Ngày 12-09-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui hoán cải
Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:36 12/09/2019
Chúa Nhật XXIV Thường Niên C
Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chương 15 của Tin Mừng Luca, được coi là chương của lòng thương xót. Trong đó, bài Tin Mừng là sưu tập ba dụ ngôn mà Chúa dùng để trả lời cho sự phàn nàn của những người Biệt Phái và Luật Sĩ đã phê phán hành vi của Người, khi họ nói rằng: “Con người này đón tiếp những người tội lỗi và ngồi ăn với họ” (Lc 15,2).
Với ba câu chuyện này, Chúa Giêsu muốn mạc khải cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa Cha là người đầu tiên đã có thái độ đón tiếp và thương xót đối với các tội nhân. Thiên Chúa hành xử như thế trong thái độ của Người.

1. Thiên Chúa đến tìm kiếm

Trong dụ ngôn thứ nhất, Thiên Chúa được trình bày như là một người chăn chiên có một trăm con chiên mà bị mất một con, ông đã để 99 con chiên kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị lạc mất.

Trong dụ ngôn thứ hai, Thiên Chúa được ví như một người phụ nữ có mười quan tiền, mà chẳng may đánh mất một đồng, bà thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc cho kỳ được.

Trong dụ ngôn thứ ba, Thiên Chúa được hình dung như một người cha luôn trông chờ đứa con hoang đàng, ông vui mừng đón tiếp khi nó trở về. Hình ảnh người cha mạc khải trái tim thương xót của Thiên Chúa, được bày tỏ qua dung mạo của Chúa Giêsu.

Cả ba dụ ngôn đều có một điểm chung là diễn tả niềm vui mừng khi tìm được những gì đã mất. Cả ba dụ ngôn không nói đến nỗi buồn, mà chỉ nhấn mạnh đến niềm vui và lúc phải vui mừng. Người chăn chiên gọi các bạn hữu, những người hàng xóm và nói: “Hãy chung vui với tôi vì tôi đã tìm thấy con chiên bị lạc mất” (câu 6).

Người phụ nữ gọi bạn bè và những người hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (câu 9).

Và người cha nói với đứa con cả rằng: “Giờ đây chúng ta phải liên loan và vui mừng, bởi vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy” (câu 32).

Trong hai dụ ngôn đầu, điểm nhấn là niềm vui quá lớn lao không thể diễn tả được nên phải chia sẻ với “bạn bè và hàng xóm.” Trong dụ ngôn thứ ba, điểm nhấn là niềm vui trào dâng từ trái tim của người cha nhân hậu và cần phải chia sẻ cho mọi người trong gia đình. Thiên Chúa vui mừng khi có một ai đó hoán cải trở về với Người.

2. Thiên Chúa kiên nhẫn đợi chờ

Với ba dụ ngôn này, Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa, một Thiên Chúa với vòng tay luôn mở rộng, một vị Thiên Chúa đến với những người tội lỗi bằng sự dịu hiền và cảm thông. Đây là dụ ngôn đánh động mỗi người chúng ta nhất bởi vì nó diễn tả tình yêu vô biên của Thiên Chúa – là tình yêu của người cha, người đã chạy ra ôm lấy cổ người con và hôn lấy hôn để vì nó mất nay lại tìm thấy. Đây là điều đánh động chúng ta nhất không phải là câu chuyện đáng buồn của một người trẻ bị gặp cảnh khốn cùng, nhưng đúng hơn là những lời đầy kiên quyết này: “Tôi sẽ đứng lên và trở về với Cha tôi” (c. 18).

Con đường trở về nhà Cha là con đường hy vọng cho đời sống mới. Thiên Chúa chờ đợi chúng ta trở về theo hành trình này. Người kiên nhẫn đợi chờ, chủ động ra đón, rồi ôm lấy chúng ta và Người tha thứ cho chúng ta. Đây là vị Thiên Chúa của Kitô giáo. Người là người Cha nhân hậu của chúng ta. Người xóa bỏ mọi lỗi lầm quá khứ và tái sinh chúng ta trong tình yêu và ân sủng của Người. Thiên Chúa quên quá khứ tội lỗi của chúng ta. Người cứu chữa và đón chúng ta vào nhà Người.

3. Thiên Chúa vui mừng

Chính Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay nói rằng: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).

Chúng ta hãy đặt ra câu hỏi: Có bao giờ anh chị em nghĩ đến cả thiên đàng vui mừng như thế nào mỗi lần chúng ta đi xưng tội? Có bao giờ anh chị em nghĩ đến điều đó không? Điều đó thật đẹp đẽ!

Ngoài ra, chúng ta hãy chạy đến với Đức Maria, vì Mẹ là nơi ẩn náu của các tội nhân, để xin Mẹ thắp sáng lên trong lòng chúng ta niềm tin của người con hoang đàng: “Tôi sẽ đứng lên và trở về với cha tôi và tôi sẽ thưa với cha, “thưa Cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha” (c. 18).

Tất cả những suy niệm trên mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao để hoán cải bởi vì lòng thương xót Chúa lớn hơn tội lỗi chúng ta và mọi sự đều có thể với ơn Chúa! Chúng ta hãy bắt đầu lại sau khi đã sa ngã. Amen!

ĐCV Vinh Thanh
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Làm con theo gương Chúa Giêsu
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
04:36 12/09/2019
Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm C

Đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn về Người cha nhân hậu là đoạn Kinh Thánh hay dụ ngôn mượn hình ảnh người cha để nói đến tấm lòng của Thiên Chúa.

Dụ ngôn gây nhiều cảm động vì cảm nhận tình yêu sâu đậm mà Thiên Chúa dành cho người tội lỗi biết ăn năn, một tình yêu lớn hơn mọi thác ghềnh, vượt trên mọi tội lỗi. Đó là tình yêu mà đất không thể sánh, trời không thể ví. Một tình yêu mà dù núi cao, dù biển rộng không có gì có thể đo lường.

Dụ ngôn mô tả cuộc đời lầm lỗi của đứa con trai vừa phản bội và xúc phạm nặng tình cha, vừa giẫm nát cuộc đời mình, vừa gây đổ vỡ mọi tương quan cùng Thiên Chúa cũng như loài người, vừa gây nên bao nhiêu đớn hèn đối nghịch hẳn với tình yêu của người cha già cao cả, mạnh mẽ đến nỗi dường như chỉ có yêu mà không hề có bất cứ tính toán, đong đo nào.

Chúa Giêsu kể: Anh là đứa con trai thứ trong hai đứa con mà người cha hết lòng yêu mến. Anh ra đi bụi đời sau khi đòi cha chia gia tài cho anh.

Vừa khi nhận phần gia tài, người con thứ đã thể hiện ngay bộ mặt xấu xa của mình: Chẳng những anh không biết ơn cha, không có một lời cảm tạ cha, mà anh còn cho thấy, anh xem gia đình mình như một thứ nhà tù cho bước chân "yêu đời" của anh, là thứ đập nước ngăn cản sức sống đang lên của anh.

Cuối cùng anh quyết định lựa chọn con đường riêng mà không thèm bàn hỏi gì với người cha già chỉ biết có yêu thương và chiều chuộng con.

Điều lạ ở đây là, người cha ngay lập tức đồng ý phân chia gia tài, dù biết rõ tính tình của đứa con. Người cha như phần nào thông cảm “cho đứa con không thể răn bảo được.”

Dụ ngôn cho thấy, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, thì người cha vẫn tôn trọng tự do của con ông. Lòng thương tràn bờ của ông không nỡ để con thoát ly khỏi nhà mình, thoát ly khỏi vòng tay của mình với hai bàn tay trắng.

Còn đứa con, một khi quyết tâm ra đi, nó đã dại dột giày xéo dưới chân quyền làm con và từ chối quyền làm cha của cha nó.

Nhưng "cáo chết 3 năm quay đầu về núi", hay "Lá rụng về cội", "nước đổ về nguồn". Đứa con ông mù quáng trong dục vọng, từ địa vị một đứa con gia giáo trở thành đứa chăn heo ở miền ngoại bang.

Tình trạng sa sút của anh quá sâu, sâu đến nỗi anh phải ăn đồ ăn của heo để cầm hơi sự sống. Sự sống của người con thứ, giờ đây được đặt ngang hàng với bầy heo, có khi kém giá hơn, vì heo còn có ăn, còn anh thì "muốn ăn đồ heo ăn, mà chẳng ai cho...".

Chỉ khi rơi vào cảnh túng khổ tuyệt đối mới làm cho người con tội lỗi suy nghĩ lại. Nghĩa là dù anh có trở về, thì lý do đầu tiên vẫn không hề là nhớ về tình yêu của cha, hình ảnh tội nghiệp của cha đang ngày đêm mong chờ.

Anh chỉ trở về với cha vì bản thân mình, vì cái bụng đói cồn cào của mình, vì sự ích kỷ của bản thân: Anh nghĩ, trong nhà cha hàng ngày của ăn dư dật, ngay cả đầy tớ mà còn được hưởng thụ, còn anh thì đang chết đói, đang khổ sở tứ bề...

Những bước chân nặng nề, với tấm lòng rối bời tội lỗi và mặc cảm... người con phản bội quỳ sụp dưới chân cha mình: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha...". Đó là lần xưng tội công khai, đó là sự ăn năn muộn màng.

Dù chỉ là sự thú tội, lòng ăn năn của một tâm hồn ích kỷ, người con thứ vẫn nhận được tình yêu bao dung, tình yêu bền vững trước sau như một của cha mình...

Người con trở về, dù là khoác lớp áo nào để trở về đi nữa, thì cuộc trở về ấy vẫn làm cho cả trời và đất vui mừng, gia đình vui mừng, họ hàng tuôn đến chia vui.

Đó là hình bóng đời người chúng ta. Một khi xa Thiên Chúa, con người ngày càng vong thân, mất mọi giá trị làm người, làm con Chúa và làm anh em giữa muôn người.

Một khi nhận ra lầm lỗi, sự yếu đuối, sức bạc nhược của mình mà trở về với Chúa bằng việc trung thành, hiếu thảo và chuyện trò cùng Chúa trong sự siêng năng cầu nguyện, chúng ta sẽ lấy lại nghị lực, tăng cao giá trị làm người và làm con Chúa của mình.

Mỗi người cần rút ra bài học từ Lời Chúa hôm nay mà sống sao, để từng ngày mỗi sát gần sự thánh thiện như Chúa muốn. Hãy là hình ảnh của Người Con mang tên Giêsu với Cha, chớ đừng là hình ảnh của những người con hư hỏng trong dụ ngôn.
 
Chúa Nhật XXIV Thường Niên - C -
Lm Jude Siciliano, OP
06:16 12/09/2019
Xuất hành 32: 7-11, 13-14; T.vịnh 50; I Timôthê 1: 12-17; Luca 15: 1-32

Đôi khi gặp ít lại được nhiều. Hôm nay bài Phúc âm có 3 dụ ngôn: Con chiên bị lạc; đồng tiền bị mất; và người con trai hoang đàng (hay người cha nhân hậu). Bài Phúc âm này rất dài, nên tôi chọn phần ngắn trong sách bài đọc, chỉ tập trung về 2 dụ ngôn đầu tiên (15: 1-10) Có thể kỳ tới, khi đến Chủa Nhật này tôi sẽ chú trọng đến dụ ngôn người con trai hoang đàng. Mặt khác, khuynh hướng Phụng vụ lời Chúa hôm nay; khi muốn nói rõ về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, phải trình bày bao gồm cả ba dụ ngôn mới có thể trình bày rõ nét được về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Bối cảnh về thời điểm Chúa Giêsu nói các dụ ngôn này đầy kịch tính và có nhiều căng thẳng. Thánh Luca nói đối với chúng ta là những người ngoài cuộc, còn "Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Chúa Giêsu để nghe Ngài. Không phải chỉ một ít người, nhưng nên để ý là TẤT CẢ. Những ai thường bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo và những người sùng đạo, thường tất cả được Chúa Giêsu thu hút đến để nghe Ngài nói về Thiên Chúa. Những người chống đối Chúa Giêsu thường lẩm bẩm "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và cùng ăn uống với chúng". Nếu Chúa Giêsu chỉ thu tập thức ăn để cho họ, thì đó chỉ là làm việc thiện. Có lẻ nhờ đó những người Pharisêu và kinh sư sẽ gọi Chúa Giêsu là một người tốt chăng. Cũng như thế, làm việc thiện có thể là một cách tách chúng ta ra khỏi tư cách là những người phục vụ. Nhưng Chúa Giêsu lại đón tiếp các người thu thuế và người tội lỗi đến gần Ngài. Khi họ đến gần Ngài, Ngài không xa lánh họ do sợ bị ô nhiễm bởi họ. Ngài thậm chí lại ngồi gần và ăn uống với họ; những người mà cộng đoàn gọi là phường tội lỗi.

Nếu chúng ta muốn mô tả Thiên Chúa thì chúng ta sẽ chọn từ nào? Trong Kinh Thánh Thiên Chúa được mô tả qua hình ảnh “bằng từ ngữ”. Không phải là một định nghĩa, không phải là một ngôn từ thần học mang tính trừu tượng mà chỉ có một số ít người chuyên môn mới hiểu được. Nhưng, Kinh Thánh dùng hình ảnh mà một đứa bé cũng có thể hiểu được. Đó là điều Chúa Giêsu làm, khi Ngài muốn mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa là ai và Thiên Chúa như như thế nào. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh hay mẫu chuyện nhỏ mà chúng ta gọi đó là dụ ngôn.

Các câu chuyện chúng ta nghe hôm nay được nói ra cho những người tự coi mình là công chính trong tôn giáo và là những người nghĩ là họ biết về Thiên Chúa và cánh thức Thiên Chúa hành động như thế nào. Họ rất ngạc nhiên là Chúa Giêsu thu hút "những người thu thuế" là những người Do thái không trung thành với dân Do thái vì họ lấy tiền của người Do thái nộp cho người Lamã đang đô hộ họ, và từ đó họ kiếm thêm thu nhập cho họ. Chúa Giêsu cũng thu hút "những người tội lỗi", người đang mang tiếng xấu, mà trong hàng xóm ai cũng đều biết. Bởi thế, những người đến gần Chúa Giêsu đều bị những người chống đối Ngài chỉ trích vì họ nghĩ họ là những người được Thiên Chúa yêu chọn. Vì sao Chúa Giêsu lại ăn uống với nhứng người xấu xa. Những người như họ, tự xem mịnh là công chính rất ngạc nhiên. Tại sao một người tốt như Chúa Giêsu lại ngồi với phường tội lỗi như thế? Hãy nhớ, có lần Ba Mẹ các bạn đã dạy bạn là "Con sẽ là người tốt hay xấu là do các bạn của con là kẻ tốt hay xấu" có phải không?

Chúa Giêsu đưa ra hai hình ảnh của Thiên Chúa cho những người cứ lẩm bẩm về Ngài. Chúa Giêsu nói Thiên Chúa như một người chăn chiên, để 99 con chiên lại đẻ đì tìm chỉ một con cho đến khi gặp con chiên lạc. Và Thiên Chúa cũng như một phụ nữ mất một đồng xu, mà phải tìm khắp nhà cho đến khi tìm được đồng tiền bị mất.

Bạn có để ý một từ Chúa Giêsu dùng trong 2 dụ ngôn này không? Một từ nhỏ mà bạn không để ý, và chính từ đó bao gồm đầy ý nghĩa. Từ đó là "cho đên khi". Cả hai: người chăn chiên và người phụ nữ đều tìm "cho đến khi" họ gặp được điều họ tìm kiếm. Trong trường hợp người chăn chiên, sự tìm kiếm có vẻ nguy hiểm đối với chúng ta. Khi Chúa Giêsu hỏi các thính giả Ngài, người chăn chiên để 99 con chiên trong sa mạc để đi tìm con chiên lạc. Bạn có thể đoán rằng họ trả lời là "người chăn chiên khôn ngoan nào lại làm điều liều lỉnh như thế". Và khi Chúa Giêsu hỏi các thính giả Ngài về việc người phụ nữ tìm kiếm đông tiền bị mất thì bất kỳ ai trong chúng ta đã từng mất một vật gì không quý giá gì thi người đó có thể trả lời cho Chúa Giêsu là "thật thế, sau sự tìm kiếm kỷ lưỡng, tôi còn phải làm việc khác và có thể bỏ qua việc tìm kiếm đó".

Nhưng đó không phải là hình ảnh Chúa Giêsu mô tả về Thiên Chúa. Bạn còn nhớ từ "cho đến khi" chứ? Chúa Giêsu miêu tả không chỉ một cảnh sa mạc đơn sơ để tìm con chiên lạc. Ngài cũng không nói tìm xung quanh trong nhà như dười bàn hay gần cửa để xem có gặp đồng tiền mất hay không. Không, ở đây chúng ta không nói với lập luận theo cách thông thường. Chúng ta nói đến sự tìm kiếm mãi "cho đến khi" vật bị mất được tìm ra. Chúng ta thấy ý của Chúa Giêsu: dụ ngôn của Ngài diễn tả hình ảnh về Thiên Chúa cho chúng ta. Một Thiên Chúa không chịu xa rời chúng ta. Còn chúng ta, là con cái quý báu của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa làm có thể, theo chúng ta, là quá liều lĩnh, quá rộng lượng đối với những lỗi lầm của chúng ta. Hình ảnh Chúa Giêsu có thể mô tả cho chúng ta về hình ảnh của Thiên Chúa không như chúng ta suy nghỉ. Làm thế nào chúng ta nghĩ là Thiên Chúa đang hoạt động, Chúng ta có thể tin và nghỉ rằng Chúa Giêsu đang thực hiện những hành vi của Thiên Chúa và Ngài biết rõ Thiên Chúa và biết chính xác Thiên Chúa là ai hay không?

Chúng ta có thể không có cảm tưởng chúng ta bị lạc mất, nhưng một ít người trong chúng ta có thể bị lầm lạc. Có thể chúng ta đã làm điều gì khiến chúng ta bị tách rời khỏi Thiên Chúa. Có thể chúng ta không biết cách trở về lại với Thiên Chúa. Câu chuyện Chúa Giêsu nói với chúng ta về Thiên Chúa có thể an ủi chúng ta hôm nay. Những câu chuyện đó xác quyết lại cho chúng ta là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Nhưng Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm kiếm chúng ta "cho đến khi" chúng ta được trở về trong vòng tay êm ấm của Ngài. Chính việc hôm nay chúng ta cùng nhau thực thi phụng vụ là minh chứng cho chúng ta là Thiên Chúa đã tìm được chúng ta!. Đó là lý do để chúng ta cảm tạ hết tâm tình trong Bí Tích Thánh Thể này phải không?

Chúng ta có thể mô tả Thiên Chúa như thế nào? Thật thế, Chúa Giêsu đã giúp chúng ta vì chính Ngài đã biết Thiên Chúa. Thiên Chúa đã liều lĩnh vì chúng ta. Thiên Chúa đã rộng lượng vì Ngài đã tha tội cho chúng ta và đưa chúng ta về nhà là nơi chúng ta sống. Và Thiên Chúa đã muốn có một bữa tiệc ăn mừng vì, mặc dù chúng ta đã bị lạc mất, nhưng chúng ta là của quý báu vô cùng dưới mắt của Thiên Chúa. Và khi chúng ta được tìm thấy thì Thiên Chúa và bạn của Ngài muốn mừng lễ. Vậy có phải đó là Bí Tích Thánh Thể dành cho chúng ta hôm nay hay không? Bạn của Thiên Chúa, và tất cả đều được tha thứ, cùng tụ họp với nhau xung quanh bàn thờ này để cùng vui mừng và ăn uống từ một bữa ăn mà Thiên Chúa đã dọn sẵn để đón nhận chúng ta.

Làm sao thế giới có thể biết Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và nhân từ? Làm sao con cái chúng ta có thể tin tưởng và cảm nghiệm được ơn huệ Ngài ban một cách nhưng không từ thiên Chúa là nguồn tình thương nếu không cảm nghiệm được điều đó trong đời sống chúng ta? Chúng ta đã mang lấy hình ảnh và lời Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa trong lòng chúng ta, nên chúng ta tin tưởng và cố gắng thi hành lời đó.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th SUNDAY -C
Exodus 32: 7-11, 13-14; Psalm 51; I Timothy 1: 12-17; Luke 15: 1-32

Sometimes less is more. Today’s Gospel has three significant parables: the Lost Sheep, the Lost Coin and the Lost, or Prodigal Son. It is a long reading so I have opted to begin my preparations focusing on the shorter version offered in the Lectionary, which consists of the first two parables (15: 1-10). Perhaps next time I come to this Sunday, I will focus on the Prodigal Son. On the other hand, those who proclaim the gospel today might like to include all three parables for the clear message of divine mercy that emerges.

The setting for Jesus’ telling the parables is dramatic and fraught with tension. Luke tells us that the outsiders were, "all drawing near to listen to Jesus." Not just a few, mind you, but ALL. Those who would normally be excluded from a religious setting and the company of the devout, are universally attracted to Jesus and what he has to tell them about God. Those who object to Jesus’ whole ministry complain, "This man welcomes sinners and eats with them." If Jesus had just collected food to give to them, that would have been called charity. Then the Pharisees and scribes would have called him a kind and good person. Similarly, charitable deeds can be a way of keeping us detached from those we are trying to serve. But Jesus hosted tax collectors and sinners, up close. They drew near and he did not back away for fear of being contaminated by them. This holy man would even sit and eat with those others considered unholy people!

If we were to describe God, what words would we choose? When the Bible describes God it uses "word pictures." Not a definition, not some abstract theological language that only a few specialists might understand – but word pictures that even a child can get. That’s what Jesus did when he wanted to reveal to us who God is and what God is like. He used word pictures, or stories – we call them parables.

The stories we hear today were told to self-righteous religious people who thought they knew about God and how God acts. They were shocked that Jesus drew to himself "tax collectors," those disloyal Jewish men who collected money for the Roman occupiers – and made a tidy profit for themselves. And "sinners" – people who had bad reputations, well known to their neighbors, were also drawn to him. So, Jesus’ company shocked his critics, who considered themselves God’s favorites. Why, Jesus even ate with these disreputable people! The righteous who saw this were shocked. What kind of good man could Jesus be if he were in such company? Remember what your parents taught you, "You will be known by the company you keep"?

For these disgruntled people Jesus painted two pictures of God – he likens God to a shepherd who leaves 99 sheep to go searching for just one until he finds it; and a woman who loses a coin and searches her house thoroughly until she finds it.

Did you notice a word that appears in both stories… a little word you might have missed, but it is packed with meaning? The word is "until." Both the shepherd and the woman search "until" they find what they were looking for. In the shepherd’s case the search seems reckless to us. When Jesus asked which one of his listeners would leave the 99 sheep in the desert to go looking for the lost one, you can presume the response he got would be the one we would give… "No prudent shepherd would do such a foolish thing." And when he asks the question about the one lost coin, any of us who have lost something, which wasn’t extremely precious, or "one-of-a-kind," might have responded to Jesus, "Well, after a good search, I would have other things to do and would just give up looking."

But that is not the word picture Jesus is painting about God – remember the little word, "until"? Jesus is describing no mere glance around the local desert area to see if the lost sheep is visible; no general search around the house to see if the coin is nearby, under the table, or on the floor near the door. No, we’re not talking human logic and ordinary practicalities; we’re talking about a search that doesn’t end "until" the lost object is found. We catch what Jesus is doing. His parable is painting a word picture of God for us, of a God who refuses to give up on us. We are much too valuable to God. God’s ways might seem foolish to us, too risky, too generous to a fault. Jesus’ portrait might not be how we would paint a picture of God; how we think God operates. Can we trust that Jesus has firsthand knowledge of God and knows exactly how God is?

We may not be feeling lost, exactly. Though some of us might. Perhaps we have done some things we feel have cut us off from God. Perhaps we’re not sure how to work our way back. The stories Jesus tells us about God are comforting for us today. They reassure us that God has not turned away from us, but is out looking for us and will not give up on us "until" we are back in God’s arms. The very fact that we are gathered for worship today tells us that God has already found us! That’s a reason to have a thankful heart at this Eucharist, isn’t it?

How would we describe God? Well, Jesus has helped us. We have help from the one who knows. God is foolish and takes risks on our behalf. God is generous to a fault in forgiving us and welcomes us home when we are found. And wants to have a feast to celebrate because, though we were lost, we were priceless in God’s eyes and when we are found God and God’s friends want to celebrate. Isn’t that what Eucharist is for us? God’s friends, all the forgiven, gathered together around this table to celebrate and feast from a meal prepared by a welcoming and gracious God.

How will the world come to know that God is merciful and compassionate? How will our children come to believe and experience God’s free gift of love and kindness, unless they experience it in our lives? We who have taken Jesus’ word pictures to heart, believe them and try to put them into practice.


 
Thà Yêu Lầm Còn Hơn Bỏ Sót
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:07 12/09/2019
Chúa Nhật XXIV TN C

Các bài đọc của Chúa Nhật XXIV TN C, cách riêng bài Tin Mừng có vẻ khá quen thuộc với Kitô hữu, nhất là với những người chuyên chăm tham dự Thánh Lễ và xem trọng phần Phụng Vụ Lời Chúa. Thánh Kinh trình bày về tình yêu của Thiên Chúa thật phong phú và đa dạng. Tuy nhiên cũng có thể khẳng định rằng những dòng Tin Mừng theo thánh sử Luca ở chương XV mà Giáo Hội cho trích đọc một phần trong Thánh Lễ Chúa Nhật này quả là một mạc khải gây “chưng hửng” cho không chỉ nhiều người biệt phái năm xưa mà còn cho cả chúng ta hôm nay, dĩ nhiên là nếu chúng ta biết “suy đi nghĩ lại” như Mẹ Maria và biết đặt mình vào chính ngữ cảnh khiến Chúa Giêsu phán dạy những lời ấy.

Ngữ cảnh: Giêsu thành Nagiarét, một vị tôn sư đầy quyền năng trong lời giảng dạy cũng như trong hành động (x.Mt 7,29; Mc 6,2), một người được dân chúng mến mộ tôn xưng vào hàng ngôn sứ (x.Mt 16,13-15)…, Người không chỉ chuyên chăm chữa lành bệnh tật cho dân chúng và xua trừ ma quỷ ra khỏi những người chúng ám, Người còn giảng dạy các chân lý về Nước Trời và mời gọi người ta hoán cải ăn năn. Thế mà Người lại thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với những quân hại dân hại nước là “bọn thu thuế” và “phường bán thân nuôi miệng”. Bá nhân bá tánh, mười người trăm ý, chuyện miệng tiếng người đời thì làm sao lường cho xuể. Cũng thế, việc một số người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm, xầm xì và bình phẩm chuyện Chúa Giêsu thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với người thu thuế và phường “tội lỗi” thì cũng không là vô cớ. Ngài Giêsu đã không từng giảng dạy rằng chớ có làm cho người ta vấp phạm đấy ư. Ngài còn mạnh miệng cho rằng nếu ai làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn thì thà cột cối đá vào cổ người ấy mà liệng xuống biển còn hơn. Tuy nhiên chúng ta đừng quên cớ vấp phạm ở đây là cái nguyên nhân xấu. Còn những dữ kiện gây thắc mắc, gây tranh luận, gợi thao thức là việc khác hoàn toàn. Chính Chúa Giêsu đã từng ví Người là viên đá vấp cho nhiều người, đúng như lời tiên tri Simêon loan báo dịp cha mẹ Người đem Người lên Giêruslem để làm lễ tiến dâng theo Lề Luật (x.Lc 2,33-35).

Nguyên cớ gây thao thức: Tình yêu đón nhận mọi sự hạn chế, mọi sự bất toàn. Khi nghe đọc bài Tin Mừng về dụ ngôn người con hoang đàng hay đã được sửa lại là dụ ngôn người cha nhân hậu hoặc đã từng được đề nghị là dụ ngôn người con ganh tị, thì đã từng một thời Kitô hữu được gợi ý là tập trung vào hình ảnh người con phung phá hoang đàng để nhận biết thân phận tội lỗi của mình để rồi sám hối, ăn năn. Cũng đã từng có lúc người ta tập trung vào hình ảnh người con cả của câu chuyện để mời gọi Kitô hữu cảnh giác với sự ganh tương đố kỵ như trường hợp một số người biệt phái ngày xưa, hoặc biết phản tỉnh với lối sống “người thì bên trong mà lòng thì bên ngoài”. Vì lắm khi chúng ta tuy mang danh con cái Chúa, nhưng chỉ là “hữu danh vô thực”. Và đây chính là trọng tâm của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Tuy nhiên xin được tập chú vào tình yêu bao la của người cha nhân hậu với một vài thiển ý.

Nói đến sự bao la của tình yêu Thiên Chúa, một số đấng bậc có vẻ như ngại ngần vì cho rằng sẽ làm cớ cho đoàn tín hữu sống ỉ lại. Và rồi số vị ấy thích đề cao sự công thẳng của Thiên Chúa hơn. Một số vị khác thì phân vân như đứng giữa ngã ba đường khi vừa nói đến lòng thương xót của Thiên Chúa vừa nói đến sự công thẳng của Người. Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng và cũng là Đấng công bình vô cùng. Khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình Đức Bênêđictô XVI qua Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu đã nhấn mạnh hiện thực này: Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại chúng ta một cách như chống lại sự công minh của Người (x.số 10).

Người cha trong câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể đã rộng tay chia gia tài cho các con. Ông chia gia tài cho đứa con mở miệng kêu xin và chia cho cả đứa con không xin. Ông ta quả là liều lĩnh và bất chấp các tình huống có thể xảy ra. Ông chẳng thể lường đứa con thứ kêu xin sẽ sử dụng gia tài ra sao. Ông cũng chẳng biết đứa con còn lại không xin vì không dám xin hay vì không muốn xin. Không lưỡng lự, ông đã chia cho cả hai.

Chắc chắn người cha nhân hậu ít nhiều dự đoán được tình cảnh bi đát của đứa con đi hoang. Khi đã sống bất hiếu, vô đạo thì thế nào cũng gặp quả báo. Thế mà ông cứ ngày ngày ngóng trông đứa con “bất hiếu và hỏng hư” quay gót trở về. Lòng của ông vẫn ắp đầy niềm hy vọng sẽ có ngày thấy con mình “đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Một vài chuẩn bị như áo đẹp, nhẫn quý, con bê béo là một minh chứng cho niềm hy vọng ấy. Và kìa, nó đây rồi, nó đã trở về. Nó về vì thương cha già này hay là chỉ xót cho cái bụng rỗng của nó? Không sao cả, tình yêu không cần đặt điều kiện. Đứa con lớn đang ở trong nhà mà lòng như kẻ ăn người ở, ông cũng đón nhận hết tình. Không sao cả, rồi sẽ đến lúc nó hiểu rằng mọi sự của ông là dành cho nó, đã thuộc về nó, vì mọi sự của cha đều là của con (x.Lc 15,31).

Đã yêu thì không ngồi chờ người mình yêu hoàn thiện rồi mới đón nhận. Đón nhận người mình yêu cả trong sự hạn chế lẫn bất toàn của người mình yêu thì mới là tình yêu đích thực vô cầu, vô vị lợi, nghĩa là chỉ vì người mình yêu. Thánh tông đồ dân ngoại khẳng định chân lý này khi nói rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ban ơn tha thứ cho chúng ta, đưa chúng ta về làm con cái Thiên Chúa ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch, nghĩa là ngay khi chúng ta đang còn trong cảnh tình tội lỗi.

Xin đừng sợ bị lợi dụng, chẳng thà yêu lầm còn hơn bỏ sót. Xin đừng ngồi chờ tha nhân hoàn thiện rồi chúng ta sẽ yêu thương. Chính tình yêu của chúng ta, một tình yêu vô điều kiện mới là động lực giúp tha nhân nên hoàn thiện. Đồng thời cũng chính tình yêu ấy sẽ giúp chúng ta hoàn thiện vì chúng ta đang ngày càng nên giống Cha, Đấng hoàn thiện ở trên trời, Đấng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,45).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 12/09/2019

35. Tôi mong muốn trở thành một thánh nữ, nhưng không dựa vào công lao của mình, bởi vì tôi không có công lao gì.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholic.net

https:www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:55 12/09/2019
13. GIỐNG BỨC TRANH NÀY

Quách Trung Thứ vẽ tranh rất có tiếng, nhưng ông ta từ trước đến nay không dám vẽ người, nếu có người yêu cầu ông ta vẽ thì ông ta nổi giận bỏ đi.

Năm nọ, lúc ông ta ngụ tại Kỳ Hạ, có nhà phú gia chi tử nọ rất thích tranh của ông ta, bèn lợi dụng cái đặc điểm của ông ta là rất thích uống rượu, nên mỗi ngày đều mời ông ta uống rượu ngon, tiếp đãi ông ta như thượng khách mà cũng không hề nói đến chuyện vẽ tranh.

Dần dần hai người đều có cảm tình với nhau, người nhà giàu bèn tặng ông ta một vài món quà để xin vẽ tranh. Quách Trung Thư vì bạn mà phá lệ vẽ bức tranh “tiểu đồng thả diều”, chỉ có điều là vẽ sợi dây để kéo diều dài có đến mấy trượng.

Phú gia chi tử chịu không nổi trò đùa này, nổi giận và lập tức chấm dứt quan hệ với ông ta.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 13:

Có một thực tế như thế này: nếu vì lý do vật chất hoặc có lợi cho cá nhân mình mà kết tình bạn, thì tình bạn này sẽ không được dài lâu hoặc nếu có dài lâu thì chỉ dài lâu theo của cải của mỗi người mà thôi…

Có những người theo đạo chỉ vì thấy mình xin được ơn nên theo đạo, theo đạo vài năm thì bỏ đạo cách “tàn nhẫn” vì xin không được ơn nữa, đạo của họ là cái vật chất xin là có ước là được chứ không phải là đạo tại tâm.

Cũng có những người Ki-tô hữu “chính hiệu” nhưng cuộc sống thì giống như những người chưa hề làm bạn thân tình với Đức Chúa Giê-su, khi cầu nguyện thì xin cho được điều này điều nọ mà không xin cho được thông phần đau khổ với Ngài, hoặc cầu nguyện mà cứ than vãn vì người này người nọ làm mình phải bực mình, mà không than thở đau thương những tội mình đã phạm làm mất lòng Thiên Chúa…

Đức Chúa Giê-su là người bạn thân thiết của chúng ta, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta trở nên những con người tốt lành có ích cho mọi người, chứ không trở nên những con người ích kỷ, Ngài làm bạn với chúng ta là vì muốn chúng ta được chia sẻ phần hạnh phúc thiên đàng với Ngài.

“Lạy Đức Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết trở nên ngừơi bạn hữu tốt lành của Chúa, để con trở nên người bạn tốt của tha nhân. Amen”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 24 Mùa Quanh Năm C 15.9.2019
Lm Francis Lý văn Ca
17:11 12/09/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Câu chuyện người con trai hoang đàng chúng ta đã thường nghe hoặc thấy diễn đạt bằng hoạt cảnh trong Mùa Chay. Dịp nghe lại bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử tự hỏi mình: đã bao lần được Chúa tha thứ và đã bao lần chúng ta nhận được sư khoan dung của Ngài.

Chủ đề của thánh lễ hôm nay là sự tha thứ. Dân Dothái đã lỗi nghịch cùng Thiên Chúa Giavê, qua sự khẩn cầu, van xin của Môisen, Chúa đa nguôi giận và tha thứ cho họ. Đồng thời qua câu chuyện trong bài Tin Mừng, chúng ta nhận ra hình ảnh nhân hậu của người cha già. Đặc biệt là trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cầu xin Chúa, với sức mạnh của ân sủng, đặc biệt là giới trẻ, biết quay về với Chúa, với cộng đoàn trong những sinh hoạt chung và năng lãnh nhận các phép bí tích trong ngôi Nhà Cha chúng ta.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái mỏi mệt trong việc tuân giữ giới răn Chúa, thay thế vào đó họ tạc hình bò vàng. Thiên Chúa nổi cơn giận. Nhưng qua sự van nài của Môisen, Thiên Chúa đã tha phạt họ.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho Timôthêô về chức vụ tông đồ mà Chúa trao phó cho Phaolô do tình thương của Ngài. Ngoài sự trung thành rao giảng Tin Mừng, ông còn cậy trông và phó thác cho Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta hai hình ảnh: Người cha đầy lòng nhân hậu và hình ảnh thứ hai giữa người với người. Mời anh chị em nghe hai hình ảnh nầy trong bài tường thuật sau đây của thánh sử Luca.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Khi chúng ta sa ngã, Chúa ban ơn thánh nâng đỡ chúng ta chỗi dậy. Khi xa lìa Nhà Cha, Chúa chờ đợi chúng ta trở về... Với tâm tình phó thác, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin cho Hàng Giáo Sĩ, với ơn Chúa ban, các ngài luôn trung thành trong ơn gọi và tiếp trao ban tình thương của Chúa cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho cá nhân hay gia đình gặp những sự hoạn nạn và buồn phiền, biết chạy đến Chúa là nguồn nơi nương tựa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta có quả tim trong sạch, đẩy xa chúng con sự hiềm thù ghen ghét anh em, đặc biệt là những người thân cận với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta với tâm hồn thông cảm và thứ tha, chúng ta sẽ trở nên những người mới trong những nghịch cảnh của cuộc đời. Đặc biệt trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúa phán qua Tin Mừng: "Một người tội lỗi ăn năn hối cải, cả triều thần thánh vui mừng". Xin cho mỗi người trong chúng con, qua sự cầu nguyện và công tác tông đồ, đem nhiều anh chị em về với Chúa và Giáo Hội. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Thập giá đời và Thánh giá phúc
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
23:22 12/09/2019
Thập giá - là cách nói tắt chữ thập tự giá - là một dụng cụ hành hình tàn nhẫn thời đế quốc La Mã. Thông thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân của đế quốc Roma. Trong văn học phương Tây, thập giá tượng trưng cho sự đau khổ.

Biểu tượng của cây thập giá đối với những người không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cor 1,22-23).

Thập giá, trong suy nghĩ của người trần mắt thịt là những khổ đau bất hạnh. Chính Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng đã phải đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến việc phải vác thập giá nên đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.” (Lc 22, 42a).

Cây thập giá được Chúa Giêsu chọn để làm nơi phó dâng linh hồn trong tay Chúa Cha đã trở nên một báu vật của nhân loại và được gọi là Thánh giá sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển.

Thiên Chúa đã thánh hóa cây thâp tự: từ một dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành công cụ của tình yêu thương, tha thứ. Từ biểu tượng của sự chết đã trở thành biểu tượng giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời. Từ sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn trở nên chiến thắng vinh quang của Đức Kitô.

Đối với những người có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô thì cây thập giá đã trở thành cây Thánh giá và là biểu tượng của Đức tin. Khi dâng Thánh lễ, trên bàn thờ phải có cây Thánh giá. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma năm 2000 đã quy định: trên hoặc gần bàn thờ, kể cả ngoài Thánh lễ, thường xuyên phải có một Thánh giá, có tượng Đức Kitô chịu đóng đinh, mà cộng đoàn có thể nhìn thấy rõ ràng, để nhắc tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa.

Người Kitô hữu luôn kính mến và tôn xưng cây thập giá đồng hành với Chúa Giêsu trên đường lên núi Sọ là Thánh giá. Chúng ta thường đọc trước mỗi chặng đàng Thánh giá: “Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô, vì Chúa đã dùng Thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ”, thường làm dấu Thánh giá trước khi cầu nguyện, dùng bữa …. Chúng ta thực sự hãnh diện, vui mừng vì Thánh giá vinh quang của Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa:

Vinh quang của ta
là Thánh giá Đức Kitô
Nơi Ngài, ơn cứu độ của ta
sức sống của ta
Phục sinh của ta
Nhờ Chúa ta được cứu độ
nhờ Chúa ta được giải thoát.

Mỗi Kitô hữu chúng ta ai cũng có, cũng phải vác thập giá vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,27). Con người ngày nay ai cũng muốn được tự do, muốn được hưởng thụ nên luôn ngại hy sinh, gian khổ, cho nên khó lòng đón nhận thập giá.

Thập giá tuợng trưng cho sự vất vả, hy sinh gian khổ, gánh nặng đau thương, sự hiểu lầm bất công, sức nặng của tội lỗi, giới hạn của thân phận con người... Lẽ tự nhiên ai cũng tìm cách tránh né.

Khi gặp phải những đau khổ, những gánh nặng trong đời sống như vợ chồng bất hòa, con cái không vâng lời cha mẹ, thất nghiệp, đau ốm, bịnh tật... chúng ta thường hay than thân trách phận, u sầu, tuyệt vọng thậm chí đi tìm tới cái chết!

Những lúc đó con người ít khi nhớ đến người đã từng hoàn tất việc mang vác thập giá trong sự đau đớn tủi nhục ê chề để đi đến vinh quang bất tử, một bậc “sư” của sự vâng phục tuyệt đối, đó chính là Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa.

Chúng ta tin Chúa nhưng chưa chắc đã theo Chúa, vì chưa can đảm nhận lãnh những thập giá Chúa trao hằng ngày. Khi cuộc sống ta êm đềm, an vui, thành đạt ta khuyên bảo người khác đang chịu đau khổ, bệnh nạn…: “Hãy chịu khó bằng lòng vác Thánh giá Chúa trao!” một cách “ngon lành”.

Nhưng khi thấy bóng dáng thập giá đến với mình thì tìm cách thoái thác, lẩn tránh trách nhiệm, đẩy qua cho người khác. Đổ lỗi cho người khác khi mình thất bại, chỉ trích khi người khác thành công và dè bỉu, kéo phe nhóm để đả kích những người bất đồng chính kiến!

Thực tế nghe sao chua chát và “đắng lòng” nhưng vẫn xảy ra thường ngày trong đời sống xã hội! Làm sao ta có thể sống và nói được một cách tích cực như thánh Phaolô khi ngài viết cho tín hữu Côlôsê: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” (Cl 1, 24).

Nếu chúng ta mang vác những gánh nặng, những trách nhiệm, những lo toan hàng ngày một mình thì chúng ta sẽ cảm thấy sức nặng trì trệ của cây thập giá đời mình và phải gồng mình kéo lê từng bước nặng nhọc.

Còn nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa Giêsu, xin Ngài đồng hành với chúng ta thì những cây thập giá đời nặng nề sẽ biến thành những cây Thánh giá phúc nhẹ tênh bởi vì có Chúa ở với ta và Ngài luôn chúc phúc cho “mỗi kinh, mỗi việc” chúng ta làm vì danh Ngài.

Vậy chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu vì chính Ngài là nguồn sức mạnh duy nhất có thể nâng đỡ và thêm sức cho chúng ta vác thập giá: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt. 1,28). Xin Ngài ngự trị và cùng vác thập giá với ta hàng ngày.

 
Làm con trong gia đình của Thiên Chúa
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
23:26 12/09/2019
Suy niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên năm C

Ngày 14.10.2012, Vietnamnet đưa tin, ông Vương Văn Héo ở Lạng Sơn và con trai lớn của ông phải ra trước vành mống ngựa vì can tội giết con và em trai. Tại sao lại có thảm cảnh này?

Sau khi vợ qua đời, ông Héo cố gắng một mình nuôi các con lớn khôn. Rồi ông đi bước nữa. Thế là từ đó, mâu thuẫn giữa ông, vợ mới của ông và con trai thứ là Vương Văn Duy (26 tuổi) bắt đầu diễn ra.

Đã nhiều lần, Duy đập phá nhà cửa, đòi giết mẹ kế, chửi bới cha, đòi phá bàn thờ mẹ ruột của anh… Ông đã nhẫn nhịn con trai ông quá nhiều, quá lâu…

Cho đến một ngày, đó là mùng hai Tết, sau khi Duy đi chơi về, gây sự với cha và mẹ kế. Thấy vậy, vợ ông Héo (mẹ kế của Duy) gọi điện cho anh ruột của Duy là Vương Văn Cảnh. Cảnh đã tìm lời để khuyên can em.

Tưởng mọi sự đã nguôi. Nào ngờ, sau giờ cơm trưa, Duy lại gây sự. Lần này Duy bắt thang trèo lên bàn thờ để chuẩn bị hạ bàn thờ của mẹ mình, nên Cảnh đã ôm ngang lưng em. Thấy con trai quá hỗn xược, bất hiếu với mẹ, lại ngày Tết, ông Héo lấy ống điếu thuốc lào đánh vào chân Duy.

Duy la hét, chửi bới, đòi giết cả cha và anh. Cảnh vật em xuống nền nhà và ngồi đè lên người em. Ông Héo không giữ nổi bình tỉnh, lấy khúc củi thông đánh vào đầu con mình ba cái. Duy chết ngay tại chỗ…

Hôm nay, qua dụ ngôn Người Cha nhân hậu, Chúa Giêsu cho thấy, Thiên Chúa cũng có một gia đình. Người là Cha, chúng ta là con của Người. Trong gia đình của Thiên Chúa, vẫn có những người con ngỗ nghịch, hoang đàng.

Bởi trong nhân loại này, từng ngày, từng giờ, có biết bao nhiêu kẻ chống Chúa, biết bao nhiêu kẻ xem Thiên Chúa là kẻ thù của mình. Nhiều quốc gia, nhiều chế độ xã hội, nhiều nền chánh trị, không chỉ loại trừ Thiên Chúa, mà còn báng bổ, xúc phạm, tìm cách triệt hạ hình ảnh và ảnh hưởng của Thiên Chúa…

Có khi người con ngỗ nghịch, hoang đàng ấy là chính chúng ta. Bởi biết bao nhiêu lần, chúng ta đi ra khỏi tình yêu của Cha, chống đối Cha, xúc phạm đến Cha bằng bao nhiêu tội lỗi… Nhưng Thiên Chúa vẫn tỏ ra, Người là Cha nhân hậu, yêu thương, tha thứ.

Những người cha trần thế, có khi không chịu nổi sự ngỗ nghịch của con mình, đến nỗi đã dẫn đến kết quả bi thương như gia đình ông Héo, thì Thiên Chúa, Cha của chúng ta, vẫn là Người Cha yêu thương, cần mẫn, chịu đựng và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta.

Hãy nhìn vào tình yêu vô bờ của Thiên Chúa mà ăn năn tội. Hãy vì tình yêu của Chúa mà làm lại cuộc đời, mà vươn lên thoát khỏi những ảnh hưởng và cám dỗ của tội lỗi.

Từng người hãy đáp trả tình yêu của Chúa bằng sự nỗ lực liên tục sống trong Chúa, cậy dựa vào Chúa và luôn hăng hái làm việc thiện, tránh xa những gì dẫn chúng ta đến chỗ xa rời Thiên Chúa, cũng là Cha nhân hậu có một không hai của mỗi sinh linh.

Lạy Thiên Chúa, Người là Cha Nhân Hậu của chúng con. Xin ân cần tha thứ và đón nhận chúng con. Dẫu chúng con vẫn còn đó nhiều lỗi lầm, thiếu sót, nhưng xin đừng chấp tội chúng con, mà hãy nhìn đến những cố gắng hằng ngày của chúng con mà tiếp tục yêu thương chúng con. Xin Chúa cũng hãy làm cho những ai, thù nghịch với Chúa, biết trở về quy phục Chúa. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Kông Quang Vinh: bài quốc ca mới cuả phong trào đòi dân chủ cuả Hồng Kông
Trần Mạnh Trác
10:23 12/09/2019
Hồng Kông 9-11-2019 (tổng hợp) - Các cuộc biểu tình đòi Dân Chủ ở Hong Kong có thêm một bài ca mới: "Glory to Hong Kong" (Hong Kong Quang Vinh)

Tối hôm qua, tại nhiều trung tâm thương mại như Ma On Shan, Wong Tai Sin, Mong Kok, nhiều trăm người biểu tình đã đứng bao quanh các vòm công cộng để cùng hát bài ca này.

"Glory to Hong Kong" là bản nhạc do một nhạc sĩ địa phương sáng tác theo lời yêu cầu của nhiều người trẻ mong muốn được truyền đạt sự thống nhất và lòng can đảm cuả những người biểu tình. Bản nhạc lập tức được phát tán rộng rãi và chào đón trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Trong những tháng vừa qua, họ đã từng sử dụng nhiều bài hát khác, như bài "Sing halleluja to the Lord", là một bản thánh ca Kitô giáo, hoặc một bài hát nổi tiếng khác là "Bạn có nghe người ta hát không", lấy từ vở nhạc kịch "Les Miserables".

Nhiều bạn trẻ đã đề nghị bản "Hồng Kông Quang Vinh" trở thành bài quốc ca chính thức.

Hôm qua, trong trận bóng đá giữa Hồng Kông và Iran, khán giả đã hát bản nhạc này trong lúc chào cờ, lấn át bài quốc ca chính thức của Trung Quốc.

(tạm dịch lời)

Chúng ta thề: Sẽ không để nước mắt rơi trên mảnh đất của chúng ta

Đầy phẫn nộ và xoá bỏ nghi nan, chúng ta cùng đứng dậy

Vùng lên: sẽ không còn nô lệ nữa

Cho Hồng Kông: nền tự do sẽ hiển trị

Mặc cho nỗi khiếp sợ ở phía trước là sâu thẳm

Với niềm tin, chúng ta cùng tiến bước

Dù cho máu có ngập đồng, tiếng hét của chúng ta vẫn lớn lên

Cho Hồng Kông, vinh quang sẽ trị vì

Dù cho sao mờ đi, bóng tối đến tràn ngập không gian

Trong sương mù, một tiếng kèn đơn độc vẫn cất lên

Đây là lúc phải tuốt gươm, chiến đấu cho tự do, tận lực tấn công

Sử dụng hào khí và khôn ngoan, tiến lên

Bây giờ là buổi bình minh, hãy cùng nhau giải phóng Hồng Kông

Cùng chung một hơi thở, làm cuộc cách mạng cuả thời đại

Dân tộc trị vì, tự hào và tự do, bây giờ và mãi mãi

Vinh quang cho Người, Hồng Kông ơi.




 
Các Giám mục và các nhà lãnh đạo châu Phi có lập trường chống lại bạo lực bài ngoại
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:20 12/09/2019
Các Giám mục của các nước châu Phi lên tiếng chống lại bạo lực bài ngoại ở Nam Phi. "Người Nam Phi không được quên rằng những người châu Phi khác đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc giúp chấm dứt phân biệt chủng tộc và mang lại tự do cho đất nước của họ", Đức Hồng Y Peter Appiah Turkson, Bộ trường của Bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã khẳng định với Kofi Annan tại Diễn đàn Hòa bình và An ninh ở Accra. Đức Hồng Y người Ghana, đồng thời là Đại sứ thiện chí của Trung tâm Đào tạo Gìn giữ Hòa bình Quốc tế Kofi Annan (KAIPTC), cũng nhấn mạnh rằng làn sóng bạo lực chống đối với các công dân châu Phi khác ở Nam Phi có nguy cơ gây ra các phản ứng bạo lực đối với người Nam Phi sống ở nhiều quốc gia khác nhau trong lục địa. "Những sự cố này có thể dẫn đến các cuộc tấn công chống lại người Nam Phi ở các quốc gia khác. Đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. Nó đã xảy ra vào năm 2008, 2012 và năm nay ".

Các Giám mục Zambia cũng lên án bạo lực bài ngoại. "Chúng tôi vô cùng đau buồn vì sự xuất hiện của các cuộc tấn công bài ngoại ở Nam Phi", các ngài nói trong một tuyên bố ngày 6 tháng 9 được ký bởi Đức Cha George Cosmas Zumaire Lungu, Giám mục của Chipata và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Zambia (ZCCB).

"Chúng tôi sợ rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, nó có thể gây ra hậu quả khó chịu cho công dân Nam Phi đang sống ở các quốc gia khác, ... do đó, chúng tôi yêu cầu chính phủ Nam Phi tăng cường nỗ lực quản lý tình hình bằng cách duy trì các giá trị văn minh, khoan dung và chung sống hòa bình trong quốc gia cầu vồng”, bản tuyên bố nói, đề cập đến khái niệm “quốc gia cầu vồng”, được thể hiện bởi Nelson Mandela khi kết thúc phân biệt chủng tộc, trong đó mọi dân tộc sống có phẩm giá ngang bằng với những người khác.

Các Giám mục cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo chính trị địa phương tránh các tuyên bố có thể kích động bạo lực chống lại người nhập cư châu Phi, và kêu gọi người Zambia kiềm chế trả thù người Nam Phi sống tại Zambia.

Trong khi đó, lãnh sự quán Nigeria ở Johannesburg đã tuyên bố rằng 600 người Nigeria sẽ được hồi hương sau làn sóng bạo lực bài ngoại cuối cùng đã giết chết 12 người vào tuần trước. Zambia và Madagascar đã hủy các trận đấu bóng đá với đội tuyển quốc gia Nam Phi trong khi Tanzania đã đình chỉ các chuyến bay đến Nam Phi.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn tin: Agenzia Fides
 
Các Giám Mục Đức bác bỏ đề nghị của Đức Thánh Cha, kiên quyết tiến hành “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc”
Lệ Hằng, F.M.A.
18:55 12/09/2019
Với tỷ số áp đảo 21-3, các Giám Mục Đức đã bác bỏ một đề nghị thay thế “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” do Đức Hồng Y Marx đề nghị bằng một công nghị tập trung vào việc “ưu tiên loan báo Tin Mừng” theo đề xuất của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 14 tháng Ba, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là những vấn đề chính nảy sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ: đó là luật độc thân linh mục, vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ, giáo lý về đạo đức tình dục, các kết hiệp đồng tính, và chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Đáp lại diễn biến này, trong lá thư được công bố hồi tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã cảnh báo người Công Giáo Đức cần chống lại một công nghị “chỉ tập trung vào việc xem xét các cấu trúc chứ không được linh hoạt bởi sứ mệnh thiết yếu của Giáo Hội là truyền bá đức tin.”

Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”

Đức Giáo Hoàng đặc biệt cảnh báo Giáo Hội Đức đừng nên theo đuổi bất kỳ đường lối nào nhắm thích nghi với não trạng đương thời và thúc giục người Công Giáo Đức phải bảo vệ Giáo Hội cả về cơ cấu lẫn đức tin.

“Giáo Hội hoàn vũ sống trong và với các Giáo Hội địa phương, cũng thế các Giáo Hội địa phương sống và phát triển trong và với Giáo Hội hoàn vũ, và nếu chúng ta tách ra khỏi toàn thể Giáo Hội, chúng ta sẽ suy yếu, khô héo và tàn lụi. Do đó, cần phải luôn luôn sống và hiệp thông hiệu quả với toàn thể Giáo Hội,” Đức Thánh Cha viết.

Một kế hoạch dự thảo đã được đề xuất bởi Đức Hồng Y Rainer Woelki của Köln và Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg, và được đệ trình lên Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Đức tại cuộc họp ngày 19 tháng 8. Kế hoạch này được soạn thảo chi tiết dựa theo các hướng dẫn trong bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các tín hữu Đức, trong đó đặt ra các tiêu chí rõ ràng cho một tiến trình công nghị đích thực.

Đức Hồng Y Rainer Woelki và Đức Cha Rudolf Voderholzer đề nghị “một sự canh tân tinh thần toàn diện và triệt để, nhất quán với Giáo Hội hoàn vũ và đức tin Công Giáo theo nghĩa ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô.”

Đề xuất của hai vị không bác bỏ hoàn toàn các đề nghị thay đổi về cấu trúc của Đức Hồng Y Marx, bao gồm cả sự tham gia của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK. Tuy nhiên, kế hoạch của hai vị nhấn mạnh đến sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và với Giáo Hội toàn cầu, và ưu tiên cho việc truyền giáo. Các ngài yêu cầu rằng các cuộc thảo luận trong công nghị này phải có sự hiện diện của các quan chức Tòa Thánh như Bộ Giáo Lý Đức Tin, và Hội Đồng Giáo Hoàng Tân Phúc Âm Hóa.

Đề xuất này đã được đưa ra bỏ phiếu trong một cuộc họp vào cuối tháng Tám của ủy ban điều hành Hội đồng Giám mục Đức, được tạo thành từ các giám mục giáo phận tại Đức, và đã bị bác bỏ.

Các quan chức và quan sát viên có mặt tại cuộc họp nói với thông tấn xã CNA rằng, đề xuất này đã bị bác bỏ một cách áp đảo với tỷ số 21-3, và ba thành viên bỏ phiếu trắng.

Như thế, các Giám Mục Đức quyết định tiếp tục kế hoạch thành lập tiến trình công nghị dưới sự lãnh đạo chung của người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức và ZdK.

Theo kế hoạch được phát triển dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Reinhard Marx, tiến trình công nghị sắp tới sẽ bao gồm các giám mục, giáo sĩ và cả hàng giáo dân. Kế hoạch này cũng bao gồm việc tổ chức những diễn đàn gọi là Synodal Fora, để tự do thảo luận và phát triển các phản ứng đối với các vấn đề cấp bách của Giáo Hội.

Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức ZdK, có các thành viên chiếm một phần đáng kể trong tiến trình công nghị được đề xuất, đã công bố tên của những người tham gia trong mỗi diễn đàn và công việc của họ đã bắt đầu ngay cả trước cuộc họp ngày 19 tháng 8. Tất cả các thành viên ZdK được chỉ định đều có một hồ sơ dài về những phát biểu công khai phản đối các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội, như đòi phong chức cho phụ nữ, và kêu gọi một sự đoạn tuyệt triệt để đối với với các giáo huấn của Giáo Hội về đạo đức tình dục cho “phù hợp” với lý thuyết mới về giới tính.

Hàng lãnh đạo ZdK nhấn mạnh rằng họ tham gia vào tiến trình công nghị với điều kiện là “những cuộc thảo luận phải có sự cởi mở và các nghị quyết phải có hiệu lực ràng buộc.” Những yêu cầu này được “bảo đảm” bởi Đức Hồng Y Marx.

Lời tuyên bố này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng việc thảo luận và bỏ phiếu chống lại các giáo huấn Giáo Hội có thể tạo ra “những kỳ vọng không thực tế” cho những thay đổi, và chung cuộc chỉ gieo rắc những hạt giống bất đồng giữa các Giáo Hội địa phương và toàn cầu.


Source:Catholic News Agency
 
Đã có Anh Giáo, thế giới chuẩn bị có “Đức Giáo”, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki cảnh báo
Đặng Tự Do
20:31 12/09/2019
“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế giới, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhưng đơn thuần là do tinh thần con người của chúng ta mà ra”. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói như trên trong bài giảng của ngài nhân ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.

Theo Đức Hồng Y Tổng Giám mục Köln, sứ vụ thực sự và duy nhất của Giáo Hội là: “Loan báo; và làm chứng cho các dân tộc và toàn thế giới về ơn cứu độ nhờ Con Thiên Chúa; cũng như chỉ cho mọi người con đường dẫn đến cõi vinh phúc muôn đời”.

“Tuy nhiên, oái oăm thay, đó không phải là những gì thường thấy ngày hôm nay trong Giáo Hội,” Đức Hồng Y Woelki than thở như trên trong bài giảng hôm 8 tháng Chín.

“Thay vào đó, đối với một số người, Giáo Hội đã trở thành một ‘thực thể xã hội học thuần túy - phù hợp với học thuyết về giới tính - và phải thích nghi với xu hướng chính trị và xã hội’”.

Ngài đã đưa ra nhận xét trên sau khi các Giám Mục Đức bác bỏ một dự thảo kế hoạch được ngài và Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg đệ trình lên Hội đồng Thường trực của Hội Đồng Giám Mục Đức tại cuộc họp ngày 19 tháng 8.

Với tỷ số áp đảo 21-3, các Giám Mục Đức đã bác bỏ đề nghị của ngài và kiên quyết tiến hành một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” do Đức Hồng Y Marx đề nghị trong đó xét lại luật độc thân linh mục, vấn đề phong chức linh mục cho phụ nữ, giáo lý về đạo đức tình dục, các kết hiệp đồng tính, và chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Những thay đổi đó chắc chắn sẽ khiến Giáo Hội tại Đức tách ra khỏi tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ. Sau Anh Giáo, thế giới chuẩn bị có “Đức Giáo”, ngài cảnh báo.

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục giải thích thêm:

“Đức tin và tín lý của Giáo Hội không thể bị thay đổi bằng cách biểu quyết theo đa số như trong trường hợp quốc hội thay đổi luật pháp khi đối diện với những điều được cho là hiểu biết khoa học mới hơn - đặc biệt là khoa học xã hội và con người. Như quá khứ đã thường chỉ ra, đằng sau những mỹ từ như tiến trình dân chủ hay cải cách Giáo Hội, không có gì khác ngoài ý đồ thích nghi các chân lý đức tin với suy nghĩ của thế giới đương đại.”

“Bất cứ ai làm một việc như vậy đều đang đòi buộc chính Giáo Hội trở nên bất trung với Chúa Kitô”, Đức Hồng Y Woelki nhấn mạnh.

“Giáo Hội sẽ mất đi bản sắc và tan rã, bởi vì Giáo hội không phải do con người tạo ra, Giáo Hội được Đức Kitô tạo thành, và điều đó có nghĩa là chúng ta không thể dùng áp lực của đa số mà bác bỏ hay thay đổi mọi thứ theo ý thích của chúng ta và gọi đó là ‘Giáo Hội ngày nay’”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng đức tin, và tín lý theo Kinh Thánh và Tông Truyền không thể bị thay đổi. Cả các bí tích và kỷ luật của Giáo Hội cũng không thể bị đổi thay. Chẳng hạn, chức tư tế dành cho phụ nữ là điều không thể được vì điều đó không thuộc về thẩm quyền của Giáo Hội. Đức Hồng Y Woelki nhắc nhớ rằng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra “quyết định chung cuộc cho vấn đề này” với tất cả hiệu lực ràng buộc trên toàn thể Giáo Hội vào năm 1994 - và nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khẳng định như thế.

Trong cuộc sống của Giáo Hội, điều quan trọng là “những gì tạo ra nên chính chúng ta, chứ phải không phải những gì xã hội thế tục hóa đòi buộc nơi chúng ta để thỏa mãn những tiêu chí của một Kitô hữu ‘hiểu biết’ và ‘cởi mở’”

“Chính Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta, biến chúng ta thành con cái Ngài và là men trong thế giới này”.

Đức Hồng Y Woelki bác bỏ mọi nỗ lực để biến Giáo Hội thành một “định chế đóng kín trong nỗi lo sợ muốn ẩn mình khỏi thế giới”.

“Trái lại, Giáo Hội phải tiến ra cống hiến cho thế giới những gì thế giới cần, chứ không phải biến mình thành bất kể những gì mà thế giới muốn nơi Giáo Hội.”

“Một Giáo Hội tìm cách thích nghi đức tin của mình cho phù hợp với thế giới, thì công việc điều chỉnh ấy không phải là hoạt động của Chúa Thánh Thần, nhưng đơn thuần là do tinh thần con người của chúng ta mà ra xuất phát từ nỗi sợ hãi không được thế giới đó nhận.”

“Đức Hồng Y Höffner luôn nhắc nhở chúng ta về Tông đồ Phaolô, là người đã từng chỉ đường cho các tín hữu Kitô tiên khởi: Chúng ta không đi theo con đường thế gian, đó không phải là con đường của chúng ta, nhưng chúng ta chống lại nó, chúng ta phải tuân theo Chúa Kitô, theo thánh ý Ngài dành cho con cái của Ngài. Nếu không chúng ta đánh mất bản sắc Kitô của chúng ta và căn tính của Giáo Hội.”


Source:Catholic News Agency
 
Tòa Thánh nói tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” của các Giám Mục Đức là vô giá trị
Lệ Hằng, F.M.A.
22:11 12/09/2019
Trong một bức thư gửi cho các Giám Mục Đức vào tuần trước, Vatican đã nói rằng kế hoạch tổ chức một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” ở Đức là “vô giá trị về mặt giáo hội học”.

Kế hoạch cho một tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” lần đầu tiên đã được công bố bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx, người đứng đầu Hội Đồng Giám Mục Đức, vào đầu năm nay.

Thông tấn xã Catholic News Agency, gọi tắt là CNA, đã báo cáo vào tuần trước rằng các dự thảo về tiến trình công nghị này đã được lên kế hoạch, và phê duyệt vào tháng Tám bởi ủy ban điều hành Hội đồng Giám mục Đức, trước phiên điều trần cuối cùng tại một cuộc họp khoáng đại các Giám Mục Đức, sẽ được tổ chức từ 23 đến 26 tháng 9. CNA cũng báo cáo rằng các nhóm làm việc nhỏ kết nối với công nghị này đã bắt đầu thảo luận về một loạt các chủ đề gây tranh cãi trong Giáo Hội.

Trong một lá thư đề ngày 4 tháng 9 gửi cho Đức Hồng Y Marx, Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, nói rằng kế hoạch tiến hành tiến trình công nghị tại Đức phải tuân theo các hướng dẫn do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào tháng Sáu. Vị Hồng Y người Canada đặc biệt nhấn mạnh rằng một tiến trình công nghị ở Đức không thể thay đổi giáo huấn hoặc kỷ luật phổ quát của Giáo Hội.

Đức Hồng Y Ouellet cũng gửi cho Đức Hồng Y Marx một bản đánh giá pháp lý dài bốn trang về các dự thảo của các Giám Mục Đức.

CNA có trong tay cả thư của Đức Hồng Y Ouellet và bản đánh giá pháp lý đính kèm.

Bản đánh giá, được ký bởi người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật của Vatican, nói rằng kế hoạch của các Giám Mục Đức vi phạm các nguyên tắc giáo luật và trên thực tế, được đặt ra nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội.

Trong bài đánh giá pháp lý về các đạo luật dự thảo, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản luật, lưu ý rằng các Giám Mục Đức đề xuất việc thảo luận trên bốn chủ đề chính: “thẩm quyền, sự dự phần và phân chia quyền lực” giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương, “đạo đức tình dục”, “hình thái đời sống linh mục”, và “ phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo Hội”.

Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone viết: “Thật dễ dàng để thấy rằng những chủ đề này không chỉ ảnh hưởng đến Giáo Hội tại Đức nhưng ảnh hưởng đến Giáo Hội toàn cầu và - với một vài ngoại lệ - không thể là đối tượng của các cuộc thảo luận hay quyết định của một Giáo Hội địa phương mà không đối kháng với những gì đã được Đức Thánh Cha bày tỏ trong lá thư của ngài”.

Trong bức thư gửi Giáo Hội tại Đức được công bố vào tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo các Giám Mục Đức phải tôn trọng sự hiệp thông phổ quát của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết:

“Mỗi khi một cộng đồng giáo hội cố gắng tự mình giải quyết các vấn đề, tin tưởng và tập trung hoàn toàn vào những lực lượng hoặc các phương pháp, trí thông minh, ý chí hay uy tín của mình, cuối cùng cộng đồng ấy chỉ làm gia tăng và duy trì lâu hơn nữa những vấn nạn mà cộng đồng ấy cố gắng giải quyết”.

Đánh giá pháp lý của Vatican đã đưa ra một loạt các mối quan tâm về cấu trúc được đề xuất và những người tham gia vào tiến trình công nghị tại Đức. Tòa Thánh đã kết luận rằng các Giám Mục Đức không lên kế hoạch cho một phiên họp của các Giám Mục, mà thay vào đó là một Công Đồng toàn quốc của một Giáo Hội địa phương – là điều mà các ngài không thể tiến hành nếu không được Tòa Thánh chấp thuận.

“Từ các điều khoản của dự thảo kế hoạch, có thể thấy rõ rằng Hội Đồng Giám Mục Đức đã có ý định triệu tập một Công Đồng Địa Phương như được nêu trong các khoản giáo luật 439 đến 446 nhưng né tránh không sử dụng thuật ngữ này.”

“Nếu Hội Đồng Giám Mục Đức đi đến xác tín rằng cần phải có một Công Đồng Địa Phương, thì họ phải tuân theo các thủ tục do Bộ Giáo luật đưa ra để có thể đi đến một cuộc thảo luận có hiệu lực ràng buộc.”

Một Công Đồng, không giống như một tiến trình công nghị, là một cuộc họp của các Giám Mục có thẩm quyền ban hành luật cho Giáo Hội tại một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể, nhưng phải đặt dưới quyền trực tiếp của Tòa Thánh, là nơi xác định phạm vi thẩm quyền của Công Đồng đó.

Một công nghị, là danh xưng các Giám Mục Đức dùng, chỉ là một phiên họp nhằm thảo luận về các vấn đề mục vụ và tư vấn, và hoàn toàn không có thẩm quyền để thiết lập các chính sách.

Tổ chức một Công Đồng ở cấp quốc gia là một việc rất hiếm so với việc tổ chức một công nghị, và phải được Tòa thánh phê chuẩn chương trình nghị sự, phạm vi hành động và các quyết nghị cuối cùng.

Kế hoạch của các Giám Mục Đức tổ chức tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm đưa ra các chính sách mới cho Giáo Hội tại Đức, theo thư Vatican, là “không thể chấp nhận”.

Bức thư của Vatican cũng nói rằng đề xuất về các thành phần hợp thành cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” tại Đức là “vô giá trị về mặt giáo hội học”. Vatican đặc biệt chỉ trích sự tham gia vào các cuộc thảo luận của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, một nhóm giáo dân có lập trường công khai chống lại một loạt các giáo huấn của Giáo Hội và đang hô hào việc phong chức cho phụ nữ, và đòi thay đổi các giáo huấn về đạo đức tình dục.

Đánh giá của Vatican lưu ý với lo ngại rằng Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức chỉ đồng ý tham gia vào quá trình này nếu tiến trình công nghị này có thể đưa ra các chính sách có hiệu quả ràng buộc đối với Giáo Hội Đức.

“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội?”, Đức Cha Iannone viết.

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.

“Tính đồng nghị trong Giáo Hội, mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến, không đồng nghĩa với dân chủ hay những quyết định biểu quyết bởi đa số,” Đức Tổng Giám Mục Iannone viết, và lưu ý rằng ngay cả khi một Thượng Hội Đồng Giám Mục gặp gỡ tại Rôma, thì quyết định chung cuộc có công bố hay không, có hiệu lực thi hành hay không vẫn nằm trong thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.


Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Bạn Người Cùi Úc Châu đi thăm các làng phong trong giáo phận Kontum
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
06:59 12/09/2019
Ngày mùng 9 và 10 tháng 9 năm 2019, cha Phê-rô Nguyễn Văn Toàn Tuyên Úy Hội Bạn Người Cùi Úc Châu đã đi thăm anh chị em tại các làng phong trong giáo phận Kontum.

Quý sơ Dòng Đa Minh Rosa Lima đưa cha vào thăm anh chị em bệnh nhân phong. Cha thăm hỏi, chia sẻ quà của anh chị em Hội Bạn Người Cùi Úc Châu và nhắn gửi sự quan tâm của Hội đến từng người.

Không chỉ người lớn mà trẻ em trong làng cũng có quà. Những hộp sữa tươi, những cái bánh ngọt và những lời thăm hỏi dành cho các cháu bé dân tộc Jrai và Bahnar. Dù ngôn ngữ bất đồng, song những trao đổi qua ánh mắt, nụ cười và cử chỉ yêu thương, chia sẻ đã nối kết tình người với nhau.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, Hội Bạn Người Cùi đã hiện diện và đồng hành với Anh chị Em bệnh Phong hai mươi tám năm nay. Linh mục Nguyễn Tiến Hải, dòng Đa Minh là người sáng lập Hội này, sau đó cha Phêrô Nguyễn Văn Toàn tiếp nhận và làm tuyên úy nhiều năm qua. Ngân quỹ này đã được Qúy ân nhân tại Úc Châu, đặc biệt tại thành phố Melbourne đóng góp.

Dịp này, Cha Phêrô Nguyễn Văn Toàn và quý Soeur Dòng Đa Minh Rosa- Lima đã thăm các ngôi làng: Tel Yố, Tel Ngó, Hlong, PăPong, Jri, TungKe, Vương Chép... sau những ngày trời Tây Nguyên vừa đón một lượng mưa lớn bạt ngàn trên vùng đồi núi. Khi xe chúng tôi đến các buôn làng, bà con đã ở đó chờ đợi chúng tôi tự lúc nào. Người ngồi dưới bóng mát gốc cây, người dưới mái hiên nhà, trẻ con í ới gọi nhau đến, những bà mẹ địu con trước ngực và cái gùi đeo trên vai, những người già ngồi chung một góc.

Trước khi tặng lương thực (gạo, mì tôm, nước mắm, bột giặt...), cha Phêrô Nguyễn Văn Toàn đã dành cho mọi người một bữa ăn ngon. Làng thì bánh mì ngọt, làng thì xôi gấc với giò lụa, làng thì thưởng thức món bún giò heo. Cha muốn các bệnh nhân có một bữa ăn ngon, nhưng chừng như các ông bà lại lo gói gói đem về. Hầu như các làng họ đều làm thế. Cả đến bún chan nước cũng đổ vào túi ni-long đem về. Khi hỏi ra thì chúng tôi mới vỡ lẽ: ăn một chút thôi, còn lại mang về cho con cái cháu chắt ở nhà. Cha Toàn đã giải thích cho họ rằng: Trong phần quà đem về nhà đã có gạo, mì tôm... để chia sẻ cho con cháu ở chung nhà, còn món ăn ở đây đặc biệt dành riêng cho người bệnh ăn để có sức khỏe. Nghe xong, họ hiểu và chịu ngồi lại ăn hết phần.

Sau đó, cha chia sẻ tâm tình với bà con. Đại diện mỗi làng cám ơn cha và Hội bạn Người cùi đã luôn nhớ đến những khổ đau họ phải chịu, vẫn luôn cảm thương dù ở rất xa nhau và chia sẻ những phần quà cách thường xuyên. Họ gửi lời cám ơn đến từng vị trong Hội. Tấm lòng quảng đại của quý ân nhân, họ sẽ không quên.

Khi chứng kiến bữa ăn của anh chị em trong các làng, nhìn họ ăn thật ngon lành, nhìn cách cầm đồ ăn nâng niu,...chả ai cầm lòng đặng. Một niềm vui phục vụ dâng lên khó tả. Những đôi chân không còn ngón tròn trùng trục, những bàn tay không đủ năm ngón, những đôi mắt vẩn đục, những bước chân nặng nề và những bước chân thoăn thoắt của đứa cháu nhỏ bên cạnh ông bà giúp ôm những bao gạo, những thùng mì và những gói quà của Hội trao. Ánh mắt tôi cay xè. Vi khuẩn Hansen làn cho thân thể anh chị em không toàn vẹn nhưng trên gương mặt luôn lấp lánh nụ cười, lấp lánh sự bình an phó dâng cuộc sống này lên Thiên Chúa. Dù sống trong những căn nhà gió thổi đàng trước lùa thẳng ra lối sau, nhưng anh chị em lại rất mực thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Chưa từng nghe có vụ trộm cắp vặt nào ở trong làng cả.

Sau khi kết thúc cuộc thăm viếng, Cha Toàn đã chia sẻ cảm nhận của mình: “ Thật sự, mình đã nhận nhiều hơn là cho đi, chuyến đi dù có nắng nôi mệt nhọc nhưng tràn đầy niềm vui tâm hồn”.

Trên xe đò trở lại Saigon, tiếng Bơni (nghĩa là: xin chào và cũng là cám ơn) vẫn như vang vọng bên tai, những ánh mắt vui tươi lấp lánh của trẻ thơ, những nụ cười đôn hậu thương yêu của người lớn tuổi...và đặc biệt những bàn tay không còn ngón giơ lên vẫy vẫy tạm biệt như in vào tận lòng chúng tôi, một hình ảnh khó dứt trong trái tim người về.

Saigon 12/9/2019

Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
 
Thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình : “Câu chuyện dưới ánh trăng”
Martinô Lê Hoàng Vũ
18:25 12/09/2019
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi,em rước đèn đi khắp phố phường.Lòng vui sướng với đèn trong tay,em múa ca trong ánh trăng rằm“.Ca khúc quen thuộc trên đây được phát lên trong bầu khí rộn ràng ngày vui Tết Trung Thu của các em thiếu nhi giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Xem Hình

Hôm nay, tối thứ năm ngày 12.9.2019, nhằm ngày 14 tháng tám âm lịch,sau thánh lễ dành cho các em thiếu nhi vào lúc 18 g các em có một chương trình vui Trung Thu.

Trước tiên,các em đã cùng cha chánh xứ Gioan B. Trần Văn Trí,quý thầy đi rước lồng đèn trung thu từ trong nhà thờ, đi ra quanh hồ nước phía trước.Không khí lúc này càng thêm nhộn nhịp hơn,vì ngoài tiếng cười nói của các em,còn có tiếng leng cheng của chiêng trống và cũng không thể thiếu múa lân dẫn đầu.

Trong sân sau nhà thờ Phú Bình,tại sân khấu ngày trang trí cho mùa Trung Thu,Cha chánh xứ lên tuyên bố khai mạc chương trình Đêm Trung Thu với chủ đề “Vầng trăng tuổi thơ” Vâng! nói đến Trung Thu là nói đến tuổi thơ với những câu chuyện cổ tích thấm đượm tính nhân văn,câu chuyện của những ước mơ thần tiên,có chị Hằng và chú Cuội.

Anh Xứ Đoàn Trưởng TNTT Giáo xứ Phú Bình giới thiệu chú Cuội và chị Hằng lên sân khấu để dẫn dắt câu chuyện dưới ánh trăng.Ở dưới các em thiếu nhi vừa xem văn nghệ,vừa được múa hát reo hò,và nhất là còn có phần quà bánh, nước uống và sữa.Có nhiều tiết mục văn nghệ,từ các ca khúc Trung Thu,những điệu nhảy sôi động của giới trẻ,những trò chơi và những câu hỏi đáp vui,tất cả đều do các anh chị Huynh Trưởng Giáo Lý Viên và các em thiếu nhi xứ nhà trình diễn.Chương trình văn nghệ hôm nay thật hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các em thiếu nhi,nhưng dù chương trình có vui mấy chăng nữa cũng đến giờ phải khép lại, vì các em ra về để sáng mai còn đi học.

Tạ ơn Chúa đã ban cho các em thiếu nhi giáo xứ Phú Bình một buổi tối vui trung thu mát mẻ,không mưa,để các em vui chơi với nhau,chia sẻ tình bạn bè thân thiết, nhờ đó các em luôn hồn nhiên vui tươi, chăm học, vâng lời cha mẹ theo gương Chúa Giêsu, và sau nay các em trở nên những con người có ích cho Giáo hội và xã hội.Xin tri ân cha chánh xứ,các anh chị Huynh Trưởng- GLV, quý phụ huynh và các vị ân nhân đã luôn yêu thương và quan tâm đến các em thiếu nhi,thế hệ tương lai của giáo xứ.

Martinô Lê Hoàng Vũ/

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Trọng gặp khó khăn đi Mỹ
Phạm Trần
08:09 12/09/2019
Nếu không có những đột biến ngoại giao tam giác giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn trong thời gian ngắn thì chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng, dự trù trong năm nay (2019) sẽ khó xẩy ra.

Đó là kết luận của giới chuyên gia có nhiều nguồn tin tín nhiệm về bang giao Việt-Mỹ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đưa ra hồi đầu tháng 9, ngay sau khi có tin ông Trọng có thể thăm Mỹ vào tháng 10.

Ông Trọng đã được Tổng thống Donald Trump mời thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2/2019 khi ông Trump đến Hà Nội họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Ân (Kim Jong-un) để bàn về giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, nhưng thất bại.

Ông Trọng nhận lời mời của ông Trump, và ngay sau đó báo nhà nước Việt Nam loan tin chuyến đi sẽ diễn ra trong năm 2019. Tuy nhiên sau khi ông Trọng bị đột qụy nhẹ (minor stroke) ngày 14/4/2019 trong chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang thì chuyến đi rơi vào vô định.

Nhưng sau 4 tháng chữa trị, tình trạng sức khỏa của nhà lãnh đạo 75 tuổi đã trở lại bình thường với những cuộc tiếp khách nước ngoài và ông Trọng đã có thể nói chuyện dài tại một số buổi họp của đảng, như ông đã làm trong dịp kỷ niệm 50 năm Di chúc của ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 30/08/2019.

Vì vậy, nay lại có tin ông Trọng có thể sang Mỹ vào tháng 10 (2019), nhưng dự đoán này thiếu cơ sở cả từ phía Việt Nam lẫn phía Mỹ.

TRỞ NGẠI VIỆT-TRUNG

Theo các chuyên gia thạo tin Việt-Mỹ ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn thì chuyến đi Mỹ của ông Trọng, trước hết gặp trở ngại giữa hai nước Việt-Trung:

Thứ nhất, Trung Quốc đã dùng tầu khảo sát dầu khí Haiyang Dizhi, hay Hải Dương 8 (HD-8), có tầu võ trang hộ tống, quấy phá Việt Nam ở vùng biển bãi Tư Chính từ ngày 3/7 và chưa có dấu hiện rút lui là nhằm áp lực ông Trọng suy nghĩ lại chuyện thăm Mỹ.

Thứ hai, sự có mặt của HD-8 ở khu vực cực Nam của hình Lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ từ năm 1947 là Bắc Kinh muốn tái khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình trên diện tích 90% của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông.

Cho đến nay, Việt Nam và Mã Lai Á được coi như đã công khai mạnh nhất chống lại áp lực đòi “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Quốc so với các quốc gia, có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, gồm Phi Luật Tân, Nam Dương và Brunei.

Nhưng khác với vụ tầu Hải Dương 981 năm 2014, lần này HD-8 không chỉ xâm nhập bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý (trên 370 cây số) của Việt Nam ỡ bãi Tư Chính, nơi có giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động ở lô dầu 06.1 của liên doanh Việt Nam - Nga - Ấn Độ, nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính mà còn công khai di chuyển vào gần bờ biển Việt Nam, có lúc chỉ cách Quảng Ngãi chừng 90 cây số.

Theo tài liệu của báo Nhà Đầu Tư (Việt Nam) thì HD-8 “với các tàu hộ tống hùng hậu còn đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.”( Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, ngày 02, Tháng 09, 2019 )

Mặc dù tình hình nghiệm trọng như vậy nhưng ông Trọng vẫn không nói nửa lời, hay không biết phài hành sử ra sao. Ban Tuyên giáo, cơ quan chỉ huy báo chí và truyền thông của đảng CSVN, đã không cho phép báo-đài đưa tin về hoạt động của lực lượng bảo vệ Việt Nam cũng như các hoạt động của HD-8 và lực lượng hộ tống Trung Quốc ở vùng Tư Chính.

Hầu hết các bài báo viết về vụ Tư Chính đều lấy từ nước ngoài, tập trung vào nội dung lên án Trung Quốc và bênh vực Việt Nam.

Rất may là cho đến nay chưa có tin đụng độ giữa lực lượng bảo vệ có võ trang của đôi bên.

Về phần minh, ông Trọng đã ủy thác cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra phát ngôn về tình hình Biển Đông, kể từ khi xẩy ra vụ Tư Chính.

Tại phiên họp ngày 04/09 (2019), Chính phủ đã khẳng định:” Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình đối với các hoạt động vi phạm chủ quyền trên biển.” (theo Cổng thông tin Chính phủ)

Ông Phúc cũng chỉ thị:”Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao theo dõi, cập nhật thông tin, phân tích và dự báo đúng tình hình; thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia; đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó, xử lý chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả các vấn đề trên biển, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.”

Trong khi đó, lên tiêng tại Đại hội đồng lần thứ 40 Hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA 40) tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/08 (2019), Chủ tịch Quốc hội CSVN, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã “kêu gọi các nước kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình.” (theo báo Hà Nội Mới, ngày 26/08/2019)

Bà Ngân nói:”Những diễn biến phức tạp ở khu vực thời gian qua đã dấy lên nhiều lo ngại. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 vừa qua, các nước đã lên tiếng thẳng thắn về những hoạt động đơn phương trên Biển Đông, vi phạm chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, tác động tiêu cực tới hòa bình, an ninh và ổn định, tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực. Vì vậy, cần khẳng định lại những nguyên tắc và nhận thức chung đã được các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi đối với vấn đề Biển Đông, trong đó có đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, thực thi đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Tuyên bố của bà Ngân không có gì mới mà chỉ lập lại sự quan tâm đã được nghe nhiều lần từ phía Việt Nam. Nhưng từ lâu Trung Quốc không quan tâm đến những lời nói suông quen thuộc của Việt Nam. Bắc Kinh cũng không màng đến yêu cầu rút HD-8 và chấm dứt các hoạt động quấy nhiễu quanh Tư Chính của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng.

Thứ ba, điều này càng làm cho ông Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ trước quyết định đi Mỹ. Bởi vì, ngoài vụ HD-8 chưa xong, ông Trọng còn bận bù đầu vào việc chuẩn bị các văn kiện và việc tổ chức các Đại hội đảng địa phương để chọn người cho Trung ương đảng khóa XIII, dự kiến diễn ra vào tháng 01/2021.

Hơn nữa, nếu ông Trọng đi Mỹ mà không thăm Trung Quốc trước để gặp Tập Cận Bình như ông đã làm năm 2015, trước khi thăm Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama, thì Việt Nam sẽ ăn ngủ không yên với Bắc Kinh.

Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, qua vụ HD-8 và các tầu võ trang hộ tống của Trung Quốc vẫn còn chờn vờn quấy phá vùng Tư Chính thì làm sao mà ông Trọng có mặt nào mà đi Trung Quốc để mất thể diện ?

TRỞ NGẠI VIỆT-MỸ

Về những khó khăn chưa vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam trong dự kiến ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ để đáp lễ Tổng thống Donald Trump, theo quan điểm của giới chuyên gia, gồm có các vấn đề như sau:

Thứ nhất, Tổng thống Trump đang gặp khó khăn trong nội bộ Tòa Bạch Ốc cũng như trong đảng Cộng hòa. Việc ông Trump sa thải Cố vấn an ninh Quốc gia John Bolton hôm 10/09 (2019) được coi như sự thiếu thống nhất cao độ về chính sách ngoại giao giữa Tổng thống với các cố vấn cao cấp và quan trọng nhất.

Ông Bolton, ngược lại, tuyên bố chính ông là người “từ chức”.

Sự mẫu thuẫn này phản ảnh chính sách đối ngoại của Mỹ, sau hơn 2 năm cầm quyền, chính quyền Trump đã thất bại đối với Bắc Triều Tiên, Ba Tư (Iran), Syria, Afghanistan-lực lượng Taleban (hay Taliban), Venezuela, Cuba và Nga.

Thêm vào đó là “cuộc chiến thương mại” chưa có dấu hiệu kết thúc giữa Mỹ và Trung Quốc đang đe dọa xẩy ra một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu do cuộc chiến này gây ra. Dân tiêu thụ Mỹ đã bắt đấu nếm mùi phải trả thêm tiền cho những món hàng Trung Quốc bán vào Mỹ vì việc tăng thuế nhập cảng của ông Trump.

Thứ hai, Ngoài ra, trong nội bộ đảng Cộng hòa, một sự rạn nứt đã bắt đầu với ít nhất 3 đảng viên Cộng hòa tuyên bố sẽ tranh cứ chống ông Trump năm 2020. Đó là các cựu Thống đốc South Carolina, Mark Sanford; cựu Thống đốc Massachusettes, Bill Weld và nguyên Dân biểu Joe Walsh của Tiểu bang Illinois.

Ông Donald Trump cũng chỉ được 39% dân Mỹ tín nhiệm ông làm tốt chức vụ Tổng thống, theo cuộc thăm dò dư luận của CNN/SSRS phổ biến ngày 10/09/2019. Cuộc thăm dò này cũng cho thấy 6 trong số 10 người Mỹ không muốn ông Trump tái tranh cử.

Với những vấn đề đang đe dọa vị trí cầm quyền và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 của ông, việc tiếp ông Nguyễn Phú Trọng không phải là nhu cầu chính trị cần thiết của ông Trump vào lúc này.

Thứ ba, Riêng đối với Việt Nam, theo các chuyên gia, chính quyền Trump chưa chuẩn bị xong những chi tiết cần thiết để nâng cấp ngoại giao từ “hợp tác toàn diện” lên “hợp tác chiến lược” với Việt Nam, mặc dù đã có vài cuộc thảo luận ở Hoa Thịnh Đốn vể viễn ảnh này trong thời gian qua.

Trong số những trục trặc,theo Bách khoa Toàn thư mở thì: ”Đối với Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp tác chặt chẽ về quân sự, an ninh.”

Điều này, nếu diễn dịch ra từ phía Việt Nam thì Mỹ đòi Việt Nam phải có những cam kết hợp tác Quốc phòng và Quân sự chặt chẽ và lâu dài giữa hai nước.

Bởi vì, theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở thì: ”Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quân sự.”

Nhưng liệu, nếu đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng có dám ký kết những điều Mỹ đòi hỏi hay không, nhất là yêu cầu mua vũ khí của Mỹ mà Tổng thống Donald Trump đã “rao hàng” công khai tại Hà Nội. Cũng cần hỏi ông Trọng có sợ phật lòng Nga là nước đã và đang cung cấp 90% vũ khí và đạn dược cho Việt Nam ? Nga-Việt còn có cả nhà máy sản xuất vũ khí chung dùng cho khí hậu nhiệt đới.

Hơn nữa, khi Việt Nam theo đuổi chính sách Quốc phòng “3 không” gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” thì liệu Việt Nam có hy vọng gì được Mỹ bào vệ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công quân sự ở Biển Đông ?

Thứ tư, ông Trọng cũng sẽ gặp khó khăn, nếu không thỏa mãn đòi hỏi của Mỹ thì liệu có được Hoa Thịnh Đốn công nhận Việt Nam “có nền kinh tế thị trường” đê được hưởng các đặc ân thuế thấp cho các hàng xuất cảng sang Mỹ hay không?

Cho đến nay, CSVN đã ký “hợp tác chiến lược toàn diện” với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Bách khoa toàn thư mở định nghĩa:”Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.”

Về hợp tác “đối tác chiến lược”, Việt Nam Cộng sản đã ký với: Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Tây Ban Nha, Liên hiệp Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, Liên bang Đức, Ý, Nam Dương, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Pháp, Phi Luật Tân và Úc.

Với những vấn đề nêu trên, dự kiến chuyến đi Hoa Kỳ trong năm 2019 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng không sáng sủa chút nào, nếu không có những thỏa hiệp giữa Hà Nội-Bắc Kinh về vụ Tư Chính và vấn đề “hợp tác chiến lược” Việt-Mỹ trong những ngày sắp tới. -/-

Phạm Trần

(09/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đi tìm cái đã mất
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
18:16 12/09/2019
Hơn lúc nào hết, hầu như khắp nơi trên thế giới lúc này , kể cả trong tôn giáo, đều nói đến việc phải bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên. Vì môi trường ngôi nhà thiên nhiên đang lâm vào tình trạng bị phá hủy mang đến những hậu qủa gây nguy hiểm cho sức khoẻ đời sống của mọi sinh vật kể cả con người.

Các chính phủ các nước đưa ra những biện pháp cùng dự án tầm vóc quốc gia và quốc tế theo chiều kích nhắc nhở gíao dục thay đổi cách thế sinh hoạt, cùng cả luật lệ nghiêm cấm, nhằm ngăn chặn sự hủy hoại môi trường sinh sống ngôi nhà thiên nhiên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhân danh Giáo hội đưa ra lời kêu gọi:

„ Những tảng băng tan chảy, trình trạng nước dùng trở nên thiếu, sự bê trễ việc gìn giữ kho nước dự trữ và sự xuất hiện chất nhựa nylon, cùng những vụn nhỏ từ chất nhựa nylon trong biển cả là những thực tế gây nên sự lo nghĩ cần thiết không được tiếp tục như thế nữa. Chúng ta đang trong tình trạng báo động khẩn trương về khí hậu xấu nóng lên do chính chúng ta tạo ra. Tình trạng này đe dọa thiên nhiên, sự sống mọi loài cùng cả chính sự sống riêng chúng ta nữa.

Chúng ta quên nguồn gốc cân rễ của mình là được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa ( St 1,27). Tất cả anh chị em cùng được tạo dựng cùng chung sống trong ngôi nhà này. Chúng ta không được tạo dựng để sống riêng lẻ như là ông chủ tự do riêng một mình. Nhưng Đấng Tạo Hoá đã ấn định và muốn chúng ta cùng chung trong một mạng lưới, nơi đó có hàng triệu hằng hà sa số các loài thụ tạo sinh sống do Thiên Chúa vì tình yêu thương tạo dựng nên.

Đã đến thời điểm chúng ta khám phá lại ơn kêu gọi của mình là con Thiên Chúa, là anh chị em cùng chung sống và là người gìn giữ bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên.

Đây cũng là thời điểm ăn năn thống hối trở về với nguồn gốc căn rễ : Chúng ta là những tạo vật yêu thương của Thiên Chúa. Người kêu gọi chúng ta trong tình thương yêu, hãy qúi trọng sự sống, hãy sống trong cộng đoàn, cùng trong tương quan liên đới với công trình sáng tạo thiên nhiên.“ ( Giáo Hoàng Phanxico, Ngày thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên 01. 09.2019).

Trước Quốc Hôi nước Đức , Bà Thủ Tướng Angela Merkel đã đưa lời kêu gọi việc bảo vệ môi trường công trình thiên nhiên là „ thách đố đòi hỏi của nhân loại“.

Công trình thiên nhiên do Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho con người cùng mọi loài trong đó sinh sống ( St 1, 1-31). Nhưng trong dòng lịch sử nhân loại, con người đã đang khai thác làm ô nhiễm, gây ra sự phá hủy công trình thiên nhiên. Con người đánh mất điều căn bản cho chính sự sống của mình. Và bây giờ giật mình thức tỉnh, con người trong hoang mang lo sợ đi tìm lại điều căn bản cho sự sống đang dần bị tàn phá gây ra tình trạng mất mát .

Trong Phúc âm Chúa Giêsu nói đến hình ảnh này qua dụ ngôn một bà góa mất một đồng tiền. Lập tức bà đốt đèn, quyét nhà lục lọi khắp nơi tìm cho bằng được đồng tiền đã bị rơi mất. Và khi tìm lại được, bà mừng rỡ hân hoan khôn tả xiết. ( Lc 15, 8-9).

Thánh giáo phụ Gregor thành Nyssa có suy tư hình ảnh đồng tiền bà góa đánh mất như là hình ảnh Chúa Kitô. Và theo các nhà tâm lý có thể đồng tiền mất đó là chính mình. Ai đánh mất chính mình, họ xa vắng trung tâm điểm, thiếu đi sức lực và sự trong sáng.

Và Thánh giáo phụ Gregor cho rằng ngọn đèn bà ta thắp lên là hình ảnh của trí khôn. Bà ta cần ánh sáng của lí trí, để bóng tối của sự lo sợ, của sự thiếu hiểu biết được soi sáng cho sáng tỏ ra. Và qua đó tìm lại được điều đã mất thất lạc.

Thánh sử Luca khi viết thuật lại dụ ngôn này, chắc nghĩ đến ánh sáng của đức tin. Và qua đó trí khôn được soi sáng.

Chúng ta người tín hữu Chúa Kitô luôn cần ánh sáng của Thiên Chúa, để đi tìm trong tâm hồn mình đồng tiền đã thất lạc mất là Chúa Kitô.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Trung Thu Viễn Xứ
Tấn Đạt
09:37 12/09/2019
TRĂNG TRUNG THU VIỄN XỨ
Ảnh của Tấn Đạt

Cho tôi trở lại tuổi thơ
Để tìm cái tuổi dại khờ ngày xưa
Ôi sao nhớ mấy cho vừa
Trung thu ngày đó mình chưa hiểu gì
Đèn sao họ rước họ đi
Đầu lân họ đội mình thì bám theo
(Trích thơ của Phạm Thái)
 
VietCatholic TV
Phu thê gặp lại trên thiên đàng có coi nhau xa lạ? Ý kiến Giáo sư Kinh Thánh Quốc Hội Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:39 12/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Ông Charles Pope là linh mục thuộc tổng giáo phận Washington DC. Ngài có bằng tiến sĩ thần học về Thánh Kinh và phụ trách một lớp học hỏi Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ dành cho các dân biểu, thượng nghị sĩ và các nhân viên làm việc tại đây.

Trong số ra tháng Tám của tờ Our Sunday Visitor, ngài đã trả lời một câu hỏi mà nhiều người góa chồng hay goá vợ đặt ra với ngài.

Câu hỏi đặt ra có thể tóm tắt là:

Thưa cha, gần đây người phối ngẫu của con đã qua đời sau nhiều năm chung sống. Con mong mỏi được có ngày đoàn tụ với nhau trên thiên đàng. Nhưng một số người nói với con rằng mối lương duyên của chúng con đã kết thúc bởi cái chết của người bạn đời và Chúa Giêsu nói rằng khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng. Sau nhiều năm chung sống, viễn tượng gặp lại nhau làm ngơ như hai người xa lạ thật sự khiến con thấy buồn.

Đức Ông Charles trả lời như sau:

Chắc chắn nhiều người có thể nhận ra nỗi đau trong câu hỏi này. Nhưng có lẽ đó là một nỗi đau không cần thiết, phát sinh từ việc đọc Lời Chúa một cách máy móc. Trong Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu đã trả lời một câu hỏi dựa trên một giả thuyết cực đoan được đặt ra bởi những người Sađốc về một người phụ nữ đã lần lượt kết hôn với bảy anh em khác nhau và không có con với bất kỳ ai trong số họ. Họ nêu ra điều này không phải như một câu hỏi về hôn nhân mà như một cách để bắt bẻ giáo huấn về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã gạt sang một bên lập luận này như Thánh Máccô đã thuật lại như sau:

Có những người thuộc nhóm Sađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta rằng: ‘Nếu anh hay em của người nào chết đi, để lại vợ mà không để lại con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.’ Vậy có bảy anh em trai. Người thứ nhất lấy vợ, nhưng chết đi mà không để lại một đứa con nối dòng. Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không để lại một đứa con nối dòng. Người thứ ba cũng vậy. Cả bảy người đều không để lại một đứa con nối dòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. Trong ngày sống lại, khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số họ? Vì bảy người đó đã lấy bà làm vợ.”

Đức Giêsu nói: “Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao? Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, các ông đã không đọc trong sách Môsê đoạn nói về bụi gai sao? Thiên Chúa phán với ông ấy thế nào? Người phán: Ta là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, và Thiên Chúa của Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống. Các ông lầm to!” (Mc 12:18-27)

Như đã nói ở trên, những người Sađốc đặt ra điều này không phải như một câu hỏi về hôn nhân nhưng như một cách để chứng minh rằng giáo huấn về sự phục sinh của Đức Giêsu xem ra vô lý.

Điều đầu tiên cần lưu ý là Chúa Giêsu chỉ nói về hôn nhân một cách thoáng qua. Câu trả lời của Ngài cho một tình huống rất khó xảy ra này được đưa ra để dạy bảo chúng ta một cách trang trọng về thực tại sống lại của những người đã chết. Trong câu trả lời của Ngài, Chúa Giêsu không có chủ ý phát triển đầy đủ một giáo huấn về những gì sẽ xảy đến trên Thiên đàng đối với những người từng là vợ chồng với nhau.

Do đó, chúng ta không nên vội vàng đưa ra kết luận rằng một cuộc hôn nhân dài ở đời này sẽ chẳng có ý nghĩa gì ở đời sau. Trên thiên đàng, cơ thể và tâm hồn của chúng ta sẽ được hoàn thiện. Cũng vậy, các mối quan hệ cơ bản của chúng ta như tình nghĩa phu thê và tình gia đình sẽ không bị loại bỏ hoặc lãng quên. Chắc chắn những người là vợ chồng ở đời này sẽ trải nghiệm một sự kết hợp hoàn hảo hơn nhiều trên Thiên đàng. Họ sẽ tận hưởng sự hiểu biết lẫn nhau, tình yêu, sự đánh giá cao và sự thân mật về tinh thần lớn hơn nhiều so với những gì họ có thể tưởng tượng. Họ sẽ có những điều này bởi vì họ trước tiên và quan trọng nhất là họ được kết hiệp với Thiên Chúa; như thế với, trong và thông qua Thiên Chúa, họ sẽ tận hưởng được sự kết hợp hoàn hảo này với nhau. Điều tương tự cũng sẽ đúng với các mối quan hệ gia đình và những mối quan hệ bằng hữu khác của chúng ta với nhau, theo những gì là phù hợp và hoàn thiện. Người đã kết hôn sẽ được hưởng điều này, bởi vì mối liên kết hôn nhân ngay đời này đã nhận được những ân sủng thiêng liêng đặc biệt.

Một trong những nhà văn của Giáo Hội thời tiên khởi là Tertulliô đã khẳng định quan điểm này như sau trong tác phẩm “Về sự chung thủy một vợ một chồng”, số 10.

Tất cả chúng ta sẽ càng bị ràng buộc với người phối ngẫu đã ra đi trước chúng ta hơn nữa bởi vì chúng ta được dành sẵn cho một gia sản tốt hơn cho một mối quan hệ siêu nhiên. Do đó, chúng ta, những người ở cùng với Chúa sẽ vẫn ở lại với nhau. Trong cuộc sống vĩnh cửu, Thiên Chúa sẽ không tách rời những người mà Ngài đã kết hợp với nhau trong cuộc đời này, là nơi mà chính Ngài đã cấm họ không được phân ly

Chắc chắn là một số khía cạnh của hôn nhân sẽ kết thúc cùng với cái chết của người phối ngẫu. Lời thề hôn nhân ràng buộc vợ chồng trong một mối quan hệ độc quyền, dành riêng cho nhau, từ bỏ tất cả những người khác, chỉ có hiệu lực cho đến khi cái chết làm họ chia tay nhau. Do đó, cái chết của người phối ngẫu cho phép người phối ngẫu sống sót kết hôn lần nữa. Trong một số trường hợp, đặc biệt là trước thời hiện đại, những cuộc hôn nhân như vậy là cần thiết cho người góa chồng hoặc góa vợ vì lý do tài chính và sự chăm sóc cho gia đình.

Sự kiện một cuộc hôn nhân kết thúc bởi cái chết của người phối ngẫu nói nhiều đến thực tại trần gian hơn là những gì trên trời. Cho nên, sự kết thúc ấy vẫn không có nghĩa là hôn nhân trần thế sẽ không có ý nghĩa gì trên Thiên đàng. Ngay cả khi một người tái hôn sau cái chết của người phối ngẫu của mình, chắc chắn cả hai mối quan hệ sẽ được hoàn thiện trên Thiên đàng, chứ không bị loại bỏ. Khi các mối quan hệ là hoàn hảo, sẽ không có sự ghen tuông hay oán giận giữa người phối ngẫu thứ nhất và người thứ hai.

Trong câu trả lời của Chúa Giêsu dành cho những người Sađốc, Chúa Giêsu chắc chắn muốn nói rằng sẽ không có cuộc hôn nhân mới nào trên Thiên đàng. Sẽ không có chuông đám cưới, không có nghi thức kết hôn, vì Thiên đàng đã là một bữa tiệc hôn nhân lớn giữa Chúa Kitô và Hiền Thê của Ngài, là Giáo hội.

Hơn nữa, hôn nhân được hình thành trên cõi đời này với mục đích duy trì nòi giống con người thông qua việc sinh thành và nuôi dưỡng con cái. Nhu cầu này sẽ không tồn tại trên Thiên đàng, nơi không có cái chết. Các Giáo Phụ đã nhấn mạnh điều này trong giáo huấn liên quan đến đoạn Tin Mừng thánh Máccô. Chẳng hạn, thánh Theophylatô đã từng viết:

“‘Khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời.’ Những lời này của Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tính chất thiên đàng và thiên thần trong sự sống lại của chúng ta từ trong kẻ chết, khi không còn sự hư nát, và chúng ta sẽ không thay đổi; và vì lý do này, hôn nhân sẽ chấm dứt. Hôn nhân đời này tồn tại vì sự hư nát của chúng ta, vì nhu cầu kế thừa chủng tộc của chúng ta. Nhưng khi chúng ta trở thành Thiên thần, chúng ta không cần sự kế thừa bằng hôn nhân, và dân tộc thánh thiện của Chúa sẽ không bao giờ kết thúc”.

Thánh Jerome cũng viết:

“Khi được phục sinh, con người sẽ trở thành Thiên thần của Thiên Chúa, nghĩa là không có người nào phải chết, không ai sinh ra, không có trẻ sơ sinh ở đó, và cũng chẳng có ông già.”

Thánh Augustinô giải thích thêm:

“Hôn nhân là vì con cái, con cái là vì sự kế thừa, kế thừa vì cái chết. Ở đâu không có cái chết, không có hôn nhân.”

Khi nói chúng ta sống như những thiên thần, Chúa muốn nói đến sự bất tử, nhưng Ngài cũng dạy rằng sẽ không còn nhu cầu quan hệ tri giao vợ chồng nữa. Điều này có vẻ như là một nhược điểm đối với một số người, đặc biệt là trong thời đại này, nhưng sự thân mật giữa vợ chồng trên Thiên đàng sẽ lớn hơn nhiều so với bất kỳ sự kết hợp thể xác đơn thuần nào. Khi một niềm vui lớn đến giữa vợ chồng, nó sẽ làm lu mờ những gì yếu kém hơn. Cũng tại đây, thánh Cyrylô thành Alexandria khẳng định như sau:

“Chúa của chúng ta cho chúng ta thấy rằng trong sự phục sinh sẽ không có chuyện xác thịt. Vì tất cả những ham muốn xác thịt đã bị lấy đi khi chúng ta giống với các thiên thần.

Để kết luận Đức Ông Charles nói:

Các cặp vợ chồng nên trông đợi một mối quan hệ được hoàn thiện trên Thiên đường, chứ không phải bị gạt sang một bên. Trong khi các khía cạnh pháp lý của hôn nhân có thể kết thúc bởi cái chết, sự kết hợp của những trái tim và cuộc sống sẽ không như thế. Trong Chúa Kitô chắc chắn vẫn còn một kết nối tâm linh và sự kết hiệp giao ước kéo dài từ Thiên đàng xuống trần gian qua lời cầu nguyện. Trên Thiên đàng, Chúa chắc chắn sẽ hoàn thiện những gì Ngài kết hiệp dưới thế, mang lại cho các cặp vợ chồng niềm vui và sự hiệp nhất không thể tưởng tượng được.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 12/9/2019: Tổng kết chuyến Tông du của ĐTC thăm châu Phi
VietCatholic
09:03 12/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 11 tháng 9, 2019.
2- Đức Thánh Cha họp báo trên chuyến bay trở về Roma.
3- Đức Thánh Cha bổ nhiệm 3 Hồng Y Chủ tịch Thừa ủy cho Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon.
4- Đức Thánh Cha từ giã Madagascar, kết thúc chuyến tông du thứ 31.
5- Đức Thánh Cha viếng thăm đảo quốc Maurice.
6- Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ tại Tượng đài Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình.
7- Đức Thánh Cha gặp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Maurice.
8- Đức Hồng Y Roger Etchegaray qua đời.
9- Một nhà thờ Công Giáo mới được khánh thành tại vương quốc Oman.
10- Đức Thánh Cha chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của bão Dorian.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Thầm Khóc Cho Tội Con.