Phụng Vụ - Mục Vụ
Ra Đi Với Một Lời Cam Kết : Tình Yêu
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
08:25 15/09/2019
(Chúa Nhật 24 Thường niên năm C, 2019)
Vào khoảng thập niên 70 (1973) của thế kỷ trước, ban nhạc Tony & Dawn ở Mỹ đã thu âm và phát hành một ca khúc mang tên “Tie a Yellow Ribbon Round the Old Oak Tree.” (Hãy buộc dãi ru băng lên cây sồi già) và đã trở thành một khúc tình ca “hit” lúc bấy giờ. Thật ra, ca khúc trữ tình nầy chính là chuyện kể một câu chuyện tình có thật đã xảy ra cũng vào thời điểm đó tại làng White Oak thuộc tiểu bang Georgia…
“Vào năm 1972, tại một tỉnh vùng núi xa xôi, trong một thị trấn nhỏ vô danh, có một chàng trai bị kết án tù. Cảnh sát đã chứng minh được rằng anh phạm tội và 3 năm tù là thời gian vừa đủ để anh sửa chữa lại mọi chuyện. Nhưng Mary - người vợ sắp cưới của chàng trai- thì không thể tin điều đó. Ngày mở phiên tòa, mặc cho chàng trai không ngừng quay về phía sau tìm kiếm thì cô vẫn vắng mặt.
Trước khi lên chiếc xe dành riêng cho các tù nhân, chàng trai nhờ chuyển cho Mary một lá thư rồi bước đi ngay. Anh không kịp nhìn thấy Mary đang đứng khuất phía sau vừa khóc vừa nắm chặt tờ giấy với những dòng ngắn ngủi: “Anh biết rằng anh không xứng đáng với tình yêu của em. Anh cũng không dám hy vọng em còn yêu anh sau những chuyện này. Nhưng nếu em tha thứ cho anh , hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất ở quảng trường của thị trấn ngày anh trở về. Và nếu không nhìn thấy dải ruy băng, anh sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quấy rầy em nữa.”
Ngày ra tù…, khi chiếc xe khách rẽ vào đường U.S.17 gần quê của chàng trai – làng White Oak, Georgia, chàng trai nhờ anh tài xế hãy chạy chậm lại để chàng có thể nhìn thấy giải ruy băng được treo trên cây sồi già. Thế nhưng thứ chàng cũng như cả chiếc xe khách hôm đó nhìn thấy không phải là một giải ruy băng vàng mà là hàng trăm giải ruy băng được buộc trên cây sồi đó. Những giọt nước mắt của chàng trào ra vì sung sướng, còn người lái xe nhanh chóng gọi điện cho đài phát thanh và kể cho họ điều này. Nhà viết nhạc Irwin Levine và L. Russell Brown đọc tin đó trên báo và viết nên bản tình ca bất hủ này…
Vâng, tình yêu là như thế, là sự đợi chờ và tha thứ của của cô Maria được biểu hiện qua hàng trăm giải ruy băng vàng…, một thứ “ngôn ngữ của tình yêu” mà nhân loại đã viết cho nhau theo dọc dài lịch sử.
Và hôm nay, Lời Chúa cũng muốn nói với cộng đoàn chúng ta về “thứ ngôn ngữ nầy”, về tình yêu thương, về lòng khoan dung từ ái của Thiên Chúa.
Tình yêu ! Vâng, đó chính là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” để thuyên giải và định nghĩa “chân lý về Thiên Chúa”. Thật vậy, qua Thánh Kinh, Thiên Chúa đã mặc khải về chính mình là “Một Thiên Chúa yêu thương”, “Một Đấng Thượng Đế giàu lòng thương xót”.
Trích đoạn sách Xuất Hành của Bài Đọc I, Chúa Nhật 24 TN C, là một trong muôn vàn những cách mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu ước về chân dung đích thực của Ngài : Nhờ lời can gián và cầu khẩn của Mô-sê, Vị Lãnh đạo sát cánh cùng dân Chúa trên từng cây số lữ hành về đất hứa, Thiên Chúa đã “nguôi giận” và tha thứ cho tội bất trung, mê tín của dân, dám đúc hình bò thờ lạy thay vì trung tín với Giao ước…Trình thuật của sách “Xuất Hành” về biến cố “Bò Vàng” nầy đã nêu bật “hình tượng Môsê một Vị Trung Gian đầy ấn tượng” như một tiên báo rõ nét vai trò của “Vị Trung Gian Giao Uớc Mới, Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ đứng ra lấy máu mình để chuộc tội cho “bàn dân thiên hạ”…
Lòng khoan dung tha thứ, “chậm bất bình và rất mực yêu thương” của Thiên Chúa còn được tái diễn hoài hoài không phải chỉ ở giữa lòng lịch sử của dân Ít-ra-en, không phải chỉ trong một thời gian nhất định…mà cho muôn thế hệ loài người ở khắp muôn nơi và mọi miền thế giới. Và đó phải chăng là một trong những lý do để Thiên Chúa “ban tặng Người Con Một” (Ga 3,16) và cũng là tiêu đích để Người Con đó “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Thật vậy, với Đức Giês-Kitô, con người từ đây có thể “rờ đụng” được một Thiên Chúa là Cha yêu thương, có thể cảm nhận được một Thượng Đế gần gũi biết “cảm thương” và giàu lòng lân tuất, có thể tiếp cận, ngỏ lời, van xin một “Ông Trời”, một Thượng Đế, một Đấng Tối Cao luôn biết lắng nghe và quan tâm đến từng hơi thở và nhịp đập của trái tim con người. Một Thiên Chúa không bao giờ “biết mệt mỏi để tha thứ” như xác quyết của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng :
“Vui biết chừng nào khi trở lại với Người sau mỗi lần chúng ta lạc lối! Xin cho tôi lặp lại điều này một lần nữa: Chúa không bao giờ thấy mệt khi tha thứ cho chúng ta; chỉ có chúng ta thấy mệt khi đi tìm lòng thương xót của Ngài.”
Nhập thể làm người để con người nhận ra Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa, đó chính là sứ vụ của Ngôi Hai, là trọng tâm của chương trình cứu rỗi, là tiêu đích của “Lời mặc khải. Kể từ khi có tiếng khóc oa oa của Em bé Giêsu nơi hang lừa máng cỏ ở giữa đám mục đồng cù bơ cù bất tại Bêlem, kể từ lúc có người tử tội Giêsu bị đóng đinh trên đồi Canvê vào chiều thứ sáu giữa hai người trộm cướp…Thượng Đế không còn là một “Ông Trời Già” xa tít trên các tầng mây để chỉ biết “hù dọa”, đe phạt hay “bắt” con “bắt” cháu ngang ngược dã man…(như một bài thơ nhỏ lưu lại trên huyệt mộ của một em bé :
“Ái ăn đâu, Ái ở đâu,
Để thương để nhớ để ưu sầu.
“Trời già” độc địa làm chi bấy,
Nở bắt con tôi bảy tuổi đầu” !...),
mà là một Thiên Chúa là Tình yêu, một Tình yêu khoan dung tha thứ, một tình yêu thông cảm quảng đại, một tình yêu rộng mở trao ban, một tình yêu cho đi và tận hiến…
Vâng, Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa “không nỡ lòng nhìn thằng vào đôi mắt thẹn thùng, hổ thẹn, mặc cảm của người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình” để rồi ân cần chia sẻ một tín thư hy vọng, yêu thương thay vì lời tuyên án : “Phần tôi, tôi cũng không kết án chị đâu…” (Ga 7,1-11). Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa sẵn sàng để cho người “đàn bà tội lỗi” nhỏ những giọt nước mắt hối cãi ăn năn trên chân mình mà làm lại cuộc đời…(Lc 7,46-38). Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa vẫn đưa mắt nhân từ “nhìn lại” để mở đường cho bao nhiêu Phêrô biết sám hối ăn năn sau những lần bội phản….(Lc 22,61-62), cho người thu thuế Gia-Kê hân hoan làm lại cuộc đời (Lc 19,1-10). Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô là một Thiên Chúa biết thổn thức trước cái chết của người bạn Ladarô (Lc 11,35), biết cảm thông nỗi xót xa đau đớn của người mẹ góa Naim khi mất đứa con một (Lc 7,11-17), nỗi khốn khổ của người đàn bà Canaan bị loạn huyết chỉ dám ước mơ rờ đụng tới cái gấu áo của Thầy để được khỏi….(Lc 8,43-48)…
Và hôm nay, liên tiếp mấy dụ ngôn của Tin Mừng Luca, Đức Giêsu muốn tuyên cáo một cách cách dõng dạc : Thiên Chúa một người cha rất mực yêu thương sẵn sàng mở rộng vòng tay tha thứ chờ đón những đứa con hư trở về, sẵn sàng mở tiệc hoan vui để tội nhân được khoác áo mới làm lại cuộc đời trong tin yêu hy vọng…(Lc 15,1-32).
Chính Thánh Phaolô vói trích đoạn thư thứ nhất gởi đồ đệ Timôthê trong BĐ 2 hôm nay, đã chia sẻ kinh nghiệm được yêu thương như một chứng từ sống động :
“Trước kia tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người xót thương, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người…Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi…”.
Và cũng từ ý nghĩa đó làm tôi chợt nhớ tới câu chuyện “Những tấm hình của Mẹ”, một câu chuyện về bà mẹ Maria và cô con gái Christiana ở Brasil :….Bà mẹ đi tìm con bằng cách dán khắp nơi tấm hình của mình với dòng chữ phía sau : “Dù con đã làm gì đi nữa, hay con đã trở thành gì, không thành vấn đề. Hãy trở về với mẹ”. Nhờ nhận ra tấm hình của mẹ với dòng chữ khoan nhân như thế, Christiana đã hồi tâm trở về với mẹ sau một cuộc đời phóng túng…
Sống niềm tin kitô hữu là luôn trở thành “bài thuyết minh sinh động” về chân lý nền tảng đó : Thiên Chúa là tình yêu. Và như thế, lời cầu xin hôm nay, trong thánh lễ nầy, cho chính chúng ta cũng như cho mọi người là hãy xin cho được “trở nên khí cụ tình yêu của Chúa” như lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô khó khăn; hay mạnh mẽ hơn, xác tín hơn, như cam kết của Á Thánh Anrê Phú Yên “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, chúng ta hãy đem mạng sống đáp đền mạng sống”; hay của một vị thánh trẻ khác, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu : “Ở giữa lòng Hội Thánh, em sẽ là tình yêu”.
Vâng, ước gì lời cam kết của mỗi người chúng ta khi bước ra khỏi thánh đường chiều hôm nay sẽ là : “Ở GIỮA LÒNG GIÁO XỨ, Ở GIỮA GIA ĐÌNH…TÔI SẼ LÀ TÌNH YÊU”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
Vào khoảng thập niên 70 (1973) của thế kỷ trước, ban nhạc Tony & Dawn ở Mỹ đã thu âm và phát hành một ca khúc mang tên “Tie a Yellow Ribbon Round the Old Oak Tree.” (Hãy buộc dãi ru băng lên cây sồi già) và đã trở thành một khúc tình ca “hit” lúc bấy giờ. Thật ra, ca khúc trữ tình nầy chính là chuyện kể một câu chuyện tình có thật đã xảy ra cũng vào thời điểm đó tại làng White Oak thuộc tiểu bang Georgia…
“Vào năm 1972, tại một tỉnh vùng núi xa xôi, trong một thị trấn nhỏ vô danh, có một chàng trai bị kết án tù. Cảnh sát đã chứng minh được rằng anh phạm tội và 3 năm tù là thời gian vừa đủ để anh sửa chữa lại mọi chuyện. Nhưng Mary - người vợ sắp cưới của chàng trai- thì không thể tin điều đó. Ngày mở phiên tòa, mặc cho chàng trai không ngừng quay về phía sau tìm kiếm thì cô vẫn vắng mặt.
Trước khi lên chiếc xe dành riêng cho các tù nhân, chàng trai nhờ chuyển cho Mary một lá thư rồi bước đi ngay. Anh không kịp nhìn thấy Mary đang đứng khuất phía sau vừa khóc vừa nắm chặt tờ giấy với những dòng ngắn ngủi: “Anh biết rằng anh không xứng đáng với tình yêu của em. Anh cũng không dám hy vọng em còn yêu anh sau những chuyện này. Nhưng nếu em tha thứ cho anh , hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất ở quảng trường của thị trấn ngày anh trở về. Và nếu không nhìn thấy dải ruy băng, anh sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quấy rầy em nữa.”
Ngày ra tù…, khi chiếc xe khách rẽ vào đường U.S.17 gần quê của chàng trai – làng White Oak, Georgia, chàng trai nhờ anh tài xế hãy chạy chậm lại để chàng có thể nhìn thấy giải ruy băng được treo trên cây sồi già. Thế nhưng thứ chàng cũng như cả chiếc xe khách hôm đó nhìn thấy không phải là một giải ruy băng vàng mà là hàng trăm giải ruy băng được buộc trên cây sồi đó. Những giọt nước mắt của chàng trào ra vì sung sướng, còn người lái xe nhanh chóng gọi điện cho đài phát thanh và kể cho họ điều này. Nhà viết nhạc Irwin Levine và L. Russell Brown đọc tin đó trên báo và viết nên bản tình ca bất hủ này…
Vâng, tình yêu là như thế, là sự đợi chờ và tha thứ của của cô Maria được biểu hiện qua hàng trăm giải ruy băng vàng…, một thứ “ngôn ngữ của tình yêu” mà nhân loại đã viết cho nhau theo dọc dài lịch sử.
Và hôm nay, Lời Chúa cũng muốn nói với cộng đoàn chúng ta về “thứ ngôn ngữ nầy”, về tình yêu thương, về lòng khoan dung từ ái của Thiên Chúa.
Tình yêu ! Vâng, đó chính là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” để thuyên giải và định nghĩa “chân lý về Thiên Chúa”. Thật vậy, qua Thánh Kinh, Thiên Chúa đã mặc khải về chính mình là “Một Thiên Chúa yêu thương”, “Một Đấng Thượng Đế giàu lòng thương xót”.
Trích đoạn sách Xuất Hành của Bài Đọc I, Chúa Nhật 24 TN C, là một trong muôn vàn những cách mặc khải của Thiên Chúa trong Cựu ước về chân dung đích thực của Ngài : Nhờ lời can gián và cầu khẩn của Mô-sê, Vị Lãnh đạo sát cánh cùng dân Chúa trên từng cây số lữ hành về đất hứa, Thiên Chúa đã “nguôi giận” và tha thứ cho tội bất trung, mê tín của dân, dám đúc hình bò thờ lạy thay vì trung tín với Giao ước…Trình thuật của sách “Xuất Hành” về biến cố “Bò Vàng” nầy đã nêu bật “hình tượng Môsê một Vị Trung Gian đầy ấn tượng” như một tiên báo rõ nét vai trò của “Vị Trung Gian Giao Uớc Mới, Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ đứng ra lấy máu mình để chuộc tội cho “bàn dân thiên hạ”…
Lòng khoan dung tha thứ, “chậm bất bình và rất mực yêu thương” của Thiên Chúa còn được tái diễn hoài hoài không phải chỉ ở giữa lòng lịch sử của dân Ít-ra-en, không phải chỉ trong một thời gian nhất định…mà cho muôn thế hệ loài người ở khắp muôn nơi và mọi miền thế giới. Và đó phải chăng là một trong những lý do để Thiên Chúa “ban tặng Người Con Một” (Ga 3,16) và cũng là tiêu đích để Người Con đó “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Thật vậy, với Đức Giês-Kitô, con người từ đây có thể “rờ đụng” được một Thiên Chúa là Cha yêu thương, có thể cảm nhận được một Thượng Đế gần gũi biết “cảm thương” và giàu lòng lân tuất, có thể tiếp cận, ngỏ lời, van xin một “Ông Trời”, một Thượng Đế, một Đấng Tối Cao luôn biết lắng nghe và quan tâm đến từng hơi thở và nhịp đập của trái tim con người. Một Thiên Chúa không bao giờ “biết mệt mỏi để tha thứ” như xác quyết của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng :
“Vui biết chừng nào khi trở lại với Người sau mỗi lần chúng ta lạc lối! Xin cho tôi lặp lại điều này một lần nữa: Chúa không bao giờ thấy mệt khi tha thứ cho chúng ta; chỉ có chúng ta thấy mệt khi đi tìm lòng thương xót của Ngài.”
Nhập thể làm người để con người nhận ra Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa, đó chính là sứ vụ của Ngôi Hai, là trọng tâm của chương trình cứu rỗi, là tiêu đích của “Lời mặc khải. Kể từ khi có tiếng khóc oa oa của Em bé Giêsu nơi hang lừa máng cỏ ở giữa đám mục đồng cù bơ cù bất tại Bêlem, kể từ lúc có người tử tội Giêsu bị đóng đinh trên đồi Canvê vào chiều thứ sáu giữa hai người trộm cướp…Thượng Đế không còn là một “Ông Trời Già” xa tít trên các tầng mây để chỉ biết “hù dọa”, đe phạt hay “bắt” con “bắt” cháu ngang ngược dã man…(như một bài thơ nhỏ lưu lại trên huyệt mộ của một em bé :
“Ái ăn đâu, Ái ở đâu,
Để thương để nhớ để ưu sầu.
“Trời già” độc địa làm chi bấy,
Nở bắt con tôi bảy tuổi đầu” !...),
mà là một Thiên Chúa là Tình yêu, một Tình yêu khoan dung tha thứ, một tình yêu thông cảm quảng đại, một tình yêu rộng mở trao ban, một tình yêu cho đi và tận hiến…
Vâng, Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa “không nỡ lòng nhìn thằng vào đôi mắt thẹn thùng, hổ thẹn, mặc cảm của người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình” để rồi ân cần chia sẻ một tín thư hy vọng, yêu thương thay vì lời tuyên án : “Phần tôi, tôi cũng không kết án chị đâu…” (Ga 7,1-11). Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa sẵn sàng để cho người “đàn bà tội lỗi” nhỏ những giọt nước mắt hối cãi ăn năn trên chân mình mà làm lại cuộc đời…(Lc 7,46-38). Thiên Chúa của Đức Giêsu là một Thiên Chúa vẫn đưa mắt nhân từ “nhìn lại” để mở đường cho bao nhiêu Phêrô biết sám hối ăn năn sau những lần bội phản….(Lc 22,61-62), cho người thu thuế Gia-Kê hân hoan làm lại cuộc đời (Lc 19,1-10). Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô là một Thiên Chúa biết thổn thức trước cái chết của người bạn Ladarô (Lc 11,35), biết cảm thông nỗi xót xa đau đớn của người mẹ góa Naim khi mất đứa con một (Lc 7,11-17), nỗi khốn khổ của người đàn bà Canaan bị loạn huyết chỉ dám ước mơ rờ đụng tới cái gấu áo của Thầy để được khỏi….(Lc 8,43-48)…
Và hôm nay, liên tiếp mấy dụ ngôn của Tin Mừng Luca, Đức Giêsu muốn tuyên cáo một cách cách dõng dạc : Thiên Chúa một người cha rất mực yêu thương sẵn sàng mở rộng vòng tay tha thứ chờ đón những đứa con hư trở về, sẵn sàng mở tiệc hoan vui để tội nhân được khoác áo mới làm lại cuộc đời trong tin yêu hy vọng…(Lc 15,1-32).
Chính Thánh Phaolô vói trích đoạn thư thứ nhất gởi đồ đệ Timôthê trong BĐ 2 hôm nay, đã chia sẻ kinh nghiệm được yêu thương như một chứng từ sống động :
“Trước kia tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người xót thương, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người…Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi…”.
Và cũng từ ý nghĩa đó làm tôi chợt nhớ tới câu chuyện “Những tấm hình của Mẹ”, một câu chuyện về bà mẹ Maria và cô con gái Christiana ở Brasil :….Bà mẹ đi tìm con bằng cách dán khắp nơi tấm hình của mình với dòng chữ phía sau : “Dù con đã làm gì đi nữa, hay con đã trở thành gì, không thành vấn đề. Hãy trở về với mẹ”. Nhờ nhận ra tấm hình của mẹ với dòng chữ khoan nhân như thế, Christiana đã hồi tâm trở về với mẹ sau một cuộc đời phóng túng…
Sống niềm tin kitô hữu là luôn trở thành “bài thuyết minh sinh động” về chân lý nền tảng đó : Thiên Chúa là tình yêu. Và như thế, lời cầu xin hôm nay, trong thánh lễ nầy, cho chính chúng ta cũng như cho mọi người là hãy xin cho được “trở nên khí cụ tình yêu của Chúa” như lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô khó khăn; hay mạnh mẽ hơn, xác tín hơn, như cam kết của Á Thánh Anrê Phú Yên “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, chúng ta hãy đem mạng sống đáp đền mạng sống”; hay của một vị thánh trẻ khác, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu : “Ở giữa lòng Hội Thánh, em sẽ là tình yêu”.
Vâng, ước gì lời cam kết của mỗi người chúng ta khi bước ra khỏi thánh đường chiều hôm nay sẽ là : “Ở GIỮA LÒNG GIÁO XỨ, Ở GIỮA GIA ĐÌNH…TÔI SẼ LÀ TÌNH YÊU”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đừng lãng phí món quà hòa bình Chúa ban
Thanh Quảng sdb
19:15 15/09/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đừng lãng phí món quà hòa bình Chúa ban
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới các thành viên tham dự Hội nghị Cầu nguyện Hòa bình Thế giới lần thứ 33 được tổ chức tại Thủ đô Madrid, Tây ban Nha từ ngày 15 đến 17 tháng 9, với chủ đề "Hòa bình không biên giới" và kêu gọi tất cả các dân tộc hãy đoàn kết và tôn trọng trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Thông điệp này được gửi đến Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám mục Madrid và cho mọi người đang tham dự Hội nghị Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới này.
Hòa bình không biên giới
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp bằng lập lại biến cố Bức tường Bá Linh được giật xập cách đây 30 năm, chấm dứt nhiều phân rẽ, gây nhiều khổ đau cho châu lục châu Âu.
Vun góp cho lời cầu nguyện hòa bình
Biến cố đó đã mở ra một trang sử hòa bình mới và hy vọng mới cho thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời chúng ta không kể nam nữ già trẻ hãy tiếp tục cầu nguyện và đóng góp cho cái mùa thu hòa bình 30 năm trước đây được triển nở.
Đức Thánh Cha tiếp tục đề cập đến một sự kiện trong Kinh thánh nói về thành Giê-ri-cô, nhắc nhở chúng ta rằng những bức tường thành bị sụp đổ nhờ những lời cầu nguyện tha thiết của dân chúng chứ chẳng phải bằng vũ khí, với khát khao hòa bình chứ chẳng phải bởi lòng háo chiến chinh phục, khi người ta mơ về một tương lai tốt đẹp.
Vì lý do này mà Đức Thánh Cha kêu mời hãy tiếp tục cầu nguyện và đối thoại cho viễn kiến hòa bình, vì Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của những kẻ kiên trung thành tín...
Đừng lãng phí món quà của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: “Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ này, chúng ta đã thấy món quà hòa bình của Chúa ban bị lãng phí qua các cuộc chiến và qua những việc xây cất các bức tường và rào cản mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Đây là một sự khờ dại, nó đóng cửa màn những khoảng không gian, làm chia cách con người. Thật là điều khờ dại chỉ vì lợi ích cá nhân phe phái!” Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta phải đồng tâm vui sống trong thế giới của chúng ta, đây là ngôi nhà chung của chúng ta, nó cần được yêu thương chăm sóc và tôn trọng...
Đừng có xây tường và đóng cửa
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi thay vì xây những bức tường ngăn cách thì hãy chung tay vun góp cho ngôi nhà chung, hãy mở rộng những cánh cửa để tiếp xúc, gặp gỡ, hợp tác mà chung sống hòa bình, tôn trọng sự đa dạng và thắt chặt tình huynh đệ với những trọng trách của mỗ người.
Gần gũi
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bày tỏ sự gần gũi của ngài với mọi thành viên tham dự Đại hội, các thành viên đại diện cho các Giáo hội Kitô giáo khác nhau, các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Lời cầu nguyện hiệp thông liên kết tất cả chúng ta trong cùng một tâm tình, xóa bỏ những đố kỵ để chỉ nhắm tới một nền hòa bình chung cho tất cả.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới các thành viên tham dự Hội nghị Cầu nguyện Hòa bình Thế giới lần thứ 33 được tổ chức tại Thủ đô Madrid, Tây ban Nha từ ngày 15 đến 17 tháng 9, với chủ đề "Hòa bình không biên giới" và kêu gọi tất cả các dân tộc hãy đoàn kết và tôn trọng trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Thông điệp này được gửi đến Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám mục Madrid và cho mọi người đang tham dự Hội nghị Cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới này.
Hòa bình không biên giới
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu thông điệp bằng lập lại biến cố Bức tường Bá Linh được giật xập cách đây 30 năm, chấm dứt nhiều phân rẽ, gây nhiều khổ đau cho châu lục châu Âu.
Vun góp cho lời cầu nguyện hòa bình
Biến cố đó đã mở ra một trang sử hòa bình mới và hy vọng mới cho thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời chúng ta không kể nam nữ già trẻ hãy tiếp tục cầu nguyện và đóng góp cho cái mùa thu hòa bình 30 năm trước đây được triển nở.
Đức Thánh Cha tiếp tục đề cập đến một sự kiện trong Kinh thánh nói về thành Giê-ri-cô, nhắc nhở chúng ta rằng những bức tường thành bị sụp đổ nhờ những lời cầu nguyện tha thiết của dân chúng chứ chẳng phải bằng vũ khí, với khát khao hòa bình chứ chẳng phải bởi lòng háo chiến chinh phục, khi người ta mơ về một tương lai tốt đẹp.
Vì lý do này mà Đức Thánh Cha kêu mời hãy tiếp tục cầu nguyện và đối thoại cho viễn kiến hòa bình, vì Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của những kẻ kiên trung thành tín...
Đừng lãng phí món quà của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: “Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ này, chúng ta đã thấy món quà hòa bình của Chúa ban bị lãng phí qua các cuộc chiến và qua những việc xây cất các bức tường và rào cản mới”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp: “Đây là một sự khờ dại, nó đóng cửa màn những khoảng không gian, làm chia cách con người. Thật là điều khờ dại chỉ vì lợi ích cá nhân phe phái!” Đức Thánh Cha Phanxicô nói chúng ta phải đồng tâm vui sống trong thế giới của chúng ta, đây là ngôi nhà chung của chúng ta, nó cần được yêu thương chăm sóc và tôn trọng...
Đừng có xây tường và đóng cửa
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi thay vì xây những bức tường ngăn cách thì hãy chung tay vun góp cho ngôi nhà chung, hãy mở rộng những cánh cửa để tiếp xúc, gặp gỡ, hợp tác mà chung sống hòa bình, tôn trọng sự đa dạng và thắt chặt tình huynh đệ với những trọng trách của mỗ người.
Gần gũi
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bày tỏ sự gần gũi của ngài với mọi thành viên tham dự Đại hội, các thành viên đại diện cho các Giáo hội Kitô giáo khác nhau, các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Lời cầu nguyện hiệp thông liên kết tất cả chúng ta trong cùng một tâm tình, xóa bỏ những đố kỵ để chỉ nhắm tới một nền hòa bình chung cho tất cả.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn mang Huynh Đoàn Đa Minh Giáo xứ Tân Việt
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:44 15/09/2019
“ Đoàn con hôm nay sốt sáng mừng kính Đức Mẹ Sầu Bi, Mẹ Maria vinh thắng, theo Chúa vượt bao gian nguy… Lời bài ca nhập lễ do ca đoàn Huynh đoàn Đaminh đã hướng cộng đoàn sốt sáng tham dự Lễ Kính Đức Mẹ Sầu Bi, bổn mạng Huynh Đoàn ĐaMinh diễn ra lúc 10g sáng thứ bảy 14/9/2019 tại giáo xứ Tân Việt giáo hạt tân sơn nhì.
Thánh lễ do Lm chánh xứ Đa Minh Vũ ngọc Thủ chủ tế cùng với sự hiện diện của đại diện quý chức , các đoàn thể cùng cộng đoàn giáo xứ.
Xem Hình
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay Giáo hội mừng kính Đức Mẹ Sầu Bi, bổn mạng Huynh Đoàn Đa Minh đặc biệt có một số anh chị em tuyên hứa , chung vui cùng với Huynh đoàn chúng ta cùng chúc mừng .
Chia sẻ Tin mừng Cha chủ tế nói : Hôm nay chúng ta được mời chiêm ngắm Đức Maria , Mẹ nhân loại và cũng là Mẹ chúng ta , cả cuộc đời của Mẹ luôn kết hợp vởi con của mình là Đấng cứu thế . Mẹ luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn xin vâng để Thánh ý Chúa được thực hiện nơi Mẹ, những hy sinh, những đau khổ mà Mẹ phải chịu đã được Chúa đón nhận và thông hiệp trong cuộc khổ nạn để đem ơn cứu chuộc đến cho nhân loại.
Ngài quảng diễn thêm : Cuộc sống của chúng ta hôm nay luôn gắn liền với những đau khổ , nó luôn theo chúng ta trong suốt mọi ngày sống, nếu chúng ta kháng cự thì mãi chúng ta không thể thắng được nhưng nếu chúng ta biết dâng hết cho Chúa , ấy chính là lễ tế đẹp lòng Chúa.
Ước mong sao mỗi người tín hữu trong giáo xứ chúng ta luôn biết noi gương Mẹ , biết kết hợp mật thiết với Chúa để mổi ngày sống của chúng ta sẽ là đóa hoa thơm ngát dâng lên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa . Các anh chị em sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi hôm nay khấn 3 năm và khấn vĩnh viễn . Xin cho các anh chị trung thành sống với linh đạo của Huynh đoàn giáo dân Đa Minh.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ . Đại diện Huynh đoàn ĐM cám ơn 2 Cha và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp thông Thánh lễ mừng bổn mạng HĐ Đa minh.
Mừng kính Đức Mẹ Sầu bi xin cho chúng con biết chấp nhận những đau khổ trong cuộc sống như niềm vui để làm sáng danh Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g trong niềm vui chung của toàn thể giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Thánh lễ do Lm chánh xứ Đa Minh Vũ ngọc Thủ chủ tế cùng với sự hiện diện của đại diện quý chức , các đoàn thể cùng cộng đoàn giáo xứ.
Xem Hình
Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay Giáo hội mừng kính Đức Mẹ Sầu Bi, bổn mạng Huynh Đoàn Đa Minh đặc biệt có một số anh chị em tuyên hứa , chung vui cùng với Huynh đoàn chúng ta cùng chúc mừng .
Chia sẻ Tin mừng Cha chủ tế nói : Hôm nay chúng ta được mời chiêm ngắm Đức Maria , Mẹ nhân loại và cũng là Mẹ chúng ta , cả cuộc đời của Mẹ luôn kết hợp vởi con của mình là Đấng cứu thế . Mẹ luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn xin vâng để Thánh ý Chúa được thực hiện nơi Mẹ, những hy sinh, những đau khổ mà Mẹ phải chịu đã được Chúa đón nhận và thông hiệp trong cuộc khổ nạn để đem ơn cứu chuộc đến cho nhân loại.
Ngài quảng diễn thêm : Cuộc sống của chúng ta hôm nay luôn gắn liền với những đau khổ , nó luôn theo chúng ta trong suốt mọi ngày sống, nếu chúng ta kháng cự thì mãi chúng ta không thể thắng được nhưng nếu chúng ta biết dâng hết cho Chúa , ấy chính là lễ tế đẹp lòng Chúa.
Ước mong sao mỗi người tín hữu trong giáo xứ chúng ta luôn biết noi gương Mẹ , biết kết hợp mật thiết với Chúa để mổi ngày sống của chúng ta sẽ là đóa hoa thơm ngát dâng lên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên hứa . Các anh chị em sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi hôm nay khấn 3 năm và khấn vĩnh viễn . Xin cho các anh chị trung thành sống với linh đạo của Huynh đoàn giáo dân Đa Minh.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ . Đại diện Huynh đoàn ĐM cám ơn 2 Cha và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp thông Thánh lễ mừng bổn mạng HĐ Đa minh.
Mừng kính Đức Mẹ Sầu bi xin cho chúng con biết chấp nhận những đau khổ trong cuộc sống như niềm vui để làm sáng danh Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g trong niềm vui chung của toàn thể giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Địa danh khảo cố trứ danh Petra ở quốc gia Jordan
J Phạm
12:52 15/09/2019
Petra là địa danh khảo cổ thời danh ở miền sa mạc Tây Nam nước Jordan. Được biết đến từ năm 300 trước Công nguyên và là thủ phủ của vương quốc cổ Nabatea. Muốn vào nơi này phải qua một thung lũng hẹp hai bên là vách đá gọi là Al Siq. Nơi đây có các đền thờ và các mộ thời cổ được khoét sâu vào các hẻm núi đá sandstone mầu hồng. Do vậy cũng có tên là Thành Phố Hồng "Rose City."
Lễ an táng -- Cái quan định luận: Trường hợp cựu Thẩm phán Thomas Nguyễn Cần
Nguyễn Đức Cung & LM Trần Công Nghị
16:50 15/09/2019
Thánh lễ An Táng ông Lữ Giang Nguyễn Cần ngày 16.9.2019
LM John Trần Công Nghị
LITTLESAIGON – Sáng nay ngày 16.9.2019 có khoảng trên 150 người đã tới tham dự tang lễ cho ông Thomas Nguyễn Cần, bút hiệu Lữ Giang, tại nhà thờ giáo xứ La Vang ở Orange County, Nam Cali. Họ hiệp lời cầu nguyện cùng gia đình, thân bàng quyến thuộc, bạn bè, các bạn đồng nghiệp thuộc các cơ quan truyền thông báo chí để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ ngàn thu trên Thiên Quốc.
Hình ảnh Thánh lễ An táng - Photos= Hoàng Thương
Cha Vincent Phạm Hùng, giám đốc Trung tâm Công Giáo làm phép khăn tang và phát cho gia đình thân quyến vào lúc 10:00g. Sau đó gia đình cùng quan khách viếng xác và đọc kinh cầu nguyện.
Lúc 11:00 giờ sáng thánh lễ bắt đầu với nghi thức đón tiếp do Cha Joseph Nguyễn Thái làm phép. Đoàn rước linh cữu tiến lên bàn thờ và thánh lễ do cha Joseph Nguyễn Luân, chánh xứ La Vang chủ tế.
Cha John Trần Công Nghị chia sẻ lời Chúa, trong bài giảng cha nói đến lý do chúng ta họp nhau hôm nay là để tiễn đưa một người có thể nói là đã sống nhân chứng đức tin giữa cuộc đời, trải qua các thăng trầm của lịch sử. Chúng ta cùng ôn lại kỷ niệm về một con người mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng biết, từng đọc, từng nghe tới… dù là người Công Giáo hay không Công Giáo, là người kính nể ngòi bút sâu sắc của ông Lữ Giang Nguyễn Cần hay là chê ghét ông ta… Vì qua trên 2000 bài viết về các khía cạnh khác nhau: lịch sử chiến tranh, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, luật pháp, và thể chế các chính quyền tại Việt Nam, không ai mà không bị chạm, bị ảnh hưởng và liên đới cách này cách khác.
Ông Lữ Giang Nguyễn Cần có thể nói là người có một trí nhớ tuyệt vời, ngòi bút thật sắc bén, tra cứu có nguồn có gốc… thêm vào đó thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cổ ngữ La Tinh, nên ông có thể dễ dàng đọc những tài liệu quan trọng và thế giá hầu đưa ra những nhận định thuyết phục. Bộ sách “Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam, phần nào đã giải mã những tranh chấp chính trị và tôn giáo tại Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ chiến tranh kéo dài. Trang web có tên Một Góc Trời với hàng nghìn bài viết giá trị là những tiếng nói phản ảnh những biến cố xẩy ra tại quê hương Việt Nam và đời sống Cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại.
Vì nói thẳng, nói thật, và không sợ bất cứ thế lực nào, nên Lữ Giang đã từng bị bị nhiều phe phái, nhiều nhóm thuộc các tôn giáo và lập trường chính trị khác nhau công kích, dè bỉu, thậm chí lăng mạ, đặt điều nói xấu anh trong suốt nhiều thập kỷ qua… Những năm gần đây qua các bài bình luận ông thường mở đầu với những dòng chữ châm biếm khiêu khích cho rằng “các chính trị gia Bolsa, các nhà phê bình và trí thức Bolsa, các thần học gia Bolsa… với cách suy tư đầy “cảm tính” nên đã không nhận ra được sự thật những lập luận mà ông trình bày… do vậy nên đã tạo ra sự chống đối mãnh liệt, ngay cả trong những người bạn Công Giáo. Dầu vậy, ai cũng phải nhận định rằng những bài viết của Lữ Giang đều trích dẫn những tài liệu đúng việc, đúng người và sự hiểu biết rất bao quát rộng rãi.
Ông Nguyễn Đức Cung một nhà nghiên cứu tôn giáo và văn hóa Việt Nam, cũng là đồng môn đã có nhận định như sau: “Trong khi anh Nguyễn Cần không phải là một nhà nghiên cứu sử học cho nên một số vấn đề anh viết hoặc đề cập đến mang đậm tính thời sự cần phải có những khoảng thời gian để gạn lọc tư liệu… Công tâm mà nói, có khi Tú Gàn hay Lữ Giang cũng không kìm hãm được sức mạnh ngòi bút của mình nên cũng có thể vì đó mà gây nên nhiều bất mãn cho nhiều kẻ khác thậm chí cho một số anh em cùng môi trường tu học trước đây với anh.”
Bỏ qua một bên những vấn đề thế sự liên quan tới một con người, ngày hôm nay chúng ta đến đây cốt ý là để chia sẻ về Đức Tin kiên cường của ông Tomas Nguyễn Cần. Đức tin này ông đã lảnh nhận được từ một di sản tôn giáo và văn hóa rất đặc biệt. Ông được rửa tội nhà nhà thờ giáo xứ Tam Tòa, Quảng Bình, chính nơi là giáo xứ linh mục Léopold Cadière một nhà Việt Nam học nổi tiếng đã làm chính xứ từ năm 1905. Cha Cadiere cũng việt bộ sách giá trị về Các tôn Giáo tại Việt Nam. Cũng chính ở giáo xứ Tam Tòa này Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận đã có thời dìu dắt con chiên bổn đạo.
Trong thời gian sau cách mạng 1963, ông Nguyễn Cần cộng tác với báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du, rồi báo Thẳng Tiến của LM Thanh Lãng, với các Linh mục Phan Văn Thăm và Cha Nicholas Huỳnh Văn Nghi ở Giáo xứ Tân Địn trong sinh hoạt với nhóm Pax Romana tức Nhóm Trí Thức Công Giáo Việt Nam nói nên quan điểm chính trị và tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam.
Dù giữa bao thăng trầm cuộc đời, qua các chính biến đầy gian nan thử thách, ngay cả những khó khăn riêng tư trong cuộc sống hôn nhân mà anh phải gánh chịu… anh Thomas Nguyễn Cần vẫn luôn sống đề làm chứng cho Đức Tin và có thể nói là một người “Hộ giáo” luôn bênh vực cho lẽ phải, cho Quê hương Việt Nam, và nhất là cho Đức tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện cho anh và xin Chúa nhân lành đón tiếp anh về Nhà Cha trên Thiên Đàng.
Trong bài ca Nhập lễ hôm nay ca đoàn đã hát lên bài ca: “Đi về nhà Chúa, Đi về nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. Lạy Chúa đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa đi về nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…
Đi về nhà Chúa con xin tri ân Ngài Chúa ơi. Với triều thần thánh, con ca danh Chúa ôi tuyệt vời. Lạy Chúa đi về nhà Chúa con xin tri ân Ngài Chúa ơi. Đi về nhà Chúa con với triều thần thánh, con ca danh Chúa ôi tuyệt vời.”
CÁI QUAN ĐỊNH LUẬN: TRƯỜNG HỢP CỰU THẨM PHÁN THOMAS NGUYỄN CẦN (1935-2019)
Nguyễn Đức Cung
Nhận xét về một nhân vật nào đó nào đó, nhất là đối với những kẻ có đôi chút tiếng tăm, người ta thường nhắc nhở nhau bốn chữ: “Cái quan định luận” 蓋 棺 定 論 (nghĩa là “đậy nắp áo quan rồi mới bình luận”). Bốn chữ này vốn nằm trong hai câu thi của Lý Tăng Bá, một nhà thơ Trung Hoa đời Tống:
“Cái quan công luận định, 蓋 棺 公 論 定
Bất mẫn thị nhân tâm.” 不 敏 是 人 心
Nghĩa là: Đậy nắp quan tài mới luận định công bằng, không vội vàng đó mới chính là lòng con người. Cuộc đời anh Nguyễn Cần vốn có nhiều sóng gió trong trường văn trận bút nên bốn chữ “cái quan định luận” mang lại nhiều suy gẫm cho những ai quan tâm đến sự nghiệp và đời sống của anh giữa dòng chảy của thời cuộc.
Nhiều năm về trước, những khi có dịp về Nam Cali, tôi thường gặp thăm anh Nguyễn Cần, cùng nhau đi ăn uống, trò chuyện. Các cô em họ nhà tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu và cũng hay thường làm bánh bột lọc theo kiểu Quảng Bình để đãi tôi nhân thể mời “cậu Cần” dự luôn vì cậu rất thích loại bánh quê hương này khác với bánh bột lọc kiểu Huế chỉ độc có một chút tôm nhỏ xíu và chút thịt mỡ ăn chẳng thấm tháp vào đâu. Bánh bột lọc làm theo kiểu Tam Tòa, Quảng Bình của chúng tôi to gấp đôi bánh Huế, cái nhân ở trong gồm có tôm, thịt nạc hoặc thịt mỡ, nấm mèo, măng non xé từng sợi, tất cả đem xào tiêu ớt trước và nêm nếm cho đúng khẩu vị, rồi đem từng muỗng nhân đó bọc bột lọc hay bột năng: bánh trần thì nặn theo hình bán nguyệt hoặc gói lá chuối đem hấp. Khi ăn phải chấm bánh vào chén nước mắm thật mặn với ớt thật cay. Đang khi ăn có người còn bưng chén nước mắm lên húp sùm sụp mới đã. Trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất nhà thờ Tam Tòa ở Đồng Hới, Quảng Bình, cách đây bốn năm (2014), qua đó nhờ sự vận động tài chánh của Nguyễn Cần rất có năng hiệu bằng các bài báo trên mạng hoặc báo giấy cùng sự hỗ trợ của giáo dân khắp mọi nơi, cha xứ Phêrô Trần Văn Thành đã khoản đãi một bữa ăn lớn cho khoảng 1500 khách tham dự có Giám Mục Giuse Võ Đức Minh (vốn là con dân của giáo xứ Tam Tòa cũ ở Quảng Bình trước năm 1954) của Giáo Phận Nha Trang, và giáo dân địa phương thuộc Giáo phận Vinh, con dân giáo xứ Tam Tòa khắp nơi trên thế giới về tham dự ngày lễ hội này, thực đơn gồm nhiều món dĩ nhiên trong đó không thể thiếu bánh bột lọc đặc sản Tam Tòa.
Vào buổi sáng ngày thứ sáu 30/8/19 vừa qua, tôi cùng một người bạn, anh Phùng Ngọc Thọ, và người em họ của tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu vào bệnh viện Garden Grove Hospital, Nam Cali thăm anh lúc đó đã hôn mê. Trước đó mấy ngày Nguyễn Cần còn gọi cho anh Thọ và bảo: “Tau đi”. Anh Thọ hỏi lại: “Anh đi đâu?” Anh Cần lặp lại: “Tau đi” sau đó nghe nói anh hôn mê cho đến khi mất khoảng hai tuần lễ.
Tôi với anh Nguyễn Cần là người đồng hương, làng Đồng Mỹ, cùng xứ đạo Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Anh ít tuổi hơn người chị thứ hai của tôi, lúc nhỏ học cùng lớp cho nên đối với tôi anh là bậc trưởng thượng về tuổi tác và anh nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh năm 1949 trước tôi đến sáu năm.
Thân sinh của Nguyễn Cần là cụ Nguyễn Sá, chuyên gia điêu khắc tượng gỗ là một trong những người học trò của cụ Nguyễn Văn Tư (1860-1944) vốn là ông tổ ngành chạm mộc làng Đồng Mỹ tỉnh Quảng Bình, có nhiều công trình đóng góp xây cất cung điện cho các vua triều Nguyễn nên có chức “huyện hàm” thường gọi là cụ Huyện Tư. Năm 1905, khi linh mục Léopold Cadière tức Cố Cả, một nhà Việt Nam học nổi tiếng làm chánh xứ Tam Tòa, ngài đã khuyến khích ngành chạm gỗ trong xứ đạo để làm kế sinh nhai cho giáo dân. Tác phẩm thuộc loại nghệ thuật thánh này như thánh giá, tuợng Chúa Giê-su, Đức Mẹ, các hộp gỗ đựng chuỗi kinh hạt, tượng các thánh được Cố Cả đem triển lãm nhiều lần tại Paris và một số thành phố khác ở bên Tây. Bạn cùng nghề với cụ Nguyễn Sá thân phụ anh Nguyễn Cần ở trong làng còn các các cụ Hoàng Văn Giao có thời làm chánh trương tức Trùm Giao, cụ Nguyễn Khiếng (con là Nguyễn Kim Khánh). Các cụ nghệ nhân này thường thuê các tay thợ chạm ở làng Trúc Ly ở huyện Lệ Thủy về nhà làm công cho họ.
Cụ Nguyễn Sá có bốn người con hai trai hai gái đặt tên Ân, Cần, Kinh, Lễ mà anh Cần là con thứ hai. Chị cả Ân hiện còn sống tại giáo xứ nhà thờ chính tòa Giáo Phận Đà Nẵng, VN, em trai là Nguyễn Công Kinh, dạy học, tham gia sinh hoạt chính trị trong Lực lượng Đại Đoàn Kết của Cựu Nghị Sĩ Nguyễn Gia Hiến tức Hiến Mập, sống tại Giáo xứ Thanh Bình Đà nẵng, em gái tên Lễ chết hồi còn trẻ trước năm 1960.
Anh Nguyễn Cần sinh ngày 13 tháng 2 năm 1935 tại làng Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tên thánh Thomas, rửa tội tại nhà thờ Tam Tòa, thuở nhỏ học Trường Sainte Marie (sau đổi là Trung Học Chơn Phước Phượng) của Linh Mục Viry (thường gọi Cố Vị, người Pháp lúc đó làm Hiệu Trưởng của Trường Providence (Thiên Hựu) ở Huế) mở ra tại Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, bạn đánh bi với người anh rể của tôi thuở nhỏ. Gia đình Nguyễn Cần di cư vào Đà Nẵng năm 1954, cư ngụ tại Giáo xứ Thanh Bình. Anh tự học để thi Tú Tài Bán Phần và Toàn Phần ban Cổ ngữ La Tinh, bị bệnh phổi và phải cắt bỏ một lá. Thời gian điều trị bệnh anh đã tỏ ra khéo tay bằng cách gom các hộp thuốc dùng kéo cắt thành hình toà nhà của Viện Bài Lao Huế là nơi anh nằm điều trị, học Luật khoa Sài Gòn, đậu thẩm phán (ngành xử án), làm việc tại Long Xuyên và Sài Gòn. Khi về già, do ảnh hưởng của việc cắt bỏ một lá phổi, lưng anh gù lại, dáng đi lệch một bên nhưng giọng nói của anh vẫn luôn luôn sang sảng, rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt là đôi mắt vẫn toát lên vẻ tinh anh.
Trong một bài báo có tên “Nhìn lại cuộc di cư đẫm máu” viết nhân kỷ niệm đúng 64 năm ngày Hiệp định Genève chia đôi đất nước, với một tiết mục nhỏ có tên “Những tên điếc không sợ súng”, Lữ Giang tức Nguyễn Cần viết: “Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Cộng. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay. Lúc đó tôi mới 15 tuổi, nhưng đã cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi. Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên, và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.
Công việc của chúng tôi cũng không có gì khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào, lấy lý lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung Úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một phòng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ bên kia sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, sẽ có hàng chục ngàn người thuộc hạt Bình Chính như Hướng Phương, Hòa Ninh, Đồng Trác, Gia Hưng v.v… và ở Hà Tĩnh sẽ bỏ ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm gì để giúp đỡ họ.
Trung úy người Pháp đến giúp chúng tôi chưa đến 30 tuổi và rất tháo vát. Trong những lúc rảnh việc, ông quay về đơn vị mượn dây dù và các dụng cụ để trục cái chuông lớn từ trên tháp cao của nhà thờ Tam Tòa và cây đàn Harmonium ở phòng ca đoàn xuống rồi đưa lên tàu. Vì thấy tàu của Pháp còn khá rộng, ông và chúng tôi tháo các bàn thờ và ghế trong nhà thờ ra và cho xuống tàu luôn. Các vật dụng này hiện đang được xử dụng tại nhà thờ Tam Tòa ở Đà Nẵng.
Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến thì trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Cộng tổ chức biểu tình “hoan hô Cách mạng” liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ gì cả!
Sáng ngày 8.8.1954, Trung Úy người Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vợt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đồng Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!
Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quán Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy!
Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi là anh Nguyễn Thật để lên đường vào Đà Nẵng, anh ấy đã cúi đầu xuống và thở dài: “Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi!” Lời tiên đoán đó đã đúng 20 năm sau!
Trong ba chúng tôi, anh Lê Trung Tha vừa qua đời, anh Nguyễn Kim Thuyên đang ở Việt Nam, còn tôi ở Mỹ đã ngồi ghi lại những dòng này. Ngày 20.7.2018 (Lữ Giang)
Đoạn đường Tiểu Chủng Viện An Ninh Quảng Trị đến giáo xứ Tam Tòa Quảng Bình vốn là đoạn đường đi bộ quen thuộc hơn 70 cây số đối với vài chủng sinh trong làng tôi khi những mùa tựu trường đến và họ phải nhập học. Tâm tính khí khái của anh Nguyễn Cần bộc lộ ngay từ hồi nhỏ.
Trước năm 1975, trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, Nguyễn Cần cộng tác với Linh mục Phan Văn Thăm và Cha Nicholas Huỳnh Văn Nghi (sau này là Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết) ở Giáo xứ Tân Định, xuất bản tờ Tuần báo Thẳng Tiến do cha Phan Văn Thăm làm Chủ nhiệm Nguyễn Cần viết nhiều bài ký sự dưới bút danh Đường Thế Sự, sinh hoạt cùng nhóm Pax Romana tức Nhóm Trí Thức Công Giáo ở Sài Gòn có trụ sở ở Nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng, Phú Nhuận. Tờ báo Thẳng Tiến không chỉ thuần túy ghi lại các sinh hoạt tôn giáo của Địa Phận Sài Gòn mà còn phản ảnh quan điểm người CG trước thời cuộc đặc biệt trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…
Sau ngày 30-4-1975, Nguyễn Cần đã trải qua nhiều trại tù ở trong Nam và ngoài Bắc như trại tù Long Thành, Thủ Đức rồi ra trại Thanh Cẩm ở Thanh Hóa và ra khỏi tù vào dịp tết năm 1988. Trong thời gian anh đi tù, vợ con vượt biên và có một đời sống riêng biệt, nghe nói ở New York, nhưng bạn bè tôn trọng anh nên không ai dám hỏi chuyện riêng tư gia đình cho đến khi anh sắp mất… mới được hé lộ chút đỉnh. Qua bản cáo phó, chúng tôi biết thêm anh có hai người con trai Châu Giang, Lữ Giang đã có gia đình và ở xa.
Là người có một bộ nhớ tuyệt vời, ngòi bút sắc sảo, bén nhạy, Nguyễn Cần đã nhờ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cổ ngữ La Tinh nên tiếp cận được rất nhiều nguồn tư liệu, sách vở, báo chí khắp nơi trên thế giới, cập nhật hóa các nguồn tin tức, nhất là đã có cơ hội phỏng vấn các nhân vật giữ nhiều chức vụ quan trọng của VNCH trước năm 1975 nhờ ở tù chung với rất nhiều người thuộc đủ mọi thành phần chính trị, tình báo, tôn giáo, đảng phái cũng như trong thời gian ở Hoa Kỳ từ năm 1991 đến nay anh đã tiếp xúc và ghi lại các buổi trò chuyện, thăm viếng, phỏng vấn v.v… phản ảnh trong rất nhiều bài viết và tác phẩm gây chấn động dư luận như Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam, Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam, một trang web có tên Một Góc Trời với hàng nghìn bài viết giá trị. Có thể nói không một cây bút nào ở hải ngoại thuộc giới làm báo có tính dẻo dai về sức viết, dồi dào về tư liệu và phong phú về chủ đề như những bài viết của anh dưới bút hiệu Lữ Giang, hay Tú Gàn.
Trong thời gian cộng tác làm Tuần báo Thẳng Tiến, Nguyễn Cần tức nhà báo Đường Thế Sự không quên “chiếu cố” đến các nhân vật trong chính quyền thời Đệ Nhị Cộng Hòa, và các cơ quan như Thượng Viện, Hạ Viện, các vị đứng đầu tỉnh. Có lần Đường Thế Sự chê cánh dân biểu thân chính của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là không đọc nổi các tập dự thảo về ngân sách quốc gia. Điều này cũng hơi quá đáng vì thực ra trong Hạ Viện hay Thượng Viện VNCH cũng có một số nghị sĩ hay dân biểu thuộc thành phần sắc tộc, trình độ có đôi chút thấp nhưng so ra chắc chắn trình độ họ cao hơn các vị “đại biểu quốc hội” của nhà nước CHXNCN bây giờ, và rõ ràng tinh thần quốc gia chống Cộng của họ rất cao, chẳng hạn Dân biểu Nay-Lo từng làm Tỉnh Trưởng tỉnh Pleiku (1967-68), Dân biểu Touneh-Tơn của Tuyên Đức (tham gia Đại Việt Cách Mạng Đảng) nói tiếng Pháp không thua gì người Pháp, tổ tiên có nhiều công trong việc thành lập thành phố Đà Lạt.
Sau biến cố 30-4-1975, Nguyễn Cần cũng như nhiều thành phần thuộc các giới quân, cán, chính VNCH bị bắt và đưa vào các trại tập trung, không hề qua thủ tục của toà án, chịu trên 12 năm khổ sai lao động của nhiều trại giam ở miền bắc do chính sách trả thù của chế độ CSVN.
Ra hải ngoại, Nguyễn Cần sống ở Orange County, hành nghề viết báo ở Nam Cali với bút danh Lữ Giang hay Tú Gàn đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trị có liên quan tới Việt Nam, thuộc mọi đề tài trong lãnh vực luật pháp mà anh vốn rất am tường và nắm vững. Trong nhiều năm sau khi dời khỏi Sài Gòn Nhỏ, anh thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Cộng Đồng Người Việt ở Nam Cali chuyên trách các vấn đề thời sự, tin tức báo chí, sinh hoạt văn học, nghệ thuật, tôn giáo v.v… Với một số lượng văn phẩm hơn 2000 bài còn để lại đọc thấy trên Web có tên Một Góc Trời cùng với một số sách đã xuất bản, nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang đã thực sự có một vị thế đáng kính nể trong báo giới ở hải ngoại mặc dù anh đã bị nhiều phe phái, nhiều nhóm thuộc các tôn giáo và lập trường chính trị khác nhau công kích, dè bỉu, thậm chí lăng mạ, đặt điều nói xấu anh trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong khi đó cũng có nhiều, rất nhiều người có lập trường quốc gia chân chính kính phục anh, khen ngợi, cổ vũ, nhiều người Công Giáo mến yêu anh tìm đọc các bài viết của anh, nhiều người Phật Giáo tâm đắc các bài viết của anh trong suốt từ thập niên này đến thập niên khác.
Cũng cần nói rõ rằng Nguyễn Cần là một nhà báo từ trước năm 1975 cho đến nay, một một đời viết lách, không phải là một nhà nghiên cứu sử học cho nên một số vấn đề anh viết hoặc đề cập đến mang đậm tính thời sự cần phải có những khoảng thời gian để gạn lọc tư liệu, lắng đọng tâm tư tình cảm đối với chế độ hoặc với những người trong cuộc, hoặc với thể chế còn đứng vững hay đã bị xóa đi trong lịch sử.
Đề cập tới các nguồn sử liệu xuất phát từ báo chí, Linh mục Nguyễn Phương, giáo sư sử học thuộc Viện Đại học Huế từ 1957 đến 1975, đã viết rằng: “Phần nhiều, ký giả khi lượm tin tức để đăng trên báo, cũng làm việc theo những nguyên tắc như sử gia khi lượm lặt và án khảo sử liệu. Họ cũng dò xét tư cách của người chứng, cũng cân nhắc tính cách đáng tin của chứng tích. Nhưng một điều sử gia không nên quên là ký giả làm việc trong những điều kiện phần nhiều bất lợi cho việc suy xét chặt chẽ, vì họ phải tranh thủ thời gian để cho tin tức của họ mang tính cách sốt dẻo, giật gân, như người ta thường nói. Bởi đó, không lạ gì nếu sử gia nhận thấy trong câu chuyện họ thuật xen lẫn vào những thiếu sót về chi tiết, những hấp tấp trong phán đoán, những sai lạc trong kết luận. Khi dùng đến nhật báo, sử gia cố nhiên phải cân nhắc, so sánh, để loại trừ những sơ hở rất thường gặp đó.
Sử gia nên nhớ nữa rằng giá trị của một tờ báo thường lệ thuộc bầu không khí chính trị trong đó tờ báo ra đời. Nếu đó là một chính thể tôn trọng tự do tư tưởng, thì tờ báo sẽ có nhiều bảo đảm về phần tin tức và bình luận. Nhưng nếu chính phủ thi hành chính sách độc tài, thì báo chi tất cả chỉ là những phương tiện tuyên truyền đường lối riêng của chính phủ, và bấy giờ sử gia phải phê bình báo chí như phê bình những tờ truyền đơn.”
Rồi, báo còn có thể là cơ quan ngôn luận của một phe phái, một đảng chính trị, nên dầu là ở trong một nước tự do được tôn trọng, vẫn có thể bị óc đảng phái làm cho thiên lệch. Cả những tờ báo không có mầu sắc chính trị cũng có thể bị ảnh hưởng khi ít khi nhiều bởi những thành kiến về kinh tế, xã hội hoặc tôn giáo, và nhiều khi uốn nắn tin tức hay dư luận theo chiều hướng của mình.” (Nguyễn Phương, Phương Pháp Sử Học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 137).
Những bài báo được soi chiếu dưới ánh sáng của phương pháp sử học như nói trên đây chắc chắn không thiếu gì trong số hàng nghìn bài viết của Tú Gàn hay Lữ Giang còn để lại, do đó chúng ta cần phải cẩn trọng khi sử dụng để chắt lọc lấy những yếu tố gần với sự thật được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Cũng may, Nguyễn Cần (Tú Gàn hay Lữ Giang) như nhiều người lớn tuổi khác sống tại Miền Nam Việt Nam tương đối được hưởng những năm tháng tự do, dân chủ của nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa nên ngòi bút của anh cũng như của nhiều người kỳ cựu trong làng báo trước năm 1975 và nay tại hải ngoại còn có tiếng tăm như ký giả Phạm Trần chẳng hạn được kể là những cây bút có bản sắc.
Trong cuốn sách có tên Bốn Mươi Năm “Nói Láo”, Vũ Bằng, một ký giả “nằm vùng” của Cộng Sản đã tỏ ra cảm mến lớp ký giả trẻ như Phạm Trần, Phạm Văn Đại. Vũ Bằng viết rằng: “Có dịp chuyện trò với Phạm Trần, tôi thấy anh là một người từ tốn. Ước vọng của anh là làm việc không ngừng cho báo chí, nhưng theo anh, muốn làm nên việc thì chỉ riêng lớp ký giả trẻ, không thể đủ; trẻ và già phải hợp tác chặt chẽ với nhau; trẻ không được miệt thị già, già cũng chẳng nên coi trẻ là những kỳ-quan, đứng né ra hẳn phía ngoài. Hoạt động và sự hăng say của lớp trẻ cộng thêm với học hỏi và kinh nghiệm của lớp già không những đã nói lên được sự đoàn kết, mà chắc chắn chỉ đem lại thêm cái hay, cái đẹp cho ngành báo và tăng cường nỗ lực tranh đấu của những người làm việc cho ngành báo chí ngày mai.” (Vũ Bằng, Bốn mươi năm “nói láo”, Đại Nam xuất bản, không đề năm in, trang 293).
Tôi không biết rõ niên kỷ của ông Phạm Trần nhưng được đọc nhiều bài của ông về chế độ Cộng Sản hiện nay, theo dõi các cuộc phỏng vấn của ông với các vị lãnh đạo CG VN như Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp chẳng hạn và nghĩ rằng ông Phạm Trần tuổi chắc cũng không thua Tú Gàn hay Lữ Giang bao nhiêu. Chính bầu khí tự do, dân chủ của VNCH trước đây đã đào tạo nên những nhà báo tên tuổi, có trình độ như vậy.
Đối với những chủ đề, kiến thức, tư liệu, biến cố cùng nhân vật được anh Nguyễn Cần đưa vào bài viết đã giúp cho rất nhiều độc giả có thêm nhiều hiểu biết với những luận cứ mang tính thuyết phục của anh tuôn trào dưới ngòi bút sắc bén, linh hoạt với giọng văn phản ảnh cá tính của một con người “bất cần đời” nhưng trọng lẽ phải. Một số bài viết của anh dựa trên sử liệu thuộc các nguồn chính sử và dã sử của các triều đại Việt Nam trước đây, dựa trên khả năng luật học vốn là sở trường của một luật gia được đào tạo có bài bản, đã tăng thêm giá trị ngòi bút của anh. Công tâm mà nói, có khi Tú Gàn hay Lữ Giang cũng không kìm hãm được sức mạnh ngòi bút của mình nên cũng có thể vì đó mà gây nên nhiều bất mãn cho nhiều kẻ khác thậm chí cho một số anh em cùng môi trường tu học trước đây với anh.
Nếu trong lịch sử Ki-Tô giáo đã xuất hiện những vị giám mục, linh mục hoặc các nhà văn được gọi là những nhà hộ giáo (apologist) thường dùng khả năng văn chương của mình để bênh vực cho tôn giáo chống lại người ngoại giáo hay người Do Thái, như trường hợp St. Justin (apologia tiếng Hy-Lạp có nghĩa là bảo vệ) chẳng hạn, (Pope Benedict XVI, Great Christian Thinkers, from the early Church through The Middle Ages, First Fortress Press, 2011, page 9), thì sau biến cố ngày 1.11.1963 ở Miền Nam Việt Nam do người Mỹ nhúng tay vào trong việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đạo Công Giáo cũng gặp phải rất nhiều chống đối, bôi nhọ, hiểu lầm, thậm chí đàn áp, đốt phá, bách hại v.v… như hai giáo xứ Thanh Bồ Đức lợi ở Đà Nẵng bị đốt phá tháng 8-1964, linh mục Nguyễn Cao Lộc bị nhóm tranh đấu hành hung ở vùng Túy Vân, quận Phú Lộc nên đã khiến cho một số người cầm bút hoặc trí thức Công Giáo cảm thấy cần thiết phải dấn thân tranh đấu cho sự công bằng và ổn định của xã hội. Trong hoàn cảnh đó, về phương diện chính trị, sự xuất hiện Lực lượng Công dân Công Giáo của Linh mục Hoàng Quỳnh, Lực lượng Đại Đoàn Kết của Nguyễn Gia Hiến, Khối Công Giáo Di Cư vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Nhật báo Xây Dựng của Linh mục Nguyễn Quang Lãm đã được coi như những đối lực cần thiết giữa lúc cuộc chiến hai miền nam bắc vẫn còn trong thế nghiêng ngửa chưa phân định lẽ hơn thua. Từ trong môi trường chính trị đó mà có lẽ anh Nguyễn Cần đã phác cho mình một lối đi của một người có tinh thần hộ giáo chăng? Nói chung các vị thánh tử đạo Công Giáo ở khắp nơi trên hoàn vũ cũng như tại VN đều là những vị thánh mang tinh thần hộ giáo dưới hình thức này hay hình thức khác. Phẩm phục màu đỏ của các vị Hồng Y nói lên tinh thần sẵn sàng đổ máu ra vì đức tin phản ảnh tinh thần hộ giáo một cách rõ ràng nhất.
Cũng sau ngày chế độ Đệ I Cộng Hòa sụp đổ, để chạy tội cho chính quyền Mỹ, trường phái sử học chính thống Mỹ đã tỏ ra bất công khi trút tất cả mọi lỗi lầm, yếu kém, tham nhũng lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình với hàng tấn tài liệu đầy ngụy tạo, thiên lệch, xảo trá nhằm biện minh cho việc nhúng tay vào máu của chính quyền TT Kennedy qua các chết của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Rất may sự thật lịch sử đã dần dần được tỏ lộ qua tinh thần tôn trọng công bằng lẽ phải của một số các sử gia Hoa Kỳ thuộc trường phái phi chính thống như Suzanne Labin, Ellen J. Hammer, Mark Moyar, Geoffrey Shaw,TS. Ronald Frankum, TS. Phạm Văn Lưu, Minh Võ, Lữ Giang, Tú Gàn, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hữu Duệ, Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên v.v…
Năm 2006, chúng tôi xuất bản quyển sách “Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975” và có tặng cho anh Nguyễn Cần một quyển cũng như những lần xuất bản các sách trước đây. Sau đó trên Sài Gòn Nhỏ anh đã viết một bài có tên “Con đường Nam Tiến của người Việt” như một ghi nhận mới về cuốn sách này, trong đó có đoạn: “Phải công nhận rằng đây là một tác phẩm nghiên cứu rất công phu, có thể giúp chúng ta hình dung được cha ông chúng ta đã hành xử như thế nào để đưa toàn bộ nước Chiêm và một phần nước Chân Lạp vào lãnh thổ Việt Nam. Dĩ nhiên, ngoài khía cạnh “Nam Tiến”, tác giả cũng đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác của Quảng Bình như dấu tích tiền sử và lịch sử, dấu tích Chămpa, những sơn kỳ thủy tú và địa danh v.v… Nhưng chúng tôi chú ý tới khía cạnh Nam Tiến như một khám phá đặc biệt.”
Trong bộ The Study of History, sử gia nổi tiếng người Anh Arnold J. Toynbee đưa ra nhận định: “Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” (Arnold J Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17). Thời tiền sử, Quảng Bình là vùng “bản lề” của hai nền văn hóa Đông-Sơn và văn hóa Sa-Huỳnh, và thời hữu sử đó là đất biên cương tranh chiếm khá đẫm máu giữa hai dân tộc Chăm-pa và Đại-Việt trong nhiều thế kỷ. Quảng Bình là vùng đất nằm trên miền biên giới nên những người như Đường Thế Sự, Lữ Giang, Tú Gàn hay Nguyễn Cần vốn có sinh lực mạnh mẽ thể hiện qua cuộc đời 84 tuổi và nhiều tác phẩm về lịch sử quan trọng, pháp luật, văn hóa hơn 2000 bài khảo luận, phiếm luận được phổ biến trước đây trong nước và hải ngoại.
Khi chúng tôi viết bài này thì ngày mai 16/9/2019 thánh lễ an táng cho anh Thomas Nguyễn Cần sẽ được cử hành tại Giáo xứ Đức Mẹ LaVang 288 S. Harbor Blvd, Santa Ana, CA 92704 và sau đó sẽ hỏa thiêu. Theo di chúc, tro cốt của anh sẽ được chuyển về Quảng Bình và rải dọc theo bờ biển, nơi thuở nhỏ anh từng nhiều lần tắm biển nô đùa với muôn vàn ngọn sóng hoà trong dòng nước mát của sông Nhật Lệ chảy ngang qua giáo xứ cũ Tam Tòa mà cách đó khoảng hơn hai cây số tại Phường Nam Lý, Đồng Hới một thánh đường mới cũng mang tên Nhà thờ Tam Tòa đang hoành tráng vươn cao sẽ được khánh thành trong một dịp gần đây mà qua đó công lao vận động của Thomas Nguyễn Cần được coi là rất nhiều.
Nguyễn Đức Cung
Philadelphia 15/9/2019
LM John Trần Công Nghị
LITTLESAIGON – Sáng nay ngày 16.9.2019 có khoảng trên 150 người đã tới tham dự tang lễ cho ông Thomas Nguyễn Cần, bút hiệu Lữ Giang, tại nhà thờ giáo xứ La Vang ở Orange County, Nam Cali. Họ hiệp lời cầu nguyện cùng gia đình, thân bàng quyến thuộc, bạn bè, các bạn đồng nghiệp thuộc các cơ quan truyền thông báo chí để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ ngàn thu trên Thiên Quốc.
Hình ảnh Thánh lễ An táng - Photos= Hoàng Thương
Cha Vincent Phạm Hùng, giám đốc Trung tâm Công Giáo làm phép khăn tang và phát cho gia đình thân quyến vào lúc 10:00g. Sau đó gia đình cùng quan khách viếng xác và đọc kinh cầu nguyện.
Lúc 11:00 giờ sáng thánh lễ bắt đầu với nghi thức đón tiếp do Cha Joseph Nguyễn Thái làm phép. Đoàn rước linh cữu tiến lên bàn thờ và thánh lễ do cha Joseph Nguyễn Luân, chánh xứ La Vang chủ tế.
Cha John Trần Công Nghị chia sẻ lời Chúa, trong bài giảng cha nói đến lý do chúng ta họp nhau hôm nay là để tiễn đưa một người có thể nói là đã sống nhân chứng đức tin giữa cuộc đời, trải qua các thăng trầm của lịch sử. Chúng ta cùng ôn lại kỷ niệm về một con người mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng biết, từng đọc, từng nghe tới… dù là người Công Giáo hay không Công Giáo, là người kính nể ngòi bút sâu sắc của ông Lữ Giang Nguyễn Cần hay là chê ghét ông ta… Vì qua trên 2000 bài viết về các khía cạnh khác nhau: lịch sử chiến tranh, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, luật pháp, và thể chế các chính quyền tại Việt Nam, không ai mà không bị chạm, bị ảnh hưởng và liên đới cách này cách khác.
Ông Lữ Giang Nguyễn Cần có thể nói là người có một trí nhớ tuyệt vời, ngòi bút thật sắc bén, tra cứu có nguồn có gốc… thêm vào đó thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cổ ngữ La Tinh, nên ông có thể dễ dàng đọc những tài liệu quan trọng và thế giá hầu đưa ra những nhận định thuyết phục. Bộ sách “Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam, phần nào đã giải mã những tranh chấp chính trị và tôn giáo tại Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ chiến tranh kéo dài. Trang web có tên Một Góc Trời với hàng nghìn bài viết giá trị là những tiếng nói phản ảnh những biến cố xẩy ra tại quê hương Việt Nam và đời sống Cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại.
Vì nói thẳng, nói thật, và không sợ bất cứ thế lực nào, nên Lữ Giang đã từng bị bị nhiều phe phái, nhiều nhóm thuộc các tôn giáo và lập trường chính trị khác nhau công kích, dè bỉu, thậm chí lăng mạ, đặt điều nói xấu anh trong suốt nhiều thập kỷ qua… Những năm gần đây qua các bài bình luận ông thường mở đầu với những dòng chữ châm biếm khiêu khích cho rằng “các chính trị gia Bolsa, các nhà phê bình và trí thức Bolsa, các thần học gia Bolsa… với cách suy tư đầy “cảm tính” nên đã không nhận ra được sự thật những lập luận mà ông trình bày… do vậy nên đã tạo ra sự chống đối mãnh liệt, ngay cả trong những người bạn Công Giáo. Dầu vậy, ai cũng phải nhận định rằng những bài viết của Lữ Giang đều trích dẫn những tài liệu đúng việc, đúng người và sự hiểu biết rất bao quát rộng rãi.
Ông Nguyễn Đức Cung một nhà nghiên cứu tôn giáo và văn hóa Việt Nam, cũng là đồng môn đã có nhận định như sau: “Trong khi anh Nguyễn Cần không phải là một nhà nghiên cứu sử học cho nên một số vấn đề anh viết hoặc đề cập đến mang đậm tính thời sự cần phải có những khoảng thời gian để gạn lọc tư liệu… Công tâm mà nói, có khi Tú Gàn hay Lữ Giang cũng không kìm hãm được sức mạnh ngòi bút của mình nên cũng có thể vì đó mà gây nên nhiều bất mãn cho nhiều kẻ khác thậm chí cho một số anh em cùng môi trường tu học trước đây với anh.”
Bỏ qua một bên những vấn đề thế sự liên quan tới một con người, ngày hôm nay chúng ta đến đây cốt ý là để chia sẻ về Đức Tin kiên cường của ông Tomas Nguyễn Cần. Đức tin này ông đã lảnh nhận được từ một di sản tôn giáo và văn hóa rất đặc biệt. Ông được rửa tội nhà nhà thờ giáo xứ Tam Tòa, Quảng Bình, chính nơi là giáo xứ linh mục Léopold Cadière một nhà Việt Nam học nổi tiếng đã làm chính xứ từ năm 1905. Cha Cadiere cũng việt bộ sách giá trị về Các tôn Giáo tại Việt Nam. Cũng chính ở giáo xứ Tam Tòa này Đức Hồng Y Phanxico Nguyễn Văn Thuận đã có thời dìu dắt con chiên bổn đạo.
Trong thời gian sau cách mạng 1963, ông Nguyễn Cần cộng tác với báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du, rồi báo Thẳng Tiến của LM Thanh Lãng, với các Linh mục Phan Văn Thăm và Cha Nicholas Huỳnh Văn Nghi ở Giáo xứ Tân Địn trong sinh hoạt với nhóm Pax Romana tức Nhóm Trí Thức Công Giáo Việt Nam nói nên quan điểm chính trị và tôn giáo của người Công Giáo Việt Nam.
Dù giữa bao thăng trầm cuộc đời, qua các chính biến đầy gian nan thử thách, ngay cả những khó khăn riêng tư trong cuộc sống hôn nhân mà anh phải gánh chịu… anh Thomas Nguyễn Cần vẫn luôn sống đề làm chứng cho Đức Tin và có thể nói là một người “Hộ giáo” luôn bênh vực cho lẽ phải, cho Quê hương Việt Nam, và nhất là cho Đức tin của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện cho anh và xin Chúa nhân lành đón tiếp anh về Nhà Cha trên Thiên Đàng.
Trong bài ca Nhập lễ hôm nay ca đoàn đã hát lên bài ca: “Đi về nhà Chúa, Đi về nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa ôi bao nhiêu mến thương ngập trời. Lạy Chúa đi về nhà Chúa tim con reo hoan lạc Chúa ơi. Đi về nhà Chúa đi về nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…
Đi về nhà Chúa con xin tri ân Ngài Chúa ơi. Với triều thần thánh, con ca danh Chúa ôi tuyệt vời. Lạy Chúa đi về nhà Chúa con xin tri ân Ngài Chúa ơi. Đi về nhà Chúa con với triều thần thánh, con ca danh Chúa ôi tuyệt vời.”
CÁI QUAN ĐỊNH LUẬN: TRƯỜNG HỢP CỰU THẨM PHÁN THOMAS NGUYỄN CẦN (1935-2019)
Nguyễn Đức Cung
Nhận xét về một nhân vật nào đó nào đó, nhất là đối với những kẻ có đôi chút tiếng tăm, người ta thường nhắc nhở nhau bốn chữ: “Cái quan định luận” 蓋 棺 定 論 (nghĩa là “đậy nắp áo quan rồi mới bình luận”). Bốn chữ này vốn nằm trong hai câu thi của Lý Tăng Bá, một nhà thơ Trung Hoa đời Tống:
“Cái quan công luận định, 蓋 棺 公 論 定
Bất mẫn thị nhân tâm.” 不 敏 是 人 心
Nghĩa là: Đậy nắp quan tài mới luận định công bằng, không vội vàng đó mới chính là lòng con người. Cuộc đời anh Nguyễn Cần vốn có nhiều sóng gió trong trường văn trận bút nên bốn chữ “cái quan định luận” mang lại nhiều suy gẫm cho những ai quan tâm đến sự nghiệp và đời sống của anh giữa dòng chảy của thời cuộc.
Nhiều năm về trước, những khi có dịp về Nam Cali, tôi thường gặp thăm anh Nguyễn Cần, cùng nhau đi ăn uống, trò chuyện. Các cô em họ nhà tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu và cũng hay thường làm bánh bột lọc theo kiểu Quảng Bình để đãi tôi nhân thể mời “cậu Cần” dự luôn vì cậu rất thích loại bánh quê hương này khác với bánh bột lọc kiểu Huế chỉ độc có một chút tôm nhỏ xíu và chút thịt mỡ ăn chẳng thấm tháp vào đâu. Bánh bột lọc làm theo kiểu Tam Tòa, Quảng Bình của chúng tôi to gấp đôi bánh Huế, cái nhân ở trong gồm có tôm, thịt nạc hoặc thịt mỡ, nấm mèo, măng non xé từng sợi, tất cả đem xào tiêu ớt trước và nêm nếm cho đúng khẩu vị, rồi đem từng muỗng nhân đó bọc bột lọc hay bột năng: bánh trần thì nặn theo hình bán nguyệt hoặc gói lá chuối đem hấp. Khi ăn phải chấm bánh vào chén nước mắm thật mặn với ớt thật cay. Đang khi ăn có người còn bưng chén nước mắm lên húp sùm sụp mới đã. Trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất nhà thờ Tam Tòa ở Đồng Hới, Quảng Bình, cách đây bốn năm (2014), qua đó nhờ sự vận động tài chánh của Nguyễn Cần rất có năng hiệu bằng các bài báo trên mạng hoặc báo giấy cùng sự hỗ trợ của giáo dân khắp mọi nơi, cha xứ Phêrô Trần Văn Thành đã khoản đãi một bữa ăn lớn cho khoảng 1500 khách tham dự có Giám Mục Giuse Võ Đức Minh (vốn là con dân của giáo xứ Tam Tòa cũ ở Quảng Bình trước năm 1954) của Giáo Phận Nha Trang, và giáo dân địa phương thuộc Giáo phận Vinh, con dân giáo xứ Tam Tòa khắp nơi trên thế giới về tham dự ngày lễ hội này, thực đơn gồm nhiều món dĩ nhiên trong đó không thể thiếu bánh bột lọc đặc sản Tam Tòa.
Vào buổi sáng ngày thứ sáu 30/8/19 vừa qua, tôi cùng một người bạn, anh Phùng Ngọc Thọ, và người em họ của tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu vào bệnh viện Garden Grove Hospital, Nam Cali thăm anh lúc đó đã hôn mê. Trước đó mấy ngày Nguyễn Cần còn gọi cho anh Thọ và bảo: “Tau đi”. Anh Thọ hỏi lại: “Anh đi đâu?” Anh Cần lặp lại: “Tau đi” sau đó nghe nói anh hôn mê cho đến khi mất khoảng hai tuần lễ.
Tôi với anh Nguyễn Cần là người đồng hương, làng Đồng Mỹ, cùng xứ đạo Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Anh ít tuổi hơn người chị thứ hai của tôi, lúc nhỏ học cùng lớp cho nên đối với tôi anh là bậc trưởng thượng về tuổi tác và anh nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh năm 1949 trước tôi đến sáu năm.
Thân sinh của Nguyễn Cần là cụ Nguyễn Sá, chuyên gia điêu khắc tượng gỗ là một trong những người học trò của cụ Nguyễn Văn Tư (1860-1944) vốn là ông tổ ngành chạm mộc làng Đồng Mỹ tỉnh Quảng Bình, có nhiều công trình đóng góp xây cất cung điện cho các vua triều Nguyễn nên có chức “huyện hàm” thường gọi là cụ Huyện Tư. Năm 1905, khi linh mục Léopold Cadière tức Cố Cả, một nhà Việt Nam học nổi tiếng làm chánh xứ Tam Tòa, ngài đã khuyến khích ngành chạm gỗ trong xứ đạo để làm kế sinh nhai cho giáo dân. Tác phẩm thuộc loại nghệ thuật thánh này như thánh giá, tuợng Chúa Giê-su, Đức Mẹ, các hộp gỗ đựng chuỗi kinh hạt, tượng các thánh được Cố Cả đem triển lãm nhiều lần tại Paris và một số thành phố khác ở bên Tây. Bạn cùng nghề với cụ Nguyễn Sá thân phụ anh Nguyễn Cần ở trong làng còn các các cụ Hoàng Văn Giao có thời làm chánh trương tức Trùm Giao, cụ Nguyễn Khiếng (con là Nguyễn Kim Khánh). Các cụ nghệ nhân này thường thuê các tay thợ chạm ở làng Trúc Ly ở huyện Lệ Thủy về nhà làm công cho họ.
Cụ Nguyễn Sá có bốn người con hai trai hai gái đặt tên Ân, Cần, Kinh, Lễ mà anh Cần là con thứ hai. Chị cả Ân hiện còn sống tại giáo xứ nhà thờ chính tòa Giáo Phận Đà Nẵng, VN, em trai là Nguyễn Công Kinh, dạy học, tham gia sinh hoạt chính trị trong Lực lượng Đại Đoàn Kết của Cựu Nghị Sĩ Nguyễn Gia Hiến tức Hiến Mập, sống tại Giáo xứ Thanh Bình Đà nẵng, em gái tên Lễ chết hồi còn trẻ trước năm 1960.
Anh Nguyễn Cần sinh ngày 13 tháng 2 năm 1935 tại làng Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tên thánh Thomas, rửa tội tại nhà thờ Tam Tòa, thuở nhỏ học Trường Sainte Marie (sau đổi là Trung Học Chơn Phước Phượng) của Linh Mục Viry (thường gọi Cố Vị, người Pháp lúc đó làm Hiệu Trưởng của Trường Providence (Thiên Hựu) ở Huế) mở ra tại Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, bạn đánh bi với người anh rể của tôi thuở nhỏ. Gia đình Nguyễn Cần di cư vào Đà Nẵng năm 1954, cư ngụ tại Giáo xứ Thanh Bình. Anh tự học để thi Tú Tài Bán Phần và Toàn Phần ban Cổ ngữ La Tinh, bị bệnh phổi và phải cắt bỏ một lá. Thời gian điều trị bệnh anh đã tỏ ra khéo tay bằng cách gom các hộp thuốc dùng kéo cắt thành hình toà nhà của Viện Bài Lao Huế là nơi anh nằm điều trị, học Luật khoa Sài Gòn, đậu thẩm phán (ngành xử án), làm việc tại Long Xuyên và Sài Gòn. Khi về già, do ảnh hưởng của việc cắt bỏ một lá phổi, lưng anh gù lại, dáng đi lệch một bên nhưng giọng nói của anh vẫn luôn luôn sang sảng, rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt là đôi mắt vẫn toát lên vẻ tinh anh.
Trong một bài báo có tên “Nhìn lại cuộc di cư đẫm máu” viết nhân kỷ niệm đúng 64 năm ngày Hiệp định Genève chia đôi đất nước, với một tiết mục nhỏ có tên “Những tên điếc không sợ súng”, Lữ Giang tức Nguyễn Cần viết: “Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Cộng. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay. Lúc đó tôi mới 15 tuổi, nhưng đã cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1.8.1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi. Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên, và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.
Công việc của chúng tôi cũng không có gì khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào, lấy lý lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung Úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một phòng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ bên kia sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, sẽ có hàng chục ngàn người thuộc hạt Bình Chính như Hướng Phương, Hòa Ninh, Đồng Trác, Gia Hưng v.v… và ở Hà Tĩnh sẽ bỏ ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm gì để giúp đỡ họ.
Trung úy người Pháp đến giúp chúng tôi chưa đến 30 tuổi và rất tháo vát. Trong những lúc rảnh việc, ông quay về đơn vị mượn dây dù và các dụng cụ để trục cái chuông lớn từ trên tháp cao của nhà thờ Tam Tòa và cây đàn Harmonium ở phòng ca đoàn xuống rồi đưa lên tàu. Vì thấy tàu của Pháp còn khá rộng, ông và chúng tôi tháo các bàn thờ và ghế trong nhà thờ ra và cho xuống tàu luôn. Các vật dụng này hiện đang được xử dụng tại nhà thờ Tam Tòa ở Đà Nẵng.
Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến thì trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Cộng tổ chức biểu tình “hoan hô Cách mạng” liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ gì cả!
Sáng ngày 8.8.1954, Trung Úy người Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vợt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đồng Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng!
Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quán Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy!
Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi là anh Nguyễn Thật để lên đường vào Đà Nẵng, anh ấy đã cúi đầu xuống và thở dài: “Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi!” Lời tiên đoán đó đã đúng 20 năm sau!
Trong ba chúng tôi, anh Lê Trung Tha vừa qua đời, anh Nguyễn Kim Thuyên đang ở Việt Nam, còn tôi ở Mỹ đã ngồi ghi lại những dòng này. Ngày 20.7.2018 (Lữ Giang)
Đoạn đường Tiểu Chủng Viện An Ninh Quảng Trị đến giáo xứ Tam Tòa Quảng Bình vốn là đoạn đường đi bộ quen thuộc hơn 70 cây số đối với vài chủng sinh trong làng tôi khi những mùa tựu trường đến và họ phải nhập học. Tâm tính khí khái của anh Nguyễn Cần bộc lộ ngay từ hồi nhỏ.
Trước năm 1975, trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, Nguyễn Cần cộng tác với Linh mục Phan Văn Thăm và Cha Nicholas Huỳnh Văn Nghi (sau này là Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết) ở Giáo xứ Tân Định, xuất bản tờ Tuần báo Thẳng Tiến do cha Phan Văn Thăm làm Chủ nhiệm Nguyễn Cần viết nhiều bài ký sự dưới bút danh Đường Thế Sự, sinh hoạt cùng nhóm Pax Romana tức Nhóm Trí Thức Công Giáo ở Sài Gòn có trụ sở ở Nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng, Phú Nhuận. Tờ báo Thẳng Tiến không chỉ thuần túy ghi lại các sinh hoạt tôn giáo của Địa Phận Sài Gòn mà còn phản ảnh quan điểm người CG trước thời cuộc đặc biệt trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…
Sau ngày 30-4-1975, Nguyễn Cần đã trải qua nhiều trại tù ở trong Nam và ngoài Bắc như trại tù Long Thành, Thủ Đức rồi ra trại Thanh Cẩm ở Thanh Hóa và ra khỏi tù vào dịp tết năm 1988. Trong thời gian anh đi tù, vợ con vượt biên và có một đời sống riêng biệt, nghe nói ở New York, nhưng bạn bè tôn trọng anh nên không ai dám hỏi chuyện riêng tư gia đình cho đến khi anh sắp mất… mới được hé lộ chút đỉnh. Qua bản cáo phó, chúng tôi biết thêm anh có hai người con trai Châu Giang, Lữ Giang đã có gia đình và ở xa.
Là người có một bộ nhớ tuyệt vời, ngòi bút sắc sảo, bén nhạy, Nguyễn Cần đã nhờ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cổ ngữ La Tinh nên tiếp cận được rất nhiều nguồn tư liệu, sách vở, báo chí khắp nơi trên thế giới, cập nhật hóa các nguồn tin tức, nhất là đã có cơ hội phỏng vấn các nhân vật giữ nhiều chức vụ quan trọng của VNCH trước năm 1975 nhờ ở tù chung với rất nhiều người thuộc đủ mọi thành phần chính trị, tình báo, tôn giáo, đảng phái cũng như trong thời gian ở Hoa Kỳ từ năm 1991 đến nay anh đã tiếp xúc và ghi lại các buổi trò chuyện, thăm viếng, phỏng vấn v.v… phản ảnh trong rất nhiều bài viết và tác phẩm gây chấn động dư luận như Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam, Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam, một trang web có tên Một Góc Trời với hàng nghìn bài viết giá trị. Có thể nói không một cây bút nào ở hải ngoại thuộc giới làm báo có tính dẻo dai về sức viết, dồi dào về tư liệu và phong phú về chủ đề như những bài viết của anh dưới bút hiệu Lữ Giang, hay Tú Gàn.
Trong thời gian cộng tác làm Tuần báo Thẳng Tiến, Nguyễn Cần tức nhà báo Đường Thế Sự không quên “chiếu cố” đến các nhân vật trong chính quyền thời Đệ Nhị Cộng Hòa, và các cơ quan như Thượng Viện, Hạ Viện, các vị đứng đầu tỉnh. Có lần Đường Thế Sự chê cánh dân biểu thân chính của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là không đọc nổi các tập dự thảo về ngân sách quốc gia. Điều này cũng hơi quá đáng vì thực ra trong Hạ Viện hay Thượng Viện VNCH cũng có một số nghị sĩ hay dân biểu thuộc thành phần sắc tộc, trình độ có đôi chút thấp nhưng so ra chắc chắn trình độ họ cao hơn các vị “đại biểu quốc hội” của nhà nước CHXNCN bây giờ, và rõ ràng tinh thần quốc gia chống Cộng của họ rất cao, chẳng hạn Dân biểu Nay-Lo từng làm Tỉnh Trưởng tỉnh Pleiku (1967-68), Dân biểu Touneh-Tơn của Tuyên Đức (tham gia Đại Việt Cách Mạng Đảng) nói tiếng Pháp không thua gì người Pháp, tổ tiên có nhiều công trong việc thành lập thành phố Đà Lạt.
Sau biến cố 30-4-1975, Nguyễn Cần cũng như nhiều thành phần thuộc các giới quân, cán, chính VNCH bị bắt và đưa vào các trại tập trung, không hề qua thủ tục của toà án, chịu trên 12 năm khổ sai lao động của nhiều trại giam ở miền bắc do chính sách trả thù của chế độ CSVN.
Ra hải ngoại, Nguyễn Cần sống ở Orange County, hành nghề viết báo ở Nam Cali với bút danh Lữ Giang hay Tú Gàn đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trị có liên quan tới Việt Nam, thuộc mọi đề tài trong lãnh vực luật pháp mà anh vốn rất am tường và nắm vững. Trong nhiều năm sau khi dời khỏi Sài Gòn Nhỏ, anh thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Cộng Đồng Người Việt ở Nam Cali chuyên trách các vấn đề thời sự, tin tức báo chí, sinh hoạt văn học, nghệ thuật, tôn giáo v.v… Với một số lượng văn phẩm hơn 2000 bài còn để lại đọc thấy trên Web có tên Một Góc Trời cùng với một số sách đã xuất bản, nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang đã thực sự có một vị thế đáng kính nể trong báo giới ở hải ngoại mặc dù anh đã bị nhiều phe phái, nhiều nhóm thuộc các tôn giáo và lập trường chính trị khác nhau công kích, dè bỉu, thậm chí lăng mạ, đặt điều nói xấu anh trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong khi đó cũng có nhiều, rất nhiều người có lập trường quốc gia chân chính kính phục anh, khen ngợi, cổ vũ, nhiều người Công Giáo mến yêu anh tìm đọc các bài viết của anh, nhiều người Phật Giáo tâm đắc các bài viết của anh trong suốt từ thập niên này đến thập niên khác.
Cũng cần nói rõ rằng Nguyễn Cần là một nhà báo từ trước năm 1975 cho đến nay, một một đời viết lách, không phải là một nhà nghiên cứu sử học cho nên một số vấn đề anh viết hoặc đề cập đến mang đậm tính thời sự cần phải có những khoảng thời gian để gạn lọc tư liệu, lắng đọng tâm tư tình cảm đối với chế độ hoặc với những người trong cuộc, hoặc với thể chế còn đứng vững hay đã bị xóa đi trong lịch sử.
Đề cập tới các nguồn sử liệu xuất phát từ báo chí, Linh mục Nguyễn Phương, giáo sư sử học thuộc Viện Đại học Huế từ 1957 đến 1975, đã viết rằng: “Phần nhiều, ký giả khi lượm tin tức để đăng trên báo, cũng làm việc theo những nguyên tắc như sử gia khi lượm lặt và án khảo sử liệu. Họ cũng dò xét tư cách của người chứng, cũng cân nhắc tính cách đáng tin của chứng tích. Nhưng một điều sử gia không nên quên là ký giả làm việc trong những điều kiện phần nhiều bất lợi cho việc suy xét chặt chẽ, vì họ phải tranh thủ thời gian để cho tin tức của họ mang tính cách sốt dẻo, giật gân, như người ta thường nói. Bởi đó, không lạ gì nếu sử gia nhận thấy trong câu chuyện họ thuật xen lẫn vào những thiếu sót về chi tiết, những hấp tấp trong phán đoán, những sai lạc trong kết luận. Khi dùng đến nhật báo, sử gia cố nhiên phải cân nhắc, so sánh, để loại trừ những sơ hở rất thường gặp đó.
Sử gia nên nhớ nữa rằng giá trị của một tờ báo thường lệ thuộc bầu không khí chính trị trong đó tờ báo ra đời. Nếu đó là một chính thể tôn trọng tự do tư tưởng, thì tờ báo sẽ có nhiều bảo đảm về phần tin tức và bình luận. Nhưng nếu chính phủ thi hành chính sách độc tài, thì báo chi tất cả chỉ là những phương tiện tuyên truyền đường lối riêng của chính phủ, và bấy giờ sử gia phải phê bình báo chí như phê bình những tờ truyền đơn.”
Rồi, báo còn có thể là cơ quan ngôn luận của một phe phái, một đảng chính trị, nên dầu là ở trong một nước tự do được tôn trọng, vẫn có thể bị óc đảng phái làm cho thiên lệch. Cả những tờ báo không có mầu sắc chính trị cũng có thể bị ảnh hưởng khi ít khi nhiều bởi những thành kiến về kinh tế, xã hội hoặc tôn giáo, và nhiều khi uốn nắn tin tức hay dư luận theo chiều hướng của mình.” (Nguyễn Phương, Phương Pháp Sử Học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 137).
Những bài báo được soi chiếu dưới ánh sáng của phương pháp sử học như nói trên đây chắc chắn không thiếu gì trong số hàng nghìn bài viết của Tú Gàn hay Lữ Giang còn để lại, do đó chúng ta cần phải cẩn trọng khi sử dụng để chắt lọc lấy những yếu tố gần với sự thật được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Cũng may, Nguyễn Cần (Tú Gàn hay Lữ Giang) như nhiều người lớn tuổi khác sống tại Miền Nam Việt Nam tương đối được hưởng những năm tháng tự do, dân chủ của nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa nên ngòi bút của anh cũng như của nhiều người kỳ cựu trong làng báo trước năm 1975 và nay tại hải ngoại còn có tiếng tăm như ký giả Phạm Trần chẳng hạn được kể là những cây bút có bản sắc.
Trong cuốn sách có tên Bốn Mươi Năm “Nói Láo”, Vũ Bằng, một ký giả “nằm vùng” của Cộng Sản đã tỏ ra cảm mến lớp ký giả trẻ như Phạm Trần, Phạm Văn Đại. Vũ Bằng viết rằng: “Có dịp chuyện trò với Phạm Trần, tôi thấy anh là một người từ tốn. Ước vọng của anh là làm việc không ngừng cho báo chí, nhưng theo anh, muốn làm nên việc thì chỉ riêng lớp ký giả trẻ, không thể đủ; trẻ và già phải hợp tác chặt chẽ với nhau; trẻ không được miệt thị già, già cũng chẳng nên coi trẻ là những kỳ-quan, đứng né ra hẳn phía ngoài. Hoạt động và sự hăng say của lớp trẻ cộng thêm với học hỏi và kinh nghiệm của lớp già không những đã nói lên được sự đoàn kết, mà chắc chắn chỉ đem lại thêm cái hay, cái đẹp cho ngành báo và tăng cường nỗ lực tranh đấu của những người làm việc cho ngành báo chí ngày mai.” (Vũ Bằng, Bốn mươi năm “nói láo”, Đại Nam xuất bản, không đề năm in, trang 293).
Tôi không biết rõ niên kỷ của ông Phạm Trần nhưng được đọc nhiều bài của ông về chế độ Cộng Sản hiện nay, theo dõi các cuộc phỏng vấn của ông với các vị lãnh đạo CG VN như Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp chẳng hạn và nghĩ rằng ông Phạm Trần tuổi chắc cũng không thua Tú Gàn hay Lữ Giang bao nhiêu. Chính bầu khí tự do, dân chủ của VNCH trước đây đã đào tạo nên những nhà báo tên tuổi, có trình độ như vậy.
Đối với những chủ đề, kiến thức, tư liệu, biến cố cùng nhân vật được anh Nguyễn Cần đưa vào bài viết đã giúp cho rất nhiều độc giả có thêm nhiều hiểu biết với những luận cứ mang tính thuyết phục của anh tuôn trào dưới ngòi bút sắc bén, linh hoạt với giọng văn phản ảnh cá tính của một con người “bất cần đời” nhưng trọng lẽ phải. Một số bài viết của anh dựa trên sử liệu thuộc các nguồn chính sử và dã sử của các triều đại Việt Nam trước đây, dựa trên khả năng luật học vốn là sở trường của một luật gia được đào tạo có bài bản, đã tăng thêm giá trị ngòi bút của anh. Công tâm mà nói, có khi Tú Gàn hay Lữ Giang cũng không kìm hãm được sức mạnh ngòi bút của mình nên cũng có thể vì đó mà gây nên nhiều bất mãn cho nhiều kẻ khác thậm chí cho một số anh em cùng môi trường tu học trước đây với anh.
Nếu trong lịch sử Ki-Tô giáo đã xuất hiện những vị giám mục, linh mục hoặc các nhà văn được gọi là những nhà hộ giáo (apologist) thường dùng khả năng văn chương của mình để bênh vực cho tôn giáo chống lại người ngoại giáo hay người Do Thái, như trường hợp St. Justin (apologia tiếng Hy-Lạp có nghĩa là bảo vệ) chẳng hạn, (Pope Benedict XVI, Great Christian Thinkers, from the early Church through The Middle Ages, First Fortress Press, 2011, page 9), thì sau biến cố ngày 1.11.1963 ở Miền Nam Việt Nam do người Mỹ nhúng tay vào trong việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đạo Công Giáo cũng gặp phải rất nhiều chống đối, bôi nhọ, hiểu lầm, thậm chí đàn áp, đốt phá, bách hại v.v… như hai giáo xứ Thanh Bồ Đức lợi ở Đà Nẵng bị đốt phá tháng 8-1964, linh mục Nguyễn Cao Lộc bị nhóm tranh đấu hành hung ở vùng Túy Vân, quận Phú Lộc nên đã khiến cho một số người cầm bút hoặc trí thức Công Giáo cảm thấy cần thiết phải dấn thân tranh đấu cho sự công bằng và ổn định của xã hội. Trong hoàn cảnh đó, về phương diện chính trị, sự xuất hiện Lực lượng Công dân Công Giáo của Linh mục Hoàng Quỳnh, Lực lượng Đại Đoàn Kết của Nguyễn Gia Hiến, Khối Công Giáo Di Cư vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Nhật báo Xây Dựng của Linh mục Nguyễn Quang Lãm đã được coi như những đối lực cần thiết giữa lúc cuộc chiến hai miền nam bắc vẫn còn trong thế nghiêng ngửa chưa phân định lẽ hơn thua. Từ trong môi trường chính trị đó mà có lẽ anh Nguyễn Cần đã phác cho mình một lối đi của một người có tinh thần hộ giáo chăng? Nói chung các vị thánh tử đạo Công Giáo ở khắp nơi trên hoàn vũ cũng như tại VN đều là những vị thánh mang tinh thần hộ giáo dưới hình thức này hay hình thức khác. Phẩm phục màu đỏ của các vị Hồng Y nói lên tinh thần sẵn sàng đổ máu ra vì đức tin phản ảnh tinh thần hộ giáo một cách rõ ràng nhất.
Cũng sau ngày chế độ Đệ I Cộng Hòa sụp đổ, để chạy tội cho chính quyền Mỹ, trường phái sử học chính thống Mỹ đã tỏ ra bất công khi trút tất cả mọi lỗi lầm, yếu kém, tham nhũng lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình với hàng tấn tài liệu đầy ngụy tạo, thiên lệch, xảo trá nhằm biện minh cho việc nhúng tay vào máu của chính quyền TT Kennedy qua các chết của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Rất may sự thật lịch sử đã dần dần được tỏ lộ qua tinh thần tôn trọng công bằng lẽ phải của một số các sử gia Hoa Kỳ thuộc trường phái phi chính thống như Suzanne Labin, Ellen J. Hammer, Mark Moyar, Geoffrey Shaw,TS. Ronald Frankum, TS. Phạm Văn Lưu, Minh Võ, Lữ Giang, Tú Gàn, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hữu Duệ, Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên v.v…
Năm 2006, chúng tôi xuất bản quyển sách “Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975” và có tặng cho anh Nguyễn Cần một quyển cũng như những lần xuất bản các sách trước đây. Sau đó trên Sài Gòn Nhỏ anh đã viết một bài có tên “Con đường Nam Tiến của người Việt” như một ghi nhận mới về cuốn sách này, trong đó có đoạn: “Phải công nhận rằng đây là một tác phẩm nghiên cứu rất công phu, có thể giúp chúng ta hình dung được cha ông chúng ta đã hành xử như thế nào để đưa toàn bộ nước Chiêm và một phần nước Chân Lạp vào lãnh thổ Việt Nam. Dĩ nhiên, ngoài khía cạnh “Nam Tiến”, tác giả cũng đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác của Quảng Bình như dấu tích tiền sử và lịch sử, dấu tích Chămpa, những sơn kỳ thủy tú và địa danh v.v… Nhưng chúng tôi chú ý tới khía cạnh Nam Tiến như một khám phá đặc biệt.”
Trong bộ The Study of History, sử gia nổi tiếng người Anh Arnold J. Toynbee đưa ra nhận định: “Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” (Arnold J Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17). Thời tiền sử, Quảng Bình là vùng “bản lề” của hai nền văn hóa Đông-Sơn và văn hóa Sa-Huỳnh, và thời hữu sử đó là đất biên cương tranh chiếm khá đẫm máu giữa hai dân tộc Chăm-pa và Đại-Việt trong nhiều thế kỷ. Quảng Bình là vùng đất nằm trên miền biên giới nên những người như Đường Thế Sự, Lữ Giang, Tú Gàn hay Nguyễn Cần vốn có sinh lực mạnh mẽ thể hiện qua cuộc đời 84 tuổi và nhiều tác phẩm về lịch sử quan trọng, pháp luật, văn hóa hơn 2000 bài khảo luận, phiếm luận được phổ biến trước đây trong nước và hải ngoại.
Khi chúng tôi viết bài này thì ngày mai 16/9/2019 thánh lễ an táng cho anh Thomas Nguyễn Cần sẽ được cử hành tại Giáo xứ Đức Mẹ LaVang 288 S. Harbor Blvd, Santa Ana, CA 92704 và sau đó sẽ hỏa thiêu. Theo di chúc, tro cốt của anh sẽ được chuyển về Quảng Bình và rải dọc theo bờ biển, nơi thuở nhỏ anh từng nhiều lần tắm biển nô đùa với muôn vàn ngọn sóng hoà trong dòng nước mát của sông Nhật Lệ chảy ngang qua giáo xứ cũ Tam Tòa mà cách đó khoảng hơn hai cây số tại Phường Nam Lý, Đồng Hới một thánh đường mới cũng mang tên Nhà thờ Tam Tòa đang hoành tráng vươn cao sẽ được khánh thành trong một dịp gần đây mà qua đó công lao vận động của Thomas Nguyễn Cần được coi là rất nhiều.
Nguyễn Đức Cung
Philadelphia 15/9/2019
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II: chứng từ Cựu Ước III
Vũ Văn An
17:56 15/09/2019
2.6 Diễm Ca
77. Điều đáng ngạc nhiên là sách Diễm Ca đã được hoan nghênh trong Kinh thánh tiếng Do Thái (trong số năm cuốn sách); bởi vì nội dung của nó hoàn toàn chuyên biệt. Được công nhận là một bản văn linh hứng và được lồng vào Qui điển Kitô Giáo, nó đã dẫn đến một sự giải thích Kitô học độc đáo. Diễm Ca là một bài thơ ca ngợi tình yêu hôn nhân, một tình yêu đầy những kinh nghiệm nhân bản, nghĩa là một tình yêu hệ ở việc tìm kiếm lẫn nhau và hiệp thông bản thân giữa người đàn ông và người đàn bà. Việc tìm kiếm và hiệp thông này mang lại một sự năng động gây ấn tượng, gần như vô giới hạn, có sức hiển dung hai tạo vật nhân bản - một chàng chăn cừu và một nàng con gái trẻ - thành một vị vua và hoàng hậu, thành một cặp vợ chồng hoàng gia. Diễm Ca tôn vinh tình yêu nhân bản một cách đầy thi ca, một tình yêu thực sự trong chiều kích cơ thể của nó, và đồng thời trong chiều kích tinh thần. Nó làm như vậy một cách cởi mở đối với chiều kích huyền nhiệm hơn, và thần học hơn. Bản văn này có một đặc điểm “đa nghĩa” (polysémie) nào đó: thêm vào ý nghĩa thứ nhất của tình yêu nhân bản, ta thấy nhiều ý nghĩa khác, bắt nguồn từ ý nghĩa vợ chồng này, có thể nói, vốn là biểu tượng của tất cả các hình thức khác của tình yêu.
Trong số những ý nghĩa bổ sung này, ý nghĩa đầu tiên liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi con người nhân bản. Bài thơ này, dựa trên lời khẳng định rằng Thiên Chúa tạo nên con người "giống hình ảnh Người" (St 1:27), ca ngợi tình yêu nồng nàn của một người đàn ông và một người đàn bà như hình ảnh của tình yêu say mê và bản vị của Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi tạo vật nhân bản (xem Kn 11:26) mang mọi đặc điểm của tình yêu nam giới (người phối ngẫu, người chồng và người cha), đồng thời, của tình yêu nữ giới (người phối ngẫu, người vợ và người mẹ).
Tình yêu đích thực của con người là một biểu tượng mà qua trung gian của nó, Đấng tạo dựng tự mặc khải Người cho con người như là Thiên Chúa Tình yêu (xem 1 Ga 4:7.8.16). Với sự giúp đỡ của nhiều biểu tượng, sách này giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là nguồn của tình yêu nhân bản: Người tạo ra nó, nuôi dưỡng nó, làm cho nó phát triển và ban cho nó sức mạnh để tìm kiếm người khác, để sống với anh ta (cô ta), và cuối cùng với gia đình hoặc cộng đồng, trong một hiệp thông hoàn hảo. Đó là lý do tại sao mọi tình yêu của con người (được xem xét cho chính nó, chứ không chỉ là một ẩn dụ) chứa hạt giống và sự năng động thần thánh. Từ sự kiện này, người nào biết và sống tình yêu có thể khám phá và biết được Thiên Chúa. Hơn nữa, qua trung gian tình yêu nhân bản, người đàn ông và người đàn bà nhận được ảnh hưởng của chính tình yêu của Thiên Chúa (xem 1 Ga 4:17). Khi ở lại trong tình yêu, chúng ta bước vào hiệp thông với Thiên Chúa (xem 1 Ga 4,12).
Ý nghĩa thứ hai cần xem xét liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa đối với dân giao ước (xem Hs 1-3, Edk 16, 23, Is 5:1-7, 62:5, Grm 2-3). Tình yêu này của Thiên Chúa tìm thấy một sự hiện thực hóa mới và đạt đến sự thành toàn của nó trong tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Chúa Kitô tự ví Người hoặc được trình bày trong những hoàn cảnh khác nhau như người chồng (xin xem Mc 2:19; Ga 3:29; 2 Cr 11:2; Eph 5:25.29; Kh 19:7.9; 21:2.9). và Giáo hội được trình bầy như vị hôn thê (xem Kh 19:7.9), trở thành nàng dâu trong bối cảnh hoàn tất cánh chung (xem Kh 21:9). Tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội quan trọng và căn bản đối với sự cứu rỗi của con người đến nỗi Tin Mừng Gioan trình bày sự can thiệp của Chúa Giêsu trong đám cưới Cana như khởi đầu của các dấu lạ của Người (xem Ga 2: 11), của mọi hoạt động của Người. Chúa Giêsu tự mặc khải như người phối ngẫu đích thực (xem Ga 3:29), người ban cho mọi người rượu ngon dư thừa, và do đó mặc khải tình yêu mà Người sẽ ban cho "đến cùng" (x. Ga 13:1 xem Ga 10:11.15; 15:13; 17:23.26).
2.7 Các sách khôn ngoan
78. Các sách khôn ngoan cũng đưa ra ánh sáng nhiều đặc điểm của Thiên Chúa Tạo Hóa, diễn tả Người như một Thiên Chúa thương xót và khôn dò. Tạo hóa Xuất hiện như một Thiên Chúa thương xót, Đấng quên hết tội lỗi của con người trong viễn cảnh hoán cải của họ. Mặt khác, Người mầu nhiệm và không tài nào hiểu thấu, khiến con người nhìn nhận các giới hạn tạo vật của mình, bằng lòng bước đi một cách trung thành, vì biết mình không thể khám phá hết những gì Người hoàn thành trong lịch sử. Trong chương này, chúng ta nhấn mạnh các đặc điểm nhờ đó nền văn học khôn ngoan tìm cách minh họa rằng Thiên Chúa là sự thật chân thực: nền văn học này tìm cách dẫn con người đến một việc gắn bó với đức tin vào Chúa và tìm cách khơi dậy trong họ sự kính sợ Chúa, nghĩa là, một sự kính trọng sâu sắc, ý thức được khoảng cách mênh mông hiện hữu giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (xem Gv 3:10-14).
2.7.1 Sách Khôn ngoan và Huấn Ca: Lòng từ tâm của Thiên Chúa
a. Sách Khôn ngoan
79. Lòng từ tâm của Thiên Chúa, tự phát biểu cách riêng trong câu Kn 11:15-12.27, qua trung gian nghịch lý của "tai ương" giáng xuống người Ai Cập, và biểu lộ chiều kích sư phạm trong các hình phạt của Thiên Chúa. Thiên Chúa giao ước, chúa tể của sáng thế (xem Kn 16:24-29; 19:6-21), can thiệp liên tiếp vào lịch sử cứu độ, Người chăm sóc dân Người như tất cả đều là "công chính "(xem Kn 3:1-4.19); Chính Người là Đấng ban thưởng và trừng phạt (xem Kn 4:20-5:23; 11:1-5), đối xử với mỗi con người một cách khoan dung để dẫn họ đến sự hoán cải (x. Kn 12:9-18; Rm 2:3-4; 2 Pr 3:9) và để dạy người công chính biết phán xét một cách khoan hồng (xem Kn 12:19-22).
Sau khi nhắc nhớ rằng vào thời Xuất hành, Thiên Chúa đã trừng phạt một cách vừa phải các kẻ thù của dân Người, tác giả giải thích các lý do của cách hành xử đó: "Quả vậy, Chúa toàn năng, từ chất thể không hình không dạng, đã ra tay tạo dựng vũ hoàn” (Kn 11:17); "Nhưng Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn11:23; Tv 103:8-12; 130:3-4; Is 34:6-7).
Sự chừng mực đối với Ai Cập (x. Kn 11:15-12.2) không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối; trái lại, Thiên Chúa đã hành động như vậy vì lòng thương xót của Người đối với mọi người, và vì Người muốn dẫn dắt con người đến sự hoán cải, ngõ hầu, khi từ bỏ sự gian ác, họ vươn tới niềm tin vào Người: "Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa” (Kn. 12:2). Sự toàn năng của Thiên Chúa không được biểu lộ trong sức mạnh của Người, nhưng trái lại, trong lòng thương xót của Người. Quyền năng của Thiên Chúa không phải là nguồn phán xét, mà là nguồn tha thứ (xem Hc 18:7-12, Rm 2:4). Chính sự toàn năng của Thiên Chúa đã thúc đẩy lòng thương xót của Người. Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được biểu lộ trong cách Người trừng phạt cư dân của xứ sở (xem Kn 12: 8): Người đối xử với họ bằng lòng nhân từ và khoan hồng (xem Kn 11:26), bởi vì họ là những con người mỏng dòn (xem Tv 78:39). Nếu Thiên Chúa đã sử dụng sự khoan dung trong hình phạt của Người và tha thứ cho họ, thì đó không phải là sự bất lực, cũng không phải vì Người không biết tội ác của họ (xem Kn 12:11). Tác giả không dừng lại ở đó, và phơi bày ở đây một trong những suy tư đẹp đẽ nhất của Cựu Ước: "Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên... Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa, Đấng dung tha mọi sinh vật” (Kn 11:24.26). Thiên Chúa không thể không yêu những gì chính Người đã tạo nên, vì thần trí bất diệt của Người ngự trong tất cả mọi sự (xem Kn 1:7; 12:1). Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự để được cứu rỗi, Người thương xót mọi người vì muốn họ hoán cải và Người không muốn phá hủy bất cứ thứ gì Người đã tạo ra (xem Kn 11:26).
Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ ngay trong cái chết sớm của người công chính. Người yêu người công chính vì nhân đức của họ, vì cuộc sống không tì vết của họ (Kn 4: 9), và Người rút họ ra khỏi thế giới độc ác này, để họ khỏi bị thối nát: " Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương. Và họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được Thiên Chúa dời đi nơi khác” (Kn 4:10; xem St 5:24; Huấn ca 44:16; Dt 11:5).
Tình yêu của Chúa dành cho các tạo vật của Người không phải là một tình yêu tĩnh tụ mà là một tình yêu năng động được bộc lộ bằng hành động. Sự kiện các tạo vật hiện diện và tiếp tục hiện diện trong hiện hữu, và được duy trì như hữu thể đa dạng, hoạt động, là bằng chứng hữu hình nhất về tình yêu của Thiên Chúa trong hành động.
b. Sách Huấn Ca
80. Ben Sira, cũng vậy, có ý thức cao nhất về ý nghĩa sự vĩ đại của Thiên Chúa, toàn năng và hay thương xót. Ông nói về Thiên Chúa một cách đầy cảm xúc, phấn khởi và kính sợ. Thiên Chúa là toàn năng và, trong sự quan phòng của Người, Người ban cho người chép sự khôn ngoan (xem Hc 37:21; 39:6), và thành công mà nó mang lại (xem Hc 10:5). Nó cũng mang lại sự giàu có cho người nghèo (xem Hc 11:12-13.21). Cũng chính từ Người mà có bản án tử hình dành cho mọi người (xem Hc 41:4). Ngoài sự vĩ đại của Thiên Chúa, lòng thương xót của Người đã được nhấn mạnh: "Ai đo lường được Người mạnh mẽ quyền năng đến đâu? Ai dám kể ra lòng thương xót của Người?” (Hc 18:5). Vì sự mỏng dòn của tạo vật, được tạo thành từ thịt từ máu, từ đất từ tro, nên Thiên Chúa đã khoan dung với con người, đổ tràn trên "mọi tạo vật" (Hc 18:13; xem Kn 11:21-12:18; Tv 145:9) lòng thương xót của Người (xem Hc 18:10). Sự khoan dung này của Thiên Chúa không nên dẫn đến việc giải trách nhiệm cho con người, nhưng đúng hơn, là một lời mời gọi hoán cải: "Hãy trở về với Đức Chúa và từ bỏ tội lỗi, hãy cầu khẩn trước nhan Người và giảm bớt dịp tội. Hãy đoạn tuyệt với gian ác, trở về cùng Đấng Tối Cao, và cực lực gớm ghét mọi điều ghê tởm” (Hc 17:25-26).
2.7.2 Sách Gióp và Sách Giảng viên: Đặc tính khôn dò của Thiên Chúa
a. Sách Gióp
81. Sách Gióp - được đóng khung bằng một lời mở đầu kép (G 1:1-2:13) và một đoạn kết kép (G 42:7-17) - là một cuộc đối thoại dài, qua đó, bắt đầu từ một Thiên Chúa rõ ràng "được biết", người ta vươn tới sự mặc khải về một Thiên Chúa không lường trước được và rất huyền bí.
Gióp đã rất mong mỏi sự hiện diện của Chúa (x. G 9:32-35; 13:22-24; 16:19-22; 23:3-5; 30:20), ông cũng đã yêu cầu một câu trả lời (x. G. 31:35), vì ông muốn thảo luận nguyên nhân của nó một cách trực tiếp với Người. Nhưng quả là một sai lầm khi tự đối đầu với Thiên Chúa, bằng cách đối xử với Người ngang hàng. Thử thách cách hành động của Thiên Chúa, bằng cách yêu cầu Người giải thích các phán đoán của Người, Gióp, theo một cách nào đó, đã tự biến mình thành người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa của ông. Nhưng ông ta không thể đạt đến chiều cao vô tận của Đấng toàn năng, mà sự hoàn hảo mà tâm trí con người không thể với tới được (xem G 11:7). Để diễn tả hùng hồn và thi vị sự siêu việt thần thiêng vượt qua mọi hiểu biết của con người, thiên đàng, Shéol (tử giới), trái đất và biển khơi được trình bày như những biểu tượng chiều cao, chiều sâu, chiều dài và chiều rộng vũ trụ, bị sự bao la của Thiên Chúa vượt qua (xem G 11:8-9). Độ sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa khiến con người ra ngu muội và bất lực (xem Am 9: 1-4; Grm 23:24; Đnl 30:11-14; Eph 3:18-21). Thực thế, các hữu thể nhân bản được ban cho sự hiểu biết trực giác về các giới hạn của sự vĩ đại nhân bản. Các tiên tri đã chỉ trích dữ dội "những người tự cho mình khôn ngoan, những người tự cho mình thông minh" (Is 5:21; xem Is 10:13; 19:12; 29:14; Grm 8:89: 9:22-23, Edk 28).
Mặc dù Thiên Chúa không đáp ứng bất cứ kêu cầu nào của Gióp, tuy nhiên, Người vẫn có một diễn từ tuyệt vời trong các chương 38-41 của sách. Trong một cuộc thần hiện vĩ đại được đánh dấu bởi một cơn bão, cuối cùng, Người lên tiếng, không phải để trả lời những người đã góp tiếng, mà là đưa Gióp vào một loại thẩm vấn, để dẫn ông vào mầu nhiệm về bản vị của Người. Trong diễn từ của Người, rất nhiều câu hỏi nhanh chóng nối tiếp nhau, đôi khi đi kèm với những mô tả lớn lao. Thiên Chúa làm cho Gióp hiểu được sự thiếu hiểu biết của ông, các giới hạn của tạo vật, trong khi sự khôn ngoan của Đấng Tạo hóa không hề biết bất cứ giới hạn nào (xem G 28). Cùng một lời khẳng định ấy đã làm cơ sở cho mọi câu hỏi của Chúa: Thiên Chúa hiện diện trong sáng thế của Người, trong sự đa dạng vô tận của nó, vẫn là một mầu nhiệm đối với con người. Các tiêu chuẩn phán đoán phàm nhân không thỏa đáng khi nói đến việc tự đo lường mình với các mầu nhiệm của sáng thế.
Gióp đã biết Chúa bằng các việc "nghe nói" (G 42,5), theo mô hình truyền thống của một nền thần học dựa trên nguyên tắc cứng ngắc của thưởng phạt. Sau diễn từ dài của Thiên Chúa, ông thấu hiểu Thiên Chúa một cách thỏa đáng hơn. Ở cuối cuộc đụng đầu với Người, ông thú nhận: "Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được, không có gì Ngài đã định trước mà lại không thành tựu. Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu khôn ngoan hiểu biết để làm cho kế hoạch của Ngài không còn được rõ ràng minh bạch?” (G 42:2-3). Gióp đã tìm thấy vị trí của mình, và có thể khám phá ra sự vĩ đại của Thiên Chúa và việc không thể vươn tới sự toàn năng của Người. Cuộc gặp gỡ của ông với Thiên Chúa đã cho ông thấy sự phù phiếm trong cao ngạo dự kiến một vụ kiện chống lại Thiên Chúa của ông, ông vẫn là một người đau khổ, nhưng không con cao ngạo nữa. Vào cuối cuốn sách, ông tự rút lui và coi bản thân như tro bụi, và do đó, trở nên chân thực và nhân bản hơn (xem G 42:6).
Gióp hiểu rằng con người không thể biết được các kế sách của Thiên Chúa, nhưng ông cũng hiểu rằng mắt ông đã nhìn thấy chính Thiên Chúa, qua công trình Người thực hiện trên thế giới (xem G 42:5). Nhìn vũ trụ và loài người bằng con mắt của Thiên Chúa, ông có thể nhìn nhận lỗi lầm liên quan đến tầm nhìn của chính mình về sự vật, và sự kiện mình đã đi quá xa; đó là lý do tại sao ông tuyên bố: "con xin rút lại" (G 42:6a). Đối với Gióp, sự khôn ngoan bây giờ hệ ở việc thú nhận rằng Thiên Chúa có thể được nhìn nhận là công chính mà không được hiểu đầy đủ. Con người có thể cam kết mãi trung thành với Người mà không biết "từ đầu đến cuối" (Gv 3:11) ý nghĩa của những gì Thiên Chúa đã làm. Thiên Chúa mãi là một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản.
b. Sách Giảng viên
82. Một cách chậm hơn, tác giả sách này khai triển suy tư về chủ đề đặc tính khôn dò trong việc làm của Thiên Chúa. Hành động theo quan điểm của bậc hiền nhân (xem Gv 8:16-17), Ông bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, thông qua những điều ông được thấy trong thực tại của thế giới, trên trái đất và "dưới ánh mặt trời". Bậc hiền nhân muốn hiểu ý nghĩa của sự bận bịu đến chóng mặt của con người trên trái đất (Gv 8:16), nên ông nhận xét: "Đứng trước mọi công trình của Thiên Chúa, con người không thể hiểu được những công trình được thực hiện dưới ánh mặt trời [...]. Ngay cả khi bậc hiền nhân quả quyết đã biết, ông cũng không thể khám phá ra (Gv 8:17, xem G 42:3). Không ai có thể thay đổi những gì Thiên Chúa đã làm trong thời gian của Người (xem Gv 1:15; 3:1-8.14; 6:10; 7:13). Thiên Chúa đã ngăn cản con người biết công việc của Người (xem Gv 7:13-14, xem G 9:2-4). Giảng Viên 11:5 tiếp tục chủ đề này: công trình của Thiên Chúa được mô tả ở đây như không thể nào hiểu thấu và được so sánh với mầu nhiệm thai nghén trong bụng mẹ. Con người ngu dốt ý nghĩa của cuộc sống, nhưng, trong thánh ý Thiên Chúa, mọi sự được tạo dựng đều có không gian và thời gian riêng của nó (xem Gv 3:11). Bí nhiệm trong việc làm của Thiên Chúa là điều không thể với tới, không thể dò thấu và không thể hiểu thấu được đối với người đi tìm ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Giống như chính Thiên Chúa, công trình của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, vẫn là một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản.
Kết luận
83. Chứng từ của Khôn ngoan Kinh thánh làm sáng tỏ sự thật của Thiên Chúa, được mô tả như một Thiên Chúa giầu lòng thương xót; đồng thời, Người được trình bầy như một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản. Lòng từ tâm của Thiên Chúa dẫn con người đến việc hoán cải và đức tin, trong khi tính cách khôn dò của Thiên Chúa khiến họ nhìn nhận sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa và các giới hạn của chính họ, và dẫn họ đến chỗ "kính sợ Chúa" và tuân giữ các lệnh truyền của Người.
Chúng ta hãy lưu ý rằng cách đề cập đến chủ đề "sự thật về Thiên Chúa", một mặt, trong sách Khôn ngoan và sách Huấn ca, và mặt khác trong sách Gióp và sách Giảng viên, hoàn toàn khác nhau. Theo hai sách đầu tiên, sự thật có thể đạt tới bằng lý trí và / hoặc bằng hiểu biết Tôra, trong khi sách Gióp và sách của Giảng viên nhấn mạnh đến việc con người không có khả năng hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa và công việc Người làm: Chỉ còn lại niềm tin vào Thiên Chúa của các tín hữu, mặc dù họ không hiểu luận lý của các biến cố trên thế giới.
Tân Ước thay đổi chân trời suy tư và cho thấy rằng sự thật vượt ra ngoài sự thấu hiểu mà sự Khôn ngoan của Israel vốn có ở đấy: nó được tỏ hiện đầy đủ trong con người của Chúa Kitô.
Kỳ tới: Chứng từ của các bản văn Tân Ước
77. Điều đáng ngạc nhiên là sách Diễm Ca đã được hoan nghênh trong Kinh thánh tiếng Do Thái (trong số năm cuốn sách); bởi vì nội dung của nó hoàn toàn chuyên biệt. Được công nhận là một bản văn linh hứng và được lồng vào Qui điển Kitô Giáo, nó đã dẫn đến một sự giải thích Kitô học độc đáo. Diễm Ca là một bài thơ ca ngợi tình yêu hôn nhân, một tình yêu đầy những kinh nghiệm nhân bản, nghĩa là một tình yêu hệ ở việc tìm kiếm lẫn nhau và hiệp thông bản thân giữa người đàn ông và người đàn bà. Việc tìm kiếm và hiệp thông này mang lại một sự năng động gây ấn tượng, gần như vô giới hạn, có sức hiển dung hai tạo vật nhân bản - một chàng chăn cừu và một nàng con gái trẻ - thành một vị vua và hoàng hậu, thành một cặp vợ chồng hoàng gia. Diễm Ca tôn vinh tình yêu nhân bản một cách đầy thi ca, một tình yêu thực sự trong chiều kích cơ thể của nó, và đồng thời trong chiều kích tinh thần. Nó làm như vậy một cách cởi mở đối với chiều kích huyền nhiệm hơn, và thần học hơn. Bản văn này có một đặc điểm “đa nghĩa” (polysémie) nào đó: thêm vào ý nghĩa thứ nhất của tình yêu nhân bản, ta thấy nhiều ý nghĩa khác, bắt nguồn từ ý nghĩa vợ chồng này, có thể nói, vốn là biểu tượng của tất cả các hình thức khác của tình yêu.
Trong số những ý nghĩa bổ sung này, ý nghĩa đầu tiên liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi con người nhân bản. Bài thơ này, dựa trên lời khẳng định rằng Thiên Chúa tạo nên con người "giống hình ảnh Người" (St 1:27), ca ngợi tình yêu nồng nàn của một người đàn ông và một người đàn bà như hình ảnh của tình yêu say mê và bản vị của Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi tạo vật nhân bản (xem Kn 11:26) mang mọi đặc điểm của tình yêu nam giới (người phối ngẫu, người chồng và người cha), đồng thời, của tình yêu nữ giới (người phối ngẫu, người vợ và người mẹ).
Tình yêu đích thực của con người là một biểu tượng mà qua trung gian của nó, Đấng tạo dựng tự mặc khải Người cho con người như là Thiên Chúa Tình yêu (xem 1 Ga 4:7.8.16). Với sự giúp đỡ của nhiều biểu tượng, sách này giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là nguồn của tình yêu nhân bản: Người tạo ra nó, nuôi dưỡng nó, làm cho nó phát triển và ban cho nó sức mạnh để tìm kiếm người khác, để sống với anh ta (cô ta), và cuối cùng với gia đình hoặc cộng đồng, trong một hiệp thông hoàn hảo. Đó là lý do tại sao mọi tình yêu của con người (được xem xét cho chính nó, chứ không chỉ là một ẩn dụ) chứa hạt giống và sự năng động thần thánh. Từ sự kiện này, người nào biết và sống tình yêu có thể khám phá và biết được Thiên Chúa. Hơn nữa, qua trung gian tình yêu nhân bản, người đàn ông và người đàn bà nhận được ảnh hưởng của chính tình yêu của Thiên Chúa (xem 1 Ga 4:17). Khi ở lại trong tình yêu, chúng ta bước vào hiệp thông với Thiên Chúa (xem 1 Ga 4,12).
Ý nghĩa thứ hai cần xem xét liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa đối với dân giao ước (xem Hs 1-3, Edk 16, 23, Is 5:1-7, 62:5, Grm 2-3). Tình yêu này của Thiên Chúa tìm thấy một sự hiện thực hóa mới và đạt đến sự thành toàn của nó trong tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Chúa Kitô tự ví Người hoặc được trình bày trong những hoàn cảnh khác nhau như người chồng (xin xem Mc 2:19; Ga 3:29; 2 Cr 11:2; Eph 5:25.29; Kh 19:7.9; 21:2.9). và Giáo hội được trình bầy như vị hôn thê (xem Kh 19:7.9), trở thành nàng dâu trong bối cảnh hoàn tất cánh chung (xem Kh 21:9). Tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội quan trọng và căn bản đối với sự cứu rỗi của con người đến nỗi Tin Mừng Gioan trình bày sự can thiệp của Chúa Giêsu trong đám cưới Cana như khởi đầu của các dấu lạ của Người (xem Ga 2: 11), của mọi hoạt động của Người. Chúa Giêsu tự mặc khải như người phối ngẫu đích thực (xem Ga 3:29), người ban cho mọi người rượu ngon dư thừa, và do đó mặc khải tình yêu mà Người sẽ ban cho "đến cùng" (x. Ga 13:1 xem Ga 10:11.15; 15:13; 17:23.26).
2.7 Các sách khôn ngoan
78. Các sách khôn ngoan cũng đưa ra ánh sáng nhiều đặc điểm của Thiên Chúa Tạo Hóa, diễn tả Người như một Thiên Chúa thương xót và khôn dò. Tạo hóa Xuất hiện như một Thiên Chúa thương xót, Đấng quên hết tội lỗi của con người trong viễn cảnh hoán cải của họ. Mặt khác, Người mầu nhiệm và không tài nào hiểu thấu, khiến con người nhìn nhận các giới hạn tạo vật của mình, bằng lòng bước đi một cách trung thành, vì biết mình không thể khám phá hết những gì Người hoàn thành trong lịch sử. Trong chương này, chúng ta nhấn mạnh các đặc điểm nhờ đó nền văn học khôn ngoan tìm cách minh họa rằng Thiên Chúa là sự thật chân thực: nền văn học này tìm cách dẫn con người đến một việc gắn bó với đức tin vào Chúa và tìm cách khơi dậy trong họ sự kính sợ Chúa, nghĩa là, một sự kính trọng sâu sắc, ý thức được khoảng cách mênh mông hiện hữu giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (xem Gv 3:10-14).
2.7.1 Sách Khôn ngoan và Huấn Ca: Lòng từ tâm của Thiên Chúa
a. Sách Khôn ngoan
79. Lòng từ tâm của Thiên Chúa, tự phát biểu cách riêng trong câu Kn 11:15-12.27, qua trung gian nghịch lý của "tai ương" giáng xuống người Ai Cập, và biểu lộ chiều kích sư phạm trong các hình phạt của Thiên Chúa. Thiên Chúa giao ước, chúa tể của sáng thế (xem Kn 16:24-29; 19:6-21), can thiệp liên tiếp vào lịch sử cứu độ, Người chăm sóc dân Người như tất cả đều là "công chính "(xem Kn 3:1-4.19); Chính Người là Đấng ban thưởng và trừng phạt (xem Kn 4:20-5:23; 11:1-5), đối xử với mỗi con người một cách khoan dung để dẫn họ đến sự hoán cải (x. Kn 12:9-18; Rm 2:3-4; 2 Pr 3:9) và để dạy người công chính biết phán xét một cách khoan hồng (xem Kn 12:19-22).
Sau khi nhắc nhớ rằng vào thời Xuất hành, Thiên Chúa đã trừng phạt một cách vừa phải các kẻ thù của dân Người, tác giả giải thích các lý do của cách hành xử đó: "Quả vậy, Chúa toàn năng, từ chất thể không hình không dạng, đã ra tay tạo dựng vũ hoàn” (Kn 11:17); "Nhưng Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải” (Kn11:23; Tv 103:8-12; 130:3-4; Is 34:6-7).
Sự chừng mực đối với Ai Cập (x. Kn 11:15-12.2) không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối; trái lại, Thiên Chúa đã hành động như vậy vì lòng thương xót của Người đối với mọi người, và vì Người muốn dẫn dắt con người đến sự hoán cải, ngõ hầu, khi từ bỏ sự gian ác, họ vươn tới niềm tin vào Người: "Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ. Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa” (Kn. 12:2). Sự toàn năng của Thiên Chúa không được biểu lộ trong sức mạnh của Người, nhưng trái lại, trong lòng thương xót của Người. Quyền năng của Thiên Chúa không phải là nguồn phán xét, mà là nguồn tha thứ (xem Hc 18:7-12, Rm 2:4). Chính sự toàn năng của Thiên Chúa đã thúc đẩy lòng thương xót của Người. Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được biểu lộ trong cách Người trừng phạt cư dân của xứ sở (xem Kn 12: 8): Người đối xử với họ bằng lòng nhân từ và khoan hồng (xem Kn 11:26), bởi vì họ là những con người mỏng dòn (xem Tv 78:39). Nếu Thiên Chúa đã sử dụng sự khoan dung trong hình phạt của Người và tha thứ cho họ, thì đó không phải là sự bất lực, cũng không phải vì Người không biết tội ác của họ (xem Kn 12:11). Tác giả không dừng lại ở đó, và phơi bày ở đây một trong những suy tư đẹp đẽ nhất của Cựu Ước: "Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên... Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa, Đấng dung tha mọi sinh vật” (Kn 11:24.26). Thiên Chúa không thể không yêu những gì chính Người đã tạo nên, vì thần trí bất diệt của Người ngự trong tất cả mọi sự (xem Kn 1:7; 12:1). Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự để được cứu rỗi, Người thương xót mọi người vì muốn họ hoán cải và Người không muốn phá hủy bất cứ thứ gì Người đã tạo ra (xem Kn 11:26).
Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ ngay trong cái chết sớm của người công chính. Người yêu người công chính vì nhân đức của họ, vì cuộc sống không tì vết của họ (Kn 4: 9), và Người rút họ ra khỏi thế giới độc ác này, để họ khỏi bị thối nát: " Người công chính đẹp lòng Thiên Chúa, nên được Thiên Chúa yêu thương. Và họ sống giữa những kẻ tội lỗi, nên được Thiên Chúa dời đi nơi khác” (Kn 4:10; xem St 5:24; Huấn ca 44:16; Dt 11:5).
Tình yêu của Chúa dành cho các tạo vật của Người không phải là một tình yêu tĩnh tụ mà là một tình yêu năng động được bộc lộ bằng hành động. Sự kiện các tạo vật hiện diện và tiếp tục hiện diện trong hiện hữu, và được duy trì như hữu thể đa dạng, hoạt động, là bằng chứng hữu hình nhất về tình yêu của Thiên Chúa trong hành động.
b. Sách Huấn Ca
80. Ben Sira, cũng vậy, có ý thức cao nhất về ý nghĩa sự vĩ đại của Thiên Chúa, toàn năng và hay thương xót. Ông nói về Thiên Chúa một cách đầy cảm xúc, phấn khởi và kính sợ. Thiên Chúa là toàn năng và, trong sự quan phòng của Người, Người ban cho người chép sự khôn ngoan (xem Hc 37:21; 39:6), và thành công mà nó mang lại (xem Hc 10:5). Nó cũng mang lại sự giàu có cho người nghèo (xem Hc 11:12-13.21). Cũng chính từ Người mà có bản án tử hình dành cho mọi người (xem Hc 41:4). Ngoài sự vĩ đại của Thiên Chúa, lòng thương xót của Người đã được nhấn mạnh: "Ai đo lường được Người mạnh mẽ quyền năng đến đâu? Ai dám kể ra lòng thương xót của Người?” (Hc 18:5). Vì sự mỏng dòn của tạo vật, được tạo thành từ thịt từ máu, từ đất từ tro, nên Thiên Chúa đã khoan dung với con người, đổ tràn trên "mọi tạo vật" (Hc 18:13; xem Kn 11:21-12:18; Tv 145:9) lòng thương xót của Người (xem Hc 18:10). Sự khoan dung này của Thiên Chúa không nên dẫn đến việc giải trách nhiệm cho con người, nhưng đúng hơn, là một lời mời gọi hoán cải: "Hãy trở về với Đức Chúa và từ bỏ tội lỗi, hãy cầu khẩn trước nhan Người và giảm bớt dịp tội. Hãy đoạn tuyệt với gian ác, trở về cùng Đấng Tối Cao, và cực lực gớm ghét mọi điều ghê tởm” (Hc 17:25-26).
2.7.2 Sách Gióp và Sách Giảng viên: Đặc tính khôn dò của Thiên Chúa
a. Sách Gióp
81. Sách Gióp - được đóng khung bằng một lời mở đầu kép (G 1:1-2:13) và một đoạn kết kép (G 42:7-17) - là một cuộc đối thoại dài, qua đó, bắt đầu từ một Thiên Chúa rõ ràng "được biết", người ta vươn tới sự mặc khải về một Thiên Chúa không lường trước được và rất huyền bí.
Gióp đã rất mong mỏi sự hiện diện của Chúa (x. G 9:32-35; 13:22-24; 16:19-22; 23:3-5; 30:20), ông cũng đã yêu cầu một câu trả lời (x. G. 31:35), vì ông muốn thảo luận nguyên nhân của nó một cách trực tiếp với Người. Nhưng quả là một sai lầm khi tự đối đầu với Thiên Chúa, bằng cách đối xử với Người ngang hàng. Thử thách cách hành động của Thiên Chúa, bằng cách yêu cầu Người giải thích các phán đoán của Người, Gióp, theo một cách nào đó, đã tự biến mình thành người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa của ông. Nhưng ông ta không thể đạt đến chiều cao vô tận của Đấng toàn năng, mà sự hoàn hảo mà tâm trí con người không thể với tới được (xem G 11:7). Để diễn tả hùng hồn và thi vị sự siêu việt thần thiêng vượt qua mọi hiểu biết của con người, thiên đàng, Shéol (tử giới), trái đất và biển khơi được trình bày như những biểu tượng chiều cao, chiều sâu, chiều dài và chiều rộng vũ trụ, bị sự bao la của Thiên Chúa vượt qua (xem G 11:8-9). Độ sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa khiến con người ra ngu muội và bất lực (xem Am 9: 1-4; Grm 23:24; Đnl 30:11-14; Eph 3:18-21). Thực thế, các hữu thể nhân bản được ban cho sự hiểu biết trực giác về các giới hạn của sự vĩ đại nhân bản. Các tiên tri đã chỉ trích dữ dội "những người tự cho mình khôn ngoan, những người tự cho mình thông minh" (Is 5:21; xem Is 10:13; 19:12; 29:14; Grm 8:89: 9:22-23, Edk 28).
Mặc dù Thiên Chúa không đáp ứng bất cứ kêu cầu nào của Gióp, tuy nhiên, Người vẫn có một diễn từ tuyệt vời trong các chương 38-41 của sách. Trong một cuộc thần hiện vĩ đại được đánh dấu bởi một cơn bão, cuối cùng, Người lên tiếng, không phải để trả lời những người đã góp tiếng, mà là đưa Gióp vào một loại thẩm vấn, để dẫn ông vào mầu nhiệm về bản vị của Người. Trong diễn từ của Người, rất nhiều câu hỏi nhanh chóng nối tiếp nhau, đôi khi đi kèm với những mô tả lớn lao. Thiên Chúa làm cho Gióp hiểu được sự thiếu hiểu biết của ông, các giới hạn của tạo vật, trong khi sự khôn ngoan của Đấng Tạo hóa không hề biết bất cứ giới hạn nào (xem G 28). Cùng một lời khẳng định ấy đã làm cơ sở cho mọi câu hỏi của Chúa: Thiên Chúa hiện diện trong sáng thế của Người, trong sự đa dạng vô tận của nó, vẫn là một mầu nhiệm đối với con người. Các tiêu chuẩn phán đoán phàm nhân không thỏa đáng khi nói đến việc tự đo lường mình với các mầu nhiệm của sáng thế.
Gióp đã biết Chúa bằng các việc "nghe nói" (G 42,5), theo mô hình truyền thống của một nền thần học dựa trên nguyên tắc cứng ngắc của thưởng phạt. Sau diễn từ dài của Thiên Chúa, ông thấu hiểu Thiên Chúa một cách thỏa đáng hơn. Ở cuối cuộc đụng đầu với Người, ông thú nhận: "Con biết rằng việc gì Ngài cũng làm được, không có gì Ngài đã định trước mà lại không thành tựu. Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu khôn ngoan hiểu biết để làm cho kế hoạch của Ngài không còn được rõ ràng minh bạch?” (G 42:2-3). Gióp đã tìm thấy vị trí của mình, và có thể khám phá ra sự vĩ đại của Thiên Chúa và việc không thể vươn tới sự toàn năng của Người. Cuộc gặp gỡ của ông với Thiên Chúa đã cho ông thấy sự phù phiếm trong cao ngạo dự kiến một vụ kiện chống lại Thiên Chúa của ông, ông vẫn là một người đau khổ, nhưng không con cao ngạo nữa. Vào cuối cuốn sách, ông tự rút lui và coi bản thân như tro bụi, và do đó, trở nên chân thực và nhân bản hơn (xem G 42:6).
Gióp hiểu rằng con người không thể biết được các kế sách của Thiên Chúa, nhưng ông cũng hiểu rằng mắt ông đã nhìn thấy chính Thiên Chúa, qua công trình Người thực hiện trên thế giới (xem G 42:5). Nhìn vũ trụ và loài người bằng con mắt của Thiên Chúa, ông có thể nhìn nhận lỗi lầm liên quan đến tầm nhìn của chính mình về sự vật, và sự kiện mình đã đi quá xa; đó là lý do tại sao ông tuyên bố: "con xin rút lại" (G 42:6a). Đối với Gióp, sự khôn ngoan bây giờ hệ ở việc thú nhận rằng Thiên Chúa có thể được nhìn nhận là công chính mà không được hiểu đầy đủ. Con người có thể cam kết mãi trung thành với Người mà không biết "từ đầu đến cuối" (Gv 3:11) ý nghĩa của những gì Thiên Chúa đã làm. Thiên Chúa mãi là một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản.
b. Sách Giảng viên
82. Một cách chậm hơn, tác giả sách này khai triển suy tư về chủ đề đặc tính khôn dò trong việc làm của Thiên Chúa. Hành động theo quan điểm của bậc hiền nhân (xem Gv 8:16-17), Ông bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, thông qua những điều ông được thấy trong thực tại của thế giới, trên trái đất và "dưới ánh mặt trời". Bậc hiền nhân muốn hiểu ý nghĩa của sự bận bịu đến chóng mặt của con người trên trái đất (Gv 8:16), nên ông nhận xét: "Đứng trước mọi công trình của Thiên Chúa, con người không thể hiểu được những công trình được thực hiện dưới ánh mặt trời [...]. Ngay cả khi bậc hiền nhân quả quyết đã biết, ông cũng không thể khám phá ra (Gv 8:17, xem G 42:3). Không ai có thể thay đổi những gì Thiên Chúa đã làm trong thời gian của Người (xem Gv 1:15; 3:1-8.14; 6:10; 7:13). Thiên Chúa đã ngăn cản con người biết công việc của Người (xem Gv 7:13-14, xem G 9:2-4). Giảng Viên 11:5 tiếp tục chủ đề này: công trình của Thiên Chúa được mô tả ở đây như không thể nào hiểu thấu và được so sánh với mầu nhiệm thai nghén trong bụng mẹ. Con người ngu dốt ý nghĩa của cuộc sống, nhưng, trong thánh ý Thiên Chúa, mọi sự được tạo dựng đều có không gian và thời gian riêng của nó (xem Gv 3:11). Bí nhiệm trong việc làm của Thiên Chúa là điều không thể với tới, không thể dò thấu và không thể hiểu thấu được đối với người đi tìm ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Giống như chính Thiên Chúa, công trình của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, vẫn là một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản.
Kết luận
83. Chứng từ của Khôn ngoan Kinh thánh làm sáng tỏ sự thật của Thiên Chúa, được mô tả như một Thiên Chúa giầu lòng thương xót; đồng thời, Người được trình bầy như một mầu nhiệm khôn dò đối với các hữu thể nhân bản. Lòng từ tâm của Thiên Chúa dẫn con người đến việc hoán cải và đức tin, trong khi tính cách khôn dò của Thiên Chúa khiến họ nhìn nhận sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa và các giới hạn của chính họ, và dẫn họ đến chỗ "kính sợ Chúa" và tuân giữ các lệnh truyền của Người.
Chúng ta hãy lưu ý rằng cách đề cập đến chủ đề "sự thật về Thiên Chúa", một mặt, trong sách Khôn ngoan và sách Huấn ca, và mặt khác trong sách Gióp và sách Giảng viên, hoàn toàn khác nhau. Theo hai sách đầu tiên, sự thật có thể đạt tới bằng lý trí và / hoặc bằng hiểu biết Tôra, trong khi sách Gióp và sách của Giảng viên nhấn mạnh đến việc con người không có khả năng hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa và công việc Người làm: Chỉ còn lại niềm tin vào Thiên Chúa của các tín hữu, mặc dù họ không hiểu luận lý của các biến cố trên thế giới.
Tân Ước thay đổi chân trời suy tư và cho thấy rằng sự thật vượt ra ngoài sự thấu hiểu mà sự Khôn ngoan của Israel vốn có ở đấy: nó được tỏ hiện đầy đủ trong con người của Chúa Kitô.
Kỳ tới: Chứng từ của các bản văn Tân Ước
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II: Chứng từ của các bản văn Tân Ước
Vũ Văn An
18:29 15/09/2019
3. Chứng từ của các bản văn Tân Ước
84. Trong Tân Ước, có thể phân biệt theo thể loại văn học chuyên biệt của chúng, các Tin Mừng, các thư của các Tông đồ, và cuối cùng là Sách Khải Huyền. Sự phân loại này xác định việc chúng ta trình bày vấn đề "sự thật" như các sách này đề cập đến nó.
3.1 Các sách Tin mừng
Trong số các sách của Kinh thánh Kitô giáo, địa vị trổi vượt dành cho các sách Tin Mừng, được coi như những chứng từ bằng văn bản về sự mặc khải thần thiêng ở đỉnh cao của nó. Thực thế, chúng ta tìm thấy ở đó sự chứng thực cho việc tự tỏ mình ra của Thiên Chúa qua Con của Người, Đấng, nhờ trở thành phàm nhân, đã sống, chịu đau khổ và chết, và nhờ sự phục sinh của Người đã nâng nhân tính của chúng ta lên vinh quang thần thiêng. Hiến chế Dei Verbum quả quyết: "Sự thật sâu xa [...] về Thiên Chúa và sự cứu rỗi con người rạng sáng cho chúng ta trong Chúa Kitô" (DV, số 2). Hiến chế rút tỉa hậu quả của lời quả quyết này: "Giữa tất cả các sách Kinh thánh, ngay cả những sách trong Tân Ước, các sách Tin mừng, đều có một ưu thế xứng đáng, bao lâu chúng tạo nên chứng từ trổi vượt về cuộc sống và về học lý của Lời Nhập thể, vị Cứu tinh của chúng ta" (DV:18). Cùng bản văn của công đồng này hỗ trợ nguồn gốc Tông đồ của bốn sách Tin Mừng: các Tông đồ, với tư cách là "nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2), cũng như các môn đệ của các ngài, nối kết Giáo hội với chính Chúa Kitô, bằng lời chứng viết của các sách Tin mừng.
Hơn nữa, Dei Verbum xác nhận tính cách lịch sử của các sách Tin mừng: chúng "trung thành truyền đạt những gì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong cuộc đời của Người giữa những con người, thực sự đã làm và dạy vì sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ" (DV, 19). Sau đó, Hiến chế mô tả diễn trình dẫn đến việc soạn thảo bốn sách Tin Mừng: những sách này không tạo thành một tác phẩm tượng trưng, thần thoại hay thi ca phát xuất từ các tác giả ẩn danh, nhưng chúng đại diện cho một trình thuật đáng tin cậy các biến cố trong cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Sẽ là một sai lầm khi tìm kiếm một sự tương ứng chính xác giữa từng chi tiết của bản văn và một biến cố đặc thù này nọ, vì viễn cảnh như vậy không tương ứng với bản chất cũng như dự án của các Tin mừng. Tuy nhiên, các nhân tố khác nhau có thể sửa đổi các tường thuật và thiết lập sự khác biệt giữa chúng không ngăn cản việc trình bày các biến cố cách xứng đáng. Đôi khi người ta sai lầm duy trì giả thuyết cho rằng có sự gián đoạn giữa Chúa Giêsu, và các truyền thống có nhắc đến Người, hoặc sự thiếu quan tâm đối với bản văn để trình bày nó một cách thỏa đáng, hoặc việc nó không có khả năng làm điều đó. Trái lại, các sách Tin mừng cho phép nối kết chúng ta một cách trung thực với Chúa Giêsu đích thật.
3.2 Các Tin Mừng nhất lãm
85. Bây giờ, đầu tiên, trong các Tin mừng nhất lãm và sau đó trong Tin mừng Gioan, chúng ta hãy xem xét Chúa Kitô đã tiết lộ sự thật nào về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi con người. Hiển nhiên, ta không thể trình bày đầy đủ vấn đề ở đây, mà chỉ có thể đề cập một loạt các nhận xét quan trọng để thấu hiểu nó.
a. Sự thật về Chúa
Theo Mt 11:27 (x. Lc 10:22), Chúa Giêsu khẳng định: "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Chúa Giêsu chứng thực một mối liên hệ tuyệt đối và một hiểu biết hỗ tương giữa chính Người và Thiên Chúa. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu như Con của chính Người (xem Mt 3:17; 17:5; Lc 3:22; 9:35) và Chúa Giêsu biết Thiên Chúa như Cha của chính Người, Đấng mà Người có mối liên hệ hoàn toàn độc đáo. Sự hiểu biết này về Chúa Cha là nền tảng của việc Chúa Giêsu có khả năng mặc khải Thiên Chúa và làm ta biết được khuôn mặt thật của Người. Và sự mặc khải của Người về Thiên Chúa như Cha luôn ngụ ý muốn nói đến sự mặc khải về chính Người như Chúa Con. Các yếu tố này đặt nền tảng cho nhiệm vụ chính của sứ mệnh Người: là mặc khải Thiên Chúa. Lời nói của Chúa Giêsu, và cả công trình của Người, và toàn bộ hành trình của Người đều mặc khải Thiên Chúa, và đòi phải liên tục chú ý đến sự mặc khải này.
Trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu mặc khải cho các thính giả của Người Thiên Chúa như Cha một cách đặc biệt rõ ràng. Sự mặc khải này xuất hiện đặc biệt trong Bài giảng trên núi (xem Mt 5-7). Chúa Giêsu cho các thính giả của Người biết rằng Cha của họ biết họ cần những gì trước khi họ kêu cầu (xem Mt 6:8) và dạy họ quay về với Thiên Chúa bằng cách gọi Người là "Cha của chúng con ở trên trời"(Mt 6:9). Người dạy họ về sự quan tâm lo lắng của Chúa Cha, một quan tâm khiến cho mối quan tâm của con người trở nên thừa thãi (xem Mt 6:25-34). Chúa Cha, Đấng mà các ơn phúc được ban cho cả người tốt lẫn người xấu, là mô hình của mọi hành động: "Do đó, các con cũng hãy hoàn hảo như Cha trên trời của các con là Đấng hoàn hảo" (Mt 5:48). Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ có ai thực hiện "ý muốn của Cha Ta ở trên trời" (Mt 7:21) mới ở trên đường công chính, và sẽ tránh khỏi thảm họa cuối cùng (xem Mt 7:24-27). Các thính giả của Chúa Giêsu là "ánh sáng thế gian" (Mt 5:14), và có bổn phận làm cho người ta biết Chúa Cha bằng những việc tốt lành của họ, để người ta “tôn vinh” Cha “ở trên trời” (Mt 5:16). Khi mặc khải Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng giao phó sứ mệnh làm người ta biết Chúa Cha.
Trong Tin mừng Luca, Chúa Giêsu, khi mặc khải Chúa Cha, trước nhất, đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Người đối với các tội nhân. Ngài minh họa một cách tuyệt vời lòng thương xót của Thiên Chúa trong câu chuyện dụ ngôn về người cha có hai con trai và chào đón một cách hân hoan và đầy thương xót đứa con đã hư mất, bằng cách, mặt khác, cố gắng thuyết phục người con vẫn ở nhà (x. Lc 15:11-32). Chúa Giêsu giải thích và biện minh, với sự giúp đỡ của dụ ngôn này, thái độ của Người đối với tội nhân (x. Lc 15:1-10). Trong phần kết của câu chuyện liên quan đến người thu thuế Giakêu, Người khẳng định: "Thực thế, Con Người đến tìm và cứu lấy những gì đã hư mất" (Lc 19:10). Do đó, Người trình bày chính tâm điểm sứ mệnh của Người và biểu lộ ý muốn và hành động của Chúa Cha.
Cách Thánh Máccô mô tả buổi đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu đầy đủ ý nghĩa và chương trình: " Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng’"(Mc 1: 14-15). Nội dung lời loan báo của Chúa Giêsu là "Tin mừng của Thiên Chúa", Tin mừng nói về Thiên Chúa và đến từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến như Đấng mặc khải Thiên Chúa, và việc mặc khải của Người là Tin mừng. Người tuyên bố rằng Nước Thiên Chúa đã gần kề. Thực tại của "Vương quốc Thiên Chúa" là tâm điểm lời rao giảng của Chúa Giêsu trong Tin mừng nhất lãm. Lời rao giảng này cho thấy chủ quyền vương đế của Thiên Chúa, mối quan tâm mục tử của Người đối với con người, sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ của Người vào lịch sử loài người. Trong suốt thừa tác vụ và bằng tất cả hành động của Người, Chúa Giêsu giải thích và phân tích sự thật này về Thiên Chúa.
b. Sự thật về ơn cứu rỗi con người
86. Con người là một tạo vật của Thiên Chúa mà với họ, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đại diện cho một mô hình mẫu mực về lòng biết ơn, vâng phục và cởi mở, đối diện với Chúa Cha, vốn là nền tảng của mọi ơn cứu rỗi.
Việc chữa lành bệnh tật và việc giải thoát những người bị quỷ ám là một phần chủ yếu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu đặt cùng một bản tóm tắt này ở phần đầu (Mt 4:23) và phần cuối (Mt 9:35) trình thuật về buổi khởi đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem Mt 5:1-9.34). Trong bản tóm tắt này, hai hành động của Chúa Giêsu được đề cập: việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và việc chữa lành "mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân" (Mt 4:23). Trong hành động này của Chúa Giêsu, cùng một lúc cho thấy cả sự tật nguyền lẫn các nhu cầu của con người, và sự đại lượng và quyền năng của Chúa Giêsu trong việc vượt qua nỗi khốn khổ này. Đấng loan báo Nước Thiên Chúa mang lại sự cứu rỗi đầy hiệu lực cho cơ thể, và biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa đối với tạo vật đau khổ của Người, cũng như ý chí muốn cứu vớt họ của Người. Hành động này của Chúa Giêsu được chào đón một cách nhiệt tình. Do đó, Thánh Mátthêu phát biểu như sau: " Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt ; và Người đã chữa họ” (Mt 4:24). Trong nhiều câu chuyện, rõ ràng Chúa Giêsu không áp đặt sự chữa lành; Người giả định phải có đức tin nơi những người đến với Người (xem Mt 8:10; 9:22.28; 15:28). Tường thuật về chuyến viếng thăm Nadarét của Người kết thúc bằng lời nhận xét: "Và Người không làm được nhiều phép lạ ở đó, vì họ thiếu đức tin" (Mt 13:58).
Các vụ chữa lành là có thật và có ý nghĩa, nhưng chúng không phải là mục tiêu của thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ngay cả trước khi sinh ra, thiên thần đã giải thích cho Thánh Giuse ý nghĩa tên của Chúa Giêsu:
"Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21). Nỗi khốn khổ lớn nhất của con người không phải là bệnh tật, mà là tội lỗi, nghĩa là mối liên hệ với Thiên Chúa và với người lân cận đã sụp đổ và tan vỡ. Con người không còn khả năng thoát khỏi tình trạng khốn khổ này, họ cần một vị cứu tinh quyền năng, Đấng hòa giải họ với Thiên Chúa. Tên "Giêsu" có nghĩa là "Chúa cứu rỗi". Trong ngôi vị Con của Người là Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gửi đến Đấng Cứu Chúa của Israel và của toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu đến gần những người tội lỗi, không phải với tư cách là một thẩm phán, nhưng là một thầy thuốc nhân từ, tìm cách chữa lành cho họ và kêu gọi họ hoán cải (xem Mt 9:12-13). Người hiến "mạng sống Người làm giá chuộc muôn người" (Mt 20:28; Mc 10:45). Máu của Người là "máu giao ước, đổ ra để chuộc tội lỗi" (Mt 26:28). Sự hy sinh đời sống Người đã đóng ấn cho một giao ước mới và dứt khoát giữa Thiên Chúa, Israel và toàn thể nhân loại; Người phê chuẩn sự hòa giải của Thiên Chúa với loài người. Đó là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Chấp nhận lời mời để được cứu rỗi, hoặc từ chối nó và đánh mất chính mình, chỉ phụ thuộc vào quyết định tự do của con người (x. Mt 22:1-13; 25:1-13.14-30).
Tin Mừng Luca đã mạnh dạn mô tả sự cứu rỗi qua trung gian Chúa Con hệ ở việc gì. Khi Chúa Giêsu sinh ra, một thiên thần của Chúa công bố: "Nầy, tôi loan báo cho anh em [...] một niềm vui lớn: [...] một Đấng Cứu Rỗi được sinh ra cho anh em là Chúa Kitô" (Lc 2:10-11). Sau đó, tác giả Tin Mừng mô tả toàn bộ công trình và hành trình của Chúa Giêsu cho đến khi Người chịu đóng đinh. Câu chuyện đóng đinh được tiếp theo bởi nhiều sự sỉ nhục mà vị cứu tinh và Chúa Kitô phải chịu, Đấng không tự cứu lấy mình (xem Lc 23:35-39). Nhưng ở phần cuối câu chuyện, một trong hai kẻ bất lương bị đóng đinh cùng với Người (Lc 23:33) đã ăn năn vì những hành động xấu xa của mình và bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu và vào Nước Thiên Chúa mà Người công bố (xem Lc 23:40-42). Và Chúa Giêsu trả lời anh ta: "Quả thực, Ta nói với con, hôm nay, con sẽ ở Thiên đàng với Ta" (Lc 23:43). Chúa Giêsu hứa cho người bất lương ăn năn hối cải sự viên mãn của ơn cứu rỗi, hiệp thông tức khắc với Thiên Chúa, Đấng bao gồm sự tha thứ tội lỗi và việc vượt qua cái chết. Các lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục sinh (Lc 24: 1-53) nhấn mạnh và xác nhận sự kiện này: Chúa Kitô đã đi vào vinh quang của Người (x.Lc 24:26), và Người là Đấng Cứu Rỗi, có khả năng ban ơn cứu rỗi mà Người đã hứa với người bất lương cùng bị đóng đinh.
Chúng ta hãy nhấn mạnh một lần nữa đặc tính phổ quát của ơn cứu rỗi được Đức Giêsu mặc khải và thực hiện. Sứ mệnh của Người được ngỏ trước hết với dân tộc Israel (xem Mt 15:24; xem Mt 10:6), nhưng nó có ý định dành cho mọi dân tộc. Tin Mừng của Người được loan báo khắp thế giới (xem Mt 2:14; 26:13; xem Mc 14: 9), và các môn đệ của Người được sai đến mọi dân tộc (x. Mt 28:19; x. Lc 24:47). Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đến như Cứu Chúa của nhân loại.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
84. Trong Tân Ước, có thể phân biệt theo thể loại văn học chuyên biệt của chúng, các Tin Mừng, các thư của các Tông đồ, và cuối cùng là Sách Khải Huyền. Sự phân loại này xác định việc chúng ta trình bày vấn đề "sự thật" như các sách này đề cập đến nó.
3.1 Các sách Tin mừng
Trong số các sách của Kinh thánh Kitô giáo, địa vị trổi vượt dành cho các sách Tin Mừng, được coi như những chứng từ bằng văn bản về sự mặc khải thần thiêng ở đỉnh cao của nó. Thực thế, chúng ta tìm thấy ở đó sự chứng thực cho việc tự tỏ mình ra của Thiên Chúa qua Con của Người, Đấng, nhờ trở thành phàm nhân, đã sống, chịu đau khổ và chết, và nhờ sự phục sinh của Người đã nâng nhân tính của chúng ta lên vinh quang thần thiêng. Hiến chế Dei Verbum quả quyết: "Sự thật sâu xa [...] về Thiên Chúa và sự cứu rỗi con người rạng sáng cho chúng ta trong Chúa Kitô" (DV, số 2). Hiến chế rút tỉa hậu quả của lời quả quyết này: "Giữa tất cả các sách Kinh thánh, ngay cả những sách trong Tân Ước, các sách Tin mừng, đều có một ưu thế xứng đáng, bao lâu chúng tạo nên chứng từ trổi vượt về cuộc sống và về học lý của Lời Nhập thể, vị Cứu tinh của chúng ta" (DV:18). Cùng bản văn của công đồng này hỗ trợ nguồn gốc Tông đồ của bốn sách Tin Mừng: các Tông đồ, với tư cách là "nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa" (Lc 1:2), cũng như các môn đệ của các ngài, nối kết Giáo hội với chính Chúa Kitô, bằng lời chứng viết của các sách Tin mừng.
Hơn nữa, Dei Verbum xác nhận tính cách lịch sử của các sách Tin mừng: chúng "trung thành truyền đạt những gì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trong cuộc đời của Người giữa những con người, thực sự đã làm và dạy vì sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ" (DV, 19). Sau đó, Hiến chế mô tả diễn trình dẫn đến việc soạn thảo bốn sách Tin Mừng: những sách này không tạo thành một tác phẩm tượng trưng, thần thoại hay thi ca phát xuất từ các tác giả ẩn danh, nhưng chúng đại diện cho một trình thuật đáng tin cậy các biến cố trong cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Sẽ là một sai lầm khi tìm kiếm một sự tương ứng chính xác giữa từng chi tiết của bản văn và một biến cố đặc thù này nọ, vì viễn cảnh như vậy không tương ứng với bản chất cũng như dự án của các Tin mừng. Tuy nhiên, các nhân tố khác nhau có thể sửa đổi các tường thuật và thiết lập sự khác biệt giữa chúng không ngăn cản việc trình bày các biến cố cách xứng đáng. Đôi khi người ta sai lầm duy trì giả thuyết cho rằng có sự gián đoạn giữa Chúa Giêsu, và các truyền thống có nhắc đến Người, hoặc sự thiếu quan tâm đối với bản văn để trình bày nó một cách thỏa đáng, hoặc việc nó không có khả năng làm điều đó. Trái lại, các sách Tin mừng cho phép nối kết chúng ta một cách trung thực với Chúa Giêsu đích thật.
3.2 Các Tin Mừng nhất lãm
85. Bây giờ, đầu tiên, trong các Tin mừng nhất lãm và sau đó trong Tin mừng Gioan, chúng ta hãy xem xét Chúa Kitô đã tiết lộ sự thật nào về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi con người. Hiển nhiên, ta không thể trình bày đầy đủ vấn đề ở đây, mà chỉ có thể đề cập một loạt các nhận xét quan trọng để thấu hiểu nó.
a. Sự thật về Chúa
Theo Mt 11:27 (x. Lc 10:22), Chúa Giêsu khẳng định: "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Chúa Giêsu chứng thực một mối liên hệ tuyệt đối và một hiểu biết hỗ tương giữa chính Người và Thiên Chúa. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu như Con của chính Người (xem Mt 3:17; 17:5; Lc 3:22; 9:35) và Chúa Giêsu biết Thiên Chúa như Cha của chính Người, Đấng mà Người có mối liên hệ hoàn toàn độc đáo. Sự hiểu biết này về Chúa Cha là nền tảng của việc Chúa Giêsu có khả năng mặc khải Thiên Chúa và làm ta biết được khuôn mặt thật của Người. Và sự mặc khải của Người về Thiên Chúa như Cha luôn ngụ ý muốn nói đến sự mặc khải về chính Người như Chúa Con. Các yếu tố này đặt nền tảng cho nhiệm vụ chính của sứ mệnh Người: là mặc khải Thiên Chúa. Lời nói của Chúa Giêsu, và cả công trình của Người, và toàn bộ hành trình của Người đều mặc khải Thiên Chúa, và đòi phải liên tục chú ý đến sự mặc khải này.
Trong Tin Mừng Mátthêu, Chúa Giêsu mặc khải cho các thính giả của Người Thiên Chúa như Cha một cách đặc biệt rõ ràng. Sự mặc khải này xuất hiện đặc biệt trong Bài giảng trên núi (xem Mt 5-7). Chúa Giêsu cho các thính giả của Người biết rằng Cha của họ biết họ cần những gì trước khi họ kêu cầu (xem Mt 6:8) và dạy họ quay về với Thiên Chúa bằng cách gọi Người là "Cha của chúng con ở trên trời"(Mt 6:9). Người dạy họ về sự quan tâm lo lắng của Chúa Cha, một quan tâm khiến cho mối quan tâm của con người trở nên thừa thãi (xem Mt 6:25-34). Chúa Cha, Đấng mà các ơn phúc được ban cho cả người tốt lẫn người xấu, là mô hình của mọi hành động: "Do đó, các con cũng hãy hoàn hảo như Cha trên trời của các con là Đấng hoàn hảo" (Mt 5:48). Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ có ai thực hiện "ý muốn của Cha Ta ở trên trời" (Mt 7:21) mới ở trên đường công chính, và sẽ tránh khỏi thảm họa cuối cùng (xem Mt 7:24-27). Các thính giả của Chúa Giêsu là "ánh sáng thế gian" (Mt 5:14), và có bổn phận làm cho người ta biết Chúa Cha bằng những việc tốt lành của họ, để người ta “tôn vinh” Cha “ở trên trời” (Mt 5:16). Khi mặc khải Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng giao phó sứ mệnh làm người ta biết Chúa Cha.
Trong Tin mừng Luca, Chúa Giêsu, khi mặc khải Chúa Cha, trước nhất, đã nhấn mạnh đến lòng thương xót của Người đối với các tội nhân. Ngài minh họa một cách tuyệt vời lòng thương xót của Thiên Chúa trong câu chuyện dụ ngôn về người cha có hai con trai và chào đón một cách hân hoan và đầy thương xót đứa con đã hư mất, bằng cách, mặt khác, cố gắng thuyết phục người con vẫn ở nhà (x. Lc 15:11-32). Chúa Giêsu giải thích và biện minh, với sự giúp đỡ của dụ ngôn này, thái độ của Người đối với tội nhân (x. Lc 15:1-10). Trong phần kết của câu chuyện liên quan đến người thu thuế Giakêu, Người khẳng định: "Thực thế, Con Người đến tìm và cứu lấy những gì đã hư mất" (Lc 19:10). Do đó, Người trình bày chính tâm điểm sứ mệnh của Người và biểu lộ ý muốn và hành động của Chúa Cha.
Cách Thánh Máccô mô tả buổi đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu đầy đủ ý nghĩa và chương trình: " Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói : ‘Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy hối cải và tin vào Tin Mừng’"(Mc 1: 14-15). Nội dung lời loan báo của Chúa Giêsu là "Tin mừng của Thiên Chúa", Tin mừng nói về Thiên Chúa và đến từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến như Đấng mặc khải Thiên Chúa, và việc mặc khải của Người là Tin mừng. Người tuyên bố rằng Nước Thiên Chúa đã gần kề. Thực tại của "Vương quốc Thiên Chúa" là tâm điểm lời rao giảng của Chúa Giêsu trong Tin mừng nhất lãm. Lời rao giảng này cho thấy chủ quyền vương đế của Thiên Chúa, mối quan tâm mục tử của Người đối với con người, sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ của Người vào lịch sử loài người. Trong suốt thừa tác vụ và bằng tất cả hành động của Người, Chúa Giêsu giải thích và phân tích sự thật này về Thiên Chúa.
b. Sự thật về ơn cứu rỗi con người
86. Con người là một tạo vật của Thiên Chúa mà với họ, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đại diện cho một mô hình mẫu mực về lòng biết ơn, vâng phục và cởi mở, đối diện với Chúa Cha, vốn là nền tảng của mọi ơn cứu rỗi.
Việc chữa lành bệnh tật và việc giải thoát những người bị quỷ ám là một phần chủ yếu trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Thánh Mátthêu đặt cùng một bản tóm tắt này ở phần đầu (Mt 4:23) và phần cuối (Mt 9:35) trình thuật về buổi khởi đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem Mt 5:1-9.34). Trong bản tóm tắt này, hai hành động của Chúa Giêsu được đề cập: việc loan báo Tin Mừng Nước Trời và việc chữa lành "mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân" (Mt 4:23). Trong hành động này của Chúa Giêsu, cùng một lúc cho thấy cả sự tật nguyền lẫn các nhu cầu của con người, và sự đại lượng và quyền năng của Chúa Giêsu trong việc vượt qua nỗi khốn khổ này. Đấng loan báo Nước Thiên Chúa mang lại sự cứu rỗi đầy hiệu lực cho cơ thể, và biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa đối với tạo vật đau khổ của Người, cũng như ý chí muốn cứu vớt họ của Người. Hành động này của Chúa Giêsu được chào đón một cách nhiệt tình. Do đó, Thánh Mátthêu phát biểu như sau: " Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền : những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt ; và Người đã chữa họ” (Mt 4:24). Trong nhiều câu chuyện, rõ ràng Chúa Giêsu không áp đặt sự chữa lành; Người giả định phải có đức tin nơi những người đến với Người (xem Mt 8:10; 9:22.28; 15:28). Tường thuật về chuyến viếng thăm Nadarét của Người kết thúc bằng lời nhận xét: "Và Người không làm được nhiều phép lạ ở đó, vì họ thiếu đức tin" (Mt 13:58).
Các vụ chữa lành là có thật và có ý nghĩa, nhưng chúng không phải là mục tiêu của thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ngay cả trước khi sinh ra, thiên thần đã giải thích cho Thánh Giuse ý nghĩa tên của Chúa Giêsu:
"Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21). Nỗi khốn khổ lớn nhất của con người không phải là bệnh tật, mà là tội lỗi, nghĩa là mối liên hệ với Thiên Chúa và với người lân cận đã sụp đổ và tan vỡ. Con người không còn khả năng thoát khỏi tình trạng khốn khổ này, họ cần một vị cứu tinh quyền năng, Đấng hòa giải họ với Thiên Chúa. Tên "Giêsu" có nghĩa là "Chúa cứu rỗi". Trong ngôi vị Con của Người là Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gửi đến Đấng Cứu Chúa của Israel và của toàn thể nhân loại. Chúa Giêsu đến gần những người tội lỗi, không phải với tư cách là một thẩm phán, nhưng là một thầy thuốc nhân từ, tìm cách chữa lành cho họ và kêu gọi họ hoán cải (xem Mt 9:12-13). Người hiến "mạng sống Người làm giá chuộc muôn người" (Mt 20:28; Mc 10:45). Máu của Người là "máu giao ước, đổ ra để chuộc tội lỗi" (Mt 26:28). Sự hy sinh đời sống Người đã đóng ấn cho một giao ước mới và dứt khoát giữa Thiên Chúa, Israel và toàn thể nhân loại; Người phê chuẩn sự hòa giải của Thiên Chúa với loài người. Đó là một hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Chấp nhận lời mời để được cứu rỗi, hoặc từ chối nó và đánh mất chính mình, chỉ phụ thuộc vào quyết định tự do của con người (x. Mt 22:1-13; 25:1-13.14-30).
Tin Mừng Luca đã mạnh dạn mô tả sự cứu rỗi qua trung gian Chúa Con hệ ở việc gì. Khi Chúa Giêsu sinh ra, một thiên thần của Chúa công bố: "Nầy, tôi loan báo cho anh em [...] một niềm vui lớn: [...] một Đấng Cứu Rỗi được sinh ra cho anh em là Chúa Kitô" (Lc 2:10-11). Sau đó, tác giả Tin Mừng mô tả toàn bộ công trình và hành trình của Chúa Giêsu cho đến khi Người chịu đóng đinh. Câu chuyện đóng đinh được tiếp theo bởi nhiều sự sỉ nhục mà vị cứu tinh và Chúa Kitô phải chịu, Đấng không tự cứu lấy mình (xem Lc 23:35-39). Nhưng ở phần cuối câu chuyện, một trong hai kẻ bất lương bị đóng đinh cùng với Người (Lc 23:33) đã ăn năn vì những hành động xấu xa của mình và bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu và vào Nước Thiên Chúa mà Người công bố (xem Lc 23:40-42). Và Chúa Giêsu trả lời anh ta: "Quả thực, Ta nói với con, hôm nay, con sẽ ở Thiên đàng với Ta" (Lc 23:43). Chúa Giêsu hứa cho người bất lương ăn năn hối cải sự viên mãn của ơn cứu rỗi, hiệp thông tức khắc với Thiên Chúa, Đấng bao gồm sự tha thứ tội lỗi và việc vượt qua cái chết. Các lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục sinh (Lc 24: 1-53) nhấn mạnh và xác nhận sự kiện này: Chúa Kitô đã đi vào vinh quang của Người (x.Lc 24:26), và Người là Đấng Cứu Rỗi, có khả năng ban ơn cứu rỗi mà Người đã hứa với người bất lương cùng bị đóng đinh.
Chúng ta hãy nhấn mạnh một lần nữa đặc tính phổ quát của ơn cứu rỗi được Đức Giêsu mặc khải và thực hiện. Sứ mệnh của Người được ngỏ trước hết với dân tộc Israel (xem Mt 15:24; xem Mt 10:6), nhưng nó có ý định dành cho mọi dân tộc. Tin Mừng của Người được loan báo khắp thế giới (xem Mt 2:14; 26:13; xem Mc 14: 9), và các môn đệ của Người được sai đến mọi dân tộc (x. Mt 28:19; x. Lc 24:47). Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu đến như Cứu Chúa của nhân loại.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Tự Do
Thérésa Nguyễn
21:16 15/09/2019
CÁNH CHIM TỰ DO
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mơ đôi cánh của chim trời
Tự do bay lượn một đời lãng du.
(tn)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mơ đôi cánh của chim trời
Tự do bay lượn một đời lãng du.
(tn)
VietCatholic TV
Cơ hội hiếm có cho người Việt Nam gặp gỡ Đức Giáo Hoàng: Ngài sẽ tông du Thái Lan từ 20 đến 23/11
Giáo Hội Năm Châu
15:59 15/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Từ ngày 19 đến 26 tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Vương quốc Thái Lan và Nhật Bản.
Theo lời mời của Chính phủ Vương quốc Thái Lan và các Giám mục nước này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện một cuộc tông du đến Vương quốc Thái Lan từ ngày 20 đến 23 tháng 11 năm 2019.
Bên cạnh đó, nhận lời mời của Chính phủ và các Giám mục Nhật Bản, Đức Thánh Cha cũng sẽ thực hiện một cuộc tông du đến quốc gia này từ ngày 23 đến 26 tháng 11 năm 2019, trong đó ngài sẽ đến thăm các thành phố Tokyo, Nagasaki và Hiroshima.