Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/09: Nên giống Chúa Giêsu chịu đóng đinh – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
02:23 13/09/2023
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan
Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:17 13/09/2023
28. Không đoan chính là làm nhục sự khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dùng các vết thương nơi tay chân, để đền bù chuộc lại những hành động bừa bãi của chúng ta.
(Thánh Ignatius de Loyola)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:22 13/09/2023
48. KHÔNG PHẢI ĐẤT QUÝ
Viên Liễu Phàm nói về địa lý rất giỏi, đã có lần đi đến Quang Phúc để khảo sát địa vực, hỏi một người nông dân ở trong thôn:
- “Ông có nghe nói đến ở đây có vài nơi có tình trạng đất quý không?”
Người nông dân trả lời:
- “Tiểu nhân sinh trưởng ở đây đã hơn ba mươi năm rồi, chỉ có thấy người đội mũ cánh chuồn chôn ở đất Quang Phúc này, chứ chưa thấy người đội mũ cánh chuồn đến cúng tại phần mộ ở đây”.
Họ Viên không còn lời để nói, lủi thủi bỏ đi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 48:
Người đội mũ cánh chuồn tức là các quan trong triều đình, mà các quan thì phải có tiền bạc, mà có tiền bạc thì chắc chắn phải kiếm cho mình một phần mộ tốt, mà mộ tốt thì không phải là đất quý sao?
Khoe mình nói giỏi về địa lý là một chuyện, nhưng biết long mạch đất quý tốt nằm ở vùng nào thì lại là chuyện khác, chuyện dễ dàng trước mắt là có người ta mách cho biết thấy người đội mũ cánh chuồn chôn ở đây nhưng không đoán ra đất tốt thì đúng là dở.
Có một vài người Ki-tô hữu nói về thánh kinh thần học, giáo lý, lý luận chữ này chữ nọ trong kinh thánh rất là hay và rất là uyên bá,c nhưng không có tính thuyết phục được người khác, bởi vì họ chỉ dùng lý trí có hạn và kiêu căng của con người để lý luận và chỉ trích người khác, và -có lúc- phản đối Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì kiêu ngạo thì che mất lý trí nên họ không nhìn ra một điều rất nhỏ nhưng quan trọng, đó là: Lời Chúa là sự bình an. Cho nên đem Lời Chúa để chỉ trích người khác với ý đồ kiêu ngạo thì sẽ bị Lời Chúa xét xử rất nặng nề…
Người khoe mình nói giỏi địa lý đã lủi thủi bỏ đi vì không hiểu được câu nói của người nông dân, nhưng người Ki-tô hữu thì không khoe mình nói giỏi nói hay về thánh kinh Lời Chúa, nhưng họ luôn khiêm tốn thực hành những gì mình đã hiểu được trong thánh kinh Lời Chúa.
Đó là người tài giỏi và hạnh phúc vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Viên Liễu Phàm nói về địa lý rất giỏi, đã có lần đi đến Quang Phúc để khảo sát địa vực, hỏi một người nông dân ở trong thôn:
- “Ông có nghe nói đến ở đây có vài nơi có tình trạng đất quý không?”
Người nông dân trả lời:
- “Tiểu nhân sinh trưởng ở đây đã hơn ba mươi năm rồi, chỉ có thấy người đội mũ cánh chuồn chôn ở đất Quang Phúc này, chứ chưa thấy người đội mũ cánh chuồn đến cúng tại phần mộ ở đây”.
Họ Viên không còn lời để nói, lủi thủi bỏ đi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 48:
Người đội mũ cánh chuồn tức là các quan trong triều đình, mà các quan thì phải có tiền bạc, mà có tiền bạc thì chắc chắn phải kiếm cho mình một phần mộ tốt, mà mộ tốt thì không phải là đất quý sao?
Khoe mình nói giỏi về địa lý là một chuyện, nhưng biết long mạch đất quý tốt nằm ở vùng nào thì lại là chuyện khác, chuyện dễ dàng trước mắt là có người ta mách cho biết thấy người đội mũ cánh chuồn chôn ở đây nhưng không đoán ra đất tốt thì đúng là dở.
Có một vài người Ki-tô hữu nói về thánh kinh thần học, giáo lý, lý luận chữ này chữ nọ trong kinh thánh rất là hay và rất là uyên bá,c nhưng không có tính thuyết phục được người khác, bởi vì họ chỉ dùng lý trí có hạn và kiêu căng của con người để lý luận và chỉ trích người khác, và -có lúc- phản đối Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì kiêu ngạo thì che mất lý trí nên họ không nhìn ra một điều rất nhỏ nhưng quan trọng, đó là: Lời Chúa là sự bình an. Cho nên đem Lời Chúa để chỉ trích người khác với ý đồ kiêu ngạo thì sẽ bị Lời Chúa xét xử rất nặng nề…
Người khoe mình nói giỏi địa lý đã lủi thủi bỏ đi vì không hiểu được câu nói của người nông dân, nhưng người Ki-tô hữu thì không khoe mình nói giỏi nói hay về thánh kinh Lời Chúa, nhưng họ luôn khiêm tốn thực hành những gì mình đã hiểu được trong thánh kinh Lời Chúa.
Đó là người tài giỏi và hạnh phúc vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tha Thứ, bài học cả đời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
13:51 13/09/2023
Chúa nhật XXIV thường niên năm - A
Tha Thứ, bài học cả đời
(Mt 18, 21 - 35)
Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải trải qua cảm giác hy vọng rồi thất vọng vì một ai đó. Những đau khổ, tổn thương do bị xúc phạm khiến chúng ta cảm thấy khổ sở và oán hận. Vậy làm thế nào để vượt qua điều này? Câu trả lời chính là tha thứ.
Tha thứ để được thứ tha
Theo Cựu Ước, quan niệm “thưởng phạt ở đời sau” chỉ mới xuất hiện, vì thế kẻ gian ác sẽ chuốc lấy hậu quả của điều ác mà nó gây ra ngay tại đời này. Nếu ai cố chấp trong sự oán hờn và giận dữ, người ấy rồi sẽ chuốc lấy sự báo thù của Đức Chúa : “Ai báo thù sẽ bị Chúa báo thù, và Chúa nghiêm trị tội lỗi của nó” (Hc 28,7). Đây là điều mà chúng ta thường nói: “Ác giả ác báo, gieo gió gặp bão”.
Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận : “Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha” (Hc 28). Và nêu lên lý do tại sao phải tha thứ : “Ngươi này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Hc 28). Đây cũng là ý nguyện trong kinh Lạy Cha : “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6, 12). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Rất cần sự tha thứ
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Thày Giêsu: “Lạy Thày, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bẩy lần không?” (Mt 18, 21). Ông hỏi Chúa Giêsu như thế vì ông tự nghĩ rằng: Theo các Thầy dạy luật, các Rabbi, thì những người công chính nên tha thứ cho những người xúc phạm tới mình ba lần, sự bất quá tam. Đến lần thứ bốn thì không buộc phải tha thứ cho họ nữa! Do đó, ông tự nghĩ: Tha cho anh em đến bẩy lần là điều quá sức, quá quảng đại và đã chứng tỏ rằng mình thực thi như thế là anh hùng và đáng Chúa khen ngợi rồi!
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, xa đòi hỏi của Tin Mừng, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22).
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Chúng ta không phải là thánh để sẵn sàng bao dung mọi thứ. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi ngay cả người thân yêu nhất cũng có thể khiến ta phải đau lòng. Song tha thứ là một việc đáng làm, giúp cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thoát.
Học cách tha thứ
Có người nói, tha thứ đâu phải dễ. Đúng, rất khó để bắt đầu tha thứ cho người xúc phạm đến ta. Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, tha thứ để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”.
Tha thứ" được mô tả là hình thức tối thượng của tình yêu vô điều kiện, bởi nó kiểm tra độ sâu sắc và sức mạnh tình cảm của ta đối với người khác. Sự tha thứ được ví như một nghệ thuật có thể khiến ai đó phải mất cả đời để có thể thành thạo, một điều mà con người không ngừng học hỏi trong cả cuộc đời mình. Tha thứ không có nghĩa là yếu đuối, nhượng bộ. Trái lại, nó cho thấy sức mạnh của chính mỗi người, khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn. Tha thứ giúp mỗi người hàn gắn, phát triển, biến đổi bản thân trong một mối quan hệ. Đó cũng là cách để hai bên chữa lành và hòa giải, nếu có thể, và sau đó một lần nữa thiết lập lại mối quan hệ.
Phản ứng tự nhiên của chúng ta khi bị xúc phạm là bảo vệ chính mình, sau đó chuyển sang trạng thái "xù lên" để chiến đấu, hoặc đóng băng cảm xúc, có thể trả thù trong trường hợp những nỗi đau bị kích hoạt trong tương lai.
Tha thứ giúp ta vượt qua nỗi đau của chính mình. Nó cũng là món quà dành cho kẻ xúc phạm đến ta sau sai lầm, thay vì giữ sự oán thù. Tha thứ là một quá trình chứ không thể nào là một quyết định tức thời. Nếu muốn thực hành tha thứ, việc đầu tiên là học cách đưa ra các quyết định có ý thức, để tha thứ cho người xúc phạm đến ta.
Cao cả vô song của lòng thương xót
Lm. Minh Anh
14:35 13/09/2023
CAO CẢ VÔ SONG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
“Như Môsê đã treo con rắn trong hoang địa, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy!”.
Sau một bài giảng của Daniel M. Stearns, một người lạ đến gặp ông và nói, “Thay vì nhấn mạnh đến cái chết của Chúa Kitô, tốt hơn, ngài nên giảng về một người Thầy, một tấm gương!”. Stearns hỏi, “Nếu tôi nói về Chúa Kitô theo cách đó, bạn có theo Ngài không?”. “Dĩ nhiên!”. Stearns nói, “Nào, bắt đầu! Ngài không làm gì nên tội. Bạn có như thế không?”. Người ấy bối rối và ngạc nhiên. “Không! Tôi tội lỗi!”. Stearns trả lời, “Vậy thì nhu cầu lớn nhất của bạn là có một Đấng Cứu Độ đầy xót thương, chứ không phải một tấm gương!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Một Đấng Cứu Độ đầy xót thương!”. Đó là lý do của lễ Suy Tôn Thánh Giá! Giáo Hội tôn vinh Chúa Cha, Chúa Con và sự ‘cao cả vô song của lòng thương xót’ nơi Ngài, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Người Con ấy thì được sống đời đời!
Tại Kazakhstan, 14/9/2022, Đức Phanxicô nói, “Như Môsê đã treo con rắn trong hoang địa, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy!”. Đây là sự ‘thay đổi’ mang tính quyết định: ‘Con Rắn Cứu Độ’ nay đã đến giữa chúng ta! Chúa Kitô, bị treo trên thập giá, không cho phép những con rắn độc tấn công, giết chết chúng ta. Đối mặt với nỗi khốn cùng của con người, Chúa Cha đã ban cho nó một chân trời mới. Nếu chúng ta chăm chú nhìn vào Chúa Kitô, nọc độc của sự dữ không còn có thể thắng được chúng ta, vì trên thập giá, Ngài đã mang lấy nọc độc của tội lỗi và sự chết; đồng thời, nghiền nát quyền lực huỷ diệt của nó!”.
“Đó là phản ứng của Chúa Cha trước sự lan rộng của cái ác trên thế giới: Ngài ban Chúa Giêsu cho chúng ta, Đấng đến gần chúng ta theo cách mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng. “Vì chúng ta, Ngài đã biến Đấng không biết tội lỗi thành tội lỗi”. Đó là sự ‘cao cả vô song của lòng thương xót’ Chúa! Có thể nói, Chúa Giêsu trên thập giá “đã trở thành một con rắn”, để khi nhìn lên Ngài, chúng ta có thể chống lại những vết cắn độc của những rắn dữ đang tấn công chúng ta. Đây là con đường đưa đến ơn cứu độ, con đường dẫn đến sự tái sinh và phục sinh của bạn và tôi: chiêm ngưỡng Chúa Giêsu chịu đóng đinh!”.
Thập giá tự nó là công cụ của sỉ nhục, chết chóc, nhưng Đấng Cứu Độ đầy xót thương chịu đóng chặt trên công cụ đó đã sống lại; nên nó đã trở thành suối nguồn cứu độ. Từ đó, nó được gọi là thánh giá, một vật thánh đeo trên cổ, treo trong nhà, trong cung thánh.
Anh Chị em,
“Một Đấng Cứu Độ đầy xót thương!”. Bạn và tôi, những tội nhân, cần một Đấng Cứu Độ hơn là một tấm gương. Ngài thương xót chúng ta! Tội lỗi chúng ta, Ngài mang vào thân, đóng đinh nó vào thập giá để chúng ta sạch tội, hầu sống đời con cái của Cha Trên Trời. Vậy, thập giá nặng nhất của bạn là gì? Đang khi sự thật là, dù nặng đến đâu, nó vẫn tiềm ẩn một khả năng phi thường để trở nên suối nguồn ân sủng cho chính bạn và cho thế giới nếu bạn và tôi biết tháp nhập nó vào thánh giá Chúa Kitô. Ngay cả tội lỗi. Phải, ngay cả tội lỗi! Vì nếu tội lỗi, nhờ Thánh Giá, tội nhân lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, thì quả “tội là hồng phúc!”. Đó chính là sự ‘cao cả vô song của lòng thương xót’ nơi Thiên Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ có tội! Cho con biết xót thương anh chị em con như Chúa đã thương xót con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tha Thứ
Lm. Thái Nguyên
18:59 13/09/2023
Chúa Nhật 24 Thường Niên năm A : Mt 18, 21-35.
THA THỨ
Suy niệm
Trong bài đọc I (Hc 27,30-28.7), ông Ben Sira, tác giả sách Huấn ca, khuyên người ta phải biết tha thứ: Ai muốn báo thù, sẽ bị Chúa báo thù, và Chúa nghiêm trị tội nó. Ai bỏ qua điều sai trái cho người khác, Chúa sẽ tha tội cho. Qua bài Tin Mừng, Phêrô hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Ông nghĩ rằng, tha thứ bảy lần là đã quá nhiều, vì theo quan niệm của Kinh Thánh, số 7 tượng trưng cho sự đầy đủ trọn vẹn. Nhưng không ngờ câu trả lời của Đức Giêsu vượt giới hạn: “Thầy không bảo đến bảy lần, mà là đến bảy mươi lần bảy”.
Để quảng diễn tư tưởng ấy, Chúa Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn: một người đầy tớ nợ vua 10.000 nén vàng mà không có gì trả, vua đã rộng lòng tha hết. Khi ra về, người đầy tớ ấy gặp người đồng bạn mắc nợ y chỉ có 100 quan tiền, thế mà y liền túm lấy, bóp cổ đòi cho bằng được. Người bạn sấp mình năn nỉ và hứa sẽ trả, nhưng y nhất định không chịu, còn tống anh bạn vào ngục cho tới khi trả xong. Đúng là tên đầy tớ độc ác, được vua tha cho một số tiền quá lớn mà lại không tha cho bạn mình một số tiền quá nhỏ. Nghe được câu chuyện đó, nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ đến ngày nào y trả hết nợ.
Cuối dụ ngôn Đức Giêsu kết luận: “Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”. Trước đó, khi dạy các môn đệ kinh Lạy Cha, Đức Giêsu cũng đã xác định: “Nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,15. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở: “Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13).
Đức Giêsu đặt nặng việc làm hòa và tha thứ cho nhau còn quan trọng hơn của lễ dâng trên bàn thờ cho Thiên Chúa (x. Mt 5, 23-24). Không những Ngài đòi ta tha thứ trong lòng, mà còn đòi ta phải thực hiện sự tha thứ ấy ra bên ngoài, bằng một hành động cụ thể. Cần phải tỏ rõ như vậy, vì hành động ấy phá tan tình trạng lạnh lùng, xa cách, hay còn ngấm ngầm khó chịu. Nhiều khi trong lòng đã tha, nhưng vẻ lạnh nhạt bên ngoài khiến người kia vẫn hiểu là chưa được tha, hoặc có cảm tưởng là mình vẫn còn bị khinh thường. Văn hào Goethe đã nói: “Sự tha thứ chỉ có thể là một trạng thái trung gian. Nó phải đưa đến sự kính trọng. Nếu không như vậy thì tha thứ là làm nhục”.
Tha thứ thật sự không dễ chút nào. Có thể tha thứ rồi mà lòng vẫn quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự tổn thương mình phải chịu do sự xúc phạm hay phản bội của người kia. Lý do là ta thường bám chặt vào những nguyên tắc cứng nhắc, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo nơi người khác, và vì vướng kẹt vào những cảm xúc muốn được kính trọng, nên trái tim của ta rất khó nới rộng thêm. Điều này đòi ta phải thu dọn bớt những nhu cầu thỏa mãn sự ích kỷ của mình, đừng đòi chiếm hữu hơn nữa, thì trái tim mới có chỗ để chứa đựng người khác. Càng vị kỷ thì càng không thể vị tha. Không thể vị tha thì tâm hồn ta vẫn buồn sầu thất vọng.
Thật ra có những tổn thương quá lớn khó lòng mà tha thứ ngay một lúc. Không thể phủ nhận rằng trái tim mình đang đau nhức, nên cần một thời gian nữa ta mới có thể chấp nhận và chuyển hóa. Cũng chẳng ngần ngại gì khi cho người kia biết, trái tim ta mới chỉ mở rộng tới mức độ đó thôi. Nhưng tất cả những hành động ấy đều là ân tình, đã là sự tha thứ đích thực rồi. Ta không thể là thánh nhân trong một lúc để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm, cứ hãy đón nhận nhau vào lòng.
Tha thứ là linh dược có thể chữa lành mọi nỗi khổ niềm đau cho người tha thứ và kẻ được thứ tha, đồng thời khai mở năng lực tinh thần cho cả hai, làm cho con người sống lành mạnh và vui tươi. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia xuống vực thẳm thì ta sẽ hối hận suốt đời. Hoặc lỡ khi ta là kẻ đã gây cớ vấp phạm cho người kia thì lại gây thêm nghiệp chướng.
Hãy tha thứ để được thứ tha. Ta được Chúa tha món nợ quá lớn, ta chỉ tha cho anh em món nợ quá nhỏ. Tha thứ được, phần phúc của ta càng lớn; không tha thứ được, phần phạt của ta càng nặng. Tha thứ là tự giải thoát mình, là tháo cởi xiềng xích mà mình đã tự trói buộc. Mỗi ngày trong kinh Lạy Cha, chúng ta đều “xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Hãy nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá, bị kẻ gian ác hành hình mà miệng vẫn xin Cha tha thứ.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Đời con luôn lãnh nhận ơn tha thứ,
thế nhưng có mấy khi con thứ tha,
con xin Chúa mở rộng lượng hải hà,
nhưng xem ra lòng con không muốn mở,
sao con lại cứ nỡ trói buộc người?
Khi lòng bao dung bị bỏ quên,
tôn giáo sẽ lầm lạc, chân lý sẽ thất lạc,
đạo hạnh sẽ sai lạc, con người ra lệch lạc,
giáo thuyết chỉ còn là mớ bòng bong,
và đức tin cũng chỉ là ảo vọng.
Mỗi khi con tha thứ cho người khác,
tâm nhẹ nhàng và thanh thản biết bao.
cớ sao con lại phải luôn chấp nhất,
hại tinh thần và đánh mất niềm vui.
Nước thiên đàng hay hoả ngục trần gian,
chẳng đâu xa mà ở chính tâm con,
khi tha thứ hay không muốn thứ tha;
là đã theo đường chánh hay đường tà.
Tuy tha thứ con phải chịu họa tai,
giống như Chúa bị coi là khờ dại,
nhưng rồi chính tình thương sẽ chiến thắng,
quả tim đá tan chảy trước thứ tha.
Xin cho con luôn sẵn sàng tha thứ,
tha thứ hoài tha thứ mãi không thôi,
giống như hoa cứ tươi nở mỗi ngày
hương ân tình lại thơm ngát tỏa bay.
Xin cho đời con là lời tha thứ,
lời bao dung như Chúa rất nhân từ,
làm đẹp sáng tình yêu trên thập tự,
để hướng tới thiên đàng mãi an cư. Amen.
Bất hạnh của lòng bất nhân
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
21:05 13/09/2023
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : Mt 18,21-35
Khi ấy, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.
“Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y cùng tất cả tài sản mà trả nợ. Bấy giờ tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” Tôn chủ của đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.
“Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.
“Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.
BẤT HẠNH CỦA LÒNG BẤT NHÂN
Sonziya là môn đệ một linh sư nổi tiếng. Thấy thầy mình đầy đủ kiến thức, có thể giúp tất cả những ai tìm đến với ông, Sonziya xin sư phụ cầu cho mình được nhìn biết điều thiện điều ác trong các tâm hồn, và Thiên Chúa đã ban cho anh ơn huệ đó. Ít lâu sau, một lái buôn đến gặp sư phụ của Sonziya. Cuộc sống của ông này đầy dẫy những điều thất đức. Người môn đệ trẻ mới thoạt nhìn đã thấy rõ tâm hồn ông ta. Hết sức kinh ngạc và phẫn nộ, Sonziya kêu lên: “Nhơ bẩn như ông mà lại dám đứng trước mặt vị thánh à?” Thế là người lái buôn bỏ đi. Vị linh sư liền gọi Sonziya tới và bảo: “Khi nãy có một người tới mà con lại đuổi đi. Đó là dịp may cuối cùng của ông ta đấy!” Lập tức Sonziya kinh sợ, khẩn khoản nhờ sư phụ xin Thiên Chúa đừng để anh phải thấy sự dữ nữa. Nhưng vị linh sư trả lời là không thể được, ân huệ Thiên Chúa không thể hủy bỏ; song ông sẽ xin Người ban cho anh một ơn mới thêm vào đó: là cảm thấy mình giống anh em cách mãnh liệt. Tất cả những điều xấu xa nhìn thấy được, từ nay Sonziya sẽ thấy không phải như sự xấu xa của người khác, mà như sự xấu xa của chính bản thân mình.
1. Rộng lượng tha thứ cho nhau.
Chúa nhật vừa qua, chúng ta đã nghe từ miệng Đức Giê-su lời dạy về thái độ phải có đối với “người anh em trót phạm tội”. Hôm nay, câu hỏi của Phê-rô có tính cách cá nhân hơn nhiều. Trường hợp được xác định: giờ đây không còn là “một” tội chung chung có nguy cơ tác hại đến cộng đoàn, nhưng là một xúc phạm ta đích thân gánh chịu: “Khi một người xúc phạm đến con…”.
Phản ứng đầu tiên, gần như tự nhiên, của kẻ bị tấn công là ăn miếng trả miếng. Óc báo thù, theo Kinh Thánh, giống như ác thú ẩn nấp trong bóng tối ngay nơi cửa nhà, móng vuốt giương sẵn (x. St 4,7). Nhận xét này rất sâu xa: “lòng báo oán” chực sẵn trong con người. Để có thể sống còn, luật rừng xanh đòi hỏi tự vệ. Bản năng này làm cho việc tha thứ nên khó khăn. Nó là hoa trái phát sinh khi ba bản năng sinh tồn, truyền sinh và quyền lực bị ngăn chặn, nhất trên đà lộng hành tác quái của chúng. Trang Tin Mừng đang nghe thành thử trả lời một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng nhất. Nhân loại có thể sống… trong leo thang bạo lực như thấy hiện giờ không? Có thể bẻ gãy vòng hận thù quỷ quái, trong đó hờn căm, khiêu khích, đe dọa, báo oán đan kết với nhau da diết không? Nhưng chẳng cần phải đi tìm những tranh chấp chính trị quốc tế đang đầy dẫy báo chí, phát thanh, truyền hình, internet mỗi ngày… hãy có gan nhìn quanh ta, trong đời thường của ta, cái bạo lực tiềm ẩn đang đầu độc bao mối tương quan nhân loại. Câu chuyện Sonziya ở trên là một bằng chứng.
Với sự lanh lợi thường nhật và tính thẳng thắn của một con người bình dân, Phê-rô nhấn mạnh với Đức Giê-su là dầu sao vẫn có những kẻ vượt quá giới hạn! Tha “một lần”, “hai lần”, “ba lần” còn được! (Trong các trường giáo sĩ Do-thái thời Đức Giê-su, người ta nhượng bộ cho tới “bốn lần”). Thành thử Phê-rô tưởng mình đã quảng đại lắm khi đề nghị tha tới bảy lần cho kẻ tái phạm khó chữa không ngừng gây khốn cho ta.
Nhưng một lần nữa, với quyền chủ tế tối thượng, Đức Giê-su làm nổ tung mọi tính toán của chúng ta, kêu mời chúng ta tha thứ vô biên, tha thứ mãi mãi. Và để nói lên tính cách hết sức mới mẻ của cuộc cách mạng thật sự này, Đức Giê-su đảo ngược bài ca cổ nhất mà tiếc thay vẫn được con người hát từ rất lâu, và nay cũng còn người hát. Đó là bài ca man rợ La-méc vẫn tấu bên tai hai vợ mình, âm vang của những hận thù bộ lạc nguyên thủy: “A-đa và Xi-la, hãy nghe tiếng ta. Thê thiếp của La-méc, hãy lắng tai nghe lời ta. Vì một vết thương, ta đã giết một người; vì một chút sây sát, ta đã giết một đứa trẻ. Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,23-24).
“Thương xót”, “thứ tha” thành ra là một trong những giá trị độc đáo của phong trào do Đức Giê-su khởi xướng. Hết mọi tôn giáo, thậm chí mọi phong trào chính trị, đều đấu tranh chống sự ác, và lấy làm thương xót những ai đau khổ… nhưng họ cũng tránh xa những kẻ “làm điều thất đức” (“Phải trái phân minh, lý tình trọn vẹn”!?). Tính cách mới mẻ lạ lùng của Đức Giê-su nằm ở chỗ dẫu là nạn nhân vô tội, khi chịu khổ hình, Người vẫn nhìn các đao phủ và tha thứ: “Cha ơi, xin tha cho họ, họ không biết việc họ làm” (Lc 23,33). Hỡi bạn, người thấy khó tha thứ, hãy ngắm Dung nhan độc nhất vô nhị này: dung nhan hiền lành của Đức Ki-tô trên thập giá.
2. Như Thiên Chúa đã thứ tha rộng lượng.
Và để minh họa cho giáo huấn của mình, với sở trường của một tay kể chuyện Đông phương, Đức Giê-su đưa ra một dụ ngôn đầy hình ảnh. Tổng số “nợ” rõ ràng là kinh khủng, quá đáng: “mười ngàn yến vàng” (nghĩa là 60 triệu đồng Rô-ma). Sử gia Do-thái Flavius Josèphe cho ta một điểm so sánh khi kể rằng vào năm thứ 4 trước CN, sưu thuế hai tỉnh Ga-li-lê và Pê-rê phải trả là hai trăm yến vàng, nghĩa là chỉ một phần năm con số được Đức Giê-su nêu đây. Số tiền quá mức ấy thành thử chỉ có tính cách biểu tượng: với một chút khôi hài, Đức Giê-su muốn ta hiểu là có một cái gì đó rất quan trọng, mà phần tiếp câu chuyện sẽ cho thấy. Nỗi tò mò bị kích thích dữ dội. Cái gì sắp xảy ra? Ông vua này là ai mà có những con nợ kiểu ấy? Một kẻ thiếu khả năng chi trả như thế thì biết làm gì đây?
“Bấy giờ tên đầy tớ sấp mình xuống lạy lục: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”. Tôn chủ của y liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ…” Đây là một món quà ngoài sức tưởng tượng: 60 triệu ngày công! Cái gì đã xảy ra giữa quyết định ban đầu của vua đòi thực thi công lý… và quyết định sau đó tha bổng số nợ? Đức Giê-su nói: “Tôn chủ chạnh lòng”. Ở đây chúng ta gặp lại cùng một từ ngữ mà các tác giả Tin Mừng vẫn thường dành cho Đức Giê-su : chạnh lòng thương trước hàng nước mắt của bà mẹ góa (x. Lc 7,13), chạnh lòng thương trước những ung nhọt của người phung hủi (x. Mc 1,41), chạnh lòng thương quần chúng bơ vơ mệt lả như chiên thiếu chủ chăn (x. Mt 14,14; 15,32). Điều Đức Giê-su muốn chúng ta hiểu qua món nợ khổng lồ chính là đó: Thiên Chúa là nguồn thương xót vô biên, có khả năng thứ tha tất cả! Tổng số sự ác trong thế gian thì không đếm nổi, nhưng Thiên Chúa “chạnh lòng thương” vẫn tha thứ hết. Vâng, Thiên Chúa như thế đấy, Đức Giê-su bảo.
Nhưng vừa ra đến ngoài, gặp một đồng liêu mắc nợ, tên đầy tớ đã cư xử ngược lại với tôn chủ y. Quả là một thằng đê tiện! Y chẳng hiểu gì về lòng tốt y vừa được hưởng. Bất chấp tiếng van nài của bạn vốn cũng dùng những lời lẽ như y, y đòi thanh toán một món nợ nhỏ bé: 1/600.000 những gì y vừa được ban tặng! Nhẫn tâm quá thể! Lương tri bình thường của khán thính giả Đức Giê-su đâu chịu nổi sự bất công này. Vì thế các bạn đồng liêu của tên độc ác mới đi trình bày câu chuyện với tôn chủ. Nổi cơn thịnh nộ, ông trao y cho lý hình hành hạ, mãi đến ngày thanh toán nợ cho ông. Chớ dừng lại trên các chi tiết cụ thể của câu chuyện nhưng hãy đi vào điểm cốt yếu. Ông vua này không phải là một ông vua bình thường. Trên miệng Đức Giê-su, ông trở thành một Bao Công đáng sợ của Ngày Chung thẩm: một ông vua phán xét dân mình dựa trên tình thương họ đã có với nhau! (x. Mt 25,31-46).
Không quên câu Phê-rô hỏi khi nãy, chúng ta vẫn nhớ trong trí nỗi khó khăn vô cùng khi phải thứ tha. Một lần nữa, đâu phải vì các lý lẽ đạo đức hay xã hội học mà Đức Giê-su yêu cầu chúng ta tha thứ! Đối với Người, việc tha thứ cho nhau dựa trên sự kiện chính chúng ta là những kẻ hưởng ân huệ tha thứ của Cha trên trời. Thành thử phải nhìn về phía Thiên Chúa nếu muốn có khả năng hòa giải: có lẽ chúng ta sẽ đủ sức tha thứ cho những ai làm khổ mình, khi ý thức sắc bén về muôn lần tha thứ mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Vấn đề là làm dội lại trên bạn hữu lòng thương xót Thiên Chúa đã ban cho ta.
Chớ vội bảo dụ ngôn chẳng liên hệ đến mình. Hay tệ hơn nữa, do bị đầu độc bởi những ý thức hệ tranh đấu của thế giới khắc nghiệt hôm nay, ta lại tìm ra nhiều lý do để chối từ tha thứ. Hãy để trang Tin Mừng này chất vấn mỗi một chúng ta. Can đảm nhìn lại đời mình và đặt các danh tính, các khuôn mặt cụ thể… lên các nhân vật của dụ ngôn này để hết lòng tha thứ. Nếu không, “Cha Thầy ở trên trời, cũng sẽ đối xử với anh em như vậy”. Tư tưởng này nghiêm trọng... đến nỗi Đức Giê-su đã bắt chúng ta đọc nó mỗi ngày trong kinh Lạy Cha (x. Mt 6,12-14). Vì “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,2; Lc 6,38). Thiên Chúa chẳng phạt ai. Chính con người tự phạt lấy họ. Tên đầy tớ bất nhân này, Thiên Chúa yêu mến nó và sẵn sàng tha thứ cho nó. Nhưng nó đã khép lòng trước ơn tha thứ ấy, khi từ chối thứ tha cho anh em mình. Hỏa ngục, đó là nơi không yêu thương, hay đúng hơn là trạng thái không yêu thương, là thái độ từ chối yêu thương, mà mãi mãi. Đức Giê-su nhân hậu báo trước cho ta rằng không yêu thương thật là khủng khiếp, bất hạnh. Vậy hãy tha thứ!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giảng Tin Mừng: Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, bác sĩ người nghèo và tông đồ hòa bình
Vũ Văn An
14:35 13/09/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, sáng thứ tư, ngày 13 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Niềm đam mê truyền giảng Tin Mừng qua gương sáng của Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, bác sĩ người nghèo và tông đồ hòa bình. Sau đây là nội dung bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong các bài giáo lý của chúng ta, chúng ta tiếp tục gặp gỡ các chứng nhân nhiệt thành đối với việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta hãy nhớ rằng đây là một loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ, về ý chí và thậm chí cả lòng nhiệt thành nội tâm để truyền bá Tin Mừng. Hôm nay chúng ta đến Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Venezuela, để làm quen với gương mặt của một giáo dân, Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros. Ngài sinh năm 1864 và học đức tin trước hết từ mẹ ngài, như ngài kể lại: “Mẹ tôi đã dạy tôi nhân đức từ khi còn trong nôi, giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và ban cho tôi lòng bác ái làm nhân đức hướng dẫn tôi”. Chúng ta hãy chú ý: chính các bà mẹ là những người truyền lại đức tin. Đức tin được truyền lại bằng phương ngữ, tức là ngôn ngữ của các bà mẹ, phương ngữ mà các bà mẹ biết để nói với con cái mình. Và với các bà mẹ: các bà hãy siêng năng truyền đạt đức tin bằng phương ngữ mẫu thân đó.
Quả thật, lòng bác ái là ngôi sao bắc đẩu định hướng cho sự hiện hữu của Chân phước José Gregorio: một người tốt bụng và tươi cười, tính tình vui vẻ, có trí thông minh đáng lưu ý; ngài trở thành bác sĩ, giáo sư đại học và nhà khoa học. Nhưng trước hết, ngài là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến nỗi ở quê hương ngài, ngài được mệnh danh là “bác sĩ của người nghèo”. Ngài luôn quan tâm đến người nghèo. Ngài thích sự giàu có của Tin Mừng hơn sự giàu có của tiền bạc, dành cuộc sống mình để giúp đỡ những người nghèo khó. Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ, José Gregorio nhìn thấy Chúa Giêsu. Sự thành công mà ngài chưa bao giờ tìm kiếm trong thế giới, nhưng ngài đã nhận được và tiếp tục nhận được từ người dân, những người gọi ngài là “vị thánh của người dân”, “tông đồ đức bác ái”, “nhà truyền giáo của niềm hy vọng”. Đều là những cái tên đẹp đẽ: “vị thánh của người dân”, “tông đồ của người dân”, “nhà truyền giáo của niềm hy vọng”.
José Gregorio là một người khiêm tốn, tốt bụng và hay giúp đỡ. Đồng thời, ngài được thúc đẩy bởi ngọn lửa nội tâm, ước muốn sống phục vụ Thiên Chúa và người lân cận. Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành này, ngài đã nhiều lần cố gắng trở thành một tu sĩ và linh mục, nhưng nhiều vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó. Tuy nhiên, sự yếu đuối về thể chất không khiến ngài khép mình lại mà trở thành một bác sĩ thậm chí còn nhạy cảm hơn với nhu cầu của người khác; ngài bám chặt vào Chúa Quan Phòng và rèn luyện trong tâm hồn mình ngày càng hướng tới những gì thiết yếu. Đây là lòng nhiệt thành tông đồ: nó không theo đuổi những khát vọng riêng của mình, mà là cởi mở đón nhận những kế sách của Thiên Chúa. Và vì vậy, Chân phước hiểu rằng, qua việc chăm sóc người bệnh, ngài thực hành thánh ý Thiên Chúa, an ủi những người đau khổ, mang lại niềm hy vọng cho người nghèo, làm chứng cho đức tin không phải bằng lời nói mà bằng gương sáng. Vì vậy, bằng con đường nội tâm này, ngài tiến tới chỗ chấp nhận y học như một chức linh mục: “chức linh mục của nỗi đau con người” (M. YABER, José Gregorio Hernández: Médico de los Pobres, Apóstol de la Justicia Social, Misionero de las Esperanzas [José Gregorio Hernández: Bác sĩ người nghèo, Tông đồ Công bằng Xã hội, Nhà Truyền giáo Hy vọng, 2004, 107). Điều quan trọng biết bao là không chịu đựng mọi việc một cách thụ động, nhưng, như Kinh thánh nói, làm mọi việc với tinh thần tốt lành, để phục vụ Chúa (x. Cl. 3:23).
Nhưng chúng ta hãy tự hỏi: José Gregorio lấy đâu ra tất cả sự nhiệt tình, nhiệt huyết này? Nó đến từ sự chắc chắn và sức mạnh. Điều chắc chắn là ân sủng của Thiên Chúa: ngài viết rằng “nếu có người tốt và người xấu trên thế giới, thì kẻ xấu là như vậy vì chính họ đã trở nên xấu: nhưng người tốt là như vậy nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa” (27 tháng 5 năm 1914). Và ngài tự coi mình trước hết là người cần ân sủng, ăn xin trên đường phố và rất cần tình yêu thương. Và đây chính là sức mạnh mà ngài đã có được: sự thân mật với Thiên Chúa. Ngài là một người cầu nguyện – đây là ân sủng của Thiên Chúa và là sự thân mật với Chúa. Ngài là một người cầu nguyện và tham dự Thánh lễ.
Và khi tiếp xúc với Chúa Giêsu, Đấng hiến mình trên bàn thờ cho mọi người, José Gregory cảm thấy được kêu gọi hiến mạng sống mình cho hòa bình. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Vì vậy, chúng ta gặp ngày 29 tháng 6 năm 1919: một người bạn đến thăm ngài và thấy ngài rất vui. Quả thực, José Gregorio biết rằng hiệp ước chấm dứt chiến tranh đã được ký kết. Việc dâng hiến của ngài đã được chấp nhận, và dường như ngài thấy trước rằng công việc của ngài trên trái đất đã hoàn thành. Sáng hôm đó, như thường lệ, ngài đi lễ, rồi ngài xuống phố mang thuốc cho người bệnh. Nhưng khi ngài băng qua đường thì bị một chiếc xe tông phải; được đưa đến bệnh viện, ngài chết khi kêu tên Đức Mẹ. Thế là, cuộc hành trình trần thế của ngài kết thúc, trên con đường đang làm công việc bác ái, và tại một bệnh viện, nơi ngài đã biến công việc của mình thành một kiệt tác, như một bác sĩ.
Anh chị em thân mến, trước chứng tá này, chúng ta hãy tự hỏi: đối diện với Thiên Chúa hiện diện nơi những người nghèo gần tôi, đối diện với những người đau khổ nhất trên thế giới, tôi sẽ phản ứng thế nào? Và gương sáng của José Gregorio: nó ảnh hưởng đến tôi như thế nào? Ngài thúc đẩy chúng ta tham gia khi đối diện với các vấn đề xã hội kinh tế, chính trị lớn lao ngày nay. Rất nhiều người nói về nó, rất nhiều người phàn nàn về nó, rất nhiều người chỉ trích và nói rằng mọi thứ đang đi sai hướng. Nhưng đó không phải là điều mà người Kitô hữu được mời gọi làm; thay vào đó, họ được mời gọi giải quyết nó, chịu bẩn tay: trước hết, như Thánh Phaolô đã dạy chúng ta, hãy cầu nguyện (x. 1 Tm 2:1-4), và sau đó đừng nhàn rỗi nói huyên thuyên – nói chuyện phiếm là một bệnh dịch – nhưng để cổ vũ điều tốt và xây dựng hòa bình và công lý trong sự thật. Đây cũng là lòng nhiệt thành tông đồ; đây là việc loan báo Tin Mừng; và đây là mối phúc Kitô giáo: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình” (Mt 5:9).
Chúng ta hãy tiến bước trên con đường của Chân phước [José] Gregorio: một giáo dân, một bác sĩ, một người làm công việc hàng ngày mà lòng nhiệt thành tông đồ đã thúc đẩy ngài sống thực hiện bác ái suốt cuộc đời.
Một bác sĩ của người nghèo: Chân phước Bác sĩ José Gregorio Hernández
Thanh Quảng sdb
18:45 13/09/2023
Một bác sĩ của người nghèo: Chân phước Bác sĩ José Gregorio Hernández
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ và Ngài ca ngợi sự thánh thiện của vị ‘bác sĩ người nghèo’ là Chân phước José Gregorio Hernández, người đã để lại một di sản khó quên ở Venezuela.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
'Vị Bác sĩ của người nghèo', Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, đã truyền cảm hứng cho chúng ta bằng gương thánh thiện của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này khi ngài nhìn về vị chân phước người Venezuela trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư (13/9/2023) tại Vatican, khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về những nhân vật trong Giáo hội đã nêu bật lòng nhiệt thành tông đồ.
Đức Thánh Cha, người đã phong chân phước cho Hernández vào năm 2021, nói về vị bác sĩ người Venezuela, Ngài là một người giáo dân dấn thân – một người đã quên mình để giúp đỡ người khác.
Mặc dù cần phải có một phép lạ nữa để ngài được nâng lên hàng hiển thánh, nhưng điều này đã không ngăn cản các tín hữu Venezuela có lòng tôn kính ngài, đặc biệt là trong việc chữa lành.
'Vị Bác sĩ của người nghèo'
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chân Phước Hernández sinh năm 1864, đã hấp thụ đức tin từ trên đầu gối mẹ của ngài, như chính Ngài nói: “Mẹ tôi đã dạy tôi các nhân đức từ khi còn trong nôi, mẹ đã giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và đã truyền đạt cho tôi lòng bác ái như một người hướng đạo."
Đức Thánh Cha, một lần nữa, nhấn mạnh việc các bà mẹ có bổn phận truyền đạt đức tin và tình yêu của Chúa Kitô bằng ngôn ngữ của mẹ cho con cái như thế nào.
Trong khi ca ngợi lòng bác ái là “ngôi sao bắc cực” định hướng cho cuộc đời của Chân phước José Gregorio, Đức Thánh Cha mô tả ngài là một người tốt và tỏa sáng, tính tình vui vẻ, tài trì thông minh, đã trở thành một bác sĩ, một giáo sư đại học và một nhà khoa học.
“Nhưng trên hết Chân phước là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến nỗi Ngài được tôn vinh tại quê hương mình là ‘Vị bác sĩ của người nghèo’”.
Đức Thánh Cha nói, Chân phước đã không quan tâm đến của cải tiền bạc, mà chỉ tập chú vào công việc nhờ sức mạnh của Tin Mừng.
ĐTC nói Chân phước José Gregorio đã nhìn thấy Chúa Giêsu “Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ nên thánh nhân đã được mệnh danh là 'vị thánh của dân tộc', 'vị tông đồ của lòng bác ái', 'một nhà truyền giáo của niềm hy vọng.'"
Luôn sẵn sàng cho chương trình của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chân phước José Gregorio là một người khiêm hạ, tốt bụng và hay giúp đỡ, đã được nung nấu bởi “ngọn lửa nội tâm, ước muốn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân”.
Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành, Chân phước đã nhiều lần cố gắng đi tu để trở thành một tu sĩ và một linh mục, nhưng vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh và nói rằng Chân phước đã bám chặt vào Chúa Quan Phòng để “dù có yếu đuối về thể lý vẫn không làm Ngài co mình lại, thậm chí còn trở thành một bác sĩ nhạy cảm hơn trước nhu cầu của người khác!”
Đức Thánh Cha nói, lòng nhiệt thành tông đồ đã làm cho Ngài “không theo đuổi những khát vọng riêng của mình,” nhưng luôn “sẵn sàng thực hiện các chương trình của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói ngài sống “chức linh mục y khoa”, phục vụ nỗi đau của tha nhân.
Kết hợp thân mật với Chúa
Đức Thánh Cha tự hỏi Chân phước José Gregorio đã nhận được lòng nhiệt thành và nhiệt tâm từ đâu? Chắc hẳn nó đến từ cả hai vế, từ “ân sủng của Thiên Chúa” và sức mạnh từ “sự kết hợp với Thiên Chúa” của Chân phước. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chân phước là một con người cầu nguyện”.
'Tông đồ của hòa bình'
Đức Thánh Cha cho biết Chân phước cảm thấy được mời gọi hiến mạng sống mình cho hòa bình.
Vì đức tin và tình yêu dành cho Chúa Kitô, Chân phước “muốn trở thành một ‘tông đồ hòa bình’.
Thật vậy, cuộc đời phục vụ không mỏi mệt của Chân phước đã làm ngài kiệt sức và qua đời mới ngoài 50 tuổi. José Gregorio đã tham dự Thánh lễ và sau đó đi đưa thuốc cho người bệnh. Khi băng qua đường, Ngài bị một chiếc ô tô đâm phải, dù được đưa đến bệnh viện, nhưng Ngài đã qua đời khi miệng không ngừng kêu cầu danh thánh Đức Mẹ.
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về lòng nhiệt thành tông đồ và Ngài ca ngợi sự thánh thiện của vị ‘bác sĩ người nghèo’ là Chân phước José Gregorio Hernández, người đã để lại một di sản khó quên ở Venezuela.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
'Vị Bác sĩ của người nghèo', Chân phước José Gregorio Hernández Cisneros, đã truyền cảm hứng cho chúng ta bằng gương thánh thiện của ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này khi ngài nhìn về vị chân phước người Venezuela trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư (13/9/2023) tại Vatican, khi ngài tiếp tục loạt bài giáo lý về những nhân vật trong Giáo hội đã nêu bật lòng nhiệt thành tông đồ.
Đức Thánh Cha, người đã phong chân phước cho Hernández vào năm 2021, nói về vị bác sĩ người Venezuela, Ngài là một người giáo dân dấn thân – một người đã quên mình để giúp đỡ người khác.
Mặc dù cần phải có một phép lạ nữa để ngài được nâng lên hàng hiển thánh, nhưng điều này đã không ngăn cản các tín hữu Venezuela có lòng tôn kính ngài, đặc biệt là trong việc chữa lành.
'Vị Bác sĩ của người nghèo'
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chân Phước Hernández sinh năm 1864, đã hấp thụ đức tin từ trên đầu gối mẹ của ngài, như chính Ngài nói: “Mẹ tôi đã dạy tôi các nhân đức từ khi còn trong nôi, mẹ đã giúp tôi lớn lên trong sự hiểu biết về Thiên Chúa và đã truyền đạt cho tôi lòng bác ái như một người hướng đạo."
Đức Thánh Cha, một lần nữa, nhấn mạnh việc các bà mẹ có bổn phận truyền đạt đức tin và tình yêu của Chúa Kitô bằng ngôn ngữ của mẹ cho con cái như thế nào.
Trong khi ca ngợi lòng bác ái là “ngôi sao bắc cực” định hướng cho cuộc đời của Chân phước José Gregorio, Đức Thánh Cha mô tả ngài là một người tốt và tỏa sáng, tính tình vui vẻ, tài trì thông minh, đã trở thành một bác sĩ, một giáo sư đại học và một nhà khoa học.
“Nhưng trên hết Chân phước là một bác sĩ gần gũi với những người yếu đuối nhất, đến nỗi Ngài được tôn vinh tại quê hương mình là ‘Vị bác sĩ của người nghèo’”.
Đức Thánh Cha nói, Chân phước đã không quan tâm đến của cải tiền bạc, mà chỉ tập chú vào công việc nhờ sức mạnh của Tin Mừng.
ĐTC nói Chân phước José Gregorio đã nhìn thấy Chúa Giêsu “Nơi người nghèo, người bệnh, người di cư, người đau khổ nên thánh nhân đã được mệnh danh là 'vị thánh của dân tộc', 'vị tông đồ của lòng bác ái', 'một nhà truyền giáo của niềm hy vọng.'"
Luôn sẵn sàng cho chương trình của Chúa
Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chân phước José Gregorio là một người khiêm hạ, tốt bụng và hay giúp đỡ, đã được nung nấu bởi “ngọn lửa nội tâm, ước muốn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân”.
Được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành, Chân phước đã nhiều lần cố gắng đi tu để trở thành một tu sĩ và một linh mục, nhưng vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ngài thực hiện điều đó.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh và nói rằng Chân phước đã bám chặt vào Chúa Quan Phòng để “dù có yếu đuối về thể lý vẫn không làm Ngài co mình lại, thậm chí còn trở thành một bác sĩ nhạy cảm hơn trước nhu cầu của người khác!”
Đức Thánh Cha nói, lòng nhiệt thành tông đồ đã làm cho Ngài “không theo đuổi những khát vọng riêng của mình,” nhưng luôn “sẵn sàng thực hiện các chương trình của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói ngài sống “chức linh mục y khoa”, phục vụ nỗi đau của tha nhân.
Kết hợp thân mật với Chúa
Đức Thánh Cha tự hỏi Chân phước José Gregorio đã nhận được lòng nhiệt thành và nhiệt tâm từ đâu? Chắc hẳn nó đến từ cả hai vế, từ “ân sủng của Thiên Chúa” và sức mạnh từ “sự kết hợp với Thiên Chúa” của Chân phước. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chân phước là một con người cầu nguyện”.
'Tông đồ của hòa bình'
Đức Thánh Cha cho biết Chân phước cảm thấy được mời gọi hiến mạng sống mình cho hòa bình.
Vì đức tin và tình yêu dành cho Chúa Kitô, Chân phước “muốn trở thành một ‘tông đồ hòa bình’.
Thật vậy, cuộc đời phục vụ không mỏi mệt của Chân phước đã làm ngài kiệt sức và qua đời mới ngoài 50 tuổi. José Gregorio đã tham dự Thánh lễ và sau đó đi đưa thuốc cho người bệnh. Khi băng qua đường, Ngài bị một chiếc ô tô đâm phải, dù được đưa đến bệnh viện, nhưng Ngài đã qua đời khi miệng không ngừng kêu cầu danh thánh Đức Mẹ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Văn Hoá La Vang Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Fresno California Khai Giảng Niên Học 2023-2024.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh theo hướng mặt trời mọc
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
06:37 13/09/2023
Hình ảnh theo hướng mặt trời mọc
Hape Kerkeling trong tác phẩm „ Ich bin mal weg“ ( Piper-Verlag, München, 34. Auflage 2007) đã thuật lại cảm nhận của ông về cây Thánh gía: „ Tôi bước vào hành lang nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela. Một mình trong yên lặng quan sát khắp nơi, bất chợt tôi thấy cây Thánh Gía như một con chim bồ câu bay lơ lửng ngay phía trên bàn thờ. Và đây cũng là lần thứ nhất tôi chú ý đến cây Thánh gía, tò mò tôi thấy đầu Chúa Giêsu treo trên đó được chạm trổ trình bày theo hai hướng nhìn với hai ý nghĩa khác nhau.
Theo hướng nhìn từ chúng ta đứng trứơc cây Thánh Gía, đầu Chúa Giêsu gục nghiêng sang bên trái, hướng phía Tây. Đó là hướng mặt trời lặn, hướng về chiều ban đêm hay đồng nghĩa với tối tăm sự chết, một sự chấm dứt.
Nhưng theo hướng từ Chúa Giêsu trên Thánh Gía lại ngược lại. Ngài chết gục đầu sang phía bên phải, hướng Đông, hướng mặt trời mọc. Điều này cũng nói lên ý nghĩa một khởi đầu sáng lạn chiếu tỏa ánh mặt trời của một bình minh….“
Đâu là ý nghĩa đích thực của cây Thánh Gía Chúa Giêsu?
Ngày nay, khi đứng trứơc cây Thánh Gía, chúng ta đều có tâm tình gợi nhớ đến giờ phút sau cùng đen tối đau thương nhất của đời sống Chúa Giêsu thành Nadarét khi xưa.
Theo tương truyền, ngày xưa Thánh nữ hòang Helena đã tìm thấy cây Thánh Gía Chúa Giêsu, trên đó Ngài bị đóng đinh vào, trong một phần mộ ở thành Giêrusalem. Vào năm 335 sau Chúa giáng sinh đã long trọng dựng cao cây Tháh Gía đó cho mọi người chiêm ngắm tôn kính.
Rồi trong khi chiến đấu đánh trận thời trung cổ xa xưa, thời thập tự quân, với lòng nhiêt thành tìn tưởng, người ta thường mang cây Thánh Gía đó đi đầu, để từ câyThánh Gía một sức mạnh lạ lùng mầu nhiệm thần thánh của Thiên Chúa phát tỏa chiếu ra giúp thắng trận. Nhưng phép lạ mầu nhiệm thần thánh đâu có phát tỏa ra từ cây cột gỗ.
Ngày nay tôn kính Thánh Gía không phải vì cây cột mảnh gỗ hay mảnh sắt thép làm nên Thánh gía, nhưng là tôn kính Chúa Giêsu, Đấng đã hy sinh chịu chết trên cây thánh gía cho chúng ta, trong một ý nghĩa đầy ánh sáng khác lạ: tình yêu Thiên Chúa và thánh gía nơi gặp gỡ bản tính Thiên Chúa cùng con người. Nơi đó theo suy hiểu của con người là điều đau khổ bất hạnh nhất, nhưng trong thực tế lại là một dấu chỉ của một khởi đầu mới đầy ánh sáng chiếu tỏa.
Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Philippe (2,6-11) đã diễn tả con đường thánh gía Chúa Giêsu là một con đường tự hạ mình. Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sức mạnh quyền hành cao trọng và bước xuống dưới thấp của đời sống, Ngài chấp nhận sự chết. Ngài không trốn tránh đau khổ, lo âu sầu muộn, dù là con Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ mình chấp nhận điều đó.
Chúa Giêsu từ bỏ địa vị cao sang trên trời xuống thế làm người, sống hòa đồng, muốn mở ra lối sống cộng đoàn xã hội con người.
Sự khiêm hạ mình của Chúa Giêsu sống làm người thấp hèn không phải là sự đầu hàng trước sức mạnh quyền thế, nhưng là sự gần gũi liên đới bên cạnh với những người bị nằm ngã qụy trên nền đất.
Sự khiêm hạ vâng lời của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, chính Ngài đã mang vác lấy gánh nặng đời sống, chứ không đổ chất gánh nặng cho người khác gánh vác.
Chúng ta tôn kính Thánh gía Chúa Giêsu không phải là ca ngợi dụng cụ kiểu cách gây đau khổ hành hạ thân xác tinh thần con người của đế quốc Rôma thời xa xưa.
Không, Thánh gía Chúa Giêsu là dấu hiệu, là „Logo“ của người Công Giáo hàm chứa ý nghĩa về sự sống theo không gian ba chiều: đôi bàn chân Đấng treo trên Thánh gía cắm trên nền đất, đỉnh đầu của Ngài vươn lên trời cao, đôi tay dang rộng ra hai phía trái và phải sang tới con người xã hội.
Cùng qua cung cách đó chúng ta còn nhận ra nơi Thánh gía Chúa Giêsu là một dấu chỉ quan trọng nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, một tình yêu tự hy sinh quên mình cho đến tận cùng của sự sống.
Trong đời sống, lẽ tất nhiên đây chỉ là một hình ảnh nhỏ đem ra so sánh cho dễ hiểu thôi, tình yêu lòng hy sinh dấn thân nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ cho đời sống con cái mình suốt dọc đời sống phần nào phản ảnh tình yêu lòng hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu chịu đau khổ trên thánh gía cho con người.
Cha mẹ hy sinh chịu đựng cho con cái mình với hy vọng đời sống con cái mình được có kết qủa tốt đẹp sau này.
Chúa Giêsu hy sinh chịu đau khổ chết trên Thánh gía đã sống lại mang ánh sáng sự sống, ánh sáng ơn cứu độ lại cho linh hồn con người. Trên Thánh gía Chúa Giêsu gục đầu nghiêng về bên phải, hướng Đông phía mặt trời mọc. Ánh sáng bình minh chiếu tỏa bắt đầu một ngày mới: ánh sáng mặt trời phục sinh.
Nhưng dẫu vậy, như Hape Kerkeling suy tư: „ Hoàn toàn hiểu biết cảm nhận được hết điều này, con người chúng ta chắc chắn không thể nào!“
Tôn trọng mọi thụ tạo của Thiên Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:42 13/09/2023
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
Qua diễn văn phát biểu trước các cấp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn ở Mông Cổ vào sáng thứ bảy 2.9.2023, trong chuyến tông du lần đầu đến Mông cổ (từ 1-4.9.2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao vai trò của Mông Cổ đối với hòa bình thế giới. Ngài khen ngợi sự chung sống hòa hợp giữa các nền văn hóa và tôn giáo ở Mông Cổ. Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo muốn đóng góp cho công ích, giúp phát triển con người toàn diện qua các hoạt động giáo dục và bác ái nhằm xây dựng một cuộc sống an ninh thịnh vượng cho đất nước Mông Cổ.
1. THỤ TẠO ĐÁNG QUÝ BIẾT CHỪNG NÀO!
Đặc biệt, Đức Thánh Cha khen ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Mông cổ. Ngài nhắc đến thói quen sống hòa hợp cùng thiên nhiên và biết bảo tồn thiên nhiên mà mỗi người dân Mông cổ luôn cónhư một truyền thống, một nét văn hóa riêng đáng quý, đáng bảo tồn.
Đức Thánh Cha nói: "Quý vị giúp chúng tôi tôn trọng và canh tác cách cẩn thận điều mà các Kitô hữu chúng tôi xem là công trình sáng tạo của Thiên Chúa, nghĩa là kết quả của kế hoạch nhân từ của Người, và chống lại những tác động của sự tàn phá của con người bằng một nền văn hóa quan tâm và tầm nhìn xa, được phản ánh trong các chính sách sinh thái có trách nhiệm. Các ger (lều trại) là những nơi cư trú mà ngày nay có thể được định nghĩa là hiệu quả và hợp sinh thái vì chúng linh hoạt, đa chức năng và không có tác động nào đến môi trường. Hơn nữa, tầm nhìn toàn diện về truyền thống Saman Giáo của Mông Cổ, được kết hợp với sự tôn trọng mọi sinh vật thừa hưởng từ triết lý Phật giáo, có thể đóng góp cách có giá trị cho nỗ lực cấp bách và không thể trì hoãn để bảo vệ hành tinh Trái đất".
Nêu bật những tích cực để khen ngợi, để vinh danh quốc gia mà mình đặt chân đến và đang đón tiếp mình, Đức Thánh Cha không chỉ cho thấy mình là nhà ngoại giao hàng đầu thế giới, mà còn nói lên sự tôn trọng đúng mức cần phải có khi nhân danh Chúa Kitô, sứ giả đích thực của hòa bình để đến với con người, đến với thế giới.
Hơn nữa, không chỉ tôn trọng cả quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hoá, nếp sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày... của nơi mình đến viếng thăm, Đức Thánh Cha Phanxicô còn cho thấy sự yêu mến và thái độ quý mến, trân trọng mọi thụ tạo của Thiên Chúa cần thiết, quan trọng và đáng trân trọng, đáng học đòi đến mức nào!
2. KINH THÁNH ĐỀ CAO MỌI THỤ TẠO.
Nếu đọc kỹ ba chương đầu của sách Sáng thế, ta sẽ thấy, trong thánh ý Chúa khi tạo dựng toàn thể vũ trụ, con người được lồng trong ba mối liên hệ không thể tách rời, không thể thay đổi, không thể hủy đi: với Thiên Chúa, với tha nhân, với vũ trụ. Con người sẽ đựơc hạnh phúc nếu biết duy trì sự hòa hợp với ba mối dây này. Tiếc rằng, do tội lỗi chống lại Thiên Chúa, mối liên lạc với Thiên Chúa bị cắt đứt, đưa tới sự rối loạn cho cả những mối liên lạc còn lại.
Rõ ràng, Thiên Chúa không để chúng ta "một mình một cõi", nhưng luôn có chính Thiên Chúa và mọi thụ tạo khác hỗ tương. Vì thế, ơn gọi của từng Kitô hữu khi sống trên đời là phải tạo cho được tương quan mật thiết với Thiên Chúa, với chính mình và với mọi thụ tạo của Thiên Chúa.
Chúng ta cần nhớ, thiên nhiên xuất hiện trước con người, được Thiên Chúa ban tặng nhằm giúp chúng ta làm không gian sống. Thiên nhiên nói với chúng ta về Thiên Chúa, vì chỉ cần nhìn vào thiên nhiên và mọi trật tự của nó, chúng ta có thể khám phá sự hiện diện và quyền năng tối thượng, cũng như tình yêu màThiên Chúa dành cho chúng ta.
Trong ơn gọi cao cả của mình, con người có trách nhiệm tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng mọi môi trường mà Thiên Chúa ban cho mình. Thiên nhiên được đặt dưới quyền sử dụng của con người không phải như "một đống phế thải bừa bãi", mà là hồng phúc, là "tâm huyết", là gia sản, là tặng phẩm của Thiên Chúa. Con người phải nghiêm túc gìn giữ và trân trọng thiên nhiên vì chúng vừa không phải của cải của con người để con người muốn làm gì thì làm, nhưng chúng là tấm lòng của Thiên Chúa được trao cho con người, nhằm mưu cầu cho chính sự sống, sự tồn tại của cả con người.
3. XIN ĐỪNG TIẾP TỤC SÁT HẠI THIÊN NHIÊN NỮA!
Trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, hàng ngày môi trường thiên nhiên đang bị nhiều tấn công thô bạo. Chính vì sự hủy hoại môi trường tàn khốc, đã xảy ra quá nhiều tang thương, đó là chưa kể hết lũ ống, lũ quét, hạn hán, sạt lở, đến gió và bão dữ dội hơn vì thiếu rừng chắn do bị tàn phá...
Còn nhớ cách đây gần ba năm, khoảng tháng 10.2020, vụ rừng núi của thủy điện Rào Trăng ở miền Trung sụp, giết chết nhiều chục người. Trong số những người bị vùi lấp, đến nay, sau nhiều năm, vẫn chưa tìm thấy.
Mới đây, đầu tháng 9.2023, Bình Thuận ký cho phép hủy hơn 680 hecta rừng, trong đó có đến 620 hecta rừng phòng hộ, để làm kênh thủy lợi.
Ngay sau khi quyết định phá rừng được công bố, thì hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) lập tức cho biết hậu quả của việc những cánh rừng bị thủ tiêu là không thể nói hết: "Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất (từ đất rừng tự nhiên sang mục đích khác) sẽ làm giảm diện tích đất rừng tự nhiên. Về lâu về dài việc mất rừng sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng lớn như xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn…".
Báo Pháp Luật còn cho biết: "Việc thay đổi diện tích đất nông nghiệp sẽ làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như làm thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp của khu vực...Ngoài ra, ĐTM của dự án cũng thừa nhận khi triển khai dự án sẽ làm mất lớp phủ thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, gây mất nơi cư trú của động thực vật sinh sống trên khu đất dự án.
Theo ĐTM, rừng tự nhiên có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu. Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng đất từ đất rừng tự nhiên sang mục đích khác sẽ là giảm diện tích đất rừng tự nhiên, làm phân mảnh các hệ sinh thái tự nhiên (khu vực cư trú, đường đi tìm thức ăn của các loại sinh vật). Điều này có ảnh hưởng lớn đến quần cư của các loài động vật hoang dã" (https://plo.vn/vu-chuyen-680-ha-rung-lam-ho-thuy-loi-bo-nnptnt-vao-binh-thuan-post750077.html).
Đứng trước nguy hiểm do không tôn trọng thụ tạo Chúa ban, Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp về môi trường, thông điệp Laudato Si’ viết:
"Thách đố khẩn thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm một sự quan tâm để mang toàn thể gia đình nhân loại cùng nhau tìm kiếm một sự phát triển bền vững và hỗ tương, vì chúng ta biết rằng mọi thứ có thể thay đổi. Đấng Tạo Hoá không bỏ mặc chúng ta; Ngài không bao giờ bỏ mặc kế hoạch yêu thương của Ngài hoặc hối tiếc vì đã tạo dựng nên chúng ta. Nhân loại vẫn có khả khăng để hợp tác với nhau trong việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây tôi muốn nhận biết, khích lệ và cám ơn tất cả những ai đang nỗ lực bằng muôn vàn cách thế để đảm bảo sự bảo vệ ngôi nhà chung mà chúng ta đang cùng chia sẻ. Một sự cảm kích đặc biệt của tôi dành cho những ai đang không mỏi mệt tìm kiếm để giải quyết những hậu quả bi đát của sự suy thoái môi trường về đời sống của những người nghèo nhất trên thế giới. Người trẻ đòi một sự thay đổi. Họ đang tự hỏi làm thế nào mà bất kỳ ai có thể tuyên bố là đang xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà lại không nghĩ đế sự khủng hoảng về môi trường và nỗi đau khổ của những người bị loại trừ" (Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 13).
4. THỤ TẠO ĐÒI QUYỀN ĐƯỢC SỐNG!
Chính vì đòi tôn trọng thụ tạo của Thiên Chúa mà trong phát biểu của mình tại Mông cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô hết lời khen ngợi việc gìn giữ và tôn tạo thiên nhiên của quốc gia này, như chúng ta thấy ngay đầu bài viết.
- Không có tương quan tốt với các thụ tạo của Thiên Chúa, chúng ta trở thành tàn nhẫn không chỉ với chính thụ tạo mà còn với con cháu chúng ta và nhiều thế hệ đến sau.
Bởi khi chúng ta tàn phá môi trường sống, bạo hành với thiên nhiên, chúng ta không chỉ giết chết môi sinh hôm nay, nhưng là tận diệt cả tương lai lâu dài của sinh thái, của môi trường, của sự sống con người qua biết bao nhiêu lớp lớp thời gian.
Chúng ta mượn lời thể hiện sự lo âu của Đức Phanxicô đối với môi trường để nung nấu ý chí sống chung hòa thuận cùng mọi loài Thiên Chúa dựng nên và trao ban cho chúng ta:
"Nếu thực sự “các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm cũng lớn dần thì cơn khủng hoảng môi trường là một lời kêu gọi sự sám hối nội tâm sâu thẳm. Chúng ta phải công nhận rằng, có một số Kitô hữu dấn thân và cầu nguyện, thường cười cợt các cảnh cáo về môi trường với lời xin lỗi của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng. Một số khác thụ động, quyết tâm không thay đổi các thói quen và trở thành rời rạc. Họ thiếu một sự sám hối thuộc sinh thái, giúp thấy những gì họ gặp gỡ với thế giới xung quanh; điều xuất phát từ sự gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, sẽ giúp cho tất cả nở hoa. Sống ơn gọi là một người bảo vệ cho công trình của Thiên Chúa là một phần tất yếu của một hiện sinh đạo đức; đó không phải là điều gì của định kiến, cũng không phải là một phương diện thứ yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo" (Laudato Si’ số 217).
VietCatholic TV
Kết cục bi thảm của bác sĩ chữa trị cho bạo chúa. Tầu Nga lũ lượt chạy khỏi Hắc Hải. Putin đe dọa Mỹ
VietCatholic Media
03:54 13/09/2023
1. Truyền thông Nga đưa tin: Bác sĩ chữa hoài không hết bệnh, bạo chúa nổi giận chôn sống bác sĩ.
Hai ký giả Imogen Braddick và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “IN THE GROUND. Putin’s sickly war dog Ramzan Kadyrov ‘had his personal doctor BURIED ALIVE as he blamed medic for his failing health’”, nghĩa là “Trong lòng đất. Con chó chiến ốm yếu của Putin, Ramzan Kadyrov 'đã chôn sống bác sĩ riêng của mình khi ông ta đổ lỗi cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe không tốt'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Báo chí đưa tin, chú chó chiến tranh Ramzan Kadyrov của VLADIMIR Putin đã chôn sống bác sĩ riêng của mình sau khi đổ lỗi cho ông ta về tình trạng sức khỏe không tốt.
Elkhan Suleymanov, bác sĩ gia đình của hung thần Chechnya, được tường trình đã chết sau khi biến mất vào năm ngoái.
Suleymanov, 49 tuổi, từng là bộ trưởng y tế và phó thủ tướng Chechnya - đồng thời là bác sĩ riêng của Kadyrov.
Nhưng vị bác sĩ này đã ngừng đăng lên Instagram của mình một năm trước và không được nhìn thấy kể từ đó – làm dấy lên một loạt tin đồn về nơi ở của anh ta.
Sức khỏe của Kadyrov cũng là chủ đề được đồn đoán trong bối cảnh có thông tin cho rằng tên hung thần đang mắc bệnh nan y.
Kênh Telegram VChK-OGPU của Nga - có liên kết với các cơ quan thực thi pháp luật - cho biết lãnh chúa “đổ lỗi cho Suleymanov về tình trạng sức khỏe sa sút nghiêm trọng”.
“Không ai ở Chechnya nhìn thấy Suleymanov kể từ tháng 10 năm 2022, và có tin đồn rằng ông ấy đã bị giết một cách dã man và bị chôn sống dưới đất”, kênh này cho biết.
“Mọi người hiểu chuyện đều nói rằng lúc bị chôn anh ta vẫn còn sống và anh ta đã chết một cách đau đớn.”
Môt số người khác cho rằng anh đã trở về quê nhà Baku ở Azerbaijan hoặc đang làm việc lặng lẽ ở Mạc Tư Khoa.
Kadyrov - một người ủng hộ hàng đầu cho cuộc chiến hỗn loạn của Putin ở Ukraine - được tường trình đã tin rằng mình bị đầu độc sau khi được Suleymanov tiêm thuốc.
Kênh này dẫn nguồn tin giấu tên cho biết: “Ông ấy đã bị cách chức Phó Thủ tướng chỉ trong một đêm vào tháng 10 năm 2022 và không được nhìn thấy kể từ đó”.
Một nguồn tin khác nói thêm: “Nếu Kadyrov thực sự nghi ngờ Suleymanov đầu độc, thì chúng ta khó có thể thấy anh ta còn sống.”
“Nếu chúng ta đang nói về điều gì khác thì anh ta có thể bị giam cầm và họ sẽ cho chúng ta thấy anh ta trước ống kính camera.”
Suleymanov trước đây từng làm việc ở phương Tây và là giáo sư, chuyên gia về ung thư.
Những tuyên bố tương tự đã được đưa ra trước đó bởi một kênh Telegram khác là 1ADAD, kênh này cho rằng anh ta đã bị đánh đập tàn bạo khi bị đuổi việc.
Kênh này tuyên bố vào tháng 7 rằng anh ta hiện đang làm việc tại Mạc Tư Khoa tại Trung tâm nghiên cứu y tế quốc gia về X quang – mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Cũng không có bằng chứng nào về cái chết của anh ta.
Đối phương của Kadyrov trước đây đã cáo buộc hung thần này này đã thực hiện nhiều vụ giết người ngoài vòng pháp luật.
Đầu tháng 7 - giữa làn sóng tin đồn về sức khỏe - Kadyrov đã đăng một đoạn video lan man để chứng minh mình “vẫn còn sống”.
Theo báo cáo, bàn tay phải bị đổi màu của anh ta trong video cho thấy anh ta đã trải qua quá trình điều trị y tế gần đây.
Kadyrov được nhìn thấy đi cùng nghị sĩ Nga Adam Delimkhanov - người được cho là đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến Ukraine hồi tháng 6 sau khi trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công hỏa tiễn.
Mặc dù cả hai đều được nhìn thấy còn sống nhưng trông cả hai đều không ổn.
Kadyrov dường như thừa nhận rằng anh ta có thể không sống được lâu.
“Bằng cách nào đó chúng tôi vẫn còn sống,” anh ta nói.
“Dù sao thì chúng tôi cũng không muốn sống lâu. Chúng tôi sẽ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đàng hoàng.”
Delimkhanov nói với anh ta: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ mà anh đã đặt ra cho chúng tôi”.
Nghị sĩ đã chỉ trích “những người buôn chuyện” về sức khỏe của hai người này.
Các báo cáo hồi tháng 7 cho biết Kadyrov - cha của 14 đứa con - đã cận kề cái chết.
Chính trị gia đối lập Chechnya Tumso Abdurakhmanov cho biết: “Có thông tin cho biết Kadyrov sắp chết và không còn nói được nữa.
“Thận của anh ta đã bị hỏng hoàn toàn và việc lọc máu cũng không giúp ích được gì. Có thể đây là những ngày cuối cùng của anh ta.”
Một số người cho rằng Kadyrov đã bay đến Mecca, với một báo cáo cho biết: “Chuyến bay từ Mecca rõ ràng không hề dễ dàng đối với Kadyrov.
“Trên tay anh ta có những dấu vết 'tươi' có thể nhìn thấy được, tương tự như dấu vết của các thủ tục y tế.
“Thông tin đang được thảo luận sôi nổi ở Chechnya rằng Kadyrov mắc bệnh thận nghiêm trọng.”
Mặc dù phủ nhận mình không khỏe nhưng người ta thấy anh ta trông đầy đặn và sưng húp hơn rõ rệt.
Trong cuộc chiến ở Ukraine, Putin đã thăng cấp cho ông này lên cấp Thượng Tướng trong lực lượng vệ binh quốc gia Nga - trao thêm quyền lực cho người Chechnya.
Anh ta đã kiểm soát lực lượng vệ binh quốc gia với sức mạnh lên tới 30.000 người và có kế hoạch cho quân đội riêng của mình
Ngay cả những đồng minh thân cận của Putin cũng sợ Kadyrov.
Với ba người vợ hiện tại, hung thần này đã cai trị Chechnya trong 16 năm và tự hào rằng hắn bị phương Tây trừng phạt nhiều hơn bất kỳ cá nhân nào khác.
Ngoài việc là một lãnh chúa tàn bạo, Kadyrov còn là một triệu phú có ảnh hưởng, thích phô trương tiền bạc của mình và đi chơi với những người nổi tiếng.
Kadyrov từng điều hành một tài khoản Instagram nơi anh ta thích khoe vận may của mình trước khi bị cấm - nhưng anh ta vẫn cập nhật cho “người hâm mộ” của mình qua mạng xã hội Nga và trên Telegram.
Tên bạo chúa thể thao tàn nhẫn của Prada - có thiên hướng tra tấn, giết người, bắt cóc có khối tài sản ước tính lên tới 150 triệu bảng Anh.
2. Ukraine cho biết tàu Nga không thể hoạt động ở khu vực Hắc Hải gần giàn khoan
Theo Hải quân Ukraine, hạm đội Hắc Hải của Nga hiện không thể hoạt động trong khu vực xung quanh các giàn khoan gần Crimea mà Ukraine đã tái chiếm được hồi đầu tuần.
Các dàn khoan này được gọi là các Tháp Boyko.
Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của Hải quân Ukraine, cho biết: “Vẫn còn mối đe dọa từ trên không tại khu vực đặt những dàn khoan này khi hàng không Nga tiếp tục hiện diện ở đó”.
Tuy nhiên, Pletenchuk cho rằng pháo binh ven biển cũng như hệ thống phòng không cầm tay (MANPADS) và hệ thống hỏa tiễn của Ukraine có nghĩa là hạm đội Nga “không thể tiếp cận các dàn khoan này”.
Một số thông tin cơ bản: Ukraine hôm thứ Hai cho biết họ đã giành lại quyền kiểm soát các dàn khoan gọilà Tháp Boyko. Những dàn khoan này đã bị người Nga kiểm soát vào năm 2015, chỉ vài tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết các dàn khoan này đã được người Nga sử dụng làm bãi đáp trực thăng và triển khai thiết bị radar.
3. Ukraine cho biết ít nhất 2 người thiệt mạng trong vụ pháo kích của Nga ở khu vực Donetsk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 13 tháng Chín, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine cho biết ít nhất 2 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương do pháo kích của Nga ở khu vực Donetsk.
Cô cho biết thị trấn Krasnohorivka đã bị pháo binh Nga bắn vào đầu giờ thứ Ba, đồng thời lưu ý rằng một ngôi nhà riêng đã bị trúng một quả đạn 152ly khiến “một phụ nữ 84 tuổi và một cụ ông 71 tuổi thiệt mạng”
Một phụ nữ 70 tuổi tạm trú trong ngôi nhà bị bỏng và chấn động sau vụ tấn công.
Hai người khác bị thương do cuộc tấn công của Nga vào thị trấn Avdiivka của Ukraine: một bà mẹ 82 tuổi và con gái bà 55 tuổi.
Phát ngôn nhân cho biết thêm những người bị thương đã được đưa đến cơ sở y tế để điều trị khẩn cấp.
Cả Krasonohorivka và Avdiivka đều nằm gần tiền tuyến chạy qua vùng Donetsk bị Nga tạm chiếm một phần. Tình hình đặc biệt ở thị trấn Avdiivka, phía bắc thành phố Donetsk, đã “thực sự căng thẳng” trong nhiều tháng trước khi quân Nga bị quét sạch khỏi vùng này. Tuy nhiên,, quân đội Ukraine coi Avdiivka là một trong những khu vực trọng tâm của các hoạt động tấn công của Nga bằng các cuộc pháo kích.
4. Ukraine tấn công vào khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 13 tháng Chín, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine cho biết Ukraine đã tấn công vào Enerhodar, một thành phố bị Nga tạm chiếm cạnh nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, với nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hơn
Đã có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác vào thành phố Enerhodar bị Nga tạm chiếm, gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ít nhất là lần thứ ba trong tháng này.
Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết một máy bay không người lái đã tấn công vào một sự kiện được tổ chức tại một văn phòng được quân xâm lược Nga sử dụng làm văn phòng cấp hộ chiếu.
“Hậu quả của vụ va chạm là một đám cháy bùng phát trong phòng và một số đội cứu thương đã đến tòa nhà”
Ông nói một trung tâm liên lạc vô tuyến nằm trên tầng kỹ thuật của tòa nhà 14 tầng cũng bị tấn công. Một máy bay không người lái khác nhắm vào nơi ở của các sĩ quan Nga.
Hôm thứ Hai, một quan chức do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia, Vladimir Rogov, tên phản bội cho biết người Ukraine đã tấn công Enerhodar bốn lần.
“Hai chiếc máy bay không người lái đã tấn công một tòa nhà chung cư, chiếc thứ ba - văn phòng hộ chiếu. Một quả khác đã phát nổ chỉ vài phút trước”, ông nói.
Các kênh địa phương khác cũng xác nhận vụ tấn công và cho biết chúng diễn ra vào chiều thứ Ba. Họ cũng tuyên bố rằng một số máy bay không người lái đã bị đánh chặn thành công.
Chưa có thông tin chính thức về thương vong.
5. Tổ chức Ukraine cho biết 13 trẻ em đã trở về nhà từ vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm
Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết Save Ukraine, một tổ chức phi chính phủ hoạt động để đưa trẻ em Ukraine về nhà, đã có thể đưa thêm 13 trẻ em đã trở về nhà từ các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
“Hôm nay, Save Ukraine đã trả lại thêm 13 trẻ em từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở vùng Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia như một phần của nhiệm vụ giải cứu thứ 11,” Vereshchuk cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã thực hiện “11 nhiệm vụ giải cứu cho đến nay và đã có thể trả lại 176 trẻ em cho Ukraine.”
Một trong những đứa trẻ được trả về là một cô gái tên Olesia, người mẹ “giấu cô với bọn cầm quyền xâm lược và những người dân làng trong suốt một năm. Nhưng cuối cùng cô bị phát hiện và bị đưa sang Nga mà quân xâm lược cho rằng để học tại một trường học ở Nga” Vereshchuk nói. Vùng cô ở ngày nay đã được quân Ukraine tái chiếm.
Ba anh chị em khác - Polina, Taras và Matvii - đã có sự chia rẽ trong gia đình sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022. Cha mẹ ly hôn của họ có quan điểm khác nhau về cuộc chiến.
Theo Save Ukraine, người mẹ “vô cùng lo lắng cho Ukraine, còn bố thì trở nên thân Nga”. Tổ chức này cho biết người cha đã cấm vợ cũ và các con rời khỏi lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Tổ chức Save Ukraine cho biết: “Ở đó, trong thời gian bị tạm chiếm, trẻ em bị buộc phải đến Nga, học tại một trường học ở Nga và người mẹ bị đe dọa tước quyền làm cha mẹ”.
Văn phòng Tổng thống Ukraine gần đây ước tính có ít nhất 20.000 trẻ em Ukraine đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Kyiv cho biết hàng nghìn trường hợp đang được điều tra.
Nga phủ nhận việc họ làm bất cứ điều gì bất hợp pháp và nói rằng họ đang đưa trẻ em Ukraine đến nơi an toàn.
6. Putin chỉ trích Mỹ gửi bom chùm và đạn uranium nghèo tới Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tố cáo Hoa Kỳ cung cấp bom chùm và đạn uranium nghèo cho lực lượng Ukraine.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok, ông Putin nói rằng quan điểm của Mỹ về bom chùm là không nhất quán.
“Gần đây, chính quyền Mỹ tin rằng việc sử dụng bom chùm là tội ác chiến tranh. Họ đã nói về nó một cách công khai. Bây giờ chính họ cung cấp bom chùm cho khu vực chiến sự ở Ukraine”, ông ta nói.
“ Tất nhiên, điều đó gây thiệt hại cho chúng tôi,” Putin tiếp tục. “Điều tương tự cũng xảy ra với uranium cạn kiệt; khu vực đang bị ô nhiễm. Điều này tệ, rất tệ.”
Bom và đạn chùm là gì? Thưa bom và đạn chùm, tiếng Anh gọi là cluster munitions, là những ống chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ hơn, còn được gọi là bom con và đạn con. Các ống này có thể được thả từ máy bay, phóng từ hỏa tiễn hoặc bắn từ các đại bác, hoặc các bệ phóng hỏa tiễn.
Các ống này vỡ ra khi chạm mục tiêu hoặc khi xuống thấp đến một ở độ cao định sẵn.
Trong trường hợp vỡ ra khi chạm mục tiêu, bom con và đạn con tung toé ra trên một phạm vi tương đối nhỏ. Tuy nhiên, những trái bom nhỏ khi văng ra khỏi trái bom lớn sẽ chạm mục tiêu với một lực chắc chắn nhỏ hơn đáng kể so với trường hợp quả bom được bắn trực tiếp bằng các hệ thống pháo hay được thả từ trên trời xuống. Hậu quả là những quả bom nhỏ này có thể không nổ, và sẽ trở thành một thứ giống hệt như mìn bẫy, và sẽ nổ tung khi người ta hay các phương tiện giao thông đạp phải.
Trong trường hợp tự động vỡ ra ở một độ cao nhất định, các quả bom nhỏ có thể bao phủ một diện tích bằng một sân túc cầu. Do được thả ở độ cao nên tỷ lệ bom không nổ sẽ ít hơn so với trường hợp thứ nhất.
Ngay từ ngày đầu cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã sử dụng các loại bom chùm. Càng về sau trong cuộc chiến, Nga càng cạn kiệt đạn dược nên họ sử dụng các loại bom chùm có từ thời Liên Xô với tỷ lệ bom không nổ từ 30% đến 40%. Theo Công ước về bom, đạn chùm, gọi tắt là CMC, thường dân chiếm đến 94% thương vong gây ra bởi bom đạn chùm, trong số đó 40% là trẻ em.
Uranium nghèo là gì? Uranium nghèo là thứ còn sót lại khi hầu hết các đồng vị có tính phóng xạ cao của uranium đã được tách ra khỏi kim loại để sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân hoặc vũ khí hạt nhân.
Nó ít phóng xạ hơn nhiều so với uranium đã được làm giàu và không thể tạo ra phản ứng hạt nhân. Nhưng uranium nghèo lại cực kỳ đậm đặc, khiến nó trở thành một loại đạn có hiệu quả cao.
Trong tháng này, Mỹ tuyên bố sẽ gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine. Đạn 120ly có thể được bắn từ xe tăng Abrams M1 do Mỹ sản xuất, dự kiến sẽ có mặt trên tiền tuyến vào mùa thu này.
7. Zelenskiy nói: Đan Mạch gửi gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu Mỹ Kim cho Ukraine,
Đan Mạch sẽ gửi cho Ukraine gói viện trợ quân sự trị giá hơn 800 triệu Mỹ Kim, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Ba.
“Về mặt nội dung, đó chính xác là những gì chúng tôi đã đồng ý với Thủ tướng Mette Frederiksen và nội các của cô,” Zelenskiy nói.
Zelenskiy gọi gói này là “một quyết định quan trọng” và “một sự tăng cường tốt”, lưu ý rằng đây là “gói quốc phòng lớn nhất trong toàn bộ thời kỳ của một cuộc chiến toàn diện”.
Tháng trước, Đan Mạch và Hà Lan đã cam kết cung cấp cho Ukraine các chiến đấu cơ F-16 được nhiều người săn đón khi Kyiv tiếp tục gây áp lực lên các đồng minh để tiếp tục viện trợ và hỗ trợ quân sự để giúp đỡ họ trong cuộc phản công.
8. Ủy viên Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc gây ra tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk nói rằng việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải đã khiến “quyền có lương thực vượt quá tầm với của nhiều người”.
Hôm thứ Hai, Ông Türk cho biết mức độ nạn đói toàn cầu đã quay trở lại như năm 2005, với gần 600 triệu người được dự đoán sẽ “suy dinh dưỡng mãn tính” vào năm 2030.
Ông Türk nói: “Một năm rưỡi chiến tranh kinh hoàng đã tàn phá Ukraine, gây thiệt hại nặng nề cho người dân và gây thiệt hại cho nhiều diện tích đất nông nghiệp rộng lớn”. “Việc Liên bang Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7 và các cuộc tấn công vào các cơ sở ngũ cốc ở Odesa và các nơi khác, một lần nữa đã đẩy giá lên cao ngất ngưởng ở nhiều nước đang phát triển – tước đi quyền được tiếp cận thực phẩm và đặt nó ngoài tầm với của nhiều người.”
Türk cho biết hành tinh này có đủ nguồn tài chính, công nghệ và đất đai để cung cấp “thực phẩm đầy đủ cho tất cả mọi người”.
Mặc dù vậy, ông tiếp tục, “biến đổi khí hậu, hậu quả của đại dịch và cuộc chiến của Nga với Ukraine” là một số lý do đằng sau sự tồn tại liên tục của nạn đói toàn cầu và tình trạng mất an ninh lương thực.
Türk nói: “Thế giới đang phản bội lời hứa chấm dứt nạn đói vào năm 2030 của chúng tôi. “Sự nghiệp nhân quyền ở mọi khía cạnh đều có khả năng đoàn kết chúng ta, vào thời điểm chúng ta cần khẩn trương hợp tác để đối đầu với những thách thức hiện hữu mà nhân loại đang phải đối mặt.”
Ông nói thêm: “Tất cả chúng ta cần phải đóng vai trò của mình.
Một số bối cảnh: Ukraine, thường được gọi là “rổ bánh mì của Âu Châu”, là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn, phần lớn được gửi đến các nước đang phát triển ở Phi Châu. Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước này, hải quân Nga đã phong tỏa các cảng Hắc Hải của Ukraine, ngăn cản Ukraine xuất khẩu nông sản sang các nước có nhu cầu.
Lệnh phong tỏa vẫn được duy trì trong vài tháng, trước khi Nga đồng ý với Sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7 năm 2022 – một bước đột phá ngoại giao lớn do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian – cho phép tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc.
Tuy nhiên, Nga đã rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7 năm nay. Kể từ đó, nước này đã tiếp tục phong tỏa các cảng của Ukraine - cũng như tiến hành các cuộc bắn phá kéo dài vào cơ sở hạ tầng cảng và cơ sở lưu trữ ngũ cốc của Ukraine.
Nga cho biết họ đã đình chỉ sáng kiến ngũ cốc ở Hắc Hải vì Liên Hiệp Quốc đã không đáp ứng một nửa còn lại của thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine. Cụ thể, theo lời của Putin, ông ta ra lệnh đình chỉ việc tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vì Liên Hiệp Quốc không thực hiện giao ước được công bố trước đó. Theo giao ước này, Nga đòi phải loại bỏ mọi trở ngại đối với các ngân hàng Nga, các tổ chức tài chính hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Điều này bao gồm kết nối ngay lập tức của họ với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT.
Vấn đề là tất cả các ngân hàng Nga, mọi ngân hàng đều có thể cho rằng mình đang “hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón”. Thành ra, yêu cầu của Nga về thực chất là loại bỏ mọi trở ngại đối với mọi ngân hàng và phải kết nối mọi ngân hàng Nga với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT. Nếu như thế, Nga sẽ có đủ tài chính để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine và tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến tài chính của Nga đều trở thành vô nghĩa. Liên Hiệp Quốc đề nghị Nga thành lập một ngân hàng con, một ngân hàng duy nhất chịu trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Nga đã bác bỏ điều này.
Một giải pháp khả thi đối với an ninh lương thực thế giới là không cần đến Nga tham gia vào sáng kiến này. Thổ Nhĩ Kỳ hay NATO sẽ hộ tống các tầu chuyên chở ngũ cốc ra vào các cảng của Ukraine. Thấy trước rằng kế hoạch này sẽ được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, Nga tấn công ồ ạt vào các cơ sở lưu trữ ngũ cốc tại Odesa trong gần một tuần qua.
Hành động tàn bạo này của Nga ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng từ Ukraine, đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á. Nó làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực và có nguy cơ làm tăng thêm lạm phát lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp.
9. Ba Lan cho biết lính Biên phòng của họ bị tấn công bằng dàn ná cao su bởi những người đeo mặt nạ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Country Says Border Guards Attacked by Masked Men With Slingshots”, nghĩa là “Quốc gia NATO cho biết lính Biên phòng của họ bị tấn công bằng dàn ná cao su bởi những người đeo mặt nạ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Chính quyền Ba Lan cho biết những kẻ tấn công đeo mặt nạ trong đồng phục Belarus đã sử dụng dàn ná cao su và ném đá vào lực lượng biên phòng Ba Lan, thành viên NATO, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giềng không có dấu hiệu giảm bớt.
Một nhóm bảy người mặc đồng phục Belarus “đeo mặt nạ” đã ném đá vào các đội tuần tra của Ba Lan quanh thị trấn biên giới Dubicze Cerkiewne ở phía đông bắc Ba Lan hôm thứ Bảy, cơ quan Biên phòng nước này cho biết hôm Chúa Nhật.
Lực lượng Biên phòng cho biết thêm, nhóm đeo mặt nạ “sử dụng dàn ná cao su và đèn pin để làm mù mắt các đội tuần tra” vào khoảng 9 giờ tối, ở bên biên giới Belarus. Lính Biên phòng cho biết một “phương tiện đặc biệt” đã đến địa điểm và không có ai bị thương. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Minsk để yêu cầu bình luận qua email.
Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Warsaw và Minsk đã tăng vọt, do sự hiện diện của lính đánh thuê Wagner ở Belarus liên kết với Nga sau cuộc binh biến bị hủy bỏ vào cuối tháng 6 của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin.
Vào giữa tháng 8, Ba Lan cho biết họ sẽ điều hơn 10.000 quân đến biên giới với Belarus, trong đó khoảng 4.000 quân sẽ hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng biên phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak khi đó cho biết: “Chúng tôi điều quân đến gần biên giới với Belarus để xua đuổi kẻ xâm lược để chúng không dám tấn công chúng tôi”.
Tổng thống Belarus - và là một trong những đồng minh trung thành nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin - Alexander Lukashenko cho biết vào giữa tháng 7 rằng lính đánh thuê Wagner đến và huấn luyện ở Belarus sau khi rời Nga rất muốn di chuyển “về phía tây” tới biên giới của đất nước với Ba Lan.
Lukashenko nói, lính đánh thuê Wagner “sẽ đi ngắm cảnh Warsaw và Rzeszów,” ám chỉ thủ đô Ba Lan và một trong những trung tâm quân sự quan trọng của Ba Lan. Putin đã tuyên bố mà không cung cấp bằng chứng rằng chính quyền Ba Lan “mơ về vùng đất Belarus”, đồng thời nói thêm rằng Mạc Tư Khoa sẽ đáp trả hành động gây hấn chống lại Belarus “bằng tất cả các phương tiện mà chúng tôi có”.
Bình luận này được đưa ra sau khi có những lo ngại về số phận của Suwałki Gap, một dải đất nhỏ chạy giữa biên giới Ba Lan và Lithuania, nối liền Belarus với vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga.
Vào tháng 7, một nhà lập pháp Nga đề nghị Điện Cẩm Linh trục xuất lính đánh thuê Wagner đến Belarus để giành quyền kiểm soát Suwałki Gap có tầm quan trọng chiến lược. Andrey Kartapolov nói với một chương trình truyền hình nhà nước Nga: “Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng ta rất cần Hành lang Suwałki này.
10. Crimea sắp hết xăng dầu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Is Running Out of Gas”, nghĩa là “Crimea sắp hết xăng dầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Theo các báo cáo, Crimea đang phải giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng hơn, mặc dù Nga - một trong những nhà xuất khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới - đang kiểm soát bán đảo bị sáp nhập.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter, hôm thứ Hai rằng người dân Crimea đang phải trả giá cao hơn nhiều cho nguồn cung cấp dầu diesel khan hiếm. Trong đoạn video đi kèm chiếu cảnh một trạm xăng ở Crimea, một giọng nữ hỏi: “Điều gì đang xảy ra với các trạm xăng ở Crimea?”
“Nhiều khu vực ở Nga cũng gặp phải tình trạng thiếu khí đốt”, Gerashchenko nói thêm trong chú thích video.
Vào cuối tháng 8, Đài Âu Châu Tự Do đưa tin Crimea đang phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng dầu và khí đốt sau cuộc tấn công của Ukraine vào cầu Kerch, nối đất liền Nga với Crimea vào tháng trước. Người dân cho biết một số trạm xăng đã hết nguồn cung cấp, cơ quan này đưa tin.
Tờ báo nhà nước Nga Izvestia hôm 22/8 đưa tin “ngày càng nhiều khu vực ở Nga” đang gặp phải tình trạng thiếu trạm xăng.
Một nguồn tin giấu tên được mô tả là “đại diện doanh nghiệp” nói với Izvestia: “Điều này là do sự chậm trễ trong việc giao hàng bằng đường sắt – các chuyến tàu từ miền Trung nước Nga chở các sản phẩm dầu mỏ mất nhiều tuần hơn bình thường, đó là lý do tại sao thiếu nguồn cung”.
Vào cuối tháng 8, Reuters đưa tin Nga cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu trên khắp các khu vực phía Nam đất liền do ngành nông nghiệp nước này phải vật lộn để tìm nguồn cung nhiên liệu cho mùa thu hoạch. Theo hãng tin này, thị trường nhiên liệu của Nga bị tổn hại do các vấn đề vận chuyển nhiên liệu qua đường sắt, bảo trì nhà máy lọc dầu và đồng rúp quá yếu so với đồng đô la.
Một số khu vực của Nga, bao gồm Krasnodar và khu vực Samara, báo cáo doanh số bán nhiên liệu thấp hoặc không có nhiên liệu như dầu diesel, Reuters đưa tin, dẫn lời các thương nhân địa phương của Nga.
Sergei Kolesnikov, Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Hợp tác xã Nông nghiệp vùng Stavropol của Nga, nói với truyền thông địa phương: “Tình hình rất nguy cấp, sự kiên nhẫn đã cạn kiệt, thần kinh mất dần, mọi người sẵn sàng ra ngoài và chặn đường”.
Riêng hôm thứ Hai, Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết họ đã tuyên bố kiểm soát “Tháp Boika”, giàn khoan dầu và khí đốt ngoài khơi bờ biển Crimea ở Hắc Hải.
GUR của Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng Nga đã giành quyền kiểm soát các giàn khoan vào năm 2015 và nói thêm rằng Mạc Tư Khoa đã sử dụng chúng “vì mục đích quân sự”.
GUR cho biết, trong hoạt động chiếm lại các “Tháp Boika” lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã giao chiến với máy bay chiến đấu Su-30 của Nga. Cơ quan tình báo quân sự cho biết thêm: “Kết quả của trận chiến là máy bay Nga bị hư hỏng và phải rút lui”.
Hiển hách: Một cú hạ gục tầu ngầm và tầu đổ bộ khổng lồ của Nga. Kho chứa UAV của Putin nổ tan tành
VietCatholic Media
15:23 13/09/2023
1. Biến lớn ở cảng Sevastopol. Tuyên bố của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine về vụ đánh chìm tầu ngầm và tầu đổ bộ khổng lồ của Nga
Trong cuộc họp báo bất thường tại trung tâm báo chí Kyiv trưa thứ Tư 13 tháng Chín, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine Andriy Yusov nói:
“Rạng sáng ngày hôm nay, thứ Tư 13 Tháng Chín, một cuộc tấn công trong đêm đã diễn ra ở cảng Sevastopol, nơi có hạm đội Hắc Hải của Nga ở bán đảo Crimea bị tạm chiếm. Chúng tôi xác nhận một tàu đổ bộ khổng lồ và một tàu ngầm của Nga đã bị bắn trúng. Chúng tôi không bình luận về các phương tiện được sử dụng để tấn công.”
Hãng thông tấn Tass của nhà nước Nga đưa tin rằng vụ tấn công qua đêm đã làm 24 người bị thương ở Sevastopol. Bộ Quốc phòng Nga cho biết Sevastopol đã bị tấn công bởi 3 thuyền không người lái của hải quân và 10 hỏa tiễn hành trình. Theo Bộ Quốc Phòng Nga, tất cả các thuyền không người lái đã bị phá hủy, cùng với 7 hỏa tiễn hành trình. Tuy nhiên, 3 hỏa tiễn hàng trình đã đánh trúng mục tiêu là tầu ngầm Rostov-on-Don thuộc lớp Kilo và tầu đổ bộ khổng lồ Minsk.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 13 tháng Chín, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ 32 máy bay không người lái Shahed trên bầu trời khu vực Odesa trong đêm.
Ông nói: “Lực lượng Nga đã tấn công khu vực Odesa bằng máy bay không người lái chiến đấu vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư. Cuộc tấn công kéo dài bốn tiếng rưỡi. Mục tiêu lại là cơ sở hạ tầng dân sự.”
“32 máy bay không người lái loại Shahed-131 và 136 đã bị lực lượng phòng không bắn hạ”.
Cơ sở hạ tầng của cảng cũng như các tòa nhà phi dân cư bị hư hại. Đám cháy bùng phát tại bãi đậu xe tải được kịp thời dập tắt.
Bảy tài xế dân sự bị thương ở mức độ khác nhau đã được đưa đến bệnh viện.
Trong 24 giờ qua, 590 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 16 xe tăng, 14 xe thiết giáp, 30 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không, và 31 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 13 Tháng Chín, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 270.350 quân nhân Nga.
Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.584 xe tăng, 8.792 xe thiết giáp, 5.902 hệ thống pháo, 766 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 517 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 316 trực thăng, 4.650 máy bay không người lái, 1.455 hỏa tiễn hành trình, 19 tàu chiến, 8.444 xe chuyển quân và nhiên liệu và 884 thiết bị đặc biệt.
2. Hình ảnh cho thấy tàu đổ bộ của Nga bị hư hại khi ụ tầu cảng Crimea bị tấn công, và tàu ngầm bị đánh trúng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Photos Show Russian Landing Ship Damage As Crimea Drydocks, Submarine Hit”, nghĩa là “Hình ảnh cho thấy tàu đổ bộ của Nga bị hư hại khi ụ tầu của cảng Crimea bị tấn công, và tàu ngầm bị đánh trúng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái bị nghi ngờ là do Ukraine gây ra nhắm vào cảng Sevastopol của Crimea được tường trình đã làm hư hại một tàu đổ bộ và tàu ngầm thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga, đây dường như là đòn mới nhất mà Kyiv giáng vào hải quân Mạc Tư Khoa.
Hãng thông tấn Tass của nhà nước Nga đưa tin rằng vụ tấn công qua đêm đã làm 24 người bị thương ở Sevastopol, trong đó thống đốc thành phố do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm Mikhail Razvozhaev đổ lỗi cho một “cuộc tấn công bằng hỏa tiễn”. Hình ảnh và video về cảng cho thấy hàng loạt vụ nổ và hỏa hoạn đang hoành hành dữ dội quanh bến cảng. Các cuộc tấn công đầu tiên được báo cáo vào khoảng 3 giờ sáng giờ địa phương. Tass đưa tin các nhân chứng đã nghe thấy khoảng 10 vụ nổ.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết Sevastopol đã bị tấn công bởi 3 thuyền không người lái của hải quân và 10 hỏa tiễn hành trình. Trong một tuyên bố, Bộ này cho biết tất cả các thuyền không người lái đã bị phá hủy, cùng với 7 hỏa tiễn hành trình.
Razvozhaev đã đăng một bức ảnh từ hiện trường cho thấy một bên của tàu đổ bộ khổng lồ lớp Ropucha bị hư hại, tờ New York Times đưa tin. Hãng tin Baza của Nga đưa tin tàu đổ bộ bị hư hại là tàu Minsk và tàu ngầm tấn công lớp Kilo Rostov-on-Don cũng bị trúng đạn.
Cả hai tàu được cho là đang được bảo trì tại ụ tầu Sevastopol tại Nhà máy sửa chữa tàu số 13 khi cuộc tấn công xảy ra.
Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine Nikolai O Meatchuk xác nhận Kyiv chịu trách nhiệm về vụ tấn công, nói rằng lực lượng không quân có tham gia vào hoạt động này. “Tôi cảm ơn các phi công của Lực lượng Không quân thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine vì công việc chiến đấu xuất sắc của họ! Còn tiếp…”, ông viết, theo báo cáo của Strana.ua.
3. Ukraine xác nhận đã tấn công vào một kho chứa máy bay không người lái của Nga
Hôm thứ Ba, Denis Pushilin, quyền chủ tịch của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk, đã lên tiếng tố cáo quân Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái vào một khu vực mà ông ta gọi là phi dân cư ở thị trấn Luhanske của khu vực Donetsk. cuộc tấn công diễn ra vào chiều thứ Hai 11 tháng 9.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 13 tháng Chín, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine xác nhận đã tấn công vào một kho chứa máy bay không người lái của Nga ở thị trấn Luhanske gây ra một trận hỏa hoạn và những tiếng nổ rất lớn.
Các nguồn tin tình báo cho rằng hàng chục chiếc Shahed 136 và 131 kamikaze đã nổ tung.
4. Putin nói phét để lên giây cót tinh thần quân đội Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Contradicts His Own Defense Ministry to Boost Russian Military”, nghĩa là “Putin mâu thuẫn với Bộ Quốc phòng của mình để động viên quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba dường như mâu thuẫn với Bộ Quốc phòng của ông khi thảo luận về tổn thất thiết bị của quân đội Ukraine trong cuộc phản công đang diễn ra ở Kyiv, và một chuyên gia đã nói với Newsweek tại sao điều đó có thể xảy ra.
Các nhà phân tích phương Tây đã báo cáo về những tiến bộ gần đây của Ukraine trong cuộc phản công. Được triển khai vào đầu tháng 6, chiến dịch quân sự lớn này đã chứng kiến Kyiv bắt đầu chiếm lại các lãnh thổ từng bị Nga xâm lược, bao gồm hơn chục thị trấn ở khu vực Zaporizhzhia và Donetsk.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở thành phố Vladivostok của Nga, Putin đã hạ thấp thành công của cuộc phản công và tuyên bố quân đội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phải chịu “tổn thất lớn”.
Tuy nhiên, con số mà ông trích dẫn về tổn thất xe bọc thép của Ukraine cao hơn nhiều so với ước tính do Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm Chúa Nhật.
Theo hãng truyền thông RT do Điện Cẩm Linh điều hành, ông Putin cho biết Ukraine đã không đạt được nhiều thành công trên chiến trường trong khi ghi nhận lực lượng của mình đã tiêu diệt 543 xe tăng và 18.000 xe bọc thép của Ukraine chỉ trong 3 tháng qua.
Chỉ hai ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã mất tổng cộng 11.773 xe chiến đấu bọc thép, bao gồm cả xe tăng, kể từ khi Putin phát động cuộc chiến vào tháng 2/2022.
“Putin hoặc có thể đã quyết định rằng không có nhược điểm nào khi phóng đại, hoặc ông ấy thực sự không chú ý đến những gì Bộ Quốc phòng đang nói,” Giáo sư Chính phủ và Trường Chính sách của Đại học George Mason Schar, Mark N. Katz, nói với Newsweek về sự khác biệt giữa những số liệu được trích dẫn.
Katz nói thêm: “Sẽ rất thú vị để xem liệu Bộ Quốc phòng có 'sửa' trang web của mình và liệt kê những số liệu tương tự như Putin đã trích dẫn hay không.”
Về phần mình, các quan chức Kyiv thường trích dẫn số liệu của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine khi thảo luận về tổn thất của Nga. Theo số liệu của Bộ Tổng tham mưu công bố hôm thứ Ba, Nga đã mất 4.568 xe tăng và 8.778 xe chiến đấu bọc thép trong toàn bộ diễn biến của cuộc chiến.
Newsweek không thể xác minh độc lập số liệu của Ukraine và Nga về tổn thất thiết bị và đã liên hệ với bộ quốc phòng của cả hai nước để bình luận qua email.
Theo hãng tin tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, Ukraine đã mất 4.420 thiết bị kể từ đầu cuộc chiến, trong khi Nga mất 12.121 thiết bị. Vì chỉ những tổn thất về thiết bị đã được xác nhận mới được đưa vào bảng thống kê nên Oryx tuyên bố rằng “số lượng thiết bị bị phá hủy cao hơn đáng kể” so với số liệu ghi nhận.
Thứ Ba không phải là lần đầu tiên Putin có vẻ mâu thuẫn với dữ liệu do Bộ Quốc phòng Nga công bố.
Trong cuộc gặp vào tháng 6 với các blogger và nhà báo quân đội Nga, ông Putin cho biết quân đội của ông đã mất 54 xe tăng trong hai tuần đầu tiên sau cuộc phản công của Ukraine. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vài ngày trước đó rằng Nga chỉ mất 15 xe tăng và 9 xe bọc thép trong các cuộc phản công.
5. Thụy Điển xem xét gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine
Đài phát thanh Thụy Điển (SR) hôm thứ Ba cho biết Chính phủ Thụy Điển đang xem xét tặng máy bay chiến đấu Gripen cho Ukraine để giúp đẩy lùi lực lượng Nga.
SR đưa tin, chính phủ muốn biết, cùng với những điều khác, việc bàn giao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phòng thủ của Thụy Điển và Thụy Điển có thể nhận được máy bay chiến đấu Gripen mới nhanh như thế nào.
Theo báo cáo, chính phủ có thể chính thức yêu cầu các lực lượng vũ trang cho biết câu trả lời vào hôm thứ Năm để chính thức xem xét vấn đề này.
Hà Lan và Đan Mạch đã dẫn đầu nỗ lực cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để giúp chống lại ưu thế trên không của Nga trong cuộc chiến.
Theo báo cáo của SR, Ukraine hy vọng sẽ nhận được một phi đoàn máy bay phản lực Gripen do công ty Saab của Thụy Điển sản xuất, tức là từ 16 đến 18 máy bay.
Vào tháng 6, chính phủ Thụy Điển cho biết họ sẽ cho các phi công Ukraine cơ hội thử nghiệm máy bay chiến đấu Gripen do Saab sản xuất, nhưng họ cũng cho biết họ cần tất cả máy bay của mình để bảo vệ lãnh thổ Thụy Điển.
Thụy Điển đã hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Ukraine bằng cách cung cấp các loại vũ khí như xe tăng, hệ thống phòng không và xe chiến đấu bộ binh Type 90 bọc thép.
6. Putin đề xuất “Ngày thống nhất” cho Nga và vùng lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập
Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin hôm thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình dự thảo đề xuất lên Duma Quốc gia, tức là Hạ viện của Quốc hội Nga, để thiết lập “Ngày thống nhất” cho Nga và các vùng lãnh thổ bị Ukraine sáp nhập.
Dự thảo đề xuất tổ chức “Ngày thống nhất” vào ngày 30 tháng 9, RIA đưa tin. Dự thảo đề xuất hiện sẽ được cân nhắc tại Duma Quốc gia Nga, nơi nó sẽ trải qua một quá trình lập pháp trước khi có thể được ký thành luật.
Putin năm ngoái tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp bốn vùng lãnh thổ của Ukraine: Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở phía đông Ukraine, cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia ở phía nam. Kể từ đó, Putin đã cố gắng vẽ ra một bức tranh sai lệch về tính hợp pháp của Nga ở bốn khu vực của Ukraine mà ông tuyên bố là lãnh thổ của Nga vào năm ngoái.
Cuối tuần qua, các quan chức do Nga bổ nhiệm đã tổ chức các cuộc bầu cử ở từng khu vực trong số bốn khu vực này, là điều đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rộng rãi là một sự giả tạo.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi đảng Nước Nga Thống nhất của Putin chiếm ưu thế về kết quả.
7. Chuyến đi Nga của ông Kim Chính Ân đánh dấu chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Đoàn tàu riêng bọc thép hạng nặng của Kim Chính Ân đã đến Nga khi nhà lãnh đạo Triều Tiên dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc gặp này sẽ là một bước phát triển quan trọng, quy tụ hai nhà lãnh đạo đang ngày càng bị cô lập trên trường thế giới.
Việc ông Kim đến Nga cũng đánh dấu chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của nhà lãnh đạo một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới và đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ đại dịch Covid-19, khi biên giới Triều Tiên bị phong tỏa.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông Kim chỉ ra nước ngoài 10 lần - tất cả đều vào năm 2018 và 2019 - và đến khi nhà lãnh đạo Triều Tiên tham gia một loạt cuộc đàm phán về chương trình hỏa tiễn và vũ khí hạt nhân của nước này.
Lần cuối cùng ông Kim đến thăm Nga là vào tháng 4 năm 2019 trong chuyến đi tới Vladivostok, nơi ông gặp Putin lần đầu tiên trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra và chưa được giải quyết về chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như cuộc đối thoại thất bại giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Giống như năm 2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tới Nga hôm thứ Ba trên chuyến tàu màu xanh lá cây nổi tiếng, đặc trưng của ông ta, giờ đây đã trở thành biểu tượng cho sự cô lập và bí mật của quốc gia ẩn dật này.
Giống như ông nội, Kim Nhật Thành, và cha ông, Kim Chính Nhất, người ta nói rằng ông Kim thích di chuyển trên đoàn tàu bọc thép cao cấp, vốn từ lâu đã trở thành chủ đề gây tò mò.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Quân Đoàn tân lập số 25 của Nga. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Các thành phần của Quân Đoàn vũ khí kết hợp tân lập số 25 rất có thể đã được triển khai tới Ukraine lần đầu tiên. Đơn vị này có thể tập trung vào Luhansk ở phía đông bắc đất nước.
Gần đây nhất là vào tháng 8 năm 2023, các quảng cáo tuyển dụng cho Quân Đoàn 25 tuyên bố họ sẽ chỉ triển khai đến Ukraine từ tháng 12 năm 2023.
Có khả năng các đơn vị đã được đưa vào hoạt động sớm một phần vì Nga tiếp tục phải vật lộn với lực lượng quá dàn trải dọc mặt trận và Ukraine tiếp tục phản công trên ba trục khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có khả năng thực tế là Nga sẽ cố gắng sử dụng các bộ phận của Quân Đoàn 25 để tái tạo lực lượng dự bị sẵn có trên chiến trường nhằm cung cấp cho các chỉ huy khả năng hoạt động linh hoạt hơn.
9. Putin chỉ trích doanh nhân Nga lên án xâm lược Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích một doanh nhân nổi tiếng người Nga hồi tháng trước đã mô tả cuộc xâm lược Ukraine là man rợ.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok, ông Putin được hỏi về những bình luận của Arkady Volozh, người đồng sáng lập gã khổng lồ công nghệ Yandex của Nga.
Putin nói rằng Volozh “bị buộc phải đưa ra tuyên bố để bảo toàn hoạt động kinh doanh và tài sản ở nước ngoài của mình. Ông ấy là một người tài năng, nhưng cần phải có lương tâm đạo đức và lòng biết ơn đối với đất nước đã cho ông ấy mọi thứ”, Putin nói.
Volozh có cả hộ chiếu Nga và Israel và đã sống ở Israel từ năm 2014.
Một số bối cảnh: Volozh trở thành một trong những doanh nhân Nga nổi bật nhất chỉ trích chiến tranh khi đưa ra tuyên bố bùng nổ vào tháng 8.
“Tôi hoàn toàn phản đối cuộc xâm lược man rợ của Nga vào Ukraine, nơi tôi cũng như nhiều người, có bạn bè và người thân. Tôi kinh hoàng trước thực tế là hàng ngày bom bay vào nhà của người Ukraine”, ông nói.
Ông nói thêm: “Mặc dù thực tế là tôi đã không sống ở Nga kể từ năm 2014, nhưng tôi hiểu rằng tôi cũng có một phần trách nhiệm về hành động của đất nước”. “Có rất nhiều lý do khiến tôi phải im lặng. Bạn có thể tranh luận về tính kịp thời trong tuyên bố của tôi, nhưng không phải về nội dung của nó. Tôi phản đối chiến tranh.”
Trong tuyên bố của mình, Volozh nói rằng, kể từ khi chuyển đến Israel, anh ta đã làm việc để phát triển các dự án quốc tế của Yandex. “Nhưng vào tháng 2 năm 2022, thế giới đã thay đổi và tôi nhận ra rằng câu chuyện của tôi với Yandex đã kết thúc.”
Volozh thôi giữ chức Giám đốc điều hành của Yandex vào tháng 6 năm 2022, sau khi ông bị Liên minh Âu Châu trừng phạt vì hành động của Nga ở Ukraine.
10. Đài truyền hình nhà nước Nga thảo luận về địa điểm 'lý tưởng' cho cuộc tấn công hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Discusses 'Ideal' Location for Nuclear Strike”, nghĩa là “Đài truyền hình nhà nước Nga thảo luận về địa điểm 'lý tưởng' cho cuộc tấn công hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Trong sự leo thang mới nhất về các mối đe dọa do những người dẫn chương trình và bình luận viên truyền hình nhà nước Nga đưa ra kể từ khi đất nước họ xâm chiếm Ukraine, người dẫn chương trình Vladimir Solovyov và nhà lập pháp Andrey Viktorovich Gurulyov đã thảo luận trực tuyến về địa điểm “lý tưởng” cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine.
Một đoạn clip được chia sẻ trên X, trước đây gọi là Twitter, bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, cho thấy cuộc thảo luận giữa hai người, khi họ đề xuất một địa điểm cụ thể ở Ukraine là địa điểm “hoàn hảo” để thử nghiệm vũ khí hạt nhân chiến thuật trong khi đồng thời giáng một đòn chí mạng vào đòn phản công của Ukraine.
“Robotyne hiện là một nơi lý tưởng, đúng là một nơi lý tưởng để sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật,” Solovyov — một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh, người đã ủng hộ cả việc sáp nhập Crimea và cuộc xâm lược Ukraine — có thể được nghe nói trong clip, theo lời của Gerashchenko. dịch.
“Thật hoàn hảo,” Gurulyov, cựu phó tư lệnh Quân khu phía Nam của quân đội Nga, đồng tình.
“Tất cả họ đều tập trung ở đó, thật hoàn hảo. Và đó là nơi mà nhóm tấn công có thể chết. Hơn nữa, đây là một tình huống hoàn hảo, bởi vì trong tình huống này hoàn toàn không có lực lượng dự bị của đối phương, và ngay cả với lực lượng mà chúng ta có, chúng ta vẫn có khả năng tiến lên rất tốt, giải phóng hoàn toàn Zaporizhzhia,” ông ta nói.
“Và thậm chí có thể là khu vực Dnipropetrovsk và tạo ra mối đe dọa hoàn toàn cho nhóm đang chiến đấu ở hướng Donetsk, bao vây và đánh bại nó,” ông nói thêm. “Và nếu chúng ta chiếm giữ nó cùng với Kupiansk, thì nó gần như là một khối.”
Robotyne, một thị trấn ở vùng Zaporizhzhia, là trọng tâm trong những bước tiến gần đây của lực lượng Ukraine ở khu vực phía nam của mặt trận.
Hơn một tuần sau khi quân đội Ukraine tuyên bố đã chiếm lại Robotyne vào ngày 28/8, một quan chức do Nga chỉ định xác nhận rằng quân đội Mạc Tư Khoa đã bỏ chạy khỏi thị trấn, theo hãng tin RBC đưa tin. Cùng ngày Ukraine cho biết họ đã tái chiếm thị trấn. Bất kể các diễn biến này, bản cập nhật hàng ngày từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của Ukraine gần Robotyne.
Cuối tuần trước, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, quân đội Ukraine tiếp tục đạt được những bước tiến nhỏ trong cuộc phản công, bắt đầu vào khoảng ngày 4/6 về phía nam của Robotyne.
Bình luận của Solovyov và Gurulyov thể hiện sự leo thang mới nhất trong lời đe dọa tấn công hạt nhân chống lại Ukraine của Điện Cẩm Linh, vốn đã mở rộng sang một số nước phương Tây như Anh và Mỹ trong năm qua.
Trước lễ kỷ niệm 11/9, Dmitry Medvedev, phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga và là đồng minh thân cận của Putin, cho rằng Mỹ có thể sớm phải hứng chịu một cuộc tấn công tương tự, nhưng lần này là tấn công bằng hạt nhân.
11. Ngoại trưởng G7 lên án “bầu cử giả” được tổ chức ở vùng lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm
Các ngoại trưởng của Nhóm Bảy nước (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) và Đại diện cao cấp của Liên minh Âu Châu đã “lên án một cách dứt khoát” việc tổ chức “các cuộc bầu cử giả mạo” của Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm trên lãnh thổ Ukraine vào cuối tuần qua, theo một tuyên bố được công bố trên trang web của chính phủ Anh hôm thứ ba.
“Những 'cuộc bầu cử' giả tạo này là sự vi phạm hơn nữa đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc.” “Nga không có cơ sở chính đáng cho bất kỳ hành động nào như vậy trên lãnh thổ Ukraine. 'Cuộc bầu cử' giả mạo là một cuộc diễn tập tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc Nga chiếm giữ bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine,” tuyên bố viết.
“Các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk, Zaporizhzhia và Crimea là một phần của Ukraine. Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận các yêu sách bất hợp pháp của Nga đối với lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine và kêu gọi tất cả các quốc gia bác bỏ chúng một cách dứt khoát”, các ngoại trưởng G7 nói.
Họ cũng gọi cuộc bầu cử là một nỗ lực của Nga “nhằm tạo ra một tình huống đã rồi”, nói thêm rằng động thái này sẽ “không làm thay đổi” đường lối cũng như sự ủng hộ của họ đối với Ukraine “khi nước này chiến đấu để đòi lại lãnh thổ được quốc tế công nhận”.
Tuyên bố kết luận: “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine và tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, an ninh và ngoại giao mà Ukraine yêu cầu khi nào còn cần thiết”.
Một số thông tin cơ bản: Các quan chức do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm đã tổ chức cái mà họ mô tả là “các cuộc bầu cử địa phương” ở các khu vực bị tạm chiếm, một quá trình mà các quan chức Ukraine cũng mô tả là một động thái giả tạo và tuyên truyền.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin đảng Nước Nga Thống nhất của ông Putin phần lớn đã giành chiến thắng trong cái gọi là cuộc bầu cử này.
12. Bộ trưởng Quốc phòng Nga sẽ tham gia đàm phán với Putin và Kim, truyền thông nhà nước đưa tin
Kênh truyền hình quân sự nhà nước Nga Zvezda dẫn lời Điện Cẩm Linh cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân.
Phát ngôn nhân của Putin, ông Dmitry Peskov cho biết thêm, dự kiến sẽ không có cuộc gặp riêng giữa ông Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên.
Truyền thông nhà nước đưa tin, chuyến tàu tư nhân bọc thép hạng nặng của ông Kim Chính Ân đã tiến vào Nga hôm thứ Ba trước hội nghị thượng đỉnh dự kiến với ông Putin.
Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng hai nhà lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Mạc Tư Khoa cho cuộc chiến ở Ukraine.
13. Putin: 270.000 người Nga tự nguyện gia nhập lực lượng vũ trang
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba cho biết hơn 1 phần tư triệu người Nga đã tự nguyện gia nhập lực lượng vũ trang trong những tháng gần đây.
Trả lời phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok, ông Putin cho biết việc tuyển dụng này nhằm bổ sung cho đợt huy động một phần cách đây một năm.
“Chúng tôi đã tiến hành huy động một phần và 300.000 người đã được triệu tập. Trong sáu hoặc bảy tháng qua, chúng tôi có 270.000 người đã tự nguyện ký hợp đồng gia nhập quân đội”, ông Putin nói.
“Người dân đến cơ quan ghi danh quân sự, nhập ngũ và ký hợp đồng. Mỗi ngày có 1.000-1.500 người ký hợp đồng,” ông nói thêm.
Putin nhấn mạnh rằng những người nhập ngũ đều tự nguyện, “nhận ra rằng họ có thể bị thương và cống hiến mạng sống của mình cho Tổ quốc”.
Một số bối cảnh: Putin tuyên bố huy động một phần công dân Nga vào tháng 9 năm 2022, khi cuộc xâm lược Ukraine của ông có vẻ sẽ kéo dài vào mùa thu và mất nhiều thời gian hơn Nga dự kiến.
Việc huy động có nghĩa là những công dân dự bị có thể được gọi nhập ngũ, và những người có kinh nghiệm quân sự sẽ phải nhập ngũ.
14. Putin nói Ukraine phải hủy bỏ sắc lệnh trước khi có thể đàm phán
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba cho biết Ukraine sẽ phải hủy bỏ sắc lệnh loại trừ các cuộc đàm phán với Nga nếu có bất kỳ triển vọng đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok tại Vladivostok, Putin nói: “Nếu Mỹ tin rằng Ukraine đã sẵn sàng đàm phán thì hãy bảo họ hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán”.
Putin lưu ý rằng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken “cho biết Ukraine đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán. Nếu đúng như thế, Ukraine nên hủy bỏ sắc lệnh, rồi chúng ta sẽ xem xét”.
“Họ đã tuyên bố công khai rằng họ sẽ không đàm phán. Bây giờ hãy để họ nói công khai rằng họ muốn”, ông Putin nói.
Vào tháng 10 năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ký một sắc lệnh chính thức tuyên bố triển vọng của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Putin là “không thể”.
Sắc lệnh này được đưa ra sau tuyên bố bất hợp pháp của Tổng thống Nga rằng bốn khu vực bị tạm chiếm của Ukraine đã chính thức trở thành một phần của Nga.
Tổng thống Zelenskiy từ lâu đã bày tỏ lo ngại về việc đàm phán với Putin, đồng thời chỉ ra thành tích trong quá khứ của ông là phản bội các thỏa thuận.
“Khi bạn muốn thỏa hiệp hoặc đối thoại với ai đó, bạn không thể thực hiện điều đó với kẻ nói dối,” Zelenskiy nói với Fareed Zakaria của CNN trong một cuộc phỏng vấn ở Kyiv vào tuần trước.
Zelenskiy chỉ ra cái chết của Yevgeny Prigozhin - thủ lĩnh lính đánh thuê người Nga bị rơi máy bay vài tuần sau khi ông ta lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại giới lãnh đạo quân sự Mạc Tư Khoa - cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi mọi người thực hiện thỏa thuận với Putin.
Ông nói khi Putin hiểu rằng một bộ phận lớn trong xã hội ủng hộ Prigozhin, “ông ấy đã giết trùm Wagner Yevgeny Prigozhin. Nhưng trước đó ông ta đã hứa với anh ấy, lãnh thổ Belarus đã cho anh ta những địa điểm mới, các vấn đề và hoạt động kinh doanh ở Phi Châu, rất nhiều thứ khác nhau.”
Blinken nói với ABC News trong tuần này rằng Nga cần chứng minh rằng họ có thể hành động một cách thiện chí nếu các cuộc đàm phán diễn ra.
“Điệu tango cần có hai người. Và cho đến nay, chúng ta không thấy dấu hiệu nào cho thấy... Putin có bất kỳ mối quan tâm nào đến hoạt động ngoại giao có ý nghĩa. Nếu anh ta làm vậy, tôi nghĩ người Ukraine sẽ là người đầu tiên tham gia và chúng tôi sẽ đứng ngay sau họ. Mọi người đều muốn cuộc chiến này kết thúc, nhưng nó phải kết thúc theo những điều kiện công bằng và lâu dài phản ánh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, Ngoại trưởng Blinken nói.