Phụng Vụ - Mục Vụ
Một cuộc tìm kiếm có tên là Cứu độ
Lm. Minh Anh
05:32 06/09/2020
MỘT CUỘC TÌM KIẾM CÓ TÊN LÀ CỨU ĐỘ
“Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Kính thưa Anh Chị Em,
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay đặt chúng ta trên một con đường khá gay gắt, một con đường có tên là yêu thương, con đường có tên là kiếm tìm nhưng cũng là một con đường có tên là cứu độ. Thiên Chúa đặt Êzêkiel làm người tìm kiếm Dân Chúa, đưa những người lầm lạc trở về; với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ ra tuần tự các bước trên con đường ấy: bước yêu thương, bước khiêm hạ, bước gặp gỡ và quan trọng nhất, nhìn nhận kẻ lầm lạc là người anh em. Thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ hai hôm nay, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Hội Thánh Chúa Kitô là một Hội Thánh lữ hành; ở đó, không phải tất cả con cái Hội Thánh là thiên thần, là cá lớn, là lúa tốt; nhưng ở đó, khi mọi người đang trên đường nên thánh, còn có cả những con người yếu đuối như chúng ta và nhiều khi, đáng thương hơn chúng ta về phần linh hồn. Thiên Chúa muốn chúng ta đi tìm kiếm họ. Đó cũng là những con người đang được Thiên Chúa xót thương, Người muốn chúng ta thương xót nhau; đó có thể là những tội nhân, những cỏ lùng và dù gì đi nữa, thì trước hết đó vẫn là người anh em, chị em của tôi; những người đáng được tôi yêu thương như chính bản thân như giới răn thứ hai đòi hỏi.
Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa nói với Êzêkiel, “Khi nghe lời miệng Ta nói, ngươi hãy loan báo cho chúng thay Ta. Khi Ta phán cùng kẻ gian ác rằng, ‘Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết’; nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi”. Êzêkiel không thể thoái thác lời Thiên Chúa, ông phải đến với dân, cũng như chúng ta không thể không cất bước đi tìm kiếm người anh em đang trên đường hư mất. Như việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người mang ý nghĩa cứu độ thế nào, thì cuộc tìm kiếm người anh em lầm lỗi của chúng ta cũng mang tính cứu độ như thế; yêu thương ai, trước hết là muốn cho người ấy được cứu độ. Vì thế, tìm kiếm người anh em là một cuộc tìm kiếm có tên là cứu độ.
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời van xin của những ai được sai đi trong yêu thương ngỏ với người anh em lầm lạc của mình, “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người, ‘Các ngươi đừng cứng lòng’”. Đó phải là một lời van xin thực sự chứ không phải là một mệnh lệnh; một lời van xin như Thánh Ambrôsiô đã van xin Augustinô quay trở về, “Với chúng ta, Đức Kitô là tất cả! Nếu con có một vết thương cần phải chữa lành, Đức Kitô chính là vị lương y; nếu con khát khô vì cơn sốt, Đức Kitô chính là dòng suối mát; nếu con cảm thấy chán nản vì những bất công trong cuộc đời, Đức Kitô chính là Đấng công bình và rất mực công minh; nếu con cần giúp đỡ, Đức Kitô là sức mạnh; nếu con sợ chết, Đức Kitô là sự sống; nếu con khát mong nước thiên đàng, Đức Kitô là con đường dẫn về thiên quốc; nếu con ở trong bóng tối, Đức Kitô chính là ánh sáng… Hãy nếm thử và hãy nhìn xem, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao, phúc cho những ai cậy trông nơi Người!”.
Đặc biệt với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu phác hoạ một trình tự tiệm tiến của một lộ trình yêu thương và tìm kiếm vốn đòi hỏi sự bền chí khi chúng ta đi tìm người anh em đáng thương của mình. Con đường này được đặt nền móng trên lòng thương xót và sự khiêm hạ, một con đường mà Thiên Chúa luôn chúc lành cho những ai thành tâm cầu xin. Thông thường, khi một ai đó sai lỗi, chúng ta phê phán, lên án và quên mất người ấy là anh em, chị em; hậu quả là chúng ta dễ dàng loại trừ; đó là dấu hiệu của việc thiếu thương xót. Thương xót thật sự sẽ giúp chúng ta nhận thức sai lỗi của người anh em như là cơ hội cho một tình yêu lớn lên và đó phải là khởi đầu cho bước kiếm tìm. Bởi thế, việc công khai tội của người anh em không bao giờ là bước đầu tiên, thay vào đó là âm thầm cầu nguyện, tìm kiếm, ước ao gặp gỡ và hoà giải.
Vậy làm sao để tiếp cận người anh em, nhất là khi họ chống lại chúng ta? Đây là một công việc vô cùng khó khăn vốn đòi hỏi nhiều lời cầu nguyện, hy sinh, nỗ lực và sáng tạo. Trước hết, trong yêu thương, tìm kiếm đối thoại chỉ giữa hai người; tiếp đến, nếu cần, mời những người đáng tin trợ giúp; và sau cùng là đưa đến Hội Thánh. Mục đích cuối cùng là Thiên Chúa, là sự thật, để sự thật đó có thể phục hồi sớm nhất mối tương quan hiệp nhất của người anh em với Chúa và Hội Thánh. Chỉ sau khi đã cố gắng hết sức mà vẫn hoài công, chúng ta mới nghĩ đến việc rũ bụi chân và phó thác người anh em cho lòng thương xót của Thiên Chúa và đừng quên cầu nguyện và hy sinh cho họ gấp bội; cả khi điều xấu nhất xảy ra, hành vi rũ bụi chân vẫn là một hành vi yêu thương vốn vẫn hy vọng một ngày nào đó, người anh em sẽ nhận ra hệ trọng của những lầm lỗi họ gây nên để quay trở về. Qua thư Rôma hôm nay, chúng ta được Thánh Phaolô nhắc nhở, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Một lần nọ, khi một nhóm 50 người trong cùng một công ty đang tham dự một cuộc hội thảo thì bất ngờ, vị diễn giả dừng lại và quyết định làm một hoạt động nhóm. Mỗi người được trao một quả bóng để viết tên mình lên đó bằng một bút lông. Toàn bộ số bóng được thu lại và để vào một căn phòng. Những người tham gia sau đó, được yêu cầu trong vòng năm phút, tìm lại quả bóng có tên mình. Tất cả nháo nhào đi tìm; họ xô xát, húc đẩy nhau, tạo thành một mớ hỗn độn người và bóng trong căn phòng. Năm phút trôi qua trong hỗn loạn, không ai tìm được quả bóng đang bay lên rơi xuống của mình. Vị diễn giả tiếp tục yêu cầu những người tham gia chọn ngẫu nhiên một quả bóng trong phòng và tìm kiếm người có tên được ghi trên quả bóng. Thật đáng kinh ngạc, trong không khí thân thiện, chưa tới năm phút ai nấy đã cầm trên tay quả bóng ghi tên mình.
Anh Chị em,
Đẹp thay bước chân người đi loan báo Tin Mừng, loan tin bình an; và cũng đẹp thay bước chân ai đi tìm kiếm người anh em, chị em đang hư mất của mình. Mỗi chiếc bóng trong câu chuyện tượng trưng cho tình yêu, phẩm giá, sự tha thứ và lòng xót thương của chúng ta dành cho người anh em đáng thương mà chúng ta đang kiếm tìm. Hạnh phúc của người anh em cũng chính là hạnh phúc của chúng ta; trái tim của chúng ta chỉ được lấp đầy khi trái tim ai đó cũng được lấp đầy và thương tích ở đó được chữa lành. Thánh Phaolô thật chí lý, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương; vì yêu thương là chu toàn lề luật”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ai cũng được Chúa thương, và xem ra, ai cũng nói, Chúa thương họ nhất và con cũng thế. Xin cho con biết thương người anh em lầm lỗi của con, cho con biết cất bước đi tìm họ, một cuộc tìm kiếm có tên là cứu độ”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Kính thưa Anh Chị Em,
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay đặt chúng ta trên một con đường khá gay gắt, một con đường có tên là yêu thương, con đường có tên là kiếm tìm nhưng cũng là một con đường có tên là cứu độ. Thiên Chúa đặt Êzêkiel làm người tìm kiếm Dân Chúa, đưa những người lầm lạc trở về; với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ ra tuần tự các bước trên con đường ấy: bước yêu thương, bước khiêm hạ, bước gặp gỡ và quan trọng nhất, nhìn nhận kẻ lầm lạc là người anh em. Thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ hai hôm nay, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Hội Thánh Chúa Kitô là một Hội Thánh lữ hành; ở đó, không phải tất cả con cái Hội Thánh là thiên thần, là cá lớn, là lúa tốt; nhưng ở đó, khi mọi người đang trên đường nên thánh, còn có cả những con người yếu đuối như chúng ta và nhiều khi, đáng thương hơn chúng ta về phần linh hồn. Thiên Chúa muốn chúng ta đi tìm kiếm họ. Đó cũng là những con người đang được Thiên Chúa xót thương, Người muốn chúng ta thương xót nhau; đó có thể là những tội nhân, những cỏ lùng và dù gì đi nữa, thì trước hết đó vẫn là người anh em, chị em của tôi; những người đáng được tôi yêu thương như chính bản thân như giới răn thứ hai đòi hỏi.
Trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa nói với Êzêkiel, “Khi nghe lời miệng Ta nói, ngươi hãy loan báo cho chúng thay Ta. Khi Ta phán cùng kẻ gian ác rằng, ‘Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết’; nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi”. Êzêkiel không thể thoái thác lời Thiên Chúa, ông phải đến với dân, cũng như chúng ta không thể không cất bước đi tìm kiếm người anh em đang trên đường hư mất. Như việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người mang ý nghĩa cứu độ thế nào, thì cuộc tìm kiếm người anh em lầm lỗi của chúng ta cũng mang tính cứu độ như thế; yêu thương ai, trước hết là muốn cho người ấy được cứu độ. Vì thế, tìm kiếm người anh em là một cuộc tìm kiếm có tên là cứu độ.
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một lời van xin của những ai được sai đi trong yêu thương ngỏ với người anh em lầm lạc của mình, “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người, ‘Các ngươi đừng cứng lòng’”. Đó phải là một lời van xin thực sự chứ không phải là một mệnh lệnh; một lời van xin như Thánh Ambrôsiô đã van xin Augustinô quay trở về, “Với chúng ta, Đức Kitô là tất cả! Nếu con có một vết thương cần phải chữa lành, Đức Kitô chính là vị lương y; nếu con khát khô vì cơn sốt, Đức Kitô chính là dòng suối mát; nếu con cảm thấy chán nản vì những bất công trong cuộc đời, Đức Kitô chính là Đấng công bình và rất mực công minh; nếu con cần giúp đỡ, Đức Kitô là sức mạnh; nếu con sợ chết, Đức Kitô là sự sống; nếu con khát mong nước thiên đàng, Đức Kitô là con đường dẫn về thiên quốc; nếu con ở trong bóng tối, Đức Kitô chính là ánh sáng… Hãy nếm thử và hãy nhìn xem, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao, phúc cho những ai cậy trông nơi Người!”.
Đặc biệt với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu phác hoạ một trình tự tiệm tiến của một lộ trình yêu thương và tìm kiếm vốn đòi hỏi sự bền chí khi chúng ta đi tìm người anh em đáng thương của mình. Con đường này được đặt nền móng trên lòng thương xót và sự khiêm hạ, một con đường mà Thiên Chúa luôn chúc lành cho những ai thành tâm cầu xin. Thông thường, khi một ai đó sai lỗi, chúng ta phê phán, lên án và quên mất người ấy là anh em, chị em; hậu quả là chúng ta dễ dàng loại trừ; đó là dấu hiệu của việc thiếu thương xót. Thương xót thật sự sẽ giúp chúng ta nhận thức sai lỗi của người anh em như là cơ hội cho một tình yêu lớn lên và đó phải là khởi đầu cho bước kiếm tìm. Bởi thế, việc công khai tội của người anh em không bao giờ là bước đầu tiên, thay vào đó là âm thầm cầu nguyện, tìm kiếm, ước ao gặp gỡ và hoà giải.
Vậy làm sao để tiếp cận người anh em, nhất là khi họ chống lại chúng ta? Đây là một công việc vô cùng khó khăn vốn đòi hỏi nhiều lời cầu nguyện, hy sinh, nỗ lực và sáng tạo. Trước hết, trong yêu thương, tìm kiếm đối thoại chỉ giữa hai người; tiếp đến, nếu cần, mời những người đáng tin trợ giúp; và sau cùng là đưa đến Hội Thánh. Mục đích cuối cùng là Thiên Chúa, là sự thật, để sự thật đó có thể phục hồi sớm nhất mối tương quan hiệp nhất của người anh em với Chúa và Hội Thánh. Chỉ sau khi đã cố gắng hết sức mà vẫn hoài công, chúng ta mới nghĩ đến việc rũ bụi chân và phó thác người anh em cho lòng thương xót của Thiên Chúa và đừng quên cầu nguyện và hy sinh cho họ gấp bội; cả khi điều xấu nhất xảy ra, hành vi rũ bụi chân vẫn là một hành vi yêu thương vốn vẫn hy vọng một ngày nào đó, người anh em sẽ nhận ra hệ trọng của những lầm lỗi họ gây nên để quay trở về. Qua thư Rôma hôm nay, chúng ta được Thánh Phaolô nhắc nhở, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương”.
Anh Chị em,
Đẹp thay bước chân người đi loan báo Tin Mừng, loan tin bình an; và cũng đẹp thay bước chân ai đi tìm kiếm người anh em, chị em đang hư mất của mình. Mỗi chiếc bóng trong câu chuyện tượng trưng cho tình yêu, phẩm giá, sự tha thứ và lòng xót thương của chúng ta dành cho người anh em đáng thương mà chúng ta đang kiếm tìm. Hạnh phúc của người anh em cũng chính là hạnh phúc của chúng ta; trái tim của chúng ta chỉ được lấp đầy khi trái tim ai đó cũng được lấp đầy và thương tích ở đó được chữa lành. Thánh Phaolô thật chí lý, “Anh em chớ mắc nợ ai điều gì, ngoài món nợ yêu thương; vì yêu thương là chu toàn lề luật”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ai cũng được Chúa thương, và xem ra, ai cũng nói, Chúa thương họ nhất và con cũng thế. Xin cho con biết thương người anh em lầm lỗi của con, cho con biết cất bước đi tìm họ, một cuộc tìm kiếm có tên là cứu độ”, Amen.
(Tgp. Huế)
Những bước đi đầu tiên
Lm. Minh Anh
23:52 06/09/2020
NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN
“Hãy chỗi dậy, đứng ra giữa đây!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một chi tiết khá thú vị trong Tin Mừng hôm nay là người có tay khô bại không hề hé môi răng lạnh để xin Chúa Giêsu chữa lành.
Phải chăng anh sợ các biệt phái vì hôm đó là ngày Sabbat? Phải chăng anh tránh cớ vấp phạm cho Chúa Giêsu khi các kinh sư đang rình rập Ngài? Phải chăng anh sợ tiếng là giả vờ khi không ai thấy cánh tay teo tóp của anh đang giấu kín? Phải chăng anh sợ Chúa Giêsu rầy vì lười vận động?
Không! Như bao người khác, anh có mặt để nghe Chúa Giêsu; bỗng Ngài gọi anh, “Hãy chỗi dậy, đứng ra giữa đây!”, thế thôi. Anh hết hồn nhưng dễ thương ở chỗ, anh vâng lời. Thì ra, Chúa Giêsu gọi anh, chữa cho anh ngay trong ngày Sabbat như để trả lời cho các biệt phái đang rình rập hòng tố cáo Ngài. Chúa Giêsu đi bước trước, Ngài đi bước đầu tiên.
Và Thiên Chúa luôn luôn là người kiến tạo những bước đi đầu tiên. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Thiên Chúa là Chúa của những bước đi đầu tiên”, Người là chuyên gia của những bước đi đầu tiên. Người không ngừng đi trước chúng ta. Hàng trăm lần, Thánh Kinh cho thấy, Thiên Chúa, Đấng còn có tên là Xót Thương đã tự đày ải khi ra khỏi chính mình để đi những bước đầu tiên.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi vạn vật vẫn còn trong bóng tối, hỗn mang; Người ra khỏi chính mình, đem mọi sự vào hiện hữu.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi Người dạo chơi trong vườn địa đàng và thấy nguyên tổ trần truồng.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi làm một lữ khách, đến trong lều vải của Abraham giữa trưa hè nắng cháy và bất ngờ cho ông một lời hứa sinh con.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi hiện ra với Môisen đang chăn cừu cho nhạc gia, mở cho ông những chân trời mới của một thủ lãnh.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi Người xót thương Giêrusalem, cả lúc thành này đánh đĩ qua các ngả đường bất nghĩa.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi cùng dân Người xuôi về miền nam, chung kiếp nô lệ với họ ở đó.
Đến thời viên mãn, Thiên Chúa quyết định mạc khải “tên thật của những bước đi đầu tiên” ấy; bước ấy có tên Giêsu, bước ấy mải đi tới, không bao giờ quay trở lại cũng như không thể quay lại.
Anh Chị em,
“Giêsu”, có nghĩa là Cứu Chúa, một khi đã cứu, Ngài cứu đời này, cứu cả đời sau; một khi đã yêu, Ngài yêu khi gặp, yêu đến muôn đời. Ai yêu như Ngài, Ngài đổ tình yêu để họ cũng thực hiện những bước đi đầu tiên hầu không sợ lạc đường khi ra khỏi chính mình; họ đã đặt cọc tình yêu từ lòng xót thương của những bước đi đầu tiên nơi Thiên Chúa, chiếc la bàn giữ họ khỏi trệch đường.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, hôm nay, con ước nên một bước đi đầu tiên; con sẽ đến với một em bé phải nghỉ học vì không có tiền nộp vào ngày khai giảng, một người anh em đang tổn thương, một người già đang cô quạnh, một đôi vợ chồng đang rối, một ai đó đang cần một viên thuốc. Xin cho mỗi ngày của con luôn là một ngày mới của những bước đi đầu tiên”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy chỗi dậy, đứng ra giữa đây!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phải chăng anh sợ các biệt phái vì hôm đó là ngày Sabbat? Phải chăng anh tránh cớ vấp phạm cho Chúa Giêsu khi các kinh sư đang rình rập Ngài? Phải chăng anh sợ tiếng là giả vờ khi không ai thấy cánh tay teo tóp của anh đang giấu kín? Phải chăng anh sợ Chúa Giêsu rầy vì lười vận động?
Không! Như bao người khác, anh có mặt để nghe Chúa Giêsu; bỗng Ngài gọi anh, “Hãy chỗi dậy, đứng ra giữa đây!”, thế thôi. Anh hết hồn nhưng dễ thương ở chỗ, anh vâng lời. Thì ra, Chúa Giêsu gọi anh, chữa cho anh ngay trong ngày Sabbat như để trả lời cho các biệt phái đang rình rập hòng tố cáo Ngài. Chúa Giêsu đi bước trước, Ngài đi bước đầu tiên.
Và Thiên Chúa luôn luôn là người kiến tạo những bước đi đầu tiên. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Thiên Chúa là Chúa của những bước đi đầu tiên”, Người là chuyên gia của những bước đi đầu tiên. Người không ngừng đi trước chúng ta. Hàng trăm lần, Thánh Kinh cho thấy, Thiên Chúa, Đấng còn có tên là Xót Thương đã tự đày ải khi ra khỏi chính mình để đi những bước đầu tiên.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi vạn vật vẫn còn trong bóng tối, hỗn mang; Người ra khỏi chính mình, đem mọi sự vào hiện hữu.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi Người dạo chơi trong vườn địa đàng và thấy nguyên tổ trần truồng.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi làm một lữ khách, đến trong lều vải của Abraham giữa trưa hè nắng cháy và bất ngờ cho ông một lời hứa sinh con.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi hiện ra với Môisen đang chăn cừu cho nhạc gia, mở cho ông những chân trời mới của một thủ lãnh.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi Người xót thương Giêrusalem, cả lúc thành này đánh đĩ qua các ngả đường bất nghĩa.
Thiên Chúa đi bước đầu tiên khi cùng dân Người xuôi về miền nam, chung kiếp nô lệ với họ ở đó.
Đến thời viên mãn, Thiên Chúa quyết định mạc khải “tên thật của những bước đi đầu tiên” ấy; bước ấy có tên Giêsu, bước ấy mải đi tới, không bao giờ quay trở lại cũng như không thể quay lại.
Anh Chị em,
“Giêsu”, có nghĩa là Cứu Chúa, một khi đã cứu, Ngài cứu đời này, cứu cả đời sau; một khi đã yêu, Ngài yêu khi gặp, yêu đến muôn đời. Ai yêu như Ngài, Ngài đổ tình yêu để họ cũng thực hiện những bước đi đầu tiên hầu không sợ lạc đường khi ra khỏi chính mình; họ đã đặt cọc tình yêu từ lòng xót thương của những bước đi đầu tiên nơi Thiên Chúa, chiếc la bàn giữ họ khỏi trệch đường.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, hôm nay, con ước nên một bước đi đầu tiên; con sẽ đến với một em bé phải nghỉ học vì không có tiền nộp vào ngày khai giảng, một người anh em đang tổn thương, một người già đang cô quạnh, một đôi vợ chồng đang rối, một ai đó đang cần một viên thuốc. Xin cho mỗi ngày của con luôn là một ngày mới của những bước đi đầu tiên”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bản Trả lời của Tòa Thánh đối với các khuyến cáo của Ủy Ban Hoàng Gia Úc điều tra Đáp Ứng Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em
Vũ Văn An
00:47 06/09/2020
Liên quan tới Đáp ứng của Hội Đồng Giám Mục Úc và và Hiệp Hội Tu sĩ Công Giáo Úc đối với Phúc trình Cuối cùng của Ủy Ban Hoàng Gia Úc điều tra Đáp Ứng Định Chế đối với việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em, công bố hồi tháng Tám năm 2018, Tòa Thánh khẳng định một lần nữa quyết tâm của mình trong việc đối đầu và diệt trừ việc lạm dụng các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, bất cứ nó xẩy ra ở đâu trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng vốn tìm cách cổ vũ cải cách và cảnh giác ở mọi bình diện bên trong Giáo Hội và khuyến khích nỗ lực của các Giáo Hội địa phương đi theo cùng một hướng. Cam kết này vốn dẫn tới việc chấp nhận, của cả Tòa Thánh lẫn các giáo phận, các Hội Đồng Giám Mục và Viện Tu trì nhiều biện pháp rất đa dạng, được thiết kế để bảo đảm một đáp ứng thích đáng đối với các trường hợp như vậy, kể cả trên bình diện giáo luật, cũng như khuyến khích sự hợp tác với các thẩm quyền dân sự, cả quốc nội lẫn quốc tế.
Trong tinh thần ấy, Tòa Thánh muốn cung cứng các nhận xét sau đây về một số khuyến cáo của Phúc Trình Cuối cùng nói trên. Để dễ bề tham khảo, mỗi khuyến cáo trong vấn đề này được in lại dưới đây, tiếp theo là các nhận xét liên hệ, được giữ cho thật ngắn gọn.
Khuyến cáo 16.8
Vì sự an toàn của trẻ em và các đáp ứng định chế được cải thiện đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em, Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh:
a. công bố các tiêu chuẩn để lựa chọn giám mục, cả liên quan đến việc cổ vũ sự an toàn của trẻ em
b. thiết lập một diễn trình minh bạch để bổ nhiệm các giám mục bao gồm việc tham gia trực tiếp của giáo dân.
Tòa thánh, trong nhiều nguồn được công bố, đã đưa ra diễn trình tiếp theo trong việc lựa chọn và bổ nhiệm các ứng cử viên cho chức vụ giám mục. Đặc biệt, các điều 377 & 378 của Bộ Giáo luật (CIC) cung cấp một bản tóm tắt về tiến trình đề cử và những đức tính cần có của các ứng viên. Tông thư dưới dạng tự sắc của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, Sollicitudo omnium ecclesiarum (1969) và Sắc lệnh Episcoporum delectum, với các quy định kèm theo (1972), vẫn còn hiệu lực, phác thảo một số chi tiết về diễn trình cung cấp thông tin do các Đại diện của Giáo hoàng đảm nhiệm liên quan đến việc đề cử các giám mục. Như một phần bình thường của diễn trình đó, nam nữ giáo dân, cùng với các giáo sĩ, thường xuyên được hỏi ý kiến. Hơn nữa, các bảng câu hỏi dùng để thu thập thông tin về các vị có tiềm năng là ứng viên, trong vài năm qua, đã bao gồm các câu hỏi chuyên biệt về việc bảo vệ trẻ vị thành niên.
Đồng thời, cần lưu ý rằng thủ tục đề cử giám mục được thi hành với một sự thận trọng nhất định vì tôn trọng các ứng cử viên, những vị xét cho cùng, không hề tự giới thiệu mình cho mọi người, và để cho phép những người được hỏi ý kiến trả lời một cách ngay thẳng và tự do hết sức.
Cuối cùng, Tòa Thánh thừa nhận rằng, cũng như mọi thủ tục, các cải tiến luôn có thể thực hiện, nhất là dưới sự soi sáng của kinh nghiệm. Trong bối cảnh đó, Tòa thánh chia sẻ mối quan tâm của Ủy ban Hoàng gia rằng vấn đề an toàn trẻ em cần được xem xét một cách thích đáng trong diễn trình nhận diện các ứng viên và bổ nhiệm các giám mục.
Khuyến cáo 16.9
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi Bộ Giáo luật 1983 để tạo ra một bộ giáo luật mới hoặc một loạt bộ luật liên quan chuyên biệt đến việc lạm dụng tình dục trẻ em, như sau:
a. Mọi vi phạm (delicts) liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em phải được nêu rõ là tội ác theo giáo luật (canonical crimes) đến đứa trẻ, chứ không phải là những sai sót luân lý (moral failings) hoặc vi phạm 'nghĩa vụ đặc biệt' của các giáo sĩ và tu sĩ trong việc tuân giữ việc độc thân.
b. Mọi vi phạm liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em nên áp dụng cho bất cứ người nào giữ 'phẩm vị, chức vụ hoặc trách nhiệm trong Giáo hội' bất kể họ được thụ phong hay không được thụ phong.
c. Liên quan đến việc thu nhận, sở hữu hoặc phân phối hình ảnh khiêu dâm, việc vi phạm (hiện có trong Điều 6 §2 1 ° của các qui tắc sửa đổi năm 2010 đính kèm tự sắc Sacramentorum sanctitatis tutela) nên được sửa đổi để đề cập đến các vị thành niên dưới tuổi 18 tuổi, chứ không phải các vị thành niên dưới 14 tuổi.
Tòa Thánh hoan nghênh khuyến cáo này, một khuyến cáo vốn đã được xem xét trong diễn trình duyệt lại luật lệ hình sự theo giáo luật, cả tổng quát (Quyển VI của Bộ Giáo luật) lẫn chuyên biệt (Các quy tắc của Bộ Giáo lý Đức tin). Thật vậy, một số quyết định gần đây đã giải quyết, ít nhất một phần, các vấn đề được nêu trong khuyến cáo.
Tông thư dưới dạng tự sắc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vos estis lux mundi, ngày 7 tháng 5 năm 2019, đòi các Giáo phận và các Giáo phận Đông phương phải thiết lập các cơ chế thường trực để nhận các báo cáo về lạm dụng tình dục đối với các vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, không chỉ vi phạm bởi các giáo sĩ mà còn bởi các thành viên không phải là giáo sĩ thuộc các Viện Đời sống Thánh hiến và các Hội Đời sống Tông đồ, những người cũng có thể phải chịu hình phạt. Hơn nữa, điều 1, §1 của Vos estis lux mundi mô tả những tội ác này là tội chống các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, chứ không phải là những vi phạm nghĩa vụ đặc biệt của giáo sĩ.
Về các tội liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em, cùng Tông Thư, Vos estis lux mundi, định nghĩa trẻ vị thành niên là một người dưới 18 tuổi (Điều 1, §2). Ngoài ra, Phúc nghị ex Audientia SS.MI, ngày 3 tháng 12 năm 2019, cập nhật một số Quy tắc đính kèm Sacramentorum Sanctitatis Tutela (SST), đã sửa đổi các vi phạm liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em chứa trong Điều 6 §1, 2 °, để có thể bị trừng phạt theo Giáo luật "việc thu nhận, sở hữu hoặc phân phối hình ảnh khiêu dâm vị thành niên dưới mười tám tuổi". Quyết định này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.
Khuyến cáo 16.10
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi giáo luật để bí mật giáo hoàng không áp dụng cho bất cứ khía cạnh nào của các cáo buộc hoặc diễn trình kỷ luật giáo luật nào liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Tòa thánh cũng hoan nghênh Khuyến cáo này. Trong hội nghị về "Bảo vệ các vị thành niên trong Giáo hội" được tổ chức tại Vatican từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2 năm 2019, với sự tham dự của Chủ tịch các Hội đồng Giám mục quốc gia và đại diện của một số Bề trên cả của Các Viện Đời sống Thánh hiến và Hội Đời sống Tông đồ, đã chú ý đáng kể đến vấn đề bảo mật các diễn trình giáo luật. Trong hội nghị, đã có sự thừa nhận rằng, dù phạm vi của Bí mật Giáo hoàng luôn là để bảo vệ các bên liên quan và tránh sự quảng cáo không cần thiết và có hại xung quanh các trường hợp tế nhị, mà trong hoàn cảnh hiện nay, thường xuyên trở thành nguồn gốc của sự hiểu lầm.
Do đó, với Chỉ thị "Về tính bảo mật của các thủ tục pháp lý" ngày 6 tháng 12 năm 2019, Đức Thánh Cha đã loại khỏi phạm vi Bí mật Giáo hoàng, các cáo buộc, diễn trình và quyết định giáo luật trong các trường hợp liên quan đến việc lạm dụng tình dục các vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, và việc sở hữu tài liệu khiêu dâm liên quan đến các vị thành niên.
Cần lưu ý rằng tất cả những người được trao trách nhiệm thi hành các diễn trình hình sự giáo luật sẽ tiếp tục tuân theo mức độ bảo mật thích hợp liên quan đến việc thi hành chức vụ của họ. Tuy nhiên, “tính bảo mật của chức vụ” như vậy không tạo trở ngại cho việc chu toàn bất cứ nghĩa vụ báo cáo nào theo luật dân sự cũng như cho việc thi hành các yêu cầu có thể thi hành được của cơ quan tư pháp dân sự.
Khuyến cáo 16.11
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi giáo luật để đảm bảo rằng 'cách tiếp cận mục vụ' không phải là điều kiện tiên quyết thiết yếu để bắt đầu hành động theo giáo luật liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Trong một số trường hợp trước đây, Tòa Thánh lưu ý cẩn thận các quan tâm của Ủy ban Hoàng gia liên quan đến việc sử dụng tới điều mà đôi khi người ta gọi một cách sai lầm là "cách tiếp cận mục vụ".
Về phương diện này, cần phải nhấn mạnh rằng cả Bộ Giáo luật lẫn các quy tắc đặc thù của Bộ Giáo lý Đức tin đều yêu cầu rõ ràng rằng vị bản quyền phải tiến hành một cuộc điều tra sơ khởi khi được thông báo về một vi phạm bị nghi ngờ. Để củng cố nguyên tắc này, Tự sắc gần đây, Vos Estis Lux Mundi đã đặt để các biện pháp trừng phạt đối với các cấp bề trên trong giáo hội, những người bằng "hành động hoặc bỏ sót, can thiệp hoặc né tránh các cuộc điều tra dân sự hoặc giáo luật, bất luận là hành chính hay hình sự" liên quan đến những vi phạm nghiêm trọng này.
Liên quan đến việc bắt đầu một cuộc điều tra hoặc một diễn trình hình sự, một số người, một cách không chính xác, cho rằng một số nguyên tắc nào đó trong Bộ Giáo luật cho phép các lựa chọn thay thế cho diễn trình giáo luật đối với các vi phạm lạm dụng tình dục, bằng cách trích dẫn thí dụ, các phần "Các cách tránh các phiên xử " và "Áp dụng hình phạt ".
Chủ trương này bỏ qua nguyên tắc đã được nêu rõ ràng rằng các lựa chọn thay thế như vậy "không thể được sử dụng một cách hợp lệ trong các vấn đề liên quan đến thiện ích công cộng" (CIC, điều 1715 §1). Vì những tội ác nghiêm trọng đang được xem xét thực sự ảnh hưởng đến công ích, vì chúng xúc phạm công lý một cách nặng nề và gây tổn thương lớn lao cho cộng đồng tín hữu, chúng phải là chủ đề của một diễn trình hình sự giáo luật (tư pháp hoặc hành chính), chính là để khôi phục công lý, cải tạo người phạm tội và bảo vệ các tín hữu khỏi bị tổn hại thêm.
Khuyến cáo 16.12
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi giáo luật để loại bỏ giới hạn thời gian (thời hiệu) bắt đầu các hành động giáo luật liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em. Sửa đổi này nên áp dụng hồi tố.
Khuyến cáo đề cập đến một vấn đề từng là chủ đề của một duyệt xét đáng kể trong những năm gần đây. Ngay từ năm 2001, những thay đổi đã được thực hiện đối với luật lệ chứa trong Bộ Giáo luật khi Sacramentorum santitatis tutela (SST) nới dài thời hiệu đối với các tội phạm được đề cập tới 10 năm. Trong tái duyệt xét SST năm 2010, thời hiệu đã được tăng lên 20 năm, kể từ sinh nhật thứ 18 của nạn nhân. Ngoài ra, Bộ Giáo lý Đức tin đã được ban năng quyền giảm thời hiệu trên căn bản từng trường hợp một, một năng quyền mà Thánh bộ tiếp tục sử dụng bất cứ khi nào thích hợp.
Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng định chế thời hiệu có nguồn gốc cổ xưa, trong cả hệ thống giáo luật lẫn dân luật. Thực thế, việc bãi bỏ nó hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều khó khăn cho việc quản lý công lý một cách đúng đắn vì trí nhớ có thể sai lầm theo thời gian và thiếu bằng chứng liên quan đến các sự kiện trong quá khứ xa xôi khiến cho việc đạt được mức độ chắc chắn cần thiết đối với thủ tục tố tụng hình sự trở nên khó khăn.
Khuyến cáo 16.13
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi thử nghiệm 'việc có thể qui tội’ (imputability) trong giáo luật để việc chẩn đoán ấu dâm không liên quan đến việc truy tố hoặc hình phạt đối với một vi phạm giáo luật liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em.
Liên quan đến vấn đề qui tội và sự liên quan của nó như là một nhân tố trong các diễn trình giáo luật, cần nhấn mạnh rằng cả Bộ Giáo luật Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông phương (CCEO) đều nêu rõ nguyên tắc căn bản này rằng việc qui tội được giả định trong bất cứ sự vi phạm luật bên ngoài nào (CIC điều 1321, §3; CCEO điều 1414). Việc truy tố theo giáo luật một vi phạm không bị loại trừ bởi chẩn đoán y khoa hoặc tâm lý.
Tuy nhiên, cũng như trong nhiều hệ thống luật hình sự khác, Giáo luật cho phép các yêu sách liên quan đến việc giảm thiểu tính có thể bị qui tội được khảo sát thích đáng trong diễn trình tố tụng (CIC các điều 1322 - 1324).
Khuyến cáo 16.14
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi giáo luật để đem hiệu lực cho các Khuyến cáo 16.55 và 16.56.
Khuyến cáo 16.55
Bất cứ người nào trong thừa tác vụ tôn giáo, bị khiếu nại lạm dụng tình dục trẻ em và được chứng minh dựa trên sự cân bằng của các xác suất, có liên quan đến các nguyên tắc trong vụ Briginshaw chống Briginshaw, hoặc bị kết án tội liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em, phải bị loại vĩnh viễn khỏi thừa tác vụ. Các định chế tôn giáo cũng nên thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn cấm một cách hữu hiệu người đó tự trình bầy mình, dưới bất cứ hình thức nào, như là người có thẩm quyền tôn giáo.
Khuyến cáo 16.56
Bất cứ người nào trong thừa tác vụ tôn giáo bị kết án về tội liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em phải:
a. trong trường hợp là linh mục và tu sĩ Công Giáo, bị loại khỏi chức linh mục và / hoặc bị miễn khỏi lời khấn tu sĩ của họ.
Tòa thánh đã từ lâu nhấn mạnh rằng ''không có chỗ nào trong chức linh mục và đời sống tu sĩ cho những ai có thể làm hại giới trẻ" (Thánh Gioan Phaolô Il, Diễn văn với các Hồng Y Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 4 năm 2002). Đồng thời, một chủ trương như vậy không loại trừ quyền được xét xử công bằng và khách quan, cũng như việc được suy đoán là vô tội, cũng như không loại trừ các nguyên tắc về tính hợp pháp và tương xứng giữa tội phạm và hình phạt.
Nên nhắc lại rằng việc lạm dụng tình dục các vị thành niên là một tội ác trong cả luật dân sự lẫn luật giáo hội. Trách nhiệm dân sự và hình sự của các cá nhân gây ra tội phạm đó là vấn đề đối với luật lệ của Quốc gia nơi tội ác được thực hiện. Tập chú vào khía cạnh giáo hội của tội ác, Giáo luật tìm cách trừng phạt kẻ phạm tội vì những tổn hại đáng kể họ đã gây ra và để bảo vệ các tín hữu khỏi bị tổn hại thêm.
Đồng thời, không thể thờ ơ đối với việc hoán cải của tội nhân, vì mục tiêu căn bản là sự cứu rỗi các linh hồn.
Liên quan đến tiêu chuẩn để kết tội trong một diễn trình tư pháp, truyền thống lâu đời của tư duy giáo luật về các nguyên tắc pháp lý quan yếu, như đã được lồng vào Bộ Giáo luật, đòi hỏi thẩm phán phải có "sự chắc chắn tinh thần" khi đưa ra phán quyết. Sự chắc chắn tinh thần như vậy được dẫn khởi từ các hành vi và bằng chứng của vụ kiện (CIC, điều 1608; CCEO điều 1291).
Nguyên tắc chắc chắn tinh thần muốn nói lên sự cần thiết phải tôn trọng cả suy đoán vô tội lẫn châm ngôn pháp lý cổ xưa "in dubio pro reo" (nghiêng về bị cáo nếu hoài nghi).
Đối với những người bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ hoặc viện tu trì của họ, họ bị minh nhiên nghiêm cấm tự trình bầy mình như là giáo sĩ hay hành động trong bất cứ vai trò thừa tác nào.
Khuyến cáo 16.15
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc và Hiệp hội Tu sĩ Công Giáo Úc, với sự tham khảo Tòa Thánh, nên xem xét việc thành lập một tòa án Úc để xét xử các vụ kỷ luật theo giáo luật đối với các giáo sĩ; những quyết định của tòa án này có thể được kháng án lên Tông tòa Tối cao (Apostolic Signatura) theo cách thông thường.
Đề nghị thành lập các tòa án hình sự địa phương đang được xem xét. Trong thực hành hiện nay của Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan có năng quyền độc hữu đối với mọi trường hợp liên quan đến các giáo sĩ, các tòa án địa phương đã đóng một vai trò quan trọng, vì chúng thường được yêu cầu hướng dẫn các trường hợp cá thể. Tuy nhiên, một số vấn đề xung quanh khuyến cáo này cần được xem xét cẩn thận. Thí dụ, với sự bao trùm của Giáo hội trên toàn thế giới và các điều kiện rất khác nhau hiện hữu giữa các quốc gia, việc sẵn có các nguồn lực để thành lập các tòa án hình sự và sự hiện diện của các nhân sự được chuẩn bị thỏa đáng cho các tòa án như vậy phải được lượng giá.
Khuyến cáo 16.16
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh đưa ra các biện pháp để bảo đảm rằng các thánh bộ và các tòa phúc thẩm giáo luật luôn công bố các quyết định trong các vụ kỷ luật liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em, và cung cấp lý do bằng văn bản cho các quyết định của họ. Việc công bố nên diễn ra kịp thời. Trong một số trường hợp, điều có thể thích hợp là ngăn chặn thông tin có thể dẫn đến việc nhận dạng nạn nhân.
Khuyến cáo này liên quan đến vấn đề Bí mật Giáo hoàng đã đề cập trong Khuyến cáo16.10. Như đã lưu ý ở đó, Chỉ thị ngày 6 tháng 12 năm 2019 đã sửa đổi các điều khoản liên quan đến Bí mật Giáo hoàng, hiện không còn áp dụng cho các cáo buộc, diễn trình và quyết định liên quan đến các vụ đụng đến lạm dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên, như Khuyến cáo tự công nhận, việc công bố các quyết định trong các trường hợp cá thể cần được đánh giá trên cơ sở nghĩa vụ bảo vệ tiếng thơm, hình ảnh và quyền riêng tư của mọi người có liên quan, bao gồm đặc biệt các nạn nhân. Trong tương lai, những đánh giá như vậy sẽ được thực hiện dựa trên Chỉ thị nói trên.
Khuyến cáo 16.17
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên yêu cầu Tòa thánh sửa đổi giáo luật để loại bỏ đòi hỏi tiêu hủy các tài liệu liên quan đến các vụ án hình sự theo quy luật trong các vấn đề luân lý, trong đó, giáo sĩ bị tố cáo đã chết hoặc mười năm đã trôi qua từ bản án kết án. Để cho phép nạn nhân triển hạn việc tiết lộ vụ lạm dụng và xem xét các thời hiệu cho các vụ kiện dân sự đối với hành vi lạm dụng tình dục trẻ em, đòi hỏi tối thiểu phải lưu giữ các hồ sơ trong các văn khố mật ít nhất là 45 năm.
Tòa Thánh lưu ý rằng Khuyến cáo này cần được xem xét dựa trên các đòi hỏi được đặt ra bởi các khu vực tài phán khác nhau của luật dân sự liên quan đến cả việc bảo quản các văn khố lẫn quyền riêng tư của những người liên quan. Vì các đòi hỏi như vậy thường khác nhau và thậm chí đôi khi mâu thuẫn giữa các pháp quyền khác nhau, cách tiếp cận do Ủy ban Hoàng gia đề nghị có thể không thực hành được trong mọi trường hợp.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng phạm vi luật lệ hiện hành áp dụng cho mọi "vụ án hình sự trong các vấn đề luân lý" chứ không chỉ trong các vụ việc liên quan đến giáo sĩ mà thôi (CIC, điều 489; CCEO, điều 259). Điều khoản liên quan đến việc tiêu hủy các tài liệu chỉ áp dụng trong trường hợp ''trong đó, các bên có tội đã chết hoặc mười năm đã trôi qua kể từ bản án kết án", nghĩa là, chỉ trong những trường hợp đã được kết thúc bằng bản án của tòa án hoặc đã được kết liễu bằng cái chết. Cần lưu ý rằng ngay cả khi tài liệu bị hủy, "bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã xảy ra cùng với nội dung của bản án cuối cùng phải được lưu giữ" (CIC, điều 489, §2; CCEO, điều 259, §2).
Khuyến cáo 16.18
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên đề nghị Tòa thánh xem xét việc du nhập lối sống độc thân tự nguyện cho các giáo sĩ giáo phận.
Trong khi chấp nhận thiện chí của Ủy ban Hoàng gia trong việc đưa ra Khuyến cáo này, Tòa thánh muốn nhấn mạnh giá trị to lớn của đời sống độc thân và thận trọng chống lại việc giản lược nó xuống mức chỉ xem xét thực tế. Thật vậy, cần phải nhắc lại rằng việc thực hành đời sống độc thân của giáo sĩ có nguồn gốc rất xa xưa, nó phát triển theo kiểu mô phỏng lối sống do chính Chúa Giêsu Kitô lựa chọn và không thể hiểu được nó ở bên ngoài luận lý học của đức tin và sự lựa chọn của một đời sống tận hiến cho Thiên Chúa. Đó là một vấn đề liên quan đến quyền tự do tôn giáo, nghĩa là, quyền tự do của Giáo hội được tổ chức đời sống nội bộ của mình theo cách phù hợp với các nguyên tắc của đức tin và quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc lựa chọn hình thức sống này.
Đối với bất cứ khẳng định nào về mối liên hệ giữa độc thân và lạm dụng tình dục, rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng không một nguyên nhân và kết quả trực tiếp nào hiện hữu cả. Đáng buồn thay, bóng ma lạm dụng xuất hiện khắp các thành phần và loại hình xã hội, và cũng được tìm thấy trong các nền văn hóa nơi mà việc sống độc thân hầu như không được biết đến hoặc thực hành, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận xét khi kết thúc hội nghị về bảo vệ các vị thành niên trong Giáo hội, được tổ chức tại Vatican từ 21 đến 24 tháng Hai, 2019. Và, như Đức Thánh Cha nhắc lại vào dịp đó: "Ở đây một lần nữa, tôi xin nói rõ ràng: nếu trong Giáo hội chỉ xuất hiện dù một trường hợp lạm dụng - tự nó đã tượng trưng một sự tàn bạo ghê gớm - thì trường hợp đó sẽ đuợc đối đầu một cách nghiêm túc tối đa".
Khuyến cáo 16.26
Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc nên tham khảo ý kiến của Tòa thánh và công khai hóa mọi lời khuyên nhận được, để làm rõ liệu:
a. thông tin nhận được từ một đứa trẻ trong bí tích hòa giải rằng em đã bị lạm dụng tình dục có được che đậy bằng ấn tín giải tội hay không
b. một người, trong bí tích hòa giải, thú tội mình vi phạm việc lạm dụng tình dục trẻ em, việc tha tội có thể và nên được giữ lại cho đến khi chính họ tự báo cáo với chính quyền dân sự hay không.
Với Lưu Ý (Note) của mình về tầm quan trọng của tòa trong và tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích, công bố ngày 29 tháng 6 năm 2019, Tông Tòa Xá giải (Apostolic Penitentiary) đã cung cấp những chỉ dẫn hữu ích để đạt được một câu trả lời có cân nhắc cho các câu hỏi được nêu ra trong Khuyến cáo này. Ngay lập tức phải nhìn nhận rằng vấn đề ấn tín tòa giải tội là một trong những điều hết sức tế nhị và nó liên quan mật thiết đến kho tàng thánh thiêng nhất của đời sống Giáo hội, nghĩa là đến các bí tích.
Lưu Ý nói trên lặp lại truyền thống thủy chung của Giáo hội liên quan đến ấn tín giải tội, bằng cách nhắc nhớ rằng: "Vị giải tội không bao giờ được phép, vì bất cứ lý do gì, 'phản bội hối nhân bất cứ cách nào, bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào' (điều 983, §1), cũng như 'vị giải tội bị cấm hoàn toàn không được sử dụng kiến thức thu được từ việc xưng tội để gây tổn hại cho hối nhân, ngay cả khi bất cứ nguy cơ tiết lộ nào đã bị loại trừ' (điều 984, §1)". Lưu Ý đã minh xác một cách hữu ích phạm vi của ấn tín, bao gồm: "mọi tội lỗi của cả hối nhân lẫn những người khác được biết đến từ lời xưng tội của hối nhân, cả tội trọng lẫn tội nhẹ, cả tội bí mật lẫn tội công khai, như được biểu lộ liên quan đến sự xá tội và do đó được vị giải tội biết đến nhờ sự hiểu biết trong bí tích". Bản Lưu Ý phát biểu giáo huấn lâu đời và liên lỉ của Giáo hội về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích, như một điều đuợc bản chất của bí tích đòi hỏi và do đó bắt nguồn từ Luật Thiên Chúa. Thí dụ, hãy xem: Công đồng chung Lateran lần thứ tư (1215), Cost. 21; Đức Giáo Hoàng Clement VIII, Sắc lệnh Ad omnes superiores regulares (1593); Sắc lệnh S. Officii (1682); Đức Giáo Hoàng Benedict XIV, Breve Suprema omnium ecclesiarum (1745).
Tuy nhiên, dù linh mục buộc phải hết sức thận trọng giữ ấn tín tòa giải tội, nhưng chắc chắn, và thực sự trong một số trường hợp nhất định, vị linh mục nên khuyến khích nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ ở bên ngoài tòa giải tội hoặc khi thích hợp, báo cáo trường hợp lạm dụng cho các cơ quan chính quyền.
Liên quan đến việc xá tội, vị giải tội phải xác định rằng các tín hữu thú nhận tội lỗi của họ thực sự hối hận về chúng và có quyết tâm sửa đổi (xem CIC, điều 959). Thực vậy, vì sự ăn năn là trọng tâm của bí tích này, nên việc xá tội chỉ có thể được giữ lại nếu vị giải tội kết luận rằng hối nhân thiếu sự ăn năn cần thiết (xem CIC, điều 980). Như thế, việc xá tội không thể tùy thuộc các hành động trong tương lai ở tòa ngoài.
Cũng cần nhắc lại rằng tòa giải tội tạo cơ hội - có lẽ là cơ hội duy nhất - cho những người đã lạm dụng tình dục thừa nhận sự kiện. Lúc đó, vị giải tội có thể có khả năng tư vấn và thực sự khuyên nhủ hối nhân, thúc giục họ ăn năn, sửa đổi đời sống và khôi phục công lý. Tuy nhiên, nếu trở thành một thông lệ để các vị giải tội tố cáo những người đã thú nhận tội lạm dụng tình dục trẻ em, thì không một hối nhân nào như vậy sẽ tiếp cận bí tích và một cơ hội quý báu để ăn năn và cải tạo sẽ mất đi.
Cuối cùng, điều tối quan trọng là các chương trình đào tạo cho các vị giải tội bao gồm việc phân tích chi tiết luật Giáo hội, gồm cả ''Lưu Ý" của Tông Tòa Xá Giải, cùng với các điển hình thực tế để hướng dẫn các linh mục liên quan đến các vấn đề và tình huống khó hiểu có thể phát sinh. Những vấn đề này có thể bao gồm, thí dụ, các nguyên tắc hướng dẫn loại đối thoại mà một vị giải tội nên có với một người trẻ tuổi đã bị lạm dụng hoặc có vẻ dễ bị lạm dụng, cũng như với bất cứ người nào thú nhận đã lạm dụng một vị thành niên.
Bài diễn từ của Đức Thánh Cha: Nói hành tỏi là một dịch bệnh còn tệ hơn cả Covid-19
Thanh Quảng sdb
06:46 06/09/2020
Bài diễn từ của Đức Thánh Cha: Nói hành tỏi là 'một dịch bệnh còn tệ hơn cả Covid-19'
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chủ Nhật 6/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đa chia sẻ suy niệm lời Chúa Giêsu về sửa lỗi cho nhau trong tình yêu huynh đệ, để xây dựng Giáo hội hơn là những lời đàm tiếu, nói hành nói tỏi gây chia rẽ...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước giờ đọc kinh Truyền tin như thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về Tin Mừng trong ngày lễ hôm nay (Mt 18: 15-20), trong đó Chúa Giêsu nói về sửa lỗi cho nhau tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha cho biết tiến trình sửa lỗi cho nhau mời gọi chúng ta để ý tới hai chiều kích của đời sống Kitô hữu về cộng đồng: "đòi hỏi sự hiệp thông cộng đồng" và cá nhân "đòi hỏi sự chú ý và tôn trọng lương tâm của từng người."
Đức Thánh Cha cho biết, Chúa Giêsu đưa ra tiến trình sửa lỗi cho nhau gồm ba bước:
Bước 1: Khuyên nhủ cá nhân
Đầu tiên, chúng ta được mời khuyên nhủ người đó một cách cá nhân, “không phê phán người đó, nhưng giúp họ nhận ra những gì họ đã làm.”
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận không dễ gì để thực hiện bước đầu tiên này. “Có thể người đó sẽ phản ứng lại; có khi chúng ta thiếu tự tin với họ.... hoặc nhiều lý do khác."
Bước 2: cần sư trợ giúp của người khác
Sau đó, nếu người đó không nhìn nhận lỗi lầm, Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên nhờ tới sự trợ giúp của một hai anh chị em khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết bước thứ hai này khác với giới luật của Môsê, nhờ hai hoặc ba nhân chứng để mà kết án ai đó.
Đức Thánh Cha nói: “Hai ba nhân chứng được kêu gọi không phải để kết án và buộc tội cho bằng giúp đỡ.”
Bước 3: Trình cho Hội Thánh (Giáo hội)
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, bước thứ ba sẽ được thực hiện nếu người đó vẫn cố chấp thì hãy trình sự việc cho Giáo hội.
“Có thể có những điều ảnh hưởng rộng lớn hơn đến những anh chị em khác: cần có một tình yêu rộng lớn bao quát hơn để cảm phục người đó.”
Biện pháp cuối cùng
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý, đôi khi ngay cả sự can thiệp của Giáo hội cũng không thành công. Trong trường hợp này, Chúa Giêsu nói hãy coi người đó “như một người ngoài Giáo hội, một người thu thuế (ghi chú: Trong xã hội đạo Do thái người thu thuế bị coi là người tội lỗi...)
Đức Thánh Cha Phanxicô nói bước này là một giải đáp đáng tiếc, chẳng đặng đừng.
ĐTC nói, trên thực tế, biện pháp cuối cùng này “mời gọi chúng ta đặt người đó vào bàn tay của Thiên Chúa: chỉ có Thiên Chúa mới có thể bày tỏ tình yêu bao la to lớn hơn tất cả tình yêu thương của anh chị em chúng ta cộng lại!”
ĐGH nêu rõ Chúa Giêsu đã tiếp đón người ngoại và những người thu thuế, dù Ngài có bị xầm xì và bị các Trưởng tế kết án...
Những lời xầm xì nói hành nói tỏi làm tổn thương cộng đồng
Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay điều tê hại xảy ra, khi chúng ta nói hành nói tỏi anh chị em chúng ta, thay vì yêu thương sửa lỗi cho nhau!
ĐTC Phanxicô nói: “Khi chúng ta thấy một người anh chị em làm điều sai lầm hoặc khiếm khuyết!“ thường chúng ta hay xầm xì với người khác về điều đó. Chúng ta nói xấu họ!”
ĐTC nhấn mạnh những lời đồn đại đó đã đóng cửa cộng đoàn lại và làm thương tổn đến tình đoàn kết, đó là việc làm của ma quỷ.
“Chúng ta hãy cố gắng đừng nói hành, ” Đức Thánh Cha nói thêm. "Lời đồn thổi là một bệnh dịch còn tồi tệ hơn cơn đại dịch Covid!"
Việc sửa chữa huynh đệ tốt đẹp
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cầu xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ “một việc thực hành lành mạnh, để trong cộng đồng của chúng ta có thể xiết chặt thêm tình huynh đệ, được xây dựng trên sự tha thứ cảm thông với nhau và trên sức mạnh vô biên của lòng thương xót Chúa.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chủ Nhật 6/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đa chia sẻ suy niệm lời Chúa Giêsu về sửa lỗi cho nhau trong tình yêu huynh đệ, để xây dựng Giáo hội hơn là những lời đàm tiếu, nói hành nói tỏi gây chia rẽ...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước giờ đọc kinh Truyền tin như thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về Tin Mừng trong ngày lễ hôm nay (Mt 18: 15-20), trong đó Chúa Giêsu nói về sửa lỗi cho nhau tình huynh đệ.
Đức Thánh Cha cho biết tiến trình sửa lỗi cho nhau mời gọi chúng ta để ý tới hai chiều kích của đời sống Kitô hữu về cộng đồng: "đòi hỏi sự hiệp thông cộng đồng" và cá nhân "đòi hỏi sự chú ý và tôn trọng lương tâm của từng người."
Đức Thánh Cha cho biết, Chúa Giêsu đưa ra tiến trình sửa lỗi cho nhau gồm ba bước:
Bước 1: Khuyên nhủ cá nhân
Đầu tiên, chúng ta được mời khuyên nhủ người đó một cách cá nhân, “không phê phán người đó, nhưng giúp họ nhận ra những gì họ đã làm.”
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận không dễ gì để thực hiện bước đầu tiên này. “Có thể người đó sẽ phản ứng lại; có khi chúng ta thiếu tự tin với họ.... hoặc nhiều lý do khác."
Bước 2: cần sư trợ giúp của người khác
Sau đó, nếu người đó không nhìn nhận lỗi lầm, Chúa Giêsu khuyên chúng ta nên nhờ tới sự trợ giúp của một hai anh chị em khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết bước thứ hai này khác với giới luật của Môsê, nhờ hai hoặc ba nhân chứng để mà kết án ai đó.
Đức Thánh Cha nói: “Hai ba nhân chứng được kêu gọi không phải để kết án và buộc tội cho bằng giúp đỡ.”
Bước 3: Trình cho Hội Thánh (Giáo hội)
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, bước thứ ba sẽ được thực hiện nếu người đó vẫn cố chấp thì hãy trình sự việc cho Giáo hội.
“Có thể có những điều ảnh hưởng rộng lớn hơn đến những anh chị em khác: cần có một tình yêu rộng lớn bao quát hơn để cảm phục người đó.”
Biện pháp cuối cùng
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha lưu ý, đôi khi ngay cả sự can thiệp của Giáo hội cũng không thành công. Trong trường hợp này, Chúa Giêsu nói hãy coi người đó “như một người ngoài Giáo hội, một người thu thuế (ghi chú: Trong xã hội đạo Do thái người thu thuế bị coi là người tội lỗi...)
Đức Thánh Cha Phanxicô nói bước này là một giải đáp đáng tiếc, chẳng đặng đừng.
ĐTC nói, trên thực tế, biện pháp cuối cùng này “mời gọi chúng ta đặt người đó vào bàn tay của Thiên Chúa: chỉ có Thiên Chúa mới có thể bày tỏ tình yêu bao la to lớn hơn tất cả tình yêu thương của anh chị em chúng ta cộng lại!”
ĐGH nêu rõ Chúa Giêsu đã tiếp đón người ngoại và những người thu thuế, dù Ngài có bị xầm xì và bị các Trưởng tế kết án...
Những lời xầm xì nói hành nói tỏi làm tổn thương cộng đồng
Đức Thánh Cha tiếp tục cho hay điều tê hại xảy ra, khi chúng ta nói hành nói tỏi anh chị em chúng ta, thay vì yêu thương sửa lỗi cho nhau!
ĐTC Phanxicô nói: “Khi chúng ta thấy một người anh chị em làm điều sai lầm hoặc khiếm khuyết!“ thường chúng ta hay xầm xì với người khác về điều đó. Chúng ta nói xấu họ!”
ĐTC nhấn mạnh những lời đồn đại đó đã đóng cửa cộng đoàn lại và làm thương tổn đến tình đoàn kết, đó là việc làm của ma quỷ.
“Chúng ta hãy cố gắng đừng nói hành, ” Đức Thánh Cha nói thêm. "Lời đồn thổi là một bệnh dịch còn tồi tệ hơn cơn đại dịch Covid!"
Việc sửa chữa huynh đệ tốt đẹp
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cầu xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ “một việc thực hành lành mạnh, để trong cộng đồng của chúng ta có thể xiết chặt thêm tình huynh đệ, được xây dựng trên sự tha thứ cảm thông với nhau và trên sức mạnh vô biên của lòng thương xót Chúa.”
Hiểu thế nào về phép chuẩn cho những ai không cần tham dự Thánh lễ trong mùa dịch covid-19?
LM Phạm Ngọc Hùng
10:33 06/09/2020
NAM CALI - Trước đây, vì dịch bệnh Covid 19, chúng ta không được phép tới nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, nên Đức Cha Vann giáo phận Orange đã chuẩn cho mọi tín hữu trong Giáo Phận Orange, không buộc phải tới nhà thờ, nhưng được phép hiệp thông Thánh Lễ phát hình trực tiếp trên TV hay trực tuyến online, hay thực hiện những giờ cầu nguyện.
Nay chúng ta đã được phép tới nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, (mặc dù là Thánh Lễ bên ngoài nhà thờ), phép chuẩn trên chỉ dành cho những ai:
+ trên 65 tuổi,
+ có bệnh nền hoặc là bệnh tiềm ẩn kinh niên. Ý là những ai lâu nay đang mắc những bệnh làm suy nhược sức khỏe như cao máu, cao mỡ, tiểu đường, hen xuyễn, vv.),
+ đang bị bệnh, cách riêng những người bị nhiễm Covid 19,
+ thực sự sợ hãi bị lây nhiễm (nếu có thể đi ra nhà hàng ăn trưa hoặc ăn tối, thì không thể cho mình là thực sự sợ hãi.)
Những ai không có một trong những lý do trên, buộc phải đến nhà thờ.
Sau đây là bản dịch nguyên văn:
Kính thưa anh chị em:
Từ hồi tháng ba vừa qua, vì lý do dịch bệnh Covid 19 xảy ra, chúng ta không thể gẳp nhau để cử hành Thánh Lễ, nên Đức Cha Vann đã ban cho chúng ta phép chuẩn, không phải dự Lễ ngày Chúa Nhật cũng như những ngày Lễ buộc. Điều đó có nghĩa là chúng ta là những Kitô hữu, vẫn được mời gọi phải thánh hóa ngày của Chúa, qua việc cầu nguyện, hiệp thông Thánh Lễ trực tuyến, và kết hiệp với Chúa Kitô qua việc rước Lễ thiêng liêng.
Giờ thì chúng ta đã được phép đến nhà thờ để dâng Lễ, và phép chuẩn của Đức Cha cũng đã được giới hạn lại. Nếu quý ông bà và anh chị em trên 65 tuổi, anh chị em không buộc phải tham dự Thánh Lễ. Dĩ nhiên, anh chị em vẫn có thể tới nhà thờ nếu muốn.
Nếu anh chị mang những chứng bịnh đau lâu ốm dài, anh chị không buộc phải đi Lễ, nhưng vẫn có thể tới nhà thờ nếu muốn.
Nếu anh chị em đau yếu, đặc biệt là bị nhiệm dịch bệnh Covid 19, xin vui lòng ở nhà, xin vui lòng cách ly chính mình ra khỏi mọi người.
Nếu anh chị em thực sự sợ hãi bị lây bệnh, thì anh chị em cứ việc ở nhà.
Như vậy thế nào là thực sự sợ hãi? Một trong những ví dụ mà tôi vẫn thường chia sẻ với mọi người là, nếu anh chị em có thể đi ra ngoài ăn trưa ăn tối, điều đó có nghĩa là anh chị em không thực sự sợ hãi. Nếu anh chị em có thể ăn của ăn thế gian tại nhà hàng, anh chị em có thể tới nhà thờ để lãnh nhận Mình, Máu Thánh Chúa, và thần tính của Chúa Giêsu trong phép Bí tích Thánh Thể.
Giáo xứ của anh chị em sẵn sàng chào đón anh chị em. Các giáo xứ luôn chuẩn bị chu đáo với những biện pháp phòng ngừa an toàn để anh chị em có thể thờ phượng Chúa, ca tụng Chúa, kính thờ Chúa, và rước Mình Thánh Chúa.
Tôi rất mong được gặp gỡ anh chị em tại các giáo xứ. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.
+ ĐC Timothy Freyer
Giám Mục Phụ Tá GP Orange, Nam Cali
Bản dịch của LM Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung tâm Công Giáo GP Orange
Nay chúng ta đã được phép tới nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, (mặc dù là Thánh Lễ bên ngoài nhà thờ), phép chuẩn trên chỉ dành cho những ai:
+ trên 65 tuổi,
+ có bệnh nền hoặc là bệnh tiềm ẩn kinh niên. Ý là những ai lâu nay đang mắc những bệnh làm suy nhược sức khỏe như cao máu, cao mỡ, tiểu đường, hen xuyễn, vv.),
+ đang bị bệnh, cách riêng những người bị nhiễm Covid 19,
+ thực sự sợ hãi bị lây nhiễm (nếu có thể đi ra nhà hàng ăn trưa hoặc ăn tối, thì không thể cho mình là thực sự sợ hãi.)
Những ai không có một trong những lý do trên, buộc phải đến nhà thờ.
Sau đây là bản dịch nguyên văn:
Kính thưa anh chị em:
Từ hồi tháng ba vừa qua, vì lý do dịch bệnh Covid 19 xảy ra, chúng ta không thể gẳp nhau để cử hành Thánh Lễ, nên Đức Cha Vann đã ban cho chúng ta phép chuẩn, không phải dự Lễ ngày Chúa Nhật cũng như những ngày Lễ buộc. Điều đó có nghĩa là chúng ta là những Kitô hữu, vẫn được mời gọi phải thánh hóa ngày của Chúa, qua việc cầu nguyện, hiệp thông Thánh Lễ trực tuyến, và kết hiệp với Chúa Kitô qua việc rước Lễ thiêng liêng.
Giờ thì chúng ta đã được phép đến nhà thờ để dâng Lễ, và phép chuẩn của Đức Cha cũng đã được giới hạn lại. Nếu quý ông bà và anh chị em trên 65 tuổi, anh chị em không buộc phải tham dự Thánh Lễ. Dĩ nhiên, anh chị em vẫn có thể tới nhà thờ nếu muốn.
Nếu anh chị mang những chứng bịnh đau lâu ốm dài, anh chị không buộc phải đi Lễ, nhưng vẫn có thể tới nhà thờ nếu muốn.
Nếu anh chị em đau yếu, đặc biệt là bị nhiệm dịch bệnh Covid 19, xin vui lòng ở nhà, xin vui lòng cách ly chính mình ra khỏi mọi người.
Nếu anh chị em thực sự sợ hãi bị lây bệnh, thì anh chị em cứ việc ở nhà.
Như vậy thế nào là thực sự sợ hãi? Một trong những ví dụ mà tôi vẫn thường chia sẻ với mọi người là, nếu anh chị em có thể đi ra ngoài ăn trưa ăn tối, điều đó có nghĩa là anh chị em không thực sự sợ hãi. Nếu anh chị em có thể ăn của ăn thế gian tại nhà hàng, anh chị em có thể tới nhà thờ để lãnh nhận Mình, Máu Thánh Chúa, và thần tính của Chúa Giêsu trong phép Bí tích Thánh Thể.
Giáo xứ của anh chị em sẵn sàng chào đón anh chị em. Các giáo xứ luôn chuẩn bị chu đáo với những biện pháp phòng ngừa an toàn để anh chị em có thể thờ phượng Chúa, ca tụng Chúa, kính thờ Chúa, và rước Mình Thánh Chúa.
Tôi rất mong được gặp gỡ anh chị em tại các giáo xứ. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.
+ ĐC Timothy Freyer
Giám Mục Phụ Tá GP Orange, Nam Cali
Bản dịch của LM Phạm Ngọc Hùng, giám đốc Trung tâm Công Giáo GP Orange
Thông điệp mới của Đức Giáo Hoàng Phanxico về tình huynh đệ sẽ được công bố vào đầu tháng 10
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
16:09 06/09/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức châu phê thông điệp “Tất cả anh em” trong chuyến thăm Assisi vào ngày 3 tháng 10. Tình huynh đệ là một trong những chủ đề chính trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Đây sẽ là thông điệp thứ ba của Ngài sau "Lumen Fidei" và "Laudato Si".
Đây là tin tức chính thức đã được xác nhận. Vài ngày sau những tin đồn đầu tiên trên báo chí Ý, việc công bố thông điệp sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tình huynh đệ đã được xác nhận vào thứ Bảy ngày 5 tháng 9 bởi giáo phận Assisi. Chính tại thành phố của Thánh Phanxicô Assisi, vào ngày Chủ nhật 3 tháng 10, Đức Giáo Hoàng sẽ ấn ký thông điệp mới của ngài có tựa đề „Fratelli tutti“, "Tất cả anh em".
Bản văn này, sẽ được ấn ký tại Sacro Convento, vào đêm trước ngày lễ Thánh Phanxicô Assisi, sẽ là thông điệp thứ ba của Đức Phanxicô, sau Lumen Fidei (2013) và Laudato Si ’(2015). Theo dự đoán của nhật báo La Croix: Nếu ngày phát hành chính thức của văn bản thông điệp vẫn chưa được công bố, thì chắc sau khi được ấn ký, thông điệp cũng sẽ được xuất bản nhanh chóng…
Một thông điệp cho thế giới tìm thấy cảm hứng và sự nâng đỡ của Thánh Phanxicô Assisi
Vào ngày 3 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại mộ của Thánh Phanxicô Assisi, "để đưa ra một thông điệp cho thế giới tìm thấy nguồn cảm hứng và sự nâng đỡ nơi Thánh Assisi", Đức Tổng Giám Mục của Assisi, Đức Cha Domenico Sorrentino đã nhận xét như trên trong một thông cáo báo chí. ĐTC sẽ ký thông điệp sau thánh lễ.
Lời kêu gọi khẩn thiết của Giáo hoàng để "hàn gắn Trái đất"
Đức Tổng Giám Mục nói tiếp: “Người Cha duy nhất ở trên trời là nguồn gốc của tình huynh đệ duy nhất giữa mọi người, và người nhắc lại rằng Thánh Phanxicô cũng đã gợi lên “ anh mặt trời, em gái mặt trăng, em gái nước và chị em mẹ của chúng ta, Trái đất ".
Đức Cha Sorrentino viết: “Trong khi thế giới đang phải hứng chịu một đại dịch khiến nhiều dân tộc gặp khó khăn và khiến chúng ta cảm thấy đau đớn như anh em, thì chúng ta càng cảm thấy cần thiết phải trở thành anh em trên hết trong tình yêu thương”.
"Một từ rất thân thương với Thánh Phanxicô: tình huynh đệ"
Tình huynh đệ là một trong những chủ đề chính trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Trong lời kêu gọi dành cho Liban, Ngài cũng đề cập về tình anh em cần thiết cho người dân Liban, trước khi bình luận: "một từ rất thân thương đối với Thánh Phanxicô: tình anh em". Trong thông điệp “Laudato Si“ vào năm 2015, Ngài đã bầy tỏ rằng" việc bảo vệ thực sự cuộc sống của chúng ta cũng như mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể tách rời tình anh em, công lý cũng như lòng trung thành với người khác ".
Sự quan tâm đến tình huynh đệ càng được củng cố bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, vốn đã cho thấy sự mong manh của hệ thống quản trị và kinh tế hiện tại, gây thiệt hại cho những người nghèo nhất. Vì vậy, vào đầu tháng 9, Ngài đã ghi nhận trong thông điệp của mình cho ngày cầu nguyện cho sự bảo vệ của tạo hóa "tác động bất bình đẳng của đại dịch hiện nay đối với những người nghèo nhất và mong manh nhất".
Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Assisi sẽ hoàn toàn có tính cách riêng tư "mà không có bất kỳ sự tham gia nào của các tín hữu", và điều này "vì tình hình sức khỏe", cũng được Tòa thánh quy định.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
(Nguồn : https://www.la-croix.com/Religion/nouvelle-encyclique-pape-fraternite-publiee-debut-octobre-2020-09-05-1201112428)
Đây là tin tức chính thức đã được xác nhận. Vài ngày sau những tin đồn đầu tiên trên báo chí Ý, việc công bố thông điệp sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tình huynh đệ đã được xác nhận vào thứ Bảy ngày 5 tháng 9 bởi giáo phận Assisi. Chính tại thành phố của Thánh Phanxicô Assisi, vào ngày Chủ nhật 3 tháng 10, Đức Giáo Hoàng sẽ ấn ký thông điệp mới của ngài có tựa đề „Fratelli tutti“, "Tất cả anh em".
Bản văn này, sẽ được ấn ký tại Sacro Convento, vào đêm trước ngày lễ Thánh Phanxicô Assisi, sẽ là thông điệp thứ ba của Đức Phanxicô, sau Lumen Fidei (2013) và Laudato Si ’(2015). Theo dự đoán của nhật báo La Croix: Nếu ngày phát hành chính thức của văn bản thông điệp vẫn chưa được công bố, thì chắc sau khi được ấn ký, thông điệp cũng sẽ được xuất bản nhanh chóng…
Một thông điệp cho thế giới tìm thấy cảm hứng và sự nâng đỡ của Thánh Phanxicô Assisi
Vào ngày 3 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại mộ của Thánh Phanxicô Assisi, "để đưa ra một thông điệp cho thế giới tìm thấy nguồn cảm hứng và sự nâng đỡ nơi Thánh Assisi", Đức Tổng Giám Mục của Assisi, Đức Cha Domenico Sorrentino đã nhận xét như trên trong một thông cáo báo chí. ĐTC sẽ ký thông điệp sau thánh lễ.
Lời kêu gọi khẩn thiết của Giáo hoàng để "hàn gắn Trái đất"
Đức Tổng Giám Mục nói tiếp: “Người Cha duy nhất ở trên trời là nguồn gốc của tình huynh đệ duy nhất giữa mọi người, và người nhắc lại rằng Thánh Phanxicô cũng đã gợi lên “ anh mặt trời, em gái mặt trăng, em gái nước và chị em mẹ của chúng ta, Trái đất ".
Đức Cha Sorrentino viết: “Trong khi thế giới đang phải hứng chịu một đại dịch khiến nhiều dân tộc gặp khó khăn và khiến chúng ta cảm thấy đau đớn như anh em, thì chúng ta càng cảm thấy cần thiết phải trở thành anh em trên hết trong tình yêu thương”.
"Một từ rất thân thương với Thánh Phanxicô: tình huynh đệ"
Tình huynh đệ là một trong những chủ đề chính trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Trong lời kêu gọi dành cho Liban, Ngài cũng đề cập về tình anh em cần thiết cho người dân Liban, trước khi bình luận: "một từ rất thân thương đối với Thánh Phanxicô: tình anh em". Trong thông điệp “Laudato Si“ vào năm 2015, Ngài đã bầy tỏ rằng" việc bảo vệ thực sự cuộc sống của chúng ta cũng như mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên không thể tách rời tình anh em, công lý cũng như lòng trung thành với người khác ".
Sự quan tâm đến tình huynh đệ càng được củng cố bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, vốn đã cho thấy sự mong manh của hệ thống quản trị và kinh tế hiện tại, gây thiệt hại cho những người nghèo nhất. Vì vậy, vào đầu tháng 9, Ngài đã ghi nhận trong thông điệp của mình cho ngày cầu nguyện cho sự bảo vệ của tạo hóa "tác động bất bình đẳng của đại dịch hiện nay đối với những người nghèo nhất và mong manh nhất".
Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Assisi sẽ hoàn toàn có tính cách riêng tư "mà không có bất kỳ sự tham gia nào của các tín hữu", và điều này "vì tình hình sức khỏe", cũng được Tòa thánh quy định.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
(Nguồn : https://www.la-croix.com/Religion/nouvelle-encyclique-pape-fraternite-publiee-debut-octobre-2020-09-05-1201112428)
Đền tưởng nhớ những đứa trẻ bị phá thai được thánh hiến ở Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
16:50 06/09/2020
Hiệp hội phò sinh của Mexico Los Inocentes de María, tức là những anh hài vô tội của Đức Maria, đã thánh hiến một ngôi đền ở Guadalajara để tưởng nhớ những đứa trẻ bị phá thai. Ngôi đền, được gọi là Rachel’s Grotto, cũng là nơi hòa giải giữa cha mẹ và những đứa con đã khuất của họ.
Trong một buổi lễ cung hiến vào ngày 15 tháng 8, Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Guadalajara, đã làm phép đền thờ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy “nhận thức rằng phá thai là một tội ác khủng khiếp chà đạp số phận của nhiều người.”
Brenda del Río, người sáng lập và là giám đốc của Los Inocentes de María, giải thích với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ý tưởng này được lấy cảm hứng từ một dự án tương tự của một nhóm phò sinh đã tạo ra một hang đá bên cạnh nhà nguyện của một tu viện ở Frauenberg, miền nam nước Đức.
Cái tên “Rachel’s Grotto” bắt nguồn từ đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu trong đó Vua “Hêrôđê, tìm cách giết Chúa Hài đồng, thảm sát tất cả trẻ em từ hai tuổi trở xuống ở Bếtlêhem: “Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.”
Mục tiêu chính của Los Inocentes de María, theo Del Río, “là chống lại bạo lực đối với trẻ em, cả khi còn trong bụng mẹ và thời thơ ấu, trẻ sơ sinh và đến hai, năm, sáu tuổi, khi nhiều người bị sát hại một cách đáng tiếc”, một số thậm chí còn bị “ném vào cống rãnh, vào những bãi đất trống.”
Cho đến nay hiệp hội đã chôn cất 267 trẻ sơ sinh. Hiệp hội phò sinh Los Inocentes de María được đánh giá rất cao tại Mễ Tây Cơ. Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy họ liên tục trợ giúp cho những người nghèo, đặc biệt là các phụ nữ đang mang thai.
Ngôi đền là một phần trong dự án của hiệp hội nhằm tiến đến hình thành một nghĩa trang đầu tiên cho trẻ sơ sinh bị phá thai ở Mỹ Latinh.
Del Rio giải thích rằng cha mẹ của những đứa trẻ bị phá thai sẽ có thể đến đền thờ “để hòa giải với con họ, hòa giải với Chúa”.
Cha mẹ có thể đặt tên cho con mình, viết tay vào một tờ giấy nhỏ để rồi hiệp hội sẽ khắc trên tấm gạch nhựa được đặt trên tường cạnh bàn thờ.
Bà nói: “Những viên gạch acrylic này sẽ được gắn lên tường, với tên của tất cả các cháu, và có cả một hộp thư nhỏ để cha hoặc mẹ gửi thư cho con mình”.
Đối với Del Río, tác động của việc phá thai ở Mễ Tây Cơ kéo theo tỷ lệ giết người, mất tích và buôn bán người ở mức cao của quốc gia này.
“Đó là sự khinh thường mạng sống của con người. Việc nạo phá thai càng được cổ súy thì con người, và tính mạng con người càng bị coi thường”, bà nói.
“Nếu những người Công Giáo chúng ta không làm gì khi đối mặt với một tệ nạn khủng khiếp, như một cuộc diệt chủng như thế, thì ai sẽ nói? Phải chăng những viên đá sẽ lên tiếng nếu chúng ta giữ im lặng? ” cô đặt câu hỏi.
Del Río giải thích rằng dự án Inocentes de María đi vào những khu vực bị thiệt thòi và nhiều tội phạm, nhằm tìm kiếm phụ nữ mang thai và những bà mẹ mới sinh. Họ tổ chức các buổi hội thảo cho những phụ nữ này tại các nhà thờ Công Giáo địa phương, dạy họ về phẩm giá và sự phát triển của con người khi còn trong bụng mẹ.
Đối với Del Río, nếu những đứa trẻ từ khi còn nhỏ nhận được từ mẹ “thông điệp rằng chúng có giá trị, quý giá, là tác phẩm của Chúa, duy nhất và không thể lặp lại”, thì ở Mễ Tây Cơ “chúng ta sẽ ít bạo lực hơn.”
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ VN Paris Tổ Chức Tĩnh Tâm Khai Giảng Năm Mục Vụ 2020-2021
Lê Đình Thông
11:23 06/09/2020
Sau khi đọc kinh khai mạc và kinh Lạy Chúa nhân từ, cầu cho linh hồn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh vừa qua đời trong đêm, linh mục Phêrô-Luca Hà Quang Minh từng đảm nhiệm trọng trách Đại diện Tuyên úy đoàn từ 2003 đến 2009 đã giảng phòng về ‘‘Đối Thoại Mục Vụ’’, trong bối cảnh Giáo hội ngày nay là một nhu cầu thiết thực : ‘‘Đối thoại trong sứ mệnh rao truyền đức tin, trong đời sống công đoàn, trong việc điều khiển các công tác mục vụ. Mặt khác, đối thoại cũng là một đường hướng sống đạo, một hành trình tu đức trong đời sống đức tin của người Kitô hữu chúng ta.’’
Cha Hà Quang Minh nhận định rằng đối thoại là một nhu cầu thiết thực; của ngày hôm nay. Từ thập niên 1970, số người tham dự thánh lễ Chúa Nhật thưa dần, số người lãnh nhận các bí tích khai tâm như bí tích Thánh Tẩy, Rước Lễ Lần Đầu, Thêm Sức giảm bớt trầm trọng, số người đi tu càng ngày càng hiếm hoi.
Các cộng đoàn Công Giáo Viêt nam tại Pháp cũng chịu ảnh hưởng của Giáo hội địa phương. Thêm vào đó, vì là các cộng đoàn di dân nên sinh hoạt trong cộng đoàn gặp nhiều khó khăn, việc huấn luyện đức tin cho các con em, cho giới trẻ vốn phụ thuộc nhiều vào đời sống kinh tế gia đình. Đứng trước những thay đổi, khuynh hướng bi quan từ nhiều thập niên qua đã ăn sâu trong suy nghĩ. Vì thế, tinh thần cởi mở, thái độ đối thoại được xem là cần thiết.
Theo lời cha Hà Quang Minh, chúng ta thường nghe đối thoại-liên tôn, đối thoại-đại kết. Giáo xứ chúng ta cần thiết lập đối thoại mục vụ : đối thoại với tất cả mọi người trong các sinh hoạt tôn giáo, thông qua việc :
- tiếp đón vô điều kiện, cởi mở, tránh soi mói, hạch hỏi, thông cảm và đặt mình vào chỗ đứng của người đối diện, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề mặc dù biết họ là những "con chiên lạc".
- đặt nặng căn bản của các bí tích, giá trị siêu nhiên của ân sủng và vai trò giáo huấn của Giáo Hội, đưa ra một đường lối cứng rắn, rõ ràng, minh bạch với hy vọng sẽ giúp cho nhưng người lạnh nhạt trở lại đường ngay nẻo chánh.
1) Đối thoại biện chứng (dialogue dialectique) : Đôi bên dùng hết khả năng và luận cứ của mình để thuyết phục đối phương. Đối thoại biện chứng chủ yếu dựa trên lý lẽ để đạt tới mục đích của mình.
2) Đối thoại hỗ tương (dialogue dialogale): Đôi bên đến với nhau một cách bình đẳng, cởi mở, chia sẻ, bổ túc cho nhau nhiều hơn là tìm cách chế ngự đối phượng. Trong đối thoại hỗ tương, có những trường hợp người ta đặt lại lập trường của chính bản thân mình. Trong tư thế đối thoại hỗ tương, chúng ta có thể tránh khỏi một số những thái độ tiêu cực như gắt gỏng, tự phụ, ngoan cố, trịch thựơng, hống hách.... « Một sự nhịn chín sự lành ». Chẳng những không làm tổn hại danh dự, cương vị và địa vị của mình mà ngựợc lại còn góp phần củng cố uy tín. Một sự lắng nghe, một lời khuyến khích chân thành, một thái độ cởi mở chân thật, một tiếng mời gọi cộng tác... tất cả những thái độ tích cực này làm tăng thêm lòng mến phục của người đối diện.
Đối thoại mục vụ chính là công tác mục vụ được thực hiện trong tinh thần đối thoại hỗ tương mà con vừa trình bầy. Tuy nhiên nếu chúng ta dửng lại ở đây, thì Mục Vụ Đối Thoại chỉ là một kỹ thuật không hơn không kém trong việc giao tế với người đời. Thực sự chúng ta chỉ mới bắt đầu đi vào một hệ thống thần học bao quát hơn, có tên gọi là " pastorale de l'engendrement", tạm dịch là " Mục Vụ Tác Sinh ».
Từ nhiều thế kỷ trước đây, "TRUYỀN ĐẠT" (Transmission) và TỔ CHỨC GIÁO XỨ (Encadrement) vẫn đụợc xem như hai hoạt động chính yếu nhất không thể thiếu sót của công tác mục vụ sơ đẳng. Truyền đạt giáo huấn của Giáo Hội, dạy giỗ giáo lý, luân lý, cử hành các bí tich, hay là xây dựng các giáo xứ, các thí điểm truyền giáo, cắt đặt các cha sở tại mỗi xứ đạo đều là những việc cần thiết phải làm. Những thay đổi văn hóa, xã hội từ sau đệ nhị thế chiến dẫn đến những phương án mục vụ mới, phù hợp hơn cho ngày hôm nay.
Mục Vụ Tác Sinh là một trong những phương án hiện nay được nhiều giới quan tâm.
Từ ngữ MVTS (pastorale de l’engenrement) được cha Edouard Pousset sử dụng lần đầu tiên năm 1989 trong một hội nghị thần học tổ chức tại Millevaches, tỉnh Creuse. Đại khái chúng ta có thể hiểu MVTS là " Một cách sống cởi mở, hữu nghị và một cách xử sự, đựợc ánh sáng phúc âm soi dẫn, để cả hai cùng cộng tác với Thượng Đế, tác sinh sự sống của Ngài nơi con người " Christophe Theobald. (Elle est une manière d’être en relation et une manière d’agir inspirées par l’Evangile qui permettent à Dieu d’engendrer des personnes à sa propre vie ), Urgence Pastorale, Bayard, 2017, trang 484.
-Trước tiên, đặc sủng Đức tin không tùy thuộc vào khả năng và quyền lực của con người. Là hồng ân Chúa ban, sự sống đức tin gắn liền với đời sống thường nhật của mỗi người. Nói một cách khác, Thiên Chúa hiện diện trong con người, là tạo vật của Ngài, ở mọi lãnh vực, dưới mọi hình thức.Bổn phận của người làm mục vụ là nhận biết công trình của Thiên Chúa trong cuộc sống của mỗi người bất kể hoàn cảnh, tư cách, địa vị, là người siêng năng tham dự thánh lễ hay thờ ơ lãnh đạm. Đức tin không phải là vật sở hữu của bất cứ ai. Đức tin chỉ có thể bắt nguồn một cách tự nguyện trong thâm tâm của mỗi người. Nhiệm vụ của Giáo Hội không phải là áp đặt mà là tiếp nhận những người anh em mình do Chúa sai đến, là nhận biết sự hiện diện của Chúa qua người đồng loại.
- Sứ mệnh của Giáo Hội là rao truyền Phúc âm bằng sự hiện diện gần gũi bên cạnh cuộc sống con người và đặc biệt là khơi dậy trong lòng mỗi người niềm tin của họ nơi Thượng Đế. Vì vậy, người làm mục vụ cần có khả năng lắng nghe đồng loại của mình, bằng thính giác và " Văn phạm "của Thiên Chúa, dưới ánh sáng phúc âm.
- MVTS : Ưu tiên đặt nền tảng trên Thánh Kinh. Vì thế người phụ trách mục vụ, không những phải có kiến thức căn bản về Thánh Kinh mà còn phải áp dụng Thánh Kinh như kim chỉ nam trong cuộc sống và nhiệm vụ của mình. Có nhiều hình thức lắng nghe tiếng Chúa, trau dồi Thánh Kinh : Qua các nghi lễ phụng vụ, đặc biệt là thánh lễ, qua giáo huấn của giáo hội (Rm 10, 17) và qua tiếng gọi của chính lương tâm mình.
Một cách cụ thể, con xin được nêu lên dưới đây một vài hình thức của MVTS :
- Ưu tiên cho sự tiếp đón : Đón tiếp người đến với mình trong sự lắng nghe. Ngoài điều họ yêu cầu, chúng ta nên quan tâm đến hoàn cảnh của họ, những điều họ mong chờ, những thao thức của họ.
- Tôn trọng tự do cá nhân và quyền tự quyết: Tác viên mục vụ có thể trình bầy một hướng đi hoặc một số những việc làm cụ thể. Tuy nhiên họ không thể quyết định thay cho người khác.
- Hiện diện và đồng hành với những người có hoàn cảnh éo le, cô thế, gặp khó khăn vật chất, tinh thần.
- Quan tâm và khuyến khích đặc sủng, tài năng của mỗi người không phân biệt giới tính, địa vị xã hội
Mục Vụ Tác Sinh là hoài bã làm nẩy sinh sự sống mà mỗi người đã nhận được từ Thiên Chúa. Sứ mệnh của Giáo Hội là cộng tác với Chúa Thánh Thần, khơi dậy trong lòng mỗi người con của Thiên Chúa, tình yêu thiêng liêng và tuyệt đối của Ngài. Trong MVTS, cả bên CUNG lẫn bên CẦU đều có thể nhận được nhiều ơn lành Chúa ban, như ơn hiểu biết, ơn khôn ngoan, ơn khiêm nhường, ơn biết phục vụ, ơn nhẫn nại...Phải chăng đây là hành trình tu đức mà chúng ta bước đi khi dấn thân làm mục vụ.
Sau khi kết thúc bài giảng, nhiều thành viên trong ban mục vụ đã trao đổi với cha giảng phòng về một số vấn đề, xoay quanh chủ đề đối thoại mục vụ.
Sau phần thuyết trình là Thánh lễ và giờ Thờ phượng tại Vương cung Thánh đường Sacré-Cœur, nguyện xin Thiên Chúa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, giúp cho các công tác mục vụ tại Giáo Xứ trong thời gian sắp tới thêm thăng tiến, mang nhiều chiều kích đối thoại.
Lê Đình Thông
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ : Rước Lễ Trên Tay Trong Cơn Đại Dịch
Lê Hải Nam
17:45 06/09/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Quyết Định Của Giám Mục Có Nền Tảng Hợp Lý
HỎI: Huấn thị Bí Tích Cứu Độ (Redemptionis Sacramentum) rõ ràng nói rằng người rước Mình Thánh có quyền nhận Mình Thánh trên lưỡi hay trên tay. Linh mục hay ngay cả giám mục không thể từ chối quyền này. Trong cơn đại dịch, ở nhiều giáo xứ, các linh mục đã từ chối việc rước lễ trên lưỡi và bắt buộc người ra chỉ nhận Mình Thánh trên tay. Con đọc thấy nhiều thư luân lưu của các giám mục của các giáo phận khác nhau nói rằng Mình Thánh chỉ được phân phát trên tay. Con cũng xem các vi-đê-ô nói rằng giám mục không thể tạm treo quyền này [nhận Mình Thánh trên lưỡi] mà chỉ giáo hoàng mới có thể làm nhu thế. Đức Giáo Hoàng có tạm treo quyền này đối với người tín hữu trong cơn đại dịch không? - M.L., Bengaluru, Karnataka state, India
TRẢ LỜI: Văn bàn mà vị độc giả của chúng ta nói đến là như sau:
Số 92. Mặc dù mỗi người tín hữu luôn có quyền chọn lựa nhận Mình Thánh trên lưỡi, nếu người rước lễ muốn nhận Mình Thánh trên tay trong các khu vực mà Hội Đồng Giám Mục đã cho phép với sự công nhận của Tông Tòa, thì Mình Thánh phải được trao cho người ấy. Tuy nhiên phải chú ý đặc biệt để bảo đảm rằng Mình Thánh được người rước lễ tiêu thụ trước sự hiện diện của thừa tác viên. Nếu có nguy cơ phạm thánh thì Mình Thánh không nên được trao vào tay của người tín hữu.
Có thể hiểu được rằng một người Công Giáo cả đời thực hành việc nhận Mình Thánh trên lưỡi có thể thấy cực kỳ khó khăn khi đón nhận mệnh lệnh chỉ nhận Mình Thánh trên tay của vị giám mục.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là một mệnh lệnh như thế có vượt quá thẩm quyền của giám mục không và chúng ta phải giải đáp vấn đề này cách rõ ràng.
Trước tiên một nguyên tắc bao quát liên quan đến thẩm quyền của giám mục trên phụng vụ là giám mục không nên cấm cái gì được phép và không nên cho phép cái gỉ bị cấm. Có thể có một số ngoại lệ chính xác cho nguyên tắc này dựa trên thầm quyền chung của giám mục được miễn trừ các các luật chung và riêng về kỷ luật không dành riêng cho Tòa Thánh (Giáo luật số 87).
Về phụng vụ, Giáo luật cũng nói:
Giáo luật số 838. §1 — Việc giám sát phụng vụ thánh chỉ thuộc về thẩm quyền của Giáo hội, nằm ở Tông Tòa, và phù hợp với luật, ở giám mục giáo phận …
§ 4 Trong giới hạn thẩm quyền của mình, giám mục giáo phận có quyền đặt ra trong giáo hội được giao phó cho ngài chăm sóc các quy định phụng vụ bắt buộc với mọi người.
Nguyên tắc tổng quát này cũng tìm thấy trong Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ, là chính tài liệu mà vị độc giả trưng dẫn:
Số 21. Vậy giám mục giáo phận trực tiếp có quyền, ‘trong giới hạn thẩm quyền của mình, đặt ra các quy tắc phụng vụ trong giáo phận của mình mà mọi người phải tuân giữ.’ Nhưng vị giám mục phải cẩn thận không được cho phép lấy đi sự tự do được các quy tắc trong các sách phụng vụ tiên liệu để việc cử hành có thể được thích nghi cách thông minh với ngôi nhà thờ, hay với nhóm tín hữu hiện diện, hay với các hoàn cảnh mục vụ đặc thù, theo cách để cho nghi lễ thánh phổ quát thực sự được thích nghi với sự hiểu biết con người.
Bây giờ các luật chung như huấn thị ở trên được công thức hóa cho hoàn cảnh bình thường, và rõ ràng là một giám mục không có quyền giới hạn quyền đón nhận Mình Thánh trên lưỡi của người tín hữu trong những hoàn cảnh mục vụ thông thường.
Tuy nhiên không rõ ràng lắm về việc giám mục không có quyền giới hạn việc chịu Mình Thánh trên lưỡi như một biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tránh sự lan truyền dịch bệnh và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Năm nay cho thấy các giám mục riêng lẻ và các hội đồng giám mục có hành động quyết liệt hơn. Trên khắp thế giới, chúng ta thấy việc hủy bỏ mọi thánh lễ công cộng trong nhiều tháng, và đây vẫn còn là một thực tại ở một số quốc gia. Trong các quốc gia khác, con số tín hữu có thể tham dự thánh lễ bị giới hạn và chỉ khi tuân thủ các quy định y tế nghiêm nhặt.
Việc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật có luật buộc cao hơn là cách thức đón nhận Mình Thánh. Như thế, nếu không nghi ngờ gì rằng thẩm quyền giám mục có thể miễn trừ cho đoàn chiên khỏi nghĩa vụ long trọng này, thì tôi nghĩ chắc chắn là nằm trong phãm vi của ngài để tạm thời ngưng một luật chung như quyền đón nhận Mình Thánh trên lưỡi vì lợi ích chung trong trường hợp khẩn cấp.
Sẽ không cần có một miễn trừ đặc biệt của giáo hoàng, vì tình huống ấy nằm trong các nguyên tắc chung của giáo luật và thực hành trong các trường hợp tương tự như năm 2009.
Tôi cũng tin rằng cần phải tuân theo phán đoán thận trọng của vị giám mục khi đi đến một quyết định. Bởi vì đa số các giám mục không phải là bác sĩ ý khoa, các ngài sẽ thường tham vấn các chuyên gia và giới chức y tế công cộng liên quan đến các hành động thích hợp cần có trước mối nguy khách quan.
Chúng ta cũng không nên tin rằng đây là những quyết định dễ dàng hay nông cạn. Một số các giám mục ra lệnh việc chịu lễ trên tay trong cơn đại dịch là những vị hăng say bào vệ và cổ xúy việc chịu lễ trên lưỡi như là thực hành chung. Tại một số quốc gia, mệnh lệnh ấy được ban ra ngay cả ở những nơi có tập quán chung là chịu lễ trên lưỡi.
Nói như thế là tôi cũng tin rằng các linh mục có thể tự do đáp ứng các nhu cầu cá nhân về mục vụ. Ví dụ, nếu một người tín hữu cụ thể rất đau khổ về viễn cảnh chịu lễ trên tay, thì một linh mục có thể trao Mình Thánh riêng trên lưỡi sau Thánh lễ, trong khi vẫn có mọi phòng ngừa cần thiết trong lĩnh vực vệ sinh.
(Bài ngày 1/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/01/liturgy-qa-communion-in-the-hand-during-the-pandemic/)
Lê Hải Nam
Quyết Định Của Giám Mục Có Nền Tảng Hợp Lý
HỎI: Huấn thị Bí Tích Cứu Độ (Redemptionis Sacramentum) rõ ràng nói rằng người rước Mình Thánh có quyền nhận Mình Thánh trên lưỡi hay trên tay. Linh mục hay ngay cả giám mục không thể từ chối quyền này. Trong cơn đại dịch, ở nhiều giáo xứ, các linh mục đã từ chối việc rước lễ trên lưỡi và bắt buộc người ra chỉ nhận Mình Thánh trên tay. Con đọc thấy nhiều thư luân lưu của các giám mục của các giáo phận khác nhau nói rằng Mình Thánh chỉ được phân phát trên tay. Con cũng xem các vi-đê-ô nói rằng giám mục không thể tạm treo quyền này [nhận Mình Thánh trên lưỡi] mà chỉ giáo hoàng mới có thể làm nhu thế. Đức Giáo Hoàng có tạm treo quyền này đối với người tín hữu trong cơn đại dịch không? - M.L., Bengaluru, Karnataka state, India
TRẢ LỜI: Văn bàn mà vị độc giả của chúng ta nói đến là như sau:
Số 92. Mặc dù mỗi người tín hữu luôn có quyền chọn lựa nhận Mình Thánh trên lưỡi, nếu người rước lễ muốn nhận Mình Thánh trên tay trong các khu vực mà Hội Đồng Giám Mục đã cho phép với sự công nhận của Tông Tòa, thì Mình Thánh phải được trao cho người ấy. Tuy nhiên phải chú ý đặc biệt để bảo đảm rằng Mình Thánh được người rước lễ tiêu thụ trước sự hiện diện của thừa tác viên. Nếu có nguy cơ phạm thánh thì Mình Thánh không nên được trao vào tay của người tín hữu.
Có thể hiểu được rằng một người Công Giáo cả đời thực hành việc nhận Mình Thánh trên lưỡi có thể thấy cực kỳ khó khăn khi đón nhận mệnh lệnh chỉ nhận Mình Thánh trên tay của vị giám mục.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là một mệnh lệnh như thế có vượt quá thẩm quyền của giám mục không và chúng ta phải giải đáp vấn đề này cách rõ ràng.
Trước tiên một nguyên tắc bao quát liên quan đến thẩm quyền của giám mục trên phụng vụ là giám mục không nên cấm cái gì được phép và không nên cho phép cái gỉ bị cấm. Có thể có một số ngoại lệ chính xác cho nguyên tắc này dựa trên thầm quyền chung của giám mục được miễn trừ các các luật chung và riêng về kỷ luật không dành riêng cho Tòa Thánh (Giáo luật số 87).
Về phụng vụ, Giáo luật cũng nói:
Giáo luật số 838. §1 — Việc giám sát phụng vụ thánh chỉ thuộc về thẩm quyền của Giáo hội, nằm ở Tông Tòa, và phù hợp với luật, ở giám mục giáo phận …
§ 4 Trong giới hạn thẩm quyền của mình, giám mục giáo phận có quyền đặt ra trong giáo hội được giao phó cho ngài chăm sóc các quy định phụng vụ bắt buộc với mọi người.
Nguyên tắc tổng quát này cũng tìm thấy trong Huấn Thị Bí Tích Cứu Độ, là chính tài liệu mà vị độc giả trưng dẫn:
Số 21. Vậy giám mục giáo phận trực tiếp có quyền, ‘trong giới hạn thẩm quyền của mình, đặt ra các quy tắc phụng vụ trong giáo phận của mình mà mọi người phải tuân giữ.’ Nhưng vị giám mục phải cẩn thận không được cho phép lấy đi sự tự do được các quy tắc trong các sách phụng vụ tiên liệu để việc cử hành có thể được thích nghi cách thông minh với ngôi nhà thờ, hay với nhóm tín hữu hiện diện, hay với các hoàn cảnh mục vụ đặc thù, theo cách để cho nghi lễ thánh phổ quát thực sự được thích nghi với sự hiểu biết con người.
Bây giờ các luật chung như huấn thị ở trên được công thức hóa cho hoàn cảnh bình thường, và rõ ràng là một giám mục không có quyền giới hạn quyền đón nhận Mình Thánh trên lưỡi của người tín hữu trong những hoàn cảnh mục vụ thông thường.
Tuy nhiên không rõ ràng lắm về việc giám mục không có quyền giới hạn việc chịu Mình Thánh trên lưỡi như một biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tránh sự lan truyền dịch bệnh và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Năm nay cho thấy các giám mục riêng lẻ và các hội đồng giám mục có hành động quyết liệt hơn. Trên khắp thế giới, chúng ta thấy việc hủy bỏ mọi thánh lễ công cộng trong nhiều tháng, và đây vẫn còn là một thực tại ở một số quốc gia. Trong các quốc gia khác, con số tín hữu có thể tham dự thánh lễ bị giới hạn và chỉ khi tuân thủ các quy định y tế nghiêm nhặt.
Việc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật có luật buộc cao hơn là cách thức đón nhận Mình Thánh. Như thế, nếu không nghi ngờ gì rằng thẩm quyền giám mục có thể miễn trừ cho đoàn chiên khỏi nghĩa vụ long trọng này, thì tôi nghĩ chắc chắn là nằm trong phãm vi của ngài để tạm thời ngưng một luật chung như quyền đón nhận Mình Thánh trên lưỡi vì lợi ích chung trong trường hợp khẩn cấp.
Sẽ không cần có một miễn trừ đặc biệt của giáo hoàng, vì tình huống ấy nằm trong các nguyên tắc chung của giáo luật và thực hành trong các trường hợp tương tự như năm 2009.
Tôi cũng tin rằng cần phải tuân theo phán đoán thận trọng của vị giám mục khi đi đến một quyết định. Bởi vì đa số các giám mục không phải là bác sĩ ý khoa, các ngài sẽ thường tham vấn các chuyên gia và giới chức y tế công cộng liên quan đến các hành động thích hợp cần có trước mối nguy khách quan.
Chúng ta cũng không nên tin rằng đây là những quyết định dễ dàng hay nông cạn. Một số các giám mục ra lệnh việc chịu lễ trên tay trong cơn đại dịch là những vị hăng say bào vệ và cổ xúy việc chịu lễ trên lưỡi như là thực hành chung. Tại một số quốc gia, mệnh lệnh ấy được ban ra ngay cả ở những nơi có tập quán chung là chịu lễ trên lưỡi.
Nói như thế là tôi cũng tin rằng các linh mục có thể tự do đáp ứng các nhu cầu cá nhân về mục vụ. Ví dụ, nếu một người tín hữu cụ thể rất đau khổ về viễn cảnh chịu lễ trên tay, thì một linh mục có thể trao Mình Thánh riêng trên lưỡi sau Thánh lễ, trong khi vẫn có mọi phòng ngừa cần thiết trong lĩnh vực vệ sinh.
(Bài ngày 1/9/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/09/01/liturgy-qa-communion-in-the-hand-during-the-pandemic/)
Lê Hải Nam
Văn Hóa
Hôn Nhân :Ý Nghiã Của Cam Kết
Vũ Văn An
19:40 06/09/2020
Lịch sử nhân loại cũng như lịch sử của bất cứ đời người nào cũng có thể được kể lại bằng những cam kết. Lịch sử văn minh có khuynh hướng được viết theo những khám phá, những phát minh, những cuộc chiến, những sáng tạo nghệ thuật, những đạo luật, những hình thức cai trị, những phong tục, việc cày cấy đất đai, và việc chiến thắng biển cả của con người. Tuy nhiên, giữa lòng cái lịch sử ấy đôi khi lại là những trình thuật kín đáo về những hứa hẹn, những đoan hứa, những thề thốt, những hiệp ước, những niềm xác tín và những dự phóng lâu dài. Giữa lòng lịch sử của mỗi cá nhân cũng thế, ta cũng thấy câu chuyện về các cam kết của họ – dù là khôn hay dại, giữ hay không giữ, vụn vặt hay tích tụ thành một cái toàn diện.
Các Hình Thức Cam Kết
Tuy nhiên, chỉ thoáng nhìn cũng cho ta thấy khá nhiều hình thức, đôi khi chằng chịt với nhau, trong các cam kết của ta. Dĩ nhiên, có những cam kết đối với người khác – có cái minh nhiên có cái tiềm ẩn. Nhưng cũng có những loại cam kết khác. Như điều ta có thể gọi là những cam kết “trí thức” – đối với một số chân lý đặc thù nào đó, và đôi khi đối với “chân lý” nói chung (một cam kết sẽ theo đuổi sự thật bất cứ nơi nào có sự thật). Có những cam kết đối với các giá trị – giá trị của một định chế, hoặc lẽ sống của một gia đình, hay những giá trị tự cho là “trừu tượng” như công lý, cái đẹp, hòa bình. Có những cam kết đối với kế hoạch hành động, bất kể đó là một dự án nhất định hay những kế hoạch suốt đời như “sống theo Tin Mừng”, hoặc những kế hoạch trả thù, những cuộc cách mạng bất bạo động, hoặc “sẽ là bà mẹ tốt”.
Vóc dáng các cam kết trong đời ta còn rộng lớn hơn và nhiều sắc thái hơn thế và cũng mờ mờ ảo ảo hơn nhiều nếu ta muốn thu chúng vào một cái nhìn bao quát. Thí dụ, có những cam kết không được nhận ra, một thứ cam kết dùng làm bối cảnh quan yếu cho mọi điều ta làm. Ta không minh nhiên ý thức được nó (hoặc được chúng vì có rất nhiều những cam kết như thế). Ta không bao giờ đem được nó tới cõi ý thức để ta có thể suy tư về nó. Loại cam kết này dùng để tạo nên một phần cái chân trời mà dựa vào đó ta giải thích mọi sự. Đó có thể là thứ cam kết mà các tâm lý gia quen miêu tả là “sự tín thác căn bản” (basic trust), hoặc là thứ các triết gia đặt tên là “tiền đề” (presupposition). Đó có thể là thứ bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra nếu và khi nó được trình ra dưới sự chú mục của ta – tỷ như đương nhiên chấp nhận rằng luật cần được tôn trọng, hoặc coi trọng, không cần thắc mắc, các tiến bộ trong việc giáo dục nhân bản, hoặc giả thiết rằng mọi vật đều “có nghĩa” dù ta có hiểu chúng hay không. Những loại cam kết này, vốn có trước bất cứ sự nhìn nhận minh nhiên nào của ý thức ta, có thể gọi là những cam kết “tiền suy tư”.
Nhưng nếu “cam kết” có mặt trong mọi hình thức trên, thì điều gì thực sự là ý nghĩa chung nhất khiến nó không rơi vào chỗ rỗng tuếch? Một vài dấu hiệu đã thấy thấp thoáng qua những trình bầy trên đây. Trong ngôn ngữ của ta, cam kết dường như bao hàm ý niệm sẵn sàng làm một cái gì đối với hoặc về bất cứ điều gì ta đã cam kết sẽ làm (ít nhất để bảo vệ nó hoặc để khẳng nhận nó khi nó bị đe doạ). Giả thiết, chẳng hạn, tôi hỏi tôi cam kết đối với những sự thật nào. Tôi liền khám phá ra có nhiều sự thật được tôi tôn trọng, khẳng nhận và tin chắc, nhưng tôi không có “cam kết” với chúng. Điều này có nghĩa là gì? Có thể nói được rằng, nhờ một cái nhìn sâu sắc nào đó của chính tôi hoặc một xác tín nào đó về tình trạng sự vật hoặc chiều hướng phải theo, tôi thấy “tôi chưa thể dính kết đời tôi vào nó”. Điều ấy có thể có nghĩa tôi chưa hoàn toàn chắc chắn về nó. Hoặc cũng có nghĩa rằng dù tôi đã chắc chắn về nó, nhưng chỉ vì nó chẳng đủ quan trọng khiến tôi phải làm một cái gì đó đối với nó. Nó chẳng đủ quan trọng khiến tôi phải từ bỏ bất cứ điều gì đó vì nó (huống hồ là hy sinh mạng sống tôi vì nó); nó cũng chẳng quan trọng khiến tôi phải phí sức mà bênh vực nó bằng lý luận.
Như thế, xem ra việc sẵn sàng làm một cái gì đó phải được bổ túc bằng cảm thức ta bị trói buộc vào bất cứ người nào hoặc bất cứ điều gì ta cam kết. Chính cái bản thân ta (hoặc ít hoặc nhiều) bị dính cứng vào cái đối tượng kia, đến độ ta không chỉ trân qúi hoặc ước ao nó, mà còn “đồng nhất” với nó theo một nghĩa nào đó nữa. Sự liêm chính (integrity) của ta, trong một số hoàn cảnh, đòi ta phải làm một cái gì đó. Đối tượng cam kết của ta có quyền đòi hỏi nơi ta, không phải thứ đòi hỏi cưỡng chế, nhưng là thứ đòi hỏi ngỏ với chính tự do của ta. Ngay cả khi ta không cảm thấy tự do chút nào đối với cái cam kết của mình, trái lại cảm thấy như bị bó buộc ‘bất kể bản thân ta” hoặc cuỡng lại chính các ý thích của ta, ta vẫn thấy một cảm thức trong đó sáng kiến của ta có dự phần vào khi ta hành động vì cam kết của mình.
Cam Kết Tiên Khởi
Ta có thể tiếp tục khảo sát nhiều hình thức cam kết khác và khám phá ra các yếu tố chung cho tất cả các hình thức cam kết ấy. Ta cần tìm hiểu hơn mối tương quan giữa sự chọn lựa tự do đối với cam kết và tầm quan trọng của những cam kết tiền suy tư đối với những cam kết mà ta chọn lựa một cách có ý thức. Tuy nhiên giờ đây có thể là lúc hữu ích để dùng cái ngọn đèn ẩn dụ (lantern metaphor) của tôi mà đi vào những vùng sâu thẳm nhất của một hình thức cam kết duy nhất mà thôi. Để làm điều đó, ta cần nhận dạng ra một loại “trường hợp tiên khởi”, một hình thức cam kết có tính trung tâm – một hình thức cam kết mà các hình thức khác phải rút tỉa ý nghĩa từ đó. Cam kết đối với những con người, khi minh nhiên và được phát biểu ra, quả đã mang lại cho ta cái “trường hợp tiên khởi” nói trên.
“Lời Hứa Phải Giữ...”
Khi nói đến các cam kết minh nhiên, được phát biểu ra, và có tính liên bản ngã, tôi có ý nói đến các lời hứa hẹn, các khế ước, các giao ước và các lời khấn thề... Những cam kết này cho ta một trường hợp đầu hết để hiểu mọi hình thức cam kết khác vì các yếu tố của cam kết thấy rất rõ trong chúng. Ta nhận ra việc bó buộc phải hành động cách nào đó bên trong các cam kết này thường hơn là bên trong các cam kết khác. Hơn nữa, ở đây ta thường phải đối diện với thế lưỡng nan hơn hết và việc không thể tránh mà không đưa ra những kết luận xé lòng. Chính trong những cam kết này mà các vấn đề như yêu thương, thời gian và thay đổi, những trách nhiệm trái ngược nhau, xem ra gay gắt hơn hết. Chính sự minh nhiên của các lời hứa hẹn, của các giao ước và khế ước đã làm nổi bật kinh nghiệm cam kết và giúp ta cơ hội hiểu nó hơn.
Dĩ nhiên có những cam kết liên bản ngã nhưng không được minh nhiên phát biểu ra (ít nhất lúc tạo ra chúng). Thí dụ một số vai trò ta phải đảm nhiệm hay một số liên hệ ta tham dự vào tự chúng đem lại những cam kết, và những cam kết này trở thành cam kết của ta dù nguyên thủy ta không chọn chúng. Ta sinh ra đời đã đóng vai tuồng là con gái hay con trai, là anh hay chị. Một số tình bạn xuất hiện cách tự phát và xem ra chẳng cần hứa hẹn chi hết. Các vai trò khác được ta đảm nhiệm qua chọn lựa minh nhiên và thường qua một phát biểu bên ngoài – các vai trò trong gia đình như làm chồng làm vợ, đôi khi làm mẹ làm cha, và các vai trò nghề nghiệp như y sĩ và thầy cô giáo. Tuy vậy, ngay những vai trò không phải ta đã chọn trước nhất cũng có thể hiểu được một phần lớn qua việc hiểu những vai trò ta đã chọn một cách minh nhiên; vì vai trò nào đến một lúc nào đó cũng đòi phải được tự do và minh nhiên “phê chuẩn” hay “chấp nhận”.
Việc Tạo Ra Các Hứa Hẹn
Việc đầu tiên phải làm khi tìm hiểu về các cam kết minh nhiên và được phát biểu ra là hỏi xem “Điều gì xẩy ra khi ta cam kết như thế? ” Hương Lan thực sự đã làm gì khi cưới Đỗ Huân? Chuyện gì thực sự sẽ xẩy ra lúc Khánh Linh tuyên hứa sẽ sống đời sống độc thân và giản đơn trong cộng đoàn những người hiến thân cho Chúa? Chuyện gì thực sự có hiệu quả khi Duyên ký một khế ước làm ăn? Điều gì xẩy ra khi Thành đọc lời thề Hippocrate lúc chàng bắt đầu hành nghề bác sĩ? Chuyện gì xẩy ra khi các nguyên thủ quốc gia đặt bút ký thỏa hiệp quốc tế liên quan đến luật biển? Điều gì xẩy ra khi Tâm và Thủy thề hưá yêu nhau suốt đời? Bích và Thịnh đã làm gì khi họ để tên họ vào một hợp đồng thuê căn nhà họ đang thuê một năm? Bất cứ ai trong chúng ta đã làm gì khi cam kết, khi hứa hẹn, khi đi vào hoặc chuẩn nhận một giao ước?
Ta có thể hỏi câu hỏi ấy trong những trường hợp như nạp tiền xin tại ngoại hầu tra hoặc trao đổi nhẫn cưới. Điều gì đã xẩy ra trong các trường hợp như thế? Trong cả hai trường hợp, tôi đang “đưa ra lời cam đoan” (giving my word) sẽ làm một cái gì đó trong tương lai. Nhưng “đưa ra lời cam đoan” nghĩa là gì? Chắc chắn đó không phải như những chuyện khác tôi có thể làm liên quan đến các hành động trong tương lai của mình. Thí dụ như không phải là lời tiên đoán chẳng hạn. Vì nếu là lời tiên đoán, tôi đâu có chịu trách nhiệm về điều thực sự sẽ xẩy ra trong tương lai cho cái mà tôi đã tiên đoán (ngoại trừ trường hợp tiên đoán thời tiết, dù không chịu trách nhiệm theo nghĩa là kiểm soát được thời tiết, nhưng có thể bị coi là vô trách nhiệm nếu tỏ ra thiếu khả năng chuyên môn). “Đưa ra lời cam đoan” cũng không có nghĩa là “hạ quyết tâm”; vì với việc hạ quết tâm, tôi có thể thấy mình có trách nhiệm phải làm điều mình đã quyết tâm, nhưng trách nhiệm ấy chỉ là đối với riêng mình tôi mà thôi (để chứng tỏ là mình nhất quán trong việc thi hành các quyết định của chính mình), chứ đâu có ăn nhằm gì tới người khác.
Khi tôi nạp tiền tại ngoại hầu tra, tôi cam đoan là tôi sẽ trở lui để chịu xử án. Tôi công bố với ai đó rằng tôi sẽ làm chuyện đó trong tương lai, và tôi buộc mình phải làm điều ấy bằng cách nạp một số tiền làm thế chấp cho lời nói của tôi. Khi hai người trao nhẫn cưới cho nhau trong hôn lễ, họ cam đoan với nhau ý định họ sẽ hành xử và hiện hữu với nhau như thế nào trong tương lai, và họ trao cho nhau chiếc nhẫn để làm bằng chứng rằng họ đã nói như thế và bắt buộc họ sẽ làm như vậy.
Đưa ra lời cam đoan như thế là “đặt” một phần bản thân tôi, hoặc một cái gì đó thuộc về tôi, vào tay người khác “giữ”. Là cho người khác cái quyền đòi hỏi đối với tôi, đòi tôi phải thi hành cái hành động mà tôi đã cam kết sẽ thi hành(1). Khi tôi “đưa ra lời cam đoan”, không phải là tôi chỉ đưa cái lời ấy ra khỏi tôi. Nó không được đưa ra như một quà tặng (hoặc như một thứ tiền nạp phạt), nhưng như một của làm tin (pledge). Nó vẫn thuộc về tôi, nhưng hiện bị người khác nắm giữ, người mà tôi đã trao gửi. Nó đòi sự tín trung, trứơc sau như một của tôi, không phải chỉ vì tôi đã nói điều ấy với tôi mà thôi, mà là vì hiện nay cái người khác đã nhận nó đang lên tiếng đòi hỏi. Tiền của tôi vẫn là tiền của tôi khi tôi đưa ra để xin tại ngoại hầu tra. Chính vì thế mà tôi buộc phải trở lại để ra tòa, kẻo số tiền ấy không còn là của tôi nữa. Chiếc nhẫn cưới đâu có “cho đi đứt luôn” đâu. Theo một cách nào đó, nó thuộc cả hai vợ chồng, vì nó biểu hiệu rằng lời nói kia là “sự thực” trong miệng người nói, được sinh ra (begotten), được nói lên, đầu hết từ chính trái tim. Vì thuộc người nói, lời nói kia nay được người nghe nó và giữ nó lên tiếng đòi hỏi. “Điều của anh đã thành của em” nhưng đồng thời vẫn là của anh. Nó vẫn là của anh, hay nó vẫn là chính anh, mặc dầu anh đã ủy thác nó cho một người khác. Chính vì thế anh bị nó trói buộc, anh bị trói buộc vào nó, và vào người khác kia.
Cam Kết Với Ai Là Ngụ Cư Trong Họ
Như thế, điều xẩy ra khi tôi cam kết là chính việc tôi bước vào một hình thức liên hệ mới. Theo nguyên ngữ Latinh, cái gốc của cam kết (commitment) là chữ mittere – có nghĩa là gửi. Tôi gửi lời tôi đến một người khác. Những cách dùng thông thường trong từ điển về chữ commitment bao gồm “đặt vị trí” ở một nơi nào đó (như trong cách nói chạm tới đất (to commit to the earth), tống vào nhà tù (to commit to prison) hoặc ghi vào trí nhớ (to commit to memory); và “ủy cho ai”, “ủy thác” “trao cho ai săn sóc” (như khi nói ủy thác mọi lắng lo cho Chúa). Khi tôi cam kết với một người khác là tôi ngụ cư trong họ bằng lời nói của mình.
Cái mà ta gửi đi thường là lời nói, chứ không phải tiền bạc, tuế nhuyễn cũng như những biểu hiệu đặc biệt để “thay thế” cho ta. Tuy thế, vì chỉ có lời nói, nên ta luôn nghĩ cách “nhập thể”, “cụ thể hóa”, làm chính lời nói ấy trở thành rờ mó được. Như thể ta cần nhìn thấy thực tế điều sẽ xẩy ra. Thí dụ, ta ký tên chẳng hạn. Lời nói của ta trong khế ước được đóng ấn bằng việc ta tự đặt ta – dưới hình thức cái tên của ta, được viết bằng chính tay ta- vào văn bản. Trong hình thức ký giao ước bằng máu xưa của người Syria, người ta yêu cầu người ký giao ước phải tự tay lấy máu viết tên mình vào bản giao ước, bản giao ước này sau đó được gói vào da và đeo vào tay người ký giao ước với mình (2). Các nghi thức ký giao ước bằng máu khác còn đi xa hơn bằng cách hòa lẫn máu của hai người vào với nhau. Vì máu là biểu hiệu của sự sống, và chính sự sống của một người được ủy ký cho người kia trong các nghi thức cam kết thánh thiêng.
Khi lời nói xem ra không đủ sức chuyên chở toàn diện ý nghĩa của cam kết, đôi khi người ta phải nại tới tụng niệm (chants), như thể nếu cứ lặp đi lặp lại, lời nói sẽ cứng cáp hơn, thấy rõ hơn. Trong các bộ lạc miền Berber, có một nghi thức đính hôn cổ trong đó hai người đính hôn thay nhau hát bài hát sau đây trong bốn tiếng đồng hồ:
Anh đã xin em, anh đã xin em, anh đã xin Chúa và xin em. Anh đã cho em, anh đã cho em, anh đã cho em, liệu em có nhận điều kiện của anh. Em đã chấp nhận, em đã chấp nhận, em đã chấp nhận và đã bằng lòng... (3).
Như thế, cam kết bao hàm một liên hệ mới trong hiện tại – một liên hệ đang trói bộc và đang bị trói buộc, đang đòi hỏi và đang bị đòi hỏi. Nhưng cam kết ấy chỉ về tương lai. Toàn bộ lý lẽ biện minh cho liên hệ hiện nay như cái gì “đang trói buộc” là để ảnh hưởng đến tương lai, là để bắt ta phải thực hiện cái hành động ta hiện có ý định làm và hứa hẹn. Vì ta không thể hoàn toàn loại trừ được tự do tính của ta trong tương lai (hãy nghĩ đến anh chàng mê cờ bạc cứ phải lựa chọn đi lựa chọn lại giữa việc giữ lời hứa hay không), nên qua cam kết, ta ráng trói buộc tự do của chính ta, dù không hoàn toàn tiêu hủy được nó. Làm thế nào cam kết thực hiện được điều đó?
Khi nhường cho người khác cái quyền đòi hỏi đối với các hành động tự do của tôi trong tương lai, tôi đã trao cho người ấy quyền được hạn chế sự tự do trong tương lai ấy của tôi. Sự hạn chế hệ ở sự kiện này là tôi liều mình sẽ để mất điều tôi đã đưa ra như của làm tin nếu tôi không trung thành với lời hứa của mình. Tôi liều mình để mất tài sản thế chấp, hoặc tiền tại ngoại hầu tra tôi đã nạp, hoặc quyền tự do đi lại nếu tôi vào tù vì đã vi phạm các thỏa thuận hợp pháp. Tôi liều mình để mất thanh danh, hoặc sự tín nhiệm của người khác hoặc lòng tự trọng chính mình, nếu tôi không chịu giữ ngay một lời hứa hẹn tầm thường, vô nghĩa lý. Tôi liều mình để mất tình yêu của người khác, hoặc nhà cửa, sự nâng đỡ nhiệt tình của gia đình, cảm thức trung thực và liêm khiết, hoặc cảm thức liên tục trong một nền văn hóa hay tôn giáo, nếu tôi phản bội hoặc phá hủy một cam kết sâu sắc từng giữ vai trò trung tâm đối với đời tôi. Tôi liều phá hoại hạnh phúc của người tôi yêu, nếu lòng thủy chung của tôi bị một cam kết với người thứ ba khác giật mất. Đôi khi ta biết rất rõ điều ta liều mình sẽ mất, cái gì trói buộc ta vào các cam kết của ta; đôi khi ta chỉ biết được nó là cái gì và đã ra sao khi lòng thủy chung của ta bị chất vấn nghiêm trọng. Rõ một điều là các cam kết của ta không giống nhau, đến độ có những cam kết ta chỉ liều mất chút ít, nhưng có những cam kết ta liều mất mọi sự. Tuy thế, trên hết, vì ta coi trọng lời nói của mình, nên lúc nào ta cũng liều mất một phần bản thân khi ta phản bội lời nói ấy (4).
Nếu ta ngừng ở đây, chấp nhận đó như là ý nghĩa đầy đủ của cam kết, ta hẳn sẽ chịu trách nhiệm về mọi nguy cơ đối với việc cam kết. Vì một đàng, ta có thể chỉ thấy những khía cạnh huy hoàng của cam kết – gom tương lai mình vào một mối tình lớn, hoặc thuộc về người khác cách chan hòa say đắm; và đo đó có thể vội vã bước vào cam kết chỉ để mà cam kết. Làm như thế, mối cam kết lớn duy nhất của ta có thể kết cục chỉ là cường điệu hoa sói, nhưng rỗng tuếch và nguy hại. Đàng khác, ý nghĩ phải trao cho người khác quyền được đòi hỏi trên ta, dù lớn dù nhỏ, cũng có thể làm ta hoảng sợ, sợ rằng cái cam kết ta đang làm đây có thể sẽ thu nhỏ các khả năng của ta lại, khiến ta không còn “lối thoát”, làm ta chết ngạt với một cuộc sống bị bao vây như nêm cối với những trách nhiệm và bổn phận.
Những yếu tố chính của một cam kết liên bản ngã là chính cái ý định liên quan đến hành động trong tương lai và nhận lãnh bổn phận đối với người khác liên quan đến hành động kia. Nhưng để tìm ra vị trí hợp lý của nó trong đời sống ta, và có thể phân định xem cái cam kết kia bắt buộc ra sao và bắt buộc khi nào trong những hoàn cảnh cá biệt, ta cần nghĩ đến các mục đích nó có thể thực hiện được cách hợp lý và những giới hạn mà chắc chắn nó sẽ gặp phải.
Một Phương Thuốc và Tiền Đánh Cá
Mục đích đệ nhất đẳng của các cam kết minh nhiên và được nói ra giữa những con người với nhau là đem lại đôi chút chắc chắn cho những hoài mong vào các hành động của những con người có tự do, nhưng với một ý chí luôn bị lung lay. Nó đưa lại một ít cơ sở để ta có thể tin tưởng lẫn nhau. Như Hannah Arendt nhận xét, “Trong khả năng biết đưa ra và cố giữ các lời hứa, người ta tìm được phương thuốc chữa cái bệnh bất khả tiên đoán, cũng như cái bệnh không chắc chắn chút nào đối với tương lai” (5).
Cam kết, như đang xuất hiện trong cộng đồng nhân loại, hàm nghĩa một hiện trạng sự vật trong đó có sự hoài nghi về các hành động tương lai của ta. Nó hàm nghĩa rất có thể có thất bại trong việc thực thi các hành động hiện đang được hoạch định, dù hết sức nóng bỏng và cương quyết bao nhiêu đi nữa. “Nếu không bị bó buộc phải thực thi các lời đã hứa, ta sẽ không khi nào duy trì được các căn tính của ta; ta bó buộc phải phiêu du cách vô vọng và không định hướng trong bóng đêm tấm lòng đơn côi của mỗi cá nhân, bị giằng xé bởi đủ thứ mâu thuẫn...” (6). Tấm lòng ấy đâu có bị biệt loại theo bản năng và hành động theo hướng đã định như loài vật vì thiếu tự do; tấm lòng ấy không đi theo chiều đi bất lay chuyển vì ta có tự do Thiên Chúa phú ban.
Vì ý chí ta thực sự dễ bị lung lay, nên ta cần một phương cách để bảo đảm với người khác rằng ta nhất định nhất tâm (với lời ta nói). Vì ta biết rõ những thất thường của mình, nên ta cần một phương cách để tăng cường quyết tâm của chính ta trong việc thể hiện các ý định của ta hiện nay trong một tương lai chẳng có chi là chắc chắn. Trao cho người khác quyền được đòi hỏi các hành động tương lai của ta sẽ đem lại cho ta một rào cản chống lại những đợt đổi thay thất thường trong trái tim ta, chống lại những trệch đường trệch lối, những yếu đuối và nước đôi của ta. Nhờ cam kết, ta tự đem đến cho mình những trói buộc (và người khác những quyền hành) bắt ta phải làm điều thực sự ta muốn làm trong tương lai, mà lẽ ra ta không có khả năng làm. Là phương thuốc chữa bệnh thất thường và không chắc chắn, cam kết cũng là tiền đánh cá (wager) trên sự thật của điều ta nhìn ra hiện nay và của niềm hy vọng vào tình yêu hiện nay của ta.
Bao lâu việc đưa ra hứa hẹn đem bảo đảm đến cho người khác và đem sức mạnh đến cho chính ta, nó sẽ làm dễ dàng nhiều khía cạnh quan trọng của đời người. Nó là phương tiện để các mối liên hệ bản thân dựa vào (dưới hình thức này hay hình thức khác) và đời sống chính trị (không phải chế độ chuyên chế và độc tài bạo lực) đòi hỏi. Nó nâng đỡ chính khả năng thông đạt của con người, vì nó chính là yếu tố mặc nhiên đảm bảo cho việc nói thật. Như Erik Erikson đã nhấn mạnh, “Một lời nói ra là một hiệp ước. Có một khía cạnh cam kết bất phản hồi trong bất cứ lời phát biểu nào được người khác ghi nhớ...” (7). Chính các cam kết liên bản ngã (trong một khế ước xã hội dù loại này hay loại khác) đã từng là khí cụ tạo nên các cơ cấu đã được hoạch định một cách tiêu cực để bảo vệ lẫn nhau – người này chống người nọ hay nhóm này chống các đe dọa của nhóm kia; hoặc được hoạch định cách tích cực để giúp nhau có lợi – lợi về kinh tế hay văn hóa, qua việc chia sẻ lao động hay vật tư, chia sẻ kiến thức hay thưởng lãm nghệ thuật. Tôi không cần phải lặp lại rằng chính các cam kết đã (đôi khi) dẫn khởi và (đôi khi) nâng đỡ tình đồng chí và tình yêu. Cũng chính cam kết đã có mặt giữa lòng lịch sử của nhiều tôn giáo, hoặc dưới hình thức những mặc cả bán khai với các thần minh đầy hãi sợ và dấu mặt hoặc dưới hình thức những giao ước được ngỏ giữa các bản vị:Thiên Chúa đưa ra cam kết, đảm bảo với dân bằng một ý chí thần linh không bao giờ lay chuyển, kêu gọi con người nhất tâm bước theo trong tự do và yêu thương.
Các Giới Hạn Trong Việc Trói Buộc
Nếu có bao giờ ta phải ấn định xem ta bị các cam kết trói buộc ra sao và khi nào, thì ta phải có cách nào đó xác định ra các giới hạn của chúng. Thí dụ như Hương Lan chẳng hạn, chỉ trừ nàng nhất định rằng không có cách chi, không có hoàn cảnh nào có thể biện minh được việc nàng ly dị Đỗ Huân, thì nàng cần phải hiểu rõ nàng bị trói buộc đối với chàng và đối với cuộc hôn nhân với chàng đến mức nào. Nếu mọi cam kết của ta đều trói buộc ta cách tuyệt đối, thì ta nên thúc thủ ngồi chờ chúng tràn ngập ta với các đòi hỏi trái ngược nhau của chúng, chẳng còn cách chi giải quyết hết, hoặc, oái oăm thay, có thể yên ổn sống trung thành với chúng.
Hiển nhiên, đối với ta, không phải mọi cam kết của ta đều có tầm quan trọng như nhau hoặc các đòi hỏi của chúng đều hiểu được như nhau. Ta quả có đặt ra những giới hạn cho các trói buộc mà ta cam kết. Thí dụ hầu như mọi cam kết của ta đều tạm thời theo một nghĩa nào đó; hầu như tất cả đều cục bộ, có điều kiện, tương đối. Thực tế là như vậy. Thực vậy, ta có quyền hỏi xem có bao giờ (ít nhất là ở một lúc nhất định nào đó) có một cam kết được coi là tuyệt đối mà không mâu thuẫn hay không.
Đôi khi có những giới hạn ngay bên trong các cam kết mà ta không biết đến. Nghĩa là có thể có việc ta lầm tưởng rằng ta hoàn toàn cam kết đối với sự vật hoặc người nào đó, mà thực ra thì không phải như vậy; hoặc chiều sâu của các cam kết của ta thực ra không sâu như ta tưởng. Ta từng gặp những hoàn cảnh trong đó, như tông đồ Phêrô, ta ngạc nhiên thấy mình dễ dàng phản bội điều ta tưởng như là cam kết dứt khoát của mình. Ngược lại, đôi khi ta ngạc nhiên, như Giuđa chẳng hạn, thấy mình cam kết với một ai đó và bị trói buộc vào họ quá điều ta có thể hiểu; vì điều ta giả thiết là hời hợt hoặc ở bên lề cuộc sống mình thực sự lại hết sức sâu sắc và không thể nào quên được. Ở cả hai trường hợp đó, ta đều có thể phải khóc nức nở khi khám phá ra sự thật, với lòng hối tiếc hoặc biết ơn vì sự thật ấy.
Có lẽ chả có thuốc nào chữa được những sai sót trong sự hiểu biết về chính mình ngoại trừ thời gian và kinh nghiệm. Tuy nhiên, ta có thể suy tư nhiều hơn về những giới hạn ta có ý định (một cách chính đáng và cần thiết) đặt để trong các cam kết của mình. Hiểu các giới hạn không phải lúc nào cũng làm giảm đi một cam kết nhưng đúng hơn giúp ta chú tâm vào nó, giúp nó dự phần vào cái năng lực và mối hy vọng toàn diện của một đời cam kết.
Thật là quá sớm nếu ta muốn tìm hiểu mọi cách thế trong đó những trói buộc cam kết của ta liên hệ với nhau. Nhưng về phương diện này, ta có thể thấy một vài cách thế tổng quát, và đồng thời hiểu được những giới hạn có thể có trong các cam kết. Những hạn từ khá hữu dụng là các hạn từ như “có điều kiện” và “vô điều kiện”, “cục bộ” và “toàn diện”, “tương đối” và “tuyệt đối”. Các cặp hạn từ này không hoàn toàn loại trừ lẫn nhau, trái lại chúng có thể hòa lẫn vào nhau. Dù sao, chúng cũng giúp ta hiểu rõ ta có thể ủy thác cho người khác bao nhiêu quyền đòi hỏi.
Nếu một cam kết nào đó có điều kiện, chúng chỉ trói buộc dưới một số điều kiện nào đó mà thôi. Đôi khi ta đưa ra các cam kết trong đó ta có thể qui định rõ ràng các điều kiện qua đó chúng bị trói buộc. Thí dụ, tôi hứa làm điều gì đó chỉ khi nào anh cũng hứa như vậy; hay chỉ khi nào qui tắc xây dựng được tôn trọng; hay chỉ đến khi một nhân viên khác được thuyên chuyển đến đây; hay chỉ trừ khi hợp đồng bảo hiểm của tôi chịu trả hết các chi phí. Một cam kết vô điều kiện đương nhiên là một cam kết trong đó tôi cam kết với ai đó “bất kể “ điều kiện nào hết. Như thế, tôi có thể cam kết “đi bất cứ nơi đâu em đi và dừng lại bất cứ nơi nào em dừng lại”, tôi không thể trưng ra bất cứ điều kiện gì để biện minh cho việc thay dạ đổi lòng hoặc cảm thức bị bắt buộc của mình. Ta có thể thấy rằng mặc dù bản tính của cam kết là khước từ các điều kiện có mục đích biện minh cho cho việc thay đổi cam kết, ấy thế nhưng phần lớn các cam kết của ta ít nhất cũng lệ thuộc điều kiện này là việc chúng có thể được thực thi (chứ không chắc chắn 100%).
Một cam kết có thể là cục bộ hoặc toàn diện tùy theo điều được ủy cho người khác đòi hỏi. Cục bộ có thể do thời gian: cho đến tuần tới hoặc cho đến lúc thời tiết thay đổi, hay khi tôi tới tuổi về hưu. Cục bộ cũng có thể vì là một “phần” của một cái gì lớn hơn – như lời khấn khó nghèo là một phần trong cam kết toàn diện muốn phục vụ anh em. Cục bộ cũng có thể vì tôi chỉ ủy cái quyền đòi hỏi trên tài sản tôi chứ không trên chính con người của tôi.
Ta nghĩ đến cam kết như là toàn diện khi nó bao hàm trọn vẹn bản thân người cam kết. Đây chính là những cam kết tạo nên những chọn lựa căn bản của đời người. Chúng có thể là những cam kết ta làm để yêu thương người khác. Tuy nhiên, khi ta ráng miêu tả những cam kết loại này, ta liền gặp khó khăn trong việc phát biểu các cảm nghiệm phức tạp của mình. Thí dụ, làm sao diễn tả được sự cam kết yêu một người khác phát sinh từ toàn bộ con người ta, nghĩa là một cam kết được ta khẳng nhận toàn diện bằng chính cuộc đời mình, mà lại không hàm nghĩa là ta phải hoàn toàn sẵn sàng có đó (total availability) đối với họ chỉ vì nghĩa yêu đương? Ta ngần ngại không muốn gọi một cam kết như thế là cục bộ, và sự ngần ngại này tự nó đã nói lên sự thật thật phong phú.
Ý niệm tương đối và tuyệt đối có thể rất có ích để hiểu bản chất và các giới hạn trong các cam kết của ta. Nhưng cả chúng nữa cũng có những khả thể khác nhau mà không phải lúc nào cũng hiểu rõ được. Như thế, một cam kết tương đối là một cam kết có tương quan với một cam kết khác. Nó tùy thuộc cam kết kia để có ý nghĩa riêng, ít nhất đến một mức nào đó. Nó có thể được rút ra từ (derivative), là phương tiện của, hoặc tham dự vào, một cam kết khác. Nhưng ngay những hạn từ này, vốn dùng để miêu tả những cách thế tương quan giữa các cam kết với nhau, cũng chứa đựng những khả thể khá phức tạp.
Thí dụ, có sự khác biệt rất lớn giữa những cam kết hoàn toàn có tính phương tiện (chỉ dùng như những phương tiện đạt các mục tiêu khác, tức các cam kết lớn hơn) và các cam kết yêu một ai đó được coi như chính mục đích, dù đó chỉ là một mục đích (chứ không phải phương tiện) mà thực tại sâu thẳm nhất chỉ có khi đặt mình trong tương quan với Chúa. Thí dụ, Đỗ Huân có thể chỉ cam kết với vợ con vì họ cần thiết đối với anh để anh duy trì một vị thế kinh doanh nào đó đối với các người hùn hạp. Hay anh có thể cam kết với họ vì anh thấy anh là một người chồng và một người cha đáng tin cậy, có trách nhiệm, và chàng biết vợ con chàng cần đến sự nâng đỡ về tài chánh và về bản thân của chính chàng. Hay chàng cam kết với họ vì chàng yêu họ vì chính con người của họ; nhưng vì chàng tin rằng họ “sống, cử động và hiện hữu” trong tương quan với Chúa, nên cam kết của chàng đối với họ là một phần nội tại trong cam kết của chàng đối với Chúa.
Cách dễ nhất để hiểu một cam kết “tuyệt đối” là ví nó với một cam kết “vô điều kiện”. Tuy nhiên theo nghĩa này, một số cam kết tương đối cũng có thể gọi là tuyệt đối (nếu điều tương quan với nó là đối tượng của một cam kết vô điều kiện, và nếu mối tương quan ấy là mối tương quan nội tại và tất yếu). Có lẽ ta cũng có thể ví các cam kết tuyệt đối với các cam kết “toàn diện”; nhưng ở đây ta cũng gặp cùng một thứ không chắc chắn như trường hợp các cam kết cục bộ và toàn diện vậy. Để cho chính xác hơn, thiết tưởng ta chỉ nên coi chúng như những cam kết vừa vô điều kiện vừa toàn diện. Có lẽ đó là loại cam kết mà Gabriel Marcel đã mô tả như là cam kết mà “toàn bộ bản ngã tôi đã bước vào, hay ít nhất cũng là cái gì đó chân thực trong tôi mà nếu ruồng rẫy nó là ruồng rẫy cả con người tôi – và là điều có thể được ngỏ với toàn bộ Hữu Thể và được thể hiện trước mặt cái toàn bộ ấy” (8). Dù cách miêu tả của Marcel có làm ta ngạc nhiên, nhưng ta vẫn nắm được cái trọng điểm của những gì ông mô tả.
Những phân biệt mà chúng ta đã trình bày từ trước đến nay xem ra đã quá chẻ sợi tóc ra làm tư rồi trong khi ta chỉ cần phải sống thực các cam kết của mình một cách trung thành mà thôi hoặc nhận ra khi nào các cam kết ấy không còn trói buộc ta nữa. Tuy nhiên, lòng thủy chung và sự bội bạc không phải là những vấn đề đơn giản và người ta đã chứng tỏ rằng đời sống ta phức tạp hơn là điều ta mong muốn. Không phải bất cứ cam kết nào của ta đối với người khác cũng ủy quyền một cách vô giới hạn để họ có quyền đòi hỏi nơi ta một cách vô giới hạn. Cũng không phải cam kết nào của ta cũng có giới hạn như những lời hứa mơ hồ “nay mai sẽ ghé thăm” của ta đối với một cố tri. Qua những phân biệt trên đây, có thể ta sẽ ngạc nhiên tìm ra những khoảng sáng đơn giản trong khu rừng phức tạp.
Kỳ tới: Cam kết và Yêu thương
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đơn
Thérésa Nguyễn
11:29 06/09/2020
HOA ĐƠN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đơn sơ hoa đứng một mình
Mong manh duyên dáng gợi tình ấm êm.
(tn)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đơn sơ hoa đứng một mình
Mong manh duyên dáng gợi tình ấm êm.
(tn)
VietCatholic TV
Tập, Lý và Trung Quốc: Tình hình bung bét, thảm hại của sân khấu chính trị tại Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
05:11 06/09/2020
Dưới một tựa đề tượng thanh mang tính cách khôi hài “Xi, Li, and the PRC” (Tập, Lý và Trung Quốc) và một bức hình minh hoạ với hàng hàng lớp lớp công nhân Trung Quốc “hồ hởi phấn khởi” cầm đèn, đuốc biểu lộ quyết tâm, nhưng ở bên trên nhìn xuống họ là Tập Cận Bình ngồi giữa ánh đèn sân khấu đỏ rực như một ông hoàng không ngai nhưng nét mặt tiu nghỉu, buồn thảm, nhà báo Therese Shaheen của trang The National Review đã phân tích về tình hình “bung bét, thảm hại” của sân khấu chính trị tại Trung Quốc hiện nay, với những diễn viên ở thượng tầng quyền lực đang bày tỏ công khai sự bất hoà với nhau về chính sách và phương thức hành động trên phương diện quốc gia mà không cần dấu giếm. Mời đọc bài viết qua bản dịch tiếng Việt dưới đây:
(National Review - September 1, 2020 ) Khi nói đến tác động của COVID-19 đối với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), ý kiến dư luận thì cho là sự xuất hiện của vi khuẩn đã bị xử sự sai trái và chính quyền cộng sản tại đây vẫn chưa tỏ ra minh bạch về việc này, nhưng sự lây lan đã bị chận đứng thông qua các biện pháp y tế công cộng năng nổ và nền kinh tế đã được phục hồi.
Để sự quở trách này tăng phần nhục mạ, vào ngày 31 tháng 7, nhân một buổi lễ ở Bắc Kinh để vinh danh các lãnh tụ đảng sau khi phóng thành công vệ tinh phục vụ trong Hệ thống Định Vị Toàn Cầu độc lập của Trung Quốc, đảng đã cố tình làm bẽ mặt họ Lý. Khi họ Tập được giới thiệu bằng nhiều danh hiệu được lần lượt xướng lên, ông này đã đứng để được vinh danh trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngay sau đó, tên của họ Lý cũng được xướng lên một cách chóng. Nhưng khi những khách tham dự bắt đầu vỗ tay - ngoại trừ họ Tập vẫn ngồi yên, nhìn thẳng về phía trước - trước khi họ Lý kịp đứng lên để được vinh danh thì tên người tiếp theo đã được xướng lên. Họ Lý lúng túng nhổm đứng dậy trong tiếng vỗ tay rời rạc, ngắt quãng và lại nhanh chóng ngồi xuống. Rõ ràng đó là một hành động xỉ nhục có chủ đích.
Sự căng thẳng này phản ảnh áp lực ngày càng tăng mà họ Tập đang phải đối mặt đối với việc quản lý sai trái dịch coronavirus. Điều này còn được kết hợp bởi các tác động kinh tế từ áp lực thương mại của Trump, từ phản ứng dữ dội toàn cầu đối với Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, sự giảm sút về mức độ thịnh vượng của vô địch công nghệ quốc gia Hoa Vi, và các phản ứng của những (người) khác đối với sự gia tăng quân phiệt và chủ nghĩa sô- vanh Trung Quốc. Vấn đề của họ Tập là ở chỗ này: trong tư cách là “Chủ tịch của Mọi thứ đến Suốt đời”, con số vật tế thần sẽ càng ít hơn.
Nhưng đó không thể ngăn cản ông ta cố chuyển trọng tâm. Điều này bao gồm các cuộc thanh trừng bổ sung các thành phần ưu tú trong đảng, vốn là một đặc điểm của chế độ của ông kể từ lúc đầu. Khi mới nắm quyền, các cuộc thanh trừng của họ Tập được dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây và những người khác như một động lực “chống tham nhũng” và ông đã được ca ngợi vì chuyện này. Trên thực tế, họ Tập đang xiết chặt hệ thống của bất cứ ai có thể tranh chức với ông trong tương lai, nhiều người trong số họ là học trò cưng của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Họ Giang đã khôi phục uy tín và sự ổn định cho Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, làm chủ tịch khi Trung Quốc có sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc trong những năm 1990, và quản lý việc bàn giao Hồng Kông cho Vương quốc Anh. Ở tuổi 94, “nhà lãnh đạo tối cao” vẫn gây được ảnh hưởng bởi sự trường thọ, trung thành và hoài cổ.
Như thường lệ với CHND Trung Hoa, thực tế phức tạp hơn như vậy. Trên thực tế, những dấu hiệu về sự căng thẳng gần đây giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác, đặc biệt là Thủ tướng Lý Khắc Cường, cho thấy tác động bổ sung của đại dịch đối với nền kinh tế bấp bênh cơ bản và sự cô lập ngày càng lớn lao của quốc gia này do sự quản lý khủng hoảng yếu kém của Bắc Kinh cùng những yếu tố khác.
Một vài căng thẳng giữa thủ tướng Trung Quốc - người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh tế - và chủ tịch Trung Quốc không chỉ xảy ra giữa họ Tập và Lý. Vào năm 2007, khi chủ tịch thời trước là Hồ Cẩm Đào được tạp chí Time chọn đứng hạng nhì cho giải Nhân Vật Của Năm, được đánh giá là nhà lãnh đạo của một nước “năng động nhất về kinh tế trên thế giới”, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đầu năm đó đã tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể nhìn mạnh mẽ bên ngoài nhưng trên thực tế là” không quân bình, không ổn định, không có sự phối hợp và không bền vững “.
Sự bất đồng giữa họ Tập và họ Lý cũng không có gì mới mẻ. Tạp chí Wall Street Journal năm 2016 đã loan báo rằng “có những dấu hiệu bất đồng” giữa hai người này đang trên đà “bộc phát”. Vào thời điểm đó, cuộc tranh luận xoay quanh mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, khi họ Tập kêu gọi sự kiểm soát của nhà nước gắt gao hơn còn họ Lý kêu gọi sự phụ thuộc nhiều hơn vào các lực lượng thị trường. Tương tự như vậy, tình hình ngày nay cũng không có tiền lệ. Trong vài năm qua, họ Tập đã tập trung quyền lực cá nhân của mình ở mức độ chưa từng thấy nơi bất cứ một lãnh tụ Trung Quốc nào kể từ thời chủ tịch họ Mao.
Vào năm 2017, họ Tập đã thâu tóm quyền kiểm soát quân đội của cả nước và thường xuất hiện trước công chúng trong bộ quân phục. Trên thực tế, ông ta cầm đầu Hội đồng An Ninh Quốc Gia, là người đứng đầu bộ máy chính sách đối ngoại và nhiều ủy ban kinh tế. Trong nhiều lần xuất hiện trước công chúng mới đây, hãng thông tấn quốc doanh Tân Hoa xã đã gọi Tập là “Lãnh Tụ Của Dân”. Như thế có phải là “Chủ tịch Tập” đã đi quá xa không? Ngoài thói thổi phồng chức danh, vào năm 2018, ông đã áp đặt các thay đổi hiến pháp đối với Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ ngăn cản ông giành nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2023. Nước cờ và hành động củng cố quyền lực của ông Tập có nghĩa là ông phải gánh vác và chịu trách nhiệm cho cả cái tốt lẫn xấu. Thực tế gần đây cho thấy có quá nhiều cái xấu hơn là tốt.
Hãy bắt đầu với nền kinh tế: bất kể bọn cầm quyền Trung quốc đã có thể kiểm soát được đại dịch tới đâu, nền kinh tế vẫn ở tình trạng yếu kém. Theo các nhà quan sát về Trung Quốc, vốn nhiều hoài nghi về các con số chính phủ nước này đưa ra- sự tăng trưởng kinh tế trước đại dịch có thể chỉ bằng phẳng thậm chí còn ở mức âm, mặc dù số liệu thống kê chính thức đưa ra là gần 6%. Chính quyền các cấp và các hộ dân có số nợ tổng công khoảng 300% của tổng sản lượng quốc gia (hay còn gọi là GDP). Trong khi đó, nợ công trên tổng số GDP của Hoa Kỳ ngay cả sau khi hàng nghìn tỷ đô la tiền cứu trợ coronavirus đã được chi tiêu vẫn thấp hơn một nửa mức của Trung Quốc, điều này khiến Bắc Kinh có ít ưu thế hơn trong công tác lôi kéo, kích thích nền kinh tế của họ.
Trong khi Cục Dự Trữ Liên Bang và Quốc Hội Hoa Kỳ đã bơm hơn 6 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế thông qua việc mua sắm ồ ạt trên nhiều hạng mục tài sản, bảng cân đối của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc vẫn không thay đổi trong năm nay. Quốc hội Hoa Kỳ đã hỗ trợ trực tiếp khoảng 630 tỷ đô la cho các doanh nghiệp nhỏ, so với chưa đến 1/10 số tiền mà Trung Quốc dành cho các doanh nghiệp nhỏ ở nước họ. Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc cho mỗi tháng của năm 2020 đều giảm so với tháng đó của năm trước. Dữ liệu thực tế chắc chắn còn tồi tệ hơn những gì chính phủ tiết lộ. Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ trong tháng 7 ở mức cao nhất mọi thời đại, làm lu mờ những doanh số đã có trước đại dịch. Theo nhà kinh tế học Carlos Casanove tại công ty bảo hiểm Pháp Coface, “câu chuyện về sự phục hồi của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã bị đánh giá quá cao”.
Điều này đang làm căng thẳng giữa hai ông Tập và Lý còn gia tăng hơn nữa. Trong một cuộc họp báo vào tháng 5, thủ tướng (Trung Quốc) thừa nhận rằng 600 triệu người ở Trung Quốc - khoảng một nửa dân số - hiện sống nhờ vào 1000 nhân dân tệ (tương đương 140 đô la) mỗi tháng. Con số này bao gồm khoảng 80 triệu người bị mất việc làm do dại dịch vi khuẩn gây ra. Những người có thể không có thu nhập và không có mạng lưới an sinh xã hội hữi ích ở Trung Quốc. Lần theo dữ liệu của họ Lý với dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy có sự chênh lệch lớn lao về thu nhập giữa tầng lớp thượng lưu thành thị và phần lớn người nghèo ở nông thôn. Mặc dù vậy, bình luận của ông vẫn lạc điệu so với các số liệu khác do chính phủ đưa ra, bao gồm một cuộc khảo sát của ngân hàng trung ương vào tháng 4 với 30 ngàn cư dân thành thị có tài sản gia đình trung bình gần nửa triệu đô la. Con số này gây ra nhiều tranh cãi đến nỗi ngân hàng trung ương đã phải rút lại cuộc khảo sát đó.
Nhận xét của họ Lý cũng trái chiều với cam kết lâu dài của họ Tập trong việc tạo ra sự thịnh vượng cho tầng lớp trung lưu. Ngay sau khi họ Lý đưa ra bình luận của mình, Tân Hoa xã thông báo rằng cơ quan có tầm ảnh hưởng đối với đảng là Thu Thực (Qiushi, 秋实) sẽ sớm xuất bản một bài báo của họ Tập về việc “xây dựng một xã hội thịnh vượng trung dung”.
Trong các bình luận trên báo chí của mình, họ Lý cũng khuyến khích sự tiến bộ của cái mà ông gọi là “nền kinh tế bán hàng rong” như một cách thoát khỏi tình trạng kinh tế khó khăn do coronavirus. Điều đó cũng làm suy yếu kế hoạch thúc đẩy thịnh vượng của họ Tập. Chỉ trong vài ngày, các cơ quan đảng bộ ở Bắc Kinh và vài nơi khác đã cho xuất bản các bài báo chỉ trích nền kinh tế “bán hàng rong” là không phù hợp. Thuật ngữ này đã thu về một thẻ hashtag (#) cho việc theo dõi trên mạng Weibo, tương đương với Twitter tại nước này. Báo chí Tây phương loan báo rằng thẻ hashtag này (#) đã biến mất và không thể tìm kiếm được chỉ vài ngày sau đó. Vào tháng sau, họ Tập đã triệu tập hội đồng kinh doanh để củng cố thông điệp thịnh vượng của mình và họ Lý, dù là một thành viên của hội đồng, người chịu trách nhiệm trên danh nghĩa về nền kinh tế quốc gia, đã không được mời tham dự.
Để sự quở trách này tăng phần nhục nhã, vào ngày 31 tháng 7, nhân một buổi lễ ở Bắc Kinh để vinh danh các lãnh tụ đảng sau khi phóng thành công vệ tinh phục vụ trong Hệ thống Định Vị Toàn Cầu độc lập của Trung Quốc, đảng đã cố tình làm bẽ mặt họ Lý. Khi họ Tập được giới thiệu bằng nhiều danh hiệu được lần lượt xướng lên, ông này đã đứng để được vinh danh trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngay sau đó, tên của họ Lý cũng được xướng lên một cách chóng. Nhưng khi những khách tham dự bắt đầu vỗ tay - ngoại trừ họ Tập vẫn ngồi yên, nhìn thẳng về phía trước - trước khi họ Lý kịp đứng lên để được vinh danh thì tên người tiếp theo đã được xướng lên. Họ Lý lúng túng nhổm đứng dậy trong tiếng vỗ tay rời rạc, ngắt quãng và lại nhanh chóng ngồi xuống. Rõ ràng đó là một hành động xỉ nhục có chủ đích.
Sự căng thẳng này phản ảnh áp lực ngày càng tăng mà họ Tập đang phải đối mặt đối với việc quản lý sai trái dịch coronavirus. Điều này còn được kết hợp bởi các tác động kinh tế từ áp lực thương mại của Trump, từ phản ứng dữ dội toàn cầu đối với Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, sự giảm sút về mức độ thịnh vượng của vô địch công nghệ quốc gia Hoa Vi, và các phản ứng của những (người) khác đối với sự gia tăng quân phiệt và chủ nghĩa sô- vanh Trung Quốc. Vấn đề của họ Tập là ở chỗ này: trong tư cách là “Chủ tịch của Mọi thứ đến Suốt đời”, con số vật tế thần sẽ càng ít hơn.
Nhưng đó không thể ngăn cản ông ta cố chuyển trọng tâm. Điều này bao gồm các cuộc thanh trừng bổ sung các thành phần ưu tú trong đảng, vốn là một đặc điểm của chế độ của ông kể từ lúc đầu. Khi mới nắm quyền, các cuộc thanh trừng của họ Tập được dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây và những người khác như một động lực “chống tham nhũng” và ông đã được ca ngợi vì chuyện này. Trên thực tế, họ Tập đang xiết chặt hệ thống của bất cứ ai có thể tranh chức với ông trong tương lai, nhiều người trong số họ là học trò cưng của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Họ Giang đã khôi phục uy tín và sự ổn định cho Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, làm chủ tịch khi Trung Quốc có sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc trong những năm 1990, và quản lý việc bàn giao Hồng Kông cho Vương quốc Anh. Ở tuổi 94, “nhà lãnh đạo tối cao” vẫn gây được ảnh hưởng bởi sự trường thọ, trung thành và hoài cổ.
Các cuộc thanh trừng hiện tại của họ Tập nhằm dập tắt mọi chỉ trích về quyền lực đã được củng cố của ông và những cách thức ông đang sử dụng nó. Trong số những người chỉ trích đó có bà Thái Hà (Cai Xia, 蔡霞) một giảng viên lâu năm tại Trường Đảng Trung ương, đã bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 8 vừa qua. Cùng những người chỉ trích khác, bà đã gọi đảng dưới quyền của Tập là một “thây ma chính trị” và cảnh báo rằng “hệ thống này phải bị loại bỏ.”
Họ Tập hiện cũng đang canh chừng mọi dấu hiệu của bạo động. Có rất nhiều nguồn cơn có khả năng tạo ra chuyện này, gồm các biện pháp nặng tay họ đã áp dụng khi giải quyết và ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus. Sau cả thời điểm chính quyền thông báo rẳng họ đã kiểm soát được vi khuẩn này, các nhà báo công dân lại đưa ra những báo cáo sống động về việc họ buộc dân phải cô lập, di dời và cách ly, về chuyện bệnh viện và nhà xác quá tải, và những câu chuyện khác cho thấy tình hình còn tồi tệ hơn thế giới bên ngoài đã được cho thấy - thậm chí chuyện họ còn cho phép gây hoang mang ban đầu.
Còn có những đám mây báo bão khác đối với họ Tập, nói theo nghĩa đen, khi lượng mưa xối xả và lũ lụt đã bao vây lưu vực sông Dương Tử ở các khu vực miền trung và tây nam của quốc gia này. Đập Tam Hiệp - một con đập lớn nhất thế giới - hiện có mực nước cao hơn mức cảnh báo tối đa 20 mét, và đã cận kề mức chịu đựng tối đa là 175 mét. Để kiểm soát nó, các viên chức hữu trách đang xả số lượng nước kỷ lục. Theo Reuters, lũ lụt có kiểm soát lẫn không được kiểm soát đã gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đô la, và đã khoảng 63 triệu người đã bị ảnh hưởng. Tại thượng nguồn con đập ở Trùng Khánh, một thành phố với 30 triệu dân, hàng trăm ngàn người đã phải di tản. Lũ lụt đang gây thiệt hại cho nông nghiệp và ngày càng có nhiều lo ngại cho tình hình an ninh lương thực. Không thể loại trừ khả năng cho một thất bại thảm hoạ; con đập này đã gây nhiều tranh cãi trong suốt mười hai năm xây dựng vì những thiệt hại về cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường mà nó gây ra, và những nghi ngờ dai dẳng về chất lượng và tính toàn vẹn của dự án đang âm ỉ sôi sục kể từ khi dự án bắt đầu.
Triết lý chính trị phương Tây về Thần Quyền của Các Vua cho rằng các vua chúa vốn được Chúa trao cho quyền lực, không phải từ sự cho phép của người bị cai trị. Triết học cổ đại Trung Quốc thì lại là sự bẻ ngược: kẻ cai trị có Thiên mệnh cai trị và họ sẽ mất quyền cai trị nếu không phục vụ người dân. Các triều đại kế nhiệm của Trung Quốc đã thu hút tính hợp pháp của họ bằng cách tuyên bố rằng người tiền nhiệm của họ đã đánh mất Thiên mệnh. Những người tìm cách thay thế giai cấp thống trị hoàng tộc bằng một giai cấp khác sẽ dẫn đến các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và các hiện tượng khác là bằng chứng cho thấy ngay cả trời cũng có thể đang mất kiên nhẫn.
Trong một bài viết trên tờ Washington Post hồi tháng 3, trưởng phòng Bắc Kinh là Anna Fifield đã tự hỏi liệu coronavirus và những thách thức tiếp theo có đang thử thách Thiên mệnh của họ Tập hay không? Thắc mắc mà Fifield nêu lên trong bài viết khiêu khích của cô là, liệu công chúng có thể quay sang tấn công họ Tập hay không? Fifield trích dẫn lời các học giả -sau đó họ bị mất tích- gồm có một giáo sư Đại học Thanh Hoa, người đã viết về “cốt lõi thối rữa của chính quyền Trung Quốc; trái tim mong manh và trống rỗng của hệ thống nhà nước đang run sợ”.
Kể từ đó, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn đối với họ Tập. Mặc dù không có cơ sở để kết luận rằng việc nắm giữ quyền lực của ông này đang gặp nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng không nên cho rằng tuổi thọ của ông ta được đảm bảo, như nhiều người đã nghĩ thế khi quy định về giới hạn nhiệm kỳ bị xóa bỏ. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang bất ổn; người chịu trách nhiệm lớn nhất về nền kinh tế đã phải thừa nhận rằng một nửa dân số đang ở trong tình trạng nghèo đói. Thế giới chấp nhận rằng việc Bắc Kinh xử trí gian trá với nạn COVID-19 đã dẫn đến đại dịch toàn cầu, gây suy thoái kinh tế toàn cầu.
Việc họ Tập nổi cơn thịnh nộ khi họ Lý nói lên sự thật đã cho thấy một sự tương phản rõ rệt, không chỉ đối với các nhà quan sát phương Tây mà còn đối với các viên chức đảng bộ và chính quyền các cấp ở Trung Quốc. Kết quả có thể sẽ là một chính sách tê liệt, buộc họ Tập phải thực hiện các biện pháp khắc nghiệt hơn để duy trì vị thế của mình trong đảng và chính phủ. Ông ta cũng có khả năng tăng cường các hành động đối ngoại của mình, bao gồm cả đường lối cứng rắn mà chúng ta đang thấy ở Hồng Kông, gây áp lực nhiều hơn đối với Đài Loan, và gia tăng tình trạng hiếu chiến trong khu vực và quốc tế.
Đây là bối cảnh đang chờ đợi vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Bất cứ ai chiến thắng cũng không nên mang ảo tưởng về Trung Quốc. Đất nước và lãnh tụ của họ đang gặp khó khăn, và chính sách của Hoa Kỳ nên phản ảnh điều đó bằng cách chuẩn bị cho tình trạng bế tắc và căng thẳng hơn nữa.
Tập Cận Bình tự khoác cho mình sứ mệnh của một vị hoàng đế hiện đại. Điều phải chờ xem là liệu ông trời có thể chờ đợi được không.
Source:National Review
Mưu toan triệt hạ Tổng thống Trump bằng mọi giá của các tài phiệt phá thai. ĐTGM Denver lên tiếng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:48 06/09/2020
1. Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver thẳng thắn phê phán Sơ Simone Campbell và ca ngợi Sơ Deirdre Byrne
Khi ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần kề, một vị Tổng Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ thai nhi.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Trong tweet ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận xét rằng câu trả lời của Sơ Campbell tự nó đã cho thấy lập trường của nữ tu này đối với các thai nhi và kết luận với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con đón nhận Tin Mừng Sự Sống!”
Một ngày sau đó, trong tweet ngày 29 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Trong một Tweet tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Denver viết rằng, “Đây là về giáo lý Công Giáo, sự nghiêm trọng của việc phá thai, và không bao giờ được thoái thác hoặc lừng khừng với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Những người Công Giáo của công chúng và mọi người Công Giáo có trách nhiệm phải trung thành với Tin Mừng Sự sống”.
Quan điểm của hai nữ tu khác biệt một trời một vực. Công việc của hai nữ tu cũng khác xa. Sơ Byrne là một bác sĩ phẫu thuật và nhà truyền giáo. Công việc của Sơ Campbell là một “nhà vận động hành lang”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila đã lên tiếng mạnh mẽ về quyền được sống của thai nhi trong quá khứ.
Vào năm 2016, ngài đã viết trong một bản hướng dẫn bỏ phiếu cho đàn chiên của mình, “Những người Công Giáo có lương tâm tốt không thể ủng hộ những ứng cử viên phò phá thai, ” Đức Tổng Giám Mục viết.
Trong diễn từ tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói:
Trong khi chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những người bị thiệt thòi là những ai đó sống bên ngoài biên giới của chúng ta, thì sự thật là nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, ngay tại đất nước Hoa Kỳ này. Họ là những đứa trẻ chưa chào đời.
Là các Kitô hữu, chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trước hết như là một phôi thai còn non nớt trong bụng một người mẹ chưa kết hôn, và rồi chúng ta chứng kiến ngài chào đời chín tháng sau đó trong sự nghèo nàn của một hang động. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã đứng lên cho những gì là chính đáng và cuối cùng bị đóng đinh vì những gì Ngài nói không phù hợp với xu thế chính trị hay khuynh hướng thời thượng. Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được kêu gọi đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa phò sinh chống lại những thứ chính trị lắt léo hoặc xu thời. Chúng ta phải đấu tranh chống lại một chương trình nghị sự lập pháp ủng hộ và thậm chí tán dương việc phá hủy sự sống trong bụng mẹ.
Chúng ta hãy nhớ rằng, luật pháp chúng ta tạo ra xác định cách chúng ta nhìn nhận nhân tính của mình. Chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta đang nói gì đây khi chúng ta thọc vào bụng một người mẹ, lôi ra vứt bỏ một cuộc sống vô tội, yếu ớt, vô phương tự vệ, và không có tiếng nói? Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ cuộc sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.
Donald Trump là tổng thống ủng hộ cuộc sống hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.
Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay, là những kẻ thậm chí ủng hộ sự khủng khiếp của việc phá thai muộn và giết cả các thai nhi đã chào đời.
Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ. Hơn nữa, ông được những người có niềm tin tôn giáo trên toàn quốc đứng đằng sau ông. Thưa tổng thống, ngài sẽ thấy chúng tôi ở đây với vũ khí chúng tôi lựa chọn là chuỗi tràng hạt. Cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài.
Source:Church Militant
2. Đền tưởng nhớ những đứa trẻ bị phá thai được thánh hiến ở Mễ Tây Cơ
Hiệp hội phò sinh của Mexico Los Inocentes de María, tức là những anh hài vô tội của Đức Maria, đã thánh hiến một ngôi đền ở Guadalajara để tưởng nhớ những đứa trẻ bị phá thai. Ngôi đền, được gọi là Rachel’s Grotto, cũng là nơi hòa giải giữa cha mẹ và những đứa con đã khuất của họ.
Trong một buổi lễ cung hiến vào ngày 15 tháng 8, Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Guadalajara, đã làm phép đền thờ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy “nhận thức rằng phá thai là một tội ác khủng khiếp chà đạp số phận của nhiều người.”
Brenda del Río, người sáng lập và là giám đốc của Los Inocentes de María, giải thích với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ý tưởng này được lấy cảm hứng từ một dự án tương tự của một nhóm phò sinh đã tạo ra một hang đá bên cạnh nhà nguyện của một tu viện ở Frauenberg, miền nam nước Đức.
Cái tên “Rachel’s Grotto” bắt nguồn từ đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu trong đó Vua “Hêrôđê, tìm cách giết Chúa Hài đồng, thảm sát tất cả trẻ em từ hai tuổi trở xuống ở Bếtlêhem: “Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Ra-khen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa.”
Mục tiêu chính của Los Inocentes de María, theo Del Río, “là chống lại bạo lực đối với trẻ em, cả khi còn trong bụng mẹ và thời thơ ấu, trẻ sơ sinh và đến hai, năm, sáu tuổi, khi nhiều người bị sát hại một cách đáng tiếc”, một số thậm chí còn bị “ném vào cống rãnh, vào những bãi đất trống.”
Cho đến nay hiệp hội đã chôn cất 267 trẻ sơ sinh. Hiệp hội phò sinh Los Inocentes de María được đánh giá rất cao tại Mễ Tây Cơ. Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy họ liên tục trợ giúp cho những người nghèo, đặc biệt là các phụ nữ đang mang thai.
Ngôi đền là một phần trong dự án của hiệp hội nhằm tiến đến hình thành một nghĩa trang đầu tiên cho trẻ sơ sinh bị phá thai ở Mỹ Latinh.
Del Rio giải thích rằng cha mẹ của những đứa trẻ bị phá thai sẽ có thể đến đền thờ “để hòa giải với con họ, hòa giải với Chúa”.
Cha mẹ có thể đặt tên cho con mình, viết tay vào một tờ giấy nhỏ để rồi hiệp hội sẽ khắc trên tấm gạch nhựa được đặt trên tường cạnh bàn thờ.
Bà nói: “Những viên gạch acrylic này sẽ được gắn lên tường, với tên của tất cả các cháu, và có cả một hộp thư nhỏ để cha hoặc mẹ gửi thư cho con mình”.
Đối với Del Río, tác động của việc phá thai ở Mễ Tây Cơ kéo theo tỷ lệ giết người, mất tích và buôn bán người ở mức cao của quốc gia này.
“Đó là sự khinh thường mạng sống của con người. Việc nạo phá thai càng được cổ súy thì con người, và tính mạng con người càng bị coi thường”, bà nói.
“Nếu những người Công Giáo chúng ta không làm gì khi đối mặt với một tệ nạn khủng khiếp, như một cuộc diệt chủng như thế, thì ai sẽ nói? Phải chăng những viên đá sẽ lên tiếng nếu chúng ta giữ im lặng? ” cô đặt câu hỏi.
Del Río giải thích rằng dự án Inocentes de María đi vào những khu vực bị thiệt thòi và nhiều tội phạm, nhằm tìm kiếm phụ nữ mang thai và những bà mẹ mới sinh. Họ tổ chức các buổi hội thảo cho những phụ nữ này tại các nhà thờ Công Giáo địa phương, dạy họ về phẩm giá và sự phát triển của con người khi còn trong bụng mẹ.
Đối với Del Río, nếu những đứa trẻ từ khi còn nhỏ nhận được từ mẹ “thông điệp rằng chúng có giá trị, quý giá, là tác phẩm của Chúa, duy nhất và không thể lặp lại”, thì ở Mễ Tây Cơ “chúng ta sẽ ít bạo lực hơn.”
Source:Catholic News Agency
3. Tổng thống Trump tuyên bố trong nhiệm kỳ thứ hai tôi sẽ 'chiến đấu' cho những đứa trẻ chưa chào đời
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm đã công bố một bức thư gửi đến “các nhà lãnh đạo và các nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống” cho thấy ý định của ông nhằm nâng cao các ưu tiên hành chính và lập pháp chống lại việc phá thai nếu ông được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai.
“Khi tôi tìm kiếm thành công cho cuộc bầu cử vào tháng 11 này, tôi cần sự giúp đỡ của các bạn trong việc làm rõ sự đối kháng giữa một bên là vai trò lãnh đạo ủng hộ cuộc sống táo bạo của tôi; và bên kia là thái độ phò phá thai cực đoan của Joe Biden, ” lá thư của Tổng thống Trump viết.
“Đảng Dân chủ ủng hộ quyết liệt việc phá thai theo yêu cầu, cho đến tận thời điểm mới sinh, và thậm chí cả việc giết chết trẻ sơ sinh sau khi phá thai không thành công. Việc Joe Biden theo đuổi quan điểm cực đoan này được minh chứng rõ ràng nhất qua việc ông ta ủng hộ việc dùng tiền người dân đóng thuế để tài trợ cho phá thai theo yêu cầu. Việc buộc người đóng thuế phải trả tiền cho việc phá thai là một quan điểm đáng ghê tởm và phải bị đánh bại tại các thùng phiếu, ” tổng thống nói thêm.
Lá thư của tổng thống được đưa ra khi chiến dịch tranh cử của ông tiếp tục mời gọi các cử tri phò sinh bỏ phiếu cho ông. Khối những người phò sinh được coi là lực lượng quan trọng đối với việc tái đắc cử của tổng thống Trump.
Đầu tuần này, chiến dịch của tổng thống Trump đã thêm các gạch đầu dòng liên quan đến phá thai và tự do tôn giáo vào danh sách các ưu tiên nhiệm kỳ thứ hai của mình. Danh sách 50 “ưu tiên cốt lõi” cho nhiệm kỳ thứ hai của Trump ban đầu được chiến dịch công bố vào ngày 23 tháng 8 và bị những người phò sinh chỉ trích vì đã không nhấn mạnh đến việc chống phá thai và tự do tôn giáo trong danh sách ban đầu.
Trong bức thư ngày 3 tháng 9, tổng thống Trump viết rằng nếu tôi chiến thắng, “chúng ta còn bốn năm nữa để chiến đấu trong cùng một chiến hào vì những đứa trẻ chưa chào đời.”
Tổng thống cho biết ông sẽ làm mọi cách để “bổ nhiệm” các thẩm phán tôn trọng Hiến pháp và không hợp pháp hóa các chương trình nghị sự liên quan đến phá thai, và thông qua ba dự luật nhằm hạn chế và ngăn chặn việc phá thai, và “hoàn toàn xóa sổ ngành công nghiệp phá thai chẳng hạn như Planned Parenthood từ tiền thuế của chúng ta.”
Cả hai “Đạo luật bảo vệ trẻ em chưa sinh có khả năng chịu đau đớn” và “Đạo luật bảo vệ những trẻ sống sót sau việc nạo phá thai khi sinh ra” đều thất bại tại Thượng viện vào tháng Hai. Các dự luật tương tự đã không được Quốc hội thông qua vào các năm 2015, 2017 và 2018. Đảng Cộng hòa đã kiểm soát cả hai viện của Quốc hội vào năm 2017, nhưng không có đủ 60 phiếu bầu cần thiết để thông qua dự luật tại Thượng viện. Người ta e rằng đảng Cộng Hoà có thể chỉ còn 50% tại Thượng viện Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm 2020.
Bức thư của tổng thống Trump lưu ý rằng ông đã bổ nhiệm một số thẩm phán phản đối phá thai trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ngăn chặn tài trợ của liên bang cho các ca phá thai nước ngoài và trực tiếp đề cập đến cuộc tuần hành phò sinh, lần đầu tiên có sự tham dự của một tổng thống.
Tổng thống cũng đề cập rằng ông đã bắt đầu thực hiện những lời hứa của chiến dịch nhằm xóa sổ Planned Parenthood, thông qua những thay đổi đối với tài trợ Title X nhằm ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ phá thai tiếp cận với một số quỹ liên bang. Cho đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ phá thai vẫn nhận được khoảng 500 triệu đô la hàng năm trong khoản bồi hoàn Medicaid.
Tháng trước, nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống Lila Rose đã kêu gọi tổng thống tiêu diệt Planned Parenthood ngay lập tức.
“Tổng thống Trump có thể hủy bỏ Planned Parenthood bằng một sắc lệnh hành pháp. Đã qua rồi thời kỳ đổ hàng triệu đô la đóng thuế vào một công ty giết 900 trẻ em mỗi ngày. Hãy chấm dứt ngay những hành động tàn bạo này, ” Rose tweet vào ngày 26 tháng 8.
Đối thủ đảng Dân chủ của tổng thống Trump trong cuộc đua lần này, Joe Biden, đã cam kết gia tăng các biện pháp bảo vệ phá thai trong luật liên bang và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuần này chỉ ra rằng Quốc hội sẽ chấm dứt lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ đối với việc dùng quỹ liên bang tài trợ cho việc phá thai nếu đảng của bà giữ quyền kiểm soát Hạ viện.
Chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump hôm thứ Năm cho biết lá thư của tổng thống Trump được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mike Pence gặp gỡ nhóm vận động hành lang ủng hộ cuộc sống Susan B. Anthony List ở Bắc Carolina.
Source:Catholic News Agency