Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 06/09: Ta hãy làm đôi tay, đôi chân nối dài - Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:49 05/09/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca
Khi ấy, Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Bấy giờ, bà mẹ vợ ông Si-môn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà.Đức Giê-su cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài.
Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ. Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Đấng Ki-tô.
Sáng ngày, Người đi ra một nơi hoang vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người lại, kẻo Người bỏ họ mà đi. Nhưng Người nói với họ: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” Và Người rao giảng trong các hội đường miền Giu-đê.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:55 05/09/2023
21. Thân thể chỉ là một cái vỏ bên ngoài, mà sự thuần khiết của nội tâm mới là nhân bên trong.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:58 05/09/2023
41. GỖ TO
Thị trấn Ảnh thuộc thủ đô nước Sở có người muốn làm một căn nhà to, bèn kêu người tìm cây gỗ to có thể ba người ôm.
Có người tìm mấy cái bánh xe đem lại, ông ta dùng thước để đo và nói:
- “To thì đủ rồi, nhưng chưa đủ dài !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 41:
Không phân biệt được gỗ và bánh xe thì không thể làm một cái nhà to được, bởi vì cái bánh xe thì không thể là cây gỗ để làm nhà.
Có những người Ki-tô hữu muốn được lên thiên đàng nên ngày ngày đi lễ đọc kinh sáng tối, nhưng tính hư tật xấu vẫn không muốn cải thiện; có người muốn được người khác coi trọng mình nhưng mình thì vẫn cứ nạt nộ và ngang ngạnh với mọi người, lại có người muốn làm những công việc to tát để được người khác chú ý khen ngợi, nhưng những việc nhỏ có ích thì lại không thích làm vì không tiếng tăm…
Cây gỗ to và cái bánh xe thì không ăn nhằm gì nhau, nhưng siêng năng đi lễ đọc kinh và cải thiện đời sống thì rất cần thiết và bổ sung cho nhau mới được lên thiên đàng; làm việc lớn cũng như là việc nhỏ nếu không có tâm hồn thiện chí thì chẳng có ích lợi gì cho bản thân mình cũng như cho tha nhân…
Giáo Hội mời gọi chúng ta nên xây dựng một căn nhà thật lớn trong tâm hồn với những vật liệu hy sinh và cầu nguyện, phục vụ và bác ái, để dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thị trấn Ảnh thuộc thủ đô nước Sở có người muốn làm một căn nhà to, bèn kêu người tìm cây gỗ to có thể ba người ôm.
Có người tìm mấy cái bánh xe đem lại, ông ta dùng thước để đo và nói:
- “To thì đủ rồi, nhưng chưa đủ dài !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 41:
Không phân biệt được gỗ và bánh xe thì không thể làm một cái nhà to được, bởi vì cái bánh xe thì không thể là cây gỗ để làm nhà.
Có những người Ki-tô hữu muốn được lên thiên đàng nên ngày ngày đi lễ đọc kinh sáng tối, nhưng tính hư tật xấu vẫn không muốn cải thiện; có người muốn được người khác coi trọng mình nhưng mình thì vẫn cứ nạt nộ và ngang ngạnh với mọi người, lại có người muốn làm những công việc to tát để được người khác chú ý khen ngợi, nhưng những việc nhỏ có ích thì lại không thích làm vì không tiếng tăm…
Cây gỗ to và cái bánh xe thì không ăn nhằm gì nhau, nhưng siêng năng đi lễ đọc kinh và cải thiện đời sống thì rất cần thiết và bổ sung cho nhau mới được lên thiên đàng; làm việc lớn cũng như là việc nhỏ nếu không có tâm hồn thiện chí thì chẳng có ích lợi gì cho bản thân mình cũng như cho tha nhân…
Giáo Hội mời gọi chúng ta nên xây dựng một căn nhà thật lớn trong tâm hồn với những vật liệu hy sinh và cầu nguyện, phục vụ và bác ái, để dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngài nâng con lên
Lm. Minh Anh
14:17 05/09/2023
NGÀI NÂNG CON LÊN
“Ngài đứng bên bà…, cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, dọn bữa hầu các ngài!”.
Rolf Lovland viết “You Raise Me Up”, “Ngài nâng con lên” thoạt đầu chỉ với giai điệu. Cơ duyên đến khi ông vừa đọc xong “The Whitest Flower”, “Nụ hoa trắng nhất” của B. Graham; Lovland nghĩ, đây là người hoàn hảo sẽ viết ca từ cho bài hát dở dang của mình. Chiều kia, hai người gặp nhau, cùng nghe nó. Tối ấy, Graham viết phần lời mà không một lần chỉnh sửa. “You Raise Me Up” được hát lần đầu trong đám tang mẹ của Lovland. Sức mạnh của nó nằm ở “Đấng Được Treo Lên” khi bạn không còn gì để mất!
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ, khi Lời Chúa hôm nay cho thấy ý nghĩa của việc “Ngài nâng con lên!”. Đó là những gì rất bình thường, rất âm thầm, nhẹ tênh, mà Thiên Chúa hằng thực hiện cho con người; đặc biệt cho con cái Ngài. Bằng chứng là câu chuyện Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu vào nhà, thấy bà mẹ vợ Phêrô liệt giường, Ngài đến gần bên, cúi xuống, cầm tay cô, nâng cô lên. Không một lời cầu xin, không một tiếng cảm ơn, không một phản ứng của những người có mặt. Cô hồn nhiên chỗi dậy! Cũng thế, Thiên Chúa đang lặng lẽ nâng bạn và tôi lên mỗi ngày như đã nâng người phụ nữ may mắn này. Thế thôi!
Những gì ‘không thể đơn giản hơn’ thật đáng cho chúng ta chú ý! Vì lẽ, đang khi kỳ vọng vào một điều kỳ diệu vốn được chờ đợi từ lâu, chúng ta thường dễ bỏ qua một trong những cách thức chữa trị rất bình thường mà Thiên Chúa tặng trao. Ở lãnh vực tâm linh, đó có thể là một lần đi xưng tội, một lần rước Chúa hay một lần tự vấn lương tâm; cũng thế, về thể chất, đó có thể chỉ là việc chăm sóc tốt bằng việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
Trong thư Côlôssê hôm nay, Phaolô gọi những điều này là “ân sủng và bình an của Thiên Chúa”. Đó là những phúc ân thường ngày, đến độ chúng ta không nhận ra để cám ơn Chúa. Hãy nhìn vào cách thức điều đã xảy ra! Chúa Giêsu nâng mẹ vợ Phêrô lên và lập tức, cô làm công việc của mình, không hoài nghi, không phản đối. Ân sủng có hiệu quả, chữa lành hoàn toàn và tức thì. ‘Ngài nâng con lên’ để đi tới, phục vụ. Chúng ta rất giỏi trong việc cầu xin để được chữa lành một điều gì đó, nhưng thường dùng dằng với ‘hoá đơn’ thanh toán, phục vụ người khác. Đúng thế, Chúa Giêsu cứu chúng ta khỏi cái chết của tội lỗi, là để chúng ta phục vụ; Kitô hữu là ‘đoàn người sống lại’ để đi tới, phục vụ!
Anh Chị em,
“Bà chỗi dậy, dọn bữa hầu các ngài!”. Chính tình thương vô điều kiện nơi Chúa Giêsu khiến mẹ vợ Phêrô đứng lên để phục vụ, đây là điều Lời Chúa muốn thức tỉnh chúng ta. Chỉ có Chúa mới có thể cứu và nâng chúng ta lên; không chỉ thể lý nhưng cả tinh thần. Ngài nâng chúng ta lên hàng con cái, lên hàng môn đệ, lên bậc tông đồ để bạn và tôi tiếp tục công việc cứu độ. Mỗi ngày, Ngài đang ‘vào nhà’ chúng ta; Ngài đứng kề bên, và bằng Lời quyền năng, nâng chúng ta lên. Ước gì chúng ta luôn biết cảm tạ và ra sức bắt chước cuộc sống phục vụ của Ngài dù ở đấng bậc nào. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa mãi mãi đến muôn đời!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa nâng con lên’ không để con lo cho bản thân, nhưng để con đứng kề bên, cúi xuống, nâng anh chị em con lên. Nhất là những ai không còn gì để mất!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vụ cháy nhà thờ Công Giáo Oregon được xác định là do đốt phá; nghi phạm bị bắt
Đặng Tự Do
05:25 05/09/2023
Sở Cảnh sát Salem đã xác định rằng vụ hỏa hoạn dữ dội tàn phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Oregon vào sáng sớm thứ Năm là do đốt phá và thông báo rằng nghi phạm đã bị bắt giữ.
Nghi phạm Billy James Sweeten, 48 tuổi, hiện đang bị cảnh sát giam giữ tại Nhà tù Quận Marion.
Theo thông cáo báo chí hôm thứ Năm của Sở Cảnh sát Salem, vụ hỏa hoạn ngày 31 tháng 8 đã phá hủy thánh đường của Nhà thờ Thánh Giuse ở Salem, Oregon, bắt đầu từ một thùng rác trong khuôn viên nhà thờ.
Ngọn lửa từ thùng rác nhanh chóng lan lên mái nhà thờ, gây thiệt hại nặng nề cho thánh đường nhà thờ.
Trong vòng một giờ kể từ khi Sở cứu hỏa Salem đến hiện trường vào khoảng 2:30 sáng, họ đã yêu cầu hỗ trợ thêm vì đám cháy đã leo thang đến “tình trạng báo động cấp 4”, đây là một đám cháy đặc biệt dữ dội cần có phản ứng đáng kể. Ngọn lửa đã được nâng cấp lên mức báo động cấp 5 vào buổi sáng.
Một linh mục giáo xứ đã phải được lực lượng cứu hỏa di tản khỏi khu vực nhưng theo thông cáo của cảnh sát, ngài không bị tổn hại gì.
Lực lượng cứu hỏa đã làm việc trong nhiều giờ để dập tắt ngọn lửa, dập tắt thành công ngọn lửa vào cuối buổi sáng nhưng nhà thờ bị thiệt hại không thể khắc phục được.
Nói chuyện với các phóng viên của Fox 12 Oregon vào sáng sớm thứ Năm, cha sở của nhà thờ Thánh Giuse, là Cha Jeff Meeuwsen, cho biết “nhà thờ gần như đã bị thiêu rụi hoàn toàn.”
Cha Meeuswen nói: “Tôi rất buồn vì chúng tôi đã mất nhà thờ, rất buồn. Nhưng nhà thờ không chỉ là một tòa nhà mà còn là một điểm tựa tâm linh của người dân. Người dân nhà thờ Thánh Giuse sẽ hiệp lại với nhau xây dựng ngôi thánh đường mới.”
Được thành lập vào năm 1853, Bhà thờ Thánh Giuse ở Salem là một trong những cộng đồng giáo xứ lâu đời nhất ở Oregon. Nhà thờ hiện tại được xây dựng vào năm 1953. Đây là một trong tám giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Portland tổ chức Thánh lễ bằng tiếng Latinh truyền thống.
Angela Hedrick, nhân viên thông tin công cộng của Sở Cảnh sát Salem, xác nhận với CNA rằng vụ hỏa hoạn là do đốt phá và Sweeten hiện đang bị giam tại Nhà tù Quận Marion.
Thông cáo báo chí của cảnh sát cho biết “do các tình tiết đáng ngờ của vụ hỏa hoạn, các thám tử đốt phá từ Đơn vị Tội phạm Trọng tội của Cảnh sát Salem đã đến hiện trường để điều tra, dẫn đến việc bắt giữ Billy James Sweeten.”
Sweeten hiện đang phải đối mặt với cáo buộc đốt phá cấp độ một. Đốt phá cấp độ một là trọng tội loại A ở Oregon.
Hedrick nói với CNA rằng do chính sách của quận, cô không thể bình luận thêm về động cơ gây cháy của Sweeten. Cô cho biết vụ việc hiện đang nằm trong tay biện lý quận địa phương.
Theo Salem Reporter, Sweeten “có tiền sử phạm tội lâu dài với các tiền án từ năm 1994”.
Phóng viên Salem cũng cho biết, mới đây vào ngày 24 tháng 8, anh ta đã bị buộc tội xâm nhập trái phép vào phương tiện cơ giới và tội phạm hình sự cấp độ hai. Anh ta đã không xuất hiện trong buổi buộc tội dự kiến vào ngày 28 tháng 8.
Theo Salem Reporter, Sweeten trước đây đã bị buộc tội đốt phá sau khi phóng hỏa ngôi nhà của một phụ nữ vào năm 2021, mặc dù cáo buộc đã được bác bỏ như một phần của thỏa thuận nhận tội.
Hơn 300 người cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ bị đốt cháy
Douglas Markwell, giám đốc truyền thông của Tổng Giáo phận Portland, nói với CNA rằng hơn 300 tín hữu từ cộng đồng giáo xứ đã tập trung dâng Thánh lễ tại bãi đậu xe vào ngày xảy ra vụ cháy. Thánh lễ được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Portland Alexander Sample.
Source:Catholic News Agency
Tòa án Nga kết án một linh mục Chính thống ba năm tù vì chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine. Bộ Tư pháp Nga khẳng định ngài đã cúi đầu nhận tội
Đặng Tự Do
05:29 05/09/2023
Hôm thứ Sáu 1 tháng 9, một tòa án Nga kết án một linh mục Chính thống ba năm tù vì chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine. Bộ Tư pháp Nga cho rằng vị linh mục này đã “cúi đầu nhận tội”. Ngài cũng bị “tước quyền phát biểu trên Internet trong hai năm”
Linh mục người Nga, Cha Ioan Kurmoiarov, người chỉ trích cuộc tấn công ở Ukraine, đã bị kết án ba năm tù, một tòa án ở St. Petersburg cho biết hôm thứ Sáu.
Thông qua một tuyên bố được đưa ra trên Telegram, Bộ Tư pháp Nga bảo đảm rằng vị linh mục này “đã bị kết án vì đã phạm tội, đương sự đã cúi đầu nhận tội, và tòa án đã tuyên án ba năm tù giam tại một nhà tù hình sự”.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Cha Ioann Kurmoiarov, một linh mục và tu sĩ của Giáo Hội Chính thống Nga sống ở Saint Petersburg, đã tố cáo trên YouTube những gì ngài cho là hành vi xâm lược của Nga vào một quốc gia có chủ quyền, và kêu gọi các tín hữu Kitô lên án cuộc xâm lược vô cớ và vô lý.
“Vì điều này, vào ngày 1 tháng 4 năm 2022, ngài bị Thượng Phụ Kirill huyền chức xuống bậc giáo dân. Vào ngày 7 tháng 6, Cha Ioan Kurmoiarov bị bắt và bị buộc tội cố ý phổ biến thông tin sai lệch”
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chỉ có một số linh mục của Giáo hội Chính thống ở Nga, với 300 triệu tín hữu trên thế giới, lên tiếng công khai chống lại cuộc tấn công dữ dội của quân đội Điện Kremlin.
Một chiến dịch đàn áp các giáo sĩ vì quan điểm của họ liên quan đến cuộc xung đột cũng đã được báo cáo.
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga Kirill, một đồng minh trung thành của Vladimir Putin, đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ cuộc chiến và ép buộc hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Nga cũng phải làm như thế.
Hầu hết tất cả các đối thủ chính trị của Putin đều bỏ trốn khỏi đất nước hoặc bị bắt, như người nổi tiếng nhất trong số họ, là Alexei Navalni, bị kết án 19 năm tù vào tháng 8.
Source:Kyiv Post
Ngay giữa Giáo Đô Rôma Mafia mưu sát một linh mục Công Giáo
Đặng Tự Do
05:31 05/09/2023
Ngay giữa Giáo Đô Rôma Mafia ám sát một linh mục Công Giáo
Giáo phận Rôma đã bày tỏ sự ủng hộ đối với linh mục chống Mafia, Cha Antonio Coluccia và ca ngợi công việc mục vụ can đảm của ngài sau nỗ lực ám sát ngài ở Rôma.
“Thay mặt Giáo phận Rôma, tôi bày tỏ với Cha Antonio Coluccia và những người cận vệ của ngài sự đoàn kết hoàn toàn của tôi đối với những gì đã xảy ra vào ngày 29 tháng 8 tại khu phố Tor Bella Monaca,” Đức Cha Baldassare Reina, Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Rôma nói.
Hôm thứ Ba, Cha Coluccia đang tham gia một cuộc tuần hành ở ngoại ô Rôma vì luật pháp, trật tự và chống lại Mafia thì một người đàn ông đi xe máy chạy về phía ngài và khi nhận ra ngài, hắn đã cố gắng tông xe vào ngài. Cố gắng bảo vệ vị linh mục, một thành viên cận vệ của ngài đã bị thương. Trong lúc lộn xộn, cảnh sát Ý đã nổ súng trúng vào cẳng tay kẻ tấn công.
Tor Bella Monaca là khu phố có sự hiện diện dày đặc của Mafia và là nơi buôn bán ma túy. Cha Coluccia đã đấu tranh chống nghiện ma túy và tội phạm từ năm 2012, khi ngài biến một biệt thự của Mafia bị tịch thu thành một phòng chống ma túy dành cho cộng đồng.
Các thẩm phán Ý coi vụ tấn công Cha Coluccia gần đây là một “âm mưu ám sát” do Mafia tổ chức. Vị linh mục được giới trẻ trong khu vực mô tả là người vui tính và tận tâm với cộng đồng của mình: “Ngài nói chuyện với mọi người, mỉm cười và trao huy chương Đức Trinh Nữ cho người xin lời khuyên của ngài”.
“Cha Antonio đã thực hiện công việc mục vụ của mình trong nhiều năm bên cạnh những người trẻ đang trải qua tình trạng khó chịu vì nghiện ma túy, lên tiếng chống lại những kẻ tiếp tục gieo rắc cái chết và bán sự lừa dối,” Đức Cha Reina nói trong một thông cáo báo chí
Ngài nhấn mạnh rằng: “Những hành động đe dọa như hành động hôm qua sẽ không làm Cha Antonio nản lòng trong sứ mệnh nhạy cảm của mình. … Thời đại chúng ta phải sống, với sự phát tán ngày càng tràn lan của các chất độc hại, đòi hỏi nỗ lực phối hợp để phẩm giá sự sống con người được khẳng định, trẻ em được bảo đảm môi trường lành mạnh và an toàn, và thách thức giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc, nhận thức được kho tàng bao la của giới trẻ cho hiện tại và tương lai của xã cộng đoàn ta”
“Sự hung hăng sẽ không ngăn cản được tôi. Tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến mà tôi đang thực hiện chống lại tội phạm kiểm soát các địa điểm buôn bán ma túy ở San Basilio, Quarticciolo và Tor Bella Monaca”, Cha Coluccia nói với Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi và cảnh sát trưởng Rôma, Vittorio Pisani, là người đã gọi hỏi thăm ngài ngay sau vụ tấn công.
Vào tháng 9 năm 2021, danh hiệu “cảnh sát danh dự” đã được trao cho Cha Coluccia vì vị linh mục quản xứ đã xuất sắc khi đấu tranh chống tội phạm với Phúc Âm trong tay. Trong hơn 25 năm, Cha Coluccia đã chiến đấu ở các vùng ngoại vi của Ý, trong các khu ổ chuột và sau khi trời tối, trên các đường phố nơi buôn bán cocaine và crack.
Mỗi đêm ngài chọn một khu vực khác nhau, xuất hiện “để thu hút bọn trẻ và đưa chúng đến chơi, nói chuyện với giới trẻ” và anh ta sử dụng loa phóng thanh để cầu nguyện và âm nhạc. Ngài nói với Vatican News vào năm 2022: “Mục vụ của tôi là đường phố. Chúng ta phải bảo vệ những người này: Những người trẻ chết vì dùng thuốc quá liều này thuộc về chúng ta với tư cách là Giáo hội. Và chúng ta có thể tự hỏi chúng ta có thể gần gũi với họ hay không.”
Cha Coluccia cho biết ngài tìm thấy nguồn cảm hứng trong cuộc đời của một linh mục khác: Cha Pino Puglisi, được phong chân phước vào ngày 25 tháng 5 năm 2013. Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây đã kỷ niệm 30 năm cái chết của vị linh mục bị Mafia ám sát ở Palermo, một “vị tử đạo vì đức tin,” và sự cam kết của ngài đối với người nghèo và giới trẻ nhằm đưa họ ra khỏi thế giới tội phạm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi công việc của Puglisi và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác để xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ.
Source:Catholic News AgencyRome Diocese expresses solidarity with anti-Mafia priest following attempted assassination
Giáo phận Rôma đã bày tỏ sự ủng hộ đối với linh mục chống Mafia, Cha Antonio Coluccia và ca ngợi công việc mục vụ can đảm của ngài sau nỗ lực ám sát ngài ở Rôma.
“Thay mặt Giáo phận Rôma, tôi bày tỏ với Cha Antonio Coluccia và những người cận vệ của ngài sự đoàn kết hoàn toàn của tôi đối với những gì đã xảy ra vào ngày 29 tháng 8 tại khu phố Tor Bella Monaca,” Đức Cha Baldassare Reina, Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Rôma nói.
Hôm thứ Ba, Cha Coluccia đang tham gia một cuộc tuần hành ở ngoại ô Rôma vì luật pháp, trật tự và chống lại Mafia thì một người đàn ông đi xe máy chạy về phía ngài và khi nhận ra ngài, hắn đã cố gắng tông xe vào ngài. Cố gắng bảo vệ vị linh mục, một thành viên cận vệ của ngài đã bị thương. Trong lúc lộn xộn, cảnh sát Ý đã nổ súng trúng vào cẳng tay kẻ tấn công.
Tor Bella Monaca là khu phố có sự hiện diện dày đặc của Mafia và là nơi buôn bán ma túy. Cha Coluccia đã đấu tranh chống nghiện ma túy và tội phạm từ năm 2012, khi ngài biến một biệt thự của Mafia bị tịch thu thành một phòng chống ma túy dành cho cộng đồng.
Các thẩm phán Ý coi vụ tấn công Cha Coluccia gần đây là một “âm mưu ám sát” do Mafia tổ chức. Vị linh mục được giới trẻ trong khu vực mô tả là người vui tính và tận tâm với cộng đồng của mình: “Ngài nói chuyện với mọi người, mỉm cười và trao huy chương Đức Trinh Nữ cho người xin lời khuyên của ngài”.
“Cha Antonio đã thực hiện công việc mục vụ của mình trong nhiều năm bên cạnh những người trẻ đang trải qua tình trạng khó chịu vì nghiện ma túy, lên tiếng chống lại những kẻ tiếp tục gieo rắc cái chết và bán sự lừa dối,” Đức Cha Reina nói trong một thông cáo báo chí
Ngài nhấn mạnh rằng: “Những hành động đe dọa như hành động hôm qua sẽ không làm Cha Antonio nản lòng trong sứ mệnh nhạy cảm của mình. … Thời đại chúng ta phải sống, với sự phát tán ngày càng tràn lan của các chất độc hại, đòi hỏi nỗ lực phối hợp để phẩm giá sự sống con người được khẳng định, trẻ em được bảo đảm môi trường lành mạnh và an toàn, và thách thức giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc, nhận thức được kho tàng bao la của giới trẻ cho hiện tại và tương lai của xã cộng đoàn ta”
“Sự hung hăng sẽ không ngăn cản được tôi. Tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến mà tôi đang thực hiện chống lại tội phạm kiểm soát các địa điểm buôn bán ma túy ở San Basilio, Quarticciolo và Tor Bella Monaca”, Cha Coluccia nói với Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi và cảnh sát trưởng Rôma, Vittorio Pisani, là người đã gọi hỏi thăm ngài ngay sau vụ tấn công.
Vào tháng 9 năm 2021, danh hiệu “cảnh sát danh dự” đã được trao cho Cha Coluccia vì vị linh mục quản xứ đã xuất sắc khi đấu tranh chống tội phạm với Phúc Âm trong tay. Trong hơn 25 năm, Cha Coluccia đã chiến đấu ở các vùng ngoại vi của Ý, trong các khu ổ chuột và sau khi trời tối, trên các đường phố nơi buôn bán cocaine và crack.
Mỗi đêm ngài chọn một khu vực khác nhau, xuất hiện “để thu hút bọn trẻ và đưa chúng đến chơi, nói chuyện với giới trẻ” và anh ta sử dụng loa phóng thanh để cầu nguyện và âm nhạc. Ngài nói với Vatican News vào năm 2022: “Mục vụ của tôi là đường phố. Chúng ta phải bảo vệ những người này: Những người trẻ chết vì dùng thuốc quá liều này thuộc về chúng ta với tư cách là Giáo hội. Và chúng ta có thể tự hỏi chúng ta có thể gần gũi với họ hay không.”
Cha Coluccia cho biết ngài tìm thấy nguồn cảm hứng trong cuộc đời của một linh mục khác: Cha Pino Puglisi, được phong chân phước vào ngày 25 tháng 5 năm 2013. Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây đã kỷ niệm 30 năm cái chết của vị linh mục bị Mafia ám sát ở Palermo, một “vị tử đạo vì đức tin,” và sự cam kết của ngài đối với người nghèo và giới trẻ nhằm đưa họ ra khỏi thế giới tội phạm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi công việc của Puglisi và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác để xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ.
Source:Catholic News Agency
Nhà nguyện ở Á Căn Đình bị phá hoại; Đức Giám Mục kêu gọi hành động đền tạ
Đặng Tự Do
17:12 05/09/2023
Đức Giám Mục Héctor Zordán của Gualeguaychú, Á Căn Đình, đã tố cáo cuộc tấn công do những kẻ phá hoại thực hiện vào một nhà nguyện vào sáng sớm thứ Tư khi những người không rõ danh tính đột nhập vào nơi này, phá hủy mọi thứ và đốt cháy các vật dụng dùng cho Thánh lễ.
Thủ phạm đã tấn công nhà nguyện Đức Mẹ Thung lũng gần khu định cư nhỏ Pehuajó Sud. Nhà nguyện này là một phần của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thị trấn Larroque, cách đó khoảng 11 dặm về phía tây.
Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 8, vị giám mục cho biết thiệt hại gây ra là một hành vi tội phạm được thúc đẩy bởi mục đích “xúc phạm nơi linh thiêng và nội dung của nó, thay vì trộm cắp”.
Những kẻ phá hoại đã xông vào nhà nguyện, đốt lửa và làm hư hỏng tượng Đức Mẹ Đồng trinh.
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án hành động này và chúng tôi chia sẻ sự hoang mang và đau đớn của những người có mối quan hệ thực sự với nhà nguyện và cộng đồng giáo xứ Larroque”, vị Giám Mục nói.
Ngài lưu ý: “Nhà nguyện Pehuajó là một trung tâm thờ phượng dành cho các gia đình tín hữu sống trong khu vực và là đối tượng của cuộc hành hương hàng năm có đông đảo tín hữu tham gia và năm nay sẽ kỷ niệm lần thứ 50”.
Đức Cha Zordán mời gọi các tín hữu thực hiện những cử chỉ và hành vi sám hối “để cùng nhau liên đới phạt tạ những xúc phạm đã gây ra cho Thiên Chúa, Chúa chúng ta và Đức Trinh Nữ Maria.” Ngài cũng kêu gọi cầu nguyện cho những kẻ tấn công.
Phát biểu với cổng thông tin El Once, Cha Carlos Stadler, cha sở của nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho biết: “Họ đến để gây thiệt hại. Không có gì bị đánh cắp cả.”
Ngài chỉ ra: “Họ không vào để trộm cắp, vì họ đã di chuyển một nhà tạm bằng đồng và không mang đi”. “Ngoài ra, họ đã chuẩn bị sẵn sàng vì họ mang theo một thùng nhiên liệu”.
Cha Stadler cho rằng cuộc tấn công là do “vấn đề thuần túy tâm linh, bởi vì tất cả những thứ họ muốn phá vỡ đều được sắp xếp theo thứ tự tâm linh”.
Trong số đồ vật bị đốt có ghế đẩu, ván, bàn thờ di động và kệ gỗ. Ngọn lửa đã làm hư hại một phần bức tường phía sau và làm hư hỏng bức tượng Đức Trinh Nữ Loreto do người sáng lập nhà nguyện tặng, hài cốt được an táng ở đó cũng bị phá hoại.
“Chúng tôi có một bức tượng Đức Mẹ Loreto, một bức tượng bằng gỗ tuyệt đẹp, và toàn bộ chiếc kệ nơi Mẹ được đặt, cũng được làm bằng gỗ, đã bị đốt cháy. Bức ảnh, tạ ơn Chúa, vẫn ổn, chúng tôi sẽ phải loại bỏ rất nhiều bồ hóng”, vị linh mục giải thích.
Đơn khiếu nại đã được gửi đến đồn cảnh sát Pehuajó và đồn cảnh sát Larroque.
Source:Catholic News Agency
Thông điệp của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô: Chính Thống Giáo Nga lầm đường lạc lối
Đặng Tự Do
17:16 05/09/2023
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không nao núng trước các câu hỏi liên quan đến các quyết định của Tòa Thượng phụ Đại kết, đặc biệt là liên quan đến việc trao Tomos cho Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.
Nhân dịp cử hành Lễ Năm mới theo lịch Phụng Vụ của Giáo hội, Đức Thượng Phụ Đại kết Bácthôlômêô đã chủ trì Phụng vụ Thánh, cùng với Đức Giám mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thượng phụ Đại kết đã đề cập đến các sáng kiến và nỗ lực của Tòa Thượng Phụ Đại kết nhằm củng cố sự hiệp nhất và hợp tác của các Giáo hội Chính thống Tự trị, mà kết quả của nó là việc triệu tập Đại hội đồng Chính Thống Giáo ở Crete vào năm 2016.
“Thật không may, nỗ lực hiệp nhất và hợp tác này đã bị phá hủy trong những năm gần đây bởi một nền giáo hội học mới đến từ phía bắc, và một nền thần học mới, thần học về chiến tranh.”
Chính trong thần học này mà Giáo hội chị em ở Nga đã bắt đầu giảng dạy để cố gắng biện minh cho một cuộc chiến tranh phi lý, vô đạo đức, vô cớ và ác độc chống lại một quốc gia có chủ quyền và độc lập, là Ukraine. Gần hai năm nay, chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch. Không chỉ trong mối quan hệ giữa hai Giáo hội Chính thống mà cả ở trung tâm Âu Châu, chúng ta chứng kiến cảnh đổ máu hàng ngày. Hơn hai trăm nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến này, khoảng một trăm nghìn binh sĩ Ukraine và vô số dân thường. Tôi nhắc lại rằng đây là một bi kịch. Tất nhiên, điều này cũng có tác động đến mối quan hệ của các Giáo hội chị em Chính thống giáo tương ứng.
Bàn về việc Thượng Phụ Kirill ra lệnh cấm các linh mục Chính Thống Giáo cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, và cấm không được hiệp thông thánh thể, Đức Thượng Phụ nói: “Việc Giáo hội Nga làm gián đoạn việc Hiệp thông gây tổn hại cho Tòa Thượng phụ Đại kết, là không thể chấp nhận được và không thể giải thích được. Chúng ta không thể lấy Bí tích Thánh Thể làm công cụ để gây áp lực lẫn nhau và buộc các Giáo hội khác phải a dua theo nền giáo hội học mới này. Người anh em Thủ đô Kyiv và toàn bộ Ukraine là nạn nhân. Ngài chứng kiến đàn chiên của mình bị tàn sát, các thành phố và làng mạc bị phá hủy, các nhà thờ, trường học và bệnh viện bị san bằng…”
Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Về phần chúng tôi, chúng tôi làm những gì chúng tôi tin là đúng. Chúng tôi bị nhiều Giáo hội chị em khác nhau chỉ trích và kêu gọi Tòa Thượng phụ Đại kết triệu tập lại một Hội đồng Toàn Chính thống hoặc Hội đồng các Thượng Phụ Chính thống để giải quyết vấn đề giáo hội Ukraine, và Tòa Thượng Phụ của chúng tôi từ chối những đề xuất này vì Tòa Thượng Phụ không thể chịu áp lực của các Giáo hội khác về một Đạo luật giáo luật mà mình đã tự đưa ra”.
“Và tôi nói Đạo luật Giáo luật, bởi vì việc trao quyền tự trị cho Giáo hội Ukraine, với 44 triệu tín hữu, nằm trong khuôn khổ các quyền và trách nhiệm của Tòa Thượng phụ Đại kết.”
“Không kể các Giáo Hội Cổ đại ở phương Đông, thì tất cả các Giáo hội Chính thống mới hơn, bắt đầu từ Giáo hội Nga, đã nhận được Tomos từ Constantinople. Tại sao Ukraine lại không nhận được nó?. Đó là vấn đề, rất đơn giản và rất rõ ràng. Vâng, chúng tôi sẽ không triệu tập một Hội đồng Toàn Chính thống hoặc Hội đồng các Thượng Phụ Chính thống, bởi vì chúng tôi không có ý định đặt các quyết định và sáng kiến của Tòa Thượng phụ Đại kết dưới sự phán xét của nền giáo hội học mới.”
Sau đó, Đức Thượng Phụ của Giáo hội Ukraine, trong một lời chào ngắn gọn, một lần nữa bày tỏ niềm vui của mình khi đến thăm Tòa Thượng phụ Đại kết. Ngài cảm ơn Đức Thượng phụ Đại kết vì sự quan tâm và tiếp tục quan tâm của Mẹ Giáo hội dành cho Ukraine.
“Nhiều người Ukraine giờ đây đã hiểu Giáo hội của chúng tôi, Giáo hội Ukraine, thực sự là gì, và Giáo hội Nga là gì, đó là lý do tại sao hầu hết người Ukraine ủng hộ Giáo hội Tự trị,” Ngài nói, và bày tỏ sự chắc chắn rằng sẽ sớm có điều đó xảy ra khi tất cả các tín hữu Chính thống Ukraine sẽ đoàn kết xung quanh Giáo Hội tự trị, cũng như quê hương của ngài sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến đang diễn ra, bởi vì, như ngài đã nói, “sự thật chinh phục, cuộc sống chinh phục và ánh sáng chinh phục bóng tối”. Cuối cùng, ngài cảm ơn Đức Thượng phụ Đại kết và tất cả những người ủng hộ Ukraine và xin tiếp tục cầu nguyện cho những người đang đau khổ ở đây.
Source:Orthodox Times
Tiến sĩ George Weigel bàn về Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá
J.B. Đặng Minh An dịch
17:17 05/09/2023
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “True And False Reconciliation”, nghĩa là “Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào đầu tháng 7, Vladimir Putin đã đến thăm một nhà thờ Chính thống giáo ở St. Petersburg, làm dấu thánh giá một cách ngoan đạo và thắp một ngọn nến. Vài giờ trước đó, hỏa tiễn của Nga đã tấn công thành phố cảng Odessa của Ukraine, phá hủy mái nhà của Nhà thờ Chính thống Chúa Hiển Dung lịch sử, đốt cháy tòa nhà và làm tan chảy một số biểu tượng bằng vàng của nó. Số lượng ngày càng ít những kẻ ngu ngốc coi Putin là vị cứu tinh của nền văn minh Thiên chúa giáo có thể suy ngẫm về hai sự kiện đặt cạnh nhau đó.
Ngay sau hành động tàn bạo này của Nga, OSV News đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine và là một nhà lãnh đạo anh hùng của dân tộc ông. Khi tôi gặp vị tổng giám mục lần đầu tiên vào năm 2011, không ai trong chúng tôi tưởng tượng được rằng, 11 năm sau, ngài sẽ xuất hiện nổi bật trong danh sách những người bị đặc vụ Nga ám sát sau cuộc chinh phục Kyiv của người Nga—hoặc rằng những con chuột chũi người Nga sẽ xâm nhập vào dàn hợp xướng nhà thờ của ngài trong vài tháng trước cuộc xâm lược Ukraine, tìm cách phát hiện các điểm yếu của Tòa Giám Mục khi quân đội diệt chủng của Nga đập phá thủ đô Ukraine.
Trải qua hơn 500 ngày chiến tranh, Đức Tổng Giám Mục đã đối mặt với một tình huống khủng khiếp bằng một quyết tâm xuất phát từ đức tin sâu sắc—niềm tin thập giá lấy Chúa Kitô làm trung tâm, thúc đẩy việc mục vụ của ngài tiếp cận các nạn nhân chiến tranh. Câu trả lời của ngài cho các câu hỏi từ Gina Christian của OSV cho phẩm chất nhân văn và mục tử của vị tổng giám mục một cách cảm động:
Bạn có thể nói gì với người mẹ đã mất con trai mình? Bạn có thể tìm được niềm an ủi nào cho một người bị hủy hoại cuộc đời vì cuộc chiến này?
Câu trả lời chỉ là có mặt, sát cánh và có thể khóc cùng họ, chia sẻ nỗi đau buồn của họ. Không phải lúc nào cũng có thể nói: “Tôi hiểu bạn”. Tôi được biết rằng khi đến thăm các binh sĩ của chúng tôi trong bệnh viện. Cụm từ khó nghe nhất đối với người lính nằm cụt hai chân là khi ai đó nói với anh ta rằng: “Tôi hiểu bạn”.
Tôi gọi đây là bí tích hiện diện – khi chúng ta hiện diện, chia sẻ nỗi đau buồn này thì chính Thiên Chúa cũng hiện diện. Nếu bạn chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau đó có thể giảm bớt. Và nếu bạn mời những người này giúp đỡ lẫn nhau, những hành động bác ái như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh....
Chúng tôi cầu nguyện tại một nơi ở Bucha nơi có nhiều vết đạn nơi nhiều cậu bé bị hành quyết. Và sau lời cầu nguyện này, chúng tôi có cơ hội ở lại vài giờ và chỉ để nói chuyện. Tôi nhớ một người đàn ông có đôi mắt xanh sâu thẳm đã im lặng. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện với anh ta và anh ta chia sẻ rằng anh ta đã đến đó để tìm thi thể của đứa con trai 22 tuổi cũng tên là Sviatoslav. Anh ta nói với tôi: “Tôi nhìn thấy con trai tôi với đôi mắt bị khoét sâu.”
Người dân Bucha nói với tôi rằng quân đội Nga đang phạm những tội ác đó để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc lớn ở Kyiv. Nếu Nga vào thành phố, Kyiv sẽ tràn ngập máu người. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một tội ác như vậy, nhưng một cách bí ẩn, chúng tôi vẫn còn sống. Tôi sẽ coi mỗi ngày trong cuộc đời mình hôm nay là một phép lạ.
Đức Tổng Giám Mục đã sử dụng phép lạ đó một cách tốt đẹp, nhất là bằng cách nhắc nhở các quan chức Vatican rằng những lời kêu gọi hòa giải ngay lập tức là sai lầm về mặt tôn giáo: “Chúng tôi không thể bị ép buộc”, ngài nói với OSV News. “Không thể áp đặt bất kỳ loại dấu hiệu hòa giải giả dối nào”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là một người hòa giải, hòa giải một cách đúng đắn. Khi chúng tôi nói chuyện dài dòng vào ngày 6 tháng 7, ngài đang trên đường đến Warsaw để tham gia một buổi lễ hòa giải chung giữa Ukraine và Ba Lan, khi hai quốc gia kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia năm 1943, trong đó các phe phái du kích Ukraine đã giết chết hàng chục nghìn dân làng Ba Lan; và người Ba Lan đã đáp lại tương tự, nếu không muốn nói là ở mức độ gây chết người tương xứng. Tại Warsaw, Đức Cha Shevchuk đã ký một tuyên bố hòa giải chung với Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, và hai người đã lặp lại cử chỉ mạnh mẽ đó vài ngày sau đó tại thành phố Lutsk của Ukraine. Ở đó, trước sự chứng kiến của các tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan và Volodymyr Zelenskiy của Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk tuyên bố: “Là những người có đức tin, chúng tôi nghe thấy trời và đất, người sống và người chết cùng nói với nhau bằng một giọng nói: chúng tôi tha thứ, và cầu xin sự thứ tha.”
Trong cuốn “Cái giá của việc làm môn đệ”, Dietrich Bonhoeffer, người tử vì đạo chống Đức Quốc xã của Tin lành Luther, đã phân biệt giữa ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá. Ân sủng rẻ tiền là “ân sủng không có thập giá, ân sủng không có Chúa Giêsu Kitô, sống và nhập thể”, trong khi ân sủng đắt giá là “sự kêu gọi của Chúa Giêsu Kitô... điều đó đắt giá vì nó phải trả giá bằng mạng sống của con người, và điều đó là ân sủng vì nó mang lại cho con người cuộc sống đích thực duy nhất.” Bonhoeffer hẳn đã thừa nhận ở Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk một mục tử sống bằng ân sủng đắt giá - và do đó có thể trở thành tác nhân của sự hòa giải thực sự.
Source:First Things
Sinh hoạt của Đức Thánh Cha sau khi trở về từ cuộc Tông du Mông Cổ
Thanh Quảng sdb
17:47 05/09/2023
Sinh hoạt của Đức Thánh Cha sau khi trở về từ cuộc Tông du Mông Cổ
Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ tới thăm Bộ Giáo lý Đức tin và cảm ơn Đức Hồng Y Luis Francisco Ladaria vì công việc của ngài trong những năm phục vụ với tư cách là Chủ tịch Thánh Bộ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Chưa đầy 24 giờ sau khi trở về từ chuyến Tông du tới Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ viếng thăm Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã công bố trong một tuyên bố rằng Đức Thánh Cha đã đến thăm Thánh Bộ vào sáng thứ Ba, khoảng 9 giờ sáng, Ngài đã gặp và cảm ơn Đức Hồng Y Luis Francisco Ladaria vì tất cả công việc ĐHY đã thực hiện trong suốt những năm trong chức vụ chủ tịch Thánh bộ.
Sau cuộc gặp với Đức Hồng Y Dòng Tên, Đức Thánh Cha cũng chào đón nhiều quan chức khác nhau trong Thánh Bộ tại Vatican.
Tháng 7 năm 2008, Đức Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức cha Ladaria, một tu sĩ Dòng Tên và nhà thần học người Tây Ban Nha, làm Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin và phong ngài lên làm Tổng Giám mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong ngài làm Chủ tịch Thánh bộ trong triều đại giáo hoàng của ngài, kế vị Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller.
Đức Tổng được phong Hồng Y vào năm 2018, Đức Hồng Y Ladaria giữ chức vụ chủ tịch Thánh bộ này từ năm 2017 đến năm 2023.
Đức Hồng Y tân cử Victor Manuel Fernández ở La Plata, Argentina, sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Ladaria, 79 tuổi, sẽ giữ chức chủ tịch thánh bộ và sẽ nhậm chức vào giữa tháng 9.
Đức Thánh Cha vừa hoàn tất chuyến tông du kéo dài 4 ngày tới quốc gia Châu Á Mông Cổ để thăm viếng một cộng đồng Công Giáo 1.500 người, chủ yếu tập trung ở thủ đô Ulaanbaatar của quốc gia này.
Chuyến viếng thăm đánh dấu chuyến tông du ra nước ngoài lần thứ 43 của Đức Thánh Cha và là quốc gia thứ 61 ngài viếng thăm với tư cách là Giáo hoàng.
Đức Thánh Cha sẽ có buổi tiếp kiến chung tại Vatican vào sáng thứ Tư (6/9/2023).
Đức Thánh Cha Phanxicô bất ngờ tới thăm Bộ Giáo lý Đức tin và cảm ơn Đức Hồng Y Luis Francisco Ladaria vì công việc của ngài trong những năm phục vụ với tư cách là Chủ tịch Thánh Bộ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Chưa đầy 24 giờ sau khi trở về từ chuyến Tông du tới Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ viếng thăm Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã công bố trong một tuyên bố rằng Đức Thánh Cha đã đến thăm Thánh Bộ vào sáng thứ Ba, khoảng 9 giờ sáng, Ngài đã gặp và cảm ơn Đức Hồng Y Luis Francisco Ladaria vì tất cả công việc ĐHY đã thực hiện trong suốt những năm trong chức vụ chủ tịch Thánh bộ.
Sau cuộc gặp với Đức Hồng Y Dòng Tên, Đức Thánh Cha cũng chào đón nhiều quan chức khác nhau trong Thánh Bộ tại Vatican.
Tháng 7 năm 2008, Đức Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức cha Ladaria, một tu sĩ Dòng Tên và nhà thần học người Tây Ban Nha, làm Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin và phong ngài lên làm Tổng Giám mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong ngài làm Chủ tịch Thánh bộ trong triều đại giáo hoàng của ngài, kế vị Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller.
Đức Tổng được phong Hồng Y vào năm 2018, Đức Hồng Y Ladaria giữ chức vụ chủ tịch Thánh bộ này từ năm 2017 đến năm 2023.
Đức Hồng Y tân cử Victor Manuel Fernández ở La Plata, Argentina, sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Ladaria, 79 tuổi, sẽ giữ chức chủ tịch thánh bộ và sẽ nhậm chức vào giữa tháng 9.
Đức Thánh Cha vừa hoàn tất chuyến tông du kéo dài 4 ngày tới quốc gia Châu Á Mông Cổ để thăm viếng một cộng đồng Công Giáo 1.500 người, chủ yếu tập trung ở thủ đô Ulaanbaatar của quốc gia này.
Chuyến viếng thăm đánh dấu chuyến tông du ra nước ngoài lần thứ 43 của Đức Thánh Cha và là quốc gia thứ 61 ngài viếng thăm với tư cách là Giáo hoàng.
Đức Thánh Cha sẽ có buổi tiếp kiến chung tại Vatican vào sáng thứ Tư (6/9/2023).
Giám mục Công Giáo Hy Lạp: Thượng hội đồng về tính đồng nghị không giống như các Thượng hội đồng phương Đông
Vũ Văn An
18:19 05/09/2023
Edward Pentin của tờ National Catholic Register, ngày 24 tháng 8 năm 2023, tường trình rằng theo Giám mục Công Giáo Byzantine người Hy Lạp Manuel Nin, Thượng hội đồng trước hết có nghĩa là đồng hành với Chúa Kitô và cảnh cáo chống lại “chủ nghĩa nghị viện Kitô giáo”.
Thực vậy, theo ngài, bất chấp những tuyên bố ngược lại, Thượng hội đồng sắp tới về tính đồng nghị không giống bất cứ thượng hội đồng nào của các Giáo hội Đông phương – nó giống một tiến trình nghị viện và thiếu mục tiêu rõ ràng và mạch lạc.
Trong một bài bình luận ngày 3 tháng 8 được đăng trên trang web của Tòa Thánh Công Giáo Hy Lạp, Đức Giám Mục Manuel Nin, giám mục tông tòa của Giáo Hội Công Giáo Byzantine Hy Lạp tại Hy Lạp, đã bày tỏ một số lo ngại về phiên khoáng đại của thượng hội đồng, sẽ diễn ra lần đầu từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, và lần thứ hai vào tháng 10 năm 2024. Cuộc họp sắp tới đánh dấu một bước đột phá đáng kể so với các kỳ họp thượng hội đồng trước đó trong đó một nhóm giáo dân tham gia được chọn, nay, sẽ được phép bỏ phiếu.
Đức Giám Mục Manuel thừa nhận rằng việc thực thi quyền lực này có “chiều kích đồng nghị” ở điểm các quyết định được đưa ra ở “cấp độ tập thể hoàn toàn thuộc về các giám mục của thượng hội đồng”, nhưng ngài nhấn mạnh rằng nếu phương Tây hiểu tính đồng nghị là nơi “mọi người, giáo dân và giáo sĩ, cùng hành động với nhau để đi đến một số quyết định mang tính giáo hội, tín lý, giáo luật, kỷ luật, bất kể đó là gì, thì rõ ràng là tính đồng nghị như vậy không hề hiện hữu ở phương Đông”.
Ngài cảnh cáo rằng tính đồng nghị trong tất cả các Giáo hội Kitô giáo, cả Đông lẫn Tây, không thể là một kiểu phản ảnh thế giới hiện đại, theo đó Giáo hội trở nên giống như một “nền dân chủ phương Tây hiện đại, có thể là nghị viện, nơi mọi người có thể nói mọi điều”. Ngài nói, đời sống của Giáo hội “chưa bao giờ là một hình thức dân chủ trong đó mọi người quyết định mọi việc theo nguyên tắc đa số”.
Ngài tiếp tục, “Chủ nghĩa nghị viện Kitô giáo” như vậy có thể dẫn đến việc xây dựng một “giáo hội học hình piramít”, bởi vì nó đã mời gọi rất nhiều giáo dân và những người không phải là giáo sĩ tham gia vào quyền bầu cử, gạt ra ngoài lề hoặc quên đi tính hợp đoàn giám mục trong các vấn đề quản trị và đời sống của Giáo Hội.
Ngài lưu ý thêm rằng “thiếu sự minh xác rõ ràng” về ý nghĩa của tính đồng nghị, và nhận xét rằng toàn bộ diễn trình, bắt đầu ở cấp quốc gia và lục địa vào năm 2021-22, là một nơi “mà bất cứ ai cũng có thể bày tỏ ý kiến về bất cứ điều gì, thậm chí đề xuất các vấn đề và ý kiến thường được để cho độc quyền của Giám mục Rôma.”
Ngài nói rằng với tư cách là một giám mục Công Giáo Đông phương, điều khiến ngài đặc biệt bối rối là những tuyên bố của “nhiều” người, “thậm chí cả những người có thẩm quyền”, những người từng nói: “Các bạn ở phương Đông luôn có tính đồng nghị” không giống như Giáo hội ở phương Tây.
“Nhưng chúng ta đang nói về tính đồng nghị nào?” Đức Giám Mục Manuel đã hỏi và cảnh cáo về việc nhầm lẫn giữa tính đồng nghị với tính hợp đoàn giám mục của các công đồng trong các Giáo hội Đông phương.
Ngài nói, điều vừa nói “gắn liền với việc thực thi thẩm quyền, thừa tác mục vụ, phục vụ trong các Giáo hội Kitô giáo, diễn ra trong phiên họp các giám mục thuộc một Giáo hội đặc thù và do một thượng phụ, tổng giám mục hoặc thủ đô đứng đầu”.
Ngài nói: “Các quyết định trong các Giáo hội này được đưa ra bởi phiên họp giám mục (hầu như luôn được gọi là “thượng hội đồng” hoặc đôi khi là “hội đồng các giáo phẩm”) thuộc một Giáo hội Đông phương. Và ngài giải thích rằng những cuộc họp như vậy được triệu tập bởi các giám mục chủ tọa nhằm đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến “cuộc hành trình Kitô giáo được các mục tử thực hiện vì lợi ích của các tín hữu, về mặt thiêng liêng và vật chất”.
Ngược lại, ngài lưu ý rằng Thượng hội đồng về tính đồng nghị là một “cuộc thăng cấp tập thể” các giáo dân và giáo sĩ nhưng ngài tự hỏi: “Để đi đến đâu? Để đạt được mục đích gì?” Ngài cũng đặt ra câu hỏi: những người tham gia đi với ai?
Ngài chỉ ra rằng chữ synod xuất phát “trực tiếp từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là bước đi với”, nhưng ngài nói thêm rằng điều phải được “làm rõ ngay lập tức để suy nghĩ của chúng ta về tính đồng nghị không đi lạc lối” là ý nghĩa và mục tiêu thực sự của giới từ tiếng Hy Lạp syn (“với”). Ngài viết: “Nó không ám chỉ ‘cuộc hành trình’ mà ám chỉ ‘ai đó’ cùng thực hiện và hoàn thành hành trình đó. “Nó là đối tượng hoặc con người mà ‘với họ’ giới từ ‘syn’ kết nối chúng ta và mang chúng ta lại với nhau.”
Đức Giám Mục Manuel nhấn mạnh nó không đề cập đến con đường, cũng không đề cập đến giáo dân hay giáo sĩ, nhưng giới từ syn “kết nối chúng ta là những Kitô hữu và đưa chúng ta đến với một Ngôi vị là Chúa Kitô”.
Cùng Hành Trình Với Chúa Kitô
Ngài nói, “Do đó, cần làm rõ điều đầu tiên: đó không phải là ‘cuộc tuần hành của tất cả mọi người với nhau’ mà là ‘cuộc tuần hành của tất cả mọi người cùng với Chúa Kitô’. Chúng ta đừng quên rằng điều ‘với Chúa Kitô’ này được hoàn thành trong Giáo hội, được nuôi dưỡng và sinh động bởi Thánh Thể là Mình và Máu quý giá của Người”.
Ngài nói tiếp, tính đồng nghị ở phương Đông và phương Tây là một kinh nghiệm sống động, và hành trình “đồng nghị” luôn là một phần của đời sống Kitô hữu bởi vì cuộc sống của mỗi người đã được rửa tội là một “cuộc hành trình cùng với Chúa Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống.” Ngài nói, việc bước đi của những người đã được rửa tội với Chúa Kitô này là “điều quan trọng cần nhấn mạnh”, và đó là điều cần được “khôi phục lại vào vị trí hàng đầu trong đời sống Kitô hữu của chúng ta”.
Ngài nhắc lại câu chuyện được cho là của Thánh Antôn Cả, một giáo phụ sa mạc của Giáo hội sơ khai, người nghĩ rằng những dấu chân trên cát là của mình, chỉ để khám phá ra rằng chúng không thuộc về ngài mà thuộc về “Người đi bên cạnh Antôn và người nâng đỡ ngài trong những lúc yếu đuối.”
Đức Giám Mục Manuel cũng nhắc lại đời sống đơn tu, cả ở phương Đông và phương Tây, như một “mô hình của tính đồng nghị” cho phép người ta “được Tin Mừng hướng dẫn”, cùng với những hướng dẫn tâm linh trần thế, để “đồng hành với Chúa Kitô trong việc tìm kiếm Thiên Chúa." Ngài kể câu chuyện về cố Hồng Y Giacomo Biffi của Bologna, người đã cảnh cáo trong Năm Thánh 2000 về mối nguy hiểm “che khuất hoặc thậm chí quên mất Đấng là lý do duy nhất cho Năm Thánh”.
Kết thúc bằng câu hỏi, “Vậy thì tính đồng nghị là gì?” Đức Giám Mục Manuel nói rằng đối với ngài, đó là “cuộc hành trình của tất cả chúng ta, những người đã được rửa tội trong Chúa Kitô, những người nghe Tin Mừng của Người, cử hành đức tin của chúng ta, lãnh nhận ân sủng của Người trong các bí tích, thậm chí qua anh chị em của chúng ta - một cuộc hành trình chắc chắn cùng với nhau, đôi khi được hướng dẫn và đồng hành bởi bàn tay, hoặc thậm chí được các mục tử của chúng ta vác trên vai, theo bước chân của Đấng là đường, là sự thật và là sự sống.”
Đức Giám Mục Manuel nhắc lại, Thượng Hội đồng là “cuộc hành trình với Chúa Kitô”, Đấng là “người bạn đồng hành duy nhất của tất cả chúng ta với tư cách là thành viên của Thân thể Người là Giáo hội.
Ngài nói thêm: “Đừng bao giờ quên danh tính của vị chủ tế [Chúa Kitô]”.
Văn Hóa
MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU HỎI VỀ CHÚA GIÊSU: CÂU 51-55
Vũ Văn An
18:55 05/09/2023
Câu hỏi 51: Giáo Hội bắt đầu có từ bao giờ? Con nghĩ Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội chúng ta có ngày nay.
Giáo Hội chúng ta có ngày nay là sản phẩm của hai ngàn năm lịch sử. Giáo Hội liên tục với các truyền thống của quá khứ nhưng trong tư cách hiện thân sống động của các truyền thống này qua các thời đại, Giáo Hội đã thích ứng và biến đổi dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Thế nhưng sứ mệnh nền tảng được trao cho Giáo Hội từ thời các Tông đồ vẫn luôn y hệt: công bố tin mừng rằng Thiên Chúa đã nâng Chúa Giêsu dậy từ cõi chết, hiện thân tin mừng này trong chính các mối tương quan nội bộ cộng đồng và bí tích, và phục vụ thế giới trong đó Giáo Hội sống bằng cách biến đổi các tương quan bản thân và các cơ cấu xã hội bằng các giá trị tin mừng biện phân được trong Chúa Thánh Thần. Như thế, Giáo Hội như chúng ta biết được phát sinh trong cảm nghiệm phục sinh. Giáo Hội sống trong sự hiện diện của Chúa Sống lại, Đấng ở với Giáo Hội cho đến tận cùng thời gian (Mt 28:20).
Thế nhưng Giáo Hội này được gọi là một “cộng đồng môn đệ”. Nó không phải là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô nếu không bén rễ và đặt cơ sở nơi Chúa Giêsu thành Nadarét. Như thế, dù, trong thừa tác vụ lịch sử của Người, Chúa Giêsu không chính thức thiết lập Giáo Hội như chúng ta biết ngày nay, càng không đặt để một loại thiết kế liên quan tới khuôn khổ cai trị hay đời sống bí tích tương lai, nhưng việc Người công bố vương quốc, cách Người sống cuộc sống của Người, các quan tâm của Người đối với việc biến đổi bản thân và xã hội là những thành phần cấu thành việc Kitô giáo tự hiểu về chính mình. Sứ mệnh của Chúa Giêsu là được sai đến với “những con chiên lạc nhà Israel” (Mt 15:24). Người kêu gọi nhóm mười hai như một biểu tượng của Israel đổi mới. Người du hành qua các làng mạc và thị trấn của dân Người, tìm cách đem vào lòng họ sự biến đổi này sẽ đổi mới và lên sinh lực lại cho Israel và do đó thể hiện ơn gọi đích thực của họ làm ánh sáng cho Dân Ngoại.
Tôi nghĩ chúng ta phải thừa nhận rằng Người đã thất bại, sứ mệnh của Người lãnh nhận từ Chúa Cha đã kết thúc trong bác bỏ, thất bại và cái chết. Phục sinh biểu hiệu một sự sống mới, một khởi đầu mới, đúng hơn, một sáng thế mới (2Cr 5:17; Gl 6:15) đối với cả Người lẫn những kẻ thuộc về Người trong đức tin phục sinh. Giáo Hội sau phục sinh dần dần tiến đến chỗ tự hiểu về mình không những như sự ứng nghiệm thực sự các lời hứa đã ban cho Israel, những lời hứa vẫn còn đó theo Thánh Phaolô trong thư gửi tìn hữu Rôma (các chương 9-11), mà còn như Israel mới đã thay thế Israel cũ theo Tin Mừng Gioan và thư gửi tín hữu Do Thái trong đó điều này là một chủ đề mạnh mẽ và trung tâm. Vì tất cả những điều này, Giáo Hội vẫn biết rằng Đấng Mêxia của mình đã được sai đến với dân tộc Israel của Người. Chúa Giêsu tin Thiên Chúa của Ápraham, của Isaác và của Giacóp. Các tín hữu của Người là con cái của cùng một Thiên Chúa ấy. Đối với người Do Thái giáo, người Kitô giáo và người Hồi giáo, Ápraham là cha chung của chúng ta trong đức tin. Bác bỏ gốc rễ Do Thái của Giáo Hội là bác bỏ chính Chúa Giêsu.
Câu hỏi 52: Tại sao Chúa Giêsu lại khắc nghiệt như thế với các môn đệ của Người, bảo họ ghét gia đình họ và không trở về nhà nói lời tạm biệt, hay chôn người chết?
Các lời Chúa Giêsu nói về việc làm môn đệ gây ngỡ ngàng cho cả người cùng thời với Người: không có chỗ đặt đầu nghĩa là một căn nhà; không thi hành bổn phận thánh thiêng nhất là chôn cất cha ruột mình; không cả việc về nhà để nói lời tạm biệt với gia đình mình (Lc 9:57-62)! Tệ hơn nữa là câu nói xa hơn chút nữa trong Tin Mừng Luca: “Bất cứ ai đến với tôi mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em, đúng, và cả chính sự sống, không thể là môn đệ của tôi” (Lc 14:26tt).
Trong Linh Thao, Thánh Inhaxiô nói đến “sự bình tâm” (indifference). Ngài không có ý nói đến điều từ ngữ trong tiếng Anh muốn nói tới nghĩa là thái độ không quan tâm hay việc thụ động mặc nhận điều xẩy đến cho mình hay cho gia đình mình. Thánh Inhaxiô là con người sôi nổi, giống như Chúa Giêsu. Ngài có ý nói đến việc can dự sâu xa và triệt để vào tình yêu Thiên Chúa, có tính bản thân và sâu xa đến nỗi mọi điều khác trên trái đất, chỉ có ý nghĩa và tầm quan trọng trong ánh sáng của mối liên hệ này. Do đó, tốt hơn nên dịch chữ “bình tâm” là thái độ “triệt để một tâm một trí” (radical single-mindness) giống con chó mong đợi mẩu bánh từ bàn ăn rơi xuống, bằng trọn mọi chú ý và mong chờ của hữu thể nó (Mc 7:28 tt). Sự tập trung trọn hữu thể này được nhìn nhận là đức tin (Mt 15:28). Chúa Giêsu không hề bác bỏ vẻ đẹp, sự tốt lành, và đáng mong ước của gia đình, mái ấm và lòng tôn kính đối với cha mẹ. Tình yêu Thiên Chúa không hề bác bỏ hay tiêu diệt sự tốt lành của cuộc sống con người. Đúng hơn, chính tình yêu Thiên Chúa trong tâm hồn chúng ta giúp chúng ta và lên sinh lực để ta yêu thương người khác một cách thực sự thỏa mãn.
Đối với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, thái độ “triệt để một tâm một trí” này mang hình dạng cụ thể của việc công bố và làm việc cho Nước Thiên Chúa. Các quan tâm khác, thậm chí cả chính sự sống, sẽ được nhìn trong ánh sáng thích đáng của nó và được đem đến thành toàn nếu các môn đệ tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức chính trực của Người trước nhất (Mt 6:25-33). Cuối cùng, nên lưu ý rằng việc triệt để một tâm một trí này áp dụng cho tất cả những người tự cho là theo chân Chúa Giêsu, bất luận họ theo Chúa trên đường sứ vụ hay tiếp tục ở lại trong nhà họ (xem câu hỏi 29). Không phải chỉ dành cho các linh mục hay tu sĩ như các thế hệ sau này đôi khi nghĩ như vậy.Điều gọi là “các lời khuyên của Tin Mừng” tức khó nghèo, khiết tịnh, và vâng lời cũng dành cho mọi Kitô hữu, mặc dù, lối sống lên khuôn cho họ tùy thuộc vào ơn gọi đặc thù của mỗi người.
Câu hỏi 53: Nếu Chúa Giêsu được sai đến để công bố Nước Thiên Chúa, tuy nhiên, đã thất bại, liệu Người có biết hết rằng Người sẽ chết cho chúng ta không?
Chúng ta vốn chủ trương rằng trong cuộc sống lịch sử và nhân bản của Người, Chúa Giêsu là một con người giống chúng ta trong mọi sự, chịu thử thách và cám dỗ như chúng ta. Điều này có nghĩa Người cảm nghiệm các hoài nghi và không chắc chắn, Người phải dò dẫm cách tốt nhất để thông truyền sứ điệp của Chúa Cha đã trao cho Người, Người phải tín thác vào thánh ý Chúa Cha khi sự việc không diễn ra như mong đợi, Người phải đối diện với khả thể thất bại và chết chóc. Ta có thể tưởng tượng rằng sự chống đối và thù nghịch ngày càng gia tăng mà Người trải nghiệm sẽ dẫn Người đến chỗ cân nhắc không những khả thể mà còn là việc chắc sẽ chết một cách không êm thấm. Một cách thực sự có tính tiên tri, cuộc khủng hoảng bị con người bác bỏ khơi dậy niềm hy vọng được Thiên Chúa biện giải nghĩa là bất chấp điều gì xẩy ra, Thiên Chúa cũng biện hộ sứ mệnh của Người và mang vương quốc tới chỗ hoàn thành. Đối với Chúa Giêsu, đây có lẽ là ý nghĩa của hình ảnh “Ngày của Con Người” (Lc 17:24). Trong sách Đanien, “người giống như Con Người” (7:14) nghĩa là hình người ngược với 4 con vật vốn tượng trưng cho quyền lực đế quốc đang bách hại Dân Thiên Chúa, đến trước ngai Thiên Chúa và tiếp nhận sự biện giải. Y như thế, Chúa Giêsu cũng phải tin tưởng rằng Cha Người sẽ biện giải cho Người.
Do đó, Chúa Giêsu là một con người của đức tin tin rằng “mọi sự đều khả hữu” cho những ai có đức tin (Mc 9:23), cho Thiên Chúa (Mc 10:27), và cho Abba của Người (Mc 14:36). Đối với người dù chỉ có một đức tin giống hạt mù tạc, không gì là bất khả cả. Người như vậy có thể di chuyển trái núi cứng lòng của con người (Mt 17:20) và nhổ cây có rễ sâu của lòng bất khoan dung của con người (Lc 17:6). Đức tin có sức mạnh khó tin như hạt mù tạc vốn nhỏ nhất trong các thứ hạt nhưng vẫn phát sinh ra những bụi cây lớn nhất (Mc 4:31-32). Chúa Giêsu không biết chính xác Người sẽ chết khi nào, ở đâu và cách nào, nhưng Người biết rằng quyền lực Thiên Chúa (Mc 12:24) và sức mạnh của đức tin (Mc 5:36) sẽ chiến thắng sợ hãi và sự chết và đem lại sự sống mới. Nét cảm động trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn cây dầu là nhu cầu thấm thía của Người muốn tìm được sức mạnh để mãi trung thành với Thiên Chúa tình yêu và sự sống ngay trước nỗi sợ và sự chết. Lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha (như trong Lc 11:4tt) có thể có nghĩa: Xin ban cho chúng con sức mạnh để đừng sai phạm trong lúc bị thử thách! Chúa Giêsu và các môn đệ của Người thẩy đều cần sức mạnh như thế.
Câu hỏi 54: Nhưng há Chúa Giêsu đã không tiên đoán cái chết của Người trước khi nó xẩy ra đó hay sao?
Trong Tin Mừng Máccô, sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin (8:27-30), Chúa Giêsu nói với các môn đệ 3 lần rằng Con Người phải chịu đau khổ lớn lao, bị bác bỏ và giết chết, và sẽ trỗi dậy sau 3 ngày (Mc 8:31; 9:31; 10:33-34). Mátthêu và Luca theo chân Máccô trong việc này. Cả Gioan cũng có lời tiên đoán ba lần này (Ga 3:14-15; 8:28; 12:32), nhưng trong hình ảnh riêng của ngài về Con Người “được nâng lên” nghĩa là tôn vinh trên thập giá. Với Máccô, cũng như Gioan, thập giá là lúc hay “giờ” trong đó, bản sắc đích thực của Chúa Giêsu được biểu lộ trọn vẹn và sau cùng. Các lời tiên đoán là một dự ứng của giờ đó và tiếp tục tối tăm và gây ngạc nhiên cho đến khi các biến cố thực sự xẩy ra. Trong Máccô, chẳng hạn, sau khi Phêrô nói rằng “Thầy là Đấng Mêxia”, Chúa Giêsu lập tức ra lệnh cho các ông không được nói cho ai về Người nghĩa là về bản sắc đích thực của Người, vì ngay các môn đệ cũng chưa có thể hiểu được rằng “Đấng Mêxia” với Người là Đấng Mêxia chịu đóng đinh. Trước nhất, Chúa Giêsu phải dạy các ông về sự cần thiết của thập giá, điều mà Phêrô lập tức bác bỏ và là điều sau đó trở nên dịp để huấn giáo về việc vác thập giá và theo chân Người. Đó là ý nghĩa của việc làm môn đệ đích thực. Mẫu mực tiên đoán, bác bỏ và huấn giáo này về việc làm môn đệ đã được lặp lại 3 lần, với những thay đổi. Rõ ràng, đây là phần giáo huấn chính của toàn bộ Tin Mừng Máccô. Trọng điểm tôn giáo và thần học ngài muốn đưa ra rất rõ ràng: Các Kitô hữu chúng ta sẽ không bao giờ hiểu Chúa Giêsu là ai và một cách không thể tách biệt chúng ta là ai trong tư cách môn đệ ngoại trừ chúng ta sẵn lòng vác thập giá và tự cảm nghiệm việc Người chịu chết ra sao (Mc 15:39). Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể thực sự nói được rằng Người là “Đấng Kitô” và là “Con Thiên Chúa”. Các danh hiệu này chỉ có ý nghĩa đích thực của chúng dưới ánh sáng thập giá. Như thế, không phải các danh hiệu giải thích ý nghĩa của Chúa Giêsu cho chúng ta. Đúng hơn, chính thập giá mới mang lại ý nghĩa cho các danh hiệu này. Giống như các dụ ngôn của Chúa Giêsu (xem câu hỏi 35), Tin Mừng Máccô không mang lại cho chúng ta thông tin nhưng kêu gọi chúng ta tiến tới chỗ tham dự đường tới thập giá của Chúa Giêsu.
Liệu các lời tiên đoán, dưới một hình thức nào đó, có dẫn trở lại chính Chúa Giêsu không? Chứng tá của cả bốn Tin Mừng mạnh mẽ cho thấy có. Tôi thấy quan điểm của Joachim Jeremias có tính thuyết phục, ông cho rằng nằm ở bên dưới lời tiên đoán ở Mc 9:31a có một điều bí ẩn độc đáo trong tiếng Aram: “Con Người sẽ bị nộp vào tay con cái loài người”. Đây là một lối chơi chữ dùng “Con Người” không phải như một tước hiệu Kitô học chính thức nhưng như một tham chiếu đại loại (generic) với nghĩa đại khái “một người giống như tôi” nghĩa là một người có sứ mệnh và kinh nghiệm đặc thù như tôi có. Theo nghĩa này, nó chỉ không những Chúa Giêsu mà tất cả những ai tham dự vào sứ mệnh của Người trong tư cách môn đệ. Trên môi miệng Chúa Giêsu, câu nói có thể là điều bí ẩn có tính tiên tri nhằm chuyển tải kinh nghiệm khủng hoảng và tranh chấp hiện tại có thể bao gồm cả khả thể chết một cách đầy bạo lực. Dù sao, cũng có thể không phải là những tiên đoán rõ ràng sau sự kiện nay chúng ta có trong các Tin Mừng. Chúa Giêsu vẫn phải tin rằng Thiên Chúa sẽ cung cấp giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Hình ảnh của Người cho giải pháp này là “Ngày của Con Người” (Lc 17:24).
Câu 55: Tại sao có quá nhiều chống đối chống lại Chúa Giêsu? Tại sao người Do Thái muốn giết Chúa Giêsu? Và điều đó có tạo khác biệt gì đối với người La Mã không?
Trước nhất, chúng ta phải thận trọng đối với các phạm trù chúng ta sử dụng. Trong các Tin Mừng nhất lãm, cụm từ “Người Do Thái” (Jews) chủ yếu được sử dụng ám chỉ tấm bảng trên thập giá: “Vua Người Do Thái”. Các địch thù chính của Chúa Giêsu là các nhà lãnh đạo dân: các thượng tế, luật sĩ và biệt phái, phe Hêrốt (mặc dù cuối cùng, các môn đệ cũng đào ngũ Người và đám đông quay qua chống lại Người do sự xúi bẩy của các nhà lãnh đạo). Trong Tin Mừng Gioan, cụm từ “Người Do Thái” thường được sử dụng như một tóm tắt thuận tiện để chỉ mọi kẻ chống đối Chúa Giêsu. Chẳng may, trong lịch sử Kitô giáo sau đó, cụm từ này được lựa chọn và sử dụng như một biện minh cho lịch sử bài Do Thái khủng khiếp và bi thảm. Ta nên lưu ý điều này: trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu được gọi là “một Người Do Thái” (4:9), “ơn cứu độ phát xuất từ người Do Thái” (4:22), và có những người Do Thái tin vào Người (8:31;11:45; 12:11). Dĩ nhiên, không những Chúa Giêsu mà tất cả các môn đệ đầu tiên của Người, như Phêrô và nhóm mười hai, đều là người Do Thái.
Như thế, Chúa Giêsu là một người Do Thái bị mang đến cái chết bởi một số người Do Thái khác coi Người như một đe dọa đối với quyền lực và đặc ân của họ. Về phương diện lịch sử, hình như Chúa Giêsu có mối liên hệ tương đối tương đắc với các luật sĩ và biệt phái, vì với họ, Người có thể tham dự các cuộc đàm luận nghiêm túc về lề luật. Các mô tả về luật sĩ và biệt phái trong các Tin Mừng như các địch thủ chính có thể liên hệ tới sự kiện này: sau việc phá hủy Đền Thờ vào năm 70, tôn giáo của Israel sống sót trong tư cách Do Thái Giáo của các giáo sĩ [rabbi], hậu duệ biểu kiến của các luật sĩ và biệt phái trong tư cách duy trì và giải thích lề luật (xem câu hỏi 29). Các Tin Mừng được viết vào cuối qúy thứ ba của thế kỷ thứ nhất và thường phản ảnh các tranh cãi mà các tác giả và cộng đoàn của họ đang đương đầu lúc đó.
Chúa Giêsu rất có thể đã đối đầu với sự chống đối mạnh mẽ nhất của giai cấp qúy phái của Đền Thờ (Các thượng tế và phái Sađốc) và các ông vua bù nhìn (Nhà Hêrốt) vì họ cấu kết với các lực lượng La Mã chiếm đóng và lệ thuộc vào người La Mã để có vị thế quyền lực và giầu có. Chúa Giêsu thách thức cơ cấu quyền lực thời Người bằng lời kêu gọi cho có một Israel đổi mới và được tái sinh lực hóa trở lại có khả năng lật đổ bá quyền của người quyền thế và tạo ra một loại cộng đồng mới mẻ, do đó, đã loan báo việc xuất hiện của Vương quốc Thiên Chúa chống lại vương quốc của Xêda hay những người hợp tác với ông ta. Điều dễ thấy là người La Mã tri nhận sự đe dọa đối với các tư tế và nhà Hêrốt như sự đa dọa đối với hệ thống của họ và do đó coi Chúa Giêsu như một tên phản loạn (xem câu hỏi 39).
VietCatholic TV
Dồn dập tin chiến bại, Gerasimov bất tỉnh. Bắc Hàn liên minh với Nga. Tướng đầu trọc tái xuất hiện
VietCatholic Media
03:04 05/09/2023
1. Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Nga ngất xỉu sau khi bị một Thiếu Tướng Nga chỉ trích
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Army Chief 'Fainted' After Angry Rant from Subordinate: Audio 'Leak'“, nghĩa là “Audio bị rò rỉ cho thấy Tư lệnh quân đội Putin 'ngất xỉu' trước cơn thịnh nộ của cấp dưới”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một đoạn âm thanh được cho là đã bị rò rỉ ra bên ngoài, vị tướng hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, đã “ngất xỉu” sau khi bị một viên tướng cấp dưới hiện đã bị sa thải mắng chửi một cách giận dữ.
Kênh Telegram VChK-OGPU, có quan hệ chặt chẽ với lực lượng an ninh Nga, cho biết họ thu được một tin nhắn âm thanh bị rò rỉ có sự tham gia của Thiếu tướng Ivan Popov, từng là chỉ huy Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 58, nhưng đã bị cách chức vào tháng 7.
Popov cho biết trong một tin nhắn do nghị sĩ Nga Andrei Gurulyov công bố rằng ông đã bị sa thải khỏi vị trí chỉ huy sau khi nói sự thật về giới lãnh đạo cao nhất của Điện Cẩm Linh và về tình hình ở vùng Zaporizhia của Ukraine.
Các nguồn tin của Nga, bao gồm cả kênh Telegram VChK-OGPU, hiện khẳng định rằng các cấp dưới cũ của Popov đóng quân ở tiền tuyến ở Zaporizhia đã liên lạc với ông trong bối cảnh có các thất bại quân sự liên tục.
“Các sĩ quan của Tập đoàn quân 58, không đợi sự hỗ trợ từ bộ chỉ huy mới và Bộ Tổng tham mưu, đã tìm đến cựu chỉ huy Ivan Popov của họ. Đáp lại, Tướng Popov kêu gọi các sĩ quan giữ vững lập trường và chỉ báo cáo sự thật”, kênh này cho biết.
Kênh này đã xuất bản một đoạn ghi âm dài 23 giây được cho là liên quan đến việc Popov nhớ lại cuộc trò chuyện giữa anh với Gerasimov trước khi bị sa thải.
Trong đoạn ghi âm, Popov nói với một người: “Bạn và tôi hoàn toàn giống nhau ở điểm này, đó là phải nói sự thật. Đặc biệt là khi bạn có những người lính phía sau và đột nhiên bạn có mạng sống của 1.000 người trong tay.”
“Nếu tôi hèn nhát, thì tôi sẽ nhìn vào mắt binh lính và sĩ quan của mình, tôi sẽ mất thể diện suốt đời và sẽ không bao giờ tha thứ cho sự hèn nhát này của mình.”
“Tôi mắng thậm tệ đến mức thằng chết tiệt Gerasimov ngất đi. Đó là một cuộc trò chuyện thẳng thắn”, ông nói.
Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của audio và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích về cuộc xung đột ở Ukraine ngày 2 tháng 9 rằng việc Popov liên lạc với cấp dưới cũ của mình, nếu đúng, cho thấy rằng người thay thế ông đã không chiếm được lòng tin của họ “bởi vì ông ấy là kém năng lực hơn hoặc vì ông ta kém thẳng thắn hơn với lãnh đạo cao cấp của Nga về những thách thức liên tục mà lực lượng phòng thủ Nga phải đối mặt ở phía tây Zaporizhia.”
Gerasimov cũng từng phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cố giám đốc Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay vào ngày 23/8.
Prigozhin đã cáo buộc Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về tội “phản quốc” vì không cung cấp đủ đạn dược và hỗ trợ cho các chiến binh của anh ta khi họ dẫn đầu chiến dịch chiếm thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine.
2. Cuộc xâm lược của Putin ngày càng không được ưa chuộng. Cựu lính đánh thuê Wagner bị tấn công trọng thương ở Nga vì chiến đấu ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ex-Wagner Mercenary 'Beaten, Shot' in Russia for Fighting in Ukraine”, nghĩa là “Cựu lính đánh thuê Wagner bị đánh, bị bắn ở Nga vì đánh nhau ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một người đàn ông Nga vừa trở về từ tiền tuyến ở Ukraine sau khi chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nhóm Wagner đã bị đánh đập, bị bắn và phải vào bệnh viện ở vùng Rostov của Nga hôm Chúa Nhật, theo truyền thông địa phương.
Người đàn ông được hãng tin địa phương 161.ru xác định là Vyacheslav K., 28 tuổi, được cho là đã bị bắn ở thành phố Bataysk trong khu vực, nằm gần biên giới Nga với Ukraine. Báo chí đưa tin anh ta vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Nhóm bán quân sự, Tập đoàn Wagner, đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều tháng trong nỗ lực của Nga nhằm chiếm giữ thành phố công nghiệp Bakhmut ở vùng Donetsk của Ukraine. Nhóm cung cấp chiến binh cho thuê đã ngừng hoạt động ở đất nước bị chiến tranh tàn phá sau khi thủ lĩnh quá cố của nhóm, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại những nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh vào ngày 24/6 đã qua đời trong một tai nạn máy bay.
Vyacheslav được cho là đã phục vụ ở Phi Châu nhiều lần với Tập đoàn Wagner; và gần đây đã đóng quân ở Ukraine trước khi trở về Nga.
Người thân của anh nói với một Kênh Telegram của Nga rằng một người đàn ông không rõ danh tính đã bắn ít nhất 12 viên đạn vào anh sau một cuộc ẩu đả tại một công viên địa phương, và một viên đạn đã găm vào đầu anh.
Các nhân chứng nói với kênh này rằng trong cuộc xung đột, Vyacheslav đã bị “xúc phạm” vì tham gia vào cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Thống đốc vùng Rostov, Vasily Golubev, thông báo trên kênh Telegram của mình rằng một vụ án hình sự đã được mở ra liên quan đến một “vụ tấn công” chống lại “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Thống đốc không xác định được người tham gia là ai.
Cục khu vực của Bộ Nội vụ cho biết, một vụ án đã được mở về hành vi côn đồ.
Cảnh sát được cho là đang truy lùng tay súng đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Điện Cẩm Linh hôm 27/8 cho biết các xét nghiệm di truyền xác nhận ông Prigozhin, giám đốc Tập đoàn Wagner, là một trong 10 người thiệt mạng khi chiếc máy bay do ông sở hữu bay từ Mạc Tư Khoa đến St. Petersburg bị rơi gần làng Kuzhenkino ở vùng Tver của Nga vào ngày 23/8.
Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa rõ ràng, mặc dù một số báo cáo chưa được xác nhận cho thấy máy bay bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ, trong khi những báo cáo khác cho rằng có một vụ nổ trên máy bay.
Ukraine đã phủ nhận trách nhiệm, trong khi Điện Cẩm Linh nói rằng suy đoán cho rằng Prigozhin, 62 tuổi, bị giết theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin là “hoàn toàn dối trá”.
Prigozhin được an nghỉ trong một lễ chôn cất riêng ở St. Petersburg vào ngày 30 tháng 8.
3. Quan chức Mỹ nói Kim Chính Ân có thể gặp Putin ở Nga trong tháng này
Tin tức về cuộc gặp có thể xảy ra với nhà lãnh đạo Triều Tiên được đưa ra khi Điện Cẩm Linh đang cố gắng mua thêm thiết bị quân sự cho cuộc chiến ở Ukraine.
Một quan chức Mỹ hôm thứ Hai cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân có thể sớm tới Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin khi Điện Cẩm Linh cố gắng mua thiết bị quân sự để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Hoa Kỳ tin rằng ông Kim sẽ thực hiện chuyến đi trong tháng này nhưng không chắc chắn chính xác địa điểm và thời gian cuộc gặp sẽ diễn ra. Thành phố cảng Vladivostok ở Thái Bình Dương có thể sẽ là địa điểm được chọn do nơi này tương đối gần với Triều Tiên.
Hoa Kỳ lưu ý rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tới Bình Nhưỡng vào tháng trước và cố gắng thuyết phục Triều Tiên bán đạn pháo cho Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi có thông tin rằng ông Kim Chính Ân mong muốn các cuộc thảo luận này sẽ tiếp tục, bao gồm cả sự tham gia ngoại giao cấp lãnh đạo ở Nga”.
Mỹ đang thúc giục Triều Tiên “chấm dứt đàm phán vũ khí với Nga và tuân thủ các cam kết công khai mà Bình Nhưỡng đã đưa ra là không cung cấp hoặc bán vũ khí cho Nga”.
Shoigu cho biết hôm thứ Hai rằng hai nước có thể tổ chức các cuộc tập trận chung.
Tờ New York Times lần đầu tiên đưa tin rằng ông Kim dự định gặp ông Putin ở Nga trong tháng này.
Tòa Bạch Ốc tuần trước cho biết họ có thông tin tình báo cho thấy ông Putin và ông Kim đã trao đổi thư từ sau chuyến thăm của ông Shoigu. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết các bức thư “chỉ ở mức độ bề ngoài” nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và Triều Tiên về việc bán vũ khí đang tiến triển.
4. Bộ trưởng Quốc phòng của Putin cho biết Nga thảo luận về cuộc tập trận chung với Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết Nga đang thảo luận về việc tổ chức các cuộc tập trận chung với Triều Tiên.
“Tại sao không, đây là hàng xóm của chúng ta. Có một câu nói cổ của người Nga: bạn không chọn hàng xóm của mình và tốt hơn hết là hãy sống hòa bình và hòa thuận với hàng xóm.”
Khi được hỏi về khả năng tập trận chung giữa hai nước, ông nói rằng chúng “tất nhiên” đang được thảo luận.
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap trước đó dẫn cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết ông Shoigu đã đề xuất với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhất rằng hai nước sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân cùng với Trung Quốc.
Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 và thử nhiều hỏa tiễn khác nhau trong những năm gần đây nhưng hiếm khi tổ chức tập trận quân sự với các nước láng giềng.
Mỹ và đồng minh Hàn Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên, điều mà Triều Tiên tố cáo là chuẩn bị cho chiến tranh chống lại nước này.
Sergei Shoigu cũng cho biết Nga đã hủy bỏ cuộc tập trận quân sự Zapad quy mô lớn trong năm nay vì cuộc chiến ở Ukraine.
“Không, năm nay chúng tôi đang tập trận ở Ukraine”, hãng thông tấn nhà nước Ria dẫn lời ông Shoigu trả lời một câu hỏi.
Lần cuối cùng Nga tổ chức cuộc tập trận Zapad nghĩa là phương Tây với đồng minh Belarus là vào tháng 9 năm 2021, 5 tháng trước khi nước này tấn công Ukraine. Lúc đó người ta nói rằng có 200.000 quân tham gia.
Bộ Quốc phòng Anh tuần trước cho biết họ tin rằng Nga sẽ không tổ chức cuộc tập trận trong năm nay vì nước này không có đủ binh sĩ và trang thiết bị để tổ chức trong thời gian tham chiến.
5. Nhà báo Nga đoạt giải Nobel sẽ thách thức trước tòa quyết định của Bộ Tư pháp Nga chỉ định ông là “đặc vụ nước ngoài”
Nhà báo Nga và người đoạt giải Nobel Hòa bình Dmitry Muratov sẽ tạm thời từ chức tổng biên tập tờ Novaya Gazeta để thách thức việc chỉ định “đặc vụ nước ngoài” gần đây của ông trước tòa, hãng tin độc lập của Nga đưa tin hôm thứ Hai.
Muratov đã gây chú ý vào năm ngoái khi công bố kế hoạch bán đấu giá huy chương Giải Nobel Hòa bình của mình để quyên tiền cho người tị nạn Ukraine.
Các nhà phê bình lập luận rằng Bộ Tư pháp Nga hôm thứ Sáu đã bổ sung Muratov vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” theo luật ngăn cản quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt ở nước này.
“Muratov hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Bộ Tư pháp và sẽ đệ đơn kiện,” Novaya Gazeta Europe, cơ quan truyền thông có trụ sở tại Latvia được thành lập vào năm 2022 sau khi luật kiểm duyệt liên quan đến chiến tranh của Nga buộc tổ chức ban đầu phải giảm đáng kể quy mô hoạt động ở quốc gia.
Phó tổng biên tập hiện tại Sergey Sokolov sẽ trở thành quyền tổng biên tập của Novaya Gazeta, bài báo tiếp tục.
6. Quân đội cho biết Nga không kích các tòa nhà dân cư khi nỗ lực phản công của Ukraine tiếp tục
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba mùng 5 tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự khác đã bị tấn công bởi một loạt cuộc tấn công của Nga hôm thứ Hai.
Nga đã tiến hành 5 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 68 cuộc không kích, bắn 42 lần từ các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí quân sự của Ukraine và các khu vực đông dân cư khác.
Ông cho biết các cuộc tấn công đã gây ra thương vong và thương tích cho dân thường tại vùng Zaporizhzhia, nơi hơn 15 địa phương bị tấn công, bao gồm Mala, Tokmachka, Orikhov, Robotyne và Stepnohirsk.
Nga cũng đã tiến hành một cuộc không kích gần Budarky ở khu vực Kharkiv và hơn 10 địa phương đã bị pháo kích trong khu vực Kupiansk, ông nói thêm.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết lực lượng Ukraine đã có thể đẩy lùi các cuộc tấn công ở khu vực phía bắc Klishchiivka thuộc vùng Donetsk. Lực lượng Phòng vệ Ukraine cũng tiến hành các hoạt động tấn công ở khu vực Melitopol hôm thứ Hai, bao gồm 11 cuộc tấn công vào các vị trí của Nga và hai cuộc tấn công vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không.
7. Hành động theo tiếng nói lương tâm phi công Nga lái máy bay sang Ukraine đầu hàng
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là DI, đã công bố một cuộc phỏng vấn với một người đàn ông được xác định là phi công trực thăng Nga đã đào tẩu vào tháng trước - và mang theo chiếc trực thăng chiến đấu Mi-8 của anh ta.
DI nêu tên người phi công là Maxim Kuzminov, người đã giải thích trong cuộc phỏng vấn về cách anh ta lên kế hoạch đào tẩu.
“Tôi đã liên hệ với đại diện tình báo Ukraine, giải thích tình huống của mình và họ đưa ra lựa chọn này: 'Chúng tôi bảo đảm an toàn cho bạn, bảo đảm các tài liệu mới, bảo đảm bồi thường bằng tiền, một phần thưởng'“, phi công nói.
Phi công cho biết anh đã thảo luận thêm chi tiết với các quan chức Ukraine và bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến bay của mình.
Anh ta tiếp tục kể rằng trong một chuyến bay, “Tôi nhận ra rằng mình đang ở gần biên giới. Tôi đã chuyển tiếp vị trí của mình. Tôi nói: 'Hãy thử xem, tôi không ở xa đâu'. Và sau khi đưa ra quyết định cuối cùng, tôi bay ở độ cao cực thấp ở chế độ im lặng vô tuyến. Không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra với tôi cả… Tôi bay vào Ukraine, hạ cánh, họ gặp tôi và giải thích mọi thứ cho tôi.”
Hiện chưa rõ hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn, nhưng viên phi công dường như đã nói chuyện thoải mái.
Phản bác lại câu chuyện chính thức của Nga, ông nói: “Sự thật là không có Đức Quốc xã hay phát xít nào ở đây. Những gì đang xảy ra ở đây thực sự là một sự ô nhục. Giết người, nước mắt, máu. Mọi người chỉ đơn giản là giết nhau. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm về chuyện này và tôi không muốn trở thành một phần của nó.”
“Những gì đang diễn ra bây giờ chỉ đơn giản là nạn diệt chủng người dân Ukraine. Cả tiếng Ukraine và tiếng Nga. Động cơ hành động của tôi là không góp phần vào những tội ác này. Ukraine chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này đơn giản vì người dân rất đoàn kết. Trước đây họ không như thế này, nhưng bây giờ họ rất đoàn kết. Cả thế giới đang giúp đỡ họ, bởi vì trước hết, mạng sống con người cần được quý trọng.”
Phi công cũng kêu gọi những người Nga khác trong quân đội đào tẩu sang Ukraine.
“Bạn sẽ được chu cấp cho đến hết cuộc đời. Bạn sẽ được mời làm việc ở mọi nơi, bất kể bạn làm gì. Đơn giản là bạn sẽ khám phá được một thế giới đầy màu sắc,” anh nói.
CNN chưa thể xác minh danh tính của phi công. Nhưng Agenstvo, một kênh Telegram độc lập của Nga, cho biết họ đã tìm thấy hồ sơ mạng xã hội của Kuzminov và anh ta là phi công tấn công của trung đoàn trực thăng biệt lập số 319 của Quân khu miền Đông.
8. Tướng Nga 'lần đầu tiên được nhìn thấy' công khai kể từ cuộc binh biến Wagner vào tháng 6
Tướng Sergei Surovikin, người chưa được nhìn thấy công khai kể từ cuộc binh biến thất bại của ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin vào tháng 6, dường như đã xuất hiện trở lại.
Ostorozhno Media đã công bố một bức ảnh của cựu chỉ huy hàng không vũ trụ cùng với vợ ông đang đi mua sắm, được chụp hôm thứ Hai tại Mạc Tư Khoa.
Tháng 8 vừa qua Nga đã chính thức sa thải Tướng Sergei Surovikin khỏi chức vụ chỉ huy lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Sự ủng hộ công khai của Prigozhin dành cho Surovikin, người được coi là đồng minh của lực lượng công ty quân sự tư nhân Wagner trong Bộ Quốc phòng Nga, đã đặt ra câu hỏi liệu ông ta hoặc các chỉ huy cao cấp khác có hỗ trợ cuộc binh biến hay ít nhất là có biết trước về kế hoạch của Prigozhin hay không.
Surovikin, một chỉ huy nổi tiếng, trước đây bị đồn là đã bị quản thúc tại gia, bị thẩm vấn hoặc thậm chí bị đưa vào nhà tù Lefortovo khét tiếng.
“Tướng quân Ngày Tận Thế” tiếp quản cuộc chiến đang chững lại của Putin ở Ukraine vào tháng 10 năm ngoái trong bối cảnh lo ngại rằng ông sẽ sử dụng các chiến thuật mà ông đã sử dụng ở Syria để tấn công đất nước này.
Anh ta có biệt danh ớn lạnh vì vai trò đẫm máu của mình ở quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá khi các lực lượng dưới quyền chỉ huy của anh ta giết chết hàng nghìn dân thường và san bằng thành phố Aleppo.
Các nhà điều tra trước đó đã nói với tờ The Sun Online rằng “Dùng hơi ngạt, bom thùng và các vũ khí chiến tranh kinh dị khác, anh ta đã kiếm được khối tài sản đẫm máu của mình”.
Nhiều báo cáo nói rằng Surovikin đã bị bắt và bị thẩm vấn không lâu sau khi anh ta phát hành một đoạn video ngắn kêu gọi những người lính đánh thuê ngừng nổi loạn.
Người ta đồn rằng ông ta đã biết về âm mưu của Wagner nhằm lật đổ các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Nga - một tuyên bố mà các nguồn tin tình báo Hoa Kỳ đã xác nhận với tờ New York Times.
Một nguồn tin nói với Moscow Times: “Rõ ràng, Surovikin đã chọn phe của Prigozhin trong cuộc nổi loạn, và họ đã tóm lấy anh ta.”
9. Nga tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào vùng Dnipropetrovsk của Ukraine
Nga đã tấn công khu vực Dnipropetrovsk của Ukraine bằng máy bay không người lái, một quan chức quân sự Ukraine cho biết hôm thứ Hai.
Serhii Lysak, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự khu vực, cho biết sáu máy bay không người lái đã bị lực lượng phòng không phá hủy, nhưng một cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng đã gây ra hỏa hoạn ở Dnipro.
Ông cho biết không có thương vong nào được báo cáo.
Lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Hai cho biết 23 trong số 32 máy bay không người lái Shahed do Nga phóng tới Dnipropetrovsk và Odesa đã bị phá hủy.
Các quan chức Ukraine cho biết đêm thứ hai liên tiếp, máy bay không người lái của Nga đã tấn công các cảng sông Danube ở Odesa, đó là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở kể từ khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải vào tháng 7.
10. Putin nói Nga không từ chối đàm phán về xung đột Ukraine
Trong bài phát biểu ngắn gọn về cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không từ chối đàm phán về cách chấm dứt chiến tranh.
“Tôi muốn nói rằng Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán và bây giờ chúng tôi cũng không từ chối”, ông Putin nói.
Ông nói thêm rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đặt ra câu hỏi về các cuộc đàm phán về cuộc chiến trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hôm thứ Hai.
Đáp lại, Putin cho biết cuộc phản công của Ukraine đã thất bại và bây giờ họ nên đàm phán với Nga.
Các nhà lãnh đạo Ukraine thừa nhận cuộc phản công diễn ra chậm chạp, nhưng trong những ngày gần đây, quân đội Ukraine cho biết họ đã giành được chiến thắng ở khu vực Zaporizhzhia phía đông nam, xuyên thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga.
Putin và các nhà lãnh đạo Nga khác luôn cố gắng chứng tỏ họ là những người yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng đàm phán; và phía Ukraine là những kẻ hiếu chiến. Tuy nhiên, chớ có nhầm. Chính Putin là kẻ bắt đầu cuộc xâm lược vô cớ và vô lý chống lại Nga. Đồng thời, trong khi phía Ukraine đã đưa ra kế hoạch 10 điểm cho hòa bình tại Ukraine, Nga không có một kế hoạch hòa bình chính thức nào, ngoài một đề nghị của Medvedev.
Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, Medvedev nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện
11. Nga lại nhắm vào các cảng Danube khi Putin chuẩn bị thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc với Erdogan
Các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “quy mô lớn” vào khu vực sông Danube của Ukraine trong đêm thứ hai liên tiếp, các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Hai, chỉ vài giờ trước khi tổng thống Nga dự kiến gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc quan trọng ở Hắc Hải.
Lực lượng Phòng vệ miền Nam Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 17 máy bay không người lái, nhưng cuộc tấn công ở khu vực Odesa đã làm hư hại nhiều mục tiêu, bao gồm cả nhà kho và thiết bị nông nghiệp.
Lực lượng này cho biết: “Đối phương một lần nữa đã tấn công một cách ngang ngược và mạnh mẽ vào phía nam vùng Odesa”. “Một cuộc tấn công quy mô lớn trong đêm của máy bay không người lái Shahed-136 nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở khu vực Danube.” Không có báo cáo về thương vong, nó nói thêm.
Oleh Kiper, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự khu vực Odesa, báo cáo thiệt hại ở quận Izmail, nơi có một trong những cảng Danube chính của Ukraine.
Theo các quan chức Ukraine, nó diễn ra một ngày sau khi Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cảng Reni của sông Danube khiến hai người thiệt mạng.
Các cuộc không kích là nỗ lực mới nhất của Mạc Tư Khoa nhằm vào cơ sở hạ tầng vận chuyển của Ukraine kể từ tháng 7, khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải cho phép các tàu Ukraine vượt qua sự phong tỏa của Nga đối với các cảng Ukraine và di chuyển an toàn qua tuyến đường thủy tới Thổ Nhĩ Kỳ. eo biển Bosporus để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước đó cho biết Nga sẽ sẵn sàng tham gia lại sáng kiến ngũ cốc ngay khi nhận thấy những bảo đảm rằng những lợi ích đã hứa với Mạc Tư Khoa sẽ được thực hiện.
12. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói Ukraine cần “làm dịu đi đường lối” để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải với Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hôm thứ Hai rằng Ukraine cần phải “làm dịu đi đường lối” để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải mà Nga đã rút khỏi vào tháng 7.
“Để có thể có những bước đi chung với Nga, Ukraine cần mềm mỏng hơn trong đường lối. Đặc biệt là bây giờ, ngũ cốc sẽ được gửi đến các nước Phi Châu nghèo đói kém phát triển nhất là điều rất quan trọng”, ông Erdogan nói trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau cuộc gặp ở Sochi.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm: “Putin không chấp thuận nếu 44% ngũ cốc xuất sang các nước Âu Châu”.
Ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị một đề xuất mới với Liên Hiệp Quốc để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc, trong đó có “những cải tiến quan trọng”.
Ông nói: “Từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, tôi tin rằng chúng tôi sẽ có thể sớm đạt được giải pháp đáp ứng được kỳ vọng liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc”.
Thỏa thuận ngũ cốc trước đó mà Nga rút lui được làm trung gian bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Nó kéo dài khoảng một năm và cho phép ngũ cốc và lúa mì trị giá hàng tỷ USD được vận chuyển an toàn ra khỏi Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá qua Hắc Hải.
Nếu Nga không xâm lược Ukraine và không bao vây Hắc Hải thì thế giới không cần đến sáng kiến ngũ cốc ở Hắc Hải.
Nga cho rằng họ đã đình chỉ sáng kiến ngũ cốc ở Hắc Hải vì Liên Hiệp Quốc đã không đáp ứng một nửa còn lại của thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine. Cụ thể, theo lời của Putin, ông ta ra lệnh đình chỉ việc tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải vì Liên Hiệp Quốc không thực hiện giao ước được công bố trước đó. Theo giao ước này, Nga đòi phải loại bỏ mọi trở ngại đối với các ngân hàng Nga, các tổ chức tài chính hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Điều này bao gồm kết nối ngay lập tức của họ với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT.
Vấn đề là tất cả các ngân hàng Nga, mọi ngân hàng đều có thể cho rằng mình đang “hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón”. Thành ra, yêu cầu của Nga về thực chất là loại bỏ mọi trở ngại đối với mọi ngân hàng và phải kết nối mọi ngân hàng Nga với hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT. Nếu như thế, Nga sẽ có đủ tài chính để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine và tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến tài chính của Nga đều trở thành vô nghĩa. Liên Hiệp Quốc đề nghị Nga thành lập một ngân hàng con, một ngân hàng duy nhất chịu trách nhiệm hỗ trợ cung cấp thực phẩm và phân bón. Nga đã bác bỏ điều này.
Một giải pháp khả thi đối với an ninh lương thực thế giới là không cần đến Nga tham gia vào sáng kiến này. Thổ Nhĩ Kỳ hay NATO sẽ hộ tống các tầu chuyên chở ngũ cốc ra vào các cảng của Ukraine. Thấy trước rằng kế hoạch này sẽ được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, Nga tấn công ồ ạt vào các cơ sở lưu trữ ngũ cốc tại Odesa.
Hành động tàn bạo này của Nga ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thực phẩm cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng từ Ukraine, đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á. Nó làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực và có nguy cơ làm tăng thêm lạm phát lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp.
13. Putin đổ lỗi cho phương Tây về sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải và nói rằng Nga buộc phải rút lui
Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho phương Tây về sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải và cho biết, ngay cả sau khi Mạc Tư Khoa rút lui, thị trường toàn cầu vẫn không thiếu lương thực. Nhận xét của ông được đưa ra sau vài giờ hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Hai.
Putin nói: “Nói một cách nhẹ nhàng, Phương Tây đã lừa dối chúng tôi về các mục tiêu nhân đạo bằng sáng kiến nhân đạo Hắc Hải nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển”.
Khi rời khỏi thỏa thuận, Nga cho biết những cam kết bảo đảm về xuất khẩu nông sản và phân bón của họ đã không xảy ra.
“Như tôi đã nói trước đây, chúng tôi đơn giản bị buộc phải đưa ra quyết định này”, ông Putin nói, đề cập đến việc không gia hạn thỏa thuận.
“Rõ ràng, việc chấm dứt thỏa thuận không ảnh hưởng đến thị trường sản xuất toàn cầu và tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh điều này. Dù họ có nói gì về điều này thì giá ngũ cốc vẫn tiếp tục giảm, không hề có tình trạng thiếu lương thực. Đúng là có vấn đề với sự phân phối công bằng của nó. Nhưng điều này không liên quan gì đến cái gọi là thỏa thuận ngũ cốc”, Putin nói.
Tổng thống Nga mô tả cuộc gặp với ông Erdogan “được tổ chức trong bầu không khí mang tính xây dựng và giống như kinh doanh”.
Putin cho biết ông đã nói với ông Erdogan rằng Nga “sẽ sẵn sàng xem xét khôi phục thỏa thuận ngũ cốc” và nói về việc cung cấp ngũ cốc miễn phí của Nga cho một số nước Phi Châu.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ làm như vậy ngay khi tất cả các thỏa thuận dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được thực hiện đầy đủ”.
Erdogan cho biết ông tin rằng ông và Putin sẽ có thể đạt được một giải pháp về thỏa thuận ngũ cốc và sẽ “sớm đáp ứng được kỳ vọng”.
Putin cho biết cuộc họp hôm thứ Hai cũng bao gồm việc thảo luận về các dự án năng lượng và khí đốt chung.
Ngay giữa Giáo Đô Rôma, Mafia mưu sát một linh mục Công Giáo. Cảnh sát Salem: Nhà thờ Oregon bị đốt
VietCatholic Media
05:24 05/09/2023
1. Vụ cháy nhà thờ Công Giáo Oregon được xác định là do đốt phá; nghi phạm bị bắt
Sở Cảnh sát Salem đã xác định rằng vụ hỏa hoạn dữ dội tàn phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Oregon vào sáng sớm thứ Năm là do đốt phá và thông báo rằng nghi phạm đã bị bắt giữ.
Nghi phạm Billy James Sweeten, 48 tuổi, hiện đang bị cảnh sát giam giữ tại Nhà tù Quận Marion.
Theo thông cáo báo chí hôm thứ Năm của Sở Cảnh sát Salem, vụ hỏa hoạn ngày 31 tháng 8 đã phá hủy thánh đường của Nhà thờ Thánh Giuse ở Salem, Oregon, bắt đầu từ một thùng rác trong khuôn viên nhà thờ.
Ngọn lửa từ thùng rác nhanh chóng lan lên mái nhà thờ, gây thiệt hại nặng nề cho thánh đường nhà thờ.
Trong vòng một giờ kể từ khi Sở cứu hỏa Salem đến hiện trường vào khoảng 2:30 sáng, họ đã yêu cầu hỗ trợ thêm vì đám cháy đã leo thang đến “tình trạng báo động cấp 4”, đây là một đám cháy đặc biệt dữ dội cần có phản ứng đáng kể. Ngọn lửa đã được nâng cấp lên mức báo động cấp 5 vào buổi sáng.
Một linh mục giáo xứ đã phải được lực lượng cứu hỏa di tản khỏi khu vực nhưng theo thông cáo của cảnh sát, ngài không bị tổn hại gì.
Lực lượng cứu hỏa đã làm việc trong nhiều giờ để dập tắt ngọn lửa, dập tắt thành công ngọn lửa vào cuối buổi sáng nhưng nhà thờ bị thiệt hại không thể khắc phục được.
Nói chuyện với các phóng viên của Fox 12 Oregon vào sáng sớm thứ Năm, cha sở của nhà thờ Thánh Giuse, là Cha Jeff Meeuwsen, cho biết “nhà thờ gần như đã bị thiêu rụi hoàn toàn.”
Cha Meeuswen nói: “Tôi rất buồn vì chúng tôi đã mất nhà thờ, rất buồn. Nhưng nhà thờ không chỉ là một tòa nhà mà còn là một điểm tựa tâm linh của người dân. Người dân nhà thờ Thánh Giuse sẽ hiệp lại với nhau xây dựng ngôi thánh đường mới.”
Được thành lập vào năm 1853, Bhà thờ Thánh Giuse ở Salem là một trong những cộng đồng giáo xứ lâu đời nhất ở Oregon. Nhà thờ hiện tại được xây dựng vào năm 1953. Đây là một trong tám giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Portland tổ chức Thánh lễ bằng tiếng Latinh truyền thống.
Angela Hedrick, nhân viên thông tin công cộng của Sở Cảnh sát Salem, xác nhận với CNA rằng vụ hỏa hoạn là do đốt phá và Sweeten hiện đang bị giam tại Nhà tù Quận Marion.
Thông cáo báo chí của cảnh sát cho biết “do các tình tiết đáng ngờ của vụ hỏa hoạn, các thám tử đốt phá từ Đơn vị Tội phạm Trọng tội của Cảnh sát Salem đã đến hiện trường để điều tra, dẫn đến việc bắt giữ Billy James Sweeten.”
Sweeten hiện đang phải đối mặt với cáo buộc đốt phá cấp độ một. Đốt phá cấp độ một là trọng tội loại A ở Oregon.
Hedrick nói với CNA rằng do chính sách của quận, cô không thể bình luận thêm về động cơ gây cháy của Sweeten. Cô cho biết vụ việc hiện đang nằm trong tay biện lý quận địa phương.
Theo Salem Reporter, Sweeten “có tiền sử phạm tội lâu dài với các tiền án từ năm 1994”.
Phóng viên Salem cũng cho biết, mới đây vào ngày 24 tháng 8, anh ta đã bị buộc tội xâm nhập trái phép vào phương tiện cơ giới và tội phạm hình sự cấp độ hai. Anh ta đã không xuất hiện trong buổi buộc tội dự kiến vào ngày 28 tháng 8.
Theo Salem Reporter, Sweeten trước đây đã bị buộc tội đốt phá sau khi phóng hỏa ngôi nhà của một phụ nữ vào năm 2021, mặc dù cáo buộc đã được bác bỏ như một phần của thỏa thuận nhận tội.
Hơn 300 người cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ bị đốt cháy
Douglas Markwell, giám đốc truyền thông của Tổng Giáo phận Portland, nói với CNA rằng hơn 300 tín hữu từ cộng đồng giáo xứ đã tập trung dâng Thánh lễ tại bãi đậu xe vào ngày xảy ra vụ cháy. Thánh lễ được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Portland Alexander Sample.
Source:Catholic News Agency
2. Tòa án Nga kết án một linh mục Chính thống ba năm tù vì chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine. Bộ Tư pháp Nga khẳng định ngài đã cúi đầu nhận tội
Hôm thứ Sáu 1 tháng 9, một tòa án Nga kết án một linh mục Chính thống ba năm tù vì chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine. Bộ Tư pháp Nga cho rằng vị linh mục này đã “cúi đầu nhận tội”. Ngài cũng bị “tước quyền phát biểu trên Internet trong hai năm”
Linh mục người Nga, Cha Ioan Kurmoiarov, người chỉ trích cuộc tấn công ở Ukraine, đã bị kết án ba năm tù, một tòa án ở St. Petersburg cho biết hôm thứ Sáu.
Thông qua một tuyên bố được đưa ra trên Telegram, Bộ Tư pháp Nga bảo đảm rằng vị linh mục này “đã bị kết án vì đã phạm tội, đương sự đã cúi đầu nhận tội, và tòa án đã tuyên án ba năm tù giam tại một nhà tù hình sự”.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Cha Ioann Kurmoiarov, một linh mục và tu sĩ của Giáo Hội Chính thống Nga sống ở Saint Petersburg, đã tố cáo trên YouTube những gì ngài cho là hành vi xâm lược của Nga vào một quốc gia có chủ quyền, và kêu gọi các tín hữu Kitô lên án cuộc xâm lược vô cớ và vô lý.
“Vì điều này, vào ngày 1 tháng 4 năm 2022, ngài bị Thượng Phụ Kirill huyền chức xuống bậc giáo dân. Vào ngày 7 tháng 6, Cha Ioan Kurmoiarov bị bắt và bị buộc tội cố ý phổ biến thông tin sai lệch”
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chỉ có một số linh mục của Giáo hội Chính thống ở Nga, với 300 triệu tín hữu trên thế giới, lên tiếng công khai chống lại cuộc tấn công dữ dội của quân đội Điện Kremlin.
Một chiến dịch đàn áp các giáo sĩ vì quan điểm của họ liên quan đến cuộc xung đột cũng đã được báo cáo.
Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga Kirill, một đồng minh trung thành của Vladimir Putin, đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ cuộc chiến và ép buộc hàng giáo sĩ Chính Thống Giáo Nga cũng phải làm như thế.
Hầu hết tất cả các đối thủ chính trị của Putin đều bỏ trốn khỏi đất nước hoặc bị bắt, như người nổi tiếng nhất trong số họ, là Alexei Navalni, bị kết án 19 năm tù vào tháng 8.
3. Ngay giữa Giáo Đô Rôma Mafia ám sát một linh mục Công Giáo
Giáo phận Rôma đã bày tỏ sự ủng hộ đối với linh mục chống Mafia, Cha Antonio Coluccia và ca ngợi công việc mục vụ can đảm của ngài sau nỗ lực ám sát ngài ở Rôma.
“Thay mặt Giáo phận Rôma, tôi bày tỏ với Cha Antonio Coluccia và những người cận vệ của ngài sự đoàn kết hoàn toàn của tôi đối với những gì đã xảy ra vào ngày 29 tháng 8 tại khu phố Tor Bella Monaca,” Đức Cha Baldassare Reina, Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Rôma nói.
Hôm thứ Ba, Cha Coluccia đang tham gia một cuộc tuần hành ở ngoại ô Rôma vì luật pháp, trật tự và chống lại Mafia thì một người đàn ông đi xe máy chạy về phía ngài và khi nhận ra ngài, hắn đã cố gắng tông xe vào ngài. Cố gắng bảo vệ vị linh mục, một thành viên cận vệ của ngài đã bị thương. Trong lúc lộn xộn, cảnh sát Ý đã nổ súng trúng vào cẳng tay kẻ tấn công.
Tor Bella Monaca là khu phố có sự hiện diện dày đặc của Mafia và là nơi buôn bán ma túy. Cha Coluccia đã đấu tranh chống nghiện ma túy và tội phạm từ năm 2012, khi ngài biến một biệt thự của Mafia bị tịch thu thành một phòng chống ma túy dành cho cộng đồng.
Các thẩm phán Ý coi vụ tấn công Cha Coluccia gần đây là một “âm mưu ám sát” do Mafia tổ chức. Vị linh mục được giới trẻ trong khu vực mô tả là người vui tính và tận tâm với cộng đồng của mình: “Ngài nói chuyện với mọi người, mỉm cười và trao huy chương Đức Trinh Nữ cho người xin lời khuyên của ngài”.
“Cha Antonio đã thực hiện công việc mục vụ của mình trong nhiều năm bên cạnh những người trẻ đang trải qua tình trạng khó chịu vì nghiện ma túy, lên tiếng chống lại những kẻ tiếp tục gieo rắc cái chết và bán sự lừa dối,” Đức Cha Reina nói trong một thông cáo báo chí
Ngài nhấn mạnh rằng: “Những hành động đe dọa như hành động hôm qua sẽ không làm Cha Antonio nản lòng trong sứ mệnh nhạy cảm của mình. … Thời đại chúng ta phải sống, với sự phát tán ngày càng tràn lan của các chất độc hại, đòi hỏi nỗ lực phối hợp để phẩm giá sự sống con người được khẳng định, trẻ em được bảo đảm môi trường lành mạnh và an toàn, và thách thức giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc, nhận thức được kho tàng bao la của giới trẻ cho hiện tại và tương lai của xã cộng đoàn ta”
“Sự hung hăng sẽ không ngăn cản được tôi. Tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến mà tôi đang thực hiện chống lại tội phạm kiểm soát các địa điểm buôn bán ma túy ở San Basilio, Quarticciolo và Tor Bella Monaca”, Cha Coluccia nói với Bộ trưởng Nội vụ Matteo Piantedosi và cảnh sát trưởng Rôma, Vittorio Pisani, là người đã gọi hỏi thăm ngài ngay sau vụ tấn công.
Vào tháng 9 năm 2021, danh hiệu “cảnh sát danh dự” đã được trao cho Cha Coluccia vì vị linh mục quản xứ đã xuất sắc khi đấu tranh chống tội phạm với Phúc Âm trong tay. Trong hơn 25 năm, Cha Coluccia đã chiến đấu ở các vùng ngoại vi của Ý, trong các khu ổ chuột và sau khi trời tối, trên các đường phố nơi buôn bán cocaine và crack.
Mỗi đêm ngài chọn một khu vực khác nhau, xuất hiện “để thu hút bọn trẻ và đưa chúng đến chơi, nói chuyện với giới trẻ” và anh ta sử dụng loa phóng thanh để cầu nguyện và âm nhạc. Ngài nói với Vatican News vào năm 2022: “Mục vụ của tôi là đường phố. Chúng ta phải bảo vệ những người này: Những người trẻ chết vì dùng thuốc quá liều này thuộc về chúng ta với tư cách là Giáo hội. Và chúng ta có thể tự hỏi chúng ta có thể gần gũi với họ hay không.”
Cha Coluccia cho biết ngài tìm thấy nguồn cảm hứng trong cuộc đời của một linh mục khác: Cha Pino Puglisi, được phong chân phước vào ngày 25 tháng 5 năm 2013. Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây đã kỷ niệm 30 năm cái chết của vị linh mục bị Mafia ám sát ở Palermo, một “vị tử đạo vì đức tin,” và sự cam kết của ngài đối với người nghèo và giới trẻ nhằm đưa họ ra khỏi thế giới tội phạm.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi công việc của Puglisi và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau hợp tác để xây dựng một xã hội công bằng và huynh đệ.
Source:Catholic News Agency
Bakhmut: Quân Putin lâm nguy. Nga lại hù hạt nhân. Kế độc của Kyiv. Sợ drone, Nga ngụy trang máy bay
VietCatholic Media
16:16 05/09/2023
1. Ukraine đạt được thắng lợi phản công ở Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Makes Counteroffensive Gains in Bakhmut”, nghĩa là “Ukraine đạt được thắng lợi phản công ở Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ukraine cho biết lực lượng của họ đã đạt được những tiến bộ trong tuần qua khi cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ bị Nga tạm chiếm bước sang tháng thứ tư.
Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Maliar hôm thứ Hai cho biết quân đội Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi gần Klishchiivka, cách thị trấn Bakhmut đang bị giao tranh ác liệt ở tỉnh Donetsk khoảng 3 dặm.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng Ukraine đã “tiến tới gần Bakhmut và phía tây tỉnh Zaporizhia” vào Chúa Nhật và đoạn phim được định vị địa lý cuối tuần qua cho thấy Kyiv đã kiểm soát Klishchiivka.
Maliar cho biết họ cũng đã tiến về Novoprokopivka, phía nam Robotyne, khu định cư ở tỉnh Zaporizhzhia mà Kyiv cho biết họ đã chiếm lại vào tuần trước. Cô báo cáo rằng trong tuần qua, lực lượng Ukraine đã giải phóng khoảng 1,15 dặm vuông và 18 dặm vuông trong khu vực kể từ khi cuộc phản công bắt đầu vào khoảng ngày 4 tháng Sáu.
“Đối phương đang ở thế phòng thủ ở hướng Zaporizhzhia và Kherson”, Maliar cho biết, theo một bản dịch, đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng Nga đang pháo kích các mục tiêu quân sự và dân sự của Ukraine ở các khu vực Zaporizhzhia, Kherson và Mykolaiv.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết lực lượng Ukraine đang tiếp tục tấn công về hướng Melitopol, một phần của “cầu đất liền” dọc Biển Azov tới Crimea bị tạm chiếm.
Nga đã không thành công khi cố gắng chiếm lại các vị trí đã mất ở tỉnh Donetsk và Luhansk trong khi ở phía nam, lực lượng của họ đang “chịu tổn thất đáng kể về nhân lực, vũ khí và trang thiết bị, tái bố trí các đơn vị, quân đội và sử dụng lực lượng dự bị”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Cơ quan cố vấn ISW lưu ý rằng phát ngôn nhân của Nhóm Lực lượng Tavriisk Ukraine Oleksandr Shtupun đã nói rằng quân đội Ukraine đã đạt được thành công theo hướng Verbove mà Ukraine được cho là đang nhắm tới làm mục tiêu tiếp theo.
Giữa các báo cáo về lợi ích của Ukraine, Nga cho biết máy bay hải quân của Hạm đội Hắc Hải đã phá hủy 4 tàu quân sự do Mỹ sản xuất chở lính dù Ukraine đang tiến về Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các tàu này đang đi về hướng Mũi Tarkhankut trước khi bị phá hủy ở phía tây bắc Hắc Hải, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
Trong khi đó, quyền lãnh đạo của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk Denis Pushilin nói với kênh truyền hình Rossiya-24 rằng lực lượng Ukraine đã phải chịu tổn thất lớn về quân đội và thiết bị theo hướng Avdeevsky ở tỉnh Donetsk, TASS đưa tin.
Hôm thứ Hai, Nga cũng cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ hai máy bay không người lái của Ukraine trong đêm, một chiếc trên Hắc Hải gần Crimea và chiếc thứ hai trên khu vực Kursk.
2. Đài truyền hình nhà nước Nga đe dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Threatens Nuclear Strike on US”, nghĩa là “Đài truyền hình nhà nước Nga đe dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã đưa ra lời đe dọa hạt nhân mới nhất chống lại phương Tây liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, cảnh báo rằng Mỹ có thể gặp nguy hiểm trước một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga.
Igor Korotchenko, biên tập viên tờ báo National Defense và là khách mời thường xuyên của kênh Russia 1, nơi các vị khách đã nhiều lần kêu gọi tấn công các đồng minh của Ukraine, đã bất ngờ đưa ra những lời chỉ trích về cách hành động của Nga trong cuộc chiến.
“Nga đang được cảnh báo và đe dọa rằng nếu chúng ta cư xử không đúng mực, hoặc nếu chúng ta vượt quá những giới hạn cho phép, theo quan điểm của thành viên cao cấp NATO Ben Hodges, chúng ta sẽ bị đe dọa không chỉ có các cuộc tấn công vào cầu Crimea mà thôi đâu,” Korotchenko nói.
Tướng Hodges đã nhiều lần kêu gọi cung cấp cho Ukraine tất cả các loại vũ khí cần thiết để chiếm lại Crimea, chẳng hạn như hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội, gọi tắt là ATACMS, cho phép tấn công chính xác tầm xa vào bán đảo mà Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Korotchenko nói rằng Hodges tin rằng Mỹ có thể xem xét các cuộc tấn công vào các căn cứ của Hạm đội Hắc Hải và quân đội Nga ở Crimea, cũng như tấn công các căn cứ hải quân của Nga ở Tartus, Syria.
Korotchenko tin rằng đây “không chỉ là những tuyên bố của một con diều hâu đã nghỉ hưu” mà còn là một chiến dịch thông tin có phối hợp “được thiết kế để gây ảnh hưởng đến cả chúng ta và khán giả phương Tây”.
Mặc dù Mỹ là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine nhưng nước này đã cố gắng tránh đối đầu trực tiếp với Nga và không đưa ra lời đe dọa tấn công các mục tiêu mà Korotchenko đề cập đến.
Nhưng Korotchenko cho biết nên có một cuộc thảo luận về những gì sẽ quyết định “việc sử dụng và cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, mục tiêu nào và chiến thuật nào chúng ta sẽ sử dụng”.
“Thông điệp quan trọng nhất mà chúng ta nên gửi tới người Mỹ là chúng ta sẽ không gây chiến với các bạn ở Âu Châu,” anh ta nói trong một đoạn clip sau đó được cố vấn nội bộ Ukraine Anton Gerashchenko đăng trên X (trước đây là Twitter).
“Để đáp trả các cuộc tấn công của bạn vào các cơ sở quân sự hoặc dân sự của Nga, cuộc tấn công đầu tiên sẽ là một cuộc tấn công mang tính phòng ngừa có giới hạn nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,” ông nói với người dẫn chương trình 60 Minutes, Yevgeny Popov. Tuần trước, Nga thông báo hệ thống hỏa tiễn chiến lược Sarmat, có thể vươn tới Mỹ, đã được đưa vào chế độ sẵn sàng tác chiến.
“Hãy chú ý, Hoa Kỳ!” Geraschchenko viết bên cạnh video. “Các nhà tuyên truyền Nga đe dọa tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.”
Đáp lại bình luận của Korotchenko, Tướng Hodges nói với Newsweek rằng chính quyền Mỹ “cuối cùng đã nhận ra rằng khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là cực kỳ nhỏ”.
“Nga đã đe dọa tấn công hạt nhân ngay từ đầu. Tôi xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc vì Nga có hàng nghìn vũ khí hạt nhân và vì rõ ràng họ không quan tâm đến việc bao nhiêu người vô tội có thể sẽ phải chết”, ông nói.
“Nhưng tôi nghĩ họ nhận ra rằng vũ khí hạt nhân của họ thực sự hiệu quả nhất khi họ không sử dụng chúng. Họ đã thấy cách chúng ta tự răn đe chính mình.”
“Crimea là địa hình quyết định của cuộc chiến này,” Tướng Hodges cho biết. Bán đảo Crimea đã chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công được cho là do Kyiv thực hiện – bao gồm cả Cầu Kerch nối lãnh thổ bị tạm chiếm với đất liền Nga.
“Một khi Ukraine giải phóng Crimea thì mọi chuyện sẽ kết thúc. Ukraine biết rằng họ không bao giờ có thể an toàn, bảo đảm hay xây dựng lại nền kinh tế của mình chừng nào Nga còn chiếm Crimea”, Hodges nói thêm.
3. Phi công Nga đào thoát hô hào các phi công Nga làm theo
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Pilot Who Defected Tells Others to Follow: 'You Will Not Regret It'“, nghĩa là “Phi công Nga đào thoát nói với những người khác hãy làm theo: 'Bạn sẽ không hối tiếc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Theo một cuộc phỏng vấn do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine công bố, phi công trực thăng 28 tuổi người Nga được cho là đã đào thoát sang Ukraine vào tháng trước đang khuyến khích các chiến binh khác của Mạc Tư Khoa làm điều tương tự.
Maskym Kuzminov, người mà các quan chức Ukraine xác định là phi công trưởng chiếc trực thăng Mi-8AMTSh của Nga đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở Kharkiv hồi tháng 8, đã công khai nói về quyết định đào ngũ khỏi Lực lượng Không quân Nga trong bộ phim tài liệu có nhan đề “Những phi công Nga bị bắn hạ” được xuất bản lên YouTube vào Chúa Nhật và được phát sóng trên truyền hình Ukraine.
Newsweek không thể xác minh độc lập danh tính của Kuzminov. Kênh Telegram liên kết với hãng tin độc lập của Nga The Project cho biết họ đã xác nhận danh tính của phi công thông qua mạng xã hội.
Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov trước đó cho biết đã đạt được thỏa thuận với Kuzminov sau khi Kyiv hứa sẽ đưa gia đình phi công rời khỏi Nga an toàn. Phi công trưởng chiếc máy bay trực thăng được cho là đóng quân ở khu vực phía đông Primorye như một phần của trung đoàn trực thăng biệt lập số 319 của Nga và nói rằng ông đã tự mình liên lạc với tình báo Ukraine.
“Tôi đã liên lạc với các đại diện tình báo Ukraine, giải thích tình hình của mình,” Kuzminov nói, theo một đoạn phỏng vấn được tình báo Ukraine dịch sang tiếng Anh. “Tôi đã được đề nghị bảo đảm an ninh, tài liệu mới, bồi thường bằng tiền, phần thưởng. Chúng tôi đã thảo luận chi tiết và trực tiếp bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến bay của mình.”
Theo bộ phim tài liệu, hoạt động đào tẩu, được giữ dưới mật danh “Synytsia”, mất khoảng sáu tháng để hoàn thành. Kuzminov đã vượt qua biên giới Ukraine thành công cùng với hai thành viên phi hành đoàn khác trên chiếc Mi-8, nhưng các quan chức Kyiv cho biết cả hai người này không hề hay biết chuyện gì và đều đã thiệt mạng sau khi cố gắng trốn thoát khi trực thăng hạ cánh.
Theo báo cáo của nhà phân tích an ninh và nhà báo Jimmy Rushton, các cơ quan tuyên truyền của Nga vào cuối tháng 8 đã tuyên bố rằng một trong những phi công trực thăng của Mạc Tư Khoa đã bị lạc và hạ cánh nhầm xuống một phi trường Ukraine. Tuy nhiên, Kuzminov đã bác bỏ cáo buộc này.
Kuzminov cho biết trong cuộc phỏng vấn của mình rằng anh ta “bay ở độ cao cực thấp ở chế độ vô tuyến im lặng” để vượt qua Ukraine mà không bị phát hiện.
“Không ai biết chuyện gì đã xảy ra với tôi,” anh nói thêm. “Rõ ràng là không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra trong 3-4 ngày.”
“Những gì đang xảy ra bây giờ chỉ đơn giản là sự diệt chủng đối với người dân Ukraine: cả người Ukraine và người Nga,” viên phi công nói thêm trong cuộc phỏng vấn, “Không ai muốn cuộc chiến này”.
Kuzminov cũng kêu gọi các phi công Nga đồng nghiệp làm theo anh ta.
“Bạn sẽ không hối tiếc chút nào,” anh nói. “Bạn sẽ đơn giản khám phá một thế giới đầy màu sắc. Và hãy nhớ rằng: bạn chưa biết nhiều, bạn chưa thấy người khác sống như thế nào. Khi bạn thực sự khám phá được điều gì đó, về cơ bản bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
4. Nga ngụy trang các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 đề phòng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Covers Tu-95 Strategic Bombers With Car Tires Amid Drone Attacks”, nghĩa là “Nga che đậy máy bay ném bom chiến lược Tu-95 bằng lốp xe hơi giữa các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Hình ảnh vệ tinh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy quân đội Nga đã bọc cánh của máy bay ném bom chiến lược Tu-95 bằng lốp xe hơi, khi các cuộc tấn công vào căn cứ không quân của nước này gia tăng.
Hôm Chúa Nhật, hình ảnh vệ tinh đề ngày 1 tháng 9 đã được đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, bởi người dùng Tatarigami_UA, một sĩ quan quân đội Ukraine tự nhận là quân dự bị. Người dùng cho biết lực lượng Nga đang triển khai chiến thuật này tại phi trường quân sự ở Engels, cách Mạc Tư Khoa khoảng hơn 800 km về phía đông nam, để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Theo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, một cuộc tấn công như vậy vào tuần trước đã phá hủy 4 máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga đóng tại một phi trường ở thành phố Pskov phía tây, gần biên giới Nga với Estonia, Latvia và Belarus. Ukraine không nhận trách nhiệm, phù hợp với chính sách của Kyiv là không xác nhận cũng không phủ nhận các cuộc tấn công trên đất Nga.
“Hãy chuẩn bị tinh thần vì người Nga một lần nữa đã thể hiện sự đổi mới chưa từng có. Những gì bạn đang xem là hình ảnh vệ tinh có hình máy bay ném bom chiến lược TU-95 được bọc bằng lốp xe hơi. Theo họ, điều này sẽ bảo vệ máy bay ném bom chiến lược khỏi máy bay không người lái”, Tatarigami_UA viết.
“Điều này dường như không chỉ xảy ra một lần. Trong hình ảnh vệ tinh này, có vẻ như người Nga vẫn đang trong quá trình rải lốp xe hơi lên máy bay ném bom – một phiên bản ERA mới, thân thiện với ngân sách thay thế cho lực lượng không quân Nga?” người dùng đã thêm vào.
Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của hình ảnh và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Một số phân tích nguồn mở trước đây cho biết Nga đang sử dụng một chiến thuật khác để bảo vệ thiết bị quân sự của mình.
Tình báo nguồn mở, gọi tắt là OSINT, và nhà phân tích hải quân HI Sutton cho biết vào tháng 6 rằng Nga đang cố gắng ngụy trang Hạm đội Hắc Hải bằng các chiến thuật ngụy trang tương tự như các chiến thuật được sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Chuyên gia này cho biết thêm, Hải quân Nga đã sơn phần mũi và đuôi của một trong hai tàu khu trục lớp Đô đốc Grigorovich ở Hắc Hải, đồng thời cho thấy rằng cách ngụy trang lừa đảo này có thể là phản ứng trước các mối đe dọa từ máy bay không người lái.
Chiến thuật này có thể “nhằm mục đích khiến những người điều khiển máy bay không người lái Ukraine nhầm lẫn nó với một mục tiêu kém giá trị hơn”, Sutton viết trong một báo cáo do Naval News công bố.
Với cuộc phản công của Ukraine đã bước sang tháng thứ tư, ngày càng có nhiều cuộc tấn công trên đất Nga.
Hôm Chúa Nhật, Trung tâm Quân sự Ukraine, một tổ chức phi chính phủ ở Kyiv, đã công bố phân tích hình ảnh vệ tinh của Tatarigami_UA, cho biết nó có khả năng cho thấy “Người Nga đang che cánh và phần trung tâm của máy bay bằng lốp xe”.
Trung tâm cho biết thêm: “Người ta không biết liệu biện pháp bảo vệ như vậy có hiệu quả hay không vì tính dễ cháy của lốp xe và khó dập tắt chúng”.
5. Dmitry Medvedev cho rằng 280.000 người Nga nhập ngũ
Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Nga cho biết, khoảng 280.000 người Nga đã gia nhập quân đội Nga kể từ đầu năm nay.
Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, đưa ra tuyên bố này trong một video đăng trên Telegram trước cuộc họp về nhân sự quốc phòng với những nhà lãnh đạo các vùng viễn đông của Nga.
Medvedev nói trong video: “Một số người trong số này thuộc lực lượng dự bị và một số là tình nguyện viên và một số hạng mục khác.”
Một số bối cảnh: Hàng nghìn người đàn ông đã trốn khỏi Nga để tránh bị bắt đi tòng quân và con số chính xác về binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương khi chiến đấu ở Ukraine vẫn chưa được công bố. Đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ kế hoạch mở rộng lực lượng vũ trang Nga lên 1,5 triệu binh sĩ.
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
6. Ukraine cải tiến hỏa tiễn chống hạm để tấn công các mục tiêu trên bộ của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Revamps Anti-Ship Missiles to Wreak Havoc on Russian Land Targets”, nghĩa là “Ukraine cải tiến hỏa tiễn chống hạm để tàn phá các mục tiêu trên bộ của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các chuyên gia cho rằng Ukraine đang điều chỉnh các hỏa tiễn chống hạm Neptune sản xuất trong nước để tăng cường khả năng tấn công tầm xa trong cuộc phản công kéo dài ba tháng, sau khi Kyiv công bố vũ khí “hoàn toàn hiện đại” của mình đang hoạt động ở Crimea.
Theo Ian Williams, phó giám đốc Cơ quan Phòng thủ Hỏa tiễn, hỏa tiễn Neptune đã được sửa đổi mà Kyiv phát triển ngay trước khi bùng nổ chiến tranh toàn diện ở nước này, “là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn gần đây của Ukraine nhằm tăng cường khả năng tấn công tầm xa”.
Hỏa tiễn chống hạm Neptune mới của Ukraine được cho là đã hạ gục tàu Moskva, soái hạm của Hắc Hải của Nga, gây ra sự bối rối cao độ đối với Điện Cẩm Linh chỉ vài tháng sau cuộc xâm lược kéo dài 18 tháng của nước này.
Nhưng trong những tuần gần đây, Kyiv đã tiết lộ việc phát triển phiên bản tấn công mặt đất của Neptune. Oleksiy Danilov, thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết một hỏa tiễn “mới, hoàn toàn hiện đại” đã hoạt động “hoàn hảo” để hạ gục hệ thống phòng không của Nga ở phía tây Crimea vào cuối tháng 8.
Ukraine đã sử dụng phiên bản cải tiến của hỏa tiễn Neptune, một quan chức quốc phòng Ukraine giấu tên nói với The War Zone. Quan chức giấu tên cho biết thêm, cuộc tấn công “được thực hiện 100% bởi Neptune đã được sửa đổi”.
Các nhà phân tích nói với Newsweek rằng với nhu cầu của Ukraine về các hệ thống tầm xa để tấn công các mục tiêu ở xa của Nga vượt quá khả năng của các vũ khí được phương Tây cung cấp cho nước này, Kyiv đã thích nghi.
Williams nói: “Trong những điều kiện hoàn hảo, các nhiệm vụ tấn công mặt đất không phải là cách sử dụng tốt nhất cho hỏa tiễn chống hạm hiện đại, vốn được thiết kế đặc biệt để đánh chìm các tàu chiến bọc thép hạng nặng trên biển”.
“Nhưng Ukraine đang phải đối mặt với sự thiếu hụt thực sự về các hệ thống tấn công sâu, có nghĩa là Kyiv đang chuyển sang sử dụng những hỏa tiễn này vì nước này không có quyền truy cập vào hệ thống hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ hoặc hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất. Cả Washington và Berlin đều từ chối cung cấp cho Ukraine những hệ thống này, mặc dù Luân Đôn và Paris đã cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa Storm Shadow của Anh và Pháp vào đầu năm nay.”
Williams lập luận: “Ukraine đang thích nghi và sử dụng những gì mình có trong tay, nhưng đây không nên được coi là giải pháp lâu dài cho nhu cầu tấn công tầm xa của Ukraine.”
Sidharth Kaushal, một nhà nghiên cứu tại Royal United Services, cho biết cuộc tấn công vào mũi Tarkhankut phía tây Crimea vào cuối tháng trước “đã chứng minh rằng Ukraine có thể sử dụng Neptune trong chế độ tấn công trên bộ và do đó khiến tài sản của Nga gặp rủi ro ở những khu vực hậu phương mà trước đây được coi là an toàn”.
Kaushal nói với Newsweek rằng việc tấn công một mục tiêu tương đối nhỏ có thể ngăn chặn các mối đe dọa trên không như S-400 cho thấy Ukraine có thông tin tình báo và trinh sát rất đáng tin cậy, đồng thời Neptune tấn công trên bộ có thể ẩn nấp sau những chướng ngại vật để tiếp cận mà Nga không thể nhìn thấy. Nó cũng có thể gợi ý rằng Neptune có thể sử dụng các biện pháp đối phó để không bị phát hiện hoặc được sử dụng cùng với thiết bị gây nhiễu.
Kaushal nói: “Tất cả những điều này cho thấy sự phối hợp năng lực khá phức tạp của người Ukraine, mặc dù có nhiều yếu tố chưa rõ.”
Kaushal cho biết thêm, mặc dù khó có thể nói rõ, nhưng một điểm khác biệt có thể xảy ra giữa phiên bản tấn công mặt đất của Neptune và biến thể chống hạm sẽ là hệ thống dẫn đường. Ông nói: “Nó cũng có thể có một thiết bị tìm kiếm khác để cho phép hỏa tiễn chọn ra mục tiêu nhỏ hơn”.
Rất khó để đánh giá có bao nhiêu hỏa tiễn Neptune mà Ukraine có thể sử dụng, nhưng khó có thể là số lượng hỏa tiễn dự trữ khá lớn. Kaushal nói: Rất khó để sản xuất hàng loạt loại khả năng này ngay cả trong thời bình và Nga đã nỗ lực rất nhiều để nhắm vào cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine.
7. Ủy ban điều tra quốc tế độc lập đang xem xét cáo buộc các hành vi bắt cóc của Nga là một hành vi diệt chủng tiềm tàng.
Vụ bắt cóc trẻ em Ukraine và việc vận chuyển các em sang Nga đang được một ủy ban điều tra quốc tế độc lập về Ukraine điều tra như một hành vi diệt chủng tiềm tàng.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, ủy ban cho biết đang cố gắng xác định điều gì đã xảy ra với trẻ em khi chúng bị đưa đến lãnh thổ bị tạm chiếm hoặc chính nước Nga.
Để phát hiện ra rằng có một hành động diệt chủng như vậy liên quan đến việc chuyển giao trẻ em, bạn phải biết chính xác những gì đang xảy ra ở Liên bang Nga.
Chúng tôi có quyền truy cập hạn chế vào thông tin này và thông tin chúng tôi nhận được không phải lúc nào cũng giống nhau.
Chúng tôi nhận được một số thông tin từ những người có thể liên lạc được với các bậc cha mẹ người Ukraine, là những người đã có thể đi vào các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm hoặc thậm chí vào Nga để đón con hoặc cháu của họ đưa về.
Chúng tôi sẽ theo đuổi các cuộc điều tra này và xem xét về tổng thể, liệu có ý định tiêu diệt một nhóm hay không và đây có phải là vi phạm những tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo công ước diệt chủng hay không. Hiện tại, chúng tôi chưa có kết luận nào như vậy và công việc của chúng tôi vẫn tiếp tục.
8. Một công xưởng lạ lùng có thể chỉ có ở Ukraine
Các phóng viên của tờ Guardian đã đến thăm một công xưởng của Ukraine mà họ cho là chưa từng thấy trên thế giới.
Trong một xưởng bụi bặm, một nhóm chuyên gia vũ khí độc nhất vô nhị của Ukraine chạy đua để sản xuất các khẩu trọng pháo không bao giờ bắn, các xe tải radar không thể phát hiện ra bất cứ thứ gì, và quả hỏa tiễn không bao giờ nổ.
Các thứ này là mồi nhử nhằm mục đích thu hút hỏa lực của Nga, khiến Mạc Tư Khoa lãng phí đạn dược, hỏa tiễn và máy bay không người lái trong khi bảo vệ các thiết bị thật và những người lính điều khiển nó.
Kỹ năng của nhóm, được mài giũa trong hơn một năm, đang tạo hình nhựa, gỗ phế liệu, xốp và kim loại thành các bản sao của hệ thống vũ khí tiên tiến, giống y như thật để thuyết phục những người Nga điều khiển máy bay không người lái và cả các nhóm quân Nga dày dạn kinh nghiệm chiến đấu trên thực địa rằng họ những thứ hàng mã đó là mục tiêu đáng lao vào.
Họ đo lường sự thành công bằng tốc độ tiêu hủy sản phẩm của họ. Một người nói: “Khi quân đội đến gặp chúng tôi và nói 'chúng tôi đã hết số này', điều đó có nghĩa là chúng tôi đã hoàn toàn thành công trong công việc của mình.
Một chiếc tủ gần xưởng của họ chứa đầy những món quà lưu niệm đắt tiền về thành công đó, bao gồm cả động cơ và các mảnh vỡ vụn của máy bay không người lái cảm tử Shahed do Iran sản xuất và cánh bị rơi của máy bay không người lái Lancet do Nga sản xuất, tất cả đều lao đầu vào tấn công các thiết bị giả.
9. Bộ Ngoại giao Mỹ hoan nghênh nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục thỏa thuận ngũ cốc dù chưa có đột phá
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc khôi phục thỏa thuận Ngũ cốc Hắc Hải, mặc dù không có bước đột phá lớn nào sau cuộc gặp của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Putin tại Sochi hôm thứ Hai.
“Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác trong việc thuyết phục Nga quay trở lại thỏa thuận. Chúng tôi đang hợp tác với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai đều đã làm việc rất chăm chỉ để biến Sáng kiến ngũ cốc Hắc Hải trở nên khả thi và hiệu quả”, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Mỹ, Matthew Miller, nói.
Phát ngôn nhân nói thêm rằng quyết định của Nga chấm dứt tham gia sáng kiến này “gây tổn hại cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trước tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới”.
Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO và Liên Hiệp Quốc đã giúp môi giới cho thỏa thuận ngũ cốc trước đó. Bộ Ngoại giao cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ vì “những nỗ lực ngoại giao và hoạt động quan trọng” trong nỗ lực đạt được thỏa thuận mới.
Phát ngôn nhân nói thêm rằng quyết định của Nga chấm dứt tham gia sáng kiến này “gây tổn hại cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trước tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới”.
Thượng Phụ Đại Kết: Kirill đã lầm đường lạc lối. George Weigel: Hòa Giải Đích Thực và Giả Dối
VietCatholic Media
17:11 05/09/2023
1. Nhà nguyện ở Á Căn Đình bị phá hoại; Đức Giám Mục kêu gọi hành động đền tạ
Đức Giám Mục Héctor Zordán của Gualeguaychú, Á Căn Đình, đã tố cáo cuộc tấn công do những kẻ phá hoại thực hiện vào một nhà nguyện vào sáng sớm thứ Tư khi những người không rõ danh tính đột nhập vào nơi này, phá hủy mọi thứ và đốt cháy các vật dụng dùng cho Thánh lễ.
Thủ phạm đã tấn công nhà nguyện Đức Mẹ Thung lũng gần khu định cư nhỏ Pehuajó Sud. Nhà nguyện này là một phần của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thị trấn Larroque, cách đó khoảng 11 dặm về phía tây.
Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 8, vị giám mục cho biết thiệt hại gây ra là một hành vi tội phạm được thúc đẩy bởi mục đích “xúc phạm nơi linh thiêng và nội dung của nó, thay vì trộm cắp”.
Những kẻ phá hoại đã xông vào nhà nguyện, đốt lửa và làm hư hỏng tượng Đức Mẹ Đồng trinh.
“Chúng tôi mạnh mẽ lên án hành động này và chúng tôi chia sẻ sự hoang mang và đau đớn của những người có mối quan hệ thực sự với nhà nguyện và cộng đồng giáo xứ Larroque”, vị Giám Mục nói.
Ngài lưu ý: “Nhà nguyện Pehuajó là một trung tâm thờ phượng dành cho các gia đình tín hữu sống trong khu vực và là đối tượng của cuộc hành hương hàng năm có đông đảo tín hữu tham gia và năm nay sẽ kỷ niệm lần thứ 50”.
Đức Cha Zordán mời gọi các tín hữu thực hiện những cử chỉ và hành vi sám hối “để cùng nhau liên đới phạt tạ những xúc phạm đã gây ra cho Thiên Chúa, Chúa chúng ta và Đức Trinh Nữ Maria.” Ngài cũng kêu gọi cầu nguyện cho những kẻ tấn công.
Phát biểu với cổng thông tin El Once, Cha Carlos Stadler, cha sở của nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho biết: “Họ đến để gây thiệt hại. Không có gì bị đánh cắp cả.”
Ngài chỉ ra: “Họ không vào để trộm cắp, vì họ đã di chuyển một nhà tạm bằng đồng và không mang đi”. “Ngoài ra, họ đã chuẩn bị sẵn sàng vì họ mang theo một thùng nhiên liệu”.
Cha Stadler cho rằng cuộc tấn công là do “vấn đề thuần túy tâm linh, bởi vì tất cả những thứ họ muốn phá vỡ đều được sắp xếp theo thứ tự tâm linh”.
Trong số đồ vật bị đốt có ghế đẩu, ván, bàn thờ di động và kệ gỗ. Ngọn lửa đã làm hư hại một phần bức tường phía sau và làm hư hỏng bức tượng Đức Trinh Nữ Loreto do người sáng lập nhà nguyện tặng, hài cốt được an táng ở đó cũng bị phá hoại.
“Chúng tôi có một bức tượng Đức Mẹ Loreto, một bức tượng bằng gỗ tuyệt đẹp, và toàn bộ chiếc kệ nơi Mẹ được đặt, cũng được làm bằng gỗ, đã bị đốt cháy. Bức ảnh, tạ ơn Chúa, vẫn ổn, chúng tôi sẽ phải loại bỏ rất nhiều bồ hóng”, vị linh mục giải thích.
Đơn khiếu nại đã được gửi đến đồn cảnh sát Pehuajó và đồn cảnh sát Larroque.
Source:Catholic News Agency
2. Thông điệp của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô: Chính Thống Giáo Nga lầm đường lạc lối
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô không nao núng trước các câu hỏi liên quan đến các quyết định của Tòa Thượng phụ Đại kết, đặc biệt là liên quan đến việc trao Tomos cho Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.
Nhân dịp cử hành Lễ Năm mới theo lịch Phụng Vụ của Giáo hội, Đức Thượng Phụ Đại kết Bácthôlômêô đã chủ trì Phụng vụ Thánh, cùng với Đức Giám Mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thượng phụ Đại kết đã đề cập đến các sáng kiến và nỗ lực của Tòa Thượng Phụ Đại kết nhằm củng cố sự hiệp nhất và hợp tác của các Giáo hội Chính thống Tự trị, mà kết quả của nó là việc triệu tập Đại hội đồng Chính Thống Giáo ở Crete vào năm 2016.
“Thật không may, nỗ lực hiệp nhất và hợp tác này đã bị phá hủy trong những năm gần đây bởi một nền giáo hội học mới đến từ phía bắc, và một nền thần học mới, thần học về chiến tranh.”
Chính trong thần học này mà Giáo hội chị em ở Nga đã bắt đầu giảng dạy để cố gắng biện minh cho một cuộc chiến tranh phi lý, vô đạo đức, vô cớ và ác độc chống lại một quốc gia có chủ quyền và độc lập, là Ukraine. Gần hai năm nay, chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch. Không chỉ trong mối quan hệ giữa hai Giáo hội Chính thống mà cả ở trung tâm Âu Châu, chúng ta chứng kiến cảnh đổ máu hàng ngày. Hơn hai trăm nghìn binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến này, khoảng một trăm nghìn binh sĩ Ukraine và vô số dân thường. Tôi nhắc lại rằng đây là một bi kịch. Tất nhiên, điều này cũng có tác động đến mối quan hệ của các Giáo hội chị em Chính thống giáo tương ứng.
Bàn về việc Thượng Phụ Kirill ra lệnh cấm các linh mục Chính Thống Giáo cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, và cấm không được hiệp thông thánh thể, Đức Thượng Phụ nói: “Việc Giáo hội Nga làm gián đoạn việc Hiệp thông gây tổn hại cho Tòa Thượng phụ Đại kết, là không thể chấp nhận được và không thể giải thích được. Chúng ta không thể lấy Bí tích Thánh Thể làm công cụ để gây áp lực lẫn nhau và buộc các Giáo hội khác phải a dua theo nền giáo hội học mới này. Người anh em Thủ đô Kyiv và toàn bộ Ukraine là nạn nhân. Ngài chứng kiến đàn chiên của mình bị tàn sát, các thành phố và làng mạc bị phá hủy, các nhà thờ, trường học và bệnh viện bị san bằng…”
Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Về phần chúng tôi, chúng tôi làm những gì chúng tôi tin là đúng. Chúng tôi bị nhiều Giáo hội chị em khác nhau chỉ trích và kêu gọi Tòa Thượng phụ Đại kết triệu tập lại một Hội đồng Toàn Chính thống hoặc Hội đồng các Thượng Phụ Chính thống để giải quyết vấn đề giáo hội Ukraine, và Tòa Thượng Phụ của chúng tôi từ chối những đề xuất này vì Tòa Thượng Phụ không thể chịu áp lực của các Giáo hội khác về một Đạo luật giáo luật mà mình đã tự đưa ra”.
“Và tôi nói Đạo luật Giáo luật, bởi vì việc trao quyền tự trị cho Giáo hội Ukraine, với 44 triệu tín hữu, nằm trong khuôn khổ các quyền và trách nhiệm của Tòa Thượng phụ Đại kết.”
“Không kể các Giáo Hội Cổ đại ở phương Đông, thì tất cả các Giáo hội Chính thống mới hơn, bắt đầu từ Giáo hội Nga, đã nhận được Tomos từ Constantinople. Tại sao Ukraine lại không nhận được nó?. Đó là vấn đề, rất đơn giản và rất rõ ràng. Vâng, chúng tôi sẽ không triệu tập một Hội đồng Toàn Chính thống hoặc Hội đồng các Thượng Phụ Chính thống, bởi vì chúng tôi không có ý định đặt các quyết định và sáng kiến của Tòa Thượng phụ Đại kết dưới sự phán xét của nền giáo hội học mới.”
Sau đó, Đức Thượng Phụ của Giáo hội Ukraine, trong một lời chào ngắn gọn, một lần nữa bày tỏ niềm vui của mình khi đến thăm Tòa Thượng phụ Đại kết. Ngài cảm ơn Đức Thượng phụ Đại kết vì sự quan tâm và tiếp tục quan tâm của Mẹ Giáo hội dành cho Ukraine.
“Nhiều người Ukraine giờ đây đã hiểu Giáo hội của chúng tôi, Giáo hội Ukraine, thực sự là gì, và Giáo hội Nga là gì, đó là lý do tại sao hầu hết người Ukraine ủng hộ Giáo hội Tự trị,” Ngài nói, và bày tỏ sự chắc chắn rằng sẽ sớm có điều đó xảy ra khi tất cả các tín hữu Chính thống Ukraine sẽ đoàn kết xung quanh Giáo Hội tự trị, cũng như quê hương của ngài sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến đang diễn ra, bởi vì, như ngài đã nói, “sự thật chinh phục, cuộc sống chinh phục và ánh sáng chinh phục bóng tối”. Cuối cùng, ngài cảm ơn Đức Thượng phụ Đại kết và tất cả những người ủng hộ Ukraine và xin tiếp tục cầu nguyện cho những người đang đau khổ ở đây.
Source:Orthodox Times
3. Tiến sĩ George Weigel bàn về Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “True And False Reconciliation”, nghĩa là “Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào đầu tháng 7, Vladimir Putin đã đến thăm một nhà thờ Chính thống giáo ở St. Petersburg, làm dấu thánh giá một cách ngoan đạo và thắp một ngọn nến. Vài giờ trước đó, hỏa tiễn của Nga đã tấn công thành phố cảng Odessa của Ukraine, phá hủy mái nhà của Nhà thờ Chính thống Chúa Hiển Dung lịch sử, đốt cháy tòa nhà và làm tan chảy một số biểu tượng bằng vàng của nó. Số lượng ngày càng ít những kẻ ngu ngốc coi Putin là vị cứu tinh của nền văn minh Thiên chúa giáo có thể suy ngẫm về hai sự kiện đặt cạnh nhau đó.
Ngay sau hành động tàn bạo này của Nga, OSV News đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine và là một nhà lãnh đạo anh hùng của dân tộc ông. Khi tôi gặp vị tổng giám mục lần đầu tiên vào năm 2011, không ai trong chúng tôi tưởng tượng được rằng, 11 năm sau, ngài sẽ xuất hiện nổi bật trong danh sách những người bị đặc vụ Nga ám sát sau cuộc chinh phục Kyiv của người Nga—hoặc rằng những con chuột chũi người Nga sẽ xâm nhập vào dàn hợp xướng nhà thờ của ngài trong vài tháng trước cuộc xâm lược Ukraine, tìm cách phát hiện các điểm yếu của Tòa Giám Mục khi quân đội diệt chủng của Nga đập phá thủ đô Ukraine.
Trải qua hơn 500 ngày chiến tranh, Đức Tổng Giám Mục đã đối mặt với một tình huống khủng khiếp bằng một quyết tâm xuất phát từ đức tin sâu sắc—niềm tin thập giá lấy Chúa Kitô làm trung tâm, thúc đẩy việc mục vụ của ngài tiếp cận các nạn nhân chiến tranh. Câu trả lời của ngài cho các câu hỏi từ Gina Christian của OSV cho phẩm chất nhân văn và mục tử của vị tổng giám mục một cách cảm động:
Bạn có thể nói gì với người mẹ đã mất con trai mình? Bạn có thể tìm được niềm an ủi nào cho một người bị hủy hoại cuộc đời vì cuộc chiến này?
Câu trả lời chỉ là có mặt, sát cánh và có thể khóc cùng họ, chia sẻ nỗi đau buồn của họ. Không phải lúc nào cũng có thể nói: “Tôi hiểu bạn”. Tôi được biết rằng khi đến thăm các binh sĩ của chúng tôi trong bệnh viện. Cụm từ khó nghe nhất đối với người lính nằm cụt hai chân là khi ai đó nói với anh ta rằng: “Tôi hiểu bạn”.
Tôi gọi đây là bí tích hiện diện – khi chúng ta hiện diện, chia sẻ nỗi đau buồn này thì chính Thiên Chúa cũng hiện diện. Nếu bạn chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau đó có thể giảm bớt. Và nếu bạn mời những người này giúp đỡ lẫn nhau, những hành động bác ái như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh....
Chúng tôi cầu nguyện tại một nơi ở Bucha nơi có nhiều vết đạn nơi nhiều cậu bé bị hành quyết. Và sau lời cầu nguyện này, chúng tôi có cơ hội ở lại vài giờ và chỉ để nói chuyện. Tôi nhớ một người đàn ông có đôi mắt xanh sâu thẳm đã im lặng. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện với anh ta và anh ta chia sẻ rằng anh ta đã đến đó để tìm thi thể của đứa con trai 22 tuổi cũng tên là Sviatoslav. Anh ta nói với tôi: “Tôi nhìn thấy con trai tôi với đôi mắt bị khoét sâu.”
Người dân Bucha nói với tôi rằng quân đội Nga đang phạm những tội ác đó để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc lớn ở Kyiv. Nếu Nga vào thành phố, Kyiv sẽ tràn ngập máu người. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một tội ác như vậy, nhưng một cách bí ẩn, chúng tôi vẫn còn sống. Tôi sẽ coi mỗi ngày trong cuộc đời mình hôm nay là một phép lạ.
Đức Tổng Giám Mục đã sử dụng phép lạ đó một cách tốt đẹp, nhất là bằng cách nhắc nhở các quan chức Vatican rằng những lời kêu gọi hòa giải ngay lập tức là sai lầm về mặt tôn giáo: “Chúng tôi không thể bị ép buộc”, ngài nói với OSV News. “Không thể áp đặt bất kỳ loại dấu hiệu hòa giải giả dối nào”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là một người hòa giải, hòa giải một cách đúng đắn. Khi chúng tôi nói chuyện dài dòng vào ngày 6 tháng 7, ngài đang trên đường đến Warsaw để tham gia một buổi lễ hòa giải chung giữa Ukraine và Ba Lan, khi hai quốc gia kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia năm 1943, trong đó các phe phái du kích Ukraine đã giết chết hàng chục nghìn dân làng Ba Lan; và người Ba Lan đã đáp lại tương tự, nếu không muốn nói là ở mức độ gây chết người tương xứng. Tại Warsaw, Đức Cha Shevchuk đã ký một tuyên bố hòa giải chung với Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, và hai người đã lặp lại cử chỉ mạnh mẽ đó vài ngày sau đó tại thành phố Lutsk của Ukraine. Ở đó, trước sự chứng kiến của các tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan và Volodymyr Zelenskiy của Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk tuyên bố: “Là những người có đức tin, chúng tôi nghe thấy trời và đất, người sống và người chết cùng nói với nhau bằng một giọng nói: chúng tôi tha thứ, và cầu xin sự thứ tha.”
Trong cuốn “Cái giá của việc làm môn đệ”, Dietrich Bonhoeffer, người tử vì đạo chống Đức Quốc xã của Tin lành Luther, đã phân biệt giữa ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá. Ân sủng rẻ tiền là “ân sủng không có thập giá, ân sủng không có Chúa Giêsu Kitô, sống và nhập thể”, trong khi ân sủng đắt giá là “sự kêu gọi của Chúa Giêsu Kitô... điều đó đắt giá vì nó phải trả giá bằng mạng sống của con người, và điều đó là ân sủng vì nó mang lại cho con người cuộc sống đích thực duy nhất.” Bonhoeffer hẳn đã thừa nhận ở Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk một mục tử sống bằng ân sủng đắt giá - và do đó có thể trở thành tác nhân của sự hòa giải thực sự.
Source:First Things