Phụng Vụ - Mục Vụ
Các bộ lạc Hi-mã-lạp-sơn theo đạo Công giáo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
03:14 12/09/2008
CÁC BỘ LẠC HI-MÃ-LẠP SƠN THEO ĐẠO CÔNG GIÁO
Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ bị mất hút về hướng đông. Bang có nhiều làng mạc nằm dưới chân dãy Hi-mã-lạp Sơn và giáp với 4 biên giới Ấn-Độ, Tây-Tạng, Trung-Hoa và Miến-Điện. Arunachal Pradesh còn mệnh danh là xứ bình minh bởi lẽ là nơi đầu tiên trong số 500 ngàn ngôi làng Ấn Độ chào đón ánh sáng rạng đông của thần mặt trời.
Cuộc sống dân làng tại đây thật thô sơ đạm bạc. Họ gồm khoảng 10 bộ tộc xa-lắc xa-lơ với đời sống văn minh vương giả. Trước đây dân làng sống nghề săn bắn và trồng trọt. Trong làng không có đường xá cũng không có điện. Và thường xảy ra cảnh chém giết tranh giành quyền bính giữa các bộ tộc. Trong một thời gian rất dài, bang Arunachal Pradesh bị chính quyền New Delhi ngăn chặn mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kể cả với Ấn Độ. Arunachal sống khép kín trong chính mình.
Thế nhưng cách đây 30 năm, mọi sự biến đổi hết nhờ sự hiện diện của một vị Linh Mục thừa sai. Câu chuyện diễn tiến như sau.
Ngày 17-8-1978, Cha Thomas Menamparampil - Linh Mục dòng Don Bosco - hiệu trưởng một trường trung học thuộc bang Assam, xin được phép đặc biệt đến ở Arunachal trong vòng một tháng, với tư cách nhà giáo. Cha đến thể theo lời mời của vị tộc trưởng trẻ tuổi. Đó là anh Wanglat Lohancha. Anh muốn thành lập một trường học nơi bộ lạc của anh. Ngay từ phút đầu cuộc gặp gỡ, hai người tức khắc nhận ra mình là kẻ thiện tâm. Giữa hai người như có mối liên hệ thần bí.
Thế nhưng, hôm sau ngày vừa đặt chân đến lãnh thổ ngăn cấm, Cha Thomas bị tai nạn xe bể đầu gối. Cha được đưa ngay đến nhà thương. Nơi nhà thương, đứng trước tình trạng tuyệt vọng của Cha Thomas Menamparampil khi thấy sứ vụ gặp thất bại, anh tù trưởng Wanglat tức khắc xin được Rửa Tội, điều mà Cha Thomas làm liền tại chỗ!
Kể từ đó anh tù trưởng Wanglat Lohancha lôi kéo phần lớn bộ lạc của mình gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Mọi việc diễn tiến dễ dàng y như thể Kitô Giáo là tôn giáo duy nhất thích hợp với nền văn hóa bộ lạc theo đạo thờ vật linh. Đặc biệt, Kitô Giáo giải thoát dân làng khỏi sự sợ hãi tổ tiên cũng như thoát khỏi quyền lực tác-oai tác-quái của các vị lãnh đạo tinh thần trong bộ lạc.
Thật thế, cô Desai, một tín hữu Công Giáo trẻ tuổi thuộc bộ tộc Idu làm chứng:
- Người ta trách cứ chúng tôi chạy theo một thứ tôn giáo ngoại lai, bỏ rơi nền văn hóa bộ lạc. Lời trách cứ hoàn toàn sai. Bởi lẽ, khi theo đạo Công Giáo chúng tôi vẫn tôn trọng tập quán tốt lành của bộ tộc. Chẳng hạn, Kitô Giáo rao giảng sự bình đẳng giữa mọi người. Điều này cũng đúng y như giáo lý của đạo thờ vật linh. Nhưng nhất là khi theo Kitô Giáo, chúng tôi được giải thoát khỏi mọi thứ lo sợ hão huyền, sợ tất cả các thứ thần linh trong vũ trụ như mặt trời, mặt trăng v.v. Nhất là sợ sự trả thù của ông bà tổ tiên. Giờ đây, trong tư cách tín hữu Công Giáo, chúng tôi tranh đấu cách hữu hiệu hơn chống lại bệnh tật, chống lại việc thờ ngẫu tượng và tránh gây chiến tranh.
Hiện tại là như thế. Nhưng trong bước khởi đầu, Kitô Giáo cũng gặp sức kháng cự của giới chức Ấn giáo, đặc biệt thành phần Ấn Giáo cực đoan. Những người này thấy thoát khỏi tầm tay họ những người có thể trở thành tín đồ Ấn Giáo. Thế là họ ra tay tàn sát, bắt bớ và giam tù. Nhưng các Linh Mục Công Giáo thừa sai tiếp tục xuất hiện và kiên trì trong công tác rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Dần dần các trường học và các trạm phát thuốc, trạm chẩn bệnh xuất hiện. Tình hình bớt căng thẳng. Bây giờ thì các tín hữu Công Giáo thuộc bang Arunachal Pradesh có thể an tâm hành đạo.
Đức Tin của các tín hữu Công Giáo tại đây thật đơn sơ giản dị. Trong căn nhà nhỏ rải rác đủ thứ bàn thờ. Trước tiên là bàn thờ chính đặt Ảnh Thánh Đức Chúa GIÊSU Từ Bi. Tiếp đó là bàn thờ đặt ảnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) và sau cùng là bàn thờ đặt ảnh Mẹ Têrêsa Calcutta (1910-1997), vị nữ tu chân phước rất được dân chúng ở đây yêu mến và ngưỡng mộ.
Cộng đoàn tín hữu Công Giáo tại bang Arunachal Pradesh - miền Đông Ấn Độ - hoàn toàn mới mẻ và sinh động, nẩy sinh từ chính công cuộc truyền giáo giữa người Ấn Độ với nhau.
Hiện nay Đức Cha Thomas Menamparampil - người khai sinh cộng đoàn Công Giáo tại bang Arunachal Pradesh - là Giám Mục Giáo Phận Guwahati, thuộc bang Assam, nằm cạnh bang Arunachal Pradesh.
... ”Trước hết tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng THIÊN CHÚA, Đấng Cứu Độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có một THIÊN CHÚA, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa THIÊN CHÚA và loài người: đó là một Người, Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (Thư I gởi ông Timôthê 2,1-6).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.387, Avril/2004, trang 117-120)
Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ bị mất hút về hướng đông. Bang có nhiều làng mạc nằm dưới chân dãy Hi-mã-lạp Sơn và giáp với 4 biên giới Ấn-Độ, Tây-Tạng, Trung-Hoa và Miến-Điện. Arunachal Pradesh còn mệnh danh là xứ bình minh bởi lẽ là nơi đầu tiên trong số 500 ngàn ngôi làng Ấn Độ chào đón ánh sáng rạng đông của thần mặt trời.
Cuộc sống dân làng tại đây thật thô sơ đạm bạc. Họ gồm khoảng 10 bộ tộc xa-lắc xa-lơ với đời sống văn minh vương giả. Trước đây dân làng sống nghề săn bắn và trồng trọt. Trong làng không có đường xá cũng không có điện. Và thường xảy ra cảnh chém giết tranh giành quyền bính giữa các bộ tộc. Trong một thời gian rất dài, bang Arunachal Pradesh bị chính quyền New Delhi ngăn chặn mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, kể cả với Ấn Độ. Arunachal sống khép kín trong chính mình.
Thế nhưng cách đây 30 năm, mọi sự biến đổi hết nhờ sự hiện diện của một vị Linh Mục thừa sai. Câu chuyện diễn tiến như sau.
Ngày 17-8-1978, Cha Thomas Menamparampil - Linh Mục dòng Don Bosco - hiệu trưởng một trường trung học thuộc bang Assam, xin được phép đặc biệt đến ở Arunachal trong vòng một tháng, với tư cách nhà giáo. Cha đến thể theo lời mời của vị tộc trưởng trẻ tuổi. Đó là anh Wanglat Lohancha. Anh muốn thành lập một trường học nơi bộ lạc của anh. Ngay từ phút đầu cuộc gặp gỡ, hai người tức khắc nhận ra mình là kẻ thiện tâm. Giữa hai người như có mối liên hệ thần bí.
Thế nhưng, hôm sau ngày vừa đặt chân đến lãnh thổ ngăn cấm, Cha Thomas bị tai nạn xe bể đầu gối. Cha được đưa ngay đến nhà thương. Nơi nhà thương, đứng trước tình trạng tuyệt vọng của Cha Thomas Menamparampil khi thấy sứ vụ gặp thất bại, anh tù trưởng Wanglat tức khắc xin được Rửa Tội, điều mà Cha Thomas làm liền tại chỗ!
Kể từ đó anh tù trưởng Wanglat Lohancha lôi kéo phần lớn bộ lạc của mình gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Mọi việc diễn tiến dễ dàng y như thể Kitô Giáo là tôn giáo duy nhất thích hợp với nền văn hóa bộ lạc theo đạo thờ vật linh. Đặc biệt, Kitô Giáo giải thoát dân làng khỏi sự sợ hãi tổ tiên cũng như thoát khỏi quyền lực tác-oai tác-quái của các vị lãnh đạo tinh thần trong bộ lạc.
Thật thế, cô Desai, một tín hữu Công Giáo trẻ tuổi thuộc bộ tộc Idu làm chứng:
- Người ta trách cứ chúng tôi chạy theo một thứ tôn giáo ngoại lai, bỏ rơi nền văn hóa bộ lạc. Lời trách cứ hoàn toàn sai. Bởi lẽ, khi theo đạo Công Giáo chúng tôi vẫn tôn trọng tập quán tốt lành của bộ tộc. Chẳng hạn, Kitô Giáo rao giảng sự bình đẳng giữa mọi người. Điều này cũng đúng y như giáo lý của đạo thờ vật linh. Nhưng nhất là khi theo Kitô Giáo, chúng tôi được giải thoát khỏi mọi thứ lo sợ hão huyền, sợ tất cả các thứ thần linh trong vũ trụ như mặt trời, mặt trăng v.v. Nhất là sợ sự trả thù của ông bà tổ tiên. Giờ đây, trong tư cách tín hữu Công Giáo, chúng tôi tranh đấu cách hữu hiệu hơn chống lại bệnh tật, chống lại việc thờ ngẫu tượng và tránh gây chiến tranh.
Hiện tại là như thế. Nhưng trong bước khởi đầu, Kitô Giáo cũng gặp sức kháng cự của giới chức Ấn giáo, đặc biệt thành phần Ấn Giáo cực đoan. Những người này thấy thoát khỏi tầm tay họ những người có thể trở thành tín đồ Ấn Giáo. Thế là họ ra tay tàn sát, bắt bớ và giam tù. Nhưng các Linh Mục Công Giáo thừa sai tiếp tục xuất hiện và kiên trì trong công tác rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Dần dần các trường học và các trạm phát thuốc, trạm chẩn bệnh xuất hiện. Tình hình bớt căng thẳng. Bây giờ thì các tín hữu Công Giáo thuộc bang Arunachal Pradesh có thể an tâm hành đạo.
Đức Tin của các tín hữu Công Giáo tại đây thật đơn sơ giản dị. Trong căn nhà nhỏ rải rác đủ thứ bàn thờ. Trước tiên là bàn thờ chính đặt Ảnh Thánh Đức Chúa GIÊSU Từ Bi. Tiếp đó là bàn thờ đặt ảnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) và sau cùng là bàn thờ đặt ảnh Mẹ Têrêsa Calcutta (1910-1997), vị nữ tu chân phước rất được dân chúng ở đây yêu mến và ngưỡng mộ.
Cộng đoàn tín hữu Công Giáo tại bang Arunachal Pradesh - miền Đông Ấn Độ - hoàn toàn mới mẻ và sinh động, nẩy sinh từ chính công cuộc truyền giáo giữa người Ấn Độ với nhau.
Hiện nay Đức Cha Thomas Menamparampil - người khai sinh cộng đoàn Công Giáo tại bang Arunachal Pradesh - là Giám Mục Giáo Phận Guwahati, thuộc bang Assam, nằm cạnh bang Arunachal Pradesh.
... ”Trước hết tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng THIÊN CHÚA, Đấng Cứu Độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Thật vậy, chỉ có một THIÊN CHÚA, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa THIÊN CHÚA và loài người: đó là một Người, Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (Thư I gởi ông Timôthê 2,1-6).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.387, Avril/2004, trang 117-120)
Yêu quên mình
Thanh Thanh
17:54 12/09/2008
YÊU QUÊN MÌNH
(Mt 15,21-28)
Nói đến yêu quên mình, không hình ảnh nào đẹp và cao quý cho bằng trái tim người mẹ. Trái tim người mẹ được tục ngữ, ca dao, văn thơ, âm nhạc, hội hoạ… chẳng có sách vở hay miệng lưỡi nào có thể ca ngợi hết được. Nhưng trái tim mẹ hiền muốn nói ở đây đích thực là Thiên Chúa.
Thiên Chúa, Đấng vô cùng quyền năng và cao quý, vô cùng hoàn hảo và thanh khiết, vô cùng tuyệt đối và hằng hữu, nhưng Ngài lại thể hiện tình yêu của mình giống con người. Ngài hành xử giống như người mẹ, không những một lòng gắn bó không rời xa con, mà còn đồng hành, sẵn sàng hy sinh đời mình và mọi sự cho con suốt cả đời.
Con cái kết tinh từ tình yêu vợ chồng, thì con người cũng được tạo thành bởi tình yêu chia sẻ của Thiên Chúa.
Mẹ và Con
Hình ảnh người đàn bà dân ngoại Canan đến xin Đức Giêsu chữa cho con khỏi bị quỷ ám là một ví dụ. Bà quên đi bản thân, không quan tâm đến áp lực của cộng đoàn lương giáo, chẳng để ý đến người khác xì xèo dòm ngó thế nào. Không nghĩ đến thể diện, thế giá, danh dự, kể cả lòng tự trọng. Bà cũng không quan tâm đến sức khoẻ, thời gian hay tiền bạc. Bà chấp nhận chịu thiệt thòi để có lợi cho con. Sẵn sàng chấp nhận mọi lời chói tai, sỉ nhục, chê cười, chống đối, miễn là tốt cho con. “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” (Mt 15,26).
Sức mạnh của tình yêu và lòng tin giúp bà vượt qua mọi trở ngại từ phía bên ngoài. Không gì chia cắt hay ngăn cản tình thương của bà dành cho con, dù là thương tích về thân xác hay đau khổ về tinh thần.
Giáo hội Mẹ chúng ta
Giáo hội luôn đồng hành với con mình là các tín hữu nói riêng và con người nói chung. Đồng hành cũng có nghĩa phải đối mặt với mọi áp lực của xã hội, của sự dữ, của các bè rối, của ma quỷ chống phá nhằm chia rẽ các con cái, mọi người với nhau, con cái với Giáo hội. Giáo hội luôn sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi, bị người khác khinh chê, hiểu lầm. Với Giáo hội, mặc kệ, miễn là con cái an toàn là được.
Nhìn vào lịch sử Giáo hội, chỉ vài chục năm gần đây cũng cho ta thấy Giáo hội thật tuyệt, khi lên tiếng can thiệp để bảo vệ con cái mình khỏi những bị sai lầm do các phong trào, các thế thế lực satan khi chúng muốn can thiệp vào quyền tối thượng của Thiên Chúa là sinh tử. Tin Mừng về sự sống là một trong nhiều văn bản sáng giá của Giáo hội để chống lại các thứ sai lạc là:
- Cho chết êm dịu
- Cho phá thai
- Cho thụ tinh nhân tạo
- Cho phép can thiệp để chọn phái tính theo sở thích khi sinh con
- Cho phép hôn nhân đồng tính
Chưa hết, còn các lãnh vực khác về khoa học, y tế, giáo dục, xã hội…cũng được Giáo hội quan tâm, lên tiếng, tranh đấu:
- về quyền được sinh ra,
- quyền sống của trẻ thơ
- quyền được chăm sóc và lớn lên
- quyền bình đẳng nam nữ
- quyền tự do tín ngưỡng, tự do nhân quyền
Đây chẳng phải Giáo hội đã và đang yêu thương lo lắng cho mình đó sao.
Thiên Chúa là Mẹ hiền
Từ hình ảnh người đàn bà Canaan đến giáo hội, ta cùng chiêm ngắm tình yêu của người thực sự chính là Thiên Chúa.
Lịch sử dân thánh cho thấy Thiên Chúa không hề rời bỏ con mình, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở nơi thành thị hay thôn quê, sa mạc hay biển khơi, đồi núi hay đồng bằng, đêm tối hay ban ngày, hạnh phúc hay đau khổ, và dù cha mẹ có bỏ con thì Thiên Chúa cũng không bỏ con người được.
Ngài như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh để khỏi mưa nắng, để được ấm áp, được bảo vệ an toàn khỏi thú dữ ăn thịt là diều hâu, đại bàng… Ngài như người mẹ bồng con bên hông. Con cái luôn nhận được hơi ấm tình yêu và luôn muốn như trẻ thơ nép lòng mẹ hiền trong tin tưởng và phó thác.
Vì con cái mà Ngài sẵn sàng chấp nhận chịu hao tổn, thiệt thòi những người cộng tác là các tiên tri. Còn hơn thế nữa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 16)
Ngài không những quên mình, mà còn tự huỷ mình. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Thử nghĩ xem, con người có ai vì yêu chó mà dám chấp nhận trở thành chó không. Vậy mà Thiên Chúa vốn vô cùng hoàn mỹ lại dám trở thành người, một thụ tạo mỏng giòn và yếu đuối.
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Đức Giêsu, nơi Ngài biểu lộ tròn đầy tình yêu của Cha cho nhân loại.
Từ Thiên Chúa làm người, làm con, làm anh, làm bạn, rồi trở thành người phục vụ, người tôi tớ, rồi đến trở thành tội nhân, dù Ngài vốn vô tội. Ngài dấn thân, hiến thân vì yêu thương con người. Ngài hô to và giương cao tình yêu thập giá để mọi người nhìn lên mà được sống. Ngài thực hiện với tất cả tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi để chết thay, chết vì nhân loại.
Vâng, Chúa ơi, mẹ hiền của chúng con.
(Mt 15,21-28)
Nói đến yêu quên mình, không hình ảnh nào đẹp và cao quý cho bằng trái tim người mẹ. Trái tim người mẹ được tục ngữ, ca dao, văn thơ, âm nhạc, hội hoạ… chẳng có sách vở hay miệng lưỡi nào có thể ca ngợi hết được. Nhưng trái tim mẹ hiền muốn nói ở đây đích thực là Thiên Chúa.
Thiên Chúa, Đấng vô cùng quyền năng và cao quý, vô cùng hoàn hảo và thanh khiết, vô cùng tuyệt đối và hằng hữu, nhưng Ngài lại thể hiện tình yêu của mình giống con người. Ngài hành xử giống như người mẹ, không những một lòng gắn bó không rời xa con, mà còn đồng hành, sẵn sàng hy sinh đời mình và mọi sự cho con suốt cả đời.
Con cái kết tinh từ tình yêu vợ chồng, thì con người cũng được tạo thành bởi tình yêu chia sẻ của Thiên Chúa.
Mẹ và Con
Hình ảnh người đàn bà dân ngoại Canan đến xin Đức Giêsu chữa cho con khỏi bị quỷ ám là một ví dụ. Bà quên đi bản thân, không quan tâm đến áp lực của cộng đoàn lương giáo, chẳng để ý đến người khác xì xèo dòm ngó thế nào. Không nghĩ đến thể diện, thế giá, danh dự, kể cả lòng tự trọng. Bà cũng không quan tâm đến sức khoẻ, thời gian hay tiền bạc. Bà chấp nhận chịu thiệt thòi để có lợi cho con. Sẵn sàng chấp nhận mọi lời chói tai, sỉ nhục, chê cười, chống đối, miễn là tốt cho con. “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con” (Mt 15,26).
Sức mạnh của tình yêu và lòng tin giúp bà vượt qua mọi trở ngại từ phía bên ngoài. Không gì chia cắt hay ngăn cản tình thương của bà dành cho con, dù là thương tích về thân xác hay đau khổ về tinh thần.
Giáo hội Mẹ chúng ta
Giáo hội luôn đồng hành với con mình là các tín hữu nói riêng và con người nói chung. Đồng hành cũng có nghĩa phải đối mặt với mọi áp lực của xã hội, của sự dữ, của các bè rối, của ma quỷ chống phá nhằm chia rẽ các con cái, mọi người với nhau, con cái với Giáo hội. Giáo hội luôn sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt thòi, bị người khác khinh chê, hiểu lầm. Với Giáo hội, mặc kệ, miễn là con cái an toàn là được.
Nhìn vào lịch sử Giáo hội, chỉ vài chục năm gần đây cũng cho ta thấy Giáo hội thật tuyệt, khi lên tiếng can thiệp để bảo vệ con cái mình khỏi những bị sai lầm do các phong trào, các thế thế lực satan khi chúng muốn can thiệp vào quyền tối thượng của Thiên Chúa là sinh tử. Tin Mừng về sự sống là một trong nhiều văn bản sáng giá của Giáo hội để chống lại các thứ sai lạc là:
- Cho chết êm dịu
- Cho phá thai
- Cho thụ tinh nhân tạo
- Cho phép can thiệp để chọn phái tính theo sở thích khi sinh con
- Cho phép hôn nhân đồng tính
Chưa hết, còn các lãnh vực khác về khoa học, y tế, giáo dục, xã hội…cũng được Giáo hội quan tâm, lên tiếng, tranh đấu:
- về quyền được sinh ra,
- quyền sống của trẻ thơ
- quyền được chăm sóc và lớn lên
- quyền bình đẳng nam nữ
- quyền tự do tín ngưỡng, tự do nhân quyền
Đây chẳng phải Giáo hội đã và đang yêu thương lo lắng cho mình đó sao.
Thiên Chúa là Mẹ hiền
Từ hình ảnh người đàn bà Canaan đến giáo hội, ta cùng chiêm ngắm tình yêu của người thực sự chính là Thiên Chúa.
Lịch sử dân thánh cho thấy Thiên Chúa không hề rời bỏ con mình, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở nơi thành thị hay thôn quê, sa mạc hay biển khơi, đồi núi hay đồng bằng, đêm tối hay ban ngày, hạnh phúc hay đau khổ, và dù cha mẹ có bỏ con thì Thiên Chúa cũng không bỏ con người được.
Ngài như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh để khỏi mưa nắng, để được ấm áp, được bảo vệ an toàn khỏi thú dữ ăn thịt là diều hâu, đại bàng… Ngài như người mẹ bồng con bên hông. Con cái luôn nhận được hơi ấm tình yêu và luôn muốn như trẻ thơ nép lòng mẹ hiền trong tin tưởng và phó thác.
Vì con cái mà Ngài sẵn sàng chấp nhận chịu hao tổn, thiệt thòi những người cộng tác là các tiên tri. Còn hơn thế nữa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời” (Ga 3, 16)
Ngài không những quên mình, mà còn tự huỷ mình. Thật không thể tưởng tượng nổi.
Thử nghĩ xem, con người có ai vì yêu chó mà dám chấp nhận trở thành chó không. Vậy mà Thiên Chúa vốn vô cùng hoàn mỹ lại dám trở thành người, một thụ tạo mỏng giòn và yếu đuối.
“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Đức Giêsu, nơi Ngài biểu lộ tròn đầy tình yêu của Cha cho nhân loại.
Từ Thiên Chúa làm người, làm con, làm anh, làm bạn, rồi trở thành người phục vụ, người tôi tớ, rồi đến trở thành tội nhân, dù Ngài vốn vô tội. Ngài dấn thân, hiến thân vì yêu thương con người. Ngài hô to và giương cao tình yêu thập giá để mọi người nhìn lên mà được sống. Ngài thực hiện với tất cả tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi để chết thay, chết vì nhân loại.
Vâng, Chúa ơi, mẹ hiền của chúng con.
Tha thứ bao nhiêu lần?
Tuyết Mai
17:56 12/09/2008
Tha thứ bao nhiêu lần?
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy". (Mt 18, 21-35).
Sống trên đời trần thế đầy phức tạp này! Bởi phải chăng mỗi một người Chúa ban cho một bản tánh khác nhau, không ai giống ai!? Nhưng không gì tốt đẹp cho bằng tất cả những cá tánh dị biệt đó được hợp nhau lại thành một xã, một làng, một tỉnh, một quốc gia, hay một thế giới sống chung hòa thuận với nhau có hòa bình, có tự do, công bình, công lý, và độc lập. Có gì hạnh phúc cho bằng trên khắp toàn thế giới cùng nói chung với nhau một ngôn ngữ của Chúa và của mọi người trông mong là tiếng nói của Tình Thương. Dù cho có khác nhau rất nhiều trên phương diện ngôn ngữ, mầu da, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, cách sống của giữa hai nền chậm tiến hay văn minh, và không điều gì chứng tỏ cho ta thấy rõ ràng nhất là những lần tổ chức Thế Vận Hội mà cùng khắp thế giới tề tựu chung với nhau về một nơi, để cùng vai chung vai tích cực trổ tài thi đua cùng với nhau trong tinh thần rất thể thao và rất tình người.
Hay cũng gần nhất đây là Đại Hội Giới Trẻ của Sydney được tổ chức cho năm 2008, được tất cả các giới trẻ trên khắp toàn thế giới hưởng ứng rất nồng nhiệt, rất hân hoan, và rất thiết tha tìm đến để chung vui với nhau trong tinh thần nguyện cầu, chung với nhau tập sống trong tinh thần đoàn kết, chia sẻ, thông cảm, và tìm hiểu nhau, trong tình hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô, mà Ngài là Trung Tâm Điểm, để tất cả con cái của Ngài muốn và tìm đến với nhau để được nghe những Lời huấn dụ, được tìm về nguồn gốc của sự yêu thương, gắn bó, và học cách tha thứ cho nhau trên những sai biệt được nói ở trên. Để được hân hạnh tìm gặp Chúa là người Cha nhân lành, là người chăn dắt đàn chiên khắp muôn nơi tuôn về, và người lành thánh đó không ai khác hơn là Đức Giáo Hoàng Benedito 16 rất dễ mến này được Thiên Chúa thương yêu tuyển chọn.
"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy". Vâng thưa lậy Chúa Giêsu, Ngài là Chúa Chiên hằng rất nhân lành, Ngài đã dậy chúng con rất ư là phải phải, bởi Ngài luôn có trái tim yêu thương, Ngài chẳng giận chẳng hờn ai bao giờ, nếu có thì Ngài cũng cho chúng con được biết rất rõ rệt Đường hướng của Ngài là Chân Lý Công Bằng và là Sự Thật. Ngài không ưa thích những thứ giả hình như bọn Pharisêu và bọn biệt phái mà Ngài rất chán ghét. Ngài luôn biết rõ là họ sống xảo trá trong mọi hình thức, chỉ cốt sao moi tiền của, của người nghèo khổ và những bà già góa. Ngài cũng lên án cách sống và tâm hồn của họ như những mồ mả được tô vôi sơn phết rất ư là đẹp đẽ bên ngoài, nhưng bên trong thối và rữa nát chứa đầy những giòi bọ rúc rỉa. Ngài còn có những lời dùng cho họ rất nặng nề và đã làm cho họ điên tiết lên vì nói rất đúng với sự sống gian tà và giả hình của họ, và sau cùng thì Ngài cũng đã bị họ đem treo trên Thập Tự Giá.
Lậy Chúa Giêsu rất lòng lành và luôn yêu thương! Với một lòng sắt son và với một ước nguyện là luôn được sống kết hợp với Chúa và trung thành bền đỗ trong ơn của Chúa suốt cuộc đời còn lại của chúng con. Chúng con nguyện luôn cố gắng thay đổi tâm tánh xấu xa của chúng con, để trở nên ngày một giống Chúa, vì chúng con biết nếu chúng con có được một tấm lòng bao dung và quảng đại vị tha như Ngài thì người đầu tiên được vui vẻ và hạnh phúc có phải chính là chúng con đây hay không!? Có phải nếu chúng con có một tâm hồn nhỏ mọn xấu xa và tỵ hiềm, thì làm sao chúng con có được ánh mắt nhìn anh chị em trong yêu thương cho được?
Suốt cuộc đời của chúng con, khi còn non trẻ thì thích háu đá, bởi nhận thấy cái gì của mình cũng là nhất, và nhất là có một chút xíu thành quả gặt hái trong công việc trong nghề nghiệp hay được gọi là gặp thời và gặp may. Nhất là còn trẻ mà đã có thể tự mình tậu được căn nhà, đi xe hạng sang tên hiệu mắc tiền, tiền bạc rủng rỉnh để ăn xài trưng diện và mặc sức sắm sửa. Lúc nào cũng tỏ vẻ ăn chơi rất sành đời sành điệu và luôn tìm kiếm những bạn bè thua kém mình để chơi, để được họ tôn mình lên, và được họ luôn có những lời nịnh hót, làm mình hả dạ và rất mãn nguyện.
Khi tuổi đời già thêm một tí, nếm được rất nhiều cay đắng của cuộc đời, mới cảm thấy thấm thía, rằng có tiền bạc và địa vị không đem lại cho mình hạnh phúc thật. Ai đến với mình cũng vì mình có tiền, để lợi dụng mình cũng có, mà để hại mình cũng có. Khi lập gia đình rồi thì mới bắt đầu cảm thấy chín chắn hơn và giá trị của sự sống gia đình mới thật sự cho ta ấm cúng và thương yêu. Gia đình mới thật sự là tổ ấm và là nơi cho ta nhiều tin tưởng và an ủi khi chung quanh ta đều bỏ rơi ta khi ta xuống dốc hay bị thất bại.
Sau tất cả những gì và thời giờ ta dành hết cho gia đình thì có phải ta có còn một ít thời giờ để suy nghĩ đến tình huynh đệ giữa những anh chị em ta hằng ngày gặp gỡ và sống với nhau mỗi ngày trong công sở, học đường, hay bất cứ nơi đâu ta làm việc chung với họ. Quả thật thông thường thì đa số ta gặp rất nhiều anh chị em rất dễ thương, cởi mở, và luôn vui vẻ!? Thường thì rất ít ai mà ta không có cảm tình ở giây phút đầu tiên ta gặp và có thể ta sẽ không bao giờ có cảm tình với người anh chị em này bao giờ nữa!? Nhưng nếu cho dù người anh chị em này mà ta không có cảm tình, thì đâu phải là lỗi của họ, thưa có phải không? Hay tại ta xét xử anh chị em của mình quá nghiêm ngặt và theo cách thức hay đường hướng của ta đặt ra? Có quá khe khắt và nhỏ mọn lắm không, chỉ vì hai tánh tình của ta và của người có khác nhau? Thí dụ ta có tánh hay nói nhiều và luôn cười nói huyên thuyên khi anh chị em của mình thích sống trong yên lặng, khép nép, và chỉ ăn nói khi cảm thấy là cần thiết, thì ta lại vội đánh giá rằng anh chị em của mình khó chịu, cao đạo, hay khi dể và không thèm chơi với nhóm của mình? Rồi sau đó ta luôn theo dõi soi mói và dò chừng người anh em làm cho người cảm thấy bị áp bức, tỏ ra khó chịu mà không một lời gì để cắt nghĩa cho ta hiểu, khi ta không cho anh chị em mình có cơ hội để thổ lộ hay giải thích về con người của mình.
Lậy Thầy Giêsu nhân lành luôn yêu dấu của chúng con ơi!
Chúng con chẳng phải là con người luôn xấu hết cả đâu, nhưng quả thật chúng con có đôi khi chỉ thích luôn chú trọng đến mình, chẳng phải vì chúng con là tốt lành hay vì chúng con là những con người thông thái cả đâu! Chúng con đối xử không được đẹp với anh chị em của chúng con, có phải trong thâm sâu và trong tận cùng trong lòng của chúng con là vì chúng con yếu kém, thiếu tự tin, thiếu lòng quảng đại, thiếu đức ái, thiếu tình yêu của Chúa, ích kỷ, sợ anh chị em sẽ hơn được mình!? Nên bao giờ cũng dùng những gì mình có trong phạm vi của mình mà áp bức, chèn ép, và chà đạp để thấy được mình luôn được ở trên và luôn được kính nể, tuy biết rằng tất cả chỉ là bề ngoài, mà sau lưng thì họ chỉ ao ước rằng phải chăng mình không còn có mặt trên đời này nữa!?
Chúa xuống trần gian không ngoài mục đích là dậy dỗ và hướng dẫn chúng con trở nên tốt lành giống Chúa. Sống luôn yêu thương, không để bụng, không chấp nhất, và luôn luôn tha thứ cho nhau không những chỉ bẩy lần mà là bẩy mươi lần bẩy. Có phải Thập Giá của Chúa luôn nhắc nhở chúng con là phải tập từ bỏ tất cả mà theo Chúa? Muốn theo Chúa không còn một con đường nào khác ngoài mang Thập Giá của mình mà theo Ngài, vì cuộc đời là phù vân. Trí khôn của chúng con được Chúa ban cho là biết tất cả những gì tốt cho bản thân và con người của chúng con, nhưng lại rất ít những ai biết chuẩn bị cho linh hồn của mình sẽ đi về đâu ở ngày sau hết. Có phải tất cả chúng con lại cứ thích được sống mãi sống hoài sống đời ở trần gian này ư!? Mà không biết ao ước hay muốn được đến tận Nước Trời Quê Hương muôn đời của chúng con, để được diện kiến Tôn Nhan Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, cùng cả Triều Thần Thiên Quốc hay sao!? Hãy luôn xin được hoa quả của Chúa Thánh Thần là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền từ, và tiết độ (Gl 5:22-23). Amen.
Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy". (Mt 18, 21-35).
Sống trên đời trần thế đầy phức tạp này! Bởi phải chăng mỗi một người Chúa ban cho một bản tánh khác nhau, không ai giống ai!? Nhưng không gì tốt đẹp cho bằng tất cả những cá tánh dị biệt đó được hợp nhau lại thành một xã, một làng, một tỉnh, một quốc gia, hay một thế giới sống chung hòa thuận với nhau có hòa bình, có tự do, công bình, công lý, và độc lập. Có gì hạnh phúc cho bằng trên khắp toàn thế giới cùng nói chung với nhau một ngôn ngữ của Chúa và của mọi người trông mong là tiếng nói của Tình Thương. Dù cho có khác nhau rất nhiều trên phương diện ngôn ngữ, mầu da, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, cách sống của giữa hai nền chậm tiến hay văn minh, và không điều gì chứng tỏ cho ta thấy rõ ràng nhất là những lần tổ chức Thế Vận Hội mà cùng khắp thế giới tề tựu chung với nhau về một nơi, để cùng vai chung vai tích cực trổ tài thi đua cùng với nhau trong tinh thần rất thể thao và rất tình người.
Hay cũng gần nhất đây là Đại Hội Giới Trẻ của Sydney được tổ chức cho năm 2008, được tất cả các giới trẻ trên khắp toàn thế giới hưởng ứng rất nồng nhiệt, rất hân hoan, và rất thiết tha tìm đến để chung vui với nhau trong tinh thần nguyện cầu, chung với nhau tập sống trong tinh thần đoàn kết, chia sẻ, thông cảm, và tìm hiểu nhau, trong tình hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô, mà Ngài là Trung Tâm Điểm, để tất cả con cái của Ngài muốn và tìm đến với nhau để được nghe những Lời huấn dụ, được tìm về nguồn gốc của sự yêu thương, gắn bó, và học cách tha thứ cho nhau trên những sai biệt được nói ở trên. Để được hân hạnh tìm gặp Chúa là người Cha nhân lành, là người chăn dắt đàn chiên khắp muôn nơi tuôn về, và người lành thánh đó không ai khác hơn là Đức Giáo Hoàng Benedito 16 rất dễ mến này được Thiên Chúa thương yêu tuyển chọn.
"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy". Vâng thưa lậy Chúa Giêsu, Ngài là Chúa Chiên hằng rất nhân lành, Ngài đã dậy chúng con rất ư là phải phải, bởi Ngài luôn có trái tim yêu thương, Ngài chẳng giận chẳng hờn ai bao giờ, nếu có thì Ngài cũng cho chúng con được biết rất rõ rệt Đường hướng của Ngài là Chân Lý Công Bằng và là Sự Thật. Ngài không ưa thích những thứ giả hình như bọn Pharisêu và bọn biệt phái mà Ngài rất chán ghét. Ngài luôn biết rõ là họ sống xảo trá trong mọi hình thức, chỉ cốt sao moi tiền của, của người nghèo khổ và những bà già góa. Ngài cũng lên án cách sống và tâm hồn của họ như những mồ mả được tô vôi sơn phết rất ư là đẹp đẽ bên ngoài, nhưng bên trong thối và rữa nát chứa đầy những giòi bọ rúc rỉa. Ngài còn có những lời dùng cho họ rất nặng nề và đã làm cho họ điên tiết lên vì nói rất đúng với sự sống gian tà và giả hình của họ, và sau cùng thì Ngài cũng đã bị họ đem treo trên Thập Tự Giá.
Lậy Chúa Giêsu rất lòng lành và luôn yêu thương! Với một lòng sắt son và với một ước nguyện là luôn được sống kết hợp với Chúa và trung thành bền đỗ trong ơn của Chúa suốt cuộc đời còn lại của chúng con. Chúng con nguyện luôn cố gắng thay đổi tâm tánh xấu xa của chúng con, để trở nên ngày một giống Chúa, vì chúng con biết nếu chúng con có được một tấm lòng bao dung và quảng đại vị tha như Ngài thì người đầu tiên được vui vẻ và hạnh phúc có phải chính là chúng con đây hay không!? Có phải nếu chúng con có một tâm hồn nhỏ mọn xấu xa và tỵ hiềm, thì làm sao chúng con có được ánh mắt nhìn anh chị em trong yêu thương cho được?
Suốt cuộc đời của chúng con, khi còn non trẻ thì thích háu đá, bởi nhận thấy cái gì của mình cũng là nhất, và nhất là có một chút xíu thành quả gặt hái trong công việc trong nghề nghiệp hay được gọi là gặp thời và gặp may. Nhất là còn trẻ mà đã có thể tự mình tậu được căn nhà, đi xe hạng sang tên hiệu mắc tiền, tiền bạc rủng rỉnh để ăn xài trưng diện và mặc sức sắm sửa. Lúc nào cũng tỏ vẻ ăn chơi rất sành đời sành điệu và luôn tìm kiếm những bạn bè thua kém mình để chơi, để được họ tôn mình lên, và được họ luôn có những lời nịnh hót, làm mình hả dạ và rất mãn nguyện.
Khi tuổi đời già thêm một tí, nếm được rất nhiều cay đắng của cuộc đời, mới cảm thấy thấm thía, rằng có tiền bạc và địa vị không đem lại cho mình hạnh phúc thật. Ai đến với mình cũng vì mình có tiền, để lợi dụng mình cũng có, mà để hại mình cũng có. Khi lập gia đình rồi thì mới bắt đầu cảm thấy chín chắn hơn và giá trị của sự sống gia đình mới thật sự cho ta ấm cúng và thương yêu. Gia đình mới thật sự là tổ ấm và là nơi cho ta nhiều tin tưởng và an ủi khi chung quanh ta đều bỏ rơi ta khi ta xuống dốc hay bị thất bại.
Sau tất cả những gì và thời giờ ta dành hết cho gia đình thì có phải ta có còn một ít thời giờ để suy nghĩ đến tình huynh đệ giữa những anh chị em ta hằng ngày gặp gỡ và sống với nhau mỗi ngày trong công sở, học đường, hay bất cứ nơi đâu ta làm việc chung với họ. Quả thật thông thường thì đa số ta gặp rất nhiều anh chị em rất dễ thương, cởi mở, và luôn vui vẻ!? Thường thì rất ít ai mà ta không có cảm tình ở giây phút đầu tiên ta gặp và có thể ta sẽ không bao giờ có cảm tình với người anh chị em này bao giờ nữa!? Nhưng nếu cho dù người anh chị em này mà ta không có cảm tình, thì đâu phải là lỗi của họ, thưa có phải không? Hay tại ta xét xử anh chị em của mình quá nghiêm ngặt và theo cách thức hay đường hướng của ta đặt ra? Có quá khe khắt và nhỏ mọn lắm không, chỉ vì hai tánh tình của ta và của người có khác nhau? Thí dụ ta có tánh hay nói nhiều và luôn cười nói huyên thuyên khi anh chị em của mình thích sống trong yên lặng, khép nép, và chỉ ăn nói khi cảm thấy là cần thiết, thì ta lại vội đánh giá rằng anh chị em của mình khó chịu, cao đạo, hay khi dể và không thèm chơi với nhóm của mình? Rồi sau đó ta luôn theo dõi soi mói và dò chừng người anh em làm cho người cảm thấy bị áp bức, tỏ ra khó chịu mà không một lời gì để cắt nghĩa cho ta hiểu, khi ta không cho anh chị em mình có cơ hội để thổ lộ hay giải thích về con người của mình.
Lậy Thầy Giêsu nhân lành luôn yêu dấu của chúng con ơi!
Chúng con chẳng phải là con người luôn xấu hết cả đâu, nhưng quả thật chúng con có đôi khi chỉ thích luôn chú trọng đến mình, chẳng phải vì chúng con là tốt lành hay vì chúng con là những con người thông thái cả đâu! Chúng con đối xử không được đẹp với anh chị em của chúng con, có phải trong thâm sâu và trong tận cùng trong lòng của chúng con là vì chúng con yếu kém, thiếu tự tin, thiếu lòng quảng đại, thiếu đức ái, thiếu tình yêu của Chúa, ích kỷ, sợ anh chị em sẽ hơn được mình!? Nên bao giờ cũng dùng những gì mình có trong phạm vi của mình mà áp bức, chèn ép, và chà đạp để thấy được mình luôn được ở trên và luôn được kính nể, tuy biết rằng tất cả chỉ là bề ngoài, mà sau lưng thì họ chỉ ao ước rằng phải chăng mình không còn có mặt trên đời này nữa!?
Chúa xuống trần gian không ngoài mục đích là dậy dỗ và hướng dẫn chúng con trở nên tốt lành giống Chúa. Sống luôn yêu thương, không để bụng, không chấp nhất, và luôn luôn tha thứ cho nhau không những chỉ bẩy lần mà là bẩy mươi lần bẩy. Có phải Thập Giá của Chúa luôn nhắc nhở chúng con là phải tập từ bỏ tất cả mà theo Chúa? Muốn theo Chúa không còn một con đường nào khác ngoài mang Thập Giá của mình mà theo Ngài, vì cuộc đời là phù vân. Trí khôn của chúng con được Chúa ban cho là biết tất cả những gì tốt cho bản thân và con người của chúng con, nhưng lại rất ít những ai biết chuẩn bị cho linh hồn của mình sẽ đi về đâu ở ngày sau hết. Có phải tất cả chúng con lại cứ thích được sống mãi sống hoài sống đời ở trần gian này ư!? Mà không biết ao ước hay muốn được đến tận Nước Trời Quê Hương muôn đời của chúng con, để được diện kiến Tôn Nhan Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, cùng cả Triều Thần Thiên Quốc hay sao!? Hãy luôn xin được hoa quả của Chúa Thánh Thần là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền từ, và tiết độ (Gl 5:22-23). Amen.
Chính khi thứ tha là khi được tha thứ
Anmai, CSsR
17:58 12/09/2008
CHÍNH KHI THỨ THA LÀ KHI ĐƯỢC THA THỨ
(Hc 27, 30-28, 7; Rm 14, 7-9; Mt 18,21-35)
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe tiếp liền với ý nghĩa của trang tin mừng Chúa nhật 23 thường niên tuần trước. Tuần trước, Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta một cách hết sức tế nhị khi sửa lỗi với anh chị em đồng loại. Hôm nay, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tha thứ cho anh chị em đồng loại nếu như anh chị em đồng loại xúc phạm đến chúng ta.
Thánh Phêrô vốn dĩ là một con người mang trong mình dòng máu nóng, tính bộc trực nên vừa khi nghe nói vấn đề gì đó Ngài không chịu suy xét, Ngài không trầm lắng đủ để giải quyết vấn đề. Ruột của Ngài thẳng như ruột ngựa vậy, bụng nghĩ sao là nói vậy ngay chứ không hề suy tính thiệt hơn. Nói về việc anh em đồng loại xúc phạm đến mình, Ngài rất hào phóng, rất rộng rãi. Tha một lần đã là quá đáng lắm rồi, theo như cách suy nghĩ của nhiều người. Ngài hào phóng, Ngài nói với Chúa Giêsu là Ngài tha bảy lần tưởng chừng là được Thầy Giêsu khen nhưng đáng tiếc Thầy Giêsu đã nói với Ngài không phải là tha bảy lần nhưng lại là bảy mươi lần bảy. Bảy mươi bảy lần: có bản ghi là 77 lần 7, trong câu trả lời này, Chúa Giê-su đã đưa vào bài ca báo thù của Lamek nơi sách sáng thế 4,24 “Cain được báo thù gấp 7, nhưng Lamek tới 70 lần 7”. Nhưng thay vì nói báo thù thì Chúa Giê-su lại nói tha thứ. Cả hai cách nói đều có ý nói số lần là vô hạn vì thế ở đây Chúa dạy là phải tha thứ luôn.
Luật xưa dạy người ta mắt đền mắt răng đền răng nhưng Chúa Giêsu đến Chúa Giêsu đã sửa luật cũ đó. Sự tha thứ cho đồng loại để được Chúa nghe lời cầu xin được đề cao. Chúng ta được sinh ra và sống thời Tân Ước - thời của Chúa Giêsu – khác với những gì Cựu Ước đã dạy nhưng lòng chúng ta cứ xử với anh chị em đồng loại như thời Cựu Ước vậy. Chúng ta vẫn mang trong mình cái máu đòi nợ máu của anh chị em đồng loại khi anh chị em đồng loại xúc phạm đến chúng ta.
Một câu chuyện có thật, nó mang đầy tính nhân đạo, đầy tình người trong phòng xử án của toà án nhân dân thành phố HCM: Người đàn ông khoảng hơn 70 tuổi, mái tóc bạc trắng, lững thững bước lại chiếc bàn dành cho đại diện hợp pháp của người bị hại. Đưa ánh mắt đau xót, khắc khoải nhìn bị cáo đang cúi gằm mặt trước vành móng ngựa một hồi lâu, rồi ông cất giọng chậm rãi: “Ngày con tôi chết, tôi bồng con trên tay, điếng người”. Cả phòng xử im lặng lắng nghe. Không gian như ngưng đọng. Tôi có cảm giác phạm nhân đang gồng mình chờ đợi, một cách cam chịu, những lời lẽ trách cứ đầy oán giận từ người nhà nạn nhân. Hít một hơi thở thật sâu, cha của nạn nhân khó nhọc nói tiếp: “Hôm nay tôi đến đây để xin tha tội chết cho kẻ đã giết con tôi. Tôi không muốn có thêm một người cha, người mẹ phải đau khổ khi chứng kiến cái chết của con mình”. Nhiều tiếng thì thầm từ phía bạn bè, người thân của phạm nhân. Họ đang hy vọng.
Cách nay không lâu, TAND TPHCM đã đưa vụ án giết người của kẻ thủ ác ra xét xử sơ thẩm. Lần ấy, Phạm nhân bị tuyên án tử hình. Mẹ phạm nhâà nội ngất lịm, tưởng như có thể chết cùng đứa con trai duy nhất. Bạn bè phạm nhân khóc vì thương người bạn hiền lành, tốt bụng, tài năng. Còn 15 ngày kháng cáo, họ chạy ngược xuôi mong tìm kiếm những tình tiết có thể xin giảm nhẹ hình phạt cho phạm nhân. Bản thân phạm nhân, nghĩ đến ngày phải vĩnh viễn ra đi khi nhiều mơ ước vẫn chưa thực hiện bỗng thấy yêu da diết cuộc sống. Phạm nhân làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Đứng trước Tòa Phúc thẩm Tối cao, phạm nhân không nói gì nhiều để biện minh cho hành vi tàn nhẫn của mình. Lời nói sau cùng, phạm nhân xin lỗi gia đình nạn nhân, cám ơn những người đã vì phạm nhân mà chịu nhiều đau khổ, vất vả. Trong trường hợp không được khoan hồng, phạm nhân xin hiến toàn bộ nội tạng cho ngành y và bộ xương cho Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM. Nghe phạm nhân nói, nhiều người bạn của phạm nhân đã bật khóc. Cuối cùng, phạm nhân đã trở về con người thật của mình. Yêu nghề, yêu trường và sống vì người khác.
Tâm sự với tôi, cha của nạn nhân nói: “Vì tình thương yêu đối với con, tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ đã giết con gái mình. Con tôi chết, bao nhiêu tiền bồi thường cũng không thể trả lại mạng sống cho nó, huống chi số tiền gia đình phạm nhân đưa không đủ để tôi nuôi con tôi học trong một năm. Nhưng một lần nói chuyện với mẹ phạm nhân qua điện thoại, bà ấy nói: “Không có người mẹ nào có thể chịu được hình ảnh người ta cột con mình vào một cái cây để bắn. Như thế, thà tôi chết trước còn hơn”. Vậy là tôi quyết định, dù điều đó thật không dễ với tình cảm của tôi cùng sự phản đối quyết liệt của gia đình”. Để có thể dự phiên tòa hôm nay, từ 3 giờ sáng, ông phải một mình đi xe máy từ miền quê nghèo miền sông nước lên TPHCM. Tôi bảo, ông có thể viết một lá đơn xin miễn tội chết cho phạm nhân đến tòa vẫn được. Ông lắc đầu: “Giúp người phải giúp cho trót. Tôi phải lên đây nói cho rõ, may ra HĐXX mới tin mà xem xét cho nó. Mong là nó biết hối lỗi, biết thương mẹ mà sống có ích”.
Cuối cùng, HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo của phạm nhân, tuyên phạt án chung thân. Phạm nhân sẽ tiếp tục được sống để sửa chữa sai lầm và để có cơ hội cống hiến tài năng của mình cho nghệ thuật. Nghe xong bản án, cha của nạn nhân vội vã ra bãi gửi xe. Trước mắt ông là quãng đường về nhà dài dằng dặc cùng nỗi đau mất con không dễ nguôi ngoai dù thời gian có trôi qua...
Câu chuyện thật giữa đời thường và hết sức thường này gợi lên cho chúng ta về lòng bao dung, về tình người, về lòng nhân đạo, về sự tha thứ … Người cha trong câu chuyện này ắt hẳn là người không phải là người Công giáo nhưng ông mang trong mình tâm tư của người Công giáo và ông đã sống theo lời Chúa Giêsu dạy dù ông không biết Chúa Giêsu là ai. Người cha trong câu chuyện này đã sống tột đỉnh của lòng bao dung của sự tha thứ. Ông cũng không ngại bộc bạch rằng sự tha thứ ấy không dễ chút nào với tình cảm của ông cũng như sự phản đối quyết liệt của gia đình về quyết định tha thứ của ông. Sự tha thứ của ông tưởng chừng như đơn giản nhưng thử hỏi mỗi người chúng ta khi đứng vào vị thế của ông, chúng ta dẫu là người Công giáo, thấm nhuần lời giáo huấà nội của Chúa chúng ta có can đảm tha thứ cho kẻ đã giết đứa con thân yêu của chúng ta không ? Hay là chúng ta đòi người khác phải đền nợ máu cho chúng ta, người khác phải trả cho chúng ta đến đồng xu cuối cùng.
Trở lại với trang tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu phải nói là người có biệt tài về dùng ví dụ cũng như phóng đại tính chất nghiêm trọng trong ví dụ của mình. Dừng lại một chút chúng ta sẽ thấy khập khiễng làm sao ấy giữa hai món nợ. Một bên thì nợ vua mười ngàn nén vàng, một bên thì người bạn nợ một trăm quan tiền. So sánh giá trị giữa một trăm quan tiền và mười ngàn nén vàng chúng ta thấy một khoảng cách xa vời vợi. Điều này Chúa Giêsu muốn nói rõ cho mỗi người chúng ta là chúng ta nợ Chúa quá nhiều và Chúa tha cho chúng ta còn anh chị em chúng ta nợ chúng ta quá ít mà chúng ta lại đòi anh em chị chúng ta trả cho bằng hết như trong ví dụ của Chúa Giêsu.
Đừng nói gì đến lòng mến, lòng bác ái. Chỉ cần nói đến sự công bằng thôi thì chúng ta thấy chúng ta sống quá ư là bất công. Bất công không chỉ với Chúa mà con bất công với anh chị em đồng loại. Kinh Lạy Cha chúng ta vẫn thường râm ran: Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Miệng thì đọc thế nhưng lòng có thật sự tha hay không ? Hay là miệng thì đọc nhưng lòng cứ muốn đòi nợ máu anh chị em đồng loại của mình.
Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma chúng ta vừa nghe nhắc nhớ mỗi người chúng ta: không ai trong chúng ta được sống cho mình … chúng ta có sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa … Dù sống dù chết chúng ta thuộc về Chúa vì chưng Chúa đã sống, đã chết là để làm chúa kẻ sống và người chết. Chúa là Chúa của mỗi người chúng ta vậy mà nhiều lúc chúng ta tước đoạt quyền làm Chúa trên cuộc đời chúng ta. Tước đoạt quyền làm chúa của Chúa là chuyện hết sức là bi hài. Chỉ có Chúa mới làm chúa, làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta vậy mà chúng ta muốn làm chúa, làm chủ cuộc đời người khác và bắt người khác phải làm tôi, phải trả nợ cho chúng ta.
Nếu đọc thêm một câu của đoạn thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma nữa chúng ta sẽ thấy Ngài nói: “Còn ngươi, tại sao ngươi xét đoán anh em ngươi ? - Hay ngươi, tại sao ngươi khinh anh em ngươi? Vì ta hết thảy sẽ ra trước tòa Thiên Chúa”. (Rm 14,10). Chúng ta thường mang cái bệnh xét đoán anh em, kết án anh em và ra hình phạt với anh em. Và thường hơn nữa trong cuộc sống thường nhật chúng ta hay mang trong mình chứng bệnh khinh thường anh chị em đồng loại khi họ nghèo hơn chúng ta, khi họ khổ hơn chúng ta, khi họ bất hạnh hơn chúng ta, khi họ yếu đuối hơn chúng ta, khi họ vấp phạm điều gì đó mà cộng đoàn đều biết. Thế nhưng Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng: hết thảy chúng ta sẽ ra trước toà Thiên Chúa. Khi và chỉ khi ra trước toà Thiên Chúa thì khuôn mặt thật của chúng ta, tấm lòng thật của chúng ta sẽ phải bị phanh phui ra trước mặt Chúa thôi. Hiện giờ thì chúng ta còn lấp liếm, còn giấu những sự ác, những sự gian tà, những hận thù, ghen ghét anh chị em đồng loại nhưng khi ra trước toà Chúa chúng ta không thể nào giấu được.
Vậy, phải chăng qua trang tin mừng ngắn ngủi, qua ví dụ nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa của Chúa Giêsu hôm nay chúng ta liệu liệu mà tha thứ cho những người mắc nợ chúng ta có một trăm quan tiền để hầu mong Chúa Giêsu tha cho chúng ta là những con nợ đang mắc nợ Chúa với số nợ quá lớn là cả ngàn nén vàng. Chúng ta muốn Chúa tha thứ cho chúng ta thì điều kiện cần, điều kiện trước hết là chúng ta phải biết tha thứ cho anh chị em đồng loại. Nếu chúng ta bắt đền, đòi nợ anh chị em đồng loại thì nào Chúa lại tha cho chúng ta. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ thử xem có phải là chính lúc chúng ta thứ tha là lúc mà chúng ta được tha thứ hay không ?
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng bao dung, chậm bất bình và giàu ân sủng thương xót và tha thứ cho chúng ta những món nợ mà chúng ta nợ Chúa cũng như nợ anh chị em đồng loại. Nguyện xin Chúa Giêsu mở lòng mỗi người chúng ta để chúng ta cũng biết tha thứ cho anh chị em đồng loại để hầu mong Chúa cũng dễ dàng tha thứ những món nợ mà chúng ta nợ Chúa. Amen.
(Hc 27, 30-28, 7; Rm 14, 7-9; Mt 18,21-35)
Trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe tiếp liền với ý nghĩa của trang tin mừng Chúa nhật 23 thường niên tuần trước. Tuần trước, Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta một cách hết sức tế nhị khi sửa lỗi với anh chị em đồng loại. Hôm nay, Chúa mời gọi mỗi người chúng ta tha thứ cho anh chị em đồng loại nếu như anh chị em đồng loại xúc phạm đến chúng ta.
Thánh Phêrô vốn dĩ là một con người mang trong mình dòng máu nóng, tính bộc trực nên vừa khi nghe nói vấn đề gì đó Ngài không chịu suy xét, Ngài không trầm lắng đủ để giải quyết vấn đề. Ruột của Ngài thẳng như ruột ngựa vậy, bụng nghĩ sao là nói vậy ngay chứ không hề suy tính thiệt hơn. Nói về việc anh em đồng loại xúc phạm đến mình, Ngài rất hào phóng, rất rộng rãi. Tha một lần đã là quá đáng lắm rồi, theo như cách suy nghĩ của nhiều người. Ngài hào phóng, Ngài nói với Chúa Giêsu là Ngài tha bảy lần tưởng chừng là được Thầy Giêsu khen nhưng đáng tiếc Thầy Giêsu đã nói với Ngài không phải là tha bảy lần nhưng lại là bảy mươi lần bảy. Bảy mươi bảy lần: có bản ghi là 77 lần 7, trong câu trả lời này, Chúa Giê-su đã đưa vào bài ca báo thù của Lamek nơi sách sáng thế 4,24 “Cain được báo thù gấp 7, nhưng Lamek tới 70 lần 7”. Nhưng thay vì nói báo thù thì Chúa Giê-su lại nói tha thứ. Cả hai cách nói đều có ý nói số lần là vô hạn vì thế ở đây Chúa dạy là phải tha thứ luôn.
Luật xưa dạy người ta mắt đền mắt răng đền răng nhưng Chúa Giêsu đến Chúa Giêsu đã sửa luật cũ đó. Sự tha thứ cho đồng loại để được Chúa nghe lời cầu xin được đề cao. Chúng ta được sinh ra và sống thời Tân Ước - thời của Chúa Giêsu – khác với những gì Cựu Ước đã dạy nhưng lòng chúng ta cứ xử với anh chị em đồng loại như thời Cựu Ước vậy. Chúng ta vẫn mang trong mình cái máu đòi nợ máu của anh chị em đồng loại khi anh chị em đồng loại xúc phạm đến chúng ta.
Một câu chuyện có thật, nó mang đầy tính nhân đạo, đầy tình người trong phòng xử án của toà án nhân dân thành phố HCM: Người đàn ông khoảng hơn 70 tuổi, mái tóc bạc trắng, lững thững bước lại chiếc bàn dành cho đại diện hợp pháp của người bị hại. Đưa ánh mắt đau xót, khắc khoải nhìn bị cáo đang cúi gằm mặt trước vành móng ngựa một hồi lâu, rồi ông cất giọng chậm rãi: “Ngày con tôi chết, tôi bồng con trên tay, điếng người”. Cả phòng xử im lặng lắng nghe. Không gian như ngưng đọng. Tôi có cảm giác phạm nhân đang gồng mình chờ đợi, một cách cam chịu, những lời lẽ trách cứ đầy oán giận từ người nhà nạn nhân. Hít một hơi thở thật sâu, cha của nạn nhân khó nhọc nói tiếp: “Hôm nay tôi đến đây để xin tha tội chết cho kẻ đã giết con tôi. Tôi không muốn có thêm một người cha, người mẹ phải đau khổ khi chứng kiến cái chết của con mình”. Nhiều tiếng thì thầm từ phía bạn bè, người thân của phạm nhân. Họ đang hy vọng.
Cách nay không lâu, TAND TPHCM đã đưa vụ án giết người của kẻ thủ ác ra xét xử sơ thẩm. Lần ấy, Phạm nhân bị tuyên án tử hình. Mẹ phạm nhâà nội ngất lịm, tưởng như có thể chết cùng đứa con trai duy nhất. Bạn bè phạm nhân khóc vì thương người bạn hiền lành, tốt bụng, tài năng. Còn 15 ngày kháng cáo, họ chạy ngược xuôi mong tìm kiếm những tình tiết có thể xin giảm nhẹ hình phạt cho phạm nhân. Bản thân phạm nhân, nghĩ đến ngày phải vĩnh viễn ra đi khi nhiều mơ ước vẫn chưa thực hiện bỗng thấy yêu da diết cuộc sống. Phạm nhân làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Đứng trước Tòa Phúc thẩm Tối cao, phạm nhân không nói gì nhiều để biện minh cho hành vi tàn nhẫn của mình. Lời nói sau cùng, phạm nhân xin lỗi gia đình nạn nhân, cám ơn những người đã vì phạm nhân mà chịu nhiều đau khổ, vất vả. Trong trường hợp không được khoan hồng, phạm nhân xin hiến toàn bộ nội tạng cho ngành y và bộ xương cho Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM. Nghe phạm nhân nói, nhiều người bạn của phạm nhân đã bật khóc. Cuối cùng, phạm nhân đã trở về con người thật của mình. Yêu nghề, yêu trường và sống vì người khác.
Tâm sự với tôi, cha của nạn nhân nói: “Vì tình thương yêu đối với con, tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ đã giết con gái mình. Con tôi chết, bao nhiêu tiền bồi thường cũng không thể trả lại mạng sống cho nó, huống chi số tiền gia đình phạm nhân đưa không đủ để tôi nuôi con tôi học trong một năm. Nhưng một lần nói chuyện với mẹ phạm nhân qua điện thoại, bà ấy nói: “Không có người mẹ nào có thể chịu được hình ảnh người ta cột con mình vào một cái cây để bắn. Như thế, thà tôi chết trước còn hơn”. Vậy là tôi quyết định, dù điều đó thật không dễ với tình cảm của tôi cùng sự phản đối quyết liệt của gia đình”. Để có thể dự phiên tòa hôm nay, từ 3 giờ sáng, ông phải một mình đi xe máy từ miền quê nghèo miền sông nước lên TPHCM. Tôi bảo, ông có thể viết một lá đơn xin miễn tội chết cho phạm nhân đến tòa vẫn được. Ông lắc đầu: “Giúp người phải giúp cho trót. Tôi phải lên đây nói cho rõ, may ra HĐXX mới tin mà xem xét cho nó. Mong là nó biết hối lỗi, biết thương mẹ mà sống có ích”.
Cuối cùng, HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo của phạm nhân, tuyên phạt án chung thân. Phạm nhân sẽ tiếp tục được sống để sửa chữa sai lầm và để có cơ hội cống hiến tài năng của mình cho nghệ thuật. Nghe xong bản án, cha của nạn nhân vội vã ra bãi gửi xe. Trước mắt ông là quãng đường về nhà dài dằng dặc cùng nỗi đau mất con không dễ nguôi ngoai dù thời gian có trôi qua...
Câu chuyện thật giữa đời thường và hết sức thường này gợi lên cho chúng ta về lòng bao dung, về tình người, về lòng nhân đạo, về sự tha thứ … Người cha trong câu chuyện này ắt hẳn là người không phải là người Công giáo nhưng ông mang trong mình tâm tư của người Công giáo và ông đã sống theo lời Chúa Giêsu dạy dù ông không biết Chúa Giêsu là ai. Người cha trong câu chuyện này đã sống tột đỉnh của lòng bao dung của sự tha thứ. Ông cũng không ngại bộc bạch rằng sự tha thứ ấy không dễ chút nào với tình cảm của ông cũng như sự phản đối quyết liệt của gia đình về quyết định tha thứ của ông. Sự tha thứ của ông tưởng chừng như đơn giản nhưng thử hỏi mỗi người chúng ta khi đứng vào vị thế của ông, chúng ta dẫu là người Công giáo, thấm nhuần lời giáo huấà nội của Chúa chúng ta có can đảm tha thứ cho kẻ đã giết đứa con thân yêu của chúng ta không ? Hay là chúng ta đòi người khác phải đền nợ máu cho chúng ta, người khác phải trả cho chúng ta đến đồng xu cuối cùng.
Trở lại với trang tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu phải nói là người có biệt tài về dùng ví dụ cũng như phóng đại tính chất nghiêm trọng trong ví dụ của mình. Dừng lại một chút chúng ta sẽ thấy khập khiễng làm sao ấy giữa hai món nợ. Một bên thì nợ vua mười ngàn nén vàng, một bên thì người bạn nợ một trăm quan tiền. So sánh giá trị giữa một trăm quan tiền và mười ngàn nén vàng chúng ta thấy một khoảng cách xa vời vợi. Điều này Chúa Giêsu muốn nói rõ cho mỗi người chúng ta là chúng ta nợ Chúa quá nhiều và Chúa tha cho chúng ta còn anh chị em chúng ta nợ chúng ta quá ít mà chúng ta lại đòi anh em chị chúng ta trả cho bằng hết như trong ví dụ của Chúa Giêsu.
Đừng nói gì đến lòng mến, lòng bác ái. Chỉ cần nói đến sự công bằng thôi thì chúng ta thấy chúng ta sống quá ư là bất công. Bất công không chỉ với Chúa mà con bất công với anh chị em đồng loại. Kinh Lạy Cha chúng ta vẫn thường râm ran: Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Miệng thì đọc thế nhưng lòng có thật sự tha hay không ? Hay là miệng thì đọc nhưng lòng cứ muốn đòi nợ máu anh chị em đồng loại của mình.
Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma chúng ta vừa nghe nhắc nhớ mỗi người chúng ta: không ai trong chúng ta được sống cho mình … chúng ta có sống là sống cho Chúa, chết là chết cho Chúa … Dù sống dù chết chúng ta thuộc về Chúa vì chưng Chúa đã sống, đã chết là để làm chúa kẻ sống và người chết. Chúa là Chúa của mỗi người chúng ta vậy mà nhiều lúc chúng ta tước đoạt quyền làm Chúa trên cuộc đời chúng ta. Tước đoạt quyền làm chúa của Chúa là chuyện hết sức là bi hài. Chỉ có Chúa mới làm chúa, làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta vậy mà chúng ta muốn làm chúa, làm chủ cuộc đời người khác và bắt người khác phải làm tôi, phải trả nợ cho chúng ta.
Nếu đọc thêm một câu của đoạn thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma nữa chúng ta sẽ thấy Ngài nói: “Còn ngươi, tại sao ngươi xét đoán anh em ngươi ? - Hay ngươi, tại sao ngươi khinh anh em ngươi? Vì ta hết thảy sẽ ra trước tòa Thiên Chúa”. (Rm 14,10). Chúng ta thường mang cái bệnh xét đoán anh em, kết án anh em và ra hình phạt với anh em. Và thường hơn nữa trong cuộc sống thường nhật chúng ta hay mang trong mình chứng bệnh khinh thường anh chị em đồng loại khi họ nghèo hơn chúng ta, khi họ khổ hơn chúng ta, khi họ bất hạnh hơn chúng ta, khi họ yếu đuối hơn chúng ta, khi họ vấp phạm điều gì đó mà cộng đoàn đều biết. Thế nhưng Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng: hết thảy chúng ta sẽ ra trước toà Thiên Chúa. Khi và chỉ khi ra trước toà Thiên Chúa thì khuôn mặt thật của chúng ta, tấm lòng thật của chúng ta sẽ phải bị phanh phui ra trước mặt Chúa thôi. Hiện giờ thì chúng ta còn lấp liếm, còn giấu những sự ác, những sự gian tà, những hận thù, ghen ghét anh chị em đồng loại nhưng khi ra trước toà Chúa chúng ta không thể nào giấu được.
Vậy, phải chăng qua trang tin mừng ngắn ngủi, qua ví dụ nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa của Chúa Giêsu hôm nay chúng ta liệu liệu mà tha thứ cho những người mắc nợ chúng ta có một trăm quan tiền để hầu mong Chúa Giêsu tha cho chúng ta là những con nợ đang mắc nợ Chúa với số nợ quá lớn là cả ngàn nén vàng. Chúng ta muốn Chúa tha thứ cho chúng ta thì điều kiện cần, điều kiện trước hết là chúng ta phải biết tha thứ cho anh chị em đồng loại. Nếu chúng ta bắt đền, đòi nợ anh chị em đồng loại thì nào Chúa lại tha cho chúng ta. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ thử xem có phải là chính lúc chúng ta thứ tha là lúc mà chúng ta được tha thứ hay không ?
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng bao dung, chậm bất bình và giàu ân sủng thương xót và tha thứ cho chúng ta những món nợ mà chúng ta nợ Chúa cũng như nợ anh chị em đồng loại. Nguyện xin Chúa Giêsu mở lòng mỗi người chúng ta để chúng ta cũng biết tha thứ cho anh chị em đồng loại để hầu mong Chúa cũng dễ dàng tha thứ những món nợ mà chúng ta nợ Chúa. Amen.
Đức Mẹ sầu bi
+ GM JB Bùi Tuần
18:18 12/09/2008
ĐỨC MẸ SẦU BI
Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9). Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.
I. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ
Đức Mẹ phải đau khổ. Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu. Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.
Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ. Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn. Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem. Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập. Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về. Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét. Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.
Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại. Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc. Nhiều người đã đón nhận ơn đó. Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó. Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.
Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng. Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm. Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).
Đức Mẹ đã đau đớn thế nào? Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: "Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà" (Lc 2,35).
Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn. Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.
Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:
a) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu
Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.
Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng. Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.
Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ. Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.
Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới. Xưa thánh Phaolô quả quyết: "Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi" (Pl 3,7-8).
Thánh Phaolô còn cảm thấy thế. Phương chi Đức Mẹ. Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.
b) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội
Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội. Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự. Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối. Ngài nói: "Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối" (Lc 3,8). Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi. Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.
Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.
c) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng tuyệt đối của phần rỗi
Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi. Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ. Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi. Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" (Mt 16,26).
Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).
Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.
Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa. Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.
II. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta
Đời là bể khổ. Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.
Ở đây, tôi chi xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.
Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành về những đau khổ của ta. Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.
Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta. Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.
Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác. Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác. Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:
a) Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.
b) Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật. Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.
c) Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.
Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không? Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người. Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.
Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang. Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.
Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9). Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.
I. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ
Đức Mẹ phải đau khổ. Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu. Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.
Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ. Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn. Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem. Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập. Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về. Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét. Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.
Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại. Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc. Nhiều người đã đón nhận ơn đó. Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó. Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.
Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng. Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm. Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).
Đức Mẹ đã đau đớn thế nào? Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: "Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà" (Lc 2,35).
Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn. Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.
Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:
a) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu
Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.
Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng. Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.
Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ. Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.
Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới. Xưa thánh Phaolô quả quyết: "Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi" (Pl 3,7-8).
Thánh Phaolô còn cảm thấy thế. Phương chi Đức Mẹ. Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.
b) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội
Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội. Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự. Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối. Ngài nói: "Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối" (Lc 3,8). Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi. Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.
Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.
c) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng tuyệt đối của phần rỗi
Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi. Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ. Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi. Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" (Mt 16,26).
Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).
Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.
Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa. Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.
II. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta
Đời là bể khổ. Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.
Ở đây, tôi chi xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.
Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành về những đau khổ của ta. Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.
Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta. Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.
Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác. Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác. Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:
a) Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.
b) Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật. Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.
c) Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.
Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không? Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người. Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.
Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang. Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:33 12/09/2008
NHANH NHẠY
- “Như thế nào mới có thể cảm nghiệm được con và gốc vạn vật là nhất thể ?”
Sư phụ đáp: “Lắng nghe.”
- “Con phải lắng nghe như thế nào ?”
- “Đem bản thân mình hóa làm một cái tai, chú ý đến âm thanh huyền nhiệm của mỗi sự vật và sự việc trong vũ trụ đang vận chuyển. Nếu con nghe được nó, thì nó độc thoại trong lòng con, cần phải lập tức chặn đứng lời nói liên hồi của nó.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thiên địa vạn vật là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ, vũ trụ lớn và vũ trụ nhỏ đều có quan hệ với nhau: thời tiết thay đổi bất thường thì con người cảm thấy bệnh hoạn mệt nhọc; thuận với đại vũ trụ thì tiểu vũ trụ hạnh thông, nghịch với đại vũ trụ thì tiểu vũ trụ sẽ thất thường và đi đến diệt vong.
Chúa Giê-su là cây nho và chúng ta cành nho, cành nho kết hợp với thân cây thì sẽ tốt tươi và sinh nhiều hoa trái, bằng nếu nó lìa khỏi cây thì sẽ khô héo và bỏ vào lò lửa.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu kết hợp với Chúa Giê-su là cuộc sống lắng nghe, như chiên nghe tiếng chủ chăn. Lắng nghe tiếng mời gọi của Thiên Chúa qua vũ trụ vạn vật, lắng nghe tiếng Chúa quan mọi biến cố hoàn cảnh, và chỉ có lắng nghe liên lĩ thì mới có thể phân biệt được tiếng nào là tiếng của Thiên Chúa và tiếng nào là tiếng của ma quỷ, của thế gian dục vọng.
Có người nghe mà không lắng nên không phân biệt được đâu là tiếng của Chúa và đâu là tiếng của ma quỷ; có người nghe nhưng không lắng nên cứ tưởng là tiếng của Chúa thúc giục mình, thế là làm cho cộng đoàn chia rẽ mất đoàn kết...
Lắng nghe chính là đem toàn thân mình biến thành cái tai rất thính, để nhận ra tiếng của Chúa nơi mọi sự và mọi việc.
N2T |
- “Như thế nào mới có thể cảm nghiệm được con và gốc vạn vật là nhất thể ?”
Sư phụ đáp: “Lắng nghe.”
- “Con phải lắng nghe như thế nào ?”
- “Đem bản thân mình hóa làm một cái tai, chú ý đến âm thanh huyền nhiệm của mỗi sự vật và sự việc trong vũ trụ đang vận chuyển. Nếu con nghe được nó, thì nó độc thoại trong lòng con, cần phải lập tức chặn đứng lời nói liên hồi của nó.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thiên địa vạn vật là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ, vũ trụ lớn và vũ trụ nhỏ đều có quan hệ với nhau: thời tiết thay đổi bất thường thì con người cảm thấy bệnh hoạn mệt nhọc; thuận với đại vũ trụ thì tiểu vũ trụ hạnh thông, nghịch với đại vũ trụ thì tiểu vũ trụ sẽ thất thường và đi đến diệt vong.
Chúa Giê-su là cây nho và chúng ta cành nho, cành nho kết hợp với thân cây thì sẽ tốt tươi và sinh nhiều hoa trái, bằng nếu nó lìa khỏi cây thì sẽ khô héo và bỏ vào lò lửa.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu kết hợp với Chúa Giê-su là cuộc sống lắng nghe, như chiên nghe tiếng chủ chăn. Lắng nghe tiếng mời gọi của Thiên Chúa qua vũ trụ vạn vật, lắng nghe tiếng Chúa quan mọi biến cố hoàn cảnh, và chỉ có lắng nghe liên lĩ thì mới có thể phân biệt được tiếng nào là tiếng của Thiên Chúa và tiếng nào là tiếng của ma quỷ, của thế gian dục vọng.
Có người nghe mà không lắng nên không phân biệt được đâu là tiếng của Chúa và đâu là tiếng của ma quỷ; có người nghe nhưng không lắng nên cứ tưởng là tiếng của Chúa thúc giục mình, thế là làm cho cộng đoàn chia rẽ mất đoàn kết...
Lắng nghe chính là đem toàn thân mình biến thành cái tai rất thính, để nhận ra tiếng của Chúa nơi mọi sự và mọi việc.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 12/09/2008
CHỦ NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 18, 21-35.
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”
Bạn thân mến,
Bạn đã mắc nợ ai một số tiền lớn chưa ? Nếu có rồi thì tôi tin chắc bạn rất cảm nghiệm đoạn Phúc Âm hôm nay: người mắc nợ được tha khỏi phải trả nợ. Bạn sẽ hồi hộp sung sướng khi chủ nợ nói với bạn rằng: thôi khỏi trả nợ anh yên tâm làm ăn. Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi học cách tha thứ của Ngài, không phải tha thứ bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy, có nghĩa là tha hoài tha mãi, tha suốt đời của chúng ta.
Bạn có lần nào tha thứ cho người khác khi họ xúc phạm đến bạn chưa ? Tôi tin chắc là đã có. Bạn thấy tâm hồn mình thế nào khi bạn nói với người đã xúc phạm đến bạn: thôi bỏ qua nhắc làm gì chỉ là hiểu lầm. Tôi cũng tin chắc rằng tâm hồn của bạn rất thảnh thơi, vui sướng và bình an, bởi vì bạn đã biết tha thứ. Chúa Giê-su vẫn thường luôn tha thứ tội lỗi cho chúng ta, bởi vì Ngài chết trên thánh giá không phải để lên án trả thù, nhưng là để xóa tội và tha thứ tội lỗi cho nhân loại.
Tha thứ để được thứ tha, đó là điều tất yếu mà Chúa Giê-su đã dậ chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”
Bạn thân mến,
Đã nhiều lần bạn bị người khác xúc phạm, và cũng có ít là một lần bạn đã xúc phạm đến người khác, do đó mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh chị em của mình cách quãng đại đến bảy mươi lần bảy.
Bảy mươi lần bảy là tha thứ mãi mãi, và cũng có nghĩa là tha thứ và quên đi những sai lầm của người khác. Bởi vì có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại không quên được việc làm xấu của họ; có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại thường nhắc đến những sai lầm của họ. Đó chưa phải là tha thứ đến bảy mươi lần bảy như Chúa Giê-su đã dạy.
Bạn nhớ nhé, tha thứ để được thứ tha.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 18, 21-35.
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”
Bạn thân mến,
Bạn đã mắc nợ ai một số tiền lớn chưa ? Nếu có rồi thì tôi tin chắc bạn rất cảm nghiệm đoạn Phúc Âm hôm nay: người mắc nợ được tha khỏi phải trả nợ. Bạn sẽ hồi hộp sung sướng khi chủ nợ nói với bạn rằng: thôi khỏi trả nợ anh yên tâm làm ăn. Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi học cách tha thứ của Ngài, không phải tha thứ bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy, có nghĩa là tha hoài tha mãi, tha suốt đời của chúng ta.
Bạn có lần nào tha thứ cho người khác khi họ xúc phạm đến bạn chưa ? Tôi tin chắc là đã có. Bạn thấy tâm hồn mình thế nào khi bạn nói với người đã xúc phạm đến bạn: thôi bỏ qua nhắc làm gì chỉ là hiểu lầm. Tôi cũng tin chắc rằng tâm hồn của bạn rất thảnh thơi, vui sướng và bình an, bởi vì bạn đã biết tha thứ. Chúa Giê-su vẫn thường luôn tha thứ tội lỗi cho chúng ta, bởi vì Ngài chết trên thánh giá không phải để lên án trả thù, nhưng là để xóa tội và tha thứ tội lỗi cho nhân loại.
Tha thứ để được thứ tha, đó là điều tất yếu mà Chúa Giê-su đã dậ chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”
Bạn thân mến,
Đã nhiều lần bạn bị người khác xúc phạm, và cũng có ít là một lần bạn đã xúc phạm đến người khác, do đó mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh chị em của mình cách quãng đại đến bảy mươi lần bảy.
Bảy mươi lần bảy là tha thứ mãi mãi, và cũng có nghĩa là tha thứ và quên đi những sai lầm của người khác. Bởi vì có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại không quên được việc làm xấu của họ; có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại thường nhắc đến những sai lầm của họ. Đó chưa phải là tha thứ đến bảy mươi lần bảy như Chúa Giê-su đã dạy.
Bạn nhớ nhé, tha thứ để được thứ tha.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 12/09/2008
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Tin mừng: Ga 3, 13-17.
“Con Người sẽ phải được giương cao.”
Bạn thân mến,
Khi Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh chân tay vào thập giá thì cây thập giá này (những người ghét đạo Công Giáo thì gọi là cây thập ác) chỉ là hai thanh gỗ lớn dài ngắn bắt ngang nhau, nhưng sau khi Chúa Giê-su chết trên cây thập giá gỗ ấy, thì nó trở thành cây Thánh Giá cứu độ loài người, là biểu tượng vinh quang của người Ki-tô hữu chúng ta qua mọi thời đại cho đến tận thế.
Cây Thánh Giá dựng cao trên đồi Can-vê ngày xưa ấy, giờ đây vẫn được dựng trên cao trên mọi nhà thờ trên khắp thế giới, nó là cờ hiệu của Phục Sinh, là lưỡi kiếm tiêu diệt ma quỷ, là niềm hãnh diện của chúng ta- người Ki-tô hữu.
Nơi cây Thánh Giá bạn thấy gì, thấy Chúa Giê-su đang bị đóng đinh vào đó; nơi Thánh Giá bạn thấy gì, thấy trọn vẹn tình thương mà Thiên Chúa dành cho nhân loại; nơi Thánh Giá bạn thấy gì, thấy được Chúa Giê-su Phục Sinh vinh hiển đang mời gọi bạn và tôi cùng vác thập giá của mình và đi theo Ngài.
Cây Thánh Giá của Chúa Giê-su đã bị đóng đinh và chết trên ấy, hôm nay nó biến thành bổn phận của bạn của tôi và của mọi người, vác thánh giá của mình để theo Chúa Giê-su, tức là chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống hằng ngày. Có những lúc khi bạn gặp đau khổ và thử thách, thì bạn than thở với Chúa sao thánh giá của con nặng thế này, và rồi có khi bạn buông xuôi đến đâu hay đến đó, hoặc có khi bạn gia tăng lời cầu nguyện chấp nhận vác thánh giá của mình để nên giống Chúa Giê-su.
Bạn thân mến,
Thánh Giá chính là bàn thờ, hy lễ chính là Chúa Giê-su và chủ tế cũng chính là Ngài.
Bạn và tôi phải trở nên như Chúa Giê-su: bổn phận là thánh giá, hy sinh chính là lễ vật, và bạn chính là người dâng lễ vật đó của chính mình, chứ không phải dâng lễ vật của người khác, và cũng không để người khác dâng lễ hy sinh thay cho mình, bởi vì bổn phận (thánh giá) của bạn khác của tôi, và của tôi khác với người khác, cho nên chỉ có chính mình mới vác được thánh giá của mình với ơn Chúa giúp mà thôi.
“Lạy Chúa Giê-su, xin ban thêm ơn sức mạnh cho con, để con đủ sức vác thập giá là bổn phận của con để bước đi theo Chúa lên đồi Can-vê, nơi đó con cũng sẽ được phục sinh với Chúa.”
------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 3, 13-17.
“Con Người sẽ phải được giương cao.”
Bạn thân mến,
Khi Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh chân tay vào thập giá thì cây thập giá này (những người ghét đạo Công Giáo thì gọi là cây thập ác) chỉ là hai thanh gỗ lớn dài ngắn bắt ngang nhau, nhưng sau khi Chúa Giê-su chết trên cây thập giá gỗ ấy, thì nó trở thành cây Thánh Giá cứu độ loài người, là biểu tượng vinh quang của người Ki-tô hữu chúng ta qua mọi thời đại cho đến tận thế.
Cây Thánh Giá dựng cao trên đồi Can-vê ngày xưa ấy, giờ đây vẫn được dựng trên cao trên mọi nhà thờ trên khắp thế giới, nó là cờ hiệu của Phục Sinh, là lưỡi kiếm tiêu diệt ma quỷ, là niềm hãnh diện của chúng ta- người Ki-tô hữu.
Nơi cây Thánh Giá bạn thấy gì, thấy Chúa Giê-su đang bị đóng đinh vào đó; nơi Thánh Giá bạn thấy gì, thấy trọn vẹn tình thương mà Thiên Chúa dành cho nhân loại; nơi Thánh Giá bạn thấy gì, thấy được Chúa Giê-su Phục Sinh vinh hiển đang mời gọi bạn và tôi cùng vác thập giá của mình và đi theo Ngài.
Cây Thánh Giá của Chúa Giê-su đã bị đóng đinh và chết trên ấy, hôm nay nó biến thành bổn phận của bạn của tôi và của mọi người, vác thánh giá của mình để theo Chúa Giê-su, tức là chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống hằng ngày. Có những lúc khi bạn gặp đau khổ và thử thách, thì bạn than thở với Chúa sao thánh giá của con nặng thế này, và rồi có khi bạn buông xuôi đến đâu hay đến đó, hoặc có khi bạn gia tăng lời cầu nguyện chấp nhận vác thánh giá của mình để nên giống Chúa Giê-su.
Bạn thân mến,
Thánh Giá chính là bàn thờ, hy lễ chính là Chúa Giê-su và chủ tế cũng chính là Ngài.
Bạn và tôi phải trở nên như Chúa Giê-su: bổn phận là thánh giá, hy sinh chính là lễ vật, và bạn chính là người dâng lễ vật đó của chính mình, chứ không phải dâng lễ vật của người khác, và cũng không để người khác dâng lễ hy sinh thay cho mình, bởi vì bổn phận (thánh giá) của bạn khác của tôi, và của tôi khác với người khác, cho nên chỉ có chính mình mới vác được thánh giá của mình với ơn Chúa giúp mà thôi.
“Lạy Chúa Giê-su, xin ban thêm ơn sức mạnh cho con, để con đủ sức vác thập giá là bổn phận của con để bước đi theo Chúa lên đồi Can-vê, nơi đó con cũng sẽ được phục sinh với Chúa.”
------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:37 12/09/2008
N2T |
29. Suy gẫm cầu nguyện là một quyển sách vĩ đại của người giảng đạo.
(Thánh Vincent)Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
Nguyễn Vinh Gioang
21:50 12/09/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (51)
511. Cây Thập Giá thật
Thánh Giá là Cây Thập Giá thật vì chính Chúa Giêsu đã chịu chết trên đó.
Nhưng làm sao tìm ra được Thập Giá thật. Đây là một điều không thể nào làm được theo sức tự nhiên của con người. Vậy thì chỉ nhờ sức Chúa mà thôi! Và thật sự, Cây Thập Giá thật đã được tìm ra bằng sức Chúa.
Số là bà thánh Hêlêna, mẹ của hoàng đế Constantinô, sai đào trên Núi Sọ, thì tìm được ba cây thập tự. Đây là lúc đầu thế kỷ thứ tư.
Bà thánh Hêlêna lúc bấy giờ đã 80 tuổi. Bà đến gặp Đức Giám Mục của thành Giêrusalem lúc bấy giờ là thánh Macariô để xin ngài xác nhận Cây Thập Giá thật của Chúa Giêsu.
Thánh Macariô truyền đem ba cây thập tự đên giường của một người phụ nữ đau nặng, sắp chết: đưa cây thứ nhất và cây thứ hai đụng đến người bệnh, người bệnh không không mảy may bị ảnh hưởng gì. Nhưng khi cây thứ ba đụng đến người bệnh sắp chết, người bệnh liền lành hẳn bệnh ngay và có lại sức khoẻ như trước.
Phép lạ nầy chứng minh cây thứ ba là Cây Thập Giá thật của Chúa Giêsu, và từ đó, được gọi là Cây Thánh Giá để tín hữu tôn kính và ngợi khen.
512. Chúa Giêsu chết trên thập giá
Chúa Giêsu đã trãi qua một cái chết thật trên thập giá.
Không phải vì tình cờ mà Chúa Giêsu chết bởi vì Ngài biết trước cái chết của mình: ba lần, Ngài báo trước cuộc tử nạn cho các môn đệ.
Chúa Giêsu không phải chết vì bệnh tật già yếu vì Ngài đang ở tuổi rất sung sức.
Chúa Giêsu không phải chết vì bị người ta ám sát.
Chúa Giêsu cũng không phải vì chán đời mà tự tử.
Cái chết của Chúa Giêsu xảy ra thật rõ ràng: người ta đã bàn bạc lâu ngày để tìm cách giết Ngài. Khi bắt được Ngài, người ta đã lên án, tra tấn, bắt vác thập giá, và đã đóng đinh chết trên đó: Ngài chết tại nước Do Thái, chết thời quan Philatô thay mặt hoàng để Rôma, cai trị nước Do Thái.
Nhưng cái chết của Chúa Giêsu không phải là một cái chết thường nhbư chúng ta, nhưng là cái Chết-Sống-Lại. Chúa Giêsu chết và sống lại để làm cho chúng ta sống alị và đưa chúng ta vào nước Thiên Đàng.
513. Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bị giết, chết, nhưng chưa hết!
Nietzche (1844-1900), một triết gia người Đức, sống cuộc đời đầy thù hằn với Chúa. Ông tuyên bố một câu rùng rợn sau đây: “Ông Chúa già đã chết. Chúng ta đã giết ông Chúa rồi!”
Chúa là Đấng hằng có đời đời, nên Ngài để cho Nietzche tự do nói lộng ngôn trong một thời gian. Và Nietzche đã chết trong một cơn điên cuồng loạn trí.
Nietzche chết.
Và Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài vẫn còn sống mãi.
514. Nàng công chúa kia đi tu được nhờ Cây Thánh Giá
Thấy một nàng công chúa kia đến xin vào tu, bà bề trên định từ chối vì nghĩ rằng một người con của vua, giàu sang sung sướng, không thể nào sống nổi đời tu.
Bà bề trên cho nàng công chúa biết rằng trong nhà ăn, các nữ tu ăn uống kham khổ; trong nhà ngủ, các nữ tu không có nệm ấm giường êm.
Nàng công chúa đơn sơ hỏi lại bà bề trên: nơi nhà ăn và nơi nhà ngủ, có treo Cây Thánh Giá không. Bà bề trên trả lời ngay: “Nơi nào cũng có treo Cây Thánh Giá.”
Nàng công chúa trả lời làm bà bề trên phải chấp nhận cho vào tu:
- “Khi con ăn cực, con nhìn lên Cây Thánh Giá, thấy Chúa Giêsu đau khổ trên đó, thì con ăn ngon. Khi con khó ngủ, con nhìn lên Cây Thánh Giá, thấy Chúa đau khổ trên đó, thì con ngủ ngon.”
515. Các thánh với Cây Thánh Giá
Thánh Casimirô yêu Chúa Giêsu đến đổi mỗi lần nhìn Cây Thánh Giá là ngài khóc.
Thánh Phanxicô Khó Khăn được in Năm Dấu Thánh Chúa Giêsu.
Thánh Tôma tiến sĩ nghe lời Chúa Giêsu phán từ trên Cây Thánh Giá: - “Con viết về Ta rất hay. Con muốn được gì?”
Thánh Tôma thưa: - “Con chỉ muốn Chúa!”
516. Đời nội tâm đem lại ích lợi tông đồ
Chỉ có đời nội tâm mới có thể nâng đỡ chúng ta trong việc gieo vãi cách khó nhọc, thầm kín, và bề ngoài coi như thất bại.
Chỉ có đời nội tâm mới làm cho chúng ta hiểu sự vất vả cầu nguyện hy sinh sẽ nâng cao khả năng hoạt động; sự cố gắng bắt chước các nhân đức Chúa Giêsu sẽ tăng lên gấp bội sức linh nghiệm của công cuộc tông đồ…
Đã có lần chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe thuật chuyện về một hiệp hội trong quân khu Normandie. Lúc đầu, chúng tôi không tin là có kết quả như vậy. Thí dụ, có đời nào lại thấy anh em quân nhân tham gia các buổi Chầu Thánh Thể để phạt tạ những lời lộng ngôn, những tội lỗi của chúng bạn, đông hơn là khi dự các buổi hoà nhạc hoặc diễn kịch?
Đến sau, chúng tôi mới hiểu rõ. Và chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa khi nghe biết Cha Tuyên úy của trại quân đội nầy là người thấu hiểu Nhà tạm, đầy sinh lực tông đồ. (Hồn Tông Đồ)
517. Con người sở dĩ vĩ đại là ở chỗ tôn trọng người khác
Một buổi sáng sớm sương mù dày đặc, một mình Washington ra khỏi doanh trại, trên người khoác chiếc áo dài đến đầu gối. Các binh sĩ ông gặp, không người nào nhận ra ông (là thượng tướng).
Ở một địa phương, ông thấy một hạ sĩ đang chỉ huy những binh lính dưới quyền, xây lô cốt ngoài phố.
Người hạ sĩ hai tay đút túi áo, luôn miệng hò hét chỉ huy các binh sĩ đang vất vả khiêng những tảng đá to.
Mặc cho người hạ sĩ hò hét, các binh sĩ trải qua nhiều lần cố gắng, song vẫn không đặt được các tảng đá vào đúng vị trí.
Khi các binh lính đã quá mệt mỏi, thì các tảng đá có nguy cơ lăn xuống.
Lúc nầy, Washington đã vội xông tới, dùng đôi cánh tay lực lưỡng của mình, đỡ những tảng đá.
Sự giúp đỡ kịp thời nầy khiến các tảng đá cuối cùng được đặt vào trúng vị trí.
Các binh linh ngẩng đầu lên nhìn, rôi ôm chặt lấy ông và nói những lời cám ơn.
Washington hỏi viên hạ sĩ:
- “Tại sao cậu cứ hò hét anh em mà mình lại đút tay túi áo?”
- “Lẽ nào anh không biết tôi là hạ sĩ ở đây sao?”
Viên hạ sĩ tỏ vẻ kiêu ngạo trả lời, còn cố ý không hài lòng vì sự chỉ trích của người lạ mặt.
Nghe người hạ sĩ nói, Washington cởi áo khoác, để lộ bộ quân phục cho viên hạ sĩ kiêu ngạo kia biết, rồi nói:
- “Theo quân hàm, tôi là thượng tướng. Song nếu lần sau còn phải khiêng vác nặng như thế, thì cậu gọi tôi đến.” (Những Đạo Lý Mà Thanh Thiếu Niên Cần Phải Có)
518. Tất cả mọi việc trong đời sống đều bắt đàu bằng suy nghĩ
Một bé trai tám tuổi bước đến gần ông cụ già có bề ngoài rất thông thái, rồi ngước nhìn ông, bé nói:
- “Cháu biết ông là người rất sáng suốt, biết nhiều. Xin ông cho cháu biết về bí ẩn của cuộc sống.”
Ông già nhìn đứa bé, đáp:
- “Suốt đời mình, ông đã suy ngẫm rất nhiều về điều nầy và có thể nói gọn chỉ trong 8 chữ 4 quy tắc.
1. Suy nghĩ. Hãy nghĩ về những giá trị mà con sống vì chúng.
2. Tự tin. Hãy tin tưởng vào bản thân bằng cách dựa trên những giá trị con nghĩ rằng vì chúng mà con sẽ sống.
3. Mơ ước. Mơ ước những gì có thể thành hiện thực, dựa vào sự tự tin và những giá trị mà ta sẽ theo đuổi trong cuộc sống.
4. Dám làm. Hãy dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của chúng ta.
Ông cụ già đó, chính là hoạ sĩ Walt Disney. (Hạnh Phúc Trong Tầm Tay)
519. Sự hài lòng
Hôm qua, tôi đáp xe lửa quay về sau chuyến đi công tác.
Thời gian tàu chạy rút ngắn hơn trước rất nhiều. Thái độ phục vụ chu đáo, lịch sự của nhân viên soát vé làm hành khách rất hài lòng.
Lúc đó, một hành khách ngồi trước tôi, đang dùng bữa, nhân viên tàu lịch sự nói với anh ta: “Thật ngại đã làm dở bữa ăn của ông.” Sau đó, vừa xem vé, vừa cười nói: “Cám ơn, giờ đến của ông là 8 giờ 06 phút.”
Tiếp đó, anh ta đến bên tôi, soát vé. Cũng vẫn giữ thái độ hoà nhã, lễ phép, ân cần như vậy.
Sau đó, tôi phát hiện nhân viên nầy đối xử với các hành khách, đều tươi cười đón tiếp, còn cho biết thời gian đến của từng người, làm cho không khí trong toa tàu luôn thoải mái. Mọi người đều có ấn tượng rất tốt về anh nhân viên nầy.
Trong thòi đại khoa học kỹ thuật phổ biến, điều kiện vật chất rõ ràng mang lại cho con người nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, chính thái độ phục vụ của nhân viên mới có thể làm cho khách hàng có thực sự hài lòng hay không. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống)
520. Câu truyện ba con ếch
Dân tộc Do Thái lưu truyền một câu chuyện như sau.
Ba con ếch cùng bị rơi vào một chiếc thùng đựng đầy sữa.
Con ếch thứ nhất nghĩ: đây là ý trời. Thế là nó nhắm mắt lại, co chân sau không nhúc nhích. Cuối cùng, nó bị chết ngạt
Con thứ hai nghĩ: mình căn bản không có cơ hội thoát khỏi nơi đây. Chiếc thùng gỗ, chắc như thế kia, cho dù mình có gắng sức đến mấy cũng không có tác dụng gì. Chi bằng hãy chấp nhận sự an bài của số phận. Vì thế, cuối cùng, nó cũng chết.
Con ếch thứ ba nghĩ: tại sao mình không thử sức nhỉ! Chỉ cần chân mình vãn còn sức lực, thì sẽ cố gắng đạp để cho đầu nhô lên. Thế là nó cứ đạp, cứ đạp mãi, sau đó, chân của nó bỗng chạm vào vật gì cưng cứng. Nó thử giẫm chân lên vật cứng đó, dồn sức nhảy thật mạnh. Thật bất ngờ, nó nhảy ra được khỏi chiếc thùng sữa. Thì ra, trong quá trình nó liên tục vùng vẫy, sữa tươi bị khuấy động mạnh và trở thành sữa chua. Nhờ vậy, nó thoát được nghịch cảnh nguy hiểm chết người….
Câu chuyện ba con ếch nhắc nhở chúng ta rằng, tuy không thể thay đổi được nghịch cảnh, nhưng con người có thể thay đổi bản thân: đừng bao giờ buông xuôi, đừng bao giờ chịu sự bó buộc của hoàn cảnh, nhưng phải dũng cảm thử sức. (Những Bài Học Cuộc Đời)
511. Cây Thập Giá thật
Thánh Giá là Cây Thập Giá thật vì chính Chúa Giêsu đã chịu chết trên đó.
Nhưng làm sao tìm ra được Thập Giá thật. Đây là một điều không thể nào làm được theo sức tự nhiên của con người. Vậy thì chỉ nhờ sức Chúa mà thôi! Và thật sự, Cây Thập Giá thật đã được tìm ra bằng sức Chúa.
Số là bà thánh Hêlêna, mẹ của hoàng đế Constantinô, sai đào trên Núi Sọ, thì tìm được ba cây thập tự. Đây là lúc đầu thế kỷ thứ tư.
Bà thánh Hêlêna lúc bấy giờ đã 80 tuổi. Bà đến gặp Đức Giám Mục của thành Giêrusalem lúc bấy giờ là thánh Macariô để xin ngài xác nhận Cây Thập Giá thật của Chúa Giêsu.
Thánh Macariô truyền đem ba cây thập tự đên giường của một người phụ nữ đau nặng, sắp chết: đưa cây thứ nhất và cây thứ hai đụng đến người bệnh, người bệnh không không mảy may bị ảnh hưởng gì. Nhưng khi cây thứ ba đụng đến người bệnh sắp chết, người bệnh liền lành hẳn bệnh ngay và có lại sức khoẻ như trước.
Phép lạ nầy chứng minh cây thứ ba là Cây Thập Giá thật của Chúa Giêsu, và từ đó, được gọi là Cây Thánh Giá để tín hữu tôn kính và ngợi khen.
512. Chúa Giêsu chết trên thập giá
Chúa Giêsu đã trãi qua một cái chết thật trên thập giá.
Không phải vì tình cờ mà Chúa Giêsu chết bởi vì Ngài biết trước cái chết của mình: ba lần, Ngài báo trước cuộc tử nạn cho các môn đệ.
Chúa Giêsu không phải chết vì bệnh tật già yếu vì Ngài đang ở tuổi rất sung sức.
Chúa Giêsu không phải chết vì bị người ta ám sát.
Chúa Giêsu cũng không phải vì chán đời mà tự tử.
Cái chết của Chúa Giêsu xảy ra thật rõ ràng: người ta đã bàn bạc lâu ngày để tìm cách giết Ngài. Khi bắt được Ngài, người ta đã lên án, tra tấn, bắt vác thập giá, và đã đóng đinh chết trên đó: Ngài chết tại nước Do Thái, chết thời quan Philatô thay mặt hoàng để Rôma, cai trị nước Do Thái.
Nhưng cái chết của Chúa Giêsu không phải là một cái chết thường nhbư chúng ta, nhưng là cái Chết-Sống-Lại. Chúa Giêsu chết và sống lại để làm cho chúng ta sống alị và đưa chúng ta vào nước Thiên Đàng.
513. Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bị giết, chết, nhưng chưa hết!
Nietzche (1844-1900), một triết gia người Đức, sống cuộc đời đầy thù hằn với Chúa. Ông tuyên bố một câu rùng rợn sau đây: “Ông Chúa già đã chết. Chúng ta đã giết ông Chúa rồi!”
Chúa là Đấng hằng có đời đời, nên Ngài để cho Nietzche tự do nói lộng ngôn trong một thời gian. Và Nietzche đã chết trong một cơn điên cuồng loạn trí.
Nietzche chết.
Và Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài vẫn còn sống mãi.
514. Nàng công chúa kia đi tu được nhờ Cây Thánh Giá
Thấy một nàng công chúa kia đến xin vào tu, bà bề trên định từ chối vì nghĩ rằng một người con của vua, giàu sang sung sướng, không thể nào sống nổi đời tu.
Bà bề trên cho nàng công chúa biết rằng trong nhà ăn, các nữ tu ăn uống kham khổ; trong nhà ngủ, các nữ tu không có nệm ấm giường êm.
Nàng công chúa đơn sơ hỏi lại bà bề trên: nơi nhà ăn và nơi nhà ngủ, có treo Cây Thánh Giá không. Bà bề trên trả lời ngay: “Nơi nào cũng có treo Cây Thánh Giá.”
Nàng công chúa trả lời làm bà bề trên phải chấp nhận cho vào tu:
- “Khi con ăn cực, con nhìn lên Cây Thánh Giá, thấy Chúa Giêsu đau khổ trên đó, thì con ăn ngon. Khi con khó ngủ, con nhìn lên Cây Thánh Giá, thấy Chúa đau khổ trên đó, thì con ngủ ngon.”
515. Các thánh với Cây Thánh Giá
Thánh Casimirô yêu Chúa Giêsu đến đổi mỗi lần nhìn Cây Thánh Giá là ngài khóc.
Thánh Phanxicô Khó Khăn được in Năm Dấu Thánh Chúa Giêsu.
Thánh Tôma tiến sĩ nghe lời Chúa Giêsu phán từ trên Cây Thánh Giá: - “Con viết về Ta rất hay. Con muốn được gì?”
Thánh Tôma thưa: - “Con chỉ muốn Chúa!”
516. Đời nội tâm đem lại ích lợi tông đồ
Chỉ có đời nội tâm mới có thể nâng đỡ chúng ta trong việc gieo vãi cách khó nhọc, thầm kín, và bề ngoài coi như thất bại.
Chỉ có đời nội tâm mới làm cho chúng ta hiểu sự vất vả cầu nguyện hy sinh sẽ nâng cao khả năng hoạt động; sự cố gắng bắt chước các nhân đức Chúa Giêsu sẽ tăng lên gấp bội sức linh nghiệm của công cuộc tông đồ…
Đã có lần chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe thuật chuyện về một hiệp hội trong quân khu Normandie. Lúc đầu, chúng tôi không tin là có kết quả như vậy. Thí dụ, có đời nào lại thấy anh em quân nhân tham gia các buổi Chầu Thánh Thể để phạt tạ những lời lộng ngôn, những tội lỗi của chúng bạn, đông hơn là khi dự các buổi hoà nhạc hoặc diễn kịch?
Đến sau, chúng tôi mới hiểu rõ. Và chúng tôi không còn ngạc nhiên nữa khi nghe biết Cha Tuyên úy của trại quân đội nầy là người thấu hiểu Nhà tạm, đầy sinh lực tông đồ. (Hồn Tông Đồ)
517. Con người sở dĩ vĩ đại là ở chỗ tôn trọng người khác
Một buổi sáng sớm sương mù dày đặc, một mình Washington ra khỏi doanh trại, trên người khoác chiếc áo dài đến đầu gối. Các binh sĩ ông gặp, không người nào nhận ra ông (là thượng tướng).
Ở một địa phương, ông thấy một hạ sĩ đang chỉ huy những binh lính dưới quyền, xây lô cốt ngoài phố.
Người hạ sĩ hai tay đút túi áo, luôn miệng hò hét chỉ huy các binh sĩ đang vất vả khiêng những tảng đá to.
Mặc cho người hạ sĩ hò hét, các binh sĩ trải qua nhiều lần cố gắng, song vẫn không đặt được các tảng đá vào đúng vị trí.
Khi các binh lính đã quá mệt mỏi, thì các tảng đá có nguy cơ lăn xuống.
Lúc nầy, Washington đã vội xông tới, dùng đôi cánh tay lực lưỡng của mình, đỡ những tảng đá.
Sự giúp đỡ kịp thời nầy khiến các tảng đá cuối cùng được đặt vào trúng vị trí.
Các binh linh ngẩng đầu lên nhìn, rôi ôm chặt lấy ông và nói những lời cám ơn.
Washington hỏi viên hạ sĩ:
- “Tại sao cậu cứ hò hét anh em mà mình lại đút tay túi áo?”
- “Lẽ nào anh không biết tôi là hạ sĩ ở đây sao?”
Viên hạ sĩ tỏ vẻ kiêu ngạo trả lời, còn cố ý không hài lòng vì sự chỉ trích của người lạ mặt.
Nghe người hạ sĩ nói, Washington cởi áo khoác, để lộ bộ quân phục cho viên hạ sĩ kiêu ngạo kia biết, rồi nói:
- “Theo quân hàm, tôi là thượng tướng. Song nếu lần sau còn phải khiêng vác nặng như thế, thì cậu gọi tôi đến.” (Những Đạo Lý Mà Thanh Thiếu Niên Cần Phải Có)
518. Tất cả mọi việc trong đời sống đều bắt đàu bằng suy nghĩ
Một bé trai tám tuổi bước đến gần ông cụ già có bề ngoài rất thông thái, rồi ngước nhìn ông, bé nói:
- “Cháu biết ông là người rất sáng suốt, biết nhiều. Xin ông cho cháu biết về bí ẩn của cuộc sống.”
Ông già nhìn đứa bé, đáp:
- “Suốt đời mình, ông đã suy ngẫm rất nhiều về điều nầy và có thể nói gọn chỉ trong 8 chữ 4 quy tắc.
1. Suy nghĩ. Hãy nghĩ về những giá trị mà con sống vì chúng.
2. Tự tin. Hãy tin tưởng vào bản thân bằng cách dựa trên những giá trị con nghĩ rằng vì chúng mà con sẽ sống.
3. Mơ ước. Mơ ước những gì có thể thành hiện thực, dựa vào sự tự tin và những giá trị mà ta sẽ theo đuổi trong cuộc sống.
4. Dám làm. Hãy dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của chúng ta.
Ông cụ già đó, chính là hoạ sĩ Walt Disney. (Hạnh Phúc Trong Tầm Tay)
519. Sự hài lòng
Hôm qua, tôi đáp xe lửa quay về sau chuyến đi công tác.
Thời gian tàu chạy rút ngắn hơn trước rất nhiều. Thái độ phục vụ chu đáo, lịch sự của nhân viên soát vé làm hành khách rất hài lòng.
Lúc đó, một hành khách ngồi trước tôi, đang dùng bữa, nhân viên tàu lịch sự nói với anh ta: “Thật ngại đã làm dở bữa ăn của ông.” Sau đó, vừa xem vé, vừa cười nói: “Cám ơn, giờ đến của ông là 8 giờ 06 phút.”
Tiếp đó, anh ta đến bên tôi, soát vé. Cũng vẫn giữ thái độ hoà nhã, lễ phép, ân cần như vậy.
Sau đó, tôi phát hiện nhân viên nầy đối xử với các hành khách, đều tươi cười đón tiếp, còn cho biết thời gian đến của từng người, làm cho không khí trong toa tàu luôn thoải mái. Mọi người đều có ấn tượng rất tốt về anh nhân viên nầy.
Trong thòi đại khoa học kỹ thuật phổ biến, điều kiện vật chất rõ ràng mang lại cho con người nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, chính thái độ phục vụ của nhân viên mới có thể làm cho khách hàng có thực sự hài lòng hay không. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống)
520. Câu truyện ba con ếch
Dân tộc Do Thái lưu truyền một câu chuyện như sau.
Ba con ếch cùng bị rơi vào một chiếc thùng đựng đầy sữa.
Con ếch thứ nhất nghĩ: đây là ý trời. Thế là nó nhắm mắt lại, co chân sau không nhúc nhích. Cuối cùng, nó bị chết ngạt
Con thứ hai nghĩ: mình căn bản không có cơ hội thoát khỏi nơi đây. Chiếc thùng gỗ, chắc như thế kia, cho dù mình có gắng sức đến mấy cũng không có tác dụng gì. Chi bằng hãy chấp nhận sự an bài của số phận. Vì thế, cuối cùng, nó cũng chết.
Con ếch thứ ba nghĩ: tại sao mình không thử sức nhỉ! Chỉ cần chân mình vãn còn sức lực, thì sẽ cố gắng đạp để cho đầu nhô lên. Thế là nó cứ đạp, cứ đạp mãi, sau đó, chân của nó bỗng chạm vào vật gì cưng cứng. Nó thử giẫm chân lên vật cứng đó, dồn sức nhảy thật mạnh. Thật bất ngờ, nó nhảy ra được khỏi chiếc thùng sữa. Thì ra, trong quá trình nó liên tục vùng vẫy, sữa tươi bị khuấy động mạnh và trở thành sữa chua. Nhờ vậy, nó thoát được nghịch cảnh nguy hiểm chết người….
Câu chuyện ba con ếch nhắc nhở chúng ta rằng, tuy không thể thay đổi được nghịch cảnh, nhưng con người có thể thay đổi bản thân: đừng bao giờ buông xuôi, đừng bao giờ chịu sự bó buộc của hoàn cảnh, nhưng phải dũng cảm thử sức. (Những Bài Học Cuộc Đời)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cái nhìn tích cực về giới trẻ Công Giáo
Vũ Văn An
00:28 12/09/2008
Cái nhìn tích cực về giới trẻ Công Giáo
1. Ngày Giới Trẻ Thế Giới và Cuộc điều tra giới trẻ Công Giáo
Linh mục tiến sĩ Michael Mason của Viện Đại Học Công Giáo Úc tại Canberra được Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 ủy nhiệm thực hiện một cuộc thăm dò trước, trong và sau những ngày đại hội để tìm hiểu tác động của Ngày này đối với giới trẻ Công Giáo Úc.
Ngày 24 tháng Tám vừa qua, tờ tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney có “bật mí” một số kết quả từ cuộc thăm dò quan trọng này.
Một cách tổng quát, cuộc thăm dò này cho thấy một hình ảnh khá tích cực về vai trò người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo Úc, trong đó, gần nửa số những người trả lời đã tham dự Thánh Lễ thường xuyên với một ý thức mạnh về bản sắc Công Giáo của mình.
Linh mục tiến sĩ Michael Mason cho hay: “Cho tới nay, phát hiện đáng ngạc nhiên nhất của cuộc thăm dò là sức sống khoẻ trong nền linh đạo của nhóm nhỏ tuổi hơn. Căn cứ vào cuộc nghiên cứu cũng như một số cuộc phỏng vấn trước đây, chúng tôi vẫn cứ tưởng là rất ít người trẻ, nhất là những em nhỏ tuổi hơn, chịu can dự vào sinh hoạt giáo xứ tại địa phương các em”.
Tuy nhiên, kết quả cuộc thăm dò cho thấy khác. Tiến sĩ Mason cho hay: “Gần nửa tổng số các em hiện nay đi nhà thờ thường xuyên, có đức tin vững mạnh và ý thức kiên định về bản sắc Công Giáo của mình”.
Cuộc thăm dò này có nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên diễn ra trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 dưới hình thức một cuộc thăm dò trên mạng và đích thân phỏng vấn một số người trẻ thuộc đủ mọi hoàn cảnh. Linh mục Mason cho hay tỷ lệ tham gia “cao một cách không ngờ”: có tới 12,275 người trẻ trả lời các câu hỏi trên mạng. Ngài giải thích: “Nhiều người trẻ hiện nay đâu có dùng điện thư hay kiểm soát điện thư thường xuyên đâu. Họ thích dùng điện thoại di động, SMS và các trang mạng có tính kết liên xã hội như MySpace nhiều hơn. (Ấy thế mà) chúng tôi lại nhận được câu trả lời của 78% những em chúng tôi liên lạc được, quả là một kết quả vượt bực, cao một cách không ngờ”.
Cuộc thăm dò này cho thấy điều được các khách hành hương mong muốn nhất ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ‘cảm nghiệm tâm linh’, và trong bối cảnh ấy, được thấy và nghe Đức Thánh Cha. Linh mục Mason cho hay: “Đối với đại đa số khách hành hương, cử hành đức tin trong Phép Thánh Thể và cầu nguyện, học hỏi đức tin, chia sẻ đức tin với các bạn trẻ khác là những cảm nghiệm được họ chờ mong, hơn hẳn các cơ hội có tính xã hội mà biến cố này dĩ nhiên có cung cấp. Các hy vọng họ mong nhận được từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng cùng một mạch tim như thế: trên hết, họ cho biết họ cần một liên hệ gần gũi hơn với Thiên Chúa và với Chúa Giêsu, họ muốn sống thực sự điều họ tin, và có được một ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc Công Giáo”.
Ngoài sự lôi cuốn bản thân đối với ý niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới ra, cuộc thăm dò này cũng yêu cầu khách hành hương cho biết các yếu tố nào khác khiến họ quyết định đi tham dự Ngày này. Mọi người đều cho hay có bạn cùng đi là yếu tố lớn; việc được người khác khích lệ cũng là yếu tố quan trọng, kể cả những người hành hương khác, cha mẹ hay thầy cô. Sau các yếu tố đó, ảnh hưởng mạnh nhất là nói truyện với những người từng tham dự các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây. Xem các DVD nói về Đại Hội cũng có tác động đáng kể. Tiến sĩ Mason cho hay: “Lẽ dĩ nhiên, có nhiều dị biệt cá nhân nơi người hành hương. Họ vốn xuất thân từ các môi trường khác nhau, có những hy vọng và kỳ vọng khác nhau đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tuy nhiên, bất kể các dị biệt cá nhân ấy, vẫn có hai nhóm hành hương lớn trong đó các thành viên có nhiều điểm chung với nhau. Nhóm thứ nhất, là nhóm lớn hơn, chiếm tới gần hai phần ba các người Công Giáo (nói tiếng Anh) thuộc các đối tượng trong hạn tuổi từ 15 tới 35 tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Các nhóm có số tuổi chồng chéo lên nhau, nhưng nhóm thứ nhất này ‘già’ hơn nhóm kia. Đa số thuộc lớp tuổi 20; bởi thế, họ đang học ở cấp cao đẳng, đang làm việc, hay đang đi kiếm việc làm; những người ở cuối tuổi 20 đã lập gia đình. Họ là những người đại diện cho thái độ đa số đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Họ phải hy sinh lấy một tuần nghỉ để đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nên họ không ‘lang bang’ như những người khác. Nền linh đạo của họ đã phát triển đầy đủ, và cách tiếp cận của họ đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng thế: họ coi nó như một thời điểm thánh thiêng.
”Nhóm thứ hai, chỉ chừng một phần ba tổng số, thì trẻ hơn; phần lớn thuộc lớp tuổi 15-18, vẫn còn học trung học, những nguời còn lại thuộc lớp tuổi dưới 25. Vì Úc là quốc gia đứng ra tổ chức lần này, và biến cố này đối với người Úc dễ dàng lui tới hơn hẳn bất cứ ai khác, nên khá nhiều các em thuộc lớp tuổi đi học đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới; bởi thế, nhóm này bao gồm khá đông người Úc. Và vì việc tham dự vừa dễ dàng vừa ít tốn kém hơn, nhiều em được cha mẹ hay nhà trường hỗ trợ tài chánh, nên việc quyết định tham dự của họ không cần phải nhiều động lực cho bằng nhóm ‘già’ hơn và nhóm từ ngoại quốc tới”.
Chính vì thế, theo linh mục Mason, “trong khi nhóm có tuổi hơn thường tập chú nhiều vào các giá trị tâm linh, thì ngược lại, nhóm nhỏ tuổi hơn này bị lôi cuốn bởi đủ mọi khía cạnh…Rất có thể là dịp tôn giáo nhưng cũng là dịp của nhiều lôi cuốn khác, một dịp vui chơi chẳng hạn”.
2. Đức Giáo Hoàng gửi “meo” cho người sử dụng trang mạng Xt3
Lần đầu tiên trong lịch sử, hôm nay mồng 8 tháng 9, 50 ngày sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi “meo” cho một hệ thống kết giao liên mạng. Trang mạng này được lập ra nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, làm nhịp cầu liên lạc cho các bạn trẻ thế giới từng tham dự Ngày này trong tháng Bẩy vừa qua. Nó có tên là Xt3.com viết tắt bởi các chữ Christ (Xt) in the third (3) millennium (Chúa Kitô trong thiên niên kỷ thứ ba).
Trong “meo” hôm nay, ký dưới tên BXVI (Bênêđíctô XVI), gửi cho 35,000 thành viên của Xt3.com, Đức Thánh Cha viết: “Hôm nay, Cha chúc mừng chúng con nhân ngày sinh nhật Đức Maria, Mẹ Giáo Hội. Được Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và can đảm như Đức Maria, cuộc hành hương đức tin của chúng con đã làm cho Giáo Hội đầy sinh lực!”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc Ngài sắp sửa lên đường qua Pháp. Cuộc tông du từ ngày 12 tới ngày 15 tháng Chín này là để đánh dấu năm thứ 150 ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Đức Thánh Cha viết: “Cha xin chúng con cùng cha cầu nguyện cho giới trẻ Pháp. Ước mong tất cả chúng ta được tươi trẻ mãi trong hy vọng!”
Kỹ thuật mới nhất
Theo các nhà tổ chức trang mạng, kể từ ngày Xt3.com được phát động, hơn 35,000 bạn trẻ thuộc 170 quốc gia đã đăng ký. Robert Toone, giám đốc Xt3.com cho hay: “chúng tôi rất vui và rất vinh dự nhận được sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cho thấy Ngài sẵn sàng muốn sử dụng kỹ thuật mới nhất để thông đạt với giới trẻ”
Đức Bênêđíctô XVI cũng từng sử dụng các nhắn tin ngắn trên điện thoại di động để gửi thư hàng ngày cho giới trẻ hành hương trong suốt tuần lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney.
Giống các trang mạng kết giao xã hội khác, như Facebook và MySpace, Xt3 gồm các trang tiểu sử (profiles), danh sách bạn bè, trao đổi hình ảnh, thảo luận và các biến cố nhóm. Nó cũng trình bầy các dự án cũng như các ý cầu nguyện, và có cả một phần để hỏi các linh mục về bất cứ đề tài gì.
Các nhà tổ chức cũng cho hay trang mạng này được điều hợp suốt 24 tiếng đồng hồ một ngày để bảo đảm tính an toàn. (Theo tin Zenit)
3. Bà mẹ ba con lo cho 450 bạn trẻ tới gặp Đức Bênêđictô XVI
Trong sứ điệp nhắn với nhân dân Pháp trước ngày qua Paris và Lộ Đức, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã không quên đặc biệt nhắc đến giới trẻ của nước này, dù chuyến đi lần này là để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại hang Massabielle. Đức Thánh Cha cho hay Ngài tới Pháp trong tư cách “sứ giả hoà bình và huynh đệ”. Ngài cho hay Ngài qúy trọng nước này vì “truyền thống hiếu khách và khoan dung cũng như sự vững chắc trong đức tin Kitô giáo và nền văn hóa cao thượng đầy nhân bản và tâm linh”. Ngài hứa: dưới chân Đức Mẹ Lộ Đức, Ngài sẽ cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội, cách riêng cho người bệnh, người bị bỏ rơi và cho nền hoà bình thế giới. Ngài ước mong Đức Mẹ là Mẹ của mọi người, nhất là của giới trẻ, luôn chú tâm tới nhu cầu của con cái mình, là ánh sáng hy vọng soi đường và dẫn dắt cho ta”.
Chính sự quan tâm đối với giới trẻ ấy và những kết quả tích cực do cuộc gặp gỡ giữa lớp người đông đảo này với Đức Giáo Hoàng tại Sydney đem lại, mà các giới Công Giáo Pháp đang tận lực hết sức để đưa giới trẻ Pháp tới gặp Cha Chung nhân dịp này. Trong đó có Patricia Deledalle, 41 tuổi, thuộc giáo phận Rennes, Pháp. Bà được ủy ban mục vụ giáo phận Ille-et-Vilaine và hội hướng đạo Âu Châu tại giáo phận này uỷ nhiệm việc tổ chức chuyến đi cho 450 bạn trẻ tới Paris để tham dự thánh lễ tại quảng trường Les Invalides do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cử hành ngày 13 tháng Chín tới này.
Lý do đầu tiên khiến bà mẹ ba con này chịu đứng ra tổ chức chuyến đi là nhân dịp kỷ niệm một trăm năm phong trào hướng đạo, bà muốn kết hợp mọi người trẻ thuộc bất cứ phong trào nào, bất kể đó là JOC, MCC, hay MEJ…để “cùng nhau làm sống lại cảm nghiệm hiệp thông của một trăm năm hướng đạo và chia sẻ niềm vui có nhau. Mục đích của chuyến đi là để chứng tỏ cho người trẻ thấy họ có thể học nhận biết nhau và mỗi phong trào đều có nét phong phú riêng của nó”. Tuy nhiên một lý do khác không kém quan trọng là chính con người của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, người mà bà cho có đủ “sự rạng rỡ” và “hào quang” để lôi cuốn được giới trẻ, vì Đức Giáo Hoàng là hiện thân của “nhận thức sống nhân bản”, “một lối hiện hữu hơn là một lối hành động”. Điều đó đủ để Ngài nói truyện với giới trẻ.
Chính vì thế từ tháng Sáu tới nay, bà không tiếc một cố gắng nào để lo cho chuyến đi thành công, miễn sao “giới trẻ mạnh mẽ hơn trong nhân cách và các mối liên hệ của họ, giúp họ sống hoà hợp với xã hội hiện nay, một xã hội đôi lúc mất cả tính người”.
Chắc chắn Patricia Deledalle từng nghe nói tới tác động tốt đẹp của những biến cố như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney. (Theo tin La Croix)
1. Ngày Giới Trẻ Thế Giới và Cuộc điều tra giới trẻ Công Giáo
Linh mục tiến sĩ Michael Mason của Viện Đại Học Công Giáo Úc tại Canberra được Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 ủy nhiệm thực hiện một cuộc thăm dò trước, trong và sau những ngày đại hội để tìm hiểu tác động của Ngày này đối với giới trẻ Công Giáo Úc.
Ngày 24 tháng Tám vừa qua, tờ tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney có “bật mí” một số kết quả từ cuộc thăm dò quan trọng này.
Một cách tổng quát, cuộc thăm dò này cho thấy một hình ảnh khá tích cực về vai trò người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo Úc, trong đó, gần nửa số những người trả lời đã tham dự Thánh Lễ thường xuyên với một ý thức mạnh về bản sắc Công Giáo của mình.
Linh mục tiến sĩ Michael Mason cho hay: “Cho tới nay, phát hiện đáng ngạc nhiên nhất của cuộc thăm dò là sức sống khoẻ trong nền linh đạo của nhóm nhỏ tuổi hơn. Căn cứ vào cuộc nghiên cứu cũng như một số cuộc phỏng vấn trước đây, chúng tôi vẫn cứ tưởng là rất ít người trẻ, nhất là những em nhỏ tuổi hơn, chịu can dự vào sinh hoạt giáo xứ tại địa phương các em”.
Tuy nhiên, kết quả cuộc thăm dò cho thấy khác. Tiến sĩ Mason cho hay: “Gần nửa tổng số các em hiện nay đi nhà thờ thường xuyên, có đức tin vững mạnh và ý thức kiên định về bản sắc Công Giáo của mình”.
Cuộc thăm dò này có nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên diễn ra trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 dưới hình thức một cuộc thăm dò trên mạng và đích thân phỏng vấn một số người trẻ thuộc đủ mọi hoàn cảnh. Linh mục Mason cho hay tỷ lệ tham gia “cao một cách không ngờ”: có tới 12,275 người trẻ trả lời các câu hỏi trên mạng. Ngài giải thích: “Nhiều người trẻ hiện nay đâu có dùng điện thư hay kiểm soát điện thư thường xuyên đâu. Họ thích dùng điện thoại di động, SMS và các trang mạng có tính kết liên xã hội như MySpace nhiều hơn. (Ấy thế mà) chúng tôi lại nhận được câu trả lời của 78% những em chúng tôi liên lạc được, quả là một kết quả vượt bực, cao một cách không ngờ”.
Cuộc thăm dò này cho thấy điều được các khách hành hương mong muốn nhất ở Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ‘cảm nghiệm tâm linh’, và trong bối cảnh ấy, được thấy và nghe Đức Thánh Cha. Linh mục Mason cho hay: “Đối với đại đa số khách hành hương, cử hành đức tin trong Phép Thánh Thể và cầu nguyện, học hỏi đức tin, chia sẻ đức tin với các bạn trẻ khác là những cảm nghiệm được họ chờ mong, hơn hẳn các cơ hội có tính xã hội mà biến cố này dĩ nhiên có cung cấp. Các hy vọng họ mong nhận được từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng cùng một mạch tim như thế: trên hết, họ cho biết họ cần một liên hệ gần gũi hơn với Thiên Chúa và với Chúa Giêsu, họ muốn sống thực sự điều họ tin, và có được một ý thức mạnh mẽ hơn về bản sắc Công Giáo”.
Ngoài sự lôi cuốn bản thân đối với ý niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới ra, cuộc thăm dò này cũng yêu cầu khách hành hương cho biết các yếu tố nào khác khiến họ quyết định đi tham dự Ngày này. Mọi người đều cho hay có bạn cùng đi là yếu tố lớn; việc được người khác khích lệ cũng là yếu tố quan trọng, kể cả những người hành hương khác, cha mẹ hay thầy cô. Sau các yếu tố đó, ảnh hưởng mạnh nhất là nói truyện với những người từng tham dự các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây. Xem các DVD nói về Đại Hội cũng có tác động đáng kể. Tiến sĩ Mason cho hay: “Lẽ dĩ nhiên, có nhiều dị biệt cá nhân nơi người hành hương. Họ vốn xuất thân từ các môi trường khác nhau, có những hy vọng và kỳ vọng khác nhau đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tuy nhiên, bất kể các dị biệt cá nhân ấy, vẫn có hai nhóm hành hương lớn trong đó các thành viên có nhiều điểm chung với nhau. Nhóm thứ nhất, là nhóm lớn hơn, chiếm tới gần hai phần ba các người Công Giáo (nói tiếng Anh) thuộc các đối tượng trong hạn tuổi từ 15 tới 35 tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Các nhóm có số tuổi chồng chéo lên nhau, nhưng nhóm thứ nhất này ‘già’ hơn nhóm kia. Đa số thuộc lớp tuổi 20; bởi thế, họ đang học ở cấp cao đẳng, đang làm việc, hay đang đi kiếm việc làm; những người ở cuối tuổi 20 đã lập gia đình. Họ là những người đại diện cho thái độ đa số đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Họ phải hy sinh lấy một tuần nghỉ để đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nên họ không ‘lang bang’ như những người khác. Nền linh đạo của họ đã phát triển đầy đủ, và cách tiếp cận của họ đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới cũng thế: họ coi nó như một thời điểm thánh thiêng.
”Nhóm thứ hai, chỉ chừng một phần ba tổng số, thì trẻ hơn; phần lớn thuộc lớp tuổi 15-18, vẫn còn học trung học, những nguời còn lại thuộc lớp tuổi dưới 25. Vì Úc là quốc gia đứng ra tổ chức lần này, và biến cố này đối với người Úc dễ dàng lui tới hơn hẳn bất cứ ai khác, nên khá nhiều các em thuộc lớp tuổi đi học đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới; bởi thế, nhóm này bao gồm khá đông người Úc. Và vì việc tham dự vừa dễ dàng vừa ít tốn kém hơn, nhiều em được cha mẹ hay nhà trường hỗ trợ tài chánh, nên việc quyết định tham dự của họ không cần phải nhiều động lực cho bằng nhóm ‘già’ hơn và nhóm từ ngoại quốc tới”.
Chính vì thế, theo linh mục Mason, “trong khi nhóm có tuổi hơn thường tập chú nhiều vào các giá trị tâm linh, thì ngược lại, nhóm nhỏ tuổi hơn này bị lôi cuốn bởi đủ mọi khía cạnh…Rất có thể là dịp tôn giáo nhưng cũng là dịp của nhiều lôi cuốn khác, một dịp vui chơi chẳng hạn”.
2. Đức Giáo Hoàng gửi “meo” cho người sử dụng trang mạng Xt3
Lần đầu tiên trong lịch sử, hôm nay mồng 8 tháng 9, 50 ngày sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi “meo” cho một hệ thống kết giao liên mạng. Trang mạng này được lập ra nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, làm nhịp cầu liên lạc cho các bạn trẻ thế giới từng tham dự Ngày này trong tháng Bẩy vừa qua. Nó có tên là Xt3.com viết tắt bởi các chữ Christ (Xt) in the third (3) millennium (Chúa Kitô trong thiên niên kỷ thứ ba).
Trong “meo” hôm nay, ký dưới tên BXVI (Bênêđíctô XVI), gửi cho 35,000 thành viên của Xt3.com, Đức Thánh Cha viết: “Hôm nay, Cha chúc mừng chúng con nhân ngày sinh nhật Đức Maria, Mẹ Giáo Hội. Được Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và can đảm như Đức Maria, cuộc hành hương đức tin của chúng con đã làm cho Giáo Hội đầy sinh lực!”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc Ngài sắp sửa lên đường qua Pháp. Cuộc tông du từ ngày 12 tới ngày 15 tháng Chín này là để đánh dấu năm thứ 150 ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Đức Thánh Cha viết: “Cha xin chúng con cùng cha cầu nguyện cho giới trẻ Pháp. Ước mong tất cả chúng ta được tươi trẻ mãi trong hy vọng!”
Kỹ thuật mới nhất
Theo các nhà tổ chức trang mạng, kể từ ngày Xt3.com được phát động, hơn 35,000 bạn trẻ thuộc 170 quốc gia đã đăng ký. Robert Toone, giám đốc Xt3.com cho hay: “chúng tôi rất vui và rất vinh dự nhận được sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cho thấy Ngài sẵn sàng muốn sử dụng kỹ thuật mới nhất để thông đạt với giới trẻ”
Đức Bênêđíctô XVI cũng từng sử dụng các nhắn tin ngắn trên điện thoại di động để gửi thư hàng ngày cho giới trẻ hành hương trong suốt tuần lễ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney.
Giống các trang mạng kết giao xã hội khác, như Facebook và MySpace, Xt3 gồm các trang tiểu sử (profiles), danh sách bạn bè, trao đổi hình ảnh, thảo luận và các biến cố nhóm. Nó cũng trình bầy các dự án cũng như các ý cầu nguyện, và có cả một phần để hỏi các linh mục về bất cứ đề tài gì.
Các nhà tổ chức cũng cho hay trang mạng này được điều hợp suốt 24 tiếng đồng hồ một ngày để bảo đảm tính an toàn. (Theo tin Zenit)
3. Bà mẹ ba con lo cho 450 bạn trẻ tới gặp Đức Bênêđictô XVI
Trong sứ điệp nhắn với nhân dân Pháp trước ngày qua Paris và Lộ Đức, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã không quên đặc biệt nhắc đến giới trẻ của nước này, dù chuyến đi lần này là để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại hang Massabielle. Đức Thánh Cha cho hay Ngài tới Pháp trong tư cách “sứ giả hoà bình và huynh đệ”. Ngài cho hay Ngài qúy trọng nước này vì “truyền thống hiếu khách và khoan dung cũng như sự vững chắc trong đức tin Kitô giáo và nền văn hóa cao thượng đầy nhân bản và tâm linh”. Ngài hứa: dưới chân Đức Mẹ Lộ Đức, Ngài sẽ cầu nguyện cho toàn thể Giáo Hội, cách riêng cho người bệnh, người bị bỏ rơi và cho nền hoà bình thế giới. Ngài ước mong Đức Mẹ là Mẹ của mọi người, nhất là của giới trẻ, luôn chú tâm tới nhu cầu của con cái mình, là ánh sáng hy vọng soi đường và dẫn dắt cho ta”.
Chính sự quan tâm đối với giới trẻ ấy và những kết quả tích cực do cuộc gặp gỡ giữa lớp người đông đảo này với Đức Giáo Hoàng tại Sydney đem lại, mà các giới Công Giáo Pháp đang tận lực hết sức để đưa giới trẻ Pháp tới gặp Cha Chung nhân dịp này. Trong đó có Patricia Deledalle, 41 tuổi, thuộc giáo phận Rennes, Pháp. Bà được ủy ban mục vụ giáo phận Ille-et-Vilaine và hội hướng đạo Âu Châu tại giáo phận này uỷ nhiệm việc tổ chức chuyến đi cho 450 bạn trẻ tới Paris để tham dự thánh lễ tại quảng trường Les Invalides do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cử hành ngày 13 tháng Chín tới này.
Lý do đầu tiên khiến bà mẹ ba con này chịu đứng ra tổ chức chuyến đi là nhân dịp kỷ niệm một trăm năm phong trào hướng đạo, bà muốn kết hợp mọi người trẻ thuộc bất cứ phong trào nào, bất kể đó là JOC, MCC, hay MEJ…để “cùng nhau làm sống lại cảm nghiệm hiệp thông của một trăm năm hướng đạo và chia sẻ niềm vui có nhau. Mục đích của chuyến đi là để chứng tỏ cho người trẻ thấy họ có thể học nhận biết nhau và mỗi phong trào đều có nét phong phú riêng của nó”. Tuy nhiên một lý do khác không kém quan trọng là chính con người của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, người mà bà cho có đủ “sự rạng rỡ” và “hào quang” để lôi cuốn được giới trẻ, vì Đức Giáo Hoàng là hiện thân của “nhận thức sống nhân bản”, “một lối hiện hữu hơn là một lối hành động”. Điều đó đủ để Ngài nói truyện với giới trẻ.
Chính vì thế từ tháng Sáu tới nay, bà không tiếc một cố gắng nào để lo cho chuyến đi thành công, miễn sao “giới trẻ mạnh mẽ hơn trong nhân cách và các mối liên hệ của họ, giúp họ sống hoà hợp với xã hội hiện nay, một xã hội đôi lúc mất cả tính người”.
Chắc chắn Patricia Deledalle từng nghe nói tới tác động tốt đẹp của những biến cố như Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney. (Theo tin La Croix)
Lộ Đức: Một phép lạ vĩ đại đã xảy ra
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:16 12/09/2008
Lộ Đức: Một phép lạ vĩ đại đã xảy ra
Trong tờ báo «Hang Đá Lộ Đức» số ra ngày 27.11.1960 đã đăng tải một phép lạ vĩ đại thuộc lãnh vực tinh thần đã xảy ra tại một thành phố nước Pháp.
Số là cách đó mấy năm ở tại một nhà thương có một bé trai mới 12 tuổi bị một thứ bệnh nguy hiểm, người mọc đầy ung nhọt, lở láy đau đớn vô cùng, khiến em hầu như không cử động được nữa. Tuy thế, em luôn vui vẻ và cám ơn tất cả những sự giúp đỡ của mọi người đã dành cho em. Trong khi biết mình không còn hy vọng có thể sống được nữa, em vẫn không buồn bã thất vọng, em chỉ ước ao một điều duy nhất là được đến kính viếng hang đá Đức Mẹ Lộ Đức mà em đã được nghe nói đến từ lâu rồi.
Tuy nhiên, cha em là một đảng viên cộng sản quá khích khét tiếng và khiến cả mẹ em cũng phải theo ông luôn. Vì thế cha em đã hoàn toàn phản đối việc làm «mê tín» đó, ông cương quyết không cho phép em đi kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Nhưng rồi ông nhận thấy việc ông từ chối không cho đứa con trai bệnh hoạn của mình đi đến hang đá Lộ Đức đã gây nên bao buồn sầu và đau khổ cho cả gia đình, nên cuối cùng ông đã đành đồng ý, nhưng ông cấm ngặt mọi người khi trở về không được kể lại cho ông nghe những chuyện lăng nhăng lít nhít ở đó.
Dù không muốn, nhưng bà mẹ đã phải đi theo cậu bé, vì em luôn cần được săn sóc. Khi đến Lộ Đức hai mẹ con đến một dưỡng đường ghi tên và được một nữ y tá đón tiếp hết sức thân thiện. Vào ngày thứ ba, bà mẹ cậu bé nói với nữ y tá: «Đã 25 năm nay tôi chưa hề đi xưng tội. Cô có tin là con trai tôi sẽ lành bệnh, nếu tôi chịu các phép Bi tích?» Viên nữ y tá trả lời bà là không ai có thể quả quyết trước được như vậy. Chỉ một điều chắc chắn là Thiên Chúa sẽ bù đắp cho thiện ý của chúng ta một cách dồi dào những gì hữu ích cho chúng ta, nghĩa là Thiên Chúa không nhất thiết ban cho chúng ta những gì chúng ta thấy tốt và khẩn khoản nài xin Người, nhưng là những gì Người thấy tốt cho chúng ta.
Chính trong ngày hôm đó, bà mẹ đứa bé đã đi xưng tội và rước lễ sốt sắng, và bà đã cảm thấy vô cùng sung sướng hạnh phúc trong tâm hồn. Nhưng bà xin mọi người đừng nói cho con trai bà biết điều đó, vì bác sĩ đã cảnh cáo là chỉ một cảm xúc mạnh, kể cả cảm xúc vui mừng, cũng có thể làm cho đứa con bà chết ngay. Cô nữ y tá hứa sẽ giữ im lặng.
Nhưng trước khi từ giã Lộ Đức để trở về nhà, cô y tá đã hỏi cậu bé: «Em có hài lòng về chuyến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức không?» Cậu bé liền trả lời: «Con đã thưa với Đức Mẹ là con hài lòng và thích cho mẹ con được ơn ăn năn trở lại còn hơn là chính con được lành bệnh.» Và em đã khóc.
Bấy giờ cô y tá hỏi bác sĩ là cô có được phép an ủi cậu bé bằng cách nói cho cậu hay là mẹ cậu đã ăn năn trở lại, và viên bác sĩ đồng ý. Cô y tá liền hỏi cậu bé: «Em có thể giữ im lặng không được nói cho ai về một phép lạ vĩ đại, kể cả mẹ em?» Sau một vài giây ngập ngừng, cậu bé trả lời: «Vâng, con xin hứa.» Nghe thế, cô y tá liền nói với đứa bé: «Em xem, ở Lộ Đức, mẹ em đã đi xưng tội và rước lễ rồi đó!»
Và bỗng chốc cô y tá đã vô cùng luống cuống sợ hãi vì từ cậu bé chiếu toả ra một niềm vui sướng kỳ diệu, có thể nguy hiểm cho sức khoẽ cậu. Nhưng niềm vui sướng của cậu bé cũng khiến người ta phải liên tưởng tới Thiên Đàng. Sau đó, cậu bé đã nói: «Bây giờ con có thể an tâm chết được rồi!» Và em cố gắng khoanh đôi tay sưng phù lên ngực.
Và mặc dù tình trạng sức khoẽ của cậu bé mỗi ngày một xấu hơn, nhưng khuôn mặt thanh thản sung sướng của em không chút suy giảm. Em nằm trên giường trông giống như một vị Thiên thần vậy.
Sau đó, khi em đã trở về và vào nằm trong nhà thương thuộc tỉnh nhà, em đã nói với một nữ y tá là em muốn được chết ở trong gia đình giữa cha mẹ em. Vì thế, người ta liền đưa em về nhà, vì giờ cuối đời em đã đến gần, em sắp được Chúa đem về Thiên Đàng.
Gia đình em ở trong một khu phố «đỏ» ngoại ô, một nơi chỉ toàn những gia đình đảng viên cộng sản ở. Cô y tá từ Lộ Đức đã đến thăm em và để cầu nguyện cho em, vì cô rất có cảm tình với em. Em bé nằm trên giường với một mỉm cười siêu nhiên thánh thiện rạng rỡ trên khuôn mặt thơ ngây của em. Và sự bình thản đó cũng tỏa ra trên nét mặt của mẹ em. Bà nói với cô y tá: « Cô ạ, một phép lạ đã xảy ra trong tối qua. Khi thằng bé nhà tôi hầu như tắt thở, thì chồng tôi đứng dậy và nói với tôi: ‘Anh muốn nhìn con lần cuối’. Tiếp đến, sau khi do dự một lát, ông ta đã lấy hết can đảm và nói với tôi:’Sáng mai, em hãy đưa anh đi gặp một vị Linh Mục’…»
Ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng Đức Mẹ còn có thể làm được một phép lạ khác vĩ đại hơn phép lạ Mẹ đã làm cho gia đình đứa bé trai bệnh tật này là đã cải hóa cha mẹ em, những người cộng sản vô thần quá khích biết ăn năn trở về cùng Thiên Chúa và Giáo Hội Người?
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức: 1858-2008)
___________________
Sách tham khảo:
J.M. trong “Rosenkranz”. Die schönsten Mariengeschichten, hrssg. Karl Harrer, Miriam Verlag, 6. Aufl. 1977.
Trong tờ báo «Hang Đá Lộ Đức» số ra ngày 27.11.1960 đã đăng tải một phép lạ vĩ đại thuộc lãnh vực tinh thần đã xảy ra tại một thành phố nước Pháp.
Số là cách đó mấy năm ở tại một nhà thương có một bé trai mới 12 tuổi bị một thứ bệnh nguy hiểm, người mọc đầy ung nhọt, lở láy đau đớn vô cùng, khiến em hầu như không cử động được nữa. Tuy thế, em luôn vui vẻ và cám ơn tất cả những sự giúp đỡ của mọi người đã dành cho em. Trong khi biết mình không còn hy vọng có thể sống được nữa, em vẫn không buồn bã thất vọng, em chỉ ước ao một điều duy nhất là được đến kính viếng hang đá Đức Mẹ Lộ Đức mà em đã được nghe nói đến từ lâu rồi.
Tuy nhiên, cha em là một đảng viên cộng sản quá khích khét tiếng và khiến cả mẹ em cũng phải theo ông luôn. Vì thế cha em đã hoàn toàn phản đối việc làm «mê tín» đó, ông cương quyết không cho phép em đi kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Nhưng rồi ông nhận thấy việc ông từ chối không cho đứa con trai bệnh hoạn của mình đi đến hang đá Lộ Đức đã gây nên bao buồn sầu và đau khổ cho cả gia đình, nên cuối cùng ông đã đành đồng ý, nhưng ông cấm ngặt mọi người khi trở về không được kể lại cho ông nghe những chuyện lăng nhăng lít nhít ở đó.
Đức Mẹ Lộ Đức luôn lắng nghe mọi lời nguyện cầu thành khẩn của con cái Mẹ |
Chính trong ngày hôm đó, bà mẹ đứa bé đã đi xưng tội và rước lễ sốt sắng, và bà đã cảm thấy vô cùng sung sướng hạnh phúc trong tâm hồn. Nhưng bà xin mọi người đừng nói cho con trai bà biết điều đó, vì bác sĩ đã cảnh cáo là chỉ một cảm xúc mạnh, kể cả cảm xúc vui mừng, cũng có thể làm cho đứa con bà chết ngay. Cô nữ y tá hứa sẽ giữ im lặng.
Nhưng trước khi từ giã Lộ Đức để trở về nhà, cô y tá đã hỏi cậu bé: «Em có hài lòng về chuyến kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức không?» Cậu bé liền trả lời: «Con đã thưa với Đức Mẹ là con hài lòng và thích cho mẹ con được ơn ăn năn trở lại còn hơn là chính con được lành bệnh.» Và em đã khóc.
Bấy giờ cô y tá hỏi bác sĩ là cô có được phép an ủi cậu bé bằng cách nói cho cậu hay là mẹ cậu đã ăn năn trở lại, và viên bác sĩ đồng ý. Cô y tá liền hỏi cậu bé: «Em có thể giữ im lặng không được nói cho ai về một phép lạ vĩ đại, kể cả mẹ em?» Sau một vài giây ngập ngừng, cậu bé trả lời: «Vâng, con xin hứa.» Nghe thế, cô y tá liền nói với đứa bé: «Em xem, ở Lộ Đức, mẹ em đã đi xưng tội và rước lễ rồi đó!»
Và bỗng chốc cô y tá đã vô cùng luống cuống sợ hãi vì từ cậu bé chiếu toả ra một niềm vui sướng kỳ diệu, có thể nguy hiểm cho sức khoẽ cậu. Nhưng niềm vui sướng của cậu bé cũng khiến người ta phải liên tưởng tới Thiên Đàng. Sau đó, cậu bé đã nói: «Bây giờ con có thể an tâm chết được rồi!» Và em cố gắng khoanh đôi tay sưng phù lên ngực.
Và mặc dù tình trạng sức khoẽ của cậu bé mỗi ngày một xấu hơn, nhưng khuôn mặt thanh thản sung sướng của em không chút suy giảm. Em nằm trên giường trông giống như một vị Thiên thần vậy.
Sau đó, khi em đã trở về và vào nằm trong nhà thương thuộc tỉnh nhà, em đã nói với một nữ y tá là em muốn được chết ở trong gia đình giữa cha mẹ em. Vì thế, người ta liền đưa em về nhà, vì giờ cuối đời em đã đến gần, em sắp được Chúa đem về Thiên Đàng.
Gia đình em ở trong một khu phố «đỏ» ngoại ô, một nơi chỉ toàn những gia đình đảng viên cộng sản ở. Cô y tá từ Lộ Đức đã đến thăm em và để cầu nguyện cho em, vì cô rất có cảm tình với em. Em bé nằm trên giường với một mỉm cười siêu nhiên thánh thiện rạng rỡ trên khuôn mặt thơ ngây của em. Và sự bình thản đó cũng tỏa ra trên nét mặt của mẹ em. Bà nói với cô y tá: « Cô ạ, một phép lạ đã xảy ra trong tối qua. Khi thằng bé nhà tôi hầu như tắt thở, thì chồng tôi đứng dậy và nói với tôi: ‘Anh muốn nhìn con lần cuối’. Tiếp đến, sau khi do dự một lát, ông ta đã lấy hết can đảm và nói với tôi:’Sáng mai, em hãy đưa anh đi gặp một vị Linh Mục’…»
Ở đây người ta có thể tự hỏi: Phải chăng Đức Mẹ còn có thể làm được một phép lạ khác vĩ đại hơn phép lạ Mẹ đã làm cho gia đình đứa bé trai bệnh tật này là đã cải hóa cha mẹ em, những người cộng sản vô thần quá khích biết ăn năn trở về cùng Thiên Chúa và Giáo Hội Người?
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức: 1858-2008)
___________________
Sách tham khảo:
J.M. trong “Rosenkranz”. Die schönsten Mariengeschichten, hrssg. Karl Harrer, Miriam Verlag, 6. Aufl. 1977.
Đức giáo hoàng tha thiết muốn tiếp xúc với giới văn hóa Pháp
Phụng Nghi
09:34 12/09/2008
Vatican (Zenit.org) – Người phát ngôn Tòa thánh Vatican cho biết Đức giáo hoàng Bênêđictô đang mong đợi cuộc gặp gỡ những người trong giới trí thức Pháp vào tuần lễ này.
Lm Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, hôm thứ ba vừa qua tuyên bố với các ký giả rằng Đức giáo hoàng đang chuẩn bị kỹ lưỡng bài diễn từ đọc vào buổi chiều ngày thứ Sáu này trước các nhân vật trong thế giới tư tưởng, khoa học và nghệ thuật, cũng như các đại diện của Liên hiệp Châu Âu và của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc). Cuộc gặp gỡ sẽ được tổ chức tại College of the Bernadines, mới được trùng tu tại Paris.
Đức thánh cha sẽ đến Paris và Lộ đức từ ngày thứ Sáu đến thứ Hai. Vào ngày thứ Bẩy ngài sẽ viếng đền thánh Đức Mẹ để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous.
Cha Lombardi nói rằng bài diễn từ của Đức thánh cha đọc trước giới văn hóa “được mọi người mong đợi. Đó là một văn bản đã được Đức giáo hoàng thiết tha chuẩn bị.”
Cha nói rằng nguyên văn bài diễn từ được viết bằng tiếng Đức và sau đó được dịch ra Pháp văn. Đức giáo hoàng Bênêđictô đã dành phần lớn huấn quyền của ngài để đề cập đến mối liên hệ giữa đức tin và lý trí.
Người phát ngôn Tòa thánh cho biết rằng nơi gặp gỡ cũng rất có tính cách tượng trưng, vì “lịch sử lớn lao của nó.”
Đó là một quần thể kiến trúc được xây dựng vào năm 1245 do một tu sĩ dòng Xitô theo lời yêu cầu của Đức giáo hoàng Innocent IV. Vị giáo hoàng này quan niệm rằng việc canh tân Giáo hội phải được thực hiện bằng sự học hỏi.
Cha Lombardi giải thích là cố Hồng y Jean-Marie Lustiger tổng giám mục Paris “đã thành đạt việc dành lại cho Giáo hội được sử dụng trung tâm này làm chỗ gặp gỡ giữa Giáo hội và giới văn hóa.”
Tổng giáo phận đã mất 7 năm mới tái tạo được trung tâm này và công việc trùng tu chỉ mới hoàn tất cách nay mấy tuần. Lễ khánh thành chính thức sẽ thực hiện vào dịp Đức giáo hoàng thăm viếng nước Pháp.
Trong thời gian ở tại Paris, Đức thánh cha sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị, các đại diện của những cộng đồng Do thái giáo và Hồi giáo, cũng như đại diện các chi phái Kitô giáo khác.
Lm Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, hôm thứ ba vừa qua tuyên bố với các ký giả rằng Đức giáo hoàng đang chuẩn bị kỹ lưỡng bài diễn từ đọc vào buổi chiều ngày thứ Sáu này trước các nhân vật trong thế giới tư tưởng, khoa học và nghệ thuật, cũng như các đại diện của Liên hiệp Châu Âu và của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc). Cuộc gặp gỡ sẽ được tổ chức tại College of the Bernadines, mới được trùng tu tại Paris.
Đức thánh cha sẽ đến Paris và Lộ đức từ ngày thứ Sáu đến thứ Hai. Vào ngày thứ Bẩy ngài sẽ viếng đền thánh Đức Mẹ để kỷ niệm 150 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous.
Cha Lombardi nói rằng bài diễn từ của Đức thánh cha đọc trước giới văn hóa “được mọi người mong đợi. Đó là một văn bản đã được Đức giáo hoàng thiết tha chuẩn bị.”
Cha nói rằng nguyên văn bài diễn từ được viết bằng tiếng Đức và sau đó được dịch ra Pháp văn. Đức giáo hoàng Bênêđictô đã dành phần lớn huấn quyền của ngài để đề cập đến mối liên hệ giữa đức tin và lý trí.
Người phát ngôn Tòa thánh cho biết rằng nơi gặp gỡ cũng rất có tính cách tượng trưng, vì “lịch sử lớn lao của nó.”
Đó là một quần thể kiến trúc được xây dựng vào năm 1245 do một tu sĩ dòng Xitô theo lời yêu cầu của Đức giáo hoàng Innocent IV. Vị giáo hoàng này quan niệm rằng việc canh tân Giáo hội phải được thực hiện bằng sự học hỏi.
Cha Lombardi giải thích là cố Hồng y Jean-Marie Lustiger tổng giám mục Paris “đã thành đạt việc dành lại cho Giáo hội được sử dụng trung tâm này làm chỗ gặp gỡ giữa Giáo hội và giới văn hóa.”
Tổng giáo phận đã mất 7 năm mới tái tạo được trung tâm này và công việc trùng tu chỉ mới hoàn tất cách nay mấy tuần. Lễ khánh thành chính thức sẽ thực hiện vào dịp Đức giáo hoàng thăm viếng nước Pháp.
Trong thời gian ở tại Paris, Đức thánh cha sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị, các đại diện của những cộng đồng Do thái giáo và Hồi giáo, cũng như đại diện các chi phái Kitô giáo khác.
Các Giám Mục Hoa Kỳ kêu mời cầu nguyện trước bầu cử
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:32 12/09/2008
Kansas (Agenzia Fides) – Khi ngày bầu cử ở Hoa Kỳ đã cận kề, 4 vị Giám Mục của bang Kansas đã đưa ra một văn bản hướng dẫn mục vụ dành cho tín hữu với tựa đề: “Các Nguyên Tắc Luân Lý Dành Cho Các Cử Tri Công Giáo”. Mặc dù Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ bất kỳ ứng viên nào nhưng các Giám Mục cho hay: “đó là trách nhiệm giúp người Công Giáo đào luyện lương tâm của mình một cách đúng đắn, nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện quyền công dân mang tầm mức quan trọng này”. “Các Nguyên Tắc Luân Lý Dành Cho Các Cử Tri Công Giáo” không bảo người Công Giáo bỏ phiếu thế nào, nhưng “giúp họ bỏ phiếu theo cách có hiểu biết, phù hợp với Giáo huấn luân lý Kitô giáo”.
Các giám mục nhắc lại 5 điểm “không khoan nhượng” và vì thế người Công Giáo không bỏ phiếu ủng hộ: “Lương tâm Kitô hữu được đào luyện kỹ càng không thể cho phép bất kỳ ai bỏ phiếu ủng hộ cho việc đặt ra chương trình chính trị hoặc việc phê chuẩn dự luật chứa đựng những đề nghị trái nghịch với những nội dung cơ bản của đức tin và những nguyên tắc luân lý”. Năm điểm không khoan nhượng là: phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào gốc, sinh sản vô tính người và kết hợp đồng tính.
Thêm vào đó, các giám mục Hoa Kỳ cũng yêu cầu người Công Giáo tham gia cửu nhật cầu nguyện đặc biệt trước cuộc bầu cử, cầu cho sự sống, công lý và hoà bình. Cuộc cầu nguyện mang tựa đề “Cửu nhật cầu cho Công Dân Chân Chính (Novena for Faithful Citizenship)” và có thể tìm thấy lời cầu trên Website của Hội đồng Giám Mục Hoà Kỳ cho đến ngày bầu cử 04/11 (http://www.faithfulcitizenship.org/resources/podcasts).
Joan Rosenhauer, Trợ lý Giám Đốc Văn phòng Công lý, Hoà bình và Phát triển Con người của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay cửu nhật cầu nguyện đặc biệt là một phần “cuộc vận động của các giám mục nhẳm giúp người Công Giáo phát triển lương tâm được đào luyện kỹ càng cho việc nhận xét các vấn đề chính trị và xã hội”. Helen Osman, Thư ký truyền thông của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bày tỏ niềm hy vọng rằng Cửu nhật cầu nguyện có thể giúp “Người Công Giáo tham gia vào suy tư cầu nguyện để họ chuẩn bị bỏ phiếu”. Cô nói thêm rằng Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ muốn truyền sức mạnh cho người Công Giáo khi chúng có ảnh hưởng đến các vấn đề tiền bầu cử và để “việc cung cấp một nguồn mạch cầu nguyện trên web có thể giúp chúng ta chú trọng đến các giá trị chung và được nhận diện là người Công Giáo”
Các giám mục nhắc lại 5 điểm “không khoan nhượng” và vì thế người Công Giáo không bỏ phiếu ủng hộ: “Lương tâm Kitô hữu được đào luyện kỹ càng không thể cho phép bất kỳ ai bỏ phiếu ủng hộ cho việc đặt ra chương trình chính trị hoặc việc phê chuẩn dự luật chứa đựng những đề nghị trái nghịch với những nội dung cơ bản của đức tin và những nguyên tắc luân lý”. Năm điểm không khoan nhượng là: phá thai, an tử, nghiên cứu tế bào gốc, sinh sản vô tính người và kết hợp đồng tính.
Thêm vào đó, các giám mục Hoa Kỳ cũng yêu cầu người Công Giáo tham gia cửu nhật cầu nguyện đặc biệt trước cuộc bầu cử, cầu cho sự sống, công lý và hoà bình. Cuộc cầu nguyện mang tựa đề “Cửu nhật cầu cho Công Dân Chân Chính (Novena for Faithful Citizenship)” và có thể tìm thấy lời cầu trên Website của Hội đồng Giám Mục Hoà Kỳ cho đến ngày bầu cử 04/11 (http://www.faithfulcitizenship.org/resources/podcasts).
Joan Rosenhauer, Trợ lý Giám Đốc Văn phòng Công lý, Hoà bình và Phát triển Con người của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay cửu nhật cầu nguyện đặc biệt là một phần “cuộc vận động của các giám mục nhẳm giúp người Công Giáo phát triển lương tâm được đào luyện kỹ càng cho việc nhận xét các vấn đề chính trị và xã hội”. Helen Osman, Thư ký truyền thông của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bày tỏ niềm hy vọng rằng Cửu nhật cầu nguyện có thể giúp “Người Công Giáo tham gia vào suy tư cầu nguyện để họ chuẩn bị bỏ phiếu”. Cô nói thêm rằng Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ muốn truyền sức mạnh cho người Công Giáo khi chúng có ảnh hưởng đến các vấn đề tiền bầu cử và để “việc cung cấp một nguồn mạch cầu nguyện trên web có thể giúp chúng ta chú trọng đến các giá trị chung và được nhận diện là người Công Giáo”
Giáo Hội Công Giáo Úc góp phần vào việc xây dựng luật liên quan đến các tổ chức từ thiện
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:33 12/09/2008
Sydney (Agenzia Fides) – Giáo Hội Công Giáo Úc đã góp phần của mình vào cuộc thảo luận đang diễn ra ở đất nước này về điều chỉnh luật pháp đối với các hiệp hội từ thiện và các tổ chức phi chính phủ. Hiện giờ, vấn đề được sự giám sát của một Ủy ban đặc biệt của Thượng Viện Úc.
Hội đồng Giám Mục Úc đã gởi tuyên bố của mình trình bày nhiều hoạt động đang diễn ra trong thế giới Công Giáo liên quan đến những lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Văn bản trình bày sơ lượt một số việc cần phải thay đổi và đưa ra một số đề nghị.
Đóng góp của các giám mục được đưa ra dựa trên một nghiên cứu nội bộ thực hiện trong tất cả các tổ chức của Giáo Hội xét trên bình diện xã hội, đòi hỏi ủng hộ tài chính, nhất là do những dịch vụ đang thực hiện vươn tới những nơi mà nhà nước đang thiếu và mang lại lợi ích cho toàn thể quốc gia.
Giáo Hội Úc đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục và y tế, phát triển và công bằng xã hội. Các thiện nguyện viên Công Giáo nhận xét có sự gia tăng nghèo khổ ở nhiều vùng nông thôn Úc, họ cho rằng sự loại bỏ của xã hội đã làm gia tăng các hoạt động tội phạm.
Nghèo khổ và bị loại bỏ ở Úc thường được đề cập đến những người thổ dân thiểu số. Ở một số khu vực, 45% thổ dân thất nghiệp. Một gia đình bản xứ có hơn 20 cơ hội không có chỗ sinh sống, hơn cả một gia đình không phải là người bản xứ. Vì thế các tổ chức Công Giáo yêu cầu có những can thiệp một cách trung thực và rõ ràng vào các lĩnh vực chính như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, gia đình và môi trường.
Hội đồng Giám Mục Úc đã gởi tuyên bố của mình trình bày nhiều hoạt động đang diễn ra trong thế giới Công Giáo liên quan đến những lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Văn bản trình bày sơ lượt một số việc cần phải thay đổi và đưa ra một số đề nghị.
Đóng góp của các giám mục được đưa ra dựa trên một nghiên cứu nội bộ thực hiện trong tất cả các tổ chức của Giáo Hội xét trên bình diện xã hội, đòi hỏi ủng hộ tài chính, nhất là do những dịch vụ đang thực hiện vươn tới những nơi mà nhà nước đang thiếu và mang lại lợi ích cho toàn thể quốc gia.
Giáo Hội Úc đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục và y tế, phát triển và công bằng xã hội. Các thiện nguyện viên Công Giáo nhận xét có sự gia tăng nghèo khổ ở nhiều vùng nông thôn Úc, họ cho rằng sự loại bỏ của xã hội đã làm gia tăng các hoạt động tội phạm.
Nghèo khổ và bị loại bỏ ở Úc thường được đề cập đến những người thổ dân thiểu số. Ở một số khu vực, 45% thổ dân thất nghiệp. Một gia đình bản xứ có hơn 20 cơ hội không có chỗ sinh sống, hơn cả một gia đình không phải là người bản xứ. Vì thế các tổ chức Công Giáo yêu cầu có những can thiệp một cách trung thực và rõ ràng vào các lĩnh vực chính như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, gia đình và môi trường.
Đức Giáo Hoàng đến Paris
Phụng Nghi
16:04 12/09/2008
Vatican (VIS) - Lúc 9g20 sáng nay, Đức giáo hoàng rời phi trường Fiumicino ở Rome. Sau hai giờ bay, phi cơ của ngài hạ cánh tại phi trường Orly ở Paris, từ đây ngài bắt đầu chuyến tông du lần thứ 10 ra khỏi nước Ý, và là lần đầu tiên đến Pháp.
Vừa xuống khỏi máy bay, Đức thánh cha đã được tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chào đón. Sau khi nhận lời chào mừng của đức hồng y Andre Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, và của các viên chức dân sự cũng như tôn giáo, ngài lên xe di chuyển về tòa sứ thần Tòa thánh. Ít phút sau đó ngài đến điện Elysée để thăm viếng xã giao tổng thống Pháp vào lúc 12g30.
Sau cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Sarkozy, Đức giáo hoàng gặp các viên chức nhà nước. Tiếp theo diễn từ của tổng thống Pháp, Đức giáo hoàng đọc bài diễn văn đầu tiên trong chuyến công du này.
Mở đầu ngài nhắc lại lý do chính cuộc thăm viếng là để đánh dấu ngày kỷ niệm 150 năm Đức Trinh nữ Maria hiện ra tại Lộ đức.
Trưng dẫn lời nhận xét của Tổng thống Sarkozy trong khi ông thăm viếng Rome hồi tháng 12 năm 2007, nói rằng “nguồn cội của nước Pháp – cũng như những nước ở châu Âu - là Kitô giáo, Đức thánh cha phát biểu: “Chính lịch sử đã trưng ra bằng chứng như thế: ngay từ thuở ban đầu, quý quốc đã tiếp nhận sứ điệp của Tin Mừng.” Trong bối cảnh đó, ngài đề cập đến sự thành lập biết bao nhiêu cộng đoàn tôn giáo để giúp đỡ người thiếu thốn, và hàng “ngàn nhà nguyện, giáo đường, tu viện cũng như nhà thờ chính tòa” làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho vùng đất này.
“Giáo hội ở Pháp đang được hưởng phúc lợi từ “một chế độ tự do”. Những mối nghi ngờ trong quá khứ đã dần dần biến cải thành một cuộc đối thoại an hòa và tích cực, và còn tiếp tục lớn mạnh hơn nữa. Một lợi khí đối thoại mới, thành hình từ năm 2002, và tôi rất tin tưởng vào thành quả của nó, nếu có được thiện chí hỗ tương.”
“Vào lúc này đây, trong lịch sử, khi các nền văn hoá tiếp tục con đường gặp gỡ thường xuyên hơn, tôi tin chắc rằng nay cần phải có một suy tư mới về ý nghĩa đích thực và tầm quan trọng của “sự tách biệt đạo đời”. Quả thực, điều cốt yếu là, một mặt, nhấn mạnh vào việc phân biệt giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo, ngõ hầu duy trì cả quyền tự do tôn giáo của các công dân lẫn trách nhiệm của Nhà nước đối với họ, và, mặt khác, trở nên ý thức hơn về vai trò không thể thay thế của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và những cống hiến mà, ngoài những điều khác ra, tôn giáo còn có thể mang đến việc tạo ra một sự đồng thuận căn bản về luân lý trong phạm vi xã hội.
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Quan ngại lớn lao nhất của tôi là đối với giới trẻ.” Nhiều người trong bọn họ “đang đau khổ vì mất đi mối dây liên hệ với cuộc sống gia đình”, còn một số khác lại bị đẩy ra ngoài lề, thường để tự lập lấy thân; họ là những người dễ bị thương tổn và tự mình phải đi đến những giới hạn bằng một thực tế thường quá mức chịu đựng.”
Do đó “cần phải cho họ một môi trường giáo dục lành mạnh và khuyến khích họ tôn trọng cũng như giúp đỡ người khác nếu họ muốn phát triển một cách an hòa thành lớp tuổi có trách nhiệm. Giáo hội có thể cung ứng phần đóng góp chuyên biệt của mình trong lãnh vực này. Tôi cũng còn quan ngại về tình hình xã hội nơi thế giới phương Tây, đáng buồn khi thấy khoảng cách càng ngày càng lén lút mở rộng ra giữa kẻ giầu và người nghèo. Tôi chắc chắn rằng có thể tìm được các giải pháp chính đáng, ngoài việc trợ giúp cần ngay lập tức và giải quyết đúng vào phần trọng tâm của vấn đề, hầu để bảo vệ kẻ yếu và đề cao phẩm giá của họ.”
Đức giáo hoàng cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về “tình trạng hành tinh của chúng ta”, nhấn mạnh đến phương cách “chúng ta phải học hỏi để tôn trọng và bảo vệ nó nhiều hơn. Đối với tôi dường như đã đến lúc cần đưa ra nhiều đề nghị xây dựng hơn nữa để bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai.”
“Quý quốc hiện đang là chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Đó là cơ hội để cho nước Pháp làm nhân chứng – đúng theo truyền thống cao cả của mình – cho các quyền con người và đề cao những quyền đó hầu mang lại phúc lợi cho cá nhân và xã hội. Khi dân chúng châu Âu thấy được và tự mình cảm nghiệm được rằng những quyền bất khả nhượng của một con người từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên – những quyền được tự do học tập, được sống trong gia đình, được làm việc, và dĩ nhiên những quyền liên quan đến tôn giáo nữa – khi người dân châu Âu thấy rằng những quyền đó, tạo nên một sự hợp nhất không thể chia cách – được đề cao và tôn trọng, thì họ sẽ hoàn toàn hiểu được tầm lớn lao của tổ chức Liên hiệp Âu châu này, và sẽ trở thành những người tích cực xây dựng tổ chức đó.”
Đức giáo hoàng nói tiếp: Đối diện với “nguy cơ hồi sinh của những nghi ngờ, những căng thẳng cũ và những xung đột giữa các quốc gia mà ngày nay chúng ta đang phải bối rối chứng kiến, nước Pháp – trong lịch sử, đã nhậy bén trong việc hòa giải giữa các dân tộc – được kêu gọi giúp đỡ châu Âu xây dựng hòa bình trong phạm vi biên giới cũng như khắp cả thế giới. Về vấn đề này, điều quan yếu là phải triển dương sự hợp nhất, không thể và không có tham vọng biến thành đồng nhất, nhưng là có thể bảo đảm sự tôn trọng những khác biệt giữa các quốc gia, các truyền thống văn hóa khác nhau, những truyền thống này làm phong phú cho Âu châu như một dàn nhạc giao hưởng, đồng thời nhớ rằng chính căn tính quốc gia cũng chỉ được hoàn thiện trong sự cởi mở đối với các dân tộc khác và qua tình đồng cảm với họ. Tôi xin bày tỏ niềm tin tưởng rằng quý quốc sẽ góp phần vào sự phát triển không ngừng của thời đại này, tiến tới an lạc, hài hòa và hòa bình.”
Nghi lễ kết thúc và Đức giáo hoàng trở lại tòa sứ thần Tòa thánh để dùng bữa ăn trưa.
Vào lúc 5g chiều nay, Đức thánh cha sẽ tham dự một cuộc họp ngắn tại tòa sứ thần Tòa thánh với các thành viên cộng đồng Do thái giáo tại địa phương trước khi đi đến College des Bernardins để gặp gỡ các đại diện giới văn hóa. Cơ sở này vừa được mở cửa cho dân chúng sau một thời gian trùng tu.
Vừa xuống khỏi máy bay, Đức thánh cha đã được tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chào đón. Sau khi nhận lời chào mừng của đức hồng y Andre Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, và của các viên chức dân sự cũng như tôn giáo, ngài lên xe di chuyển về tòa sứ thần Tòa thánh. Ít phút sau đó ngài đến điện Elysée để thăm viếng xã giao tổng thống Pháp vào lúc 12g30.
Sau cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Sarkozy, Đức giáo hoàng gặp các viên chức nhà nước. Tiếp theo diễn từ của tổng thống Pháp, Đức giáo hoàng đọc bài diễn văn đầu tiên trong chuyến công du này.
Mở đầu ngài nhắc lại lý do chính cuộc thăm viếng là để đánh dấu ngày kỷ niệm 150 năm Đức Trinh nữ Maria hiện ra tại Lộ đức.
Trưng dẫn lời nhận xét của Tổng thống Sarkozy trong khi ông thăm viếng Rome hồi tháng 12 năm 2007, nói rằng “nguồn cội của nước Pháp – cũng như những nước ở châu Âu - là Kitô giáo, Đức thánh cha phát biểu: “Chính lịch sử đã trưng ra bằng chứng như thế: ngay từ thuở ban đầu, quý quốc đã tiếp nhận sứ điệp của Tin Mừng.” Trong bối cảnh đó, ngài đề cập đến sự thành lập biết bao nhiêu cộng đoàn tôn giáo để giúp đỡ người thiếu thốn, và hàng “ngàn nhà nguyện, giáo đường, tu viện cũng như nhà thờ chính tòa” làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho vùng đất này.
“Giáo hội ở Pháp đang được hưởng phúc lợi từ “một chế độ tự do”. Những mối nghi ngờ trong quá khứ đã dần dần biến cải thành một cuộc đối thoại an hòa và tích cực, và còn tiếp tục lớn mạnh hơn nữa. Một lợi khí đối thoại mới, thành hình từ năm 2002, và tôi rất tin tưởng vào thành quả của nó, nếu có được thiện chí hỗ tương.”
“Vào lúc này đây, trong lịch sử, khi các nền văn hoá tiếp tục con đường gặp gỡ thường xuyên hơn, tôi tin chắc rằng nay cần phải có một suy tư mới về ý nghĩa đích thực và tầm quan trọng của “sự tách biệt đạo đời”. Quả thực, điều cốt yếu là, một mặt, nhấn mạnh vào việc phân biệt giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo, ngõ hầu duy trì cả quyền tự do tôn giáo của các công dân lẫn trách nhiệm của Nhà nước đối với họ, và, mặt khác, trở nên ý thức hơn về vai trò không thể thay thế của tôn giáo trong việc đào tạo lương tâm và những cống hiến mà, ngoài những điều khác ra, tôn giáo còn có thể mang đến việc tạo ra một sự đồng thuận căn bản về luân lý trong phạm vi xã hội.
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Quan ngại lớn lao nhất của tôi là đối với giới trẻ.” Nhiều người trong bọn họ “đang đau khổ vì mất đi mối dây liên hệ với cuộc sống gia đình”, còn một số khác lại bị đẩy ra ngoài lề, thường để tự lập lấy thân; họ là những người dễ bị thương tổn và tự mình phải đi đến những giới hạn bằng một thực tế thường quá mức chịu đựng.”
Do đó “cần phải cho họ một môi trường giáo dục lành mạnh và khuyến khích họ tôn trọng cũng như giúp đỡ người khác nếu họ muốn phát triển một cách an hòa thành lớp tuổi có trách nhiệm. Giáo hội có thể cung ứng phần đóng góp chuyên biệt của mình trong lãnh vực này. Tôi cũng còn quan ngại về tình hình xã hội nơi thế giới phương Tây, đáng buồn khi thấy khoảng cách càng ngày càng lén lút mở rộng ra giữa kẻ giầu và người nghèo. Tôi chắc chắn rằng có thể tìm được các giải pháp chính đáng, ngoài việc trợ giúp cần ngay lập tức và giải quyết đúng vào phần trọng tâm của vấn đề, hầu để bảo vệ kẻ yếu và đề cao phẩm giá của họ.”
Đức giáo hoàng cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về “tình trạng hành tinh của chúng ta”, nhấn mạnh đến phương cách “chúng ta phải học hỏi để tôn trọng và bảo vệ nó nhiều hơn. Đối với tôi dường như đã đến lúc cần đưa ra nhiều đề nghị xây dựng hơn nữa để bảo đảm phúc lợi cho các thế hệ tương lai.”
“Quý quốc hiện đang là chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Đó là cơ hội để cho nước Pháp làm nhân chứng – đúng theo truyền thống cao cả của mình – cho các quyền con người và đề cao những quyền đó hầu mang lại phúc lợi cho cá nhân và xã hội. Khi dân chúng châu Âu thấy được và tự mình cảm nghiệm được rằng những quyền bất khả nhượng của một con người từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên – những quyền được tự do học tập, được sống trong gia đình, được làm việc, và dĩ nhiên những quyền liên quan đến tôn giáo nữa – khi người dân châu Âu thấy rằng những quyền đó, tạo nên một sự hợp nhất không thể chia cách – được đề cao và tôn trọng, thì họ sẽ hoàn toàn hiểu được tầm lớn lao của tổ chức Liên hiệp Âu châu này, và sẽ trở thành những người tích cực xây dựng tổ chức đó.”
Đức giáo hoàng nói tiếp: Đối diện với “nguy cơ hồi sinh của những nghi ngờ, những căng thẳng cũ và những xung đột giữa các quốc gia mà ngày nay chúng ta đang phải bối rối chứng kiến, nước Pháp – trong lịch sử, đã nhậy bén trong việc hòa giải giữa các dân tộc – được kêu gọi giúp đỡ châu Âu xây dựng hòa bình trong phạm vi biên giới cũng như khắp cả thế giới. Về vấn đề này, điều quan yếu là phải triển dương sự hợp nhất, không thể và không có tham vọng biến thành đồng nhất, nhưng là có thể bảo đảm sự tôn trọng những khác biệt giữa các quốc gia, các truyền thống văn hóa khác nhau, những truyền thống này làm phong phú cho Âu châu như một dàn nhạc giao hưởng, đồng thời nhớ rằng chính căn tính quốc gia cũng chỉ được hoàn thiện trong sự cởi mở đối với các dân tộc khác và qua tình đồng cảm với họ. Tôi xin bày tỏ niềm tin tưởng rằng quý quốc sẽ góp phần vào sự phát triển không ngừng của thời đại này, tiến tới an lạc, hài hòa và hòa bình.”
Nghi lễ kết thúc và Đức giáo hoàng trở lại tòa sứ thần Tòa thánh để dùng bữa ăn trưa.
Vào lúc 5g chiều nay, Đức thánh cha sẽ tham dự một cuộc họp ngắn tại tòa sứ thần Tòa thánh với các thành viên cộng đồng Do thái giáo tại địa phương trước khi đi đến College des Bernardins để gặp gỡ các đại diện giới văn hóa. Cơ sở này vừa được mở cửa cho dân chúng sau một thời gian trùng tu.
Top Stories
Vietnamese warned not to read ICN
Independent Catholic News
05:04 12/09/2008
Police in Vietnam have begun inspecting the computers of Catholics who have taken part in the ongoing prayer vigils over confiscated church properties.
A source in Hanoi said the authorities are closely monitoring overseas reports on the protests.
"You are in serious trouble should your browsing history include Asia-News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, VietCatholic News, Zenit and others" - he warned.
Plain clothed police are reported to be hunting for Catholic reporters who are keeping the outside world, and those in Vietnam who access to the Internet, informed about the protest.
One journalist said: "I was about to send an email when police swamped in. The person next to me had his browsing history inspected. He even was forced to log into his Gmail account for a 'security inspection."
The journalist said: "For almost a month, the state media has been putting out false stories each day, in an attempt to discredit the Catholic Church. People masquerading as priests and lay Catholics have been employed in interviews on TV, radio, and newspapers."
Despite threats of an imminent crackdown, more bishops have arrived Thai Ha to join protestors. Among them is 82 year old Bishop Paul Cao Dinh Thuyen, who traveled 334 km on Wednesday to join protestors from his Vinh diocese showing solidarity with the demonstrators.
"The problem of Thai Ha is also a trouble of Vinh and Thanh Hoa diocese, and of the entire Church in Vietnam," said Bishop Cao.
Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thai Hoa diocese concelebrated Mass for protestors with Bishop Cao and Bishop Dang Duc Ngan of Lang Son who has been among the protestors since last Friday.
"We are here to show our communion with you," said Bishop Joseph Nguyen in his sermon. He asked everyone to pray intensely "for those who were arrested and for those who have been harassed by the government."
Thousands of Catholics in nearby provinces had to ride bicycles to Thai Ha after police turned back their buses.
A source in Hanoi said the authorities are closely monitoring overseas reports on the protests.
"You are in serious trouble should your browsing history include Asia-News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, VietCatholic News, Zenit and others" - he warned.
Plain clothed police are reported to be hunting for Catholic reporters who are keeping the outside world, and those in Vietnam who access to the Internet, informed about the protest.
One journalist said: "I was about to send an email when police swamped in. The person next to me had his browsing history inspected. He even was forced to log into his Gmail account for a 'security inspection."
The journalist said: "For almost a month, the state media has been putting out false stories each day, in an attempt to discredit the Catholic Church. People masquerading as priests and lay Catholics have been employed in interviews on TV, radio, and newspapers."
Despite threats of an imminent crackdown, more bishops have arrived Thai Ha to join protestors. Among them is 82 year old Bishop Paul Cao Dinh Thuyen, who traveled 334 km on Wednesday to join protestors from his Vinh diocese showing solidarity with the demonstrators.
"The problem of Thai Ha is also a trouble of Vinh and Thanh Hoa diocese, and of the entire Church in Vietnam," said Bishop Cao.
Bishop Joseph Nguyen Chi Linh of Thai Hoa diocese concelebrated Mass for protestors with Bishop Cao and Bishop Dang Duc Ngan of Lang Son who has been among the protestors since last Friday.
"We are here to show our communion with you," said Bishop Joseph Nguyen in his sermon. He asked everyone to pray intensely "for those who were arrested and for those who have been harassed by the government."
Thousands of Catholics in nearby provinces had to ride bicycles to Thai Ha after police turned back their buses.
Urgent appeal of VietCatholic News to journalists around the world
VietCatholic Network
05:53 12/09/2008
Dear friends and colleagues,
We are writing this letter to express our deep concerns about the harassment-turned-persecution against Catholic journalists in Hanoi stemming from a seemingly ordinary land dispute between Redemptorists/parishioners versus the local government of Vietnam. We have been deeply troubled by recent religious and human rights violations against the said religious order, Catholic faithful who have been assembling since January of this year for peaceful prayer vigils at the site in dispute, and now the journalists who have been working around the clock to report what's truly happening at this site to their fellow Christians and Catholic agencies, helping us to see an accurate picture of which right and principle the Redemptorist and proud parishioners of Thai Ha stand for, a far cry from what has been distortionally portrayed by the state-owned media.
The property in question consists of 15 acres of land purchased by the said religious order in 1928. After the Communist takeover of Northern Vietnam in 1954, most of the Redemptorists in Northern Vietnam had moved South to avoid persecution. Of those five who remained in Hanoi, two were arrested, imprisoned without being released until their death; another pair who had foreign citizenship were deported, thus leaving a local priest solely in charge of the entire property. Despite the pastor's protests, local authorities, following a harsh anti-religion policy, had allowed individuals and state-run organisations to seize the parish's land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to only about half an acre.
Since 1996, this religious order has been repeatedly requesting the requisition of the property claiming that it was seized illegally – all to no avail. The Redemptorists and their followers in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests completely complying with Vietnam law to call out for justice from the authorities since 5th January, 2008.
In response, the government of Vietnam launched a terrorising campaign against Hanoi Catholics, starting with a media campaign threatening to use "extreme actions" against the Redemptorists, depicting them as "criminals" who have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order. The campaign, which has incited a social sentiment not only against the Redemptorists but also the Church as a whole, has been stepped up by a series of arrests on 28th August.
On the same day, numerous of priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested for the release of detainees. Demonstrators had claimed the police beat them brutally and used stun guns on them.
Even worse, on Sunday 31th August, Vietnam police disrupted a Catholic prayer vigil on the ground of Thai Ha Redemptorist Monastery. Fr. Peter Nguyen Van Khai was personally attacked when he was leading the prayer service. A policeman in uniform sprayed the priest, altar boys and people nearby with tear gas at close range causing many to faint and vomit. That created a total chaos among the faithful, many ran and cried out in panic. About thirty parishioners, most of them were children and elderly, suffered badly from tear gas inhalation. Among them at least 20 were hospitalised. Needless to say, a supposed-to-be peaceful religious event had been completely ruined as it was showing a clear signal from an unyielding government which was determined to persecute rather than negotiate.
On September 8th, the New Hanoi newspaper carries a report in which Lt. General Nguyen Van Huong, Vice-Minister of Public Security, virulently accusing Catholic protestors in Thai Ha of "belittling the laws and disrupting public order" threatening to punish severely "anyone who incites protests."
To make the term "anyone who incites protests" clearer, Major-General Nguyen Duc Nhanh, the Director of the Hanoi Police Agency claimed that "the presence of priests where Catholics assemble to pray illegally, or to perform riot behaviours, or to destroy state properties, by itself, is an act of riot stimulation."
Nhanh also threatened to punish anyone who writes and distributes articles relating to Catholic protests on the Internet.
Immediately after that, a series of "urgent order of arrest" has been issued. Here are the list of people who already been arrested since Sep. 1.
List of people who have been arrested since Sep. 1
1. Mr. Le Quang Kien of 8/162 A Ton Duc Thang St. Dong Da, Hanoi.
2. Mr. Nguyen Dac Hung of Thon Dam, Tan Hoa, Quoc Oai, Son Tay.
3. Mr. Thai Thanh Hai of 42 Nguyen Luong Bang St., O Cho Dua, Dong Da, Hanoi.
4. Mr. Nguyen Thi Viet of A2 Thuy Tinh, Thinh Quang, Dong Da, Hanoi.
5. Mrs. Le Thi Hoi of 8/62 Tho Quan, Dong Da, Hanoi.
6. Mrs. Nguyen Thi Nhi of Ha Thao, Phu Xuyen.
Vietnamese government is hunting for:
1. Mrs. Ngo Thi Dung of 306 C3 Vinh Ho, Nga Tu So, Dong Da, Hanoi who was forced to go fugitive to avoid persecution.
Hanoi Police also summoned some of our Catholic reporters and threatened them with severe consequences if they keep reporting to Catholic agencies on developments at Thai Ha.
As we are reporting this news to you, we are not sure how many more Christians journalist and citizen reporters have been arrested and punished for doing what is expected of them in this line of work: they report the events as they're happening. No more, no less. Question is: why the government is so afraid of these reports that these journalists have to be silenced at any cost?
It seems most people in Vietnam already knew the answer. They however cannot speak out in defending their constitutional right to speech in Vietnam, since all News agencies including major newspapers and broadcasting systems belong to the state. Without our intervention, voice of the truth will not be able to reach out to the global community.
As much as we are in solidarity with our colleagues, our Christian brothers and sisters in Vietnam whose lives have been in jeopardy for what their hearts were yearning to do: seeking for the truth, we hope with this letter you will have a better understanding of the danger those journalists and loved ones have to face on a daily basis. Please help us in telling the truth, even though it surely comes with a hefty price, as the Bible says: The Truth Will Set You Free"
Please accept our sincere wish for good health and happiness to you, your family, and unending success.
Sincerely,
Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
We are writing this letter to express our deep concerns about the harassment-turned-persecution against Catholic journalists in Hanoi stemming from a seemingly ordinary land dispute between Redemptorists/parishioners versus the local government of Vietnam. We have been deeply troubled by recent religious and human rights violations against the said religious order, Catholic faithful who have been assembling since January of this year for peaceful prayer vigils at the site in dispute, and now the journalists who have been working around the clock to report what's truly happening at this site to their fellow Christians and Catholic agencies, helping us to see an accurate picture of which right and principle the Redemptorist and proud parishioners of Thai Ha stand for, a far cry from what has been distortionally portrayed by the state-owned media.
The property in question consists of 15 acres of land purchased by the said religious order in 1928. After the Communist takeover of Northern Vietnam in 1954, most of the Redemptorists in Northern Vietnam had moved South to avoid persecution. Of those five who remained in Hanoi, two were arrested, imprisoned without being released until their death; another pair who had foreign citizenship were deported, thus leaving a local priest solely in charge of the entire property. Despite the pastor's protests, local authorities, following a harsh anti-religion policy, had allowed individuals and state-run organisations to seize the parish's land one section at a time. The 15-acre plot has been reduced to only about half an acre.
Since 1996, this religious order has been repeatedly requesting the requisition of the property claiming that it was seized illegally – all to no avail. The Redemptorists and their followers in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests completely complying with Vietnam law to call out for justice from the authorities since 5th January, 2008.
In response, the government of Vietnam launched a terrorising campaign against Hanoi Catholics, starting with a media campaign threatening to use "extreme actions" against the Redemptorists, depicting them as "criminals" who have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order. The campaign, which has incited a social sentiment not only against the Redemptorists but also the Church as a whole, has been stepped up by a series of arrests on 28th August.
On the same day, numerous of priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested for the release of detainees. Demonstrators had claimed the police beat them brutally and used stun guns on them.
Even worse, on Sunday 31th August, Vietnam police disrupted a Catholic prayer vigil on the ground of Thai Ha Redemptorist Monastery. Fr. Peter Nguyen Van Khai was personally attacked when he was leading the prayer service. A policeman in uniform sprayed the priest, altar boys and people nearby with tear gas at close range causing many to faint and vomit. That created a total chaos among the faithful, many ran and cried out in panic. About thirty parishioners, most of them were children and elderly, suffered badly from tear gas inhalation. Among them at least 20 were hospitalised. Needless to say, a supposed-to-be peaceful religious event had been completely ruined as it was showing a clear signal from an unyielding government which was determined to persecute rather than negotiate.
On September 8th, the New Hanoi newspaper carries a report in which Lt. General Nguyen Van Huong, Vice-Minister of Public Security, virulently accusing Catholic protestors in Thai Ha of "belittling the laws and disrupting public order" threatening to punish severely "anyone who incites protests."
To make the term "anyone who incites protests" clearer, Major-General Nguyen Duc Nhanh, the Director of the Hanoi Police Agency claimed that "the presence of priests where Catholics assemble to pray illegally, or to perform riot behaviours, or to destroy state properties, by itself, is an act of riot stimulation."
Nhanh also threatened to punish anyone who writes and distributes articles relating to Catholic protests on the Internet.
Immediately after that, a series of "urgent order of arrest" has been issued. Here are the list of people who already been arrested since Sep. 1.
List of people who have been arrested since Sep. 1
1. Mr. Le Quang Kien of 8/162 A Ton Duc Thang St. Dong Da, Hanoi.
2. Mr. Nguyen Dac Hung of Thon Dam, Tan Hoa, Quoc Oai, Son Tay.
3. Mr. Thai Thanh Hai of 42 Nguyen Luong Bang St., O Cho Dua, Dong Da, Hanoi.
4. Mr. Nguyen Thi Viet of A2 Thuy Tinh, Thinh Quang, Dong Da, Hanoi.
5. Mrs. Le Thi Hoi of 8/62 Tho Quan, Dong Da, Hanoi.
6. Mrs. Nguyen Thi Nhi of Ha Thao, Phu Xuyen.
Vietnamese government is hunting for:
1. Mrs. Ngo Thi Dung of 306 C3 Vinh Ho, Nga Tu So, Dong Da, Hanoi who was forced to go fugitive to avoid persecution.
Hanoi Police also summoned some of our Catholic reporters and threatened them with severe consequences if they keep reporting to Catholic agencies on developments at Thai Ha.
As we are reporting this news to you, we are not sure how many more Christians journalist and citizen reporters have been arrested and punished for doing what is expected of them in this line of work: they report the events as they're happening. No more, no less. Question is: why the government is so afraid of these reports that these journalists have to be silenced at any cost?
It seems most people in Vietnam already knew the answer. They however cannot speak out in defending their constitutional right to speech in Vietnam, since all News agencies including major newspapers and broadcasting systems belong to the state. Without our intervention, voice of the truth will not be able to reach out to the global community.
As much as we are in solidarity with our colleagues, our Christian brothers and sisters in Vietnam whose lives have been in jeopardy for what their hearts were yearning to do: seeking for the truth, we hope with this letter you will have a better understanding of the danger those journalists and loved ones have to face on a daily basis. Please help us in telling the truth, even though it surely comes with a hefty price, as the Bible says: The Truth Will Set You Free"
Please accept our sincere wish for good health and happiness to you, your family, and unending success.
Sincerely,
Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
Vescovo di Thai Binh ai fedeli, vi saluto, perché potrei essere arrestato
Asia-News
07:25 12/09/2008
Il presule si dichiara colpevole dei “peccati” per i quali la polizia ha eseguito i primi mandati. Sette fedeli imprigionati, secondo il rettore della parrocchia di Thai Ha. Ma le veglie di preghiera continuano e continuano ad arrivare vescovi che manifestano “comunione”.
Hanoi (AsiaNews) – “Vi saluto perché potrei essere arrestato” e “se mi metteranno in prigione, pregate per me, ma non credetemi più”: sono due drammatiche frasi rivolte dal vescovo di Thai Binh, mons. Francis Nguyen Van Sang ai suoi fedeli, ai quali dice di aver commesso tutti i “peccati” per i quali altri cattolici vengono arrestati – preghiera in luogo non autorizzato e diffusione su internet di notizie sulle veglie - e mette in guardia contro il fatto che, se incarcerato, gli potrebbero venire attribuite dichiarazioni alle quali avverte di non dare credito.
Parlano di arresti le ultime notizie che vengono dalla parrocchia di Thai Ha, ad Hanoi. Mentre prosegue la campagna diffamatoria contro i cattolici da parte dei media statali e quella di minacce da parte delle autorità, la polizia ha compiuto, ieri, i primi arresti. Padre Matthew Vu Khoi Phung, superiore del monastero che reclama la restituzione del terreno illegalmente preso dalle autorità di Hanoi, denuncia la cattura di sette parrocchiani che prendevano parte alle veglie di preghiera dei fedeli della parrocchia. Egli stesso, oggi, è stato “convocato” dalla polizia.
Sul New Hanoi, intanto, il procuratore Vuong Trong The afferma che si sono abbastanza prove per concludere che le proteste a Thai Ha sono “un crimine organizzato”. Il giornale va oltre, affermano che le manifestazioni – assolutamente pacifiche – sono organizzate da “forze ostili” al governo comunista. Altri quotidiani arrivano a parlare dello “stupore” e della “frustrazione” provocati dal fatto che il governo non prende “tutte le misure necessarie a ristabilire l’ordine pubblico”.
Ciò malgrado, le veglie di preghiera (nelLa foto) continuano. Coloro che vi prendono parte, ha detto il vescovo di Lang Son, mons. Joseph Dang Duc Ngan, venuto, come numerosi altri vescovi, ad esprimere “comunione” ai cattolici di Thai Ha, “non sono agitatori e nemmeno persone antisociali che disturbano l’ordine pubblico”. “La nostra presenza qui – ha aggiunto – significa che vinciamo la nostra paura e il sospetto di altri, per presentare ad una voce alla società che noi abbiamo grandi valori ed il grande sogno di onestà, giustizia e pace”.
Hanoi (AsiaNews) – “Vi saluto perché potrei essere arrestato” e “se mi metteranno in prigione, pregate per me, ma non credetemi più”: sono due drammatiche frasi rivolte dal vescovo di Thai Binh, mons. Francis Nguyen Van Sang ai suoi fedeli, ai quali dice di aver commesso tutti i “peccati” per i quali altri cattolici vengono arrestati – preghiera in luogo non autorizzato e diffusione su internet di notizie sulle veglie - e mette in guardia contro il fatto che, se incarcerato, gli potrebbero venire attribuite dichiarazioni alle quali avverte di non dare credito.
Parlano di arresti le ultime notizie che vengono dalla parrocchia di Thai Ha, ad Hanoi. Mentre prosegue la campagna diffamatoria contro i cattolici da parte dei media statali e quella di minacce da parte delle autorità, la polizia ha compiuto, ieri, i primi arresti. Padre Matthew Vu Khoi Phung, superiore del monastero che reclama la restituzione del terreno illegalmente preso dalle autorità di Hanoi, denuncia la cattura di sette parrocchiani che prendevano parte alle veglie di preghiera dei fedeli della parrocchia. Egli stesso, oggi, è stato “convocato” dalla polizia.
Sul New Hanoi, intanto, il procuratore Vuong Trong The afferma che si sono abbastanza prove per concludere che le proteste a Thai Ha sono “un crimine organizzato”. Il giornale va oltre, affermano che le manifestazioni – assolutamente pacifiche – sono organizzate da “forze ostili” al governo comunista. Altri quotidiani arrivano a parlare dello “stupore” e della “frustrazione” provocati dal fatto che il governo non prende “tutte le misure necessarie a ristabilire l’ordine pubblico”.
Ciò malgrado, le veglie di preghiera (nelLa foto) continuano. Coloro che vi prendono parte, ha detto il vescovo di Lang Son, mons. Joseph Dang Duc Ngan, venuto, come numerosi altri vescovi, ad esprimere “comunione” ai cattolici di Thai Ha, “non sono agitatori e nemmeno persone antisociali che disturbano l’ordine pubblico”. “La nostra presenza qui – ha aggiunto – significa che vinciamo la nostra paura e il sospetto di altri, per presentare ad una voce alla società che noi abbiamo grandi valori ed il grande sogno di onestà, giustizia e pace”.
Facing possible arrest, bishop of Thai Binh says goodbye to faithful
Asia-News
15:26 12/09/2008
The prelate says he is guilty of the same "sins" that the police have used to charge the first arrestees. Seven members of the faithful have been jailed, according to the pastor of the parish of Thai Ha. But the prayer vigils continue, and bishops continue to arrive in a demonstration of "communion".
Hanoi (AsiaNews) - "I must say goodbye to you, because I could be arrested", and "if they put me in jail, pray for me, but don't believe the statements they attribute to me": the bishop of Thai Binh, Francis Nguyen Van Sang, made these two dramatic statements to his faithful yesterday, telling them that he has committed all of the "sins" for which the other Catholics are being arrested - praying in unauthorized places, releasing news about the prayer vigils on the internet - and warning them that if he is imprisoned, statements could be attributed to him, but they should not believe them.
The latest news speaks of arrests in the parish of Thai Ha, in Hanoi. Meanwhile, the campaign of defamation continues against Catholics on the part of the state media, together with the campaign of intimidation on the part of the authorities. Police made the first arrests yesterday. Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the monastery demanding the restitution of the land illegally taken by the Hanoi authorities, denounces the arrest of seven parishioners taking part in the prayer vigil. He says that today, he was also "summoned" by the police.
In the newspaper New Hanoi, prosecutor Vuong Trong The affirms that there is sufficient proof to conclude that the protests in Thai Ha constitute "organized crime". The newspaper goes farther, affirming that the demonstrations - which are absolutely peaceful - have been organized by "forces hostile" to the communist government. Other newspapers go so far as to speak of the "astonishment" and "frustration" over the fact that the government is not taking "all of the measures necessary to reestablish public order".
In spite of this, the prayer vigils (in the photo) continue. Those taking part in them, says the bishop of Lang Son, Joseph Dang Duc Ngan, who came together with many other bishops to express "communion" with the Catholics of Thai Ha, "are not agitators, nor even antisocial persons who disturb public order". "Our presence here", he added, "means that we are overcoming our fear and the suspicion of others, in order to declare to society, with one voice, that we hold great values and a great dream of fairness, justice, and peace".
Mass at the land of dispute |
Thousands gathering to pray daily |
The latest news speaks of arrests in the parish of Thai Ha, in Hanoi. Meanwhile, the campaign of defamation continues against Catholics on the part of the state media, together with the campaign of intimidation on the part of the authorities. Police made the first arrests yesterday. Fr Matthew Vu Khoi Phung, superior of the monastery demanding the restitution of the land illegally taken by the Hanoi authorities, denounces the arrest of seven parishioners taking part in the prayer vigil. He says that today, he was also "summoned" by the police.
In the newspaper New Hanoi, prosecutor Vuong Trong The affirms that there is sufficient proof to conclude that the protests in Thai Ha constitute "organized crime". The newspaper goes farther, affirming that the demonstrations - which are absolutely peaceful - have been organized by "forces hostile" to the communist government. Other newspapers go so far as to speak of the "astonishment" and "frustration" over the fact that the government is not taking "all of the measures necessary to reestablish public order".
In spite of this, the prayer vigils (in the photo) continue. Those taking part in them, says the bishop of Lang Son, Joseph Dang Duc Ngan, who came together with many other bishops to express "communion" with the Catholics of Thai Ha, "are not agitators, nor even antisocial persons who disturb public order". "Our presence here", he added, "means that we are overcoming our fear and the suspicion of others, in order to declare to society, with one voice, that we hold great values and a great dream of fairness, justice, and peace".
Vietnamese bishop anticipates being arrested
Catholic World News
15:31 12/09/2008
Hanoi, Sep. 12, 2008 (CWNews.com) - A Vietnamese bishop has said goodbye to this people, explaining that he expects to be jailed for his participation in public protests, as evidence mounts that authorities are preparing a crackdown on Catholic demonstrators.
In Hanoi, the Dan Tri newspaper reported that police have issued four "urgent orders of arrest" for leaders of prayer vigils at the Trai Ha parish, where Catholics are protesting the government's seizure of Church property. At least 7 lay people have already been arrested, and the superior of the Redemptorist monastery at Trai Ha has been summoned for police questioning.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh announced on September 11: "I want to say farewell to my faithful, to go to jail, because I have committed all the 'sins' that state media have laid against Thai Ha protestors."
Another Vietnamese prelate, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, strongly defended the protestors against accusations that they were engaged in unlawful activities. The demonstrators, he said, "are not rioters, not anti-society people who disturb public order,” as described in state media. Rather “they have a strong conviction,” he added, “to live up their Christian vocation in their earthly journey.” Government officials took a very different view, as did the state-controlled media. In New Hanoi, attorney Vuong Trong The argued that there has been ample evidence of "organized crime." The paper went on to state that the protest was plotted by “hostile forces” opposed to the Communist government.
Some Catholic reporters in Hanoi have been summoned by police and asked to stop sending their articles to the outside world. Some other journalists are being sought by police.
In Hanoi, the Dan Tri newspaper reported that police have issued four "urgent orders of arrest" for leaders of prayer vigils at the Trai Ha parish, where Catholics are protesting the government's seizure of Church property. At least 7 lay people have already been arrested, and the superior of the Redemptorist monastery at Trai Ha has been summoned for police questioning.
Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh announced on September 11: "I want to say farewell to my faithful, to go to jail, because I have committed all the 'sins' that state media have laid against Thai Ha protestors."
Another Vietnamese prelate, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, strongly defended the protestors against accusations that they were engaged in unlawful activities. The demonstrators, he said, "are not rioters, not anti-society people who disturb public order,” as described in state media. Rather “they have a strong conviction,” he added, “to live up their Christian vocation in their earthly journey.” Government officials took a very different view, as did the state-controlled media. In New Hanoi, attorney Vuong Trong The argued that there has been ample evidence of "organized crime." The paper went on to state that the protest was plotted by “hostile forces” opposed to the Communist government.
Some Catholic reporters in Hanoi have been summoned by police and asked to stop sending their articles to the outside world. Some other journalists are being sought by police.
Mobilisation de l’Eglise du Vietnam autour de la paroisse de Thai Ha malgré les menaces de la police et de nouvelles arrestations
Eglises d’Asie
16:44 12/09/2008
Hanoi: mobilisation de l’Eglise du Vietnam autour de la paroisse de Thai Ha malgré les menaces de la police et de nouvelles arrestations
Le soutien apporté à la paroisse de Thai Ha par la communauté catholique du Vietnam, en particulier celle du Nord, prend aujourd’hui l’allure d’une véritable mobilisation. Ces derniers jours, des milliers de personnes, souvent malgré les interdictions policières, sont venues au sanctuaire marial établi sur les lieux contestés. Evêques, prêtres et groupes de laïcs venant de la totalité des diocèses du Nord se sont succédés sur les lieux. En réaction, la Sécurité populaire nationale et les autorités de la capitale ont durci le ton des accusations, multiplié les menaces personnelles et lancé des inculpations qui se traduisent par des arrestations et des emprisonnements.
Les premières inculpations accompagnées de détention avaient eu lieu le 28 août et avaient entraîné une protestation des catholiques, qui s’était heurtée à une répression policière violente. Le journal Dân Tri du 10 septembre a annoncé l’inculpation de quatre nouveaux fidèles ayant participé aux manifestations de prière. Ils sont accusés de trouble à l’ordre public et destruction de biens appartenant à l’entreprise installée sur le terrain contesté. Les quatre nouveaux inculpés sont, comme les autres, placés en détention provisoire pour une durée de deux mois. Le 11 septembre, la paroisse de Thai Ha a fait paraître une liste des sept fidèles actuellement inculpés, trois sont internés, deux encore recherchés par la police, deux autres en résidence surveillée.
Depuis la veille au matin, on se doutait de ces nouvelles actions policières. Ce matin-là, le site Internet de l’organe de la Sûreté populaire nationale, le Công An Nhân Dân (1), mettait en ligne le compte-rendu d’une réunion, tenue le 8 septembre, à laquelle avaient participé, entre autres, les plus hauts dirigeants de la Sécurité de l’Etat et de la capitale, le général Nguyên Van Huong, vice-ministre de la Sécurité (2) ainsi que le général Nguyên Duc Nhanh, directeur de la police de la capitale. Il s’agissait de décider de la conduite à tenir face à ce qui est appelé officiellement « les violations de la loi dans la paroisse de Thai Ha ». Selon le compte-rendu, le général Huong a affirmé la nécessité des inculpations et des arrestations. Il a encouragé la police de Hanoi à persévérer dans son enquête. Le général Nhanh a dénoncé la présence de prêtres sur les lieux de rassemblement des fidèles et au sein des activités menées en violation de la loi. Le chef de la police considère que les prêtres ont agi en provocateurs et ont encouragé et incité les fidèles à mener des actions illégales. Le rapport publié par la Sécurité populaire reproche également à l’archevêque de Hanoi d’avoir invité ses prêtres à signer une lettre de soutien aux fidèles de Thai Ha.
