Phụng Vụ - Mục Vụ
Gang Tấc
Lm Vũđình Tường
06:14 02/09/2010
Càng về già người ta càng cảm thấy cuộc đời vắn gọn. Một ngày đi qua không bao giờ trở lại. Con người bất lực với thời gian. Thời gian vẫn trôi và không tài nào làm cho thời gian ngừng trôi hay kéo nó chậm lại. Người lớn tuổi còn diễn tả đời người có là bao, vắn gọn như gang tấc. Chủ thuyết hiện sinh dùng tư tưởng bi quan - cuộc đời vắn gọn- khuyến khích ăn chơi cho thoả chí trước khi tận số. Nếu không sẽ bị chết mà chưa kịp ăn chơi. Quan niệm đáng buồn. Chết là hết, là về với lòng đất, thành thân cát bụi. Kitô giáo tin chết là tái sinh về với Đấng tạo dựng nên ta. Chết không phải là hết mà là trở về, được sống cuộc sống tốt đẹp, trường cửu đầy bình an.
Sống hiện tại
Tuổi trẻ quan tâm đến hiện tại nhiều hơn là lo lắng về tương lai. Nếu có nhận thức thời gian qua mau cũng chỉ là lời than cuộc vui chóng tàn, trời mau sáng, đêm bay nhanh.
Thời gian với tuổi trẻ là thời gian hiện tại, trong khi tuổi cao niên nói về thời gian là nói về tương lai. Với tuổi trẻ ngày qua mau, đêm chóng tàn. Vì sống trong hiện tại, người trẻ sung sức, họ lầm tưởng sức khoẻ không bao giờ tàn; lực dồi dào, giẻo dai chẳng hề cạn. Cần giấc ngủ ngắn hoặc nghỉ chốc lát là đủ phong độ tiếp tục cuộc chơi. Hiểu lầm này khiến giới trẻ ăn chơi trác táng, phung phí sức khoẻ, tiền tài. Kẻ xấu lợi dụng giới trẻ kinh doanh, làm tiền. Họ ráo riết quảng cáo mong thu hút giới trẻ lao vào thú tiêu khiển, bất kể đến luân lí, đạo đức, an sinh xã hội và sự sống con người. Người tốt hỗ trợ lối sống nhân bản ngày đêm lo tìm cách hướng dẫn, giải thích thức tỉnh phụ huynh hoặc người có trách nhiệm tìm cách ngăn ngừa. Họ quan ngại, lo lắng cho tương lai con người, đề ra cách ngăn ngừa như tăng thuế tiêu thụ, giới hạn tuổi, thời gian mở cửa.
Thích sống
Người ta không diễn tả thời gian qua hình ảnh chạy, nhảy hay phóng mà là trôi. Trôi thường là chậm chạp, từ từ trôi thế mà con người vẫn cảm thấy thời gian qua mau. Thời gian dùng làm mức đo cuộc sống. Học sinh học tính theo giờ. Công nhân làm việc tính theo giờ. Thợ kéo dài công việc tăng giờ tính thêm tiền. Đời sống tâm linh người ta cũng tính giờ. Đến nhà thờ đúng giờ để khỏi phí. Số khác viện lí do đến trễ về sớm. Phê bình nói nhiều, giảng dài có lịch sử từ ngàn xưa. Phong trào này nay vẫn còn thịnh. Gian lận giờ khi cầu nguyện rất phổ thông trong mọi giới. Người ta tính giờ khá kĩ cho Chúa. Trong khi thời gian cho chính mình dường như nhiều mấy cũng vẫn chưa hài lòng, vẫn thiếu.
Ham sống lâu để ăn chơi cũng lắm. Ham sống lâu, trường thọ, yêu quí sự sống mình, tôn trọng và bảo vệ sự sống tha nhân cũng nhiều. Trường hợp sau là trường hợp tốt lành cần khuyến khích, hỗ trợ.
Đức Kitô hiểu rõ lòng người khát khao, ước mơ, cuộc sống vĩnh cửu. Thúc đẩy bởi tình thương dạt dào dành riêng cho con người. Hơn nữa không muốn thấy hình ảnh Chúa nơi loài thụ tạo bị lu mờ vì tội lỗi, xa đoạ. Qua bao thế hệ, Chúa dùng tiên tri, ngôn sứ, đời sống thánh nhân, dậy con người về cuộc sống vĩnh cửu. Cuối cùng Ngài sai chính Con Một là Đức Kitô đến trần gian hoàn thành mỹ mãn chương trình cứu chuộc. Ngài đến dậy dỗ con người về cuộc sống trường sinh. Ngài tạo ra con đường cho những ai thực sự ham chuộng cuộc sống trường sinh qua tuyên ngôn:
Thầy là đường.
Con người bó tay không thể kéo dài sự sống. Đầu hàng không thể làm co giãn thời gian. Con người bất lực tự cứu chính mình. Chúa là Đấng duy nhất làm chủ sự sống.
Ai muốn sống trường sinh chỉ có một con đường, con đường Đấng Cứu Thế vạch ra và chỉ lối cho ai tự nguyện, dấn thân bước theo. Ngoài ra không còn đường nào khác, cũng chẳng ai làm được việc đó. Nếu có phàm nhân nào làm được Đức Kitô đã không xuống thế. Ngài xuống vì không phàm nhân nào thay được.
Đời vĩnh cửu
Thánh vịnh ca tụng cuộc sống trường sinh Chúa ban khi con người kết liên đời mình với Chúa vì Ngài làm chủ thời gian. Ngài là nơi trú ẩn cho ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Điều người trần thế khát khao nhưng bất lực. Chúa làm cho toại nguyện, thoả lòng - kéo dài thời gian - ngàn năm trần thế sánh bằng phút giây nước trời. Đêm năm canh, ngày sáu khắc nhân với một ngàn lần số ngày con người sống trên trần gian sẽ tạm hiểu cuộc sống trường sinh. Một con số vô tận. Thánh vịnh còn diễn tả cuộc sống trường sinh, ngày ngày no say tình Chúa từ sáng tinh sương, vui ca hưởng lòng nhân hậu Chúa trải qua bao thế hệ.
Nghĩa tử
Thánh Phaolô tông đồ trong thư gởi cho tín hữu Philêmon cho biết phương cách chiếm đoạt cuộc sống trường sinh là chọn sống tự do trong Chúa. Trong Ngài không còn nô lệ mà hoàn toàn tự do vì họ được Chúa bảo vệ, giữ gìn như con ngươi trong mắt Ngài. Không còn vấp ngã vì bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa.
Theo Chúa
Đức Kitô cho biết để có cuộc sống trường sinh người đó phải yêu mến, thiết tha với cuộc sống đó bằng cách từ bỏ cuộc sống trần thế. Từ bỏ để đi theo, làm môn đệ. Môn đệ trung tín luôn sát gót theo Thầy. Thầy ở đâu, trò ở đó. Môn đệ trung tín lắng nghe, sống thực hiện điều Thầy dậy. Vinh quang trần thế - Đức Kitô kêu gọi từ bỏ chúng ta lại thích có. Vác thập giá cuộc đời bước theo - Đức Kitô kêu gọi vác chúng ta lại muốn từ bỏ. Từ bỏ í mình để liên kiết nối liền đời ta với Chúa và đó là con đường dẫn đến cuộc sống trường sinh.
Sống hiện tại
Tuổi trẻ quan tâm đến hiện tại nhiều hơn là lo lắng về tương lai. Nếu có nhận thức thời gian qua mau cũng chỉ là lời than cuộc vui chóng tàn, trời mau sáng, đêm bay nhanh.
Thời gian với tuổi trẻ là thời gian hiện tại, trong khi tuổi cao niên nói về thời gian là nói về tương lai. Với tuổi trẻ ngày qua mau, đêm chóng tàn. Vì sống trong hiện tại, người trẻ sung sức, họ lầm tưởng sức khoẻ không bao giờ tàn; lực dồi dào, giẻo dai chẳng hề cạn. Cần giấc ngủ ngắn hoặc nghỉ chốc lát là đủ phong độ tiếp tục cuộc chơi. Hiểu lầm này khiến giới trẻ ăn chơi trác táng, phung phí sức khoẻ, tiền tài. Kẻ xấu lợi dụng giới trẻ kinh doanh, làm tiền. Họ ráo riết quảng cáo mong thu hút giới trẻ lao vào thú tiêu khiển, bất kể đến luân lí, đạo đức, an sinh xã hội và sự sống con người. Người tốt hỗ trợ lối sống nhân bản ngày đêm lo tìm cách hướng dẫn, giải thích thức tỉnh phụ huynh hoặc người có trách nhiệm tìm cách ngăn ngừa. Họ quan ngại, lo lắng cho tương lai con người, đề ra cách ngăn ngừa như tăng thuế tiêu thụ, giới hạn tuổi, thời gian mở cửa.
Thích sống
Người ta không diễn tả thời gian qua hình ảnh chạy, nhảy hay phóng mà là trôi. Trôi thường là chậm chạp, từ từ trôi thế mà con người vẫn cảm thấy thời gian qua mau. Thời gian dùng làm mức đo cuộc sống. Học sinh học tính theo giờ. Công nhân làm việc tính theo giờ. Thợ kéo dài công việc tăng giờ tính thêm tiền. Đời sống tâm linh người ta cũng tính giờ. Đến nhà thờ đúng giờ để khỏi phí. Số khác viện lí do đến trễ về sớm. Phê bình nói nhiều, giảng dài có lịch sử từ ngàn xưa. Phong trào này nay vẫn còn thịnh. Gian lận giờ khi cầu nguyện rất phổ thông trong mọi giới. Người ta tính giờ khá kĩ cho Chúa. Trong khi thời gian cho chính mình dường như nhiều mấy cũng vẫn chưa hài lòng, vẫn thiếu.
Ham sống lâu để ăn chơi cũng lắm. Ham sống lâu, trường thọ, yêu quí sự sống mình, tôn trọng và bảo vệ sự sống tha nhân cũng nhiều. Trường hợp sau là trường hợp tốt lành cần khuyến khích, hỗ trợ.
Đức Kitô hiểu rõ lòng người khát khao, ước mơ, cuộc sống vĩnh cửu. Thúc đẩy bởi tình thương dạt dào dành riêng cho con người. Hơn nữa không muốn thấy hình ảnh Chúa nơi loài thụ tạo bị lu mờ vì tội lỗi, xa đoạ. Qua bao thế hệ, Chúa dùng tiên tri, ngôn sứ, đời sống thánh nhân, dậy con người về cuộc sống vĩnh cửu. Cuối cùng Ngài sai chính Con Một là Đức Kitô đến trần gian hoàn thành mỹ mãn chương trình cứu chuộc. Ngài đến dậy dỗ con người về cuộc sống trường sinh. Ngài tạo ra con đường cho những ai thực sự ham chuộng cuộc sống trường sinh qua tuyên ngôn:
Thầy là đường.
Con người bó tay không thể kéo dài sự sống. Đầu hàng không thể làm co giãn thời gian. Con người bất lực tự cứu chính mình. Chúa là Đấng duy nhất làm chủ sự sống.
Ai muốn sống trường sinh chỉ có một con đường, con đường Đấng Cứu Thế vạch ra và chỉ lối cho ai tự nguyện, dấn thân bước theo. Ngoài ra không còn đường nào khác, cũng chẳng ai làm được việc đó. Nếu có phàm nhân nào làm được Đức Kitô đã không xuống thế. Ngài xuống vì không phàm nhân nào thay được.
Đời vĩnh cửu
Thánh vịnh ca tụng cuộc sống trường sinh Chúa ban khi con người kết liên đời mình với Chúa vì Ngài làm chủ thời gian. Ngài là nơi trú ẩn cho ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Điều người trần thế khát khao nhưng bất lực. Chúa làm cho toại nguyện, thoả lòng - kéo dài thời gian - ngàn năm trần thế sánh bằng phút giây nước trời. Đêm năm canh, ngày sáu khắc nhân với một ngàn lần số ngày con người sống trên trần gian sẽ tạm hiểu cuộc sống trường sinh. Một con số vô tận. Thánh vịnh còn diễn tả cuộc sống trường sinh, ngày ngày no say tình Chúa từ sáng tinh sương, vui ca hưởng lòng nhân hậu Chúa trải qua bao thế hệ.
Nghĩa tử
Thánh Phaolô tông đồ trong thư gởi cho tín hữu Philêmon cho biết phương cách chiếm đoạt cuộc sống trường sinh là chọn sống tự do trong Chúa. Trong Ngài không còn nô lệ mà hoàn toàn tự do vì họ được Chúa bảo vệ, giữ gìn như con ngươi trong mắt Ngài. Không còn vấp ngã vì bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa.
Theo Chúa
Đức Kitô cho biết để có cuộc sống trường sinh người đó phải yêu mến, thiết tha với cuộc sống đó bằng cách từ bỏ cuộc sống trần thế. Từ bỏ để đi theo, làm môn đệ. Môn đệ trung tín luôn sát gót theo Thầy. Thầy ở đâu, trò ở đó. Môn đệ trung tín lắng nghe, sống thực hiện điều Thầy dậy. Vinh quang trần thế - Đức Kitô kêu gọi từ bỏ chúng ta lại thích có. Vác thập giá cuộc đời bước theo - Đức Kitô kêu gọi vác chúng ta lại muốn từ bỏ. Từ bỏ í mình để liên kiết nối liền đời ta với Chúa và đó là con đường dẫn đến cuộc sống trường sinh.
Ai Hiểu Sự Thiên Chúa Muốn?
Tuyết Mai
09:43 02/09/2010
Chúa Nhật 23 Thường Niên
Ai trong loài người có thể biết được ý định của Thiên Chúa? Hay ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn? Vì những ý tưởng của loài hay chết thì mập mờ, và những dự định của chúng tôi đều không chắc chắn. Vì xác hay hư nát làm cho linh hồn ra nặng nề, và nhà bụi đất làm cho lý trí hay lo lắng nhiều điều ra nặng nề. (Kn 9, 13-18).
Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi trên thì ít ra sẽ có rất ít người phạm tội hay mắc lỗi cùng Chúa!? Bởi hết thảy chúng ta loài người là thứ hay chết nên nhiều ý tưởng cứ ra mập mờ!? Và rất phải khi thân xác chúng ta luôn được chìu chuộng thì linh hồn không ra nặng nề làm sao được cơ chứ!? Và căn nhà bụi đất mà chúng ta cứ phải khư khư chăm giữ sẽ làm lý trí của chúng ta luôn phiền muộn và thật nặng nề!?.
Là con người trần gian thì không ai mà không lo nghĩ, băn khoăn, lo lắng, bận tâm, và không bao giờ thoát khỏi những sự suy nghĩ viễn vông cho cuộc đời không những cho ngày hôm nay mà thôi! Nhưng còn là dự định cho cả một tương lai xa xôi rất mập mờ và rất không thực tế nữa!. Còn cuộc sống hiện tại của chúng ta ư!? Xem ra như rất mâu thuẫn với những dự tính cho tương lai của chúng ta, rất khó để trở thành hiện thực, vì hầu hết chúng ta ai ai cũng có những đam mê trong hiện tại, trong cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta. Những đam mê không dễ bỏ này khiến giấc mơ tương lai kia sẽ luôn là giấc mơ và mãi mãi chỉ là mơ!?.
