Mỹ không phản bội miền Nam VN, cái gì đã xảy ra? Đã không có hơn một triệu người VN chết trên biển trong cuộc ra đi tìm tự do. Đã không có một miền Nam bị rơi vào tay CSVN, và giữa thập niên 1980 khi Liên Sô và Đông Âu bắt đầu rạn vỡ, chế độ CS miền Bắc đã có thể bị thanh toán bằng một cuộc vùng dậy của nhân dân miền Bắc, với sự hỗ trợ của quốc gia miền Nam VN. Đó là đối với Việt Nam. Đối với nước Mỹ, nếu không chạy trốn tại miền Nam, nếu không phản bội những lời cam kết đối với niền Nam VN, chắc chắn nước Mỹ đã được toàn thế giới kính nể, bạn cũng như thù. Chắc chắn nước Mỹ đã không bị Thế Giới Tự Do coi thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ. Sự coi thường này đã thể hiện rõ rệt trong con mắt của các nhà lãnh đạo Á Châu từ 20 năm nay đối với nước Mỹ. Sự coi thường này cũng đã thể hiện trong vụ Bosnia hiện nay. Bài học Việt Nam 1975 vẫn còn ám ảnh lương tâm thế giới; nó không cho phép các nhà lãnh đạo Âu Châu được tin vào lời cam kết của các chánh quyền Mỹ.
Trong hơn 20 năm qua, nước Mỹ đã phải mang trong mình Hội ChứngViệt Nam (Vietnam Syndrome), hội chứng của sự phản bội, của sự khiếp nhược. Hội chứng này, nước Mỹ sẽ còn phải mang trong mình bao nhiêu năm nữa? Cuốn In Retrospect chỉ là một hiện tượng nẩy sinh từ hội chứng ấy.
Cuốn In Retrospect kể lại thảm kịch của Việt Nam. Thực ra, đó là thảm kịch của chính nước Mỹ. Thập niên 1960, khi phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại Đông Nam Á do CS quốc tế tạo ra, nước Mỹ đã được lãnh đạo bởi JF Kennedy, một vị Tổng Thống có mê lực (charisma), nhưng thiếu viễn kiến và không quyết đáp. Vị TổngThống ấy đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ vụ Vịnh Con Heo đến vụ Ai Lao, đến vụ lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Tệ hại hơn, thời gian đó, nước Mỹ đã có một kẻ thiếu khả năng và thiếu nhân cách làm bộ trưởng quốc phòng. Kẻ đó, chính là ông, Robert S. Mc Namara.
Khả năng và nhân cách của ông hiện lên rõ rệt trong cuốn In Retrospect, một cuốn sách - lịch sử và thực tiễn đã chứng minh - đầy rẫy những sai lầm về VN, những sai lầm trong tư duy cũng như trong hành động, những sai lầm của chính ông và của nước Mỹ. Sai lầm, khi coi CS quốc tế không phải là một đại họa cho nền hòa bình thế giới nói chung và nền hoà bình Đông Nam Á nói riêng. Sai lầm, khi coi cuộc chiến tranh miền Nam VN là một cuộc “chiến tranh giải phóng dân tộc”. Sai lầm, khi coi Hồ Chí Minh là người Việt quốc gia yêu nước. Sai lầm, khi chủ trương lật đổ Ngô Đình Diệm. Sai lầm, khi trách quân đội miền Nam VN thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu. Tôi không thể liệt kê tất cả những sai lầm của cuốn In Retrospect. Tôi chỉ kể ra một vài thí dụ.
Dư luận có thể tha thứ cho ông về những sai lầm nói trên, bởi đó thuộc vấn đề nhận thức. Vì như ông đã thú nhận trong cuốn In Retrospect, trước khi giữ chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông chỉ là chủ tịch một công ty xe hơi, không biết gì về chính trị.
Nhưng dư luận không thể tha thứ cho ông, khi ông viết rằng: TT Ngô Đình Diệm đã sống với em dâu là bà Ngô Đình Nhu như vợ chồng. Nếu ông viết điều đó với sự dè dặt thông thường, kèm theo những từ ngữ thông thường như “theo tin đồn”, hoặc “theo một số người”, ông vẫn không tránh được sự khinh bỉ của dư luận. Đàng này, ông viết một cách quyết đáp, không dè dặt, và không viện dẫn bằng cớ, dù là bằng cớ ngụy tạo. Liêm khiết của người trí thức, ông để đâu?...
Có thể tôi lầm chăng? Văn hoá VN, lễ giáo Đông Phương cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi đã khiến tôi nhận xét sai lạc về ông, một người Mỹ từng được coi là thuộc tầng lớp trí thức và lãnh đạo của Mỹ?
Tôi vẫn mong có dịp đến nghĩa trang Arlington để viếng mộ của TT Kennedy, vị TổngThống được nhân dân Mỹ tôn thờ, vì mê lực và vì bị chết thê thảm, hơn là vì những thành quả trong 3 năm ngồi tòa Bạch Ốc. Và nếu có dịp viết về cuộc đời của vị Tổng Thống này cũng như cuộc đời của một số vị Tổng Thống khác của nước Mỹ, chắc chắn tôi sẽ không dám viết những điều xúc phạm đến đạo hạnh của các vị đó, cho dù - trong giả thuyết - những điều ấy có thật và có thể chứng minh. Văn hóa Việt Nam, lễ giáo Đông Phương, cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi không cho phép tôi làm điều đó.
Ông đã có liêm sỉ bịa đặt trắng trợn để xúc phạm đến anh linh của ông Ngô Đình Diệm, một vị tổng thống đáng kính của quốc gia Miền Nam, và cũng là “một trong những nhà lãnh đạo có khả năng nhất của Á Châu Tự Do”. Ông hơn tôi ở điểm đó. Và ông nên tự hào.
Trong cuốn In Retrospect, ông có nhắc đến vụ ông bị ám sát hụt trong chuyến đi thăm miền Nam Việt Nam, hồi tháng 5/1964. Người ám sát ông là tên đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Trỗi. Tôi có nói chuyện với nó trong nhà lao, vài ngày trước khi nó bị hành quyết. Nó khóc với tôi, vì đã dại dột đi theo CS để phải mang án tử hình, bỏ lại người vợ mới cưới tên Quyên. Nhìn nó khóc, tôi tin nó thành thật. Nhưng khi nhìn ông khóc mới đây trên đài truyền hình ABC trước mặt Barbara Walters, khóc cho những sai lầm của ông và của nước Mỹ, tôi không tin ông thành thật. Ông làm cho nhiều người phải phì cười. Ông đóng kịch, nhưng đóng quá vụng. Tôi cứ nghĩ: nếu hôm đó (ngày mùng 9 tháng 5 năm 1964), ông bị giết tại cầu Công Lý Sài Gòn, chắc chắn nước Mỹ đã có thêm một vị anh hùng; xác ông có thể đã được mang về chôn cất tại nghĩa trang Arlington, với lễ nghi dành cho các vị anh hùng dân tộc của Mỹ. Và lời tiên tri của Homer đã ứng nghiệm. Cách đây 25 thế kỷ, trong thiên anh hùng ca Illiade, Homer đã viết rằng: trong cuộc chiến nào cũng vậy, vẫn có những kẻ hèn nhát được tôn vinh lẫn lộn cùng với những người dũng cảm.
Trong cuốn In Retrospect, ông đã chạy tội bằng cách đổ tội cho người khác. Ông đã thóa mạ sự hy sinh cao cả của quân đội Mỹ và quân đội VN. Ông đã bạch hóa tội ác xâm lược của CSVN. Ông đã bôi nhọ dân tộc Mỹ, và bôi nhọ chính nghĩa đấu tranh của dân tộc VN. Chưa đủ, ông đã dùng những lời lẽ thiếu lễ độ để nói về những người mà ông không ưa thích, cũng như ông đã dùng những lời lẽ quá đáng để ca ngợi những người mà ông cầnphải ca ngợi. Những lời ca ngợi mà ông dành cho TT Kennedy trong cuốn In Retrospect, đơn thuần chỉ là những lời xu nịnh dùng để phúng điếu. Tóm lại: làm ra vẻ thông minh xuất chúng, thiếu ý thức chính trị, thiếu lương thiện, trắng trợn và thời cơ chủ nghĩa, đó là con người của ông trong cuốn In Retrospect.
Trong cuốn In Retrospect, ông đã liệt kê những sai lầm căn bản của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh miền Nam Việt Nam. Những câu hỏi được đặt ra. Ông biết những sai lầm đó, lúc nào? Tại sao ông không nói ra cuối năm 1967 khi ông rời chức bộ trưởng quốc phòng, để tránh cho bao nhiêu người con ưu tú của nước Mỹ khỏi phải hy sinh một cách “vô ích”? Tại sao lại đợi đến năm 1995 mới nói ra? Tôi vẫn nghĩ, cũng như dư luận vẫn nghĩ: cuốn In Retrospect chỉ là những suy tư của ông sau này, được viết ra để chạy tội cho bản thân ông, chạy tội cho nước Mỹ, và để làm yên ổn lương tâm những con buôn Mỹ đang muốn nhẩy vào Việt Nam. Ngày 11 tháng 7/1995 vừa qua, nhân danh những lý tưởng nhân đạo và nhân quyền, Tổng Thống Clinton đã thiết lập bang giao với chế độ CS Hà Nội, một chế độ bạo ngược thù nghịch với nhân dân và dân tộc VN. Chế độ bạo ngược ấy đã trả thù, hành hạ dã man và giam cầm những người quốc gia, nhất là các chiến sĩ của QLVNCH, trái với Hiệp Định Ba Lê 1973. Chế độ bạo ngược ấy đang giam cầm những chiến sĩ của tự do, trong đó có các vị lãnh đạo Phật Giáo, như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, TT Thích Quảng Độ... vì tội đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do và cho tôn giáo. Chế độ bạo ngược ấy đã và đang khóa kín nhân dân Việt Nam trong kiếp sống cùng cực và tồi tệ nhất lịch sử Việt Nam.
Thật là mỉa mai cho nước Mỹ, một nước được ca tụng trong bài quốc ca - một cách xác đáng - là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm.
Tôi viết bức thư này, buổi sáng mùng 1 tháng 11, khi tưởng nhớ cái chết của TT Ngô Đình Diệm và cái chết của TT Kennedy, cách đây hơn 30 năm. Tôi vẫn tiếc cho TT Kennedy. TT Kennedy đã không sống thêm vài tháng nữa để chứng kiến những gì đã xảy ra cho miền Nam VN và cho nước Mỹ, sau khi TT Diệm bị giết. Những gì đó cũng đã được chính ông cựu bộ trưởng kể lại trong cuốn In Retrospect. Ông cựu bộ trưởng cũng đã kể lại lời Mao Trạch Đông tâm sự với ký giả Edgar Snow năm 1965. Họ Mao dẫn ý rằng: “Mỹ đã không nghe lời Ngô Đình Diệm”. Mỹ đây không phải là nhân dân Mỹ, mà là TT Kennedy, và chính quyền Kennedy trong đó có ông.
