Ngày 03-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 03/09/2008
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐẠO

N2T


Đệ tử: “Đạo là gì ?”

Sư phụ: “Mọi việc đều là đạo.”

Đệ tử: “Con phải làm thế nào để được đạo ?”

Sư phụ: “Hết sức cầu đạo, ngược lại là mất đạo.”

(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Đạo là gì ? Thưa đạo là đường đưa ta tìm đến chân, thiện, mỹ và thánh. Chúa Giê-su đã trả lời cho ông Tô-ma và các tông đồ: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga, 14, 6)

Như vậy Chúa Giê-su là con đường dẫn chúng ta đến với Chúa Cha là Thiên Chúa tình yêu.

Có nhiều người nói mình tin đạo nhưng không hề tham dự các lễ nghi của đạo, vì lễ nghi là hành vi tốt đẹp mà con người cử hành để ca tụng và cảm tạ Thiên Chúa, họ là người theo đạo trên giấy tờ chứ không phải tin đạo, bởi vì đạo là đường dẫn nhân loại đến với Chúa Cha, mà con đường ấy chính là Chúa Giê-su vậy; có những người theo đạo nhưng lại phá đạo, vì họ theo đạo không phải là đức tin hay lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội, nhưng là vì họ trở thành công cụ của sa-tan ở trong cộng đoàn để làm “nội công” đánh phá cộng đoàn và Giáo Hội...

Muốn được đạo thì trước hết phải có lòng thành đi tìm đạo, đạo là đường luôn ở trong lòng chúng ta, nhưng vì thiếu lòng thành, hoặc vì không muốn tìm đạo, nên đạo là đường dù ở ngay trong lòng cũng không thấy và cũng không tìm được.

Ơn Chúa vẫn luôn đổ xuống cho người có lòng thành tìm đạo, như chiếc thuyền chờ đợi đưa người tìm đạo qua sông để họ thấy và đi trên con đường chân thật là Chúa Giê-su, để đến với Chúa Cha...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 03/09/2008
N2T


20. Tất cả mọi thánh nhân đều là nhờ cầu nguyện mà thành công.

(Thánh Alphonsus Liguori)
 
Món Nợ Tình Yêu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
23:53 03/09/2008
Chú Giải Thánh Thư Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm A (Rom 13:8-10)

Sau khi đã định nghĩa căn tính của cộng đồng Kitô hữu được phát sinh từ sự Phục Sinh của Đức Kitô, Thánh Phaolô đã nói về hiện tại và tương lai của dân Israel . Ngài cũng nhắc cho chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với mọi người, bất kể là Do Thái hay Dân Ngoại, và khuyến khích chúng ta dâng mình làm của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa. Hôm nay Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng Kitô giáo là sự viên mãn của Israel , và chúng ta vẫn có bổn phận làm trọn Lề Luật. Nhưng đối với chúng ta yêu thương tóm tắt trọn Lề Luật Môsê; và yêu thương tha nhân là làm trọn Lề Luật.

Câu 8. Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau.. .

Ở đời không có ai hoàn toàn độc lập. Chúng ta ai cũng mắc nợ người khác không nhiều thì ít. Tất cả các thứ nợ đều có thể trả được trừ một thứ nợ là tình yêu. Tình yêu hay đức ái không những là một món nợ nhưng còn là một nghĩa vụ nảy sinh từ Tình Yêu của Thiên Chúa. Đức Kitô yêu chúng ta đến nỗi chết cho chúng ta khi chúng ta còn “thù nghịch” với Người (Rom 5:10). Dù chúng ta có lấy cái chết của mình để trả lại món nợ tình yêu này, chúng ta cũng không thể trả nổi. Thay vì đòi chúng ta trả nợ thì Chúa đòi chúng ta phải tha thứ cho những người thiếu nợ chúng ta (Mt 6:12). Nói đúng hơn Chúa muốn chúng ta yêu thương người khác, kể cả những kẻ thù ghét chúng ta, như Người đã yêu thương chúng ta (x. Mt 5:44; Lc 10:27-37; Mc 9:37; Mt 25:40, 45).

Ngày nay nhiều người, nhất là người trẻ, đang hiểu tình yêu một cách méo mó. Khi nói đến chữ “yêu”, người ta thường nghĩ đến thỏa mãn xác thịt hoặc thỏa mãn tình cảm. Đó là tình yêu giả tạo, tình yêu phát nguồn từ tính ích kỷ của con người. Tình yêu chân chính phải bắt nguồn từ Thiên Chúa như Thánh Gioan viết, “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu thuộc về Thiên Chúa. Và ai yêu thương thì được sinh ra bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:7-8).

Chính vì thế mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xác quyết, “’Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa’: Người Kitô hữu có thể diễn tả quyết định căn bản của đời mình như thế. Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố với một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát. Trong Phúc Âm, Thánh Gioan nhấn mạnh sự kiện này với những lời như sau: ‘'Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người… thì được sống muôn đời’ (Ga 3:16). Khi nhận ra đặc tính trung tâm của tình yêu, niềm tin Kitô giáo đã đón nhận điều cốt lõi của đức tin Israel và đồng thời mang lại cho cốt lõi này một chiều sâu rộng mới.… Đức Giêsu đã nối kết giới răn mến Chúa với giới răn yêu người rút từ sách Lêvi: ‘Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình’ (Lv 19:18) thành một mệnh lệnh duy nhất (x. Mc 12:29-31). Vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước (x. 1 Ga 4:10), nên tình yêu không còn là một ‘giới luật’, nhưng là lời đáp trả cho hồng ân ‘tình yêu’ qua đó Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta.” (Deus Caritas est, 1)

Vậy yêu thương tha nhân chính là cách tốt đẹp nhất để đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa.

.. . Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật.

Chúa Giêsu tóm tắt Lề Luật Môsê vào hai giới luật yêu thương:

“Ðể trả lời câu hỏi về điều răn trọng nhất Ðức Giêsu nói ‘điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây, hỡi Israel, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Ðức Chúa duy nhất; ngươi phải yêu mến Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí và hết sức lực ngươi’; điều răn thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình’. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó (Mc 12:29-31)” (GLCG 2196).

“Ðức Giêsu đặt đức ái làm điều răn mới (Ga 13:34). Khi yêu mến những kẻ thuộc về Người ‘đến cùng’ (Ga 13:1), Người biểu lộ tình yêu Người đã nhận được từ Chúa Cha. Khi yêu thương nhau, các môn đệ noi gương Ðức Giêsu, Ðấng đã yêu mến họ. Vì thế, Ðức Giêsu nói: ‘Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở trong tình yêu của Thầy’ (Ga 15:9). ‘Ðây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em’ (Ga 15:12)” (GLCG 1823).

“Cho nên, ‘Ðức mến là hoa trái của Thánh Thần và là sự viên mãn của lề luật. Yêu mến là giữ các điều răn của Thiên Chúa và của Ðức Kitô: ‘Hãy ở trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, thì anh em sẽ ở trong tình thương của Thầy’ (Ga 15:9-10) ( x. Mt 22:40; Rm 13:8-10 )” (GLCG 1824).

Thánh Phaolô cũng nhắc lại điều này trong Thư gửi tín hữu Galatê, “Vì thưa anh em, anh em đã được mời gọi để hưởng tự do; điều duy nhất là đừng biến sự tự do thành dịp tội cho xác thịt, nhưng hãy phục vụ nhau qua đức ái. Vì toàn thể Lề Luật được làm tròn trong một lời là, ‘Ngươi hãy yêu người lân cận như chính mình.’ (Gal 5:13-14).

Câu 9. Đó là: "Chớ ngoại tình; chớ giết người; chớ trộm cắp; chớ làm chứng gian; chớ mê tham",…

Ở đây, Thánh Phaolô nhắc lại bốn điều trong Mười Điều Răn (x. Xh 20:13-17; Đnl 5:17-21). Trong Thánh Kinh, số 4 tượng trưng cho trái đất. Thánh Phaolô dùng bốn điều này để tóm tắt những gì chúng ta phải làm đối với tha nhân để chu toàn lề luật.

“Ðức Giêsu vẫn tôn trọng mười điều răn, nhưng cho thấy sức mạnh của Thánh Thần đang tác động nơi các điều răn ấy. Người đã rao giảng sự "công chính vượt trên sự công chính của các kinh sư và Pharisêu" (Mt 5:20), cũng như của dân ngoại (x. Mt 5:46-47). Người cho thấy tất cả những đòi hỏi của các điều răn. "Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người... còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình thì cũng đáng bị đưa ra tòa rồi" (Mt 5:21-22)” (GLCG 2054).

… và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: "Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình".

“Khi được hỏi: ‘Ðiều răn nào là điều răn trọng nhất?’ (Mt 22:36), Ðức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi; đó là điều răn trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy"(Mt 22:37-40) (x. Ðnl 6:5; Lv 19:18). Thập Giới phải được giải thích dưới ánh sáng của điều răn mến Chúa-yêu người, vì yêu thương là chu toàn lề luật” (GLCG 2055).

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: “Trong bài thánh thi ca ngợi tình yêu (1 Cr 13), Thánh Phaolô dạy chúng ta, tình yêu còn hơn là một hoạt động đơn thuần: "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt mà không cô đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi" (c. 3). Bài Thánh thi này phải là (Hiến chương) Magna Carta cho mọi công tác của Hội Thánh; trong Thánh thi này cô đọng tất cả những suy tư mà tôi muốn triển khai trong Thông điệp này về tình yêu. Hoạt động thực tiễn sẽ còn rất ít, nếu trong đó tình yêu đối với con người chưa được cảm nghiệm, tình yêu này được nuôi dưỡng bằng cuộc gặp gỡ với Đức Kitô. Việc tham gia cá nhân và nội tâm vào nhu cầu và đau khổ của kẻ khác là một cách hiến tặng chính bản thân tôi cho họ: để quà tặng không làm hạ phẩm giá người nhận, không những tôi trao một cái gì của tôi, nhưng còn cho đi chính bản thân tôi, như một nhân vị hiện diện trong quà tặng đó” (Deus Caritas est, 34).

Như thế tình yêu chân chính phải là một tình yêu tinh tuyền, vô vị lợi, được thúc đẩy bởi chính tình yêu của Đức Kitô. Tình yêu phải được thể hiện qua việc làm, qua việc phục vụ tha nhân, đặc biệt là những người yếu thế nhất trong chúng ta, kể các các trẻ em còn trong bụng mẹ. Gần đến ngày bầu cử, nhiều ứng cử viên đưa ra những chương trình phục vụ người nghèo, không phải vì họ thật sự yêu thương người nghèo, mà dùng nó như bậc thang để bước lên đài danh vọng. Nhiều người Công Giáo đã bị những chính trị gia này lừa dối mà không biết. Một khi dùng một vài điều trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo làm bình phong để che đậy những chương trình phản luân lý và chống lại sự sống, họ thực sự đang phục vụ ma quỷ thay vì phục vụ tha nhân. Động lực thúc đẩy họ là quyền bính thế gian chứ không phải tình yêu của Đức Kitô.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI diễn tả cho chúng ta chân dung của một người phục vụ chân chính, vì tình yêu của Đức Kitô: “Một người càng phục vụ cho kẻ khác, thì họ càng hiểu lời của Đức Kitô và áp dụng cho chính mình: “Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng” (Lc 17:10) Vì họ nhận biết rằng, không phải vì phận vụ của một kẻ cả hay vì một hiệu quả lớn lao cho cá nhân, nhưng vì Chúa đã ban cho họ như một hồng ân. Đôi khi nhu cầu quá lớn và sự hạn hẹp của hoạt động mình làm cho họ rơi vào cơn cám dỗ nản lòng. Nhưng chính lúc đó, họ được giúp đỡ để biết rằng cuối cùng họ chỉ là công cụ trong bàn tay của Chúa, họ sẽ được giải thoát khỏi sự kịêu căng là phải tự mình và khả năng của mình làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Trong sự khiêm tốn, họ sẽ làm những gì họ có thể thực hiện và trong khiêm tốn đặt vào tay Chúa tất cả những điều khác. Thiên Chúa điều khiển thế giới chứ không phải chúng ta. Chúng ta chỉ phục vụ Người trong khả năng và sức lực mà Người ban cho chúng ta. Với sức lực này, chúng ta thực hiện những gì chúng ta có thể làm, đó là mệnh lệnh mà một người tôi tớ đúng đắn của Đức Giêsu Kitô vẫn tuân giữ khi hoạt động: ‘Tình yêu của Đức Kitô thúc bách chúng tôi’ ( 2Cr 5:14)” (Deus Caritas est, 35).

Yêu thương là điều răn mới Chúa truyền cho chúng ta là những người theo Chúa.

Câu 10. Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật.

Yêu thương hay đức ái không có nghĩa là những rung cảm giác quan, nhưng là quyết tâm của ý chí. Lòng yêu thương là không làm hại kẻ khác và muốn sự lành cho họ. Thánh Phaolô định nghĩa yêu thương hay “đức ái thì kiên nhẫn, ân cần, không ghen tương, không khoe khoang, không tự đắc, không thô lỗ, không tìm tư lợi, không nóng giận, không oán thù, không vui mừng vì điều bất chính, nhưng vui mừng vì điều chân chính. Đức ái hoàn toàn bao dung, hoàn toàn tin tưởng, hoàn toàn hy vọng, chịu đựng tất cả.” (1 Cr 13:4-7).

Chúa Giêsu đã tư hiến vì chúng ta và Người cũng muốn chúng ta đối xử với nhau bằng một tình yêu xả kỷ như thế. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, Chúa ban ơn cho chúng ta để chúng ta có thể yêu tha nhân như Người đã yêu mến chúng ta. Nhờ tình yêu này chúng ta có thể làm trọn Lề Luật không phải chỉ cách bề ngoài, nhưng tận đáy lòng chúng ta, như Thiên Chúa đã hứa với ngôn sứ Giêrêmia, Này sẽ đến những ngày Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giu-đa một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Aicập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta." (Ger 31:31-33).

Như thế yêu thương người khác cách chân chính là làm trọn Lề Luật.

Lạy Chúa xin thanh luyện linh hồn con để con biết chân thành thương yêu và tha thứ cho những người chung quanh con, đặc biệt là những người con không có cảm tình hoặc những người không có cảm tình với con. Amen.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận

1. Tôi có bao giờ mắc nợ ai tiền bạc hay ơn nghĩa không? Tôi cư xử thế nào trước mặt chủ nợ?

2. Có ai mắc nợ tôi không? Thái độ của tôi đối với người ấy thế nào khi họ không trả đúng kỳ hẹn?

3. Có khi nào tôi giúp đỡ người khác vì những ý định riêng tư của tôi không? Tôi mong gì ở những người tôi giúp đỡ?

4. Tôi phải làm gì để thật sự thương yêu người khác, nhất là những người thù ghét tôi?

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TGM Louis Sako của Iraq gưỉ thông điệp tới các nhà lãnh đạo Hồi giáo nhân dịp Lễ Ramadan
Peter Nguyễn Minh Trung
01:52 03/09/2008
IRAQ (CNA) - Đức Tổng Giám mục Louis Sako, giáo phận Kirkuk, Iraq đã gửi thông điệp đến các nhà lãnh đạo Hồi giáo trong thành phố vào hôm qua nhân dịp bắt đầu tháng chay Ramadan. Trong bài diễn văn, Đức TGM Sako cầu nguyện cho lòng tương trợ, tình anh em và hòa bình nảy sinh giữa người Hồi giáo với người Kitô giáo trên khắp thế giới.

Theo thông tấn xã Servizio Informazione Religiosa của các Giám mục Italia, Đức TGM Sako mở đầu bài diễn văn bằng việc gửi tới "các anh em Hồi giáo yêu quý lời chúc mừng chân thành và những ước nguyện tốt đẹp nhất của tôi nhân dịp bắt đầu tháng chay thánh Ramadan."

Ngài tiếp tục: "Như anh em đã biết, tháng chay Ramadan là thời gian dài để cầu nguyện, chay tịnh và bác ái, là tháng của những hy lễ và việc lành. Như Kinh Koran đã nói: 'Ai làm việc lành thì sẽ được thấy. Ai làm việc dữ cũng sẽ được thấy' (99:7-8)."

Đức TGM Sako khuyến khích các nhà lãnh đạo Hồi giáo "khẩn cầu Thiên Chúa Toàn Năng chấp nhận tấm lòng thành kính của các bạn và xin Ngài cho đất nước Iraq luôn hòa bình, chỉ có như thế nền tảng cho tình huynh đệ và lòng tương trợ giữa chúng ta được nảy nở và, khẩn cầu Thiên Chúa giúp chúng ta từ bỏ bạo lực, thù địch cùng những mâu thuẫn." Đức TGM Sako cũng kêu gọi các Kitô hữu "hợp nhất với các anh em Hồi giáo, để nhờ đó hòa bình bền vững được phát triển."

Cuối bài diễn văn, Đức TGM Sako nài nỉ các Kitô hữu tôn trọng việc chay tịnh của anh em Hồi giáo trong suốt thời gian "không ăn uống ở nơi công cộng và ăn mặc thích hợp."

Ngài nói tiếp: "Xin Thiên Chúa Toàn Năng ban phước lành cho tất cả chúng ta, cho tất cả những anh em, chị em của chúng ta."
 
Đức Giám Mục giáo phận Sacramento, Hoa Kỳ xin ĐTC cho nghỉ hưu
Peter Nguyễn Minh Trung
01:53 03/09/2008
SACRAMENTO (CNA) - Đức cha William K.Weigand, Giám mục giáo phận Sacramento, vừa xin Đức Thánh Cha Benedict XVI đồng ý cho ngài được nghỉ hưu vì lý do sức khỏe.

Đức cha Weigand cho biết: "Tôi không cạn kiệt những ý tưởng, tôi chỉ không còn sức lực. Tôi bắt đầu cảm thấy kiệt quệ."

Vị Giám mục 71 tuổi này xin được nghỉ hưu trước thời hạn bốn năm theo giáo luật ở tuổi 75. Theo website của giáo phận Sacramento, Đức cha Weigand được chẩn đoán là mắc bệnh viêm đường mật gây cứng sơ cấp và phải trải qua ca phẫu thuật cấy mô vào tháng 04-2005.

Đức cha Weigand từng là Giám mục Salt Lake City trong 13 năm trước khi ngài được Đức Thánh Cha John Paul II bổ nhiệm làm vị chủ chăn của giáo phận Sacramento tháng 01-1994.

Vào năm 2004, ngài đã dứt phép thông công của thống đốc Gray Davis vì những chính sách ủng hộ phá thai của ông này.

Tiếp đó, năm 2005, Đức cha Weigand ra lệnh sa thải một giáo viên dạy kịch tại trường trung học công giáo dự bị Loretto dành cho các thiếu nữ sau khi một bậc phụ huynh biết được rằng giáo viên của con gái họ cũng là một bảo vệ tại bệnh viện phá thai.

Ngày 26-10-2005, trong một lá thư gửi vị giáo viên nọ, Đức cha Weigand viết: "Nếu chúng ta là những người định hình, giáo dục và cung cấp những kiểu mẫu chuẩn mực làm thông tin cho các thế hệ Công giáo trẻ, thì các giáo viên trong các trường Công giáo phải chính tự bản thân là nhân chứng sống động cho chân lý được loan truyền trong Phúc Âm, phải chỉ đạo bản thân làm theo những chân lý đức tin. Những chứng nhân ấy sẽ không mất đi cho dù chuông có reo khi mỗi buổi học kết thúc hoặc năm học khép lại mỗi khi hè về."

Theo tờ California Catholic Daily, giáo phận Sacramento đồng ý chi trả cho 33 cáo buộc các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục với khoản chi phí 35 triệu đôla vào tháng 06-2005. Đức cha Weigand cho biết, hiện nay, giáo phận đang phục hồi các nguồn kinh phí, nhưng "nỗi đau lớn lao" vẫn còn đó.

Đức cha Weigand sẽ chính thức nghỉ hưu và trao trách nhiệm lại cho Đức cha phụ tá Jaime Soto vào ngày 30 tháng 11 tới trong một thánh lễ cử hành ở nhà thờ chánh tòa Blessed Sacrament.

Khẩu hiệu Giám mục của Đức cha Weigand là "Hãy chăm sóc chiên của Thầy."

Đức cha Soto sẽ thay thế Đức cha Weigand với khẩu hiệu Giám mục "Vui mừng và Hy vọng."

Đức Giám mục Jaime Soto từng là Giám mục phụ tá giáo phận Orange. Tháng 10 năm 2007, Đức Thánh Cha Benedict XVI chỉ định ngài làm Giám mục phụ tá giáo phận Sacramento. Khi đảm nhiệm chức vụ sắp tới từ Đức cha Weigand, ngài sẽ trở thành vị Giám mục gốc Hispanic đảm trách vị trí cao nhất vùng Miền Tây Hoa Kỳ.

Đức cha Weigand dự tính ngài sẽ dùng 6 tháng nghỉ hưu đầu tiên để nghỉ ngơi ở một nơi khác và viết phả hệ gia đình của ngài.
 
Tổ chức Caritas là một gia đình liên đới
LM. Jos. Đinh Huy Hưởng
10:08 03/09/2008
TỔ CHỨC CARITAS LÀ MỘT GIA ĐÌNH LIÊN ĐỚI

Đôi hàng của người chuyển ý: Sau khi có tin Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sắp được trở thành thành viên cúa Tổ Chức Caritas Quốc Tế(CQT), có vài ý kiến không mấy hài lòng với danh xưng “Caritas” vì cho đó chỉ là việc bác ái đơn thuần như ban phát, bố thí, cứu trợ…Bác Ái Xã Hội mới có phạm vi bao quát và rộng rãi hơn. Để sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin chuyển ý bài diễn văn sau đây của Đức Cố TGM Youhanna-Fouad-EL-HAGE, chủ tịch Caritas quốc tế tuyên đọc tại đại hội Cor Unum (Đồng Tâm) ngày 9/11/2001.

Tài liệu lấy từ internet tựa đề “Caritas is a family of solidarity”

Linh mục Joseph Đinh Huy Hưởng

Trưởng ban mục vụ bác ái xã hội giáo phận Sài Gòn ( Caritas Sài Gòn )

Ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam ( lễ cũ ) 1/9/2008


“Bổn phận của ta, những người “mạnh” là vác đỡ những sự yếu đuối của những người “yếu” chứ không phải là làm hài lòng mình” ( Rm 15,1-3)

Trong phối cảnh Kitô giáo thật khó tìm một định nghĩa về tình liên đới chính xác hơn câu của Thánh PhaoLô trên đây. Đối với Ngài, liên đới không gì khác hơn là gắn bó với người nghèo để biện hộ cho họ.Bày tỏ tình liên đới đối với những người yếu đuối nghèo khó bị áp bức có nghĩa là thành thực cảm nhận những gì liên hệ tới những công việc đang xảy ra cho họ để chia sẻ số phận của họ.Nếu chúng ta liên hệ tới hoàn cảnh của những người yếu đuối, nghèo khổ thì sự yếu đuối và nghèo khổ tác động và làm hại họ cũng tác động và làm hại chúng ta vì họ cũng giống như chúng ta.Vì thế chúng ta phản ứng như thể chính chúng ta bị hại vì chúng ta không thể chịu nổi cảnh nhân phẩm bị bỏ bê

Theo ý nghĩa mục vụ xã hội của Giáo Hội, Caritas ( bác ái ) được linh hứng từ Kinh Thánh và giáo huấn xã hội của Giaó Hội. Qua hành động của các thành viên chúng ta muốn( theo ý nghĩa của Tin Mừng ) được làm người uỷ thác làm nhân chứng đóng góp phần xây dựng Nước Trời mà Tin Mừng đã nói về chiều rộng của Nước Trời này, một vương quốc của công lý và hoà bình.Chúng ta muốn động viên chính mình và những người chung quanh theo hướng hoạt động naỳ, ngụ ý lựa chọn hợp luân thường đạo lý trong mọi lĩnh vực. Nếu bỏ những lựa chọn này thì không thể đấu tranh cho công lý, không thể có kinh nghiệm về tình yêu không biên giới, cũng chẳng thể tìm được hoà bình ở những nơi chỉ có bạo lực.

Tổ chức Caritas là gia đình liên đới

Theo Juan Arias ngày nay ai cũng nói về quan niệm tình liên đới. Đây là một kiểu đạo đức học mới đang phát triển trên khắp các lục địa và những vị trí nổi bật, một trong những nét mặt của một Thiên Chúa mới trong thế kỷ này. Nhân danh liên đới, hàng triệu triệu người, nhất là giới trẻ dấn thân bênh vực chính nghĩa cho những người nghèo và bị bỏ rơi nhất(Juan Arias, Un Dieu pour l’an 2000, Fides 1999).Và Thiên Chúa biết rằng trên khắp thế giới có những người nghèo và bị bỏ rơi. Thật vậy, số nạn nhân của sự phát triển và toàn cầu hoá ở mọi lục địa lên tới nhiều triệu. Tin Mừng đã tiên báo rằng người nghèo luôn ở bên chúng ta. Không có hệ thống nào tước quyền sở hữu để người ta có quyền sống một cuộc sống xứng đáng mặc dù chúng ta được mời gọi tìm kiếm những lợi ích của thành quả trên trái đất được dựng nên cho mọi người chứ không phải cho một số ít ngườì.

Người nghèo hiện diện khắp nơi

Dầu sao Phi Châu hiển nhiên lúc này là một châu lục tồi tàn nhất. Điều đó thể hiện ghi nhận sự rõ nét nhất của sự nghèo túng như: mù chữ, đứng đầu về HIV-AIDS, di dân, bạo lực, áp bức, đói khát, thiên tai. Trên 80% dân chúng sống không có được 1USD/ngày

Vậy lấy ai chăm sóc cho họ đây? Vấn đề giải quyết ra sao. Chúng ta đang giải quyết cho một lục địa được coi như đang tuyệt vọng và nhiều người bị bỏ quên hầu như hoàn tòan. Cũng vậy, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng Phi Châu, một châu lục nghèo không nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ các tổ chức của chúng ta (Caritas) và rất ít từ các chính phủ

Tiếp cận tình liên đới với những người Phi Châu bị áp bức hôm nay

Hơn bao giờ hết chúng ta có thể quả quyết sự liên đới của chúng ta với châu lục và người dân của châu lục này.Chúng ta chú ý tới lời của Đức Gioan Phaolô 2 trong tông thư Novo Millenio Ineunte khi Ngài vấn nạn “hôm nay mà vẫn còn những người bị đói sao? bị mù chữ sao?thiếu trợ giúp y tế căn bản nhất sao? Không có mái nhà che đầu sao?” Ngài kêu gọi một “sáng tạo bác ái mới”: “Bây giờ là thời của một sự sáng tạo bác ái mới, không chỉ bằng xác tín rằng sự trợ giúp có hiệu quả mà còn bằng kết thân với những người đau khổ để giúp đỡ họ không được coi là của bố thí mà là sự chia sẻ giữa anh chị em với nhau”

Đối với Caritas quốc tế. Liên đới với Phi Châu hôm nay không chỉ đơn thuần là cho người đói ăn, cũng không có nghĩa là làm đầy bao tử trống rỗng của những người không thế có đủ nhu cầu cá nhân, những bao tử này không chỉ cần đổ đầy thôi sao! Đó là lý do Caritas quốc tế đã ngưng là một cơ quan trợ cấp đơn thuần. Liên đới thật đối với những người nghèo hôm nay trên hết phải có nghĩa là cung cấp cho họ dụng cụ cần thiết đề họ có thể tự lo cho cuộc sống riêng mình. Qua những sáng kiến naỳ, Caritas quốc tế muốn góp phần phát triển những cộng đồng như vậy. Qua phát triển, hiểu là phải phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị bao gồm những tiến trình của nó.

Thể hiện liên đới với Phi Châu hôm nay còn hiểu được là chống lại chiều hướng nhửng nhưng lục địa này cùng với dân cư ở đó. Ngoài ra còn có nghĩa là đánh thức càng nhiều người càng tốt để họ hành động cụ thể và huy động các nguồn tài lực không phải để xoa dịu lương tâm chúng ta khi giúp đỡ vật chất cho người nghèo để cảm thấy bình an trong thâm tâm và hưởng lợi bất chính bằng việc nuôi nấng vài người đói khổ.

Liên đới mà Phi Châu thật sự cần hôm nay là đấu tranh chống bất công trong cơ cấu ở điạ phương đó cũng như các nơi khác. Sự bất công này nảy sinh ra nghèo đói, đó là lý do mà Caritas quốc tế ưu tiên tích cực ủng hộ. Ủng hộ về kinh tế, xã hội, văn hoá, tự do tín ngưỡng cho mọi người chứ không chỉ ủng hộ chính trị mà thôi. Vì thế mà một ban lo về sự yểm trợ đã được thành lập tại văn phòng trung ương Caritas quốc tế. Trước hết, ban này muốn bày tỏ sự quan tâm với những vị đang hoạt động trong lĩnh vực này là hàng giáo sĩ, những người hiến thân phục vụ công lý, hòa bình và phát triển tại những nơi chẳng ai thèm đi đến, xa khỏi ống kính camera và đồng hành với quần chúng, luôn cam kết chống lại nghèo đói, áp bức và bạo lực. taị Phi Châu, chúng ta may mắn có thể tựa vào sự hỗ trợ của hầu hết hàng giáo sĩ là giám mục và linh mục; nhưng cũng có các thành phần giáo dân trong xã hội dân sự ý thức vai trò đặc biệt của họ là những người chủ động trong các thay đổi xã hội tại lục điạ này.Ngoài ra, nhiều người trong họ đã phải trả giá bằng mạng sống mình. Theo tổ chức của chúng ta, rất cần để hỗ trợ cho những hoạt động của Giáo Hội trong các lĩnh vực công lý và hoà bình, trợ giúp nhân đạo và phát triển trong tinh thần chung lo trong Giáo Hội, là điều phán đoán trước sự trong sáng, sự thân thiện, lòng thương cảm, sự bổ sung, sự tương kính và quản lý có trách nhiệm về những nguồn tài nguyên.

Không giống các tổ chức quốc tế khác, Caritas quốc tế không phải là một cơ cấu ở phương bắc hoạt động ở phương nam. Caritas quốc tế là một gia đình liên đới có trên 45 thành viên ở Phi Châu da đen và Ấn Độ Dương. Caritas bên Phi Châu tồn tại và hoạt động như một chi nhánh biệt lập của Giáo Hội tại lục điạ này và mong đợi các thành viên Caritas quốc tế khác đồng hành hơn là thay thế họ trong trách vụ ưu tiên cho việc động viên các cộng đoàn căn bản để chống lại việc làm bần cùng giới nữ, góp phần làm mạnh mẽ cơ cấu xã hội dân sự và cổ võ sự khẩn cấp những hình thức mới của tổ chức cho phép sự phát triển thực sự và lâu dài

Để làm tròn chương trình này, nhiều tổ chức Caritas không ngừng áp dụng những ngân khoản công cộng. Hơn nữa, sự thách đố liên tục không cho phép chúng ta thành dụng cụ của ai đó và cũng không cho phép, vì bất cứ lý do gì hy sinh những đặc điểm Kitô giáo và quan điểm chúng ta về nhân bản và công bằng thừa kế. Vai trò của chúng ta không phải lãnh đạo như kiểu từ người gây hoả hoạn và người cứu hoả bởi việc duy trì hệ thống và chế độ áp bức người nghèo, kích động chiến tranh và bảo hiểm sự nghèo như là kéo dài cơn hấp hối của người nghèo, ban phát một ít giúp đỡ nhân đạo. Chớ gì chúng ta tránh đặt mình vào việc phục vụ cho các chế độ như thế nhưng chúng ta muốn ở trong một gia đình liên đới để phục vụ cho một thế giới tốt đẹp hơn. Nơi đó, mọi sinh linh có thể có những điều kiện sinh sống mà phẩm giá được tôn trọng.
 
Lời kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Ấn của người kế nhiệm Mẹ Têrêxa
Phụng Nghi
13:29 03/09/2008
Calcutta (AsiaNews) - Nữ tu Nirmala Joshi, người kế nhiệm Mẹ Têrêxa trong chức vụ bề trên Tu hội Bác ái Truyền giáo, đã truyền đi một lời kêu gọi gửi đến mọi người Ấn, yêu cầu bẻ tan xiềng xích bạo lực và tình trạng “lạm dụng tôn giáo”. Trong bản kêu gọi gửi tới AsiaNews, bà nói: “Hãy hạ xuống những vũ khí hận thù, bạo lực” và “vươn tới mọi người bằng tình thương” theo gương của Chân phước Têrêxa Calcutta, nhằm xây dựng một “nền văn minh tình thương” ở Ấn độ và trên khắp thế giới.
Trại tạm trú của người Công giáo Ấn


Lời kêu gọi của Nữ tu Nirmala Joshi được gửi đi sau một chu kỳ bạo lực nổ ra tại Orissa chống lại người theo Thiên Chúa giáo tiếp theo vụ ám sát Swami Laxamananda Saraswati, một người Ấn giáo cực đoan, do nhóm người theo chủ nghĩa cách mạng kiểu Mao trạch đông thực hiện. Cho đến nay đã có ít nhất 20 người bị giết, hàng trăm người bị thương, 45 nhà thờ bị thiêu hủy, các trung tâm xã hội, nhà trọ, viện mồ côi, bệnh viện đã bị cướp bóc và hủy hoại, cả trăm nhà cửa bị đốt cháy. Hàng chục ngàn người trốn tránh bạo hành còn đang phải sống trong rừng hoặc ở những nơi trú ẩn do chính quyền địa phương sắp xếp. Người nữ tu này đã nguyện cầu cho Swami Laxamananda Saraswati và cho những người Kitô hữu bị thảm sát được an nghỉ đời đời, đồng thời kêu gọi “những người anh chị em” ở Ấn đừng “dùng tôn giáo để chia rẽ” hay dùng tôn giáo như một dụng cụ để bạo hành.
Nhà thờ bị thiêu hủy


Lời kêu gọi của nữ tu Nirmala gửi đi chỉ mấy ngày trước lễ kính Chân phước Têrêxa Calcutta (ngày 5 tháng 9). Nhân dịp lễ này, hội đồng giám mục Ý đã quyết định gọi đó là ngày cầu nguyện và ăn chay “như một dấu hiệu gần gũi tâm linh và đoàn kết với những người anh chị em đã bị thử thách khắc nghiệt vì đức tin của mình.”

Đây là toàn văn lời kêu gọi của nữ tu Nirmala:

Các Anh Chị Em thân mến tại Orissa và ở toàn thể nước Ấn,

Xin đừng quên đi căn tính đích thực của chúng ta là những người con thân thương của Thiên Chúa, Cha chúng ta. Chúng ta là anh chị em với nhau, bất kể tôn giáo, nòi giống, ngôn ngữ, bất chấp chúng ta giầu hay nghèo. Không có gì nên phân cách chúng ta cả.

Trên hết cả, xin đừng dùng tôn giáo để chia tách chúng ta. Tinh hoa của mọi tôn giáo là tình thương – yêu thương Thượng đế và yêu thương nhau. Nhân danh tôn giáo để bạo hành là một sự lạm dụng tôn giáo.

“Tôn giáo có nghĩa là một công trình yêu thương. Nó không nhằm phá hủy hòa bình và đoàn kết. Những công trình yêu thương là công trình hòa bình. Xin hãy dùng tôn giáo để làm thành một trái tim đầy yêu thương trong trái tim của Thiên Chúa”(Lời Mẹ Chân phước Têrêxa Calcutta).

Các Anh Chị Em thân mến, nhân danh Thiên Chúa và nhân danh chính nhân loại chúng ta đây, được tạo dựng để làm những công trình lớn lao, để yêu thương và để được yêu thương muôn đời, nhân danh tổ quốc chúng ta và gia sản cao quý của đất nước này, nhân danh những người nghèo, trẻ em và tất cả những anh chị em chúng ta đang khổ đau vì là nạn nhân của cuộc bạo hành và tàn phá vô nghĩa này, tôi nói lên lời kêu gọi sau đây: chúng ta hãy cầu nguyện, mở tâm trí và tấm lòng nhận lấy ánh sáng và tình yêu thương của Thiên Chúa. Xin hãy hạ xuống vũ khí của hận thù và bạo lực, mặc vào bộ áo giáp của tình thương. Xin hãy tha thứ cho nhau, và xin sự tha thứ từ người khác vì những lầm lỗi chúng ta đã làm cho nhau, và vươn tới nhau bằng tình thương.

Xin hãy nguyện cầu sự an nghỉ cho linh hồn của Swami Laxamananda Saraswati và bốn người phụ tá của ông, của tất cả những người anh chị em chúng ta đã vì cuộc bạo hành này mà mất đi mạng sống. Xin hãy nguyện cầu cho nhau và xin Mẹ, Chân phước Têrêxa Calcutta, cầu cho chúng ta để chúng ta có thể trở thành cho nhau nguồn nước hoà bình, tình thương và niềm vui của Chúa, trở thành những người xây đắp nền văn minh tình thương!

Xin Thiên Chúa chúc phước lành cho quý vị.

Nữ tu M. Nirmala

Bề trên Tổng quyền tu hội Bác ái Truyền giáo
 
Top Stories
Vietnam Asked to Free Jailed Catholics And Return Land to Redemptorists
Zenit
05:32 03/09/2008
HANOI, Vietnam, SEPT. 2, 2008 (Zenit.org).- A religious congregation in Vietnam is asking authorities to free four Catholics who were arrested during a protest last week.

The Redemptorists of Hanoi sent a letter Friday to President Nguyen Minh Triet and Prime Minister Nguyen Tan Dung in which they recounted how a peaceful protest turned violent Thursday, reported AsiaNews.it.

Redemptorists and the parishioners of Thai Ha gathered in prayer on the land of the convent and parish of Thai Ha, protesting the illegitimate seizure of the property of the congregation.

"Our parishioners were holding a peaceful prayer vigil at the gate of Department of Public Safety of Dong Da district," the letter read, "intending to request the department to comply with the law, ending illegal detention of innocent people and release those who were arrested during an illegal raid."

"Many policemen from mobile units," the account continued, "had used electrical batons and others supporting tools to break down and assault the prayer vigil participants barbarously."

The Redemptorists state that "numerous parishioners were seriously wounded during the vigil, others were beaten unconscious, and others were arrested; since then, there is no news of them."

The congregation appealed additionally to the government to declare unconstitutional and illegal the procedure used by the local authorities to confiscate the land belonging to them and to the Thai Ha Parish.
 
Solicitam também que lhes sejam devolvidos terrenos de sua propriedade
Zenit
06:45 03/09/2008
HANÓI, terça-feira, 2 de setembro de 2008 (ZENIT.org).- Em um apelo dirigido ao governo vietnamita, os religiosos Redentoristas da paróquia Thai Ha, no distrito de Dong Da, pedem a libertação dos 4 fiéis católicos presos depois de uma manifestação ocorrida em 28 de agosto.

Os religiosos pedem a sanção dos agentes responsáveis pela violência e o fim da arbitrariedade exercida pelas autoridades locais nas terras que lhes pertencem.

Pedem também que sejam devolvidos os terrenos de seu convento e paróquia em Thai Há, dos quais o governo se apropriou.

A carta de 29 de agosto, dirigida ao presidente e ao primeiro-ministro, expõe os acontecimentos da véspera, quando os paroquianos participaram pacificamente de uma vigília de oração na porta do Departamento de Segurança Pública do distrito de Dong Da.

Os manifestantes, segundo a carta, queriam simplesmente pedir ao departamento que respeitasse a lei e que libertasse as pessoas retidas ilegalmente.

«Numerosos policiais utilizaram então ferramentas para agredir os participantes de maneira bárbara», afirma a carta.

Os religiosos Redentoristas declaram também que «numerosos paroquianos foram feridos gravemente na vigília, outros foram golpeados até perder os sentidos; outros ainda foram presos e não se tem notícias deles desde então».

O incidente se produziu em pleno dia, na principal estrada de Hanói, e provocou a indignação, não só dos paroquianos, mas também dos transeuntes, testemunhas do trato selvagem infligido aos religiosos, lê-se na carta aberta.

Os Redentoristas pedem por último ao governo que declare inconstitucional e ilegal o procedimento utilizado pelas autoridades locais para explorar as terras que pertencem aos Redentoristas e à paróquia de Thai Ha.

Segundo informava a agência AsiaNews.it em 22 de agosto, os Redentoristas, em uma carta dirigida ao primeiro-ministro, asseguravam que nunca doaram ao governo o terreno de seu convento e da paróquia de Thai Ha, têm todos os documentos que provam sua propriedade, querem que lhes seja devolvido, segundo a lei, e desafiam as autoridades a exibirem uma documentação contrária.
 
Archbishop of Hanoi: numerous of obstacles in the dialogue with government
J.B. An Dang
09:54 03/09/2008
“The stall over return of the Hanoi former nunciature is one of the reasons that make people not to trust in the willingness of the government for a constructive dialogue to solve the Thai Ha issue,” says Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet in an interview with VietCatholic News Agency this morning, 3rd September.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi
“The dispute in the former nunciature has been dragged on for more than 8 months,” he complaints. “We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow, and that very slowness impacts heavily on Thai Ha issue.”

Eight months ago, in a public statement on February 1, Archbishop Joseph Ngo confirmed reports that the government had agreed to return the nuncio's office to the Church, after more than a month of public protests by Catholics. In return for the government's promise, the Catholic protestors agreed to remove a cross and tents from the land adjacent to the building where they had been conducting regular prayer vigils.

Archbishop Joseph Ngo had said that the building would be turned over to the Church in a series of steps, eight months after the agreement was struck, however, no single step has been made.

According to Archbishop Joseph Ngo, who has just returned to Hanoi after a visit in Orange County diocese, California, another obstacle that hindrances the search for a just resolution for the dispute in Thai Ha is the tidal wave of one-way information furnished by the state-run media, which did not take into account the religious order's legal claims to the disputed property.

“The government must have some break-throughs, some innovations [in the way it handles land disputes],” he concludes.

In the same language, Cardinal John the Baptist Pham Minh Man, Archbishop of Saigon in a pastoral letter dated September 1st, sent to “All Priests, Religious and Faithful” in the archdiocese stated that “As the current land law is still containing numerous of nonsenses, and, on the other hand, authorities in many regions only blindly follow orders from their superiors without listening to people, nor taking each claim into consideration seriously; many disputes have been dragged on for too long, the Thai Ha claim is no exception. Blindly carrying out nonsense orders, abusing power, and using excessive force will not solve the problem, rather only cause more injustice and social instability.”
 
Dialogo e non repressione, lo chiede al governo il card. Pham Minh Man
Asia-News
10:16 03/09/2008
In una lettera pastorale l’arcivescovo di Ho Chi Minh City lamenta il comportamento delle autorità di Hanoi nella vicenda del terreno della parrocchia di Thai Ha e dei Redentoristi, il superiore dei quali, in una sua lettera, parla di “persecuzione”.

Hanoi (AsiaNews) – Il cardinale Pham Minh Man chiede dialogo ed evidenzia carenze ed errori delle leggi e cattivo comportamento delle autorità, il responsabile dei Redentoristi, padre Vincent Nguyen Trung Thanh, denuncia “persecuzione”. Sono due lettere, che rappresentano i più recenti eventi della lunga vicenda che riguarda i terreni della parrocchia di Thai Ha, nella capitale vietnamita.

In una lettera pastorale datata primo settembre e indirizzata alla sua diocesi di Ho Chi Minh City, il cardinale rileva le contraddizioni e le lacune esistenti nella normativa sui terreni, evidenzia le ragioni dei Redentoristi, critica il comportamento violento della polizia contro i fedeli di Thai Ha (nella foto), chiede un dialogo franco e sincero, con spirito fraterno tra i Redentoristi e le autorità di Hanoi per risolvere “alla luce della verità della giustizia e della carità” la questione.

In primo luogo il cardinale nota che i media di Stato hanno dato sulla vicenda una informazione “da una sola parte”. “Molti hanno criticato che la descrizione fatta è solo unilaterale e la verità è stata mutilata e distorta. Tale tipo di informazione serve solo interessi personali di un individuo o di una parte e non per il benessere del popolo, né per un saldo sviluppo del Paese nel suo insieme”.

L’arcivescovo dice poi di aver parlato col superiore dei Redentoristi che affermano di avere “tutti i documenti legali e storici” per provare la proprietà degli stessi religiosi e della parrocchia del terreno in discussione. Essi affermano inoltre che “non c’è mai stato alcun documento che mostra le cessione, l’autorizzazione all’uso, la donazione o la concessione a qualsiasi organizzazione o autorità legale”. I Redentoristi e la parrocchia “sono determinati a chiedere verità e giustizia sulla questione della proprietà, secondo ciò che è stabilito dalla Costituzione e dalle leggi del Vietnam, così come dalle norme internazionali che il Vietnam ha sottoscritto e si è impegnato a rispettare”.

Informazioni fornite da funzionari pubblici, inoltre, scrive ancora il cardinale, evidenziano che “la legge sui terreni, benché sia stata rivista cinque volte, produce ancora molte assurdità. Numerosi decreti ed istruzioni si accavallano l’un l’altro e numerosi articoli si contraddicono”. “In alcune regioni, numerose controversie che sono state risolte dagli ispettori federali non hanno avuto seguito da parte delle autorità provinciali”. Ci sono numerosi casi nei quali i funzionari hanno commesso errori, senza subire conseguenza. “L’errore umano è inevitabile, ma, in questo caso correggerlo è un dovere”. “Il governo deve sedersi con coloro che hanno controversie, ascoltarli ed affrontare seriamente ogni caso”.

In quanto cattolici e seguendo il magistero del Concilio, di Giovanni Paolo II e dell’attuale Papa, il cardinale ricorda che “la politica della Chiesa è promuovere il dialogo tra tutte le parti interessate per risolvere così ogni questione sociale, nel rispetto di verità, giustizia e carità”. Se una legge è “inadeguata”, essa non è “adeguata” alla verità e alla giustizia. 2Dal momento che l’attuale norma sui terreni contiene ancora numerose assurdità e, d’altro canto, le autorità di alcune regioni si limitano ad eseguire ciecamente le disposizioni dei superiori senza ascoltare la gente e non prendono seriamente in considerazione ogni rimostranza, tante dispute si trascinano per troppo tempo. La vicenda di Thai Ha non è un’eccezione. Eseguire ciecamente ordini senza senso, abusare del potere ed un uso eccessivo della forza non risolverà il problema, ma produrrà solo maggiori ingiustizia e instabilità sociale”.

Alla violenza subita da parte della polizia di Hanoi fa riferimento invece padre Vincent Nguyen Trung Thanh. “In questi giorni – scrive il superiore provinciale dei Redentoristi – tempeste terrene tentatno di opprimerci, poteri terreni muovono campagne contro di noi”. “Noi – scrive ancora – stiamo vivendo pienamente la nostra vocazione, stiamo vivendo la sorte dei poveri, dei perseguitati mentre continuiamo a proclamare la verità nella convinzione che la verità di farà liberi”.
 
Dialogue, not repression, Cardinal Pham Minh Man tells government
Asia-News
10:18 03/09/2008
In a pastoral letter, the archbishop of Ho Chi Minh City decries the behavior of the Hanoi authorities in the matter of the land belonging to the parish of Thai Ha and to the Redemptorists, whose superior, in a letter of his own, speaks of "persecution".

Hanoi (AsiaNews) - Cardinal Pham Minh Man is calling for dialogue and highlighting the shortcomings and errors in the law and the bad behavior of the authorities. Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, the head of the Redemptorists, denounces "persecution". The two letters represent the most recent events in the long affair concerning the land belonging to the parish of Thai Ha, in the capital of Vietnam.

In a pastoral letter dated September 1 and sent to his diocese of Ho Chi Minh City, the cardinal emphasizes the contradictions and loopholes existing in property laws, presents the claims of the Redemptorists, criticizes the violent behavior of the police against the faithful of Thai Ha (in the photo), and asks for a frank and sincere dialogue and a spirit of brotherhood between the Redemptorists and the authorities of Hanoi, to resolve the question "in the light of the truth, justice, and charity".

In the first place, the cardinal notes that the state media have presented "only one side" of the matter. "Many have criticized that the whole picture portrayed by these outlets was only unilateral, and the truth has been truncated and distorted. That sort of information is to serve only personal interests of an individual or parties, not for the social welfare of the people, nor the stable development of the country as a whole".

The archbishop says that he has spoken with the superior of the Redemptorists, who say that they have "all of the legal and historical documents" to prove their ownership over the land in question. They also assert that "there has never been any document showing a transfer, usage authorization, donation or consecration to any organization or legal authority". The Redemptorists and the parish "are determined in demanding the truth and justice on their property issue, pursuant to what the constitution and the law of Vietnam have set forth, as well as the international laws which Vietnam has signed and pledged to observe".

Moreover, information provided by public officials, the cardinal writes, shows that "the land law, though has been revised five times, still contains a lot of nonsense. Many decrees and instructions overlap one another, and numerous articles contradict each other. In several regions, many complaints which had been solved by federal inspectors were not carried out by provincial governments. There have been numerous complaints everywhere as government officials keep making mistakes without being reprimanded. Human error is inevitable. However, in that case, correction should be a must. The government must sit down with complainants, listen to them and take each case seriously".

The Cardinal recalls that, following the magisterium of the Council, of John Paul II, and of the current pope, "the Church’s policy is to hold talks with all concerned parties in order to resolve every social issue with frank dialogue in respect for truth, justice, and charity". "When the law is still inadequate in both reasonable and sentimental aspects, then it is not suitable for the truth and justice. As the current land law still contains much nonsense, and, on the other hand, authorities in many regions only blindly follow orders from their superiors without listening to people, nor taking each claim into consideration seriously, many disputes have been dragged on for too long, and the Thai Ha claim is no exception. Blindly carrying out nonsensical orders, abusing power, and using excessive force will not solve the problem, rather only cause more injustice and social instability".

For his part, Fr Vincent Nguyen Trung Thanh addresses the violence on the part of the police of Hanoi. “In these days", writes the superior of the Redemptorists, "earthly storms try to oppress us, the earthly power runs rampant over us”. "We are living up the Redemptorist vocation to a great extend: we are living the fate of the poor, of the persecuted, while continuing to proclaim the truth in the belief that the truth will set us free”.
 
Emergency Complaint to the President and Prime Minister of Vietnam
Hanoi Redemptorist Monastery
17:35 03/09/2008
Archdiocese of Hanoi
Redemptorist Order
Thai Ha Parish
180/2 Nguyen Luong Bang St
Quang Trung, Dong Da District,
Hanoi

Number11/2008/DCCT.HN


Hanoi September 1st, 2008

EMERGENCY COMPLAINT
to the PRESIDENT
and PRIME MINISTER of VIETNAM


Re: Protest against Criminalizing and Politicizing a normal land dispute and usage of excessive force on female and children prayers

To: Mr Nguyen Minh Triet, President
Mr Nguyen Tan Dung, Prime Minister

All concerned organizations

We are the priests, monks and parishioners from the Hanoi Redemptorist Monastery –Thai Ha parish located at 180/2 Nguyen Luong Bang St, Quang Trung ward, Dong Da district, Hanoi city.

Dear gentlemen,

In the spirit of honoring truth, respecting human dignity and justice, we all the parishioners and clergy from Thai Ha parish, also citizens of Socialist, Republic of Vietnam are filing this complaint against the concerned organizations which have been intentionally criminalizing and politicizing a normally civil claim which started 12 years ago with details as follow:

After 12 years of the Redemptorist –Thai Ha parishioners’ fruitless claim without a sensible solution based on legal grounds, Hanoi’s People Committee recently issued documents of imposing, groundless nature, forcing us to comply. In the meantime, on the same documents anybody can easily see carelessness and inconsistency in contents, which display disrespect for the truth and people, in order to distort and overpower justice. The documents from different sections of the People’s Committee are contradicting themselves in contents thus self refuting their legitimacy.

On 8/26/2008, 12 years after we have been patient in our request, People’s Committee of Hanoi sent to the Redemptorist-Thai Ha parish several photocopies of documents as evidence to claim that the governmental confiscation of our land was legal.

But from the same evidence anybody can recognize that they are legally groundless, with inconsistent contents which are contradicting one another among themselves.

We had filed a rebuttal claim with the People’s Committee of Hanoi, requesting the government to supply us with legitimate evidentiary documents in pursuant to the law. We also affirm that “While the People’s Committee pf Hanoi has yet to provide enough evidence to back their claim, the property, the land in question still belong to the Redemptorist-Thai Ha parish“

We have all the evidence necessary to prove our case, from both historical and legal aspects. We also affirm that we will remain defiant in protecting the interest of our church and our Christian parishioners at all cost.

In recent days while people from the Redemptorist –Thai Ha parish were actively going through the legal proceeding of their claim on the disputed property, the police from Dong Da district on 8/27/1008 had initiated a criminal proceeding based on what happened at 178 Nguyen Luong Bang St, Quang Trung ward, Dong Da district, Hanoi city, on two counts “ Destroy or deliberately damage property”(Article 143,criminal code) and “ Causing disturbance to public order” (article 245-Criminal code) – in relation with our property claim. The (criminal) case was brought up intending to force us bowing to the nonsense and illegal actions previously mentioned.

On 8/28/2008 immediately after the first summon, dozens of uniformed policemen arrived at the site to apprehend those who just received the first summon. Several parishioners who refused to accept the summon were prosecuted as criminals and supposedly be detained for two months

On the evening of 8/28/2008 while parishioners were gathering on the side walk to request the legal authority to honor what the law has defined regarding the dispute, hundreds of police from mobile units arrived using electric batons, spiky shoes and other supporting instruments to launch an assault against many of our parishioners.

Yet the ordeal did not end there. On late evening of 8/31/2008 while parishioners were simply praying within the boundary of our property, several security agents spayed tear gas indiscriminatingly on the crowd, causing injuries on many women and children. In light of what happened we had requested the legal authority to make a report and to resolve the issue. But in front of hundreds of eyewitness, this governmental agency had shown a lack of decent and objective attitude in performing their duties, something totally out of touch with the people whom they’re employed to serve.

After criminalizing a seemingly normal land dispute, in the following days a number of cadres through the mass media had verbally politicized the issue at hand when accusing our dispute of “ being backed up by hostile forces “

We affirm that this has always been just an ordinary land dispute which started in 1996 but did not get resolved adequately by all levels of government in pursuant to what the constitution and the law had defined. We only demand what is rightfully ours on the disputed piece of land.

Our suggestion is not to politicize a land dispute which is an internal issue between the Redemptorist-Thai Ha parish versus the Chien Thang Garment Joint Stock Company and related organizations, the People’s Committee of Hanoi included

Our suggestion is for the government to take disciplinary actions against the newspapers, television and radio stations, not to let them embroidering the issue at hand with baseless conclusion causing the dispute to be more complicated, relationship between Christian and non Christian to be in disharmony, thus affecting the national unity.

Our suggestion is also not to criminalize a civil dispute as it’s conflicting with the law. We ask for all the summons, arrests to be stopped and for the release of our innocent parishioners who have been wrongfully charged with “destroying or deliberately causing damage to property” according to article 143 and “causing disturbance to public order” according to article 24- the criminal code, since in reality it has been only a civil dispute between Thai Ha parish versus the Chien Thang Garment Joint Stock Company.

Our suggestion is for the concerned legal authority to conduct an investigation into conduct of individuals and organizations who had savagely assaulted the praying parishioners on either the side walks of Thai Ha or those standing outside of Dong Da police station in the evening of 8/28/2008, also conduct of those who sprayed harmful gas into the praying crowd at the site in the evening of 8/31/2008, causing serious injuries to numerous women and children.

We wish you good health and a clear mind so you can help aim this country with a judicial power, advancing it into a future filled with happiness and wealth for all, including our Catholic faithful.

The Redemptorist priests and monks at Thai Ha parish

Rev. Matthew Vu Khoi Phung
(signed and sealed)
Rev. Nguyen Van Dung (signed)
Rev. Dinh Tien Duc (signed)
Rev. Tran Van Hung (signed)
Rev. Nguyen Van That (signed)
Rev. Le Xuan Loi (signed)
Rev. Peter Nguyen Ngoc Nam Phong (signed)
Bro. Anthony Nguyen Van Tang (signed)

Intended Recipients:

-The President of ( Vietnam)
-The Prime Minister
-Chairman of National Assembly, the committee for social issues/ citizen aspiration
-Committee on Religion
-The Central People’s Propaganda, Committee of Patriotic Front
-Department for Public Safety, Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment
-The People’s Committee, People’s Councils, Committee on Religion of Hanoi
-The People’s Committee and Police of Dong Da district
-The People’s Committee and Police of Quang Trung ward
- Archdioceses, dioceses, parishes (to be in communion with us)
and News agencies and broadcasting systems
 
范明敏枢机要求政府与天主教徒对话、不再采取压制政策
Asia-News
17:44 03/09/2008
胡志明市总主教区总主教,在牧函中批评河内当局在处理太河堂区和赎主会地产问题上的做法。赎主会会长在一封信中指这起事件是“迫害”

河内(亚洲新闻)—越南胡志明市总主教区总主教范明敏枢机发表牧函,要求政府对话、突出强调了政府在相关问题上的政策法规存在缺陷、当局做法恶劣。在一封信中,赎主会省会长阮忠诚神父谴责对修会和天主教徒的“迫害”。这两封信,充分揭示了近一段时间以来发生在首都河内太河堂区的教会地产遭征占问题。

落款为九月一日的致胡志明市总主教区的牧函中,范枢机揭露了政府在处理这一事件中的种种矛盾;相关政策法规的缺陷;强调了赎主会士们的理由;批评了警察对太河堂区兄弟姐妹的恶劣态度。同时,要求政府与教会展开坦诚的对话、本着友好的精神,河内当局与赎主会士们“在正义与爱德的光芒照耀下”解决好这一问题。

首先,范枢机强调官方媒体在就这一事件作出报道时“只是片面之词”。“许多人批评指出,单方面的描述和真相被掩盖了、被歪曲了。此类新闻报道只是某个人或者某一方为了满足个人利益而操纵的,无益于人民、更无益于国家的完整发展”。

总主教表示,自己已同赎主会的长上们交流过。修会负责人们表示,“持有所有”能够证明争议土地为修会和堂区财产的“法律及历史文件”。此外,他们保证,“没有任何文件表明曾向某机构或者政府部分出让土地”。赎主会士和堂区教友们“坚决要求根据越南宪法和相关法律的规定、根据越南签定的相关国际法的规定,就教产问题讨回公道、要求真相”。

范枢机继续写道,官员们提供的消息强调“尽管修改了五次,但土地法仍然十分荒谬,许多为此出台的相关条例相互矛盾”。“许多地方官员在处理此类问题时都犯了错误,却没有受到惩处”。“人的错误是不可避免的,但犯了错误后作出纠正是必要的责任”。“政府应该与存在争议的人坐下来,听取他们的意见、严肃地处理每一起案例”。

而对于天主教徒们来说,在遵循梵二大公会议、教宗若望·保禄二世和现任教宗教导的同时,“教会的政策是促进各派展开对话,在尊重真相、正义与爱德的基础上解决各种社会问题”。如果法律“不相宜”,也就不符合真相和正义的需要。“一方面,现行的土地法仍存在许多荒谬的地方;此外,一些地区的当局只限于盲目地执行上级命令、无视人们的呼声、不重视异议的声音,许多矛盾僵持过久。太河堂区事件也不例外,部分官员盲目地执行毫无意义的命令、滥用职权、擅自动用武力。这不但不能解决任何问题,只能制造更多的不公正现象和社会不稳定”。

赎主会越南省会会长阮忠诚神父,则在另一封信中指河内警方的暴力是“迫害”。他写道,“近日,世俗的力量试图压制我们、世俗的权利再次将矛头指向我们。我们正体验着穷人、受迫害者的感受。但是,我们仍然继续宣扬真理,并坚信真相使人自由”。
 
Vietnamese Christians plea to Bush for aid
Spero News
18:06 03/09/2008
Vietnamese authorities have especially targetted Catholic prayer group leaders who have called for the return of properties seized by the government.

Hanoi Catholics have written to the President of the United States Bush and the prime ministers of the Great Britain and Australia to complain about their government’s repression, hopeful that their letter might show to the world that the latter is not yet respecting human rights and religious freedom of Catholics.

In recent days Communist authorities in Hanoi have launched a repression campaign against lay Catholics who meet in their parishes to pray. Traditionally, Vietnamese Catholics turn to prayer to the Virgin Mary when they face difficulties.

“It is worrying when the police comes to your home with a paper order when you lead a prayer group,” a young man told AsiaNews. “As a student at a state university I refrain from criticising the government or its policies. But I saw in Catholic media that the police have used violence, beaten up lay people with electric truncheons. I cannot image why four agents took a woman to their headquarters just because she and her group prayed to Our Lady in their parish everyday.”

Now the authorities are after the leaders of prayer groups who demanded that the government return land seized from the Vietnamese Church and its parishes.

Some Catholics wrote to US President George W. Bush, British Prime Minister Gordon Brown, and Australian Prime Minister Kevin Rudd asking for intercession with the Vietnamese government in the hope that the world will understand what the real situation is and support justice and religious freedom in Vietnam.

At noon on 28 August people gave a round of applause to Christian Marchant of US Embassy when he showed up in Thai Ha parish to listen and see for himself how the government carried out repression against dissidents.
 
Der Redemptoristen-Orden ist alarmiert über die Gewalt gegen Teilnehmer an einer Gebetsvigil in Hanoi
Radio Vaticana
19:20 03/09/2008
Radio Vaticana 01.09.2008 - Der Redemptoristen-Orden ist alarmiert über die Gewalt gegen Teilnehmer an einer Gebetsvigil in Hanoi. In einem ungewöhnlichen Appell fordert der Orden eine Freilassung aller ungerechtfertigt Verhafteten und ein Vorgehen der Behörden gegen alle Gewalttäter. Katholiken hatten vor einem Behörden-Gebäude im Distrikt Dong Da die Rückgabe von unter den Kommunisten beschlagnahmtem Kircheneigentum gefordert.

Der Protest, der die Form einer Gebetsvigil hatte, verlief friedlich. Nach Darstellung der Redemptoristen gingen aber Polizeiagenten mit Schlagstöcken gegen die Demonstranten vor und trieben sie „barbarisch” auseinander. Viele Teilnehmer hätten schwere Verletzungen davongetragen; einige seien seither verschwunden. (asianews)

Radio Vaticana 29.08.2008 - Die Polizei in der Hauptstadt Hanoi hat am Donnerstag gewaltsam eine Kundgebung von mehreren hundert Katholiken aufgelöst. Die Gläubigen hatten für die Freilassung von vier Glaubensbrüdern demonstriert, die von den Behörden verhaftet worden waren.

Wie die Nachrichtenagentur „Apic“ meldet, trieben die Sicherheitskräfte die Menge mit Gummiknüppeln auseinander, wobei es zahlreiche Verletzte gegeben haben soll. Einige Demonstranten wurden verhaftet. Die Stimmung unter den Katholiken Hanois ist derzeit besonders angespannt, da die Behörden eine Gruppe von Redemptoristen zum Verlassen ihres Klosters und zur Räumung der dazugehörigen Pfarrkirche zwingen wollen. (apic)
 
Vietnam: Archbishop urges government to honour property return agreement
Independent Catholic News
19:22 03/09/2008
HANOI - Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi has urged the Vietnamese government to honour an agreement it made eight months ago to return confiscated church property.

In an interview yesterday with the VietCatholic News Agency, he said that people were losing confidence in the government because it has stalled so long in returning the former nunciature buildings and a convent.

Archbishop Joseph said: ""The dispute in the former nunciature has been dragged on for more than eight months. We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow, and that very slowness impacts heavily on Thai Ha issue."

In a public statement on February 1, Archbishop Joseph Ngo confirmed reports that the government had agreed to return the nuncio's office to the Church, after more than a month of public protests by Catholics. In return for the government's promise, the Catholic protestors agreed to remove a cross and tents from the land adjacent to the building where they had been conducting regular prayer vigils.

Archbishop Joseph had said the building would be turned over to the Church in a series of steps. However eight months on, was struck, no single step has been made.

According to Archbishop Joseph, who has just returned to Hanoi after a visit to Orange County Diocese in California, another obstacle to resolving the dispute has been a 'tidal wave' of anti-Catholic propaganda put out by the state-run media, which ignores the religious order's legal claims to the disputed property.

On 1 September Cardinal John the Baptist Pham Minh Man, Archbishop of Saigon said in a pastoral letter to the archdiocese that the government was abusing its power, ignoring the law and using excessive force to crush peaceful demonstrations. This would only create more injustice and social instability, he warned.

(Source: © Independent Catholic News 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân giáo xứ Đồng Sơn thuộc giáo phận Vinh
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
19:17 03/09/2008
Tân giáo xứ Đồng Sơn thuộc giáo phận Vinh

VINH - Ngày 28/08/2008, 2008 giáo dân trong ba giáo họ thuộc giáo xứ Trang Nứa (giáo phận Vinh) là Đồng Nhân, Sơn Lạng và Tân Sơn vui mừng đón nhận văn thư quyết định thành lập giáo xứ Đồng Sơn với cuộc rước bằng xe gắn máy cùng cờ và đoàn trống cắc từ Toà giám mục Xã Đoài về. Thánh lễ thành lập tân giáo xứ Đồng Sơn do Đức cha Giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự, với các cha đồng tế là cha trưởng hạt Xã Đoài cùng các linh mục trong giáo phận và hàng ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Sau Thánh lễ là tiệc mừng tân giáo xứ.

Đồng Sơn, cái tên nói lên ý nghĩa rất tuyệt vời. Cả ba giáo họ của tân giáo xứ nằm trên các sườn đồi. Các nhà thờ của các giáo họ đều dựa lưng vào sườn núi với mặt tiền hướng ra đường. Ba giáo họ nằm cách nhau như một hình tam giác đều với khoảng cách từ họ này đến họ kia khoảng 2 km. Hạn từ "Đồng Sơn" được ghép bởi ba cụm từ "Đồng Nhân", "Sơn Lạng" và "Tân Sơn"; trong đó "Đồng" bắt nguồn từ "Đồng Nhân", "Sơn" được lấy ra từ "Sơn Lạng" và "Tân Sơn". Ba giáo họ với ba giải đồi núi cùng hướng về một tâm điểm của Tình Yêu-Liên Đới-Đức Tin để thành lập giáo xứ Đồng Sơn. Đồng Sơn từ nay bắt đầu viết lên trang sử mới của hành trình đức tin cho riêng mình giữa những người chưa có đức tin vào Đức Kitô. Một trang sử mới được viết lên để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa đã dành cho tân giáo xứ trước, trong và sau ngày trọng đại này.

Tiện đây cũng xin giới thiệu qua đôi nét về giáo xứ mẹ của tân giáo xứ Đồng Sơn. Giáo xứ Trang Nứa có chín giáo họ là Trang Nứa, Yên Thịnh, Tân Định, Xuân Yên, Đồng Kiểu, Thượng Thôn, Đồng Nhân, Sơn Lạng và Tân Sơn với gần bảy ngàn giáo dân, trong đó Tân Sơn là giáo họ mới được thành lập cách đây hơn vài năm (bà con giáo dân từ các giáo họ trong xứ tới vùng đất Xô Nổ để lập nghiệp, giáo dân của giáo họ chủ yếu là người trẻ mới lập gia đình). Tất cả chín giáo họ của giáo xứ đều nằm trên địa bàn xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Hiện nay, cha Bênađô Trần Xuân Thùy mới về làm quản xứ Trang Nứa hơn một tuần lễ, phụ trách luôn cả tân giáo xứ Đồng Sơn.

Thế là từ nay, con đã ở riêng ra một nơi, nhưng vẫn luôn sát cánh cùng mẹ. Xứ mẹ Trang Nứa sẽ luôn nâng đỡ xứ con Đồng Sơn để xứ con vững bước tiến lên trên con đường mới.

Đêm diễn nguyện mừng tân giáo xứ

Đêm 27/08/2008, nhân ngày thành lập giáo xứ Đồng Sơn (được tách ra từ xứ Trang Nứa, giáo phận Vinh), một số thầy dòng Đa Minh (nhân chuyến đi dự lễ tạ ơn một cha trong dòng) đã tranh thủ ghé qua giúp tân giáo xứ tổ chức Đêm Diễn Nguyện cùng sự tham gia đóng góp tiết mục của các giáo họ như Tân Sơn, Đồng Nhân, Đồng Kiểu, Thượng Thôn với chủ đề “Đức Giêsu – Điểm tựa niềm tin”.

Giáo dân trong tân giáo xứ Đồng Sơn và anh chị em xa gần đã đến dự Đêm Diễn Nguyện mừng tân giáo xứ Đồng Sơn nhân ngày thành lập với tinh thần rất hồ hởi. Khuôn viên nhà thờ tân giáo xứ chật ních người.

Chương trình kéo dài từ 20g00 – 10g30 với bốn phần chính: Phần 1: Một thoáng quê hương (trình chiếu một số hình ảnh và đoạn phim về cảnh sinh hoạt và phong cảnh xung quanh tân giáo xứ); phần 2: Trở về bên mẹ: Trình chiếu một số hình ảnh sinh hoạt của anh chị em thuộc xứ Trang Nứa và Đồng Sơn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Miền Nam, dù không về tham dự lễ thành lập giáo xứ vì nhiều lý do nhưng vẫn một lòng canh cánh hướng về quê mẹ); phần 3: Đức Giêsu - Điểm tựa niềm tin (Phần chính của Đêm Diễn Nguyện), với các tiết mục đặc sắc, trẻ trung và ấn tượng hướng về Đức Giêsu như Điểm Tựa Niềm Tin; phần 4: Cho niềm vui lớn mãi: với màn đốt lửa hoành tráng và cuồng nhiệt, giới trẻ đã vui quây quần liên kết với nhau bên đống lửa như muốn truyền cho nhau sức sống từ Đức Kitô, để ra đi trong hân hoan và bình an.

Với thời gian chuẩn bị rất gấp rút, hầu như là không có sự chuẩn bị trước thì đúng hơn, nhưng Đêm Diễn Nguyện đã rất thành công ngoài sức tưởng tượng. Đêm Diễn Nguyện để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng những người đến tham dự, đặc biệt là khích lệ tinh thần giáo dân của tân giáo xứ rất nhiều. Chương trình kéo dài hai giờ rưỡi nhưng ai cũng bảo ngắn quá! Mọi người đến dự Đêm Canh Thức Diễn Nguyện như được sống trong một bầu khí yêu thương và liên đới. Vâng, Đức Giêsu là Điểm Tựa Niềm Tin vững chắc nhất cho giáo dân của tân giáo xứ cũng như của tất cả mọi kitô hữu.
 
Nguyệt Biều – mái ấm tình thương
Josephus Nguyễn
19:29 03/09/2008
HUẾ - Giữa sự trầm lắng của mảnh đất Cố đô với dòng Hương Giang và những tà áo tím thướt tha là tấm lòng của những người đang ngày đêm chăm lo cho biết bao mảnh đời bất hạnh. Họ sống vì người khác một cách âm thầm như chính mảnh đất nơi đây.

Con đường Bùi Thị Xuân quanh co đã dẫn chúng tôi đến với Trung Tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Nguyệt Biều (số 650 – Bùi Thị Xuân). Ngôi nhà nhỏ nằm khuất sau vườn cây xanh tốt đang là nơi cư trú của 45 mảnh đời bất hạnh với 34 em khuyết tật và 11 em mồ côi.

Được biết Trung tâm đang là cơ sở Xã hội của Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế và đã có tuổi đời 10 năm nay. Tiếp đón chúng tôi là Sơ Catarina Hồ Thị Liên - Bề trên giám sở. Sau một hồi trò chuyện Sơ dẫn chúng tôi đi thăm quan Trung tâm. Ban đầu sơ cũng ngần ngại: “Đang giờ cho các em ăn trưa nên cũng không tiện lắm!” nhưng thấy chúng tôi “năn nỉ” nên Sơ đồng ý.

Hiện tại tất cả mọi công việc chăm sóc các em từ việc ăn, tắm rửa, giặt quần áo cho đến ngủ nghỉ chỉ có 9 sơ của Dòng Mến và 6 tình nguyện viện mà Trung tâm thuê được từ các tỉnh lân cận. Quả thực phải đến thực tế mới thấy được sự vất vả của những người làm công việc thầm lặng này. Khó khăn nhất vẫn là chăm sóc các em bị bệnh não, có khi để cho một em ăn được một bát cơm phải mất hàng tiếng đồng hồ… Khi được hỏi, Sơ Liên bộc bạch: “Để có thể phục vụ các em thì con số 15 người là ít nhưng tìm được người làm công việc này thì quả là không hề đơn giản. Mấy năm nay trung tâm cũng liên tục thuê người nhưng công việc vất vả quá nên nhiều người đến thử việc mà không dám làm.” Để phục vụ các chị phải thức khuya, dậy sớm thế nhưng điều quan trọng hơn cả là tình thương yêu các em. Bạn Têrêxa Đinh Thị Hương Đào (quê Quảng Bình), tình nguyện viên, tâm sự: “Mình đến đây vì lòng thương yêu các em và chính tình yêu đã thôi thúc tụi mình làm việc hết mình.”

Kinh phí để chăm sóc trẻ khuyết tật tại đây chủ yếu là nhờ vào lòng hảo tâm của quý ân nhân, một số ít của các tổ chức xã hội và kinh phí của Hội Dòng còn nhà nước thì Trung tâm vẫn đang phải chờ… dài. Nhằm giảm bớt chi tiêu và có thêm thực phẩm an toàn, Trung tâm đã trồng thêm rau, quả, củ ngay trong khuôn viên. Bên cạnh đó Trung tâm cũng nhận coi trẻ cho các hộ gia đình ở khu vực gần Trung tâm với giá 100.000 đồng/ tháng.

Để đảm bảo việc chăm lo sức khỏe và nuôi dạy các em, hiện nay Trung tâm đã có phòng dành riêng cho các em khiếm thính, phòng vật lý trị liệu và phòng học cho các em chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên với số phòng và cơ sở hạ tầng như hiện tại mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cho các em.

Rời Trung tâm với sự khâm phục công việc thầm lặng của những thiện nguyện, hiện lên trong tôi là nụ cười hồn nhiên - những nụ cười không được tròn cho lắm - của các em khuyết tật. Nụ cười ấy các em đã may mắn có được nhờ tấm lòng của những người đang ngày đêm âm thầm phục vụ. Câu nói của một thiện nguyện viên: “Đời các em đã bất hạnh nhiều rồi. Mình chăm sóc các em hết lòng mong bù đắp phần nào những thiệt thòi, bất hạnh đó cho các em” như còn vang vọng mãi đâu đây. Còn chúng ta? Hãy cho các em có thêm những nụ cười!
 
Tân Giám Mục Bắc Ninh dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ Tam Đảo vừa được trả lại
Nguyễn Xuân Trường
19:41 03/09/2008
BẮC NINH - Đúng chiều ngày Quốc khánh Việt Nam 2.9.2008, Đức Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt cùng 12 linh mục giáo phận Bắc Ninh đã long trọng dâng thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Tam Đảo thuộc giáo phận Bắc Ninh. Có tới hơn 2,000 giáo dân đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận như Đại Lãm, Ngọ Xá, Đại Điền, Dân Trù, Yên Mỹ, Vĩnh Yên, Hòa Loan, Hữu Bằng, Vinh Tiến, Thống Nhất… đã tới tham dự thánh lễ. Đây là một con số kỉ lục về số lượng người tham dự thánh lễ tại nhà thờ Tam Đảo từ trước đến nay. Giáo dân ngồi chật kín trong và xung quanh nhà thờ. Cả một khối giáo dân đông đảo như muốn ôm chặt lấy ngôi thánh đường vừa được chính quyền trao trả lại.

Xem hình ảnh mừng lễ

Nhà thờ Tam Đảo thời xưa
Trước thánh lễ vài tiếng đồng hồ, hơn 2,000 giáo dân đã tụ họp đông đủ tại khu nhà thờ náo nức chờ đợi giây phút hân hoàn chào đón Đức Tân Giám mục kính yêu. Đến với cộng đoàn tại Tam Đảo, Đức cha đã đi trong những tiếng trống vang dội, những tiếng kèn đồng oai hùng và cả một rừng những khuôn mặt rạng rỡ cười vui chào đón Đức cha. Đức cha hết sức cảm động trước tình cảm của mọi thành phần dân Chúa Bắc Ninh dành cho ngài, đặc biệt tại ngôi Thánh đường Tam Đảo này. Đức cha đã ngỏ lời với cộng đoàn: Sau hơn nửa thế kỉ mòn mỏi đợi chờ, hôm nay, mọi người đã “thỏa lòng mong ước” được vào ngôi thánh đường của mình để tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho giáo phận Bắc Ninh và cho đất nước Việt Nam được hưởng “quốc thái dân an”. Đức Giám mục cho biết: Trước đây, Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã muốn nhà thờ Tam Đảo nhận tước hiệu nhà thờ Nữ Vương, nay Đức cha muốn thêm vào tước hiệu đó là nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình. Bởi vì, nếu hiểu hòa bình là im tiếng súng, là không phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì hiện nay Việt Nam đã có hòa bình. Nhưng nếu hiểu hòa bình một cách sâu xa hơn như là trạng thái mọi người dân sống thái hòa, bình an thì hiện Việt Nam vẫn chưa có hòa bình, người dân vẫn hằng ngày phải đấu tranh vật lộn dưới sức đè nặng của bao thứ giặc: giặc dốt, giặc đói, giặc gian dối, bất công xã hội, sự vô cảm trước nỗi đau của dân chúng… Vì thế, Đức cha muốn kêu gọi mọi người nài xin Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình ban ơn phù giúp cho con cái Mẹ, cho dân tộc Việt Nam. Đức cha mơ ước nhà thờ Tam Đảo sẽ là nơi hành hương của nhiều người trong cũng như ngoài giáo phận Bắc Ninh và cả những du khách quốc tế. Tam Đảo sẽ không chỉ là nơi có khí khậu mát mẻ, mà còn là nơi tràn ngập những làn gió mát tâm linh, những làn gió hiền hòa làm mát dịu lòng người.

Đón đức Tân GM Đạt
Tưởng cũng nên biết rằng nhà xứ Tam Đảo nằm trên khu du lịch Tam Đảo do người Pháp khai sinh. Tam Đảo cách Tòa giám mục Bắc Ninh 90km. Vì ở độ cao nên khí hậu Tam Đảo rất mát mẻ dễ chịu. Khởi đầu khi thành lập năm 1906, giáo xứ có gần 200 giáo dân với ngôi nhà thờ bằng tranh lá. Năm 1937, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Tuy nhiên, từ năm 1954, nhà thờ bị chính quyền quản lý và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trừ mục đích chính đáng là thờ phượng Thiên Chúa! Sau nhiều lần đối thoại qua lại, ngày 8.8.2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có thiện chí trao trả lại nhà thờ Tam Đảo cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo phận Bắc Ninh. Hiện tại, sau hơn nửa thế kỉ sử dụng sai mục đích, không được sửa chửa bảo trì, nhà thờ Tam Đảo đã xuống cấp nặng nề, nhiều hạng mục công trình hư hỏng, vỡ nát. Vì thế, rất cần những tấm lòng quảng đại mở rộng bàn tay giúp đỡ để nhà thờ Tam Đảo có thể được trùng tu, phục hồi xứng đáng là nơi Chúa ngự.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức cha Cosma một lần nữa không giấu nổi sự xúc động khi chứng kiến một đoàn chiên đông đảo quanh mình. Đứng trên giảng đài, Đức cha không chỉ nhìn thấy cộng đoàn trong nhà thờ, mà nhìn qua những vuông cửa sổ ra bên ngoài khuôn viên nhà thờ, trên các lối đi, trên các sườn đồi, khắp tứ phía đâu đâu Đức cha cũng thấy đoàn chiên của mình đang ngồi hướng vào Thánh đường hiệp dâng thánh lễ. Mở đầu bài giảng, Đức cha kêu gọi mọi người xin Chúa tha lỗi cho chính mình vì đã không thể giữ được ngôi nhà Chúa trong mấy chục năm; đồng thời mọi người cũng xin Chúa nhân từ tha lỗi cho những ai đã sử dụng ngôi thánh đường sai mục đích. Đức cha cũng mời gọi mọi người tạ ơn Chúa đã cho ngôi thánh đường trở về với chủ sở hữu đích thực. Ngài khích lệ mọi người tin tưởng vào Chúa luôn ban tình thương và sự sống cho mọi người. Và chính Chúa Giêsu là tình thương và sự sống của Thiên Chúa. Khi chúng ta mở lòng ra đón nhận Chúa Giêsu là chúng ta đón nhận tình thương và sự sống. Khi chúng ta giới thiệu, làm chứng Chúa Giêsu cho người khác là lúc chúng ta trao ban tình thương và sự sống của Thiên Chúa cho họ. Đức cha nói: tuy giáo phận Bắc Ninh còn nghèo, rất nghèo về vật chất cũng như tinh thần, thiếu thốn về cơ sở tôn giáo cũng như nhân sự, nhưng tin tưởng vào tình thương của Chúa, chúng ta cũng có thể xác tín như Mẹ Maria: “kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư”.

Dân chúng hân hoan mừng nhà thờ được trả lại
Khi nói về hòa bình, Đức cha ước mong mọi người đến nhà Chúa với một trái tim hòa bình, một tâm hồn bình an. Chỉ có hòa bình đích thật khi mọi người thực sự yêu thương nhau, hết lòng sống tử tế với nhau. Và Đức cha không thể không kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà, Hà Nội được hưởng bình an trong cơn nguy nan. Con dân đất Việt đã đổ quá nhiều xương máu để đấu tranh cho nhân dân hưởng hòa bình. Lẽ nào chính quyền của dân, do dân và vì dân lại hành động theo những cách thức ngược lại hòa bình, lại không lo cho dân hưởng an bình, thái hòa? Xin Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình ban bình an, thái hòa cho dân tộc Việt Nam. Tạ ơn Chúa đã cho giáo phận Bắc Ninh sử dụng lại ngôi thánh đường trong an bình.

Thật là kì lạ, khi thánh lễ bước sang phần Phụng vụ Thánh Thể, thì rất nhiều đám mây bay tới quấn lấy nhà thờ, ùa vào đầy nhà thờ. Khi thánh lễ kết thúc thì mây cũng tan. Một quang cảnh thiên nhiên thật thơ mộng, nhưng với con mắt tâm linh, thì đó giống như một quanh cảnh “thần hiện”, Chúa đến với con cái Ngài. Đức cha nói quang cảnh nhà thờ Tam Đảo hôm nay giống như cảnh Chúa Giêsu cùng các môn đệ trên núi Tabo ngày xưa!

Thánh lễ tạ ơn và làm phép lại nhà thờ Tam Đảo kết thúc vào lúc chiều muộn. Một thánh lễ không chỉ làm ấm lại ngôi thánh đường sau mấy chục năm vắng bóng ánh nến, lời kinh, nhưng thánh lễ còn làm ấm lại lòng người khi tìm thấy tài sản vô giá bị đánh mất, làm rực cháy lên đức tin Công giáo của người dân Việt Nam. Mọi người thầm nguyện ước làm cháy mãi niềm tin Công giáo, niềm tin mà hàng trăm ngàn cha ông chúng ta đã sẵn sàng đổ máu đào để minh chứng và nuôi dưỡng. Ước mong thánh đường Tam Đảo sẽ là một điểm sáng tâm linh trong khu du lịch Tam Đảo, giữa đất trời Tam Đảo dịu mát an hòa.
 
Lạng Sơn kỉ niệm 10 năm Đức Cố GM Vinh Sơn Phạm Văn Dụ
Vũ Duy Vinh
19:52 03/09/2008
LỄ GIỖ LẦN THỨ 10 CỦA ĐỨC CHA CỐ VINH SƠN PHAO LÔ PHẠM VĂN DỤ (2.9.1998 – 2.9.2008)

LẠNG sƠN - Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, chiều tối Chúa nhật ngày 31 tháng 8 Tại nhà thờ Chính Toà, Đức tân giám mục Giáo Phận Lạng Sơn- Cao Bằng Giuse Đặng Đức Ngân đã chủ sự Thánh Lễ giỗ 10 năm Đức cha cố Vinh Sơn Phao lô Phạm Văn Dụ, vị Giám mục Việt Nam tiên khởi của cánh đồng truyền giáo sứ Lạng. Đồng tế với Ngài còn có một số các thành viên của Linh mục đoàn và các Linh mục thân hữu của Đức cha cố từ miền Nam xa xôi cũng hiện diện để hiệp dâng Thánh lễ.

Mọi người tham dự Thánh lễ đều cảm nhận được bầu khí ấm cúng, tinh thần hiệp nhất và lòng biết ơn của những người con giành cho vị chủ chăn tiên khởi mang dòng máu Việt.

Bầu khí âm cúng không chỉ bắt nguồn từ kiến trúc và không gian của ngôi Thánh đường mang đậm nét Đông phương, mà thực ra hơi ấm ấy bắt nguồn từ những tâm hồn vẫn còn đang âm ỉ ngọn lửa đức tin đã được nhóm lên cách nay gần một thế kỷ (1913). Bản chất của Tin Mừng là thế, một khi đã được loan đi thì đời đời bất diệt. Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng cũng thế, từ khi đón nhận Tin Mừng đến nay thời gian đắp đổi với biết bao thăng trầm do thời cuộc, địa dư và bầu khí văn hoà xã hội của mỏm đất biên cương chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khủng hoảng và thách đố, thế mà đức tin vẫn tồn tại và lưu truyền từ thời các Thừa sai đầu tiên đặt chân trên sứ Lạng cho đến thế hệ con cháu. Trong số đó không thể không nhắc đến con người và cuộc đời của một vị mục tử đã gắn bó và hiến thân cho một thế hệ để làm chứng và giữ gìn ngọn lửa đức tin trong một thời kỳ được coi là khắc nghiệt nhất. Chính trong tinh thần và cảm thức ấy đã làm cho bầu khí của Thánh Lễ trở nên ấp áp lạ thường.

Bầu khí đã ấm lại càng ấm hơn khi Đức cha chủ tế trong bài giảng đã ôn lại những chặng đường mà vị tiền bối của mình đã đi qua từ khi Ngài lãnh tác vụ Linh mục năm 1948 dưới tay của Đức Cha Hedde; rồi làm cha phó Giáo xứ Đồng Đăng; cho đến việc Ngài tự nguyện ở lại địa phận Lạng Sơn và giữ chức vụ Tổng quản địa phận sau hiệp định Geneve năm 1954. Cũng chính thời gian ấy cha Dụ được chính quyền mời lên làm cha sứ Thất Khê thay cho cha Guibert. Cũng tại Thất Khê, ngày 5 tháng 3 năm 1960 Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm Giám mục và chính thức trở thành Giám mục Chính toà Lạng Sơn vào ngày 26 tháng 11 năm 1960. Dù đã được bổ nhiệm Giám mục nhưng phải đợi mãi đến ngày 1 tháng 5 năm 1979 Đức cha Vinh Sơn mới được làm lễ tấn phong bởi Đức cha Phạm Đình Tụng Giám mục Bắc Ninh tại một nguyện đường nhỏ toạ lạc ngay trong Toà giám mục Bắc Ninh. Cứ thế Dòng thời gian trôi đi với những đẩy đưa của thời cuộc mãi đến năm 1992 Đức cha cố Vinh Sơn mới được về “ngôi nhà”của mình – Toà giám mục Lạng Sơn. Khi nghe những chia sẻ sống động và đầy tâm tình của Đức cha chủ tế có lẽ ai cũng cảm thấy gần kề với người cha quá cố của mình dẫu không còn giáp mặt, thế nhưng đức tin kiên vững lòng cậy trông tuyệt đối nơi Thầy Chí Thánh và một tình yêu đến cùng của ngài giành cho Giáo phận và con cái còn mãi trong tim của mọi người. Chính khi cảm nghiệm được sự gần gũi và gắn bó với Đức cha cố cũng chính là lúc mọi người xích lại gần nhau hơn trong tâm tình của những người con cùng nhà. Không chỉ là sự sát cạnh về không gian mà còn nói lên sự hiệp nhất về tinh thần, có khi sự hiệp nhất ấy không thật rõ với cái nhìn bên ngoài nhưng nó vẫn chất chứa nơi thẳm sâu bên trong từ khi bà con cùng với với vị chủ chăn của mình chung tay đặt nền và xây dựng Giáo phận, rồi cùng xiết tay nhau kiên vững vượt qua những chặng đường khó khăn. Vẫn một niềm tin ấy, vẫn một tinh thần và bầu nhiệt huyết ấy đã được khơi dậy trong ngày lễ giỗ Đức cha cố Vinh Sơn Phao lô.

Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng mời gọi anh chị em trong giáo phận hãy nhìn vào đời sống của Đức Cha Cố để noi gương cuộc sống đạo đức thánh thiện của Ngài, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn với Ngài đối với công cuộc truyền giáo và gìn giữ Giáo phận. Khi suy tư và chia sẻ về hành trình ơn gọi và sứ mạng mục tử của vị tiền bối cũng chính là lúc đức Tân Giám Mục thổ lộ tâm tình và thao thức của mình với con cái trong cương vị chủ chăn của Giáo phận ở bối cảnh hiện tại. Bước theo Thầy Chí Thánh, tiếp nối sứ mạng của Ngài, chắc chắn người mục tử cũng phải đồng cảm thức và chia sẻ ngọt bùi với Thầy mình trên hành trình sứ mạng, trong đó không thể thiếu chặng đường lên đồi Sọ, với tất cả những cay đắng, đơn côi và ê chề của thập giá. Nhưng thập giá ấy lại trở nên Thánh Giá khi có một tình yêu lớn, những cay đắng, đơn côi và ê chề kia mặc một giá trị và ý nghĩa mới làm nên căn tính đích thực của Người Mục Tử: cho đi hạnh phúc riêng tư của chính mình, để đón nhận niềm hạnh phúc lớn hơn, phổ quát hơn; cho đi sự sống của chính mình vì Thầy và vì sứ mạng để đón nhận để đón nhận sự sống đích thực từ Đấng là nguồn sống.

Hành trình ấy Đức Cha cố Vinh Sơn Phao Lô đã hoàn tất được mười năm tròn. Hôm nay, đến lượt Đức Tân Giám Mục Giuse, cho dẫu không phải đối diện với những thách đố y như vị tiền bối của mình gặp phải do hoàn cảnh và thời cuộc, nhưng không có nghĩa là không có, những thách đố vẫn còn đấy, nó khoác những bộ giạng khác nhau, tinh vi hơn, nhậy cảm hơn và cũng cần hơn bao giờ hết niềm tin, tình yêu dấn thân và niềm hy vọng để có thể đối diện, mang vác và vượt qua. Với tất cả lòng khiêm tốn và ý thức được giới hạn của mình Đức cha Giuse đã mời gọi con cái mình thêm lời cầu nguyện và tích cực chung tay với Ngài xây dựng Giáo phận mỗi ngày một phát triển hơn.

Kết thúc Thánh Lễ, mọi ngươi cùng Đức cha chủ tế và đoàn linh mục tề tựu quanh phần mộ của Đức Cha cố được an táng trước khuôn viên Toà Giám Mục để viếng thăm, thắp những nén hương để tưởng nhớ và tiếp tục cầu nguyện cho Ngài và cầu nguyện cùng Ngài. Cảm động nhất là những giây phút thinh lặng cuối cùng nơi phần mộ Đức Cha cố an nghỉ, không còn nghe những lời kinh, những tiếng hát, nhưng trong lòng của mỗi người hiện diện chắc chắn sẽ vang lên những tâm tư và ước mơ chân thành và tha thiết nhất.
 
Thánh hiến nhà thờ mới Thất Khê thuộc Lạng Sơn
+GM Giuse Đặng Đức Ngân
20:02 03/09/2008
BÀI CHIA SẺ THÁNH LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ THẤT KHÊ

Ngày 02 tháng 09 năm 2008

ĐC Đặng Đức Ngân
Ngày hôm nay, khi chúng ta hiện diện nơi đây rất đông đảo để cảm nhận một ngày Ơn Phúc của Giáo xứ Thất Khê, Giáo phận Lạng sơn. Ngày mà Giáo xứ Thất Khê muốn giới thiệu với cộng đồng Dân Chúa và quý khách gần xa một Giáo xứ ghi dấu ấn lịch sử của Một Vị Mục Tử Nhân Hiền của Giáo phận là Đức Cố Giám mục Vinhson Phaolo Phạm Văn Dụ, đã sống Ơn gọi với sứ mệnh Giám mục của mình 31 năm tại đây. Còn là ngày giáo xứ muốn giới thiệu với mọi người niềm Vui và Hy vọng trong sự phát triển của Giáo phận Lạng sơn hôm nay: đó là Cung hiến Ngôn Nhà thờ của giáo xứ. Nên ngày hôm nay với giáo xứ là ngày của Tạ Ơn tình thương Thiên Chúa, ngày Tri ân Giáo hội, Tri ân Đức Cố Giám mục Vinhson Phaolo, tri ân Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã cùng giáo xứ xây dựng ngôi nhà thờ này; là ngày của lời cám ơn nối dài với các ân nhân xa gần, ngày của sự gặp gỡ thân thương nói lên sự cố gắng của mọi thành phần Dân Chúa giáo xứ trong đời sống Kito hữu.

Trươc hết, chúng ta cùng suy niệm Lời Chúa hôm nay. Lắng nghe bài Tin Mừng tôi rất ấn tương con người của Ông Giakeu. Là trưởng thu thuế, với ông có đủ tất cả: quyền lực, tiền bạc, cuộc sống đầy đủ của con người cũng tin vào Đức Giave và lề luật của Ngài. Nhưng cùng lúc ông thiếu nhiều lắm: bị ngưoi Do thái khinh bì, xếp vào hạng Thu thuế, gái điếm tức là hạng tội lỗi. Ông không có bạn bè theo nghĩa niềm tin, vì ông bị loại trừ khỏi cộng đoàn Tin của ngưoi Do thái. Chỉ có thể kết bạn với những người thu thuế và những người không loai trừ ông. Ông không thể tới Nguyện đường Do thái cầu nguyện, dâng lễ tế với mọi người trong các nghi thức cử hành, có lẽ khi ông đi ngoài đường nghe thấy những tiếng thầm thì chỉ trích, với Giakeu, ông cảm thấy mình lẻ loi và thiếu nhiều thứ quá. Cho tới một ngày Giakeu được nghe nhiều về Giêsu Nazareth, một vị Tiên Tri, một người Thầy của lòng Nhân Ái, một Đấng Thánh khong loai trừ ai trong xã hội, lời giảng dạy của Ngài làm cho mọi người được biến đổi trong tình thương của Thiên Chúa. Giakeu khao khat gap Ngai và ông đã được toai nguyện. Nghe tin Đức Giêsu đi ngang qua thành của Ông, Ong đa cố gắng để nhìn và lắng nghe lời Ngài, vì thân phận thấp bé mà người ta quá đông, Ông đã cố trèo lên cây để may ra nhìn thấy Ngài. Chính Giakeu không ngờ, sự cố gắng của Ông là một sự khởi đầu của thay đổi đời mình, cố gắng trèo lên cây là cố gắng vượt qua thân phận thấp bé với những khó khăn của mình để vươn lên một tầm mức mới, tầm mức mà ở nơi đó Thiên Chúa đang đợi ông. Bất ngờ tới ngỡ ngành khi Chúa qua đó nhìn lên và nói với Ông Ngài muốn tới thăm gia đình ông. Giakeu đã đón tiếp Chúa bằng tất cả trái tim, niềm vui và hạnh phúc. Trong chính bữa tiệc cuộc đời đó, Ông đã hứa thay đổi đời mình, một sự biến đổi quyết liệt, để từ nay ông đoạn tuyệt với cuộc sống ích kỷ tiền bạc tính toán, khởi đầu cho một cuộc sống của sẻ chia, của đức ái, của tình yêu thương; “Lạy Chua, con xin dâng nưa gia tài của con cho kẻ nghèo khó; và nếu con làm hại ai con xin đền gấp bốn”. Giakeu không cần biết sau quyết định đó tài sản của ông còn bao nhiêu, ông không cần biết, Giakeu có thể vẫn còn biết bao sự nghi kỵ ghen tị nơi người khác, hoac cuộc sống có thể có những khó khăn mới. Nhưng với riêng Ông cuộc sống mới đã bắt đầu và cuộc sống đó Ông có Thiên Chúa tình thương có Đức Giêsu Kito luôn đồng hành với ông voi lơi chúc phuc của Ngài: “Hôm nay nhà nay được Ơn Cuu độ…”.

Ngày hôm nay, khi Cung hiến ngôi nhà thờ của Giáo xứ Thất khê, tôi cũng cảm nhận được Lời Chúa như vậy. Trong cuộc hành trình sống đạo của một Giáo xứ trong Giáo phận thật khiêm tốn của Giáo hoi Việtnam. Nhìn lại cuộc hành trình sống đạo của Giáo xứ trong lịch sử Giáo phận nhiều khi thấy trạnh lòng, nhưng giáo xứ cũng như Giáo phận đều theo gương sống âm thầm của chính Đức Cha Cố Vinhson Mục đang đi con đường của Mục tử Giêsu. Dù sống âm thầm nhưng luôn là một sự HIỆN DIỆN SỐNG ĐỘNG của tình thương Thiên Chúa. Một sự hiện diện để nói lên tiếng gọi thầm thì của Thiên Chúa luôn đồng hành với Giáo phận, giáo xứ và mỗi người giáo dân trong đức tin và cuộc đời. Một sự hiện diện của lòng can đảm, của khó nghèo, của khiêm tốn, của yêu thương, của hiệp nhất, của đức tin kiên trung với Chúa, đức ái hiền hòa với tha nhân lại là một dấu ấn của tình yêu thương luôn đem lại lời Chứng đẹp nhất của Niềm tin – Tình yêu và Niềm Hy vọng mới.

Khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt về nhận giáo phận cũng khởi đầu của những khó khăn đó, nhưng rồi với Ơn Chúa, sự trợ giúp của Giáo hội và các ân nhân, sự cố gắng của mọi thành phần trong Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Lạng Sơn mà chúng ta đã có Ngôi Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận, nhà thờ Thất Khê và Nhà thờ Bó Tờ. Hôm nay khi Cung hiến ngôi nhà thờ này, tôi rất muốn chính Đức Tổng HàNoi là người Cung hiến, nhưng Ngài còn đang ở ngoại quốc, và Ngài gửi lời chúc mừng và hiệp ý cầu nguyện dâng lời Tạ ơn với Giáo phận Lang son và giáo xứ Thất Khê.

Lời Tạ Ơn trong ngày Cung Hiến nhà thờ của chúng ta hôm nay cần được nhìn với những điểm nhấn của Lời Chúa và thực hành đời sống:

• Nhà thờ là Dấu chỉ Niềm tin: Nếu chúng ta chỉ nghĩ đon giản, từ hôm nay giáo xứ đã có nhà thờ tốt đẹp, và chúng ta được quyền nghỉ ngơi. Không phải thế, Giakeu đã có lúc tưởng như vậy, nếu ông không được tới Nguyện đường Dothai vì bị kỳ thị thì ông ở nhà vậy. Nhưng rồi ông khám phá ông bị thiếu nhiều thứ về tâm linh, ông khac khoai mong chờ một sự bien doi mà điều đo không thể mua bằng tiền bạc hay quyền lục. Ông đã gặp được Chúa và ông đã nhận ra tình thương của Ngài, từ nay với Ông mọi người là anh em là gặp gỡ là sẻ chia là nguyện cầu. Ngôi nhà thờ của Chúa phải là nơi của Dấu chỉ niềm tin với sự Hiện diện đặc biệt của Chúa qua Bí tích Thánh Thể, qua Nhà Chầu, qua các nghi thức Phung vụ, qua Kinh nguyện; từ đó mọi nguoi được kín múc Ơn Chúa, để có thể Tin hơn vững vàng hơn, và trở nên dấu chỉ Niềm tin trong mọi thử thách của cuộc đời. Với mỗi chúng ta đừng bao giờ đóng khung Thiên Chúa trong Nhà thờ, mà từ Ngôi Nhà thờ thân yêu, trái tim, tâm hồn chúng ta rộng mở để cảm nhận sự hiện diện của Chúa và biết gặp gỡ, sẻ chia, trao ban và năng lui tới Nhà thờ đẻ kín múc Ơn Chúa cho cuộc hành trình sống đạo.

• Nhà thờ là Dấu chỉ của sự gặp gỡ; Nhà thờ là nơi chúng ta gặp gỡ Chúa Kito, gặp gỡ Giáo hoi và gặp gỡ mọi người. Cũng nhu Giakeu phải đi ra khoi nhà mình, ra khoi cong viec hang ngay để cố gắng nhìn thấy Chúa. Ông đã được gặp Ngài và từ nay Ông có thể gặp gỡ anh em đồng loại vì Ông đã thay đổi chính mình, sự thay đổi trong Chúa Kito để có thể gặp gỡ được ngươi khác. Nhà thờ chính là nơi gặp gỡ như vậy, nơi đây không phân biệt già trẻ, nam nữ, đẳng cấp xã hội, giầu nghèo, nghề nghiệp… mà tất cả đều bình đẳng trong Niềm Tin và Tình yêu mến, môt Ngôn ngữ Phụng vụ, một ngôn ngữ Đức tin, trong Ngôn ngữ của Tình yêu và đó chính là sự khởi đầu của gặp gỡ. Chính sự gặp gỡ thân thương này sẽ giúp cho mỗi người chúng ta ơn để có khả năng gặp gỡ anh chị em trong cuộc sống của Niềm tin và cuộc đời. Xin cho mỗi người chúng ta luôn gặp gỡ Chúa Kito để mỗi ngày là một khởi đầu mới để có thể gặp gỡ anh em trong niềm vui và chân thành.

• Nhà thờ là Dấu chỉ của đức ái, hiệp nhất và yêu thương. Nhà thờ còn là dấu chỉ của đức ái, hiệp nhất và yêu thương. Chúng ta đã nhìn thấy sự cố gắng biến đổi của Giakeu, sau khi gặp gỡ Chúa Giêsu, ông đã biến đổi đời mình để trở nên một con người mới với đức ái, với sẻ chia, với tâm hồn tràn đầy yêu thương anh em đồng loại. Ngôi nhà thờ của chúng ta như vậy đấy, để có ngày hôm nay đã là sự cố gắng rất nhiều từ các Đức Cha, các Cha xứ, các ân nhân và đặc biệt nơi chính quý ông bà anh chị em giáo xứ Thất Khê, đừng nghĩ mình không giầu như Giakeu để có thể sẻ chia như thế; nhưng mỗi người chúng ta giầu lắm: đó là sự bình an, sự hiệp nhất, tình yêu thương, nụ cười, tình thân ái, tất cả sẽ làm nên những giá trị của sẻ chia, trao ban và hiệp nhất Trong công trình xây dựng thì đó là tất cả, tiền bạc, mồ hôi, sự đóng góp bằng nhiều từ mọi thành phần từ già trẻ lớn bé đều ghi dấu ấn của mình cho cong trình này. Đó chính là dấu chỉ đức ái, hiệp nhât và yêu thương. Chúng ta sẽ tiếp tục bằng chính cuộc sống của mình để luôn trở nên dấu chỉ của tình thương trong cuộc sống hàng ngày.

Trong ngày Ta Ơn Chúa, tri ân Giáo hội và cám ơn nhau, xin tình thương Chúa nâng đỡ hành trình đức tin của mỗi người chúng ta.

Xin Chúa cho chúng ta đều biết gặp gỡ Chúa, gặp gỡ Giáo hội và gặp gỡ tha nhân, xin cho chính tâm hồn chúng ta cũng trở nên một Đền Thờ được Cung hiến bằng lòng Xám hối, bằng Niềm Tin, bằng Tình Yêu và mỗi chúng ta trở nên Niềm Hy vọng mới cho Dân Chúa hôm nay.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu luôn ban trên quý Cha Chính, quý Cha, quý Tu sĩ Nam nũ và quý Ông Bà Anh chị em Hồng ân của Ngài, để cảm nhận Hạnh phúc, Bình an và Niềm vui.

Thất Khê, ngày 02 tháng 09 năm 2008

Giám mục Giáo phận Lạng sơn
 
Lễ nhậm chức tân Quản Xứ Chánh Tòa Phủ Cam- Huế
Minh Phương
21:02 03/09/2008
HUẾ - Vào lúc 8 giờ sáng ngày 3 tháng 9 năm 2008, Giáo xứ chính tòa Phủ Cam- Huế long trọng tổ chức lễ đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Stephano Nguyễn Như Thể, Đức Giám mục phụ tá Phanxico Xavie Lê Văn Hồng cùng với linh mục tân quản xứ Anton Dương Quỳnh. Cùng tham dự có đông đảo linh mục, tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ thuộc giáo hạt thành phố và cộng đòan dân Chúa Giáo xứ chính tòa.

Xem tiếp những hình ảnh ngày nhậm chức

Hội Đồng Giáo xứ, các hội đòan của giáo xứ rước đòan từ cổng chính nhà thờ lên tiền đường, ở đây Đức Tổng Giám mục trao chìa khóa nhà thờ cho linh mục tân quản xứ mở cửa cho Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục cũng như cộng đòan dân Chúa tiến vào nhà thờ tiến hành các nghi thức nhận chức. Đây cũng là một trong những nghi thức tiếp nhận quản xứ, cai quản nhà thờ.

Đức Tổng Giám mục đã trân trọng giới thiệu linh mục tân quản xứ: Anton Dương Quỳnh năm nay 61 tuổi, sau khi đi du học tại Pháp đã lấy được 2 bằng thạc sĩ về, được tòa Giám mục bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm mục vụ giáo phận, chưởng ấn tòa Giám mục, chánh án tòa án Hôn phối và phụ trách nhiều ban ngành trong giáo phận. Là một linh mục năng nổ, nhiệt tình nay được giao nhiệm vụ quản xứ Chính Tòa kiêm hạt trưởng hạt thành phố để coi sóc một giáo xứ quan trọng của giáo phận. Hình ảnh Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết trên thập giá vì đàn chiên, linh mục tân quản xứ từ nay cũng chọn giáo xứ là quê hương của mình, những vui buồn lo âu của cộng đoàn cũng là của cha quản xứ và sinh mệnh của cha cũng thuộc cộng đoàn. Khi trao nhịêm vụ cho cha Anton, Đức Tổng Giám mục đã gửi gắm cha cho cộng đòan để cộng đoàn yêu thương nâng đỡ và nhiệt tình cộng tác trong mọi công vịêc.

Sau khi tiến hành các nghi thức nhậm chức tân quản xứ, ông Nguyễn Đình Lục Chủ tịch HĐGX Chính Tòa thay mặt cộng đòan nêu vài nét về Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam, một giáo xứ có bề dày lịch sử 326 năm và 100 năm chính tòa với biết bao biến cố thăng trầm, các bậc tiền nhân đã dùng máu và nước mắt để gầy dựng nên, và trải qua bao đời linh mục quản xứ dày công vun đắp để Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam có được bộ mặt như ngày hôm nay, cộng đòan giáo xứ vui mừng đón cha tân quản xứ thứ 27 về tiếp tục coi sóc và xây dựng giáo xứ. Ông cũng tỏ lòng tri ân đối với Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá đã luôn quan tâm lo lắng cho giáo xứ, cảm ơn các linh mục, tu sĩ nam nữ và đại diện các giáo xứ đã đến dự lễ nhận chức tân quản xứ của cha Anton.

Cha tân quản xứ Anton Dương Quỳnh trong phát biểu nhận chức đã cảm ơn Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục cùng các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã yêu thương đón nhận một con người hèn yếu và bé mọn trong một nhiệm vụ nặng nề của giáo xứ đầu tàu của giáo phận. Cha cũng đã tỏ lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân và tất cả anh chị em của Giáo Xứ Chính Tòa trong và ngoài nước đã tận tình giúp đỡ giáo xứ trong thời gian qua. Cha cũng xin anh chị em tiếp tục nâng đỡ giáo xứ để giáo xứ ngày càng vững mạnh xứng đáng là con tim của giáo phận.

Cuối cùng, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho tòan thể cộng đòan, xin Thiên Chúa luôn phù trợ nâng đỡ cho cộng đòan.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đức TGM Ngô Quang Kiệt: ''hướng giải quyết phải rất là đột phá, có cái gì sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa!''
LM Trần Công Nghị
01:02 03/09/2008
Trong cuộc phỏng vấn Đức TGM Hà Nội vào ngày 9g30 sáng ngày 3.9.2008 (tức là 6g30 chiều ngày 2.9.2008 giờ Los Angeles)khi Ngài mới vừa từ Hoa Kỳ trở về Hà Nội, LM Trần Công Nghị từ Los Angeles qua đường giây điện thoại đã đặt câu hỏi Đức Tổng Giám Mục là Ngài hay chính quyền đã có hướng giải quyết như thế nào về vụ đất của Tòa Khâm Sứ và Thái Hà ra sao chưa?.

Ngài đã đưa ra nhận định như sau:

Tôi nghĩ rằng bây giờ thì thực sự các đường hướng giải quyết phải rất là đột phá, có cái gì sáng tạo, chứ không thể theo những đường hướng xưa cũ được nữa. Và nhất là sau khi vụ Tòa Khâm Sứ đã 8 tháng nay và rồi việc đối thoại chúng tôi đã đi theo đừờng hướng của Tòa Thánh để mà giải quyết bằng đối thoại, thì xem nó quá chậm chạp và cũng chính đó là yếu tố nó ảnh hưởng đến Thái Hà. Bởi vì Thái Hà người ta nghĩ rằng cái việc Toà Khâm Sứ chưa thấy thành công đâu cả, thành ra không có hy vọng vào cái công việc đối thoại ấy. Cho nên tôi nghĩ rằng chính quyềèn phải có những bước đột phá, sáng tạo và mới mẻ hơn… Đường hướng của Tòa thánh là đi vào con đường đối thoại, nhưng chúng ta thấy rằng con đường đối thoại cho đến bây giờ cũng không có dễ dàng, bởi vì để mà lắng nghe, để mà thuyết phục, và để mà thay đổi được một quan điểm thì chắc chắn là rất khó.

Tuy nhiên, thì chắc chắn (chúng tôi) đang ở trên đường đối thoại. Và đang khi đối thoại thì mình cũng có quyền hy vọng, nhưng chắc chắn là nó không có mau chóng và sớm sửa được. Thế nhưng tôi cũng hy vọng là nó sẽ mau chóng sớm sủa để Thái Hà chẳng hạn người ta nhìn vào đó người ta thấy có đường hướng tích cực, họ có thể dễ dàng đi vào đường hướng đối thoại hơn, Còn nếu mà Tòa Khâm Sứ bế tắc thì tôi nghĩ cũng rất khó giải quyết vấn đề Thái Hà”.
 
Thái Hà tự nhiên biến thành tụ điểm Hành Hương Đức Mẹ với nhiều tình tiết li kì
PV VietCatholic
03:21 03/09/2008
Thái Hà tự nhiên biến thành tụ điểm Hành Hương Đức Mẹ với nhiều biến cố li kì

Xem hình đông đảo dân chúng về Hành Hương Đức Bà

Nhờ Truyền thông Nhà Nước "đưa tin xuyên tạc và bôi bác" nên đã thúc đẩy giáo dân đến kính viếng Đức Mẹ Thái Hà

Những ngày vừa qua dòng người nườm nượp từ các nơi tuôn về linh địa phố Đức Bà mỗi lúc một đông sau khi đài truyền hình Hà Nội và đài truyền hình Trung Ương VTV1 những ngày qua lên án "những kẻ lợi dụng tôn giáo tung tin về sự lạ Đức Mẹ hiện ra tại Thái Hà". Ắt hẳn Đức Mẹ cũng chúc phúc cho anh chị em đang công tác tại đài truyền hình vì đã tỏ lòng tôn sùng kính mến Người khi công bố "Đức Mẹ hiện diện khắp nơi. Mẹ sẽ chúc lành cho những ai sống tốt đạo đẹp đời".

Bao nhiêu giáo dân nam nữ trẻ già từ Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình đi xe máy, xe đạp hay xe khách tấp nập kéo về nhà thờ Thái Hà tham dự cầu nguyện ở Linh Địa Đức Bà và để cảm nhận bầu khí thánh thiêng ở nơi đây. Điều này khiến cho không gian chật hẹp của nhà thờ và tu viện không thể cùng lúc đáp ứng các nhu cầu tôn giáo của tín hữu cho nên mới khoảng 9 h 30 mà các linh mục đã cử hành thánh lễ thứ ba và thánh lễ nào người cũng đầy sân trong khi một số lượng giáo dân đông tương tự vẫn cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà.

Chúng tôi đi một vòng hỏi thăm xem giáo dân thế nào thì thấy bà con cảm rất bình an, rất hồ hởi và rất sốt sắng. Hết kính viếng Đức Mẹ ở Linh Địa Đức Bà sau đó trở về nhà thờ tham dự thánh lễ. Nhiều người nói chúng tôi nghe đài báo ti vi thấy bức xúc quá nên về xem thực hư thế nào. Hệ thống truyền thanh truyền hình và báo chí của chính quyền đã có công đưa đường chỉ lối cho những người công giáo xa gần về Thái Hà. Báo đài chẳng những nói các cha ở Thái Hà vi phạm pháp luật mà lại còn nói rằng ở đấy không có chuyện Đức Mẹ hiện ra. Báo đài còn dạy giáo lý cho giáo dân biết rằng Đức Mẹ ở khắp mọi nơi. Thật đúng là trò cười và tưởng giáo dân là trẻ con chưa biết gì.

Giáo dục Nhà Nước, cô giáo hỏi: "Em có đi cầu nguyện không? và bố mẹ em có tham gia phá tường không?”.

Tìm hiểu xem đời sống của giáo dân Thái Hà và giáo dân Hà Nội thế nào thì chúng tôi nghe một số người cho biết các em thiếu nhi đi học ở trường có bị thầy giáo làm cánh tay công an nối dài vào vai công an hỏi các em nhiều câu và trong đó có câu: “ Em có đi cầu nguyện không và bố mẹ em có tham gia phá tường không?”. Cũng có các giáo dân bị gọi điện thoại đến đe doạ nếu cứ tiếp tục đi cầu nguyện thì sẽ bị trừng trị như ông bà nghệ sĩ Lưu Quang Vũ bị xe cán chết hồi 20 năm trước. Có một thiếu nữ nói vừa bi cơ quan cho nghỉ việc vì tội đi cầu nguyện ở Thái Hà. Lại cũng có người cho biết khi họ lên xe buýt thì có người hỏi đi đâu, họ nói đi xuống nhà thờ Thái Hà thì giới bán vé xe buýt không cho lên. Có người khác nói xe chúng tôi đến cổng giẽ vào nhà thờ thì bị cảnh sát giao thông thổi còi buộc phải đi thẳng chứ không cho vào.

Cán bộ cũng đi hành hương để "chăm sóc" nguời có đạo

Đức Mẹ cũng có công đưa dẫn các cán bộ lên Đền Thánh hành hương và ra viếng Đức Mẹ tại Linh Đài nơi Linh Địa. Một người Thạch Bích cho chúng tôi biết trong số người hành hương từ Thanh Oai, Hà Nội về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đây, có cả các cán bộ công an huyện Thanh Oai và công an xã Bích Hoà. Các cán bộ này đi theo để theo dõi và giám sát giáo dân ở vùng này ra đây hành hương.

Ngoài công an Thanh Oai không biết còn có mặt công an của những huyện nào, tỉnh nào đến Thái Hà nhận mặt giáo dân nữa hay không!

Nhưng riêng tại Linh Địa có đến 40 công an mặc sắc phục. Vì thấy nhiều công an như vậy nên chúng tôi hỏi thữ lòng giáo dân: "Có nhiều công an như vậy ở đây, các anh chị có sợ không?" - Thì một người bảo chúng tôi rằng "được chết vì đạo Chúa là một hạnh phúc".

Có người còn chỉ cho chúng tôi rằng: "Ngay cả những người mặc thường phục chụp hình lăng xăng kia cũng là công an cả đấy!. Họ có nhiệm vụ quay phim chi tiết từng phút từng giờ từng ngày để về xem xét mà bắt bớ hay giám sát đây, nhưng giáo dân họ không sợ. Mặc kệ cho họ nhìn, còn chúng tôi thì chiêm ngưỡng Chúa và Đức Bà của chúng tôi. Chúng tôi thấy một sự xúc động, một niềm tin, niềm phấn khởi và một sự bình an vô cùng khi Được sống cùng Đức Mẹ là Mẹ của chúng tôi vì Thái Hà đây nay trở thành nơi hành hương kính Đức Mẹ duy nhất ở Miền Bắc này".

Giáo dân đến Thái Hà tìm được Ơn lành của Chúa qua bí tích Hòa Giải

Trong ngày hôm nay có 5 linh mục ngồi tòa ban bí tích Hòa giải cho giáo dân suốt cả ngày. Giáo dân đến xưng tội rất đông nên phải xếp hàng dài để đợi đến phiên của mình.

Lại nữa, cũng vì có quá đông giáo dân đến Thái hà trong những ngày này mà cha Dòng Chúa Cứu Thế phải tăng cường thêm 4 thánh lễ mỗi ngày.

Thêm vào đó hôm nay giáo dân đến Thái Hà cũng có nhiều người kí tên vào tờ đơn ủng hộ việc giáo xứ Thái hà đòi lại đất đai của mình.

Ngày mai 4.9.2008 công an sẽ dùng vũ lực giải tán giáo dân (Nguồn tin mật này không biết thực giả ra sao!)

Có người cho chúng tôi biết tin này. Và nguồn tin thì những kẻ "lâu la và là tay sai của công an" tiết lộ ra tin như sau: Ngày mai (4.9.2008), công an sẽ dùng vũ lực để giải tán giáo dân và sau đó họ sẽ nhanh chóng cho xây tường bịt kín lối đi... Tiếp đó họ sẽ cho quân lính canh gác các lối vào khu vực này.

Nguồn tin cho biết công an sẽ xây lại khoảng tường mà giáo dân mở đã mở ra lối đi để vào khu đất trống của giáo xứ mà chính quyền đã chiếm và nay biến thành nơi cầu nguyện và hành hương của giáo dân từ khắp nơi hội tụ về. Và nếu sau đó có ai dám phá bỏ bức tường ô nhục cũ hoặc mới họ dự tính xây, công an sẽ bắt tội kẻ đó "huỷ hoại tài sản" Nhà nước!
 
Hãy để câu chuyện Thái Hà một hồi kết có hậu
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
08:15 03/09/2008

HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ
MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU



Những bước đi nguy hiểm

Câu chuyện Thái Hà đang đến hồi gay cấn, cả hai bên Nhà Thờ và Nhà nước đã có những bước đi nguy hiểm.

Bước đi của Nhà thờ là đòi bằng được Sự thật, Công lý và sự Công bằng thể hiện qua việc đòi lại tài sản của mình bị chiếm đoạt vô cớ. Sự đòi hỏi này được xác định là chính nghĩa và phải đạt được bằng bất cứ giá nào phải trả. Kể cả việc tù đày và mạng sống của hàng giáo sĩ, giáo dân.

Đây là bước đi nguy hiểm. Nguy hiểm khi mà khí thế của hàng giáo sĩ và giáo dân đã bừng bừng uất hận qua những ngày tháng bị mạ lỵ và vu cáo, bị đổi trắng thay đen trên một hệ thống truyền thông nhà nước mà chính họ là những người đang đóng góp tiền của để nuôi dưỡng. Tất cả họ đang chờ đợi bất cứ một kết cục nào có thể đến khi mà trong tay họ không một tấc sắt.

Nguy hiểm khi mà đối tượng của họ, các cơ quan pháp luật của Nhà nước có đầy đủ quyền hành, súng đạn và nhà tù. Nguy hiểm khi nhà nước đó lại được trang bị bằng một thứ lý thuyết “đấu tranh giai cấp, ai thắng ai” của chủ nghĩa Mác – Lênin vô thần luôn muốn phô diễn sức mạnh chuyên chính vô sản. Nguy hiểm khi mà ở thời hiện tại trong xã hội Việt Nam, sự công bằng, công lý, sự thật là một thứ hàng quá xa xỉ.

Bước đi của Nhà nước là bằng mọi cách, phải đuổi bằng được Nhà thờ ra khỏi khu đất mà Nhà thờ cho là Đất Thánh của mình.

Đây cũng là một bước đi nguy hiểm. Sự thiếu những kịch bản và những tư vấn quan trọng cho Nhà nước trong từng bước đi đã đẩy đến tình trạng dùng vũ lực. Thói thường, khi đã dùng đến vũ lực, có nghĩa là khi mọi lý lẽ, mọi cách hành xử của mình đã thất bại và mình đang bất lực nhất. Nhưng cái thiếu lớn nhất của nhà nước trong vụ việc này, là chính những căn bản pháp lý cho việc giải quyết vấn đề theo ý mình. Mà những vấn đề về pháp lý, ngoài những cái mình có thể đạo diễn, thì còn có những tiêu chí chung mà loài người đã mặc nhiên công nhận. Đó là lẽ phải và lẽ công bằng.

Nguy hiểm, vì trước mắt họ là một cộng đồng tôn giáo Thái Hà và mấy ông tu sĩ tuy không đông, nhưng vô cùng vững chắc bởi tình yêu thương và đoàn kết, dù họ không một tấc sắt trong tay. Nhưng họ đang tin ở chính nghĩa và công lý, sự thật nằm ở phía họ. Và vì thế, họ sẵn sàng xả thân cho niềm tin của họ. Bên họ, một cộng đồng giáo dân đông đúc, một Giáo hội Công giáo Việt Nam và toàn cầu luôn sát cánh kề vai và chia sẻ, đó là những điều không dễ giải quyết nếu bất chấp công lý và sự thật.

Nguy hiểm nhất đối với Nhà nước trong vụ này, có lẽ lại chính là niềm tin bị chao đảo, lung lay ngay cả trong những con người vẫn ăn lương nhà nước nhưng để thật sự họ có lòng tin thì lại không dễ dàng. Khi mà những việc dối trá họ phải làm, ngay khi họ hoàn thành với kết quả như ý muốn nhưng không chứa đựng sự thật, thì đó chính là mối họa lâu dài.

Với những mục tiêu mà cả hai bên theo đuổi, vụ việc đã đẩy đến mức độ nguy hiểm. Nếu theo logic thông thường, có thể là một Thiên An môn mới?

Một Thiên An môn là điều có thể dễ dàng làm đối với một nhà nước có nhiều súng đạn, với quân đội và công an đông đúc để đối phó với một đám dân không nhiều và mấy ông tu sĩ mảnh mai.

Nhưng chắc chắn một điều, là hậu quả thì vô cùng khủng khiếp. Và khi đó, xã hội sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng hơn nhất là khi xã hội đã ở thế kỷ 21.

Truyền thông bóp méo và nhà tù, dùi cui đã làm được điều gì?

Thời gian qua, hệ thống truyền thông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của mình là “tạo dư luận lên án, đấu tranh” theo định hướng đã có sẵn. Bằng lối truyền thông một chiều nhiều xảo thuật, không kể nhân tâm, không tính nhân bản, tạo nên được trong con mắt những người thiếu thông tin hình ảnh những tu sĩ vào giáo dân Thái Hà luôn luôn là “xấu xa và bạo động”?

Tất nhiên, với những người có tìm hiểu và kinh nghiệm, thì điều này đã ngược lại hoàn toàn.

Nhưng nhà nước đã quên mất điều này: Cuối cùng, muốn để giải quyết tốt đẹp mọi chuyện, thì chính nhà nước lại phải giải quyết vấn đề với những con người “xấu xa” đó, dù bằng súng, hay bằng giấy.

Bằng lối truyền thông đó, nhà nước đã quyết rào kín lối trên con đường đã đi, không tính đến cơ hội quay trở lại kể cả khi đã biết sai lầm. Phải chăng đó là phương thức “đã ra trận chỉ có biết tấn công”?

Về lĩnh vực truyền thông nhà nước trong cả hai vụ việc Tòa Khâm sứ và Thái Hà, có sự khác nhau và sự giống nhau như sau:

Ở vụ việc Thái Hà, hệ thống truyền thông nhà nước vào cuộc khá sớm. Vụ Tòa Khâm sứ, truyền thông không bao giờ đả động đến dù đã kéo dài cả tháng trời căng thẳng, chỉ vào cuộc những ngày cuối cùng.

Ở cả hai vụ việc, sự giống nhau ở lĩnh vực truyền thông, đó là dù vào cuộc sớm hay muộn, thì đều là cách truyền thông một chiều áp đặt vài bịa đặt, bóp méo sự thật đến mức có thể, nhằm phục vụ ý đồ khuất phục đối tượng bằng chiến dịch đàn áp truyền thông.

Phải chăng đó là bản chất của truyền thông Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa?

Nhưng, kết quả hay hậu quả của nó là gì? Kết quả của nó có là tốt không, khi trong con mắt giáo dân Thái Hà, giáo dân và những người hiểu biết sự thật bằng nhiều cách, (mà con số này không ít khi sự việc đã hơn 8 tháng nay giữa Thủ đô) họ biết rằng đó là sự bịa đặt, bôi xấu và không có sự thật trong những thông tin truyền thông nhà nước. Khi đó, có còn không lòng tin vào truyền thông nói riêng và nhà nước nói chung?

Ngay cả với những người làm công tác truyền thông, tự họ sẽ cảm thấy nhục nhã cho một trí thức của đất nước, một sỹ phu Bắc Hà. Chỉ vì mấy triệu tiền lương mỗi tháng đã phải bán rẻ lương tâm mình, đạo đức của mình, để lại hậu họa cho con cháu bởi cái tội phá chùa đốt Phật mà không có cách nào gỡ nổi như những kẻ đã cầm súng bắn vào địa chủ năm xưa theo lệnh Cải cách ruộng đất của đảng. Tôi chợt nhớ câu thơ của Bùi Minh Quốc:

Chẳng lẽ trở về toàn quân ngậm đắng
Khom mình chào trò xiếc gian manh?


Tôi chợt nhớ câu chuyện truyền thông trong vụ xịt hơi cay vào phụ nữ và trẻ em cầu nguyện đêm 31/8/2008. Khi đó, một giáo dân vốn bất bình với truyền thông bóp méo đã gọi điện đến đến Trung tâm Thông tin - Đài Tiếng nói Việt Nam (số máy 04.8244354) đề nghị cho phóng viên đến hiện trường để thấy rõ vụ việc mà điều chỉnh cách truyền thông. Ông Ngọc Giám đốc Trung tâm, (số đt cố định: 04.9386140; số điện thoại di động là 0913237641) đã cử phóng viên Đình Hiếu (số điện thoại di động là 093234503) đến hiện trường.

Điều hài hước nhất là Đài Tiếng nói Việt Nam đã có nhiều bài phát thanh về vụ Thái Hà rất đanh thép, kiên quyết lên án. Nhưng đến tận 31/8/2008 vừa qua họ vẫn không biết lối vào Thái Hà. Người giáo dân kia đã phải ra tận ngoài đường dẫn phóng viên vào hiện trường. Khi đến đó, các phóng viên báo chí, đài truyền hình, Đài Tiếng nói đã tận mắt thấy vụ việc, họ còn được đưa đến phỏng vấn nạn nhân…

Nhưng, sáng hôm sau, chính họ đã đổi nạn nhân thành thủ phạm một cách trằng trợn trên bài viết. Phóng viên Đình Hiếu (Đài Tiếng nói Việt Nam VOV) đã viết: “Lợi dụng trời tối, những kẻ chủ mưu đã rất thâm hiểm, xúi bẩy, mớm lời cho một số người hô hoán lên rằng bị đánh, bị xịt hơi cay đã ngất xỉu. Thế nhưng chẳng thấy ai phải sơ cứu, phải đi bệnh viện điều trị”?

Còn Đài Truyền hình Việt Nam đã không hề đả động đến những nạn nhân của vụ xịt hơi cay mất nhân tính, mà dùng những hình ảnh của Linh mục Khải khi kêu gọi giáo dân trật tự để cho là “kích động giáo dân”. Quả là miệng lưỡi truyền thông nhà nước.

Một người vốn ít khi nóng tính nhưng khi đọc câu này, đã không kìm nén được căm phẫn: “Sao trời không vật chết tươi ngay những thằng này chứ để nó sống làm gì cho bẩn đất và hại người”.

Riêng tôi thì qua vụ này, tôi hiểu hơn là vì sao trên báo đảng, báo nhà nước, mọi sự vụ liên quan đến công an và các cơ quan nhà nước, bao giờ lỗi cũng thuộc về người dân. Chẳng hạn những việc như người dân được đưa đến đồn thì thích tự treo cổ, các cháu học sinh được đưa về đồn thì lại thích nhảy xuống giếng tự tử… tất cả là lỗi ở người dân? Bởi một điều là những sự việc có thể bị bóp méo và chuyển đen thành trắng không hề thương tiếc hay băn khoăn.

Với lối truyền thông như vậy, đương nhiên giáo dân và tu sĩ Thái Hà đáng bị đem nhốt hết vào tù. Nhưng, có nhốt được tất cả họ hay không lại là câu chuyện khác khi tất cả tu sĩ và giáo dân cùng đồng chịu trách nhiệm.

Sau khi một số người bị giam giữ, một số bị đánh đập dã man bằng dùi cui, roi điện và giày đinh ngay trên đường phố, hay bị xịt hơi cay bất thình lình khi đang cầu nguyện, sau những chương trình bôi đen, bóp méo của truyền thông, những tưởng giáo dân thấy thế thì “chạy mất dép” – nói theo ngôn ngữ dân gian – kẻo lụy đến mình. Nhưng không.

Ngược lại, mấy ngày sau đó, tại Nhà thờ Thái Hà và khu đất được giáo dân gọi là Linh địa, người càng tấp nập ngày đêm. Số khách đến viếng linh địa tăng lên gấp bội. Tôi đã chứng kiến những hôm đến 12 giờ đêm, số người đến Thái Hà vẫn dập dìu đông đúc. Trong đó, có không ít những người không phải là công giáo. Hàng đoàn giáo dân đi về Thái Hà trong niềm hân hoan và chia sẻ, hàng loạt linh mục về Thái Hà dâng lễ hiệp thông, cộng đồng công giáo và không công giáo trong và ngoài nước quan tâm sâu sắc và bày tỏ những sự ủng hộ… Đó có phải là cách trả lời của những người giáo dân về niềm tin của họ, thái độ của họ với hệ thống truyền thông và là một sự khó hiểu cho nhà cầm quyền?

Thực ra, chính những điều vu cáo xa lạ của hệ thống truyền thông nhà nước và những hành động bắt bớ bất bình thường đã kích động giáo dân và những người muốn tìm sự thật, đã khiến người dân quan tâm đến sự thật đằng sau đó. Và khi đã hiểu ra, họ đã thể hiện chính kiến của mình, dù không như nhà cầm quyền mong muốn. Hệ thống truyền thông đã phản tác dụng, cho dù trên tờ Hà Nội mới và một số tờ báo khác đã kêu gào, kết tội và vu cáo nhằm chính trị hóa vấn đề dân sự để mở đường cho những hành động bạo lực có thể có.

Nhưng tất cả họ đã nhầm, họ đã tính sai những nước cờ cơ bản bởi “đối tượng” của họ không phải là những người như họ muốn. Và cái thời “chỉ nghe đài đọc báo của ta” đã qua. Những hành động man rợ diễn ra ngay trên dường phố, việc xịt hơi cay vào phụ nữ và trẻ em được những người có lương tâm cho là một tội ác. Sự bất thường trong cách xử lý một vụ việc dân sự đã đem lại cho người dân một cách nhìn nhận khác để tìm ra sự thật.

Và những tác dụng của nhà tù và súng đạn đến đâu?

Đối tượng của họ ở đây, không là đám dân đen mất nhà, mất ruộng. Không là tổ chức hưởng lương ngân sách thường thấy ở Việt Nam luôn luôn kèn cựa nhau về địa vị và quyền lợi. Họ là những người thật sự “chí công vô tư” đúng như khẩu hiệu của đảng. Ngay cả với giáo dân, họ chẳng được hứa hẹn chia cho 5 hay 7 m2 đất khi đòi được chốn này.

Chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã có nhiều kinh nghiệm với tôn giáo, nhưng sao những người cầm quyền lại không học thuộc bài học này?

“Phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá bỏ tôn giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia, đẩy những người theo đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân... Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của nhân dân nữa”- Quan điểm của CN Mác – Lênin về chính sách tôn giáo

Bởi vì như vậy là đã “giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thực hiện tinh thần tử vì đạo và kéo dài thêm sự tồn tại của nó " (C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20: Chống Đuy-rinh, Sđd, năm 1994, tr.439).

Lối ra nào?

Những động thái leo thang của nhà nước đã đẩy tình hình tới mức nguy hiểm. Vậy đâu là lối ra?

Trên các báo nhà nước đã liên tục vu cáo và đổi trắng thay đen đến mức người dân cũng như giáo dân không thèm nói đến nữa. Nhưng điều đó đã gây ra phản ứng ngược với nạn nhân, khi đơn thư khiếu nại của họ bị các cơ quan từ trung ương đến địa phương vứt vào sọt rác, thì chút lòng tin còn lại của họ cũng đã tiêu tan. Họ chỉ còn một con đường là cống hiến tất cả thân mình, mạng sống mình cho sự thật và dù có phải chết, họ cũng thỏa mãn một kiếp người đã dám sống như mình muốn sống bằng sự thật và niềm tin vào công lý và Thiên Chúa.

Và cái chết của họ nếu có, sẽ không là cái chết bị lãng quên. Chính những hành động bạo tàn đã “phong Thánh” cho họ và những người đó là những người đang ước ao ơn gọi tử đạo hon tất cả những người khác.

Phía Nhà nước, từ chỗ chủ động tấn công dọa nạt, đã rơi vào thế bị động lúng túng mà không tìm ra cách gỡ. Nếu tiếp tục dùng vũ lực, cái hại lớn hơn nhiều cái lợi. Bởi họ đã phơi bày bản chất của mình trước một thế giới văn minh mà dù có xảo trá đến đâu, thì sự thật vẫn là sự thật.

Với tinh thần giáo dân và giáo sĩ đoàn kết như vậy, cách giải quyết nhanh gọn có thể chỉ là một Thiên An môn mới. Để làm lại một Thiên An môn? Điều đó là có thể, nhưng có làm được không mới là điều đáng nói. Một Thiên An môn nếu có trong thời hiện đại, trong thời Công nghệ thông tin toàn cầu, cũng như khi lương tâm nhân loại đã được thức tỉnh và cảnh giác, sẽ là một dấu chấm hết cho những cái không thuộc về ý nguyện nhân dân. Sẽ chấm dứt một trang trong lịch sử đất nước Việt Nam có quá nhiều điều khác thường

Phía nhà nước, cũng thật khó khăn khi lùi lại một bước, bởi sự sĩ diện mình luôn luôn sáng suốt đúng đắn với chủ nghĩa Mác – Lênin “bách chiến bách thắng” trong cuộc đấu “ai thắng ai” này. Chính vì họ đã đẩy sự việc đến mức mà họ không còn đường quay lại.

Quả thật là họa vô đơn chí, khi mà những cơ quan chóp bu, những cơ quan tham mưu cho nhà nước trong vấn đề này đã quá tin vào sức mạnh của nòng súng và dùi cui. Họ tưởng rằng, với sức mạnh của sắt thép, thì ai cũng như họ, chỉ có việc quy hàng. Và cứ thế, họ đẩy sự việc cứ theo đà leo thang lên mức nguy hiểm như hiện nay. Trước hết là hệ thống truyền thông đã đánh lại chính con đường đi của nhà nước nếu muốn có một biện pháp ôn hòa, buộc họ phải dùng súng. Chính hệ thống truyền thông nhà nước phải chịu trách nhiệm này.

Giáo dân và giáo sĩ Thái Hà đã đi những bước chắc chắn và khôn ngoan, dù có lâu dài và mệt mỏi. Nhưng chẳng có sự công bình, tự do nào được cho không. Từ chỗ nhà nước bất chấp, lặp đi lặp lại mỗi một câu “không có cơ sở giải quyết cho việc trả lại” đến chỗ đã chấp nhận việc đưa ra chứng cứ, và khi đưa ra chứng cứ đã thể hiện lên một sự thật là “Không có cơ sở cho việc chiếm đoạt” thì buộc phải dùng đến sức mạnh của dùi cui, súng đạn và nhà tù như những phương sách cuối cùng.

Việc có đẩy đến cùng sự tàn bạo của súng đạn để tự chuốc họa vào mình hay không, phụ thuộc vào cách hành xử và suy nghĩ của nhà cầm quyền. Nhưng, tôi tin chắc rằng, đó không phải là biện pháp khôn ngoan nhất.

Vụ việc đã đến khi cần một nút gỡ, thế nhưng gỡ bằng cách nào?

Theo những người có đầu óc quan sát tỉnh táo, nhà nước cần có những phương cách xử sự hiệu quả hơn. Đừng dùng những lời hứa, đừng dùng những lời đường mật hay dọa nạt cá nhân, cách đó đã xưa rồi. Cái cách mạ lỵ, chia rẽ, gây xung đột tôn giáo, là một mối họa lớn nhất cho dân tộc, chớ dại dột mà lao theo nếu không muốn dân tộc, đất nước này tự thiêu đốt mình.

Những lời hứa từ nhà nước, người dân Việt Nam và người công giáo nói riêng đã có quá nhiều bài học, mà vụ Tòa Khâm sứ vừa qua là một điển hình, con bài này không thể dùng lại với Thái Hà.

Cái cách dùng súng đạn, nhà tù, khởi tố, cưỡng đoạt bằng bạo lực, chưa hẳn là điều nhà nước sẽ đạt được điều mình muốn là bắt những tiếng nói người dân im lặng. Một phiên tòa xử giáo dân “phá hoại tài sản” thì trước hết, phải xác định đất đai đó là của ai? Nếu là của Nhà thờ, thì bức tường đó là bất hợp pháp. Nếu đất đó của Nhà nước, thì cần chứng minh tính pháp lý của nhà nước trong việc sở hữu. Tiếc thay, điều này nhà nước đang khó chứng minh nhất.

Nếu có những hạt máu của giáo dân, tu sĩ đổ xuống Thái Hà, thử tưởng tượng một ngày nào đó, tất cả các giáo xứ, giáo phận toàn quốc sẽ ùn ùn tuốn về Thái Hà như một Linh địa La Vang mà ngày 15/8/2008 vừa qua đã chứa đến 600.000 giáo dân. Lúc đó, có nhà nước nào có thể đương đầu được hết bằng bạo lực?

Cách tốt nhất, vẫn là cùng nhìn nhận tận căn của vấn đề, tính nhân bản và pháp lý của nó ở đâu, thà chịu đau một lần, còn hơn cứ đẩy sự việc và cả đất nước đến một mức không thể kiểm soát.

Cơ sở giải quyết vấn đề cuối cùng cần nhìn nhận việc đó sẽ đem lại cho ai lợi ích? Nếu giáo dân im lặng, như vẫn nhẫn nhục im lặng xưa nay, thì chắc bây giờ trên đất đó đã đẹp đẽ hơn bởi những biệt thự tư nhân lộng lẫy của kẻ nhiều tiền, lấy đâu cơ hội cho những người nghèo.

Nhưng nếu trả lại Nhà thờ, đó sẽ là một công trình cho mọi người được hưởng lợi, nhất là tầng lớp nghèo khổ. Đó là cách tạo đồng thuận lớn nhất cho xã hội, mà người dân dễ chấp nhận nhất.

Đó cũng là cách mà nhà nước chứng minh những điều xưa nay thường nghe nói là “của dân, do dân và vì dân”.

Đó cũng là cách giải quyết tốt đẹp nhất theo đúng tinh thần của Kinh Thánh đã dạy từ mấy ngàn năm nay: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8-32).

Hà Nội, ngày 3/9/2008
 
Nhận xét về những "Chứng cớ hay cắc cớ?" của UBND TP Hà Nội cung cấp cho Giáo Xứ Thái Hà
Dòng Chúa Cứu Thế
08:46 03/09/2008

CHỨNG CỚ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CUNG CẤP CHO DÒNG CHÚA CỨU THẾ - GIÁO XỨ THÁI HÀ
ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHA GIUSE VŨ NGỌC BÍCH ĐÃ BÀN GIAO ĐẤT ?


I. CÁC CHỨNG CỨ

Ngày 26/08/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được công văn số 680/UBND-NNĐC về việc cung cấp tài liệu giải quyết khiếu nại và gửi kèm 4 băn bản photocoppy, gồm:

1. Bản kê khai tổng số nhà giao nhà nước quản lý (ký ngày 10/11/1961)



2. Bản mẫu kê khai nhà quản lý (ký ngày 09/11/1961)


3. Đơn xin bàn giao đất của linh mục Vũ Ngọc Bích (ký ngày 27/05/1963, số năm trong ngày.. tháng.. năm bị sửa chữa)


4. Văn bản của cha Vũ Ngọc Bích gửi ban chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thảm Đống Đa về việc xác nhận đã nhận của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã 40 triệu đồng.


Ngoài ra, trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế, tại các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế, còn có hai Công văn với hai khẳng định khác nhau về thời điểm cha Bích đã ký giấy bàn giao:

Ngày 30/6/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được quyết định số 2476/QĐ-UBNĐ của UBND TP Hà Nội. Trong quyết định đó UBND TP Hà Nội nói rằng: “Ngày 24/10/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý nhà, đất) đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước”.


Tại Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, ngày 7/5/2008 lại nói rằng: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây, ngày 24/11/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu nhà đất Thái Hà qua nhà nước thống nhất quản lý”.


I. MỘT VÀI NHẬN XÉT

1. Về thời gian được cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao


Theo các chứng cớ mà UBND thành phố Hà Nội đã cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế và các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Nhà Dòng, thì có thể dễ dàng nhận thấy không có sự thống nhất về thời gian cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký bàn giao: 4 văn bản liên quan tới chuyện bàn giao thì được ký vào 4 thời điểm khác nhau:

- Ngày 24/10/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao toàn bộ nhà đất (trừ Nhà thờ) sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (theo quyết định số 2476/QĐ-UBNĐ của TP Hà Nội).

- Ngày 9/11/1961 “linh mục Bích” lại kê khai toàn bộ nhà đất nhưng do mình đang quản lý trên 6ha? (Theo chứng cứ TP cung cấp ngày 26/08/2008)

- Ngày 10/11/1961 “Linh mục Bích” lại kê khai bàn giao tiếp khu đất trên qua Nhà nước quản lý, kể cả nhà thờ vì toàn bộ chỉ hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp ngày 26/08/2008)

- Ngày 24/11/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao khu đất Thái Hà đất sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (Theo công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS ngày 7/5/2008 của Sở Tài nguyên MT).

- Ngày 27/5/1963 (con số này bị sửa chữa), tức là hai năm sau, “Linh mục Bích” lại tiếp tục có đơn xin bàn giao qua nhà nước thống nhất quản lý với tổng diện tích hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp)

2. Về Quyết định 76/QL-NĐ


Trong số các chứng cứ mà UBND Tp. Hà Nội cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế để làm bằng chứng thì không thấy nhắc đến Quyết định 76/QL-NĐ, để giao đất cho Xí nghiệp thảm len, được ký ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là 10 tháng trước khi cho rằng cha Bích đã ký giấy bàn giao. Quyết định này được Đài Truyền hình đưa lên để nói: đây là những giấy tờ mà linh mục Bích đã ký hơn 50 năm trước để giao đất cho nhà nước?

3. Về giấy cha Bích xác nhận đã nhận 40 triệu đồng từ Xí nghiệp thảm len

Văn bản này được ký ngày 24/12/1991 (ngày mừng lễ Noel). Đây là văn bản mà đài Truyền hình khi đưa lên đã bóp méo và cho rằng văn bản này là văn bản cha Vũ Ngọc Bích đã ký nhận 40 triệu đồng từ năm 1961. Tại văn bản này, ai cũng dễ dàng nhận thấy chữ ký của cha Bích hoàn toàn khác với chữ ký của các văn bản kia. Bên cạnh đó, đây là văn bản duy nhất có dấu chứng nhận của nhà thờ, nhưng lại là hai con dấu hoàn toàn khác nhau được đóng chồng lên nhau. Điều đáng nói là văn bản này nếu có thật thì cũng chẳng liên quan gì tới khu đất đang tranh chấp, bởi nó liên quan tới một khu đất khác.
 
Nhà nước Pháp Quyền qua vụ việc hành sử của Chính Quyền liên quan tới Bất Động Sản thuộc Nhà Thờ Xứ Thái Hà
Ls Trần Lê Nguyên
11:52 03/09/2008
Nhà nước Pháp Quyền qua vụ việc hành sử của Chính Quyền
đối với liên quan tới Bất Động Sản thuộc Nhà Thờ Xứ Thái Hà


Từ vài tuần nay, Nhà nươc đã và đang xử dụng công suất tối đa các phương tiện truyền thông như các Đài Truyền Hình, Truyền Thanh và báo chí tố cáo và buộc tội các Linh Mục và giáo dân Xứ Thái Hà vi phạm Pháp Luật khi đọc kinh & hát thánh ca trong khuôn viên khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, đang tranh cãi nhằm kết án họ trước khi điều tra và trước khi Tòa Án ra phán quyết vụ việc (1).

Bức tường và hàng kẽm gai
Về mặt Luật Dân Sự, Chính Quyền đã căn cứ vào Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việtnam để bác bỏ các khiếu nại nhằm tước đoạt quyền sở hữu Bất Động Sản thuộc Nhà Thờ Xứ Thái Hà đã được thủ đắc hợp pháp với đầy đủ bằng chứng như bằng khoán, bản đồ địa chính do Chính Quyền thời đó cấp phát (2).

Về tính cách chính đáng, Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việtnam phải bi coi là bất hơp pháp và bất hơp Hiến vì những lý do sau nay:

1- Một Nghị Quyết của Quốc Hội là một bản văn dưới luật (Sub Law) không thể hủy một điều khoản của một Bộ Luật (Law) có uy lực trên Nghị Quyết. Đó là nguyên tắc căn bản của hệ thống luật pháp (Rules of Law ).

Nếu không tôn trọng nguyên tác này, luật pháp sẽ mất ổn định và chồng chéo nhau không thể áp dụng và thi hành được. Người dân lúc nào cũng bối rối lo sợ không biết áp dụng luật nào đúng luật nào không đúng.

Đi xa hơn, các nhà đầu tư ngoại quốc sẻ rất do dự khi đầu tư vào các công nghệ cao với việc chuyển giao kỹ thuật và kiến thưc công nghệ. Họ chỉ đầu tư vào các xí nghiệp gia công và các nghành nghề kiếm tiền nhanh như Hotel, khu ăn chơi giải trí…

Cũng vậy, một Đạo Luật không thể vi phạm một điều khoản nào trong Hiến Pháp, là một bộ luật tối cao trên tất cả các bộ luật, các văn bản dưới luật, các quyết nghị vv…

Hiến Pháp (Constitution) được ví như thân cây, các bộ luật (Law) như các cành cây, và các bản văn dưới luật (Sub Law) như các nhánh con bám vào cành: nếu các cành cây không dính liền vào thân cây sẻ chết, các nhánh cây không dính liền vào cành cây cũng cùng chung số phận. Nói khác đi các bộ luật vi phạm Hiến Pháp sẽ vô giá trị, không có hiệu lục. Các bản văn dưới luật vi phạm một Bộ Luật cũng vô hiệu lục như nhánh cây không dính liền vào cành cây sẽ chết.

Do vậy Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 phải bị tuyên bố bất hợp pháp và bất hợp Hiến vì vi phạp các Luật về việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu bất động sản của người dân đựơc minh thị trong Luật Pháp và Hiến Pháp nước CHXHCN Việtnam (3).

Trong Luật Học, sự vi phạm trên có tên là ULTRA VIRES, có nghĩa là vô thẩm quyền hay ngoài thẩm quyền: Nghị Quyết số 23/2003/QH11 vô giá trị và khộng có hiệu lực chấp hành. Ỏ các nước có nền tư pháp độc lập, Tòa án phải tuyên bố Nghi Quyết trên là vô thẩm quyền và vô hiệu lực (3)

2- Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việtnam vi phạp nguyên tăc bất hồi tố của luật phápluật pháp chỉ có hiệu lực trong tương lai mà thôi, không thể tước đọat các quyền lợi đã thủ đắc hơp pháp trong quá khứ: quyền sở hữu bất động sản của Giáo Xứ Thái Hà thủ đắc từ hơn 80 năm nay qua các bằng khoán và họa đồ địa chính.

3- Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việtnam đã tạo ra sự bất công và bất bình đẳng trong việc đối xử giữa các công dân, trái với các qui định trong Hiến Pháp nước CHXHCN Việtnam công nhận và bảo vệ quyền công bằng và bình đẳng giữa các công dân (4).

Nhà bán bia cấm
Trong vụ việc, Nghị Quyết của Quốc Hội phân biệt đối sử các khiếu nại, tranh chấp quyền sở hữu của người dân bị Chínhb Quyền chiếm giữ bất hợp pháp giữa các mốc thời gian trước thời điểm 1991 thì bị chiếm đoạt không cứu xét trả lại hay bồi thường và các khiếu nại đòi lại quyền sở hữu sau 1991 thì được cứu xét, trả lại hay bồi thường.

Điều này đi ngược lại với mục tiêu của luật pháp nhắm tới là công bằng và bình đẳng cho mọi công dân.

Đằng khác, chính Nghị Quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việtnam không thể áp dụng trong vụ việc thuộc quyền sở hữu bất động sản thuộc Nhà Xứ Thái Hà vì không thuộc diện đất và tài sản thuộc diện cải tạo xã hội.

Trong hành động cụ thê: người dân có quyền không tuân thủ các luật lệ vi hiền và vi luật. Luật Học gọi là dsobissance civile .

Về mặt Hình Sự, Chính quyền đã cố tình lẫn lộn hành vi dân sự với hành vi hình sự để áp đặt việc vi phạm pháp luật để bội nhọ, đàn áp đánh đập dã man bằng dùi cui, roi điện dân chúng tới cầu nguyện, đặc biệt xịt hơi cay vào các em nhỏ, phụ nữ và các cụ già với hình ảnh đanh trên các diễn đàn mạng (online)

Lý do rất dơn giản là việc đòi lại bất động sản bị chiêm dụng bất hợp pháp là hành vi dân sự. Việc tụ hội đọc kinh và ca hát các bài ca tôn giáo trên tài sản của Giao Xứ Thái Hà không vi phạm bất cứ một điều luật nào của luật pháp Việtnam.

Ngay cả việc có đâp phá vài hàng gạch bức tường siêu vẹo do Công ty May Chiến Thắng tự ý xây dựng trước đây, có nguy cơ an toàn cho dân chúng cũng không thể qui ghép họ về tội phá hủy tài sản công dân được vì người chủ đích thực là Giáo Xứ Thái Hà, người quản lý là Công ty May Chiến Thắng đẵ không hoạt động gần 10 năm nay, không một ai khiếu nại về hành vi trên.

Việc cầu nguyện và hát thánh ca cũng như việc phá hũy vài hàng gạch xây dựng trái phép trước sự chứng kiến cũa các viên chức chính quyền và công an là minh bạch rõ ràng.

Việc các quan chức chính quyền và công an không cản ngăn, không lâp biên bản, không khuyến cáo vi phạm pháp luật, phải được hiểu là chuyện bức xúc bình thường của người dân trước việc đòi hỏi chính đáng của bà con giáo dân.

Đàng khác, vụ việc trên xẩy ra trên đất tư nhân thưộc quyền sở hữu Giáo Xứ Thái Hà do Nha May Chiến Thắng quản lý đã bõ hoang từ nhiều năm nay và chính công ty May Chiến Thàng cũng đã đóng cửa từ lâu, chính quyền không có căn cứ pháp luật để truy tố họ về tội hũy hoại tài sản công dân và gay rối trật tự công cộng.

Nếu phải truy tố vế an ninh trật tự công cộng, theo chúng tôi, chính là công ty Thảm Len, nay là công ty may Chiến Thắng đã ngang nhiện chiếm 1/3 lòng đường xây bằng xi măng một nhà bán bia chai nươc ngọt cản trở lưu thông và an toàn cho người đi bộ như 2 tấm hình chụp ngày 3/9/2008 chứng minh.

Việc vi phạm nhiêm trọng này phải bi chế tài nhanh chóng, tức thì vì an toàn lưu thông, xây cất, chỉnh trang thành phố và nhất là an ninh trật tự công cộng.

Vì vậy, trong một Nhà Nước Pháp Quyền, công dân cung nhu Nha Nuoc phai tôn trọng Luât Pháp. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lý và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh (désobéissance civile).

Luật sư Trần Lê Nguyên

Ghi Chú:

(1) Điều 72, Hiến Pháp nha nuoc XHCN Việtnam: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
(2) Tài liệu đã đăng trên Vietcahtolic.net (31/8/2008)
(3) Thẩm phán xử nôi vụ hay Tòa Bảo Hiến hay Tối Cao Pháp Viện.
(4) - Hiến Pháp nhà nươc XHCN Vietnam điều 70 công nhân tài sản tôn giáo và việc bảo hộ;
- Pháp Lệnh số 21/2004/PL – UBTVQH ngày 18/6/2004: điều 26 khoán 1 và điều 27: tài sản hợp pháp của tôn giáo đực bảo vệ và nghiêm cấm xâm phạm
- Điều 1 phần cuối: Bộ Luật Dân Sự Vietnam có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức...; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự...
Điều 256: quyền đòi lại tài sản
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hớp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người xử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đôí với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặcquyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...
- Điều 259: Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyềnchiếm hữu hợp pháp...
- Điều 260: quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, nguöi chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bối thườnh thiệt hại.
 
Cộng Đồng CGVN San Diego thắp nến hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà
Dương Nguyễn
20:27 03/09/2008
SAN DIEGO - Tối hôm 2 tháng 9, 2008 lúc 8 giờ tối, một buổi thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho biến cố Thái Hà với sự hiện diện của cha tuyên uý Lại Văn Đoàn, ông Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu và ban chấp hành các cộng đoàn của CĐCG Việt Nam, các đoàn thể, phong trào và giáo dân đã hiện diện tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam để tỏ thái độ và hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà. Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha tuyên uý đã kêu gọi, song song với những lời cầu nguyện là khí cụ mạnh mẽ của đức tin người công giáo, chúng ta còn phải nỗ lực tham gia tích cực vào trong lãnh vực chính trị theo tinh thẩn Phúc Âm Chúa dạy để chia sẻ những khó khăn, đau khổ do bất công, và áp bức xã hội gây ra.

Trong phần cầu nguyện, có tường trình và chiếu dương ảnh một số hình ảnh giáo dân tại giáo xứ Thái Hà đã bị công an tấn công bằng roi điện và hơi cay. Kết thúc buổi hiệp thông cầu nguyện bằng kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô, trong đó hoà bình chỉ đến với những ai lòng đầy thiện chí.

Sau nghi thức hiệp thông cầu nguyện là phần thảo luận một số công tác để tiếp tay với anh chị em giáo dân Thái Hà bằng việc xin chữ ký để gửi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp. Ngoài ra, phần thảo luận cũng đưa ra việc vận động cho cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ sắp tới cho liên danh nào đưa ra đường lối hợp với đức tin người công giáo trong việc bảo vệ giá trị luân lý của con ngươi theo hường dẫn của Hội Đổng Giám mục Hoa Kỳ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (23)
Vũ Văn An
00:52 03/09/2008
CHƯƠNG MƯỜI CHÍN: ÐẠI KẾT

HÔN NHÂN HỖN HỢP

Khi đề cập đến đại kết, nổi bật ta thấy có việc Giáo hội Công giáo La-mã thay đổi những đòi hỏi liên quan đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp. Nhà thờ nơi cử hành nghi thức, giáo phái của vị giáo sĩ chủ toạ và những lời cam kết đòi phải có liên quan đến việc giáo dục đức tin cho con cái từ trước đến nay vẫn là những vấn đề có nhiều tranh luận. Các vấn đề ấy dần dần đã được giải quyết và hiện nay, người Công giáo La-mã có thể kết hôn trong giáo hội Anh giáo, vị giáo sĩ có thể không phải là linh mục Công giáo và lời hứa giáo dục đức tin cho con cái không còn nhiệm nhặt như xưa.

Những chi tiết trên là những chi tiết quan trọng vì hôn lễ là tụ điểm chính và công khai của việc thiết lập ra mối liên hệ bí tích mới. Tuy nhiên, bí tích hôn nhân được đặt để trong mối liên hệ trải dài sau đó, và các cuộc hôn nhân giữa những Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau chia sẻ trong thực tại ấy, một thực tại được hiện tại hóa trong cuộc sống hàng ngày của đôi bạn và trong cố gắng chung để yêu thương nhau.

Trong quá khứ, người ta nhấn mạnh đến việc người không Công giáo phải trở lại đạo Công giáo trước khi kết hôn. Nhờ thế, hai vợ chồng cùng chia sẻ cái phần còn lại trong cuộc sống bí tích của họ. Ðối với một số người, điều đó ngày nay vẫn còn là mục tiêu đáng ước ao, nhưng càng ngày các cặp vợ chồng càng muốn duy trì giáo phái riêng của mình và cùng chia sẻ cuộc sống Kitô giáo chung với nhau. Vì ý nghĩa bí tích nay đã xuất hiện đầy đủ, nên người ta càng ngày càng ý thức rõ rệt rằng đặc tính chủ yếu của hôn nhân nằm trong mối liên hệ của vợ chồng là những người đang gặp gỡ Chúa Kitô trong cuộc sống từng giây từng phút của họ. Trong giáo hội tại gia của tình yêu này, cái cố gắng hàng ngày để nên giống như Chúa Kitô có thể trở thành căn bản cho việc họ thờ phượng Chúa bằng lời cầu nguyện chung với nhau. Việc thờ phượng công khai vẫn diễn ra tại các giáo hội riêng của họ, và cuối cùng ta có quyền hy vọng sẽ có sự liên hiệp thông.

Con cái được nuôi dưỡng trong bầu khí Kitô giáo và học hỏi các giá trị và các truyền thống từ các giáo phái của cả hai cha mẹ chúng. Thay vì để một cha mẹ chịu trách nhiệm về việc giáo dục Kitô giáo, trách nhiệm đó nên trở thành trách nhiệm chung, nhờ vậy ta sẽ cổ võ được một cách tiếp cận đức tin có tính đại kết trong cộng đoàn. Nếu phải chọn trường do các giáo phái quản trị, thì nên chọn trên căn bản đó là trường gần nhất và dạy có kết quả nhất. Hiện nay, vì trường Công giáo đông hơn, nên phần lớn cha mẹ chọn trường đó cho con.

Ngày nay, vì phương thức tiếp cận cuộc đời ít độc đoán hơn nên kết quả là người ta càng ngày càng có quan niệm nên để con cái được tự do chọn tôn giáo riêng của chúng khi chúng đến tuổi trưởng thành. Do đó, có người cho rằng con cái không cần phải được giáo dục theo Kitô giáo. Quan niệm ấy quả là một quan niệm quá tự do và sai lầm về cuộc đời. Vì con cái càng lớn, chúng càng cần phải lượng giá, phải xác định ra các giá trị và mục đích của cuộc đời. Kitô giáo có những giải đáp rõ ràng cho các vấn đề ấy và con cái xứng đáng được làm quen với quan điểm ấy về cuộc đời. Sau này chúng có thể từ khước quan điểm ấy nhưng ít ra ta đã không để chúng thiếu một niềm tin có ý nghĩa.

60% các hôn lễ vẫn còn diễn ra trong các nhà thờ. Tuy nhiên điều đó không hẳn là dấu chỉ những người tham dự có một đức tin sống động. Bởi thế thách thức chính đối với cộng đoàn Kitô giáo không nằm nơi các cuộc hôn nhân giữa các Kitô hữu dấn thân mà đúng hơn nơi những Kitô hữu chỉ có danh dù họ lấy người cùng đạo hay khác đạo. Những người Kitô hữu dấn thân ở đây tuy không đến gần một nhà thờ nào, không biểu lộ những cử chỉ thái quá trong lối hành đạo, nhưng muốn có một hôn nhân độc hữu và trung thành.

Nếu điểm khởi hành của bí tích là liên hệ yêu thương giữa các thành viên của một gia đình, thì giáo hội tại gia quả đang hiện diện dù không được hiểu như thế. Hôn nhân được sống trong yêu thương thì cũng được sống trong Chúa và với tính cách như vậy có thể trở thành cây cầu đưa người ta trở lại với cuộc sống Kitô hữu tích cực.

BÍ TÍCH

Có một khác biệt giữa truyền thống Công giáo La-mã và truyền thống Tin lành trong việc sử dụng từ ngữ Bí Tích. Như đã nói trên kia, Công đồng Triđentinô xác định hôn nhân là một bí tích. Lutherô không chấp nhận điều này. Ông ta cho rằng hôn nhân thuộc lãnh vực sáng thế chứ không thuộc lãnh vực cứu thế. Ðiều đó không có nghĩa nó chỉ là việc phàm trần, thực sự nó là việc của Chúa và là một bậc thánh thiện đáng được chúc phúc. Tuy nhiên điều ấy lại không dẫn đến cùng một cách xử lý như thần học Công giáo. Cách riêng, trong truyền Thống Tin Lành, người ta chống lại quan điểm cho rằng sự ưng thuận hỗ tương của hai người rửa tội, tự nó, tạo nên một sợi dây nối kết không thể bẻ gẫy được. Ðiều ấy bị phê phán là không có căn bản Thánh Kinh và trái ngược với truyền thống của Giáo hội hoàn vũ.

Những phê phán này được tìm thấy trong bản phúc trình thứ nhất của Giáo Hội Anh trong lời công bố về hôn nhân (1). Bản phúc trình này cho hay: “Nếu các thành viên của Giáo Hội nước Anh còn tiếp tục coi hôn nhân như một bí tích, thì phần lớn là vì họ sử dụng các ngôn từ như trong Eph.5:32 hơn là theo nghĩa của Triđentinô, và làm như thế họ cùng một chiều hướng như thần học Chính Thống... Hôn nhân có nghĩa hơn một liên hệ khế ước. Nó là một bậc sống hay một vị thế của hai con người, chứ không phải chỉ là một thoả hiệp do hai người tạo ra.” (2) Bản phúc trình cũng nhận xét rằng Công đồng Vatican II đã thay thế từ ngữ khế ước bằng từ ngữ giao ước và thực sự nói đến giao ước phu phụ, một giao ước được hình thành do sự ưng thuận bản thân không thể phản hồi của hai người bạn đời.

Từ ngữ giao ước là một từ ngữ Thánh Kinh và lời công bố của Vatican II khi chú trọng đến khía cạnh liên hệ của hôn nhân, một khía cạnh phát rễ từ giao ước giữa Thiên Chúa với Dân Ngài và giữa Chúa Giêsu với Giáo hội, đã đem thần học về hôn nhân tới một điểm nơi đó khả năng có thoả thuận chung giữa các truyền thống Công Giáo La-mã, Anh giáo và Chính thống đã gia tăng lên.

Hiện vẫn còn nhiều điều phải làm để hoà giải những nền thần học khác nhau này nhưng đây là một phạm vi trong đó phong trào đại kết có thể có tiến bộ trông thấy, đến độ sự phong phú của hôn nhân Kitô giáo có thể được mạc khải với đầy đủ các tiềm năng của nó.

TRUYỀN THỐNG CHÍNH THỐNG

Chính thống giáo nhìn nhận hôn nhân là một bí tích, một trong bẩy bí tích, nhưng gốc rễ của sự giải thích này nằm trong mầu nhiệm của mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo hội. Không như phương thức của Giáo hội Công giáo La-mã, trong đó người cử hành bí tích là chính đôi bạn, giáo hội Chính thống cho rằng chính vị linh mục là người ban bí tích ấy, và mục đích đệ nhất đẳng của hôn nhân là tình yêu phu phụ của hai người phối ngẫu.

Trong hôn nhân, chính với tư cách vợ chồng, mà đôi bạn trở nên những người giúp đỡ nhau suốt đời, cùng chịu đựng nhau, cùng khích lệ nhau, ngõ hầu đem các cá tính khác nhau của mình đến chỗ hòa hợp, để yêu thương và phục vụ nhau, cùng chia vui sẻ buồn, nâng đỡ nhau trong những lúc yếu đuối, phụ giúp nhau trong lúc thiếu thốn, sống trọn vẹn cho nhau, cùng nhau mang gánh nặng cuộc đời và trách nhiệm của một gia đình (3).

Sự nhấn mạnh đến tình yêu phu phụ như lý do chính của hôn nhân chứ không phải con cái cho thấy phúc lợi của vợ chồng luôn là điều quan trọng hàng đầu. Ðến nỗi giáo hội Chính thống cho phép người ly dị được kết hôn lần thứ hai và cả lần thứ ba nữa. Hôn nhân tan vỡ được coi là thảm kịch và là điều tội lỗi, nhưng phương thức mục vụ, được mệnh danh là nhiệm cục (economy), cho phép người ta tái kết hôn. Nhiệm cục ở đây có nghĩa là quan tâm mục vụ nhìn nhận sự mỏng dòn của kiếp nhân sinh và sự tha thứ vô bờ của Thiên Chúa. Nó cũng nhìn nhận rằng điều tốt nhất trong một hoàn cảnh cá biệt nào đó không luôn luôn là điều tuyệt đối tốt nhất (4).

Phương thức thần học về nhiệm cục này đã được Giáo Hội Công giáo La-mã coi là đáng lưu ý trong thượng hội đồng giám mục thế giới năm 1980 tại Rôma. Vấn đề mục vụ ngày càng lớn mạnh liên quan đến việc tái kết hôn của những người đã ly dị hiện đang chi phối tất cả các giáo hội Kitô giáo và một giải đáp Kitô giáo toàn diện đang được tìm kiếm, giải đáp này có thể tìm thấy trong phương thức Chính thống giáo.

HÀNH ÐỘNG ÐẠI KẾT

Từ những miêu tả trên đây, có thể thấy rằng tất cả các Giáo Hội Kitô giáo đều có những phong phú riêng cần được chia sẻ với nhau. Khi nhìn nhận những điểm căn bản về hôn nhân Kitô giáo như một liên hệ độc hữu, vĩnh viễn và thủy chung trong đó Thiên Chúa sống động và công bố sự hiện diện của mình trong cuộc đời của hai vợ chồng và gia đình họ, tất cả các giáo hội đã cùng chia sẻ sự hiệp nhất căn bản có gốc rễ trong Thánh Kinh. Những truyền thống và tập tục khác nhau, lần lượt xuất hiện trong nhiều thế kỷ, đã vừa chia rẽ vừa làm phong phú, và thực tế đả đem lại nhiều khó khăn trở ngại. Như việc Giáo hội Anh chấp nhận ngừa thai nhân tạo trong khi Giáo hội Công Giáo không chấp nhận điều ấy. Giáo hội Anh, đến tận ngày nay, vẫn duy trì những kỷ luật nghiêm khắc nhất chống việc tái kết hôn trong khi Giáo hội Công giáo đã phối hợp thái độ nghiêm nhặt chống ly dị nhưng lại cho phép người ta có nhiều cơ hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Cả hai giáo hội ấy có thể học nơi giáo hội Chính thống sự phong phú trong phụng vụ hôn nhân và quan niệm nhiệm cục của họ, một quan niệm cho phép tái kết hôn. Ðó là những vấn đề sẽ được các thần học gia lưu tâm trong nhiều năm sắp tới.

Hiện đã có sự gặp nhau về thái độ trong việc nhận ra hôn nhân như một liên hệ, một liên hệ có sự can dự của những tầng sâu thẳm nhất trong hữu thể những người đàn ông và đàn bà. Sự can dự này, với việc gia tăng nhanh chóng các hoài mong nơi nhau, hiện là gốc rễ gây ra nhiều cuộc tan vỡ hôn nhân. Việc ly dị hiện đang lan tràn rộng rãi cho thấy giữa ước vọng trực giác trong hữu thể con người muốn thể hiện sâu sắc các tiềm năng của mình và việc huấn luyện cũng như trợ giúp của cộng đoàn để thể hiện được điều trên hiện có một khoảng cách rất lớn.

Phương thức đại kết chủ yếu hệ ở việc coi hôn nhân như một cộng đồng tình yêu, vốn bắt nguồn từ ý niệm Thánh Kinh về giao ước, sẽ giúp các Giáo hội phối hợp các cố gắng của mình và nâng cao trình độ hiểu biết về tầm quan trọng của nó. Tầm quan trọng này sẽ được phản ảnh qua việc đánh giá nó như giáo hội tại gia hay giáo hội thu nhỏ, nói cách khác coi gia đình không phải chỉ là đơn vị căn bản của xã hội mà còn là đơn vị căn bản của Giáo hội nữa.

Nếu được như thế, các giáo hội sẽ có thể gom chung các tài nguyên của mình để chuẩn bị và trợ giúp cho hôn nhân cũng như đầu tư vào những chương trình nghiên cứu thiết yếu để cung cấp được những tư liệu nhằm ngăn cản các đổ vỡ hôn nhân.

Hiện có đủ cơ sở mạnh mẽ để tin rằng trên bình diện thực tiễn qua công tác chuẩn bị và trợ giúp hôn nhân, phương thức hiệp nhất, đại kết là phương thức duy nhất nên theo. Các kinh nghiệm, các phương thức mới và các thực nghiệm mới, tất cả đều cần được chia sẻ trong các lãnh vực đặc thù và xa hơn thế. Các cặp vợ chồng thuộc các giáo hội khác nhau có thể đến với nhau thành nhóm và học hỏi lẫn nhau, cũng như để cầu nguyện như những con cái đã lập gia đình của Chúa. Góp chung tài nguyên theo mọi cách thực tiễn khi có thể phải trở thành ưu tiên trong đời sống Giáo hội. Phong trào đại kết sẽ nhận được năng động lực đáng hoan nghênh nếu hôn nhân và gia đình trở thành một trong những chú tâm chính.

Không ai còn hoài nghi gì về sự ác của hiện tượng hôn nhân tan vỡ, một sự ác nằm ngay trong nỗi thống khổ đau đớn của các cặp vợ chồng khi công cuộc đầu tư quan trọng nhất của họ về phương diện nhân bản bị vỡ vụn tan tành cũng như trong nỗi thống khổ và tác hại đối với con cái. Một cuộc nghiên cứu gần đây về tác hại của ly dị đối với con cái cho thấy tác hại ấy lâu dài và nghiêm trọng biết bao (5). Ðây là một thảm kịch nhân bản mà Kitô giáo có nhiệm vụ nặng nề phải hiểu thấu và chống cự lại. Nó chính là tiếng Chúa gọi ta và chắc chắn không còn giai đoạn lịch sử nào trong đời sống Kitô giáo thích hợp hơn lúc này để điều tra và chặn đứng làn sóng ly dị. Xã hội đang sững sờ trước nạn hôn nhân tan vỡ và chỉ biết đứng nhìn nó bằng cái nhìn thẫn thờ. Kitô giáo không thể cho phép mình có thái độ ấy được. Nó có trách nhiệm đặc biệt phải sử dụng mọi phương pháp nghiên cứu, huấn luyện và trợ giúp hiện đại để đưa lại những thay đổi căn bản trong quan điểm của xã hội về hiện tượng hôn nhân vỡ tan.

Giáo hội Kitô giáo là bộ phận duy nhất có thể thực hiện được điều trên, vì chỉ có nó mới phối hợp được việc sử dụng các thành quả nghiên cứu mới nhất với sự cam kết căn để giữ vững tính bất khả tiêu của hôn nhân. Hiểu biết mà không có ý chí thực thi tính bất khả tiêu là làm mất hẳn phân nửa giá trị của hôn nhân, nhưng ý chí mà không có hiểu biết là tự mình làm mất những phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu của mình.

Kitô giáo có diễm phúc nhờ đức tin mà biết được điều gì là nhất quán đối với sự toàn vẹn nhân bản trong hôn nhân. Thiên Chúa, tác giả của hôn nhân, đã cho thấy điều đó một cách rõ ràng. Những nghiên cứu hiện nay cho ta thấy những chỉ dẫn qúy giá tại sao hôn nhân lại tan vỡ. Ðức tin và hiểu biết, cả hai đều cần được nuôi dưỡng và áp dụng để thực hiện cho được chương trình lớn lao Chúa đã vạch ra.

TÓM LƯỢC

Ngày nay, tất cả các giáo hội Kitô đều có sự thống nhất căn bản về quan điểm coi hôn nhân như một liên hệ giao ước. Còn nhiều điều họ có thể học nơi nhau về phương diện thần học cũng như hành động với nhau một cách đại kết để nâng đỡ và bảo vệ hôn nhân.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Marriage, Divorce and the Church. SPCK, 1971

2. Ibid., p.39

3. Tsembelas, P., Dogmatique de L’Église Orthodox Catholique, Vol III, p.351

4. Marriage, Divorce and the Church, p.122.

5. Wallenstein, J. and Kelly, J.B., Surviving the Break-up. Grant McIntyre, 1980.
 
Con đường bao dung
Nguyễn Văn Thành
08:06 03/09/2008
Những Chủ Điểm (dạng Powerpoints):

CON ĐƯỜNG BAO DUNG

(trong Văn Hóa và Huyền Sử Việt Nam)

PHẦN I: ĐỊNH NGHĨA CON ĐƯỜNG BAO DUNG

1. Nhân vật cần được quy chiếu khi nói đến Bao Dung: Nguyễn Trãi từ khu kháng chiến Chí Linh với Lê Lợi cho đến ngày thắng lợi ở Đông Quan ( Thăng Long, Hà Nội).

- Đảm nhiệm vai trò chiến lược và thương lượng với quân Minh ở Chí Linh, nhân danh Lê Lợi.

- Tại Đông Quan, Quân Minh bị bao vây tứ phía. Trước đoàn lũ đòi hỏi báo thù tận diệt quân Minh, duy một mình Nguyễn Trãi đề nghị con đường bao dung để xây dựng Đất Nước:

Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn,

Đem chí nhân mà thay cường bạo.

Mở rộng cưả Nhân mời khách đến,

Vun trồng cây Đức nuôi con ăn.

Chăn lạnh choàng vai đêm chẳng ngủ,

Suốt đời ôm mãi nỗi lo dân.

2. Sau khi diễn tả lời yêu cầu của mình, Nguyễn Trãi đã thinh lặng lắng nghe, đón nhận bao nhiêu ý kiến bất đồng và lời tố cáo của quần chúng.

3. Đối với Nguyễn Trãi, ý chí thù hận là tự nhiên và chính đáng. Tuy nhiên, để xây dựng Đất Nước về lâu về dài, và nhất là muốn để lại cho con cháu một gia sản trọng đại và bao la, ngay từ bây giờ chúng ta phải dấn bước trên con đường bao dung.

4. Trong ca dao tục ngữ, Tổ Tiên và Cha Ông chúng ta cũng nhắc lui nhắc tới cho con cháu về con đường Bao Dung:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một Nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống, cùng chung một giàn.

PHẦN II - NHỮNG TRỞ NGẠI LỚN LAO TRÊN CON ĐƯỜNG BAO DUNG.

1. Ngay từ ngày Lập Quốc, chính Lạc Long Quân đã phải đối đầu với ba con Yêu Tinh Ma Quái, có mặt khắp nơi trên mọi nẻo đường của Đất Nước:

Con thứ nhất: Mộc Tinh, một cây mất gốc mất rễ, không hoa không lá…đe dọa khách qua đường, đòi hỏi quà hối lộ.

Con thứ hai: Ngư Tinh, một con cá ăn thịt người…

Con thứ ba : Hồ Tinh, những con cáo đội lốt người để hà hiếp và lạm dụng đàn bà và trẻ con..

Sau khi Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đời, một loại Yêu Tinh thứ tư đã bắt đầu xuất hiện từ trong vòng anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ, mang tên là « Đồng Bào » nghĩa là cùng nhau chia sẻ một bào thai duy nhất của mẹ. Đó là Sơn Tinh va Thủy Tinh, một loại « gà bôi mặt đá nhau » từ đời này qua đời nọ và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay trên khắp mọi nẻo đường của Đất Nước.

2. Mộc Tinh có mặt trong lãnh vực thực tế và thực tại, khi chúng ta lãng quên nguồn gốc đích thực của mình, để « rước voi về chà mã tổ… »

Ngư Tinh, thay vì làm của ăn, ngày ngày nhã ra trong môi trường xã hội bao nhiêu

độc khí và độc chất, như: « Tao hơn mày thua, tao tốt mày xấu, tao chính mày

ngụy, tao yêu nước mày bán nước… »

Hồ Tinh là những con chồn ẩn núp trong hang động u tối. Ban đêm chúng nó

mang mặt người đi ra các khu xóm bắt con nít và đàn bà đem về hãm hiếp và ăn thịt.

3. Ngày hôm nay giữa chúng ta, vẫn còn có những con mộc tinh mất gốc mất rễ, đem Đất Nước bán đứng cho thực dân và ngoại bang như Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ Châu.

Ngày hôm nay, vẫn còn có nhứng Ngư Tinh ngày ngày làm ô nhiễm cuộc sống của

anh chị em đồng bào.

Ngày hôm nay vẫn còn có những Hồ Tinh xem đồng bào là công cụ nhằm thỏa

mãn những dục vọng bỉ ổi của mình.

Một cách đặc biệt những tranh chấp và xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh đã

và đang còn tạo nên những tai ương hoạn nạn như: Nam Bắc phân tranh, những

con sông Bến Hải, những Đaị Lô kinh hoàng, những tai nạn bị đắm tàu trên các

vùng của các đại dương, cho người Việt tỵ nạn từ những biến cố năm 1975.

4. Nếu chúng ta phân tích một cách khoa học,

- Mộc Tinh có mặt trong lãnh vực thực tế, khi chúng ta thiếu khả năng quan sát và ghi nhận các sự kiện một cách khách quan.

- Ngư Tinh nhả ra những lý thuyết hay là những chủ nghĩa ngoại lai, khả dĩ gây chia rẽ và hận thù trong lòng Đất Nước.

- Hồ Tinh len lõi nằm vùng trong lãnh vực xúc động, cũng như thao tác những chương trình bạo động, hận thù, trong môi trường sinh thái của Quê Hương.

- Sau cùng Sơn Tinh và Thủy Tinh làm ô nhiễm mọi liên hệ giữa người với người.

PHẦN III: PHƯƠNG THỨC HÓA GIẢI những trở ngại, để ngày ngày mở ra con đường BAO DUNG.

Nhằm hóa giải những chướng ngại vừa được nêu ra trên đây, chúng ta cần thức tỉnh về những hiện tượng tất yếu sau đây:

1. Giữa tôi và người khác, có ba loại sinh hoạt khách quan thông thường như sau:

Tôi và người có những điểm giống nhau, cho nên chúng ta có thể thương nhau và hợp tác với nhau.

Tôi và người có nhũng điểm hoàn toàn khác nhau. Cho nên bao nhiêu vấn đề xung đột có thể xuất phát từ nơi đây, nếu chúng ta ngày ngày nuôi dưỡng lỗi nhìn lưỡng năng đã được nói tới trên đây như: tao tốt mày xấu…

Tuy nhiên, cũng nhờ khác nhau, chúng ta mới có khả năng bổ túc và ngày ngày

cố quyết kiện toàn cho nhau.

Nhờ đó khi hai người anh chị em đồng bào ngồi lại lắng nghe, đón nhận và hợp tác

với nhau,

* Chúng ta có một trăm con mắt để nhìn đời.

* Chúng ta có một trăm lỗ tai để lắng nghe tiếng kêu trầm

thống và khổ đau của anh chị em.

* Chúng ta có một trăm đôi chân và một trăm đôi tay để làm đẹp Đất Nước và xây dựng Quê Hương.

Phải chăng đó là con đường bao dung chúng ta đang đi và có khả năng trối lại cho

các thế hệ giới trẻ con cháu đang đến sau này ?

2.- Xét về mặt khoa học kỹ thuật,

- Trong lãnh vực thực tế, chúng ta ngày ngày học tập sử dụng NGÔN NGỮ CHÍNH XÁC, để mô tả những sự kiện khách quan, thay vì xuyên tạc, tổng quát hóa hay là chủ quan hóa.

- Trong lãnh vực tư duy, chúng bắt đầu ghi nhận những SỰ KIỆN cụ thể và khách quan. Xuất phát từ đó, chúng ta đề nghị những giả thuyết. Từ những giả thuyết ấy, chúng ta chọn lựa một kết luận. Dựa trên trên kết luận ấy, chúng ta quyết định một chương trình hành động. Và sau từng giai đoạn thực hiện, chúng ta đánh giá kết quả, để điều chỉnh giả thuyết lúc ban đầu hay là tiếp tục, bổ túc và kiện toàn. Sau khi thưc hiện những bước tư duy của mình, chúng ta cho phép kẻ khác cũng có quyền đưa ra những quan diểm của mình. Và lúc bấy giờ chúng ta lắng nghe một cách cẩn trọng.

- Trong lãnh vực xúc động chúng ta hãy khảo sát NHU CẦU khẩn thiết ẩn núp ở bên dưới mỗi xúc dộng.

- Sau hết, trong những quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người với người, chúng ta cần phát huy về phía của mình hay là tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ khác thực hiện bốn bước đi tới: XIN, CHO, NHẬN và TỪ CHỐI.

§ Xin chứ không phải là Qụy lụy, sụp lạy, làm nô lệ.

§ Cho là chia sẻ, trao đổi sau khi đã NHẬN, chứ không phải là ban phát từ trên như một ông chủ thực dân và toàn quyền.

§ Nhận vì tôi có nhu cầu và quyền lợi được lắng nghe, với tư cách là một con người đang trình bày cho kẻ khác nhu cầu « làm người » chính đáng của mình.

§ Từ Chối là KHÔNG CHẤP NHẬN làm công cụ cho kẻ khác hay là KHÔNG tùy phục họ như một tên nô lệ, không có tiếng nói, không có nhân phẩm.

Để ghi nhớ Ngày Gặp Gỡ Văn Hóa Việt Nam

Tại Bruxelles, Bỉ


Từ ngày 28 đến 30 tháng 08 năm 2008

Do Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ tổ chức
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vết Thời Gian
Lm. Tâm Duy
00:12 03/09/2008

VẾT THỜI GIAN



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Chữ rằng: "Xuân bất tái lai"

Ngày nay hoa nở ngày mai hoa tàn.

Mặc ai nay lụa mai hàng

Xin anh đừng có phụ phàng vải bô.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền