Ngày 02-09-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các khổ đau của Kitô hữu và các nhóm thiểu số bên Iraq
Linh Tiến Khải
08:32 02/09/2014
Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo về chuyến viếng thăm Irak

Sau một tuần viếng thăm Irak trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đã về tới Roma ngày 20-8-2914. Ngày hôm sau 21-8-2014 Đức Hồng Y đã vào gặp Đức Thánh Cha để tường trình về chuyến viếng thăm của ngài liên quan tới hơn 100 ngàn kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn tài sản di cư sang lánh nạn bên vùng Kurdistan, sau khi các lực lương hồi cuồng tín ISIS đánh chiếm thành phố Mossul. Đức Hồng Y đã đem theo một bức thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tổng thống Fouad Masum của Irak, trong đó Đức Thánh Cha bầy tỏ đau buồn vì các khổ đau đo bạo lực tàn ác gây ra cho các kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số ở Irak. Đức Thánh Cha cầu mong các giới chức chính trị xã hội sử dụng mọi phương thế để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tai Irak, để mọi thành phần thiểu số được là những công dân bình đẳng với mọi người khác. Đức Hồng Y Filoni cũng chuyển số tiền 1 triệu mỹ kim Đức Thánh Cha trợ giúp các người tỵ nạn Irak.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y về chuyến viếng thăm nói trên.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y đã là chuyến viếng thăm tình trạng cứu trợ cấp thiết nhân đạo liên quan tới các kitô hữu và dân chúng sống tại miền bắc Irak. Đức Hồng Y đã trông thấy những gì?

Đáp: Đây đã là một sứ mệnh được thực hiện trong đau đớn giữa các kitô hữu chạy trốn khỏi thành phố Mossul và khỏi đồng bằng Ninive. Họ bị bứng khỏi nhà cửa, và cuộc sống đơn sơ thường ngày của họ, để rơi vào một hoàn cảnh sống không thể nào đoán trước được là hoàn cảnh một sớm một chiều không nhà cửa, không quần áo, không có những điều tối thiểu tự nhiên cho cuộc sống, với hai bàn tay trắng, hoàn toàn không có gì hết. Chẳng hạn như không có nước để tắm rửa, với nhiệt độ 47 độ C, hay ngủ ngoài đường hay trong các công viên, dưới một bóng cây hay dưới một tấm nylon. Với các phụ nữ có thói quen làm việc trong nhà bây giờ xem ra ngơ ngác mất hướng. Hầu như chỉ có các trẻ em là những người duy nhất không cảm nhận được thảm cảnh của tình hình, vẫn chạy qua chạy lại. Với các người già bị ném vào một xó và người bệnh không biết có một bac sĩ hay thuốc men cho mình hay không.

Hỏi: Có giai thoại nào đặc biệt đánh động cho Đức Hồng Y không?

Đáp: Có một bà mẹ chỉ cho tôi xem một bé gái mới ba tháng và nói rằng khi họ trốn khỏi Mossul, thì người ta muốn lấy cả các vòng đeo tai mạ vàng của cháu bé. Chúng là các vật không có giá trị gì, nhưng cái bạo lực mà họ đã phải chịu cho thấy sự khinh rẻ đối với cả các trẻ em bé bỏng nhất. Tôi đã nói với bà mẹ đó: Họ đã lấy mất các vòng đeo tai, nhưng các điều qúy báu nhất vẫn còn với bà: đó là cháu bé và phẩm giá. Phẩm giá bị thương tích mà đã không có ai có thể lấy mất được. Dân chúng đã hài lòng và họ đã vỗ tay.

Hỏi: Đức Hồng Y đã được đón tiếp như thế nào bên Irak?

Đáp: Đức Thánh Cha đã không thể đích thân hiện diện bên Irak nên ngài đã lập tức gửi một vị đặc sứ - không phải một vị đại diện ngoại giao, nhưng một vị đại diện cá nhân - Nó đã là một dấu chỉ hùng hồn là ngài muốn chia sẻ tất cả với họ. Và tôi đã sống các ngày này giữa họ. Tôi cảm thấy mình là một người được đặc quyền so sánh với họ, bởi sự kiện tôi có một phòng nhỏ để ngủ, một chút nước để rửa tay. Nhưng tôi đã chia sẻ với họ mọi sự. Tôi không đại diện cho chính mình nhưng đại diện cho Đức Thánh Cha, và việc tôi chia sẻ mọi sự với họ là một dấu chỉ sự gần gũi của Đức Thánh Cha. Tôi đã viếng thăm các làng của người Kitô và người Yazidi. Và tôi cũng đã tham dự cuộc sồng của Giáo Hội địa phương. Cả các giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ cũng đã phải chạy trốn, và các vị cũng đã phải tìm một chỗ để ngủ. Qua vị đặc sứ Đức Thánh Cha đã muốn khích lệ tất cả mọi người và nói với tất cả mọi người rằng họ không bị quên lãng.

Hỏi: Trong cuộc họp báo trên đường từ Seoul trở về Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận rằng kiểu ngăn chặn kẻ gây hấn bất công phải do Liên Hiệp Quốc tìm ra, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Như là Giáo Hội, Giáo Hội đang và sẽ luôn luôn chống lại chiến tranh. Nhưng các người dân đáng thương này có quyền được bảo vệ. Họ không có vũ khí, họ đã bị đuổi khỏi nhà vửa của họ một cách hèn hạ, họ đã không dấn thân trong cuộc chiến đấu nào. Làm sao bảo đảm cho những người dân này được sống trong nhà cửa của họ một cách xứng đáng? Chắc chắn không phải là bằng cách nhường chỗ cho bạo lực, và duy trì nó bằng mọi cách. Nhưng chúng ta không thể không lắng nghe tiếng khóc của họ đang xin chúng ta cứu giúp và bảo vệ họ.

Hỏi: Để thực hiện điều này lại không phải là điều ích lợi, nếu biết trước được ai cung cấp khí giới và tiền bạc cho các lực lượng thánh chiến hồi này và tìm cách ngăn chặn các cung cấp hay sao thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Họ là các nhóm cho thấy được cung cấp vũ khí và tiền bạc, và người ta tự hỏi làm sao các vũ khì và tài nguyên này lại thoát khỏi sự kiểm soát của những người có bổn phận kiểm soát chúng và ngăn ngừa các phát triển thê thảm như thế. Câu hỏi mà tôi đã nghe nhiều người đưa ra là câu hỏi liên quan tới việc ”kiểm soát từ xa”, liên quan tới những người điều động các sự việc từ xa. Nhưng tôi tin rằng hiện nay khó mà đưa ra một câu trả lời.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Irak dưới thời Saddam Hussein. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể được gằn liền với các sự kiện của năm 2003, và kiểu người ta chấm dứt chế độ của ông ta hay không?

Đáp: Có và không. Một đàng, đã xảy ra một sự xáo trộn trong nước Irak làm nảy sinh ra biết bao nhiêu là tình hình nguy kịch và khổ đau, cả khi cần hiểu rằng trước đó cũng đã không có một tình trạng yên lành và lý tưởng. Đàng khác, hơn mười năm đã trôi qua. Càng cách xa các biến cố đó bao nhiêu, lại càng có quyền hỏi điều đang xảy ra hiện nay chỉ là lỗi của người khác và của các sự kiện của qúa khứ hay còn có các trách nhiệm khác nữa. Và cần phải hỏi điều gì đã được làm trong thời gian qua và đáng lý ra đã có thể làm được những gì.

Hỏi: Cả Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các nạn nhân của những gì đang xảy ra bên Irak không chỉ là các kitô hữu, nhưng là tất cả các nhóm thiểu số. Sự nhấn mạnh này gợi ý điều gì thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Đương nhiên là tình hình của các kitô hữu được biết tới bên Tây Phương. Nhưng chẳng hạn các tín hữu hồi Yazidi đã cầu cứu chúng tôi vì họ đã nói với tôi: ”Chúng tôi là một dân tộc không có tiếng nói và không ai nói tới chúng tôi”. Các tình trạng thê thảm mà tôi đã trông thấy và họ đang sống khiến cho họ trở thành các nạn nhân đầu tiên. Nhưng cũng có những làng sciít phải chạy trốn cả làng. Thế rồi còn có các người Mandei và tất cả các nhóm khác nữa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đá nói chuyện với các vị lãnh đạo chính trị có ảnh hưởng trong vùng Kurdistan cũng như các vi lãnh đạo tại Baghdad. Họ có còn đồng thuận với một viễn tượng hiệp nhất đối với tương lai của Irak hay các thúc đẩy rời xa trung tâm không còn có thể ngừng được nữa?

Đáp: Irak là một quốc gia hỗn hợp. Một diễn tả chính trị địa lý nảy sinh từ năm 1920 trở về sau, nơi thực thể quốc gia không đựơc nhận thức như là một sự đồng nhất nhưng như là sự đa diện. Các giới chức chính quyền và cả các Giám Mục nói tới một bức đồ khảm sự hiện diện của các nền văn hóa và các tôn giáo. Dĩ nhiên nếu bức khảm đá mầu này được duy trì nguyên vẹn, thì nó có vẻ đẹp của nó và một tương lai. Nhưng nếu người ta bắt đầu lấy đi các viên đá, thì trước sau gì mọi sự có thể bị tan rã. Sự hiệp nhất quốc gia được bảo đảm bởi Hiến Pháp, nhưng phải được thực hiện trong cuộc sống quốc gia và điều này khó, bởi vì mỗi nhóm đều mang theo các chấn thương, các khổ đau, các bách hại rất dài, các bất công phải chịu. Giờ đây Irak là một nước cần tái thiết và chỉ có thể hiệp nhất, nếu trong sự hiệp nhất ấy người ta tìm thấy khoảng trống và sự tôn trọng phải có đối với các căn tính khác nhau.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bên Tây phương có vài người lợi dụng các chuyện xảy ra tại Irak để tái đề nghị sự chống đối giữa Kitô giáo và Hồi giáo, Đức Hồng Y nghĩ sao?

Đáp: Có một dữ kiện, như tôi đã nói, đó là các tấn kích hướng tới các kitô hữu, các người Yazidi, các người Sciít, nhưng cũng chống lại các người Sunnít nữa. Như thế vấn đề không thể được đặt ra như một sự đối chọi giữa Hồi giáo và Kitô giáo. Đàng khác, những kẻ đang thực thi các hành động kinh khủng này chống lại các nhóm thiểu số họ làm điều đó nhân danh một ý thức hệ chính trị tôn giáo bất khoan nhượng. Và đây là một khía cạnh cần làm cho chúng ta suy nghĩ. (FIDES 21-8-2014)
 
Đức Thánh Cha bảo trợ Trận Bóng Đá Liên Tôn Vì Hoà Bình tại Roma
Nguyễn Long Thao
15:39 02/09/2014
Đức Thánh Cha bảo trợ Trận Bóng Đá Liên Tôn Vì Hoà Bình tại Roma.

Vào lúc 8:45 tối ngày thứ Hai, trên sân vận động Olympic tại Roma, hàng chục ngàn khán giả lớn bé đã có dịp xem một trận túc cầu đầy hào hứng giữa các danh thủ bóng đá trên toàn thế giới. Trận bóng này được gọi là Trận Bóng Liên Tôn Vì Hòa Bình.

Xem hình ĐTC chụp với các cầu thủ

Các cầu thủ chơi trong trận này đều là những người tự nguyện. Họ đại diện cho Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Thần đạo của Nhật Bản (Shinto).

Theo đài phát thanh Vatican, trận tranh tài có mục đích quy tụ các cầu thủ và khán giả cùng hiện diện trong sân một lúc để biểu lộ tinh thần hiệp nhất và cổ vũ cho hoà bình thế giới, đồng thời chứng tỏ sinh hoạt thể thao có sức mạnh kiến tạo hòa bình.

Trong số 50 cầu thủ chơi trong Trận Bóng Liên Tôn Vì Hoà Bình, người ta thấy có những danh thủ đã về hưu như Diego Armando Maradona, Javiet Zanetti, Roberto Baggio, Carlos Valderrama, Zinedine Zidane, David Trezeguet, Andriy Shevchenko và những danh thủ thượng thặng thế giới đang chơi trong các câu lạc bộ hiện nay như Lionel Messi, Samuel Eto, Andrea Pirlo, Radja Nainggolan.v.v…

Ông Arsene Wenger, người Pháp của đội Arsenal Anh Quốc và Gerardo 'Tata' Martino của đội tuyển quốc gia Argentina là huấn luyện viên cho hai đội tranh tài đêm nay tại Roma.

Người đưa ra sáng kiến tổ chức sự kiện thể thao này là cựu thủ quân Javier Zanetti của Argentina và hiện nay là phó chủ tịch câu lạc bộ Inter ở Milan. Năm ngoái vào tháng 4 năm 2013, khi có dịp gặp ĐGH, ông đã đề nghị xin ĐGH Phanxicô cùng đứng tên tổ chức trận bóng đá Liên Tôn Vì Hoà Bình. Đề nghị được ĐGH chấp thuận ngay và các cầu thủ trên thế giới phấn khởi ghi danh được tham dự hội tuyển. Tiền bán vé cho trận cầu được dùng để giúp đỡ các thiếu nhi nghèo.

Được biết vào ngày Chúa Nhật, trước khi trận đấu diễn ra một ngày, ĐGH đã dành thời gian tiếp các cầu thủ và gia đình tại tòa thánh Vatican. Các cầu thủ đã vui mừng có dịp gặp gỡ riêng và chụp hình kỷ niệm với ĐGH.

Trong buổi lễ các cầu thủ gặp ĐGH, cầu thủ Zanetti phát biểu rằng: “Đây là một cử chỉ tượng trưng giúp mọi người hiểu rằng có thể kiến tạo nền hòa bình thế giới dựa trên đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.”

Và trước tình hình thanh trừng tôn giáo đang diễn ra tại Iraq và Syria, ngỏ lời với các cầu thủ và gia đình, Đức Thánh Cha phát biểu:"Sự kiện thể thao này là một cử chỉ rất tượng trưng, chứng tỏ chúng ta có thể kiến tạo một nền văn hóa gặp gỡ, một thế giới hòa bình, các tín hữu của các tôn giáo khác nhau đang sống ở bất cứ đâu cũng có thể duy trì căn tính của họ và có thể sống chung với nhau một cách hài hòa, kính trọng lẫn nhau.”

ĐTC nói thêm “ Kỳ thị cũng như là khinh bỉ. Qua trận đấu thể thao này các cầu thủ đều bác bỏ mọi thứ kỳ thị. Và tôn giáo được coi như là những chiếc xe chuyên chở hòa bình chứ không phải là hận thù.

Ngài kết luận: “Tôn giáo và thể thao có thể hợp tác với nhau, cống hiến cho xã hội những dấu chỉ rất hùng hồn trong thời đại ngày nay là con người đừng bao giờ tuốt gươm ra để chống lại lẫn nhau”.

Được biết, Đức Thánh Cha đã không có mặt trong cầu trường vào tối thứ hai để theo dõi trận banh, dù Ngài là người mê đá banh từ thưở nhỏ.
 
Lễ Tuyên Thệ Nhận Chức Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc của ông Lê văn Hiếu.
Joe Vĩnh SA
16:58 02/09/2014
Lễ Tuyên Thệ Nhận Chức Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc của ông Lê văn Hiếu.
Người Việt tỵ nạn đầu tiên giữ chức vụ cao nhất ở nước ngoài.

Vào lúc 12 giờ 30, chiều thứ Hai, ngày 01/9/2014, các quan khách đã tề tựu về trước tiền đình và trong phòng tiếp tân của Adelaide Convention center (trung tâm Hội Nghị Trường Adelaide) chờ đúng giờ mở cửa, để vào tham dự Lễ Tuyên Thệ nhận chức của ông Lê Văn Hiếu AO Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc.

Đúng 01 giờ 00 Sảnh đường bắt đầu mở cửa, quan khách xếp hàng, trình Thiệp Mời với nhân viên an ninh (security) và được Ban Tiếp Tân hướng dẫn vào ghế ngồi, theo thứ tự ưu tiên.

Đúng 01 giờ 30 quan khách ổn định chỗ ngồi. Vị Thẩm Phán tối cao pháp viện mặc áo đỏ, mũ lông trừu và vị nữ Thừa Phát Lại tiến lên sân khấu.

Hàng quân danh dự xếp hàng trước tiền Hội Nghị trường. Và Đội Kèn đồng của lưc lượng cảnh sát tiểu bang

Khi chỉ huy đoàn quân danh dự giàn chào giõng dạc hô “NGHIÊM”...Chúng tôi nhìn lên đại màn ảnh, thấy xe của chính phủ cắm cờ hiệu tiểu bang và huy hiệu vương niệm Nữ Hoàng đến. Xe dừng lại, hai quân nhân tùy tùng mở cửa xe, ông bà Lê Văn Hiếu bước xuống, đoàn quân hô súng “CHÀO” bắt.

Ông bà Lê Văn Hiếu tiến đến, đứng trước đoàn quân, vị chỉ huy phất tay chào và nói lời trình diện đoàn quân trước vị Toàn Quyền.

Ban quân nhạc của cảnh sát trổi lên những bản nhạc hùng tráng, để rước phái đoàn chính quyền vào trong hội trường. Phái đoàn cùng đi với ông bà Lê Văn Hiếu, có ông bà Jay Weathrill thủ hiến Nam Úc, bà đại diện đảng đối lập tiểu bang và một vài vị trong chính quyền Nam Úc.

MC mời quan khách đứng dậy, tiếp đón phái đoàn. Dẫn đầu phái đoàn là nhóm múa lửa thiêng của người Thổ Dân Úc Châu thắp hương trầm, rước khói hương nghi ngút, bay cao lên không trung, vừa ca hát vừa nhẩy múa dẫn phái đoàn tiến lên sân khấu.

Khi phái đoàn tiến lên sân khấu, vị Thẩm Phán và quan khách đã hiện diện trên sân khấu, bắt tay chào từng người. Phái đoàn an toạ, MC chương trình là một nữ Xướng Ngôn Viên của đài truyền hình ABC số 2, giới thiệu tên từng vị trong phái đoàn.

Kế đến vị đại diện nhóm Thổ Dân phát biểu lời chào mừng ông Lê Văn Hiếu lên chức vụ Tân Toàn Quyền tiểu bang nơi vùng đất tổ tiên của họ.



Lễ Tuyên Thệ bắt đầu:

Vị Thẩm phán mời Ông Lê Văn Hiếu lên trước bàn tuyên thệ, đặt tay lên bài Sắc Chỉ của Nữ Hoàng tuyên thệ nhận chức và trung thành với Nữ Hoàng, trước sự chứng kiến của vị Thẩm Phán và Thừa Phát Lại lập vi bằng. Sau đó ông Hiếu ký tên trên bản Tuyên Thệ.



Tiếp theo chương trình MC mời ông Thủ Hiến Jay Weathrill lên phát biểu và nói lý do đề cử Ông Lê Văn Hiếu lên chức vụ Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc.

Kế đến là lời phát biểu của Bà Đại Diện đảng Tự Do, đối lập trong quốc hội

Sau cùng là diễn văn nhận chức của ông Lên Văn Hiếu. Ông đã sơ lược qua tiểu và hành trình từ nhỏ tới lúc trưởng thành, rồi lưu lạc xuống xứ Úc, tận cuối của vùng Nam Thái Bình Dương.

Sau diễn văn của vị Tân Toàn Quyền, là lễ chào cờ Úc, với bản quốc ca do giàn nhạc của cảnh sát trổi lên hùng hồn.



18 phát đại bác nổ, vang dội khắp thành phố, do 4 khẩu Canon đặt trên bờ phía nam sông Torens bắn về hướng bắc để chào đón vị Tân Toàn Quyền.



Lễ Tuyên Thệ nhận chức Toàn Quyền chấm dứt với bản nhạc “We are Australians” do ban hợp xướng của Adelaide city đồng ca.

Ban hợp xướng Adelaide city đã giữ phần chính, trình diễn nhạc, từ lúc khai mạc cho đến khi kết thúc.



Sau Lễ Thuyên Thệ, các quan khách được mời ra ngoài hội trường, khu Tiếp Tân để nâng ly chúc mừng, với ông bà Lê Văn Hiếu và tham dự tiệc nhẹ.



Buổi lễ chấm dứt vào khoảng 04 giờ 00 chiều. Tuy nhiên ông bà Lê Văn Hiếu vẫn còn nán lại ít phút để tiếp các vị khách quen thân cho đến khi những nhân viên Body Guard báo hết giờ để đoàn quân danh dự giàn chào tiễn biệ



Thân nhân đến tham dự, chúng tôi nhận thấy có gia đình các Bào Huynh của ông Lê Văn Hiếu ở Adelaide và Sydney đều hiện diện.

Được biết: Ông Lê Văn Hiếu là người Úc gốc Việt tỵ nạn CS đầu tiên, vừa được đề cử lên nắm giữ chức vụ Toàn Quyền, một chức vụ cao trọng nhất từ xưa đến nay, trong chính quyền tiểu bang South Australia.



Theo lịch sử Úc Châu, thì chức vụ Toàn Quyền, từ khi lập quốc đến nay, đều do người bản xứ Úc, gốc Anh nắm giữ. Mặc dầu đã có nhiều sắc dân từ Âu Châu đến Úc định cư cả hai thế kỷ, sau Thế Chiến thứ II như: Hy Lạp, Ý, Đức, Hoà Lan..v..v.. Họ vẫn chưa từng được đề cử giữ chức vụ này.

Thế mà đến nay chức vụ Toàn Quyền tiểu bang đã chuyền sang tay một người Úc gốc Việt, mới chỉ định cư tại Úc Châu hơn 37 năm.



XEM HÌNH Xin bấm vào link sau:

https://plus.google.com/photos/106568110265472303159/albums/6054282196762334993?banner=pwa

Ông Lê Văn Hiếu sinh năm 1954 tại Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Ông mồ côi cha từ nhỏ, sau khi tốt nghiệp trung học tại Đà Nẵng, Ô. Lê Văn Hiếu theo học phân khoa chính trị kinh doanh tại đại học Đà Lạt.

Vào tháng 11/1977, khi mới 23 tuổi, Ông cùng vợ, là bà Lan đã vượt biển đên thành phố Darwin miền cực bắc của Úc Châu và xin tỵ nạn tại Australia.

Sau đó gia đình Ông được di chuyển xuống thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.



Tại đây, vợ chồng ông đã phải làm đủ mọi ngành nghề lao động chân tay để kiếm sống và để có tiền theo học tiếp tại đại học Adelaide, tiểu bang South Australia.

Ô. Lê Văn Hiếu tốt nghiệp cử nhân kinh tế, kế toán và đậu bằng cao học về Quản Trị Hành Chính (Master in Business Administration - MBA) đại học Adelaide.

Sau khi đạt được những thành công trên con đường học vấn, ông Lê Văn Hiếu đã được mời làm giảng viên của học viện dịch vụ Tài Chính Australia (Financial Services Institute of Australia), Ông còn giảng dạy tại học viện Cao đẳng TAFE Adelaide, đại học South Australia Unisa, và Đại học Adelaide về các môn Phiên dịch và Luật kinh doanh và là thành viên của Hiệp hội Kế toán Australia (CPA).



Vào đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, Ô. Lê Văn Hiếu là chuyên viên thẩm tra về thị trường đầu tư và tài chính của ủy ban Thanh Tra và Giám Sát các công ty, thị trường chứng khoán và đầu tư thuộc chính phủ Liên Bang Australia (Australian Securities and Investments Commission - ASIC).



Sau hơn một năm làm việc, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Thanh tra cho ASIC tại Văn phòng Adelaide. Trách nhiệm chính của ông là thanh tra và giám sát các hoạt động cung ứng dịch vụ về tài chính, thị trường chứng khoán và đầu tư tại Australia.

Không chỉ được biết đến như một chuyên gia tài chính thành công, Ô. Lê Văn Hiếu còn nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cộng đồng xuất sắc.

Năm 1995, Ô. Lê Văn Hiếu đã trở thành thành viên Hội đồng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc sự vụ của tiểu bang Nam Úc (SAMEAC), nơi có cư dân "đến định cư từ 160 quốc gia khác nhau, nói trên 100 thứ tiếng và thờ trên 100 thượng đế khác nhau".

Ông là người gốc Châu Á đầu tiên nắm giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban Đa Văn hóa và Sắc tộc Sự vụ South Australia (SAMEAC).

Tháng 8/2007, Ô. Lê Văn Hiếu, người châu Á đầu tiên, và đặc biệt là người Việt đầu tiên đã được Nữ hoàng Anh Elizabeth II bổ nhiệm vào chức vụ Phó Toàn Quyền tiểu bang South Australia.



Theo yêu cầu của vị thủ hiến Nam Úc, The Hon. Mike Rann. Sau khi lên nhận chức vụ Phó Toàn Quyền, ông Lê Văn Hiếu vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng Đa Văn hóa và Sắc tộc Sự vụ.



Toàn Quyền hoặc Phó Toàn Quyền là những chức vụ có tính cách danh dự và biểu tượng, có chức năng đại diện cho Nữ Hoàng Anh trong những dịp nghi lễ, đón tiếp các vị nguyên thủ đến tiểu bang, hoặc khai mạc các buổi họp của các cấp chính quyền.

Theo truyền thống, vai trò Phó Toàn Quyền do vị chánh án Tối Cao Pháp viện tiểu bang đảm nhận.



Ngày 16/12/2008, Ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự do đại học Adelaide trao tặng, vì những đóng góp của Ông cho các dịch vụ xã hội và cũng là người Việt đầu tiên được một trường đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự.



Ngày 26/6/2014, Thủ hiến tiểu bang South Australia, The Hon. Jay Weatherill công bố tin, bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu vào chức vụ Toàn quyền tiểu bang.

Thủ hiến Jay Weatherill nhận xét, "Ông Hiếu là người gốc Á Châu đầu tiên trong lịch sử tiểu bang của chúng ta, lên tới chức Toàn Quyền.

Câu chuyện của Ông là một câu chuyện nói lên sự can đảm, vượt qua mọi thử thách và là một ví dụ về sự thành công dù phải đối diện với rất nhiều thiệt thòi và khó khăn, bao gồm những trở ngại về văn hóa hay ngôn ngữ. Ông Lê Văn Hiếu là biểu tượng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong xã hội đa văn hóa của chúng ta"
Với việc trở thành người Á Châu đầu tiên là Phó Toàn Quyền đại diện cho Nữ Hoàng Anh ở tại bang Nam Úc ở tuổi 53, ông Lê Văn Hiếu đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng và sự thành công của những người Việt Nam ở xứ sở này.

Tháng 9/2014, ông Lê Văn Hiếu chính thức đảm nhiệm chức vụ Toàn Quyền tiểu bang South Australia thay thế Đề đốc Kevin Scarce.

Ông Lê Văn Hiếu sẽ là vị toàn quyền thứ 35 của tiểu bang South Australia và là người châu Á đầu tiên đảm nhận cương vị này.



Nói về những thành công của mình, ông Lê Văn Hiếu cho biết khi đặt chân đến nước Úc 37 năm về trước, Ông chẳng có gì mang theo "ngoại trừ một chiếc va li vô hình, chất đầy ước mơ" song khi "được vinh dự nhận chức Toàn Quyền là điều hoàn toàn vượt ra ngoài mọi giấc mơ, dù đó là giấc mộng ngông cuồng nhất" của Ông. (theo tài liệu trên internet)



-Thêm một "TẤM GƯƠNG SÁNG" cho giới trẻ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu và các Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại trên toàn thế giới “NOI GƯƠNG”



Jo. Vĩnh SA

Adelaide
 
Dòng Tên Hoa Kỳ và Canada chào đón 34 tân tập sinh
Chỉnh Trần, S.J.
21:41 02/09/2014
Dòng Tên Hoa Kỳ và Canada chào đón 34 tân tập sinh

Việc trở thành một linh mục hay tu huynh Dòng Tên đòi hỏi một tiến trình suy nghĩ và nhận định lâu dài. Giả như bạn có là Giáo hoàng Phanxicô hay một trong số 34 người vừa gia nhập Dòng Tên trong tháng này tại Mỹ và Canada, bạn cũng đều phải trải qua đời sống của một tập sinh. Đó là một hành trình có thể kéo dài từ 7 đến 13 năm gồm: 30 ngày làm Linh thao trong thinh lặng, những năm tháng học tập và phục vụ người nghèo và người bị gạt bên lề xã hội trong các trung tâm dành cho người vô gia cư, các bệnh viện và các nhà tù.

Dịp cuối tháng 8 vừa qua, các tập sinh Dòng Tên đã gia nhập các nhà tập ở California, New York, Louisiana, Minnesota và Montreal. Họ sẽ trải qua 2 năm được huấn luyện trong nhà tập Dòng Tên, chặng đầu tiên của tiến trình huấn luyện tu sĩ Dòng Tên, vốn đã được thánh Inhaxiô, đấng sáng lập Dòng Tên trình bày rất chi tiết trong Hiến Chương của Dòng. Họ sẽ cầu nguyện, làm việc và tìm hiểu về Thiên Chúa và Dòng, cũng như về nhau và về chính mình.

Lớp nhà tập năm nay rất đa dạng. Các tân tập sinh không chỉ là sinh viên mới ra trường mà còn có cả những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, đến từ Canada, Đài Loan và khắp nước Mỹ.

“Tôi quyết định vào nhà tập vì tôi đã “phải lòng” với Dòng Tên. Sau khi biết và làm bạn với nhiều tu sĩ Dòng Tên tại trường, tôi nhận ra rằng đây là nhóm mà tôi muốn tham gia và tôi muốn noi gương sống tình yêu và đức tin của họ,” Kieran Halloran, 22 tuổi, một tập sinh từ New York, đã theo học trường trung học Xaviê của Dòng Tên ở thành phố New York và Đại học Dòng Tên Georgetown ở Washington, D.C. cho biết.

Các tập sinh sẽ được 1 cha Giám tập và một vị Phụ tá Giám tập đồng hành trong suốt 2 năm được huấn luyện trong nhà tập. Vị Giám tập và Phụ tá sẽ gặp gỡ các tập sinh định kỳ để hướng dẫn họ trong suốt tiến trình huấn luyện và cũng để biết rõ từng tập sinh.

Chương trình sống đặc thù của nhà tập gồm có các lớp học của Giám tập và Phụ tá, Thánh lễ hằng ngày, cầu nguyện theo nhóm, nói chuyện thiêng liêng, làm các việc phục vụ trong nhà…

“Nhà tập được thiết kế để một tập sinh sống một nhịp sống chậm lại thay vì một nhịp sống bận rộn đầy căng thẳng vốn là một phần của văn hóa chúng ta. Nghĩa là để cho tập sinh có cơ hội cầu nguyện, chia sẻ đời sống cộng đoàn với các tập sinh khác, ngồi lại chia sẻ với nhau, chơi nhạc cụ, thể thao, xem Tivi…” cha Dave Godleski, S.J., Thư kí về Huấn luyện và đời sống của tu sĩ Dòng Tên của Vùng Dòng Tên Hoa Kỳ cho biết.

“Tôi muốn cảm nhận sự bình an và tĩnh lặng nhờ việc được sống tại nhà tập để sống một nhịp sống chậm lại so với lối sống xô bồ của thời đại hôm nay và chú tâm đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời tôi, cũng như đến nơi Ngài đang gọi tôi,” tân tập sinh Halloran chia sẻ.

Suốt năm tập thứ nhất, các tập sinh sẽ tìm hiểu về lịch sử và việc thành lập Dòng Tên; làm Linh thao 30 ngày. “Đó là kinh nghiệm tuyệt vời có lẽ là kinh nghiệm sâu sắc nhất trong đời tôi. Một kinh nghiệm rất bổ ích nhưng cũng chẳng dễ dàng chút nào. Bạn cầu nguyện trong thinh lặng 30 ngày và để Chúa làm việc trên bạn. Bạn gặp phải chấp nhận để Chúa cắt tỉa nhưng bạn cũng nhận được nhiều ơn an ủi.”

“Đó quả là một phúc lành và một đặc ân khi có cơ hội cầu nguyện nhiều giờ mỗi ngày,” Brendan Gottschall, 24 tuổi, một công dân của New Jersey phấn khởi cho biết. Anh đã tốt nghiệp cử nhân kinh tế và là một nhà tư vấn trước khi trở thành một tập sinh Dòng Tên.

Kieran Halloran từ giã mẹ trước khi bước vào nhà tập
Các tập sinh phải làm một số “thực nghiệm” mà một số đã được thánh Inhã mô tả trong Hiến Chương như: phục vụ trong các sứ vụ Dòng Tên, phục vụ người nghèo và người bị loại trừ, đi ra ngoại quốc để có kinh nghiệm về Dòng ở các nước khác. Những thực nghiệm này thường là thời gian thử thách, trưởng thành và giúp cho việc phân định ơn gọi Dòng Tên.

“Tôi đã đi bộ từ Kalamazoo, Michigan đến Notre Dame, Indiana. Chúng tôi chỉ được cho có 5 đô la làm. Tôi phải tin tưởng rằng tôi có thể tìm thấy ai đó có thể cho tôi thức ăn và những thứ cần thiết để sống. Tôi dừng lại tại các giáo xứ, gặp các giáo dân và người ta sẽ cho tiền tùy lòng hảo tâm,” cha Godleski nhớ lại.

Tất cả các tập sinh phải làm thực nghiệm cá nhân kéo dài khoảng 1 học kỳ trong năm tập thứ 2. Cha Giám tập sẽ gửi từng tập sinh đến một nơi nào đó mà ngài xét thấy ích lợi cho việc huấn luyện đặc thù cho tập sinh đó sau này trong Dòng Tên ví dụ như: làm việc tại các trường trung học của Dòng, các đại học, nhà tĩnh tâm hay sống trong các cộng đoàn Dòng Tên khác.

Kết thúc 2 năm nhà tập, các tập sinh sẽ tuyên khấn lần đầu 3 lời khuyên Phúc Âm: nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục.

“Nhà tập là một thời gian đặc biệt. Chia sẻ đời sống cộng đoàn và sống với tất cả các tập sinh khác là điều thật tuyệt. Nhưng bạn cũng bị thử thách trong nhà tập. Họ muốn biết và kiểm tra khả năng của bạn và bạn phải làm nhiều điều liên quan đến đời sống nội tâm, những điều ảnh hưởng đến khía cạnh thiêng liêng, tâm lý và cảm xúc của bạn,” cha Godleski nói.

“Tôi cảm thấy được mời gọi trở thành 1 tập sinh vì đây là cơ hội để tôi phát triển mối tương quan với Chúa. Tôi thấy đó là một thời gian được thiết đặt để nuôi dưỡng mối tương quan với Chúa ngang qua việc cầu nguyện, phục vụ và học tập để tôi có thể hiểu lời mời gọi của Thiên Chúa trên cuộc đời tôi hơn,” Gottschall tâm sự.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Top Stories
Hongkong: ordination de trois évêques auxiliaires, à l'aube d'une grave crise politique
Eglises d'Asie
08:17 02/09/2014
Ce sont les premières ordinations épiscopales depuis la rétrocession à la Chine de l’ancienne colonie britannique en 1997. Cet événement, très important pour l’Eglise de Hongkong, a été célébré ce week-end, peu avant que n'éclate, par le jeu des coïncidences, la fronde du mouvement démocratique Occupy Central.

Samedi 30 août dernier, le Cardinal John Tong Hon a ordonné évêques auxiliaires du diocèse de Hongkong, les PP. Joseph Ha Chi-shing, Stephen Lee Bun-sang et Michael Yeung Ming-cheung, en la cathédrale de l’Immaculée Conception. La dernière ordination épiscopale à Hongkong s'était tenue en 1996 pour les PP. Joseph Zen et John Tong qui étaient devenus respectivement évêques coadjuteur et auxiliaire du diocèse.

L’évêque émérite de Hongkong, le cardinal Joseph Zen Ze-kiun et l’archevêque Savio Hon Tai-fai, Secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, ont également concélébré l’ordination. Sept autres évêques et 166 prêtres ont assisté à la cérémonie à laquelle étaient présents plus de 2 000 catholiques dont de nombreux prêtres et laïcs venus de Chine continentale.

« En tant que pasteur, je sais que les quelque 500 000 catholiques de notre diocèse ont eu immense besoin de prêtres », a rappelé le cardinal Tong dans son homélie. Remerciant le pape François d’avoir nommé trois auxiliaires pour l’assister dans « les défis auxquels notre époque devait faire face », le prélat a précisé que les nouveaux évêques l’aideraient en priorité dans la difficile mission concernant les relations entre l’Eglise en Chine et l’Eglise universelle.

Les PP Joseph Ha, Stephen Lee et Michael Yeung, tous prêtres originaires de Hongkong, ont été désignés par le pape François le 11 juillet dernier. Le Saint-Père avait lors de ces nominations, également maintenu le cardinal John Tong Hon à la tête du diocèse pour trois ans supplémentaires. En effet Mgr Tong Hon, évêque de Hongkong depuis 2009, devait selon le droit canon, présenter sa démission pour raison d’âge (soit le 31 juillet 2014, date à laquelle il devait fêter ses 75 ans).

Parmi les trois nouveaux auxiliaires, l’un d’entre eux, Mgr Michael Yeung Ming-cheung, est vicaire général depuis 2009 et connait parfaitement les rouages du diocèse où il exerçait en tant que responsable de la communication, de l’information et de la Caritas locale. Il s'est récemment opposé avec fermeté mais diplomatie à la demande de Pékin de supprimer la commission « Justice et paix », régulièrement impliquée dans le mouvement en faveur de la démocratie à Hongkong. Membre du conseil pontifical Cor Unum, Mgr Yeung Ming-cheung est également engagé dans le soutien au référendum non officiel sur le suffrage universel.

Mgr Stephen Lee Bun-sang, ancien Vicaire régional de l’Opus Dei pour l’Asie orientale, fait partie de l’officialité du diocèse de Hongkong. Spécialiste du droit canon dans le contexte particulier de l’Eglise en Chine, il a notamment été responsable de l'école catholique Tak Sun sur Kowloon.

Le troisième évêque auxiliaire, Mgr Joseph Ha Chi-shing, appartient à l’ordre franciscain dont il a été le supérieur pour Hongkong. Membre de la commission vaticane sur l’Eglise en Chine, il est particulièrement au fait de la situation des catholiques sur le continent. Très engagé auprès de la jeunesse ainsi qu'auprès des groupes militant pour les droits de l’homme, il s’est tout récemment fait connaître en soutenant explicitement le mouvement Occupy Central. Ce dernier menace le gouvernement de bloquer, pacifiquement, mais avec plus de 10 000 manifestants, l’accès au quartier Central, centre des affaires de Hongkong ,si dans la perspective des élections de 2017, le gouvernement chinois n’accepte pas de réforme démocratique du scrutin. « L’Eglise est très claire à ce sujet, a-t-il déclaré. La désobéissance civile est licite lorsque les autorités, qui devraient agir pour le bien commun de la société et en étant guidées par des principes moraux, ne suivent pas ces principes, ou alors si la législation est injuste. »

Avec ces nouvelles ordinations, le diocèse de Hongkong présente désormais la particularité d’avoir deux cardinaux (l’évêque émérite Mgr Joseph Zen Ze-kiun et l’évêque actuel Mgr John Tong Hong) ainsi que trois évêques auxiliaires choisis par Rome, lesquels appartiennent tous à cette Eglise spécifiquement hongkongaise qui sait manier avec diplomatie la résistance à l'autoritarisme de Pékin et le militantisme pacifique en faveur des droits de l'homme.

Mais ces trois nouveaux évêques auxiliaires qui ont déjà signifié, tout comme le cardinal Zen et le cardinal Tong -, leur soutien au mouvement pour la démocratie, devront vraisemblablement à l’aube de leur prise de fonction, faire entendre la voix de l’Eglise au milieu de la tourmente politique et sociale qui s’abat aujourd’hui sur Hongkong..

Un appel à la désobéissance civile vient en effet d’être lancé ce même week-end par le mouvement Occupy Central à la suite de l'annonce de la formule très restrictive arrêtée pour les élections de 2017 par Pékin (1). Le mouvement pro-démocratie a annoncé hier 31 août qu’il mettrait sa menace à exécution en paralysant le quartier d’affaires, tandis que les partis démocrates ont déclaré de leur côté qu’ils ne voteraient pas le projet de loi électoral.

« C’est le jour le plus sombre et le plus douloureux du mouvement démocratique à Hongkong » a déclaré hier dimanche 31 août, le parlementaire Ronny Tong. Quant au le leader du mouvement étudiant, Alex Chow, il a qualifié la décision de Pékin de « totalement inacceptable », ajoutant qu’il « n’y avait plus d’autre choix désormais que de résister ». Benny Tai Yiu-ting, co-fondateur du groupe Occupy Central, a pour sa part confirmé aujourd’hui à la BBC que « [ la réponse de Pékin] signant la fin de toute forme de dialogue, Occupy Central intenterait donc dans les semaines à venir, des actions incessantes [ à l'encontre du gouvernement] ».

Les premières manifestations ont débuté dans la nuit de dimanche à lundi. Vêtus de noir, un bandeau jaune autour du front, des milliers de manifestants ont convergé vers Tamar Park, siège du gouvernement, scandant des slogans appelant à la désobéissance civile pacifique.

Ce 1er septembre, la police a dispersé, à grands renfort de gazs lacrymogènes particulièrement nocifs, des manifestants cherchant à entrer dans l’enceinte du Parlement, tandis que des députés ont été expulsés pour avoir protesté lors du discours de Li Fei, haut responsable chinois venu défendre la position de Pékin. (eda/msb)

(1) Le gouvernement chinois a annoncé le 31 août que le chef de l’exécutif de Hongkong « serait élu au suffrage universel à partir de 2017 » comme il s’y était engagé, mais que les candidats, - qui ne pourraient être plus de trois -, devraient auparavant avoir obtenu plus de 50 % des votes d’un comité électoral, être de « fervents patriotes », respectueux de « l’unité du territoire chinois » et de la ligne établie par Pékin. Voir La Croix, 1er septembre 2014.

(Source: Eglises d'Asie, le 01 septembre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu cho năm học mới và khai giảng các lớp giáo lý tại Trại Phong Bến Sắn
Giáo xứ Bến Sắn
08:43 02/09/2014
Thánh lễ cầu cho năm học mới và khai giảng các lớp giáo lý tại Trại Phong Bến Sắn

Hôm nay chúa nhật 31/8/2014, cha Đa minh Nguyễn Đức Trung, chánh xứ Bến Sắn cũng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Năm học mới và khai giảng các lớp giáo lý 2014-2015 cho các em trong trại phong bến Sắn.

Hôm nay cũng có sự hiện diện của con em bệnh nhân ngoài Công Giáo, các em cũng được nhắn nhủ hãy cố gắng học hành, sẽ có lợi cho chính bản thân các em, học là cơ hội để cho các em chấp cánh những ước mơ, thăng tiến mình. Nhiều khi mình ham chơi quá sẽ không thấy tương lai, vậy tương lai của các em đang ở trong tầm tay của các em, khi mà các dì, các thầy, các ân nhân và gia đình luôn chung tay vun đắp cho các em.

Cơ hội không đến nhiều lần, may mắn cũng chẳng gõ cửa nhà chúng ta, vậy hôm nay ơn trên đang ban cho các em, hãy tiếp nhận và mưu ích cho chính mình. Cha xứ cũng gởi tặng các em trong trại 1.000 cuốn tập vở và áo đồng phục thiếu nhi để phát triển Thiếu Nhi Thánh Thể trong trại. Riêng các em thiếu nhi công giáo đã nhận lớp và giáo lý viên hướng dẫn mình để khởi đầu năm học giáo lý mới, mong cho các em học hành thành công và chuyên cần giáo lý.
 
Ban thường vụ Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ VN Paris tĩnh tâm khai công niên khóa 2014-2015
Trần Văn Cảnh
16:31 02/09/2014
BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GXVN PARIS TĨNH TÂM KHAI CÔNG NIÊN KHÓA 2014-2015

Chúa Nhật 31.08.2014, từ 9g30 đến 17g30, Ban Thường Vụ và một số đại diện Hội Đồng Mục Vụ đã trở về Giáo Xứ tĩnh tâm, để cùng nhau chia sẻ học hỏi, cùng nhau cử hành Bí Tích Thánh Thể, và cùng nhau khai công phác thảo chương trình cho niên khóa 2014-2015.

CHIA SẺ HỌC HỎI VỀ « ĐỨC TIN CỦA GIA ĐÌNH Công Giáo VN TẠI PHÁP »

Theo chủ đề “Đức Tin của các gia đình Công Giáo VN tại Pháp”, để mở đầu cuộc tĩnh tâm, Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh đã mời các tham dự viên “Hướng về Thượng Hội Đồng Thế Giới về Gia đình”. Cùng với việc cải tổ giáo triều Rôma, việc tổ chức thượng hội đồng thế giới về gia đình để tìm cách đáp ứng những thách đố về gia đình, hầu đẩy mạnh việc loan báo tin mừng là hai chương trình lớn mà ĐGH Phanxicô đã muốn thực hiện ngay từ khi được bầu.

Nhìn thẳng vào Thượng Hội Đồng thứ 13, sẽ được tổ chức từ 05 đến 10 tháng 10 năm 2014 sắp tới, Đức Ông Mai Đức Vinh đã khai triển hai khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất là 2 tài liệu : Tài liệu chuẩn bị và tài liệu làm việc. Tài liệu chuẩn bị là một tài liệu 7 trang gồm 39 câu hỏi mà Ban chuẩn bị THĐ đã soạn thảo và gửi ngày 18.10.2013 đến 136 Hội Đồng Giám Mục và Công Nghị của các Giáo Hội Công Giáo đông phương và các vị liên hệ khác. Hạn chót trả lời là ngày 31.01.2014. Tài liệu làm việc là một tài liệu dài 75 trang, gồm 159 đoạn, đã được một Hội Đồng (gồm 15 Hồng Y và giám mục với sự trợ giúp của Văn Phồng Tổng Thơ Ký THĐ và các chuyên gia) tổng hợp và soạn thảo dựa vào các tài liệu từ 4 phương gửi về. Tài liệu này sẽ được dùng làm căn bản để thảo luận trong các buổi hội của THĐ vào tháng 10 sắp tới. Tài liệu làm việc này gồm 3 phần: 1- Nói về việc “Thông truyền Tin Mừng trong gia đình hiện nay; 2- Nói về “Mục vụ gia đình trước các thách đố hiện nay”; 3- Bàn về “Sự cởi mở đón nhận sự sống và trách nhiệm giáo dục”.

Khía cạnh thứ hai là : “Những nguyên nhân tạo nên khó khăn và những điểm nóng của mục vụ hôn nhân gia đình hiện nay”. Ba nguyên nhân tạo nên những khó khăn và những điểm nóng của mục vụ hôn nhân gia đình hiện nay là 1- Sự thiếu hiểu biết của các giáo hữu, giáo dân cũng như giáo sĩ, về các văn kiện của Giáo Hội; 2- Sụ thiếu chuẩn bị của các thừa tác viên và 3- Sự đón nhận không đồng đều của giáo dân về các giáo huấn. Để giảm bớt những nguyên nhân này, phải cổ võ sự hiểu biết và đón nhận giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Về những điểm nóng, hai vấn đề nêu nhiều thách đố hiện nay là “những người ly dị tái hôn dân sự” và “những người đồng tính luyến ái”. Để giúp giải quyết những điểm nóng và thách đố mục vụ này, thay vì những lời kết án chung chung, hai đề nghị đã được gợi ra : 1- Cởi mở đối với sự sống và 2- trách nhiệm giáo dục.

Tiếp theo những gợi ý và chia sẻ của Đức Ông, sau cơm trưa, tất cả những thành viên tham dự tĩnh tâm đã chia sẻ, thông truyền và trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình. Có những nhận định, như sự đổ vỡ trầm trọng của gia đình, ở Pháp. Vào năm 2011, có 129 802 cuộc ly dị, chiếm tới tỷ số 45% ly dị trên 100 gia đình, năm 2005 với 152 020 cuộc ly dị, tỷ số ly dị cao tới 52,3% ; Có những lo lắng cho tương lai, như sự yếu kém đức tin, sự giảm sút tham dự vào những sinh hoạt, sự thiếu dấn thân cộng tác, càng nhày càng lộ rõ, của nhiều người. Có những đề nghị, như đọc kinh trong gia đình, dành cho Chúa một vài phút trong ngày, dâng con cái cho Chúa và Mẹ, lo lắng giáo dục và hướng dẫn, mang con đến học giáo lý tại giáo xứ, theo dõi sự sống đạo của con cái, thúc dục con cái tham dự các hội đoàn, tạo cho chúng dịp tìm được niềm vui của đức tin và sống đạo. Có những suy nghĩ, như tập cho con cái biết sống trung thực theo “tinh thần và sự thật”, áp dụng phương pháp giáo dục mà ĐTC Phanxicô đã mở ra qua cách chuẩn bị Thượng hội đồng này, là 1- khởi đầu từ việc thẩm định và đào sâu những dữ kiện liên hệ đến môi trường và cách sống của con cái, 2- từ đó tìm cách thích ứng và hữu hiệu nói với chúng về Tin mừng, 3- trong tinh thần cùng nhau truyền thông và đối thoại chung giữa cha mẹ và con cái.

CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ, CẦU NGUYỆN VÀ NGHE CHIA SẺ LỜI CHÚA CHUNG VỚI CỘNG ĐOÀN

Không kể việc cầu nguyện riêng, qua kinh sang, kinh chiều và giờ chầu thánh thể, các thành viên Hội Đồng Mục Vụ còn đến cử hành Bí tích Thánh thể và cầu nguyện và nghe chia sẻ Lời Chúa chung với cộng đoàn.

Tựa vào Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ XXII hôm nay, đặc biệt là bài Phúc Âm thánh Matthêu 16: 21 - 27, cha giảng phòng đã đặc biệt chia sẻ hai ý tưởng. Ý tưởng thứ nhất : Chúa Giêsu chia sẻ với các Tông Đồ về việc Ngài sẽ phải chịu khổ hình, bị giết, bị táng trong mồ, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại, để cứu chuộc nhân loại. Nhưng nhân loại vẫn vô ơn, như người con được mẹ chăm lo và hy sinh, hy sinh đến nỗi cho con cả đôi mắt mình để chữa đôi mắt nó bị hỏng. Nhưng đứa con được mẹ lo cho ăn học thành đạt, đã xấu hổ vì mẹ mù loà, đã chối bỏ, không nhìn nhận mẹ. Ý tưởng thứ hai áp dụng vào Hội Đồng Mục Vụ, đang cấm phòng ngày hôm nay, theo lời Chúa Giêsu nói: "Ai muốn theo Thầy, hãy bỏ mình đi, vác Thánh Giá mình mà theo Thầy." và lời tiếp: "Được lời lãi cả thế gian mà mất sự sống mình thì được ích gì.....Khi Con Người đến trong vinh quang, Người sẽ trả công cho mọi người tùy theo việc họ đã làm." Cha giảng phòng cho rằng làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ không phải là dễ, cũng không phải là để được trọng vọng, nhưng là để phục vụ. Và công việc phục vụ có khi hay bị chửi sau lưng. Công việc mục vụ trong hội đoàn, trong giáo họ, trong giáo xứ đòi những người trách nhiệm vác thánh giá nặng hơn. Xin Chúa ban nhiều ơn cho những người tham gia Hội Đồng Mục Vụ để vác thánh giá mình cho trọn. Xin cộng đoàn cầu nguyện cho những thành viên Hội Đồng Mục Vụ được cấm phòng sốt sắng, hầu phục vụ với ơn Chúa và dấn thân nhiều hơn, mà đem lại sự hiệp nhất hơn, đoàn kết hơn cho việc sống đạo và truyền đạo trong Giáo xứ Việt nam Paris.

PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CHO NIÊN KHÓA 2014-2015

Sau thánh lễ, các tham dự viên đã cùng Đức Ông và Cha giảng phòng dùng cơm trưa, nói truyện thân mật. Rồi cùng nhau khai công, phác thảo chương trình làm việc cho niên khóa 2014-2015. Hai công việc đã được nói tới:

LÀM LỊCH MỤC VỤ CHO NIÊN KHÓA 2014-2015.

Chị Chủ Tịch Trần Thị Kim Chi và chị Tổng Thư Ký Cao Thị Thủy Tiên đã cùng Đức Ông Giám Đốc dọn sẵn một bản thảo. Các tham dự viên đã điều chỉnh lại, nhưng một số việc còn cần phối kiểm lại và hoàn tất sau. Bản điều chỉnh hôm nay là như sau:

31.08.2014 Ngày tĩnh tâm Ban Thường Vụ HĐMV và Đại Diện Mục Vụ

13.09.2014 Khai giảng năm Giáo lý Thiếu nhi Thánh Thể

25.10.2014 Tiệc Liên Đới Truyền Giáo

16.11.2014 Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

14.12.2014 Đại Hội Mục Vụ kỳ II-2014

24.12.2014 Mừng Lễ Giáng Sinh (20g00)

28.12.2014 Lễ Thánh Gia - Mừng kỷ niệm hôn phối và thượng thọ

08.02.2014 Cơm Thân Hữu mừng Xuân Ất Mùi GXVN Paris

18.02.2014 Thánh Lễ Giao Thừa (20g00)

19.02.2014 Mồng 1 Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015

?? 02.2015 Tết Giới Trẻ Giáo Xứ

?? 02.2015 Tết Cao Niên

01.03.2015 Tết Thiếu Nhi Thánh Thể

22.03.2015 Ngày Gia Đình Giáo Xứ lần thứ XIV

15.03.2015 Mừng Lễ Thánh Giuse, Auan thầy Giáo Xứ Việt Nam Paris

29.03.2015 Chúa Nhật Lễ Lá, Thánh lễ chung các Cộng Đoàn Vùng Paris

05.04.2015 Lễ Phục Sinh, Ngày gia nhập iáo Hội của các tân tong

12.04.2015 Ngày Văn hóa và Sinh nhật thứ 25 Thư viện Giáo xứ VN Paris

01.05.2015 Đại Hội Lìên Đới Nghề Nghiệp, kỳ XVI

23-24.05.2015 Hai ngày Thân Hữu - Kermesse - Giáo Xứ Việt Nam Paris

06.06.2015 Rước Lễ lần đầu

13.06.2015 Thêm Sức

14.06.2015 Đại Hội Mục Vụ Kỳ I-2015

27.06.2015 Bế giảng Giáo lý

KIẾN NGHỊ CHƯƠNG TRÌNH CƠ SỞ II GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 2014-2028.

Sau khi đã trình Ban Giám Đốc ngày 17.05.2014, hôm nay Gs Trần Văn Cảnh dã trình Hội Đồng Mục Vụ cũng một kiến nghị. Kiến nghị này gồm 2 phần. Phần kiến định và phần đề nghị, mà nguyên văn như sau.

I. Vài kiến định về vấn đề Cơ sở Giáo xứ

1. Giáo xứ Việt nam Paris đã sinh hoạt trong 8 cơ sở sau đây (Kỷ yếu 1947-1997, tr. 13, 24, 26). Xử dụng lần lượt tất cả 8 cơ sở này, GXVN-P, dẫu được Giáo Hội Pháp và đặc biệt là Tổng Địa Phận Paris giúp đỡ, đã chỉ có 2 quy chế tạm bợ chính : mượn miễn phí và thuê.

a. 1942: 5, rue Falguière, 75015-Paris, St Antoine Badou, 75005

b. 80 rue Vaugirard, 75006-Paris

c. 52, Bd Lefèvre, 75015-Paris

d. 1946: 106, rue d’Assas, 75006-Paris

e. 1950: 36bis, Bd Raspail, 75007-Paris.

f. 32 Ave de l’Observatoire, 75014-Paris

g. 1968 rời về 15, rue Boissonade, 75014-Paris

h. 1998 rời về 38, rue des Epinettes, 75017-Paris

2. Được thành lập ngày 30.10.1983 và được chính thức cộng nhận ngày 11.12.1983 do Dức cha Michel Coloni, Hội Đồng Mục Vụ, đã dành ba buổi họp đầu tiên để bàn về vấn đề Xây dựng Cơ sở Giáo xứ : ngày 22.01.1984, ngày 26.02.1984 và ngày 25.03.1984. Và Đại Hội Mục Vụ ngày 17.06.1984 đã quyết định một Chương trình Xây dựng Cơ sở Giáo xứ (Tài liệu 1), mà nay ta có thể gọi là Chương trình Cơ sở I, 1984-1998.

3. 14 năm thực hiện, với sự đóng góp công sức của mọi thành phần trong cộng đoàn, kết quả vào năm 1998, chúng ta đã thâu được một ngân khoản to, nhưng chưa đủ để toan tính xây dựng một cơ sở riêng cho mình. Nhờ sự giúp đỡ đặc biệt tích cực của Đức Hồng Y LUSTIGER, chúng ta đã được Tổng Giáo Phận Paris cho mượn xử dụng miễn phí cơ sở 38, rue des Epinettes, qua Giao ước ký ngày 23.01.1998, với thời gian là 30 năm, có thể tái hạn, « renouvelable » (Tài liệu 2).

4. Tĩnh từ « renouvelable », với tận « able », có nghĩa là có thể tái hạn, chứ không đương nhiên. Có thể là một trong những người ký giao ước đưa ra lý do để chấm dứt giao ước. Cũng có thể là một trong những người ký giao ước đưa ra điều kiện mới (về thời hạn, về sự chuyển qui chế mượn miễn phí qua qui chế thuê,..). Trước hai viễn tượng, có thể giao ước sẽ không được tái hạn, hoặc được tái hạn với những điều kiện khác, mà ta chưa lường được, nhất là khi những điều kiện này thành gánh nặng quá nặng, chúng ta phải làm gì ?

5. Giao ước 23.01.1998 sẽ đáo hạn vào ngày 22.01.2028. Giáo xứ Việt nam Paris còn 14 năm để chuẩn bị tương lai : hoặc để « renouveler » giao ước vào năm 2028 với những lưỡi gươm treo « có thể » trên đây, hoặc để tính đến việc làm chủ cơ sở của mình. Tinh thần tự lập, tự cường không cho phép chúng ta giữ mãi qui chế « ăn nhờ ở đợ ». Đã đến lúc Giáo xứ Việt nam Paris phải nghĩ đến việc tạo cho mình một cơ sở của mình, hoặc bằng cách mua đất và xây dựng cơ sở, hoặc bằng cách mua một cơ sở có sẵn.

II. Đề nghị một Chương trình xây dựng cơ sở Giáo Xứ Việt nam Paris 2014-2028

1. Chương trình Xây dựng Cơ sở I, 1984-1998 đã được thực hiện trong 14 năm. Chúng ta cũng có 14 năm để thực hiện Chương trình Xây dựng Cơ sở II, 2014-2028 này. Và nếu muốn, chúng ta phải quyết định ngay từ năm nay, 2014. Trong suốt thời gian này, từ 2014 đến 2028, Giáo xứ vẫn ở cơ sở 38, rue des Epinettes.

2. Nhìn về tương lai của cộng đoàn. Tất cả những quyết định mà chúng ta phải lấy bây giờ đều tùy thuộc vào tương lai của cộng đoàn trong khoảng 10 năm nữa. Số giáo dân còn đến giáo xứ sẽ còn được bao nhiêu ? Sự tha thiết và gắn bó của họ, giáo sĩ và giáo dân, với giáo xứ sẽ ra sao về đức tin, về sống đạo và truyền đạo, về tinh thần cộng đoàn, về việc giáo dục đức tin cho con cái, về ý thức cộng đoàn ? Hội chủ nhà cơ sở 38 rue des Epinettes, Sở Ngoại Kiều, Tổng Địa phận Paris, Hội Đồng Giám Mục Pháp, HĐGM Việt Nam sẽ có liên hệ nào với chúng ta ? Giáo Xứ Việt Nam Paris có sẽ còn cần hiện hữu không ?

3. Tiền dự án. Tùy theo nhận định về tương lai của GXVN Paris trong 10 năm nữa, quyết định đầu tiên mà chúng ta phải lấy là lập một Ban Cơ Sở với trách nhiệm đầu tiên là làm một tiền dự án với 4 việc căn bản : Xác định một cách cụ thể bằng những số liệu những nhu cầu thực tế của giáo xứ. Từ những nhu cầu được xác định, phác họa đồ hình diện tích và cơ sở cần thiết. Từ đồ hình, ước tính chi phí và mức độ khả thi. Rồi từ ước tính chi phí và mức độ khả thi, liên lạc tương quan với Tổng Giáo Phận Paris (Tài liệu 3). Tiền dự án này có thể làm xong trước ngày 31.12.2014.

4. Dự án ngân quỹ. Từ ước tính chi phí (estimation des coûts) và mức độ khả thi của Tiền Dự Án, Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ sẽ quyết định Dự Án phát triển ngân quỹ. Dự án này kéo dài từ 5 đến 10 năm. Điều này có nghĩa là Dự án Cơ sở (Projet de construction) có thể lên chương trình từ năm (2014+5) 2019, hay trễ lắm là vào năm (2014+10) 2024.

5. Dự án Khai công (Projet de travaux), tùy theo ngân quĩ thâu được, có thể bắt đầu từ 2019 và trễ lắm là từ 2024. Nếu Dự án Khai công hoàn tất và giao Cơ sở mới đã xây cất xong cho Giáo xứ trước ngày 22. 01.2028, thì Giáo Xứ có thể về ở cơ sở mới và chuẩn bị trả cơ sở Epinettes cho Tổng Giáo Phận Paris.

Lời trình bày đã được các đại diện Hội Đồng Mục Vụ chăm chú nghe và vui mừng trao đổi rất tích cực. Đức Ông và Gs Cảnh đã trả lời nhiều câu hỏi. Nhưng thời giờ có hạn. Đức Ông đề nghị ngừng trao đổi ở đây để tiếp tục chương trình.

Ngày tĩnh tâm đã kết thúc bằng Kinh Chiều với những lời Thánh Vịnh rất vui mừng hoan hỉ :

Muôn thủa Chúa Kytô là Thượng Tế, theo phẩm trật Men-ki-xê-đê…..

Thiên Chúa Chúng ta ở trên Trời muốn làm gì là Chúa làm nên, Ha-lê-lui-a…

Nào ca ngợi Chúa đi, hỡi tất cả tôi trung của Chúa, hỡi những ai lớn nhỏ, hằng kính sợ người, Ha-lê-lui-a…

Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa, tự muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. Amen

Paris, ngày 31 tháng 08 năm 2014

Trần Văn Cảnh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Liệu đôi tân hôn phải có sự tháp tùng của cha mẹ trong cuộc rước không?
Nguyễn Trọng Đa
21:29 02/09/2014
Giải đáp phụng vụ: Liệu đôi tân hôn phải có sự tháp tùng của cha mẹ trong cuộc rước không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, tại Mỹ, liệu cô dâu và chú rể có được tháp tùng bởi cha mẹ trong cuộc rước vào nhà thờ khi bắt đầu thánh lễ không? Nghi thức Hôn phối nói rằng "Nếu có cuộc rước vào nhà thờ, các người giúp lễ đi trước, tiếp theo là vị linh mục, và sau đó cô dâu và chú rể. Tùy theo tục lệ địa phương, họ có thể được tháp tùng bởi ít nhất là cha mẹ và hai người làm chứng" (số 20). Trong chữ đỏ này, phải chăng "tục lệ địa phương" là: tục lệ của giáo xứ, hoặc tục lệ của Hội Đồng Giám Mục, nơi mà Nghi thức Hôn phối được phép áp dụng? – A. M., Danville, Virginia, Mỹ.


Đáp: Về tục lệ, Bộ Giáo luật nói như sau:

“Ðiều 23: Một tục lệ do cộng đồng tín hữu du nhập chỉ có hiệu lực pháp lý một khi được nhà lập pháp chuẩn y, dựa theo những quy tắc của các điều kiện sau đây.

“Ðiều 24: § 1. Không tục lệ nào trái ngược với thiên luật có thể có hiệu lực pháp lý.

§2 Tục lệ trái ngược hoặc ở ngoài Giáo Luật (praeter ius canonicum) cũng không có hiệu lực pháp lý, nếu nó không hợp lý. Tuy nhiên, tục lệ nào đã bị minh thị bài bác thì không còn phải là hợp lý nữa.

“Ðiều 25: Không tục lệ nào có thể có hiệu lực pháp lý nếu không được tuân hành do một cộng đồng ít nhất là có khả năng thụ nhận một luật (iuris), với ý định du nhập luật lệ (legis).

“Ðiều 26: Trừ khi được đặc biệt chuẩn y bởi nhà lập pháp có thẩm quyền, một tục lệ trái luật hay ngoại luật (praeter legem canonicam) chỉ đạt được hiệu lực pháp lý nếu đã được tuần hành hợp lệ trong khoảng thời gian ba mươi năm tròn và không gián đoạn. Tục lệ trái ngược với một điều luật có kèm khoản ngăn cấm các tục lệ tương lai thì chỉ có giá trị nếu đã được một trăm năm hay là đã từ lâu đời.

“Ðiều 27: Tục lệ là nguồn giải thích tốt nhất của luật pháp.

“Ðiều 28: Ðừng kể quy định của điều 5, một tục lệ trái luật hay ngoại luật (praeter legem) bị thu hồi do một tục lệ hay luật tương phản. Tuy nhiên, nếu không nói minh thị, thì luật không thu hồi các tục lệ đã có trăm năm hay lâu đời; cũng như luật phổ quát không thu hồi các tục lệ địa phương" (Bản dịch Việt ngữ do các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Trong khi chúng tôi không thể bình luận cách mở rộng về Giáo luật, chúng tôi có thể nói rằng thí dụ của các cộng đồng có thể hình thành tục lệ là: các Giáo Hội quốc gia và địa phương; các tu hội đời sống thánh hiến và các tỉnh của họ; Phủ giám chức (prelature) tòng nhân; giáo xứ; các hiệp hội công và các hiệp hội tư đã nhận được quyền tài phán; các tu viện được chính thức thành lập; chủng viện... Như vậy, một "tục lệ địa phương" có thể là tục lệ của một giáo xứ.

Các bản dịch tiếng Anh không luôn luôn phân biệt rõ ràng giữa "ius" (law, right, justice, luật, quyền, công lý) và "lex" (law, luật lệ). Nói đúng ra, một cộng đồng không thể giới thiệu một luật lệ vì đó là đặc quyền của một cơ quan lập pháp. Cộng đồng này chỉ có thể giới thiệu các qui định, vốn có thể hay không có thể có hiệu lực pháp lý.

Do đó, các chuyên viên giáo luật đôi khi phân biệt giữa tục lệ pháp lý, mà người tín hữu bắt buộc phải làm theo, và một tục lệ của thực tế mà không có hiệu lực pháp lý.

Do luật 30 năm hình thành tục lệ, một số Giám mục đã ban hành các sắc lệnh chung trong năm 2013 nhằm bãi bỏ tất cả các thực hành, vốn không còn phù hợp với luật phụng vụ và giáo luật. Điều này đã được thực hiện như một biện pháp phòng ngừa, bởi vì 30 năm đã trôi qua kể từ khi ban hành Bộ Giáo Luật vào năm 1983. Bằng cách này, các Giám mục đảm bảo rằng không có sự thực hành lạm dụng có thể được xem là một tục lệ hợp pháp.

Trong một cách tương tự, Tòa Thánh đã đặc biệt cấm một số lạm dụng phụng vụ. Một lần nữa, điều này loại trừ khả năng lạm dụng, vốn đòi cho được xem là tục lệ hợp pháp, bởi vì không sự thực hành cấm đoán nào có thể nhập vào phạm trù này.

Luật chữ đỏ liên quan đến các cặp vợ chồng tham gia vào cuộc rước vào nhà thờ đã được ban hành lần đầu tiên vào năm 1970. Hôn nhân là một lĩnh vực mà Tòa Thánh trao sự tự do rộng rãi cho Hội đồng Giám mục Quốc gia, để thiết lập các nghi thức phù hợp với truyền thống dân tộc, sao cho tương thích với giáo lý Kitô giáo đích thực và sự thực hành. Trong các nước có các truyền thống văn hóa đa dạng, các Giám mục thường thấy trước khả năng các sự sử dụng khác nhau.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc linh mục và đôi tân hôn cùng được rước đầu thánh lễ đã cần có thời gian dài để được chấp nhận tại một số nơi, và ngày nay việc rước này vẫn chưa là phổ quát.

Hình thức nghi thức này nhấn mạnh sự tự do của đôi tân hôn, khi họ thực hiện giao ước hôn nhân của họ, vốn là một việc cử hành tôn giáo, và chính đôi tân hôn là thừa tác viên của bí tích hôn phối của họ.

Việc này cũng tách ra khỏi các lối diễn tả nghi thức, vốn có thể gợi ý rằng tục lệ hôn nhân là không còn hiện diện trong xã hội phương Tây, và đã được hoan nghênh trong một thời kỳ khi mà, bằng cách nào đó, cô dâu được cha mẹ mình trao tặng hoặc trao đổi vì của hồi môn.

Tuy nhiên, ngay cả khi tục lệ ấy, chẳng hạn như của hồi môn, không còn nữa, lối diễn tả nghi thức của họ thường được giải thích theo cách thức mới và tích cực hơn. Vì vậy, sự hiện diện của cha mẹ của đôi tân hôn, chứ không chỉ là thân phụ của cô dâu, có thể biểu tượng rằng bí tích kết hợp hai gia đình và tạo ra một gia đình mới.

Việc giải thích lại này cũng có thể xảy ra mà không thay đổi các nghi thức. Vì vậy, sự tồn tại của tục lệ thân phụ cô dâu dẫn cô dâu đi tới và trao cho chú rể đang đứng đợi là có thể được, bởi vì ngày nay không ai còn liên kết hình ảnh này với sự trao đổi của hồi môn cả. Nó đã có một ý nghĩa khác và lành mạnh hơn trong tâm trí con người nói chung, và chỉ có các sử gia biết được nguồn gốc của nó mà thôi.

Tính liên tục của tục lệ trên có lẽ là một ví dụ về một tục lệ địa phương phổ biến rộng rãi ngoài vòng luật lệ, và nói cho đúng, là trái với luật lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta đang đối phó với luật phụng vụ chứ không Giáo luật. Nó không phải là một tục lệ pháp lý, khi luôn có sẵn nghi thức mới, và không ai buộc phải tuân theo các thực hành cũ hoặc phải có cuộc rước.

Trong trường hợp của hôn nhân, cũng có thể có các tục lệ hợp pháp, vốn đã in sâu vào trong một truyền thống dân tộc đặc biệt và hiện diện mạnh mẽ trong một giáo phận hay giáo xứ. Ngay cả khi nó không phải là một vần đề luật lệ, tôi nghĩ rằng nhiều linh mục đã có kinh nghiệm như thế nào về sự cử hành hôn nhân nhạy cảm. Linh mục cần có sự khéo xử và sự quyết đoán để chấp nhận những gì có thể được chấp nhận, và giải thích tại sao một số yếu tố không thể được chấp nhận. (Zenit.org 2-9-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đảo Mộng
Nguyễn Hùng
21:20 02/09/2014
ĐẢO MỘNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Đảo nhỏ ngủ vùi
giữa biển trăng ru sóng,
Đan mộng bình yên
trong đêm ngút ngàn sâu.
Cuộc đời về đâu
trong vòng quay thức ngủ?
(Pleiksor nth)