Ngày 02-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình cha
Lm Vũđình Tường
05:50 02/09/2009
Người cha, sau khi đi khắp đó đây tìm thầy chạy thuốc cho con gái không bớt, bệnh còn nặng thêm, đến độ gần chết. Ông không còn chút hy vọng gì nơi các bác sĩ, chỉ còn một người duy nhất ông nghe biết. Người này không phải một lần mà nhiều lần lên tiếng công kích cách giữ truyền thống mà ông giảng dậy. Về phương diện giảng dậy truyền thống người này quan niệm có nhiều khác biệt, đôi khi đến xung khắc. Biết rõ thế nhưng vì thương con, yêu con, ông gạt qua một bên chính kiến khác biệt, đến nài van xin cứu sống người con yêu quí. Chỉ điểm này đủ chứng tỏ ông là người quí trọng sự sống con người. Sự sống đó quan trọng hơn khác biệt chính kiến niềm tin tôn giáo.

Người cha đó là một nhân vật tăm tiếng trong làng. Ông là trưởng hội đường. Một người có thế giá, uy tín và được mọi người kính nể, phần vì chức vụ, phần vì tình thương ông dành cho người dưới quyền. Mường tượng khung cảnh, khi nghe tin con gái ông chết, hàng xóm, láng giềng, tới chật nhà than khóc, đủ biết tình cảm dân chúng dành cho gia đình. Phải là người sống bằng tình thương mới nhận được tình thương đáp trả.

Câu chuyện thương tâm, cảm động của người cha, sẵn sàng hy sinh chết để cứu con gái nhỏ sắp chết. Dù phải hy sinh tất cả để đổi lấy mạng sống cho con, ông vẫn tự nguyện

Trình thuật Kinh Thánh ghi rõ, ông đến không phải đứng nói chuyện ngang hàng, nhưng quì gối trước mặt Đức Kitô nài van, xin cứu đứa con gái.

‘Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, và khẩn khoản nài xin: ‘Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được chữa và được sống’Mc 5, 21-24.

Tự hủy

Đám đông đi theo Đức Kitô có nhiều thành phần. Một trong số thành phần đó là giáo dân của ông, vì ông là trưởng hội đường, một người lãnh đạo trong dân. Những người này chắc chắn sẽ là cái loa phóng thanh loan truyền việc làm của ông.

Đọc Kinh Thánh thoạt đầu tưởng hành động của người cha có vẻ khác thường. Suy cho kĩ đây là hành động tự huỷ. Người cha Jairus tự nguyện chết thay cho đứa con gái với hy vọng nó được sống.

Chắc chắn hành động quì gối nơi công cộng gây tiếng vang lớn trong cộng đoàn. Tai tiếng, chỉ trích, không thể nào tránh khỏi. Có người làm chứng chính tôi nhìn thấy ông trưởng hội đường của chúng ta quì gối trước mặt ông Giêsu xin cứu sống con ông.

Tự huỷ vì ông vẫn sống nhưng uy tín cá nhân ông chết. Có thể các nhà lãnh đạo Do Thái phản đối mạnh bằng cách trục xuất ông ra khỏi hội trường của họ. Như thế ông sẽ mất tất cả, nơi ăn, chốn ở, không nơi nương tựa, cũng như cảm tình người ta dành cho ông. Ông sẽ bị khinh bỉ, coi thường. Tín đồ quá khích coi ông là kẻ thù. Ông sống mà như chết vì tình cảm người ta dành cho ông bị chết, tình bạn bị cắt đứt. Cuộc sống lâm vào ngõ bí.

Tự ái cá nhân ngăn cản ông quì nơi công cộng, chốn đông người. Có lẽ ông suy nghĩ lung lắm, chiến đấu mãnh liệt lắm mới thắng tự ái cá nhân. Là người lãnh đạo, trưởng hội đường, có địa vị, thế đứng trong xã hội. Ông có thể sai gia nhân đi mời Đức Kitô mà không cần phải đi. Cũng không cần phải quì trước mặt Đức Kitô để van xin. Trái lại ông đã không sai ai mà thân chinh ra đi, quì van xin. Đức Kitô coi đây là hành động khiêm nhường của một người lãnh đạo đáng kính phục. Kẻ ghét ông coi đây là hành động hèn hạ, bạc nhược, không xứng đáng lãnh đạo trưởng hội đường.

Sự việc trở nên khó hơn. Khó hầu như tuyệt vọng. Trên đường về nhà gia nhân đến nói rõ:

Con gái ông chết rồi, làm phiền tới ông Giêsu làm chi nữa.

Đức Kitô cho ông một lời hứa, lời khích lệ mà không hề hứa là sẽ cứu con ông sống lại. Là cha mẹ, liệu chúng ta đủ can đảm trong hoàn cảnh nghe tin con chết mà vẫn bình tĩnh, tin tưởng, hay chúng ta từ giã ra về lo việc ma chay. Jairus đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, ông bỏ qua mọi đồn thổi, bàn tán bên ngoài, tiếp tục vững tin nơi Đức Kitô.

Với đám đông uy tín của ông đến đây là hết, quyền lãnh đạo đền thờ của ông coi như chết. Tình thương, lòng mến, kính trọng người ta dành cho ông giờ này sụp đổ tan tành. Uy tín, sự nghiệp của ông chết từ đây. Jairus dự đoán biết trước những điều này sẽ xảy ra nhưng vì thương con, mến con ông đánh đổi tất cả, uy tín, danh dự, vị thế xã hội chỉ mong con mình được sống. Tình cảm người cha dành cho con quan trọng hơn chính mạng sống mình.

Đức Kitô cố kéo dài thời gian trước khi đến nhà cứu sống cô gái vì Ngài muốn cho mọi người biết một điều. Đối với dân chúng Jairus đã chết, không chết thể lí. Chết tinh thần, tình cảm và các quan hệ xã hội con người. Đám đông chôn vùi ông vào các câu nhạo báng. Người ta cười, chế nhạo. Jairus chịu xỉ vả, chịu chỉ trích.

Đến lúc đó Đức Kitô mới thể hiện quyền năng Thiên Chúa. Một câu nói, cái nắm tay Chúa làm sống lại, tạo dựng cuộc sống mới, liên hệ mới, tình yêu mới. Jairus chấp nhận chết trong Đức Kitô để cứu sống chính ông, con gái và cả gia đình.

Vì thương con, yêu con mà Jairus dám hy sinh tất cả, uy tín, danh vọng, chức tước và ngay cả tự ái cá nhân để đổi sự sống cho con.

Mừng ngày các hiền phụ. Chúng con hiểu và biết các người cha cũng hy sinh cho chúng con qua nhiều hình thức, nhiều cách khác nhau. Chúng con trân trọng đón nhận hy sinh của cha với tấm lòng tri ân và cầu cho tất cả các người cha luôn đặt trọn niềm tin vào Chúa. Chúng con tin rằng lòng mến cha dành cho Chúa thể hiện qua hành động cụ thể, lo cho gia đình và cho mỗi chúng con.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Cho người điếc được nghe
LM Inhaxiô Trần Ngà
11:18 02/09/2009
Chúa Nhật 23 thường niên (Mác-cô 7, 31-37)

Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày
…”
(trích bài “Anh giả điếc” của Nguyễn Khuyến)

Sáng tai họ điếc tai cày

Theo nghĩa đen, khi người cày ruộng ra lệnh cho trâu đi cày thì tai trâu như điếc chẳng nghe gì, nên cứ đứng ỳ một chỗ. Tật đó gọi là điếc tai cày. Trái lại khi đang cày ngon trớn mà chợt nghe người cày hô nhỏ: “họ!” (tức là dừng lại) thì tai trâu trở nên sáng tỏ, trâu bèn đứng lại liền. Tật nầy gọi là sáng tai họ.

Thành ngữ nầy ám chỉ có những đôi tai luôn mở ra (sáng tai) đối với những lời có lợi và thường xuyên đóng lại (điếc tai) trước những lời mà lòng chẳng muốn nghe.

Tai của vị hôn quân chỉ sáng trước những lời đường mật của lũ nịnh thần nhưng điếc đặc trước những lời chân thật của các bậc trung thần, vì thế mà triều đình băng hoại và sụp đổ.

Tai của những nhà lãnh đạo tham lam và mù quáng chỉ biết nghe những lời có lợi cho bản thân và điếc hẳn trước những oán than của dân nghèo, vì thế mà nhân dân khốn cùng, Nước nhà mạt vận.

Cách đây 150 năm, giá như triều đình của Vua Tự Đức (trị vì: 1847-1883) sáng tai trước những lời điều trần kêu gọi cải cách về nhiều mặt của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) thì Việt Nam ngày nay lớn mạnh biết chừng nào.

Và giá như nhân loại sáng tai trước những lời giáo huấn của Chúa Giê-su thì mọi người đã được sống trong yêu thương hạnh phúc, đâu còn cảnh chiến tranh, khủng bố, áp bức, bất công...

Tuy nhiên, nhận ra sự điếc lác của mình trước một số lãnh vực nào đó và tìm cách chữa trị nó là điều không dễ.

Điếc tâm linh

Trong tác phẩm “tự thú”, thánh Âu-tinh nhìn nhận đôi tai của người đã điếc lác trước Lời phán dạy của Chúa trong thời gian lâu dài:

“Con yêu Chúa quá muộn! Này Chúa vẫn ở trong con mà con cứ tìm Chúa bên ngoài… Chúa gọi con. Chúa la to và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng. Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù loà của con…”

Cho đến năm 33 tuổi, đôi tai điếc của thánh Âu-tinh đã được Chúa Giê-su khai mở để đón nghe Lời Người.

Chúa Giê-su cho người điếc được nghe:

Qua bài đọc thứ nhất hôm nay, ngôn sứ Isaia đã báo trước một thời đại hồng phúc, thời Chúa Giê-su đến mở mắt cho người mù, mở tai cho người điếc:

“Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai và miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (Isaia 35, 5-6)

Lời tiên báo đó đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su qua trình thuật của thánh sử Mác-cô:

“Hôm ấy, Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng” (Mác-cô 7, 31-35)

Hôm nay, nếu không được Chúa Giê-su và Thánh Thần của Người mở tai, chúng ta cũng chỉ là những người điếc trước những lời ban sự sống. Nếu không được Chúa Giê-su và Thánh Thần Người mở mắt, chúng ta mãi mãi vẫn chỉ là những người mù không thể nhận biết Thiên Chúa là Cha.

Lạy Chúa Giê-su,
Chúa đã mở tai cho người điếc ở miền Thập tỉnh được nghe.
Chúa cũng đã thương cho đôi tai điếc lác của thánh Âu-tinh được mở ra để đón nhận những lời thần thiêng của Chúa.
Nay xin Chúa cũng cúi xuống trên chúng con, đoái thương tình cảnh “điếc lác” của chúng con, cho tai tâm hồn chúng con được sáng trước những lời dạy khôn ngoan của Chúa, là những lời có sức mang lại cho chúng con sự sống muôn đời.
 
Vì không biết nghe
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:58 02/09/2009
Chúa Nhật XXIII TN B

Loài vật vốn có tình bầy đàn. Con người thì có tính xã hội. Con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người. Sự tương quan này được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại tức là nghe và nói. Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng hễ một người câm, không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng, y học thì cho thấy ngược lại: chính vì bị điếc, không nghe được nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ thơ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.

Bài Tin mừng Chúa Nhật XXIII TN B kể lại chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc mà dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai mà Thánh kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng sự bất hạnh và khốn khỏ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần thì sự khốn khổ và bất hạnh nó di hại cho nhiều người và hậu quả cũng thật khó khắc phục. Dù thuộc bình diện thể lý hay bình diện tinh thần, thì luôn có mối liên hệ gần như là nhân quả giữa hai phạm trù nghe và nói. Đó là do bởi sự bất lực hay hạn chế trong khả năng nghe ( không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác ), nên người ta mắc bệnh câm hay ngọng là không nói được, nói không rõ, không chính xác hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói, hoặc có nói thì cũng như không.

Hẳn nhiên, chúng ta không chỉ thở dài phiền não mà còn bất bình với những người đang nắm trọng trách lãnh đạo vì cớ nào đó đã làm kiếp “chó câm” như kiểu nói của Đức Bênêđictô XVI khi ngài còn là Hồng Y. Chúa Giêsu chỉ im lặng trước Caipha và trước Philatô sau khi đã nói những gì cần nói và phải nói: Tôi là Con Thiên Chúa Hằng Sống; Tôi là Vua, đến thế gian để làm chứng cho sự thật…( x.Mt 26,64; Ga 18,37 ). Ngay phút giây hấp hối trên thập giá Người vẫn nói lời tình yêu, lời chân lý cho đến khi “mọi sự đã hoàn tất”. Chúng ta cũng không chỉ bực mình mà còn phẫn nộ truớc những người thường xuyên nói với kiểu “nói ngọng, nói vẹt”, tức là nói không đúng hiện thực hay chỉ biết nói những gì được chỉ đạo, được lập trình sẵn… Có thể có nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan gây ra tình trạng này. Tuy nhiên ở đây chúng ta cùng xem xét một nguyên nhân đó là không biết nghe.

Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế, tuy nhiên cách thế thông thường mà Người phán dạy chúng ta là qua con người. Đọc lịch sử thánh chúng ta nhận ra điều này là không kể các kỳ công của cuộc tạo dựng và một số dấu lạ điềm thiêng, thì Thiên Chúa thường phán dạy qua những con người bé mọn, nghèo hèn, cụ thể là các ngôn sứ, những người nghèo của Giavê. Đến thời kỳ viên mãn Thiên Chúa lại phán dạy chúng ta qua Người Con. Đó là một người thợ mộc bình thường xuất thân từ Nagiaret, một xứ sở không có gì đáng nói, một gia cảnh không có gì đáng trọng vọng, như lời nhận định bộc trực của Nathanael với Philipphê ( x.Ga 1,46 ). Chúa Giêsu lại chọn gọi 12 người cộng tác để rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng là những người thấp cổ, bé phận. Thánh Giacôbê Tông đồ qua bài đọc thứ hai cảnh tỉnh ta về cái lề thói thích thiên tư, gần gủi với những người sang giàu. Đây là một trong những nguyên cớ khiến ta bị điếc về tâm linh. Rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hay tôn giáo vẫn có nghe nhưng họ thường nghe lời từ những người có quyền có chức. Họ thường nghe nhân viên thuộc cấp báo cáo, nghe người cộng sự thân cận… mà những người này thì khó tránh được chước cám dỗ nói những gì thuận tai cấp trên, đẹp lòng lãnh đạo, thế là nhiều khi có nghe cũng như không nghe vì không nắm được thực chất của sự kiện hay vấn đề. Một lẽ thường tình: người ta vốn thích nghe những gì dễ nghe.

Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần dân, gần những người thấp cổ, bé phận, gần những người nghèo khổ lầm than. Lịch sử cho biết thỉnh thoảng có được một vài minh quân đã biết “vi hành” trong lớp vỏ một dân thường để “nghe-nhìn” cho chính xác hơn tình cảnh dân chúng mà mình đang cai trị. Ngày nay trong sinh hoạt các Hội Dòng vẫn có được chuyện tốt đẹp này khi các Bề trên theo định kỳ, đi kinh lý các cơ sở thuộc quyền và gặp gỡ riêng với từng thành viên của Hội Dòng. Dù mang kiếp “làm dâu trăm họ”, nhưng điều này không chuẩn chước cho việc mục tử phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chiên trong lẫn ngoài đàn. Đã là mục tử thì không thể không “biết” chiên. Và một trong những điều kiện ắt có để biết chiên là phải biết lắng nghe. Mong sao việc gặp gỡ giữa mục tử và đàn chiên không dừng lại ở hình thức “tiếp xúc cử tri” như ngoài xã hội dân sự nước nhà chúng ta hiện nay.

Vẫn có những người tuy nghe rõ, nghe đúng nhưng làm như không nghe, không hiểu. Có thể xem nhiều người biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu thuộc hạng người này. Chính Chúa Giêsu đã từng lấy lời ngôn sứ Isia để nhận định: “ Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy: vì lòng dân này đã ra chai đá; chúng đã bịt tai, nhắm mắt…” ( Mt 13,14 ). Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng, tức là nói không đúng với hiện thực khách quan, nhiều khi còn cố tình đổi trắng thay đen như trường hợp người ta vu khống Chúa Giêsu dùng tướng quỷ mà trừ quỷ ( x.Mc 3,20-30 ). Không chịu nghe hay không muốn nghe chính là một tình trạng cố chấp và Chúa Giêsu đã từng lên án thái độ này là “chống lại Thánh Thần” ( x.Mt 12,32; Mc 3,29; Lc 12,10 ).

Chúa Giêsu đã từng minh nhiên khen ngợi sự khiêm nhu của vua quan và toàn dân thành Ninivê khi họ biết lắng nghe lời “tuyên họa” của Giona, để rồi ăn năn, sữa đổi đời sống ( x.Lc 11,32 ). Quả thật, để biết lắng nghe thì không nguyên chỉ tìm cách đến với đám đông dân chúng, vì ý của trời thường phản ánh qua ý của dân, mà chúng ta còn cần phải có một tâm hồn khiêm nhu, hướng thiện thực sự.

“Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con …” Lời kinh đầu ngày của các Giờ Kinh Phụng Vụ nhắc nhớ chúng ta chúng ta bổn phận ca ngợi Thiên Chúa. Thiết tưởng rằng lời ngợi ca đẹp lòng Thiên Chúa nhất là nói lời yêu thương trong sự thật và nói lời sự thật trong tình yêu thương. Và chắc hẳn chúng ta sẽ lại nghe lời của Đấng Cứu Độ: Ephrata ! Hãy mở ra ! Hãy mở tai, mở mắt, mở lòng để biết lắng nghe !
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 02/09/2009
CHẾT HOẶC KHÔNG CHẾT

N2T


Mùa xuân hỏi:

- “Có cái gì so với cái chết lại càng đau khổ hơn không?”

Đấng tạo hóa đáp:

- “Giữa chết và không chết”.

- “Nghĩa là sao?”

- “Thể xác sống, mà tâm hồn thì đã chết rồi”.


(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Người ta thường dùng câu này để thoá mạ những người sống thất nhân ác đức: “Cái thằng cha (con mẹ) vô lương tâm”.

Vô lương tâm tức là không có lương tâm.

Nói vậy thì thật oan cho họ bởi vì ai cũng có lương tâm cả, chẳng qua là vì họ không được ai dạy dỗ chỉ bảo cho mà thôi, hoặc là vì đi theo bạn bè xấu, hoặc là sống trong hoàn cảnh mà hằng ngày bắt buộc phải tiếp xúc với những con người xấu, cho nên lương tâm họ dần dần trở nên chai lì, xơ cứng…

Có những người họ biết như thế là không tốt, nhưng không còn cách gì khác, họ tự cho mình là đồ phế bỏ của xã hội.

Có những người không còn lương tâm nữa, nên hành động của họ gây căm tức, phẩn uất cho mọi người.

Họ đau khổ đã đành, nhưng những người còn có lương tâm thì đau khổ hơn, nhất là những bạn bè và những người thân yêu của họ.

Người thân xác còn sống nhưng tâm hồn đã chết thì đáng sợ hơn cọp dữ, bởi vì họ sống và hành động theo ích kỷ của mình; họ gây đau khổ cho người khác hơn cả sự chết, bởi vì chết chỉ có một lần, nhưng đau khổ do người vô lương tâm gây ra thì xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của họ.

Thật đáng thương hại !

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 02/09/2009
N2T


44. Để trở thành người của Chúa Giê-su thì cần phải trở nên bé nhỏ, vả lại nhỏ như hạt sương móc vậy.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 02/09/2009
N2T


216. Không có gì có thể rèn luyện đức tính của con người cho bằng vận rủi, vận đen.

 
Chúa luôn yêu thương và đồng hành với chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
22:31 02/09/2009
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN (B)

Is 35:4-7a; Tv 146; Gc 2: 1-5; Mc 7: 31-37

Kinh Thánh là một trong những sách hay nhất trong văn chương. Nhiều phần đọc như án thơ, gợi mở những hình ảnh tuyệt đẹp, và gợi hứng cho bao nghệ nhân. “Thiên Chúa là Đấng chăn dắt tôi, tôi không còn thiếu chi”. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”. Bài sách Isaia đọc hôm nay là một thí dụ đoạn sách đầy lời văn tuyệt đẹp, gợi những hình ảnh tuyệt vời. “Bấy giờ người què quặt sẽ nhảy nhót như hươu nai, lưỡi người câm cũng sẽ reo hò”. “Nước phun trong sa mạc, dòng nước trong hoang địa. vùng nóng cháy biến thành ao hồ, đất khô hạn sinh trào mạch nước”. Lời văn thật óng mượt, và gợi nên hình ảnh tuyệt vời.

Khi lời văn gợi phát lên những hình ảnh, làm chúng ta chiêm ngưỡng như khi ngâm đọc một bài thơ hay. Nhưng, nguy hiểm là chúng ta trở nên như những người cởi ngựa xem hoa, không hiểu được ý chính của lời văn. Hôm nay chúng ta họp nhau đây để thờ phượng, không phải là người chỉ thích văn thơ, mà còn là những người sống đức tin. Vì thế đến đây để nghe lời Chúa cho cuộc sống chúng ta và cho toàn thế giới. Một thế giới vật chất, đầy phức tạp và không thơ mộng như một bài thơ.

