Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 24A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:28 08/09/2020
(Mt. 18:21-35)
THA THỨ
Anh em xúc phạm đến con,
Bao lần tha thứ, vẹn tròn chữ yêu.
Bảy lần chưa gọi là nhiều,
Bảy mươi lần bảy, đốt thiêu cõi lòng.
Tha rồi quên hết cầu mong,
Tâm hồn thanh thản, thong dong cuộc đời.
Chúa tha tội lỗi mọi người,
Bạo hành giết chết, một lời xin tha.
Người đời mắc nợ thẩm tra,
Van lơn khất hẹn, chủ tha hạn kỳ.
Vui mừng thoát nợ ra đi,
Bạn bè thiếu nợ, anh ghi làm lòng.
Ngục tù giam hãm trả xong,
Hăm he hiếp đáp, trông mong trả dần.
Chủ nhà xét hỏi nợ nần,
Gọi tên độc ác, tới gần hỏi han.
Ta tha số nợ muôn vàn,
Lòng ngươi ích kỷ, lạm càn đắng cay.
Lý hình xử phạt thẳng ngay,
Công bằng đáp trả, khốn thay gian tà.
Tha thứ là món qùa đẹp. Tha thứ là một trong những tương quan rất quan trọng trong đời sống con người. Qua sự tha thứ, chúng ta sẽ tìm được sự cảm thông và an bình trong tâm hồn.
Chúa Giêsu đã yêu thương tha thứ cho chúng ta, ngay cả trước khi chúng ta chạy đến với Ngài trong Bí Tích Hòa Giải. Chúa là mẫu gương cao vời nhất của sự tha thứ. Trên thập giá, sau những trận đòn đánh, khạc nhổ, phỉ báng, lột trần và đóng đinh vào thập giá. Chúa Giêsu không những xin Cha tha thứ cho họ mà còn biện hộ cho họ rằng họ đã không biết việc họ làm.
Ai trong chúng ta cũng có những kinh nghiệm của sự hiểu lầm, ghen ghét, bội phản, gây chia rẽ, bôi nhọ và khinh bỉ. Chúng ta cảm thấy đau đớn và buồn giận. Chúng ta phải ứng xử thế nào với những hành động xúc phạm tiêu cực này.
Đã có nhiều người cứ tích trữ những ghen ghét và hờn giận ngày này qua ngày khác. Chính họ đã giới hạn và cầm tù mình trong hận thù. Họ bị ảnh hưởng của những phim truyện dài, luôn luôn thúc đẩy phải trả thù. John Powel kể câu truyện: Người đàn bà trẻ không thể tha thứ cho những lỗi lầm của chồng. Cô tìm cách tự tử kết thúc cuộc đời trong lòng biển. Trước đó, cô bước đi dọc theo bờ biển trong đau buồn và tuyệt vọng. Bỗng nhiên, như có giọng nói phía sau, cô nhìn lại và kìa sóng đã vỗ trôi dạt xóa đi tất cả dấu vết chân cuộc đời. Xóa đi quá khứ của giân hờn. Cô thức tỉnh và quyết định trở về và làm lại từ đầu.
Hãy tha thứ và sẽ được thứ tha. Kinh nghiệm hằng ngày cho chúng ta biết, nếu chúng ta còn chất chứa những thù hằn và bất đồng, chúng ta sẽ không có bình an. Muốn có được sự an bình thanh thản, chúng ta hãy bỏ qua và tha thứ. Tha như Chúa đã tha cho chúng ta. Chúng ta đọc kinh hằng ngày: Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Ai trong chúng ta cũng có lỗi lầm và xúc phạm. Chúng ta cũng muốn tha và được tha. Như Chúa Giêsu đã dậy: Không phải tha chỉ bảy lần, mà tha đến bảy mươi lần bảy. Lạy Chúa, xin thêm sức mạnh cho chúng con để chúng con biết tha thứ cho nhau và tha thứ cho chính chúng con nữa.
THỨ HAI, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 7, 1-10).
CỨU CHỮA
Vài người kỳ lão van xin,
Thầy ơi cứu chữa, đoái nhìn bệnh nhân.
Sĩ quan cầu cứu người thân,
Nguy cơ sắp chết, rất cần Thầy thương.
Chúa đi theo bước lên đường,
Báo người thân cận, đón đường nài van.
Chúng tôi không dám phiền than,
Nhà tôi không xứng, chuyển van lời mời,
Lạy Thầy, xin phán một lời,
Bệnh tình đầy tớ, sẽ rời mau thôi.
Có nhiều quân lính của tôi,
Sẵn sàng tuân lệnh, lên đồi xuống non.
Niềm tin mạnh mẽ vuông tròn,
Chúa khen viên chức, sắt son tấm lòng.
Xin ơn lành mạnh cầu mong,
Về nhà đầy tớ, cận vong phục hồi.
THỨ BA, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 7, 11-17).
CHỖI DẬY
Con trai quí nhất qua đời,
Cảm thương mẹ góa, một thời đơn côi.
Đám đông chia xẻ khúc nhôi,
Mẹ con xa cách, hỡi ôi thảm sầu.
Cuộc đời muôn nỗi bể dâu
Động lòng thương xót, cầu bầu thi ân.
Người khiêng đứng lại dừng chân,
Quan tài, Chúa chạm, người thân sống còn.
Thương đau khóc lóc mỏi mòn
Chúa truyền chỗi dậy, trao con mẹ hiền.
Bà con lối xóm mọi miền,
Ngợi khen Con Chúa, ngạc nhiên vô cùng.
Tiên tri xuất hiện trong vùng,
Viếng thăm dân tộc, bao dung tấm lòng.
Loài người chờ đợi khát mong,
Chứng nhân phép lạ, dõi dòng loan tin.
THỨ TƯ, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 7, 31-35).
SO SÁNH
Người đời lắm chuyện ai ơi,
Ở sao cho khéo, thói đời dèm pha.
Ngồi xem so sánh gần xa,
Đua đòi bắt bẻ, gây ra lỗi lầm.
Trẻ em đường phố thành tâm,
Đùa vui thối sáo, âm thầm chẳng theo.
Bi ai ngâm giọng phường chèo,
Chẳng ai than khóc, sầu gieo trong lòng.
Gio-an Tẩy Giả tinh trong,
Không ăn không uống, theo dòng tà ma.
Con Người ăn uống vui ca,
Mê ăn tham uống, xấu xa tội đời.
Bạn bè tội lỗi đầy vơi,
Ghen tương xét đoán, gây lời dối gian.
Thành tâm suy gẫm nài van,
Nhận ra dấu chỉ, ơn ban bởi trời.
THỨ NĂM, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 7, 36-50).
YÊU MẾN
Ngỏ lời mời Chúa vào nhà,
Một người Biệt Phái, mặn mà đón đưa.
Lạ thay phụ nữ vô bừa,
Mang bình bạch ngọc, đổ thừa xức chân.
Bà ta nức nở tới gần,
Quì bên cạnh Chúa, hôn chân khóc ròng.
Gia đình Biệt Phái bên trong,
Vấn vương tự hỏi, trong lòng nghĩ sao.
Tiên tri thấu tỏ trên cao,
Người này phạm tội, biết bao lỗi lầm.
Đôi lời gợi ý thâm tâm,
Nợ nhiều, nợ ít, tha cầm sạch trơn.
Ai thương ông chủ nhiều hơn,
Tha nhiều món nợ, mang ơn bội phần.
Chúa thương tha tội gian trần,
Yêu nhiều tha hết, hồng ân diệu vời.
THỨ SÁU, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 8, 1-3).
NHÂN CHỨNG
Ra đi rao giảng Tin mừng,
Cùng đoàn môn đệ, vào từng làng quê.
Chúa thương giảng dậy chẳng nề,
Đơn sơ nghèo khó, cận kề yêu thương.
Nhiều người theo Chúa trên đường,
Tin Mừng Nước Chúa, muôn phương đón chào.
Người giầu, kẻ khó, khát khao,
Tông đồ môn đệ, truyền rao chí tình.
Đàn ông, phụ nữ, hết mình,
Đi làm nhân chứng, tâm linh rạng ngời.
Hân hoan sánh bước vào đời,
Chia phần của cải, cho người khó khăn.
Dù bao gian khó cản ngăn,
Hăng say nhiệt huyết, xả lăn rao truyền.
Nguồn thiêng ân phúc tinh tuyền,
Yêu thương liên kết, thề nguyền tin yêu.
THỨ BẢY, TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN
(Lc 8, 4-15).
GIEO GIỐNG
Dụ ngôn gieo giống đức tin,
Người gieo hạt giống, mắt nhìn khắp nơi.
Tay vung gieo hạt vào đời,
Vệ đường rơi rớt, chim trời mổ nhanh.
Hạt rơi đá sỏi bộ hành,
Héo đi nhanh chóng, không thành chồi non.
Bụi gai rơi hạt bé con,
Um tùm bóp nghẹt, héo hon nắng ngày.
Hạt rơi đất tốt mọc ngay,
Sinh hoa kết trái, mong thay ơn trời.
Đức tin hạt giống mọi thời,
Gieo lòng nhân thế, mỗi người lắng nghe.
Nghe rồi quên lãng hội hè,
Vui lòng đón nhận, nào dè tháo lui.
Tâm hồn thiện hảo mài dùi,
Lắng nghe Lời Chúa, an vui tâm hồn.
Một sự dịch chuyển về phía Thiên Chúa
Lm Minh Anh
23:59 08/09/2020
MỘT SỰ DỊCH CHUYỂN VỀ PHÍA THIÊN CHÚA
“Phúc thay các ngươi là những kẻ nghèo khó”;
“Khốn thay các ngươi là những người giàu có”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một tình trạng, một điều kiện của tâm hồn; một cái gì đó ở trạng thái tỉnh, khi Chúa Giêsu đưa ra các mối phúc, mối hoạ, trong đó một linh hồn đang trải qua. Thế nhưng, phụng vụ Lời Chúa hôm nay còn nói đến một sự dịch chuyển, dịch chuyển từ thấp lên cao, từ đất lên trời, từ đời tạm đến đời đời như là một sự dịch chuyển về phía Thiên Chúa.
Với ‘bốn phúc, bốn hoạ’, chúng ta được mời gọi tự hỏi, vậy thì tôi đang ở đâu; tôi được chúc phúc hay bị chúc dữ; tôi có chỗ trong danh sách “phúc thay” không; sao tôi dám ảo tưởng mình có thể chen chân vào đó; hay tôi đang ở trong danh sách “khốn thay”?. Bởi lẽ, dù không giàu nhưng ít nhiều, tôi cũng có của cải; không cao lương mỹ vị nhưng ngày nào tôi cũng đủ no; không phải thường xuyên vui như đám cưới nhưng tôi luôn cười nhiều hơn khóc và ít nhiều, tôi cũng được người đời xưng tụng. Dưới con mắt thế gian, tôi là người hạnh phúc, nhưng có chắc như vậy không; phúc của tôi có phải là phúc thật không; hay tôi tưởng là hạnh phúc đang khi tôi bất hạnh? Và nếu tôi không hạnh phúc, thì đúng rồi, Chúa Giêsu có lý, “Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có; khốn cho các ngươi là những kẻ đang no nê; khốn cho các ngươi là những kẻ đang vui cười; khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng”. Vậy thì làm sao để dịch chuyển từ “hoạ” sang “phúc”?
Trong bài đọc thứ nhất, khi nhìn xuống đất thấp với những gì đang có đó, Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta cách dịch chuyển. Ngài chỉ ra cái chóng qua, tạm bợ ở đời này, nơi mà mỗi người đang đi qua như một lữ khách; cùng lúc, ngài bày cho chúng ta phương thế, “Thời gian vắn vỏi, ai vui mừng, hãy như chẳng mừng vui; ai mua sắm hãy như không có gì; kẻ hưởng dùng đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang qua đi”. Ngài nhắn nhủ chúng ta đừng quá gắn bó với của cải đời này để không bị ràng buộc hầu có thể thanh thoát dịch chuyển đến những của cải bền vững hơn, niềm vui lớn lao hơn; và như vậy, dịch chuyển hướng về phía Thiên Chúa, một dịch chuyển mang tính đời đời.
Trong Tin Mừng, nhiều lần, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách thức dịch chuyển, “Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa, mọi sự khác, Người sẽ ban cho sau”; “Hãy dùng tiền của mà mua lấy Nước Trời, mua lấy bạn hữu”; “Hãy sắm cho mình những kho báu trên trời, nơi trộm cắp không vãng lai và mối mọt không làm hư hao”. Như thế, các mối phúc của Chúa Giêsu vượt xa những gì có ý nghĩa tức thời; chúng cho phép chúng ta sống trên một cấp độ hoàn toàn mới của đức tin, hy vọng và tình yêu; chúng cho thấy những giá trị đời đời, mời gọi con người dịch chuyển từ hèn hạ đến cao thượng, từ đất thấp lên trời cao, từ con người đến Thiên Chúa
.
Trong tập hồi ký Titanic & Những Điều Vĩ Đại Chưa Kể, thuyền phó Charles Lightoller tiết lộ một trong những bí mật giấu kín nửa đời người. John Astor IV, một nhà kinh doanh, nhà phát minh và nhà văn nổi tiếng, cũng là một trong những người giàu nhất thế giới bấy giờ. Sau khi đưa vợ đang mang thai 5 tháng lên thuyền cứu hộ; một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà, ông hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần ra xa, “Anh yêu hai mẹ con em!”. Thuyền phó ra lệnh, “Astor lên thuyền!”; nhưng ông kiên quyết, “Tôi thích cách nói cơ bản nhất bảo vệ phái yếu, Ladies first!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một phụ nữ. Vài ngày sau, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ phụ nữ và trẻ em; bảo vệ nhân cách.
Anh Chị em,
Dịch chuyển về phía Thiên Chúa là quên mình, là trở nên cao thượng, vị tha; đó là những con người biết dành cho mình một kho báu trên trời. Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô tỉ, biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” Titanic thành những biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.
Hôm nay, được lắng nghe những lời này, chúng ta thật có phúc nếu mỗi người biết dịch chuyển trong ân sủng và sự chỉ bảo của Chúa Thánh Thần; vì ở bất cứ cương vị nào, bậc sống nào, sống thánh đến bao nhiêu… thì lời mời gọi dịch chuyển vẫn còn đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con được chúc phúc; nhờ ơn Chúa, mỗi ngày, con được phúc nhiều hơn, khi con biết mở tai, mở tâm và mở tay để sống lòng thương xót của Thiên Chúa với anh chị em mình”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Bernardo nhận định thoả thuận Vatican-Bắc Kinh đã mang lại thành quả quá ít ỏi
J.B. Đặng Minh An dịch
01:26 08/09/2020
Ngày 22 tháng 9 tới đây, Tòa Thánh có thể sẽ gia hạn thêm thoả thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục. Dưới đây là nhận định của Cha Bernardo, giám đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Khi Vatican chuẩn bị gia hạn thỏa thuận lịch sử với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục vào cuối tháng này, một trong những chuyên gia hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề Trung Quốc đã lập luận rằng mặc dù mong muốn đối thoại là điều dễ hiểu, nhưng hai năm sau thỏa thuận này, thành quả thu được là quá ít ỏi.
“Tôi hiểu sự tích cực, sự cám dỗ để có mối quan hệ này với Trung Quốc, nhưng tôi phải nói rằng có rất ít kết quả, ” Cha Bernardo Cervellera nói, và bày tỏ hy vọng rằng “Vatican, khi gia hạn thỏa thuận này, thay vì vẫn tiếp tục chiều chuộng nhiều hơn các yêu cầu của Trung Quốc, cần phải đặt nhiều yêu cầu hơn tương xứng với các yêu cầu của họ”.
Cha Bernardo là giám đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại và từng là một linh mục hoạt động nhiều năm ở Trung Quốc.
Ngài đã phát biểu trong một cuộc thảo luận trực tuyến ngày 4 tháng 9 do Viện Acton, một tổ chức Công Giáo đấu tranh cho tự do tôn giáo, tổ chức, đã đưa ra đánh giá của ngài về tình trạng của lục địa Á Châu trong bối cảnh đại dịch coronavirus và luật an ninh quốc gia mới ở Hương Cảng.
Nói về thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục mà Vatican đã thực hiện với Trung Quốc vào năm 2018, và sẽ được gia hạn trong tháng này, Cha Bernardo lưu ý rằng nhiều quan chức Vatican đã ca ngợi thỏa thuận này là một điều gì đó vừa tích cực vừa có hiệu quả, trong khi “Trung Quốc đã không bao giờ nói bất cứ điều gì.”
Ngài đề cập đến một bài báo được đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó trích dẫn các quan chức Vatican ca ngợi thỏa thuận, nhưng không hề đề cập đến ý kiến từ các thành viên của bọn cầm quyền Trung Quốc.
Ngài nhận định rằng việc Trung Quốc giữ im lặng về thỏa thuận này để lại cho ngài ấn tượng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể coi hiệp định này là một điều gì đó có chút tích cực nào đó, nhưng theo quan điểm của họ, “những rủi ro ngày càng tăng đến mức họ phải yêu cầu Vatican đáp ứng mọi thứ.”
Ngài nhấn mạnh rằng, mọi thứ, theo nghĩa này, có nghĩa là “Vatican phải cho phép mọi thứ mà Trung Quốc làm, và chắc chắn phải làm gián đoạn quan hệ với Đài Loan.”
“Đây chắc chắn là động cơ cơ bản khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc rất quan tâm đến mối quan hệ với Vatican. Bởi vì như thế, họ có thể lấy đi của Đài Loan đại sứ quán duy nhất mà nước này có thể có ở Âu châu”
Hiện nay Đài Loan có quan hệ ngoại giao với chỉ 15 quốc gia, và Tòa thánh là mối quan hệ ngoại giao duy nhất của họ ở Âu châu.
Cha Bernardo thừa nhận rằng ngài hiểu lý do tại sao việc theo đuổi đối thoại với Trung Quốc lại hấp dẫn đối với nhièu người, vì kể từ khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền Đảng Cộng sản vào năm 1949, cánh cửa đã đóng chặt, bất chấp mọi nỗ lực từ các vị giáo hoàng trước đó, bao gồm cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ XVI.
“Trung Quốc không bao giờ muốn có một mối quan hệ; họ luôn đóng cửa. Họ không bao giờ muốn đối thoại. Giờ đây, Vatican đã có chủ đề đối thoại rất mỏng này, tôi hiểu rằng họ muốn giữ nó, ” Cha Bernardo nói, nhưng nói thêm rằng theo quan điểm của ngài, cho đến nay sau khi thỏa thuận được ký kết đã hai năm, có rất ít thành quả.
Ngài nói: “Bản thân thỏa thuận này là nhằm bổ nhiệm các giám mục mới, nhưng từ khi đạt được thỏa thuận cho đến nay, không một giám mục mới nào được bổ nhiệm”. Cha Bernardo lưu ý rằng hai giám mục đã được bổ nhiệm và ba vị khác đã được Bắc Kinh công nhận trong hai năm qua, đều đã được lựa chọn nhiều năm trước khi thỏa thuận được ký năm 2018.
“Vì vậy, ta không thể nói rằng nhờ có thỏa thuận mà tất cả những điều này đã xảy ra.”
Trong thực tế, cả ba vị vừa được Bắc Kinh công nhận là các vị đã chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước. Nhiều người không ngại gọi các ngài là các “hồi chánh viên”. Và cùng với hành động hồi chánh này 3 giáo phận thầm lặng bị xóa sổ.
Cha Bernardo cũng đưa ra đánh giá của mình về lục địa Á Châu trong mối tương quan với đại dịch coronavirus, nhấn mạnh ba yếu tố mà ngài nói là nổi bật trong vài năm qua, một số yếu tố đó đã được làm rõ hơn trong bối cảnh coronavirus và các cuộc biểu tình ở Hương Cảng.
Các nền kinh tế của Á Châu, bao gồm Trung Quốc, đã quỵ ngã “trên đầu gối” bởi coronavirus, nhưng các nhà lãnh đạo trong khu vực, theo nhận xét của Cha Bernardo, đang ngày càng “kiêu ngạo”. Cha Bernardo giải thích thêm rằng, điều này có nghĩa là “họ không còn cố gắng muốn duy trì hình ảnh của một người cởi mở”.
Ngài nói: “Tất cả họ đều đang biến đổi thành những nhà độc tài muốn tồn tại trong nhiều thập kỷ.” Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan và Miến Điện là nạn nhân của xu hướng mới này, là điều mà theo Cha Bernardo thường dẫn đến việc “bóp nghẹt nhân quyền một cách thẳng thừng” đặc biệt đối với những người thiểu số, là những người mà số phận của họ không gây ra chút chú ý đáng kể nào đối với cộng đồng toàn cầu.
Cùng với điều này là sự bồn chồn ngày càng tăng trong giới trẻ, những người muốn “tìm kiếm ý nghĩa nào đó cho cuộc sống và công việc của họ. Trong khi phần lớn nền văn hóa Á Châu theo truyền thống tập trung vào cộng đồng, những người trẻ tuổi trên lục địa này ngày càng chú trọng đến ý nghĩa của một tình huống nhất định đối với cá nhân họ.”
“Đây là một điều gì đó rất mới, đây là một điều gì đó đang tạo ra sự xáo trộn ở nhiều nơi ở Á Châu”, Cha Bernardo nói và nhận định rằng đây là điều đã xảy ra đặc biệt ở Hương Cảng, nơi các cuộc biểu tình quy mô lớn hầu hết do giới trẻ đảm trách, một số trong những người biểu tình chỉ mới 13 hoặc 14 tuổi.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, Hương Cảng đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lớn, đầu tiên là phản đối một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, mặc dù dự luật đó cuối cùng đã được rút lại, và giờ đây là một biện pháp an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh soạn thảo nhằm ngăn chặn những gì họ gọi là “chủ nghĩa khủng bố”, “mưu toan lật đổ”, “và sự can thiệp nước ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Hương Cảng”.
“Vấn đề của những người trẻ ở Hương Cảng, là họ mạo hiểm tất cả những điều này để phản đối Trung Quốc, chống lại nhà cầm quyền, và họ có nguy cơ không tìm được việc làm. Họ có nguy cơ không được đi học phổ thông hay vào đại học, bởi vì Trung Quốc đang thực hiện những luật lệ của chúng rất rất nghiêm ngặt. Vì vậy, những người trẻ tuổi này thực sự đang mạo hiểm mọi thứ, nhưng để làm gì? Thưa: Vì sự tự do của họ.”
Đây là những người trẻ tuổi “muốn vượt qua chủ nghĩa cực đoan, và các ý thức hệ”. Cha Bernardo nói thêm rằng ở Trung Quốc “không ai tin vào chủ nghĩa cộng sản. Không một ai. Nhiều người đặt mình dưới gốc cây Cộng sản, không phải vì tin tưởng nhưng chỉ vì lợi ích từ xã hội”.
“Ở Trung Quốc, bạn luôn có tội và phải chứng minh mình vô tội. Không phải là bạn vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, mà là ngược lại. Mọi thứ đều phục vụ cho đảng.”
Cha Bernardo cũng chỉ ra sự phát triển nhanh chóng của Giáo Hội Công Giáo trên lục địa Á Châu, và lưu ý rằng trong khi Á Châu chỉ chứa hơn một nửa dân số toàn cầu, với khoảng 3 tới 4 tỷ người, thì có khoảng 120 đến 130 triệu người Công Giáo. Đó là một con số đầy “ấn tượng” trong bối cảnh các Kitô hữu chỉ là một thiểu số thường xuyên bị bách hại.
“Ít nhất 60 phần trăm các nước Á Châu có vấn đề với tự do tôn giáo. Dù thế, Giáo hội bị đàn áp và bị giới hạn về tự do tôn giáo này, vẫn đang gia tăng 5% mỗi năm, ” trong khi tại Âu châu, số lượng tín hữu Kitô phần lớn chỉ giữ nguyên được nhờ vào dòng Kitô hữu di cư.
Số trẻ sơ sinh con cái của các tín hữu Kitô di cư sang Âu Châu đang cân bằng số người chết, nhưng Cha Bernardo lưu ý rằng so với các khu vực khác trên thế giới như Á Châu và Phi Châu, thì ở Âu Châu “có rất ít động lực cho việc truyền giáo.”
Source:CruxAs Vatican ponders China deal, expert says it’s brought ‘little fruit’
Khi Vatican chuẩn bị gia hạn thỏa thuận lịch sử với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục vào cuối tháng này, một trong những chuyên gia hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề Trung Quốc đã lập luận rằng mặc dù mong muốn đối thoại là điều dễ hiểu, nhưng hai năm sau thỏa thuận này, thành quả thu được là quá ít ỏi.
“Tôi hiểu sự tích cực, sự cám dỗ để có mối quan hệ này với Trung Quốc, nhưng tôi phải nói rằng có rất ít kết quả, ” Cha Bernardo Cervellera nói, và bày tỏ hy vọng rằng “Vatican, khi gia hạn thỏa thuận này, thay vì vẫn tiếp tục chiều chuộng nhiều hơn các yêu cầu của Trung Quốc, cần phải đặt nhiều yêu cầu hơn tương xứng với các yêu cầu của họ”.
Cha Bernardo là giám đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại và từng là một linh mục hoạt động nhiều năm ở Trung Quốc.
Ngài đã phát biểu trong một cuộc thảo luận trực tuyến ngày 4 tháng 9 do Viện Acton, một tổ chức Công Giáo đấu tranh cho tự do tôn giáo, tổ chức, đã đưa ra đánh giá của ngài về tình trạng của lục địa Á Châu trong bối cảnh đại dịch coronavirus và luật an ninh quốc gia mới ở Hương Cảng.
Nói về thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục mà Vatican đã thực hiện với Trung Quốc vào năm 2018, và sẽ được gia hạn trong tháng này, Cha Bernardo lưu ý rằng nhiều quan chức Vatican đã ca ngợi thỏa thuận này là một điều gì đó vừa tích cực vừa có hiệu quả, trong khi “Trung Quốc đã không bao giờ nói bất cứ điều gì.”
Ngài đề cập đến một bài báo được đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó trích dẫn các quan chức Vatican ca ngợi thỏa thuận, nhưng không hề đề cập đến ý kiến từ các thành viên của bọn cầm quyền Trung Quốc.
Ngài nhận định rằng việc Trung Quốc giữ im lặng về thỏa thuận này để lại cho ngài ấn tượng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể coi hiệp định này là một điều gì đó có chút tích cực nào đó, nhưng theo quan điểm của họ, “những rủi ro ngày càng tăng đến mức họ phải yêu cầu Vatican đáp ứng mọi thứ.”
Ngài nhấn mạnh rằng, mọi thứ, theo nghĩa này, có nghĩa là “Vatican phải cho phép mọi thứ mà Trung Quốc làm, và chắc chắn phải làm gián đoạn quan hệ với Đài Loan.”
“Đây chắc chắn là động cơ cơ bản khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc rất quan tâm đến mối quan hệ với Vatican. Bởi vì như thế, họ có thể lấy đi của Đài Loan đại sứ quán duy nhất mà nước này có thể có ở Âu châu”
Hiện nay Đài Loan có quan hệ ngoại giao với chỉ 15 quốc gia, và Tòa thánh là mối quan hệ ngoại giao duy nhất của họ ở Âu châu.
Cha Bernardo thừa nhận rằng ngài hiểu lý do tại sao việc theo đuổi đối thoại với Trung Quốc lại hấp dẫn đối với nhièu người, vì kể từ khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền Đảng Cộng sản vào năm 1949, cánh cửa đã đóng chặt, bất chấp mọi nỗ lực từ các vị giáo hoàng trước đó, bao gồm cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thứ XVI.
“Trung Quốc không bao giờ muốn có một mối quan hệ; họ luôn đóng cửa. Họ không bao giờ muốn đối thoại. Giờ đây, Vatican đã có chủ đề đối thoại rất mỏng này, tôi hiểu rằng họ muốn giữ nó, ” Cha Bernardo nói, nhưng nói thêm rằng theo quan điểm của ngài, cho đến nay sau khi thỏa thuận được ký kết đã hai năm, có rất ít thành quả.
Ngài nói: “Bản thân thỏa thuận này là nhằm bổ nhiệm các giám mục mới, nhưng từ khi đạt được thỏa thuận cho đến nay, không một giám mục mới nào được bổ nhiệm”. Cha Bernardo lưu ý rằng hai giám mục đã được bổ nhiệm và ba vị khác đã được Bắc Kinh công nhận trong hai năm qua, đều đã được lựa chọn nhiều năm trước khi thỏa thuận được ký năm 2018.
“Vì vậy, ta không thể nói rằng nhờ có thỏa thuận mà tất cả những điều này đã xảy ra.”
Trong thực tế, cả ba vị vừa được Bắc Kinh công nhận là các vị đã chấp nhận gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước. Nhiều người không ngại gọi các ngài là các “hồi chánh viên”. Và cùng với hành động hồi chánh này 3 giáo phận thầm lặng bị xóa sổ.
Cha Bernardo cũng đưa ra đánh giá của mình về lục địa Á Châu trong mối tương quan với đại dịch coronavirus, nhấn mạnh ba yếu tố mà ngài nói là nổi bật trong vài năm qua, một số yếu tố đó đã được làm rõ hơn trong bối cảnh coronavirus và các cuộc biểu tình ở Hương Cảng.
Các nền kinh tế của Á Châu, bao gồm Trung Quốc, đã quỵ ngã “trên đầu gối” bởi coronavirus, nhưng các nhà lãnh đạo trong khu vực, theo nhận xét của Cha Bernardo, đang ngày càng “kiêu ngạo”. Cha Bernardo giải thích thêm rằng, điều này có nghĩa là “họ không còn cố gắng muốn duy trì hình ảnh của một người cởi mở”.
Ngài nói: “Tất cả họ đều đang biến đổi thành những nhà độc tài muốn tồn tại trong nhiều thập kỷ.” Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan và Miến Điện là nạn nhân của xu hướng mới này, là điều mà theo Cha Bernardo thường dẫn đến việc “bóp nghẹt nhân quyền một cách thẳng thừng” đặc biệt đối với những người thiểu số, là những người mà số phận của họ không gây ra chút chú ý đáng kể nào đối với cộng đồng toàn cầu.
Cùng với điều này là sự bồn chồn ngày càng tăng trong giới trẻ, những người muốn “tìm kiếm ý nghĩa nào đó cho cuộc sống và công việc của họ. Trong khi phần lớn nền văn hóa Á Châu theo truyền thống tập trung vào cộng đồng, những người trẻ tuổi trên lục địa này ngày càng chú trọng đến ý nghĩa của một tình huống nhất định đối với cá nhân họ.”
“Đây là một điều gì đó rất mới, đây là một điều gì đó đang tạo ra sự xáo trộn ở nhiều nơi ở Á Châu”, Cha Bernardo nói và nhận định rằng đây là điều đã xảy ra đặc biệt ở Hương Cảng, nơi các cuộc biểu tình quy mô lớn hầu hết do giới trẻ đảm trách, một số trong những người biểu tình chỉ mới 13 hoặc 14 tuổi.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, Hương Cảng đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lớn, đầu tiên là phản đối một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, mặc dù dự luật đó cuối cùng đã được rút lại, và giờ đây là một biện pháp an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh soạn thảo nhằm ngăn chặn những gì họ gọi là “chủ nghĩa khủng bố”, “mưu toan lật đổ”, “và sự can thiệp nước ngoài vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Hương Cảng”.
“Vấn đề của những người trẻ ở Hương Cảng, là họ mạo hiểm tất cả những điều này để phản đối Trung Quốc, chống lại nhà cầm quyền, và họ có nguy cơ không tìm được việc làm. Họ có nguy cơ không được đi học phổ thông hay vào đại học, bởi vì Trung Quốc đang thực hiện những luật lệ của chúng rất rất nghiêm ngặt. Vì vậy, những người trẻ tuổi này thực sự đang mạo hiểm mọi thứ, nhưng để làm gì? Thưa: Vì sự tự do của họ.”
Đây là những người trẻ tuổi “muốn vượt qua chủ nghĩa cực đoan, và các ý thức hệ”. Cha Bernardo nói thêm rằng ở Trung Quốc “không ai tin vào chủ nghĩa cộng sản. Không một ai. Nhiều người đặt mình dưới gốc cây Cộng sản, không phải vì tin tưởng nhưng chỉ vì lợi ích từ xã hội”.
“Ở Trung Quốc, bạn luôn có tội và phải chứng minh mình vô tội. Không phải là bạn vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, mà là ngược lại. Mọi thứ đều phục vụ cho đảng.”
Cha Bernardo cũng chỉ ra sự phát triển nhanh chóng của Giáo Hội Công Giáo trên lục địa Á Châu, và lưu ý rằng trong khi Á Châu chỉ chứa hơn một nửa dân số toàn cầu, với khoảng 3 tới 4 tỷ người, thì có khoảng 120 đến 130 triệu người Công Giáo. Đó là một con số đầy “ấn tượng” trong bối cảnh các Kitô hữu chỉ là một thiểu số thường xuyên bị bách hại.
“Ít nhất 60 phần trăm các nước Á Châu có vấn đề với tự do tôn giáo. Dù thế, Giáo hội bị đàn áp và bị giới hạn về tự do tôn giáo này, vẫn đang gia tăng 5% mỗi năm, ” trong khi tại Âu châu, số lượng tín hữu Kitô phần lớn chỉ giữ nguyên được nhờ vào dòng Kitô hữu di cư.
Số trẻ sơ sinh con cái của các tín hữu Kitô di cư sang Âu Châu đang cân bằng số người chết, nhưng Cha Bernardo lưu ý rằng so với các khu vực khác trên thế giới như Á Châu và Phi Châu, thì ở Âu Châu “có rất ít động lực cho việc truyền giáo.”
Source:Crux
Đất Hứa - Terra Futura: Tác phẩm mới về hệ sinh thái toàn diện theo tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thanh Quảng sdb
06:22 08/09/2020
Đất Hứa - “Terra Futura”: Tác phẩm mới về hệ sinh thái toàn diện theo tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Ba cuộc trao đổi giữa tác giả “Đất Hứa” - “TerraFutura” với Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhập tâm vào tâm trí của Carlo Petrini, tác giả và sáng lập viên Phong trào “Thức ăn thẩm thấu” và hoạt động cho môi sinh.
(Tin Vatican)
Nguyên tác tác phẩm được viết bằng tiếng ý và đang được dịch sang các ngôn ngữ khác, nói lên những tâm tư của Đức Thánh Cha Phanxicô về hệ sinh thái toàn diện.
Tác giả, Carlo Petrini, là người sáng lập phong trào “Thức ăn thẩm thấu” toàn cầu, được thành lập vào những năm 1980 nhằm bảo vệ truyền thống của thời đại trước xu hướng kinh tế và văn hóa “thức ăn nhanh” đang gia tăng. Kể từ đó, chiến dịch đã phát triển, bao trùm toàn diện các lãnh vực thực phẩm và lối sống, trước mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, kinh tế và xã hội.
Cuốn sách mới này của Petrini bắt nguồn từ mong ước duy trì và cổ súy lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để giải quyết và thay đổi một mô hình đang hủy phá dẫn đến bất công xã hội và hủy hoại môi trường và kiến tạo hành động nhằm “Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta”, như Đức Thánh Cha viết trong Tông huấn “Laudato Sí” vào năm 2015.
Dựa trên khái niệm về “sinh thái toàn diện”, cuốn sách dựa trên ba cuộc trao đổi cá nhân “thẳng thắn và thân thiện” giữa Petrini và Đức Thánh Cha, những người tha thiết, cam kết cùng nhau “vun trồng và bảo vệ” tài sản của hành tinh trái đất chúng ta với sự tôn trọng và lưu tâm; vì cuộc sống và sinh kế của tất cả cư dân chung sống trong bầu khí quyển, trong tình đoàn kết hỗ tương.
Ba cuộc trao đổi này được diễn ra trong những thời khắc đặc biệt và quan trọng của lịch sử: cuộc trao đổi đầu tiên vào năm 2018 sau trận động đất thảm khốc ở miền trung nước Ý; lần thứ hai vào năm 2019 ngay trước khi khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục vùng Amazon; và lần thứ ba vào năm 2020 giữa đại dịch Covid-19.
Bộ sách được sắp xếp theo năm chủ đề khác nhau: đa dạng sinh học, kinh tế, di dân, giáo dục và cộng đồng, tất cả đều được nhìn nhận qua một lăng kiếng về vật chất và tâm linh. Đó là một lời mời khẩn cấp để "kết nối lại" với hành tinh và các dân tộc đang chung sống sao cho phù hợp với giáo huấn của Đức Đức Thánh Cha.
Ba cuộc trao đổi giữa tác giả “Đất Hứa” - “TerraFutura” với Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhập tâm vào tâm trí của Carlo Petrini, tác giả và sáng lập viên Phong trào “Thức ăn thẩm thấu” và hoạt động cho môi sinh.
(Tin Vatican)
Nguyên tác tác phẩm được viết bằng tiếng ý và đang được dịch sang các ngôn ngữ khác, nói lên những tâm tư của Đức Thánh Cha Phanxicô về hệ sinh thái toàn diện.
Tác giả, Carlo Petrini, là người sáng lập phong trào “Thức ăn thẩm thấu” toàn cầu, được thành lập vào những năm 1980 nhằm bảo vệ truyền thống của thời đại trước xu hướng kinh tế và văn hóa “thức ăn nhanh” đang gia tăng. Kể từ đó, chiến dịch đã phát triển, bao trùm toàn diện các lãnh vực thực phẩm và lối sống, trước mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, kinh tế và xã hội.
Cuốn sách mới này của Petrini bắt nguồn từ mong ước duy trì và cổ súy lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để giải quyết và thay đổi một mô hình đang hủy phá dẫn đến bất công xã hội và hủy hoại môi trường và kiến tạo hành động nhằm “Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta”, như Đức Thánh Cha viết trong Tông huấn “Laudato Sí” vào năm 2015.
Dựa trên khái niệm về “sinh thái toàn diện”, cuốn sách dựa trên ba cuộc trao đổi cá nhân “thẳng thắn và thân thiện” giữa Petrini và Đức Thánh Cha, những người tha thiết, cam kết cùng nhau “vun trồng và bảo vệ” tài sản của hành tinh trái đất chúng ta với sự tôn trọng và lưu tâm; vì cuộc sống và sinh kế của tất cả cư dân chung sống trong bầu khí quyển, trong tình đoàn kết hỗ tương.
Ba cuộc trao đổi này được diễn ra trong những thời khắc đặc biệt và quan trọng của lịch sử: cuộc trao đổi đầu tiên vào năm 2018 sau trận động đất thảm khốc ở miền trung nước Ý; lần thứ hai vào năm 2019 ngay trước khi khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục vùng Amazon; và lần thứ ba vào năm 2020 giữa đại dịch Covid-19.
Bộ sách được sắp xếp theo năm chủ đề khác nhau: đa dạng sinh học, kinh tế, di dân, giáo dục và cộng đồng, tất cả đều được nhìn nhận qua một lăng kiếng về vật chất và tâm linh. Đó là một lời mời khẩn cấp để "kết nối lại" với hành tinh và các dân tộc đang chung sống sao cho phù hợp với giáo huấn của Đức Đức Thánh Cha.
Bầu cử 2020: Các thăm dỏ mới cho thấy ông Trump đang bắt kịp Biden.
Trần Mạnh Trác
15:49 08/09/2020
Ông Biden, là con ngựa chắc ăn, bất ngờ đã đỗi chiến thuật bằng cách giữ một thái độ xa cách với các cuộc biểu tình bạo động đang kéo dài ở các tiểu bang và thành phố do đảng Dân Chủ kiểm soát.
“Phá rối trật tự (rioting) không phải là phản đối,” Biden tuyên bố trong một buổi hội tại một nhà máy thép ở Pennsylvania ngày 31 tháng 8. “Đốt phá không phải là phản đối.”
Ông kêu gọi khởi tố các kẻ cướp bóc và làm nhục chúng vì đã phá hủy các tiệm buôn tiều thương và gây tổn thương cho các gia đình lao động.
Những lời như vậy thực ra là nháp lại lời cuả đối thủ là ông Trump. Tại sao lại có một sự chuyển đổi về chiến thuật trong giờ thứ 23 này?
“Các bạn biết tôi mà,” ông Biden nói. “Các bạn từng biết tim đen cuả tôi thế nào mà. Từng biết tiểu sử cuả tôi ra sao, cuả gia đình tôi thế nào. Vậy hãy tự hỏi lòng mình nhé, rằng tôi có vẻ gì là một tên xã hội chủ nghĩa cực đoan (radical socialist) có cảm tình (with a soft spot) với những tên phá rối đó không? Có chắc thế không?”
Thực ra thì mặc dù lên tiếng ca tụng các cuộc biểu tình Black Life Matter và không cương quyết kết án các cuộc bạo loạn, nhưng ông Biden cũng không hề hổ trợ các mục tiêu cuả phong trào này, như kêu gọi giải tán cảnh sát (defund the police) và một vài lần cũng có lên tiếng than phiền về bạo động.
Tuy nhiên trong những tuần qua, những phản ứng trước phong trào BLM đã làm cho hình ảnh cuả ứng viên Biden bị mờ nhạt đi, và phe ông Trump đã sử dụng cái đà phẫn nộ cuả dân chúng để lật ngược thế cờ bằng cách gọi các cuộc bạo động là “Biden riots” (bạo động cuả Biden.)
Khẩu hiệu Law-and Order (Pháp luật và Trật tự) cuả ông Trump, đã được đề cao trong ngày đại hội đảng và một lần nữa tại thành phố Kenosha ở Wisconsin, có vẻ như được quần chúng đang đón nhận ở những vùng ngoại ô mà ông Trump từng đánh bại đối thủ Clinton 4 năm về trước.
Ông Joseph Foster, chủ tịch đảng Dân Chủ ở Montgomery County, tiểu bang Pennsylvania, là nơi mà ông Trump đã vượt qua bà Clinton tới 4 điểm vào năm 2016, thú nhận rằng :”Không rõ vấn đề ấy sẽ như thế nào trong ngày bầu cử? Bản đồ cuả chúng tôi phát ra những tín hiệu báo động hầu như ở khắp mọi nơi! Không ai có thể biết chắc chiếu hướng sẽ xoay chuyển ra sao hoặc dân chúng sẽ phản ứng như thế nào?”
Cũng vậy ở Pinal County, tiểu bang Arizona, bà Holly Lyons, chủ tịch đảng Dân Chủ địa phương, cũng tâm sự rằng :” Nhìn những cảnh thế này làm cho mình cảm thấy lo âu,” bà có ý nói đến các hàng cờ dài gọi là “Thin Blue Line” (Đường tuyến mỏng manh cuả những chiếc áo xanh, có ý tuyên dương bộ trang phục cuả cảnh sát,) đang được trang trí khắp mọi nơi trên các thành phố Phoenix và Tucson. Bà Lyons nói tiếp :”Chúng ta có thể thấy rằng khẩu hiệu cuả ông Trump đang mọc rễ ở dân chúng, nó có vẻ thành công.”
Để thu hút cử tri, ông Trump đã tận dụng hình ảnh cướp bóc và bạo lực ở Minneapolis và Portland sau cái chết của ông George Floyd và, gần đây nhất, ở Kenosha sau khi cảnh sát bắn anh Jacob Blake.
Ông Trump đổ lỗi sự bất ổn lên đảng Dân chủ và cảnh báo rằng một chính quyền Biden sẽ làm cho vùng ngoại ô Mỹ đổ nát.
Nhấn mạnh đến bạo lực một phần nào cũng làm cho dân chúng quên đi đại dịch, vốn là một vết thương chí tử cho ông Trump.
Kết quả cuả chiến thuật Law-and-Order cuả ông Trump có tác dụng nào chưa? Chúng tôi xin được đối chiếu 2 bài toán căn cứ vào tổng số các cuộc thăm dò cuả tổ chức RealClearPolitics thu lượm.
Chúng ta đã biết rằng vào cuối tháng 8 thì tổng số cử tri đoàn (CTD) “ăn chắc” cuả hai ông Biden và Trump là 212/115. Dựa vào con số 270 để thắng cử thì ông Biden chỉ cần thêm 58 phiếu nữa thôi, trong khi đó ông Trump còn cần đến 155 phiếu. (Xin xem bản đồ.)
Về những phiếu còn thiếu đó thì các ứng viên phải tranh nhau ở 15 tiểu bang gọi là Tossups (Vùng Xôi Đậu), đó là chưa kể họ còn phải giữ vững những tiểu bang có thể bị lung lay (Lean). Nói cách khác ông Biden phải lo lắng một tổng số là 21 tiểu bang, và ông Trump phải vất vả ở một tổng số 18 tiểu bang.
Vào ngày 31 tháng 8, dựa vào những cuộc thăm dò lớn nhỏ ở khắp nơi từ trước đến ngày đó, người ta có thể thấy con số CTD mà ông Biden có thể hy vọng là 313 phiếu (Hy vọng thắng ở AZ,FL,MI,MN,NH,PA,WI, và ME).
So với số phiếu cần thiết là 270 thì ông ta có dư 43 phiếu.
Ông Trump chỉ đạt dược 237 CTD (nếu thắng AZ,GA,IA,MI,MO,NC,TX,WI). Tức là còn thiếu đến 33 phiếu.
Một tuần sau, vào ngày 7 tháng 9 vừa qua, những cuộc thăm dò mới cho thấy có một sự chuyển động lớn về phiá ông Trump. Kết quả như sau:
Ông Biden có một tổng số là 299. Ông vẫn có dư 29 phiếu để thắng cử.
Nhưng so với số 43 phiếu dư vào cuối tháng 8 thì như vậy ông đã mất đi 14 phiếu cử tri đoàn chỉ trong vòng 1 tuần. (các TB Tossups mà ông đang hy vọng là AZ,MI,MN,NC,NH,PA,WI, nhưng ông Trump đang lấn lướt ở AZ,MI,NC và WI)
Ông Trump có một tổng số 266 phiếu. Còn thiếu 4 phiếu mà thôi. Các TB Tossups mà ông đạt được hy vọng trong tuần qua là AZ,FL,GA,IA,MI,MO,NC,TX,WI.
Đức Cha Strickland ủng hộ tuyên bố của một linh mục: Bầu cho kẻ phò phá thai, nguy cơ hỏa ngục
Đặng Tự Do
15:50 08/09/2020
Trong một diễn biến được tường trình rộng rãi và được cho là có ảnh hưởng mạnh đến cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, Đức Cha Joseph Strickland, Giám Mục của giáo phận Tyler, Texas, đã tuyên bố trên Twitter rằng ngài ủng hộ thông điệp của Cha James Altman.
Ngài viết: “Với tư cách là Giám mục của Tyler, tôi tán thành tuyên bố của Cha Altman trong video này. “Sự xấu hổ của tôi là tôi đã để mất quá nhiều thời gian. Cảm ơn Cha Altman vì SỰ CAN ĐẢM của cha. Nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu & Giáo hội của Ngài & quốc gia này... vui lòng NGHE THÔNG ĐIỆP NÀY.”
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu [thai nhi tại Hoa Kỳ] và cơ man các thai nhi bị phá thai [trên thế giới] đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng phá thai là một trong số những vấn đề mà các chính trị gia Đảng Dân chủ ủng hộ nhằm phản đối các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Ngài cáo buộc nhiều người trong hàng giáo sĩ đã không thực sự dẫn dắt và dạy mọi người về Thiên Chúa và những người khác lại còn dẫn dắt nhiều người đến chỗ lầm đường lạc lối.
“Lý do mà chúng ta đang nhìn thấy dấu chỉ của thời đại… là có quá nhiều người không biết Chúa… và quá nhiều mục tử của Giáo Hội đã không dạy bảo họ”.
“Những vấn đề trên thế giới ngày nay, cũng như vào thời ông Nô-ê… là có quá nhiều người không biết điều đầu tiên về Thiên Chúa Toàn Năng, là Cha, Con và Thánh Thần. Vì vậy, sự thật mà nói, họ không yêu mến Ngài. Thành ra, chúng ta có thể thấy có quá nhiều chính trị gia vô thần ngoài kia… họ chắc chắn không phục vụ Thiên Chúa. Họ không hoàn thành mục đích trong đời là biết, yêu và phụng sự Đức Chúa Trời”.
Ngài khuyến khích mọi người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa để yêu mến và phục vụ Ngài và qua Ngài mà phục vụ người khác.
“Gia đình thân mến, điều cơ bản đối với ơn cứu rỗi mà chúng ta phải có, mục đích của chúng ta trong cuộc sống là biết, yêu thương và phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ phải biết Ngài để rồi chúng ta yêu mến Ngài.”
Tuyên bố của Đức Cha Joseph Strickland là một tuyên bố rất can đảm đã được đưa ra trong bối cảnh một trận tấn công cường tập nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”
Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.
Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”
Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.
Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.
Đi xa hơn, tờ Newsweek, ra ngày 3 tháng 9, có bài “Vatican Consultant Urges U.S. Priests To Refrain From Telling People Voting for Joe Biden Is A 'Mortal Sin'“ nghĩa là “Cố vấn của Vatican kêu gọi các linh mục Hoa Kỳ đừng bảo mọi người rằng bỏ phiếu cho Joe Biden là một 'tội trọng'”.
Tờ báo viết:
“Linh mục Dòng Tên người Mỹ và là cố vấn Vatican, Cha James J. Martin, đã kêu gọi đồng bào Công Giáo và hàng giáo sĩ chống lại tuyên bố bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là một “tội trọng” vào hôm thứ Năm.
Martin, người được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn truyền thông của Vatican vào năm 2017, đã cảnh báo các linh mục Công Giáo khác không nên đan xen chính trị thế tục với đức tin của họ vào Chúa. Đăng trên các mạng xã hội, Martin cho biết ngài đã nghe lỏm được ngày càng nhiều linh mục và các nhà lãnh đạo Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố rằng người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Biden thì mắc một trong những tội nặng nhất chống lại Chúa. Cha Martin nói với Newsweek hôm thứ Năm rằng ngài và những người Công Giáo khác cảm thấy phải giúp đỡ về ‘bất kỳ vấn đề nào trong đó tính mạng đang bị đe dọa,’ mà ngài nói nên bao gồm việc chăm sóc người nghèo, người vô gia cư và cộng đồng LGBTQ – chứ không chỉ là phá thai.
Cha Martin đã cung cấp cho các tín hữu và đồng bào Công Giáo một hướng dẫn về cách tách biệt đức tin của một người khỏi các chủ đề chính trị gây chia rẽ bao gồm phá thai hay trợ tử.”
Chức “cố vấn Vatican” do tờ Newsweek phong cho Cha Martin được tờ báo làm rõ thêm với tấm hình sau cho thấy các linh mục đang xun xoe quanh ngài hỏi ý kiến.
Cha Martin là người hoạt động cho quyền của những người đồng tính và chuyển giới gọi tắt là LGBTQ thường có lập trường không tương hợp với giáo huấn của Giáo Hội.
Ngài viết: “Với tư cách là Giám mục của Tyler, tôi tán thành tuyên bố của Cha Altman trong video này. “Sự xấu hổ của tôi là tôi đã để mất quá nhiều thời gian. Cảm ơn Cha Altman vì SỰ CAN ĐẢM của cha. Nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu & Giáo hội của Ngài & quốc gia này... vui lòng NGHE THÔNG ĐIỆP NÀY.”
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu [thai nhi tại Hoa Kỳ] và cơ man các thai nhi bị phá thai [trên thế giới] đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng phá thai là một trong số những vấn đề mà các chính trị gia Đảng Dân chủ ủng hộ nhằm phản đối các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Ngài cáo buộc nhiều người trong hàng giáo sĩ đã không thực sự dẫn dắt và dạy mọi người về Thiên Chúa và những người khác lại còn dẫn dắt nhiều người đến chỗ lầm đường lạc lối.
“Lý do mà chúng ta đang nhìn thấy dấu chỉ của thời đại… là có quá nhiều người không biết Chúa… và quá nhiều mục tử của Giáo Hội đã không dạy bảo họ”.
“Những vấn đề trên thế giới ngày nay, cũng như vào thời ông Nô-ê… là có quá nhiều người không biết điều đầu tiên về Thiên Chúa Toàn Năng, là Cha, Con và Thánh Thần. Vì vậy, sự thật mà nói, họ không yêu mến Ngài. Thành ra, chúng ta có thể thấy có quá nhiều chính trị gia vô thần ngoài kia… họ chắc chắn không phục vụ Thiên Chúa. Họ không hoàn thành mục đích trong đời là biết, yêu và phụng sự Đức Chúa Trời”.
Ngài khuyến khích mọi người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa để yêu mến và phục vụ Ngài và qua Ngài mà phục vụ người khác.
“Gia đình thân mến, điều cơ bản đối với ơn cứu rỗi mà chúng ta phải có, mục đích của chúng ta trong cuộc sống là biết, yêu thương và phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ phải biết Ngài để rồi chúng ta yêu mến Ngài.”
Tuyên bố của Đức Cha Joseph Strickland là một tuyên bố rất can đảm đã được đưa ra trong bối cảnh một trận tấn công cường tập nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”
Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.
Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”
Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.
Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.
Đi xa hơn, tờ Newsweek, ra ngày 3 tháng 9, có bài “Vatican Consultant Urges U.S. Priests To Refrain From Telling People Voting for Joe Biden Is A 'Mortal Sin'“ nghĩa là “Cố vấn của Vatican kêu gọi các linh mục Hoa Kỳ đừng bảo mọi người rằng bỏ phiếu cho Joe Biden là một 'tội trọng'”.
Tờ báo viết:
“Linh mục Dòng Tên người Mỹ và là cố vấn Vatican, Cha James J. Martin, đã kêu gọi đồng bào Công Giáo và hàng giáo sĩ chống lại tuyên bố bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là một “tội trọng” vào hôm thứ Năm.
Martin, người được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn truyền thông của Vatican vào năm 2017, đã cảnh báo các linh mục Công Giáo khác không nên đan xen chính trị thế tục với đức tin của họ vào Chúa. Đăng trên các mạng xã hội, Martin cho biết ngài đã nghe lỏm được ngày càng nhiều linh mục và các nhà lãnh đạo Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố rằng người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Biden thì mắc một trong những tội nặng nhất chống lại Chúa. Cha Martin nói với Newsweek hôm thứ Năm rằng ngài và những người Công Giáo khác cảm thấy phải giúp đỡ về ‘bất kỳ vấn đề nào trong đó tính mạng đang bị đe dọa,’ mà ngài nói nên bao gồm việc chăm sóc người nghèo, người vô gia cư và cộng đồng LGBTQ – chứ không chỉ là phá thai.
Cha Martin đã cung cấp cho các tín hữu và đồng bào Công Giáo một hướng dẫn về cách tách biệt đức tin của một người khỏi các chủ đề chính trị gây chia rẽ bao gồm phá thai hay trợ tử.”
Chức “cố vấn Vatican” do tờ Newsweek phong cho Cha Martin được tờ báo làm rõ thêm với tấm hình sau cho thấy các linh mục đang xun xoe quanh ngài hỏi ý kiến.
Cha Martin là người hoạt động cho quyền của những người đồng tính và chuyển giới gọi tắt là LGBTQ thường có lập trường không tương hợp với giáo huấn của Giáo Hội.
Những chi tiết về cuộc đời của nữ tu Deirde Byrne
Đặng Tự Do
16:10 08/09/2020
Nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Sơ Deirdre đã có một diễn từ xúc động vào ngày 26 tháng 8 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa.
Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, những chi tiết về sơ Deirdre Byrne trong tư cách một nữ tu, một người lính, một bác sĩ phẫu thuật gợi nhớ đến cuốn tiểu thuyết Tinker Tailor Soldier Spy của John LeCarré.
Sẽ không quá xa vời nếu so sánh cuộc đời của Sơ Deirdre với cuộc đời của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết gián điệp này. Đọc tiểu sử của sơ, người ta phải tự hỏi còn quốc gia nào trên thế giới mà sơ chưa đến thăm, và trong hơn 3 thập niên qua, còn sứ mệnh mạo hiểm nào của người Mỹ mà sơ chưa tham gia.
Sơ Deirde Byrne là một thành viên của Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, một tổ chức được thành lập ở Ý và đã có mặt ở Mỹ gần 70 năm. Ngày nay, sơ dành phần lớn thời gian của mình để khám bệnh cho các bệnh nhân tại phòng khám của Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Washington DC hoặc Phòng khám Vật lý trị liệu và Mắt chuyên nghiệp tại tu viện của các nữ tu. Sơ cũng là bề trên của cộng đồng các nữ tu ở đó.
Sơ Deirde Byrne nói rằng cuộc đời phục vụ của mình bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, noi theo tấm gương của cha mẹ. Cha của sơ là một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, và sơ có hai anh trai trong ngành y và một anh trai là linh mục của Tổng giáo phận Washington. Giống như cha và các anh trai của mình, Sơ Deirde học y khoa tại Georgetown. Sơ gia nhập quân đội vào năm 1978 để giúp trang trải tiền học Đại Học. Trong ba thập kỷ tiếp theo, sơ Deirde phục vụ ở Bán đảo Sinai, ở Hàn Quốc và ở Afghanistan.
Năm 1989, sơ dành thời gian nghỉ phép để truyền giáo bằng nghề y. Tại Ấn Độ, sơ hợp tác với một bác sĩ phẫu thuật là sơ Frederick, người cũng đã được giáo dục ở Georgetown. Trong thời gian này, Sơ Deirde đã nghĩ đến đời sống tu trì một thời gian, nhưng thời điểm đó không hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, khi trở lại Washington, để được đào tạo thành một bác sĩ phẫu thuật, một trong những bệnh nhân của sơ là Đức Hồng Y James Hickey, tổng giám mục lúc đó của Washington. Vị Hồng Y đã đưa ra các hướng dẫn tinh thần cho sơ. Sơ cũng được Cha John Hardon, một nhà văn và nhà thần học của Dòng Tên, giúp đỡ phân định ơn gọi của mình. Ngài đã khuyến khích sơ tìm một cộng đồng tôn giáo, nơi sơ có thể tiếp tục hành nghề y. Ngài nói, thế giới “cần các bác sĩ Công Giáo”.
Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, hoạt động trong cả lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, dường như rất phù hợp.
Một năm sau khi giúp đỡ cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại Ground Zero ở New York vào ngày 11/9, sơ đã quyết định gia nhập cộng đồng này.
Nhưng lúc ấy sơ vẫn ở trong lực lượng Dự bị của Quân đội Hoa Kỳ, và sơ đã được gọi trở lại quân ngũ ba lần nữa - ở cả Afghanistan và Hoa Kỳ - trước khi sơ có thể giải ngũ và hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng các nữ tu.
Source:Aleteia
Làn sóng cực đoan tại Đức: Các linh mục được yêu cầu nhường bục giảng cho phụ nữ trong một tuần
Đặng Tự Do
16:11 08/09/2020
Các bài giảng thường do các linh mục phụ trách, nhưng điều đó sắp thay đổi ở Giáo phận Osnabrück, nơi ít nhất trong vòng một tuần - từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 9 – các linh mục được yêu cầu ngồi xuống nghe các phụ nữ công bố và diễn giải lời Chúa.
Đức Cha Franz-Josef Bode, Giám Mục Osnabrück là người hô hào nồng nhiệt cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Ngài là “linh hướng” cho phong trào Maria 2.0. Phong trào phụ nữ Công Giáo Đức này chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ cực đoan đã khởi xướng một cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần từ ngày 11 đến 18 tháng Năm, 2019. Họ từ chối không bước vào nhà thờ và không tham dự các Thánh lễ trong suốt thời gian biểu tình phản đối.
Nhóm này cũng đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.
Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.
Đi xa hơn nữa, sáng Chúa Nhật 22 tháng Chín, 800 phụ nữ đã biểu tình trước nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Köln để chống báng Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki. Ngài là một trong số 8 Giám Mục tại Đức kiên quyết chống lại cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm tiến đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Có lẽ để xoa dịu, trong thời gian qua, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Đức đã kỷ niệm Năm Quốc tế Lời Chúa bằng cách tổ chức các buổi chia sẻ quan điểm của các phụ nữ về Kinh thánh trong cộng đồng của họ; và thu thập các bài giảng của họ thành một tuyển tập sẽ được xuất bản trong tương lai gần.
Nhưng hiện nay, giáo phận Osnabrück - với sự ủng hộ quyết liệt hơn của Đức Cha Franz-Josef Bode, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức - đang mời gọi các phụ nữ liên lạc với hội đồng giáo xứ hay giáo phận để ghi danh giảng trong các nhà thờ.
Mặc dù tập trung vào tuần lễ từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 9, được gọi là “Tuần hành động”, để trùng với ngày lễ Thánh Hildegard thành Bingen, người Đức, tu viện trưởng, nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà triết học, nhà thần bí, và Tiến sĩ Hôi Thánh sống ở thế kỷ 12 – thử nghiệm này, nếu thành công, có thể được áp dụng rộng rãi sau đó.
Inga Schmitt, một nhà tư vấn trong lĩnh vực truyền thông đức tin tại Giáo phận cho biết: “Chúng tôi tin rằng giờ đây chúng ta phải mở rộng khuôn khổ một chút để những người phụ nữ với các đặc sủng của họ có thể được nhìn thấy và lắng nghe mạnh mẽ hơn trong phụng vụ và thuyết giảng,” trang web tin tức của Hội Đồng Giám Mục Đức katholisch.de đưa tin.
Schmitt cũng giải thích rằng mục đích của chiến dịch rao giảng là làm cho phụ nữ - “và cả tất cả những người không tận hiến khác” - được nổi bật rõ hơn trong đời sống Giáo hội.
Schmitt nhấn mạnh: “Việc đưa ra chứng tá trong bối cảnh gia đình hoặc tại nơi làm việc là không đủ.”
“Tuần hành động” của phụ nữ Công Giáo ở giáo phận Osnabrück sẽ được dựa trên thành công của “Ngày những phụ nữ thuyết giáo” do Hiệp hội Phụ nữ Công Giáo Đức, gọi tắt là KFD tổ chức hồi tháng 5.
Vào ngày 17 tháng 5, 12 phụ nữ đã thuyết giảng tại 12 nhà thờ trên khắp đất nước.
Trong một tuyên bố KFD nhận định rằng:
“Lời Chúa nếu chỉ được giải thích bởi các thừa tác viên đã được phong chức sẽ thiếu vắng hoàn toàn quan điểm của phụ nữ. Và điều đó không thể cứ tiếp tục. Chúng tôi tin rằng điều rất quan trọng là phụ nữ phải được phép rao giảng trong các thánh lễ.”
Source:Novena News
Liên minh các nhà lãnh đạo Da đen đang lên tiếng chỉ trích cay đắng Planned Parenthood
Đặng Tự Do
16:13 08/09/2020
Một liên minh các nhà lãnh đạo Da đen đang lên tiếng chỉ trích cay đắng Planned Parenthood. Họ nói một mặt tổ chức này tuyên bố ủng hộ phong trào Black Lives Matter. Nhưng mặt khác, nó lại nhắm đến mục tiêu diệt chủng người da đen trong các hoạt động phá thai.
Trong một bức thư gửi tới quyền chủ tịch của Planned Parenthood, là Alexis McGill-Johnson vào hôm thứ Ba, hơn 100 quan chức dân cử, mục sư và luật sư người Da đen yêu cầu cô ta “giải thích về sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trong các hoạt động phá thai của Mỹ” và yêu sách tổ chức này phải loại bỏ các liên hệ với người sáng lập tổ chức là Margaret Sanger vì những bài viết phân biệt chủng tộc của bà này.
“Lá thư này thể hiện sự phẫn nộ trong cộng đồng Da đen rằng chúng tôi đã bị ngành công nghiệp phá thai nhắm tới một cách chiến lược và nhất quán kể từ khi hoạt động này được hợp pháp hóa gần 50 năm trước,” giám đốc điều hành Human Coalition Action, Mục sư Dean Nelson, người điều phối bức thư cho biết.
Bức thư lưu ý rằng 36% ca phá thai ở Hoa Kỳ được thực hiện trên các phụ nữ Da đen, là những người chỉ chiếm 13% dân số phụ nữ của đất nước.
“Phụ nữ da đen có nguy cơ phá thai cao gấp 5 lần phụ nữ da trắng”. “Ở một số thành phố, như New York, hàng năm có số trẻ em Da đen bị phá thai cao hơn những đứa trẻ được chào đời”.
“Đây không phải là chuyện ngẫu nhiên”, lá thư nêu rõ, và lưu ý rằng “79 phần trăm các cơ sở phá thai của Planned Parenthood được đặt trong hoặc gần các cộng đồng da đen.”
Một số nhà lập pháp bang Da đen đã ký vào lá thư, bao gồm Thượng nghị sĩ Bang Louisiana Katrina Jackson của đảng Dân Chủ, Hạ nghị sĩ Bang Texas James White của đảng Cộng Hòa, và Hạ nghị sỹ Bang Georgia Mack Jackson của đảng Dân Chủ. Bộ trưởng tư pháp Indiana, Curtis Hill cũng đã ký vào lá thư.
Các nhà hoạt động phò sinh Benjamin Watson và Alveda King cũng có tên trong lá thư, cùng với chiến lược gia chính trị Justin Giboney.
Diễn biến này đã xảy ra sau diễn từ của cô Abby Johnson nguyên là một giám đốc của một trong các trung tâm phá thai lớn nhất nước Mỹ trong hệ thống Planned Parenthood.
Abby Johnson nói:
“Margaret Sanger là một người phân biệt chủng tộc, và là người tin vào thuyết ưu sinh. Mục tiêu của bà ta khi thành lập Planned Parenthood là xóa sổ các nhóm thiểu số.”
“Ngày nay, gần 80% các cơ sở phá thai của Planned Parenthood được đặt ở các vị trí chiến lược trong các khu dân cư của các nhóm thiểu số; và hàng năm Planned Parenthood kỷ niệm nguồn gốc phân biệt chủng tộc của họ bằng cách trao giải thưởng Margaret Sanger.”
Diễn từ này đã khiến nhiều người da đen tức giận.
Source:Catholic News Agency
Top Stories
Le diocèse de Nha Trang célèbre le 350e anniversaire de l’arrivée de Mgr Lambert de la Motte
Églises d'Asie
09:32 08/09/2020
Le 6 septembre, dans le centre du Vietnam, 40 prêtres et un millier de fidèles ont célébré le 350e anniversaire de la première visite pastorale de Mgr Pierre Lambert de la Motte à Cho Moi, dans la ville côtière de Nha Trang. Mgr Minh, évêque de Nha Trang, a rappelé à cette occasion que Mgr de la Motte, l’un des fondateurs des Missions Etrangères de Paris, fut le premier évêque du vicariat de Dang Trong (Cochinchine), établi en 1659 et couvrant le sud du Vietnam, dont le diocèse actuel de Nha Trang. Le diocèse de Nha Trang, fondé en 1957, couvre les provinces de Khanh Hoa et de Ninh Thuan, avec environ 300 prêtres pour 115 paroisses.
Le 6 septembre, Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque du diocèse de Nha Trang, dans le centre sud du Vietnam, a lancé une année jubilaire afin de marquer le 350e anniversaire de la première visite pastorale de Mgr Pierre Lambert de la Motte (un des fondateurs des Missions Etrangères de Paris) auprès de la paroisse locale de Cho Moi, dans la ville côtière de Nha Trang. À cette occasion, les catholiques de la région ont été invités à continuer de faire grandir et transmettre la foi reçue de leurs ancêtres. Près de 40 prêtres, dont un représentant des MEP, ont participé à la messe spéciale organisée pour le lancement de l’année jubilaire, en présence de plus d’un millier de fidèles. Les autorités locales ont levé les mesures de distanciation sociale contre le Covid-19 dans la région depuis le 5 septembre. « Nous sommes heureux de vivre sur cette terre où nos ancêtres ont reçu Mgr de la Motte dans la joie », s’est réjoui Mgr Minh devant l’assemblée.
L’évêque a rappelé que Mgr de la Motte fut le premier évêque du vicariat de Dang Trong (Cochinchine), qui a été établi en 1659 et qui couvrait le sud du Vietnam, dont le diocèse actuel de Nha Trang. Le 1er septembre 1671, Mgr de la Motte était accompagné par deux autres missionnaires étrangers et deux prêtres vietnamiens, quand il est arrivé au village de pêcheurs de Lam Tuyen (où se trouve la paroisse actuelle de Cho Moi). À l’époque, les catholiques de la région étaient victimes d’une violente persécution religieuse. À sa venue, les fidèles sont allés à la rencontre du missionnaire français en lui demandant de les bénir. À cette occasion, l’évêque a célébré la confirmation de 200 enfants et adultes, tandis que les prêtres qui l’accompagnaient ont entendu les confessions des fidèles. Le missionnaire MEP a alors fondé la paroisse de Lam Tuyen, où il a assigné le père Gulielmo Mahot. Mgr de la Motte a également fondé la congrégation féminine des Amantes de la Croix. Sa délégation a aussi visité d’autres paroisses de la région.
« Développer cette terre bénie »
Mgr Minh, âgé de 76 ans, a également confié aux Vietnamiens présents que les missionnaires étrangers sont simplement venus pour vivre parmi leurs ancêtres, en offrant leurs services pastoraux, en les bénissant et en bénissant leur terre. « Le catholicisme ne conduit qu’à aimer et servir tous les hommes au nom de Jésus Christ, notre unique sauveur », a ajouté l’évêque de Nha Trang, qui a invité les fidèles présents à manifester toute leur gratitude envers les missionnaires étrangers et envers leurs propres ancêtres, qui ont donné leur vie pour faire pousser et transmettre les graines de la foi sur cette terre, malgré des temps difficiles. Mgr Minh a également appelé les fidèles vietnamiens à être fiers de leurs ancêtres, qui ont été vraiment fidèles envers l’Église, qui sont restés forts dans la foi et qui ont témoigné courageusement de la Bonne Nouvelle. « Nous devons nous aimer les uns les autres, nous entre-aider, travailler ensemble et vivre en harmonie. Nous devons accueillir toutes les initiatives qui permettent de développer cette terre bénie et de produire de bonnes choses pour notre société. » Mgr Minh a également expliqué que les évêques vietnamiens l’ont choisi pour préparer un dossier en vue d’une éventuelle béatification de Mgr Lambert de la Motte. La paroisse de Cho Moi, où ont vécu de nombreux martyrs, compte aujourd’hui plus de 3 000 catholiques. Le diocèse de Nha Trang, fondé en 1957, couvre les provinces de Khanh Hoa et de Ninh Thuan, avec environ 300 prêtres pour 115 paroisses.
(Source: Églises d'Asie - le 08/09/2020, Avec Ucanews, Nha Trang)
Le 6 septembre, Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque du diocèse de Nha Trang, dans le centre sud du Vietnam, a lancé une année jubilaire afin de marquer le 350e anniversaire de la première visite pastorale de Mgr Pierre Lambert de la Motte (un des fondateurs des Missions Etrangères de Paris) auprès de la paroisse locale de Cho Moi, dans la ville côtière de Nha Trang. À cette occasion, les catholiques de la région ont été invités à continuer de faire grandir et transmettre la foi reçue de leurs ancêtres. Près de 40 prêtres, dont un représentant des MEP, ont participé à la messe spéciale organisée pour le lancement de l’année jubilaire, en présence de plus d’un millier de fidèles. Les autorités locales ont levé les mesures de distanciation sociale contre le Covid-19 dans la région depuis le 5 septembre. « Nous sommes heureux de vivre sur cette terre où nos ancêtres ont reçu Mgr de la Motte dans la joie », s’est réjoui Mgr Minh devant l’assemblée.
L’évêque a rappelé que Mgr de la Motte fut le premier évêque du vicariat de Dang Trong (Cochinchine), qui a été établi en 1659 et qui couvrait le sud du Vietnam, dont le diocèse actuel de Nha Trang. Le 1er septembre 1671, Mgr de la Motte était accompagné par deux autres missionnaires étrangers et deux prêtres vietnamiens, quand il est arrivé au village de pêcheurs de Lam Tuyen (où se trouve la paroisse actuelle de Cho Moi). À l’époque, les catholiques de la région étaient victimes d’une violente persécution religieuse. À sa venue, les fidèles sont allés à la rencontre du missionnaire français en lui demandant de les bénir. À cette occasion, l’évêque a célébré la confirmation de 200 enfants et adultes, tandis que les prêtres qui l’accompagnaient ont entendu les confessions des fidèles. Le missionnaire MEP a alors fondé la paroisse de Lam Tuyen, où il a assigné le père Gulielmo Mahot. Mgr de la Motte a également fondé la congrégation féminine des Amantes de la Croix. Sa délégation a aussi visité d’autres paroisses de la région.
« Développer cette terre bénie »
Mgr Minh, âgé de 76 ans, a également confié aux Vietnamiens présents que les missionnaires étrangers sont simplement venus pour vivre parmi leurs ancêtres, en offrant leurs services pastoraux, en les bénissant et en bénissant leur terre. « Le catholicisme ne conduit qu’à aimer et servir tous les hommes au nom de Jésus Christ, notre unique sauveur », a ajouté l’évêque de Nha Trang, qui a invité les fidèles présents à manifester toute leur gratitude envers les missionnaires étrangers et envers leurs propres ancêtres, qui ont donné leur vie pour faire pousser et transmettre les graines de la foi sur cette terre, malgré des temps difficiles. Mgr Minh a également appelé les fidèles vietnamiens à être fiers de leurs ancêtres, qui ont été vraiment fidèles envers l’Église, qui sont restés forts dans la foi et qui ont témoigné courageusement de la Bonne Nouvelle. « Nous devons nous aimer les uns les autres, nous entre-aider, travailler ensemble et vivre en harmonie. Nous devons accueillir toutes les initiatives qui permettent de développer cette terre bénie et de produire de bonnes choses pour notre société. » Mgr Minh a également expliqué que les évêques vietnamiens l’ont choisi pour préparer un dossier en vue d’une éventuelle béatification de Mgr Lambert de la Motte. La paroisse de Cho Moi, où ont vécu de nombreux martyrs, compte aujourd’hui plus de 3 000 catholiques. Le diocèse de Nha Trang, fondé en 1957, couvre les provinces de Khanh Hoa et de Ninh Thuan, avec environ 300 prêtres pour 115 paroisses.
(Source: Églises d'Asie - le 08/09/2020, Avec Ucanews, Nha Trang)
Thông Báo
Vietcatholic xin giới thiệu tới quí vị Chương trình SUY NIỆM LỜI CHÚA hàng ngày
Vietcatholic
18:13 08/09/2020
Vietcatholic xin giới thiệu tới quí vị Chương trình SUY NIỆM LỜI CHÚA hàng ngày
Văn Hóa
Hôn nhân: Cái nhìn lịch sử tình quyến luyến nồng nàn
Vũ Văn An
16:50 08/09/2020
Các nhận xét của chúng tôi chỉ chú trọng tới hai hình thức quyến luyến thông thường nhất, đó là tình quyến luyến giữa hai thiếu niên hoặc hai người trưởng thành khác phái, và tình quyến luyến giữa mẹ và con. Chúng tôi biết còn nhiều tình quyến luyến khác nữa như giữa những người đồng tính luyến ái, giữa anh chị em, giữa cha và con. Nhưng trước khi khảo sát cái vấn đề rất phức tạp của các tình quyến luyến nồng nàn trong quá khứ nói chung, ta cần phải triệt để phân biệt được sự quyến luyến giữa hai người trưởng thành, thường là khác phái, và sự quyến luyến giữa mẹ và con.
Tình Quyến Luyến Say Đắm Nơi Người Trưởng Thành
Về vấn đề thứ nhất, câu hỏi là làm sao phân biệt được điều người ta vẫn gọi là si tình (falling in love) với hai điều kiện nhân bản khác. Điều kiện thứ nhất là cái thèm khát thôi thúc khiến ta muốn giao hợp tính dục với một cá nhân đặc thù nào đó, một đam mê muốn chiếm được một cách tính dục thân thể người mình thèm muốn. Trong thí dụ đặc thù này, dục năng (libido) ta vì một lý do nào đó đã hoàn toàn chú mục vào một thân xác cụ thể, chứ không rơi vào trạng thái bị khích động tính dục chung chung muốn được thỏa mãn bằng việc ăn nằm với bất cứ ai. Điều kiện thứ hai liên quan đến những ràng buộc đã ổn định và đã được thử nghiệm cẩn thận giữa hai con người đã biết nhau lâu và đã tín thác vào phán đoán của nhau và đã tin tưởng vào lòng trung thành và tình âu yếm của nhau. Điều kiện thứ hai này có thể đi kèm hoặc không đi kèm với ràng buộc nóng bỏng về tính dục, có thể khởi đầu hoặc không khởi đầu bằng việc si tình, một giai đoạn đam mê tâm lý đầy cuồng nhiệt và phi lý, nhưng không lâu bền.
Các nhà sử học và nhân chủng học nói chung đều nhất trí rằng tình yêu lãng mạn (romantic love), tức sự lôi cuốn thường ngắn ngủi nhưng hết sức nóng bỏng và cuốn hút toàn bộ con người ta vào một người khác, là sản phẩm của văn hóa, và do đó, chỉ quen thuộc đối với một số xã hội ở một số thời đại, và có khi chỉ thông thường đối với một số nhóm xã hội nào đó bên trong các xã hội kia mà thôi (thường là giai cấp ưu tú, có thì giờ nhàn rỗi để chải chuốt thứ tình cảm ấy). Tuy thế, họ không biết chắc liệu cái thứ yêu đương lãng mạn ấy có phải chỉ là cái lớp phủ tâm lý( psychological overlay) do văn hoá dẫn khởi và được thăng hoa lên trên cái thôi thúc sinh học muốn làm tình hay không, hoặc liệu nó có thoát thai từ cái rễ sinh hóa (biochemical roots) vốn hành động một cách độc lập đối với dục năng hay không. Liệu trên thực tế có ai đã “si tình” mà chưa bao giờ đọc về nó hoặc nghe người ta nói về nó không? Thi ca đã sáng chế ra tình yêu hay tình yêu sáng chế ra thi ca?
Tình Yêu Lãng Mạn
Ta có thể nói chắc một vài điều về lịch sử của hiện tượng trên. Điều thứ nhất là các trường hợp yêu đương lãng mạn thời nào và nơi nào cũng có, và từng là đối tượng cho nhiều vần thơ bất hủ, từ Diễm Ca đến Shakespeare. Nhưng mặt khác, về việc xã hội có chấp nhận và có cảm nghiệm thực sự về nó hay không thì không phải xã hội nào cũng có, như các nhà nhân chủng học đã khám phá ra. Điều thứ hai, trước thời đại in ấn, chứng cớ lịch sử về tình yêu lãng mạn phần lớn chỉ có trong giới thượng lưu, tuy điều này không có nghĩa là các giai cấp thất học không biết đến nó. Nếu kể như một sản phẩm văn hóa (cultural artifact) được xã hội chấp nhận, thì nó mới chỉ bắt đầu tại Âu Châu, trong các triều đình quí tộc của miền Nam nước Pháp, vào thế kỷ mười hai, được một nhóm thi sĩ biến thành thời thượng, nhóm mà người ta quen gọi là troubadours (người hát rong). Văn hóa thời ấy ấn định rằng tình yêu lãng mạn này phải là chuyện giữa một người đàn ông chưa vợ và một người đàn bà đã có chồng, và chuyện ấy phải hoặc không hoàn hợp về phương diện tính dục hoặc phải là ngoại tình.
Cái lý tưởng văn hóa này chắn chắn đã được truyền bá rộng rãi vào thời trung cổ, như chuyện tình giữa Aucassin và Nicolette đã chứng tỏ, nhưng cần ghi nhận rằng không một cuộc tình kiểu mẫu nào thuộc loại này đã kết thúc một cách sung sướng hết.
Đến các thế kỷ 16 và 17, lần đầu tiên ta thấy các chứng cớ trở nên khá phổ biến, nhờ việc quảng bá sự học và sách vở in ấn. Giờ đây, ta thấy có những bài thơ tình, như các vần thơ của Shakespearee, các lá thư tình, và các tự truyện của những người đàn bà chỉ biết quan tâm đến sinh hoạt yêu đương mà thôi. Hiển nhiên các triều đình Âu Châu trở thành những vườn ươm cho những mưu tính và những dan díu cuồng nhiệt, khi thì lãng mạn khi thì dâm dật. Các sách vở in ấn bắt đầu phổ biến dâm thư đến quảng đại quần chúng, giữ vai trò kích thích dục năng, trong khi các kịch bản của Shakespeareee nhằm chứng minh rằng tình yêu lãng mạn là một ý niệm quen thuộc đối với xã hội nói chung, cái xã hội vốn làm nên khán giả của ông.
Tuy nhiên, cái tình yêu lãng mạn ấy có được chấp nhận hay không lại là vấn đề khác. Ta quả không biết các khán giả của Shaksepear đã phản ứng ra sao đối với Romeo và Juliet. Họ có hoàn toàn đồng nhất với đôi tình nhân trẻ ấy như chúng ta, hay như Shakespeare rõ ràng muốn hay không? Hay là khi rời khỏi rạp hát, họ lại tiếp tục hành xử như cha mẹ của Montague và Capulet trong việc cố gắng ngăn cản không để cho những thiếu niên vô trách nhiệm này đem cái đam mê phù du và phi lý kia làm trở ngại công việc làm chính trị và mua bán quan tước của họ? Tuy nhiên chắc một điều là mọi sách vở khuyên răn, mọi khảo luận y khoa, mọi bài giảng và dẫn giải giáo lý trong thế kỷ 16 và 17 đều cương quyết bác khước cả đam mê lãng mạn lẫn mê đắm nhục dục, không nhận chúng là căn bản thích đáng cho hôn nhân (1). Trong thế kỷ 16, người ta quan niệm hôn nhân nên để cha mẹ sắp xếp, dựa vào những người xứng hợp về xã hội và kinh tế để có thể gia tăng uy thế và tầm quan trọng cho dòng họ mình. Người ta tin rằng liên hệ tính dục tự nó sẽ tạo nên sự hoà hợp cần thiết giữa hai con người xa lạ ngõ hầu duy trì được sự bền vững cho đơn vị gia đình mới. Xem ra đó không phải là một giả định vô lý, vì những tìm tòi mới đây tại Nhật cho hay không có khác biệt về tỷ lệ ly dị giữa những cặp hôn nhân do cha mẹ sắp xếp và những cặp hôn nhân do chọn lựa của cá nhân dựa vào tình yêu lãng mạn. Những cuộc hôn nhân do sắp xếp và do yêu đương lãng mạn đều có thể sống vững hoặc xụp đổ như nhau (2).
Như thế, việc quần chúng ca ngợi những cuộc hôn nhân vì tình chỉ tương đối mới xẩy ra gần đây trong các xã hội Phương Tây, khởi đi từ phong trào lãng mạn cuối thế kỷ 18, và chỉ được mọi người chấp nhận trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 18, quan điểm chính thống dần dần rời bỏ ý niệm bắt ý chí cá nhân phục tùng lợi ích tập thể cũng như những xem sét kinh tế hoặc chính trị để nhích lại gần những xem sét dựa trên tình âu yếm bản vị đã được cảm nhận là tốt đẹp. Cuộc hôn nhân được thế kỷ 18 coi là lý tưởng phải là một cuộc hôn nhân trong đó người ta đã từng tán tỉnh hẹn hò nhau cách cuồng nhiệt từ ba đến sáu tháng, và hai kẻ hẹn hò ấy phải xuất thân từ những gia đình tương đối giống nhau về vị thế xã hội và kinh tế, và do đó, cuộc hò hẹn kia chỉ có thể xẩy ra nếu cha mẹ đôi bên cùng ưng thuận. Những tiếng sét ái tình làm người ta điên đảo, tuy là một hiện tượng tâm lý khá thông thường, nhưng thường bị coi như một hình thức điên khùng nhẹ nhàng, trong đó phán đoán và khôn ngoan bị gạt qua một bên, những điểm thiếu sót khó tránh của người yêu trở thành vô hình và những mộng mơ hoàn toàn không thực tế về một hạnh phúc không bao giờ nguôi chiếm hữu toàn bộ tâm trí của những kẻ yêu nhau. May mắn một điều, phần lớn những cơn điên khùng như vậy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, sau đó các nạn nhân mau chóng trở lại bình thường. Đối với thế kỷ 18, đối tượng chính của xã hội – tức giáo hội, luật pháp, chính phủ, và cha mẹ – là ngăn cản đừng để các nạn nhân kia bước cái bước không thể nào lui được là thành hôn với nhau. Chính vì thế, phần lớn các nước Âu Châu đã coi những cuộc hôn nhân giữa những người dưới 21 tuổi và cả lớn hơn thế là không hợp pháp và không thành hiệu trừ khi được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tại Anh, điều đó đã trở thành luật năm 1753. Những cuộc chạy trốn để kết hôn với nhau vì quá yêu nhau vẫn xẩy ra, nhưng người ta gây cho chúng thật nhiều khó khăn đến độ tại phần lớn các xứ Âu Châu chuyện đó gần như không thể xẩy ra được.
Cho nên chỉ đến thời phong trào lãng mạn và việc ra đời của tiểu thuyết, nhất là loại tiểu thuyết ướt át (pulp novel), vào thế kỷ 19, xã hội nói chung mới chấp nhận ý niệm mới coi việc thanh niên nam nữ yêu nhau say đắm là chuyện bình thường và thực sự đáng khen, và coi những ai ở cuối tuổi thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành mà vẫn chưa có được cái xúc cảm mạnh mẽ ấy là bất bình thường. Một khi ý niệm ấy đã được mọi người nhìn nhận, thì việc cha mẹ định đoạt hôn nhân cho con cái bị coi là không thể khoan nhượng được và là điều vô luân.
Tình Lãng Mạn Hay Tình Dục Năng
Ngày nay, trong xã hội ta, vai trò của các quyến luyến say đắm giữa người trưởng thành đã bị mờ nhạt đi bởi một phát triển mới, đó là sự bão hòa của toàn bộ nền văn hóa – nhờ các phương tiện truyền thông – đối với tính dục, được coi như xung lực nhân bản chủ yếu và có giá hơn hết mọi sự, một lý thuyết vốn dựa vào học lý của Freud. Không một xã hội nào trong qúa khứ mà chúng tôi được biết đã dành cho tính dục một vai trò nổi bật đến như thế trong nền văn hóa nói chung, và việc thỏa mãn tính dục được nâng lên hàng trọng yếu trong danh sách các khát vọng của con người đến như vậy – trong cố gắng vô ích giải thoát nền văn minh hiện đại khỏi những bất mãn của nó. Nếu ngày nay, Thomas Jefferson được yêu cầu viết lại Tuyên Ngôn Độc Lập, hẳn ông sẽ phải thêm sự thoả mãn tính dục toàn diện vào “Quyền Sống, quyền Tự Do và mưu cầu Hạnh phúc” như một trong các quyền lợi căn bản tự nhiên của mỗi thành viên xã hội. Những hạn chế cổ truyền đối với tự do tính dục – như các cấm kị tôn giáo và xã hội, và việc sợ phải mang bầu cũng như các bệnh hoa liễu nói chung – ngày nay hầu như đã bị tháo gỡ hoàn toàn. Ngày nay ít khi ta có thể tin được là trong thế kỷ 17, tại hầu hết các nước Âu châu, nghĩa là trong các xã hội tuổi kết hôn được hoãn đến cuối tuổi 20, người ta đã giữ được sự trinh bạch rất tốt đến độ tỷ lệ con hoang ở mức rất thấp, chỉ là 2 hoặc 3 phần trăm, mặc dù không có thuốc ngừa thai. Ngày nay, tình trạng như thế chỉ còn thấy tại Nam Ái Nhĩ Lan – theo một giả thiết, có thể vì dân vùng này tiêu thụ loại bia Guiness Stout nhiều qúa nên lượng dục năng (libido) của họ luôn luôn ở mức thấp. Trong những điều kiện như thế, chúng tôi nghĩ ngày nay hầu như không thể nào phân biệt được tình quyến luyến say đắm theo nghĩa tâm lý học – tức nghĩa yêu đương – với tình quyến luyến say đắm theo nghĩa thể lý- tức nghĩa thèm khát tính dục. Nhưng sự thành công rực rỡ ngày nay của loại tiểu thuyết ướt át chỉ quan tâm đến tình yêu lãng mạn hơn là yêu đương thể xác cho ta thấy rằng ít nhất phụ nữ vẫn còn thèm khát việc cảm nhận được những mối tình si. Đàn ông thì phần đông không cho là họ có cùng một tâm trạng như vậy, đến độ hiện đang có một phân cách lớn theo giới tính về vấn đề này, chính sự phân cách này biện minh cho việc chúng tôi phân biệt ra một bên là tình yêu một bên là thèm khát sinh lý.
Tóm lại, sử gia nhìn thấy rõ một khuynh hướng có tính lịch sử trong việc quảng bá ý niệm văn hóa về tình yêu lãng mạn tại Phương Tây, khởi từ các triều đình trong thế kỷ 12, và lan rộng ra bên ngoài bắt đầu từ thế kỷ 16 trở đi. Việc truyền bá ấy được đẩy mạnh một cách đáng kể nhờ sự xuất hiện của tiểu thuyết lãng mạn, và sau đó nhờ công trình xóa bỏ nạn mù chữ hầu như toàn diện vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, ngày nay, cái tình yêu lãng mạn kia quấn quít chằng chịt với tính dục đến độ người ta hầu như không còn phân biệt được chúng nữa. Có điều cả hai thứ ấy đều rõ rệt khác với sự quan tâm săn đón (caring), là cái tình âu yếm đã được thử thách nhiều và đã được ổn định hẳn dựa trên một cam kết và tình thân mật lâu dài.
Tình Yêu Say Đắm Và Hôn Nhân
Cũng có thể nói ít lời về mối tương quan đang thay đổi giữa tình yêu say đắm và hôn nhân. Đối với các giai cấp có sở hữu, nghĩa là 2/3 các giai cấp kinh tế cao, trước thế kỷ 17, hôn nhân do cha mẹ sắp xếp, và động lực là lợi ích kinh tế và chính trị của dòng tộc, chứ không phải thoả mãn xúc cảm của cá nhân. Khi ý niệm cá nhân chủ nghĩa lớn mạnh trong thế kỷ 17 và 18, người ta mới dần dà chấp nhận rằng đối tượng đầu hết là “hôn phối thánh”, một tình trạng hạnh phúc được đơn hôn thánh hoá tạo nên. Cái hôn phối thánh ấy chỉ có thể thực hiện được nếu người ta chịu để cho chính đôi trẻ tự lựa chọn lấy nhau, miễn là đôi bên cha mẹ cùng đồng ý rằng sự phân cách về xã hội và kinh tế không quá lớn rộng, và trước cuộc hôn nhân phải có một thời gian dài quen biết nhau. Khoảng thế kỷ 18 và 19, chủ nghĩa cá nhân đã lấn lướt các lợi ích tập thể của dòng họ đến độ đôi trẻ được ít nhiều tự do hơn trong các quyết định của mình, ngoại trừ các giai cấp quí tộc và hoàng gia. Ngày nay, chủ nghĩa cá nhân đã có ưu tiên tuyệt đối tại hầu hết các xã hội Tây Phương, đến độ đôi trẻ được hoàn toàn tự do làm theo ý muốn của mình, muốn ngủ với ai thì ngủ, tác phong như thế, và những hậu qủa gậy ông đập lưng ông của nó mỗi ngày một trở nên rõ rệt hơn; còn việc tình thế này sẽ kéo dài bao lâu thì người ta chỉ biết đoán mò mà thôi.
Ở đây, chúng tôi tưởng nên nói rõ rằng gia đình ngày nay, chúng tôi xin bỏ ra ngoài các gia đình da đen nghèo tại Mỹ, ngược với điều người ta thường nghĩ, hiện không tan rã vì cái tỷ lệ ly dị cao đến 50%. Ta cần nhớ rằng thời gian kéo dài trung bình của hôn nhân ngày nay hầu như vẫn giống hệt như cách đây 100 năm. Một cách ngắn gọn, ly dị hiện nay chỉ tác dụng như một cái gì có chức năng thay thế cái chết mà thôi: cả hai đều là phương tiện để kết liễu yểu một cuộc hôn nhân. Có điều các hiệu quả tâm lý đối với người còn lại có thể rất khác xa, mặc dầu trong hầu hết các trường hợp, các hậu quả thảm khốc về kinh tế đối với người đàn bà thì vẫn là một. Cũng cần nhấn mạnh rằng các cuộc hôn nhân tan vỡ, con ghẻ, và các gia hộ chỉ có cha hoặc mẹ đều là những chuyện thông thường như nhau giữa quá khứ và hiện tại, sự khác nhau chỉ là cơ chế tạo nên các hoàn cảnh ấy mà thôi.
Vấn đề lịch sử khó khăn nhất chính là vấn đề có liên quan đến vai trò của tình yêu lãng mạn nơi người nghèo không có sở hữu, nghĩa là nơi 1/3 còn lại của dân số. Vì họ không có tài sản, nên việc yêu đương cũng như kết hôn của họ làm người thân họ chẳng mấy quan tâm, nhờ thế họ ít nhiều được tự do hơn để chọn lựa người phối ngẫu của mình. Vào khoảng thế kỷ 18, và có thể cả trước đó nữa, các ghi chép của triều đình cho thấy nhóm này thường kết hôn với nhau vì tình yêu, pha trộn với một mớ hỗn độn những động lực khác gồm luôn cả nhục dục và những đòi hỏi kinh tế muốn có người trợ lực mạnh khỏe để chăm lo nông trại hoặc cửa tiệm. Người ta thường chờ mong những người này đối xử với nhau cách “âu yếm”, nhưng chuyện đó rất ít khi xẩy ra. Trong nhiều cuộc hôn nhân ở nông thôn, xem ra có khi người chồng quí mấy con bò hơn cả vợ mình. Tình quyến luyến say đắm chắc chắn có xẩy ra nơi người nghèo, nhưng chúng có được coi là ưu tiên trên các lợi ích vật chất thường hay không thì không ai biết chắc được (3).
Ta chỉ biết rằng thời gian tán tỉnh hẹn hò giữa người nghèo thường kéo dài sáu tháng hoặc hơn, và thường gồm những đêm tròn ở riêng với nhau trong bóng đêm tại một căn phòng có giường, và phần lớn được cha mẹ hoặc người chủ biết đến và đồng ý. Chỉ hoạ hiếm, và phải vào cuối thời gian hẹn hò ấy, sau khi đã đính hôn với nhau, mới có chuyện ân ái đúng nghĩa với nhau trong những đêm như vậy, nhưng chắc chắn một điều là những chuyện trò thân mật cũng như những bàn bạc tiến đến hôn nhân như thế luôn luôn có kèm theo việc ôm ấp và hôn hít, và có thể cả điều ngày nay ta hoa mỹ gọi là “vuốt ve mạnh bạo” (heavy petting). Cái thói quen “cặp đôi” (bundling), một từ ngữ được dùng ngày xưa, xẩy ra trong một xã hội được chúng ta ngày nay coi như cực kỳ thẹn thùng, và thực sự ngây thơ về phương diện tính dục. Khi đàn ông đàn bà vào giường ân ái với nhau, họ vẫn thường giữ trên mình một mảnh áo quần, một cái áo khoác hay một chiếc sơ-mi, để che đậy sự trần truồng của mình. Mặt khác, chính hành động ân ái cũng hầu như luôn luôn được thực hiện theo thế “nhà truyền giáo” (missionary position) mà thôi. Những chứng cớ được trình lên triều đình trong các vụ án xin ly dị trước thời cận đại cho thấy rất ít khi có những chuyện tục tĩu muôn hình muôn vẻ như các thủ bản sinh lý bán đầy trong các tiệm sách ngày nay thường phổ biến.
Điều chắc chắn là cả sau cái diễn trình tán tỉnh thân mật với nhau bằng thể xác và ngôn từ đó, các yếu tố kinh tế vẫn rất quan trọng trong quyết định cuối cùng của đôi bên có tiến tới hôn nhân hay là không. Như thế, đam mê và các lợi ích kinh tế cuối cùng đã đan kết với nhau một cách khó gỡ, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng nơi người nghèo, các quan tâm vật chất chỉ quan trọng vào cuối giai đoạn hẹn hò tán tỉnh chứ không ở giai đoạn đầu như trường hợp người giầu.
Nếu một nông dân vào đầu thời cận đại nói với bạn rằng “Chúng tôi yêu người đàn bà ấy vì 10 mẫu đất của nàng” thì thực ra anh ta muốn nói gì? Anh ta có thèm khát thân thể người đàn bà không? Anh ta có đánh giá cao sức khỏe tốt của nàng, tài quán xuyến và hiểu biết của nàng cũng như các đức tính tốt khác cần thiết đối với một nội trợ tốt, một người có thu nhập cao, và một bà mẹ tốt cho các đứa con của anh ta không? Anh ta có bất cần những chuyện ấy mà chỉ say mê nàng hay không? Hay anh ta chỉ qúi mến nàng vì 10 mẫu đất của nàng mà thôi? Dù có chẻ sợi tóc ra làm tư, cũng khó mà nắm được câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi ấy; nhưng dù sao, nếu ngày nay ta đặt người nông phu ấy vào ghế nằm để tra hỏi phân tâm học, thì rất có thể sẽ khám phá ra là anh ta chỉ cảm thấy anh ta thích người đàn bà vì 10 mẫu đất của nàng mà thôi.
Cuối cùng, ta biết rằng vào thế kỷ 18, ít nhất cũng đến phân nửa cô dâu bên Anh và bên Mỹ có bầu trong ngày cưới. Nhưng điều ấy chỉ nói cho ta về các phong thói tính dục của thời ấy hơn là về những quyến luyến say đắm: người ta thường làm tình với nhau ngay khi đính hôn, sau đó mới làm đám cuới ở nhà thờ, và việc này phần lớn là do việc có bầu bắt buộc. Ta cũng biết rằng nếu một cố gái nghèo làm đầy tớ mà bị ông chủ tặng cho cái bầu, một chuyện rất thường xẩy ra, thì người con gái ấy chẳng gặp khó khăn nào trong việc kiếm ra một thanh niên nghèo chịu cưới cô làm vợ, miễn là anh ta nhận được ít bảng Anh làm vốn. Như thế thì rõ ràng trong cả ba người ấy chẳng ai có một chút quyến luyến say đắm nào với ai hết.
Tình Quyến Luyến Mẹ Con
Loại quyến luyến nồng nàn thứ hai là loại được triển khai giữa cha mẹ, nhất là mẹ, và đứa con. Một lần nữa, trong tư cách sử gia, ta lại phải đối diện với vấn đề nan giải giữa bản nhiên và dưỡng dục (Nature versus nurture), hay các vai tuồng liên hệ của sinh học và của văn hóa. Sự sống còn của bất cứ loài giống nào cũng đòi buộc con mái phải đảm nhận phần lớn việc chăm sóc đứa con trong một thời gian lâu, để đảm bảo sự sống sót của nó. Điều này đặc biệt cần thiết đối với giống người vì đứa con của họ sinh ra rất yếu ớt so với các loài thượng đẳng khác: vì nó có bộ não qúa lớn, nên nó hoàn toàn bất lực trong một thời gian rất dài. Hơn nữa, các thử nghiệm trên các loài thượng đẳng đã từng chứng tỏ rằng chính sự tiếp xúc gần gũi về thân xác trong những tuần lễ đầu đời đã tạo nên sự gắn bó mạnh mẽ giữa mẹ và con. Tình quyến luyến nồng nàn giữa mẹ và con do đó vừa là một tất yếu về phương diện sinh học để sống còn, vừa là một thực tại xúc cảm.
Truyền Thống Văn Hóa Và Đòi Hỏi Kinh Tế
Nhưng mặt khác, tác phong được ghi chép của con người cũng cho thấy điều này là các truyền thống văn hóa và các đòi hỏi kinh tế đôi khi đã vượt lên trên cái xung lực sinh học trên đây. Trong suốt 90% lịch sử nhân loại, con người từng là loài đi săn và hái lượm, cho nên người đàn bà không thể nào vừa mang hai đứa con vừa làm cái nhiệm vụ hái lượm kia được. Ngoại trừ trường hợp tự ý nghỉ ăn nằm với nhau thì không kể, một việc khó có thể xẩy ra, thường người ta phải cần đến một hình thức sát nhi nào đó, chỉ vì điều kiện kinh tế bó buộc mà thôi.
Trong những thời đại sau đó, một vài yếu tố khác cũng góp phần vào vấn đề trên. Ít nhất từ thời cổ điển đến thế kỷ 18, tại miền tây bắc Âu Châu, người ta thường bó chặt (swaddle) các trẻ sơ sinh ngay lúc mới sinh, nghĩa là lấy vải bó chặt các em lại đừ đầu cho đến chân, chỉ gỡ ra để các em tiêu tiểu mà thôi. Việc này đương nhiên làm giảm sự tiếp xúc về thân xác, và do đó cái hiệu quả gắn bó giữa mẹ và con. Thứ hai, những người đàn bà có khả năng đều gửi con cho những vú em từ lúc mới sinh cho đến lúc khoảng hai tuổi. Lý do chính của việc này đương nhiên là việc họ tin rằng sự khích dục có thể làm hỏng nguồn sữa mẹ. Ít có ông chồng nào chịu ngưng việc ân ái với vợ suốt trong thời gian dài như thế; cho nên bắt buộc phải cậy nhờ đến vú em. Nhưng điều ấy có nghĩa là chỉ trừ một số nhỏ nhoi có khả năng nuôi vú em ngay trong nhà ra, còn tất cả các trẻ em khác đều phải rời khỏi nhà ngay từ lúc mới sinh để sống dưới sự chăm sóc bú mớm của một vú em trong làng cách nhà khá xa. Trong những điều kiện như vậy, tình âu yếm giữa cha mẹ và đứa con không thể bắt đầu phát triển cho đến khi đứa con trở lại gia đình vào lúc 18 tháng cho đến 2 tuổi, đến lúc ấy có lẽ đứa trẻ đã có nhiều gắn bó nồng nàn với vú em hơn là với chính mẹ em, như trường hợp Juliet của Shakespeare đã chứng tỏ.
Dù sao đi nữa, đứa trẻ chỉ trở về với mẹ nếu nó không chết trong lúc ở với vú em. Có rất nhiều chứng cớ cho thấy tử xuất giữa các trẻ em được vú em săn sóc cao hơn tử xuất các trẻ em được mẹ bú mớm rất nhiều, và người thời đó biết rõ chuyện ấy. Khó có thể tránh mà không hoài nghi rằng một trong những thúc đẩy khiến người ta cứ tiếp tục gửi con cho vú em, đặc biệt vì thói quen này rất phổ biến tại Pháp trong thế kỷ 19, là vì nó là một phương pháp gián tiếp để sát nhi. Niềm hoài nghi trên càng mạnh hơn do con số lớn lao các trẻ em trong thế kỷ 18 và 19 bị bỏ rơi và gửi vào viện tế bần hoặc viện mồ côi, trong số ấy chỉ một số nhỏ sống sót. Dù có ý như thế nào đi chăng nữa, trên thực tế những viện mồ côi tại Luân Đôn và Ba Lê đã hành xử như những phương tiện được xã hội chấp nhận để hạn chế số con của gia đình sau khi chúng đã được sinh ra. Ít có phụ nữ nào, ngọai trừ những người đẻ con hoang, đi giết con mình, chỉ vì hậu quả quá lớn mà thôi. Nhưng nằm đè lên và vô tình làm ngạt thở con vì nằm ngủ cùng một giường, gửi con cho vú nuôi, bỏ con cho cơ quan công cộng, và bỏ con cho viện mồ côi cũng có cùng một hiệu quả như giết con mình vậy. Những đứa con không được ước muốn của các gia đình nghèo cũng như không nghèo lắm bị loại trừ cách này hay cách khác cũng nằm trong các phương thức được xã hội chấp nhận (4).
Các tập tục thông thường trong thế kỷ 18 và cả thế kỷ 19 này, đặc biệt phổ thông tại Pháp, khiến ta đặt câu hỏi về mức độ mẹ thực sự thương con trong các xã hội ấy. Đây là câu hỏi không dễ trả lời, và các nhà sử học đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề ấy. Một số sử gia cho rằng có chứng cớ cho thấy nhiều bà mẹ rất tận tụy đối với con và khi con chết yểu thì vô cùng thương tiếc. Nhiều sử gia khác lại đưa ra những con số thống kê khá ảm đạm về tử xuất của trẻ em: khoảng 25% chết trước tuổi lên hai, một tỷ lệ đã được chủ ý gia tăng do sự kiện vú em, bỏ rơi, và thiếu chăm sóc, những việc làm từng được miêu tả như là “kế hoạch hóa gia đình sau khi sanh”. Một người đàn bà vùng Bavaria giữa thế kỷ 19 đã tóm lược các nguyên nhân và hậu quả mủi lòng của cái thứ kế hoạch hóa gia đình ấy như sau: Các cha mẹ bao giờ cũng hân hoan vì đứa con đầu và đứa con thứ hai, nhất là nếu trong số ấy họ có được một đứa con trai. Nhưng những đứa sau đó thì không được chào đón hân hoan lắm. Dù sao đi nữa, rất ít những đứa trẻ thuộc loại ấy sống sót được lắm. Chúng tôi đoán già lắm chỉ là bốn trong số một tá là cùng. Những đứa trẻ khác mau chóng được trở về trời. Khi những trẻ nhỏ qua đời, thường là bạn sẽ không thương nhớ bao nhiêu. Vì chúng đã trở thành những thiên thần nhỏ trên thiên đàng (5).
Đánh Đập Con
Một câu hỏi khác là trẻ em được đối xử tốt ra sao nếu chúng sống sót. Chúng tôi từng cho rằng các xã hội thuộc thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 rất lạnh lùng và tàn nhẫn, tương đối khá dửng dưng đối với trẻ em, và thường áp dụng những lối đánh đập tàn bạo ngay từ lúc ấu thơ như phương pháp răn dạy đáng tin cậy hơn cả. Chủ nghĩa Calvin, một chủ nghĩa qúa tiêu cực nhấn mạnh đến tội tổ tông, đã khích lệ cha mẹ và thầy cô nên quất roi trẻ em, ngõ hầu vắt hết mọi thứ hỏa ngục ra khỏi các em. Chúng tôi từng đưa ra luận chứng rằng phải đến thế kỷ thứ 18, người ta mới có được cái nhìn lạc quan hơn về các trẻ sơ sinh, coi chúng như những tờ giấy trắng tinh trên đó xấu tốt đều có thể được viết lên do diễn trình xã hội hóa của văn hóa. Quan điểm cực đoan của Rousseau, coi đứa trẻ nhân chi sơ tính bản thiện, được nhiều người đọc, dù chưa được quảng đại quần chúng chấp nhận, chỉ vì chẳng có nhiều chứng cớ bao nhiêu – lý do hiển nhiên là quan điểm ấy ngược hẳn lại kinh nghiệm trực tiếp của chính các cha mẹ.
Để tóm lược, trước nhất có chứng cớ đầy đủ chứng minh có thói quen phổ thông sát nhi trong các xã hội chưa biết đến việc ngừa thai, một thói quen được ngụy trang dưới những hình thức được xã hội chấp nhận và nhờ thế còn kéo dài đến thế kỷ 19. Thứ hai, trẻ em, ngay cả con nhà giầu, trong thế kỷ 16 và 17, và sau đó trong thế kỷ 19, thường bị đối xử cách tàn nhẫn, với mục đích loại trừ tội tổ tông; thế kỷ 18 và thế kỷ 20 là hai thời kỳ rất họa hiếm trong đó ta thấy giáo dục có tính cách thả lỏng hơn cả. Đối với người nghèo, họ luôn luôn coi trẻ em như những tài nguyên có giá trị kinh tế cao và cư xử với chúng theo chiều hướng ấy. Chức năng chủ yếu của chúng là giúp đỡ trong nhà, trong xưởng thợ, ngoài đồng, là gia tăng thu nhập cho gia đình, và nâng đỡ cha mẹ lúc tuổi già. Vấn đề liệu ngoài những chú tâm về kinh tế như thế, còn có chỗ nào dành cho tình quyến luyến nồng nàn hay không, cả đối với người mẹ nữa, là vấn đề vẵn còn để ngỏ.
Tình quyến luyến say đắm giữa những người trẻ có thể và thực sự đã xẩy ra trong bất cứ xã hội nào như phó sản của sức lôi cuốn tính dục có tính sinh học, nhưng việc xã hội có chấp nhận xúc cảm đó hay không thì biến thiên rất nhiều tùy theo thời gian, giai cấp và không gian, chủ yếu được các qui thức văn hóa và các sắp xếp về tài sản qui định. Hơn nữa, dù tình quyến luyến mặn nồng giữa mẹ và con có yếu tố sinh học mạnh mẽ, nó cũng thường bị lấp phủ bởi đòi hỏi kinh tế, bởi quan điểm tôn giáo về bản chất trẻ em, và bởi những tập tục có tính văn hóa được xã hội chấp nhận như tập tục vú em. Ngày nay, vị thế đặc biệt của chúng ta là ở chỗ xã hội, qua những biện pháp an sinh và các biện pháp khác, đã lãnh trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già cho con cái; việc ngừa thai hiện được coi là bình thường và khá hữu hiệu; nổi bật trong nền văn hóa của ta hiện nay là các ý niệm lãng mạn coi tình yêu say đắm như lý do duy nhất có thể được xã hội chấp nhận để kết hôn; và việc thoả mãn tính dục được nhìn nhận như là xung lực nhân bản chủ yếu và là một quyền tự nhiên đối với cả hai giới tính. Đàng sau những điều trên, ta thấy thấp thoáng một thứ cá nhân chủ nghĩa điên cuồng, một tìm kiếm khôn nguôi cái lý tưởng tính dục và xúc cảm trong các mối liên hệ của con người, và một đòi hỏi phải được thoả mãn bản thân ngay tức khắc, một điều chắc chắn sẽ đưa con người đến chỗ tự mình làm mình thất bại và cuối cùng sẽ dẫn đến tự hủy.
Phần lớn điều trên được coi là mới và độc đáo đối với nền văn hóa của ta. Cho nên, không thể nào từ các giá trị và các tác phong hiện nay mà suy diễn ra các giá trị và các tác phong quá khứ được. Những con người khác trong lịch sử, kể cả các tổ phụ hay tổ mẫu ta cũng thế, quả là những con người khác vậy.
Viết theo Lawrence Stone, Tuyển Tập Passionate Attachments: Thinking About Love, do Williard Gaylin & Ethel Person, New York, Free Press, 1988.
Ghi Chú
(1) Darnton, R. The Great Cat Massacre and Other Episodes in French Cultural History (New York: Basic Books, 1984),4.
(2) Xem thêm Lawrence Stone, The Family, Sex and Marriage in England 1500-1800 (New York: Harper & Row, 1977)
(3) Journal of Family History, 8, 1983, tr.100
(4) Flandrin, J.-l. Les Amours Paysannes (XVI-XiX Siècles) (Paris: Gallimard, 1975)
(5) Các trước tác về những vấn đề này hiện nay có nhiều. Xin xem: De Mause, L. The History of Childhood (New York: Psychohistory Press, 1974); Delasselle, C. “Les enfants abnadonnés à Paris au XVIII siècle,” trong Annales E.C.S., 30, Jan-Feb. 1975. Flandrin, J.-L. “L’attitude devant le petit enfant... dans la Civilisation Occidentale” trong Annales de Démographie Historique, 1973. Sussman, G.D. Selling Mother’s Milk: the Wet-nursing Business in France 1715-1914 (Champaign: Univ. of Illinois Press, 1982)
(6) Medick, H. & D.W. Sabeam chủ biên, Interest and Emotion (New York: Cambridge University Press, 1984, tr.91)
VietCatholic TV
Đức Hồng Y Bo kêu gọi 10 điểm Dân chủ cho Quốc dân Myanmar
Giáo Hội Năm Châu
02:51 08/09/2020
Một hành động lộng hành: Chặt đầu Đức Mẹ ở tượng đài tại một nhà thờ Chính thống phái Maronite ở Toronto
Vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 8 năm 2020, khi giáo dân tới tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Đức Mẹ Lebanon, Toronto, họ kinh hãi sửng sốt, khi phát hiện ra một hành động phá hoại khủng khiếp: tượng Đức Mẹ đồng trinh Maria, bên hông của nhà thờ, đã bị chặt đầu!
“Việc này có thể đã xảy ra vào đêm hay rạng sáng. Giáo dân đã không thể tìm thấy đầu Đức Mẹ đâu đó quanh tượng đài...
Giáo xứ đã liên lạc với cảnh sát địa phương và duyệt lại máy quan sát an toàn với hy vọng tìm ra thủ phạm, hầu chặn đứng những hành động phá hoại này. Cầu xin Chúa và mẹ Maria tha thứ cho kẻ xúc phạm này và gìn giữ tất cả chúng ta trong sự chở che quan phòng của Chúa và Đức Mẹ Li-băng."
Nguồn: https://churchpop.com/2020/08/31/deplorable-malicious-our-lady-statue-beheaded-at-maronite-church-in-toronto/
Đức Hồng Y Bo kêu gọi 10 điểm Dân chủ cho Quốc dân Myanmar – sẵn sàng chống lại những kẻ gây hận thù & hy sinh dân tộc, và kêu gọi ‘chống lại’ các ‘đại dịch’ của đất nước.
Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Myanmar, đã kêu gọi quốc dân Myanmar về 10 điểm trước 'nghĩa vụ thiêng liêng' của họ trong cuộc bầu cử chọn người có kế hoạch tốt và vị tha cho tương lai của quốc gia.
Đức Hồng Y, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) nhấn mạnh điều này trong một tuyên bố ngày 1 tháng 9 cho người dân của ngài, có tiêu đề 'Lời kêu gọi cho đồng bào của đất nước tôi – Hãy lựa chọn sáng suốt trong các cuộc bầu cử ở Myanmar'.
Ý thức được đây là thời điểm thử thách, trước tiên, Đức Hồng Y nhấn mạnh, trong tâm tình cầu nguyện, ngài đồng hành với mọi người dân của ngài, trong khi họ tiếp tục đối diện với cơn thử thách của đại dịch.
Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa sẽ bảo vệ quốc gia”, ĐHY nhắc nhớ: “Chúng tôi rất may mắn sẽ có một cuộc bầu cử khác vào tháng 11. Điều này kêu gọi chúng tôi thực hiện nghĩa vụ công dân của mình bằng cách bầu chọn những người đại diện đúng và tốt cho chúng tôi.”
“Trong thời khắc lịch sử này, tôi ngỏ lời với từng người trong các bạn, ” ĐHY nói rõ, “không phải với tư cách là một chính trị gia mà với tư cách là một người lãnh đạo tôn giáo, với tư cách là người anh của các bạn, chỉ mong muốn lợi ích chung và phúc lợi của cả cộng đồng Myanmar.”
Myanmar đang vươn lên sau nhiều thập niên bi quân đội cai trị, sau khi đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và lên nắm quyền.
Nhóm người Dân tộc thiểu số Rohingyas theo đạo Hồi được LHQ coi là một trong những người bị đàn áp nhiều nhất. Theo dữ liệu từ Dự án Arakan, một tổ chức nhân đạo bảo vệ quyền lợi của người Rohingyas từ năm 2010, cho hay có khoảng 100.000 thành viên của nhóm thiểu số này đã trốn thoát khỏi Miến Điện (Myanmar) bằng đường biển. Bạo lực giữa những người theo Phật giáo cực đoan và người Rohingyas, từ năm 2012 đã làm thiệt mạng hơn 200 người và 140.000 người phải di tản!
Sau đây là mười điểm mà ĐHY kêu gọi:
Đầu tiên, ngài nhấn mạnh, bỏ phiếu không chỉ là một quyền lợi “mà còn là một nghĩa vụ thiêng liêng, ” vì nó thể hiện một phần “trong cuộc hành trình lâu dài của chúng ta tới nền dân chủ”. Ngài nói, sự tham gia tích cực của người dân vào các cuộc bầu cử là điều cần thiết trong bất kỳ nền dân chủ nào.
Sau đó, ngài nói, bỏ phiếu là cách duy nhất để có được nền Hòa bình bền vững.
“Sự trổ bông của nền dân chủ tốt đẹp là hy vọng duy nhất để cứu quốc gia này, một quốc gia đã đổ nhiều xương máu vì những xung đột huynh đệ tương tàn! Là những người con của đất nước vĩ đại này, chúng ta xứng đáng được hưởng hòa bình. Tranh chấp bằng vũ trang đã giết chết hàng ngàn người, làm cho hàng ngàn ngàn người tị nạn và di tản... Thời kỳ đen tối này cần phải được kết thúc. Không có ai chiến thắng trong một cuộc chiến ở đất nước này cả. Hòa bình có thể, và hòa bình là con đường duy nhất. Các tôn giáo lớn của chúng ta đề cao các nguyên tắc hòa bình, tôi kêu gọi các bạn, hãy bỏ phiếu cho hòa bình”.
ĐHY lưu ý: Lý do thứ ba để thực hiện quyền này, vì thông qua dân chủ, những người không có tiếng nói sẽ được trao quyền. “Đừng để nghèo đói ngăn cản chúng ta không tham gia được vào cuộc bầu cử. ĐHY nói: Qua bầu cử, chúng ta chia sẻ những bữa tiệc phúc lợi cho và với người nghèo”.
Tiếp theo, ngài nêu lên tầm quan trọng của việc đảm bảo công bằng kinh tế và môi trường. “Hòa bình ở quốc gia đang rướm máu này sẽ không thể có cho đến khi các nguồn lực của đất nước này phải được dùng để phục vụ cho tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và các cộng đồng bên lề.”
“Hãy xem xét lựa chọn đúng các ứng cử viên của các bạn, loại trừ những kẻ cướp bóc và tay sai phá hoại các nguồn lực của chúng ta và khiến chúng ta phải nghèo đói. Những tên trộm này không thể đại diện cho chúng ta”.
Một phần hấp dẫn khác của bản kiến nghị, có tựa đề là "Vạch mặt các ứng cử viên gây chia rẽ hận thù". ĐHY nói: Các cột trụ chính của nền dân chủ là cộng đồng và quan tâm đến lợi ích chung; trong khi đó “sự thù hận cộng đồng và mua chuộc đang trở thành công cụ mua phiếu một cách trắng trợn!”
“Cộng đồng thế giới đã bày tỏ một nỗi kinh hoàng trước sự thao túng của những kẻ buôn bán thù hận ở Myanmar, giả danh là những người bảo vệ tôn giáo và chủng tộc, họ lợi dụng các trang mạng Facebook!”
ĐHY cho biết thêm: “Những người này đang cấu kết với những kẻ cướp của đất nước chúng ta, họ không phải là những vì dân vì nước. Hãy loại bỏ chúng trong cuộc bầu cử lịch sử này!”
Sau đó, Đức Hồng Y cảnh báo chống lại "Những người ủng hộ tài phiệt (Mafias) nước ngoài." ĐHY cho hay: “Dân nước Myanmar hoan nghênh các khoản đầu tư nước ngoài với thiện chí xây dựng một tương lai bền vững cho người dân của chúng tôi, ” nhưng “thật không may, ” ngài than, “một nhóm các phần tử nước ngoài cấu kết với các tay tài phiệt địa phương, biến Myanmar thành một miếng mồi béo bở cho họ!”
“Nhiều tên trong số này đang là những ứng cử viên cạnh tranh trong cuộc bầu cử này. Hãy vạch mặt họ… Họ không xứng đáng là một thành phần của bất kỳ một nền dân chủ nào”.
Đức Hồng Y cũng khuyến khích đầu tư và phát triển con người, ngài lưu ý rằng đối với một quốc gia may mắn có một với nguồn nhân lực trẻ trung và tràn đầy năng lực, thì một tương lai giàu có phải đến, nếu lợi tức và tài lực của họ được nuôi dưỡng.
ĐHY nói: “Các nhà cầm quyền cần phải cương quyết phát triển con người như là một cương lĩnh căn bản”, ĐHY chỉ trích: “Các chế độ trước đây đã phủ nhận một cách tàn bạo sự phát triển của nhân dân của chúng ta, biến đất nước giàu có này thành một nước phát triển hủ lậu! Hãy để chúng tôi lựa chọn những ứng cử viên có khả năng và có kế hoạch phát triển con người thực sự”.
Một kiến nghị khác là "tìm kiếm sự toàn vẹn chứ không chỉ là thông giỏi."
ĐHY nhấn mạnh: “Myanmar cần nhiều nhà lãnh đạo thông thái, nhưng biết phục vụ, những người có tấm lòng trung trực, liêm chính, trách nhiệm và minh bạch. Sức mạnh sẽ đến từ công việc. Myanmar sẽ có đủ các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và sẵn sàng phục vụ toàn dân”.
Điểm thứ chín, Đức Hồng Y Bo nói, các nhà lãnh đạo cần phải chống lại “nhiều cơn đại dịch” của Myanmar, chẳng hạn như “đại dịch đói, xung đột và di dân, di cư không an toàn và đại dịch của một nền giáo dục kém chất lượng”.
ĐHY nói: “Hy vọng cuộc bầu cử này chọn được những chiến sĩ có thể chiến đấu chống lại tất cả những đại dịch này.
Cuối cùng, ĐHY kêu gọi, "Hãy bỏ phiếu cho một Chủ nghĩa Liên bang cả về Chính trị lẫn Kinh tế thực sự."
“Đại Tướng Aung San đã sống và chết cho giấc mơ về một chủ nghĩa liên bang chính trị và kinh tế thực sự, ” Hồng Y Bo nhớ lại và thúc giục: “Hãy bầu chọn những người ủng hộ giấc mơ của Đại Tướng Aung San. Hãy làm cho bình minh hòa bình và thịnh vượng mới được hé lộ.”
Toàn bộ thông điệp của ĐHY gồm:
- Lời kêu gọi quốc dân
- Hãy lựa chọn đúng trong cuộc tổng tuyển cử của Myanmar
ĐHY Charles Maung Bo,
TGM Giáo phận Yangon
1/9/2020
Gió đã đổi chiều có lợi cho Tổng thống Trump nhờ lập trường phò sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 08/09/2020
1. Những chi tiết về cuộc đời của nữ tu Deirde Byrne
Nữ tu Deirde Byrne, nguyên là Đại Tá Quân Y trong quân đội Hoa Kỳ trước khi bước vào đời sống tu trì. Sơ Deirdre đã có một diễn từ xúc động vào ngày 26 tháng 8 tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa.
Theo tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, những chi tiết về sơ Deirdre Byrne trong tư cách một nữ tu, một người lính, một bác sĩ phẫu thuật gợi nhớ đến cuốn tiểu thuyết Tinker Tailor Soldier Spy của John LeCarré.
Sẽ không quá xa vời nếu so sánh cuộc đời của Sơ Deirdre với cuộc đời của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết gián điệp này. Đọc tiểu sử của sơ, người ta phải tự hỏi còn quốc gia nào trên thế giới mà sơ chưa đến thăm, và trong hơn 3 thập niên qua, còn sứ mệnh mạo hiểm nào của người Mỹ mà sơ chưa tham gia.
Sơ Deirde Byrne là một thành viên của Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, một tổ chức được thành lập ở Ý và đã có mặt ở Mỹ gần 70 năm. Ngày nay, sơ dành phần lớn thời gian của mình để khám bệnh cho các bệnh nhân tại phòng khám của Tổ chức Từ thiện Công Giáo ở Washington DC hoặc Phòng khám Vật lý trị liệu và Mắt chuyên nghiệp tại tu viện của các nữ tu. Sơ cũng là bề trên của cộng đồng các nữ tu ở đó.
Sơ Deirde Byrne nói rằng cuộc đời phục vụ của mình bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ, noi theo tấm gương của cha mẹ. Cha của sơ là một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, và sơ có hai anh trai trong ngành y và một anh trai là linh mục của Tổng giáo phận Washington. Giống như cha và các anh trai của mình, Sơ Deirde học y khoa tại Georgetown. Sơ gia nhập quân đội vào năm 1978 để giúp trang trải tiền học Đại Học. Trong ba thập kỷ tiếp theo, sơ Deirde phục vụ ở Bán đảo Sinai, ở Hàn Quốc và ở Afghanistan.
Năm 1989, sơ dành thời gian nghỉ phép để truyền giáo bằng nghề y. Tại Ấn Độ, sơ hợp tác với một bác sĩ phẫu thuật là sơ Frederick, người cũng đã được giáo dục ở Georgetown. Trong thời gian này, Sơ Deirde đã nghĩ đến đời sống tu trì một thời gian, nhưng thời điểm đó không hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, khi trở lại Washington, để được đào tạo thành một bác sĩ phẫu thuật, một trong những bệnh nhân của sơ là Đức Hồng Y James Hickey, tổng giám mục lúc đó của Washington. Vị Hồng Y đã đưa ra các hướng dẫn tinh thần cho sơ. Sơ cũng được Cha John Hardon, một nhà văn và nhà thần học của Dòng Tên, giúp đỡ phân định ơn gọi của mình. Ngài đã khuyến khích sơ tìm một cộng đồng tôn giáo, nơi sơ có thể tiếp tục hành nghề y. Ngài nói, thế giới “cần các bác sĩ Công Giáo”.
Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria, hoạt động trong cả lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, dường như rất phù hợp.
Một năm sau khi giúp đỡ cho các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại Ground Zero ở New York vào ngày 11/9, sơ đã quyết định gia nhập cộng đồng này.
Nhưng lúc ấy sơ vẫn ở trong lực lượng Dự bị của Quân đội Hoa Kỳ, và sơ đã được gọi trở lại quân ngũ ba lần nữa - ở cả Afghanistan và Hoa Kỳ - trước khi sơ có thể giải ngũ và hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng các nữ tu.
Source:Aleteia
2. Làn sóng cực đoan tại Đức: Các linh mục được yêu cầu nhường bục giảng cho phụ nữ trong một tuần
Các bài giảng thường do các linh mục phụ trách, nhưng điều đó sắp thay đổi ở Giáo phận Osnabrück, nơi ít nhất trong vòng một tuần - từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 9 – các linh mục được yêu cầu ngồi xuống nghe các phụ nữ công bố và diễn giải lời Chúa.
Đức Cha Franz-Josef Bode, Giám Mục Osnabrück là người hô hào nồng nhiệt cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Ngài là “linh hướng” cho phong trào Maria 2.0. Phong trào phụ nữ Công Giáo Đức này chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ cực đoan đã khởi xướng một cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần từ ngày 11 đến 18 tháng Năm, 2019. Họ từ chối không bước vào nhà thờ và không tham dự các Thánh lễ trong suốt thời gian biểu tình phản đối.
Nhóm này cũng đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.
Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.
Đi xa hơn nữa, sáng Chúa Nhật 22 tháng Chín, 800 phụ nữ đã biểu tình trước nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Köln để chống báng Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki. Ngài là một trong số 8 Giám Mục tại Đức kiên quyết chống lại cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm tiến đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Có lẽ để xoa dịu, trong thời gian qua, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Đức đã kỷ niệm Năm Quốc tế Lời Chúa bằng cách tổ chức các buổi chia sẻ quan điểm của các phụ nữ về Kinh thánh trong cộng đồng của họ; và thu thập các bài giảng của họ thành một tuyển tập sẽ được xuất bản trong tương lai gần.
Nhưng hiện nay, giáo phận Osnabrück - với sự ủng hộ quyết liệt hơn của Đức Cha Franz-Josef Bode, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức - đang mời gọi các phụ nữ liên lạc với hội đồng giáo xứ hay giáo phận để ghi danh giảng trong các nhà thờ.
Mặc dù tập trung vào tuần lễ từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 9, được gọi là “Tuần hành động”, để trùng với ngày lễ Thánh Hildegard thành Bingen, người Đức, tu viện trưởng, nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà triết học, nhà thần bí, và Tiến sĩ Hôi Thánh sống ở thế kỷ 12 – thử nghiệm này, nếu thành công, có thể được áp dụng rộng rãi sau đó.
Inga Schmitt, một nhà tư vấn trong lĩnh vực truyền thông đức tin tại Giáo phận cho biết: “Chúng tôi tin rằng giờ đây chúng ta phải mở rộng khuôn khổ một chút để những người phụ nữ với các đặc sủng của họ có thể được nhìn thấy và lắng nghe mạnh mẽ hơn trong phụng vụ và thuyết giảng,” trang web tin tức của Hội Đồng Giám Mục Đức katholisch.de đưa tin.
Schmitt cũng giải thích rằng mục đích của chiến dịch rao giảng là làm cho phụ nữ - “và cả tất cả những người không tận hiến khác” - được nổi bật rõ hơn trong đời sống Giáo hội.
Schmitt nhấn mạnh: “Việc đưa ra chứng tá trong bối cảnh gia đình hoặc tại nơi làm việc là không đủ.”
“Tuần hành động” của phụ nữ Công Giáo ở giáo phận Osnabrück sẽ được dựa trên thành công của “Ngày những phụ nữ thuyết giáo” do Hiệp hội Phụ nữ Công Giáo Đức, gọi tắt là KFD tổ chức hồi tháng 5.
Vào ngày 17 tháng 5, 12 phụ nữ đã thuyết giảng tại 12 nhà thờ trên khắp đất nước.
Trong một tuyên bố KFD nhận định rằng:
“Lời Chúa nếu chỉ được giải thích bởi các thừa tác viên đã được phong chức sẽ thiếu vắng hoàn toàn quan điểm của phụ nữ. Và điều đó không thể cứ tiếp tục. Chúng tôi tin rằng điều rất quan trọng là phụ nữ phải được phép rao giảng trong các thánh lễ.”
Source:Novena News
3. Gió đã đổi chiều có lợi cho Tổng thống Trump nhờ lập trường phò sinh
Một liên minh các nhà lãnh đạo Da đen đang lên tiếng chỉ trích cay đắng Planned Parenthood. Họ nói một mặt tổ chức này tuyên bố ủng hộ phong trào Black Lives Matter. Nhưng mặt khác, nó lại nhắm đến mục tiêu diệt chủng người da đen trong các hoạt động phá thai.
Trong một bức thư gửi tới quyền chủ tịch của Planned Parenthood, là Alexis McGill-Johnson vào hôm thứ Ba, hơn 100 quan chức dân cử, mục sư và luật sư người Da đen yêu cầu cô ta “giải thích về sự phân biệt chủng tộc có hệ thống trong các hoạt động phá thai của Mỹ” và yêu sách tổ chức này phải loại bỏ các liên hệ với người sáng lập tổ chức là Margaret Sanger vì những bài viết phân biệt chủng tộc của bà này.
“Lá thư này thể hiện sự phẫn nộ trong cộng đồng Da đen rằng chúng tôi đã bị ngành công nghiệp phá thai nhắm tới một cách chiến lược và nhất quán kể từ khi hoạt động này được hợp pháp hóa gần 50 năm trước,” giám đốc điều hành Human Coalition Action, Mục sư Dean Nelson, người điều phối bức thư cho biết.
Bức thư lưu ý rằng 36% ca phá thai ở Hoa Kỳ được thực hiện trên các phụ nữ Da đen, là những người chỉ chiếm 13% dân số phụ nữ của đất nước.
“Phụ nữ da đen có nguy cơ phá thai cao gấp 5 lần phụ nữ da trắng”. “Ở một số thành phố, như New York, hàng năm có số trẻ em Da đen bị phá thai cao hơn những đứa trẻ được chào đời”.
“Đây không phải là chuyện ngẫu nhiên”, lá thư nêu rõ, và lưu ý rằng “79 phần trăm các cơ sở phá thai của Planned Parenthood được đặt trong hoặc gần các cộng đồng da đen.”
Một số nhà lập pháp bang Da đen đã ký vào lá thư, bao gồm Thượng nghị sĩ Bang Louisiana Katrina Jackson của đảng Dân Chủ, Hạ nghị sĩ Bang Texas James White của đảng Cộng Hòa, và Hạ nghị sỹ Bang Georgia Mack Jackson của đảng Dân Chủ. Bộ trưởng tư pháp Indiana, Curtis Hill cũng đã ký vào lá thư.
Các nhà hoạt động phò sinh Benjamin Watson và Alveda King cũng có tên trong lá thư, cùng với chiến lược gia chính trị Justin Giboney.
Diễn biến này đã xảy ra sau diễn từ của cô Abby Johnson nguyên là một giám đốc của một trong các trung tâm phá thai lớn nhất nước Mỹ trong hệ thống Planned Parenthood.
Abby Johnson nói:
“Margaret Sanger là một người phân biệt chủng tộc, và là người tin vào thuyết ưu sinh. Mục tiêu của bà ta khi thành lập Planned Parenthood là xóa sổ các nhóm thiểu số.”
“Ngày nay, gần 80% các cơ sở phá thai của Planned Parenthood được đặt ở các vị trí chiến lược trong các khu dân cư của các nhóm thiểu số; và hàng năm Planned Parenthood kỷ niệm nguồn gốc phân biệt chủng tộc của họ bằng cách trao giải thưởng Margaret Sanger.”
Diễn từ này đã khiến nhiều người da đen tức giận.
Source:Catholic News Agency