Trên bàn viết của tôi, có bức vẽ về người chiến sĩ QLVNCH với nền cờ vàng ba sọc đỏ, hình ảnh một quân đội không thua sút bất cứ quân đội nào trên thế giới, về lòng dũng cảm và về khả năng chiến đấu. Quân đội ấy đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm, để bảo vệ Miền Nam và để ngăn chận làn sóng đỏ tại vùng Đông Nam Á. Quân đội ấy đã chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ nghiệt ngã - điều kiện chính trị cũng như điều kiện xã hội - để rồi cuối cùng bị trói tay, phải buông súng, và làm vật hy sinh cho một cuộc trả thù man rợ của CSVN. Đó mới đích thực là Thảm Kịch của Việt Nam. Và nước Mỹ đã đóng góp rất nhiều để tạo ra thảm kịch ấy.
Lật đổ Ngô Đình Diệm, gây ra hỗn loạn chính trị tại miền Nam, rồi đổ tội cho miền Nam không có lãnh đạo.
Chủ xướng và tạo ra Hiệp Định Ba Lê 1973, hợp thức hóa sự có mặt của bộ đội CS Bắc Việt trên lãnh thổ miền Nam VN, ngưng viện trợ quân sự cho Miền Nam VN, rút lui “trong danh dự” (!), bỏ rơi quân đội Miền Nam VN, rồi đổ tội cho quân đội ấy thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu.
Phải chăng đó là lo-gic và đạo tắc (ethics) của nước Mỹ, một nước từng được coi là người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do? Phải chăng đó là truyền thống đạo đức của nước Mỹ, một nước từng được ca tụng là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm? Phải chăng đó là Những Bài Học mà tấn thảm kịch Việt Nam đã để lại, về lòng dũng cảm của nhân dân Mỹ cũng như về sự thành tín của các chính quyền Mỹ? Tôi không dám nghĩ như vậy. Bởi vì: nghĩ như vậy, là xúc phạm nặng nề đến dân tộc Mỹ, một dân tộc mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ là đại lượng, anh hùng, không biết gian dối và không biết phản trắc.
Kính chào ông,
Houston, ngày 1 tháng 11, 1995.
NGUYỄN VĂN CHỨC
Cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH,
Cựu Luật Sư Tòa TT Saigon,
Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Thượng Nghị Viện VNCH,
Nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Vntại Hoa Kỳ.
* Bản tiếng Anh sẽ được gửi cho các dân biểu nghị sĩ Mỹ, nhân viên nội các chính quyền TT Clinton, các vị cựu TT Ford, Carter, Reagan, Bush, một số tướng lãnh Mỹ, các trường đại học lớn và các tờ báo lớn tại Mỹ cũng như tại Anh Quốc. Bản tiếng Pháp sẽ được gửi cho các tớ báo lớn tại Ba Lê.
ÔNG NGUYỄN VĂN CHỨC
CỰU NGHỊ SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Gửi
ÔNG ROBERT S. MCNAMARA
CỰU BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ
Thưa Ông,
Tôi hân hạnh gửi đến ông bức thư nầy để nói lên những suy nghĩ của tôi về cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam của ông.
Trong tập biên khảo nổi tiếng Fifteen Decisive Battles of the World xuất bản năm 1851, sử gia kiêm luật gia Sir Edward S. Creasy đã đưa ra nguyên lý sau đây: Tầm quan trọng lịch sử của một cuộc chiến tranh không được tính bằng những con số, con số người chết và bị thương, hoặc con số vũ khí bị mất. Nó được tính bằng những gì ta có được ngày hôm nay, do cuộc chiến thắng đem lại. Nó cũng được tính bằng những gì ta không có ngày hôm nay, nếu ta thất trận hoặc hèn nhát bỏ chạy.
Tuy sống trên những lục địa khác nhau, ông và tôi, thời còn cắp sách đến trường, đã học những tác phẩm của Homer, Aeschylus, Sophocles, Euripides, Plato, Aristotle... Những di sản văn hóa này đã không được truyền đến thế hệ chúng ta và con em chúng ta, nếu không có chiến thắng Marathon. Như sử sách đã ghi: năm 490 trước Tây Lịch, những đoàn quân man rợ Ba Tư đã tràn vào phá phách các đền thờ tại Acropolis. Dân thành Athens đã đánh lại, và đã chiến thắng trên cánh đồng Marathon.
Trong bài tựa bản dịch vở kịch Oresteia của Aeschylus, hai học giả Robert Fagles và W. B. Stanford đã gọi chiến thắng Marathon là chiến thắng của lẽ phải đánh bại bạo lực, của dũng cảm đánh bại khiếp nhược, của tự do bẻ gãy gông xiềng... Hai học giả đó viết thêm: Chiến thắng Marathon có thể được coi là biến cố quyết định cho sự phát triển của nền văn minh Tây Phương sau này.
Trong tập biên khảo Fifteen Decisive Battles of the World, Sir Creasy cũng đã viết: chiến thắng Marathon đã giữ lại cho nhân loại những kho tàng văn hóa của Hy Lạp, đã đảm bảo sự phát triển của những định chế tự do, đã giúp cho sự nẩy nở của trí tuệ Tây Phương, và qua các thời đại, đã đưa nền văn minh Tây Phương tiến lên. Mặc nhiên, Sir Edward Creasy đã đưa ra kết luận: nếu không có chiến thắng Marathon, Tây Phương đã không có được một nền văn minh như ngày hôm nay.
Cuộc chiến tranh lớn nhất của thế kỷ 20 là Đệ Nhị Thế Chiến, giữa phe Trục và Đồng Minh. Và chiến thắng Normandy (then chốt cho cuộc chiến thắng Đức Quốc Xã tại Âu Châu) đã đưa nước Mỹ lên địa vị siêu cường. Thật vậy, nếu sau cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783) lục địa Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, nếu sau cuộc Nội Chiến (1861-1866) nước Mỹ trở thành một quốc gia thống nhất, thì sau chiến thắng Normandy nước Mỹ đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới, trở thành người lãnh đạo đáng kính của Thế Giới Tự Do, và cuối cùng trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Hãy tưởng tượng những gì đã xảy ra cho thế giới tự do nói chung và cho nước Mỹ nói riêng, nếu không có chiến thắng Normandy. Bạo lực sẽ ngự trị trên lục địa Âu Châu thêm một thời gian, với những hậu quả không lường được. Nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành một siêu cường; nước Mỹ sẽ không bao giờ trở thành người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do. Và trước con mắt của nhân loại, nước Mỹ mãi mãi sẽ chỉ là lục địa của những kẻ đi tìm vàng, một mảnh đất của những con buôn.
Bây giờ tôi xin nói về cuộc chiến tranh miền Nam VN 1960-1975. Cuộc chiến tranh này, thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược của CS quốc tế phát động trong tiến trình nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương, trước khi nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Hồ Chí Minh và CSVN chỉ là kẻ thừa hành. Nhân dân miền Nam VN đã đem xương máu ra chống lại. Và, trung thành với những lý tưởng tự do cũng như trung thành với những lời cam kết của ít nhất 4 vị Tổng Thống của mình, nước Mỹ đã tham chiến tại miền Nam VN, như một đồng minh. Cái ơn này dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ.
Câu hỏi được đặt ra: nếu nước Mỹ không tham chiến tại miền Nam VN, những gì đã xảy ra? Đã có một nước Việt Nam bị rơi vào qũy đạo của CS quốc tế, ngay từ cuối thập niên 1950. Đã không có một miền Nam VN thịnh vượng, bảo tồn được nền văn hóa dân tộc VN và phát huy được những truyền thống dân chủ tự do, để ngày hôm nay nhân dân VN trong cũng như ngoài nước có được những điều kiện tối ưu, đấu tranh cho một nước VN không cộng sản. Đó là đối với miền Nam VN. Đối với Á Đông, đã không có những Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba... Những quốc gia này đã có điều kiện (thời gian, an ninh, vốn đầu tư) để phát triển, nhờ cuộc chiến tranh miền Nam VN; những quốc gia này hiện là những nhân tố hùng hậu có thể giúp nước Mỹ thực hiện những mục tiêu chiến lược trong tương lai tại vùng Đông Nam Á.
Câu hỏi cũng được đặt ra: nếu nước Mỹ không phản bội miền Nam VN, cái gì đã xảy ra? Đã không có hơn một triệu người VN chết trên biển trong cuộc ra đi tìm tự do. Đã không có một miền Nam bị rơi vào tay CSVN, và giữa thập niên 1980 khi Liên Sô và Đông Âu bắt đầu rạn vỡ, chế độ CS miền Bắc đã có thể bị thanh toán bằng một cuộc vùng dậy của nhân dân miền Bắc, với sự hỗ trợ của quốc gia miền Nam VN. Đó là đối với Việt Nam. Đối với nước Mỹ, nếu không chạy trốn tại miền Nam, nếu không phản bội những lời cam kết đối với niền Nam VN, chắc chắn nước Mỹ đã được toàn thế giới kính nể, bạn cũng như thù. Chắc chắn nước Mỹ đã không bị Thế Giới Tự Do coi thường, nếu không muốn nói là khinh bỉ. Sự coi thường này đã thể hiện rõ rệt trong con mắt của các nhà lãnh đạo Á Châu từ 20 năm nay đối với nước Mỹ. Sự coi thường này cũng đã thể hiện trong vụ Bosnia hiện nay. Bài học Việt Nam 1975 vẫn còn ám ảnh lương tâm thế giới; nó không cho phép các nhà lãnh đạo Âu Châu được tin vào lời cam kết của các chánh quyền Mỹ.
Trong hơn 20 năm qua, nước Mỹ đã phải mang trong mình Hội ChứngViệt Nam (Vietnam Syndrome), hội chứng của sự phản bội, của sự khiếp nhược. Hội chứng này, nước Mỹ sẽ còn phải mang trong mình bao nhiêu năm nữa? Cuốn In Retrospect chỉ là một hiện tượng nẩy sinh từ hội chứng ấy.
Cuốn In Retrospect kể lại thảm kịch của Việt Nam. Thực ra, đó là thảm kịch của chính nước Mỹ. Thập niên 1960, khi phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại Đông Nam Á do CS quốc tế tạo ra, nước Mỹ đã được lãnh đạo bởi JF Kennedy, một vị Tổng Thống có mê lực (charisma), nhưng thiếu viễn kiến và không quyết đáp. Vị TổngThống ấy đã đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ vụ Vịnh Con Heo đến vụ Ai Lao, đến vụ lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN. Tệ hại hơn, thời gian đó, nước Mỹ đã có một kẻ thiếu khả năng và thiếu nhân cách làm bộ trưởng quốc phòng. Kẻ đó, chính là ông, Robert S. Mc Namara.
Khả năng và nhân cách của ông hiện lên rõ rệt trong cuốn In Retrospect, một cuốn sách - lịch sử và thực tiễn đã chứng minh - đầy rẫy những sai lầm về VN, những sai lầm trong tư duy cũng như trong hành động, những sai lầm của chính ông và của nước Mỹ. Sai lầm, khi coi CS quốc tế không phải là một đại họa cho nền hòa bình thế giới nói chung và nền hoà bình Đông Nam Á nói riêng. Sai lầm, khi coi cuộc chiến tranh miền Nam VN là một cuộc “chiến tranh giải phóng dân tộc”. Sai lầm, khi coi Hồ Chí Minh là người Việt quốc gia yêu nước. Sai lầm, khi chủ trương lật đổ Ngô Đình Diệm. Sai lầm, khi trách quân đội miền Nam VN thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu. Tôi không thể liệt kê tất cả những sai lầm của cuốn In Retrospect. Tôi chỉ kể ra một vài thí dụ.
Dư luận có thể tha thứ cho ông về những sai lầm nói trên, bởi đó thuộc vấn đề nhận thức. Vì như ông đã thú nhận trong cuốn In Retrospect, trước khi giữ chức bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông chỉ là chủ tịch một công ty xe hơi, không biết gì về chính trị.
Nhưng dư luận không thể tha thứ cho ông, khi ông viết rằng: TT Ngô Đình Diệm đã sống với em dâu là bà Ngô Đình Nhu như vợ chồng. Nếu ông viết điều đó với sự dè dặt thông thường, kèm theo những từ ngữ thông thường như “theo tin đồn”, hoặc “theo một số người”, ông vẫn không tránh được sự khinh bỉ của dư luận. Đàng này, ông viết một cách quyết đáp, không dè dặt, và không viện dẫn bằng cớ, dù là bằng cớ ngụy tạo. Liêm khiết của người trí thức, ông để đâu?...
Có thể tôi lầm chăng? Văn hoá VN, lễ giáo Đông Phương cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi đã khiến tôi nhận xét sai lạc về ông, một người Mỹ từng được coi là thuộc tầng lớp trí thức và lãnh đạo của Mỹ?
Tôi vẫn mong có dịp đến nghĩa trang Arlington để viếng mộ của TT Kennedy, vị TổngThống được nhân dân Mỹ tôn thờ, vì mê lực và vì bị chết thê thảm, hơn là vì những thành quả trong 3 năm ngồi tòa Bạch Ốc. Và nếu có dịp viết về cuộc đời của vị Tổng Thống này cũng như cuộc đời của một số vị Tổng Thống khác của nước Mỹ, chắc chắn tôi sẽ không dám viết những điều xúc phạm đến đạo hạnh của các vị đó, cho dù - trong giả thuyết - những điều ấy có thật và có thể chứng minh. Văn hóa Việt Nam, lễ giáo Đông Phương, cũng như một chút văn hóa Pháp trong tôi không cho phép tôi làm điều đó.
Ông đã có liêm sỉ bịa đặt trắng trợn để xúc phạm đến anh linh của ông Ngô Đình Diệm, một vị tổng thống đáng kính của quốc gia Miền Nam, và cũng là “một trong những nhà lãnh đạo có khả năng nhất của Á Châu Tự Do”. Ông hơn tôi ở điểm đó. Và ông nên tự hào.
Trong cuốn In Retrospect, ông có nhắc đến vụ ông bị ám sát hụt trong chuyến đi thăm miền Nam Việt Nam, hồi tháng 5/1964. Người ám sát ông là tên đặc công Việt Cộng Nguyễn Văn Trỗi. Tôi có nói chuyện với nó trong nhà lao, vài ngày trước khi nó bị hành quyết. Nó khóc với tôi, vì đã dại dột đi theo CS để phải mang án tử hình, bỏ lại người vợ mới cưới tên Quyên. Nhìn nó khóc, tôi tin nó thành thật. Nhưng khi nhìn ông khóc mới đây trên đài truyền hình ABC trước mặt Barbara Walters, khóc cho những sai lầm của ông và của nước Mỹ, tôi không tin ông thành thật. Ông làm cho nhiều người phải phì cười. Ông đóng kịch, nhưng đóng quá vụng. Tôi cứ nghĩ: nếu hôm đó (ngày mùng 9 tháng 5 năm 1964), ông bị giết tại cầu Công Lý Sài Gòn, chắc chắn nước Mỹ đã có thêm một vị anh hùng; xác ông có thể đã được mang về chôn cất tại nghĩa trang Arlington, với lễ nghi dành cho các vị anh hùng dân tộc của Mỹ. Và lời tiên tri của Homer đã ứng nghiệm. Cách đây 25 thế kỷ, trong thiên anh hùng ca Illiade, Homer đã viết rằng: trong cuộc chiến nào cũng vậy, vẫn có những kẻ hèn nhát được tôn vinh lẫn lộn cùng với những người dũng cảm.
Trong cuốn In Retrospect, ông đã chạy tội bằng cách đổ tội cho người khác. Ông đã thóa mạ sự hy sinh cao cả của quân đội Mỹ và quân đội VN. Ông đã bạch hóa tội ác xâm lược của CSVN. Ông đã bôi nhọ dân tộc Mỹ, và bôi nhọ chính nghĩa đấu tranh của dân tộc VN. Chưa đủ, ông đã dùng những lời lẽ thiếu lễ độ để nói về những người mà ông không ưa thích, cũng như ông đã dùng những lời lẽ quá đáng để ca ngợi những người mà ông cầnphải ca ngợi. Những lời ca ngợi mà ông dành cho TT Kennedy trong cuốn In Retrospect, đơn thuần chỉ là những lời xu nịnh dùng để phúng điếu. Tóm lại: làm ra vẻ thông minh xuất chúng, thiếu ý thức chính trị, thiếu lương thiện, trắng trợn và thời cơ chủ nghĩa, đó là con người của ông trong cuốn In Retrospect.
Trong cuốn In Retrospect, ông đã liệt kê những sai lầm căn bản của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh miền Nam Việt Nam. Những câu hỏi được đặt ra. Ông biết những sai lầm đó, lúc nào? Tại sao ông không nói ra cuối năm 1967 khi ông rời chức bộ trưởng quốc phòng, để tránh cho bao nhiêu người con ưu tú của nước Mỹ khỏi phải hy sinh một cách “vô ích”? Tại sao lại đợi đến năm 1995 mới nói ra? Tôi vẫn nghĩ, cũng như dư luận vẫn nghĩ: cuốn In Retrospect chỉ là những suy tư của ông sau này, được viết ra để chạy tội cho bản thân ông, chạy tội cho nước Mỹ, và để làm yên ổn lương tâm những con buôn Mỹ đang muốn nhẩy vào Việt Nam. Ngày 11 tháng 7/1995 vừa qua, nhân danh những lý tưởng nhân đạo và nhân quyền, Tổng Thống Clinton đã thiết lập bang giao với chế độ CS Hà Nội, một chế độ bạo ngược thù nghịch với nhân dân và dân tộc VN. Chế độ bạo ngược ấy đã trả thù, hành hạ dã man và giam cầm những người quốc gia, nhất là các chiến sĩ của QLVNCH, trái với Hiệp Định Ba Lê 1973. Chế độ bạo ngược ấy đang giam cầm những chiến sĩ của tự do, trong đó có các vị lãnh đạo Phật Giáo, như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, TT Thích Quảng Độ... vì tội đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do và cho tôn giáo. Chế độ bạo ngược ấy đã và đang khóa kín nhân dân Việt Nam trong kiếp sống cùng cực và tồi tệ nhất lịch sử Việt Nam.
Thật là mỉa mai cho nước Mỹ, một nước được ca tụng trong bài quốc ca - một cách xác đáng - là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm.
Tôi viết bức thư này, buổi sáng mùng 1 tháng 11, khi tưởng nhớ cái chết của TT Ngô Đình Diệm và cái chết của TT Kennedy, cách đây hơn 30 năm. Tôi vẫn tiếc cho TT Kennedy. TT Kennedy đã không sống thêm vài tháng nữa để chứng kiến những gì đã xảy ra cho miền Nam VN và cho nước Mỹ, sau khi TT Diệm bị giết. Những gì đó cũng đã được chính ông cựu bộ trưởng kể lại trong cuốn In Retrospect. Ông cựu bộ trưởng cũng đã kể lại lời Mao Trạch Đông tâm sự với ký giả Edgar Snow năm 1965. Họ Mao dẫn ý rằng: “Mỹ đã không nghe lời Ngô Đình Diệm”. Mỹ đây không phải là nhân dân Mỹ, mà là TT Kennedy, và chính quyền Kennedy trong đó có ông.
Trên bàn viết của tôi, có bức vẽ về người chiến sĩ QLVNCH với nền cờ vàng ba sọc đỏ, hình ảnh một quân đội không thua sút bất cứ quân đội nào trên thế giới, về lòng dũng cảm và về khả năng chiến đấu. Quân đội ấy đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, đã chiến đấu cực kỳ dũng cảm, để bảo vệ Miền Nam và để ngăn chận làn sóng đỏ tại vùng Đông Nam Á. Quân đội ấy đã chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ nghiệt ngã - điều kiện chính trị cũng như điều kiện xã hội - để rồi cuối cùng bị trói tay, phải buông súng, và làm vật hy sinh cho một cuộc trả thù man rợ của CSVN. Đó mới đích thực là Thảm Kịch của Việt Nam. Và nước Mỹ đã đóng góp rất nhiều để tạo ra thảm kịch ấy.
Lật đổ Ngô Đình Diệm, gây ra hỗn loạn chính trị tại miền Nam, rồi đổ tội cho miền Nam không có lãnh đạo.
Chủ xướng và tạo ra Hiệp Định Ba Lê 1973, hợp thức hóa sự có mặt của bộ đội CS Bắc Việt trên lãnh thổ miền Nam VN, ngưng viện trợ quân sự cho Miền Nam VN, rút lui “trong danh dự” (!), bỏ rơi quân đội Miền Nam VN, rồi đổ tội cho quân đội ấy thiếu khả năng và dũng cảm để chiến đấu.
Phải chăng đó là lo-gic và đạo tắc (ethics) của nước Mỹ, một nước từng được coi là người lãnh đạo đáng kính của thế giới tự do? Phải chăng đó là truyền thống đạo đức của nước Mỹ, một nước từng được ca tụng là xứ sở của những người tự do và quê hương của người dũng cảm? Phải chăng đó là Những Bài Học mà tấn thảm kịch Việt Nam đã để lại, về lòng dũng cảm của nhân dân Mỹ cũng như về sự thành tín của các chính quyền Mỹ? Tôi không dám nghĩ như vậy. Bởi vì: nghĩ như vậy, là xúc phạm nặng nề đến dân tộc Mỹ, một dân tộc mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ là đại lượng, anh hùng, không biết gian dối và không biết phản trắc.
Kính chào ông,
Houston, ngày 1 tháng 11, 1995.
NGUYỄN VĂN CHỨC
Cựu Sĩ Quan Quân Lực VNCH,
Cựu Luật Sư Tòa TT Saigon,
Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Định Chế Thượng Nghị Viện VNCH,
Nguyên Tổng Thư Ký Liên Đoàn Công Giáo Vntại Hoa Kỳ.
* Bản tiếng Anh sẽ được gửi cho các dân biểu nghị sĩ Mỹ, nhân viên nội các chính quyền TT Clinton, các vị cựu TT Ford, Carter, Reagan, Bush, một số tướng lãnh Mỹ, các trường đại học lớn và các tờ báo lớn tại Mỹ cũng như tại Anh Quốc. Bản tiếng Pháp sẽ được gửi cho các tớ báo lớn tại Ba Lê.
Văn Hóa
Lá thư tuyệt vời
Trà Lũ
15:22 16/09/2009
LÁ THƯ TUYỆT VỜI
Năm nay thời tiết thay đổi lạ lùng. Trời vẫn mát lạnh như mùa xuân. Mãi trung tuần tháng Tám mới có mấy ngày nóng đúng mức mùa hè, sau đó lại tiếp tục mát lạnh. Ông hàng xóm da trắng của tôi bảo năm nay Canada không có mùa hè, mà có mùa xuân kéo dài. Có lẽ đúng như vậy.
Vào giữa mùa xuân kéo dài này, Cụ B.95 mời dân làng tới thăm vườn rau. Mê qúa chừng. Chỉ có mười thước vuông mà cụ trồng được đủ loại rau thơm. Nào kinh giới, nào tía tô, nào ngò gai, nào dấp cá, nào hung quế... Và cụ đãi chúng tôi món bún chả Hà Nội với các loại rau thơm hái ngay trong vườn. Cụ là người có thẩm quyền về món bún chả vì cụ gốc Hà Nội chính thống và đã làm dâu trong một gia đình sành ăn sành uống nơi đất ngàn năm văn vật.
Dân làng ai cũng đến sớm, vừa để phụ bếp vừa để học cách nấu món ăn nổi tiếng quý phái này. Tôi cứ nghĩ miếng thịt heo nào cũng có thể làm bún chả miễn là mình nấu khéo. Thế mà không phải, các cụ ạ. Theo đầu bếp B.95 thì miếng thịt phải là thịt ba chỉ ở vai, chỗ này da mỏng, mỡ mỏng, mới ngon. Món bún chả Hà Nội gòm chả nướng và chả viên. Cái việc quan trọng nhất là ướp thịt. Xưa nay nói tới ướp thì ai cũng chỉ nghĩ tới hành tiêu tỏi nước mắm. Không đơn sơ thế đâu. Gia vị ứớp món này cầu kỳ hơn nhiều và bí quyết nằm ở phân lượng các gia vị. Nào hành hương, hành trắng, nào tỏi, nào đường, nào mật ong, nào muối, nào nước mắm, nào dầu olive, nào rượu vang, nào hạt tiêu.
Rồi ướp thịt. Năm phần thịt thì 4 phần làm thịt nướng và 1 phần làm chả viên. Công phu nhất là cách nướng thịt. Cụ B.95 xiên thịt vào que tre, và nướng trên than hồng. Quạt nhẹ tay. Lửa xèo xèo. Thơm điếc mũi. Xâu thịt vừa cháy xém phía ngoài là được. Rồi thịt nướng được trút vào chén nước mắm cùng với chả viên nướng trong lò bỏ ra. Chén nước mắm này giữ phần quan trọng đây. Nó gần giống như nước mắm pha để ăn chả giò, nhưng nhiều tỏi hơn, nhiều ớt hơn, nhiều chanh hơn, lại thêm đồ chua cà rốt, đu đủ và củ cải ngâm dấm đường. Nào, mời các cụ xơi. Cụ gắp bún bỏ vào chén nước mắm, thêm chút rau xà lát, đặc biệt thêm lá kinh giới, một chút đậu phọng rang đập dập, và một chút lá hành phi thái nhỏ. Húng thì cụ cầm tay, ăn đến đâu thì cắn đến đó. Kinh giới và húng thì xin cụ chớ rửa và ngâm nước lâu giờ, chúng sẽ bay hết mùi thơm. Chỉ rửa chúng mấy phút trước khi ăn.
Món bún chả này phải ăn nóng nha. Nên ăn cay một chút, xừa ăn vừa hít hà, vừa xuýt xoa, mới ngon. Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân vừa ăn vừa khen rối rít: Xưa nay cháu cứ nghĩ món cung đình Huế quê cháu mới cầu kỳ, hôm nay mới biết món Hà Nội này, muốn làm cho ngon và trúng cách thì còn cầu kỳ hơn món Huế nhiều.
Cụ B.95 thấy dân làng ăn rất say mê và tha thiết thì tỏ ra sung sướng qúa chừng. Cụ lại còn pha trò cười nữa mới kinh chứ. Cụ bảo bữa trước phe các ông lập hội sợ vợ. Bữa nay lão xin lập hội sợ chồng. Nói rồi cụ cười rũ ra. Cụ bảo cụ lập hội cho các bà thôi chứ cụ còn chồng đâu mà sợ. Anh John lần đầu nghe tới hội sợ chồng thì thích qúa. Anh xin Cụ đi vào chi tiết. Cụ liền kể: ngày xưa khi lão sắp lấy chồng thì bạn bè, những đứa đi trước, chỉ cho cụ 3 cách để làm cho chồng phải sợ mình, đó là: khi đi chung thì mình phải làm sao để cái bóng của mình đè lên đầu cái bóng của nó, quần áo mình thay ra đè lên quần áo của nó, và leo lên cái gối của nó mà ngồi. Anh John liền hỏi ngay: Thế cụ có áp dụng và có thành công không ? Cụ B.95 lại cười: Lão có làm đủ 3 phép mà thất bại hoàn toàn vì cái vía của lão yếu qúa. Nghe ông hét một cái là hồn lão lên mây ngay. Phe các bà tụm lại, nhỏ to một lúc rồi tuyên bố các bà không lập hội sợ chồng vì thấy cái hội này không cần thiết. Làng chỉ cần một hội sơ vợ là đủ. Sao mà ăn người vàkhôn thế.
Rồi phe các bà hỏi phe các ông có đồng ý như vậy không. Phe các ông im lặng. Thế mới kỳ. Để đánh trống lảng, ông H.O. xin góp chuyện vui. Ông kể chuyện người bạn thân mới đi VN về. Hắn kể cho ông nghe chuyện hắn đi tắm hơi. Cô gái phục vụ bữa đó rất có duyên và rất láu. Cô ta kể cho hắn nghe chuyện một nàng tiên đi hái nấm rồi bị lạc trong rừng. Nàng tiên gặp một anh da trắng và hỏi đường về. Tên này bảo đường về xa lắm, cô phải ngủ lại một đêm rồi sáng mai hắn sẽ chỉ đường cho. Nàng tiên đành chịu. Sáng hôm sau thì tên da trắng biến mất. Nàng tiên lại đi lang thang, rồi gặp một anh da đen. Nàng hỏi đường thì tên da đen này bảo: Đường xa lắm, hãy ngủ lai một đêm rồi sáng mai anh chỉ cho. Nàng tiên đành chịu. Sáng hôm sau thì tên da đen biến mất. Nàng tiên lại đi lang thang. Rồi nàng gặp một tên da vàng. Nàng hỏi đường về thì hắn nói: Hãy ngủ lại một đêm rồi sáng mai anh sẽ chỉ cho. Nàng tiên đành chịu. Và sáng hôm sau thì tên da vàng này không biến đi như hai tên lưu manh da trắng và da đen. Tên da vàng này tử tế giữ đúng lời hứa, đã dẫn nàng tiên ra khỏi rừng và chỉ rõ đường về. Về nhà ít lâu thì nàng tiên biết mình có bầu. Kể đến đây xong thì cô gái tắm hơi bảo là hết chuyện, rồi cô ta đố anh bạn là đứa con nàng tiên đẻ ra sẽ mang mầu da gì. Anh bạn tôi nghĩ không ra câu trả lời liền chịu, rồi hỏi lại cô gái phục vụ tắm hơi. Cô bảo muốn biết đứa bé mầu gì thì hãy ngủ lại một đêm, sáng mai sẽ chỉ cho.
Phe các bà nghe xong, cười thì ít mà xì xèo thì nhiều. Cụ B.95 chủ tiệc liền hỏi: Tôi thấy các ông toàn kể chuyện VN, và chuyện nào hình như có mùi trai gái thì mới hay. Vậy chuyện cười trên thế giới có như vậy không ? Câu này đã chạm tới mạch điện John. Anh John nói ngay: Cháu đã đọc rất nhiều chuyện cười quốc tế, mà không thấy chuyện nước nào thâm thuý bằng chuyện cười VN. Xin chứng minh. Đây là chuyện cười của Spike Milligan, một nhà thơ một nhà văn thiên tài hài hước nổi danh quốc tế. Ông được giải chuyện cười hay nhất thế giới, chuyện như sau:
Hai anh chàng New Jersey đang đi săn trong rừng thì một anh ngã lăn đùng ra bất tỉnh, xùi bọt mép, mắt đờ đẫn. Anh chàng kia liền rút ngay điện thoại gọi cho trung tâm cấp cứu “ Alô, bạn tôi chết rồi. Tôi phải làm sao đây ?” Nhân viện trực tổng đài trả lời: ‘Xin bình tĩnh, tôi có thể giúp anh. Trước tiên phải biết chắc là anh ta đã chết thật chưa’. Im lặng trong giây lát rồi một phát súng vang lên. Sau đó, anh chàng thợ săn hồi hộp hỏi tiếp:’ Xong rồi. Chết thật rồi đây. Giờ sao nữa ?
Thấy anh John ngưng kể, cả làng ngơ ngác hỏi: Rồi sao nữa ?
Anh John bảo chuyện chỉ có thế thôi, sao bà con không cười gì cả ? Bên Mỹ bên Anh người ta nghe xong thì cười vỡ rạp cơ mà ! Thì ra cái cười cũng như thức ăn, nó hợp khẩu vị từng dân tộc. Chị Ba Biên Hoà liền phát biểu: Từ nay nhất định tôi không thèm đọc Milligan nữa. Cô Cao Xuân cũng phát biểu: Chuyện gì mà nhạt như nước ốc!
Cụ Chánh thấy làng xôn xao liền lên tiếng ngay: Chớ nặng lời như vậy. Spike Milligan là nhà văn lớn quốc tế. Chúng ta không có cái bối cảnh văn hóa như người da trắng do vậy không hiểu được cái hay thâm trầm nên không cười, thế thôi. Theo khẩu vị của người VN chúng ta thì cái cười phải như gói mì ăn liền, nghe kể chưa xong ta đã thấy cái hay, cái ngộ nghĩnh. Nó làm ta tức cười, rồi tiếng cười ào ra ngay.
Cụ B.95 lại quay vào thần tượng John: Chuyện ông da trắng Milligan cao quá, xin anh kể những chuyện nào thấp, dễ hiểu, và có hương vị VN thì lão đây mới cười được. Thôi, xin xếp chuyện cười lại. Xin cho lão nghe chuyện thời sự Canada đi. Anh John nói ngay: Lần này cháu có nhiều chuyện, tuy là thời sự, mà thấy cũng rất buồn cười.
Chuyện thứ nhất vừa xảy ra ngày 15 tháng Tám: Một ông cụ 71 tuổi người Hoà Lan và đứa cháu 15 tuổi đi du lịch. Hai ông cháu mua vé đi Sydney qua hãng máy bay Air Canada. Sau gần 10 giờ bay, hai ông cháu ra khỏi máy bay mà không nhìn thấy cây cầu hải cảng nổi tiếng Sydney Harbour Bridge và nhà hát hình con sò Opera House đâu cả ! Hỏi ra thì đây là Sydney ở đất Canada chứ không phải Sydney xứ Úc Đại Lợi. Đây là tỉnh Sydney của tỉnh bang Nova Scotia miền đông Canada, chỉ có 27.000 dân, trong khi hai ông cháu nhắm tới Sydney ở Úc Châu có hơn 4 triệu dân. Than ôi, hai ông cháu đã đi lệch một đường dài 17.000 cây số chỉ vì khi mua vé máy bay hai ông cháu đã không nói rõ Sydney ở Úc Châu ! Xin lưu ý các cụ phương xa: Ngoài Sydney, ở Canada cũng có những tỉnh mang tên Paris và London nữa đấy nha.
Chuyện thứ hai cũng liên quan tới máy bay. Canada có một ca nhạc sĩ nổi tiếng là Dave Carrol. Đi đâu anh cũng mang theo cây đàn guitar. Bữa đó anh đáp máy bay United Airline của Hoa Kỳ. Khi lên máy bay, anh không được ôm theo cây đàn mà anh phải giao đàn cho kho hành lý. Khi lấy lại đàn thì đàn bị bể. Anh bắt đền hãng máy bay. United Airline tỉnh bơ, không đền bồi gì hết. Anh ca nhạc sĩ Carrol này giận qúa. Anh không thèm kiện cáo. Anh viết một bản nhạc ‘ United Breaks Guitar’ và cho lên You Tube. Tiếng hát của anh đã làm say mê mọi người. Chỉ trong một tuần lễ đã hơn 3 triệu người vào You Tube nghe và xem anh hát. Anh cầm cây đàn, vừa đàn vừa hát vừa diễn xuất, đàng sau anh là hậu cảnh sân bay với những người khuân vác của United ném hành lý, ném cây đàn. Hãng United đã vội vàng điều đình, xin bồi thường và xin anh tha lỗi. Không biết tiền chuộc lỗi là bao nhiêu. Chỉ biết rằng bản nhạc đã đi vào lịch sử và hãng United đã bị ô danh. Các cụ phương xa đã thấy ca sĩ Canada này giỏi chưa ?
Chuyện tiếp theo là chuyện săn bắt hải cầu ở bắc cực. Lọai ‘chó biển’ ở Canada sinh sôi nhiều vô kể, Canada cố giữ mức dân số của loài cẩu này là một triệu, còn dư là cho săn bắt. Dân săn bắt hải cẩu đa số là dân Da Đỏ. Mối lợi lớn từ hải cẩu là bộ da dùng để may thời trang cho các bà. Thị trường Âu Châu rất mê da hải cẩu Canada. Thấy Canada thu tiền về một cách ngon lành, nhiều nước có vẻ ghen tị đã mang chiêu bài bảo vệ súc vật trương ra. Đặc biệt là cô đào già Brigitte Bardot của nước Pháp. Thây kệ. Canada cứ cho săn bắt hải cẩu, cứ cho xuất cảng các bộ da. Để lấy lòng dân và tỏ ra mình bênh vực quyền lợi của Da Đỏ, năm ngoái bà Toàn quyền Michaelle Jean đã lên thăm Bắc Cực, và trước mặt báo chí, người Da Đỏ đã mời bà xơi một quả tim hải cẩu còn tươi. Bà đã ăn tỉnh bơ. Năm nay, 2009, thủ tướng Canada, ông Stephen Harper cùng với một số bộ trưởng, nhân chuyến lên thăm Bắc Cực để nhấn mạnh với quốc tế về biên giới mạn bắc, cũng đã công khai nhậu món hải cẩu tươi. Không biết các yếu nhân đã nhậu món gì của con hải cẩu. Giá nhà thuốc Võ Văn Vân của Saigon năm xưa còn sống và giá ông được làm đầu bếp thì chắc chắn món mà ông mời các yếu nhân Canada dùng sẽ không phải là món tim tươi mà là món khác. Các cụ có đồng ý với tôi không ? Thât tiếc cho nhà thuốc Võ Văn Vân. Vì y học của Canada còn kém quá, nên mỗi năm Canada giết khoảng 300.000 con hải cẩu, họ đã vất đi bao nhiêu là báu vật.
Chuyện thời sự chót mà anh John kể là chuyện tin dị đoan về con số 13. Xưa nay nhiều người vẫn cho con số này đem lại xui xẻo, nên khách sạn không có phòng 13, không có tầng lầu 13. Thế mà 13 nhân viên ở lầu 13 của công ty ATB tại Edmonton miền tây Canada đã trúng độc đắc loại 6/49 tháng vừa qua. Vé trúng trị giá 49 triệu đô la, chia cho 11 vị liền bà và 2 vị liền ông. Nghe đến đây thì nhà thông thái ODP lên tiếng: Số 13 vẫn bị coi là con số xui xẻo, thế nhưng các nhà lập quốc Hoa Kỳ không hề tin như thế. Chứng cớ là trên bản tuyên ngôn độc lập khai nguyên tân quốc gia đã có 13 chữ ký, trên quốc kỳ đã có 13 sọc, và lá cờ nguyên thủy đã có 13 ngôi sao biểu tượng 13 tiểu bang lập quốc. Số 13 xui hồi nào ? Rõ ràng con số 13 của thời lập quốc đã mang may mắn và hưng thịnh cho đất nước vĩ đại này.
Và ông ODP được mời kể chuyện thời sự trong công đồng VN. Tin số một là vào ngày 16 tháng Tám vừa qua, công ty truyền thông Thời Báo ở Toronto đã tổ chức một ngày văn hoá rất thành công ở bờ hồ Ontario, với các gian hàng sách vở, thực phẩm, các màn văn nghệ và thể thao đặc sắc. Chính quyền Canada đã dành ra 2 tuần lễ cho các ngày văn hóa của sắc dân thiểu số. Thời Báo đã lấy được một ngày cho VN. Hơn 3 ngàn người Việt đã tới tham dư. Vui vẻ qúa sức. Các cụ ở phương xa nên biết đến cơ quan Thời Báo này. Từ báo in lúc đầu chỉ phát hành ở Toronto nay đã phát hành khắp Bắc Mỹ. Từ báo in, nay công ty tiến thêm sang lãnh vực truyền thanh và truyền hình. Dễ nể qúa chứ.
Tin thứ hai quan trọng hơn tin thứ nhất. Ông ODP cho biết ông vừa được đọc một bài viết rất hay, rất xác đáng, rất trí thức nói về công của VNCH đã đóng góp cho Thế Giới Tự Do. Đó là bức thư của LS Nguyễn Văn Chức, cựu thượng nghị sĩ VNCH gửi ông Robert S. McNamara, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tác giả cuốn sách ‘ In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam ’(Random House, NY 1995). Ông chưa hề thấy ai viết một bức thư nào hay đến như thế. Hay mọi mặt. Bút của LS Chức vừa có hoa vừa có lửa. LS Chức chê ông McNamada vừa dốt vừa hèn. Cuốn sách viết năm 1995 là cuốn sách để chạy tội cho ông và cho chính quyền Mỹ. Chiến tranh 1960-1975 tại VN là chiến tranh do khối CS quốc tế gây nên. Chúng muốn nhuộm đỏ cả Đông Á. VNCH là nước anh hùng gồng mình đánh CS. Hoa Kỳ có nhảy vào tiếp sức một thời gian rồi bỏ chạy. Không có sự gồng mình ấy thì liệu Thái Lán, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba có được như ngày nay không ? LS Chức đã chê Ông McNamara: “. .. làm ra vẻ thông minh xuất chúng, thiếu ý thức chính trị, thiếu lương thiện, trắng trợn và thời cơ chủ nghĩa, đó là con người của ông trong cuốn In Retrospect ”. Xin bái phục LS Chức. Lập luận xác đáng, nói có sách mách có chứng.Văn chương trí thức. Lòng yêu nước chân tình và tha thiết. Bưc thư ghi ngày 1 tháng 11 năm 1995, viết bằng 3 thứ tiếng, gửi cho các cơ quan ngôn luận thế giới. Chưa thấy ông McNamara trả lời. Chắc ông phải chào thua vì không thể phản biện được các lý luận của LS Chức. Tiếc rằng ông chưa trả lời được thì ông đã ra đi. Tôi nghĩ ông đã phải mang theo mối hận này xuống tuyền đài.
Chị Ba Biên Hòa góp ý: Tôi cũng đã đọc lá thư tuyệt vời nàytrên VNTP số 809 vừa qua. Đọc xong, tôi cảm thấy sung sướng và hãnh diện vô cùng vì đã có người nói thay mình. Nói hay qúa, có lý qúa. Đã qúa. Phải vậy chứ.
Anh H.O. nhảy vô. Anh bảo: Qúy vị đang nói chuyện trên cao, chắc đang làm Cụ B.95 nhức đầu.Tôi xin nói chuyện dưới thấp để cả làng vui và chủ tiệc hài lòng. Chuyẹn ngôn ngữ văn chương trên đây lại làm tôi nhớ chuyện ngôn ngữ bình dân của Saigon năm xưa. Cam đoan cụ chưa nghe bao giờ. Tôi sinh ngoài Bắc nhưng lớn lên trong Nam. Giọng nói nửa Bắc nửa Nam, nhưng ngữ vựng của tôi thì rất Saigon. Tôi chợt nhớ tới một số tiếng lóng rất thịnh hành trước 1975, Cụ B.95 có nghe cũng chả hiểu gì. Bây giờ ngôn ngữ VC tràn lan, chắc nó làm tiếng lóng Saigon này đi vào quên lãng rồi. Cụ B.95 sốt ruột liền cất tiếng: Anh nhập đề dài qúa. Xin đi vào thực tế ngay đi, xin cho ví dụ ngay đi. Anh H.O. chỉ chờ có thế, liền kể: Nhiều lắm cụ ơi. Chẳng hạn ‘sức mấy’ nghĩa là không phải thế, ‘hết xẩy’ là tuyệt vời,‘mã tà’ chỉ ông cảnh sát, ‘ông cò’ chỉ ông quận trưởng cảnh sát, ‘thày cò’chỉ ông chuyên sữa lỗi ở nhà in, ‘chó lửa’ là súng lục, ‘cúp cua’ là trốn học, ‘thợ lặn’ là bỏ sở làm đi làm việc khác’, ‘ de cái xe’ là luì cái xe, ‘đi bum’ là đi nhảy đầm, ‘đi xoè’ là đi chơi tứ xắc, ‘đi xoa’ là đi chơi mạt chược, ‘bắt địa’ là làm tiền ai, ‘ đi ăn chè’ là đi ngoại tình, ‘áo mưa’ là bao cao su ngừa thai. ..
Ông ODP góp thêm ý: Những tiếng lóng này vô thưởng vô phạt, nghe có vẻ tếu, không thấy tức mình, chứ ngôn ngữ của VC sau 75 thì nhiều tiếng nghe xong thấy lộn ruột. Ví dụ ư ? Nhiều lắm. Chẳng hạn việc phải đi lính, miền Nam gọi rất nôm na và chân thực là ‘ bị bắt lính, phải đi quân dịch’, còn ông VC thì gọi là ‘được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự’. Chẳng hạn miền Nam nói ‘ phải đi lao động’, ông VC gọi là ‘ được tạo điều kiện đi sống thực tế’. Nghe gian dối làm sao ! Ông thợ thơ VC Cù Huy Cận viết: ‘ Đi đánh Mỹ vui như đi trẩy hội !’. Chỗ khác: ‘Đường ra mặt trận là con đường mùa xuân’. Tôi nghĩ chỉ những anh văn nô VC mới viết như vậy vì không thấy thẹn với ngòi bút. Chính nhạc sĩ Tô Hải, đảng viên lâu năm vừa mở mắt tỉnh ngộ, khi nói về việc mới chỉ đi vào miền Trường Sơn mà đã ‘ sợ run lên, muốn đái ra máu !’
Cụ Chánh giơ tay xin có ý kiến: Thôi, không nói chuyện ngôn ngữ của VC nữa. Để tiếp nối đề tài sợ vợ sợ chồng, lão xin hỏi quý vị câu này: Mẹ và vợ, hai người cùng té xuống sông một lúc, bạn cứu ai ? Thấy mọi người đều ngơ ngác về câu hỏi bất ngờ và khó này, cụ Chánh nói ngay: Lão gặp câu hỏi này trên mạng. Người đặt ra câu hỏi có trưng ra mấy câu trả lời làm mẫu như sau:
- Mạnh Tử trả lời thế này: Trên thế gian này chỉ có mẹ là tốt nhất. Không có mẹ, trẻ con như cỏ cây biết bấu víu vào đâu ! Nói rồi Thày Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông cứu mẹ.
- Trang Tử trả lời thế này: Chết chẳng qua chỉ là trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, nào có đau đớn gì đâu, việc gì phải xót thương. Nói xong ông tiếp tục ca hát, để mẹ và vợ chìm dần.
- Chu Vương trả lời thế này: Ngày xưa khi lập thái tử, mẹ ta đã có ý định bỏ ta làm ta xém mất ngôi báu, còn vợ ta đã hết lòng yêu ta. Nói xong Chu Vương nhảy ùm xuống sông cứu vợ.
- Lưu Bị trả lời thế này: Anh em như thể chân tay, vợ con như áo mặc, áo rách có thể thay, chân tay mất không thể thay. Chỉ cần Nhị Đệ và Tam Đệ của ta không té xuống sông là được. Nói xong, Lưu Bị đứng trên bờ khóc lớn: Mẹ ơi, Vợ ơi, các người chết thê thảm qúa.
-Tào Tháo trả lời thế này: Thà rằng ta phụ người chứ không để người phụ ta, mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi, chỉ cần ta không té xuống sông là được. Tào Tháo vừa nói thế vừa ngoảnh mặt bước chân đi.
- Khuất Nguyên trả lời thế này: Thế gian này u ám qúa, triều đại này thối nát qúa, sống chẳng còn ý nghĩa gì, chi bằng chết cho sạch. Mẹ ơi, vợ ơi, chúng ta cùng chết nơi đây. Nói xong ông nhảy xuống sông.
Nghe xong, Chị Ba Biên Hòa phát biểu: Câu hỏi của cụ Chánh khó qúa. Nghe những câu trả lời của mấy vĩ nhân Trung Hoa, đầu óc tôi càng bối rối thêm. Xin đề nghị làng ta suy nghĩ thêm về câu trả lời rồi một ngày đẹp trời nào đó làng ta sẽ đem ra bàn lại. Bây giờ xin cho tôi góp chuyện. Tôi mới đọc được chuyện này trên mạng điện tử. Chuyện về phóng viên Chick Harrity của hãng thông tấn AP và US News. Ông phóng viên này rất xông xáo. Bài phóng sự nào của ông cũng có nhiều bức ảnh chứng minh đi kèm. Năm 1973, ông sang Saigon làm phóng sự về chiến tranh VN. Trong bài phóng sự, khi viết về thảm cảnh chiến tranh, ông có trưng tấm ảnh chụp một em bé chừng 5 tháng tuổi nằm trong một cái thùng giấy vất ở mặt đường, bên cạnh là một em bé chừng 4 tuổi nằm cong queo như đang ngủ. Tấm ảnh này đã làm cả nước Mỹ xúc động. Phong trào bảo trợ cô nhi VN bùng lên. Các gia đình Mỹ bắt đầu nhận nhiều em cô nhi VN làm con nuôi. Gia đình bà Evelyn Heil ở Ohio đã bay sang Saigon và tìm được em bé gái trong bức hình trên đây, đã nhận em bé này làm con nuôi và mang về Mỹ. Em được đặt tên là Nhanny Heil. Ngày 21 tháng Năm, 2005, phóng viên Chick Harrity được trao tặng Giải Thưởng Thành Tựu Một Đời, Lifetime Achievement Award, ở thủ đô Washington. Khi ông bước lên diễn đài để nhận giải, ánh đèn bỗng chiếu sáng rực một cô gái cũng đang bước lên để trao giải cho ông. Đó là cô Nhanny Heil. Việc này ban tổ chức đã giấu không cho ông Harrity biết trước. Đáng lẽ tổng thống Bush trao giải, nhưng tổng thống đã nhường danh dự này cho cô gái đã được ông chụp ảnh nằm trên đường Saigon khi xưa. Cô Nhanny lúc đó đã 32 tuổi, một cô gái Mỹ gốc Việt kiều diễm. Ông phóng viên Harrity đã ôm chặt lấy cô, cả hai cùng khóc. Và trong hội trường rất nhiều người đã khóc theo.
Trong số các em cô nhi VN đã được mang sang Mỹ trong những năm 1973, 1974, 1975 và được nhiều gia đình Mỹ nhận làm con, chắc chắn một số lớn đã do sức mạnh bức ảnh của phóng viên Chick Harrity. Quý vị có đồng ý với tôi không ?
Cả làng im như tờ. Tôi thấy phe các bà, nhiều người mắt đỏ hoe.
Trà Lũ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
ĐẦY TIẾNG CƯỜI - ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.
Năm nay thời tiết thay đổi lạ lùng. Trời vẫn mát lạnh như mùa xuân. Mãi trung tuần tháng Tám mới có mấy ngày nóng đúng mức mùa hè, sau đó lại tiếp tục mát lạnh. Ông hàng xóm da trắng của tôi bảo năm nay Canada không có mùa hè, mà có mùa xuân kéo dài. Có lẽ đúng như vậy.
Vào giữa mùa xuân kéo dài này, Cụ B.95 mời dân làng tới thăm vườn rau. Mê qúa chừng. Chỉ có mười thước vuông mà cụ trồng được đủ loại rau thơm. Nào kinh giới, nào tía tô, nào ngò gai, nào dấp cá, nào hung quế... Và cụ đãi chúng tôi món bún chả Hà Nội với các loại rau thơm hái ngay trong vườn. Cụ là người có thẩm quyền về món bún chả vì cụ gốc Hà Nội chính thống và đã làm dâu trong một gia đình sành ăn sành uống nơi đất ngàn năm văn vật.
Dân làng ai cũng đến sớm, vừa để phụ bếp vừa để học cách nấu món ăn nổi tiếng quý phái này. Tôi cứ nghĩ miếng thịt heo nào cũng có thể làm bún chả miễn là mình nấu khéo. Thế mà không phải, các cụ ạ. Theo đầu bếp B.95 thì miếng thịt phải là thịt ba chỉ ở vai, chỗ này da mỏng, mỡ mỏng, mới ngon. Món bún chả Hà Nội gòm chả nướng và chả viên. Cái việc quan trọng nhất là ướp thịt. Xưa nay nói tới ướp thì ai cũng chỉ nghĩ tới hành tiêu tỏi nước mắm. Không đơn sơ thế đâu. Gia vị ứớp món này cầu kỳ hơn nhiều và bí quyết nằm ở phân lượng các gia vị. Nào hành hương, hành trắng, nào tỏi, nào đường, nào mật ong, nào muối, nào nước mắm, nào dầu olive, nào rượu vang, nào hạt tiêu.
Rồi ướp thịt. Năm phần thịt thì 4 phần làm thịt nướng và 1 phần làm chả viên. Công phu nhất là cách nướng thịt. Cụ B.95 xiên thịt vào que tre, và nướng trên than hồng. Quạt nhẹ tay. Lửa xèo xèo. Thơm điếc mũi. Xâu thịt vừa cháy xém phía ngoài là được. Rồi thịt nướng được trút vào chén nước mắm cùng với chả viên nướng trong lò bỏ ra. Chén nước mắm này giữ phần quan trọng đây. Nó gần giống như nước mắm pha để ăn chả giò, nhưng nhiều tỏi hơn, nhiều ớt hơn, nhiều chanh hơn, lại thêm đồ chua cà rốt, đu đủ và củ cải ngâm dấm đường. Nào, mời các cụ xơi. Cụ gắp bún bỏ vào chén nước mắm, thêm chút rau xà lát, đặc biệt thêm lá kinh giới, một chút đậu phọng rang đập dập, và một chút lá hành phi thái nhỏ. Húng thì cụ cầm tay, ăn đến đâu thì cắn đến đó. Kinh giới và húng thì xin cụ chớ rửa và ngâm nước lâu giờ, chúng sẽ bay hết mùi thơm. Chỉ rửa chúng mấy phút trước khi ăn.
Món bún chả này phải ăn nóng nha. Nên ăn cay một chút, xừa ăn vừa hít hà, vừa xuýt xoa, mới ngon. Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân vừa ăn vừa khen rối rít: Xưa nay cháu cứ nghĩ món cung đình Huế quê cháu mới cầu kỳ, hôm nay mới biết món Hà Nội này, muốn làm cho ngon và trúng cách thì còn cầu kỳ hơn món Huế nhiều.
Cụ B.95 thấy dân làng ăn rất say mê và tha thiết thì tỏ ra sung sướng qúa chừng. Cụ lại còn pha trò cười nữa mới kinh chứ. Cụ bảo bữa trước phe các ông lập hội sợ vợ. Bữa nay lão xin lập hội sợ chồng. Nói rồi cụ cười rũ ra. Cụ bảo cụ lập hội cho các bà thôi chứ cụ còn chồng đâu mà sợ. Anh John lần đầu nghe tới hội sợ chồng thì thích qúa. Anh xin Cụ đi vào chi tiết. Cụ liền kể: ngày xưa khi lão sắp lấy chồng thì bạn bè, những đứa đi trước, chỉ cho cụ 3 cách để làm cho chồng phải sợ mình, đó là: khi đi chung thì mình phải làm sao để cái bóng của mình đè lên đầu cái bóng của nó, quần áo mình thay ra đè lên quần áo của nó, và leo lên cái gối của nó mà ngồi. Anh John liền hỏi ngay: Thế cụ có áp dụng và có thành công không ? Cụ B.95 lại cười: Lão có làm đủ 3 phép mà thất bại hoàn toàn vì cái vía của lão yếu qúa. Nghe ông hét một cái là hồn lão lên mây ngay. Phe các bà tụm lại, nhỏ to một lúc rồi tuyên bố các bà không lập hội sợ chồng vì thấy cái hội này không cần thiết. Làng chỉ cần một hội sơ vợ là đủ. Sao mà ăn người vàkhôn thế.
Rồi phe các bà hỏi phe các ông có đồng ý như vậy không. Phe các ông im lặng. Thế mới kỳ. Để đánh trống lảng, ông H.O. xin góp chuyện vui. Ông kể chuyện người bạn thân mới đi VN về. Hắn kể cho ông nghe chuyện hắn đi tắm hơi. Cô gái phục vụ bữa đó rất có duyên và rất láu. Cô ta kể cho hắn nghe chuyện một nàng tiên đi hái nấm rồi bị lạc trong rừng. Nàng tiên gặp một anh da trắng và hỏi đường về. Tên này bảo đường về xa lắm, cô phải ngủ lại một đêm rồi sáng mai hắn sẽ chỉ đường cho. Nàng tiên đành chịu. Sáng hôm sau thì tên da trắng biến mất. Nàng tiên lại đi lang thang, rồi gặp một anh da đen. Nàng hỏi đường thì tên da đen này bảo: Đường xa lắm, hãy ngủ lai một đêm rồi sáng mai anh chỉ cho. Nàng tiên đành chịu. Sáng hôm sau thì tên da đen biến mất. Nàng tiên lại đi lang thang. Rồi nàng gặp một tên da vàng. Nàng hỏi đường về thì hắn nói: Hãy ngủ lại một đêm rồi sáng mai anh sẽ chỉ cho. Nàng tiên đành chịu. Và sáng hôm sau thì tên da vàng này không biến đi như hai tên lưu manh da trắng và da đen. Tên da vàng này tử tế giữ đúng lời hứa, đã dẫn nàng tiên ra khỏi rừng và chỉ rõ đường về. Về nhà ít lâu thì nàng tiên biết mình có bầu. Kể đến đây xong thì cô gái tắm hơi bảo là hết chuyện, rồi cô ta đố anh bạn là đứa con nàng tiên đẻ ra sẽ mang mầu da gì. Anh bạn tôi nghĩ không ra câu trả lời liền chịu, rồi hỏi lại cô gái phục vụ tắm hơi. Cô bảo muốn biết đứa bé mầu gì thì hãy ngủ lại một đêm, sáng mai sẽ chỉ cho.
Phe các bà nghe xong, cười thì ít mà xì xèo thì nhiều. Cụ B.95 chủ tiệc liền hỏi: Tôi thấy các ông toàn kể chuyện VN, và chuyện nào hình như có mùi trai gái thì mới hay. Vậy chuyện cười trên thế giới có như vậy không ? Câu này đã chạm tới mạch điện John. Anh John nói ngay: Cháu đã đọc rất nhiều chuyện cười quốc tế, mà không thấy chuyện nước nào thâm thuý bằng chuyện cười VN. Xin chứng minh. Đây là chuyện cười của Spike Milligan, một nhà thơ một nhà văn thiên tài hài hước nổi danh quốc tế. Ông được giải chuyện cười hay nhất thế giới, chuyện như sau:
Hai anh chàng New Jersey đang đi săn trong rừng thì một anh ngã lăn đùng ra bất tỉnh, xùi bọt mép, mắt đờ đẫn. Anh chàng kia liền rút ngay điện thoại gọi cho trung tâm cấp cứu “ Alô, bạn tôi chết rồi. Tôi phải làm sao đây ?” Nhân viện trực tổng đài trả lời: ‘Xin bình tĩnh, tôi có thể giúp anh. Trước tiên phải biết chắc là anh ta đã chết thật chưa’. Im lặng trong giây lát rồi một phát súng vang lên. Sau đó, anh chàng thợ săn hồi hộp hỏi tiếp:’ Xong rồi. Chết thật rồi đây. Giờ sao nữa ?
Thấy anh John ngưng kể, cả làng ngơ ngác hỏi: Rồi sao nữa ?
Anh John bảo chuyện chỉ có thế thôi, sao bà con không cười gì cả ? Bên Mỹ bên Anh người ta nghe xong thì cười vỡ rạp cơ mà ! Thì ra cái cười cũng như thức ăn, nó hợp khẩu vị từng dân tộc. Chị Ba Biên Hoà liền phát biểu: Từ nay nhất định tôi không thèm đọc Milligan nữa. Cô Cao Xuân cũng phát biểu: Chuyện gì mà nhạt như nước ốc!
Cụ Chánh thấy làng xôn xao liền lên tiếng ngay: Chớ nặng lời như vậy. Spike Milligan là nhà văn lớn quốc tế. Chúng ta không có cái bối cảnh văn hóa như người da trắng do vậy không hiểu được cái hay thâm trầm nên không cười, thế thôi. Theo khẩu vị của người VN chúng ta thì cái cười phải như gói mì ăn liền, nghe kể chưa xong ta đã thấy cái hay, cái ngộ nghĩnh. Nó làm ta tức cười, rồi tiếng cười ào ra ngay.
Cụ B.95 lại quay vào thần tượng John: Chuyện ông da trắng Milligan cao quá, xin anh kể những chuyện nào thấp, dễ hiểu, và có hương vị VN thì lão đây mới cười được. Thôi, xin xếp chuyện cười lại. Xin cho lão nghe chuyện thời sự Canada đi. Anh John nói ngay: Lần này cháu có nhiều chuyện, tuy là thời sự, mà thấy cũng rất buồn cười.
Chuyện thứ nhất vừa xảy ra ngày 15 tháng Tám: Một ông cụ 71 tuổi người Hoà Lan và đứa cháu 15 tuổi đi du lịch. Hai ông cháu mua vé đi Sydney qua hãng máy bay Air Canada. Sau gần 10 giờ bay, hai ông cháu ra khỏi máy bay mà không nhìn thấy cây cầu hải cảng nổi tiếng Sydney Harbour Bridge và nhà hát hình con sò Opera House đâu cả ! Hỏi ra thì đây là Sydney ở đất Canada chứ không phải Sydney xứ Úc Đại Lợi. Đây là tỉnh Sydney của tỉnh bang Nova Scotia miền đông Canada, chỉ có 27.000 dân, trong khi hai ông cháu nhắm tới Sydney ở Úc Châu có hơn 4 triệu dân. Than ôi, hai ông cháu đã đi lệch một đường dài 17.000 cây số chỉ vì khi mua vé máy bay hai ông cháu đã không nói rõ Sydney ở Úc Châu ! Xin lưu ý các cụ phương xa: Ngoài Sydney, ở Canada cũng có những tỉnh mang tên Paris và London nữa đấy nha.
Chuyện thứ hai cũng liên quan tới máy bay. Canada có một ca nhạc sĩ nổi tiếng là Dave Carrol. Đi đâu anh cũng mang theo cây đàn guitar. Bữa đó anh đáp máy bay United Airline của Hoa Kỳ. Khi lên máy bay, anh không được ôm theo cây đàn mà anh phải giao đàn cho kho hành lý. Khi lấy lại đàn thì đàn bị bể. Anh bắt đền hãng máy bay. United Airline tỉnh bơ, không đền bồi gì hết. Anh ca nhạc sĩ Carrol này giận qúa. Anh không thèm kiện cáo. Anh viết một bản nhạc ‘ United Breaks Guitar’ và cho lên You Tube. Tiếng hát của anh đã làm say mê mọi người. Chỉ trong một tuần lễ đã hơn 3 triệu người vào You Tube nghe và xem anh hát. Anh cầm cây đàn, vừa đàn vừa hát vừa diễn xuất, đàng sau anh là hậu cảnh sân bay với những người khuân vác của United ném hành lý, ném cây đàn. Hãng United đã vội vàng điều đình, xin bồi thường và xin anh tha lỗi. Không biết tiền chuộc lỗi là bao nhiêu. Chỉ biết rằng bản nhạc đã đi vào lịch sử và hãng United đã bị ô danh. Các cụ phương xa đã thấy ca sĩ Canada này giỏi chưa ?
Chuyện tiếp theo là chuyện săn bắt hải cầu ở bắc cực. Lọai ‘chó biển’ ở Canada sinh sôi nhiều vô kể, Canada cố giữ mức dân số của loài cẩu này là một triệu, còn dư là cho săn bắt. Dân săn bắt hải cẩu đa số là dân Da Đỏ. Mối lợi lớn từ hải cẩu là bộ da dùng để may thời trang cho các bà. Thị trường Âu Châu rất mê da hải cẩu Canada. Thấy Canada thu tiền về một cách ngon lành, nhiều nước có vẻ ghen tị đã mang chiêu bài bảo vệ súc vật trương ra. Đặc biệt là cô đào già Brigitte Bardot của nước Pháp. Thây kệ. Canada cứ cho săn bắt hải cẩu, cứ cho xuất cảng các bộ da. Để lấy lòng dân và tỏ ra mình bênh vực quyền lợi của Da Đỏ, năm ngoái bà Toàn quyền Michaelle Jean đã lên thăm Bắc Cực, và trước mặt báo chí, người Da Đỏ đã mời bà xơi một quả tim hải cẩu còn tươi. Bà đã ăn tỉnh bơ. Năm nay, 2009, thủ tướng Canada, ông Stephen Harper cùng với một số bộ trưởng, nhân chuyến lên thăm Bắc Cực để nhấn mạnh với quốc tế về biên giới mạn bắc, cũng đã công khai nhậu món hải cẩu tươi. Không biết các yếu nhân đã nhậu món gì của con hải cẩu. Giá nhà thuốc Võ Văn Vân của Saigon năm xưa còn sống và giá ông được làm đầu bếp thì chắc chắn món mà ông mời các yếu nhân Canada dùng sẽ không phải là món tim tươi mà là món khác. Các cụ có đồng ý với tôi không ? Thât tiếc cho nhà thuốc Võ Văn Vân. Vì y học của Canada còn kém quá, nên mỗi năm Canada giết khoảng 300.000 con hải cẩu, họ đã vất đi bao nhiêu là báu vật.
Chuyện thời sự chót mà anh John kể là chuyện tin dị đoan về con số 13. Xưa nay nhiều người vẫn cho con số này đem lại xui xẻo, nên khách sạn không có phòng 13, không có tầng lầu 13. Thế mà 13 nhân viên ở lầu 13 của công ty ATB tại Edmonton miền tây Canada đã trúng độc đắc loại 6/49 tháng vừa qua. Vé trúng trị giá 49 triệu đô la, chia cho 11 vị liền bà và 2 vị liền ông. Nghe đến đây thì nhà thông thái ODP lên tiếng: Số 13 vẫn bị coi là con số xui xẻo, thế nhưng các nhà lập quốc Hoa Kỳ không hề tin như thế. Chứng cớ là trên bản tuyên ngôn độc lập khai nguyên tân quốc gia đã có 13 chữ ký, trên quốc kỳ đã có 13 sọc, và lá cờ nguyên thủy đã có 13 ngôi sao biểu tượng 13 tiểu bang lập quốc. Số 13 xui hồi nào ? Rõ ràng con số 13 của thời lập quốc đã mang may mắn và hưng thịnh cho đất nước vĩ đại này.
Và ông ODP được mời kể chuyện thời sự trong công đồng VN. Tin số một là vào ngày 16 tháng Tám vừa qua, công ty truyền thông Thời Báo ở Toronto đã tổ chức một ngày văn hoá rất thành công ở bờ hồ Ontario, với các gian hàng sách vở, thực phẩm, các màn văn nghệ và thể thao đặc sắc. Chính quyền Canada đã dành ra 2 tuần lễ cho các ngày văn hóa của sắc dân thiểu số. Thời Báo đã lấy được một ngày cho VN. Hơn 3 ngàn người Việt đã tới tham dư. Vui vẻ qúa sức. Các cụ ở phương xa nên biết đến cơ quan Thời Báo này. Từ báo in lúc đầu chỉ phát hành ở Toronto nay đã phát hành khắp Bắc Mỹ. Từ báo in, nay công ty tiến thêm sang lãnh vực truyền thanh và truyền hình. Dễ nể qúa chứ.
Tin thứ hai quan trọng hơn tin thứ nhất. Ông ODP cho biết ông vừa được đọc một bài viết rất hay, rất xác đáng, rất trí thức nói về công của VNCH đã đóng góp cho Thế Giới Tự Do. Đó là bức thư của LS Nguyễn Văn Chức, cựu thượng nghị sĩ VNCH gửi ông Robert S. McNamara, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, tác giả cuốn sách ‘ In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam ’(Random House, NY 1995). Ông chưa hề thấy ai viết một bức thư nào hay đến như thế. Hay mọi mặt. Bút của LS Chức vừa có hoa vừa có lửa. LS Chức chê ông McNamada vừa dốt vừa hèn. Cuốn sách viết năm 1995 là cuốn sách để chạy tội cho ông và cho chính quyền Mỹ. Chiến tranh 1960-1975 tại VN là chiến tranh do khối CS quốc tế gây nên. Chúng muốn nhuộm đỏ cả Đông Á. VNCH là nước anh hùng gồng mình đánh CS. Hoa Kỳ có nhảy vào tiếp sức một thời gian rồi bỏ chạy. Không có sự gồng mình ấy thì liệu Thái Lán, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba có được như ngày nay không ? LS Chức đã chê Ông McNamara: “. .. làm ra vẻ thông minh xuất chúng, thiếu ý thức chính trị, thiếu lương thiện, trắng trợn và thời cơ chủ nghĩa, đó là con người của ông trong cuốn In Retrospect ”. Xin bái phục LS Chức. Lập luận xác đáng, nói có sách mách có chứng.Văn chương trí thức. Lòng yêu nước chân tình và tha thiết. Bưc thư ghi ngày 1 tháng 11 năm 1995, viết bằng 3 thứ tiếng, gửi cho các cơ quan ngôn luận thế giới. Chưa thấy ông McNamara trả lời. Chắc ông phải chào thua vì không thể phản biện được các lý luận của LS Chức. Tiếc rằng ông chưa trả lời được thì ông đã ra đi. Tôi nghĩ ông đã phải mang theo mối hận này xuống tuyền đài.
Chị Ba Biên Hòa góp ý: Tôi cũng đã đọc lá thư tuyệt vời nàytrên VNTP số 809 vừa qua. Đọc xong, tôi cảm thấy sung sướng và hãnh diện vô cùng vì đã có người nói thay mình. Nói hay qúa, có lý qúa. Đã qúa. Phải vậy chứ.
Anh H.O. nhảy vô. Anh bảo: Qúy vị đang nói chuyện trên cao, chắc đang làm Cụ B.95 nhức đầu.Tôi xin nói chuyện dưới thấp để cả làng vui và chủ tiệc hài lòng. Chuyẹn ngôn ngữ văn chương trên đây lại làm tôi nhớ chuyện ngôn ngữ bình dân của Saigon năm xưa. Cam đoan cụ chưa nghe bao giờ. Tôi sinh ngoài Bắc nhưng lớn lên trong Nam. Giọng nói nửa Bắc nửa Nam, nhưng ngữ vựng của tôi thì rất Saigon. Tôi chợt nhớ tới một số tiếng lóng rất thịnh hành trước 1975, Cụ B.95 có nghe cũng chả hiểu gì. Bây giờ ngôn ngữ VC tràn lan, chắc nó làm tiếng lóng Saigon này đi vào quên lãng rồi. Cụ B.95 sốt ruột liền cất tiếng: Anh nhập đề dài qúa. Xin đi vào thực tế ngay đi, xin cho ví dụ ngay đi. Anh H.O. chỉ chờ có thế, liền kể: Nhiều lắm cụ ơi. Chẳng hạn ‘sức mấy’ nghĩa là không phải thế, ‘hết xẩy’ là tuyệt vời,‘mã tà’ chỉ ông cảnh sát, ‘ông cò’ chỉ ông quận trưởng cảnh sát, ‘thày cò’chỉ ông chuyên sữa lỗi ở nhà in, ‘chó lửa’ là súng lục, ‘cúp cua’ là trốn học, ‘thợ lặn’ là bỏ sở làm đi làm việc khác’, ‘ de cái xe’ là luì cái xe, ‘đi bum’ là đi nhảy đầm, ‘đi xoè’ là đi chơi tứ xắc, ‘đi xoa’ là đi chơi mạt chược, ‘bắt địa’ là làm tiền ai, ‘ đi ăn chè’ là đi ngoại tình, ‘áo mưa’ là bao cao su ngừa thai. ..
Ông ODP góp thêm ý: Những tiếng lóng này vô thưởng vô phạt, nghe có vẻ tếu, không thấy tức mình, chứ ngôn ngữ của VC sau 75 thì nhiều tiếng nghe xong thấy lộn ruột. Ví dụ ư ? Nhiều lắm. Chẳng hạn việc phải đi lính, miền Nam gọi rất nôm na và chân thực là ‘ bị bắt lính, phải đi quân dịch’, còn ông VC thì gọi là ‘được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự’. Chẳng hạn miền Nam nói ‘ phải đi lao động’, ông VC gọi là ‘ được tạo điều kiện đi sống thực tế’. Nghe gian dối làm sao ! Ông thợ thơ VC Cù Huy Cận viết: ‘ Đi đánh Mỹ vui như đi trẩy hội !’. Chỗ khác: ‘Đường ra mặt trận là con đường mùa xuân’. Tôi nghĩ chỉ những anh văn nô VC mới viết như vậy vì không thấy thẹn với ngòi bút. Chính nhạc sĩ Tô Hải, đảng viên lâu năm vừa mở mắt tỉnh ngộ, khi nói về việc mới chỉ đi vào miền Trường Sơn mà đã ‘ sợ run lên, muốn đái ra máu !’
Cụ Chánh giơ tay xin có ý kiến: Thôi, không nói chuyện ngôn ngữ của VC nữa. Để tiếp nối đề tài sợ vợ sợ chồng, lão xin hỏi quý vị câu này: Mẹ và vợ, hai người cùng té xuống sông một lúc, bạn cứu ai ? Thấy mọi người đều ngơ ngác về câu hỏi bất ngờ và khó này, cụ Chánh nói ngay: Lão gặp câu hỏi này trên mạng. Người đặt ra câu hỏi có trưng ra mấy câu trả lời làm mẫu như sau:
- Mạnh Tử trả lời thế này: Trên thế gian này chỉ có mẹ là tốt nhất. Không có mẹ, trẻ con như cỏ cây biết bấu víu vào đâu ! Nói rồi Thày Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông cứu mẹ.
- Trang Tử trả lời thế này: Chết chẳng qua chỉ là trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, nào có đau đớn gì đâu, việc gì phải xót thương. Nói xong ông tiếp tục ca hát, để mẹ và vợ chìm dần.
- Chu Vương trả lời thế này: Ngày xưa khi lập thái tử, mẹ ta đã có ý định bỏ ta làm ta xém mất ngôi báu, còn vợ ta đã hết lòng yêu ta. Nói xong Chu Vương nhảy ùm xuống sông cứu vợ.
- Lưu Bị trả lời thế này: Anh em như thể chân tay, vợ con như áo mặc, áo rách có thể thay, chân tay mất không thể thay. Chỉ cần Nhị Đệ và Tam Đệ của ta không té xuống sông là được. Nói xong, Lưu Bị đứng trên bờ khóc lớn: Mẹ ơi, Vợ ơi, các người chết thê thảm qúa.
-Tào Tháo trả lời thế này: Thà rằng ta phụ người chứ không để người phụ ta, mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi, chỉ cần ta không té xuống sông là được. Tào Tháo vừa nói thế vừa ngoảnh mặt bước chân đi.
- Khuất Nguyên trả lời thế này: Thế gian này u ám qúa, triều đại này thối nát qúa, sống chẳng còn ý nghĩa gì, chi bằng chết cho sạch. Mẹ ơi, vợ ơi, chúng ta cùng chết nơi đây. Nói xong ông nhảy xuống sông.
Nghe xong, Chị Ba Biên Hòa phát biểu: Câu hỏi của cụ Chánh khó qúa. Nghe những câu trả lời của mấy vĩ nhân Trung Hoa, đầu óc tôi càng bối rối thêm. Xin đề nghị làng ta suy nghĩ thêm về câu trả lời rồi một ngày đẹp trời nào đó làng ta sẽ đem ra bàn lại. Bây giờ xin cho tôi góp chuyện. Tôi mới đọc được chuyện này trên mạng điện tử. Chuyện về phóng viên Chick Harrity của hãng thông tấn AP và US News. Ông phóng viên này rất xông xáo. Bài phóng sự nào của ông cũng có nhiều bức ảnh chứng minh đi kèm. Năm 1973, ông sang Saigon làm phóng sự về chiến tranh VN. Trong bài phóng sự, khi viết về thảm cảnh chiến tranh, ông có trưng tấm ảnh chụp một em bé chừng 5 tháng tuổi nằm trong một cái thùng giấy vất ở mặt đường, bên cạnh là một em bé chừng 4 tuổi nằm cong queo như đang ngủ. Tấm ảnh này đã làm cả nước Mỹ xúc động. Phong trào bảo trợ cô nhi VN bùng lên. Các gia đình Mỹ bắt đầu nhận nhiều em cô nhi VN làm con nuôi. Gia đình bà Evelyn Heil ở Ohio đã bay sang Saigon và tìm được em bé gái trong bức hình trên đây, đã nhận em bé này làm con nuôi và mang về Mỹ. Em được đặt tên là Nhanny Heil. Ngày 21 tháng Năm, 2005, phóng viên Chick Harrity được trao tặng Giải Thưởng Thành Tựu Một Đời, Lifetime Achievement Award, ở thủ đô Washington. Khi ông bước lên diễn đài để nhận giải, ánh đèn bỗng chiếu sáng rực một cô gái cũng đang bước lên để trao giải cho ông. Đó là cô Nhanny Heil. Việc này ban tổ chức đã giấu không cho ông Harrity biết trước. Đáng lẽ tổng thống Bush trao giải, nhưng tổng thống đã nhường danh dự này cho cô gái đã được ông chụp ảnh nằm trên đường Saigon khi xưa. Cô Nhanny lúc đó đã 32 tuổi, một cô gái Mỹ gốc Việt kiều diễm. Ông phóng viên Harrity đã ôm chặt lấy cô, cả hai cùng khóc. Và trong hội trường rất nhiều người đã khóc theo.
Trong số các em cô nhi VN đã được mang sang Mỹ trong những năm 1973, 1974, 1975 và được nhiều gia đình Mỹ nhận làm con, chắc chắn một số lớn đã do sức mạnh bức ảnh của phóng viên Chick Harrity. Quý vị có đồng ý với tôi không ?
Cả làng im như tờ. Tôi thấy phe các bà, nhiều người mắt đỏ hoe.
Trà Lũ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
ĐẦY TIẾNG CƯỜI - ĐẦY KIẾN THỨC
Nhà Xuất Bản HOA LƯ hân hạnh giới thiệu 2 sách mới của Nhà Văn TRÀ LŨ, tác phẩm thứ 11 và 12 vừa phát hành:
MIỀN ĐẤT AN LẠC
Những chuyện vui tươi dí dỏm nhất trong mấy năm qua và
500 CHUYỆN CƯỜI
những chuyện tiếu lâm đông tây kim cổ chọn lọc,
khác với 300 Chuyện Cười đã xuất bản năm 2001
Giá sách và bưu phí mỗi cuốn:
-gửi trong Canada: 25 Gia kim ( hay 23 Mỹ kim)
- gửi từ Canada sang Hoa Kỳ: 28 Gia kim ( hay 26 Mỹ kim)
- gửi từ Canada đi các nước khác: 33 Gia kim ( hay 30 Mỹ kim)
Ngân phiếu xin đề: TRÀ LŨ, 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario M6S 2X8 Canada
Đây là hai viên thuốc tiên làm thư giãn cả tâm thần cả thể chất
Đây cũng là món quà trang nhã và đẹp nhất để tặng thân nhân và bằng hữu. Xin cho chúng tôi tên và địa chỉ.