Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 23 Quanh Năm C - 23rd Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
17:56 02/09/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran: hòa bình giữa các tôn giáo có thể có ở Trung Đông
Anthony Đông Thái
08:41 02/09/2013
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran: hòa bình giữa các tôn giáo có thể có ở Trung Đông
Đức Hồng Y đứng đầu bộ phận đối thoại liên tôn của Tòa Thánh nói rằng sự khác biệt tôn giáo ở Trung Đông không cần phải có bạo lực.
“Đây là nơi ba tôn giáo độc thần tụ họp và họ có khả năng để xây dựng nên xã hội. Vấn đề là khi tôn giáo trở thành chính trị.”
Đức Hồng Y Tauran là thư ký của Tòa Khâm Sứ Vatican đến Lebanon từ năm 1979 đến 1983 và tham gia vào sứ vụ đặc biệt ở Beirut và Damascus vào năm 1986. Ngài hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
Ngài giải thích rằng bản thân tôn giáo không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nơi mà các phe nhóm khác nhau đã đụng độ dữ dội trong những tuần và những tháng gần đây.
“Khi tôn giáo vẫn còn là một lựa chọn tinh thần thì nó không sao, nhưng khi bạn pha trộn chính trị và tôn giáo thì vấn đề bắt đầu.”
Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải “dạy cho thế hệ trẻ” làm thế nào để chung sống hòa bình với nhau bất chấp sự khác biệt tôn giáo, trong sự tôn trọng, đối thoại và hòa bình.
Đức Hồng Y nói thêm rằng mặc dù những người dân ở Trung Đông lắng nghe những lời của Đức Giáo Hoàng nhưng họ không làm theo những đề xuất của người.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi đối thoại giữa các bên của cuộc xung đột để đi đến một giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Maroun Laham - Đại Diện Tòa Thượng phụ của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem của Jordan, đã nói với Đài phát thanh Vatican về chuyến thăm của vua và hoàng hậu của Jordan.
Ngài mô tả đó như là “một cơ hội để nói về hòa bình tại Đất Thánh và Jordan, nhưng đặc biệt là ở Syria, với tất cả các mối đe dọa mà chúng ta đang cảm nhận.”
“Jordan dù là một nước nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình ở Syria”, Đức TGM Laham cho biết.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia lớn làm cho hòa bình thay vì chiến tranh và tìm một giải pháp hòa bình; và chúng tôi hy vọng rằng Jordan có thể đóng một vai trò tích cực, theo quan điểm của Tòa Thánh”.
Đức TGM nhấn mạnh rằng " bạo lực sinh ra bạo lực hơn” và cảnh báo đề phòng việc các cường quốc tìm kiếm lợi ích chính trị và kinh tế của họ.
“Chúng tôi hy vọng rằng tiếng nói của lý trí, và với chúng ta đức tin sẽ chiếm ưu thế và cuộc khủng hoảng của người Syria tìm ra được một giải pháp chính trị.”
Anthony Đông Thái
“Đây là nơi ba tôn giáo độc thần tụ họp và họ có khả năng để xây dựng nên xã hội. Vấn đề là khi tôn giáo trở thành chính trị.”
Đức Hồng Y Tauran là thư ký của Tòa Khâm Sứ Vatican đến Lebanon từ năm 1979 đến 1983 và tham gia vào sứ vụ đặc biệt ở Beirut và Damascus vào năm 1986. Ngài hiện là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
Ngài giải thích rằng bản thân tôn giáo không phải là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, nơi mà các phe nhóm khác nhau đã đụng độ dữ dội trong những tuần và những tháng gần đây.
“Khi tôn giáo vẫn còn là một lựa chọn tinh thần thì nó không sao, nhưng khi bạn pha trộn chính trị và tôn giáo thì vấn đề bắt đầu.”
Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải “dạy cho thế hệ trẻ” làm thế nào để chung sống hòa bình với nhau bất chấp sự khác biệt tôn giáo, trong sự tôn trọng, đối thoại và hòa bình.
Đức Hồng Y nói thêm rằng mặc dù những người dân ở Trung Đông lắng nghe những lời của Đức Giáo Hoàng nhưng họ không làm theo những đề xuất của người.
Trong những ngày gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lặp lại lời kêu gọi đối thoại giữa các bên của cuộc xung đột để đi đến một giải pháp hòa bình.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Maroun Laham - Đại Diện Tòa Thượng phụ của Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem của Jordan, đã nói với Đài phát thanh Vatican về chuyến thăm của vua và hoàng hậu của Jordan.
Ngài mô tả đó như là “một cơ hội để nói về hòa bình tại Đất Thánh và Jordan, nhưng đặc biệt là ở Syria, với tất cả các mối đe dọa mà chúng ta đang cảm nhận.”
“Jordan dù là một nước nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình ở Syria”, Đức TGM Laham cho biết.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia lớn làm cho hòa bình thay vì chiến tranh và tìm một giải pháp hòa bình; và chúng tôi hy vọng rằng Jordan có thể đóng một vai trò tích cực, theo quan điểm của Tòa Thánh”.
Đức TGM nhấn mạnh rằng " bạo lực sinh ra bạo lực hơn” và cảnh báo đề phòng việc các cường quốc tìm kiếm lợi ích chính trị và kinh tế của họ.
“Chúng tôi hy vọng rằng tiếng nói của lý trí, và với chúng ta đức tin sẽ chiếm ưu thế và cuộc khủng hoảng của người Syria tìm ra được một giải pháp chính trị.”
Anthony Đông Thái
Tân chân phước LM Vladimir Ghika
Trầm Thiên Thu
08:52 02/09/2013
Vatican Radio (1-9-2013) – Ngày 31-8-2013, tại Bucharest (Romania) đã diễn ra buổi lễ tôn phong chân phước cho LM Vladimir Ghika, ngài bị cộng sản giết năm 1954.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, cậu Vladimir học khoa chính trị tại Paris và học khoa triết tại Rome, trường này trở thành Đại học Thánh Thomas Aquinas – Angelicum. Ngài gia nhập Công Giáo năm 1902, yêu thích làm việc từ thiện, và muốn dâng mình làm linh mục.
Ngài là nhà ngoại giao vài năm hồi thế chiến I. Ngài được thụ phong linh mục năm 1923. Sau đó ngài trở về Romania khi thế chiến II bùng nổ, ngài không muốn đi khỏi nước dù nguy hiểm vì Liên minh thả bom. Khi cộng sản nắm quyền kiểm soát Romania, ngài vẫn không muốn bỏ giáo dân mà trốn đi. Năm 1952, ngài bị bắt và bị kết tội phản động vì không chịu thề trung thành với Rome. Ngài nhận biết có sự ly giáo trong Giáo Hội mà cộng sản muốn thiết lập. Sau những năm chịu hành hạ dã man, ngài chết trong tù vào ngày 16-5-1954.
Ngài là nhà ngoại giao vài năm hồi thế chiến I. Ngài được thụ phong linh mục năm 1923. Sau đó ngài trở về Romania khi thế chiến II bùng nổ, ngài không muốn đi khỏi nước dù nguy hiểm vì Liên minh thả bom. Khi cộng sản nắm quyền kiểm soát Romania, ngài vẫn không muốn bỏ giáo dân mà trốn đi. Năm 1952, ngài bị bắt và bị kết tội phản động vì không chịu thề trung thành với Rome. Ngài nhận biết có sự ly giáo trong Giáo Hội mà cộng sản muốn thiết lập. Sau những năm chịu hành hạ dã man, ngài chết trong tù vào ngày 16-5-1954.
Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức cử hành thánh lễ với các cựu môn sinh
Lm Trần Đức Anh OP
10:35 02/09/2013
VATICAN. Sáng Chúa Nhật 1-9-2013, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã cử hành thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi với khoảng 50 cựu môn sinh của ngài sẽ kết thúc khóa họp thường niên thứ 38 hôm 3-9-2013 tại Castel Gandolfo.
Đồng tế với ngài tại Nhà nguyện Phủ Thống đốc thành Vatican đặc biệt có ĐHY Christoph Schoenborn O.P, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức TGM Gaenswein, bí thư của Đức nguyên Giáo Hoàng và nhiều LM khác.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Biển Đức 16 đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về sự khiêm nhường ”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Ngài nhấn mạnh rằng: Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, đi xuống để phục vụ chúng ta và đây là điều nói lên yếu tính của Thiên Chúa: Chúa hạ mình xuống với chúng ta.. Chúng ta ở trên con đường đúng, con đường của Chúa Kitô, nếu chúng ta cố gắng trở thành những người 'đi xuống' để phục vụ và mang sự nhưng không của Thiên Chúa, nếu chúng ta 'đi xuống' để bước nào sự cao cả đích thực, sự cao cả của Thiên Chúa là sự cao cả của tình thương”.
Đức Biển Đức cũng nhận xét rằng ”Chúa Giêsu cao cả nhất, đúng vậy, Chúa Giêsu có sự cao cả của Thiên Chúa vì sự cao cả của Thập giá là sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa, sự cao cả từ bỏ bản thân và tận tụy phục vụ tha nhân. Đó chính là chỗ của Thiên Chúa và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn điều ấy, chấp nhận trong tinh thần khiêm tốn mầu nhiệm nâng cao và hạ xuống này, mỗi người theo cách thức của mình”. (SD 1-9-2013)
Đồng tế với ngài tại Nhà nguyện Phủ Thống đốc thành Vatican đặc biệt có ĐHY Christoph Schoenborn O.P, TGM giáo phận Vienne, Chủ tịch HĐGM Áo, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức TGM Gaenswein, bí thư của Đức nguyên Giáo Hoàng và nhiều LM khác.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Biển Đức 16 đã quảng diễn bài Phúc Âm nói về sự khiêm nhường ”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Ngài nhấn mạnh rằng: Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, đi xuống để phục vụ chúng ta và đây là điều nói lên yếu tính của Thiên Chúa: Chúa hạ mình xuống với chúng ta.. Chúng ta ở trên con đường đúng, con đường của Chúa Kitô, nếu chúng ta cố gắng trở thành những người 'đi xuống' để phục vụ và mang sự nhưng không của Thiên Chúa, nếu chúng ta 'đi xuống' để bước nào sự cao cả đích thực, sự cao cả của Thiên Chúa là sự cao cả của tình thương”.
Đức Biển Đức cũng nhận xét rằng ”Chúa Giêsu cao cả nhất, đúng vậy, Chúa Giêsu có sự cao cả của Thiên Chúa vì sự cao cả của Thập giá là sự cao cả của tình yêu Thiên Chúa, sự cao cả từ bỏ bản thân và tận tụy phục vụ tha nhân. Đó chính là chỗ của Thiên Chúa và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn điều ấy, chấp nhận trong tinh thần khiêm tốn mầu nhiệm nâng cao và hạ xuống này, mỗi người theo cách thức của mình”. (SD 1-9-2013)
''Không bao giờ còn chiến tranh !''
Bùi Hữu Thư
18:17 02/09/2013
Tiếng kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
ROME, 2 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) - "Không bao giờ còn chiến tranh !": đây là tiếng kêu của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được lập lại ba lần trên mạng Tweet của ngài, và được đăng trong ngày 2 tháng 9, 2013.
Thực Vậy, sáng nay, Đức Thánh Cha đã gửi điện văn ngắn gọn trên mạng Tweet của ngài: "Không bao giờ còn chiến tranh ! "Không bao giờ còn chiến tranh !”
Sau đó, vào buổi trưa, ngài lại gửi một Tweet thứ hai, khẩn cầu cho có hòa bình: “Chúng tôi muốn có một thế giới hòa bình, chúng tôi muốn là những người nam và nữ kiến tạo hòa bình."
Cuối cùng, vào buổi tối, ngài đã gửi một Tweet thứ ba: “Đã có biết bao đau khổ, tàn phá, và thảm họa đã do việc xử dụng vũ khí gây nên."
Ngày hôm qua, 1 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã trích dẫn lời Đức Phaolô VI trong diễn văn ngài đọc tại Liên Hiệp Quốc, nhân dịp kỷ niệm Nhị Thập Chu Niên ngày 4 tháng 10, 1965, khi tổ chức này được thành lập, tại Nữu Ước: "Không bao giờ còn chiến tranh !"
Trong kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã diễn giải câu “Tiếng Kêu than của tất cả mọi phe phái trên trái đất, tiếng kêu của mọi dân tộc, phát xuất từ con tim của mỗi người, từ đại gia đình duy nhất là nhân loại, đang vang lên với sự lo lắng ngày càng gia tăng: đó là tiếng kêu gọi hòa bình ! Và tiếng kêu này nói lên mạnh mẽ: “Chúng tôi muốn có một thế giới hòa bình, chúng tôi muốn là những người nam và nữ kiến tạo hòa bình, chúng tôi muốn hòa bình sẽ bộc phát trong xã hội chúng tôi đang bị xâu xé bởi những chia rẽ và tranh chấp; "Không bao giờ còn chiến tranh ! "Không bao giờ còn chiến tranh !”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi Giáo Hội Công Giáo và tất cả mọi người nam và nữ có thiện tâm hãy tạo thành “một sợi giây xích kết nối cho hòa bình” và sống một Ngày Ăn Chay và Cầu Nguyện vào ngày thứ bẩy 7, tháng 9, sắp tới.
Chung quanh việc bổ nhiệm tân quốc vụ khanh Tòa Thánh
Vũ Văn An
20:28 02/09/2013
Việc đề cử Đức TGM Parolin làm quốc vụ khanh được truyền thông thế giới lưu ý đặc biệt.
Đài BBC của Anh gọi việc bổ nhiệm này là việc bổ nhiệm có ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô kể từ ngày lên ngôi giáo hoàng hồi tháng Ba, để thay thế một quốc vụ khanh bị coi là không hữu hiệu, nhất là trong những năm gần đây. Việc bổ nhiệm này cũng sẽ khởi đầu cho một loạt bổ nhiệm sắp tới vào các chức vụ then chốt trong nền hành chánh trung ương của Giáo Hội.
Tờ New York Times thì lưu ý tới việc chọn một nhà ngoại giao lâu đời giữ chức quốc vụ khanh Tòa Thánh, thay thế Đức HY Bertone, “một nhân vật có quyền thế và gây chia rẽ trong phẩm trật Giáo Hội”. Tờ này mô tả kinh nghiệm ngoại giao của đức TGM Parolin, 58 tuổi: “Ngài từng hướng dẫn một số phái đoàn ngoại giao của Vatican trong các cuộc thương thuyết địa chính trị gai góc, trong đó có các cuộc thương thuyết để cải thiện bang giao với Việt Nam, và vốn là tiếng nói nổi bật trong nhiều hội nghị quốc tế về việc buôn người, khí hậu và tranh chấp Do Thái Pallestine”.
Tờ này cho rằng quốc vụ khanh là viên chức cao cấp nhất tại Vatican, sau Đức Giáo Hoàng, vừa điều hợp việc nội bộ của Giáo Hội vừa điều hướng các chính sách đối ngoại, tóm lại, chức vụ này có ảnh hưởng tới việc quản trị toàn bộ Giáo Triều, cơ quan quản trị trung ương của Vatican. Tuy nhiên, việc Đức Phanxicô gần đây cử nhiệm nhiều Ủy Ban giúp ngài quản trị Giáo Hội cho người ta thấy ngài sẽ ít lệ thuộc vào một tiếng nói hay một bộ sở đơn độc khi đưa ra các quyết định.
Dù sao, việc đề cử một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và một người “bên trong đầy tài giỏi” cho thấy Đức Phanxicô “không muốn khởi đi từ số không” khi cải tổ Vatican, cũng như không “muốn khả năng ngoại giao của Giáo Hội bị lu mờ khi ngài đương đầu với các thách đố bên trong” như nhận định của John L. Allen.
CNN ngày 2 tháng Chín, đăng hình Đức Cha Parolin lúc ở Hà Nội ngày 19 tháng Hai, năm 2009 và cho hay ngài được bổ nhiệm đứng đầu “chính phủ” Vatican, và được coi là nhân vật quan trọng nhất, sau Đức Giáo Hoàng.
CNN cho hay tên Parolin được nhiều người nhắc tới trong danh sách nhỏ những người có triển vọng giữ chức vụ này kể từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi Giáo Hoàng hồi tháng Ba năm nay. Ngài có hơn 1 phần tư thế kỷ kinh nghiệm trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh và được coi là một trong những người sáng chói nhất của thế hệ mình.
CNN tin rằng việc bổ nhiệm này phản ảnh sứ mệnh cải tổ Giáo Hội mà các Hồng Y cử tri đã đặt lên vai Hồng Y Bergoglio tại cơ mật viện bầu giáo hoàng.
John Thavis thì cho rằng việc bổ nhiệm này “rất quan trọng vì nó đem ngoại giao lên hàng đầu”. Đức TGM Parolin lại được các giới tại Vatican coi là người cự phách về ngoại vụ, vốn tốt nghiệp trường ngoại giao của Tòa Thánh và từng phục vụ tại các tòa sứ thần ở Mexico, Nigeria, Venezuela; từng giữ trọng trách cởi nhiều nút ngoại giao cho Tòa Thánh tại Trung Hoa, Việt Nam và Israel.
Khi nhân viên toà đại sứ Hoa Kỳ cần thảo luận các vấn đề ngoại giao quan trọng với Vatican, họ thường chạy tới với Đức TGM Parolin, dù đó là những vụ “khó nhá” như cuộc xâm lăng Iraq năm 2003, một vụ bị Vatican cực lực phê phán.
Đức TGM Parolin cũng giúp đỡ các nhà báo rất nhiều, dĩ nhiên, một cách ẩn danh, Ngài có thể thuyết trình cho họ một cách vắn tắt về bất cứ vấn đề hoàn cầu nào trong 5 phút đồng hồ. Ngài có tiếng là người thực tiễn và thực tế.
Nhà báo Rocco Palmo thì nhắc tới nhiều trùng hợp lý thú quanh việc bổ nhiệm tân quốc vụ khanh lần này. Thứ nhất, phần lớn các vụ bổ nhiệm tại Vatican có hiệu lực ngay tức khắc sau khi công bố. Riêng việc chuyển giao phủ quốc vụ khanh cho vị tân nhiệm thì chỉ xẩy ra vào ngày thứ Ba, 15 tháng Mười, đủ thì giờ cho vị tân nhiệm trở về từ Venezuela.
Một chuyển giao tương tự cũng đã xẩy ra năm 2006 khi Đức HY Angelo Sodano được Đức HY Bertone thay thế chức quốc vụ khanh, nhưng vụ này bị trì hoãn gần 3 tháng (thiếu một tuần), dù Đức HY Bertone chỉ từ Genoa di chuyển về Vatican. Ngoài ra, Đức HY Sodano chỉ nhường cho Đức HY Bertone căn hộ vốn được dành cho quốc vụ khanh trong Tông Điện sau đó ít lâu khiến vị tân quốc vụ khanh phải tạm ngụ nhiều tháng tại Tháp Thánh Gioan trong Vườn Vatican!
Thứ hai, lần cuối cùng một sứ thần tòa thánh được triệu về làm quốc vụ khanh từ nhiệm sở là năm 1929, khi Đức Cha Eugenio Pacelli được triệu từ Berlin về làm Hồng Y quốc vụ khanh cho Đức Piô XI. Chín năm sau, Eugenio Pacelli lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Piô XII. Lịch sử sẽ tái diễn chăng với Hồng Y tương lai Paroli?
Palmo cũng lưu ý tới luận án tiến sĩ của Đức TGM Parolin và liên hệ giữa luận án này với chương trình cải tổ của Đức Phanxicô: Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, cơ quan mà dưới triều Đức Phanxicô chắc chắn sẽ được chú trọng nhiều hơn về vai trò và trách nhiệm.
Sau ba thế kỷ
Ký giả Sandro Magister thì lưu ý tới quê hương Venise của đức tân quốc vụ khanh và người đồng cảnh ngộ với ngài là người cháu của Đức Alexander VIII cách nay 3 thế kỷ.
Người cháu đó chính là Hồng Y Giambattista (hay Giovanni Battista) Rubini, sinh tại Venise năm 1642, và là quốc vụ khanh Toà Thánh từ tháng Mười 1689 tới mùa hè năm 1691. Hồng Y Rubini cũng là giám mục của Vicenza, giáo phận gốc của Đức TGM Parolin.
Sự giống nhau có lẽ chỉ có thế, chỉ về phương diện địa dư. Và sự khác nhau thì đáng kể hơn. Vì Rubini được ông cậu mình (em bà nội), tên tục là Pietro Ottoboni, bổ nhiệm làm quốc vụ khanh ngay tại cơ mật viện bầu giáo hoàng, sau khi đắc cử, một hành vi gần như là gia đình trị (nepotism).
Ngài mất chức khi Đức Alexander VIII qua đời ngày 1 tháng Hai, năm 1691. Khi lên ngôi ngày 12 tháng Bẩy, Đức Innocent XII đã lập tức thay thế ngài bằng Hồng Y người Rôma là Fabrizio Spanda và ra chỉ dụ “Romanum decet pontificem” ngày 22 tháng Sáu, 1692 lên án chính sách gia đình trị, với ý hướng “bảo vệ danh dự của Giáo Triều, bằng cách loại bỏ tận gốc các lạm dụng rất dễ thêm sức nặng cho các lời tranh luận chống Công Giáo và chống Rôma”.
Thấy niềm vui đức tin trong mắt họ
Về liên hệ của Đức TGM Parolin với Việt Nam, ký giả Sandro Magister cho đăng tải bài tường trình, chứ không hẳn phúc trình, của ngài về chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2007. Năm ấy, sau chuyến viếng thăm này, nhân dịp ban phép lành “urbi et orbi” vào Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Bênêđíctô XVI đã có câu chúc bằng tiếng Việt được Magister ghi lại như sau: “Mù'ng lé phuc sinh!” (Mừng lễ Phục Sinh).
Cũng nên nhắc lại vào khoảng thời gian đó, có những sự kiện đáng kể liên quan tới Việt Nam: Thứ nhất, dù có nhiều nới rộng như việc gia nhập chủng viện dễ dàng hơn, nhưng đầu tháng Tư, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 8 năm vì tuyên truyền chống lại đảng cộng sản; hai người đàn ông và hai người đàn bà cùng bị kết án với ngài. Thứ hai, tiếp sau việc Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), ngày 25 tháng Giêng, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng, trong tư cách thủ tướng chính phủ, đã qua thăm Vatican, yết kiến Đức Giáo Hoàng và gặp gỡ quốc vụ khanh Tòa Thánh. Bởi thế mà giữa tháng 3, phó bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Pietro Parolin, đã hướng dẫn một phái đoàn chính thức qua nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Nam.
Tường trình của Đức Ông Parolin được đăng trên tạp chí “30 Days” số tháng 4 năm 2007 với một cái tựa hết sức lạc quan “Người ta thấy trong mắt họ niềm vui của đức tin...”. Trong tường trình này, ngài cho hay đây là chuyến đến Việt Nam lần thứ hai của ngài. Lần đầu vào năm 2004, có sự tháp tùng của Đức Ông Barnabé Nguyễn Văn Phương (đúng là: Phạm Văn Phương) với nghị trình gồm hai phần: phần “chính trị” (duy trì tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam) và phần “Giáo Hội” (gặp gỡ Giáo Hội địa phương).
Cuộc gặp gỡ năm 2007 cũng theo cùng một khuôn khổ ấy, nhưng có thuận lợi ở chỗ “chúng tôi đã biết nhiều người trong các đối tác của mình” nên dễ “tăng cường các liên hệ tôn trọng, quí mến, và tin tưởng là những điều rất được tôn trọng trong xã hội Việt Nam và làm dễ cuộc đối thoại, nhất là trong các vấn đề gai góc”.
Về phía “chính trị”, bài tường trình nhắc tới các cuộc gặp gỡ với các giới chức Việt Nam và một số vấn đề được đem ra thảo luận như việc bổ nhiệm giám mục, xây dựng và tái thiết các nơi thờ phượng. Kết quả ra sao, không được nhắc tới. Riêng vấn đề liên hệ giữa Việt Nam và Vatican thì “tôi tin đã có bước tiến có ý nghĩa”. Bước tiến đây được mô tả là việc “thủ tướng ra chỉ thị cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu vấn đề và đề nghị trong vòng ít tháng tới chúng tôi sẽ lập ra một nhóm chuyên viên có nhiệm vụ nghiên cứu thời điểm và phương cách cụ thể để khởi đầu diễn trình thiết lập các liên hệ ngoại giao”.
Tựa đề nhắc trên đây có liên quan tới việc phái đoàn đi thăm hai giáo phận “cuối cùng chưa được phái đoàn Tòa Thánh tới thăm bao giờ” và hai cuộc viếng thăm này “đã tưởng thưởng chúng tôi nhiều hơn mức khó chịu từng phải chịu trước đây”. Hai giáo phận đó là Qui Nhơn và Kontum.
Tại Qui Nhơn, dù giám mục Phêrô Nguyễn Soạn vắng mặt vì bệnh, phái đoàn được cha tổng đại diện, hầu hết các linh mục của giáo phận và rất nhiều giáo dân đón tiếp tại nhà thờ chính tòa. Nhưng cảm động nhất là cuộc kính viếng đền thánh dâng kính vị giám mục tử đạo Théodore Cuénot Thể tại Gò Thị, nơi ‘đầy tràn giáo dân, phần đông là người trẻ, thiếu niên và trẻ em”. Sự xúc động dâng cao trong lòng phái đoàn khiến Đức Ông Parolin cho rằng phái đoàn đem tới ít mà nhận thì thật nhiều và ngài thú thực: trong phúc trình gửi lên Đức Giáo Hoàng, ngài cho Đức Giáo Hoàng hay: Đức Giáo Hoàng phải đích thân tới đó mới thấy được!
Tại Kontum cũng thế, phái đoàn được gặp Đức Cha “Michel Hoâng Dúc Oanh” (Micae Hoàng Đức Oanh) và rất đông linh mục cùng 5 ngàn giáo dân tụ tập tại khuôn viên nhà thờ chính tòa, trong một buổi chiều “ấm áp với đức tin, sùng kính và yêu mến đối với Đức Thánh Cha, và chứng tá Kitô Giáo”. Cảm động hơn nữa là thánh lễ sáng hôm sau tại nhà thờ Pleichuet, xây theo lối nhà sàn của người Thượng, với mái rơm thật cao. Phần lớn giáo dân là tân tòng. “Người ta thấy trong mắt họ niềm vui của đức tin và niềm vui được thuộc về Giáo Hội Công Giáo, niềm vui được họ diễn tả bằng các sắc phụ cổ truyền sặc sỡ, âm thanh nhạc cụ, và điệu múa trong nhiều phần của phụng vụ”.
Phái đoàn cũng đã đi thăm Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch HĐGMVN, Đức HY Phạm Minh Mẫn, và làm lễ tại nhà thờ Hòn Gai, và đi thăm Vịnh Hạ Long. Trong tất cả các dịp này, “tôi luôn luôn thán phục sâu sắc cung cách người dân ở đây cầu nguyện, cầu nguyện một cách hiểu biết, chăm chú và đầy sốt sắng, đồng thời có sự tham dự lớn lao trên bình diện cộng đồng: trẻ em và người lớn, trẻ và già, đàn ông và đàn bà đều cùng hát và thưa kinh với nhau. Tôi thán phục tình yêu , lòng tận tụy, và trung thành của họ với giám mục Rôma, những tình cảm này được họ liên tục chứng tỏ với chúng tôi”.
Theo ngài, “đây là một Giáo Hội can đảm, năng động, đầy sinh khí, biểu hiện một phần ở số đông ứng viên linh mục và tu dòng. Đây là một Giáo Hội chịu làm việc có lợi cho xã hội và chăm sóc những người túng thiếu trong niềm hy vọng được dành nhiều cố gắng lớn lao hơn vào lãnh vực giáo dục và xã hội ngõ hầu càng ngày càng đóng góp chuyên biệt và hữu hiệu hơn cho xứ sở và mọi cư dân của xứ sở, bất kể họ là người tin hay người không tin, thuộc nhóm tôn giáo này hay thuộc nhóm tôn giáo nọ”.
Cung cách của bài tường trình này đủ nói lên con người thực của vị đứng đầu phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tương lai. Đức tin mới là trọng điểm của mọi cố gắng của Vatican. Cùng với Đức Phanxicô, chiều hướng này mới thực sự phản ảnh quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo.
Đài BBC của Anh gọi việc bổ nhiệm này là việc bổ nhiệm có ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô kể từ ngày lên ngôi giáo hoàng hồi tháng Ba, để thay thế một quốc vụ khanh bị coi là không hữu hiệu, nhất là trong những năm gần đây. Việc bổ nhiệm này cũng sẽ khởi đầu cho một loạt bổ nhiệm sắp tới vào các chức vụ then chốt trong nền hành chánh trung ương của Giáo Hội.
Tờ New York Times thì lưu ý tới việc chọn một nhà ngoại giao lâu đời giữ chức quốc vụ khanh Tòa Thánh, thay thế Đức HY Bertone, “một nhân vật có quyền thế và gây chia rẽ trong phẩm trật Giáo Hội”. Tờ này mô tả kinh nghiệm ngoại giao của đức TGM Parolin, 58 tuổi: “Ngài từng hướng dẫn một số phái đoàn ngoại giao của Vatican trong các cuộc thương thuyết địa chính trị gai góc, trong đó có các cuộc thương thuyết để cải thiện bang giao với Việt Nam, và vốn là tiếng nói nổi bật trong nhiều hội nghị quốc tế về việc buôn người, khí hậu và tranh chấp Do Thái Pallestine”.
Tờ này cho rằng quốc vụ khanh là viên chức cao cấp nhất tại Vatican, sau Đức Giáo Hoàng, vừa điều hợp việc nội bộ của Giáo Hội vừa điều hướng các chính sách đối ngoại, tóm lại, chức vụ này có ảnh hưởng tới việc quản trị toàn bộ Giáo Triều, cơ quan quản trị trung ương của Vatican. Tuy nhiên, việc Đức Phanxicô gần đây cử nhiệm nhiều Ủy Ban giúp ngài quản trị Giáo Hội cho người ta thấy ngài sẽ ít lệ thuộc vào một tiếng nói hay một bộ sở đơn độc khi đưa ra các quyết định.
Dù sao, việc đề cử một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và một người “bên trong đầy tài giỏi” cho thấy Đức Phanxicô “không muốn khởi đi từ số không” khi cải tổ Vatican, cũng như không “muốn khả năng ngoại giao của Giáo Hội bị lu mờ khi ngài đương đầu với các thách đố bên trong” như nhận định của John L. Allen.
CNN ngày 2 tháng Chín, đăng hình Đức Cha Parolin lúc ở Hà Nội ngày 19 tháng Hai, năm 2009 và cho hay ngài được bổ nhiệm đứng đầu “chính phủ” Vatican, và được coi là nhân vật quan trọng nhất, sau Đức Giáo Hoàng.
CNN cho hay tên Parolin được nhiều người nhắc tới trong danh sách nhỏ những người có triển vọng giữ chức vụ này kể từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi Giáo Hoàng hồi tháng Ba năm nay. Ngài có hơn 1 phần tư thế kỷ kinh nghiệm trong ngành ngoại giao của Tòa Thánh và được coi là một trong những người sáng chói nhất của thế hệ mình.
CNN tin rằng việc bổ nhiệm này phản ảnh sứ mệnh cải tổ Giáo Hội mà các Hồng Y cử tri đã đặt lên vai Hồng Y Bergoglio tại cơ mật viện bầu giáo hoàng.
John Thavis thì cho rằng việc bổ nhiệm này “rất quan trọng vì nó đem ngoại giao lên hàng đầu”. Đức TGM Parolin lại được các giới tại Vatican coi là người cự phách về ngoại vụ, vốn tốt nghiệp trường ngoại giao của Tòa Thánh và từng phục vụ tại các tòa sứ thần ở Mexico, Nigeria, Venezuela; từng giữ trọng trách cởi nhiều nút ngoại giao cho Tòa Thánh tại Trung Hoa, Việt Nam và Israel.
Khi nhân viên toà đại sứ Hoa Kỳ cần thảo luận các vấn đề ngoại giao quan trọng với Vatican, họ thường chạy tới với Đức TGM Parolin, dù đó là những vụ “khó nhá” như cuộc xâm lăng Iraq năm 2003, một vụ bị Vatican cực lực phê phán.
Đức TGM Parolin cũng giúp đỡ các nhà báo rất nhiều, dĩ nhiên, một cách ẩn danh, Ngài có thể thuyết trình cho họ một cách vắn tắt về bất cứ vấn đề hoàn cầu nào trong 5 phút đồng hồ. Ngài có tiếng là người thực tiễn và thực tế.
Nhà báo Rocco Palmo thì nhắc tới nhiều trùng hợp lý thú quanh việc bổ nhiệm tân quốc vụ khanh lần này. Thứ nhất, phần lớn các vụ bổ nhiệm tại Vatican có hiệu lực ngay tức khắc sau khi công bố. Riêng việc chuyển giao phủ quốc vụ khanh cho vị tân nhiệm thì chỉ xẩy ra vào ngày thứ Ba, 15 tháng Mười, đủ thì giờ cho vị tân nhiệm trở về từ Venezuela.
Một chuyển giao tương tự cũng đã xẩy ra năm 2006 khi Đức HY Angelo Sodano được Đức HY Bertone thay thế chức quốc vụ khanh, nhưng vụ này bị trì hoãn gần 3 tháng (thiếu một tuần), dù Đức HY Bertone chỉ từ Genoa di chuyển về Vatican. Ngoài ra, Đức HY Sodano chỉ nhường cho Đức HY Bertone căn hộ vốn được dành cho quốc vụ khanh trong Tông Điện sau đó ít lâu khiến vị tân quốc vụ khanh phải tạm ngụ nhiều tháng tại Tháp Thánh Gioan trong Vườn Vatican!
Thứ hai, lần cuối cùng một sứ thần tòa thánh được triệu về làm quốc vụ khanh từ nhiệm sở là năm 1929, khi Đức Cha Eugenio Pacelli được triệu từ Berlin về làm Hồng Y quốc vụ khanh cho Đức Piô XI. Chín năm sau, Eugenio Pacelli lên ngôi giáo hoàng lấy hiệu là Piô XII. Lịch sử sẽ tái diễn chăng với Hồng Y tương lai Paroli?
Palmo cũng lưu ý tới luận án tiến sĩ của Đức TGM Parolin và liên hệ giữa luận án này với chương trình cải tổ của Đức Phanxicô: Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, cơ quan mà dưới triều Đức Phanxicô chắc chắn sẽ được chú trọng nhiều hơn về vai trò và trách nhiệm.
Sau ba thế kỷ
Ký giả Sandro Magister thì lưu ý tới quê hương Venise của đức tân quốc vụ khanh và người đồng cảnh ngộ với ngài là người cháu của Đức Alexander VIII cách nay 3 thế kỷ.
Người cháu đó chính là Hồng Y Giambattista (hay Giovanni Battista) Rubini, sinh tại Venise năm 1642, và là quốc vụ khanh Toà Thánh từ tháng Mười 1689 tới mùa hè năm 1691. Hồng Y Rubini cũng là giám mục của Vicenza, giáo phận gốc của Đức TGM Parolin.
Sự giống nhau có lẽ chỉ có thế, chỉ về phương diện địa dư. Và sự khác nhau thì đáng kể hơn. Vì Rubini được ông cậu mình (em bà nội), tên tục là Pietro Ottoboni, bổ nhiệm làm quốc vụ khanh ngay tại cơ mật viện bầu giáo hoàng, sau khi đắc cử, một hành vi gần như là gia đình trị (nepotism).
Ngài mất chức khi Đức Alexander VIII qua đời ngày 1 tháng Hai, năm 1691. Khi lên ngôi ngày 12 tháng Bẩy, Đức Innocent XII đã lập tức thay thế ngài bằng Hồng Y người Rôma là Fabrizio Spanda và ra chỉ dụ “Romanum decet pontificem” ngày 22 tháng Sáu, 1692 lên án chính sách gia đình trị, với ý hướng “bảo vệ danh dự của Giáo Triều, bằng cách loại bỏ tận gốc các lạm dụng rất dễ thêm sức nặng cho các lời tranh luận chống Công Giáo và chống Rôma”.
Thấy niềm vui đức tin trong mắt họ
Về liên hệ của Đức TGM Parolin với Việt Nam, ký giả Sandro Magister cho đăng tải bài tường trình, chứ không hẳn phúc trình, của ngài về chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2007. Năm ấy, sau chuyến viếng thăm này, nhân dịp ban phép lành “urbi et orbi” vào Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Bênêđíctô XVI đã có câu chúc bằng tiếng Việt được Magister ghi lại như sau: “Mù'ng lé phuc sinh!” (Mừng lễ Phục Sinh).
Cũng nên nhắc lại vào khoảng thời gian đó, có những sự kiện đáng kể liên quan tới Việt Nam: Thứ nhất, dù có nhiều nới rộng như việc gia nhập chủng viện dễ dàng hơn, nhưng đầu tháng Tư, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết án 8 năm vì tuyên truyền chống lại đảng cộng sản; hai người đàn ông và hai người đàn bà cùng bị kết án với ngài. Thứ hai, tiếp sau việc Việt Nam được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), ngày 25 tháng Giêng, lần đầu tiên Nguyễn Tấn Dũng, trong tư cách thủ tướng chính phủ, đã qua thăm Vatican, yết kiến Đức Giáo Hoàng và gặp gỡ quốc vụ khanh Tòa Thánh. Bởi thế mà giữa tháng 3, phó bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Pietro Parolin, đã hướng dẫn một phái đoàn chính thức qua nói chuyện với nhà cầm quyền Việt Nam.
Tường trình của Đức Ông Parolin được đăng trên tạp chí “30 Days” số tháng 4 năm 2007 với một cái tựa hết sức lạc quan “Người ta thấy trong mắt họ niềm vui của đức tin...”. Trong tường trình này, ngài cho hay đây là chuyến đến Việt Nam lần thứ hai của ngài. Lần đầu vào năm 2004, có sự tháp tùng của Đức Ông Barnabé Nguyễn Văn Phương (đúng là: Phạm Văn Phương) với nghị trình gồm hai phần: phần “chính trị” (duy trì tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam) và phần “Giáo Hội” (gặp gỡ Giáo Hội địa phương).
Cuộc gặp gỡ năm 2007 cũng theo cùng một khuôn khổ ấy, nhưng có thuận lợi ở chỗ “chúng tôi đã biết nhiều người trong các đối tác của mình” nên dễ “tăng cường các liên hệ tôn trọng, quí mến, và tin tưởng là những điều rất được tôn trọng trong xã hội Việt Nam và làm dễ cuộc đối thoại, nhất là trong các vấn đề gai góc”.
Về phía “chính trị”, bài tường trình nhắc tới các cuộc gặp gỡ với các giới chức Việt Nam và một số vấn đề được đem ra thảo luận như việc bổ nhiệm giám mục, xây dựng và tái thiết các nơi thờ phượng. Kết quả ra sao, không được nhắc tới. Riêng vấn đề liên hệ giữa Việt Nam và Vatican thì “tôi tin đã có bước tiến có ý nghĩa”. Bước tiến đây được mô tả là việc “thủ tướng ra chỉ thị cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu vấn đề và đề nghị trong vòng ít tháng tới chúng tôi sẽ lập ra một nhóm chuyên viên có nhiệm vụ nghiên cứu thời điểm và phương cách cụ thể để khởi đầu diễn trình thiết lập các liên hệ ngoại giao”.
Tựa đề nhắc trên đây có liên quan tới việc phái đoàn đi thăm hai giáo phận “cuối cùng chưa được phái đoàn Tòa Thánh tới thăm bao giờ” và hai cuộc viếng thăm này “đã tưởng thưởng chúng tôi nhiều hơn mức khó chịu từng phải chịu trước đây”. Hai giáo phận đó là Qui Nhơn và Kontum.
Tại Qui Nhơn, dù giám mục Phêrô Nguyễn Soạn vắng mặt vì bệnh, phái đoàn được cha tổng đại diện, hầu hết các linh mục của giáo phận và rất nhiều giáo dân đón tiếp tại nhà thờ chính tòa. Nhưng cảm động nhất là cuộc kính viếng đền thánh dâng kính vị giám mục tử đạo Théodore Cuénot Thể tại Gò Thị, nơi ‘đầy tràn giáo dân, phần đông là người trẻ, thiếu niên và trẻ em”. Sự xúc động dâng cao trong lòng phái đoàn khiến Đức Ông Parolin cho rằng phái đoàn đem tới ít mà nhận thì thật nhiều và ngài thú thực: trong phúc trình gửi lên Đức Giáo Hoàng, ngài cho Đức Giáo Hoàng hay: Đức Giáo Hoàng phải đích thân tới đó mới thấy được!
Tại Kontum cũng thế, phái đoàn được gặp Đức Cha “Michel Hoâng Dúc Oanh” (Micae Hoàng Đức Oanh) và rất đông linh mục cùng 5 ngàn giáo dân tụ tập tại khuôn viên nhà thờ chính tòa, trong một buổi chiều “ấm áp với đức tin, sùng kính và yêu mến đối với Đức Thánh Cha, và chứng tá Kitô Giáo”. Cảm động hơn nữa là thánh lễ sáng hôm sau tại nhà thờ Pleichuet, xây theo lối nhà sàn của người Thượng, với mái rơm thật cao. Phần lớn giáo dân là tân tòng. “Người ta thấy trong mắt họ niềm vui của đức tin và niềm vui được thuộc về Giáo Hội Công Giáo, niềm vui được họ diễn tả bằng các sắc phụ cổ truyền sặc sỡ, âm thanh nhạc cụ, và điệu múa trong nhiều phần của phụng vụ”.
Phái đoàn cũng đã đi thăm Đức TGM Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch HĐGMVN, Đức HY Phạm Minh Mẫn, và làm lễ tại nhà thờ Hòn Gai, và đi thăm Vịnh Hạ Long. Trong tất cả các dịp này, “tôi luôn luôn thán phục sâu sắc cung cách người dân ở đây cầu nguyện, cầu nguyện một cách hiểu biết, chăm chú và đầy sốt sắng, đồng thời có sự tham dự lớn lao trên bình diện cộng đồng: trẻ em và người lớn, trẻ và già, đàn ông và đàn bà đều cùng hát và thưa kinh với nhau. Tôi thán phục tình yêu , lòng tận tụy, và trung thành của họ với giám mục Rôma, những tình cảm này được họ liên tục chứng tỏ với chúng tôi”.
Theo ngài, “đây là một Giáo Hội can đảm, năng động, đầy sinh khí, biểu hiện một phần ở số đông ứng viên linh mục và tu dòng. Đây là một Giáo Hội chịu làm việc có lợi cho xã hội và chăm sóc những người túng thiếu trong niềm hy vọng được dành nhiều cố gắng lớn lao hơn vào lãnh vực giáo dục và xã hội ngõ hầu càng ngày càng đóng góp chuyên biệt và hữu hiệu hơn cho xứ sở và mọi cư dân của xứ sở, bất kể họ là người tin hay người không tin, thuộc nhóm tôn giáo này hay thuộc nhóm tôn giáo nọ”.
Cung cách của bài tường trình này đủ nói lên con người thực của vị đứng đầu phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tương lai. Đức tin mới là trọng điểm của mọi cố gắng của Vatican. Cùng với Đức Phanxicô, chiều hướng này mới thực sự phản ảnh quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng toàn quốc SCRC kỳ thứ 42
Lm Paul Trinh Minh Thái
08:30 02/09/2013
NAM CALI - Ngày Lễ Lao Động, 30Aug-01Sept, 2013 - Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng quy tụ trên 10,000 tại Anaheim Convention Center trong 3 ngày cuối tuần của Lễ, đến từ khắp nơi trong và ngoài Cali. Đại Hội năm nay hướng về chủ đề "Hãy Can Trường, Giữ Đúc Tin". Riêng CTĐS nghành Việt Nam, 3 Linh Mục Linh Hướng được Đại Hội dành riêng một ngày với những đề tài diễn giảng chuyên biệt, cùng ca đoàn St Micheal dâng lời hát đầy thần khí trong ca nguyện đã đánh động giáo dân đến tham dự Đại Hội từ OC và LA county.
Xem thêm tin tức và chương trình tại đây
xEM HÌNH ẢNH
Xem thêm tin tức và chương trình tại đây
xEM HÌNH ẢNH
Lễ tạ ơn và chào mừng năm học mới của CĐCGVN ở Hồng Kông
Thủy Quyên
08:44 02/09/2013
HỒNG KÔNG - Ở Hồng Kông, mỗi năm vào ngày 1/9 là ngày khai giảng năm học mới. Năm nay, vì nhằm ngày Chúa Nhật, nên khai giảng được rời sang ngày 2/9. Nhưng nhờ vậy, Chúa Nhật 22 TN này, cộng đoàn Công Giáo VN tại HK được cha Phêrô Lâm Minh, cha tổng đại diện giáo phận HK cùng với cha Gioan Baotixita Lê Văn Bá đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn và ban phép lành cho tất cả các thanh thiếu niên học sinh của cộng đoàn chuẩn bị bước vào năm học mới.
Xem hình ảnh
Hôm nay giáo dân đặc biệt hơn vì có tới phân nửa là trẻ em đến ngồi kín giáo đường, đông đủ như một ngày đại lễ. Ngoài ra có các quý sơ, quý thày từ các dòng tu ở Hong Kong và Macau đến dự. Thánh lễ diễn ra sốt sắng long trọng. Cha Phêrô Lâm Minh dùng thêm cả tiếng Quảng đông nói về sự phấn đấu của người Hakka làm dụ ngôn nhắc nhở con trẻ người Việt biết nỗ lực học tập để thành danh trên xứ người.
Lời nguyện giáo dân do thầy Phêrô Thoại sửa soạn riêng cho Thánh lễ như sau:
“Vì chính Đức Chúa ban tặng khôn ngoan; Tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.”
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân lành: Chúa đã dựng nên chúng con theo hình ảnh của Ngài và thương ban cho chúng con khả năng học hỏi, suy xét, phán đoán, chọn lựa, và cộng tác với Ngài trong công trình tạo dựng và cứu độ trần gian.
Chính nhờ những “yến bạc” này, mà hôm nay đây chúng con được chứng kiến thành quả sau gần 20 năm vất vả vun xới của mình. Đó là, con cái của chúng con đã hoàn tất cách tốt đẹp chương trình học tập đầu tiên, và chuẩn bị bước sang giai đoạn học tập mới trên con đường lớn. Chúng con hết lòng tri ân và cảm tạ Chúa!
Chúng con cũng cầu xin Chúa tiếp tục thương yêu, quan phòng, che chở, dẫn dắt gia đình chúng con trên quãng đường còn dài sắp tới. Xin cho con cái chúng con đây được tràn đầy thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, để các em, dù học tập và tự thân vận động trong bất cứ “biển đời” nào, lòng vẫn luôn tràn đầy ơn kính sợ Chúa, và nhờ thế có thể đạt tới sự hiểu biết phong phú và đầy đủ.
Lời nguyện đầy tâm tình và cảm động này làm cho cả người đọc lẫn tất cả giáo hữu đã nghẹn ngào.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, trong niềm vui cảm tạ Thiên Chúa về ân sủng lớn lao mà Chúa đã ban cách riêng cho anh chị Hoàng Thủy là gia đình có con gái thi đậu vào trường Đại học danh tiếng Hồng Kông, đồng thời để khuyến khích ý chí học hành cho các con trẻ, chị Maria Thu Thủy đã đọc bài TÂM THƯ thay cho lời sẻ chia, lời công bố, lời tri ân, lời khích lệ, và lời động viên tới tất cả mọi gia đình và con em của người Việt Nam đang sống tại Hồng Kông.
Cha Phêrô Lâm Minh, cha Gioan Baotixita Lê Bá, và cha Paul Vallat cùng ban phép lành và chúc phúc cho các trẻ. Sau Thánh lễ, tất cả cộng đoàn vui vẻ tham dự tiệc mừng với các món ngon ẩm thực Việt Nam và ra về trong niềm hân hoan cao rao, cảm tạ Chúa.
TÂM THƯ: Gửi các con, thế hệ thứ hai của người tị nạn Việt nam tại Hong Kong.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hong Kong thành lập vào năm 1994, là sự qui tụ của nhóm đa số các chị em thuyền nhân vừa thoát ra từ các trại cấm. Nhờ được gắn kết trong ơn Chúa ở nhà thờ giáo xứ Thánh Giuse, từ đó tới nay trở thành một CĐVN độc lập được công nhận chính thức ở đô hội quốc tế Hong Kong.
Cùng chào đời vào năm 1994, Ching Chim (con của chị Hồng, một người VN đã kết hôn với người bản xứ) là đứa trẻ thuộc “lứa đầu tiên” của thế hệ thứ 2 của Cộng Đoàn Công Giáo VN. 18 năm sau, “cây trồng người” đầu tiên đơm hoa kết trái. Vào năm 2012, Ching Chim sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp, đã trúng tuyển học vị tại trường “The Hong Kong Institute of Education”, để chuẩn bị trở thành cô giáo trong tương lai.
Sự kiện nâng cấp bậc học tập của Ching Chim là việc khởi đầu mở ra một tấm gương cho các trẻ khác. Nền giáo dục của Hong Kong là một nền giáo dục rất đáng nể. Trong 8 trường Đại học được chính phủ Hong Kong tài trợ đào tạo, có 3 trường đứng trong Top 10 trường Đại học danh giá nhất châu Á, và có tên trong bảng xếp hạng các trường Đại học lừng danh toàn cầu. Nếu tính theo thứ tự xếp hạng ở Hong Kong là:
1- HKU (The University of Hong Kong - 香港大學 - ĐH Hồng Kông )
2- CUHK (The Chinese University of Hong Kong - 香港中文大學 - ĐH Trung Văn Hồng Kông)
3- HKUST (The Hong Kong University of Sience and Techlonogy - 香港科技大學 - ĐH khoa học công nghệ Hồng Kông)
Do vậy, đậu được vào các trường Đại học Hong Kong (đặc biệt các trường danh tiếng) là một thành công đáng kể trong việc thực lực cạnh tranh học vị khốc liệt ở đô hội quốc tế này.
Tôi muốn gửi gắm tới thế hệ các con một thông điệp, qua câu chuyện kể về bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu dưới thời tổng thống Bush, bà là cố vấn an ninh quốc gia. Sang nhiệm kỳ 2, bà trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ. Bà Rice xuất thân là một người Mỹ gốc Phi, bố bà là một mục sư. Vào thập niên 50-60, ở Mỹ họ phân biệt chủng tộc không khoan nhượng. Lẽ ra một người da màu sẽ không bao giờ có tư cách để ganh đua với người da trắng. Nhưng bố bà đã dạy cho Rice hiểu: con đường duy nhất để phá vỡ ranh giới kỳ thị chính là học thức. Đồng thời vẽ cho Rice 1 viễn cảnh rằng: nếu chỉ cần cố gắng học tập, bà cũng có thể có cơ hội trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai. Rice đã thấm nhuần lời răn của bố. Bà nỗ lực vượt bậc rồi trở thành người phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ và cũng chính là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới đầu thế kỷ 21. Hiện giờ bà là giáo sư trường Đại học Stanford, một trường Đại học danh tiếng của Mỹ.
Tôi vô cùng tâm đắc câu chuyện này, và tôi đã dùng nó trong gia đình, cho Rice của tôi, vì tôi thấy nét tương đồng với người Việt Nam chúng ta. Xuất thân là người tỵ nạn trên xứ người, những ngày đầu tới Hong Kong chúng ta cũng bị kỳ thị, bị xua đuổi, cũng bị xã hội nhìn nhận với ánh mắt không thiện cảm. Nhưng chúng ta đã sống tinh thần của Chúa Kitô để trung kiên gìn giữ cộng đoàn tín ngưỡng này, để trở thành cộng đoàn Việt Nam đại diện ở Hong Kong. Mặt khác mọi người đều luôn phấn đấu vươn lên trong xã hội. Có một số người đã thành công và có chỗ đứng. Thế hệ thứ nhất của chúng tôi chỉ có thể làm được bấy nhiêu thôi. Nay chúng tôi trông chờ và kỳ vọng vào thế hệ thứ hai là các con.
Hãy nỗ lực học tập theo gương sáng Condi Rice, để chứng minh cho Hong Kong và thế giới biết đến năng lực của người Việt Nam ly xứ.
Hãy nỗ lực học tập và không ngừng tiến thân để trở nên những danh nhân tiềm năng của xã hội Hong Kong.
Hãy nỗ lực học tập để khẳng định cho Hong Kong biết rằng: họ đã không nhầm, không thiệt khi tiếp nhận chúng ta hơn 30 năm về trước!
Năm 2013 này, trong tổng số hơn 82000 sĩ tử “Ất Hợi 95”, Cộng đồng người Việt ở Hong Kong có ít nhất hơn mười trẻ tham dự kỳ thi tuyển sinh. Tất cả các con đã tốt nghiệp trung học một cách tốt đẹp. Và trong số 14000 học vị Đại học đã được khắt khe chắt lọc, cộng Đoàn Công Giáo VN nói chung và gia đình tôi nói riêng vinh dự có con gái Phạm Minh Quyên đạt thành tích ưu tú, đã giành được học vị Đại học, trở thành tân sinh viên khoa “Faculty of SIENCE”của trường CUHK (The Chinese University of Hong Kong,香港中文大學, ĐH Trung Văn Hồng Kông).
Trong niềm xúc cảm ngập tràn, tôi nghĩ tới cha Phêrô Lê Văn Thắng (MEP), một trong những Linh mục ân nhân đã từng thương yêu chăm sóc người Việt tỵ nạn từ thuở sơ khai, giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống hội nhập. Tôi nhớ khi các con còn rất nhỏ, Cha đã định hướng tương lai xa cho các con bằng cách: nào khuyên các con nên học thêm tiếng Việt, nào mời nhóm sinh viên Hong Kong đến giao lưu với cộng đoàn Việt Nam, nhờ họ dẫn chúng ta và các con đi thăm khuôn viên Đại học Hong Kong để hình thành “ước mơ đại học” trong tương lai của các con. Lúc ấy, mình vì cơm áo gạo tiền, lo chạy ăn từng bữa, nào ai dám viển vông nghĩ những chuyện mù khơi như vậy. Nhưng Cha Phêrô Lê Văn Thắng là thế đấy, Ngài luôn đề cao tri thức, Ngài luôn xứng danh là ngọn đuốc của người tỵ nạn, Ngài đã dùng cách khuyến khích đầy dụ ý, và Ngài luôn có phong cách của một người thượng đẳng.
Trải qua bao thăng trầm trên xứ người, giờ đây tôi đã có thể hài lòng chính thức lên tiếng công bố với các bạn, và an tâm trình thưa với Cha Thắng rằng: - Thưa Cha, con “Cá Chép” của con hôm nay đã thành công “vượt Vũ Môn” rồi !
Các bạn thân mến,
Khi rời nước ra đi tới Hong Kong, mỗi chúng ta mang theo những trình độ học vấn khác nhau, xuất thân sang hèn cũng không đồng đều. Tuy nhiên, vì cùng chung phận mọn là người tỵ nạn, và khi cùng trong một gia đình nhà Chúa thì càng xóa tan hết mọi cách biệt. Tôi và các bạn đều mang khả năng vượt trội của mình ra để phục vụ cộng đồng và anh chị em mình.
25 năm trước, vì cái chí vượt đại dương đã khiến tôi vĩnh viễn mất cơ hội cầm được tấm bằng cử nhân. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải dừng lại ở đó. Và hôm nay, sau tròn ¼ thế kỷ, thầm mỉm cười mãn nguyện vì con gái tôi đã giúp tôi nối tiếp con đường.
Cảm tạ Chúa,
Cám ơn đời,
và cám ơn con: Phạm Minh Quyên, Rice !
- Con “ Cá Chép” nhà tôi hôm nay đã thành công “vượt Vũ Môn” rồi !
Nhưng cạnh đó cũng chân thành sẻ chia với rất nhiều bạn đồng lứa. Với tất cả các gia đình và các con trẻ không giành được học vị Đại học ở Hong Kong, xin hãy an lòng. Nhiều học vị khác trong các trường cao đẳng Hong Kong, hay các trường đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, hay du học ….vv..., mỗi ngả đường bước vào xã hội đều có những nét độc đáo riêng nếu ta biết đặc biệt điểm tô thêm sắc màu mỹ lệ. Và điều quan trọng ở đây là bạn hãy cùng tôi hãy luôn biết tín thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa.
Sau cùng, tôi lần nữa nhắc lại lời nhắn nhủ tới tất cả các thanh thiếu niên nhi đồng của Cộng Đoàn Công Giáo VN và tất cả con em của cộng đồng người Việt đang sống tại Hong Kong:
- Hãy nỗ lực học tập !
Vì: “Học vấn là con đường ngắn nhất, tốt nhất để tiến tới danh vọng và phá vỡ bức tường phân biệt sự xuất thân”.
Thủy Quyên
Xem hình ảnh
Hôm nay giáo dân đặc biệt hơn vì có tới phân nửa là trẻ em đến ngồi kín giáo đường, đông đủ như một ngày đại lễ. Ngoài ra có các quý sơ, quý thày từ các dòng tu ở Hong Kong và Macau đến dự. Thánh lễ diễn ra sốt sắng long trọng. Cha Phêrô Lâm Minh dùng thêm cả tiếng Quảng đông nói về sự phấn đấu của người Hakka làm dụ ngôn nhắc nhở con trẻ người Việt biết nỗ lực học tập để thành danh trên xứ người.
Lời nguyện giáo dân do thầy Phêrô Thoại sửa soạn riêng cho Thánh lễ như sau:
“Vì chính Đức Chúa ban tặng khôn ngoan; Tri thức và hiểu biết là nhờ Người mà có.”
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân lành: Chúa đã dựng nên chúng con theo hình ảnh của Ngài và thương ban cho chúng con khả năng học hỏi, suy xét, phán đoán, chọn lựa, và cộng tác với Ngài trong công trình tạo dựng và cứu độ trần gian.
Chính nhờ những “yến bạc” này, mà hôm nay đây chúng con được chứng kiến thành quả sau gần 20 năm vất vả vun xới của mình. Đó là, con cái của chúng con đã hoàn tất cách tốt đẹp chương trình học tập đầu tiên, và chuẩn bị bước sang giai đoạn học tập mới trên con đường lớn. Chúng con hết lòng tri ân và cảm tạ Chúa!
Chúng con cũng cầu xin Chúa tiếp tục thương yêu, quan phòng, che chở, dẫn dắt gia đình chúng con trên quãng đường còn dài sắp tới. Xin cho con cái chúng con đây được tràn đầy thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức, để các em, dù học tập và tự thân vận động trong bất cứ “biển đời” nào, lòng vẫn luôn tràn đầy ơn kính sợ Chúa, và nhờ thế có thể đạt tới sự hiểu biết phong phú và đầy đủ.
Lời nguyện đầy tâm tình và cảm động này làm cho cả người đọc lẫn tất cả giáo hữu đã nghẹn ngào.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, trong niềm vui cảm tạ Thiên Chúa về ân sủng lớn lao mà Chúa đã ban cách riêng cho anh chị Hoàng Thủy là gia đình có con gái thi đậu vào trường Đại học danh tiếng Hồng Kông, đồng thời để khuyến khích ý chí học hành cho các con trẻ, chị Maria Thu Thủy đã đọc bài TÂM THƯ thay cho lời sẻ chia, lời công bố, lời tri ân, lời khích lệ, và lời động viên tới tất cả mọi gia đình và con em của người Việt Nam đang sống tại Hồng Kông.
Cha Phêrô Lâm Minh, cha Gioan Baotixita Lê Bá, và cha Paul Vallat cùng ban phép lành và chúc phúc cho các trẻ. Sau Thánh lễ, tất cả cộng đoàn vui vẻ tham dự tiệc mừng với các món ngon ẩm thực Việt Nam và ra về trong niềm hân hoan cao rao, cảm tạ Chúa.
TÂM THƯ: Gửi các con, thế hệ thứ hai của người tị nạn Việt nam tại Hong Kong.
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hong Kong thành lập vào năm 1994, là sự qui tụ của nhóm đa số các chị em thuyền nhân vừa thoát ra từ các trại cấm. Nhờ được gắn kết trong ơn Chúa ở nhà thờ giáo xứ Thánh Giuse, từ đó tới nay trở thành một CĐVN độc lập được công nhận chính thức ở đô hội quốc tế Hong Kong.
Cùng chào đời vào năm 1994, Ching Chim (con của chị Hồng, một người VN đã kết hôn với người bản xứ) là đứa trẻ thuộc “lứa đầu tiên” của thế hệ thứ 2 của Cộng Đoàn Công Giáo VN. 18 năm sau, “cây trồng người” đầu tiên đơm hoa kết trái. Vào năm 2012, Ching Chim sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp, đã trúng tuyển học vị tại trường “The Hong Kong Institute of Education”, để chuẩn bị trở thành cô giáo trong tương lai.
Sự kiện nâng cấp bậc học tập của Ching Chim là việc khởi đầu mở ra một tấm gương cho các trẻ khác. Nền giáo dục của Hong Kong là một nền giáo dục rất đáng nể. Trong 8 trường Đại học được chính phủ Hong Kong tài trợ đào tạo, có 3 trường đứng trong Top 10 trường Đại học danh giá nhất châu Á, và có tên trong bảng xếp hạng các trường Đại học lừng danh toàn cầu. Nếu tính theo thứ tự xếp hạng ở Hong Kong là:
1- HKU (The University of Hong Kong - 香港大學 - ĐH Hồng Kông )
2- CUHK (The Chinese University of Hong Kong - 香港中文大學 - ĐH Trung Văn Hồng Kông)
3- HKUST (The Hong Kong University of Sience and Techlonogy - 香港科技大學 - ĐH khoa học công nghệ Hồng Kông)
Do vậy, đậu được vào các trường Đại học Hong Kong (đặc biệt các trường danh tiếng) là một thành công đáng kể trong việc thực lực cạnh tranh học vị khốc liệt ở đô hội quốc tế này.
Tôi muốn gửi gắm tới thế hệ các con một thông điệp, qua câu chuyện kể về bà Condi Rice, cựu ngoại trưởng Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu dưới thời tổng thống Bush, bà là cố vấn an ninh quốc gia. Sang nhiệm kỳ 2, bà trở thành bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ. Bà Rice xuất thân là một người Mỹ gốc Phi, bố bà là một mục sư. Vào thập niên 50-60, ở Mỹ họ phân biệt chủng tộc không khoan nhượng. Lẽ ra một người da màu sẽ không bao giờ có tư cách để ganh đua với người da trắng. Nhưng bố bà đã dạy cho Rice hiểu: con đường duy nhất để phá vỡ ranh giới kỳ thị chính là học thức. Đồng thời vẽ cho Rice 1 viễn cảnh rằng: nếu chỉ cần cố gắng học tập, bà cũng có thể có cơ hội trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai. Rice đã thấm nhuần lời răn của bố. Bà nỗ lực vượt bậc rồi trở thành người phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ và cũng chính là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới đầu thế kỷ 21. Hiện giờ bà là giáo sư trường Đại học Stanford, một trường Đại học danh tiếng của Mỹ.
Tôi vô cùng tâm đắc câu chuyện này, và tôi đã dùng nó trong gia đình, cho Rice của tôi, vì tôi thấy nét tương đồng với người Việt Nam chúng ta. Xuất thân là người tỵ nạn trên xứ người, những ngày đầu tới Hong Kong chúng ta cũng bị kỳ thị, bị xua đuổi, cũng bị xã hội nhìn nhận với ánh mắt không thiện cảm. Nhưng chúng ta đã sống tinh thần của Chúa Kitô để trung kiên gìn giữ cộng đoàn tín ngưỡng này, để trở thành cộng đoàn Việt Nam đại diện ở Hong Kong. Mặt khác mọi người đều luôn phấn đấu vươn lên trong xã hội. Có một số người đã thành công và có chỗ đứng. Thế hệ thứ nhất của chúng tôi chỉ có thể làm được bấy nhiêu thôi. Nay chúng tôi trông chờ và kỳ vọng vào thế hệ thứ hai là các con.
Hãy nỗ lực học tập theo gương sáng Condi Rice, để chứng minh cho Hong Kong và thế giới biết đến năng lực của người Việt Nam ly xứ.
Hãy nỗ lực học tập và không ngừng tiến thân để trở nên những danh nhân tiềm năng của xã hội Hong Kong.
Hãy nỗ lực học tập để khẳng định cho Hong Kong biết rằng: họ đã không nhầm, không thiệt khi tiếp nhận chúng ta hơn 30 năm về trước!
Năm 2013 này, trong tổng số hơn 82000 sĩ tử “Ất Hợi 95”, Cộng đồng người Việt ở Hong Kong có ít nhất hơn mười trẻ tham dự kỳ thi tuyển sinh. Tất cả các con đã tốt nghiệp trung học một cách tốt đẹp. Và trong số 14000 học vị Đại học đã được khắt khe chắt lọc, cộng Đoàn Công Giáo VN nói chung và gia đình tôi nói riêng vinh dự có con gái Phạm Minh Quyên đạt thành tích ưu tú, đã giành được học vị Đại học, trở thành tân sinh viên khoa “Faculty of SIENCE”của trường CUHK (The Chinese University of Hong Kong,香港中文大學, ĐH Trung Văn Hồng Kông).
Trong niềm xúc cảm ngập tràn, tôi nghĩ tới cha Phêrô Lê Văn Thắng (MEP), một trong những Linh mục ân nhân đã từng thương yêu chăm sóc người Việt tỵ nạn từ thuở sơ khai, giúp chúng ta vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống hội nhập. Tôi nhớ khi các con còn rất nhỏ, Cha đã định hướng tương lai xa cho các con bằng cách: nào khuyên các con nên học thêm tiếng Việt, nào mời nhóm sinh viên Hong Kong đến giao lưu với cộng đoàn Việt Nam, nhờ họ dẫn chúng ta và các con đi thăm khuôn viên Đại học Hong Kong để hình thành “ước mơ đại học” trong tương lai của các con. Lúc ấy, mình vì cơm áo gạo tiền, lo chạy ăn từng bữa, nào ai dám viển vông nghĩ những chuyện mù khơi như vậy. Nhưng Cha Phêrô Lê Văn Thắng là thế đấy, Ngài luôn đề cao tri thức, Ngài luôn xứng danh là ngọn đuốc của người tỵ nạn, Ngài đã dùng cách khuyến khích đầy dụ ý, và Ngài luôn có phong cách của một người thượng đẳng.
Trải qua bao thăng trầm trên xứ người, giờ đây tôi đã có thể hài lòng chính thức lên tiếng công bố với các bạn, và an tâm trình thưa với Cha Thắng rằng: - Thưa Cha, con “Cá Chép” của con hôm nay đã thành công “vượt Vũ Môn” rồi !
Các bạn thân mến,
Khi rời nước ra đi tới Hong Kong, mỗi chúng ta mang theo những trình độ học vấn khác nhau, xuất thân sang hèn cũng không đồng đều. Tuy nhiên, vì cùng chung phận mọn là người tỵ nạn, và khi cùng trong một gia đình nhà Chúa thì càng xóa tan hết mọi cách biệt. Tôi và các bạn đều mang khả năng vượt trội của mình ra để phục vụ cộng đồng và anh chị em mình.
25 năm trước, vì cái chí vượt đại dương đã khiến tôi vĩnh viễn mất cơ hội cầm được tấm bằng cử nhân. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải dừng lại ở đó. Và hôm nay, sau tròn ¼ thế kỷ, thầm mỉm cười mãn nguyện vì con gái tôi đã giúp tôi nối tiếp con đường.
Cảm tạ Chúa,
Cám ơn đời,
và cám ơn con: Phạm Minh Quyên, Rice !
- Con “ Cá Chép” nhà tôi hôm nay đã thành công “vượt Vũ Môn” rồi !
Nhưng cạnh đó cũng chân thành sẻ chia với rất nhiều bạn đồng lứa. Với tất cả các gia đình và các con trẻ không giành được học vị Đại học ở Hong Kong, xin hãy an lòng. Nhiều học vị khác trong các trường cao đẳng Hong Kong, hay các trường đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, hay du học ….vv..., mỗi ngả đường bước vào xã hội đều có những nét độc đáo riêng nếu ta biết đặc biệt điểm tô thêm sắc màu mỹ lệ. Và điều quan trọng ở đây là bạn hãy cùng tôi hãy luôn biết tín thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa.
Sau cùng, tôi lần nữa nhắc lại lời nhắn nhủ tới tất cả các thanh thiếu niên nhi đồng của Cộng Đoàn Công Giáo VN và tất cả con em của cộng đồng người Việt đang sống tại Hong Kong:
- Hãy nỗ lực học tập !
Vì: “Học vấn là con đường ngắn nhất, tốt nhất để tiến tới danh vọng và phá vỡ bức tường phân biệt sự xuất thân”.
Thủy Quyên
Đại Hội giới trẻ giáo xứ Phước Lý GP. Xuân Lộc
Phước Lý
17:05 02/09/2013
NĂM ĐỨC TIN ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ HẠT PHƯỚC LÝ
Phước Lý: Trong cả buổi chiều và tối Chúa Nhật ngày đầu tháng Chín (01-9- 2013) các bạn trẻ thuộc Giáo hạt Phước Lý quy tụ về giáo xứ Nghĩa Hiệp cùng nhau tham dự Đại hội Giới Trẻ do cha đặc trách Giới Trẻ và Ban điều hành Giới Trẻ giáo hạt tổ chức.
Nội dung Đại hội chủ yếu giao lưu sinh hoạt, học hỏi chia sẻ. Kết thúc với Thánh lễ Tạ ơn và nghi thức trao Thánh giá.
Xem hình
Mặc dù 15 giờ mới bắt đầu chương trình Đại hội, song mới hơn 14 giờ đã thấy nhiều bạn trẻ ở các Giáo xứ đã hiện diện, rạng rỡ hân hoan. Mỗi bạn trẻ khi đến đăng ký được Ban tổ chức trao dây đeo có cây Thánh giá để đao cổ.
Cha đặc trách Giới Trẻ hạt, cha Gioan B. Nguyễn Bửu Khánh, tân chánh xứ Mỹ Hội đã có mặt ngay từ những giây phút đầu như ‘tiếp lửa’- thêm lời khích lệ cho giới Giới Trẻ.
Trong giờ giao lưu- chia sẻ của cha Đặc trách Giới Trẻ hạt, ngài trinh bày đề tài Sống Đức tin Kitô giáo. Bài Chia sẻ của cha trở nên sống động, thực tế và thu hút các Bạn trẻ khi ngài liên hệ thẳng những hiện trạng xã hội mà Bạn trẻ đang trực diện: trần tục hóa, xu hướng hưởng thụ, ích kỷ...; những vấn đề luân lý liên quan đến Tình yêu, Hôn nhân…
Sau khi giao lưu sinh hoạt- học hỏi chung, các bạn trẻ sẽ sinh hoạt- trao đổi riêng theo tổ (10 tổ). Cha đặc trách đưa ra bốn vần đề chính ( Đức tin – Luân lý – Tình yêu Xã hội và Giáo Hội) với nhiều câu hỏi ngợi ý để giúp các bạn trẻ trao đổi- chia sẻ thêm. Các tổ bốc thăm để biết đề tài tổ chia sẻ.
Buổi tối Đại hội giới trẻ được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ nhiều tiết mục văn nghệ da dang, độc đáo, đầy sáng tạo Giới Trẻ 13 xứ trong Giáo hạt. Kết hợp với các tiết mục, các tổ sẽ nên sân khấu đúc kết giờ chia sẻ- trao đổi riêng của mỗi tổ.
* Thánh lễ Tạ ơn:
Trước Thánh lễ, các Bạn trẻ có 15 phút nghỉ ngơi, chuẩn bị tâm hồn.
19 giờ 15 bắt đầu Thánh lễ đồng tế do cha đặc trách chủ tế.
Ngay trước Thánh lễ, các Bạn trẻ hướng về cuối Nhà thờ, hiệp thông với một số Bạn trẻ đại diện kiệu rước cây Thánh giá lớn, dựng trên gian cung thánh.
Đầu lễ, cha chủ tế nói qua ý nghĩa của cây Thánh giá như biểu tượng Đức tin, đấu chỉ hiện diện của Đấng Cứu Thế. Cha nối kết đại hội Giới Trẻ với Năm Đức tin, với Giáo Hội hoàn vũ, cách riêng hướng về Đại hộ Giới Trẻ Công Giáo quốc tế mới diễn ra tại Braxin và mời gọi các bạn trẻ hãy can đảm sống Đức tin, trong ơn Chúa hãy trở nên những Cây Thánh giá trần thế.
Giàng lễ do cha giáo Phêrô Nguyễn Than Sơn dựa theo Lời Chúa Chúa Nhật 22. Khởi đầu ngài nói qua việc ăn tiệc, cách riêng từ ‘ăn’ đa dạng, phong phú trong tiếng việt, ngài khai mở cho các Bạn trẻ về giá trị sống thật, tránh thái sống hời hợt bề ngoài theo kiểu hám danh, đóng kịch… Chung quy tránh tính kiêu căng, một tính xấu uốn cong sự thật và làm cho con người nên lố bịch, hợm hĩnh.
Kế đến cha đưa ra mẫu gương sống khiêm nhường tuyệt với- chính Chúa Giêsu. “Trong khi con người kiêu ngạo muốn vươn lên làm Chúa, thì Thiên Chúa lại khiêm tốn hạ mình xuống làm người. Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống, thì Thiên Chúa cao cả lại hạ mình xuống để nâng con người lên. Hạ mình, đó là con đường của Thiên Chúa. Khiêm nhường, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa”.
Cha giảng lễ chân tình nói với các Bạn trẻ: Trong một xã hội chạy theo bằng cấp, thích đột biến thành siêu sao, người mẫu, nhân tài, thì Lời Chúa Giêsu hôm nay là lời mời gọi. Gọi mời chúng ta thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, gọi mời chúng ta bỏ đi thói xấu thích vun quén để bước vào bàn tiệc Nước Trời, bỏ đi lối sống tô vẽ, đóng kịch để làm cho thế giới này được xây trên an bình và sự thật. Bởi càng cố làm ra vẻ phi thường, cố tạo ra đủ loại người phi thường, hay chỉ quen làm việc với những người phi thường, con người sẽ trở nên tầm thường vì quên cách đối xử với người bình thường, quên cách sống như một người bình thường với những phẩm chất làm người. Như minh định thánh Augustin: “Kiêu ngạo biến các thiên thần thành ma quỷ. Khiêm nhường làm cho con người trở nên các thiên thần”. Khi biết cúi mình xuống, chúng ta dễ nhận ra những thô thiển, tầm thường và khiếm khuyết của đời mình để vươn lên. Khi biết hạ mình xuống, chúng ta dễ mở lòng ra để nhìn thấy những điều tốt đẹp, dễ thương nơi anh chị em để thông cảm. Nhờ đó bàn tiệc cuộc đời sẽ không còn là chỗ tranh giành, đấu đá, hay luồn cúi, trục lợi, nhưng thật sự là bữa ăn chan chứa tình người. Chúa Giêsu đã cúi mình xuống thật thấp, không phải để trở thành người mẫu về đức khiêm nhu, nhưng Ngài đã sống và đã chết trong khiêm hạ vì sự sống và phẩm giá của loài người.
* Nghi thức trao Thánh giá:
Trước khi kết thúc Thánh lễ có nghi thức trao cây Thánh giá cho các Bạn trẻ thuộc Giáo xứ Nghĩa Hiệp, nơi đăng cai tổ chức Đại hội Giới Trẻ hạt.
Nghi thức trao cây thánh giá gọn nhẹ, nhờ kết hợp với lời thánh ca do các Bạn trẻ hát, kết hợp với những cử điệu đơn giản lại tỏa sáng sự thánh thiêng, cảm động
Cha đặc trách Giới Trẻ hạt cho biết; Dự kiến Giới Trẻ hạt sẽ sinh hoạt định kỳ theo quý (3 tháng một lần). Trước khi kiệu Thánh giá đến Giáo xứ theo định kỳ, Cây Thánh giá đang ngự ở giáo xứ nào, giới trẻ xư ấy sẽ quy tụ một ngày trong tuần để đọc kinh và kiệu đến nhà Bạn trẻ khác trong xứ theo tuần.
Đại hội Giới Trẻ đã quy tụ các thành phần Giới Trẻ trong hạt: công nhân, sinh viên- học sinh, viên chức, giáo viên… có thể khác nhau về mặt xã hội nhưng có chung một Đức tin. Chính ở điểm sáng Đức tin Hiệp nhất này, các Bạn trẻ cảm nghiệm rõ hơn, sống động hơn về tình Hiệp thông và yêu thương trong đại gia đình Giáo Hội.
Sau Đại hội, chắc hẳn không ít Bạn trẻ thấy thêm, với Tin Mừng Chúa Giêsu trong hiệp thông Giáo Hội cuộc đời thật đáng yêu, đnag sống và thêm nhiều ý nghĩa.
CÁCH VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TRAO ĐỔI- CHIA SẺ TIẾP Ở CÁC TỔ:
1. Về Đức tin:
- Tôi biết tôi tin ai.
- Đối với Bạn đức giêsu kitô là ai ?
- Ai là mẫu gương cho đời sống của Bạn ?
- Cách sống và bày tỏ Đức tin trong xã hội hôm nay nơi môi trường Bạn đang sống ?
- Làm thế nào để bạn giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho người khác ?
2. Luân lý:
- Bạn nghĩ thế nào về việc sống thử trong hôn nhân?
- Việt Nam là một trong những nước phá thai nhiều, Bạn nghĩ gì? Và có cách nào để bảo vệ sự sống của thai nhi?.
- Bạn nghĩ gì về hôn nhân đồng tính (gay)?
- Những trang mạng xấu, vô luân hiện nay có cách nào ngăn chặn?.
- Ly dị, Bạn nghĩ gì? Đổ vỡ trong hôn nhân, Bạn có phương pháp đề phòng ?
3. Tình yêu:
- Như thế nào là Tình yêu chân chính, theo Bạn ?
- Làm sao biết người đó thương yêu mình thật ?
- Theo Bạn, tiêu chuẩn của người yêu ?
- Cách nào để Bạn giữ được người yêu (chồng/ vợ) tương lai ?
- Làm sao để khi yêu Bạn không mù quáng ?
4. Xã hội và Giáo Hội:
- Bạn nghĩ gì về xã hội hôm nay (luân lý, nhân bản, giáo dục)
- Vấn đề nào Bạn thao thức nơi Giáo Hội?
- Bạn mong gì ở các vị Chủ chăn của mình?
Bạn có kế hoach gì để xây dựng giáo xứ và cộng đoàn nơi Bạn đang sống?
- Nếu Bạn là Linh mục hat tu sĩ trong thời đại hôm nay Bạn có thao thức gì cho Giáo Hội?
Phước Lý
Phước Lý: Trong cả buổi chiều và tối Chúa Nhật ngày đầu tháng Chín (01-9- 2013) các bạn trẻ thuộc Giáo hạt Phước Lý quy tụ về giáo xứ Nghĩa Hiệp cùng nhau tham dự Đại hội Giới Trẻ do cha đặc trách Giới Trẻ và Ban điều hành Giới Trẻ giáo hạt tổ chức.
Nội dung Đại hội chủ yếu giao lưu sinh hoạt, học hỏi chia sẻ. Kết thúc với Thánh lễ Tạ ơn và nghi thức trao Thánh giá.
Xem hình
Mặc dù 15 giờ mới bắt đầu chương trình Đại hội, song mới hơn 14 giờ đã thấy nhiều bạn trẻ ở các Giáo xứ đã hiện diện, rạng rỡ hân hoan. Mỗi bạn trẻ khi đến đăng ký được Ban tổ chức trao dây đeo có cây Thánh giá để đao cổ.
Cha đặc trách Giới Trẻ hạt, cha Gioan B. Nguyễn Bửu Khánh, tân chánh xứ Mỹ Hội đã có mặt ngay từ những giây phút đầu như ‘tiếp lửa’- thêm lời khích lệ cho giới Giới Trẻ.
Trong giờ giao lưu- chia sẻ của cha Đặc trách Giới Trẻ hạt, ngài trinh bày đề tài Sống Đức tin Kitô giáo. Bài Chia sẻ của cha trở nên sống động, thực tế và thu hút các Bạn trẻ khi ngài liên hệ thẳng những hiện trạng xã hội mà Bạn trẻ đang trực diện: trần tục hóa, xu hướng hưởng thụ, ích kỷ...; những vấn đề luân lý liên quan đến Tình yêu, Hôn nhân…
Sau khi giao lưu sinh hoạt- học hỏi chung, các bạn trẻ sẽ sinh hoạt- trao đổi riêng theo tổ (10 tổ). Cha đặc trách đưa ra bốn vần đề chính ( Đức tin – Luân lý – Tình yêu Xã hội và Giáo Hội) với nhiều câu hỏi ngợi ý để giúp các bạn trẻ trao đổi- chia sẻ thêm. Các tổ bốc thăm để biết đề tài tổ chia sẻ.
Buổi tối Đại hội giới trẻ được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ nhiều tiết mục văn nghệ da dang, độc đáo, đầy sáng tạo Giới Trẻ 13 xứ trong Giáo hạt. Kết hợp với các tiết mục, các tổ sẽ nên sân khấu đúc kết giờ chia sẻ- trao đổi riêng của mỗi tổ.
* Thánh lễ Tạ ơn:
Trước Thánh lễ, các Bạn trẻ có 15 phút nghỉ ngơi, chuẩn bị tâm hồn.
19 giờ 15 bắt đầu Thánh lễ đồng tế do cha đặc trách chủ tế.
Ngay trước Thánh lễ, các Bạn trẻ hướng về cuối Nhà thờ, hiệp thông với một số Bạn trẻ đại diện kiệu rước cây Thánh giá lớn, dựng trên gian cung thánh.
Đầu lễ, cha chủ tế nói qua ý nghĩa của cây Thánh giá như biểu tượng Đức tin, đấu chỉ hiện diện của Đấng Cứu Thế. Cha nối kết đại hội Giới Trẻ với Năm Đức tin, với Giáo Hội hoàn vũ, cách riêng hướng về Đại hộ Giới Trẻ Công Giáo quốc tế mới diễn ra tại Braxin và mời gọi các bạn trẻ hãy can đảm sống Đức tin, trong ơn Chúa hãy trở nên những Cây Thánh giá trần thế.
Giàng lễ do cha giáo Phêrô Nguyễn Than Sơn dựa theo Lời Chúa Chúa Nhật 22. Khởi đầu ngài nói qua việc ăn tiệc, cách riêng từ ‘ăn’ đa dạng, phong phú trong tiếng việt, ngài khai mở cho các Bạn trẻ về giá trị sống thật, tránh thái sống hời hợt bề ngoài theo kiểu hám danh, đóng kịch… Chung quy tránh tính kiêu căng, một tính xấu uốn cong sự thật và làm cho con người nên lố bịch, hợm hĩnh.