Tandis que grossit la répression et que les menaces s’accumulent, le mouvement de soutien à Thai Ha ne cesse de grandir, émanant désormais de la totalité de la province ecclésiastique de Hanoi. Des groupes de laïcs sont venus de toutes parts rejoindre les rassemblements de prières. Les évêques de la moitié nord du Vietnam, dans leur ensemble, sont déjà venus sur les lieux participer aux rassemblements de prières et exprimer leur communion avec le mouvement. La plus récente visite date du 11 septembre. Ce jour-là, Mgr Cao Dình Thuyên, évêque de Vinh, et Mgr Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa et vice-président de la Conférence épiscopale, sont venus présider l’eucharistie. Au cours de l’homélie, Mgr Linh a souligné qu’il venait représenter les fidèles du diocèse qui lui a été confié, mais que la cause de Thai Ha concernait toute l’Eglise. Le même jour, l’évêque de Lang Son et ses prêtres étaient venus concélébrer une autre messe. La veille, c’est le tout nouvel évêque de Bac Ninh, avec 39 de ses prêtres, qui était venu exprimer sa totale communion. Les jours précédents, les paroissiens de Thai Ha avaient déjà accueilli l’évêque de Hai Phong, l’évêque de Thai Binh, qui a participé plusieurs fois aux manifestations de prière et ouvertement pris parti, l’évêque de Phat Diêm, l’évêque de Hung Hoa, qui a exprimé son soutien dans une lettre ouverte. Par ailleurs, l’archevêque de Saigon, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, a rédigé une longue lettre ouverte plaidant pour la justice et critiquant le manque de respect pour la vérité manifesté par la presse officielle (3).
Quant à l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, depuis la lettre de communion envoyée depuis les Etats-Unis et une interview accordée à l’agence VietCatholic News (4), il a répété son soutien au mouvement de Thai Ha, à diverses dates, dans divers entretiens accordés entre autres à l’agence Associated Press et à Radio Free Asia en longue anglaise. Il a aussi déploré la campagne de désinformation menée par la presse officielle et affirmé qu’il tirerait les leçons de l’expérience des premières manifestations de prière pour la restitution de la Délégation apostolique. Cependant, il continue à affirmer qu’il n’y aura de solution que dans le dialogue.
(1) http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/tintucsukien/2008/9/133915.cand
(2) Selon les informations de l’époque, c’est ce haut fonctionnaire qui avait promis la restitution de la Délégation apostolique, promesse qui avait mis un terme, le 1er février 2008, aux manifestations de prière organisées pour sa restitution. Voir EDA 479,482, 485.
(3) La lettre du cardinal est datée du 1er septembre et adressé aux fidèles de l’archidiocèse.
(4) Voir EDA 490.
(Source: Eglises d’Asie, 12 septembre 2008)
Le soutien apporté à la paroisse de Thai Ha par la communauté catholique du Vietnam, en particulier celle du Nord, prend aujourd’hui l’allure d’une véritable mobilisation. Ces derniers jours, des milliers de personnes, souvent malgré les interdictions policières, sont venues au sanctuaire marial établi sur les lieux contestés. Evêques, prêtres et groupes de laïcs venant de la totalité des diocèses du Nord se sont succédés sur les lieux. En réaction, la Sécurité populaire nationale et les autorités de la capitale ont durci le ton des accusations, multiplié les menaces personnelles et lancé des inculpations qui se traduisent par des arrestations et des emprisonnements.
Les premières inculpations accompagnées de détention avaient eu lieu le 28 août et avaient entraîné une protestation des catholiques, qui s’était heurtée à une répression policière violente. Le journal Dân Tri du 10 septembre a annoncé l’inculpation de quatre nouveaux fidèles ayant participé aux manifestations de prière. Ils sont accusés de trouble à l’ordre public et destruction de biens appartenant à l’entreprise installée sur le terrain contesté. Les quatre nouveaux inculpés sont, comme les autres, placés en détention provisoire pour une durée de deux mois. Le 11 septembre, la paroisse de Thai Ha a fait paraître une liste des sept fidèles actuellement inculpés, trois sont internés, deux encore recherchés par la police, deux autres en résidence surveillée.
Depuis la veille au matin, on se doutait de ces nouvelles actions policières. Ce matin-là, le site Internet de l’organe de la Sûreté populaire nationale, le Công An Nhân Dân (1), mettait en ligne le compte-rendu d’une réunion, tenue le 8 septembre, à laquelle avaient participé, entre autres, les plus hauts dirigeants de la Sécurité de l’Etat et de la capitale, le général Nguyên Van Huong, vice-ministre de la Sécurité (2) ainsi que le général Nguyên Duc Nhanh, directeur de la police de la capitale. Il s’agissait de décider de la conduite à tenir face à ce qui est appelé officiellement « les violations de la loi dans la paroisse de Thai Ha ». Selon le compte-rendu, le général Huong a affirmé la nécessité des inculpations et des arrestations. Il a encouragé la police de Hanoi à persévérer dans son enquête. Le général Nhanh a dénoncé la présence de prêtres sur les lieux de rassemblement des fidèles et au sein des activités menées en violation de la loi. Le chef de la police considère que les prêtres ont agi en provocateurs et ont encouragé et incité les fidèles à mener des actions illégales. Le rapport publié par la Sécurité populaire reproche également à l’archevêque de Hanoi d’avoir invité ses prêtres à signer une lettre de soutien aux fidèles de Thai Ha.
Tandis que grossit la répression et que les menaces s’accumulent, le mouvement de soutien à Thai Ha ne cesse de grandir, émanant désormais de la totalité de la province ecclésiastique de Hanoi. Des groupes de laïcs sont venus de toutes parts rejoindre les rassemblements de prières. Les évêques de la moitié nord du Vietnam, dans leur ensemble, sont déjà venus sur les lieux participer aux rassemblements de prières et exprimer leur communion avec le mouvement. La plus récente visite date du 11 septembre. Ce jour-là, Mgr Cao Dình Thuyên, évêque de Vinh, et Mgr Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa et vice-président de la Conférence épiscopale, sont venus présider l’eucharistie. Au cours de l’homélie, Mgr Linh a souligné qu’il venait représenter les fidèles du diocèse qui lui a été confié, mais que la cause de Thai Ha concernait toute l’Eglise. Le même jour, l’évêque de Lang Son et ses prêtres étaient venus concélébrer une autre messe. La veille, c’est le tout nouvel évêque de Bac Ninh, avec 39 de ses prêtres, qui était venu exprimer sa totale communion. Les jours précédents, les paroissiens de Thai Ha avaient déjà accueilli l’évêque de Hai Phong, l’évêque de Thai Binh, qui a participé plusieurs fois aux manifestations de prière et ouvertement pris parti, l’évêque de Phat Diêm, l’évêque de Hung Hoa, qui a exprimé son soutien dans une lettre ouverte. Par ailleurs, l’archevêque de Saigon, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, a rédigé une longue lettre ouverte plaidant pour la justice et critiquant le manque de respect pour la vérité manifesté par la presse officielle (3).
Quant à l’archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, depuis la lettre de communion envoyée depuis les Etats-Unis et une interview accordée à l’agence VietCatholic News (4), il a répété son soutien au mouvement de Thai Ha, à diverses dates, dans divers entretiens accordés entre autres à l’agence Associated Press et à Radio Free Asia en longue anglaise. Il a aussi déploré la campagne de désinformation menée par la presse officielle et affirmé qu’il tirerait les leçons de l’expérience des premières manifestations de prière pour la restitution de la Délégation apostolique. Cependant, il continue à affirmer qu’il n’y aura de solution que dans le dialogue.
(1) http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/tintucsukien/2008/9/133915.cand
(2) Selon les informations de l’époque, c’est ce haut fonctionnaire qui avait promis la restitution de la Délégation apostolique, promesse qui avait mis un terme, le 1er février 2008, aux manifestations de prière organisées pour sa restitution. Voir EDA 479,482, 485.
(3) La lettre du cardinal est datée du 1er septembre et adressé aux fidèles de l’archidiocèse.
(4) Voir EDA 490.
(Source: Eglises d’Asie, 12 septembre 2008)
Vietnam Bishops, Priests, Laity Continue Supporting Thai Ha Parishioners
UCAN
19:27 12/09/2008
BANGKOK (UCAN, September 11, 2008 ) -- Bishops, priests and lay Catholics throughout the country continue to visit and show strong support for Redemptorists and Catholics from a Ha Noi parish engaged in a land dispute with the government.
When people asked Bishop Antoine Vu Huy Chuong of Hung Hoa about the dispute involving Thai Ha parish, he said, "Pray! Pray!" The bishop recalled this in his letter dated Sept. 8 to the Redemptorists and parishioners.
"I have been praying much for justice and the truth to be respected not only at Thai Ha parish but in any places where injustice and deceitfulness exist," wrote Bishop Chuong, whose diocese is based in Son Tay city, 42 kilometers northwest of Ha Noi. "I am always in communion with your prayers," he added.
Bishop Chuong, head of the Episcopal Commission for Clergy and Seminarians, said he hopes many people are praying in their hearts for the parish, "because only God can do things people cannot."
"Today, (Sept. 8) on the feast of the birth of Mother Mary, I earnestly pray to Our Lady of Perpetual Help to beseech God for the Church and people in Vietnam," the bishop said.
Bishop Chuong also condemned state-run media for inaccurate reports on developments at the parish. He recalled a priest in his diocese told him that Ha Noi television showed a person supposedly representing the priest's parishioners expressing views on the land dispute. However, the Church leader said local people all know that person is not a Catholic but a local government official. "It is a sad and worrying thing," the bishop wrote.
Local Church sources told UCA News that a delegation of priests from Bac Ninh diocese, led by Bishop-elect Cosme Hoang Van Dat, concelebrated an evening Mass at Thai Ha church on Sept. 9. Afterward, they and Massgoers gathered and prayed in front of the Marian statue at the contested site near the church. Bac Ninh also neighbors Ha Noi archdiocese.
That morning, many Catholics from the northern provinces of Ha Nam, Nam Dinh, Phat Diem, Thai Binh, Thai Nguyen and Vinh Phuc visited and prayed at the site, sources also reported. Many of them arrived by bicycle, motorbike or public bus since security officials are trying to prevent people in private cars from reaching the parish, they added.
Sources also said four priests from the archdiocese's Ha Nam deanery had visited a day earlier, concelebrated Mass at the church and prayed for justice and peace to be respected.
Vietnam Television reported on Sept. 10 that police were prosecuting four Catholics -- two women and two men -- for damaging public property. One of the four, Marie Nguyen Thi Nhi, is a Muong ethnic woman who was arrested on Aug. 28 after she and other Muong ethnic people played gongs and prayed at the site.
Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, accompanied by seven priests and four nuns from his northernmost diocese, had led a concelebrated Mass at the church and visited the contested site that morning, according to Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, 38, stationed at the parish.
That afternoon, Bishops Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa and Paul Cao Dinh Thuyen of Vinh led Mass at the church joined by priests and Catholics from various. Afterward, they too prayed and offered incense in front of the Marian statue at the site.
Father Khai said police have been stopping buses and other vehicles carrying Catholics from outside the area to Thai Ha parish, so Catholics have had to say they were on the way to attend wedding parties or visit Ho Chi Minh's tomb.
The priest also told UCA News local Catholics continue to pray for the police to release the detained Catholics. The Thai Ha Redemptorists have asked where the four are being kept, but police refused to tell them, he added.
Due to the numbers of clergy, Religious and laypeople from various places who have been coming to offer their support, he continued, four or five Masses have been held each day at the parish instead of the usual two. Additionally, five-to-seven priests have been hearing confessions each day.
According to Father Khai, state-run media have been conducting campaigns to vilify local Redemptorists and parishioners, accusing them of breaking laws, and even discredit the Catholic Church in Vietnam as a whole. They also have been broadcasting reports and land laws through large speakers hung on two telegraph poles in front of the gate of the church to make people misunderstand the issue, he added.
Even so, local Catholics are not afraid, he said, noting that "there are 20-30 priests based at the parish to provide pastoral services."
When people asked Bishop Antoine Vu Huy Chuong of Hung Hoa about the dispute involving Thai Ha parish, he said, "Pray! Pray!" The bishop recalled this in his letter dated Sept. 8 to the Redemptorists and parishioners.
"I have been praying much for justice and the truth to be respected not only at Thai Ha parish but in any places where injustice and deceitfulness exist," wrote Bishop Chuong, whose diocese is based in Son Tay city, 42 kilometers northwest of Ha Noi. "I am always in communion with your prayers," he added.
Bishop Chuong, head of the Episcopal Commission for Clergy and Seminarians, said he hopes many people are praying in their hearts for the parish, "because only God can do things people cannot."
"Today, (Sept. 8) on the feast of the birth of Mother Mary, I earnestly pray to Our Lady of Perpetual Help to beseech God for the Church and people in Vietnam," the bishop said.
Bishop Chuong also condemned state-run media for inaccurate reports on developments at the parish. He recalled a priest in his diocese told him that Ha Noi television showed a person supposedly representing the priest's parishioners expressing views on the land dispute. However, the Church leader said local people all know that person is not a Catholic but a local government official. "It is a sad and worrying thing," the bishop wrote.
Local Church sources told UCA News that a delegation of priests from Bac Ninh diocese, led by Bishop-elect Cosme Hoang Van Dat, concelebrated an evening Mass at Thai Ha church on Sept. 9. Afterward, they and Massgoers gathered and prayed in front of the Marian statue at the contested site near the church. Bac Ninh also neighbors Ha Noi archdiocese.
That morning, many Catholics from the northern provinces of Ha Nam, Nam Dinh, Phat Diem, Thai Binh, Thai Nguyen and Vinh Phuc visited and prayed at the site, sources also reported. Many of them arrived by bicycle, motorbike or public bus since security officials are trying to prevent people in private cars from reaching the parish, they added.
Sources also said four priests from the archdiocese's Ha Nam deanery had visited a day earlier, concelebrated Mass at the church and prayed for justice and peace to be respected.
Vietnam Television reported on Sept. 10 that police were prosecuting four Catholics -- two women and two men -- for damaging public property. One of the four, Marie Nguyen Thi Nhi, is a Muong ethnic woman who was arrested on Aug. 28 after she and other Muong ethnic people played gongs and prayed at the site.
Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, accompanied by seven priests and four nuns from his northernmost diocese, had led a concelebrated Mass at the church and visited the contested site that morning, according to Redemptorist Father Pierre Nguyen Van Khai, 38, stationed at the parish.
That afternoon, Bishops Joseph Nguyen Chi Linh of Thanh Hoa and Paul Cao Dinh Thuyen of Vinh led Mass at the church joined by priests and Catholics from various. Afterward, they too prayed and offered incense in front of the Marian statue at the site.
Father Khai said police have been stopping buses and other vehicles carrying Catholics from outside the area to Thai Ha parish, so Catholics have had to say they were on the way to attend wedding parties or visit Ho Chi Minh's tomb.
The priest also told UCA News local Catholics continue to pray for the police to release the detained Catholics. The Thai Ha Redemptorists have asked where the four are being kept, but police refused to tell them, he added.
Due to the numbers of clergy, Religious and laypeople from various places who have been coming to offer their support, he continued, four or five Masses have been held each day at the parish instead of the usual two. Additionally, five-to-seven priests have been hearing confessions each day.
According to Father Khai, state-run media have been conducting campaigns to vilify local Redemptorists and parishioners, accusing them of breaking laws, and even discredit the Catholic Church in Vietnam as a whole. They also have been broadcasting reports and land laws through large speakers hung on two telegraph poles in front of the gate of the church to make people misunderstand the issue, he added.
Even so, local Catholics are not afraid, he said, noting that "there are 20-30 priests based at the parish to provide pastoral services."
Hanoi Archdiocese to observe day of prayer for state media personnels
J.B. An Dang
22:38 12/09/2008
Bishops gave their blessing to protestors |
Thousands of protestors on the streets of Hanoi despite of threats |
In a statement released on Friday, Fr. Anthony Pham Anh Dung, the vice chancellor of the Archdiocese of Hanoi, warns priests and faithful of the archdiocese on treacheries of state media. “In these days,” he observes, “we have to see on newspapers, radio, and TV so much distortional information on what is happening at Thai Ha – Hanoi. Reporters have tried to make up fake scenarios to distort and deceit public opinion.”
The statement goes on citing particular examples in which people masquerading as priests and lay Catholics have been employed in interviews on TV, radio, and newspapers. Therefore, “all priests and faithful must be smart and vigilant should they be contacted by state media,” Fr. Anthony warns.
“We also not to forget to pray for penmen and other media personnels. May they know how to respect every one, and have the courage to act according to their conscience,” Fr. Anthony suggests requesting the statement to be read at every Sunday Mass throughout the archdiocese.
In another development, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi and Bishop Peter Nguyen Van De of Bui Chu joined more than two thousands of protestors on Friday afternoon when the superior of Thai Ha monastery and some other priests were being “summoned” by police. “I know at this time all your priests are summoned, no one stay at home. So I am here to help them doing church keeping,” Archbishop Joseph Ngo joked with protestors.
Bishop Peter Nguyen, travelled more than 200 km to join with protestors, also joked with them that state television had repeatedly warned to imprison anyone who dared to be here to pray, especially priests. So he wanted to be here “out of the fear to be alone outside when all priests are jailed." His joke was intensely welcomed by protestors.
Being feared that the Redemptorists could be arrested, hundreds of protestors followed them to the People’s Committee of Dong Da. When the Redemptorists returned to the monastery, the two Bishops gave their blessing to protestors and prayed for a while with them. So far, the protest in Thai Ha has been supported and blessed by the presence of all Bishops in the northern region of the country. It is unprecedented event in the history of the Church in Vietnam.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai Giảng Trường Việt Ngữ Giáo Xứ CTTĐVN Niên Khóa 2008-2009
Như Mai
22:13 12/09/2008
Khai Giảng Trường Việt Ngữ Giáo Xứ CTTĐVN Niên Khóa 2008-2009
Arlington, VA: Ngày 12/9/2008: Lễ khai giảng Trường Việt Ngữ Niên Khóa 2008-2009 đã diễn tiến hoàn toàn tốt đẹp lúc 7 giờ tối ngày thứ sáu 12/9/2008. Mặc dầu đài khí tượng cho hay sẽ có mưa tới 80%, 15 phút trước lúc khai giảng thì mưa lâm râm. Nhưng ngay khi cha xứ kêu gọi các em tập hợp trước Trung Tâm Giáo Dục thì trời hoàn toàn tạnh ráo. Nếu không lễ khai giảng đã phải làm trong hầm nhà thờ.
Con số các học sinh đã ghi danh lên tới 256 em, và phút chót vẫn còn hai muơi em trong đó có hai gia đình không có đạo. Tuần tới theo kinh nghiệm sẽ có thêm nhiều gia đình đến ghi danh cho con em. Danh sách các lớp được niêm yết bên ngoài Trung Tâm Giáo Dục và nhà thờ. Các thầy cô đã đứng trước Trung Tâm theo thứ tự từ Mẫu Giáo đến lớp 7 để các em sắp hàng trước mặt. Lớp Mẫu Giáo đã có trên 30 em học sinh và sẽ phải chia làm hai lớp. Hiện nay có 13 lớp với 26 thầy cô chính và phụ trong đó có một lớp Song Ngữ dành cho các học sinh người lớn Mỹ hay Việt.
Lúc 7 giờ 10 cha xứ tuyên bố khai mạc và cám ơn các phụ huynh đã cho con em tới học Việt Ngữ cũng như cám ơn ông hiệu trưởng Bùi Hữu Thư, Ban Giám Đốc và Ban Giảng Huấn đã hy sinh thì giờ, công sức giảng dậy cho các em. Sau đó cha xứ đã cùng tất cả mọi người hát bài Việt Nam Việt Nam vang dội cả khuôn viên nhà thờ.
Ông hiệu trưởng cũng ngỏ lời cám ơn các phụ huynh, các em học sinh và các thầy cô đã đến với Trường Việt Ngữ niên khoá 2008-2009. Sau đó ông đã lần lượt mời các thầy cô hướng dẫn các em theo thứ tự từ Mẫu Giáo đến Lớp 7 vào lớp học. Trong ngày đầu tiên ngoại trừ lớp Mẫu Giáo và lớp 7, tất cả các lớp đều có bài trắc nghiệm để xác định khả năng nghe, nói, đọc và viết của các em. Sau khi các em tan học, các thầy cô ở lại chấm bài và đề nghị lên Ban Giám Đốc xem có em nào được lên lớp cao hơn hay phải xuống lớp thấp hơn.
Nói chung ngày khai giảng của Trường Việt Ngữ năm nay rất trôi chẩy, vì có đầy đủ các thầy cô, và nhờ Thầy Đặng Đình Kết, và cô Nguyễn Dung Thanh trong Ban Giám Đốc đã lo bàn ghế, vật liệu trợ huấn, mua máy copier và computer, ghi danh, làm danh sách, và đặt mua sách giáo khoa đầy đủ. Đây là năm thứ sáu Trường Việt Ngữ khai giảng các lớp học cho con em trong và ngoài giáo xứ.
Được biết năm 2003, Trường Việt Ngữ được cha xứ Nguyễn Đức Vượng thành lập và khai giảng niên khóa đầu tiên vào hai ngày 16 và 17/10/2003. Trong năm đầu các lớp được giảng dậy cả hai ngày thứ sáu và thứ bẩy từ 7 giờ đến 8 giờ 30 mỗi tối. Niên khóa này được bế giảng vào ngày 14/5/2004.
Niên khóa này có 12 lớp với 185 em học sinh từ lớp Mẫu Giáo đến lớp Tư. Ban giảng huấn được giáo sư Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học Phạm Văn Hải huấn luyện trong hai ngày để học cách phát âm cũng như đọc các chữ cái theo kiểu mới. Trong năm Trường đã mua 8 máy overhead projectors cho các lớp. Ngoài hai nghi lễ khai giảng và bế giảng, các em còn có ngày hóa trang Halloween.
Từ đó đến nay mỗi năm Trường mở thêm một lớp cao hơn. Sau 6 năm hoạt động, năm nay niên khóa 2008-2009, trường có thêm lớp 7.
Các sách giáo khoa lúc đầu được mua của Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng ở Nam California. Từ năm 2005 các sách giáo khoa được mua của Trung Tâm Văn Lang ở San Jose. Trường mỗi năm thực hiện thêm các dụng cụ thính thị: gồm có 3 TV và DVD player, các bảng whiteboard cho các lớp; các máy computer, printer BW và color, và copier cho Văn Phòng. Trong ba năm đầu có mở một Phòng Computer với 25 máy do các nhà hảo tâm tặng cho giáo xứ. Các em học sinh được luân phiên gửi đến phòng này để thực tập nói và nghe tiếng Việt với software Em Học Tiếng Việt Cấp 1 và 2. Năm nay vì cần thêm lớp học, phòng computer phải đổi thành một lớp Mẫu Giáo.
Ngay từ khi mới thành lập giáo xứ năm 1979, giáo xứ đã tổ chức các lớp dạy tiếng Việt trong 5 mùa hè từ 1979-1985. Lúc đó trường Việt Ngữ có tên là Trường Văn Lang do ông Bùi Hữu Thư làm hiệu trưởng và cũng có sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Văn Hải và phu nhân.
Cô Nguyễn Dung Thanh đang ghi danh cho học sinh |
Lớp Song Ngữ: Cô Lan Hương và Thu Giang |
Lớp 4A Thầy Nguyễn Văn Thành và cô Thủy An |
Lớp Mẫu Giáo: Cô Tạ Thu Thủy |
Lớp 1B: Thầy Trần Đăng và cô Trương Thủy Stacy |
Lớp 1A: Cô Lâm Xuân Diễm và Nguyễn Thu Thảo |
Lớp 4 B: Cô Dương Thu và Thầy Lê Văn Thông |
Lớp 7: Thầy Bùi Khanh và cô Nguyễn Kim Khuê |
Lớp 3 B: cô Trịnh Tường Thiên Nga và Châu Tracy |
Lớp 5: Thầy Bùi Bảo Lân và cô Ngô Mai Thư |
Lớp 3 A: cô Trần Phương Lan và Bùi Như Mai |
Lớp 2 B: cô Trịnh Phương Trâm và Lê Trang Uyên My |
Lớp2 A: Thầy Lương Tuấn Anh và cô Trần Hoàng Oanh |
Lớp 6: Thầy Nguyễn Văn Thư và cô Trần Hạnh Phước |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
11 linh mục thuộc hạt Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh đến Thái Hà hiệp thông
PV VietCatholic
00:05 12/09/2008
THÁI HÀ - Như những ngày trước, từ sáng sớm hôm nay (12.9.2008) Thái Hà đã đón nhiều đoàn khách hành hương từ xa đến cầu nguyện. Trong những đoàn khách đó, chúng tôi thấy có một đoàn khách đến Thái Hà từ 3 giờ sáng. Hỏi thăm chúng tôi mới biết đó là các linh mục thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh. Các ngài đã lên đường đi từ 11 giờ đêm ngày 11.09. Dẫn đầu phái đoàn là linh mục quản hạt Phêrô Trần Phúc Chính và 11 linh mục trong giáo hạt Thuận Nghĩa.
Xem hình ảnh buổi cầu nguyện hôm nay
Một linh mục trong đoàn cho biết: "Đã từ lâu chúng tôi muốn tới Thái Hà hiệp thông cầu nguyện nhưng chưa đến được, nay vì nghe những lời tuyên bố trên các phương tiện truyền thông rằng những ai đến Thái Hà cầu nguyện là "vi phạm pháp luật" nên sau kỳ tĩnh tâm hằng tháng của Giáo hạt, chúng tôi mau chóng đến Thái Hà để hiệp thông cầu nguyện và cùng "vi phạm pháp luật".
Các linh mục hạt Thuận Nghĩa đã dâng thánh lễ đồng tế vào lúc 5 giờ 30 sáng cùng với đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ để cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Sau thánh lễ, quý cha và cộng đoàn đã tiến ra linh địa hiệp thông cầu nguyện với Thái Hà.
Xem hình ảnh buổi cầu nguyện hôm nay
Một linh mục trong đoàn cho biết: "Đã từ lâu chúng tôi muốn tới Thái Hà hiệp thông cầu nguyện nhưng chưa đến được, nay vì nghe những lời tuyên bố trên các phương tiện truyền thông rằng những ai đến Thái Hà cầu nguyện là "vi phạm pháp luật" nên sau kỳ tĩnh tâm hằng tháng của Giáo hạt, chúng tôi mau chóng đến Thái Hà để hiệp thông cầu nguyện và cùng "vi phạm pháp luật".
Các linh mục hạt Thuận Nghĩa đã dâng thánh lễ đồng tế vào lúc 5 giờ 30 sáng cùng với đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ để cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Sau thánh lễ, quý cha và cộng đoàn đã tiến ra linh địa hiệp thông cầu nguyện với Thái Hà.
Đừng Sợ
Một giáo dân phương xa
00:33 12/09/2008
ĐỪNG SỢ
Trong những ngày qua, tôi luôn theo dõi tin tức của Giáo xứ Thái Hà, lòng tôi vừa thương cảm vừa đầy khâm phục. Vì chưa có điều kiện để đến tận nơi thông công cùng cộng đoàn Dân Chúa tại Thái Hà, nhưng trong lời nguyện mỗi ngày, tôi luôn dành cho “Thái Hà” một lời kinh đặc biệt và một …tình yêu đặc biệt.
Sáng nay (12.09), tôi lại được biết rõ danh tánh của những người bị bắt giam, lòng tôi rưng lệ, nhưng tôi muốn nhắc lại lời mà vị Thầy Chí Thánh đã nói cách đây hơn 2000 năm: “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa” (Lc 12,4).
Giờ này, tôi xin được mạn phép nhắc lại lời nói đầy sức mạnh của Ngài với các thành viên thuộc giáo xứ Thái Hà, đặc biệt là những người đã, đang bị truy tố và cả những người thân trong gia đình của họ rằng: “…Đừng sợ!”. Các bạn có thể sẽ được nhận lãnh phúc tử đạo đầy cao quí. Biết đâu, vài chục năm sau, sẽ có những trẻ sơ sinh tại giáo hội Việt nam, đặc biệt là giáo xứ Thái Hà, lãnh nhận bí tích Rửa tội mang tên: Thánh Hợi, thánh Nhi, thánh Kiện, thánh Dung, thánh Hùng, thánh Hải, thánh Việt…và còn bao nhiêu tên thánh khác nữa tại Thái Hà? Và những người thân trong giòng họ của những vị thánh ấy sẽ tự hào biết mấy. Tại sao chúng ta không có quyền nghì về một viễn ảnh tươi đẹp như vậy? Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ Ngài biết về sự bách hại này: “Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em, tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20a).
Là những giáo dân, hẳn chúng ta đã thuộc nhằm lòng lời kinh trong“ Tám mối phúc thật”, được bắt nguồn từ bài giảng đầu tiên của Đức Giêsu: “Phúc cho những người bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ”. Hãy can đảm lên! Chúng ta không bạo động, nhưng chúng ta không khiếp nhược. Tôi tin rằng, đang có hàng triệu trái tim hướng về các bạn, cùng chung chia với các bạn ngàn nỗi vui buồn, đau khổ và bách hại.
Vấn đề ở Thái Hà không còn đơn thuần là chuyện đất đai nữa, vì đó chỉ là thứ vật chất chóng qua. Nhưng đây là vấn đề của NIỀM TIN. Cho dù ngày mai, sự ác hay sự bất công thắng thế đi chăng nữa, thì chắc chắn một điều: giáo xứ Thái Hà đã, đang và sẽ là một “Cộng đồng chứng nhân” của niềm tin, là “Điểm hẹn” cho tình hiệp thông của mọi thành phần trong Giáo hội. “Hiện tượng Thái Hà” đã trình bày cho từng người và mọi người trên khắp bốn phương thấy được một niềm tin Kitô giáo thật mạnh mẽ, sống động và trường tồn ngay giữa những gì gian khổ nhất. Và chúng ta cũng cho họ thấy một dấu chứng rõ ràng của những người mang danh Kitô, đó là tình huynh đệ hiệp nhất giữa mọi thành phần dân Chúa trong đại gia đình Giáo hội.
Và đối với những người đang tìm cách này hay cách khác bách hại chúng ta, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Đức Giêsu trên thánh giá năm nào: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM” (Lc 23,34).
Quả thật, vì họ “không biết việc họ làm” nên họ đã vô tình trở thành những người “loan báo Tin Mừng” cho một Đấng Cứu Thế tốt lành và nhân từ, họ đã vô tình trở thành những người “tiếp thị” cho “hạt giống Thái Hà”, rằng đây là “hạt giống tốt” với tương lai là một mùa gặt bội thu. Biết đâu trong số những người đã làm đổ máu những người vô tội, sẽ có những người trở thành Kitô hữu.
Đó là điều đã từng xảy ra trên đồi Golgotha năm xưa. Khi chứng kiến cái chết của Đức Giêsu, chẳng phải viên sĩ quan chỉ huy cuộc hành hình và những cận vệ của ông đã là những người trở lại đạo đầu tiên đó sao? Thánh Matthêu đã ghi lại rất rõ ràng trong chương 27, câu 54: “Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa”.
Chúng ta có cơ sở để tin chắc rằng, trong số những người bách hại chúng ta, sẽ có những Kitô hữu tương lai. Vì “Đối với Thiên Chúa, thì không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37), bởi thế, “Thiên Chúa sẽ vẽ những nét thẳng trên những đường cong”.
Chúng tôi nguyện cầu cho từng phần tử trong giáo xứ Thái Hà, xin cho các vị chủ chăn đầy nghị lực, đầy ơn Chúa Thánh Thần để hướng dẫn đoàn chiên. Xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bảo vệ từng người con của Thái Hà dưới áo choàng trinh nguyên của Mẹ, đặc biệt là những người đang bị bắt giữ. Một lần nữa, chúng tôi xin phép nhắc lại lời đầy uy quyền của Đức Giê su: “Thầy đây! ĐỪNG SỢ” (Ga 6,20b).
Trong những ngày qua, tôi luôn theo dõi tin tức của Giáo xứ Thái Hà, lòng tôi vừa thương cảm vừa đầy khâm phục. Vì chưa có điều kiện để đến tận nơi thông công cùng cộng đoàn Dân Chúa tại Thái Hà, nhưng trong lời nguyện mỗi ngày, tôi luôn dành cho “Thái Hà” một lời kinh đặc biệt và một …tình yêu đặc biệt.
Sáng nay (12.09), tôi lại được biết rõ danh tánh của những người bị bắt giam, lòng tôi rưng lệ, nhưng tôi muốn nhắc lại lời mà vị Thầy Chí Thánh đã nói cách đây hơn 2000 năm: “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa” (Lc 12,4).
Giờ này, tôi xin được mạn phép nhắc lại lời nói đầy sức mạnh của Ngài với các thành viên thuộc giáo xứ Thái Hà, đặc biệt là những người đã, đang bị truy tố và cả những người thân trong gia đình của họ rằng: “…Đừng sợ!”. Các bạn có thể sẽ được nhận lãnh phúc tử đạo đầy cao quí. Biết đâu, vài chục năm sau, sẽ có những trẻ sơ sinh tại giáo hội Việt nam, đặc biệt là giáo xứ Thái Hà, lãnh nhận bí tích Rửa tội mang tên: Thánh Hợi, thánh Nhi, thánh Kiện, thánh Dung, thánh Hùng, thánh Hải, thánh Việt…và còn bao nhiêu tên thánh khác nữa tại Thái Hà? Và những người thân trong giòng họ của những vị thánh ấy sẽ tự hào biết mấy. Tại sao chúng ta không có quyền nghì về một viễn ảnh tươi đẹp như vậy? Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ Ngài biết về sự bách hại này: “Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em, tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20a).
Là những giáo dân, hẳn chúng ta đã thuộc nhằm lòng lời kinh trong“ Tám mối phúc thật”, được bắt nguồn từ bài giảng đầu tiên của Đức Giêsu: “Phúc cho những người bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ”. Hãy can đảm lên! Chúng ta không bạo động, nhưng chúng ta không khiếp nhược. Tôi tin rằng, đang có hàng triệu trái tim hướng về các bạn, cùng chung chia với các bạn ngàn nỗi vui buồn, đau khổ và bách hại.
Vấn đề ở Thái Hà không còn đơn thuần là chuyện đất đai nữa, vì đó chỉ là thứ vật chất chóng qua. Nhưng đây là vấn đề của NIỀM TIN. Cho dù ngày mai, sự ác hay sự bất công thắng thế đi chăng nữa, thì chắc chắn một điều: giáo xứ Thái Hà đã, đang và sẽ là một “Cộng đồng chứng nhân” của niềm tin, là “Điểm hẹn” cho tình hiệp thông của mọi thành phần trong Giáo hội. “Hiện tượng Thái Hà” đã trình bày cho từng người và mọi người trên khắp bốn phương thấy được một niềm tin Kitô giáo thật mạnh mẽ, sống động và trường tồn ngay giữa những gì gian khổ nhất. Và chúng ta cũng cho họ thấy một dấu chứng rõ ràng của những người mang danh Kitô, đó là tình huynh đệ hiệp nhất giữa mọi thành phần dân Chúa trong đại gia đình Giáo hội.
Và đối với những người đang tìm cách này hay cách khác bách hại chúng ta, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Đức Giêsu trên thánh giá năm nào: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM” (Lc 23,34).
Quả thật, vì họ “không biết việc họ làm” nên họ đã vô tình trở thành những người “loan báo Tin Mừng” cho một Đấng Cứu Thế tốt lành và nhân từ, họ đã vô tình trở thành những người “tiếp thị” cho “hạt giống Thái Hà”, rằng đây là “hạt giống tốt” với tương lai là một mùa gặt bội thu. Biết đâu trong số những người đã làm đổ máu những người vô tội, sẽ có những người trở thành Kitô hữu.
Đó là điều đã từng xảy ra trên đồi Golgotha năm xưa. Khi chứng kiến cái chết của Đức Giêsu, chẳng phải viên sĩ quan chỉ huy cuộc hành hình và những cận vệ của ông đã là những người trở lại đạo đầu tiên đó sao? Thánh Matthêu đã ghi lại rất rõ ràng trong chương 27, câu 54: “Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa”.
Chúng ta có cơ sở để tin chắc rằng, trong số những người bách hại chúng ta, sẽ có những Kitô hữu tương lai. Vì “Đối với Thiên Chúa, thì không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37), bởi thế, “Thiên Chúa sẽ vẽ những nét thẳng trên những đường cong”.
Chúng tôi nguyện cầu cho từng phần tử trong giáo xứ Thái Hà, xin cho các vị chủ chăn đầy nghị lực, đầy ơn Chúa Thánh Thần để hướng dẫn đoàn chiên. Xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bảo vệ từng người con của Thái Hà dưới áo choàng trinh nguyên của Mẹ, đặc biệt là những người đang bị bắt giữ. Một lần nữa, chúng tôi xin phép nhắc lại lời đầy uy quyền của Đức Giê su: “Thầy đây! ĐỪNG SỢ” (Ga 6,20b).
Thư gửi Quý Cha và quý Ông bà, Anh chị em giáo xứ Thái Hà
Anna Nguyễn Thùy Linh
00:37 12/09/2008
Thư gửi Quý Cha và quý Ông bà, Anh chị em giáo xứ Thái Hà
Thưa quý Cha và quý ông bà, Anh chị em giáo xứ Thái Hà,
Con một giáo dân thuộc giáo phận Phan thiết, Miền Nam Việt Nam, xin có đôi lời kính thăm và chúc sức khoẻ quý Cha và quý vị.
Từ rất lâu con đã theo dõi tin tức Thái Hà, song con vẫn chọn lựa phương thức cầu nguyện và hằng ngày theo dõi tin tức qua các trang web, sau đó chuyển những bài viết qua email cho các bạn công giáo cũng như không công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ phải. Có thể nói hơn cả tháng nay con bỏ thói quen đọc báo của Tuổi trẻ và Thanh niên để có thêm thời gian theo dõi từng bài viết liên quan đến Thái Hà.
Vâng, Thái Hà đã thành máu thịt và là bản thân con. Hơn bao giờ hết con cảm nhận mỗi người công giáo là các chi thể trong cùng một Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Vâng, nỗi lo, nỗi buồn, niềm vui của Quý Cha và của từng anh chị em ở Thái Hà cũng là nỗi lo, nỗi buồn, niềm vui của riêng bản thân con. Có thể nào một bàn tay bị đau mà toàn thân không cùng chịu đau đớn?
Thưa quý Cha và quý ông bà anh chị em,
Con, một người trẻ, được huấn luyện dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh cũng đã in đậm dấu chân con gần 5 năm trời với bao nổ lực, khó khăn. Con chỉ mơ màng cảm nhận những gì là quá khứ tàn khốc vào năm Mậu Thân và việc đấu tố các Linh Mục, các thành phần tư sản trong những năm đầu giải phóng qua lời kể của những người đi trước (trong trường học con không được hiểu biết lịch sử khách quan của dân tộc mình). Nhưng giờ đây, qua cách hành xử của Chính quyền đối với Giáo xứ Thái Hà, con đã cảm nhận được phần nào những nỗi cơ cực, chèn ép mà bao người đi trước phải gánh chịu.
Vâng, vào thời đại “thông tin”, trong thế kỷ 21, giữa thanh thiên bạch nhật, mà họ còn dám dùng truyền thông, dùi cui, roi điện, hơi cay trấn áp đám đông và chối vanh vách thì sẽ đoán biết những gì họ đã, đang, sẽ “ưu ái” dành cho những Giáo dân, Linh mục bị khởi tố và bắt giam. Nghĩ đến đây con lại xót xa nghĩ đến các Linh Mục, tu sĩ trước đây bị tù đày và chết trong tù sau 5, 10 năm và không hề có một bản án.
Một số bạn bảo con: thà không học luật thì may ra còn dễ tha thứ cho những sai sót của những người lãnh đạo, càng hiểu biết càng thấy tức giận và thất vọng về lối hành xử của Chính quyền…Chúng con còn bảo nhau, để xem mức án của ông Phó Giám Đốc Công thương và những vị cao hơn dính trong vụ Dự án Đông Tây bên nào cao hơn. Hay dù cao hơn nhưng họ sẽ được ân xá về trước các Giáo dân trong vụ Thái Hà.
Cái hay, cái tài của Chính quyền ta là ở chỗ đấy! Tham nhũng 820.000USD thì nhẹ hơn phá đổ 6m tường mục nát vì bị rút ruột, xây chiếm lòng lề đường, trên mảnh đất của tha nhân? cũng đâu cần tổng huy động các lực lượng công an, nhà báo, bắt khẩn cấp như vụ Thái Hà?
Càng suy nghĩ con càng thấy quý Cha và quý ông bà anh chị em Thái Hà đang trên đường lên núi sọ với Đức Giêsu. Trong hành trình ấy, quý Cha và quý vị không đơn độc vì quý Cha và quý vị đang đứng về phía sự thật, đang bảo vệ sự thật.
Con thật cảm kích và trân trọng hình ảnh của quý Giám mục, Linh mục, các Giáo dân xa gần đã đến hiệp thông chia sẻ với Giáo xứ Thái Hà. Con cũng vui mừng mỗi lần đọc được các bức thư hiệp thông từ các Giám mục, Linh mục, các Cộng đoàn hải ngoại. Con hy vọng sẽ được tiếp tục đọc thư hiệp thông từ Bề trên các dòng tu, các Cha xứ ở những nơi không thể đến Thái Hà vì nhiều lý do. Con không có điều kiện để đến Linh địa Đức Bà nhưng con luôn hướng về Thái Hà hàng giờ, hàng phút, hàng giây trong tình hiệp thông sâu xa.
Đối với con, việc Giáo xứ Thái Hà có được trả lại mảnh đất vốn bị chiếm dụng hay không thì không quan trọng. Ngay cả khi chính quyền huy động toàn bộ quân lực để dẹp tan các buổi cầu nguyện tại Linh địa thì nơi đây vẫn là Linh địa trong lòng mỗi người công giáo Việt Nam và hải ngoại.
Lúc ấy, nhà thờ Thái Hà vốn nhỏ bé, nhưng trong lòng Giáo hội Việt Nam, nó là vĩ đại và to lớn, vì đã cưu mang những tâm hồn dám sống và làm chứng cho Sự Thật.
Việc Giáo xứ Thái Hà dám lên tiếng cho sự thật cho dù phải chịu bắt bớ, sỉ nhục, tù đày là điều để người trẻ chúng con gẫm suy và học tập.
Gương sáng của quý Cha và của quý ông bà anh chị em sẽ được nhắc đến ngàn đời trong lòng Giáo hội Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫu biết rằng gươm giáo và xiềng xích đang chờ quý Cha và quý Ông bà, Anh chị em ở phía trước, nhưng con tin Lời Chúa vẫn vang vọng “Ơn Ta luôn đủ cho con”.
Thưa quý Cha và quý anh chị em Thái Hà, một bài học cụ thể có lẽ là con sẽ tham gia viết bài khi có thể với hy vọng một ngày kia, được diễm phúc nói như Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang: “chào các bạn, tôi sẽ đi tù…”
Thưa quý Cha và quý ông bà, Anh chị em giáo xứ Thái Hà,
Con một giáo dân thuộc giáo phận Phan thiết, Miền Nam Việt Nam, xin có đôi lời kính thăm và chúc sức khoẻ quý Cha và quý vị.
Từ rất lâu con đã theo dõi tin tức Thái Hà, song con vẫn chọn lựa phương thức cầu nguyện và hằng ngày theo dõi tin tức qua các trang web, sau đó chuyển những bài viết qua email cho các bạn công giáo cũng như không công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ phải. Có thể nói hơn cả tháng nay con bỏ thói quen đọc báo của Tuổi trẻ và Thanh niên để có thêm thời gian theo dõi từng bài viết liên quan đến Thái Hà.
Vâng, Thái Hà đã thành máu thịt và là bản thân con. Hơn bao giờ hết con cảm nhận mỗi người công giáo là các chi thể trong cùng một Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Vâng, nỗi lo, nỗi buồn, niềm vui của Quý Cha và của từng anh chị em ở Thái Hà cũng là nỗi lo, nỗi buồn, niềm vui của riêng bản thân con. Có thể nào một bàn tay bị đau mà toàn thân không cùng chịu đau đớn?
Thưa quý Cha và quý ông bà anh chị em,
Con, một người trẻ, được huấn luyện dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh cũng đã in đậm dấu chân con gần 5 năm trời với bao nổ lực, khó khăn. Con chỉ mơ màng cảm nhận những gì là quá khứ tàn khốc vào năm Mậu Thân và việc đấu tố các Linh Mục, các thành phần tư sản trong những năm đầu giải phóng qua lời kể của những người đi trước (trong trường học con không được hiểu biết lịch sử khách quan của dân tộc mình). Nhưng giờ đây, qua cách hành xử của Chính quyền đối với Giáo xứ Thái Hà, con đã cảm nhận được phần nào những nỗi cơ cực, chèn ép mà bao người đi trước phải gánh chịu.
Vâng, vào thời đại “thông tin”, trong thế kỷ 21, giữa thanh thiên bạch nhật, mà họ còn dám dùng truyền thông, dùi cui, roi điện, hơi cay trấn áp đám đông và chối vanh vách thì sẽ đoán biết những gì họ đã, đang, sẽ “ưu ái” dành cho những Giáo dân, Linh mục bị khởi tố và bắt giam. Nghĩ đến đây con lại xót xa nghĩ đến các Linh Mục, tu sĩ trước đây bị tù đày và chết trong tù sau 5, 10 năm và không hề có một bản án.
Một số bạn bảo con: thà không học luật thì may ra còn dễ tha thứ cho những sai sót của những người lãnh đạo, càng hiểu biết càng thấy tức giận và thất vọng về lối hành xử của Chính quyền…Chúng con còn bảo nhau, để xem mức án của ông Phó Giám Đốc Công thương và những vị cao hơn dính trong vụ Dự án Đông Tây bên nào cao hơn. Hay dù cao hơn nhưng họ sẽ được ân xá về trước các Giáo dân trong vụ Thái Hà.
Cái hay, cái tài của Chính quyền ta là ở chỗ đấy! Tham nhũng 820.000USD thì nhẹ hơn phá đổ 6m tường mục nát vì bị rút ruột, xây chiếm lòng lề đường, trên mảnh đất của tha nhân? cũng đâu cần tổng huy động các lực lượng công an, nhà báo, bắt khẩn cấp như vụ Thái Hà?
Càng suy nghĩ con càng thấy quý Cha và quý ông bà anh chị em Thái Hà đang trên đường lên núi sọ với Đức Giêsu. Trong hành trình ấy, quý Cha và quý vị không đơn độc vì quý Cha và quý vị đang đứng về phía sự thật, đang bảo vệ sự thật.
Con thật cảm kích và trân trọng hình ảnh của quý Giám mục, Linh mục, các Giáo dân xa gần đã đến hiệp thông chia sẻ với Giáo xứ Thái Hà. Con cũng vui mừng mỗi lần đọc được các bức thư hiệp thông từ các Giám mục, Linh mục, các Cộng đoàn hải ngoại. Con hy vọng sẽ được tiếp tục đọc thư hiệp thông từ Bề trên các dòng tu, các Cha xứ ở những nơi không thể đến Thái Hà vì nhiều lý do. Con không có điều kiện để đến Linh địa Đức Bà nhưng con luôn hướng về Thái Hà hàng giờ, hàng phút, hàng giây trong tình hiệp thông sâu xa.
Đối với con, việc Giáo xứ Thái Hà có được trả lại mảnh đất vốn bị chiếm dụng hay không thì không quan trọng. Ngay cả khi chính quyền huy động toàn bộ quân lực để dẹp tan các buổi cầu nguyện tại Linh địa thì nơi đây vẫn là Linh địa trong lòng mỗi người công giáo Việt Nam và hải ngoại.
Lúc ấy, nhà thờ Thái Hà vốn nhỏ bé, nhưng trong lòng Giáo hội Việt Nam, nó là vĩ đại và to lớn, vì đã cưu mang những tâm hồn dám sống và làm chứng cho Sự Thật.
Việc Giáo xứ Thái Hà dám lên tiếng cho sự thật cho dù phải chịu bắt bớ, sỉ nhục, tù đày là điều để người trẻ chúng con gẫm suy và học tập.
Gương sáng của quý Cha và của quý ông bà anh chị em sẽ được nhắc đến ngàn đời trong lòng Giáo hội Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫu biết rằng gươm giáo và xiềng xích đang chờ quý Cha và quý Ông bà, Anh chị em ở phía trước, nhưng con tin Lời Chúa vẫn vang vọng “Ơn Ta luôn đủ cho con”.
Thưa quý Cha và quý anh chị em Thái Hà, một bài học cụ thể có lẽ là con sẽ tham gia viết bài khi có thể với hy vọng một ngày kia, được diễm phúc nói như Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang: “chào các bạn, tôi sẽ đi tù…”
Video Nhạc: Nguyện Cầu
Alpha Linh
02:48 12/09/2008
Một độc giả đã viết những dòng như sau: "Từ rất lâu con đã theo dõi tin tức Thái Hà, song con vẫn chọn lựa phương thức cầu nguyện và hằng ngày theo dõi tin tức qua các trang web, sau đó chuyển những bài viết qua email cho các bạn công giáo cũng như không công giáo yêu chuộng sự thật và lẽ phải.... Con thật cảm kích và trân trọng hình ảnh của quý Giám mục, Linh mục, các Giáo dân xa gần đã đến hiệp thông chia sẻ với Giáo xứ Thái Hà. Con cũng vui mừng mỗi lần đọc được các bức thư hiệp thông từ các Giám mục, Linh mục, các Cộng đoàn hải ngoại. Con hy vọng sẽ được tiếp tục đọc thư hiệp thông từ Bề trên các dòng tu, các Cha xứ ở những nơi không thể đến Thái Hà vì nhiều lý do. Con không có điều kiện để đến Linh địa Đức Bà nhưng con luôn hướng về Thái Hà hàng giờ, hàng phút, hàng giây trong tình hiệp thông sâu xa."
Bài hát "Nguyện Cầu" của nhạc sĩ Alpha Linh giúp nâng tâm hồn hợp ý cầu nguyện cho Thái Hà, cho Giáo hội và cho Quê hương Việt Nam.
Bài hát "Nguyện Cầu" của nhạc sĩ Alpha Linh giúp nâng tâm hồn hợp ý cầu nguyện cho Thái Hà, cho Giáo hội và cho Quê hương Việt Nam.
Xin được đồng hành cùng giáo dân Thái Hà
Nguyễn Thu
03:04 12/09/2008
Xin được đồng hành cùng giáo dân Thái Hà
Sài Gòn, ngày 12.09.2008
Kính thưa quý cha, quý thày, quý ông bà anh chị em giáo xứ Thái Hà.
Từ ngày hôm qua, đọc bản tin “Thái Hà tiếp tục bị bắt bớ”, rồi những lời dọa dẫm của các vị chức quyền nhà, lòng con cảm thấy thật đau buồn. Đau buồn vì thương cho anh chị em mình ở Thái Hà, đau buồn cả vì thấy những con người có thể sống như không bao giờ phải chết như thế.
Mấy hôm nay vào nơi làm việc, con cảm thấy có vài dấu lạ: có những người đảng viên hình như tránh ánh mắt con. Vì sao vậy? Phải chăng vì họ là người còn chút lương tri nên cảm thấy xấu hổ trước một người anh em của Thái Hà? Hay họ là những người “mù thông tin”, để rồi tránh ánh mắt con vì tội nghiệp cho con trước sự sỉ nhục trên các phương tiện truyền thông suốt bao ngày nay? Hay gì gì nữa?
Con tin đó là sự xấu hổ của người còn chút lương tri.
Ồ! Là gì thì cũng chứng tỏ một điều: họ hiểu con là anh em của Thái Hà, vì con là người Công Giáo.
Sáng sớm nay đi làm, mà lòng cứ mong chờ về để viết cho Thái Hà lá thư.
Lá thư mang trọn tâm tình người anh em ở xa, đang chờ trông tin tức của Thái Hà hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Con theo dõi rất sát mọi tin tức Thái Hà trên net.
Kính thưa quý cha, quý thày và quý ông bà anh chị em. Từ ngày xảy ra chuyện Tòa Khâm Sứ, rồi Thái Hà, con thấy mình gắn bó với Chúa hơn nữa. Sự việc càng xảy ra, con càng thấy rõ rằng chúng ta khó lường được hết những âm mưu, gian trá trong cuộc đời.Bởi vậy chỉ có Chúa mới dẫn dắt chúng ta thoát khỏi những gian trá khó lường ấy.
Thoạt đầu, con nghĩ về những sỉ nhục, khốn khó các thành viên giáo xứ Thái Hà đang phải hứng chịu. Tại sao vậy? Con nhìn về Chúa và hỏi “Tại sao vậy?”
Rồi bất chợt, hình ảnh Chúa Giêsu gục đầu trong Vườn Giệtsimani hiện ra. Phải chăng Chúa khổ nhọc dường ấy vì nhìn thấy tội lỗi con người?
Vậy phải chăng mọi khốn khó,sỉ nhục quý cha, quý thầy, quý ông bà anh chị em đang hứng chịu, là để hiệp thông cùng thày Giêsu, đền bù phần nào tội lỗi cho những con người đang chọn cuộc sống không xứng đáng?
Vì lẽ công bằng, tội lỗi phải đền bù.
Con tin Chúa Giêsu vẫn đang nói với chúng ta ngày hôm nay “Thầy đây, các con đừng sợ!”. Trong lời cầu nguyện hàng ngày, con và biết bao anh chị em khắp nơi, xin đồng hành cùng Thái Hà trong quá trình Thái Hà được gọi làm chứng cho chân lý và công lý.
Xin Chúa ban nhiều hồng ân, sức mạnh, sự khôn ngoan cho mỗi thành viên giáo xứ Thái Hà thân thương của giáo hội Công Giáo Việt Nam.
Thương kính.
Một giáo dân tại Sài Gòn.
Sài Gòn, ngày 12.09.2008
Kính thưa quý cha, quý thày, quý ông bà anh chị em giáo xứ Thái Hà.
Từ ngày hôm qua, đọc bản tin “Thái Hà tiếp tục bị bắt bớ”, rồi những lời dọa dẫm của các vị chức quyền nhà, lòng con cảm thấy thật đau buồn. Đau buồn vì thương cho anh chị em mình ở Thái Hà, đau buồn cả vì thấy những con người có thể sống như không bao giờ phải chết như thế.
Mấy hôm nay vào nơi làm việc, con cảm thấy có vài dấu lạ: có những người đảng viên hình như tránh ánh mắt con. Vì sao vậy? Phải chăng vì họ là người còn chút lương tri nên cảm thấy xấu hổ trước một người anh em của Thái Hà? Hay họ là những người “mù thông tin”, để rồi tránh ánh mắt con vì tội nghiệp cho con trước sự sỉ nhục trên các phương tiện truyền thông suốt bao ngày nay? Hay gì gì nữa?
Con tin đó là sự xấu hổ của người còn chút lương tri.
Ồ! Là gì thì cũng chứng tỏ một điều: họ hiểu con là anh em của Thái Hà, vì con là người Công Giáo.
Sáng sớm nay đi làm, mà lòng cứ mong chờ về để viết cho Thái Hà lá thư.
Lá thư mang trọn tâm tình người anh em ở xa, đang chờ trông tin tức của Thái Hà hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Con theo dõi rất sát mọi tin tức Thái Hà trên net.
Kính thưa quý cha, quý thày và quý ông bà anh chị em. Từ ngày xảy ra chuyện Tòa Khâm Sứ, rồi Thái Hà, con thấy mình gắn bó với Chúa hơn nữa. Sự việc càng xảy ra, con càng thấy rõ rằng chúng ta khó lường được hết những âm mưu, gian trá trong cuộc đời.Bởi vậy chỉ có Chúa mới dẫn dắt chúng ta thoát khỏi những gian trá khó lường ấy.
Thoạt đầu, con nghĩ về những sỉ nhục, khốn khó các thành viên giáo xứ Thái Hà đang phải hứng chịu. Tại sao vậy? Con nhìn về Chúa và hỏi “Tại sao vậy?”
Rồi bất chợt, hình ảnh Chúa Giêsu gục đầu trong Vườn Giệtsimani hiện ra. Phải chăng Chúa khổ nhọc dường ấy vì nhìn thấy tội lỗi con người?
Vậy phải chăng mọi khốn khó,sỉ nhục quý cha, quý thầy, quý ông bà anh chị em đang hứng chịu, là để hiệp thông cùng thày Giêsu, đền bù phần nào tội lỗi cho những con người đang chọn cuộc sống không xứng đáng?
Vì lẽ công bằng, tội lỗi phải đền bù.
Con tin Chúa Giêsu vẫn đang nói với chúng ta ngày hôm nay “Thầy đây, các con đừng sợ!”. Trong lời cầu nguyện hàng ngày, con và biết bao anh chị em khắp nơi, xin đồng hành cùng Thái Hà trong quá trình Thái Hà được gọi làm chứng cho chân lý và công lý.
Xin Chúa ban nhiều hồng ân, sức mạnh, sự khôn ngoan cho mỗi thành viên giáo xứ Thái Hà thân thương của giáo hội Công Giáo Việt Nam.
Thương kính.
Một giáo dân tại Sài Gòn.
Cán cân công lý của chế độ cộng sản Việt Nam
Lm. Chân Tín
06:16 12/09/2008
Giáo xứ Thái Hà có tội vì đã đập vài viên gạch và cắt ít thước kẽm trên đất của mình.
Trong hơn hai tuần lễ nay, những người ở xa Hà Nội nếu chỉ nghe truyền thanh, xem truyền hình, đọc báo chí nhà nước thì sẽ thấy đồng loạt ngày này qua ngày khác tố cáo các linh mục tu sĩ và giáo dân Xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội là những người gây hỗn loạn, làm mất trật tự an ninh, phá hoại tài sản công cộng.
Sau màn báo chí truyền thanh truyền hình để chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước thì đến màn bạo động đánh đập dã man người dân đang cầu nguyện. Có người đổ máu, có người bị thương sọ não. Tiếp đó là màn bắt bớ một số giáo dân đã động tay vào mấy viên gạch, mấy sợi thép gai, và bị ghép tội phá hoại của cải công cộng. Cho đến giờ này, vẫn chưa thấy một giải pháp nào là công bằng thỏa đáng.
Sự thật là gì? Một việc hết sức đơn giản: nhà nước chiếm đất (62.000m2) của Dòng Chúa Cứu Thế và của Xứ Thái Hà, nay nhân dân đòi lại để xây nhà thờ mà Dòng Chúa Cứu Thế đã được phép xây năm 1943, nhưng vì chiến tranh loạn lạc, mãi đến giờ này chưa xây được. Mảnh đất này đã bị nhà nước chiếm từ những năm sau khi cộng sản chiếm miền Bắc. Chỉ có thế thôi, mà chính quyền muốn làm to chuyện cho các nước và thế giới thấy. Cán cân công lý đã nghiêng hẳn về người nghèo, người vô tội. Phải chăng nhà nước muốn quan tâm đến chuyện nhỏ này để quên những việc động trời, những vụ tham nhũng hàng ngàn tỉ so với vài viên gạch, vài thước kẽm gai mà dân chúng có lý để gỡ nó đi.
Vụ tham nhũng PMU18: vô tội, tuy tham nhũng hàng ngàn tỉ
Khi thấy nhà nước làm rầm rộ vụ mấy giáo dân gỡ ít viên gạch và cắt ít thước kẽm, mở đường vào linh địa Đức Bà để cầu nguyện, trên đất của chính họ, và đã bị bắt giam, truy tố ra tòa, chúng ta không thể quên được những vụ hối lộ động trời, cướp đi của dân tộc hàng ngàn tỉ, mà lại được tha bổng, tiến chức.
Tôi chỉ nhắc lại vụ tham nhũng động trời mới đây là vụ PMU18, để thấy cán cân công lý của chế độ cộng sản Việt Nam như thế nào.
Tệ nạn tham nhũng được mọi người coi như quốc nạn và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời đầu tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng triệt để. Cụ thể là Thủ Tướng ra lệnh cho Bộ Công An, Viện Kiểm Sát phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh 8 vụ tham nhũng nổi cộm, trong đó lớn nhất là PMU18.
PMU18 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, nhận thực hiện các công trình xây cầu đường. Cuối 2005, vụ PMU18 tham nhũng bị đổ bể. PMU18 có một số vốn rất lớn, lên tới khoảng 33.000 tỉ đồng. PMU18 nhận được vốn đầu tư cả tỉ Mỹ kim. Giám đốc Bùi Tiến Dũng đã bỏ hàng triệu Mỹ kim để cá độ. Nhiều nhân vật lớn của chế độ có dính dáng ví dụ con rể Nông Đức Mạnh. Sau vụ đổ bể, các nhân vật lớn đã tìm cách chạy án để ém nhẹm vụ án trước Đại Hội 10 nhằm giữ chức. Phe Nông Đức Mạnh đã ra tay dẹp vụ PMU18. Thế là những nhân vật của chính quyền đã được trắng án, được lên chức. Và vừa rồi, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên hăng hái chống tham nhũng đã bị bắt giam mà giờ này chưa được trả tự do.
So sánh vụ giáo dân Xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội vô tội mà bị lên án, và vụ PMU18 vô số tội lại được trắng án, ta thấy rõ mặt thật nham nhở của công lý cộng sản Việt Nam.
Trong hơn hai tuần lễ nay, những người ở xa Hà Nội nếu chỉ nghe truyền thanh, xem truyền hình, đọc báo chí nhà nước thì sẽ thấy đồng loạt ngày này qua ngày khác tố cáo các linh mục tu sĩ và giáo dân Xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội là những người gây hỗn loạn, làm mất trật tự an ninh, phá hoại tài sản công cộng.
Sau màn báo chí truyền thanh truyền hình để chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước thì đến màn bạo động đánh đập dã man người dân đang cầu nguyện. Có người đổ máu, có người bị thương sọ não. Tiếp đó là màn bắt bớ một số giáo dân đã động tay vào mấy viên gạch, mấy sợi thép gai, và bị ghép tội phá hoại của cải công cộng. Cho đến giờ này, vẫn chưa thấy một giải pháp nào là công bằng thỏa đáng.
Sự thật là gì? Một việc hết sức đơn giản: nhà nước chiếm đất (62.000m2) của Dòng Chúa Cứu Thế và của Xứ Thái Hà, nay nhân dân đòi lại để xây nhà thờ mà Dòng Chúa Cứu Thế đã được phép xây năm 1943, nhưng vì chiến tranh loạn lạc, mãi đến giờ này chưa xây được. Mảnh đất này đã bị nhà nước chiếm từ những năm sau khi cộng sản chiếm miền Bắc. Chỉ có thế thôi, mà chính quyền muốn làm to chuyện cho các nước và thế giới thấy. Cán cân công lý đã nghiêng hẳn về người nghèo, người vô tội. Phải chăng nhà nước muốn quan tâm đến chuyện nhỏ này để quên những việc động trời, những vụ tham nhũng hàng ngàn tỉ so với vài viên gạch, vài thước kẽm gai mà dân chúng có lý để gỡ nó đi.
Vụ tham nhũng PMU18: vô tội, tuy tham nhũng hàng ngàn tỉ
Khi thấy nhà nước làm rầm rộ vụ mấy giáo dân gỡ ít viên gạch và cắt ít thước kẽm, mở đường vào linh địa Đức Bà để cầu nguyện, trên đất của chính họ, và đã bị bắt giam, truy tố ra tòa, chúng ta không thể quên được những vụ hối lộ động trời, cướp đi của dân tộc hàng ngàn tỉ, mà lại được tha bổng, tiến chức.
Tôi chỉ nhắc lại vụ tham nhũng động trời mới đây là vụ PMU18, để thấy cán cân công lý của chế độ cộng sản Việt Nam như thế nào.
Tệ nạn tham nhũng được mọi người coi như quốc nạn và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời đầu tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng triệt để. Cụ thể là Thủ Tướng ra lệnh cho Bộ Công An, Viện Kiểm Sát phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh 8 vụ tham nhũng nổi cộm, trong đó lớn nhất là PMU18.
PMU18 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, nhận thực hiện các công trình xây cầu đường. Cuối 2005, vụ PMU18 tham nhũng bị đổ bể. PMU18 có một số vốn rất lớn, lên tới khoảng 33.000 tỉ đồng. PMU18 nhận được vốn đầu tư cả tỉ Mỹ kim. Giám đốc Bùi Tiến Dũng đã bỏ hàng triệu Mỹ kim để cá độ. Nhiều nhân vật lớn của chế độ có dính dáng ví dụ con rể Nông Đức Mạnh. Sau vụ đổ bể, các nhân vật lớn đã tìm cách chạy án để ém nhẹm vụ án trước Đại Hội 10 nhằm giữ chức. Phe Nông Đức Mạnh đã ra tay dẹp vụ PMU18. Thế là những nhân vật của chính quyền đã được trắng án, được lên chức. Và vừa rồi, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên hăng hái chống tham nhũng đã bị bắt giam mà giờ này chưa được trả tự do.
So sánh vụ giáo dân Xứ Thái Hà – Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội vô tội mà bị lên án, và vụ PMU18 vô số tội lại được trắng án, ta thấy rõ mặt thật nham nhở của công lý cộng sản Việt Nam.
Một vụ án khôi hài
An Dân
08:31 12/09/2008
Những ngày vừa qua, báo chí bên cạnh việc tô vẽ sự kiện Thái Hà bằng những lời lẽ vu khống xuyên tạc, thì đồng thời cũng tích cực dọn đường dư luận để chính quyền tiện bề mở rộng vụ án, bắt thêm một số giáo dân vô tội.
Đối với những giáo dân đang ở trong tầm ngắm của cơ quan công an, họ rất bình tĩnh và tự hào, bởi họ biết rằng Thiên Chúa đã chọn họ để làm chứng cho đức tin và công lý và họ biết rằng được tử đạo vào thế kỷ 21 chắc chắn là một điều không dễ có được.
Đối với chính quyền, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một số giáo dân đang tiếp tục là một bước đi sai lầm, đẩy chính quyền vào thế tiến thoái lương nan. Các cán bộ điều tra thì không biết sẽ phải khép các bị can vào tội gì, bởi thực tế, những giáo dân này không có tội.
1. Tội huỷ hoại tài sản?
Báo An ninh Thủ đô, số ra ngày 11/9/2008, sau khi nêu danh tánh 7 bị can - trong đó, có những bị can đang bị tạm giam, có những bị can đang tại ngoại, đã thật thà đưa ra các thiệt hại về kinh tế mà những bị can đã gây ra trong vụ việc Thái Hà:
“Sau khi xảy ra sự kiện trên, cơ quan CSĐT CAQ Đống Đa đã ra quyết định trưng cầu định giá đoạn tường rào của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng bị đập đổ. Ngày 25/8, Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa đã có Kết luận số 238 định giá trị đoạn tường trên là 3.479.990 đồng”.
Với 3.479.990 đồng, 7 người đã bị khởi tố bị can về tội phá huỷ tài sản. Đây quả thật là một vụ án khôi hài. Với một thiệt hại tài sản nhỏ hơn nhiều lần một bữa ăn sáng của các quan chức, chính quyền sẽ xử họ bao nhiêu năm tù?
Điều khôi hài là ở chỗ, cho tới giờ này chính quyền không làm sao chứng minh được bức tường bị phá là bức tường của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng? Nếu khu đất này là của Nhà thờ - về mặt pháp lý đến giờ này thì Nhà thờ vẫn là chủ sở hữu, Nhà nước chưa chứng minh được Nhà nước đã quản lý khu đất này theo chính sách nào – thì bức tường đó đương nhiên là bức tường xây bất hợp pháp và người giáo dân có quyền và bổn phận phải đạp đổ bức tường này để luật pháp được thực thi.
Do đó, muốn xử vụ án “phá hoại tài sản” thì trước hết phải xử vụ khiếu kiện đất đai có tính cách dân sự trước, bởi đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi “phá đổ bức tường”. Theo thông tin từ một số cán bộ điều tra, chính quyền sẽ tách riêng hai vụ và sẽ sử vụ “phá hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng” trước. Nếu quả thật như thế, ai cũng đã thấy trước vụ án này sẽ không công minh, coi thường pháp luật.
Một vấn đề khác đang là thách thức với chính quyền, đó là vào thời điểm bức tường bị phá, rất nhiều công an có mặt, nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc nhở giáo dân hoặc lập biên bản đúng như pháp luật qui định. Ai cũng biết nhiệm vụ của cảnh sát là “phòng và chống tội phạm”. Những cảnh sát có mặt tại hiện trường đã không có bất cứ động thái nào để thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, nếu đã truy tố giáo dân, thì cũng phải truy tố những cảnh sát có mặt, với tội danh đồng loã hoặc đã tạo điều kiện để “tội phạm” xảy ra.
2. Tội gây rối trật tự công cộng?
Khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng, Nhà nước chưa chứng minh được đây là đất mà chính quyền đã quản lý hợp pháp. Do đó, khu đất này đương nhiên vẫn là khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà. Vụ việc xảy ra trong khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế, thì không thể gọi là “gây rối trật tự công cộng” được.
Phía chính quyền, mặc dù không thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp và hợp Hiến của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu đất, bằng những lý lẽ yếu ớt, thiếu cơ sở pháp lý, đồng thời khẳng định rằng “khu đất này đang được Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, quản lý và sử dụng”, thì dù khu đất ấy thuộc về ai – theo các cơ sở pháp lý là của nhà thờ và theo Nhà nước là của Công ty cổ phần May Chiến Thắng - một doanh nghiệp tư nhân, thì không thể coi là “gây rối trật tự công cộng được”.
Ai cũng biết, việc giáo dân cầu nguyện ôn hoà, trật tự tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng đã bắt đầu từ ngày 6/1/2008. Việc cầu nguyện như vậy thì luôn được pháp luật bảo hộ về quyền tự do tín ngưỡng. Trong thực tế, kể từ ngày 6/1/2008 tới nay, chưa có bất cứ “biên bản vi phạm hành chính” nào được lập liên quan tới việc cầu nguyện này. Suốt 9 tháng qua, giáo dân chỉ thuần tuý cầu nguyện, không gây rối, không bạo loạn, không chống chính quyền, không cản trở giao thông, không xúi giục người khác gây rối và luôn cầu nguyện dưới sự giám sát của cán bộ, công an, thì làm sao gọi là “gây rối trật tự công cộng được”.
3. Về hành vi xúi giục, kích động?
Mấy ngày nay, báo chí, các cơ quan truyền thông đã trích lời của Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc Công an thành phố Hà Nội - phát biểu trong cuộc họp với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã chủ quan giải thích hành vi xúi giục và kích động như sau:
“Việc các linh mục có mặt tại các địa điểm có đông giáo dân tụ tập, cầu nguyện trái phép hoặc tại địa điểm có hành vi gây rối đó đã là hành vi xúi giục, kích động. Bởi lẽ, lẽ ra các linh mục là người có chức sắc, uy tín, họ phải có trách nhiệm giáo dục, khuyên bảo giáo dân chấm dứt các hành vi vi phạm, chấp hành pháp luật. Nay việc họ có mặt chứng kiến giáo dân có hành vi vi phạm pháp luật mà không can thiệp, tức là tiếp tay, kích động người khác vi phạm.”
Ơ hay! Thiếu tướng - người chịu trách nhiệm “phòng và chống tội phạm”, người có chức quyền, có uy tín – cũng đã nhiều lần xuống hiện trường chứng kiến giáo dân cầu nguyện mà không nhắc nhở, ngăn cản cơ mà. Các cán bộ, nhân viên an ninh, sắc phục hay thường phục có mặt tại hiện trường, lẫn vào với giáo dân, nhiều người cũng máy môi đọc kinh theo giáo dân cơ mà.
Lời phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, khiến người ta nhớ lại chuyện một người công dân ở Bà Rịa - Vũng Tầu đòi kiện ông chủ tịch UBND xã ra pháp luật, ông chủ tịch bèn nói: “Thằng nào kiện cứ kiện. Pháp luật là tao nè!”.
Thiếu tướng là người am hiểu pháp luật, có trách nhiệm thực thi pháp luật và hướng dẫn người dân thi hành pháp luật, thì phải nói rõ “hành vi xúi giục và kích động” theo quan niệm chủ quan của Thiếu tướng như trích dẫn ở trên, đã được qui định tại điều nào, khoản nào của bộ luật nào, chứ không thể phát biểu một cách khôi hài như vậy. Nếu không có khoản luật nào như vậy, thì cũng nên đề nghị bổ sung thêm một khoản luật liên quan tới tội xúi giục và kích động rằng:
“Chức sắc nào có mặt tại những nơi cầu nguyện ôn hoà thì đương nhiên phạm tội kích động và xúi giục người khác”.
Nói như Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, thì tất cả các giám mục, linh mục tới cầu nguyện tại linh địa Đức Bà đều đã “phạm tội tập thể” xúi giục và kích động người khác và Giám mục giáo phận Thái Bình phải là người được tuyên dương trước vì đã nhận ra lỗi lầm khi thốt lên: “Chào các bạn! Tôi đi tù…”.
Việc chính quyền đang cố tình hình sự hoá một vụ việc dân sự đang khiến dư luận phải đặc biệt quan tâm tới ngành tư pháp Việt Nam. Người ta có cảm giác, các vị hữu trách trong chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và đang tiếp tục lối hành xử: “Pháp luật là tao nè!”
Người am hiểu luật pháp thì cho rằng có vài vụ án cần phải lập tức đưa ra xét xử: vụ UBND thành phố Hà Nội cưỡng chếm đất của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thài Hà cách bất công; vụ án Công ty Cổ phần May Chiến Thắng cố tình vi phạm luật đất đai và cố tình phá huỷ tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế hiện hữu trên khu đất; vụ án cảnh sát dùng dùi cui điện trấn áp dã man các giáo dân và xịt hơi cay vào đám đông đang cầu nguyện nay đã có chứng cớ rõ ràng và vụ án các cơ quan truyền thông báo chí đã thông tin một chiều, bóp méo sự thật, vu cáo xuyên tạc, làm tổn hại tới danh dự của Giáo hội Công giáo, gây chia rẽ sâu sắc khối đại đoàn kết toàn dân, “phá hoại chính sách đại đoàn kết” đã được qui định tại khoản C, mục I, điều 87 – BLHS: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội”.
Vụ việc Thái Hà sẽ chẳng bao giờ kết thúc được nếu chính quyền cứ tiếp tục hành xử kiểu: “Pháp luật là tao nè!” và đã tới lúc chính quyền cần phải thật tâm nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tôn trọng pháp luật, thả những người dân vô tội, cùng ngồi lại để “xây dựng một nước Việt Nam pháp quyền, tôn trọng những giá trị cao đẹp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân”. Có như vậy, Việt Nam mới có cơ hội sánh vai cới các cường quốc năm châu.
Đừng tạo nên những chuyện khôi hài nữa!!!
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
Đối với những giáo dân đang ở trong tầm ngắm của cơ quan công an, họ rất bình tĩnh và tự hào, bởi họ biết rằng Thiên Chúa đã chọn họ để làm chứng cho đức tin và công lý và họ biết rằng được tử đạo vào thế kỷ 21 chắc chắn là một điều không dễ có được.
Đối với chính quyền, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một số giáo dân đang tiếp tục là một bước đi sai lầm, đẩy chính quyền vào thế tiến thoái lương nan. Các cán bộ điều tra thì không biết sẽ phải khép các bị can vào tội gì, bởi thực tế, những giáo dân này không có tội.
1. Tội huỷ hoại tài sản?
Báo An ninh Thủ đô, số ra ngày 11/9/2008, sau khi nêu danh tánh 7 bị can - trong đó, có những bị can đang bị tạm giam, có những bị can đang tại ngoại, đã thật thà đưa ra các thiệt hại về kinh tế mà những bị can đã gây ra trong vụ việc Thái Hà:
“Sau khi xảy ra sự kiện trên, cơ quan CSĐT CAQ Đống Đa đã ra quyết định trưng cầu định giá đoạn tường rào của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng bị đập đổ. Ngày 25/8, Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa đã có Kết luận số 238 định giá trị đoạn tường trên là 3.479.990 đồng”.
Với 3.479.990 đồng, 7 người đã bị khởi tố bị can về tội phá huỷ tài sản. Đây quả thật là một vụ án khôi hài. Với một thiệt hại tài sản nhỏ hơn nhiều lần một bữa ăn sáng của các quan chức, chính quyền sẽ xử họ bao nhiêu năm tù?
Điều khôi hài là ở chỗ, cho tới giờ này chính quyền không làm sao chứng minh được bức tường bị phá là bức tường của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng? Nếu khu đất này là của Nhà thờ - về mặt pháp lý đến giờ này thì Nhà thờ vẫn là chủ sở hữu, Nhà nước chưa chứng minh được Nhà nước đã quản lý khu đất này theo chính sách nào – thì bức tường đó đương nhiên là bức tường xây bất hợp pháp và người giáo dân có quyền và bổn phận phải đạp đổ bức tường này để luật pháp được thực thi.
Do đó, muốn xử vụ án “phá hoại tài sản” thì trước hết phải xử vụ khiếu kiện đất đai có tính cách dân sự trước, bởi đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi “phá đổ bức tường”. Theo thông tin từ một số cán bộ điều tra, chính quyền sẽ tách riêng hai vụ và sẽ sử vụ “phá hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng” trước. Nếu quả thật như thế, ai cũng đã thấy trước vụ án này sẽ không công minh, coi thường pháp luật.
Một vấn đề khác đang là thách thức với chính quyền, đó là vào thời điểm bức tường bị phá, rất nhiều công an có mặt, nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc nhở giáo dân hoặc lập biên bản đúng như pháp luật qui định. Ai cũng biết nhiệm vụ của cảnh sát là “phòng và chống tội phạm”. Những cảnh sát có mặt tại hiện trường đã không có bất cứ động thái nào để thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, nếu đã truy tố giáo dân, thì cũng phải truy tố những cảnh sát có mặt, với tội danh đồng loã hoặc đã tạo điều kiện để “tội phạm” xảy ra.
2. Tội gây rối trật tự công cộng?
Khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng, Nhà nước chưa chứng minh được đây là đất mà chính quyền đã quản lý hợp pháp. Do đó, khu đất này đương nhiên vẫn là khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà. Vụ việc xảy ra trong khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế, thì không thể gọi là “gây rối trật tự công cộng” được.
Phía chính quyền, mặc dù không thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp và hợp Hiến của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu đất, bằng những lý lẽ yếu ớt, thiếu cơ sở pháp lý, đồng thời khẳng định rằng “khu đất này đang được Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, quản lý và sử dụng”, thì dù khu đất ấy thuộc về ai – theo các cơ sở pháp lý là của nhà thờ và theo Nhà nước là của Công ty cổ phần May Chiến Thắng - một doanh nghiệp tư nhân, thì không thể coi là “gây rối trật tự công cộng được”.
Ai cũng biết, việc giáo dân cầu nguyện ôn hoà, trật tự tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng đã bắt đầu từ ngày 6/1/2008. Việc cầu nguyện như vậy thì luôn được pháp luật bảo hộ về quyền tự do tín ngưỡng. Trong thực tế, kể từ ngày 6/1/2008 tới nay, chưa có bất cứ “biên bản vi phạm hành chính” nào được lập liên quan tới việc cầu nguyện này. Suốt 9 tháng qua, giáo dân chỉ thuần tuý cầu nguyện, không gây rối, không bạo loạn, không chống chính quyền, không cản trở giao thông, không xúi giục người khác gây rối và luôn cầu nguyện dưới sự giám sát của cán bộ, công an, thì làm sao gọi là “gây rối trật tự công cộng được”.
3. Về hành vi xúi giục, kích động?
Mấy ngày nay, báo chí, các cơ quan truyền thông đã trích lời của Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – giám đốc Công an thành phố Hà Nội - phát biểu trong cuộc họp với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã chủ quan giải thích hành vi xúi giục và kích động như sau:
“Việc các linh mục có mặt tại các địa điểm có đông giáo dân tụ tập, cầu nguyện trái phép hoặc tại địa điểm có hành vi gây rối đó đã là hành vi xúi giục, kích động. Bởi lẽ, lẽ ra các linh mục là người có chức sắc, uy tín, họ phải có trách nhiệm giáo dục, khuyên bảo giáo dân chấm dứt các hành vi vi phạm, chấp hành pháp luật. Nay việc họ có mặt chứng kiến giáo dân có hành vi vi phạm pháp luật mà không can thiệp, tức là tiếp tay, kích động người khác vi phạm.”
Ơ hay! Thiếu tướng - người chịu trách nhiệm “phòng và chống tội phạm”, người có chức quyền, có uy tín – cũng đã nhiều lần xuống hiện trường chứng kiến giáo dân cầu nguyện mà không nhắc nhở, ngăn cản cơ mà. Các cán bộ, nhân viên an ninh, sắc phục hay thường phục có mặt tại hiện trường, lẫn vào với giáo dân, nhiều người cũng máy môi đọc kinh theo giáo dân cơ mà.
Lời phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, khiến người ta nhớ lại chuyện một người công dân ở Bà Rịa - Vũng Tầu đòi kiện ông chủ tịch UBND xã ra pháp luật, ông chủ tịch bèn nói: “Thằng nào kiện cứ kiện. Pháp luật là tao nè!”.
Thiếu tướng là người am hiểu pháp luật, có trách nhiệm thực thi pháp luật và hướng dẫn người dân thi hành pháp luật, thì phải nói rõ “hành vi xúi giục và kích động” theo quan niệm chủ quan của Thiếu tướng như trích dẫn ở trên, đã được qui định tại điều nào, khoản nào của bộ luật nào, chứ không thể phát biểu một cách khôi hài như vậy. Nếu không có khoản luật nào như vậy, thì cũng nên đề nghị bổ sung thêm một khoản luật liên quan tới tội xúi giục và kích động rằng:
“Chức sắc nào có mặt tại những nơi cầu nguyện ôn hoà thì đương nhiên phạm tội kích động và xúi giục người khác”.
Nói như Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, thì tất cả các giám mục, linh mục tới cầu nguyện tại linh địa Đức Bà đều đã “phạm tội tập thể” xúi giục và kích động người khác và Giám mục giáo phận Thái Bình phải là người được tuyên dương trước vì đã nhận ra lỗi lầm khi thốt lên: “Chào các bạn! Tôi đi tù…”.
Việc chính quyền đang cố tình hình sự hoá một vụ việc dân sự đang khiến dư luận phải đặc biệt quan tâm tới ngành tư pháp Việt Nam. Người ta có cảm giác, các vị hữu trách trong chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và đang tiếp tục lối hành xử: “Pháp luật là tao nè!”
Người am hiểu luật pháp thì cho rằng có vài vụ án cần phải lập tức đưa ra xét xử: vụ UBND thành phố Hà Nội cưỡng chếm đất của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thài Hà cách bất công; vụ án Công ty Cổ phần May Chiến Thắng cố tình vi phạm luật đất đai và cố tình phá huỷ tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế hiện hữu trên khu đất; vụ án cảnh sát dùng dùi cui điện trấn áp dã man các giáo dân và xịt hơi cay vào đám đông đang cầu nguyện nay đã có chứng cớ rõ ràng và vụ án các cơ quan truyền thông báo chí đã thông tin một chiều, bóp méo sự thật, vu cáo xuyên tạc, làm tổn hại tới danh dự của Giáo hội Công giáo, gây chia rẽ sâu sắc khối đại đoàn kết toàn dân, “phá hoại chính sách đại đoàn kết” đã được qui định tại khoản C, mục I, điều 87 – BLHS: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội”.
Vụ việc Thái Hà sẽ chẳng bao giờ kết thúc được nếu chính quyền cứ tiếp tục hành xử kiểu: “Pháp luật là tao nè!” và đã tới lúc chính quyền cần phải thật tâm nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tôn trọng pháp luật, thả những người dân vô tội, cùng ngồi lại để “xây dựng một nước Việt Nam pháp quyền, tôn trọng những giá trị cao đẹp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân”. Có như vậy, Việt Nam mới có cơ hội sánh vai cới các cường quốc năm châu.
Đừng tạo nên những chuyện khôi hài nữa!!!
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
Bản chất cộng sản là dối trá
Lm Chân Tín
09:48 12/09/2008
Ngày 7.9.2008, văn phòng Thành Ủy Hà Nội gửi một giấy mời đề như sau:
Kính mời:
Linh mục Phạm Huy Bá
Lm Nguyễn Văn Nhật
Trong mấy ngày qua tin tức từ Thái Hà cho biết hai tên này là hai giáo gian đã dựa vào Đảng và chính quyền Hà Nội để quấy phá Giáo xứ Thái Hà lâu năm. Nhưng cách đây không lâu, hai tên này đã bị đẩy ra khỏi Ban Hành Giáo của giáo xứ.
Sự việc này cho ta thấy bản chất dối trá của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để có những tay sai đắc lực, đảng và nhà nước không ngại trắng trợn bịa ra hai linh mục mà giáo dân Thái Hà cũng như Hà Nội đều biết là hai giáo gian đã làm việc lâu năm với Đảng và chính quyền Hà Nội.
Điều đáng nói không phải là hai tên giáo gian vì quyền lợi sẵn sàng làm theo ý đảng nhưng là sự dối trá trắng trợn của chính quyền. Sự dối trá này đủ cho thấy Đảng và chính quyền khi đàn áp, cướp đất đai nhà cửa của người dân, cách riêng của các tôn giáo, đều bịa ra những tội này tội khác để có cớ lên án họ và tịch thu tài sản của họ.
Ta chỉ nhớ lại thời đấu tố, khi cộng sản cướp được chính quyền ở miền bắc, bao nhiêu người chết oan, vì đảng và chính quyền bắt chính con cái đứng lên bịa đặt tội này tội nọ để đấu tố cha mẹ, rồi nhà nước tịch thu tài sản của họ.
Ta cũng đã có dịp nói đến 5 tu viện ở Thủ Đức: đảng và nhà nước quyết tâm triệt phá các tu viện đào tạo tu sĩ linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Họ đổ tội cho các tu sĩ là phản cách mạng để cướp đất đai nhà cửa của 5 tu viện. Và từ đó cho đến bây giờ họ liên tiếp bịa ra đủ thứ tội để cướp bao nhiêu là nhà cửa, ruộng đất của những người làm việc dưới chế độ cũ, của các tôn giáo nói chung và của Công Giáo cách riêng.
Dối trá và dối trá đã là bản chất của Cộng Sản. Vụ đất đai của Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã cho thấy quá rõ: Tất cả giấy tờ đều cho thấy Giáo xứ Thái Hà có quyền sử dụng và quyền sở hữu, nhưng đảng và chính quyền đã bất chấp luật lệ của chính họ đưa ra, phủ nhận quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế, bịa ra giấy tờ giả mạo mà lại thiếu thông minh, đưa ra ngày tháng năm khác nhau, chứng tỏ người ta vội vàng tạo giấy tờ giả để chứng minh.
Người ta lấy thịt đè người chứ chẳng có công lý. Gọi là chính quyền mà lại không chính. Đối với người dân, đó là ngụy quyền !
Chế độ cộng sản Việt Nam đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhưng không tôn trọng. Để lừa quốc tế, hiến pháp Việt Nam cũng có những quyền con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do tôn giáo, nhưng các luật lệ ban hành thì coi như hủy bỏ các quyền ấy. Phải chăng đây là một sự dối trá trắng trợn ? Và từ cái dối trá trắng trợn này, nảy ra những dối trá khác, ngày càng nhiều, làm cho đời sống của người dân không được bảo đảm. Cần phải thực thi công lý, người dân mới an tâm.
Sự dối trá của cộng sản Việt Nam lây qua người dân. Con nít học nói dối. Học giả mà bằng cấp thật. Sản xuất đồ giả thay vì đồ thật. Người với người gạt gẫm nhau quá dễ dàng. Báo cáo láo... Đó là một vấn đề nan giải, nhức nhối cho toàn dân tộc Việt Nam.
Viết đến đây, tôi xem báo Saigon giải phóng ngày thứ sáu 12/9/2008 thấy đăng tin ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức lễ tổng kết một năm cuộc thi. Báo SGGP cho biết: có 2,4 triệu bài trắc nghiệm và 80 ngàn bài viết dự thi.
Tôi xin miễn ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng tôi tự hỏi: Khi đảng và chính quyền dùng sự dối trá để đấu tố những người vô tội, vu khống tổ chức tôn giáo để tịch thu nhà cửa đất đai của họ thì đó có phải là gương sáng Hồ Chí Minh để lại cho đảng và chính quyền CSVN hôm nay noi theo ? Nếu không thì đảng và chính quyền đã không theo gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh, vậy cuộc thi kia chỉ là trò hề, vì đảng CSVN đâu có theo gương đạo đức HCM.
12/9/2008
Kính mời:
Linh mục Phạm Huy Bá
Lm Nguyễn Văn Nhật
Trong mấy ngày qua tin tức từ Thái Hà cho biết hai tên này là hai giáo gian đã dựa vào Đảng và chính quyền Hà Nội để quấy phá Giáo xứ Thái Hà lâu năm. Nhưng cách đây không lâu, hai tên này đã bị đẩy ra khỏi Ban Hành Giáo của giáo xứ.
Sự việc này cho ta thấy bản chất dối trá của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để có những tay sai đắc lực, đảng và nhà nước không ngại trắng trợn bịa ra hai linh mục mà giáo dân Thái Hà cũng như Hà Nội đều biết là hai giáo gian đã làm việc lâu năm với Đảng và chính quyền Hà Nội.
Điều đáng nói không phải là hai tên giáo gian vì quyền lợi sẵn sàng làm theo ý đảng nhưng là sự dối trá trắng trợn của chính quyền. Sự dối trá này đủ cho thấy Đảng và chính quyền khi đàn áp, cướp đất đai nhà cửa của người dân, cách riêng của các tôn giáo, đều bịa ra những tội này tội khác để có cớ lên án họ và tịch thu tài sản của họ.
Ta chỉ nhớ lại thời đấu tố, khi cộng sản cướp được chính quyền ở miền bắc, bao nhiêu người chết oan, vì đảng và chính quyền bắt chính con cái đứng lên bịa đặt tội này tội nọ để đấu tố cha mẹ, rồi nhà nước tịch thu tài sản của họ.
Ta cũng đã có dịp nói đến 5 tu viện ở Thủ Đức: đảng và nhà nước quyết tâm triệt phá các tu viện đào tạo tu sĩ linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Họ đổ tội cho các tu sĩ là phản cách mạng để cướp đất đai nhà cửa của 5 tu viện. Và từ đó cho đến bây giờ họ liên tiếp bịa ra đủ thứ tội để cướp bao nhiêu là nhà cửa, ruộng đất của những người làm việc dưới chế độ cũ, của các tôn giáo nói chung và của Công Giáo cách riêng.
Dối trá và dối trá đã là bản chất của Cộng Sản. Vụ đất đai của Xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã cho thấy quá rõ: Tất cả giấy tờ đều cho thấy Giáo xứ Thái Hà có quyền sử dụng và quyền sở hữu, nhưng đảng và chính quyền đã bất chấp luật lệ của chính họ đưa ra, phủ nhận quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế, bịa ra giấy tờ giả mạo mà lại thiếu thông minh, đưa ra ngày tháng năm khác nhau, chứng tỏ người ta vội vàng tạo giấy tờ giả để chứng minh.
Người ta lấy thịt đè người chứ chẳng có công lý. Gọi là chính quyền mà lại không chính. Đối với người dân, đó là ngụy quyền !
Chế độ cộng sản Việt Nam đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhưng không tôn trọng. Để lừa quốc tế, hiến pháp Việt Nam cũng có những quyền con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do tôn giáo, nhưng các luật lệ ban hành thì coi như hủy bỏ các quyền ấy. Phải chăng đây là một sự dối trá trắng trợn ? Và từ cái dối trá trắng trợn này, nảy ra những dối trá khác, ngày càng nhiều, làm cho đời sống của người dân không được bảo đảm. Cần phải thực thi công lý, người dân mới an tâm.
Sự dối trá của cộng sản Việt Nam lây qua người dân. Con nít học nói dối. Học giả mà bằng cấp thật. Sản xuất đồ giả thay vì đồ thật. Người với người gạt gẫm nhau quá dễ dàng. Báo cáo láo... Đó là một vấn đề nan giải, nhức nhối cho toàn dân tộc Việt Nam.
Viết đến đây, tôi xem báo Saigon giải phóng ngày thứ sáu 12/9/2008 thấy đăng tin ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức lễ tổng kết một năm cuộc thi. Báo SGGP cho biết: có 2,4 triệu bài trắc nghiệm và 80 ngàn bài viết dự thi.
Tôi xin miễn ca ngợi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng tôi tự hỏi: Khi đảng và chính quyền dùng sự dối trá để đấu tố những người vô tội, vu khống tổ chức tôn giáo để tịch thu nhà cửa đất đai của họ thì đó có phải là gương sáng Hồ Chí Minh để lại cho đảng và chính quyền CSVN hôm nay noi theo ? Nếu không thì đảng và chính quyền đã không theo gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh, vậy cuộc thi kia chỉ là trò hề, vì đảng CSVN đâu có theo gương đạo đức HCM.
12/9/2008
Ông Đồ Sộ trong lòng Đất Nước
Nguyễn Văn Thành
09:56 12/09/2008
(Kính tặng những đứa em bị xịt hơi cay tại Thái Hà, Hà Nội)
Tôi không biết tên thực của Ông là gì. Trẻ em quanh vùng gọi ông là "Ông Đồ Sộ".
Kỳ thực, nhà cửa ông ở thật đồ sộ. Khu vườn bao quanh cũng đồ sộ. Mặt mũi, tay chân, áo quần, cái gì có liên hệ tới cuộc đời của ông đều nhất loạt đồ sộ. Bên cạnh Ông Đồ Sộ, người vật đều nhỏ bé, tí hon, không đáng được ai chú ý. Và Ông Đồ Sộ cũng không thèm lưu tâm đến một ai.
Trẻ em quanh vùng đồn thổi với nhau: Ông Đồ Sộ ăn những con gà đồ sộ, uống những ly rượu đồ sộ. Đi những bước đi đồ sộ. Nói những lời nói đồ sộ. Xài những đồng tiền Mỹ Kim đồ sộ.
Cho nên, hôm ấy, các em đánh bạo rủ nhau đến thăm ông tại nhà, để ít nhất một lần có khả năng hiểu rõ thế nào là cuộc đời đồ sộ của một con người đồ sộ, với bộ óc đồ sộ, trong một thân xác cũng đồ sộ.
Rủi thay, khi trẻ em tập hợp đông đủ, xô cổng bước vào, ông Đồ Sộ không có mặt ở nhà. Qua một hàng chữ đồ sộ, được yết thị trước cửa nhà, trẻ em đọc được bản tin: Ông Đồ Sộ đi thăm một người bạn Đồ Sộ, tại xứ Đồ Sộ. Chừng nào cuộc thăm viếng kết thúc, ông Đồ Sộ sẽ lấy chuyến bay đồ sộ để trở về Nhà Đồ Sộ của mình.
Lợi dụng cơ hội, trẻ em tuôn nhau ra vườn, nhặt hoa, hái trái. Ổi, cam, mít.. . trái cây đủ mọi loại. Trẻ em tha hồ vừa ăn vừa nhặt bỏ túi mang về nhà. Hôm sau, và những ngày kế tiếp, trẻ em kéo nhau đến đông hơn. Có những đứa không thèm về nhà. Vì là trời hè nóng ấm, chúng nó ngủ lại, trên những thảm cỏ xanh tươi, mịn màng, thơm mát.. .
***
Vào cuối mùa hè năm ấy, với những bước chân đồ sộ, ông Đồ Sộ trở về.. . Nhìn thấy khu vườn bị vùi dập, tan nát, cây cối xác xơ, Ông Đồ Sộ thét lên một tiếng đồ sộ vang trời lở đất. Hoảng sợ, trẻ em tìm cách ẩn núp sau những lùm cây, rồi chạy thoát ra ngoài, về nhà không dám ngoảnh mặt nhìn lui.
Ông Đồ Sộ đi ra, khóa chặt hai cánh cổng đồ sộ, ngăn cách khu vườn và ngôi nhà với các vùng lân cận. Vào trong nhà, ông đi tìm chìa khóa, khóa lại mọi cánh cửa thông ra vườn. Thêm vào đó, Ông còn hạ màn, che kín mọi cửa sổ đằng trước và đằng sau, ở trên và ở dưới.
Chính lúc ấy, trời bắt đầu sẩm tối. Mưa rơi tí tách bên ngoài.
Hôm sau, lúc thức dậy, Ông Đồ Sộ cảm thấy lạnh trong mình. Ông lẩm bẩm:
- Quái dị thật, bây giờ mới cuối hè. Những năm trước đây, khí lạnh chỉ thổi tới trước lễ Giáng Sinh, một vài ba tuần. Có lẽ cơn lạnh nầy chỉ là một biệt lệ mà thôi. Ngày mai, thế nào mặt trời cũng sẽ trở lại.
Đêm ấy, thay vào trời mưa, tuyết lại rơi bay tầm tả.
- Kỳ dị không làm sao hiểu được. Tuyết rơi vào mùa hè ! Những ngày sau.. . tuần sau và tháng sau.. . Tuyết rơi nhiều hơn. Trời càng lạnh hơn. Nhiệt độ tuột xuống chung quanh ba mươi độ âm. Rồi bốn mươi. Rồi năm mươi.. .
Ông Đồ Sộ đốt lò sưởi trong phòng khách. Trời vẫn lạnh. Ông đốt thêm lò sưởi trong phòng ngủ. Trời vẫn lạnh. Mọi lò sưởi còn lại được tìm ra và đốt lên.. . Ông Đồ Sộ vẫn ngồi run rẩy như chiếc lá khô, khi ngọn gió đông ồ ạt thổi tới, từ những miền Bắc Băng dương. Bao nhiêu chăn mền được lấy xuống từ các ngăn tủ. Nhưng mùa đông vẫn gan lì, tiếp tục lan tràn vào trong mọi xó xỉnh của ngôi nhà mênh mông đồ sộ. Cuối cùng mùa đông lẻn vào trong xương da máu thịt. Các khớp xương trở thành đông đặc, cương phòng lên và nhức nhối. Quả tim thoi thóp rên la.. .
Sau bao nhiêu toan tính đều thất bại, Ông Đồ Sộ không còn sức chịu đựng được cơn lạnh càng lúc càng trở nên khốc liệt. Ông lẩm bẩm:
- Thà rằng ta chết khô, giữa trời đất vũ trụ, hơn là ngột ngạt trong xó xỉnh âm u và bít kín…
Nói xong, ông cố gắng hết mình, đứng dậy, lại gần chiếc cửa sổ của phòng khách, mở toang ra: Mặt trời từ từ mọc lên sau rặng cây.
Ông mở toang cánh cửa sổ thứ hai: bông hoa đua nhau nở rộ, trong cả khu vườn chung quanh.
Ông mở rộng cánh cửa sổ trong phòng ngủ: chim chóc ca hát líu lo trên các cành cây, ở ngay trước mặt ông.
Ông đến gần cánh cửa sổ thứ tư: Khi Ông vừa đưa tay mở ra, từ phía cổng chính trẻ em đã đua nhau gọi vào ầm ỉ:
"Ông Đồ Sộ ơi, chúng con quá đói. Mở cửa cho chúng con vào ăn trái cây !"
Lần nầy, không chút ngần ngại, Ông Đồ Sộ đi lấy khóa, mở toang cổng vào. Và suốt ngày hôm ấy, Ông Đồ Sộ đi theo bầy trẻ, nhặt hoa quả giùm cho những đứa nhỏ dại, cho phép những đứa mới tập đi ngồi trên vai mình.
Gió lạnh vẫn còn thổi. Trời chưa hoàn toàn nóng ấm. Nhưng suốt ngày đi theo bầy trẻ, bồng đứa nầy, ẳm đứa nọ, trả lời bao nhiêu câu hỏi líu lo, non dại.. . Lần đầu tiên trong cuộc đời, Ông Đồ Sộ cảm thấy ấm áp trong tâm hồn. Một vài đứa đã lở miệng thay đổi tên ông. Chúng bắt đầu gọi ông là "Ông Nội hay là Ông Ngoại". Mà kỳ thực, ông đã quyết định thương yêu các em nhỏ như cháu chắt nội ngoại của mình, từ ngày "hôm nay".
***
Hỡi Người Em Việt Nam,
Chỉ cần can đảm ĐỨNG DẬY, mở ra những cánh cửa của tâm hồn.. . Ông Đồ Sộ trong chúng ta sẽ tức khắc trở thành một Vị Thánh hay là một Ngài Bồ Tát Quan Thế Âm cho Anh Chị Em đồng bào « thấp cổ bé miệng ».
Chính ngày hôm nay, các em hãy tìm. Chắc chắn thế nào các em cũng sẽ gặp…một vài Vị Vô Hình ấy.
Orsonnens Thụy Sĩ, Mùa hè 2003
Tôi không biết tên thực của Ông là gì. Trẻ em quanh vùng gọi ông là "Ông Đồ Sộ".
Kỳ thực, nhà cửa ông ở thật đồ sộ. Khu vườn bao quanh cũng đồ sộ. Mặt mũi, tay chân, áo quần, cái gì có liên hệ tới cuộc đời của ông đều nhất loạt đồ sộ. Bên cạnh Ông Đồ Sộ, người vật đều nhỏ bé, tí hon, không đáng được ai chú ý. Và Ông Đồ Sộ cũng không thèm lưu tâm đến một ai.
Trẻ em quanh vùng đồn thổi với nhau: Ông Đồ Sộ ăn những con gà đồ sộ, uống những ly rượu đồ sộ. Đi những bước đi đồ sộ. Nói những lời nói đồ sộ. Xài những đồng tiền Mỹ Kim đồ sộ.
Cho nên, hôm ấy, các em đánh bạo rủ nhau đến thăm ông tại nhà, để ít nhất một lần có khả năng hiểu rõ thế nào là cuộc đời đồ sộ của một con người đồ sộ, với bộ óc đồ sộ, trong một thân xác cũng đồ sộ.
Rủi thay, khi trẻ em tập hợp đông đủ, xô cổng bước vào, ông Đồ Sộ không có mặt ở nhà. Qua một hàng chữ đồ sộ, được yết thị trước cửa nhà, trẻ em đọc được bản tin: Ông Đồ Sộ đi thăm một người bạn Đồ Sộ, tại xứ Đồ Sộ. Chừng nào cuộc thăm viếng kết thúc, ông Đồ Sộ sẽ lấy chuyến bay đồ sộ để trở về Nhà Đồ Sộ của mình.
Lợi dụng cơ hội, trẻ em tuôn nhau ra vườn, nhặt hoa, hái trái. Ổi, cam, mít.. . trái cây đủ mọi loại. Trẻ em tha hồ vừa ăn vừa nhặt bỏ túi mang về nhà. Hôm sau, và những ngày kế tiếp, trẻ em kéo nhau đến đông hơn. Có những đứa không thèm về nhà. Vì là trời hè nóng ấm, chúng nó ngủ lại, trên những thảm cỏ xanh tươi, mịn màng, thơm mát.. .
***
Vào cuối mùa hè năm ấy, với những bước chân đồ sộ, ông Đồ Sộ trở về.. . Nhìn thấy khu vườn bị vùi dập, tan nát, cây cối xác xơ, Ông Đồ Sộ thét lên một tiếng đồ sộ vang trời lở đất. Hoảng sợ, trẻ em tìm cách ẩn núp sau những lùm cây, rồi chạy thoát ra ngoài, về nhà không dám ngoảnh mặt nhìn lui.
Ông Đồ Sộ đi ra, khóa chặt hai cánh cổng đồ sộ, ngăn cách khu vườn và ngôi nhà với các vùng lân cận. Vào trong nhà, ông đi tìm chìa khóa, khóa lại mọi cánh cửa thông ra vườn. Thêm vào đó, Ông còn hạ màn, che kín mọi cửa sổ đằng trước và đằng sau, ở trên và ở dưới.
Chính lúc ấy, trời bắt đầu sẩm tối. Mưa rơi tí tách bên ngoài.
Hôm sau, lúc thức dậy, Ông Đồ Sộ cảm thấy lạnh trong mình. Ông lẩm bẩm:
- Quái dị thật, bây giờ mới cuối hè. Những năm trước đây, khí lạnh chỉ thổi tới trước lễ Giáng Sinh, một vài ba tuần. Có lẽ cơn lạnh nầy chỉ là một biệt lệ mà thôi. Ngày mai, thế nào mặt trời cũng sẽ trở lại.
Đêm ấy, thay vào trời mưa, tuyết lại rơi bay tầm tả.
- Kỳ dị không làm sao hiểu được. Tuyết rơi vào mùa hè ! Những ngày sau.. . tuần sau và tháng sau.. . Tuyết rơi nhiều hơn. Trời càng lạnh hơn. Nhiệt độ tuột xuống chung quanh ba mươi độ âm. Rồi bốn mươi. Rồi năm mươi.. .
Ông Đồ Sộ đốt lò sưởi trong phòng khách. Trời vẫn lạnh. Ông đốt thêm lò sưởi trong phòng ngủ. Trời vẫn lạnh. Mọi lò sưởi còn lại được tìm ra và đốt lên.. . Ông Đồ Sộ vẫn ngồi run rẩy như chiếc lá khô, khi ngọn gió đông ồ ạt thổi tới, từ những miền Bắc Băng dương. Bao nhiêu chăn mền được lấy xuống từ các ngăn tủ. Nhưng mùa đông vẫn gan lì, tiếp tục lan tràn vào trong mọi xó xỉnh của ngôi nhà mênh mông đồ sộ. Cuối cùng mùa đông lẻn vào trong xương da máu thịt. Các khớp xương trở thành đông đặc, cương phòng lên và nhức nhối. Quả tim thoi thóp rên la.. .
Sau bao nhiêu toan tính đều thất bại, Ông Đồ Sộ không còn sức chịu đựng được cơn lạnh càng lúc càng trở nên khốc liệt. Ông lẩm bẩm:
- Thà rằng ta chết khô, giữa trời đất vũ trụ, hơn là ngột ngạt trong xó xỉnh âm u và bít kín…
Nói xong, ông cố gắng hết mình, đứng dậy, lại gần chiếc cửa sổ của phòng khách, mở toang ra: Mặt trời từ từ mọc lên sau rặng cây.
Ông mở toang cánh cửa sổ thứ hai: bông hoa đua nhau nở rộ, trong cả khu vườn chung quanh.
Ông mở rộng cánh cửa sổ trong phòng ngủ: chim chóc ca hát líu lo trên các cành cây, ở ngay trước mặt ông.
Ông đến gần cánh cửa sổ thứ tư: Khi Ông vừa đưa tay mở ra, từ phía cổng chính trẻ em đã đua nhau gọi vào ầm ỉ:
"Ông Đồ Sộ ơi, chúng con quá đói. Mở cửa cho chúng con vào ăn trái cây !"
Lần nầy, không chút ngần ngại, Ông Đồ Sộ đi lấy khóa, mở toang cổng vào. Và suốt ngày hôm ấy, Ông Đồ Sộ đi theo bầy trẻ, nhặt hoa quả giùm cho những đứa nhỏ dại, cho phép những đứa mới tập đi ngồi trên vai mình.
Gió lạnh vẫn còn thổi. Trời chưa hoàn toàn nóng ấm. Nhưng suốt ngày đi theo bầy trẻ, bồng đứa nầy, ẳm đứa nọ, trả lời bao nhiêu câu hỏi líu lo, non dại.. . Lần đầu tiên trong cuộc đời, Ông Đồ Sộ cảm thấy ấm áp trong tâm hồn. Một vài đứa đã lở miệng thay đổi tên ông. Chúng bắt đầu gọi ông là "Ông Nội hay là Ông Ngoại". Mà kỳ thực, ông đã quyết định thương yêu các em nhỏ như cháu chắt nội ngoại của mình, từ ngày "hôm nay".
***
Hỡi Người Em Việt Nam,
Chỉ cần can đảm ĐỨNG DẬY, mở ra những cánh cửa của tâm hồn.. . Ông Đồ Sộ trong chúng ta sẽ tức khắc trở thành một Vị Thánh hay là một Ngài Bồ Tát Quan Thế Âm cho Anh Chị Em đồng bào « thấp cổ bé miệng ».
Chính ngày hôm nay, các em hãy tìm. Chắc chắn thế nào các em cũng sẽ gặp…một vài Vị Vô Hình ấy.
Orsonnens Thụy Sĩ, Mùa hè 2003
Cùng chịu đau thương
Lm An-rê Đỗ xuân Quế, o.p.
12:03 12/09/2008
CUNG CHỊU ĐAU THƯƠNG
Cùng chịu đau thương với Thái Hà
Việt Nam Công Giáo khắp gần xa
Đồng tâm bày tỏ tình liên đới
Chung tiếng nguyện cầu hát thánh ca.
Nguyện xin Thiên Chúa tự trời cao
Tuôn đổ ơn thiêng xuống dạt dào
Cho niềm tin mãi luôn trong sáng
Cho chí kiên cường chẳng phải nao.
Xin Mẹ mến thương ghé mắt nhìn
Đoàn con tha thiết đến cầu xin
Hòa Bình Công Lý lên ngự trị
Trên nước Việt Nam khắp mọi miền.
Cùng chịu đau thương với Thái Hà
Việt Nam Công Giáo khắp gần xa
Đồng tâm bày tỏ tình liên đới
Chung tiếng nguyện cầu hát thánh ca.
Nguyện xin Thiên Chúa tự trời cao
Tuôn đổ ơn thiêng xuống dạt dào
Cho niềm tin mãi luôn trong sáng
Cho chí kiên cường chẳng phải nao.
Xin Mẹ mến thương ghé mắt nhìn
Đoàn con tha thiết đến cầu xin
Hòa Bình Công Lý lên ngự trị
Trên nước Việt Nam khắp mọi miền.
Giáo dân Hà Nội tiếp tục các vụ phản kháng ôn hòa
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ -VOA
12:19 12/09/2008
WASHINGTON DC (12/09/2008) - Hàng ngàn tín đồ Công Giáo tại Hà Nội vẫn tiếp tục các vụ phản kháng ôn hòa để đòi chính quyền trao trả miếng đất của Giáo Hội bị chính phủ tịch thâu trái phép trước đây.
Tin của Catholic News Agency, Indepent Catholic News Agency và Asia News cho hay lo ngại về chuyện quốc tế biết đến các buổi cầu nguyện phản kháng của giáo dân, cảnh sát Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch nhắm vào các nhà báo và cơ quan truyền thông nước ngoài.
Tin nói rằng song song với bầu không khí căng thẳng ngày càng bùng sôi giữa cảnh sát và giáo dân tham dự những vụ phản kháng tại giáo xứ Thái Hà, chính phủ Việt Nam đã dành nhiều thì giờ trong tháng này để sử dụng ảnh hưởng với các cơ quan truyền thông của nhà nước nhằm tung ra những lời tố cáo không đúng sự thật, bôi nhọ giáo dân, linh mục và ngay cả toàn thể giáo hội nữa.
Catholic News Agency cho hay chính phủ còn đưa các linh mục giả mạo và những người không phải là giáo dân ra trả lời những cuộc phỏng vấn của truyền hình, truyền thanh và báo chí nhà nước tại địa phương. Các nguồn tin trong nước cho hay cảnh sát còn dùng cả bạo lực đối với một số giáo dân tham gia các vụ phản kháng.
Ý thức được chuyện nỗ lực bẻ cong sự thật về các vụ phản kháng của giáo dân không thể thành công được khi vẫn còn các nguồn cung cấp tin của nước ngoài, cảnh sát Việt Nam giờ đây coi chuyện loan tin trên internet là một trọng tội và đã tổ chức một cuộc truy lùng các nhà báo Công Giáo.
Một nguồn tin nói với Catholic News Agency rằng cảnh sát mặc thường phục đang truy lùng những nhà báo Công Giáo liên lạc với các nguồn cung cấp những tin tức về các diễn tiến của vụ phản kháng. Một nhà báo Công Giáo, dấu tên vì sợ bị phát giác, nói với Catholic News Agency rằng ông đang chuẩn bị gửi một điện thư thì bị cảnh sát ào tới và người ngồi bên cạnh ông bị cảnh sát kiểm soát tất cả những điện thư đã gửi hoặc nhận.
Tin cho biết chính phủ đang theo dõi chặt chẽ các nguồn cung cấp tin của Công Giáo về các vụ phản kháng. Tin này nói rằng người sử dụng internet sẽ bị nhiều rắc rối nếu bị phát giác là đã tìm đọc tin của các thông tấn xã Công Giáo như Asia News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, Zenit...
Tin của Asia News nói rằng trong khi đài truyền hình và báo chí nhà nước tung ra nhiều tin về vụ giáo dân đòi trả lại tài sản bị tịch thâu trái phép, chính phủ đã không đề cập một chữ nào tới các vụ phản kháng này trong các bản tin ngoại ngữ gửi ra thế giới bên ngoài.
Tin cho hay, dù có nhiều đe dọa đàn áp trong thời gian gần đây, thêm nhiều giám mục từ các giáo xứ xa xôi đã tới giáo xứ Thái Hà để tham gia các vụ phản kháng, trong có Đức giám mục Cao Đình Thuyên, 82 tuổi, của giáo xứ Vinh.
Tin của Catholic News Agency, Indepent Catholic News Agency và Asia News cho hay lo ngại về chuyện quốc tế biết đến các buổi cầu nguyện phản kháng của giáo dân, cảnh sát Việt Nam đang thực hiện một chiến dịch nhắm vào các nhà báo và cơ quan truyền thông nước ngoài.
Tin nói rằng song song với bầu không khí căng thẳng ngày càng bùng sôi giữa cảnh sát và giáo dân tham dự những vụ phản kháng tại giáo xứ Thái Hà, chính phủ Việt Nam đã dành nhiều thì giờ trong tháng này để sử dụng ảnh hưởng với các cơ quan truyền thông của nhà nước nhằm tung ra những lời tố cáo không đúng sự thật, bôi nhọ giáo dân, linh mục và ngay cả toàn thể giáo hội nữa.
Catholic News Agency cho hay chính phủ còn đưa các linh mục giả mạo và những người không phải là giáo dân ra trả lời những cuộc phỏng vấn của truyền hình, truyền thanh và báo chí nhà nước tại địa phương. Các nguồn tin trong nước cho hay cảnh sát còn dùng cả bạo lực đối với một số giáo dân tham gia các vụ phản kháng.
Ý thức được chuyện nỗ lực bẻ cong sự thật về các vụ phản kháng của giáo dân không thể thành công được khi vẫn còn các nguồn cung cấp tin của nước ngoài, cảnh sát Việt Nam giờ đây coi chuyện loan tin trên internet là một trọng tội và đã tổ chức một cuộc truy lùng các nhà báo Công Giáo.
Một nguồn tin nói với Catholic News Agency rằng cảnh sát mặc thường phục đang truy lùng những nhà báo Công Giáo liên lạc với các nguồn cung cấp những tin tức về các diễn tiến của vụ phản kháng. Một nhà báo Công Giáo, dấu tên vì sợ bị phát giác, nói với Catholic News Agency rằng ông đang chuẩn bị gửi một điện thư thì bị cảnh sát ào tới và người ngồi bên cạnh ông bị cảnh sát kiểm soát tất cả những điện thư đã gửi hoặc nhận.
Tin cho biết chính phủ đang theo dõi chặt chẽ các nguồn cung cấp tin của Công Giáo về các vụ phản kháng. Tin này nói rằng người sử dụng internet sẽ bị nhiều rắc rối nếu bị phát giác là đã tìm đọc tin của các thông tấn xã Công Giáo như Asia News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, Zenit...
Tin của Asia News nói rằng trong khi đài truyền hình và báo chí nhà nước tung ra nhiều tin về vụ giáo dân đòi trả lại tài sản bị tịch thâu trái phép, chính phủ đã không đề cập một chữ nào tới các vụ phản kháng này trong các bản tin ngoại ngữ gửi ra thế giới bên ngoài.
Tin cho hay, dù có nhiều đe dọa đàn áp trong thời gian gần đây, thêm nhiều giám mục từ các giáo xứ xa xôi đã tới giáo xứ Thái Hà để tham gia các vụ phản kháng, trong có Đức giám mục Cao Đình Thuyên, 82 tuổi, của giáo xứ Vinh.
Thông cáo của Tòa TGM Hà Nội cảnh giác giáo dân về các ''phương tiện truyền thông một chiều''
LM Antôn Phạm Anh Dũng
12:24 12/09/2008
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40, NHÀ CHUNG -HÀ NỘI
Hà nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
THÔNG CÁO
Kính gửi: Quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em,
Trong những ngày qua, chúng ta thấy xuất hiện trên các báo chí, các đài phát thanh và truyền hình những thông tin không đúng sự thật liên quan tới sự việc đang diễn ra tại Giáo xứ Thái Hà -Hà nội. Các phóng viên của các báo đài tìm cách dựng lên những cảnh giả tạo nhằm xuyên tạc sự thật và lừa dối dư luận.
Cụ thể hai trường hợp sau đây đã bị bại lộ:
Thứ nhất: Một cán bộ công an đã giả danh là giáo dân giáo xứ Cần Kiệm thuộc Giáo phận Hưng Hoá, để nói những lời nói gian dối trên Đài truyền hình Hà Nội.
Thứ hai: Tại Giáo xứ Nam Dư, Giáo phận Hà Nội, các phóng viên Đài truyền hình Hà Nội đã thực hiện một cuộc phỏng vấn người giáo dân với những đề tài thuận nghịch khác nhau. Sau đó cắt xén đi và lồng ghép thành những thước phim theo ý của họ nhằm xuyên tạc và bóp méo sự thật.
Trước tình trạng thông tin giả dối lan tràn như hiện nay, xin quý cha, quý tu sĩ, và anh chị em giáo dân hãy hết sức cảnh giác và khôn ngoan khi đón nhận thông tin. Đồng thời phải đặc biệt cảnh giác khi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông một chiều nói trên.
Cầu xin Chúa ban cho quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em ơn bình an, khôn ngoan, tình thương và hiệp nhất. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những người cầm bút, để họ biết tôn trọng mọi người và can đảm hành động theo tiếng nói của lương tâm mình khi thi hành nhiệm vụ.
Linh mục Antôn Phạm Văn Dũng
Phó Chánh Văn phòng
Toà Tổng Giám Mục Hà Nội
* Xin đọc tại các nhà thờ và phổ biến thông cáo này.
40, NHÀ CHUNG -HÀ NỘI
Hà nội, ngày 12 tháng 9 năm 2008
THÔNG CÁO
Kính gửi: Quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em,
Trong những ngày qua, chúng ta thấy xuất hiện trên các báo chí, các đài phát thanh và truyền hình những thông tin không đúng sự thật liên quan tới sự việc đang diễn ra tại Giáo xứ Thái Hà -Hà nội. Các phóng viên của các báo đài tìm cách dựng lên những cảnh giả tạo nhằm xuyên tạc sự thật và lừa dối dư luận.
Cụ thể hai trường hợp sau đây đã bị bại lộ:
Thứ nhất: Một cán bộ công an đã giả danh là giáo dân giáo xứ Cần Kiệm thuộc Giáo phận Hưng Hoá, để nói những lời nói gian dối trên Đài truyền hình Hà Nội.
Thứ hai: Tại Giáo xứ Nam Dư, Giáo phận Hà Nội, các phóng viên Đài truyền hình Hà Nội đã thực hiện một cuộc phỏng vấn người giáo dân với những đề tài thuận nghịch khác nhau. Sau đó cắt xén đi và lồng ghép thành những thước phim theo ý của họ nhằm xuyên tạc và bóp méo sự thật.
Trước tình trạng thông tin giả dối lan tràn như hiện nay, xin quý cha, quý tu sĩ, và anh chị em giáo dân hãy hết sức cảnh giác và khôn ngoan khi đón nhận thông tin. Đồng thời phải đặc biệt cảnh giác khi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông một chiều nói trên.
Cầu xin Chúa ban cho quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em ơn bình an, khôn ngoan, tình thương và hiệp nhất. Chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những người cầm bút, để họ biết tôn trọng mọi người và can đảm hành động theo tiếng nói của lương tâm mình khi thi hành nhiệm vụ.
Linh mục Antôn Phạm Văn Dũng
Phó Chánh Văn phòng
Toà Tổng Giám Mục Hà Nội
* Xin đọc tại các nhà thờ và phổ biến thông cáo này.
Đức TGM Hà nội đến thăm, ủng hộ và ban Phép Lành cho anh chị em Thái Hà đang cầu nguyện
PV VietCatholic
13:32 12/09/2008
THÁI HÀ- Hà Nội - Chiều ngày 12/09/2009 Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, GM Phụ tá Bùi Chu đã đến Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà viếng thăm khu đất linh địa Đức Bà. Cùng đi với hai Đức Cha, có cha Tôma Nguyễn Xuân Thuỷ, Tổng Quản Lý TGP Hà Nội và cha Antôn Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Toà TGM Hà Nội.
Xem hình Đức TGM Hà nội và Đức Cha Bùi Chu đên thăm Thái Hà
Được biết đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Hai Đức Cha kể từ khi xảy ra vụ tranh chấp Thái Hà.
Các ngài đến Tu viện DCCT khoảng 16 giờ. Lúc này Cha Bề Trên và quý cha trong Tu viện đang đi làm việc với UBND Quận Đống Đa.
Đức Tổng Giám Mục nói vui với dân chúng rằng: “Biết Cha Bề Trên và các cha đi làm việc với chính quyền hết, không có ai ở nhà, cho nên chúng tôi đến giữ nhà thay cho các cha”.
Tới Lúc 10h30: Lượng người đổ về Thái Hà tiếp tục tăng lên. Một thánh lễ nữa được tổ chức. Số các linh mục hiện diện trên bàn thờ là 18, ngoài ra 7 linh mục tiếp tục ngồi tòa giải tội đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín hữu. Đến lúc này, dường như khuôn viên nhà thờ chất kín người ngồi, chưa kể lượng người đang hiện diện ngoài linh địa cũng vẫn còn khá đông. Điều đáng mừng là đêm qua trời mưa to nên đến trưa không khí không đến nỗi oi bức.
Trở lại những diễn biến vào sáng hôm nay tại Thái Hà: vào lúc 6h30, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy đã có hơn 30 xe ôtô lớn nhỏ đỗ trong khuôn viên nhà thờ và đền thánh Giêrađô. Thánh lễ sáng vừa kết thúc với khoảng 1000 giáo dân tham dự và 26 linh mục đồng tế, trong đó hầu hết là các cha xứ từ địa phận Vinh. Cả đêm qua các vị này đã lặn lội gần 400 km để kịp dâng lễ sáng hiệp thông với anh chị em giáo dân Thái Hà. Cả đoàn người đông đảo tiến ra linh địa cầu nguyện sau thánh lễ. Họ rước một vòng quanh linh địa, vừa đi vừa hát thánh ca.
Lúc 14h45: Trong nhà thờ lúc này có tới 11 linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mặc áo dòng đang cầu nguyện. Nghe nói các vị chuẩn bị đi gặp gỡ chính quyền quận Đông Đa. Cả cộng đoàn tín hữu đông đảo cũng vào trong nhà thờ cầu nguyện để buổi làm việc đem lại những kết qủa khả quan.
Hôm nay cũng như mấy ngày trước Giáo dân Công giáo từ khắp mọi nơi đổ về Thái Hà rất đông, có cả khách hành hương từ hai Tổng giáo phận Huế và Tổng giáo phận Sài Gòn. Số lượng người về Thái Hà hôm nay lên tới 4000 lượt người. Trong khi có đến hàng ngàn giáo dân khác bị công an chặn lại từ giáo xứ của họ, hay trên đường đi, hoặc ở của ngõ Hà Nội không cho vào Thái Hà. Công an biết được họ về Thái Hà là bởi khi chặn hỏi họ, họ hiên ngang mà trả lời: "Về Thái Hà để đi tù cùng giáo dân và tu sĩ Thái Hà".
Giáo dân từ nơi khác đến còn cắt cử nhau ra ngủ ngoài lều canh bàn thờ tranh ảnh tượng Thánh cùng với giáo dân Thái Hà, có một số người còn họ xác định là họ muốn ở lại lâu ngày với Giáo Dân Thái Hà.
Khoảng 15h30 các linh mục tu sĩ DCCT Thái Hà phải đi gặp UBND quận Đống Đa theo giấy mời, liên quan đến buổi làm việc của các linh mục Thái Hà với chính quyền quận Đống Đa, nghe nói mọi vấn đề chưa đi đến đâu cả. Được biết, ông phó chủ tịch quận nêu lên mối quan ngại của chính quyền về lượng người đổ về Thái Hà quá đông và vấn đề vệ sinh môi trường ở đó.
Chúng tôi được biết qua nguồn tin đáng tin là buổi làm việc kết thúc với lời đề nghị của cha chánh xứ Thái Hà, ngài nói như sau: “Nhà nước cần tôn trọng pháp luật trong việc giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Thái Hà và công ty may Chiến Thắng. Nhà nước đã có quyết định thu hồi mảnh đất từ công ty may chiến thắng thì xin giao lại cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo xứ Thái Hà”. Đề nghị của linh mục chánh xứ Thái Hà liệu có được đáp ứng trong một ngày gần nhất hay chăng để tình hình Thái Hà sớm được ổn thỏa? Chúng ta cùng chờ đợi và theo dõi.
Đang khi đó tại khu linh địa Đức Bà ở Thái Hà, công an mặc sắc phục giảm về số lượng, công an mặc thường phục thấy có nhiều hơn và theo cử chỉ cách đi đứng và ăn nói của họ chứng tỏ là ở ngoại tỉnh mới điều về... Trong số mặc sắc phục, thấy có những anh tên còn đang là học viên của các trường cảnh sát trên địa bàn Hà Nội.
Lực lượng phóng viên của nhà nước vẫn có đó, tuy nhiên không có tác dụng gì với người Công Giáo được giáo dục kỹ càng về luân lý và cách hành xử để sống có ý thức, có tổ chức...
Đức TGM Hà Nội và Đức cha phụ tá giáo phận Bùi Chu tới thăm anh chị em giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện
Lúc 16h: Một chiếc xe ôtô 7 chỗ ngồi đỗ trước cửa Tu viện. Bước xuống xe là Đức Tổng Giám mục Hà Nội, tiếp đó là Đức Cha Phụ tá Giáo phận Bùi Chu và hai linh mục.
Một lát sau, chiếc xe chở cha chánh xứ Thái Hà cũng đỗ trước cửa Tu viện. Sau một hồi trao đổi, chuyện trò trong nhà khách của Tu viện, các ngài tiến ra linh địa để thăm hỏi và ủng hộ tinh thần anh chị em đang cầu nguyện ở đó. Hai vị Giám Mục đi giữa những tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đồng tín hữu khắp nơi đang nô nức hành hương về Thái Hà.
Các ngài đã dừng lại trò chuyện, thăm hỏi với các bà cụ, những người đã vất vả ngày đêm ở bên Mẹ canh giữ Linh địa Đức Mẹ trong hơn 8 tháng qua. Phong thái của các Ngài thật bình thản, tự tin và thái độ đầy chia sẻ và cảm thông. Một số người nhận xét rằng: "Chưa có chuyến kính viếng Linh địa Đức Bà nào của các Đức Giám Mục kỹ lưỡng và thân thiện cho bằng chuyến kính viếng của Hai Đức Cha chiều nay.
Đức Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu nói với giáo dân đại khái là Ngài nghe tin đài truyền hình nói ai đến kính viếng Linh địa Đức Bà đều phạm tội và đều phải đi tù hết, nhất là tu sĩ... Thấy các giám mục, linh mục, tu sĩ đi viếng Đức Mẹ Thái Hà Nhiều quá, còn mình ngài, sợ khi các giám mục, linh mục, tu sĩ đi tù hết, còn mình Ngài ở lại bên ngoài một mình, sợ buồn cho nên ngài cũng đến để được tù chung cùng các giám mục khác cho vui. Một tràng pháo tay tán thưởng vang lên và dân chúng cười hân hoan.
Khá đông giáo dân Bùi Chu có mặt ở Thái Hà đã bày tỏ sự vui mừng khi thấy một vị giám mục trong Giáo phận Bùi Chu tới viếng thăm nơi này. Một nhóm các bà nói với một linh mục: “Các Giáo phận ở Miền Bắc đều đã có các Đức Cha đến thăm cách này káhc khác mà Giáo phận chúng con chưa thấy. Hôm nay thấy rồi, chúng con sung sướng lắm!”. (Tìm hiểu thêm chúng tôi biết rằng Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Chính Toà giáo phận Bùi Chu, hiện còn đang công du ngoại quốc chưa về giáo phận).
Hai Đức Giám Mục đã kính viếng Linh Đài và đi xung quanh khu đất nhà thà Thái Hà bị công ty MCT chiếm dụng và hiện đang bỏ hoang. Các ngài kính viếng 4 địa điểm có bàn thờ kính Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Đặc biệt các ngài đã viếng thăm địa điểm giáo dân bị xịt hơi cay trong khi cầu nguyện hôm chúa nhật ngày 31.08.2008.
Trong lời cám ơn Hai Đức Cha, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng nói “Chuyến viếng thăm bất ngờ của Hai Đức Cha khiến chúng con cảm thấy phấn khởi” và sự hiện diện của các ngài “làm chúng con cảm thấy việc cầu nguyện của chúng con ở đây là đúng và được Giáo Hội xác nhận, chuẩn y”.
Trước khi chia tay với anh chị em túc trực cầu nguyện ở đây, Đức TGM Hà nội đã ban phép lành cho các tu sĩ, giáo dân đang hiện diện.
Xem hình Đức TGM Hà nội và Đức Cha Bùi Chu đên thăm Thái Hà
Được biết đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Hai Đức Cha kể từ khi xảy ra vụ tranh chấp Thái Hà.
Các ngài đến Tu viện DCCT khoảng 16 giờ. Lúc này Cha Bề Trên và quý cha trong Tu viện đang đi làm việc với UBND Quận Đống Đa.
Đức Tổng Giám Mục nói vui với dân chúng rằng: “Biết Cha Bề Trên và các cha đi làm việc với chính quyền hết, không có ai ở nhà, cho nên chúng tôi đến giữ nhà thay cho các cha”.
Tới Lúc 10h30: Lượng người đổ về Thái Hà tiếp tục tăng lên. Một thánh lễ nữa được tổ chức. Số các linh mục hiện diện trên bàn thờ là 18, ngoài ra 7 linh mục tiếp tục ngồi tòa giải tội đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín hữu. Đến lúc này, dường như khuôn viên nhà thờ chất kín người ngồi, chưa kể lượng người đang hiện diện ngoài linh địa cũng vẫn còn khá đông. Điều đáng mừng là đêm qua trời mưa to nên đến trưa không khí không đến nỗi oi bức.
Trở lại những diễn biến vào sáng hôm nay tại Thái Hà: vào lúc 6h30, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy đã có hơn 30 xe ôtô lớn nhỏ đỗ trong khuôn viên nhà thờ và đền thánh Giêrađô. Thánh lễ sáng vừa kết thúc với khoảng 1000 giáo dân tham dự và 26 linh mục đồng tế, trong đó hầu hết là các cha xứ từ địa phận Vinh. Cả đêm qua các vị này đã lặn lội gần 400 km để kịp dâng lễ sáng hiệp thông với anh chị em giáo dân Thái Hà. Cả đoàn người đông đảo tiến ra linh địa cầu nguyện sau thánh lễ. Họ rước một vòng quanh linh địa, vừa đi vừa hát thánh ca.
Lúc 14h45: Trong nhà thờ lúc này có tới 11 linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mặc áo dòng đang cầu nguyện. Nghe nói các vị chuẩn bị đi gặp gỡ chính quyền quận Đông Đa. Cả cộng đoàn tín hữu đông đảo cũng vào trong nhà thờ cầu nguyện để buổi làm việc đem lại những kết qủa khả quan.
Hôm nay cũng như mấy ngày trước Giáo dân Công giáo từ khắp mọi nơi đổ về Thái Hà rất đông, có cả khách hành hương từ hai Tổng giáo phận Huế và Tổng giáo phận Sài Gòn. Số lượng người về Thái Hà hôm nay lên tới 4000 lượt người. Trong khi có đến hàng ngàn giáo dân khác bị công an chặn lại từ giáo xứ của họ, hay trên đường đi, hoặc ở của ngõ Hà Nội không cho vào Thái Hà. Công an biết được họ về Thái Hà là bởi khi chặn hỏi họ, họ hiên ngang mà trả lời: "Về Thái Hà để đi tù cùng giáo dân và tu sĩ Thái Hà".
Giáo dân từ nơi khác đến còn cắt cử nhau ra ngủ ngoài lều canh bàn thờ tranh ảnh tượng Thánh cùng với giáo dân Thái Hà, có một số người còn họ xác định là họ muốn ở lại lâu ngày với Giáo Dân Thái Hà.
Khoảng 15h30 các linh mục tu sĩ DCCT Thái Hà phải đi gặp UBND quận Đống Đa theo giấy mời, liên quan đến buổi làm việc của các linh mục Thái Hà với chính quyền quận Đống Đa, nghe nói mọi vấn đề chưa đi đến đâu cả. Được biết, ông phó chủ tịch quận nêu lên mối quan ngại của chính quyền về lượng người đổ về Thái Hà quá đông và vấn đề vệ sinh môi trường ở đó.
Chúng tôi được biết qua nguồn tin đáng tin là buổi làm việc kết thúc với lời đề nghị của cha chánh xứ Thái Hà, ngài nói như sau: “Nhà nước cần tôn trọng pháp luật trong việc giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Thái Hà và công ty may Chiến Thắng. Nhà nước đã có quyết định thu hồi mảnh đất từ công ty may chiến thắng thì xin giao lại cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo xứ Thái Hà”. Đề nghị của linh mục chánh xứ Thái Hà liệu có được đáp ứng trong một ngày gần nhất hay chăng để tình hình Thái Hà sớm được ổn thỏa? Chúng ta cùng chờ đợi và theo dõi.
Đang khi đó tại khu linh địa Đức Bà ở Thái Hà, công an mặc sắc phục giảm về số lượng, công an mặc thường phục thấy có nhiều hơn và theo cử chỉ cách đi đứng và ăn nói của họ chứng tỏ là ở ngoại tỉnh mới điều về... Trong số mặc sắc phục, thấy có những anh tên còn đang là học viên của các trường cảnh sát trên địa bàn Hà Nội.
Lực lượng phóng viên của nhà nước vẫn có đó, tuy nhiên không có tác dụng gì với người Công Giáo được giáo dục kỹ càng về luân lý và cách hành xử để sống có ý thức, có tổ chức...
Đức TGM Hà Nội và Đức cha phụ tá giáo phận Bùi Chu tới thăm anh chị em giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện
Lúc 16h: Một chiếc xe ôtô 7 chỗ ngồi đỗ trước cửa Tu viện. Bước xuống xe là Đức Tổng Giám mục Hà Nội, tiếp đó là Đức Cha Phụ tá Giáo phận Bùi Chu và hai linh mục.
Một lát sau, chiếc xe chở cha chánh xứ Thái Hà cũng đỗ trước cửa Tu viện. Sau một hồi trao đổi, chuyện trò trong nhà khách của Tu viện, các ngài tiến ra linh địa để thăm hỏi và ủng hộ tinh thần anh chị em đang cầu nguyện ở đó. Hai vị Giám Mục đi giữa những tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đồng tín hữu khắp nơi đang nô nức hành hương về Thái Hà.
Các ngài đã dừng lại trò chuyện, thăm hỏi với các bà cụ, những người đã vất vả ngày đêm ở bên Mẹ canh giữ Linh địa Đức Mẹ trong hơn 8 tháng qua. Phong thái của các Ngài thật bình thản, tự tin và thái độ đầy chia sẻ và cảm thông. Một số người nhận xét rằng: "Chưa có chuyến kính viếng Linh địa Đức Bà nào của các Đức Giám Mục kỹ lưỡng và thân thiện cho bằng chuyến kính viếng của Hai Đức Cha chiều nay.
Đức Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu nói với giáo dân đại khái là Ngài nghe tin đài truyền hình nói ai đến kính viếng Linh địa Đức Bà đều phạm tội và đều phải đi tù hết, nhất là tu sĩ... Thấy các giám mục, linh mục, tu sĩ đi viếng Đức Mẹ Thái Hà Nhiều quá, còn mình ngài, sợ khi các giám mục, linh mục, tu sĩ đi tù hết, còn mình Ngài ở lại bên ngoài một mình, sợ buồn cho nên ngài cũng đến để được tù chung cùng các giám mục khác cho vui. Một tràng pháo tay tán thưởng vang lên và dân chúng cười hân hoan.
Khá đông giáo dân Bùi Chu có mặt ở Thái Hà đã bày tỏ sự vui mừng khi thấy một vị giám mục trong Giáo phận Bùi Chu tới viếng thăm nơi này. Một nhóm các bà nói với một linh mục: “Các Giáo phận ở Miền Bắc đều đã có các Đức Cha đến thăm cách này káhc khác mà Giáo phận chúng con chưa thấy. Hôm nay thấy rồi, chúng con sung sướng lắm!”. (Tìm hiểu thêm chúng tôi biết rằng Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Chính Toà giáo phận Bùi Chu, hiện còn đang công du ngoại quốc chưa về giáo phận).
Hai Đức Giám Mục đã kính viếng Linh Đài và đi xung quanh khu đất nhà thà Thái Hà bị công ty MCT chiếm dụng và hiện đang bỏ hoang. Các ngài kính viếng 4 địa điểm có bàn thờ kính Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Đặc biệt các ngài đã viếng thăm địa điểm giáo dân bị xịt hơi cay trong khi cầu nguyện hôm chúa nhật ngày 31.08.2008.
Trong lời cám ơn Hai Đức Cha, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng nói “Chuyến viếng thăm bất ngờ của Hai Đức Cha khiến chúng con cảm thấy phấn khởi” và sự hiện diện của các ngài “làm chúng con cảm thấy việc cầu nguyện của chúng con ở đây là đúng và được Giáo Hội xác nhận, chuẩn y”.
Trước khi chia tay với anh chị em túc trực cầu nguyện ở đây, Đức TGM Hà nội đã ban phép lành cho các tu sĩ, giáo dân đang hiện diện.
Hiệp thông với Thái Hà: cùng nhau vào tù
Nắng Sài Gòn
14:04 12/09/2008
HIỆP THÔNG VỚI THÁI HÀ: CÙNG NHAU VÀO TÙ.
"Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Nước Việt Nam qua phút nguy nan."
Chưa bao giờ tôi hát bài hát này say sưa và nhiệt huyết như trong những ngày qua, hát hằng ngày và hát nhiều lần trong ngày để hiệp thông cầu nguyện cho các Cha, các Tu sĩ và bà con anh chị em giáo dân Thái Hà.
Tôi cũng theo dõi sát sao tình hình của Thái Hà trên các website từng giờ, tôi cũng được vinh dự ra thăm viếng và cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà vào ngày 19/8 vừa qua, từ đó hình ảnh quý Cha, và bà con Thái Hà đã ngự trị trong trái tim tôi, đặc biệt là Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng mà tôi được vinh dự cùng sống và chia sẻ với Cha 3 ngày, qua cuộc “Họp Mặt 3 Miền Bắc – Trung – Nam” tại Đan Viện Xitô – Ninh Bình vào các ngày 17/18 và 19 tháng 8 năm 2008 vừa qua.
Trong mấy ngày qua đọc các bản tin từ phía chính quyền Hà Nội, tôi càng cảm thấy phẫn uất vì những hành động và chỉ thị của các kẻ có quyền khi tuyên bố sẽ truy tố tất cả những ai đến Thái Hà cầu nguyện bất kể người đó là ai, cho dù là Giám mục, Linh mục, Tu sĩ hay là giáo dân ở nơi khác đổ về. Vì sự hiện diện của các Qúy Đức Cha, Qúy Cha họ cho là hành vi “ vi phạm pháp luật”, có tính cách xúi giục và kích động.
Những hành vi đê hèn của họ từ ngày 28/8/2008 tới nay quá rõ ràng, có lẽ không cần phải nói thêm nữa, vì đã có rất nhiều bài viết vạch trần những hành vi bỉ ổi của họ rồi, đến hôm nay họ lại thêm những lời đe dọa.
Tôi thật xúc động khi đọc bài phỏng vấn của Đức Cha Sang, Giám Mục Thái Bình: “Chữ tù liền với chữ tu một vần”, và càng xúc động hơn khi khi biết có Linh Mục Đoàn Hạt Thuận Nghĩa – Giáo Phận Vinh đến Thái Hà từ sáng sớm ngày 12/9 để cùng hiệp thông với Thái Hà và cùng “vi phạm pháp luật”. Đến chiều lại có Hai Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt TGM Hà Nội và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu đến viếng thăm Linh Địa Đức Bà, Cùng đi với hai Đức Cha, có cha Tôma Nguyễn Xuân Thuỷ, Tổng Quản Lý TGP Hà Nội và cha Antôn Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Toà TGM Hà Nội. Càng xúc động mạnh mẽ hơn khi tin hành lang cho biết: Đức Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu nói rằng "các Giám Mục đến kính viếng Linh Địa Đức Bà đều phạm tội và đều phải đi tù hết. Còn mình Ngài ở lại buồn cho nên Ngài cũng đến phạm tội để được tù chung cùng các Giám Mục khác cho vui”. Hai vị Giám Mục đi giữa những tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đồng tín hữu khắp nơi đang nô nức hành hương về Thái Hà.
Để cùng hiệp thông với các Cha, các Tu sĩ và bà con giáo dân Thái Hà, tôi thiết nghĩ các Giám Mục giáo phận kêu gọi các Linh Mục ở các giáo xứ hãy tổ chức đồng loạt cho giáo dân các buổi đốt nến cầu nguyện cách riêng cho giáo xứ Thái Hà, không phải tổ chức một lần mà sẽ tổ chức hằng tuần và kéo dài cho đến khi nào công lý được sáng tỏ.
Nghe Đức Cha Sang GM Thái Bình nói: “Chào các bạn … tôi sẽ đi tù”, rồi các Linh Mục Đoàn Hạt Thuận Nghĩa, cũng muốn đi theo, đến chiều lại có thêm Đức Cha Kiệt TGM Hà Nội, Đức Cha Đệ GM Phụ Tá Bùi Chu và một số Cha nữa cũng muốn được vào tù chung cho vui, như một ngọn lửa hồng đang thiêu đốt lòng tôi, tôi cũng chỉ muốn hét to lên rằng: “Các Cha ơi!.. Cho con theo với…”.
Khi tất cả mọi người cùng đồng tâm nhất trí, cùng hiệp thông với Thái Hà cách này hay cách khác mà dẫu có phải bị bắt bớ, tù đày thì đó cũng là một niềm vinh dự. Một niềm vinh dự trong Đức KiTô Phục Sinh.
Xin thắp lên một ngọn nến hiệp thông với Thái Hà.
"Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám chiến tranh điêu tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Nước Việt Nam qua phút nguy nan."
Chưa bao giờ tôi hát bài hát này say sưa và nhiệt huyết như trong những ngày qua, hát hằng ngày và hát nhiều lần trong ngày để hiệp thông cầu nguyện cho các Cha, các Tu sĩ và bà con anh chị em giáo dân Thái Hà.
Tôi cũng theo dõi sát sao tình hình của Thái Hà trên các website từng giờ, tôi cũng được vinh dự ra thăm viếng và cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà vào ngày 19/8 vừa qua, từ đó hình ảnh quý Cha, và bà con Thái Hà đã ngự trị trong trái tim tôi, đặc biệt là Cha Mathêu Vũ Khởi Phụng mà tôi được vinh dự cùng sống và chia sẻ với Cha 3 ngày, qua cuộc “Họp Mặt 3 Miền Bắc – Trung – Nam” tại Đan Viện Xitô – Ninh Bình vào các ngày 17/18 và 19 tháng 8 năm 2008 vừa qua.
Trong mấy ngày qua đọc các bản tin từ phía chính quyền Hà Nội, tôi càng cảm thấy phẫn uất vì những hành động và chỉ thị của các kẻ có quyền khi tuyên bố sẽ truy tố tất cả những ai đến Thái Hà cầu nguyện bất kể người đó là ai, cho dù là Giám mục, Linh mục, Tu sĩ hay là giáo dân ở nơi khác đổ về. Vì sự hiện diện của các Qúy Đức Cha, Qúy Cha họ cho là hành vi “ vi phạm pháp luật”, có tính cách xúi giục và kích động.
Những hành vi đê hèn của họ từ ngày 28/8/2008 tới nay quá rõ ràng, có lẽ không cần phải nói thêm nữa, vì đã có rất nhiều bài viết vạch trần những hành vi bỉ ổi của họ rồi, đến hôm nay họ lại thêm những lời đe dọa.
Tôi thật xúc động khi đọc bài phỏng vấn của Đức Cha Sang, Giám Mục Thái Bình: “Chữ tù liền với chữ tu một vần”, và càng xúc động hơn khi khi biết có Linh Mục Đoàn Hạt Thuận Nghĩa – Giáo Phận Vinh đến Thái Hà từ sáng sớm ngày 12/9 để cùng hiệp thông với Thái Hà và cùng “vi phạm pháp luật”. Đến chiều lại có Hai Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt TGM Hà Nội và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu đến viếng thăm Linh Địa Đức Bà, Cùng đi với hai Đức Cha, có cha Tôma Nguyễn Xuân Thuỷ, Tổng Quản Lý TGP Hà Nội và cha Antôn Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Toà TGM Hà Nội. Càng xúc động mạnh mẽ hơn khi tin hành lang cho biết: Đức Giám Mục Phụ Tá Bùi Chu nói rằng "các Giám Mục đến kính viếng Linh Địa Đức Bà đều phạm tội và đều phải đi tù hết. Còn mình Ngài ở lại buồn cho nên Ngài cũng đến phạm tội để được tù chung cùng các Giám Mục khác cho vui”. Hai vị Giám Mục đi giữa những tiếng vỗ tay chào mừng của cộng đồng tín hữu khắp nơi đang nô nức hành hương về Thái Hà.
Để cùng hiệp thông với các Cha, các Tu sĩ và bà con giáo dân Thái Hà, tôi thiết nghĩ các Giám Mục giáo phận kêu gọi các Linh Mục ở các giáo xứ hãy tổ chức đồng loạt cho giáo dân các buổi đốt nến cầu nguyện cách riêng cho giáo xứ Thái Hà, không phải tổ chức một lần mà sẽ tổ chức hằng tuần và kéo dài cho đến khi nào công lý được sáng tỏ.
Nghe Đức Cha Sang GM Thái Bình nói: “Chào các bạn … tôi sẽ đi tù”, rồi các Linh Mục Đoàn Hạt Thuận Nghĩa, cũng muốn đi theo, đến chiều lại có thêm Đức Cha Kiệt TGM Hà Nội, Đức Cha Đệ GM Phụ Tá Bùi Chu và một số Cha nữa cũng muốn được vào tù chung cho vui, như một ngọn lửa hồng đang thiêu đốt lòng tôi, tôi cũng chỉ muốn hét to lên rằng: “Các Cha ơi!.. Cho con theo với…”.
Khi tất cả mọi người cùng đồng tâm nhất trí, cùng hiệp thông với Thái Hà cách này hay cách khác mà dẫu có phải bị bắt bớ, tù đày thì đó cũng là một niềm vinh dự. Một niềm vinh dự trong Đức KiTô Phục Sinh.
Xin thắp lên một ngọn nến hiệp thông với Thái Hà.
Từ chuyện bức tường Thái Hà, nghĩ về chuyện “đổ bể” thời nay
Alfonso Hoàng Gia Bảo
14:18 12/09/2008
Từ chuyện bức tường Thái Hà, nghĩ về chuyện “đổ bể” thời nay
Tường thành là biểu tượng cho sự ngăn cách phân chia ranh giới giữa các khu vực, thường là giữa nhà này với nhà kế bên. Ngày nay hầu hết chúng đã được xây bằng gạch thay cho ‘hàng rào’ sơ sài hay những chiếc ‘bờ giậu’ ở các làng quê xưa kia.
Ở vào thủa thanh bình nửa đầu thế kỷ trước, VN khi ấy chưa có nhiều đô thị 80-90% dân chúng sống ở vùng nông thôn, đất đai chẳng là gì so với tình làng nghĩa xóm, cũng là lúc cái ranh giới hữu hình ấy đã đẹp đến mức nó đã từng len lỏi được vào cả thơ ca VN.
Mấy câu thơ sau trích từ bài Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính là nói lên điều ấy
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
…..
Nay thì cái sự mộng mơ ấy nay dường như đã ‘chết’ hẳn đối với hầu hết dân thành thị. Đất hẹp người đông, tấc đất tấc vàng nên ai nấy phải tận dụng chút đất để làm chỗ ở. Tường nhà nọ xây sát vách nhà kia thì sự biến mất của những chiếc hàng rào, bờ giậu cũng là điều tất yếu.
Còn ở những khu villa, biệt thự vì là nơi ở của các đại gia nhà giàu nhiều tiền lắm của, hàng rào phải cao ngất ngưởng và phải vững chãi cỡ … vạn lý trường thành thì gia chủ mới có thể yên tâm ngủ ngon giấc. Hơn nữa, ai nấy cũng đều là người “thành đạt” cả, họ thừa khả năng ‘vật lộn’ trên thương trường, lại đang sống giữa thời buổi thông tin, chẳng nhẽ vẫn cứ bắt họ giống như các cụ nhà ta ngày xưa, lúc nào cũng lo chuyện hàng xóm láng giềng phải “tối lửa tắt đèn có nhau” mãi?
Bởi vậy, bức tường nay đang trở thành thứ ‘biên giới’ bất khả xâm phạm giữa nhà này với nhà nọ, chẳng những nó chia cắt đất đai mà đôi khi còn luôn cả lòng người. Vì nó mà người ta yêu nhau, vì nó mà ghét nhau và cũng vì nó mà người ta… ‘kiếm chuyện lớn’ với nhau.
Sự thật về cái gọi là “sự thiệt hại của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa ngày 25/8 với bản kết luận số 238 định đoạn tường bị đổ tại Thái Hà những…3.479.990 đồng!”, tức chỉ đáng cỡ một chầu nhậu, để lấy đó làm căn cứ để truy tố 7 giáo dân xứ Thái Hà tội danh “phá hoại tài sản công” chính là bằng chứng của sự ‘kiếm chuyện’ thời buổi hiện nay!
Thế gian còn sự gì chưa “đổ”?
Nếu hỏi ý kiến các nhà tâm lý xã hội nguyên nhân nào đã gây nên sự căng thẳng giữa chính quyền Hà Nội và giáo xứ Thái Hà hiện nay, rất có thể họ sẽ bảo “vì cả hai đã không cùng nhìn về một hướng” .
Thoạt mới nghe thấy có vẻ không có chỗ cho những sự lãng mạn torng những chuyện tranh chấp đất đai, nhưng thật ra nó là câu trả lời chính xác!
Bởi trong lúc giáo hội hướng tầm nhìn về một xã hội công bằng thì các quan chức có trách nhiệm giải quyết vụ này chỉ lo xăm soi chuyện bức tường bị đổ hôm 15/8/2008, thể hiện qua việc họ dựa vào chuyện này để truy tố giáo dân tội phá hoại tài sản.
Vậy chuyện tường đổ thì có gì là đặc biệt mà nó đã khiến cả hệ thống chính quyền Hà Nội phải ‘rối rít’ lên với nhau như thế?
Thật ra thì ở trong nước, chuyện ‘đổ bể’ lâu nay đã quá quen vì phải nghe nhiều chuyện làm ăn thua lỗ khắp nơi, nhất là các công ty xí nghiệp nhà nước. Với dân kinh doanh thì hai từ này càng trở nên ‘thân thương’ hơn lúc nào hết. Theo Cục Thuế TP.HCM thì trung bình hiện nay mỗi tháng nơi này có khoảng vài trăm công ty xin xoá sổ (và cũng cỡ ngần ấy công ty mới ra lò) nguyên nhân do cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngay cả những công ty cỡ đại gia cũng ‘chết’ như bài “Vì sao “con tàu” Cofidec sắp chìm?” [1] trên VietnamnNet mới tuần rồi.
Bởi thế, ‘đổ bể’ nay đã thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’ chẳng còn gì đáng ầm ĩ. Ngay cả những lĩnh vực ít chịu sự rủi ro nhất, là ‘bộ mặt văn hóa của cả nước’ chẳng phải cạnh tranh với ai cũng vẫn đổ với bể. Cách nay mới có mấy ngày cô tân hoa hậu Trần Thùy Dung với tấm bằng tốt nghiệp hạng dỏm mọi người ai cũng đã biết là ví dụ.
Tuy nhiên nói chuyện đổ bể mà không nhắc đến một lĩnh vực chuyên ngành đổ bể là xây dựng quả sự thiếu sót. Bởi vì gắn liền với đất đai nhà cửa, dễ kiếm nên ra đường bây giờ đi đâu cũng gặp cảnh người xây kẻ đập, cả thành phố này trông chẳng khác gì một đại công trường. Đường xá chỗ nào cũng ngổn ngang công trình ngay giữa lòng đường, vật liệu thiết bị ngổn ngang lòng lề đường trông hết sức bề bộn.
Kinh doanh bất động sản mặc dù không còn dễ như xưa, nhưng vẫn là ngành dễ kiếm tiền nhanh nhất, chỉ cần ‘trúng vài quả’ là đổi đời. Vì vậy mà thiên hạ vẫn cứ đổ xô nhau vào cái lĩnh vực này. Nhưng vì phải cạnh tranh trong một trường luật pháp kém minh bạch, khiến nó trở nên hết sức ‘bát nháo’ từ đó dẫn đến ‘đổ bể’ cũng nhiều nhất. Nhà lớn, nhà bé cái nào đang xây cũng đều có thể đổ, nếu xây xong rồi không đổ thì nứt lún là chuyện bình thường.
Chỉ cần xem qua hai bài đọc Hà Nội: Nhiều chung cư bị lún [2] và Vụ nghiêng, nứt chung cư Nguyễn Siêu: Đến lượt Cosaco khiếu nại [3] có kèm đường link cuối bài mọi người sẽ rõ.
Chỉ ngoại trừ những cao ốc ‘xịn’ vài chục tầng do các công ty tập đoàn tên tuổi tầm cỡ ‘world-wide’ làm chủ đầu tư 100%, họ làm ăn đàng hoàng chu đáo từ khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, đến thi công nên rất hiếm khi để xảy ra sự cố.
Ngay cả đối với những cao ốc do các công ty TNHH ‘Made in VN & by Quan Lớn’ làm chủ hay thầu thi công, với thói quen làm ăn theo kiểu ‘sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi’ của họ, những chiếc cọc móng bêtông cây nào cây nấy dài 5-7 mét đóng nối tiếp nhau, những hố móng đào khoét sâu sang nhà kế bên, mà lòng đất Sài Thành này chẳng ai lạ gì, xưa gì nó vốn là đầm lầy, sớm muộn gì những nhà hàng xóm láng giềng chung quanh thế nào cũng có cái nghiêng cái đổ.
Cầu cống cũng vậy, xe chưa kịp lăn bánh nhiều cái đã phát hiện nứt, rồi cũng gãy với đổ.
Cách nay gần tròn năm, nhiều người vẫn chưa thể quên vụ sụp cầu Cần Thơ vào ngày 28/9/2007 đã khiến hàng trăm con người bị chết oan hết sức thảm thương. Đây là vụ sập cầu trầm trọng nhất ở Châu Á mấy chục năm qua, vì tính chất ‘vĩ đại’ và cũng rất giá trị hấp dẫn nhiều triệu USD của cây cầu giăng số một khu vực ASEAN này nó đã thu hút nhiều công ty nhà thầu quốc tế đem đội ngũ kỹ sư công nhân nước họ đến làm việc. Bởi vậy ngay sau khi tin tức sập cầu được loan đi nó còn gây chú ý đối với các nước Philipine, TQ, Nhật Bản, Thailand v.v…
Và sang năm nay thì chuyện hầm ngầm Thủ Thiêm đang là đề tài nóng suốt tháng qua. Vụ này chắc chắn phải có dính dáng đến cấp lãnh đạo cao nhất Sàigòn nên kẻ đồng phạm, mặc dù Nhật bản đã cung cấp đầy đủ bằng chứng và nêu đích danh tên con sâu bự này là “Huỳnh Ngọc Sỹ” Phó Giám đốc Sở GTCC ấy vậy mà không hiểu sao y vẫn cứ bình chân như vại? 10% trị giá hợp đồng tức khoảng 3 triệu USD chắc chắn một mình con sâu này không tài nào xơi hết, vì vậy đang có hàng tá quan chức khác đang lo thót tim.
Và như đã thành lệ, trước khi ‘xử trảm’ ai hay bất cứ vụ án nhớn bé nào và cũng bất kể xử đúng hay sai, y như rằng báo chí phải làm nhiệm vụ dọn đường phát quang cho bớt cỏ dại để lấy lối đi cho các quan tiến vào pháp trường. Cả tuần qua các báo cũng lại xăm soi chuyện những vết nứt mấy cái hầm dầm Thủ Thiêm (cũng qua báo mọi người mới hay, thì ra chuyện nứt tét đổ bể này đã được các cơ quan giám định cảnh báo cách nay những 5 năm) cho thấy ngày giờ hy sinh của “ Huỳnh Ngọc Sỹ và các đồng đội” sắp đến điểm!
Vài nét giới thiệu sơ sơ vậy để gọi là, nhất là để các mọi người, nhất là những ai còn đang sống ở nước ngoài chưa một lần hồi hương hiểu, hiểu cái sự ‘đổ bể’ ở VN ngày nay nó là như thế. Đổ liên tục, bể ‘triền miên khói lửa’, nơi nào càng dễ kiếm ăn nơi ấy càng nhiều đổ bể. Từ chuyện đổ này phát hiện ra chuyện đổ bể khác. Bể chuyện đánh bài cá độ mới lòi ra vụ PMU18 v.v…
Vậy để trả lời câu hỏi vì sao bị bỏ lửng ở trên. Xin thưa vì chuyện bức tường xứ Thái Hà chẳng liên can gì đến những sự ‘đổ bể’ nêu trên, nhưng lại rất ăn nhập đến một chuyện đổ khác còn nghiêm trọng đối theo suy nghĩ của họ, nó xảy ra gần 20 năm trước ở mãi tận trời Tây. Đó là chuyện bức tường Berlin bị giật đổ năm 1989 khiến đảng cộng sản Đức bị xoá sổ!
Chuyện về Bức Tường Ô Nhục
Đó là tên gọi khác của Bức Tường Bá Linh [4] được khởi công xây dựng vào ngày 13/08/1961 và không ngừng được tăng cường, tu bổ. Nó dài 155 kilomét gồm 43 kilomét chạy giữa thành phố từ Bắc xuống Nam chia đôi hai phần Đông-Tây Bá Linh và 112 kilômét còn lại là để vây quanh khu vực phía Tây thành phố do Đồng Minh kiểm soát. Tường được dựng lên bởi những tấm bê tông cốt sắt đan lưới dày 1 mét và cao 3,6 mét, trên đỉnh là những ống máng úp để không có chỗ bám víu mà trèo qua được.
Dọc theo bức tường, bên phía đông là một vùng cấm địa, bề dầy khoảng 300 mét. Trên vùng cấm địa này có cả thảy 302 tháp canh và 20 lô cốt ximăng cốt sắt rất kiên cố cách nhau từ 250 đến 300 mét ở trung tâm thành phố. Giữa các tháp canh cứ 30 mét lại có một trụ đèn rất sáng. Có thể nói, trong thời chiến tranh lạnh bức tường Bá Linh là nơi được soi sáng nhất nước Đông Đức, các vùng khác thì ban đêm, chìm trong đen tối.
Để ngăn chặn những người muốn trốn sang phía Tây, cộng sản Đông Đức đã thiết lập 127 máy radar, báo động với 259 đường mòn dành cho chó săn. Đồng thời họ cũng đào hào sâu chạy dài 105 kilômét dọc theo bờ tường để ngăn chặn xe hơi vượt qua. Trong những năm cuối đời của bức tưòng, cộng sản đã tăng cường thêm một lớp tường thứ hai. Giữa hai lớp tường là khu đất trống được mệnh danh là ’’giải đất tử thần’’ vì nơi đó đã gài rất nhiều mìn bẫy và súng máy tự động khi có người băng ngang những tia hồng ngoại tuyết.
Tại bức tường và những công sự luôn luôn có một lực lượng quân đội, công an Stasi quy tụ 7 trung đoàn, mỗi trung đoàn có khoảng từ 100 đến 1200 người võ trang đày đủ và sẵn sàng chiến đãu cũng như tác xạ vào những kẻ vượt tường. Theo những con số mới được công bố thì từ khi Đông Đức rơi vào tay cộng sản tức là năm 1945 cho đến năm 1989, đã có tất cả 1065 người bị lính biên phòng bắn chết vì trốn chạy sang Tây Đức.
Riêng tại bức tường Bá Linh, trong 28 năm, đã có ít là 250 người bị bắn hạ vì vượt tường. Nhưng cũng đã có khoảng 5000 người đã vượt thoát sang Tây Bá Linh. Tại trạm kiểm soát Charlie hiện có một viện bảo tàng những vật liệu, phương tiện người dân Đông Đức đã dùng để trốn sang tây Bá Linh.
Sau tường Thái Hà đổ tới lượt cái gì đổ?
Đối với nhiều người tường đổ là dấu hiệu của điềm chẳng lành, vì nằm bao bọc ở lớp ngoài cùng nhiệm vụ của nó là ‘phòng thủ từ xa’ nhưng một khi nó không còn đứng vững, có nghĩa an ninh gia chủ đang bị đe dọa.
Tất nhiên bức tường xứ Thái Hà chẳng được ‘hân hạnh’ như bức tường bao quanh lăng ông Hồ Chí Minh, vì nó chỉ có giá hơn 3 triệu bạc, nhưng có lẽ do cái số long đong lận đận nên đã bị ai đó tung tin đồn nhảm “sao thấy bức tường Thái hà hao hao giống mấy đoạn tường đổ mà thành phố Berlin đang còn giữ lại làm kỷ niệm” thành ra có người bị ám ảnh nên mới quyết ăn thua đủ với giáo xứ Thái Hà là vậy.
(Viết tặng các giáo dân giáo xứ Thái Hà bị xử “tội phá hoại của công” )
Sàigòn, 12/9/2008
Tham khảo:
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/802874/
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-Nhieu-chung-cu-bi-lun/65059701/157/
http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/11/756883/
http://www.lenduong.net/spip.php?article11132
Tường thành là biểu tượng cho sự ngăn cách phân chia ranh giới giữa các khu vực, thường là giữa nhà này với nhà kế bên. Ngày nay hầu hết chúng đã được xây bằng gạch thay cho ‘hàng rào’ sơ sài hay những chiếc ‘bờ giậu’ ở các làng quê xưa kia.
Ở vào thủa thanh bình nửa đầu thế kỷ trước, VN khi ấy chưa có nhiều đô thị 80-90% dân chúng sống ở vùng nông thôn, đất đai chẳng là gì so với tình làng nghĩa xóm, cũng là lúc cái ranh giới hữu hình ấy đã đẹp đến mức nó đã từng len lỏi được vào cả thơ ca VN.
Mấy câu thơ sau trích từ bài Cô Hàng Xóm của Nguyễn Bính là nói lên điều ấy
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn.
Hai người sống giữa cô đơn,
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
Giá đừng có dậu mùng tơi,
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
…..
Nay thì cái sự mộng mơ ấy nay dường như đã ‘chết’ hẳn đối với hầu hết dân thành thị. Đất hẹp người đông, tấc đất tấc vàng nên ai nấy phải tận dụng chút đất để làm chỗ ở. Tường nhà nọ xây sát vách nhà kia thì sự biến mất của những chiếc hàng rào, bờ giậu cũng là điều tất yếu.
Còn ở những khu villa, biệt thự vì là nơi ở của các đại gia nhà giàu nhiều tiền lắm của, hàng rào phải cao ngất ngưởng và phải vững chãi cỡ … vạn lý trường thành thì gia chủ mới có thể yên tâm ngủ ngon giấc. Hơn nữa, ai nấy cũng đều là người “thành đạt” cả, họ thừa khả năng ‘vật lộn’ trên thương trường, lại đang sống giữa thời buổi thông tin, chẳng nhẽ vẫn cứ bắt họ giống như các cụ nhà ta ngày xưa, lúc nào cũng lo chuyện hàng xóm láng giềng phải “tối lửa tắt đèn có nhau” mãi?
Bởi vậy, bức tường nay đang trở thành thứ ‘biên giới’ bất khả xâm phạm giữa nhà này với nhà nọ, chẳng những nó chia cắt đất đai mà đôi khi còn luôn cả lòng người. Vì nó mà người ta yêu nhau, vì nó mà ghét nhau và cũng vì nó mà người ta… ‘kiếm chuyện lớn’ với nhau.
Sự thật về cái gọi là “sự thiệt hại của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa ngày 25/8 với bản kết luận số 238 định đoạn tường bị đổ tại Thái Hà những…3.479.990 đồng!”, tức chỉ đáng cỡ một chầu nhậu, để lấy đó làm căn cứ để truy tố 7 giáo dân xứ Thái Hà tội danh “phá hoại tài sản công” chính là bằng chứng của sự ‘kiếm chuyện’ thời buổi hiện nay!
Thế gian còn sự gì chưa “đổ”?
Nếu hỏi ý kiến các nhà tâm lý xã hội nguyên nhân nào đã gây nên sự căng thẳng giữa chính quyền Hà Nội và giáo xứ Thái Hà hiện nay, rất có thể họ sẽ bảo “vì cả hai đã không cùng nhìn về một hướng” .
Thoạt mới nghe thấy có vẻ không có chỗ cho những sự lãng mạn torng những chuyện tranh chấp đất đai, nhưng thật ra nó là câu trả lời chính xác!
Bởi trong lúc giáo hội hướng tầm nhìn về một xã hội công bằng thì các quan chức có trách nhiệm giải quyết vụ này chỉ lo xăm soi chuyện bức tường bị đổ hôm 15/8/2008, thể hiện qua việc họ dựa vào chuyện này để truy tố giáo dân tội phá hoại tài sản.
Vậy chuyện tường đổ thì có gì là đặc biệt mà nó đã khiến cả hệ thống chính quyền Hà Nội phải ‘rối rít’ lên với nhau như thế?
Thật ra thì ở trong nước, chuyện ‘đổ bể’ lâu nay đã quá quen vì phải nghe nhiều chuyện làm ăn thua lỗ khắp nơi, nhất là các công ty xí nghiệp nhà nước. Với dân kinh doanh thì hai từ này càng trở nên ‘thân thương’ hơn lúc nào hết. Theo Cục Thuế TP.HCM thì trung bình hiện nay mỗi tháng nơi này có khoảng vài trăm công ty xin xoá sổ (và cũng cỡ ngần ấy công ty mới ra lò) nguyên nhân do cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngay cả những công ty cỡ đại gia cũng ‘chết’ như bài “Vì sao “con tàu” Cofidec sắp chìm?” [1] trên VietnamnNet mới tuần rồi.
Bởi thế, ‘đổ bể’ nay đã thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’ chẳng còn gì đáng ầm ĩ. Ngay cả những lĩnh vực ít chịu sự rủi ro nhất, là ‘bộ mặt văn hóa của cả nước’ chẳng phải cạnh tranh với ai cũng vẫn đổ với bể. Cách nay mới có mấy ngày cô tân hoa hậu Trần Thùy Dung với tấm bằng tốt nghiệp hạng dỏm mọi người ai cũng đã biết là ví dụ.
Tuy nhiên nói chuyện đổ bể mà không nhắc đến một lĩnh vực chuyên ngành đổ bể là xây dựng quả sự thiếu sót. Bởi vì gắn liền với đất đai nhà cửa, dễ kiếm nên ra đường bây giờ đi đâu cũng gặp cảnh người xây kẻ đập, cả thành phố này trông chẳng khác gì một đại công trường. Đường xá chỗ nào cũng ngổn ngang công trình ngay giữa lòng đường, vật liệu thiết bị ngổn ngang lòng lề đường trông hết sức bề bộn.
Kinh doanh bất động sản mặc dù không còn dễ như xưa, nhưng vẫn là ngành dễ kiếm tiền nhanh nhất, chỉ cần ‘trúng vài quả’ là đổi đời. Vì vậy mà thiên hạ vẫn cứ đổ xô nhau vào cái lĩnh vực này. Nhưng vì phải cạnh tranh trong một trường luật pháp kém minh bạch, khiến nó trở nên hết sức ‘bát nháo’ từ đó dẫn đến ‘đổ bể’ cũng nhiều nhất. Nhà lớn, nhà bé cái nào đang xây cũng đều có thể đổ, nếu xây xong rồi không đổ thì nứt lún là chuyện bình thường.
Chỉ cần xem qua hai bài đọc Hà Nội: Nhiều chung cư bị lún [2] và Vụ nghiêng, nứt chung cư Nguyễn Siêu: Đến lượt Cosaco khiếu nại [3] có kèm đường link cuối bài mọi người sẽ rõ.
Chỉ ngoại trừ những cao ốc ‘xịn’ vài chục tầng do các công ty tập đoàn tên tuổi tầm cỡ ‘world-wide’ làm chủ đầu tư 100%, họ làm ăn đàng hoàng chu đáo từ khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, đến thi công nên rất hiếm khi để xảy ra sự cố.
Ngay cả đối với những cao ốc do các công ty TNHH ‘Made in VN & by Quan Lớn’ làm chủ hay thầu thi công, với thói quen làm ăn theo kiểu ‘sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi’ của họ, những chiếc cọc móng bêtông cây nào cây nấy dài 5-7 mét đóng nối tiếp nhau, những hố móng đào khoét sâu sang nhà kế bên, mà lòng đất Sài Thành này chẳng ai lạ gì, xưa gì nó vốn là đầm lầy, sớm muộn gì những nhà hàng xóm láng giềng chung quanh thế nào cũng có cái nghiêng cái đổ.
Cầu cống cũng vậy, xe chưa kịp lăn bánh nhiều cái đã phát hiện nứt, rồi cũng gãy với đổ.
Cách nay gần tròn năm, nhiều người vẫn chưa thể quên vụ sụp cầu Cần Thơ vào ngày 28/9/2007 đã khiến hàng trăm con người bị chết oan hết sức thảm thương. Đây là vụ sập cầu trầm trọng nhất ở Châu Á mấy chục năm qua, vì tính chất ‘vĩ đại’ và cũng rất giá trị hấp dẫn nhiều triệu USD của cây cầu giăng số một khu vực ASEAN này nó đã thu hút nhiều công ty nhà thầu quốc tế đem đội ngũ kỹ sư công nhân nước họ đến làm việc. Bởi vậy ngay sau khi tin tức sập cầu được loan đi nó còn gây chú ý đối với các nước Philipine, TQ, Nhật Bản, Thailand v.v…
Và sang năm nay thì chuyện hầm ngầm Thủ Thiêm đang là đề tài nóng suốt tháng qua. Vụ này chắc chắn phải có dính dáng đến cấp lãnh đạo cao nhất Sàigòn nên kẻ đồng phạm, mặc dù Nhật bản đã cung cấp đầy đủ bằng chứng và nêu đích danh tên con sâu bự này là “Huỳnh Ngọc Sỹ” Phó Giám đốc Sở GTCC ấy vậy mà không hiểu sao y vẫn cứ bình chân như vại? 10% trị giá hợp đồng tức khoảng 3 triệu USD chắc chắn một mình con sâu này không tài nào xơi hết, vì vậy đang có hàng tá quan chức khác đang lo thót tim.
Và như đã thành lệ, trước khi ‘xử trảm’ ai hay bất cứ vụ án nhớn bé nào và cũng bất kể xử đúng hay sai, y như rằng báo chí phải làm nhiệm vụ dọn đường phát quang cho bớt cỏ dại để lấy lối đi cho các quan tiến vào pháp trường. Cả tuần qua các báo cũng lại xăm soi chuyện những vết nứt mấy cái hầm dầm Thủ Thiêm (cũng qua báo mọi người mới hay, thì ra chuyện nứt tét đổ bể này đã được các cơ quan giám định cảnh báo cách nay những 5 năm) cho thấy ngày giờ hy sinh của “ Huỳnh Ngọc Sỹ và các đồng đội” sắp đến điểm!
Vài nét giới thiệu sơ sơ vậy để gọi là, nhất là để các mọi người, nhất là những ai còn đang sống ở nước ngoài chưa một lần hồi hương hiểu, hiểu cái sự ‘đổ bể’ ở VN ngày nay nó là như thế. Đổ liên tục, bể ‘triền miên khói lửa’, nơi nào càng dễ kiếm ăn nơi ấy càng nhiều đổ bể. Từ chuyện đổ này phát hiện ra chuyện đổ bể khác. Bể chuyện đánh bài cá độ mới lòi ra vụ PMU18 v.v…
Vậy để trả lời câu hỏi vì sao bị bỏ lửng ở trên. Xin thưa vì chuyện bức tường xứ Thái Hà chẳng liên can gì đến những sự ‘đổ bể’ nêu trên, nhưng lại rất ăn nhập đến một chuyện đổ khác còn nghiêm trọng đối theo suy nghĩ của họ, nó xảy ra gần 20 năm trước ở mãi tận trời Tây. Đó là chuyện bức tường Berlin bị giật đổ năm 1989 khiến đảng cộng sản Đức bị xoá sổ!
Chuyện về Bức Tường Ô Nhục
Đó là tên gọi khác của Bức Tường Bá Linh [4] được khởi công xây dựng vào ngày 13/08/1961 và không ngừng được tăng cường, tu bổ. Nó dài 155 kilomét gồm 43 kilomét chạy giữa thành phố từ Bắc xuống Nam chia đôi hai phần Đông-Tây Bá Linh và 112 kilômét còn lại là để vây quanh khu vực phía Tây thành phố do Đồng Minh kiểm soát. Tường được dựng lên bởi những tấm bê tông cốt sắt đan lưới dày 1 mét và cao 3,6 mét, trên đỉnh là những ống máng úp để không có chỗ bám víu mà trèo qua được.
Dọc theo bức tường, bên phía đông là một vùng cấm địa, bề dầy khoảng 300 mét. Trên vùng cấm địa này có cả thảy 302 tháp canh và 20 lô cốt ximăng cốt sắt rất kiên cố cách nhau từ 250 đến 300 mét ở trung tâm thành phố. Giữa các tháp canh cứ 30 mét lại có một trụ đèn rất sáng. Có thể nói, trong thời chiến tranh lạnh bức tường Bá Linh là nơi được soi sáng nhất nước Đông Đức, các vùng khác thì ban đêm, chìm trong đen tối.
Để ngăn chặn những người muốn trốn sang phía Tây, cộng sản Đông Đức đã thiết lập 127 máy radar, báo động với 259 đường mòn dành cho chó săn. Đồng thời họ cũng đào hào sâu chạy dài 105 kilômét dọc theo bờ tường để ngăn chặn xe hơi vượt qua. Trong những năm cuối đời của bức tưòng, cộng sản đã tăng cường thêm một lớp tường thứ hai. Giữa hai lớp tường là khu đất trống được mệnh danh là ’’giải đất tử thần’’ vì nơi đó đã gài rất nhiều mìn bẫy và súng máy tự động khi có người băng ngang những tia hồng ngoại tuyết.
Tại bức tường và những công sự luôn luôn có một lực lượng quân đội, công an Stasi quy tụ 7 trung đoàn, mỗi trung đoàn có khoảng từ 100 đến 1200 người võ trang đày đủ và sẵn sàng chiến đãu cũng như tác xạ vào những kẻ vượt tường. Theo những con số mới được công bố thì từ khi Đông Đức rơi vào tay cộng sản tức là năm 1945 cho đến năm 1989, đã có tất cả 1065 người bị lính biên phòng bắn chết vì trốn chạy sang Tây Đức.
Riêng tại bức tường Bá Linh, trong 28 năm, đã có ít là 250 người bị bắn hạ vì vượt tường. Nhưng cũng đã có khoảng 5000 người đã vượt thoát sang Tây Bá Linh. Tại trạm kiểm soát Charlie hiện có một viện bảo tàng những vật liệu, phương tiện người dân Đông Đức đã dùng để trốn sang tây Bá Linh.
Sau tường Thái Hà đổ tới lượt cái gì đổ?
Đối với nhiều người tường đổ là dấu hiệu của điềm chẳng lành, vì nằm bao bọc ở lớp ngoài cùng nhiệm vụ của nó là ‘phòng thủ từ xa’ nhưng một khi nó không còn đứng vững, có nghĩa an ninh gia chủ đang bị đe dọa.
Tất nhiên bức tường xứ Thái Hà chẳng được ‘hân hạnh’ như bức tường bao quanh lăng ông Hồ Chí Minh, vì nó chỉ có giá hơn 3 triệu bạc, nhưng có lẽ do cái số long đong lận đận nên đã bị ai đó tung tin đồn nhảm “sao thấy bức tường Thái hà hao hao giống mấy đoạn tường đổ mà thành phố Berlin đang còn giữ lại làm kỷ niệm” thành ra có người bị ám ảnh nên mới quyết ăn thua đủ với giáo xứ Thái Hà là vậy.
(Viết tặng các giáo dân giáo xứ Thái Hà bị xử “tội phá hoại của công” )
Sàigòn, 12/9/2008
Tham khảo:
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/09/802874/
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-Nhieu-chung-cu-bi-lun/65059701/157/
http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/11/756883/
http://www.lenduong.net/spip.php?article11132
Bài phát biểu của Bộ Trưởng Tư Pháp Anh về việc phát triển dựa trên Pháp quyền
Bộ trưởng Jack Straw
14:48 12/09/2008
LTS: Sau đâylà bài phát biểu của Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Anh tại Trường Đại Học Hà Nội hôm qua 11/9/2008, chúng tôi mong muốn Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Thứ trưởng Công An Việt Nam và Ông Nguyễn Đức Nhanh Giám Đốc Công An Hà Nội đọc để tham khảo, hiểu biết, và học hỏi thêm người Anh nói gì về Luật pháp và nền Pháp trị tại Việt Nam. (Phần chú thích mầu là của chúng tôi)
Bài phát biểu của Bộ Trưởng Tư Pháp Anh Jack Straw
Tãi rường Đại học Luật Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2008
MỞ ĐẦU
Thưa ông Lê Minh Tâm, thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, giáo viên và sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, và các sinh viên của chương trình học bổng Chevening.
Tôi rất vui được có mặt tại đây hôm nay để trò chuyện cùng các bạn và chuyển tới các bạn lời chào từ Thủ tướng Anh Gordon Brown và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh David Miliband.
Tôi đã có hân hạnh được gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và một vài Bộ trưởng trong chuyến thăm nước Anh của Thủ tướng vào tháng ba năm nay. Tôi cũng đã gặp Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường vào tháng 6 vừa qua tại London. Nhưng tôi lấy làm tiếc mà thú nhận rằng mặc dù tôi đã từng đi nhiều nơi trên thế giới trong suốt thời gian công tác, tôi chưa từng đến thăm Việt Nam.
Đó thực sự là một điều đáng tiếc, đặc biệt là khi tôi đã có những cảm nhận sâu sắc về những gì đã xảy ra tại Việt Nam cách đây 40 năm. Khi đó tôi còn là một sinh viên và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Quốc gia, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chống lại cuộc chiến tranh mà tôi tin là phi nghĩa.
40 năm đã trôi qua, và Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác so với những tháng ngày đen tối ấy.
Chỉ cần nhìn quanh Hà Nội hôm nay ta sẽ nhận thấy sự chuyển biến đáng kinh ngạc từ cũ sang mới.
Sự phát triển của Việt Nam đang in dấu trên bầu trời. Kiến trúc thời Pháp thuộc xen lẫn những công trình xây dựng của thời cận đại và những thời kỳ lịch sử xa xưa hơn đang sát cánh cùng những tòa nhà cao tầng và các cao ốc văn phòng hiện đại như báo hiệu việc Việt Nam tiến vào thế kỷ 21.
Kể từ khi hai dân tộc chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 35 năm, Việt Nam đã đạt được nhịp độ phát triển phi thường.
Trong buổi nói chuyện chiều nay, tôi muốn xem xét sự phát triển của Việt Nam, làm sao để sự phát triển này có thể được củng cố và phát huy thông qua việc xây dựng các hệ thống và thể chế pháp lý và tư pháp vững mạnh và hình thành một nền văn hóa dựa trên pháp quyền.
THẾ KỶ CHÂU Á
Nếu như thế kỷ 20, trong một chừng mực nào đó, được coi là thế kỷ của phương Tây thì thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ của Châu Á.
Châu Á đã được xác định là “khu vực siêu tăng trưởng” của nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một siêu cường mới. Ấn Độ, đất nước mà tôi sẽ đến thăm sau Việt Nam, đã là trung tâm quốc tế về công nghiệp và công nghệ.
Việt Nam cũng đang tiến những bước tiến dài theo hướng đó, với một chỗ đứng ngày càng chắc chắn trong thị trường kinh tế toàn cầu. Đất nước này giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất của Châu Á và đã hạ quyết tâm gia nhập vào hàng ngũ những nước mà Việt Nam gọi là “các nước công nghiệp hiện đại” trong vòng 12 năm tới.
Đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam, đó một bằng chứng cụ thể rằng các quốc gia khác vẫn có niềm tin vững chắc vào tương lai của đất nước. Thực vậy, Vương quốc Anh hiện đang là một trong ba quốc gia Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng giá trị các hợp đồng lên đến gần 6,5 tỷ đôla Mỹ trong nửa đầu năm nay của các công ty Anh như BP, International Power và nhiều công ty khác. Có thể dễ dàng hiểu tại sao nhiều nhà đầu tư lại bị đất nước xinh đẹp này hấp dẫn đến vậy.
Đó là những thành tựu rất đáng chú ý. Bởi vậy, việc Việt Nam được mời trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới không phải là điều đáng ngạc nhiên và hoàn toàn xứng đáng.
Song song với những tiến bộ về kinh tế, chúng ta cũng nhận thấy cuộc sống của người Việt đang nhanh chóng thay đổi theo hướng tích cực. Việt Nam đã đạt được những thành công tuyệt vời trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việt Nam đã vượt xa các nước khác trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chỉ trong hơn một thập kỷ đã cắt giảm số người nghèo từ 60% xuống còn 16%. Nhưng tôi biết rằng chính phủ của các bạn còn chưa hài lòng mà vẫn quyết tâm tiếp tục phát huy thành công này.
Việt Nam đã tiến vào vũ đài quốc tế một cách ngoạn mục và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam như một lực lượng kinh tế đã được toàn thế giới công nhận.
Việc trở thành một phần của cộng đồng quốc tế có những mặt tích cực nhưng cũng kèm theo những tác động tiêu cực. Những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu có tác động đến Việt Nam cũng giống như đến nhiều nước khác. Năm nay đang là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như đối với nền kinh tế Anh.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁP QUYỀN
Một điều tôi đã học được từ thời làm Bộ trưởng Ngoại giao là sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia – cũng như khả năng đối mặt với khó khăn – được quyết định rất lớn bởi sự vững mạnh của các thể chế, và cam kết của chính phủ và người dân về pháp quyền. Những yếu tố đó cũng có vai trò quan trọng không kém những yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc địa lý của quốc gia đó.
Pháp quyền không chỉ là một loạt những quy định được ghi nhận trong luật pháp nhằm quản lý công dân của một quốc gia, mà đó là một cách thức tổ chức xã hội trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật, tất cả mọi người đều phải tuân thủ và được hưởng lợi từ luật pháp. Pháp quyền là một loạt những giá trị chung gắn kết một quốc gia.
Tôi không biết liệu có ai đã từng viết về vấn đề này hay hơn Aristotle, một triết gia vĩ đại của phương Tây cách đây gần 2500 năm.
“Con người, khi hoàn thiện, là loài động vật tiến bộ nhất, nhưng khi tách rời khỏi luật pháp và công lý thì lại là loài động vật xấu xa nhất.” [Chính trị học, Quyển 1, Phần II]
Pháp quyền có thể mang lại những ích lợi đáng kể cho các nước như Việt Nam trong toàn bộ các hoạt động của con người. Pháp quyền khiến cho hoạt động của chính phủ trở nên minh bạch và dễ đoán trước. Nó tạo nên môi trường thuận lợi cho đầu tư, thương mại và hợp tác quốc tế. Pháp quyền tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng. Nó cũng giúp cho người dân được làm chủ cuộc sống dựa trên những hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình.
Nhưng có lẽ bằng chứng rõ ràng nhất về giá trị của pháp quyền là một thực tế rằng những nước duy trì được sự ổn định lâu dài về kinh tế, xã hội và chính trị cũng chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền.
Nói ngắn gọn, pháp quyền là công cụ để một quốc gia duy trì được cuộc sống ấm no trong nước cũng như củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Nhưng tôi nói vậy không có nghĩa rằng pháp quyền là tốt chỉ vì nó đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Như Amartya Sen đã từng nhấn mạnh, chúng ta nên:
“coi trọng sự hình thành và hoàn thiện một hệ thống luật pháp và tư pháp hữu hiệu vì đó là một phần quan trọng của bản thân quá trình phát triển, chứ không phải coi trọng nó vì nó có thể giúp kinh tế, chính trị… phát triển.”
Vì vậy, chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng tự thân của pháp quyền, cũng giống như chúng ta cũng không bao giờ quên được những lợi ích về vật chất và xã hội đáng kể mà nó đem lại.
TIẾN BỘ ĐẠT ĐƯỢC
Lý do tôi trình bày phần này là vì tầm quan trọng của vấn đề chứ không phải vì các bạn chưa biết điều đó. Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận những mục tiêu quan trọng của việc phát triển một hệ thống luật pháp vững mạnh.
Nghị quyết 48 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ: “hiệu lực của luật pháp là để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.”
Đó là những chủ trương đúng đắn.
Người Anh có câu tục ngữ “bánh có ngon phải ăn mới biết”. Phải thông qua cách luật pháp thể hiện hiệu lực, cách công dân cảm nhận được quyền lực của luật pháp chúng ta mới đánh giá được những chủ trương đúng đắn đó đã thất bại hay thành công. Ở Việt Nam, người dân trong nước cũng như các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài cần được tận mắt chứng kiến những tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được.
Giờ đây, Việt Nam cần đảm bảo rằng những tiến bộ trong lĩnh vực “quyền con người và dân chủ” và “quyền tự do của công dân” phát triển cùng một tốc độ với mức “tăng trưởng kinh tế đất nước” và “hội nhập quốc tế”.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực củng cố pháp quyền làm cơ sở cho một hệ thống luật pháp vững mạnh, và giải quyết các vấn đề có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng và cộng đồng quốc tế đối với đất nước.
Những tài liệu chính định hướng cải cách – Nghị quyết 48 và 49 – đã trao cho Bộ Tư pháp Việt Nam một nhiệm vụ to lớn: xem xét lại toàn bộ và hiện đại hóa hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam.
Khi tôi chuẩn bị cho chuyến thăm này, tôi bắt gặp câu tục ngữ “đục nước béo cò”. Theo tôi hiểu, bài học ở đây là khi nước vẩn bùn không trong trẻo, sẽ có nhiều cơ hội cho tham nhũng và tư lợi nảy sinh.
Tôi rất ấn tượng trước giá trị và tính phù hợp của câu tục ngữ này trong bối cảnh hiện tại. Pháp quyền chỉ có thể có hiệu quả nếu có cơ chế quản lý hành chính và các thể chế rõ ràng, rành mạch.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của vấn đề này – bằng chứng là lập trường của chính phủ Việt Nam trong công cuộc chống tham nhũng, là việc ban hành luật thương mại, và việc soạn thảo luật mới về tiếp cận thông tin.
Nhưng điều quan trọng nhất là những chủ trương tốt đẹp của Chính phủ Việt Nam cần được hiện thực hóa bằng những thay đổi cụ thể. Cũng như đối với pháp quyền, chỉ khi nào các nguyên tắc được thực hiện thì người ta mới nhận thấy lợi ích của chúng.
QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
Tất cả những điều này thể hiện quyết tâm nâng cao vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và xây dựng những mối quan hệ đông tây mới.
Một trong những mục đích của chuyến thăm này của tôi là giúp tăng cường hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Một quá trình hợp tác song phương rộng mở đã bắt đầu, một quá trình mà Thủ tướng Gordon Brown ủng hộ hết mình. Chuyến thăm của tôi, cũng như các vấn để cụ thể mà Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, đều là một phần của quá trình đó. Tôi cảm thấy rất vui được sang thăm Việt Nam tuần này và tận mắt nhìn thấy một vài kết quả của quan hệ hợp tác đó.
Trong một thế giới nơi biên giới không còn là rào cản và khoảng cách không còn là trở ngại, các quốc gia phải cùng nhau phối hợp để tìm ra cách giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa gây ra.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ của con người và tiền tệ vòng quanh thế giới cũng có nghĩa là các quốc gia phải hợp tác để đảm bảo rằng các công dân của mình được bảo vệ và luật pháp được tôn trọng.
Trong tuần này chúng tôi sẽ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Chúng tôi cũng sẽ ký Hiệp định chuyển giao người bị kết án để tạo điều kiện cho các tù nhân thực hiện nốt án phạt tù tại quê hương. Trong thời gian sắp tới, cán bộ của hai nước sẽ gặp nhau để hoàn thành Hiệp định hỗ trợ pháp lý, giúp tăng cường hợp tác giữa cảnh sát Anh và Việt Nam.
Hai nước chúng ta đang phối hợp chặt chẽ cả trên cơ sở những biên bản ghi nhớ chính thức và thông qua trao đổi thông tin không chính thức nhằm đấu tranh chống một vài loại hình tội phạm mới và ngày càng tinh vi mà cả hai nước đang phải đối mặt.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác Anh-Việt không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hình sự. Bộ Phát triển Quốc tế Anh đang nỗ lực giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng mức sống của người dân.
Hai chính phủ có thể hợp tác. Các cán bộ hai nước có thể gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Nhưng sự gắn kết có thể nảy sinh giữa các cá nhân sinh sống và học tập tại nước ngoài lại thường là hình thức quan hệ tồn tại lâu dài nhất.
Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục xây đắp mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Hội Đồng Anh giờ đây đã có văn phòng tại cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của các sinh viên và cựu sinh viên của chương trình học bổng Chevening tại đây hôm nay là minh chứng cho sự thành công của một chương trình dành cho các bạn trẻ, tạo điều kiện cho các bạn được đào tạo tại Vương Quốc Anh và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.
KẾT LUẬN
Các bạn thân mến, chúng ta đang đứng trên đỉnh của thế kỷ Châu Á - thế kỷ mà Việt Nam và các bạn, với tư cách những lãnh đạo tương lai, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành.
Có thể nhiều người có xu hướng coi pháp quyền chỉ là một khái niệm hàn lâm trừu tượng, khô khan và không quan trọng bằng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể. Nhưng chiều nay tôi đã cố gắng chứng minh ngược lại.
Để có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững cũng như trở thành một thành viên chính thức và hiệu quả của cộng đồng thế giới, Việt Nam cần duy trì ổn định tình hình trong nước. Cam kết xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ tạo nên những điều kiện trong nước thuận lợi để các bạn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài nước.
Bốn mươi năm trước người Việt mới chỉ hy vọng có hòa bình, chứ chưa nghĩ đến thịnh vượng. Bốn mươi năm sau, khi hòa bình được thiết lập, câu hỏi sẽ không chỉ đơn thuần là cần đạt được thịnh vượng chung chung, mà là thịnh vượng ở mức độ nào. Đối với một quốc gia, để có thể được gọi là hiện đại, sự thịnh vượng cần được đo lường thông qua sự giàu có của xã hội và sức mạnh của nền kinh tế.
Tôi hy vọng là trong bốn mươi năm tới, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên thế giới như là một lực lượng tiến bộ vì những thay đổi mang tính xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng pháp quyền và tôn trọng quyền con người.
Trên đây tôi đã trích lời một trong những triết gia phương Tây lỗi lạc nhất. Để kết thúc, cho phép tôi trích lời của một trong những người thầy vĩ đại trong lịch sử Châu Á cổ đại:
Trả lời câu hỏi: “Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”, Khổng Tử nói: “Đó là chữ “thứ” - sự đồng cảm, hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau. Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác..” [Luận ngữ]
Cho dù là phương Tây hay phương Đông, cổ đại hay hiện đại, “thứ” là một nguyên tắc quan trọng cho tất cả chúng ta. Pháp quyền sẽ giúp nguyên tắc này trở nên hiệu quả và biến nó thành nền tảng cho một xã hội hòa hiếu, thịnh vượng và công bình.
Xin cảm ơn
(Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/JackStraw_VN_Speech.htm)
Vị trí của Việt Nam trong thế kỷ Châu Á
Bài phát biểu của Bộ Trưởng Tư Pháp Anh Jack Straw
Tãi rường Đại học Luật Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2008
MỞ ĐẦU
Thưa ông Lê Minh Tâm, thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, giáo viên và sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, và các sinh viên của chương trình học bổng Chevening.
Tôi rất vui được có mặt tại đây hôm nay để trò chuyện cùng các bạn và chuyển tới các bạn lời chào từ Thủ tướng Anh Gordon Brown và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh David Miliband.
Tôi đã có hân hạnh được gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và một vài Bộ trưởng trong chuyến thăm nước Anh của Thủ tướng vào tháng ba năm nay. Tôi cũng đã gặp Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường vào tháng 6 vừa qua tại London. Nhưng tôi lấy làm tiếc mà thú nhận rằng mặc dù tôi đã từng đi nhiều nơi trên thế giới trong suốt thời gian công tác, tôi chưa từng đến thăm Việt Nam.
Đó thực sự là một điều đáng tiếc, đặc biệt là khi tôi đã có những cảm nhận sâu sắc về những gì đã xảy ra tại Việt Nam cách đây 40 năm. Khi đó tôi còn là một sinh viên và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Quốc gia, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chống lại cuộc chiến tranh mà tôi tin là phi nghĩa.
40 năm đã trôi qua, và Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác so với những tháng ngày đen tối ấy.
Chỉ cần nhìn quanh Hà Nội hôm nay ta sẽ nhận thấy sự chuyển biến đáng kinh ngạc từ cũ sang mới.
Sự phát triển của Việt Nam đang in dấu trên bầu trời. Kiến trúc thời Pháp thuộc xen lẫn những công trình xây dựng của thời cận đại và những thời kỳ lịch sử xa xưa hơn đang sát cánh cùng những tòa nhà cao tầng và các cao ốc văn phòng hiện đại như báo hiệu việc Việt Nam tiến vào thế kỷ 21.
Kể từ khi hai dân tộc chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 35 năm, Việt Nam đã đạt được nhịp độ phát triển phi thường.
Trong buổi nói chuyện chiều nay, tôi muốn xem xét sự phát triển của Việt Nam, làm sao để sự phát triển này có thể được củng cố và phát huy thông qua việc xây dựng các hệ thống và thể chế pháp lý và tư pháp vững mạnh và hình thành một nền văn hóa dựa trên pháp quyền.
THẾ KỶ CHÂU Á
Nếu như thế kỷ 20, trong một chừng mực nào đó, được coi là thế kỷ của phương Tây thì thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ của Châu Á.
Châu Á đã được xác định là “khu vực siêu tăng trưởng” của nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một siêu cường mới. Ấn Độ, đất nước mà tôi sẽ đến thăm sau Việt Nam, đã là trung tâm quốc tế về công nghiệp và công nghệ.
Việt Nam cũng đang tiến những bước tiến dài theo hướng đó, với một chỗ đứng ngày càng chắc chắn trong thị trường kinh tế toàn cầu. Đất nước này giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất của Châu Á và đã hạ quyết tâm gia nhập vào hàng ngũ những nước mà Việt Nam gọi là “các nước công nghiệp hiện đại” trong vòng 12 năm tới.
Đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam, đó một bằng chứng cụ thể rằng các quốc gia khác vẫn có niềm tin vững chắc vào tương lai của đất nước. Thực vậy, Vương quốc Anh hiện đang là một trong ba quốc gia Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng giá trị các hợp đồng lên đến gần 6,5 tỷ đôla Mỹ trong nửa đầu năm nay của các công ty Anh như BP, International Power và nhiều công ty khác. Có thể dễ dàng hiểu tại sao nhiều nhà đầu tư lại bị đất nước xinh đẹp này hấp dẫn đến vậy.
Đó là những thành tựu rất đáng chú ý. Bởi vậy, việc Việt Nam được mời trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới không phải là điều đáng ngạc nhiên và hoàn toàn xứng đáng.
Song song với những tiến bộ về kinh tế, chúng ta cũng nhận thấy cuộc sống của người Việt đang nhanh chóng thay đổi theo hướng tích cực. Việt Nam đã đạt được những thành công tuyệt vời trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việt Nam đã vượt xa các nước khác trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chỉ trong hơn một thập kỷ đã cắt giảm số người nghèo từ 60% xuống còn 16%. Nhưng tôi biết rằng chính phủ của các bạn còn chưa hài lòng mà vẫn quyết tâm tiếp tục phát huy thành công này.
Việt Nam đã tiến vào vũ đài quốc tế một cách ngoạn mục và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam như một lực lượng kinh tế đã được toàn thế giới công nhận.
Việc trở thành một phần của cộng đồng quốc tế có những mặt tích cực nhưng cũng kèm theo những tác động tiêu cực. Những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu có tác động đến Việt Nam cũng giống như đến nhiều nước khác. Năm nay đang là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như đối với nền kinh tế Anh.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁP QUYỀN
Một điều tôi đã học được từ thời làm Bộ trưởng Ngoại giao là sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia – cũng như khả năng đối mặt với khó khăn – được quyết định rất lớn bởi sự vững mạnh của các thể chế, và cam kết của chính phủ và người dân về pháp quyền. Những yếu tố đó cũng có vai trò quan trọng không kém những yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc địa lý của quốc gia đó.
Pháp quyền không chỉ là một loạt những quy định được ghi nhận trong luật pháp nhằm quản lý công dân của một quốc gia, mà đó là một cách thức tổ chức xã hội trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật, tất cả mọi người đều phải tuân thủ và được hưởng lợi từ luật pháp. Pháp quyền là một loạt những giá trị chung gắn kết một quốc gia.
Tôi không biết liệu có ai đã từng viết về vấn đề này hay hơn Aristotle, một triết gia vĩ đại của phương Tây cách đây gần 2500 năm.
“Con người, khi hoàn thiện, là loài động vật tiến bộ nhất, nhưng khi tách rời khỏi luật pháp và công lý thì lại là loài động vật xấu xa nhất.” [Chính trị học, Quyển 1, Phần II]
Pháp quyền có thể mang lại những ích lợi đáng kể cho các nước như Việt Nam trong toàn bộ các hoạt động của con người. Pháp quyền khiến cho hoạt động của chính phủ trở nên minh bạch và dễ đoán trước. Nó tạo nên môi trường thuận lợi cho đầu tư, thương mại và hợp tác quốc tế. Pháp quyền tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng. Nó cũng giúp cho người dân được làm chủ cuộc sống dựa trên những hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình.
Nhưng có lẽ bằng chứng rõ ràng nhất về giá trị của pháp quyền là một thực tế rằng những nước duy trì được sự ổn định lâu dài về kinh tế, xã hội và chính trị cũng chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền.
Nói ngắn gọn, pháp quyền là công cụ để một quốc gia duy trì được cuộc sống ấm no trong nước cũng như củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Nhưng tôi nói vậy không có nghĩa rằng pháp quyền là tốt chỉ vì nó đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Như Amartya Sen đã từng nhấn mạnh, chúng ta nên:
“coi trọng sự hình thành và hoàn thiện một hệ thống luật pháp và tư pháp hữu hiệu vì đó là một phần quan trọng của bản thân quá trình phát triển, chứ không phải coi trọng nó vì nó có thể giúp kinh tế, chính trị… phát triển.”
Vì vậy, chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng tự thân của pháp quyền, cũng giống như chúng ta cũng không bao giờ quên được những lợi ích về vật chất và xã hội đáng kể mà nó đem lại.
TIẾN BỘ ĐẠT ĐƯỢC
Lý do tôi trình bày phần này là vì tầm quan trọng của vấn đề chứ không phải vì các bạn chưa biết điều đó. Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận những mục tiêu quan trọng của việc phát triển một hệ thống luật pháp vững mạnh.
Nghị quyết 48 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ: “hiệu lực của luật pháp là để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.”
Đó là những chủ trương đúng đắn.
Người Anh có câu tục ngữ “bánh có ngon phải ăn mới biết”. Phải thông qua cách luật pháp thể hiện hiệu lực, cách công dân cảm nhận được quyền lực của luật pháp chúng ta mới đánh giá được những chủ trương đúng đắn đó đã thất bại hay thành công. Ở Việt Nam, người dân trong nước cũng như các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài cần được tận mắt chứng kiến những tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được.
Giờ đây, Việt Nam cần đảm bảo rằng những tiến bộ trong lĩnh vực “quyền con người và dân chủ” và “quyền tự do của công dân” phát triển cùng một tốc độ với mức “tăng trưởng kinh tế đất nước” và “hội nhập quốc tế”.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực củng cố pháp quyền làm cơ sở cho một hệ thống luật pháp vững mạnh, và giải quyết các vấn đề có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng và cộng đồng quốc tế đối với đất nước.
Những tài liệu chính định hướng cải cách – Nghị quyết 48 và 49 – đã trao cho Bộ Tư pháp Việt Nam một nhiệm vụ to lớn: xem xét lại toàn bộ và hiện đại hóa hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam.
Khi tôi chuẩn bị cho chuyến thăm này, tôi bắt gặp câu tục ngữ “đục nước béo cò”. Theo tôi hiểu, bài học ở đây là khi nước vẩn bùn không trong trẻo, sẽ có nhiều cơ hội cho tham nhũng và tư lợi nảy sinh.
Tôi rất ấn tượng trước giá trị và tính phù hợp của câu tục ngữ này trong bối cảnh hiện tại. Pháp quyền chỉ có thể có hiệu quả nếu có cơ chế quản lý hành chính và các thể chế rõ ràng, rành mạch.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của vấn đề này – bằng chứng là lập trường của chính phủ Việt Nam trong công cuộc chống tham nhũng, là việc ban hành luật thương mại, và việc soạn thảo luật mới về tiếp cận thông tin.
Nhưng điều quan trọng nhất là những chủ trương tốt đẹp của Chính phủ Việt Nam cần được hiện thực hóa bằng những thay đổi cụ thể. Cũng như đối với pháp quyền, chỉ khi nào các nguyên tắc được thực hiện thì người ta mới nhận thấy lợi ích của chúng.
QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
Tất cả những điều này thể hiện quyết tâm nâng cao vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và xây dựng những mối quan hệ đông tây mới.
Một trong những mục đích của chuyến thăm này của tôi là giúp tăng cường hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Một quá trình hợp tác song phương rộng mở đã bắt đầu, một quá trình mà Thủ tướng Gordon Brown ủng hộ hết mình. Chuyến thăm của tôi, cũng như các vấn để cụ thể mà Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, đều là một phần của quá trình đó. Tôi cảm thấy rất vui được sang thăm Việt Nam tuần này và tận mắt nhìn thấy một vài kết quả của quan hệ hợp tác đó.
Trong một thế giới nơi biên giới không còn là rào cản và khoảng cách không còn là trở ngại, các quốc gia phải cùng nhau phối hợp để tìm ra cách giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa gây ra.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ của con người và tiền tệ vòng quanh thế giới cũng có nghĩa là các quốc gia phải hợp tác để đảm bảo rằng các công dân của mình được bảo vệ và luật pháp được tôn trọng.
Trong tuần này chúng tôi sẽ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Chúng tôi cũng sẽ ký Hiệp định chuyển giao người bị kết án để tạo điều kiện cho các tù nhân thực hiện nốt án phạt tù tại quê hương. Trong thời gian sắp tới, cán bộ của hai nước sẽ gặp nhau để hoàn thành Hiệp định hỗ trợ pháp lý, giúp tăng cường hợp tác giữa cảnh sát Anh và Việt Nam.
Hai nước chúng ta đang phối hợp chặt chẽ cả trên cơ sở những biên bản ghi nhớ chính thức và thông qua trao đổi thông tin không chính thức nhằm đấu tranh chống một vài loại hình tội phạm mới và ngày càng tinh vi mà cả hai nước đang phải đối mặt.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác Anh-Việt không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hình sự. Bộ Phát triển Quốc tế Anh đang nỗ lực giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng mức sống của người dân.
Hai chính phủ có thể hợp tác. Các cán bộ hai nước có thể gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Nhưng sự gắn kết có thể nảy sinh giữa các cá nhân sinh sống và học tập tại nước ngoài lại thường là hình thức quan hệ tồn tại lâu dài nhất.
Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục xây đắp mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Hội Đồng Anh giờ đây đã có văn phòng tại cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của các sinh viên và cựu sinh viên của chương trình học bổng Chevening tại đây hôm nay là minh chứng cho sự thành công của một chương trình dành cho các bạn trẻ, tạo điều kiện cho các bạn được đào tạo tại Vương Quốc Anh và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.
KẾT LUẬN
Các bạn thân mến, chúng ta đang đứng trên đỉnh của thế kỷ Châu Á - thế kỷ mà Việt Nam và các bạn, với tư cách những lãnh đạo tương lai, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành.
Có thể nhiều người có xu hướng coi pháp quyền chỉ là một khái niệm hàn lâm trừu tượng, khô khan và không quan trọng bằng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể. Nhưng chiều nay tôi đã cố gắng chứng minh ngược lại.
Để có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững cũng như trở thành một thành viên chính thức và hiệu quả của cộng đồng thế giới, Việt Nam cần duy trì ổn định tình hình trong nước. Cam kết xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ tạo nên những điều kiện trong nước thuận lợi để các bạn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài nước.
Bốn mươi năm trước người Việt mới chỉ hy vọng có hòa bình, chứ chưa nghĩ đến thịnh vượng. Bốn mươi năm sau, khi hòa bình được thiết lập, câu hỏi sẽ không chỉ đơn thuần là cần đạt được thịnh vượng chung chung, mà là thịnh vượng ở mức độ nào. Đối với một quốc gia, để có thể được gọi là hiện đại, sự thịnh vượng cần được đo lường thông qua sự giàu có của xã hội và sức mạnh của nền kinh tế.
Tôi hy vọng là trong bốn mươi năm tới, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên thế giới như là một lực lượng tiến bộ vì những thay đổi mang tính xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng pháp quyền và tôn trọng quyền con người.
Trên đây tôi đã trích lời một trong những triết gia phương Tây lỗi lạc nhất. Để kết thúc, cho phép tôi trích lời của một trong những người thầy vĩ đại trong lịch sử Châu Á cổ đại:
Trả lời câu hỏi: “Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”, Khổng Tử nói: “Đó là chữ “thứ” - sự đồng cảm, hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau. Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác..” [Luận ngữ]
Cho dù là phương Tây hay phương Đông, cổ đại hay hiện đại, “thứ” là một nguyên tắc quan trọng cho tất cả chúng ta. Pháp quyền sẽ giúp nguyên tắc này trở nên hiệu quả và biến nó thành nền tảng cho một xã hội hòa hiếu, thịnh vượng và công bình.
Xin cảm ơn
(Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/JackStraw_VN_Speech.htm)
Đức TGM Hà Nội và Giám mục Phụ tá Bùi Chu tới chúc lành cho giáo dân cầu nguyện ở Thái Hà
PV VietCatholic
15:16 12/09/2008
THÁI HÀ - Đức TGM Ngô Quang Kiệt và Đức Cha Nguyễn văn Đệ Giám mục phụ tá Bùi Chu hôm nay 12.9.2008 đã tới kính viếng Linh Đài và đi xung quanh khu đất nhà thà Thái Hà bị công ty MCT chiếm dụng và hiện đang bỏ hoang. Các ngài kính viếng 4 địa điểm có bàn thờ kính Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Đặc biệt các ngài đã viếng thăm địa điểm giáo dân bị xịt hơi cay trong khi cầu nguyện hôm Chúa Nhật ngày 31.08.2008. Các ngài đã dừng lại trò chuyện, thăm hỏi với các bà cụ, những người đã vất vả ngày đêm ở bên Mẹ canh giữ Linh địa Đức Mẹ trong hơn 8 tháng qua.
Trong suốt cuộc viếng thăm, Hai Đức Cha không gặp cản trở nào từ các cán bộ công an đang làm nhiệm vụ trên Linh Địa. Chúng tôi dường như không thấy các phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương trên hiện trường săn sóc nhất cử nhất động của Hai Đức Cha giống như các chuyến kính viếng của các Đức Cha trước đây.
Trong lời cám ơn Hai Đức Cha, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng nói “Chuyến viếng thăm bất ngờ của Hai Đức Cha khiến chúng con cảm thấy phấn khởi” và sự hiện diện của các ngài “làm chúng con cảm thấy việc cầu nguyện của chúng con ở đây là đúng và được Giáo Hội xác nhận, chuẩn y”.
Trong suốt cuộc viếng thăm, Hai Đức Cha không gặp cản trở nào từ các cán bộ công an đang làm nhiệm vụ trên Linh Địa. Chúng tôi dường như không thấy các phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương trên hiện trường săn sóc nhất cử nhất động của Hai Đức Cha giống như các chuyến kính viếng của các Đức Cha trước đây.
Trong lời cám ơn Hai Đức Cha, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng nói “Chuyến viếng thăm bất ngờ của Hai Đức Cha khiến chúng con cảm thấy phấn khởi” và sự hiện diện của các ngài “làm chúng con cảm thấy việc cầu nguyện của chúng con ở đây là đúng và được Giáo Hội xác nhận, chuẩn y”.
Bài Thơ Mùa Thu
Thiênhương Vũ
15:29 12/09/2008
Bài Thơ Mùa Thu
Lệ nào cho Anh
Bên đời
Việt Nam
Hàng cây ủ rủ
Lá vàng mùa thu
Tiếng còng khua như tiếng tỳ bà
Đàn lên khí phách
Ngân nga…
Hồn Tử Đạo
Việt Nam ơi!
Tiếng roi đòn như tiếng quân ca
Thúc giục lòng ta
Ra nơi chinh chiến
Quê hương ơi!
Bạo quyền trong giấc ngủ
Khiếm đêm về mộng mị suốt đêm thâu.
Hàng cây bên đường trơ trọi lá
Nước mắt Việt Nam
Thấm mặt đất dân nghèo
Mùa thu đã về
Bên nương đồi
Nhưng nơi đây hòa bình không có thật
Nên Thu
Không lá vàng rơi
Nai vàng ngơ ngác
Nụ cười méo xệch
Trên khuôn mặt bé thơ
Vì lạnh ướt co ro
Đời bở ngỡ.
Hòa bình là ấm no
Tự do trong suy nghĩ
Nhưng sao??
Câu hỏi vụng về như đứa trẻ lên ba
Việt Nam vẫn bách hại người ta
Khi con người cần công lý
Và cầu nguyện
Đấng Chí Cao?
Nên cúi mình trước linh đạo
Con bồi hồi tưởng nhớ
Đấng Tiền Nhân
Việt Nam xưa nay vẫn tư thế chuyên cần
Nên thế kỷ 21 mà như thời 18.
Con làm thơ mùa thu
Lệ khô
Đất nẻ
Hòa bình, chân lý ở nơi mô???
Lệ nào cho Anh
Bên đời
Việt Nam
Hàng cây ủ rủ
Lá vàng mùa thu
Tiếng còng khua như tiếng tỳ bà
Đàn lên khí phách
Ngân nga…
Hồn Tử Đạo
Việt Nam ơi!
Tiếng roi đòn như tiếng quân ca
Thúc giục lòng ta
Ra nơi chinh chiến
Quê hương ơi!
Bạo quyền trong giấc ngủ
Khiếm đêm về mộng mị suốt đêm thâu.
Hàng cây bên đường trơ trọi lá
Nước mắt Việt Nam
Thấm mặt đất dân nghèo
Mùa thu đã về
Bên nương đồi
Nhưng nơi đây hòa bình không có thật
Nên Thu
Không lá vàng rơi
Nai vàng ngơ ngác
Nụ cười méo xệch
Trên khuôn mặt bé thơ
Vì lạnh ướt co ro
Đời bở ngỡ.
Hòa bình là ấm no
Tự do trong suy nghĩ
Nhưng sao??
Câu hỏi vụng về như đứa trẻ lên ba
Việt Nam vẫn bách hại người ta
Khi con người cần công lý
Và cầu nguyện
Đấng Chí Cao?
Nên cúi mình trước linh đạo
Con bồi hồi tưởng nhớ
Đấng Tiền Nhân
Việt Nam xưa nay vẫn tư thế chuyên cần
Nên thế kỷ 21 mà như thời 18.
Con làm thơ mùa thu
Lệ khô
Đất nẻ
Hòa bình, chân lý ở nơi mô???
Giải pháp nào thấu tình,đạt lý cho vụ việc Thái Hà?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
15:58 12/09/2008
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH, ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
Những tháng ngày căng thẳng thử thách lòng tin
Qua hơn 12 năm khiếu nại vì quyền lợi của cộng đồng giáo dân Thái Hà không được đáp ứng. Qua hơn 8 tháng giáo dân Thái Hà kiên trì cầu nguyện tại nơi khu đất mà họ chắc chắn vẫn là của họ, nhưng đang có nguy cơ bị bán chác chia nhau. Qua những giấy tờ, văn bản của TP Hà Nội để chứng minh rằng “không có cơ sở trả lại” khu đất này. Dù chính quyền đã dùng nhiều cách, vận dụng khá nhiều phương tiện, nhân lực và tiền của của nhân dân để giải quyết. Dù hệ thống truyền thông đã làm hết sức mình để biện hộ cho những động thái, ý muốn của nhà nước là không trả lại khu đất này bằng cách viện ra nhiều lý do, luật lệ và chứng cứ. Dù nhiều người đã được đưa vào nhà tạm giam, tạm giữ cũng như nhiều người đã bị nạn trong những vụ việc xảy ra với họ trên đường Thái Hà và khu đất mà họ gọi là “Linh địa” sau vụ xịt hơi cay.
Nhưng đến nay, người ta chỉ thấy được một kết quả: Sự việc ngày càng bế tắc và có nguy cơ ngày càng căng thẳng hơn.
Có phải chỉ vì các linh mục và giáo dân Thái Hà đã bất chấp pháp luật mà làm càn trong khi họ luôn yêu cầu Nhà nước, trước hết là các cơ quan công quyền Hà Nội phải thực thi pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc luật pháp. Có phải các giáo dân muốn ăn gió nằm sương cho thoải mái hơn những ngày chăn êm nệm ấm ở ngôi nhà thân yêu của mình? Có phải họ bị lừa bịp và kích động để đến khu đất đó làm những việc mà không phải là ý muốn của họ? Có phải họ quá rỗi rãi, không con cháu, không nghề nghiệp, đến đó để hòng có quyền lợi gì hay họ bị lừa bịp như báo chí đã loan tin?
Tôi nghĩ là không. Ai cũng có một gia đình, một mái ấm, và dĩ nhiên chẳng ai muốn đảo lộn cuộc sống của mình. Đó cũng là tâm lý chung của mọi người dân Việt Nam. Vì vậy, nhiều khi có những điều chướng tai, gai mắt mà người dân vẫn nhắm mắt bịt tai bỏ qua “cho nó lành”.
Vậy không phải ngẫu nhiên khi có những con người tám chín tháng trời ăn gió nằm sương, có thể bị đe dọa đến tính mạng, đến tài sản cũng như nhiều điều hệ lụy khác mà không được hưởng hoặc hứa hẹn được chút gì về vật chất nơi đây. Điều họ được hứa hẹn nhiều nhất và dễ thành hiện thực nhất là nhà tù và bạo lực, trấn áp.
Cũng không phải ngẫu nhiên, khi những người dân bị bắt vào nhà tạm giam,tạm giữ, như bắt quân trộm cướp mà những người dân đã chứng kiến lại tiếp tục công việc của họ, coi việc bị đe dọa, bắt bớ như một diễm phúc, một vinh hạnh cho mình.
Ở tất cả những hành động đó, có căn nguyên là NIỀM TIN. Phải chăng, ngoài chuyện đất đai, tài sản, đây còn là cuộc sự thách đố và thể hiện niềm tin?
Lòng tin quả là có sức mạnh khủng khiếp khi hướng dẫn mục đích hành động của con người. Cả cuộc chiến tranh vừa qua, cũng là kết quả của sức mạnh niềm tin vào một ngày mai tươi sáng khi nước nhà thống nhất độc lập, người dân được tự do, hạnh phúc, dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội được đảm bảo… theo những lời kêu gọi của đảng và nhà nước mà đất nước này đã làm nên một cuộc “chiến tranh thần thánh”. Ở đó, hàng triệu người đã chấp nhận bỏ mình với niềm tin và mong ước cho tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
Thành phố đã làm gì? Giáo dân nghĩ gì? Kết quả hay hậu quả?
Về phía Thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng, luật pháp những tháng ngày qua cũng đã khá vất vả, căng thẳng mong tìm được cách giải quyết ổn thỏa để vụ việc không còn là một mối quan tâm quá lớn, để tập trung cho muôn vàn việc khác của một thủ đô đứng thứ 2 thế giới về diện tích mới được thành lập. Các quan chức lo vị trí ghế ngồi công tác, các cơ quan lo vị trí làm việc, các cán bộ lo chuyện đi làm xa gần, chuyện chuyển đổi cơ quan, nhân sự… thì vụ việc Thái Hà quả là không dễ chịu và không ai muốn kéo dài.
Nhưng sau gần một tháng huy động hết công suất làm việc của các cơ quan chức năng, thì kết quả hiện nay có như những ý muốn của nhà nước hay không? Việc này cần nghiêm túc xem xét và đánh giá. Để đánh giá những kết quả, sai lầm hay thành công của các cơ quan công quyền, chắc cần một thời gian để có cái nhìn khách quan.
Nhưng sự thực là cho đến nay, cả hai bên đã đẩy sự việc đến một tình trạng nguy hiểm và bế tắc không ai nghe ai. Thực tế chỉ nghe tiếng khóa loảng xoảng của nhà giam và những lời đe dọa cứng rắn từ nhà nước cũng như tiếng đáp lại đồng âm hiệp nhất của cộng đồng dân Chúa là chấp nhận mọi thử thách sẽ đến qua những lời cầu nguyện “Lạy Chúa, con đường nào Ngài đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường...” nghe mà cảm thấy xót xa trong một đất nước hòa bình độc lập.
Nguy hiểm lớn nhất là sự bền vững, ổn định lâu dài của xã hội, của đất nước Việt Nam đã chịu quá nhiều tai họa, đau thương sau một thời gian dài đã không được vun đắp, hàn gắn. Trái lại còn khoét sâu vào những điều mà nhân loại đang cố tránh, đó là sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết đất nước tạo nên sức mạnh.
Những ngày này, tinh thần giáo dân đang bị kích động mạnh bởi hệ thống truyền thông nhà nước đã phạm những sai lầm nghiêm trọng với quan niệm truyền thống từ thời chiến tranh lạnh: truyền thông một chiều và bóp méo sự thật. Có thể đó là do sự chỉ đạo, cũng có thể do những người lính xung kích hăng máu thiếu suy nghĩ mà không có sự lãnh đạo đúng đắn của người cầm quân. Nhưng hậu quả là nhãn tiền.
Hậu quả lâu dài của nó là gì, chưa thể tính đến và nói hết. Nhưng hậu quả trước mắt cho Thành phố Hà Nội vốn đã đông đúc là hàng vạn lượt người từ khắp muôn nơi, từ thành thị tới những vùng thôn quê bất chấp khó khăn về kinh tế, về ngăn cản, về khoảng cách đã nườm nượp đến Thái Hà để chứng tỏ tình liên đới và Hiệp thông.
Theo suy đoán của những người có kinh nghiệm, thì dòng người này sẽ không chỉ có thế. Nếu sự việc không được giải quyết nhanh chóng và hợp tình hợp lý, thì dòng người những ngày tháng tới là khó kiểm soát. Nhất là khi hầu hết các Giám mục đã về Thái Hà và Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã đến bày tỏ quan điểm của mình trong khi hệ thống quan chức và truyền thông đang muốn kết tội cả bản thân của vị Tổng giáo phận Hà Nội và đang đe dọa những biện pháp cứng rắn hơn. Nhất là khi những người đã đến được tận nơi chứng kiến những điều không như đài, báo nhà nước đã nói thì hệ thống truyền thông bằng miệng, bằng cách rỉ tai nhau sẽ phát huy tác dụng và có sức lan tỏa ghê gớm.
Có người cho rằng: Có thể Thành phố sẽ để cho các giáo dân, tu sĩ mỏi mệt với những người cầu nguyện vất vả nắng mưa và xa xôi, rồi sẽ đến ngày tự tan.
Xin thưa là không. Với những người Công giáo, họ coi sự vất vả, hi sinh của họ là niềm vui của sự hiến thân, thì những sự trông chờ đó là ảo tưởng. Khi những người dân về Thái Hà không như truyền thông nhà nước nói là bị lừa bịp, bị dụ dỗ, thì tinh thần họ càng hăng say hơn, vì ở đó, họ có dịp chia sẻ, họ có dịp tâm tình những điều mà không thể nói cùng ai trong cuộc sống. Có những người cả đời không thể dành ra một ngày để thăm họ hàng, con cháu, được đến Thủ đô là mơ ước, nhưng đây là dịp để họ tham quan và chứng tỏ niềm tin mến của mình.
Và điều này thì chắc nhiều quan chức sẽ ít khi ngờ là khi đến đó, họ coi đó là nhà mình và tài sản của nhà thờ là của nhà mình, vì vậy, dù từ đâu tới, họ vẫn sẵn sàng xả thân để bảo vệ. Nếu không tin điều này, mời đến Nhà thờ Thái Hà xem cách họ đi lại, ăn nói và giữ gìn trật tự vệ sinh thì hiểu. Những người dù gặp lần đầu, cũng nhìn nhau với ánh mắt trìu mến thân thương và dễ dàng chia sẻ. Thật sự, đó là một sức mạnh vô đối.
Đến nay, vụ việc đơn giản đã bị hình sự hóa, và có nguy cơ chính trị hóa khi báo chí cho rằng “có những thế lực đứng đằng sau vụ việc Thái Hà”. Người ta tự so sánh vụ việc này với những vụ việc khác nhau xảy ra muôn nơi vạn nẻo trên đất nước này để tự rút ra cho mình câu trả lời: Vì sao, sự việc đơn giản được nghiêm trọng hóa? Có phải vì đây là tài sản của tổ chức Công giáo nên nó như vậy hay không? Hay chỉ là cách giải quyết một vụ việc nhưng không đúng cách?
Người ta cũng hỏi tại sao trên các báo đài nhà nước, khi mà họ không thể hiểu được những điều đơn giản nhất của tôn giáo này như cầu nguyện và hành lễ, như giáo xứ và giáo phận mà các nhà truyền thông lại cứ phán bừa Lời Chúa, rằng Chúa muốn thế này, thế nọ, việc đưa ảnh tượng Chúa cần đến nơi nào… Những điều đó được coi là những lời châm biếm, sỉ nhục với người Công giáo.
Thậm chí, màn vu cáo những giáo dân đã “ném ảnh tượng xuống đất rồi rắc đất cát bẩn lên để quay phim..” đã tạo nên một tâm lý bất tín nơi họ. Những người làm công tác truyền thông bất chấp sự thật đã không biết điều này: Với người Công giáo thời kỳ bị bách hại, đã hàng vạn lượt người thà bị chém đầu mà không bao giờ bước qua hình Thập Giá được vẽ lên mặt đất, thì chớ có bày đặt những chuyện khủng khiếp như trên cho họ. Điều này đã thực sự tạo cho họ một cú sốc và tâm lý phản kháng mà khó có thể hóa giải, dù họ không nói ra.
Đó là một sai lầm khó tha thứ của thứ truyền thông bịa đặt. Đó cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho dòng người cứ chảy về Thái Hà không dứt, làm cho tinh thần giáo dân lên cao khi niềm tin vào truyền thông nhà nước xuống thấp trong họ.
Đây là một bài toán không dễ giải chút nào cho hệ thống các cơ quan công quyền, nếu họ vẫn cứ giải quyết theo cách “lối cũ ta về”.
Bởi vì con người khác với loài vật là có suy nghĩ, có tư duy. Vì vậy khi họ đã xác định là họ đúng, có chính nghĩa mà nhà nước không thể giải thích cho họ khác đi, thì có nghĩa là họ chấp nhận tất cả để bảo vệ công lý, nhất là khi giáo lý đã đòi buộc họ “Công lý cần nêu cao” và phải là ngôn sứ của sự thật và tình yêu thương.
Việc sử dụng sức mạnh của bạo lực, tìm cách đưa họ vào nhà tù, là cách làm dễ dàng nhất nhưng cũng thể hiện sự bạc nhược nhất của chính nghĩa, của công lý trong trường hợp này. Bởi họ là những người chân yếu, tay mềm, không một tấc sắt.
Nhưng điều đó làm cho niềm tin vào sự thật của họ được vun đắp ngày càng lớn và đẩy vụ việc đến chỗ bế tắc. Bởi với người Công giáo, có một quy luật mà qua bao nhiêu thời đại bị bách hại đã đúc kết: Sự bách hại làm một người mất đi, sẽ nảy sinh máu anh hùng tử đạo nơi nhiều những con người yếu mềm nhất. Vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận: “Lạy Chúa, xin dò xét và thử thách con, tâm can này, xin đem thử lửa” (Thánh Vịnh - Chương 26 – 2).
Đó là những bí ẩn, hay còn gọi là những điều khó hiểu của người Công giáo mà những người lãnh đạo nên tìm hiểu.
Cách giải quyết nào cho thấu tình, đạt lý và nghiêm pháp luật?
Với những người giáo dân, việc bạo động là điều không bao giờ họ muốn. Hãy nhìn những buổi cầu nguyện của họ trong âm thầm, lặng lẽ và trật tự thì chúng ta có thể thấy điều này. Ngay cả khi bị bôi nhọ, bị trấn áp, bị nhục mạ mà họ vẫn cảm thấy vinh quang. Bởi họ không nhìn nhận vinh quang cho chính bản thân mình, họ không tìm kiếm điều đó ở thế gian. Tất cả được họ được gửi gắm vào nơi Thiên Chúa.
Nhưng, có phải là như thế thì có thể sử dụng vũ lực với họ? Điều này là một sai lầm hết sức nghiêm trọng trong cách hành xử. Nếu không tận diệt được tất cả người công giáo, thì chưa có một nhà nước, một thể chế nào có thể khuất phục họ được bằng cách đó. Thời Minh Mạng, Tự Đức và các triều đại phong kiến đã qua, với những cơn bách hại khốc liệt đã để lại cho Giáo hội Công giáo Việt Nam hàng trăm vị Thánh Tử đạo. Những thời đại đó đã tạo nên một linh địa La Vang được cả thế giới công nhận mỗi năm thu hút hàng triệu người hành hương. Chắc không một chế độ nào muốn để lại cho hậu thế những vị Thánh và những linh địa ghi dấu ấn tội ác như trên bằng cách ghi nên những trang sử “hào hùng” như thế.
Hãy xem, ngay trong chế độ hiện nay, có những nơi hơn 50 năm, nghĩa là hơn hai đời người sinh ra và lớn lên, không có linh mục, không có Thánh lễ, nhưng khi có cơ hội, thì đoàn chiên Chúa lại trở lại bên những đấng chăn. Đời sống tôn giáo bất tử đó nói lên điều gì? Đó là điều cần suy nghĩ bằng những bộ óc và cái nhìn khách quan nhất.
Vậy để giải quyết vụ việc Thái Hà, cần những điều kiện nào? Điều cần nhất, là hãy để sự việc về đúng bản chất của nó. Đừng nên nghiêm trọng hóa những vấn đề rồi nhiều khi tự mình đánh lừa cảm giác của mình, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Họ cũng là những công dân, thậm chí là những công dân tốt. Phải công nhận một điều là nơi có nhiều người công giáo thì tệ nạn xã hội, sự suy đồi đạo đức bị giới hạn đến mức tối thiểu. Vậy với những nhu cầu của họ là có thật, việc giáo dân bức xúc khi tài sản để phục vụ cộng đồng, tập thể được tư nhân hóa và có nguy cơ chia chác, bán kiếm lợi cho một nhóm người, sự phản ứng là điều không có gì chối cãi.
Thật ra, điều này đáng lẽ ra cần được khuyến khích, khi mà đảng và nhà nước đang hô hào chống tham nhũng triệt để.
Giáo dân đã phá hỏng một đoạn tường rào cũ, được xác định là giá trị gần 3,5 triệu đồng (tất nhiên, cần kiểm tra lại cách thẩm định này) khi họ cho rằng bức tường đó là xây dựng trái phép, đã bị khởi tố vì tội “phá hủy tài sản” và bị bắt giam hàng loạt như những người trộm cướp, một cách quyết liệt và nhanh chóng. Động tác đó có làm người dân khâm phục không với hệ thống công quyền và cán cân công lý hiện tại? Khi mà ngay cạnh đó, một loạt mấy ngôi nhà, không chỉ đập mất tường rào, mà còn chiếm đoạt cả một nửa đường đi chung, xây sâu vào đất phía trong nơi tranh chấp cả chục mét lại không thấy nhà nước khởi tố và bị bắt? Hay chỉ có giáo dân đập tường mới là vi phạm pháp luật, còn những quan chức kia, thì được pháp luật miễn trừ?
Vậy đâu rồi cái khẩu hiệu “Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, đâu rồi cái khẩu hiệu “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”?
Ngoài ra, việc hàng loạt báo chí nhà nước đã ngày đêm vu cáo, xuyên tạc bẩn thỉu, bịa đặt ác ý không chỉ với người dân Thái Hà và hàng ngũ tu sĩ, mà còn là sự nhục mạ với cả một cộng đồng tôn giáo, được coi như không có chuyện gì xảy ra. Đặc biệt, báo chí Nhà nước đã phạm một sai lầm chết người là kích động hằn thù tôn giáo, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc phá hoại tình đoàn kết dân tộc. Dù Thái Hà đã có đơn lên tận cấp cao nhất đã cả tháng trời qua, nhưng tiếng kêu của họ như đi vào cõi hư vô. Những tiếng sỉ nhục vẫn gào thét hàng ngày bên tai họ, vào tận cung Thánh của Nhà thờ. Sao không thấy ai xử lý dù luật lệ đã có đầy? Hay giáo dân và tu sĩ Thái Hà không có quyền công dân? Một chính quyền không coi trọng nhân dân như vậy, thì hỏi nó đang phục vụ ai? Trong khi chính những người dân đó, đang ngày đêm lao động để góp những đồng tiền của mình nuôi chính quyền hiện tại.
Trong khi đó một số ít tiếng nói cất lên từ chính lương tâm mình, từ chính những sự thật, sự công chính lại đang bị đe dọa xử lý, lại tù đày, bắt bớ? Vậy quyền của người dân đâu mất hết cả? Khi người dân muốn có tiếng nói của mình, họ biết nói vào đâu? Những người cầm quyền cao nhất có còn muốn nghe lời nói thật trong xã hội hay không? Hay họ chỉ muốn nghe những báo cáo nghe chỉ sướng cái tai mà sự thật chứa đựng quá ít ỏi?
Những điều đó, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ lại thêm một lần phơi bày toàn bộ sự thật về những gì mà cuộc sống của nhân dân Việt Nam đang có trước lương tâm mọi người và bạn bè năm châu. Khi đó, hậu quả cho đất nước sẽ không chỉ là những việc như hiện tại.
Những cách làm đó, đã đẩy sự việc đến mức căng thẳng không đáng có, mà lẽ ra mọi việc chỉ cần có thiện ý, có thể giải quyết trong đối thoại hòa bình thì đã xong từ lâu.
Với phương cách của người Công giáo, theo tinh thần “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục” sẽ là cách giải quyết êm đẹp nhất, thấu lý, đạt tình và nghiêm pháp luật. Chắc chắn một điều, không có một cá nhân, tổ chức, tôn giáo hoặc một nhà nước nào không có những sai lầm. Vấn đề là biết thành tâm nhìn nhận và sửa chữa những sai lầm đó ra sao mà thôi.
Đã đến lúc, nếu không nói là quá muộn, cả hai bên cần một thiện chí thực tâm.
Mỗi bên, hãy tự nhìn nhận lại chính mình. Phía Nhà thờ cần nhìn nhận lại một số việc nên và không nên, đừng để sự việc đi quá xa những gì mình có thể kiểm soát. Sự nhẫn nhục bấy lâu nay, là điều ai cũng hiểu, nhưng không vì thế mà mình để sự việc ngoài tầm tay. Nhất định không phục vụ một mục đích chính trị nào như đường hướng của Giáo hội và không để những phe phái chính trị có thể lợi dụng sự kiện này nếu không muốn đi đến chỗ sai lầm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hết sức khó khăn về kinh tế và giặc ngoài đang lăm le bờ cõi.
Phía nhà nước, cần nhất vẫn là một sự thiện chí trên tinh thần của sự thật và công lý để giải quyết vấn đề này. Không thể dùng những mưu mô hay bất cứ điều gì ngoài sự tôn trọng nhân dân, tôn trọng sự thật thì mới giải quyết được vụ việc êm đẹp.
Nhiều người cho rằng, nhà nước e ngại nhất là khi giải quyết xong vấn đề này, sẽ xảy ra những vấn đề khác tương tự, vì trong quá khứ, đã có nhiều nơi, nhiều chỗ như Thái Hà. Nhưng tôi không nghĩ vậy, khi cả hai bên đã có những hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thì mọi việc đều có thể dễ dàng thảo luận. Nhất là với người Công giáo, luôn lấy sự tha thứ là một điều bắt buộc và là một niềm vui, luôn lấy sự hi sinh làm lẽ sống và là hạnh phúc, thì sẽ không có những phức tạp như những lo ngại nói trên.
Tôn giáo nào, con người nào cũng cần một đất nước thanh bình, một dân tộc hùng cường và đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
Hãy mạnh dạn tin ở nhân dân.
Để làm được điều đó, phải chăng cần những con người cụ thể trong bộ máy cầm quyền dám có những tư duy đột phá, dám có những hành động dũng cảm, đối mặt với sự thật để thể hiện là một người mà nhân dân có thể gửi gắm lòng tin nơi mình.
Với mỗi cá nhân trong cộng đồng Công giáo, là những công dân, cần chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Là những giáo dân, cần có trách nhiệm và nghĩa vụ với Giáo hội, xây đắp nên một Giáo hội vững bền trên cơ sở Sự thật, Công lý và tình yêu thương.
Hà Nội, Ngày 13 tháng 9 năm 2008
Những tháng ngày căng thẳng thử thách lòng tin
Qua hơn 12 năm khiếu nại vì quyền lợi của cộng đồng giáo dân Thái Hà không được đáp ứng. Qua hơn 8 tháng giáo dân Thái Hà kiên trì cầu nguyện tại nơi khu đất mà họ chắc chắn vẫn là của họ, nhưng đang có nguy cơ bị bán chác chia nhau. Qua những giấy tờ, văn bản của TP Hà Nội để chứng minh rằng “không có cơ sở trả lại” khu đất này. Dù chính quyền đã dùng nhiều cách, vận dụng khá nhiều phương tiện, nhân lực và tiền của của nhân dân để giải quyết. Dù hệ thống truyền thông đã làm hết sức mình để biện hộ cho những động thái, ý muốn của nhà nước là không trả lại khu đất này bằng cách viện ra nhiều lý do, luật lệ và chứng cứ. Dù nhiều người đã được đưa vào nhà tạm giam, tạm giữ cũng như nhiều người đã bị nạn trong những vụ việc xảy ra với họ trên đường Thái Hà và khu đất mà họ gọi là “Linh địa” sau vụ xịt hơi cay.
Nhưng đến nay, người ta chỉ thấy được một kết quả: Sự việc ngày càng bế tắc và có nguy cơ ngày càng căng thẳng hơn.
Có phải chỉ vì các linh mục và giáo dân Thái Hà đã bất chấp pháp luật mà làm càn trong khi họ luôn yêu cầu Nhà nước, trước hết là các cơ quan công quyền Hà Nội phải thực thi pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc luật pháp. Có phải các giáo dân muốn ăn gió nằm sương cho thoải mái hơn những ngày chăn êm nệm ấm ở ngôi nhà thân yêu của mình? Có phải họ bị lừa bịp và kích động để đến khu đất đó làm những việc mà không phải là ý muốn của họ? Có phải họ quá rỗi rãi, không con cháu, không nghề nghiệp, đến đó để hòng có quyền lợi gì hay họ bị lừa bịp như báo chí đã loan tin?
Tôi nghĩ là không. Ai cũng có một gia đình, một mái ấm, và dĩ nhiên chẳng ai muốn đảo lộn cuộc sống của mình. Đó cũng là tâm lý chung của mọi người dân Việt Nam. Vì vậy, nhiều khi có những điều chướng tai, gai mắt mà người dân vẫn nhắm mắt bịt tai bỏ qua “cho nó lành”.
Vậy không phải ngẫu nhiên khi có những con người tám chín tháng trời ăn gió nằm sương, có thể bị đe dọa đến tính mạng, đến tài sản cũng như nhiều điều hệ lụy khác mà không được hưởng hoặc hứa hẹn được chút gì về vật chất nơi đây. Điều họ được hứa hẹn nhiều nhất và dễ thành hiện thực nhất là nhà tù và bạo lực, trấn áp.
Cũng không phải ngẫu nhiên, khi những người dân bị bắt vào nhà tạm giam,tạm giữ, như bắt quân trộm cướp mà những người dân đã chứng kiến lại tiếp tục công việc của họ, coi việc bị đe dọa, bắt bớ như một diễm phúc, một vinh hạnh cho mình.
Ở tất cả những hành động đó, có căn nguyên là NIỀM TIN. Phải chăng, ngoài chuyện đất đai, tài sản, đây còn là cuộc sự thách đố và thể hiện niềm tin?
Lòng tin quả là có sức mạnh khủng khiếp khi hướng dẫn mục đích hành động của con người. Cả cuộc chiến tranh vừa qua, cũng là kết quả của sức mạnh niềm tin vào một ngày mai tươi sáng khi nước nhà thống nhất độc lập, người dân được tự do, hạnh phúc, dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội được đảm bảo… theo những lời kêu gọi của đảng và nhà nước mà đất nước này đã làm nên một cuộc “chiến tranh thần thánh”. Ở đó, hàng triệu người đã chấp nhận bỏ mình với niềm tin và mong ước cho tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
Thành phố đã làm gì? Giáo dân nghĩ gì? Kết quả hay hậu quả?
Về phía Thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng, luật pháp những tháng ngày qua cũng đã khá vất vả, căng thẳng mong tìm được cách giải quyết ổn thỏa để vụ việc không còn là một mối quan tâm quá lớn, để tập trung cho muôn vàn việc khác của một thủ đô đứng thứ 2 thế giới về diện tích mới được thành lập. Các quan chức lo vị trí ghế ngồi công tác, các cơ quan lo vị trí làm việc, các cán bộ lo chuyện đi làm xa gần, chuyện chuyển đổi cơ quan, nhân sự… thì vụ việc Thái Hà quả là không dễ chịu và không ai muốn kéo dài.
Nhưng sau gần một tháng huy động hết công suất làm việc của các cơ quan chức năng, thì kết quả hiện nay có như những ý muốn của nhà nước hay không? Việc này cần nghiêm túc xem xét và đánh giá. Để đánh giá những kết quả, sai lầm hay thành công của các cơ quan công quyền, chắc cần một thời gian để có cái nhìn khách quan.
Nhưng sự thực là cho đến nay, cả hai bên đã đẩy sự việc đến một tình trạng nguy hiểm và bế tắc không ai nghe ai. Thực tế chỉ nghe tiếng khóa loảng xoảng của nhà giam và những lời đe dọa cứng rắn từ nhà nước cũng như tiếng đáp lại đồng âm hiệp nhất của cộng đồng dân Chúa là chấp nhận mọi thử thách sẽ đến qua những lời cầu nguyện “Lạy Chúa, con đường nào Ngài đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường...” nghe mà cảm thấy xót xa trong một đất nước hòa bình độc lập.
Nguy hiểm lớn nhất là sự bền vững, ổn định lâu dài của xã hội, của đất nước Việt Nam đã chịu quá nhiều tai họa, đau thương sau một thời gian dài đã không được vun đắp, hàn gắn. Trái lại còn khoét sâu vào những điều mà nhân loại đang cố tránh, đó là sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết đất nước tạo nên sức mạnh.
Những ngày này, tinh thần giáo dân đang bị kích động mạnh bởi hệ thống truyền thông nhà nước đã phạm những sai lầm nghiêm trọng với quan niệm truyền thống từ thời chiến tranh lạnh: truyền thông một chiều và bóp méo sự thật. Có thể đó là do sự chỉ đạo, cũng có thể do những người lính xung kích hăng máu thiếu suy nghĩ mà không có sự lãnh đạo đúng đắn của người cầm quân. Nhưng hậu quả là nhãn tiền.
Hậu quả lâu dài của nó là gì, chưa thể tính đến và nói hết. Nhưng hậu quả trước mắt cho Thành phố Hà Nội vốn đã đông đúc là hàng vạn lượt người từ khắp muôn nơi, từ thành thị tới những vùng thôn quê bất chấp khó khăn về kinh tế, về ngăn cản, về khoảng cách đã nườm nượp đến Thái Hà để chứng tỏ tình liên đới và Hiệp thông.
Theo suy đoán của những người có kinh nghiệm, thì dòng người này sẽ không chỉ có thế. Nếu sự việc không được giải quyết nhanh chóng và hợp tình hợp lý, thì dòng người những ngày tháng tới là khó kiểm soát. Nhất là khi hầu hết các Giám mục đã về Thái Hà và Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã đến bày tỏ quan điểm của mình trong khi hệ thống quan chức và truyền thông đang muốn kết tội cả bản thân của vị Tổng giáo phận Hà Nội và đang đe dọa những biện pháp cứng rắn hơn. Nhất là khi những người đã đến được tận nơi chứng kiến những điều không như đài, báo nhà nước đã nói thì hệ thống truyền thông bằng miệng, bằng cách rỉ tai nhau sẽ phát huy tác dụng và có sức lan tỏa ghê gớm.
Có người cho rằng: Có thể Thành phố sẽ để cho các giáo dân, tu sĩ mỏi mệt với những người cầu nguyện vất vả nắng mưa và xa xôi, rồi sẽ đến ngày tự tan.
Xin thưa là không. Với những người Công giáo, họ coi sự vất vả, hi sinh của họ là niềm vui của sự hiến thân, thì những sự trông chờ đó là ảo tưởng. Khi những người dân về Thái Hà không như truyền thông nhà nước nói là bị lừa bịp, bị dụ dỗ, thì tinh thần họ càng hăng say hơn, vì ở đó, họ có dịp chia sẻ, họ có dịp tâm tình những điều mà không thể nói cùng ai trong cuộc sống. Có những người cả đời không thể dành ra một ngày để thăm họ hàng, con cháu, được đến Thủ đô là mơ ước, nhưng đây là dịp để họ tham quan và chứng tỏ niềm tin mến của mình.
Và điều này thì chắc nhiều quan chức sẽ ít khi ngờ là khi đến đó, họ coi đó là nhà mình và tài sản của nhà thờ là của nhà mình, vì vậy, dù từ đâu tới, họ vẫn sẵn sàng xả thân để bảo vệ. Nếu không tin điều này, mời đến Nhà thờ Thái Hà xem cách họ đi lại, ăn nói và giữ gìn trật tự vệ sinh thì hiểu. Những người dù gặp lần đầu, cũng nhìn nhau với ánh mắt trìu mến thân thương và dễ dàng chia sẻ. Thật sự, đó là một sức mạnh vô đối.
Đến nay, vụ việc đơn giản đã bị hình sự hóa, và có nguy cơ chính trị hóa khi báo chí cho rằng “có những thế lực đứng đằng sau vụ việc Thái Hà”. Người ta tự so sánh vụ việc này với những vụ việc khác nhau xảy ra muôn nơi vạn nẻo trên đất nước này để tự rút ra cho mình câu trả lời: Vì sao, sự việc đơn giản được nghiêm trọng hóa? Có phải vì đây là tài sản của tổ chức Công giáo nên nó như vậy hay không? Hay chỉ là cách giải quyết một vụ việc nhưng không đúng cách?
Người ta cũng hỏi tại sao trên các báo đài nhà nước, khi mà họ không thể hiểu được những điều đơn giản nhất của tôn giáo này như cầu nguyện và hành lễ, như giáo xứ và giáo phận mà các nhà truyền thông lại cứ phán bừa Lời Chúa, rằng Chúa muốn thế này, thế nọ, việc đưa ảnh tượng Chúa cần đến nơi nào… Những điều đó được coi là những lời châm biếm, sỉ nhục với người Công giáo.
Thậm chí, màn vu cáo những giáo dân đã “ném ảnh tượng xuống đất rồi rắc đất cát bẩn lên để quay phim..” đã tạo nên một tâm lý bất tín nơi họ. Những người làm công tác truyền thông bất chấp sự thật đã không biết điều này: Với người Công giáo thời kỳ bị bách hại, đã hàng vạn lượt người thà bị chém đầu mà không bao giờ bước qua hình Thập Giá được vẽ lên mặt đất, thì chớ có bày đặt những chuyện khủng khiếp như trên cho họ. Điều này đã thực sự tạo cho họ một cú sốc và tâm lý phản kháng mà khó có thể hóa giải, dù họ không nói ra.
Đó là một sai lầm khó tha thứ của thứ truyền thông bịa đặt. Đó cũng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho dòng người cứ chảy về Thái Hà không dứt, làm cho tinh thần giáo dân lên cao khi niềm tin vào truyền thông nhà nước xuống thấp trong họ.
Đây là một bài toán không dễ giải chút nào cho hệ thống các cơ quan công quyền, nếu họ vẫn cứ giải quyết theo cách “lối cũ ta về”.
Bởi vì con người khác với loài vật là có suy nghĩ, có tư duy. Vì vậy khi họ đã xác định là họ đúng, có chính nghĩa mà nhà nước không thể giải thích cho họ khác đi, thì có nghĩa là họ chấp nhận tất cả để bảo vệ công lý, nhất là khi giáo lý đã đòi buộc họ “Công lý cần nêu cao” và phải là ngôn sứ của sự thật và tình yêu thương.
Việc sử dụng sức mạnh của bạo lực, tìm cách đưa họ vào nhà tù, là cách làm dễ dàng nhất nhưng cũng thể hiện sự bạc nhược nhất của chính nghĩa, của công lý trong trường hợp này. Bởi họ là những người chân yếu, tay mềm, không một tấc sắt.
Nhưng điều đó làm cho niềm tin vào sự thật của họ được vun đắp ngày càng lớn và đẩy vụ việc đến chỗ bế tắc. Bởi với người Công giáo, có một quy luật mà qua bao nhiêu thời đại bị bách hại đã đúc kết: Sự bách hại làm một người mất đi, sẽ nảy sinh máu anh hùng tử đạo nơi nhiều những con người yếu mềm nhất. Vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận: “Lạy Chúa, xin dò xét và thử thách con, tâm can này, xin đem thử lửa” (Thánh Vịnh - Chương 26 – 2).
Đó là những bí ẩn, hay còn gọi là những điều khó hiểu của người Công giáo mà những người lãnh đạo nên tìm hiểu.
Cách giải quyết nào cho thấu tình, đạt lý và nghiêm pháp luật?
Với những người giáo dân, việc bạo động là điều không bao giờ họ muốn. Hãy nhìn những buổi cầu nguyện của họ trong âm thầm, lặng lẽ và trật tự thì chúng ta có thể thấy điều này. Ngay cả khi bị bôi nhọ, bị trấn áp, bị nhục mạ mà họ vẫn cảm thấy vinh quang. Bởi họ không nhìn nhận vinh quang cho chính bản thân mình, họ không tìm kiếm điều đó ở thế gian. Tất cả được họ được gửi gắm vào nơi Thiên Chúa.
Nhưng, có phải là như thế thì có thể sử dụng vũ lực với họ? Điều này là một sai lầm hết sức nghiêm trọng trong cách hành xử. Nếu không tận diệt được tất cả người công giáo, thì chưa có một nhà nước, một thể chế nào có thể khuất phục họ được bằng cách đó. Thời Minh Mạng, Tự Đức và các triều đại phong kiến đã qua, với những cơn bách hại khốc liệt đã để lại cho Giáo hội Công giáo Việt Nam hàng trăm vị Thánh Tử đạo. Những thời đại đó đã tạo nên một linh địa La Vang được cả thế giới công nhận mỗi năm thu hút hàng triệu người hành hương. Chắc không một chế độ nào muốn để lại cho hậu thế những vị Thánh và những linh địa ghi dấu ấn tội ác như trên bằng cách ghi nên những trang sử “hào hùng” như thế.
Hãy xem, ngay trong chế độ hiện nay, có những nơi hơn 50 năm, nghĩa là hơn hai đời người sinh ra và lớn lên, không có linh mục, không có Thánh lễ, nhưng khi có cơ hội, thì đoàn chiên Chúa lại trở lại bên những đấng chăn. Đời sống tôn giáo bất tử đó nói lên điều gì? Đó là điều cần suy nghĩ bằng những bộ óc và cái nhìn khách quan nhất.
Vậy để giải quyết vụ việc Thái Hà, cần những điều kiện nào? Điều cần nhất, là hãy để sự việc về đúng bản chất của nó. Đừng nên nghiêm trọng hóa những vấn đề rồi nhiều khi tự mình đánh lừa cảm giác của mình, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Họ cũng là những công dân, thậm chí là những công dân tốt. Phải công nhận một điều là nơi có nhiều người công giáo thì tệ nạn xã hội, sự suy đồi đạo đức bị giới hạn đến mức tối thiểu. Vậy với những nhu cầu của họ là có thật, việc giáo dân bức xúc khi tài sản để phục vụ cộng đồng, tập thể được tư nhân hóa và có nguy cơ chia chác, bán kiếm lợi cho một nhóm người, sự phản ứng là điều không có gì chối cãi.
Thật ra, điều này đáng lẽ ra cần được khuyến khích, khi mà đảng và nhà nước đang hô hào chống tham nhũng triệt để.
Giáo dân đã phá hỏng một đoạn tường rào cũ, được xác định là giá trị gần 3,5 triệu đồng (tất nhiên, cần kiểm tra lại cách thẩm định này) khi họ cho rằng bức tường đó là xây dựng trái phép, đã bị khởi tố vì tội “phá hủy tài sản” và bị bắt giam hàng loạt như những người trộm cướp, một cách quyết liệt và nhanh chóng. Động tác đó có làm người dân khâm phục không với hệ thống công quyền và cán cân công lý hiện tại? Khi mà ngay cạnh đó, một loạt mấy ngôi nhà, không chỉ đập mất tường rào, mà còn chiếm đoạt cả một nửa đường đi chung, xây sâu vào đất phía trong nơi tranh chấp cả chục mét lại không thấy nhà nước khởi tố và bị bắt? Hay chỉ có giáo dân đập tường mới là vi phạm pháp luật, còn những quan chức kia, thì được pháp luật miễn trừ?
Vậy đâu rồi cái khẩu hiệu “Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, đâu rồi cái khẩu hiệu “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”?
Ngoài ra, việc hàng loạt báo chí nhà nước đã ngày đêm vu cáo, xuyên tạc bẩn thỉu, bịa đặt ác ý không chỉ với người dân Thái Hà và hàng ngũ tu sĩ, mà còn là sự nhục mạ với cả một cộng đồng tôn giáo, được coi như không có chuyện gì xảy ra. Đặc biệt, báo chí Nhà nước đã phạm một sai lầm chết người là kích động hằn thù tôn giáo, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc phá hoại tình đoàn kết dân tộc. Dù Thái Hà đã có đơn lên tận cấp cao nhất đã cả tháng trời qua, nhưng tiếng kêu của họ như đi vào cõi hư vô. Những tiếng sỉ nhục vẫn gào thét hàng ngày bên tai họ, vào tận cung Thánh của Nhà thờ. Sao không thấy ai xử lý dù luật lệ đã có đầy? Hay giáo dân và tu sĩ Thái Hà không có quyền công dân? Một chính quyền không coi trọng nhân dân như vậy, thì hỏi nó đang phục vụ ai? Trong khi chính những người dân đó, đang ngày đêm lao động để góp những đồng tiền của mình nuôi chính quyền hiện tại.
Trong khi đó một số ít tiếng nói cất lên từ chính lương tâm mình, từ chính những sự thật, sự công chính lại đang bị đe dọa xử lý, lại tù đày, bắt bớ? Vậy quyền của người dân đâu mất hết cả? Khi người dân muốn có tiếng nói của mình, họ biết nói vào đâu? Những người cầm quyền cao nhất có còn muốn nghe lời nói thật trong xã hội hay không? Hay họ chỉ muốn nghe những báo cáo nghe chỉ sướng cái tai mà sự thật chứa đựng quá ít ỏi?
Những điều đó, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ lại thêm một lần phơi bày toàn bộ sự thật về những gì mà cuộc sống của nhân dân Việt Nam đang có trước lương tâm mọi người và bạn bè năm châu. Khi đó, hậu quả cho đất nước sẽ không chỉ là những việc như hiện tại.
Những cách làm đó, đã đẩy sự việc đến mức căng thẳng không đáng có, mà lẽ ra mọi việc chỉ cần có thiện ý, có thể giải quyết trong đối thoại hòa bình thì đã xong từ lâu.
Với phương cách của người Công giáo, theo tinh thần “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục” sẽ là cách giải quyết êm đẹp nhất, thấu lý, đạt tình và nghiêm pháp luật. Chắc chắn một điều, không có một cá nhân, tổ chức, tôn giáo hoặc một nhà nước nào không có những sai lầm. Vấn đề là biết thành tâm nhìn nhận và sửa chữa những sai lầm đó ra sao mà thôi.
Đã đến lúc, nếu không nói là quá muộn, cả hai bên cần một thiện chí thực tâm.
Mỗi bên, hãy tự nhìn nhận lại chính mình. Phía Nhà thờ cần nhìn nhận lại một số việc nên và không nên, đừng để sự việc đi quá xa những gì mình có thể kiểm soát. Sự nhẫn nhục bấy lâu nay, là điều ai cũng hiểu, nhưng không vì thế mà mình để sự việc ngoài tầm tay. Nhất định không phục vụ một mục đích chính trị nào như đường hướng của Giáo hội và không để những phe phái chính trị có thể lợi dụng sự kiện này nếu không muốn đi đến chỗ sai lầm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hết sức khó khăn về kinh tế và giặc ngoài đang lăm le bờ cõi.
Phía nhà nước, cần nhất vẫn là một sự thiện chí trên tinh thần của sự thật và công lý để giải quyết vấn đề này. Không thể dùng những mưu mô hay bất cứ điều gì ngoài sự tôn trọng nhân dân, tôn trọng sự thật thì mới giải quyết được vụ việc êm đẹp.
Nhiều người cho rằng, nhà nước e ngại nhất là khi giải quyết xong vấn đề này, sẽ xảy ra những vấn đề khác tương tự, vì trong quá khứ, đã có nhiều nơi, nhiều chỗ như Thái Hà. Nhưng tôi không nghĩ vậy, khi cả hai bên đã có những hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thì mọi việc đều có thể dễ dàng thảo luận. Nhất là với người Công giáo, luôn lấy sự tha thứ là một điều bắt buộc và là một niềm vui, luôn lấy sự hi sinh làm lẽ sống và là hạnh phúc, thì sẽ không có những phức tạp như những lo ngại nói trên.
Tôn giáo nào, con người nào cũng cần một đất nước thanh bình, một dân tộc hùng cường và đoàn kết để tạo nên sức mạnh.
Hãy mạnh dạn tin ở nhân dân.
Để làm được điều đó, phải chăng cần những con người cụ thể trong bộ máy cầm quyền dám có những tư duy đột phá, dám có những hành động dũng cảm, đối mặt với sự thật để thể hiện là một người mà nhân dân có thể gửi gắm lòng tin nơi mình.
Với mỗi cá nhân trong cộng đồng Công giáo, là những công dân, cần chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Là những giáo dân, cần có trách nhiệm và nghĩa vụ với Giáo hội, xây đắp nên một Giáo hội vững bền trên cơ sở Sự thật, Công lý và tình yêu thương.
Hà Nội, Ngày 13 tháng 9 năm 2008
Luật-Sư Trần Lê Nguyên trả lời luận điểm pháp lý của chủ nhiệm Luật sư Đoàn Hà Nội về Nghị Quyết số 23 /2003/QH 11 ngày 26/11/2003
LS Trần Lê Nguyên
16:20 12/09/2008
Luật-Sư Trần Lê Nguyên trả lời luận điểm pháp lý của chủ nhiệm Luật sư Đoàn Hà Nội về Nghị Quyết số 23 /2003/QH 11 ngày 26/11/2003
Trước hết chúng tôi cám ơn Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đại diện Đoàn Luật Sư Hà Nội đã đưa ra quan điểm pháp lý (avis juridique) về Nghị Quyết số 23 /2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
Trước hết, đế giúp độc giả có một ý niệm chính về nội dung Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược ý chính sau đây: Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 nói trên nhằm loại bỏ, không xem xét và không bồi thường các đơn khiếu nại, tố cáo hay đòi bồi thường liên quan tới bất động sản thuộc diện cải tạo xã hội trước ngày 1/7/1991.
Trong bài viết ‘’Nhà Nước pháp quyền qua việc hành xử của Chính quyền liên quan tới bất động sản của Giáo Xứ Thái Hà’’, chúng tôi đã minh chứng Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam là vi hiến, vi luật và không có hiệu lực pháp lý, bất khả thi hành và phải bị hủy bỏ.
Những lý lẽ chính đã dẫn chứng:
- Một Nghị Quyết của Quốc Hội là một bản văn dưới luật (Sub Law) không thể hủy một điều khoản của một Bộ Luật (Law) có uy lực trên Nghị Quyết. Đó là nguyên tắc căn bản của hệ thống luật pháp (Rules of Law ). Trong Luật Học, sự vi phạm trên có tên là ULTRA VIRES, có nghĩa là vô thẩm quyền hay ngoài thẩm quyền.
- Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam vi phạm nguyên tắc bất hồi tố của luật pháp vì luật pháp chỉ có hiệu lực trong tương lai mà thôi, không thể tước đoạt các quyền lợi đã thủ đắc hợp pháp trong quá khứ: quyền sở hữu bất động sản của Giáo Xứ Thái Hà thủ đắc từ hơn 80 năm nay qua các bằng khoán và họa đồ địa chính.
- Đàng khác Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã tạo ra sự bất công và bất bình đẳng trong việc đối xử giữa các công dân, trái với các qui định trong Hiến Pháp và các Bộ Luật của nước CHXHCN Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền công bằng và bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức tôn giáo.
Vài ngày sau, trên Báo Hà Nội Mới ngày 7/9/2008, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đại diện Đoàn Luật Sư Hà Nội đã trả lời phóng viên Hải Hà:
"Vừa qua trên trang Web VietCatholic.net có đăng bài viết của luật sư Trần Lê Nguyên cho rằng UBND TP Hà Nội căn cứ vào Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam để bác bỏ các khiếu nại của Nhà Thờ Thái Hà là sai.
Báo Hà nội mới đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội về vấn đề này’".
PV: Xin ông cho biết quan điểm của mình về nhận định của Luật sư Trần Lê Nguyên?
Câu trả lời của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ: "Luật đất đai năm 1993 quy định rõ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất mà nhà nước đã thực hiện các chính sách quản lý và giao cho người khác sử dụng…”
Như chúng tôi đã trình bày trên bài viết nêu trên: bất động sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà không thuộc diện cải tạo xã hội và không thuộc đất mà nhà nước đã thực hiện các chính sách quản lý.
Nên Luật đất đai năm 1993 không thể áp dụng, và chính vì thế ngày 26/11/2003 Quốc Hội VN đã phải ra Nghị Quyết số 23/2003/QH11 để áp đặt tính cách hồi tố của luật dân sự nhằm tước đoạt tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà một cách hợp pháp.
Nếu Luật đất đai năm 1993 được áp dụng, thì Quốc Hội VN đã không ra Nghị Quyết số 23/2003/QH11 nêu trên. Nhưng Nghị Quyết này vô hiệu vì vi phạm Hiến Pháp và các Bộ Luật của CHXHCN Việt Nam.
Về việc giáo dân Xứ Thái Hà vi phạm Luật Hình sự: Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng” là hoàn toàn phi lý và sai lầm trong việc thẩm định (qualify-qualifier) các yếu tố (éléments) cấu thành tội phạm cũng như các lãnh vực (domaine) Dân sự (droit civil- Civil Law) và Hình sự (droit criminel- Criminal Law).
Lý do rất đơn giản là việc đòi lại bất động sản bị Chính Quyền chiếm dụng bất hợp pháp là hành vi dân sự.
Việc tụ hội trong khuôn viên đất tranh chấp của Giáo Xứ Thái Hà để đọc kinh và ca hát trong hòa bình các bài ca tôn giáo không vi phạm bất cứ một điều luật nào của luật pháp Việt Nam, đặc biệt Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’.
Về việc có đập phá vài hàng gạch bức tường siêu vẹo có nguy cơ an toàn cho dân chúng cũng không thể qui ghép họ về tội phá hủy tài sản công dân được vì người chủ đích thực là Giáo Xứ Thái Hà, người quản lý là Công ty May Chiến Thắng đã không hoạt động gần 10 năm nay, không một ai khiếu nại về hành vi trên.
Nên Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” không thể áp dụng vào trường hợp nêu trên.
Nếu phải áp dụng 2 điều luật: Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản’’ và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng” thì chính công ty May Chiến Thăng hay người thụ ủy đã ngang ngược xây cất một căn nhà bằng gạch và xi-măng chiếm hết hè đường và chiếm luôn ½ lòng đường để bán bia cam nước ngọt và làm bãi đậu xe thu tiền.
Bởi vì:
- xây cất bằng gạch và xi-măng đã phá hủy hoàn toàn vỉa hè dành cho người đi bộ và làm hư hại lòng đường dành cho xe cộ vận chuyển (Điều 143 BLHS “hủy hoại hoăc cố ý làm hư hỏng tài sản»);
- việc chiếm dụng vỉa hè và xây cất lấn chiếm ½ lòng đường làm cản trở lưu thông gây mất an toàn lưu thông cho xe cộ và mất an ninh công cộng cho người đi bộ như 2 tấm hình chúng tôi chụp ngày 3/9/2008 (Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’).
Vậy ai là người vi phạm các điều Luật Hình sự 143 BLHS “hủy hoại hoăc cố ý làm hư hỏng tài sản” và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’.
Việc vi phạm pháp luật trên có tính cách cố ý (intention criminelle) và công khai thách đố uy quyền của luật pháp về Luật xây dựng, Luật về an ninh trật tự công cộng, về quy hoạch thành phố vv…
Việc chiếm dụng và xây cất trái phép luật trên ngay trước 2 trạm kiểm soát của Công an thành phố!!!
Bởi vậy, chúng tôi mời Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội thân hành cùng với Phóng Viên Hải Hà tới quan sát và thẩm định tại hiện trường việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về việc chiếm hết vỉa hè ( trottoire), ½ lòng đường(chaussée) và việc xây cất bất hợp pháp này.
Nhân tiện qúi vị sẽ chứng kiến thấy sự hiền lành và bình an của các giáo dân Xứ Thái Hà cũng như các giáo dân khác đang thinh lặng cầu nguyện sốt sắng hay có lúc cất lên những lời thánh ca yêu thương tha thứ, khác hẳn những điều được đăng trên các báo, đài Nhà nước chúng ta.
PV: Nhưng trên một số báo điện tử nước ngoài, có ý kiến cho rằng Nghị Quyết số 23 (/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam) vi phạm nguyên tắc bất hồi tố của luật pháp?
Câu trả lời của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ: - Khẳng định này là sai... Trong trường hợp cần thiết, người làm luật có thể quy định hiệu lực hồi tố trong một số quy phạm pháp luật cụ thể trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Ví dụ trong luật hình sự …
Qua các câu trả lời trên, Chúng tôi nhận thấy Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ đã:
- không phân biệt được một trong những nguyên tắc căn bản giữa Luật Dân sự và Luật Hình sự: đó là nguyên tắc tổng quát bất hồi tố áp dụng chung cho tất cả các Luật Lệ không phân biệt lãnh vực.
Lý do thật đơn giản là: nếu áp dụng Luật mới cho các vụ việc quá khứ sẽ đảo lộn xã hội, gây bất công và mất an toàn pháp lý cho mọi sinh hoạt bình thường trong xã hội giữa các công dân với nhau.
_ Đã lầm lẫn giữa tội phạm trong Hình Luật và án phạt đã tuyên phạt: nguyên tắc bất hồi tố trong Hình Luật phải luôn luôn được áp dụng liên quan tới các tội phạm đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự.
Đó là nguyên tắc: không có Luật thì không có tội. Nói khác đi không thể quy trách nhiệm hình sự (truy tố) những hành vi hay việc làm quá khứ mà Luật Hình sự mới qui định tội phạm.
Đây cũng chỉ là logique bình thường của người dân bình thường không có kiến thức gì về Luật học.
Về án phạt đã tuyên phạt thì nếu một điều khoản mới nào đó quy định hình phạt cùng một tội danh trong Hình Luật thay đổi có lợi cho phạm nhân về hình phạt, thì phạm nhân đó được thụ hưởng hình phạt này.
Ví dụ một phạm nhân bị kết án tử hình về tội tham nhũng cách đây 1 năm và án chưa thi hành. Nay một điều khoản trong Bộ Hình Sự quy định mức hình phạt cho tội danh đó là chung thân, thì phạm nhân đó được hưởng án chung thân thay vì bị án tử hình đã tuyên phạt.
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội đã sai lầm nghiêm trọng trong việc thẩm định khía cạnh hình phạt với tội phạm.
Tệ hại hơn, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ lại dùng luận cứ pháp lý sai lầm này (hình phạt trong Hình sự) để biện minh cho rằng Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (Luật Dân dự) có hiệu lực hồi tố là đúng pháp luật !!!
Chính vì sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc pháp lý căn bản trên mà Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đã thẩm định sai lầm về trách nhiệm hình sự với trách nghiệm dân sự để rồi đưa ra những kết luật "chết người” nêu trên.
Chúng tôi hy vọng rằng vì lý do công bằng, Báo Hà Nội Mới cho đăng bài viết phản hồi này để rộng đường dư luận và tương lai là một diễn đàn lạnh mạnh thay vì tố cáo và kết án không có căn bản pháp luật.
Trước hết chúng tôi cám ơn Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đại diện Đoàn Luật Sư Hà Nội đã đưa ra quan điểm pháp lý (avis juridique) về Nghị Quyết số 23 /2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
Trước hết, đế giúp độc giả có một ý niệm chính về nội dung Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược ý chính sau đây: Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 nói trên nhằm loại bỏ, không xem xét và không bồi thường các đơn khiếu nại, tố cáo hay đòi bồi thường liên quan tới bất động sản thuộc diện cải tạo xã hội trước ngày 1/7/1991.
Trong bài viết ‘’Nhà Nước pháp quyền qua việc hành xử của Chính quyền liên quan tới bất động sản của Giáo Xứ Thái Hà’’, chúng tôi đã minh chứng Nghị Quyết số 23 /2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam là vi hiến, vi luật và không có hiệu lực pháp lý, bất khả thi hành và phải bị hủy bỏ.
Những lý lẽ chính đã dẫn chứng:
- Một Nghị Quyết của Quốc Hội là một bản văn dưới luật (Sub Law) không thể hủy một điều khoản của một Bộ Luật (Law) có uy lực trên Nghị Quyết. Đó là nguyên tắc căn bản của hệ thống luật pháp (Rules of Law ). Trong Luật Học, sự vi phạm trên có tên là ULTRA VIRES, có nghĩa là vô thẩm quyền hay ngoài thẩm quyền.
- Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam vi phạm nguyên tắc bất hồi tố của luật pháp vì luật pháp chỉ có hiệu lực trong tương lai mà thôi, không thể tước đoạt các quyền lợi đã thủ đắc hợp pháp trong quá khứ: quyền sở hữu bất động sản của Giáo Xứ Thái Hà thủ đắc từ hơn 80 năm nay qua các bằng khoán và họa đồ địa chính.
- Đàng khác Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã tạo ra sự bất công và bất bình đẳng trong việc đối xử giữa các công dân, trái với các qui định trong Hiến Pháp và các Bộ Luật của nước CHXHCN Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền công bằng và bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức tôn giáo.
Vài ngày sau, trên Báo Hà Nội Mới ngày 7/9/2008, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đại diện Đoàn Luật Sư Hà Nội đã trả lời phóng viên Hải Hà:
"Vừa qua trên trang Web VietCatholic.net có đăng bài viết của luật sư Trần Lê Nguyên cho rằng UBND TP Hà Nội căn cứ vào Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam để bác bỏ các khiếu nại của Nhà Thờ Thái Hà là sai.
Báo Hà nội mới đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội về vấn đề này’".
PV: Xin ông cho biết quan điểm của mình về nhận định của Luật sư Trần Lê Nguyên?
Câu trả lời của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ: "Luật đất đai năm 1993 quy định rõ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất mà nhà nước đã thực hiện các chính sách quản lý và giao cho người khác sử dụng…”
Như chúng tôi đã trình bày trên bài viết nêu trên: bất động sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà không thuộc diện cải tạo xã hội và không thuộc đất mà nhà nước đã thực hiện các chính sách quản lý.
Nên Luật đất đai năm 1993 không thể áp dụng, và chính vì thế ngày 26/11/2003 Quốc Hội VN đã phải ra Nghị Quyết số 23/2003/QH11 để áp đặt tính cách hồi tố của luật dân sự nhằm tước đoạt tài sản thuộc Giáo Xứ Thái Hà một cách hợp pháp.
Nếu Luật đất đai năm 1993 được áp dụng, thì Quốc Hội VN đã không ra Nghị Quyết số 23/2003/QH11 nêu trên. Nhưng Nghị Quyết này vô hiệu vì vi phạm Hiến Pháp và các Bộ Luật của CHXHCN Việt Nam.
Về việc giáo dân Xứ Thái Hà vi phạm Luật Hình sự: Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng” là hoàn toàn phi lý và sai lầm trong việc thẩm định (qualify-qualifier) các yếu tố (éléments) cấu thành tội phạm cũng như các lãnh vực (domaine) Dân sự (droit civil- Civil Law) và Hình sự (droit criminel- Criminal Law).
Lý do rất đơn giản là việc đòi lại bất động sản bị Chính Quyền chiếm dụng bất hợp pháp là hành vi dân sự.
Việc tụ hội trong khuôn viên đất tranh chấp của Giáo Xứ Thái Hà để đọc kinh và ca hát trong hòa bình các bài ca tôn giáo không vi phạm bất cứ một điều luật nào của luật pháp Việt Nam, đặc biệt Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’.
Về việc có đập phá vài hàng gạch bức tường siêu vẹo có nguy cơ an toàn cho dân chúng cũng không thể qui ghép họ về tội phá hủy tài sản công dân được vì người chủ đích thực là Giáo Xứ Thái Hà, người quản lý là Công ty May Chiến Thắng đã không hoạt động gần 10 năm nay, không một ai khiếu nại về hành vi trên.
Nên Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” không thể áp dụng vào trường hợp nêu trên.
Nếu phải áp dụng 2 điều luật: Điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản’’ và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng” thì chính công ty May Chiến Thăng hay người thụ ủy đã ngang ngược xây cất một căn nhà bằng gạch và xi-măng chiếm hết hè đường và chiếm luôn ½ lòng đường để bán bia cam nước ngọt và làm bãi đậu xe thu tiền.
Bởi vì:
- xây cất bằng gạch và xi-măng đã phá hủy hoàn toàn vỉa hè dành cho người đi bộ và làm hư hại lòng đường dành cho xe cộ vận chuyển (Điều 143 BLHS “hủy hoại hoăc cố ý làm hư hỏng tài sản»);
- việc chiếm dụng vỉa hè và xây cất lấn chiếm ½ lòng đường làm cản trở lưu thông gây mất an toàn lưu thông cho xe cộ và mất an ninh công cộng cho người đi bộ như 2 tấm hình chúng tôi chụp ngày 3/9/2008 (Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’).
Vậy ai là người vi phạm các điều Luật Hình sự 143 BLHS “hủy hoại hoăc cố ý làm hư hỏng tài sản” và Điều 254 BLHS “gây rối trật tự công cộng’’.
Việc vi phạm pháp luật trên có tính cách cố ý (intention criminelle) và công khai thách đố uy quyền của luật pháp về Luật xây dựng, Luật về an ninh trật tự công cộng, về quy hoạch thành phố vv…
Việc chiếm dụng và xây cất trái phép luật trên ngay trước 2 trạm kiểm soát của Công an thành phố!!!
Bởi vậy, chúng tôi mời Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội thân hành cùng với Phóng Viên Hải Hà tới quan sát và thẩm định tại hiện trường việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về việc chiếm hết vỉa hè ( trottoire), ½ lòng đường(chaussée) và việc xây cất bất hợp pháp này.
Nhân tiện qúi vị sẽ chứng kiến thấy sự hiền lành và bình an của các giáo dân Xứ Thái Hà cũng như các giáo dân khác đang thinh lặng cầu nguyện sốt sắng hay có lúc cất lên những lời thánh ca yêu thương tha thứ, khác hẳn những điều được đăng trên các báo, đài Nhà nước chúng ta.
PV: Nhưng trên một số báo điện tử nước ngoài, có ý kiến cho rằng Nghị Quyết số 23 (/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam) vi phạm nguyên tắc bất hồi tố của luật pháp?
Câu trả lời của Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ: - Khẳng định này là sai... Trong trường hợp cần thiết, người làm luật có thể quy định hiệu lực hồi tố trong một số quy phạm pháp luật cụ thể trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Ví dụ trong luật hình sự …
Qua các câu trả lời trên, Chúng tôi nhận thấy Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ đã:
- không phân biệt được một trong những nguyên tắc căn bản giữa Luật Dân sự và Luật Hình sự: đó là nguyên tắc tổng quát bất hồi tố áp dụng chung cho tất cả các Luật Lệ không phân biệt lãnh vực.
Lý do thật đơn giản là: nếu áp dụng Luật mới cho các vụ việc quá khứ sẽ đảo lộn xã hội, gây bất công và mất an toàn pháp lý cho mọi sinh hoạt bình thường trong xã hội giữa các công dân với nhau.
_ Đã lầm lẫn giữa tội phạm trong Hình Luật và án phạt đã tuyên phạt: nguyên tắc bất hồi tố trong Hình Luật phải luôn luôn được áp dụng liên quan tới các tội phạm đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự.
Đó là nguyên tắc: không có Luật thì không có tội. Nói khác đi không thể quy trách nhiệm hình sự (truy tố) những hành vi hay việc làm quá khứ mà Luật Hình sự mới qui định tội phạm.
Đây cũng chỉ là logique bình thường của người dân bình thường không có kiến thức gì về Luật học.
Về án phạt đã tuyên phạt thì nếu một điều khoản mới nào đó quy định hình phạt cùng một tội danh trong Hình Luật thay đổi có lợi cho phạm nhân về hình phạt, thì phạm nhân đó được thụ hưởng hình phạt này.
Ví dụ một phạm nhân bị kết án tử hình về tội tham nhũng cách đây 1 năm và án chưa thi hành. Nay một điều khoản trong Bộ Hình Sự quy định mức hình phạt cho tội danh đó là chung thân, thì phạm nhân đó được hưởng án chung thân thay vì bị án tử hình đã tuyên phạt.
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nguyên Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội đã sai lầm nghiêm trọng trong việc thẩm định khía cạnh hình phạt với tội phạm.
Tệ hại hơn, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ lại dùng luận cứ pháp lý sai lầm này (hình phạt trong Hình sự) để biện minh cho rằng Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (Luật Dân dự) có hiệu lực hồi tố là đúng pháp luật !!!
Chính vì sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc pháp lý căn bản trên mà Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn Luật Sư Hà nội, đã thẩm định sai lầm về trách nhiệm hình sự với trách nghiệm dân sự để rồi đưa ra những kết luật "chết người” nêu trên.
Chúng tôi hy vọng rằng vì lý do công bằng, Báo Hà Nội Mới cho đăng bài viết phản hồi này để rộng đường dư luận và tương lai là một diễn đàn lạnh mạnh thay vì tố cáo và kết án không có căn bản pháp luật.
Thư gởi thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh
Nguyễn Kiên
20:44 12/09/2008
Kính gởi thiếu tướng Nhanh, đại biểu Quốc Hội, thành viên của Thành ủy Hà Nội, thành viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành viên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và là Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
Trải qua một thời gian khá dài xung quanh vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà, tôi thiết nghĩ cũng đã đến lúc phải tạm dừng rồi anh ạ. Tạm dừng để có những cuộc đối thoạị rõ ràng và minh bạch hơn, trước người dân nước Việt chứ không riêng gì những người giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà.
Cái thời "chỉ nghe đài đọc báo của ta" đã qua lâu rồi, giờ là lúc người ta truyền tai nhau rằng "hãy đến mà xem". Vâng, họ đã đến và đến ngày một đông hơn bất chấp những cơn mưa, bất chấp nhưng sự đe doạ, theo dõi từ phía chính quyền. Và rồi họ đã thấy, sự thật vẫn là sự thật.
Thật sự tôi thấy tội các chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ trong suốt thời gian qua, có thể họ cũng không muốn làm điều đó, nhưng họ bắt buộc phải làm vì nghĩa vụ, bất chấp mưa gió và mệt mỏi. Cũng giống như những anh chị em phóng viên nhà báo từ phía Nhà nước gởi đến, đó là nghề của họ, là công việc để họ mưu sinh, đồng thời cũng là vì nghĩa vụ, nghĩa vụ cống hiến cho nước nhà.
"Nhà nước của dân, do dân và vì dân", như vậy phải chăng Nhà nước phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân??? Nhà nước cầm quyền nhưng phải biết rằng người dân mới là người có quyền hơn hết, bởi Nhà nước cũng do dân tin tưởng lập ra phục vụ vì lợi ích chính đáng của dân, dân là nòng cốt. Như vậy lợi ích của người dân là gì nếu Nhà nước không muốn lắng nghe những điều dân nói, khi Nhà nước làm điều không hợp lòng dân? Sự dồn nén bực tức trong lòng người rồi có lúc cũng sẽ bộc phát, huống chi đây không phải là một người, nhưng là một cộng đoàn. Đừng úp úp mở mở nữa, vì đó không phải là cách giải quyết tốt nhất và đúng nhất từ phía nhà nước. Mọi sự thật trước sau rồi cũng được tỏ hiện nơi ánh sáng, anh hãy tin điều đó, không sớm thì muộn...
"... một anh Công an Phường xuất hiện, thay mặt chính quyền để giải quyết vụ việc...". Xin hỏi anh có khi nào anh tự đặt mình vào vị trí của anh Công an đó để nghĩ không? Phải giải quyết cái gì và giải quyết như thế nào? Vì tôi dám chắc anh Công an phường kia cũng vì nghĩa vụ chứ không mong muốn mình là người "chịu trận", trong khi những người cầm quyền cấp trên lại chẳng thấy đâu. Anh ta là một người gan dạ hơn ai hết, có vậy anh ta mới dám đứng ra "thay mặt chính quyền để giải quyết vụ việc", và suy cho cùng cũng vì anh ta không còn sự lựa chọn nào khác cho bản thân mình.
Ai cũng mắc sai lầm, nhưng không phải ai cũng thấy và dám đứng ra nhận khuyết điểm từ sai lầm đó của mình. Và nếu đó lại là một sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người. Theo anh thì cách giải quyết nào là tốt nhất??? Đôi khi tôi thấy câu xin lỗi lại là câu nói hay nhất và tốt nhất những lúc như thế, vì chí ít điều đó cũng giúp ta sống thật với lòng mình hơn.
Suốt thời gian qua theo dõi trên đài báo xung quanh vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà, tôi thấy chẳng có gì ngoài những lời nói thiếu khiếm nhã từ phía đài báo dành cho các Cha và cho người dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng, cho những ngưòi đến đó cầu nguyện nói chung. Chắc mọi ngưòi dân nước Việt sau khi nghe đài, đọc báo cũng biết như thế chứ không riêng gì tôi. Nhưng liệu những điều đài báo đưa tin đó có phải là sự thật hay không, khi mà tất cả chỉ là thứ thông tin một chiều, không có căn cứ rõ ràng???. Và liệu ngưòi dân sau khi biết rõ, sự thật không phải như đài báo đưa tin thì sao nhỉ. Lúc đó chắc anh cũng như tôi, cũng chỉ biết gượng cười bỏ đi cho nhanh khi nghe người dân lên tiếng nói rằng: “đài nói láo, báo nói thêm... không tin được". Những điều này bản thân anh chắc rõ hơn ai hết.
Tôi thấy tội cho những nhà báo, những ngưòi đã tìm hiểu, phỏng vấn và đưa tin vụ việc Thái Hà. Chí ít sự việc chưa sáng tỏ cũng không nên dùng những lời nói thiếu khiếm nhã đó trên báo đài, vì suy cho cùng họ cũng được ăn học và thậm chí học cao hơn chúng tôi là đằng khác, họ biết họ phải nói như thế nào. vậy mà... Họ đã quên mất cái điều mà họ cần phải học trước nhất, đó là "học nói" trong cái "tâm".
Đặt mình vào vị trí của các Cha và người dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng và tất cả những ai đã đến chứng kiến sự việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà nói chung, anh sẽ nghĩ gì và lo lắng điều gì cho người dân, sau khi họ đã tin tưởng cất nhắc anh lên vị trí hiện tại ?
Việc anh làm (...thuê xe chở 11 giáo dân tới Công an Hà Nội để "gặp mặt và làm việc" với thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội...) thực sự là điều đáng làm, nhưng sao không một Cha nào được biết??? liệu điều anh đã làm đó có đúng không, hay còn có gì mờ ám như nhiều người đã nghĩ??? Tôi thiết nghĩ anh cần củng cố lại lòng tin của mình nơi mỗi ngưòi dân, bằng cách tổ chức một cuộc đối thoại rõ ràng, trực tiếp trước tất cả người dân nơi đây, để từ đó anh có thể nghe được hết những điều người dân muốn nói, những bức xúc mà người dân muốn bày tỏ. Và rồi anh cũng có thể giải oan cho chính mình nói riêng và cho toàn thể công an Thành phố Hà nội nói chung khi nghe người dân nói rằng: "lén lút, không minh bạch là cách làm của công an, chính quyền?"
Hi vọng anh sẽ sáng suốt hơn trong mọi việc, xứng đáng với sự tin yêu mà người dân dành cho anh.
Thân chào anh.
Trải qua một thời gian khá dài xung quanh vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà, tôi thiết nghĩ cũng đã đến lúc phải tạm dừng rồi anh ạ. Tạm dừng để có những cuộc đối thoạị rõ ràng và minh bạch hơn, trước người dân nước Việt chứ không riêng gì những người giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà.
Cái thời "chỉ nghe đài đọc báo của ta" đã qua lâu rồi, giờ là lúc người ta truyền tai nhau rằng "hãy đến mà xem". Vâng, họ đã đến và đến ngày một đông hơn bất chấp những cơn mưa, bất chấp nhưng sự đe doạ, theo dõi từ phía chính quyền. Và rồi họ đã thấy, sự thật vẫn là sự thật.
Thật sự tôi thấy tội các chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ trong suốt thời gian qua, có thể họ cũng không muốn làm điều đó, nhưng họ bắt buộc phải làm vì nghĩa vụ, bất chấp mưa gió và mệt mỏi. Cũng giống như những anh chị em phóng viên nhà báo từ phía Nhà nước gởi đến, đó là nghề của họ, là công việc để họ mưu sinh, đồng thời cũng là vì nghĩa vụ, nghĩa vụ cống hiến cho nước nhà.
"Nhà nước của dân, do dân và vì dân", như vậy phải chăng Nhà nước phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân??? Nhà nước cầm quyền nhưng phải biết rằng người dân mới là người có quyền hơn hết, bởi Nhà nước cũng do dân tin tưởng lập ra phục vụ vì lợi ích chính đáng của dân, dân là nòng cốt. Như vậy lợi ích của người dân là gì nếu Nhà nước không muốn lắng nghe những điều dân nói, khi Nhà nước làm điều không hợp lòng dân? Sự dồn nén bực tức trong lòng người rồi có lúc cũng sẽ bộc phát, huống chi đây không phải là một người, nhưng là một cộng đoàn. Đừng úp úp mở mở nữa, vì đó không phải là cách giải quyết tốt nhất và đúng nhất từ phía nhà nước. Mọi sự thật trước sau rồi cũng được tỏ hiện nơi ánh sáng, anh hãy tin điều đó, không sớm thì muộn...
"... một anh Công an Phường xuất hiện, thay mặt chính quyền để giải quyết vụ việc...". Xin hỏi anh có khi nào anh tự đặt mình vào vị trí của anh Công an đó để nghĩ không? Phải giải quyết cái gì và giải quyết như thế nào? Vì tôi dám chắc anh Công an phường kia cũng vì nghĩa vụ chứ không mong muốn mình là người "chịu trận", trong khi những người cầm quyền cấp trên lại chẳng thấy đâu. Anh ta là một người gan dạ hơn ai hết, có vậy anh ta mới dám đứng ra "thay mặt chính quyền để giải quyết vụ việc", và suy cho cùng cũng vì anh ta không còn sự lựa chọn nào khác cho bản thân mình.
Ai cũng mắc sai lầm, nhưng không phải ai cũng thấy và dám đứng ra nhận khuyết điểm từ sai lầm đó của mình. Và nếu đó lại là một sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người. Theo anh thì cách giải quyết nào là tốt nhất??? Đôi khi tôi thấy câu xin lỗi lại là câu nói hay nhất và tốt nhất những lúc như thế, vì chí ít điều đó cũng giúp ta sống thật với lòng mình hơn.
Suốt thời gian qua theo dõi trên đài báo xung quanh vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà, tôi thấy chẳng có gì ngoài những lời nói thiếu khiếm nhã từ phía đài báo dành cho các Cha và cho người dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng, cho những ngưòi đến đó cầu nguyện nói chung. Chắc mọi ngưòi dân nước Việt sau khi nghe đài, đọc báo cũng biết như thế chứ không riêng gì tôi. Nhưng liệu những điều đài báo đưa tin đó có phải là sự thật hay không, khi mà tất cả chỉ là thứ thông tin một chiều, không có căn cứ rõ ràng???. Và liệu ngưòi dân sau khi biết rõ, sự thật không phải như đài báo đưa tin thì sao nhỉ. Lúc đó chắc anh cũng như tôi, cũng chỉ biết gượng cười bỏ đi cho nhanh khi nghe người dân lên tiếng nói rằng: “đài nói láo, báo nói thêm... không tin được". Những điều này bản thân anh chắc rõ hơn ai hết.
Tôi thấy tội cho những nhà báo, những ngưòi đã tìm hiểu, phỏng vấn và đưa tin vụ việc Thái Hà. Chí ít sự việc chưa sáng tỏ cũng không nên dùng những lời nói thiếu khiếm nhã đó trên báo đài, vì suy cho cùng họ cũng được ăn học và thậm chí học cao hơn chúng tôi là đằng khác, họ biết họ phải nói như thế nào. vậy mà... Họ đã quên mất cái điều mà họ cần phải học trước nhất, đó là "học nói" trong cái "tâm".
Đặt mình vào vị trí của các Cha và người dân Giáo xứ Thái Hà nói riêng và tất cả những ai đã đến chứng kiến sự việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà nói chung, anh sẽ nghĩ gì và lo lắng điều gì cho người dân, sau khi họ đã tin tưởng cất nhắc anh lên vị trí hiện tại ?
Việc anh làm (...thuê xe chở 11 giáo dân tới Công an Hà Nội để "gặp mặt và làm việc" với thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc Công an thành phố Hà Nội...) thực sự là điều đáng làm, nhưng sao không một Cha nào được biết??? liệu điều anh đã làm đó có đúng không, hay còn có gì mờ ám như nhiều người đã nghĩ??? Tôi thiết nghĩ anh cần củng cố lại lòng tin của mình nơi mỗi ngưòi dân, bằng cách tổ chức một cuộc đối thoại rõ ràng, trực tiếp trước tất cả người dân nơi đây, để từ đó anh có thể nghe được hết những điều người dân muốn nói, những bức xúc mà người dân muốn bày tỏ. Và rồi anh cũng có thể giải oan cho chính mình nói riêng và cho toàn thể công an Thành phố Hà nội nói chung khi nghe người dân nói rằng: "lén lút, không minh bạch là cách làm của công an, chính quyền?"
Hi vọng anh sẽ sáng suốt hơn trong mọi việc, xứng đáng với sự tin yêu mà người dân dành cho anh.
Thân chào anh.
Dân Thái Hà đòi công lý
Ngô Nhân Dụng
23:27 12/09/2008
Dân Thái Hà đòi công lý
Cuộc xung đột giữa giáo dân và chính quyền ở ấp Thái Hà bắt nguồn từ chính sách cướp đất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm giải quyết, những cơ quan như cảnh sát, hội đồng nhân dân thành phố, tòa án, chỉ là tay chân của đảng mà thôi. Nhưng “Vụ Thái Hà” chỉ cho thấy một phần nổi của tình trạng xã hội bất công, nhân tâm ly tán vì chính quyền man trá khiến người dân mất lòng tin tưởng.
Như các bản tin trên nhật báo Người Việt đã tường thuật, từ 10 năm qua giáo dân ấp Thái Hà đã yêu cầu trả lại khu đất đang do công ty May Chiến Thắng đang khai thác. Nhà nước thành phố Hà Nội nói rằng khu vực đó đã được Linh Mục Vũ Ngọc Bích “giao đất” cho nhà nước sử dụng, nhưng các giấy tờ đưa làm bằng cứ mỗi bản viết một ngày khác nhau. Chính Linh Mục Vũ Ngọc Bích, khi còn sống, cũng đã cùng các giáo dân đòi lại đất cho giáo xứ. Cho nên dù ông có bị ép phải ký giấy “giao đất” thì ông cũng có quyền đòi lại không giao nữa.
Cảnh nhà nước chiếm đất bằng cách ép dân “hiến tặng” đã được đảng cộng sản áp dụng ở nước ta từ nửa thế kỷ nay. Sau khi nhà nước được “hiến” đất rồi, các cán bộ cộng sản sẽ chia cho nhau sử dụng, nhân danh những tổ chức, cơ quan của đảng, nhưng quyền hành thuộc vào tay những cá nhân cán bộ, đảng viên. Theo tục ngữ Việt Nam, “để lâu cứt trâu hóa bùn,” sau mươi năm hay vài chục năm, các cán bộ cộng sản biến đất của người ta thành của công, rồi lại biến của công thành của riêng mình!
Cho nên nguyên nhân trực tiếp khiến người dân Thái Hà phải đứng lên tranh đấu với số người tập họp đông đảo là vì khu đất bị chiếm đoạt đó có thể bị sẽ chia lô đem bán. Khi các tư nhân và xí nghiệp kinh doanh tư đã được quyền sử dụng thì các cán bộ cộng sản sau khi thu tiền “bán đất” rồi sẽ phủi tay đứng ngoài; để cho các nhóm tư nhân tranh chấp với nhau. Nếu đất được trả lại cho giáo xứ thì sẽ được dùng vào việc ích lợi chung. Nếu đem bán cho tư nhân sử dụng, thì giá trị của hàng vạn thước đất sẽ được bỏ vào túi tham của các quan chức và biến mất!
Ðây là một vấn đề chung của tất cả những nước đã bị cộng sản chiếm, một di sản của lịch sử trong thế kỷ qua. Cuộc cách mạng của đảng cộng sản ở bất cứ nước nào cũng là một vụ cướp tài sản của những người đang có để đem chia lại cho người khác. Bản Tuyên ngôn Cộng Sản năm 1848 đã nói rõ điều đó: “Những kẻ cướp đoạt sẽ bị cướp lại.”
Nhưng sau khi đã cướp đoạt và chia của với nhau rồi, chế độ cộng sản đã dựng lên một hệ thống, một trật tự mới, có tính cách lâu dài. Trong hệ thống mới đó vẫn có những người đóng vai “thống trị” làm chủ quyết định việc phân chia tài sản; và những người phải đóng vai “bị trị,” những nạn nhân bị bóc lột công sức tạo ra của cải. Giới thống trị lúc nào cũng lấy danh nghĩa “nhân dân lao động” nhưng trong thực tế họ bóc lột những người lao động để chia “giá trị thặng dư lao động” cho họ được hưởng. Vì các đảng cộng sản nắm độc quyền cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, tư tưởng, cho nên họ bảo vệ trật tự mới một cách tuyệt đối. Ngay cả những ý nghĩ nêu vấn đề về trật tự xã hội đó cũng bị coi là “phản động.”
Sau hàng nửa thế kỷ thí nghiệm trên thế giới, chế độ cộng sản đã thất bại, nổ bùng lên ngay từ bên trong. Một cuộc cách mạng mới tại nước Nga và Ðông Âu đã thay chế độ cộng sản bằng cách tổ chức lại xã hội. Chính các đảng viên cộng sản ở các nước trên cũng muốn thay đổi vì họ nhìn thấy chế độ độc tài của họ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hủy hoại các giá trị nhân bản. Trật tự xã hội mới, theo lối tư sản dân quyền không dựa trên “quyền chuyên chế” của một đảng mà đặt trên nền tảng “quyền của dân.” Nhờ bầu cử tự do, các đại biểu của dân đặt ra pháp luật và cả xã hội sống theo luật lệ. Báo chí và đảng phái được tự do là những định chế kìm hãm việc lợi dụng quyền lực. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì chế độ cộng sản vẫn tìm cách lách, né để tồn tại và giai cấp thống trị vẫn sử tiếp tục công việc cướp đoạt cũ.
Công việc cướp đoạt đó đã bắt đầu từ thời kháng chiến chống Pháp, khi cộng sản Việt Nam theo sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc tổ chức cải cách ruộng đất để giết người cướp của một cách có quy mô. Sau cuộc “cải cách ruộng đất” đẫm máu, hàng chục ngàn người chết oan ức, các cố vấn Trung Quốc cho phép “sửa sai.” Nhưng chính sách cướp đất vẫn tiếp tục dưới những hình thức mới, với quy mô nhỏ hơn, âm thầm hơn, nhưng lan rộng khắp nơi. Ở mỗi làng mỗi xóm, mỗi khu phố đều xảy ra những vụ cướp đoạt. Mỗi cán bộ có thể trở thành một vị vua con ở nơi mình cai trị, bản chất này đến nay vẫn chưa thay đổi dù trên bề mặt quyền lục đã giảm nhẹ hơn. Vì trong một chế độ mà những người nắm quyền được toàn quyền về cả chính trị lẫn kinh tế thì xã hội không có một định chế hữu hiệu nào có thể ngăn cản được lòng tham của kẻ thống trị. Ai đã sống ở miền Nam sau năm 1975 đều biết cảnh đảng viên cộng sản đi từng nhà nhòm ngó coi tài sản của chủ nhà có những gì, nếu thấy thèm món đồ nào chỉ việc ngắm nghía, mân mê món đó, chờ đến lúc chủ nhà biết ý và tự nguyện “biếu” cho yên thân. Còn các cán bộ thì tạo áp lực trên các xí nghiệp, các tổ chức tư nhân, từ các hội thanh niên, giáo dục, từ thiện cho đến tôn giáo, buộc mọi người “hiến” tài sản. Trên nguyên tắc là “hiến” cho đảng và nhà nước để dùng vào việc chung. Nhưng đảng là đảng của họ, nhà nước cũng là nhà nước của họ, họ sẽ trao cho chính họ “quản lý” những tài sản đó; đợi đến ngày sẽ “hóa giá” biến của công thành của riêng. Ðó là một chính sách cướp đoạt công khai và tinh vi. Người ta có thể thực hiện được chính sách đó là nhờ độc quyền cai trị đã được đảng Cộng Sản ghi ngay trong hiến pháp. Ðiều 4 trong hiến pháp hiện nay vẫn khẳng định “Ðảng Cộng Sản lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Ðó là thứ giấy phép cho các đảng viên cộng sản quyền cướp đoạt. Trước họ cướp bằng đe dọa, nay họ cướp bằng cách thay đổi quy hoạch, luật lệ, thủ tục.
Công việc “Ðổi Mới” của đảng Cộng Sản chỉ thay đổi “phương pháp tạo ra của cải” trong xã hội. Nhưng bản chất của “hệ thống phân chia của cải” vẫn chưa đổi. Vì tất cả vẫn dựa trên độc quyền chuyên chế của một đảng. Những luật lệ mới đặt ra chỉ cốt để chính thức hóa những tài sản mà các đảng viên cao cấp chiếm đoạt được, và bảo vệ những tài sản đó trong lâu dài. Khi còn một đảng nắm quyền chuyên chế thì đảng đó sẽ tìm mọi cách củng cố “hệ thống phân chia của cải” đang tồn tại. Chính nhờ hệ thống đó mà họ đang được hưởng nhiều hơn người khác, và con cháu họ sẽ tiếp tục được hưởng, càng lâu càng tốt.
Cho nên Linh Mục Vũ Khởi Phụng ở giáo xứ Thái Hà, trong lá thư viết gửi Ðức Giám mục Hà Nội, đã nói rằng cuộc tranh đấu của giáo dân biểu lộ “sự thiếu lòng tin vào công lý xã hội... Những thế lực tiền bạc đang khống chế xã hội chứ không phải là công lý... Tâm trạng mất lòng tin và bất mãn gậm nhấm cơ thể xã hội.”
Trong những năm qua ở nước ta hàng vạn nông dân đã đi biểu tình vì đất đai, nhà cửa bị cướp đoạt bất công. Hàng vạn công nhân khắp nước phải đình công dù bất hợp pháp. Tất cả đều chỉ vì người dân nghèo đang bị lớp tư bản mới bóc lột, với sự đồng lõa của những người đang cầm quyền là đảng Cộng Sản.
Không còn nhịn nhục mãi, người dân Thái Hà đứng lên bảo vệ một “tài sản công” có thể bị guồng máy cướp đoạt của đảng cộng sản biến thành tài sản tư. Dân Thái Hà đang làm gương cho đồng bào khắp nước. Ðúng như Linh Mục Vũ Khởi Phụng viết, vụ Thái Hà chỉ là “một trường hợp minh họa” cho thấy những bất công đang diễn ra khắp nơi. Dân Ấp Thái Hà không sợ hãi. Người dân bị oan ức khắp nước sẽ hết sợ, sẽ đứng lên đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng vượt lên trên những quyền lợi riêng tư, dân Việt Nam cần thắp lên những ngọn đuốc của Công Lý, mà bà con ấp Thái Hà đang châm lửa. Ðòi công lý cũng là bước đầu để tái lập niềm tin của người Việt đối với nước Việt, nhờ thế hồi phục sức sống của dân tộc Việt Nam.
(Nguồn: Ngô Nhân Dụng, Người Việt Online, thứ Năm 11.9.2008)
Cuộc xung đột giữa giáo dân và chính quyền ở ấp Thái Hà bắt nguồn từ chính sách cướp đất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ðảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm giải quyết, những cơ quan như cảnh sát, hội đồng nhân dân thành phố, tòa án, chỉ là tay chân của đảng mà thôi. Nhưng “Vụ Thái Hà” chỉ cho thấy một phần nổi của tình trạng xã hội bất công, nhân tâm ly tán vì chính quyền man trá khiến người dân mất lòng tin tưởng.
Như các bản tin trên nhật báo Người Việt đã tường thuật, từ 10 năm qua giáo dân ấp Thái Hà đã yêu cầu trả lại khu đất đang do công ty May Chiến Thắng đang khai thác. Nhà nước thành phố Hà Nội nói rằng khu vực đó đã được Linh Mục Vũ Ngọc Bích “giao đất” cho nhà nước sử dụng, nhưng các giấy tờ đưa làm bằng cứ mỗi bản viết một ngày khác nhau. Chính Linh Mục Vũ Ngọc Bích, khi còn sống, cũng đã cùng các giáo dân đòi lại đất cho giáo xứ. Cho nên dù ông có bị ép phải ký giấy “giao đất” thì ông cũng có quyền đòi lại không giao nữa.
Cảnh nhà nước chiếm đất bằng cách ép dân “hiến tặng” đã được đảng cộng sản áp dụng ở nước ta từ nửa thế kỷ nay. Sau khi nhà nước được “hiến” đất rồi, các cán bộ cộng sản sẽ chia cho nhau sử dụng, nhân danh những tổ chức, cơ quan của đảng, nhưng quyền hành thuộc vào tay những cá nhân cán bộ, đảng viên. Theo tục ngữ Việt Nam, “để lâu cứt trâu hóa bùn,” sau mươi năm hay vài chục năm, các cán bộ cộng sản biến đất của người ta thành của công, rồi lại biến của công thành của riêng mình!
Cho nên nguyên nhân trực tiếp khiến người dân Thái Hà phải đứng lên tranh đấu với số người tập họp đông đảo là vì khu đất bị chiếm đoạt đó có thể bị sẽ chia lô đem bán. Khi các tư nhân và xí nghiệp kinh doanh tư đã được quyền sử dụng thì các cán bộ cộng sản sau khi thu tiền “bán đất” rồi sẽ phủi tay đứng ngoài; để cho các nhóm tư nhân tranh chấp với nhau. Nếu đất được trả lại cho giáo xứ thì sẽ được dùng vào việc ích lợi chung. Nếu đem bán cho tư nhân sử dụng, thì giá trị của hàng vạn thước đất sẽ được bỏ vào túi tham của các quan chức và biến mất!
Ðây là một vấn đề chung của tất cả những nước đã bị cộng sản chiếm, một di sản của lịch sử trong thế kỷ qua. Cuộc cách mạng của đảng cộng sản ở bất cứ nước nào cũng là một vụ cướp tài sản của những người đang có để đem chia lại cho người khác. Bản Tuyên ngôn Cộng Sản năm 1848 đã nói rõ điều đó: “Những kẻ cướp đoạt sẽ bị cướp lại.”
Nhưng sau khi đã cướp đoạt và chia của với nhau rồi, chế độ cộng sản đã dựng lên một hệ thống, một trật tự mới, có tính cách lâu dài. Trong hệ thống mới đó vẫn có những người đóng vai “thống trị” làm chủ quyết định việc phân chia tài sản; và những người phải đóng vai “bị trị,” những nạn nhân bị bóc lột công sức tạo ra của cải. Giới thống trị lúc nào cũng lấy danh nghĩa “nhân dân lao động” nhưng trong thực tế họ bóc lột những người lao động để chia “giá trị thặng dư lao động” cho họ được hưởng. Vì các đảng cộng sản nắm độc quyền cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, tư tưởng, cho nên họ bảo vệ trật tự mới một cách tuyệt đối. Ngay cả những ý nghĩ nêu vấn đề về trật tự xã hội đó cũng bị coi là “phản động.”
Sau hàng nửa thế kỷ thí nghiệm trên thế giới, chế độ cộng sản đã thất bại, nổ bùng lên ngay từ bên trong. Một cuộc cách mạng mới tại nước Nga và Ðông Âu đã thay chế độ cộng sản bằng cách tổ chức lại xã hội. Chính các đảng viên cộng sản ở các nước trên cũng muốn thay đổi vì họ nhìn thấy chế độ độc tài của họ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hủy hoại các giá trị nhân bản. Trật tự xã hội mới, theo lối tư sản dân quyền không dựa trên “quyền chuyên chế” của một đảng mà đặt trên nền tảng “quyền của dân.” Nhờ bầu cử tự do, các đại biểu của dân đặt ra pháp luật và cả xã hội sống theo luật lệ. Báo chí và đảng phái được tự do là những định chế kìm hãm việc lợi dụng quyền lực. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì chế độ cộng sản vẫn tìm cách lách, né để tồn tại và giai cấp thống trị vẫn sử tiếp tục công việc cướp đoạt cũ.
Công việc cướp đoạt đó đã bắt đầu từ thời kháng chiến chống Pháp, khi cộng sản Việt Nam theo sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc tổ chức cải cách ruộng đất để giết người cướp của một cách có quy mô. Sau cuộc “cải cách ruộng đất” đẫm máu, hàng chục ngàn người chết oan ức, các cố vấn Trung Quốc cho phép “sửa sai.” Nhưng chính sách cướp đất vẫn tiếp tục dưới những hình thức mới, với quy mô nhỏ hơn, âm thầm hơn, nhưng lan rộng khắp nơi. Ở mỗi làng mỗi xóm, mỗi khu phố đều xảy ra những vụ cướp đoạt. Mỗi cán bộ có thể trở thành một vị vua con ở nơi mình cai trị, bản chất này đến nay vẫn chưa thay đổi dù trên bề mặt quyền lục đã giảm nhẹ hơn. Vì trong một chế độ mà những người nắm quyền được toàn quyền về cả chính trị lẫn kinh tế thì xã hội không có một định chế hữu hiệu nào có thể ngăn cản được lòng tham của kẻ thống trị. Ai đã sống ở miền Nam sau năm 1975 đều biết cảnh đảng viên cộng sản đi từng nhà nhòm ngó coi tài sản của chủ nhà có những gì, nếu thấy thèm món đồ nào chỉ việc ngắm nghía, mân mê món đó, chờ đến lúc chủ nhà biết ý và tự nguyện “biếu” cho yên thân. Còn các cán bộ thì tạo áp lực trên các xí nghiệp, các tổ chức tư nhân, từ các hội thanh niên, giáo dục, từ thiện cho đến tôn giáo, buộc mọi người “hiến” tài sản. Trên nguyên tắc là “hiến” cho đảng và nhà nước để dùng vào việc chung. Nhưng đảng là đảng của họ, nhà nước cũng là nhà nước của họ, họ sẽ trao cho chính họ “quản lý” những tài sản đó; đợi đến ngày sẽ “hóa giá” biến của công thành của riêng. Ðó là một chính sách cướp đoạt công khai và tinh vi. Người ta có thể thực hiện được chính sách đó là nhờ độc quyền cai trị đã được đảng Cộng Sản ghi ngay trong hiến pháp. Ðiều 4 trong hiến pháp hiện nay vẫn khẳng định “Ðảng Cộng Sản lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Ðó là thứ giấy phép cho các đảng viên cộng sản quyền cướp đoạt. Trước họ cướp bằng đe dọa, nay họ cướp bằng cách thay đổi quy hoạch, luật lệ, thủ tục.
Công việc “Ðổi Mới” của đảng Cộng Sản chỉ thay đổi “phương pháp tạo ra của cải” trong xã hội. Nhưng bản chất của “hệ thống phân chia của cải” vẫn chưa đổi. Vì tất cả vẫn dựa trên độc quyền chuyên chế của một đảng. Những luật lệ mới đặt ra chỉ cốt để chính thức hóa những tài sản mà các đảng viên cao cấp chiếm đoạt được, và bảo vệ những tài sản đó trong lâu dài. Khi còn một đảng nắm quyền chuyên chế thì đảng đó sẽ tìm mọi cách củng cố “hệ thống phân chia của cải” đang tồn tại. Chính nhờ hệ thống đó mà họ đang được hưởng nhiều hơn người khác, và con cháu họ sẽ tiếp tục được hưởng, càng lâu càng tốt.
Cho nên Linh Mục Vũ Khởi Phụng ở giáo xứ Thái Hà, trong lá thư viết gửi Ðức Giám mục Hà Nội, đã nói rằng cuộc tranh đấu của giáo dân biểu lộ “sự thiếu lòng tin vào công lý xã hội... Những thế lực tiền bạc đang khống chế xã hội chứ không phải là công lý... Tâm trạng mất lòng tin và bất mãn gậm nhấm cơ thể xã hội.”
Trong những năm qua ở nước ta hàng vạn nông dân đã đi biểu tình vì đất đai, nhà cửa bị cướp đoạt bất công. Hàng vạn công nhân khắp nước phải đình công dù bất hợp pháp. Tất cả đều chỉ vì người dân nghèo đang bị lớp tư bản mới bóc lột, với sự đồng lõa của những người đang cầm quyền là đảng Cộng Sản.
Không còn nhịn nhục mãi, người dân Thái Hà đứng lên bảo vệ một “tài sản công” có thể bị guồng máy cướp đoạt của đảng cộng sản biến thành tài sản tư. Dân Thái Hà đang làm gương cho đồng bào khắp nước. Ðúng như Linh Mục Vũ Khởi Phụng viết, vụ Thái Hà chỉ là “một trường hợp minh họa” cho thấy những bất công đang diễn ra khắp nơi. Dân Ấp Thái Hà không sợ hãi. Người dân bị oan ức khắp nước sẽ hết sợ, sẽ đứng lên đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng vượt lên trên những quyền lợi riêng tư, dân Việt Nam cần thắp lên những ngọn đuốc của Công Lý, mà bà con ấp Thái Hà đang châm lửa. Ðòi công lý cũng là bước đầu để tái lập niềm tin của người Việt đối với nước Việt, nhờ thế hồi phục sức sống của dân tộc Việt Nam.
(Nguồn: Ngô Nhân Dụng, Người Việt Online, thứ Năm 11.9.2008)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quan điểm triết học của Hegel: Điều hiện thực thì hữu lý
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:54 12/09/2008
Quan điểm triết học của Hegel: Điều hiện thực thì hữu lý
Karl Rosenkranz, một cựu môn sinh thuộc cánh hữu khuynh của Hegel và đồng thời là người viết tiểu sử Hegel (1770-1831), đã kể lại giai thoại sau đây: Một ngày kia vị nam tước trẻ xứ Uxkull đã đăng ký xin được trao đổi chuyện trò với triết gia Hegel ở Heidelberg và nhận thấy rằng, sau khi ông đi sâu vào trong các tác phẩm của Hegel thì ông tỏ ra vô cùng say mê ngưỡng mộ, nhưng đồng thời từ từ ông cũng tỏ ra chẳng hiểu được những gì đã được viết trong đó cả và cuối cùng ông bực mình xếp sách lại. Trước sự kiện đó, Hegel vẫn bình tĩnh chứ không lấy làm ngạc nhiên và đề nghị trước khi tiếp tục đọc về triết học, thì đọc các tác phẩm khảo cứu về tiếng La-tinh, về đại số học và về thiên nhiên. Điều đó muốn nói lên rằng các tư tưởng và lối tư duy của Hegel vô cùng thâm thúy, sâu sắc và trừu tượng như thế nào. Vì thế, khi một người không chuyên môn về triết học mà cầm đọc bất cứ tác phẩm nào của triết gia Hegel, người đó sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc vào một khu rừng dày đặc các „cây cối tư tưởng“ và không sao tìm được lối ra. Và nếu người đó không gặp được một người quen biết những đường đi nước bước trong “khu rừng tư tưởng“ hướng dẫn, thì người đó sẽ bị „chết ngạt“ trong sự chán nãn.
Các khuynh hướng triết học của Kant và Fichte chưa hoàn toàn dàn xếp được một cách ổn thỏa sự tương quan giữa sự nhận thức và đối tượng, giữa sự tri thức và đối vật được tri thức, như Hegel sau này đã đòi hỏi. Nơi triết gia Kant tư duy và quan niệm đứng đối diện nhau như hai phạm vi hoàn toàn dị biệt, trong đó quan niệm được coi như nguyên lý cho chất thể (cũng được gọi là mô chất) thuộc cảm quan. Trong sự nhận thức, dữ kiện cần phải được thiết định một cách rõ ràng nhờ các phạm trù. Đối với Hegel, lối giải thích như thế là chưa thỏa đáng, ông muốn trình bày nội dung của vũ trụ như là sự biểu lộ của tinh thần. Chất thể và phương pháp luận của tinh thần cần phải đồng nhất.
Điều đó đã hé mở cho thấy rằng khuynh hướng triết học của Hegel là thuần tuý duy tâm (Idealismus). Hegel cho rằng sự ý thức của con người và lịch sử tự thể hiện tuần tự trong từng giai đoạn biện chứng cho tới khi đạt đến „tuyệt đối“. Trong đó lý trí, luân lý đạo đức, tư duy đúng đắn và tính thẩm mỹ của con người được hướng dẫn bởi một tinh thần siêu hình học toàn diện, tức nguyên tắc siêu hình học. Hai tác phẩm quan trọng nhất của Hegel là „Phänomenologie des Geistes“ – Hiện tượng luận về tinh thần (1807) và “Wissenschaft der Logik“ – Khoa học luận lý (1812-1816). Đây là hai tác phẩm đã tạo nên những tác động thực tiễn có tính cách quyết định trên các môn sinh của Hegel và trên chủ thuyết Mác-xít.
Trước hết, tác phẩm „Phänomenologie des Geistes“- (Hiện tượng luận về tinh thần), xuất bản vào tháng 3 năm 1807, là kết quả công trình nghiên cứu của Hegel ở Jena và là tác phẩm vĩ đại đầu tiên của ông. Chính tựa đề tác phẩm đã cho thấy Hegel quan tâm đặc biệt đến những diễn xuất của tinh thần. Với những diễn xuất đó, tức những cấp độ của tinh thần, cho thấy tinh thần biểu lộ ra trong vũ trụ như thế nào.
Nhờ thế các đối tượng đã được nhận thức không được nêu lên thành vấn đề, nhưng là những cấp độ của sự ý thức mà sự tri thức của nó có tương quan với một điều gì đó, có tương quan với thực tại. Theo Hegel, sự ý thức là sự tương quan giữa tri thức và thực tại. Nhưng thực tại xét như là thực tại lại trở nên một nội dung được tri thức. Đứng đối diện với sự tri thức luôn là một cái gì đó thuộc chủ đề hay mang tính cách đối tượng, tức cái mà sự tri thức muốn thấu triệt, trong hệ thống thuật ngữ của Hegel là thực tại. Điều đó cũng là chuẩn độ mà sự nhận thức cần phải hướng tới, tức qui luật của sự nhận thức.
Bây giờ sự ý thức cần phải tuần tự xem xét là liệu sự tri thức về thực tại có phải là một tri thức đúng nghĩa hay không, trong đó cả hai cùng so sánh với nhau, để qua đó tính chất độc lập của thực tại trước hết tự trung lập hóa mình và chính nó trở thành sự tri thức mang tính cách đối tượng. Trong biện chứng này, sự ý thức tiến bước từng cấp độ một cho tới khi thực tại hoàn toàn được loại bỏ và sự tri thức có thể được coi là sự tri thức tuyệt đối. Như vậy, điều ở bên kia sự tri thức được dẫn đưa từng cấp độ vào trong sự tri thức với mục đích là loại bỏ tính cách nhị nguyên luận giữa tri thức và đối vật được tri thức, hay nói một cách rõ ràng hơn, giữa chủ thể và đối tượng. Nhờ thế, theo Hegel, cả vấn đề của Kant cũng được giải quyết ổn thỏa.
Trong phần giới thiệu và dẫn nhập, Hegel đã nêu rõ mục đích của ông là trình bày sự tiến triển của tri thức mãi cho tới khi đạt được sự tri thức tuyệt đối. Tinh thần sẽ lập tức „nhìn thấy rõ được chính mình“. Điều đó bắt đầu từ cấp độ trực tiếp của sự xác thực thuộc cảm giác và tiếp tục tiến tới sự chấp nhận và sự nhận thức của trí năng. Trong những chương tiếp theo được bàn về sự ý thức tự giác hay sự ý thức về mình, người ta sẽ đạt tới được một sự ý thức không còn nhằm tới một đối tượng, nhưng nhằm tới một sự ý thức tự giác khác. Ở đây sự ý thức tự giác về sự tự do đóng một vai trò chủ yếu. Hegel chứng minh qua một ví dụ thời danh „sự tương quan giữa ông chủ và người nô lệ“, để minh chứng cho biết người ta phải làm thế nào để sự ý thức tự giác và sự ý thức đối tượng được nối kết lại với nhau.
Hoàn toàn khác chứ không phải như nơi Karl Marx, theo Hegel, chính ông chủ bị phóng thể (entfremdet), chứ không phải người đầy tớ hay người lao công. Qua đó, vấn đề lệ thuộc vào nhau là triết học của Hegel dẫn tới tinh thần và vì thế dẫn tới sự tự do. Ông chủ hưởng thụ kết quả việc làm của người người đầy tớ, nhưng lại hoàn toàn không hề nhận thức được công sản xuất của người đầy tớ. Còn người đầy tớ có được một sự nhận thức rõ hơn về diễn biến đó, nhưng anh lại không thể thụ hưởng được sự tự do thuộc về anh. Trong biện chứng pháp này, người đầy tớ phải tranh đấu „với sự sợ hãi tuyệt đối“ hầu để được công nhận và để đạt tới được sự tự do thuộc về anh.
Tiếp theo sau đó là sự chiêm ngắm thiên nhiên và những cấp độ khác của sự ý thức, như: thế giới đạo đức cùng với gia đình, sự giáo dục và sau cùng là những cấp độ của tinh thần tuyệt đối, mà trong đó cái vòng biện chứng được chấm dứt. Nghệ thuật, tôn giáo và sự tri thức tuyệt đối của tất cả những cấp độ từng xảy ra trước đều trực thuộc ở đây.
Trong tầm nhìn của Hegel có cả sự phát triển của tôn giáo. Vâng, tương tự như sự nhận thức, tôn giáo cũng tiến dần từ tôn giáo tự nhiên, rồi tiến sang tôn giáo nghệ thuật cho tới tôn giáo mặc khải. Nhưng bao lâu tôn giáo và tinh thần còn phân biệt nhau, thì tôn giáo thực sự chưa hiện thực đúng với bản chất của mình, tức chưa phải là tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Trong khi những tôn giáo có trước Kitô giáo luôn luôn chỉ có thể nhận thức được Thiên Chúa qua một vài phán lệnh nào đó của Người mà thôi, thì trong Kitô giáo con người đạt tới được sự tự do thực sự.
Biện chứng pháp là công việc sửa chữa của một sự tri thức tự kiểm tra lấy chính mình. Mỗi cấp độ là thật, nhưng lại bị loại bỏ bởi cấp độ kế tiếp sau đó, cuối cùng qua đó chính ý niệm chân lý cũng tự thay đổi từ triết học ý thức tiến tới sự tri thức tuyệt đối. Trong biện chứng pháp của Hegel không có ý niệm chân lý cố định, ngoại trừ „cái thật là cái toàn thể“ của tất cả mọi tương hệ. Vì thế, vấn đề được đề cập tới ở đây không phải là thuyết tương đối (relativismus) nhưng là thuyết tương hệ (relationismus).
Cùng với thuyết tương hệ này Hegel còn lên tiếng phê bình một cách rất quả quyết nền triết học từ trước cho tới lúc bấy giờ. Cho tới thời điểm đó, biện chứng pháp của Hegel là một đòn tấn công mạnh mẽ nhất chống lại truyền thống triết học theo khuynh hướng Aristote, một truyền thống triết học kéo dài mãi cho tới Kant, chủ trương rằng sự nhận thức là kết quả của sự phán đoán. Nghĩa là sự nhận thức chứa đựng một địa vị ưu thắng nào đó trong hình thức luận lý học. Chắc chắn rằng, theo Hegel, hình thức luận lý học như thế là không sai, nhưng bất khả sử dụng trong nhận thức triết học. Ví dụ: câu nói „hoa hồng thì đỏ“ chắc chắn là không sai, nhưng lại chưa diễn tả hết tất cả sự thật về hoa hồng, vì hoa hồng còn có nhiều đặc điểm khác nữa. Trước tiên, toàn diện những xác định về hoa hồng nói lên sự thật về hoa hồng, nhưng toàn diện những xác định đó lại không biểu lộ ra trong phán đoán mang tính cách hình thức luận lý. Trong khi đó Hegel đã phát triển học thuyết của ông về câu nói một cách thuần lý thuyết – rồi bấy giờ trọn vẹn hệ thống ý niệm sẽ nắm bắt được sự thật.
Nhưng „Hiện tượng luận về tinh thần“ nói chung chỉ được hiểu là một sự nhập đề hay là một sự sửa soạn mà thôi. Bởi vì nó là một khoa học về tinh thần thực tiễn, một tinh thần thực sự có được sự tri thức tuyệt đối như là kết quả. Nhưng hiện tượng luận về tinh thần chưa phải là khoa học của tinh thần đó hay của chính tri thức tuyệt đối. Đây là điều Hegel khai triển trong tác phẩm chính của ông „Khoa học luận lý“, mà sứ vụ của nó là một lần nữa trình bày trong cái toàn thể mang tính cách biện chứng song song cùng với những ý niệm về „hiện tượng luận“ mà ý niệm nền tảng tuyệt đối của nó là ý niệm về cái tuyệt đối.
Sau khi đoàn môn sinh của Hegel tan rã và chia làm hai cánh đối kháng nhau - tả khuynh và hữu khuynh - thì tại Đức Quốc triết học của Hegel đã từ từ mất đi vai trò lãnh đạo của nó. Trong khi những môn sinh của Hegel thuộc cánh hữu khuynh hay những môn sinh đã lớn tuổi, mà dẫn đầu là Karl Rosenkranz, đã đặc biệt nhấn mạnh quan niệm về lịch sử có tính cách chung quả luận, thì những môn sinh còn trẻ như Ludwig Feuerbach, Bruno Bauer hay Karl Marx, và cả Kierkegaard hay về sau này Schelling, v.v... đã phê bình Hegel là đã bỏ qua thực tại cụ thể. Ảnh hưởng của Hegel trên những khuynh hướng tư tưởng đó vẫn tiếp tục tồn tại cho tới những trào lưu hiện sinh với những tên tuổi như Jean-Paul Sartre hay Martin Heidegger và rồi mãi cho tới nhóm trí thức khuynh hướng Frankfurt.
Sự đón nhận và tiếp tục phát triển triết học Hegel đã xảy khác hẳn vào hậu bán thế kỷ XIX ở Ý, ở Anh và ở các nước Tư-lạp-phu (Đông Âu), cũng như ở bắc Mỹ (người ta nghĩ ngay đến những tên tuổi như Charles Sander Peirce hay ngày nay đến Robert Brandom), nơi ông đã từng hành động như người phát huy truyền thống. Sự tiếp nhận rộng rãi này chứng minh cho thấy được ít nhất là một phương diện của tư duy Hegel, đó là cuộc hành trình của ý thức triết học vẫn còn dài, chứ chưa thể kết thúc nay mai được.
______________________
Sách tham khảo:
Georg Wilhelm Friedrich Hegel: Phänomenologie des Geistes. Felix Meiner Verlag, 1986, 631 Seiten.
Karl Rosenkranz, một cựu môn sinh thuộc cánh hữu khuynh của Hegel và đồng thời là người viết tiểu sử Hegel (1770-1831), đã kể lại giai thoại sau đây: Một ngày kia vị nam tước trẻ xứ Uxkull đã đăng ký xin được trao đổi chuyện trò với triết gia Hegel ở Heidelberg và nhận thấy rằng, sau khi ông đi sâu vào trong các tác phẩm của Hegel thì ông tỏ ra vô cùng say mê ngưỡng mộ, nhưng đồng thời từ từ ông cũng tỏ ra chẳng hiểu được những gì đã được viết trong đó cả và cuối cùng ông bực mình xếp sách lại. Trước sự kiện đó, Hegel vẫn bình tĩnh chứ không lấy làm ngạc nhiên và đề nghị trước khi tiếp tục đọc về triết học, thì đọc các tác phẩm khảo cứu về tiếng La-tinh, về đại số học và về thiên nhiên. Điều đó muốn nói lên rằng các tư tưởng và lối tư duy của Hegel vô cùng thâm thúy, sâu sắc và trừu tượng như thế nào. Vì thế, khi một người không chuyên môn về triết học mà cầm đọc bất cứ tác phẩm nào của triết gia Hegel, người đó sẽ có cảm giác như mình đang bị lạc vào một khu rừng dày đặc các „cây cối tư tưởng“ và không sao tìm được lối ra. Và nếu người đó không gặp được một người quen biết những đường đi nước bước trong “khu rừng tư tưởng“ hướng dẫn, thì người đó sẽ bị „chết ngạt“ trong sự chán nãn.
Tượng bán thân của triết gia Hegel tại sân đại học Jena/Đức |
Điều đó đã hé mở cho thấy rằng khuynh hướng triết học của Hegel là thuần tuý duy tâm (Idealismus). Hegel cho rằng sự ý thức của con người và lịch sử tự thể hiện tuần tự trong từng giai đoạn biện chứng cho tới khi đạt đến „tuyệt đối“. Trong đó lý trí, luân lý đạo đức, tư duy đúng đắn và tính thẩm mỹ của con người được hướng dẫn bởi một tinh thần siêu hình học toàn diện, tức nguyên tắc siêu hình học. Hai tác phẩm quan trọng nhất của Hegel là „Phänomenologie des Geistes“ – Hiện tượng luận về tinh thần (1807) và “Wissenschaft der Logik“ – Khoa học luận lý (1812-1816). Đây là hai tác phẩm đã tạo nên những tác động thực tiễn có tính cách quyết định trên các môn sinh của Hegel và trên chủ thuyết Mác-xít.
Trước hết, tác phẩm „Phänomenologie des Geistes“- (Hiện tượng luận về tinh thần), xuất bản vào tháng 3 năm 1807, là kết quả công trình nghiên cứu của Hegel ở Jena và là tác phẩm vĩ đại đầu tiên của ông. Chính tựa đề tác phẩm đã cho thấy Hegel quan tâm đặc biệt đến những diễn xuất của tinh thần. Với những diễn xuất đó, tức những cấp độ của tinh thần, cho thấy tinh thần biểu lộ ra trong vũ trụ như thế nào.
Nhờ thế các đối tượng đã được nhận thức không được nêu lên thành vấn đề, nhưng là những cấp độ của sự ý thức mà sự tri thức của nó có tương quan với một điều gì đó, có tương quan với thực tại. Theo Hegel, sự ý thức là sự tương quan giữa tri thức và thực tại. Nhưng thực tại xét như là thực tại lại trở nên một nội dung được tri thức. Đứng đối diện với sự tri thức luôn là một cái gì đó thuộc chủ đề hay mang tính cách đối tượng, tức cái mà sự tri thức muốn thấu triệt, trong hệ thống thuật ngữ của Hegel là thực tại. Điều đó cũng là chuẩn độ mà sự nhận thức cần phải hướng tới, tức qui luật của sự nhận thức.
Bây giờ sự ý thức cần phải tuần tự xem xét là liệu sự tri thức về thực tại có phải là một tri thức đúng nghĩa hay không, trong đó cả hai cùng so sánh với nhau, để qua đó tính chất độc lập của thực tại trước hết tự trung lập hóa mình và chính nó trở thành sự tri thức mang tính cách đối tượng. Trong biện chứng này, sự ý thức tiến bước từng cấp độ một cho tới khi thực tại hoàn toàn được loại bỏ và sự tri thức có thể được coi là sự tri thức tuyệt đối. Như vậy, điều ở bên kia sự tri thức được dẫn đưa từng cấp độ vào trong sự tri thức với mục đích là loại bỏ tính cách nhị nguyên luận giữa tri thức và đối vật được tri thức, hay nói một cách rõ ràng hơn, giữa chủ thể và đối tượng. Nhờ thế, theo Hegel, cả vấn đề của Kant cũng được giải quyết ổn thỏa.
Trong phần giới thiệu và dẫn nhập, Hegel đã nêu rõ mục đích của ông là trình bày sự tiến triển của tri thức mãi cho tới khi đạt được sự tri thức tuyệt đối. Tinh thần sẽ lập tức „nhìn thấy rõ được chính mình“. Điều đó bắt đầu từ cấp độ trực tiếp của sự xác thực thuộc cảm giác và tiếp tục tiến tới sự chấp nhận và sự nhận thức của trí năng. Trong những chương tiếp theo được bàn về sự ý thức tự giác hay sự ý thức về mình, người ta sẽ đạt tới được một sự ý thức không còn nhằm tới một đối tượng, nhưng nhằm tới một sự ý thức tự giác khác. Ở đây sự ý thức tự giác về sự tự do đóng một vai trò chủ yếu. Hegel chứng minh qua một ví dụ thời danh „sự tương quan giữa ông chủ và người nô lệ“, để minh chứng cho biết người ta phải làm thế nào để sự ý thức tự giác và sự ý thức đối tượng được nối kết lại với nhau.
Hoàn toàn khác chứ không phải như nơi Karl Marx, theo Hegel, chính ông chủ bị phóng thể (entfremdet), chứ không phải người đầy tớ hay người lao công. Qua đó, vấn đề lệ thuộc vào nhau là triết học của Hegel dẫn tới tinh thần và vì thế dẫn tới sự tự do. Ông chủ hưởng thụ kết quả việc làm của người người đầy tớ, nhưng lại hoàn toàn không hề nhận thức được công sản xuất của người đầy tớ. Còn người đầy tớ có được một sự nhận thức rõ hơn về diễn biến đó, nhưng anh lại không thể thụ hưởng được sự tự do thuộc về anh. Trong biện chứng pháp này, người đầy tớ phải tranh đấu „với sự sợ hãi tuyệt đối“ hầu để được công nhận và để đạt tới được sự tự do thuộc về anh.
Tiếp theo sau đó là sự chiêm ngắm thiên nhiên và những cấp độ khác của sự ý thức, như: thế giới đạo đức cùng với gia đình, sự giáo dục và sau cùng là những cấp độ của tinh thần tuyệt đối, mà trong đó cái vòng biện chứng được chấm dứt. Nghệ thuật, tôn giáo và sự tri thức tuyệt đối của tất cả những cấp độ từng xảy ra trước đều trực thuộc ở đây.
Trong tầm nhìn của Hegel có cả sự phát triển của tôn giáo. Vâng, tương tự như sự nhận thức, tôn giáo cũng tiến dần từ tôn giáo tự nhiên, rồi tiến sang tôn giáo nghệ thuật cho tới tôn giáo mặc khải. Nhưng bao lâu tôn giáo và tinh thần còn phân biệt nhau, thì tôn giáo thực sự chưa hiện thực đúng với bản chất của mình, tức chưa phải là tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Trong khi những tôn giáo có trước Kitô giáo luôn luôn chỉ có thể nhận thức được Thiên Chúa qua một vài phán lệnh nào đó của Người mà thôi, thì trong Kitô giáo con người đạt tới được sự tự do thực sự.
Biện chứng pháp là công việc sửa chữa của một sự tri thức tự kiểm tra lấy chính mình. Mỗi cấp độ là thật, nhưng lại bị loại bỏ bởi cấp độ kế tiếp sau đó, cuối cùng qua đó chính ý niệm chân lý cũng tự thay đổi từ triết học ý thức tiến tới sự tri thức tuyệt đối. Trong biện chứng pháp của Hegel không có ý niệm chân lý cố định, ngoại trừ „cái thật là cái toàn thể“ của tất cả mọi tương hệ. Vì thế, vấn đề được đề cập tới ở đây không phải là thuyết tương đối (relativismus) nhưng là thuyết tương hệ (relationismus).
Cùng với thuyết tương hệ này Hegel còn lên tiếng phê bình một cách rất quả quyết nền triết học từ trước cho tới lúc bấy giờ. Cho tới thời điểm đó, biện chứng pháp của Hegel là một đòn tấn công mạnh mẽ nhất chống lại truyền thống triết học theo khuynh hướng Aristote, một truyền thống triết học kéo dài mãi cho tới Kant, chủ trương rằng sự nhận thức là kết quả của sự phán đoán. Nghĩa là sự nhận thức chứa đựng một địa vị ưu thắng nào đó trong hình thức luận lý học. Chắc chắn rằng, theo Hegel, hình thức luận lý học như thế là không sai, nhưng bất khả sử dụng trong nhận thức triết học. Ví dụ: câu nói „hoa hồng thì đỏ“ chắc chắn là không sai, nhưng lại chưa diễn tả hết tất cả sự thật về hoa hồng, vì hoa hồng còn có nhiều đặc điểm khác nữa. Trước tiên, toàn diện những xác định về hoa hồng nói lên sự thật về hoa hồng, nhưng toàn diện những xác định đó lại không biểu lộ ra trong phán đoán mang tính cách hình thức luận lý. Trong khi đó Hegel đã phát triển học thuyết của ông về câu nói một cách thuần lý thuyết – rồi bấy giờ trọn vẹn hệ thống ý niệm sẽ nắm bắt được sự thật.
Nhưng „Hiện tượng luận về tinh thần“ nói chung chỉ được hiểu là một sự nhập đề hay là một sự sửa soạn mà thôi. Bởi vì nó là một khoa học về tinh thần thực tiễn, một tinh thần thực sự có được sự tri thức tuyệt đối như là kết quả. Nhưng hiện tượng luận về tinh thần chưa phải là khoa học của tinh thần đó hay của chính tri thức tuyệt đối. Đây là điều Hegel khai triển trong tác phẩm chính của ông „Khoa học luận lý“, mà sứ vụ của nó là một lần nữa trình bày trong cái toàn thể mang tính cách biện chứng song song cùng với những ý niệm về „hiện tượng luận“ mà ý niệm nền tảng tuyệt đối của nó là ý niệm về cái tuyệt đối.
Sau khi đoàn môn sinh của Hegel tan rã và chia làm hai cánh đối kháng nhau - tả khuynh và hữu khuynh - thì tại Đức Quốc triết học của Hegel đã từ từ mất đi vai trò lãnh đạo của nó. Trong khi những môn sinh của Hegel thuộc cánh hữu khuynh hay những môn sinh đã lớn tuổi, mà dẫn đầu là Karl Rosenkranz, đã đặc biệt nhấn mạnh quan niệm về lịch sử có tính cách chung quả luận, thì những môn sinh còn trẻ như Ludwig Feuerbach, Bruno Bauer hay Karl Marx, và cả Kierkegaard hay về sau này Schelling, v.v... đã phê bình Hegel là đã bỏ qua thực tại cụ thể. Ảnh hưởng của Hegel trên những khuynh hướng tư tưởng đó vẫn tiếp tục tồn tại cho tới những trào lưu hiện sinh với những tên tuổi như Jean-Paul Sartre hay Martin Heidegger và rồi mãi cho tới nhóm trí thức khuynh hướng Frankfurt.
Sự đón nhận và tiếp tục phát triển triết học Hegel đã xảy khác hẳn vào hậu bán thế kỷ XIX ở Ý, ở Anh và ở các nước Tư-lạp-phu (Đông Âu), cũng như ở bắc Mỹ (người ta nghĩ ngay đến những tên tuổi như Charles Sander Peirce hay ngày nay đến Robert Brandom), nơi ông đã từng hành động như người phát huy truyền thống. Sự tiếp nhận rộng rãi này chứng minh cho thấy được ít nhất là một phương diện của tư duy Hegel, đó là cuộc hành trình của ý thức triết học vẫn còn dài, chứ chưa thể kết thúc nay mai được.
______________________
Sách tham khảo:
Georg Wilhelm Friedrich Hegel: Phänomenologie des Geistes. Felix Meiner Verlag, 1986, 631 Seiten.
Văn Hóa
Một Chút Gì Của Thiên Ðường
Bùi Hữu Thư
11:13 12/09/2008
Một Chút Gì Của Thiên Ðường
Có một chút gì đó của Thiên Ðường,
Trong mỗi người con cái Chúa yêu thương,
Vì hạt giống phát sinh từ Ðức Ái,
Ðược gieo trên đất mầu mỡ lạ thường.
Và một khi Thánh Thần đã đến ngự,
Sẽ biến thành tuyệt tác giữa trần gian.
Có một chút gì đó của Thiên đàng,
Khi lời cầu Chúa đáp trả chứa chan.
Và mỗi khi kinh cầu được đáp ứng,
Có Chúa Trời hiện diện giữa vinh quang.
Có một chút gì đó của Thiên đàng,
Trong mỗi bài Thánh Vịnh được hát vang,
Vì mỗi khi ta ca tụng Thiên Chúa,
Là thế gian rực sáng vẻ huy hoàng.
Có một chút gì đó của Thiên đàng,
Trong mỗi giờ mỗi phút sống bình an,
Vì lòng thương Chúa nhân hiền từ ái,
Luôn giữ gìn, săn sóc được an khang.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Nắng
Thérésa Nguyễn
00:09 12/09/2008
BIỂN NẮNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Vị mặn nồng chan chứa thiết tha
Của ước thề đôi ta đã hẹn
Thời gian trôi há dễ phôi pha.
(Trích thơ của Hương Xuân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vũ Khúc Mặt Trời
Lm. Trần Cao Tường
12:13 12/09/2008
VŨ KHÚC MẶT TRỜI - Sundance
Ảnh của Cao Tường (Tại Vịnh San Francisco)
Em ơi, ánh sáng nhảy múa giữa cuộc đời và gẩy khúc nhạc tình trong tim anh.
Trời mở rộng, gió ùa man rợ, trái đất ngập tiếng cười.
Light, my light, the world-filling light, the eye-kissing light, heart-sweetening light! Ah, the light dances, my darling, at the center of my life; the light strikes, my darling, the chords of my love; the ksy opens, the wind runs wild,laughter passes over the earth.
(Tagore, Gitanjali, Lời Dâng #57)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền