Phụng Vụ - Mục Vụ
Lãnh đạo phục vụ
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
01:52 14/09/2021
LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ
CN 25 B
Tin Mừng tuần trước, các tông đồ tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chúa đã tỏ cho các ông biết, Ngài là Đấng Cứu Thế khiêm hạ như lời tiên tri Isaia mô tả.
Tin Mừng tuần này, Chúa nói rõ hơn về cách thức cứu thế của Ngài: Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Ngài, và ba ngày sau khi bị giết, Người sẽ sống lại.
Tuy nhiên, các tông đồ dường như im lặng suy nghĩ về những điều Thầy nói mà họ không hiểu! Khi bị Thầy hỏi:“Dọc đường anh em đã bàn tán chuyện gì vậy?”. “Các ông làm thinh”. Bởi vì “khi đi dọc đường các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”.
Chân thì đi đàng sau Thầy, nhưng lòng thì đi ngược chiều với Thầy. Điều đáng hỏi Thầy để hiểu thì không hỏi, lại quay ra cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Các ông vẫn nuôi hy vọng về chức tước, địa vị mà các ông nghĩ mình sẽ được nên đã ngấm ngầm bàn cãi với nhau để phân chia chỗ ngồi thấp cao.
Mọi chuyện khác thì Người vừa đi vừa dạy, cả đến chuyện Người sẽ bị nộp, bị giết chết thì Người cũng vừa đi vừa nói. Nhưng chuyện này thì Người long trọng dạy các ông: “Rồi Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói…”. Người ngồi xuống trong tư thế thầy dạy và gọi các ông lại trong tư thế môn đệ. Người trả lời thẳng đề tài mà các ông đã cãi nhau dọc đường: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Lời dạy thật rõ ràng, thiết thực, không văn hoa bỏng bảy. Rồi Người minh hoạ bằng hình ảnh một trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường gợi chúng ta nghĩ tới sự đơn sơ, trong sáng, nhưng trong Kinh Thánh thì “trẻ nhỏ không kể”, là số không. Người đưa ra một định luật ngược đời: muốn làm người lớn hơn cả thì phải trở thành số không! Chính Người tự đồng hoá với trẻ nhỏ: “Ai tiếp đón một trẻ nhỏ như em này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.(x. tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ con đường trở nên lớn lao thật sự. Đó là con đường phục vụ. Con đường phục vụ thay thế cho tham vọng thống trị. Giúp đỡ tha nhân thay cho tham vọng bắt người khác phục vụ chính mình. Chức quyền là để phục vụ lợi ích của mọi người. Địa vị chỉ là sự phân công hợp lý. Mỗi người một việc vì lợi ích của tập thể. Người lớn nhất, người đứng đầu là người phục vụ hết mình. Chức tước, chức vụ, chức vị, chức quyền chỉ là phương tiện để phục vụ. Ai sống tinh thần phục vụ đó là người lớn nhất. Ai không biết phục vụ thì là người nhỏ nhất. Giá trị của một con người không do địa vị chức tước mà tuỳ vào khả năng phục vụ và mức độ hữu ích của người đó. Chúa Giêsu mở ra một nền văn minh mới. Người lớn nhất không dùng quyền để lãnh đạo, nhưng dùng khả năng để phục vụ. Người lớn nhất không dùng sức mạnh để chỉ huy, nhưng dùng trái tim để yêu thương.
Để làm gương cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã tự hạ mình: “không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,25-28). Là Thầy nhưng Người đã tự nguyện phục vụ môn đệ. Là lãnh đạo nhưng Người sẵn sàng hiến mạng sống “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu được thể hiện rõ nét nhất trong cử chỉ rửa chân “Nếu Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em phải rửa chân cho nhau”. (Ga 13,14-15). "Ta ở giữa các con như một người phục vụ” (Lc 22,27). Phục vụ lên đến tuyệt đỉnh trong hành vi tự hiến “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).
Quyền bính và phục vụ gắn liền với nhau làm nên bản chất người môn đệ Chúa Giêsu. Người lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu là người có tâm, có tầm, có đức và có tài để phục vụ tha nhân theo tinh thần đức ái mục tử. Mục tử rao giảng chân lý và dám sống chân lý ấy cho dù phải hy sinh tính mạng.
Thánh Phêrô đã thấm nhuần lời dạy của Thầy Chí Thánh nên sau này ngài viết những lời tâm huyết cho các mục tử:“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Kitô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi ích thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt tình tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 5,1-4). Thánh Phêrô cũng khuyên các tín hữu: “Ơn riêng của Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.” (1Pr 4, 8-11).
Quyền bính đòi chiếm hữu và kiểm soát. Nhưng trong Giáo hội, quyền bính được xây trên nền tảng tình yêu Chúa. Chính vì thế, Chúa Giêsu mới cần Phêrô xác quyết tới ba lần : “Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17). Quyền bính được xây dựng trên tình yêu nên người mục tử luôn khiêm tốn phục vụ tha nhân. dân Chúa mong muốn trước tiên các linh mục của họ phải là các nhà lãnh đạo tinh thần: “Giáo dân mong muốn linh mục của họ là các người lãnh đạo tinh thần, luôn dễ gần, có tình yêu của Đức Kitô và chăm lo cho tất cả mọi người. Giáo dân mong muốn các linh mục dễ thương và ân cần tiếp đón. Giáo dân mong ước các linh mục yêu mến các công việc của các ngài, thi hành sứ vụ được xây dựng trên sự cầu nguyện, ban phát các bài giảng hay, quan tâm đến sự đào tạo tôn giáo cho trẻ em và người lớn, giảng dạy niềm tin Công Giáo, là thành viên của giáo xứ nơi các ngài phục vụ hiểu biết và có tài lãnh đạo và các kỹ năng giao tiếp tốt”. (The Repord, 6-6-2006). Lãnh đạo tinh thần cơ bản là “gây ảnh hưởng”, là khả năng một người ảnh hưởng lên người khác qua sự mời gọi, thuyết phục và gương sáng để đưa người khác từ nơi họ đang ở đến nơi mà Chúa muốn họ đến. Linh mục là người giảng Lời Chúa, thi hành các Bí Tích và lãnh đạo cộng đoàn tín hữu. Các ngài là nhà lãnh đạo tinh thần hiệu quả khi trui rèn ba kỹ năng ấy. Mẹ Thánh Têrêxa đã diễn tả các đòi hỏi của thuật lãnh đạo tinh thần một cách hết sức đơn giản qua câu nói: “để giữ cho đèn cháy sáng, bạn phải luôn châm dầu cho nó”.
Lời dạy của Chúa Giêsu đưa nhân loại đi vào nền văn minh của tình thương. Và kể từ đó, hàng triệu vị Thánh được tôn vinh như là những chứng từ sống động cho hình ảnh “Người lớn nhất” trong nền văn minh mới của Tin Mừng. Mẹ Têrêxa Calcutta trở thành vĩ nhân của thời đại bằng con đường yêu thương và phục vụ người nghèo. Phục vụ luôn gắn liền với yêu thương. Đức Cha Gioan Casaigne, sau 15 năm trong cương vị chủ chăn tại Sài Gòn, ngài đã tình nguyện về sống và phục vụ những bệnh nhân phong cùi ở Di Linh trong một ngôi nhà gỗ nhỏ hẹp. Ngài đã dành trọn trái tim và cả cuộc đời phục vụ những phận đời khốn khổ.Thánh Augustinô nhận định: Trong đời sống người kitô hữu, có một cuộc chiến đấu giữa hai thứ tình yêu: yêu Thiên Chúa cho đến từ bỏ bản thân mình và yêu bản thân cho đến nỗi chối bỏ Thiên Chúa.
Người thành công nhất là người phục vụ cho đồng loại nhiều nhất. Một vĩ nhân không hệ tại ở địa vị xã hội của người ấy mà là sự cống hiến cuộc đời cho sự phát triển của nhân loại. Giáo hội tuyên phong một người lên bậc hiển thánh chung quy cũng là tuyên dương tinh thần phục vụ của người ấy vì Nước Chúa. Phục vụ để trở nên phong phú, có giá trị, nên hoàn thiện và trở nên gần Chúa Giêsu hơn.
“Nghệ thuật làm lớn” của Chúa Giêsu chính là khiêm tốn phục vụ. Người thật sự cao cả là người dâng đời mình cho lợi ích của cộng đoàn. Thiên Chúa đã tự liên đới với người nhỏ bé, nghèo hèn, không đáng kể nhất. Phục vụ một người không đáng kể nhất cũng là phục vụ chính Thiên Chúa. Con đường tự hạ, làm người bé nhỏ và phục vụ anh em là con đường để trở nên vĩ đại, trở nên người lớn nhất trước mặt Chúa.
Muốn trở thành người phục vụ đích thực, thánh Giacôbê trong bài đọc 2 khuyên hãy sống: “thanh khiết, hiếu hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa trái, không thiên vị, cũng đừng giả hình. Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là người công chính”. Nơi nào có phục vụ, có chăm sóc, có chia sẻ không tính toán, nơi đó người ta sẽ thấy được sự chân thực của tình yêu.
Lạy Chúa, xin cho con biết : Phục vụ là hy sinh, phục vụ là quên mình. Phục vụ không đòi đền đáp, phục vụ ơn nghĩa không màng. Phục vụ là hy sinh, phục vụ vì Chúa Kitô. (Bài ca phục vụ).
CN 25 B
Tin Mừng tuần trước, các tông đồ tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chúa đã tỏ cho các ông biết, Ngài là Đấng Cứu Thế khiêm hạ như lời tiên tri Isaia mô tả.
Tin Mừng tuần này, Chúa nói rõ hơn về cách thức cứu thế của Ngài: Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Ngài, và ba ngày sau khi bị giết, Người sẽ sống lại.
Tuy nhiên, các tông đồ dường như im lặng suy nghĩ về những điều Thầy nói mà họ không hiểu! Khi bị Thầy hỏi:“Dọc đường anh em đã bàn tán chuyện gì vậy?”. “Các ông làm thinh”. Bởi vì “khi đi dọc đường các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”.
Chân thì đi đàng sau Thầy, nhưng lòng thì đi ngược chiều với Thầy. Điều đáng hỏi Thầy để hiểu thì không hỏi, lại quay ra cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Các ông vẫn nuôi hy vọng về chức tước, địa vị mà các ông nghĩ mình sẽ được nên đã ngấm ngầm bàn cãi với nhau để phân chia chỗ ngồi thấp cao.
Mọi chuyện khác thì Người vừa đi vừa dạy, cả đến chuyện Người sẽ bị nộp, bị giết chết thì Người cũng vừa đi vừa nói. Nhưng chuyện này thì Người long trọng dạy các ông: “Rồi Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói…”. Người ngồi xuống trong tư thế thầy dạy và gọi các ông lại trong tư thế môn đệ. Người trả lời thẳng đề tài mà các ông đã cãi nhau dọc đường: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Lời dạy thật rõ ràng, thiết thực, không văn hoa bỏng bảy. Rồi Người minh hoạ bằng hình ảnh một trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường gợi chúng ta nghĩ tới sự đơn sơ, trong sáng, nhưng trong Kinh Thánh thì “trẻ nhỏ không kể”, là số không. Người đưa ra một định luật ngược đời: muốn làm người lớn hơn cả thì phải trở thành số không! Chính Người tự đồng hoá với trẻ nhỏ: “Ai tiếp đón một trẻ nhỏ như em này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.(x. tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ con đường trở nên lớn lao thật sự. Đó là con đường phục vụ. Con đường phục vụ thay thế cho tham vọng thống trị. Giúp đỡ tha nhân thay cho tham vọng bắt người khác phục vụ chính mình. Chức quyền là để phục vụ lợi ích của mọi người. Địa vị chỉ là sự phân công hợp lý. Mỗi người một việc vì lợi ích của tập thể. Người lớn nhất, người đứng đầu là người phục vụ hết mình. Chức tước, chức vụ, chức vị, chức quyền chỉ là phương tiện để phục vụ. Ai sống tinh thần phục vụ đó là người lớn nhất. Ai không biết phục vụ thì là người nhỏ nhất. Giá trị của một con người không do địa vị chức tước mà tuỳ vào khả năng phục vụ và mức độ hữu ích của người đó. Chúa Giêsu mở ra một nền văn minh mới. Người lớn nhất không dùng quyền để lãnh đạo, nhưng dùng khả năng để phục vụ. Người lớn nhất không dùng sức mạnh để chỉ huy, nhưng dùng trái tim để yêu thương.
Để làm gương cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã tự hạ mình: “không phải để được phục vụ mà đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20,25-28). Là Thầy nhưng Người đã tự nguyện phục vụ môn đệ. Là lãnh đạo nhưng Người sẵn sàng hiến mạng sống “để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu được thể hiện rõ nét nhất trong cử chỉ rửa chân “Nếu Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em phải rửa chân cho nhau”. (Ga 13,14-15). "Ta ở giữa các con như một người phục vụ” (Lc 22,27). Phục vụ lên đến tuyệt đỉnh trong hành vi tự hiến “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,13).
Quyền bính và phục vụ gắn liền với nhau làm nên bản chất người môn đệ Chúa Giêsu. Người lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu là người có tâm, có tầm, có đức và có tài để phục vụ tha nhân theo tinh thần đức ái mục tử. Mục tử rao giảng chân lý và dám sống chân lý ấy cho dù phải hy sinh tính mạng.
Thánh Phêrô đã thấm nhuần lời dạy của Thầy Chí Thánh nên sau này ngài viết những lời tâm huyết cho các mục tử:“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Kitô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi ích thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt tình tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 5,1-4). Thánh Phêrô cũng khuyên các tín hữu: “Ơn riêng của Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.” (1Pr 4, 8-11).
Quyền bính đòi chiếm hữu và kiểm soát. Nhưng trong Giáo hội, quyền bính được xây trên nền tảng tình yêu Chúa. Chính vì thế, Chúa Giêsu mới cần Phêrô xác quyết tới ba lần : “Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17). Quyền bính được xây dựng trên tình yêu nên người mục tử luôn khiêm tốn phục vụ tha nhân. dân Chúa mong muốn trước tiên các linh mục của họ phải là các nhà lãnh đạo tinh thần: “Giáo dân mong muốn linh mục của họ là các người lãnh đạo tinh thần, luôn dễ gần, có tình yêu của Đức Kitô và chăm lo cho tất cả mọi người. Giáo dân mong muốn các linh mục dễ thương và ân cần tiếp đón. Giáo dân mong ước các linh mục yêu mến các công việc của các ngài, thi hành sứ vụ được xây dựng trên sự cầu nguyện, ban phát các bài giảng hay, quan tâm đến sự đào tạo tôn giáo cho trẻ em và người lớn, giảng dạy niềm tin Công Giáo, là thành viên của giáo xứ nơi các ngài phục vụ hiểu biết và có tài lãnh đạo và các kỹ năng giao tiếp tốt”. (The Repord, 6-6-2006). Lãnh đạo tinh thần cơ bản là “gây ảnh hưởng”, là khả năng một người ảnh hưởng lên người khác qua sự mời gọi, thuyết phục và gương sáng để đưa người khác từ nơi họ đang ở đến nơi mà Chúa muốn họ đến. Linh mục là người giảng Lời Chúa, thi hành các Bí Tích và lãnh đạo cộng đoàn tín hữu. Các ngài là nhà lãnh đạo tinh thần hiệu quả khi trui rèn ba kỹ năng ấy. Mẹ Thánh Têrêxa đã diễn tả các đòi hỏi của thuật lãnh đạo tinh thần một cách hết sức đơn giản qua câu nói: “để giữ cho đèn cháy sáng, bạn phải luôn châm dầu cho nó”.
Lời dạy của Chúa Giêsu đưa nhân loại đi vào nền văn minh của tình thương. Và kể từ đó, hàng triệu vị Thánh được tôn vinh như là những chứng từ sống động cho hình ảnh “Người lớn nhất” trong nền văn minh mới của Tin Mừng. Mẹ Têrêxa Calcutta trở thành vĩ nhân của thời đại bằng con đường yêu thương và phục vụ người nghèo. Phục vụ luôn gắn liền với yêu thương. Đức Cha Gioan Casaigne, sau 15 năm trong cương vị chủ chăn tại Sài Gòn, ngài đã tình nguyện về sống và phục vụ những bệnh nhân phong cùi ở Di Linh trong một ngôi nhà gỗ nhỏ hẹp. Ngài đã dành trọn trái tim và cả cuộc đời phục vụ những phận đời khốn khổ.Thánh Augustinô nhận định: Trong đời sống người kitô hữu, có một cuộc chiến đấu giữa hai thứ tình yêu: yêu Thiên Chúa cho đến từ bỏ bản thân mình và yêu bản thân cho đến nỗi chối bỏ Thiên Chúa.
Người thành công nhất là người phục vụ cho đồng loại nhiều nhất. Một vĩ nhân không hệ tại ở địa vị xã hội của người ấy mà là sự cống hiến cuộc đời cho sự phát triển của nhân loại. Giáo hội tuyên phong một người lên bậc hiển thánh chung quy cũng là tuyên dương tinh thần phục vụ của người ấy vì Nước Chúa. Phục vụ để trở nên phong phú, có giá trị, nên hoàn thiện và trở nên gần Chúa Giêsu hơn.
“Nghệ thuật làm lớn” của Chúa Giêsu chính là khiêm tốn phục vụ. Người thật sự cao cả là người dâng đời mình cho lợi ích của cộng đoàn. Thiên Chúa đã tự liên đới với người nhỏ bé, nghèo hèn, không đáng kể nhất. Phục vụ một người không đáng kể nhất cũng là phục vụ chính Thiên Chúa. Con đường tự hạ, làm người bé nhỏ và phục vụ anh em là con đường để trở nên vĩ đại, trở nên người lớn nhất trước mặt Chúa.
Muốn trở thành người phục vụ đích thực, thánh Giacôbê trong bài đọc 2 khuyên hãy sống: “thanh khiết, hiếu hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa trái, không thiên vị, cũng đừng giả hình. Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là người công chính”. Nơi nào có phục vụ, có chăm sóc, có chia sẻ không tính toán, nơi đó người ta sẽ thấy được sự chân thực của tình yêu.
Lạy Chúa, xin cho con biết : Phục vụ là hy sinh, phục vụ là quên mình. Phục vụ không đòi đền đáp, phục vụ ơn nghĩa không màng. Phục vụ là hy sinh, phục vụ vì Chúa Kitô. (Bài ca phục vụ).
Ngày 15/9. Di chúc của Chúa Giêsu. Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
04:02 14/09/2021
PHÚC ÂM: Ga. 19, 25-27
“Bà mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của người con chí thánh mà đau lòng thổn thức tâm can”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Cơ-lô-pát, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.
Ðó là lời Chúa.
Bạn Đường
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:19 14/09/2021
Bạn Đường
Ngay sau ngày lễ suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô, giáo hội cho chúng ta kính nhớ mầu nhiệm Mẹ Maria hiệp công với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô, người con của Mẹ cách trọn hảo qua hình ảnh Mẹ đứng dưới chân cây thập tự năm nào. Có thể nói đường đời của Chúa Giêsu luôn có sự hiện diện của Mẹ Maria và công trình cứu độ của Người in đậm dấu ấn của Mẹ Maria, một người mẹ và là người đồng hành thiết thân.
Mẹ Maria không chỉ là người vuông trong vai vị người thân mẫu của Đấng Cứu Thế trong việc cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Người mà Mẹ còn là người đồng hành với Con của mình suốt ba năm Người công khai rao giảng Tin Mừng và nhất là trên đoạn đường khổ giá đến tận đỉnh đồi Gôngôta. Khi đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, Chúa Giêsu được người ta ái mộ rất nhiều nhưng cũng có nhiều người phẫn nộ tìm cách hãm hại. Người được các môn đệ quý mến cộng tác vào việc loan báo Tin mừng nhưng cũng có lúc nhiều môn đệ bỏ Người mà đi. Trong thân phận con người, Đấng Cứu Thế vẫn luôn cần có đó người tri kỷ, tri âm, nhất là những lúc gặp sự chống đối và như là thất bại. Sự hiện diện và đồng hành của Mẹ Maria chính là nguồn an ủi và là nguồn động lực để Chúa Giêsu bước tiếp con đường cứu độ của mình cho đến cùng.
Người ta thường nói rằng đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng hình của người phụ nữ. Chúng ta có thể nói rằng trong công trình cứu độ của Chúa Kitô luôn có đó không chỉ đôi chân, đôi tay mà cả trái tim vẹn sạch bị đâm thủng cách huyền nhiệm của Mẹ Maria. Chúa Giêsu như chứng nhận hiện thực này khi trong phút giây hấp hối trên thập giá đã trao phó Mẹ Maria làm mẹ nhân loại qua người môn đệ Chúa yêu. Mẹ Maria chính là quà tặng vô giá mà Chúa Kitô trao phó cho nhân trần.
Đón nhận Mẹ Maria vào cuộc đời của mình như là người Mẹ chí ái và là người bạn đồng hành tín trung cùng tiến về quê trời thì chắc chắn chúng ta sẽ về đến đích. Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ, con vững luôn niềm tin, bước chân bình an.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngay sau ngày lễ suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô, giáo hội cho chúng ta kính nhớ mầu nhiệm Mẹ Maria hiệp công với Đấng Cứu Độ, Giêsu Kitô, người con của Mẹ cách trọn hảo qua hình ảnh Mẹ đứng dưới chân cây thập tự năm nào. Có thể nói đường đời của Chúa Giêsu luôn có sự hiện diện của Mẹ Maria và công trình cứu độ của Người in đậm dấu ấn của Mẹ Maria, một người mẹ và là người đồng hành thiết thân.
Mẹ Maria không chỉ là người vuông trong vai vị người thân mẫu của Đấng Cứu Thế trong việc cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Người mà Mẹ còn là người đồng hành với Con của mình suốt ba năm Người công khai rao giảng Tin Mừng và nhất là trên đoạn đường khổ giá đến tận đỉnh đồi Gôngôta. Khi đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ, Chúa Giêsu được người ta ái mộ rất nhiều nhưng cũng có nhiều người phẫn nộ tìm cách hãm hại. Người được các môn đệ quý mến cộng tác vào việc loan báo Tin mừng nhưng cũng có lúc nhiều môn đệ bỏ Người mà đi. Trong thân phận con người, Đấng Cứu Thế vẫn luôn cần có đó người tri kỷ, tri âm, nhất là những lúc gặp sự chống đối và như là thất bại. Sự hiện diện và đồng hành của Mẹ Maria chính là nguồn an ủi và là nguồn động lực để Chúa Giêsu bước tiếp con đường cứu độ của mình cho đến cùng.
Người ta thường nói rằng đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng hình của người phụ nữ. Chúng ta có thể nói rằng trong công trình cứu độ của Chúa Kitô luôn có đó không chỉ đôi chân, đôi tay mà cả trái tim vẹn sạch bị đâm thủng cách huyền nhiệm của Mẹ Maria. Chúa Giêsu như chứng nhận hiện thực này khi trong phút giây hấp hối trên thập giá đã trao phó Mẹ Maria làm mẹ nhân loại qua người môn đệ Chúa yêu. Mẹ Maria chính là quà tặng vô giá mà Chúa Kitô trao phó cho nhân trần.
Đón nhận Mẹ Maria vào cuộc đời của mình như là người Mẹ chí ái và là người bạn đồng hành tín trung cùng tiến về quê trời thì chắc chắn chúng ta sẽ về đến đích. Trên con đường về quê, cùng đi với Mẹ, con vững luôn niềm tin, bước chân bình an.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Làm người phục vụ
Lm. Thái Nguyên
19:14 14/09/2021
LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ
Chúa Nhật 25 Thường Niên năm B: Mc 9, 30-37
Suy niệm
Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu loan báo cho các môn đệ về cuộc khổ nạn của Ngài, để khi sự việc xảy ra thì họ sẽ không quá ngỡ ngàng và hoang mang, nhưng họ vẫn không hiểu, hoặc không muốn hiểu. Nói rằng các ông sợ không dám hỏi lại, nhưng đúng hơn, các ông muốn tránh né vấn đề. W. Barclay đã bình phẩm thái độ này như sau: Tâm trí con người vốn có năng khiếu lạ lùng để loại bỏ điều họ không muốn thấy. Chúng ta có khác gì họ đâu? Cũng vậy thôi, chỉ tiếp nhận phần nào mình thích và phù hợp với mình, và từ chối không chịu hiểu phần còn lại.
Có lẽ các môn đệ cũng đoán được Đức Giêsu sắp kết thúc hoạt động rao giảng, nhưng kết thúc một cách huy hoàng bằng cuộc cách mạng tái lập lại Israel. Thế nên giữa các ông bắt đầu có một cuộc tranh chấp về địa vị trong vương quốc mới của Thầy mình. Các ông tranh cãi nhau ngay trong lúc đi đường xem ai là người lớn nhất trong nhóm. Điều đó cho thấy các ông không hiểu gì về sứ mạng của Thầy mình, nên nằm trong tình cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
Khi về đến nhà, Chúa Giêsu bảo các môn đệ ngồi lại, vờ hỏi xem đã bàn chuyện gì khi đi đường. Họ làm thinh không trả lời. Trong bầu khí trầm lắng, Ngài nhẹ nhàng đưa ra cho họ một cách thế để trở nên những con người lớn lao thực sự:“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Lời này có lẽ làm cho các đồ đệ vừa sượng sùng trước cái ham muốn quyền thế, vừa rơi xuống chiếc mặt nạ ảo tưởng về chính mình. Bởi vì người đứng đầu mà phải sống như người đứng cuối, thì có ai muốn đứng đầu nữa không?
Chúa Giêsu còn minh họa bằng một hình ảnh sống động khi đặt đứa bé vào giữa họ rồi ôm lấy nó, và tuyên bố: “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy”. Khi nói và làm như thế, Chúa Giêsu đã thực hiện một hành động phục hồi mang hai chiều kích: con người và tôn giáo; vừa nhận mình là tôi tớ của mọi người, vừa mở rộng vòng đai khép kín của Giáo hội đến tận những người hèn mọn nhất. Đó chính là sứ vụ của Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ. Để nhấn mạnh thêm bài học quan trọng này, Ngài đã kết luận:“Ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”. Như vậy, ai đón nhận Ngài trong bản thân những kẻ bé nhỏ là đón nhận chính Thiên Chúa. Lạ thay! Thiên Chúa mang khuôn mặt một con trẻ. Đó là sứ điệp rất mới và rất lạ của đoạn Tin Mừng này.
Quả thật, trước giáo huấn của Chúa Giêsu, việc đua đòi danh vọng trở nên cái gì hàm hồ đối với những ai bước theo Ngài. Nhưng dường như ai cũng háo hức về chức tước, địa vị, quyền thế, vì nó không chỉ thỏa mãn được nhu cầu thể hiện bản thân, mà còn vì được công thành danh toại:“Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”, hoặc “Không công danh thà nát với cỏ cây”.
Chức vụ, địa vị, là điều phải có trong mọi tổ chức xã hội cũng như Giáo hội. Nó xấu là vì người ta quy về mình, lo chiếm hữu cho mình. Nhưng nó lại rất tốt khi người ta coi đó như một phương tiện phục vụ để đem lại bình an và hạnh phúc cho tha nhân. Tuy nhiên, kẻ ham mê quyền cao chức trọng thì không thể nói tốt được. Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với cả đạo đời. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác. Dù có phục vụ đi nữa thì cũng phục vụ như kẻ có quyền hành. Không mấy ai có được tính cách phục vụ như Chúa Giêsu.
Nếu phải coi ai là “Người lớn nhất”, thì chắc phải là người phục vụ nhiều nhất, với lòng khiêm nhường và tình yêu vô vị lợi. “Người lớn nhất” không dùng sức mạnh để chỉ huy, nhưng dùng con tim để yêu thương; không đứng trên cao để điều khiển, nhưng xuống dưới thấp để hầu hạ. Không phải chỉ Giáo hội, mà bất cứ một tập thể nào cũng rất cần những người đứng đầu theo kiểu mẫu của Đức Giêsu. Nhà truyền giáo Albert Schweitzer nói: “Người hạnh phúc nhất trong anh em là người đã tìm thấy con đường hiến thân phục vụ”.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Ngài là Con Thiên Chúa toàn năng,
nhưng không đến trần gian làm bá chủ,
mà chỉ đến để hiến thân phục vụ,
để đem lại hòa bình cho thế giới,
và trở thành giá cứu chuộc cho đời.
Ai cũng muốn mình nên cao trọng,
nên chạy theo danh vọng quyền hành,
dùng mọi phương kế để đua tranh,
đưa đến bao nhiêu chuyện chẳng lành.
Chúa dạy con muốn nên người lớn nhất,
phải làm người nhỏ nhất giữa anh em,
làm cao phải biết cúi mình phục vụ,
làm lớn phải hành động thật khiêm nhu.
Nhìn ngắm tượng ảnh Chúa Giê-su,
con thấy tay Ngài không chỉ lên đầu
mà chỉ vào trái tim bị đâm thâu,
một trái tim bốc lửa vì yêu dấu.
Điều đó đã làm cho con hiểu:
đứng đầu phải sống như người hầu,
vui lòng đón nhận những thương đau,
như chính Chúa đã nên gương mẫu.
Sự phục vụ nào cũng đòi con xả kỷ,
không tìm mình và cũng chẳng mong chi,
chỉ mong sao ý Chúa được thực thi,
và ai cũng thấy mình được yêu quý.
Xin cho con đừng toan tính điều gì,
chỉ biết chân thành và phục vụ cho đi,
đặt mình làm tôi tớ của mọi người,
nhận ra vị trí của mình là ở dưới,
để góp phần cho cuộc sống đẹp tươi. Amen.
Điều Nào Trước ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:51 14/09/2021
Điều Nào Trước?
Câu chuyện thánh sử Luca kể lại về người phụ nữ tội lỗi nhiều mà đã được Chúa Giêsu tha thứ hết tại nhà ông biệt phái Simon thật lý thú và cuốn hút người nghe, đọc (x. Lc 7,36-50). Kitô hữu chúng ta thật ra không mấy kinh ngạc lắm vì cách nào đó đã tin vào tình yêu bao la của Thiên Chúa. Tuy nhiên có điều phải ngạc nhiên đó là xem ra có chút khác biệt giữa câu chuyện Chúa Giêsu kể cho ông Simon và những lời Chúa Giêsu nói về chị phụ nữ tội lỗi liên quan đến thứ tự trước sau của sự tha thứ và tình yêu đáp đền.
Trong câu chuyện Chúa Giêsu kể thì các con nợ vì được chủ tha nợ trước nên mới bày tỏ lòng yên mến chủ với mức độ ít nhiều tùy theo mức lớn nhỏ số nợ được tha. Được tha nhiều thì yêu mến nhiều, được tha ít thì yêu mến ít. Còn khi nói về chị phụ nữ tội lỗi thì dường như chúng ta hiểu là nhờ chị ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa nhiều qua các hành vi: lấy nước mắt rửa chân Chúa, lấy tóc mà lau, hôn chân và lấy dầu xức lên chân Người nên chị ta được tha thứ nhiều. Phải chăng lòng yêu mến là một điều kiện đi trước để Thiên Chúa ban ơn tha thứ? Câu trả lời là không. Tình thương tha thứ của Thiên Chúa là nhưng không, là vô điều kiện. Thánh Phaolô đã khẳng định là Chúa Giêsu đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ có tội. “Khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì những người lương thiện. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,6-8).
Như thế tình thương tha thứ của Thiên Chúa luôn đi trước và tuôn ban cho tất cả mọi người. Tuy nhiên việc đón nhận tình yêu tha thứ ấy được hay không, nhiều hay ít là còn tùy ở mỗi người chúng ta mà dĩ nhiên trên nền tảng của sự khiêm nhu, chân thành ăn năn thống hối. Lòng yêu mến của chúng ta là hệ quả kéo theo của tâm tình tri ân cảm tạ vì đã được tha thứ tội lỗi mà theo chiều kích luân lý dưới ánh sáng lời mạc khải chính là món nợ vượt khả năng chi trả. Tình yêu, sự quảng đại của chúng ta là dấu chỉ chúng ta đã nhận được ơn tha thứ. Chúa Giêsu đã khẳng định rõ chân lý này qua lời nói với ông Simon về người phụ nữ: “Tôi nói cho ông hay: tội của chị này rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7,47).
Thiên Chúa không bao giờ sẻn tình thương tha thứ. Một chân lý chắc chắn. Tuy nhiên việc chúng ta có nhận được ơn thứ tha của Người hay không, nhiều hay ít thì không chắc chắn, dẫu cho đã từng nhiều lần đến tòa cáo giải. Không gì hơn hãy xét xem tấm lòng quảng đại của chúng ta thì sẽ biết chúng ta có nhận được ơn tha thứ hay không và nhận được nhiều hay ít. Nhưng làm sao chúng ta có thể bày tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu như chị phụ nữ tội lỗi ngày nào? Chính Chúa Giêsu cho chúng ta cách thế đó là qua những người bé mọn. Khi ta thực thi nghĩa cử ân tình với người bé mọn thì Người nhận đó là đã yêu mến Người (x.Mt 25,31-46).
Xin kể câu chuyện gia đình ngày xửa ngày xưa cách đây hơn nửa thế kỷ. Lúc bấy giờ cha xứ thường ngồi tòa vào mỗi chiều thứ Bảy. Lâu lâu vào chiều thứ Bảy chúng tôi nghe mẹ nói là “đi nhà thờ” (cách nói đi xưng tội). Khi mẹ về anh em chúng tôi thường thấy mẹ hay cười và vui hơn. Anh em chúng tôi ngửa tay xin tiền mẹ và thấy mẹ hào phóng hơn các ngày khác. Thế là mỗi lần nghe mẹ nói “đi nhà thờ” là cả bọn chực chờ mẹ về để ngửa tay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Câu chuyện thánh sử Luca kể lại về người phụ nữ tội lỗi nhiều mà đã được Chúa Giêsu tha thứ hết tại nhà ông biệt phái Simon thật lý thú và cuốn hút người nghe, đọc (x. Lc 7,36-50). Kitô hữu chúng ta thật ra không mấy kinh ngạc lắm vì cách nào đó đã tin vào tình yêu bao la của Thiên Chúa. Tuy nhiên có điều phải ngạc nhiên đó là xem ra có chút khác biệt giữa câu chuyện Chúa Giêsu kể cho ông Simon và những lời Chúa Giêsu nói về chị phụ nữ tội lỗi liên quan đến thứ tự trước sau của sự tha thứ và tình yêu đáp đền.
Trong câu chuyện Chúa Giêsu kể thì các con nợ vì được chủ tha nợ trước nên mới bày tỏ lòng yên mến chủ với mức độ ít nhiều tùy theo mức lớn nhỏ số nợ được tha. Được tha nhiều thì yêu mến nhiều, được tha ít thì yêu mến ít. Còn khi nói về chị phụ nữ tội lỗi thì dường như chúng ta hiểu là nhờ chị ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa nhiều qua các hành vi: lấy nước mắt rửa chân Chúa, lấy tóc mà lau, hôn chân và lấy dầu xức lên chân Người nên chị ta được tha thứ nhiều. Phải chăng lòng yêu mến là một điều kiện đi trước để Thiên Chúa ban ơn tha thứ? Câu trả lời là không. Tình thương tha thứ của Thiên Chúa là nhưng không, là vô điều kiện. Thánh Phaolô đã khẳng định là Chúa Giêsu đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ có tội. “Khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì những người lương thiện. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,6-8).
Như thế tình thương tha thứ của Thiên Chúa luôn đi trước và tuôn ban cho tất cả mọi người. Tuy nhiên việc đón nhận tình yêu tha thứ ấy được hay không, nhiều hay ít là còn tùy ở mỗi người chúng ta mà dĩ nhiên trên nền tảng của sự khiêm nhu, chân thành ăn năn thống hối. Lòng yêu mến của chúng ta là hệ quả kéo theo của tâm tình tri ân cảm tạ vì đã được tha thứ tội lỗi mà theo chiều kích luân lý dưới ánh sáng lời mạc khải chính là món nợ vượt khả năng chi trả. Tình yêu, sự quảng đại của chúng ta là dấu chỉ chúng ta đã nhận được ơn tha thứ. Chúa Giêsu đã khẳng định rõ chân lý này qua lời nói với ông Simon về người phụ nữ: “Tôi nói cho ông hay: tội của chị này rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7,47).
Thiên Chúa không bao giờ sẻn tình thương tha thứ. Một chân lý chắc chắn. Tuy nhiên việc chúng ta có nhận được ơn thứ tha của Người hay không, nhiều hay ít thì không chắc chắn, dẫu cho đã từng nhiều lần đến tòa cáo giải. Không gì hơn hãy xét xem tấm lòng quảng đại của chúng ta thì sẽ biết chúng ta có nhận được ơn tha thứ hay không và nhận được nhiều hay ít. Nhưng làm sao chúng ta có thể bày tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu như chị phụ nữ tội lỗi ngày nào? Chính Chúa Giêsu cho chúng ta cách thế đó là qua những người bé mọn. Khi ta thực thi nghĩa cử ân tình với người bé mọn thì Người nhận đó là đã yêu mến Người (x.Mt 25,31-46).
Xin kể câu chuyện gia đình ngày xửa ngày xưa cách đây hơn nửa thế kỷ. Lúc bấy giờ cha xứ thường ngồi tòa vào mỗi chiều thứ Bảy. Lâu lâu vào chiều thứ Bảy chúng tôi nghe mẹ nói là “đi nhà thờ” (cách nói đi xưng tội). Khi mẹ về anh em chúng tôi thường thấy mẹ hay cười và vui hơn. Anh em chúng tôi ngửa tay xin tiền mẹ và thấy mẹ hào phóng hơn các ngày khác. Thế là mỗi lần nghe mẹ nói “đi nhà thờ” là cả bọn chực chờ mẹ về để ngửa tay.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 14/09/2021
12. Chúng ta càng thiếu vật chất của thế gian, thì càng hưởng thụ rất nhiều những sự trên thiên đàng.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 14/09/2021
60. BÁO CÁO THIÊN TAI
Năm mất mùa, nông dân đem thiên tai báo cáo với quan phủ. Quan lão gia hỏi lúa mạch thu hoạch được bao nhiêu, trả lời:
- “Thu hoạch chỉ được ba phần”.
Lại hỏi xơ bông thu hoạch bao nhiêu, trả lời:
- “Chỉ thu được hai phần”.
Lại hỏi thu hoạch lúa được bao nhiêu, trả lời:
- “Cũng chỉ có hai phần”.
Quan lão gia đùng đùng nổi giận:
- “Thì là thu hoạch được bảy phần rồi, lại còn đến bịa chuyện để mượn nợ sao?”
Nông dân vừa giận vừa tức cười, bèn nói:
- “Tôi sống một trăm mười mấy tuổi, thật chưa từng thấy qua đại hạn như thế”.
Quan lão gia hỏi:
- “Mày làm gì mà được một trăm mười mấy tuổi?”
Nông dân đáp:
- “Tôi bảy mươi tuổi, con trai đầu bốn mươi mốt tuổi, con trai thứ hai được ba mươi bảy tuổi, gộp lại không phải một trăm mười mấy tuổi hay sao?”
Nghe nói như thế thì cả công đường cười ầm lên, ngay cả quan lão gia cũng cười đến đỏ mặt đỏ mày.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 60:
Ông quan phủ chỉ nghe và gộp tất cả các loại con số thu hoạch rất nhỏ, mà không nhớ con số mất mùa thiệt hại to lớn mà người dân phải chịu do thiên tai gây ra.
Ngày nay cũng có một vài giáo dân sau khi phạm tội thì không muốn đi xưng tội ngay, nhưng đợi phạm cho nhiều tội rồi gộp lại và đi xưng tội một lần...cho tiện, cho nên khi xưng tội thì xét mình không kỷ, vào tòa xưng tội thì nói trước quên sau, họ chỉ nhớ và xưng các tội nhẹ chung chung và có khi nhờ cha giải tội giúp xét mình nữa...
Con người ta thường nhớ rất lâu những thú vui xác thịt, nhưng không nhớ hoặc không muốn nhớ những điều tệ hại bởi nó mà ra.
Chỉ cần phạm một tội trọng mà thôi, thì cửa hỏa ngục mở rộng và đường vào hỏa ngục thì thênh thang, cho nên đừng gộp cho nhiều tội trọng rồi đi xưng tội, nhưng phải mau mắn đi làm hòa với Chúa ngay, bởi vì không một ai biết ngày nào giờ nào mình phải chết.
Đi xưng tội là một loại báo cáo “tai nạn tâm hồn” cho linh mục thay mặt Chúa biết, cho nên đừng trì hoãn khi tâm hồn bị nạn, vì như thế chẳng ích lợi gì cho phần rỗi đời đời...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Năm mất mùa, nông dân đem thiên tai báo cáo với quan phủ. Quan lão gia hỏi lúa mạch thu hoạch được bao nhiêu, trả lời:
- “Thu hoạch chỉ được ba phần”.
Lại hỏi xơ bông thu hoạch bao nhiêu, trả lời:
- “Chỉ thu được hai phần”.
Lại hỏi thu hoạch lúa được bao nhiêu, trả lời:
- “Cũng chỉ có hai phần”.
Quan lão gia đùng đùng nổi giận:
- “Thì là thu hoạch được bảy phần rồi, lại còn đến bịa chuyện để mượn nợ sao?”
Nông dân vừa giận vừa tức cười, bèn nói:
- “Tôi sống một trăm mười mấy tuổi, thật chưa từng thấy qua đại hạn như thế”.
Quan lão gia hỏi:
- “Mày làm gì mà được một trăm mười mấy tuổi?”
Nông dân đáp:
- “Tôi bảy mươi tuổi, con trai đầu bốn mươi mốt tuổi, con trai thứ hai được ba mươi bảy tuổi, gộp lại không phải một trăm mười mấy tuổi hay sao?”
Nghe nói như thế thì cả công đường cười ầm lên, ngay cả quan lão gia cũng cười đến đỏ mặt đỏ mày.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 60:
Ông quan phủ chỉ nghe và gộp tất cả các loại con số thu hoạch rất nhỏ, mà không nhớ con số mất mùa thiệt hại to lớn mà người dân phải chịu do thiên tai gây ra.
Ngày nay cũng có một vài giáo dân sau khi phạm tội thì không muốn đi xưng tội ngay, nhưng đợi phạm cho nhiều tội rồi gộp lại và đi xưng tội một lần...cho tiện, cho nên khi xưng tội thì xét mình không kỷ, vào tòa xưng tội thì nói trước quên sau, họ chỉ nhớ và xưng các tội nhẹ chung chung và có khi nhờ cha giải tội giúp xét mình nữa...
Con người ta thường nhớ rất lâu những thú vui xác thịt, nhưng không nhớ hoặc không muốn nhớ những điều tệ hại bởi nó mà ra.
Chỉ cần phạm một tội trọng mà thôi, thì cửa hỏa ngục mở rộng và đường vào hỏa ngục thì thênh thang, cho nên đừng gộp cho nhiều tội trọng rồi đi xưng tội, nhưng phải mau mắn đi làm hòa với Chúa ngay, bởi vì không một ai biết ngày nào giờ nào mình phải chết.
Đi xưng tội là một loại báo cáo “tai nạn tâm hồn” cho linh mục thay mặt Chúa biết, cho nên đừng trì hoãn khi tâm hồn bị nạn, vì như thế chẳng ích lợi gì cho phần rỗi đời đời...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng với Cộng đồng Do Thái Slovakia
Vũ Văn An
00:56 14/09/2021
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng với Cộng đồng Do Thái Slovakia
Tại Quảng trường Rybné námestie, Bratislava, Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2021
Anh chị em thân mến,
Chúc anh chị em một buổi tối tốt đẹp! Tôi cảm ơn anh chị em vì những lời chào đón tốt đẹp của anh chị em và những chứng từ mà anh chị em đã cung cấp. Tôi đã đến như một người hành hương, đến thăm nơi này và xúc động vì nó. Quảng trường này là một nơi rất có ý nghĩa cho cộng đồng của anh chị em. Nó giữ cho ký ức về một lịch sử phong phú luôn sống động. Trong nhiều thế kỷ, nó là một phần của khu Do Thái. Tại đây, giáo sĩ Do Thái nổi tiếng Chatam Sofer đã lao khổ. Ở đây có một hội đường Do Thái đứng cạnh Nhà thờ Chính tòa Đăng quang. Như chúng ta đã nghe, khung cảnh kiến trúc nói lên sự chung sống hòa bình giữa hai cộng đồng, một biểu tượng khác thường và đầy gợi hình, và một dấu hiệu nổi bật của sự hợp nhất nhân danh Thiên Chúa của các tổ phụ chúng ta. Ở đây, giống như rất nhiều vị trong số các ngài, tôi cũng cảm thấy ý muốn được “cởi giầy” ở một nơi được chúc phúc bởi tình huynh đệ nhân loại nhân danh Đấng Tối Cao.
Tuy nhiên, trong thời gian sau đó, danh thánh Thiên Chúa đã bị ô nhục: trong Thế Chiến thứ hai, trong cơn thù hận điên cuồng, hơn một trăm nghìn người Do Thái Slovakia đã bị giết. Trong một cố gắng nhằm xóa bỏ mọi dấu vết của cộng đồng, nguyện đường Do Thái đã bị triệt hạ. Có lời chép: “Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng” (Xh 20: 7). Danh Thiên Chúa, chính Chúa, bị phạm thượng bất cứ khi nào phẩm giá độc đáo và khác biệt của con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Người, bị vi phạm. Ở đây, tại nơi này, Danh của Thiên Chúa đã bị làm nhục, vì hình thức phạm thượng tồi tệ nhất là lợi dụng nó cho mục đích riêng của chúng ta, từ chối tôn trọng và yêu thương người khác. Ở đây, khi suy gẫm về lịch sử của dân tộc Do Thái bị đánh dấu bởi cuộc lăng nhục bi thảm này với Đấng Tối Cao, chúng ta cảm thấy xấu hổ về việc Danh khôn tả của Người đã thường xuyên bị sử dụng xiết bao cho những hành vi phi nhân tính không thể nào diễn tả được! Biết bao kẻ áp bức từng nói: "Thiên Chúa ở cùng chúng ta"; nhưng chính chúng là những kẻ không ở với Thiên Chúa!
Anh chị em thân mến, lịch sử của anh chị em là lịch sử của chúng tôi, các đau khổ của anh chị em là các đau khổ của chúng tôi. Đối với một số anh chị em, Đài tưởng niệm Diệt chủng này là nơi duy nhất mà anh chị em có thể tôn vinh ký ức của những người thân yêu của mình. Tôi tham gia với anh chị em trong việc này. Chữ "zechor" - "Tưởng niệm!" - được ghi bằng tiếng Do Thái trên Đài tưởng niệm này. Tưởng niệm không thể và không được nhường chỗ cho sự lãng quên, vì sẽ không có bình minh lâu dài của tình huynh đệ, trừ khi, trước nhất, chúng ta phải cùng nhau xua tan bóng đêm. Đối với cả chúng ta, câu hỏi của nhà tiên tri vẫn vang vọng: " Này người canh gác, đêm đến đâu rồi?" (Is 21:11). Bây giờ là lúc không được làm lu mờ hình ảnh của Thiên Chúa sáng ngời trong nhân tính. Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau trong nỗ lực này. Vì trong thời đại của chúng ta, rất nhiều ngẫu thần trống rỗng và giả dối làm ô danh Danh Đấng Tối Cao: ngẫu thần quyền lực và tiền bạc vượt trội hơn phẩm giá con người; một tinh thần thờ ơ nhìn đi phía khác; và các hình thức thao túng lạm dụng tôn giáo để phục vụ quyền lực hoặc cách khác giản lược nó xuống mức không còn liên quan chi nữa. Nhưng cả quên đi quá khứ, sự ngu dốt cũng sẵn sàng biện minh cho bất cứ điều gì, giận dữ và hận thù. Tôi nhắc lại: chúng ta hãy đoàn kết lên án mọi bạo lực và mọi hình thức bài Do Thái, và làm việc để bảo đảm rằng hình ảnh của Thiên Chúa, hiện diện trong nhân tính mà Người đã tạo dựng, sẽ không bao giờ bị xúc phạm.
Anh chị em thân mến, Quảng trường này cũng là nơi ánh sáng hy vọng tỏa sáng. Mỗi năm, anh chị em đến đây nhân dịp lễ Hanukkah để thắp ngọn đèn đầu tiên lên cây đèn nhiều nhánh (menorah). Bóng tối được xua tan bởi thông điệp nói rằng sự hủy diệt và cái chết không có lời cuối cùng, mà đúng hơn sự đổi mới và sự sống. Mặc dù nguyện đường Do Thái trên địa điểm này đã bị phá bỏ, nhưng cộng đồng Do Thái vẫn hiện diện. Một cộng đồng sống động và cởi mở đối với đối thoại. Ở nơi này, lịch sử của chúng ta lại gặp nhau. Ở đây, chúng ta hãy cùng nhau khẳng định trước mặt Thiên Chúa rằng chúng ta sẵn lòng kiên trì trên con đường sáp lại gần nhau và thân hữu.
Tôi có những kỷ niệm sống động về cuộc gặp năm 2017 của tôi tại Rome với đại diện của các cộng đồng Do Thái và Kitô giáo của anh chị em. Tôi vui mừng nói rằng sau đó một Ủy ban đối thoại với Giáo Hội Công Giáo đã được thiết lập và anh chị em đã cùng nhau xuất bản một số văn kiện quan trọng. Quả là tốt đẹp khi chia sẻ và truyền bá những điều hợp nhất chúng ta. Và quả là tốt đẹp khi tiến bước, trong sự thật và trung thực, dọc theo con đường huynh đệ nhằm thanh tẩy ký ức, chữa lành các vết thương trong quá khứ và tưởng nhớ những gì tốt đẹp đã nhận được và dâng tặng. Theo sách Talmud, bất cứ ai tiêu diệt một cá nhân sẽ hủy diệt cả thế giới, trong khi bất cứ ai cứu một cá nhân sẽ cứu cả thế giới. Mọi cá nhân đều quan trọng và những gì anh chị em đang làm qua các cuộc trao đổi quan trọng của mình đều rất quan trọng. Tôi cảm ơn anh chị em vì những cánh cửa anh chị em đã mở ra cả hai phía.
Thế giới của chúng ta cần những cánh cửa rộng mở. Chúng là những dấu hiệu của phước lành cho nhân loại. Thiên Chúa phán cùng Tổ phụ Ápraham: “Nhờ ngươi mà mọi gia đình trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12: 3). Đây là một chủ đề lặp đi lặp lại xuyên suốt cuộc đời các Tổ phụ (xem St 18:18; 22:18; 26: 4). Đối với Giacóp, tức Israel, Thiên Chúa phán: “Dòng dõi ngươi sẽ giống như bụi đất, và các ngươi sẽ lan ra nước ngoài tới tận phương tây và phương đông, phương bắc và phương nam; và từ chính ngươi và dòng dõi của ngươi, tất cả các gia đình trên mặt đất được chúc phúc” (St 28:14). Ở đây trên lãnh thổ Slovakia này, một lãnh thổ của gặp gỡ giữa đông và tây, bắc và nam, xin cho gia đình con cái Israel tiếp tục phát huy ơn gọi này, lời triệu tập trở thành dấu hiệu chúc phúc cho tất cả mọi gia đình trên mặt đất. Phước lành của Đấng Tối Cao được tuôn đổ trên chúng ta, bất cứ khi nào Người thấy một gia đình của anh chị em tôn trọng, yêu thương nhau và cùng nhau làm việc. Cầu xin Đấng toàn năng chúc phúc cho anh chị em, để giữa tất cả những bất hòa đang làm ô uế thế giới của chúng ta, anh chị em có thể cùng nhau luôn là nhân chứng của hòa bình. Shalom!
Bài giảng của Đức Phanxicô trong giờ kinh phụng vụ theo nghi lễ Byzantine tại Prešov, Slovakia
Vũ Văn An
05:57 14/09/2021
Theo VaticanNews, một cao điểm trong chuyến viếng thăm Slovakia của Đức Phanxicô là tới Prešov để chủ tọa buổi Phụng Vụ Thánh theo nghi lễ Byzantine của các tín hữu Công Giáo nghi lễ Hy Lạp, là cộng đồng chiếm 3.8% tổng số dân Slovakia (khoảng 206,871 người, trong hai giáo phận).
Trong Buổi Phụng Vụ trên, diễn ra lúc 10 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 9, tại quảng trường Mestská športová hala (Prešov), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có bài giảng như sau:
"Chúng tôi công bố Chúa Kitô bị đóng đinh... quyền năng của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Thiên Chúa". Thánh Phaolô cho chúng ta biết như thế, nhưng ngài không giấu giếm sự kiện này là, về mặt khôn ngoan của loài người, thập giá xuất hiện như một điều hoàn toàn khác: đó là “tai tiếng”, “ngu xuẩn” (1Cr 1,23-24). Thập giá là một công cụ của sự chết, nhưng nó đã trở thành nguồn sự sống. Đó là một cảnh tượng khiếp đảm, nhưng nó đã tiết lộ cho chúng ta vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao, trong ngày lễ hôm nay, dân Chúa tôn kính thập giá và Phụng vụ cử hành nó. Tin Mừng của Thánh Gioan cầm tay chúng ta và giúp chúng ta đi vào mầu nhiệm này. Chính thánh sử đã hiện diện, đứng dưới chân thập giá. Nhìn chằm chằm vào Chúa Giêsu, treo lơ lửng ở đó, ngài viết: “Người thấy điều này, đã làm chứng” cho nó” (Ga 19:35). Thánh Gioan vừa thấy vừa làm chứng.
Đầu tiên là thấy. Thánh Gioan đã thấy gì khi đứng dưới chân thập giá? Chắc chắn, những gì người khác cũng đã thấy: Chúa Giêsu, một người vô tội và tốt lành, đã bị giết một cách tàn nhẫn giữa hai tên tội phạm. Tuy nhiên, một bất công nữa trong nhiều bất công, nhiều hy sinh đẫm máu vẫn không thay đổi được lịch sử, bằng chứng mới nhất cho thấy dòng biến cố trong thế giới của chúng ta không thay đổi: điều thiện bị gạt sang một bên và điều ác thắng thế và phát triển rực rỡ. Trong mắt người đời, thập giá tượng trưng cho sự thất bại. Chúng ta cũng có thể có nguy cơ không đi quá cái nhìn đầu tiên, hời hợt này; chúng ta cũng có thể không chấp nhận sứ điệp của thập giá cho rằng Thiên Chúa cứu chúng ta bằng cách để mọi điều ác trong thế giới của chúng ta đổ sụp xuống trên Người. Chúng ta có thể không chấp nhận, ngoại trừ có lẽ bằng lời nói, một Thiên Chúa yếu đuối và bị đóng đinh, và thay vào đó, chúng ta thích mơ về một Thiên Chúa quyền năng và đắc thắng. Đây là một cơn cám dỗ rất lớn. Biết bao lần chúng ta khao khát một Kitô giáo của những người chiến thắng, một Kitô giáo đắc thắng, quan trọng và gây ảnh hưởng, nhận được vinh quang và danh dự? Tuy nhiên, một Kitô giáo không có thập giá là một Kitô giáo trần tục, và tự cho thấy mình cằn cỗi, vô sinh.
Trái lại, Thánh Gioan đã nhìn thấy trong thập giá sự hiện diện và công việc của Thiên Chúa. Nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh, ngài đã nhận ra vinh quang của Thiên Chúa. Ngài thấy rằng bất chấp bề ngoài, Chúa Giêsu không phải là kẻ thua cuộc, mà là Thiên Chúa, Đấng sẵn lòng hiến thân vì mọi người. Tại sao Người làm điều này? Người có thể cứu mạng sống mình, Người có thể giữ khoảng cách với sự khốn khổ và tàn bạo của lịch sử nhân loại. Thay vào đó, Người đã chọn đi vào lịch sử đó, để đắm mình trong đó. Đó là lý do tại sao Người chọn con đường khó khăn nhất: thập giá. Để không ai trên trái đất nên tuyệt vọng đến mức không thể tìm thấy Người, ngay ở đó, giữa sầu khổ, tăm tối, bị bỏ rơi, tai tiếng về sự khốn khổ và sai lầm của chính họ. Ở đó, ở chính nơi mà chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa không thể hiện diện, thì Người đã đến. Để cứu những người tuyệt vọng, chính Người đã chọn nếm trải sự tuyệt vọng; tự mình gánh lấy nỗi thống khổ cay đắng nhất của chúng ta, Người kêu lên từ thập giá: "Chúa ơi, Chúa ơi, tại sao Chúa lại bỏ rơi con?" (Mt 27:46; Tv 22: 1). Một tiếng kêu cứu rỗi. Nó cứu rỗi vì Thiên Chúa đã nhận lấy cho Người cả kinh nghiệm bị bỏ rơi của chúng ta. Và bây giờ, với Người, chúng ta không còn cô đơn bao giờ nữa.
Làm thế nào chúng ta học được cách nhìn thấy vinh quang trong thập giá? Một số vị thánh dạy chúng ta rằng thập giá giống như một cuốn sách: để biết nó, chúng ta phải mở nó ra và đọc nó. Mua một cuốn sách mà thôi chưa đủ, hãy nhìn nó và đặt nó trên giá sách trong nhà của chúng ta. Điều này cũng đúng đối với thập giá: nó được vẽ hoặc khắc ở khắp mọi nơi trong các nhà thờ của chúng ta. Các thập giá được tìm thấy ở khắp nơi xung quanh chúng ta: trên cổ, trong nhà, trong xe hơi, trong túi. Điều này có ích gì, trừ khi chúng ta dừng lại để nhìn vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và mở lòng ra với Người, trừ khi chúng ta để mình bị xúc động bởi những vết thương mà Người phải mang vì chúng ta, trừ khi trái tim chúng ta tràn ngập xúc động và chúng ta khóc trước vị Thiên Chúa bị thương vì yêu thương chúng ta. Trừ khi chúng ta làm điều đó, thập giá vẫn là một cuốn sách chưa đọc tuy tựa đề và tác giả của nó chúng ta đều biết, nó chưa có bất cứ tác động nào đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đừng giản lược thập giá thành một đối tượng của lòng sùng kính, càng ít thành một biểu tượng chính trị, thành một dấu hiệu của địa vị tôn giáo và xã hội hơn.
Việc chiêm ngưỡng Chúa bị đóng đinh đưa chúng ta đến bước thứ hai: làm chứng. Nếu chúng ta chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu, khuôn mặt của Người sẽ được phản chiếu trên chính khuôn mặt của chúng ta: các nét của Người trở thành các nét của chúng ta, tình yêu của Chúa Kitô chiến thắng chúng ta và biến đổi chúng ta. Ở đây tôi nghĩ đến các vị tử đạo trên đất nước này đã làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô trong những thời kỳ khó khăn, khi mọi sự được khuyên phải im lặng, che giấu, không tuyên xưng đức tin. Tuy nhiên, họ không thể - không thể - không thể không làm chứng. Biết bao người quảng đại đã phải chịu đau khổ và chết ở đây tại Slovakia này vì danh Chúa Kitô! Nhân chứng của họ phát sinh từ tình yêu đối với Người, Đấng mà họ đã chiêm ngưỡng từ lâu. Đến mức họ giống như Người cả trong cái chết của họ.
Tôi cũng nghĩ đến thời đại của chúng ta, trong đó không thiếu cơ hội để làm chứng. Ở đây, tạ ơn Chúa, chúng ta không thấy những kẻ bách hại các Kitô hữu, như ở quá nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, chứng tá của chúng ta có thể bị suy yếu đi bởi tính thế gian và sự tầm thường. Thay vào đó, thập giá đòi hỏi một lời chứng khập khiễng. Vì thập giá không phải là ngọn cờ để vẫy, nhưng là nguồn thuần khiết của một lối sống mới. Lối sống nào? Lối sống của Tin Mừng, lối sống của các Mối phúc. Một nhân chứng biết mang thập giá trong lòng mình, chứ không chỉ trên cổ mình, không xem ai là kẻ thù, nhưng mọi người đều là anh chị em mà Chúa Giêsu đã hiến mạng sống cho. Nhân chứng của thập giá không dừng lại ở những điều sai trái của quá khứ hoặc khư khư than thở về hiện tại. Nhân chứng thập giá không sử dụng những cách thức lừa dối và cao ngạo của thế gian: họ không muốn áp đặt bản thân và lối sống riêng, nhưng hiến mạng sống của mình cho người khác. Họ không tìm kiếm lợi thế cho riêng mình, để được coi là sùng đạo: đấy là thứ tôn giáo giả hình, chứ không phải nhân chứng cho Chúa bị đóng đinh. Các nhân chứng thập giá chỉ có một chiến lược, đó là chiến lược của Thầy: tình yêu khiêm nhường. Họ không tìm chiến thắng ở đây ở dưới này, vì họ biết rằng tình yêu của Chúa Kitô sinh hoa kết trái trong những biến cố của cuộc sống hàng ngày, đổi mới mọi sự từ bên trong, giống như hạt giống rơi xuống đất, chết đi và sinh nhiều hoa trái.
Anh chị em thân mến, anh chị em đã từng thấy các chứng nhân như vậy. Hãy trân trọng ký ức về những người đó, họ đã nuôi dưỡng anh chị em và giúp anh chị em trưởng thành trong đức tin. Những người thấp kém và đơn giản, những người đã cống hiến cuộc đời mình trong yêu thương đến cùng. Đây là những anh hùng của chúng ta, những anh hùng của cuộc sống hàng ngày, và cuộc đời của họ đã thay đổi lịch sử. Các nhân chứng tạo ra những nhân chứng khác, vì họ là những người trao ban sự sống. Đó là cách mà đức tin được loan truyền: không phải bằng quyền lực thế gian mà bằng sự khôn ngoan của thập giá; không phải bằng cơ cấu mà bằng nhân chứng. Hôm nay, Chúa, từ sự im lặng hùng hồn của thập giá, đang hỏi tất cả chúng ta, như Người đang hỏi bạn, và bạn, và bạn và tôi: Các con có muốn làm nhân chứng cho Thầy không?
Đứng cùng với Thánh Gioan trên đồi Canvê là Thánh Mẫu của Thiên Chúa. Không ai thấy sách thập giá rộng mở như ngài, và ngài đã làm chứng cho điều đó bằng tình yêu khiêm nhường. Qua lời chuyển cầu của Mẹ, chúng ta hãy cầu xin ơn biết hướng đôi mắt trái tim ta về Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Khi đó đức tin của chúng ta sẽ có thể nở hoa trong sự viên mãn của nó; và rồi nhân chứng của chúng ta sẽ sinh hoa kết trái đầy đủ.
Linh mục bị đe dọa với lá thư chứa viên đạn. Ngài là nạn nhân của cuộc tấn công trên mạng: Họ muốn tôi im lặng? Không bao giờ!
Đặng Tự Do
06:12 14/09/2021
Trong một bài đăng trên Facebook gần đây, Cha Omar Buenaventura, linh mục người Peru, đã tố cáo một hành vi đe dọa sau khi một nghi phạm không rõ danh tính gửi cho ngài viên đạn thứ ba qua đường bưu điện. Vị linh mục gần đây cũng trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công lớn trên mạng.
“Sợ à? Không, tôi không sợ. Họ muốn tôi im lặng? KHÔNG BAO GIỜ. Tôi sẽ tiếp tục nói? LUÔN LUÔN là như thế”, linh mục nói.
“'Điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rô-ma 8:35)
“Cuối tuần này, tôi đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công trên mạng. Họ muốn xâm nhập tài khoản Facebook, Instagram, tài khoản email và ngân hàng trực tuyến của tôi.”
“Cả TikTok của tôi, nơi tôi chỉ có một video cũng bị tấn công. Tôi không biết tại sao lại có người quan tâm đến việc vào TikTok của tôi?”
“Cảm ơn Chúa, họ không thể làm gì cả. Các cảnh báo an toàn đã nhảy lên và tôi có thể dừng tất cả những điều đó ngay lập tức. Tôi thoát được một vụ ăn cắp thẻ tín dụng”.
“Nhưng họ cũng gửi lại cho tôi một viên đạn. Đây là lần thứ ba kể từ hôm Thứ Hai, ngày 24 tháng Năm. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đăng bài về chủ đề này.”
“Ai hay những ai là tác giả? Tôi không có ý kiến. Tôi chỉ cầu nguyện cho họ và cầu xin Chúa cho tâm hồn họ, cho sự bình yên trong trái tim họ. Tôi luôn coi rằng tôi không có kẻ thù và tôi vẫn nghĩ rằng tôi không có kẻ thù”.
“Sợ hãi à? KHÔNG.”
“Họ muốn tôi im lặng? KHÔNG BAO GIỜ”.
“Tôi sẽ tiếp tục nói, Luôn luôn là như thế”.
“Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Lorenzo, Thánh Têrêsa Calcutta, Thánh Pio Pietrelcina, Thánh Josemaría Escrivá, Thánh Rafael Arnaiz Barón, và Thánh Alberto Hurtado sẽ tiếp tục chăm sóc tôi.
Cha Omar Buenaventura là Tổng thư ký của Cáritas Lurín, ở Peru, và được biết đến với những công việc liên đới với hàng ngàn người nghèo ở Peru.
Vào tháng 5, ngài nhận được một lời đe dọa khác sau khi chỉ trích chủ nghĩa cộng sản trong một bài giảng.
Source:Church POP
Dân chúng làng Moravská Nová Ves làm một cây thánh giá lớn để bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
06:13 14/09/2021
Khi cơn bão chết người vào tháng 6 năm ngoái quét qua ngôi làng Moravská Nová Ves, nó không để lại gì khác ngoài cảnh hoang tàn. Lúc đó, người dân khó có thể nhìn thấy tương lai trước một thảm kịch khủng khiếp như thế. Hôm nay, nhờ một làn sóng đoàn kết chưa từng có, những thiệt hại nặng nề nhất đã được sửa chữa và mọi người đang dần trở lại cuộc sống bình thường.
Những thanh xà ngang bị xé toạc và hư hỏng từ mái nhà thờ địa phương, nằm rải rác khắp làng, nay phục vụ cho một mục đích mới; chúng trở thành một cây thánh giá được thực hiện cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Slovakia từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9.
“Đức Thánh Cha đã phản ứng nhanh chóng khi thảm họa xảy ra, ngài cầu nguyện cho chúng tôi và đưa ra những lời an ủi. Vì thế, chúng tôi rất vinh dự được đóng góp vào cây thánh giá được thực hiện để vinh danh chuyến thăm của ngài tới Slovakia”, linh mục địa phương Marián Kalina nói với Đài Truyền hình Séc.
Cây thánh giá chủ yếu được làm từ nhôm, chỉ có phần trung tâm được làm bằng gỗ. Các kiến trúc sư Slovakia đã cố tình chọn những dầm bị hư hỏng nặng nhất do lốc xoáy. “Trái tim của cây thánh giá được tạo thành từ những mảnh gỗ nhỏ mà trên đó chúng ta có thể thấy rõ sự hư hại và sức mạnh của thiên nhiên đã xé nát và làm gãy những tấm gỗ như thế nào. Nếu chúng tôi đặt tấm gỗ này ở trung tâm của cây thánh giá, thì đó là để nhấn mạnh sự đồng cảm và đoàn kết sau thảm họa,” nhà điêu khắc Martin Lettrich nói với Đài truyền hình Séc.
Thánh giá cao sáu mét, rộng ba mét và nặng khoảng 150 kg. Sau chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, thánh giá sẽ được chuyển đến địa điểm hành hương Šaštín.
Source:France Radio
Đức Hồng Y Bo: Tiếng nói cho nhân quyền ở Miến Điện
Đặng Tự Do
06:14 14/09/2021
Khi Đức Hồng Y Charles Maung Bo trở thành Hồng Y đầu tiên của Miến Điện vào năm 2015, ngài đã thực hiện chức vụ mới của mình một cách nghiêm túc.
“Đức Thánh Cha đã cho tôi chiếc mũ màu đỏ và nói: 'Đó là màu của máu'“. Chiếc mũ của ngài, hay biretta, là lời nhắc nhở ngài đừng sợ hãi trong việc bảo vệ và lên tiếng cho dân tộc của mình và Giáo hội ở Á Châu.
Đức Hồng Y Bo đã nói chuyện với EWTN tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 ở Budapest, Hung Gia Lợi, vào ngày 8 tháng 9. Ngài đã thảo luận về Giáo hội ở Á Châu với Matthew Bunson, biên tập viên điều hành và trưởng văn phòng Washington của EWTN News, và Cha John Paul Zeller, tuyên úy nhân viên của EWTN.
Đức Hồng Y, người cũng là chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu cho biết, văn hóa và tôn giáo của Á Châu đi đôi với nhau. Ngài nhận định rằng nền văn hóa và tôn giáo - bao gồm Phật giáo, Hồi giáo và Công Giáo là “ rất phong phú, rất đa dạng”.
Mặc dù vậy, ngài nói, họ đoàn kết với nhau về một số vấn đề nhất định. Ngài cho biết, trong số những điều khác, người Á Châu ưu tiên “truyền thống và văn hóa tôn trọng người lớn tuổi và đoàn kết trong gia đình, giá trị của gia đình, giá trị của người mẹ”.
Ngài nói thêm rằng ở Miến Điện, “có thể từ 90 đến 95% các gia đình rất ổn định”.
Ngài nhấn mạnh rằng một trong những “thành quả của văn hóa” ở Á Châu, đặc biệt là ở Miến Điện, là người dân có khuynh hướng tôn giáo. Đức Hồng Y Bo giải thích rằng tâi Miến Điện 85% dân chúng theo đạo Phật, 5% theo đạo Hồi và 5 đến 6% theo Kitô Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm một thiểu số là 1.3%.
Ngài cho biết:
“Sẽ không có ai nói rằng: Tôi là một người không theo đạo nào. Tôi không theo tôn giáo, tôi là một nhà tư tưởng tự do, tôi không theo bất kỳ tôn giáo cả. Sẽ không ai nói điều đó ở Miến Điện.”
Ở Miến Điện, người Công Giáo coi Đức Giáo Hoàng và Giáo hội là “rất thánh thiêng”. Đối diện với những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người dân Miến Điện cảm thấy ngỡ ngàng.
Ngay cả quân đội và chính phủ cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với Giáo hội và các nhà lãnh đạo của Giáo hội.
Ngài nhớ lại: “Trước cuộc đảo chính, tôi có thể có quyền truy cập để gửi tin nhắn cho cả chính phủ cũng như các tướng lĩnh quân đội. Tất nhiên, họ khá kiên quyết trước chương trình giành chính quyền trong nước của họ”.
Trong bối cảnh chính trị bất ổn như vậy, vị Hồng Y đã nỗ lực đóng vai trò là tiếng nói cho nhân quyền ở châu Á.
“ Chúng tôi nghĩ rằng - trong năm, hay sáu năm qua - chúng tôi đang trên con đường tới dân chủ, tới tự do. Nhưng một lần nữa, bây giờ, nó lại sụp đổ vì quân đội và chúng tôi không có quyền nói về nhân quyền và chúng tôi thực tế không có đối thoại.”
Ông tiết lộ, các nhà lãnh đạo tôn giáo thường xuyên bị áp lực phải tránh xa các vấn đề chính trị.
“Ngay cả bản thân tôi cũng đã một, hai, ba lần được yêu cầu không tham gia vào lĩnh vực chính trị, nhưng tôi đã nói, 'Đó không phải là chính trị. Đây là quyền con người, về những nhu cầu cơ bản mà chúng tôi nói nhân danh người dân. '“
Source:Catholic News Agency
Diễn từ của Đức Thánh Cha cho giới trẻ Slovakia: hãy ước mơ một cách mạnh mẽ
Thanh Quảng sdb
19:08 14/09/2021
Diễn từ của Đức Thánh Cha cho giới trẻ Slovakia: hãy ước mơ một cách mạnh mẽ
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người trẻ Slovakia tại Sân vận động Košice Lokomotiva và trả lời ba câu hỏi của giới trẻ về tình yêu, tình yêu trang lứa và tình yêu đối với thập giá.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Biến cố cuối cùng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô là cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Sân vận động Lokomotiva của thành phố Košice, nơi Chân phước Anna Kolesarova được phong chân phước vào năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bằng cách trả lời ba câu hỏi mà ngài đã được hỏi bởi một số người trẻ hiện diện. Đức Thánh Cha nói: “Cha cố gắng trả lời một số thắc mắc của chúng con…”
Trả lời câu hỏi của Peter và Zuzka về tình yêu giữa hai con người, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “giống như tất cả những điều tuyệt vời trong cuộc sống, tình yêu thật tuyệt diệu, nhưng không dễ dàng”. "Đó là ước mơ lớn nhất của chúng ta, mặc dù nó "không dễ dàng cắt nghĩa được". ĐTC nói cách tiếp cận đúng nhất về tình yêu là nhìn nó bằng “đôi mắt mới”, đôi mắt không bị ngoại hình thu hút và không tầm thường hóa tình yêu, bởi vì “tình yêu không chỉ đơn giản là một cảm xúc hay cảm giác... nó là lòng trung thành, là món quà và trách nhiệm."
Đức Thánh Cha giải giải thêm "Chúng ta được sinh ra ở đây không chỉ để làm việc, mà để tạo ra một cái gì đó trong cuộc sống của chúng ta." Ngài kêu gọi những người trẻ hãy dũng mạnh và anh hùng, hãy "mơ ước mà không sợ hãi! Đừng để cuộc sống của các bạn qua đi!”
Đâm rễ sâu
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ đang tụ tập tại Sân vận động Lokomotiva rằng ngài muốn gửi lại cho họ một lời khuyên: “Để tình yêu đơm hoa kết trái, chúng con đừng quên cội nguồn của mình. Ngày nay, thế giới có nguy cơ trồng cây mà không có rễ, vì chúng ta cảm thấy mình luôn phải di chuyển, làm mọi thứ một cách vội vàng”. Thay vào đó, ĐTC giải thích, chúng ta phải luôn rộng mở ra cho người khác.
"Ngày nay, có quá nhiều người gây rối, rất nhiều người sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, những kẻ truyền bá tiêu cực, những người khiếu nại chuyên nghiệp", Đức Thánh Cha nói. "Đừng để ý đến họ, vì bi quan và than trách không phải là một Kitô hữu".
Vượt qua chướng ngại vật
Sau đó, ĐTC trả lời câu hỏi của Petra về cách những người trẻ tuổi có thể vượt qua những trở ngại trên con đường đến với lòng thương xót của Chúa, Đức Thánh Cha nói đây cũng là “vấn đề về cách chúng ta nhìn mọi thứ và tìm kiếm những gì thực sự quan trọng”.
ĐTC tự hỏi "nếu cha hỏi tất cả các con những gì các con nghĩ khi đi xưng tội", Cha dám chắc rằng "câu trả lời của các con sẽ là 'tội lỗi của chúng con'". Nhưng tội lỗi không thực sự là trung tâm của sự thú tội, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không đi Xưng tội để bị trừng phạt và sỉ nhục, nhưng là như những người con chạy tới vòng tay yêu thương của Chúa Cha”.
Đức Thánh Cha xác quyết: "Cha sẽ cho các con một lời khuyên nhỏ, sau mỗi lần xưng tội, hãy ngồi yên trong giây lát để cảm nghiệm sự tha thứ mà các con đã lãnh nhận".
Hãy ôm lấy Thánh giá Chúa
Cuối cùng, Đức Thánh Cha trả lời vấn nạn của Peter và Lenka, làm thế nào để người trẻ có thể được khuyến khích ôm lấy Thánh giá Chúa mà không sợ hãi! "Cái ôm giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi!" Đức Thánh Cha nói: "Bất cứ khi nào chúng ta được ôm, chúng ta lấy lại được niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu ôm chúng ta. Các con hãy ôm lấy Thập giá Chúa Giêsu, hầu kín múc cho chúng con niềm vui của Chúa Giêsu", Đức Thánh Cha nói - "đó cũng là niềm vui, mà Cha muốn để lại cho chúng con".
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ những người trẻ Slovakia tại Sân vận động Košice Lokomotiva và trả lời ba câu hỏi của giới trẻ về tình yêu, tình yêu trang lứa và tình yêu đối với thập giá.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Biến cố cuối cùng của chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô là cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Sân vận động Lokomotiva của thành phố Košice, nơi Chân phước Anna Kolesarova được phong chân phước vào năm 2018.
Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bằng cách trả lời ba câu hỏi mà ngài đã được hỏi bởi một số người trẻ hiện diện. Đức Thánh Cha nói: “Cha cố gắng trả lời một số thắc mắc của chúng con…”
Trả lời câu hỏi của Peter và Zuzka về tình yêu giữa hai con người, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “giống như tất cả những điều tuyệt vời trong cuộc sống, tình yêu thật tuyệt diệu, nhưng không dễ dàng”. "Đó là ước mơ lớn nhất của chúng ta, mặc dù nó "không dễ dàng cắt nghĩa được". ĐTC nói cách tiếp cận đúng nhất về tình yêu là nhìn nó bằng “đôi mắt mới”, đôi mắt không bị ngoại hình thu hút và không tầm thường hóa tình yêu, bởi vì “tình yêu không chỉ đơn giản là một cảm xúc hay cảm giác... nó là lòng trung thành, là món quà và trách nhiệm."
Đức Thánh Cha giải giải thêm "Chúng ta được sinh ra ở đây không chỉ để làm việc, mà để tạo ra một cái gì đó trong cuộc sống của chúng ta." Ngài kêu gọi những người trẻ hãy dũng mạnh và anh hùng, hãy "mơ ước mà không sợ hãi! Đừng để cuộc sống của các bạn qua đi!”
Đâm rễ sâu
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ đang tụ tập tại Sân vận động Lokomotiva rằng ngài muốn gửi lại cho họ một lời khuyên: “Để tình yêu đơm hoa kết trái, chúng con đừng quên cội nguồn của mình. Ngày nay, thế giới có nguy cơ trồng cây mà không có rễ, vì chúng ta cảm thấy mình luôn phải di chuyển, làm mọi thứ một cách vội vàng”. Thay vào đó, ĐTC giải thích, chúng ta phải luôn rộng mở ra cho người khác.
"Ngày nay, có quá nhiều người gây rối, rất nhiều người sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, những kẻ truyền bá tiêu cực, những người khiếu nại chuyên nghiệp", Đức Thánh Cha nói. "Đừng để ý đến họ, vì bi quan và than trách không phải là một Kitô hữu".
Vượt qua chướng ngại vật
Sau đó, ĐTC trả lời câu hỏi của Petra về cách những người trẻ tuổi có thể vượt qua những trở ngại trên con đường đến với lòng thương xót của Chúa, Đức Thánh Cha nói đây cũng là “vấn đề về cách chúng ta nhìn mọi thứ và tìm kiếm những gì thực sự quan trọng”.
ĐTC tự hỏi "nếu cha hỏi tất cả các con những gì các con nghĩ khi đi xưng tội", Cha dám chắc rằng "câu trả lời của các con sẽ là 'tội lỗi của chúng con'". Nhưng tội lỗi không thực sự là trung tâm của sự thú tội, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không đi Xưng tội để bị trừng phạt và sỉ nhục, nhưng là như những người con chạy tới vòng tay yêu thương của Chúa Cha”.
Đức Thánh Cha xác quyết: "Cha sẽ cho các con một lời khuyên nhỏ, sau mỗi lần xưng tội, hãy ngồi yên trong giây lát để cảm nghiệm sự tha thứ mà các con đã lãnh nhận".
Hãy ôm lấy Thánh giá Chúa
Cuối cùng, Đức Thánh Cha trả lời vấn nạn của Peter và Lenka, làm thế nào để người trẻ có thể được khuyến khích ôm lấy Thánh giá Chúa mà không sợ hãi! "Cái ôm giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi!" Đức Thánh Cha nói: "Bất cứ khi nào chúng ta được ôm, chúng ta lấy lại được niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu ôm chúng ta. Các con hãy ôm lấy Thập giá Chúa Giêsu, hầu kín múc cho chúng con niềm vui của Chúa Giêsu", Đức Thánh Cha nói - "đó cũng là niềm vui, mà Cha muốn để lại cho chúng con".
Slovakia: Đức Giáo Hoàng tới Kosice và Presov, gặp gỡ người Công Giáo Hy Lạp, người Roma, những người trẻ tuổi
Vũ Văn An
20:16 14/09/2021
Theo hãng tin Zenit, ấn bản tiếng Pháp, vào ngày thứ ba của cuộc Tông du lần thứ 34, ngày 14 tháng 9 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Kosice và Presov, các thành phố lớn thứ hai và thứ ba của đất nước, cách Bratislava khoảng 300 km về phía đông.
Theo chương trình chính thức, ngài đáp máy bay vào khoảng 8 giờ sáng và hạ cánh xuống Kosice một giờ sau đó, nơi ngài được chào đón bởi Đức Tổng Giám Mục phụ trách những người Công Giáo theo nghi thức Byzantine, Đức Cha Cyril Vasil, cũng như thị trưởng và chính quyền địa phương.
Từ đó, ngài dùng xe hơi để tới Presov, khoảng ba mươi cây số về phía Bắc. Lịch sử của thành phố được đánh dấu một cách đáng chú ý bởi một vụ thảm sát vào năm 1687: 24 người theo đạo Tin lành bị xử tử vì nổi loạn, theo lệnh của Tướng Ý Antonio Carafa, phục vụ cho Đế quốc Rôma Thần thánh. Năm 1995, khi Đức Gioan Phaolô II đến thăm thành phố, ngài đã đọc kinh trước tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành Thánh lễ Byzantine – phụng vụ của Thánh Gioan Kim khẩu - trên sân dạo bộ của cung thể thao "Mestska sportova hala" ở Presov lúc 10:30 sáng. Ở nơi có sức chứa khoảng 53,000 người ngoài trời, có một tấm bảng kỷ niệm chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng người Ba Lan. Phòng tập thể dục liền kề được sử dụng như một trung tâm chích ngừa đại dịch Covid-19.
Sau lễ kỷ niệm, Đức Giáo Hoàng sẽ trở lại Kosice để dùng bữa trưa tại Chủng viện Saint Charles Borromeo, nơi có khoảng năm mươi chủng sinh và là nơi có khoa thần học của Đại học Công Giáo Ruzomberok. Tòa nhà này mở cửa vào năm 1809, bị đóng cửa dưới chế độ cộng sản và được trả lại cho giáo phận vào năm 1992. Đức Gioan Phaolô II đã qua đêm tại đó.
Dịp trên, vị Giáo hoàng người Ba Lan đã phong thánh cho ba linh mục bị binh lính của phái Calvin giết năm 1619. Năm 1657, giám mục của Eger, Đức Cha Benedict Kishdy, thành lập gần nơi họ tử đạo Đại học Kosice đầu tiên, ngày nay là Đại học Pavol Jozef Šafárik, được ủy thác cho Dòng Tên.
Trong số các di tích đáng chú ý của thành phố: nhà thờ Gothic Thánh Elisabeth thế kỷ 14, nhà thờ lớn nhất trong nước, và tháp Saint-Urbain; nhà nguyện Gothic Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Cột Đức Mẹ Vô nhiễm, một bức tượng kiểu baroque dâng kính Đức Trinh Nữ Maria vì đã chấm dứt một trận dịch hạch từ năm 1709 đến năm 1710, và bức tượng của vận động viên chạy marathon để tưởng nhớ Cuộc thi Marathon Hòa bình Quốc tế, lâu đời nhất ở Châu Âu, được tổ chức hàng năm tại Kosice từ năm 1924.
Người Roma và những người trẻ
Cuộc gặp tiếp theo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là cuộc gặp gỡ lúc 4 giờ chiều với cộng đồng Roma ở khu Luník IX. Kể từ năm 1990, khu này của thành phố, nơi có dân số chủ yếu là người Roma - khoảng 4,300 người - đã được hưởng chế độ tự quản. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng, nước, khí đốt, hệ thống sưởi, đều đáng được lưu ý ở đó.
Các tu sĩ dòng Phanxicô đã thành lập một khu truyền giáo tại khu phố này từ năm 2008, với một “Trung tâm Mục vụ” được khánh thành vào năm 2012 để hội nhập, trợ giúp và truyền giáo cho người Roma. Trung tâm do Cha Peter Besenyei chỉ đạo này bao gồm một phòng tập thể dục, một khu vực để đón tiếp các nhóm, và Nhà thờ “Chúa Kitô Phục sinh”. Các tu sĩ làm công việc giáo dục và giúp công ăn việc làm.
Cuối cùng, cũng tại thị trấn đại học này - thủ đô văn hóa châu Âu năm 2013 - dưới chân dãy núi Slovak Ore, cách biên giới Hungary 20 km, Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ những người trẻ tại sân vận động Lokomotiva với sức chứa 10,000 người. Lịch sử của sân vận động này gắn liền với Câu lạc bộ Lokomotíva Košice, đội bóng quan trọng thứ hai trong nước, nơi đây từng là trụ sở, trước khi trở thành đội MFK Košice.
Cuộc gặp gỡ với những người trẻ tuổi này diễn ra dưới dấu hiệu của Anna Kolesarova, một phụ nữ trẻ người Slovakia bị giết trong Thế chiến thứ hai bởi một người lính Liên Xô vì đã bảo vệ sự trong trắng của cô và được phong chân phước vào năm 2018.
Chuyến trở lại Bratislava của Đức Giáo Hoàng dự kiến vào lúc 7:30 tối.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình An Chiều Tà/Peaceful
Robert Helfman
11:19 14/09/2021
BÌNH AN CHIỀU TÀ/PEACEFUL
Ảnh của Robert Helfman
Ngồi đây ngắm áng chiều tà
Tâm hiền trí cởi thật là bình an
(bt)
VietCatholic TV
Cha Giám Đốc Caritas liên tục bị dọa lấy mạng. Dân làng làm cây thánh giá lớn tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:12 14/09/2021
1. Linh mục bị đe dọa với lá thư chứa viên đạn. Ngài là nạn nhân của cuộc tấn công trên mạng: “Họ muốn tôi im lặng? Không bao giờ!”
Trong một bài đăng trên Facebook gần đây, Cha Omar Buenaventura, linh mục người Peru, đã tố cáo một hành vi đe dọa sau khi một nghi phạm không rõ danh tính gửi cho ngài viên đạn thứ ba qua đường bưu điện. Vị linh mục gần đây cũng trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công lớn trên mạng.
“Sợ à? Không, tôi không sợ. Họ muốn tôi im lặng? KHÔNG BAO GIỜ. Tôi sẽ tiếp tục nói? LUÔN LUÔN là như thế”, linh mục nói.
“'Điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rô-ma 8:35)
“Cuối tuần này, tôi đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công trên mạng. Họ muốn xâm nhập tài khoản Facebook, Instagram, tài khoản email và ngân hàng trực tuyến của tôi.”
“Cả TikTok của tôi, nơi tôi chỉ có một video cũng bị tấn công. Tôi không biết tại sao lại có người quan tâm đến việc vào TikTok của tôi?”
“Cảm ơn Chúa, họ không thể làm gì cả. Các cảnh báo an toàn đã nhảy lên và tôi có thể dừng tất cả những điều đó ngay lập tức. Tôi thoát được một vụ ăn cắp thẻ tín dụng”.
“Nhưng họ cũng gửi lại cho tôi một viên đạn. Đây là lần thứ ba kể từ hôm Thứ Hai, ngày 24 tháng Năm. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi đăng bài về chủ đề này.”
“Ai hay những ai là tác giả? Tôi không có ý kiến. Tôi chỉ cầu nguyện cho họ và cầu xin Chúa cho tâm hồn họ, cho sự bình yên trong trái tim họ. Tôi luôn coi rằng tôi không có kẻ thù và tôi vẫn nghĩ rằng tôi không có kẻ thù”.
“Sợ hãi à? KHÔNG.”
“Họ muốn tôi im lặng? KHÔNG BAO GIỜ”.
“Tôi sẽ tiếp tục nói, Luôn luôn là như thế”.
“Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Lorenzo, Thánh Têrêsa Calcutta, Thánh Pio Pietrelcina, Thánh Josemaría Escrivá, Thánh Rafael Arnaiz Barón, và Thánh Alberto Hurtado sẽ tiếp tục chăm sóc tôi.
Cha Omar Buenaventura là Tổng thư ký của Cáritas Lurín, ở Peru, và được biết đến với những công việc liên đới với hàng ngàn người nghèo ở Peru.
Vào tháng 5, ngài nhận được một lời đe dọa khác sau khi chỉ trích chủ nghĩa cộng sản trong một bài giảng.
Source:Church POP
2. Dân chúng làng Moravská Nová Ves làm một cây thánh giá lớn để bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô
Khi cơn bão chết người vào tháng 6 năm ngoái quét qua ngôi làng Moravská Nová Ves, nó không để lại gì khác ngoài cảnh hoang tàn. Lúc đó, người dân khó có thể nhìn thấy tương lai trước một thảm kịch khủng khiếp như thế. Hôm nay, nhờ một làn sóng đoàn kết chưa từng có, những thiệt hại nặng nề nhất đã được sửa chữa và mọi người đang dần trở lại cuộc sống bình thường.
Những thanh xà ngang bị xé toạc và hư hỏng từ mái nhà thờ địa phương, nằm rải rác khắp làng, nay phục vụ cho một mục đích mới; chúng trở thành một cây thánh giá được thực hiện cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Slovakia từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9.
“Đức Thánh Cha đã phản ứng nhanh chóng khi thảm họa xảy ra, ngài cầu nguyện cho chúng tôi và đưa ra những lời an ủi. Vì thế, chúng tôi rất vinh dự được đóng góp vào cây thánh giá được thực hiện để vinh danh chuyến thăm của ngài tới Slovakia”, linh mục địa phương Marián Kalina nói với Đài Truyền hình Séc.
Cây thánh giá chủ yếu được làm từ nhôm, chỉ có phần trung tâm được làm bằng gỗ. Các kiến trúc sư Slovakia đã cố tình chọn những dầm bị hư hỏng nặng nhất do lốc xoáy. “Trái tim của cây thánh giá được tạo thành từ những mảnh gỗ nhỏ mà trên đó chúng ta có thể thấy rõ sự hư hại và sức mạnh của thiên nhiên đã xé nát và làm gãy những tấm gỗ như thế nào. Nếu chúng tôi đặt tấm gỗ này ở trung tâm của cây thánh giá, thì đó là để nhấn mạnh sự đồng cảm và đoàn kết sau thảm họa,” nhà điêu khắc Martin Lettrich nói với Đài truyền hình Séc.
Thánh giá cao sáu mét, rộng ba mét và nặng khoảng 150 kg. Sau chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, thánh giá sẽ được chuyển đến địa điểm hành hương Šaštín.
Source:France Radio
3. Đức Hồng Y Bo: Tiếng nói cho nhân quyền ở Miến Điện
Khi Đức Hồng Y Charles Maung Bo trở thành Hồng Y đầu tiên của Miến Điện vào năm 2015, ngài đã thực hiện chức vụ mới của mình một cách nghiêm túc.
“Đức Thánh Cha đã cho tôi chiếc mũ màu đỏ và nói: 'Đó là màu của máu'“. Chiếc mũ của ngài, hay biretta, là lời nhắc nhở ngài đừng sợ hãi trong việc bảo vệ và lên tiếng cho dân tộc của mình và Giáo hội ở Á Châu.
Đức Hồng Y Bo đã nói chuyện với EWTN tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 ở Budapest, Hung Gia Lợi, vào ngày 8 tháng 9. Ngài đã thảo luận về Giáo hội ở Á Châu với Matthew Bunson, biên tập viên điều hành và trưởng văn phòng Washington của EWTN News, và Cha John Paul Zeller, tuyên úy nhân viên của EWTN.
Đức Hồng Y, người cũng là chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu cho biết, văn hóa và tôn giáo của Á Châu đi đôi với nhau. Ngài nhận định rằng nền văn hóa và tôn giáo - bao gồm Phật giáo, Hồi giáo và Công Giáo là “ rất phong phú, rất đa dạng”.
Mặc dù vậy, ngài nói, họ đoàn kết với nhau về một số vấn đề nhất định. Ngài cho biết, trong số những điều khác, người Á Châu ưu tiên “truyền thống và văn hóa tôn trọng người lớn tuổi và đoàn kết trong gia đình, giá trị của gia đình, giá trị của người mẹ”.
Ngài nói thêm rằng ở Miến Điện, “có thể từ 90 đến 95% các gia đình rất ổn định”.
Ngài nhấn mạnh rằng một trong những “thành quả của văn hóa” ở Á Châu, đặc biệt là ở Miến Điện, là người dân có khuynh hướng tôn giáo. Đức Hồng Y Bo giải thích rằng tâi Miến Điện 85% dân chúng theo đạo Phật, 5% theo đạo Hồi và 5 đến 6% theo Kitô Giáo. Người Công Giáo chỉ chiếm một thiểu số là 1.3%.
Ngài cho biết:
“Sẽ không có ai nói rằng: Tôi là một người không theo đạo nào. Tôi không theo tôn giáo, tôi là một nhà tư tưởng tự do, tôi không theo bất kỳ tôn giáo cả. Sẽ không ai nói điều đó ở Miến Điện.”
Ở Miến Điện, người Công Giáo coi Đức Giáo Hoàng và Giáo hội là “rất thánh thiêng”. Đối diện với những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người dân Miến Điện cảm thấy ngỡ ngàng.
Ngay cả quân đội và chính phủ cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với Giáo hội và các nhà lãnh đạo của Giáo hội.
Ngài nhớ lại: “Trước cuộc đảo chính, tôi có thể có quyền truy cập để gửi tin nhắn cho cả chính phủ cũng như các tướng lĩnh quân đội. Tất nhiên, họ khá kiên quyết trước chương trình giành chính quyền trong nước của họ”.
Trong bối cảnh chính trị bất ổn như vậy, vị Hồng Y đã nỗ lực đóng vai trò là tiếng nói cho nhân quyền ở châu Á.
“ Chúng tôi nghĩ rằng - trong năm, hay sáu năm qua - chúng tôi đang trên con đường tới dân chủ, tới tự do. Nhưng một lần nữa, bây giờ, nó lại sụp đổ vì quân đội và chúng tôi không có quyền nói về nhân quyền và chúng tôi thực tế không có đối thoại.”
Ông tiết lộ, các nhà lãnh đạo tôn giáo thường xuyên bị áp lực phải tránh xa các vấn đề chính trị.
“Ngay cả bản thân tôi cũng đã một, hai, ba lần được yêu cầu không tham gia vào lĩnh vực chính trị, nhưng tôi đã nói, 'Đó không phải là chính trị. Đây là quyền con người, về những nhu cầu cơ bản mà chúng tôi nói nhân danh người dân. '“
Source:Catholic News Agency
Ngậm ngùi: ĐTGM và giáo dân thương tiếc vị linh mục tốt lành bị bắn hạ ngay khi vừa rút tiền ngân hàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:43 14/09/2021
1. Một linh mục bị bắn chết ở Haiti ngay sau khi vừa rút tiền ngân hàng
Cha André Sylvestre, 70 tuổi, đã bị bắn chết ở Cap-Haitien hôm thứ Hai, bên ngoài một ngân hàng nơi ngài vừa hoàn thành một giao dịch.
Vị linh mục đã bị một số người trên xe máy tấn công vào ngày 6 tháng 9. Theo Haiti Standard, những kẻ tấn công đã không lấy số tiền mà ngài cầm trên tay.
Cha Sylvestre được đưa đến bệnh viện, nhưng ngay sau đó đã qua đời vì vết thương quá nặng.
Ngài đang phục vụ tại giáo xứ Notre Dame de La Mercie.
Haiti đã chứng kiến tình trạng bạo lực gia tăng trong những năm gần đây, và số vụ bắt cóc đòi tiền chuộc đã tăng lên trong thời gian đó.
Một băng đảng tội phạm tự xưng là “400 Mazowo” đã bắt cóc 10 người Công Giáo, trong đó có các linh mục và nữ tu, vào ngày 11 tháng Tư khi các vị đang trên đường đến tham dự một lễ truyền chức linh mục. Các nạn nhân bị bắt cóc sau đó đã được trả tự do sau khi Giáo Hội Công Giáo chỉ trích công khai thái độ “không hành động”, của chính phủ và kêu gọi tất cả các trường Công Giáo và các cơ sở - ngoại trừ bệnh viện và phòng khám - phải đóng cửa để phản đối.
Đức Tổng Giám Mục Max Leroy Mésidor của Port-au-Prince hoan nghênh việc trả tự do cho họ, nhưng lưu ý rằng “sự hài lòng của chúng tôi sẽ lớn hơn khi chúng tôi thấy rằng chúng tôi đang sống trong một đất nước không tồn tại những vụ bắt cóc. Sự hài lòng của chúng tôi sẽ lớn hơn khi chúng tôi sống ở một đất nước mà mọi người có thể di chuyển đến nơi họ muốn, khi họ tôn trọng luật pháp”.
Tổng giáo phận Port-au-Prince đã cảnh báo vào tháng 4 rằng bạo lực băng đảng đã lên đến mức “chưa từng có” trong cả nước.
Tổng giáo phận cho biết: “Đã từ lâu, chúng tôi đã chứng kiến sự sa xuống địa ngục của xã hội Haiti. Các cơ quan công quyền không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này khiến người dân không thể không nghi ngờ về nạn hối lộ và đồng lõa.”
Haiti cũng đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng khác, bao gồm thiên tai và thiếu cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe để đối phó với đại dịch COVID-19.
Một trận động đất vào tháng trước đã giết chết hơn 2,200 người và trước đó tổng thống Jovenel Moïse đã bị ám sát vào tháng Bảy.
Một trận động đất năm 2010 đã giết chết 200,000 người và khiến 1 triệu người mất nhà cửa; một thập kỷ sau, hàng chục ngàn người vẫn sống trong các trại lều.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Boston thăm phòng thí nghiệm vắc xin ở thủ đô Cuba
Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng giám mục của Boston, đã có chuyến thăm phòng thí nghiệm vắc xin COVID-19 của Cuba vào hôm thứ Năm trong khuôn khổ chuyến thăm một số quốc gia Mỹ Latinh.
Chuyến thăm của Đức Hồng Y O'Malley đến Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học diễn ra sau cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodriguez và sau một Thánh lễ tối thứ Tư để tôn vinh vị thánh bảo trợ của Cuba, Đức Trinh Nữ Bác ái Mỏ Đồng.
Đức Hồng Y O'Malley cho biết: “Đối với chúng tôi là những người Công Giáo, sức khỏe là một chủ đề rất quan trọng, bắt đầu từ tấm gương của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dành rất nhiều thời gian trong sứ vụ của mình để chăm sóc người bệnh.” Đức Hồng Y O'Malley cho biết thêm rằng Giáo Hội điều hành các bệnh viện và phòng khám khắp thế giới.
Cuba là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latinh đã phát triển vắc-xin của riêng mình chống lại COVID-19. Họ nghiên cứu đến ba loại hy vọng sẽ giành được sự chấp thuận của Tổ chức Y tế Thế giới để sử dụng chúng ở các quốc gia khác.
Vị Hồng Y dự định thăm Cộng hòa Dominica vào cuối ngày thứ Năm và sau đó đến Haiti để quan sát các nỗ lực cứu trợ cho các nạn nhân của trận động đất gần đây khiến hơn 2,000 người thiệt mạng.
Ngài không đưa ra bình luận công khai nào về chính trị. Cuba cho đến nay vẫn thất vọng vì chưa có được một mối quan hệ thoải mái hơn với Nhà nước Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden sau chính sách thắt chặt nghiêm ngặt các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với hòn đảo này.
Source:Crux
3. Hồng Y Tổng giám mục Washington đưa ra những lời chỉ trích hiếm hoi đối với Biden sau tuyên bố phò phá thai
Đức Hồng Y Wilton Gregory nói rằng Tổng thống Joe Biden “không thể hiện giáo lý Công Giáo” qua lập trường phò phá thai của ông ta.
Nhận xét này là câu trả lời cho câu hỏi của một phóng viên tại bữa tiệc trưa của Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia vào ngày 8 tháng 9 về những bình luận gần đây của Biden cho rằng ông ta không tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Đáp lại, Đức Hồng Y Gregory đã làm sáng tỏ giáo huấn của Giáo Hội.
“Giáo Hội Công Giáo đã dạy và vẫn tiếp tục dạy rằng cuộc sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai, vì vậy tổng thống không thể hiện giáo lý Công Giáo.”
Phóng viên đã đề cập đến các bình luận ngày 3 tháng 9 của Biden liên quan đến luật hạn chế phá thai mới ở Texas. Ông Joe Biden rằng ông “đã và tiếp tục là một người ủng hộ mạnh mẽ cho phán quyết Roe v. Wade”, và nói thêm rằng ông tôn trọng “những người tin rằng cuộc sống bắt đầu từ thời điểm thụ thai”, nhưng không đồng ý với điều đó.
Các bình luận trên là một sự đảo ngược so với những bình luận mà Biden đưa ra với tư cách là phó tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều lần ông khẳng định niềm tin rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai.
Những lời bình luận từ Hồng Y Gregory là lần đầu tiên ngài công khai chống lại Biden kể từ khi Biden được bầu vào tháng 11. Lập trường ủng hộ việc phá thai của Biden đã khiến Giáo hội bị phân cực, trong đó một số giám mục chủ trương cấm ông ta không được rước lễ, một số giám mục trong đó có Hồng Y Gregory tuyên bố công khai sẽ trao Mình Thánh Chúa cho ông ta và có kế hoạch tiếp cận tổng thống về các lĩnh vực thỏa thuận và bất đồng một cách tôn trọng.
Hồng Y Gregory cũng là một trong số các giám mục đã cảnh báo chống lại việc soạn thảo một tài liệu giảng dạy về Bí tích Thánh Thể tại hội nghị mùa xuân của các giám mục Hoa Kỳ vào tháng Sáu.
Source:Crux
Độc đáo: Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Đức Mẹ Sầu Bi theo Phụng Vụ Byzantine huy hoàng tại Prešov
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:44 14/09/2021
Lúc 08:10 sáng thứ Ba 14 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng máy bay đến Košice
Lúc 09:00, ngài đến nơi. Sau khi nghỉ ngơi, lúc 10:30, Đức Thánh Cha đã cử hành Phụng Vụ Thánh Thể theo nghi thức Byzantine tại Quảng trường thể thao Mestská ở Prešov
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Đầu tiên là thấy. Thánh Gioan đã thấy gì khi đứng dưới chân thập giá? Chắc chắn, những gì người khác cũng đã thấy: Chúa Giêsu, một người vô tội và tốt lành, đã bị giết một cách tàn nhẫn giữa hai tên tội phạm. Tuy nhiên, một bất công nữa trong nhiều bất công, nhiều hy sinh đẫm máu vẫn không thay đổi được lịch sử, bằng chứng mới nhất cho thấy dòng biến cố trong thế giới của chúng ta không thay đổi: điều thiện bị gạt sang một bên và điều ác thắng thế và phát triển rực rỡ. Trong mắt người đời, thập giá tượng trưng cho sự thất bại. Chúng ta cũng có thể có nguy cơ không đi quá cái nhìn đầu tiên, hời hợt này; chúng ta cũng có thể không chấp nhận sứ điệp của thập giá cho rằng Thiên Chúa cứu chúng ta bằng cách để mọi điều ác trong thế giới của chúng ta đổ sụp xuống trên Người. Chúng ta có thể không chấp nhận, ngoại trừ có lẽ bằng lời nói, một Thiên Chúa yếu đuối và bị đóng đinh, và thay vào đó, chúng ta thích mơ về một Thiên Chúa quyền năng và đắc thắng. Đây là một cơn cám dỗ rất lớn. Biết bao lần chúng ta khao khát một Kitô giáo của những người chiến thắng, một Kitô giáo đắc thắng, quan trọng và gây ảnh hưởng, nhận được vinh quang và danh dự? Tuy nhiên, một Kitô giáo không có thập giá là một Kitô giáo trần tục, và tự cho thấy mình cằn cỗi, vô sinh.
Trái lại, Thánh Gioan đã nhìn thấy trong thập giá sự hiện diện và công việc của Thiên Chúa. Nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh, ngài đã nhận ra vinh quang của Thiên Chúa. Ngài thấy rằng bất chấp bề ngoài, Chúa Giêsu không phải là kẻ thua cuộc, mà là Thiên Chúa, Đấng sẵn lòng hiến thân vì mọi người. Tại sao Người làm điều này? Người có thể cứu mạng sống mình, Người có thể giữ khoảng cách với sự khốn khổ và tàn bạo của lịch sử nhân loại. Thay vào đó, Người đã chọn đi vào lịch sử đó, để đắm mình trong đó. Đó là lý do tại sao Người chọn con đường khó khăn nhất: thập giá. Để không ai trên trái đất nên tuyệt vọng đến mức không thể tìm thấy Người, ngay ở đó, giữa sầu khổ, tăm tối, bị bỏ rơi, tai tiếng về sự khốn khổ và sai lầm của chính họ. Ở đó, ở chính nơi mà chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa không thể hiện diện, thì Người đã đến. Để cứu những người tuyệt vọng, chính Người đã chọn nếm trải sự tuyệt vọng; tự mình gánh lấy nỗi thống khổ cay đắng nhất của chúng ta, Người kêu lên từ thập giá: "Chúa ơi, Chúa ơi, tại sao Chúa lại bỏ rơi con?" (Mt 27:46; Tv 22: 1). Một tiếng kêu cứu rỗi. Nó cứu rỗi vì Thiên Chúa đã nhận lấy cho Người cả kinh nghiệm bị bỏ rơi của chúng ta. Và bây giờ, với Người, chúng ta không còn cô đơn bao giờ nữa.
Làm thế nào chúng ta học được cách nhìn thấy vinh quang trong thập giá? Một số vị thánh dạy chúng ta rằng thập giá giống như một cuốn sách: để biết nó, chúng ta phải mở nó ra và đọc nó. Mua một cuốn sách mà thôi chưa đủ, hãy nhìn nó và đặt nó trên giá sách trong nhà của chúng ta. Điều này cũng đúng đối với thập giá: nó được vẽ hoặc khắc ở khắp mọi nơi trong các nhà thờ của chúng ta. Các thập giá được tìm thấy ở khắp nơi xung quanh chúng ta: trên cổ, trong nhà, trong xe hơi, trong túi. Điều này có ích gì, trừ khi chúng ta dừng lại để nhìn vào Chúa Giêsu bị đóng đinh và mở lòng ra với Người, trừ khi chúng ta để mình bị xúc động bởi những vết thương mà Người phải mang vì chúng ta, trừ khi trái tim chúng ta tràn ngập xúc động và chúng ta khóc trước vị Thiên Chúa bị thương vì yêu thương chúng ta. Trừ khi chúng ta làm điều đó, thập giá vẫn là một cuốn sách chưa đọc tuy tựa đề và tác giả của nó chúng ta đều biết, nó chưa có bất cứ tác động nào đến cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đừng giản lược thập giá thành một đối tượng của lòng sùng kính, càng ít thành một biểu tượng chính trị, thành một dấu hiệu của địa vị tôn giáo và xã hội hơn.
Việc chiêm ngưỡng Chúa bị đóng đinh đưa chúng ta đến bước thứ hai: làm chứng. Nếu chúng ta chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu, khuôn mặt của Người sẽ được phản chiếu trên chính khuôn mặt của chúng ta: các nét của Người trở thành các nét của chúng ta, tình yêu của Chúa Kitô chiến thắng chúng ta và biến đổi chúng ta. Ở đây tôi nghĩ đến các vị tử đạo trên đất nước này đã làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô trong những thời kỳ khó khăn, khi mọi sự được khuyên phải im lặng, che giấu, không tuyên xưng đức tin. Tuy nhiên, họ không thể - không thể - không thể không làm chứng. Biết bao người quảng đại đã phải chịu đau khổ và chết ở đây tại Slovakia này vì danh Chúa Kitô! Nhân chứng của họ phát sinh từ tình yêu đối với Người, Đấng mà họ đã chiêm ngưỡng từ lâu. Đến mức họ giống như Người cả trong cái chết của họ.
Tôi cũng nghĩ đến thời đại của chúng ta, trong đó không thiếu cơ hội để làm chứng. Ở đây, tạ ơn Chúa, chúng ta không thấy những kẻ bách hại các Kitô hữu, như ở quá nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, chứng tá của chúng ta có thể bị suy yếu đi bởi tính thế gian và sự tầm thường. Thay vào đó, thập giá đòi hỏi một lời chứng khập khiễng. Vì thập giá không phải là ngọn cờ để vẫy, nhưng là nguồn thuần khiết của một lối sống mới. Lối sống nào? Lối sống của Tin Mừng, lối sống của các Mối phúc. Một nhân chứng biết mang thập giá trong lòng mình, chứ không chỉ trên cổ mình, không xem ai là kẻ thù, nhưng mọi người đều là anh chị em mà Chúa Giêsu đã hiến mạng sống cho. Nhân chứng của thập giá không dừng lại ở những điều sai trái của quá khứ hoặc khư khư than thở về hiện tại. Nhân chứng thập giá không sử dụng những cách thức lừa dối và cao ngạo của thế gian: họ không muốn áp đặt bản thân và lối sống riêng, nhưng hiến mạng sống của mình cho người khác. Họ không tìm kiếm lợi thế cho riêng mình, để được coi là sùng đạo: đấy là thứ tôn giáo giả hình, chứ không phải nhân chứng cho Chúa bị đóng đinh. Các nhân chứng thập giá chỉ có một chiến lược, đó là chiến lược của Thầy: tình yêu khiêm nhường. Họ không tìm chiến thắng ở đây ở dưới này, vì họ biết rằng tình yêu của Chúa Kitô sinh hoa kết trái trong những biến cố của cuộc sống hàng ngày, đổi mới mọi sự từ bên trong, giống như hạt giống rơi xuống đất, chết đi và sinh nhiều hoa trái.
Anh chị em thân mến, anh chị em đã từng thấy các chứng nhân như vậy. Hãy trân trọng ký ức về những người đó, họ đã nuôi dưỡng anh chị em và giúp anh chị em trưởng thành trong đức tin. Những người thấp kém và đơn giản, những người đã cống hiến cuộc đời mình trong yêu thương đến cùng. Đây là những anh hùng của chúng ta, những anh hùng của cuộc sống hàng ngày, và cuộc đời của họ đã thay đổi lịch sử. Các nhân chứng tạo ra những nhân chứng khác, vì họ là những người trao ban sự sống. Đó là cách mà đức tin được loan truyền: không phải bằng quyền lực thế gian mà bằng sự khôn ngoan của thập giá; không phải bằng cơ cấu mà bằng nhân chứng. Hôm nay, Chúa, từ sự im lặng hùng hồn của thập giá, đang hỏi tất cả chúng ta, như Người đang hỏi bạn, và bạn, và bạn và tôi: Các con có muốn làm nhân chứng cho Thầy không?
Đứng cùng với Thánh Gioan trên đồi Canvê là Thánh Mẫu của Thiên Chúa. Không ai thấy sách thập giá rộng mở như ngài, và ngài đã làm chứng cho điều đó bằng tình yêu khiêm nhường. Qua lời chuyển cầu của Mẹ, chúng ta hãy cầu xin ơn biết hướng đôi mắt trái tim ta về Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Khi đó đức tin của chúng ta sẽ có thể nở hoa trong sự viên mãn của nó; và rồi chứng tá của chúng ta sẽ sinh hoa kết trái đầy đủ.