Kế đến cha đưa ra mẫu gương sống khiêm nhường tuyệt với- chính Chúa Giêsu. “Trong khi con người kiêu ngạo muốn vươn lên làm Chúa, thì Thiên Chúa lại khiêm tốn hạ mình xuống làm người. Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách đạp người khác xuống, thì Thiên Chúa cao cả lại hạ mình xuống để nâng con người lên. Hạ mình, đó là con đường của Thiên Chúa. Khiêm nhường, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa”.
Cha giảng lễ chân tình nói với các Bạn trẻ: Trong một xã hội chạy theo bằng cấp, thích đột biến thành siêu sao, người mẫu, nhân tài, thì Lời Chúa Giêsu hôm nay là lời mời gọi. Gọi mời chúng ta thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, gọi mời chúng ta bỏ đi thói xấu thích vun quén để bước vào bàn tiệc Nước Trời, bỏ đi lối sống tô vẽ, đóng kịch để làm cho thế giới này được xây trên an bình và sự thật. Bởi càng cố làm ra vẻ phi thường, cố tạo ra đủ loại người phi thường, hay chỉ quen làm việc với những người phi thường, con người sẽ trở nên tầm thường vì quên cách đối xử với người bình thường, quên cách sống như một người bình thường với những phẩm chất làm người. Như minh định thánh Augustin: “Kiêu ngạo biến các thiên thần thành ma quỷ. Khiêm nhường làm cho con người trở nên các thiên thần”. Khi biết cúi mình xuống, chúng ta dễ nhận ra những thô thiển, tầm thường và khiếm khuyết của đời mình để vươn lên. Khi biết hạ mình xuống, chúng ta dễ mở lòng ra để nhìn thấy những điều tốt đẹp, dễ thương nơi anh chị em để thông cảm. Nhờ đó bàn tiệc cuộc đời sẽ không còn là chỗ tranh giành, đấu đá, hay luồn cúi, trục lợi, nhưng thật sự là bữa ăn chan chứa tình người. Chúa Giêsu đã cúi mình xuống thật thấp, không phải để trở thành người mẫu về đức khiêm nhu, nhưng Ngài đã sống và đã chết trong khiêm hạ vì sự sống và phẩm giá của loài người.
* Nghi thức trao Thánh giá:
Trước khi kết thúc Thánh lễ có nghi thức trao cây Thánh giá cho các Bạn trẻ thuộc Giáo xứ Nghĩa Hiệp, nơi đăng cai tổ chức Đại hội Giới Trẻ hạt.
Nghi thức trao cây thánh giá gọn nhẹ, nhờ kết hợp với lời thánh ca do các Bạn trẻ hát, kết hợp với những cử điệu đơn giản lại tỏa sáng sự thánh thiêng, cảm động
Cha đặc trách Giới Trẻ hạt cho biết; Dự kiến Giới Trẻ hạt sẽ sinh hoạt định kỳ theo quý (3 tháng một lần). Trước khi kiệu Thánh giá đến Giáo xứ theo định kỳ, Cây Thánh giá đang ngự ở giáo xứ nào, giới trẻ xư ấy sẽ quy tụ một ngày trong tuần để đọc kinh và kiệu đến nhà Bạn trẻ khác trong xứ theo tuần.
Đại hội Giới Trẻ đã quy tụ các thành phần Giới Trẻ trong hạt: công nhân, sinh viên- học sinh, viên chức, giáo viên… có thể khác nhau về mặt xã hội nhưng có chung một Đức tin. Chính ở điểm sáng Đức tin Hiệp nhất này, các Bạn trẻ cảm nghiệm rõ hơn, sống động hơn về tình Hiệp thông và yêu thương trong đại gia đình Giáo Hội.
Sau Đại hội, chắc hẳn không ít Bạn trẻ thấy thêm, với Tin Mừng Chúa Giêsu trong hiệp thông Giáo Hội cuộc đời thật đáng yêu, đnag sống và thêm nhiều ý nghĩa.
CÁCH VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ TRAO ĐỔI- CHIA SẺ TIẾP Ở CÁC TỔ:
1. Về Đức tin:
- Tôi biết tôi tin ai.
- Đối với Bạn đức giêsu kitô là ai ?
- Ai là mẫu gương cho đời sống của Bạn ?
- Cách sống và bày tỏ Đức tin trong xã hội hôm nay nơi môi trường Bạn đang sống ?
- Làm thế nào để bạn giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho người khác ?
2. Luân lý:
- Bạn nghĩ thế nào về việc sống thử trong hôn nhân?
- Việt Nam là một trong những nước phá thai nhiều, Bạn nghĩ gì? Và có cách nào để bảo vệ sự sống của thai nhi?.
- Bạn nghĩ gì về hôn nhân đồng tính (gay)?
- Những trang mạng xấu, vô luân hiện nay có cách nào ngăn chặn?.
- Ly dị, Bạn nghĩ gì? Đổ vỡ trong hôn nhân, Bạn có phương pháp đề phòng ?
3. Tình yêu:
- Như thế nào là Tình yêu chân chính, theo Bạn ?
- Làm sao biết người đó thương yêu mình thật ?
- Theo Bạn, tiêu chuẩn của người yêu ?
- Cách nào để Bạn giữ được người yêu (chồng/ vợ) tương lai ?
- Làm sao để khi yêu Bạn không mù quáng ?
4. Xã hội và Giáo Hội:
- Bạn nghĩ gì về xã hội hôm nay (luân lý, nhân bản, giáo dục)
- Vấn đề nào Bạn thao thức nơi Giáo Hội?
- Bạn mong gì ở các vị Chủ chăn của mình?
Bạn có kế hoach gì để xây dựng giáo xứ và cộng đoàn nơi Bạn đang sống?
- Nếu Bạn là Linh mục hat tu sĩ trong thời đại hôm nay Bạn có thao thức gì cho Giáo Hội?
Phước Lý
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từ chức
Tin Phật Giáo
10:18 02/09/2013
PARIS, ngày 1.9.2013 -- Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Cáo Bạch mà Ngài gửi tới toàn thể chư Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước về quyết định Ngài rút lui và từ nhiệm chức vụ Tăng Thống vì những lý do đạo đức trong nội bộ Hội đồng Lưỡng Viện đối với Hòa thượng Chánh Lạc.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quyết định từ chức, nêu lý do có bất đồng giữa Ngài với các nhân vật thân cận nhất ở trong nước và Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo, là đại diện của Giáo Hội ở hải ngoại.
Trong cáo bạch đề ngày 30 tháng Tám 2013 gửi mọi người, Đức Tăng Thống cho biết chuyện dẫn đến việc Ngài phải quyết định từ chức là vai trò của Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, người được Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công cử tại Đại hội IX tháng 11 năm 2011 là Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, thay thế cho Đức cố Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác lâm trọng bệnh năm ấy.
Cáo bạch cho hay Viện Tăng Thống nhận được rất nhiều lời than trách từ mọi nơi, cho hay Hòa Thượng Chánh Lạc vi phạm một số giới răn của Phật Giáo, ghi rõ là “với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi”.
Trước những bằng chứng này, cuối tháng Tám Đức Tăng Thống dự tính ra quyết định đình chỉ mọi sinh hoạt và những chức vụ trong Giáo Hội của Hòa Thượng Chánh Lạc.
Nhưng Cáo bạch mang chữ ký của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ cho biết thêm vào ngày 28 tháng Tám vừa qua, hai Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống trong nước đã đến gặp Ngài để giải quyết chuyện liên quan đến Hòa Thượng Chánh Lạc.
Trong cuộc thảo luận đó, 2 vị Hòa Thượng này đều nhất quyết lưu giữ Hòa Thượng Chánh Lạc, mời Hòa Thượng vào vai trò Cố Vấn Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo.
Cùng lúc đó, Cáo Bạch viết tiếp, Tổng Thư Ký Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng báo cáo cho Ngài biết là đã thỉnh ý chứ tăng mọi nơi và tất cả đều đồng ý lưu giữ Hòa Thượng Chánh Lạc.
Trước những khác biệt giữa Ngài với các Hòa Thượng đang giữ các vị trí rất quan trọng của Giáo Hội ở trong và ngoài nước, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ quyết định từ chức. Cáo bạch viết rằng kể từ ngày 30 tháng Tám 2013, Ngài không còn liên hệ đến sinh hoạt cũng như không chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì của Giáo Hội.
(Nguồn: http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2129)
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quyết định từ chức, nêu lý do có bất đồng giữa Ngài với các nhân vật thân cận nhất ở trong nước và Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo, là đại diện của Giáo Hội ở hải ngoại.
Trong cáo bạch đề ngày 30 tháng Tám 2013 gửi mọi người, Đức Tăng Thống cho biết chuyện dẫn đến việc Ngài phải quyết định từ chức là vai trò của Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, người được Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công cử tại Đại hội IX tháng 11 năm 2011 là Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, thay thế cho Đức cố Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác lâm trọng bệnh năm ấy.
Cáo bạch cho hay Viện Tăng Thống nhận được rất nhiều lời than trách từ mọi nơi, cho hay Hòa Thượng Chánh Lạc vi phạm một số giới răn của Phật Giáo, ghi rõ là “với những bằng chứng cụ thể, minh bạch không thể chối cãi”.
Trước những bằng chứng này, cuối tháng Tám Đức Tăng Thống dự tính ra quyết định đình chỉ mọi sinh hoạt và những chức vụ trong Giáo Hội của Hòa Thượng Chánh Lạc.
Nhưng Cáo bạch mang chữ ký của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ cho biết thêm vào ngày 28 tháng Tám vừa qua, hai Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Văn Phòng Viện Tăng Thống trong nước đã đến gặp Ngài để giải quyết chuyện liên quan đến Hòa Thượng Chánh Lạc.
Trong cuộc thảo luận đó, 2 vị Hòa Thượng này đều nhất quyết lưu giữ Hòa Thượng Chánh Lạc, mời Hòa Thượng vào vai trò Cố Vấn Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo.
Cùng lúc đó, Cáo Bạch viết tiếp, Tổng Thư Ký Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội tại Hoa Kỳ cũng báo cáo cho Ngài biết là đã thỉnh ý chứ tăng mọi nơi và tất cả đều đồng ý lưu giữ Hòa Thượng Chánh Lạc.
Trước những khác biệt giữa Ngài với các Hòa Thượng đang giữ các vị trí rất quan trọng của Giáo Hội ở trong và ngoài nước, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ quyết định từ chức. Cáo bạch viết rằng kể từ ngày 30 tháng Tám 2013, Ngài không còn liên hệ đến sinh hoạt cũng như không chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì của Giáo Hội.
(Nguồn: http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2129)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Triết học hậu hiện đại và những ảnh hưởng của nó
Tạ Văn Tịnh OP.
08:51 02/09/2013
Triết học hậu hiện đại và những ảnh hưởng của nó
Triết học đã bước sang thời kỳ chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism). Nó xuất hiện như sự phản biện chủ nghĩa hiện đại (Modernism). Trong hơn hai mươi năm qua, chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và nhiều sắc thái ở Tây Âu, bắt đầu từ Pháp rồi Đức, Italia, Thụy sỹ, Hà lan, Anh, Mỹ, sau đó lan sang Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã thể hiện như một “hệ chuẩn” tư duy mới và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đặc biệt là chính trị, văn hóa, luân lý, và ăn sâu vào cảm thức cũng như lối sống của con người. Ở phương Tây, và một số nước phương Đông nó đang như là “mốt sống” và ý thức hệ của xã hội đương đại.
Tư duy hậu hiện đại thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Song, nếu có một cái nhìn chung, đơn nhất và phổ quát thì đó là sự phủ nhận quan điểm logos trong triết học hiện đại, phủ nhận hệ quy chiếu luân lý khách quan, ổn định và những nền tảng siêu hình học đặc thù.
Bản thể luận
Bản thể luận (ontology) là một thuật ngữ triết học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của vũ trụ phổ quát, cũng như những đặc trưng và quy luật của nó. Bản thể luận, xét như một khoa học, thường đồng nghĩa với Siêu hình học (Metaphysics). Đây là một lãnh vực bị bỏ quên trong một thời gian khá lâu do tính cách đối lập của nó với Siêu hình học truyền thống, nhưng nay đang được quan tâm trở lại. Ngày nay, bản thể luận được trân trọng đến độ khoa học tự nhiên cũng nhìn nhận những kế hoạch bản thể chiều sâu, nhưng kế hoạch dựa vào nền tảng hoàn toàn duy nghiệm vẫn chưa chứng minh được đầy đủ, và thỉnh thoảng vẫn gây ra những rắc rối về lý thuyết, như trong tranh luận cơ học lượng tử trên nguyên tắc nhị nguyên sóng phân tử.
Derrida (1930-2004), triết gia Pháp, người sáng lập trường phái Giải cấu trúc (Deconstruction) đưa ra quan điểm thực tại mang tính chất hậu–siêu hình học (Post-metaphysical) và hậu-nền tảng luận (post-foundational). Các quan điểm này đã từ chối một cách dễ dàng nền tảng siêu hình và ý thức truyền thống, đồng thời đề cao ngôn ngữ và những “hàm ẩn” trong nó. Theo ông, tư duy hiện đại đã đặt niềm tin một cách ngây thơ trên những giả định siêu hình – cái làm cơ sở của triết học phương Tây. Mặc dù triết gia này không bác bỏ mọi tuyên xưng về niềm tin vào chân lý, nhưng lý thuyết Giải cấu trúc của ông đã bác bỏ truyền thống siêu hình học vốn được xem là nền tảng của tri thức triết học hiện đại. Điều trớ trêu là lý thuyết Giải cấu trúc của Derrida được giới tri thức hưởng ứng trội vượt. Một cuộc nghiên cứu của John Rawlings tại đại học Standford năm 1999 cho biết trong vòng 12 năm từ 1987 đến 1999 có hơn 400 cuốn sách nghiên cứu lý thuyết Giải cấu trúc và được hơn 500 nghiên cứu sinh ở Mỹ và Anh chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
Các triết gia hậu hiện đại không còn tra vấn ý nghĩa và giá trị của bản thể thế giới nữa. những khám phá về vũ trụ khách quan và nhìn nhận sự hiện hữu của tạo hoá trong triết học truyền thống nhường chỗ cho bức tranh thế giới được nhào nặn bởi chủ quan tính. Điều đó khởi đi từ ảnh hưởng bởi nhiều biến đổi đáng kể trong hầu khắp lĩnh vực của đời sống xã hội bởi phát minh của những lý thuyết phi cổ điển, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai. Dick Higgins đạt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời: “Bằng cách nào tôi có thể lý giải được thế giới mà trong đó tôi là một bộ phận của nó đây? Thế giới này là thế giới nào? Phải làm gì trong đó? bản ngã nào trong vô số bản ngã của tôi sẽ làm việc đó?
Khi tự hỏi: Thế giới này là thế giới nào? Các triết gia hiện đại cùng lúc cảm nhận nhiều thực tại khác nhau vì chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Họ phủ nhận chính mình chỉ có một bản ngã và bản ngã đó là một phần của thế giới. thế giới và bản ngã hiện ra trong nhãn quan mỗi người như một hiện thực đa tầng, đa phương.
Bản thể luận hậu hiện đại mở ra khám phá mới về ngôn ngữ văn hoá, về cảm thức hiện sinh, hệ giá trị nhân văn nơi con người và tinh thần phản kháng quyền lực nơi các trào lưu chính trị, xã hội. Tuy nhiên, nó quá xa rời truyền thống, và như thế thiếu tính vững chắc trong lập luận.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu liên ngành, không dựa trên một bản thể luận theo cách hiểu của triết học truyền thống, nói khác đi nó thiếu một cơ sở làm nền tảng xuất phát cho mọi lý luận.
Nhận thức luận (gnseology) hay tri thức luận là một bộ phận của triết học nghiên cứu các quy luật và các khả năng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức (cảm giác, tri giác, khái niệm...) với thức tại khách quan, nghiên cứu các mức độ và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của nó. Tri thức luận có đối tượng chung hay chất thể (metaria object) là tri thức. Còn đối tượng đặc thù hay mô thể (formal object) là tri thức được nghiên cứu theo quan điểm triết học. Nếu như bản thể luận trả lời cho câu hỏi vũ trụ từ đâu mà có? thì tri thức luận trả lời cho câu hỏi thế giới này tồn tại như thế nào?
Tương tự cách lập luận của vấn đề bản thể, nhận thức luận hậu hiện đại bác bỏ cách hiểu chân lý như sự phản ánh tương đương thực tại, không quy chiếu nào đối với thực tại bên ngoài vượt qua cá nhân, văn hóa làm nền tảng cho một mệnh đề được gọi là đúng. Richard Rorty (1931-) triết gia Mỹ viết: những ai mong muốn đặt sự liên đới vào tính khách quan … phải thừa nhận chân lý như sự tương đương với thực tại … trái lại, những ai mong mốn quy giản tính khách quan về sự liên đới … hãy tin vào cái gì tốt đối với chúng ta. Foucault (1926-1984) viết: chân lý là một điều gì đó của thế giới này.
Lyotard cho rằng thế giới khoa học đang tràn ngập những hình ảnh, viễn tượng, những khái niệm, sự kiện, hoạt động, đó là thế giới của những dòng lưu chuyển thông tin bất tận. Khoa học thông tin đã đạt tới vị trí đầy vinh dự trong bức tranh khoa học cũng như trước đây toán học là nữ hoàng. Máy tính trở thành công cụ biểu tượng của khoa học hậu hiện đại. Thế giới ngày này đang vận hành theo khuynh hướng hỗn độn, bất định, nên tri thức khoa học khó có thể đưa ra một bức tranh thống nhất.
Nhận thức hậu hiện đại nhấn mạnh tính kiến thiết xã hội của chủ thể, chủ trương đa nguyên luận khoa học, mở ra cách tiếp cận mới trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
Vấn đề con người
Chủ nghĩa hiện đại quan niệm về chủ thể, bản ngã như là một thực thể ổn định duy trì suốt đời, bản ngã này được bảo vệ bởi nhiều tầng lớp “mặt nạ” bắt nguồn từ những mong đợi xã hội và từ quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Các tầng lớp “mặt nạ” hỗ trợ cá nhân thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. Các xung đột nội tâm cá nhân là biểu hiện của đòi hỏi về bản ngã chân thật. Do đó, tâm lý học là hành trình khám phá nội tâm, vạch ra các tầng lớp bản sắc bên trong cá nhân. Hành trình khám phá bản sắc chân thật và ý nghĩa của nó phản ánh sự tách biệt rạch ròi giữa chủ thể và đối tượng, giữa bản ngã và thế giới. Trái lại, chủ nghĩa hậu hiện đại lại thừa nhận nhiều bản ngã, do đó có nhiều bản sắc trong sự thể hiện của các bản ngã. Các bản sắc được hình thành từ các diễn ngôn gia đình, giới tính, công việc và tiêu dùng, các diễn ngôn này ảnh hưởng tới chủ thể tính cá nhân.
Những ảnh hưởng
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của bức tranh triết học hậu hiện đại trong xã hội hôm nay. Nó đang dần dần đi vào lối sống và ý thức hệ của con người. Càng ngày phương Tây và những nước giàu sụ càng xa rời truyền thống và những điểm quy chiếu luân lý ổn định, và do đó, xuất hiện nhiều vấn đề. Con người như đang tồn tại trong một thế giới bất định, chủ thể người và sự phân giải các thực thể tâm lý đang đối mặt với tính phân mảnh ngày càng tăng của thực tại. Chủ thể đang “ngập tràn”, “quá tải” bởi hình ảnh, sự kiện, quan hệ xã hội vốn là kết quả của sự gia tăng, bành trướng công nghệ truyền thông toàn cầu. Khuynh hướng toàn cầu hóa làm cho thế giới, một cách nghịch lý, vừa trở nên mở rộng vừa ngày càng chật hẹp trong cảm thức không gian, thời gian. Trong một thế giới như vậy, thay vì đề cao những điểm quy chiếu luân lý nền tảng và truyền thống siêu hình ổn định, lý trí triết học hậu hiện đại lại phủ nhận nó. Đức tin Kitô giáo là một sợi chỉ dệt nên địa lục Âu châu, nhưng người ta đang thống nhất trong việc từ chối hơn là đón nhận nó. Trong đà tục hóa nói chung, con người đang muốn xóa bỏ những biểu hiện và ngay cả những dấu vết Kitô giáo trong sinh hoạt tri thức, văn hóa và xã hội.
Mặt khác, con người quá đề cao lợi nhuận, tiêu dùng, những giá trị thực tại và khuynh hướng tự do cá nhân. Đó là những căn nguyên dẫn đến thái độ dửng dưng hay chống lại các chuẩn mực luân lý, niềm tin và xa rời Thiên Chúa. Chủ nghĩa hậu hiện đại không hướng con người đến những giá trị siêu việt, thay vào đó lại đặt ra quá nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời rõ ràng, chúng trở nên nghiêm trọng hóa bởi các ràng buộc mơ hồ về xã hội, cá nhân và trí tuệ, dẫn đến sự mơ hồ nơi con người về thái độ sống, lý tưởng và tương quan. Văn hoá giờ đây hời hợt và trống rỗng về nhân bản, đạo đức, luân lý, đặc biệt ở các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ...
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang đặt ra nhiều thách thức mới về giá trị đạo đức như: dự án xoá bỏ nhân tính trong điều khiển học, dự án bộ gen người, nhân bản vô tính người, thực phẩm biến đổi gen, những giá trị đạo đức liên quan đến y khoa... các hệ luỵ đạo đức sẽ khó lường nếu khoa học tiếp tục những dự án này. Các nhà khoa học chân chính hay Giáo Hội Công Giáo không phủ nhận tính cần thiến của tiến bộ khoa học, song nghi ngờ và cảnh báo nguy cơ sử dụng các thành tựu khoa học chống lại loài người. Khoa học có đủ khả năng để làm điều gì đó không có nghĩa là nhất thiết phải làm, sự tiến bộ khoa học cần phải đặt trên lợi ích loài người chứ không phải một số người, trên hệ giá trị nhân bản, nhân văn chứ không phải hệ giá trị thực dụng.
Sự kiện sập hầm mỏ ở Chilê (15-08-2010) như là một thực tại làm thức tỉnh phương Tây về sức mạnh tâm linh. Giải cấu trúc của Derrida và lý thuyết của triết học hậu hiện đại dường như vô dụng trong căn hần mù mịt của 33 thợ mỏ. Nơi đó, cuốn Kinh Thánh và cỗ tràng hạt trở thành giá đỡ căn bản. Con người là một chủ thể trong đó có những giai tầng ý nghĩa khác nhau, nhưng khi khốn cùng con người mới trở nên “người” hơn: con người có lý trí và đức tin?
Thiên tai, lũ lụt, động đất, núi lửa phu trào, các thảm hoạ sinh thái trên quy mô toàn cầu, là những sự kiện thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tính hai mặt của khoa học công nghệ hiện đại đối với xã hội, một mặt, nó đóng góp đáng kể vào sự văn minh hoá cuộc sống con người, mặt khác, nó cũng gợi lại nỗi ám ảnh của thời kỳ man rợ, huỷ diệt (bom hạt nhân, ô nhiễm môi trường). “Bước ngoặt ngôn ngữ” do chủ nghĩa hậu hiện đại tạo ra không thể là “bản thể” cũng chẳng phải là nguyên nhân của những sự kiện. Nhưng đó là giới hạn của vũ trụ? Sự trừng phạt của Thượng Đế? Hay hậu quả của con người?
Trung Đông, giờ đây, nát bét bởi sự can thiệp của Mỹ và phương Tây. Đất nước Mỹ hùng mạnh về quan sự, vũ khí và giàu quyền lực, nhưng ở mỗi nơi người Mỹ “thò cái bản tay lông lá” của mình vào là đều tạo ra chia rẽ, hận thù và chết chóc. Vậy thì quyền lực và sức mạnh có vai trò trừng trị, tàn phá hay hoà giải? Một số nước đang phát triển về vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước sức mạnh của các cường quốc “vỏ quý dày thì có móng tay nhọn”. Đất nước Vatican có vai trò gì trước những thù hận và chia rẽ của thế giới hôm nay?
Không thể giới hạn bức tranh triết học hậu hiện đại và những tác động của nó vào hơn vài trang viết. Chủ nghĩa hậu hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng tới thái độ sống, ý thức hệ của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, “bước ngoặt ngôn từ” còn đó những giới hạn về bản thể luận, nhận thức luận, tương quan nhân vị cũng như lý giải sự kiện. Để thủ đắc ý nghĩa, người ta cần hành động, giá đỡ tâm linh và chuẩn mực nền tảng. Một tư tưởng vĩ đại, tự nó, không làm cho một ngọn cỏ bị lay động.
Triết học đã bước sang thời kỳ chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism). Nó xuất hiện như sự phản biện chủ nghĩa hiện đại (Modernism). Trong hơn hai mươi năm qua, chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và nhiều sắc thái ở Tây Âu, bắt đầu từ Pháp rồi Đức, Italia, Thụy sỹ, Hà lan, Anh, Mỹ, sau đó lan sang Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã thể hiện như một “hệ chuẩn” tư duy mới và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đặc biệt là chính trị, văn hóa, luân lý, và ăn sâu vào cảm thức cũng như lối sống của con người. Ở phương Tây, và một số nước phương Đông nó đang như là “mốt sống” và ý thức hệ của xã hội đương đại.
Tư duy hậu hiện đại thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Song, nếu có một cái nhìn chung, đơn nhất và phổ quát thì đó là sự phủ nhận quan điểm logos trong triết học hiện đại, phủ nhận hệ quy chiếu luân lý khách quan, ổn định và những nền tảng siêu hình học đặc thù.
Bản thể luận
Bản thể luận (ontology) là một thuật ngữ triết học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của vũ trụ phổ quát, cũng như những đặc trưng và quy luật của nó. Bản thể luận, xét như một khoa học, thường đồng nghĩa với Siêu hình học (Metaphysics). Đây là một lãnh vực bị bỏ quên trong một thời gian khá lâu do tính cách đối lập của nó với Siêu hình học truyền thống, nhưng nay đang được quan tâm trở lại. Ngày nay, bản thể luận được trân trọng đến độ khoa học tự nhiên cũng nhìn nhận những kế hoạch bản thể chiều sâu, nhưng kế hoạch dựa vào nền tảng hoàn toàn duy nghiệm vẫn chưa chứng minh được đầy đủ, và thỉnh thoảng vẫn gây ra những rắc rối về lý thuyết, như trong tranh luận cơ học lượng tử trên nguyên tắc nhị nguyên sóng phân tử.
Derrida (1930-2004), triết gia Pháp, người sáng lập trường phái Giải cấu trúc (Deconstruction) đưa ra quan điểm thực tại mang tính chất hậu–siêu hình học (Post-metaphysical) và hậu-nền tảng luận (post-foundational). Các quan điểm này đã từ chối một cách dễ dàng nền tảng siêu hình và ý thức truyền thống, đồng thời đề cao ngôn ngữ và những “hàm ẩn” trong nó. Theo ông, tư duy hiện đại đã đặt niềm tin một cách ngây thơ trên những giả định siêu hình – cái làm cơ sở của triết học phương Tây. Mặc dù triết gia này không bác bỏ mọi tuyên xưng về niềm tin vào chân lý, nhưng lý thuyết Giải cấu trúc của ông đã bác bỏ truyền thống siêu hình học vốn được xem là nền tảng của tri thức triết học hiện đại. Điều trớ trêu là lý thuyết Giải cấu trúc của Derrida được giới tri thức hưởng ứng trội vượt. Một cuộc nghiên cứu của John Rawlings tại đại học Standford năm 1999 cho biết trong vòng 12 năm từ 1987 đến 1999 có hơn 400 cuốn sách nghiên cứu lý thuyết Giải cấu trúc và được hơn 500 nghiên cứu sinh ở Mỹ và Anh chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
Các triết gia hậu hiện đại không còn tra vấn ý nghĩa và giá trị của bản thể thế giới nữa. những khám phá về vũ trụ khách quan và nhìn nhận sự hiện hữu của tạo hoá trong triết học truyền thống nhường chỗ cho bức tranh thế giới được nhào nặn bởi chủ quan tính. Điều đó khởi đi từ ảnh hưởng bởi nhiều biến đổi đáng kể trong hầu khắp lĩnh vực của đời sống xã hội bởi phát minh của những lý thuyết phi cổ điển, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai. Dick Higgins đạt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời: “Bằng cách nào tôi có thể lý giải được thế giới mà trong đó tôi là một bộ phận của nó đây? Thế giới này là thế giới nào? Phải làm gì trong đó? bản ngã nào trong vô số bản ngã của tôi sẽ làm việc đó?
Khi tự hỏi: Thế giới này là thế giới nào? Các triết gia hiện đại cùng lúc cảm nhận nhiều thực tại khác nhau vì chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Họ phủ nhận chính mình chỉ có một bản ngã và bản ngã đó là một phần của thế giới. thế giới và bản ngã hiện ra trong nhãn quan mỗi người như một hiện thực đa tầng, đa phương.
Bản thể luận hậu hiện đại mở ra khám phá mới về ngôn ngữ văn hoá, về cảm thức hiện sinh, hệ giá trị nhân văn nơi con người và tinh thần phản kháng quyền lực nơi các trào lưu chính trị, xã hội. Tuy nhiên, nó quá xa rời truyền thống, và như thế thiếu tính vững chắc trong lập luận.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu liên ngành, không dựa trên một bản thể luận theo cách hiểu của triết học truyền thống, nói khác đi nó thiếu một cơ sở làm nền tảng xuất phát cho mọi lý luận.
Nhận thức luận (gnseology) hay tri thức luận là một bộ phận của triết học nghiên cứu các quy luật và các khả năng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức (cảm giác, tri giác, khái niệm...) với thức tại khách quan, nghiên cứu các mức độ và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của nó. Tri thức luận có đối tượng chung hay chất thể (metaria object) là tri thức. Còn đối tượng đặc thù hay mô thể (formal object) là tri thức được nghiên cứu theo quan điểm triết học. Nếu như bản thể luận trả lời cho câu hỏi vũ trụ từ đâu mà có? thì tri thức luận trả lời cho câu hỏi thế giới này tồn tại như thế nào?
Tương tự cách lập luận của vấn đề bản thể, nhận thức luận hậu hiện đại bác bỏ cách hiểu chân lý như sự phản ánh tương đương thực tại, không quy chiếu nào đối với thực tại bên ngoài vượt qua cá nhân, văn hóa làm nền tảng cho một mệnh đề được gọi là đúng. Richard Rorty (1931-) triết gia Mỹ viết: những ai mong muốn đặt sự liên đới vào tính khách quan … phải thừa nhận chân lý như sự tương đương với thực tại … trái lại, những ai mong mốn quy giản tính khách quan về sự liên đới … hãy tin vào cái gì tốt đối với chúng ta. Foucault (1926-1984) viết: chân lý là một điều gì đó của thế giới này.
Lyotard cho rằng thế giới khoa học đang tràn ngập những hình ảnh, viễn tượng, những khái niệm, sự kiện, hoạt động, đó là thế giới của những dòng lưu chuyển thông tin bất tận. Khoa học thông tin đã đạt tới vị trí đầy vinh dự trong bức tranh khoa học cũng như trước đây toán học là nữ hoàng. Máy tính trở thành công cụ biểu tượng của khoa học hậu hiện đại. Thế giới ngày này đang vận hành theo khuynh hướng hỗn độn, bất định, nên tri thức khoa học khó có thể đưa ra một bức tranh thống nhất.
Nhận thức hậu hiện đại nhấn mạnh tính kiến thiết xã hội của chủ thể, chủ trương đa nguyên luận khoa học, mở ra cách tiếp cận mới trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
Vấn đề con người
Chủ nghĩa hiện đại quan niệm về chủ thể, bản ngã như là một thực thể ổn định duy trì suốt đời, bản ngã này được bảo vệ bởi nhiều tầng lớp “mặt nạ” bắt nguồn từ những mong đợi xã hội và từ quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Các tầng lớp “mặt nạ” hỗ trợ cá nhân thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. Các xung đột nội tâm cá nhân là biểu hiện của đòi hỏi về bản ngã chân thật. Do đó, tâm lý học là hành trình khám phá nội tâm, vạch ra các tầng lớp bản sắc bên trong cá nhân. Hành trình khám phá bản sắc chân thật và ý nghĩa của nó phản ánh sự tách biệt rạch ròi giữa chủ thể và đối tượng, giữa bản ngã và thế giới. Trái lại, chủ nghĩa hậu hiện đại lại thừa nhận nhiều bản ngã, do đó có nhiều bản sắc trong sự thể hiện của các bản ngã. Các bản sắc được hình thành từ các diễn ngôn gia đình, giới tính, công việc và tiêu dùng, các diễn ngôn này ảnh hưởng tới chủ thể tính cá nhân.
Những ảnh hưởng
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của bức tranh triết học hậu hiện đại trong xã hội hôm nay. Nó đang dần dần đi vào lối sống và ý thức hệ của con người. Càng ngày phương Tây và những nước giàu sụ càng xa rời truyền thống và những điểm quy chiếu luân lý ổn định, và do đó, xuất hiện nhiều vấn đề. Con người như đang tồn tại trong một thế giới bất định, chủ thể người và sự phân giải các thực thể tâm lý đang đối mặt với tính phân mảnh ngày càng tăng của thực tại. Chủ thể đang “ngập tràn”, “quá tải” bởi hình ảnh, sự kiện, quan hệ xã hội vốn là kết quả của sự gia tăng, bành trướng công nghệ truyền thông toàn cầu. Khuynh hướng toàn cầu hóa làm cho thế giới, một cách nghịch lý, vừa trở nên mở rộng vừa ngày càng chật hẹp trong cảm thức không gian, thời gian. Trong một thế giới như vậy, thay vì đề cao những điểm quy chiếu luân lý nền tảng và truyền thống siêu hình ổn định, lý trí triết học hậu hiện đại lại phủ nhận nó. Đức tin Kitô giáo là một sợi chỉ dệt nên địa lục Âu châu, nhưng người ta đang thống nhất trong việc từ chối hơn là đón nhận nó. Trong đà tục hóa nói chung, con người đang muốn xóa bỏ những biểu hiện và ngay cả những dấu vết Kitô giáo trong sinh hoạt tri thức, văn hóa và xã hội.
Mặt khác, con người quá đề cao lợi nhuận, tiêu dùng, những giá trị thực tại và khuynh hướng tự do cá nhân. Đó là những căn nguyên dẫn đến thái độ dửng dưng hay chống lại các chuẩn mực luân lý, niềm tin và xa rời Thiên Chúa. Chủ nghĩa hậu hiện đại không hướng con người đến những giá trị siêu việt, thay vào đó lại đặt ra quá nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời rõ ràng, chúng trở nên nghiêm trọng hóa bởi các ràng buộc mơ hồ về xã hội, cá nhân và trí tuệ, dẫn đến sự mơ hồ nơi con người về thái độ sống, lý tưởng và tương quan. Văn hoá giờ đây hời hợt và trống rỗng về nhân bản, đạo đức, luân lý, đặc biệt ở các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ...
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang đặt ra nhiều thách thức mới về giá trị đạo đức như: dự án xoá bỏ nhân tính trong điều khiển học, dự án bộ gen người, nhân bản vô tính người, thực phẩm biến đổi gen, những giá trị đạo đức liên quan đến y khoa... các hệ luỵ đạo đức sẽ khó lường nếu khoa học tiếp tục những dự án này. Các nhà khoa học chân chính hay Giáo Hội Công Giáo không phủ nhận tính cần thiến của tiến bộ khoa học, song nghi ngờ và cảnh báo nguy cơ sử dụng các thành tựu khoa học chống lại loài người. Khoa học có đủ khả năng để làm điều gì đó không có nghĩa là nhất thiết phải làm, sự tiến bộ khoa học cần phải đặt trên lợi ích loài người chứ không phải một số người, trên hệ giá trị nhân bản, nhân văn chứ không phải hệ giá trị thực dụng.
Sự kiện sập hầm mỏ ở Chilê (15-08-2010) như là một thực tại làm thức tỉnh phương Tây về sức mạnh tâm linh. Giải cấu trúc của Derrida và lý thuyết của triết học hậu hiện đại dường như vô dụng trong căn hần mù mịt của 33 thợ mỏ. Nơi đó, cuốn Kinh Thánh và cỗ tràng hạt trở thành giá đỡ căn bản. Con người là một chủ thể trong đó có những giai tầng ý nghĩa khác nhau, nhưng khi khốn cùng con người mới trở nên “người” hơn: con người có lý trí và đức tin?
Thiên tai, lũ lụt, động đất, núi lửa phu trào, các thảm hoạ sinh thái trên quy mô toàn cầu, là những sự kiện thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tính hai mặt của khoa học công nghệ hiện đại đối với xã hội, một mặt, nó đóng góp đáng kể vào sự văn minh hoá cuộc sống con người, mặt khác, nó cũng gợi lại nỗi ám ảnh của thời kỳ man rợ, huỷ diệt (bom hạt nhân, ô nhiễm môi trường). “Bước ngoặt ngôn ngữ” do chủ nghĩa hậu hiện đại tạo ra không thể là “bản thể” cũng chẳng phải là nguyên nhân của những sự kiện. Nhưng đó là giới hạn của vũ trụ? Sự trừng phạt của Thượng Đế? Hay hậu quả của con người?
Trung Đông, giờ đây, nát bét bởi sự can thiệp của Mỹ và phương Tây. Đất nước Mỹ hùng mạnh về quan sự, vũ khí và giàu quyền lực, nhưng ở mỗi nơi người Mỹ “thò cái bản tay lông lá” của mình vào là đều tạo ra chia rẽ, hận thù và chết chóc. Vậy thì quyền lực và sức mạnh có vai trò trừng trị, tàn phá hay hoà giải? Một số nước đang phát triển về vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước sức mạnh của các cường quốc “vỏ quý dày thì có móng tay nhọn”. Đất nước Vatican có vai trò gì trước những thù hận và chia rẽ của thế giới hôm nay?
Không thể giới hạn bức tranh triết học hậu hiện đại và những tác động của nó vào hơn vài trang viết. Chủ nghĩa hậu hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng tới thái độ sống, ý thức hệ của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, “bước ngoặt ngôn từ” còn đó những giới hạn về bản thể luận, nhận thức luận, tương quan nhân vị cũng như lý giải sự kiện. Để thủ đắc ý nghĩa, người ta cần hành động, giá đỡ tâm linh và chuẩn mực nền tảng. Một tư tưởng vĩ đại, tự nó, không làm cho một ngọn cỏ bị lay động.
Văn Hóa
Người giữ lửa truyền giáo
Anmai, CSsR
08:49 02/09/2013
NGƯỜI GIỮ LỬA TRUYỀN GIÁO
Truyền Giáo là bản chất cũng là nhiệm vụ của Giáo Hội. Từ thời sơ khai, Chúa Giêsu mời gọi hay nói cách khác là ra lệnh truyền cho các môn đệ. Ngày xưa và ngày nay vẫn thế, hơn bao giờ hết lời mời gọi ấy vẫn còn mới và vẫn là thao thức của những người môn đệ của Thầy Chí Thánh.
Lần nọ, có cơ may ở gần bên một Đức Cha sống ở giáo phận đặc biệt kia có nhiều giáo xứ, giáo điểm truyền giáo. Gần như cả ngày hôm ấy, tôi phần nào hiểu thêm lòng của Đức Cha, đặc biệt về sứ mạng truyền giáo. Khó có thể hình dung được ở cái tuổi gần nghỉ hưu nhưng ngọn lửa truyền giáo vẫn cháy bừng trong Đức Cha.
Không chỉ nói nhưng Đức Cha đã sống, đã thực thi sứ mạng truyền giáo của mình mọi lúc mọi nơi có thể được. Chắc không cần phải đánh bóng tên tuổi hay cũng chẳng cần xông hương chúc tụng, ít nhiều gì khá nhều người biết được lòng hăng say nhiệt thành của Ngài trong sứ mạng mục tử, cách riêng cho những anh chị em lương dân nghèo và đặc biệt anh chị em dân tộc thiểu số.
Những đại Lễ, những dịp đặc biệt trong năm Phụng Vụ, người ta ít bao giờ thấy Đức Cha đó hiện diện ở Tòa Giám Mục hay các nhà thờ lớn mà Đức Cha lại hiện diện ở những vùng nghèo, những vùng có sự hiện diện của anh chị em dân tộc thiểu số. Cách đây vài năm, mừng Đại Lễ Giáng Sinh, Đức Cha đã vào làng dân tộc, cùng ăn, cùng ở và cùng sống với họ.
Trong lần gặp gỡ ấy, Đức Cha bộc bạch cho chúng tôi về suy nghĩ cũng như ý định của Đức Cha.
Chuyện là đi về Sài Gòn có việc, Đức Cha được đi ngang nhiều cao ốc đã xây xong và những cao ốc đang dần dần hoàn thiện và Đức Cha nghĩ ngay đến việc truyền giáo.
Đức Cha nói : "Ai cho tớ mượn tiền hay giúp tớ thì càng tốt. Tớ nghĩ như thế này, trong các cao ốc đó, tớ mua 3 căn hộ và nối liền lại với nhau, nếu như ở tầng trệt càng tốt. 3 căn hộ đó gộp lại và tớ nhờ các sơ mở lớp dạy trẻ cho những hộ dân ở chung cư đó từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thứ Bảy và Chúa Nhật thì nơi đó biến thành nơi dạy giáo lý và có thể dâng Lễ ở đó. Không phân biệt lương giáo trong chung cư hay tòa nhà đó. Họ gửi con cho mình, mình giúp họ giáo dục con cái, giúp học Giáo Lý và sinh hoạt Phụng Vụ luôn thì hay lắm ..."
Đức Cha đang say sưa với thao thức của mình thì đến giờ đi vì có hẹn.
Trước đó, trên xe về nghỉ trưa thì Đức Cha cũng đã nói thao thức này rồi.
Lòng người đam mê sứ vụ truyền giáo là như thế đó.
Tiếp với tâm tình của Đức Cha, ngày hôm ấy tôi cũng thưa với Đức Cha suy nghĩ nhỏ bé của tôi là : "Thưa Đức Cha, khi con đi ngang các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Sóng Thần, Linh Trung, Tây Bắc Củ Chi, Amata, Tân Thuận ... hay vùng Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh đang dần dần phát triển con thấy thèm có những lô đất nho nhỏ thôi vì không dám mơ ước lớn vì đất dạo này quá đắt. Có những lô đất nhỏ đủ để làm cái nhà tiền chế để có thể quy tụ anh chị em di dân hàng tuần có thể về đó dự Lễ hay học giáo lý hay sinh hoạt chung với nhau thì tốt lắm".
Tâm tình này không phải gặp Đức Cha tôi mới nói nhưng tôi cũng đã chia sẻ với một số người có dịp chia sẻ.
Đi ngang nhiều khu công nghiệp có cả ngàn cả vạn công nhân đang tạm cư để tìm kế sinh nhai thấy thương lắm. Vì hoàn cảnh, anh chị em di dân đã vào đây để sinh sống. Những vùng ấy hiếm có nhà thờ gần nơi họ ở nên cũng khó lòng để giữ đạo. Đi làm về quá mệt cũng như không có phương tiện thì việc đến nhà thờ thì quả thật việc giữ đạo cũng là một thách đố lớn.
Chia tay với Đức Cha nhưng thao thức và lòng của Đức Cha về sứ mạng truyền giáo vẫn còn đó. Thao thức về những căn hộ biến thành nơi giáo dục con người về tri thức cũng như sống đạo và giữ đạo là một thao thức hết sức thực tế và cũng để trở thành hiện thực nếu như có nhiều người rộng lòng chia sẻ.
Chẳng có tài mà cũng chẳng có sức, thôi thì thêm lời cầu nguyện để cho những tâm hồn cháy bừng lửa truyền giáo như Đức Cha kia ở vùng cao được cháy bừng lên.
Và, cũng ước mong ai đó có tấm lòng rộng mở để cùng chung tay góp công góp của hay lời cầu nguyện để cho thao thức của Đức Cha được thành hiện thực để Nước Cha ngày càng lan rộng, đặc biệt trên quê hương đất nước hình chữ S thân yêu này.
Anmai, CSsR
Truyền Giáo là bản chất cũng là nhiệm vụ của Giáo Hội. Từ thời sơ khai, Chúa Giêsu mời gọi hay nói cách khác là ra lệnh truyền cho các môn đệ. Ngày xưa và ngày nay vẫn thế, hơn bao giờ hết lời mời gọi ấy vẫn còn mới và vẫn là thao thức của những người môn đệ của Thầy Chí Thánh.
Lần nọ, có cơ may ở gần bên một Đức Cha sống ở giáo phận đặc biệt kia có nhiều giáo xứ, giáo điểm truyền giáo. Gần như cả ngày hôm ấy, tôi phần nào hiểu thêm lòng của Đức Cha, đặc biệt về sứ mạng truyền giáo. Khó có thể hình dung được ở cái tuổi gần nghỉ hưu nhưng ngọn lửa truyền giáo vẫn cháy bừng trong Đức Cha.
Không chỉ nói nhưng Đức Cha đã sống, đã thực thi sứ mạng truyền giáo của mình mọi lúc mọi nơi có thể được. Chắc không cần phải đánh bóng tên tuổi hay cũng chẳng cần xông hương chúc tụng, ít nhiều gì khá nhều người biết được lòng hăng say nhiệt thành của Ngài trong sứ mạng mục tử, cách riêng cho những anh chị em lương dân nghèo và đặc biệt anh chị em dân tộc thiểu số.
Những đại Lễ, những dịp đặc biệt trong năm Phụng Vụ, người ta ít bao giờ thấy Đức Cha đó hiện diện ở Tòa Giám Mục hay các nhà thờ lớn mà Đức Cha lại hiện diện ở những vùng nghèo, những vùng có sự hiện diện của anh chị em dân tộc thiểu số. Cách đây vài năm, mừng Đại Lễ Giáng Sinh, Đức Cha đã vào làng dân tộc, cùng ăn, cùng ở và cùng sống với họ.
Trong lần gặp gỡ ấy, Đức Cha bộc bạch cho chúng tôi về suy nghĩ cũng như ý định của Đức Cha.
Chuyện là đi về Sài Gòn có việc, Đức Cha được đi ngang nhiều cao ốc đã xây xong và những cao ốc đang dần dần hoàn thiện và Đức Cha nghĩ ngay đến việc truyền giáo.
Đức Cha nói : "Ai cho tớ mượn tiền hay giúp tớ thì càng tốt. Tớ nghĩ như thế này, trong các cao ốc đó, tớ mua 3 căn hộ và nối liền lại với nhau, nếu như ở tầng trệt càng tốt. 3 căn hộ đó gộp lại và tớ nhờ các sơ mở lớp dạy trẻ cho những hộ dân ở chung cư đó từ thứ Hai đến thứ Sáu. Thứ Bảy và Chúa Nhật thì nơi đó biến thành nơi dạy giáo lý và có thể dâng Lễ ở đó. Không phân biệt lương giáo trong chung cư hay tòa nhà đó. Họ gửi con cho mình, mình giúp họ giáo dục con cái, giúp học Giáo Lý và sinh hoạt Phụng Vụ luôn thì hay lắm ..."
Đức Cha đang say sưa với thao thức của mình thì đến giờ đi vì có hẹn.
Trước đó, trên xe về nghỉ trưa thì Đức Cha cũng đã nói thao thức này rồi.
Lòng người đam mê sứ vụ truyền giáo là như thế đó.
Tiếp với tâm tình của Đức Cha, ngày hôm ấy tôi cũng thưa với Đức Cha suy nghĩ nhỏ bé của tôi là : "Thưa Đức Cha, khi con đi ngang các khu công nghiệp như Nhơn Trạch, Sóng Thần, Linh Trung, Tây Bắc Củ Chi, Amata, Tân Thuận ... hay vùng Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh đang dần dần phát triển con thấy thèm có những lô đất nho nhỏ thôi vì không dám mơ ước lớn vì đất dạo này quá đắt. Có những lô đất nhỏ đủ để làm cái nhà tiền chế để có thể quy tụ anh chị em di dân hàng tuần có thể về đó dự Lễ hay học giáo lý hay sinh hoạt chung với nhau thì tốt lắm".
Tâm tình này không phải gặp Đức Cha tôi mới nói nhưng tôi cũng đã chia sẻ với một số người có dịp chia sẻ.
Đi ngang nhiều khu công nghiệp có cả ngàn cả vạn công nhân đang tạm cư để tìm kế sinh nhai thấy thương lắm. Vì hoàn cảnh, anh chị em di dân đã vào đây để sinh sống. Những vùng ấy hiếm có nhà thờ gần nơi họ ở nên cũng khó lòng để giữ đạo. Đi làm về quá mệt cũng như không có phương tiện thì việc đến nhà thờ thì quả thật việc giữ đạo cũng là một thách đố lớn.
Chia tay với Đức Cha nhưng thao thức và lòng của Đức Cha về sứ mạng truyền giáo vẫn còn đó. Thao thức về những căn hộ biến thành nơi giáo dục con người về tri thức cũng như sống đạo và giữ đạo là một thao thức hết sức thực tế và cũng để trở thành hiện thực nếu như có nhiều người rộng lòng chia sẻ.
Chẳng có tài mà cũng chẳng có sức, thôi thì thêm lời cầu nguyện để cho những tâm hồn cháy bừng lửa truyền giáo như Đức Cha kia ở vùng cao được cháy bừng lên.
Và, cũng ước mong ai đó có tấm lòng rộng mở để cùng chung tay góp công góp của hay lời cầu nguyện để cho thao thức của Đức Cha được thành hiện thực để Nước Cha ngày càng lan rộng, đặc biệt trên quê hương đất nước hình chữ S thân yêu này.
Anmai, CSsR
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Võng Trưa Hè
Nguyễn Ngọc Liên
21:13 02/09/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đố ai ngồi võng không đưa,
Ru con không hát ầu ơ đôi bài.
(Ca dao)