Có phải con người ta không hiểu hay không biết những gì mang lại sự tốt đẹp cho mình và cho linh hồn đời đời của mình đâu! Nhưng thưa nguyên do là gì nhỉ!? Có phải vì những lý do rất ư là tầm thường hay không? Có phải vì chúng ta đòi hỏi cho được hơn những gì mà Chúa ban cho chúng ta nhưng không? Có phải vì chúng ta đòi hỏi hơn cái mà Chúa ban cho lương thực hằng ngày? Có phải vì chúng ta đòi hỏi cho được cái mà không phải là của ta? Có phải vì chúng ta cứ phải tranh nhau hơn thua? Có phải vì chúng ta yêu cái thân xác của mình nhiều quá cho nên cái Tôi nó trở thành quan trọng? Và khi mà cái Tôi trở nên quan trọng thì mọi việc và mọi điều chúng ta muốn có, nó trở thành nguy hiểm, ngay cả cho chính tánh mạng của chúng ta?. Chính những khi ấy, chúng ta đã để cho ma quỷ chúng cai trị chúng ta rồi! Và rồi tất cả mọi thứ chúng ta muốn đều trở thành cái cớ làm cho chúng ta xa Chúa ngày càng nhiều hơn, và rồi dần dần chúng ta không còn biết Chúa là ai nữa cả! Bởi ma quỷ chúng rất tài tình, chúng làm nhiều xảo thuật để chúng ta chỉ biết ngụp lặn trong hết đam mê này cho đến những đam mê khác? Nhiều lắm thưa anh chị em! Bởi ai từ chối tiền bạc bao giờ? Bởi ai từ chối những mối ngon bở do những mối làm ăn bất chính? Dễ làm và dễ có tiền? Chỉ cần một chuyến làm ăn trót lọt có thể cho chúng ta nhàn cư hưởng thụ suốt cả một năm trời?. Nếu chúng ta biết kềm hãm thân xác hay chết của chúng ta thì chúng ta không đến nỗi nào để trở thành những tội nhân, từ trong thân xác của chúng ta, cho đến gia đình, họ hàng thân tộc, xã hội, và là tù nhân trên đất nước của chúng ta. Ắt nhiên trước mắt mọi người chúng ta là một tội phạm, là một người vô dụng, bất hảo, nghiện ngập, bất trị, là con đỉa chỉ biết ăn bám vào xã hội. Nhưng có ai biết nhìn thấy chính mình trong gương xem hình hài bây giờ của mình đã biến đổi ra sao? Bởi có ai tỉnh đâu mà thấy được chính mình? Cho đến khi sức khoẻ của chúng ta không còn.. .. Cho đến khi ma quỷ chúng nhả chúng ta ra.. .. Để đi tìm một linh hồn khác.. .. Thông thường thì đây là lúc mà chúng ta rất sợ hãi, khủng hoảng vô cùng, bởi thần Chết đang lấp ló trốn gần xa đâu đó, sẽ mang chúng ta đi một nơi mà chúng ta không muốn đến. Phải đó, làm sao ai trong chúng ta lại muốn đến nơi đó chứ! Nhưng khi chúng ta còn sống đây lại không một ai trên đời biết dành thời giờ, để dành để dụm cho hành trang thật đầy đủ của chúng ta?.
Khi chúng ta còn sống trên trần gian này, ai ai cũng tất bật vất và làm ăn, chỉ mong sao cho ấm cái thân, mà quên đi tất cả!. Quên đi linh hồn đời đời của mình vì linh hồn là thứ linh thiêng chúng ta không thấy được? Quên đi gia đình vợ chồng con cái của mình vì ai cũng có cuộc sống cho riêng mình? Linh hồn ai nấy giữ? Xác thân ai nấy lo? Tiền ai nấy cất giấu? Con cái đứa nào khôn thì tự lo cho chính mình vì cha mẹ bận việc riêng của cha mẹ? Anh chị em ai chết thì mặc ai, bởi ai dại thì ráng chịu? Không biết làm giầu thì ráng mà chịu vì không ai ngồi không mà giúp đỡ cho người làm biếng? Ai nghèo đói, bệnh hoạn, tật nguyền thì không phải bổn phận của tôi, vì anh nghèo khố rách áo ôm có phải đó là cái số nghèo mà anh phải gánh chịu, chứ làm sao tôi nuôi hết được một thế giới nghèo?.
Đấy trần gian là thế đấy thưa anh chị em! Nhưng có phải cá mè một lứa? Hay vơ đũa cả nắm? Tất cả mọi suy nghĩ của con người thì rất trần tục cho nên người tốt thì quả đếm trên đầu ngón tay? Vì thế cho nên, con người thiếu Tình Yêu của Thiên Chúa thì đều không thể hiểu nổi Ý muốn của Thiên Chúa được đâu! Tôi để ý một điều rất thường tình của con người, là tất cả chúng ta hay làm khác và nói khác đi với những gì điều luật của Thiên Chúa đặt ra lắm! Thật ma quỷ thay khi chúng ta làm những điều sai luật Chúa mà miệng thì cứ kiếm đủ lý do để chống chế cho việc làm bất chính của mình, nhất là những con người lợi dụng Thánh Danh Thiên Chúa, để được lòng tin của mọi người. Y chang như những con người mà Thiên Chúa trách mắng họ là phường pharisêu, biệt phái, và nhà thông luật. Phường này thì thời nào cũng có, chúng ta thấy nhan nhãn khắp mọi nơi, nhất là trong khuôn viên của nhà thờ? Vậy, chúng ta phải làm sao để mà thông hiểu ý muốn của Thiên Chúa? Chúng ta chẳng thể hiểu nổi được đâu khi mà Thiên Chúa không mạc khải cho chúng ta biết. Chúng ta muốn biết thì trước hết chúng ta phải biết kiếm tìm Thiên Chúa và mọi sự ở Trên Trời. Sau là khẩn cầu với Thiên Chúa giúp chúng ta trở nên con cái tốt đẹp của Ngài, có nghĩa là luôn cầu nguyện với Ngài để Ngài link được với chúng ta. Sau hết khi chúng ta tự kiểm điểm lại chính mình và thấy rằng cái Tôi nơi mình đã mất và từ bỏ những thói hư tật xấu để trở về với Chúa, nhất là sự bình an trong tâm hồn. Khi có ơn Chúa thật sự, Chúa sẽ ban cho chúng ta từng người một, có tài năng riêng để thay Chúa đem Tình Yêu của Ngài đến cùng anh chị em nơi đâu có nhu cầu cần thiết. Không ai sẽ giống ai vì tất cả chúng ta đều là khí cụ khác nhau do Chúa dùng và ban ơn. Vâng, Chúa Thánh Linh chính là nguồn Ơn Ban của Thiên Chúa Cha ban tặng cho con người rất nhưng không, cho những ai biết tìm kiếm Chúa. Amen.
Ai trong loài người có thể biết được ý định của Thiên Chúa? Hay ai có thể suy tưởng được sự Thiên Chúa muốn? Vì những ý tưởng của loài hay chết thì mập mờ, và những dự định của chúng tôi đều không chắc chắn. Vì xác hay hư nát làm cho linh hồn ra nặng nề, và nhà bụi đất làm cho lý trí hay lo lắng nhiều điều ra nặng nề. (Kn 9, 13-18).
Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi trên thì ít ra sẽ có rất ít người phạm tội hay mắc lỗi cùng Chúa!? Bởi hết thảy chúng ta loài người là thứ hay chết nên nhiều ý tưởng cứ ra mập mờ!? Và rất phải khi thân xác chúng ta luôn được chìu chuộng thì linh hồn không ra nặng nề làm sao được cơ chứ!? Và căn nhà bụi đất mà chúng ta cứ phải khư khư chăm giữ sẽ làm lý trí của chúng ta luôn phiền muộn và thật nặng nề!?.
Là con người trần gian thì không ai mà không lo nghĩ, băn khoăn, lo lắng, bận tâm, và không bao giờ thoát khỏi những sự suy nghĩ viễn vông cho cuộc đời không những cho ngày hôm nay mà thôi! Nhưng còn là dự định cho cả một tương lai xa xôi rất mập mờ và rất không thực tế nữa!. Còn cuộc sống hiện tại của chúng ta ư!? Xem ra như rất mâu thuẫn với những dự tính cho tương lai của chúng ta, rất khó để trở thành hiện thực, vì hầu hết chúng ta ai ai cũng có những đam mê trong hiện tại, trong cuộc sống ngày lại ngày của chúng ta. Những đam mê không dễ bỏ này khiến giấc mơ tương lai kia sẽ luôn là giấc mơ và mãi mãi chỉ là mơ!?.
Có phải con người ta không hiểu hay không biết những gì mang lại sự tốt đẹp cho mình và cho linh hồn đời đời của mình đâu! Nhưng thưa nguyên do là gì nhỉ!? Có phải vì những lý do rất ư là tầm thường hay không? Có phải vì chúng ta đòi hỏi cho được hơn những gì mà Chúa ban cho chúng ta nhưng không? Có phải vì chúng ta đòi hỏi hơn cái mà Chúa ban cho lương thực hằng ngày? Có phải vì chúng ta đòi hỏi cho được cái mà không phải là của ta? Có phải vì chúng ta cứ phải tranh nhau hơn thua? Có phải vì chúng ta yêu cái thân xác của mình nhiều quá cho nên cái Tôi nó trở thành quan trọng? Và khi mà cái Tôi trở nên quan trọng thì mọi việc và mọi điều chúng ta muốn có, nó trở thành nguy hiểm, ngay cả cho chính tánh mạng của chúng ta?. Chính những khi ấy, chúng ta đã để cho ma quỷ chúng cai trị chúng ta rồi! Và rồi tất cả mọi thứ chúng ta muốn đều trở thành cái cớ làm cho chúng ta xa Chúa ngày càng nhiều hơn, và rồi dần dần chúng ta không còn biết Chúa là ai nữa cả! Bởi ma quỷ chúng rất tài tình, chúng làm nhiều xảo thuật để chúng ta chỉ biết ngụp lặn trong hết đam mê này cho đến những đam mê khác? Nhiều lắm thưa anh chị em! Bởi ai từ chối tiền bạc bao giờ? Bởi ai từ chối những mối ngon bở do những mối làm ăn bất chính? Dễ làm và dễ có tiền? Chỉ cần một chuyến làm ăn trót lọt có thể cho chúng ta nhàn cư hưởng thụ suốt cả một năm trời?. Nếu chúng ta biết kềm hãm thân xác hay chết của chúng ta thì chúng ta không đến nỗi nào để trở thành những tội nhân, từ trong thân xác của chúng ta, cho đến gia đình, họ hàng thân tộc, xã hội, và là tù nhân trên đất nước của chúng ta. Ắt nhiên trước mắt mọi người chúng ta là một tội phạm, là một người vô dụng, bất hảo, nghiện ngập, bất trị, là con đỉa chỉ biết ăn bám vào xã hội. Nhưng có ai biết nhìn thấy chính mình trong gương xem hình hài bây giờ của mình đã biến đổi ra sao? Bởi có ai tỉnh đâu mà thấy được chính mình? Cho đến khi sức khoẻ của chúng ta không còn.. .. Cho đến khi ma quỷ chúng nhả chúng ta ra.. .. Để đi tìm một linh hồn khác.. .. Thông thường thì đây là lúc mà chúng ta rất sợ hãi, khủng hoảng vô cùng, bởi thần Chết đang lấp ló trốn gần xa đâu đó, sẽ mang chúng ta đi một nơi mà chúng ta không muốn đến. Phải đó, làm sao ai trong chúng ta lại muốn đến nơi đó chứ! Nhưng khi chúng ta còn sống đây lại không một ai trên đời biết dành thời giờ, để dành để dụm cho hành trang thật đầy đủ của chúng ta?.
Khi chúng ta còn sống trên trần gian này, ai ai cũng tất bật vất và làm ăn, chỉ mong sao cho ấm cái thân, mà quên đi tất cả!. Quên đi linh hồn đời đời của mình vì linh hồn là thứ linh thiêng chúng ta không thấy được? Quên đi gia đình vợ chồng con cái của mình vì ai cũng có cuộc sống cho riêng mình? Linh hồn ai nấy giữ? Xác thân ai nấy lo? Tiền ai nấy cất giấu? Con cái đứa nào khôn thì tự lo cho chính mình vì cha mẹ bận việc riêng của cha mẹ? Anh chị em ai chết thì mặc ai, bởi ai dại thì ráng chịu? Không biết làm giầu thì ráng mà chịu vì không ai ngồi không mà giúp đỡ cho người làm biếng? Ai nghèo đói, bệnh hoạn, tật nguyền thì không phải bổn phận của tôi, vì anh nghèo khố rách áo ôm có phải đó là cái số nghèo mà anh phải gánh chịu, chứ làm sao tôi nuôi hết được một thế giới nghèo?.
Đấy trần gian là thế đấy thưa anh chị em! Nhưng có phải cá mè một lứa? Hay vơ đũa cả nắm? Tất cả mọi suy nghĩ của con người thì rất trần tục cho nên người tốt thì quả đếm trên đầu ngón tay? Vì thế cho nên, con người thiếu Tình Yêu của Thiên Chúa thì đều không thể hiểu nổi Ý muốn của Thiên Chúa được đâu! Tôi để ý một điều rất thường tình của con người, là tất cả chúng ta hay làm khác và nói khác đi với những gì điều luật của Thiên Chúa đặt ra lắm! Thật ma quỷ thay khi chúng ta làm những điều sai luật Chúa mà miệng thì cứ kiếm đủ lý do để chống chế cho việc làm bất chính của mình, nhất là những con người lợi dụng Thánh Danh Thiên Chúa, để được lòng tin của mọi người. Y chang như những con người mà Thiên Chúa trách mắng họ là phường pharisêu, biệt phái, và nhà thông luật. Phường này thì thời nào cũng có, chúng ta thấy nhan nhãn khắp mọi nơi, nhất là trong khuôn viên của nhà thờ? Vậy, chúng ta phải làm sao để mà thông hiểu ý muốn của Thiên Chúa? Chúng ta chẳng thể hiểu nổi được đâu khi mà Thiên Chúa không mạc khải cho chúng ta biết. Chúng ta muốn biết thì trước hết chúng ta phải biết kiếm tìm Thiên Chúa và mọi sự ở Trên Trời. Sau là khẩn cầu với Thiên Chúa giúp chúng ta trở nên con cái tốt đẹp của Ngài, có nghĩa là luôn cầu nguyện với Ngài để Ngài link được với chúng ta. Sau hết khi chúng ta tự kiểm điểm lại chính mình và thấy rằng cái Tôi nơi mình đã mất và từ bỏ những thói hư tật xấu để trở về với Chúa, nhất là sự bình an trong tâm hồn. Khi có ơn Chúa thật sự, Chúa sẽ ban cho chúng ta từng người một, có tài năng riêng để thay Chúa đem Tình Yêu của Ngài đến cùng anh chị em nơi đâu có nhu cầu cần thiết. Không ai sẽ giống ai vì tất cả chúng ta đều là khí cụ khác nhau do Chúa dùng và ban ơn. Vâng, Chúa Thánh Linh chính là nguồn Ơn Ban của Thiên Chúa Cha ban tặng cho con người rất nhưng không, cho những ai biết tìm kiếm Chúa. Amen.
Trong Đức Kitô tất cả đều là một
Jos. Tú Nạc, NMS
09:44 02/09/2010
Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C (Wisdom 9:13-18; Psalm 90; Philemon 9-10, 12-17; Luke 14: 25-33)
Ai có thể thực sự hiểu biết về lời khuyên của Thiên Chúa? Có nhiều, rất nhiều những người mà có thể yêu cầu thực hiện y như vậy. Kết quả là cảnh rối loạn tinh thần vì rất nhiều tiếng nói khác nhau yêu sách để chiếm hữu chân lý tuyệt đối này.
Nhưng nguy hiểm hơn nhiều là yêu sách để có thể biết một cách chính xác những gì Thiên Chúa muốn – “ý định của Thiên Chúa” thường chỉ là chiếc áo khoác ngoài thoải mái cho ý định quanh co và tăm tối về sự sống loài người. Truyền thống thuộc sách Khôn Ngoan nhận ra rằng sự suy luận loài người là lỗi lầm và có tiếng là xấu xa – luận lý mà có thể dẫn đưa chúng ta vào chốn lỗi lầm và thậm chí có những hành vi khủng khiếp nếu dựa trên căn bản những nguyên tắc sai lầm. Và nếu như vậy sự nan giải, thuận lợi, những người thông minh cùng mục đích trong sáng có thể tự họ suy luận để đi đến những kết quả đối lập hoàn toàn. Ký ức con người bị đè nặng bởi kinh nghiệm cá nhân cũng như “sự khôn ngoan” ước lệ thuộc tính tập thể – thường chiếm ít hơn những thiên kiến chia sẻ và sợ hãi. Lịch sử bị tản mạn với những “chân lý” phế thải và những định kiến bảo thủ, nhiều điều trong số đó là mọi trở ngại cho những thế hệ sau này.
Vì vậy chúng ta phải làm thế nào để chọc thủng lớp vỏ bảo vệ trần tục này? Bằng cách nào để chúng ta tạo ra ý nghĩa trải nghiệm của chúng ta, nhất là khi kinh nghiệm của mỗi người là độc nhất vô nhị như vậy? Sách Khôn Ngoan nhấn mạnh duy nhất hơi thở khai tâm của sự khôn ngoan thánh thiện mới thắp sáng được chân lý. Vì e rằng bất cứ ai quá vội vàng tuyên bố với cảm hứng như vậy, nó hiển nhiên thể hiện rằng duy chỉ những ai tự khiêm tốn và tự giải thoát khỏi những ảo tưởng mà họ có một tư thế trói chặt cánh khỉ đối phương vào chân lý hầu hy vọng cho tinh thần luôn được khai sáng. Có lẽ đây là con đường dẫn ra khỏi bế tắc mà thế gian này là nơi giam hãm tù nhân.
Trong nhiều cuộc tranh cãi gay gắt và đôi khi thậm chí giao tranh vũ lực vượt lên trên những vấn đề tranh luận của thời đại chúng ta có lẽ chẳng phe nào đúng hoàn toàn hoặc sai hoàn toàn. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa có một tập quán khích động làm run sợ con người. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa để thực hiện ngoài việc duy trì hiện trạng hoặc trao thưởng chiến thắng vinh quang cho bất kỳ một nhóm hay một cá nhân nào.
Thánh Phao-lô đã biết chắc chắn làm cách nào để sáng suốt đưa ra hành vi ứng xử. Ông dùng sự đề cao, nhưng lưu tâm đến Thiên Chúa và sau đó được thể hiện bằng thư từ (không phải là bài đọc) thậm chí ông “kêu gọi những ngừơi ông điềm chỉ,” nhắc nhở Philemon tất cả những điều mà ông ta có bổn phận phải trả lại cho Phao-lô. Tất cả đã có mục đích trong tâm trí – nhắc nhở Philemon rằng ngay tức khắc cả hai ông và Onesimus trở thành những Ki-tô hữu để mối quan hệ của họ được thay đổi. Trong Vương Quốc của Thiên Chúa không có những nô lệ hoặc những chủ nhân và cũng không có những phân biệt giá trị giữa người với người. Tương tự không có sự phân biệt giữa nam và nữ cũng như người Do Thái và những người không phải Do Thái. Trong Đức Ki-tô tất cả là một và tất cả đều bình đẳng cũng như Philemon phải quan hệ với Onesimus như một người anh em. Thông điệp Ki-tô giáo cần thiết phải có một cuộc cách mạng trong mối quan hệ con người thay vì mối liên kết những cớ cấu và xã hội loài người. Ki-tô hữu phải học lại những nguyên tắc thiết yếu nhiều lần suốt quá trình lịch sử của chúng ta và chúng ta mãi tiếp những bước đi xa hơn.
Chúa Giê-su đã khuyến cáo chúng ta cái giá của sự lãnh nhận thông điệp Ki-tô giáo. Nhiều người nghĩ nó sẽ dễ dàng hoặc là chỉ bao gồm việc tuân theo những quy tắc nhất định nào đó và thực hành để bước vảo thiên đàng khi chúng ta qua đởi. Nhưng Chúa Giê-su dùng một số ngôn ngữ bộc trực và kích động để thức tỉnh những môn đệ của Người đối với bất cứ ảo tưởng nào. “Căm ghét” những người gần gũi và thân yêu đối với chúng ta không có nghĩa là “ghét” trong ý nghĩa thông thường của thuật ngữ ấy mà bất chấp hoặc không được quá bận tâm đến chúng. Hiểu và ấp ủ thông điệp Ki-tô giáo một cách thực sự có thể đánh giá người ta môt cách trìu mến trong hình thức của sự hiểu lầm, từ chối, chế giễu thậm chí bắt bớ giam cầm. Có một sự khác biệt lớn giữa một giáo đoàn và một môn đệ của Chúa Giê-su. Đức Chúa Trời lưu ý chúng ta không nên đánh giá thấp hoặc đặt nặng những gì được đòi hỏi ở chúng ta hoặc những khó khăn và thử thách mà chúng ta có thể đối diện.
Từ bỏ cuộc sống loài người không có nghĩa là bắt buộc trút vội để được tử vì đạo hoặc bị giết. Nó có thể nói là từ bỏ cuộc sống của chúng ta vì chúng ta đã quen sống với nó hoặc thậm chí để cho đi những kỳ vọng của chúng ta. Theo con đường của Thầy Chí Thánh sẽ dẩn chúng ta vào con đường thám hiểm và những trải nghiệm mới. Nó còn có ý nghĩa là chúng ta bước ra khỏi thể lý, tâm lý và thậm chí những lĩnh vực thoải mái tinh thần vì đức tin của chúng ta không có ý định như một cái kén hoặc cách ly khỏi cuộc sống. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng tin lành là những gì chúng ta nhận trong sự trở lại là kho tàng so sánh trước những gì chúng ta để lại phía sau.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Ai có thể thực sự hiểu biết về lời khuyên của Thiên Chúa? Có nhiều, rất nhiều những người mà có thể yêu cầu thực hiện y như vậy. Kết quả là cảnh rối loạn tinh thần vì rất nhiều tiếng nói khác nhau yêu sách để chiếm hữu chân lý tuyệt đối này.
Nhưng nguy hiểm hơn nhiều là yêu sách để có thể biết một cách chính xác những gì Thiên Chúa muốn – “ý định của Thiên Chúa” thường chỉ là chiếc áo khoác ngoài thoải mái cho ý định quanh co và tăm tối về sự sống loài người. Truyền thống thuộc sách Khôn Ngoan nhận ra rằng sự suy luận loài người là lỗi lầm và có tiếng là xấu xa – luận lý mà có thể dẫn đưa chúng ta vào chốn lỗi lầm và thậm chí có những hành vi khủng khiếp nếu dựa trên căn bản những nguyên tắc sai lầm. Và nếu như vậy sự nan giải, thuận lợi, những người thông minh cùng mục đích trong sáng có thể tự họ suy luận để đi đến những kết quả đối lập hoàn toàn. Ký ức con người bị đè nặng bởi kinh nghiệm cá nhân cũng như “sự khôn ngoan” ước lệ thuộc tính tập thể – thường chiếm ít hơn những thiên kiến chia sẻ và sợ hãi. Lịch sử bị tản mạn với những “chân lý” phế thải và những định kiến bảo thủ, nhiều điều trong số đó là mọi trở ngại cho những thế hệ sau này.
Vì vậy chúng ta phải làm thế nào để chọc thủng lớp vỏ bảo vệ trần tục này? Bằng cách nào để chúng ta tạo ra ý nghĩa trải nghiệm của chúng ta, nhất là khi kinh nghiệm của mỗi người là độc nhất vô nhị như vậy? Sách Khôn Ngoan nhấn mạnh duy nhất hơi thở khai tâm của sự khôn ngoan thánh thiện mới thắp sáng được chân lý. Vì e rằng bất cứ ai quá vội vàng tuyên bố với cảm hứng như vậy, nó hiển nhiên thể hiện rằng duy chỉ những ai tự khiêm tốn và tự giải thoát khỏi những ảo tưởng mà họ có một tư thế trói chặt cánh khỉ đối phương vào chân lý hầu hy vọng cho tinh thần luôn được khai sáng. Có lẽ đây là con đường dẫn ra khỏi bế tắc mà thế gian này là nơi giam hãm tù nhân.
Trong nhiều cuộc tranh cãi gay gắt và đôi khi thậm chí giao tranh vũ lực vượt lên trên những vấn đề tranh luận của thời đại chúng ta có lẽ chẳng phe nào đúng hoàn toàn hoặc sai hoàn toàn. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa có một tập quán khích động làm run sợ con người. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa để thực hiện ngoài việc duy trì hiện trạng hoặc trao thưởng chiến thắng vinh quang cho bất kỳ một nhóm hay một cá nhân nào.
Thánh Phao-lô đã biết chắc chắn làm cách nào để sáng suốt đưa ra hành vi ứng xử. Ông dùng sự đề cao, nhưng lưu tâm đến Thiên Chúa và sau đó được thể hiện bằng thư từ (không phải là bài đọc) thậm chí ông “kêu gọi những ngừơi ông điềm chỉ,” nhắc nhở Philemon tất cả những điều mà ông ta có bổn phận phải trả lại cho Phao-lô. Tất cả đã có mục đích trong tâm trí – nhắc nhở Philemon rằng ngay tức khắc cả hai ông và Onesimus trở thành những Ki-tô hữu để mối quan hệ của họ được thay đổi. Trong Vương Quốc của Thiên Chúa không có những nô lệ hoặc những chủ nhân và cũng không có những phân biệt giá trị giữa người với người. Tương tự không có sự phân biệt giữa nam và nữ cũng như người Do Thái và những người không phải Do Thái. Trong Đức Ki-tô tất cả là một và tất cả đều bình đẳng cũng như Philemon phải quan hệ với Onesimus như một người anh em. Thông điệp Ki-tô giáo cần thiết phải có một cuộc cách mạng trong mối quan hệ con người thay vì mối liên kết những cớ cấu và xã hội loài người. Ki-tô hữu phải học lại những nguyên tắc thiết yếu nhiều lần suốt quá trình lịch sử của chúng ta và chúng ta mãi tiếp những bước đi xa hơn.
Chúa Giê-su đã khuyến cáo chúng ta cái giá của sự lãnh nhận thông điệp Ki-tô giáo. Nhiều người nghĩ nó sẽ dễ dàng hoặc là chỉ bao gồm việc tuân theo những quy tắc nhất định nào đó và thực hành để bước vảo thiên đàng khi chúng ta qua đởi. Nhưng Chúa Giê-su dùng một số ngôn ngữ bộc trực và kích động để thức tỉnh những môn đệ của Người đối với bất cứ ảo tưởng nào. “Căm ghét” những người gần gũi và thân yêu đối với chúng ta không có nghĩa là “ghét” trong ý nghĩa thông thường của thuật ngữ ấy mà bất chấp hoặc không được quá bận tâm đến chúng. Hiểu và ấp ủ thông điệp Ki-tô giáo một cách thực sự có thể đánh giá người ta môt cách trìu mến trong hình thức của sự hiểu lầm, từ chối, chế giễu thậm chí bắt bớ giam cầm. Có một sự khác biệt lớn giữa một giáo đoàn và một môn đệ của Chúa Giê-su. Đức Chúa Trời lưu ý chúng ta không nên đánh giá thấp hoặc đặt nặng những gì được đòi hỏi ở chúng ta hoặc những khó khăn và thử thách mà chúng ta có thể đối diện.
Từ bỏ cuộc sống loài người không có nghĩa là bắt buộc trút vội để được tử vì đạo hoặc bị giết. Nó có thể nói là từ bỏ cuộc sống của chúng ta vì chúng ta đã quen sống với nó hoặc thậm chí để cho đi những kỳ vọng của chúng ta. Theo con đường của Thầy Chí Thánh sẽ dẩn chúng ta vào con đường thám hiểm và những trải nghiệm mới. Nó còn có ý nghĩa là chúng ta bước ra khỏi thể lý, tâm lý và thậm chí những lĩnh vực thoải mái tinh thần vì đức tin của chúng ta không có ý định như một cái kén hoặc cách ly khỏi cuộc sống. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng tin lành là những gì chúng ta nhận trong sự trở lại là kho tàng so sánh trước những gì chúng ta để lại phía sau.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 02/09/2010
THIÊN KIM
Thời xuân thu, đại phu nước Sở là Ngũ Xa, bởi vì đắc tội với Sở Bình vương nên bị Sở Bình vương xử tội chết, con trai của ông ta là Ngũ Tử Tư sợ bị liên lụy, nên suốt đêm chạy trốn. Khi ông ta chạy đến bên một giòng sông thì vừa đói vừa mệt, vừa lúc ấy gặp một thiếu nữ đang ngồi đang lưới cá, thiếu nữ nhận ra là Ngũ Tử Tư, bèn ân cần chuẩn bị cơm nước tiếp đãi ông ta. Ngũ Tử Tư ăn cơm xong thì rời khỏi đó, trước khi đi thì dặn dò thiếu nữ đừng nói tung tích của ông ta cho ai biết, ông ta đi chưa xa thì quay trở lại dặn dò lần thứ hai, thiếu nữ nhìn thấy ông ta không tín nhiệm mình, bèn nhảy sông tự tử.
Về sau, Ngũ Tử Tư vì cám ơn cứu mệnh của thiếu nữ, nên dùng thiên kim (ngàn vàng) đúc tượng của cô ta để kỷ niệm và đặt trong miếu.
(Ngũ Tử Tư truyện)
Suy tư:
Sống ở đời hai chữ “tín nhiệm” thật là quan trong:
- Bạn bè tín nhiệm nhau là tình bạn quên mình.
- Vợ chồng tín nhiệm nhau là tình yêu chung thủy và hạnh phúc.
- Thầy trò tín nhiệm nhau là xã hội có tương lai.
- Cha sở tín nhiệm hội đồng giáo xứ là giáo xứ phát triển và việc truyền giáo được thuận lợi.
Coi trọng chữ tín là điều mà Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy các môn đệ của Ngài: “Ai trung tín trong việc nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10).
Việc nhỏ là chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với nhau, việc nhỏ là nói một lời cám ơn khi nhận ơn, việc nhỏ là nói một lời xin lỗi khi xúc phạm đến người khác, việc nhỏ là một nụ cười cảm thông là cái bắt tay đầy thân thiện. Không tín nhiệm là hạnh phúc mất đi một nửa, là tình bạn đã bị lợi dụng và yêu thương chỉ là đầu môi chót lưỡi mà thôi.
Tín nhiệm chính là “thiên kim” trong tình yêu tình bạn và tình người vậy !
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời xuân thu, đại phu nước Sở là Ngũ Xa, bởi vì đắc tội với Sở Bình vương nên bị Sở Bình vương xử tội chết, con trai của ông ta là Ngũ Tử Tư sợ bị liên lụy, nên suốt đêm chạy trốn. Khi ông ta chạy đến bên một giòng sông thì vừa đói vừa mệt, vừa lúc ấy gặp một thiếu nữ đang ngồi đang lưới cá, thiếu nữ nhận ra là Ngũ Tử Tư, bèn ân cần chuẩn bị cơm nước tiếp đãi ông ta. Ngũ Tử Tư ăn cơm xong thì rời khỏi đó, trước khi đi thì dặn dò thiếu nữ đừng nói tung tích của ông ta cho ai biết, ông ta đi chưa xa thì quay trở lại dặn dò lần thứ hai, thiếu nữ nhìn thấy ông ta không tín nhiệm mình, bèn nhảy sông tự tử.
Về sau, Ngũ Tử Tư vì cám ơn cứu mệnh của thiếu nữ, nên dùng thiên kim (ngàn vàng) đúc tượng của cô ta để kỷ niệm và đặt trong miếu.
(Ngũ Tử Tư truyện)
Suy tư:
Sống ở đời hai chữ “tín nhiệm” thật là quan trong:
- Bạn bè tín nhiệm nhau là tình bạn quên mình.
- Vợ chồng tín nhiệm nhau là tình yêu chung thủy và hạnh phúc.
- Thầy trò tín nhiệm nhau là xã hội có tương lai.
- Cha sở tín nhiệm hội đồng giáo xứ là giáo xứ phát triển và việc truyền giáo được thuận lợi.
Coi trọng chữ tín là điều mà Chúa Giê-su Ki-tô đã dạy các môn đệ của Ngài: “Ai trung tín trong việc nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10).
Việc nhỏ là chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với nhau, việc nhỏ là nói một lời cám ơn khi nhận ơn, việc nhỏ là nói một lời xin lỗi khi xúc phạm đến người khác, việc nhỏ là một nụ cười cảm thông là cái bắt tay đầy thân thiện. Không tín nhiệm là hạnh phúc mất đi một nửa, là tình bạn đã bị lợi dụng và yêu thương chỉ là đầu môi chót lưỡi mà thôi.
Tín nhiệm chính là “thiên kim” trong tình yêu tình bạn và tình người vậy !
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 02/09/2010
N2T |
24. Người học tập khắc khổ đặc sắc thật là ít ỏi, cho nên người được ân sủng đặc sắc cũng rất ít. (Thánh nữ Phan-xi-ca Chantal)
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 02/09/2010
N2T |
516. Mức độ của tư tưởng cần phải chu toàn mọi mặt, mới có thể thành thạo tuyệt vời.
Phương thế bỏ hết nhửng gì mình có
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định
20:42 02/09/2010
Chúa Nhật Thứ 23 Mùa Thường Niên, Năm C
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ theo sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Sách Khôn ngoan (9:13-18). Quả vậy, thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tâm hồn triũ xuống vì lo nghĩ trăm bề. (câu 15)
1- Hàng ngày tôi thấy cái gì làm cản trở tiến lên gần Chúa? Tại sao?
2- Muốn thắng cái thân xác chứa đầy đam mê này, bạn cần làm gi?
Bài đọc 2: Philêmon (9b-10;12-17). Tôi van xin anh cho đứa con của tôi,.. đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ônêximô. (câu 10)
Dù bị tù ở Rôma, thánh Phaolô vẫn hoạt động loan báo Lời Chúa, để Ônêximô theo đạo, anh trở thành người con cộng sự đắc lực của Phaolô. Anh quyết đi Côlôxê để làm chứng cho Tin Mừng. Phaolô muốn ông Philêmôn đón nhận Ônêximô cũng như chính ông vậy.
1- Những đau khổ và thăng trầm trong cuộc sống đã giúp gì cho tôi?
2- Chia sẻ những ước vọng của bạn để trở thành người môn đệ tốt ?
Tin Mừng: Luca (14:25-33) Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được. (câu 33)
Làm môn đệ là các Tín hữu hôm nay phải sẵn sàng từ bỏ dần dần những gì mình có về bản thân gia đình và nhà cửa, xe cộ…, vì tình yêu này phải đặt sau tình yêu Thiên Chúa, bạn cũng sẽ phải từ bỏ, thánh Phaolô dạy ta hãy dùng: “tất cả chỉ là phương tiện, và dùng như không dùng, hưởng như không hưởng”. Từ bỏ những gì mình có cũng chính là những tính mê, tật xấu của mình – và vác thập gía mình có thể hiểu theo nghĩa sẵn sàng tử vì đạo, hay theo nghĩa ẩn dụ “Chết đi” mọi ước muốn cá nhân, cái tôi ích kỷ của mình mỗi ngày. Bạn phải nói “Không” với bản thân mình., cái tôi đáng ghét này. Thật khó mà dễ, nếu bạn biết cầu nguyện với Lời Chúa liên lỉ.
1- Theo Chúa Giêsu là phải từ bỏ tất cả. Tôi phải từ bỏ những gì ?
2- Hai dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay là lời gọi bạn làm gì?
3- Bạn từ bỏ tất cả cái tôi để theo Chúa dễ hay khó? Cho biết lý do ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
AI TRONG ANH EM KHÔNG TỪ BỎ HẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ, THÌ KHÔNG THỂ LÀM MÔN ĐỆ TÔI ĐƯỢC (Lc 14,33)
(None of you can be my disciple if he does not renounce all this possessions)
* Các bạn và tôi, mỗi người hãy chọn làm một việc cụ thể để từ bỏ chính mình là CÁI TÔI nhiều tật xấu và đáng chê này:
* THỰC HÀNH: Ngay bây giờ tôi phải làm gì? - Những tật xấu sẽ tàn phá đời mình, mà ta cần phải quyết tâm sửa đổi:
1/ Về đạo đức nhân bản: Bạn hãy thực hành câu Danh ngôn: “làm chủ mình hay thắng mình là thắng ba vạn quân” Đó là những tham lam về vật chất: địa vị - tiền tài - sắc đẹp - ăn uống - ngủ nghỉ.
2/ Về Đời sống Tâm Linh: Lời Chúa nhắc nhở và khuyện bạn qua thư thánh Phaolô như sau:“Những việc do tính xác thị gây ra thì ai cũng rõ, đó là: DÂM BÔN, Ô UẾ, PHÓNG ĐÃNG, THỜ QUẤY, PHÙ PHÉP, HẬN THÙ, BẤT HOÀ, GHEN TƯƠNG, NÓNG GIẬN, TRANH CHẤP, CHIA RẼ, BÈ PHÁI, GANH TỴ, SAY SƯA, CHÈ CHÉN và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng nói: “những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. (Thư Galat 5, 19-21)
*Chuyện kể: Ike là một người hay gây gổ với người khác, lúc còn niên thiếu, cậu thường đấm đá ở trường học.; nhưng may mắn cho cậu có được người mẹ quan tâm dạy Lời Chúa cho câu, một hôm bà băng bó vết thương cho cậu sau một vụ nóng giận với bạn bè, bà nói: “Người chậm giận thì hơn trang hào kiệt, người tự chủ hơn kẻ chiếm được thành.” (Cn 16, 32). Và ông Eisenhower Tổng tư lệnh Đồng minh nói: “Chắc chắn nhờ kiềm chế nóng giận, tôi có thể làm việc hiệu quả nhất với người khác, trong nhiều cuộc đối thoại.”
C- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa cầu nguyện: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được. Lạy Chúa, Con thể bỏ cha mẹ, vợ con, anh em cùng của cải để theo Chúa; nhưng bỏ cái tính tự cao tự đại, tính tham lam, nóng giận…thì khó qúa!. Vì nó như máu tràn ngập trong thân thể yếu đuối của con, khó mà hình dung nổi. Xin Chúa ban Đức Khôn Ngoan là Thần Khí của Chúa đến sửa lại cho thẳng và canh tân đổi mới tâm hồn con. Con noi gương Mẹ Maria cùng chết với Chúa dưới chân Thập giá là từ bỏ mình.
Lời hay ý đẹp: LỜI ĐÁP ÊM NHẸ LÀM NGUÔI CƠN GIẬN.
“A gentle answer turns away wrath”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ theo sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Sách Khôn ngoan (9:13-18). Quả vậy, thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tâm hồn triũ xuống vì lo nghĩ trăm bề. (câu 15)
1- Hàng ngày tôi thấy cái gì làm cản trở tiến lên gần Chúa? Tại sao?
2- Muốn thắng cái thân xác chứa đầy đam mê này, bạn cần làm gi?
Bài đọc 2: Philêmon (9b-10;12-17). Tôi van xin anh cho đứa con của tôi,.. đã sinh ra trong cảnh xiềng xích, đó là Ônêximô. (câu 10)
Dù bị tù ở Rôma, thánh Phaolô vẫn hoạt động loan báo Lời Chúa, để Ônêximô theo đạo, anh trở thành người con cộng sự đắc lực của Phaolô. Anh quyết đi Côlôxê để làm chứng cho Tin Mừng. Phaolô muốn ông Philêmôn đón nhận Ônêximô cũng như chính ông vậy.
1- Những đau khổ và thăng trầm trong cuộc sống đã giúp gì cho tôi?
2- Chia sẻ những ước vọng của bạn để trở thành người môn đệ tốt ?
Tin Mừng: Luca (14:25-33) Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được. (câu 33)
Làm môn đệ là các Tín hữu hôm nay phải sẵn sàng từ bỏ dần dần những gì mình có về bản thân gia đình và nhà cửa, xe cộ…, vì tình yêu này phải đặt sau tình yêu Thiên Chúa, bạn cũng sẽ phải từ bỏ, thánh Phaolô dạy ta hãy dùng: “tất cả chỉ là phương tiện, và dùng như không dùng, hưởng như không hưởng”. Từ bỏ những gì mình có cũng chính là những tính mê, tật xấu của mình – và vác thập gía mình có thể hiểu theo nghĩa sẵn sàng tử vì đạo, hay theo nghĩa ẩn dụ “Chết đi” mọi ước muốn cá nhân, cái tôi ích kỷ của mình mỗi ngày. Bạn phải nói “Không” với bản thân mình., cái tôi đáng ghét này. Thật khó mà dễ, nếu bạn biết cầu nguyện với Lời Chúa liên lỉ.
1- Theo Chúa Giêsu là phải từ bỏ tất cả. Tôi phải từ bỏ những gì ?
2- Hai dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay là lời gọi bạn làm gì?
3- Bạn từ bỏ tất cả cái tôi để theo Chúa dễ hay khó? Cho biết lý do ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
AI TRONG ANH EM KHÔNG TỪ BỎ HẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ, THÌ KHÔNG THỂ LÀM MÔN ĐỆ TÔI ĐƯỢC (Lc 14,33)
(None of you can be my disciple if he does not renounce all this possessions)
* Các bạn và tôi, mỗi người hãy chọn làm một việc cụ thể để từ bỏ chính mình là CÁI TÔI nhiều tật xấu và đáng chê này:
* THỰC HÀNH: Ngay bây giờ tôi phải làm gì? - Những tật xấu sẽ tàn phá đời mình, mà ta cần phải quyết tâm sửa đổi:
1/ Về đạo đức nhân bản: Bạn hãy thực hành câu Danh ngôn: “làm chủ mình hay thắng mình là thắng ba vạn quân” Đó là những tham lam về vật chất: địa vị - tiền tài - sắc đẹp - ăn uống - ngủ nghỉ.
2/ Về Đời sống Tâm Linh: Lời Chúa nhắc nhở và khuyện bạn qua thư thánh Phaolô như sau:“Những việc do tính xác thị gây ra thì ai cũng rõ, đó là: DÂM BÔN, Ô UẾ, PHÓNG ĐÃNG, THỜ QUẤY, PHÙ PHÉP, HẬN THÙ, BẤT HOÀ, GHEN TƯƠNG, NÓNG GIẬN, TRANH CHẤP, CHIA RẼ, BÈ PHÁI, GANH TỴ, SAY SƯA, CHÈ CHÉN và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho mà biết, như tôi đã từng nói: “những kẻ làm các điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa. (Thư Galat 5, 19-21)
*Chuyện kể: Ike là một người hay gây gổ với người khác, lúc còn niên thiếu, cậu thường đấm đá ở trường học.; nhưng may mắn cho cậu có được người mẹ quan tâm dạy Lời Chúa cho câu, một hôm bà băng bó vết thương cho cậu sau một vụ nóng giận với bạn bè, bà nói: “Người chậm giận thì hơn trang hào kiệt, người tự chủ hơn kẻ chiếm được thành.” (Cn 16, 32). Và ông Eisenhower Tổng tư lệnh Đồng minh nói: “Chắc chắn nhờ kiềm chế nóng giận, tôi có thể làm việc hiệu quả nhất với người khác, trong nhiều cuộc đối thoại.”
C- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa cầu nguyện: (Pray in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được. Lạy Chúa, Con thể bỏ cha mẹ, vợ con, anh em cùng của cải để theo Chúa; nhưng bỏ cái tính tự cao tự đại, tính tham lam, nóng giận…thì khó qúa!. Vì nó như máu tràn ngập trong thân thể yếu đuối của con, khó mà hình dung nổi. Xin Chúa ban Đức Khôn Ngoan là Thần Khí của Chúa đến sửa lại cho thẳng và canh tân đổi mới tâm hồn con. Con noi gương Mẹ Maria cùng chết với Chúa dưới chân Thập giá là từ bỏ mình.
Lời hay ý đẹp: LỜI ĐÁP ÊM NHẸ LÀM NGUÔI CƠN GIẬN.
“A gentle answer turns away wrath”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp của Đức giáo hoàng gửi Hội nghị Giáo dân Công giáo Á châu
Phụng Nghi
06:02 02/09/2010
Seoul (AsiaNews) – “Sự phục vụ cao cả và quà tặng lớn lao nhất mà Giáo hội có thể hiến tặng cho dân chúng Á châu là làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ nhân loại.” Đó là thông điệp của Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi cho đại diện các giáo dân Công giáo nhóm họp tại thủ đô Nam Hàn từ ngày 1 đến 5 tháng 9. Trong bản văn do Đức giáo hoàng ký và gửi tới Hồng y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Giáo dân, ngài cũng nói “tôi hy vọng rằng Hội nghị này sẽ tạo ra lời khuyến khích và phương hướng mới mẻ trong việc thực thi sứ mạng thánh thiêng này.”
Đây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng gửi lời chào mừng tới giáo dân châu Á để yêu cầu họ cộng tác nhiều thêm nữa trong công tác rao truyền Tin Mừng. Nhưng mối quan tâm trong việc phúc âm hóa châu lục đông dân nhất này, cũng đã là nét chủ đạo dưới triều đại của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, người lúc nào cũng nói về ngàn năm thứ ba là “thiên niên kỷ của châu Á.” ĐGH Benedict XVI nhắc lại một câu của người tiền nhiệm: “Các dân tộc châu Á cần Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Châu Á đang khát khao nguồn nước hằng sống mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban phát được” (Ecclesia in Asia 50) và vì thế ngài kêu gọi mọi giáo dân ở Á châu” cộng tác tích cực không chỉ để kiến tạo các cộng đồng Kitô giáo địa phương mà còn mở ra những con đường mới để đem Tin Mừng vào mọi khu vực trong xã hội.”
Đối với Đức giáo hoàng, nỗ lực làm chứng nhân cho chân lý của Tin Mừng phải thực hiện trong một số lãnh vực đặc thù: Tình yêu trong hôn nhân Kitô giáo và đời sống gia đình, bảo vệ quà tặng của Chúa là sự sống từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên, yêu thương nâng đỡ người nghèo khổ và người bị áp bức, sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù và người bách hại mình, làm gương sáng về đức công bằng, lòng thành thật và tình đoàn kết tại sở làm, hiện diện trong sinh hoạt công…”
Ao ước của Benedict XVI là Hội nghị sẽ đề cao “vai trò thiết yếu của giáo dân trong sứ vụ của Giáo hội.” Khi “tìm được Đức Giêsu trong sự thật, niềm vui và vẻ mỹ lệ”, họ sẽ mang “ơn huệ này đến cho những người khác nữa.”
“Dũng cảm trước những khó khăn, hoặc nhiệm vụ lớn lao trước mặt, họ sẽ tín thác vào sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, đấng luôn luôn hoạt động trong tâm hồn mỗi cá nhân, trong tập tục và văn hóa của họ, để huyền nhiệm mở ra những cánh cửa cho Đức Kitô – đấng là đường, sự thật và sự sống” (Gioan 14:6) và thỏa mãn được mọi nguyện vọng của con người.”
Tại Hội nghị Giáo dân, một thông điệp của Tổng thống Hàn quốc Lee Myung Bak cũng được ông Bộ trưởng Văn hóa tuyên đọc. Trong thông điệp của vị tổng thống theo đạo Tin Lành này, ông nhấn mạnh đến giá trị của Giáo hội Công giáo địa phương, đã “lớn mạnh qua khổ đau và tuẫn đạo” cũng như đã đóng góp vào “sự trưởng thành và hòa giải tinh thần cùa xã hội Hàn quốc.”
Đối với Tổng thống Hàn quốc, châu Á đã đạt được “một sự phát triển lớn lao về văn hóa và kỹ thuật”, nhưng con người đã đặt ưu tiên vào “lòng tham”, làm hại đến “sự hài hòa và vẻ đẹp của thế giới”. Theo ông, Hội nghị này sẽ củng cố “sự hòa giải và hợp tác ra bên ngoài biên giới của các quốc gia.” Nam Hàn là tấm gương sáng về tình trạng “nhiều tôn giáo khác nhau đã được thiết lập và phát triển để chung sống trong một bầu khí hòa bình.”
Đây là lần đầu tiên một vị Giáo hoàng gửi lời chào mừng tới giáo dân châu Á để yêu cầu họ cộng tác nhiều thêm nữa trong công tác rao truyền Tin Mừng. Nhưng mối quan tâm trong việc phúc âm hóa châu lục đông dân nhất này, cũng đã là nét chủ đạo dưới triều đại của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, người lúc nào cũng nói về ngàn năm thứ ba là “thiên niên kỷ của châu Á.” ĐGH Benedict XVI nhắc lại một câu của người tiền nhiệm: “Các dân tộc châu Á cần Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Châu Á đang khát khao nguồn nước hằng sống mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban phát được” (Ecclesia in Asia 50) và vì thế ngài kêu gọi mọi giáo dân ở Á châu” cộng tác tích cực không chỉ để kiến tạo các cộng đồng Kitô giáo địa phương mà còn mở ra những con đường mới để đem Tin Mừng vào mọi khu vực trong xã hội.”
Đối với Đức giáo hoàng, nỗ lực làm chứng nhân cho chân lý của Tin Mừng phải thực hiện trong một số lãnh vực đặc thù: Tình yêu trong hôn nhân Kitô giáo và đời sống gia đình, bảo vệ quà tặng của Chúa là sự sống từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên, yêu thương nâng đỡ người nghèo khổ và người bị áp bức, sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù và người bách hại mình, làm gương sáng về đức công bằng, lòng thành thật và tình đoàn kết tại sở làm, hiện diện trong sinh hoạt công…”
Ao ước của Benedict XVI là Hội nghị sẽ đề cao “vai trò thiết yếu của giáo dân trong sứ vụ của Giáo hội.” Khi “tìm được Đức Giêsu trong sự thật, niềm vui và vẻ mỹ lệ”, họ sẽ mang “ơn huệ này đến cho những người khác nữa.”
“Dũng cảm trước những khó khăn, hoặc nhiệm vụ lớn lao trước mặt, họ sẽ tín thác vào sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, đấng luôn luôn hoạt động trong tâm hồn mỗi cá nhân, trong tập tục và văn hóa của họ, để huyền nhiệm mở ra những cánh cửa cho Đức Kitô – đấng là đường, sự thật và sự sống” (Gioan 14:6) và thỏa mãn được mọi nguyện vọng của con người.”
Tại Hội nghị Giáo dân, một thông điệp của Tổng thống Hàn quốc Lee Myung Bak cũng được ông Bộ trưởng Văn hóa tuyên đọc. Trong thông điệp của vị tổng thống theo đạo Tin Lành này, ông nhấn mạnh đến giá trị của Giáo hội Công giáo địa phương, đã “lớn mạnh qua khổ đau và tuẫn đạo” cũng như đã đóng góp vào “sự trưởng thành và hòa giải tinh thần cùa xã hội Hàn quốc.”
Đối với Tổng thống Hàn quốc, châu Á đã đạt được “một sự phát triển lớn lao về văn hóa và kỹ thuật”, nhưng con người đã đặt ưu tiên vào “lòng tham”, làm hại đến “sự hài hòa và vẻ đẹp của thế giới”. Theo ông, Hội nghị này sẽ củng cố “sự hòa giải và hợp tác ra bên ngoài biên giới của các quốc gia.” Nam Hàn là tấm gương sáng về tình trạng “nhiều tôn giáo khác nhau đã được thiết lập và phát triển để chung sống trong một bầu khí hòa bình.”
Giáo dân châu Á: Một người khổng lồ ngủ vùi nay đang thức dậy
Phụng Nghi
08:02 02/09/2010
Seoul (AsiaNews) - Người giáo dân châu Á đã được so sánh như một “người khổng lổ đang ngủ”, bị kiềm chế bởi quá nhiều nhiệm vụ trong phạm vi cơ chế của hàng giáo sĩ. Nay là lúc đánh thức họ dậy để thực thi sứ vụ chuyên biệt của họ, đó là sống trong thế giới này như một chất men, để biến đổi nó, để biểu hiện tính đa dạng của đời sống đức tin, nhằm khơi dậy lòng ngưỡng mộ và tra vấn nơi những người chưa có niềm tin. Đó là tóm lược nội dung các cuộc thảo luận và đàm thoại thực hiện vào ngày thứ hai của Hội nghị Giáo dân Công giáo Á châu họp tại Seoul, nhấn mạnh đến thời gian hiện tại như là một giao điểm để bước vào sứ vụ toàn diện của người giáo dân, trong đời sống ở gia đình, nơi sở làm, và trong chính trường.
Hội nghị đã tìm được sự hỗ trợ có thẩm quyền đối với lực đẩy đi vào thế giới này trong lời phát biểu của Đức ông Josef Clemens, thư ký Hội đồng Tòa thánh về Giáo dân. Nhờ kinh nghiệm cá nhân của Đức ông từng là người cộng tác thân tín của Josef Ratzinger trước khi được bầu chọn làm giáo hoàng (trong vai trò thư ký riêng), Đức ông Clemens đã nhấn mạnh đến các lời phát biểu của Ratzinger khi bảo vệ nhiệm vụ của người giáo dân “không phải trong cơ chế của giáo hội, mà là những người lãnh đạo trong xã hội”, trong lúc tiếp cận với thế giới.
Đức ông cũng tóm lược tính cách thích đáng vẫn còn tiếp nối của Tông huấn Christifideles laici, để yêu cầu thực thi Tông huấn này 22 năm sau ngày được ban hành.
Nhưng những đóng góp tạo được nhiều quan tâm nhất lại là của hai người Á châu phát biểu đầu tiên tại Hội nghị.
Người thứ nhất là Đức ông Đinh Đức Đạo, giáo sư Chủng viện tại Xuân lộc (Việt nam), nhấn mạnh rằng bất cứ nhiệm vụ nào của Giáo hội mà không bao gồm sứ mạng ad gentes (cho người không theo Kitô giáo) thì không phải là một cam kết đích thực của Giáo hội. Nhiệm vụ này được thực thi chính yếu bởi người giáo dân, hàng ngày sống trực tiếp với thế giới. Điều đáng e ngại là tình trạng có giáo dân “chỉ hiện diện trong cơ cấu của Giáo hội mà không đáng kể trong xã hội.”
Sứ mạng ở trần gian này không nên chỉ dựa vào những khẩu hiệu đã bị lạm dụng quá nhiều, nhưng phải làm sống động đức tin trong văn hóa. Ngài nói thêm: Về vấn đề này, “phục vụ người nghèo” là chưa đủ: chúng ta phải bảo đảm rằng Tin Mừng được đưa tới “cả cho những người giàu có, người quyền hành, giới trí thức, người hoạch định chính sách, các sinh viên đại học… bởi vì số phận của kẻ nghèo cũng còn tùy thuộc vào những người đó.”
Người thứ hai, giáo dân Á châu đầu tiên phát biểu trước hội nghị, là Jess Estanislao. Ông đã tích cực hoạt động trong chính trường, là thành viên trong chính phủ Phi luật tân, và trước đây từng là một doanh nhân. Cũng là thành viên của phong trào Opus Dei, Estanislao trình bầy phạm vi của sứ vụ người giáo dân: chuyên biệt và hoàn thiện tại môi trường làm việc, trung thành với gia đình và cuộc sống (ông hiện vẫn còn đang tranh đấu cạnh Giáo hội Phi chống lại đạo luật kế hoạch hóa dân số mà chính phủ Manila muốn được quốc hội biểu quyết chấp thuận); tự do và trách nhiệm cá nhân trong các quyết định về xã hội, tranh đấu để cho các linh mục không trực tiếp tham gia vào chính trị, thân ái với mọi người; nuôi dưỡng tình thân ái với giới truyền thông. Về vấn đề này, ông đưa ra thí dụ khi đề cập đến tầm quan trọng nếu duy trì được sự liên hệ tốt đẹp với các tác giả những tuồng tích chiếu trên đài truyền hình ở Phi luật tân; những show này đầy tính dục, hàm hồ và dốt nát về Kitô giáo. Ông nói: “Chỉ qua được mối tình thân ái mới giúp được các tác giả này thay đổi nội dung và đưa vào đó những giá trị đạo đức mới.”
Mọi phát biểu đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc huấn luyện giáo dân, đặt giá trị trên việc học hỏi và hiểu biết Giáo lý Hội thánh Công giáo và Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội.
Về những dấu hiệu có một “tiến độ mới” trong sự dấn thân của giáo dân, Giám mục Padang (Indonesia) là Martinus Situmorang đưa ra hai trường hợp: một trường học ở thôn quê thuộc giáo phận của ngài, do giáo dân thành lập mà không có sự “can thiệp” nào từ phía các linh mục; và quyết tâm của một doanh gia Công giáo muốn thiết kế hầm mỏ của ông để tạo cuộc sống tốt đẹp và xứng đáng hơn cho công nhân hầm mỏ.
Buổi sáng đầu tiên của Hội nghị được đánh dấu bằng một cơn bão chạy dọc theo bờ biển Seoul, tạo ra mưa to gió lớn, những không làm đình trệ công việc của Hội nghị.
Hội nghị đã tìm được sự hỗ trợ có thẩm quyền đối với lực đẩy đi vào thế giới này trong lời phát biểu của Đức ông Josef Clemens, thư ký Hội đồng Tòa thánh về Giáo dân. Nhờ kinh nghiệm cá nhân của Đức ông từng là người cộng tác thân tín của Josef Ratzinger trước khi được bầu chọn làm giáo hoàng (trong vai trò thư ký riêng), Đức ông Clemens đã nhấn mạnh đến các lời phát biểu của Ratzinger khi bảo vệ nhiệm vụ của người giáo dân “không phải trong cơ chế của giáo hội, mà là những người lãnh đạo trong xã hội”, trong lúc tiếp cận với thế giới.
Đức ông cũng tóm lược tính cách thích đáng vẫn còn tiếp nối của Tông huấn Christifideles laici, để yêu cầu thực thi Tông huấn này 22 năm sau ngày được ban hành.
Nhưng những đóng góp tạo được nhiều quan tâm nhất lại là của hai người Á châu phát biểu đầu tiên tại Hội nghị.
Người thứ nhất là Đức ông Đinh Đức Đạo, giáo sư Chủng viện tại Xuân lộc (Việt nam), nhấn mạnh rằng bất cứ nhiệm vụ nào của Giáo hội mà không bao gồm sứ mạng ad gentes (cho người không theo Kitô giáo) thì không phải là một cam kết đích thực của Giáo hội. Nhiệm vụ này được thực thi chính yếu bởi người giáo dân, hàng ngày sống trực tiếp với thế giới. Điều đáng e ngại là tình trạng có giáo dân “chỉ hiện diện trong cơ cấu của Giáo hội mà không đáng kể trong xã hội.”
Sứ mạng ở trần gian này không nên chỉ dựa vào những khẩu hiệu đã bị lạm dụng quá nhiều, nhưng phải làm sống động đức tin trong văn hóa. Ngài nói thêm: Về vấn đề này, “phục vụ người nghèo” là chưa đủ: chúng ta phải bảo đảm rằng Tin Mừng được đưa tới “cả cho những người giàu có, người quyền hành, giới trí thức, người hoạch định chính sách, các sinh viên đại học… bởi vì số phận của kẻ nghèo cũng còn tùy thuộc vào những người đó.”
Người thứ hai, giáo dân Á châu đầu tiên phát biểu trước hội nghị, là Jess Estanislao. Ông đã tích cực hoạt động trong chính trường, là thành viên trong chính phủ Phi luật tân, và trước đây từng là một doanh nhân. Cũng là thành viên của phong trào Opus Dei, Estanislao trình bầy phạm vi của sứ vụ người giáo dân: chuyên biệt và hoàn thiện tại môi trường làm việc, trung thành với gia đình và cuộc sống (ông hiện vẫn còn đang tranh đấu cạnh Giáo hội Phi chống lại đạo luật kế hoạch hóa dân số mà chính phủ Manila muốn được quốc hội biểu quyết chấp thuận); tự do và trách nhiệm cá nhân trong các quyết định về xã hội, tranh đấu để cho các linh mục không trực tiếp tham gia vào chính trị, thân ái với mọi người; nuôi dưỡng tình thân ái với giới truyền thông. Về vấn đề này, ông đưa ra thí dụ khi đề cập đến tầm quan trọng nếu duy trì được sự liên hệ tốt đẹp với các tác giả những tuồng tích chiếu trên đài truyền hình ở Phi luật tân; những show này đầy tính dục, hàm hồ và dốt nát về Kitô giáo. Ông nói: “Chỉ qua được mối tình thân ái mới giúp được các tác giả này thay đổi nội dung và đưa vào đó những giá trị đạo đức mới.”
Mọi phát biểu đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc huấn luyện giáo dân, đặt giá trị trên việc học hỏi và hiểu biết Giáo lý Hội thánh Công giáo và Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội.
Về những dấu hiệu có một “tiến độ mới” trong sự dấn thân của giáo dân, Giám mục Padang (Indonesia) là Martinus Situmorang đưa ra hai trường hợp: một trường học ở thôn quê thuộc giáo phận của ngài, do giáo dân thành lập mà không có sự “can thiệp” nào từ phía các linh mục; và quyết tâm của một doanh gia Công giáo muốn thiết kế hầm mỏ của ông để tạo cuộc sống tốt đẹp và xứng đáng hơn cho công nhân hầm mỏ.
Buổi sáng đầu tiên của Hội nghị được đánh dấu bằng một cơn bão chạy dọc theo bờ biển Seoul, tạo ra mưa to gió lớn, những không làm đình trệ công việc của Hội nghị.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội các Bà Mẹ Công Giáo Seattle mừng lễ thánh Monica
Nguyễn An Quý
08:36 02/09/2010
Seattle, dù đang còn là những ngày của tháng hạ, nhưng trời Seattle hôm nay một buổi sáng Chúa nhật khá thỏai mái với nhiệt ngoài trời vào khoảng trên dưới 70 độ F. Quang cảnh khu vực nhà thờ Các Thánh Tử Đạo của Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle khá nhộn nhịp với hình ảnh các bà mặc áo dài trắng mang khăn quàng màu xanh thật trang nhã, đó là hình ảnh của những hội viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Seattle. Được biết Hội Các Bà Mẹ Công Giáo thuộc Cồng Đồng Công Giáo Việt Nam Seattle là một đoàn thể Công giáo Tiến Hành hoạt động nơi đây lâu nhất so với các hội đoàn khác, tính đến nay đã được 29 năm. Hôm nay Chúa nhật ngày 29 tháng 8 năm 2010, Chúa nhật 22 Thường niên, Hội Các Bà Mẹ Công giáo cử hành trọng thể mừng ngày Lễ Bổn Mạng của Hội, lễ kính Thánh Nữ Monica.
Xin xem các hình ảnh ở trang này: http://cid-3f51e8fee4ae159a.photos.live.com/browse.aspx/Monica
Đúng 11 giờ 30, Thánh lễ bắt đầu, các Hội viên Các Bà Mẹ Công giáo đã tập trung trong bộ đồng phục đầy ý nghĩa với tà áo dài màu trắng và khăn quàng màu xanh, tượng trưng cho biểu tượng màu cờ của Đức Mẹ. Các Hội viên dẫn đầu là Đoàn Kỳ cùng với nghi đoàn và Cha Chủ tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn Thánh trong bài ca nhập. Linh mục linh hướng Hội Các Bà Mẹ là Cha Tổng quản Phêrô Hoàng Phượng Chủ tế Thánh lễ. Mở đầu Thánh Lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng Cộng Đoàn dâng lễ và chào mừng toàn thể Hội Viên Các Bà Mẹ. Cha nói: “Xin chúc mừng ngày Bổn mạng Hội Các Bà Mẹ trong ngày vui mừng kính Thánh Nữ Monica, Quan thầy của Hội…”
Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Chủ tế đã đề cập đến đức hạnh và đời sống thánh thiện của vị Thánh Nữ Monica là gương sáng chói cho mẫu mực của những người mẹ Công giáo nòng cốt của một gia đình, cha chủ tế nói: Thứ sáu vừa qua Giáo hội mừng kính Thánh Nữ Monica và tiếp theo ngày thứ bảy Giáo hội lại mừng kính Thánh Augustine, ngài là con của vị Thánh Nữ Monica. Bà Monic lúc sinh thời là một người vợ, một người mẹ có đời sống khiêm hạ, đạo đức. Sống với đời sống liên lĩ cầu nguyện hằng ngày. Trong gia đình, cậu Augustine lại là đứa con có cuộc sống phóng túng, sa đọa nhất trong ba người con của bà. Bà luôn chú tâm sống hy sinh cầu nguyện nhiều nhất cho người con đặc biệt này và quả thật người con tưởng như đã hư mất lại đã trở nên vị Thánh Tiến sĩ của Giáo Hội. Vào mùa Phục Sinh năm 387, Đức Giám mục Ambrôsiô đã rửa tội cho Augustine, sau đó chẳng bao lâu Thánh Nữ Monica qua đời. Hôm nay trong ngày mừng Bổn mạng của Hội, nhìn gương Thánh Nữ Monica luôn là gương sáng, mẫu mực của những Bà Mẹ Công Giáo, xin cho tất cả luôn học hỏi nơi ngài về đời sống đạo đức và liên lĩ cầu nguyện như Thánh nữ Monica…”
Bài chia sẻ phúc âm chấm dứt là phần ra mắt tân Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ. Bà cựu Hội trưởng Hoàng Thị Nga lên nói lời cảm ơn và tường trình công tác trong ba năm qua nhiệm kỳ 2007-2010. Sau đó giới thiệu thành phần tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2010-2013 gồm: Bà Maria Vụ Thị Tươi: Hội trưởng- Bà Têrêsa Hoàng Thị Tin: Hội phó nội vụ- Bà Maria Nguyễn Thị Trinh: Hội phó ngoại vụ- Bà Maria Trần Thị Kim Nhung: Thư Ký- Bà Maria Trần Thị Thanh: Thư Ký.
Tất cả thành viên trong Ban Chấp Hành mới tiến lên trình diện Cộng Đồng, sau đó Bà cựu Hội trưởng Hoàng Thị Nga đã long trọng trao Đoàn Kỳ cho bà Tân hội trưởng Vũ Thị Tươi.
Sau Thánh Lễ, toàn thể gia đình các Hội viên Hội Các Bà Mẹ cùng với đại diện các Cộng Đoàn, các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành tập trung tại Hội trường nhà thờ để chúc mừng Hội Các Bà Mẹ trong bửa tiệc liên hoan với nhiều món ăn hấp dẫn. Tiến vào Hội trường, tôi thấy cha linh hướng đang ban phép lành để khai mạc cho buổi liên hoan. Nhận thấy trong buổi tiệc liên hoan hôm nay các bà cũng chu đáo sắm một chiếc bánh rất lớn như để mừng Sinh nhật 29 năm Hội Các Bà Mẹ ra đời trông khá long trọng.
Ngày mừng lễ Thánh Nữ Monica, quan thầy của Hội Các Bà Mẹ Công giáo thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle chấm dứt với tiệc liên hoan vào khoảng hơn 2 giờ chiều. Nghe nói sang năm mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Các Bà Mẹ, các bà sẻ làm long trọng hơn, lớn hơn. Xin đừng quên ngày trọng đại ba mươi năm thành lập Hội Các Bà Mẹ Công giáo Việt Nam Seattle.
Xin xem các hình ảnh ở trang này: http://cid-3f51e8fee4ae159a.photos.live.com/browse.aspx/Monica
Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha Chủ tế đã đề cập đến đức hạnh và đời sống thánh thiện của vị Thánh Nữ Monica là gương sáng chói cho mẫu mực của những người mẹ Công giáo nòng cốt của một gia đình, cha chủ tế nói: Thứ sáu vừa qua Giáo hội mừng kính Thánh Nữ Monica và tiếp theo ngày thứ bảy Giáo hội lại mừng kính Thánh Augustine, ngài là con của vị Thánh Nữ Monica. Bà Monic lúc sinh thời là một người vợ, một người mẹ có đời sống khiêm hạ, đạo đức. Sống với đời sống liên lĩ cầu nguyện hằng ngày. Trong gia đình, cậu Augustine lại là đứa con có cuộc sống phóng túng, sa đọa nhất trong ba người con của bà. Bà luôn chú tâm sống hy sinh cầu nguyện nhiều nhất cho người con đặc biệt này và quả thật người con tưởng như đã hư mất lại đã trở nên vị Thánh Tiến sĩ của Giáo Hội. Vào mùa Phục Sinh năm 387, Đức Giám mục Ambrôsiô đã rửa tội cho Augustine, sau đó chẳng bao lâu Thánh Nữ Monica qua đời. Hôm nay trong ngày mừng Bổn mạng của Hội, nhìn gương Thánh Nữ Monica luôn là gương sáng, mẫu mực của những Bà Mẹ Công Giáo, xin cho tất cả luôn học hỏi nơi ngài về đời sống đạo đức và liên lĩ cầu nguyện như Thánh nữ Monica…”
Bài chia sẻ phúc âm chấm dứt là phần ra mắt tân Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ. Bà cựu Hội trưởng Hoàng Thị Nga lên nói lời cảm ơn và tường trình công tác trong ba năm qua nhiệm kỳ 2007-2010. Sau đó giới thiệu thành phần tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2010-2013 gồm: Bà Maria Vụ Thị Tươi: Hội trưởng- Bà Têrêsa Hoàng Thị Tin: Hội phó nội vụ- Bà Maria Nguyễn Thị Trinh: Hội phó ngoại vụ- Bà Maria Trần Thị Kim Nhung: Thư Ký- Bà Maria Trần Thị Thanh: Thư Ký.
Tất cả thành viên trong Ban Chấp Hành mới tiến lên trình diện Cộng Đồng, sau đó Bà cựu Hội trưởng Hoàng Thị Nga đã long trọng trao Đoàn Kỳ cho bà Tân hội trưởng Vũ Thị Tươi.
Sau Thánh Lễ, toàn thể gia đình các Hội viên Hội Các Bà Mẹ cùng với đại diện các Cộng Đoàn, các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành tập trung tại Hội trường nhà thờ để chúc mừng Hội Các Bà Mẹ trong bửa tiệc liên hoan với nhiều món ăn hấp dẫn. Tiến vào Hội trường, tôi thấy cha linh hướng đang ban phép lành để khai mạc cho buổi liên hoan. Nhận thấy trong buổi tiệc liên hoan hôm nay các bà cũng chu đáo sắm một chiếc bánh rất lớn như để mừng Sinh nhật 29 năm Hội Các Bà Mẹ ra đời trông khá long trọng.
Ngày mừng lễ Thánh Nữ Monica, quan thầy của Hội Các Bà Mẹ Công giáo thuộc Cộng Đồng Công giáo Việt Nam Seattle chấm dứt với tiệc liên hoan vào khoảng hơn 2 giờ chiều. Nghe nói sang năm mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Các Bà Mẹ, các bà sẻ làm long trọng hơn, lớn hơn. Xin đừng quên ngày trọng đại ba mươi năm thành lập Hội Các Bà Mẹ Công giáo Việt Nam Seattle.
Chuyến đi thăm Bản H’mông
Thu Thủy
08:45 02/09/2010
THANH HÓA - “Nơi cánh đồng lúa chín vàng, kìa có những hạt trĩu nặng đang chờ người thợ gặt…”, đó như một cách nói ví von về công cuộc truyền giáo nơi Giáo phận Thanh Hóa, nơi mà hiện tại có rất nhiều những ưu tư, cần nhiều hành động thiết thực, cần nhiều sự dấn thân, cần nhiều sự giúp đỡ và đồng hành để đem Đức tin và tái truyền giáo lại cho những anh em dân tộc sống ở các vùng núi cao giáp nước Lào, nơi mà có một thời bước chân của các nhà thừa sai đã kinh qua và hoa Tin mừng nỡ rộ, nhưng vì thời cuộc, nhiều xứ đạo vùng cao đã bị mất, nhiều giáo dân vì không có linh mục coi sóc đã phai mờ đức tin. Cũng trong những ưu tư như vậy, Đức cha giáo phận khuyến khích các linh mục hãy đến với họ. Trong đó, có một điểm đến luôn chiếm ưu tiên hàng đầu của bước chân truyền giáo là những bản vùng cao thuộc các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát… của tỉnh Thanh Hóa và một phần của tỉnh Hòa Bình, nơi có những người anh em tín hữu dân tộc H’mông sinh sống.
Hình ảnh chuyến thăm viếng
Chuyến đi hôm nay cũng là một trong những chuyến đi mang theo những tình cảm tốt đẹp nhất của Giáo phận gửi đến những người con nơi vùng cao hẻo lánh này. Xuất phát từ Tòa Giám Mục Thanh Hóa 3g00 sáng, chúng tôi tiến tới giáo xứ Phong ý, giáo xứ xa xôi nhất và cũng là một địa điểm truyền giáo của Giáo phận. Chuyến hành trình gồm có 3 tân linh mục, cha phó xứ Chính Toà, cha phó xứ Phong Ý, các ân nhân và một số bạn sinh viên công giáo Thanh hóa.
Cũng cần nói thêm chút về “những người làm nên” chuyến đi. Sau ngày lãnh chức linh mục, thay vì đi nghỉ “tuần trăng mật”, 3 tân linh mục đã quyết đi đến với các anh em dân tộc Hmong và dành những món quà của quý ân nhân là tiền mừng trong ngày tiến chức để tặng quà cho bà con dân tộc, tặng bút sách cho các em thiếu nhi chuẩn bị bước vào năm học mới.
6h30, xe chuyển bánh đưa chúng tôi rời giáo xứ Phong ý hướng tới bản Mông đầu tiên đó là bản Suối Tôn, một bản thuộc địa phận của huyện Quan Hoá. Vượt qua đoạn đường dài hơn 150km với con đường đi đầy quanh co, trắc trở, thế nhưng sự nhiệt huyết vẫn cháy bừng trên gương mặt mỗi người.
11h00 trưa, phái đoàn chúng tôi đến bản Suối Tôn, đón phái đoàn là cha Giuse Phạm Văn Nhân, chính xứ Phong Ý, hiện nay cha cũng là trưởng ban truyền giáo của GP Thanh Hoá. Với những ưu tư, trăn trở, Ngài cùng những người phụ tá luôn cất bước ra đi, để mong tìm gặp những trái tim khao khát tình Chúa. Như đã biết trước kế hoạch của chuyến đi, Ngài cũng với bà con dân bản ra đón chúng tôi trong niềm hân hoan, xúc động.
Sau một khoảng thời gian gặp gỡ, nói chuyện và chia sẻ với những giáo dân ở đây, chúng tôi gửi đến họ những món quà là tình cảm mà những vị tân Linh mục, các Linh Mục và quý vị ân nhân gửi đến. Niềm vui thực sự được thể hiện rõ trên gương mặt khắc khổ của họ, hết thảy từ người già đến trẻ em.
Nơi đây, cuộc sống thiều thốn vật chất luôn đeo bám con người, thiếu thốn từ những nhu cầu căn bản nhất, một căn nhà trống trơn, không đèn, không điện, không chăn, không mùng và không… không; một nồi cơm với sắn độn, rau rừng và….thiếu thốn. Thế nhưng điều mà mỗi chúng tôi thấy được chính là những nụ cười tỏa rạng, những nụ cười đơn sơ của người dân vùng núi cao chưa từng tắt trên môi những con người nghèo khổ ấy. Đôi mắt trẻ thơ sáng lên vì những món quà bình thường, giản dị; người lớn thì cảm ơn bằng những câu lơ lớ tiếng Kinh; người già không nói được tiếng kinh thì bắt tay tỏ dấu cảm ơn với những giọt nước mắt…
11h50, chúng tôi dùng cơm trưa để tiếp tục cuộc hành trình đến với địa điểm thứ hai.
12h30, xe lăn bánh tiến thẳng tới bản Trung Thành, thuộc địa phận của Tỉnh Hoà Bình. Quãng đường đi dài và đầy khó khăn thực sự, trời lại đổ mưa nên xe không thể vào nơi gần nhất để đi xe máy, chúng tôi quyết định đi thuyền vượt sông Mã để vào bản. Quãng sông phải vượt có khoảng 4 km nhưng chúng tôi phải đi gần 3 giờ đồng hồ, vì chạy ngược dòng và nước lũ thượng ngồn đổ về mạnh sau cơn mưa.
Đến tới bản thì trời đã ngã về chiều. Cũng như ở bản Suối Tôn, những lời chia sẻ của các tân Linh mục, của các Linh mục và vị ân nhân đã thực sự cho thấy được tấm lòng của các Ngài hướng tới những bà con dân tộc ở đây đầy yêu mến. Sau đó, chúng tôi phát quà cho họ và vội vàng trở lại thuyền để về nơi gửi xe vì trời đã tối và lại còn đổ mưa.
Sau những giờ phút bồng bềnh, gà gật… trên sông Mã, chúng tôi lên xe trở về cho kịp giờ lễ sáng hôm sau. Không gian chiều thấm đượm sự mờ ảo, bởi thiếu những ánh đèn điện chiếu sáng. Cuộc sống nơi đây là vậy, đầy những thiếu thốn, vất vả. Thế nhưng những người dân tộc này lại thể hiện được một niềm tin sâu sắc, mãnh liệt không dễ gì mà có được.
Về gần tới Tòa giám mục, trời đông đã hửng sáng, cũng là lúc chuyến hành trình khép lại đầy ân nghĩa mà các vị Mục tử và quý ân nhân dành cho những con người miền sơn cước, nhưng nó mở ra trong lòng mỗi người tiếng gọi thôi thúc dấn thân vì anh em đồng loại đang cần bàn tay và tấm lòng sưởi ấm…
Hình ảnh chuyến thăm viếng
Chuyến đi hôm nay cũng là một trong những chuyến đi mang theo những tình cảm tốt đẹp nhất của Giáo phận gửi đến những người con nơi vùng cao hẻo lánh này. Xuất phát từ Tòa Giám Mục Thanh Hóa 3g00 sáng, chúng tôi tiến tới giáo xứ Phong ý, giáo xứ xa xôi nhất và cũng là một địa điểm truyền giáo của Giáo phận. Chuyến hành trình gồm có 3 tân linh mục, cha phó xứ Chính Toà, cha phó xứ Phong Ý, các ân nhân và một số bạn sinh viên công giáo Thanh hóa.
Cũng cần nói thêm chút về “những người làm nên” chuyến đi. Sau ngày lãnh chức linh mục, thay vì đi nghỉ “tuần trăng mật”, 3 tân linh mục đã quyết đi đến với các anh em dân tộc Hmong và dành những món quà của quý ân nhân là tiền mừng trong ngày tiến chức để tặng quà cho bà con dân tộc, tặng bút sách cho các em thiếu nhi chuẩn bị bước vào năm học mới.
6h30, xe chuyển bánh đưa chúng tôi rời giáo xứ Phong ý hướng tới bản Mông đầu tiên đó là bản Suối Tôn, một bản thuộc địa phận của huyện Quan Hoá. Vượt qua đoạn đường dài hơn 150km với con đường đi đầy quanh co, trắc trở, thế nhưng sự nhiệt huyết vẫn cháy bừng trên gương mặt mỗi người.
11h00 trưa, phái đoàn chúng tôi đến bản Suối Tôn, đón phái đoàn là cha Giuse Phạm Văn Nhân, chính xứ Phong Ý, hiện nay cha cũng là trưởng ban truyền giáo của GP Thanh Hoá. Với những ưu tư, trăn trở, Ngài cùng những người phụ tá luôn cất bước ra đi, để mong tìm gặp những trái tim khao khát tình Chúa. Như đã biết trước kế hoạch của chuyến đi, Ngài cũng với bà con dân bản ra đón chúng tôi trong niềm hân hoan, xúc động.
Sau một khoảng thời gian gặp gỡ, nói chuyện và chia sẻ với những giáo dân ở đây, chúng tôi gửi đến họ những món quà là tình cảm mà những vị tân Linh mục, các Linh Mục và quý vị ân nhân gửi đến. Niềm vui thực sự được thể hiện rõ trên gương mặt khắc khổ của họ, hết thảy từ người già đến trẻ em.
Nơi đây, cuộc sống thiều thốn vật chất luôn đeo bám con người, thiếu thốn từ những nhu cầu căn bản nhất, một căn nhà trống trơn, không đèn, không điện, không chăn, không mùng và không… không; một nồi cơm với sắn độn, rau rừng và….thiếu thốn. Thế nhưng điều mà mỗi chúng tôi thấy được chính là những nụ cười tỏa rạng, những nụ cười đơn sơ của người dân vùng núi cao chưa từng tắt trên môi những con người nghèo khổ ấy. Đôi mắt trẻ thơ sáng lên vì những món quà bình thường, giản dị; người lớn thì cảm ơn bằng những câu lơ lớ tiếng Kinh; người già không nói được tiếng kinh thì bắt tay tỏ dấu cảm ơn với những giọt nước mắt…
11h50, chúng tôi dùng cơm trưa để tiếp tục cuộc hành trình đến với địa điểm thứ hai.
12h30, xe lăn bánh tiến thẳng tới bản Trung Thành, thuộc địa phận của Tỉnh Hoà Bình. Quãng đường đi dài và đầy khó khăn thực sự, trời lại đổ mưa nên xe không thể vào nơi gần nhất để đi xe máy, chúng tôi quyết định đi thuyền vượt sông Mã để vào bản. Quãng sông phải vượt có khoảng 4 km nhưng chúng tôi phải đi gần 3 giờ đồng hồ, vì chạy ngược dòng và nước lũ thượng ngồn đổ về mạnh sau cơn mưa.
Đến tới bản thì trời đã ngã về chiều. Cũng như ở bản Suối Tôn, những lời chia sẻ của các tân Linh mục, của các Linh mục và vị ân nhân đã thực sự cho thấy được tấm lòng của các Ngài hướng tới những bà con dân tộc ở đây đầy yêu mến. Sau đó, chúng tôi phát quà cho họ và vội vàng trở lại thuyền để về nơi gửi xe vì trời đã tối và lại còn đổ mưa.
Sau những giờ phút bồng bềnh, gà gật… trên sông Mã, chúng tôi lên xe trở về cho kịp giờ lễ sáng hôm sau. Không gian chiều thấm đượm sự mờ ảo, bởi thiếu những ánh đèn điện chiếu sáng. Cuộc sống nơi đây là vậy, đầy những thiếu thốn, vất vả. Thế nhưng những người dân tộc này lại thể hiện được một niềm tin sâu sắc, mãnh liệt không dễ gì mà có được.
Về gần tới Tòa giám mục, trời đông đã hửng sáng, cũng là lúc chuyến hành trình khép lại đầy ân nghĩa mà các vị Mục tử và quý ân nhân dành cho những con người miền sơn cước, nhưng nó mở ra trong lòng mỗi người tiếng gọi thôi thúc dấn thân vì anh em đồng loại đang cần bàn tay và tấm lòng sưởi ấm…
Giáo xứ Nhân Hòa, bảo số ba gây thiệt hại nặng nề
Tân Lập
08:52 02/09/2010
VINH - Với sức gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13, khi đổ bộ vào đất liền, với tâm bảo là Nghệ An, bảo số ba đã gây thiệt hại rất lớn cho người dân nơi đây. Nếu như toàn tỉnh Nghệ An có 6 người chết, 49 người bị thương, 3000 ngôi nhà tốc mái (Báo Tuổi trẻ Online số ra ngày 28 tháng 8 năm 2010) thì riêng vùng quê nhỏ bé Nhân Hòa đã có ít nhất 04 người bị thương nặng phải đi cấp cứu, nhà thờ xứ bị bốc mất hơn 500 viên ngói, sập trần; nhà xứ bị tốc mái, 240 m2 dàn tôn lạnh bị sập hẵn; 2 nhà dân, trạm bơm, tường bao nghĩa trang bị sụp đổ hoàn toàn; 94 nhà khác bị tốc mái, 4 Km đường điện bị đổ nát, hàng ngàn cây xanh, cây cổ thụ và cây ăn trái đổ gãy; hơn 120 ha ruộng lúa hè thu đang làm đòng hoặc đã trổ bông bị ngâm nước có nguy cơ mất trắng... Ngồi trên nóc nhà thờ nhìn xuống, người ta thấy làng quê Nhân Hòa tan tác kiệt quệ. Theo thống kê chi tiết, chưa tính những mất mát ngoài đồng ruộng, toàn giáo xứ thiệt hại 237.895.000 đồng (Biên bản thống kê thiệt hại cơn bảo số 3 của giáo xứ Nhân Hòa).
Xem hình ảnh
Đang khi mưa bảo hoành hành, biết được nhà thờ và nhà xứ bị hư hại, giáo dân đã bỏ nhà mình, bất chấp mưa bão, tập trung đến chống đỡ bảo vệ Nhà Chúa. Nhiều thanh niên can đảm leo lên mái nhà giữ từng viên ngói, tấm tôn. Sau khi bão tan, đông đủ giáo dân, già trẻ, nam nữ kéo nhau về nhà thờ lợp ngói, dựng cây, làm vệ sinh trước khi trở về khắc phục thiệt hại tại nhà mình. Họ coi nhà Chúa hơn nhà mình, Đức tin hơn của cải vật chất. Có thế, người ta mới thấy được truyền thống sống đạo tốt lành của người dân nơi đây, bằng mọi giá phải bảo đức tin, bảo vệ gia sản vật chất và tinh thần của Cha ông để lại theo tinh thần sống Năm Thánh 2010.
Sau khi bảo gió qua đi, có dịp cùng với cha tân quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính, trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các gia đình sáng 25/08/2010, chúng tôi mới nhận thấy những thiệt hại to lớn mà vùng quê nghèo này phải hứng chịu. Đường xá, vườn tược, cây cối tan hoang; nhà cửa xiêu vẹo, nước chảy trong như ngoài do bị bốc mái. Có những gia đình nhà sập hoàn toàn phải đi ở nhờ nhà người khác. Nhiều gia đình mới tháng 8 mà đã sống cảnh "giáp hạt", nay nhìn ra ruộng đồng sau bão gió thì lấy chi hy vọng. Ấy vậy mà khuôn mặt của mọi người ai cũng niềm nỡ chuyện trò xem như không có gì xảy ra.
Hình như, họ đã quen với cái khắc nghiệt của đất miền trung, cái đất mà phải "gạt sỏi tìm cơm, vì hết mưa, thôi hạn lại cơn bảo gần". Trở về trong bộ áo mưa sau khi trực tiếp chứng kiến thiệt hại của đoàn chiên, Cha quản xứ xúc động nói với chúng tôi: "Nếu hai đồng tiền của bà góa trong Phúc Âm là tất cả tài sản của bà (xMc 12, 38-44), thì những mất mát tại các gia đình ở giáo xứ chúng ta cũng là mất mát tài sản của những người nghèo như vậy".
Trong số những người bị thương, có em Maria Nguyễn Thị Huyền Trang bị gãy hai tay do gió xô ngã; ông Phêrô Hà Văn Khai bị mái tôn cắt chân nên bị thương nặng vì mất nhiều máu; đặc biệt, ông Phêrô Nguyễn Văn Ấu bị tường sập đè gãy đốt sống cổ nên bị tê liệt cả tứ chi, phải đi bệnh viện Việt Đức - Hà Nội để mổ và điều trị. Theo yêu cầu của bệnh viện, để có thể mổ vết thương cho ông Ấu, cần phải chi phí 80 triệu đồng, trong khi gia đình Ông lại nghèo đến mức không một đồng xu dính túi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Với tinh thần bác ái Kitô giáo, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong những ngày này, ngoài việc giúp nhau khắc phục thiệt hại, mọi người còn đóng góp những "đồng tiền bà góa" để giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn theo lời kêu gọi của Cha quản xứ. Thiên tai làm cho họ kiệt quệ nhưng họ vẫn cho đi chút ít tài sản còn lại của mình, giống như câu chuyện bà góa thành Sarepta trong Cựu ước (x.1V 17,10-16).
Được biết, giáo xứ đã ấm lòng hơn khi được đoàn Caritas giáo phận do Lm Giuse Nguyễn Viết Nam và chị Têrêxa Phạm Thị Yến Hoa đến thăm, động viên và giúp 5 triệu đồng. Giáo xứ cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ vật chất, tinh thần của nhiều người trong và ngoài giáo phận.
Giáo xứ Nhân Hòa là một giáo xứ khá nhỏ, có gần 2500 giáo dân, nằm cách Tòa giám mục Xã Đoài khoảng 3km đường chim bay về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 1A chừng 2Km về phía Tây. Không như truyền thống sống đạo rất giàu có và lâu đời của quê hương Đức Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, đời sống kinh tế nơi đây xưa nay vẫn nổi tiếng bởi cái nghèo đói và nhiều khó khăn. Điều này lại càng thấy rõ hơn khi ai đó hiện diện nơi đây trong và sau cơn bảo số ba vừa rồi.
Giáo xứ Nhân Hòa là giáo xứ mà cha Phêrô Trần Phúc Chính (Cha quê hương Kim Lâm (Họ Tân Lập) ) coi sóc. Quý vị hảo tâm có thể giúp đỡ họ qua địa chỉ của Caritas giáo phận Vinh hoặc gửi trực tiếp cho giáo xứ Nhân Hòa ở địa chỉ: Xóm 7, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Điện thoại: 0915 057 702, Email: revpchinh@yahoo.com
Xem hình ảnh
Đang khi mưa bảo hoành hành, biết được nhà thờ và nhà xứ bị hư hại, giáo dân đã bỏ nhà mình, bất chấp mưa bão, tập trung đến chống đỡ bảo vệ Nhà Chúa. Nhiều thanh niên can đảm leo lên mái nhà giữ từng viên ngói, tấm tôn. Sau khi bão tan, đông đủ giáo dân, già trẻ, nam nữ kéo nhau về nhà thờ lợp ngói, dựng cây, làm vệ sinh trước khi trở về khắc phục thiệt hại tại nhà mình. Họ coi nhà Chúa hơn nhà mình, Đức tin hơn của cải vật chất. Có thế, người ta mới thấy được truyền thống sống đạo tốt lành của người dân nơi đây, bằng mọi giá phải bảo đức tin, bảo vệ gia sản vật chất và tinh thần của Cha ông để lại theo tinh thần sống Năm Thánh 2010.
Sau khi bảo gió qua đi, có dịp cùng với cha tân quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính, trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các gia đình sáng 25/08/2010, chúng tôi mới nhận thấy những thiệt hại to lớn mà vùng quê nghèo này phải hứng chịu. Đường xá, vườn tược, cây cối tan hoang; nhà cửa xiêu vẹo, nước chảy trong như ngoài do bị bốc mái. Có những gia đình nhà sập hoàn toàn phải đi ở nhờ nhà người khác. Nhiều gia đình mới tháng 8 mà đã sống cảnh "giáp hạt", nay nhìn ra ruộng đồng sau bão gió thì lấy chi hy vọng. Ấy vậy mà khuôn mặt của mọi người ai cũng niềm nỡ chuyện trò xem như không có gì xảy ra.
Hình như, họ đã quen với cái khắc nghiệt của đất miền trung, cái đất mà phải "gạt sỏi tìm cơm, vì hết mưa, thôi hạn lại cơn bảo gần". Trở về trong bộ áo mưa sau khi trực tiếp chứng kiến thiệt hại của đoàn chiên, Cha quản xứ xúc động nói với chúng tôi: "Nếu hai đồng tiền của bà góa trong Phúc Âm là tất cả tài sản của bà (xMc 12, 38-44), thì những mất mát tại các gia đình ở giáo xứ chúng ta cũng là mất mát tài sản của những người nghèo như vậy".
Trong số những người bị thương, có em Maria Nguyễn Thị Huyền Trang bị gãy hai tay do gió xô ngã; ông Phêrô Hà Văn Khai bị mái tôn cắt chân nên bị thương nặng vì mất nhiều máu; đặc biệt, ông Phêrô Nguyễn Văn Ấu bị tường sập đè gãy đốt sống cổ nên bị tê liệt cả tứ chi, phải đi bệnh viện Việt Đức - Hà Nội để mổ và điều trị. Theo yêu cầu của bệnh viện, để có thể mổ vết thương cho ông Ấu, cần phải chi phí 80 triệu đồng, trong khi gia đình Ông lại nghèo đến mức không một đồng xu dính túi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Với tinh thần bác ái Kitô giáo, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong những ngày này, ngoài việc giúp nhau khắc phục thiệt hại, mọi người còn đóng góp những "đồng tiền bà góa" để giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn theo lời kêu gọi của Cha quản xứ. Thiên tai làm cho họ kiệt quệ nhưng họ vẫn cho đi chút ít tài sản còn lại của mình, giống như câu chuyện bà góa thành Sarepta trong Cựu ước (x.1V 17,10-16).
Được biết, giáo xứ đã ấm lòng hơn khi được đoàn Caritas giáo phận do Lm Giuse Nguyễn Viết Nam và chị Têrêxa Phạm Thị Yến Hoa đến thăm, động viên và giúp 5 triệu đồng. Giáo xứ cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ vật chất, tinh thần của nhiều người trong và ngoài giáo phận.
Giáo xứ Nhân Hòa là một giáo xứ khá nhỏ, có gần 2500 giáo dân, nằm cách Tòa giám mục Xã Đoài khoảng 3km đường chim bay về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 1A chừng 2Km về phía Tây. Không như truyền thống sống đạo rất giàu có và lâu đời của quê hương Đức Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, đời sống kinh tế nơi đây xưa nay vẫn nổi tiếng bởi cái nghèo đói và nhiều khó khăn. Điều này lại càng thấy rõ hơn khi ai đó hiện diện nơi đây trong và sau cơn bảo số ba vừa rồi.
Giáo xứ Nhân Hòa là giáo xứ mà cha Phêrô Trần Phúc Chính (Cha quê hương Kim Lâm (Họ Tân Lập) ) coi sóc. Quý vị hảo tâm có thể giúp đỡ họ qua địa chỉ của Caritas giáo phận Vinh hoặc gửi trực tiếp cho giáo xứ Nhân Hòa ở địa chỉ: Xóm 7, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Điện thoại: 0915 057 702, Email: revpchinh@yahoo.com
Đệ Tử Tu Viện Nữ Đa Minh Xuân Hòa Tĩnh Tâm Định Hướng
Nt. Vũ Thị Hiên OP
09:41 02/09/2010
BẮC NIINH: Chiều ngày 29.08.2010, tại Tu Viện Đaminh Xuân Hòa với sự góp mặt của các em Đệ Tử trở về đã làm cho bầu khí Tu Viện rộn ràng và vui tươi. Sự hiện diện của 37 em từ hai Tu Viện Mẹ lên trời Đình Tổ và Mẹ Vô Nhiễm Xuân Hòa. Do học hành và công việc, cả năm trời nay các em mới được gặp nhau, những ánh mắt trao nhau, những nụ cười hạnh phúc, những cái xiết tay, những cái bá vai choàng cổ thật ấm áp tình chị em.
Xem hình ảnh
Đây là ngày họp mặt truyền thống hàng năm khởi đi từ ý muốn tạo cho các bạn trẻ nữ có cơ hội để đến tìm hiểu nhà dòng, và ngược lại, nhà dòng tìm hiểu về các em. Thế nhưng, năm nay, do sự sáng tạo của các Dì Giáo đã muốn cho các em Đệ Tử Nội Trú tĩnh tâm riêng với chủ đề “Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn”.
Mở đầu ngày tĩnh tâm với chủ đề: “CẦU NGUYỆN LÀ HƠI THỞ CỦA LINH HỒN” bắt đầu bằng giờ Kinh Sáng cùng với cộng đoàn, các em sốt sáng hát Thánh vịnh và ngẫu hứng dâng những lời cầu nguyện tự phát từ đáy lòng với niềm vui sướng của những ngày, giờ tĩnh tâm. Phải chăng niềm vui đó còn tăng lên gấp bội phần khi chính Đức Cha Giáo Phận Cosma Hoàng Văn Đạt giảng tĩnh tâm cho các em.
Đúng 08 giờ ngày 30.08.2010, tiếng chuông báo hiệu đã đến giờ các em vào nhà nguyện để nghe Đức Cha chia sẻ. Đức Cha đã cùng với các em đọc kinh viếng Thánh Thể Chúa. Lời Kinh như nhắc nhở các em hãy dành nhiều thời giờ để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để xin Ngài “soi đường dẫn lối con đi”.
Đức Cha khởi đầu bài giảng bằng câu chuyện “Chúa gọi người Chúa Muốn”, và từ đó ngài đưa ra hàng loạt ví dụ cụ thể về những người được Chúa gọi. Đức cha đã nhấn mạnh bài chia sẻ với 3 điểm:
1. Ơn Chúa gọi - Con người phải cộng tác với Chúa.
Ngài nói đến Hai Chữ “THÍCH” và “HỢP”. “ THÍCH” chỉ những cái bên ngoài, vì đó là “chiêu bài” của Chúa, Chúa đã dùng những cái bên ngoài để dụ dỗ ta, sau đó Chúa dẫn chúng ta đến cái cốt lõi là dâng mình cho Chúa để thuộc về Chúa hoàn toàn và để Chúa sử dụng theo ý Chúa.
Còn chữ “HỢP” thì sao? Dựa vào đâu để mà biết thế nào là hợp?
Đó là dựa vào 3 Lời Khấn, dựa vào đời sống cầu nguyện, hoạt động tông đồ, đời sống cộng đoàn và ĐẶC SỦNG RIÊNG CỦA HỘI DÒNG.
2. Bẩy và Tám
Đó là Bẩy mối tội đầu và Tám mối phúc thật. Đức Cha khuyên các Đệ Tử là các con phải làm sao để “Tám Mối ngày một lớn mạnh, còn bảy mối thì phải nhỏ đi”.
3. Suy nguyện Thánh Vịnh:
Các con hãy đọc và nhớ 3 Thánh Vịnh: TV 22; TV 15; TV 44. Ba Thánh vịnh giúp cho mỗi người chúng ta biết: Tạ ơn Chúa, quý trọng bậc sống của mình, tiến bước mỗi ngày.
Đúng 10 giờ Đức Cha Cosma chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi Tu Sĩ, cùng đồng tế với Đức Cha có cha Phêrô Nguyễn Văn Thủy OP. chủ tịch ủy ban tu sĩ của giáo phận Bắc ninh. Sau Thánh lễ ngài cùng với quý cha chia sẻ niềm vui với Tu Viện trong bữa cơm thân mật gia đình.
Sau giấc ngủ trưa, các em bước vào đề tài thứ 2: “LẮNG NGHE TIẾNG GỌI – MẦU NHIỆM CỦA ƠN GỌI”, đề tài được cha chủ tịch Ủy Ban Tu Sĩ Giáo phận Bắc Phêrô Nguyễn Văn Thủy, OP. chia sẻ như một lời tiếp nối với bài giảng của Đức Cha buổi sáng để phần nào giúp các em nhận thức và áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Cha đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các em suy nghĩ: Thiên Chúa gọi tôi khi nào? Thiên Chúa gọi tôi trong bối cảnh nào? Làm thế nào để lắng nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa? Tôi nhận ra tiếng gọi ấy như thế nào? Làm thế nào để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa?
Ngày tĩnh tâm thứ hai với chủ đề: “MẦU NHIỆM CỦA SỰ THINH LẶNG”
Đề tài được cha Giuse Đinh Tiến Hưng, OP. chia sẻ với mục đích: thinh lặng là để tìm kiếm Thiên Chúa. Một người tìm kiếm Thiên Chúa thật phải có sự thinh lặng của toàn thể con người. Dù trong ồn ào hay trong sự lặng lẽ của đời sống chiêm niệm. Điều này cần có một bầu khí, một khu vực và một kỷ luật của bản thân để hỗ trợ cho việc gặp gỡ Thiên Chúa (x. Chiều kích chiêm niệm của đời tu, 14).
Đề tài tiếp theo Cha Giuse chia sẻ là: “BƯỚC ĐƯỜNG THEO CHÚA - THEO CHÚA HAY THEO AI”
Vấn đề được đặt ra trong đề tài này là: Tôi đang tìm kiếm ai trong cuộc đời này? Tôi muốn tìm gì trong những ngày, giờ này? Tôi có dám đi tìm và chấp nhận đánh đổi để đạt mục đích không?
Và ngày thứ hai được khép lại với giờ Chầu Thánh Thể cuối ngày thật sốt sáng với những tâm tình của đề tài “Bước Đường Theo Chúa…”.
Thế rồi, một ngày mới lại mở ra với đề tài thật sâu thẳm của con tim đó là: “ĐỜI SỐNG TÂM LINH”.
Vấn đề đời sống tâm linh là một vấn đề trọng tâm của đời sống Kitô hữu, nên yếu tố có tính quyết định chắc chắn không phải là vấn đề của phương pháp nhưng là vấn đề của tự do, một sự tự do dấn thân, cách cụ thể và có tính chất “liều”, tính chất “phiêu lưu”, là dám đi vào mối tương quan ngôi vị với Thiên Chúa.
Đề tài cuối cùng của khóa tĩnh tâm: “TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI SỐNG”.
Một đời sống hoàn chỉnh, bao gồm sự trưởng thành thể tâm - sinh - lý, trưởng thành về nhân bản và trưởng thành về đời sống thiêng liêng. Thiếu một trong những yếu tố ấy, con người không thể nói là đã phát triển và có một đời sống quân bình một cách đầy đủ.
Những ngày tĩnh tâm được khép lại với Thánh Lễ tạ ơn Chúa nhằm đúng ngày đầu năm học mới, khóa tĩnh tâm này như mở ra một năm học mới tràn đầy niềm vui và hy vọng.
Kết thúc những ngày tĩnh tâm Đệ Tử Nội Trú, Bề Trên Tu Viện Xuân Hòa Maria Nguyễn Thị Hảo chia sẻ với các em những lời tâm huyết: Đệ Tử cũng là trái tim và sức sống của Hội Dòng. Chúng ta từ khắp nơi về đây, cùng đi chung một con đường, cùng tìm kiếm một lý tưởng, cùng phục vụ trong Giáo Hội, các chị là những người đi trước, các em là những người đi sau, chị dẫn em, em dìu chị. Tất cả chúng ta đang tiến về phía trước. Trái tim của chúng ta có chung một nhịp đập. Hội Dòng là một trái tim lớn gồm nhiều trái tim nhỏ ghép chung lại, mỗi người chúng ta cùng chia sẻ công việc của Dòng trong sứ vụ học hành, trong công việc mục vụ tông đồ…tất cả với một con tim rộng mở, sẻ chia và yêu thương. Các em là tương lai của Dòng, Dòng mong chờ nơi sức trẻ các em. Vậy những ngày tĩnh tâm qua đi rồi, chị mong ước trong thâm sâu tâm hồn, các em thấy mình đang bắt đầu trở thành những thành viên của Hội Dòng với sứ vụ ở phía trước. Việc cần nhất của các em hôm nay đó là xác định một điều duy nhất: “Trái tim tôi đang chung nhịp đập của Dòng”.
Xin Chúa qua lời cầu bầu của đức Maria và thánh Đaminh tổ phụ giúp các em giữ mãi được tinh thần của những ngày tĩnh tâm, cầu chúc các em luôn vui sống trong mọi môi trường và mọi hoàn cảnh.
Xem hình ảnh
Đây là ngày họp mặt truyền thống hàng năm khởi đi từ ý muốn tạo cho các bạn trẻ nữ có cơ hội để đến tìm hiểu nhà dòng, và ngược lại, nhà dòng tìm hiểu về các em. Thế nhưng, năm nay, do sự sáng tạo của các Dì Giáo đã muốn cho các em Đệ Tử Nội Trú tĩnh tâm riêng với chủ đề “Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn”.
Mở đầu ngày tĩnh tâm với chủ đề: “CẦU NGUYỆN LÀ HƠI THỞ CỦA LINH HỒN” bắt đầu bằng giờ Kinh Sáng cùng với cộng đoàn, các em sốt sáng hát Thánh vịnh và ngẫu hứng dâng những lời cầu nguyện tự phát từ đáy lòng với niềm vui sướng của những ngày, giờ tĩnh tâm. Phải chăng niềm vui đó còn tăng lên gấp bội phần khi chính Đức Cha Giáo Phận Cosma Hoàng Văn Đạt giảng tĩnh tâm cho các em.
Đúng 08 giờ ngày 30.08.2010, tiếng chuông báo hiệu đã đến giờ các em vào nhà nguyện để nghe Đức Cha chia sẻ. Đức Cha đã cùng với các em đọc kinh viếng Thánh Thể Chúa. Lời Kinh như nhắc nhở các em hãy dành nhiều thời giờ để đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để xin Ngài “soi đường dẫn lối con đi”.
Đức Cha khởi đầu bài giảng bằng câu chuyện “Chúa gọi người Chúa Muốn”, và từ đó ngài đưa ra hàng loạt ví dụ cụ thể về những người được Chúa gọi. Đức cha đã nhấn mạnh bài chia sẻ với 3 điểm:
1. Ơn Chúa gọi - Con người phải cộng tác với Chúa.
Ngài nói đến Hai Chữ “THÍCH” và “HỢP”. “ THÍCH” chỉ những cái bên ngoài, vì đó là “chiêu bài” của Chúa, Chúa đã dùng những cái bên ngoài để dụ dỗ ta, sau đó Chúa dẫn chúng ta đến cái cốt lõi là dâng mình cho Chúa để thuộc về Chúa hoàn toàn và để Chúa sử dụng theo ý Chúa.
Còn chữ “HỢP” thì sao? Dựa vào đâu để mà biết thế nào là hợp?
Đó là dựa vào 3 Lời Khấn, dựa vào đời sống cầu nguyện, hoạt động tông đồ, đời sống cộng đoàn và ĐẶC SỦNG RIÊNG CỦA HỘI DÒNG.
2. Bẩy và Tám
Đó là Bẩy mối tội đầu và Tám mối phúc thật. Đức Cha khuyên các Đệ Tử là các con phải làm sao để “Tám Mối ngày một lớn mạnh, còn bảy mối thì phải nhỏ đi”.
3. Suy nguyện Thánh Vịnh:
Các con hãy đọc và nhớ 3 Thánh Vịnh: TV 22; TV 15; TV 44. Ba Thánh vịnh giúp cho mỗi người chúng ta biết: Tạ ơn Chúa, quý trọng bậc sống của mình, tiến bước mỗi ngày.
Đúng 10 giờ Đức Cha Cosma chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi Tu Sĩ, cùng đồng tế với Đức Cha có cha Phêrô Nguyễn Văn Thủy OP. chủ tịch ủy ban tu sĩ của giáo phận Bắc ninh. Sau Thánh lễ ngài cùng với quý cha chia sẻ niềm vui với Tu Viện trong bữa cơm thân mật gia đình.
Sau giấc ngủ trưa, các em bước vào đề tài thứ 2: “LẮNG NGHE TIẾNG GỌI – MẦU NHIỆM CỦA ƠN GỌI”, đề tài được cha chủ tịch Ủy Ban Tu Sĩ Giáo phận Bắc Phêrô Nguyễn Văn Thủy, OP. chia sẻ như một lời tiếp nối với bài giảng của Đức Cha buổi sáng để phần nào giúp các em nhận thức và áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Cha đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cho các em suy nghĩ: Thiên Chúa gọi tôi khi nào? Thiên Chúa gọi tôi trong bối cảnh nào? Làm thế nào để lắng nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa? Tôi nhận ra tiếng gọi ấy như thế nào? Làm thế nào để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa?
Ngày tĩnh tâm thứ hai với chủ đề: “MẦU NHIỆM CỦA SỰ THINH LẶNG”
Đề tài được cha Giuse Đinh Tiến Hưng, OP. chia sẻ với mục đích: thinh lặng là để tìm kiếm Thiên Chúa. Một người tìm kiếm Thiên Chúa thật phải có sự thinh lặng của toàn thể con người. Dù trong ồn ào hay trong sự lặng lẽ của đời sống chiêm niệm. Điều này cần có một bầu khí, một khu vực và một kỷ luật của bản thân để hỗ trợ cho việc gặp gỡ Thiên Chúa (x. Chiều kích chiêm niệm của đời tu, 14).
Đề tài tiếp theo Cha Giuse chia sẻ là: “BƯỚC ĐƯỜNG THEO CHÚA - THEO CHÚA HAY THEO AI”
Vấn đề được đặt ra trong đề tài này là: Tôi đang tìm kiếm ai trong cuộc đời này? Tôi muốn tìm gì trong những ngày, giờ này? Tôi có dám đi tìm và chấp nhận đánh đổi để đạt mục đích không?
Và ngày thứ hai được khép lại với giờ Chầu Thánh Thể cuối ngày thật sốt sáng với những tâm tình của đề tài “Bước Đường Theo Chúa…”.
Thế rồi, một ngày mới lại mở ra với đề tài thật sâu thẳm của con tim đó là: “ĐỜI SỐNG TÂM LINH”.
Vấn đề đời sống tâm linh là một vấn đề trọng tâm của đời sống Kitô hữu, nên yếu tố có tính quyết định chắc chắn không phải là vấn đề của phương pháp nhưng là vấn đề của tự do, một sự tự do dấn thân, cách cụ thể và có tính chất “liều”, tính chất “phiêu lưu”, là dám đi vào mối tương quan ngôi vị với Thiên Chúa.
Đề tài cuối cùng của khóa tĩnh tâm: “TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỜI SỐNG”.
Một đời sống hoàn chỉnh, bao gồm sự trưởng thành thể tâm - sinh - lý, trưởng thành về nhân bản và trưởng thành về đời sống thiêng liêng. Thiếu một trong những yếu tố ấy, con người không thể nói là đã phát triển và có một đời sống quân bình một cách đầy đủ.
Những ngày tĩnh tâm được khép lại với Thánh Lễ tạ ơn Chúa nhằm đúng ngày đầu năm học mới, khóa tĩnh tâm này như mở ra một năm học mới tràn đầy niềm vui và hy vọng.
Kết thúc những ngày tĩnh tâm Đệ Tử Nội Trú, Bề Trên Tu Viện Xuân Hòa Maria Nguyễn Thị Hảo chia sẻ với các em những lời tâm huyết: Đệ Tử cũng là trái tim và sức sống của Hội Dòng. Chúng ta từ khắp nơi về đây, cùng đi chung một con đường, cùng tìm kiếm một lý tưởng, cùng phục vụ trong Giáo Hội, các chị là những người đi trước, các em là những người đi sau, chị dẫn em, em dìu chị. Tất cả chúng ta đang tiến về phía trước. Trái tim của chúng ta có chung một nhịp đập. Hội Dòng là một trái tim lớn gồm nhiều trái tim nhỏ ghép chung lại, mỗi người chúng ta cùng chia sẻ công việc của Dòng trong sứ vụ học hành, trong công việc mục vụ tông đồ…tất cả với một con tim rộng mở, sẻ chia và yêu thương. Các em là tương lai của Dòng, Dòng mong chờ nơi sức trẻ các em. Vậy những ngày tĩnh tâm qua đi rồi, chị mong ước trong thâm sâu tâm hồn, các em thấy mình đang bắt đầu trở thành những thành viên của Hội Dòng với sứ vụ ở phía trước. Việc cần nhất của các em hôm nay đó là xác định một điều duy nhất: “Trái tim tôi đang chung nhịp đập của Dòng”.
Xin Chúa qua lời cầu bầu của đức Maria và thánh Đaminh tổ phụ giúp các em giữ mãi được tinh thần của những ngày tĩnh tâm, cầu chúc các em luôn vui sống trong mọi môi trường và mọi hoàn cảnh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ghế Xưa Của Ngoại - Grand Ma's Chair
Richard Drysdale
22:13 02/09/2010
GHẾ XƯA CỦA NGOẠI - Grand Ma’s Chair
Ảnh của Richard Drysdale
Hôm nay rồi cũng qua đi
trở thành dĩ vãng
của ngày hôm sau!
Today will be yesterday tomorrow...
-Anonymous-
(nđc phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền