Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa quãng đại bao dung
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:14 13/09/2011
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 20, 1-16a
Ghen tỵ luôn là cái gì thật đáng ghét đối với con người. Dù nói thế nhưng con người thường có khuynh hướng ghen tỵ và một cách nào đó không thích ai hơn mình. Đối với Thiên Chúa thật là khác, Ngài mời con người nhìn sâu vào cõi lòng của Ngài. Người không chỉ là một Thiên Chúa công bình, thẳng ngay. Luôn một mực phán xét con người theo đường chính trực, nhưng Ngài là một người Cha từ ái, hay chạnh lòng thương xót. Ngài là Thiên Chúa tình yêu.
Dụ ngôn người thợ làm vườn nói lên tình thương bao la của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Dụ ngôn này cho thấy người làm từ sáng sớm đã ghen tỵ với người chỉ làm có một giờ mà vẫn được Ông Chủ trả một đồng. Nếu Ông Chủ trả người làm một tiếng ít tiền hơn người làm từ sáng sớm hay người làm từ giờ thứ 8, thứ 9, thì quả không hề có vấn đề gì ! Những người làm nhiều giờ hơn đã phàn nàn :” Chúng tôi đã làm suốt ngày dưới cái nóng gay gắt “. Ông Chủ quả thực có lý khi Ông trả lời :” Không phải tôi được tự do sử dụng tiền theo ý tôi sao ?” Và Ông Chủ còn nói thêm một câu tỏ lộ điều cốt yếu của dụ ngôn này :” Hay vì anh ghen tỵ vì tôi quảng đại chăng ? “. Thực tế, dụ ngôn này Chúa dùng để cảnh cáo mọi người đừng tính toán, đừng so đo với Thiên Chúa vì những công phúc mình làm, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con người, cho mỗi người chúng ta vì tất cả chúng ta đều là tội nhân cần có ơn tha thứ của Chúa. Công lao của con người làm sao có thể sánh với tình thương và lòng bao dung, tha thứ, quảng đại của Thiên Chúa được. Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn này để cảnh cáo người Do Thái đừng phân bì với những kẻ tội lỗi và những người ngoại giáo được ơn trở lại và thừa hưởng Nước Trời vì Nước Trời là phần thưởng nhưng không Thiên Chúa trao ban cho con người, chứ không do công phúc của con người. Câu trả lời của Chúa Giêsu quả đã nói lên tất cả :” Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi một quan sao: cầm lấy phần của bạn mà đi đi…”. Thiên Chúa luôn nhân từ, luôn tha thứ tội lỗi cho con người chỉ vì lòng quảng đại, thương xót của Ngài mà thôi. Con người luôn có khuynh hướng, có óc hẹp hòi muốn giới hạn thình thương của Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn luôn công bình, nhưng điều quan trọng hơn hết là Ngài luôn luôn quảng đại. Thiên Chúa quảng đại với hết mọi người. Dụ ngôn nói tới người cùng vào làm vườn nho ám chỉ tất cả mọi người chúng ta. Thiên Chúa ban phát ân sủng cho con người chúng ta : Ngài ban cho chúng ta vũ trụ, vạn vật, xã hội, đời sống, gia đình, thế giới xinh đẹp với biết bao nhiêu con người đang cùng chúng ta sinh sống. Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin, lòng mến, lòng cậy trông và điều đặc biệt hơn là chúng ta được làm con Thiên Chúa, làm con của Giáo Hội. Tất cả đều là hồng ân.Tất cả đều là ân sủng Thiên Chúa tặng ban cho con người, cho mỗi người.
Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan đã nói. Chính vì không cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, muốn ganh ghét, ghen tỵ mà Ađam và Eva đã phạm tội, Cain đã giết em mình là Aben, người anh cả đã ghen tương, không chấp nhận người em lầm lỡ trở về nhà Cha của mình, những người Pharisêu ghanh tỵ với những người tội lỗi ăn năn sám hối trở về vv…Viên bách quản ngoại giáo đã có lòng tin vững mạnh, nên đã được Chúa thương, làm phép lạ cho người đầy tớ của ông đang đau nặng được khỏi. Thiên Chúa giầu tình thương và luôn luôn tha thứ. Ai tư tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Những kẻ đứng chót sẽ được nâng lên ( Mt 20, 16 ).
Nước Trời là phần thưởng nhưng không Thiên Chúa quảng đại tặng ban cho con người. Bí Tich Thánh Thể là lương thực nuôi sống con người, nuôi sống chúng ta. Chúa luôn dùng Mình và Máu của Người để dưỡng nuôi chúng ta. Thật sự, chúng ta không ai xứng đáng với ơn cao cả của Chúa. Chúng ta thú nhận sự bất xứng, tội lỗi của chúng ta :” Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con lành sạch “.
Con người, đặc biệt chúng ta đừng bao giờ tính toán, so đo, hơn thiệt với Thiên Chúa. Công phúc chúng ta làm có đáng là bao so với ân sủng vô biên và nhưng không của Thiên Chúa.
Chúa nói :” Tôi chính là mục tử nhân lành.Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi “ ( Ga 10, 14 ). Ca nhập lễ chúng ta đọc hôm nay, Chúa phán :” Ta là Đấng cứu độ dân Ta.Trong mọi cơn gian nan thử thách. Nếu chúng kêu cầu Ta, Ta sẽ thương nhận lời. Và cho đến muôn đời muôn thuở.Ta sẽ là Chúa Trời của chúng “.
Lạy Chúa, Chúa là Cha đầy tình yêu thương, luôn mở rộng vòng tay để chờ đón con người tội lỗi biết ăn năn sám hối trở về. Xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tha thứ mọi lỗi lầm cho anh em và cùng anh em vui mừng tiến vào Nước Trời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông Chủ trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay là ai ?
2.Nước Trời là phần thưởng gì ?
3.Tại sao người làm từ sáng sớm đều lãnh được một quan tiền như những người làm trễ ?
4.Người ghen tỵ là người thế nào ?
5.Công phúc của chung ta có bằng lòng quảng đại của Thiên Chúa không ?
Mt 20, 1-16a
Ghen tỵ luôn là cái gì thật đáng ghét đối với con người. Dù nói thế nhưng con người thường có khuynh hướng ghen tỵ và một cách nào đó không thích ai hơn mình. Đối với Thiên Chúa thật là khác, Ngài mời con người nhìn sâu vào cõi lòng của Ngài. Người không chỉ là một Thiên Chúa công bình, thẳng ngay. Luôn một mực phán xét con người theo đường chính trực, nhưng Ngài là một người Cha từ ái, hay chạnh lòng thương xót. Ngài là Thiên Chúa tình yêu.
Dụ ngôn người thợ làm vườn nói lên tình thương bao la của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Dụ ngôn này cho thấy người làm từ sáng sớm đã ghen tỵ với người chỉ làm có một giờ mà vẫn được Ông Chủ trả một đồng. Nếu Ông Chủ trả người làm một tiếng ít tiền hơn người làm từ sáng sớm hay người làm từ giờ thứ 8, thứ 9, thì quả không hề có vấn đề gì ! Những người làm nhiều giờ hơn đã phàn nàn :” Chúng tôi đã làm suốt ngày dưới cái nóng gay gắt “. Ông Chủ quả thực có lý khi Ông trả lời :” Không phải tôi được tự do sử dụng tiền theo ý tôi sao ?” Và Ông Chủ còn nói thêm một câu tỏ lộ điều cốt yếu của dụ ngôn này :” Hay vì anh ghen tỵ vì tôi quảng đại chăng ? “. Thực tế, dụ ngôn này Chúa dùng để cảnh cáo mọi người đừng tính toán, đừng so đo với Thiên Chúa vì những công phúc mình làm, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con người, cho mỗi người chúng ta vì tất cả chúng ta đều là tội nhân cần có ơn tha thứ của Chúa. Công lao của con người làm sao có thể sánh với tình thương và lòng bao dung, tha thứ, quảng đại của Thiên Chúa được. Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn này để cảnh cáo người Do Thái đừng phân bì với những kẻ tội lỗi và những người ngoại giáo được ơn trở lại và thừa hưởng Nước Trời vì Nước Trời là phần thưởng nhưng không Thiên Chúa trao ban cho con người, chứ không do công phúc của con người. Câu trả lời của Chúa Giêsu quả đã nói lên tất cả :” Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi một quan sao: cầm lấy phần của bạn mà đi đi…”. Thiên Chúa luôn nhân từ, luôn tha thứ tội lỗi cho con người chỉ vì lòng quảng đại, thương xót của Ngài mà thôi. Con người luôn có khuynh hướng, có óc hẹp hòi muốn giới hạn thình thương của Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn luôn công bình, nhưng điều quan trọng hơn hết là Ngài luôn luôn quảng đại. Thiên Chúa quảng đại với hết mọi người. Dụ ngôn nói tới người cùng vào làm vườn nho ám chỉ tất cả mọi người chúng ta. Thiên Chúa ban phát ân sủng cho con người chúng ta : Ngài ban cho chúng ta vũ trụ, vạn vật, xã hội, đời sống, gia đình, thế giới xinh đẹp với biết bao nhiêu con người đang cùng chúng ta sinh sống. Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin, lòng mến, lòng cậy trông và điều đặc biệt hơn là chúng ta được làm con Thiên Chúa, làm con của Giáo Hội. Tất cả đều là hồng ân.Tất cả đều là ân sủng Thiên Chúa tặng ban cho con người, cho mỗi người.
Thiên Chúa là tình yêu như thánh Gioan đã nói. Chính vì không cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, muốn ganh ghét, ghen tỵ mà Ađam và Eva đã phạm tội, Cain đã giết em mình là Aben, người anh cả đã ghen tương, không chấp nhận người em lầm lỡ trở về nhà Cha của mình, những người Pharisêu ghanh tỵ với những người tội lỗi ăn năn sám hối trở về vv…Viên bách quản ngoại giáo đã có lòng tin vững mạnh, nên đã được Chúa thương, làm phép lạ cho người đầy tớ của ông đang đau nặng được khỏi. Thiên Chúa giầu tình thương và luôn luôn tha thứ. Ai tư tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Những kẻ đứng chót sẽ được nâng lên ( Mt 20, 16 ).
Nước Trời là phần thưởng nhưng không Thiên Chúa quảng đại tặng ban cho con người. Bí Tich Thánh Thể là lương thực nuôi sống con người, nuôi sống chúng ta. Chúa luôn dùng Mình và Máu của Người để dưỡng nuôi chúng ta. Thật sự, chúng ta không ai xứng đáng với ơn cao cả của Chúa. Chúng ta thú nhận sự bất xứng, tội lỗi của chúng ta :” Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con lành sạch “.
Con người, đặc biệt chúng ta đừng bao giờ tính toán, so đo, hơn thiệt với Thiên Chúa. Công phúc chúng ta làm có đáng là bao so với ân sủng vô biên và nhưng không của Thiên Chúa.
Chúa nói :” Tôi chính là mục tử nhân lành.Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi “ ( Ga 10, 14 ). Ca nhập lễ chúng ta đọc hôm nay, Chúa phán :” Ta là Đấng cứu độ dân Ta.Trong mọi cơn gian nan thử thách. Nếu chúng kêu cầu Ta, Ta sẽ thương nhận lời. Và cho đến muôn đời muôn thuở.Ta sẽ là Chúa Trời của chúng “.
Lạy Chúa, Chúa là Cha đầy tình yêu thương, luôn mở rộng vòng tay để chờ đón con người tội lỗi biết ăn năn sám hối trở về. Xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết tha thứ mọi lỗi lầm cho anh em và cùng anh em vui mừng tiến vào Nước Trời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông Chủ trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay là ai ?
2.Nước Trời là phần thưởng gì ?
3.Tại sao người làm từ sáng sớm đều lãnh được một quan tiền như những người làm trễ ?
4.Người ghen tỵ là người thế nào ?
5.Công phúc của chung ta có bằng lòng quảng đại của Thiên Chúa không ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 13/09/2011
LỜI NỊNH NỌT
Người nọ mới làm quan, trước khi đi nhậm chức thì đi thăm thầy giáo của mình, thầy giáo rất phấn khởi nói:
- “Thật không bỏ công mười năm đèn sách của con, từ nay về sau thì con có thể phát huy tài học của con rồi, nhưng thầy cũng muốn hỏi con, lần này sau khi nhậm chức, con tính làm sao để đối xử với cấp trên và đối đãi cấp dưới ?”
Học trò trả lời:
- “Con đã chuẩn bị một trăm lời nịnh nọt, để sau này gặp ai thì tặng cho họ một lời”.
Thầy giáo nghe xong thì lập tức nổi giận, chửi học trò:
- “Ta khó nhọc mười năm dạy ngươi, không ngờ ngươi lại có hành vi hạ lưu ấy !”
Học trò vội vàng đứng lên giải thích với thầy:
- “Xin thầy bớt giận để con giải thích rõ ràng: thầy không thường đi ra ngoài nên không biết chuyện thế giới hôm nay, trong thiên hạ người không thích nịnh nọt giống như thầy thì có mấy ai ?”
Thầy giáo nghe xong bất giác thở một hơi dài gật đầu, sau đó nói:
- “Đúng vậy, lời con nói cũng có lý”.
Thầy trò nói chuyện rất lâu, sau đó trò từ biệt thầy, lúc ấy, ông ta nhẫm tính lại lời nịnh nọt của mình thì thấy còn lại chín mươi chín lời.
Suy tư:
Người thích những lời nói nịnh nọt thường là những người kiêu ngạo, người luôn coi mình là tài giỏi, họ thích người khác khen ngợi cái tài cái giỏi của mình, dù lời nịnh ấy có quá lố, do đó mà không lạ gì những người kiêu ngạo có rất ít bạn bè chân thật, nhất là những người khiêu ngạo mà có chức quyền, bởi vì chúng quanh họ thường toàn là những người nịnh nọt, còn kẻ chân thành, sĩ diện, thì thường tránh xa những hạng người ấy.
Người kiêu ngạo thường không thích người khác phê bình mình, họ giận dữ và có khi tìm cách trả thù cách tiểu nhân những người phê bình mình, họ thích những lời nói nịnh nọt; nhưng người khiêm tốn thì chỉ cần một cái nhíu mày của người khác, thì lập tức họ tự mình kiểm điểm lại lời nói hành vi của bản thân mình. Còn người Ki-tô hữu thì sao ? Người Ki-tô hữu thì không đợi người khác nhíu mày mới kiểm điểm bản thân, nhưng trong cuộc sống họ luôn luôn tự kiển điểm bản thân của mình, coi có phù hợp với bổn phận và chức vụ của mình không ?
Có những lời nói nịnh nọt khó nghe vì nói quá lố, có những lời nịnh nọt dễ nghe vì lời nịnh quá ngọt ngào, nhưng bất luận là khó nghe hay dễ nghe cũng đều là lời nịnh nọt.
Nhưng người kiêu ngạo, người ham danh, người muốn chơi nổi, thì thích lời nịnh nọt hơn lời nói thật...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ mới làm quan, trước khi đi nhậm chức thì đi thăm thầy giáo của mình, thầy giáo rất phấn khởi nói:
- “Thật không bỏ công mười năm đèn sách của con, từ nay về sau thì con có thể phát huy tài học của con rồi, nhưng thầy cũng muốn hỏi con, lần này sau khi nhậm chức, con tính làm sao để đối xử với cấp trên và đối đãi cấp dưới ?”
Học trò trả lời:
- “Con đã chuẩn bị một trăm lời nịnh nọt, để sau này gặp ai thì tặng cho họ một lời”.
Thầy giáo nghe xong thì lập tức nổi giận, chửi học trò:
- “Ta khó nhọc mười năm dạy ngươi, không ngờ ngươi lại có hành vi hạ lưu ấy !”
Học trò vội vàng đứng lên giải thích với thầy:
- “Xin thầy bớt giận để con giải thích rõ ràng: thầy không thường đi ra ngoài nên không biết chuyện thế giới hôm nay, trong thiên hạ người không thích nịnh nọt giống như thầy thì có mấy ai ?”
Thầy giáo nghe xong bất giác thở một hơi dài gật đầu, sau đó nói:
- “Đúng vậy, lời con nói cũng có lý”.
Thầy trò nói chuyện rất lâu, sau đó trò từ biệt thầy, lúc ấy, ông ta nhẫm tính lại lời nịnh nọt của mình thì thấy còn lại chín mươi chín lời.
Suy tư:
Người thích những lời nói nịnh nọt thường là những người kiêu ngạo, người luôn coi mình là tài giỏi, họ thích người khác khen ngợi cái tài cái giỏi của mình, dù lời nịnh ấy có quá lố, do đó mà không lạ gì những người kiêu ngạo có rất ít bạn bè chân thật, nhất là những người khiêu ngạo mà có chức quyền, bởi vì chúng quanh họ thường toàn là những người nịnh nọt, còn kẻ chân thành, sĩ diện, thì thường tránh xa những hạng người ấy.
Người kiêu ngạo thường không thích người khác phê bình mình, họ giận dữ và có khi tìm cách trả thù cách tiểu nhân những người phê bình mình, họ thích những lời nói nịnh nọt; nhưng người khiêm tốn thì chỉ cần một cái nhíu mày của người khác, thì lập tức họ tự mình kiểm điểm lại lời nói hành vi của bản thân mình. Còn người Ki-tô hữu thì sao ? Người Ki-tô hữu thì không đợi người khác nhíu mày mới kiểm điểm bản thân, nhưng trong cuộc sống họ luôn luôn tự kiển điểm bản thân của mình, coi có phù hợp với bổn phận và chức vụ của mình không ?
Có những lời nói nịnh nọt khó nghe vì nói quá lố, có những lời nịnh nọt dễ nghe vì lời nịnh quá ngọt ngào, nhưng bất luận là khó nghe hay dễ nghe cũng đều là lời nịnh nọt.
Nhưng người kiêu ngạo, người ham danh, người muốn chơi nổi, thì thích lời nịnh nọt hơn lời nói thật...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 13/09/2011
N2T |
24. Tôi công đánh tình cảm lệch lạc không phải vì để được triều thiên vinh quang, không phải vì để lập công lao, cũng không phải để tu sửa đức hạnh, nhưng chỉ là vì cứu linh hồn người khác để Chúa Giê-su vui thích mà thôi.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mười năm sau 9/11, cây Thánh Giá trong đống tro tàn vẫn còn bị kiện
Trần Mạnh Trác
08:21 13/09/2011
(phỏng theo Kevin J. Jones, CNA)
Cha Brian Jordan, OFM (dòng Phanxicô), người tự nhận là vị bảo hộ cho một cây sắt từng là sườn nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế giới tuyên bố: " Cây Thánh Giá của TTTM TG vẫn là nguốn an ủi cho nhiều nạn nhân"
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2001, khi đám bụi mù vừa tan đủ để tóan công nhân đầu tiên có thể đi vào quan sát cảnh đổ nát sau cuộc khủng bố 9 /11, anh Frank Silecchia đã tìm thấy một cây sắt hình thập giá cao 20 ft (6 m) nhô lên gần như thẳng đứng trên đỉnh đống gạch vụn của tòa nhà.
Linh mục Brian Jordan đã được mời tới làm phép cho 'cây thập giá' đó vào ngày 4 tháng 10 và ngài hứa là sẽ bảo vệ di vật này.
Cây sắt sau đó được đặt tên là World Trade Center cross (Cây thánh giá của TTTM TG).
10 năm sau, vị linh mục lại một lần nữa cử hành một nghi thức ban phép lành vào ngày 23 tháng 7 trước khi người ta di dời kỷ vật này vào khu kỷ niệm và bảo tàng.
"Đó là nguồn an ủi cho các gia đình nạn nhân," Cha. Jordan nói, "Đối với người chết, cây thánh giá tượng trưng cho cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Với người sống, cây thánh giá tượng trưng cho sự hy vọng và an ủi, đặc biệt nhất là cho những nhân viên cứu hộ, y tá, cứu hỏa, cảnh sát, công nhân khai quật và những người khác. "
Vị linh mục dòng Phanxicô, cư trú tại giáo xứ Holy Name (Tên Cực Trọng) của thành phố New York, đã đóng góp công sức rất nhiều vào việc cứu trợ trong biến cố 9/11, ngài ban bí tích cho nhân viên cứu trợ, an ủi các gia đình nạn nhân, khuyến dụ giới quân nhân và làm phép xác cho rất nhiều "thi thể, nhiều khi chỉ còn là dấu tích của một cơ phận."
"Tôi đã chứng kiến sự Dữ trong tình trạng tồi tệ nhất của nó, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự Thiện trong trạng thái tốt đẹp nhất," Cha. Jordan cho biết. "Sự tốt lành là người Mỹ đã đến với nhau trong những tuần ấy. Thành phố New York đã đến với nhau trong những tuần ấy. Mọi người không kể sắc tộc, tôn giáo hoặc giàu nghèo cũng đã đến với nhau. Tôi rất tự hào về điều đó. "
Trong những tháng sau đó, cây thập giá đã ảnh hưởng "đáng kể" đến nhiều người, dù là có đạo hay không.
Ngài đặc biệt nhớ lại dịp lễ các bà Mẹ vào năm 2002, khi nhiều bà mẹ đã mất chồng con tập trung dưới cây thánh giá
Bất ngờ có hai nhóm lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ cũng đến tham dự mà không báo trước.
Một nhóm vừa trở về từ chiến trường Afghanistan, còn nhóm khác thì đang chuẩn bị lên đường.
"Khi chúc lành, nhìn cảnh các bà mẹ ôm hôn những người trai trẻ, những người vừa về hoặc sắp đi ra chiến địa, thì không ai có thể cầm được nước mắt," Cha. Jordan cho biết. "Tôi nghĩ dù bạn là một người có chí khí sắt đá như nhân vật cao bồi John Wayne, nhưng nếu bạn hoặc bất cứ ai còn có một chút cảm xúc trong tim, thì sẽ phải khóc khi nhìn thấy những bà mẹ đã mất chồng con ôm hôn những người lính sắp đi chinh chiến."
"Những người lính trẻ ấy đã nhìn lên cây thập giá, và họ biết rằng họ đang ở giữa những người Công giáo."
Ngài lưu ý rằng khi mọi người gọi cây sắt đó là "thập giá" (cross), đơn giản họ chỉ có ý mô tả hình dạng chữ T của nó. Nhưng ngay cả trường hợp như vậy, ngài giải thích, hình dạng ấy mang một ý nghĩa sâu xa cho người Kitô hữu.
Vì Chúa Giêsu vừa là "nạn nhân và cũng vừa là người chiến thắng thập giá." Dù cho cái chết của Ngài có tàn khốc đến thế nào, Chúa Giêsu vẫn là vị chiến thắng Phục Sinh, là cuộc chiến thắng của sự sống trên sự chết.
"Cây thập giá này, đối với chúng tôi, là tất cả các nạn nhân của ngày 9 / 11. Chúng tôi sẽ chiến thắng ", ngài nói. "Nước Mỹ và thế giới tự do sẽ đánh ngã khủng bố và sẽ biểu dương tình yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho mọi người."
Ông Joe Daniels, chủ tịch Đài tưởng niệm 9 / 11, nói rằng cây thập giá sẽ là một phần quan trọng của đài tưởng niệm, chắc chắn nó "sẽ là một di tích vô giá nhắc lại lịch sử của ngày 9 / 11 theo một cách mà không có vật nào khác có thể làm được".
Nhưng hội vô thần Mỹ đã đệ đơn kiện để ngăn chặn sự phô trương các hình ảnh thánh giá, với lý do đây là một "cơ sở của chính quyền" vì vậy cần phải có "sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước."
Cha Jordan đã không thể thông cảm với lời tuyên bố này của họ.
"Họ đâu có tin vào việc cầu nguyện nào đâu. Đấy chỉ là một cách nói nhảm nhí, " Ngài lưu ý rằng viện Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan cũng có rất nhiều biểu tượng tôn giáo, rồi cả viện Bảo tàng Holocaust nữa, đều là công sở cả.
Danh xưng thập giá chỉ là "một cách giải thích," ngài lặp đi lặp lại.
"Làm sao họ có thể xét đóan dựa vào một cách 'giải thích' như vậy? Nếu theo họ thì phải dỡ bỏ tất cả các cột điện thoại của thành phố New York, bởi vì chúng đều trông giống như một cây thánh giá", ngài nói thêm.
"Họ chỉ muốn tìm sự nổi danh 15 phút. Họ khai thác biến cố 9 / 11 cho lòng ích kỷ của họ và họ cần phải biết xấu hổ vì các vụ kiện cáo vô ích như thế. "
Sau cùng Cha Jordan khuyên mọi người hãy đọc bản tuyên bố 10 giới răn hòa bình của hội nghị Assisi (Decalogue of Assisi*,) là một bản văn được các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới ký kết năm 2002 kêu gọi thế giới từ chối bạo lực, ủng hộ hòa bình và đối thoại tôn giáo.
"Xin Chúa chúc lành cho nước Mỹ", ngài nói.
*Assisi Decalogue for Peace
1. We commit ourselves to proclaiming our firm conviction that violence and terrorism are incompatible with the authentic Spirit of religion, and, as we condemn every recourse to violence and war in the name of God or religion, we commit ourselves to doing everything possible to eliminate the root causes of terrorism.
2. We commit ourselves to educating people to mutual respect and esteem, in order to help bring about a peaceful and fraternal coexistence between people of different ethnic groups, cultures, and religions.
3. We commit ourselves to fostering the culture of dialogue, so that there will be an increase of understanding and mutual trust between individuals and among peoples, for these are the premises of authentic peace.
4. We commit ourselves to defending the right of everyone to live a decent life in accordance with their own cultural identity, and to form freely a family of their own.
5. We commit ourselves to frank and patient dialogue, refusing to consider our differences as an insurmountable barrier, but recognizing instead that to encounter the diversity of others can become an opportunity for greater reciprocal understanding.
6. We commit ourselves to forgiving one another for past and present errors and prejudices, and to supporting one another in a common effort both to overcome selfishness and arrogance, hatred and violence, and to learn from the past that peace without justice is no true peace.
7. We commit ourselves to taking the side of the poor and the helpless, to speaking out for those who have no voice and to working effectively to change these situations, out of the conviction that no one can be happy alone.
8. We commit ourselves to taking up the cry of those who refuse to be resigned to violence and evil, and we desire to make every effort possible to offer the men and women of our time real hope for justice and peace.
9. We commit ourselves to encouraging all efforts to promote friendship between peoples, for we are convinced that, in the absence of solidarity and understanding between peoples, technological progress exposes the word to a growing risk of destruction and death.
10. We commit ourselves to urging the leaders of nations to make every effort to create and consolidate, on the national and international levels, a world of solidarity and peace based on justice.
Cha Brian Jordan, OFM (dòng Phanxicô), người tự nhận là vị bảo hộ cho một cây sắt từng là sườn nhà của Trung Tâm Thương Mại Thế giới tuyên bố: " Cây Thánh Giá của TTTM TG vẫn là nguốn an ủi cho nhiều nạn nhân"
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2001, khi đám bụi mù vừa tan đủ để tóan công nhân đầu tiên có thể đi vào quan sát cảnh đổ nát sau cuộc khủng bố 9 /11, anh Frank Silecchia đã tìm thấy một cây sắt hình thập giá cao 20 ft (6 m) nhô lên gần như thẳng đứng trên đỉnh đống gạch vụn của tòa nhà.
Linh mục Brian Jordan đã được mời tới làm phép cho 'cây thập giá' đó vào ngày 4 tháng 10 và ngài hứa là sẽ bảo vệ di vật này.
Cây sắt sau đó được đặt tên là World Trade Center cross (Cây thánh giá của TTTM TG).
10 năm sau, vị linh mục lại một lần nữa cử hành một nghi thức ban phép lành vào ngày 23 tháng 7 trước khi người ta di dời kỷ vật này vào khu kỷ niệm và bảo tàng.
"Đó là nguồn an ủi cho các gia đình nạn nhân," Cha. Jordan nói, "Đối với người chết, cây thánh giá tượng trưng cho cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Với người sống, cây thánh giá tượng trưng cho sự hy vọng và an ủi, đặc biệt nhất là cho những nhân viên cứu hộ, y tá, cứu hỏa, cảnh sát, công nhân khai quật và những người khác. "
Vị linh mục dòng Phanxicô, cư trú tại giáo xứ Holy Name (Tên Cực Trọng) của thành phố New York, đã đóng góp công sức rất nhiều vào việc cứu trợ trong biến cố 9/11, ngài ban bí tích cho nhân viên cứu trợ, an ủi các gia đình nạn nhân, khuyến dụ giới quân nhân và làm phép xác cho rất nhiều "thi thể, nhiều khi chỉ còn là dấu tích của một cơ phận."
"Tôi đã chứng kiến sự Dữ trong tình trạng tồi tệ nhất của nó, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự Thiện trong trạng thái tốt đẹp nhất," Cha. Jordan cho biết. "Sự tốt lành là người Mỹ đã đến với nhau trong những tuần ấy. Thành phố New York đã đến với nhau trong những tuần ấy. Mọi người không kể sắc tộc, tôn giáo hoặc giàu nghèo cũng đã đến với nhau. Tôi rất tự hào về điều đó. "
Trong những tháng sau đó, cây thập giá đã ảnh hưởng "đáng kể" đến nhiều người, dù là có đạo hay không.
Ngài đặc biệt nhớ lại dịp lễ các bà Mẹ vào năm 2002, khi nhiều bà mẹ đã mất chồng con tập trung dưới cây thánh giá
Bất ngờ có hai nhóm lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ cũng đến tham dự mà không báo trước.
Một nhóm vừa trở về từ chiến trường Afghanistan, còn nhóm khác thì đang chuẩn bị lên đường.
"Khi chúc lành, nhìn cảnh các bà mẹ ôm hôn những người trai trẻ, những người vừa về hoặc sắp đi ra chiến địa, thì không ai có thể cầm được nước mắt," Cha. Jordan cho biết. "Tôi nghĩ dù bạn là một người có chí khí sắt đá như nhân vật cao bồi John Wayne, nhưng nếu bạn hoặc bất cứ ai còn có một chút cảm xúc trong tim, thì sẽ phải khóc khi nhìn thấy những bà mẹ đã mất chồng con ôm hôn những người lính sắp đi chinh chiến."
"Những người lính trẻ ấy đã nhìn lên cây thập giá, và họ biết rằng họ đang ở giữa những người Công giáo."
Ngài lưu ý rằng khi mọi người gọi cây sắt đó là "thập giá" (cross), đơn giản họ chỉ có ý mô tả hình dạng chữ T của nó. Nhưng ngay cả trường hợp như vậy, ngài giải thích, hình dạng ấy mang một ý nghĩa sâu xa cho người Kitô hữu.
Vì Chúa Giêsu vừa là "nạn nhân và cũng vừa là người chiến thắng thập giá." Dù cho cái chết của Ngài có tàn khốc đến thế nào, Chúa Giêsu vẫn là vị chiến thắng Phục Sinh, là cuộc chiến thắng của sự sống trên sự chết.
"Cây thập giá này, đối với chúng tôi, là tất cả các nạn nhân của ngày 9 / 11. Chúng tôi sẽ chiến thắng ", ngài nói. "Nước Mỹ và thế giới tự do sẽ đánh ngã khủng bố và sẽ biểu dương tình yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho mọi người."
Ông Joe Daniels, chủ tịch Đài tưởng niệm 9 / 11, nói rằng cây thập giá sẽ là một phần quan trọng của đài tưởng niệm, chắc chắn nó "sẽ là một di tích vô giá nhắc lại lịch sử của ngày 9 / 11 theo một cách mà không có vật nào khác có thể làm được".
Nhưng hội vô thần Mỹ đã đệ đơn kiện để ngăn chặn sự phô trương các hình ảnh thánh giá, với lý do đây là một "cơ sở của chính quyền" vì vậy cần phải có "sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước."
Cha Jordan đã không thể thông cảm với lời tuyên bố này của họ.
"Họ đâu có tin vào việc cầu nguyện nào đâu. Đấy chỉ là một cách nói nhảm nhí, " Ngài lưu ý rằng viện Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan cũng có rất nhiều biểu tượng tôn giáo, rồi cả viện Bảo tàng Holocaust nữa, đều là công sở cả.
Danh xưng thập giá chỉ là "một cách giải thích," ngài lặp đi lặp lại.
"Làm sao họ có thể xét đóan dựa vào một cách 'giải thích' như vậy? Nếu theo họ thì phải dỡ bỏ tất cả các cột điện thoại của thành phố New York, bởi vì chúng đều trông giống như một cây thánh giá", ngài nói thêm.
"Họ chỉ muốn tìm sự nổi danh 15 phút. Họ khai thác biến cố 9 / 11 cho lòng ích kỷ của họ và họ cần phải biết xấu hổ vì các vụ kiện cáo vô ích như thế. "
Sau cùng Cha Jordan khuyên mọi người hãy đọc bản tuyên bố 10 giới răn hòa bình của hội nghị Assisi (Decalogue of Assisi*,) là một bản văn được các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới ký kết năm 2002 kêu gọi thế giới từ chối bạo lực, ủng hộ hòa bình và đối thoại tôn giáo.
"Xin Chúa chúc lành cho nước Mỹ", ngài nói.
*Assisi Decalogue for Peace
1. We commit ourselves to proclaiming our firm conviction that violence and terrorism are incompatible with the authentic Spirit of religion, and, as we condemn every recourse to violence and war in the name of God or religion, we commit ourselves to doing everything possible to eliminate the root causes of terrorism.
2. We commit ourselves to educating people to mutual respect and esteem, in order to help bring about a peaceful and fraternal coexistence between people of different ethnic groups, cultures, and religions.
3. We commit ourselves to fostering the culture of dialogue, so that there will be an increase of understanding and mutual trust between individuals and among peoples, for these are the premises of authentic peace.
4. We commit ourselves to defending the right of everyone to live a decent life in accordance with their own cultural identity, and to form freely a family of their own.
5. We commit ourselves to frank and patient dialogue, refusing to consider our differences as an insurmountable barrier, but recognizing instead that to encounter the diversity of others can become an opportunity for greater reciprocal understanding.
6. We commit ourselves to forgiving one another for past and present errors and prejudices, and to supporting one another in a common effort both to overcome selfishness and arrogance, hatred and violence, and to learn from the past that peace without justice is no true peace.
7. We commit ourselves to taking the side of the poor and the helpless, to speaking out for those who have no voice and to working effectively to change these situations, out of the conviction that no one can be happy alone.
8. We commit ourselves to taking up the cry of those who refuse to be resigned to violence and evil, and we desire to make every effort possible to offer the men and women of our time real hope for justice and peace.
9. We commit ourselves to encouraging all efforts to promote friendship between peoples, for we are convinced that, in the absence of solidarity and understanding between peoples, technological progress exposes the word to a growing risk of destruction and death.
10. We commit ourselves to urging the leaders of nations to make every effort to create and consolidate, on the national and international levels, a world of solidarity and peace based on justice.
Chủ nghĩa nhân vị và cuộc chiến chống khủng bố
Vũ Văn An
06:47 13/09/2011
Ngày 26 tháng 6 hàng năm được Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Thế Giới Chống Tra Tấn. Đức Gioan Phaolô II hy vọng rằng với việc cử hành này, người ta mong có sự dấn thân chung của các định chế và công dân nhằm ngăn cấm hoàn toàn hình thức vi phạm nhân quyền không thể tha thứ được này vì nó nghịch với nhân phẩm một cách triệt để (1). Nhưng về phần ông Donald Rumsfeld, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, thì xét về phương diện kỹ thuật, những người chiến đấu bất hợp pháp không có bất cứ quyền lợi gì theo Công Ước Genève (2).
Người ta còn nhớ: chỉ trong vòng ít tháng sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 nhằm vào Hoa Kỳ, các viên chức công, các nhà khoa bảng, các nhà báo và luật sư đã bắt đầu tranh luận về tính đạo đức của việc tra tấn. Đối đầu với một kẻ thù bất qui ước và không khoan nhượng, Hiệp Chúng Quốc và đồng minh đòi phải có một tình báo nhanh chóng để có thể ngăn ngừa những cuộc tấn công khác của khủng bố. Trong những hoàn cảnh như thế, một số người tin rằng tra tấn là điều có thể biện minh được về phương diện luân lý. Đôi khi, người ta nại tới hoạt cảnh “bom nổ chậm” của triết gia chính trị học Michael Walzer. Hoạt cảnh này nói tới một viên chức thuộc địa, trong cuộc nội chiến, đã bắt được một người phiến loạn. Người phiến loạn này biết nơi có đặt bom trong thành phố. Để chặn đứng cuộc đánh bom, viên chức này có nên tra tấn người phiến loạn hay không? Walzer cho rằng ông ta nên tra tấn, nhưng cho rằng rằng rất có thể ông ta sẽ cảm thấy một ân hận luân lý vì đã ra tay tra tấn người khác. Sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, nhiều người đồng ý với luận điểm của Walzer về tính đạo đức của tra tấn (3).
Các cuộc tranh luận đạo đức trên không phải chỉ là những thao tác trong tháp ngà. Chúng diễn ra giữa lúc Hiệp Chúng Quốc đang gây chiến tại Afghanistan và Iraq, và đánh phá những tên khủng bố Al Quaeda khắp thế giới. Trong ít năm đầu sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, Hiệp Chúng Quốc giam cầm hơn 70,000 người khắp hoàn cầu, mang tiếng hơn cả là tại nhà tù Abu Ghraib cũ của Saddham Hussein (4). Năm 2004, thế giới ngỡ ngàng khi thấy các bức hình về tù nhân Iraq đang đứng thành những kim tự tháp bằng người, hay đang trốn chạy khỏi những con chó tấn công, hoặc bị nối vào dây điện. Những hình ảnh khủng khiếp này khiến cả thế giới phẫn nộ. Tuy nhiên cuộc tranh luận về Abu Ghraib chỉ là cuộc tranh luận công khai nhất về chính sách của Mỹ đối với những người bị giam giữ trong “cuộc chiến chống khủng bố”. Hiệp Chúng Quốc còn đang giam giữ hàng trăm tù nhân tại căn cứ quân sự Guantánamo Bay, Cuba. Ở cơ sở này, nhiều lời tố cáo bạo hành và tra tấn đã được gióng lên, trong đó có những lời do chính các nhân viên của FBI và các luật sư quân sự đưa ra. Thí dụ, vào tháng 8 năm 2004, một nhân viên của FBI phúc trình rằng “trong một số dịp, tôi bước vào phòng phỏng vấn và thấy một người bị giam giữ đang bị xiềng cả tay lẫn chân theo thế thai nhi xuống sàn nhà; không một chiếc ghế, thức ăn hay nước uống gì (trong phòng). Phần lớn, họ tiểu và đại tiện ngay tại chỗ, và để mặc như thế suốt 18 đến 24 giờ hay hơn thế nữa. Có một dịp, máy điều hòa không khí bị vặn nhỏ và nhiệt độ trong phòng lạnh đến nỗi người bị giam giữ đi chân không phải run cầm cập vì lạnh… Vào một dịp khác, máy điều hòa không khí bị tắt khiến nhiệt độ trong căn phòng không có quạt lên quá 100 độ (farenheight). Người bị giam giữ gần như bất tỉnh nằm trên sàn, với một mớ tóc bên cạnh. Dường như ông ta thực sự bứt các sợi tóc của mình suốt đêm. Một dịp khác nữa, không phải chỉ có nhiệt độ nóng không chịu nổi, mà người ta còn cho mở nhạc khích động cực kỳ lớn tiếng ngay ở trong phòng và họ làm như thế từ hôm trước, trong khi xiềng người bị giam cả tay lẫn chân theo thế thai nhi xuống nền gạch” (5).
Năm 2003, công chúng được biết rằng các viên chức ở các Bộ Tư Pháp và Quốc Phòng đã tái định nghĩa việc tra tấn, để hợp pháp hóa một số hình thức bạo hành mới đối với người bị giam giữ. Tất cả những khai triển này đặt ra nhiều nghi vấn đạo đức khó giải đáp về việc tại sao Hiệp Chúng Quốc lại sử dụng việc tra tấn.
Điều đáng bối rối là đứng trước những khai triển này, nhiều Kitô hữu đã câm như hến. Những người thường lớn tiếng chống việc phá thai, an tử hay dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu đã chỉ nói rất ít về những vụ bạo hành đầy tai tiếng đối với các tù nhân và các tài liệu về tra tấn. Những người vốn ngưỡng mộ Đức Cố GH Gioan Phaolô II về việc bênh vực nhân quyền cũng đứng im trong khi Hiệp Chúng Quốc bị tố cáo bạo hành người ta.
Một số người kết án việc đối xử tàn bạo đối với người gị giam giữ nhưng lại áp dụng một cách không phê phán các ý niệm về nhân phẩm vào nền chính trị quốc tế. Các định chế quân sự và dân sự phức tạp đã đề xuất và thi hành nhiều chính sách thẩm vấn. Họ làm thế trong ngữ cảnh chính trị, được giới truyền thông và các định chế chính trị giải thích. Những người kết án tra tấn và bạo hành rất thường hay làm ngơ một cách ngây thơ các lực lượng và ngữ cảnh định chế ấy. Họ hành động trên các bình diện trừu tượng mơ hồ, chỉ chú trọng tới các vụ có tính xúc cảm hay giả định.
Ở đây, thay vì thảo luận về hoạt cảnh “trái bom nổ chậm” thông thường và có tính gây chấn động, ta nên tập chú vào vấn đề tương cảm (empathy) và tra tấn. Bằng việc dựa vào lối phân tích theo thuyết nhân vị các chính sách gần đây của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến chống khủng bố, ta sẽ biện luận rằng các chính sách này đang phá hoại một cách nguy hiểm khả năng tương cảm của ta đối với những người bị giam giữ. Trước nhất, ta sẽ vắn tắt phác họa một số tiền giả định căn bản của chủ thuyết nhân vị, qua việc phân biệt giá trị con người và giá trị đồ vật. Thứ hai, qua việc mô tả tương cảm, ta sẽ nhấn mạnh rằng đó là một cách để ta hiểu giá trị của con người. Ta sẽ đặc biệt tập chú vào mối liên hệ mặt đối mặt, bằng cách biện luận rằng đây là mô thức để hiểu nhiều mối liên hệ xã hội khác. Thứ ba, dựa vào các nguồn hiện tượng học, ta nghĩ nên lượng giá tương cảm bằng cách liên hệ nó với tình liên đới giữa mọi người. Thứ tư, trở lại việc đối xử với người bị giam giữ, ta sẽ mô tả việc chính phủ Bush đã sử dụng các nhãn hiệu “người chiến đấu bất hợp pháp” và “khủng bố” ra sao để đặc điểm hóa những người bị tình nghi là khủng bố. Ta sẽ chỉ ra rằng những nhãn hiệu này đã đóng góp ra sao vào các chính sách bôi đen con người và phá hoại tình liên đới. Kết cuộc, ta sẽ xem sét lý do tại sao ta nên tương cảm với những người phạm các hành vi ác, qua việc cho rằng tương cảm và liên đới là những điều chủ yếu cho một trật tự quốc tế công bằng.
Các giả định của chủ thuyết nhân vị
Suy nghĩ về kinh nghiệm hàng ngày, ta thấy một sự khác biệt căn bản giữa con người và đồ vật. Thí dụ, nếu tôi bước vào một lớp học và treo dù vào chỗ để dù, học sinh sẽ ít nghĩ về điều tôi vừa làm. Tuy nhiên, nếu tôi treo dù vào cổ một học sinh, các học sinh khác sẽ nổi giận ngay lập tức. Chúng cảm nghiệm ngay sự khác nhau giữa một người và một đồ vật. Các em dự cảm rằng sử dụng một người để treo dù là có vấn đề về phương diện đạo đức.
Kinh nghiệm của ta về sự khác biệt giữa con người với đồ vật minh hoạ một “vực thẳm lớn lao phân cách thế giới con người với thế giới đồ vật” (6). Không giống đồ vật, con người là hữu thể sống, có lý trí, có một đời sống bên trong xoay quanh chân lý và sự thiện. Họ có được sự tự ý thức về mình và khả năng biết đáp trả người khác. Họ cũng thực thi tự do và tự quyết, tích cực bồi đắp các liên hệ cho đi và nhận lãnh (7). Các khả năng này gợi cho ta thấy người ta có cùng một bản tính chung, giúp phân biệt họ với các đồ vật vô hồn.
Các thuộc tính trên cũng cho thấy giá trị độc đáo của từng mỗi con người cá thể. Nhờ tự do và khả năng tự quyết, mỗi con người đều có nét khác biệt không thể chối cãi. Mọi hữu thể cá biệt (bất luận là người hay đồ vật) đều có những nét thể lý độc đáo cà nhiều đặc điểm khác. Tuy nhiên, về phương diện đạo đức, con người khác đồ vật vì họ không thể thay thế được. Thí dụ, trong các thí nghiệm di truyền học, ta không hề ân hận khi loại bỏ một tế bào và thay thế nó bằng một tế bào khác nhưng ta không thể đề nghị thay thế con người này bằng con người khác. Sở dĩ như thế là vì ta hiểu rằng “bên trên và bên kia các phẩm tính và chủng loại mà họ có chung với người khác, mỗi con người đều là chính họ một cách không thể lặp lại được, và mỗi con người đều có phẩm giá chỉ vì họ là hữu thể không thể lặp lại được là chính họ” (8). Ta khám phá ra rằng “điều không thể thông truyền, điều không thể chuyển nhượng được nơi một con người là nội tại ngay trong chính bản ngã bên trong của con người ấy, trong chính khả năng tự quyết, tức ý chí tự do” (9). Con người có phẩm giá không phải chỉ vì họ sở hữu một bản chất nhân bản chung, nhưng còn là vì họ điển hình hóa bản chất đó một cách độc đáo và không thể lặp lại được (10).
Tương cảm và cuộc sống bên trong của con người
Thay vì bênh vực quan điểm trên về con người, ta nên giả định nó và hướng về tương cảm, một trong các cách để ta biết cuộc sống bên trong của người ta (11). Ta có thể đồng ý một cách trừu tượng rằng người ta có cuộc sống bên trong, nhưng làm thế nào ta hiểu được cuộc sống bên trong này? Ta không tuyệt đối đóng kín đối với nhau, nhưng chia sẻ nhiều cảm nghiệm tri thức và xúc cảm. Tuy thế, những cảm nghiệm này không cung cấp cho ta con đường rõ rệt để bước vào cuộc sống bên trong của người khác (12). Tôi không thể ngay lập tức cảm nghiệm được cuộc sống bên trong của bạn vì việc này đòi tôi phải nhớ mọi cảm nghiệm mà chính bạn đã sống qua. Tôi phải sống qua hết mọi hành vi tâm trí của bạn hệt như chính bạn đã sống qua (13). Nói cách khác, “người ta phải là tôi nếu họ muốn đứng ở chỗ tôi đang đứng để cảm nghiệm chính tôi” (14). Như thế, khi liên hệ với người khác, ta giáp mặt với vấn đề không thể nào đi vào, không thể nào biết hết (hiddenness) cuộc sống bên trong của họ. Nhưng nếu ta không thể cảm nghiệm được người khác y hệt như họ cảm nghiệm chính họ, thì ta vẫn có thể tương cảm với họ, hiểu được “điều gì có thể là điều khiến họ cảm nghiệm điều họ đang cảm nghiệm và bằng cách này, đạt được một tình liên đới nào đó với họ” (“Emphatic Understanding,” 36). Giống nhiều người khác từng viết về nó, ta phân biệt tương cảm với thiện cảm (sympathy) và chỉ tập chú vào tương cảm ở đây mà thôi. Tương cảm chủ yếu là “một phong thái cảm nghiệm người khác trong khi thiện cảm hàm nghĩa một khoảnh khắc yêu thương dành cho người khác” (ibid., 38). Muốn tương cảm, tôi phải điều hướng các cảm nghiệm của tôi khỏi tâm điểm hành động của mình. Theo hình ảnh không gian, thông thường tôi cảm nghiệm hành động của mình như “ở đây” còn hành động của người khác là “ở kia” (15). Để tương cảm, tôi phải hiểu cái “ở kia” của người khác và nhìn nhận rằng “tôi và người đồng loại của tôi, xét theo chủng loại (typically), đều có cùng một cảm nghiệm về thế giới chung nếu chúng tôi đổi chỗ cho nhau; như thế là biến đổi cái ở đây của tôi thành cái ở đây của họ, và cái ở kia của họ thành cái ở kia của tôi” (16). Alfred Schutz gọi điều đó là “tính hỗ tương của vọng nhìn” (reciprocity of perspectives), không có nó, tôi không thể nào tương cảm được.
Thêm vào đó, trừ khi là mình đã có cảm nghiệm của người khác, tôi phải hiểu họ một cách tưởng tượng, tìm ra “tiềm năng hay khả năng” cho họ trong chính tôi (“Emphatic Understanding,” 48). Thí dụ, tôi chưa bao giờ bị giam giữ về tội khủng bố. Tôi cũng chưa bao giờ cảm nghiệm ý muốn giết người vô tội vì lý do tôn giáo. Thành thử, tôi có rất ít khả năng tương cảm với những người bị giam giữ vì khủng bố. Tuy nhiên, tôi có thể tưởng tượng cảm nghiệm của họ có thể là như thế nào. Có lẽ, tôi có thể đọc về các cảm nghiệm bị giam cầm để cố gắng hiểu được điều gì đó về cuộc sống của các tù nhân tại Guantánamo Bay. Hay, tôi có thể nghĩ đến việc tôi giữ niềm tin tôn giáo của tôi một cách mạnh mẽ như thế nào để có thể hiểu được tại sao lại có một ai đó giết người vì niềm tin của mình.
Những thao tác tưởng tượng ấy giúp tôi cảm nghiệm được điều gì đó trong cuộc sống bên trong của người khác. Nhờ các thao tác ấy, tôi có thể nắm bắt không những được điều này là người khác là một chủ thể có ý thức, mà còn cả điều này nữa là họ là một con người có một cuộc sống bên trong và một khả năng hành động một cách có ý thức đối với người khác. Họ là một hữu thể độc đáo và không thể nào thay thế được với một nhân phẩm và giá trị.
Phần lớn ta dễ dàng tương cảm trong một mối liên hệ mặt đối mặt, là mối liên hệ cho phép ta thông đạt và trả lời. Trong mối liên hệ này, tôi chia sẻ cùng một không gian và một thời gian với người khác. Về phương diện không gian, tôi trực tiếp ý thức thân xác họ như “lãnh địa trên đó đang diễn ra các dấu chỉ của ý thức bên trong của họ” (Phenomenology, 163). Về phương diện thời gian, tôi cảm nghiệm với họ dòng chẩy của thời gian trong đó “chúng tôi cùng trở nên già hơn với nhau” (ibid., 166). Tôi ý thức về họ như một con người có ý thức và sự sống, và hình dung ra “dòng ý thức của họ như đang cùng chẩy song song với dòng ý thức của tôi” (ibid.).
Đối tác của tôi có thể hay không có thể hỗ tương đáp trả ý thức của tôi về họ. Thí dụ, Schutz mô tả mối liên hệ giữa các hành khách xe lửa hay xe buýt. Tôi nhìn một ai đó trên một chuyến xe buýt, người này không biết là tôi đang nhìn họ. Tuy nhiên, chúng tôi có chung một mối liên hệ về không gian và thời gian, và “cùng trở nên già hơn với nhau” trong suốt hành trình xe buýt này. Trong một chuyến xe khác, người bạn đồng hành với tôi đáp trả sự chú ý của tôi và chuyện trò với tôi. Trong cả hai trường hợp, tôi đều ở trong mối liên hệ mặt đối mặt trong đó, tôi chia sẻ một điều gì đó thuộc cuộc sống bên trong của người khác. Các mối liên hệ mặt đối mặt cho phép ta điều chỉnh các hiểu lầm. Sự gần gũi về không gian và thời gian cho phép người ta thích ứng được với hành vi của người khác, giả định được các nguyên động lực và đặc điểm tính nết, và mục kích hành vi của nhau. Tôi có thể hiểu lầm bạn trong lúc chuyện vãn, hình dung ra dòng ý thức của bạn một cách không hẳn nắm bắt được điều thực sự đang diễn ra. Lúc ấy, bạn có thể sửa sai tôi, cho phép tôi nắm bắt được cuộc sống bên trong của bạn một cách chính xác hơn. Như thế, chúng ta có sự đáp ứng và chỉnh sửa, dần dần sẽ dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết cuộc sống bên trong của nhau nhiều hơn (ibid., 171–72).
Tương cảm có thể nguy hiểm hay không? Tương cảm và liên đới
Tuy thế, trong mối liên hệ mặt đối mặt, rất có thể tôi tương cảm với một ai đó chỉ để làm hại họ. Thí dụ, các thẩm vấn viên có thể sử dụng điều họ biết về người bị giam giữ làm phương thế thu lượm tin tức. Thực vậy, gần đây, nhân viên y tế có tường trình rằng các tâm lý gia và phân tâm gia từng tham dự các cuộc lấy cung đã cung cấp cho các thẩm vấn viên các tín liệu về yếu điểm tâm lý của những người bị giam giữ (17). Rõ ràng, ta có thể lạm dụng tương cảm, và tự nó, tương cảm không che chở đủ để chống lại các chính sách gây hại cho con người.
Để bảo vệ giá trị của con người, ta phải có tình liên đới, nhiên hậu mới tương cảm với người khác được. Liên đới là “thuộc về nhau cách nào đó, là cảm thức sâu sắc về tình cộng đoàn” trong đó, người ta cảm nhận mình là “các thành viên của cùng một cơ chế” (“Emphatic Understanding,” 59) (18). Dù nó đánh động ta về xúc cảm, liên đới đòi ta phải quyết ý với nó, phải vun xưới “một quyết tâm vững chắc và bền bỉ”, phải cam kết với "ích chung” (19). Muốn có cơ sở vững chắc cho liên đới, ta phải ý thức được cả tính nhân bản chung lẫn cái hiểu về giá trị riêng của từng người. Với liên đới, ta “nhìn nhận lẫn nhau như những con người”, cảm thức rõ trách nhiệm của ta đối với người khác, và mong muốn sửa lại các bất công (20).
Dùng tưởng tượng, tôi có thể liên kết liên đới với tương cảm bằng cách nghĩ đến những đặc điểm của nhân tính và đặc tính bất chuyển nhượng trong việc con người thủ đắc các vai trò xã hội. Thí dụ, Schutz mô tả việc ta có thể nghĩ ra sao về một công nhân bưu điện (Phenomenology, 184–85). Khi tôi gửi một lá thư, tôi giả định sẽ có một thư ký bưu điện lựa thư ấy rồi chuyển nó đi. Tôi chia sẻ cùng một khung thời gian, tuy không cùng một khung không gian, với viên thư ký này, và nghĩ về họ trong liên hệ với chức năng xã hội của họ. Chỉ họa hoằn lắm tôi mới xét xem anh ta cảm nhận ra sao khi chuyển bức thư của tôi đi. Phần lớn những khi khác, tôi chỉ giả định vai trò xã hội của người này làm kiến thức nền để tôi dùng mà bơi lội trong thế giới xã hội. Tuy nhiên, tôi có thể dùng tưởng tượng mà xét xem người này thi hành công việc của mình ra sao. Có thể không bao giờ tôi biết được điều gì đó về cuộc sống bên trong của họ nhưng thỉnh thoảng, tôi vẫn có thể nhắc cho mình nhớ rằng họ có một cuộc sống bên trong. Tôi luôn luôn giữ mình ở một khoảng cách đáng kể đối với người này nhưng vẫn có thể cố gắng liên kết tương cảm với liên đới một cách có ý thức.
Nếu tôi liên kết được tương cảm với liên đới một cách có ý thức, tôi sẽ thấy khó mà nhận chìm con người vào những vai trò vô danh, không mặt mũi. Thí dụ, những người đặt kế hoạch và thi hành các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 quả đã đồng hóa hàng nghìn người làm việc trong Trung Tâm Thương Mại Thế Giới với những nhãn hiệu vô danh, coi họ chỉ còn là “kẻ thù”, “những tên vô đạo” hay “Do Thái” hơn là những con người tới đó làm việc và thi hành các bổn phận hàng ngày.
Đối với những kẻ tấn công khủng bố, họ thiếu bất cứ phẩm tính làm người nào, thay vào đó chỉ được coi như bọn Mỹ khốn kiếp vốn thù ghét Hồi Giáo mà thôi. Xem ra, những người tấn công ấy đã chẳng thực hiện bất cứ cố gắng nào để nghĩ đến những con người cụ thể và do đó đã bác bỏ ý niệm liên đới giữa mọi con người. Sự dửng dưng cố ý ấy đối với con người đã tạo ra sự khủng khiếp của ngày 11 tháng 9 (21).
Để tóm lược phần thảo luận về tương cảm và liên đới, ta thấy liên đới ngăn tay ta không lạm dụng tương cảm. Ta phải luôn nhớ đến không những đặc tính phi thường và bất chuyển nhượng của con người mà còn cả tình hiệp thông giữa con người với nhau nữa. Ta không thể chấp nhận một cách bất phê phán những nhãn hiệu dùng để bôi đen con người và hợp pháp hóa các chính sách bạo hành. Thay vào đó, ta cần thử nghiệm tính thoả đáng của các chính sách này bằng cách cân nhắc cuộc sống chủ quan của người khác. Quan trọng hơn cả, ta phải hành động chống lại các ý niệm lệch lạc về con người bằng cách dấn thân cam kết cho liên đới.
Còn 2 kỳ
Ghi chú
1. John Paul II, Kinh Truyền Tin, 27 tháng 6, 2004. http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/angelus/2004/documents/hf_jp-ii_ang_20040627_en.html.
2. Charles Aldinger, “Pentagon: Geneva Convention Doesn’t Cover Detainees,” Reuters, 11 tháng 1, 2002.
3. “Michael Walzer, “The Problem of Dirty Hands.” Bài của Walzer được sao chép trong rất nhiều tuyển tập. Xem Sanford Levinson, Torture: A Collection (Oxford: Oxford University Press, 2004).
4. Về con số 70,000 người, xem phúc trình của Ân Xá Quốc Tế, “Guantánamo and beyond:The continuing pursuit of unchecked executive power,” ngày 13 tháng 5, 2005, có tại http://web.amnesty.org/library/Index/ENGAMR510632005.
5. Thông tư này có trên trang mạng của American Civil Liberties Union, http://www.aclu.org/torturefoia/released/FBI.121504.5053.pdf.
6. Karol Wojtyła, Love and Responsibility (New York: Farrar, Straus, Giroux, 1960), 21.
7. Xem W. Norris Clarke, Person and Being (Milwaukee: Marquette University Press, 1993); Wojtyła, Love and Responsibility; Joseph de Finance, Être et agir dans la philosophie de Saint Thomas (Rome: Università Gregoriana, 1960); và John F. Crosby, Personalist Papers (Washington,
DC: The Catholic University of America Press, 2004).
8. John F. Crosby, “A Neglected Source of the Dignity of Persons,” trong Personalist Papers, 12.
9. Wojtyła, Love and Responsibility, 24.
10. Xem Emmanuel Mounier, Personalism, trans. Philip Mairet (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1970).
11. Xem Max Scheler, The Nature of Sympathy, Peter Heath dịch sang tiếng Anh (New Haven: Yale University Press, 1954), chương 3, và Alfred Schutz, “The Problem of Transcendental Subjectivity in Husserl,” trong Alfred Schutz, Collected Papers III (The Hague: Matinus Nijhoff, 1970), 51–91.
12. Xem Scheler, The Nature of Sympathy, chap. ii.
13. Alfred Schutz, The Phenomenology of the Social World, George Walsh and Frederick Lehnert dịch sang tiếng Anh
14. John F. Crosby, “The Emphatic Understanding of Other Persons,” trong Personalist Papers, 34.
15. Alfred Schutz, “Symbol, Reality, Society,” trong Alfred Schutz, Collected Papers I: The Problem of Social Reality 315
16. Ibid., 316.
17. M. Gregg Bloche và Jonathan H. Marks, “When Doctors Go to War,” New England, Journal of Medicine 352, số 1 (6 tháng 1, 2005):3–6.
18. Phần này dựa nhiều vào công trình của Crosby.
19. John Paul II, Sollicitudo Rei Socialis, số 38, có trên trang mạng của Vatican http://www.vatican.va/edocs/ENG0223/_INDEX.HTM.
20. Ibid., no. 39.
21. Xem The 9/11 Commission Report: Final Report of the National Commission on Terrorist Attacks upon the United States (New York: W.W. Norton and Company, 2004), chương 1.
Các cuộc tranh luận đạo đức trên không phải chỉ là những thao tác trong tháp ngà. Chúng diễn ra giữa lúc Hiệp Chúng Quốc đang gây chiến tại Afghanistan và Iraq, và đánh phá những tên khủng bố Al Quaeda khắp thế giới. Trong ít năm đầu sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, Hiệp Chúng Quốc giam cầm hơn 70,000 người khắp hoàn cầu, mang tiếng hơn cả là tại nhà tù Abu Ghraib cũ của Saddham Hussein (4). Năm 2004, thế giới ngỡ ngàng khi thấy các bức hình về tù nhân Iraq đang đứng thành những kim tự tháp bằng người, hay đang trốn chạy khỏi những con chó tấn công, hoặc bị nối vào dây điện. Những hình ảnh khủng khiếp này khiến cả thế giới phẫn nộ. Tuy nhiên cuộc tranh luận về Abu Ghraib chỉ là cuộc tranh luận công khai nhất về chính sách của Mỹ đối với những người bị giam giữ trong “cuộc chiến chống khủng bố”. Hiệp Chúng Quốc còn đang giam giữ hàng trăm tù nhân tại căn cứ quân sự Guantánamo Bay, Cuba. Ở cơ sở này, nhiều lời tố cáo bạo hành và tra tấn đã được gióng lên, trong đó có những lời do chính các nhân viên của FBI và các luật sư quân sự đưa ra. Thí dụ, vào tháng 8 năm 2004, một nhân viên của FBI phúc trình rằng “trong một số dịp, tôi bước vào phòng phỏng vấn và thấy một người bị giam giữ đang bị xiềng cả tay lẫn chân theo thế thai nhi xuống sàn nhà; không một chiếc ghế, thức ăn hay nước uống gì (trong phòng). Phần lớn, họ tiểu và đại tiện ngay tại chỗ, và để mặc như thế suốt 18 đến 24 giờ hay hơn thế nữa. Có một dịp, máy điều hòa không khí bị vặn nhỏ và nhiệt độ trong phòng lạnh đến nỗi người bị giam giữ đi chân không phải run cầm cập vì lạnh… Vào một dịp khác, máy điều hòa không khí bị tắt khiến nhiệt độ trong căn phòng không có quạt lên quá 100 độ (farenheight). Người bị giam giữ gần như bất tỉnh nằm trên sàn, với một mớ tóc bên cạnh. Dường như ông ta thực sự bứt các sợi tóc của mình suốt đêm. Một dịp khác nữa, không phải chỉ có nhiệt độ nóng không chịu nổi, mà người ta còn cho mở nhạc khích động cực kỳ lớn tiếng ngay ở trong phòng và họ làm như thế từ hôm trước, trong khi xiềng người bị giam cả tay lẫn chân theo thế thai nhi xuống nền gạch” (5).
Năm 2003, công chúng được biết rằng các viên chức ở các Bộ Tư Pháp và Quốc Phòng đã tái định nghĩa việc tra tấn, để hợp pháp hóa một số hình thức bạo hành mới đối với người bị giam giữ. Tất cả những khai triển này đặt ra nhiều nghi vấn đạo đức khó giải đáp về việc tại sao Hiệp Chúng Quốc lại sử dụng việc tra tấn.
Điều đáng bối rối là đứng trước những khai triển này, nhiều Kitô hữu đã câm như hến. Những người thường lớn tiếng chống việc phá thai, an tử hay dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu đã chỉ nói rất ít về những vụ bạo hành đầy tai tiếng đối với các tù nhân và các tài liệu về tra tấn. Những người vốn ngưỡng mộ Đức Cố GH Gioan Phaolô II về việc bênh vực nhân quyền cũng đứng im trong khi Hiệp Chúng Quốc bị tố cáo bạo hành người ta.
Một số người kết án việc đối xử tàn bạo đối với người gị giam giữ nhưng lại áp dụng một cách không phê phán các ý niệm về nhân phẩm vào nền chính trị quốc tế. Các định chế quân sự và dân sự phức tạp đã đề xuất và thi hành nhiều chính sách thẩm vấn. Họ làm thế trong ngữ cảnh chính trị, được giới truyền thông và các định chế chính trị giải thích. Những người kết án tra tấn và bạo hành rất thường hay làm ngơ một cách ngây thơ các lực lượng và ngữ cảnh định chế ấy. Họ hành động trên các bình diện trừu tượng mơ hồ, chỉ chú trọng tới các vụ có tính xúc cảm hay giả định.
Ở đây, thay vì thảo luận về hoạt cảnh “trái bom nổ chậm” thông thường và có tính gây chấn động, ta nên tập chú vào vấn đề tương cảm (empathy) và tra tấn. Bằng việc dựa vào lối phân tích theo thuyết nhân vị các chính sách gần đây của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến chống khủng bố, ta sẽ biện luận rằng các chính sách này đang phá hoại một cách nguy hiểm khả năng tương cảm của ta đối với những người bị giam giữ. Trước nhất, ta sẽ vắn tắt phác họa một số tiền giả định căn bản của chủ thuyết nhân vị, qua việc phân biệt giá trị con người và giá trị đồ vật. Thứ hai, qua việc mô tả tương cảm, ta sẽ nhấn mạnh rằng đó là một cách để ta hiểu giá trị của con người. Ta sẽ đặc biệt tập chú vào mối liên hệ mặt đối mặt, bằng cách biện luận rằng đây là mô thức để hiểu nhiều mối liên hệ xã hội khác. Thứ ba, dựa vào các nguồn hiện tượng học, ta nghĩ nên lượng giá tương cảm bằng cách liên hệ nó với tình liên đới giữa mọi người. Thứ tư, trở lại việc đối xử với người bị giam giữ, ta sẽ mô tả việc chính phủ Bush đã sử dụng các nhãn hiệu “người chiến đấu bất hợp pháp” và “khủng bố” ra sao để đặc điểm hóa những người bị tình nghi là khủng bố. Ta sẽ chỉ ra rằng những nhãn hiệu này đã đóng góp ra sao vào các chính sách bôi đen con người và phá hoại tình liên đới. Kết cuộc, ta sẽ xem sét lý do tại sao ta nên tương cảm với những người phạm các hành vi ác, qua việc cho rằng tương cảm và liên đới là những điều chủ yếu cho một trật tự quốc tế công bằng.
Các giả định của chủ thuyết nhân vị
Suy nghĩ về kinh nghiệm hàng ngày, ta thấy một sự khác biệt căn bản giữa con người và đồ vật. Thí dụ, nếu tôi bước vào một lớp học và treo dù vào chỗ để dù, học sinh sẽ ít nghĩ về điều tôi vừa làm. Tuy nhiên, nếu tôi treo dù vào cổ một học sinh, các học sinh khác sẽ nổi giận ngay lập tức. Chúng cảm nghiệm ngay sự khác nhau giữa một người và một đồ vật. Các em dự cảm rằng sử dụng một người để treo dù là có vấn đề về phương diện đạo đức.
Kinh nghiệm của ta về sự khác biệt giữa con người với đồ vật minh hoạ một “vực thẳm lớn lao phân cách thế giới con người với thế giới đồ vật” (6). Không giống đồ vật, con người là hữu thể sống, có lý trí, có một đời sống bên trong xoay quanh chân lý và sự thiện. Họ có được sự tự ý thức về mình và khả năng biết đáp trả người khác. Họ cũng thực thi tự do và tự quyết, tích cực bồi đắp các liên hệ cho đi và nhận lãnh (7). Các khả năng này gợi cho ta thấy người ta có cùng một bản tính chung, giúp phân biệt họ với các đồ vật vô hồn.
Các thuộc tính trên cũng cho thấy giá trị độc đáo của từng mỗi con người cá thể. Nhờ tự do và khả năng tự quyết, mỗi con người đều có nét khác biệt không thể chối cãi. Mọi hữu thể cá biệt (bất luận là người hay đồ vật) đều có những nét thể lý độc đáo cà nhiều đặc điểm khác. Tuy nhiên, về phương diện đạo đức, con người khác đồ vật vì họ không thể thay thế được. Thí dụ, trong các thí nghiệm di truyền học, ta không hề ân hận khi loại bỏ một tế bào và thay thế nó bằng một tế bào khác nhưng ta không thể đề nghị thay thế con người này bằng con người khác. Sở dĩ như thế là vì ta hiểu rằng “bên trên và bên kia các phẩm tính và chủng loại mà họ có chung với người khác, mỗi con người đều là chính họ một cách không thể lặp lại được, và mỗi con người đều có phẩm giá chỉ vì họ là hữu thể không thể lặp lại được là chính họ” (8). Ta khám phá ra rằng “điều không thể thông truyền, điều không thể chuyển nhượng được nơi một con người là nội tại ngay trong chính bản ngã bên trong của con người ấy, trong chính khả năng tự quyết, tức ý chí tự do” (9). Con người có phẩm giá không phải chỉ vì họ sở hữu một bản chất nhân bản chung, nhưng còn là vì họ điển hình hóa bản chất đó một cách độc đáo và không thể lặp lại được (10).
Tương cảm và cuộc sống bên trong của con người
Thay vì bênh vực quan điểm trên về con người, ta nên giả định nó và hướng về tương cảm, một trong các cách để ta biết cuộc sống bên trong của người ta (11). Ta có thể đồng ý một cách trừu tượng rằng người ta có cuộc sống bên trong, nhưng làm thế nào ta hiểu được cuộc sống bên trong này? Ta không tuyệt đối đóng kín đối với nhau, nhưng chia sẻ nhiều cảm nghiệm tri thức và xúc cảm. Tuy thế, những cảm nghiệm này không cung cấp cho ta con đường rõ rệt để bước vào cuộc sống bên trong của người khác (12). Tôi không thể ngay lập tức cảm nghiệm được cuộc sống bên trong của bạn vì việc này đòi tôi phải nhớ mọi cảm nghiệm mà chính bạn đã sống qua. Tôi phải sống qua hết mọi hành vi tâm trí của bạn hệt như chính bạn đã sống qua (13). Nói cách khác, “người ta phải là tôi nếu họ muốn đứng ở chỗ tôi đang đứng để cảm nghiệm chính tôi” (14). Như thế, khi liên hệ với người khác, ta giáp mặt với vấn đề không thể nào đi vào, không thể nào biết hết (hiddenness) cuộc sống bên trong của họ. Nhưng nếu ta không thể cảm nghiệm được người khác y hệt như họ cảm nghiệm chính họ, thì ta vẫn có thể tương cảm với họ, hiểu được “điều gì có thể là điều khiến họ cảm nghiệm điều họ đang cảm nghiệm và bằng cách này, đạt được một tình liên đới nào đó với họ” (“Emphatic Understanding,” 36). Giống nhiều người khác từng viết về nó, ta phân biệt tương cảm với thiện cảm (sympathy) và chỉ tập chú vào tương cảm ở đây mà thôi. Tương cảm chủ yếu là “một phong thái cảm nghiệm người khác trong khi thiện cảm hàm nghĩa một khoảnh khắc yêu thương dành cho người khác” (ibid., 38). Muốn tương cảm, tôi phải điều hướng các cảm nghiệm của tôi khỏi tâm điểm hành động của mình. Theo hình ảnh không gian, thông thường tôi cảm nghiệm hành động của mình như “ở đây” còn hành động của người khác là “ở kia” (15). Để tương cảm, tôi phải hiểu cái “ở kia” của người khác và nhìn nhận rằng “tôi và người đồng loại của tôi, xét theo chủng loại (typically), đều có cùng một cảm nghiệm về thế giới chung nếu chúng tôi đổi chỗ cho nhau; như thế là biến đổi cái ở đây của tôi thành cái ở đây của họ, và cái ở kia của họ thành cái ở kia của tôi” (16). Alfred Schutz gọi điều đó là “tính hỗ tương của vọng nhìn” (reciprocity of perspectives), không có nó, tôi không thể nào tương cảm được.
Thêm vào đó, trừ khi là mình đã có cảm nghiệm của người khác, tôi phải hiểu họ một cách tưởng tượng, tìm ra “tiềm năng hay khả năng” cho họ trong chính tôi (“Emphatic Understanding,” 48). Thí dụ, tôi chưa bao giờ bị giam giữ về tội khủng bố. Tôi cũng chưa bao giờ cảm nghiệm ý muốn giết người vô tội vì lý do tôn giáo. Thành thử, tôi có rất ít khả năng tương cảm với những người bị giam giữ vì khủng bố. Tuy nhiên, tôi có thể tưởng tượng cảm nghiệm của họ có thể là như thế nào. Có lẽ, tôi có thể đọc về các cảm nghiệm bị giam cầm để cố gắng hiểu được điều gì đó về cuộc sống của các tù nhân tại Guantánamo Bay. Hay, tôi có thể nghĩ đến việc tôi giữ niềm tin tôn giáo của tôi một cách mạnh mẽ như thế nào để có thể hiểu được tại sao lại có một ai đó giết người vì niềm tin của mình.
Những thao tác tưởng tượng ấy giúp tôi cảm nghiệm được điều gì đó trong cuộc sống bên trong của người khác. Nhờ các thao tác ấy, tôi có thể nắm bắt không những được điều này là người khác là một chủ thể có ý thức, mà còn cả điều này nữa là họ là một con người có một cuộc sống bên trong và một khả năng hành động một cách có ý thức đối với người khác. Họ là một hữu thể độc đáo và không thể nào thay thế được với một nhân phẩm và giá trị.
Phần lớn ta dễ dàng tương cảm trong một mối liên hệ mặt đối mặt, là mối liên hệ cho phép ta thông đạt và trả lời. Trong mối liên hệ này, tôi chia sẻ cùng một không gian và một thời gian với người khác. Về phương diện không gian, tôi trực tiếp ý thức thân xác họ như “lãnh địa trên đó đang diễn ra các dấu chỉ của ý thức bên trong của họ” (Phenomenology, 163). Về phương diện thời gian, tôi cảm nghiệm với họ dòng chẩy của thời gian trong đó “chúng tôi cùng trở nên già hơn với nhau” (ibid., 166). Tôi ý thức về họ như một con người có ý thức và sự sống, và hình dung ra “dòng ý thức của họ như đang cùng chẩy song song với dòng ý thức của tôi” (ibid.).
Đối tác của tôi có thể hay không có thể hỗ tương đáp trả ý thức của tôi về họ. Thí dụ, Schutz mô tả mối liên hệ giữa các hành khách xe lửa hay xe buýt. Tôi nhìn một ai đó trên một chuyến xe buýt, người này không biết là tôi đang nhìn họ. Tuy nhiên, chúng tôi có chung một mối liên hệ về không gian và thời gian, và “cùng trở nên già hơn với nhau” trong suốt hành trình xe buýt này. Trong một chuyến xe khác, người bạn đồng hành với tôi đáp trả sự chú ý của tôi và chuyện trò với tôi. Trong cả hai trường hợp, tôi đều ở trong mối liên hệ mặt đối mặt trong đó, tôi chia sẻ một điều gì đó thuộc cuộc sống bên trong của người khác. Các mối liên hệ mặt đối mặt cho phép ta điều chỉnh các hiểu lầm. Sự gần gũi về không gian và thời gian cho phép người ta thích ứng được với hành vi của người khác, giả định được các nguyên động lực và đặc điểm tính nết, và mục kích hành vi của nhau. Tôi có thể hiểu lầm bạn trong lúc chuyện vãn, hình dung ra dòng ý thức của bạn một cách không hẳn nắm bắt được điều thực sự đang diễn ra. Lúc ấy, bạn có thể sửa sai tôi, cho phép tôi nắm bắt được cuộc sống bên trong của bạn một cách chính xác hơn. Như thế, chúng ta có sự đáp ứng và chỉnh sửa, dần dần sẽ dẫn chúng ta tới chỗ hiểu biết cuộc sống bên trong của nhau nhiều hơn (ibid., 171–72).
Tương cảm có thể nguy hiểm hay không? Tương cảm và liên đới
Tuy thế, trong mối liên hệ mặt đối mặt, rất có thể tôi tương cảm với một ai đó chỉ để làm hại họ. Thí dụ, các thẩm vấn viên có thể sử dụng điều họ biết về người bị giam giữ làm phương thế thu lượm tin tức. Thực vậy, gần đây, nhân viên y tế có tường trình rằng các tâm lý gia và phân tâm gia từng tham dự các cuộc lấy cung đã cung cấp cho các thẩm vấn viên các tín liệu về yếu điểm tâm lý của những người bị giam giữ (17). Rõ ràng, ta có thể lạm dụng tương cảm, và tự nó, tương cảm không che chở đủ để chống lại các chính sách gây hại cho con người.
Để bảo vệ giá trị của con người, ta phải có tình liên đới, nhiên hậu mới tương cảm với người khác được. Liên đới là “thuộc về nhau cách nào đó, là cảm thức sâu sắc về tình cộng đoàn” trong đó, người ta cảm nhận mình là “các thành viên của cùng một cơ chế” (“Emphatic Understanding,” 59) (18). Dù nó đánh động ta về xúc cảm, liên đới đòi ta phải quyết ý với nó, phải vun xưới “một quyết tâm vững chắc và bền bỉ”, phải cam kết với "ích chung” (19). Muốn có cơ sở vững chắc cho liên đới, ta phải ý thức được cả tính nhân bản chung lẫn cái hiểu về giá trị riêng của từng người. Với liên đới, ta “nhìn nhận lẫn nhau như những con người”, cảm thức rõ trách nhiệm của ta đối với người khác, và mong muốn sửa lại các bất công (20).
Dùng tưởng tượng, tôi có thể liên kết liên đới với tương cảm bằng cách nghĩ đến những đặc điểm của nhân tính và đặc tính bất chuyển nhượng trong việc con người thủ đắc các vai trò xã hội. Thí dụ, Schutz mô tả việc ta có thể nghĩ ra sao về một công nhân bưu điện (Phenomenology, 184–85). Khi tôi gửi một lá thư, tôi giả định sẽ có một thư ký bưu điện lựa thư ấy rồi chuyển nó đi. Tôi chia sẻ cùng một khung thời gian, tuy không cùng một khung không gian, với viên thư ký này, và nghĩ về họ trong liên hệ với chức năng xã hội của họ. Chỉ họa hoằn lắm tôi mới xét xem anh ta cảm nhận ra sao khi chuyển bức thư của tôi đi. Phần lớn những khi khác, tôi chỉ giả định vai trò xã hội của người này làm kiến thức nền để tôi dùng mà bơi lội trong thế giới xã hội. Tuy nhiên, tôi có thể dùng tưởng tượng mà xét xem người này thi hành công việc của mình ra sao. Có thể không bao giờ tôi biết được điều gì đó về cuộc sống bên trong của họ nhưng thỉnh thoảng, tôi vẫn có thể nhắc cho mình nhớ rằng họ có một cuộc sống bên trong. Tôi luôn luôn giữ mình ở một khoảng cách đáng kể đối với người này nhưng vẫn có thể cố gắng liên kết tương cảm với liên đới một cách có ý thức.
Nếu tôi liên kết được tương cảm với liên đới một cách có ý thức, tôi sẽ thấy khó mà nhận chìm con người vào những vai trò vô danh, không mặt mũi. Thí dụ, những người đặt kế hoạch và thi hành các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 quả đã đồng hóa hàng nghìn người làm việc trong Trung Tâm Thương Mại Thế Giới với những nhãn hiệu vô danh, coi họ chỉ còn là “kẻ thù”, “những tên vô đạo” hay “Do Thái” hơn là những con người tới đó làm việc và thi hành các bổn phận hàng ngày.
Đối với những kẻ tấn công khủng bố, họ thiếu bất cứ phẩm tính làm người nào, thay vào đó chỉ được coi như bọn Mỹ khốn kiếp vốn thù ghét Hồi Giáo mà thôi. Xem ra, những người tấn công ấy đã chẳng thực hiện bất cứ cố gắng nào để nghĩ đến những con người cụ thể và do đó đã bác bỏ ý niệm liên đới giữa mọi con người. Sự dửng dưng cố ý ấy đối với con người đã tạo ra sự khủng khiếp của ngày 11 tháng 9 (21).
Để tóm lược phần thảo luận về tương cảm và liên đới, ta thấy liên đới ngăn tay ta không lạm dụng tương cảm. Ta phải luôn nhớ đến không những đặc tính phi thường và bất chuyển nhượng của con người mà còn cả tình hiệp thông giữa con người với nhau nữa. Ta không thể chấp nhận một cách bất phê phán những nhãn hiệu dùng để bôi đen con người và hợp pháp hóa các chính sách bạo hành. Thay vào đó, ta cần thử nghiệm tính thoả đáng của các chính sách này bằng cách cân nhắc cuộc sống chủ quan của người khác. Quan trọng hơn cả, ta phải hành động chống lại các ý niệm lệch lạc về con người bằng cách dấn thân cam kết cho liên đới.
Còn 2 kỳ
Ghi chú
1. John Paul II, Kinh Truyền Tin, 27 tháng 6, 2004. http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/angelus/2004/documents/hf_jp-ii_ang_20040627_en.html.
2. Charles Aldinger, “Pentagon: Geneva Convention Doesn’t Cover Detainees,” Reuters, 11 tháng 1, 2002.
3. “Michael Walzer, “The Problem of Dirty Hands.” Bài của Walzer được sao chép trong rất nhiều tuyển tập. Xem Sanford Levinson, Torture: A Collection (Oxford: Oxford University Press, 2004).
4. Về con số 70,000 người, xem phúc trình của Ân Xá Quốc Tế, “Guantánamo and beyond:The continuing pursuit of unchecked executive power,” ngày 13 tháng 5, 2005, có tại http://web.amnesty.org/library/Index/ENGAMR510632005.
5. Thông tư này có trên trang mạng của American Civil Liberties Union, http://www.aclu.org/torturefoia/released/FBI.121504.5053.pdf.
6. Karol Wojtyła, Love and Responsibility (New York: Farrar, Straus, Giroux, 1960), 21.
7. Xem W. Norris Clarke, Person and Being (Milwaukee: Marquette University Press, 1993); Wojtyła, Love and Responsibility; Joseph de Finance, Être et agir dans la philosophie de Saint Thomas (Rome: Università Gregoriana, 1960); và John F. Crosby, Personalist Papers (Washington,
DC: The Catholic University of America Press, 2004).
8. John F. Crosby, “A Neglected Source of the Dignity of Persons,” trong Personalist Papers, 12.
9. Wojtyła, Love and Responsibility, 24.
10. Xem Emmanuel Mounier, Personalism, trans. Philip Mairet (Notre Dame: University of Notre Dame Press, 1970).
11. Xem Max Scheler, The Nature of Sympathy, Peter Heath dịch sang tiếng Anh (New Haven: Yale University Press, 1954), chương 3, và Alfred Schutz, “The Problem of Transcendental Subjectivity in Husserl,” trong Alfred Schutz, Collected Papers III (The Hague: Matinus Nijhoff, 1970), 51–91.
12. Xem Scheler, The Nature of Sympathy, chap. ii.
13. Alfred Schutz, The Phenomenology of the Social World, George Walsh and Frederick Lehnert dịch sang tiếng Anh
14. John F. Crosby, “The Emphatic Understanding of Other Persons,” trong Personalist Papers, 34.
15. Alfred Schutz, “Symbol, Reality, Society,” trong Alfred Schutz, Collected Papers I: The Problem of Social Reality 315
16. Ibid., 316.
17. M. Gregg Bloche và Jonathan H. Marks, “When Doctors Go to War,” New England, Journal of Medicine 352, số 1 (6 tháng 1, 2005):3–6.
18. Phần này dựa nhiều vào công trình của Crosby.
19. John Paul II, Sollicitudo Rei Socialis, số 38, có trên trang mạng của Vatican http://www.vatican.va/edocs/ENG0223/_INDEX.HTM.
20. Ibid., no. 39.
21. Xem The 9/11 Commission Report: Final Report of the National Commission on Terrorist Attacks upon the United States (New York: W.W. Norton and Company, 2004), chương 1.
Sinh viên Hồi giáo Indonesia thăm Tòa thánh
Trầm Thiên Thu
06:49 13/09/2011
Ý (UCANews, 13-9-2011) – Ngày 10-9-2011, trưởng tổ chức sinh viên đông nhất Indonesia đã gặp viên chức cao cấp của Tòa thánh về đối thoại liên tôn, gởi lời mời ĐGH Bênêđictô XVI đến thăm đất nước Hồi giáo đông nhất thế giới vào năm 2012.
BBC cho biết cuộc viếng thăm này diễn ra trong khi căng thẳng leo thang ở phía Đông TP Ambon, thuộc Indonesia, thủ phủ quần đảo Molucca, nơi có 5 người tử vong và 80 người bị thương trong vụ xung đột tôn giáo tại đám tang một tài xế taxi Hồi giáo bị giết. Vụ này bị đổ tội cho các Kitô hữu.
Cũng theo BBC, bạo lực giữa Hồi giáo và Kitô giáo trong những năm 1999 và 2002 đã làm 5.000 người chết và 500 người mất nhà ở.
Phái đoàn HMI (Association of Indonesian Muslim Students – Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo Indonesia) đã gặp ĐHY Jean-Louis Tauran, người Pháp, chủ tịch Hội đồng Đối thoại Liên tôn (the Pontifical Council for Interreligious Dialogue).
HMI sẽ tổ chức Hội nghị Giới trẻ Liên tôn Toàn cầu (Global Interfaith Youth Conference)) tại Bali vào cuối năm 2012.
LM Markus Solo Kewuta, một viên chức người Indonesia thuộc Hội đồng Đối thoại Liên tôn và là người triệu tập cuộc họp, nói: “Indonesia sẽ rất vui được tiếp đón ĐGH Bênêđictô XVI tới tham dự”.
ĐHY Tauran chào đón lời mời mà không nhận xét gì thêm. ĐGH tiếp nhận nhiều lời mời và cẩn thận chọn lựa một số chuyến thăm hàng năm.
ĐHY Tauran bày tỏ ủng hộ HMI và vui mừng với sáng kiến này, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “đồi thoại thực sự sẽ không xảy ra tại Tòa thánh mà ở các giáo hội địa phương và ở mức cơ bản”.
Trưởng HMI nói rằng không thông báo cho các ĐGM Indonesia hoặc Sứ thần Tòa thánh về kế hoạch chuyến đi này.
Phái đoàn sinh viên cũng trao cho ĐHY Tauran một hồ sơ về cuộc xung đột mới đây giữa Tin Lành và chính quyền địa phương, cho thấy rằng đa số các cuộc xung đột tại Indonesia đều có nguyên nhân chính trị. Hội đồng Đối thoại Liên tôn nói rằng sẽ nghiên cứu hồ sơ dù ngoài phạm vi.
Với hơn 1 triệu thành viên, HMI là tổ chức sinh viên Hồi giáo lâu đời nhất, lớn nhất và uy tín nhất tại Indonesia. ĐHY Tauran cũng đã đến thăm Indonesia hồi tháng 11-2009.
BBC cho biết cuộc viếng thăm này diễn ra trong khi căng thẳng leo thang ở phía Đông TP Ambon, thuộc Indonesia, thủ phủ quần đảo Molucca, nơi có 5 người tử vong và 80 người bị thương trong vụ xung đột tôn giáo tại đám tang một tài xế taxi Hồi giáo bị giết. Vụ này bị đổ tội cho các Kitô hữu.
Cũng theo BBC, bạo lực giữa Hồi giáo và Kitô giáo trong những năm 1999 và 2002 đã làm 5.000 người chết và 500 người mất nhà ở.
Phái đoàn HMI (Association of Indonesian Muslim Students – Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo Indonesia) đã gặp ĐHY Jean-Louis Tauran, người Pháp, chủ tịch Hội đồng Đối thoại Liên tôn (the Pontifical Council for Interreligious Dialogue).
HMI sẽ tổ chức Hội nghị Giới trẻ Liên tôn Toàn cầu (Global Interfaith Youth Conference)) tại Bali vào cuối năm 2012.
LM Markus Solo Kewuta, một viên chức người Indonesia thuộc Hội đồng Đối thoại Liên tôn và là người triệu tập cuộc họp, nói: “Indonesia sẽ rất vui được tiếp đón ĐGH Bênêđictô XVI tới tham dự”.
ĐHY Tauran chào đón lời mời mà không nhận xét gì thêm. ĐGH tiếp nhận nhiều lời mời và cẩn thận chọn lựa một số chuyến thăm hàng năm.
ĐHY Tauran bày tỏ ủng hộ HMI và vui mừng với sáng kiến này, nhưng ngài nhấn mạnh rằng “đồi thoại thực sự sẽ không xảy ra tại Tòa thánh mà ở các giáo hội địa phương và ở mức cơ bản”.
Trưởng HMI nói rằng không thông báo cho các ĐGM Indonesia hoặc Sứ thần Tòa thánh về kế hoạch chuyến đi này.
Phái đoàn sinh viên cũng trao cho ĐHY Tauran một hồ sơ về cuộc xung đột mới đây giữa Tin Lành và chính quyền địa phương, cho thấy rằng đa số các cuộc xung đột tại Indonesia đều có nguyên nhân chính trị. Hội đồng Đối thoại Liên tôn nói rằng sẽ nghiên cứu hồ sơ dù ngoài phạm vi.
Với hơn 1 triệu thành viên, HMI là tổ chức sinh viên Hồi giáo lâu đời nhất, lớn nhất và uy tín nhất tại Indonesia. ĐHY Tauran cũng đã đến thăm Indonesia hồi tháng 11-2009.
Sứ điệp ĐTC gửi các tham dự viên cuộc Gặp gỡ Hòa bình tại Đức
LM Trần Đức Anh OP
06:51 13/09/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 cổ võ các tôn giáo đề ra các sáng kiến nhắm kiến tạo hòa bình trong nhân loại.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp gửi các vị lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật chính trị, văn hóa tham dự cuộc gặp gỡ về hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại thành phố Munich, nam Đức, từ ngày 11 đến 13-9-2011. Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Marx, TGM giáo phận Munich, trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ chiều chúa nhật 11-9-2011.
Ngài nhắc đến chủ đề cuộc gặp gỡ lần này là ”Sống chung - số phận của con người” và nhận định rằng đề tài này nhắc nhở chúng ta rằng con người được liên kết với nhau. Sống chung, xét cho cùng, là một xu hướng trực tiếp xuất phát từ chính thân phận làm người. Vì thế, bổn phận của chúng ta là mang lại một nội dung tích cực cho thân phận này. Sống chung có thể trở thành sống chống lại nhau, thành hỏa ngục, nếu chúng ta không học cách đón nhận nhau, nếu mỗi người chỉ muốn là mình. Nhưng cởi mở đối với tha nhân, trao tặng mình cho tha nhân cũng có thể là một hồng ân...”
ĐTC cũng kêu gọi mọi người ”không những học sống cạnh nhau, nhưng còn sống với nhau, nghĩa là chúng ta cần học cởi mở tâm hồn đối với tha nhân, để cho những người đồng loại tham phần vào những vui mừng, hy vọng và lo âu của chúng ta nữa”.
Đề cập đến vai trò của tôn giáo, ĐTC cảnh giác rằng ”Nếu tôn giáo thất bại trong việc gặp gỡ với Thiên Chúa, biến Chúa thành mình, thay vì nâng mình lên hướng về Thiên Chúa, và biến Thiên Chúa thành sở hữu của chúng ta, thì khi ấy tôn giáo có thể góp phần làm băng hoại hòa bình. Trái lại nếu tôn giáo dẫn tới Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc mọi người, thì tôn giáo sẽ trở thành một sức mạnh hòa bình. Chúng ta biết rằng cả trong Kitô giáo cũgn đã có những sự bóp méo hình ảnh Thiên Chúa, đưa tới sự phá hủy hòa bình. Vì thế, tất cả chúng ta được mời gọi để cho Thiên Chúa thanh tẩy chúng ta, hầu trở thành những con người hòa bình”.
ĐTC nhận xét rằng trong 25 năm qua, ”từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của các vị lãnh tạo tôn giáo về hòa bình ở Assisi, đã có nhiều sáng kiến hòa giải và hòa bình, mang lại hy vọng, nhưng rất tiếc là cũng có nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, nhiều bước thụt lùi. Những hành vi bạo lực và khủng bố kinh hoàng thường bóp nghẹt hy vọng sống chung hòa bình của gia đình nhân loại vào lúc bình minh của Ngàn Năm Thứ Ba, những cuộc xung đột trước đây âm ỷ dưới lớp tro nay lại bùng lên và thêm vào đó có những cuộc xung đột và các vấn đề mới. Tất cả những điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng hòa bình là một sứ mệnh trường kỳ được ủy thác cho chúng ta và đồng thời cũng là một hồng ân cần phải cầu xin”.
Cuộc gặp gỡ quốc tế về Hòa Bình do Cộng đồng thánh Egidio ở Roma tổ chức tiến hành tại thành phố Munich, miền nam Đức, với sự tham dự của hàng trăm vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị đến từ 60 quốc gia.
Chương trình gặp gỡ gồm có 34 cuộc hội thảo bàn tròn về rất nhiều đề tài khác nhau, như: Tự do tôn giáo con đường hòa bình; có thể có hòa bình giữa người Israel và Palestine hay không; các tôn giáo tại Á châu: thách đố tân thời v.v.. (SD 12-9-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp gửi các vị lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật chính trị, văn hóa tham dự cuộc gặp gỡ về hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức tại thành phố Munich, nam Đức, từ ngày 11 đến 13-9-2011. Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Marx, TGM giáo phận Munich, trong buổi khai mạc cuộc gặp gỡ chiều chúa nhật 11-9-2011.
Ngài nhắc đến chủ đề cuộc gặp gỡ lần này là ”Sống chung - số phận của con người” và nhận định rằng đề tài này nhắc nhở chúng ta rằng con người được liên kết với nhau. Sống chung, xét cho cùng, là một xu hướng trực tiếp xuất phát từ chính thân phận làm người. Vì thế, bổn phận của chúng ta là mang lại một nội dung tích cực cho thân phận này. Sống chung có thể trở thành sống chống lại nhau, thành hỏa ngục, nếu chúng ta không học cách đón nhận nhau, nếu mỗi người chỉ muốn là mình. Nhưng cởi mở đối với tha nhân, trao tặng mình cho tha nhân cũng có thể là một hồng ân...”
ĐTC cũng kêu gọi mọi người ”không những học sống cạnh nhau, nhưng còn sống với nhau, nghĩa là chúng ta cần học cởi mở tâm hồn đối với tha nhân, để cho những người đồng loại tham phần vào những vui mừng, hy vọng và lo âu của chúng ta nữa”.
Đề cập đến vai trò của tôn giáo, ĐTC cảnh giác rằng ”Nếu tôn giáo thất bại trong việc gặp gỡ với Thiên Chúa, biến Chúa thành mình, thay vì nâng mình lên hướng về Thiên Chúa, và biến Thiên Chúa thành sở hữu của chúng ta, thì khi ấy tôn giáo có thể góp phần làm băng hoại hòa bình. Trái lại nếu tôn giáo dẫn tới Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc mọi người, thì tôn giáo sẽ trở thành một sức mạnh hòa bình. Chúng ta biết rằng cả trong Kitô giáo cũgn đã có những sự bóp méo hình ảnh Thiên Chúa, đưa tới sự phá hủy hòa bình. Vì thế, tất cả chúng ta được mời gọi để cho Thiên Chúa thanh tẩy chúng ta, hầu trở thành những con người hòa bình”.
ĐTC nhận xét rằng trong 25 năm qua, ”từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của các vị lãnh tạo tôn giáo về hòa bình ở Assisi, đã có nhiều sáng kiến hòa giải và hòa bình, mang lại hy vọng, nhưng rất tiếc là cũng có nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, nhiều bước thụt lùi. Những hành vi bạo lực và khủng bố kinh hoàng thường bóp nghẹt hy vọng sống chung hòa bình của gia đình nhân loại vào lúc bình minh của Ngàn Năm Thứ Ba, những cuộc xung đột trước đây âm ỷ dưới lớp tro nay lại bùng lên và thêm vào đó có những cuộc xung đột và các vấn đề mới. Tất cả những điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng hòa bình là một sứ mệnh trường kỳ được ủy thác cho chúng ta và đồng thời cũng là một hồng ân cần phải cầu xin”.
Cuộc gặp gỡ quốc tế về Hòa Bình do Cộng đồng thánh Egidio ở Roma tổ chức tiến hành tại thành phố Munich, miền nam Đức, với sự tham dự của hàng trăm vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị đến từ 60 quốc gia.
Chương trình gặp gỡ gồm có 34 cuộc hội thảo bàn tròn về rất nhiều đề tài khác nhau, như: Tự do tôn giáo con đường hòa bình; có thể có hòa bình giữa người Israel và Palestine hay không; các tôn giáo tại Á châu: thách đố tân thời v.v.. (SD 12-9-2011)
ĐTC Benedictô XVI gặp các Gia đình, các Linh mục
LM Trần Đức Anh OP
06:53 13/09/2011
ANCONA - Chiều chúa nhật 11-9-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ các gia đình và các linh mục, cũng như các cặp đính hôn, tại thành phố Ancona, trung Italia.
Ban sáng chúa nhật 11-9-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ tại thành phố cảng Ancona cách Roma 200 cây số về hướng đông bắc, cùng với 300 GM, 1.500 LM trước sự hiện diện của 100 ngàn tín hữu để bế mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc Italia lần thứ 25. Ban trưa ngài đã dùng bữa với các GM và một số đại diện của những người thất nghiệp và dân nghèo.
Ban chiều, vào lúc 5 giờ tại nhà thờ chính tòa thánh Ciriaco của tổng giáo phận Ancona, ĐTC đã gặp gỡ hàng trăm gia đình và các LM đến từ nhiều nơi ở Italia, ngồi chật thánh đường cổ kính này. Theo chủ ý của Đức Cha Eduardo Menichelli, TGM sở tại, và ban tổ chức, ĐTC gặp chung các LM và các gia đình, để nói lên sự liên hệ mật thiết và bổ túc cho nhau giữa hai bí tích Truyền chức thánh và Hôn phối. Cả hai cùng phục vụ tình hiệp thông dựa trên bí tích rửa tội và Thánh Thể.
Gặp các linh mục và các gia đình
Trong bài huấn dụ tại cuộc gặp gỡ đơn sơ, sau lời chào mừng của Đức TGM Menichelli, ĐTC đã quy hướng bí tích truyền chức thánh và hôn phối vào nguồn mạch duy nhất là Thánh Thể. Ngài nói:
”Cả hai bậc sống này đều có cùng căn cội trong tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình để cứu độ nhân loại; cả hai đều được kêu gọi thi hành một sứ vụ chung, đó là làm chứng tá làm cho tình yêu ấy hiện diện để phục vụ cộng đoàn, để xây dựng dân Chúa (Xc Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1534). Trước tiên viễn tượng này giúp vượt thắng cái nhìn thu hẹp về gia đình, coi gia đình chỉ là đối tượng của hoạt động mục vụ mà thôi. Dĩ nhiên, trong thời buổi khó khăn hiện nay, gia đình cần được quan tâm đặc biệt, nhưng không vì thế mà coi nhẹ căn tính và trách nhiệm đặc thù của gia đình. Gia đình là sự phong phú đối với đôi vợ chồng, là thiện ích không thể thay thế được đối với con cái, là nền tảng không thể thiếu được cửu xã hội, là cộng đồng sinh tử đối với hành trình của Giáo Hội.
Và ĐTC nhắn nhủ các LM rằng:
”Các LM thân mến, do hồng ân anh em đã nhận lãnh trong bí tích Truyền chức, trong tư cách là mục tử, anh em được kêu gọi phục vụ cộng đoàn Giáo Hội là “gia đình của các gia đình”, và yêu thương mỗi người với con tim tận tụy, liên lỷ và trung thành: anh em là dấu chỉ sinh động gợi lại Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử nhân lành duy nhất. Anh em hãy trở nên đồng hình dạng với Chúa, phù hợp với lối sống của Chúa, qua việc phục vụ toàn diện và trọn vẹn cho Chúa như sự độc thân biểu lộ điều ấy. Cả linh mục cũng có một chiều kích phu phụ; đó là hoàn toàn đồng cảm với trái tim của Chúa Kitô vị Hôn Phu, Đấng ban sự sống cho Giáo Hội hôn thê của Ngài (Tông Huấn Sacramentum caritatis, 24). Hãy vun trồng cuộc sống thân mật với Lời Chúa, là ánh sáng chỉ đường cho anh em. Việc trung thành cử hành thánh lễ hằng ngày là nơi mà anh em kín múc sức mạnh để hiến thân mỗi ngày trong sứ vụ và liên tục sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa: chính Ngài là nơi ở và là gia sản của anh em. Anh em cần làm chứng về điều đó cho các gia đình và cho mỗi người mà Chúa đặt trên đường đời của anh em, cả trong những hoàn cảnh rất khó khăn (Xc ibid. 80). Anh em hãy khuyến các đôi vợ chồng, chia sẻ trách nhiệm giáo dục của họ, giúp họ liên tục canh tân ơn thánh hôn nhân của họ. Hãy giúp gia đình giữ vai chính trong hoạt động mục vụ. Hãy cởi mở hiếu khách và từ bi, cả với những người gặp khó khăn nhiều trong việc chu toàn các nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn và với những người lỗi các nghĩa vụ ấy.
”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, hôn nhân của anh chị em ăn rễ sâu trong xác tín ”Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8) và theo Chúa Kitô có nghĩa là ”ở lại trong tình yêu” (Xc Ga 15,9-10). Sự kết hiệp của anh chị em - như thánh Phaolô đã dạy - chính là dấu chỉ bí tích tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội (Xc Ep 5,32), tình yêu tới mức tột đỉnh trên Thánh Giá và ”được biểu hiện và thực thi trong Thánh Thể” (Tông Huấn Sacramentum caritatis, 29). Mầu Nhiệm Thánh Thể ngày càng ảnh hưởng sâu xa hơn trong đời sống hằng ngày của anh chị em: hãy lấy hứng và sức mạnh từ Bí tích này để sống quan hệ vợ chồng của anh chị em và thi hành sứ mạng giáo dục mà anh chị em được kêu gọi chu toàn; hãy xây dựng gia đình của anh em trong sự hiệp nhất, là hồng ân đến từ trên cao và nuôi dưỡng sự dấn thân của anh chị em trong Giáo Hội và thăng tiến một thế giới công bằng và huynh đệ. Hãy yêu mến các linh mục của anh em, quí chuộng sự phục vụ quảng đại của các linh mục. Hãy biết chịu đựng những giới hạn của các vị, nhưng không bao giờ quên đòi các vị phải là những thừa tác viên gương mẫu nơi anh em, nói với anh em về Thiên Chúa và dẫn anh chị em về với Ngài. Tình huynh đệ của anh chị em là một trợ lực tinh thần quí giá cho các linh mục trong những thử thách của cuộc sống.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các linh mục và các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy luôn luôn biết tìm thấy trong Thánh Lễ sức mạnh để sống sự thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa trong sự tha thứ, hiến thân cho nhau và trong niềm biết ơn. Hoạt động hằng ngày của anh chị em hãy bắt nguồn và có trung tâm trong sự hiệp thông bí tích để tất cả được làm vì danh Chúa Kitô. Như thế, hy tế tình yêu của Chúa Kitô sẽ biến đổi anh chị em, đến độ làm cho anh chị em ”trở thành một thân thể và một tinh thần trong Chúa” (Xc Ep 4,4-6)
Gặp các cặp đính hôn
Sau khi ban phép lành kết thúc cuộc gặp gỡ, ĐTC đã đến quảng trường Plesbiscito, Dân Ý, là 1 trong 4 quảng trường quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Ancona. Tại đây đã có 500 cặp đính hôn và hàng ngàn các tín hữu khác chờ đợi ĐTC, trước một khán đài đơn sơ. Chủ đề cuộc gặp gỡ là: ”Mỗi thế hệ trẻ là rượu ngon mới của Chúa Giêsu cho Giáo Hội và thế giới”.
Sau lời chào mừng và giới thiệu của Đức TGM sở tại, một cặp đính hôn, anh Massimiliano Bossio và Fabiana Frapiccini đã đại diện mọi người bày tỏ lòng biết ơn và trình bày lên ĐTC những khó khăn và vấn đề của họ, nhất là tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, như tại cảng Ancona này, khiến nhiều cặp nam nữ chưa dám tiến tới việc lập gia đình.
Về phần ĐTC, trong bài huấn dụ sau bài Tin Mừng theo thánh Gioan kể lại sự tích Tiệc Cưới Cana: Chúa Giêsu biến nước thành rượu ngon, ngài đã dựa vào bài Tin Mừng này để nhắc đến tình trạng ngày nay bàn tiệc có bao nhiêu cao lương mỹ vị nhưng thiếu rượu của ngày lễ. Đó cũng là tình trạng của nhiều cặp đính hôn gặp khó khăn trong việc tìm được công ăn việc làm vững chắc. Tình trạng này góp phần làm cho nhiều cặp hoãn lại quyết định chung kết, và ảnh hưởng tiêu cực trên sự tăng trưởng của xã hội. ĐTC nói:
”Thiếu rượu ngày lễ cùng là tình trạng một nền văn hóa có xu hướng tách khỏi các tiêu chuẩn luân lý rõ ràng: trong sự hoang mang, mất định hướng, mỗi người bị thúc đẩy mạnh ai nấy lo, nhiều khi chỉ giới hạn trong chu vi của hiện tại mà thôi. Sự phân hóa các tế bào cộng đồng cũng phản ảnh qua thái độ duy tương đối, làm thương tổn các giá trị nền tảng... Thuộc về nền văn hóa thiếu rượu đại lễ, cũng là thái độ có vẻ là đề cao thân xác, nhưng trong thực tế là coi nhẹ tính dục và có xu hướng làm sao sống tính dục bên ngoài bối cảnh hiệp thông cuộc sống và tình yêu.
”Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ đương đầu với các thách đố đó! Đừng bao giờ đánh mất hy vọng. Hãy can đảm, cả trong những khó khăn, hãy tiếp tục kiên trì trong đức tin. Hãy chắc chắn rằng trong mọi hoàn cảnh các bạn vẫn được yêu thương và được tình thương của Thiên Chúa giữ gìn, Chúa là sức mạnh của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là gặp gỡ Chúa, nhất là trong kinh nguyện bản thân và cộng đoàn, kiên trì, trung thành giống như con đường tình yêu của các bạn: yêu mến Thiên Chúa và cảm thấy Chúa yêu thương. Không điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa! Tiếp đến, hãy tin chắc rằng Giáo Hội cũng gần gũi các bạn, nâng đỡ các bạn, và không ngừng nhìn các bạn với lòng tín nhiệm. Giáo Hội biết rằng các bạn khao khát các giá trị, những giá trị đích thực, và xây dựng căn nhà của các bạn trên đó, thực là điều bõ công. Giá trị của đức tin, của nhân vị, của gia đình và những quan hệ nhân bản, của công bằng. Các bạn đừng nản trí trước những thiếu sót có vẻ dập tắt niềm vui trên bàn ăn của cuộc sống. Tại tiệc cưới Cana, khi hết rượu, Mẹ Maria đã mời những người giúp việc thưa với Chúa Giêsu và dạy họ một điều rõ ràng: Bất cứ điều gì Người dạy, các ông hãy làm theo” (Ga 2,5). Hãy đón nhận những lời ấy, những lời cuối cùng của Mẹ Maria được thuật lại trong các sách Tin Mừng, như một di chúc tinh thần của Mẹ, và các bạn sẽ luôn được niềm vui của đại lễ: Chúa Giêsu chính là rượu của ngày lễ.
Tiếp tục bài nói chuyện với các cặp nam nữ đính hôn tại Ancona, ĐTC nói:
”Như những người đính hôn, các bạn đang sống một mùa đặc biệt duy nhất, mở ra sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ và giúp khám phá vẻ đẹp của cuộc sống cho nhau và quí giá đối với nhau.. Hãy sống khẩn trương đặc tính tiệm tiến (gradualità) và sự thật của con đường ấy. Các bạn đừng từ bỏ theo đuổi lý tưởng cao cả của tình yêu, là phản ánh và là bằng chứng tình yêu của Thiên Chúa! Nhưng làm thế nào để sống giai đoạn này trong cuộc đời các bạn, làm chứng về tình yêu trong cộng đoàn? Trước tiên tôi muốn nói với các bạn hãy tránh khép kín trong những quan hệ chỉ biết có nhau mà thôi, tạo ra một thứ an ninh giả tạo: trái lại hãy làm sao cho quan hệ của các bạn trở thành men gợi lên một sự hiện diện tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong cộng đoàn. Và rồi đừng quên rằng, để có tính chất chân thực, tình yêu đòi phải qua một tiến trình trưởng thành, đi từ giai đoạn thu hút nhau ban đầu, từ sự cảm thấy thoải đối với người yêu, hãy học cách mong muốn điều tốt lành cho người yêu. Tình yêu sống bằng sự nhưng không, hy sinh bản thân, tha thứ và tôn trọng lẫn nhau.
ĐTC cũng nhắn nhủ các cặp đính hôn hãy sống giai đoạn này trong sự chờ đợi tín thác sẽ hiến thân cho nhau trong hôn nhân. Ngài nói: ”Ngay từ bây giờ, các bạn hãy học về tự do của sự chung thủy, đưa tới sự giữ gìn nhau, đến độ sống cho nhau. Hãy chuẩn bị chọn lựa với xác tín chung kết, đi kèm tình yêu: đó là đặc tính bất khả phân ly. Trước khi điều này là một điều kiện, nó là một hồng ân cần được mong ước, được yêu cầu và sống thực, vượt lên trên mọi hoàn cảnh thay đổi của con người. Các bạn đừng theo não trạng thịnh hành cho rằng chung sống trước với nhau là một bảo đảm cho tương lai. Đốt các giai đoạn như thế rốt cuộc sẽ đốt luôn tình yêu, tình yêu cần phải tôn trọng thời gian và đặc tính tiệm tiến trong sự diễn tả, cần dành không gian cho Chúa Kitô, Đấng có thể làm cho tình yêu con người nên chung thủy, hạnh phúc và bất khả phân ly. Lòng trung thành và sự liên tục trong sự yêu thương nhau làm cho các bạn có khả năng cởi mở đón nhận sự sống, trở thành cha mẹ. Sự vững bền trong sự kết hiệp của các bạn trong bí tích hôn phối sẽ giúp con cái mà Thiên Chúa muốn ban cho các bạn đặc tăng trưởng trong sự tín thác nơi cuộc sống. Chung thủy, bất khả phân ly và thông truyền sự sống, đó là những cột trụ của mỗi gia đình, là công ích chân thực, là gia sản quí giá cho toàn thể xã hội.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các cặp đính hôn kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC lúc 6 giờ 15 phút chiều. Liền đó, ĐTC ra hải cảng, đáp trực thăng đậu tại đây để bay về Castel Gandolfo, kết thúc chuyến viếng thăm thứ 24 dài 9 tiếng đồng hồ tại Italia. Chuyến viếng thăm thứ 25 tới đây ngài sẽ thực hiện tại giáo phận Lamezia Terme ở miền nam Italia vào ngày 9-10 tới đây.
Ban sáng chúa nhật 11-9-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ tại thành phố cảng Ancona cách Roma 200 cây số về hướng đông bắc, cùng với 300 GM, 1.500 LM trước sự hiện diện của 100 ngàn tín hữu để bế mạc Đại hội Thánh Thể toàn quốc Italia lần thứ 25. Ban trưa ngài đã dùng bữa với các GM và một số đại diện của những người thất nghiệp và dân nghèo.
Ban chiều, vào lúc 5 giờ tại nhà thờ chính tòa thánh Ciriaco của tổng giáo phận Ancona, ĐTC đã gặp gỡ hàng trăm gia đình và các LM đến từ nhiều nơi ở Italia, ngồi chật thánh đường cổ kính này. Theo chủ ý của Đức Cha Eduardo Menichelli, TGM sở tại, và ban tổ chức, ĐTC gặp chung các LM và các gia đình, để nói lên sự liên hệ mật thiết và bổ túc cho nhau giữa hai bí tích Truyền chức thánh và Hôn phối. Cả hai cùng phục vụ tình hiệp thông dựa trên bí tích rửa tội và Thánh Thể.
Gặp các linh mục và các gia đình
Trong bài huấn dụ tại cuộc gặp gỡ đơn sơ, sau lời chào mừng của Đức TGM Menichelli, ĐTC đã quy hướng bí tích truyền chức thánh và hôn phối vào nguồn mạch duy nhất là Thánh Thể. Ngài nói:
”Cả hai bậc sống này đều có cùng căn cội trong tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình để cứu độ nhân loại; cả hai đều được kêu gọi thi hành một sứ vụ chung, đó là làm chứng tá làm cho tình yêu ấy hiện diện để phục vụ cộng đoàn, để xây dựng dân Chúa (Xc Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1534). Trước tiên viễn tượng này giúp vượt thắng cái nhìn thu hẹp về gia đình, coi gia đình chỉ là đối tượng của hoạt động mục vụ mà thôi. Dĩ nhiên, trong thời buổi khó khăn hiện nay, gia đình cần được quan tâm đặc biệt, nhưng không vì thế mà coi nhẹ căn tính và trách nhiệm đặc thù của gia đình. Gia đình là sự phong phú đối với đôi vợ chồng, là thiện ích không thể thay thế được đối với con cái, là nền tảng không thể thiếu được cửu xã hội, là cộng đồng sinh tử đối với hành trình của Giáo Hội.
Và ĐTC nhắn nhủ các LM rằng:
”Các LM thân mến, do hồng ân anh em đã nhận lãnh trong bí tích Truyền chức, trong tư cách là mục tử, anh em được kêu gọi phục vụ cộng đoàn Giáo Hội là “gia đình của các gia đình”, và yêu thương mỗi người với con tim tận tụy, liên lỷ và trung thành: anh em là dấu chỉ sinh động gợi lại Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử nhân lành duy nhất. Anh em hãy trở nên đồng hình dạng với Chúa, phù hợp với lối sống của Chúa, qua việc phục vụ toàn diện và trọn vẹn cho Chúa như sự độc thân biểu lộ điều ấy. Cả linh mục cũng có một chiều kích phu phụ; đó là hoàn toàn đồng cảm với trái tim của Chúa Kitô vị Hôn Phu, Đấng ban sự sống cho Giáo Hội hôn thê của Ngài (Tông Huấn Sacramentum caritatis, 24). Hãy vun trồng cuộc sống thân mật với Lời Chúa, là ánh sáng chỉ đường cho anh em. Việc trung thành cử hành thánh lễ hằng ngày là nơi mà anh em kín múc sức mạnh để hiến thân mỗi ngày trong sứ vụ và liên tục sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa: chính Ngài là nơi ở và là gia sản của anh em. Anh em cần làm chứng về điều đó cho các gia đình và cho mỗi người mà Chúa đặt trên đường đời của anh em, cả trong những hoàn cảnh rất khó khăn (Xc ibid. 80). Anh em hãy khuyến các đôi vợ chồng, chia sẻ trách nhiệm giáo dục của họ, giúp họ liên tục canh tân ơn thánh hôn nhân của họ. Hãy giúp gia đình giữ vai chính trong hoạt động mục vụ. Hãy cởi mở hiếu khách và từ bi, cả với những người gặp khó khăn nhiều trong việc chu toàn các nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn và với những người lỗi các nghĩa vụ ấy.
”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, hôn nhân của anh chị em ăn rễ sâu trong xác tín ”Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8) và theo Chúa Kitô có nghĩa là ”ở lại trong tình yêu” (Xc Ga 15,9-10). Sự kết hiệp của anh chị em - như thánh Phaolô đã dạy - chính là dấu chỉ bí tích tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội (Xc Ep 5,32), tình yêu tới mức tột đỉnh trên Thánh Giá và ”được biểu hiện và thực thi trong Thánh Thể” (Tông Huấn Sacramentum caritatis, 29). Mầu Nhiệm Thánh Thể ngày càng ảnh hưởng sâu xa hơn trong đời sống hằng ngày của anh chị em: hãy lấy hứng và sức mạnh từ Bí tích này để sống quan hệ vợ chồng của anh chị em và thi hành sứ mạng giáo dục mà anh chị em được kêu gọi chu toàn; hãy xây dựng gia đình của anh em trong sự hiệp nhất, là hồng ân đến từ trên cao và nuôi dưỡng sự dấn thân của anh chị em trong Giáo Hội và thăng tiến một thế giới công bằng và huynh đệ. Hãy yêu mến các linh mục của anh em, quí chuộng sự phục vụ quảng đại của các linh mục. Hãy biết chịu đựng những giới hạn của các vị, nhưng không bao giờ quên đòi các vị phải là những thừa tác viên gương mẫu nơi anh em, nói với anh em về Thiên Chúa và dẫn anh chị em về với Ngài. Tình huynh đệ của anh chị em là một trợ lực tinh thần quí giá cho các linh mục trong những thử thách của cuộc sống.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các linh mục và các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy luôn luôn biết tìm thấy trong Thánh Lễ sức mạnh để sống sự thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa trong sự tha thứ, hiến thân cho nhau và trong niềm biết ơn. Hoạt động hằng ngày của anh chị em hãy bắt nguồn và có trung tâm trong sự hiệp thông bí tích để tất cả được làm vì danh Chúa Kitô. Như thế, hy tế tình yêu của Chúa Kitô sẽ biến đổi anh chị em, đến độ làm cho anh chị em ”trở thành một thân thể và một tinh thần trong Chúa” (Xc Ep 4,4-6)
Gặp các cặp đính hôn
Sau khi ban phép lành kết thúc cuộc gặp gỡ, ĐTC đã đến quảng trường Plesbiscito, Dân Ý, là 1 trong 4 quảng trường quan trọng nhất ở trung tâm thành phố Ancona. Tại đây đã có 500 cặp đính hôn và hàng ngàn các tín hữu khác chờ đợi ĐTC, trước một khán đài đơn sơ. Chủ đề cuộc gặp gỡ là: ”Mỗi thế hệ trẻ là rượu ngon mới của Chúa Giêsu cho Giáo Hội và thế giới”.
Sau lời chào mừng và giới thiệu của Đức TGM sở tại, một cặp đính hôn, anh Massimiliano Bossio và Fabiana Frapiccini đã đại diện mọi người bày tỏ lòng biết ơn và trình bày lên ĐTC những khó khăn và vấn đề của họ, nhất là tình trạng công ăn việc làm bấp bênh, như tại cảng Ancona này, khiến nhiều cặp nam nữ chưa dám tiến tới việc lập gia đình.
Về phần ĐTC, trong bài huấn dụ sau bài Tin Mừng theo thánh Gioan kể lại sự tích Tiệc Cưới Cana: Chúa Giêsu biến nước thành rượu ngon, ngài đã dựa vào bài Tin Mừng này để nhắc đến tình trạng ngày nay bàn tiệc có bao nhiêu cao lương mỹ vị nhưng thiếu rượu của ngày lễ. Đó cũng là tình trạng của nhiều cặp đính hôn gặp khó khăn trong việc tìm được công ăn việc làm vững chắc. Tình trạng này góp phần làm cho nhiều cặp hoãn lại quyết định chung kết, và ảnh hưởng tiêu cực trên sự tăng trưởng của xã hội. ĐTC nói:
”Thiếu rượu ngày lễ cùng là tình trạng một nền văn hóa có xu hướng tách khỏi các tiêu chuẩn luân lý rõ ràng: trong sự hoang mang, mất định hướng, mỗi người bị thúc đẩy mạnh ai nấy lo, nhiều khi chỉ giới hạn trong chu vi của hiện tại mà thôi. Sự phân hóa các tế bào cộng đồng cũng phản ảnh qua thái độ duy tương đối, làm thương tổn các giá trị nền tảng... Thuộc về nền văn hóa thiếu rượu đại lễ, cũng là thái độ có vẻ là đề cao thân xác, nhưng trong thực tế là coi nhẹ tính dục và có xu hướng làm sao sống tính dục bên ngoài bối cảnh hiệp thông cuộc sống và tình yêu.
”Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ đương đầu với các thách đố đó! Đừng bao giờ đánh mất hy vọng. Hãy can đảm, cả trong những khó khăn, hãy tiếp tục kiên trì trong đức tin. Hãy chắc chắn rằng trong mọi hoàn cảnh các bạn vẫn được yêu thương và được tình thương của Thiên Chúa giữ gìn, Chúa là sức mạnh của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là gặp gỡ Chúa, nhất là trong kinh nguyện bản thân và cộng đoàn, kiên trì, trung thành giống như con đường tình yêu của các bạn: yêu mến Thiên Chúa và cảm thấy Chúa yêu thương. Không điều gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa! Tiếp đến, hãy tin chắc rằng Giáo Hội cũng gần gũi các bạn, nâng đỡ các bạn, và không ngừng nhìn các bạn với lòng tín nhiệm. Giáo Hội biết rằng các bạn khao khát các giá trị, những giá trị đích thực, và xây dựng căn nhà của các bạn trên đó, thực là điều bõ công. Giá trị của đức tin, của nhân vị, của gia đình và những quan hệ nhân bản, của công bằng. Các bạn đừng nản trí trước những thiếu sót có vẻ dập tắt niềm vui trên bàn ăn của cuộc sống. Tại tiệc cưới Cana, khi hết rượu, Mẹ Maria đã mời những người giúp việc thưa với Chúa Giêsu và dạy họ một điều rõ ràng: Bất cứ điều gì Người dạy, các ông hãy làm theo” (Ga 2,5). Hãy đón nhận những lời ấy, những lời cuối cùng của Mẹ Maria được thuật lại trong các sách Tin Mừng, như một di chúc tinh thần của Mẹ, và các bạn sẽ luôn được niềm vui của đại lễ: Chúa Giêsu chính là rượu của ngày lễ.
Tiếp tục bài nói chuyện với các cặp nam nữ đính hôn tại Ancona, ĐTC nói:
”Như những người đính hôn, các bạn đang sống một mùa đặc biệt duy nhất, mở ra sự kỳ diệu của cuộc gặp gỡ và giúp khám phá vẻ đẹp của cuộc sống cho nhau và quí giá đối với nhau.. Hãy sống khẩn trương đặc tính tiệm tiến (gradualità) và sự thật của con đường ấy. Các bạn đừng từ bỏ theo đuổi lý tưởng cao cả của tình yêu, là phản ánh và là bằng chứng tình yêu của Thiên Chúa! Nhưng làm thế nào để sống giai đoạn này trong cuộc đời các bạn, làm chứng về tình yêu trong cộng đoàn? Trước tiên tôi muốn nói với các bạn hãy tránh khép kín trong những quan hệ chỉ biết có nhau mà thôi, tạo ra một thứ an ninh giả tạo: trái lại hãy làm sao cho quan hệ của các bạn trở thành men gợi lên một sự hiện diện tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong cộng đoàn. Và rồi đừng quên rằng, để có tính chất chân thực, tình yêu đòi phải qua một tiến trình trưởng thành, đi từ giai đoạn thu hút nhau ban đầu, từ sự cảm thấy thoải đối với người yêu, hãy học cách mong muốn điều tốt lành cho người yêu. Tình yêu sống bằng sự nhưng không, hy sinh bản thân, tha thứ và tôn trọng lẫn nhau.
ĐTC cũng nhắn nhủ các cặp đính hôn hãy sống giai đoạn này trong sự chờ đợi tín thác sẽ hiến thân cho nhau trong hôn nhân. Ngài nói: ”Ngay từ bây giờ, các bạn hãy học về tự do của sự chung thủy, đưa tới sự giữ gìn nhau, đến độ sống cho nhau. Hãy chuẩn bị chọn lựa với xác tín chung kết, đi kèm tình yêu: đó là đặc tính bất khả phân ly. Trước khi điều này là một điều kiện, nó là một hồng ân cần được mong ước, được yêu cầu và sống thực, vượt lên trên mọi hoàn cảnh thay đổi của con người. Các bạn đừng theo não trạng thịnh hành cho rằng chung sống trước với nhau là một bảo đảm cho tương lai. Đốt các giai đoạn như thế rốt cuộc sẽ đốt luôn tình yêu, tình yêu cần phải tôn trọng thời gian và đặc tính tiệm tiến trong sự diễn tả, cần dành không gian cho Chúa Kitô, Đấng có thể làm cho tình yêu con người nên chung thủy, hạnh phúc và bất khả phân ly. Lòng trung thành và sự liên tục trong sự yêu thương nhau làm cho các bạn có khả năng cởi mở đón nhận sự sống, trở thành cha mẹ. Sự vững bền trong sự kết hiệp của các bạn trong bí tích hôn phối sẽ giúp con cái mà Thiên Chúa muốn ban cho các bạn đặc tăng trưởng trong sự tín thác nơi cuộc sống. Chung thủy, bất khả phân ly và thông truyền sự sống, đó là những cột trụ của mỗi gia đình, là công ích chân thực, là gia sản quí giá cho toàn thể xã hội.
Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các cặp đính hôn kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC lúc 6 giờ 15 phút chiều. Liền đó, ĐTC ra hải cảng, đáp trực thăng đậu tại đây để bay về Castel Gandolfo, kết thúc chuyến viếng thăm thứ 24 dài 9 tiếng đồng hồ tại Italia. Chuyến viếng thăm thứ 25 tới đây ngài sẽ thực hiện tại giáo phận Lamezia Terme ở miền nam Italia vào ngày 9-10 tới đây.
Huấn Từ của Đức Thánh Cha trong Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ 25
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:00 13/09/2011
"Một linh đao Thánh Thể là một liều thuốc giải độc thật sự cho cá nhân chủ nghĩa"
Ancona, Ý, ngày 11 tháng 9, 2011 (Zenit.org) - Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của các Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ 25
Anh chị em rất thân yêu!
Sáu năm trước đây, cuộc hành trình tông đồ đầu tiên ở Ý của triều đại giáo hoàng của tôi đã dẫn tôi đến Bari dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia lần thứ 24. Hôm nay tôi được đến để long trọng kết thúc Đại Hội lần thứ 25, tại đây ở Ancona. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì những giây phút cảm động này của Hội Thánh, là những giây phút gia tăng tình yêu của chúng ta đối với Thánh Thể và nhìn thấy nhau hợp nhất chung quanh Bí Tích Thánh Thể! Bari và Ancona, hai thành phố dễ thương nằm cạnh bờ biển Adriatic; hai thành phố có lịch sử và đời sống Kitô hữu phong phú; hai thành phố mở ra về phía Đông, với nền văn hóa và đời sống tâm linh của chúng; hai thành phố được trở nên gần gũi hơn nhờ những chủ đề của các Đại Hội Thánh Thể: Ở Bari, chúng ta đã được nhắc nhở rằng "chúng ta không thể sống mà không có Chủ Nhật" như thế nào; hôm nay chúng ta tụ họp dưới nhan đề "Bí tích Thánh Thể cho cuộc sống hàng ngày."
Trước khi cống hiến anh chị em một vài suy tư, tôi muốn cám ơn anh chị em vì sự tham gia nhiệt tình của anh chị em: Trong anh chị em tôi ôm hôn toàn thể Giáo Hội tại Ý trong tinh thần. Tôi xin nói lên lời chào mừng biết ơn đối với chủ tịch của hội đồng giám mục, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, vì những lời ưu ái ĐHY đã dành cho tôi thay cho tất cả anh chị em; đối với vị Đại Diện tôi tại Đại Hội này là ĐHY Giovanni Battista Re; Đức TGM Ancona-Osimo, Đức Cha Edoardo Menichelli, giám mục của thành này, của tỉnh Marche và rất nhiều người tụ tập từ tất cả các phần của đất nước. Cùng với họ, tôi chào đón các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, và các tín hữu giáo dân, trong đó tôi thấy có nhiều gia đình và người trẻ. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cơ quan dân sự và quân sự cùng tất cả những người, tùy theo khả năng khác nhau, đã góp phần vào sự thành công của biến cố này.
"Lời này chói tai quá! Ai mà nghe được?” (Ga 6:60). Trực diện với bài giảng của Chúa Giêsu về Bánh Hằng Sống, trong Hội Đường Do Thái ở Capernaum, phản ứng của các môn đệ, nhiều người trong họ đã bỏ Chúa Giêsu, không mấy khác xa sự kháng cự của chúng ta trước món quà hoàn toàn tự hiến mà Người đã ban. Bởi vì trên thực tế, chấp nhận món quà này có nghĩa là quên đi chính mình, để cho mình bị thu hút vào và biến đổi đến độ sống bởi Người, như Thánh Tông Đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta trong Bài Đọc Thứ Hai: “Nếu chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà chúng ta có chết cũng là chết cho Chúa. Vì vậy, dù sống hay chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.”(Rm 14:08).
"Lời nói này chói tai quá!" Nó chói tai vì chúng ta thường nhầm lẫn giữa tự do với việc không bị xích xiềng, với một xác tín có rằng tự mình có thể làm được mọi việc mà không cần đến Thiên Chúa, Ngài bị coi như là một sự hạn chế đối với sự tự do. Đây là một ảo tưởng mà chẳng bao lâu sẽ trở thành ảo mộng, tạo ra tình trạng bất ổn cùng lo sợ, và điều nghịch lý là nó sẽ đưa đến việc ao ước những xiềng xích trong quá khứ như dân Israel đã làm trong sa mạc “Ước gì chúng tôi chết vào tay Đức Chúa tại Ai Cập,” (Xh 16:03), như chúng ta đã nghe. Trên thực tế, chỉ nhờ mở lòng ra cho Thiên Chúa, trong việc chấp nhận món quà của Ngài, mà chúng ta mới thật sự được tự do, tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi là điều đã làm méo mó con người và khả năng để phục vụ lợi ích thực sự của anh em.
“Lời nói này chói tay quá!” Chói tai bởi vì con người thường có ảo giác rằng mình có thể “biến đá thành bánh”. Sau khi loại Thiên Chúa ra ngoài, hoặc khoan hồng coi Ngài như một sự lựa chọn riêng tư mà không được can thiệp vào đời sống công cộng, như một số ý thức hệ chủ trương tổ chức xã hội bằng sức mạnh của quyền lực và kinh tế đang làm. Lịch sử cho chúng ta thấy một cách bi thảm rằng mục tiêu đảm bảo sự phát triển, hạnh phúc vật chất và hòa bình cho mọi người, được thực hiện mà không có Thiên Chúa và mạc khải của Ngài, đã dẫn đến việc cho người ta những hòn đá thay vì bánh. Anh chị em thân mến, bánh là "kết quả của lao công con người," và trong chân lý này bao gồm tất cả mọi trách nhiệm được Thiên Chúa trao vào bàn tay và tài khéo léo của chúng ta; nhưng trước hết bánh cũng là “kết quả của hoa mầu ruộng đất,” nhận được ánh sáng mặt trời và mưa từ Trời Cao: Đó là một món quà cần cầu xin, là điều lấy đi tất cả sự kiêu căng và làm cho chúng ta cầu xin với lòng tín thác của khiêm nhường: “Xin Cha (...), cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6:11).
Con người không có khả năng ban sự sống cho chính mình và chỉ hiểu được mình nhờ Thiên Chúa: chính mối liên hệ với Ngài cung cấp cho nhân loại chúng ta tính thống nhất cùng làm cho cuộc sống của chúng ta nên tốt lành và công chính. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin cho Danh Ngài được cà sáng, cho Ý Ngài được thể hiện. Điều đầu tiên là chúng ta phải phục hồi tính ưu việt của Thiên Chúa trong thế gian và trong cuộc sống của mình, bởi chính tính ưu việt này cho phép chúng ta tái khám phá ra sự thật về con người mình là ai, và nhờ biết và làm theo Thánh Ý Thiên Chúa mà chúng ta tìm thấy sự tốt lành thật của mình, để dành thì giờ và không gian cho Thiên Chúa, ngõ hầu Ngài trở thành trung tâm sống còn của cuộc đời chúng ta.
Chúng ta phải bắt đầu từ đâu như nguồn mạch để phục hồi và tái khẳng định tính ưu việt của Thiên Chúa? Từ Thánh Thể: Ở đây Thiên Chúa biến chính Mình gần như thành của ăn cho chúng ta, ở đây Ngài trở thành sức mạnh trên con đường thường thì khó khăn, ở đây Ngài biến Mình thành sự hiện diện thân tình có khả năng biến đổi con người. Lề Luật ban cho ông Môsê được coi như "bánh bởi Trời", nhờ đó dân Israel đã trở thành dân Thiên Chúa, còn trong Chúa Giêsu, Lời cuối cùng và dứt khoát của Thiên Chúa làm người, đến để gặp gỡ chúng ta như một Người. Người, Ngôi Lời Hằng Hữu, là manna thật, là Bánh Hằng Sống (x. Ga 6:32-35) và thực thi những công việc của Thiên Chúa là tin vào Ngưới (x. Ga 6:28-29). Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu tóm tắt toàn thể cuộc sống của Người trong một cử chỉ được ghi trong nghi thức Chúc Tụng Thiên Chúa của Lễ Vượt Qua, một cử chỉ nói lên rằng Người sống như Chúa Con tạ ơn Chúa Cha vì tình yêu bao la của Ngài. Chúa Giêsu bẻ bánh và chia sẻ, nhưng với một chiều sâu mới, bởi vì Người ban chính Mình Người. Người cầm lấy chén rượu và chia sẻ nó để tất cả có thể uống từ nó, nhưng với cử chỉ này Người đã ban cho chúng ta "giao ước mới trong máu Người", Người cho đi chính Mình Người. Chúa Giêsu làm trước công việc yêu thương tột cùng, trong sự vâng phục Thánh Ý Chúa Cha: Hy Tế Thập Giá. Sự sống của Người sẽ bị cất đi trên Thập Giá, nhưng giờ đây Người đã tự mình dâng hiến sự sống ấy. Như thế cái chết của Đức Kitô không đơn thuần là một cuộc hành quyết bạo tàn, nhưng đã được Người biến đổi thành một hành động tự nguyện, tự hiến yêu thương; Người đi đến chiến thắng qua chính cái chết và xác nhận sự tốt lành của tạo vật đến từ tay Thiên Chúa, bị ô nhục bởi tội lỗi và cuối cùng được cứu chuộc. Chúng ta đến được với món quà vĩ đại này trong Bí Tích Thánh Thể: Thiên Chúa hiến Mình cho chúng ta, để mở cuộc đời của chúng ta ra cho Người, để liên kết nó với mầu nhiệm của tình yêu Thập Giá, để biến nó thành một tham dự viên trong mầu nhiệm muôn đời từ đó chúng ta đến và nếm trước điều kiện mới của cuộc sống sung mãn trong Thiên Chúa, trong sự mong đợi cuộc sống ấy mà chúng ta sống.
Tuy nhiên, việc bắt đầu từ Thánh Thể để tái khẳng định tính ưu việt của Thiên Chúa đòi hỏi những gì nơi cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Các bạn thân yêu, sự hiệp thông Thánh Thể (rước Lễ) tách rời chúng ta khỏi cá nhân chủ nghĩa của mình, truyền đạt tinh thần của Đức Kitô đã chết và phục sinh, làm cho chúng ta nên giống Người, kết hợp chúng ta mật thiết với anh em trong mầu nhiệm hiệp thông là Hội Thánh, nơi mà một Tấm Bánh duy nhất làm cho nhiều người trở nên một thân thể (x. 1 Cor 10:17), thực hiện lời cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu thời sơ khai được tường thuật trong sách Didache (Giáo Huấn của các Tông Đồ): "như bánh này bị bẻ ra nằm rải rác trên các ngọn đồi, và được kết hợp thành chỉ một điều, như thế Hội Thánh của anh chị em từ những biên giới của thế gian được tụ tập trong Nước Thiên Chúa "(IX, 4). Thánh Thể nâng đỡ và biến đổi toàn bộ cuộc sống hàng ngày. Như tôi đã nhắc nhở trong thông điệp đầu tiên của tôi, "Sự hiệp thông Thánh Thể bao gồm thực tại của cả việc đang được yêu thương và yêu thương tha nhân", ví lý do đó mà "một Thánh Thể mà không vượt đến việc thực hành cụ thể đức ái thì tự bản chất đã bị phân chia thành nhiều mảnh" ("Deus Caritas Est, "14).
Hai ngàn năm lịch sử của Hội Thánh đầy những vị thánh nam nữ mà cuộc đời của các ngài là một dấu chỉ hùng hồn cho việc hiệp thông với Thiên Chúa, từ Bí tích Thánh Thể phát sinh ra một tinh thần mới và nhiệt thành sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm ở tất cả mọi mức độ của đời sống cộng đồng; như thế nảy sinh từ đó một sự phát triển xã hội tích cực, trong đó con người ở trung tâm, đặc biệt là những người nghèo đói, bệnh tật và cùng cực. Được nuôi dưỡng bởi Đức Kitô là cách sống không xa lạ và dửng dưng với số phận của anh em mình, nhưng dấn thân vào chính lý lẽ của tình yêu và món quà hy lễ của Thập Giá, người nào có thể quỳ gối trước Thánh Thể, rước Mình Thánh Chúa, thì trong đời sống thường nhật, không thể không quan tâm đến những tình trạng bất xứng đối với con người, có thể cúi mình xuống để chăm sóc những người nghẻo túng, có thể bẻ bánh của mình mà chia sẻ với những người đói, chia nước của mình với những người khát, cho những người rách rưới ăn mặc, thăm viếng những người đau yếu và bị tù đày (x. Mt 25:34-36). Người ấy sẽ có thể thấy trong tất cả mọi người chính Chúa, là Đấng đã không ngần ngại ban toàn thể con người của Mình cho chúng ta và để cứu độ chúng ta. Do đó, một linh đạo Thánh Thể là một liều thuốc giải độc thực sự đối với cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường biểu thị cho cuộc sống hàng ngày, và dẫn đến tái khám phá ra việc cho đi một cách nhưng không, là trung tâm của các liên hệ, bắt đầu với gia đình, với quan tâm đặc biệt để hàn gắn những vết thương của các gia đình bị đổ vỡ. Một linh đạo Thánh Thể là linh hồn của một cộng đồng hội thánh thắng vượt được những chia rẽ và chống đối cùng đề cao tính đa dạng của các đặc sủng và các thừa tác vụ khác nhau được dùng mà phục vụ sự hợp nhất, sức sống và sứ mệnh của Hội Thánh. Một linh đạo Thánh Thể là một cách để khôi phục phẩm giá lại cho những ngày của con người và, do đó, công việc của họ, trong việc tìm kiếm sự dung hòa giữa những thời gian mừng lễ và gia đình, cùng trong các quyết tâm vượt qua sự bấp bênh của tạm bợ và nạn thất nghiệp. Một linh đạo Thánh Thể cũng sẽ giúp chúng ta để tiếp cận các hình thức khác nhau của sự yếu đuối của con người với ý thức rằng chúng không làm xáo trộn những giá trị của người, nhưng đòi hỏi sự gần gũi, chấp nhận và giúp đỡ. Được rút ra từ Bánh Hằng Sống là sức sống của một khả năng giáo dục được canh tân, chú tâm đến việc làm chứng cho các giá trị cơ bản của đời sống, của việc học tập, cùng di sản tinh thần và văn hóa; sức sống của nó sẽ làm cho chúng ta sống trong những thành phố của con người với lòng sẵn sàng lăn mình vào chân trời công ích để xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ hơn.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy rời vùng đất Marche này với sức mạnh của Thánh Thể trong sự thẩm thấu liên tục giữa mầu nhiệm mà chúng ta cử hành và những hoàn cảnh sống hàng ngày của chúng ta. Không có gì là thực sự nhân bản mà không tìm thấy nơi Thánh Thể một cách hợp lý để sống trong sự viên mãn: do đó cuộc sống hằng ngày trở thành một nơi thờ phượng trong tinh thần, để sống theo sự ưu việt của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong sự liên hệ với Đức Kitô và như một của lễ dâng lên Chúa Cha (x. Tông Huấn hậu THĐ “Sacramentum Caritatis,” 17). Phải, “người ta không chỉ sống bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4): Chúng ta sống nhờ vâng nghe Lời này, là Bánh Hằng Sống, đến độ phó thác chính mình, như Thánh Phêrô, với sự hiểu biết nhờ tình yêu: “Lạy Chúa, chúng con sẽ theo ai? Thầy có những lời ban sự sống đời đời. Chúng con đã tin và xác tín rằng Thầy chính là Ðấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6: 68-69).
Như Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy trở thành một “cung lòng” sẵn sàng hiến tặng Chúa Giêsu cho dân chúng của thời đại chúng ta, làm thức tỉnh niềm mong ước thầm kín tận đáy lòng một ơn cứu độ chỉ đến từ Người. Chúc anh chị em, toàn thể Hội Thánh ở nước Ý, một cuộc hành trình tốt đẹp với Đức Kitô là Bánh Hằng Sống!
Ancona, Ý, ngày 11 tháng 9, 2011 (Zenit.org) - Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của các Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia Ý lần thứ 25
Anh chị em rất thân yêu!
Sáu năm trước đây, cuộc hành trình tông đồ đầu tiên ở Ý của triều đại giáo hoàng của tôi đã dẫn tôi đến Bari dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Gia lần thứ 24. Hôm nay tôi được đến để long trọng kết thúc Đại Hội lần thứ 25, tại đây ở Ancona. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì những giây phút cảm động này của Hội Thánh, là những giây phút gia tăng tình yêu của chúng ta đối với Thánh Thể và nhìn thấy nhau hợp nhất chung quanh Bí Tích Thánh Thể! Bari và Ancona, hai thành phố dễ thương nằm cạnh bờ biển Adriatic; hai thành phố có lịch sử và đời sống Kitô hữu phong phú; hai thành phố mở ra về phía Đông, với nền văn hóa và đời sống tâm linh của chúng; hai thành phố được trở nên gần gũi hơn nhờ những chủ đề của các Đại Hội Thánh Thể: Ở Bari, chúng ta đã được nhắc nhở rằng "chúng ta không thể sống mà không có Chủ Nhật" như thế nào; hôm nay chúng ta tụ họp dưới nhan đề "Bí tích Thánh Thể cho cuộc sống hàng ngày."
Trước khi cống hiến anh chị em một vài suy tư, tôi muốn cám ơn anh chị em vì sự tham gia nhiệt tình của anh chị em: Trong anh chị em tôi ôm hôn toàn thể Giáo Hội tại Ý trong tinh thần. Tôi xin nói lên lời chào mừng biết ơn đối với chủ tịch của hội đồng giám mục, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, vì những lời ưu ái ĐHY đã dành cho tôi thay cho tất cả anh chị em; đối với vị Đại Diện tôi tại Đại Hội này là ĐHY Giovanni Battista Re; Đức TGM Ancona-Osimo, Đức Cha Edoardo Menichelli, giám mục của thành này, của tỉnh Marche và rất nhiều người tụ tập từ tất cả các phần của đất nước. Cùng với họ, tôi chào đón các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, và các tín hữu giáo dân, trong đó tôi thấy có nhiều gia đình và người trẻ. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cơ quan dân sự và quân sự cùng tất cả những người, tùy theo khả năng khác nhau, đã góp phần vào sự thành công của biến cố này.
"Lời này chói tai quá! Ai mà nghe được?” (Ga 6:60). Trực diện với bài giảng của Chúa Giêsu về Bánh Hằng Sống, trong Hội Đường Do Thái ở Capernaum, phản ứng của các môn đệ, nhiều người trong họ đã bỏ Chúa Giêsu, không mấy khác xa sự kháng cự của chúng ta trước món quà hoàn toàn tự hiến mà Người đã ban. Bởi vì trên thực tế, chấp nhận món quà này có nghĩa là quên đi chính mình, để cho mình bị thu hút vào và biến đổi đến độ sống bởi Người, như Thánh Tông Đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta trong Bài Đọc Thứ Hai: “Nếu chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà chúng ta có chết cũng là chết cho Chúa. Vì vậy, dù sống hay chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.”(Rm 14:08).
"Lời nói này chói tai quá!" Nó chói tai vì chúng ta thường nhầm lẫn giữa tự do với việc không bị xích xiềng, với một xác tín có rằng tự mình có thể làm được mọi việc mà không cần đến Thiên Chúa, Ngài bị coi như là một sự hạn chế đối với sự tự do. Đây là một ảo tưởng mà chẳng bao lâu sẽ trở thành ảo mộng, tạo ra tình trạng bất ổn cùng lo sợ, và điều nghịch lý là nó sẽ đưa đến việc ao ước những xiềng xích trong quá khứ như dân Israel đã làm trong sa mạc “Ước gì chúng tôi chết vào tay Đức Chúa tại Ai Cập,” (Xh 16:03), như chúng ta đã nghe. Trên thực tế, chỉ nhờ mở lòng ra cho Thiên Chúa, trong việc chấp nhận món quà của Ngài, mà chúng ta mới thật sự được tự do, tự do khỏi ách nô lệ của tội lỗi là điều đã làm méo mó con người và khả năng để phục vụ lợi ích thực sự của anh em.
“Lời nói này chói tay quá!” Chói tai bởi vì con người thường có ảo giác rằng mình có thể “biến đá thành bánh”. Sau khi loại Thiên Chúa ra ngoài, hoặc khoan hồng coi Ngài như một sự lựa chọn riêng tư mà không được can thiệp vào đời sống công cộng, như một số ý thức hệ chủ trương tổ chức xã hội bằng sức mạnh của quyền lực và kinh tế đang làm. Lịch sử cho chúng ta thấy một cách bi thảm rằng mục tiêu đảm bảo sự phát triển, hạnh phúc vật chất và hòa bình cho mọi người, được thực hiện mà không có Thiên Chúa và mạc khải của Ngài, đã dẫn đến việc cho người ta những hòn đá thay vì bánh. Anh chị em thân mến, bánh là "kết quả của lao công con người," và trong chân lý này bao gồm tất cả mọi trách nhiệm được Thiên Chúa trao vào bàn tay và tài khéo léo của chúng ta; nhưng trước hết bánh cũng là “kết quả của hoa mầu ruộng đất,” nhận được ánh sáng mặt trời và mưa từ Trời Cao: Đó là một món quà cần cầu xin, là điều lấy đi tất cả sự kiêu căng và làm cho chúng ta cầu xin với lòng tín thác của khiêm nhường: “Xin Cha (...), cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Mt 6:11).
Con người không có khả năng ban sự sống cho chính mình và chỉ hiểu được mình nhờ Thiên Chúa: chính mối liên hệ với Ngài cung cấp cho nhân loại chúng ta tính thống nhất cùng làm cho cuộc sống của chúng ta nên tốt lành và công chính. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin cho Danh Ngài được cà sáng, cho Ý Ngài được thể hiện. Điều đầu tiên là chúng ta phải phục hồi tính ưu việt của Thiên Chúa trong thế gian và trong cuộc sống của mình, bởi chính tính ưu việt này cho phép chúng ta tái khám phá ra sự thật về con người mình là ai, và nhờ biết và làm theo Thánh Ý Thiên Chúa mà chúng ta tìm thấy sự tốt lành thật của mình, để dành thì giờ và không gian cho Thiên Chúa, ngõ hầu Ngài trở thành trung tâm sống còn của cuộc đời chúng ta.
Chúng ta phải bắt đầu từ đâu như nguồn mạch để phục hồi và tái khẳng định tính ưu việt của Thiên Chúa? Từ Thánh Thể: Ở đây Thiên Chúa biến chính Mình gần như thành của ăn cho chúng ta, ở đây Ngài trở thành sức mạnh trên con đường thường thì khó khăn, ở đây Ngài biến Mình thành sự hiện diện thân tình có khả năng biến đổi con người. Lề Luật ban cho ông Môsê được coi như "bánh bởi Trời", nhờ đó dân Israel đã trở thành dân Thiên Chúa, còn trong Chúa Giêsu, Lời cuối cùng và dứt khoát của Thiên Chúa làm người, đến để gặp gỡ chúng ta như một Người. Người, Ngôi Lời Hằng Hữu, là manna thật, là Bánh Hằng Sống (x. Ga 6:32-35) và thực thi những công việc của Thiên Chúa là tin vào Ngưới (x. Ga 6:28-29). Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu tóm tắt toàn thể cuộc sống của Người trong một cử chỉ được ghi trong nghi thức Chúc Tụng Thiên Chúa của Lễ Vượt Qua, một cử chỉ nói lên rằng Người sống như Chúa Con tạ ơn Chúa Cha vì tình yêu bao la của Ngài. Chúa Giêsu bẻ bánh và chia sẻ, nhưng với một chiều sâu mới, bởi vì Người ban chính Mình Người. Người cầm lấy chén rượu và chia sẻ nó để tất cả có thể uống từ nó, nhưng với cử chỉ này Người đã ban cho chúng ta "giao ước mới trong máu Người", Người cho đi chính Mình Người. Chúa Giêsu làm trước công việc yêu thương tột cùng, trong sự vâng phục Thánh Ý Chúa Cha: Hy Tế Thập Giá. Sự sống của Người sẽ bị cất đi trên Thập Giá, nhưng giờ đây Người đã tự mình dâng hiến sự sống ấy. Như thế cái chết của Đức Kitô không đơn thuần là một cuộc hành quyết bạo tàn, nhưng đã được Người biến đổi thành một hành động tự nguyện, tự hiến yêu thương; Người đi đến chiến thắng qua chính cái chết và xác nhận sự tốt lành của tạo vật đến từ tay Thiên Chúa, bị ô nhục bởi tội lỗi và cuối cùng được cứu chuộc. Chúng ta đến được với món quà vĩ đại này trong Bí Tích Thánh Thể: Thiên Chúa hiến Mình cho chúng ta, để mở cuộc đời của chúng ta ra cho Người, để liên kết nó với mầu nhiệm của tình yêu Thập Giá, để biến nó thành một tham dự viên trong mầu nhiệm muôn đời từ đó chúng ta đến và nếm trước điều kiện mới của cuộc sống sung mãn trong Thiên Chúa, trong sự mong đợi cuộc sống ấy mà chúng ta sống.
Tuy nhiên, việc bắt đầu từ Thánh Thể để tái khẳng định tính ưu việt của Thiên Chúa đòi hỏi những gì nơi cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Các bạn thân yêu, sự hiệp thông Thánh Thể (rước Lễ) tách rời chúng ta khỏi cá nhân chủ nghĩa của mình, truyền đạt tinh thần của Đức Kitô đã chết và phục sinh, làm cho chúng ta nên giống Người, kết hợp chúng ta mật thiết với anh em trong mầu nhiệm hiệp thông là Hội Thánh, nơi mà một Tấm Bánh duy nhất làm cho nhiều người trở nên một thân thể (x. 1 Cor 10:17), thực hiện lời cầu nguyện của cộng đồng Kitô hữu thời sơ khai được tường thuật trong sách Didache (Giáo Huấn của các Tông Đồ): "như bánh này bị bẻ ra nằm rải rác trên các ngọn đồi, và được kết hợp thành chỉ một điều, như thế Hội Thánh của anh chị em từ những biên giới của thế gian được tụ tập trong Nước Thiên Chúa "(IX, 4). Thánh Thể nâng đỡ và biến đổi toàn bộ cuộc sống hàng ngày. Như tôi đã nhắc nhở trong thông điệp đầu tiên của tôi, "Sự hiệp thông Thánh Thể bao gồm thực tại của cả việc đang được yêu thương và yêu thương tha nhân", ví lý do đó mà "một Thánh Thể mà không vượt đến việc thực hành cụ thể đức ái thì tự bản chất đã bị phân chia thành nhiều mảnh" ("Deus Caritas Est, "14).
Hai ngàn năm lịch sử của Hội Thánh đầy những vị thánh nam nữ mà cuộc đời của các ngài là một dấu chỉ hùng hồn cho việc hiệp thông với Thiên Chúa, từ Bí tích Thánh Thể phát sinh ra một tinh thần mới và nhiệt thành sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm ở tất cả mọi mức độ của đời sống cộng đồng; như thế nảy sinh từ đó một sự phát triển xã hội tích cực, trong đó con người ở trung tâm, đặc biệt là những người nghèo đói, bệnh tật và cùng cực. Được nuôi dưỡng bởi Đức Kitô là cách sống không xa lạ và dửng dưng với số phận của anh em mình, nhưng dấn thân vào chính lý lẽ của tình yêu và món quà hy lễ của Thập Giá, người nào có thể quỳ gối trước Thánh Thể, rước Mình Thánh Chúa, thì trong đời sống thường nhật, không thể không quan tâm đến những tình trạng bất xứng đối với con người, có thể cúi mình xuống để chăm sóc những người nghẻo túng, có thể bẻ bánh của mình mà chia sẻ với những người đói, chia nước của mình với những người khát, cho những người rách rưới ăn mặc, thăm viếng những người đau yếu và bị tù đày (x. Mt 25:34-36). Người ấy sẽ có thể thấy trong tất cả mọi người chính Chúa, là Đấng đã không ngần ngại ban toàn thể con người của Mình cho chúng ta và để cứu độ chúng ta. Do đó, một linh đạo Thánh Thể là một liều thuốc giải độc thực sự đối với cá nhân chủ nghĩa và tính ích kỷ thường biểu thị cho cuộc sống hàng ngày, và dẫn đến tái khám phá ra việc cho đi một cách nhưng không, là trung tâm của các liên hệ, bắt đầu với gia đình, với quan tâm đặc biệt để hàn gắn những vết thương của các gia đình bị đổ vỡ. Một linh đạo Thánh Thể là linh hồn của một cộng đồng hội thánh thắng vượt được những chia rẽ và chống đối cùng đề cao tính đa dạng của các đặc sủng và các thừa tác vụ khác nhau được dùng mà phục vụ sự hợp nhất, sức sống và sứ mệnh của Hội Thánh. Một linh đạo Thánh Thể là một cách để khôi phục phẩm giá lại cho những ngày của con người và, do đó, công việc của họ, trong việc tìm kiếm sự dung hòa giữa những thời gian mừng lễ và gia đình, cùng trong các quyết tâm vượt qua sự bấp bênh của tạm bợ và nạn thất nghiệp. Một linh đạo Thánh Thể cũng sẽ giúp chúng ta để tiếp cận các hình thức khác nhau của sự yếu đuối của con người với ý thức rằng chúng không làm xáo trộn những giá trị của người, nhưng đòi hỏi sự gần gũi, chấp nhận và giúp đỡ. Được rút ra từ Bánh Hằng Sống là sức sống của một khả năng giáo dục được canh tân, chú tâm đến việc làm chứng cho các giá trị cơ bản của đời sống, của việc học tập, cùng di sản tinh thần và văn hóa; sức sống của nó sẽ làm cho chúng ta sống trong những thành phố của con người với lòng sẵn sàng lăn mình vào chân trời công ích để xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ hơn.
Các bạn thân mến, chúng ta hãy rời vùng đất Marche này với sức mạnh của Thánh Thể trong sự thẩm thấu liên tục giữa mầu nhiệm mà chúng ta cử hành và những hoàn cảnh sống hàng ngày của chúng ta. Không có gì là thực sự nhân bản mà không tìm thấy nơi Thánh Thể một cách hợp lý để sống trong sự viên mãn: do đó cuộc sống hằng ngày trở thành một nơi thờ phượng trong tinh thần, để sống theo sự ưu việt của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong sự liên hệ với Đức Kitô và như một của lễ dâng lên Chúa Cha (x. Tông Huấn hậu THĐ “Sacramentum Caritatis,” 17). Phải, “người ta không chỉ sống bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4): Chúng ta sống nhờ vâng nghe Lời này, là Bánh Hằng Sống, đến độ phó thác chính mình, như Thánh Phêrô, với sự hiểu biết nhờ tình yêu: “Lạy Chúa, chúng con sẽ theo ai? Thầy có những lời ban sự sống đời đời. Chúng con đã tin và xác tín rằng Thầy chính là Ðấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6: 68-69).
Như Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy trở thành một “cung lòng” sẵn sàng hiến tặng Chúa Giêsu cho dân chúng của thời đại chúng ta, làm thức tỉnh niềm mong ước thầm kín tận đáy lòng một ơn cứu độ chỉ đến từ Người. Chúc anh chị em, toàn thể Hội Thánh ở nước Ý, một cuộc hành trình tốt đẹp với Đức Kitô là Bánh Hằng Sống!
Đức Thánh Cha khuyên các cặp đã đính hôn: Đừng sợ hôn nhân
Bùi Hữu Thư
12:25 13/09/2011
Ngài khuyên đừng khước từ "lý tưởng cao cả của tình yêu"
ANCONA, Ý, ngày 12 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi các lứa đôi hãy tin tưởng khi tiến bước vào con đường hôn nhân. Ngài nói họ không nên sợ hãi "bí nhiệm cao cả" trong đó hai người trở nên một thân thể.
Đức Thánh Cha nói như vậy Chúa Nhật vừa qua khi ngài viếng thăm Ancona để bế mạc Đại Hội Thánh Thể Ý lần thứ 25. Ngài kết thúc một ngày thăm viếng bằng cuộc tiếp xúc với các cặp đã đính hôn.
Sau khi một cặp đã nói với ngài vài câu. Đức Thánh Cha đã đáp lời bằng một diễn từ khích lệ về sự đẹp đẽ của tình yêu loài người và ý thức về những thách đố phải đối chọi.
Ngài hứa rằng cả Thiên Chúa lẫn Giáo Hội đều gần gũi với các lứa đôi trong khi họ chuẩn bị hôn nhân, và ngài công nhận là có nhiều khó khăn trong sự tìm được việc làm vững chắc, khiến cho có trở ngại trong việc cam kết cho hôn nhân.
Ngài nói: "Xin đừng nản chí trước các nhu cầu dường như làm giảm thiểu niềm vui tại bàn tiệc của đời sống. Tại Tiệc Cưới Cana, khi thiếu rượu, Mẹ Maria bảo các đầy tớ đến với Chúa Giêsu và dặn dò họ rõ ràng: 'Hãy làm theo tất cả những gì ngài phán.' Hãy trân quý những lời này, lời cuối của Đức Mẹ được ghi trong Phúc Âm -- hầu như là một chứng tá thiêng liêng -- và các bạn sẽ luôn luôn có niềm vui của hôn nhân: Chúa Giêsu là rượu của tiệc cưới!"
Đức Thánh Cha khuyên các cặp trẻ tuổi: "Xin đừng từ bỏ việc theo đuổi lý tưởng cao cả của tình yêu, vì đó là phản ảnh và chứng tá của tình yêu Thiên Chúa! "
Lời khuyên của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng có vài lời khuyên thực tiễn. Ngài đề nghị là các cặp đã đính hôn không nên tự rút lui vào chính mình -- một điều ngài nói có thể "làm cho có bình an giả tạo."
Đức Thánh Cha mời gọi: "Thay vào đó, xin hãy làm cho mối tương quan của các bạn trở nên muối men trong một sự hiện diện sống động và có trách nhiệm trong cộng đồng.”
Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhớ các đôi lứa rằng tình yêu không tự động, nhưng đòi hỏi “một hành trình để trưởng thành."
Ngài nói, "Bắt đầu với sự hấp dẫn lúc đầu và ‘cảm xúc vui sướng’ khi ở gần bên người khác, cần phải tự học hỏi để biết ‘yêu đúng cách,’ để ‘mong muốn hạnh phúc cho người khác, Tình yêu chỉ sống với sự nhưng không, tự hiến và tôn trọng người khác.”
Quà tặng vĩnh viễn
Đức Thánh Cha bảo các đôi lứa “các bạn nên tự học hỏi thêm về sự tự do của nhân đức chung thủy, dẫn đưa tới việc che chở cho nhau, đến độ mỗi người chỉ sống cho người kia."
Ngài mời gọi họ chuẩn bị để lựa chọn một cách xác tín “sự vĩnh cửu.”
Đức Thánh Cha suy luận, "Sự bất khả phân ly, hơn là một điều kiện, là một quà tặng phải mong muốn, phải đòi hỏi và phải sống, và vượt trên bất cứ hoàn cảnh con người như thế nào.”
Ngài cũng trình bầy một sự lượng giá về đề nghị của nền văn hóa bình dân là sống chung trước hôn nhân.
Ngài nói: "Xin đừng nghĩ rằng sống chung là một đảm bảo cho tương lai. Nếu các bạn bỏ qua những bước tiến của sự thân mật, đòi hỏi phải tôn trọng thời gian và một sự bầy tỏ tình yêu dần dần, các bạn sẽ bị ‘thiêu đốt’ trong tình yêu; tình yêu cần có không gian cho Chúa
Kitô; Đấng có thể làm cho tình yêu con người trở nên trung thành, hạnh phúc và bất khả phân ly.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói về kinh nghiệm của tình yêu là có một “sự căng thẳng đối với Thiên Chúa."
Ngài nói: "Tình yêu chân chính hứa hẹn sự vĩnh cửu! Do đó, xin hãy dùng thời kỳ chuẩn bị cho hôn nhân như một tiến trình của đức tin: Xin tái khám phá đời sống của các bạn như một lứa đôi là trọng tâm của Chúa Giêsu Kitô và để cùng đồng hành với Giáo Hội. Mẹ Maria dậy chúng ta là sự thiện hảo của mỗi người tùy thuộc vào việc ngoan ngoãn lắng nghe lời Con của Mẹ. Bên trong những ai tin cậy nơi người, nước của đời sống hàng ngày sẽ được biến đổi thành rượu của tình yêu khiến cho đời sống được tốt đẹp và mang hoa kết quả. "
ANCONA, Ý, ngày 12 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi các lứa đôi hãy tin tưởng khi tiến bước vào con đường hôn nhân. Ngài nói họ không nên sợ hãi "bí nhiệm cao cả" trong đó hai người trở nên một thân thể.
Đức Thánh Cha nói như vậy Chúa Nhật vừa qua khi ngài viếng thăm Ancona để bế mạc Đại Hội Thánh Thể Ý lần thứ 25. Ngài kết thúc một ngày thăm viếng bằng cuộc tiếp xúc với các cặp đã đính hôn.
Sau khi một cặp đã nói với ngài vài câu. Đức Thánh Cha đã đáp lời bằng một diễn từ khích lệ về sự đẹp đẽ của tình yêu loài người và ý thức về những thách đố phải đối chọi.
Ngài hứa rằng cả Thiên Chúa lẫn Giáo Hội đều gần gũi với các lứa đôi trong khi họ chuẩn bị hôn nhân, và ngài công nhận là có nhiều khó khăn trong sự tìm được việc làm vững chắc, khiến cho có trở ngại trong việc cam kết cho hôn nhân.
Ngài nói: "Xin đừng nản chí trước các nhu cầu dường như làm giảm thiểu niềm vui tại bàn tiệc của đời sống. Tại Tiệc Cưới Cana, khi thiếu rượu, Mẹ Maria bảo các đầy tớ đến với Chúa Giêsu và dặn dò họ rõ ràng: 'Hãy làm theo tất cả những gì ngài phán.' Hãy trân quý những lời này, lời cuối của Đức Mẹ được ghi trong Phúc Âm -- hầu như là một chứng tá thiêng liêng -- và các bạn sẽ luôn luôn có niềm vui của hôn nhân: Chúa Giêsu là rượu của tiệc cưới!"
Đức Thánh Cha khuyên các cặp trẻ tuổi: "Xin đừng từ bỏ việc theo đuổi lý tưởng cao cả của tình yêu, vì đó là phản ảnh và chứng tá của tình yêu Thiên Chúa! "
Lời khuyên của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng có vài lời khuyên thực tiễn. Ngài đề nghị là các cặp đã đính hôn không nên tự rút lui vào chính mình -- một điều ngài nói có thể "làm cho có bình an giả tạo."
Đức Thánh Cha mời gọi: "Thay vào đó, xin hãy làm cho mối tương quan của các bạn trở nên muối men trong một sự hiện diện sống động và có trách nhiệm trong cộng đồng.”
Ngoài ra, ngài cũng nhắc nhớ các đôi lứa rằng tình yêu không tự động, nhưng đòi hỏi “một hành trình để trưởng thành."
Ngài nói, "Bắt đầu với sự hấp dẫn lúc đầu và ‘cảm xúc vui sướng’ khi ở gần bên người khác, cần phải tự học hỏi để biết ‘yêu đúng cách,’ để ‘mong muốn hạnh phúc cho người khác, Tình yêu chỉ sống với sự nhưng không, tự hiến và tôn trọng người khác.”
Quà tặng vĩnh viễn
Đức Thánh Cha bảo các đôi lứa “các bạn nên tự học hỏi thêm về sự tự do của nhân đức chung thủy, dẫn đưa tới việc che chở cho nhau, đến độ mỗi người chỉ sống cho người kia."
Ngài mời gọi họ chuẩn bị để lựa chọn một cách xác tín “sự vĩnh cửu.”
Đức Thánh Cha suy luận, "Sự bất khả phân ly, hơn là một điều kiện, là một quà tặng phải mong muốn, phải đòi hỏi và phải sống, và vượt trên bất cứ hoàn cảnh con người như thế nào.”
Ngài cũng trình bầy một sự lượng giá về đề nghị của nền văn hóa bình dân là sống chung trước hôn nhân.
Ngài nói: "Xin đừng nghĩ rằng sống chung là một đảm bảo cho tương lai. Nếu các bạn bỏ qua những bước tiến của sự thân mật, đòi hỏi phải tôn trọng thời gian và một sự bầy tỏ tình yêu dần dần, các bạn sẽ bị ‘thiêu đốt’ trong tình yêu; tình yêu cần có không gian cho Chúa
Kitô; Đấng có thể làm cho tình yêu con người trở nên trung thành, hạnh phúc và bất khả phân ly.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói về kinh nghiệm của tình yêu là có một “sự căng thẳng đối với Thiên Chúa."
Ngài nói: "Tình yêu chân chính hứa hẹn sự vĩnh cửu! Do đó, xin hãy dùng thời kỳ chuẩn bị cho hôn nhân như một tiến trình của đức tin: Xin tái khám phá đời sống của các bạn như một lứa đôi là trọng tâm của Chúa Giêsu Kitô và để cùng đồng hành với Giáo Hội. Mẹ Maria dậy chúng ta là sự thiện hảo của mỗi người tùy thuộc vào việc ngoan ngoãn lắng nghe lời Con của Mẹ. Bên trong những ai tin cậy nơi người, nước của đời sống hàng ngày sẽ được biến đổi thành rượu của tình yêu khiến cho đời sống được tốt đẹp và mang hoa kết quả. "
Top Stories
Families Have Role in Pastoral Ministry, Says Pope
Zenit
06:00 13/09/2011
Addresses Priests, Parents on Common Root and Mission of Vocations
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- The family is much more than a "recipient" of pastoral work. It has its own role to play in witnessing to the love of Christ for the world, says Benedict XVI.
The Pope made this observation Sunday when he visited Ancona to close the 25th Italian National Eucharistic Congress.
The Holy Father addressed a group of priests and families, pointing out to them the "beauty of the harmony and complementarity of your different vocations."
"I would like to pause briefly on the need to lead holy orders and matrimony back to their unique Eucharistic source," he said. "Both states of life have -- in the love of Christ, who gives himself for the salvation of humanity -- the same root; they are called to a common mission: to give witness and to make present this love."
The Pontiff discouraged a "reductive vision of the family, which considers it as a mere recipient of pastoral work."
"It is true that, in this difficult time, the family needs particular care," he acknowledged. "Not because of this, however, must its identity be diminished or its specific responsibility be denied. The family is richness for the spouses, most irreplaceable for children, the indispensable foundation of society, and a vital community for the journey of the Church."
Help one another
Benedict XVI encouraged both priests and parents to be a mutual support.
He reminded priests that they must be a "living sign that points to Christ Jesus, the only Good Shepherd." And, he said, "the priest also has a spousal dimension; it is to be lost in the heart of Christ the Spouse, who gives his life for the Church his Bride."
"Encourage spouses, share their educational responsibilities, help them to continually renew the grace of their marriage. Make the family a protagonist in pastoral work," the Pope told them.
The Holy Father told spouses, meanwhile, to "love your priests, [and] express to them your appreciation for the service they carry out."
"May you be able also to bear with their limitations," he said, "without ever ceasing to ask them to be exemplary ministers among you, who speak to you of God and who lead you to him. Your fellowship is for them a valuable spiritual help and support in the trials of life."
Glory of God
Both priests and parents must find the strength for their vocations in the Eucharist, the Pope affirmed.
To priests, he said: "May the daily and faithful celebration of the Eucharist be the place to obtain the strength to give of yourselves every day in the ministry and to live constantly in the presence of God: He is your abode and heritage."
And to spouses: "May the Eucharistic Mystery influence ever more profoundly your daily life: You will draw inspiration and strength from this sacrament for your conjugal relationship and for the educational mission to which you are called."
"Dear priests and dear spouses," the Pope exhorted, "may you be able to find always in Holy Mass the strength to live your membership in Christ and his Church, in forgiveness and in the gift of self and in gratitude. May your daily work have its origin and center in sacramental communion, so that all is done for the glory of God."
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- The family is much more than a "recipient" of pastoral work. It has its own role to play in witnessing to the love of Christ for the world, says Benedict XVI.
The Pope made this observation Sunday when he visited Ancona to close the 25th Italian National Eucharistic Congress.
The Holy Father addressed a group of priests and families, pointing out to them the "beauty of the harmony and complementarity of your different vocations."
"I would like to pause briefly on the need to lead holy orders and matrimony back to their unique Eucharistic source," he said. "Both states of life have -- in the love of Christ, who gives himself for the salvation of humanity -- the same root; they are called to a common mission: to give witness and to make present this love."
The Pontiff discouraged a "reductive vision of the family, which considers it as a mere recipient of pastoral work."
"It is true that, in this difficult time, the family needs particular care," he acknowledged. "Not because of this, however, must its identity be diminished or its specific responsibility be denied. The family is richness for the spouses, most irreplaceable for children, the indispensable foundation of society, and a vital community for the journey of the Church."
Help one another
Benedict XVI encouraged both priests and parents to be a mutual support.
He reminded priests that they must be a "living sign that points to Christ Jesus, the only Good Shepherd." And, he said, "the priest also has a spousal dimension; it is to be lost in the heart of Christ the Spouse, who gives his life for the Church his Bride."
"Encourage spouses, share their educational responsibilities, help them to continually renew the grace of their marriage. Make the family a protagonist in pastoral work," the Pope told them.
The Holy Father told spouses, meanwhile, to "love your priests, [and] express to them your appreciation for the service they carry out."
"May you be able also to bear with their limitations," he said, "without ever ceasing to ask them to be exemplary ministers among you, who speak to you of God and who lead you to him. Your fellowship is for them a valuable spiritual help and support in the trials of life."
Glory of God
Both priests and parents must find the strength for their vocations in the Eucharist, the Pope affirmed.
To priests, he said: "May the daily and faithful celebration of the Eucharist be the place to obtain the strength to give of yourselves every day in the ministry and to live constantly in the presence of God: He is your abode and heritage."
And to spouses: "May the Eucharistic Mystery influence ever more profoundly your daily life: You will draw inspiration and strength from this sacrament for your conjugal relationship and for the educational mission to which you are called."
"Dear priests and dear spouses," the Pope exhorted, "may you be able to find always in Holy Mass the strength to live your membership in Christ and his Church, in forgiveness and in the gift of self and in gratitude. May your daily work have its origin and center in sacramental communion, so that all is done for the glory of God."
Papal Address to Engaged Couples
Zenit
06:02 13/09/2011
"Educate Yourselves Henceforth in the Liberty of Fidelity"
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the address to engaged couples that Benedict XVI gave Sunday during his visit to Ancona. He made a one-day trip to the Italian port city for the close of the 25th Italian National Eucharistic Congress.
Dear engaged couples,
I am happy to conclude this intense day, the culmination of the National Eucharistic Congress, by meeting with you, almost as though wishing to entrust the legacy of this event of grace to your young lives. Moreover, the Eucharist, Christ's gift for the salvation of the world, points to and contains the truest dimension of the experience you are living: the love of Christ as the plenitude of human love. I thank the archbishop of Ancona-Osimo, Archbishop Edoardo Menichelli, for his cordial greeting, and all of you for your lively participation; thank you also for the words you addressed to me and which I receive trusting in the Lord Jesus' presence in our midst: He alone has words of eternal life, words of life for you and for your future!
The questions you pose, in the present social context, take on an even greater weight. I would like to give you just one guideline as an answer. For these aspects, ours is not an easy time, above all for you young people. The table is full of many delicious things, but, as in the Gospel episode of the Wedding of Cana, it seems that wine is lacking from the celebration. Above all, the difficulty of finding stable work spreads a veil of uncertainty over the future. This condition contributes to [people choosing to] leave definitive commitments for later, and influences the growth of society in a negative way. Society is not able to appreciate fully the wealth of energies, competencies and creativity of your generation.
The wine of celebration is also lacking from a culture that tends to put aside clear moral criteria: In this disorientation, everyone is seen striving to move in an individual and autonomous way, often only within the perimeter of the present. The fragmentation of the communal fabric is reflected in a relativism that hides essential values; a consonance in sensations, states of mind and emotions seems more important than sharing a plan of life. Also fundamental decisions become vulnerable, exposed to a perennial revocability, which often is considered an expression of liberty, though actually, it points rather to a lack of liberty. The apparent exaltation of the body belongs also to a culture deprived of the wine of celebration, [an apparent exaltation] which in reality trivializes sexuality and tends to make it exist outside a context of communion of life and love.
Dear young people, do not be afraid to face these challenges! Never lose hope. Have courage, also in difficulties, remaining firm in the faith. Be sure that, in every circumstance, you are loved and protected by the love of God, which is our strength. Because of this, it is important that an encounter with him, above all in personal and community prayer, be constant, faithful -- precisely as the path for your love: to love God and to feel that he loves me. Nothing can separate us from the love of God!
Be sure, moreover, that the Church is also close to you, supports you, and does not fail to regard you with great confidence. She knows that you are thirsty for values, the true values upon which it is worthwhile to build your home. The value of faith, of the person, of the family, of human relations, of justice. Do not lose courage in face of the needs that seem to extinguish joy at the table of life. At the Wedding of Cana, when wine was lacking, Mary invited the servants to go to Jesus and she gave them a precise indication: "Do whatever he tells you" (John 2:5). Treasure these words, the last of Mary's taken up in the Gospels -- virtually a spiritual testament -- and you will always have the joy of the celebration: Jesus is the wine of the celebration!
As engaged couples you are living a unique stage, which opens to the wonder of encounter and which makes one discover the beauty of existing and of being precious to someone, of being able to say to one another: You are important to me. Live this path with intensity, gradualness and truth. Do not give up on pursuing the lofty ideal of love, which is a reflection and testimony of the love of God!
But, how should this phase of your life be lived? How can you give a witness of love in the community? I would like to suggest to you first of all that you avoid enclosing yourselves in intimate relations, which are falsely tranquilizing; instead, make your relationship become leaven in an active and responsible presence in the community. Moreover, do not forget that to be genuine, love also requires a journey of maturing: beginning from the initial attraction and "feeling well" with the other, educate yourselves to "love well," to "want the good" of the other. Love lives from gratuitousness, self-sacrifice, forgiveness and respect for the other.
Dear friends, all human love is a sign of the eternal Love that has created us, and whose grace sanctifies the decision of a man and a woman to give themselves reciprocally to the life of matrimony. Live this time of engagement in confident waiting for this gift, which must be received by following a path of knowledge, respect, and attentions that you must never neglect. Only under this condition will the language of love become meaningful also with the passing of the years. Hence, educate yourselves henceforth in the liberty of fidelity, which leads to protecting one another, to the point of the one living for the other. Prepare yourselves to choose with conviction the "for ever" that distinguishes love: indissolubility, more than a condition, is a gift that must be desired, requested and lived, beyond any changing human situation. And do not think, along with the widespread mentality, that living together is a guarantee for the future. If you skip the steps of intimacy, which require respect for time and a gradual progression of expressions, you will “get burned” in love; love needs room for Christ, who is capable of making a human love faithful, happy and indissoluble. The fidelity and enduring nature of your love will also make you capable of being open to life, of being parents: The stability of your union in the sacrament of matrimony will enable the children that God wishes to give you to grow confident in the goodness of life. Fidelity, indissolubility and transmission of life are the pillars of every family, a true common good, a precious patrimony for the whole society. Henceforth, found on them your path to matrimony and give witness of this to your contemporaries: This is a precious service! Be grateful to those who with commitment, competence and willingness accompany you in formation: They are the sign of the attention and care that the Christian community reserves for you. You are not alone: Seek and receive in the first place the company of the Church.
I would like to return again to an essential point: the experience of love has within itself a tension toward God. True love promises the infinite! Hence, make of this time of preparation for matrimony an itinerary of faith: Rediscover for your life as a couple the centrality of Jesus Christ and of walking with the Church. Mary teaches us that the good of each one depends on listening with docility to the word of the Son. In those who trust in him, the water of daily life is transformed into the wine of a love that makes life good, beautiful and fruitful. Cana, in fact, is a proclamation and anticipation of the gift of the new wine of the Eucharist, the sacrifice and banquet in which the Lord reaches us, renews us and transforms us. Do not neglect the vital importance of this encounter; may the Sunday liturgical assembly find you active participants: From the Eucharist springs the Christian meaning of existence and a new way of living (cf. postsynodal apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 72-73). Hence, do not be afraid to take on the committed responsibility of the conjugal choice; do not fear to enter into this "great mystery," in which two persons become one flesh (cf. Ephesians 5:31-32).
Very dear young people, I entrust you to the protection of St. Joseph and Mary Most Holy; following the invitation of the Virgin Mother "Do whatever he tells you," you will not lack the pleasure of the real celebration and you will be able to take the best "wine," the one that Christ gives for the Church and for the world.
I would like to tell you that I am also close to you and to those, like you, who live this wonderful journey of love. I bless you with all my heart!
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the address to engaged couples that Benedict XVI gave Sunday during his visit to Ancona. He made a one-day trip to the Italian port city for the close of the 25th Italian National Eucharistic Congress.
Dear engaged couples,
I am happy to conclude this intense day, the culmination of the National Eucharistic Congress, by meeting with you, almost as though wishing to entrust the legacy of this event of grace to your young lives. Moreover, the Eucharist, Christ's gift for the salvation of the world, points to and contains the truest dimension of the experience you are living: the love of Christ as the plenitude of human love. I thank the archbishop of Ancona-Osimo, Archbishop Edoardo Menichelli, for his cordial greeting, and all of you for your lively participation; thank you also for the words you addressed to me and which I receive trusting in the Lord Jesus' presence in our midst: He alone has words of eternal life, words of life for you and for your future!
The questions you pose, in the present social context, take on an even greater weight. I would like to give you just one guideline as an answer. For these aspects, ours is not an easy time, above all for you young people. The table is full of many delicious things, but, as in the Gospel episode of the Wedding of Cana, it seems that wine is lacking from the celebration. Above all, the difficulty of finding stable work spreads a veil of uncertainty over the future. This condition contributes to [people choosing to] leave definitive commitments for later, and influences the growth of society in a negative way. Society is not able to appreciate fully the wealth of energies, competencies and creativity of your generation.
The wine of celebration is also lacking from a culture that tends to put aside clear moral criteria: In this disorientation, everyone is seen striving to move in an individual and autonomous way, often only within the perimeter of the present. The fragmentation of the communal fabric is reflected in a relativism that hides essential values; a consonance in sensations, states of mind and emotions seems more important than sharing a plan of life. Also fundamental decisions become vulnerable, exposed to a perennial revocability, which often is considered an expression of liberty, though actually, it points rather to a lack of liberty. The apparent exaltation of the body belongs also to a culture deprived of the wine of celebration, [an apparent exaltation] which in reality trivializes sexuality and tends to make it exist outside a context of communion of life and love.
Dear young people, do not be afraid to face these challenges! Never lose hope. Have courage, also in difficulties, remaining firm in the faith. Be sure that, in every circumstance, you are loved and protected by the love of God, which is our strength. Because of this, it is important that an encounter with him, above all in personal and community prayer, be constant, faithful -- precisely as the path for your love: to love God and to feel that he loves me. Nothing can separate us from the love of God!
Be sure, moreover, that the Church is also close to you, supports you, and does not fail to regard you with great confidence. She knows that you are thirsty for values, the true values upon which it is worthwhile to build your home. The value of faith, of the person, of the family, of human relations, of justice. Do not lose courage in face of the needs that seem to extinguish joy at the table of life. At the Wedding of Cana, when wine was lacking, Mary invited the servants to go to Jesus and she gave them a precise indication: "Do whatever he tells you" (John 2:5). Treasure these words, the last of Mary's taken up in the Gospels -- virtually a spiritual testament -- and you will always have the joy of the celebration: Jesus is the wine of the celebration!
As engaged couples you are living a unique stage, which opens to the wonder of encounter and which makes one discover the beauty of existing and of being precious to someone, of being able to say to one another: You are important to me. Live this path with intensity, gradualness and truth. Do not give up on pursuing the lofty ideal of love, which is a reflection and testimony of the love of God!
But, how should this phase of your life be lived? How can you give a witness of love in the community? I would like to suggest to you first of all that you avoid enclosing yourselves in intimate relations, which are falsely tranquilizing; instead, make your relationship become leaven in an active and responsible presence in the community. Moreover, do not forget that to be genuine, love also requires a journey of maturing: beginning from the initial attraction and "feeling well" with the other, educate yourselves to "love well," to "want the good" of the other. Love lives from gratuitousness, self-sacrifice, forgiveness and respect for the other.
Dear friends, all human love is a sign of the eternal Love that has created us, and whose grace sanctifies the decision of a man and a woman to give themselves reciprocally to the life of matrimony. Live this time of engagement in confident waiting for this gift, which must be received by following a path of knowledge, respect, and attentions that you must never neglect. Only under this condition will the language of love become meaningful also with the passing of the years. Hence, educate yourselves henceforth in the liberty of fidelity, which leads to protecting one another, to the point of the one living for the other. Prepare yourselves to choose with conviction the "for ever" that distinguishes love: indissolubility, more than a condition, is a gift that must be desired, requested and lived, beyond any changing human situation. And do not think, along with the widespread mentality, that living together is a guarantee for the future. If you skip the steps of intimacy, which require respect for time and a gradual progression of expressions, you will “get burned” in love; love needs room for Christ, who is capable of making a human love faithful, happy and indissoluble. The fidelity and enduring nature of your love will also make you capable of being open to life, of being parents: The stability of your union in the sacrament of matrimony will enable the children that God wishes to give you to grow confident in the goodness of life. Fidelity, indissolubility and transmission of life are the pillars of every family, a true common good, a precious patrimony for the whole society. Henceforth, found on them your path to matrimony and give witness of this to your contemporaries: This is a precious service! Be grateful to those who with commitment, competence and willingness accompany you in formation: They are the sign of the attention and care that the Christian community reserves for you. You are not alone: Seek and receive in the first place the company of the Church.
I would like to return again to an essential point: the experience of love has within itself a tension toward God. True love promises the infinite! Hence, make of this time of preparation for matrimony an itinerary of faith: Rediscover for your life as a couple the centrality of Jesus Christ and of walking with the Church. Mary teaches us that the good of each one depends on listening with docility to the word of the Son. In those who trust in him, the water of daily life is transformed into the wine of a love that makes life good, beautiful and fruitful. Cana, in fact, is a proclamation and anticipation of the gift of the new wine of the Eucharist, the sacrifice and banquet in which the Lord reaches us, renews us and transforms us. Do not neglect the vital importance of this encounter; may the Sunday liturgical assembly find you active participants: From the Eucharist springs the Christian meaning of existence and a new way of living (cf. postsynodal apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 72-73). Hence, do not be afraid to take on the committed responsibility of the conjugal choice; do not fear to enter into this "great mystery," in which two persons become one flesh (cf. Ephesians 5:31-32).
Very dear young people, I entrust you to the protection of St. Joseph and Mary Most Holy; following the invitation of the Virgin Mother "Do whatever he tells you," you will not lack the pleasure of the real celebration and you will be able to take the best "wine," the one that Christ gives for the Church and for the world.
I would like to tell you that I am also close to you and to those, like you, who live this wonderful journey of love. I bless you with all my heart!
Papal Address to Priests and Parents
Zenit
06:02 13/09/2011
"No Vocation Is a Private Issue"
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the address to priests and families that Benedict XVI gave Sunday during his visit to Ancona. He made a one-day trip to the Italian port city for the close of the 25th Italian National Eucharistic Congress.
Dear priests and dear spouses,
The hill on which this cathedral is built has enabled us to have a most beautiful view of the city and the sea; but if one crosses the majestic portico, the soul is fascinated by the harmony of the Romanesque style, enriched by an interweaving of Byzantine influences and Gothic elements. Also in your presence, priests and married couples from various Italian dioceses, [we can] perceive the beauty of the harmony and complementarity of your different vocations. Mutual knowledge and esteem, and sharing the same faith, lead to appreciating the other's charism and to recognizing one another within the one "spiritual house" (1 Peter 2:5) that, having Jesus Christ himself as the cornerstone, grows well ordered to be a holy temple in the Lord (cf. Ephesians 2:20-21). Thank you, therefore, for this meeting: thank you to the beloved archbishop, Edoardo Menichelli, also for the kind words with which he presented this meeting, and to each one of you.
I would like to pause briefly on the need to lead holy orders and matrimony back to their unique Eucharistic source. Both states of life have -- in the love of Christ, who gives himself for the salvation of humanity -- the same root; they are called to a common mission: to give witness and to make present this love for the good of the community, for the building up of the People of God (cf. Catechism of the Catholic Church, No. 1534). This perspective makes it possible above all to surmount a reductive vision of the family, which considers it as a mere recipient of pastoral work. It is true that, in this difficult time, the family needs particular care. Not because of this, however, must its identity be diminished or its specific responsibility be denied. The family is richness for the spouses, most irreplaceable for children, the indispensable foundation of society, and a vital community for the journey of the Church.
At the ecclesial level, to appreciate the family means to recognize its importance in pastoral activity. The ministry born from the sacrament of matrimony is important for the life of the Church: The family is the privileged place for human and Christian education and continues to be, for this end, the best ally of the priestly ministry; it is a precious gift for the building up of the community. The priest's closeness to the family helps him in turn to become aware of his own profound reality and his own mission, fostering the development of a strong ecclesial sensitivity. No vocation is a private issue, and matrimony much less so, because its horizon is the whole Church. Hence, in pastoral work, it is a question of being able to integrate and harmonize the priestly ministry with "the authentic Gospel of matrimony and of the family" (encyclical "Familiaris Consortio," 8), for a real and fraternal communion. And the Eucharist is the center and the source of this unity, which animates all the action of the Church.
Dear priests, by the gift that you received at ordination, you are called to serve the ecclesial community as pastors, this community that is a "family of families," and, hence, you are called to love each one with a paternal heart, with genuine forgetfulness of yourselves, with full, continual and faithful dedication. You are the living sign that points to Christ Jesus, the only Good Shepherd. Conform yourselves to him, to his style of life, with that total and exclusive service of which celibacy is an expression. The priest also has a spousal dimension; it is to be lost in the heart of Christ the Spouse, who gives his life for the Church his Bride (cf. postsynodal apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 24). Cultivate a profound familiarity with the Word of God, Light on your way. May the daily and faithful celebration of the Eucharist be the place to obtain the strength to give of yourselves every day in the ministry and to live constantly in the presence of God: He is your abode and heritage. You must be witnesses of this for the family and for every person that the Lord puts on your path, also in the most difficult circumstances (cf. ibid., 80). Encourage spouses, share their educational responsibilities, help them to continually renew the grace of their marriage. Make the family a protagonist in pastoral work. Be hospitable and merciful, also with those for whom it is most difficult to fulfill the commitments they assumed in the matrimonial bond and with all those who, unfortunately, have failed.
Dear spouses, your matrimony is rooted in the faith that "God is love" (1 John 4:8) and that to follow Christ means "to abide in love" (cf. John 15:9-10). Your union -- as the Apostle Paul teaches -- is a sacramental sign of the love of Christ for the Church (cf. Ephesians 5:32), a love that culminates on the cross and which is "signified and made present in the Eucharist" (apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 29). May the Eucharistic Mystery influence ever more profoundly your daily life: You will draw inspiration and strength from this sacrament for your conjugal relationship and for the educational mission to which you are called. Build your families in unity, a gift that comes from on high and which nourishes your commitment in the Church and in promoting a just and fraternal world. Love your priests, express to them your appreciation for the service they carry out. May you be able also to bear with their limitations, without ever ceasing to ask them to be exemplary ministers among you, who speak to you of God and who lead you to him. Your fellowship is for them a valuable spiritual help and support in the trials of life.
Dear priests and dear spouses, may you be able to find always in Holy Mass the strength to live your membership in Christ and his Church, in forgiveness and in the gift of self and in gratitude. May your daily work have its origin and center in sacramental communion, so that all is done for the glory of God. In this way, Christ's sacrifice of love will transform you, until it makes you in him "one body and one Spirit" (cf. Ephesians 4:4-6). Educating new generations in the faith is linked to your coherence too. Give them a witness of the demanding beauty of Christian life, with the trust and patience of the one who knows the power of the seed thrown to the earth. As in the evangelical passage we have heard (Mark 5:21-24.35-43), be for all those entrusted to your responsibility a sign of the benevolence and tenderness of Jesus: He makes visible how the God who loves life is not foreign to or distant from human vicissitudes, but is the friend who never abandons. And in the moments when the temptation is insinuated that all educational commitment is vain, obtain from the Eucharist the light to reinforce faith, certain that the grace and power of Jesus Christ can reach man in every situation, including the most difficult.
Dear friends, I entrust you all to the protection of Mary, venerated in this cathedral with the title "Queen of All Saints." Tradition joins her image to the ex-voto of a sailor, in thanksgiving for the salvation of his son, who came through a storm at sea unharmed. May the maternal gaze of the Mother also accompany your steps in holiness to a port of peace.
ANCONA, Italy, SEPT. 12, 2011 (Zenit.org).- Here is a translation of the address to priests and families that Benedict XVI gave Sunday during his visit to Ancona. He made a one-day trip to the Italian port city for the close of the 25th Italian National Eucharistic Congress.
Dear priests and dear spouses,
The hill on which this cathedral is built has enabled us to have a most beautiful view of the city and the sea; but if one crosses the majestic portico, the soul is fascinated by the harmony of the Romanesque style, enriched by an interweaving of Byzantine influences and Gothic elements. Also in your presence, priests and married couples from various Italian dioceses, [we can] perceive the beauty of the harmony and complementarity of your different vocations. Mutual knowledge and esteem, and sharing the same faith, lead to appreciating the other's charism and to recognizing one another within the one "spiritual house" (1 Peter 2:5) that, having Jesus Christ himself as the cornerstone, grows well ordered to be a holy temple in the Lord (cf. Ephesians 2:20-21). Thank you, therefore, for this meeting: thank you to the beloved archbishop, Edoardo Menichelli, also for the kind words with which he presented this meeting, and to each one of you.
I would like to pause briefly on the need to lead holy orders and matrimony back to their unique Eucharistic source. Both states of life have -- in the love of Christ, who gives himself for the salvation of humanity -- the same root; they are called to a common mission: to give witness and to make present this love for the good of the community, for the building up of the People of God (cf. Catechism of the Catholic Church, No. 1534). This perspective makes it possible above all to surmount a reductive vision of the family, which considers it as a mere recipient of pastoral work. It is true that, in this difficult time, the family needs particular care. Not because of this, however, must its identity be diminished or its specific responsibility be denied. The family is richness for the spouses, most irreplaceable for children, the indispensable foundation of society, and a vital community for the journey of the Church.
At the ecclesial level, to appreciate the family means to recognize its importance in pastoral activity. The ministry born from the sacrament of matrimony is important for the life of the Church: The family is the privileged place for human and Christian education and continues to be, for this end, the best ally of the priestly ministry; it is a precious gift for the building up of the community. The priest's closeness to the family helps him in turn to become aware of his own profound reality and his own mission, fostering the development of a strong ecclesial sensitivity. No vocation is a private issue, and matrimony much less so, because its horizon is the whole Church. Hence, in pastoral work, it is a question of being able to integrate and harmonize the priestly ministry with "the authentic Gospel of matrimony and of the family" (encyclical "Familiaris Consortio," 8), for a real and fraternal communion. And the Eucharist is the center and the source of this unity, which animates all the action of the Church.
Dear priests, by the gift that you received at ordination, you are called to serve the ecclesial community as pastors, this community that is a "family of families," and, hence, you are called to love each one with a paternal heart, with genuine forgetfulness of yourselves, with full, continual and faithful dedication. You are the living sign that points to Christ Jesus, the only Good Shepherd. Conform yourselves to him, to his style of life, with that total and exclusive service of which celibacy is an expression. The priest also has a spousal dimension; it is to be lost in the heart of Christ the Spouse, who gives his life for the Church his Bride (cf. postsynodal apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 24). Cultivate a profound familiarity with the Word of God, Light on your way. May the daily and faithful celebration of the Eucharist be the place to obtain the strength to give of yourselves every day in the ministry and to live constantly in the presence of God: He is your abode and heritage. You must be witnesses of this for the family and for every person that the Lord puts on your path, also in the most difficult circumstances (cf. ibid., 80). Encourage spouses, share their educational responsibilities, help them to continually renew the grace of their marriage. Make the family a protagonist in pastoral work. Be hospitable and merciful, also with those for whom it is most difficult to fulfill the commitments they assumed in the matrimonial bond and with all those who, unfortunately, have failed.
Dear spouses, your matrimony is rooted in the faith that "God is love" (1 John 4:8) and that to follow Christ means "to abide in love" (cf. John 15:9-10). Your union -- as the Apostle Paul teaches -- is a sacramental sign of the love of Christ for the Church (cf. Ephesians 5:32), a love that culminates on the cross and which is "signified and made present in the Eucharist" (apostolic exhortation "Sacramentum Caritatis," 29). May the Eucharistic Mystery influence ever more profoundly your daily life: You will draw inspiration and strength from this sacrament for your conjugal relationship and for the educational mission to which you are called. Build your families in unity, a gift that comes from on high and which nourishes your commitment in the Church and in promoting a just and fraternal world. Love your priests, express to them your appreciation for the service they carry out. May you be able also to bear with their limitations, without ever ceasing to ask them to be exemplary ministers among you, who speak to you of God and who lead you to him. Your fellowship is for them a valuable spiritual help and support in the trials of life.
Dear priests and dear spouses, may you be able to find always in Holy Mass the strength to live your membership in Christ and his Church, in forgiveness and in the gift of self and in gratitude. May your daily work have its origin and center in sacramental communion, so that all is done for the glory of God. In this way, Christ's sacrifice of love will transform you, until it makes you in him "one body and one Spirit" (cf. Ephesians 4:4-6). Educating new generations in the faith is linked to your coherence too. Give them a witness of the demanding beauty of Christian life, with the trust and patience of the one who knows the power of the seed thrown to the earth. As in the evangelical passage we have heard (Mark 5:21-24.35-43), be for all those entrusted to your responsibility a sign of the benevolence and tenderness of Jesus: He makes visible how the God who loves life is not foreign to or distant from human vicissitudes, but is the friend who never abandons. And in the moments when the temptation is insinuated that all educational commitment is vain, obtain from the Eucharist the light to reinforce faith, certain that the grace and power of Jesus Christ can reach man in every situation, including the most difficult.
Dear friends, I entrust you all to the protection of Mary, venerated in this cathedral with the title "Queen of All Saints." Tradition joins her image to the ex-voto of a sailor, in thanksgiving for the salvation of his son, who came through a storm at sea unharmed. May the maternal gaze of the Mother also accompany your steps in holiness to a port of peace.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bảo Long: “Trăng không rằm” nhưng trăng đẹp!
Nguyễn Ngọc
06:17 13/09/2011
HÀ NỘI - Tết trung thu năm nay có vẻ như ánh trăng “hơi mờ” khắp cả nước Việt Nam. Nơi giáo xứ Bảo Long cũng vậy, vào những ngày kế cận để chuẩn bị cho tết Thiếu nhi, Cha quản xứ Jos Phạm Minh Triệu cùng các Ban ngành trong giáo xứ đã “thở dài” trước những cơn mưa nặng hạt suốt đêm ngày không ngớt. Hy vọng một ánh trăng rằm tròn đầy, sáng trong, vàng rực để tăng thêm niềm vui cho các em thiếu nhi trong giáo xứ thật mong manh trước thời tiết không mấy sáng sủa.
Xem hình ảnh
Không khí chuẩn bị phút chót cho ngày hội
Hòa chung trước không khí “trăng rằm thiếu trăng” như vậy của khắp cả nước nhưng ở giáo xứ Bảo Long, các cộng việc chuẩn bị ngày hội Trung thu cho các em thiếu nhi trong giáo xứ, vẫn được làm theo kế hoạch dù trờ còn đổ mưa. Một chuỗi các sự kiện cho tết Trung thu đã được cha xứ và các ban ngành lên kế hoạch: tổ chức vui hội chợ, phát phần thưởng cho những em có thành tích cao trong học tập, tổng kết chiến dịch: “Tiến về miền đất Hứa”, Thánh lễ tết Trung thu, “đêm hội trăng rằm”. Những gian hàng hội chợ đã được dựng lên giữa trời mưa; các lán trại tạm, những chiếc ô loại lớn cũng được dựng lên phòng khi trời mưa to; Ban âm thanh ánh sáng, trang trí sân khấu cũng gấp rút nhanh những công việc của mình; thấp thoáng quanh khuân viên nhà thờ đã thấy mấy tóp thiếu nhi đang háo hức chờ khai mạc hội chợ; một nhóm thiếu nhi khác thì đang ôn lại tiết mục văn nghệ để biểu diễn cho chương trình buổi tối… không khí diễn ra như không có ngoại cảnh tác động vào. Thiết nghĩ, tinh thần lên cao thì dù mưa to gió lớn cũng biến tan. Một tinh thần hy sinh, dẫn thân phục vụ cho thế hệ con em tương lai của cha xứ, các ban ngành thật cảm phục. Từ sáng đến trưa, mưa vẫn rơi. Hầu như tất cả các công việc chuẩn bị cho ngày hội đều được làm dưới trời mưa. Những việc cần làm đã làm, giờ phút chờ đón cho ngày hội đã đến…
Hội chợ thu.
Từ 1h chiều, khuân viên nhà thờ dần được lấp đầy bởi dòng người đổ về thêm đông. Đúng 2h chiều, tất cả các bạn thiếu nhi khắp toàn giáo xứ đã tập trung trước khán đài và bước vào khai mạc chương trình hội chợ. Cha quản xứ chào các bạn thiếu nhi và tuyên bố khai mạc Hội chợ thu. Bằng các lá phiếu của mình trên tay, các em đã dung dăng dung dẻ trong hội chợ thu. Cả đất trời mùa thu như được thu nhỏ trong hội chợ. Các gian hàng đủ các loại được bày bán quanh khuân viên nhà thờ; dòng người nô nức dắt tay nhau kéo về ngày một đông; các trò chơi vui vẻ, ngộ nghĩnh là những điểm thu hút các bạn thiếu nhi nhất… Đến với hội chợ, các bạn thiếu nhi thỏa thích vui chơi nô đùa, tha hồ mua các thứ mình chọn. Nhìn trên từng nét mặt, ai cũng nở rộ nụ cười mãn nguyện, những cái cầm tay như chặt hơn trong tình bạn bè của thời tuổi thơ. Những em nhỏ còn được mẹ dắt trong tay cũng háo hức đòi duỗi khỏi vòng tay mẹ để nô đùa, cùng dung dẻ với bạn bè. Một không khí hội chợ đầy ắp niềm vui, nụ cười tràn ngập trền từng đôi môi. Hội chợ thu diễn ra giữa trời mưa, một tiết trời thu hiếm thấy vào độ rằm. Hội chợ đã kết thúc trong niềm vui còn dang dở, còn nhiều khuôn mặt đang háo hức muốn gói trọn niềm vui nhưng chắc hẳn sẽ dành chỗ cho mùa trung thu năm tới. Trong niềm vui và hy vọng các bạn thiếu nhi đã bước vào Thánh lễ tết trung thu cùng với cha quản xứ.
Thánh lễ tết Trung thu.
Đúng 5h chiều, đoàn đồng tế đi đầu là bình hương thánh giá, tiếp sau là đoàn thiếu nhi trong toàn giáo xứ và cuối cùng là cha chủ tế đã long trọng tiến vào nhà thờ. Trong lời mở đầu lễ của cha Jos Phạm Minh Triệu, nói lên ý nghĩa của Thánh lễ tết Trung thu và đưa lòng các bạn thiếu nhi cùng cầu nguyện cho thiếu nhi khắp thế giới, cho những bạn thiếu nhi còn gặp nhiều mảnh đời khó khăn trong cuộc đời. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cho các em thiếu nhi nên các dãy ghế trong nhà thờ cũng được dành riêng cho các bạn. Từ trên xuống dưới là những khuôn mặt hồn nhiên của tuổi thơ.
Lời chúa trong bài tin mừng hôm nay, nhắc nhở mọi người phải có tâm tình yêu mến trẻ thơ như Chúa Giêsu đã noi gương: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng cán chúng”. Cùng với tâm tình đó, với khiếu tài giảng Kinh thánh Cha Jos, đã đưa các em thiếu nhi và cộng đoàn vào ngữ cảnh của bài tin mừng.
Sau Thánh lễ, là phần phát phần thưởng để tuyên dương, khích lệ cho các bạn thiếu nhi đã cố gắng chăm chỉ học tập và có thành tích cao. Đặc biệt là với những bạn thiếu nhi đã tham gia nhiệt tình trong chiến dịch hè: “Tiến về miền đất Hứa”. Có 295 bạn trong toàn giáo xứ được cha quản xứ trao giấy khen và quà Trung thu, trong đó đại đa số các bạn đã có thành tích học tập loại giỏi.
Đêm hội trăng rằm.
“Đêm hội trăng rằm” đã diễn ra dưới tiết trời mưa của mùa thu, một tiết trời lạ từ trước tới giờ vào dịp rằm tháng tám. Dưới tiết trời ấy tưởng chừng sẽ vắng bóng lượng khán giả đến xem. Từ 19h trước khán đài sân khấu, một lượng người đông đã vây quanh. Dù trời mưa, nhưng xem khâu chuẩn bị cho chương trình cũng khá hoành tráng, những chiếc dù loại lớn được căng lên; âm thanh ánh sáng phục vụ cho chương trình chuyên nghiệp được sẵn sàng; các diễn viên của các giáo họ đang háo hức bước ra sân khấu.
19h30, Khai mạc chương trình “Đêm hội trăng rằm” giáo xứ Bảo Long. Mở đầu là phần múa lân. Khán giả đã lạc vào cảnh truyền thuyết, một con rồng lớn chạy quanh sân thượng như muốn hòa cùng niềm vui với con người trong ngày hội thu, với nhạc nền: Dòng máu lạc của Lê Quang, tiết mục đã cho mọi người thấy được vẻ hoành tráng, oai nghiêm mà anh dũng của dân tộc Việt Nam. Sau lời tuyên bố khai mạc của cha Jos Phạm Minh Triệu, lần lượt các tiết mục văn nghệ đã đem lại nhiều thú vị cho khán giả. Vui hơn nữa, vào giữa chương trình trời đã ngừng hẳn mưa. Một ánh trăng xuất hiện trên bầu trời. Mọi người đã cùng nhau ồ lên, khuôn mặt ai nấy hiện rõ lên niềm vui tròn đầy như đã được thỏa nguyện. Từ đây đã có ánh trăng rằm cùng đồng hành trong “đêm hội trăng rằm” với các bạn thiếu nhi Bảo Long. Niềm vui và thành công của “đêm hội trăng rằm” đã được gói trọn nơi ánh trăng.
Một Tết Trung thu thật ý nghĩa và khó quên cho các bạn thiếu nhi giáo xứ Bảo Long. Một ngày hội, dù đã diễn ra trong tiết trời không như ý muốn nhưng chính các bạn đã làm nên một ngày hội của cuộc đời. Chúc các bạn luôn đẹp như ánh trăng rằm đêm hôm nay, nó không đẹp nhưng nó đã làm thỏa nguyện được bao tấm lòng. Các bạn cũng vậy hãy làm thỏa nguyện bao tấm lòng đang trông chờ các bạn!
Xem hình ảnh
Không khí chuẩn bị phút chót cho ngày hội
Hòa chung trước không khí “trăng rằm thiếu trăng” như vậy của khắp cả nước nhưng ở giáo xứ Bảo Long, các cộng việc chuẩn bị ngày hội Trung thu cho các em thiếu nhi trong giáo xứ, vẫn được làm theo kế hoạch dù trờ còn đổ mưa. Một chuỗi các sự kiện cho tết Trung thu đã được cha xứ và các ban ngành lên kế hoạch: tổ chức vui hội chợ, phát phần thưởng cho những em có thành tích cao trong học tập, tổng kết chiến dịch: “Tiến về miền đất Hứa”, Thánh lễ tết Trung thu, “đêm hội trăng rằm”. Những gian hàng hội chợ đã được dựng lên giữa trời mưa; các lán trại tạm, những chiếc ô loại lớn cũng được dựng lên phòng khi trời mưa to; Ban âm thanh ánh sáng, trang trí sân khấu cũng gấp rút nhanh những công việc của mình; thấp thoáng quanh khuân viên nhà thờ đã thấy mấy tóp thiếu nhi đang háo hức chờ khai mạc hội chợ; một nhóm thiếu nhi khác thì đang ôn lại tiết mục văn nghệ để biểu diễn cho chương trình buổi tối… không khí diễn ra như không có ngoại cảnh tác động vào. Thiết nghĩ, tinh thần lên cao thì dù mưa to gió lớn cũng biến tan. Một tinh thần hy sinh, dẫn thân phục vụ cho thế hệ con em tương lai của cha xứ, các ban ngành thật cảm phục. Từ sáng đến trưa, mưa vẫn rơi. Hầu như tất cả các công việc chuẩn bị cho ngày hội đều được làm dưới trời mưa. Những việc cần làm đã làm, giờ phút chờ đón cho ngày hội đã đến…
Hội chợ thu.
Từ 1h chiều, khuân viên nhà thờ dần được lấp đầy bởi dòng người đổ về thêm đông. Đúng 2h chiều, tất cả các bạn thiếu nhi khắp toàn giáo xứ đã tập trung trước khán đài và bước vào khai mạc chương trình hội chợ. Cha quản xứ chào các bạn thiếu nhi và tuyên bố khai mạc Hội chợ thu. Bằng các lá phiếu của mình trên tay, các em đã dung dăng dung dẻ trong hội chợ thu. Cả đất trời mùa thu như được thu nhỏ trong hội chợ. Các gian hàng đủ các loại được bày bán quanh khuân viên nhà thờ; dòng người nô nức dắt tay nhau kéo về ngày một đông; các trò chơi vui vẻ, ngộ nghĩnh là những điểm thu hút các bạn thiếu nhi nhất… Đến với hội chợ, các bạn thiếu nhi thỏa thích vui chơi nô đùa, tha hồ mua các thứ mình chọn. Nhìn trên từng nét mặt, ai cũng nở rộ nụ cười mãn nguyện, những cái cầm tay như chặt hơn trong tình bạn bè của thời tuổi thơ. Những em nhỏ còn được mẹ dắt trong tay cũng háo hức đòi duỗi khỏi vòng tay mẹ để nô đùa, cùng dung dẻ với bạn bè. Một không khí hội chợ đầy ắp niềm vui, nụ cười tràn ngập trền từng đôi môi. Hội chợ thu diễn ra giữa trời mưa, một tiết trời thu hiếm thấy vào độ rằm. Hội chợ đã kết thúc trong niềm vui còn dang dở, còn nhiều khuôn mặt đang háo hức muốn gói trọn niềm vui nhưng chắc hẳn sẽ dành chỗ cho mùa trung thu năm tới. Trong niềm vui và hy vọng các bạn thiếu nhi đã bước vào Thánh lễ tết trung thu cùng với cha quản xứ.
Thánh lễ tết Trung thu.
Đúng 5h chiều, đoàn đồng tế đi đầu là bình hương thánh giá, tiếp sau là đoàn thiếu nhi trong toàn giáo xứ và cuối cùng là cha chủ tế đã long trọng tiến vào nhà thờ. Trong lời mở đầu lễ của cha Jos Phạm Minh Triệu, nói lên ý nghĩa của Thánh lễ tết Trung thu và đưa lòng các bạn thiếu nhi cùng cầu nguyện cho thiếu nhi khắp thế giới, cho những bạn thiếu nhi còn gặp nhiều mảnh đời khó khăn trong cuộc đời. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cho các em thiếu nhi nên các dãy ghế trong nhà thờ cũng được dành riêng cho các bạn. Từ trên xuống dưới là những khuôn mặt hồn nhiên của tuổi thơ.
Lời chúa trong bài tin mừng hôm nay, nhắc nhở mọi người phải có tâm tình yêu mến trẻ thơ như Chúa Giêsu đã noi gương: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng cán chúng”. Cùng với tâm tình đó, với khiếu tài giảng Kinh thánh Cha Jos, đã đưa các em thiếu nhi và cộng đoàn vào ngữ cảnh của bài tin mừng.
Sau Thánh lễ, là phần phát phần thưởng để tuyên dương, khích lệ cho các bạn thiếu nhi đã cố gắng chăm chỉ học tập và có thành tích cao. Đặc biệt là với những bạn thiếu nhi đã tham gia nhiệt tình trong chiến dịch hè: “Tiến về miền đất Hứa”. Có 295 bạn trong toàn giáo xứ được cha quản xứ trao giấy khen và quà Trung thu, trong đó đại đa số các bạn đã có thành tích học tập loại giỏi.
Đêm hội trăng rằm.
“Đêm hội trăng rằm” đã diễn ra dưới tiết trời mưa của mùa thu, một tiết trời lạ từ trước tới giờ vào dịp rằm tháng tám. Dưới tiết trời ấy tưởng chừng sẽ vắng bóng lượng khán giả đến xem. Từ 19h trước khán đài sân khấu, một lượng người đông đã vây quanh. Dù trời mưa, nhưng xem khâu chuẩn bị cho chương trình cũng khá hoành tráng, những chiếc dù loại lớn được căng lên; âm thanh ánh sáng phục vụ cho chương trình chuyên nghiệp được sẵn sàng; các diễn viên của các giáo họ đang háo hức bước ra sân khấu.
19h30, Khai mạc chương trình “Đêm hội trăng rằm” giáo xứ Bảo Long. Mở đầu là phần múa lân. Khán giả đã lạc vào cảnh truyền thuyết, một con rồng lớn chạy quanh sân thượng như muốn hòa cùng niềm vui với con người trong ngày hội thu, với nhạc nền: Dòng máu lạc của Lê Quang, tiết mục đã cho mọi người thấy được vẻ hoành tráng, oai nghiêm mà anh dũng của dân tộc Việt Nam. Sau lời tuyên bố khai mạc của cha Jos Phạm Minh Triệu, lần lượt các tiết mục văn nghệ đã đem lại nhiều thú vị cho khán giả. Vui hơn nữa, vào giữa chương trình trời đã ngừng hẳn mưa. Một ánh trăng xuất hiện trên bầu trời. Mọi người đã cùng nhau ồ lên, khuôn mặt ai nấy hiện rõ lên niềm vui tròn đầy như đã được thỏa nguyện. Từ đây đã có ánh trăng rằm cùng đồng hành trong “đêm hội trăng rằm” với các bạn thiếu nhi Bảo Long. Niềm vui và thành công của “đêm hội trăng rằm” đã được gói trọn nơi ánh trăng.
Một Tết Trung thu thật ý nghĩa và khó quên cho các bạn thiếu nhi giáo xứ Bảo Long. Một ngày hội, dù đã diễn ra trong tiết trời không như ý muốn nhưng chính các bạn đã làm nên một ngày hội của cuộc đời. Chúc các bạn luôn đẹp như ánh trăng rằm đêm hôm nay, nó không đẹp nhưng nó đã làm thỏa nguyện được bao tấm lòng. Các bạn cũng vậy hãy làm thỏa nguyện bao tấm lòng đang trông chờ các bạn!
Đón Trung Thu bên Thánh Thể Chúa và Mẹ Tàpao
Tâm Phúc
06:24 13/09/2011
Đêm 12.9.2011, đúng ngày Tết Trung Thu, hòa với niềm vui của thiếu nhi trên khắp đất nước, đông đảo khách hành hương từ khắp nơi đã quy tụ về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao hiệp ý với Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết, cung chiêm Thánh Thể Chúa và dâng lời kinh Mân Côi cầu nguyện cho các em thơ, cùng với nhiều ý nguyện khác.
Xem hình ảnh
Suốt cả tuần trước ngày hành hương, trời Tàpao mưa tầm tã. Quý Cha và những người phụ trách xây dựng Trung tâm phải tìm nhiều phương cách để bảo vệ công trình không bị hư hại, nhất là vấn đề thoát nước. Cơn mưa lớn ngày 8.9.2011 đã làm một số cành cây gãy, nhưng các công trình vẫn an toàn. Sáng ngày 12.9 vẫn còn mưa, nhưng đến chiều thì mưa nhẹ dần và trước giờ rước kiệu Đức Mẹ thì dứt hẳn. Trung tâm Tàpao trở nên lung linh hơn trong ánh trăng Trung Thu vằng vặc.
Kiệu Đức Mẹ Tàpao được cung nghinh giữa ánh nến lung linh của cộng đoàn. Đức Cha Giuse long trọng đặt Mình Thánh Chúa giữa bàn thờ, cộng đoàn quỳ gối sốt sắng hát kinh Thờ Lạy. Giữa màn đêm, với cơn gió se se lạnh của núi rừng Tàpao, mọi người như xích lại gần nhau hơn, muôn con tim cùng hướng về Thánh Thể Chúa để chiêm ngắm và chúc tụng tình yêu vô biên Thiên Chúa dành cho con người. Để rồi cùng với Đức Trinh Nữ Maria, cộng đoàn ca vang lời kinh Manificat ngợi khen Thiên Chúa.
Trong giờ lần chuỗi Mân Côi 12.9 này, khách hành hương hướng về tâm tình của Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (ngày 15.9 sau lễ Suy Tôn Thánh Giá 14.9) để cùng suy gẫm Mầu Nhiệm Năm Sự Thương. Mẹ Maria đã đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời dương thế của Chúa. Lúc vui mừng hay lúc đau khổ, Chúa Giêsu luôn có Mẹ bên cạnh để ủi an, chia sẻ. Nhất là trong cuộc khổ nạn, một niềm an ủi lớn của Chúa đó là luôn có ánh mắt Mẹ dõi theo và tâm hồn Mẹ cùng chung chia với những đớn đau của Chúa. Khi suy gẫm về từng Mầu Nhiệm của Năm Sự Thương, mỗi khách hành hương nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó: khi bị lo buồn sầu khổ, trong những lỗi phạm vấp lại nhiều lần dù đã quyết lòng chừa cải, những nỗi sỉ nhục phải chịu trong cuộc sống để giữ được đức công chính .v.v. Chúng ta cũng được ủi an bởi có Mẹ Maria luôn bên cạnh chở che. Bởi hơn ai hết, Mẹ là người thông hiểu những đau khổ và tâm tư ước vọng của chúng ta. Mẹ luôn luôn bầu cử cho ta trước mặt Chúa Giêsu, con của Mẹ. Chính vì tin tưởng điều này mà chúng ta năng chạy đến với Mẹ, và mỗi tháng, Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu này lại hân hoan đón khách hành hương trở về để gởi gắm bao nỗi niềm và lời khấn xin nơi Đức Mẹ Tàpao nhân ái.
Sau giờ Lần Chuỗi Mân Côi chung, Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể Chúa chung quanh Quảng trường. Tại mỗi điểm dừng, đoàn thiếu nhi tung lên trước Thánh Thể những cánh hoa giấy đủ màu sắc như bao nhiêu tâm tình chúc tụng, ngợi khen và nguyện xin của tất cả mọi người đang hướng về Chúa. Buổi cầu nguyện kết thúc với phép lành của Đức Cha.
Tiếng kinh Mân Côi trên Linh đài Mẹ cứ nối tiếp nhau vang lên như một điệp khúc tuyệt vời trong đêm trăng sáng. Hòa với tiếng ếch, tiếng dế kêu là thỉnh thoảng đâu xa vọng lại vài tiếng trống lân. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Dưới chân Mẹ Tàpao, những đứa con từ muôn phương quy tụ về thầm thĩ nguyện xin không ngớt. Để tạo bầu khí trang nghiêm và tôn trọng tâm tư muốn cầu nguyện riêng với Mẹ của khách hành hương, từ tháng 8.2011, tại Linh đài không còn những Thánh lễ đêm, thay vào đó, cứ nửa giờ đồng hồ lại có một chuỗi Mân Côi chung cho cộng đoàn cho đến nửa đêm. Sau đó là thời gian cầu nguyện riêng của những ai muốn thức một đêm bên Mẹ Tàpao.
Đêm Trung Thu, người ta thường thức khuya để vui chơi và ngắm Chị Hằng. Nhưng Trung Thu đêm nay, lại có nhiều người từ muôn phương về bên Mẹ Tàpao để cùng thức cầu nguyện với Mẹ và chiêm ngắm Mẹ, bởi Mẹ là vầng trăng đẹp nhất mà Thiên Chúa đã ban cho loài người chúng ta.
Xem hình ảnh
Suốt cả tuần trước ngày hành hương, trời Tàpao mưa tầm tã. Quý Cha và những người phụ trách xây dựng Trung tâm phải tìm nhiều phương cách để bảo vệ công trình không bị hư hại, nhất là vấn đề thoát nước. Cơn mưa lớn ngày 8.9.2011 đã làm một số cành cây gãy, nhưng các công trình vẫn an toàn. Sáng ngày 12.9 vẫn còn mưa, nhưng đến chiều thì mưa nhẹ dần và trước giờ rước kiệu Đức Mẹ thì dứt hẳn. Trung tâm Tàpao trở nên lung linh hơn trong ánh trăng Trung Thu vằng vặc.
Kiệu Đức Mẹ Tàpao được cung nghinh giữa ánh nến lung linh của cộng đoàn. Đức Cha Giuse long trọng đặt Mình Thánh Chúa giữa bàn thờ, cộng đoàn quỳ gối sốt sắng hát kinh Thờ Lạy. Giữa màn đêm, với cơn gió se se lạnh của núi rừng Tàpao, mọi người như xích lại gần nhau hơn, muôn con tim cùng hướng về Thánh Thể Chúa để chiêm ngắm và chúc tụng tình yêu vô biên Thiên Chúa dành cho con người. Để rồi cùng với Đức Trinh Nữ Maria, cộng đoàn ca vang lời kinh Manificat ngợi khen Thiên Chúa.
Trong giờ lần chuỗi Mân Côi 12.9 này, khách hành hương hướng về tâm tình của Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (ngày 15.9 sau lễ Suy Tôn Thánh Giá 14.9) để cùng suy gẫm Mầu Nhiệm Năm Sự Thương. Mẹ Maria đã đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời dương thế của Chúa. Lúc vui mừng hay lúc đau khổ, Chúa Giêsu luôn có Mẹ bên cạnh để ủi an, chia sẻ. Nhất là trong cuộc khổ nạn, một niềm an ủi lớn của Chúa đó là luôn có ánh mắt Mẹ dõi theo và tâm hồn Mẹ cùng chung chia với những đớn đau của Chúa. Khi suy gẫm về từng Mầu Nhiệm của Năm Sự Thương, mỗi khách hành hương nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó: khi bị lo buồn sầu khổ, trong những lỗi phạm vấp lại nhiều lần dù đã quyết lòng chừa cải, những nỗi sỉ nhục phải chịu trong cuộc sống để giữ được đức công chính .v.v. Chúng ta cũng được ủi an bởi có Mẹ Maria luôn bên cạnh chở che. Bởi hơn ai hết, Mẹ là người thông hiểu những đau khổ và tâm tư ước vọng của chúng ta. Mẹ luôn luôn bầu cử cho ta trước mặt Chúa Giêsu, con của Mẹ. Chính vì tin tưởng điều này mà chúng ta năng chạy đến với Mẹ, và mỗi tháng, Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu này lại hân hoan đón khách hành hương trở về để gởi gắm bao nỗi niềm và lời khấn xin nơi Đức Mẹ Tàpao nhân ái.
Sau giờ Lần Chuỗi Mân Côi chung, Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể Chúa chung quanh Quảng trường. Tại mỗi điểm dừng, đoàn thiếu nhi tung lên trước Thánh Thể những cánh hoa giấy đủ màu sắc như bao nhiêu tâm tình chúc tụng, ngợi khen và nguyện xin của tất cả mọi người đang hướng về Chúa. Buổi cầu nguyện kết thúc với phép lành của Đức Cha.
Tiếng kinh Mân Côi trên Linh đài Mẹ cứ nối tiếp nhau vang lên như một điệp khúc tuyệt vời trong đêm trăng sáng. Hòa với tiếng ếch, tiếng dế kêu là thỉnh thoảng đâu xa vọng lại vài tiếng trống lân. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Dưới chân Mẹ Tàpao, những đứa con từ muôn phương quy tụ về thầm thĩ nguyện xin không ngớt. Để tạo bầu khí trang nghiêm và tôn trọng tâm tư muốn cầu nguyện riêng với Mẹ của khách hành hương, từ tháng 8.2011, tại Linh đài không còn những Thánh lễ đêm, thay vào đó, cứ nửa giờ đồng hồ lại có một chuỗi Mân Côi chung cho cộng đoàn cho đến nửa đêm. Sau đó là thời gian cầu nguyện riêng của những ai muốn thức một đêm bên Mẹ Tàpao.
Đêm Trung Thu, người ta thường thức khuya để vui chơi và ngắm Chị Hằng. Nhưng Trung Thu đêm nay, lại có nhiều người từ muôn phương về bên Mẹ Tàpao để cùng thức cầu nguyện với Mẹ và chiêm ngắm Mẹ, bởi Mẹ là vầng trăng đẹp nhất mà Thiên Chúa đã ban cho loài người chúng ta.
Văn Hóa
Tình Thánh Giá
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:33 13/09/2011
Lời yêu thương đã nối kết đất trời
Cây gỗ xưa nở rộ cánh hoa tươi
Hương tình Chúa toả lan trời dương thế
Ôi Thánh Giá – Cây Vàng, bao thế hệ
Ngước trông lên như điểm tựa vĩnh hằng
Dù biển đời nghìn trùng sóng bủa giăng
Niềm tín thác trên con thuyền Thánh Giá
Khi Đấng Thánh cất lên lời tha thứ
Can-vê xưa tan bóng đêm sự dữ
Tình Trời cao đã cảm hoá quân thù
Ánh bao dung đã soi chiếu nghìn thu
Nẻo đường trần dù chia rẽ ganh đua
Bao lớp người cùng nhìn về Thánh Giá
Niềm sắt son dưới bóng cờ Vua Cả
Mong hợp hợp đoàn trong Vương Quốc Tình Yêu
Ôi Thánh Giá, nguồn sức thiêng vĩ diệu
Đã vực lên vô số những tâm hồn
Từ đớn đau trong đêm đen u ám
Bởi bất bất công và bạo lực tang thương
Này người ơi, xin hãy ngước trông
Bóng oai linh Giường Thiêng Chúa Cả
Này người ơi, hiệp dâng lời tán tạ
Cây Ân Tình nên giá cứu độ ta
Hãy tìm về với đồi xưa Thánh Giá
Mà lắng nghe tiếng vọng bởi Trời
Đừng quay gót khi lệ thánh trào rơi
Tình Giêsu vẫn thiết tha mời gọi
Xin thành tâm sấp mình hối lỗi
Trước oai linh Thánh Giá diệu vời !
Tâm sự buồn
Lm Vũđình Tường
16:15 13/09/2011
Một lúc nào đó buồn xâm chiếm cõi lòng. Tâm hồn thật trống vắng. Hiện tại là một vùng tối loay hoay mãi không tìm được lối ra. Những thất bại đắng cay liên tục hiện đến. Chúng vây quanh hồn tôi như mây mù giăng bắt đỉnh núi, như sóng triều dương dồn dập đổ nhào trên cuộc đời đơn côi đã dãi dầu sương gió. Nhìn về tương lai, không có gì đáng vui, không một bàn tay chào đón, không một tia hy vọng để bám víu. Tiến tới làm chi. Quá khứ thật xa vời, thất bại chất thành núi, đắng cay hờn tủi chưa phai; ê chề, phụ bạc còn rành rành ra đó. Có chi để tự hào, hãnh diện với anh em. Càng nghĩ càng thấy sợ, thấy ớn lạnh cho đời. Phải chăng hơi lạnh đang xâm chiếm tâm can. Tôi cố gắng vươn lên, nào có được. Tâm thần sao yếu đuối. Tinh thần sao nhu nhược. Sức sống sao rã rời. Âm nhạc không thức tỉnh lòng người. Muốn nghe rồi lại tắt. Giọng rên rỉ ỉ ôi nhừa nhựa làm đời thêm tê tái, lạnh ngắt. Những sợi buồn trải rộng, trải rộng mãi như tràn ngập căn phòng quen thuộc. Tôi khoá cửa ra đi nhưng quay đầu trở lại. Đi đâu? Hướng vô định. Trở lại phòng, căn phòng nhàm chán. Buông mình xuống ghế; ghế chẳng êm. Uống nước; nước vô vị, giúp ích chi cho đời. Với tay châm thuốc; thuốc đắng mềm môi, khô chát cuống họng. Ngụm khói bay điên cuồng trong cái tĩnh mịch của căn phòng như muốn thoát ra khỏi vòng cương toả của sự sống vô nghĩa. Gọi điện thoại tới anh em tôi. Ai trả lời? Họ đi làm cả. Quay tới, quay lui, cũng chỉ mình tôi. Tôi đâm ghét đời, tôi ghét người, ghét vật quanh tôi và tôi ghét chính tôi.
Thoáng nhìn trong gương thấy thiếu vắng nụ cười. Khuôn mặt thằng đáng ghét. Càng nhìn càng thấy thô bỉ. Nó không tội tình gì để thù oán nhưng cũng chẳng có nét nào để đáng thương. Tôi dửng dưng với tôi, không vồn vã, chào đón, tay bắt mặt mừng nhưng đối xử như kẻ xa lạ, như người dưng nước lã. Tôi thấy tôi xa lạ, khó hiểu. Làm sao để tôi trốn thoát tôi hay làm sao để trốn được nỗi buồn? Tôi giũ bỏ nó, tôi trốn chạy, tôi xua, tôi đuổi, tôi ruồng rẫy, tôi chửi mắng, xỉ vả, chửa xéo, chửi xiên. Cái buồn vẫn đấy. Vẫn mày chai mặt đá đeo đuổi tấm thân tôi. Nỗi buồn và tôi không còn biên giới. Làm sao để tách nó ra? Tâm hồn tôi xao xuyến tìm lý lẽ biện hộ cho buồn. Không giải thích được tại sao. Không có lý. Đuổi buồn không đi; tôi vời nó đến. Lạ thay, buồn đứng xa xa, chờn vờn trước mặt như vẽ ra muôn câu hỏi khơi dậy lương tâm tôi. Bao câu hỏi chất vấn hồn tôi. Tôi quay cuồng đứng lên như người say từ bữa tiệc tàn, như tội nhân lê gót ra từ phòng thẩm vấn. Như thí sinh không dò thấy tên mình trên bảng ghi kết quả. Như mục đồng lạc mất chiên non dưới nắng già nơi rừng vắng. Như lính thất trận lao đao trốn chết trong rách rưới tả tơi. Tại sao thế? Mỗi câu trả lời dồn tôi vào chân trời vắng. Nó vẽ ra con người thật của tôi. Bao nhiêu đê tiện của kiếp làm người hiện lên rõ ràng để cảnh giác nhược điểm cuộc đời.
Với bạn bè
Lối sống của tôi đẩy bạn bè xa tôi.Tình bạn tàn úa rơi lã chã tựa lá mùa thu. Bạn quen ra đi không lời từ giã, không ai muốn ngoảnh mặt lại để phải thêm một lần làm nhân chứng. Họ ra đi như trốn chạy, như vừa giũ bỏ được của nợ và rảo bước đến vùng đất đầy hy vọng. Tai sao thế? Tôi không chơi đẹp với anh em. Muốn rộng lượng mà không tự bỏ tính bủn xỉn của mình. Của anh em thì sao cũng được, còn của tôi một xu cũng có giá trị. Tôi thích thâu lợi nhưng không muốn chi ra, muốn thu nhưng không thích gieo vãi, vun trồng. Muốn làm thật ít nhưng lợi thật nhiều. Thích ra giọng thầy đời để quên đi cái trí khôn nông cạn như bấc đèn của mình. Thích làm anh cả trong thời kỳ con măng sữa. Muốn tỏ ra người cương trực, thật thà, rành mạch đồng thời thích ăn nói quanh co, bớt một thêm hai cho có nhiều chi tiết ly kỳ để chiếm ưu thế. Thích thuyết trình nơi công cộng mà quên béng đi tật ăn nói cà lăm. Tôi tự thú nhận là tôi không có khả năng trình bày vấn đề mạch lạc, khúc chiếc nhưng tôi trông cậy vào sự thông minh của khán giả và hy vọng họ thấu hiểu những gì tôi muốn nói. Con người của tôi là thế đấy. Tôi cô đơn và tôi lên tiếng: lỗi đó tại tôi.
Với tôi
Bạn bè xa lánh, tôi nổi quạu với chính tôi. Tôi cho tình đời phụ bạc, đời quả đắng cay. Tình quá phủ phàng. Đời tôi chưa sinh ra đã mang nợ. Món nợ không vay nhưng phải trả. Giá chẳng rẻ chi. Mạng của một đời, một người. Tôi dù sống vô danh nhưng cũng có giá trị một mạng người. Tôi cô đơn, tôi sợ người và bám chặt lấy chính tôi. Thu mình vào vỏ ốc cô đơn. Tạo cho mình đảo nhỏ lạc giữa biển đời. Tôi ghét cuộc đời, ghét chính tôi. Sợ kiếp làm người và tôi chán ghét cuộc đời đơn côi.
Cuộc đời, sống chẳng ích chi. Chết cũng bằng thừa. Thế sao đời lại có tôi ! Song thân dệt bao hy vọng. Nào ước, nào mơ, nào mong, nào chờ. Ngày đón con vào đời hồi hộp chờ chực tin vui. Tôi sinh ra bao bàn tay chào đón. Tin vui loan khắp người quen. Câu chúc, lời ca mở lối vào tương lai sáng lạn. Hình ảnh tương lai chập chờn trong trí tưởng. Cuộc đời tươi như cánh hoa mới nở. Tiếng mẹ ngọt ngào đong đưa trên vành nôi. Bàn tay mẹ nâng niu, vỗ về sớm tối. Hơi thở mẹ thơm tho dìu con vào giấc ngủ. Nụ cười tươi chào đón khi thức giấc trưa hè. Lời thì thầm, tay chỉ chỏ, xem con ngủ ngon ghê. Cám ơn mẹ hiền chăm sóc đời con. Con lớn lên nhờ công mẹ đong đưa, ẵm bế. Cám ơn cha cuốc bẫm, cày sâu, vun trồng, bón tỉa. Mong đời con sẽ đẹp, sẽ vui. Đời đẹp tựa giấc mơ. Mong ngày khôn lớn. Xin hỏi rằng cây nào có trái khi nhánh chẳng đâm nụ, cành chẳng đâm hoa. Cám ơn thầy, tình thầy trò nghĩa nặng, ơn sâu. Cám ơn thầy công lao uốn nắn, rèn cặp. Bạn bè với sách đèn, câu ca dao tục ngữ. Mong trò thành đấng trượng phu, gồng gánh ơn thái bình trong thiên hạ. Thầy vui vẻ đi khoe công trình tập luyện. Trường hãnh diện đề cao tên vàng chói lọi.
Xin cám ơn tất cả bạn bè. Những mái đầu xanh không bao giờ thù oán. Chỉ biết giận hờn qua giọt nước mắt ấm. Sống ngây thơ, vui tận mạng. Vui quá đến chơi càn. Đầu tư cả cuộc đời mong tìm buổi chiều vui. Xin nhớ đến các bạn ra đi không trở lại. Người bỏ dở cuộc chơi. Kẻ mau chán cuộc đời. Đi tìm chỗ thảnh thơi: không danh, không lợi, không biết đến sầu đời.
Xin nhớ đến những bạn đang tản mát đó đây; đang chạm trán cuộc đời. Trong số đó có tôi. Ước mơ ngày gặp lại để tiếp tục cuộc chơi. Hay không, ngày ấy đã qua rồi.
Xin cám ơn tuổi trẻ Việt Nam. Sanh ra cùng thế hệ. Lớn lên nhờ sữa mẹ, ngọt mềm môi. Thác đi trong tiếng nấc ngậm ngùi. Những người con đang còn khát sống. Sống, chưa một lần thăm quê hương tôi. Chưa sinh ra, bản án đã ký rồi. Chiến tranh là thế đấy. Này anh bạn trẻ, chết sớm làm chi. Hãy đứng đó ta ngó cuộc đời. Nhìn bàn cờ chúng nó đang chơi. Anh bạn lắc đầu, không được đâu, trong chiến tranh có lắm kẻ chết giùm. Vì màu cờ, vì quê hương tổ quốc. Đáng khen thay. Thắp nén hương xin cúi đầu bái lạy. Hy sinh cho chủ thuyết, thật đáng thương thay. Ai chả là người. Sao lại phải chết thay.
Bây giờ:
Những lời ước xôn xao. Những câu ví von ngọt ngào. Nhưng lời chúc sang sảng hôm nao. Để lại gì? Tấm thân buồn tàn tạ. Có đôi vai gầy, yếu đuối, kẹp cứng cái cổ cò. Có khuôn mặt buồn so. Có đôi môi dầy buồn không thèm hát. Còn đâu tiếng hát líu lo, tiếng cười thủy tinh khi vui. Tiếng khóc dòn gọi mẹ khi vắng bóng. Tiếng đón cha reo vui mỗi chiều về. Tiếng ho sặc sụa vì miếng cơm quá lớn và tiếng đánh vần i, a rộn rã dưới ánh đèn đêm. Tôi nghe tựa bản nhạc buồn rót thấu tim tôi. Đôi tai và con tim chưa một lần thù oán. Cớ sao những sợi buồn cứ rót vào tai. Giọt tình buồn nhảy múa trong tim để hồn tôi biến thành tên đồng lõa. Tôi thương hại hồn tôi. Một tâm hồn muốn thống hối mà chẳng tìm được lối ra. Tôi vẫn còn đôi mắt. Đôi mắt nâu buồn không thích chốn lao xao. Nơi có nắng ban mai nhảy múa. Có bướm vàng tỏ tình với hoa và những hạt sương đêm đong đưa trên ngọn cỏ, cành cây. Hỡi đôi mắt nai tơ. Ngươi đủ sức nhìn thấu cuộc đời hay màu nâu của ngươi chỉ biểu lộ một màu nâu nhạt vàng lá úa. Ngươi đừng nhìn những vật quanh ngươi. Hãy nhìn vào chính ngươi để biết rằng ta vẫn còn sức sống. Để tìm một lối thoát cho cuộc đời. Để dẫn hồn người đi ra ngoài ngõ tối. Để trả lại cho cuộc sống hôm nay. Để tìm đôi tay vun xới cuộc đời. Ta vẫn còn một vầng trán tươi. Thời gian chưa ghi lại vết sầu đời. Vầng trán ơi, ngươi còn nợ đời nhiều sương gió. Đừng vì thế mà sợ. Sau lưng ngươi còn bộ óc. Nó đang học kinh nghiệm cuộc đời. Buồn có chi mà đáng sợ. Có nỗi buồn nào không phai. Mầm cô đơn nào không chết yểu. Tình sầu nào tồn tại mãi trong tim?
Có hỏi sao tôi viết đời buồn. Tôi viết đời buồn vì đời chẳng như mơ. Vì đời có nhiều cơn cám dỗ. Vì có nỗi khổ cô đơn và yếu đuối. Vì đời có những bờ môi biết nói dối. Những con mắt nâu đắm đuối tìm nơi u tối. Những nụ hôn chứa đầy giả dối. Những con tim không sống cho đời. Chỉ biết ôm tiền để sống đơn côi. Và đời, có những tên đểu như tôi.
Bộ óc ơi, hãy bừng lên. Nhận ánh sáng mặt trời. Xoá đi bao tăm tối. Ngươi phải sống anh dũng. Sống xứng đáng kiếp người. Sống hùng, sống mạnh. Xoá tan thành quách của đơn côi. Không còn tiếng khóc ỉ ôi. Không còn tiếng thở dài não nuột sầu đời. Hãy ngẩng mặt nhìn đời. Cất đầu cao, mắt sáng, môi nở nụ cười và hứa với chính tôi: TÔI PHẢI ĐI TÌM BẠN - KHÔNG ĐỂ BẠN TÌM TÔI. Buồn, LỖI ĐÓ TẠI TÔI.
Sống nhàn rỗi làm chi, để cho sầu chiếm đoạt. Sao không đầu tư vào cuộc sống. Xin đừng ngó cuộc đời. Đứng bên lề xã hội. Đời sầu buồn đâu cần nhân chứng. Bạn đứng đó sẽ phí cuộc đời. Thời gian chẳng ngừng trôi. Đứng ngó mãi, đời cũng thế thôi. Đừng nhân danh chủ thuyết “Câu cá chờ thời” mà bỏ lửng cuộc chơi. Xin bắt tay với anh em, đi tìm một thú đam mê. Lãng phí thời gian thế đủ rồi. Ngần ngại gì mà không tìm chân lý.Tuổi trẻ và tài năng cần song hành tiến bước. Hãy bước ra chào đón cuộc đời. Có bạn, Có tình người. Đừng nghĩ rằng sống lâu là có bạn. Tuổi đời chỉ bố thí kinh nghiệm thôi. Sống lâu giàu kinh nghiệm. Muốn được sống thảnh thơi. Xin rộng tay ôm đón mọi người.
Lm Vũđình Tường
(viết năm 1987, Parkville, Victoria, Úc Đại Lợi)
TiengChuong.org
Thoáng nhìn trong gương thấy thiếu vắng nụ cười. Khuôn mặt thằng đáng ghét. Càng nhìn càng thấy thô bỉ. Nó không tội tình gì để thù oán nhưng cũng chẳng có nét nào để đáng thương. Tôi dửng dưng với tôi, không vồn vã, chào đón, tay bắt mặt mừng nhưng đối xử như kẻ xa lạ, như người dưng nước lã. Tôi thấy tôi xa lạ, khó hiểu. Làm sao để tôi trốn thoát tôi hay làm sao để trốn được nỗi buồn? Tôi giũ bỏ nó, tôi trốn chạy, tôi xua, tôi đuổi, tôi ruồng rẫy, tôi chửi mắng, xỉ vả, chửa xéo, chửi xiên. Cái buồn vẫn đấy. Vẫn mày chai mặt đá đeo đuổi tấm thân tôi. Nỗi buồn và tôi không còn biên giới. Làm sao để tách nó ra? Tâm hồn tôi xao xuyến tìm lý lẽ biện hộ cho buồn. Không giải thích được tại sao. Không có lý. Đuổi buồn không đi; tôi vời nó đến. Lạ thay, buồn đứng xa xa, chờn vờn trước mặt như vẽ ra muôn câu hỏi khơi dậy lương tâm tôi. Bao câu hỏi chất vấn hồn tôi. Tôi quay cuồng đứng lên như người say từ bữa tiệc tàn, như tội nhân lê gót ra từ phòng thẩm vấn. Như thí sinh không dò thấy tên mình trên bảng ghi kết quả. Như mục đồng lạc mất chiên non dưới nắng già nơi rừng vắng. Như lính thất trận lao đao trốn chết trong rách rưới tả tơi. Tại sao thế? Mỗi câu trả lời dồn tôi vào chân trời vắng. Nó vẽ ra con người thật của tôi. Bao nhiêu đê tiện của kiếp làm người hiện lên rõ ràng để cảnh giác nhược điểm cuộc đời.
Với bạn bè
Lối sống của tôi đẩy bạn bè xa tôi.Tình bạn tàn úa rơi lã chã tựa lá mùa thu. Bạn quen ra đi không lời từ giã, không ai muốn ngoảnh mặt lại để phải thêm một lần làm nhân chứng. Họ ra đi như trốn chạy, như vừa giũ bỏ được của nợ và rảo bước đến vùng đất đầy hy vọng. Tai sao thế? Tôi không chơi đẹp với anh em. Muốn rộng lượng mà không tự bỏ tính bủn xỉn của mình. Của anh em thì sao cũng được, còn của tôi một xu cũng có giá trị. Tôi thích thâu lợi nhưng không muốn chi ra, muốn thu nhưng không thích gieo vãi, vun trồng. Muốn làm thật ít nhưng lợi thật nhiều. Thích ra giọng thầy đời để quên đi cái trí khôn nông cạn như bấc đèn của mình. Thích làm anh cả trong thời kỳ con măng sữa. Muốn tỏ ra người cương trực, thật thà, rành mạch đồng thời thích ăn nói quanh co, bớt một thêm hai cho có nhiều chi tiết ly kỳ để chiếm ưu thế. Thích thuyết trình nơi công cộng mà quên béng đi tật ăn nói cà lăm. Tôi tự thú nhận là tôi không có khả năng trình bày vấn đề mạch lạc, khúc chiếc nhưng tôi trông cậy vào sự thông minh của khán giả và hy vọng họ thấu hiểu những gì tôi muốn nói. Con người của tôi là thế đấy. Tôi cô đơn và tôi lên tiếng: lỗi đó tại tôi.
Với tôi
Bạn bè xa lánh, tôi nổi quạu với chính tôi. Tôi cho tình đời phụ bạc, đời quả đắng cay. Tình quá phủ phàng. Đời tôi chưa sinh ra đã mang nợ. Món nợ không vay nhưng phải trả. Giá chẳng rẻ chi. Mạng của một đời, một người. Tôi dù sống vô danh nhưng cũng có giá trị một mạng người. Tôi cô đơn, tôi sợ người và bám chặt lấy chính tôi. Thu mình vào vỏ ốc cô đơn. Tạo cho mình đảo nhỏ lạc giữa biển đời. Tôi ghét cuộc đời, ghét chính tôi. Sợ kiếp làm người và tôi chán ghét cuộc đời đơn côi.
Cuộc đời, sống chẳng ích chi. Chết cũng bằng thừa. Thế sao đời lại có tôi ! Song thân dệt bao hy vọng. Nào ước, nào mơ, nào mong, nào chờ. Ngày đón con vào đời hồi hộp chờ chực tin vui. Tôi sinh ra bao bàn tay chào đón. Tin vui loan khắp người quen. Câu chúc, lời ca mở lối vào tương lai sáng lạn. Hình ảnh tương lai chập chờn trong trí tưởng. Cuộc đời tươi như cánh hoa mới nở. Tiếng mẹ ngọt ngào đong đưa trên vành nôi. Bàn tay mẹ nâng niu, vỗ về sớm tối. Hơi thở mẹ thơm tho dìu con vào giấc ngủ. Nụ cười tươi chào đón khi thức giấc trưa hè. Lời thì thầm, tay chỉ chỏ, xem con ngủ ngon ghê. Cám ơn mẹ hiền chăm sóc đời con. Con lớn lên nhờ công mẹ đong đưa, ẵm bế. Cám ơn cha cuốc bẫm, cày sâu, vun trồng, bón tỉa. Mong đời con sẽ đẹp, sẽ vui. Đời đẹp tựa giấc mơ. Mong ngày khôn lớn. Xin hỏi rằng cây nào có trái khi nhánh chẳng đâm nụ, cành chẳng đâm hoa. Cám ơn thầy, tình thầy trò nghĩa nặng, ơn sâu. Cám ơn thầy công lao uốn nắn, rèn cặp. Bạn bè với sách đèn, câu ca dao tục ngữ. Mong trò thành đấng trượng phu, gồng gánh ơn thái bình trong thiên hạ. Thầy vui vẻ đi khoe công trình tập luyện. Trường hãnh diện đề cao tên vàng chói lọi.
Xin cám ơn tất cả bạn bè. Những mái đầu xanh không bao giờ thù oán. Chỉ biết giận hờn qua giọt nước mắt ấm. Sống ngây thơ, vui tận mạng. Vui quá đến chơi càn. Đầu tư cả cuộc đời mong tìm buổi chiều vui. Xin nhớ đến các bạn ra đi không trở lại. Người bỏ dở cuộc chơi. Kẻ mau chán cuộc đời. Đi tìm chỗ thảnh thơi: không danh, không lợi, không biết đến sầu đời.
Xin nhớ đến những bạn đang tản mát đó đây; đang chạm trán cuộc đời. Trong số đó có tôi. Ước mơ ngày gặp lại để tiếp tục cuộc chơi. Hay không, ngày ấy đã qua rồi.
Xin cám ơn tuổi trẻ Việt Nam. Sanh ra cùng thế hệ. Lớn lên nhờ sữa mẹ, ngọt mềm môi. Thác đi trong tiếng nấc ngậm ngùi. Những người con đang còn khát sống. Sống, chưa một lần thăm quê hương tôi. Chưa sinh ra, bản án đã ký rồi. Chiến tranh là thế đấy. Này anh bạn trẻ, chết sớm làm chi. Hãy đứng đó ta ngó cuộc đời. Nhìn bàn cờ chúng nó đang chơi. Anh bạn lắc đầu, không được đâu, trong chiến tranh có lắm kẻ chết giùm. Vì màu cờ, vì quê hương tổ quốc. Đáng khen thay. Thắp nén hương xin cúi đầu bái lạy. Hy sinh cho chủ thuyết, thật đáng thương thay. Ai chả là người. Sao lại phải chết thay.
Bây giờ:
Những lời ước xôn xao. Những câu ví von ngọt ngào. Nhưng lời chúc sang sảng hôm nao. Để lại gì? Tấm thân buồn tàn tạ. Có đôi vai gầy, yếu đuối, kẹp cứng cái cổ cò. Có khuôn mặt buồn so. Có đôi môi dầy buồn không thèm hát. Còn đâu tiếng hát líu lo, tiếng cười thủy tinh khi vui. Tiếng khóc dòn gọi mẹ khi vắng bóng. Tiếng đón cha reo vui mỗi chiều về. Tiếng ho sặc sụa vì miếng cơm quá lớn và tiếng đánh vần i, a rộn rã dưới ánh đèn đêm. Tôi nghe tựa bản nhạc buồn rót thấu tim tôi. Đôi tai và con tim chưa một lần thù oán. Cớ sao những sợi buồn cứ rót vào tai. Giọt tình buồn nhảy múa trong tim để hồn tôi biến thành tên đồng lõa. Tôi thương hại hồn tôi. Một tâm hồn muốn thống hối mà chẳng tìm được lối ra. Tôi vẫn còn đôi mắt. Đôi mắt nâu buồn không thích chốn lao xao. Nơi có nắng ban mai nhảy múa. Có bướm vàng tỏ tình với hoa và những hạt sương đêm đong đưa trên ngọn cỏ, cành cây. Hỡi đôi mắt nai tơ. Ngươi đủ sức nhìn thấu cuộc đời hay màu nâu của ngươi chỉ biểu lộ một màu nâu nhạt vàng lá úa. Ngươi đừng nhìn những vật quanh ngươi. Hãy nhìn vào chính ngươi để biết rằng ta vẫn còn sức sống. Để tìm một lối thoát cho cuộc đời. Để dẫn hồn người đi ra ngoài ngõ tối. Để trả lại cho cuộc sống hôm nay. Để tìm đôi tay vun xới cuộc đời. Ta vẫn còn một vầng trán tươi. Thời gian chưa ghi lại vết sầu đời. Vầng trán ơi, ngươi còn nợ đời nhiều sương gió. Đừng vì thế mà sợ. Sau lưng ngươi còn bộ óc. Nó đang học kinh nghiệm cuộc đời. Buồn có chi mà đáng sợ. Có nỗi buồn nào không phai. Mầm cô đơn nào không chết yểu. Tình sầu nào tồn tại mãi trong tim?
Có hỏi sao tôi viết đời buồn. Tôi viết đời buồn vì đời chẳng như mơ. Vì đời có nhiều cơn cám dỗ. Vì có nỗi khổ cô đơn và yếu đuối. Vì đời có những bờ môi biết nói dối. Những con mắt nâu đắm đuối tìm nơi u tối. Những nụ hôn chứa đầy giả dối. Những con tim không sống cho đời. Chỉ biết ôm tiền để sống đơn côi. Và đời, có những tên đểu như tôi.
Bộ óc ơi, hãy bừng lên. Nhận ánh sáng mặt trời. Xoá đi bao tăm tối. Ngươi phải sống anh dũng. Sống xứng đáng kiếp người. Sống hùng, sống mạnh. Xoá tan thành quách của đơn côi. Không còn tiếng khóc ỉ ôi. Không còn tiếng thở dài não nuột sầu đời. Hãy ngẩng mặt nhìn đời. Cất đầu cao, mắt sáng, môi nở nụ cười và hứa với chính tôi: TÔI PHẢI ĐI TÌM BẠN - KHÔNG ĐỂ BẠN TÌM TÔI. Buồn, LỖI ĐÓ TẠI TÔI.
Sống nhàn rỗi làm chi, để cho sầu chiếm đoạt. Sao không đầu tư vào cuộc sống. Xin đừng ngó cuộc đời. Đứng bên lề xã hội. Đời sầu buồn đâu cần nhân chứng. Bạn đứng đó sẽ phí cuộc đời. Thời gian chẳng ngừng trôi. Đứng ngó mãi, đời cũng thế thôi. Đừng nhân danh chủ thuyết “Câu cá chờ thời” mà bỏ lửng cuộc chơi. Xin bắt tay với anh em, đi tìm một thú đam mê. Lãng phí thời gian thế đủ rồi. Ngần ngại gì mà không tìm chân lý.Tuổi trẻ và tài năng cần song hành tiến bước. Hãy bước ra chào đón cuộc đời. Có bạn, Có tình người. Đừng nghĩ rằng sống lâu là có bạn. Tuổi đời chỉ bố thí kinh nghiệm thôi. Sống lâu giàu kinh nghiệm. Muốn được sống thảnh thơi. Xin rộng tay ôm đón mọi người.
Lm Vũđình Tường
(viết năm 1987, Parkville, Victoria, Úc Đại Lợi)
TiengChuong.org
Ký Sự Bên Đường Thiên Lý (6): Atlanta - CNN - Coca Cola - Georgia Aquarium - Stone Mountain
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
17:42 13/09/2011
Ký Sự Bên Đường Thiên Lý (6): Atlanta - CNN - Coca Cola - Georgia Aquarium - Stone Mountain
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ATLANTA
Atlanta được hình thành vào ngày 29 tháng 12 năm 1847, ban đầu còn bé nhỏ, đến năm 1854 dân số thị trấn đã tăng lên 9.554. Sau chiến tranh dân sự kết thúc năm 1865, Atlanta đã dần dần xây dựng lại. Từ 1867 cho đến năm 1888 là thời kỳ đổi mới và phát triển. Ngày 21 tháng năm 1917, Atlanta bị hoả hoạn thiêu cháy 1.938 ngôi nhà.
Trong những năm 1960, Atlanta là một tổ chức trung tâm lớn của phong trào đòi quyền dân sự, với vai trò quan trọng của Tiến sĩ Martin Luther King (bị ám sát năm 1968), Jr, Ralph David Abernathy, và sinh viên từ các trường cao đẳng lịch sử của Atlanta và các trường đại học.
Năm 1990, Atlanta được chọn đăng cai cho Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1996. Atlanta đã thực hiện một số dự án xây dựng chủ yếu để cải thiện công viên của thành phố, cơ sở thể thao, và giao thông vận tải. Atlanta đã trở thành thành phố thứ ba của Mỹ đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè. Trong những năm 2000, Atlanta đã hoàn toàn trở thành một thành phố quốc tế, nổi tiếng về truyền thông với trung tâm là Đài truyền hình CNN.
Từ năm 2000 đến năm 2010, dân số Atlanta tăng nhanh bao gồm 22.763 cư dân da trắng, 31.678 cư dân da đen, 5.142 người dân châu Á, và 3.095 cư dân gốc Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã đáp xuống phi trường Atlanta, phi trường rộng nhất nước Mỹ. Đức ông Phanxicô X. Nguyễn Văn Phương cho xe ra sân bay đón và đưa chúng tôi về giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc tổng giáo phận Atlanta. Xe đi ngang qua bãi đỗ xe của sân bay. Khoảng vài trăm loại xe taxi của phi trường đậu ngay ngắn thẳng hàng. Bất cứ hành khách nào đều có quyền thuê trong ngày với giá $20/ngày rất tiện lợi.
Chúng tôi được Đức ông Nguyễn Văn Phương giới thiệu rất trọng thể và dự ngày họp mặt thường huấn cho các thầy cô giáo ban Việt Ngữ và giáo lý của giáo xứ. Thật may mắn là chúng tôi đến đúng vào ngày khai giảng cho 500 em học sinh, là con em trong giáo xứ. Chương trình học Việt ngữ và giáo lý rất được chú trọng “Vì tương lai con em chúng ta”. Sau giờ tập trung dưới cờ còn có thánh lễ “phong nhậm” cho các thầy cô. Một trăm thầy cô giáo được giới thiệu theo từng chức vụ với cộng đoàn. Họ là những thầy cô tình nguyện viên, dưới quyền phụ trách của thầy sáu vĩnh viễn Phêrô Huỳnh Việt Hùng. Nhờ đội ngũ giáo viên nhiệt tình này mà bài toán nan giải về tiếng Việt được giải quyết, các bậc phụ huynh không còn phải lo lắng thế hệ con cháu bị “mất gốc” vì không nói được tiếng Việt.
Cộng đoàn Dân Chúa ở đây cũng rất sốt sắng. Ba trăm ghế ngồi là ba trăm sách “Phụng vụ giờ kinh” cùng với sách “Nghi thức Phụng vụ” và sách Thánh ca, họ tham dự cách tích cực, linh động Thánh lễ và giờ kinh chính của Giáo hội. Họ cũng nhiệt tình đóng góp cho các công cuộc lạc quyên trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi được chứng kiến cuộc lạc quyên lần thứ hai cho trường Đại học Công giáo Mỹ. Trường đại học này nổi tiếng tại Washington, chúng tôi đã đi ngang trường đại học này và nhìn ngắm với một chút hãnh diện Công giáo về quy mô xây dựng trường đại học vốn đã nổi tiếng này.
CNN
Nói đến Atlanta là nói đến trung tâm đài truyền hình nổi tiếng thế giới CNN. Nhờ trung tâm này mà tin tức thế giới được cập nhật từng giờ bằng hình ảnh và phóng sự. Chúng tôi rất phấn khởi được Đức ông vừa chủ trì, vừa chủ chi, làm trưởng đoàn dẫn chúng tôi đi thăm trung tâm nổi tiếng thế giới này. Đoàn chúng tôi nhanh chóng quy tụ mười một thành viên bao gồm:
1. Đức ông Phanxicô PhạmVăn Phương – trưởng đoàn (gốc quê Tôn Đạo, Phát Diệm)
2. Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức – Phó xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta.
3. Cha Phanxicô X. Trần Đức Tuấn chính xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Atlanta (gốc quê Khiết Kỷ)
4. Cha Domimicô Xaviê Phạm Chí Huynh – dòng Ngôi Lời (gốc quê Khiết Kỷ, Phát Diệm)
5. Cha Phêrô Mai Văn Vọng Phát Diệm du học, hướng dẫn ba anh em chúng tôi.
6. Thầy Hạnh dòng Châu Sơn Việt Nam
7. Thầy Vicente Vũ Dũng
8. Sr. Thu Cúc Dòng Daminh
9. Và ba anh em linh mục chúng tôi.
Chúng tôi dừng bước trước một khu vực rộng lớn với một toà nhà cao tầng đồ sộ. Đây là toà nhà được xây dựng vào những năm 1970 mang tên tổ hợp quốc tế Omni, trong thời kỳ đầu, toà nhà được thiết kế thành một trong những công viên giải trí đầu tiên trên thế giới. Nó bao gồm cả một sân trượt băng khổng lồ. Trong toà nhà này có một cầu thang cuốn được coi là cao nhất thế giới với chiều dài lên đến 196 feet (65m) tương ứng và phục vụ cho chiều cao tám tầng lầu. Ted Turner, người sáng lập ra CNN đã mua toà nhà này vào đầu những năm 1980, đổi tên thành trung tâm CNN, và bắt đầu lên sóng ngay tại đây vào năm 1987. Hiện nay nó không chỉ là toà nhà lớn nhất trong tổng số 48 toà nhà của CNN tại các địa điểm khác nhau trên thế giới mà còn là trụ sở chính toàn cầu.
CNN (Cable News Network) là một kênh tin tức cáp được Ted Turner thành lập vào năm 1980. Sau khi đi vào hoạt động, CNN là kênh đầu tiên cung cấp truyền hình tin tức 24/24h, chủ yếu phát sóng từ trụ sở chính tại Trung tâm CNN ở Atlanta, Trung tâm Time Warner ở New York City, hãng phim ở Washington, DC và Los Angeles.
CNN đôi khi được gọi là CNN International để phân biệt các kênh nội địa của Mỹ CNN / US. Tính đến tháng 8 năm 2010, CNN lập trình phát sóng quốc tế được xem tại hơn 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi ra mắt, CNN đã mở rộng phạm vi hoạt động một số cáp và các công ty truyền hình vệ tinh. Công ty có 14 trụ sở ở Hoa Kỳ và 34 văn phòng ở nước ngoài, hơn 900 trạm trực thuộc địa phương, và các mạng lưới một số khu vực và tiếng nước ngoài trên toàn thế giới. Hiện CNN đang phục vụ hơn 2 tỉ khán giả trên phạm vi toàn cầu.
Đoàn theo hướng dẫn viên đi qua các phòng kỹ thuật truyền hình. Đặc biệt ở Studio 7E, nơi đây giới thiệu cách đọc bản tin của các phát thanh viên trên đài truyền hình, giới thiệu phương pháp phối cảnh giữa người dẫn chương trình và kỹ họa màn hình dự báo thời tiết. Người dẫn chương trình đứng trước phông màu xanh hoặc màu xanh da trời, đây là hai màu duy nhất không có sắc tố trong da của con người. Một con chip máy tính cài sẵn trong camera cho phép camera kết hợp luôn các kỹ hoạ để dù máy quay di chuyển nó vẫn luôn chiếu vào phông màu xanh này. Hệ thống khoá màu sẽ tạo nên những thay đổi cần thiết cho người dẫn chương trình linh hoạt thay đổi vị trí hoặc có thể biến mất trước màn hình. Đây cũng là kỹ thuật được áp dụng cho các pha biểu diễn ảo thuật được trình diễn tại Hollywood. Công nghệ cảm ứng đa điểm này cũng được ứng dụng trong điện thoại di động iPhone và các thiết bị thông minh khác.
Đoàn dừng lại rất lâu ở phòng tin tức, đây là bộ óc chính của trung tâm. Phòng tin tức làm việc 24h/ngày, 7 ngày/tuần với số lượng nhân viên trung bình là 150 người. Trong những sự kiện lớn như ngày 11/09/2001, số lượng nhân viên có thể lên đến hơn 200 người, làm việc trong tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ có 4.000 người được thuê làm việc tại các điểm trung tâm, trong đó có đến 1500 người làm việc tại trung tâm Atlanta này.
Kế cận với trung tâm CNN là nôi sản xuất Coca-Cola. Đức ông trưởng đoàn đã sắp xếp cho chúng tôi còn được tiếp tục đến với trung tâm sản xuất Coca-Cola.
COCA-COLA
Coca-Cola là một nước giải khát có ga được bán trong các cửa hàng, nhà hàng, và các máy bán hàng tự động tại hơn 200 quốc gia. Nó được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola của Atlanta, Georgia, và thường được gọi đơn giản là Coke, ban đầu xuất hiện như một loại thuốc được cấp bằng sáng chế do Dược sĩ Pemberton phát minh vào cuối thế kỷ 19. Theo ông tuyên bố thì Coca-Cola chữa khỏi nhiều bệnh, bao gồm nghiện morphine, khó tiêu, suy nhược thần kinh, đau đầu, và bất lực. Tiếp đến hình thành rượu vang coca được gọi là Coca Rượu vang Pháp Pemberton. Năm 1886, Pemberton phát triển thành Coca-Cola, trung tâm đầu tiên ở Atlanta, Georgia. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ chao đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng và đã thống trị thị trường thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước bức tượng của John Pemberton đặt trước toà nhà trung tâm sản xuất Coca-Cola. Tượng ông đang cầm ly Coca-Cola trên tay như một cử chỉ mời chào, trên mặt bàn sát cạnh ông còn có một ly nữa dường như để chờ khách hàng. Dưới chân tượng có bia đá ghi dòng chữ:
Dr. John Pemperton invented Coca-Cola in 1886
Pemperton place is named in his honor
Tiến sĩ John phát minh ra Coca-Cola
Pemperton, quảng trường được đặt tên để vinh danh ông
Điều lý thú nhất là khi vào thăm công nghệ máy tự động sản xuất dây chuyền của trung tâm Coca-Cola, ai cũng được uống miễn phí và uống thoải mái Coca-Cola. Lý thú hơn nữa là Coca-Cola này được nghiên cứu hương vị phù hợp với khẩu vị và sản xuất tại mỗi nước trên thế giới. Nhãn hiệu mỗi nước được ghi rõ ràng và chia 5 khu vực chính: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Ai cũng sảng khoái vì hai lý do: phần vì không phải đi mà lại được thưởng nếm hương vị Côca-Cola của các nước, phần vì chính Coca-Cola nguyên chất làm tỉnh táo cơ thể vốn đã khát và mệt mỏi của cả đoàn. Tôi bỗng nảy ra một sáng kiến thú vị: chọn bốn quốc gia đại diện bốn châu mà tôi cho là ngon nhất: Chi-lê của Châu Mỹ, Pháp của Châu Âu, Nam Phi của Châu Phi, Thái-lan của Châu Á hoà chung trong một ly đầy, đặt tên cho nó là “Ly Coca-Cola bốn châu lục” rồi ngẩng cao đầu uống cạn một hơi. Chà chà, hương vị quốc tế thật là khoái khẩu, ước gì các bạn cùng thưởng thức với tôi!
Đoàn cũng không ra về tay không. Ai đã vào thăm Trung tâm Coca-Cola khi ra về đều được tặng một chai chính hãng Coca-Cola. Chúng tôi cứ xách chai trên tay vui vẻ tiến vào xem khu bể cá đặc biệt liền khu quảng trường Pemperton. Lại một nhãn giới mới mở ra với chúng tôi.
GEORGIA AQUARIUM
Georgia Aquarium, nằm ở Atlanta, Georgia, USA tại Pemberton Place, là bể cá lớn nhất thế giới với hơn 8,5 triệu gallons nước biển (31.000 m³) và hơn 120.000 động vật sống thuộc 500 loài khác nhau. Mẫu vật của hồ cá đáng chú ý bao gồm bốn con cá mập voi, bốn cá voi beluga, và bốn cá đuối. Hồ được xây dựng trên một diện tích 20 mẫu Anh (81.000 m²) ở trung tâm thành phố Atlanta.
Đoàn chỉ thấy ba con cá mập voi xuất hiện cùng với cá đuối khổng lồ. Nghe nói có một con cá voi đã bị chết và cả đoàn người đã thương khóc nó, phải chăng là con cá thuộc loại này? Cá mập voi (Rhincodon typus) hay Cá nhám voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất. Loài cá này được nhận dạng lần đầu tiên năm 1828 ngoài bờ biển Nam Phi. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ là do kích thước lớn của nó. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn, nó chỉ ăn sinh vật phù du, cá nhỏ, mực ống và trứng cá.
Kích thước của loài cá này đo được chính xác dài 12 mét (39 ft), miệng có thể rộng tới 1,5m (5 ft) và chứa tới 300 răng nhỏ. Nó có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Georgia Aquarium đã thực hiện nghiên cứu về cá mập voi từ năm 2003 với một số đối tác bao gồm cả chính phủ Mexico, Phòng thí nghiệm Mote Marine, Đại học Nam Florida, Georgia State University, Đại học Emory và Viện Công nghệ Georgia.
Nhìn qua gian kính rộng lớn được gọi là Cửa sổ đại dương, nước phía bên trong đúng như là một góc đại dương, Cửa sổ này được thiết kế đặc biệt để nuôi cá mập voi nói trên, cá đuối gai độc loại nhỏ và lớn, cá mú.. . Tất cả các lớp nước cần thiết cho môi trường sống ở đại dương đều có nơi đây, thể tích tối thiểu cũng đòi hỏi tới hơn 6.000.000 lít nước mặn.
Đoàn cá nhỏ trong góc đại dương này, lúc thì tung tăng lúc thì chụm lại đông đặc, khiến cho người xem có cảm giác đang chứng kiến sức sống mãnh liệt của đại dương bao la.
Tại Georgia Aquarium này, chúng tôi được tận mắt nhìn ngắm những con chim cánh cụt, cá sao, cá sấu Mỹ, rái biển châu Á nhỏ vuốt. Rái biển châu Á còn có tên là Piranha là một loài rái cá nhỏ nhất thế giới và được biết đến với bản chất năng động của nó. Đây là một khám phá đa dạng của động vật được tìm thấy trong các con sông của châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và thậm chí ở Georgia.
Chúng tôi rảo xem thế giới của cá mao tiên Pterois. Loài cá biển có nọc độc được tìm thấy chủ yếu ở Indo-Thái Bình Dương, được gọi chung là cá mao tiên Pterois. Chúng được đặc trưng bởi các sọc màu đỏ, trắng và đen, vây ngực sặc sỡ và các xúc tu nọc độc có gai nhọn. Pterois được phân thành mười lăm loài khác nhau. Chúng có kích thước từ 6,2 đến 42,4 cm với kích thước trung bình đo được là 38 cm và trọng lượng trung bình là 480g.
Thân thiện và thu hút người xem, nhất là đối với các trẻ em, vẫn là hồ nước chắn kính. Trong hồ nước này người ta thả bốn chú cá Heo trắng rất đáng yêu. Chúng bơi lội và trườn người sát kính. Kích thước to lớn nhưng mềm mại và thân
thiện của nó khiến cho người xem vừa trầm trồ vừa giơ tay vuốt ve chúng, mặc dù hai bên còn phải cách nhau một lớp kính. Chiều dài cá heo trắng trung bình là 2m – 3,5m nặng từ 150 đến 230 kg. Một con cá heo trắng Trung Quốc sống 40 năm. Các loài cá heo được tìm thấy ở Đông Nam Á có làn da trắng hồng và một vây lưng lớn hơn nhưng thiếu phần nhô béo của Nam Phi và Úc. Mới sinh, cá heo có màu đen, lớn lên thay đổi màu xám, sau đó hơi hồng và đốm, trưởng thành có màu trắng.
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thời kỳ Miocene. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch.
Chúng tôi trở về trong vui vẻ nhưng chưa mãn nguyện, vì nghe nói ở Atlanta còn một di sản quý nhất thế giới là núi đá lạ. Chúng tôi ước ao một lần được đến xem tận nơi và thế là Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương lại “chiều lòng quân Giudêu”. Sáng hôm sau mặc dù rất bận, Đức ông đích thân đưa chúng tôi đi xem.
STONE MOUNTAIN
Có nhiều dốc xoải để cư dân có thể trèo lên đỉnh núi, nhưng chỉ có một đường cáp treo duy nhất dành cho du lịch. Không gian lớn đến nỗi mọi tầm nhìn đều bị thu hẹp. Toa cáp treo mà chúng tôi đi có chứa đến ba mươi người (bằng ½ xe bus) nhưng nhìn từ bên sườn núi thì chỉ còn nhỏ bằng xe hơi bốn chỗ ngồi. Núi đá này có tên là Stone Mountain, núi có hình mái vòm bằng đá thạch anh ở Atlanta, Georgia. Độ cao nhất là 1.686 feet (513 m) và thoải dần xuống độ cao 825 feet (251,5 m). Núi đá granite này mở rộng chân ngầm xuống lòng đất xa tới 9 dặm (14 km). Núi đá nổi tiếng không chỉ về lịch sử, địa chất, mà còn vì ở mặt phía bắc có khắc một bức phù điêu lớn nhất trên thế giới, chúng tôi đã lên đến độ cao 120m và nhìn ngang bức chạm khắc này. Bức chạm giới thiệu ba nhà lãnh đạo Liên minh miền Nam của cuộc nội chiến: Tổng thống Jefferson Davis, tướng Robert E. Lee và Thomas J. "Stonewall" Jackson. Bức chạm khắc vào sườn núi năm 1916 ở độ cao 400 feet (120 m) diện tích bề mặt được chạm khắc là 3 mẫu Anh (12.000 m2). Tiết diện nghệ thuật chạm khắc là 90 feet (27m) trên nền phông 190 feet (58m) khoét sâu vào núi 42 feet (13m) Riêng với tranh phù điêu thì điểm khắc sâu nhất vào núi là 12 feet (3,7 m) ở vị trí khuỷu tay của tướng Lee. Nhà điêu khắc Gutzon Borglum được giao nhiệm vụ chạm khắc này, nhưng phải được kế tiếp qua ba nhà điêu khắc nữa mới hoàn thành vào 03 tháng Ba 1972.
Cáp treo đã tới nơi, một hành lang trang nhã có mái vòm dẫn du khách vào sâu tới tận trung tâm đỉnh núi. Dọc hành lang có hình ảnh diễn giải lịch sử của núi đá. Chúng tôi đọc được ở đây những dòng nghiên cứu khoa học. Theo đó thì núi đá này đã có tuổi từ hơn 300 triệu năm, khi hai thềm lục địa Mỹ châu và Phi châu trôi dạt và va chạm nhau. Sau sự va chạm này thì xuất hiện núi đá. Những người không công nhận giả thuyết “Lục địa trôi” thì cho rằng đây là thiên thạch khổng lồ rơi vào trái đất, vì núi đá sừng sững giữa một vùng bình nguyyên rộng lớn vốn không dấu vết của núi đồi. Dù theo giả thuyết nào thì sự thật cũng vẫn là một núi đá có tuổi tới hơn ba trăm triệu năm. Trong những năm đầu thế kỷ XIX, di sản này chỉ được gọi là núi đá. Cho đến năm 1822, nó vẫn còn là một khu vui chơi giải trí tự nhiên, các đôi bạn trẻ hẹn hò gặp nhau trên đỉnh cao này. Năm 1887, một gia đình tư nhân đã mua núi đá này, mãi cho tới năm 1950 mới thuộc quyền nhà nước. Trong thời gian Thế vận hội mùa hè năm 1996, Stone Mountain Park được chọn làm địa điểm cho các sự kiện Olympic về các môn quần vợt, bắn cung và đua xe đạp.
Chúng tôi đã đứng giữa đỉnh điểm của núi đá và đổi nhau chụp ảnh. Tôi dẫm chân lên miếng đồng tròn đánh dấu chóp ngọn núi để chụp ảnh cho chắc chắn. Từ đây có thể nhìn bao quát khu vực trung tâm thành phố Atlanta. Đây quả là một ngày tuyệt đẹp, vì có những ngày, đỉnh núi bao phủ trong sương mù dày đặc chỉ có thể nhìn khoảng cách một vài bước chân. Đây cũng là vị trí đẹp vì từ đây chúng tôi phóng tầm mắt bao quát về phía chân trời: Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng vùng Tây Bắc Thái Bình Dương là một trong những khu vực đông dân cư đầu tiên ở Bắc Mỹ. Động vật và xương người 13.000 năm tuổi đã được tìm thấy trên khắp Washington. Các nhà nhân chủng học ước tính có 125 bộ tộc Tây Bắc riêng biệt và 50 tiếng thổ dân tồn tại trước khi có sự xuất hiện của người Âu-Mỹ.
Từ đỉnh núi tuyệt đẹp này, chúng tôi nhìn lại cả một chặng đường du ký. Bốn mươi lăm ngày trên đất nước Hoa Kỳ sắp vụt qua trước mắt. Thời gian không nhiều, chặng đường đi cũng không nhiều nhưng để lại trong chúng tôi nhiều dấu ấn. California với cây Cầu Cổng Vàng Golden Gate nổi tiếng, với cộng đồng Công giáo Việt Nam đông vui và sống đạo sốt sắng. Nevada với Las Vegas nóng cháy sa mạc nhưng là điểm nóng truyền giáo. Từ cát vàng con người đã biến nên bạc vàng, xin Đức Mẹ La Vang tiếp tục biến đổi nên những tấm lòng vàng để cái nóng sa mạc trở thành nóng cháy tình yêu. Missouri với Đại hội Thánh Mẫu ngày càng quy tụ cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Texas rộng lớn với
trung tâm Nasa nghiên cứu không gian vũ trụ và đỉnh cao tri thức khoa học vươn tới các hành tinh trong hệ Mặt trời. Louisiana êm đềm với khu phố cổ France Quarter, với con tàu vũ trụ Apollo 11 đã hoàn thành chuyến bay lịch sử. Philadelphia, Pennsylvania thành phố cổ từng là thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ, New Jersey với đường hầm dưới lòng sông. New York với tượng Nữ Thần Tự Do và hình ảnh kinh hoàng của Toà tháp đôi, trung tâm thương mại thế giới. Washington, DC với toà nhà Quốc Hội, Nhà Trắng, và với kiến trúc đậm nét trang trí nghệ thuật Mosaique. Virginia với Ngũ giác đài, Atlanta với Trung Tâm CNN truyền thông cập nhật toàn thế giới, như bộ óc chung của toàn cầu. Mười một tiểu bang chúng tôi đã đi qua là những tiểu bang lớn và quan trọng, 1/5 nước Mỹ, ngoài ra còn được đi thăm những trung tâm nổi tiếng thế giới: Hollyood điện ảnh số một thế giới, Disneyland vương quốc của thiếu nhi, Trung tâm Coca-Cola, Stone Mountain, Georgia Aquarium. Tạ ơn Chúa đã cho trí tuệ con người có thể đạt tới tầm cao vũ trụ. Tri ân quý vị ân nhân là linh mục, tu sĩ, giáo dân đã cho chúng con tinh thần, vật chất và sự giúp đỡ tận tâm để chúng con được ghi nhớ một chuyến đi giàu cảm xúc. Từ đỉnh núi này, chúng con muốn giơ cao đôi tay như Môisê trên núi năm xưa để chuyển cầu ơn Chúa xuống cho thế giới, cho những con người mà chúng con tri ân cảm mến.
Giờ xuống núi đã điểm. Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương đãi chúng tôi tại nhà hàng Red Lobster, nơi mà Đức ông cũng đã từng chiêu đãi Đức cố Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức ông Vicente Trần Ngọc Thụ. Khách Đức Ông mời đến hôm nay là cha giáo Trần Văn Kiệm, đã chín mươi mốt tuổi nhưng ngài vẫn minh mẫn khôn ngoan và là bậc thầy về chữ Hán. Chúng tôi được tiếp kiến ngài và xin ngài có điều gì trăng trối cho thế hệ tương lai. Ngài trả lời rất mạch lạc:
- Có một câu này thôi, Phương Tây gọi là commence, hãy bắt đầu và hãy bắt đầu! Trong tất cả mọi sự, hãy bắt đầu!
Ngày mai chúng tôi trở về Việt Nam, câu nói của cha giáo cứ vẳng mãi trong chúng tôi: Hãy bắt đầu!
………
Một ngày mới đã bắt đầu, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, người đã tận tình đồng hành với chúng tôi suốt chuyến đi, lại đưa chúng tôi ra phi trường San Francisco để trở về quê hương đất nước, không phải là kết thúc một chuyến đi, nhưng là để bắt đầu.
Kỷ niệm chuyến viếng thăm Hoa Kỳ: 15/07/2011 – 31 / 08 / 2011
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ATLANTA
Atlanta được hình thành vào ngày 29 tháng 12 năm 1847, ban đầu còn bé nhỏ, đến năm 1854 dân số thị trấn đã tăng lên 9.554. Sau chiến tranh dân sự kết thúc năm 1865, Atlanta đã dần dần xây dựng lại. Từ 1867 cho đến năm 1888 là thời kỳ đổi mới và phát triển. Ngày 21 tháng năm 1917, Atlanta bị hoả hoạn thiêu cháy 1.938 ngôi nhà.
Trong những năm 1960, Atlanta là một tổ chức trung tâm lớn của phong trào đòi quyền dân sự, với vai trò quan trọng của Tiến sĩ Martin Luther King (bị ám sát năm 1968), Jr, Ralph David Abernathy, và sinh viên từ các trường cao đẳng lịch sử của Atlanta và các trường đại học.
Năm 1990, Atlanta được chọn đăng cai cho Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1996. Atlanta đã thực hiện một số dự án xây dựng chủ yếu để cải thiện công viên của thành phố, cơ sở thể thao, và giao thông vận tải. Atlanta đã trở thành thành phố thứ ba của Mỹ đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè. Trong những năm 2000, Atlanta đã hoàn toàn trở thành một thành phố quốc tế, nổi tiếng về truyền thông với trung tâm là Đài truyền hình CNN.
Từ năm 2000 đến năm 2010, dân số Atlanta tăng nhanh bao gồm 22.763 cư dân da trắng, 31.678 cư dân da đen, 5.142 người dân châu Á, và 3.095 cư dân gốc Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã đáp xuống phi trường Atlanta, phi trường rộng nhất nước Mỹ. Đức ông Phanxicô X. Nguyễn Văn Phương cho xe ra sân bay đón và đưa chúng tôi về giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc tổng giáo phận Atlanta. Xe đi ngang qua bãi đỗ xe của sân bay. Khoảng vài trăm loại xe taxi của phi trường đậu ngay ngắn thẳng hàng. Bất cứ hành khách nào đều có quyền thuê trong ngày với giá $20/ngày rất tiện lợi.
Chúng tôi được Đức ông Nguyễn Văn Phương giới thiệu rất trọng thể và dự ngày họp mặt thường huấn cho các thầy cô giáo ban Việt Ngữ và giáo lý của giáo xứ. Thật may mắn là chúng tôi đến đúng vào ngày khai giảng cho 500 em học sinh, là con em trong giáo xứ. Chương trình học Việt ngữ và giáo lý rất được chú trọng “Vì tương lai con em chúng ta”. Sau giờ tập trung dưới cờ còn có thánh lễ “phong nhậm” cho các thầy cô. Một trăm thầy cô giáo được giới thiệu theo từng chức vụ với cộng đoàn. Họ là những thầy cô tình nguyện viên, dưới quyền phụ trách của thầy sáu vĩnh viễn Phêrô Huỳnh Việt Hùng. Nhờ đội ngũ giáo viên nhiệt tình này mà bài toán nan giải về tiếng Việt được giải quyết, các bậc phụ huynh không còn phải lo lắng thế hệ con cháu bị “mất gốc” vì không nói được tiếng Việt.
Cộng đoàn Dân Chúa ở đây cũng rất sốt sắng. Ba trăm ghế ngồi là ba trăm sách “Phụng vụ giờ kinh” cùng với sách “Nghi thức Phụng vụ” và sách Thánh ca, họ tham dự cách tích cực, linh động Thánh lễ và giờ kinh chính của Giáo hội. Họ cũng nhiệt tình đóng góp cho các công cuộc lạc quyên trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi được chứng kiến cuộc lạc quyên lần thứ hai cho trường Đại học Công giáo Mỹ. Trường đại học này nổi tiếng tại Washington, chúng tôi đã đi ngang trường đại học này và nhìn ngắm với một chút hãnh diện Công giáo về quy mô xây dựng trường đại học vốn đã nổi tiếng này.
CNN
1. Đức ông Phanxicô PhạmVăn Phương – trưởng đoàn (gốc quê Tôn Đạo, Phát Diệm)
2. Cha Phêrô Vũ Ngọc Đức – Phó xứ Đức Mẹ Việt Nam Atlanta.
3. Cha Phanxicô X. Trần Đức Tuấn chính xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Atlanta (gốc quê Khiết Kỷ)
4. Cha Domimicô Xaviê Phạm Chí Huynh – dòng Ngôi Lời (gốc quê Khiết Kỷ, Phát Diệm)
5. Cha Phêrô Mai Văn Vọng Phát Diệm du học, hướng dẫn ba anh em chúng tôi.
6. Thầy Hạnh dòng Châu Sơn Việt Nam
7. Thầy Vicente Vũ Dũng
8. Sr. Thu Cúc Dòng Daminh
9. Và ba anh em linh mục chúng tôi.
Chúng tôi dừng bước trước một khu vực rộng lớn với một toà nhà cao tầng đồ sộ. Đây là toà nhà được xây dựng vào những năm 1970 mang tên tổ hợp quốc tế Omni, trong thời kỳ đầu, toà nhà được thiết kế thành một trong những công viên giải trí đầu tiên trên thế giới. Nó bao gồm cả một sân trượt băng khổng lồ. Trong toà nhà này có một cầu thang cuốn được coi là cao nhất thế giới với chiều dài lên đến 196 feet (65m) tương ứng và phục vụ cho chiều cao tám tầng lầu. Ted Turner, người sáng lập ra CNN đã mua toà nhà này vào đầu những năm 1980, đổi tên thành trung tâm CNN, và bắt đầu lên sóng ngay tại đây vào năm 1987. Hiện nay nó không chỉ là toà nhà lớn nhất trong tổng số 48 toà nhà của CNN tại các địa điểm khác nhau trên thế giới mà còn là trụ sở chính toàn cầu.
CNN đôi khi được gọi là CNN International để phân biệt các kênh nội địa của Mỹ CNN / US. Tính đến tháng 8 năm 2010, CNN lập trình phát sóng quốc tế được xem tại hơn 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kể từ khi ra mắt, CNN đã mở rộng phạm vi hoạt động một số cáp và các công ty truyền hình vệ tinh. Công ty có 14 trụ sở ở Hoa Kỳ và 34 văn phòng ở nước ngoài, hơn 900 trạm trực thuộc địa phương, và các mạng lưới một số khu vực và tiếng nước ngoài trên toàn thế giới. Hiện CNN đang phục vụ hơn 2 tỉ khán giả trên phạm vi toàn cầu.
Đoàn theo hướng dẫn viên đi qua các phòng kỹ thuật truyền hình. Đặc biệt ở Studio 7E, nơi đây giới thiệu cách đọc bản tin của các phát thanh viên trên đài truyền hình, giới thiệu phương pháp phối cảnh giữa người dẫn chương trình và kỹ họa màn hình dự báo thời tiết. Người dẫn chương trình đứng trước phông màu xanh hoặc màu xanh da trời, đây là hai màu duy nhất không có sắc tố trong da của con người. Một con chip máy tính cài sẵn trong camera cho phép camera kết hợp luôn các kỹ hoạ để dù máy quay di chuyển nó vẫn luôn chiếu vào phông màu xanh này. Hệ thống khoá màu sẽ tạo nên những thay đổi cần thiết cho người dẫn chương trình linh hoạt thay đổi vị trí hoặc có thể biến mất trước màn hình. Đây cũng là kỹ thuật được áp dụng cho các pha biểu diễn ảo thuật được trình diễn tại Hollywood. Công nghệ cảm ứng đa điểm này cũng được ứng dụng trong điện thoại di động iPhone và các thiết bị thông minh khác.
Đoàn dừng lại rất lâu ở phòng tin tức, đây là bộ óc chính của trung tâm. Phòng tin tức làm việc 24h/ngày, 7 ngày/tuần với số lượng nhân viên trung bình là 150 người. Trong những sự kiện lớn như ngày 11/09/2001, số lượng nhân viên có thể lên đến hơn 200 người, làm việc trong tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ có 4.000 người được thuê làm việc tại các điểm trung tâm, trong đó có đến 1500 người làm việc tại trung tâm Atlanta này.
Kế cận với trung tâm CNN là nôi sản xuất Coca-Cola. Đức ông trưởng đoàn đã sắp xếp cho chúng tôi còn được tiếp tục đến với trung tâm sản xuất Coca-Cola.
COCA-COLA
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ chao đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng và đã thống trị thị trường thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước bức tượng của John Pemberton đặt trước toà nhà trung tâm sản xuất Coca-Cola. Tượng ông đang cầm ly Coca-Cola trên tay như một cử chỉ mời chào, trên mặt bàn sát cạnh ông còn có một ly nữa dường như để chờ khách hàng. Dưới chân tượng có bia đá ghi dòng chữ:
Dr. John Pemperton invented Coca-Cola in 1886
Pemperton place is named in his honor
Tiến sĩ John phát minh ra Coca-Cola
Pemperton, quảng trường được đặt tên để vinh danh ông
Đoàn cũng không ra về tay không. Ai đã vào thăm Trung tâm Coca-Cola khi ra về đều được tặng một chai chính hãng Coca-Cola. Chúng tôi cứ xách chai trên tay vui vẻ tiến vào xem khu bể cá đặc biệt liền khu quảng trường Pemperton. Lại một nhãn giới mới mở ra với chúng tôi.
GEORGIA AQUARIUM
Đoàn chỉ thấy ba con cá mập voi xuất hiện cùng với cá đuối khổng lồ. Nghe nói có một con cá voi đã bị chết và cả đoàn người đã thương khóc nó, phải chăng là con cá thuộc loại này? Cá mập voi (Rhincodon typus) hay Cá nhám voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sinh tồn có kích thước lớn nhất. Loài cá này được nhận dạng lần đầu tiên năm 1828 ngoài bờ biển Nam Phi. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ là do kích thước lớn của nó. Cá nhám voi chủ yếu sống cô độc và ít khi thấy chúng bơi thành đàn, nó chỉ ăn sinh vật phù du, cá nhỏ, mực ống và trứng cá.
Kích thước của loài cá này đo được chính xác dài 12 mét (39 ft), miệng có thể rộng tới 1,5m (5 ft) và chứa tới 300 răng nhỏ. Nó có 5 cặp mang lớn. Hai mắt nhỏ nằm ngay ở phần trước của cái đầu rộng và bẹt. Thân của chúng có màu xám chuyển thành trắng ở phần bụng; với ba lằn gân rõ nét chạy dọc theo mỗi bên hông và da của chúng giống như 'bàn cờ' với các đốm màu vàng nhạt và các sọc. Georgia Aquarium đã thực hiện nghiên cứu về cá mập voi từ năm 2003 với một số đối tác bao gồm cả chính phủ Mexico, Phòng thí nghiệm Mote Marine, Đại học Nam Florida, Georgia State University, Đại học Emory và Viện Công nghệ Georgia.
Nhìn qua gian kính rộng lớn được gọi là Cửa sổ đại dương, nước phía bên trong đúng như là một góc đại dương, Cửa sổ này được thiết kế đặc biệt để nuôi cá mập voi nói trên, cá đuối gai độc loại nhỏ và lớn, cá mú.. . Tất cả các lớp nước cần thiết cho môi trường sống ở đại dương đều có nơi đây, thể tích tối thiểu cũng đòi hỏi tới hơn 6.000.000 lít nước mặn.
Đoàn cá nhỏ trong góc đại dương này, lúc thì tung tăng lúc thì chụm lại đông đặc, khiến cho người xem có cảm giác đang chứng kiến sức sống mãnh liệt của đại dương bao la.
Chúng tôi rảo xem thế giới của cá mao tiên Pterois. Loài cá biển có nọc độc được tìm thấy chủ yếu ở Indo-Thái Bình Dương, được gọi chung là cá mao tiên Pterois. Chúng được đặc trưng bởi các sọc màu đỏ, trắng và đen, vây ngực sặc sỡ và các xúc tu nọc độc có gai nhọn. Pterois được phân thành mười lăm loài khác nhau. Chúng có kích thước từ 6,2 đến 42,4 cm với kích thước trung bình đo được là 38 cm và trọng lượng trung bình là 480g.
Thân thiện và thu hút người xem, nhất là đối với các trẻ em, vẫn là hồ nước chắn kính. Trong hồ nước này người ta thả bốn chú cá Heo trắng rất đáng yêu. Chúng bơi lội và trườn người sát kính. Kích thước to lớn nhưng mềm mại và thân
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thời kỳ Miocene. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch.
Chúng tôi trở về trong vui vẻ nhưng chưa mãn nguyện, vì nghe nói ở Atlanta còn một di sản quý nhất thế giới là núi đá lạ. Chúng tôi ước ao một lần được đến xem tận nơi và thế là Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương lại “chiều lòng quân Giudêu”. Sáng hôm sau mặc dù rất bận, Đức ông đích thân đưa chúng tôi đi xem.
STONE MOUNTAIN
Từ đỉnh núi tuyệt đẹp này, chúng tôi nhìn lại cả một chặng đường du ký. Bốn mươi lăm ngày trên đất nước Hoa Kỳ sắp vụt qua trước mắt. Thời gian không nhiều, chặng đường đi cũng không nhiều nhưng để lại trong chúng tôi nhiều dấu ấn. California với cây Cầu Cổng Vàng Golden Gate nổi tiếng, với cộng đồng Công giáo Việt Nam đông vui và sống đạo sốt sắng. Nevada với Las Vegas nóng cháy sa mạc nhưng là điểm nóng truyền giáo. Từ cát vàng con người đã biến nên bạc vàng, xin Đức Mẹ La Vang tiếp tục biến đổi nên những tấm lòng vàng để cái nóng sa mạc trở thành nóng cháy tình yêu. Missouri với Đại hội Thánh Mẫu ngày càng quy tụ cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Texas rộng lớn với
Giờ xuống núi đã điểm. Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương đãi chúng tôi tại nhà hàng Red Lobster, nơi mà Đức ông cũng đã từng chiêu đãi Đức cố Hồng y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức ông Vicente Trần Ngọc Thụ. Khách Đức Ông mời đến hôm nay là cha giáo Trần Văn Kiệm, đã chín mươi mốt tuổi nhưng ngài vẫn minh mẫn khôn ngoan và là bậc thầy về chữ Hán. Chúng tôi được tiếp kiến ngài và xin ngài có điều gì trăng trối cho thế hệ tương lai. Ngài trả lời rất mạch lạc:
- Có một câu này thôi, Phương Tây gọi là commence, hãy bắt đầu và hãy bắt đầu! Trong tất cả mọi sự, hãy bắt đầu!
Ngày mai chúng tôi trở về Việt Nam, câu nói của cha giáo cứ vẳng mãi trong chúng tôi: Hãy bắt đầu!
………
Một ngày mới đã bắt đầu, Cha Phêrô Mai Văn Vọng, người đã tận tình đồng hành với chúng tôi suốt chuyến đi, lại đưa chúng tôi ra phi trường San Francisco để trở về quê hương đất nước, không phải là kết thúc một chuyến đi, nhưng là để bắt đầu.
Kỷ niệm chuyến viếng thăm Hoa Kỳ: 15/07/2011 – 31 / 08 / 2011
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc