Phụng Vụ - Mục Vụ
Chết Trên Đỉnh Đồi
Lm Michael Nguyễn Quang, SVD
14:57 02/09/2023
Lm Michael Nguyễn Quang SVD
Góc CHÚA NHẬT: Chết Trên Đỉnh Đồi - Matt 16:21-27
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Matt 16:24) – Đọc tới hàng chữ này, ai cũng vậy, muốn đọc lướt qua, blah, blah, và rồi quên đi thật nhanh.
Theo Thầy thì con theo rồi. Bởi con đã được, hoặc "lỡ" được rửa tội thuở mới oe oe chui vào đời. Chọn lựa thời đó tình thiệt mà nói nghen, đó là của bố mẹ, không phải của con.
Riêng cái vụ “từ bỏ chính mình” thì lại càng kẹt cho con nha. Trên đời này chỉ có Đức Giêsu, thánh Phanxicô Assisi, Mẹ Theresa Calcuta, Lm Trần Ngọc Thanh, và một vài người được gọi là á thánh, hoặc hiển thánh, thánh rõ ràng, họ mới dám từ bỏ chính mình. Chứ con thì không có đâu.
Từ bỏ chính mình hả? Vậy con còn gì để thiên hạ nhìn vào, kính nể và nhận ra đó chính là con? Chúa! Chúa biết chuyện này rõ như ban ngày và ban đêm mà.
Còn vác thập giá hằng ngày thì lại càng viễn tưởng. Vác thánh giá khoảng một canh giờ là con mệt cầm canh rồi. Trần gian này có mấy ai muốn vác thánh giá, ngoại trừ Đức Giêsu.
Chưa hết, lại còn vụ vác thập giá để rồi đi theo chân Đức Giêsu. Vụ này thì lại càng xin thôi. Con xin nhường lại chủ đề vác thập giá cho các đấng bậc trong giáo hội. Con người trần thế, mê man đủ thứ. Con khoái tiền bạc, con yêu danh vọng, và thú vui vợ chồng. Con đi lễ ngày Chúa Nhật thôi. Vậy là cũng đủ vui cho con và cho Giáo hội rồi.
Suy Niệm 1
Câu tuyên bố bất hủ, “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” xảy ra trong bối cảnh sau khi Đức Giêsu đổi tên Simon sang tên Phêrô, nghĩa là đá. Nối tiếp theo sau những tuyên ngôn mừng vui mát tươi lòng trần là những bản tin buồn. Lần này, Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa thông báo bản tin dữ. Đó là quân ta sẽ đi xuống thành phố Giêrusalem. Nơi đây, Đấng Mêsia sẽ bắt đầu chặng đàng thương khó, để rồi bị giết chết. Nhưng sau đó, Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba (Matt 16:21).
Nghe Thầy phán tới đây, Phêrô, người của trường phái chính trị thực tế giơ tay cản ngăn chương trình của Thầy ngay, “Oh, xin Thiên Chúa đừng để những chuyện như thế xảy ra với Thầy” (câu 22). Phêrô vừa dứt lời, Đức Giêsu mắng vị thủ lãnh của Giáo hội ngay vào mặt một mắng thật nặng, “Quân Satan, lui lại đằng sau” (câu 23).
Trong văn hóa Do Thái, gọi nhau là Satan còn nặng hơn gọi nhau là chó!
Thế đấy, đó là câu mắng nặng nề bật ra từ miệng của Đấng Mêsia.
Suy Niệm 2
Nghĩ cho cùng, tất cả trần thế cũng sẽ đều hành xử như thủ lãnh Phêrô, bởi ai dại gì mà đi xuống thủ đô Giêrusalem để quân giặc ở mạn dưới đưa quân ta lên thớt bằm vo viên nấu cháo.
Đất Galilê là đất nhà, Đấng Mêsia tha hồ tung hoành ngang dọc, bởi đó là quê hương. Trên lãnh thổ dân ngoại Galilê, Đức Giêsu nhận được sự ủng hộ của quân ta cũng như quân La Mã. Nếu không, viên sĩ quan La Mã đã không đến để xin Đức Giêsu chữa lành người hầu của ông ta (Matt 15).
Nhưng nếu đoàn quân 12 cùng Thầy mà kéo xuống Giêrusalem của các nhà lãnh đạo Do Thái. Để bảo vệ những ổ bánh mì và ly rượu thơm hằng ngày của họ tại đất thủ đô, Đức Giêsu dễ được họ dẫn thẳng lên đoạn đầu đài lắm.
Đức Giêsu biết thế, và Phêrô cũng biết thế.
Phêrô còn biết xa hơn nữa là nếu Đức Giêsu mà chết đi, tương lai của ổng cũng bấp bênh không kém. Bởi thế, ông đã nhanh nhanh cản Thầy dừng lại những bước chân. Xin Thầy đừng đi xuống thủ đô, nhưng hãy ở lại, tận hưởng cuộc đời Mêsia mà trần thế đang dâng tặng lên Thầy.
Suy Niệm 3
Thật ra Phêrô và tín hữu của muôn thủa chỉ dừng lại ở đích điểm của cây thánh giá. Đó chính là Núi Sọ.
Nơi đây, đúng như Đấng Mêsia đã tiên báo, Người đã chết đi lặng lẽ. Xác Người xanh xao. Xác Người im lìm. Một đám tang tội nhân bị đóng đinh. Một đám tang vội vã.
Nhưng, bởi Từ Bỏ thiên tính (Philippians 2:6-7),
Nhưng, bởi Vác Thánh Giá lên đồi Golgotha,
Nhưng, bởi Chết Đi, chết trên đỉnh đồi!
Hoa Phục Sinh của nhân loại bật tung nụ vào một giây phút không ai trên thế giới có thể ngờ, nghĩ tới!
Thế đấy, Tin Mừng Matthew 16:21-27 nhắc nhở tôi, khi tôi từ bỏ, tôi vác thánh giá, tôi rồi cũng sẽ đi tới đích điểm của cây thánh giá đời. Khi tôi chết trên đỉnh đồi, tôi rồi cũng sẽ bừng nở nụ hoa phục sinh cá nhân như Hoa Phục Sinh của Ngài đã từng bung nở gần 2000 năm rồi.
Lời Nguyện
Lạy Ngài, xin cho con thấy, xin cho con từ bỏ và vác thánh giá đi theo Ngài!
Góc CHÚA NHẬT: Chết Trên Đỉnh Đồi - Matt 16:21-27
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Matt 16:24) – Đọc tới hàng chữ này, ai cũng vậy, muốn đọc lướt qua, blah, blah, và rồi quên đi thật nhanh.
Theo Thầy thì con theo rồi. Bởi con đã được, hoặc "lỡ" được rửa tội thuở mới oe oe chui vào đời. Chọn lựa thời đó tình thiệt mà nói nghen, đó là của bố mẹ, không phải của con.
Riêng cái vụ “từ bỏ chính mình” thì lại càng kẹt cho con nha. Trên đời này chỉ có Đức Giêsu, thánh Phanxicô Assisi, Mẹ Theresa Calcuta, Lm Trần Ngọc Thanh, và một vài người được gọi là á thánh, hoặc hiển thánh, thánh rõ ràng, họ mới dám từ bỏ chính mình. Chứ con thì không có đâu.
Từ bỏ chính mình hả? Vậy con còn gì để thiên hạ nhìn vào, kính nể và nhận ra đó chính là con? Chúa! Chúa biết chuyện này rõ như ban ngày và ban đêm mà.
Còn vác thập giá hằng ngày thì lại càng viễn tưởng. Vác thánh giá khoảng một canh giờ là con mệt cầm canh rồi. Trần gian này có mấy ai muốn vác thánh giá, ngoại trừ Đức Giêsu.
Chưa hết, lại còn vụ vác thập giá để rồi đi theo chân Đức Giêsu. Vụ này thì lại càng xin thôi. Con xin nhường lại chủ đề vác thập giá cho các đấng bậc trong giáo hội. Con người trần thế, mê man đủ thứ. Con khoái tiền bạc, con yêu danh vọng, và thú vui vợ chồng. Con đi lễ ngày Chúa Nhật thôi. Vậy là cũng đủ vui cho con và cho Giáo hội rồi.
Suy Niệm 1
Câu tuyên bố bất hủ, “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” xảy ra trong bối cảnh sau khi Đức Giêsu đổi tên Simon sang tên Phêrô, nghĩa là đá. Nối tiếp theo sau những tuyên ngôn mừng vui mát tươi lòng trần là những bản tin buồn. Lần này, Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa thông báo bản tin dữ. Đó là quân ta sẽ đi xuống thành phố Giêrusalem. Nơi đây, Đấng Mêsia sẽ bắt đầu chặng đàng thương khó, để rồi bị giết chết. Nhưng sau đó, Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba (Matt 16:21).
Nghe Thầy phán tới đây, Phêrô, người của trường phái chính trị thực tế giơ tay cản ngăn chương trình của Thầy ngay, “Oh, xin Thiên Chúa đừng để những chuyện như thế xảy ra với Thầy” (câu 22). Phêrô vừa dứt lời, Đức Giêsu mắng vị thủ lãnh của Giáo hội ngay vào mặt một mắng thật nặng, “Quân Satan, lui lại đằng sau” (câu 23).
Trong văn hóa Do Thái, gọi nhau là Satan còn nặng hơn gọi nhau là chó!
Thế đấy, đó là câu mắng nặng nề bật ra từ miệng của Đấng Mêsia.
Suy Niệm 2
Nghĩ cho cùng, tất cả trần thế cũng sẽ đều hành xử như thủ lãnh Phêrô, bởi ai dại gì mà đi xuống thủ đô Giêrusalem để quân giặc ở mạn dưới đưa quân ta lên thớt bằm vo viên nấu cháo.
Đất Galilê là đất nhà, Đấng Mêsia tha hồ tung hoành ngang dọc, bởi đó là quê hương. Trên lãnh thổ dân ngoại Galilê, Đức Giêsu nhận được sự ủng hộ của quân ta cũng như quân La Mã. Nếu không, viên sĩ quan La Mã đã không đến để xin Đức Giêsu chữa lành người hầu của ông ta (Matt 15).
Nhưng nếu đoàn quân 12 cùng Thầy mà kéo xuống Giêrusalem của các nhà lãnh đạo Do Thái. Để bảo vệ những ổ bánh mì và ly rượu thơm hằng ngày của họ tại đất thủ đô, Đức Giêsu dễ được họ dẫn thẳng lên đoạn đầu đài lắm.
Đức Giêsu biết thế, và Phêrô cũng biết thế.
Phêrô còn biết xa hơn nữa là nếu Đức Giêsu mà chết đi, tương lai của ổng cũng bấp bênh không kém. Bởi thế, ông đã nhanh nhanh cản Thầy dừng lại những bước chân. Xin Thầy đừng đi xuống thủ đô, nhưng hãy ở lại, tận hưởng cuộc đời Mêsia mà trần thế đang dâng tặng lên Thầy.
Suy Niệm 3
Thật ra Phêrô và tín hữu của muôn thủa chỉ dừng lại ở đích điểm của cây thánh giá. Đó chính là Núi Sọ.
Nơi đây, đúng như Đấng Mêsia đã tiên báo, Người đã chết đi lặng lẽ. Xác Người xanh xao. Xác Người im lìm. Một đám tang tội nhân bị đóng đinh. Một đám tang vội vã.
Nhưng, bởi Từ Bỏ thiên tính (Philippians 2:6-7),
Nhưng, bởi Vác Thánh Giá lên đồi Golgotha,
Nhưng, bởi Chết Đi, chết trên đỉnh đồi!
Hoa Phục Sinh của nhân loại bật tung nụ vào một giây phút không ai trên thế giới có thể ngờ, nghĩ tới!
Thế đấy, Tin Mừng Matthew 16:21-27 nhắc nhở tôi, khi tôi từ bỏ, tôi vác thánh giá, tôi rồi cũng sẽ đi tới đích điểm của cây thánh giá đời. Khi tôi chết trên đỉnh đồi, tôi rồi cũng sẽ bừng nở nụ hoa phục sinh cá nhân như Hoa Phục Sinh của Ngài đã từng bung nở gần 2000 năm rồi.
Lời Nguyện
Lạy Ngài, xin cho con thấy, xin cho con từ bỏ và vác thánh giá đi theo Ngài!
Không thể chùn bước
Lm Minh Anh
15:51 02/09/2023
KHÔNG THỂ CHÙN BƯỚC!
“Ai muốn đi theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo!”.
O. Chambers nói, “Cả thiên đường đều quan tâm đến thập giá Chúa Kitô, cả địa ngục đều vô cùng sợ hãi nó; trong khi loài người là những sinh vật duy nhất ít nhiều phớt lờ ý nghĩa của nó!”. Bởi lẽ, “Không người nào đội mão triều thiên trên trời mà không phải là người vác thập giá dưới đất!” - Charles Haddon Spurgeon.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Phêrô “phớt lờ” thập giá, Chúa Giêsu nặng lời với ông. Và Ngài tuyên bố, “Ai muốn đi theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo!”. Ý Ngài muốn nói, anh ‘Đừng cản Thầy!’, Thầy ‘Không thể chùn bước!’.
Sự việc xảy ra khi Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ biết Ngài phải đi Giêrusalem, chịu đau khổ… bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Sốc! Kịch bản về Đấng Messia không thể như thế. Họ rối loạn! Vì thế, Phêrô kéo Ngài ra riêng, “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!”. Quay lại, Ngài gọi ông, “Satan!”. Trớ trêu thay, ‘tảng đá’ vừa được Ngài gọi là nền móng ‘Giáo Hội’, nay bị coi là ‘vật cản’ công việc và sứ mạng của Ngài!
Phải, Chúa Giêsu là Messia, Đấng Kitô, sẽ là Vua, nhưng là Vua tình yêu, một Vua sẽ cai trị bằng yêu thương phục vụ và nếu cần, sẵn sàng chết cho thần dân. Các bài đọc hôm nay cho thấy điều tương tự. Giêrêmia dường như hối tiếc vì được gọi, “Lạy Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ”. Kết quả là ông trở thành “trò cười”. Giêrêmia quyết định sẽ không nói về Chúa nữa, nhưng ông ‘không thể chùn bước’ vì, “Lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim!”. Phaolô, trong bài đọc thứ hai, cũng thế; lòng ngài bị thiêu đốt, “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động!”.
Với tuyên bố “Ai muốn đi theo Tôi, phải từ bỏ chính mình!”, Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cống hiến đời mình để hoàn toàn yêu thương và phục vụ, cả khi điều này dẫn đến hiểu lầm, chế giễu, đau đớn và thậm chí cả cái chết. Để theo Ngài cách trọn vẹn, bạn và tôi phải có “tâm trí của Chúa Kitô”, nghĩa là nhìn cuộc sống theo hướng yêu thương và phục vụ chứ không theo đuổi tham vọng thuần tuý lấy bản thân làm trung tâm. Khi có “tâm trí của Chúa Kitô”, toàn bộ hướng đi của cuộc đời chúng ta sẽ thay đổi; nhờ đó, bạn và tôi ‘không thể chùn bước!’. “Từ bỏ chính mình” không phải là kìm nén nhân cách; đúng hơn là buông bỏ chính mình để có thể thực sự tìm thấy chính mình, thành công và hạnh phúc và tự do! Đó không phải là điều bạn và tôi đều muốn trải nghiệm sao?
Anh Chị em,
“Từ bỏ chính mình”. Ngày nay, bạn và tôi luôn bị cám dỗ đi theo Chúa Kitô mà không “từ bỏ chính mình”. Nhưng Chúa Giêsu xác định, đường duy nhất là đường tình yêu, và không có tình yêu đích thực nếu không có hy sinh bản thân. Bạn được kêu gọi đừng để mình bị cuốn hút bởi tầm nhìn của thế giới này, nhưng hơn bao giờ hết, ý thức về sự cần thiết và nỗ lực để lội ngược dòng với những khó khăn, và dù bất cứ hoàn cảnh nào, bạn ‘không thể chùn bước’, vì chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa và hạnh phúc. Hãy sống cho Chúa, đặt đời sống mình trên tình yêu, chúng ta cũng sẽ nếm trải niềm vui đích thực, và cuộc sống của chúng ta sẽ không cằn cỗi; nhưng sinh hoa kết quả!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, lội ngược, bao giờ cũng nhọc nhằn! Đừng để con chùn bước trước bất cứ gian khó nào. Cho con không ngừng buông bỏ để thực sự tìm thấy chính mình!”, Amen.
(Tgp. Huế)
CN 22A. Con người có hai bộ mặt
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
16:39 02/09/2023
CN 22A. Con người có hai bộ mặt
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế : có muôn mặt !
Muôn mặt đó tóm về “hai này mà chớ” : một mặt tốt và một mặt xấu.
Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe hôm nay : “Satan hãy xéo đi” và lùi lại 7 ngày– Phúc Âm Chúa nhật tuần trước ta đọc : “Con là Đá…” Hai lời đó đều được Chúa Giêsu nói cho cùng một con người : Phêrô. Phêrô trong bài Phúc âm tuần trước là phát ngôn viên của Thiên Chúa khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” – Hôm nay, Phêrô lại là khí cụ của Satan : “Hỡi Satan hãy xéo đi !”
Vậy điểm thứ nhất, chúng ta cùng nhìn vào đó là : mỗi con người chúng ta có ít là 2 bộ mặt, 2 động cơ.
1. Mỗi người có ít là hai bộ mặt
-Như chúng ta thấy nơi Phêrô : một bộ mặt của Thiên Chúa, một của quỉ vương.
-Thánh Phaolô trong thư Rôma (7, 15) tâm sự : “Thật tôi không hiểu việc tôi làm chi hết, vì điều tôi ưng muốn, tôi không làm; điều tôi chê ghét, tôi lại cứ làm”.
-Hoa hậu áo dài Việt Nam 1989 Đỗ thị Kiều Khanh trước và có lẽ sau khi trở thành hoa hậu, (có hình in trên nhiều tờ lịch) là một con chiên ngoan đạo – cô đọc sách thánh trong thánh lễ hàng tuần.
-Những diễn viên, những minh tinh, những hoa hậu có một bộ mặt trình diễn, nhưng cũng có thể có một bộ mặt hướng thiên.
-Xem bộ phim “Con bạch tuộc” vào những tập cuối, chúng ta thấy một khuôn mặt lạnh như tiền, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đầu chải láng… Đó là Tanô, người làm công và rồi trở thành ông chủ. Khi trở thành ông chủ giàu có, Tanô vẫn giữ trong tủ kính con ngựa gỗ què một chân, kỷ niệm của thời kỳ nghèo khổ. Rồi một tối áp Noel, ông chở cả một xe đồ chơi đến trại mồ côi của một linh mục để phát quà cho các em.
Trong mỗi con người dù ác đến đâu, cũng có một chút gì đó hiền dịu. Một em bé phá phách nghịch ngợm cứng đầu cứng cổ đến mấy, thế nào cũng có lúc mềm lòng chảy nước mắt. Đó cũng là nguyên tắc của giáo dục. Hãy nhìn giới trẻ có mặt sáng và mặt tối, có giả dối mà cũng có chân thành, có thiện tâm mà cũng có ác độc… để không thất vọng về một em nào.
2. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
-Nếu bài Phúc âm hôm nay Chúa chê trách Phêrô, được đọc cách bài Phúc Âm Chúa khen Phêrô, đúng 7 ngày, thì trong sách, 2 bài này chỉ cách nhau có một câu. Điều đó có thể được hiểu, trong con người Phêrô 2 bộ mặt : một xướng ngôn viên của Thiên Chúa, một là khí cụ của Satan, thay nhau làm chủ. Vừa được đặt làm đá để xây Hội thánh – thì bị ngay câu la : ngươi trở thành đá vấp phạm (giống như viên đá có thể để xây nhà, nhưng viên đá cũng có thể làm người ta vấp té).
Rõ rệt hơn có lẽ là lần Phêrô vừa mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng chết với Thầy, thì mấy giờ sau đó đã chối Thầy đến 3 lần. Hai bộ măt thay nhau ngự trị trong một con người.
-Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/90, khi điểm vở diễn mới mang tên “Cõi tình” hoặc “Phút giao thừa” đã đặt đề tựa phụ : “Tội ác mang gương mặt tình yêu.”
Câu chuyện kể, một người chồng đâm xe vào một người phu quét rác. Tưởng họ chết, nên bỏ chạy luôn. Theo lẽ phải thông thường: ra trình diện nhận trách nhiệm về mình. Nhưng nếu vậy thì: việc đi học nước ngoài, ghế thủ trưởng được hứa hẹn, tương lai tươi sáng đó sẽ đen xịt. Thế là những toan tính xuất hiện và tình yêu bị lợi dụng như một con bài để chạy tội. Cuối cùng là : đổ hết tội cho người vợ và ngang nhiên nhìn vợ như một phạm nhân. May thay, người phu quét rác không chết. Kịch bản vô nhân tính ấy không được thực hiện, vì người phu thấy rõ ai là người lái xe: nam hay nữ. Người vợ phẫn nộ nhận ra sự thật đáng sợ về con người lâu nay mình vẫn tin yêu. Người chồng bẽ bàng trước sự tráo trở của mình. Và tác giả bài điểm báo là Trường Sa đã viết câu này : “Cái kết thúc bi hài như một lời nhắc nhở : ma quỉ vẫn thường lẩn khuất ở trong chúng ta, chỉ cần một chút yếu lòng, nó sẽ biến ta thành nô lệ.”
-Không phải tập được một lần đức khiêm nhợng là không bao giờ kiêu ngạo nữa. Chỉ cần nửa giây (từ ngữ nhà Phật là sadna) là có thể đã kiêu căng. Không phải có được lòng tin rồi là không bao giờ nghi ngờ nữa. Chỉ cần một cơ hội nào đó là quỉ “phân vân” sẽ tấn công. Không phải tập được tính dịu hiền là không bao giờ to tiếng nữa. Ma quỉ vẫn lẩn khuất bên ta, chỉ một phút lơ đãng là ta bị hạ gục ngay.
-Nhiều lúc chúng ta đã từng thú nhận : không ngờ mình nóng đến như thế. Không ngờ mình nhẫn tâm đến như vậy. Cái nóng đã lên ngôi làm chủ thay cho hiền dịu. Cái nhẫn tâm đã chỉ huy thay cho lòng tốt. Hai bộ mặt thay nhau ngự trị con người. Đó là điểm thứ hai.
Mỗi con người có ít là 2 bộ mặt. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
3. Tại sao lại như vậy
Tại sao lại như vậy? Tại sao trong con người lại có thiện và ác. Có xấu thật xấu mà cũng có tốt như thế. Câu trả lời có vẻ giáo khoa, thần học là : vì tội nguyên tổ, vì tội chúng ta.
Nhưng đọc trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta có thể trả lời tại sao vậy bằng : để thử thách, để thanh luyện chúng ta. Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình… (= bỏ mình là bỏ những cái xấu của mình); vác thập giá : phải tập luyện nhân đức để theo Chúa.
Như thế mới công trạng, như câu cuối bài Tin Mừng hôm nay : Khi Con Người đến trong vinh quang sẽ trả cho ai nấy theo cách ăn nết ở của họ. Nếu cuộc sống không phải chiến đấu giữa thiện và ác, thì thành quả chẳng vẻ vang gì. Chiến đấu không gian nan, thì vinh quang sao hiển hách được. Lựa chọn không vất vả – thành quả chẳng có giá.
Để kết luận : Chúng ta trả lời vấn nạn : giữa hai thế lực như vậy, làm sao chúng ta đứng vững. Câu trả lời sẽ là câu nói của Chúa cho Phêrô : Này Simon, Satan đã đòi sàng anh như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để lòng tin của anh không biến mất. Trong lời kinh chính Chúa dạy ta, Ngài cũng đã nói với chúng ta hãy cầu nguyện như sau : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ – nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời cầu xin sẽ giúp ta đứng vững. Nói đổi lời – chính ơn Chúa trợ giúp chúng ta. Nhưng trước khi xin – phải tin. Tôi tin kính.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế : có muôn mặt !
Muôn mặt đó tóm về “hai này mà chớ” : một mặt tốt và một mặt xấu.
Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe hôm nay : “Satan hãy xéo đi” và lùi lại 7 ngày– Phúc Âm Chúa nhật tuần trước ta đọc : “Con là Đá…” Hai lời đó đều được Chúa Giêsu nói cho cùng một con người : Phêrô. Phêrô trong bài Phúc âm tuần trước là phát ngôn viên của Thiên Chúa khi tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” – Hôm nay, Phêrô lại là khí cụ của Satan : “Hỡi Satan hãy xéo đi !”
Vậy điểm thứ nhất, chúng ta cùng nhìn vào đó là : mỗi con người chúng ta có ít là 2 bộ mặt, 2 động cơ.
1. Mỗi người có ít là hai bộ mặt
-Như chúng ta thấy nơi Phêrô : một bộ mặt của Thiên Chúa, một của quỉ vương.
-Thánh Phaolô trong thư Rôma (7, 15) tâm sự : “Thật tôi không hiểu việc tôi làm chi hết, vì điều tôi ưng muốn, tôi không làm; điều tôi chê ghét, tôi lại cứ làm”.
-Hoa hậu áo dài Việt Nam 1989 Đỗ thị Kiều Khanh trước và có lẽ sau khi trở thành hoa hậu, (có hình in trên nhiều tờ lịch) là một con chiên ngoan đạo – cô đọc sách thánh trong thánh lễ hàng tuần.
-Những diễn viên, những minh tinh, những hoa hậu có một bộ mặt trình diễn, nhưng cũng có thể có một bộ mặt hướng thiên.
-Xem bộ phim “Con bạch tuộc” vào những tập cuối, chúng ta thấy một khuôn mặt lạnh như tiền, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đầu chải láng… Đó là Tanô, người làm công và rồi trở thành ông chủ. Khi trở thành ông chủ giàu có, Tanô vẫn giữ trong tủ kính con ngựa gỗ què một chân, kỷ niệm của thời kỳ nghèo khổ. Rồi một tối áp Noel, ông chở cả một xe đồ chơi đến trại mồ côi của một linh mục để phát quà cho các em.
Trong mỗi con người dù ác đến đâu, cũng có một chút gì đó hiền dịu. Một em bé phá phách nghịch ngợm cứng đầu cứng cổ đến mấy, thế nào cũng có lúc mềm lòng chảy nước mắt. Đó cũng là nguyên tắc của giáo dục. Hãy nhìn giới trẻ có mặt sáng và mặt tối, có giả dối mà cũng có chân thành, có thiện tâm mà cũng có ác độc… để không thất vọng về một em nào.
2. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
-Nếu bài Phúc âm hôm nay Chúa chê trách Phêrô, được đọc cách bài Phúc Âm Chúa khen Phêrô, đúng 7 ngày, thì trong sách, 2 bài này chỉ cách nhau có một câu. Điều đó có thể được hiểu, trong con người Phêrô 2 bộ mặt : một xướng ngôn viên của Thiên Chúa, một là khí cụ của Satan, thay nhau làm chủ. Vừa được đặt làm đá để xây Hội thánh – thì bị ngay câu la : ngươi trở thành đá vấp phạm (giống như viên đá có thể để xây nhà, nhưng viên đá cũng có thể làm người ta vấp té).
Rõ rệt hơn có lẽ là lần Phêrô vừa mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng chết với Thầy, thì mấy giờ sau đó đã chối Thầy đến 3 lần. Hai bộ măt thay nhau ngự trị trong một con người.
-Báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/90, khi điểm vở diễn mới mang tên “Cõi tình” hoặc “Phút giao thừa” đã đặt đề tựa phụ : “Tội ác mang gương mặt tình yêu.”
Câu chuyện kể, một người chồng đâm xe vào một người phu quét rác. Tưởng họ chết, nên bỏ chạy luôn. Theo lẽ phải thông thường: ra trình diện nhận trách nhiệm về mình. Nhưng nếu vậy thì: việc đi học nước ngoài, ghế thủ trưởng được hứa hẹn, tương lai tươi sáng đó sẽ đen xịt. Thế là những toan tính xuất hiện và tình yêu bị lợi dụng như một con bài để chạy tội. Cuối cùng là : đổ hết tội cho người vợ và ngang nhiên nhìn vợ như một phạm nhân. May thay, người phu quét rác không chết. Kịch bản vô nhân tính ấy không được thực hiện, vì người phu thấy rõ ai là người lái xe: nam hay nữ. Người vợ phẫn nộ nhận ra sự thật đáng sợ về con người lâu nay mình vẫn tin yêu. Người chồng bẽ bàng trước sự tráo trở của mình. Và tác giả bài điểm báo là Trường Sa đã viết câu này : “Cái kết thúc bi hài như một lời nhắc nhở : ma quỉ vẫn thường lẩn khuất ở trong chúng ta, chỉ cần một chút yếu lòng, nó sẽ biến ta thành nô lệ.”
-Không phải tập được một lần đức khiêm nhợng là không bao giờ kiêu ngạo nữa. Chỉ cần nửa giây (từ ngữ nhà Phật là sadna) là có thể đã kiêu căng. Không phải có được lòng tin rồi là không bao giờ nghi ngờ nữa. Chỉ cần một cơ hội nào đó là quỉ “phân vân” sẽ tấn công. Không phải tập được tính dịu hiền là không bao giờ to tiếng nữa. Ma quỉ vẫn lẩn khuất bên ta, chỉ một phút lơ đãng là ta bị hạ gục ngay.
-Nhiều lúc chúng ta đã từng thú nhận : không ngờ mình nóng đến như thế. Không ngờ mình nhẫn tâm đến như vậy. Cái nóng đã lên ngôi làm chủ thay cho hiền dịu. Cái nhẫn tâm đã chỉ huy thay cho lòng tốt. Hai bộ mặt thay nhau ngự trị con người. Đó là điểm thứ hai.
Mỗi con người có ít là 2 bộ mặt. Hai bộ mặt đó thay nhau ngự trị con người.
3. Tại sao lại như vậy
Tại sao lại như vậy? Tại sao trong con người lại có thiện và ác. Có xấu thật xấu mà cũng có tốt như thế. Câu trả lời có vẻ giáo khoa, thần học là : vì tội nguyên tổ, vì tội chúng ta.
Nhưng đọc trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta có thể trả lời tại sao vậy bằng : để thử thách, để thanh luyện chúng ta. Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình… (= bỏ mình là bỏ những cái xấu của mình); vác thập giá : phải tập luyện nhân đức để theo Chúa.
Như thế mới công trạng, như câu cuối bài Tin Mừng hôm nay : Khi Con Người đến trong vinh quang sẽ trả cho ai nấy theo cách ăn nết ở của họ. Nếu cuộc sống không phải chiến đấu giữa thiện và ác, thì thành quả chẳng vẻ vang gì. Chiến đấu không gian nan, thì vinh quang sao hiển hách được. Lựa chọn không vất vả – thành quả chẳng có giá.
Để kết luận : Chúng ta trả lời vấn nạn : giữa hai thế lực như vậy, làm sao chúng ta đứng vững. Câu trả lời sẽ là câu nói của Chúa cho Phêrô : Này Simon, Satan đã đòi sàng anh như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh, để lòng tin của anh không biến mất. Trong lời kinh chính Chúa dạy ta, Ngài cũng đã nói với chúng ta hãy cầu nguyện như sau : Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ – nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Lời cầu xin sẽ giúp ta đứng vững. Nói đổi lời – chính ơn Chúa trợ giúp chúng ta. Nhưng trước khi xin – phải tin. Tôi tin kính.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn văn của Đức Thánh Cha với các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn Mông Cổ ngày 2 tháng 9 tại Đại sảnh Ikh Mongol của Cung điện Quốc Gia
Vũ Văn An
06:38 02/09/2023
Thưa ngài Tổng thống Cộng hòa,
Thưa ngài Chủ tịch Quốc Hội,
Thưa Thủ tướng,
Thưa các vị Thành viên Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Thưa quí chức trách dân sự và tôn giáo,
Thưa quí đại diện của thế giới văn hóa,
Thưa quí bà và quí ông!
Tôi xin cảm ơn Ngài Tổng Thống vì sự đón tiếp cũng như những lời ngài đã nói với tôi, và tôi gửi đến mỗi quí vị lời chào thân ái. Tôi rất vinh dự được đến đây, hạnh phúc khi được du hành đến vùng đất rộng lớn và hấp dẫn này, đến với những con người hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của cuộc hành trình. Điều này được bộc lộ qua những ngôi nhà truyền thống, những gers, những ngôi nhà du lịch đẹp đẽ của quí vị. Tôi tưởng tượng lần đầu tiên bước vào, với sự tôn trọng và cảm xúc, một trong những chiếc lều hình tròn nằm rải rác trên vùng đất Mông Cổ hùng vĩ, để gặp gỡ qúi vị và hiểu quí vị hơn. Vì vậy, tôi đang ở đây, đang ở lối vào, một người hành hương của tình bạn, người đã rón rén đến với quí vị với trái tim vui vẻ, mong muốn làm giàu bản thân một cách nhân bản trước sự hiện diện của qúi vị. Khi qúi vị vào nhà một người bạn, thật tuyệt khi trao đổi những món quà, kèm theo những lời nói gợi lại các cơ hội gặp gỡ trước đó. Và nếu mối quan hệ ngoại giao hiện đại giữa Mông Cổ và Tòa thánh chỉ mới diễn ra gần đây – thì năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm ký kết một lá thư nhằm tăng cường quan hệ song phương -, xa hơn nhiều về thời gian, chính xác là 777 năm trước, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1246, Tu sĩ Giovanni di Pian del Carpine, đặc phái viên của Giáo hoàng, đã đến thăm Guyug, hoàng đế Mông Cổ thứ ba, và trình bày bức thư chính thức từ Giáo hoàng Innocent IV đến Đại hãn. Ngay sau đó, bức thư trả lời đã được soạn thảo và dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, đóng dấu của Đại hãn bằng chữ Mông Cổ truyền thống. Nó được lưu giữ trong Thư viện Vatican và hôm nay tôi vinh dự trao cho qúi vị một bản sao được chứng thực, được thực hiện bằng những kỹ thuật tiên tiến nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể. Cầu mong đó là dấu hiệu của một tình bạn lâu đời đang phát triển và được đổi mới.
Tôi được biết từ cửa ger, vào buổi sáng sớm, trẻ con vùng quê qúi vị nhìn ra chân trời xa để đếm gia súc và báo con số của chúng cho bố mẹ. Cũng thật tốt cho chúng ta khi đón nhận chân trời rộng lớn xung quanh chúng ta, vượt qua sự hạn hẹp của những quan điểm hạn hẹp và mở lòng đón nhận một viễn kiến hoàn cầu. Đó là bài học của những căn gers: phát sinh từ kinh nghiệm của cuộc sống du mục trên thảo nguyên, chúng trải rộng trên một lãnh thổ rộng lớn, trở thành một yếu tố nhận dạng của nhiều nền văn hóa lân cận. Không gian rộng lớn của các vùng miền của qúi vị, từ sa mạc Gobi đến thảo nguyên, từ các đồng cỏ rộng lớn đến các khu rừng lá kim cho đến các dãy núi Altai và Khangai. Điểm xuyết với vô số khúc rẽ của các tuyến đường thủy mà, nhìn từ trên cao, dường như những đồ trang trí rất tinh tế trên vải quý cổ xưa, tất cả phản chiếu vẻ hùng vĩ và tươi đẹp của toàn thể trái đất, giống một thửa vườn quyến rũ và mời mọc. Sự khôn ngoan của qúi vị, được trưởng thành qua nhiều thế hệ những người chăn nuôi và trồng trọt khôn ngoan, luôn kính trọng sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái, nói một cách hùng hồn với những người trong thời đại chúng ta từ chối việc theo đuổi những sở thích cận thị và thay vào đó mong muốn truyền lại cho các thế hệ tương lai những vùng đất vẫn luôn chào đón và sinh hoa trái. Qúi vị giúp chúng tôi đánh giá cao và vun trồng một cách cẩn thận những gì mà các Kitô hữu chúng tôi coi là sự sáng tạo của Thiên Chúa, thành quả của kế hoạch nhân từ của Người, và chống lại những tác động tàn phá của con người bằng một nền văn hóa quan tâm và tầm nhìn xa được phản ảnh trong các chính sách sinh thái có trách nhiệm. Gers là những chổ ở mà ngày nay có thể được coi là hữu hiệu và hợp lý về môi trường vì chúng linh hoạt và đa chức năng, không gây tác động đến môi trường. Hơn nữa, tầm nhìn toàn diện về truyền thống pháp sư của người Mông Cổ, kết hợp với sự tôn trọng mọi sinh vật được thừa hưởng từ triết lý Phật giáo, có thể đóng góp đáng kể vào những nỗ lực cấp bách và không thể trì hoãn để bảo vệ và bảo tồn hành tinh Trái đất.
Các căn gers, hiện diện ở cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng làm chứng cho sự kết hợp quý giá giữa truyền thống và hiện đại, vì chúng hòa nhập cuộc sống của người già và người trẻ, và do đó làm chứng cho tính liên tục của người dân Mông Cổ. Từ xa xưa đến nay, dân tộc này đã bảo tồn cội nguồn của mình trong khi, đặc biệt là trong những thập niên gần đây, sẵn sàng đón nhận những thách thức to lớn hoàn cầu về phát triển và dân chủ. Mông Cổ ngày nay, với mạng lưới quan hệ ngoại giao rộng rãi, tư cách thành viên tích cực tại Liên Hiệp Quốc, những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và hòa bình, đóng một vai trò quan trọng ở trung tâm lục địa châu Á rộng lớn và trên trường quốc tế. Tôi cũng muốn đề cập đến quyết tâm của qúi vị trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và chứng tỏ mình trước thế giới như một quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Mông Cổ là một quốc gia dân chủ theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình nhưng cũng đề xuất đóng một vai trò quan trọng nhân danh hòa bình thế giới. Điều quan trọng nữa là hình phạt tử hình không còn xuất hiện trong hệ thống tư pháp của qúi vị nữa.
Nhờ khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các căn gers có thể giúp ta sống ở những môi trường rất đa dạng; đây là trường hợp xảy ra trong thời kỳ huy hoàng của đế chế Mông Cổ, với sự mở rộng lãnh thổ rộng lớn. Hơn nữa, tôi đến Mông Cổ khi qúi đang đánh dấu một ngày kỷ niệm quan trọng đối với qúi vị, 860 năm kể từ ngày sinh của Thành Cát Tư Hãn. Việc đế chế có thể bao trùm những vùng đất xa xôi và đa dạng như vậy qua nhiều thế kỷ chứng tỏ khả năng đáng chú ý của tổ tiên qúy vị trong việc thừa nhận những phẩm chất nổi bật của các dân tộc hiện diện trên lãnh thổ rộng lớn của hõ và đưa những phẩm chất đó phục vụ cho sự phát triển chung. Mô hình này cần được đánh giá cao và được đề xuất lại trong thời đại của chúng ta. Xin Chúa ban cho hôm nay, trên trái đất bị tàn phá bởi vô số xung đột này, có một sự đổi mới, tôn trọng luật pháp quốc tế, các điều kiện của nơi từng là hòa bình Mông Cổ, tức là không có xung đột. Theo một trong những câu tục ngữ của qúi vị, “mây bay đi, nhưng bầu trời vẫn còn”. Cầu mong những đám mây đen của chiến tranh được xua tan, bị cuốn đi bởi ước muốn vững chắc về một tình huynh đệ phổ quát, trong đó những căng thẳng được giải quyết thông qua gặp gỡ và đối thoại, và các quyền cơ bản của mọi người được bảo đảm! Ở đây, trên đất nước giàu lịch sử và rộng mở này, chúng ta hãy khẩn cầu món quà này từ Đấng Tối Cao và cùng nhau nỗ lực xây dựng một tương lai hòa bình.
Khi bước vào một căn ger truyền thống, ánh mắt của chúng ta hướng lên điểm trung tâm cao nhất, nơi có một cửa sổ tròn mở ra bầu trời. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ nền tảng này mà truyền thống của các bạn giúp chúng ta đánh giá cao: khả năng luôn hướng mắt lên cao. Ngước mắt lên trời – bầu trời xanh vĩnh cửu mà các bạn luôn tôn kính – có nghĩa là kiên trì trong thái độ ngoan ngoãn cởi mở với giáo huấn tôn giáo. Sự nhạy cảm tinh thần sâu sắc thuộc về bản sắc văn hóa của qúi vị, và thật đúng đắn khi Mông Cổ phải là biểu tượng của tự do tôn giáo. Khi chiêm ngưỡng những chân trời vô biên và thưa thớt, dân tộc của qúy vị đã phát triển một cảm quan tinh thần tinh tế, phát sinh từ việc nuôi dưỡng sự im lặng và nội tâm. Sự hùng vĩ trang trọng của vô số hiện tượng tự nhiên xung quanh qúi vị đã làm nảy sinh một cảm giác kỳ diệu, mang đến sự đơn giản và tiết kiệm, ưa thích những gì thiết yếu và khả năng tách rời khỏi những gì không có. Ở đây, tôi nghĩ đến mối đe dọa do tinh thần tiêu dùng mang lại mà ngày nay, ngoài việc tạo ra những bất công lớn, còn dẫn đến một não trạng cá nhân chủ nghĩa, ít quan tâm đến người khác và những truyền thống đúng đắn đã được thiết lập. Khi các tôn giáo vẫn đặt nền tảng trên di sản tinh thần nguyên thủy của mình và không bị hư hỏng bởi những sai lệch giáo phái, thì chúng tỏ ra là những chỗ dựa đáng tin cậy trong việc xây dựng các xã hội lành mạnh và thịnh vượng, trong đó các tín đồ nỗ lực đảm bảo rằng sự chung sống hòa bình và tầm nhìn xa về chính trị ngày càng được đặt ở vị trí ngày càng phục vụ ích chung hơn. Đồng thời, chúng còn tượng trưng cho sự bảo vệ chống lại mối đe dọa tham nhũng quỷ quyệt, thực tế là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của bất cứ cộng đồng nhân bản nào; tham nhũng là kết quả của một não trạng vị lợi và vô đạo đức đã làm nghèo cả nước. Đúng vậy, tham nhũng làm nghèo đi toàn bộ các quốc gia. Đó là dấu hiệu của một tầm nhìn không nhìn lên bầu trời và chạy trốn khỏi những chân trời rộng lớn của tình huynh đệ, thay vào đó trở nên khép kín và chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình.
Ngược lại, nhiều nhà lãnh đạo thời xưa của qúi vị đã dạy qúi vị phải luôn nhìn lên cao và vào khung cảnh rộng lớn. Họ đã chứng tỏ một khả năng phi thường trong việc tích hợp những tiếng nói và kinh nghiệm khác nhau, kể cả từ quan điểm tôn giáo. Một thái độ tôn trọng và hòa giải đã được thể hiện đối với sự đa dạng của các truyền thống thiêng liêng, như được chứng kiến bởi các nơi thờ phượng khác nhau – bao gồm cả một địa điểm Kitô giáo – được bảo tồn ở cố đô Kharakhorum. Kết quả là, gần như tự nhiên là qúi vị đã đạt được quyền tự do tư tưởng và tôn giáo hiện đã được ghi trong Hiến pháp của qúi vị. Sau khi bỏ lại đằng sau, không đổ máu, hệ tư tưởng vô thần vốn cho rằng nó có thể loại bỏ tôn giáo, coi đó là một trở ngại cho sự phát triển, qúi vị đã thừa nhận và tôn trọng tầm quan trọng cơ bản của sự hợp tác hài hòa giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, mỗi người, từ các quan điểm đặc thù của riêng mình, góp phần vào sự tiến bộ về đạo đức và tinh thần.
Về phương diện này, cộng đồng Công Giáo Mông Cổ vui mừng tiếp tục đóng góp xứng đáng. Trên thực tế, chính tại một căn ger mà cách đây hơn ba mươi năm một chút, cộng đồng Công Giáo đã bắt đầu cử hành đức tin của mình, và Nhà thờ Chính tòa hiện nay, tọa lạc tại thành phố vĩ đại này, gợi nhớ đến hình dạng của một căn ger. Đây là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng Công Giáo mong muốn chia sẻ cuộc sống và công việc của mình, trên tinh thần phục vụ có trách nhiệm và huynh đệ, với người dân Mông Cổ, cũng là người dân của mình. Vì lý do này, tôi hài lòng khi thấy cộng đồng này, dù nhỏ bé và kín đáo, chia sẻ một cách nhiệt tình và cam kết vào quá trình phát triển của đất nước bằng cách truyền bá văn hóa liên đới, văn hóa tôn trọng phổ quát và văn hóa đối thoại liên tôn, và bằng cách làm việc cho công lý, hoà bình và hoà hợp xã hội. Tôi hy vọng rằng, nhờ luật pháp có tầm nhìn xa và chú ý đến những nhu cầu cụ thể, người Công Giáo địa phương, được sự giúp đỡ của những người nam nữ thánh hiến, phần lớn, nhất thiết phải đến từ các quốc gia khác, sẽ có thể, luôn luôn và không gặp khó khăn gì, để đóng góp về mặt nhân bản và tinh thần cho Mông Cổ, vì lợi ích của người dân này. Các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra để quy định một thỏa thuận song phương giữa Mông Cổ và Tòa thánh là một phương tiện quan trọng để đạt được những điều kiện cần thiết cho việc theo đuổi các hoạt động thông thường mà Giáo Hội Công Giáo tham gia. Ngoài khía cạnh tôn giáo đặc biệt của việc thờ phượng, những điều này còn bao gồm nhiều sáng kiến nhằm phục vụ sự phát triển con người toàn diện, được thực hiện không ít trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, trợ giúp xã hội, nghiên cứu và phát triển văn hóa. Những sáng kiến này làm chứng rõ ràng cho tinh thần khiêm tốn, huynh đệ và liên đới của Tin Mừng Chúa Giêsu, con đường duy nhất mà người Công Giáo được mời gọi đi theo trong cuộc hành trình mà họ chia sẻ với mọi dân tộc.
Phương châm được lựa chọn cho Hành trình này – Cùng Hy Vọng – phát biểu khá rõ tiềm năng bẩm sinh của hành trình chúng ta đang cùng nhau thực hiện trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và hợp tác theo đuổi lợi ích chung. Giáo Hội Công Giáo, với tư cách là một tổ chức cổ xưa hiện diện ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, là hiện thân của một truyền thống tâm linh, một truyền thống cao quý và hiệu quả đã góp phần vào sự phát triển của toàn thể các quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, từ khoa học đến văn học, từ nghệ thuật tới đời sống chính trị, xã hội. Tôi chắc chắn rằng người Công Giáo Mông Cổ sẽ tiếp tục sẵn sàng cống hiến sự đóng góp xứng đáng của mình cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng và an toàn, trong việc đối thoại và hợp tác với tất cả những người khác đang sinh sống trên mảnh đất vĩ đại được bầu trời ôm hôn này.
“Hãy giống như bầu trời”. Bằng những lời này, một nhà thơ nổi tiếng đã khuyến khích chúng ta vượt lên trên sự phù du của các sự kiện trần thế và bắt chước bề rộng tinh thần được biểu tượng bằng bầu trời trong xanh bao la mà chúng ta chiêm ngưỡng ở Mông Cổ. Ngày nay, với tư cách là những người hành hương và khách mời ở đất nước có rất nhiều điều để cống hiến cho thế giới này, chúng ta cũng muốn chấp nhận lời mời đó và biến nó thành những dấu hiệu cụ thể của lòng trắc ẩn, đối thoại và tầm nhìn chung cho tương lai. Cầu mong các thành phần khác nhau của xã hội Mông Cổ, được đại diện rất tốt ở đây, tiếp tục cống hiến cho thế giới vẻ đẹp và sự cao quý của dân tộc độc đáo này. Bằng cách này, giống như chữ viết dọc truyền thống của qúi vị, ước gì qúi vị luôn “chính trực” trong nỗ lực giảm bớt nỗi đau khổ to lớn của con người xung quanh mình, nhắc nhở mọi người về phẩm giá của mỗi con người, được mời gọi sống trong ngôi nhà trần thế của chúng ta bằng cách đón nhận bầu trời. Bayarlalaa! [cảm ơn qúi vị!]
Kagame của Rwanda cảnh báo những người hành hương Công Giáo tôn thờ sự nghèo khó
Đặng Tự Do
17:11 02/09/2023
Kigali (AFP) – Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã đe dọa sẽ vây bắt các tín hữu Công Giáo đến thăm các địa điểm hành hương ở đất nước của ông, cáo buộc họ “tôn thờ sự nghèo đói”.
“Tôi biết được rằng nhiều người trẻ, lên tới hàng ngàn người... thức dậy vào sáng sớm, đi bộ trong ba ngày để đến một nơi mà linh ảnh xuất hiện, một vùng đất hành hương, một nơi gắn liền với nghèo đói,” Kagame đã phát biểu tại một hội nghị thanh niên.
“Tôi nghĩ rằng khi anh chị em cầu nguyện, anh chị em đang cầu nguyện cho những gì có thể giúp cải thiện cuộc sống của anh chị em, cầu nguyện để trở nên giàu có và thoát nghèo,” ông ta nói.
“Không ai phải tôn thờ sự nghèo đói. Đừng bao giờ làm điều đó nữa... Nếu tôi còn nghe chuyện người ta đi tôn thờ nghèo đói nữa, tôi sẽ đem xe tải vây bắt và bỏ tù, chỉ thả họ khi tâm lý nghèo đói đã rời bỏ họ,” Kagame, bản thân là một người Công Giáo, nói.
Mỗi năm, hàng ngàn người, nhiều người đi bộ vài ngày, đến thăm Kibeho, một thị trấn ở miền nam Rwanda, nơi được cho là Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với ba nữ sinh bốn thập kỷ trước.
Nhưng một phát ngôn viên của chính phủ hôm thứ Năm phủ nhận việc Kagame đang đề cập đến Kibeho trong bài phát biểu của mình, nói với AFP rằng có thể ông đang nói về một địa điểm ít được biết đến ở phía tây Rwanda.
Yolande Makolo nói: “Trong bài phát biểu của mình tại sự kiện dành cho giới trẻ, Tổng thống Kagame không hề đề cập đến một địa điểm hành hương cụ thể nào, và chắc chắn cũng không đề cập đến Kibeho”.
“Điều mà rất có thể Tổng thống đang đề cập đến là một sự kiện kiểu hành hương không chính thức diễn ra ở quận Rutsiro, và mục đích là để khuyến khích những người trẻ Rwanda hãy có tham vọng và làm việc chăm chỉ, thay vì bị cuốn vào những nghi lễ sùng bái,” cô nói.
Không rõ điều gì đã thúc đẩy sự bùng nổ của nhà cai trị bàn tay sắt ở Rwanda và Giáo Hội Công Giáo ở nước này vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào.
Hầu như tất cả người dân Rwanda đều theo Kitô Giáo, trong đó người Công Giáo chiếm khoảng một nửa dân số.
Source:France 24
Đức Giáo Hoàng nói rằng những người Công Giáo Hoa Kỳ bảo thủ đã thay thế đức tin bằng ý thức hệ
Đặng Tự Do
17:12 02/09/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích “sự lạc hậu” của một số người bảo thủ trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, nói rằng họ đã thay thế đức tin bằng ý thức hệ và rằng sự hiểu biết đúng đắn về giáo lý Công Giáo Rôma sẽ cho phép thay đổi theo thời gian.
Những bình luận của Đức Phanxicô là sự thừa nhận về sự chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, vốn đã bị chia rẽ giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ, những người trong nhiều thập kỷ đã nhận được sự ủng hộ từ các Đức Giáo Hoàng chú trọng đến tín lý như Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, đặc biệt là về các vấn đề phá thai và các vấn đề hôn nhân và tính dục.
Nhiều người bảo thủ đã chỉ trích việc Đức Phanxicô nhấn mạnh đến các vấn đề công bằng xã hội như môi trường và người nghèo, đồng thời coi là dị giáo việc ngài mở cửa trong việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự nhận các bí tích.
Đức Phanxicô đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc gặp riêng với các thành viên người Bồ Đào Nha trong Dòng Tên của ngài khi đến thăm Lisbon vào ngày 5 tháng 8; Tạp chí La Civilta Cattolica hay Văn Minh Công Giáo của Dòng Tên, được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xem xét kỹ lưỡng, đã công bố bản ghi lại cuộc gặp gỡ vào hôm thứ Hai 28 Tháng Tám.
Trong cuộc gặp, một tu sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha nói với Đức Phanxicô, 86 tuổi, rằng vị linh mục này đã phải chịu đựng trong một năm nghỉ phép gần đây ở Mỹ vì ngài đã gặp nhiều người Công Giáo, trong đó có một số giám mục Hoa Kỳ, những người đã chỉ trích triều đại giáo hoàng 10 năm của Đức Phanxicô cũng như các tu sĩ Dòng Tên ngày nay.
Đức Phanxicô, người đến từ Á Căn Đình, đã thừa nhận có nhiều người chống đối quan điểm của mình, nói rằng có “một thái độ phản động rất mạnh mẽ, có tổ chức” trong giáo hội Hoa Kỳ mà ngài gọi là “lạc hậu”. Ngài cảnh báo rằng thái độ như vậy sẽ dẫn đến bầu không khí khép kín, điều này là sai lầm.
“Làm như vậy là anh chị em đánh mất truyền thống chân chính và quay sang dựa vào các ý thức hệ để được hỗ trợ. Nói cách khác, các ý thức hệ đang thay thế đức tin”, ngài nói.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Tầm nhìn về giáo lý của Giáo hội như một khối nguyên khối là sai lầm”. “Khi anh chị em đi thụt lùi, anh chị em đang tạo ra một điều gì đó khép kín, tách rời khỏi cội rễ của giáo hội,” điều này sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc đối với đạo đức.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Tôi muốn nhắc nhở những người này rằng sự lạc hậu là vô ích, và họ phải hiểu rằng có một sự tiến hóa đúng đắn trong cách hiểu các vấn đề về đức tin và luân lý” vốn cho phép tín lý tiến triển và củng cố theo thời gian.
Đức Phanxicô trước đây đã thừa nhận những lời chỉ trích nhắm vào ngài từ một số người bảo thủ Hoa Kỳ, đồng thời châm biếm rằng việc bị người Mỹ tấn công là một “vinh dự”.
Source:Reuters
Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Chúng ta không thể thờ ơ’ với những người nghiện ma túy
Đặng Tự Do
17:13 02/09/2023
Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta được mời gọi hành động như Chúa Giêsu và không thể thờ ơ trước những tình huống khiến mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, nghiện ma túy.
Ngài nói: “Đằng sau mỗi cơn nghiện đều có những trải nghiệm cụ thể, những câu chuyện về sự cô đơn, bất bình đẳng, bị loại trừ, thiếu hòa nhập”. “Đối mặt với những tình huống này, chúng ta không thể thờ ơ”.
“Chúa Giêsu đã dừng lại, trở nên gần gũi và chữa lành những vết thương,” Đức Thánh Cha nói trong một thông điệp gửi tới các nhà nghiên cứu về chất độc vào ngày 27 tháng 8 tại Đại hội Quốc tế các nhà Độc chất Pháp y lần thứ 60 tại Rôma từ ngày 27 đến 31 tháng 8.
Ngài nói tiếp: “Theo phong cách gần gũi của Người, chúng ta cũng được mời gọi hành động, dừng lại trước những tình huống mong manh và đau đớn, biết lắng nghe tiếng kêu cô đơn và thống khổ, cúi xuống để nâng đỡ và mang trở lại. đến cuộc sống mới cho những ai rơi vào vòng nô lệ của ma túy.”
Đức Phanxicô nhấn mạnh trong thông điệp của mình rằng thanh thiếu niên và thanh niên thường rơi vào tình trạng nghiện ngập, đặc biệt là trong một xã hội mà họ “bị tước đoạt những điểm tham chiếu” trong một giai đoạn nhạy cảm trong cuộc đời “được đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể về thể chất, cảm xúc, và trình độ xã hội.”
“Nhiều người trẻ theo đuổi ảo tưởng rằng việc sử dụng ma túy tìm thấy sự giải thoát khỏi nỗi thống khổ và sự thiếu ý nghĩa: Chính 'hy vọng viển vông' của trạng thái sững sờ đã giúp họ thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống, thường được che giấu dưới lớp vỏ của ham muốn để thoát ly và vui vẻ,” ngài nói.
“Hiện tượng lạm dụng ma túy và chất gây kích thích tiếp tục gây ra báo động và lo ngại.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thu hút sự chú ý đến vấn đề các chất kích thích thần kinh mới, gọi tắt là NPS – đó là các loại thuốc được thiết kế để bắt chước các loại ma túy bất hợp pháp đã có từ lâu, chẳng hạn như cocaine, MDMA và LSD, nhưng được chế tạo bằng các cấu trúc hóa học khác nhau để tránh bị cấm.
Ngài nói: NPS có “thị trường mở rộng nhanh chóng và những tác động độc hại không chắc chắn cũng như hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. “Sự dễ dàng biến đổi về mặt hóa học của các chất này sau đó cho phép tội phạm có tổ chức trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật, khiến việc phát hiện các hợp chất bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn”.
Ngài cho biết điều cực kỳ quan trọng là phải phát triển các kế hoạch điều trị và cách thức hạn chế sự gia tăng của NPS, đặc biệt vì nhiều thanh niên lạm dụng chúng mà không biết về mối nguy hiểm của chúng.
Đức Thánh Cha cũng than thở về sự gia tăng doping trong ngành thể thao.
Ngài cho biết việc sử dụng chất doping trong thể thao “thể hiện nỗi ám ảnh về việc đạt được các mục tiêu quan trọng và kết quả thi đấu bằng mọi giá” và cho thấy một điều gì đó thậm chí còn có nguồn gốc sâu xa hơn: “một nền văn hóa hiệu quả và năng suất không cho phép do dự và thất bại”.
“Nhu cầu muốn luôn luôn có thể đáp ứng những mong đợi, thể hiện với thế giới bên ngoài một hình ảnh bản thân có hiệu suất cao và thành công, từ đó mọi yếu đuối bị loại bỏ, trở thành một trở ngại không thể vượt qua cho việc theo đuổi sự phát triển con người toàn diện, ngài nói.
Source:Catholic News Agency
Một quốc gia có ít người Công Giáo mang đến cho Đức Giáo Hoàng sự chào đón xứng đáng với tư cách một Hoàng đế
J.B. Đặng Minh An dịch
18:41 02/09/2023
Tờ New York Times có bài tường trình nhan đề “A Nation With Few Catholics Gives Pope a Welcome Fit for an Emperor”, nghĩa là “Một quốc gia có ít người Công Giáo mang đến cho Đức Giáo Hoàng sự chào đón xứng đáng với tư cách một Hoàng đế.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Mông Cổ trưng bày lịch sử và văn hóa của mình khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm quốc gia Á Châu này. Mặc dù đây là chuyến đi đầu tiên đến đất nước này của một vị giáo hoàng Công Giáo Rôma, ngài lưu ý rằng hai thực thể này có mối quan hệ từ nhiều thế kỷ trước. -- Trong một thung lũng tươi tốt ở vùng nông thôn rộng lớn của Mông Cổ, những đấu sĩ đô vật to lớn, những vận động viên cưỡi ngựa thực hiện các thủ thuật trên lưng ngựa, ca sĩ hát cổ họng và cung thủ biểu diễn cho các Hồng Y hàng đầu của Vatican, những người thưởng thức món ngon sữa chua khô dưới bóng lều nghi lễ màu xanh.Đó là sự đối xử xứng đáng của một vị hoàng đế đối với các vị giám mục tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm thủ đô Mông Cổ trong chuyến đi bốn ngày tới đất nước này, chuyến đi đầu tiên của một vị giáo hoàng Công Giáo Rôma. Nhưng ở một quốc gia phần lớn theo Phật giáo và vô thần với chỉ 1.400 người Công Giáo, một số người Mông Cổ tại lễ hội Naadam ở tỉnh miền trung Töv hôm thứ Sáu không hiểu rõ tại sao các giáo sĩ Công Giáo lại có mặt ở đó, hay thậm chí những người Công Giáo là gì.
“Người Công Giáo là gì?” Anojin Enkh, 26 tuổi, người phục vụ ăn uống cho quán rượu Grand Khaan Irish Pub, cho biết khi cô chuẩn bị bữa tiệc buffet thịt cừu và bánh bao cho Đức Hồng Y Pietro Parolin, người đứng thứ hai của Vatican, và các Hồng Y, giám mục, linh mục, nữ tu và đoàn báo chí. “Tôi không biết người Công Giáo nào cả.”
Đức Phanxicô đã biến việc viếng thăm những nơi mà đàn chiên của ngài thường bị lãng quên trở thành dấu ấn của triều đại giáo hoàng của ngài. Nhưng ngay cả theo thước đo đó, Mông Cổ vẫn đặc biệt nằm ngoài tầm kiểm soát, dân số Công Giáo của nước này đặc biệt rất nhỏ.
Toàn bộ dân số Công Giáo của đất nước có thể phù hợp với một nhà thờ lớn. Giáo Hội tại đây có một số nhà thờ và chỉ có hai linh mục người Mông Cổ bản địa. Hôm thứ Sáu, khi Đức Phanxicô đến, ngựa và dê đông hơn rất nhiều so với số người đứng trên đường để xem đoàn xe của ngài đi qua.
Hôm thứ Bảy, vài trăm người hành hương, hầu hết đến từ các quốc gia khác, hầu như không ghi danh tại Quảng trường Sükhbaatar rộng lớn ở thủ đô Ulaanbator, nơi Đức Phanxicô cúi đầu trước bức tượng khổng lồ của Thành Cát Tư Hãn và xem một cuộc diễn hành của các binh sĩ kỵ binh mặc trang phục biểu tượng là áo giáp của người Mông Cổ cổ đại.
“Tôi hài lòng vì cộng đồng này, dù nhỏ bé và rời rạc, chia sẻ với lòng nhiệt tình và cam kết trong quá trình tăng trưởng của đất nước,” Đức Phanxicô nói tại một sự kiện ngay sau đó với tổng thống Mông Cổ tại Phủ Tổng thống.
Đức Thánh Cha cũng đặt chuyến thăm của ngài vào mối liên hệ lâu dài giữa người Mông Cổ và Giáo Hội Công Giáo – một sự quen thuộc mà Đức Phanxicô nói không chỉ bắt nguồn từ việc thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây ba thập kỷ, mà còn “sớm hơn rất nhiều”.
Các nhà sử học đã truy tìm lịch sử đó đến thế kỷ thứ bảy, khi một nhánh Kitô giáo phía Đông cùng tồn tại với đạo Pháp sư. Một số chỉ huy trong đế chế của Thành Cát Tư Hãn, người đã truyền bá đế chế Mông Cổ khắp Á Châu, đã theo Kitô Giáo. Hôm thứ Bảy, Đức Phanxicô cho biết rằng ngài sẽ tặng Mông Cổ một “bản sao được chứng thực” của câu trả lời mà Güyük, Hoàng đế Mông Cổ thứ ba, đã gửi vào năm 1246 để đáp lại bức thư của Đức Giáo Hoàng Innocentê Đệ Tứ.
Đức Giáo Hoàng Innocentê Đệ Tứ đã cảnh giác trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ và sự tàn phá của nó đối với các lực lượng Kitô giáo ở Đông Âu. Ngài tra hỏi hoàng đế về ý định giơ “bàn tay hủy diệt” của ông, cầu xin hoàng đế ngừng lại, đưa ra ý tưởng cải đạo và đe dọa rằng mặc dù Chúa đã để một số quốc gia thất thủ trước người Mông Cổ, nhưng Chúa vẫn có thể trừng phạt họ ở đời này hoặc đời sau.
Nhà lãnh đạo Mông Cổ đã đáp lại một cách quyết liệt. Ông bảo Đức Giáo Hoàng và các vị vua đến triều đình của ông và phục tùng sự cai trị của ông. Ông bày tỏ sự hoang mang trước đề nghị làm lễ rửa tội của Đức Giáo Hoàng, nói rằng Thiên Chúa dường như rõ ràng đứng về phía Mông Cổ chiến thắng, đồng thời cảnh báo rằng Đức Giáo Hoàng có nguy cơ trở thành đối phương.
“Tất cả các bức thư hồi đó đều như vậy,” Odbayar Erdenetsogt, cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Mông Cổ, nhún vai nói hôm thứ Sáu khi những kỵ binh phía sau ông cưỡi ngựa lộn ngược, trước sự trầm trồ của đoàn tùy tùng của Đức Phanxicô. “Bởi vì chúng tôi là một đế chế lớn.”
Đế chế trước đó có thể nổi tiếng về nạn hãm hiếp và cướp bóc. Nhưng ở một số khía cạnh, vào thời điểm đó, nó khá khoan dung khi nói đến tôn giáo. Vào thế kỷ 13 và 14, khi người Mông Cổ kiểm soát phần lớn lục địa Á-Âu, họ thúc đẩy hoạt động buôn bán hòa bình dọc theo Con đường Tơ lụa: Những người du mục Mông Cổ háo hức kinh doanh sẽ đánh giá mối liên hệ tôn giáo của các đoàn lữ hành băng qua thảo nguyên Mông Cổ và sau đó rút từ kho bạc của họ một cây thánh giá Kitô giáo, Kinh Qur'an hoặc tượng Phật để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Sumati Luvsandendev, một nhà khoa học chính trị hàng đầu người Mông Cổ, người tình cờ là chủ tịch danh nghĩa của cộng đồng người Do Thái ở Mông Cổ, cho biết: “Đó là một đường lối thực dụng”, mà theo ông về cơ bản là không tồn tại, nhưng Vatican cho biết có đại diện tại một hội nghị liên tôn giáo trong một sự kiện do Đức Phanxicô chủ trì vào hôm Chúa Nhật.
Có lẽ thương nhân nổi tiếng nhất đến Mông Cổ là Marco Polo, đã viết trong cuốn “Những chuyến du hành” thế kỷ 13 của ông về việc Hốt Tất Liệt, một hoàng đế Mông Cổ và là cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, đã dập tắt một cuộc nổi dậy của “một tín hữu Kitô giáo đã được rửa tội”. Sau khi cho kẻ nổi loạn cuộn mình trong một tấm thảm “bị kéo lê khắp nơi đến chết”, hoàng đế đã đưa ra lời đề nghị hòa bình với các tín hữu Kitô.
Marco Polo viết, ông nói với họ rằng “thập tự giá của Chúa đã làm điều đúng đắn khi không giúp đỡ” kẻ nổi loạn và sau đó đề nghị Đức Giáo Hoàng gửi 100 Kitô hữu khôn ngoan đến vùng đất của ông ấy với khả năng cải đạo cho chính ông ấy, “để ở đó ở đây sẽ có nhiều Kitô Hữu hơn ở phần thế giới của ngài.”
Mọi sự không diễn ra như thế. Phật giáo chiếm ưu thế và Công Giáo gặp khó khăn.
Nhiều thế kỷ sau, vào những năm 1920, Vatican đã tìm cách thiết lập các cơ cấu truyền giáo ở nước này, nhưng Mông Cổ nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng sản đã thống trị trong 70 năm tiếp theo. Khi tôn giáo bị đàn áp, chủ nghĩa vô thần phát triển.
Chỉ đến những năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ, người Công Giáo mới quay trở lại, và thậm chí khi đó họ thường bị áp bảo bởi các nhà truyền giáo Kitô khác.
“Hồi đó, không có nhiều người Công Giáo ở đây”, ông Erdenetsogt nói sau trận chung kết đấu vật tại lễ hội. Viên chức Mông Cổ kể lại rằng khi ông còn học trung học vào thời điểm đó, các nhà truyền giáo đã bắt đầu đến theo từng đợt. “Rất nhiều người đến từ Thành phố Salt Lake,” anh nói. “Rất nhiều người Mormon. Thậm chí còn có một số người Quaker.”
Năm 2003, Cha Giorgio Marengo, một nhà truyền giáo Công Giáo, đến đây và dành ba năm để học ngôn ngữ và địa hình nơi đây. Vào năm 2006, ngài và những nhà truyền giáo khác bắt đầu lan rộng đến các tỉnh mà ngài nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “không có người Công Giáo nào cả” và những nơi “trước đây chưa từng có nhà thờ”.
Cuối cùng các ngài đã nhận được một số đất từ chính phủ.
“Đó là nơi chúng tôi đặt hai nhà lều – một để cầu nguyện và một cho các hoạt động,” ngài nói, đề cập đến những ngôi nhà hình tròn di động, đôi khi được gọi là yurt, nằm rải rác trên phong cảnh Mông Cổ. Ngài nói, cộng đồng đó, gợi nhớ đến giáo hội đầu tiên “giống như các tông đồ”, đã phát triển thành một giáo xứ nhỏ khoảng 50 người.
“Nhà thờ vẫn còn là một nhà lều,” ông nói. “Một nhà lều có kích thước lớn, nhưng nó vẫn là một nhà lều.”
Năm ngoái, Đức Phanxicô đã khiến Vatican choáng váng khi phong Cha Marengo, 49 tuổi, làm Hồng Y trẻ nhất trong Giáo Hội Công Giáo Rôma.
Vào chiều thứ Bảy, Đức Phanxicô đã cùng với Đức Hồng Y Marengo, các nhà truyền giáo Công Giáo và một số người Công Giáo Mông Cổ ở Ulaanbator tụ tập tại Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, có hình dạng giống như một tượng gạch khổng lồ màu đỏ.
Trong hàng ghế, Uran Tuul, 35 tuổi, một người cải sang Công Giáo, nói rằng cô là người đầu tiên trong số bạn bè và gia đình của mình trở thành người Công Giáo, nhưng “bây giờ có nhiều người hơn thế”. Sau đó, cô lắng nghe khi Đức Phanxicô khuyến khích cộng đoàn “đừng quan tâm đến những con số nhỏ, thành công hạn chế hoặc sự không phù hợp rõ ràng”.
Ngài nói thêm: “Thiên Chúa yêu mến sự nhỏ bé”.
Source:New York Times
Diễn từ của Đức Phanxicô với các Giáo phẩm, Linh mục, Tu sĩ, nhà truyền giáo và nhân viên mục vụ Mông Cổ
Vũ Văn An
20:02 02/09/2023
Diễn từ của Đức Phanxicô với các Giáo phẩm, Linh mục, Tu sĩ, Các Nhà Truyền giáo và Các Nhân viên Mục vụ tại Mông Cổ
Chiều Thứ Bẩy, 2 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Nhà thờ Hai Thánh Phêrô và Phaolô tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ để gặp gỡ các giáo phẩm, linh mục, tu sĩ, các nhà truyền giáo và các nhân viên mục vụ.
Nhà thờ quá nhỏ không đủ chứa mọi người muốn tham dự. Một số phải đứng ở bên ngoài. Tất cả đều một thái độ hân hoan, nghiêm chỉnh và đầy cầu nguyện, vẫy cờ Tòa Thánh.
Trong buổi gặp gỡ này, sau khi nghe lời chào mừng của Chủ Tịch Hội đồng Giám Mục Trung Á, Đức Phanxicô đã chăm chú lắng nghe 3 chứng từ của một nữ tu truyền giáo, của một linh mục Mông Cổ và của một nhân viên mục vụ. Sau đó, ngài ngỏ lời với cử toạ:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi chiều!
Cảm ơn Đức Cha, thưa Đức Cha, vì những lời tốt đẹp của Đức Cha. Cảm ơn Sơ Salvia, Cha Peter Sanjaajav và Rufina vì những chứng từ của anh chị em. Cảm ơn tất cả anh chị em vì sự hiện diện và đức tin của anh chị em! Tôi rất vui khi được ở bên tất cả anh chị em. Niềm vui của Tin Mừng là điều đã thúc đẩy anh chị em, những người nam nữ thánh hiến trong đời sống tu trì và thừa tác vụ thụ phong, có mặt ở đây và cống hiến chính mình, cùng với các anh chị em giáo dân, để phục vụ Chúa và người khác. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì điều này, bằng lời cầu nguyện ca ngợi tuyệt vời, Thánh vịnh 34, mà tôi sẽ rút tỉa để chia sẻ một số suy nghĩ với anh chị em. Thánh Vịnh mời gọi chúng ta “hãy nếm thử xem Chúa tốt lành dường bao” (c. 9).
“Hãy nếm mà xem”, vì niềm vui và sự tốt lành của Chúa không hề chóng qua; chúng vẫn ở trong chúng ta, mang lại hương vị cho cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta nhìn mọi sự theo một cách mới, giống như chị đã nói, Rufina ạ, trong chứng ngôn tuyệt vời của chị. Vì vậy, tôi muốn “nếm thử” hương vị đức tin ở vùng đất này bằng cách gợi lên trong tâm trí trước hết mọi khuôn mặt, những câu chuyện và cuộc đời dành cho Tin Mừng. Dành cả đời mình cho Tin Mừng. Đó là một cách hay để xác định ơn gọi truyền giáo của các Kitô hữu, và đặc biệt, ơn gọi đó đang được các Kitô hữu ở đây sống như thế nào. Dành cả cuộc đời cho Tin Mừng!
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc tưởng nhớ Đức Giám Mục Wenceslao Selga Padilla, vị phủ doãn tông tòa đầu tiên, người tiên phong trong lịch sử đương thời của Giáo hội ở Mông Cổ, người đã xây dựng Nhà thờ Chính tòa này. Tuy nhiên, ở đây đức tin không chỉ bắt nguồn từ những năm 1990 của thế kỷ trước; nó có nguồn gốc cổ xưa. Các sự kiện của thiên niên kỷ thứ nhất và công việc truyền giáo được thực hiện bởi các nhà truyền giáo theo truyền thống Syria dọc theo Con đường Tơ lụa đã được tiếp nối bằng một hoạt động truyền giáo đáng chú ý. Làm sao chúng ta có thể không nhắc đến các sứ mệnh ngoại giao của thế kỷ 13, và sự quan tâm tông đồ được thể hiện qua việc bổ nhiệm, vào khoảng năm 1310, Gioan xứ Montecorvino làm Giám mục đầu tiên của Khanbalik, chịu trách nhiệm về toàn bộ khu vực rộng lớn này của thế giới dưới sự chỉ đạo của triều đại nhà Nguyên của người Mông Cổ? Ngài đã cung cấp bản dịch đầu tiên của Thánh vịnh và Tân Ước sang tiếng Mông Cổ. Lịch sử vĩ đại của niềm đam mê Tin Mừng này đã được tiếp tục một cách mới mẻ, một cách đặc biệt, với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo đầu tiên của Tu hội Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Maria vào năm 1992, cùng với các thành viên của các Tu hội khác, các linh mục giáo phận và những nhà truyền giáo giáo dân. Trong số đó, tôi muốn nêu lên nghị lực và lòng nhiệt thành của Cha Stephen Kim Seong-hyeon. Chúng ta cũng hãy thừa nhận rằng tất cả những tôi tớ trung thành của Tin Mừng ở Mông Cổ hiện đang ở đây với chúng ta và những người đã dành cả cuộc đời cho Chúa Kitô, có thể “nhìn thấy” và “nếm thử” những điều kỳ diệu mà lòng nhân lành của Người tiếp tục thực hiện nơi anh chị em và thông qua anh chị em. Cảm ơn.
Tại sao người ta phải dành cuộc đời mình cho Tin Mừng? Đó là một câu hỏi tôi sẽ hỏi anh chị em. Như Rufina đã nói, đời sống Kitô giáo tiến về phía trước bằng cách đặt câu hỏi, giống như những đứa trẻ luôn hỏi những điều mới mẻ, vì ở độ tuổi của chúng, chúng chưa hiểu hết mọi sự. Đời sống Kitô hữu kéo chúng ta đến gần Chúa và luôn đặt câu hỏi, để chúng ta hiểu Chúa hơn, hiểu rõ hơn lời dạy của Người. Hãy cống hiến cuộc đời mình cho Tin Mừng bởi vì anh chị em đã “nếm thử” Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra hữu hình, có thể chạm tới và gặp gỡ nơi Chúa Giêsu. Đúng vậy, Chúa Giêsu là tin mừng, dành cho mọi dân tộc, là thông điệp mà Giáo hội phải không ngừng công bố, thể hiện trong đời sống của mình và “thì thầm” vào tâm hồn của mọi cá nhân và mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ của Chúa thường là một lời thì thầm chậm rãi, cần có thời gian; Chúa nói theo cách đó. Cảm nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô là ánh sáng thuần khiết làm rạng ngời và biến đổi diện mạo của chúng ta. Anh chị em thân mến, đời sống Kitô hữu phát sinh từ việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa; đó là về tình yêu, cuộc gặp gỡ hàng ngày với Chúa trong Lời của Người và trong Bánh Sự Sống, cũng như trong khuôn mặt những người khác, những người thiếu thốn và nghèo khổ vốn là nơi Chúa Giêsu hiện diện. Dì đã nhắc nhở điều này, Dì Salvia ạ, trong lời chứng của dì. Cảm ơn! Dì đã ở đây hơn hai mươi năm và đã học được cách nói chuyện với những người này; Cảm ơn.
Trong 31 năm hiện diện ở Mông Cổ này, anh chị em, các linh mục, những người thánh hiến và những người mục vụ thân mến, đã bắt tay vào thực hiện nhiều sáng kiến bác ái khác nhau, vốn tiêu hao nhiều năng lực của anh chị em và phản ảnh khuôn mặt thương xót của Chúa Kitô, Người Samaritanô nhân lành. Theo một nghĩa nào đó, đây là danh thiếp của anh chị em, và nó khiến anh chị em được tôn trọng và đánh giá cao vì vô số lợi ích mang lại cho nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ trợ giúp xã hội và giáo dục, đến chăm sóc sức khỏe và quảng bá văn hóa. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục đi theo con đường này, một con đường đã tỏ ra rất hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân Mông Cổ thân yêu, bằng những cử chỉ yêu thương và hành động bác ái.
Đồng thời tôi kêu gọi anh chị em nếm trải và nhìn thấy Chúa, tiếp tục quay trở lại với “cái nhìn” độc đáo mà từ đó mọi sự đã bắt đầu. Nếu không, sức mạnh của chúng ta sẽ thất bại và công việc mục vụ của chúng ta sẽ có nguy cơ trở thành một công việc phục vụ trống rỗng, một danh sách các nhiệm vụ rốt cuộc chỉ gây ra sự mệt mỏi và thất vọng. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp xúc với khuôn mặt của Chúa Kitô, tìm kiếm Người trong Kinh thánh và chiêm ngưỡng Người trong sự thờ phượng thầm lặng trước Nhà tạm, chúng ta sẽ nhìn thấy Người trên khuôn mặt của những người chúng ta phục vụ và cảm nghiệm được niềm vui nội tâm, ngay cả giữa khó khăn, mang lại sự bình yên cho trái tim chúng ta. Đây là điều chúng ta cần, hôm nay và luôn mãi: không phải những người chạy loanh quanh, bận rộn và mất tập trung, thực hiện các dự án nhưng cũng có lúc tỏ ra bực bội về một cuộc sống chắc chắn không hề dễ dàng. Ngược lại, người Kitô hữu là người có khả năng tôn thờ, thờ phượng trong thinh lặng. Và rồi từ sự tôn thờ này phát sinh ra hoạt động. Tuy nhiên, đừng quên tôn thờ. Chúng ta đã phần nào đánh mất ý nghĩa của việc tôn thờ trong thế kỷ thực dụng này: đừng quên tôn thờ và từ việc tôn thờ, hãy hành động. Chúng ta cần trở về nguồn, về dung nhan Chúa Giêsu và “nếm thử” sự hiện diện của Người, vì Người là kho tàng của chúng ta (x. Mt 13,44), viên ngọc quý giá mà nó đáng phải trả giá bằng tất cả (x. Mt 13:45-46). Các anh chị em Mông Cổ của chúng ta, những người có ý thức sâu sắc về thể thánh thiêng và – điển hình ở Châu Á – một lịch sử tôn giáo cổ xưa và phức tạp, đang tìm kiếm chứng từ của anh chị em và có thể nhận ra liệu điều đó có chân thực hay không. Đây là một chứng tá mà anh chị em phải đưa ra, bởi vì Tin Mừng không phát triển qua việc cải đạo, Tin Mừng phát triển qua việc làm chứng.
Chúa Giêsu, khi sai các môn đệ của Người vào thế gian, không sai họ đi truyền bá các lý thuyết chính trị, nhưng để làm chứng bằng cuộc sống của họ cho sự mới mẻ trong mối quan hệ của Người với Chúa Cha, giờ đây là “Cha của chúng ta” (x. Ga 20,17), vốn là nguồn mạch của tình huynh đệ cụ thể với mỗi cá nhân và mọi người. Giáo Hội sinh ra từ mệnh lệnh đó là một Giáo Hội nghèo nàn, chỉ được nâng đỡ bởi đức tin đích thực và bởi quyền năng không vũ trang và tước đoạt vũ khí của Chúa Phục Sinh, và có khả năng xoa dịu những đau khổ của nhân loại bị tổn thương. Vì lý do này, các chính phủ và các tổ chức thế tục không có gì phải lo sợ trước công cuộc truyền giáo của Giáo hội, vì Giáo hội không có chương trình nghị sự chính trị nào để thúc đẩy, nhưng được hỗ trợ bởi quyền năng thầm lặng của ân sủng Thiên Chúa và thông điệp về lòng thương xót và sự thật, nhằm mục đích thúc đẩy những điều tốt đẹp cho mọi người.
Để thực hiện sứ mệnh này, Chúa Kitô đã cấu trúc Giáo hội của Người theo cách nhắc nhở chúng ta về sự hòa hợp giữa các chi thể khác nhau của thân thể con người. Người là đầu, là Đấng không ngừng hướng dẫn chúng ta, tuôn đổ vào thân xác Người – vào chúng ta – Thánh Thần của Người, hoạt động trên hết trong những dấu hiệu của sự sống mới là các bí tích. Để đảm bảo tính xác thực và hiệu quả của điều này, Người đã thiết lập hàng linh mục, được đánh dấu bằng sự kết hợp mật thiết với Người, Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Cha Phêrô, Cha đã được kêu gọi thực hiện sứ mệnh này, và tôi cảm ơn Cha đã chia sẻ kinh nghiệm của Cha với chúng tôi. Tương tự như vậy, Dân thánh của Thiên Chúa ở Mông Cổ cũng có được đầy đủ các hồng ân thiêng liêng. Từ quan điểm này, tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn nơi vị giám mục của mình, không phải một máng cỏ mà là biểu tượng sống động của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, Đấng quy tụ và hướng dẫn dân của Người; một người môn đệ tràn đầy đặc sủng tông đồ trong việc xây dựng tình huynh đệ trong Chúa Kitô và đâm rễ sâu hơn bao giờ hết vào quốc gia này và di sản văn hóa cao quý của nó. Vì vậy, việc Giám mục của anh chị em là Hồng Y là một dấu hiệu gần gũi thậm chí còn lớn hơn: tất cả anh chị em dù xa cách về mặt thể xác nhưng đều rất gần gũi với trái tim của Thánh Phêrô. Và ngược lại, toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em và cộng đồng của anh chị em, một cộng đồng thực sự là Công Giáo, phổ quát, và hướng tình yêu của tất cả anh chị em chúng ta trên khắp thế giới đến Mông Cổ, trong sự tuôn trào hiệp thông lớn lao của Giáo hội.
Tôi xin nhấn mạnh từ ngữ đó: hiệp thông. Giáo hội không thể được hiểu theo nghĩa chức năng đơn thuần. Không, Giáo hội không phải là một doanh nghiệp, Giáo hội không phát triển nhờ củ trương cải đạo, như tôi đã đề cập. Giáo Hội là một điều gì đó khác. Chữ “hiệp thông” giải thích rõ ràng Giáo hội là gì. Trong thân thể này của Giáo hội, giám mục không phải là người quản lý các yếu tố đa dạng của nó, thậm chí có lẽ dựa trên nguyên tắc đa số, nhưng lãnh đạo trên cơ sở nguyên tắc thiêng liêng, nhờ đó chính Chúa Giêsu hiện diện nơi con người của giám mục theo để bảo đảm sự hiệp thông trong Thân Mình mầu nhiệm của Người. Nói cách khác, sự hiệp nhất trong Giáo hội không phải là trật tự và tôn trọng, cũng không đơn giản là một chiến lược tốt để “làm việc theo nhóm”; đó là về đức tin và tình yêu dành cho Chúa, về lòng trung thành với Người. Do đó, điều quan trọng là tất cả các thành phần trong Giáo hội phải duy trì sự hiệp nhất vững chắc xung quanh vị giám mục, người đại diện cho Chúa Kitô sống động giữa Dân Người, và xây dựng tình huynh đệ đồng nghị mà chúng ta rao giảng và điều đó hỗ trợ rất nhiều cho việc hội nhập văn hóa đức tin.
Các nhà truyền giáo thân mến, hãy nếm thử và chiêm ngưỡng món quà mà anh chị em là, hãy nếm thử và nhìn thấy vẻ đẹp của việc hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi anh chị em trở thành chứng nhân cho tình yêu của Người ở Mông Cổ này. ia. Hãy tiếp tục thực hiện điều này bằng cách vun trồng sự hiệp thông. Hãy thực hiện điều đó bằng sự đơn giản của một cuộc sống thanh đạm, noi gương Chúa, Đấng cưỡi lừa vào Giêrusalem và, trên thập giá, thậm chí bị lột cả áo choàng. Chớ gì bạn luôn gần gũi với mọi người, với sự gần gũi vốn là đường lối của Thiên Chúa. Thiên Chúa gần gũi, nhân ái và dịu dàng. Gần gũi, nhân ái và dịu dàng: đối xử với mọi người như thế, đích thân quan tâm đến họ, học ngôn ngữ của họ, tôn trọng và yêu mến nền văn hóa của họ, không để mình bị cám dỗ bởi những hình thức an ninh trần thế, nhưng vẫn kiên định với Tin Mừng qua đời sống luân lý và tinh thần gương mẫu. Đơn giản và gần gũi! Đừng bao giờ mệt mỏi mang đến cho Chúa Giêsu những khuôn mặt và những tình huống anh chị em gặp phải, những vấn đề và mối quan tâm. Hãy dành thời gian để cầu nguyện hàng ngày, điều này sẽ giúp anh chị em kiên trì trong công việc phục vụ và nhận được sự an ủi từ “Thiên Chúa là nguồn an ủi” (2 Cr 1:3), và nhờ đó mang lại niềm hy vọng cho tâm hồn của tất cả những người đau khổ.
Anh chị em thân mến, như Thánh Vịnh 34 nói với chúng ta, sự gần gũi với Chúa trấn an chúng ta rằng “những ai kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì...; ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu điều tốt lành nào” (c. 9-10). Chắc chắn, những lỗi lầm và vấn đề trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến các tín hữu, và những người rao giảng Tin Mừng cũng không được miễn khỏi gánh nặng lo lắng vốn là một phần của thân phận con người chúng ta. Tác giả Thánh Vịnh không ngần ngại nói về sự dữ và những kẻ làm điều ác, nhưng ông nhắc nhở chúng ta rằng Chúa nghe tiếng kêu của những người khiêm nhường và “giải thoát họ khỏi mọi cơn khốn khó”, vì Người “gần gũi những tấm lòng tan vỡ, và cứu vớt những kẻ bị tan nát trong tinh thần” (c. 18-19). Vì lý do này, Giáo hội bầy tỏ mình trước thế giới như một tiếng nói liên đới với tất cả những người nghèo khổ và thiếu thốn; Giáo Hội từ chối im lặng trước sự bất công và âm thầm làm việc để thăng tiến phẩm giá của mỗi con người.
Anh chị em thân mến, trong hành trình làm môn đệ truyền giáo của anh chị em, anh chị em có một sự hỗ trợ chắc chắn: Mẹ trên trời của chúng ta, Đấng – và tôi rất vui mừng khi khám phá ra điều này! – mong muốn mang đến cho anh chị em một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện dịu dàng và quan tâm của Mẹ bằng cách cho phép người ta tìm thấy bức ảnh của Mẹ trong bãi rác. Ở một nơi dành cho rác rưởi, bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm xinh đẹp này đã xuất hiện. Ngài, đấng thoát khỏi và không bị ô nhiễm bởi tội lỗi, Mẹ muốn đến gần chúng ta đến mức đi xuống cặn bã của xã hội, để từ đống rác rưởi bẩn thỉu, sự thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa, Mẹ trên trời của chúng ta, có thể tỏa sáng. Tôi cũng được biết về truyền thống đáng yêu của người Mông Cổ về suun dalai ijii, người mẹ có trái tim rộng lớn như đại dương sữa. Theo cuốn Lịch sử bí mật của người Mông Cổ, một ánh sáng từ lỗ hở phía trên của một căn ger đã làm nữ hoàng thần thoại Alungoo mang thai; tuy nhiên, anh chị em có thể chiêm ngưỡng nơi vai trò làm mẹ của Đức Trinh Nữ Maria hoạt động của ánh sáng thần linh, từ trên cao, hằng ngày đồng hành với các bước đi của Giáo hội anh chị em.
Khi anh chị em ngước mắt lên nhìn Đức Maria, anh chị em có thể tìm thấy sự sảng khoái khi biết rằng nhỏ bé không phải là một vấn đề mà là một nguồn tài nguyên. Thiên Chúa yêu mến sự nhỏ bé và qua đó Người thích thực hiện những điều lớn lao, như chính Đức Maria làm chứng (x. Lc 1:48-49). Thưa anh chị em, đừng lo lắng về những con số nhỏ, thành công hạn chế hoặc sự không phù hợp rõ ràng. Đó không phải là cách Chúa làm việc. Chúng ta hãy hướng mắt về Đức Maria, Đấng nhỏ bé cao cả hơn các tầng trời, vì nơi Mẹ đã cưu mang Đấng mà các tầng trời và các tầng trời cao nhất không thể chứa đựng được (x. 1 V 8:27). Thưa anh chị em, chúng ta hãy phó thác mình cho Mẹ, cầu xin một lòng nhiệt thành mới và một tình yêu nồng cháy, làm chứng cho Tin Mừng một cách không mệt mỏi và vui vẻ. Hãy tiến bước! Hãy can đảm, đừng mệt mỏi tiến về phía trước. Cảm ơn chứng tá của anh chị em! Chính Chúa đã chọn anh chị em và tin anh chị em; Tôi ở bên anh chị em và hết lòng nói với anh chị em: cảm ơn anh chị em; cảm ơn vì chứng tá của anh chị em, cảm ơn vì cuộc đời anh chị em đã hiến cho Tin Mừng! Kiên trì, liên tục trong cầu nguyện và sáng tạo trong bác ái, kiên định trong hiệp thông, vui tươi và hiền lành trong mọi việc và với mọi người. Tôi chúc lành cho anh chị em từ trái tim tôi, và tôi sẽ giữ anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi. Và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em.
Chiều Thứ Bẩy, 2 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Nhà thờ Hai Thánh Phêrô và Phaolô tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ để gặp gỡ các giáo phẩm, linh mục, tu sĩ, các nhà truyền giáo và các nhân viên mục vụ.
Nhà thờ quá nhỏ không đủ chứa mọi người muốn tham dự. Một số phải đứng ở bên ngoài. Tất cả đều một thái độ hân hoan, nghiêm chỉnh và đầy cầu nguyện, vẫy cờ Tòa Thánh.
Trong buổi gặp gỡ này, sau khi nghe lời chào mừng của Chủ Tịch Hội đồng Giám Mục Trung Á, Đức Phanxicô đã chăm chú lắng nghe 3 chứng từ của một nữ tu truyền giáo, của một linh mục Mông Cổ và của một nhân viên mục vụ. Sau đó, ngài ngỏ lời với cử toạ:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi chiều!
Cảm ơn Đức Cha, thưa Đức Cha, vì những lời tốt đẹp của Đức Cha. Cảm ơn Sơ Salvia, Cha Peter Sanjaajav và Rufina vì những chứng từ của anh chị em. Cảm ơn tất cả anh chị em vì sự hiện diện và đức tin của anh chị em! Tôi rất vui khi được ở bên tất cả anh chị em. Niềm vui của Tin Mừng là điều đã thúc đẩy anh chị em, những người nam nữ thánh hiến trong đời sống tu trì và thừa tác vụ thụ phong, có mặt ở đây và cống hiến chính mình, cùng với các anh chị em giáo dân, để phục vụ Chúa và người khác. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì điều này, bằng lời cầu nguyện ca ngợi tuyệt vời, Thánh vịnh 34, mà tôi sẽ rút tỉa để chia sẻ một số suy nghĩ với anh chị em. Thánh Vịnh mời gọi chúng ta “hãy nếm thử xem Chúa tốt lành dường bao” (c. 9).
“Hãy nếm mà xem”, vì niềm vui và sự tốt lành của Chúa không hề chóng qua; chúng vẫn ở trong chúng ta, mang lại hương vị cho cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta nhìn mọi sự theo một cách mới, giống như chị đã nói, Rufina ạ, trong chứng ngôn tuyệt vời của chị. Vì vậy, tôi muốn “nếm thử” hương vị đức tin ở vùng đất này bằng cách gợi lên trong tâm trí trước hết mọi khuôn mặt, những câu chuyện và cuộc đời dành cho Tin Mừng. Dành cả đời mình cho Tin Mừng. Đó là một cách hay để xác định ơn gọi truyền giáo của các Kitô hữu, và đặc biệt, ơn gọi đó đang được các Kitô hữu ở đây sống như thế nào. Dành cả cuộc đời cho Tin Mừng!
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc tưởng nhớ Đức Giám Mục Wenceslao Selga Padilla, vị phủ doãn tông tòa đầu tiên, người tiên phong trong lịch sử đương thời của Giáo hội ở Mông Cổ, người đã xây dựng Nhà thờ Chính tòa này. Tuy nhiên, ở đây đức tin không chỉ bắt nguồn từ những năm 1990 của thế kỷ trước; nó có nguồn gốc cổ xưa. Các sự kiện của thiên niên kỷ thứ nhất và công việc truyền giáo được thực hiện bởi các nhà truyền giáo theo truyền thống Syria dọc theo Con đường Tơ lụa đã được tiếp nối bằng một hoạt động truyền giáo đáng chú ý. Làm sao chúng ta có thể không nhắc đến các sứ mệnh ngoại giao của thế kỷ 13, và sự quan tâm tông đồ được thể hiện qua việc bổ nhiệm, vào khoảng năm 1310, Gioan xứ Montecorvino làm Giám mục đầu tiên của Khanbalik, chịu trách nhiệm về toàn bộ khu vực rộng lớn này của thế giới dưới sự chỉ đạo của triều đại nhà Nguyên của người Mông Cổ? Ngài đã cung cấp bản dịch đầu tiên của Thánh vịnh và Tân Ước sang tiếng Mông Cổ. Lịch sử vĩ đại của niềm đam mê Tin Mừng này đã được tiếp tục một cách mới mẻ, một cách đặc biệt, với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo đầu tiên của Tu hội Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Maria vào năm 1992, cùng với các thành viên của các Tu hội khác, các linh mục giáo phận và những nhà truyền giáo giáo dân. Trong số đó, tôi muốn nêu lên nghị lực và lòng nhiệt thành của Cha Stephen Kim Seong-hyeon. Chúng ta cũng hãy thừa nhận rằng tất cả những tôi tớ trung thành của Tin Mừng ở Mông Cổ hiện đang ở đây với chúng ta và những người đã dành cả cuộc đời cho Chúa Kitô, có thể “nhìn thấy” và “nếm thử” những điều kỳ diệu mà lòng nhân lành của Người tiếp tục thực hiện nơi anh chị em và thông qua anh chị em. Cảm ơn.
Tại sao người ta phải dành cuộc đời mình cho Tin Mừng? Đó là một câu hỏi tôi sẽ hỏi anh chị em. Như Rufina đã nói, đời sống Kitô giáo tiến về phía trước bằng cách đặt câu hỏi, giống như những đứa trẻ luôn hỏi những điều mới mẻ, vì ở độ tuổi của chúng, chúng chưa hiểu hết mọi sự. Đời sống Kitô hữu kéo chúng ta đến gần Chúa và luôn đặt câu hỏi, để chúng ta hiểu Chúa hơn, hiểu rõ hơn lời dạy của Người. Hãy cống hiến cuộc đời mình cho Tin Mừng bởi vì anh chị em đã “nếm thử” Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra hữu hình, có thể chạm tới và gặp gỡ nơi Chúa Giêsu. Đúng vậy, Chúa Giêsu là tin mừng, dành cho mọi dân tộc, là thông điệp mà Giáo hội phải không ngừng công bố, thể hiện trong đời sống của mình và “thì thầm” vào tâm hồn của mọi cá nhân và mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ của Chúa thường là một lời thì thầm chậm rãi, cần có thời gian; Chúa nói theo cách đó. Cảm nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô là ánh sáng thuần khiết làm rạng ngời và biến đổi diện mạo của chúng ta. Anh chị em thân mến, đời sống Kitô hữu phát sinh từ việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa; đó là về tình yêu, cuộc gặp gỡ hàng ngày với Chúa trong Lời của Người và trong Bánh Sự Sống, cũng như trong khuôn mặt những người khác, những người thiếu thốn và nghèo khổ vốn là nơi Chúa Giêsu hiện diện. Dì đã nhắc nhở điều này, Dì Salvia ạ, trong lời chứng của dì. Cảm ơn! Dì đã ở đây hơn hai mươi năm và đã học được cách nói chuyện với những người này; Cảm ơn.
Trong 31 năm hiện diện ở Mông Cổ này, anh chị em, các linh mục, những người thánh hiến và những người mục vụ thân mến, đã bắt tay vào thực hiện nhiều sáng kiến bác ái khác nhau, vốn tiêu hao nhiều năng lực của anh chị em và phản ảnh khuôn mặt thương xót của Chúa Kitô, Người Samaritanô nhân lành. Theo một nghĩa nào đó, đây là danh thiếp của anh chị em, và nó khiến anh chị em được tôn trọng và đánh giá cao vì vô số lợi ích mang lại cho nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ trợ giúp xã hội và giáo dục, đến chăm sóc sức khỏe và quảng bá văn hóa. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục đi theo con đường này, một con đường đã tỏ ra rất hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân Mông Cổ thân yêu, bằng những cử chỉ yêu thương và hành động bác ái.
Đồng thời tôi kêu gọi anh chị em nếm trải và nhìn thấy Chúa, tiếp tục quay trở lại với “cái nhìn” độc đáo mà từ đó mọi sự đã bắt đầu. Nếu không, sức mạnh của chúng ta sẽ thất bại và công việc mục vụ của chúng ta sẽ có nguy cơ trở thành một công việc phục vụ trống rỗng, một danh sách các nhiệm vụ rốt cuộc chỉ gây ra sự mệt mỏi và thất vọng. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp xúc với khuôn mặt của Chúa Kitô, tìm kiếm Người trong Kinh thánh và chiêm ngưỡng Người trong sự thờ phượng thầm lặng trước Nhà tạm, chúng ta sẽ nhìn thấy Người trên khuôn mặt của những người chúng ta phục vụ và cảm nghiệm được niềm vui nội tâm, ngay cả giữa khó khăn, mang lại sự bình yên cho trái tim chúng ta. Đây là điều chúng ta cần, hôm nay và luôn mãi: không phải những người chạy loanh quanh, bận rộn và mất tập trung, thực hiện các dự án nhưng cũng có lúc tỏ ra bực bội về một cuộc sống chắc chắn không hề dễ dàng. Ngược lại, người Kitô hữu là người có khả năng tôn thờ, thờ phượng trong thinh lặng. Và rồi từ sự tôn thờ này phát sinh ra hoạt động. Tuy nhiên, đừng quên tôn thờ. Chúng ta đã phần nào đánh mất ý nghĩa của việc tôn thờ trong thế kỷ thực dụng này: đừng quên tôn thờ và từ việc tôn thờ, hãy hành động. Chúng ta cần trở về nguồn, về dung nhan Chúa Giêsu và “nếm thử” sự hiện diện của Người, vì Người là kho tàng của chúng ta (x. Mt 13,44), viên ngọc quý giá mà nó đáng phải trả giá bằng tất cả (x. Mt 13:45-46). Các anh chị em Mông Cổ của chúng ta, những người có ý thức sâu sắc về thể thánh thiêng và – điển hình ở Châu Á – một lịch sử tôn giáo cổ xưa và phức tạp, đang tìm kiếm chứng từ của anh chị em và có thể nhận ra liệu điều đó có chân thực hay không. Đây là một chứng tá mà anh chị em phải đưa ra, bởi vì Tin Mừng không phát triển qua việc cải đạo, Tin Mừng phát triển qua việc làm chứng.
Chúa Giêsu, khi sai các môn đệ của Người vào thế gian, không sai họ đi truyền bá các lý thuyết chính trị, nhưng để làm chứng bằng cuộc sống của họ cho sự mới mẻ trong mối quan hệ của Người với Chúa Cha, giờ đây là “Cha của chúng ta” (x. Ga 20,17), vốn là nguồn mạch của tình huynh đệ cụ thể với mỗi cá nhân và mọi người. Giáo Hội sinh ra từ mệnh lệnh đó là một Giáo Hội nghèo nàn, chỉ được nâng đỡ bởi đức tin đích thực và bởi quyền năng không vũ trang và tước đoạt vũ khí của Chúa Phục Sinh, và có khả năng xoa dịu những đau khổ của nhân loại bị tổn thương. Vì lý do này, các chính phủ và các tổ chức thế tục không có gì phải lo sợ trước công cuộc truyền giáo của Giáo hội, vì Giáo hội không có chương trình nghị sự chính trị nào để thúc đẩy, nhưng được hỗ trợ bởi quyền năng thầm lặng của ân sủng Thiên Chúa và thông điệp về lòng thương xót và sự thật, nhằm mục đích thúc đẩy những điều tốt đẹp cho mọi người.
Để thực hiện sứ mệnh này, Chúa Kitô đã cấu trúc Giáo hội của Người theo cách nhắc nhở chúng ta về sự hòa hợp giữa các chi thể khác nhau của thân thể con người. Người là đầu, là Đấng không ngừng hướng dẫn chúng ta, tuôn đổ vào thân xác Người – vào chúng ta – Thánh Thần của Người, hoạt động trên hết trong những dấu hiệu của sự sống mới là các bí tích. Để đảm bảo tính xác thực và hiệu quả của điều này, Người đã thiết lập hàng linh mục, được đánh dấu bằng sự kết hợp mật thiết với Người, Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Cha Phêrô, Cha đã được kêu gọi thực hiện sứ mệnh này, và tôi cảm ơn Cha đã chia sẻ kinh nghiệm của Cha với chúng tôi. Tương tự như vậy, Dân thánh của Thiên Chúa ở Mông Cổ cũng có được đầy đủ các hồng ân thiêng liêng. Từ quan điểm này, tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn nơi vị giám mục của mình, không phải một máng cỏ mà là biểu tượng sống động của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, Đấng quy tụ và hướng dẫn dân của Người; một người môn đệ tràn đầy đặc sủng tông đồ trong việc xây dựng tình huynh đệ trong Chúa Kitô và đâm rễ sâu hơn bao giờ hết vào quốc gia này và di sản văn hóa cao quý của nó. Vì vậy, việc Giám mục của anh chị em là Hồng Y là một dấu hiệu gần gũi thậm chí còn lớn hơn: tất cả anh chị em dù xa cách về mặt thể xác nhưng đều rất gần gũi với trái tim của Thánh Phêrô. Và ngược lại, toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em và cộng đồng của anh chị em, một cộng đồng thực sự là Công Giáo, phổ quát, và hướng tình yêu của tất cả anh chị em chúng ta trên khắp thế giới đến Mông Cổ, trong sự tuôn trào hiệp thông lớn lao của Giáo hội.
Tôi xin nhấn mạnh từ ngữ đó: hiệp thông. Giáo hội không thể được hiểu theo nghĩa chức năng đơn thuần. Không, Giáo hội không phải là một doanh nghiệp, Giáo hội không phát triển nhờ củ trương cải đạo, như tôi đã đề cập. Giáo Hội là một điều gì đó khác. Chữ “hiệp thông” giải thích rõ ràng Giáo hội là gì. Trong thân thể này của Giáo hội, giám mục không phải là người quản lý các yếu tố đa dạng của nó, thậm chí có lẽ dựa trên nguyên tắc đa số, nhưng lãnh đạo trên cơ sở nguyên tắc thiêng liêng, nhờ đó chính Chúa Giêsu hiện diện nơi con người của giám mục theo để bảo đảm sự hiệp thông trong Thân Mình mầu nhiệm của Người. Nói cách khác, sự hiệp nhất trong Giáo hội không phải là trật tự và tôn trọng, cũng không đơn giản là một chiến lược tốt để “làm việc theo nhóm”; đó là về đức tin và tình yêu dành cho Chúa, về lòng trung thành với Người. Do đó, điều quan trọng là tất cả các thành phần trong Giáo hội phải duy trì sự hiệp nhất vững chắc xung quanh vị giám mục, người đại diện cho Chúa Kitô sống động giữa Dân Người, và xây dựng tình huynh đệ đồng nghị mà chúng ta rao giảng và điều đó hỗ trợ rất nhiều cho việc hội nhập văn hóa đức tin.
Các nhà truyền giáo thân mến, hãy nếm thử và chiêm ngưỡng món quà mà anh chị em là, hãy nếm thử và nhìn thấy vẻ đẹp của việc hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi anh chị em trở thành chứng nhân cho tình yêu của Người ở Mông Cổ này. ia. Hãy tiếp tục thực hiện điều này bằng cách vun trồng sự hiệp thông. Hãy thực hiện điều đó bằng sự đơn giản của một cuộc sống thanh đạm, noi gương Chúa, Đấng cưỡi lừa vào Giêrusalem và, trên thập giá, thậm chí bị lột cả áo choàng. Chớ gì bạn luôn gần gũi với mọi người, với sự gần gũi vốn là đường lối của Thiên Chúa. Thiên Chúa gần gũi, nhân ái và dịu dàng. Gần gũi, nhân ái và dịu dàng: đối xử với mọi người như thế, đích thân quan tâm đến họ, học ngôn ngữ của họ, tôn trọng và yêu mến nền văn hóa của họ, không để mình bị cám dỗ bởi những hình thức an ninh trần thế, nhưng vẫn kiên định với Tin Mừng qua đời sống luân lý và tinh thần gương mẫu. Đơn giản và gần gũi! Đừng bao giờ mệt mỏi mang đến cho Chúa Giêsu những khuôn mặt và những tình huống anh chị em gặp phải, những vấn đề và mối quan tâm. Hãy dành thời gian để cầu nguyện hàng ngày, điều này sẽ giúp anh chị em kiên trì trong công việc phục vụ và nhận được sự an ủi từ “Thiên Chúa là nguồn an ủi” (2 Cr 1:3), và nhờ đó mang lại niềm hy vọng cho tâm hồn của tất cả những người đau khổ.
Anh chị em thân mến, như Thánh Vịnh 34 nói với chúng ta, sự gần gũi với Chúa trấn an chúng ta rằng “những ai kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì...; ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu điều tốt lành nào” (c. 9-10). Chắc chắn, những lỗi lầm và vấn đề trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến các tín hữu, và những người rao giảng Tin Mừng cũng không được miễn khỏi gánh nặng lo lắng vốn là một phần của thân phận con người chúng ta. Tác giả Thánh Vịnh không ngần ngại nói về sự dữ và những kẻ làm điều ác, nhưng ông nhắc nhở chúng ta rằng Chúa nghe tiếng kêu của những người khiêm nhường và “giải thoát họ khỏi mọi cơn khốn khó”, vì Người “gần gũi những tấm lòng tan vỡ, và cứu vớt những kẻ bị tan nát trong tinh thần” (c. 18-19). Vì lý do này, Giáo hội bầy tỏ mình trước thế giới như một tiếng nói liên đới với tất cả những người nghèo khổ và thiếu thốn; Giáo Hội từ chối im lặng trước sự bất công và âm thầm làm việc để thăng tiến phẩm giá của mỗi con người.
Anh chị em thân mến, trong hành trình làm môn đệ truyền giáo của anh chị em, anh chị em có một sự hỗ trợ chắc chắn: Mẹ trên trời của chúng ta, Đấng – và tôi rất vui mừng khi khám phá ra điều này! – mong muốn mang đến cho anh chị em một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện dịu dàng và quan tâm của Mẹ bằng cách cho phép người ta tìm thấy bức ảnh của Mẹ trong bãi rác. Ở một nơi dành cho rác rưởi, bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm xinh đẹp này đã xuất hiện. Ngài, đấng thoát khỏi và không bị ô nhiễm bởi tội lỗi, Mẹ muốn đến gần chúng ta đến mức đi xuống cặn bã của xã hội, để từ đống rác rưởi bẩn thỉu, sự thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa, Mẹ trên trời của chúng ta, có thể tỏa sáng. Tôi cũng được biết về truyền thống đáng yêu của người Mông Cổ về suun dalai ijii, người mẹ có trái tim rộng lớn như đại dương sữa. Theo cuốn Lịch sử bí mật của người Mông Cổ, một ánh sáng từ lỗ hở phía trên của một căn ger đã làm nữ hoàng thần thoại Alungoo mang thai; tuy nhiên, anh chị em có thể chiêm ngưỡng nơi vai trò làm mẹ của Đức Trinh Nữ Maria hoạt động của ánh sáng thần linh, từ trên cao, hằng ngày đồng hành với các bước đi của Giáo hội anh chị em.
Khi anh chị em ngước mắt lên nhìn Đức Maria, anh chị em có thể tìm thấy sự sảng khoái khi biết rằng nhỏ bé không phải là một vấn đề mà là một nguồn tài nguyên. Thiên Chúa yêu mến sự nhỏ bé và qua đó Người thích thực hiện những điều lớn lao, như chính Đức Maria làm chứng (x. Lc 1:48-49). Thưa anh chị em, đừng lo lắng về những con số nhỏ, thành công hạn chế hoặc sự không phù hợp rõ ràng. Đó không phải là cách Chúa làm việc. Chúng ta hãy hướng mắt về Đức Maria, Đấng nhỏ bé cao cả hơn các tầng trời, vì nơi Mẹ đã cưu mang Đấng mà các tầng trời và các tầng trời cao nhất không thể chứa đựng được (x. 1 V 8:27). Thưa anh chị em, chúng ta hãy phó thác mình cho Mẹ, cầu xin một lòng nhiệt thành mới và một tình yêu nồng cháy, làm chứng cho Tin Mừng một cách không mệt mỏi và vui vẻ. Hãy tiến bước! Hãy can đảm, đừng mệt mỏi tiến về phía trước. Cảm ơn chứng tá của anh chị em! Chính Chúa đã chọn anh chị em và tin anh chị em; Tôi ở bên anh chị em và hết lòng nói với anh chị em: cảm ơn anh chị em; cảm ơn vì chứng tá của anh chị em, cảm ơn vì cuộc đời anh chị em đã hiến cho Tin Mừng! Kiên trì, liên tục trong cầu nguyện và sáng tạo trong bác ái, kiên định trong hiệp thông, vui tươi và hiền lành trong mọi việc và với mọi người. Tôi chúc lành cho anh chị em từ trái tim tôi, và tôi sẽ giữ anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi. Và tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em.
Văn Hóa
Niềm Tin Nơi Quê Hương
Pt Phạm Bá Nha
14:50 02/09/2023
Niềm Tin Nơi Quê Hương
Nhiều bài hát VN nói lên Niềm Tin Nơi Quê Hương thật mãnh liệt, cao vời. VN nhỏ nghèo. Ghi ơn bao thế hệ hy sinh bảo vệ. Xa và nhớ. Sẽ về. Báo hiếu, chuộc lại lỗi lầm, sống hiền hòa yêu thương với mọi anh em.
Chưa thấy mà vẫn tin, dù chưa đến tận nơi, du lịch hay ở lấy một ngày
Dù hôm nay chưa nhìn (về) Hà Nội, thấy (đến) Sài Gòn
Nhưng sao lòng vẫ chưa mất niềm tin
Nhưng em và tôi vẫn nói tiếng Việt Nam
….Trái tim (nguyên vẹn)
(Chưa Mất Niềm Tin - Trịnh Công Sơn)
Vẫn thích đến
Đến với quê hương tôi nói...dù còn hờn căm..
…đau khổ
... tương lai ruộng vườn.. lúa thêm bông
… nhà VN…Ánh sáng
(Đến với quê hương tôi - Bùi Công Thuần)
Vì để lại cho những ai, dòng máu luôn đỏ thắm tươi hồng
Để lại cho em nước non mình… một nước đẹp xinh
Một miền oai linh hiển hách…thần thánh
Để lại cho em hèn kém… cuộc sống…hồn nước…
Đường đời quanh co kẹt lối
Để lại cho em tội lỗi qua rồi…
(Để lại Cho Em – Phạm Duy)
Gia tài và trang sử oai hùng vẻ vang
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa…
(Gia Tài Của Mẹ - Trịnh Công Sơn)
Yêu quê hương tôi, vì
Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh
Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình
Yêu trăng buông lơi trên má cô nàng đẹp xinh
Và yêu mấy nhịp cầu tre là dây đang dựng mùa hoa
Tôi yêu đơn sơ qua mái tranh nghèo mẹ quê
Yêu duyên nên thơ trong tiếng khoan hò ước thề
Yêu con đê xưa đưa lối qua chợ làng xưa
Và yêu mấy nhịp cầu tre là đây anh chờ em về
…Tôi yêu quê tôi mãi bây giờ còn yêu
Yêu chim bay qua mang đến tin mừng thái hòa
Yêu anh yêu em yêu nước yêu trời gần xa
Và yêu cánh đồng vời xa là đây anh chờ em về
(Tôi Yêu – Trịnh Hưng)
Nước tôi vẫn tươi đẹp “mới, êm đềm, thắm tươi, tưng bừng, huy hoàng, hát vang ” như bao thuở
Vui sướng đi cho đời thêm tươi sáng
Vui sướng đi cho lỏng thêm tươi
Ta hát ca đón mừng xuân mới
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái
Hát vang lên đời ta thắm tươi
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái
Xuân tưng bừng
(Xuân và tuổi Trẻ - La Hối+Thế Lữ)
Làng tôi ‘có cây đa, con sông, lũy tre, mái tranh, khói lam chiều’, quê tôi, nơi sinh ra, khôn lớn, học hành nên người giúp đời… bao kỷ niệm vấn vương. Đích thực. Không lẫn được.
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sông sâu lơ lững vờn quanh
Em xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng
… Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung yêu đời
Là bao vấn vương tâm hồn ngưởi bốn phương
(Làng Tôi – Chung Quân)
Nơi có Em Bé Quê ngồi mình trâu
Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau, và miệng hát nghêu ngao
Vui thú không quên học đâu, nằm đồi non gió mát
Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo, em đánh vần thật mau.
(Em Bé Quê –Phạm Duy)
Quê hương có 4 mùa, khí hậu hiền hòa. Trái cây sẵn có quan năm.
… Em đứng lên mùa Xuân vừa mở…
Rồi mùa Xuân không về
Mùa Thu cũng ra di
Mùa Đông vời vợi
Mùa Hạ khói mây…
Rồi từ nay em gọi
Tình yêu dấu chim bay
Gọi thân hao gầy
Gọi buồn ngất ngây…
Nghe xót xa hằn trên tuổi trời
Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người
(Gọi Tên Bốn Mùa – Trịnh Công Sơn)
Trường làng khai tâm mở trí bao thế hệ là nhờ thày-cô
Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh
Muôn chim hót vang lên êm đềm
Lên trường tôi, con đê xinh xinh
Len qua đám cây xanh nhẹ lướt
Trường làng tôi hai gian đơn sơ…
Nơi sống bao mái đầu xanh màu
Không bóng hình bao trẻ nô đùa…
… nay vang tiếng ê a.
Nay in bóng bao em nô đùa
…không giây phút tôi quên
Nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh
(Trường Làng Tôi – Phạm Trọng Cầu)
Nhớ mẹ-cha, công ơn dưỡng-dục không bao giờ quên, mong gặp lại.
Ngày Trở về, anh bước lê, trên quãng đường đê đến bên lũy tre.
Nắng vàng hoe vườn rau trước hè chào đón người về.
Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì qúa đợi chờ
(Ngày Trở Về - Phạm Duy)
Nhất là còn văng vẳng bên tai đêm ngày tiếng mẹ khuyên dạy, ru võng.
Lòng mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa
Tình mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng mẹ ru
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao1ời mặn mà
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa
Thương con mẹ hát câu êm đềm
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm
Bao năm nước mắt như suối nguồn
Chảy vào tim con mái tóc chót đành đẫm sương
(Lòng Mẹ - Y Vân)
Tình anh-chị-em trong nhà
Tôi ru em ngủ
Một sớm mùa đông
Em ra ngoài ruộng đồng
Hỏi thăm cành lúa mới
Tôi ru em ngủ
Một sớm mùa thu
Em đi trong sương mù
Gọi cây lá vào mùa
(Tôi Ru Em Ngủ - Trịnh Công Sơn)
Có mùa gặt rôn rã tiếng cười vang lên. Đầy kho.
Mênh mông mênh mông gánh lúa mênh mông
Lúc trời mà rạng đông rạng đông
Bóng người
Bước
Chơi
Dân làng
Tiếng
Vui chân đi, tới phiên chợ mai
Gánh gánh gánh gánh thóc về
Gánh gánh gánh gánh thóc về
Gánh thóc về gánh thóc về
Gánh về, gánh về, gánh về, gánh về
(Gánh Lúa – Phạm Duy)
Ngày mùa trong thôn trăng thanh gió mát
Kìa thôn quê
Ánh trăng
Chiều hồn quê bao khúc ca yêu đời
Chiều hồn quê bao khúc ca yêu đời
(Khúc Ca Ngày Mùa – Lam Phương)
Giọt mưa rỉ rách, tầm tã thâu đêm hay suốt ngày
Giọt mưa trên lá nước mắt mẹ già
Lã chã
Giọt mưa trên lá nước mắt mặn mà
Thiếu nữ
Giọt mưa trên lá tiếng khóc oa oa
Đứa bé
Giọt mưa trên lá tiếng nói bao la
Tóc trắng đậm đà êm ái ru tình già
… tiếng nói thầm thì
… bối rối bồi hồi
…xa cách nhau một đời.
(Giọt Mưa Trên Lá – Phạm Duy)
Cuối cùng khi có hòa bình, thì cống hiến cả cuộc đời
Cho nhau chẳng tiếc gì nhau
Cho nhau gửi đã từ lâu
Cho nhau cho lúc sơ sinh cuộc đời
Cho những hoa niên nhịp cầu
Đưa tuổi thơ dến về đâu
Cho nhau nào có gì đâu
Cho nhau dù có là bao
Cho cho phút yêu thương
Cho rất luôn cuộc sầu
Cho tình cho cả niềm đau
(Cho Nhau – Phạm Duy)
Và cho lần cuối, không tiếc nuối
Giờ này còn gần nhau
Gần thắm thiết trong môi sầu
Gần bối rối biên giới từ lòng đau
Giờ này còn cầm tay
Cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau
Ngày mai ta không còn thấy nhau
(Cho Lần Cuối – Lê Uyên & Phương) –
Xin mẹ-cha hãy ngủ cho yên giấc. Đừng thao thức băn khoăn, lo lắng. Xa, lâu mấy… Con cũng về
Trên đỉnh đèo hoang vu
Con nghe tiếng mẹ gọi
Mẹ gọi con trong đêm mịt mù
Mẹ gọi con giữa sớm tinh sương
Và lòng con trăng soi mòn ngoài vườn
Ngày đùa vui thuở xưa xa xôi
Lời mẹ kêu trên đỉnh núi.
Lời mẹ kêu trong ruộng vườn
Lời mẹ kêu nghe ra lời buồn
Của giòng sông, ngày mùa đông…
Mẹ ơi, con sẽ về thăm lúa chín sương mai
…vườn cam của ngoại
Và giòng sông tuổi thơ ấu
(Xin Mẹ Hãy Ngủ Yên – Phạm Thế Mỹ)
Đừng quên và xa nhau
Đừng xa nhau và đừng quên nhau
Đừng rẽ khúc tình nghèo
Đừng chia nhau nỗi vui niềm đau
Đừng buông mau đừng dứt áo
Đừng thoát giấc mộng đầi
Dù cho đêm có không bền lâu
(Đừng Xa Nhau –Phạm Duy)
Tôi thích vì đem cho niềm vui vô tận
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và nụ cười
Tôi nhặt gió nhặt gió nhờ em giữ lấy
Để mắt em tựa lá bay
.. Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
…một lần thôi
…ngồi thật yên
…nhìn rõ
…sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim
(Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui - Trịnh Công Sơn)
Kết luận hy vọng cùng hát và nhắc nhau
Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người
Gần nhau trao cho nhau tin yệu đừng gian dối
Gần nhau trao cho nhau ánh mắt nhân loại này
Tình yêu thương trao cho nhau xây đắp nhân loại này
1.Cho dù vẫn thấy lá xanh đi
Cho dù biển cạn nước bao la
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi
2. Cho dù đồi núi đi đi
Cho dù bầu trời thiếu mây bay
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi
3. Cho dù mùa xuân thiếu hoa tươi
Cho dù bầu trời thiếu muông chim
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi
(Gần Nhau- Văn Chi)
VietCatholic TV
Kyiv đánh trúng nhà máy hỏa tiễn Moscow, nổ long trời, phi trường đóng cửa. Mỹ: Ukraine thắng lớn
VietCatholic Media
02:24 02/09/2023
1. Nhà máy hỏa tiễn Nga phát nổ gần Mạc Tư Khoa, các phi trường phải đóng cửa vì quá nguy hiểm
Ký giả Will Stewart của tờ Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Russian 'missile factory explodes near Moscow in latest Ukrainian drone strike', nghĩa là “'Nhà máy hỏa tiễn Nga phát nổ gần Mạc Tư Khoa trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất của Ukraine'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Kyiv tuyên bố, một nhà máy quan trọng của Nga sản xuất thiết bị điện tử cho hỏa tiễn của Vladimir Putin đã bị tấn công trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất của Ukraine vào quốc gia xâm lược này.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine Andriy Yusov cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze nắm vào Lyubertsy gần Mạc Tư Khoa sáng thứ Sáu đã tấn công doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất của Nhà máy Điện tử Tomilinsky.
Cuộc tấn công này là một đòn giáng mạnh nữa vào Putin khi Ukraine tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Nga. Một đoạn video cho thấy rõ ràng khói bốc ra từ nhà máy điện tử bí mật.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố vụ cháy tại nhà máy điện tử hỏa tiễn là do máy bay không người lái gây ra, theo một báo cáo ở Kyiv. Đây được cho là cuộc tấn công do tình báo quân đội Ukraine dàn dựng.
Một nguồn tin theo Ukrainskaya Pravda cho biết: “Đó là hoạt động của GUR, nó đã thành công và sẽ còn nhiều hơn nữa”.
Phát ngôn nhân tình báo Andrey Yusov cho biết: “Một xưởng sản xuất thiết bị điện tử cho hỏa tiễn đang bốc cháy. Tại sao nó cháy và ai đã đốt nó, chúng tôi không bình luận. Nhưng sự thật là nó đang cháy.”
“Và những tuyên bố của đại diện chính quyền Mạc Tư Khoa rằng họ đã bắn hạ thứ gì đó không tương ứng với thực tế.”
Hiện chưa rõ mức độ thương vong và thiệt hại đối với nhà máy hỏa tiễn quan trọng của Nga.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin trước đó cho rằng máy bay không người lái đã bị bắn hạ và không gây thiệt hại gì.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa cho biết: “Hôm nay, lực lượng phòng không gần Lyubertsy đã ngăn chặn một nỗ lực khác nhằm điều khiển máy bay không người lái tới Mạc Tư Khoa”.
Trong các cuộc tấn công khác, một máy bay không người lái đã bị bắn rơi ở thành phố quân sự Pskov phía bắc Nga.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy một cuộc tấn công lớn bằng máy bay không người lái hồi đầu tuần đã phá hủy ít nhất 4 máy bay Ilyushin Il-76 tại một căn cứ không quân trong phi trường Olga Pskov, một phi trường quân sự-dân sự kép, cách biên giới Ukraine khoảng 400 dặm về phía bắc và gần Estonia và Latvia.
Máy bay Il-76 bốn động cơ là đặc trưng của lực lượng vận tải đường không của quân đội Nga, có thể hạ cánh và cất cánh trong điều kiện khắc nghiệt. Quân đội Nga được cho là có hơn 100 chiếc như vậy trong phi đội của mình.
11 chiếc Il-76 khác đã được chuyển khỏi bãi đậu đến các vị trí khác nhau trên đường băng của phi trường, có thể nhằm mục đích gây khó khăn hơn cho việc bị tấn công lần nữa.
Video trên mạng xã hội vào tối thứ Năm cho thấy hỏa lực phòng không lại bắn từ căn cứ không quân, mặc dù vẫn chưa rõ liệu điều này có nghĩa là một cuộc tấn công khác đang diễn ra hay không.
Căn cứ không quân ở Pskov ban đầu là mục tiêu vào tối thứ Ba, nhưng đám mây che phủ đã ngăn cản các vệ tinh thu được hình ảnh không bị cản trở.
Hôm thứ Năm, Zelenskiy cho biết đất nước của ông đã phát triển một loại vũ khí có thể bắn trúng mục tiêu cách đó 400 dặm, dường như ám chỉ đến cuộc tấn công căn cứ không quân này. Ông mô tả loại vũ khí này do Bộ công nghiệp chiến lược Ukraine sản xuất nhưng không đưa ra chi tiết nào khác.
2. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đe dọa biến Mạc Tư Khoa thành khu vực 'cấm bay'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Drone Strikes Threaten to Turn Moscow into a 'No Fly' Zone”, nghĩa là “Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đe dọa biến Mạc Tư Khoa thành khu vực 'cấm bay'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Chiến dịch tăng cường sử dụng máy bay không người lái tầm xa của Ukraine nhằm vào các thành phố của Nga đang tàn phá các phi trường ở Mạc Tư Khoa, nơi hiện thường xuyên bị gián đoạn và thậm chí phải đóng cửa hoàn toàn vì lo ngại các cuộc tấn công của máy bay không người lái.
Vào sáng thứ Sáu, hai trong số các phi trường của thủ đô đã tạm thời đóng cửa vì nghi ngờ có các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, một trong số đó được cho là đã tấn công một nhà máy sản xuất vi mạch sử dụng trong hỏa tiễn của Nga.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, tất cả bốn phi trường của thủ đô—Vnukovo, Domodedovo, Sheremetyevo và Zhukovsky—đã bị đặt dưới sự hạn chế tạm thời vào sáng sớm thứ Sáu, khiến các chuyến bay bị chậm trễ và hủy bỏ. Tass báo cáo rằng 66 chuyến bay đã bị hủy hoặc bị trì hoãn trên 4 phi trường, với hơn 10 chuyến bay đến phải chuyển hướng hạ cánh ở nơi khác. Tass cho biết các hạn chế đã được dỡ bỏ vài giờ đó.
Sự gián đoạn như vậy hiện là chuyện thường ngày đối với hành khách sử dụng các trung tâm thủ đô khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa và các thành phố khác ở phía tây nước Nga ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi cuộc tấn công mới sẽ kích hoạt một giao thức được gọi là “thảm” tạm thời đình chỉ giao thông hàng không.
Sergej Sumlenny, người sáng lập Trung tâm Sáng kiến Phục hồi Âu Châu, đã viết trên mạng xã hội vào tuần trước rằng các làn sóng đóng cửa phi trường liên tiếp trên thực tế đã tạo ra một “vùng cấm bay trên Mạc Tư Khoa”.
Sự gián đoạn phi trường là một trong những thách thức mà ngành hàng không Nga phải đối mặt. Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của các hãng hàng không Nga với máy bay, phụ tùng và các động cơ mới.
Hành khách đã bị mắc kẹt sau sự việc kỹ thuật của máy bay Nga do phương Tây sản xuất và số điểm đến do các hãng hàng không cung cấp đã giảm đáng kể. Vào năm 2022, các hãng hàng không Nga báo cáo số lượng hành khách giảm 14% so với năm trước.
Newsweek đã liên hệ với Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga, Rosaviatsiya, qua email để yêu cầu bình luận.
Các quan chức Ukraine hiếm khi xác nhận hoặc phủ nhận sự liên quan đến các cuộc tấn công cụ thể trên lãnh thổ Nga. Tỷ lệ các cuộc tấn công bị nghi ngờ là do máy bay không người lái gia tăng trong những tháng gần đây, khiến các nhà lãnh đạo ở Kyiv bóng gió về nhiều vụ tấn công sắp xảy ra.
Hôm thứ Tư, Mykhailo Podolyak – cố vấn của chánh văn phòng tổng thống Ukraine – cho biết: “Chiến tranh đang ngày càng lan sang lãnh thổ Nga và không thể ngăn chặn được”.
Lời đe dọa lặp lại lời đe dọa mà Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đưa ra vào tháng 8, khi ông nói: “Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn, và chiến tranh đang dần quay trở lại lãnh thổ Nga, tới các trung tâm và căn cứ quân sự mang tính biểu tượng của nước này. Đây là một quá trình tất yếu, tự nhiên và hoàn toàn công bằng.”
Liên Bang Nga – quốc gia đã tiến hành chiến dịch ném bom bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn nhằm vào các thành phố của Ukraine trong 18 tháng – đã tuyên bố sẽ đáp trả trước sự gia tăng các cuộc tấn công được cho là của Ukraine nhằm vào các khu định cư của Nga.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết trong tuần này rằng các cuộc tấn công là “hoạt động khủng bố tiếp tục của chế độ Kyiv”, đồng thời nói thêm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nhận được “thông tin cập nhật và kịp thời” về những diễn biến mới nhất.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng phương Tây đang can thiệp vào chiến dịch tầm xa của Ukraine.
“Rõ ràng là máy bay không người lái của Ukraine không thể di chuyển một khoảng cách xa như vậy nếu không có lộ trình được lên kế hoạch cẩn thận dựa trên thông tin thu được từ các vệ tinh phương Tây”.
3. Hệ thống hỏa tiễn mới của Nga có tên “Satan II” đã được đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu
Nga cho biết hệ thống vũ khí hạt nhân mới nhất của nước này, hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, hiện đã đi vào hoạt động.
Yury Borisov, tổng giám đốc tập đoàn vũ trụ nhà nước Roscosmos, cho biết trong một lần xuất hiện trên truyền thông: “Tổ hợp chiến lược Sarmat đã được đưa vào nhiệm vụ chiến đấu”. Trước đây, nó được dự kiến sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu vào cuối năm 2022.
Sarmat sẽ thay thế các hỏa tiễn Voevoda thời Liên Xô, được NATO định danh là SS-18 “Satan” trong kho vũ khí chiến lược của Nga. Là phiên bản kế nhiệm của SS-18, Sarmat được phương Tây đặt biệt danh là “Satan II”.
Một số thông tin cơ bản: Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào tháng 4 năm ngoái rằng Sarmat sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân tới tận lục địa Hoa Kỳ - và sẽ “cảnh cáo những ai đang cố gắng đe dọa Nga”.
Vào thời điểm đó, các nhà phân tích phương Tây nói với CNN rằng mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh từ Satan II là “cực kỳ thấp” và việc thử nghiệm vũ khí cao cấp của Putin có thể nhằm mục đích che giấu những thất bại quân sự của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Giống như SS-18, Sarmat có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công độc lập hơn với tầm bắn lên tới 18.000 km, theo Dự án Phòng thủ Hỏa tiễn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Nó dự kiến sẽ đóng vai trò thay thế một đổi một cho hỏa tiễn Voevoda. Hans Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, đã ví Satan II như một “bản nâng cấp” cho SS-18 thời Liên Xô, mặc dù ông cho biết “có lẽ có một số cải tiến bên trong”.
4. Ukraine phản bác các báo cáo cho rằng máy bay không người lái tấn công vào căn cứ quân sự Olga Pskov xuất phát từ Estonia
Các tuyên truyền viên trên TV của Nga đang hô hào tấn công Estonia và cả Latvia vì cho rằng các máy bay không người lái tấn công vào căn cứ không quân Olga Pskov đã xuất phát từ Estonia và cả Latvia. 4 chiếc máy bay khổng lồ Il-76 đã bị phá hủy hay hư hại nặng.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Kyrylo Budanov, cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ không quân Nga Olga Pskov được phát động từ bên trong nước Nga
Budanov nói với cơ quan truyền thông trực tuyến WarZone: “Chúng tôi đang hoạt động từ lãnh thổ Nga; 4 máy bay vận tải quân sự IL-76 của Nga đã bị trúng đạn do cuộc tấn công.”
Budanov cho biết: “2 chiếc bị phá hủy và 2 chiếc bị hư hại nghiêm trọng”.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai chiếc Il-76 - chiếc máy bay tạo thành xương sống của lực lượng vận tải hàng không quân sự Nga - đã bị phá hủy và hai chiếc dường như bị hư hỏng ở phần thân máy bay.
Budanov cho biết: “Các thùng nhiên liệu và một phần quan trọng của cánh nằm ở phần trên của IL-76 đã bị tấn công”.
Tuy nhiên, ông từ chối cho WarZone biết loại máy bay không người lái nào và số lượng máy bay không người lái được sử dụng trong một trong những cuộc tấn công trên không tham vọng nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Pskov cách biên giới Ukraine khoảng 800 km ở phía tây bắc nước Nga, gần Estonia.
Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về tuyên bố này hôm thứ Sáu, trong khi phát ngôn nhân Dmitry Peskov chuyển các câu hỏi cho Bộ Quốc phòng Nga.
5. Quân Ukraine thắng lớn ở mặt trận phía nam. Nga mất 23 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 23 hệ thống pháo, và 33 xe chuyển quân.
Quân đội Ukraine cho biết các đơn vị của họ ở mặt trận phía nam Zaporizhzhia đang củng cố các vị trí sau khi đạt được một số tiến bộ.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 2 tháng Chín, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như sau về các lực lượng Ukraine ở hướng Novoprokopivka. “Họ đã thành công, đang củng cố các vị trí của mình, bắn pháo vào các mục tiêu đã được xác định của đối phương và tiến hành các hoạt động phản pháo.”
Blogger quân sự người Nga WarGonzo đưa tin rằng các cuộc giao tranh ác liệt đang diễn ra gần thị trấn Verbove trong cùng khu vực.
Binh lính Ukraine cho biết họ dự kiến sẽ có các trận chiến giành quyền kiểm soát vùng đất cao ở phía nam và phía đông thị trấn khi họ tiếp cận tầng phòng thủ tiếp theo của Nga. Mục tiêu của lực lượng Ukraine trong khu vực này là chọc thủng các công sự phòng thủ nhiều tầng của Nga và tiếp cận trung tâm chiến lược Tokmak.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm báo cáo rằng lực lượng Nga đã đẩy lùi 5 cuộc tấn công của Ukraine vào thị trấn Verbove.
Thứ trưởng Hanna Maliar cũng nhấn mạnh rằng người Ukraine cũng tuyên bố đã đạt được “ngang bằng” với người Nga về tầm bắn của pháo binh. Người Ukraine đang được hưởng lợi từ tầm bắn xa hơn của pháo binh dã chiến do các nước NATO cung cấp.
Cô nói rằng trong khi pháo binh Nga có tầm bắn trung bình là 24 km thì vũ khí cung cấp cho Ukraine có thể bắn từ 30 đến 40 km.
“Điều này giúp có thể phá hủy hoặc làm hỏng súng của đối phương, cũng như di chuyển pháo binh của đối phương từ tiền tuyến vào sâu và ngăn chặn các nỗ lực phản pháo chống lại pháo binh của chúng ta và ảnh hưởng đến bộ binh của chúng ta”.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhấn mạnh rằng trong ngày qua, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công các kho hậu cần và đạn dược của quân đội Nga ở Dolomytne, vùng Donetsk.
“Khoảng 09 giờ sáng thứ Sáu, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công thành công vào các kho hậu cần và đạn dược do quân xâm lược ở Dolomytne, vùng Donetsk điều hành”. Các tiếng nổ có thể nghe thấy cách xa 10km và kéo dài trong nhiều giờ.
Trong 24 giờ qua, 470 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 23 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 23 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và 33 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 2 Tháng Chín, 263.490 quân nhân Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 máy bay, 316 máy bay trực thăng, 4.459 xe tăng, 4.421 máy bay không người lái, 8.613 xe thiết giáp, 1.445 hỏa tiễn hành trình, 5.530 hệ thống pháo, 18 tàu chiến, 735 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 8.009 xe chuyển quân và nhiên liệu, 500 hệ thống phòng không, và 831 đơn vị thiết bị đặc biệt.
6. Hoa Kỳ ghi nhận tiến bộ đáng kể của Quân đội Ukraine ở khu vực Zaporizhzhia
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu mùng 1 tháng Chín, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Hoa Kỳ ghi nhận tiến bộ đáng kể của Quân đội Ukraine ở khu vực Zaporizhzhia.
Tướng Kirby cho biết, trong 72 giờ qua, Washington đã ghi nhận những thành công đáng chú ý mà Lực lượng vũ trang Ukraine đạt được trên tuyến tấn công phía nam, bao gồm cả ở khu vực Zaporizhzhia, cũng như một số thành công đạt được liên quan đến tuyến phòng thủ thứ hai của Nga.
Kirby nói thêm, điều này không có nghĩa là lực lượng Ukraine không nhận ra rằng họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn phía trước khi cố gắng tiến xa hơn về phía nam, và Nga có thể tung ra các biện pháp đối phó.
Mykhailo Podolyak, cố vấn chánh Văn phòng Tổng thống, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng số vụ tấn công bằng máy bay không người lái trên lãnh thổ Nga sẽ tiếp tục gia tăng và các cuộc tấn công mới nhất như vậy đã cho thấy rằng sự thù địch đang dần trở nên nghiêm trọng hơn và đang chuyển sang đất Nga.
7. Igor Girkin bị bỏ tù công bố tham vọng làm tổng thống, chê Putin 'quá mềm yếu'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Jailed Igor Girkin Announces Presidential Ambitions, Says Putin 'Too Kind'“, nghĩa là “Igor Girkin bị bỏ tù công bố tham vọng làm tổng thống, nói rằng Putin 'quá mềm yếu'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Cựu chỉ huy quân đội Nga đang bị bỏ tù Igor Girkin, người đã chỉ trích mạnh mẽ cách giải quyết cuộc chiến ở Ukraine, hôm thứ Năm đã công bố tham vọng làm tổng thống của mình, đồng thời nêu rõ lý do tại sao ông sẽ phù hợp để lãnh đạo đất nước hơn Vladimir Putin.
Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Girkin, 52 tuổi, một người theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng, thất bại trong việc kháng cáo việc giam giữ ông trước khi xét xử với cáo buộc kích động chủ nghĩa cực đoan.
Cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, người đã hỗ trợ Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở Hắc Hải từ Ukraine vào năm 2014, đã bị bắt tại nhà riêng vào ngày 21/7 và phải đối mặt với cáo buộc kêu gọi hoạt động cực đoan.
Ông đã công khai đăng bài bình luận chỉ trích chiến lược quân sự và những thất bại của Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Vài ngày trước khi bị bắt, Girkin gọi tổng thống Nga là “tên hạ lưu hèn nhát” và nói rằng Nga sẽ không tồn tại được nếu Putin làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Trong một bài đăng dài trên kênh Telegram hôm thứ Năm, Girkin đã so sánh mình với Putin, người mà ông cho là “quá mềm yếu” và quá “dễ tin” và như thế không thể lãnh đạo đất nước.
Cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 năm sau. Putin dự kiến sẽ sớm tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu. Theo những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, Putin có thể vẫn nắm quyền cho đến năm 2036.
Girkin cho rằng “Putin từ chối chỉ huy các hoạt động quân sự và tự coi mình là người kém cỏi trong các vấn đề quân sự”.
“Tôi cho rằng mình có năng lực trong các vấn đề quân sự hơn tổng thống hiện tại và chắc chắn hơn cả bộ trưởng quốc phòng hiện tại, do đó tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của tổng tư lệnh tối cao theo yêu cầu của Hiến pháp Liên bang Nga.”
Ông nói thêm rằng Tổng thống Nga cũng “quá mềm yếu”.
“Khi chiến tranh bắt đầu cách đây một năm rưỡi, ông ấy đã có thể nhanh chóng bảo đảm rằng mình đang bị dắt mũi không chỉ bởi các đối tác phương Tây và Kyiv đáng kính mà còn bởi những nhà lãnh đạo của các cơ quan thực thi pháp luật, tình báo của chúng ta, các cơ quan và tổ hợp công nghiệp quân sự”.
Girkin cho biết hóa ra cả đất nước, quân đội cũng như ngành công nghiệp của Nga đều chưa sẵn sàng cho chiến tranh, và “cái gọi là Ukraine hoàn toàn không phải là kẻ vô dụng về mặt quân sự.”
Girkin nói: “Tôi hoàn toàn không phải loại người như vậy, điều mà tôi có thể chứng minh bằng thực tế.
Hôm thứ Ba, Tòa án quận Mạc Tư Khoa đã ra lệnh giam giữ Girkin cho đến ngày 18 tháng 9.
Một số quan sát viên cho rằng Girkin không thể ra ứng cử Tổng thống. Ông ta đang bị quốc tế truy nã về tội giết người hàng loạt trong vụ bắn hạ chiếc máy bay của Malaysia Airlines. Ông ta cũng có thể bị giam cầm, thậm chí bị kết án tù và như thế không hội đủ điều kiện ra ứng cử.
8. Ukraine đang “tiến lên” trong cuộc phản công, Ngoại trưởng nói với CNN
Ukraine “không thất bại” mà đang “tiến về phía trước” trong cuộc phản công, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine cho biết như trên hôm thứ Sáu.
“Nếu Ukraine thất bại, có lẽ tôi sẽ là người đầu tiên nói ra sự thật. Nhưng chúng tôi không thất bại - chúng tôi đang tiến về phía trước,” Dmytro Kuleba nói.
Ngoại trưởng Ukraine nói thêm rằng những người chỉ trích tốc độ phản công của Ukraine nên xem xét những người lính đang chiến đấu ở trung tâm của cuộc phản công.
“Cảm giác thế nào khi bạn trở về từ nhiệm vụ của mình và lấy lại điện thoại, mở nó ra và bắt đầu đọc tất cả những người thông minh nói rằng bạn chậm chạp như thế nào và rằng bạn làm chưa đủ tốt?” Kuleba nói. “Bạn vừa mất đi hai người bạn của mình. Bạn gần như đã bị giết. Bạn đã bò bằng bụng cả km để rà phá bom mìn trên cánh đồng. Bạn đã hy sinh bản thân - bạn đã chiếm được chiến hào chết tiệt của quân Nga trong một trận chiến ác liệt. Và sau đó bạn đọc được ai đó nói 'Ôi các bạn, bạn quá chậm'?
“Các đối tác đang giúp đỡ chúng tôi, bao gồm cả Hoa Kỳ, họ hiểu rằng mọi thứ đang đi đúng hướng. Và họ hiểu rằng không có bi kịch hay sự chậm lại nào cả,” Kuleba tiếp tục. “Nó chỉ xảy ra vì nó khó khăn. Đó là một cuộc chiến khó khăn.”
Gần đây nhất, lực lượng Ukraine cho biết họ đã xâm nhập vào “tuyến đầu tiên” các thành trì của Nga ở khu vực Zaporizhzhia, một dấu hiệu cho thấy Kyiv đang tiến gần hơn đến mạng lưới chiến hào kiên cố rộng lớn của Mạc Tư Khoa dọc theo mặt trận phía nam.
9. Điện Cẩm Linh xác nhận Putin sẽ gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải tiếp tục
Điện Cẩm Linh xác nhận, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thành phố Sochi phía nam nước Nga vào hôm thứ Hai.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các nhà báo hôm thứ Sáu: “Thật vậy, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào thứ Hai tại Sochi”.
Cuộc họp sẽ được tổ chức trong bối cảnh Ankara nỗ lực thuyết phục Mạc Tư Khoa xem xét lại việc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải. Nga đã rút khỏi sáng kiến này vào tháng 7, gần một năm sau khi được Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian để bảo đảm việc vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải một cách an toàn và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.
Sau cuộc hội đàm song phương tại Mạc Tư Khoa với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Năm đã nhắc lại rằng Nga sẽ sẵn sàng tham gia lại sáng kiến Hắc Hải ngay khi nhận thấy những bảo đảm rằng những lợi ích đã hứa với Nga sẽ được thực hiện.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sau đó hôm thứ Năm đã trình bày “một loạt đề xuất cụ thể” nhằm gia hạn thỏa thuận trong một lá thư gửi cho ông Lavrov.
Bối cảnh khác về thỏa thuận ngũ cốc: Sáng kiến Hắc Hải có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định thị trường lương thực toàn cầu kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, đặc biệt đối với các nước nghèo phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung ngũ cốc từ khu vực.
10. Blogger quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan bị bắt ở Mạc Tư Khoa
Theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, một blogger quân sự người Nga thường xuyên chỉ trích cách tiến hành chiến dịch ở Ukraine đã bị bắt ở Mạc Tư Khoa.
“Một vụ án hình sự đã được mở ra chống lại người quản lý kênh Telegram Tiếng gọi Mạc Tư Khoa là ông Andrey Kurshin vì đưa tin giả về quân đội Nga”, RIA Novosti cho biết.
Mạc Tư Khoa đã áp đặt các hình phạt khắc nghiệt đối với hành vi phát tán “tin tức giả” về quân đội ngay sau khi lực lượng này xâm chiếm Ukraine, trong bối cảnh đàn áp tàn bạo những người bất đồng chính kiến.
Cơ quan này dẫn các cơ quan thực thi pháp luật cho biết: “Trong khi anh ta đang bị giam giữ như một nghi phạm, vụ việc đang được các nhà điều tra Mạc Tư Khoa điều tra”.
Kênh Telegram Tiếng gọi Mạc Tư Khoa có khoảng 87.000 người ghi danh.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh lưu ý rằng Kurshin không phải là một blogger chính thống mà là một người hiếu chiến theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người “thường tấn công nhiều khía cạnh trong hoạt động quân sự của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine đồng thời ủng hộ các mục tiêu chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm nền tảng cho cuộc chiến”.
ISW cho biết “không gian thông tin theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan rộng lớn hơn của Nga hoan nghênh việc bắt giữ Kurshin và lưu ý rằng ông ta thường xuyên làm mất uy tín của quân đội Nga”.
Tuyệt vọng: Putin nhờ Pháp sư lập đàn cầu khẩn hồn phách ma quỷ trên toàn quốc để thắng Ukraine
VietCatholic Media
05:11 02/09/2023
1. Đức Hồng Y Rai tố giác sự vi phạm hiệp ước quốc gia liên quan đến việc phân chia các chức vụ
Đức Hồng Y Béchara Rai, Thượng phụ Giáo chủ Công Giáo Maronite, bên Li Băng, tái tố giác sự vi phạm hiệp ước quốc gia liên quan đến việc phân chia các chức vụ chủ yếu của nước này khiến cho việc bầu cử một vị tổng thống mới tại nước này bị cản trở.
Theo hiệp ước này, được kết ước bất thành văn cách đây 80 năm (1943) giữa các cộng đồng tín ngưỡng tại Li Băng, thì tổng thống nước này là một tín hữu Kitô, thủ tướng là người Hồi giáo Sunnit và chủ tịch quốc hội là người Hồi giáo Shiite.
Trong bài giảng Chúa nhật, ngày 27 tháng Tám vừa qua, Đức Hồng Y Rai nhắc đến sự vi phạm Hiệp ước quốc gia vừa nói, như một trong những nguyên nhân khiến cho các đảng phái trong quốc hội không bầu được một tổng thống mới cho Li Băng từ 10 tháng nay. Đức Hồng Y cũng ngỏ lời với các cơ quan an ninh và kêu gọi họ hãy tăng cường việc bảo vệ biên giới của Li Băng và nói rằng: “Chúng ta hãy cầu nguyện để các giới hữu trách hãy từ bỏ tư lợi của họ”.
Ngoài ra, Đức Hồng Y Rai tái khẳng định lòng gắn bó của ngài với những yếu tố cốt yếu của quốc gia, nghĩa là các thể chế hiến pháp, hiệp ước sống chung dựa trên sự bình đẳng giữa mọi người Li Băng với nhau, và chủ quyền trên toàn thể lãnh thổ quốc gia”.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, nhiều lần cho biết:
“Tòa thánh quan ngại sâu sắc về sự sụp đổ của đất nước về kinh tế, tài chính, xã hội, điều này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến cộng đồng Kitô Giáo và bản sắc của Li Băng”
Ngài nói rằng sự suy yếu trong sự hiện diện của Kitô Giáo do di cư “có nguy cơ phá hủy trạng thái cân bằng nội tại và thực tế của chính Li Băng, càng khiến sự hiện diện của Kitô Giáo ở Trung Đông gặp rủi ro”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng từng bày tỏ mối quan ngại tương tự về Li Băng trong bài phát biểu trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh. Đầu năm 2021, Đức Giáo Hoàng nói:
“Điều cần thiết nhất là đất nước này phải duy trì bản sắc độc đáo của mình, đặc biệt là để bảo đảm một Trung Đông đa nguyên, khoan dung và đa dạng, trong đó cộng đồng Kitô Giáo có thể đóng góp thích đáng và không bị biến thành một thiểu số cần được bảo vệ”
2. Đức Hồng Y Sako kêu gọi dân chúng kiên nhẫn
Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Giáo chủ Công Giáo Canđê, kêu gọi dân chúng “kiên nhẫn và đừng đánh mất niềm hy vọng. Iraq phải hồi sinh trên căn bản hương thơm lịch sử của mình, nền văn minh vĩ đại và ký ức sinh động của mình”.
Đức Hồng Y Sako là thủ lãnh của 80% các Kitô hữu ở Iraq. Ngài bày tỏ lập trường trên đây từ thành phố Erbil, thủ phủ miền tự trị Kurdistan ở miền bắc Iraq, nơi ngài di chuyển về đây, vì những xung khắc và áp bức từ Tổng thống Rashid của Iraq.
Trong lời kêu gọi, được Tòa Thượng phụ Công Giáo Canđê truyền đi, Đức Hồng Y Sako tái khẳng định rằng: “niềm hy vọng phải tồn tại sinh động nơi chúng ta và không được biến mất. Sự thay đổi sẽ xảy ra khi chúng ta hoàn toàn ý thức về tầm quan trọng của tổ quốc và căn tính quốc gia, sự tôn trọng các quyền và bình đẳng giữa mọi công dân, khi chúng ta tái đặt niềm tín thác nơi Thiên Chúa, chứ không phải những người khác, đồng thời chúng ta dấn thân cho công ích của đất nước và các công dân”.
Trong lời kêu gọi, Đức Hồng Y Sako cũng cảnh giác rằng: “Sự xáo trộn không thể tiếp tục mãi, nhất là sự coi rẻ sự toàn vẹn của con người và các giá trị quốc gia, luân lý và tôn giáo... Hễ ai biển thủ công quỹ và phạm những tội tác kinh khủng chống lại các quyền của con người thì sớm muộn gì cũng phải trả lẽ về hành động của mình. Sẽ đến một ngày, trong đó các tội ác chống lại nhân loại không còn có thể che đậy và luật pháp sẽ bảo vệ những người vô tội, trả lại công lý cho họ. Lịch sử dạy chúng ta rằng không có những chế độ cố định và vĩnh viễn. Đồng thời đức tin xác nhận rằng sự phán xét của Thiên Chúa chậm nhưng không bỏ qua điều gì. Những kẻ tham nhũng và giả hình sẽ không có tương lai”.
Trong lời kêu gọi, Đức Hồng Y Sako cũng tái khẳng định tầm quan trọng của sự huấn luyện, văn hóa, giáo dục tại gia, tại nhà thờ và đền thờ Hồi giáo, các phương tiện truyền thông. Nếu không có các giá trị nói trên, thì “chủ nghĩa cá nhân, tư lợi, bè phái và hỗn loạn sẽ trổi vượt. Chiến thắng và thay đổi chỉ bắt đầu khi chúng ta nhìn nhận những người khác biệt, chấp nhận và tôn trọng họ như những công dân bình đẳng với chúng ta dựa trên căn bản huynh đệ, thay vì coi họ như những kẻ đối nghịch, đối phương hoặc người ngoại đạo. Như thế, chúng ta sẽ thăng tiến nền văn hóa huynh đệ chân thực, các giá trị công dân và bảo tồn gia sản cũng như tài sản công cộng, để thực hiện một cuộc sống chắc chắn, tự do và xứng đáng đối với quốc gia. Chẳng vậy, nạn tham nhũng sẽ hút mất các tài nguyên và đe dọa Iraq.”
Và Đức Hồng Y Louis Raphael Sako kết luận rằng: “Chiến thắng và thay đổi sẽ tới, khi chính quyền kiên trì trong việc thực hiện chương trình cải tổ và xác nhận trách nhiệm của những kẻ vi phạm công ích quốc gia và luật pháp, hoặc đặt mình lên trên pháp luật. Luật pháp không thể gây ra những phân biệt đối xử giữa các công dân”.
Vụ nổ rung chuyển cầu Kerch. Đột phá: Lính Dù bỏ chạy, Nga mất 36 chiến xa. Nhà độc tài có hiếu?
VietCatholic Media
16:29 02/09/2023
1. Vụ nổ rung chuyển cầu Kerch – Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết sáng sớm thứ Bảy lực lượng của họ đã phá hủy một chiếc thuyền không người lái của Ukraine đang được sử dụng trong nỗ lực tấn công cây cầu nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.
Theo Konashenkov, con tàu đã “được phát hiện và phá hủy kịp thời ngoài khơi bờ Hắc Hải”.
“Lúc 23:15 thứ Sáu theo giờ Mạc Tư Khoa, Ukraine đã cố gắng tiến hành một cuộc tấn công bằng thuyền không người lái. Tuy nhiên, con tầu bị phát hiện và bị phá hủy. Tiếng nổ lớn là do chất nổ được chất lên chiếc thuyền không người lái,” ông giải thích.
Konashenkov nói thêm rằng ba máy bay không người lái của hải quân Ukraine nhắm vào cây cầu cũng đã bị phá hủy vài giờ sau đó. Ngay sau vụ nổ ban đầu, giao thông đã bị gián đoạn cho đến trưa ngày thứ Bẩy.
Không có bình luận ngay lập tức từ các quan chức Ukraine, những người thường nói rất ít hoặc không nói gì về các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga nhưng lại nói rằng việc phá hủy cơ sở hạ tầng của Nga là điều quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Cây cầu Crimea, được hoàn thành vào năm 2018, bốn năm sau khi Nga xâm lược và sáp nhập bán đảo từ Ukraine, đã liên tục bị tấn công trong thời gian Nga xâm lược Ukraine.
Ukraine đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công vào cây cầu vào tháng 7 bằng thuyền không người lái trên biển. Hai người chết trong cuộc tấn công.
Cây cầu dài 19km bắc qua eo biển Kerch bị hư hỏng nặng vào tháng 10 năm 2022 trong một vụ nổ mà giới chức Nga cho rằng nguyên nhân là do một chiếc xe tải phát nổ khi đi qua cầu.
2. Danilov: Đánh trúng mục tiêu trên lãnh thổ Nga ở khoảng cách 1.500 km không phải là vấn đề đối với Ukraine ngày nay
Kể từ năm 2020, Ukraine đã phát triển hai hướng chiến lược – chương trình hỏa tiễn nội địa và việc sử dụng máy bay không người lái. Vì vậy, việc đánh trúng các mục tiêu trên lãnh thổ nước xâm lược, dù cách Ukraine 1.500 km cũng không còn là vấn đề.
Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cho biết điều này trên sóng Đài phát thanh Ukraine.
Đồng thời, ông lưu ý rằng quân đội Ukraine chỉ tấn công các cơ sở quân sự của Liên bang Nga, trong khi cho nổ tung các nhà máy lọc dầu hoặc các cơ sở khác là việc làm của các đảng phái Nga mà Ukraine không kiểm soát được.
“Nguồn gốc của vũ khí được sử dụng chống lại lãnh thổ Liên bang Nga là từ Ukraine. Có hai lĩnh vực đã được phát triển trong một thời gian nhất định – chương trình hỏa tiễn, đã được phê duyệt vào năm 2020 để tạo ra hỏa tiễn Ukraine của riêng chúng ta và việc sử dụng máy bay không người lái, hiện đang được triển khai rất mạnh mẽ ở nước ta với sự tham gia của nhiều công ty tư nhân. Tất cả những điều này sẽ mang lại kết quả vì chúng ta không tấn công các mục tiêu dân sự của Liên bang Nga – trường học, nhà trẻ – như nhà nước khủng bố đã làm. Chúng ta tấn công các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất quân sự – những thành phần giết chết con em chúng ta. Chúng ta phải chấm dứt điều này”, Danilov nói.
Về khoảng cách mà quân đội Ukraine có thể tấn công các mục tiêu, 700 và 1.000–1.500 km sẽ không còn là vấn đề, Oleksiy Danilov nói.
“Một số lượng lớn những người có chuyên môn đã làm việc vì mục đích này và tất cả những điều này diễn ra là để chúng ta có thể bảo vệ đất nước của mình. Mục tiêu chính đáng trong cuộc chiến này được xác định bởi giới lãnh đạo quân sự. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ đảng phái nào trong các khu rừng Nga không hài lòng với chế độ do Hitler hiện đại tên là Putin thiết lập trên lãnh thổ Nga, thì họ có quyền sử dụng các biện pháp hủy diệt thích hợp trên lãnh thổ của mình. Chúng ta không thể kiểm soát những gì sẽ bị ảnh hưởng – nhà máy lọc dầu hay những thứ khác. Đây là một hướng làm việc riêng trên lãnh thổ Liên bang Nga do công dân Nga thực hiện”, ông nói thêm.
3. Nga la làng khi thị trấn nơi có nhà máy điện hạt nhân của Nga bị tấn công
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Drone Strikes Town Hosting Russian Nuclear Power Plant”, nghĩa là “máy bay không người lái tấn công thị trấn có nhà máy điện hạt nhân của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Theo thống đốc khu vực Kursk, một máy bay không người lái bị nghi ngờ của Ukraine đã phá hủy một tòa nhà ở khu vực Kursk phía tây nước Nga. Diễn biến này xảy ra khi Nga đang vật lộn với sự gia tăng rõ ràng của chiến dịch tấn công tầm xa của Kyiv nhằm vào các thành phố của Nga.
Roman Starovoyt, nhà lãnh đạo khu vực Kursk, đã cho biết hôm thứ Sáu rằng thị trấn Kurchatov – nơi có Nhà máy điện hạt nhân Kursk cách thành phố Kursk khoảng 25 dặm về phía tây – là đối tượng của một “cuộc đột kích bằng máy bay không người lái vào buổi sáng”. Ông nói rằng đây là một diễn biến đáng báo động và nguy hiểm.
Ban đầu, Starovoyt đưa tin rằng “Kurchatov đã bị hai máy bay không người lái của Ukraine tấn công”, gây thiệt hại cho một “tòa nhà hành chính và khu dân cư”. Ông nói thêm: “Các chuyên gia đã đến hiện trường và đang đánh giá mức độ thiệt hại. Thông tin chi tiết đang được xác định.”
Thống đốc sau đó làm rõ rằng chỉ có một chiếc máy bay không người lái đã tấn công thị trấn. Starovoy viết: “Một máy bay không người lái đã tấn công một tòa nhà phi dân cư, điều đó đã được xác nhận, mặt tiền bị hư hại nhẹ”. “Không có thương vong. Việc chiếc máy bay không người lái thứ hai rơi vẫn chưa được xác nhận – chuyến bay của chiếc máy bay không người lái đầu tiên đã bị nhầm lẫn với một chiếc khác.”
Hiện chưa rõ chính xác mục tiêu của máy bay không người lái là gì hoặc nó đã hạ cánh ở đâu trong thị trấn. Kênh Telegram của nhà máy điện hạt nhân Kursk cho biết cơ sở này — nằm ở rìa phía tây của Kurchatov trên sông Seym — đang “hoạt động bình thường”.
“Bức xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk và trong khu vực gần đó ở mức tự nhiên”, nhà máy viết trên kênh chính thức của mình.
Cuộc tấn công rõ ràng vào Kurchatov là một phần trong làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái mới nhằm vào nhiều khu vực của Nga vào tối thứ Năm. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Các nhà chức trách ở các khu vực Bryansk, Pskov, Belgorod và Mạc Tư Khoa đều báo cáo về việc lực lượng phòng không Nga bắn hạ máy bay không người lái trong đêm. Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết lực lượng phòng không ở rìa phía đông nam thành phố “đã ngăn chặn một nỗ lực khác nhằm đưa máy bay không người lái tới Mạc Tư Khoa”.
“Theo báo cáo ban đầu, không có thương vong hay thiệt hại. Các dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường”, Sobyanin cho biết.
Các cuộc oanh tạc đồng thời bằng máy bay không người lái nhằm vào nhiều thành phố đã trở nên phổ biến trong những tuần gần đây. Hôm thứ Tư, Mykhailo Podolyak – cố vấn của chánh văn phòng tổng thống Ukraine – cho biết: “Chiến tranh đang ngày càng lan sang lãnh thổ Nga và không thể ngăn chặn được”.
Nhận xét của ông lặp lại nhận xét của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, người đã nói vào tháng trước: “Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn và chiến tranh đang dần quay trở lại lãnh thổ Nga, trở lại các trung tâm và căn cứ quân sự mang tính biểu tượng của nước này. Đây là điều tất yếu, tự nhiên và hoàn toàn công bằng.”
4. Giao tranh ác liệt ở miền Nam Ukraine. Quân Nga mất tinh thần tháo chạy mất 12 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 30 hệ thống pháo
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy mùng 2 tháng Chín, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết:
“Lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục hoạt động tấn công theo hướng Melitopol, cố thủ ở các vị trí đã giành được và phản pháo. Trong ngày qua, 45 cuộc đụng độ đã diễn ra. Lực lượng hỏa tiễn và các đơn vị pháo binh đã tấn công 4 cụm vũ khí và nhân lực của địch, 10 hệ thống pháo binh ở các vị trí bắn, 2 điểm kiểm soát, 3 kho đạn và một trạm radar”
“Theo hướng Zaporizhzhia, đối phương đã tiến hành hàng loạt các cuộc không kích để ngăn chặn bước tiến của quân Ukraine. Quận Malynivka và hơn 20 khu định cư khác bị ảnh hưởng bởi pháo kích của Nga.”
Trong ngày qua, Không quân Ukraine đã tiến hành sáu cuộc tấn công vào các cụm vũ khí và nhân lực của Nga, và năm cuộc tấn công vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không của đối phương.
Các cuộc giao tranh diễn ra đặc biệt ác liệt quanh Vertove. Quân Nga mất tinh thần tháo chạy, chỉ trong 24 giờ đã mất 570 quân, cùng 12 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 30 hệ thống pháo, và 34 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 2 Tháng Chín, 264.060 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 chiến đấu cơ, 316 trực thăng, 4.471 xe tăng, 4.433 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 8.637 xe thiết giáp, 1.447 hỏa tiễn hành trình, 5.560 hệ thống pháo, 18 tàu chiến, 736 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 8.043 xe chuyển quân và nhiên liệu, 501 hệ thống phòng không, cùng 835 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Lực lượng Ukraine tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công trên trục Orikhiv ở miền nam Ukraine, với các đơn vị đã tiến tới tuyến phòng thủ chính đầu tiên của Nga.
Các lực lượng Nga, chủ yếu bao gồm các đơn vị của Quân đoàn tổng hợp số 58 và Lực lượng Dù Nga, đang tìm cách ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine trong khi duy trì cuộc tấn công của riêng họ trên trục phía bắc xung quanh Kupiansk.
Các lực lượng Nga có thể đang tìm cách đánh lạc hướng Ukraine khỏi cuộc phản công, từ đó buộc nước này phải chia lực lượng giữa Orikhiv và Kupiansk.
Do Nga đã đạt được những lợi ích khiêm tốn gần Kupiansk kể từ khi cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào tháng 6, họ rất có thể đang tìm cách tận dụng những lợi ích này bằng cách tiếp tục cung cấp nguồn lực cho trục đó. Tuy nhiên, Nga có nguy cơ chia rẽ lực lượng khi tìm cách ngăn chặn sự đột phá của Ukraine.
6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận xét rằng đơn vị mới của Nga có thể sẽ thất bại sau khi được triển khai 'gấp rút'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's New Unit May Be Headed for Failure After 'Rushed' Deployment: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận xét rằng đơn vị mới của Nga có thể hướng đến thất bại sau khi được triển khai 'gấp rút'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, nhận định rằng “quân dự bị” mới của Nga ở Ukraine “không có khả năng đạt được hiệu quả trong chiến đấu” do “triển khai quá vội vàng”.
Quân Đoàn Tổng Hợp số 25 của Nga mới được thành lập “có phẩm chất hay sức mạnh kém”.
Theo Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, đơn vị này đã được triển khai một phần trước 5 tháng so với kế hoạch tới khu vực Luhansk phía đông Ukraine phần lớn đang bị Nga tạm chiếm.
Quân dự bị được cho là đã được cử đến tiền tuyến Luhansk để giải vây cho các binh sĩ từ Quân Đoàn số 41 “tương đối hiệu quả hơn”, những người được cho là cần thiết để phòng thủ trước cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine ở miền nam Ukraine.
ISW cho rằng động thái này có thể bộc lộ điểm yếu của Nga ở Luhansk, vì lực lượng Quân Đoàn thứ 25 được cử đến đó vẫn chưa được trang bị đầy đủ cho trận chiến.
Báo cáo của ISW nêu rõ: “Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 25 khó có thể có hiệu quả chiến đấu trên quy mô lớn do được triển khai vội vàng”. “Đơn vị có thể thiếu nhân lực nghiêm trọng và không có sức mạnh như trên giấy tờ là hai sư đoàn, hoặc được huấn luyện kém giống như các đơn vị được huy động ban đầu của Nga vào mùa thu năm 2022, hoặc cả hai.”
“Bộ chỉ huy Nga có thể coi việc triển khai đội hình chiến đấu không hiệu quả tới Luhansk là một rủi ro có thể chấp nhận được do nhịp độ hoạt động tương đối thấp dọc theo phần lớn tiền tuyến của Luhansk,” ISW nhận xét.
Báo cáo nói tiếp rằng sự hiện diện của Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 25 ở Luhansk và việc tái triển khai lực lượng Quân Đoàn Tổng Hợp thứ 41 tới miền nam Ukraine cho thấy Nga cảm nhận được mối đe dọa “nghiêm trọng” về một “đột phá” trong cuộc phản công của Ukraine.
Newsweek đã đưa ra bình luận cho Bộ Quốc phòng Nga qua email vào tối thứ Sáu.
Trong khi cuộc phản công của Ukraine đang diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với cuộc phản công rất thành công được phát động vào năm ngoái, nỗ lực kéo dài ba tháng của Kyiv gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể ở miền nam.
Tuần này, sau một trận chiến căng thẳng, lực lượng Ukraine đã chiếm lại làng Robotyne, cách thị trấn tiền tuyến Orikhiv ở vùng Zaporizhzhia khoảng 11 dặm về phía nam.
Những tiến bộ nhỏ cũng đã đạt được ở khu vực phía đông Donetsk, trong khi một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây đã tấn công nhiều mục tiêu trên lãnh thổ do Nga kiểm soát và ngay trong chính nước Nga.
Sự chỉ trích về tiến độ chậm chạp của cuộc phản công đã khiến Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba liên tục phản bác những người chỉ trích, trong tuần này cáo buộc họ đã “nhổ vào mặt” quân Ukraine.
Kuleba nói với các phóng viên hôm thứ Năm: “Chỉ trích tốc độ chậm chạp của cuộc phản công tương đương với việc… nhổ vào mặt những người lính Ukraine, những người hy sinh mạng sống của mình mỗi ngày, tiến về phía trước và giải phóng hết km đất Ukraine này đến km khác,” theo Reuters.
“ Tôi khuyên tất cả những người chỉ trích hãy im lặng, đến Ukraine và cố gắng tự mình giải phóng một centimet vuông”.
7. Tên độc tài có hiếu nổi giận với Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Rages over US Sanctions Against Mother In Bizarre Video”, nghĩa là “Đồng minh của Putin nổi giận vì lệnh trừng phạt của Mỹ đối với mẹ mình trong video kỳ lạ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov hôm thứ Năm đã công bố một đoạn video yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay các lệnh trừng phạt áp đặt đối với mẹ anh ta, là bà Aymani Kadyrova, được công bố vào tuần trước.
Trong một video đăng trên Telegram, Kadyrov, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết quyết định của Washington đưa mẹ ông vào danh sách trừng phạt cho thấy “sự coi thường có chủ ý và đầy hoài nghi đối với mọi chuẩn mực đạo đức”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trừng phạt Kadyrova vào ngày 24 tháng 8 như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn “nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc cưỡng bức chuyển giao và bắt cóc trẻ em Ukraine”. Họ cho biết họ đang trừng phạt bà ta và các cá nhân cũng như các tổ chức khác được cho là đã “đóng vai trò trong việc cưỡng bức bắt cóc trẻ em Ukraine từ các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine sang Nga hay chuyển trẻ em Ukraine trong các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine”.
Bộ Ngoại giao đã trừng phạt Quỹ Akhmat Kadyrov, tổ chức này được cho là được gia đình Kadyrov sử dụng để giám sát việc “'cải tạo' trẻ em Ukraine trong các trại bên ngoài Grozny ở Cộng hòa Chechen.
Kadyrova là thành viên ban giám đốc của AKF, và do đó “tham gia vào nỗ lực chuyển trẻ em từ Ukraine đến các trại quân sự bên ngoài Grozny ở Chechnya,” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết.
“Tôi đã không còn ngạc nhiên trước những quyết định trừng phạt phi logic của Mỹ và phương Tây. Và bỗng nhiên một lần nữa, giờ đây chính người mẹ thân yêu của tôi lại có tên trong danh sách. Cả thế giới đều biết rằng mẹ tôi chỉ tham gia vào các hoạt động bác ái”, Kadyrov nói trong video của mình.
“Chà, điều này chỉ giúp chúng ta cởi trói thôi. Nếu Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa các phương pháp phạm tội như vậy cho chính họ, thì chúng tôi sẽ không đặt ra bất kỳ giới hạn nào cho chính mình. Các chiến dịch chiến tranh Chechen thứ nhất và thứ hai, Georgia, Ukraine - tất cả đều là các dự án của Mỹ trong không gian hậu Xô Viết, chưa kể đến các cuộc xung đột khác trên khắp thế giới, được tiến hành vì những lý do giả tạo.”
Kadyrov tiếp tục: “Tuy nhiên, nếu bọn tội phạm Mỹ thoát khỏi bị trừng phạt ở các nơi khác, thì điều này sẽ không có cơ hội với Nga. Hãy để họ tự giải trí bằng những biện pháp trừng phạt vô căn cứ chống lại chúng ta.”
Kadyrov nói thêm: “Hãy nhanh chóng cho tôi câu trả lời, hãy dỡ bỏ tức khắc các biện pháp trừng phạt”. “Và việc các anh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với mẹ tôi, tôi sẽ không tha thứ cho các anh vì điều đó. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì.”
Putin cũng bị Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, cáo buộc có liên quan đến việc cưỡng bức chuyển giao và trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga. Tất cả các quốc gia ICC đều được yêu cầu bắt giữ Putin nếu ông bước chân vào lãnh thổ của họ.
Phản ứng của Ramzan Kadyrov trước lệnh trừng phạt mẹ anh ta khiến một số người coi anh ta là người con có hiếu. Tuy nhiên, một số quan sát viên nhấn mạnh rằng chính cha ruột của Ramzan Kadyrov là ông Akhmad Kadyrov đã bị Putin ra lệnh giết chết vào ngày 9 tháng 5, năm 2004. Kadyrov biết điều đó nhưng sẵn sàng làm tay sai cho giặc để hưởng vinh hoa phú quý.
8. Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố Nga đang “mất chỗ đứng trong cộng đồng quốc tế”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu tuyên bố hôm thứ Năm rằng Nga đang “mất chỗ đứng trong cộng đồng quốc tế” khi các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào nguồn cung cấp ngũ cốc của Ukraine ảnh hưởng đến các quốc gia ở xa cuộc xung đột.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Âu Châu, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã trích dẫn Hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu lần thứ 2 được tổ chức vào tháng 7 là một “ thất bại ngoại giao” đối với Mạc Tư Khoa.
Borrell nói: “Cuộc gặp giữa Nga và các nhà lãnh đạo Phi Châu là một thất bại ngoại giao hoàn toàn và tôi nghĩ rằng Nga đang mất dần vị thế trong cộng đồng quốc tế”.
Giá lương thực toàn cầu tăng sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải cho phép các tàu chở ngũ cốc đi lại an toàn từ các cảng Ukraine vào tháng 7. Trong những tuần tiếp theo, các lực lượng Nga đã liên tục tấn công các cảng trong một nỗ lực mà các quan chức Kyiv nói là một hành động có chủ ý nhằm làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của nước này, mà nhiều nước đang phát triển, bao gồm cả ở Phi Châu, phụ thuộc vào.
Borrell cho biết các bộ trưởng Liên Hiệp Âu Châu “đồng ý rằng Putin, với sự hung hăng của mình, không chỉ gây tổn hại cho Ukraine mà còn cả các quốc gia cách xa hàng nghìn km”.
Ông nói thêm rằng đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Âu Châu chứng kiến “các quốc gia này đổ lỗi cho Nga về hậu quả từ thái độ của nước này khi cố tình vũ khí hóa thực phẩm”.
Một số bối cảnh: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm thứ Năm đã trình bày “một loạt đề xuất cụ thể” nhằm gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải trong một lá thư gửi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Nó được đưa ra sau khi ông Lavrov cho biết Nga sẵn sàng quay lại thỏa thuận ngay khi những gì Mạc Tư Khoa tuyên bố là những lời hứa trở thành những bảo đảm cụ thể. Kyiv cho biết bất kỳ sự cân nhắc nào về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Nga ở Hắc Hải mà không nối lại xuất khẩu từ các cảng của Ukraine sẽ củng cố “cảm giác không bị trừng phạt” của Mạc Tư Khoa và “ giáng một đòn nặng nề vào các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế”.
9. Nga bổ sung nhà báo đoạt giải Nobel Hòa bình vào danh sách “điệp viên nước ngoài”
Nga đã bổ sung nhà báo đoạt giải Nobel Hòa bình Dmitry Muratov vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” của mình.
Muratov, biên tập viên tờ báo Nga Novaya Gazeta, đã gây chú ý vào năm ngoái khi công bố kế hoạch bán đấu giá huy chương Giải Nobel Hòa bình mà ông được trao vào năm 2021 để quyên tiền cho người tị nạn Ukraine.
Theo luật được mở rộng vào tháng 12 năm 2022, Nga yêu cầu tất cả các cá nhân hoặc tổ chức nhận tài trợ hoặc hỗ trợ từ nước ngoài phải được phân loại là “đặc vụ nước ngoài”.
Các nhà phê bình cho rằng Nga đã sử dụng luật này để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận và nhân quyền trong nước, chỉ ra những hạn chế mà những ai bị liệt vào danh sách “đặc vụ nước ngoài” phải đối mặt, bao gồm lệnh cấm hầu hết các công việc giảng dạy và các công việc liên quan đến các dự án được nhà nước tài trợ.
Muratov đã xuất hiện trong danh sách “đặc vụ nước ngoài” của Bộ Tư pháp Nga vào thứ Sáu.
10. Nga và Belarus được mời trở lại dự tiệc trao giải Nobel sau khi bị cấm năm ngoái do cuộc xâm lược Ukraine
Quỹ Nobel cho biết các đại sứ từ Nga và Belarus đã được mời trở lại bữa tiệc trao giải Nobel sau khi bị loại vào năm ngoái vì cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Tổ chức này cho biết họ đang “mở rộng lời mời” thu hút sự tham gia của cả những người không chia sẻ các giá trị của giải Nobel.
Vidar Helgesen, giám đốc điều hành của Quỹ Nobel, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm: “Rõ ràng là thế giới ngày càng bị chia thành các khu vực, nơi mà cuộc đối thoại giữa những người có quan điểm khác nhau đang bị giảm bớt”.
Helgesen nói: “Để chống lại xu hướng này, chúng tôi hiện đang mở rộng lời mời tôn vinh và hiểu rõ giải thưởng Nobel cũng như tầm quan trọng của khoa học tự do, văn hóa tự do và xã hội tự do, hòa bình”.
Người Nga và người Belarus đã bị loại khỏi vô số sự kiện kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, quốc gia được Minsk hỗ trợ rất nhiều, vào tháng 2 năm 2022.
Quỹ cho biết quyết định của họ được đưa ra nhằm ngăn chặn sự “phân cực” hơn nữa.
Bữa tiệc Nobel diễn ra hàng năm tại Stockholm vào ngày 10 tháng 12, nơi 5 trong số 6 giải Nobel được trao. Giải Nobel Hòa bình được trao tại Oslo, Na Uy.
Ukraine đã lên án quyết định này và kêu gọi tổ chức đảo ngược hướng đi.
“Rất có thể, ngày đại sứ Nga ngồi trong bộ vest đẹp đẽ ở Phòng hòa nhạc Stockholm, quân đội Nga sẽ phạm thêm một tội ác chiến tranh nữa trên các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine, và hỏa tiễn của Nga sẽ phá hủy thêm một khu dân cư khác ở các thành phố của Ukraine,” Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Oleg Nikolenko cho biết hôm thứ Sáu.
Một thành viên Thụy Điển của Nghị viện Âu Châu cũng gọi quyết định này là “cực kỳ không phù hợp”.
Trên đài phát thanh quốc gia Thụy Điển, Nghị sĩ Đảng Tự do Thụy Điển Karin Karlsbro đã đặt câu hỏi tại sao tổ chức này lại mời “ba quốc gia bất hảo… đàn áp công dân của họ, gây ra chiến tranh và khủng bố ở cả nước họ và các nước láng giềng” và “không hề tuân theo các giá trị dân chủ”.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết ông sẽ không đưa ra quyết định mời Nga trở lại bữa tiệc được tổ chức ở nước ông.
“Quỹ Nobel đương nhiên tự quyết định xem họ muốn mời ai. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác, phản ứng rất ngạc nhiên khi Nga được mời”, Kristersson nói trong một tuyên bố gửi tới CNN hôm thứ Sáu.
Ông nói thêm: “Tôi hiểu rằng điều đó khiến nhiều người ở cả Thụy Điển và Ukraine khó chịu.
ĐTC: Đừng thờ ơ với những người nghiện ngập. Độc tài tuyên bố: Hành hương là tôn thờ nghèo đói – CẤM.
VietCatholic Media
17:09 02/09/2023
1. Kagame của Rwanda cảnh báo những người hành hương Công Giáo 'tôn thờ sự nghèo khó'
Kigali (AFP) – Tổng thống Rwanda Paul Kagame đã đe dọa sẽ vây bắt các tín hữu Công Giáo đến thăm các địa điểm hành hương ở đất nước của ông, cáo buộc họ “tôn thờ sự nghèo đói”.
“Tôi biết được rằng nhiều người trẻ, lên tới hàng ngàn người... thức dậy vào sáng sớm, đi bộ trong ba ngày để đến một nơi mà linh ảnh xuất hiện, một vùng đất hành hương, một nơi gắn liền với nghèo đói,” Kagame đã phát biểu tại một hội nghị thanh niên.
“Tôi nghĩ rằng khi anh chị em cầu nguyện, anh chị em đang cầu nguyện cho những gì có thể giúp cải thiện cuộc sống của anh chị em, cầu nguyện để trở nên giàu có và thoát nghèo,” ông ta nói.
“Không ai phải tôn thờ sự nghèo đói. Đừng bao giờ làm điều đó nữa... Nếu tôi còn nghe chuyện người ta đi tôn thờ nghèo đói nữa, tôi sẽ đem xe tải vây bắt và bỏ tù, chỉ thả họ khi tâm lý nghèo đói đã rời bỏ họ,” Kagame, bản thân là một người Công Giáo, nói.
Mỗi năm, hàng ngàn người, nhiều người đi bộ vài ngày, đến thăm Kibeho, một thị trấn ở miền nam Rwanda, nơi được cho là Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với ba nữ sinh bốn thập kỷ trước.
Nhưng một phát ngôn viên của chính phủ hôm thứ Năm phủ nhận việc Kagame đang đề cập đến Kibeho trong bài phát biểu của mình, nói với AFP rằng có thể ông đang nói về một địa điểm ít được biết đến ở phía tây Rwanda.
Yolande Makolo nói: “Trong bài phát biểu của mình tại sự kiện dành cho giới trẻ, Tổng thống Kagame không hề đề cập đến một địa điểm hành hương cụ thể nào, và chắc chắn cũng không đề cập đến Kibeho”.
“Điều mà rất có thể Tổng thống đang đề cập đến là một sự kiện kiểu hành hương không chính thức diễn ra ở quận Rutsiro, và mục đích là để khuyến khích những người trẻ Rwanda hãy có tham vọng và làm việc chăm chỉ, thay vì bị cuốn vào những nghi lễ sùng bái,” cô nói.
Không rõ điều gì đã thúc đẩy sự bùng nổ của nhà cai trị bàn tay sắt ở Rwanda và Giáo Hội Công Giáo ở nước này vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào.
Hầu như tất cả người dân Rwanda đều theo Kitô Giáo, trong đó người Công Giáo chiếm khoảng một nửa dân số.
Source:France 24
2. Đức Giáo Hoàng nói rằng những người Công Giáo Hoa Kỳ bảo thủ đã thay thế đức tin bằng ý thức hệ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích “sự lạc hậu” của một số người bảo thủ trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, nói rằng họ đã thay thế đức tin bằng ý thức hệ và rằng sự hiểu biết đúng đắn về giáo lý Công Giáo Rôma sẽ cho phép thay đổi theo thời gian.
Những bình luận của Đức Phanxicô là sự thừa nhận về sự chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, vốn đã bị chia rẽ giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ, những người trong nhiều thập kỷ đã nhận được sự ủng hộ từ các Đức Giáo Hoàng chú trọng đến tín lý như Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, đặc biệt là về các vấn đề phá thai và các vấn đề hôn nhân và tính dục.
Nhiều người bảo thủ đã chỉ trích việc Đức Phanxicô nhấn mạnh đến các vấn đề công bằng xã hội như môi trường và người nghèo, đồng thời coi là dị giáo việc ngài mở cửa trong việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự nhận các bí tích.
Đức Phanxicô đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc gặp riêng với các thành viên người Bồ Đào Nha trong Dòng Tên của ngài khi đến thăm Lisbon vào ngày 5 tháng 8; Tạp chí La Civilta Cattolica hay Văn Minh Công Giáo của Dòng Tên, được Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh xem xét kỹ lưỡng, đã công bố bản ghi lại cuộc gặp gỡ vào hôm thứ Hai 28 Tháng Tám.
Trong cuộc gặp, một tu sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha nói với Đức Phanxicô, 86 tuổi, rằng vị linh mục này đã phải chịu đựng trong một năm nghỉ phép gần đây ở Mỹ vì ngài đã gặp nhiều người Công Giáo, trong đó có một số giám mục Hoa Kỳ, những người đã chỉ trích triều đại giáo hoàng 10 năm của Đức Phanxicô cũng như các tu sĩ Dòng Tên ngày nay.
Đức Phanxicô, người đến từ Á Căn Đình, đã thừa nhận có nhiều người chống đối quan điểm của mình, nói rằng có “một thái độ phản động rất mạnh mẽ, có tổ chức” trong giáo hội Hoa Kỳ mà ngài gọi là “lạc hậu”. Ngài cảnh báo rằng thái độ như vậy sẽ dẫn đến bầu không khí khép kín, điều này là sai lầm.
“Làm như vậy là anh chị em đánh mất truyền thống chân chính và quay sang dựa vào các ý thức hệ để được hỗ trợ. Nói cách khác, các ý thức hệ đang thay thế đức tin”, ngài nói.
Đức Thánh Cha nói thêm: “Tầm nhìn về giáo lý của Giáo hội như một khối nguyên khối là sai lầm”. “Khi anh chị em đi thụt lùi, anh chị em đang tạo ra một điều gì đó khép kín, tách rời khỏi cội rễ của giáo hội,” điều này sẽ gây ra những hậu quả tàn khốc đối với đạo đức.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Tôi muốn nhắc nhở những người này rằng sự lạc hậu là vô ích, và họ phải hiểu rằng có một sự tiến hóa đúng đắn trong cách hiểu các vấn đề về đức tin và luân lý” vốn cho phép tín lý tiến triển và củng cố theo thời gian.
Đức Phanxicô trước đây đã thừa nhận những lời chỉ trích nhắm vào ngài từ một số người bảo thủ Hoa Kỳ, đồng thời châm biếm rằng việc bị người Mỹ tấn công là một “vinh dự”.
Source:Reuters
3. Đức Thánh Cha Phanxicô: ‘Chúng ta không thể thờ ơ’ với những người nghiện ma túy
Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta được mời gọi hành động như Chúa Giêsu và không thể thờ ơ trước những tình huống khiến mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, nghiện ma túy.
Ngài nói: “Đằng sau mỗi cơn nghiện đều có những trải nghiệm cụ thể, những câu chuyện về sự cô đơn, bất bình đẳng, bị loại trừ, thiếu hòa nhập”. “Đối mặt với những tình huống này, chúng ta không thể thờ ơ”.
“Chúa Giêsu đã dừng lại, trở nên gần gũi và chữa lành những vết thương,” Đức Thánh Cha nói trong một thông điệp gửi tới các nhà nghiên cứu về chất độc vào ngày 27 tháng 8 tại Đại hội Quốc tế các nhà Độc chất Pháp y lần thứ 60 tại Rôma từ ngày 27 đến 31 tháng 8.
Ngài nói tiếp: “Theo phong cách gần gũi của Người, chúng ta cũng được mời gọi hành động, dừng lại trước những tình huống mong manh và đau đớn, biết lắng nghe tiếng kêu cô đơn và thống khổ, cúi xuống để nâng đỡ và mang trở lại. đến cuộc sống mới cho những ai rơi vào vòng nô lệ của ma túy.”
Đức Phanxicô nhấn mạnh trong thông điệp của mình rằng thanh thiếu niên và thanh niên thường rơi vào tình trạng nghiện ngập, đặc biệt là trong một xã hội mà họ “bị tước đoạt những điểm tham chiếu” trong một giai đoạn nhạy cảm trong cuộc đời “được đặc trưng bởi những thay đổi đáng kể về thể chất, cảm xúc, và trình độ xã hội.”
“Nhiều người trẻ theo đuổi ảo tưởng rằng việc sử dụng ma túy tìm thấy sự giải thoát khỏi nỗi thống khổ và sự thiếu ý nghĩa: Chính 'hy vọng viển vông' của trạng thái sững sờ đã giúp họ thoát khỏi sự mệt mỏi của cuộc sống, thường được che giấu dưới lớp vỏ của ham muốn để thoát ly và vui vẻ,” ngài nói.
“Hiện tượng lạm dụng ma túy và chất gây kích thích tiếp tục gây ra báo động và lo ngại.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thu hút sự chú ý đến vấn đề các chất kích thích thần kinh mới, gọi tắt là NPS – đó là các loại thuốc được thiết kế để bắt chước các loại ma túy bất hợp pháp đã có từ lâu, chẳng hạn như cocaine, MDMA và LSD, nhưng được chế tạo bằng các cấu trúc hóa học khác nhau để tránh bị cấm.
Ngài nói: NPS có “thị trường mở rộng nhanh chóng và những tác động độc hại không chắc chắn cũng như hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. “Sự dễ dàng biến đổi về mặt hóa học của các chất này sau đó cho phép tội phạm có tổ chức trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật, khiến việc phát hiện các hợp chất bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn”.
Ngài cho biết điều cực kỳ quan trọng là phải phát triển các kế hoạch điều trị và cách thức hạn chế sự gia tăng của NPS, đặc biệt vì nhiều thanh niên lạm dụng chúng mà không biết về mối nguy hiểm của chúng.
Đức Thánh Cha cũng than thở về sự gia tăng doping trong ngành thể thao.
Ngài cho biết việc sử dụng chất doping trong thể thao “thể hiện nỗi ám ảnh về việc đạt được các mục tiêu quan trọng và kết quả thi đấu bằng mọi giá” và cho thấy một điều gì đó thậm chí còn có nguồn gốc sâu xa hơn: “một nền văn hóa hiệu quả và năng suất không cho phép do dự và thất bại”.
“Nhu cầu muốn luôn luôn có thể đáp ứng những mong đợi, thể hiện với thế giới bên ngoài một hình ảnh bản thân có hiệu suất cao và thành công, từ đó mọi yếu đuối bị loại bỏ, trở thành một trở ngại không thể vượt qua cho việc theo đuổi sự phát triển con người toàn diện, ngài nói.
Source:Catholic News Agency