Ngày 06-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:23 06/09/2013
TÔN TƯ MẠC ĐƯỢC THUỐC TIÊN
N2T

Tôn Tư Mạc là một thầy thuốc, một hôm ông ta cứu một con rắn lục bị thương trong tay người chăn trâu, ông ta còn trị thương cho con rắn lục ấy. Mười ngày sau, Tôn Tư Mạc gặp một thiếu niên áo trắng, thiếu niên ấy nói với ông ta:
- “Cám ơn tiên sinh đã cứu đứa em nhà tôi, gia phụ sai tôi đến mời tiên sinh về nhà tôi, gia phụ muốn nói lời cám ơn trước mặt tiên sinh.”
Thế là Tôn Tư Mạc đi đến nhà của thiếu niên, nhìn thấy một lão già áo tím thì ông ta mới hiểu, té ra họ là người nhà của con rắn lục. Tôn Tư Mạc được lão già tặng cho một quyển sách cổ, bên trong ghi chép rất chi tiết những phương thuốc kỳ diệu trị bách bệnh của long cung, mà ba mươi sáu bài thuốc kỳ diệu ấy quả thật giúp đỡ được rất nhiều người. Thậm chí từ ngàn năm trở lại có rất nhiều thứ bệnh đều nhờ đó mà được giúp đỡ.
(Minh, “Liệt tiên toàn truyện”)

Suy tư:
Khi có người bệnh nặng được chữa khỏi, thì người ta thường nói là gặp được “thuốc tiên”; khi một bác sĩ hay thầy thuốc chữa lành những cơn bệnh ngặt nghèo thì người ta xưng tụng là “Hoa Đà tái thế”.v.v...Thực ra thuốc tiên chính là những phương thuốc hay có khi là thuốc gia truyền chữa được một bệnh nào đó, hoặc có khi một phương thuốc rất phổ thông nhưng lại đúng bệnh là người bệnh lành bệnh...
Không có chuyện rắn biến thành người và đem những phương thuốc hay trao tặng cho người đã cứu mạng mình, nhưng có lẽ chính toàn thân con rắn từ máu rắn, nọc độc rắn, thịt rắn, xương rắn, da rắn đều có thể là phương thuốc chữa nhiều loại bệnh cho con người.
Chữa các thứ bệnh nơi thân xác con người thì đã có những phương thuốc từ được chế biến từ các loại cây lá trên núi hoặc các thứ động vật trong rừng, hoặc các loài dưới biển sâu, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng mà có.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:26 06/09/2013
N2T

16. Phải tuyệt đối tránh phỉ báng người khác, người phỉ báng là người mà trời và người đều ghét bỏ.

(Thánh Anphonsus)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Theo Đức Giêsu, giá nào phải trả ?
Lm Jude Siciliano OP
21:42 06/09/2013
Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN -C-
Khôn ngoan 9: 13-18; T.vịnh 90; Philêmôn 9-10, 12-17; Luca 14: 25-33

THEO ĐỨC GIÊSU, GIÁ NÀO PHẢI TRẢ?

Một điều thật kỳ lạ, đó là không ai đứng dậy và bước ra khỏi nhà thờ khi nghe bài đọc Tin mừng ngày hôm nay. Có thể một số thanh thiếu niên ở đây đã bất đồng với cha mẹ hoặc anh chị em ruột của mình, sau khi nghe Đức Giêsu khuyên họ là hãy ghét cha mẹ và anh chị em mình. Với những người còn lại trong chúng ta đây, lời nói mở đầu của Đức Giêsu hẳn có vẻ là chướng tai gai mắt. Dù có thuận tai lắm đi nữa thì một số người ở đây có lẽ cũng chỉ biết nhún vai và nói với nhau rằng: “Tôi không dám làm theo đâu!”

Tuần trước, trong cuộc gặp gỡ tại nhà của một thủ lãnh nhóm Pharisêu với các bạn bè của ông này, Đức Giêsu đã nói ngay tại bàn ăn là đừng mời gia đình hay bạn bè đến dùng tiệc, nhưng thay vào đó “hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù”. Vâng, chúng ta có thể miễn bắt bẻ Người vì lời giáo huấn mạnh mẽ ấy, xét cho cùng thì Đức Giêsu đang nói với người Pharisêu và các bạn hữu của Người. Nhưng ngày hôm nay, Đức Giêsu đang diễn thuyết trước đám đông là những kẻ đã đi theo Người. Với những người này, Đức Giêsu nói về việc “ghét” các thành viên trong gia đình. Người tiếp lời rằng: những ai theo Người phải từ bỏ hết những gì mình có. Thời nay, điều kiện đó không phải là cách tốt để gia tăng số lượng vào danh sách những người mộ mến và đệ tử của quý vị! Vậy, điều gì đang xảy ra ở đây?

Đức Giêsu là một người Xêmít (Semite) nói tiếng Aram. Một số người dịch từ “ghét” là “yêu ít hơn”. Lối dùng ngôn ngữ diễn tả điều gì đó trong những thái cực đối lập mạnh mẽ là cách thức làm cho một chủ điểm được nổi bật lên. Vì thế, liệu chúng ta có “hiểu được chủ điểm này không?” Dường như Đức Giêsu đang nói rằng, nếu chúng ta đón nhận lời mời gọi của Người và đi theo, thì chúng ta sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Thậm chí là ta có thể bị gia đình và bạn bè từ chối. Những ai quy hướng về Đức Giêsu và những đường lối của Người thì sẽ phải chấp nhận quay lưng lại với gia đình. Nếu những người thân của chúng ta tán thành lối sống hay các giá trị trái ngược với Đức Giêsu, thì việc quy hướng về Đức Giêsu có vẻ như là “ghét” gia đình mình.

Trong thế giới Địa Trung Hải của Đức Giêsu, thành viên trong gia đình xác định chính danh tính của họ. Ai rời bỏ gia đình sẽ bị coi như là không tồn tại. Vì thế, ai chọn theo Đức Giêsu thì sẽ tách ly khỏi gia đình, đồng thời người đó đánh mất sự xác định danh tính của mình từ những thành viên trong gia tộc. Theo đó, ai chấp nhận lời mời gọi bước theo Đức Giêsu thì sẽ tự đưa mình vào một kiểu gia đình mới, gia đình của những người môn đệ, chứ không phải là những người thân thuộc theo huyết tộc. Điều này không có nghĩa là mọi Kitô hữu đều phải khăn gói lên đường rời xa gia đình, nhưng chỉ một số người có thể làm như thế mà thôi. Vậy, danh tính của họ sẽ như thế nào khi không còn gia đình nữa? Người đó sẽ có một danh tính mới cũng giống hệt như một Kitô hữu được chịu phép rửa tội vậy, khi ấy họ thuộc về một gia đình mới và được gọi bằng một họ tên mới, đó là: “Kitô hữu”.

Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lúc đó Đức Giêsu đang nói với đám đông. Lúc này Đức Giêsu không nói những điều ấy với các môn đệ đã được kêu gọi đi theo Người. Thay vào đó, Người nói với những ai đang có ý định muốn đi theo Người. Trước đây đã có một người dự tính theo Đức Giêsu như thế và anh ta quả quyết rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo” (Lc 9,57). Đức Giêsu đã trả lời với người có vẻ đầy nhiệt tình đó bằng một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58). Một lời nhắc nhở đúng nghĩa về những gì sẽ xảy ra đối với những ai chọn theo Đấng “không có chỗ tựa đầu”. Cái giá mà các môn đệ phải chịu là bị tách rời khỏi thế giới và lối sống của họ trước đó. Đức Giêsu đòi hỏi một lòng trung thành tuyệt đối với Người. Bất cứ điều gì trong lòng mình, hay những gì mà ta vẫn yêu thích, những điều đó có thể gây ra sự rạn nứt lòng trung thành thì ta phải loại bỏ ra bên ngoài để bước theo Đức Giêsu.

Trong hai dụ ngôn nêu ra, Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc những giá phải trả cũng như đề ra những chiến lược để đi theo Người. Trong xã hội nông nghiệp, người ta sẽ xây dựng cây tháp để bảo vệ mùa màng hay vườn nho tránh khỏi thú vật hoặc kẻ trộm xâm phạm tới. Ở đây, dụ ngôn chiến tranh / hòa bình thay đổi gương mặt từ một người nông dân đến hình ảnh một vì vua đứng đầu quân đội. Hình ảnh xã hội đó thật hoàn hảo. Bất kể là người nông dân hay vua chúa, chúng ta cũng phải xem xét một cách cẩn thận nếu chúng ta muốn đáp trả những đòi hỏi của Đức Giêsu về vai trò làm môn đệ, đó là một sự đầu tư triệt để cho bản thân mình. Vậy, đâu là những tiềm lực của chúng ta và chúng ta sẵn sàng cống hiến bao nhiêu cho đầu tư, hoặc từ bỏ, để tiếp bước theo Người?

Phải chăng điều này không tương tự như kế hoạch người ta phải làm khi muốn đầu tư vào nền giáo dục đại học hoặc mua một căn nhà? Họ phải đặt ra câu hỏi: chúng ta cần có bao nhiêu tiền? Nếu mua một căn nhà thì liệu chúng ta có đủ khả năng để thanh toán thế chấp mà vẫn có đủ thực phẩm, bảo hiểm y tế, bảo trì, tiền mua xe,… Nếu tôi đi học ở trường đại học này thì liệu khoản vay nợ của tôi có khiến tôi phải chìm ngập trong nợ nần trong nhiều năm sau khi tôi đã tốt nghiệp hay không? Sau cùng tôi có nên đi học đại học chăng? Tôi muốn làm công việc gì bây giờ và trong tương lai gần sẽ như thế nào đây?

Đức Giêsu đã lấy những ví dụ minh họa từ chính cuộc sống của Người: tháp canh của người nông dân, một vì vua với quân đội của mình lâm vào trận chiến. Còn chúng ta, chúng ta sẽ lấy nhiều ví dụ khác nhau từ những thử thách của cuộc sống, nhưng ta vẫn hiểu được điểm nhấn của Đức Giêsu. Vậy, chúng ta đã cân nhắc lời Đức Kitô mời gọi chúng ta bước theo Người bao gồm những điều gì chưa? Liệu chúng ta có tính toán về các chi phí cá nhân khi việc đầu tư cho bản thân đòi buộc chăng? Chúng ta có sẵn sàng sử dụng sức mạnh và nguồn lực của mình để hoàn trọn những lời mình đã tuyên hứa với Đức Kitô hay không?

Thậm chí còn nhiều hơn thế nữa về điểm này, chúng ta đã nghe những thách thức thẳng thừng của Đức Giêsu: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Cái giá phải trả là thế đó! Phải sẵn sàng vác lấy thập giá, một phương tiện của hy sinh và cái chết; sẵn sàng chấp nhận đau thương và mất mát trong cuộc sống của mình để đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu ngõ hầu trở nên người môn đệ.

Ai trong chúng ta chưa một lần lỗi lầm, vấp ngã, hay thậm chí là thất vọng ê chề trong ơn gọi làm người môn đệ? Chúng ta đã chọn sự thoải mái hơn là sự hy sinh. Chúng ta đã từng nín lặng vào lúc phải lên tiếng. Chúng ta ưa thích sự giải trí hơn là học hỏi thêm về đức tin. Chúng ta đã ở ngoài rìa của cộng đoàn giáo xứ đang khi đúng ra ta phải dành thời gian và nguồn lực để xây dựng cộng đoàn ấy phát triển. Chúng ta lại để cho những người khác phục vụ mình trong những chức năng phụng vụ, thay vì ta phải tham gia trong vai trò là người thực thi tác vụ đọc sách, phục vụ, thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa, ca viên, người tiếp tân.v.v… Liệu tôi có làm phương hại đến ơn gọi của tôi khi bước theo Đức Kitô và những hy sinh mà lời mời gọi ấy đòi hỏi hay không?

Xét cách này hay cách khác, chúng ta đã làm tổn thương với tư cách làm người môn đệ. Đó là lý do vì sao chúng ta bắt đầu Thánh lễ với nghi thức sám hối, trong đó chúng ta thừa nhận những sai lỗi của mình. Chúng ta có thể nói như ông Phêrô: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”. Song, điều quan trọng không phải là tội lỗi của chúng ta; mà quan trọng ở lòng thương xót của Thiên Chúa, như chúng ta hằng cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót con”. Chúng ta nỗ lực với hết sức bình sinh của mình, và khi chúng ta không thể, thay vì phải xấu hổ thẹn thùng, ta hãy hội họp với nhau như một cộng đoàn mà phó dâng tất cả với sự tin tưởng nơi lòng thương xót của Thiên Chúa.

Hôm nay, chúng ta nghe Đức Giêsu đưa ra ba yêu cầu cho chúng ta là các môn đệ của Người. Ta phải sẵn sàng chịu rủi ro trong mối quan hệ gia đình, thực hiện sự tự từ chối và sẵn lòng từ bỏ hết những gì mình có. Cái giá mà người môn đệ phải trả là rất đắt và không phải là những điều tình cờ ngẫu nhiên. Theo Đức Kitô không hề là một điều dễ dàng chút nào. Nhưng chúng ta không đơn độc một mình. Khi ta vấp ngã, Đức Kitô luôn ở bên cạnh sẵn sàng đáp ứng lời kêu cầu của chúng ta: “Lạy Chúa, xin thương xót con”.

Cũng chẳng phải là chỉ một mình chúng ta đơn độc khi nỗ lực thực hiện những sự hy sinh lớn lao trong danh thánh Giêsu. Thay vào đó, (điều này đặc biệt đúng trong Tin mừng theo thánh Luca) Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng luôn sẵn sàng hướng dẫn ta ngày càng nhiều để đáp trả trọn vẹn hơn với lời kêu gọi, mà mỗi người chúng ta đã lãnh nhận trong ngày chịu phép rửa tội rằng: “Hãy theo Ta”.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


23rd SUNDAY -C
Wisdom 9: 13-18; Psalm 90; Philemon 9-10, 12-17; Luke 14: 25-33

It’s a wonder people don’t get up and walk out of church hearing today’s gospel. Maybe some teenagers, having issues with their parents or siblings, might hang around, after all Jesus is advising that they hate father and mother and brothers and sisters. As for the rest of us, Jesus’ opening words today certainly sound offensive. At best, some members of the congregation might just shrug their shoulders and say to themselves, "I don’t get it!"

Last week, while meeting at the home of an important Pharisee and his guests, Jesus told those at table not to invite family and friends to their banquets, but instead "invite the poor, the crippled, the lame, the blind." Well, we could excuse him for that strong teaching after all, he was speaking to a Pharisee and his friends. But today he is addressing crowds who were traveling with him. To these people Jesus speaks about "hating" family members. He goes on to say that followers must renounce all their possessions. Now that’s no way to add numbers to your list of fans and followers! What’s going on here?

Jesus was a Semite and he spoke Aramaic. Some would translate "hate" as "love less than." In his language expressing something in extreme opposites was a way of making a clear point. So, do we "get the point?" It sounds like he is saying that if we accept his invitation to follow him it will cost us. We might even be rejected by our family and circle of friends. Those who were turning to Jesus and his ways would appear to be turning their backs on family. If our relatives espouse a lifestyle and values contrary to Jesus our turning towards him would feel like "hate" to our family.

In Jesus’ Mediterranean world membership in family gave a person their identity. Apart from family a person did not exist. So, to choose Christ would cut one off from one’s family and the identity derived from membership in the clan. Accepting the invitation to follow Christ would give a person a new type of family – a family of disciples, not of blood relatives. It doesn’t mean every Christian has to pack up and leave family but, for some, it might. What would happen to a person’s identity then without a family? He or she would take on a new identity as a baptized Christian, belong to a new family and be called by a new family name – "Christian."
Luke tells us that Jesus is speaking to the crowds. This time he is not addressing those he called to follow him, his disciples. Instead, he is speaking to those who might be thinking about following him. Earlier when someone had such a notion he said to Jesus, "I will be your follower wherever you go" (9:57). Jesus responded to, what sounds like, a person caught up in enthusiasm, with a stark reminder, "the foxes have lairs, the birds of the sky have nests but the Son of Man has nowhere to lay his head" (9:58). A sobering reminder of what it will mean to follow the one who has "nowhere to lay his head." The costs of discipleship might mean detachment from one’s previous world and way of living. Jesus is asking total loyalty to him. Anything within ourselves, or with those we love, which might create a split in loyalties, must be put aside in favor of Christ.

In the two parables that follow Jesus is asking us to consider the cost and strategy for following him. In the agrarian world a tower would be built to protect crops or a vineyard from animals or thieves. The war/peace parable shifts the example from farmer to a king at the head of an army. The social spectrum is complete. Whether peasant or royalty, we must consider carefully if we are going to respond to what Jesus asks of his disciples – full investment of self. What are our resources and how much are we willing to invest, or give up, to follow him?

Isn’t that similar to the planning people must do if they are going to invest in a college education or buy a house? How much money do we have? If we buy the house can we afford mortgage payments and still have enough for food, medical insurance, maintenance, car payments, etc. If I go to this university will the loans I take out put me in crushing debt for years after I graduate? Should I go to college at all? What kind of work do I want to do now and in the foreseeable future?

Jesus used examples from his world; a farmer’s lookout tower, a king and his army marching into battle. We would use different examples for life’s challenges – but we get his point. Have we considered what Christ’s invitation to follow him involves? Are we realistic about the personal costs investing our whole selves will require? Are we willing to use our strength and resources to fulfill the promises we have made to Christ?

Even more to the point: have we heard his most direct challenge, "Whoever does not carry his/her own cross and come after me cannot be my disciple." How costly is that! To be willing to carry a cross, an instrument of sacrifice and death; willing to accept pain and loss of our own lives to respond to Jesus’ invitation to discipleship.

Who among us hasn’t stumbled, or even failed miserably, in our calling as disciples? We have chosen comfort over sacrifice. We have been still, when we should have spoken up. We prefer diversions, rather than learning more about our faith. We have existed on the edge of our church community, rather than given time and resources to help build it up. We have let others serve us at liturgical functions, instead of signing up as a lector, server, eucharistic minister, choir member, usher etc. Have I compromised on my call to follow Christ and the sacrifices that call requires?
At some point or another we have compromised as disciples. That’s why we begin Mass with the penitential rite, in which we acknowledge our failings. We can say with Peter, "Depart from me Lord, for I am a sinful person." But the emphasis isn’t on our sin; it’s on the mercy of God, as we pray, "Lord have mercy." We struggle to do the best we can, and when we don’t, instead of pulling back in shame, we come together as a community that surrenders in trust to God’s mercy.
Today we hear Jesus put three demands before us, his disciples. We must be willing to risk family ties, practice self-denial and have a readiness to give up possessions. Discipleship is costly and not something we can take casually. It’s not easy to follow Christ. But we are not on our own. When we fail, Christ is by our side ready to respond to our plea, "Lord have mercy."

Nor are we on our own as we attempt to make big sacrifices in Jesus’ name. Rather, (this is especially true in Luke’s gospel) Jesus has gifted us with the Holy Spirit who is ever ready to guide us more and more into a fuller response to the invitation each of us has heard through our baptism, "Come follow me."
 
Từ bỏ và Gánh vác
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:55 06/09/2013
Nguyễn Trung Tây, SVD
Từ bỏ và Gánh vác



Phụ nữ trong văn hóa Việt Nam chịu nhiều hy sinh… Tại gia tòng phụ, khi còn ở nhà, thời thiếu nữ, vâng lời thân phụ, cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất gia tòng phu, khi rời bỏ bố mẹ, lên xe hoa, thì tòng phu, vâng phục chồng. Nếu phải nói đến chữ từ bỏ, người phụ nữ Việt Nam của dòng lịch sử bốn ngàn năm đã phải từ bỏ nhiều điều. Khi thành gia thất, phụ nữ Việt Nam phải từ bỏ bố mẹ, anh chị em và mái nhà thân thương một thời con gái, sang bến thuyền mới. Một lần dọn nhà bằng ba lần cháy nhà. Ở đây không chỉ đơn giản là dọn nhà, mà còn là sống với một người đàn ông lạ (thời phong kiến), phục vụ bố mẹ và anh chị em nhà chồng. Người vợ mới còn phải học hỏi phong tục và làm quen với nề nếp mới của làng xã và gia tộc của phu quân. Sự từ bỏ cũng chưa dừng lại ở đây. Ngay cả đến cái tên riêng của mình cũng biến mất. Người trong nhà chồng và hàng xóm, mới cũng như cũ, gọi người phụ nữ theo họ và tên theo tên của chồng. Cái tên thân thương quen thuộc của trên dưới hai mươi năm bỗng dưng biến mất, tựa như chưa bao giờ xuất hiện. Từ bỏ danh tính riêng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của nhiều người phụ nữ trên thế giới nói chung là một từ bỏ lớn…

Riêng việc gách vác, còn ai kinh nghiệm và từng trải bằng người phụ nữ Việt. Thời con gái, phụ nữ gách vác giang sơn của bố mẹ. Khi lập gia đình, người vợ được giao trên đôi vai nhỏ bé cả một giang sơn nhà chồng. Có chồng là phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng thành công, cơ nghiệp phát triển, người vợ được tiếng thơm. Ngược lại, lời ong tiếng ve nổi lên đổ lỗi lên đầu người vợ. Bởi cám cảnh cho thân phận của người phụ nữ Việt, ca dao Việt Nam có câu,

“Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”

Cũng trong tâm tình đó, Hồ Dzếnh đã viết,

“Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời.
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực.
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.”

Đức Giêsu đã từ bỏ thiên đàng, sinh xuống trần gian làm người. Bởi thế Mầu Nhiệm Nhập Thể vĩ đại đã từng xảy ra tại phố nhỏ Bethlehem. Mặc dù Người vô tội, nhưng bởi yêu con người, Người gách vác tội lỗi trần gian và thánh giá đời lên đôi vai. Đức Giêsu, do đó, đòi hỏi người tín hữu cũng phải từ bỏ gia đình, sự nghiệp, tất cả. Bởi thế Ngài khẳng định,

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Luke 14:26).

Mà không chỉ dừng lại ở đó, Ngài tiếp,

“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (27).

Nghe ra thì có vẻ nghịch nhĩ. Nhưng hạt lúa mà không chết đi, thì không có cây lúa mới. Bởi Đức Giêsu chết đi, một kỷ nguyên mới của trang sử cứu độ đã được viết lên. Bởi Đức Giêsu từ bỏ thiên đàng, nhọc nhằn gách vác thập giá lên đồi Calvê, một mùa xuân mới đã bắt đầu. Bởi phụ nữ Việt Nam từ bỏ và gánh vác, ngày hôm nay mới có “tôi” ở trên đời. Có những bình thường xảy ra hằng ngày ngay trước mắt, nhưng nếu để ý và suy niệm dù chỉ trong một phút, nhờ ơn trời soi đường dẫn lối, hồng ân thiên đàng mở mắt… Và tôi thấy.

Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình nguyện viên Công giáo Thái Lan cứu trợ người tị nạn từ Miến Điện
Anthony Đông Thái
08:02 06/09/2013
Tình nguyện viên Công Giáo Thái Lan cứu trợ người tị nạn từ Miến Điện

Ứng phó cuộc khủng hoảng nhân đạo đang đẩy hàng chục ngàn người của một nhóm dân tộc thiểu số ở Miến Điện phải rời khỏi quê hương, Caritas Thái Lan đang chăm sóc cho những người tị nạn chạy trốn bạo lực ở đất nước mình.

“Caritas Thái Lan đặc biệt dành riêng trong năm nay để giải quyết vấn đề người tị nạn như một trong những vấn đề ưu tiên của chúng tôi”, Cha Pairat Sriparasert - tổng thư ký Caritas Thái Lan, đã nói với CNA tháng trước.

Những người Rohingya là nhóm thiểu số sống trong bang Rakhine của Miến Điện và thực hành đạo Hồi. Từ lâu họ đã bị đàn áp bởi phần lớn tín đồ Phật giáo quốc gia, và vào năm 2012, các cuộc bạo loạn ở Rakhine đã chuyển khoảng 125.000 người Rohingya đi nơi khác.

Cha Sriparasert giải thích: “Cuộc khủng hoảng ở Rohingya là một vấn đề trọng yếu lớn và cấp bách với Thái Lan và các nước láng giềng Đông Nam Á”.

Nhiều người Rohingya chạy trốn đến Bangladesh hay Thái Lan, nơi họ tìm cách đến Malaysia.

Cha Sriparasert nói: “ước tính có khoảng 2.000 người Rohingya đang bị giữ trong các trung tâm giam giữ khác nhau của Thái Lan”.

Cha lo sợ rằng “con số có thể tăng hơn nữa khi mùa mưa ngưng và biển lặng trong vài tháng tới”.

Nhiều người Rohingya chạy trốn khỏi Miến Điện bằng thuyền, trả tiền cho con buôn để thoát khỏi bị phân biệt đối xử trong đất nước của họ.

Cha Sriparasert than thở: “Họ dễ có rủi ro bị ngược đãi, sách nhiễu, bóc lột và buôn người, những thứ buộc họ vào tình trạng sợ hãi triền miên và khốn khổ”.

Khi đến Thái Lan, những người tị nạn Rohingya được đưa vào các trung tâm lưu giữ riêng biệt. Những người đàn ông đang bị giữ ở miền nam Thái Lan, trong khi đó phụ nữ và trẻ em bị giới hạn trong những nơi trú ẩn tạm thời chật ních, những nơi không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện sống của người bị giam giữ, ở các tỉnh phía Bắc.

Cha Sriparasert lưu ý rằng Caritas đang hợp tác với Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), cũng như các trung tâm hoạt động xã hội của giáo phận để cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho những người tị nạn tại các trung tâm giam giữ của chính phủ.

Phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp được thành lập để điều tra các vụ lạm dụng, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ.

Một người đàn ông nói rằng, người tị nạn Rohingya ở Thái Lan không được cấp giấy phép lao động và do đó bị trả lương thấp . “Tại thời điểm không được bảo vệ này, đàn bà, trẻ em cũng như người đàn ông bị dụ dỗ để buôn người, hiệu quả xuống thấp, vô nhân đạo và điều kiện làm việc nguy hiểm.”

Cha Anucha Chaowpraeknoi - Tuyên úy của Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), nói với CNA ngày 03/09 rằng, các tình nguyện viên của nhóm “đã và đang làm công việc rất tốt , hỗ trợ tư vấn, trợ giúp y tế và cung cấp chăm sóc y tế cơ bản và các sản phẩm vệ sinh”.

Cha giả thích: “Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao phẩm giá cuộc sống của họ ở các trung tâm lưu giữ.”

“Những nỗ lực củng cố... kêu gọi yêu thương theo đức tin Công Giáo của chúng tôi, để phục vụ những người nghèo, để xây dựng hòa bình, và để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.”

Người Rohingya đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ phân biệt đối xử theo luật Miến Điện kể từ khi đất nước giành được độc lập vào năm 1948. Cả dân tộc thiểu số Hồi giáo và Kitô giáo bị đàn áp trong quốc gia có dân số gần 90% tín đồ Phật giáo.

Pháp luật Miến Điện có hiệu lực phủ nhận quyền công dân của người Rohingya, và cả chính phủ lẫn xã hội xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp.

Theo BBC, người Rohingya ở Miến Điện phải được cấp phép để kết hôn, thường liên quan đến việc vòi tiền của các nhân viên nhà nước. Sau khi kết hôn, họ được yêu cầu ký một thỏa thuận họ sẽ không có nhiều hơn hai con.

Anthony Đông Thái
 
Vatican bác bỏ tin nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Assad
Anthony Đông Thái
08:04 06/09/2013
Vatican bác bỏ tin nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Assad

Tờ nhật báo Argentina Clarin nói rằng Đức Giáo Hoàng đã gọi điện thoại cho nhà lãnh đạo quốc gia để thảo luận về bạo lực đang diễn ra trong nước này và tấn công quân sự có thể có từ các nước bên ngoài.

Nhưng giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh đã khẳng định trong một cuộc họp báo ngày 05 tháng 9 rằng, Đức Giáo Hoàng không liên lạc với Al-Assad bằng bất cứ hình thức nào.

"Dứt khoát Đức Giáo Hoàng đã không điện thoại cho Al-Assad”, Cha Federico Lombardi nói với các nhà báo tại văn phòng báo chí.

"Tôi đã nhận được rất nhiều cuộc gọi điện thoại trong sáng nay để hỏi điều này có phải là sự thật không, vì vậy tôi đã hỏi Đức Thánh Cha.”
 
Tại sao tôi yêu mến Đức Tin Công giáo?
Peggy Bowes
08:46 06/09/2013
Tôi là dân Công Giáo “nòi” (Cradle Catholic) – Công Giáo từ mới sinh, gọi là “đạo gốc”. Mẹ tôi muốn câu nói đầu tiên của tôi phải là “Giêsu”, vì bà thường đưa tôi đi lễ hằng ngày. Khi tôi lớn, tôi bắt đầu thắc mắc về đức tin và nguội lạnh vài năm sau khi tôi xa nhà. Tôi cảm thấy cuộc sống rất trống rỗng, cuối cùng tôi nhận thấy mình cần Giáo Hội Công Giáo, các nghi lễ và truyền thống. Tôi càng thực hành và tìm hiểu về Công Giáo, tôi càng thêm yêu mến. Đây là vài lý do:

Thánh lễ – Thánh lễ không chỉ là việc cử hành phụng vụ tốt lành mà còn là phương tiện đạt được ân sủng bằng việc rước lễ. Hằng ngày, lúc nào trên thế giới cũng có Thánh lễ, hoàn tất yêu cầu của Đức Kitô: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19).

Tôi thích vì tôi có thể dự lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, La-tinh hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào, và tôi vẫn biết chính xác những gì đang diễn ra vì có nhịp điệu và nghi thức luôn giống nhau. Mỗi cộng đoàn còn có thể tạo nét riêng qua âm nhạc, cách trang trí nhà thờ và thói quen văn hóa của dân tộc mình. Tôi cảm thấy giống như ở xứ mình dù tham dự Thánh lễ ở bất cứ nơi nào.

Bí tích – Giáo Hội Công Giáo có bảy bí tích là dấu hiệu hữu hình về ân sủng, do chính Đức Kitô thiết lập. Bí tính Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh Thể là các bí tích khai tâm và nền tảng của đức tin. Bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhân là các bí tích chữa lành. Bí tích Hôn phối và Truyền chức là các bí tích phục vụ.

Tôi thích các nghi lễ và truyền thống đã xác định các bí tích, tôi cũng có thể đi xưng tội và rước lễ theo ý ước muốn của tôi. Rất lạ là khi tôi rước lễ, tôi trở nên “nhà tạm” cho Chúa ngự, và tôi có thể đưa Ngài đi khắp nơi. Tôi phải khiêm nhường để thú tội mình nơi tòa cáo giải. Càng lãnh nhận bí tích thì tôi càng đón nhận nhiều ân sủng.

Truyền thống phong phú – Những ngọn nến lung linh, những nén hương trầm thơm ngát, những thánh tượng, những hạt trong xâu chuỗi, những cửa kính có hình ảnh Công Giáo, những lễ phục màu sắc, bàn thờ và nước phép chỉ là một số dấu hiệu hữu hình của truyền thống và nghi lễ Công Giáo. Người Công Giáo hiểu rằng việc tham dự các nghi lễ là hiệp thông trong đức tin.

Tôi cũng yêu mến các lòng sùng kính lưu truyền từ đời nọ tới đời kia như Kinh Truyền Tin, 14 Chặng Đàng Thánh Giá, Chuỗi Mân Côi và Chầu Phép Lành Thánh Thể. Các thói quen tốt lành này thấm sâu vào đức tin của tôi và liên kết tôi với các Kitô hữu khác trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tôi cảm thấy mình phải dạy những điều đó cho con cái để chúng tiếp tục duy trì truyền thống Công Giáo.

Các thánh – Các thánh là các anh hùng đức tin, các ngài cũng là những người bình thường nhưng thực hành nhân đức khác thường. Các thánh là những tu sĩ nam nữ, linh mục, giám mục, giáo hoàng, binh sĩ, vua quan, nữ hoàng, giáo dân, nông dân, mục đồng, nô lệ,... Có những thánh rất nghèo và sống rất khó khăn, có những thánh giàu có nhưng hảo tâm với người nghèo, mỗi vị thánh đều có hoàn cảnh sống khác nhau.

Bình đẳng – Nhà thờ Công Giáo đầy người, họ quỳ bên nhau, không phân biệt giai cấp, nghề nghiệp, tuổi tác,... Người giàu sụ cũng quỳ ngang hàng người nghèo khổ nhất. Mọi người cùng nhau vui vẻ chúc bình an cho nhau. Người dân tộc này chúc bình an cho người dân tộc khác. Tất cả đều bình đẳng.

Nhà thờ – Kiến trúc của các nhà thờ Công Giáo đa dạng. Giáo dục tôi đã đến nhiều nhà thờ ở Hoa Kỳ, đã đến nhà thờ ở California với lối kiến trúc Tây Ban Nha, nhà nguyện tân kỳ ở Georgia, đại giáo đường ở Texas, và nhà thờ ở Virginia với loại ghế đa dụng. Dù tới đâu, chúng tôi vẫn gặp những nhà thờ Công Giáo cách nhau chỉ vài dặm.

Luân lý – Mặc dù nhiều người coi đức tin Công Giáo là dạng đòi hỏi phải giữ nghiêm luật, tôi vẫn yêu thích luân lý của Giáo Hội và tìm kiếm chân lý. Giáo Hội Công Giáo đặt tiêu chuẩn cao về luân lý, cảm thông với người bất đồng ý kiến, nhưng không nhượng bộ bất kỳ áp lực nào. Tất cả chúng ta đều là tội nhân, Chúa đã thiết lập bí tích Hòa giải để tha thứ tội lỗi và ban ân sủng cho chúng ta, giúp chúng ta sống đời sống luân lý tốt hơn.

(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ beliefnet.com, tác gỉa Peggy Bowes là cựu phi công, là tác giả cuốn “The Rosary Workout” và cuốn “Tending the Temple”. Bà sống tại Bắc Carolina với chồng và hai con)
 
Các Kitô hữu phải luôn luôn vui vẻ y như đi dự tiệc cưới
Bùi Hữu Thư
12:15 06/09/2013


Thánh Lễ hàng ngày của Đức Thánh Cha

2013-09-06 Vatican Radio

Các Kitô hữu cần luôn luôn vui vẻ y như đi dự tiệc cưới. Đây là lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng của Thánh Lễ ngày Thứ Sáu tại nhà nguyện Domus Sanctae Marthae tại Vatican. Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng: nhu cầu vượt thắng chước cám dỗ là đem sự mới mẻ của Phúc Âm bỏ vào bầu rượu cũ, và nhắc lại là Bí Tích Hôn Phối là hình ảnh của sự kết hiệp của Chúa Kitô với Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Khi chú rể hiện diện, không thể nào ăn chay, không được buồn rầu.” Ngài suy niệm về lời Chúa Kitô nói với các ký lục trong Phúc Âm hàng ngày, trích từ Thánh Luca (5:33-39). Đức Thánh Cha nhấn mạnh là Chúa Kitô thường quay trở về với hình ảnh của Giáo Hội trong tiệc cưới. Ngài nói: “Tôi nghĩ đây chính là lý do sâu xa nhất để Giáo Hội phải chăm sóc cho Bí Tích Hôn Phối và coi là “Bí Tích cao quý nhất”– vì đây chính là hình ảnh của sự kết hiệp của Chúa Kitô với Giáo Hội của Người.” Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô chú tâm vào hai thái độ người Kitô phải có trong liên hệ hôn nhân: trước hết là niềm vui, “vì hôn nhân là một lễ mừng vui to lớn”:

“Người Kitô trên căn bản phải vui vẻ. Vì lý do này, vào cuối Phúc Âm, khi người nhà mang rượu ra, khi nói đến rượu, tôi nghĩ đến tiệc cưới Cana – và vì lý do này Chúa Giêsu đã làm phép lạ – Cũng vì lý do này mà Đức Mẹ, khi biết là chủ nhà không còn rượu … và nếu không có rượu thì không có tiệc... cứ thử tưởng tượng là tiệc cưới phải chấm dứt bằng việc uống nước trà hay nước trái cây: như thế không được… đây là một bữa tiệc, và Đức Mẹ đã xin một phép lạ. Đó là đời sống Kitô. Đời sống Kitô có niềm vui thiêng liêng, một niềm vui trong tim.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp, “Chắc chắn là có những giờ phút bị đóng đanh, hay đau khổ – nhưng luôn luôn có sự bình an trong niềm vui, vì đời sống Kitô phải được sống như đi dự tiệc, như trong bữa tiệc kết hiệp Chúa Kitô với Giáo Hội.” Đức Thánh Cha nhắc rằng một số các vị tử đạo tiên khởi đã lên đoạn đầu đài như đi dự tiệc cưới: ngay cả trong lúc đó, họ vẫn có “một trái tim hoan hỷ.” Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại: Giáo Hội được kết hiệp với Chúa Kitô “như cô dâu với chú rể, và vào lúc tận thế sẽ chắc chắn có bữa tiệc liên hoan.”

Thái độ thứ hai, người Kitô phải có, chúng ta thấy trong dụ ngôn về tiệc cưới của con ông vua. Tất cả mọi người đều được mời tham dự, xấu cũng như tốt. Khi tiệc bắt đầu, nhà vua thấy có những người không mặc áo đẹp:

“Chuyện này xẩy ra cho chúng con: Tại sao vậy Cha? Những người này được tìm thấy tại các góc đường phố, sao có thể đòi hỏi họ phải có áo dự tiệc cưới? Điều này sai lầm.. . Như thế có ý nghĩa gì? Rất giản dị! Chúa chỉ đòi hỏi một điều nơi chúng ta là được nhập tiệc: tất cả chúng ta. Chú rể là người quan trọng nhất. Điều này dẫn đưa chúng ta đến bài đọc 1, bài này nhấn mạnh về Chúa Giêsu là con đầu lòng của mọi loài thụ tạo. Trong Người mọi sự được tạo dựng. Người là trọng tâm; là tất cả.”

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: Chúa Giêsu cũng là Đầu của nhiệm thể Giáo Hội: Người là nguyên lý. Thiên Chúa ban cho Người sự thiện hảo, toàn vẹn, để trong Người, mọi sự có thể được hòa giải.” Vì thế, nếu thái độ thứ nhất là ăn mừng, thì “Thái độ thứ hai là phải công nhận Người là Đấng Duy Nhất.” Ngài nói tiếp: Chúa Kitô “chỉ đòi hỏi nơi chúng ta điều này: là nhận biết Người là chú rể.” Người “luôn luôn trung thành, và cũng đòi hỏi chúng ta phải trung tín.” Chính vì thế khi chúng ta muốn “có một bữa tiệc nhỏ, không phải là tiệc lớn thì không được.” Ngài nói rằng Chúa Giêsu nói chúng ta không được thờ hai chủ: phục vụ cho Thiên Chúa hay cho trần thế:

“Đây là thái độ Kitô thứ hai: là công nhận Chúa Giêsu là tất cả, là trọng tâm, là toàn hảo. Nhưng chúng ta cũng sẽ luôn luôn bị cám dỗ là đem sự mới mẻ của Phúc Âm, thứ rượu mới này bỏ vào các thái độ cũ.. . Đây là có tội, chúng ta đều là tội nhân. Chính khi nhận biết ‘Đây là tội lỗi” Bầu rượu cũ không thể chứa rượu mới. Đây là sự mới lạ của Phúc Âm. Chúa Giêsu là chú rể, chú rể cưới Giáo Hội, chú rể yêu mến Giáo Hội, và hiến dâng mạng sống cho Giáo Hội. Chúa Giêsu là người mở bữa tiệc cưới này! Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta niềm vui của tiệc mừng, niềm vui được là Kitô hữu. Nếu chúng ta có một cái gì không phải là Chúa, xin hãy thống hối, xin Chúa tha thứ và bước tới. Xin Chúa Kitô ban cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, ân sủng của niềm vui này, y như chúng ta đang dự tiệc cưới. Và luôn luôn trung thành với chú rể duy nhất, là Chúa Kitô.”
 
Top Stories
Press Release of Vinh Diocese: Nghe An provincial government utilized violent force to crackdown on faithful.
Rev. Paul Nguyen Hieu
08:54 06/09/2013
Diocese of Vinh
The Bishopric of Xa Doai
Nghi Dien- Nghi Loc- Nghe An
Tel (0383) 861- 171
Email tgmvinh@gmail.com


No. 01/13-TG
Xa Doai, Sept 5, 2013

PRESS RELEASE
re: Nghe An provincial government utilized violent force to crackdown on faithful.

The Bishopric of Xa Doai formally confirms, notifies and vehemently opposes (to what happened ) in a serious incident which took place on Sept 4, 2013 on the ground of My Yen parish (diocese of Vinh), Nghi Phuong commune, Nghi Loc county, Nghe An province as follow:

1. Nghe An provincial government had deployed hundreds of public security agents, mobile police forces, militia, and "hooligans" armed to the teeth and accompanied by professionally trained dogs to cause chaos and beat up My Yen parishioners brutally when they were gathering peacefully in front of the office of People's Committee of Nghi Phuong commune expecting to pick up two family members namely Ngo van Khoi and Nguyen Van Hai. These two parishioners were abducted and arbitrarily detained by Nghe An police since June 26, 2013. This has been viewed as action to cover up wrongful, illegal arrest by Nghe An police during an incident taken place on their way to Trai Gao on May 22, 2013, also to deny the promise to release detainees of the government at various levels signed on Sept 3, 2013.

The matter has become more serious when the government forces rushed into civilians' homes, smashing religious statutes and icons on the altar, vandalizing their ancestor altar, assaulted and arrested innocent people, resulting in chaos and bewilderment, and discontentment among the people. Especially, there were at least 30 ,among them many women were seriously injured. Many were in critical condition and still fighting for their lives. All victims have been receiving emergency care at the General Medical Clinic of Xa Doai Bishopric, 115 Hospital, and Friendship General Hospital of Nghe An.

2. The Bishopric of Xa Doai vehemently condemn Nghe An authorities in their utilizing violence as mean to repress people, seriously violating human dignity, health and lives, as well as their religious belief. We strongly oppose the fact that the authority did not respect the truth in the event on May 22, 2013 by their denial and distortion of the Bishopric of Vinh diocese' s willingness to initiate dialogues in defending the rights of citizens and protecting social justice.

3. The Bishopric of Xa Doai urgently calls on all faithful of Vinh diocese and those who are

peace lovers for their communion in praying for the victims of this repression and speaking out to defend justice.

We demand the government at all levels to conduct as in a state under rule of law.

Urgently confirming and reporting,

O/B of The Bishopric of Xa Doai
Rev. Paul Nguyen Hieu
Chancellor
 
Vietnamese police in violent crackdown on Catholic demonstrators
Catholic World News
15:14 06/09/2013
Police fired shots in the air and attacked with clubs to disperse a group of Catholic demonstrators at a parish church in north-central Vietnam last week. Dozens of demonstrators were treated for injuries after the confrontation.

A group of about 300 Catholics had gathered at the Redemptorist church in My Yen, to protest the continued imprisonment of two parishioners who were arrested in June and have been held without formal charges. Police had announced that the two men—who had been outspoken advocates of religious freedom--would soon be released, but failed to fulfill that promise.

After demonstrating at local government offices, parishioners gathered outside the church, holding banners to call attention to the prisoners’ situation. Police dispersed the crowd in a violent assault—the latest in a series of confrontations in which Vietnamese authorities have cracked down on Catholic parishioners seeking to dramatize the government's restrictions on the Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trở lại giáo xứ Mỹ Yên một ngày sau vụ hành hung giáo dân
Xã Đoài Choa
07:10 06/09/2013
Ngày 5/9/2013, chúng tôi trở lại giáo xứ Mỹ Yên sau ngày thứ Tư đen tối. Nước mắt và cả đau thương in hằn trên khuôn mặt những người nông dân “chân lấm tay bùn” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vừa trải qua kiếp nạn…

Xem hình ảnh

Không gian chung quanh xóm đạo buồn im ắng. Dường như sự bàng hoàng vẫn chưa hết. Dẫu không lạ gì cách thức đàn áp của công an, cảnh sát nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ việc sử dụng bạo lực một cách quá cần thiết của chính quyền trong vụ việc vừa qua. Theo dòng hồi tưởng của những giáo dân đang quy tụ quanh ngôi thánh đường, câu chuyện ngày hôm qua vẫn còn nóng hổi.

Tin tưởng vào lời hứa của các cấp chính quyền huyện và xã sẽ thả cho ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải, khoảng 16h chiều ngày 4/9/2013, khoảng 100 giáo dân Mỹ Yên tập trung trước cổng ủy ban nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc để nhận người.

Thế mà, niềm tin của họ đã bị đánh lừa. Chút hy vọng cuối cùng được nhen nhúm đã bị dội “gáo nước lạnh” bởi những “trận đòn thù”: “Đến hẹn, chúng con đến trước ủy ban. Khi đó, phía chính quyền đã có mặt đông đủ. Cán bộ, cảnh sát cơ động, công an chìm nổi dàn hàng ngang phía trước sân. Giáo dân không vào nữa. Được một lát, chúng con thấy một số tên côn đồ ở các xóm 5,8,9 cùng xã liệng gạch đá về phía giáo dân. Một số giáo dân không kìm chế được cũng liệng lại. Hỗn loạn bắt đầu từ đó”. Một nam giáo dân nói về nguyên nhân của sự việc.

Theo đúng kịch bản “bạo loạn lật đổ” mà phía chính quyền dàn dựng, nghĩa là tạo cớ bằng cách cho côn đồ giả dạng quần chúng cố tình khiêu khích, tấn công trước. Khi cơ sự xảy ra, nếu như giáo dân mắc mưu kế phản ứng chống lại, hơi cay và đạn dược sẽ được tung ra dọn đường cho dùi cui, roi điện vào cuộc.

- “‘Trẻ không thương, già không tha’. Sau khi rượt đuổi đập đánh những giáo dân đang có mặt, cơ động đuổi theo vào làng chừng 100m. Riêng gia đình anh Văn sát cổng vào ủy ban nên họ đạp cửa xông vào. Anh Văn bị đám cơ động thay nhau hành hạ. Mấy đứa trẻ khóc thét lên trước cảnh máu me chảy lênh láng. Có bà Khoa trong làng năm này chừng 55 tuổi cũng bị họ đánh liên tiếp vào người. Số người bị đánh có lẽ dăm bảy chục chứ không phải ít. Trong số đó có chừng 20 người bị thương nặng”. Chị Anna Trần Thị Thiên, giáo họ Mỹ Yên đau xót kể lại.

Trong nghẹn ngào nước mắt, chị Thiên kể tiếp câu chuyện thương tâm của Điệp. Em là nạn nhân nặng nhất: “Vừa đi gặt về, nó tạt qua nhà bà o tên là Cát. Ngay lúc đó, một đám côn đồ trong bộ quân phục hung hăng nhảy vào nện liên tiếp vào đầu cho đến khi bất tỉnh. Hiện giờ, nó đang nằm cấp cứu, tính mạng như treo trên sợi tóc”.



Bao nhiêu tức tối, oán thù trút lên giáo dân chưa đủ; cơn giận dữ của thế lực cường quyền còn trút lên xe cộ và tài sản giáo dân chung quanh:“Dọc đường, thấy có xe cộ giáo dân dựng bên đường, họ (cảnh sát giao thông) thẳng tay xô ngã, đánh nát. Rồi những chiếc máy điện thoại đưa ra quay, chụp hình cũng bị họ thẳng tay giật mất. Chiếc điện thoại con ông Thục mới mua gần 8 triệu, sợi dây chuyền trị giá 3,8 triệu đồng của anh Lê Văn Hiếu cũng bị một người trong bọn họ cướp mất”. Ông Trần Văn Vinh, giáo dân xứ Mỹ Yên thuật lại.

Sự việc đã đến hồi nghiêm trọng khi một toán người xông vào đập nát những bức tượng trong gia đình anh Văn. Quả là một hành động phạm thánh xúc phạm đến niềm tin của toàn thể cộng đồng Kitô hữu, khơi lên vết thương lòng với những ai yêu mến Mẹ Giáo Hội. Hành động “dại dột” trên cũng tạo nên dòng xoáy phẫn nộ và bất bình trong giới Công Giáo và những người thiện tâm yêu chuộng hòa bình.

Giã biệt giáo xứ Mỹ Yên giữa lúc những lời kinh thiết tha đang được cất lên liên lỷ, chúng tôi ghé thăm phòng khám đa khoa Xã Đoài. Các phòng bệnh chật ních người, các nạn nhân lằm la liệt trên giường bệnh. Nhiều nạn nhân vẫn mê man bất tỉnh. Theo người nhà kể lại thì vô nhân đạo nhất có lẽ là việc nhiều bệnh viện nhà nước trong địa bàn Nghệ An lắc đầu từ chối chạy chữa, thuốc thang cho người bị hại vì một áp lực nào đó…

Tiếng nói của một bộ phận nhân dân “thấp cổ bé họng” đang bị lấn át bởi hệ thống tuyên giáo và truyền thông nhà nước hùng hậu mở hết công suất, tăng hết tốc lực. Một chiến dịch bôi nhọ Công Giáo đã được khởi động vô hình trung tạo nên những hố sâu ngăn cách không thể xóa đi một sớm một sớm một chiều. Thứ tiếng nói của bạo quyền, của sự dữ đã bung ra nhằm khỏa lấp tội ác của mình hầu chạy tội cho sự việc xảy ra vào chiều 4/9 vừa qua.

Nhìn lại dòng lịch sử đầy bi tráng, hào hùng; xứ đạo Mỹ Yên vẫn không ngừng ấp ủ khát vọng dấn thân vì một nền hòa bình, công chính, tôn trọng sự thật. Toàn thể giáo phận đang chung một nỗi đau chung để rồi tiến bước trong cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, đẩy lùi biên giới bất công và bạo quyền. Chúng ta hãy chờ xem những động thái tiếp theo của chính quyền khi giáo dân Mỹ Yên đã sẵn sàng viết nên những trang sử mới.
 
Sống Đẹp Giữa Đời Thường
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
11:28 06/09/2013
“Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” là một chủ đề rất lớn, bao hàm nhiều ý nghĩa và việc làm, đặc biệt đối với người giáo dân Việt Nam. Chính vì thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khai triển chủ đề này rất rõ trong Lá Thư Chung, đề ngày 01 tháng 5 năm 1980. Có thể coi chủ đề “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” là kim chỉ nam sống động và hữu hiệu cho mọi hoạt động mục vụ, là định hướng sống đạo cụ thể cho người giáo dân Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước (Thư Chung, số 8-14).

Ở đây, tôi không dám bàn luận về nội dung rất phong phú và đa dạng của Lá Thư Chung tuyệt vời này, mà chỉ xin chia sẻ một cảm nghiệm rất nhỏ bé của tôi trong việc “Sống đức tin giữa lòng dân tộc”.

Tôi được sinh ra và lớn lên sau ngày khai sinh của Lá Thư Chung năm 1980. Tôi là người Công Giáo Việt Nam. Tôi yêu mến đạo Chúa và cũng yêu mến đất nước này. Tôi được lớn lên và trưởng thành cùng với tinh thần “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Mỗi ngày qua đi, Lời Chúa và các Bí tích được âm thầm gieo vãi trong tâm hồn tôi, làm nảy sinh những hoa trái đức tin giữa đời thường. Tôi coi việc sống đẹp giữa đời thường là hoa trái của đức tin. Vì thế, đức tin và đời sống hòa quyện vào với nhau, thanh luyện con người tôi và hình thành nhân cách đức tin của tôi giữa đời thường.

Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được lớn lên trong bầu khí đạo đức của gia đình. Lũy tre làng của xóm đạo là thành lũy bảo vệ tôi. Ngày đêm tôi được bao bọc, nuôi dưỡng và lớn lên trong bầu khí linh thánh, rất êm đềm và sâu lắng. Đức tin của tôi cũng được chăm chút từng bước một cách cẩn trọng. Tôi được dạy phải can đảm tuyên xưng đức tin giữa đời thường một cách cụ thể, như sống công bằng, thật thà, ngay thẳng; sống bác ái, yêu thương phục vụ mọi người; nhất là luôn nhớ đến Chúa trước-trong-và sau mỗi công việc mình làm.

Ngày còn nhỏ, ở với cha mẹ, đi học phổ thông, tôi được nhắc bảo phải nhớ đến Chúa mỗi khi vào lớp học. Cha mẹ tôi nói: “Trước đây, trường học của mình luôn có cây Thánh giá treo ở trong lớp học; và các học sinh phải nghiêm trang đọc kinh trước mỗi giờ học và khi tan học, bây giờ không còn nữa. Nhưng là con Chúa, dù mình không còn hình thức đạo trong nhà trường, thì vẫn phải giữ tinh thần đạo của người con Chúa”. Lời khuyên ấy như dòng sữa đức tin thấm sâu vào tim óc tôi, nuôi dưỡng đức tin của tôi đi cùng năm tháng. Từ ngày ấy tôi vẫn cố gắng giữ việc thánh hóa giờ học, bằng việc nhớ đến Chúa và âm thầm ghi Dấu Thánh Giá trên trán mỗi khi vào lớp.

Thấm thoát đến nay đã hai mươi năm rồi. Nhất là hai năm gần đây, kể từ ngày tôi bước chân vào cổng trường đại học. Ngay từ giây phút đầu tiên ngỡ ngàng bước chân vào đại học, tôi đã tự hứa với chính mình: “Hãy nhớ đến Chúa trước mỗi giờ học, cụ thể là làm dấu Thánh giá”. Tôi phải dốc lòng như thế, bởi vì hiện nay, người ta không còn trông thấy sự hiện diện của ảnh tượng Thánh giá Chúa nơi các trường học và các công sở. Khi xa nhà, xa lũy tre làng của xóm đạo, chẳng còn ai nhắc nhở mình “sống đức tin giữa lòng dân tộc” nữa, nên tôi phải tự nhủ mình, tự mình quyết tâm và tự mình kiểm tra đức tin của chính mình.

Tôi thấy giới trẻ ngày nay ít lưu tâm đến tôn giáo, ít đề cập đến các vấn đề thuộc lãnh vực thiêng liêng và luân lý, nhất là trong môi trường học đường. Nơi đây qui tụ “những người sẽ làm chủ đất nước và Giáo Hội”. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Họ thuộc đủ mọi thành phần tôn giáo. Hình như ai cũng như ai. Người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, họ có cách sống, học tập và sinh hoạt y như nhau. Cho nên “sống đức tin giữa lòng dân tộc” là một thách đố lớn lao. Phải làm sao sống đức tin và rao truyền đức tin trong môi trường vắng bóng Thiên Chúa này? Nếu ta để mình bị đồng hóa như người không có đức tin, thì chính mình đã đánh mất “tính Công Giáo” của mình rồi.

Vì thế lúc này đây tôi ước ao, ít ra là trong phạm vi nhỏ bé của tôi, nơi khung trời đại học này, là tôi phải làm một cử chỉ cụ thể để làm chứng cho Đức tin Công Giáo của tôi. Tôi cố gắng sống cho các bạn của tôi thấy rằng: Tôi tin tưởng vững chắc nơi Tình Yêu của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa, là Cha của tôi, là Đấng Cứu Độ duy nhất mà tôi tôn thờ. Chính Chúa là Chủ Tể mọi cuộc sống và đang điều khiển lịch sử loài người, trong đó có dân tộc của tôi. Tôi tin như thế và tôi muốn biểu lộ ra bên ngoài niềm tin của tôi.

Thú thực, nhiều lúc tôi cũng cảm thấy có chút e dè và lo sợ. Bởi lẽ tôi là người Công Giáo lạc lõng giữa các bạn không cùng tôn giáo. Nơi đây, bầu khí đại học có vẻ như “vô thần”, có nhiều tư tưởng không phù hợp với giáo lý Công Giáo, khiến tôi hơi ngại ngùng. Nhiều khi tôi suy nghĩ vu vơ rằng: Biết đâu cử chỉ tuyên xưng đức tin của tôi, thay vì được hiểu đúng, thì lại bị chê bai và bị gán ghép cho danh hiệu “mê tín”, “lạc hậu”, “người cõi trên”! Dầu có lúc nghĩ ngợi mông lung như thế, nhưng tôi vẫn cương quyết thi hành tâm nguyện từ thuở ban đầu: “Sống đức tin giữa lòng dân tộc”

Tôi nhớ lúc đầu, các bạn của tôi thấy tôi ghi Dấu Thánh Giá trên trán mỗi khi vào lớp, thì lấy làm lạ lắm. Có bạn tò mò nhìn tôi, hỏi “Làm gì vậy?”. Tôi nhận được nhiều “cái nhìn thiếu thiện cảm”, nhiều “cái nhếch mép mỉm cười”, nhiều “tiếng cười khúc khích sau lưng”, nhiều “tiếng xì xầm bên tai”… Nhưng chỉ một thời gian sau, nhờ quyết tâm sống đẹp với các bạn, giúp đỡ các bạn ôn tập bài vở, sống hòa nhã, tận tâm chu toàn trách nhiệm, học tập tốt… dần dần họ đã biết tôi là người Công Giáo, là “người đi nhà thờ”. Từ đó không còn ai thắc mắc điều gì nữa. Đối với các bạn của tôi, thì đó là “sống đẹp giữa đời thường”. Còn tôi, thì phải hơn thế nữa, đó là “sống đức tin giữa lòng dân tộc”. Chúng tôi vui vẻ chấp nhận nhau, cùng giúp nhau đi qua khung trời đại học một cách bình yên.

Từ đó tôi nghiệm ra điều này là: Thế hệ trẻ ngày nay không hoàn toàn bỏ rơi Thiên Chúa. Nhưng họ rất cần được nghe những lời nhắn nhủ cụ thể và tốt đẹp; nhất là họ mong được trông thấy trước mắt những hành động nêu cao đức tin, những việc làm biểu lộ đức tin sống động, vừa đơn sơ, dễ cảm nhận, vừa có sức thu hút tâm tình giới trẻ.

Bây giờ nếu có ai hỏi tôi: “Sống đức tin giữa lòng dân tộc là gì?” Tôi sẽ trả lời ngay, không một chút do dự: “Đơn giản thôi, sống đức tin giữa lòng dân tộc là cùng với Chúa, sống đẹp giữa đời thường”. Một ngày mới đã bắt đầu, cảm ơn Chúa. Hôm nay đức tin của tôi lại có dịp đi vào cuộc sống. Cùng với Chúa, tôi cố gắng sống đẹp giữa đời thường, để tuyên xưng đức tin.
 
Giáo Xứ Thạch Bích: 3267 Người Tham Gia Thi Giáo Lý kỳ II Trong Năm Đức Tin.
Tin Yêu
13:01 06/09/2013
Hà Nội - Hai ngày 01 và 02 tháng 9 năm 2013, Giáo xứ Thạch Bích – Tổng Giáo Phận Hà nội đã tổ chức hội thi Giáo lý kỳ II năm Đức Tin 2013. Hiện diện trong buổi khai mạc hội thi có cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn – Quản Hạt Thanh Oai, cha phó Antôn Ngô Văn Thông, quý thầy, quý sơ và Ban giám khảo gồm các ông trong ban điều hành giáo xứ.

Xem hình ảnh

Theo thống kê của cha xứ Phaolô và ban Giáo lý cho biết, có 3267 người tham gia học hỏi và thi Giáo lý kỳ II năm 2013, tương ứng với 3267 lá phiếu Lời Chúa được phát ra và mọi người có cơ may bốc thăm chúng thưởng trong ngày lễ tạ ơn và trao giải vào Chúa Nhật tuần tới. Thành phần dự thi gồm các giới: Đồng cỏ non, xưng tội lần đầu, Thêm sức, giới trẻ và giới trưởng thành, được chia thành 267 lớp. Thật thán phục và quý trọng biết bao khi thấy có rất nhiều thanh niên, trung niên tham gia học hỏi và dự thi. Thật thán phục và trân quý biết bao khi thấy có các cụ già gần 90 tuổi, mà vẫn tham gia học hỏi, dự thi và đăng ký thi cả nhân tài nữa.

Đúng 7h 45, cộng đoàn rước đề thi từ nhà giáo lý lên nhà thờ trong bầu khí trang nghiêm và thiêng thánh. Nghi thức khai mạc diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, bắt đầu bằng kinh Chúa Thánh Thần. Sau đó, ban tổ chức giới thiệu thành phần tham dự. Tiếp đến, Cha xứ Phaolô nói đôi lời về mục đích và ý nghĩa của kỳ thi Giáo lý. Đặc biệt cha xứ nêu bật sự cần thiết của việc học giáo lý trong năm Đức tin, là một việc làm không thể thiếu để người kitô hữu nuôi dưỡng và ‘duyệt lại đức tin’ của mình. Sau đó, Ngài tuyên bố khai mạc hội thi.

Hội thi diễn ra trong hai ngày. Ngày 01/9 thi các khối: Đồng cỏ non, xưng tội lần đầu, Thêm sức và giới trẻ. Ngày 02/9 thi giới trưởng thành. Năm nay tất cả những ai tham gia học hỏi và dự thi giáo lý, sẽ được nhận một vé số Lời Chúa và có cơ may chúng nhiều giải thưởng. Một điểm lạ đối với hội thi ở đây là: Ban giám khảo sẽ là đội thi đầu tiên, sau đó là đội tuyển của trưởng các ban ngành…

Tưởng cũng nên biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Giáo Lý Giáo phận Hà Nội, năm nay 2013, giáo xứ đã mời gọi bà con học hỏi và tổ chức thi đợt một vào tháng 4 năm 2013. Và đợt II này, Ngài đã mời gọi cộng đoàn học trước một số bài theo chương trình của Giáo phận.

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, của công nghệ, guồng quay xã hội trở nên hối hả. Vì cuộc sống nhiều người phải rời xa gia đình, quê hương để đi làm ăn. Đặc biệt là giới trẻ. Không những thế, nhiều khi những lo toan bộn bề của cuộc sống, những ảnh hưởng không nhỏ từ xã hội tác động nên phong trào học giáo lý không còn như trước đây. Đó là một lỗ hổng lớn cho đời sống đức tin của người giáo dân. Vì vậy, sáng kiến, tổ chức và phát triển các cuộc thi giáo lý là hết sức cần thiết.

Có thể nói, chương trình này không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà hơn hết là dịp để tất cả mọi người trong Giáo xứ, có dịp học, hiểu và đào sâu kiến thức Đức Tin của mình. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm hưởng ứng Năm Đức Tin của Giáo Hội. Ước mong qua những sinh hoạt như vậy, đời sống đức tin của mọi thành phần trong Giáo xứ sẽ ngày càng thăng tiến và xác tín mạnh mẽ hơn “Tôi biết tôi đã tin vào ai!”…
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đồng ý lưu lại vai trò Đệ ngũ Tăng thống của GHPGVNTN
Tin Phật Giáo
11:25 06/09/2013
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đồng ý lưu lại vai trò Đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, như tin từ Văn phòng Thông tin Phật giáo thế giới ở Paris cho biết.

Trước đó, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã ra cáo bạch tuyên bố rút lui khỏi vị trí lãnh đạo tối cao của Giáo hội do những bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo về vấn đề nhân sự.

Hòa thượng Quảng Độ đã đi đến quyết định này sau buổi tiếp các vị trong hành giáo phẩm trung ương vào sáng thứ Ba ngày 3/9 tại Thanh Minh Thiền viện ở Quận Phú Nhuận. Phái đoàn đến đảnh lễ và vấn an Hòa thượng Quảng Độ do Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện hóa đạo dẫn đầu.

“Chúng tôi đã cung thỉnh Ngài vì Đạo pháp, Dân tộc tiếp tục giữ trọng nhiệm của Giáo hội Phật giáo thống nhất để lãnh đạo con thuyền Giáo hội vượt qua khó khăn,... Sau ba lần thỉnh cẩu và tác bạch của chư tôn đức Hội đồng giáo phẩm trung ương, Đức Đệ ngũ Tăng thống hoan hỉ hứa khả (đồng ý) tiếp tục Phật sự để lãnh đạo Giáo hội,” Hòa thượng Không Tánh nói.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hội Nghị Quốc Tế lần 6 về Phụng Vụ
Vũ Văn An
05:24 06/09/2013
Để kỷ niệm 50 năm hiến chế “Sacrosanctum Concilium” của Vatican II, Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 6 về Phụng Vụ đã được tổ chức tại Ái Nhĩ Lan từ ngày 6 tới ngày 8 tháng Bẩy vừa qua. Trên tạp chí của Hội Phụng Vụ Công Giáo Saint Colman, A. Thomas William, một nhà thần học Ái Nhĩ Lan, có bài phúc trình về Hội Nghị này.

Hội Nghị lần này qui tụ cả giáo sĩ lẫn giáo dân cùng nhau thảo luận vai trò của phụng vụ thánh trong đời sống Giáo Hội, phù hợp với lời mời gọi nên thánh phổ quát. Giáo sư linh mục D. Vincent Twomey SVD, một trong các thần học gia lỗi lạc của Ái Nhĩ Lan đã khai mạc Hội Nghị dưới sự chứng giám của Đức HY Raymond Cardinal Leo Burke, Chánh Án Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh. Trong diễn văn khai mạc, Cha Twomey nhắc cử tọa nhớ rằng trước khi hưu trí, Đức Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ các giáo sĩ của giáo phận Rôma. Nói với các giáo sĩ này, và nhắc tới việc kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Vatican II và 16 văn kiện của nó, Đức GH cho hay trên thực tế, có tới hai Công Đồng, một là Công Đồng của các Nghị Phụ, hai là Công Đồng của Truyền Thông. Điều đáng buồn là: khá nhiều người Công Giáo ngày nay chỉ biết tới công đồng sau, hay công đồng được mô tả bởi truyền thông.

Cha Twomey nhấn mạnh: Vatican II, tuy là công đồng lớn nhất trong lịch sử GH, nhưng không đưa ra bất cứ tín điều nào mà chỉ đưa ra 16 văn kiện. Nó có tính mục vụ nhằm mục đích làm chứng cho sự thật trước một thế giới gian dối, phỉnh lừa. Trong số các văn kiện này, đáng chú ý nhất là “Sacrosanctum Concilium”, được Đức Phaolô VI công bố ngày 4 tháng 12 năm 1963, vì nó dành cho Thiên Chúa địa vị tối thượng và là lực đẩy chính đối với bản chất truyền giáo của Giáo Hội.

Dom Paul Gunter OSB, một đan sĩ thuộc Đan Viện Douai, hiện là giáo sư phụng vụ thánh tại Viện Giáo Hoàng về Phụng Vụ ở Rôma, và là Cố Vấn tại Phòng Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha năm 2008, đã trình bày tham luận thứ hai nhấn mạnh tới hai điểm quan trọng của hiến chế này đó là “Per Ritus et Preces” (số 48) và “Fideles Scienter” (số 11). Đây là hai đặc tính có tính điều hướng việc tham dự tích cực vào phụng vụ. “Fideles scienter” nhấn mạnh tới việc tham dự một cách có hiểu biết, có ý thức. Muốn thế, mọi người cần được huấn luyện về phụng vụ. “Per ritus et preces” cho thấy việc tham dự tích cực được biểu hiện qua các nghi lễ và kinh nguyện.

Linh mục người Ý, Serafino Lanzetta F.I., trình bày đề tài “Sacrosanctum Concilium dưới ánh sáng Canh Tân Phụng Vụ”. Ngài cho rằng hiến chế Phụng Vụ Thánh của Vatican II là văn kiện đầu tiên được các nghị phụ chấp thuận. Trong một thời gian ngắn, các nghị phụ đã nhất trí chấp nhận các nguyên tắc bất di bất dịch của phụng vụ và các trọng điểm thần học về việc tích cực tham dự của toàn thể dân Chúa. Chẳng may, sự hiểu biết đúng đắn các nguyên tắc này đã không diễn ra. Theo ngài, “mọi nguyên tắc của Hiến Chế đều hướng từ bên trong và có một mục tiêu thực tiễn. Từ các nguyên tắc tổng quát và lý thuyết, ta rút ra các qui tắc thực tiễn để canh tân Phụng Vụ. Như thế, hiến chế có hai bình diện: bình diện lý thuyết và bình diện thực hành, và sau Công Đồng, một bình diện nữa đã được thêm vào: công trình của một “Consilium” nhằm đem toàn bộ văn kiện ra áp dụng vào phụng vụ thánh. Đôi khi, người ta quá chú ý tới khía cạnh mục vụ của phụng vụ, cố gắng hết sức để đạt cho bằng được một thứ mục tiêu thực tiễn nào đó. Nguy cơ là quên đi chính “tinh thần của mục vụ” và để khía cạnh thực hành điều hướng tất cả.

Vậy phải làm gì để Phụng Vụ luôn đặt Thiên Chúa lên trên hết trong đời ta? Linh mục Serafino cho rằng ta nên xem sét một cách chính xác hơn 3 điểm chính sau đây: 1)Tham dự tích cực của quần chúng phải hiểu thế nào mới thích đáng? 2) Cộng đoàn phụng vụ có phải là chủ thể của Phụng Vụ không, nghĩa là, ta phải có ý niệm nào về Giáo Hội để có thể xem sét cộng đoàn phụng vụ? 3) Ngôn ngữ thánh của Phụng Vụ trên thế giới trong việc đi tìm cái hiểu chung. Dựa vào Bugnini, người từng cho rằng Sách Lễ của Vatican II là sách lễ “mục vụ”, Linh mục Serafino đặt câu hỏi “Mục vụ thực sự có nghĩa gì, nó có nghĩa liên tục hay gián đoạn?”. Hạn từ mục vụ này giống như phép lạ chữa lành, nhưng về tín lý thì khá trống rỗng, thành thử nguy cơ là phụng vụ sẽ khô cạn nhanh chóng nếu không được cử hành cách đúng đắn. Ngoài ra, căn cứ vào đoạn 21, cha Serafino nhấn mạnh rằng cả bản văn lẫn nghi thức phải phản ảnh được tính thánh thiêng.

Buổi chiều Thứ Bẩy có tham luận của Tiến Sĩ Mariusz Bilinewicz từ Dublin, tựa là “Năm mươi năm Sacrosanctum Concilium: xem lại các phê phán thần học”. Ông cho biết: sau 50 năm, ông đã khảo sát một số lời phê bình từng được nêu lên chống lại hiến chế này kể từ ngày được công bố. Bài tham luận bắt đầu với câu hỏi liệu có thể có chăng một phê phán thần học đối với một văn kiện công đồng dựa trên cơ sở thần học Công Giáo; sau đó, nó trình bày chi tiết các luận bác chính từng được nêu ra chống lại một số khía cạnh thần học của hiến chế và chống lại một số các chính sách thực tiễn được các soạn giả của nó chấp nhận; cuối cùng, tham luận cố gắng lượng giá các lời phê phán này và làm nổi bật con đường trước mặt nhằm tiếp tục cuộc suy tư thần học về văn kiện này. Nhân dịp này, ông cũng đã giới thiệu cuốn sách mới của ông, tựa là “Viễn Kiến Phụng Vụ của Đức GH Bênêđíctô XVI - Một Tìm Hiểu Thần Học” (The Liturgical Vision of Pope Benedict XVI – A Theological Inquiry) do nhà Peter Lang xuất bản.

Tham luận cuối cùng trong ngày trước Buổi Kinh Chiều là của Tiến Sĩ Carmina Chapp thuộc Cao Đẳng Saint Joseph ở Maine. Bà nói về Sacrosanctum Concilium và tính trung tâm về phụng vụ của nó trong đời sống tông truyền của Giáo Hội: “là văn kiện đầu tiên được công bố tại Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilium cung cấp cho ta một lăng kính để nhìn toàn bộ công trình của Công Đồng; có một liên hệ nội tại giữa việc cử hành phụng vụ và hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, nhất là hoạt động của giáo dân trong lãnh vực trần thế. Phụng vụ luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống tông truyền của Giáo Hội vì nó là nơi ta được hợp nhất với Chúa Kitô và bắt đầu ‘nhìn như Chúa Kitô nhìn’ trong khi vẫn được lên sinh lực để trở thành bình chứa qua đó thế gian ‘nhìn thấy Chúa Kitô’. Giáo dân nhận được hoa trái của phụng vụ nhờ việc tham dự tích cực, và sau đó đi vào lãnh vực trần thế để “nhìn như Chúa Kitô Kitô nhìn nó” và để thực hiện các công việc trần thế như chính Chúa Kitô thực hiện, trở thành sự hiện diện của Người trong trần gian. Các ơn thánh nhận được trong phụng vụ phải được đem ra sử dụng trong mọi phạm vi trần thế, kể cả doanh thương, kinh tế, chính trị, y khoa, giáo dục, và nghệ thuật”.

Vào chiều Chúa Nhật, sau thánh lễ đại trào do Đức HY Burke chủ tọa, Tiến Sĩ Ralf van Bühren, Giáo Sư Lịch Sử Nghệ Thuật Kitô Giáo tại Đại Học Giáo Hoàng Santa Croce ở Rôma, đã rình bày tham luận “Sacrosanctum Concilium và Kiến Trúc Thánh: Các Nguồn Gốc và Việc Tiếp Nhận Hậu Công Đồng đối với Hiến Chế Phụng Vụ”. Theo ông, kiến trúc thánh có thể ảnh hưởng hữu hiệu tới việc tham dự tích cực của tín hữu và cũng giúp họ thấu hiểu hơn mầu nhiệm vượt qua, vốn là một trong những nguyên tắc của canh tân phụng vụ do Hiến Chế này đề ra. Về chương VII (Nghệ thuật thánh và dụng cụ thánh, SC 122-130), bài thuyết trình của ông khảo sát nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, và hậu cảnh lịch sử và thần học của hiến chế trong các tiền lệ của nó và trong việc tiếp nhận nó sau này.

Ông cho hay: “Tới thập niên 1920, kiến trúc thánh ở Pháp và ở Đức đã thay đổi sâu xa. “Việc thúc đẩy tiến tới một nền thẩm mỹ mới và một thiên hướng phụng vụ chuyên biệt cho không gian thánh xuất phát từ tính chức năng của khoa xây dựng kỹ thuật và từ việc tập chú vào bàn thờ của Phong Trào Phụng Vụ. Sacrosanctum Concilium đã xem sét các diễn biến này. Cho tới thập niên 1980, các nguyên tắc mới này vẫn nổi bật nhờ cuộc canh tân phụng vụ hậu Công Đồng, song song với việc ưa chuộng chất côngkrít, lấy nó làm phương tiện canh tân nền kiến trúc thánh bằng vật liệu và hình thức hiện đại, và việc triệt để hạn chế hình ảnh để làm nổi bật tầm quan trọng của hành động phụng vụ”. Mặt khác, từ thập niên 1990, các ý niệm thẩm mỹ mới lại xuất hiện. Người ta thấy có nhiều cải tiến liên quan tới việc phát huy phụng vụ về phương diện mục vụ và nghệ thuật như các cải tiến về không gian phụng vụ chẳng hạn.

Giáo sư Van Bühren tỏ ý không hài lòng đối với sự kiện: trong các thập niên 1960, 1970, và 1980, các hình ảnh thánh thường bị loại khỏi các thánh đường; “những hình ảnh này là những hình ảnh có tính khai tâm huyền nhiệm (mystagogical) và có giá trị cao về giáo lý; mặt khác, chúng hoàn toàn phù hợp với các lời dạy của Sacrosanctum Concilium 122 và 127 cũng như Lumen Gentium 67, thành thử đáng lẽ không nên bị loại khỏi các nhà thờ”.

“Thời hậu Công Đồng, trong nền kiến trúc Giáo Hội, ta thấy có khuynh hướng giảm thiểu con số các ảnh tượng do ý niệm coi Phụng Vụ (bàn thờ) là tâm điểm của nội thất nhà thờ. Tuy nhiên, ngoại trừ tính xứng hợp phụng vụ của nghệ thuật thánh ra, Công Đồng Vatican II đòi phải có “nét đẹp cao thượng (SC 124) cho nội thất nhà thờ”. Buhren nhắc cử tọa nhớ rằng việc giới hạn con số ảnh tượng và tính trung tâm của phụng vụ vốn đã có ở Pháp và Đức từ thập niên 1920 cho tới thập niên 1960 rồi. Các nhà thờ mới xây đều chỉ có rất ít ảnh tượng, chủ yếu chuộng lối trừu tượng, nên thật khó nếu không muốn nói là không thể thông đạt được sứ điệp cứu rỗi. Từ thập niên 1920, một trong các kiểu kiến trúc gây nhiều ảnh hưởng nhất là kiểu hình khối, hữu lý, và không gian như chiếc hộp, rút tỉa từ Bauhaus và De Stijl, với tính đơn giản (soberness) khó dẫn người ta tới việc cầu nguyện. Các hình thức tôn sùng ngoài phụng vụ bị di chuyển tới những nơi phụ thuộc hoặc bị bãi bỏ hoàn toàn.

Giáo sư tiến sĩ Helmut Hoping trình bày một tham luận tuyệt vời tựa là “Canh Tân Nào? Khoa Giải Thích Sacrosanctum Concilium và Cuộc Canh Tân Phụng Vụ”. Ông vắn tắt trình bày lịch cử Công Đồng và giải thích lịch sử của Sacrosanctum Concilium song song với khoa giải thích về nó. Theo ông, văn kiện chính là nền tảng của cuộc canh tân phụng vụ, nhưng chữ “canh tân” chưa bao giờ được nhắc đến trong Sacram Liturgiam, mà đúng hơn chỉ có chữ aggiornamento hay cập nhật hóa được sử dụng và đã trở nên một trong những chữ chủ yếu của Công Đồng Vatican II. Ông bảo: “Aggiornamento này chính là điều Công Đồng muốn thực hiện và các Nghị Phụ đã làm nổi bật phụng vụ và tính tối thượng của Thiên Chúa”. Một điều khác được ông giải thích là nguyên tắc song ngữ (bilinguality), tức việc sử dụng tiếng La Tinh song song với ngôn ngữ thông thường.

Giáo sư Hoping cho rằng Annibale Bugnini, một nhà cải cách triệt để, khi trở thành chuyên viên cho Công Đồng và đặc biệt cho sơ đồ phụng vụ, đã ngăn không cho các canh tân phụng vụ bị trình lên Bộ Phụng Tự, thay vào đó, chúng được trình thẳng lên Đức Giáo Hoàng để chính ngài chấp thuận chúng, không thông qua sự soi mói của cơ quan có chức năng. Đức Phaolô VI đã ban hành Tự Sắc Sacram Liturgiam ngày 25 tháng Giêng năm 1964 để ngay tức khắc chấp thuận Sacrosanctum Concilium. Trích dẫn Đức HY Ratzinger, Giáo Sư Hoping cho rằng phụng vụ không phải là mục tiêu của Công Đồng, mặc dù Sacrosanctum Concilium trở thành văn kiện đầu tiên được các Nghị Phụ thảo luận và trong đó, tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ được xác nhận. Thứ hai, cuộc thảo luận tập chú vào việc sử dụng ngôn ngữ bình dân, và đặc tính hiện đại và mục vụ của sơ đồ. Bằng cách nhấn mạnh tới việc Đức HY Spellman của New York và Đức HY Montini (sau là Đức Phaolô VI) cố gắng duy trì tiếng La Tinh trong việc thờ phượng, Giáo Sư Hoping tiếp tục mô tả các động năng khác của các Nghị Phụ, như Đức HY Felici, chẳng hạn, vốn cho rằng vì Sacrosanctum Concilium không có tính học lý, nên gốc rễ của canh tân trở nên rõ rệt hơn. Đàng khác, theo ngài, mục tiêu canh tân phụng vụ là sử dụng mầu nhiệm vượt qua, đức ái, tính đơn giản, sự trong sáng, dễ hiểu và ngôn ngữ bình dân. Trong phần kết luận, Giáo Sư Hoping nói rằng các Nghị Phụ Công Đồng không dự ứng một cuộc canh tân phụng vụ liên tục, nên điều cần hiện nay là một phong trào phụng vụ có khả năng làm sống lại di sản thực sự của Vatican II, một điều đòi phải có một nền giáo dục sâu sắc về phụng vụ.

Đức HY Burke, trong bài tham luận của ngài, cũng đã nói về tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ và sự quan trọng không thể thiếu của lời cầu nguyện trong việc hiểu phụng vụ. Ngài tha thiết cho rằng phụng vụ thánh phải được làm cho tinh ròng hơn và kho tàng thiêng liêng cần được cung hiến cho dân Chúa, bởi thế, không ai được khuấy động nó, không ai được vi phạm nó. Chúng ta được lệnh phải vâng theo các luật lệ và khuyên dạy của Giáo Hội và buộc phải yêu mến Giáo Hội với Chúa Kitô đứng đầu... Giáo luật là cấu trúc tài phán của Giáo Hội, không tôn trọng nó ta sẽ gặp rắc rối.

Đức HY Burke cho hay không một văn kiện nào của Công Đồng Vatican II dạy người ta bất tuân Giáo Luật. Văn kiện nào cũng thúc giục ta tuân giữ Giáo Luật. Ngài còn nhấn mạnh thêm rằng Công Đồng không bao giờ mong ta coi thường Giáo Luật, như Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Sacra Disciplina Regis (1983): “canh tân lối sống Kitô Giáo là mục tiêu của Bộ Giáo Luật mới, tức sự thánh thiện của đời sống”. Bản chất của Giáo Luật được rút ra từ Cựu Ước. Tuân giữ nó đem lại cho ta sự tự do yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Bởi thế, cần tôn trọng Giáo Luật vì nó cực kỳ cần thiết cho Giáo Hội; nó là quyền lực thánh thiêng của Giáo Hội, có thể nói như thế, là biểu hiện hữu hình các qui luật của Giáo Hội trong việc quản trị các bí tích.

Đức HY Burke tiếp tục cho hay: việc thiếu một chỗ đứng cho Giáo Luật trong các văn kiện của Vatican II, mà nhiều người hồi đó rất vui, đã khiến họ có cảm tưởng là ta không cần đến Giáo Luật nữa, ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn vì nay ai cũng tin rằng ta không khốn khổ vì tội tổ tông nữa. Ngài bảo ngày đó quả là ngày đáng buồn cho Giáo Hội.

Sau đó, Đức HY Burke đề cập tới thuyết phi luật lệ (antinomianism) tức chủ trương vô kỷ luật từng tạo nên cảm thức không chắc chắn, nhất là trong cái hứng khởi khi thấy nhiều thay đổi có tính lạm dụng diễn ra trong phụng vụ. Điều gì đã xẩy ra cho âm nhạc thánh? Điều gì đã xẩy ra cho các phần khác của Thánh Lễ? Đức Hồng Y bảo rằng: đó là nền giải thích gián đoạn, nền giải thích đứt đoạn, phản bội lại phụng vụ. Sự đứt đoạn này gây ra bởi việc từ bỏ kỷ luật đã thành luật, bãi bỏ giáo lý, bãi bỏ đời sống tu trì, bãi bỏ các định chế Công Giáo, và với chúng là bãi bỏ phụng vụ thánh. Nói về những cuộc nổi loạn của sinh viên vào cuối thập niên 1960, ngài cho rằng: “một thời đại mới của tự do và tình yêu (cũng) đã ló dạng trong Giáo Hội, cảm thức tự do cho mọi người xem ra là cảm thức phổ quát vào thời đó, và như thế, người ta đã nổi loạn chống lại mọi hình thức thẩm quyền trên thế giới.

Đức HY Burke tiếp tục nhấn mạnh tới Jus Divinum (thiên luật) trong việc thiết lập ra mối liên hệ “đúng đắn” với Thiên Chúa và việc hiểu biết “các quyền của Thiên Chúa” nhất là liên quan tới việc cử hành phụng vụ cách đúng đắn. Ngài cho rằng có ba thời kỳ liên quan tới vấn đề năng quyền trong các vấn đề phụng vụ. Thời kỳ thứ nhất là thời Giáo Hội sơ khai, thời có nhiều nghi lễ khác nhau tùy theo giáo phận. Thời kỳ thứ hai là từ Công Đồng Trent tới Công Đồng Vatican II khi thẩm quyền can thiệp vào các vấn đề phụng vụ là quyền chuyên biệt của một mình Giáo Hoàng. Thời kỳ thứ ba là từ Vatican II trở về sau khi thẩm quyền phụng vụ được trả về cho các giám mục địa phương, kết quả là tính phổ quát của phụng vụ không còn nữa. Ngài cho rằng: “toàn bộ ý niệm năng quyền là vấn đề then chốt cần được giải quyết” và năng quyền này phải trả lại cho Đức Giáo Hoàng. Để kết luận, Đức HY Burke nhắc nhở các linh mục “phải từ bỏ mình trong hy lễ Thánh Thể, các ngài không phải là người chủ đạo, Chúa Kitô mới là người chủ đạo”.

Giáo sư linh mục Manfred Hauke của Phân Khoa Thần Học Lugano trình bày tham luận “Cuộc Thảo Luận Tín Lý về Việc Đồng Tế từ Sacrosanctum Concilium tới nay”. Ngài bắt đầu bằng cách quả quyết rằng Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II đã nới rộng khả thể đồng tế Thánh Thể từng chỉ được cử hành vào dịp các tân linh mục được thụ phong và trong các dịp đồng tế của các giám mục. Vào sâu hơn, linh mục Hauke cho rằng có việc nới rộng này là vì trong các đại hội quốc tế và trong các đan viện lớn, khó có thể cử hành quá nhiều thánh lễ một cách riêng rẽ được, hơn nữa cũng vì tính đơn nhất trong các cử hành Thánh Thể thời Giáo Hội cổ xưa nữa. Trước thời Công Đồng, Đức Piô XII đã nói rõ rằng một linh mục khi cử hành hay đồng cử hành Thánh Lễ đều hành động nhân danh Chúa Kitô, một việc không diễn ra khi ngài chỉ phụ giúp việc cử hành Thánh Thể. Muốn việc đồng cử hành bí tích thành sự, linh mục phải đọc chính các lời của Chúa. Tuy nhiên, việc thực hành đồng tế này mới chỉ có từ thế kỷ thứ 8 tại Rôma và từ thế kỷ thứ 10 tại Constantinople, trong rất ít trường hợp.

Suy nghĩ có tính hệ thống về việc đồng tế chỉ bắt đầu vào thời Trung Cổ và khả thể của hành động này được Đức Bênêđíctô XIV chấp thuận. Trong thời Công Đồng và lúc chuẩn bị, các khía cạnh thực tiễn đã được chú trọng trong lúc thảo luận. Trước khi khai mạc Vatican II, Bộ Phụng Tự từng nhận định rằng: “một khảo sát mới mẻ và cẩn trọng về lịch sử và tín lý đối với nguồn gốc, bản chất và phạm vi của việc đồng cử hành nghiêm nhặt các bí tích là điều cần thiết”. Vấn đề này rất nghiêm trọng vì việc nới rộng thực hành vốn “là một thay đổi quan trọng trong kỷ luật phụng vụ của Giáo Hội La Tinh”. Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự, Đức HY Larraona, yêu cầu Văn Phòng Thánh tuyên bố hai điều: 1) liên quan tới giá trị của thánh lễ đồng tế: liệu một Thánh Lễ do mười linh mục đồng tế thực sự có cùng một giá trị như mười Thánh Lễ cử hành bời mười linh mục hay không; 2) liên quan tới tính hợp pháp của ý niệm cho rằng mỗi vị đồng tế đều có quyền nhận của dâng. Văn Phòng Thánh đã không đưa ra lời tuyên bố nào về hai vấn đề này cả.

Giáo sư Hauke tiếp tục nói rằng bản văn sau cùng của Công Đồng về việc đồng tế ở SC 57f nói rằng việc đồng tế “còn được sử dụng cho tới ngày nay trong Giáo Hội cả bên Đông lẫn bên Tây”, một quả quyết có tính lịch sử cần được dị biệt hóa. Sự nới rộng việc đồng tế có ý dành cho các dịp đặc biệt như Thứ Năm Tuần Thánh và các đại hội và phải được đấng bản quyền qui định; vị này có thể cho phép trong các trường hợp khác như trong các đan viện và giáo xứ. Mỗi linh mục đều duy trì được quyền cử hành Thánh Lễ riêng rẽ, dù không đồng thời và tại cùng một nhà thờ đang cử hành Thánh Lễ đồng tế. Sự ưa thích việc cử hành có tính cộng đoàn nói ở SC 27 phải được xét song song với chỉ dẫn của Ủy Ban Công Đồng cho rằng mỗi Thánh Lễ tự nó đều có bản chất công cộng và xã hội. Điều này đúng cho cả trường hợp không thể có nhiều tín hữu tham dự. Vatican II không giải quyết vấn đề còn đang tranh luận về bổng lễ của các Thánh Lễ đồng tế và cũng không đi vào chi tiết vấn đề hoa trái bí tích của việc đồng tế so với các Thánh Lễ cử hành riêng rẽ.

“Ritus servandus” năm 1965 dự liệu rằng con số các vị đồng tế thường không nên quá 50. Sắc lệnh Ecclesiae semper của Bộ Phụng Tự trong cùng năm nói rằng khi đồng tế, các linh mục cùng nhau cử hành “một hy lễ trong cùng một hành động bí tích”, cố ý nhắc tới lời giải thích của Thánh Tôma Aquinô, và bỏ nhận định trước đó (trong thời chuẩn bị Vatican II) cho rằng khi đồng tế, các linh mục cử hành các hành vi bí tích đa dạng nhân danh Chúa Kitô. Đồng tế nói lên tính hợp nhất của chức linh mục, hy lễ và toàn thể dân Chúa. Đức Bênêđíctô XVI từng nêu ra nhiều câu hỏi chủ yếu về tính thành sự của những lần đồng tế lớn (Sacramentum caritatis, 61; buổi nói chuyện ngày 7 tháng Hai, 2008).

Sau Công Đồng, nhiều vấn đề tín lý khác nhau đã được đem ra thảo luận: khả thể đồng tế bí tích mà không cần đọc các lời của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly, ý nghĩa việc giang tay lúc đồng tế và tính thành sự của các lần đồng tế lớn, khi khoảng cách với bàn thờ quá xa. Giáo sư Hauke, sau đó, đã trình bày nhiều chủ trương khác nhau, của Karl Rahner và Gisbert Greshake một bên và của những nhà Thomists như Joseph de Sainte-Marie OCD và Rudolf Michael Schmitz một bên, và chủ trương thứ ba của Paul Tirot OSB và Philippe Gouyaud.

Giáo sư người Mỹ American Robert L. Fastiggi, hiện dạy thần học hệ thống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, trình bày tham luận “Thánh Lễ như lễ hy sinh của Chúa Kitô và Giáo Hội theo Sacrosanctum Concilium”. Trong tham luận này, giáo sư Fastiggi khảo sát việc Sacrosanctum Concilium tái xác định ra sao tín điều truyền thống của Công Giáo coi Thánh Lễ như việc tái hiện tại hóa một cách không đổ máu lễ hy sinh đổ máu của Chúa Kitô trên Canvariô.

Tham luận cuối cùng của Hội Nghị do linh mục Sven Leo Conrad, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, trình bày, tựa là “Hành vi phụng vụ hay cử hành phụng vụ? Một số xem sét dưới ánh sáng Sacrosanctum Concilium Presbyterorum Ordinis”. Trong phần nhập đề, linh mục Sven cho hay: trong một phúc trình tiêu cực một chiều về Thánh Lễ cử hành dưới Hình Thức Ngoại Thường tại German Katholikentag năm 2012, người ta đọc được câu bình phẩm sau: “Linh mục đứng quay lưng lại giáo dân. Bài hát và bài đọc đều bằng tiếng La Tinh. Đây đâu phải là lối cử hành chung của tín hữu. Mà là Thánh Lễ Hy Sinh được giáo dân giúp lễ”. Ngài cho hay: các thiên kiến và hiểu lầm đối với Thánh Lễ Gregorian hiện nay thường đặt cơ sở trên chủ trương sau: loại phụng vụ này không liên hệ gì tới việc cử hành chung cả. Giáo dân bị loại ra khỏi hành vi chủ yếu.

Để có thể trả lời chủ trương này một cách thoả đáng, trước nhất ta phải làm sáng tỏ ý niệm cử hành phụng vụ. Rồi sau đó tương phản ý niệm này với một ý niệm khác, là ý niệm hành vi phụng vụ. Ngài bảo: Sau khi khảo sát sắc lệnh Presbyterorum Ordinis của Công Đồng, ta sẽ kết luận bằng cách áp dụng các ý niệm này vào hình thức ngoại thường của Nghi Lễ Rôma. Sau khi giải thích sự phát triển của nghi lễ này trong các thế kỷ 19 và 20, Cha Sven cho rằng hầu hết mọi sự đều tập chú vào tính chính xác, phụng vụ hầu như hoàn toàn bị kiểm soát bởi thuyết duy chữ đỏ (rubricanism).

Để đánh đổ quan điểm này, ngai cho rằng “Điều được Phong Trào Phụng Vụ cố gắng thực hiện khi trở về với đặc điểm cử hành của Phụng Vụ Thánh là vượt thắng cả hai thuyết duy chữ đỏ và duy luật lệ. Ta có thể nói rằng trên thực tế, điều ta theo đuổi là trở về với ‘pristina norma Patrum’ (qui luật tinh trong của Các Giáo Phụ), cả trong cái hiểu về nguyên tắc của phụng vụ. Ở đây ta không nên coi nhẹ điều này: ý niệm cử hành phụng vụ vốn nằm ở cội rễ Nghi Lễ Rôma. Huấn quyền gần đây hơn trong thế kỷ 20 đã tiếp nhận ý niệm này một cách có hệ thống. Đức Piô X trong Tra le sollecitudini vốn đã nói tới việc cử hành Các Mầu Nhiệm Thánh. Các hạn từ này một lần nữa đã tái xuất hiện trong thông điệp Mediator Dei của Đức Piô XII, cũng như trong hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican II.

Dù Huấn Quyền dưới thời Đức Piô XII đã vượt thắng quan điểm hướng ngoại một chiều đối với phụng vụ, nhưng các cố gắng đẩy người ta về hướng đó vẫn còn tồn tại. Các cố gắng này nhằm ngăn không cho thần học định tính phụng vụ thánh như nó thực sự là, bởi họ chỉ coi phụng vụ như một trợ cụ ngoại biên giúp cho việc làm của ơn thánh, chứ tự nó không hề là một hoạt động cứu rỗi.

Cha cho rằng: Josef Pieper đã đóng góp một cách đáng kể cho cái hiểu nền tảng về mối liên hệ giữa việc thờ phượng và việc cử hành. Điều quyết định đối với tác giả này là việc hiểu ra rằng mọi ngày lễ đúng nghĩa cuối cùng đều đặt căn bản trên “việc khẳng nhận thế giới”, một khẳng nhận dẫn tới việc thừa nhận và ca ngợi Đấng Hóa Công. Nói chính xác hơn, Hy Lễ của Chúa Kitô, và do đó trung tâm của việc thờ phượng trong Kitô Giáo, diễn ra “giữa lòng Tạo Dựng, một tạo dựng tìm được khẳng nhận và thành toàn cao nhất của mình trong chính Hy Lễ của Chúa-Người này”.
 
Văn Hóa
Sinh Nhật Mẹ
Nguyễn Trung Tây, SVD
20:53 06/09/2013
Nguyễn Trung Tây, SVD

Sinh Nhật Mẹ




Ngày Mẹ chào đời, tinh tú xôn xao

mặt trời mặt trăng kể chuyện thì thào,

Một thủa khờ dại nghe lời rắn độc,

bà ăn trái cấm, cực khổ lao đao!

Cho nên có thời,

Vợ ngồi chòi lá, nhai miếng cơm thiu.

Chồng dựa tường đất, nhìn đời quạnh hiu.

Bà ôm mặt khóc, hận! nhìn táo thối!

ông ngậm bồ hòn, buồn! ngó rắn hôi!

Một thời phúc lộc, xanh tươi

bỗng dưng cạn khô, giờ này bốc khói.

Địa đàng khép lối.

trần gian chuyển đổi.

Thiên đàng vắng bóng,

Mầm ác đâm chồi.

Ca-in giết A-bên!

Trời đổ nước lụt dâng lên,

Xác người xác thú, nổi trôi bồng bềnh.

Tay búa tay kềm, nhân gian dựng thềm,

xây tháp vươn cao!

Ngấn lệ dâng trào,

Adam Eva khóc thương, ơi lòng kiêu ngạo!

Tay đưa cao cao, mắt ngong ngóng chờ.

Ngày nào đỏ rạng, chân trời ước mơ?



Ngày rồi cũng tới,

Phút Mẹ chào đời,

Tinh tú xôn xao,

Mặt trăng cúi chào,

Mặt trời chuyển động,

Chớp giật xôn xao,

Trần gian chuyển đổi

hóa mầu xanh

phúc lộc địa đàng.

Ơi Mẹ!

Chiều ngang qua giáo đường,

Ngừng trước tòa Nữ Vương,

Đốt mừng sinh nhật Mẹ

Ngàn vạn nến yêu thương.

□ Nguyễn Trung Tây, SVD

www.nguyentrungtay.com
 
Hình ảnh ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Phạm Trung
10:35 06/09/2013
"Hình ảnh ĐHY Nguyễn Văn Thuận", Với nhạc nền "Con Với Mẹ" Thơ: ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
Slideshow" Sr. Võ Thị Sương, Ban hợp ca Thành phố Huế.

 
Xin thương Syria
Trầm Thiên Thu
19:00 06/09/2013
Lạy Chúa, xin xót thương
Những con người khốn khổ
Họ đang rất cần Chúa
Trên đất Syria

Xin chân thành thiết tha
Ăn chay và đền tội
Vì biết bao tội lỗi
Chúng con đã gây ra

Xin thương Syria
Lạy Đấng hằng thương xót
Chúng con luôn khao khát
Công lý và Hòa bình

Lạy Thiên Chúa công minh
Kiếp phàm nhân khốn khổ
Xin Hồng ân nâng đỡ
Dân xứ Syria

Xin biến đổi nghĩ suy
Từ thẳm sâu trí óc
Cúi xin Ngài tận diệt
Những động thái chiến tranh

Lạy Thiên Chúa nhân lành
Xin ngăn chặn máu đổ
Xin dập tắt ngọn lửa
Vì thương Syria

Ngày thế giới cầu nguyện cho Syria, 7-9-2013
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở Bên Thềm
Nguyễn Đức Cung
21:44 06/09/2013
HOA NỞ BÊN THỀM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sáng nay hoa nở bên thềm
Ngỡ ai môi thắm bên rèm làm duyên.
(nđc)