Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn độ: Kitô hữu hoan nghênh phán quyết tòa án về vụ bạo lực năm 2008
Phạm Kim An
09:21 04/09/2011
Kandhamal, Ấn Độ - Tuần trước, Kitô hữu ở bang Orissa, Ấn Độ, hoan nghênh phán quyết của tòa án tối cao, về ủy quyền cho Ủy ban Nhân quyền quốc gia thiết lập báo cáo tình trạng các nỗ lực, để bồi thường cho nạn nhân của cuộc bạo lực chống Kitô hữu năm 2008.
Phán quyết trả lời cho sự bùng nổ bạo lực vốn bắt đầu cách đây gần ba năm, khi gần 300 ngôi làng bị tấn công, làm cho hơn 70 người thiệt mạng.
Ít nhất 25.000 người chạy trốn trong vụ bạo lực, vốn đã bùng lên bởi việc giết hại chính trị gia Swami Laxmanananda Saraswati, ngày 23-8-2008.
Hãng tin UCA dẫn lời của ông Bipra Charan Nayak, người triệu tập Hội Những người sống sót của vụ bạo lực Kandhamal, nói: “Chúng tôi hoan nghênh phán quyết của tòa án, vì nó có thể giúp khôi phục lại mọi thứ như trước khi bạo lực xảy ra”.
Phán quyết của tòa án là lời đáp trả cho một vụ kiện do Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Raphael Cheenath, tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đứng tên.
Ủy ban trên sẽ thiết lập phúc trình trong vòng sáu tuần lễ.
Linh mục Manoj Kumar Nayak, Giám đốc Trung tâm công tác xã hội của Tổng giáo phận, nói với UCANews rằng Giáo hội đã kiến nghị Chính phủ nhiều lần về số tài sản bị phá hủy trong vụ bạo lực, nhưng vẫn chưa nhận được sự bồi thường nào cả. (Zenit.org 2-9-2011)
Phán quyết trả lời cho sự bùng nổ bạo lực vốn bắt đầu cách đây gần ba năm, khi gần 300 ngôi làng bị tấn công, làm cho hơn 70 người thiệt mạng.
Ít nhất 25.000 người chạy trốn trong vụ bạo lực, vốn đã bùng lên bởi việc giết hại chính trị gia Swami Laxmanananda Saraswati, ngày 23-8-2008.
Hãng tin UCA dẫn lời của ông Bipra Charan Nayak, người triệu tập Hội Những người sống sót của vụ bạo lực Kandhamal, nói: “Chúng tôi hoan nghênh phán quyết của tòa án, vì nó có thể giúp khôi phục lại mọi thứ như trước khi bạo lực xảy ra”.
Phán quyết của tòa án là lời đáp trả cho một vụ kiện do Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Raphael Cheenath, tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đứng tên.
Ủy ban trên sẽ thiết lập phúc trình trong vòng sáu tuần lễ.
Linh mục Manoj Kumar Nayak, Giám đốc Trung tâm công tác xã hội của Tổng giáo phận, nói với UCANews rằng Giáo hội đã kiến nghị Chính phủ nhiều lần về số tài sản bị phá hủy trong vụ bạo lực, nhưng vẫn chưa nhận được sự bồi thường nào cả. (Zenit.org 2-9-2011)
Hàn Quốc: Linh mục và giáo dân bị bắt, vì biểu tình chống lại việc xây căn cứ quân sự trên đảo Jeju
Nguyễn Trọng Đa
09:22 04/09/2011
Seoul - Cảnh sát đã bắt giữ hai linh mục Công giáo và hàng chục giáo dân, khi họ phản đối việc xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Jeju. Nhiều nhà hoạt động dự kiến sẽ tiếp tục ngồi biểu tình trên đảo, chống lại việc xây dựng vốn bắt đầu vào tháng Sáu.
Ngày 1-9, đông đảo cảnh sát đã được triển khai tại làng Gangjeong (quận Seogwipo), gần phía của căn cứ hải quân tương lai. Ít nhất 600 cảnh sát bao quanh khu vực, bị chiếm giữ bởi khoảng 80-100 nhà hoạt động, và bảo vệ chặt chẽ khu vực này.
Sau khi xô đẩy những người biểu tình ra khỏi khu vực, cảnh sát đưa nhiều máy xúc đến đó.
Các người biểu tình đụng độ với cảnh sát, và ngồi vai kề vai với nhau trên đường, hô to các khẩu hiệu và ngăn chặn đường đi của cảnh sát. Khoảng 30 người, trong đó có hai linh mục, đã bị cảnh sát đưa đi nơi khác.
Đảo Jeju nằm ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, trong Eo biển Triều Tiên, và được điều hành bởi một chính quyền tỉnh tự trị. Đảo này nổi tiếng với cảnh thiên nhiên hoang sơ và các cảnh quan ngoạn mục.
Các người biểu tình chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân ở đây, để bảo vệ thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo, và ngành công nghiệp du lịch. Trong khi đó, chính phủ cho rằng căn cứ hải quân trị giá 970 triệu USD là cần thiết, vì lý do an ninh quốc gia.
Kế hoạch của Chính phủ phải đối mặt với một mặt trận chống đối rộng lớn. Khoảng hai tuần trước đây, Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, kiêm Giám mục của giáo phận Cheju, Đức Cha Peter Kang U-il, đã chống lại kế hoạch này trong một bài báo có tiêu đề "Lương tâm Kitô giáo nói 'Không' với việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Jeju".
Hội đồng làng Gangjeong cũng phản đối việc xây dựng căn cứ. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9, Hội đồng kêu gọi ngưng việc xây dựng, bằng cách loan báo các sự kiện văn hóa với hàng ngàn người dân tham dự gần địa điểm dự kiến làm căn cứ.
Các nhà hoạt động cũng không phải ngồi yên. Một ‘máy bay hòa bình’ dự kiến sẽ chở thêm 170 người ủng hộ đến đảo. Khoảng 20 ‘xe buýt hòa bình’ sẽ chở người đến tham gia các hoạt động hòa bình bất bạo động.
Cách đây hai ngày ở Seoul, tại Hội trường Neutinamu, 120 tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức một hội nghị kêu gọi mọi người chống xây dựng Gureomb, địa điểm dự kiến của căn cứ.
Các tổ chức này nói: “Mặc dầu tòa án ra lệnh cấm các hành vi cản trở việc xây dựng căn cứ hải quân, điều này không phải là cơ sở cho chính phủ, hải quân, các công tố viên hoặc cảnh sát, để tiến hành việc xây dựng hoặc triển khai nhân viên tại đó”.
Ngoài ra, hai ngày trước đó, ông Kang Dong-gyun, trưởng làng Gangjeong đã bị bắt cùng với một số người dân khác. Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho họ, dập tắt bầu khí thiết quân luật đang chiếm ưu thế trên đảo.
Về phần mình, Hội đồng tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, đã đưa ra một tuyên bố, yêu cầu "Chính phủ phải có bước đi trước, với tư cách là người chủ chốt, trong việc giải quyết tình hình, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, và kiềm chế không triển khai sử dụng vũ lực". (AsiaNews 2-9-2011)
Ngày 1-9, đông đảo cảnh sát đã được triển khai tại làng Gangjeong (quận Seogwipo), gần phía của căn cứ hải quân tương lai. Ít nhất 600 cảnh sát bao quanh khu vực, bị chiếm giữ bởi khoảng 80-100 nhà hoạt động, và bảo vệ chặt chẽ khu vực này.
Sau khi xô đẩy những người biểu tình ra khỏi khu vực, cảnh sát đưa nhiều máy xúc đến đó.
Các người biểu tình đụng độ với cảnh sát, và ngồi vai kề vai với nhau trên đường, hô to các khẩu hiệu và ngăn chặn đường đi của cảnh sát. Khoảng 30 người, trong đó có hai linh mục, đã bị cảnh sát đưa đi nơi khác.
Đảo Jeju nằm ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, trong Eo biển Triều Tiên, và được điều hành bởi một chính quyền tỉnh tự trị. Đảo này nổi tiếng với cảnh thiên nhiên hoang sơ và các cảnh quan ngoạn mục.
Các người biểu tình chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân ở đây, để bảo vệ thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo, và ngành công nghiệp du lịch. Trong khi đó, chính phủ cho rằng căn cứ hải quân trị giá 970 triệu USD là cần thiết, vì lý do an ninh quốc gia.
Kế hoạch của Chính phủ phải đối mặt với một mặt trận chống đối rộng lớn. Khoảng hai tuần trước đây, Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, kiêm Giám mục của giáo phận Cheju, Đức Cha Peter Kang U-il, đã chống lại kế hoạch này trong một bài báo có tiêu đề "Lương tâm Kitô giáo nói 'Không' với việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Jeju".
Hội đồng làng Gangjeong cũng phản đối việc xây dựng căn cứ. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9, Hội đồng kêu gọi ngưng việc xây dựng, bằng cách loan báo các sự kiện văn hóa với hàng ngàn người dân tham dự gần địa điểm dự kiến làm căn cứ.
Các nhà hoạt động cũng không phải ngồi yên. Một ‘máy bay hòa bình’ dự kiến sẽ chở thêm 170 người ủng hộ đến đảo. Khoảng 20 ‘xe buýt hòa bình’ sẽ chở người đến tham gia các hoạt động hòa bình bất bạo động.
Cách đây hai ngày ở Seoul, tại Hội trường Neutinamu, 120 tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức một hội nghị kêu gọi mọi người chống xây dựng Gureomb, địa điểm dự kiến của căn cứ.
Các tổ chức này nói: “Mặc dầu tòa án ra lệnh cấm các hành vi cản trở việc xây dựng căn cứ hải quân, điều này không phải là cơ sở cho chính phủ, hải quân, các công tố viên hoặc cảnh sát, để tiến hành việc xây dựng hoặc triển khai nhân viên tại đó”.
Ngoài ra, hai ngày trước đó, ông Kang Dong-gyun, trưởng làng Gangjeong đã bị bắt cùng với một số người dân khác. Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho họ, dập tắt bầu khí thiết quân luật đang chiếm ưu thế trên đảo.
Về phần mình, Hội đồng tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, đã đưa ra một tuyên bố, yêu cầu "Chính phủ phải có bước đi trước, với tư cách là người chủ chốt, trong việc giải quyết tình hình, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, và kiềm chế không triển khai sử dụng vũ lực". (AsiaNews 2-9-2011)
Czech: Chính phủ đồng ý trả lại tài sản cho các Giáo Hội
Phạm Kim An
09:25 04/09/2011
Warsaw, Ba Lan - Một lãnh đạo nổi bật của Hội đồng Đại kết Czech đã hoan nghênh một thỏa thuận, vốn sẽ cho phép các Giáo hội lấy lại các nhà thờ và tòa nhà đã bị chế độ Cộng sản trước đây tịch thu, nhưng đổi lại sẽ mất trợ cấp của Nhà nước.
Một dự thảo giải quyết đã được hoàn thành tại Prague ngày 25-8, cho phép các nhóm tôn giáo lấy lại các tài sản đã bị tịch thu sau khi Cộng sản lên nắm chính quyền năm 1948, trong khi có được bồi thường tài chính cho các tài sản khác.
Ông Joel Ruml, chủ tịch Hội đồng Đại kết Czech, và là thành viên của Giáo Hội Phúc Âm của Huynh đệ Czech, nói: “Quả bóng đang nằm trên bàn chính phủ để chuẩn bị bản luật cần thiết".
Ông Ruml nói việc hoàn trả - dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 1-2013 – sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo Roma chiếm đa số của Cộng hòa Czech, vốn mất nhiều tài sản nhất dưới thời Cộng sản.
Tuy nhiên, ông nói rằng mọi tôn giáo sẽ phải chuẩn bị cho việc Nhà nước dần dần chấm dứt việc hỗ trợ tài chính, trong một quốc gia mà hàng giáo sĩ được Nhà nước thanh toán tiền lương từ thế kỷ 18.
Ông Ruml, với Hội đồng đại diện cho 11 giáo phái Kitô giáo, trong đó người Công giáo là thành viên liên kết, nói: “Mặc dầu chúng tôi đã mơ ước trong nhiều năm trở thành tự do khỏi nhà nước, điều này sẽ đặt ra một thách thức lớn. Nhiều thành viên giáo hội đã quen với sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước, và sẽ cần phải được chứng tỏ tình hình mới này cung cấp các cơ hội như thế nào, cho việc ổn định vị trí của chúng tôi và mở ra xã hội cho công việc của chúng tôi".
Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo ngày chủ nhật 28-8, rằng chính phủ của ông sẽ trả lại tài sản đã bị tịch thu giữ của các nhóm tôn giáo thiểu số, vốn được công nhận vào năm 1936. Một số giáo phái Công giáo và hầu hết các phái Tin Lành không nằm trong danh sách chính thức các tôn giáo thiểu số của chính phủ. (The Church Report 1-9-2011)
Một dự thảo giải quyết đã được hoàn thành tại Prague ngày 25-8, cho phép các nhóm tôn giáo lấy lại các tài sản đã bị tịch thu sau khi Cộng sản lên nắm chính quyền năm 1948, trong khi có được bồi thường tài chính cho các tài sản khác.
Ông Joel Ruml, chủ tịch Hội đồng Đại kết Czech, và là thành viên của Giáo Hội Phúc Âm của Huynh đệ Czech, nói: “Quả bóng đang nằm trên bàn chính phủ để chuẩn bị bản luật cần thiết".
Ông Ruml nói việc hoàn trả - dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 1-2013 – sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Giáo hội Công giáo Roma chiếm đa số của Cộng hòa Czech, vốn mất nhiều tài sản nhất dưới thời Cộng sản.
Tuy nhiên, ông nói rằng mọi tôn giáo sẽ phải chuẩn bị cho việc Nhà nước dần dần chấm dứt việc hỗ trợ tài chính, trong một quốc gia mà hàng giáo sĩ được Nhà nước thanh toán tiền lương từ thế kỷ 18.
Ông Ruml, với Hội đồng đại diện cho 11 giáo phái Kitô giáo, trong đó người Công giáo là thành viên liên kết, nói: “Mặc dầu chúng tôi đã mơ ước trong nhiều năm trở thành tự do khỏi nhà nước, điều này sẽ đặt ra một thách thức lớn. Nhiều thành viên giáo hội đã quen với sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước, và sẽ cần phải được chứng tỏ tình hình mới này cung cấp các cơ hội như thế nào, cho việc ổn định vị trí của chúng tôi và mở ra xã hội cho công việc của chúng tôi".
Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo ngày chủ nhật 28-8, rằng chính phủ của ông sẽ trả lại tài sản đã bị tịch thu giữ của các nhóm tôn giáo thiểu số, vốn được công nhận vào năm 1936. Một số giáo phái Công giáo và hầu hết các phái Tin Lành không nằm trong danh sách chính thức các tôn giáo thiểu số của chính phủ. (The Church Report 1-9-2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai giảng năm học mới và niềm mơ ước Trung Thu
Lm. Antôn Lâm Văn Hân
09:36 04/09/2011
VINH - Năm nào cũng vậy, ngày khai giảng năm học mới (Giáo lý và Văn hoá) tại giáo xứ Thượng Bình, Tri Bản, giáo phận Vinh, lại trùng với thời gian phố phường đang huyên náo chuẩn bị Tết Trung thu cho các em. Riêng các miền quê, nhất là vùng lũ lụt, các em chỉ biết Trung thu khi ngày rằm tháng tám tới.
Xem hình ảnh
Tôi nhớ lại hồi con nhỏ, lúc ấy đang rất nghèo, mỗi lần Trung thu tới tôi vẫn chờ đợi… nhiều lúc chờ đợi trong thất vọng. Gia đình nghèo, anh em cũng nghèo, không có quà trung thu. Nay nhớ lại cái nghèo năm xưa của bản thân, của gia đình, của xã hội mà thương cho các em vùng quê, vùng lũ hôm nay.
Buổi đầu khai giảng năm học, nhìn khuôn mặt của các em thấy rạng rỡ một niềm vui, niềm vui đến trường. Nghĩ đến Trung thu, tôi như trầm mình trong suy tư, trong toan tính: làm sao có quà cho các em trong ngày Tết ! Vui chơi cùng các em, nhưng tôi vẫn suy nghĩ, dệt ước mơ. Ước mơ sao các em có bánh Trung thu, có quà Trung thu như các bạn khác nơi phố phường, nơi đô thị. Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước. Dẫu ước mơ tầm thường và giản đơn. Ước mơ có khoảng sáu trăm phần quà (hai mươi nghìn đồng/1phần) cho các em trong ngày trung thu. Nhưng nào dễ chắp cánh cho ước mơ ấy được tung bay trong bầu trời của các em; bầu trời hồn nhiên, thơ mộng, bầu trời của bao niềm mơ ước tuổi xanh.
Ai sẽ chắp cánh cho các em ước mơ. Ai sẽ giúp các em có một Trung thu như trong mơ ước? Hay chỉ đơn giản “đêm Trung thu em ngồi nhìn trăng, trăng tròn trăng đẹp trăng xinh ghê…” như một bài hát vậy.
Xem hình ảnh
Tôi nhớ lại hồi con nhỏ, lúc ấy đang rất nghèo, mỗi lần Trung thu tới tôi vẫn chờ đợi… nhiều lúc chờ đợi trong thất vọng. Gia đình nghèo, anh em cũng nghèo, không có quà trung thu. Nay nhớ lại cái nghèo năm xưa của bản thân, của gia đình, của xã hội mà thương cho các em vùng quê, vùng lũ hôm nay.
Buổi đầu khai giảng năm học, nhìn khuôn mặt của các em thấy rạng rỡ một niềm vui, niềm vui đến trường. Nghĩ đến Trung thu, tôi như trầm mình trong suy tư, trong toan tính: làm sao có quà cho các em trong ngày Tết ! Vui chơi cùng các em, nhưng tôi vẫn suy nghĩ, dệt ước mơ. Ước mơ sao các em có bánh Trung thu, có quà Trung thu như các bạn khác nơi phố phường, nơi đô thị. Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước. Dẫu ước mơ tầm thường và giản đơn. Ước mơ có khoảng sáu trăm phần quà (hai mươi nghìn đồng/1phần) cho các em trong ngày trung thu. Nhưng nào dễ chắp cánh cho ước mơ ấy được tung bay trong bầu trời của các em; bầu trời hồn nhiên, thơ mộng, bầu trời của bao niềm mơ ước tuổi xanh.
Ai sẽ chắp cánh cho các em ước mơ. Ai sẽ giúp các em có một Trung thu như trong mơ ước? Hay chỉ đơn giản “đêm Trung thu em ngồi nhìn trăng, trăng tròn trăng đẹp trăng xinh ghê…” như một bài hát vậy.
TGM Leopoldo Girelli dâng thánh lễ tại Phủ Cam và thăm mục vụ Huế
Trương Trí
11:00 04/09/2011
HUẾ - Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Tổng Giáo Phận Huế. Sáng Chúa Nhật 4.9, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam đã đến thăm và dâng thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam.
Xem hình ảnh
Một cuộc đón tiếp trọng thị và đầy tràn sự mến mộ vị đại diện của Đức Thánh Cha. Cờ hoa và lọng rợp cả sân nhà thờ. Biết bao màu sắc rực rở đồng phục của các hội đoàn nam nữ hòa với nón lá đặc trưng của xứ Huế vẫy chào mừng khi Đức Tổng xuất hiện trước cổng chính nhà thờ. Cùng đi với Ngài có Đức Tổng Giám Mục giáo phận và Đức Giám Mục phụ tá. Tiếng trống nhịp nhàng của các thanh tuyển Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế hòa với giàn kèn đồng của giáo xứ chính tòa cùng tấu khúc chào mừng trong tiếng vỗ tay rộn ràng của cộng đoàn.
Các em thiếu nhi trong sắc phục của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y, Đức Giám Mục, các hội dòng hân hoan đón chào.
Trước tiền đường nhà thờ, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế Stêphanô đã đọc diễn văn chào mừng. Ngài thay mặt cộng đoàn trong giáo phận bày tỏ niềm vui sướng đầy cảm xúc trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha. Ngài cũng trình bày sơ lược về sự hình thành và phát triển của giáo phận Huế. Là một giáo phận phải gánh chịu nhiều khó khăn về kinh tế cũng như khí hậu khắc nghiệt và thiên tai. Thay mặt giáo phận, Ngài đã trao tặng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli bức tượng Đức Mẹ La Vang, là tâm tình của những người con đối với vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha đã có bài đáp từ, Ngài rất xúc động trước sự đón tiếp nồng nhiệt đầy sự yêu thương của cộng đoàn Dân Chúa giáo phận. Ngài đánh giá tầm quan trọng của giáo phận Huế đối với giáo hội Việt Nam. Mặc dù số giáo dân khiêm tốn so với các giáo phận khác, nhưng Huế là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc lễ lớn của giáo hội Việt Nam với sự tham dự của hàng trăm ngàn người như Đại Hội La Vang được tổ chức mỗi ba năm một lần. Ngài nhận định con người Huế vừa mang tính chất thật thà chân chất của người nông dân, vừa mang tính cao sang quý phái của giai cấp hoàng tộc trong mình, bởi vì Huế từng là kinh đô của bao triều đại vua chúa. Qua sự đón tiếp này, Ngài có cảm nhận đến Huế giống như đang ở Vatican, ở đây cũng có một Giáo Hoàng nho nhỏ, một Hồng Y nho nhỏ và nhiều Giám Mục nho nhỏ. Ngài vui vẻ bắt tay từng em một.
Tiếp đó, Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng đã dâng lời nguyện trước khi Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha làm phép bức tượng Đức Mẹ La Vang, Bức Tượng này sẽ được tôn kính tại nhà Mục Vụ của giáo xứ chính tòa sau khi hoàn thành. Sau khi Ngài làm phép bức tượng, đại diện các gia trưởng và mẹ gia đình đã dâng lên Mẹ những đóa hoa hồng thắm tượng trưng cho tình yêu của con cái đối với Mẹ và những đóa hoa Sen biểu trưng cho những người con xứ Huế.
Sau buổi đón tiếp long trọng là thánh lễ đồng tế. Vì tất cả các linh mục thuộc Hạt thành phố Huế đều dự buổi đón tiếp và dâng thánh lễ đồng tế với Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha, nên tất cả các nhà thờ trong hạt thành phố đều không có thánh lễ sáng hôm nay, do đó số lượng giáo dân quy tụ về nhà thờ chính tòa tham dự thánh lễ rất đông. Trong nhà thờ chật kín, trước và hai bên hông nhà thờ được bố trí những màn hình rộng để cộngh đoàn được hiệp dâng thánh lễ.
Trước thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế đã nói lên tâm tình thảo hiếu và kính yêu đối với Đức Thánh Cha của cộng đoàn Dân Chúa. Cảm ơn sự ưu ái của Đức Tổng Giám Mục đại diện của Đức Thánh Cha. Trong thánh lễ này, Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và vị Đại diện của Ngài chủ tế thánh lễ hôm nay.
Nghi thức phụng vụ thêm long trọng với phần dâng lễ vật của đại diện giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, những lẵng hoa tươi dâng lên bàn thờ, những lư trầm thơm ngát như lời nguyện cầu bay lên trước Tôn Nhan Chúa. Đức Tổng Giám Mục chủ tế sau khi nhận lễ vật đã ưu ái cho từng người hôn nhẫn Ngài.
Sau thánh lễ, ông Mattheo Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX chính tòa đã thay mặt cộng đoàn trình lên Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha những nét sinh hoạt của giáo xứ chính tòa, đồng thời cũng sơ lược đôi nét về hạt Thành Phố Huế. Các em thiếu nhi đã dâng lên Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện Phụ những bó hoa tươi nói lên tình yêu mến của những người con đối với chủ chăn.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã ban phép lành của Đức Thánh Cha cho cộng đoàn tham dự thánh lễ.
Cũng trong buổi sáng Chúa nhật, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục giáo phận cùng với Đức Giám Mục phụ tá đã đi thăm các dòng tu. Ngài đã gặp gở và chuyện trò thân mật với các nữ Đan sĩ đan viện Carmel.
Ngài cũng đã thăm phòng khám từ thiện Kim Long do các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm phụ trách. Ngài đã được nghe nữ tu bác sĩ Bùi Thị Bông trình bày sơ lược về sự hình thành và hoạt động của phòng khám. Ngài tạ ơn Chúa vì những ơn gọi Chúa ban cho Hội Dòng. Nhờ những ơn gọi đó để hội dòng có những người con phục vụ tha nhân vì tất cả tình yêu. Ngài cũng biết rằng phòng khám không những được sự ủng hộ của chủ chăn giáo phận mà còn được sự nâng đở của chính quyền địa phương. Đó cũng là thành quả của sự đối thoại để hiệp nhất trong sứ vụ. Ngài đã gặp gở và bắt tay các bệnh nhân tật nguyền một cách chân tình cởi mở.
Tại Viện Dục Anh Sơn Ca do các soeur Saint Paul phụ trách, Ngài nhận định rằng những em cô nhi và các em bị dị tật bẩm sinh được nuôi dưỡng trong một môi trường khang trang thoáng đãng. Được sự nuôi nấng và dạy dổ trong một ngôi trường mang một cái tên rất dễ thương “ Sơn Ca ”. Ngài âu yếm bồng các em trên tay và chụp hình lưu niệm.
Cuối cùng, Ngài đã đến thăm Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, nơi đào tạo các linh mục tương lai. Ngài đánh giá cảnh quan của chủng viện rất đẹp và thoáng đãng. Ngài nhắn nhủ các thầy cần phải học sự thánh thiện và tấm gương phục vụ của Chúa Giêsu. Phải biết tự kiềm chế bản thân mình và phải đào luyện để trở thành một linh mục trong tương lai dẫn dắt đàn chiên đến với Chúa, thánh hóa cộng đoàn được trao phó. Ngài cũng đã dành thời gian để cho các thầy trao đổi với Ngài.
Kết thúc chuyến viếng thăm tại Tổng Giáo Phận Huế, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện không thường trú tại Việt Nam sẽ tiếp tục viếng thăm mục vụ 5 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế.
Xem hình ảnh
Một cuộc đón tiếp trọng thị và đầy tràn sự mến mộ vị đại diện của Đức Thánh Cha. Cờ hoa và lọng rợp cả sân nhà thờ. Biết bao màu sắc rực rở đồng phục của các hội đoàn nam nữ hòa với nón lá đặc trưng của xứ Huế vẫy chào mừng khi Đức Tổng xuất hiện trước cổng chính nhà thờ. Cùng đi với Ngài có Đức Tổng Giám Mục giáo phận và Đức Giám Mục phụ tá. Tiếng trống nhịp nhàng của các thanh tuyển Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế hòa với giàn kèn đồng của giáo xứ chính tòa cùng tấu khúc chào mừng trong tiếng vỗ tay rộn ràng của cộng đoàn.
Các em thiếu nhi trong sắc phục của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y, Đức Giám Mục, các hội dòng hân hoan đón chào.
Trước tiền đường nhà thờ, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế Stêphanô đã đọc diễn văn chào mừng. Ngài thay mặt cộng đoàn trong giáo phận bày tỏ niềm vui sướng đầy cảm xúc trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha. Ngài cũng trình bày sơ lược về sự hình thành và phát triển của giáo phận Huế. Là một giáo phận phải gánh chịu nhiều khó khăn về kinh tế cũng như khí hậu khắc nghiệt và thiên tai. Thay mặt giáo phận, Ngài đã trao tặng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli bức tượng Đức Mẹ La Vang, là tâm tình của những người con đối với vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha đã có bài đáp từ, Ngài rất xúc động trước sự đón tiếp nồng nhiệt đầy sự yêu thương của cộng đoàn Dân Chúa giáo phận. Ngài đánh giá tầm quan trọng của giáo phận Huế đối với giáo hội Việt Nam. Mặc dù số giáo dân khiêm tốn so với các giáo phận khác, nhưng Huế là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc lễ lớn của giáo hội Việt Nam với sự tham dự của hàng trăm ngàn người như Đại Hội La Vang được tổ chức mỗi ba năm một lần. Ngài nhận định con người Huế vừa mang tính chất thật thà chân chất của người nông dân, vừa mang tính cao sang quý phái của giai cấp hoàng tộc trong mình, bởi vì Huế từng là kinh đô của bao triều đại vua chúa. Qua sự đón tiếp này, Ngài có cảm nhận đến Huế giống như đang ở Vatican, ở đây cũng có một Giáo Hoàng nho nhỏ, một Hồng Y nho nhỏ và nhiều Giám Mục nho nhỏ. Ngài vui vẻ bắt tay từng em một.
Tiếp đó, Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng đã dâng lời nguyện trước khi Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha làm phép bức tượng Đức Mẹ La Vang, Bức Tượng này sẽ được tôn kính tại nhà Mục Vụ của giáo xứ chính tòa sau khi hoàn thành. Sau khi Ngài làm phép bức tượng, đại diện các gia trưởng và mẹ gia đình đã dâng lên Mẹ những đóa hoa hồng thắm tượng trưng cho tình yêu của con cái đối với Mẹ và những đóa hoa Sen biểu trưng cho những người con xứ Huế.
Sau buổi đón tiếp long trọng là thánh lễ đồng tế. Vì tất cả các linh mục thuộc Hạt thành phố Huế đều dự buổi đón tiếp và dâng thánh lễ đồng tế với Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha, nên tất cả các nhà thờ trong hạt thành phố đều không có thánh lễ sáng hôm nay, do đó số lượng giáo dân quy tụ về nhà thờ chính tòa tham dự thánh lễ rất đông. Trong nhà thờ chật kín, trước và hai bên hông nhà thờ được bố trí những màn hình rộng để cộngh đoàn được hiệp dâng thánh lễ.
Trước thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế đã nói lên tâm tình thảo hiếu và kính yêu đối với Đức Thánh Cha của cộng đoàn Dân Chúa. Cảm ơn sự ưu ái của Đức Tổng Giám Mục đại diện của Đức Thánh Cha. Trong thánh lễ này, Ngài mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và vị Đại diện của Ngài chủ tế thánh lễ hôm nay.
Nghi thức phụng vụ thêm long trọng với phần dâng lễ vật của đại diện giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, những lẵng hoa tươi dâng lên bàn thờ, những lư trầm thơm ngát như lời nguyện cầu bay lên trước Tôn Nhan Chúa. Đức Tổng Giám Mục chủ tế sau khi nhận lễ vật đã ưu ái cho từng người hôn nhẫn Ngài.
Sau thánh lễ, ông Mattheo Nguyễn Đình Lục chủ tịch HĐGX chính tòa đã thay mặt cộng đoàn trình lên Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha những nét sinh hoạt của giáo xứ chính tòa, đồng thời cũng sơ lược đôi nét về hạt Thành Phố Huế. Các em thiếu nhi đã dâng lên Đức Tổng Giám Mục đại diện Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Huế, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Đan Viện Phụ những bó hoa tươi nói lên tình yêu mến của những người con đối với chủ chăn.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã ban phép lành của Đức Thánh Cha cho cộng đoàn tham dự thánh lễ.
Cũng trong buổi sáng Chúa nhật, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục giáo phận cùng với Đức Giám Mục phụ tá đã đi thăm các dòng tu. Ngài đã gặp gở và chuyện trò thân mật với các nữ Đan sĩ đan viện Carmel.
Ngài cũng đã thăm phòng khám từ thiện Kim Long do các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm phụ trách. Ngài đã được nghe nữ tu bác sĩ Bùi Thị Bông trình bày sơ lược về sự hình thành và hoạt động của phòng khám. Ngài tạ ơn Chúa vì những ơn gọi Chúa ban cho Hội Dòng. Nhờ những ơn gọi đó để hội dòng có những người con phục vụ tha nhân vì tất cả tình yêu. Ngài cũng biết rằng phòng khám không những được sự ủng hộ của chủ chăn giáo phận mà còn được sự nâng đở của chính quyền địa phương. Đó cũng là thành quả của sự đối thoại để hiệp nhất trong sứ vụ. Ngài đã gặp gở và bắt tay các bệnh nhân tật nguyền một cách chân tình cởi mở.
Tại Viện Dục Anh Sơn Ca do các soeur Saint Paul phụ trách, Ngài nhận định rằng những em cô nhi và các em bị dị tật bẩm sinh được nuôi dưỡng trong một môi trường khang trang thoáng đãng. Được sự nuôi nấng và dạy dổ trong một ngôi trường mang một cái tên rất dễ thương “ Sơn Ca ”. Ngài âu yếm bồng các em trên tay và chụp hình lưu niệm.
Cuối cùng, Ngài đã đến thăm Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, nơi đào tạo các linh mục tương lai. Ngài đánh giá cảnh quan của chủng viện rất đẹp và thoáng đãng. Ngài nhắn nhủ các thầy cần phải học sự thánh thiện và tấm gương phục vụ của Chúa Giêsu. Phải biết tự kiềm chế bản thân mình và phải đào luyện để trở thành một linh mục trong tương lai dẫn dắt đàn chiên đến với Chúa, thánh hóa cộng đoàn được trao phó. Ngài cũng đã dành thời gian để cho các thầy trao đổi với Ngài.
Kết thúc chuyến viếng thăm tại Tổng Giáo Phận Huế, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đại diện không thường trú tại Việt Nam sẽ tiếp tục viếng thăm mục vụ 5 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế.
Thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức tại giáo xứ Xuân Hoà
Dom. Thành Công
11:30 04/09/2011
Bắc Ninh - Vào lúc 15 giờ 30, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục giáo phận Bắc Ninh đã chủ sự thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức tại giáo xứ Xuân Hoà. Con số các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức gần 80 em đến từ ba giáo xứ: Phong Cốc; Từ Phong và Xuân Hoà. Cả ba giáo xứ này dưới sự coi sóc của cha xứ Đa-Minh Nguyễn Văn Kinh; hai cha phó: Cosma Hoàng Thanh Quốc và Phê-rô Nguyễn Văn Thuỷ.
Xem hình ảnh
Sau những tháng ngày dưới sự quan tâm của quí cha, với sự miệt mài của cả thầy và trò: các em của ba giáo xứ; quý thầy; quý sơ và các anh chị giáo lý viên, có thể nói hôm nay là ngày hội vui không chỉ của các em mà còn của các gia đình và giáo xứ. Nhìn các em ai nấy đều vui tươi, rạng rỡ trong những trang phục đẹp nhất được cha mẹ và người thân đưa đến nhà thờ. Thời tiết buổi chiều chan hoà trong ánh nắng cộng thêm rất đông đảo bà con giáo dân về đây dự lễ, khiến bầu khí trở nên nóng lực hơn.
Mặc dầu thời tiết nhưng các em vẫn nghiêm trang đội nắng, sắp thành hai hàng đi rước cùng với đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ hoà trong tiếng rộn ràng của bài ca nhập lễ. Trong ngôi nhà thờ cổ kính bậc nhất của giáo phận, cộng thêm nơi đây trong lòng nhà thờ còn lưu giữ hài cốt của nhiều vị tử đạo, Đức Cha Cosma đã khởi đầu thánh lễ bằng cách nhắc lại niềm tự hào của giáo xứ Xuân Hoà và mời gọi cộng đoàn, nhất là các em chịu phép Thêm Sức hôm nay phải trở nên những chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa; tiếp nối gương ông cha xưa. Trong bài giảng của mình, Đức Cha cũng dành phần nửa thời gian để chia sẻ với các em đề tài: Nhỏ nhưng vẫn làm được những việc lớn. Với câu chuyện Đa-vít và Gô-li-át, Đa-vít tuy nhỏ - chỉ là một mục đồng nhưng đã chiến thắng một Gô-li-át khổng lồ bằng cách nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa. Cũng thế, các con cũng phải biết học tập gương Đa-vít, cậy nhờ vào sức mạnh của Chúa không phải để làm những điều xấu, nhưng để chiến thắng và giúp đỡ người khác chiến thắng ma quỉ.
Ngay sau bài giảng là nghi thức cử hành Bí Tích Thêm Sức cho các em. Từng hàng, các em tiến lên trong tay cầm nến cháy sáng, đứng ngay sau là các cha mẹ đỡ đầu của các em. Đức Giám Mục và các linh mục được uỷ nhiệm đã tiến đến xức dầu thánh và trao ban bình an cho từng em.
Vào lúc 17 giờ, thánh lễ kết thúc. Trong ngày hội vui này, ơn Chúa Thánh Thần không chi xuống riêng trên các em, nhưng trên hết mọi người mọi nhà. Vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn, một vị phụ huynh đã đại nói lên tấm lòng biết ơn đó. Cuối cùng các em đã ôm những bó hoa tươi lên kính tặng Đức Cha và các linh mục đồng tế.
Thánh lễ khép lại, nhưng ơn của Chúa Thánh Thần mà mỗi người đã lãnh nhận đòi buộc chúng ta phải lên đường làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta sẽ gặp gỡ, mỗi môi trường chúng ta sống, mỗi việc chúng ta làm, Chúa Thánh Thần đều hối thúc và mời gọi chúng ta đem sức nóng của tình thân ái đến để xẻ chia và cảm thông. Như thế, mỗi ngày sống, ơn Chúa Thánh Thần sẽ không ngừng tuôn đổ và mỗi ngày đều là những ngày lễ hiện xuống mới.
Xem hình ảnh
Sau những tháng ngày dưới sự quan tâm của quí cha, với sự miệt mài của cả thầy và trò: các em của ba giáo xứ; quý thầy; quý sơ và các anh chị giáo lý viên, có thể nói hôm nay là ngày hội vui không chỉ của các em mà còn của các gia đình và giáo xứ. Nhìn các em ai nấy đều vui tươi, rạng rỡ trong những trang phục đẹp nhất được cha mẹ và người thân đưa đến nhà thờ. Thời tiết buổi chiều chan hoà trong ánh nắng cộng thêm rất đông đảo bà con giáo dân về đây dự lễ, khiến bầu khí trở nên nóng lực hơn.
Mặc dầu thời tiết nhưng các em vẫn nghiêm trang đội nắng, sắp thành hai hàng đi rước cùng với đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ hoà trong tiếng rộn ràng của bài ca nhập lễ. Trong ngôi nhà thờ cổ kính bậc nhất của giáo phận, cộng thêm nơi đây trong lòng nhà thờ còn lưu giữ hài cốt của nhiều vị tử đạo, Đức Cha Cosma đã khởi đầu thánh lễ bằng cách nhắc lại niềm tự hào của giáo xứ Xuân Hoà và mời gọi cộng đoàn, nhất là các em chịu phép Thêm Sức hôm nay phải trở nên những chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa; tiếp nối gương ông cha xưa. Trong bài giảng của mình, Đức Cha cũng dành phần nửa thời gian để chia sẻ với các em đề tài: Nhỏ nhưng vẫn làm được những việc lớn. Với câu chuyện Đa-vít và Gô-li-át, Đa-vít tuy nhỏ - chỉ là một mục đồng nhưng đã chiến thắng một Gô-li-át khổng lồ bằng cách nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa. Cũng thế, các con cũng phải biết học tập gương Đa-vít, cậy nhờ vào sức mạnh của Chúa không phải để làm những điều xấu, nhưng để chiến thắng và giúp đỡ người khác chiến thắng ma quỉ.
Ngay sau bài giảng là nghi thức cử hành Bí Tích Thêm Sức cho các em. Từng hàng, các em tiến lên trong tay cầm nến cháy sáng, đứng ngay sau là các cha mẹ đỡ đầu của các em. Đức Giám Mục và các linh mục được uỷ nhiệm đã tiến đến xức dầu thánh và trao ban bình an cho từng em.
Vào lúc 17 giờ, thánh lễ kết thúc. Trong ngày hội vui này, ơn Chúa Thánh Thần không chi xuống riêng trên các em, nhưng trên hết mọi người mọi nhà. Vì thế, để bày tỏ lòng biết ơn, một vị phụ huynh đã đại nói lên tấm lòng biết ơn đó. Cuối cùng các em đã ôm những bó hoa tươi lên kính tặng Đức Cha và các linh mục đồng tế.
Thánh lễ khép lại, nhưng ơn của Chúa Thánh Thần mà mỗi người đã lãnh nhận đòi buộc chúng ta phải lên đường làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta sẽ gặp gỡ, mỗi môi trường chúng ta sống, mỗi việc chúng ta làm, Chúa Thánh Thần đều hối thúc và mời gọi chúng ta đem sức nóng của tình thân ái đến để xẻ chia và cảm thông. Như thế, mỗi ngày sống, ơn Chúa Thánh Thần sẽ không ngừng tuôn đổ và mỗi ngày đều là những ngày lễ hiện xuống mới.
Giáo xứ Hà Nội hạt Xóm Mới tổ chức phát học bổng khuyến học
Văn Chiến
17:19 04/09/2011
SAIGÒN - Lúc 07g00 sáng Chúa nhật 04/9/2011, trước Thánh lễ thứ ba dành cho thiếu nhi, giáo xứ Hà Nội thuộc hạt Xóm Mới đã tổ chức phát học bổng khuyến học cho các thí sinh trong giáo xứ mới thi đậu đại học và cao đẳng.
Xem hình ảnh
Được biết, đây là thông lệ hằng năm, cứ vào độ cuối tháng tám và đầu tháng chín dương lịch, nhằm khuyến khích giới trẻ tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn, giáo xứ tổ chức phát học bổng khuyến học cho các tân sinh viên.
Một tin vui cho lần phát thưởng năm nay, giáo xứ có 11 em thi đậu vào các trường đại học và 06 em thi đậu vào các trường cao đẳng. So với năm học 2010 - 2011, giáo xứ chỉ có 06 em đậu đại học và cao đẳng.
Với thành quả trên, cha chánh xứ, cha Giuse, HĐMV/GX đã trao 2 triệu đồng cho các em đậu đại học và 1 triệu đồng cho các em đậu cao đẳng.
Đặc biệt, giáo xứ còn tặng thêm món quà nhỏ cho hai tân sinh viên hiện là giáo lý viên và lễ sinh tại giáo xứ.
Ngoài ra, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã có lời chúc mừng và tặng quà cho em Đỗ Thiên Ân - thành viên đội lễ sinh, chuẩn bị đi du học tại Hoa Kỳ.
Một tân sinh viên cho biết: “Em mồ côi cha từ nhỏ. Khi biết tin đậu đại học em vừa mừng vừa lo, vì hai anh em đều theo học đại học, sẽ là gánh nặng cho mẹ em. Tuy nhiên, nay em có thể an tâm nhập học, và cố gắng vừa học vừa làm để giảm bớt gánh nặng cho mẹ của em. Ngoài ra, em dành ngày Chúa nhật để tham gia giảng dạy giáo lý cho các em, cũng nhằm rèn luyện nhân cách sống của em ngày càng tốt đẹp hơn”.
Trước đó, ngày 31/7/2011, giáo xứ đã tổng kết năm học giáo lý 2010 - 2011 và phát thưởng cho các cháu thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan nhằm khuyến khích các cháu nỗ lực, phấn đấu thi đua học tập tốt hơn trong năm học tới, gồm các phần thưởng:
- 46 phần thưởng cho các em thiếu nhi đạt học sinh xuất sắc trong học tập giáo lý. Mỗi phần thưởng gồm 5 quyển tập.
- 193 phần thưởng cho các em đạt danh hiệu học sinh giỏi và xuất sắc ở trường học. Mỗi phần thưởng gồm 3 quyển tập.
Cha Giuse Phùng Văn Thông Minh phát biểu: “Giáo xứ luôn ước mong mọi giáo dân đều có cơ hội học tập để tiếp cận với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển. Đặc biệt, giới trẻ được sự quan tâm nhiều hơn nữa của mọi người, cùng nhắc nhở động viên các em mỗi ngày, để giáo xứ có nhiều học sinh giỏi cả về giáo lý và văn hóa, nhiều em đậu đại học và cao đẳng, chuyên cần học tập nâng cao tri thức, rèn luyện đạo đức và cách sống nhân bản, để sau này có công ăn việc làm ổn định, góp phần xây dựng giáo xứ, Giáo hội và xã hội ngày càng thăng tiến và tốt đẹp hơn”.
Xin cám ơn những tấm lòng nhân ái của các vị hảo tâm trong và ngoài giáo xứ. Chúc các em sang năm mới học tốt, là những người con ngoan, trò giỏi, và là thiếu nhi biết sống đạo giữa đời. Các em hãy là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian như lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để cho họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
Xem hình ảnh
Được biết, đây là thông lệ hằng năm, cứ vào độ cuối tháng tám và đầu tháng chín dương lịch, nhằm khuyến khích giới trẻ tích cực học tập để nâng cao trình độ học vấn, giáo xứ tổ chức phát học bổng khuyến học cho các tân sinh viên.
Một tin vui cho lần phát thưởng năm nay, giáo xứ có 11 em thi đậu vào các trường đại học và 06 em thi đậu vào các trường cao đẳng. So với năm học 2010 - 2011, giáo xứ chỉ có 06 em đậu đại học và cao đẳng.
Với thành quả trên, cha chánh xứ, cha Giuse, HĐMV/GX đã trao 2 triệu đồng cho các em đậu đại học và 1 triệu đồng cho các em đậu cao đẳng.
Đặc biệt, giáo xứ còn tặng thêm món quà nhỏ cho hai tân sinh viên hiện là giáo lý viên và lễ sinh tại giáo xứ.
Ngoài ra, ông Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ đã có lời chúc mừng và tặng quà cho em Đỗ Thiên Ân - thành viên đội lễ sinh, chuẩn bị đi du học tại Hoa Kỳ.
Một tân sinh viên cho biết: “Em mồ côi cha từ nhỏ. Khi biết tin đậu đại học em vừa mừng vừa lo, vì hai anh em đều theo học đại học, sẽ là gánh nặng cho mẹ em. Tuy nhiên, nay em có thể an tâm nhập học, và cố gắng vừa học vừa làm để giảm bớt gánh nặng cho mẹ của em. Ngoài ra, em dành ngày Chúa nhật để tham gia giảng dạy giáo lý cho các em, cũng nhằm rèn luyện nhân cách sống của em ngày càng tốt đẹp hơn”.
Trước đó, ngày 31/7/2011, giáo xứ đã tổng kết năm học giáo lý 2010 - 2011 và phát thưởng cho các cháu thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan nhằm khuyến khích các cháu nỗ lực, phấn đấu thi đua học tập tốt hơn trong năm học tới, gồm các phần thưởng:
- 46 phần thưởng cho các em thiếu nhi đạt học sinh xuất sắc trong học tập giáo lý. Mỗi phần thưởng gồm 5 quyển tập.
- 193 phần thưởng cho các em đạt danh hiệu học sinh giỏi và xuất sắc ở trường học. Mỗi phần thưởng gồm 3 quyển tập.
Cha Giuse Phùng Văn Thông Minh phát biểu: “Giáo xứ luôn ước mong mọi giáo dân đều có cơ hội học tập để tiếp cận với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển. Đặc biệt, giới trẻ được sự quan tâm nhiều hơn nữa của mọi người, cùng nhắc nhở động viên các em mỗi ngày, để giáo xứ có nhiều học sinh giỏi cả về giáo lý và văn hóa, nhiều em đậu đại học và cao đẳng, chuyên cần học tập nâng cao tri thức, rèn luyện đạo đức và cách sống nhân bản, để sau này có công ăn việc làm ổn định, góp phần xây dựng giáo xứ, Giáo hội và xã hội ngày càng thăng tiến và tốt đẹp hơn”.
Xin cám ơn những tấm lòng nhân ái của các vị hảo tâm trong và ngoài giáo xứ. Chúc các em sang năm mới học tốt, là những người con ngoan, trò giỏi, và là thiếu nhi biết sống đạo giữa đời. Các em hãy là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian như lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để cho họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
Văn Hóa
Một kinh nghiệm
Lm Vũđình Tường
03:48 04/09/2011
Bố Thuận rất hãnh diện về cậu con. Hễ có dịp là mang cậu con ra khoe. “Ông xứng đáng để hãnh diện” bạn bè ông bảo thế. Ngày nay Thuận có biệt tài về banh đá. Đó là do công lao khuyến khích của bố anh và cũng do anh thích môn banh đá nữa. Hầu như không trận đấu nào có Thuận mà lại vắng mặt bố chàng. Bố Thuận rất tự hào về tài nghệ của con. Ong cũng tự hào về cách giáo dục mới mà ông khám phá ra.
Nhớ lại hồi còn nhỏ, Thuận là đứa trẻ nhút nhát, không có vẻ nhanh nhẹn. Trận banh đá đầu tiên do nhà trường tổ chức, Thuận thất bại nặng nề. Vì nhút nhát, nên mỗi lần banh đến gần là chàng né tránh, vì né tránh như thế nên anh mới bị nạn. Lúc gần chấm dứt hiệp một của trận đấu, trái banh trờ tới chỗ chàng đứng, Thuận né sang một bên; không may đúng lúc đó, người bạn khác chạy tới từ phía sau xô cả hai té nhào, Thuận bị đè nên đau điếng. Chàng lồm cồm đứng dậy, bụm mặt khóc bước ra khỏi sân. Bố Thuận vừa quê với con, vừa thương hại con đau, thấy chú bán cà rem đứng gần, ông mua ngay hai cây trao cho Thuận. Cái vị ngọt cà rem hoà lẫn với đau đớn trôi tuột xuống bụng. Biện xong hai cây cà rem, vẻ mặt chàng tỉnh hẳn. Thấy thế, ông bố vừa trấn an con, vừa dụ ngọt:
“Này nhé, cứ mỗi lần con đá trúng trái banh, bố sẽ thưởng một cây cà rem.”
Thuận gật gật đầu, khẽ liếc mắt nhìn bố, rồi lại liếc nhìn trái banh đang nằm chơ vơ trên sân cỏ. Bỗng chàng vụt chạy ôm trái banh, rồi hăm hở đưa đến chỗ bố, vừa thở vừa nói:
“Bố nhớ nhé, mỗi lần con đá trúng là một cây cà rem”,
Ông bố ừ, rồi nhìn con mỉm cười. Còi báo hiệp nhì bắt đầu, Thuận ôm trái banh chạy ra sân. Sau khi định xong vị trí, trận đấu tiếp tục. Thuận hai chân dang rộng, hai tay khuỳnh khuỳnh, cặp mắt cú vọ dán chặt vào trái banh. Chờ mãi cơ hội mới đến. Khi trái banh trờ tới phía bên trái, chàng dơ chân trái định đá, nhưng ngượng quá vội đổi chân phải đá mạnh. Cú đá mạnh vào không khí khiến chàng mất trớn té nhào. Chàng vội vã đứng dậy nháo nhác tìm trái banh thì thấy nó đã nằm ở phía đầu kia của sân banh tự hồi nào.
Thuận đổi thế đứng, đúng lúc trái banh lăn về phía chàng, chàng chạy xông tới nhắm mắt đá rầm. Trái banh bay bổng ra khỏi vạch vôi. Ông bố trông thấy vỗ tay tán thưởng con kịch liệt. Sau cú đá, Thuận đứng thẳng, tay nắm chặt dơ cao khỏi đầu, vẫy vẫy tay điểm với giọng quả quyết:
“Một cây cà rem”.
Bố Thuận thường than phiền về tính nhút nhát của con. Trận đấu đợt hai chiều nay khiến ông thay đổi thái độ. Thuận không phải là đưa bé nhát đảm, cũng không đến nỗi quá vụng về. Ông thừa hiểu rằng, chiều nay Thuận bạo dạn như thế, lanh lẹ như thế, quên đau đớn, mệt nhọc như thế cũng chỉ vì cây cà rem. Nghĩ đến đây, ông tự trách mình, chưa bao giờ mình khen con lấy một câu, chưa bao giờ mình khuyến khích nó học, chưa bao giờ mình nói chuyện với nó trong tình cha con, còn nhiều cái chưa bao giờ lắm. Từ trước đến nay, càng thấy Thuận nhút nhát, ông càng muốn xa lánh con. Đến gần nói chuyện hay dẫn đi đâu chỉ thêm bực mình. Càng nghĩ càng thấy sai. Than trách trời đất cho mình một đứa con ngu càng sai hơn. Cái tư tưởng sanh con ra, lo cho nó đủ cơm ăn, áo mặc, gởi nó đến trường là xong nhiệm vụ. Ngày nay, ông không tán đồng tư tưởng đó nữa. Nói đúng hơn, có sanh phải có dưỡng, có dưỡng phải có dục. Trong ba vấn đề: sanh, dưỡng và dục, theo ông thì dục đòi hỏi nhiều công lao hơn cả. Người con sau này nên người hay không là do dục. Giáo dục một đứa trẻ cần nhiều thời gian và kiên nhẫn. Nhà trường giúp về trí dục nhiều hơn là đức dục. Nhà trường mở mang trí tuệ con em mình, sinh hoạt các đoàn thể cũng vậy. Vấn đề trí dục họ cố gắng làm; thành công hay thất bại phần lớn là ở sự tiếp tay của của phụ huynh.
Phần khuyến khích con cái nắm một yếu tố tối quan trọng. Khám phá mới đó bố Thuận vừa tìm ra. Đối với nhiều người thì nó không mới lạ gì. Riêng với bố Thuận thì nó mới. Đối với con trẻ, vấn đề khuyến khích chúng học thật là cần thiết. Trẻ con thường ham chơi, chóng quên, chúng thích được khen, được tặng thưởng. Nói gì trẻ con, người lớn cũng thích những điều đó. Người già mấy cũng vẫn còn chút trẻ con trong người.
Nghĩ về đời mình, bố Thuận không nhớ được bất cứ một lời khen nào của cha mẹ. Lần duy nhất trong đời ông đoạt giải chạy đua một ngàn thước, ông hăm hở khoe mẹ, bà mẹ mĩm cười nói:
“Đúng là mèo mù vớ cá rán.”
Chán quá, đợi đến tối chờ bố về, ông khoe về thành quả chạy đua sáng nay. Không ai bảo ai, nhưng ông bố cùng giọng điệu như mẹ:
“Chạy với chọt, chúng mày đúng là ăn lắm rững mỡ.”
Bố Thuận nhớ lại cái ngày hôm ấy, sao khóc nó ngon thế, nước mắt cứ tuông ra như muốn rửa sạch bụi chân. Rửa sạch đi những điều không làm đẹp lòng cha mẹ. Mặc dù điều đó không có gì trái quấy. Khóc chán rồi nấc. Làm sao để nguôi đi nỗi buồn, để cái ghen tức không được khen chìm xuống. Để quên phứt cuộc chạy đua sáng nay. Không có mày thì đã không khổ.
Buổi sáng trước giờ thi, không một người thân nâng đỡ. Nhìn dăm đứa bạn đứng cạnh bố mẹ tụi nó thấy thèm. Nhìn lại mình không thấy ai. Trong lòng thì run sợ vu vơ. Vừa lo, vừa hồi hộp. Lo vì sợ không giật được giải. Sợ một sơ xuất nhỏ nào đó làm vỡ mộng. Sợ ngay cả đến nói dại, lỡ có trúng gió thì mất đua. Bên cạnh cái lo sợ, cũng có cái bồn chồn, háo hức. Giờ đua càng gần càng thấy lòng bồn chồn. Rồi bao nhiêu ý đẹp vẽ lên trong đầu. Nào là đám khán giả vỗ tay khen thưởng, nào là đám bạn bè chỉ trỏ, trầm trồ khen, ngưỡng mộ, nào là món giải thưởng thật đồ sộ nằm hiên ngang trên chiếc bàn trải khăn đỏ giữa sân. Cái màu giấy bóng kiếng đỏ nhấp nhánh làm choá hai tròng mắt; nào là tưởng tượng ra cảnh bố mẹ vò đầu khen, không ngớt lời ca tụng. Những hình ảnh đó mê hoặc chàng thiếu niên trẻ, có nước da bánh mật, có bắp thịt nở nang, vạm vỡ, có đôi chân dòn cứng lanh lẹ.
Bây giờ, than ôi! Tất cả đã tan biến. Giải thưởng đã đạt được. Lời khen cũng đã có, nhưng có ai ngờ lời khen lại là “rững mỡ” với “mèo mù vớ cá rán”. Nó nản làm sao? Lời khen hay lời phê bình! Cái hình ảnh khệ nệ, vênh váo ôm phần thưởng về nhà khoe bố mẹ đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh của một thiếu niên lù đù, hai con mắt buồn so, xụp xuống, cái môi dưới trề xuống trông thảm hại. Càng nghĩ nước mắt càng chảy ra, càng khóc càng thấy tủi. Khóc khô nước mắt đến nấc cục. Nỗi khổ tâm nhất của đời người là leo đến đỉnh núi mới lở chân té xuống. Đời người xây mộng đẹp, gặp được mộng mới thấy mộng khác đời, xa rời thực tế.
Nằm nghe tức đến ngất đi được vì bà mẹ cứ khen lấy, khen để cái đồng hồ quả lắc hiệu KIM NHẬT. Nào là cái con số nó xinh, cái kim nó mảnh mai dễ thương, cái vỏ nó gọn gàng, ôi thôi đủ không thiếu chỗ nào là không khen. Ngó xuôi nó đẹp, ngó ngược nó cũng đẹp, Liếc bên phải cũng hài lòng, liếc ngó bên trái cũng hả dạ, sao mà nó khéo làm sao ? Ong bố cũng trầm trồ chêm vào:
“Ừ, cái hiệu này nó uy tín lắm, nổi tiếng nhất tỉnh đấy bà ạ”,
Bà vội thêm:
“Đúng rồi, nó phải là đồ quý. Một miếng thịt làng bằng sàng thịt chợ. Ông bà nói có sai đâu.”
Dưới ánh đèn dầu, ánh sáng lấp lánh của những con số, của cây kim, của quả lắc hớp hồn hai ông bà. Hai người không ngớt mồm khen. Họ có biết đâu, sau bức liếp kia con họ đang ghen lồng lộn lên. Họ khen một thì người con tức hai ba, tức đến nỗi phải thầm rủa tiệm đồng hồ
“Thằng Kim Nhật, nó có chạy đua, nó có được thưởng đâu mà cứ khen nó mãi “.
Hết chỗ khen, hai ông bà tính chỗ treo nó. Đôi bên bàn luận hồi lâu khiến ông phát cáu. Thấy thế, bà nhịn làm lành. Ông quyết định treo nó ở giữa gian cho nó bảnh. Cho mọi khách ra vào đều biết nhà này có đồng hồ quả lắc. Treo ở đó để cả nhà đều được thưởng thức tiếng kính coong ngân vang mỗi khi nó điểm giờ.
Cái ngày xưa ấy tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng. Ngờ đâu nó được khơi lại. Bài học đau đớn của ba mươi năm về trước cho đến ngày hôm nay mới tìm được câu giải đáp. Hồi ấy mình bực bội, giận dỗi vì không được khen. Cái lòng tự mãn bị coi rẻ. Quả thực, mình xứng đáng được khen chứ. Có bao giờ mình nghĩ đến khuyến khích đâu. Nếu được cha mẹ khuyến khích biết đâu mình đã thành tài, mình đã không bỏ cuộc. Mình cũng không trách cha mẹ. Có lẽ các ngài không biết điều ấy. Mình là nạn nhân và ngay cả con mình cũng là nạn nhân từ bấy lâu nay. Trách ai bây giờ? Mỗi bài học chỉ học một lần, giờ đã biết nhất định không thể để thằng Thuận bị thiệt thòi. Phải khuyến khích nó, phải tìm ra tài năng của nó để giúp nó phát triển. Cứ nhìn thái độ tự đắc khi nó đá trúng trái banh thì đủ biết. Chắc chắn nó cần nâng đỡ, cần có người tán dương nó. Cần có người đi kèm bên. Tâm lý trẻ con là vậy. Nếu có người lớn đi kèm, nó thêm can đảm. Nó có ngờ đâu đôi khi người lớn cũng run như nó, có khi run sợ hơn nữa là khác. Tuy nhiên, với nó người lớn lúc nào cũng như tấm bình phong che chở mỗi khi nó bị sóng gió, nó tuyệt đối tin như thế. Người nó tin hơn cả là bố mẹ, là khuôn vàng thước ngọc, là túi khôn để mỗi khi không biết nó hỏi. Ngay cả khi bố mẹ nó trả lời “không biết”; nó cũng hài lòng với cái không biết ấy. Bố mình mà còn không biết thì ai biết được. Chỉ có bố nó biết rằng, nếu bố nó không biết thì có người khác biết, nhưng có bao giờ bố nó nói điều đó với nó đâu.
Con trẻ thích khen, thích nói ngọt đã đành. Chúng còn thích khen thưởng nữa. Món quà thưởng làm lấp mắt chúng. Chỉ một cây cà rem, một gói kẹo nhỏ, một cái áo mới hay một vé xi-nê đủ làm chúng háo hức. Đối với con nít, cho ngay, nó không quý. Cho ngay, nó ăn xong rồi nó quên. Hứa với nó, nó sẽ nhớ, nó mong cái ngày đó đến. Thời gian đối với chúng hầu như vô nghĩa. Nó mong cái lời hứa được thực hiện chứ nó không mong thời gian qua mau. Người lớn thích ngạc nhiên, thích việc nào ra việc nấy, họ không thích hứa suông vì đã nhiều lần kinh nghiệm. Lời hứa chính là nói KHÔNG. Trẻ con thích lời hứa. Có hứa là coi như xong, coi như đã nắm chắc trong tay. Nó thích chí đi khoe bạn bè. Nó mơ tưởng vẻ vời hình dáng món quà cho bạn nó nghe, rồi hai đứa cùng cười. Nó hãnh diện vì bố mẹ nó thương nó. Con trẻ đánh giá trị tình thương bằng những cái nhỏ mọn và cụ thể. Đối với nó, nuôi nó ăn, học là trách nhiệm của bố mẹ. Cho quà, tặng quà, vỗ về, khuyến khích, đó mới là tình thương. Thế giới của nó là như vậy. Thích cụ thể, thích vật hữu hình. Thích những cái nhỏ nhặt, thích được chiều chuộng, thích khoe khoang. Nó thích ngay cả được sai bảo nữa, vì sau khi làm việc thế nào chẳng được khen là ngoan, là giỏi. Chúng lại hay tò mò, điều gì đối với chúng cũng lạ. Không biết ngại ngùng là gì cả. Lúc nào chúng cũng ham học hỏi. Gặp điều gì không hiểu là hỏi liền. Thấy ai làm, chỉ tìm dịp bắt chước.
Sau khi suy nghĩ như thế, bố Thuận vạch ra một chương trình khuyến khích và hướng dẫn Thuận. Cái khó của ông là văn hoá. Đọc sách thì không thông, nói chi đến tính toán. Ông vo đầu suy nghĩ tính kế. Kế vẽ ra trong đầu thì nhiều, nhưng kết quả thì không bảo đảm. Chỉ sợ lỡ kế hoạch sai thì hại đời thằng Thuận. Ong đếm trên đầu ngón tay, kiểm điểm lại những cái trẻ con thích. Ông nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc. Ông cũng để ý xem Thuận thế nào. Suốt một tuần lễ lén theo dõi con, không có điểm nào đặc sắc cả. Tệ quá, thằng con này tệ quá, chẳng có tài cán gì cả. Mình tuy mù chữ nhưng còn nhanh nhẹn. Còn thằng Thuận thì lù đù. Làm sao để giúp nó, để biến nó thành con người mới. Chẳng lẽ bắt đầu từ chỗ hai cây cà rem. Hôm đó mình dùng cà rem để lấp miệng nó, để cho nó khỏi khóc. Mình cũng dụ ngọt nó một tí. Nó đã can đảm hơn trong hiệp nhì. Thôi thì bắt đầu từ đây vậy. Bắt đầu bằng khuyến khích nó, hướng dẫn nó, đi kèm bên nó. Không chửi mắng, la ó nó nữa, nhưng dùng lời ngọt ngào yêu thương để nó nói. Ngay cả khi nó làm điều sai, ngay cả khi cấm cản nó cũng dùng lời ngọt để nó tin rằng mình thương nó. Để nó luôn nghĩ rằng, nó học, nó chơi không phải cho nó, nhưng là cho bố nó.
Bố Thuận đã thành công. Thành công từ cái tầm thường nhất. Cái đơn giản nhất mà bất cứ bố mẹ nào cũng có thể thực hiện được.
Lm Vũđình Tường (viết năm 1987)
TiengChuong.org
Nhớ lại hồi còn nhỏ, Thuận là đứa trẻ nhút nhát, không có vẻ nhanh nhẹn. Trận banh đá đầu tiên do nhà trường tổ chức, Thuận thất bại nặng nề. Vì nhút nhát, nên mỗi lần banh đến gần là chàng né tránh, vì né tránh như thế nên anh mới bị nạn. Lúc gần chấm dứt hiệp một của trận đấu, trái banh trờ tới chỗ chàng đứng, Thuận né sang một bên; không may đúng lúc đó, người bạn khác chạy tới từ phía sau xô cả hai té nhào, Thuận bị đè nên đau điếng. Chàng lồm cồm đứng dậy, bụm mặt khóc bước ra khỏi sân. Bố Thuận vừa quê với con, vừa thương hại con đau, thấy chú bán cà rem đứng gần, ông mua ngay hai cây trao cho Thuận. Cái vị ngọt cà rem hoà lẫn với đau đớn trôi tuột xuống bụng. Biện xong hai cây cà rem, vẻ mặt chàng tỉnh hẳn. Thấy thế, ông bố vừa trấn an con, vừa dụ ngọt:
“Này nhé, cứ mỗi lần con đá trúng trái banh, bố sẽ thưởng một cây cà rem.”
Thuận gật gật đầu, khẽ liếc mắt nhìn bố, rồi lại liếc nhìn trái banh đang nằm chơ vơ trên sân cỏ. Bỗng chàng vụt chạy ôm trái banh, rồi hăm hở đưa đến chỗ bố, vừa thở vừa nói:
“Bố nhớ nhé, mỗi lần con đá trúng là một cây cà rem”,
Ông bố ừ, rồi nhìn con mỉm cười. Còi báo hiệp nhì bắt đầu, Thuận ôm trái banh chạy ra sân. Sau khi định xong vị trí, trận đấu tiếp tục. Thuận hai chân dang rộng, hai tay khuỳnh khuỳnh, cặp mắt cú vọ dán chặt vào trái banh. Chờ mãi cơ hội mới đến. Khi trái banh trờ tới phía bên trái, chàng dơ chân trái định đá, nhưng ngượng quá vội đổi chân phải đá mạnh. Cú đá mạnh vào không khí khiến chàng mất trớn té nhào. Chàng vội vã đứng dậy nháo nhác tìm trái banh thì thấy nó đã nằm ở phía đầu kia của sân banh tự hồi nào.
Thuận đổi thế đứng, đúng lúc trái banh lăn về phía chàng, chàng chạy xông tới nhắm mắt đá rầm. Trái banh bay bổng ra khỏi vạch vôi. Ông bố trông thấy vỗ tay tán thưởng con kịch liệt. Sau cú đá, Thuận đứng thẳng, tay nắm chặt dơ cao khỏi đầu, vẫy vẫy tay điểm với giọng quả quyết:
“Một cây cà rem”.
Bố Thuận thường than phiền về tính nhút nhát của con. Trận đấu đợt hai chiều nay khiến ông thay đổi thái độ. Thuận không phải là đưa bé nhát đảm, cũng không đến nỗi quá vụng về. Ông thừa hiểu rằng, chiều nay Thuận bạo dạn như thế, lanh lẹ như thế, quên đau đớn, mệt nhọc như thế cũng chỉ vì cây cà rem. Nghĩ đến đây, ông tự trách mình, chưa bao giờ mình khen con lấy một câu, chưa bao giờ mình khuyến khích nó học, chưa bao giờ mình nói chuyện với nó trong tình cha con, còn nhiều cái chưa bao giờ lắm. Từ trước đến nay, càng thấy Thuận nhút nhát, ông càng muốn xa lánh con. Đến gần nói chuyện hay dẫn đi đâu chỉ thêm bực mình. Càng nghĩ càng thấy sai. Than trách trời đất cho mình một đứa con ngu càng sai hơn. Cái tư tưởng sanh con ra, lo cho nó đủ cơm ăn, áo mặc, gởi nó đến trường là xong nhiệm vụ. Ngày nay, ông không tán đồng tư tưởng đó nữa. Nói đúng hơn, có sanh phải có dưỡng, có dưỡng phải có dục. Trong ba vấn đề: sanh, dưỡng và dục, theo ông thì dục đòi hỏi nhiều công lao hơn cả. Người con sau này nên người hay không là do dục. Giáo dục một đứa trẻ cần nhiều thời gian và kiên nhẫn. Nhà trường giúp về trí dục nhiều hơn là đức dục. Nhà trường mở mang trí tuệ con em mình, sinh hoạt các đoàn thể cũng vậy. Vấn đề trí dục họ cố gắng làm; thành công hay thất bại phần lớn là ở sự tiếp tay của của phụ huynh.
Phần khuyến khích con cái nắm một yếu tố tối quan trọng. Khám phá mới đó bố Thuận vừa tìm ra. Đối với nhiều người thì nó không mới lạ gì. Riêng với bố Thuận thì nó mới. Đối với con trẻ, vấn đề khuyến khích chúng học thật là cần thiết. Trẻ con thường ham chơi, chóng quên, chúng thích được khen, được tặng thưởng. Nói gì trẻ con, người lớn cũng thích những điều đó. Người già mấy cũng vẫn còn chút trẻ con trong người.
Nghĩ về đời mình, bố Thuận không nhớ được bất cứ một lời khen nào của cha mẹ. Lần duy nhất trong đời ông đoạt giải chạy đua một ngàn thước, ông hăm hở khoe mẹ, bà mẹ mĩm cười nói:
“Đúng là mèo mù vớ cá rán.”
Chán quá, đợi đến tối chờ bố về, ông khoe về thành quả chạy đua sáng nay. Không ai bảo ai, nhưng ông bố cùng giọng điệu như mẹ:
“Chạy với chọt, chúng mày đúng là ăn lắm rững mỡ.”
Bố Thuận nhớ lại cái ngày hôm ấy, sao khóc nó ngon thế, nước mắt cứ tuông ra như muốn rửa sạch bụi chân. Rửa sạch đi những điều không làm đẹp lòng cha mẹ. Mặc dù điều đó không có gì trái quấy. Khóc chán rồi nấc. Làm sao để nguôi đi nỗi buồn, để cái ghen tức không được khen chìm xuống. Để quên phứt cuộc chạy đua sáng nay. Không có mày thì đã không khổ.
Buổi sáng trước giờ thi, không một người thân nâng đỡ. Nhìn dăm đứa bạn đứng cạnh bố mẹ tụi nó thấy thèm. Nhìn lại mình không thấy ai. Trong lòng thì run sợ vu vơ. Vừa lo, vừa hồi hộp. Lo vì sợ không giật được giải. Sợ một sơ xuất nhỏ nào đó làm vỡ mộng. Sợ ngay cả đến nói dại, lỡ có trúng gió thì mất đua. Bên cạnh cái lo sợ, cũng có cái bồn chồn, háo hức. Giờ đua càng gần càng thấy lòng bồn chồn. Rồi bao nhiêu ý đẹp vẽ lên trong đầu. Nào là đám khán giả vỗ tay khen thưởng, nào là đám bạn bè chỉ trỏ, trầm trồ khen, ngưỡng mộ, nào là món giải thưởng thật đồ sộ nằm hiên ngang trên chiếc bàn trải khăn đỏ giữa sân. Cái màu giấy bóng kiếng đỏ nhấp nhánh làm choá hai tròng mắt; nào là tưởng tượng ra cảnh bố mẹ vò đầu khen, không ngớt lời ca tụng. Những hình ảnh đó mê hoặc chàng thiếu niên trẻ, có nước da bánh mật, có bắp thịt nở nang, vạm vỡ, có đôi chân dòn cứng lanh lẹ.
Bây giờ, than ôi! Tất cả đã tan biến. Giải thưởng đã đạt được. Lời khen cũng đã có, nhưng có ai ngờ lời khen lại là “rững mỡ” với “mèo mù vớ cá rán”. Nó nản làm sao? Lời khen hay lời phê bình! Cái hình ảnh khệ nệ, vênh váo ôm phần thưởng về nhà khoe bố mẹ đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh của một thiếu niên lù đù, hai con mắt buồn so, xụp xuống, cái môi dưới trề xuống trông thảm hại. Càng nghĩ nước mắt càng chảy ra, càng khóc càng thấy tủi. Khóc khô nước mắt đến nấc cục. Nỗi khổ tâm nhất của đời người là leo đến đỉnh núi mới lở chân té xuống. Đời người xây mộng đẹp, gặp được mộng mới thấy mộng khác đời, xa rời thực tế.
Nằm nghe tức đến ngất đi được vì bà mẹ cứ khen lấy, khen để cái đồng hồ quả lắc hiệu KIM NHẬT. Nào là cái con số nó xinh, cái kim nó mảnh mai dễ thương, cái vỏ nó gọn gàng, ôi thôi đủ không thiếu chỗ nào là không khen. Ngó xuôi nó đẹp, ngó ngược nó cũng đẹp, Liếc bên phải cũng hài lòng, liếc ngó bên trái cũng hả dạ, sao mà nó khéo làm sao ? Ong bố cũng trầm trồ chêm vào:
“Ừ, cái hiệu này nó uy tín lắm, nổi tiếng nhất tỉnh đấy bà ạ”,
Bà vội thêm:
“Đúng rồi, nó phải là đồ quý. Một miếng thịt làng bằng sàng thịt chợ. Ông bà nói có sai đâu.”
Dưới ánh đèn dầu, ánh sáng lấp lánh của những con số, của cây kim, của quả lắc hớp hồn hai ông bà. Hai người không ngớt mồm khen. Họ có biết đâu, sau bức liếp kia con họ đang ghen lồng lộn lên. Họ khen một thì người con tức hai ba, tức đến nỗi phải thầm rủa tiệm đồng hồ
“Thằng Kim Nhật, nó có chạy đua, nó có được thưởng đâu mà cứ khen nó mãi “.
Hết chỗ khen, hai ông bà tính chỗ treo nó. Đôi bên bàn luận hồi lâu khiến ông phát cáu. Thấy thế, bà nhịn làm lành. Ông quyết định treo nó ở giữa gian cho nó bảnh. Cho mọi khách ra vào đều biết nhà này có đồng hồ quả lắc. Treo ở đó để cả nhà đều được thưởng thức tiếng kính coong ngân vang mỗi khi nó điểm giờ.
Cái ngày xưa ấy tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng. Ngờ đâu nó được khơi lại. Bài học đau đớn của ba mươi năm về trước cho đến ngày hôm nay mới tìm được câu giải đáp. Hồi ấy mình bực bội, giận dỗi vì không được khen. Cái lòng tự mãn bị coi rẻ. Quả thực, mình xứng đáng được khen chứ. Có bao giờ mình nghĩ đến khuyến khích đâu. Nếu được cha mẹ khuyến khích biết đâu mình đã thành tài, mình đã không bỏ cuộc. Mình cũng không trách cha mẹ. Có lẽ các ngài không biết điều ấy. Mình là nạn nhân và ngay cả con mình cũng là nạn nhân từ bấy lâu nay. Trách ai bây giờ? Mỗi bài học chỉ học một lần, giờ đã biết nhất định không thể để thằng Thuận bị thiệt thòi. Phải khuyến khích nó, phải tìm ra tài năng của nó để giúp nó phát triển. Cứ nhìn thái độ tự đắc khi nó đá trúng trái banh thì đủ biết. Chắc chắn nó cần nâng đỡ, cần có người tán dương nó. Cần có người đi kèm bên. Tâm lý trẻ con là vậy. Nếu có người lớn đi kèm, nó thêm can đảm. Nó có ngờ đâu đôi khi người lớn cũng run như nó, có khi run sợ hơn nữa là khác. Tuy nhiên, với nó người lớn lúc nào cũng như tấm bình phong che chở mỗi khi nó bị sóng gió, nó tuyệt đối tin như thế. Người nó tin hơn cả là bố mẹ, là khuôn vàng thước ngọc, là túi khôn để mỗi khi không biết nó hỏi. Ngay cả khi bố mẹ nó trả lời “không biết”; nó cũng hài lòng với cái không biết ấy. Bố mình mà còn không biết thì ai biết được. Chỉ có bố nó biết rằng, nếu bố nó không biết thì có người khác biết, nhưng có bao giờ bố nó nói điều đó với nó đâu.
Con trẻ thích khen, thích nói ngọt đã đành. Chúng còn thích khen thưởng nữa. Món quà thưởng làm lấp mắt chúng. Chỉ một cây cà rem, một gói kẹo nhỏ, một cái áo mới hay một vé xi-nê đủ làm chúng háo hức. Đối với con nít, cho ngay, nó không quý. Cho ngay, nó ăn xong rồi nó quên. Hứa với nó, nó sẽ nhớ, nó mong cái ngày đó đến. Thời gian đối với chúng hầu như vô nghĩa. Nó mong cái lời hứa được thực hiện chứ nó không mong thời gian qua mau. Người lớn thích ngạc nhiên, thích việc nào ra việc nấy, họ không thích hứa suông vì đã nhiều lần kinh nghiệm. Lời hứa chính là nói KHÔNG. Trẻ con thích lời hứa. Có hứa là coi như xong, coi như đã nắm chắc trong tay. Nó thích chí đi khoe bạn bè. Nó mơ tưởng vẻ vời hình dáng món quà cho bạn nó nghe, rồi hai đứa cùng cười. Nó hãnh diện vì bố mẹ nó thương nó. Con trẻ đánh giá trị tình thương bằng những cái nhỏ mọn và cụ thể. Đối với nó, nuôi nó ăn, học là trách nhiệm của bố mẹ. Cho quà, tặng quà, vỗ về, khuyến khích, đó mới là tình thương. Thế giới của nó là như vậy. Thích cụ thể, thích vật hữu hình. Thích những cái nhỏ nhặt, thích được chiều chuộng, thích khoe khoang. Nó thích ngay cả được sai bảo nữa, vì sau khi làm việc thế nào chẳng được khen là ngoan, là giỏi. Chúng lại hay tò mò, điều gì đối với chúng cũng lạ. Không biết ngại ngùng là gì cả. Lúc nào chúng cũng ham học hỏi. Gặp điều gì không hiểu là hỏi liền. Thấy ai làm, chỉ tìm dịp bắt chước.
Sau khi suy nghĩ như thế, bố Thuận vạch ra một chương trình khuyến khích và hướng dẫn Thuận. Cái khó của ông là văn hoá. Đọc sách thì không thông, nói chi đến tính toán. Ông vo đầu suy nghĩ tính kế. Kế vẽ ra trong đầu thì nhiều, nhưng kết quả thì không bảo đảm. Chỉ sợ lỡ kế hoạch sai thì hại đời thằng Thuận. Ong đếm trên đầu ngón tay, kiểm điểm lại những cái trẻ con thích. Ông nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc. Ông cũng để ý xem Thuận thế nào. Suốt một tuần lễ lén theo dõi con, không có điểm nào đặc sắc cả. Tệ quá, thằng con này tệ quá, chẳng có tài cán gì cả. Mình tuy mù chữ nhưng còn nhanh nhẹn. Còn thằng Thuận thì lù đù. Làm sao để giúp nó, để biến nó thành con người mới. Chẳng lẽ bắt đầu từ chỗ hai cây cà rem. Hôm đó mình dùng cà rem để lấp miệng nó, để cho nó khỏi khóc. Mình cũng dụ ngọt nó một tí. Nó đã can đảm hơn trong hiệp nhì. Thôi thì bắt đầu từ đây vậy. Bắt đầu bằng khuyến khích nó, hướng dẫn nó, đi kèm bên nó. Không chửi mắng, la ó nó nữa, nhưng dùng lời ngọt ngào yêu thương để nó nói. Ngay cả khi nó làm điều sai, ngay cả khi cấm cản nó cũng dùng lời ngọt để nó tin rằng mình thương nó. Để nó luôn nghĩ rằng, nó học, nó chơi không phải cho nó, nhưng là cho bố nó.
Bố Thuận đã thành công. Thành công từ cái tầm thường nhất. Cái đơn giản nhất mà bất cứ bố mẹ nào cũng có thể thực hiện được.
Lm Vũđình Tường (viết năm 1987)
TiengChuong.org
Nếu bạn...
Khuyết Danh
09:31 04/09/2011
with more health than illness,
you are more blessed than the
million who won't survive the week.
Nếu bạn thức giấc vào buổi sáng
Tươi tắn khỏe mạnh hơn là bệnh hoạn
Bạn đã may mắn hơn
cả triệu người đang hấp hối tuần này
If you have never experienced
the danger of battle,
the loneliness of imprisonment,
the agony of torture or
the pangs of starvation,
you are ahead of 20 million people
around the world.
Nếu bạn chưa hề biết đến
sự hiểm nguy trong chiến trận
sự cô đơn trong ngục tối
nỗi đau đớn khi bị tra tấn
sự cào cấu của cơn đói ,
bạn đã đứng trên 20 triệu người
quanh thế giới
If you attend a church meeting
without fear of harassment,
arrest, torture, or death,
you are more blessed than almost
three billion people in the world.
Nếu bạn dự thánh lễ ở nhà thờ
không hề sợ bị quấy nhiễu,
bắt bớ, đánh đập, hay chết chóc,
bạn đã may mắn hơn khoảng
ba tỷ người trên thế giới
If you have food in your refrigerator,
clothes on your back, a roof over
your head and a place to sleep,
you are richer than 75% of this world.
Nếu bạn có thực phẩm trong tủ lạnh,
quần áo trong ngăn, một mái nhà che đầu
và một chỗ để ngủ,
bạn đã giàu hơn 75% số người trên thế giới
If you have money in the bank,
in your wallet, and spare change
in a dish someplace, you are among
the top 8% of the world's wealthy.
Nếu bạn có tiền gởi ngân hàng,
tiền trong ví, và dư dả tiền lẻ
trong dĩa ở một nơi nào đó,bạn là một
trong 8% người giàu có của thế giới
If your parents are still married and alive,
you are very rare,
especially in the United States.
Nếu bố mẹ bạn vẫn sống và còn bên nhau ,
bạn là người quý hiếm,
nhất là trên xứ Hoa Kỳ này.
If you hold up your head with a smile
on your face and are truly thankful,
you are blessed because the majority can,
but most do not.
Nếu bạn ngửng cao đầu với nụ cười
trên nét mặt và thành thực tạ ơn,
bạn rất may mắn vì đa số thì có thể,
nhưng phần nhiều thì không.
If you can hold someone's hand, hug them
or even touch them on the shoulder,
you are blessed because you can
offer God's healing touch.
Nếu bạn có thể cầm tay ai,ôm họ
hay dù chỉ vỗ vai họ,
bạn rất may mắn vì bạn
có thể chuyển được sự hàn gắn của Chúa.
If you can read this message,
you are more blessed than over
two billion people in the world
that cannot read anything at all.
Nếu bạn có thể đọc thông điệp này,
bạn đã may mắn hơn
hai tỷ người trên thế giới
đã không thể đọc được bất cứ điều gì.
You are so blessed in ways
you may never even know.
Bạn đã may mắn mọi điều
mà có thể bạn chưa hề biết đến.
This blessing will only keep working if it is continuously
passed around. If you are a recipient of a blessing, keep
the blessing working by being the source of blessing to other people.
Sự may mắn này chỉ xảy ra nếu được chuyển tiếp liên tục.
Nếu bạn là người thụ hưởng sự may mắn này,
hãy tiếp tục trở thành nguồn của sự may mắn của người khác.
Một câu chuyện cảm động
Bùi Hữu Thư phỏng dịch
17:41 04/09/2011
“Khi bạn xuống tới đất đen là lúc Chúa lại nâng bạn lên”.
Bà Sally nhảy xô tới ngay khi thấy bác sĩ giải phẫu bước ra khỏi phòng mổ. Bà hỏi: “Con trai tôi thế nào? Nó có qua khỏi không? Bao giờ tôi có thể thăm nó?”
Bác sĩ trả lời: “Tôi rất tiếc. Chúng tôi cố gắng hết sức, nhưng con bà không sống được”.
Bà Sally nói: “Tại sao trẻ con lại mắc bệnh ung thư? Thiên Chúa không màng tới chúng nó sao? Chúa ơi! Ngài ở đâu khi con trai tôi cần đến Ngài?”
Bác sĩ hỏi: “Bà có muốn thăm con một lát không? Một y tá sẽ ra mời bà vào thăm con trước khi nó được chở đến đại học”.
Bà Sally xin cô ý tá ở lại với bà trong khi bà từ biệt con trai. Bà vuốt nhẹ mái tóc màu đỏ của nó. Cô y tá hỏi: “Bà có muốn giữ một lọn tóc của em ấy làm kỷ niệm không?
Bà Sally gật đầu. Cô ý tá cắt một lọn tóc trên đầu đứa bé, bỏ vào một túi plastic và đưa cho bà.
Bà nói: “Chính con trai tôi là Jimmy có ý kiến là tặng thi thể của nó cho trường đại học để thí nghiệm. Nó nói là việc này có thể sẽ giúp một vài đứa trẻ khác. Tôi từ chối lúc ban đầu, nhưng Jimmy lại nói: ‘Mẹ à, con đâu có cần đến thân xác này sau khi con chết đi. Biết đâu nhờ con mà một vài đứa trẻ khác sẽ được sống thêm một ngày với mẹ nó”. Jimmy của tôi có trái tim vàng. Nó luôn luôn lo lắng cho người khác và tìm cách giúp đỡ họ trong khả năng của nó”.
Bà Sally bước ra khỏi Bệnh viện Nhi Ðồng lần cuối cùng, sau khi đã ở đó suốt 6 tháng. Bà để cái túi đựng các vật dụng của Jimmy trên ghế trong xe của bà.
Con đường lái xe về nhà thật là khó khăn. Còn khó khăn hơn khi phải bước vào căn nhà trống rỗng. Bà mang túi đựng các vật dụng của con, và cái túi plastic đựng lọn tóc đỏ vào phòng của nó.
Bà đặt các xe đồ chơi và vật dụng khác vào phòng, đúng vào những chỗ con bà thường sắp xếp. Rồi nằm trên giường con, ôm cái gối của nó mà khóc cho đến khi ngủ thiếp đi.
Vào khoảng nửa đêm bà tỉnh giậy. Bên cạnh giường bà thấy một lá thư. Lá thư như sau:
Mẹ ơi, con biết là mẹ sẽ nhớ con lắm, nhưng đừng nghĩ rằng con sẽ quên mẹ, hay ngưng không yêu mẹ, vì con không còn ở bên mẹ để nói “Con yêu mẹ”. Con sẽ yêu mẹ mãi mãi, mỗi ngày nhiều hơn. Một ngày kia chúng ta sẽ gặp lại nhau. Từ giờ đến ngày đó, nếu mẹ muốn có một đứa con trai làm con nuôi để mẹ không cô đơn con cũng không buồn đâu. Nó có thể ở trong phòng của con và chơi những đồ chơi của con. Nhưng nếu mẹ lại thích có một đứa con gái thì chắc nó sẽ không thích các đồ chơi của con trai. Mẹ sẽ phải mua cho nó những con búp bê và những gì con gái thích. Xin mẹ đừng buồn khi nhớ đến con. Ở đây thích lắm. Ông và Bà tìm gặp con ngay khi con mới đến đây và dẫn con đi xem khắp mọi nơi. Con sẽ phải mất nhiều ngày giờ mới xem hết được mọi sự. Các thiên thần thật là dễ thương. Con thích xem họ bay. Và mẹ biết không? Chúa Giêsu không giống bất cứ tấm hình nào chúng ta có. Vậy mà con biết đó chính là Ngài ngay khi con gặp Ngài. Chính Chúa Giêsu đã dẫn con đến gặp Chúa Cha! Và mẹ biết không? Con được ngồi trong lòng Chúa Cha và nói chuyện với Ngài, như chính con là một nhân vật quan trọng. Ðó chính là lúc mà con thưa với Chúa Cha là con muốn viết cho mẹ một là thư, để từ biệt mẹ và nói với mẹ vài điều. Nhưng con đã biết là điều này không được phép. Vậy mà, mẹ biết không? Chính Chúa Cha trao cho con một tờ giấy và cây bút của Ngài. Con chắc là chính Thiên thần Gabriel là người sẽ mang lá thư này đến cho mẹ. Chúa nói con phải trả lời cho mẹ câu hỏi mẹ đã hỏi Ngài: “Ngài ở đâu khi con cần đến Ngài?’. “Chúa nói, Ngài ở ngay bên cạnh con y như khi Con Ngài nằm trên thập giá. Ngài ở đó y như Ngài có mặt bên tất cả mọi con cái của Ngài. À mẹ ơi, không một ai có thể đọc được những dòng chữ con viết ngoại trừ mẹ. Với người khác, lá thư của con chỉ là một tờ giấy trắng. Thật là hay hả mẹ? Con phải trả lại cho Chúa Cha cây bút của Ngài bây giờ. Ngài cần cây bút để viết thêm nhiều tên khác trong cuốn Sổ Ðời Sống của Ngài. Ðêm nay con sẽ được ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu để ăn bữa tối. Con tin chắc là các món ăn sẽ rất ngon.
Con quên không cho mẹ hay. Con không còn đau đớn gì nữa. Bệnh ung thư chẳng còn. Con rất vui vì con không thể chịu đựng những nỗi đau ghê gớm ấy, và Chúa cũng không chịu nổi mỗi khi thấy con đau đớn. Ðó là lúc Chúa gửi Thiên Thần Xót Thương đền để cất con đi. Thiên thần nói đó là một chuyến đi hỏa tốc! Hay không mẹ?
Ký tên với hết lòng yêu thương cuả Chúa Cha, Chúa Giêsu và con của mẹ.
Xin dành một phút để suy niệm về những gì Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong cuộc đời bạn và ý thức là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương bạn.
“Khi bạn xuống tới đất đen là lúc Chúa lại nâng bạn lên”.
Bà Sally nhảy xô tới ngay khi thấy bác sĩ giải phẫu bước ra khỏi phòng mổ. Bà hỏi: “Con trai tôi thế nào? Nó có qua khỏi không? Bao giờ tôi có thể thăm nó?”
Bác sĩ trả lời: “Tôi rất tiếc. Chúng tôi cố gắng hết sức, nhưng con bà không sống được”.
Bà Sally nói: “Tại sao trẻ con lại mắc bệnh ung thư? Thiên Chúa không màng tới chúng nó sao? Chúa ơi! Ngài ở đâu khi con trai tôi cần đến Ngài?”
Bác sĩ hỏi: “Bà có muốn thăm con một lát không? Một y tá sẽ ra mời bà vào thăm con trước khi nó được chở đến đại học”.
Bà Sally xin cô ý tá ở lại với bà trong khi bà từ biệt con trai. Bà vuốt nhẹ mái tóc màu đỏ của nó. Cô y tá hỏi: “Bà có muốn giữ một lọn tóc của em ấy làm kỷ niệm không?
Bà Sally gật đầu. Cô ý tá cắt một lọn tóc trên đầu đứa bé, bỏ vào một túi plastic và đưa cho bà.
Bà nói: “Chính con trai tôi là Jimmy có ý kiến là tặng thi thể của nó cho trường đại học để thí nghiệm. Nó nói là việc này có thể sẽ giúp một vài đứa trẻ khác. Tôi từ chối lúc ban đầu, nhưng Jimmy lại nói: ‘Mẹ à, con đâu có cần đến thân xác này sau khi con chết đi. Biết đâu nhờ con mà một vài đứa trẻ khác sẽ được sống thêm một ngày với mẹ nó”. Jimmy của tôi có trái tim vàng. Nó luôn luôn lo lắng cho người khác và tìm cách giúp đỡ họ trong khả năng của nó”.
Bà Sally bước ra khỏi Bệnh viện Nhi Ðồng lần cuối cùng, sau khi đã ở đó suốt 6 tháng. Bà để cái túi đựng các vật dụng của Jimmy trên ghế trong xe của bà.
Con đường lái xe về nhà thật là khó khăn. Còn khó khăn hơn khi phải bước vào căn nhà trống rỗng. Bà mang túi đựng các vật dụng của con, và cái túi plastic đựng lọn tóc đỏ vào phòng của nó.
Bà đặt các xe đồ chơi và vật dụng khác vào phòng, đúng vào những chỗ con bà thường sắp xếp. Rồi nằm trên giường con, ôm cái gối của nó mà khóc cho đến khi ngủ thiếp đi.
Vào khoảng nửa đêm bà tỉnh giậy. Bên cạnh giường bà thấy một lá thư. Lá thư như sau:
Mẹ ơi, con biết là mẹ sẽ nhớ con lắm, nhưng đừng nghĩ rằng con sẽ quên mẹ, hay ngưng không yêu mẹ, vì con không còn ở bên mẹ để nói “Con yêu mẹ”. Con sẽ yêu mẹ mãi mãi, mỗi ngày nhiều hơn. Một ngày kia chúng ta sẽ gặp lại nhau. Từ giờ đến ngày đó, nếu mẹ muốn có một đứa con trai làm con nuôi để mẹ không cô đơn con cũng không buồn đâu. Nó có thể ở trong phòng của con và chơi những đồ chơi của con. Nhưng nếu mẹ lại thích có một đứa con gái thì chắc nó sẽ không thích các đồ chơi của con trai. Mẹ sẽ phải mua cho nó những con búp bê và những gì con gái thích. Xin mẹ đừng buồn khi nhớ đến con. Ở đây thích lắm. Ông và Bà tìm gặp con ngay khi con mới đến đây và dẫn con đi xem khắp mọi nơi. Con sẽ phải mất nhiều ngày giờ mới xem hết được mọi sự. Các thiên thần thật là dễ thương. Con thích xem họ bay. Và mẹ biết không? Chúa Giêsu không giống bất cứ tấm hình nào chúng ta có. Vậy mà con biết đó chính là Ngài ngay khi con gặp Ngài. Chính Chúa Giêsu đã dẫn con đến gặp Chúa Cha! Và mẹ biết không? Con được ngồi trong lòng Chúa Cha và nói chuyện với Ngài, như chính con là một nhân vật quan trọng. Ðó chính là lúc mà con thưa với Chúa Cha là con muốn viết cho mẹ một là thư, để từ biệt mẹ và nói với mẹ vài điều. Nhưng con đã biết là điều này không được phép. Vậy mà, mẹ biết không? Chính Chúa Cha trao cho con một tờ giấy và cây bút của Ngài. Con chắc là chính Thiên thần Gabriel là người sẽ mang lá thư này đến cho mẹ. Chúa nói con phải trả lời cho mẹ câu hỏi mẹ đã hỏi Ngài: “Ngài ở đâu khi con cần đến Ngài?’. “Chúa nói, Ngài ở ngay bên cạnh con y như khi Con Ngài nằm trên thập giá. Ngài ở đó y như Ngài có mặt bên tất cả mọi con cái của Ngài. À mẹ ơi, không một ai có thể đọc được những dòng chữ con viết ngoại trừ mẹ. Với người khác, lá thư của con chỉ là một tờ giấy trắng. Thật là hay hả mẹ? Con phải trả lại cho Chúa Cha cây bút của Ngài bây giờ. Ngài cần cây bút để viết thêm nhiều tên khác trong cuốn Sổ Ðời Sống của Ngài. Ðêm nay con sẽ được ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu để ăn bữa tối. Con tin chắc là các món ăn sẽ rất ngon.
Con quên không cho mẹ hay. Con không còn đau đớn gì nữa. Bệnh ung thư chẳng còn. Con rất vui vì con không thể chịu đựng những nỗi đau ghê gớm ấy, và Chúa cũng không chịu nổi mỗi khi thấy con đau đớn. Ðó là lúc Chúa gửi Thiên Thần Xót Thương đền để cất con đi. Thiên thần nói đó là một chuyến đi hỏa tốc! Hay không mẹ?
Ký tên với hết lòng yêu thương cuả Chúa Cha, Chúa Giêsu và con của mẹ.
Xin dành một phút để suy niệm về những gì Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong cuộc đời bạn và ý thức là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương bạn.
“Khi bạn xuống tới đất đen là lúc Chúa lại nâng bạn lên”.
VietCatholic TV
Phim Tài Liệu Hành Hương Thánh Địa Phần I
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:13 04/09/2011
Như Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã cả quyết trong bài giảng Đêm Canh Thức tại sân bay Cuatro Vientos: “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Đây là một sự thật vĩ đại trong cuộc đời chúng ta; là điều làm cho mọi sự trở nên có ý nghĩa. Chúng ta không phải là sản phẩm của tình cờ hay một điều ấm ớ nào đó; nhưng trái lại cuộc đời của chúng ta bắt nguồn như một phần trong chương trình yêu thương của Thiên Chúa.”
Chúng ta cảm nghiệm điều này thật rõ nét khi bước đi trên miền đất nơi Chúa đã giáng thế làm người, đã bôn ba rao giảng Tin Mừng khắp vùng bờ cõi Giuđêa, đã chịu chết và đã phục sinh dưới thời quan Phongxiô Pilatô.
Thánh Địa như chúng ta thường gọi là dải đất kéo dài từ Biển Địa Trung Hải đến sông Jordan. Đây là nơi được kể là có dân cư sinh sống lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử ghi nhận nhiều dân nước đã cư ngụ hay chiếm đóng vùng đất này như người cổ Ai Cập, người Canaan, người Do Thái, người Assyria, người Babylon, người Ba Tư, người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Hồi Giáo, đế quốc Ottoman, người Anh và ngày nay là hai dân tộc Do Thái và Palestine.
Chúa Giêsu đã giáng thế làm người trong thời kỳ người Do Thái bị người La Mã cai trị.
Bethlehem là thành phố trong vùng Tây Ngạn sông Jordan cách Giêrusalem 8km về phiá Tây Nam.
Hình ảnh quý vị đang nhìn thấy là cửa vào hang Bethlehem. Quanh năm khách hành hương từ các nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngắm nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần và cư ngụ giữa chúng ta.
Đây là nhà thờ Giáng Sinh nơi Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem cử hành thánh lễ Giáng Sinh. Chính Thống Giáo Hy Lạp, Coptic và Syria và Giáo Hội Armênia Tông Truyền cũng dùng chính ngôi nhà thờ này để cử hành thánh lễ Giáng Sinh vào ngày mùng 6 tháng Giêng và 19 tháng Giêng hàng năm.
Sau khi đã chiêm ngắm nơi ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người, chúng ta hãy đi ngược lên phiá Bắc thăm qua thành thánh Giêrusalem.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là Bức Tường Than Khóc tiếng Do Thái gọi là Kosel trong khu vực cổ thành. Đây là nơi các tín hữu Do Thái đến cầu nguyện và hành hương từ nhiều thế kỷ qua.
Rời Giêrusalem, chúng ta tiến lên phía Bắc đến với Nazareth.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là đền thờ Truyền Tin kỷ niệm biến cố tổng lãnh Gabriel truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Đền thờ Truyền Tin đã được xây lại vào năm 1969 trên nền đất của ngôi thánh đường đã được xây từ thời Byzantine vào thế kỷ thứ 4 nhưng bị quân Hồi Giáo tàn phá. Đến thời Thập Tự Quân vào năm 1102 nhà thờ được xây lại. Các cha dòng Phanxicô quản thủ Thánh Điạ đã kiên trì cư ngụ tại đây dù gặp biết bao những nguy hiểm.
Bên trong đền thờ nơi tầng dưới là nhà của Đức Mẹ nơi đã diễn ra biến cố Truyền Tin.
Rời Nazareth chúng ta tiến về Capharnaum hay còn gọi là Capernaum nằm ở bờ phiá Bắc biển Galilê. Dân cư trong vùng thưa thớt chỉ có khoảng 1500 người. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Luca, đây là quê hương của các thánh Tông Đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu đoạn 4 câu 13, nơi đây được xem là Trung Tâm Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Ngài đã giảng trong một Hội Đường Do Thái, đã làm nhiều phép lạ chữa lành cho những người cùi, những người bại liệt và cho bà nhạc ông Phêrô.
Chúng ta hãy bước xuống thuyền để đi trên biển Galilê. Biển Galilê còn được gọi là hồ Tibêria là vùng nước lớn nhất trong lãnh thổ Do Thái với chu vi khoảng 53 km, rộng 166 km2.
Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, Máccô và Luca đây là nơi Chúa đã chọn các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan là những ngư phủ đánh cá tại đây.
Mờ trong màn sương, xa xa là núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu đã rao giảng về Tám Mối Phúc Thật.
Phúc cho anh em là những người nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của anh em.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải đói vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải than khóc vì anh em sẽ được vui cười.
Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Anh em hãy vui mừng nhảy múa vì phần thưởng của anh em ở trên trời sẽ trọng hậu. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
Nhiều phép lạ khác cũng đã diễn ra tại đây như việc Ngài đi trên biển, làm cho sóng yên biển lặng và phép lạ hoá bánh ra nhiều cho 5000 người.
Đến thăm Thánh Điạ ta không khỏi ngậm ngùi vì nơi Con Thiên Chúa hoàng tử của Bình An xuống thế làm người đã phải trải qua nhiều cơn binh biến và ngày nay người Kitô hữu đang dần biến khỏi vùng này.
Trong cuộc chiến giữa Do Thái và các nước Ả rập năm 1948, Nazareth có chút may mắn hơn là Bethlehem vì thành phố này đã không bị thiệt hại nào vì đó không phải là bãi chiến trường.
Bethlehem gánh chịu nhiều thiệt hại về mọi mặt. Năm 1948, Jordan đã sát nhập thành phố này vào lãnh thổ của mình. Làn sóng người Ả rập chạy khỏi những vùng do Do Thái chiếm đóng đã đổ về Bethlehem, biến khu vực này thành một thành phố Hồi Giáo cho đến ngày nay. Ngay trước Quảng Trường Máng Cỏ nơi có nhà thờ Giáng Sinh, một đền thờ Hồi Giáo nguy nga được dựng lên ngay bên cạnh hang đá Bethlehem.
Chúng ta cảm nghiệm điều này thật rõ nét khi bước đi trên miền đất nơi Chúa đã giáng thế làm người, đã bôn ba rao giảng Tin Mừng khắp vùng bờ cõi Giuđêa, đã chịu chết và đã phục sinh dưới thời quan Phongxiô Pilatô.
Thánh Địa như chúng ta thường gọi là dải đất kéo dài từ Biển Địa Trung Hải đến sông Jordan. Đây là nơi được kể là có dân cư sinh sống lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử ghi nhận nhiều dân nước đã cư ngụ hay chiếm đóng vùng đất này như người cổ Ai Cập, người Canaan, người Do Thái, người Assyria, người Babylon, người Ba Tư, người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Hồi Giáo, đế quốc Ottoman, người Anh và ngày nay là hai dân tộc Do Thái và Palestine.
Chúa Giêsu đã giáng thế làm người trong thời kỳ người Do Thái bị người La Mã cai trị.
Bethlehem là thành phố trong vùng Tây Ngạn sông Jordan cách Giêrusalem 8km về phiá Tây Nam.
Hình ảnh quý vị đang nhìn thấy là cửa vào hang Bethlehem. Quanh năm khách hành hương từ các nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngắm nơi Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng trần và cư ngụ giữa chúng ta.
Đây là nhà thờ Giáng Sinh nơi Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem cử hành thánh lễ Giáng Sinh. Chính Thống Giáo Hy Lạp, Coptic và Syria và Giáo Hội Armênia Tông Truyền cũng dùng chính ngôi nhà thờ này để cử hành thánh lễ Giáng Sinh vào ngày mùng 6 tháng Giêng và 19 tháng Giêng hàng năm.
Sau khi đã chiêm ngắm nơi ngôi Hai Thiên Chúa giáng thế làm người, chúng ta hãy đi ngược lên phiá Bắc thăm qua thành thánh Giêrusalem.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là Bức Tường Than Khóc tiếng Do Thái gọi là Kosel trong khu vực cổ thành. Đây là nơi các tín hữu Do Thái đến cầu nguyện và hành hương từ nhiều thế kỷ qua.
Rời Giêrusalem, chúng ta tiến lên phía Bắc đến với Nazareth.
Hình ảnh chúng ta đang thấy đây là đền thờ Truyền Tin kỷ niệm biến cố tổng lãnh Gabriel truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
Đền thờ Truyền Tin đã được xây lại vào năm 1969 trên nền đất của ngôi thánh đường đã được xây từ thời Byzantine vào thế kỷ thứ 4 nhưng bị quân Hồi Giáo tàn phá. Đến thời Thập Tự Quân vào năm 1102 nhà thờ được xây lại. Các cha dòng Phanxicô quản thủ Thánh Điạ đã kiên trì cư ngụ tại đây dù gặp biết bao những nguy hiểm.
Bên trong đền thờ nơi tầng dưới là nhà của Đức Mẹ nơi đã diễn ra biến cố Truyền Tin.
Rời Nazareth chúng ta tiến về Capharnaum hay còn gọi là Capernaum nằm ở bờ phiá Bắc biển Galilê. Dân cư trong vùng thưa thớt chỉ có khoảng 1500 người. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Luca, đây là quê hương của các thánh Tông Đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu đoạn 4 câu 13, nơi đây được xem là Trung Tâm Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Ngài đã giảng trong một Hội Đường Do Thái, đã làm nhiều phép lạ chữa lành cho những người cùi, những người bại liệt và cho bà nhạc ông Phêrô.
Chúng ta hãy bước xuống thuyền để đi trên biển Galilê. Biển Galilê còn được gọi là hồ Tibêria là vùng nước lớn nhất trong lãnh thổ Do Thái với chu vi khoảng 53 km, rộng 166 km2.
Theo trình thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu, Máccô và Luca đây là nơi Chúa đã chọn các thánh tông đồ Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan là những ngư phủ đánh cá tại đây.
Mờ trong màn sương, xa xa là núi Bát Phúc, nơi Chúa Giêsu đã rao giảng về Tám Mối Phúc Thật.
Phúc cho anh em là những người nghèo khó vì nước Thiên Chúa là của anh em.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải đói vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.
Phúc cho anh em là những người kẻ bây giờ phải than khóc vì anh em sẽ được vui cười.
Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Anh em hãy vui mừng nhảy múa vì phần thưởng của anh em ở trên trời sẽ trọng hậu. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
Nhiều phép lạ khác cũng đã diễn ra tại đây như việc Ngài đi trên biển, làm cho sóng yên biển lặng và phép lạ hoá bánh ra nhiều cho 5000 người.
Đến thăm Thánh Điạ ta không khỏi ngậm ngùi vì nơi Con Thiên Chúa hoàng tử của Bình An xuống thế làm người đã phải trải qua nhiều cơn binh biến và ngày nay người Kitô hữu đang dần biến khỏi vùng này.
Trong cuộc chiến giữa Do Thái và các nước Ả rập năm 1948, Nazareth có chút may mắn hơn là Bethlehem vì thành phố này đã không bị thiệt hại nào vì đó không phải là bãi chiến trường.
Bethlehem gánh chịu nhiều thiệt hại về mọi mặt. Năm 1948, Jordan đã sát nhập thành phố này vào lãnh thổ của mình. Làn sóng người Ả rập chạy khỏi những vùng do Do Thái chiếm đóng đã đổ về Bethlehem, biến khu vực này thành một thành phố Hồi Giáo cho đến ngày nay. Ngay trước Quảng Trường Máng Cỏ nơi có nhà thờ Giáng Sinh, một đền thờ Hồi Giáo nguy nga được dựng lên ngay bên cạnh hang đá Bethlehem.