Khi nghe sách Isaia, chúng ta thấy những người nghe Isaia thời đó không có hoàn cảnh sống tốt đẹp. Tại sao ngôn sứ Isaia phải khuyến khích họ “Can đảm lên, đừng sợ!”. Có lẽ họ đang sợ hãi khủng khiếp. Tại sao ngôn sứ lại nói đến nước phun trong sa mạc, có lẽ dân chúng đang bị hạn hán chăng. Tại sao ngôn sứ lại dùng hình ảnh “người què quặt nhảy nhót”, nếu không phải vì dân chúng gặp lúc khó khăn không lê bước được.

Ngôn sứ Isaia nói với dân chúng Israel đang bị giam cầm, không lối thoát khỏi hoàn cảnh đang sống. Họ đã bị quân Babylon đánh bại nặng nề. Họ bị cướp bóc, và lôi ra khỏi nhà. Họ đang sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù địch. Nhà của họ, thành phố của họ đã bị phá tan. Đền thờ bị thiêu rụi hoang tàn. Quá khứ huy hoàng của dân Israel không còn nữa. Và hiện nay đang sống trong cảnh lưu đày. Tương lai hầu như mờ mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và nếu họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao chạy qua bải sa mạc khô cằn để về đất nước của họ. Và nếu họ có thể chạy thoát về đất nước của họ thì ở đó không còn gì nữa.

Anh chị em có bao giờ bị tù đày chưa? Có bao giờ ở nơi mà chúng ta cảm thấy mình bị lạc lõng chưa? Mới đây một người nói với tôi là ông ta muốn tìm cách sống ngay thật nơi chỗ làm, nhưng ở đó có rất nhiều lừa lọc nên khó sống ngay thật được. Ông ta nói: “Tôi cảm thấy tôi rất khác với những người xung quanh”. Một phụ nữ cho tôi biết là người cháu gái muốn lấy chồng khác chủng tộc, nhưng gia đình cô ta phản đối. Bà ta nói “tôi hết sức giúp đỡ cháu tôi”, nhưng bây giờ gia đình cháu tôi quay lại chống đối tôi. Chính gia đình tôi coi tôi như người dưng”. Và theo bài sách Isaia đọc ngày hôm nay, bà ta có thể coi mình như người xa lại, người bị lưu đày.

Một bà trung niên khác nói là cách đây 20 năm mẹ bà ta bị ung thư, rất đau đớn và phải đánh vật với căn bệnh trong 2 năm trước khi qua đời. Bà ta nói “Tôi cầu nguyện rất nhiều cho mẹ tôi, và đến khi mẹ tôi không khá được, tôi tự hỏi chắc Thiên Chúa đã bỏ tôi rồi. Và vì Thiên Chúa đã bỏ tôi, nên tôi bỏ Thiên Chúa. Và bây giờ tôi phải quay lại một quãng đường dài để về với Chúa, với đời sống đức tin. Và Ngài sẽ ban cho tôi sức mạnh để không còn bỏ Chúa nữa. Và quãng đường dài đó gọi là “Sự trở lại từ chốn lưu đày”.

Sống tuổi già như sống cảnh lưu đày. Chúng ta để lại quá khứ quen thuộc, và phải sống đời sống mới khó khăn. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta không đủ nghị lực để tiếp tục sống đời sống khó khăn này. Hàng ngày chúng ta gặp những người di cư mới đến. Họ phải chiến đấu với ngôn ngữ và văn hóa mới. Thường họ là những người không có nhiều khả năng, nên khó tìm việc làm. Họ mong sự giúp đỡ của các nhà thờ và của cộng đoàn. Nhưng, sự giúp đỡ đó cũng không được dồi dào. Họ sống như những người xa lạ, những người bị lưu đày.

Trong cuộc sống, đã có lần nào chúng ta cảm thấy đang ở cảnh lưu đày khi sống nơi xứ lạ. Có rất nhiều người có lòng tốt muốn giúp đỡ và khuyến khích chúng ta trong những lúc khó khăn. Họ cho chúng ta những lời khuyên. “Sau cơn giông trời lại sáng; mọi sự rồi sẽ không sao đâu”. Nhưng khi có sự đổi thay đời sống, chúng ta dễ bị tan vỡ lối sống bình thường, chúng ta cảm thấy như thế giới chúng ta đang sống trở nên xa lạ. Những lúc đó chúng ta cần nhiều sự giúp đỡ hơn là một lời khuyên bảo. Cũng như dân Israel cần sự giúp đỡ trong lúc họ sống lưu đày. Vì thế Thiên Chúa gởi ngôn sứ Isaia đến với họ. Và Thiên Chúa cũng đến nói với chúng ta, nâng đỡ chúng ta hôm nay qua bí tích thánh thể.

Những hình ảnh ngôn sứ Isaia trình bày rất tuyệt vời, kèm theo những ngôn từ dịu dàng. Đó là lời nói của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia để thêm sức mạnh cho chúng ta trong bất cứ trường hợp nào mà chúng ta cảm thấy đang sống lưu đày. Thiên Chúa muốn “mở mắt người mù” “thông tai người điếc” như lời ngôn sứ Isaia đã nói. Lời Thiên Chúa là lời đáng cho chúng ta tin cậy. Ai trong chúng ta có lần nào nhìn lại đời mình, đã có ngày sống giống như ngôn sứ Isaia diễn tả chưa. Những cảnh bản thân giống như “cát nóng bỏng”, và “chờ chết khát”. Sau khi đã qua những ngày đó rồi, chúng ta có thể nói là “tôi nghĩ là tôi đã không qua được cảnh đó trong đời tôi”. Và chúng ta có thể kết luận là “nếu không có Chúa ở cùng, thì tôi không thể nào qua được”.

Chúng ta có nhớ Thiên Chúa đã làm gì để rót nước mát vào lòng trí khô cằn của chúng ta. Không những chúng ta đã qua được những ngày khó khăn ấy, mà còn giúp đức tin chúng ta nên mạnh mẽ hơn trước. Lời ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa không ngừng hoạt động, Ngài không phải là khách bàng quan. Ngài không đứng nhìn chúng ta tự mình xoay sở. Ngài cũng không đứng xa xa để thúc đẩy chúng ta. Không đâu. Rõ là Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong cuộc sống lưu đày. Ngài đồng hành với chúng ta. An ủi chúng ta một cách nhẹ nhàng. Nâng đỡ tinh thần chúng ta, ban cho chúng ta dòng nước dịu êm để đời sống chúng ta đơm hoa kết trái.

Phép thánh tẩy liên kết chúng ta nên cộng đoàn, thúc đẩy cùng nhau tụ họp hôm nay qua bí tích Thánh Thể. Qua phép thánh tẩy Thiên Chúa hứa là dù chúng ta bị sống lưu đày ở nơi cực khổ khó khăn nào đi nữa, Ngài cũng ở đó để giúp đỡ, thêm năng lực cho chúng ta để chúng ta không nản lòng.

Chúng ta đến bàn tiệc thánh để lãnh nhận mình và máu thánh Chúa Kitô, là của ăn đường giúp chúng ta đi từ nơi lưu đày về đến nơi tự do. Trong lúc sửa soạn lãnh nhận của ăn đó, chúng ta hãy nghĩ đến nỗi lưu đày mà chúng ta hay một số anh em khác đang phải sống. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài đang đồng hành với chúng ta. Bí tích Thánh thể giúp chúng ta chia sẻ với nhau không những là của ăn đường, mà cả trên đường đi nữa để “vùng nóng bỏng sẽ biến thành ao, và đất khô cằn có mạch nước trào ra” như lời Chúa đã hứa.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thảm cảnh của những người di cư tị nạn vượt biển tìm đến Italia
Linh Tiến Khải
07:46 02/09/2009
Phỏng vấn Đức Cha Giuseppe Merisi, Giám Mục Lodi kiêm Chủ tịch tổ chức Caritas Italia, về thảm cảnh của những người di cư tị nạn liều chết vượt biển tìm đến Italia

Hồi hạ tuần tháng 8 năm nay 2009 tương quan giữa hai nước Italia và đảo Malta đã căng thẳng, vì vụ 73 người di cư ti nạn Eritrea bị chết và xác của họ bị quẳng xuống biển. Chiếc thuyền của họ khởi hành từ Libia ngày 28-7-2009 và họ đã lang thang trên biển khơi hơn 20 ngày. 5 người sống sót được hải quan Italia cứu vớt ngày 21 tháng 8 cho biết khi họ còn ở trong hải phận đảo Malta, nhiều tầu đã trông thấy họ nhưng không ngừng lại để cứu vớt họ. Tuần duyên hải của Malta đã chỉ cung cấp cho họ nước uống, phao và dầu xăng, và bảo họ tiến về đảo Lampedusa của Italia thì sẽ được cứu giúp. Trong những ngày sau đó người ta đã tìm thấy xác của 7 người cách đảo Lampedusa 60 cây số. Một số xác khác đã được tìm thấy gần bờ biển Libia.

Tai nạn này đã khiến cho các đảng phải chính trị Italia lại được dịp cãi nhau và đổ tội cho nhau. Ngoại trưởng Frattini tuyên bố là các quốc gia Liên Hiệp Âu châu cũng phải chia sẻ gánh nặng của Italia. Nhưng vấn đề là cho tới nay đã không có một thỏa hiệp hay luật lệ nào được Quốc Hội Âu châu đưa ra để giải quyết vấn đề người di cư tị nạn.

Ngày 25-8-2009 ông Suleiman Soumi, ngoại trưởng Libia đã đến thủ đô La Valetta của đảo Malta để hội kiến với ngoại trưởng Tonio Borg của Malta. Ông Soumi đã cám ơn các nỗ lực của chính quyền Malta trong việc kiểm soát hiện tượng di cư. Và ngày mùng 1-9-2009 tổng thống George Abela của Malta đã đến Tripoli tham dự lễ nghi mừng kỷ niệm 40 năm cách mạng Libia và hội kiến với Đại tá Gheddafi.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ngày 28-8-2009 Đức Cha Cesare Nosiglia, Tổng Giám Mục giáo phận Vicenza, tuyên bố rằng trước cái chết của 73 người di cư Eritrea, tất cả chúng ta đều phải cảm thấy bị liên lụy, bắt đầu từ Giáo Hội, chính quyền vá các lực lượng đối lập. Nó liên quan tới nền văn minh Âu châu, nền văn minh của đất nước Italia đã được Kitô giáo biến thành đèn pha của nền văn minh toàn thế giới. Đó là các sự kiện rất nghiêm trọng, không chỉ khiến cho lương tâm mà cũng khiến cho toàn cuộc sống con người phải lo âu. Không thể ngồi bất động và không thể không lên tiếng. Giáo Hội không thể và không được phép im lặng, nhưng cũng không ai được phép lạm dụng lèo lái các can thiệp của Giáo Hội theo ý muốn của mình. Cần phải để giá trị con người vào trọng tâm. Mọi người đều là con cái Chúa, vì thế đều là anh chị em của chúng ta, và họ là một món qùa của Chúa. Dĩ nhiên nếu họ phạm pháp thì phải kết án, nhưng như là người phạm pháp, chứ không phải vì họ là người nước ngoài.

Liên quan tới sự hiện diện cần thiết của các anh chị em công nhân nước ngoài đối với nền kinh tế và phát triển của Italia và Âu châu, Đức Tổng Giám Mục Vicenza kêu gọi có sự tôn trọng và cộng tác của cả hai bên: phải tôn trọng các kinh nghiệm, nền văn hóa và luân lý đạo đức của nhau, và giúp các anh chị em di cư từ từ hội nhập vào cuộc sống mới và phát triển sự hiểu biết gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau.

Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Giuseppe Merisi, Giám Mục Lodi, kiêm Chủ tịch tổ chức Caritas Italia, về thảm cảnh của những người di cư tị nạn.

Hỏi: Thưa Đức Cha Merisi, những sự kiện thê thảm xảy ra trong các ngày cuối tháng 8 vừa qua, hơn 70 người di cư tị nạn bị chết vì không được cứu vớt đặt để cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Âu châu trước trách nhiệm luân lý của mình. Phải có thái độ nào giúp kiểm soát được một hiện tượng phức tạp như thế thưa Đức Cha?

Đáp:
Chúng ta tất cả đều biết các khó khăn của Liên Hiệp Âu châu trong việc cùng nhau đối phó với vấn đề di cư tị nạn, trong nghĩa nó là một hiện tượng đang chỉ được đối phó trên bình diện quốc gia, mà không có sự phối hợp chung. Trước hoàn cảnh cấp bách hiện nay thì các khó khăn lại càng gia tăng, vì các khác biệt giữa các quốc gia gốc của ngời di cư tị nạn cũng như tương quan đúng đắn với luật lệ của các quốc gia đó, mà đa số trong các trường hợp còn cần phải xây dựng. Các đề tài được thảo luận trong các ngày qua liên quan tới hiện tượng di cư từ các nước miền nam bán cầu, việc gửi trả người di cư về nguyên quán của họ, cũng như việc nhận diện họ và tương quan với quyền được xin tị nạn, cũng như việc tiếp nhận và sự hiện diện thường trú của họ trong tương quan với các khả năng của từng nước.

Hỏi: Như thế có các dụng cụ nào giúp đương đầu với các khó khăn này không, thưa Đức Cha?

Đáp:
Chúng tôi cầu mong rằng các vấn đề này được đương đầu và giải quyết với tinh thần liên đới và cộng tác giữa các quốc gia, với hai ưu tiên: thứ nhất là việc luôn luôn tôn trọng các quyền nền tảng của con người và tôn trọng ở khắp mọi nơi. Trong nghĩa này thì cần phải làm sáng tỏ các trách nhiệm của thảm cảnh xảy ra trong các ngày qua, khi 73 người di cư tị nạn Eritrea và Etiopia bị bỏ chết trong vùng biển giữa Bắc Phi và Italia. Thế rồi cũng cần phải hoạt động trên quốc gia gốc của người di cư nữa, làm sao để có thể lập tức đương đầu giải quyết vấn đề ngay từ gốc rễ. Liên quan tới khía cạnh ưu tiên thứ hai này, không được quên định hướng do Liên Hiệp Quốc đề ra đối với cuộc chiến chống lại nạn nghèo đói, với sự đóng góp của tất cả các quốc gia phát triển.

Hỏi: Liên quan tới vấn đề này, sự cộng tác quốc tế có thể dự liệu và can thiệp thế nào để giúp tránh thảm cảnh của các chuyến đi kiếm tìm hy vọng này, thưa Đức Cha?

Đáp:
Như chúng tôi đã nói, cần phải cùng nhau đương đầu với vấn đề di cư trên bình diện Liên Hiệp Âu châu. Đây là các vấn đề đòi buộc phải có sự cộng tác của tất cả mọi người, với sự chú ý phải có đối với các anh chị em tị nạn và các người xin tị nạn. Vì sự kiện các thảm cảnh này có thể lập lại trong một thời gian ngắn, sự cộng tác quốc tế không được hạn hẹp trong các hành động không có phối hợp, hay chỉ có giá trị liên đới tượng trưng, nhưng có thể trở thành một dụng cụ hữu hiệu cả trên bình diện phòng ngừa nữa, miễn là nó được lồng vào trong một sách lược rõ ràng của Liên Hiệp Âu châu, một cách đặc biệt đối với lục địa Phi châu.

Hỏi: Thưa Đức Cha, một cách đặc biệt có thể trợ giúp các dân tộc này như thế nào?

Đáp:
Khi nói tới liên đới và phụ đới, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập trong Thông điệp ”Yêu thương trong sự thật”, cần phải có sự dấn thân của tất cả mọi người. Đối với vùng Địa Trung Hải Liên Hiệp Âu châu đã bắt đầu một vài suy tư mà chúng tôi hy vọng nó có thể cho phép đạt đến một quyết định nhanh chóng hơn theo cái luận lý của Thỏa hiệp Lisboa.

Hỏi: Tổ chức Caritas đang can thiệp như thế nào trong lãnh vực này, và đã đưa ra các cơ cấu nào để trợ giúp người di cư tị nạn, thưa Đức Cha?

Đáp:
Như mọi người đã biết, nhiệm vụ của tổ chức Caritas là nhắc nhớ và làm chứng cho các nguyên tắc theo tinh thần Tin Mừng yêu thương, tiếp đón liên đới và thăng tiến công ích. Tương quan đúng đắn giữa sự tiếp đón và hợp pháp là việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người, trong tinh thần trách nhiệm từ phía các cơ cấu công cộng. Và nó không luôn luôn là điều dễ xác định. Sẽ là điều dễ dàng hơn cho Giáo Hội và cho tổ chức Caritas, nếu các cộng đoàn biết giúp đỡ mọi người cảm thấy có trách nhiệm liên đới và giúp các anh chi em di cư tị nạn hội nhập vào môi trường xã hội mới. Trên bình diện hoạt động Giáo Hội và tổ chức Caritas luôn luôn sẵn sàng cộng tác trong mức độ có thể, bắt đầu từ các nguyên tắc này, với sự phân biệt các vai trò và trách nhiệm.

Hỏi: Thưa Đức Cha, đâu là các lãnh vực dấn thân hiện nay của Caritas Italia, có phải trong lãnh vực di cư tị nạn hay không?

Đáp:
Bên cạnh dấn thân linh hoạt và văn hóa, Caritas Italia còn nỗ lực trong các hoạt động tiếp đón người di cư tị nạn, bảo vệ các quyền lợi của họ và giúp họ hội nhập vào môi trường xã hội nữa. Đây là điều ai cũng nhận ra. Từ bao thập niên qua sự hiện diện của Caritas trên khắp nước Italia đã bảo đảm cho người di cư tị nạn được trợ giúp một cách hữu hiệu và cấp thời. Đặc biệt là đối với các thành phần yếu đuối nhất, như những người xin tị nạn chính trị và các nạn nhận của tệ nạn buôn bán người vv...

(Avvenire 27-8-2009)
 
Giáo Hội Ấn Độ lo ngại cải cách trường học can thiệp vào tự do của trường Công Giáo
Nguyễn Hoàng Thương
07:47 02/09/2009
New Delhi (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ lo ngại rằng Luật Giáo Dục Quốc Gia mới được quốc hội phê chuẩn sẽ đe dọa làm suy yếu quyền tự do của giáo dục, trong đó cho phép can thiệp chính trị trong việc quản trị của các tổ chức tư nhân.

Đạo luật được ban hành hôm 4 tháng Tám mang tên "Quyền của Trẻ em được Tự Do và Phổ Cập Giáo Dục" đạt được mục tiêu mà chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đặt ra nghị trình trong 100 ngày đầu tiên của chính phủ. Kapil Sibal, Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực cho hay đạo luật "báo hiệu một kỷ nguyên mới". Còn đối với cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI) thì "chính phủ thực hiện một lựa chọn quan trọng trong định hướng đúng" sửa chữa "một sự chậm trễ trầm trọng trong việc làm cho trường học dành cho tất cả trẻ em [tuổi từ 6-14]". Tuy nhiên, đạo luật bao gồm một điều khoản làm Giáo Hội Ấn Độ lo ngại.

Cha Babu cho hay thêm: "Đạo luật mới bao gồm Điều khoản 21 trong đó tuyên bố tất cả các tổ chức giáo dục được Nhà nước trợ cấp phải thành lập một ủy ban hành chính để theo dõi sự phát triển của trường gồm các đại diện được cử ra bởi chính quyền địa phương, phụ huynh, học sinh và giáo viên". Mục đích của Ủy ban là phát triển một liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa cộng đồng địa phương và trường học. Cha phát ngôn viên của Giáo Hội Ấn Độ công nhận sự tốt đẹp của ý định, nhưng cũng cho hay nó cũng cho thấy lý do để lo ngại nghiêm trọng cho hơn 10.000 tổ chức giáo dục Công Giáo trên khắp đất nước.

Cha Babu cho biết "Trước tiên chúng tôi lo ngại vì điều khoản này cung cấp quá nhiều cơ hội để can thiệp vào chính sách quản trị. Thứ hai, các tổ chức giáo dục cho đến nay đã làm việc mà không có cú hích. Hệ thống của chúng tôi đã làm việc thật tốt để làm hài lòng tất cả những người có liên quan và các hiệu trưởng đã được xác định bởi các giám mục địa phương hoặc các bề trên tu viện cùng với đại diện của các phụ huynh và học sinh. Vì vậy, chúng tôi không thấy một lý do gì buộc phải thay đổi hệ thống. Thứ ba, là kinh nghiệm của chúng tôi bảo chúng tôi rằng các trường công lập có các vị lãnh đạo trong Ủy ban Hành chính của họ thì không được quản lý tốt".

Đối với Giáo Hội Ấn Độ, có một nguy cơ rất thực tế rằng điều khoản 21 sẽ làm tổn hại đến việc bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức giáo dục Kitô giáo. Cha Babu nói rằng trường học"có nguy cơ bị mất đi và sẽ bị suy yếu do sự hiện diện của những người được chuẩn bị kém hoặc thậm chí là thù địch chúng tôi. Tại một số bang mà Giáo Hội đã phải đau khổ vì các vấn đề với lãnh đạo chính trị và vì thế nó sẽ tồi tệ thêm nếu điều khoản này có hiệu lực".

Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã cho biết họ muốn thảo luận vấn đề với Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực để bảo vệ các quyền và tự do được bảo đảm bởi Hiến pháp đối với người thiểu số và "tiếp tục hợp tác với chính phủ về chất lượng giáo dục cho trẻ em ở Ấn Độ".

Trường học Công Giáo, cùng với các trường Tin Lành, mang đến sự đóng góp quan trọng cho hệ thống giáo dục Ấn Độ, chủ yếu là trao phó cho các tổ chức tư nhân. Cha Babu cho biết: "Khoảng 60% số trường học của chúng tôi là ở các vùng nông thôn và tiếp cận với các trẻ em nghèo nhất và thiệt thòi nhất trong xã hội, đại diện cho 55% dân số trong độ tuổi đi học. Trong các trường của chúng tôi, các bé gái [thường bị loại trừ ra khỏi giáo dục] được học và chỉ có một nhỏ tỷ lệ học sinh được đào tạo thành Kitô hữu, bởi vì phần lớn là người Ấn giáo, Hồi giáo hoặc các tín ngưỡng khác. "

Cha Francis Swamy, điều hợp viên Tỉnh dòng của các trường Dòng Tên – chỉ riêng ở Mumbai có hai mươi trường học - cho hay: "Cộng đoàn Kitô giáo đã làm việc bền bỉ để phát triển giáo dục. Một số trường học của chúng tôi đã hơn 150 tuổi và được đánh giá cao... Tại sao phải chúng ta phải can thiệp chính trị trong quản lý của họ".
 
Một phim tài liệu kiểm tra những động cơ liên hệ đến ‘Tiền Máu' trong ngành công nghiệp phá thai
Trần Mạnh Trác
13:27 02/09/2009
Một phim tài liệu kiểm tra những động cơ liên hệ đến ‘Tiền Máu' trong ngành công nghiệp phá thai

Washington DC, ngày 01 tháng 9 2009 / 06:33 (CNA). - Một phim tài liệu phò sự sống mang tên "Blood Money" (Tiền Máu) nhằm mục đích lay chuyển người xem đến "tận cốt lõi" đã vạch trần “sự thật bất tiện" liên quan tới tiền trong ngành công nghiệp phá thai. Bộ phim phỏng vấn các nhà lãnh đạo phò sự sống, những người thực hiện phá thai, và những nạn nhân phụ nữ.

Trong một đoạn phỏng vấn đặc trưng, Carol Everett, một chủ nhân trong tập đoàn các cơ sở phá thai tại Dallas đã ăn năn về sự tham gia của cô.

Cô đã kể lại những thủ đoạn dơ bẩn mà phòng khám của cô thực hiện.

"Mục tiêu của chúng tôi là phá thai từ 3 đến 5 lần cho mỗi cô gái từ 13 đến 18 tuổi ", cô nói.

Everett mô tả một kế hoạch để "bán phá thai" bằng cách sử dụng giáo dục giới tính để "phá vỡ" sự khiêm tốn tự nhiên của trẻ em, tách biệt chúng ra khỏi ảnh hưởng cha mẹ và các giá trị đạo đức, và thay thế vào đó là những người phá thai đóng vai trò chuyên gia về giới tính trong cuộc sống của giới trẻ.

"Vì vậy, chúng sẽ phải chạy tới chúng tôi sau khi chúng tôi cung cấp cho chúng một liều thuốc ngừa thai có độ thấp hoặc một bao cao su khiếm khuyết để chúng bị mang thai ".

Sau đó cô phát biểu: "Tôi nhận ra rằng tôi đã tham gia vào cái chết của hơn 35.000 trẻ sơ sinh."

Bộ phim được đạo diễn bởi David Kyle. Giám đốc sản xuất điều hành là John Zipp.

Phát biểu qua một cuộc phỏng vấn e-mail với CNA thứ ba vừa qua, Kyle nói rằng thông điệp của Blood Money là “phá thai phá hủy các cuộc đời."

"Không chỉ là em bé, nhưng cũng là cha mẹ và gia đình phải tự mình đối phó với những hậu quả của những giải pháp sửa chữa gấp gáp đã được bán cho họ. Chúng tôi đã lần mò ra đầu mối giữa “tiền trao” và tên của những người phụ nữ “giúp đỡ”. Thì ra đây là một ngành công nghiệp mà khi sản phẩm có khuyết điểm, bạn không được hoàn trả lại. "

Ông giải thích rằng vấn đề kinh doanh của ngành phá thai không phải là mục đích ban đầu của nhà làm phim.

"Tiêu đề đầu tiên của bộ phim là 'The American Holocaust' (Nạn tàn sát tại Mỹ). Chúng tôi dự định nói lên sự thật về phá thai, về sự tàn phá đời sống của nhiều người, về những tác dụng trên những người phụ nữ đã lựa chọn phá thai ".

Rồi qua những cuộc phỏng vấn, "bộ mặt tiền tệ" của ngành công nghiệp phá thai cứ nổi lên mãi.

"Vì vậy, trong khi chúng tôi vẫn giữ một số ý tưởng ban đầu, chúng tôi đã mài dũa trên “số tiền làm ra” từ việc giết hại những trẻ chưa sinh", ông giải thích.

Ông và John Zipp lần đầu tiên phát triển các khái niệm trong năm 2004, vì họ cảm thấy rằng không có ai khác nói về bản chất và ảnh hưởng của phá thai.

"Vấn đề bản chất và ảnh hưởng của phá thai có được nhắc đến trong thời gian bầu cử hoặc khi có ghế trống ở Tòa án Tối Cao, nhưng chỉ là trong điều kiện chung chung. Bởi vì các phương tiện thông tin đại chúng không muốn đi vào chi tiết, họ biết nếu họ làm thế thì sẽ có nhiều người hơn chống đối việc phá thai. "

Kyle và Zipp nghĩ rằng một phim tài liệu là cách tốt nhất để tiếp cận với một số lượng đông đảo quần chúng và đồng thời thúc đẩy đối thoại về phá thai.

Ông giải thích rằng hầu hết bộ phim là lời khai của các cá nhân tham gia vào ngành công nghiệp phá thai như cô Everett hoặc BS Bernard Nathanson, hoặc những người đã bị tổn thương bởi quyết định phá thai của họ.

Những nhà lãnh đạo phò sự sống như Norma McCorvey, cha Frank Pavone, Tiến sĩ Alveda King, và cha Thomas Euteneuer cũng đã được phỏng vấn và có ít nhất một lần xuất hiện trong phim.

Kyle cho biết ông không có kinh nghiệm về phim trường, ông mô tả sự phát triển bộ phim Blood Money như là một “khóa học cấp thời" (crash course). Nhà làm phim đã thuê một đạo diễn chuyên nghiệp, Jeff Butler của Cabin One Productions, để lo về nhiếp ảnh. Và cũng “đưa lên tàu” anh Roman Jaquez để hiệu đính và hoàn thiện bộ phim.

Khi được hỏi về quyết định tại sao lại sử dụng loại phim tài liệu, Kyle nói, "Tôi nghĩ những người phò sự sống sử dụng phim ảnh thật là thấp" Trong thực tế, Kyle nói ông chỉ có thể nêu tên phim "The Silent Scream" như là một tài liệu phò sự sống mà thôi.

Được hỏi những danh mục nào cần được nêu lên trong tương lai, ông đã đưa ra những danh mục như vấn đề nhân bản của con trẻ, vấn đề tai biến do phá thai gây ra cho phụ nữ và sự buôn bán các bộ phận cơ thể từ thai nhi.

"Điện ảnh là một phương cách tiếp cận rộng rãi cho các giá trị mà bạn muốn trình bày. Nếu chúng được thực hiện có chất lượng tôi tin rằng người ta sẽ đi xem và chúng ta có thể cạnh tranh được với thái độ phóng túng của Hollywood, "ông nói.

Kyle nói các nhà hoạch định của "Blood Money" đang có kế hoạch làm thêm một bộ phim nữa sử dụng các phỏng vấn đã thực hiện cho bộ phim này.

"Chúng tôi có nhiều lời khai thuyết phục đã không được đưa vào phim này," ông nói.

"Blood Money" chưa có lịch trình cho ngày phát hành, vì nhà làm phim vẫn cần phải tìm ra một công ty phân phối "dám liều mình vào cái việc gây tranh cãi này". Ông nói rằng một số công ty phân phối chỉ quan tâm đến phim sau khi phim đã quay xong, dự đoán là vào cuối tháng Chín.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI tố cáo “sự phi lý của chiến tranh”
Bùi Hữu Thư
15:53 02/09/2009
Tiếp kiến ngày thứ tư

Rôme, Thứ Tư 2 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI một nữa lại lên tiếng tố cáo sự “phi lý của chiến tranh,” trong một bài diễn từ bằng tiếng Ba Lan, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày 1 tháng 9, 1939, khi quân đội Đức xâm chiến Ba Lan.

Vào lúc mở đầu của cuộc tiếp kiến chung, trong sảnh đường Phaolô VI tại Vatican, Đức Thánh Cha theo thông lệ, đã nói với người Ba Lan hiện diện và được trực tiếp truyền hình. Điệp văn của Đức Thánh Cha sẽ được đăng trên trang đầu của báo L'Ossetvatore Romano bằng tiếng Ý ngày 3 tháng 9 với tiêu đề: “Sự phi lý của chiến tranh,” và bình luận: “Đức Thánh Cha nhắc lại thảm kích của Thế Chiến thứ Hai.”

Đức Thánh Cha nói, “Tôi thân ái chào mừng các bạn hành hương người Ba Lan. Ngày hôm qua, chúng ta đã tưởng nhớ lúc khởi đầu của Thế Chiến Thứ Hai 70 năm về trước.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại những vết thương lịch sử vẫn hãy còn tàn phá các quốc gia: “Những thảm cảnh của nhân loại và sự phi lý của chiến tranh vẫn còn in sâu trong ký ức của các dân tộc.”

Ngài đã mời gọi cầu nguyện cho sự hòa giải: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tinh thần tha thứ, bình an và hòa giải xâm nhập trái tim của mọi con người.”

Đức Thánh Cha đã thấy ở đây ngày nay một sự khẩn cấp: “Âu Châu và thế giới cần có một tinh thần hiệp nhất.”

Đức Thánh Cha mời gọi “xây dựng” sự hiệp nhất này “trên Đức Kitô và Phúc Âm, trên căn bản của bác ái và chân lý.”

Ngài đã kết luận: “Tôi ưu ái ban phép lành cho tất cả các bạn hiện diện nơi đây và cho tất cả những ai đóng góp cho việc tạo dựng một bầu khí hòa bình.”

Đức Hồng Joseph Ratzinger đã trình bầy đề tài “Tìm kiếm hoà bình” tại Caen, ngày 5 tháng 6, 2004, trong một đại hội kỷ niệm 60 năm ngày Quân Đội Đồng Minh đổ bộ tại Normandie (6 tháng 6, 1944.)

Đây là những lời đầu tiên, được ghi dấu ấn của niềm hy vọng: “Khi bắt đầu cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh vào đất Pháp đã bị quân Đức Quốc Xã chiếm đóng ngày 5 tháng 6, 1944, đó là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho mọi dân nước trên hoàn cầu, và cũng cho đa số người Đức là: hoà bình và tự do sắp đến với Âu Châu.”
 
Top Stories
Reporters Without Borders condemns reporter Huy Duc's dismissal
Reporters Without Borders
04:08 02/09/2009
MONTREAL, Aug. 31 /CNW Telbec/ - Reporters Without Borders condemns reporter Huy Duc's dismissal by the governmental daily Sai Gon Tiep Thi on 25 August for posting criticism of the Cold War-era Soviet Union on his personal blog.

"The sole aim of this arbitrary and ideological dismissal was to extend the reach of the censorship already exercised over all the governmental press," Reporters Without Borders said. "We hope that news and information websites will continue to display their characteristic vitality and outspokenness and that their spirit of resistance will not be undermined."

One of the newspaper's editors, Tran Cong Khanh, said Huy Duc was fired because of what he had posted online. Huy Duc confirmed in his blog that he had been dismissed and, indicating that he encountered this kind of problem in the past, said he did not want to give up journalism.

In the offending entry in his blog (http://www.blogosin.org/) on 23 August, Huy Duc referred to the Berlin Wall as a "Wall of Shame," condemned the former Soviet Union's "purges" in East Germany, and called the Soviet Union "an occupation force (...) that deprived people of their basic rights."

His blog, which is very popular in Vietnam, tackles sensitive issues with an openness that is extremely rare in a state media journalist and his firing is unquestionably part of a campaign to crackdown on blogs that criticise the government.

Tran Cong Khanh denied that Huy Duc's dismissal was the result of government pressure, but the Communist Party's Propaganda and Education Committee had complained about a hundred or so articles published online and in Sai Gon Tiep Thi.

The Socialist Republic of Vietnam is one of the 12 countries that Reporters Without Borders has identified as "Enemies of the Internet." It was ranked 168th out of 173 countries in the 2008 Reporters Without Borders press freedom index.

For further information: Katherine Borlongan, Executive Director, Reporters Without Borders, (514) 521-4111, Cell: (514) 258-4188, Fax: (514) 521-7771, rsfcanada@rsf.org
 
Panic in Jakarta as earthquake and tsunami recorded off the Java coast
Asia-News
07:56 02/09/2009
A quake measuring 7.3 on the Richter scale brings down buildings in the capital and the island of Java, mosques included. A small tsunami is recorded off the coast at Pelabuhan Ratu. Tens of people have died so far. The quake’s epicentre is Tasikmalaya (West Java province), some 300 kilometres south-east of Jakarta. Caritas Indonesia is already at work helping victims.

Jakarta (AsiaNews) – A powerful earthquake measuring 7.3 on the Richter scale jolted the Indonesian island of Java, spreading panic among residents of the capital. A small tsunami was reported in the village of Pelabuhan Ratu, a tourist resort in the Sukabumi area, some 80 kilometres south of Jakarta.

The authorities in Cilacap (Central Java) are monitoring sea levels to warn the local population in case of unusual sea levels that could strike the coastline.

The quake was recorded at 2.45 pm, local time, and forced people working in Jakarta’s high rises, especially in its business district, to flee to safer places downstairs.

Many government offices in the city were also evacuated.

A meeting by the Indonesian Election Commission (KPU) ended abruptly as participants left the scene for safer grounds.

Guests at the Nikko Hotel in central Jakarta were also forced into the hotel’s courtyard.

Classes in schools like Saint John’s Catholic School in Tangerang Regency were suddenly brought to a close and students brought together far from buildings.

The quake’s epicentre was in Tasikmalaya (West Java province), about 300 kilometres south-east of Jakarta and 60 kilometres east of Bandung.

Many buildings have collapsed in the capital, including the big Ar Rahman Mosque.

In July 2006 an earthquake in West Java left 119 people dead, 84 missing and 70 injured.

In the meantime news reports are coming about casualties. In West Java at least 11 people are confirmed dead in Tasikmalaya, three in Garut and more in Cianjur. Tens of people are also reported missing.

Many buildings in Tasikmalaya suffered heavy damages.

Indonesia’s Catholic Church has already gone to work. The Indonesian Bishop’s Conference (KWI) relief agency Karina KWI has already dispatched a team to Tasikmalaya to determine the extent of damages and plan its first emergency interventions.

Local Church sources told AsiaNews that some 5,000 people have reportedly sought safety on higher ground.
 
Vietnam: Church-Defending Blogger Disappears
Zenit
07:58 02/09/2009
Clarifies Pope's Words Among Government Distortion

HANOI, Vietnam, SEPT. 1, 2009 (Zenit.org).- A blogger protesting how the Vietnamese government distorted Benedict XVI's address to bishops of the nation has been arrested.

Bui Thanh Hieu, a catechumen blogger defending the Church in Vietnam, was arrested last Thursday, VietCatholic News reported. It claimed others face the same risk of arrest for their "swift reactions against the distortion of Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their [June 27] ad limina visit."

On Aug. 24, Vietnam Net, a state media outlet, published an article titled "A Good Catholic Is a Good Citizen," citing Benedict XVI in such a way that it gave the idea that the Pope himself had "insulted the Church in Vietnam" for "spiritual corruption," Father Joseph Nguyen of Hanoi told AsiaNews.

"It has cast shadows of sadness among Catholics," he lamented. "We all know that His Holiness Benedict XVI did not mean that."

The government article goes on to allege that the Holy Father knows of a group of Catholics trying to "overthrow the government."

The next day, the article was re-published by other newspapers with calls for the arrest of priests of Thai Ha and Vinh. That region has been the site of conflict between the Church and the government over the confiscation of Church property.

"The manipulation of Pope Benedict XVI's address has created a lot of frustration among Catholics in Vietnam, who, through the blogs, have begun to voice their opinions, criticizing the media under state control," AsiaNews affirmed. It added that the blogs have published the original text of the papal address.
 
Nong Duc Manh to visit Australia, huge protests expected
Radio Australia
08:12 02/09/2009
The Vietnamese Government has announced it will release 5,500 prisoners, in an amnesty to mark the country's national day. Vietnam celebrates September 2nd as the end of Japanese occupation in 1945, despite the return of the French as colonisers for another decade. The day also coincides with the official date of the death of Ho Chi Minh - the Communist Party hero of Vietnam's independence. But for some in the Vietnamese community living in Australia, they say there's little to celebrate.

Presenter:Karon Snowdon

Speakers: Phong Nguyen, (NEW-UN) President of the Vietnamese Community of Australia; Brittis Edman, Amnesty International's Vietnam Researcher.

SNOWDON: Phong Nguyen was 17 when he fled Vietnam in a boat with his mother and two sisters, arriving finally in Australia.

They left behind his father, an officer in the South Vietnamese army who spent 17 years in a re-education camp after the North 's victory in 1975.

Phong Nguyen is now President of the Vietnamese Community in Australia.

NGUYEN: For most Vietnamese overseas being victims of the regime we do not call it a national day, we would call it a mourning day, nothing to celebrate about, after 60 years of the Communist rule in both the North and now the South and after 34 or 35 years of so-called reunification, Vietnam is no longer at war. We have got people living in abject poverty, we've got human rights abuse a plenty, we have got people in jails just because they disagree with the government or the demands on basic human rights.

SNOWDON: Religious freedom is curtailed and the patriarch of the united Buddhist church remains under house arrest after 20 years.

Of the 5,500 thousand prisoners to be released from jail to mark the national day, 13 are reportedly people jailed on national security grounds.

Brittis Edman is the Vietnam Researcher for Amnesty International.

EDMAN: It does appear that a number of people arrested under national security legislation are being released which is good. But none of the people arrested recently appear to be on the list, and what we are calling for from Amnesty's point of view is for the immediate and unconditional release, whether it's national day or not because they haven't committed any crime.

SNOWDON: In the last few days news has emerged of the arrest of at least two journalists or bloggers charged with violating national security - a charge often used against democracy activists or critics of government policy.

Brittis Edman believes there are clear signs of growing official intolerance of peaceful dissent and increasing political tension.

EDMAN: And also we're seeing increasing political tension ahead of nominations for the 11th Congress of the Communist Party, which is happening early 2011.

SNOWDON: So it's the government trying to nip in the bud any challenge to the Communist Party rule?

EDMAN: In some respects, perhaps that's what we're seeing, although to be honest, most of the activists that they have arrested don't pose a threat to the Communist Party, but they may be organised in ways that in the long run might feel like a threat for the government of Vietnam. But I think it is very clear that they have come under tremendous pressure, because they have launched a massive propaganda campaign against these individuals. They have broadcast on television confessions by these people, they are issuing almost daily news articles in the states-controlled press about them and what they have done and I think it is important to remember that what they are accused of or in some cases, already charged of are crimes that are not recognisable under international laws.

SNOWDON: Next week, the Australian government will host a visit by the Secretary General of the Communist party, Mr Nong Duc Manh.

The Vietnamese community intends to protest outside the federal parliament House with some long standing complaints according to Phong Nguyen

PHONG: We will highlight the situation of human rights and the 60 year record of human rights abuse and today we feel we have got more than 400 political prisoners and released prisoners so that we disagree with the Australian Government to welcome this general secretary of a Communist Party.
 
Wietnam: sprzeciw wobec kłamstwa (tiếng Ba Lan)
wiara.pl
11:57 02/09/2009
VietCatholicNews donosi: Od 27 sierpnia wszystkie środki przekazu kontrolowane przez państwo rozpowszechniają opublikowany pierwotnie w „Głosie Wietnamu” pełen fałszywych informacji artykuł „Ambasador spotkał się z przedstawicielem Watykanu. Artykuł Petera Nguyen Xuan Huong na stronie portalu to właściwie oświadczenie – sprzeciw wobec ewidentnych kłamstw.

„Głos Wietnamu” opisuje spotkanie ambasadora Wietnamu we Wło­szech, p. Danga Khanha Thoai z ks. Ettore Balestero, watykańskim zastępcą Sekretarza Stanu ds. kontaktów z zagranicą. Ambasador zapewnił przedstawiciela Watykanu o konsekwentnej polityce komunistycznego państwa w zakresie poszanowania wolności religijnej, a także poinformował, że dzięki wysiłkom władz życie katolików rozwija się i jest coraz bardziej zróżnicowane.

„To oświadczenie mija się z prawdą” – pisze Peter Nguyen Xuan Huong.

Autor wymienia przejawy owej „wolności religijnej”: brutalne pobicia katolików w Dong Hoi w prowincji Tam Toa, w tym dwóch wymienionych z nazwiska księży, fakt mieszania z błotem kolejnych księży (oskarżenia zawarte w artykule opublikowanym pierwotnie w dzienniku „Nowe Hanoi” zostały w kolejnych dniach powtórzone przez inne media) oraz fakt odmowy objęcia amnestią ks. Tadeusza Nguyen Van Ly.

63-letni ks. Tadeusz został skazany w 2007 roku, po trwającym pół dnia procesie na 8 lat więzienia i 5 lat aresztu domowego zna podstawie oskarżenia o założenie ruchu na rzecz demokracji, zwanego „Bloc 8406”. Wcześniejszego zwolnienia odmówiono mimo pogorszenia stanu zdrowia (nadciśnienie, jednostronny niedowład, konieczność pomocy w poruszaniu się) i protestów światowej opinii publicznej zwracającej uwagę na pogwałcenie w czasie procesu praw człowieka. Wiceminister ds. Bezpieczeństwa Państwa Le The Tiem stwierdził, że amnestia przyznawana jest "tylko osobom, które robią postępy w swojej re-edukacji"*.

„Kościół katolicki w Wietnamie otrzymał zgodę władz, aby zorganizować „Rok Świętego 2010” – cytuje „Głos” Peter Nguyen Xuan Huong. I podkpiwa: w Kościele katolickim każdy święty ma swoje imię, żaden jednak nie otrzymał „zakodowanego imienia” 2010. - Jeżeli jednak to określenie oznacza „Rok Święty 2010” („Jubileusz 2010”), to świadczy ono najwyraźniej o tym, jak władze komunistyczne rozumieją „wolność religijną” - poważnieje. - Nigdzie na świecie Kościół nie potrzebuje zgody na świętowanie Roku Świętego!

Ambasador - relacjonował „Głos” a za nim autor artykułu - odwołał się do słów papieża w przemówieniu wygłoszonym w czasie wizyty ad limina, w których – jak uważa strona rządowa - papież apelował do katolików o wkład w budowę państwa. Tymczasem – zauważa Peter Nguyen Xuan Huong - w ciągu ostatnich 55 lat Kościołowi odebrano ponad 2250 szkół, uczelni, szpitali, sierocińców, domów opieki i innych instytucji działających w dziedzinie szkolnictwa i opieki zdrowotnej, przeznaczając je do celów komercyjnych. Kościołowi zabroniono (mimo wielokrotnych próśb biskupów) działalności w tych dziedzinach, poza kilkoma placówkami zajmującymi się chorymi z trądem czy AIDS.

Artykuł-oświadczenie kończy postulat: zakłamywanie prawdy o sytuacji Kościoła w Wietnamie musi się skończyć. Dopiero taka postawa przygotuje grunt do owocnego dialogu państwa i Kościoła.

* Informacja na podstawie artykułu "Katolicki ksiądz wciąż uwięziony" s. Emily Nguyen; VietCatholic News: 31 sierpnia 2009; tł. Etek

(Source: http://info.wiara.pl/doc/322448.Wietnam-sprzeciw-wobec-klamstwa)
 
Wietnamskie media manipulują słowami Papieża - Vietnamese media manipulating the Pope's statement
Maria Popielewicz
15:14 02/09/2009
Prorządowe media w Wietnamie wykorzystują słowa skierowane przez Ojca Świętego Benedykta XVI do tamtejszych hierarchów w czasie ich wizyty "ad limina Apostolorum" w Watykanie przeciwko samym biskupom i wiernym. Jednocześnie lokalne źródła podają, że policja przygotowuje nową serię aresztowań katolików, którzy będą podważali to wypaczone rozumienie papieskiego przemówienia.

Wielu katolickich wiernych skrytykowało na blogach "haniebne wypaczenia" słów Ojca Świętego, do jakich dopuściły się prokomunistyczne media w Wietnamie. Jeden z nich, młody katechumen przygotowujący się do chrztu, został aresztowany 27 sierpnia. Pozostałym autorom blogów też grozi areszt. Potwierdził to w rozmowie z AsiaNews ks. Peter Nguyen Van Khai, redemptorysta z Hanoi.

Po raz pierwszy 24 sierpnia "Wietnam Net", jedna z państwowych gazet, opublikowała artykuł pod tytułem "Dobry katolik jest dobrym obywatelem", w którym manipuluje słowami Ojca Świętego, by postawić Kościół katolicki w Wietnamie w negatywnym świetle. Publikacja cytuje kilka zdań Benedykta XVI, aby pokazać, że Papież rzekomo "ostro skrytykował" biskupów wietnamskich, wskazując im, iż mają się bardziej martwić o dążenie kapłanów do świętości i o to, by wierni żyli zgodnie z zamysłem Papieża i byli dobrymi katolikami i dobrymi obywatelami. W artykule cytowane są słowa Ojca Świętego, że "kapłani muszą pogłębiać swoje życie wewnętrzne i dążyć do świętości" oraz że "świeccy katolicy muszą pokazywać przez swoje życie, które jest oparte na miłości, uczciwości i miłości do dobra wspólnego, że dobry katolik jest także dobrym obywatelem". Z tych słów Papieża autor artykułu wywnioskował, iż kapłani w Wietnamie nie pogłębiają swojego życia duchowego, nie dążą do świętości, a świeccy nie tylko nie działają charytatywne, ale są także nieuczciwi i nie działają dla dobra wspólnego, przez co nie są dobrymi obywatelami. W ten sposób media prorządowe próbują napiętnować katolików, którzy brali udział w licznych pokojowych manifestacjach przeciwko prześladowaniu Kościoła w Wietnamie, jakie miały miejsce w sierpniu, a także kapłanów zaangażowanych na rzecz sprawiedliwości i respektowania praw człowieka - w tym przede wszystkich prawa do wolności religijnej - w tym kraju.

Zdaniem ks. Josepha Nguyena z Hanoi, wrażenie, jakie pozostaje po przeczytaniu artykułu, jest takie, że Papież rzekomo oskarżył Kościół w Wietnamie o "duchowe zepsucie".

W artykule krytykowani są również wietnamscy biskupi. Cytując inny fragment wypowiedzi Benedykta XVI, w którym Papież mówi, że "zdrowa współpraca Kościoła i wspólnoty politycznej jest możliwa", autor artykułu stwierdza, iż "jest w sposób oczywisty jasne", że hierarchowie katoliccy nie byli cierpliwi i otwarci na dialog w relacjach z rządem, a co więcej - utrzymują wrogi stosunek do władzy komunistycznej. W rzeczywistości jednak - jak to zostało obszernie pokazane w wielu sporach, do jakich doszło w ostatnich miesiącach w Hanoi, Ho Chi Minh City, Vinh, Hue - biskupi zawsze szukają dialogu z rządem, który odpowiada atakami policji, aresztowaniami, oskarżeniami wobec księży i wiernych.

Jednocześnie artykuł sugeruje, że Papież już od dawna wie o tym, iż księża katoliccy dążą do obalenia rządu, bo w swoim słowie do biskupów podkreślał autonomiczność rządu w kierowaniu państwem.

Jedna z sióstr zakonnych poinformowała AsiaNews, że ten sam artykuł ukazał się także w innej prorządowej gazecie dzień po publikacji w "Wietnam Net". Jednocześnie gazeta wzywa do natychmiastowego aresztowania i ukarania księży z Thai Ha i Vinh, którzy domagali się zwrotu kościelnej własności skonfiskowanej jakiś czas temu dla "dobra ludzi", a teraz sprzedawanej dla celów prywatnych.

Manipulacje słowami Benedykta XVI wywołały sprzeciw wśród katolików w Wietnamie, którzy na swoich blogach opublikowali cały oryginalny tekst przemówienia Ojca Świętego, by pokazać jego prawdziwy sens i wypaczenia, jakich dopuściły się media prokomunistyczne. Teraz grozi im za to areszt.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20090902&typ=wi&id=wi13.txt )
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức GM Phêrô Nguyễn Văn Đệ nhậm chức GP Thái Bình: Thập giá mới trong cuộc lữ hành
J.B Nguyễn Hữu Vinh
10:38 02/09/2009
THÁI BÌNH - Ngày 1/9/2009, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ chính thức nhậm chức Giám mục Thái Bình.

Xem hình ảnh

Từ rất sớm, giáo dân đã nô nức lên đường đổ về Tòa Giám mục Thái Bình (dù theo một linh mục cho biết, cuộc lễ hôm nay không được thông báo cho giáo dân ở các nhà thờ). Họ cười nói hớn hở, chở nhau trên những chiếc xe máy từ mọi miền quê về đón Đức Giám mục mới, vị chủ chăn mà họ mong đợi kể từ khi được tin Tòa Thánh bổ nhiệm đến nay.

Sự mong đợi cũng đã khá dài nên họ càng hân hoan hơn khi ngày hôm nay, chính thức Đức Giám mục mới của họ về nhậm chức để lãnh đạo Giáo phận đi trên con đường xây dựng một giáo hội địa phương “Sống đạo, chứ không chỉ là giữ đạo” như mong ước của Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ: “Hãy cho tôi các linh hồn”.

Với giáo dân, đây là ngày trọng đại của họ, ngày đem đến cho họ những niềm vui mới, những hi vọng mới.

Nhà thờ Lớn Thái Bình được trang trí bằng một câu băng rôn vắt qua mặt trước nhà thờ “Giáo phận Thái Bình cảm tạ Đức Cha Fanxico Xavie Hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô”. Hai quả bóng bay cỡ lớn được neo trước sân nhà thờ mang theo hai câu khẩu hiệu của nguyên GM Nguyễn Văn Sang “Chân lý trong tình thương” và “Hãy cho tôi các linh hồn” của GM Nguyễn Văn Đệ.

Từng đoàn trống của các giáo xứ đã tề tựu về sân Tòa Giám mục và con đường trước mặt để chào đón Đức tân Giám mục. Những chiếc trống cực lớn đã về đây cùng cất cao tiếng trống dũng mãnh của mình báo cho toàn thể con dân Giáo phận Thái Bình biết về một sự kiện trọng đại trong Giáo phận: Có tân Giám mục lãnh đạo Giáo phận kể từ nay. Chiếc trống Hoàng Xá, chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam đã dóng lên hồi trống đầu năm 2009 giục giã cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hòa Bình, cũng về góp mặt.

9 giờ, GM Nguyễn Văn Sang trong bộ áo chùng đen ngồi giữa cổng ra vào đón đoàn xe chở Tân GM. Với tuổi gần 80, sức khỏe của Ngài có vẻ không được tốt lắm so với vẻ bề ngoài. Nét mặt của Ngài hôm nay không được hồ hởi, tươi tắn như hình ảnh và tác phong thường thấy. Với tuổi tác và sức khỏe đó, Tòa Thánh cất cho Ngài một gánh nặng công việc là điều dễ hiểu và là sự sáng suốt.

Tân Giám mục Thái Bình bước từ trên xe xuống, ôm hôn cựu Giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang, hai vị quàng cho nhau vòng hoa và cùng bước vào Nhà thờ Chính Tòa. Đến trước sảnh nhà thờ, cựu GM Nguyễn Văn Sang trao cho Tân Giám mục Thái Bình bức bản đồ Giáo phận.

Từ nay, Giáo phận Thái Bình được đặt dưới sự coi sóc của một thủ lãnh mới, một chủ chăn mới. Một gánh nặng trên đôi vai Ngài và một Thập Giá mới được đặt thêm vào trong cuộc đời Đức cha Phêrô.

Khi hai Giám mục, đoàn linh mục bước vào khuôn viên nhà thờ cùng với một số giáo dân đưa tiễn thì hai cánh cổng sắt nặng nề của nhà thờ được đóng lại. Các giáo dân và khách các nơi đành đứng ngoài đường nhìn vào.

Đoàn trống, kèn cất lên những hồi vui mừng và giục giã. Hồi chuông từ Nhà thờ Lớn Thái Bình cất cao tiếng hòa vọng cùng đón Tân Giám mục Thái Bình.

Nhiều giáo dân háo hức chụp ảnh, quay phim. Máy ảnh, điện thoại di động đưa lên lia lịa chớp lấy hình buổi lễ và hình ảnh vị chủ chăn mới… nhưng bỗng tiếng loa của Ban Tổ chức gióng giả thông báo:“Chỉ có 3 máy quay phim và chụp hình được phép hoạt động”.

Sau những nghi thức trao nhận bản đồ Giáo phận, Hai GM, đoàn linh mục và một số nữ tu cùng giáo dân có “vé” (vé tham dự Thánh lễ đón Tân GM) bước vào nhà thờ, thì hai cánh cửa gỗ nặng nề cuối nhà thờ đóng sập lại. Bên ngoài, giáo dân nô nức muốn vào để xem phút cầu nguyện đầu tiên của Đức Tân Giám mục Giáo phận trước một nhiệm vụ mới nặng nề… nhưng tất cả đành chịu.

Sau mấy phút cầu nguyện trong Nhà thờ Chính tòa, đoàn người đứng chờ giữa sân chờ đưa Đức Tân Giám mục Giáo phận về Tòa Giám mục. Trời bắt đầu đổ nắng to. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ cùng đoàn linh mục tiến về Tòa Giám mục Thái Bình.

Hai căn phòng đã được chỉnh sửa dành cho Ngài nằm ở tầng 1 cuối dãy. Ngài loay hoay mãi với chùm chìa khóa gần chục chiếc không thể nào mở cửa được để vào phòng. Thấy vậy, một giáo dân đã xông vào: “Cha để con mở thử cho”, nhưng giáo dân này cũng đành “bó tay”. Lại một người khác nữa phải tới giúp, cuối cùng thì căn phòng cũng được mở để Đức tân Giám mục vào thay đồ chuẩn bị cho Thánh lễ sắp tới tại Nhà thờ Chính tòa.

Đoàn linh mục đón Tân GM Giáo phận Thái Bình từ Tòa Giám mục ra Nhà thờ Chính tòa trong hàng loạt đội kèn đồng nam, nữ và dàn trống mạnh mẽ gầm vang. Những gương mặt giáo dân hồ hởi cố chen nhau đứng gần hơn để tường mặt chủ chăn mới của mình, những đoàn người dõi theo bước đi của Ngài.

Khi Nguyên Giám mục, đoàn linh mục, tu sĩ, Tân Giám mục Giáo phận và một số người có “vé” vào lọt trong nhà thờ thì hai cánh cửa nặng nề của Nhà thờ lại một lần nữa đóng sập lại. Hàng loạt giáo dân, khi đó được mở cổng chính, đã ào vào khuôn viên nhà thờ, họ đua nhau tràn lên sảnh để được gần Tân Giám mục hơn.

Nhưng đoàn bảo vệ, tu sĩ đã cố công đẩy lùi họ trở lại không cho lên sảnh để vào nhà thờ, bất kể đó là ai, giáo dân hoặc khách đến từ các giáo phận khác. Những bà mẹ mang theo con nhỏ cố gắng mãi vẫn không lên đến sảnh bị đẩy lùi trở lại đã phải bế con sang hàng nước phía ngoài cổng nhà thờ chỗ có hàng cây râm mát.

Dưới tầng hầm của Nhà thờ Lớn, nơi nghe nói thường được dùng để trông giữ ô tô, giáo dân được phép tham dự Thánh lễ “vọng”. Tầng hầm và phía ngoài cửa chính, bên cạnh tấm chân dung của cựu GM Thái Bình Nguyễn Văn Sang và Tân GM Thái Bình Nguyễn Văn Đệ có hai màn hình khá lớn, nhưng cho đến khi buổi lễ gần kết thúc, thì các màn hình vẫn án binh bất động, không có một hình ảnh nào từ trong nhà thờ đóng kín được phát ra.

Nhà thờ Thái Bình vốn được tự hào là to lớn, rộng rãi “nhất Bắc kỳ, nhì Đông Dương” – Theo lời GM Nguyễn Văn Sang. Quả là không sai, trong nhà thờ, hàng loạt ghế để trống không có ai ngồi ngay cả cho đến khi Thánh lễ gần kết thúc. Nhưng cửa đóng kín nên không ai có thể vào được thêm, tại các sảnh và bậc thang dẫn lên lối cánh cửa đóng kín, các tu sĩ, bảo vệ đứng chặn đẩy bất cứ ai muốn lên hành lang, rất may không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra vì không ai bị ngã từ độ cao mấy mét xuống đất.

Trong nhà thờ, Thánh lễ được cử hành với bài giảng và lời chia sẻ của Đức Tân Giám mục Giáo phận. Ngài nói lên nỗi ưu tư của Ngài trước một nhiệm vụ lớn lao mà Đức Thánh Cha đã trao cho Ngài phải gánh vác với nỗi sợ hãi của chính bản thân Ngài. Tâm tư của Ngài được chia sẻ với toàn thể giáo dân giáo phận niềm mong ước để hơn 130.000 giáo dân GP Thái Bình “sống đạo chứ không chỉ giữ đạo” và hơn 3.600.000 người dân hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên cũng cần được hưởng ơn Cứu độ.

Ngoài khuôn viên nhà thờ, trên các vỉa hè, quán nước, giáo dân ngồi tụ tập xem lễ “vọng” bằng những câu chuyện đã qua. Nội dung câu chuyện của họ xoay quanh chủ đề Giáo phận Thái Bình đã có một thời đáng tự hào và kiên vững, giáo dân nhắc nhiều đến cố GM Đinh Đức Trụ, một vị GM đã qua đi, để lại muôn vàn cảm mến và tiếc thương trong lòng giáo dân. Chính Ngài đã nêu lên không chỉ gương nhân đức, mà còn là một tinh thần phục vụ của một “đấng chăn chiên lành”. Mọi người đều hi vọng chủ chăn mới của mình sẽ tiếp tục là một chủ chăn thật sự như lời Đức Giêsu “Ta là mục tử tốt lành. Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta”.

Trong câu chuyện của giáo dân Thái Bình hôm nay, cũng nhắc lại nhiều sự kiện lớn lao, nhiều cuộc lễ hoành tráng của Giáo phận Thái Bình. Người ta cũng nhắc nhiều đến cuộc đón rước Đức GM Nguyễn Văn Sang cách đây gần 20 năm khi Ngài về Thái Bình nhậm chức. Khi đó Thái Bình không có Giám mục, buổi lễ do các linh mục và giáo dân tổ chức. Mọi người chờ đợi và ra tận bến phà Tân Đệ để đón GM với hàng hàng đoàn lũ giáo dân cách TGM hàng mấy chục km, một cuộc biểu dương lực lượng lớn lao của cả Giáo phận vẫn làm nức lòng giáo dân đến tận hôm nay.

Chưa tan lễ, nhiều đoàn trống, kèn đã xếp các dụng cụ của mình lên xe, chúng tôi cũng ra về với niềm tin sâu xa rằng: Thái Bình có tân Giám mục sẽ là bước khởi sắc cho những năm tháng tiếp theo để cả Giáo phận ngày càng mạnh mẽ, hiệp nhất và ngày càng vững vàng dưới sự dẫn dắt của vị Giám mục lấy khẩu hiệu “Hãy cho tôi các linh hồn”.

Với tân Giám mục Thái Bình Phêrô, đây cũng là một Thập giá nặng nề mà Ngài đang phải vác trên vai. Chúng ta cầu chúc cho Ngài vượt qua những khó khăn ban đầu thường gặp khi nhậm chức ở giáo phận mới, để Ngài nhanh chóng bắt tay vào công việc chính của mình là chăm lo cho Giáo phận Thái Bình cách riêng, cho Giáo hội Việt Nam nói chung và Giáo hội hoàn vũ để hướng tới một giáo hội “Thánh thiện, tông truyền, thông công và hiệp nhất” trong Đức Kitô. •
 
Hành Trình Emmaus III: Thuyết trình về Linh Mục và Bí Tích Thánh Thể
LM Matthêu Nguyễn Khắc Hy, S.S.
21:22 02/09/2009
Linh Mục và Bí Tích Thánh Thể

Bối Cảnh:

Năm nay, ĐGH Benedicto XVI công bố Năm Linh Mục và kêu gọi cầu nguyện để thánh hoá các Linh mục, xây dựng một luân lí hoàn hảo trong đời sống Linh mục, và một “con tim mới” trong con người Linh mục.

Lời kêu gọi và ý định chọn một năm để tập trung vào thiên chức Linh mục không gây ngạc nhiên vì đã được đoán trước từ lâu, đúng hơn là từ sau công đồng Vatican II.

Với các nhà thần học, công đồng Vatican I được xem là công đồng của Giáo Hoàng, vì công đồng khẳng định vai trò và chức năng của Giáo Hoàng trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II được gọi là công đồng của các Giám Mục vì những quan tâm đặc biệt trong những văn kiện của công đồng liên quan đến vai trò và chức năng các Ngài.

Riêng với Linh mục, từ sau công đồng Vatican II, ngoài Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis) , và những thư của các Đức Thánh Cha huấn dụ các Linh mục, các nhà chuyên môn vẫn trông mong những lời dạy chính thức của Giáo Hội về căn tính, chức năng và vai trò Linh mục một cách rõ ràng hơn.

Căn tính Linh mục gặp khủng hoảng một phần do những thay đổi về mặt xã hội, cách sống đạo, quan điểm chính trị, phong trào Đại Kết, ảnh hưởng thần học của Tin Lành v.v… khiến nhiều người hiểu sai và chức năng và vai trò Linh mục của Giáo Hội Công Giáo.

Đồng thời, ý thức dân chủ làm gíáo dân Tu Sĩ Hoá chính mình; và thức tự do cá nhân khiến tu sĩ Giáo Dân Hoá chính mình. Nghĩa là Tu Sĩ muốn làm (đóng vai) giáo dân, và Giáo Dân muốn làm (đóng vai) Tu Sĩ.

Theo Đức Thánh Cha Benedicto XVI, cả hai ý thức này đều bị một sức mạnh chung cuốn hút là Chủ Nghĩa Tục Hoá.

Vậy Ta Phải Tìm Lại Căn Tính Chức Năng Linh mục ở đâu?

Thưa, trong Bí Tích Thánh Thể (BTTT).

Giáo lí Công Giáo số 1324 dạy: “Thánh thể là ‘nguồn mạch và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội.’ ‘Các bí tích khác cũng như tất cả các thừa tác vụ trong Giáo Hội và các tác vụ tông đồ đều liên kết và qui hướng về Thánh Thể. Bởi vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho báu thiêng liêng của Giáo Hội, tức chính bản thân Chúa Kitô, lễ Vượt Qua của chúng ta”

Công đồng Vatican II trích lời thánh Thomas Aquinas: “Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội” và “ Tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu mà vị Linh mục là người chủ sự” (Presbyterorum Ordinis, 5).

ĐTC Gioan Phaolô II viết thư cho các Linh mục trong ngày thứ năm tuần thánh năm 1980, Dominicae Cenae, trong chương 5 Ngài nhắc lại tư tưởng thần học của các giáo phụ, được Henry de Lubac khai thác nhiều trong thời kì công đồng Vatican II: “Giáo Hội sản sinh ra Thánh Lễ, và Thánh Lễ sản sinh ra Giáo Hội” (Lubac). Và đương nhiên, Linh mục gắn liền với Thánh Lễ.

Sự tương quan mật thiết giữa hai yếu tố này được xây dựng không phải trong một mấu chốt thời gian nhất định (như ta thường hiểu về nguồn gốc thiết lập chức Linh mục trong bữa Tiệc Ly, lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén và bánh, trao cho các môn đệ và nói “hãy làm để nhớ đến Ta” ) mà Dominicae Cenae muốn nói đến sự tập hợp của các môn đệ quanh Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.

Nghĩa là, giáo hội hình thành từ khi Chúa Giêsu kêu gọi và triệu tập các môn đệ sống với Ngài. Như thế, bữa Tiệc Ly là điểm đúc kết hơn là khởi đầu cho quá trình tìm về căn tính Linh mục. Nói cách khác, căn tính Linh mục trong Giáo Hội được gắn liền với BTTT không như một yếu tố chỉ vị luật mà còn vị nhân (một quá trình quan hệ người với người được đánh dấu bằng việc Chúa Giêsu kêu gọi môn đệ, và việc Giáo Hội được Chúa Thánh Thần thánh hoá trong ngày lễ Ngũ Tuần).

Có như thế, ta mới hiểu được lời dạy công đồng Vatican II “Thánh Lễ là nguồn mạc và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội” (Sacrosanctum Concilium, 47; Lumen Gentium, 11).

Những Liên Hệ Mật Thiết Giữa Linh mục và BTTT:

Có hai điểm đáng chú ý.

Một là: Linh mục bắt nguồn từ Thánh Thể - tồn tại cho BTTT (là lí do chính để chức Linh mục tồn tại) - và có Trách Nhiệm quan tâm đến BTTT (nói đến trách nhiệm mục vụ) (Dominicae Cenae, ch. 5).

Hai là: Căn tính của Linh mục được biểu lộ khi cử hành BTTT (Thánh Lễ). Nghĩa là, Linh mục thi hành nhiều chức năng và ban bí tích khác nhau (như làm cha sở, dạy giáo lí, hay ban bí tích hoà giải v.v…) nhưng Linh mục làm tròn sứ mạng chính của mình khi cử hành Thánh Lễ. Và chính khi cử hành Thánh Lễ thì sứ mạng Linh mục này được hiển thị cách trọn vẹn.

Công đồng Trent (1545-1563) dạy rằng Linh mục dâng Thánh Lễ là chủ tế nhân danh Đức Kitô và nhân danh Giáo Hội (in persona Christi – in persona ecclesiae).

Thánh Augustine dạy “mầu nhiệm Giáo Hội là nội dung của Thánh Lễ.” (Civ. 10,6).

Vì thế, khi dâng thánh lễ, Linh mục làm cho mầu nhiệm Giáo Hội được trở nên cụ thể, hữu hình “Qua Linh mục và Trong Linh mục.”

Linh Mục với Vai Trò Chủ Tế:

Tất cả các mầu nhiệm của Giáo Hội đều được cảm nghiệm hữu hình qua những biểu tượng và dấu hiệu chứa đựng trong các Bí Tích. Đối với “nguồn mạch và đỉnh cao mọi sinh hoạt Giáo Hội” (LG, 11), Thánh Lễ chứa đựng mầu nhiệm sâu thẳm nhất sự hiện diện thật của Chúa Giêsu Kitô trong Bánh Thánh và Rượu Thánh, trong cộng đoàn, trong lời Chúa được công bố, trong lời ca tiếng hát, trong cả Linh mục là người chủ tế.

Vì thế, “Trong Linh mục và Qua Linh mục” mầu nhiệm Thiên Chúa được mặc khải cho con người.

Trong Linh Mục:

ĐGH Gioan Phaolô II nói trong Dominicae cenae: Linh mục không yêu mến BTTT không thể là một Linh mục có hiệu qủa, vì BTTT là bí tích cơ bản và trung tâm của ơn gọi Linh mục, và vì chức Linh mục được thiết lập trong bối cảnh thiết lập BTTT, và cả hai cùng tồn tại cho nhau (Dominicae cenae, 2).

Hơn nữa, không phải vô tình mà lời Chúa Giêsu nhắc nhở “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta” được Linh mục lặp lại ngay sau mỗi khi truyền phép Thánh Thể.

Vì thế, để mầu nhiệm Thánh Thể được người khác cảm nghiệm trọn vẹn, Linh mục trước hết và có lòng yêu mến và kính trọng BTTT. Linh mục là một ơn gọi, không làm một nghề chuyên môn, nên chủ tế không thể dâng lễ mà không sống niềm tin đặt trong Thánh Lễ.

Vì thế câu hỏi thiết thực cho các Linh mục là: tôi có yêu mến BTTT không? Tôi có chiêm ngắm và suy niệm BTTT để sống ơn gọi Linh mục của tôi không? (Vì Thánh Lễ không có nhiều thời gian để chiêm niệm nên Giáo Hội khuyến khích tham dự các giờ Chầu Thánh Thể - dưới nhiều hình thức khác nhau - để Linh mục có thời gian và điều kiện cầu nguyện và suy niệm thêm). Quan trọng hơn cả, tôi có thật sự tin là Chúa Giêsu Kitô hiện diện THẬT trong hình Bánh và Rượu được tôi truyền phép không?

Dù luật Giáo Hội là ex opere, operato (nghĩa là hiệu lực của bí tích không tùy thuộc vào người cử hành nhưng theo đúng nghi thức qui định của Giáo Hội), nhưng một Linh mục thánh thiện là máng thông ơn có hiệu qủa hơn để chuyển đạt ơn Chúa đến giáo dân.

Qua Linh Mục:

Nếu ơn Chúa đến với giáo dân “Trong Linh mục” thánh thiện, thì chắc chắn ơn Chúa cũng đến với giáo dân qua các nghi thức thờ phượng mà Linh mục đóng vai chủ tế.

Về phương diện thần học, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tế duy nhất của mọi nghi thức cử hành các Bí Tích, nhưng Chúa dùng các Linh mục để làm hiển thị những gì vô hình.

Vì thế, khi Linh mục cử hành Thánh Lễ, hãy luôn nhớ rằng vai trò chủ tế ở đây là “nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội (in persona Christi – ecclesiae).” Nghĩa là Linh mục không làm cho mình, mà cho Giáo Hội (cả điạ phương và hoàn vũ), nên mọi cử chỉ, động tác, lời nói, thái độ đi-đứng-qùy v.v… đều phản ánh yêu cầu của Giáo Hội (Presbyterorum Ordinis, 5).

Nên Linh mục không tự ý thay đổi hay bỏ qua luật phụng vụ khi không có phép của Giáo Hội (địa phương hoặc hoàn vũ) (Sacrosanctum Concilium, 22).

Truyền thống ngàn năm của Giáo Hội, và sự hiệp thông của mọi Kitô hữu trên thế giới phải được thể hiện trong cách thức một Linh mục dâng Thánh Lễ qua những luật phụng vụ được ghi trong Sách Lễ. Một chủ tế cẩu thả hay không hề quan tâm đến luật chung của Giáo Hội sẽ khiến giáo dân ấn tượng rằng đây là một giáo phái khác của Kitô giaó, hay một Giáo Hội Công Giáo nhưng chưa hẳn đã thuộc quyền Roma.

Thánh Lễ là trung tâm và nguyên nhân của việc hình thành chức Linh mục (Ecclesia de Eucharistia, 31); và chức Linh mục được toàn vẹn khi Linh mục là chủ tế dâng Thánh Lễ (Dominicae cenae, 2).

Mà Thánh Lễ không là một sáng tạo của Linh mục hay cộng đoàn, nhưng là những gì “ta lãnh nhận…” từ các Tông Đồ (1 Cor. 15:3).

Vì thế, mỗi thánh lễ cử hành phải biểu hiện được tính đồng nhất Công Giáo cho mọi giáo dân khi tuyên xưng “một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa” (Eph 4:5), “một Giáo Hội duy nhất” mà thôi.

Chủ Tế Cần Biết:

Với vai trò hướng dẫn dân Chúa cầu nguyện, Linh mục chủ tế luôn phải:

1. Nhớ Chúa Giêsu Kitô là vị Chủ Tế duy nhất.

2. Nhớ rằng Linh mục làm nhân danh Giáo Hội.

Vì thế, chủ tế cần để ý đến những lời dạy trong nghi thức phụng vụ Giáo Hội (trong General Instruction of the Roman Missal, 2002), tránh gây chú ý cho mình, và đừng quên cộng đoàn giáo dân tham dự.

Về mặt cá nhân, nơi thờ phượng công cộng đòi hỏi vị chủ tế phải có thái độ nghiêm trang, tư cách đứng đắn, lịch thiệp. Tránh thái độ làm lễ gượng ép, khô khan hay vội vàng, cẩu thả.

Một số những sai sót thường gặp:

Trước lễ, nếu không kiệu sách Phúc âm thì sách bài đọc được đặt ở Bục Đọc Sách (vì không mang vào) [S] GIRM #118b, 120d.

Nên chuẩn bị Bánh Lễ cho đủ, đừng quá thừa. Và Linh mục phải chịu lễ Bánh Thánh do mình làm phép [S] GIRM #85, 118c.

Khăn bàn thờ phải trắng [S] GIRM #304.

Trên bàn thờ, chỉ có những gì cấn thiết (nến, sách, microphone…) GIRM #306.

Thánh giá trong nhà thờ (hay trên bàn thờ nếu làm lễ ở nơi khác) phải có hình Chúa Giêsu Kitô – crucifix [C] GIRM #117, #122, 308. [nhưng khi đi kiệu, ta có thể cầm thánh giá mà không có thân xác Chúa Giêsu - cross (GIRM #119, 120b)

Nhập lễ:

Lời chào: “Chúa ở Cùng anh chị em… “ là một lời chào đầy đủ, không cần thêm những nghi thức trần tục khác.

Kiệu sách Phúc âm chứ không kiệu Sách bài đọc, GIRM #120d, 172.

Nếu có Nhà Tạm ở giữa nhà thờ, chủ tế (ở Hoa Kì) qùy gối trước khi hôn kính bàn thờ, và làm lại trước khi ra về (với các địa phương khác có thể theo tục lệ riêng, như cúi đầu thay vì qùy gối) GIRM 274.

Sau kinh Thú Tội, Linh mục không làm dấu thánh giá vì dù đó là hành động thống hối, nhưng không là bí tích hoà giải.

Phụng Vụ Lời Chúa

Lời Chúa luôn được đọc ở Bục Đọc Lời Chúa (Ambo) GIRM 58.

Và chỉ Lời Chúa mới được đọc trên đó, GIRM 58.

Đọc lời nguyện hay những lời khác, đứng ở nơi khác, GIRM 106b.

Không nên để một người đọc hai bài đọc, nhưng luật không cấm GIRM 109.

Alleluia có thể bỏ nếu không hát (trong GIRM #38a năm 1975). Ta có thể hát Alleluia mà không cần hát lời thánh vịnh hay lời trích của ngày đó [C] GIRM #63a.

Đọc sách không là chức năng chủ tế. Vì thế phó tế đọc. Nếu lễ có Linh mục đồng tế, nên để một Linh mục đồng tế đọc Phúc Âm (GIRM 59) .

Sau Phúc âm, giám mục (trước đây chỉ có Đức Giáo Hoàng) có thể nâng cao sách Phúc Âm để chúc lành cho giáo dân [O] GIRM #175.

Linh mục có thể giảng ở Bục Đọc Sách, ghế chủ tế, hay một nơi thích hợp [O] GIRM # 136.

Phụng Vụ Thánh Thể:

Ở Mỹ, hội đồng giám mục qui định là qùy suốt Kinh nguyện Thánh Thể (Sau Thánh Thánh Thánh… đến trước kinh Lạy Cha). GIRM #43.

Phó Tế qùi khi Linh mục đọc lời truyền phép GIRM #179.

Chỉ có Linh mục đọc hay hát doxology (Chính nhờ Người….) GIRM #236.

Chúc Bình An, chủ tế không nên rời cung thánh [S] GIRM #154.

Bẻ Bánh chỉ dành cho Linh mục và Phó tế [S] GIRM #83.

Linh mục phải đưa Bánh Thánh lên cho giáo dân thấy khi đọc “Đây Chiên thiên Chúa…” [S] GIRM #157, 243.

Linh mục phải chịu lễ bánh mình làm phép [S] GIRM #85.

Thừa Tác Viên giúp cho rước lễ tiến lên bàn thờ sau khi Linh mục chịu lễ (nhưng có thể lên cung thánh trước) [S] GIRM #162.

Những Thừa Tác Viên này nhận Mình Máu Chúa từ Linh mục [S] GIRM #160.

Rước lễ dưới hai hình thức được khuyến khích… [O] GIRM #283.

Kết Lễ:

Khi ban phép lành, chủ tế không nói: “may Almighty God bless us….” Mà phải nói “may almighty God bless you…”

Còn rất nhiều những chi tiết được giải thích trong General Instruction of the Roman Missal và không thể kể hết ra đây được.

Mong anh em Linh mục ý thức vai trò chủ tế của mình là làm nhân danh Đức Kitô và Giáo Hội. Vì thế, “Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động” (Sacrosanctum Concilium, 14).

Nghĩa là, Giáo Hội mong muốn: “trong Thánh Lễ, các Linh mục (chủ tế) dạy cho tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật Chí Thánh…..dạy họ biết hết lòng thống hối… dạy họ tham dự những buổi cử hành Phụng Vụ Thánh, để trong các nghi lễ đó, họ biết cầu nguyện chân thành” (Presbyterorum Ordinis, 5).

Hay nói một cách đơn giản, mọi giáo dân có quyền đòi hỏi để được lãnh nhận BTTT có hiệu quả “Trong một Linh mục thánh thiện” “Qua một Linh mục (chủ tế) nghiêm túc.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhận định thế nào về những tin tức liên quan tới Đức TGM Ngô Quang Kiệt?
LM Trần Công Nghị
01:24 02/09/2009
Vào ngày 10/8/2009 một bài viết trên một diễn đàn đưa tin với tựa đề “Đức Cha Ngô Quang Kiệt từ chức Tổng giám mục Hà Nội”. Tiếp sau đó, chúng tôi đã nhận được rất nhiều emails hỏi về tính xác thực của bản tin trên. Sau khi liên lạc với một số vị hữu trách trong giáo phận Hà Nội, chúng tôi đã trả lời các bạn đọc như sau:

Hình chụp mới nhất TGM Ngô quang Kiệt
Tin liên quan tới ĐTGM Ngô Quang Kiệt đã được kiểm chứng như sau: Sau khi đi Roma về Đức TGM Hà nội đã đi nghỉ ngơi ở nhà dòng Châu Sơn ở Nho Quan, Ninh Bình từ ngày 24/7 đến 9/8/2009, vì trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh, ngài bị mất ngủ nên khá mệt. Ngài muốn nghĩ ngơi để có sức khoẻ hoàn toàn tiếp tục công việc. Sau hai tuần nghỉ ngơi, Ngài đã trở về Tòa tổng giám mục Hà Nội ngày 9/8 và hôm sau 10/8 đã dâng lễ ở nhà thờ chính tòa Hà Nội mừng lễ quan thầy Đức cha phụ tá Laurensô Chu Văn Minh. Cuộc ‘gặp gỡ giữa Đức Tổng và Đức cha phụ tá Laurensô Minh với ĐTC Bênêdictô trong chuyến ad limina vừa qua diễn ra tất thân thiện, cởi mở và hiếu biết tốt đẹp. Tin Đức TGM đã từ chức là tin hoàn toàn sai sự thật”.

Tiếp sau đó vài ngày một người nhậy tin lại viết thông báo cho chúng tôi như sau:

Một vị linh mục bên Pháp có tới Roma dịp các Giám mục VN triều yết ĐTC cho biết: Ở Roma, đức TGM Kiệt và đức cha phụ tá Laurensô Minh diện kiến ĐTC có một vị Hồng y Bộ trưởng ngồi bên, nói chuyện qua một vị thông ngôn, ĐHY nói đức TGM Kiệt nay còn giữ chức vị, nhưng hầu hết các công việc trao lại cho GM phụ tá Laurensô Minh. Thật 'tội nghiệp' cho Đức TGM Kiệt”.

Đọc xong tin này, chúng tôi thấy có gì không ổn, vì khi chúng tôi xem lại tấm hình ĐTC téếp kiến với 2 giám mục Hà nội thì không có thông dịch viên nào hết. Rõ ràng trong hình chụp ĐC phụ tá Laurenzô Minh và là Đức TGM Hà Nội nói truyện trực tiếp với Đức Thánh Cha Benêdictô XVI mà không có thông dịch nào cả (Đức TGM Hà nội nói khá thông thạo cả Pháp ngữ và Anh ngữ). Tin này lại càng làm dư luận hoang mang thêm nữa.

Đàng khác theo sự hiểu biết về giáo luật của Giáo hội Công giáo việc bổ nhiệm đều phải qua những thủ tục giấy tờ rất minh bạch và công khai. Muốn bổ nhiệm ai vào chức vụ nào, ngay cả một linh mục, hay cất quyền vị linh mục nào, cũng đòi hỏi đấng bản quyền phải chính thức ra văn bản. Đồng thờ phải nêu lý do chính đáng, chứ không thể ra lệnh bằng miệng hay ra lệnh ngầm là được! Phương chi đây là địa vị của một vị Tổng giám mục tại thủ đô của một quốc gia. Việc đó không những đòi hỏi giấy tờ đàng hoàng mà còn phải công khai nêu lý do và những khoản luật liên hệ đến việc từ nhiệm và lý do từ nhiệm chính đáng ra sao.

Riêng với địa vị một vị Giám mục chính tòa, không ai có quyền cất chức bất cứ vì lý do nào, ngoại trừ vị đó vi phạm những vấn đề về tín lý (dậy dỗ những điều lạc đạo) hay có những hành động luân lý gây tác động tai hại nghiêm trọng – và việc này chỉ xẩy ra khi có một Ủy ban được Tòa Thánh chỉ định đã điều tra kỹ lưỡng, rồi đệ trình kết quả lên Tòa án Vatican xét xử. Tòa án đưa ra phán quyết, nhưng sau đó, vị Giám Mục liên hệ vẫn có quyền chống án. Sau tất cả tiến trình này, và sau thủ tục kháng án, mà tòa vẫn công nhận vị Giám Mục có sai phạm, thì lúc đó Đức Giáo Hoàng nhân danh ngôi vị đại diện ngôi tòa Giám mục Roma đưa ra phán quyết cuối cùng.

Chúng ta cũng cần ghi nhớ là mỗi giám mục được truyền chức hợp lệ, đều có đồng quyền hành như các thánh “tông đồ” và bình đẳng ngang nhau, và về phương diện này thì quyền hành của giám mục tại mỗi giáo phận cũng ngang quyền với giám mục của thành Roma. Tuy nhiên có điểm đặc biệt là Đức Giáo Hoàng vì là giám mục của ngai tòa thánh Phêrô tông đồ ở thành Roma nên có quyền là dậy dỗ tối thượng (supreme magisterium) và là đầu của Giáo hội, là đại diện Chúa Kitô, quyền tối thượng của Giáo hoàng là để bảo đảm sự hiệp nhất trong Giáo hội.

Dù đã được cải chính, nhưng qua các diễn đàn trên internet, qua email và điện thoại di động, tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt bị áp lực từ chức (người ta nói đến áp lực từ Vatican để mau chóng có ngoại giao; hoặc là áp lực từ chính quyền Hà nội vì Đức TGM Hà Nội đã từng gây ra việc mất mặt cho chính quyền! hoặc áp lực từ phía một số các Giám mục Việt Nam cho rằng tiến trình giao hảo giữa đời và đạo theo con đường đối thoại có thể đưa đến kết quả tốt hơn là cách thức của TGM Hà Nội!). Do vậy tin tức về việc từ chức vẫn tiếp tục được phổ biến một cách nhanh chóng và rộng rãi, làm xao xuyến những người yêu mến TGM Ngô Quang Kiệt, tha thiết với việc đấu tranh cho công lý, và quan trọng nhất tạo nên hình ảnh một Giáo Hội Việt Nam hình như đang có nguy cơ rạn nứt về sự hiệp thông, ngay trong hàng ngũ chủ chăn cao cấp nhất. Đồng thời làm hả hê nhà cầm quyền Việt Nam và những người không đồng quan điểm và đường lối của vị TGM Hà Nội.

Một bài viết khác vào ngày 25/8/2009 với tựa đề "Xung quanh tin tức về việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt làm đơn 'xin' từ chức" được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn internet lại càng làm tình thế xao động thêm. Tác giả cho biết các nguồn tin khả tín từ đâu ra và nêu rõ là: "Thực ra không phải Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã từ chức mà mới chỉ có sự kiện ngài làm đơn từ chức".

Tuy nhiên câu hỏi chính tác giả bài viết nêu trên đặt ta như sau: "Nguyên nhân làm đơn từ chức: Áp lực từ phía HĐGM VN và Vatican?".

Thế rồi tác giả đặt giả thuyết cho câu trả lời như sau: "Như vậy, nguyên nhân dẫn đến việc đệ đơn từ chức của ngài chỉ có thể bắt nguồn từ sự bất đồng quan điểm với các giám mục trong HĐGM Việt Nam, hoặc có sự đánh đổi nào đó đối với HĐGM Việt Nam và/ hoặc đối với Toà Thánh Vatican.

Sự đánh đổi này có thể xuất phát từ nhận thức của đa số các giám mục Việt Nam về mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền Cộng sản Việt Nam
."

Tiếp theo đó, bài viết còn đưa ra những tiên đoán những vị nào sẽ được Tòa thánh bổ nhiệm thay thế vào ngôi vị Tổng giám mục Hà Nội.

Bài viết nêu trên còn trích lời một giám mục có tuyên bố rằng "Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã viết đơn từ chức gửi lên các giới chức thẩm quyền ở Vatican". Chúng tôi có trực tiếp hỏi vị giám mục này nhưng không được Ngài xác nhận và ngài chọn đường lối không muốn bình thêm gì cả.

Bài viết cũng đưa ra một số những “tiên đoán” và được kể như là sự kiện giật gân liên quan tới một số giám mục với những tình tiết như sau:

Một số linh mục gặp gỡ Đức cha Nguyễn Văn Nhơn hồi năm 2008 còn cho biết, ngài Chủ tịch HĐGM Việt Nam, có vẻ đã sẵn sàng cho nhiệm vụ tổng giám mục Hà Nội, một khi được bổ nhiệm”.

Linh mục Phan Xuân Thanh, Huế, đã nói với một số linh mục rằng: Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ “đi” khỏi Hà Nội và Ngài tổng giám mục Nguyễn Như Thể sẽ ra làm tổng giám mục Hà Nội và sẽ được vinh thăng Hồng y”.

Trong khi đó, lại có những linh mục khác nói rằng: Nhà nước Việt Nam đã đề nghị giám mục Hoàng Văn Tiệm, hiện đang làm giám mục Bùi Chu, hoặc giám mục Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt làm tổng giám mục Hà Nội thay ngài Ngô Quang Kiệt, nhưng Giáo hội lại sắp xếp cho Giám mục Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hoá, vào chức vụ này”.

Tính cách khả tín về những “tin mật ” và những “lời tiên đoán” như trên ở mức độ ra sao?

Nếu xét và phân tích theo những sự kiện gần đây và so sánh với hiện tình của Giáo hội Việt Nam thì những “tin mật” được nêu trên đây không phù hợp với đường lối và hoàn cảnh đặc thù của Giáo hội Việt Nam.

Những bổ nhiệm các Giám mục trong những năm gần đây cho thấy hầu như có chiều hướng cố gắng chọn lấy người địa phương để cai quản giáo hội địa phương tức là các giáo phận. Thí dụ đầu tiên là Đức cố giám mục Nguyễn Sơn Lâm được cử từ trong Nam ra Bắc làm giám mục Thanh hóa (vì là người nguyên gốc Thanh hóa). Việc này lúc đầu bị Giáo hội miền Bắc không muốn chấp nhận. Sau đó là việc Tòa Thánh muốn Đức Cha Nguyễn văn Hòa (gốc Hà nội) về làm Giám mục Hà nội và việc này hai ba lần vẫn không thành. Đức Cha Ngô quang Kiệt (người gốc Lạng Sơn) đầu tiên được cử làm giám mục Lạng Sơn, sau đó mới được cử làm Tổng giám mục Hà nội. Kế đến một số các Đức cha Nguyễn văn Thiên (gốc Hải phòng) làm giám mục Hải phòng; đức cha Hoàng văn Tiệm (gốc Bùi chu) làm giám mục Bùi Chu; đức cha Nguyễn chí Linh (người Thanh Hóa) về làm Giám mục Thanh Hóa; đức cha Hoàng văn Đạt người Bắc Ninh được bổ nhiệm làm giám mục Bắc Ninh, v.v… và gần đây nhất tân giám mục Nguyễn Năng (gốc Phát Diệm) được bổ nhiệm làm Giám mục Phát Diệm.

Xét về hoàn cảnh thực tiễn của Giáo hội Việt Nam thì vẫn còn những khác biệt sâu xa giữa 3 miền về tính cách lịch sử, văn hóa, nhân sự và lối sống. Do đó riêng 3 Tổng giáo phận Saigòn, Huế, Hà nội chắc chắn các vị được bổ nhiệm vào các chức tổng giám mục này – trong hoàn cảnh hiện nay – thì vẫn phải chọn những vị từ miền đó. Có nghĩa là bình thường và theo thói vẫn quen không thể đặt một vị Tổng giám mục gốc người Trung hay Nam làm Tổng giám mục Hà Nội được; cũng không đưa một giám mục người Bắc hay Nam vào vị thế làm tổng giám mục Huế. Cũng vậy tổng giám mục Saigòn sẽ dành cho một vị nào đó sinh ra tại miền Nam – và tuy dù có tin sang năm theo Giáo luật thì ĐHY Phạm Minh Mẫn sẽ phải viết đơn xin từ chức – tuy nhiên theo hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, chắc chắn Đức Hồng Y JB Phạm Minh Mẫn sẽ còn được mời tại chức một thời gian nữa.

Xét như vậy và theo những người am hiểu tình hình giáo hội đều thấy rằng việc tiên đoán ĐC Nhơn và ĐC Thể “có thể” được đề cử làm Giám mục Hà Nội, trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo hội VN không thích hợp và không có lý do đứng vững và không thực tế.

Còn hai vị là ĐC Tiệm và ĐC Linh được nêu tên ra có lý do gì đằng sau không? Câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng là: Vậy nguyên nhân dẫn đến việc nguồn tin đệ đơn từ chức của TGM Hà Nội và tiên đoán những vị sẽ được đề cử là vì sao?

Một số nhận định từ các vị có kinh nghiệm trong Giáo hội cho rằng biết đâu những nguồn tin nêu trên có thể là từ những vị không đồng quan điểm với Đức TGM Hà Nội, hoặc chính tin đó là do nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra nhằm gây chia rẽ giữa hàng Giám Mục với nhau,và gây nghi kỵ giữa giáo dân với hàng Giám Mục. Và chắc chắn những tin như vậy sẽ có tác dụng gây sự chia rẽ và làm khó dễ cho vai trò chủ chăn của Đức Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt. Người ta cũng có thể đặt giả thuyết là những nguồn tin cung cấp cho các tác giả viết bài báo với việc nêu danh tính đích danh nhằm vào thâm ý muốn ngăn chặn việc bổ nhiệm tương lai của chính các vị đó cũng nên chăng?

Cũng có thể tin đồn nói trên là của một người nào đó (hay một số người) vì quá nhiệt thành muốn Giáo hội phải lên tiếng trước những bất công, những nỗi gian nguy của dân tộc, hay những cảnh chèn ép giáo hội địa phương, Bauxite Tây Nguyên, Hoàng Sa, như Thái hà, Tòa Khâm Sứ, Tam Tòa, v.v… nên họ đã muốn cung cấp những nguồn tin "tiên đoán" để khi những tin này được tung ra là muốn làm áp lực thêm với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kích động để các vị muốn bảo toàn danh dự phải lên tiếng, bằng không thì sẽ dẫn tới kế luận là Giáo hội Việt Nam khi chưa lên tiếng, là vì còn chia rẽ nội bộ và vì quyền lợi riêng cho giáo phận của mình.

Chiến thuật này là chiêu “khích tướng” đồng thời một cách vô tình cũng nhằm triệt hạ thanh danh một số người được nêu tên. Trong 4 vị được nêu tên thay thế TGM Hà Nội đều là những vị có địa vị cao và tài năng trổi vượt mà những người tranh đấu cho tự do công lý vì quá kì vọng nhiều vào các vị đó và mong muốn các vị này phải “lên tiếng” cách nào đó cho công lý và nhân quyền của những giáo dân bị bắt bớ và vài linh mục bị đánh đập, nói lên lập trường bênh vực những người cô thế trong xã hội và giáo hội. Họ cho rằng ĐC Nhơn với tư cách là Chủ tịch HĐGMVN không thể cứ im tiếng mãi, tuy dù Đức Cha Nhơn rất khôn ngoan và lại khéo léo nên sự phát triển riêng tại giáo phận của Ngài rất khả quan. Đức TGM Huế là người có nhiều kinh nghiệm và chín chắn, đã từng dẫn dắt địa phận Huế trải qua nhiêu thăng trầm, nhưng một số người mong mỏi Ngài lên tiếng một chút bênh vực Cha Lý và vụ Tam Tòa (trước thuộc Huế). Còn hai đức Cha ngoài Bắc được nhắc đến vì Đức Cha Tiệm thuộc Bùi Chu là người rất có tài kinh bang tế thế, những nhà thờ lớn được trùng tu, những công trình xây cất vĩ đại đang được thực hiện, hay tổ chức thành công những cuộc dâng hoa ca múa gồm cả từng ngàn người, hội trống hội kèn thổi rất là oai phong vĩ đại, thế mà nhiều người lại nghĩ ngài quá bận rộn nên đã quên đi và chưa từng một lần có sự đồng cảm ra thăm Thái Hà hay Tòa Khâm Sứ khi họ bị nạn. Riêng Đức Cha Linh của Thanh Hóa là phó Chủ tịch HĐGM nhưng Ngài thật âm thầm, kín đáo và rất tế nhị trong mọi biến cố.

Hoặc gỉa như những nguồn tin về thay đổi nhân sự vị thế TGM Hà Nội biết đâu cũng được tung ra từ phía cơ quan tuyên giáo CSVN nhằm mục đích đá trái bóng thử nghiệm phản ứng, hay với mục đích muốn phân hóa, gây hoang mang, và lũng đoạn Giáo hội Công giáo, gây sự chú ý của công luận về phía Giáo hội và triệt tiêu được sự chú ý của quần chúng để họ không màng đến các vấn đề sôi động khác như bauxite Tây nguyên hay việc dâng biển cúng đất cho Trung quốc mà chính quyền rất đang trong thế bị động?!

Đòn thâm độc thứ hai của tin đồn trên là nhắm đánh đổ vai trò của HĐGMVN và cho rằng các Giám mục Việt Nam không có viễn kiến, không đoàn kết, chỉ tư duy riêng, chỉ biết răm rắp theo ý kiến của Vatican, cho rằng các Giám mục VN sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ miễn là tạo cho mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền Cộng sản Việt Nam được chóng đi tới. Đây là điều rất sai lầm. Giáo hội Việt nam ý thức về vai trò của mình là luôn luôn bảo vệ những giá trị truyền thống và nền văn hóa dân tộc trong việc sống đạo của mình chứ không bao giờ vì tư lợi mà phải đánh đổi những giá trị bất biến như nhân quyền, tự do, công lý và bênh đỡ người nghèo khó và cô thế.

Thực ra trong những ngày qua, trước những tin tức dồn dập về vụ Đức TGM Ngô Quang Kiệt chúng tôi đã cố gắng trực tiếp liên lạc với Đức Tổng nhưng mọi đường giây điện thoại đều đã bị cắt đứt hết, rồi ngài cũng hay đi nghỉ khi thì ở Châu Sơn, khi thì ở Sapa… Liên lạc với các vị có thầm quyền tại Hà nội hay một số nơi khác thì tất cả đều không xác nhân được nguồn tin đó là đúng hay sai vì “không ai biết gì đích xác cả”. Đang khi đó một vị giám mục trẻ người khi được hỏi về sự kiện này đã lên tiếng ban lời dậy dỗ chúng tôi như sau: “những gì liên quan giữa Tòa Thánh và các Giám mục là việc qúi cha và giáo dân không nên bàn tới”.

Chúng tôi cũng đã liên lạc với những nguồn tin trực tiếp từ Roma mà chúng tôi sẵn có để kiểm chứng nhưng tựu chung tất cả các vị đó đều “chỉ nghe nhưng không biết thực hư ra sao” và lại còn hỏi lại chúng tôi các nguồn tin của chúng tôi như thế nào?

Sau nhiều tham khảo và tìm hiểu về sự kiện này, chúng tôi xin được mạn phép nêu ra một vài nhận định như sau:

1. Thông thường các giám mục giáo phận chỉ làm đơn từ chức về lý do sức khoẻ kém, về lý do cảm thấy không đủ khả năng lãnh đạo giáo phận nữa, hoặc thông thường là đã đến tuổi nghỉ hưu.

Nói chung thì việc có những Giám mục xin được từ chức vì lý do sức khỏe do công việc quá căng thẳng và do hoàn cảnh sống tạo ra cũng là điều thường đã xẩy ra trong giáo hội. Có vị rất kinh nghiệm về vần đề này từ Roma đã tiết lộ cho chúng tôi rằng "Tôi đã thấy biết hằng chục vị Giám mục xin từ chức, và khi được từ chức xong thì người khỏe khoăn ra liền". Đan cử vài trường hợp như ĐHY Schwery, giám mục giáo phận Sion ở bên Thụy sĩ, xin và được từ chức năm 1995 lúc mới 63 tuổi, nhưng từ đó đến nay đã 14 năm mà sức khỏe lại tốt hơn lúc làm giám mục! Trường hợp cụ thể gần đây nhất là Đức cha Martino, 63 tuổi, Giám mục giáo phận Scranton, bang Pennsylvania mới từ chức hôm 31-8 vừa qua, Ngài đã tuyên bố "được ĐTC nhận đơn từ chức xong thì cảm thấy thoải mái vô cùng"... (CNS 31-8-2009)

2. Gỉa như có việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã ngỏ ý xin từ chức cách nào đó đi chăng nữa thì chắc chắn theo sự am hiều của chúng tôi lý do duy nhất là vì tình trạng sức sức khỏe. Vì nghe đâu trong 4 hay 5 tháng trời vừa qua Ngài bị bệnh mất ngủ nhiều và tình trạng sức khỏe cũng vì đó mà yếu thêm. Sau khi đi Roma về Ngài đã đi nghỉ 2 lần, một lần tại dòng Châu Sơn ở Ninh Bình, lần khác trên vùng Sapa.

3. Chúng ta đặt giả thuyết thêm (như nhiều người đã nêu ra) là nếu như thực sự Đức TGM Ngô quang Kiệt vì lý do sức khỏe mà đã làm đơn xin từ chức, tại sao Tòa Thánh lại chưa chấp thuận hay không muốn chấp thuận.

Lý do rất dễ hiểu là trong lúc này chắc chắn Tòa Thánh sẽ không muốn và sẽ không để Đức TGM Kiệt nghỉ hưu vì làm như vậy chẳng khác nào gây thêm khó khăn cho Tòa Thánh vì người ta sẽ loan tin ngay là "do áp lực của Nhà Nước CSVN mà Tòa Thánh phải cho Đức Tổng Kiệt nghỉ". Làm như vậy cũng sẽ làm mất mặt ngay cho Giáo hội Việt Nam là Giáo hội CGVN đã phải nhượng bộ CSVN và cũng gây ra sự chia rẻ trong hàng Giám mục cho rằng vì bất đồng về đường lối và chính kiến. Hơn thế còn tạo sự hiểu lầm giữa các thành phần dân Chúa, nhất là những người chống cộng tích cực sẽ kết án Giáo hội đã đầu hàng và bỏ rơi họ!

4. Những tin tức đã được tung ra "không đúng lúc đúng thời" có khi "không có sự thực trong đó" và những phỏng đoán hiện nay lại càng làm cho Đức TGM Hà Nội đã căng thẳng lại có thể căng thẳng thêm và làm cho những người hữu trách từ Tòa Thánh cho tới Hội Đồng GMVN và những nhân vật liên hệ, rất khó mà đưa ra một giải pháp cụ thể và thực tiễn trong lúc này. Vì giải pháp nào cũng sẽ bị quy kết trách nhiệm và những tội danh mà thực sự không phải là ý ngay lành hay động lực chân chính xuất phát từ những cá nhân liên hệ và những người có trách nhiệm quyết định trực tiếp.

5. Theo nhận định của riêng chúng tôi thì Giáo hội Việt Nam rất may là có hàng ngũ các vị lãnh đạo là các Giám mục rất kinh nghiệm, dám hy sinh, gan dạ và luôn chịu đựng dù phải trải qua biết bao nhiêu hiểu lầm và có khi bị kết án một cách bất công. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vẫn là một khối đoàn kết và nhất trí; các vị đang khôn khéo lãnh đạo Giáo hội Việt nam với lòng nhiệt tâm và sự hy sinh cao cả, đang cố tìm con đường sống cho Giáo hội giữa muôn vàn chèn ép và áp lực từ mọi phía, đang khi đó lại thiếu phương tiện và nguồn lực; đồng thời cũng còn phải đương đầu với biết bao sóng gió, những tiếng kêu gào đòi đổi mới, đòi nhập cuộc, đòi chiến đấu, đòi hòa giải, đòi phải lên tiếng mạnh mẽ trước những thống khỏ và bất công... Có khi còn bị xỉ vả và cu cáo một cách hết sức bất công bất chấp sự thật nữa!

6. Biết đâu có thể vì sự khôn ngoan và dè dặt nên nhiều khi tiếng nói của các Giám mục Việt Nam đã không được hiểu và đón nhận đúng mức. Và do vậy việc nọ lại "lấn sân" sang việc kia, nên vấn đề cứ thêm rối như bó tơ tằm. Giả như nếu trước đây có những tiếng nói minh bạch và những hướng dẫn rõ ràng cho đoàn chiên trước những bất công và nhân quyền, thì ngay việc đơn giản (giả như có thật) về việc xin từ chức của bất cứ vị giám mục nào với lý do chính đáng sẽ không bị quy kết hay bị so đo và được phóng đại soi chiếu từ lăng kính chính trị mà làm cho sự kiện đơn giản này trở nên phức tạp đến nỗi không có lối thoát nào khả thi.

Trước các vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh quốc gia và Giáo Hội, HĐGM VN cũng đã từng lên tiếng, tuy nhiên nếu có thì cũng lên tiếng cách kín đáo bằng cách chỉ gửi thư riêng cho các nhà lãnh đạo cộng sản mà không công bố ra bên ngoài.

Thời thế và hoàn cảnh hôm nay đã khác thời điểm 1980, hàng linh mục và giáo dân Việt Nam mong mỏi các vị chủ chăn của họ không chỉ nêu lên quan điểm “đồng hành với dân tộc” mà còn phải chỉ rõ ra những cái sai trái, những vi phạm nhân quyền, những cách hành xử thiếu công lý, và những xung đột xẩy ra do việc lạm dụng quyền hành từ phía chính quyền hay việc bắt bớ các giáo dân và giáo sĩ một cách tùy tiện do bàn tay của công an hay chính quyền địa phương.

Xét về thời điểm và hoàn cảnh ngày hôm nay, đại đa số linh mục giáo dân đều mong muốn các chủ chăn của mình thức thời và nhậy cảm trước những bất công của xã hội, trước những vi phạm về nhân quyền, trước những biến cố có tác động thiệt hại cho giáo hội hoạc về nhân sự, tài sản hay những quyền căn bản. Họ muốn các giám mục của họ phải lên tiếng hướng dẫn.

Về sự in lặng của các Giám Mục Việt Nam trong vụ Tam Tòa, linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh có nêu vấn đề qua câu nói: “Trong một vụ dầu sôi lửa bỏng như vụ Tam Toà, ta đã thấy biết bao nhiêu tín hữu xa gần đều lên tiếng hiệp thông, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, vậy mà ở trong nước trong số hơn 30 vị Giám Mục, không có bất cứ một vị nào lên tiếng, thì đây quả là chuyện không bình thường".

Trong bối cảnh sâu xa về vận mệnh dân tộc quốc gia, về sự sinh tồn của Giáo hội, thì việc Đức TGM Ngô Quang Kiệt nếu vì lý do sức khoẻ mà muốn từ chức thì cũng là việc đương nhiên -- dĩ nhiên sẽ gây những tiếng vang sâu xa và sự nuối tiếc khôn nguôi từ nhiều thành phần trong giáo hội và ngay cả xã hội Việt nam và trên bình diện quốc tế nữa -- tuy nhiên vấn đề chính của Giáo hội Việt Nam là làm thế nào những vị mục tử gây được niềm xác tín và tin tưởng hoàn toàn của mọi thành phần dân Chúa, đề cùng nhau vững tin đi tới vì ích lợi của Giáo hội và đóng góp tích cực cùng mọi thành phần dân tộc trong việc xây dựng nên một thể chế chính phủ dân sự chính danh, hợp lý và dân chủ thực sự, bảo đảm mọi nhân quyền đã được Liên Hiệp Quốc đề cao.

Như vậy, vấn đề về bảo toàn lãnh thổ, về nhân quyền, về quyền tự do tôn giáo bị xâm phạm tại Việt Nam nếu không được làm sáng tỏ và với một tiếng nói minh bạch và đường hướng rõ ràng, thì uy tín Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ bị tổn hại nghiêm trọng và ai cũng biết phần trách nhiệm đó thuộc về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
 
Chuyến viếng thăm Úc Châu đầy sóng gió của Nông Đức Mạnh
Phương Thảo
08:32 02/09/2009
Mặc dù đã được giữ bí mật, chuyến viếng thăm Úc Châu của Nông Đức Mạnh, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam cuối cùng đã bị tiết lộ. Radio Australia cho hay chuyến viếng thăm này sẽ đầy sóng gió trước sự giận dữ của khối người Việt đang căm phẫn về vụ công an đánh đập các linh mục và giáo dân tàn nhẫn tại Tam Tòa, việc nhường đất dâng biển cho Trung Quốc và các vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến.

Có lẽ cũng giống như thủ tướng csvn Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Đức Mạnh lại phải chui lòn cửa hậu trước sự dè bỉu của người dân sở tại.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu kêu gọi biểu tình trong hai ngày:

Ngày Thứ Hai 07/09/2009

- Địa điểm Trước Quốc Hội Liên Bang Parliament House Canberra

- Thời gian 9:00 giờ sáng

- Ngày Thứ Ba 08/09/2009

- Địa điểm Trước Quốc Hội Tiểu Bang NSW - Parliament House NSW (Sydney)

Macquarie St Sydney (gần ga Martin Place và St James Station)

- Thời gian 4 giờ 30 chiều
 
Tản mạn về sự dối trá tầm cỡ ‘quốc tế’ nhân ngày 2/9
Alfonso Hoàng Gia Bảo
12:33 02/09/2009
Nhân đọc ‘Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải vào dịp 2/9 này, đoạn kể về cái khí thế hừng hực của những ngày đi theo cách mạng năm xưa. Dân chúng tay cũng cầm cờ đỏ sao vàng miệng hò hét điên cuồng “đấu tranh này là trận cuối cùng… quyết phen này sống chết mà thôi…” mà chẳng ai ý thức được mình đang làm gì, lợi hại / xấu tốt cho ai bỗng làm tôi cảm thấy ‘nổi da gà’ khi nhớ lại bản nhạc này: ‘Quốc tế ca’ với những lời lẽ cực kỳ phản động đã khuấy động cuộc sống bình yên của dân chúng miền Nam sau 1975. Nhưng nay thì… không biết nó đã bị Csvn âm thầm quẳng vô cái xó xỉnh nào rồi. Chung số phận với nó còn là vô số những khẩu hiệu “Chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng” cũng được treo lủng lẳng khắp các ngã 3 ngã 4 đường phố Sàigòn khi ấy.

Tôi nhớ có một cái bảng rất lớn như vậy đặt ngay Ngã 6 Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) choán hết cả một khoảng đất trống tại nơi nay là cửa hàng đại lý Honda. Thế rồi bỗng chỉ sau một đêm khoảng đầu những năm 90s, (chắc lại là cái đêm giống như lời một bài thơ của Phan Khôi “hai mươi bốn năm xưa, Một đêm vừa gió, vừa mưa…”?) một sáng ngủ dậy đi làm ngang qua đây cảm thấy trống vắng thiêu thiếu mất cái gì!? Nhớ lại thì ra chính là nó: cái tấm bảng “bách chiến bách thắng” ấy đã ‘rút quân’ không kèn chẳng trống hồi nào không ai hay biết?

Về bản ‘Quốc tế ca’ hồi ấy tôi đã từng thắc mắc vì sao một bản nhạc một khi được tất cả các chính thể cộng sản tôn vinh lên tới hàng ‘quốc tế’ hẳn phải là có gì đó vĩ đại và cao quí lắm! Vậy mà chưa bao giờ được hân hạnh nghe mấy bác đảng mấy anh đoàn nói về lý lịch của nó bao giờ. Kể cũng lạ! Chỉ mãi đến sau này nhờ có internet thắc mắc này mới được tự mình đi tìm lời giải đáp.

Hóa ra đúng như người ta thường bảo “tốt khoe xấu che”. Quốc tế ca vì có những chuyện chẳng hay ho ngay từ thủa nó mới chào đời, vì thế quốc tế cộng sản đã phải ém nhẹm luôn cái bản lý lịch đen của nó.

‘Quốc tế ca’ và những điều còn ít người biết đến

Bản nhạc này từng có thời được phe XHCN xem như một di sản tinh thần quí giá tượng trưng cho tinh thần đoàn kết vô sản của giữa các nước. Vì thế, nó chỉ được xướng lên trong các buổi lễ lớn tầm vóc quốc tế với đầy đủ các nghi thức trang trọng bậc nhất.

Quốc tế ca còn vinh dự được Liên bang Xô Viết, đàn anh lớn nhất trong khối cộng sản chọn làm quốc ca trong hơn 20 năm, từ 1922-1944 dưới thời lãnh tụ J.Stalin.

Về khía cạnh âm nhạc, có một chi tiết đáng chú ý, đó là về tác giả của nó, Pierre De Geyter (1848-1932) một người Pháp, mặc dù chỉ là một người chơi nhạc nghiệp dư không tên tuổi, nhưng không hiểu nhờ nguồn cảm hứng nào mà ông ta đã viết ra được một bản nhạc giai điệu khi sâu lắng lúc hùng hồn, rất phù hợp với cảnh quằn quại bi thương của những số phận thân nô lệ, khiến cho người ta khi nghe nó rất dễ bị… ‘điên tiết’ lên với lũ tư bản bóc lột.

Có thể nói, đây là trường hợp thành công hiếm thấy trong lịch sử âm nhạc thế giới khiến nhiều người từng ngạc nhiên.

Một trường hợp thành công khác không phải là nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp đó chính là bản ‘Silent Night’ mà chúng ta vẫn còn được nghe vào mỗi dịp Noel.

Tác giả của bản nhạc này, Franz Xaver Gruber tuy chỉ là một thầy giáo dạy nhạc trường làng nhưng trước lời khẩn khoản đề nghị của bạn là thầy tu Joseph Mors cần phải sáng tác gấp một bản nhạc mừng Noel vào năm 1818 cho nhà thờ Hallein (Salzburg-Áo), do chẳng may cây đàn organ đã của nhà thờ này bị lũ chuột cắn khiến hư hỏng nặng, nhưng lại được phát hiện quá trễ. F.Bruber và J.Mors cả hai đều là dân chơi nhạc amater thôi vậy không hiểu sao đã làm nên chuyện. Ngày nay với nhiều người, Noel mà thiếu ‘Silent Night’ là chưa trọn vẹn.

Nhưng không giống như sự êm đềm của Silent Night, sự bất ngờ được nổi tiếng của bản ‘Quốc tế ca’ đầy chất bạo lực cũng đã nảy sinh ra một loạt các ‘điểm đen’ khác trong bản lý lịch của nó: Một cuộc chiến giành giưt bản quyền giữa chính hai anh em ruột thịt của tác giả trong nhiều năm trời. Tuy nhiên, chuyện xấu xa bỉ ổi này đã bị các lãnh tụ cộng sản quốc tế lờ đi mà không bao giờ kể ra cho dân chúng biết.

Phải chăng cái sự khởi nghiệp của chủ nghĩa cộng sản vì có dính dáng với điều trái đạo lý từ sự ra đời bản quốc tế ca này, đã trở thành điềm báo về những bất hạnh và sự tàn ác mà nó gây ra cho nhân loại trong gần suốt thế kỷ 20 vừa qua?

Thời thế tạo… nhạc sĩ?

Nguồn gốc ra đời của bản nhạc này có gắn liền với biến cố “Công xã Paris” vào năm 1871 mà theo các tài liệu thì “…đó là một nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người, gồm đại biểu công nhân, tiểu tư sản và trí thức tiến bộ. Công xã đã ban hành sắc lệnh thủ tiêu quân đội và cảnh sát thường trực của chế độ cũ, thành lập các đơn vị vệ quốc quân; tách hoạt động của nhà thờ khỏi chính quyền và giáo dục, tổ chức hệ thống giáo dục mới; chuyển quyền quản lí xí nghiệp vào tay công nhân, thi hành một số biện pháp cải thiện đời sống dân nghèo về lương bổng, nhà ở, hoãn trả nợ, hạ giá vé xem nghệ thuật”.

Những trích dẫn từ Tự Điển Bách Khoa Việt Nam như trên cho thấy đó chính xác là một vụ cướp chính quyền thực sự do phe chủ nghĩa xã hội (socialism) Pháp, tiền thân của quốc tế cộng sản sau này, lợi dụng tình thế rối ren của nước Pháp khi chính phủ Adolphe Thiers vừa bị bại trận trước quân Phổ (Đức) đã nhanh tay chớp lấy thời cơ tiếm quyền.

Nhắc lại bản quốc tế ca cùng sự kiện Công xã Paris vào những ngày tháng Tám này còn là dịp để chúng ta thấy rằng, những gì xảy ra với nước Pháp năm 1871 và với Việt Nam ta năm 1945 với việc Việt Minh “cướp chính quyền” từ tay chính phủ Trần Trọng Kim 1945 không khác nhau là mấy. Ở bất cứ đâu chủ nghĩa xã hội leo lên nắm quyền là ở đó liền xuất hiện một loạt những việc làm ngu xuẩn, kênh kiệu và tàn ác như trên. Thậm chí cả với Sàigòn 1975 sau này cũng vậy. Bảo là ‘giải phóng’ mà lại trục xuất dân chúng ra khỏi thành phố đến các vùng ‘kinh tế mới’ rừng sâu nước độc để nhường nhà cửa cho họ vào ở.?!

Ở chỗ khác chúng tôi còn đọc được “Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ.” Nếu Công xã Paris ngày ấy mà thành công không chừng nước Pháp cũng sẽ có những vụ Thái Hà, Tòa Khâm, Tam Tòa y hệt như VN ta hiện nay.

Nhưng rất may cho nước Pháp, quốc gia này xứng đáng là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại, nhờ có trình độ cao hơn nên dân chúng không dễ nghe lời đường mật của cộng sản như dân VN mình. Sau một loạt những biểu hiện cai trị ‘quái gở’ trên, nhà nước vô sản của “Công xã Paris” chỉ tồn tại được đúng hai tháng đã bị dập tắt tức thì.

Sau vụ cướp chính quyền bất thành, một thủ lĩnh phe xã hội tại Lille một tỉnh nhỏ miền Bắc nước Pháp đã nhờ nhạc sĩ nghiệp dư tên Pierre De Geyter phổ một số bài thơ do Eugène Edine Pottier viết trong “tuần lễ máu” (22/5 – 28/5) cuối cùng của Công xã Paris để công chúng tưởng nhớ các “đồng chí” của họ đã ngã xuống và một trong số các ca khúc đó là “Quốc tế ca” (L’Internationale / The Internationale) được Pierre sáng tác vào năm 1888.

Khi nhận lời phổ nhạc những bài thơ của Eugène, anh nhạc sĩ nghèo miệt tỉnh lẻ Pierre De Geyter chắc chắn không nghĩ đến điều gì khác ngoài việc “ủng hộ cách mạng”. Bởi nếu không vì lý do này thì chắc Pierre đã phải giữ lấy bản thảo. Và cả sự sốt sắng của ông ‘cán bộ’ đặt hàng Gustave Delory có lẽ cũng vậy, “lý tưởng” vẫn là trên hết. Một sự giác ngộ lý tưởng cộng sản “trên cả tuyệt vời” không xa lạ gì với với nhiều trí thức VN mình trước 1975!

Thế nhưng ‘trời xui đất khiến’ không may làm sao bản nhạc này bỗng dưng được nhiều người yêu thích (có thể do dân Pháp khi ấy đã quá chán loại nhạc ủy mị chăng?) khiến nó trở nên rất nổi tiếng. In ra bao nhiêu cũng không đủ bán đã khiến nhiều nhà xuất bản muốn mua đứt bản quyền để tính chuyện kinh doanh lâu dài. Và thế là cách mạng thì thất bại nhưng một cuộc ‘đấu đá’ mới để đòi ăn theo bản nhạc tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng đã nảy sinh. Oái oăm hơn nữa là nó lại xảy ra ngay trong gia đình tác giả đã sáng tác ra nó.

Âm nhạc chân chính đâu thể nảy sinh tội ác!

Thấy tiền liền tối mắt! Vào năm 1901 không ai khác mà chính một ngưòi anh em ruột của tác giả, Adolphe De Geyter, người mà Pierre trong khi phổ nhạc hay nhờ vả anh này chơi thử trên chiếc kèn Bugle cho mình nghe thử, đã nhanh tay chớp thời cơ tuyên bố chính anh ta mới là tác giả của Quốc tế ca.

Khi Pierre hay tin anh này anh chợt nhớ đến ông bạn ‘cán bộ’ nhân chứng Gustave Delory ngày trước đã đến nhờ mình phổ nhạc hồi năm 1888, vì chỉ có mỗi mình ông ta là người biết rõ đầu đuôi câu chuyện, may ra có thể giúp chứng minh mình mới là tác giả. Nhưng trớ trêu thay, khi Pierre đến xin gặp ông ta để đề nghị thì liền bị ông ta phủi tay vì đã… ‘lỡ’ ủng hộ Adolphe De Geyter rồi! (nghe sao mà giống cái cách giải quyết của đảng ta bây giờ đang làm thế nhỉ: lịch sử đã làm ‘lỡ làng’ cả rồi, nên nhà nước ta xin khóa sổ bằng nghị quyết 23/QH-11/ 2003 và hẹn gặp các nạn nhân ở kiếp sau để trả nợ đất đai vậy!)

Và thế là Pierre sau hơn chục năm đeo đuổi kiện tụng trong vô vọng, đến năm 1914 đành phải ‘ngậm đắng nuốt cay’ tuyên bố bỏ cuộc chơi vì ‘lực nay đã bất tòng tâm’, anh biết chắc không còn thể nào chứng minh cho mọi người biết chính mình mới là tác giả. (Điều có lẽ là an ủi duy nhất với Pierre là ‘lọt sàn xuống nia’ mình không thắng thì em mình cũng hưởng chứ còn ai vào đây, thôi thì… thua cũng được?).

Tưởng đã xác định vậy và bỏ xứ đi nơi khác làm ăn là xong chuyện, thì nào ngờ đến đầu năm 1916 Adolphe De Geyter bất ngờ treo cổ tự tử để lại bức thư tạ lỗi cùng ông anh Pierre và tiết lộ chuyện cướp công là do bị áp lực của người khác.

Mặc dù các tài liệu về vụ án tranh giành tác quyền này mà chúng tôi truy tìm không thấy nêu ai là đồng phạm của Adolphe, nhưng nhìn vào điều xấu xa sự tệ hại ngấm ngầm xảy ra trong các xã hội cộng sản, chúng ta có thể suy đoán nếu không phải là ông ‘cán bộ’ Gustave Delory thì ‘còn ai trồng khoai đất này?’.

Do chuyện tử tự của Adolphe xảy ra vào thời điểm bùng nổ Chiến Tranh Thế Giới I, Pierre lại không có mặt ở Pháp nên phải mãi đến năm 1922 sau khi chiến tranh kết thúc anh mới nhận được thư của người em và khi ấy tác quyền mới được chuyển sang cho anh.

Rõ khổ! Chỉ vì tiền mà anh em Geyter bị lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn, nhưng ngẫm nghĩ các kết cục thảm thương của họ chẳng phải không có lý do ‘chính đáng’.

J.S.Bach (1685-1750) người được thế giới xem là nhạc sĩ vĩ đại của mọi thời đại từng nói một câu ngụ ý ‘Âm nhạc là quà tặng hết sức đẹp đẽ Thiên Chúa ban tặng cho con người, nhưng nếu không biết dùng chúng sẽ nghe không khác gì những tiếng phèng la than khóc từ nơi địa ngục’.

Nếu Pierre De Geyter không dùng khả năng âm nhạc Chúa ban cho anh để đi viết ra cái loại nhạc xách động quần chúng “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…” vô tình tạo thêm vây cánh cho cộng sản quốc tế có thêm phương tiện đi gieo gắc tội ác, mà để sáng tác ra những ca khúc thánh thiện nhân từ như Silent Night “Đêm thánh vô cùng, giấy phú tưng bừng…” thì chắc đâu đã có chuyện gì xảy ra như chúng ta thấy đấy, ngay cả khi đồng tác giả của bản Thánh ca này là Franz Xaver Gruber và Joseph Mors chỉ là hai người dưng nước lã với nhau.

Xin xem thêm: L’Internationale http://www.youtube.com/watch?v=EpgrO-tieGM, http://en.wikipedia.org/wiki/The_Internationale .

Sàigòn, 02/9/2009
 
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội chúc Mừng sinh nhật Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Phóng viên Hà Nội
13:43 02/09/2009
HÀ NỘI - Nhân dịp sinh nhật thứ 57 của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt (4/9), chiều 2/9/2009 Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội đã tới Tòa Tổng Giám mục Hà Nội chúc mừng Đức Tổng Giuse và vấn an Đức Tổng sau chuyến Ad Limina.

Cộng đoàn Vinh đã dành cho Đức Tổng Giuse những tình cảm nồng hậu nhất, mến yêu nhất với một chủ chăn đã chiếm trọn lòng yêu mến của họ.

Nhân dịp này, Cộng đoàn Vinh cũng đã thay mặt cho toàn thể giáo dân Giáo phận Vinh dâng lên Đức Tổng lời cảm tạ chân thành, sâu sắc vì những việc Ngài đã làm cho toàn thể Tổng Giáo phận, nâng đỡ từng giáo dân bé mọn và hèn yếu vững bước trên con đường đi tìm Công lý, Sự thật, Tình thương và Hòa Bình.

Trước Đức Tổng Giám mục Giuse, đại diện Cộng đoàn đã nói lên tình cảm thắm thiết của Giáo dân và toàn thể cộng đoàn đối với tấm gương sáng của lòng bao dung, yêu thương đàn chiên và là mẫu gương của những người yêu mến sự thật, công lý và hòa bình nơi Đức Tổng. Những điều đó đã để lại trong tâm khảm của từng giáo dân, nhất là giáo dân Giáo phận Vinh trong các biến cố vừa qua.

Cộng đoàn cũng đã xin Thiên Chúa đầy lòng yêu thương giữ gìn, chở che Đức Tổng Giám mục Giuse luôn được bình an trong sự quan phòng của Thiên Chúa để tiếp tục hướng dẫn, chăn dắt đàn chiên của Người.

Đức Tổng Giám mục Giuse đã ân cần thăm hỏi, động viên anh chị em trong cộng đồng cố gắng học tập, công tác tốt, xứng đáng với một người tín hữu Công giáo trong thời đại ngày nay cần tri thức và những hành động cao đẹp, tình yêu thương to lớn đối với đồng bào, anh chị em mình.

Đức Tổng đã ban phép lành cho anh chị em, nhất là các sinh viên nhân dịp đầu năm học mới được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và giữ gìn trong cuộc sống và công tác, học tập.

Hà Nội, 2/9/2009
 
Văn Hóa
Phúc Trình của Đại Học Harvard: Nền giáo dục tại Việt Nam: Khủng hoảng suy sụp và phản ứng
Hồng Lĩnh tổng lược
11:16 02/09/2009
Phúc Trình của Đại Học Harvard về Hiện Trạng
của Nền Gíáo Dục Cao Đẳng-Đại Học tại Việt Nam:

Khủng Hoảng Suy Sụp và Phản Ứng

Trích tin trong nước: Xây dựng công viên Văn Miếu đương đại: “Công viên Văn Miếu đương đại đậm đà nét dân tộc và thời đại được coi là hạt nhân của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN” - PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN, khẳng định như vậy tại hội nghị khởi động dự án diễn ra ngày 27-9 ở Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh: đây là lần đầu tiên VN có công viên Văn Miếu đương đại nhằm lưu giữ một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học những di sản của các nhà khoa học, các vị tiến sĩ đương đại. Sự trường tồn của các văn miếu trong cả nước mà tiêu biểu là Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội chỉ lưu giữ được thông tin về các tiến sĩ những thế kỷ trước. Sự ra đời của công viên Văn Miếu đương đại chính là nhằm tiếp bước cha ông, tôn vinh nhân tài đất nước và khơi nguồn nguyên khí quốc gia.

Ngay trong giai đoạn 1 của dự án 2008-2010, công viên Văn Miếu đương đại sẽ bước đầu được xây dựng tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình theo hướng đa chức năng cùng với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ VN.

Công viên Văn Miếu đương đại sẽ gồm các khu tưởng niệm, mô phỏng Văn Miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sĩ thời cận, hiện đại. Quy hoạch kiến trúc của các công trình trong công viên dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật là Kim quy.
( Theo TTXVN)

I. Dẫn nhập:

Vào đầu năm nay các Uỷ Viên Hoa Kỳ thuộc Ủy Ban Đặc Nhiệm song phương về Giáo Dục Cao Đẳng tại Việt Nam đã nhận được phúc trình của các chuyên gia nghiên cứu từ Harvard Kennedy School về hiện trạng khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục cao đẳng - đại học tại Viêt Nam.

Phúc trình này tập trung vào hai phạm vi:

1. Phân tích tầm mức nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp và các nguyên nhân gốc rễ tạo ra khủng hoảng;

2. Lượng định về phương cách phản ứng của các tác nhân chủ động để đối phó với khủng hoảng: từ chính quyền Nhà Nước, từ nhân dân Việt Nam và từ cộng đồng quốc tế.

Phúc trình này kết luận bằng cách nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự cách tân mọi thể chế của hệ thống giáo dục đại học là yếu tố tối cần để làm nền tảng cho một công cuộc cải tạo có hiệu quả.

II. Tầm mức của hiện trạng khủng hoảng suy sụp:

Bản phúc trình thú nhận rằng, quả thật khó mà phóng đại hơn được nữa mức độ sâu rộng và nghiêm trọng của hiện trạng khủng hoảng suy sụp trong hệ thống giáo dục cao đẳng mà Việt Nam đang đối đầu.

Các chuyên gia nghiên cứu tin rằng nếu không có một công cuộc cải tổ cấp thời từ thể chế cho hệ thống giáo dục đại học thì Việt Nam sẽ thất bại hoàn toàn trong mục tiêu đạt đến các tiềm năng to lớn của quốc gia này.

Sự phát triển kinh tế của vùng Đông Á và Đông Nam Á cho thấy một mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển quốc gia và nền giáo dục cao đẳng.

Mặc dầu mỗi một quốc gia phồn thịnh trong vùng như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và gần đây hơn nữa là Trung Quốc đã đi theo những đường lối phát triển cá biệt, nhưng chủ đề chung trong sự thành công của họ là công cuộc chuyên tâm đeo đuổi sự ưu việt trong lãnh vực khoa học và nền giáo dục cao đẳng-đại học.

Các quốc gia tương đối kém thành công trong vùng như Thái Lan, Philippines và Indonesia cho thấy một sự kiện cần lưu ý. Những quốc gia này, môt cách tổng quát, không đạt được sự xuất sắc trong nền giáo dục cao đẳng và đã thất bại trong công cuộc phát triển kinh tế tân tiến.

Thực là một điều chẳng lành cho tương lai Việt Nam vì các đại học ở Việt Nam còn sa sút quá xa đàng sau ngay cả đối với những nước lân cận kém mở mang.

Bảng Tổng Kê bên cạnh lượng định tiềm năng của hệ thống giáo dục đại học tại các quốc gia trong vùng:

Việt Nam thiếu ngay cả MỘT đại học đơn lẻ có phẩm chất được công nhận.

Không có một đại học nào ở Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ các bảng xếp hạng phổ thông thường kỳ nào của các đại học có phẩm chất tại Á Châu.

Về phương diện này, Việt Nam thua sụt đối với ngay cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Phần lớn các quốc gia này cũng khoa trương ít nhất một vài học viện đứng đầu của họ trong các bảng xếp hạng này.

Đại học Việt Nam phần lớn bị tách biệt ra khỏi các dòng kiến thức quốc tế, như số liệu nghèo nàn tồi tệ của ĐH Việt Nam về các công trình khảo cứu được xuất bản từ Bản Tổng Kê (Table 1).

Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có giáo dục để đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.

Các cuộc khảo sát do các cơ quan liên hệ với Nhà Nước cho thấy có tới 50 phần trăm các chuyên viên VN tốt nghiệp ĐH không thể tìm được việc làm trong ngành nghề chuyên môn của họ, bằng chứng cho thấy một sự gián đoạn to lớn giữa lớp học và thị trường công việc.

Với mức độ 25 phần trăm giáo trình ĐH bị bắt buộc tập trung vào giáo điều chính trị (political indoctrination) thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi sinh viên Việt Nam chỉ được chuẩn bị một cách tồi tệ cho cuộc sống chuyên viên hoặc cho các học trình cao đẳng ở nước ngoài.

Sự kiện Công ty Intel đã phải lăn lộn vất vả để mướn các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở TP HCM là một ví dụ điển hình. Khi Công ty này tiến hành một cuộc khảo hạch cho 2000 ứng viên IT của Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức 5%, đạt tiêu chuẩn. Và trong nhóm này, chỉ có 40 ứng viên vừa hội đủ trình độ Anh ngữ để có thể mướn được.

Công ty Intel “khẳng định” rằng đây là kết qủa tồi tệ nhất mà họ gặp phải trong bất kỳ quốc gia nào mà họ đầu tư vào.

Các doanh gia quốc tế đều than phiền là sự thiếu hụt quản trị viên và công nhân lành nghề là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển bành trướng của các công ty.

Sự nghèo nàn về phẩm chất của nền giáo dục ĐH Việt Nam còn mang lại nhiều tai hại khác nữa: trái ngược với sinh viên Ấn Độ hoặc Trung Quốc, sinh viên VN không thể cạnh tranh nổi để được thâu nhận vào những chương trình cao học tinh túy tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

(Bên trái là bảng tổng kê số Bằng Phát Minh của các quốc gia trong vùng Đông Á - với Việt Nam nằm ở hàng cuối cùng mang con số zero)

III. Nguyên nhân tạo ra khủng hoảng suy sụp:

A. Di sản lịch sử:

Những vấn nạn Việt Nam đang đối đầu trong hệ thống giáo dục cao đẳng ngày nay một phần là do hậu quả từ một lịch sử cận đại bi thảm của đất nước.

Chế độ thực dân Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 cho đến năm 1945 đã đầu tư rất ít vào hệ thống giáo dục cao đẳng, ngay cả khi đem so sánh với các thế lực thực dân khác như Anh và Tây Ban Nha. Hậu quả là Việt Nam đã vuột mất cơ hội khi làn sóng cách tân thể chế giáo dục cao đẳng tràn quét phần lớn lục địa Châu Á, trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đây là thời gian rất nhiều học viện hàng đầu được thành lập tại vùng này.

Hậu quả là sau khi thu hồi độc lập, VN chỉ có một thể chế giáo dục cao đẳng rất yếu kém để làm căn bản xây dựng. Đây là một điểm tương phản rõ rệt so với Trung Quốc, nơi mà, cho đến ngày nay, phần lớn các trường ĐH hàng đầu đã được thành lập rất lâu trước cuộc cách mạng Cộng Sản. Trong thời kỳ này tại Việt Nam, sự tổn hại trước hết do chiến tranh, và kế đến là do giai đoạn cai trị độc tài nặng nề của chế độc xã hội chủ nghĩa, đã không có chỉ đạo trong việc xây dựng những học viện có phẩm chất cao cho nền giáo dục cao đẳng.

B. Đường lối cai trị của Nhà Nước:

Nguyên nhân cận kề tức khắc tạo nên khủng hoảng suy sụp của nền giáo dục đại học ngày nay là sự thất bại sâu rộng trong chính sách cai trị của Nhà Nước.

Các đại học có phẩm chất cao từ Boston cho đến Beijing đều được thụ hưởng những đặc quyền nhất định mà Việt Nam hiện nay không có.

Vấn đề tự trị và tự quản tại đại học:

Tất cả mọi học viện cao đẳng và đại học tại Việt Nam đều lệ thuộc vào một hệ thống tập quyền trung ương với sự kiểm soát cao độ. Chính Nhà Nước quyết định con số sinh viên được tuyển nhận, và tại các trường công lập, mức lương của các giảng viên. Ngay cả những quyết định về điều hành cũng như việc thăng thưởng của các Khoa Ban đều lệ thuộc vào sự kiểm soát trung ương. Hệ thống kiểm soát này gạt bỏ ra ngoài những khuyến khích cần thiết cho việc cải tổ và tiến thủ của các đại học.

Lương thưởng được dựa trên thâm niên và lương chính thức thấp kém đến nỗi các giảng viên phải làm việc phụ trội vượt mức mới đủ sống. Ngược lại với Trung Quốc, Việt Nam chưa có chế độ hậu đãi những chuyên viên tốt nghiệp từ nước ngoài.

Cơ cấu tuyển chọn dựa vào thành quả:

Tham nhũng tràn lan và việc mua bán bằng cấp, tước vị là điều quá phổ biến. Hệ thống nhân viên cán bộ thì mập mờ và mọi sự thăng thưởng đều dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài khả năng học thuật, như mức độ thâm niên, lai lịch chính trị, lai lịch gia đình, cũng như sự móc nối cá nhân.

Giảng viên các Khoa và Ban quản trị cao cấp của hệ thống đại học có khuynh hướng bị thống trị bởi những cá nhân được huấn luyện từ Liên Sô hoặc Đông Âu, không nói được Anh ngữ và thưòng có ác cảm với các đồng nghiệp trẻ tuổi hơn được giáo dục từ Tây Phương.

Tiêu chuẩn quốc tế và sự liên kết quốc tế:

Phát sinh kiến thức là một công trình không biên giới, nhưng các học viện tại VN thiếu hẳn những mối liên hệ quốc tế. Thực tế là các học giả trẻ, được đào tạo từ nước ngoài thường viện dẫn mối lo ngại là họ không thể giao lưu được với những nguồn kiến thức đương thời, khiến họ tránh né các ngành nghề giảng dạy tại ĐH Việt Nam.

Như GS Hoàng Tụy (một nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam và cũng là nhà phê bình thường xuyên chỉ trích thẳng thắn hệ thống ĐH Việt Nam) mô tả, các học viện tại VN rất hướng nội và không lượng giá chính mình dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.

Giám định và Thanh tra:

Đại học VN không phải báo cáo hoặc chịu trách nhiệm trước các cơ quan thanh tra từ bên ngoài. Trong hệ thống ĐH công cộng, các nguồn tài trợ không dựa vào phẩm chất hoặc thành qủa của ĐH. Tương tự như thế, tài trợ của Nhà Nước cho các công trình nghiên cứu được phân phát không dựa trên khả năng nhưng như là một hình thức lương bổng phụ trội.

Bởi vì số chỗ dành cho tuyển sinh trong các ĐH rất thấp nên chí có 1 trong 10 học sinh thuộc lứa tuổi ĐH được nhận vào ĐH. Do đó, ĐH Việt Nam không bị ép buộc phải cải tổ.

Tự do trong giáo trình:

Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, ĐH Việt Nam rất nổi bật về mức độ thiếu sót trầm trọng trong lãnh vực năng động tri thức. Ngay cả khi các viện đại học VN được dần dà cởi mờ hơn, một mạng lưới kiểm soát chính thức cũng như trá hình vẫn còn vây bọc, khiến các ĐH Việt Nam vẫn ở trong tình trạng suy tàn về tri thức.

Có rất nhiều hàm ý xuất phát từ những tham luận trên đây:

Thứ nhất, chướng ngại chủ yếu cho sự cải tiến trong nền giáo dục cao đẳng không nhất thiết là vấn đề tài chánh. Thực ra, như là bách phân của GDP, Việt Nam tiêu dụng nhiều hơn các quốc gia khác trong vùng cho giáo dục. Nhưng cách sử dụng các nguồn tài chánh đó như thế nào là một vấn đề khác.

Thứ hai, đầu tư vào du học nước ngoài không đủ để cải tiến hệ thống. Trừ khi môi trường sinh sống và làm việc cho chuyên viên được cải tổ, thật là khó mà quy tụ được hơn một nhúm chuyên viên được đào tạo tại nước ngoài muốn trở về làm công tác giảng dạy ĐH.

IV. Phản Ứng

A. Chính Sách của Nhà Nước:

Phần lớn thời gian trong giai đoạn từ 1986 khi VN bước vào giai đoạn Đổi Mới, quá trình cải cách kinh tế và mở cửa, tốc độ của việc cải tổ nền giáo dục cao đẳng vẫn ở trong tình trạng đóng băng. Trong giai đoạn này, phẩm chất giáo dục của những môn khoa học căn bản đã bị tụt hậu.

Trong ba năm vừa qua, Nhà Nước đã đưa vấn đề cải tổ giáo dục cao đẳng vào ưu tiên cao hơn. Năm 2005 Nhà Nước nêu lên chủ trương áp dụng Nghị Quyết 14 cho việc cải tổ toàn diện nền giáo dục cao đẳng vào năm 2020. Đây là một bước ngoặt kêu gọi cải cách trong việc điều hành, bao gồm mức độ cao hơn cho việc tự trị và hệ thống tuyên chọn dựa vào thành quả. Mặc dầu rất khó để theo dõi diến tiến của quá trình này, nhưng tốc độ thay đổi vẫn rất chậm.

Gần đây hơn, chính quyền đã loan báo những dự kiến để thiết lập những học viện với các đối tác quốc tế với nguồn tài chánh được chính quyền vay mượn từ World Bank. Trong khi những hoạch định này là dấu hiệu tốt trong việc nhận ra nhu cầu thiết yếu của các học viện cao đẳng, rất nhiều vấn nạn vẫn tồn tại.

Các chức quyền giáo dục tại VN vẫn còn ôm giữ quan niệm Nhà Nước là trọng tâm trong các công trình đối tác này, lẽ ra phải là các học viện. Tiến trình tiếp cận này rất khó phù hợp để đối tác với hệ thống phân quyền cao độ của hệ thống đại học Hoa Kỳ, trong đó, các học viện là nhân tố chính và chính quyền chỉ giữ một vai trò rất hạn chế.

Thứ hai, Nhà Nước vẫn phô bày một não trạng “kế hoạch trung ương” trong việc hoạch định những chương trình này, ngay cả các Khoa Ban và chuyên ngành mà các học viện này sẽ phát triển. Dự án khởi đầu gợi ý về các ngành liên quan đến khoa học và kỹ thuật, loại trừ các khoa Nhân Văn và rất nhiều các ngành Xã Hội Học.

Thứ ba, mặc dầu các dự án được hoạch định trên căn bản là các đối tác quốc tế sẽ cung cấp các quản trị viên và nhân viên giảng huấn, nhưng cách thức phân phối các nguồn tài chánh như thế nào thì không được xác định, không ai biết các đối tác quốc tế có được dành ra những khoản tiền vay mượn này hay không. (Phần lớn các các học viện này vẫn chỉ có phẩm chất đồng bộ rất thấp).

Cuối cùng, phải chờ xem mức độ tự trị và tự quản mà các học viện này thực sự được cho phép như thế nào. (“Vietnam Germany University” là một trong những học viện mới này.)

B. Trao Đổi Sinh Viên:

Sinh viên VN đã ra du học nước ngoài với con số gia tăng lớn từ năm 1986. Trong những năm đầu của Đổi Mới, phần lớn các sinh viên du học qua các chương trình học bổng song hoặc đa phương như các chương trình Fullbright hoặc chương trình World Bank… Với xã hội VN trở nên khá giả hơn, gia đình VN đã bắt đầu cho con cái đi du học với phương tiện tự túc. Những năm gần đây, con số sinh viên VN đi du học tại Mỹ gia tăng nhanh chóng một cách đặc biệt. VN nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu gửi SV đến Hoa Kỳ du học. Các kinh tế gia VN ước lượng các gia đình VN đang tiêu dùng ít nhất 1 tỷ đô-la mỗi năm cho việc du học.

Du học nước ngoài là một phản ứng quan trọng trước khủng hoảng của nền giáo dục cao đẳng tại VN, nhưng nó không thể nào là một giải pháp được.

Trước tiên và chính yếu nhất đó chỉ là một lựa chọn cho một thiểu số cực nhỏ cho những gia đình có khả năng trang trải hoặc những ai may mắn trúng được học bổng. Đang có một sự chênh lệch to lớn và ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa một thiểu số giàu có tột đỉnh và một tuyệt đại đa số dân chúng vẫn còn nghèo túng. VN là một nước lớn và không thể nào “khoán trắng” nền giáo dục cao đẳng cho các trường ĐH nước ngoài.

Thứ hai, ngày nào mà các ĐH tại VN vẫn còn tiếp tục duy trì tình trạng làm việc thảm hại thì các chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài vẫn tránh né các ngành nghề giảng huấn tại ĐH.

C. Nhân Tố Quốc Tế:

Các cơ quan tài trợ quốc tế đã hỗ trợ các chương trình trao đổi SV trong nhiều năm qua. Do yêu cầu của chính phủ VN, các cơ quan này đã đầu tư rất nhiều vào hê thống giáo dục cao đẳng.

Các chuyên gia tại Harvard cho rằng, các nỗ lực của các cơ quan nói trên trong lãnh vực này không có hiệu quả, bởi vì các cơ quan này không đả động gì đến vấn đề điều hành và quản trị ĐH. Các khoản tài trợ này đã không được phân phối trên tiêu chuẩn khả năng và các học viện cũng không được tham khảo về thể thức các tài khoản này được sử dụng.

Các ĐH quốc tế đã được khuyến khích để thiết lập các chương trình huấn luyện tại VN, hoặc độc lập hoặc bằng cách đối tác với các học viện trong nước. Với một vài ngoại lệ, các dự án này chỉ nhằm mục tiêu trục lợi và do đó chỉ nhắm vào những ngành thực dụng đã sẵn có nhu cầu. Việc tuyển lựa SV phần lớn dựa vào khả năng trả học phí và phần lớn vượt quá tầm tay của đại chúng. Những học viện này không đáp ứng được nhu cầu giáo dục cao đẳng có phẩm chất cao.

Chính quyền VN rất nhạy bén trong việc thu hút sự tham gia hợp tác của những đại học hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là các ĐH tại Hoa Kỳ. Các chuyên gia nghiên cứu tranh luận rằng có ít nhất ba chìa khóa để đạt được mục tiêu này.

Thứ nhất, chính quyền phải nhận ra rằng, các ĐH có phẩm chất cao sẽ không vào VN như là những công ty đầu tư. Hơn nữa, trong cuộc chaỵ đua toàn cầu để tìm tài năng xuất sắc, các ĐH Hoa Kỳ luôn luôn là những đối tác được đeo đuổi. Nói thẳng ra là, VN phải chấp nhận trả gía cao.

Thứ hai, cũng quan trọng không kém, các chuyên gia Harvard nhấn mạnh rằng, các trường ĐH danh tiếng sẽ không tự làm hại hạ thấp tiêu chuẩn của họ nếu chính quyền VN không có quyết tâm đạt tới quy cách điều hành tồt cho hệ thống giáo dục ĐH, bao gồm sự cho phép tự do trong giáo trình và chế độ tự quản tự trị cho ĐH mà hiện nay không có.

Thứ ba, bởi vì hệ thống giáo dục đại học cao đẳng tại Hoa Kỳ mang bản chất phân quyền cao độ, chính phủ Hoa Kỳ chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc cổ võ cho sự tham gia hợp tác từ các viện ĐH Hoa Kỳ vào vấn đề này.

IV. Kết Luận: Nhu Cầu thiết yếu cho công cuộc Cải Tạo từ Thể Chế hệ thống Giáo Dục Đại Học-Cao Đẳng

Cải tổ toàn bộ thể chế điều hành của hệ thống là chìa khóa để cải tiến nền giáo dục cao đẳng tại VN. Tuy nhiên, cải tổ các học viện giảng huấn ở bất cứ nơi đâu là một tiến trình lâu dài. Đây là lý do các chuyên gia Harvard xác quyết rằng, VN bắt buộc phải xây dựng một học viện kiểu mẫu mới với thể chế điều hành tốt nằm trong DNA của nó. Những nỗ lực như thế sẽ tạo nên những tác động chuyển biến vào hệ thống giáo dục cao đẳng.

Một học viện mới như thế sẽ cung cấp một cái “nhà” cho các học giả và khoa học gia trẻ mà hiện nay chẳng có tha thiết gì trong việc đeo đuổi các ngành nghề giảng huấn tại VN.

Thứ hai, một học viện mới như thế sẽ là kiểu mẫu cho các học viện khác học hỏi và thi đua cũng như là nguồn cho sự cạnh tranh tốt đẹp đang rất mực cần thiết.

Các chuyên gia Harvard tin rằng Ủy Ban Đặc Nhiệm về giáo dục cao đẳng có một vị trí độc nhất vô nhị cả về mặt xúc tiến khóa trình cải cách cũng như việc phát triển một lược đồ toàn diện cho công cuộc cải tạo toàn bộ thể chế cho hệ thống tại Việt Nam.

Một Ít Nhận Xét về Bản Phúc Trình:

Chúng tôi xin mượn lời của Giáo Sư Hoàng Tụy trong nước diễn tả hiện trạng của trí thức VN hôm nay:

“Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá viện sĩ (chức danh này chưa có ở VN, nhưng nếu muốn trưng ra thì cả nước hiện nay cũng có thể trưng ra cả nghìn viện sĩ kiểu này chứ không ít), rồi lại có cả những “bộ óc vĩ đại thế kỷ 21”, nhiều nhân vật trí thức xuất chúng đến nỗi đang có kế hoạch phải dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh bấy nhiêu bậc đại trí. Thế nhưng có ai dám chắc cái gia tài trí thức lớn ấy sau này sẽ được con cháu hoan nghênh khi đất nước đến hồi hưng thịnh?

(Trí thức VN) Dễ bị lâm vào thế ếch ngồi đáy giếng, dễ mắc bệnh vĩ cuồng, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh của thời đại, không chấp nhận luật chơi quốc tế, rồi ngày càng tụt hậu mà vẫn tự ru ngủ mình, tự đánh lừa mình, và đánh lừa nhân dân mình với những thành tích không có thật. Chạy theo danh hão, chạy theo quyền lực, chạy theo chức tước, là căn bệnh thời đại của trí thức VN. Chưa bao giờ trong xã hội ta có nhiều Xuân Tóc Đỏ như bây giờ.

(Nguồn: Tia Sáng)

Chẳng cần nhìn đâu xa, chúng ta có thể thấy ngay đó chính là sản phẩm trực tiếp của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là con đẻ của Đạo Đức Hồ Chí Minh.

Đến hôm nay thì có lẽ Ngài Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy cùng với tập đoàn của ông sắp hoàn thành công trình “Công Viên Văn Miếu Đương Đại” để bảo tồn và vinh danh con số zero tròn trịa trong Bảng Innovation Index.

Qua phát biểu tại hội nghị khởi động, Ngài Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy phô bày trọn vẹn nét dối trá trâng tráo đến trơ trẽn tột độ. Ngài là hiện thân của một tầng lớp Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Tự Phát …Khùng đầy rẫy tại Đất Nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Lầm Than…

Và do mù lòa từ dốt nát, kiêu căng và dối trá, họ cùng với tập đoàn lãnh đạo của Đảng đang đẩy toàn khối dân tộc vào kiếp nô lệ cho ngoại bang Bắc phương… một cách hồ hởi phấn khởi.


1. Vietnam Higher Education: Crisis and Response. Thomas J. Vallely- Ben Wilkinson. Harvard Kennedy School
2. Peril and Promise: The Challenge of Higher Education in Developing Countries. Henry Rosovsky
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mộng
Nguyễn Ngọc Danh
23:16 02/09/2009

HOA MỘNG



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Ồ ! hôm nay hoa là em hay mộng

Nên nắng thề qua cửa Ngọ thôi bay

Cho thời gian như kiếm khách vừa say

Bước loạng choạng trở về thăm mỹ nữ

(Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giải Oan
Lm. Trần Cao Tường
23:18 02/09/2009

GIẢI OAN



Ảnh của Cao Tường

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này.

(Thơ Tô Thùy Yên, Ta Về)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền