Phụng Vụ - Mục Vụ
CN 24B : Có mấy thứ thập giá ?
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
08:37 13/09/2018
Phêrô sau khi được điểm 10 vì trả lời xuôi câu hỏi Giêsu là ai, lại bị ngay điểm 0, vì chẳng hiểu gì về đường lối của Thiên Chúa : “Satan, hãy lui lại đàng sau, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là tư tưởng của loài người”
Tư tưởng của Thiên Chúa là Đức Kitô phải chịu đau khổ rồi mới được vinh quang. Rồi sau đó Đức Giêsu dạy các môn đệ phải từ bỏ mình và hãy “vác thập giá” mà đi theo Chúa.
Nếu vác thập giá có nghĩa là mang thánh giá, đeo thánh giá, thì nhiều người trong chúng ta – nhất là các bà các cô, và các chàng hippy cao bồi xưa đã thực thi Lời Chúa triệt để : Họ mang thánh giá trên ngực, giờ họ mang toòn teng cả 2 lỗ tai. Có thời thánh giá nhỏ, có lúc mang thánh giá thật to. Lúc vàng, lúc gỗ….
Mang thánh giá như vậy cũng có điều tốt, vì một cách nào đó làm cho bóng thánh giá hiện diện đó đây. Nhưng cũng có khi – và nhiều khi – không mang những thánh giá như vậy mà vẫn là vác thánh giá thật. Những thánh giá thật đó là những thánh giá nào ? Ta hãy nương theo thánh Giêronimo, để liệt kê 4 loại thánh giá :
1- Thánh giá vì đạo
-Thánh giá vì đạo đạt tới bậc cao là chết vì đạo, cho dù chết trên thập tự hay chết vì thú dữ xé thây, hay chết vì lưỡi gươm lý hình, thì cũng là vác thập giá tử vì đạo.
Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo, ở Roma xa xôi, xa về không gian lẫn thời gian ; ở những nước gần chúng ta hơn như Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines ; hoặc ngay tại quê hương đất nước chúng ta, cách đây hơn 100 năm thôi : đã có bao nhiêu kẻ vì muốn theo Chúa Kitô mà đã phải vác lấy thập giá tử vì đạo này. 117 + 1 vị còn đó, lễ kính ngày 24/11: thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo. Nhật có Phaolo Miki và các bạn, lễ kính 6-2. Đại Hàn có 103 vị tử đạo được ĐGH JP2 đến Seoul phong thánh 1984, lễ mừng 20-9: thánh Kim Taegon và Chung Hasan cùng các bạn. Phi Luật Tân có thánh Laurenso Ruiz và các bạn, kính ngày 28-9 ; và những vị tử đạo tiên khởi Roma, kính ngày 30-6.
Thánh giá vì đạo ở đỉnh cao là Tử vì đạo.
-Thánh giá vì đạo ở bậc trung là những bách hại vì đạo : vì là người Công Giáo, vì là người theo Đức Kitô mà ta bị trù dập, mất việc, xếp ở cột 12 trong sơ yếu lý lịch !
Cũng có thể được xếp vào bậc trung thánh giá vì đạo, là loại thánh giá đặc biệt, không phải vì đạo mà là do Đạo gây ra. Trong lịch sử ta thấy điển hình có Galilê, bị chính Đạo o ép suýt bị hoả thiêu khi ông chứng minh trái đất quay chứ không phải mặt trời chạy.
Vào khoảng năm 1990, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đi “ad limina” ở Roma về, ngài vui mừng, chia sẻ : lần này Toà Thánh đã xem tôi là người Công Giáo rồi ! Là vì trong quá trình sống chung với anh em sau năm 1975, ngài đã bị báo cáo này nọ, chẳng hạn ngài là giám mục chưa đến nỗi “quốc doanh” nhưng là loại “công tư hợp doanh.”
Có những bổn đạo “được” cha xứ để ý cách riêng, gọi thẳng ra là trù dập, o ép. Thánh giá bởi đạo là thế, tuy không phổ biến, không nhiều, nhưng cũng khá nặng. Nặng hạng trung.
-Thánh giá vì đạo ở bậc thấp là tuân giữ lề luật của đạo. Chẳng ai bách hại trù dập vì đạo, chẳng ai chặt đầu đóng đinh vì đạo, thì ở mọi thời ta vẫn còn phải vác thập giá vì đạo loại cấp thấp này : Ăn chay, kiêng thịt, đọc kinh, đi lễ …, đó là những thánh giá do đạo mà ta phải vác nếu ta muốn theo Đức Kitô.
2- Thánh giá do Chúa [Quan Phòng]
Có khi là chính Chúa gửi tới, có khi là Ngài quan phòng để cho sự việc xảy ra. Thánh giá loại này bao gồm tất cả những bệnh tật, lo âu, sợ hãi, chán nản, thất bại, mà ta gặp trong cuộc sống. Bi quan hơn một chút, thì cả cuộc sống là thập giá.
“Đã mang tiếng khóc chào đời” – chẳng bé thơ nào – chẳng ai bước chân vào đời mà nở nụ cười cả. Phật thì bảo : Đời là bể khổ. Bởi đó có thể nói thánh giá loại này được gọi là khổ giá. Nếu vác cho khéo sẽ thành thánh giá.
-Hiệp sĩ Phanxicô vì một cơn bệnh thập tử nhất sinh mà hoán cải thành thánh. Khổ giá biến thành thánh giá.
-Anphôngsô thất bại trước một vụ kiện mà quay về với Chúa. Khổ giá thành thánh giá.
Nhiều người do cha mẹ chết sớm, vác thập giá nuôi bầy em, mà nên những vĩ nhân. Nhiều bạn trẻ thi rớt, nhiều bạn trai bị bồ đá, đau quá, dốc quyết đi tu, đỗ cụ làm cha !
3- Thập giá do ma quỉ
Ma quỉ có thật chứ không phải chuyện huyền thoại, thần sầu quỉ khốc đâu. Và ma quỉ lại không ở yên. Ma quỉ hành động, hành động tích cực. Cứ đọc sách Job thì biết. Những trang đầu của sách Sáng Thế cũng vậy. Và nhất là trong cuộc đời của Chúa Giêsu, quỉ ma cũng không buông tha Ngài.
Vì thế thập giá do ma quỉ là những chước cám dỗ: mưu ma chước quỉ. Ở thời nào cũng có, ở nơi nào cũng có, ở lứa tuổi nào cũng có, ở ngành nghề nào cũng có.
Nghề buôn thì có cám dỗ làm giàu bằng con đường tắt, con đường lậu ; nghề xây cất thì có cám dỗ xây một, cất (giấu) hai.
Tuổi trẻ có cám dỗ về ăn chơi phung phí. Tuổi già có cám dỗ về kể lể thành công. Học sinh có cám dỗ cóp bài, tìm phao. Công nhân có cám dỗ câu giờ lao động.
Người chồng có cám dỗ thấy vợ người khác duyên dáng thuỳ mị hơn bà xã ở nhà. Người vợ có cám dỗ thấy chồng nhà bên cạnh tháo vát lanh lợi hơn ông chồng nhà mình…
Ta không thể kể xiết, bởi có những cám dỗ tinh vi mưu mô hơn nữa kìa. Nhất là những cám dỗ len lỏi vào cả trong việc đạo đức cầu kinh.
Vác những cám dỗ đó, mà không sa vào những cám dỗ đó, nhưng vác đem đi xa : chứ không phải sa chước cám dỗ (trong kinh Lạy Cha) – quả là một cách vác thập giá theo chân Chúa.
4- Thánh giá do chính mình
Đây là tên gọi của những hy sinh, hãm mình. Hy sinh, hãm mình là những điều mình đáng ra không phải làm, nhưng mình làm thêm. Đáng ra mình được hưởng, nhưng mình không hưởng.
Được xem Tivi giải trí, mình hãm mình không xem.
Không phải quét nhà, nhưng hy sinh cầm cái chổi…
Người ta kể Phanxicô thường rắc thêm tro vào thức ăn, để ăn bớt ngon hơn hầu hãm mình. Mặc áo, thì lót thêm ít vải gai bố hầu ép thân ép xác (như mặc áo nhặm).
Phải đi với người ta một dặm, mình hi sinh đi thêm một dặm nữa.
Gương các vị thánh về hy sinh cũng đầy dẫy, và trong gia đình, gương hi sinh của cha mẹ anh chị cũng không thiếu.
Mẹ thức thêm để vá cho con chiếc áo, cha làm thêm giờ để lo cho con một món đồ chơi. Mẹ nhịn miếng thịt để cho con trai lớn, bố nhường trái chuối cho bé út trong nhà.
Trên đây là ta dựa theo cách liệt kê của thánh Giêrônimo để mô tả 4 loại thập giá mà ta thường phải vác : thập giá vì đạo, thập giá vì Chúa, thập giá do ma, thập giá bởi mình.
Nhưng cũng có nhiều cách vác.Vác mà càu nhàu lẩm bẩm thì giá đã nặng lại nặng thêm mà không sinh ích gì. Còn vác cùng với Chúa, theo chân Chúa, thì ánh sáng mới loé ở chân trời.
Per crucem ad lucem : qua thập giá đến ánh sáng là một châm ngôn của Dòng Mến Thánh Giá, được sáng lập từ Việt Nam. Và gẫm Năm Sự Thương, thứ tư thì ngắm : Đức Chúa Giêsu vác thánh giá – Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa. Hãy “vác thánh giá theo chân Chúa,” sẽ thấy tương lai tươi sáng cuối đường hầm vậy.
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
Tư tưởng của Thiên Chúa là Đức Kitô phải chịu đau khổ rồi mới được vinh quang. Rồi sau đó Đức Giêsu dạy các môn đệ phải từ bỏ mình và hãy “vác thập giá” mà đi theo Chúa.
Nếu vác thập giá có nghĩa là mang thánh giá, đeo thánh giá, thì nhiều người trong chúng ta – nhất là các bà các cô, và các chàng hippy cao bồi xưa đã thực thi Lời Chúa triệt để : Họ mang thánh giá trên ngực, giờ họ mang toòn teng cả 2 lỗ tai. Có thời thánh giá nhỏ, có lúc mang thánh giá thật to. Lúc vàng, lúc gỗ….
Mang thánh giá như vậy cũng có điều tốt, vì một cách nào đó làm cho bóng thánh giá hiện diện đó đây. Nhưng cũng có khi – và nhiều khi – không mang những thánh giá như vậy mà vẫn là vác thánh giá thật. Những thánh giá thật đó là những thánh giá nào ? Ta hãy nương theo thánh Giêronimo, để liệt kê 4 loại thánh giá :
1- Thánh giá vì đạo
-Thánh giá vì đạo đạt tới bậc cao là chết vì đạo, cho dù chết trên thập tự hay chết vì thú dữ xé thây, hay chết vì lưỡi gươm lý hình, thì cũng là vác thập giá tử vì đạo.
Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo, ở Roma xa xôi, xa về không gian lẫn thời gian ; ở những nước gần chúng ta hơn như Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines ; hoặc ngay tại quê hương đất nước chúng ta, cách đây hơn 100 năm thôi : đã có bao nhiêu kẻ vì muốn theo Chúa Kitô mà đã phải vác lấy thập giá tử vì đạo này. 117 + 1 vị còn đó, lễ kính ngày 24/11: thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo. Nhật có Phaolo Miki và các bạn, lễ kính 6-2. Đại Hàn có 103 vị tử đạo được ĐGH JP2 đến Seoul phong thánh 1984, lễ mừng 20-9: thánh Kim Taegon và Chung Hasan cùng các bạn. Phi Luật Tân có thánh Laurenso Ruiz và các bạn, kính ngày 28-9 ; và những vị tử đạo tiên khởi Roma, kính ngày 30-6.
Thánh giá vì đạo ở đỉnh cao là Tử vì đạo.
-Thánh giá vì đạo ở bậc trung là những bách hại vì đạo : vì là người Công Giáo, vì là người theo Đức Kitô mà ta bị trù dập, mất việc, xếp ở cột 12 trong sơ yếu lý lịch !
Cũng có thể được xếp vào bậc trung thánh giá vì đạo, là loại thánh giá đặc biệt, không phải vì đạo mà là do Đạo gây ra. Trong lịch sử ta thấy điển hình có Galilê, bị chính Đạo o ép suýt bị hoả thiêu khi ông chứng minh trái đất quay chứ không phải mặt trời chạy.
Vào khoảng năm 1990, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đi “ad limina” ở Roma về, ngài vui mừng, chia sẻ : lần này Toà Thánh đã xem tôi là người Công Giáo rồi ! Là vì trong quá trình sống chung với anh em sau năm 1975, ngài đã bị báo cáo này nọ, chẳng hạn ngài là giám mục chưa đến nỗi “quốc doanh” nhưng là loại “công tư hợp doanh.”
Có những bổn đạo “được” cha xứ để ý cách riêng, gọi thẳng ra là trù dập, o ép. Thánh giá bởi đạo là thế, tuy không phổ biến, không nhiều, nhưng cũng khá nặng. Nặng hạng trung.
-Thánh giá vì đạo ở bậc thấp là tuân giữ lề luật của đạo. Chẳng ai bách hại trù dập vì đạo, chẳng ai chặt đầu đóng đinh vì đạo, thì ở mọi thời ta vẫn còn phải vác thập giá vì đạo loại cấp thấp này : Ăn chay, kiêng thịt, đọc kinh, đi lễ …, đó là những thánh giá do đạo mà ta phải vác nếu ta muốn theo Đức Kitô.
2- Thánh giá do Chúa [Quan Phòng]
Có khi là chính Chúa gửi tới, có khi là Ngài quan phòng để cho sự việc xảy ra. Thánh giá loại này bao gồm tất cả những bệnh tật, lo âu, sợ hãi, chán nản, thất bại, mà ta gặp trong cuộc sống. Bi quan hơn một chút, thì cả cuộc sống là thập giá.
“Đã mang tiếng khóc chào đời” – chẳng bé thơ nào – chẳng ai bước chân vào đời mà nở nụ cười cả. Phật thì bảo : Đời là bể khổ. Bởi đó có thể nói thánh giá loại này được gọi là khổ giá. Nếu vác cho khéo sẽ thành thánh giá.
-Hiệp sĩ Phanxicô vì một cơn bệnh thập tử nhất sinh mà hoán cải thành thánh. Khổ giá biến thành thánh giá.
-Anphôngsô thất bại trước một vụ kiện mà quay về với Chúa. Khổ giá thành thánh giá.
Nhiều người do cha mẹ chết sớm, vác thập giá nuôi bầy em, mà nên những vĩ nhân. Nhiều bạn trẻ thi rớt, nhiều bạn trai bị bồ đá, đau quá, dốc quyết đi tu, đỗ cụ làm cha !
3- Thập giá do ma quỉ
Ma quỉ có thật chứ không phải chuyện huyền thoại, thần sầu quỉ khốc đâu. Và ma quỉ lại không ở yên. Ma quỉ hành động, hành động tích cực. Cứ đọc sách Job thì biết. Những trang đầu của sách Sáng Thế cũng vậy. Và nhất là trong cuộc đời của Chúa Giêsu, quỉ ma cũng không buông tha Ngài.
Vì thế thập giá do ma quỉ là những chước cám dỗ: mưu ma chước quỉ. Ở thời nào cũng có, ở nơi nào cũng có, ở lứa tuổi nào cũng có, ở ngành nghề nào cũng có.
Nghề buôn thì có cám dỗ làm giàu bằng con đường tắt, con đường lậu ; nghề xây cất thì có cám dỗ xây một, cất (giấu) hai.
Tuổi trẻ có cám dỗ về ăn chơi phung phí. Tuổi già có cám dỗ về kể lể thành công. Học sinh có cám dỗ cóp bài, tìm phao. Công nhân có cám dỗ câu giờ lao động.
Người chồng có cám dỗ thấy vợ người khác duyên dáng thuỳ mị hơn bà xã ở nhà. Người vợ có cám dỗ thấy chồng nhà bên cạnh tháo vát lanh lợi hơn ông chồng nhà mình…
Ta không thể kể xiết, bởi có những cám dỗ tinh vi mưu mô hơn nữa kìa. Nhất là những cám dỗ len lỏi vào cả trong việc đạo đức cầu kinh.
Vác những cám dỗ đó, mà không sa vào những cám dỗ đó, nhưng vác đem đi xa : chứ không phải sa chước cám dỗ (trong kinh Lạy Cha) – quả là một cách vác thập giá theo chân Chúa.
4- Thánh giá do chính mình
Đây là tên gọi của những hy sinh, hãm mình. Hy sinh, hãm mình là những điều mình đáng ra không phải làm, nhưng mình làm thêm. Đáng ra mình được hưởng, nhưng mình không hưởng.
Được xem Tivi giải trí, mình hãm mình không xem.
Không phải quét nhà, nhưng hy sinh cầm cái chổi…
Người ta kể Phanxicô thường rắc thêm tro vào thức ăn, để ăn bớt ngon hơn hầu hãm mình. Mặc áo, thì lót thêm ít vải gai bố hầu ép thân ép xác (như mặc áo nhặm).
Phải đi với người ta một dặm, mình hi sinh đi thêm một dặm nữa.
Gương các vị thánh về hy sinh cũng đầy dẫy, và trong gia đình, gương hi sinh của cha mẹ anh chị cũng không thiếu.
Mẹ thức thêm để vá cho con chiếc áo, cha làm thêm giờ để lo cho con một món đồ chơi. Mẹ nhịn miếng thịt để cho con trai lớn, bố nhường trái chuối cho bé út trong nhà.
Trên đây là ta dựa theo cách liệt kê của thánh Giêrônimo để mô tả 4 loại thập giá mà ta thường phải vác : thập giá vì đạo, thập giá vì Chúa, thập giá do ma, thập giá bởi mình.
Nhưng cũng có nhiều cách vác.Vác mà càu nhàu lẩm bẩm thì giá đã nặng lại nặng thêm mà không sinh ích gì. Còn vác cùng với Chúa, theo chân Chúa, thì ánh sáng mới loé ở chân trời.
Per crucem ad lucem : qua thập giá đến ánh sáng là một châm ngôn của Dòng Mến Thánh Giá, được sáng lập từ Việt Nam. Và gẫm Năm Sự Thương, thứ tư thì ngắm : Đức Chúa Giêsu vác thánh giá – Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa. Hãy “vác thánh giá theo chân Chúa,” sẽ thấy tương lai tươi sáng cuối đường hầm vậy.
LM. An Phong Nguyễn Công Minh, ofm
Chúa Nhật XXIV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
15:32 13/09/2018
Isaia 50: 5-9a; Tvịnh 58; Giacôbê 2: 14-18;Máccô 8: 27-35
Trên đường đến Giê-ru-sa-lem Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "Người ta nói Thầy là ai"?, các môn đệ trả lời với những lời người ta đang thường nói về Chúa Giêsu. Lời nói phổ biến là Chúa Giêsu như là Gioan Tẩy Giả, hay ngôn sứ Êlia, hay một trong các ngôn sứ lớn.
Thời nay, dân chúng có thể nói Chúa Giêsu là một trong những người vĩ đại thành lập các tôn giáo lớn, hay một người tốt lành lo lắng cho người nghèo và người bị bỏ rơi, hay một thầy dạy khôn ngoan như ông Môsê hay ông Gandhi. Người khác có thể nói Chúa Giêsu là một vị thủ lãhh muốn lật đổ những quyền lực chuyên đàn áp người dân. Nếu Chúa Giêsu hỏi câu đó với một người trong chúng ta hiện nay, người đó sẽ tìm trong Google. Và câu trả lời là: "Chúa Giêsu là một người ở thế kỷ thứ nhất đi truyền giảng và là lãnh đạo tôn giáo. Ngài là nhân vật trung tâm của Kitô Giáo".
Đúng thế, nhưng những câu trả lời của các môn đệ về câu hỏi "Người ta nói Thầy là ai"? thường người ta hay trả lời theo ý chung. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn nghe. Ngài muốn một câu trả lời từ tâm ý của người nói và từ tâm lòng của người họ. Một câu trả lời đó có thể bao gòm lời cam kết của một người muốn theo Ngài và sống đường lối của Ngài. Thật ra thì Chúa Giêsu đang đi với các môn đệ trên đường đến Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài biết trước Ngài sẽ chịu chết vì Ngái là ai và đang làm những việc gì. Bởi thế Ngài nói với các môn đệ đi theo Ngài nên tiền đến cái chết của Ngài rồi đến sự phục sinh của Ngài. Thử hỏi các môn đệ có sẵn sàng theo Ngài cho đến khi Ngài hy sinh mạng sống của Ngài không? Thử hỏi các ông có sẵn sàng chấp nhận sự hiến tế sẽ đến cho tất cả những ai chọn co đường theo Ngài không?
Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô” nghĩa là Đấng Mesia. Câu trả lời đó đúng. Nhưng ý nghĩ của các môn đệ về Đấng Mesia như là một vị lãnh đạo toàn thắng, và không có vướng bận chút gì về sự đau khổ. Vì thế Chúa Giêsu bảo các ông là đừng nói cho ai biết cho đến khi các ông biết Đấng Mesia mà Ngài sẽ mặc khải cho các ông.
Chúng ta không nên khắc khe với các môn đệ. Thời nay những người có đức tin mà vẫn còn nghĩ là theo Chúa Giêsu là sẽ được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. "Gia tài Lời Chúa" đó dạy là Thiên Chúa muốn cho chúng ta được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. Đức tin thật sẽ thắng sự nghèo khó và đau đớn. Có đức tin và đóng góp tiền làm việc bác ái cho một số tổ chức của giáo hội và các việc họ làm là dấu chỉ của đức tin đó, và các người có đức tin đó sẽ được an toàn và giàu có. "Gia tài Lời Chúa" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1950 ở Hoa Kỳ. Chính thế, phúc âm đó nói về sự dồi dào của nước Hoa Kỳ. Tuyên ngôn khẳng định chúng ta là "một đất nước có đức tin Kitô giáo" và bởi thế chúng ta được Thiên Chúa ban ơn phúc với quyền lực và giàu sang. Theo sự hướng dẫn này bạn sẽ nghĩ gì khi bạn là người nghèo khó hay bị bệnh nặng? Bạn có nghĩ đó là dấu chỉ là bạn chưa đủ đức tin phải không? Hay là bạn đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa phạt bạn chăng? Một lần nữa, chúng ta không nên xét đoán khắc khe với các môn đệ, vì các ông nghĩ Chúa Giêsu là Đấng Mesia khác với đức tin của chúng ta.
Chúa Giêsu còn phải dạy dỗ các môn đệ nhiều điều về Đấng Mesia là chính Ngài. Đến lúc này trong phúc âm Chúa Giêsu bảo các ông không nên nói với ai biết về Ngài . Trong phúc âm thánh Máccô điều này gọi là điều kín đáo. Hình như Chúa Giêsu không muốn Ngài là một người tai tiếng vì Ngài đã làm nhiều phép lạ. Đây là lúc còn sớm trong việc Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ, và để cho các ông loan báo về Ngài là Đấng Mesia. Chắc các ông sẽ hiểu sai về điều Ngài dạy dỗ. Các ông sẽ không hiểu ý Chúa Giêsu nói gì khi Ngài bảo các ông hãy vác thập giá mình mà theo Ngài.
Có thể các môn đệ được giúp hiểu rõ hơn về Chúa Giêsu nếu các ông đã đọc bài đọc thứ nhất hôm nay. Đó là một trong 4 bài ca Về Người Tôi Tớ của ngôn sứ Isaia. Bài ca này nói về Chúa Giêsu là ai. Các Kitô hữu tiên khởi đọc ngôn sứ Isaia và gọi Chúa Giêsu là "Tôi Tớ". Họ thấy chính Chúa Giêsu là người "Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa". Bởi thế, những người muốn theo Chúa Giêsu phải trở nên người tôi tớ như Ngài, sẵn sàng hy sinh mình cho kẻ khác. Bài đọc thứ hai hôm nay là trích từ thơ thánh Giacôbê. Trong bài đó thánh Giacôbê nói rõ vác thập giá và theo Chúa Giêsu một cách cụ thể. Chúng ta không thể chỉ tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu nếu chúng ta không hành động theo đức tin, Và như thế hành động của chúng ta không có ý nghĩa gì, và không đủ để cứu rỗi chúng ta. "Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có lợi ích gì". Cũng như Thiên Chúa nhập thể làm người và mặc khải cho thế gian qua Chúa Giêsu, thì sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu thương của Thiên Chúa được mặc khải qua sự nhập thể bởi lời nói và việc làm của tất cả các tín hữu.
Chúng ta trở về với câu hỏi của Chúa Giêsu "anh em nghĩ Thầy là ai"?. Chúa Giêsu không chỉ là gương mẫu dạy dỗ chúng ta sống thế nào theo thánh ý Thiên Chúa. Đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài và ơn Chúa Thánh Thần Ngài ban là nguồn gốc của những công việc tốt đẹp mà chúng ta làm vì danh Ngài. (Hôm nay thánh Giacôbê nói về các việc tốt cần làm ấy rõ hơn. Chúng ta sẽ nghe chi tiết hơn nữa trong Chúa Nhật tuần sau).
"Anh em bảo Thầy là ai?" là câu hỏi chúng ta không phải trả lời chỉ trong một lúc nào đó trong đời sống chúng ta. Trong khi chúng ta sống, suốt đời chúng ta, câu hỏi đó sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh của cuộc sống và sự trưởng thành của đức tin của chúng ta. Hôm nay chúng ta lại có dịp tự hỏi: Chúa Giêsu là ai bây giờ và ý nghĩa và vai trò của Chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Có thể đây là lúc chúng ta cần nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong suốt tuần này.
Chúng ta sẽ nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong kinh nguyện, và trong lúc suy ngẫm. Tôi đang ở đâu trong không gian sống của tôi, và điều gì đang xãy ra vậy? Chúa Giêsu là trung tâm hướng dẫn sự suy nghĩ và hành vi của tôi như thế nào? Rồi trong tuần, nhiệm vụ của tôi làm môn đệ của Chúa Giêsu ra như thế nào? Mỗi ngày tôi phải vác thập giá tôi mà theo Chúa Giêsu như thế nào? Hay, nói tóm lại, như đời sống của tôi đang diễn ra trong những ngày này "Chúa Giêsu sẽ làm gì"?.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
24th SUNDAY (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35
On the road to Jerusalem Jesus asks his disciples a general question, "Who do people say that I am?" The disciples respond with what people were saying about him. The popular notion was that Jesus was someone like John the Baptist, Elijah, or one of the great prophets.
People today might say Jesus was one of the great founders of a world religion; a good man who cared for the poor and outsider; a wise teacher like Moses and Gandhi. Others that he was a radical who wanted to overthrow the oppressive forces over his people. If asked that question a modern probably would go to Google. There one reads that Jesus was, "a first century preacher and religious leader. He is the central figure of Christianity."
True enough, but those responses are like the disciples’ response to Jesus’ first question, "Who do people say that I am?" Popular opinion is one thing. That’s not what Jesus was looking for. He wanted a more personal response, one that would not only come from the mind, but also from the heart – an answer that would include total commitment to him and his ways. After all, Jesus was leading his disciples to Jerusalem where he was anticipating he would be put to death for who he was and what he was doing. So, he asks the disciples to follow him all the way to his death – and then to his resurrection. Will they be willing to stay with him as he gives up his life? Willing to accept the suffering and sacrifice that will come to any who choose to follow him?
Peter’s answer, "You are the Christ," that is, the Messiah. It is the right answer. But their notion of a Messiah was a victorious ruler. It certainly did not include any notion of suffering. So, Jesus tells them not to tell anyone until they learn what kind of Messiah he will reveal himself to be.
We can’t be too hard on the disciples. There are believers today who still have a notion that following him will bring health and wealth. This "prosperity gospel," teaches that God wants financial success and well-being for us. Faith can overpower the curses of sickness and poverty Having faith – and sending donations to certain religious organizations and their ministers as signs of that faith – will yield security and prosperity for the believer. The "prosperity gospel" first emerged in the 1950's in the United States. Of course it would, it’s teaching affirmed our fundamental belief about our country. We are a "Christian country" and therefore blessed by God with wealth and power. In the light of this teaching what would you think if you were poor, or afflicted with a serious disease? Would you take it as a sign you didn’t have enough faith? Or, that you offended God and so God is punishing you? Again – we can’t be too hard on the disciples because their notion of Jesus as Messiah might not be so very different from our belief and practice.
Jesus had more to teach and show his disciples about what kind of Messiah he was. At this turning point in the gospel he, "warned them not to tell anyone about him." This call to secrecy appears in Mark’s gospel. It seems Jesus did not want to become a celebrity known only for his miraculous powers. It was too early in the formation of his disciples to have them spread word of his messiahship. They would have gotten the message all wrong. They would have missed what Jesus meant when he invited us to "take up your cross and follow me."
Perhaps the disciples would have been helped in their understanding of Jesus if they had reflected on our first reading. It’s one of the four Servant Songs in Isaiah and supports what Jesus says about himself. Early Christians drew on Isaiah and gave Jesus the title "servant." They saw that Isaiah’s "suffering servant of God" was realized in Jesus. So, those who wish to follow Jesus must be the kind of servant Jesus was, willing to deny self for others. Our second reading from the Letter of St. James spells out what taking up the cross and following Jesus means in concrete ways. We cannot just declare our faith in Jesus. If we don’t put faith into actions it means nothing and is not enough to save us. "What good is it, my brothers and sisters, if someone says they have faith, but do not have works?" Just as God became flesh and was revealed to the world in Jesus, so God’s proximity and love is revealed in the flesh through the words and deeds of all believers.
We return to Jesus’ question to his disciples, now put to us: "Who do you say that I am?" Jesus is not only the model who teaches us how to live our lives in accord with God’s will. His life, death and resurrection and his gift of his Spirit, is the very source of the good works we do in his name. (James has spelled out just some of these good works for us today. We will hear more from him next Sunday.")
"Who who do you say I am?" Is not a question we have to answer just once at a certain period of our lives. As we pass through various stages our response will vary, depending upon life’s circumstances and our own maturity and faith. Today we are again asked: Who is Jesus for us now and what is the meaning of Jesus for our lives? It might be timely for us to take Jesus’ question with us through this week.
We could take the question to prayer and silent reflection. Where am I in my life and what’s going on now? How has Jesus been the center and guide for my thinking and acting? Then, as the week progresses: what are my responsibilities as his disciple? How am I being asked each day to take up the cross and follow him? Or, to summarize in a familiar dictum – as life presents itself to me these days – "What would Jesus do?"
Trên đường đến Giê-ru-sa-lem Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "Người ta nói Thầy là ai"?, các môn đệ trả lời với những lời người ta đang thường nói về Chúa Giêsu. Lời nói phổ biến là Chúa Giêsu như là Gioan Tẩy Giả, hay ngôn sứ Êlia, hay một trong các ngôn sứ lớn.
Thời nay, dân chúng có thể nói Chúa Giêsu là một trong những người vĩ đại thành lập các tôn giáo lớn, hay một người tốt lành lo lắng cho người nghèo và người bị bỏ rơi, hay một thầy dạy khôn ngoan như ông Môsê hay ông Gandhi. Người khác có thể nói Chúa Giêsu là một vị thủ lãhh muốn lật đổ những quyền lực chuyên đàn áp người dân. Nếu Chúa Giêsu hỏi câu đó với một người trong chúng ta hiện nay, người đó sẽ tìm trong Google. Và câu trả lời là: "Chúa Giêsu là một người ở thế kỷ thứ nhất đi truyền giảng và là lãnh đạo tôn giáo. Ngài là nhân vật trung tâm của Kitô Giáo".
Đúng thế, nhưng những câu trả lời của các môn đệ về câu hỏi "Người ta nói Thầy là ai"? thường người ta hay trả lời theo ý chung. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn nghe. Ngài muốn một câu trả lời từ tâm ý của người nói và từ tâm lòng của người họ. Một câu trả lời đó có thể bao gòm lời cam kết của một người muốn theo Ngài và sống đường lối của Ngài. Thật ra thì Chúa Giêsu đang đi với các môn đệ trên đường đến Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài biết trước Ngài sẽ chịu chết vì Ngái là ai và đang làm những việc gì. Bởi thế Ngài nói với các môn đệ đi theo Ngài nên tiền đến cái chết của Ngài rồi đến sự phục sinh của Ngài. Thử hỏi các môn đệ có sẵn sàng theo Ngài cho đến khi Ngài hy sinh mạng sống của Ngài không? Thử hỏi các ông có sẵn sàng chấp nhận sự hiến tế sẽ đến cho tất cả những ai chọn co đường theo Ngài không?
Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô” nghĩa là Đấng Mesia. Câu trả lời đó đúng. Nhưng ý nghĩ của các môn đệ về Đấng Mesia như là một vị lãnh đạo toàn thắng, và không có vướng bận chút gì về sự đau khổ. Vì thế Chúa Giêsu bảo các ông là đừng nói cho ai biết cho đến khi các ông biết Đấng Mesia mà Ngài sẽ mặc khải cho các ông.
Chúng ta không nên khắc khe với các môn đệ. Thời nay những người có đức tin mà vẫn còn nghĩ là theo Chúa Giêsu là sẽ được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. "Gia tài Lời Chúa" đó dạy là Thiên Chúa muốn cho chúng ta được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. Đức tin thật sẽ thắng sự nghèo khó và đau đớn. Có đức tin và đóng góp tiền làm việc bác ái cho một số tổ chức của giáo hội và các việc họ làm là dấu chỉ của đức tin đó, và các người có đức tin đó sẽ được an toàn và giàu có. "Gia tài Lời Chúa" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1950 ở Hoa Kỳ. Chính thế, phúc âm đó nói về sự dồi dào của nước Hoa Kỳ. Tuyên ngôn khẳng định chúng ta là "một đất nước có đức tin Kitô giáo" và bởi thế chúng ta được Thiên Chúa ban ơn phúc với quyền lực và giàu sang. Theo sự hướng dẫn này bạn sẽ nghĩ gì khi bạn là người nghèo khó hay bị bệnh nặng? Bạn có nghĩ đó là dấu chỉ là bạn chưa đủ đức tin phải không? Hay là bạn đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa phạt bạn chăng? Một lần nữa, chúng ta không nên xét đoán khắc khe với các môn đệ, vì các ông nghĩ Chúa Giêsu là Đấng Mesia khác với đức tin của chúng ta.
Chúa Giêsu còn phải dạy dỗ các môn đệ nhiều điều về Đấng Mesia là chính Ngài. Đến lúc này trong phúc âm Chúa Giêsu bảo các ông không nên nói với ai biết về Ngài . Trong phúc âm thánh Máccô điều này gọi là điều kín đáo. Hình như Chúa Giêsu không muốn Ngài là một người tai tiếng vì Ngài đã làm nhiều phép lạ. Đây là lúc còn sớm trong việc Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ, và để cho các ông loan báo về Ngài là Đấng Mesia. Chắc các ông sẽ hiểu sai về điều Ngài dạy dỗ. Các ông sẽ không hiểu ý Chúa Giêsu nói gì khi Ngài bảo các ông hãy vác thập giá mình mà theo Ngài.
Có thể các môn đệ được giúp hiểu rõ hơn về Chúa Giêsu nếu các ông đã đọc bài đọc thứ nhất hôm nay. Đó là một trong 4 bài ca Về Người Tôi Tớ của ngôn sứ Isaia. Bài ca này nói về Chúa Giêsu là ai. Các Kitô hữu tiên khởi đọc ngôn sứ Isaia và gọi Chúa Giêsu là "Tôi Tớ". Họ thấy chính Chúa Giêsu là người "Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa". Bởi thế, những người muốn theo Chúa Giêsu phải trở nên người tôi tớ như Ngài, sẵn sàng hy sinh mình cho kẻ khác. Bài đọc thứ hai hôm nay là trích từ thơ thánh Giacôbê. Trong bài đó thánh Giacôbê nói rõ vác thập giá và theo Chúa Giêsu một cách cụ thể. Chúng ta không thể chỉ tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu nếu chúng ta không hành động theo đức tin, Và như thế hành động của chúng ta không có ý nghĩa gì, và không đủ để cứu rỗi chúng ta. "Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có lợi ích gì". Cũng như Thiên Chúa nhập thể làm người và mặc khải cho thế gian qua Chúa Giêsu, thì sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu thương của Thiên Chúa được mặc khải qua sự nhập thể bởi lời nói và việc làm của tất cả các tín hữu.
Chúng ta trở về với câu hỏi của Chúa Giêsu "anh em nghĩ Thầy là ai"?. Chúa Giêsu không chỉ là gương mẫu dạy dỗ chúng ta sống thế nào theo thánh ý Thiên Chúa. Đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài và ơn Chúa Thánh Thần Ngài ban là nguồn gốc của những công việc tốt đẹp mà chúng ta làm vì danh Ngài. (Hôm nay thánh Giacôbê nói về các việc tốt cần làm ấy rõ hơn. Chúng ta sẽ nghe chi tiết hơn nữa trong Chúa Nhật tuần sau).
"Anh em bảo Thầy là ai?" là câu hỏi chúng ta không phải trả lời chỉ trong một lúc nào đó trong đời sống chúng ta. Trong khi chúng ta sống, suốt đời chúng ta, câu hỏi đó sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh của cuộc sống và sự trưởng thành của đức tin của chúng ta. Hôm nay chúng ta lại có dịp tự hỏi: Chúa Giêsu là ai bây giờ và ý nghĩa và vai trò của Chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Có thể đây là lúc chúng ta cần nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong suốt tuần này.
Chúng ta sẽ nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong kinh nguyện, và trong lúc suy ngẫm. Tôi đang ở đâu trong không gian sống của tôi, và điều gì đang xãy ra vậy? Chúa Giêsu là trung tâm hướng dẫn sự suy nghĩ và hành vi của tôi như thế nào? Rồi trong tuần, nhiệm vụ của tôi làm môn đệ của Chúa Giêsu ra như thế nào? Mỗi ngày tôi phải vác thập giá tôi mà theo Chúa Giêsu như thế nào? Hay, nói tóm lại, như đời sống của tôi đang diễn ra trong những ngày này "Chúa Giêsu sẽ làm gì"?.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
24th SUNDAY (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35
On the road to Jerusalem Jesus asks his disciples a general question, "Who do people say that I am?" The disciples respond with what people were saying about him. The popular notion was that Jesus was someone like John the Baptist, Elijah, or one of the great prophets.
People today might say Jesus was one of the great founders of a world religion; a good man who cared for the poor and outsider; a wise teacher like Moses and Gandhi. Others that he was a radical who wanted to overthrow the oppressive forces over his people. If asked that question a modern probably would go to Google. There one reads that Jesus was, "a first century preacher and religious leader. He is the central figure of Christianity."
True enough, but those responses are like the disciples’ response to Jesus’ first question, "Who do people say that I am?" Popular opinion is one thing. That’s not what Jesus was looking for. He wanted a more personal response, one that would not only come from the mind, but also from the heart – an answer that would include total commitment to him and his ways. After all, Jesus was leading his disciples to Jerusalem where he was anticipating he would be put to death for who he was and what he was doing. So, he asks the disciples to follow him all the way to his death – and then to his resurrection. Will they be willing to stay with him as he gives up his life? Willing to accept the suffering and sacrifice that will come to any who choose to follow him?
Peter’s answer, "You are the Christ," that is, the Messiah. It is the right answer. But their notion of a Messiah was a victorious ruler. It certainly did not include any notion of suffering. So, Jesus tells them not to tell anyone until they learn what kind of Messiah he will reveal himself to be.
We can’t be too hard on the disciples. There are believers today who still have a notion that following him will bring health and wealth. This "prosperity gospel," teaches that God wants financial success and well-being for us. Faith can overpower the curses of sickness and poverty Having faith – and sending donations to certain religious organizations and their ministers as signs of that faith – will yield security and prosperity for the believer. The "prosperity gospel" first emerged in the 1950's in the United States. Of course it would, it’s teaching affirmed our fundamental belief about our country. We are a "Christian country" and therefore blessed by God with wealth and power. In the light of this teaching what would you think if you were poor, or afflicted with a serious disease? Would you take it as a sign you didn’t have enough faith? Or, that you offended God and so God is punishing you? Again – we can’t be too hard on the disciples because their notion of Jesus as Messiah might not be so very different from our belief and practice.
Jesus had more to teach and show his disciples about what kind of Messiah he was. At this turning point in the gospel he, "warned them not to tell anyone about him." This call to secrecy appears in Mark’s gospel. It seems Jesus did not want to become a celebrity known only for his miraculous powers. It was too early in the formation of his disciples to have them spread word of his messiahship. They would have gotten the message all wrong. They would have missed what Jesus meant when he invited us to "take up your cross and follow me."
Perhaps the disciples would have been helped in their understanding of Jesus if they had reflected on our first reading. It’s one of the four Servant Songs in Isaiah and supports what Jesus says about himself. Early Christians drew on Isaiah and gave Jesus the title "servant." They saw that Isaiah’s "suffering servant of God" was realized in Jesus. So, those who wish to follow Jesus must be the kind of servant Jesus was, willing to deny self for others. Our second reading from the Letter of St. James spells out what taking up the cross and following Jesus means in concrete ways. We cannot just declare our faith in Jesus. If we don’t put faith into actions it means nothing and is not enough to save us. "What good is it, my brothers and sisters, if someone says they have faith, but do not have works?" Just as God became flesh and was revealed to the world in Jesus, so God’s proximity and love is revealed in the flesh through the words and deeds of all believers.
We return to Jesus’ question to his disciples, now put to us: "Who do you say that I am?" Jesus is not only the model who teaches us how to live our lives in accord with God’s will. His life, death and resurrection and his gift of his Spirit, is the very source of the good works we do in his name. (James has spelled out just some of these good works for us today. We will hear more from him next Sunday.")
"Who who do you say I am?" Is not a question we have to answer just once at a certain period of our lives. As we pass through various stages our response will vary, depending upon life’s circumstances and our own maturity and faith. Today we are again asked: Who is Jesus for us now and what is the meaning of Jesus for our lives? It might be timely for us to take Jesus’ question with us through this week.
We could take the question to prayer and silent reflection. Where am I in my life and what’s going on now? How has Jesus been the center and guide for my thinking and acting? Then, as the week progresses: what are my responsibilities as his disciple? How am I being asked each day to take up the cross and follow him? Or, to summarize in a familiar dictum – as life presents itself to me these days – "What would Jesus do?"
Kinh suy tôn Thánh Giá
Kinh thời Trung Cổ
18:34 13/09/2018
KINH CÂY THÁNH GIÁ
Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con – Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con. xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Ki-tô nghe cho chúng con. – Chúa Ki-tô nhân từ nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật – Thương xót chúng con. (TXCC)
Đức Chúa con chuộc tội Cứu thế là Đức Chúa Trời thật. TXCC
Đức Chúa Thánh Thần, Đấng bảo trợ là Đức Chúa Trời thật. TXCC
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. TXCC
Cây Thánh giá là giường, mà Chiên Thiên Chúa đã nằm khi hy sinh chịu chết. TXCC
Cây Thánh Gía Chúa cứu độ chúng con. TXCC
Cây Thánh giá Chúa là trung gian hòa giải chung con với Thiên Chúa. TXCC
Cây Thánh giá Chúa là niềm hy vọng của Ki-tô hữu. TXCC
Cây Thánh giá Chúa là bảo chứng sự phục sinh của kẻ chết, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là nơi ẩn trú an toàn của người lương thiện bị bách hại, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là gậy dẫn đường của kẻ khiếm thị, TXCC
Cây Thánh Gía Chúa là một địa bàn chỉ phương hướng cho kẻ bị lầm lạc trở lại, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là gậy chống cho người tàn tật, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là niềm an ủi kẻ khó nghèo, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa kiềm chế những kẻ bạo lực, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa hủy diệt kẻ kiêu ngạo, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là nơi trú ẩn cho những tội nhân, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là huân chương chiến thắng hỏa ngục, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa khiến cho quỉ ma kinh khiếp, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là thầy dậy dỗ thanh thiếu niên, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa giúp đỡ yên ủi kẻ âu lo, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là niềm trông cậy của kẻ thất vọng, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là sao sáng cho các thủy thủ, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là bến cảng cho những tầu thuyền neo đậu, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là thành lũy che chở kẻ bị giam cầm, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là người cai quản những kẻ mồ côi, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa bảo vệ những quả phu, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là cố vấn cho người công chính, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là thẩm phán xét xử kẻ độc ác, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là nơi cho người phiền sầu nghỉ ngơi, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa chăm sóc an toàn cho nhi đồng, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa giúp mọi người có sức chịu đựng, TXCC
Cây Thánh giá Chúa tượng trưng sự đảm trách công việc giao phó, TXCC
Cây Thánh giá Chúa tượng trưng gần nặng đời sống gia đình, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là sự hy vọng sau hết cho người cao tuổi, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa soi sáng cho những ai còn ngồi ở nơi tối tăm, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là sự huy hoàng của các lãnh đạo, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa biểu tượng truyền bá văn minh cho thế giới, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là khiên thuẫn bảo vệ vững chắc, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là sự khôn ngoan của kẻ khiêm nhường, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là niềm yên ủi cho người làm việc vất vả, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa dem sự hiểu biết cho kẻ thiểu năng, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là luật lệ vững vàng cho đời sống, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa được các Tiên tri loan báo xưa, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa được các Tông đồ rao giảng, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là vinh quang của các Thánh Tử Đạo, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là cứu cánh cho Các vị ẩn tu chiêm niệm, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là đức trinh khiết cho các Nữ đồng trinh, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là sự vui mừng cho các Tư tế, Linh mục, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là nền tảng của Hội Thánh, TXCC
Cây Thánh Giá Chúa là phương thức cứu độ trần gian, TXCC
Cây Thánh giá Chúa tiêu trừ ngẫu tượng, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là duyên cớ vấp ngã cho người Do thái, TXCC
Cây Thánh giá Chúa một phương tiện loại trừ vô thần, TXCC
Cây Thánh Giá nâng đỡ những kẻ tinh thần yếu đuối, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là thuốc chữa kẻ đau yếu bệnh tật, TXCC
Cây Thánh giá Chúa chữa lành bệnh tật cho những người đau yếu, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là sức mạnh cho người tàn tật, bất toại, TXCC
Cây Thánh giá là lương thực thiêng liêng cho kẻ đói ăn, TXCC
Cây Thánh giá Chúa là mạch suối nước cho kẻ đói khát , TXCC
Cây Thánh giá Chúa là y phục giúp cho kẻ cơ hàn, TXCC
Lậy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin tha tội lỗi chúng con,
Lậy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin nhận lời chúng con,
Lậy Chiên Thiên Chúa, Đáng gánh tội trần gian, xin thương xót chúng con,
Xin Chúa Ki-tô Nhận lời chúng con, Xin Chúa Nhân từ nhận lời chúng con,
Xin Chúa Thương xót chúng con,
Xướng: - Lậy Chúa Ki-tô, chúng con thờ lậy và tôn vinh Chúa,
Đáp: Vì Chúa Đã dùng Thánh Giá Chúa mà cứu chuộc trần gian,
Tất cả đồng thanh: Đây là Thánh Giá Chúa! Những quyền lực tà thần tránh xa.
Con Sư tử của chi tộc Giu-đa, Cội rễ của vua Davit, đã chiến thắng khải hoàn! Alleluia!
Chúng ta cùng cầu nguyện:
Lậy Thiên Chúa, Đấng Cứu độ trần gian, đã vui lòng xuống thế sinh nơi hang đá máng cỏ và đã hy sinh chết trên Thánh giá. Ôi Lậy Chúa Giê-su Ki-tô, vì những thương tích hồng phúc thánh thiện của Chúa, mà chúng con, những kẻ không xứng đáng là những tôi tá của Chúa, đã để tâm trí tới sự tử nạn của Chúa, Đấng đã giải cứu chúng con khỏi những đau khổ hỏa ngục, và đã đoái thương dem chúng con đến tình huống như Chúa là ban cho người trộm lành, một kẻ đã cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa, Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Đức Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời trên Thiên Đàng. AMEN.
(Kinh cầu thời Trung cổ)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giáo phận Washington: Đức Hồng Y Donald Wuerl sẽ sớm xin được từ chức
Đặng Tự Do
05:30 13/09/2018
Một phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington đã xác nhận rằng Đức Hồng Y Donald Wuerl sẽ sớm xin Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của ngài khỏi trách nhiệm Tổng Giám mục Washington, DC.
Trong một lá thư đề ngày 11 tháng 9 gởi cho các linh mục, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ sớm gặp Đức Thánh Cha để thảo luận về tương lai của mình, nhưng không tuyên bố tại thời điểm nào ngài sẽ xin Đức Phanxicô cho ngài được từ chức.
Lá thư gởi cho các linh mục đã được đăng trên trang web của tạp chí tổng giáo phận.
Một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Wuerl đã xác nhận với Catholic News Agency hôm 12 tháng 9 rằng, tại cuộc triều yết Đức Thánh Cha sắp diễn ra, Đức Hồng Y dự định chính thức xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép ngài từ chức.
Ed McFadden, phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington nói: “Đức Hồng Y Wuerl hiểu rằng sự chữa lành từ cuộc khủng hoảng lạm dụng đòi hỏi một khởi đầu mới và điều này bao gồm người lãnh đạo mới cho Tổng Giáo Phận Washington”
Theo giáo luật, Đức Hồng Y Wuerl đã nộp đơn từ chức vào ngày 12 tháng 11 năm 2015, khi đến tuổi 75.
Sau khi Đức Hồng Y Wuerl sang Rôma triều yết vào cuối tháng Tám, các phương tiện truyền thông cho rằng Đức Phanxicô đã chỉ thị cho ngài quay trở lại Washington và tham khảo ý kiến của hàng giáo sĩ về cách tốt nhất cho ngài và cho tổng giáo phận.
Trong một cuộc họp với các linh mục được tổ chức vào Ngày Lao động, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ dành thời gian để cầu nguyện và suy nghĩ về cách tốt nhất mà ngài có thể phục vụ tổng giáo phận.
Đức Hồng Y đã là chủ đề của những lời chỉ trích gay gắt trong những tháng gần đây. Là người kế vị Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, Đức Hồng Y Wuerl đã phải đối diện với những chất vấn về những hiểu biết của ngài liên quan đến những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick, được công khai trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu.
Đức Hồng Y đã phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích sau khi một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố vào ngày 14 tháng 8, trong đó nêu lên những cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Wuerl trong thời gian là Giám mục Pittsburgh (từ năm 1988 đến năm 2006) đã cho phép các linh mục bị buộc tội lạm dụng được tiếp tục làm việc mục vụ sau khi các cáo buộc đã được đưa ra.
Mặc dù phải đối diện với những lời kêu gọi ngài từ chức, kể cả một số cuộc biểu tình gần đây bên ngoài nhà thờ chánh tòa Thánh Matthêu Tông Đồ và cả ở nơi cư trú của ngài, Đức Hồng Y Wuerl được tin là có ý muốn sẽ ở lại vị trí của mình ít nhất cho đến khi phiên họp chung của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ diễn ra vào tháng mười một. Phiên họp đó dự kiến sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gần đây, và Đức Hồng Y Wuerl có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giúp Giáo hội đương đầu với vấn nạn này.
Tổng giáo phận Washington nói với Catholic News Agency rằng chưa có ngày nào được ấn định để Đức Hồng Y Wuerl triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, và nói thêm rằng cuộc triều yết này sẽ diễn ra ngay khi thuận tiện cho Đức Giáo Hoàng.
Source: Caatholic Herald - Cardinal Wuerl to ask pope to accept his resignation
Trong một lá thư đề ngày 11 tháng 9 gởi cho các linh mục, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ sớm gặp Đức Thánh Cha để thảo luận về tương lai của mình, nhưng không tuyên bố tại thời điểm nào ngài sẽ xin Đức Phanxicô cho ngài được từ chức.
Lá thư gởi cho các linh mục đã được đăng trên trang web của tạp chí tổng giáo phận.
Một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Wuerl đã xác nhận với Catholic News Agency hôm 12 tháng 9 rằng, tại cuộc triều yết Đức Thánh Cha sắp diễn ra, Đức Hồng Y dự định chính thức xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép ngài từ chức.
Ed McFadden, phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington nói: “Đức Hồng Y Wuerl hiểu rằng sự chữa lành từ cuộc khủng hoảng lạm dụng đòi hỏi một khởi đầu mới và điều này bao gồm người lãnh đạo mới cho Tổng Giáo Phận Washington”
Theo giáo luật, Đức Hồng Y Wuerl đã nộp đơn từ chức vào ngày 12 tháng 11 năm 2015, khi đến tuổi 75.
Sau khi Đức Hồng Y Wuerl sang Rôma triều yết vào cuối tháng Tám, các phương tiện truyền thông cho rằng Đức Phanxicô đã chỉ thị cho ngài quay trở lại Washington và tham khảo ý kiến của hàng giáo sĩ về cách tốt nhất cho ngài và cho tổng giáo phận.
Trong một cuộc họp với các linh mục được tổ chức vào Ngày Lao động, Đức Hồng Y Wuerl nói rằng ngài sẽ dành thời gian để cầu nguyện và suy nghĩ về cách tốt nhất mà ngài có thể phục vụ tổng giáo phận.
Đức Hồng Y đã là chủ đề của những lời chỉ trích gay gắt trong những tháng gần đây. Là người kế vị Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, Đức Hồng Y Wuerl đã phải đối diện với những chất vấn về những hiểu biết của ngài liên quan đến những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick, được công khai trước công chúng lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu.
Đức Hồng Y đã phải hứng chịu thêm nhiều chỉ trích sau khi một báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố vào ngày 14 tháng 8, trong đó nêu lên những cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Wuerl trong thời gian là Giám mục Pittsburgh (từ năm 1988 đến năm 2006) đã cho phép các linh mục bị buộc tội lạm dụng được tiếp tục làm việc mục vụ sau khi các cáo buộc đã được đưa ra.
Mặc dù phải đối diện với những lời kêu gọi ngài từ chức, kể cả một số cuộc biểu tình gần đây bên ngoài nhà thờ chánh tòa Thánh Matthêu Tông Đồ và cả ở nơi cư trú của ngài, Đức Hồng Y Wuerl được tin là có ý muốn sẽ ở lại vị trí của mình ít nhất cho đến khi phiên họp chung của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ diễn ra vào tháng mười một. Phiên họp đó dự kiến sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gần đây, và Đức Hồng Y Wuerl có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giúp Giáo hội đương đầu với vấn nạn này.
Tổng giáo phận Washington nói với Catholic News Agency rằng chưa có ngày nào được ấn định để Đức Hồng Y Wuerl triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, và nói thêm rằng cuộc triều yết này sẽ diễn ra ngay khi thuận tiện cho Đức Giáo Hoàng.
Source: Caatholic Herald - Cardinal Wuerl to ask pope to accept his resignation
Vị nào sẽ thay thế Đức Hồng Y Wuerl lãnh đạo tổng giáo phận Washington?
Đặng Tự Do
06:26 13/09/2018
Báo chí tại Hoa Kỳ đang dự đoán xem vị nào sẽ thay thế cho Đức Hồng Y Wuerl. Tổng Giáo Phận Washington là một vị trí trọng yếu và nhạy cảm, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một sự nhạy bén về chính trị và giáo hội. Trước những tai tiếng liên quan đến Tổng Giám Mục McCarrick, vị thay thế cho Đức Hồng Y Wuerl được mong đợi là một nhà lãnh đạo có các sáng kiến cải tổ và có khả năng khôi phục lòng tin vào hàng lãnh đạo tổng giáo phận.
Các nguồn tin ở Rôma đã nói với Catholic News Agency (CNA) rằng trong chuyến viếng thăm Rôma gần đây, Đức Hồng Y Wuerl đã trình bày một số gợi ý về người có thể thay thế mình tại tổng giáo phận Washington. Trong khi danh sách này được giữ bí mật, một số nguồn tin nói với CNA rằng Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, là Tổng Giám Mục St. Paul-Minneapolis có nhiều triển vọng nhất.
Đức Tổng Giám Mục Hebda đã đến Minneapolis với tư cách là một vị Giám quản Tông toà khẩn cấp vào năm 2015 sau khi Đức Tổng Giám Mục Nienstedt từ chức, theo sau các cáo buộc có hành vi tình dục sai trái. Đồng thời, Đức Cha Hebda cũng là Tổng Giám mục Phó của Newark với quyền kế vị Tổng giám mục John Myers.
Khi ở Newark, Đức Cha Hedba nổi tiếng là một nhà cải cách với sự quan tâm chặt chẽ mọi vấn đề của giáo phận. Ngài thực hiện các chuyến viếng thăm không báo trước tới các linh mục và giáo xứ, và chọn cách sống khó nghèo trong khuôn viên cư xá Đại học Seton Hall, nơi đặt chủng viện của tổng giáo phận.
Sau khi đến Minneapolis, Đức Cha Hebda đã lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua một quá trình phá sản kéo dài, sau nhiều vụ kiện lạm dụng tình dục.
Source: Caatholic News Agency - Cardinal Wuerl to ask pope to accept his resignation
Các nguồn tin ở Rôma đã nói với Catholic News Agency (CNA) rằng trong chuyến viếng thăm Rôma gần đây, Đức Hồng Y Wuerl đã trình bày một số gợi ý về người có thể thay thế mình tại tổng giáo phận Washington. Trong khi danh sách này được giữ bí mật, một số nguồn tin nói với CNA rằng Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, là Tổng Giám Mục St. Paul-Minneapolis có nhiều triển vọng nhất.
Đức Tổng Giám Mục Hebda đã đến Minneapolis với tư cách là một vị Giám quản Tông toà khẩn cấp vào năm 2015 sau khi Đức Tổng Giám Mục Nienstedt từ chức, theo sau các cáo buộc có hành vi tình dục sai trái. Đồng thời, Đức Cha Hebda cũng là Tổng Giám mục Phó của Newark với quyền kế vị Tổng giám mục John Myers.
Khi ở Newark, Đức Cha Hedba nổi tiếng là một nhà cải cách với sự quan tâm chặt chẽ mọi vấn đề của giáo phận. Ngài thực hiện các chuyến viếng thăm không báo trước tới các linh mục và giáo xứ, và chọn cách sống khó nghèo trong khuôn viên cư xá Đại học Seton Hall, nơi đặt chủng viện của tổng giáo phận.
Sau khi đến Minneapolis, Đức Cha Hebda đã lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua một quá trình phá sản kéo dài, sau nhiều vụ kiện lạm dụng tình dục.
Source: Caatholic News Agency - Cardinal Wuerl to ask pope to accept his resignation
Thánh lễ tại Santa Marta 13/9/2018: Lòng thương xót là “phong cách” Kitô hữu
Đặng Tự Do
07:27 13/09/2018
Kitô hữu không sống theo “tinh thần thế gian” nhưng theo “sự điên rồ của Thánh Giá”. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 13 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta.
“Là Kitô hữu không phải là dễ dàng”, nhưng điều đó làm cho chúng ta “hạnh phúc”: con đường mà Chúa Cha trên trời chỉ ra cho chúng ta là con đường của “lòng thương xót” và “bình an nội tâm.” Khởi đi từ bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm Thánh Luca (6:27-38), Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa làm sáng tỏ những điểm đặc thù của “phong cách Kitô hữu.” Ngài nói rằng Chúa luôn luôn chỉ cho chúng ta biết “cuộc sống của người môn đệ” phải như thế nào. Chúa làm như thế, chẳng hạn, thông qua các Mối Phúc Thật hay các công việc của lòng thương xót.
Đi ngược lại luận lý của thế giới
Một cách đặc biệt, phụng vụ trong ngày thứ Năm, lễ thánh Gioan Kim Khẩu, tập trung vào “bốn chi tiết để sống đời sống Kitô hữu”: “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.”
Đức Thánh Cha nói rằng các Kitô hữu không bao giờ nên gia nhập “vào những chuyện ngồi lê đôi mách” hay dự phần “vào thứ luận lý của những lời lăng mạ”, mà chỉ gây ra “chiến tranh”, nhưng luôn luôn phải tìm thời gian để “cầu nguyện cho những kẻ làm khốn mình”. Ngài nhấn mạnh rằng:
Đó là phong cách Kitô hữu, đó là cách sống của Kitô hữu. Nhưng nếu tôi không làm bốn điều này thì sao? Nếu tôi không yêu kẻ thù, không làm ơn cho kẻ ghét tôi, không chúc lành cho kẻ nguyền rủa tôi, và không cầu nguyện cho kẻ vu khống tôi, thì tôi không phải là Kitô hữu à? Vâng, anh chị em là Kitô hữu vì anh chị em đã nhận Phép Rửa, nhưng anh chị em không sống như người Kitô hữu. Anh chị em đang sống như một người ngoại giáo, với tinh thần của thế gian.
Sự điên rồ của Thánh giá
Chắc chắn thật dễ dàng để “nói xấu kẻ thù hoặc những người thuộc về phía đối phương,” nhưng luận lý của người Kitô hữu đi ngược lại thói đời, và dõi theo “sự điên rồ của Thánh giá.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng mục tiêu cuối cùng của chúng ta “là làm sao có thể hành xử như con cái của Cha chúng ta trên trời”.
Chỉ những người có lòng thương xót mới giống như Chúa Cha. “Hãy thương xót, vì Cha anh em là Đấng xót thương.” Đây là con đường, một con đường đi ngược lại tinh thần của thế gian, suy nghĩ khác với thế gian, và không cáo buộc người khác. Bởi vì Satan ở giữa chúng ta, nó là kẻ luôn luôn buộc tội chúng ta trước mặt Thiên Chúa, để hủy diệt. Satan là tên “Đại Cáo buộc.” Và khi tôi gia nhập vào luận lý buộc tội này, luận lý nguyền rủa này, và tìm cách làm điều ác cho người khác, tôi đi vào luận lý của tên “Đại Cáo buộc” là “Kẻ hủy diệt”, là kẻ không biết đến lòng thương xót là gì, và chưa bao giờ biết sống từ bi.
Lòng thương xót của Kitô hữu
Cuộc sống giao động giữa hai lời mời gọi: Lời mời gọi của Cha chúng ta trên trời và lời quyến rũ của tên “Đại Cáo buộc”, là đứa xô đẩy chúng ta đến chỗ buộc tội người khác, để tru diệt họ.
Nhưng chính khi ấy Satan đang tru diệt tôi! Thành thử, anh chị em đừng làm điều đó với người khác. Anh chị em không thể gia nhập vào luận lý của Satan. “Nhưng thưa Cha, tôi phải cáo buộc mới được.” Vâng, hãy tự cáo mình đi. Làm như thế là tốt cho anh chị em. Còn đối với tha nhân, chỉ có lòng thương xót, bởi vì chúng ta là con cái của Cha chúng ta, Đấng giầu lòng xót thương.
Source: Vatican News - Pope Francis at Mass: Mercy is the Christian "style"
“Là Kitô hữu không phải là dễ dàng”, nhưng điều đó làm cho chúng ta “hạnh phúc”: con đường mà Chúa Cha trên trời chỉ ra cho chúng ta là con đường của “lòng thương xót” và “bình an nội tâm.” Khởi đi từ bài Tin Mừng trong ngày trích từ Phúc Âm Thánh Luca (6:27-38), Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa làm sáng tỏ những điểm đặc thù của “phong cách Kitô hữu.” Ngài nói rằng Chúa luôn luôn chỉ cho chúng ta biết “cuộc sống của người môn đệ” phải như thế nào. Chúa làm như thế, chẳng hạn, thông qua các Mối Phúc Thật hay các công việc của lòng thương xót.
Đi ngược lại luận lý của thế giới
Một cách đặc biệt, phụng vụ trong ngày thứ Năm, lễ thánh Gioan Kim Khẩu, tập trung vào “bốn chi tiết để sống đời sống Kitô hữu”: “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.”
Đức Thánh Cha nói rằng các Kitô hữu không bao giờ nên gia nhập “vào những chuyện ngồi lê đôi mách” hay dự phần “vào thứ luận lý của những lời lăng mạ”, mà chỉ gây ra “chiến tranh”, nhưng luôn luôn phải tìm thời gian để “cầu nguyện cho những kẻ làm khốn mình”. Ngài nhấn mạnh rằng:
Đó là phong cách Kitô hữu, đó là cách sống của Kitô hữu. Nhưng nếu tôi không làm bốn điều này thì sao? Nếu tôi không yêu kẻ thù, không làm ơn cho kẻ ghét tôi, không chúc lành cho kẻ nguyền rủa tôi, và không cầu nguyện cho kẻ vu khống tôi, thì tôi không phải là Kitô hữu à? Vâng, anh chị em là Kitô hữu vì anh chị em đã nhận Phép Rửa, nhưng anh chị em không sống như người Kitô hữu. Anh chị em đang sống như một người ngoại giáo, với tinh thần của thế gian.
Sự điên rồ của Thánh giá
Chắc chắn thật dễ dàng để “nói xấu kẻ thù hoặc những người thuộc về phía đối phương,” nhưng luận lý của người Kitô hữu đi ngược lại thói đời, và dõi theo “sự điên rồ của Thánh giá.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng mục tiêu cuối cùng của chúng ta “là làm sao có thể hành xử như con cái của Cha chúng ta trên trời”.
Chỉ những người có lòng thương xót mới giống như Chúa Cha. “Hãy thương xót, vì Cha anh em là Đấng xót thương.” Đây là con đường, một con đường đi ngược lại tinh thần của thế gian, suy nghĩ khác với thế gian, và không cáo buộc người khác. Bởi vì Satan ở giữa chúng ta, nó là kẻ luôn luôn buộc tội chúng ta trước mặt Thiên Chúa, để hủy diệt. Satan là tên “Đại Cáo buộc.” Và khi tôi gia nhập vào luận lý buộc tội này, luận lý nguyền rủa này, và tìm cách làm điều ác cho người khác, tôi đi vào luận lý của tên “Đại Cáo buộc” là “Kẻ hủy diệt”, là kẻ không biết đến lòng thương xót là gì, và chưa bao giờ biết sống từ bi.
Lòng thương xót của Kitô hữu
Cuộc sống giao động giữa hai lời mời gọi: Lời mời gọi của Cha chúng ta trên trời và lời quyến rũ của tên “Đại Cáo buộc”, là đứa xô đẩy chúng ta đến chỗ buộc tội người khác, để tru diệt họ.
Nhưng chính khi ấy Satan đang tru diệt tôi! Thành thử, anh chị em đừng làm điều đó với người khác. Anh chị em không thể gia nhập vào luận lý của Satan. “Nhưng thưa Cha, tôi phải cáo buộc mới được.” Vâng, hãy tự cáo mình đi. Làm như thế là tốt cho anh chị em. Còn đối với tha nhân, chỉ có lòng thương xót, bởi vì chúng ta là con cái của Cha chúng ta, Đấng giầu lòng xót thương.
Source: Vatican News - Pope Francis at Mass: Mercy is the Christian "style"
Đức Cha Oscar Cantú: Giáo phận không giải thích nổi tại sao tượng Đức Mẹ tiếp tục chảy nước mắt ở New Mexico
Đặng Tự Do
08:23 13/09/2018
Một giám mục ở tiểu bang New Mexico đã đưa ra một bản báo cáo cập nhật về cuộc điều tra của giáo phận liên quan đến một bức tượng Đức Mẹ dường như tiếp tục chảy nước mắt trong nhiều tháng qua.
Đức Cha Oscar Cantú, Giám mục giáo phận Las Cruces cho biết hiện tượng diễn ra tại Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe ở Hobbs, New Mexico xem ra không thể giải thích được về mặt khoa học. Ủy ban điều tra của giáo phận, sau nhiều tháng trời nghiên cứu, vẫn không thể tìm được bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào có thể giải thích thỏa đáng hiện tượng này, vì thế, ủy ban sẽ bắt đầu quay sang việc phân tích các hoa trái thiêng liêng mà hiện tượng này mang đến cho các tín hữu.
Ngài giải thích như sau trong một tuyên bố được công bố vào cuối tháng 8:
“Giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra này là xác định xem hiện tượng này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên hay không. Cho đến nay, chúng tôi đã không thể nào tìm ra được bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào giải thích việc bức tượng cứ tiếp tục tiết ra một chất lỏng”.
“Nếu nguyên nhân của hiện tượng này là siêu nhiên, chúng ta phải phân biệt nếu nó đến từ Thiên Chúa hay từ ma quỷ. Tôi nhắc anh chị em nhớ rằng Giáo Hội tin vào sự hiện hữu của các thiên thần sa ngã, đôi khi họ cố gắng đánh lừa chúng ta”
Một bức tượng đồng Đức Mẹ Guadalupe đã bắt đầu khóc vào ngày 20 tháng 5, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và nhiều người cùng lúc đã chứng kiến hiện tượng lạ lùng này hai lần kể từ đó - vào ngày Lễ Đức Maria, Mẹ Giáo Hội và một lần nữa vào ngày Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, hôm 9 tháng 6. Một số người tin rằng họ đã thấy hiện tượng này trong những dịp khác nữa khi đến cầu nguyện tại đây.
Được biết, chất lỏng được tìm thấy trên bức tượng là một loại dầu ô liu có mùi thơm hoa hồng, được tìm thấy gần giống với dầu thánh được làm phép trong Tuần Thánh. Không có gì bên trong bức tượng rỗng có thể tạo ra chất lỏng này. Chỉ có một vài mạng nhện ở bên trong.
Quá trình điều tra giáo phận cũng liên quan đến việc phỏng vấn nhà sản xuất người Mễ Tây Cơ đã tạo ra bức tượng này. Theo Đức Cha Cantú, chủ sở hữu cho biết quá trình sản xuất liên quan đến nhiệt độ cao, làm tan chảy hoàn toàn các khuôn sáp xung quanh những bức tượng được hình thành, không để lại chút dư lượng sáp nào có thể góp phần vào hiện tượng này.
Cha Chánh xứ Jose Segura đã báo cáo vụ việc ngay lập tức cho Đức Cha Cantú. Cuộc điều tra sau đó được khởi xướng bởi Cha Enrique Lopez, linh mục chưởng ấn của giáo phận và thầy Phó tế Jim Winder, phó chưởng ấn là những người đã thu thập các mẫu nước mắt và lời khai của các nhân chứng đã từng chứng kiến tận mắt.
Sau khi đưa ra một báo cáo công khai của cuộc điều tra vào ngày 15 tháng 7, Đức Cha Cantú cho biết bức tượng khóc không phải là sản phẩm của bất kỳ nguyên nhân tự nhiên nào mà ủy ban điều tra đã thử nghiệm. Trong một tuyên bố gần đây, Đức Cha nói thêm rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định nguồn gốc siêu nhiên của những giọt nước mắt.
“Sự phân định xem liệu hiện tượng này là từ Chúa hay từ ma quỷ là một quá trình dài. Ma quỷ đôi khi có thể bắt chước những điều thánh thiện để gây nhầm lẫn cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng và cảnh giác.”
Đức Cha Cantú cho biết quá trình phân định này sẽ dựa vào những hoa trái tinh thần của bức tượng đang khóc. Ngài lặp lại Hoa Trái của Chúa Thánh Linh đã được đề cập trong Thư Thánh Phaolô gởi dân thành Galát, đó là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, và tiết độ.
Ngài nhắc nhở người Công Giáo rằng Giáo Hội phân biệt giữa những mạc khải chung và mạc khải tư. Mạc khải chung đã kết thúc sau cái chết của vị Tông Đố cuối cùng, và khác với những mạc khải tư là những điều không cung cấp thêm bất kỳ kiến thức mới nào về ơn cứu rỗi.
“Không có thông tin mới nào liên quan đến ơn cứu rỗi của chúng ta có thể thu được từ những mạc khải tư. Các thông điệp trong mạc khải tư chỉ tái khẳng định và nêu bật những gì Chúa Kitô đã mạc khải trong Kinh Thánh và Truyền Thống”.
“Thành ra, Đức Maria và các thánh luôn dẫn chúng ta trở lại với Chúa Giêsu và với Giáo Hội. Đây là lý do tại sao Đức Maria hướng dẫn Thánh Juan Diego, “đến gặp giám mục,” và “xây dựng một đền thánh.”
Source: Catholic Herald - Bishop has not found ‘natural causes’ for weeping Mary statue
Đức Cha Oscar Cantú, Giám mục giáo phận Las Cruces cho biết hiện tượng diễn ra tại Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe ở Hobbs, New Mexico xem ra không thể giải thích được về mặt khoa học. Ủy ban điều tra của giáo phận, sau nhiều tháng trời nghiên cứu, vẫn không thể tìm được bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào có thể giải thích thỏa đáng hiện tượng này, vì thế, ủy ban sẽ bắt đầu quay sang việc phân tích các hoa trái thiêng liêng mà hiện tượng này mang đến cho các tín hữu.
Ngài giải thích như sau trong một tuyên bố được công bố vào cuối tháng 8:
“Giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra này là xác định xem hiện tượng này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên hay không. Cho đến nay, chúng tôi đã không thể nào tìm ra được bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào giải thích việc bức tượng cứ tiếp tục tiết ra một chất lỏng”.
“Nếu nguyên nhân của hiện tượng này là siêu nhiên, chúng ta phải phân biệt nếu nó đến từ Thiên Chúa hay từ ma quỷ. Tôi nhắc anh chị em nhớ rằng Giáo Hội tin vào sự hiện hữu của các thiên thần sa ngã, đôi khi họ cố gắng đánh lừa chúng ta”
Một bức tượng đồng Đức Mẹ Guadalupe đã bắt đầu khóc vào ngày 20 tháng 5, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và nhiều người cùng lúc đã chứng kiến hiện tượng lạ lùng này hai lần kể từ đó - vào ngày Lễ Đức Maria, Mẹ Giáo Hội và một lần nữa vào ngày Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, hôm 9 tháng 6. Một số người tin rằng họ đã thấy hiện tượng này trong những dịp khác nữa khi đến cầu nguyện tại đây.
Được biết, chất lỏng được tìm thấy trên bức tượng là một loại dầu ô liu có mùi thơm hoa hồng, được tìm thấy gần giống với dầu thánh được làm phép trong Tuần Thánh. Không có gì bên trong bức tượng rỗng có thể tạo ra chất lỏng này. Chỉ có một vài mạng nhện ở bên trong.
Quá trình điều tra giáo phận cũng liên quan đến việc phỏng vấn nhà sản xuất người Mễ Tây Cơ đã tạo ra bức tượng này. Theo Đức Cha Cantú, chủ sở hữu cho biết quá trình sản xuất liên quan đến nhiệt độ cao, làm tan chảy hoàn toàn các khuôn sáp xung quanh những bức tượng được hình thành, không để lại chút dư lượng sáp nào có thể góp phần vào hiện tượng này.
Cha Chánh xứ Jose Segura đã báo cáo vụ việc ngay lập tức cho Đức Cha Cantú. Cuộc điều tra sau đó được khởi xướng bởi Cha Enrique Lopez, linh mục chưởng ấn của giáo phận và thầy Phó tế Jim Winder, phó chưởng ấn là những người đã thu thập các mẫu nước mắt và lời khai của các nhân chứng đã từng chứng kiến tận mắt.
Sau khi đưa ra một báo cáo công khai của cuộc điều tra vào ngày 15 tháng 7, Đức Cha Cantú cho biết bức tượng khóc không phải là sản phẩm của bất kỳ nguyên nhân tự nhiên nào mà ủy ban điều tra đã thử nghiệm. Trong một tuyên bố gần đây, Đức Cha nói thêm rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định nguồn gốc siêu nhiên của những giọt nước mắt.
“Sự phân định xem liệu hiện tượng này là từ Chúa hay từ ma quỷ là một quá trình dài. Ma quỷ đôi khi có thể bắt chước những điều thánh thiện để gây nhầm lẫn cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng và cảnh giác.”
Đức Cha Cantú cho biết quá trình phân định này sẽ dựa vào những hoa trái tinh thần của bức tượng đang khóc. Ngài lặp lại Hoa Trái của Chúa Thánh Linh đã được đề cập trong Thư Thánh Phaolô gởi dân thành Galát, đó là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, và tiết độ.
Ngài nhắc nhở người Công Giáo rằng Giáo Hội phân biệt giữa những mạc khải chung và mạc khải tư. Mạc khải chung đã kết thúc sau cái chết của vị Tông Đố cuối cùng, và khác với những mạc khải tư là những điều không cung cấp thêm bất kỳ kiến thức mới nào về ơn cứu rỗi.
“Không có thông tin mới nào liên quan đến ơn cứu rỗi của chúng ta có thể thu được từ những mạc khải tư. Các thông điệp trong mạc khải tư chỉ tái khẳng định và nêu bật những gì Chúa Kitô đã mạc khải trong Kinh Thánh và Truyền Thống”.
“Thành ra, Đức Maria và các thánh luôn dẫn chúng ta trở lại với Chúa Giêsu và với Giáo Hội. Đây là lý do tại sao Đức Maria hướng dẫn Thánh Juan Diego, “đến gặp giám mục,” và “xây dựng một đền thánh.”
Source: Catholic Herald - Bishop has not found ‘natural causes’ for weeping Mary statue
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sau khi được triều yết Đức Thánh Cha ngày 13 tháng 9, 2018
Đặng Tự Do
16:53 13/09/2018
Sáng thứ Năm 13/9, phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã được triều yết riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Điện Tông Tòa, nơi Đức Thánh Cha vẫn thường tiếp các nhà lãnh đạo các quốc gia.
Phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) gồm có Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch USCCB, và Đức Ông Brian Bransfield, tổng thư ký của USCCB. Bên cạnh đó còn có Đức Hồng Y Sean O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, chủ tịch của ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, đang có mặt tại Vatican sau phiên khoáng đại lần thứ 9 của ủy ban này.
Sau buổi triều yết này, Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã đưa ra tuyên bố sau đây:
“Chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng tôi được triều yết ngài. Chúng tôi đã chia sẻ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tình hình của chúng ta tại Hoa Kỳ này – Nhiệm Thể của Chúa Kitô đang bị rách nát bởi tội ác lạm dụng tình dục ra sao. Ngài lắng nghe rất chân thành. Đó là một cuộc trao đổi dài, hiệu quả và tốt đẹp.
Khi kết thúc buổi triều yết, chúng tôi đã cùng đọc kinh Truyền Tin khẩn xin Lòng Thương Xót và sức mạnh của Chúa trong việc chữa lành các vết thương. Chúng tôi mong muốn tích cực tiếp tục việc cùng nhau phân định nhằm xác định các bước tiếp theo một cách hiệu quả nhất.”
Dư luận, cách riêng là tại Hoa Kỳ, mong mỏi có một cuộc thanh tra tông tòa tại Mỹ để làm rõ lý do tại sao Tổng Giám mục McCarrick bê bối đến như vậy lại có thể lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng có ảnh hưởng không những đối với Giáo Hội tại Hoa Kỳ mà cả Giáo Hội hoàn vũ nữa; và lại còn được vinh thăng Hồng Y.
Tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo được viết ngắn gọn từ Rôma nên có thể chưa đưa ra các chi tiết liệu có một cuộc thanh tra tông tòa như thế hay không.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong tuyên bố đưa ra một ngày sau khi “chứng từ” của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò được công bố, Đức Hồng Y DiNardo cho biết ngài rất mong muốn có “những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng”.
Đức Hồng Y viết:
“Hôm mùng 1 tháng Tám, tôi đã hứa rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ theo đuổi đến cùng nhiều vấn nạn được đặt ra xung quanh hành vi của Tổng Giám mục McCarrick với toàn bộ quyền hạn của mình; và khi đã đến tận cùng giới hạn thẩm quyền của mình, Hội Đồng Giám Mục sẽ đạo đạt lên những vị có thẩm quyền cao hơn. Vào ngày 16 tháng 8, tôi đã kêu gọi có một cuộc Thanh Tra Tông Tòa, làm việc cùng với một ủy ban giáo dân quốc gia được ban cấp thẩm quyền độc lập, để tìm kiếm sự thật. Hôm qua, tôi đã triệu tập Ủy ban Thường trực một lần nữa, và Ủy ban tái khẳng định lời kêu gọi một cuộc thanh tra khẩn cấp và toàn diện về những lý do tại sao sự thất bại đạo đức nghiêm trọng của một giám mục anh em lại có thể được dung thứ trong thời gian quá lâu và đã không có gì ngăn cản việc thăng tiến của người ấy.
Bức thư gần đây của Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò khiến cuộc thanh tra này càng trở thành một vấn đề trung tâm và cấp bách. Các câu hỏi được nêu ra xứng đáng được có những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng. Nếu không có những câu trả lời đó, những người vô tội có thể bị bôi xấu bởi những cáo buộc sai trái và những người có tội có thể ung dung lặp lại những tội lỗi trong quá khứ.”
Source: USCCB - President of U.S. Bishops’ Conference Issues Statement Following Meeting with Pope Francis
Phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) gồm có Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch USCCB, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch USCCB, và Đức Ông Brian Bransfield, tổng thư ký của USCCB. Bên cạnh đó còn có Đức Hồng Y Sean O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, chủ tịch của ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, đang có mặt tại Vatican sau phiên khoáng đại lần thứ 9 của ủy ban này.
Sau buổi triều yết này, Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã đưa ra tuyên bố sau đây:
“Chúng tôi biết ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng tôi được triều yết ngài. Chúng tôi đã chia sẻ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tình hình của chúng ta tại Hoa Kỳ này – Nhiệm Thể của Chúa Kitô đang bị rách nát bởi tội ác lạm dụng tình dục ra sao. Ngài lắng nghe rất chân thành. Đó là một cuộc trao đổi dài, hiệu quả và tốt đẹp.
Khi kết thúc buổi triều yết, chúng tôi đã cùng đọc kinh Truyền Tin khẩn xin Lòng Thương Xót và sức mạnh của Chúa trong việc chữa lành các vết thương. Chúng tôi mong muốn tích cực tiếp tục việc cùng nhau phân định nhằm xác định các bước tiếp theo một cách hiệu quả nhất.”
Dư luận, cách riêng là tại Hoa Kỳ, mong mỏi có một cuộc thanh tra tông tòa tại Mỹ để làm rõ lý do tại sao Tổng Giám mục McCarrick bê bối đến như vậy lại có thể lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng có ảnh hưởng không những đối với Giáo Hội tại Hoa Kỳ mà cả Giáo Hội hoàn vũ nữa; và lại còn được vinh thăng Hồng Y.
Tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo được viết ngắn gọn từ Rôma nên có thể chưa đưa ra các chi tiết liệu có một cuộc thanh tra tông tòa như thế hay không.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong tuyên bố đưa ra một ngày sau khi “chứng từ” của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò được công bố, Đức Hồng Y DiNardo cho biết ngài rất mong muốn có “những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng”.
Đức Hồng Y viết:
“Hôm mùng 1 tháng Tám, tôi đã hứa rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ theo đuổi đến cùng nhiều vấn nạn được đặt ra xung quanh hành vi của Tổng Giám mục McCarrick với toàn bộ quyền hạn của mình; và khi đã đến tận cùng giới hạn thẩm quyền của mình, Hội Đồng Giám Mục sẽ đạo đạt lên những vị có thẩm quyền cao hơn. Vào ngày 16 tháng 8, tôi đã kêu gọi có một cuộc Thanh Tra Tông Tòa, làm việc cùng với một ủy ban giáo dân quốc gia được ban cấp thẩm quyền độc lập, để tìm kiếm sự thật. Hôm qua, tôi đã triệu tập Ủy ban Thường trực một lần nữa, và Ủy ban tái khẳng định lời kêu gọi một cuộc thanh tra khẩn cấp và toàn diện về những lý do tại sao sự thất bại đạo đức nghiêm trọng của một giám mục anh em lại có thể được dung thứ trong thời gian quá lâu và đã không có gì ngăn cản việc thăng tiến của người ấy.
Bức thư gần đây của Tổng Giám mục Carlo Maria Viganò khiến cuộc thanh tra này càng trở thành một vấn đề trung tâm và cấp bách. Các câu hỏi được nêu ra xứng đáng được có những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng. Nếu không có những câu trả lời đó, những người vô tội có thể bị bôi xấu bởi những cáo buộc sai trái và những người có tội có thể ung dung lặp lại những tội lỗi trong quá khứ.”
Source: USCCB - President of U.S. Bishops’ Conference Issues Statement Following Meeting with Pope Francis
Bức ảnh Lòng Thương Xót trong chuyến tông du Lithuania được ghép từ hàng ngàn ảnh chân dung các bạn trẻ
Đặng Tự Do
17:29 13/09/2018
Trong một sáng kiến nhằm chuẩn bị cho chuyến tông du Lithuania của Đức Thánh Cha Phanxicô, cụ thể là cho cuộc gặp gỡ giữa ngài và những người trẻ tại Quảng trường Nhà thờ ở Vilnius vào ngày 22 tháng 9, các nhà tổ chức đang mời gọi các bạn trẻ gởi hình cho họ để ghép thành một bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa khổng lồ.
Mọi người được mời gửi một bức ảnh của mình để thu thập càng nhiều hình ảnh càng tốt. Hạn chót là vào ngày 19 tháng 9. Mục đích là để tạo ra một hình ảnh của “Chúa Giêsu thương xót”, như được mô tả bởi Thánh Faustina, từ hàng ngàn bức ảnh nhỏ. Mọi người đều có thể gởi ảnh của mình lên trang web chính thức www.papalvisit.lt.
Mục tiêu và hy vọng của các nhà tổ chức là “Lòng Thương Xót Chúa sẽ ôm ấp tất cả mọi người tham gia, ngay cả những người không thể hiện diện ở Quảng trường Nhà thờ”. Sáng kiến này cũng nhằm “thu hút sự chú ý đến sứ điệp của lòng thương xót Chúa mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang liên tục mời mọi người đưa vào thực hành bằng cách thực hiện các công việc thương xót”.
Hình ảnh đầu tiên của Lòng Thương Xót được vẽ ở Vilnius vào năm 1934, sau những chỉ dẫn chính xác của Thánh Faustina, người đã mô tả thị kiến của mình với nhà họa sĩ. Bức tranh đó hiện được tôn kính bởi những người hành hương tại Đền thờ Lòng Thương Xót ở Khu Phố Cổ Vilnius. Vào ngày 22 tháng 9, bức tranh sẽ được trưng bày trên khán đài nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ
Source: SIR - Servizio Informazione Religiosa - SIR - Servizio Informazione Religiosa Lithuania: picture of the “Merciful Jesus” composed of thousands of small photos to mark Papal visit
Mọi người được mời gửi một bức ảnh của mình để thu thập càng nhiều hình ảnh càng tốt. Hạn chót là vào ngày 19 tháng 9. Mục đích là để tạo ra một hình ảnh của “Chúa Giêsu thương xót”, như được mô tả bởi Thánh Faustina, từ hàng ngàn bức ảnh nhỏ. Mọi người đều có thể gởi ảnh của mình lên trang web chính thức www.papalvisit.lt.
Mục tiêu và hy vọng của các nhà tổ chức là “Lòng Thương Xót Chúa sẽ ôm ấp tất cả mọi người tham gia, ngay cả những người không thể hiện diện ở Quảng trường Nhà thờ”. Sáng kiến này cũng nhằm “thu hút sự chú ý đến sứ điệp của lòng thương xót Chúa mà Đức Thánh Cha Phanxicô đang liên tục mời mọi người đưa vào thực hành bằng cách thực hiện các công việc thương xót”.
Hình ảnh đầu tiên của Lòng Thương Xót được vẽ ở Vilnius vào năm 1934, sau những chỉ dẫn chính xác của Thánh Faustina, người đã mô tả thị kiến của mình với nhà họa sĩ. Bức tranh đó hiện được tôn kính bởi những người hành hương tại Đền thờ Lòng Thương Xót ở Khu Phố Cổ Vilnius. Vào ngày 22 tháng 9, bức tranh sẽ được trưng bày trên khán đài nơi Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ
Source: SIR - Servizio Informazione Religiosa - SIR - Servizio Informazione Religiosa Lithuania: picture of the “Merciful Jesus” composed of thousands of small photos to mark Papal visit
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Pháp về tình trạng của Giáo Hội hiện nay
Đặng Tự Do
18:12 13/09/2018
“Trong nhiều năm qua, Giáo Hội của chúng ta đã bị thử thách rất nhiều. Anh chị em giáo dân, hàng giáo sĩ, những người thánh hiến, tất cả chúng ta đều bị rúng động sâu sắc trước những tiết lộ gần đây về tình trạng lạm dụng đang được công bố trên khắp thế giới và cả ở đất nước chúng ta. Chúng tôi rất buồn và xúc động trước những nỗi đau khôn tả của các nạn nhân và gia đình họ.”
Các Giám Mục Pháp đã cho biết như trên trong lời mở đầu thông điệp gởi “dân Chúa tại Pháp”, được gửi bởi các giám mục Pháp và được các thành viên của Hội đồng thường trực thông qua, với chữ ký của Đức Hồng Y Georges Pontier, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp.
Đây là lần đầu tiên các giám mục gửi một thông điệp chính thức tới dân Chúa tại Pháp về những trường hợp lạm dụng mà Giáo Hội tại Pháp và cách riêng là danh tiếng của Giáo Hội đã và đang bị thử thách.
Trong thông điệp này, các giám mục không đề cập đến bất kỳ trường hợp cụ thể nào, ngay cả một trường hợp tại Lyons liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã không sa thải một linh mục lạm dụng, là trường hợp đang gây ấn tượng mạnh trong công luận tại Pháp. Tuy nhiên, các ngài lặp lại rằng: “Trước hết, những suy nghĩ của chúng tôi hướng về những người đã bị đánh cắp thời thơ ấu của họ, những cuộc sống thơ ngây đã bị in hằn vĩnh viễn bởi những hành động tàn bạo. Những người tin Chúa và những người không tin có thể thấy rằng những hành động mà một số người phạm phải đã và đang gây ra những tác động tai hại trên toàn thể Giáo Hội, cho dù hành động của họ là hành vi phạm tội hay sự im lặng đáng trách. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự nghi ngờ này ảnh hưởng đến tất cả Giáo Hội và cách riêng là các linh mục.”
Trước tình hình này, các giám mục cảnh báo rằng anh chị em giáo dân đừng để những nghi ngờ như thế có thể làm giảm lòng tin của mọi người đối với Giáo Hội và đối với các linh mục. Trên thực tế, các ngài nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lại mọi hình thức lạm dụng sẽ được tiếp tục một cách “liên tục”.
Trong thông điệp, các giám mục cũng bày tỏ “sự quan tâm và tình cảm đối với các linh mục trong Giáo Hội chúng ta”. Và các ngài nói thêm rằng: “Chúng tôi, là các giám mục, muốn xác nhận rằng chúng tôi ủng hộ các linh mục trong các giáo phận của chúng ta và kêu gọi tất cả anh chị em tín hữu hãy chứng tỏ lòng tin tưởng của họ nơi các ngài”.
Thông điệp kết thúc bằng cách nhắc đến Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi dân Chúa và kêu gọi anh chị em tín hữu của các giáo phận đưa những lời dạy của Đức Thánh Cha vào thực hành, bởi vì “chỉ thông qua những nỗ lực và sự thận trọng của mọi người chúng ta mới có thể khắc phục thành công thảm họa lạm dụng này trong Giáo Hội”.
Thông điệp của các Giám Mục Pháp được kết thúc bằng cách thông báo rằng một số nạn nhân sẽ được mời tham gia vào Hội nghị Toàn thể tiếp theo của các giám mục được tổ chức tại Lộ Đức, nơi họ sẽ được các vị giám mục “đón tiếp” và “lắng nghe”.
Source: SIR - Servizio Informazione Religiosa - France: bishops’ message about abuse, “saddened and chastened by the victims’ pain”
Các Giám Mục Pháp đã cho biết như trên trong lời mở đầu thông điệp gởi “dân Chúa tại Pháp”, được gửi bởi các giám mục Pháp và được các thành viên của Hội đồng thường trực thông qua, với chữ ký của Đức Hồng Y Georges Pontier, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp.
Đây là lần đầu tiên các giám mục gửi một thông điệp chính thức tới dân Chúa tại Pháp về những trường hợp lạm dụng mà Giáo Hội tại Pháp và cách riêng là danh tiếng của Giáo Hội đã và đang bị thử thách.
Trong thông điệp này, các giám mục không đề cập đến bất kỳ trường hợp cụ thể nào, ngay cả một trường hợp tại Lyons liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã không sa thải một linh mục lạm dụng, là trường hợp đang gây ấn tượng mạnh trong công luận tại Pháp. Tuy nhiên, các ngài lặp lại rằng: “Trước hết, những suy nghĩ của chúng tôi hướng về những người đã bị đánh cắp thời thơ ấu của họ, những cuộc sống thơ ngây đã bị in hằn vĩnh viễn bởi những hành động tàn bạo. Những người tin Chúa và những người không tin có thể thấy rằng những hành động mà một số người phạm phải đã và đang gây ra những tác động tai hại trên toàn thể Giáo Hội, cho dù hành động của họ là hành vi phạm tội hay sự im lặng đáng trách. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng sự nghi ngờ này ảnh hưởng đến tất cả Giáo Hội và cách riêng là các linh mục.”
Trước tình hình này, các giám mục cảnh báo rằng anh chị em giáo dân đừng để những nghi ngờ như thế có thể làm giảm lòng tin của mọi người đối với Giáo Hội và đối với các linh mục. Trên thực tế, các ngài nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lại mọi hình thức lạm dụng sẽ được tiếp tục một cách “liên tục”.
Trong thông điệp, các giám mục cũng bày tỏ “sự quan tâm và tình cảm đối với các linh mục trong Giáo Hội chúng ta”. Và các ngài nói thêm rằng: “Chúng tôi, là các giám mục, muốn xác nhận rằng chúng tôi ủng hộ các linh mục trong các giáo phận của chúng ta và kêu gọi tất cả anh chị em tín hữu hãy chứng tỏ lòng tin tưởng của họ nơi các ngài”.
Thông điệp kết thúc bằng cách nhắc đến Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi dân Chúa và kêu gọi anh chị em tín hữu của các giáo phận đưa những lời dạy của Đức Thánh Cha vào thực hành, bởi vì “chỉ thông qua những nỗ lực và sự thận trọng của mọi người chúng ta mới có thể khắc phục thành công thảm họa lạm dụng này trong Giáo Hội”.
Thông điệp của các Giám Mục Pháp được kết thúc bằng cách thông báo rằng một số nạn nhân sẽ được mời tham gia vào Hội nghị Toàn thể tiếp theo của các giám mục được tổ chức tại Lộ Đức, nơi họ sẽ được các vị giám mục “đón tiếp” và “lắng nghe”.
Source: SIR - Servizio Informazione Religiosa - France: bishops’ message about abuse, “saddened and chastened by the victims’ pain”
Các Giám Mục Venezuela tường trình với Đức Thánh Cha về tình trạng tuyệt vọng tại quốc gia này
Đặng Tự Do
18:40 13/09/2018
Trong khi Venezuela tiếp tục trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các giám mục của quốc gia này hôm thứ Ba 11/9. Các Giám Mục Venezuela đã trình bày với Đức Thánh Cha trong một buổi triều yết kéo dài về tình trạng tuyệt vọng của dân chúng dẫn đến việc di cư ra nước ngoài, tình trạng kiệt quệ về kinh tế và đàn áp của chính phủ, mặc dù chi tiết về những trao đổi này không được tiết lộ.
“Chúng tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha về những chủ đề quan trọng, trong đó có vấn đề di cư” Đức Tổng Giám Mục Jose Luis Azuaje Ayala của tổng giáo phận Maracaibo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela cho biết như trên trong một cuộc họp báo tại Đại học Thánh Giá của phong trào Opus Dei ở Rôma.
“Như các bạn đã biết, chúng tôi đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị sâu sắc”, ngài nói thêm.
Venezuela đã trải qua một loạt các thảm hoạ - lạm phát, nạn đói, lũ lụt và bệnh tật – gây ra bởi sự lãnh đạo độc tài của tổng thống Nicolas Maduro, một tài xế xe buýt, được chọn là người kế nhiệm Hugo Chavez. Những người chỉ trích đã cáo buộc những chính sách sai lầm của Nicolas Maduro đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc trong nước và những chính sách đàn áp những người đòi tự do dân chủ .
Bốn mươi sáu giám mục Venezuela đã được triều yết Đức Giáo Hoàng trong khuôn khổ chuyến viếng thăm “ad limina” của các ngài tới Vatican, là một chuyến đi được thực hiện bởi các vị giám mục trên khắp thế giới cứ 5 năm một lần để báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng giáo phận của các ngài; cũng như gặp gỡ các cơ quan trung ương của Tòa Thánh.
Mặc dù, không đề cập cụ thể đến những suy nghĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình chính trị Venezuela, Đức Tổng Giám Mục Azuaje cho biết Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ sự gần gũi của ngài đối với người dân quốc gia này.
“Đức Giáo Hoàng biết rõ tình hình”, Đức Cha Azuaje nói. “Tôi có thể nói rằng những lời ngài nói với chúng tôi sẽ đọng lại trong lòng chúng tôi trong tư cách các giám mục. Ngài nói: ‘Anh em hãy duy trì sự gần gũi của mình với người dân’ và dặn đi dặn lại chúng tôi hãy thực hiện điều này.”
Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình gần đây đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra từ Venezuela vào chức vụ quan trọng sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Động thái này, cùng với thực tế là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hiện nay, đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela từ năm 2009 đến năm 2013, phản ánh sự quan tâm của Vatican đối với quốc gia đang gặp khó khăn này.
Source: Crux - Pope confirms ‘closeness’ to Venezuela amid political, economic meltdown
“Chúng tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha về những chủ đề quan trọng, trong đó có vấn đề di cư” Đức Tổng Giám Mục Jose Luis Azuaje Ayala của tổng giáo phận Maracaibo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Venezuela cho biết như trên trong một cuộc họp báo tại Đại học Thánh Giá của phong trào Opus Dei ở Rôma.
“Như các bạn đã biết, chúng tôi đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị sâu sắc”, ngài nói thêm.
Venezuela đã trải qua một loạt các thảm hoạ - lạm phát, nạn đói, lũ lụt và bệnh tật – gây ra bởi sự lãnh đạo độc tài của tổng thống Nicolas Maduro, một tài xế xe buýt, được chọn là người kế nhiệm Hugo Chavez. Những người chỉ trích đã cáo buộc những chính sách sai lầm của Nicolas Maduro đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc trong nước và những chính sách đàn áp những người đòi tự do dân chủ .
Bốn mươi sáu giám mục Venezuela đã được triều yết Đức Giáo Hoàng trong khuôn khổ chuyến viếng thăm “ad limina” của các ngài tới Vatican, là một chuyến đi được thực hiện bởi các vị giám mục trên khắp thế giới cứ 5 năm một lần để báo cáo với Đức Giáo Hoàng về tình trạng giáo phận của các ngài; cũng như gặp gỡ các cơ quan trung ương của Tòa Thánh.
Mặc dù, không đề cập cụ thể đến những suy nghĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình chính trị Venezuela, Đức Tổng Giám Mục Azuaje cho biết Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ sự gần gũi của ngài đối với người dân quốc gia này.
“Đức Giáo Hoàng biết rõ tình hình”, Đức Cha Azuaje nói. “Tôi có thể nói rằng những lời ngài nói với chúng tôi sẽ đọng lại trong lòng chúng tôi trong tư cách các giám mục. Ngài nói: ‘Anh em hãy duy trì sự gần gũi của mình với người dân’ và dặn đi dặn lại chúng tôi hãy thực hiện điều này.”
Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình gần đây đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra từ Venezuela vào chức vụ quan trọng sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Động thái này, cùng với thực tế là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hiện nay, đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela từ năm 2009 đến năm 2013, phản ánh sự quan tâm của Vatican đối với quốc gia đang gặp khó khăn này.
Source: Crux - Pope confirms ‘closeness’ to Venezuela amid political, economic meltdown
Đức Cha David Zubik: Các linh mục phải đọc Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ
Đặng Tự Do
19:14 13/09/2018
Trước những tai tiếng lạm dụng tình dục gần đây, Đức Cha David Zubik Giám mục Pittsburgh đã công bố một năm Thống hối trong giáo phận của ngài và yêu cầu các linh mục phải đọc Kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau mỗi thánh lễ.
Ngài đã yêu cầu tất cả các giáo sĩ chay tịnh và cầu nguyện cho việc thanh tẩy Giáo Hội, và mời tất cả những người Công Giáo tham gia vào sáng kiến này.
“Đối mặt với những hành động tội lỗi của các thành viên trong hàng giáo sĩ của chúng ta, là những người được kêu gọi để thể hiện tấm gương của Chúa Kitô, chúng ta cảm thấy cả sự xấu hổ lẫn những buồn phiền, và được nhắc nhở về tình trạng tội lỗi của chúng ta và sự cần thiết phải cầu khấn Lòng Thương Xót Chúa,” Đức Giám Mục Zubik đã viết như trên trong một lá thư đề ngày 10 tháng Chín gởi cho các giáo sĩ và chủng sinh của giáo phận.
“Tôi mời gọi các tín hữu tham gia cùng với các giáo sĩ trong lời cầu nguyện và những cử chỉ sám hối của chúng ta. Năm này được mở ra để các cá nhân vượt lên cả những gì tôi đang yêu cầu khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện xin Chúa đến trợ giúp chúng ta.”
Năm Thống hối sẽ bao gồm việc tuân giữ các Ngày Vào mùa (Ember days), là những ngày chúng ta có truyền thống ăn chay và kiêng thịt.
Đức Cha Zubik đã yêu cầu rằng trong 12 Ngày Vào mùa trong năm tới, các giáo sĩ của Giáo Phận Pittsburgh phải ăn chay, kiêng thịt, và làm ít là một Giờ Chầu Thánh Thể.
Ngày Vào mùa được cử hành vào các ngày đầu mùa trong năm, và được tổ chức vào các ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy trong bốn tuần: tuần thứ ba của tháng Chín, tuần thứ ba Mùa Vọng, tuần đầu tiên của Mùa Chay, và tuần Bát Nhật Lễ Hiện Xuống.
Trong Năm Thống hối của giáo phận Pittsburgh, các ngày Ngày Vào mùa rơi vào ngày 19, 21 và 22 tháng 9, 2018, ngày 19, 21, 22 tháng 12, 2018, ngày 13, 15, 16 tháng 3, 2019 và ngày 12, 14, 15 tháng 6, 2019.
Đức Cha Zubik sẽ chủ sự việc khai mạc Năm Thống hối vào ngày 23 tháng Chín với Kinh Chiều và một Giờ Chầu Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa giáo phận.
Năm này sẽ kết thúc với Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8 năm 2019 “như một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự chữa lành cho các nạn nhân và sự đổi mới trong Giáo Hội qua sự cầu bầu của Đức Maria.”
Trong lá thư của mình, Đức Giám Mục Zubik cũng truyền cho các giáo sĩ tại Pittsburgh khôi phục lại việc đọc lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau tất cả Thánh Lễ.
Prayer to Holy Michael the Archangel
Holy Michael, the Archangel, defend us in battle. Be our safeguard against the wickedness and snares of the devil. May God rebuke him, we humbly pray; and do you, O Prince of the heavenly host, by the power of God cast into hell Satan and all the evil spirits who wander through the world seeking the ruin of souls.
Amen.
Kinh Cầu Cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Lạy ơn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin giúp chúng con trong cơn giao chiến, đánh phá sự hiểm ác mưu sâu quỉ dữ. Chúng con sấp mình nguyện xin Chúa chế trị nó cùng xin nguyên soái cơ bình trên trời lấy quyền phép Chúa mà hạ Satan cùng các quỉ dữ đang rong ruổi khắp thế làm hại các linh hồn. Xin bắt chúng giam cầm trong hỏa ngục.
Amen
Source: Catholic Herald - Pittsburgh bishop announces Year of Repentance
Ngài đã yêu cầu tất cả các giáo sĩ chay tịnh và cầu nguyện cho việc thanh tẩy Giáo Hội, và mời tất cả những người Công Giáo tham gia vào sáng kiến này.
“Đối mặt với những hành động tội lỗi của các thành viên trong hàng giáo sĩ của chúng ta, là những người được kêu gọi để thể hiện tấm gương của Chúa Kitô, chúng ta cảm thấy cả sự xấu hổ lẫn những buồn phiền, và được nhắc nhở về tình trạng tội lỗi của chúng ta và sự cần thiết phải cầu khấn Lòng Thương Xót Chúa,” Đức Giám Mục Zubik đã viết như trên trong một lá thư đề ngày 10 tháng Chín gởi cho các giáo sĩ và chủng sinh của giáo phận.
“Tôi mời gọi các tín hữu tham gia cùng với các giáo sĩ trong lời cầu nguyện và những cử chỉ sám hối của chúng ta. Năm này được mở ra để các cá nhân vượt lên cả những gì tôi đang yêu cầu khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện xin Chúa đến trợ giúp chúng ta.”
Năm Thống hối sẽ bao gồm việc tuân giữ các Ngày Vào mùa (Ember days), là những ngày chúng ta có truyền thống ăn chay và kiêng thịt.
Đức Cha Zubik đã yêu cầu rằng trong 12 Ngày Vào mùa trong năm tới, các giáo sĩ của Giáo Phận Pittsburgh phải ăn chay, kiêng thịt, và làm ít là một Giờ Chầu Thánh Thể.
Ngày Vào mùa được cử hành vào các ngày đầu mùa trong năm, và được tổ chức vào các ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy trong bốn tuần: tuần thứ ba của tháng Chín, tuần thứ ba Mùa Vọng, tuần đầu tiên của Mùa Chay, và tuần Bát Nhật Lễ Hiện Xuống.
Trong Năm Thống hối của giáo phận Pittsburgh, các ngày Ngày Vào mùa rơi vào ngày 19, 21 và 22 tháng 9, 2018, ngày 19, 21, 22 tháng 12, 2018, ngày 13, 15, 16 tháng 3, 2019 và ngày 12, 14, 15 tháng 6, 2019.
Đức Cha Zubik sẽ chủ sự việc khai mạc Năm Thống hối vào ngày 23 tháng Chín với Kinh Chiều và một Giờ Chầu Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa giáo phận.
Năm này sẽ kết thúc với Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8 năm 2019 “như một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự chữa lành cho các nạn nhân và sự đổi mới trong Giáo Hội qua sự cầu bầu của Đức Maria.”
Trong lá thư của mình, Đức Giám Mục Zubik cũng truyền cho các giáo sĩ tại Pittsburgh khôi phục lại việc đọc lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau tất cả Thánh Lễ.
Prayer to Holy Michael the Archangel
Holy Michael, the Archangel, defend us in battle. Be our safeguard against the wickedness and snares of the devil. May God rebuke him, we humbly pray; and do you, O Prince of the heavenly host, by the power of God cast into hell Satan and all the evil spirits who wander through the world seeking the ruin of souls.
Amen.
Kinh Cầu Cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Lạy ơn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin giúp chúng con trong cơn giao chiến, đánh phá sự hiểm ác mưu sâu quỉ dữ. Chúng con sấp mình nguyện xin Chúa chế trị nó cùng xin nguyên soái cơ bình trên trời lấy quyền phép Chúa mà hạ Satan cùng các quỉ dữ đang rong ruổi khắp thế làm hại các linh hồn. Xin bắt chúng giam cầm trong hỏa ngục.
Amen
Source: Catholic Herald - Pittsburgh bishop announces Year of Repentance
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Suy Tôn Thánh Giá : Đây Là Cây Thánh Giá
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:42 13/09/2018
Đây là cây thánh gía.
Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, lúc rước dương cao cây thập gía Chúa Giêsu lên, vị chủ tế đọc hát: Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!
Bên Âu châu nơi những đỉnh ngọn núi cao theo phong tục văn hóa, người ta dựng cây thập gía to cao trên đó.
Trong các thánh đường Công Giáo cây thập gía Chúa Giêsu được treo dựng trên cao nơi cung thánh.
Và cả ở nhà tư nhân người Công Giáo cũng thường treo tượng thập giá Chúa Giêsu trên tường nhà nơi cao.
Do đâu có thập giá Chúa Giêsu, và nói gì với chúng ta?
Theo kinh thánh nơi bốn phúc âm Chúa Giêsu thuật lại Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh treo trên cây thập tự vào buổi chiều trước ngày Sabbat của người Do Thái. Và Chúa Giêsu sống lại vào sáng ngày thứ nhất trong tuần.
Từ đó các tín hữu Chúa Kitô, Giáo hội suy nghiệm ra rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía ngày thứ Sáu, hôm sau là ngày Sabbat - ngày thứ Bẩy, thân xác Chúa được an táng nằm chôn trong mồ sâu kín dưới lòng đất đá, và ngày thứ nhất, tức ngày Chúa Nhật Chúa Giêsu sống lại đi ra khỏi mồ dưới lòng đất đá.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía chết và sống lại mang đến ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi. Nên cây thập giá không còn là hình phạt nữa, mà trở thành cây mang lại sự sống, niềm hy vọng cho con người sau khi chết cũng được Chúa cứu chuộc cho cùng sống lại với Chúa trên Nước của Ngài.
Chúa Giêsu bị hành hạ chịu khổ hình mang đầy những vết thương đau đớn trên thân xác, bị đóng đinh chết tức tưởi trên thập giá giữa ngoài trời thiên nhiên, là điều vô cùng nhục nhã cho chính Chúa Giêsu và những người tin theo người. Nhưng vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên đó là hình ảnh diễn tả ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài có gía trị công trình sáng tạo mới.
Ngày xưa từ khởi thủy, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, con người cùng vạn vật từ hư không qua lời phán của Ngài: Hãy có! và mọi sự liền có.
Nhưng vì tội lỗi giới răn Thiên Chúa của Ông Bà nguyên tổ Adong Evà, nên con người bị luận phạt phải chết.
Để cứu chuộc phần linh hồn con người khỏi án phạt, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, hy sinh chịu chết trên cây thập gía mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi phải chết. Nên sự chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một sự sáng tạo mới.
Đời sống con người không chỉ có mặt ánh sáng, nhưng còn có mặt bóng tối, không chỉ có vui mừng hạnh phúc, nhưng còn có đau khổ buồn phiền, không chỉ có thành công, nhưng còn phải nếm thất vọng, thất bại, không chỉ có xum họp được tung hô giữa đám đông, nhưng còn có cô đơn buồn tủi bị khinh khi…
Cây thập giá Chúa Giêsu thầm nói: Đời sống Chúa Giesu đã chịu nhiều đau khổ, Ngài luôn gần gũi với con người trong đau khổ buồn phiền .
Cây thập giá Chúa Giêsu gợi nhắc đến niềm hy vọng. Đấng chấp nhận hy sinh chết trên thập gía chính là Đấng mang niềm hy vọng cho đời sống trong những hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng khúc mắc của Giáo hội Chúa trên trần gian.
Đây là căn bản của đức tin Công Giáo, và cũng vì thế người Công Giáo tôn kính thờ lạy cây Thánh giá Chúa Giêsu trong đời sống.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo Roma vào ngày 14. Tháng Chín có lễ mừng kính suy tôn Thập giá Chúa Giêsu . Lễ này theo tiếng Latinh là In exaltatione S. Crucis.
Lễ mừng kính suy tôn Thập gía Chúa Giêsu có nguồn gốc từ khi Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantino thứ nhất của đế quốc Roma, đã tìm thầy cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh ở Jerusalem vào ngày 13. 09.326 giữa đống vụn cát đá đất đổ nát hoang tàn vùng đồi núi sọ Golgotha.
Theo lời của mẹ Helena, Hoàng đế Constantino đã cho xây dựng thánh đường ngay trên phần mộ Chúa Giêsu ngày xưa ở Jerusalem, bây giờ là vương cung thánh đường Mộ Chúa Giêsu. Ngày 13.09.335 thánh đường được khánh thành.
Ngày hôm sau 14.09.335 Thập giá Chúa Giêsu lần đầu tiên long trọng đưa vào thánh đường trình bày dương cao cho dân chúng chiêm ngắm thờ lạy. Từ cung cách đó ngày lễ có tên Suy tôn thánh giá.
Theo Kinh Thánh và hình ảnh tượng thập giá Chúa Giêsu , khi chết Chúa Giêsu trên thậy gía gục đầu sang một bên, từ bên dưới nhìn lên thập gía thấy mắt Chúa hướng nhìn về phía tây là phía mặt trời lặn, buổi hoàng hôn ngày kết thúc.
Nhưng từ phía trên thập gía thấy mắt Chúa Giêsu nhìn hướng về phía Đông, phía hướng mặt trời mọc, buổi bình minh ngày mới sức sống đang vươn lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, lúc rước dương cao cây thập gía Chúa Giêsu lên, vị chủ tế đọc hát: Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!
Bên Âu châu nơi những đỉnh ngọn núi cao theo phong tục văn hóa, người ta dựng cây thập gía to cao trên đó.
Trong các thánh đường Công Giáo cây thập gía Chúa Giêsu được treo dựng trên cao nơi cung thánh.
Và cả ở nhà tư nhân người Công Giáo cũng thường treo tượng thập giá Chúa Giêsu trên tường nhà nơi cao.
Do đâu có thập giá Chúa Giêsu, và nói gì với chúng ta?
Theo kinh thánh nơi bốn phúc âm Chúa Giêsu thuật lại Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh treo trên cây thập tự vào buổi chiều trước ngày Sabbat của người Do Thái. Và Chúa Giêsu sống lại vào sáng ngày thứ nhất trong tuần.
Từ đó các tín hữu Chúa Kitô, Giáo hội suy nghiệm ra rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía ngày thứ Sáu, hôm sau là ngày Sabbat - ngày thứ Bẩy, thân xác Chúa được an táng nằm chôn trong mồ sâu kín dưới lòng đất đá, và ngày thứ nhất, tức ngày Chúa Nhật Chúa Giêsu sống lại đi ra khỏi mồ dưới lòng đất đá.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía chết và sống lại mang đến ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi. Nên cây thập giá không còn là hình phạt nữa, mà trở thành cây mang lại sự sống, niềm hy vọng cho con người sau khi chết cũng được Chúa cứu chuộc cho cùng sống lại với Chúa trên Nước của Ngài.
Chúa Giêsu bị hành hạ chịu khổ hình mang đầy những vết thương đau đớn trên thân xác, bị đóng đinh chết tức tưởi trên thập giá giữa ngoài trời thiên nhiên, là điều vô cùng nhục nhã cho chính Chúa Giêsu và những người tin theo người. Nhưng vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên đó là hình ảnh diễn tả ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài có gía trị công trình sáng tạo mới.
Ngày xưa từ khởi thủy, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, con người cùng vạn vật từ hư không qua lời phán của Ngài: Hãy có! và mọi sự liền có.
Nhưng vì tội lỗi giới răn Thiên Chúa của Ông Bà nguyên tổ Adong Evà, nên con người bị luận phạt phải chết.
Để cứu chuộc phần linh hồn con người khỏi án phạt, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, hy sinh chịu chết trên cây thập gía mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi phải chết. Nên sự chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một sự sáng tạo mới.
Đời sống con người không chỉ có mặt ánh sáng, nhưng còn có mặt bóng tối, không chỉ có vui mừng hạnh phúc, nhưng còn có đau khổ buồn phiền, không chỉ có thành công, nhưng còn phải nếm thất vọng, thất bại, không chỉ có xum họp được tung hô giữa đám đông, nhưng còn có cô đơn buồn tủi bị khinh khi…
Cây thập giá Chúa Giêsu thầm nói: Đời sống Chúa Giesu đã chịu nhiều đau khổ, Ngài luôn gần gũi với con người trong đau khổ buồn phiền .
Cây thập giá Chúa Giêsu gợi nhắc đến niềm hy vọng. Đấng chấp nhận hy sinh chết trên thập gía chính là Đấng mang niềm hy vọng cho đời sống trong những hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng khúc mắc của Giáo hội Chúa trên trần gian.
Đây là căn bản của đức tin Công Giáo, và cũng vì thế người Công Giáo tôn kính thờ lạy cây Thánh giá Chúa Giêsu trong đời sống.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo Roma vào ngày 14. Tháng Chín có lễ mừng kính suy tôn Thập giá Chúa Giêsu . Lễ này theo tiếng Latinh là In exaltatione S. Crucis.
Lễ mừng kính suy tôn Thập gía Chúa Giêsu có nguồn gốc từ khi Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantino thứ nhất của đế quốc Roma, đã tìm thầy cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh ở Jerusalem vào ngày 13. 09.326 giữa đống vụn cát đá đất đổ nát hoang tàn vùng đồi núi sọ Golgotha.
Theo lời của mẹ Helena, Hoàng đế Constantino đã cho xây dựng thánh đường ngay trên phần mộ Chúa Giêsu ngày xưa ở Jerusalem, bây giờ là vương cung thánh đường Mộ Chúa Giêsu. Ngày 13.09.335 thánh đường được khánh thành.
Ngày hôm sau 14.09.335 Thập giá Chúa Giêsu lần đầu tiên long trọng đưa vào thánh đường trình bày dương cao cho dân chúng chiêm ngắm thờ lạy. Từ cung cách đó ngày lễ có tên Suy tôn thánh giá.
Theo Kinh Thánh và hình ảnh tượng thập giá Chúa Giêsu , khi chết Chúa Giêsu trên thậy gía gục đầu sang một bên, từ bên dưới nhìn lên thập gía thấy mắt Chúa hướng nhìn về phía tây là phía mặt trời lặn, buổi hoàng hôn ngày kết thúc.
Nhưng từ phía trên thập gía thấy mắt Chúa Giêsu nhìn hướng về phía Đông, phía hướng mặt trời mọc, buổi bình minh ngày mới sức sống đang vươn lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Phân ưu: Thân phụ LM Lm Đinh Đức Quang, SVD, qua đời tại Los Angeles, USA
Đức ông Trịnh Minh Trí
15:54 13/09/2018
vừa nhận được tin:
Ông Cố Đa Minh Đinh Viết Miễn
(Ông Cố Đa Minh là thân phụ của Lm Đinh Đức Quang, SVD)
Sinh ngày 1 tháng 2 năm 1930 tại Nam Định, Việt Nam
được Chúa gọi về 7 giờ 57 phút tối ngày 8 tháng 9 năm 2018
tại Thành Phố Los Angeles, Bang California, Hoa Kỳ.
Hưởng Thọ 88 tuổi.
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
xin hiệp thông cầu nguyện với Cha Đinh Đức Quang và Gia Đình Tang Quyến.
Xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
đón nhận linh hồn Ông Cố Đa Minh Đinh Viết Miễn
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
ÔNG CỐ ĐA MINH ĐINH VIẾT MIỄN
Thăm Viếng, Cầu Nguyện và Thánh Lễ tại Giáo Xứ St. Christopher
629 S. Glendora Ave West Covina, CA 91790
Thứ Sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018
4:00 pm - 9:30 pm Viếng xác – Cầu nguyện – Phát Tang –Thánh Lễ
5:30 pm Nghi Thức Phát Tang
8:00 pm Thánh Lễ
Sau Thánh Lễ, viếng xác đến 9:30 pm
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 9 năm 2018
6:30 sáng Thánh Lễ An Táng
Sau Thánh Lễ, Nghi Thức An Táng Ông Cố Đa Minh sẽ được cử hành
tại Nghĩa Trang Resurrection Cemetery
966 N. Potrero Grande Drive
Montebello, CA 90640
Thành kính phân ưu,
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Lễ suy tôn Thánh Giá: Thánh Giá nào em mang
Sơn Ca Linh
08:39 13/09/2018
THÁNH GIÁ NÀO EM MANG
Thánh giá đen trên ngực trắng,
Thánh giá trắng trên ngực đen,
Thánh giá nào cho em
Màu tình yêu cứu độ ?
Đường em đi có nghe trời bão tố,
Gai chông nào đau nhức cả bàn chân.
Thập giá chênh vênh rợp bóng bao lần,
Cánh chim trúng đạn lạc loài em lẫn tránh.
Cây thánh giá đời cô quạnh,
Cô đơn em vác một mình.
Em nào có thấy anh,
Chỉ một lần đỡ lấy !
Thánh giá em mang là tình yêu bé dại,
Một đoá hồng một chút lễ hy sinh.
Dẫu phận người trong cát bụi điêu linh,
Sẽ rực sáng nơi cuối đường kiếp phận !
Sơn Ca Linh
(Suy tôn Thánh Giá 2018)
Thánh giá đen trên ngực trắng,
Thánh giá trắng trên ngực đen,
Thánh giá nào cho em
Màu tình yêu cứu độ ?
Đường em đi có nghe trời bão tố,
Gai chông nào đau nhức cả bàn chân.
Thập giá chênh vênh rợp bóng bao lần,
Cánh chim trúng đạn lạc loài em lẫn tránh.
Cây thánh giá đời cô quạnh,
Cô đơn em vác một mình.
Em nào có thấy anh,
Chỉ một lần đỡ lấy !
Thánh giá em mang là tình yêu bé dại,
Một đoá hồng một chút lễ hy sinh.
Dẫu phận người trong cát bụi điêu linh,
Sẽ rực sáng nơi cuối đường kiếp phận !
Sơn Ca Linh
(Suy tôn Thánh Giá 2018)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ Sầu Bi
Vũ Đình Huyến Lm.
21:29 13/09/2018
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Cuộc đời Mẹ Maria,
Khố đau liên tiếp diễn ra với Người.
Không thể diễn tả bằng lời
Những nỗi thống khổ mà Người nặng mang.
(Trích thơ của Vinh Sơn)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 13/9/2018: Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Cái mới của Tin mừng là biến đổi toàn thể con người chúng ta
VietCatholic Network
01:24 13/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 12 tháng 9, 2018.
2- Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Cái mới của Tin mừng là biến đổi toàn thể con người chúng ta.
3- Khóa họp 26 của Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn của Đức Giáo Hoàng.
4- Khóa họp thứ 9 của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em.
5- Đức cha McMahon kêu gọi giáo dân tiếp tục loan báo Tin mừng giữa những khủng hoảng.
6- Phong Chân Phước cho Mẹ Eppiger tại Strasbourg.
7- Điện ảnh Pháp trình chiếu phim: Đức Thánh Cha Phanxicô ‘Lời nói đi đôi với việc làm’.
8- Các Giám Mục Á Châu là những mục tử dũng cảm trong xã hội thù địch và nguy hiểm.
9- Trung cộng cho đốt Thánh Kinh, đóng cửa nhà thờ, cấm truyền giảng Tin mừng trên internet, và bắt các tín hữu từ bỏ đức tin.
10- Bản Lên Tiếng Giáo phận Vinh Về Các Tù Nhân Lương Tâm Và Thực Trạng Nhân Quyền Tại Việt Nam.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Ngài Mở Mắt Tôi.
https://youtu.be/cQan6kmv1go
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết