Phụng Vụ - Mục Vụ
Một tình yêu quyến rũ đến mức không cưỡng nổi
Lm. Minh Anh
02:54 30/08/2020
MỘT TÌNH YÊU QUYẾN RŨ ĐẾN MỨC KHÔNG CƯỠNG NỔI
“Lạy Chúa, Chúa đã quyến rũ con,
Và con đã để cho Ngài quyến rũ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bàn tiệc Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói đến sự quyến rũ của một tình yêu; đúng hơn, một tình yêu quá quyến rũ đến mức không cưỡng nổi. Giêrêmia nói, “Chúa đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ”; còn Thánh Phaolô, “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động”; và ngạc nhiên hơn, lần đầu tiên Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ rằng, “Ngài sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba, sẽ sống lại”.
Trong bài đọc thứ nhất, Giêrêmia cảm thấy mình bất lực, ông không thể từ chối lời gọi của một Thiên Chúa đầy yêu thương nhưng cũng rất quyết đoán khi Người sai ông đến với dân, một dân nổi loạn với Người; vì rồi đây, họ sẽ tìm cách giết ông. Nhiều lần, Giêrêmia cảm thấy ê hề, ông tìm cách thoái thác và rút lui bởi “Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày”. Thế nhưng, Giêrêmia tâm sự, mỗi khi ông nói, “Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa”. Cuối cùng, Giêrêmia phải đầu hàng khi thừa nhận, “Lạy Chúa, Chúa đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ”; ở một bản dịch khác, “Lạy Chúa, Chúa đã lừa phỉnh con, và con đã bị Ngài lừa phỉnh”. Tình yêu của Thiên Chúa đã quyến rũ Giêrêmia, nó mạnh đến nỗi trong đau khổ ê chề, ông vẫn thốt lên tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa”. Thiên Chúa ở cùng ông, ban cho ông sức mạnh để ông có thể chịu đựng mọi nghịch cảnh khi thực thi sứ vụ đồng hành với dân, nói cho dân rằng, Thiên Chúa luôn xót thương, đang chờ đợi họ trở về.
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô, một con người được tình yêu của Thiên Chúa quyến rũ đến nỗi, ngài đã từng nói, “Tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là biết được Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi”; “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Đức Kitô sống trong tôi” thì giờ đây, Phaolô cũng quyến rũ giáo hữu của ngài, những con người đi theo Chúa rằng, “Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động”, một của lễ dâng lên Thiên Chúa, Đấng từ bi vô lượng, khoan nhân vô cùng, cũng là Đấng đang mời gọi mọi người canh tân lòng trí để biết đâu là thánh ý Chúa, đâu là điều tốt lành và hoàn hảo, đẹp lòng Người.
Để hiểu được điều này đúng đắn, chúng ta phải biết, những lời của Chúa Giêsu là những lời phát xuất từ một tình yêu cao cả của một Đấng không có khả năng nào khác ngoài khả năng yêu thương. Chính Ngài cũng đã bị quyến rũ bởi tình yêu đối với Chúa Cha và tình yêu đối với nhân loại; Ngài đã thật sự say mê Thiên Chúa và say mê con người đến nỗi Ngài không có gì khác ngoài tình yêu. Vì thế, những lời mạnh mẽ ấy là lời của một vị Thiên Chúa vô song, yêu thương vô cùng.
Chìa khoá để hiểu những lời này nằm ở phần hai, “Tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa mà là của loài người”. Chúa Giêsu hé mở cho các môn đệ mầu nhiệm sâu thẳm nhất của sứ vụ Ngài, một sứ vụ đầy quyến rũ bởi tình yêu; một sứ vụ chấp nhận thương đau và cả cái chết cho tình yêu. Khi mặc khải mầu nhiệm này, Chúa Giêsu cùng lúc cho thấy những điều lành sẽ được rút ra từ điều dữ, thập giá sẽ trổ sinh hoa trái cứu độ và Ngài sẽ không chuốc lấy sự dữ nếu nó không mang lại một điều lành lớn lao hơn, cao cả hơn. Phải có đức tin, chúng ta mới hiểu được.
Các môn đệ được thách thức, được quyến rũ, được mời gọi nhìn đau khổ và sự chết trong nhãn quang của Thiên Chúa. Quan điểm của Phêrô chưa phải là quan điểm của Thầy và đó là lý do tại sao Ngài phải trực tiếp thách thức ông, mời gọi ông, quyến rũ ông. Đau khổ và sự chết của Con Thiên Chúa chính là quà tặng diệu kỳ nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho nhân loại. Vì thế, khi Phêrô ngăn cản, Chúa Giêsu đã phải sốc lên, một ‘cái sốc thánh’ và chính cái sốc này sẽ giúp Phêrô và các môn đệ vượt qua nỗi sợ để có thể chấp nhận sứ vụ cao cả và định mệnh vinh quang sau thập giá của Thầy. Về sau, chính các môn đệ cũng sẽ bị cuốn quyến rũ bởi tình yêu thập giá này để đón nhận những gì xảy đến cho mình hầu được nên giống Thầy Chí Thánh.
Chân phước Charles de Foucauld nói, “Trên thế giới đau thương này có một niềm vui mà các thánh và các thiên thần trên thiên đàng không được hưởng, đó là được cùng đau khổ với người yêu dấu của chúng ta. Cuộc sống có gian truân đến đâu, chuỗi ngày có lê thê đến mấy… chúng ta cũng đừng bao giờ rời xa thập giá trước khi Chúa muốn. Thầy Chí Thánh thật nhân lành khi cho chúng ta, những tâm hồn yêu mến thập giá, được cảm nghiệm sự ngọt ngào của nó, nếu không phải luôn luôn, thì ít ra là vẻ đẹp và sự cần thiết của nó”.
Với con người, thập giá là thất bại, nên cần xa lánh nó; nhưng Thánh giá là quyến rũ của tình yêu Chúa Kitô, cũng là quyến rũ của Kitô giáo, nên Kitô hữu ôm lấy nó. Thử tưởng tượng một Kitô giáo không có Thánh giá, không có Chúa Kitô chịu đóng đinh; nó sẽ đáng nghi ngờ biết bao vì nó quá phi thực tế, quá xa xôi nếu không nói là quá mơ hồ. Được quyến rũ bởi tình yêu Đức Kitô, thập giá đời thường sẽ biến thành Thánh giá và đó là ơn cứu độ cho chính mình và cho cả nhân loại. Vì thế, đời sống Kitô hữu là một đời lễ dâng hy tế như một bài hát của Nguyên Kha, “Đời con dâng lên, đời con dâng lên như nho lành con ước mong, ước mong ép thành nho thơm. Cùng Giêsu dâng hy tế, xin dâng đời sống con”; đó cũng là lời mời của Thánh Phaolô qua thư Rôma hôm nay.
Anh Chị em,
Bao nhiêu người đã bị quyến rũ bởi một tình yêu mạnh hơn sự chết này; các thánh là những người đã để cho mình bị quyến rũ bởi Đấng quyến rũ là Chúa Giêsu, mà bản thân Ngài cũng đã bị tình yêu Chúa Cha và tình yêu nhân loại quyến rũ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cứ quyến rũ con không chỉ ngày bình yên, nhưng cả chiều bão tố; quyến rũ con cho đến khi con lìa đời”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cơn Cám Dỗ Ngọt Ngào, Lời Gọi Mời Cay Đắng !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:46 30/08/2020
(Chúa Nhật 22 TN A 2020)
Trên con đường về Đất Hứa, khi đối diện với những thách đố của hoang mạc nóng cháy, của đói khát bấp bênh, của tương lai mờ mịt…, dân Israel bỗng bị cám dỗ trở về với “nồi thịt và mâm bánh ở Ai Cập” (Xh 16, 2-3).
Có lẽ “bắt thóp” được cái “nhược điểm” thường hằng nầy của con người, cùng với cái “kinh nghiệm cám dỗ” của “sư tổ Satan” truyền lại từ hồi “nhân loại mới có hai người”, nên “đám ngạ quỷ vùng Palestine” quyết dùng “bửu bối: bánh mì, quyền lực và sự giàu sang” để cám dỗ chàng Giêsu người Nadaret “dừng lại con đường loan báo Tin Mừng Cứu độ” (Lc 4, 1-12).
Cám dỗ là “câu chuyện dài” trong cuộc hành trình trần thế của Đức Kitô, nhất là cuộc hành trình 3 năm dấn thân rao giảng Tin Mừng, và chỉ kết thúc sau “cơn cám dỗ cuối cùng” trên thập giá: “Xuống khỏi thập giá đi, tụi nầy tin ngay !” (Mc 15, 29-32).
Bị ma quỷ cám dỗ là chuyện thường. Bị chính những người thân thiết cám dỗ mới nghiệt ngã; bởi vì rất thường khi, người thân cám dỗ là “vì thương” chứ không để làm hại như ma quỷ:
- Cha mẹ cám cám dỗ con cái đừng đi tu: “Tu chi cho khổ dẫy trời ! Bộ thất tình sao đòi đi tu trời! Đâu có phải đuôi què mẻ sứt gì mà đi tu. Nuôi ăn nuôi học hết tiền hết của, chưa trả hiếu được gì giờ đòi đi tu là sao? ”.
- Bạn bè cám dỗ trả thù: “Bánh sắt trao đi bánh chì trao lại. Nó chơi mình thì mình chơi lại, dại gì mà nhịn… Thánh à !”.
- Vợ cám dỗ chồng tham lam: “Cơ hội đến là chớp liền kẻo nó tuột mất. Lúc nầy mà không “ăn” chẳng bao giờ có nữa ! Ngu vừa vừa chứ ngu dữ trời !”…
Người ta gọi đó là “những cơn cám dỗ ngọt ngào” !
Trong câu chuyện Tin Mừng thuật lại hôm nay (CN 22 TN A), hình như “cơn cám dỗ ngọt ngào” đó lại trở về với Đức Kitô qua thái độ của Phêrô khi Tông đồ nầy ra tay ngăn cản Chúa lúc Ngài loan báo cuộc hành trình về Giêrusalem để dấn thân vào cuộc khổ nạn: Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu”. Và trong lần cám dỗ nầy, Chúa Giêsu gần như đã nổi nóng: Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”…
Đã hai ngàn năm rồi, Hội Thánh không ngừng học mãi bài học này: bài học “đi lên Giêrusalem” của Thầy Chí Thánh; và tuy có đôi lúc, đôi nơi, Hội Thánh lỡ “sa chước cám dỗ”, quên đi “bài học thập giá” để dừng lại chạy theo những “ông thầy” của thế gian, thì Hội Thánh lại luôn được Chúa Thánh Thần lên tiếng cảnh báo, nhắc thầm, qua bao nhiêu dấu chỉ, con người, huấn dụ…. Đó là dòng chảy đông đảo chứng nhân anh hùng tử đạo, các thánh hiển tu, ẩn tu, đồng trinh, các người cha, người mẹ thánh thiện, các thanh niên thiếu nữ quảng đại, những thiếu nhi trong sạch, can đảm…
Vâng kể từ Vị tử Đạo đầu tiên Stêphanô bị ném đá chết trên chính quê hương của Đấng Cứu Thế, rồi đến lượt “Người Ngư Phủ” Phêrô bị đóng đinh và Phaolô bị chém đầu trên đồi Vatican, Dân Chúa tiếp tục chọn lựa con đường của Đức Kitô, con đường Thập Giá mà những Agata, Lucia, Lorensô… của những thế kỷ đầu tiên, cho đến Phanxicô Assisi, Anrê Phú yên, Tôma Thiện, Anê Thành, Gioan Vianey, Maria Goretti, Têrêxa hài Đồng, Maximiliannô Kolbê, Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta, Giám mục Rômêrô…đã không ngừng noi gương Chúa Giêsu “tiến về Giêrusalem để biến cuộc đời thành hy lễ”.
Quả thật lời van nài “biến cuộc đời thành của lễ” ngày nào của Vị Tông Đồ dân ngoại dành cho cộng đoàn Rôma không phải chỉ được đáp ứng bởi các Kitô hữu bị bách hại vào thời bạo chúa Nêrô, mà đã được thể hiện suốt chiều dài 2000 năm trên muôn nẻo đường thế giới: “tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo.” (Bđ 2).
Nếu ma quỷ và con người cám dỗ chúng ta “bỏ cuộc”, “thối lui”, không dám “chọn con đường lên Giêrusalem”…, thì cũng có một cám dỗ khác, cám dỗ của tiếng gọi Thần Linh, cám dỗ của chính Chúa…gọi mời chúng ta dấn thân cho lý tưởng, bước theo con đường thật, như cách cảm nhận về “cơn cám dỗ đi làm ngôn sứ” của tiên tri Giêrêmia: “Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi”. (Bđ 1). Đây hoàn toàn không là “cơn cám dỗ ngọt ngào” của “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, nhưng là một “cám dỗ đầy cay đắng”, như trải nghiệm của chính ngôn sứ Giêrêmia: “suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. … trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa”.
Vâng, con đương “dấn thân cho sứ mệnh ngôn sứ” của Giêrêmia hay con đường “tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn” của Đức Kitô đều là những thách đố để những “Phêrô của thời đại hôm nay” phải chọn lựa. Và như chúng ta biết đó, sau những “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”, nhất là sau những giờ phút “sa chước cám dỗ” đen tối và hụt hẫng đến độ phản bội, chối Thầy của những ngày khổ nạn, cuối cùng Phêrô đã “chiến thắng ngoạn mục” khi chấp nhận hoàn thành “cuộc hành trình về Giêrusalem với Thầy” bằng cuộc tử đạo đóng đinh trên đồi Vatican, để làm dấu chỉ chứng minh cho một lời cam kết hôm nào bên bờ hồ Tibêriat: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21, 17).
Bài học của Giêrêmia, bài học của Phêrô, bài học của Phaolô…, hay đúng hơn, bài học của Đức Kitô về cuộc “hành trình tiến về Giêrusalem” chưa bao giờ hết tính thời sự; cũng vậy, những “cơn cám dỗ ngọt ngào” hay những lời “gọi mời cay đắng” vẫn theo mãi trong cuộc “hiện sinh” và “ơn gọi” của mỗi người. Chúng ta chỉ có thể “chiến thắng cám dỗ” và can đảm “đáp lại tiếng gọi mời” khi ở lại trong Đức Kitô như “cành nho liên kết với thân nho”. Bởi vì “không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
Thế mà Đức Kitô đang có mặt ở đây, trong “Tấm bánh Thánh Thể” nầy !
Trương Đình Hiền
Trên con đường về Đất Hứa, khi đối diện với những thách đố của hoang mạc nóng cháy, của đói khát bấp bênh, của tương lai mờ mịt…, dân Israel bỗng bị cám dỗ trở về với “nồi thịt và mâm bánh ở Ai Cập” (Xh 16, 2-3).
Có lẽ “bắt thóp” được cái “nhược điểm” thường hằng nầy của con người, cùng với cái “kinh nghiệm cám dỗ” của “sư tổ Satan” truyền lại từ hồi “nhân loại mới có hai người”, nên “đám ngạ quỷ vùng Palestine” quyết dùng “bửu bối: bánh mì, quyền lực và sự giàu sang” để cám dỗ chàng Giêsu người Nadaret “dừng lại con đường loan báo Tin Mừng Cứu độ” (Lc 4, 1-12).
Cám dỗ là “câu chuyện dài” trong cuộc hành trình trần thế của Đức Kitô, nhất là cuộc hành trình 3 năm dấn thân rao giảng Tin Mừng, và chỉ kết thúc sau “cơn cám dỗ cuối cùng” trên thập giá: “Xuống khỏi thập giá đi, tụi nầy tin ngay !” (Mc 15, 29-32).
Bị ma quỷ cám dỗ là chuyện thường. Bị chính những người thân thiết cám dỗ mới nghiệt ngã; bởi vì rất thường khi, người thân cám dỗ là “vì thương” chứ không để làm hại như ma quỷ:
- Cha mẹ cám cám dỗ con cái đừng đi tu: “Tu chi cho khổ dẫy trời ! Bộ thất tình sao đòi đi tu trời! Đâu có phải đuôi què mẻ sứt gì mà đi tu. Nuôi ăn nuôi học hết tiền hết của, chưa trả hiếu được gì giờ đòi đi tu là sao? ”.
- Bạn bè cám dỗ trả thù: “Bánh sắt trao đi bánh chì trao lại. Nó chơi mình thì mình chơi lại, dại gì mà nhịn… Thánh à !”.
- Vợ cám dỗ chồng tham lam: “Cơ hội đến là chớp liền kẻo nó tuột mất. Lúc nầy mà không “ăn” chẳng bao giờ có nữa ! Ngu vừa vừa chứ ngu dữ trời !”…
Người ta gọi đó là “những cơn cám dỗ ngọt ngào” !
Trong câu chuyện Tin Mừng thuật lại hôm nay (CN 22 TN A), hình như “cơn cám dỗ ngọt ngào” đó lại trở về với Đức Kitô qua thái độ của Phêrô khi Tông đồ nầy ra tay ngăn cản Chúa lúc Ngài loan báo cuộc hành trình về Giêrusalem để dấn thân vào cuộc khổ nạn: Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: “Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu”. Và trong lần cám dỗ nầy, Chúa Giêsu gần như đã nổi nóng: Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: “Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người”…
Đã hai ngàn năm rồi, Hội Thánh không ngừng học mãi bài học này: bài học “đi lên Giêrusalem” của Thầy Chí Thánh; và tuy có đôi lúc, đôi nơi, Hội Thánh lỡ “sa chước cám dỗ”, quên đi “bài học thập giá” để dừng lại chạy theo những “ông thầy” của thế gian, thì Hội Thánh lại luôn được Chúa Thánh Thần lên tiếng cảnh báo, nhắc thầm, qua bao nhiêu dấu chỉ, con người, huấn dụ…. Đó là dòng chảy đông đảo chứng nhân anh hùng tử đạo, các thánh hiển tu, ẩn tu, đồng trinh, các người cha, người mẹ thánh thiện, các thanh niên thiếu nữ quảng đại, những thiếu nhi trong sạch, can đảm…
Vâng kể từ Vị tử Đạo đầu tiên Stêphanô bị ném đá chết trên chính quê hương của Đấng Cứu Thế, rồi đến lượt “Người Ngư Phủ” Phêrô bị đóng đinh và Phaolô bị chém đầu trên đồi Vatican, Dân Chúa tiếp tục chọn lựa con đường của Đức Kitô, con đường Thập Giá mà những Agata, Lucia, Lorensô… của những thế kỷ đầu tiên, cho đến Phanxicô Assisi, Anrê Phú yên, Tôma Thiện, Anê Thành, Gioan Vianey, Maria Goretti, Têrêxa hài Đồng, Maximiliannô Kolbê, Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta, Giám mục Rômêrô…đã không ngừng noi gương Chúa Giêsu “tiến về Giêrusalem để biến cuộc đời thành hy lễ”.
Quả thật lời van nài “biến cuộc đời thành của lễ” ngày nào của Vị Tông Đồ dân ngoại dành cho cộng đoàn Rôma không phải chỉ được đáp ứng bởi các Kitô hữu bị bách hại vào thời bạo chúa Nêrô, mà đã được thể hiện suốt chiều dài 2000 năm trên muôn nẻo đường thế giới: “tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo.” (Bđ 2).
Nếu ma quỷ và con người cám dỗ chúng ta “bỏ cuộc”, “thối lui”, không dám “chọn con đường lên Giêrusalem”…, thì cũng có một cám dỗ khác, cám dỗ của tiếng gọi Thần Linh, cám dỗ của chính Chúa…gọi mời chúng ta dấn thân cho lý tưởng, bước theo con đường thật, như cách cảm nhận về “cơn cám dỗ đi làm ngôn sứ” của tiên tri Giêrêmia: “Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi”. (Bđ 1). Đây hoàn toàn không là “cơn cám dỗ ngọt ngào” của “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, nhưng là một “cám dỗ đầy cay đắng”, như trải nghiệm của chính ngôn sứ Giêrêmia: “suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. … trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa”.
Vâng, con đương “dấn thân cho sứ mệnh ngôn sứ” của Giêrêmia hay con đường “tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn” của Đức Kitô đều là những thách đố để những “Phêrô của thời đại hôm nay” phải chọn lựa. Và như chúng ta biết đó, sau những “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”, nhất là sau những giờ phút “sa chước cám dỗ” đen tối và hụt hẫng đến độ phản bội, chối Thầy của những ngày khổ nạn, cuối cùng Phêrô đã “chiến thắng ngoạn mục” khi chấp nhận hoàn thành “cuộc hành trình về Giêrusalem với Thầy” bằng cuộc tử đạo đóng đinh trên đồi Vatican, để làm dấu chỉ chứng minh cho một lời cam kết hôm nào bên bờ hồ Tibêriat: “Thầy biết hết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21, 17).
Bài học của Giêrêmia, bài học của Phêrô, bài học của Phaolô…, hay đúng hơn, bài học của Đức Kitô về cuộc “hành trình tiến về Giêrusalem” chưa bao giờ hết tính thời sự; cũng vậy, những “cơn cám dỗ ngọt ngào” hay những lời “gọi mời cay đắng” vẫn theo mãi trong cuộc “hiện sinh” và “ơn gọi” của mỗi người. Chúng ta chỉ có thể “chiến thắng cám dỗ” và can đảm “đáp lại tiếng gọi mời” khi ở lại trong Đức Kitô như “cành nho liên kết với thân nho”. Bởi vì “không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).
Thế mà Đức Kitô đang có mặt ở đây, trong “Tấm bánh Thánh Thể” nầy !
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 30/08/2020
13. Lòng thành và khắc khổ ở bên ngoài lệ thuộc sự khắc khổ bên trong, có khắc khổ nội tâm thì sự khắc khổ ở bên ngoài càng hoàn thiện thêm, càng có ý nghĩa, càng thuận tiện hơn.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 30/08/2020
19. THÊM MỘT CÁI ĐẦU
Chúc Kinh Triệu đi dự tiệc, có một hòa thượng rất thạo về việc ăn uống, Chúc Kinh Triệu bèn bày ra một trò chơi cược rượu của người xưa, nói:
- “Bù không đủ, kính có thừa; làm không đủ kêu hòa thượng uống, làm có thừa cũng kêu hòa thượng uống. Câu đố cược rượu đã xong, hòa thượng phải lo mà uống đến say đấy nhé.”
Khách khứa kinh ngạc hỏi duyên cớ, họ Chúc trả lời:
- “Không đủ tức là không có tóc, có thừa tức là thêm một cái đầu trọc.”
Mọi người lớn tiếng cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 19:
Ai cũng kính trọng những kẻ tu hành, dù cho họ là những người không theo tín ngưỡng nào cả, bởi vì ai cũng công nhận người tu hành là những người có đời sống tâm linh cao hơn những người khác, do đó, nếu kẻ tu hành không sống đúng với sự kính trọng của mọi người, tức là sống mà coi miếng ăn lớn hơn sự cầu nguyện, coi ly rượu ly bia lớn hơn đức ái, thì sự kính trọng người tu hành nơi họ sẽ mất đi.
Làm hòa thượng, làm linh mục hoặc làm một tu sĩ nam nữ mà chú trọng đến ăn uống quá mức, thì sẽ bị đánh giá là tham ăn tham uống và hưởng thụ.
Ai cũng muốn ăn sung mặc sướng, vì đó là những đòi hỏi của thân xác, nhưng những kẻ tu hành thì không như vậy, họ biết kiềm chế thân xác trong sự ăn uống, họ không đòi hỏi cho được cao lương mỹ vị, họ cũng không so sánh phê bình thức ăn ngon dở, nhưng họ luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho họ có bữa ăn ngon...
Sành ăn sành uống không phải là tội cũng không phải là xấu, nhưng sành ăn đến độ chê thậm tệ món này tồi, món kia dở, phê bình nhà bếp không biết nấu ăn thì là lỗi đức bác ái, mà lỗi đức bác ái không phải là tội sao?
Tiết chế ăn uống không những làm cho thân xác khỏe mạnh, mà còn chế ngự được đòi hỏi của xác thịt. Đó là con đường tu đức mà bất cứ người Ki-tô hữu nào cũng đều biết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúc Kinh Triệu đi dự tiệc, có một hòa thượng rất thạo về việc ăn uống, Chúc Kinh Triệu bèn bày ra một trò chơi cược rượu của người xưa, nói:
- “Bù không đủ, kính có thừa; làm không đủ kêu hòa thượng uống, làm có thừa cũng kêu hòa thượng uống. Câu đố cược rượu đã xong, hòa thượng phải lo mà uống đến say đấy nhé.”
Khách khứa kinh ngạc hỏi duyên cớ, họ Chúc trả lời:
- “Không đủ tức là không có tóc, có thừa tức là thêm một cái đầu trọc.”
Mọi người lớn tiếng cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 19:
Ai cũng kính trọng những kẻ tu hành, dù cho họ là những người không theo tín ngưỡng nào cả, bởi vì ai cũng công nhận người tu hành là những người có đời sống tâm linh cao hơn những người khác, do đó, nếu kẻ tu hành không sống đúng với sự kính trọng của mọi người, tức là sống mà coi miếng ăn lớn hơn sự cầu nguyện, coi ly rượu ly bia lớn hơn đức ái, thì sự kính trọng người tu hành nơi họ sẽ mất đi.
Làm hòa thượng, làm linh mục hoặc làm một tu sĩ nam nữ mà chú trọng đến ăn uống quá mức, thì sẽ bị đánh giá là tham ăn tham uống và hưởng thụ.
Ai cũng muốn ăn sung mặc sướng, vì đó là những đòi hỏi của thân xác, nhưng những kẻ tu hành thì không như vậy, họ biết kiềm chế thân xác trong sự ăn uống, họ không đòi hỏi cho được cao lương mỹ vị, họ cũng không so sánh phê bình thức ăn ngon dở, nhưng họ luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho họ có bữa ăn ngon...
Sành ăn sành uống không phải là tội cũng không phải là xấu, nhưng sành ăn đến độ chê thậm tệ món này tồi, món kia dở, phê bình nhà bếp không biết nấu ăn thì là lỗi đức bác ái, mà lỗi đức bác ái không phải là tội sao?
Tiết chế ăn uống không những làm cho thân xác khỏe mạnh, mà còn chế ngự được đòi hỏi của xác thịt. Đó là con đường tu đức mà bất cứ người Ki-tô hữu nào cũng đều biết...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thành kiến với sứ giả, đánh mất cả sứ điệp
Lm. Minh Anh
23:11 30/08/2020
THÀNH KIẾN VỚI SỨ GIẢ, ĐÁNH MẤT CẢ SỨ ĐIỆP
“Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”.
Kính thưa Anh Chị em,
Từ thuở ấu thời, thi hào Tagore đã biểu hiện như một thiên tài. Một hôm, cậu bé Tagore làm thơ, đưa cho cha mình xem. Cụ thân sinh của cậu lắc đầu, “Thơ của con chỉ là thơ thẩn”. Tagore bèn nghĩ ra một kế, cậu chép lại bài thơ thật kỹ và chua thêm xuất xứ là trích trong một tập thơ cổ. Lần này, đọc xong, mắt cha cậu rực sáng; ông đánh đét một cái và khen, “Tuyệt, tuyệt”, rồi đem khoe tíu tít với con trai lớn lúc bấy giờ là chủ nhiệm một tờ báo văn học. Ông nói, “Chưa có bài nào hay như bài này”. Cậu lớn của ông đọc xong cũng bộc lộ kinh ngạc, “Tuyệt phẩm”, và muốn đăng báo. Bấy giờ, hai người đòi Tagore đưa tập thơ cổ ra để đối chiếu. Đến đây, chuyện mới vỡ lẽ; người cha rất giận nhưng nhìn con với sự thán phục và hối hận cho thái độ mâu thuẫn xưa nay của mình.
Thái độ của cụ thân sinh Tagore cũng là thái độ của những người cùng quê với Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay khi họ từ chối Ngài. Họ quên rằng, thành kiến với sứ giả sẽ đánh mất cả sứ điệp, một sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta cùng suy tư với câu nói của Chúa Giêsu, “Tôi bảo thật các ông, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”.
Trước hết, chúng ta nói đến sứ điệp. Buồn thay, thông thường, sứ điệp Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta lại phụ thuộc vào sự cởi mở hay hẹp hòi của chúng ta dành cho sứ giả; Thiên Chúa nói với chúng ta qua người này, chúng ta từ chối; nhưng sau đó, qua người khác, chúng ta đón nhận. Bao lần chúng ta bỏ lỡ ánh sáng của Chúa hoặc một thông điệp yêu thương của Người chỉ vì nó đến từ một ai đó ngoài ý mình muốn, hay thậm chí từ người Chúa chọn chứ không phải chúng ta chọn. Điều đã xảy ra với đồng hương của Chúa Giêsu, họ đánh mất cơ hội đón nhận ân huệ Chúa.
Walter Fauntroy nói, “Đừng mù quáng do thành kiến; đừng chai cứng do thời gian; đừng để bất cứ điều gì làm khô bại lòng trí, trói buộc chân tay hay đánh bại tâm hồn bạn”. Lòng người đồng hương của Chúa Giêsu đã hỏng hóc bởi các thành kiến không đáng có; họ để ơn Chúa đi qua mà không bao giờ trở lại; tệ hơn, họ muốn xô Ngài xuống vực, nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi.
Thứ đến, chúng ta nói về sứ giả; đúng hơn, thái độ cần có của một sứ giả. Đến như Chúa Giêsu, một người hiền lành, dịu dàng và khiêm nhượng trong lòng như Ngài mà còn bị từ chối, phương chi là chúng ta. Đứng trước một chân lý, phản ứng của con người luôn luôn là phản kháng vì sợ hãi; con người sợ phải đón nhận chân lý vốn đòi hỏi họ phải thay đổi. Bởi thế, khi đến với người khác, điều đầu tiên Thiên Chúa muốn chúng ta trao cho họ chính là Lời Chúa và lòng thương xót của Người chứ không phải lời mình với một sự cảm thương; trao cho họ thông điệp lòng thương xót của Thiên Chúa nhờ sự tác động bên trong của Thánh Thần, với một thái độ khiêm nhu như Thánh Phaolô chỉ bày trong bài đọc Côrintô hôm nay, “Phần tôi, khi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan”; “Chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đến với anh em; lời tôi nói, việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng của Thiên Chúa”.
Anh Chị em,
Sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta từ một em bé, một cụ già, một bề dưới hoặc một bề trên; đừng vì thành kiến mà đánh mất sứ điệp, xin cho chúng ta có đủ khiêm tốn để đọc ra điều Chúa muốn qua tất cả các sứ giả Chúa gửi đến dù họ là ai, người thế nào. Là sứ giả, chúng ta đến với người anh em trong sự khiêm nhu cần có, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất và chỉ nói cho họ những gì Chúa muốn; Lời của Chúa chứ không phải là lời của chúng ta. Tín thác vào sự nhân lành của Chúa cùng sự soi sáng của Thánh Thần, chúng ta sẽ múc lấy những gì tốt nhất cho linh hồn mình cũng như sẽ trao tặng những gì quý báu nhất cho anh em.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con vì thành kiến với sứ giả mà đánh mất sứ điệp; cũng đừng để con làm hỏng sứ điệp thật của Chúa khi con chỉ là sứ giả giả”. Amen.
(Tgp. Huế)
“Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thái độ của cụ thân sinh Tagore cũng là thái độ của những người cùng quê với Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay khi họ từ chối Ngài. Họ quên rằng, thành kiến với sứ giả sẽ đánh mất cả sứ điệp, một sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta cùng suy tư với câu nói của Chúa Giêsu, “Tôi bảo thật các ông, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình”.
Trước hết, chúng ta nói đến sứ điệp. Buồn thay, thông thường, sứ điệp Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta lại phụ thuộc vào sự cởi mở hay hẹp hòi của chúng ta dành cho sứ giả; Thiên Chúa nói với chúng ta qua người này, chúng ta từ chối; nhưng sau đó, qua người khác, chúng ta đón nhận. Bao lần chúng ta bỏ lỡ ánh sáng của Chúa hoặc một thông điệp yêu thương của Người chỉ vì nó đến từ một ai đó ngoài ý mình muốn, hay thậm chí từ người Chúa chọn chứ không phải chúng ta chọn. Điều đã xảy ra với đồng hương của Chúa Giêsu, họ đánh mất cơ hội đón nhận ân huệ Chúa.
Walter Fauntroy nói, “Đừng mù quáng do thành kiến; đừng chai cứng do thời gian; đừng để bất cứ điều gì làm khô bại lòng trí, trói buộc chân tay hay đánh bại tâm hồn bạn”. Lòng người đồng hương của Chúa Giêsu đã hỏng hóc bởi các thành kiến không đáng có; họ để ơn Chúa đi qua mà không bao giờ trở lại; tệ hơn, họ muốn xô Ngài xuống vực, nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi.
Thứ đến, chúng ta nói về sứ giả; đúng hơn, thái độ cần có của một sứ giả. Đến như Chúa Giêsu, một người hiền lành, dịu dàng và khiêm nhượng trong lòng như Ngài mà còn bị từ chối, phương chi là chúng ta. Đứng trước một chân lý, phản ứng của con người luôn luôn là phản kháng vì sợ hãi; con người sợ phải đón nhận chân lý vốn đòi hỏi họ phải thay đổi. Bởi thế, khi đến với người khác, điều đầu tiên Thiên Chúa muốn chúng ta trao cho họ chính là Lời Chúa và lòng thương xót của Người chứ không phải lời mình với một sự cảm thương; trao cho họ thông điệp lòng thương xót của Thiên Chúa nhờ sự tác động bên trong của Thánh Thần, với một thái độ khiêm nhu như Thánh Phaolô chỉ bày trong bài đọc Côrintô hôm nay, “Phần tôi, khi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan”; “Chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đến với anh em; lời tôi nói, việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng của Thiên Chúa”.
Anh Chị em,
Sứ điệp yêu thương của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta từ một em bé, một cụ già, một bề dưới hoặc một bề trên; đừng vì thành kiến mà đánh mất sứ điệp, xin cho chúng ta có đủ khiêm tốn để đọc ra điều Chúa muốn qua tất cả các sứ giả Chúa gửi đến dù họ là ai, người thế nào. Là sứ giả, chúng ta đến với người anh em trong sự khiêm nhu cần có, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất và chỉ nói cho họ những gì Chúa muốn; Lời của Chúa chứ không phải là lời của chúng ta. Tín thác vào sự nhân lành của Chúa cùng sự soi sáng của Thánh Thần, chúng ta sẽ múc lấy những gì tốt nhất cho linh hồn mình cũng như sẽ trao tặng những gì quý báu nhất cho anh em.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con vì thành kiến với sứ giả mà đánh mất sứ điệp; cũng đừng để con làm hỏng sứ điệp thật của Chúa khi con chỉ là sứ giả giả”. Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quá đẹp: Diễn từ của Tổng thống Trump kết thúc với bài Ave Maria – Kinh Kính Mừng được phổ nhạc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:15 30/08/2020
Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa kết thúc thật đẹp với bài Ave Maria. Thời khắc Công Giáo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa đã kết thúc với điều mà một nhà bình luận đã gọi là “khoảnh khắc Công Giáo nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” qua màn trình diễn bài “Ave Maria”, tức là kinh “Kính mừng Maria”, được phổ thành nhạc.
Ca sĩ Opera Christopher Macchio đã đưa ra một bản trình diễn tuyệt đẹp bài hát này, là ca khúc được các tín hữu Công Giáo yêu mến, từ ban công Phòng Xanh của Tòa Bạch Ốc sau bài phát biểu nhận đề cử của Tổng thống Donald Trump, qua đó ông phân tích tình hình quốc gia và quốc tế, và chính thức chấp nhận sự đề cử của đảng Cộng Hòa để tái tranh cử.
Sau khi hát lời cầu nguyện với Đức Mẹ, Macchio đã mời gia đình tổng thống Trump và các vị khách đang tụ tập trên bãi cỏ phía nam của Tòa Bạch Ốc cùng hát bài “God Bless America” và bài “America the Beautiful” nghĩa là “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” và “Hoa kỳ xinh đẹp”.
Tiến sĩ Taylor Marshall, một tác giả Công Giáo nhận định:
“Thiên Chúa sẽ tôn vinh những ai tôn kính Ngài (và những ai tôn kính Mẹ của Thiên Chúa)”
“Đây là thời điểm Công Giáo nhất trong lịch sử nước Mỹ, ” bình luận viên Công Giáo John Zmirak tuyên bố.
“Bằng mọi cách, chúng ta hãy kêu gọi sự giúp đỡ của Mẹ Chúa Giêsu trong việc bảo vệ đất nước và con cháu của chúng ta khỏi những kẻ coi việc phá thai là quyền ‘thiêng liêng’”.
“Cuộc bầu cử này rõ ràng hơn bao giờ, ” ông nói thêm.
Source:Life Site News
Năm học mới có gì lạ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Kim Ngân
11:13 30/08/2020
Câu hỏi này không liên quan gì đến vụ tranh cãi về việc các em học sinh nên đến trường học như mọi năm hay ở nhà để học trực tuyến hầu tránh lây lan nhiễm khuẩn do đại dịch COVID-19 gây ra. Điều thực sự mới lạ trong năm nay là tại Thành Phố (TP) New York, các học sinh được phép “chọn giới tính” cho mình. Đó là bản tin đọc được từ: https://proudamericanliving.com/this-fall-new-york-city-schools-allow-children-to-choose-their-own-gender, được đăng trên mạng ngày 26 tháng 8 vừa qua.
Quả đúng là hậu sinh khả úy. Trẻ con thế hệ hôm nay ở Mỹ này sướng thật, vì được tự do hết cỡ: muốn nghĩ gì cũng được, muốn nói gì cũng thoải mái, muốn làm gì thì làm. Giờ đây, năm học mới đến, tại TP New York, các em học sinh không chỉ được chọn sách vở, túi đeo, học cụ, quần áo và giầy dép mới, v.v, , mà còn được chọn cả “giống” cho mình nữa! Thật là sướng quá mức!
Đặc biệt hơn nữa, các cháu cứ chọn giới tính một cách tự nhiên, không cần giấy tờ pháp lý rườm rà gì hết cả. Có nghĩa là, tỉ như một cháu gái đang sống với hai “bố” mà cả hai đều thúc ép cháu cứ “chuyển giới” một cách tự nhiên, thì cháu chỉ cần đến trường tuyên bố rằng đã được phép hai ông “bố” cho mình làm con trai, thì như vậy là cháu sẽ “trở thành” con trai từ đó trở đi.
Đây chính là điều mới lạ trong năm học mới, và là một thành quả khổng lồ của phong trào Lờ Gờ Bờ Tở (LBGT).
Sở Giáo Dục TP New York đã gửi ra một thông cáo báo chí về chính sách mới này vốn sẽ có hiệu lực từ niên khóa 2020--2021.
Học Khu Chưởng Ấn Richard A. Carranza tuyên bố hùng hồn như sau: “Học đường là bờ bến an toàn cho học sinh phát triển các đam mê và khám phá ra căn tính của các cháu. Các hướng dẫn mới này đúng là để xác nhận căn tính của các cháu. Trong tháng đầy vinh dự này, tôi vui sướng gửi đến các em học sinh một thông điệp rõ ràng—chúng tôi tôn vinh, tôn trọng và ủng hộ các em, ”
Trong khi đó, Đệ Nhất Phu Nhân TP, bà Chirlane McCray, còn say sưa hơn nữa: “Cho dù các cộng đồng chuyển giới và không-đi-nước-đôi của chúng ta ngày càng bị chính quyền liên bang chúi mũi dùi tấn công, giới lãnh đạo TP New York vẫn bảo đảm giới trẻ chúng ta phải được an toàn, khỏe mạnh và được che chở--cũng như được tự do học hỏi và lớn lên trong khuôn viên học đường. TP New York rất tự hào đi tiên phong trong các chính sách cho phép toàn thể cư dân thuộc mọi giới tính có cơ hội trở thành chính bản thân mình trong hết mọi môi trường sống, nhất là môi trường học đường.”
Không ai biết được chính sách này sẽ đưa đến các hậu quả nào. Điều chắc chắn là những thay đổi này sẽ đi vào hồ sơ vĩnh viễn và sẽ đưa đến những thay đổi trong các mẫu ghi danh, học bạ và cả văn bẳng tốt nghiệp nữa.
Với chính sách “tự chọn giới tính” này, không biết rồi ra các trường đại học sẽ làm cách nào để xác định sinh viên của mình là trai hay gái. Sẽ phải dựa vào giấy khai sinh hay hồ sơ học đường? Nếu một nam sinh viên quả quyết mình là nữ (dựa trên hồ sơ học đường), liệu anh ta có thể ở trong ký túc xá dành cho nữ sinh viên chăng? Liệu anh ta có thể dùng phòng vệ sinh dành cho nữ giới chăng?
Không biết rồi “cơn sa đoạ kinh hoàng” này sẽ đưa cư dân New York nói riêng và cho dân Mỹ nói chung đi tới phương trời nào?
Nguyễn Kim Ngân
Tháng 8, ngày 30, 2020
Đặc biệt hơn nữa, các cháu cứ chọn giới tính một cách tự nhiên, không cần giấy tờ pháp lý rườm rà gì hết cả. Có nghĩa là, tỉ như một cháu gái đang sống với hai “bố” mà cả hai đều thúc ép cháu cứ “chuyển giới” một cách tự nhiên, thì cháu chỉ cần đến trường tuyên bố rằng đã được phép hai ông “bố” cho mình làm con trai, thì như vậy là cháu sẽ “trở thành” con trai từ đó trở đi.
Đây chính là điều mới lạ trong năm học mới, và là một thành quả khổng lồ của phong trào Lờ Gờ Bờ Tở (LBGT).
Sở Giáo Dục TP New York đã gửi ra một thông cáo báo chí về chính sách mới này vốn sẽ có hiệu lực từ niên khóa 2020--2021.
Học Khu Chưởng Ấn Richard A. Carranza tuyên bố hùng hồn như sau: “Học đường là bờ bến an toàn cho học sinh phát triển các đam mê và khám phá ra căn tính của các cháu. Các hướng dẫn mới này đúng là để xác nhận căn tính của các cháu. Trong tháng đầy vinh dự này, tôi vui sướng gửi đến các em học sinh một thông điệp rõ ràng—chúng tôi tôn vinh, tôn trọng và ủng hộ các em, ”
Trong khi đó, Đệ Nhất Phu Nhân TP, bà Chirlane McCray, còn say sưa hơn nữa: “Cho dù các cộng đồng chuyển giới và không-đi-nước-đôi của chúng ta ngày càng bị chính quyền liên bang chúi mũi dùi tấn công, giới lãnh đạo TP New York vẫn bảo đảm giới trẻ chúng ta phải được an toàn, khỏe mạnh và được che chở--cũng như được tự do học hỏi và lớn lên trong khuôn viên học đường. TP New York rất tự hào đi tiên phong trong các chính sách cho phép toàn thể cư dân thuộc mọi giới tính có cơ hội trở thành chính bản thân mình trong hết mọi môi trường sống, nhất là môi trường học đường.”
Không ai biết được chính sách này sẽ đưa đến các hậu quả nào. Điều chắc chắn là những thay đổi này sẽ đi vào hồ sơ vĩnh viễn và sẽ đưa đến những thay đổi trong các mẫu ghi danh, học bạ và cả văn bẳng tốt nghiệp nữa.
Với chính sách “tự chọn giới tính” này, không biết rồi ra các trường đại học sẽ làm cách nào để xác định sinh viên của mình là trai hay gái. Sẽ phải dựa vào giấy khai sinh hay hồ sơ học đường? Nếu một nam sinh viên quả quyết mình là nữ (dựa trên hồ sơ học đường), liệu anh ta có thể ở trong ký túc xá dành cho nữ sinh viên chăng? Liệu anh ta có thể dùng phòng vệ sinh dành cho nữ giới chăng?
Không biết rồi “cơn sa đoạ kinh hoàng” này sẽ đưa cư dân New York nói riêng và cho dân Mỹ nói chung đi tới phương trời nào?
Nguyễn Kim Ngân
Tháng 8, ngày 30, 2020
Nhận định của Giáo sư James Morrow, khoa chính trị Đại Học Michigan về bài nói chuyện của Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
15:58 30/08/2020
Theo James Morrow, phân tích gia của Sky News, Australia, tổng thống Donald Trump đã rất khôn ngoan khi tập trung vào tình trạng bất ổn đang gây ra ở nhiều thành phố do Đảng Dân chủ điều hành trong bài phát biểu nhận đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Trong bài phát biểu dài 71 phút của mình trên bãi cỏ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump cho biết cuộc bầu cử sắp tới sẽ “quyết định xem chúng ta cứu Giấc mơ Mỹ hay chúng ta để cho một chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa phá bỏ vận mệnh trân quý của chúng ta”.
“Lá phiếu của các bạn sẽ quyết định liệu chúng ta có bảo vệ những người Mỹ tuân thủ luật pháp hay chúng ta trao quyền thống trị tự do cho những kẻ bạo lực vô chính phủ, những kẻ kích động và tội phạm đe dọa công dân của chúng ta.”, Tổng thống Trump nói như trên trước đám đông khoảng 1, 000 người.
Tổng thống cũng đề cập đến tình trạng bất ổn đang càn qua một số thành phố ở Mỹ sau vụ người đàn ông da đen Jacob Blake bị cảnh sát bắn bảy phát đạn.
Trong khi một số người biểu tình một cách ôn hòa, một số lại chuyển sang cướp bóc và bạo lực, là điều mà ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã ngần ngại lên án.
Theo Morrow, trong khi đảng Dân chủ vẫn đang cố gắng ám chỉ những người ủng hộ tổng thống Trump là “những kẻ đáng thương hại”, đáng tội nghiệp vì khờ dại, ngu dốt; tổng thống Trump không có thái độ kẻ cả và trịch thượng đó, ông cố gắng lôi kéo những cử tri cánh tả đang dao động bằng những lời trân trọng hơn và đáp ứng đúng nguyện vọng của họ hơn.
“Tổng thống Trump thực sự thông minh, ông ấy tập trung vào các tử huyệt của Joe Biden và ông ấy nói rằng chính ông Joe Biden là vấn đề, ” ông Morrow nói.
“Điều đó làm cho nhiều người có thể dao động. Trong số những người tả khuynh chắc chắn có những người không thích những gì đang diễn ra ở các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành này, những nơi đang bị phá hủy bởi những kẻ bạo loạn và cướp bóc, tất cả đều nhân danh cái gọi là phản kháng, những người đó sẽ nói ‘Tôi sẽ không bỏ phiếu Biden, tôi sẽ bỏ phiếu cho Trump.’”
“Tôi nghĩ mà không sợ sai lầm rằng, bài phát biểu của Tổng thống Trump khôn ngoan hơn bất cứ điều gì Biden đã nói.”
Ở Hoa Kỳ, ngoài FoxNews từ trước đến nay vẫn có truyền thống bênh vực tổng thống Trump, hầu hết các phương tiện truyền thông khác có khuynh hướng chống lại bất cứ hoạt động nào của Tổng thống Trump.
Ở Úc, tình hình ngược hẳn lại. Sau những căng thẳng liên tục với Trung Quốc, các phương tiện truyền thông tại Úc tỏ ra có cảm tình đặc biệt với Tổng thống Trump.
Căng thẳng đã âm ỉ giữa Bắc Kinh và Canberra trong những năm gần đây, với quyết định của Australia cấm tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei thuộc sở hữu của Trung Quốc không được tham gia vào việc triển khai cơ sở hạ tầng di động 5G do lo ngại về an ninh quốc gia.
Sự xuất hiện của đại dịch coronavirus làm gia tăng thêm nhiều căng thẳng cho các mối quan hệ. Hôm 19 tháng 4, Ngoại trưởng Marise Payne đã kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về cách Trung Quốc đối phó với COVID-19.
Vài ngày trước đó, sau khi Hoa Kỳ đe dọa rút tiền tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, vì Tổng thống Donald Trump tuyên bố WHO đã quảng bá các “thông tin sai lệch” của Trung Quốc về virus, thủ tướng Úc Morrison đã nói rằng đã có những lời chỉ trích “rất xác đáng” đối với WHO.
Sau hai tuyên bố này của các nhà lãnh đạo Úc, Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) lên tiếng đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt kinh tế nếu Úc cứ tiếp tục kêu gọi một cuộc điều tra độc lập liên quan đến COVID-19.
Sau khi Úc tiếp tục lờ đi các cảnh cáo này của Trung Quốc, mức thuế 80% đánh vào lúa mạch của Úc trong 5 năm đã được công bố.
Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Queensland và New South Wales.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối phó với đại dịch toàn cầu, Bắc Kinh lại thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hương Cảng. Úc đã liên kết với Vương quốc Anh và Canada mô tả kế hoạch này là đáng quan ngại sâu sắc và nói rằng nó làm suy yếu quyền tự trị của Hương Cảng. Điều này làm gia tăng hơn nữa căng thẳng giữa hai nước.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold đã ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ, vào ngày 28 tháng 7, tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Chỉ một ngày sau, Cảnh Sảng (Geng Shuang - 耿爽), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói “Úc không còn làm được bao nhiêu để cứu vãn tình hình”.
Nhiều quan sát viên cho rằng nếu tháng 11 này Tổng thống Trump không được tái đắc cử, một chính quyền Mỹ thân thiện với Trung Quốc hơn sẽ khiến tình hình kinh tế Úc rơi vào một tình trạng suy thoái đáng âu lo.
Vì chính nghĩa phò sinh, người Công Giáo cầu mong cho Tổng thống Trump thắng cử thế nào thì chính giới Úc, vì kinh tế, cũng mong mỏi điều đó không kém.
Source:Sky News Australia
Nhà hoạt động nhân quyền người Hoa kêu gọi: Vì tương lai thế giới xin bầu cho Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
15:59 30/08/2020
Một nhà hoạt động nhân quyền người Hoa được tị nạn ở Hoa Kỳ đã xuất hiện tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa hôm thứ Tư, nơi anh nồng nhiệt ca ngợi Tổng thống Donald Trump.
Luật sư Trần Quang Thành (Chen Guangcheng - 陈光诚), nổi tiếng với công việc đấu tranh chống lại việc cưỡng bức phá thai theo chính sách một con của Trung Quốc, đã phải đối mặt với nhiều năm bách hại của bọn cầm quyền trước khi trốn đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2012. Sau một tháng đàm phán căng thẳng, cuối cùng Luật sư Thành đã được phép rời Trung Quốc và bay đến Mỹ, nơi anh đã sống kể từ đó.
Dù bày tỏ lòng biết ơn chính quyền Obama vào thời điểm đó, Luật sư Thành đã nổi lên như một nhà chỉ trích thường xuyên và gay gắt đối với chính quyền Obama và xu thế chính trị của đảng Dân chủ nói chung.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Luật sư Thành đã công kích “ chính sách xoa dịu của các chính quyền cũ - bao gồm cả Obama và Biden, mà anh cho rằng đã “cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc thâm nhập và ăn mòn các khía cạnh khác nhau của cộng đồng toàn cầu”.
Phát biểu qua video trước hội nghị, Luật sư Thành ca ngợi tổng thống Trump đã dẫn đầu cuộc chiến “ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc” và kêu gọi người Mỹ “ủng hộ, bỏ phiếu và chiến đấu cho Tổng thống Trump vì lợi ích của thế giới.”
Mối quan hệ với Bắc Kinh đã giảm mạnh dưới thời tổng thống Trump, người luôn tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, ngoại trưởng Mike Pompeo, cũng có những lời lẽ phản đối Bắc Kinh và ca ngợi tổng thống Trump vì đã “vén mở bức màn cho thấy hành động xâm lược săn mồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Mỹ bất kể xu hướng đảng phái “hiện đang có cái nhìn đối với Trung Quốc tiêu cực hơn nhiều so với trước đây”. 83% đảng viên Cộng hòa được Pew phỏng vấn cho biết họ coi Trung Quốc là một hiểm họa đối với đất nước. Theo Pew, trong khi đảng Cộng hòa từ lâu đã nghi ngờ Bắc Kinh, thì đảng Dân chủ trong những năm gần đây cũng trở nên dè dặt hơn với Trung Quốc - 68% những người được Pew phỏng vấn cho biết họ xem Trung Quốc là bất lợi - vì vậy ngày càng có nhiều đồng thuận về vấn đề này giữa hai đảng.
Hầu như tất cả những nhà bất đồng chính kiến người Hoa đang sống ở Mỹ là những người lên tiếng ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Luật sư Thành có mối liên hệ chặt chẽ với Mục Sư Phó Hi Thu (Bob Fu, 傅希秋) là người đã làm các thủ tục cần thiết để đưa Luật sư Thành sang Hoa Kỳ, và tìm việc làm cho anh trong viện Witherspoon, có trụ sở tại New Jersey, và Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Luật sư Thành nói rằng “đứng lên chống lại chế độ chuyên chế không hề dễ dàng. Tôi biết điều đó”.
“Khi tôi lên tiếng phản đối chính sách 'một con' của Trung Quốc và những bất công khác, tôi đã bị chính quyền bắt bớ, đánh đập và quản thúc tại gia, ” anh nói. “ Vào tháng 4 năm 2012, tôi trốn thoát và được cho trú ẩn trong đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Tôi mãi mãi biết ơn người dân Hoa Kỳ đã chào đón tôi và gia đình đến Hoa Kỳ, nơi chúng tôi hiện đang tự do. “
Bị mù từ khi còn nhỏ, Luật sư Thành đã tự học luật và tham gia vào các hoạt động nhân quyền, đặc biệt là xung quanh các vấn đề cưỡng bức phá thai và các hành vi lạm dụng khác liên quan đến chính sách “một con”. Lần đầu tiên anh ta bị bỏ tù 4 năm là vào năm 2006, sau đó anh ta bị quản thúc chặt chẽ trong nhiều năm cho đến cuộc vượt ngục đầy kịch tính vào năm 2012.
Trong thời gian đó, một đoàn của CNN đã tháp tùng nam diễn viên Christian Bale, khi đó đang ở Trung Quốc để quảng cáo cho một bộ phim. Họ đến thăm Luật sư Thành. Bale đã bị một nhân viên bảo vệ tấn công và cả đội đã bị ngăn cản không cho đến ngôi nhà nơi Luật sư Thành bị giam giữ.
Trong bài phát biểu của anh hôm thứ Tư, Luật sư Thành gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc “kẻ thù của nhân loại”, và cảnh báo rằng chế độ độc tài này “đang đe dọa hạnh phúc của thế giới”. Anh kể ra một danh sách dài gồm một loạt các vấn đề bao gồm cả sự áp bức của người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, mưu toan bá chiếm Biển Đông, các chiến dịch đàn áp liên tục Hương Cảng, và các mối đe dọa đối với Đài Loan.
Nhắc đến tổng thống Trump, Luật sư Thành nói thêm rằng “đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Trung Quốc - và được che đậy bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã gây ra cái chết hàng loạt và biến động xã hội trên toàn thế giới.”
Source:CNN
Bầu cử 2020: Ông Trump có bao nhiêu cơ hội thắng cử?
Trần Mạnh Trác
19:39 30/08/2020
Trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, chúng ta cũng thấy một sự ráo riết vận động cho ứng cử viên Trump, tuy rằng ông này không có ơn nghĩa đặc biệt nào với riêng cộng đồng người Việt, nhưng ông đã không gây ra một ‘oán hận’ như trường hợp ông Biden, là dẫn đầu việc chống đối quyết liệt không ủng hộ người Việt Nam vào tị nạn trong những năm 1975.
Căn bản bầu cử ở Hoa Kỳ là bảo vệ quyền lợi cho mình, xa hơn là cho cộng đồng và dân tộc cuả mình, cho nên việc các cơ quan ngôn luận người Việt ồn ào tranh đấu cho ứng cử viên Trump thì cũng không đi ra ngoài cái lý ‘dĩ nhiên’ thông thường đó.
Trong bài này chúng tôi xin đưa ra vài lý do mà ông Trump có thể tái đắc cử, mà lại đắc cử một cách dễ dàng hơn năm 2016.
COVID-19 và kinh tế
Chúng ta đều biết rằng kể từ đầu năm 2020 cho đến nay thì sự ủng hộ cuả dân chúng dành cho ông Trump đã sút giảm đi nhiều. Sự lúng túng đương đầu với đại dịch COVID-19 và tiếp theo là hậu quả suy thoái kinh tế, dù cho cả hai việc đều không phải do lỗi cuả ông, nhưng vì ông là người đứng mũi chịu sào, cho nên địch thủ là ông Biden, dù chẳng làm gì trong suốt thời gian trên nhưng vẫn đương nhiên thêm được hơn 10 điểm.
Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy biểu đồ cuả một biến cố thì sau lúc nóng bỏng ban đầu, đường biểu diễn được san bằng trở lại, và sự cân bình sẽ được tái lập theo thời gian. Biến cố COVID-19 đã kéo dài quá lâu và đang có dấu hiệu được giải quyết, nền kinh tế cũng phục hồi và giá cổ phiếu đã trở nên ‘nóng bỏng’ còn hơn trước nữa, mỗi khi có một tin tức ‘tốt’ cho ông Trump. Điều đó chứng tỏ dân chúng tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế với ông Trump hơn là với ông Biden.
So sánh kết quả cuả việc đương đầu với COVID-19 giữa các quốc gia dân chủ tiền tiến trên thế giới thì Hoa Kỳ nằm ở hạng trên mức trung bình, nghiã là sự lãnh đạo cuả ông Trump trước biến cố này không phải là tệ. So sánh kết quả cuả COVID-19 ở trong nước Mỹ giữa các tiểu bang ‘Cộng Hoà’ và “Dân Chủ’, thì các tiểu bang dưới sự lãnh đạo cuả đảng Dân Chủ có nhiều thương vong, nhiều hơn các tiểu bang Cộng Hoà một cách đáng kể, chứng tỏ chính sách cuả Công Hoà thì hữu hiệu hơn.
BLM và các vụ đốt phá.
Một biến cố có tính cách chủng tộc xảy ra ngày 25 tháng 5 đã là một cơ hội bằng vàng cho đảng Dân Chủ. Vào ngày ấy một người Mỹ Da Đen là ông George Floyd đã bị một cảnh sát viên Da Trắng dùng đầu gối chẹn họng trong một cuộc bắt giữ và ông ta đã chết sau đó. Những cuộc biểu tình đã lan ra khắp nơi kể cả ở ngoài Hoa Kỳ, và đồng thời các tổ chức quá khích thiên tả cũng lợi dụng gây hỗn loạn, đốt phá, cản đường xá, chiếm khu phố.
Đảng Dân Chủ và nhóm truyền thông cánh tả đã khuyến khích sự hỗn loạn ấy để chứng tỏ rằng chính quyền cuả ông Trump bất lực, nhưng đó là một ‘con dao hai lưỡi’ đang quay lại làm tổn thương họ, vì giống như biến cố COVID-19, thời gian kéo dài quá lâu làm mất đi cái nhuệ khí ban đầu và đang phơi bày ra những yếu kém bất cập.
Một hậu quả hiển nhiên mà mọi người thấy được là ở đâu mà vị thị trưởng là Dân Chủ thì ở đó hỗn loạn cướp bóc và đốt phá kéo dài mãi. Chúng ta biết rằng ngoại trừ vị thị trưởng đó hay vị thống đốc cuả Tiểu Bang lên tiếng xin Liên Bang hổ trợ thì việc ‘nội trị’ là trách nhiệm cuả địa phương, ông Trump không thể can thiệp nếu không có sự yêu cầu hoặc lý do ‘có biến loạn’ được quốc hội cho phép.
Người ta, kể cả các tổ chức tôn giáo, đã bắt đầu kêu gọi phải có tinh thần ‘thượng tôn luật pháp’ và cần ‘tái lập trật tự’, là điều mà ông Trump chủ trương, trong khi đó thì đảng Dân Chủ đang lúng túng vì không giám kết án sự hỗn loạn mà họ đã lỡ ủng hộ, và họ đang thất bại, nói đúng ra là không nêu ra được một chương trình nào để đối phó với tình hình hiện tại.
Ngoại trừ có một biến cố mới ngoạn mục, xảy ra trong khoảng giữa tháng 10, làm cho cuộc bầu cử tháng 11 trở thành ‘điên rồ’, thì các vụ hỗn loạn kéo dài này sẽ là một vết thương rỉ máu cuả đảng Dân Chủ.
Số tiểu bang ‘xôi đậu’ quá lớn
Khác với cuộc bầu cử 2016, cuộc bầu cử năm nay có một số tiểu bang thường được gọi là vùng giới tuyến (battlegrounds) quá lớn. Nói cách khác ông Biden phải vận động trên 21 tiểu bang để giữ được lợi thế như bây giờ, trong khi đó ông Trump cần vận động trên 18 tiểu bang để lật ngược thế cờ. So với năm 2016 vào thời diểm này chỉ có 13 tiểu bang gọi là battlegrounds mà thôi.
Sở dĩ chúng ta lưu tâm đến các tiểu bang battlegrounds là vì hiện nay, nếu chỉ nhờ vào các tiểu bang ‘ăn chắc’ mà thôi, thì cả hai ứng viên không ai có đủ phiếu ‘cử tri đoàn’ (CTĐ) để trúng cử cả.
Lúc này ông Biden đang dẫn đầu với 212 phiếu CTĐ so với ông Trump là 115 phiếu CTĐ. Cần có 270 phiếu CTĐ để thắng cử.
Năm 2016 vào khoảng thời gian này, bà Clinton đã có gần 270 phiếu và ông Trump chỉ mới có 191 phiếu mà thôi, ấy thế mà trong vòng hơn 1 tháng trời, cuộc diện đã thay đổi hoàn toàn, lý do là bà Clinton đã phạm phải một lỗi lầm là không đi tranh cử ở một vài tiểu bang battlegrounds ở miền bắc.
So với vị thế cuả bà Clinton 4 năm trước, vị thế cuả ông Biden thua kém hơn và một số tiểu bang battlegrounds lại đang gặp khó khăn vì những vụ bạo động (thí dụ Wisconsin.)
Việc con số battlegrounds lớn nghiã là việc tiên đoán sẽ khó khăn hơn, nhưng quan trọng hơn, nó có nghiã là sự chi tiêu cho cuộc tranh cử phải cao hơn, điều này có nghiã là ứng viên nào vận động được nhiều tiền thì có lợi thế, mà nói đến tiền thì chúng ta đều biết rằng ông Trump là một tay ‘sành sõi’ về thứ ấy.
Nguyên tắc cử tri đoàn và sách lược tranh cử.
Chúng tôi vừa đề cập đến khái niệm Cử Tri Đoàn (CTĐ), chúng tôi xin đề cập thêm về khái niệm ấy như sau;
Ở các quốc gia khác thì việc đắc cử chức vụ tổng thống thường là do đa số cử tri bầu cho. Nhưng tại Mỹ, mỗi tiểu bang sẽ cử ra một số đại biểu goị là 'cử tri đoàn' (electoral college) để thay mặt dân mà bầu tổng thống. Mỗi tiểu bang sẽ cử ra một số đại biểu tương đương với số ghế mà họ có trong hạ viện cộng với 2 ghế thượng nghị sĩ, nói cách khác các tiểu bang sẽ cử ra một số tương đương với số dân biểu và nghị sĩ mà họ có.
Như vậy thì cử tri đoàn là đại diện cho dân số, theo thống kê năm 2010, trung bình 711 ngàn người là một đơn vị dân cử, thí dụ Tiểu Bang Wyoming có 600 ngàn dân nên có 1 dân biểu, và vì là tiểu bang nên có 2 ghế nghị sĩ, như vậy họ sẽ được cử ra 3 đại biểu CTĐ. Cũng vậy California có khoảng 40 triệu dân, họ sẽ cử ra 55 đại biểu CTĐ.
Thường thì hễ ai thắng phiếu nhiều hơn ở một tiểu bang, dù chỉ là 1 phiếu, thì lấy trọn cử tri đoàn cuả tiểu bang ấy, điều mà người ta gọi là qui luật ‘người thắng lấy cả’ (winner take all.) Riêng hai tiểu bang Nebraska (NE, 5 CTĐ) và Massachusetts (ME, 4 CTĐ) thì họ chia theo tỷ lệ.
Nhưng vì có qui tắc ‘người thắng lấy cả’ như vậy nên sẽ có trường hợp một người tuy thắng phiếu dân bầu (popular vote) nhưng vẫn bị thất cử vì thua phiếu cử tri đoàn (electoral vote.) Lấy giả thử California là một tiểu bang Dân Chủ và đang có 15 triệu cử tri (dân số tuy là 40 triệu nhưng chỉ có 15 triệu có đủ điều kiện trên 18 tuổi và có ghi danh đi bầu) và Texas theo Cộng Hoà có 11 triệu cử tri (trong số 27 triệu dân), bây giờ ông Biden thắng ở Cali với 8 triệu cử tri so với ông Trump 7 triệu, và ông Trump thắng ở Texas với 11 triệu phiếu so với ông Biden không có phiếu nào (thí dụ thôi nhé), vậy thì ông Biden sẽ thắng vì ông ấy có 55 CTĐ so với ông Trump chỉ có 38 CTĐ. Nhưng như vậy nếu tính về số phiếu bầu thì ông Trump được nhiều hơn vì 11 triệu ở Texas cộng với 7 triệu ở Cali là 18 triệu, hơn hẳn số 8 triệu cuả ông Biden rất nhiều.
Cho nên trọng tâm của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vẫn là ở cấp tiểu bang chứ không phải là việc tìm phiếu trên toàn quốc. Vì vậy chúng ta sẽ không nên ngạc nhiên khi thấy nhiệt độ cuả cuộc tranh cử có thể nóng lên ở một nơi nhưng lại nguội tanh ở bên cạnh. Thí dụ nhiệt độ sẽ lên rất cao ở Tiểu Bang Nevada (8 Ctd) hay Oregon (7 Ctd) nhưng sẽ bình lặng 'như tờ’ ở California (55 Ctd), ngoại trừ khi nào có vận động quyên tiền mà thôi.
Sở dĩ như vậy là vì California từng là một tiểu bang 'ăn chắc' cuả đảng Dân Chủ, đã nhiều đời không hề bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống cuả Cộng Hoà, cho nên phe Cộng Hoà không muốn phí tiền tranh cử ở đây, và phe Dân Chủ cũng chẳng cần tranh cử làm gì.
Viết đến đây chúng tôi chạnh nghĩ rằng, việc chúng ta đang chứng kiến những tranh cãi sôi nổi giữa những người Việt ở bên Cali, ngoại trừ trường hợp vì ‘phát huy lý tưởng’ hay quyền lợi cấp địa phương, còn nếu chỉ là để dồn phiếu cho ông Trump mà thôi, thì việc ‘đấm đá lẫn nhau’ sẽ không mang lại lợi ích nào cả. Hãy đưa các nỗ lực ấy qua Texas, Florida, Georgia, Virginia, Pennsylvania (là những nơi có số cử tri người Việt đáng kể) thì hơn.
Vấn đề theo dõi tranh cử
Trong các cuộc bầu cử trước chúng tôi đều có đưa lên những bàn đồ CTĐ để cho quí độc giả theo dõi cuộc tranh cử, năm nay cũng vậy, chúng tôi chọn bản đồ cuả tổ chức RealClearPolitics để làm minh hoạ.
Lý do là bản đồ cuả họ đơn sơ dễ hiểu. Họ không tổ chức thăm dò ý kiến mà chỉ tóm lược kết quả cuả mọi cơ quan khác. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn có.
Năm nay biểu đồ cuả họ chia các tiểu bang ra thành 7 hạng như sau:
1- Thứ nhất là những tiểu bang ‘xôi đậu’ (Tossups) có nghiã là chưa thể định rõ họ bỏ phiếu cho phe nào. Có 15 TB như vậy được sơn màu xám là NV, AZ, NE, TX, MN, IA, MO, MI, WI, OH, GA, FL, PA, NC, NH.
2- Đảng Dân Chủ có 3 hạng đều sơn màu xanh, càng đậm thì có nghiã là càng ăn chắc. Thứ hạng như sau: Democrats (chắc ăn, ) Democrat Likely (nhiều hy vọng, ) và Democrat Lean (ít hy vọng), Ít hy vọng là những tiểu bang OR, CO, NM, VA, ME, CT.
3- Đảng Công Hoà có 3 hạng đều sơn màu đỏ, càng đậm thì có nghiã là càng ăn chắc. Thứ hạng như sau: Repubican (chắc ăn, ) Repubican Likely (nhiều hy vọng, ) và Repubican Lean (ít hy vọng), Ít hy vọng là những tiểu bang MT, IN, SC.
Con số Battlegrounds được nói ở phần trên là số tổng cộng cuả các tiểu bang Tossups (xôi đậu) và Lean (ít hy vọng.)
Tuy nhiên chúng ta đều biết là từ năm 2016 thì các việc thăm dò ý kiến đã không còn đáng tin cậy nữa, sự kiện ông Trump thắng cử ngược với tất cả các kết quả thăm dò chứng tỏ rằng mọi thăm dò đã thất bại lớn lao. Từ đó cho đến nay ngưởi ta vẫn dùng các tiêu chuẩn cũ, có nghiã là vẫn sai. Và vì thế mà tuy dùng biểu đồ cuả một tổ chức phi đảng phái, chúng tôi vẫn nghĩ rằng không thể sử dụng biểu đồ ấy mà suy đoán tương lai một cách chắc chắn.
Tiêu chuẩn suy đoán mới
Mới đây nhất, ngày hôm qua, ông Michael More, một nhà đạo diễn không mặn mà gì với ông Trump cho lắm, mới đưa ra một nhận định mà chúng tôi thấy có ý nghĩa, đó là việc các cuộc thăm dò đã bỏ qua một chi tiết rất quan trọng, đó là cái đà cuả xã hội. Nói một cách nôm na thì khi một xã hội đã xoay chiều đi theo một hướng khác thì nó sẽ đi tiếp xa hơn. Nhận định về cái đà cuả ông Trump, Michael More tiên đoán ông ta sẽ thắng cử. Được biết ông More là người duy nhất trong năm 2016 đã tiên đoán đúng sự thắng lợi cuả ông Trump.
Chúng tôi thấy có ý nghiã vì, một xã hội lớn ví như một chiếc tầu lớn, cần một vòng tròn lớn để đổi hướng chứ không thể quay ngoặt như một chiếc thuyền nan được. Vậy thì khi cái đà xã hội đã bắt đầu xoay chuyển, nó sẽ tiếp tục như thế một chặng đường dài.
Nhìn vào hai đường biểu thị về thế lợi cuả ông Biden và cuả bà Clinton đối với ông Trump, chúng ta thấy rằng thế lợi ấy đang xuống dốc, tuy vẫn còn ở trên độ “0” nhưng xuống và không có dấu hiệu nào sẽ ngưng lại trước ngày bầu cử. Vào thời điểm ngày 30 tháng 8 năm 2016, thế lợi cuả bà Clinton là +4.3, xuống từ mức cao +7.6 ngày 9/8. Còn thế lợi bây giờ (30/8/2020) cuả ông Biden là +6.9, xuống từ mức cao +10.2 ngày 24/6.
Đây chỉ là một chặng cuả một cuộc chạy đua đang hồi gay cấn và nhiều bất ngờ, và vì thế mà chúng tôi sẽ phải trở lại mỗi khi có thêm những thông tin hữu ích. Vậy xin hẹn được gặp lại quí độc giả lần sau.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher minh giải lá thư của ngài về việc Úc chọn vắcxin chế tạo từ tế bào phôi thai người bị phá thai
Vũ Văn An
21:54 30/08/2020
Như đã biết, chính phủ Morrison của Úc đã ký một thoả thuận trị giá 24.7 triệu dollars với đại công ty dược phẩm AstraZeneca để cung cấp vắcxin chống Covid-19 miễn phí cho mọi công dân Úc. Vì vắcxin này được chế tạo từ tế bào phôi thai người bị phá, nên 3 vị Tổng Giám Mục của Công Giáo Sydney, Anh Giáo Sydney và Chính Thống Giáo New South Wales đã có thư (xem Vietcatholic 24/08/2020) cho Thủ tướng Morrison yêu cầu lưu ý tới những vắcxin không chế tạo từ tế bào phôi thai người bị phá.
Lời lẽ của các vị Tổng Giám Mục rất chừng mực và hữu lý nhằm có được các vắcxin hợp đạo đức, tức không sử dụng tới các tế bào phôi thai người bị phá, một điều vốn đi ngược lương tâm các tín hữu Kitô giáo. Điều này được chính tờ The Guardian chứng tỏ, khi thuật lại các phê phán không mấy tích cực của hai khoa học gia đối với lá thư.
Thực vậy, theo tờ The Guardian, các vị Tổng Giám Mục kêu gọi chính phủ “theo đuổi các giàn xếp tương tự để có các vắcxin thay thế mà không đặt ra cùng những quan tâm đạo đức như thế”.
Các vị cho rằng yêu cầu trên là điều có thể vì hiện có đến 167 vắcxin đang được nghiên cứu chống Covid-19 với một số không dùng tới tế bào phôi thai người bị phá.
Các vị không hề chống đối việc chích ngừa. Tờ The Guardian trích nguyên văn lá thư: “Xin thủ tướng an tâm rằng các Giáo Hội của chúng tôi, như đã thưa, không chống đối việc chích ngừa, chúng tôi cầu xin để một vắcxin được tìm ra. Nhưng chúng tôi cũng cầu xin để nó không bị vấy bẩn về đạo đức”.
Tờ báo cũng trích dẫn lời Đức Tổng Giám Mục Fisher giải thích trên Facebook của ngài: “Điều hết sức ích lợi cho cộng đồng là việc chích ngừa được tiếp nhận một cách rộng rãi và chứng bệnh gây tử vong này bị đánh bại, nhưng điều này sẽ đạt được cách tốt hơn nếu các vắcxin có sẵn không tạo ra thế lưỡng nan đạo đức”.
Thế lưỡng nan đó là: cứu sống (vắcxin) bằng cách diệt sống (phá thai). Tuy nhiên, phải đọc câu trên một cách thận trọng: tốt hơn nên sử dụng vắc xin không chế tạo từ tế bào phôi thai người nếu có sẵn. Còn nếu không có sẵn, đạo đức sinh học đâu có buộc không được sử dụng vắcxin chế tạo từ phôi thai người để cứu người.
Theo VaticanNews, Đức Tổng Giám Mục Fisher viết rằng, nếu không có sẵn thuốc thay thế, ngài không nghĩ dùng vắcxin của AstraZeneca là điều phi đạo đức: “Làm như thế sẽ không phải là hợp tác với bất cứ cuộc phá thai nào trong quá khứ hay tương lại”.
Phải nói rằng Chính phủ Úc đã lưu tâm đến các quan ngại của các vị Tổng Giám Mục. Theo tờ The Guardian, một ngày sau khi công bố thoả thuận với đại công ty AstraZeneca, Thủ tướng Morrison buộc phải rút lại ý định buộc mọi người dân Úc phải chích ngừa. Một phát ngôn viên chính phủ nói với tờ The Guardian rằng “thủ tướng tôn trọng quan điểm của nhiều cộng đồng tôn giáo của Úc và hiểu các vấn đề đang được nêu ra” và chính phủ đã đầu tư vào các loại vắcxin không sử dụng tới tế bào phôi thai người bị phá, cụ thể là vắcxin hiện đang được chế tạo tại Đại Học Queensland, trong đó, chính phủ đã đóng góp 5 triệu dollars.
Dù thế, dư luận phần nào đã tấn công dữ dội các nhà lãnh đạo Kitô giáo nói trên. Robert Booy, Giáo sư Chích ngừa của Đại Học Sydney, nhân dịp này, cho biết trong 50 năm qua, nhiều vắcxin đã được khai triển nhờ dùng tế bào phôi thai người bị phá và các nhóm Kitô giáo trước đây vốn chấp nhận việc sử dụng chúng vì “khoảng cách lớn giữa tuyến tế bào và vắcxin sau cùng”.
Ông cho tờ The Guardian hay các vắcxin ở Úc trừ ban đỏ, sơ gan A và đậu mùa đều theo phương pháp trên. Vả lại, diễn trình bào chế qua nhiều giai đoạn tinh chế (purification) khiến các yếu tố DNA người không còn mà chỉ còn lại virút.
Nhưng điều đó vẫn không biện minh được việc cần có các tế bào phôi thai người bị phá, một điều có liên hệ đến việc diệt sống. Chính Peter Doherty, người lãnh giải Nobel và là giáo sư miễn dịch học, cũng cho rằng việc ấy là quan tâm hàng đầu của người Công Giáo, tuy về “phương diện khoa học, không hề là một vấn đề”.
Các phản hồi thiếu tích cực trên khiến Đức Tổng Giám Mục Fisher phải lên tiếng minh giải. Theo tờ The Catholic Weekly, trên Facebook của ngài, Đức Cha Fisher viết “Tôi vốn không, và sẽ không, kêu gọi người Công Giáo tẩy chay vắcxin nếu nó trở nên có sẵn... Điều tôi làm là tham gia cùng các nhà lãnh đạo đức tin khác yêu cầu Thủ Tướng, ngoài thoả thuận ký với AstraZeneca, nên theo đuổi nhiều sắp xếp để có được các vắcxin khác, chứ không tự giới hạn vào một loại vắcxin, loại mà một số người trong cộng đồng của chúng tôi thấy quan ngại về phương diện đạo đức”.
Quan ngại trên, theo tờ The Catholic Weekly, là quan ngại chung của Vatican và các Giám Mục thế giới. Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống đang soạn thảo một tuyên bố liên quan đến việc khai triển các vắcxin chống Covid-19 phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội từng được giải thích trong văn kiện Dignitas Personae (Phẩm Giá Con Người) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin măm 2008. Theo văn kiện này, các nhà khảo cứu có nghĩa vụ đạo đức không dùng “các chất liệu sinh học” lấy từ các thủ tục vô luân, nhất là phá thai.
Tuy nhiên, văn kiện cũng thừa nhận rằng ngoài vấn đề chất liệu sử dụng để triển khai vắcxin ra, việc sử dụng thực tế một vắcxin thành công gồm nhiều “mức độ trách nhiệm khác nhau”.
Văn kiện quả quyết rằng “nhiều lý do nghiêm trọng có thể cân xứng về luân lý để biện minh việc sử dụng ‘chất liệu sinh học’như thế”.
Do đó, thí dụ, nguy cơ sức khỏe của đứa con có thể cho phép các cha mẹ dùng một vắcxin chế tạo từ tuyến tế bào có nguồn gốc bất hợp pháp, trong khi nhớ rằng mọi người có bổn phận bày tỏ sự bất đồng của mình và yêu cầu các hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình làm cho các loại vắcxin khác có sẵn”.
Hợp với đường lối trên, Helen Watt, thuộc Trung Tâm Đạo Đức Sinh Học Anscombe, Oxford, một trung tâm phục vụ Giáo Hội Công Giáo Anh, cho rằng “Tẩy chay một vắcxin chống Covid-19 khi không có thuốc thay thế nó là một hành động nghiêm trọng cần được thận trọng cân nhắc vì những nguy cơ đầy tiềm năng trầm trọng của nó đối với người ta”.
Bà cho rằng, nói thế không có nghĩa là không cần phải cố gắng có được các vắcxin không dùng tới tế bào thai nhi bị phá khi chúng có sẵn.
Đức Giáo Hoàng giải hòa những căng thẳng ở biển Đông Địa Trung Hải
Thanh Quảng sdb
23:49 30/08/2020
Đức Giáo Hoàng giải hòa những căng thẳng ở biển Đông Địa Trung Hải
ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho việc đối thoại hầu giải quyết các xung đột đang bùng nổ ở Địa Trung Hải.
(Tin Vatican)
Sau khi đọc Kinh Truyền tin trong buổi triều yết trưa Chúa nhật (30/8/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho sự "bất ổn" ở phía đông Biển Địa Trung Hải. ĐTC nói: “Cha theo dõi và lo ngại trước những căng thẳng ở phía đông Địa Trung Hải. Đức Thánh Cha không đề cập đến các quốc gia liên quan.
ĐTC nói: "Tôi kêu gọi một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các xung đột đang đe dọa hòa bình của các dân tộc trong khu vực".
Căng thẳng
Căng thẳng đã gia tăng trong vài tuần qua ở phía đông Địa Trung Hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi có những mỏ dầu và khí khổng lồ được phát hiện cách đây một thập kỷ. Hai nước gần đây đã ký các thỏa thuận hàng hải: năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ ký với Libya, và tháng trước Hy Lạp ký với Ai Cập.
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có những mâu thuẫn về việc tranh giành biên giới lãnh hải và do đó, quyền thăm dò và khai phá các nguồn năng lượng kia phải thuộc về họ.
Căng thẳng giữa thủ đô Ankara và Athens gia tăng sau ngày 10/8 khi tàu nghiên cứu Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ khai thác dầu khí ở Địa trung hải.
Liên hiệp Âu Châu (EU) đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ có thể phải đối diện với lệnh trừng phạt mới, bao gồm các biện pháp kinh tế cứng rắn, trừ khi họ tạm ngừng những việc gây ra căng thẳng.
Hôm thứ Tư, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẵn sàng đàm phán với Hy Lạp mà không đòi hỏi một điều kiện nào, nhưng hôm qua Thổ nhĩ kỳ lại thông báo về các cuộc diễn tập quân sự mới trong hai tuần nữa.
Về phần mình, các nước Liên minh châu Âu đang cố gắng dàn xếp để tránh các cuộc leo thang đối đầu.
ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho việc đối thoại hầu giải quyết các xung đột đang bùng nổ ở Địa Trung Hải.
(Tin Vatican)
Sau khi đọc Kinh Truyền tin trong buổi triều yết trưa Chúa nhật (30/8/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho sự "bất ổn" ở phía đông Biển Địa Trung Hải. ĐTC nói: “Cha theo dõi và lo ngại trước những căng thẳng ở phía đông Địa Trung Hải. Đức Thánh Cha không đề cập đến các quốc gia liên quan.
ĐTC nói: "Tôi kêu gọi một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các xung đột đang đe dọa hòa bình của các dân tộc trong khu vực".
Căng thẳng
Căng thẳng đã gia tăng trong vài tuần qua ở phía đông Địa Trung Hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi có những mỏ dầu và khí khổng lồ được phát hiện cách đây một thập kỷ. Hai nước gần đây đã ký các thỏa thuận hàng hải: năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ ký với Libya, và tháng trước Hy Lạp ký với Ai Cập.
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có những mâu thuẫn về việc tranh giành biên giới lãnh hải và do đó, quyền thăm dò và khai phá các nguồn năng lượng kia phải thuộc về họ.
Căng thẳng giữa thủ đô Ankara và Athens gia tăng sau ngày 10/8 khi tàu nghiên cứu Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ khai thác dầu khí ở Địa trung hải.
Liên hiệp Âu Châu (EU) đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ có thể phải đối diện với lệnh trừng phạt mới, bao gồm các biện pháp kinh tế cứng rắn, trừ khi họ tạm ngừng những việc gây ra căng thẳng.
Hôm thứ Tư, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẵn sàng đàm phán với Hy Lạp mà không đòi hỏi một điều kiện nào, nhưng hôm qua Thổ nhĩ kỳ lại thông báo về các cuộc diễn tập quân sự mới trong hai tuần nữa.
Về phần mình, các nước Liên minh châu Âu đang cố gắng dàn xếp để tránh các cuộc leo thang đối đầu.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Hưng Hóa
Tiến Đức
05:51 30/08/2020
Hôm thứ Bẩy, 29 tháng 08, Phòng Báo chí Toà Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Chính toà giáo phận Hưng Hoá; đồng thời bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Vinh, làm Giám quản Tông toà giáo phận Hưng Hoá “trống toà và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).
Tiểu sử Đức Giám Mục Gioan Maria Vũ Tất
▪ Sinh ngày 10 tháng 03 năm 1944 tại làng Bến Thôn, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
▪ 1955 – 1962: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sơn Lộc, Sơn Tây
▪ 1962 – 1966: Giảng viên Tiểu chủng viện Sơn Lộc
▪ 1966 – 1990: Lao động tại quê nhà, hướng dẫn các tu sinh
▪ 1977 – 1987: Học Triết học và Thần học với Đức Cha Giuse Phan Thế Hinh (Hưng Hoá) và Đức Cha Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng (Bắc Ninh)
▪ Thụ phong linh mục ngày 01 tháng 04 năm 1987
▪ 1987 – 1995: Làm việc mục vụ tại giáo phận Hưng Hoá, đặc trách việc đào tạo linh mục; trong thời gian này có một năm tu nghiệp tại Ðại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 1995 – 1997: Học Giáo luật tại Ðại học Urbaniana, Roma, tốt nghiệp cử nhân Giáo luật
▪ 1997 – 1998: Theo học Khoá Mục vụ tại Ðại học Công Giáo Paris, Pháp
▪ 1998 – 2003: Trợ tá tại Toà Giám mục Hưng Hoá, phụ trách mục vụ tại tỉnh Lào Cai
▪ 1999 – 2004: Giảng viên môn Giáo luật tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 2003 – 2010: Chính xứ giáo xứ Bách Lộc, giáo phận Hưng Hoá
▪ 2005 – 2010: Phó giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ Ngày 29 tháng 03 năm 2010, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hoá (hiệu toà Thisiduo). Thánh lễ Truyền chức Giám mục tổ chức tại Nhà thờ Chính toà Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2010. Châm ngôn Giám mục: “Sự thật trong yêu thương”
▪ Ngày 01 tháng 03 năm 2011, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Hưng Hoá.
Tiểu sử Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên
▪ Sinh ngày 08 tháng 01 năm 1965 tại giáo xứ Hướng Phương, giáo phận Vinh (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam)
▪ 1972 – 1983: Học chương trình phổ thông
▪ 1984 – 1987: Thi hành nghĩa vụ quân sự phía Bắc, Việt Nam
▪ 1987 – 1992: Học tại Đại học Nông nghiệp II, Huế, Khoa Kinh tế, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế
▪ 1993 – 1999: Học tại Đại chủng viện Vinh Thanh, giáo phận Vinh
▪ Thụ phong Linh mục ngày 03 tháng 10 năm 1999
▪ 2000 – 2009: Du học Úc Đại Lợi, tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Thần học và 3 văn bằng Thạc sĩ
▪ 2009 – 2014: Phó Giám đốc và Giáo sư Tín lý tại Đại chủng viện Phanxicô Xaviê (Vinh Thanh); từ 2014: Giám đốc Đại chủng viện
▪ 2010: Tổng Đại diện giáo phận Vinh
▪ Ngày 13 tháng 06 năm 2013 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Vinh (hiệu toà Megalopoli di Proconsolare)
Thánh lễ Truyền chức Giám mục ngày 04 tháng 09 năm 2013. Châm ngôn Giám mục: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14, 27)
▪ Tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIII (3–7/10/2016), Đức Cha Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc HĐGMVN, và được tái cử tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIV (30/9/2019 – 04/10/2019).
Source:Holy See Press OfficeRinunce e nomine, 29.08.2020
Tiểu sử Đức Giám Mục Gioan Maria Vũ Tất
▪ Sinh ngày 10 tháng 03 năm 1944 tại làng Bến Thôn, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
▪ 1955 – 1962: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sơn Lộc, Sơn Tây
▪ 1962 – 1966: Giảng viên Tiểu chủng viện Sơn Lộc
▪ 1966 – 1990: Lao động tại quê nhà, hướng dẫn các tu sinh
▪ 1977 – 1987: Học Triết học và Thần học với Đức Cha Giuse Phan Thế Hinh (Hưng Hoá) và Đức Cha Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng (Bắc Ninh)
▪ Thụ phong linh mục ngày 01 tháng 04 năm 1987
▪ 1987 – 1995: Làm việc mục vụ tại giáo phận Hưng Hoá, đặc trách việc đào tạo linh mục; trong thời gian này có một năm tu nghiệp tại Ðại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 1995 – 1997: Học Giáo luật tại Ðại học Urbaniana, Roma, tốt nghiệp cử nhân Giáo luật
▪ 1997 – 1998: Theo học Khoá Mục vụ tại Ðại học Công Giáo Paris, Pháp
▪ 1998 – 2003: Trợ tá tại Toà Giám mục Hưng Hoá, phụ trách mục vụ tại tỉnh Lào Cai
▪ 1999 – 2004: Giảng viên môn Giáo luật tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 2003 – 2010: Chính xứ giáo xứ Bách Lộc, giáo phận Hưng Hoá
▪ 2005 – 2010: Phó giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ Ngày 29 tháng 03 năm 2010, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hoá (hiệu toà Thisiduo). Thánh lễ Truyền chức Giám mục tổ chức tại Nhà thờ Chính toà Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2010. Châm ngôn Giám mục: “Sự thật trong yêu thương”
▪ Ngày 01 tháng 03 năm 2011, được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Hưng Hoá.
Tiểu sử Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên
▪ Sinh ngày 08 tháng 01 năm 1965 tại giáo xứ Hướng Phương, giáo phận Vinh (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam)
▪ 1972 – 1983: Học chương trình phổ thông
▪ 1984 – 1987: Thi hành nghĩa vụ quân sự phía Bắc, Việt Nam
▪ 1987 – 1992: Học tại Đại học Nông nghiệp II, Huế, Khoa Kinh tế, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế
▪ 1993 – 1999: Học tại Đại chủng viện Vinh Thanh, giáo phận Vinh
▪ Thụ phong Linh mục ngày 03 tháng 10 năm 1999
▪ 2000 – 2009: Du học Úc Đại Lợi, tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Thần học và 3 văn bằng Thạc sĩ
▪ 2009 – 2014: Phó Giám đốc và Giáo sư Tín lý tại Đại chủng viện Phanxicô Xaviê (Vinh Thanh); từ 2014: Giám đốc Đại chủng viện
▪ 2010: Tổng Đại diện giáo phận Vinh
▪ Ngày 13 tháng 06 năm 2013 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá giáo phận Vinh (hiệu toà Megalopoli di Proconsolare)
Thánh lễ Truyền chức Giám mục ngày 04 tháng 09 năm 2013. Châm ngôn Giám mục: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14, 27)
▪ Tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIII (3–7/10/2016), Đức Cha Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc HĐGMVN, và được tái cử tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIV (30/9/2019 – 04/10/2019).
Source:Holy See Press Office
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ :Những Bài Ca Dâng Lễ
Lê Hải Nam
21:04 30/08/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
HỎI: Có những tiêu chí mới nào cho các bài ca dâng lễ không? Có thể biết về việc này trong tài liệu nào của Giáo hội? Cách đây vài năm chúng tôi được tin rằng các bài ca dành cho phần dâng lễ bao gồm các từ “bánh và rượu, ” nhưng không có nhắc đến những lý do đàng sau chúng. Chỉ dẫn này có đúng không? Đây có phải là điều phải theo về phụng vụ không? Và nó có áp dụng cho những bài ca trong nhiều ngôn ngữ khác nhau không? — C.B., Manila, Philippines
TRẢ LỜI: Bài ca dâng lễ là một trong những lĩnh vực mà một số người có ý kiến về mặt giáo thuyết về những gì phải làm, nhưng hầu như không có nền tảng trong luật phụng vụ phổ quát.
Từ quan điểm luật phổ quát, nguồn quan trọng nhất là cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Sách Lễ Rô-ma. Nghĩa là:
Số 48: Bài ca [nhập lễ] này được ca đoàn và cộng đoàn, hay người lĩnh xướng và cộng đoàn, hay chỉ có cộng đoàn hay chỉ có ca đoàn hát. Trong các giáo phận của Hoa Kỳ, có 4 chọn lựa cho bài ca nhập lễ: (1) bài ca trong sách lễ hay bài ca với thánh vịnh của nó trong Sách Ca Tiến Cấp Rô-ma, như được phổ nhạc ở đó hay trong một bối cảnh khác; (2) bài ca và Thánh Vịnh của Sách Ca Tiến Cấp Phổ Thông cho thời gian phụng vụ; (3) bài ca từ một tuyển tập khác các bài ca và Thánh Vịnh đã được Hội Đồng Giám Mục hay giám mục địa phận phê chuẩn, bao gồm các thánh vịnh được sắp xếp dưới dạng xướng đáp hay dạng nhịp điệu; (4) một bài ca phụng vụ khác thích hợp với cử hành thánh, với ngày đó hay với thời gian đó trong năm, cũng được Hội Đồng Giám Mục hay giám mục địa phận phê chuẩn. Nếu không hát trong phần nhập lễ, bài ca ấn định trong sách lễ được các tín hữu, hay một số tín hữu, hay một người đọc lên; nếu không chính vị linh mục đọc nó và thậm chí có thể thích nghi nó như một lời giới thiệu dẫn lễ (xem số 31).
Số 74. Đám rước đem lễ vật lên có bài ca dâng lễ đi kèm (xem số 37b). Bài ca này được tiếp tục ít nhất cho đến khi lễ vật được đặt trên bàn thờ. Quy chuẩn cho cách hát cũng giống như cho bài ca nhập lễ (xem số 48). Việc hát luôn có thể đi kèm các nghi thức trong phần dâng lễ, cho dù là khi không có rước lễ vật.
Các sách chính thức được tham chiếu trong Số 48 là những ấn bản dựa trên một nguồn chính thức khác được gọi là Trình Tự Bài Ca Thánh Lễ. Cuốn sách hầu như hoàn toàn không được biết đến này, xuất bản năm 1970, ấn định mọi quy chuẩn thánh lễ được tìm thấy trong sách lễ hình thức ngoại thường đến sách lễ hình thức thông thường và lịch phụng vụ.
Không như cuốn sách lễ hiện nay, hình thức ngoại thường tiên liệu một bài ca dâng lễ thích hợp cho mỗi thánh lễ. Đây không phải là bản văn tùy chọn mà là thích hợp và cụ thể cho mỗi ngày hay mùa nhất định. Nhìn sơ qua lịch phụng vụ thì thấy rằng bản văn ấn định cho phần dâng lễ thường lấy từ các thánh vịnh. Bản văn ấy thường quy chiếu về ngày lễ được cử hành và rất hiếm khi nhắc đến bánh và rượu.
Thí dụ trong các lễ về Đức Maria, bản văn ấy thường quy về Đức Maria và trong nhiều trường hợp được lấy từ phần đầu của kinh Kính Mừng, hay một câu thánh vịnh có thể áp dụng vào Đức Maria và đôi khi là một bài văn nguyên bản như vào các lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria Nữ Vương và Đức Maria Lên Trời.
Sách Trình Tự Bài Ca Thánh Lễ ấn định một bài ca dâng lễ thích hợp cho lịch phụng vụ. Trong phần dẫn nhập, sách ấy viết:
Số 13. Sau bài ca dâng lễ, các câu ngắn có thể được hát lên theo truyền thống, nhưng chúng luôn có thể bị loại bỏ thậm chí trong bài ca Domine Jesu Christe trong thánh lễ cho người chết. Sau mỗi câu có phần lập lại cái đoạn của bài ca được đánh dấu để lập lại.
Tuy nhiên bởi vì nó là một cuốn sách phức tạp và khó sử dụng, nó bị bỏ quên không dùng đến. Trong những năm gần đây, nó đã được chỉnh sửa cách nào đó bằng việc xuất bản những phiên bản thực tiễn của những quy chuẩn này, như các sách của các thầy dòng tu viện Bê-nê-di-tô Solesmes và cuốn Các Quy Chuẩn Lalemant bằng tiếng Anh của tổ chức Corpus Christi Watershed. Có thể có các phiên bản khác mà tôi không biết.
Do đó ít nhất theo luật phổ quát, không có mấy hậu thuẫn cho ý tưởng rằng bài ca dâng lễ phải luôn nhắc đến bánh và rượu hay các cử chỉ dâng lễ vật.
Về tài liệu của các Hội Đồng Giám Mục, các hướng dẫn năm 2007 về âm nhạc phụng vụ, cuốn “Hát Ca Tụng Chúa” do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xuất bản, chỉ đưa ra các tiêu chí tổng quát về thánh ca. Nghĩa là:
Một thánh ca được hát trong mỗi Giờ Kinh Phụng Vụ, vốn là cội nguồn cho đoạn thánh ca trong phụng vụ. Trong thánh lễ, ngoài kinh Vinh Danh và một số nhỏ các đoạn thánh ca trong Sách Lễ Rô-ma và Sách Ca Tiến Cấp Rô-ma, các thánh ca cộng đoàn của một nước hay một nhóm đặc thù, đã được đấng thẩm quyền nói đến trong GIRM (General Instructions of the Roman Missal: Hướng Dẫn Tổng Quát của Sách Lễ Rô-ma) xét là phù hợp, có thể được đón nhận trong Phụng Vụ Thánh. Luật giáo hội ngày nay cho phép tùy chọn sử dụng các thánh ca tiếng bản xứ trong phần nhập lễ, phần chuẩn bị lễ vật, hiệp lễ và kết lễ. Bởi vì những thánh ca phổ thông này thực hiện một vai trò phụng vụ cách thích hợp, đặc biệt quan trọng là chúng phải thích hợp với cử hành phụng vụ. Phù hợp với một lịch sử không gián đoạn gần năm thế kỷ, không có gì cấm việc sử dụng một số thánh ca cộng đoàn phát xuất từ các truyền thống Ki-tô khác, miễn là văn bản của chúng phù hợp với giáo huấn của giáo hội và chúng phù hợp với phụng vụ Công Giáo (số 115).
Đôi khi khó mà tìm thấy các thánh ca “thích hợp” cụ thể cho việc chuẩn bị lễ vật, bởi vì thời điểm này của thánh lễ không được các nhà soạn nhạc hiện đại chú ý nhiều so với nghi thức nhập lễ và hiệp lễ. Hơn nữa các thánh ca tiếng bản ngữ cũ cho thời điểm này là hiếm có.
Cũng đúng là một thánh ca chỉ là một trong nhiều lựa chọn cho giây phút này. Ngoài thánh ca, có thể dùng một khúc hát tiếng La-tinh truyền thống cho ngày hôm đó; một phiên bản tiếng Anh của khúc hát ấy; một khúc hát nhiều bè của ca đoàn; âm nhạc thuần nhạc cũ (bên ngoài mùa Chay); và thậm chí là không có âm nhạc gì cả.
Tuy nhiên, theo gương văn bản chính thức được tham chiếu bên trên, trong việc chọn lựa bản văn “thích hợp”, chúng ta có thể theo hướng dẫn của phụng vụ ngày hôm đó và không có lý do gì để bị giới hạn vào các thánh ca nói đến bánh và rượu.
Bài ngày 25/8/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/08/25/liturgy-qa-songs-for-the-offertory/
Lê Hải Nam
HỎI: Có những tiêu chí mới nào cho các bài ca dâng lễ không? Có thể biết về việc này trong tài liệu nào của Giáo hội? Cách đây vài năm chúng tôi được tin rằng các bài ca dành cho phần dâng lễ bao gồm các từ “bánh và rượu, ” nhưng không có nhắc đến những lý do đàng sau chúng. Chỉ dẫn này có đúng không? Đây có phải là điều phải theo về phụng vụ không? Và nó có áp dụng cho những bài ca trong nhiều ngôn ngữ khác nhau không? — C.B., Manila, Philippines
TRẢ LỜI: Bài ca dâng lễ là một trong những lĩnh vực mà một số người có ý kiến về mặt giáo thuyết về những gì phải làm, nhưng hầu như không có nền tảng trong luật phụng vụ phổ quát.
Từ quan điểm luật phổ quát, nguồn quan trọng nhất là cuốn Hướng Dẫn Tổng Quát Về Sách Lễ Rô-ma. Nghĩa là:
Số 48: Bài ca [nhập lễ] này được ca đoàn và cộng đoàn, hay người lĩnh xướng và cộng đoàn, hay chỉ có cộng đoàn hay chỉ có ca đoàn hát. Trong các giáo phận của Hoa Kỳ, có 4 chọn lựa cho bài ca nhập lễ: (1) bài ca trong sách lễ hay bài ca với thánh vịnh của nó trong Sách Ca Tiến Cấp Rô-ma, như được phổ nhạc ở đó hay trong một bối cảnh khác; (2) bài ca và Thánh Vịnh của Sách Ca Tiến Cấp Phổ Thông cho thời gian phụng vụ; (3) bài ca từ một tuyển tập khác các bài ca và Thánh Vịnh đã được Hội Đồng Giám Mục hay giám mục địa phận phê chuẩn, bao gồm các thánh vịnh được sắp xếp dưới dạng xướng đáp hay dạng nhịp điệu; (4) một bài ca phụng vụ khác thích hợp với cử hành thánh, với ngày đó hay với thời gian đó trong năm, cũng được Hội Đồng Giám Mục hay giám mục địa phận phê chuẩn. Nếu không hát trong phần nhập lễ, bài ca ấn định trong sách lễ được các tín hữu, hay một số tín hữu, hay một người đọc lên; nếu không chính vị linh mục đọc nó và thậm chí có thể thích nghi nó như một lời giới thiệu dẫn lễ (xem số 31).
Số 74. Đám rước đem lễ vật lên có bài ca dâng lễ đi kèm (xem số 37b). Bài ca này được tiếp tục ít nhất cho đến khi lễ vật được đặt trên bàn thờ. Quy chuẩn cho cách hát cũng giống như cho bài ca nhập lễ (xem số 48). Việc hát luôn có thể đi kèm các nghi thức trong phần dâng lễ, cho dù là khi không có rước lễ vật.
Các sách chính thức được tham chiếu trong Số 48 là những ấn bản dựa trên một nguồn chính thức khác được gọi là Trình Tự Bài Ca Thánh Lễ. Cuốn sách hầu như hoàn toàn không được biết đến này, xuất bản năm 1970, ấn định mọi quy chuẩn thánh lễ được tìm thấy trong sách lễ hình thức ngoại thường đến sách lễ hình thức thông thường và lịch phụng vụ.
Không như cuốn sách lễ hiện nay, hình thức ngoại thường tiên liệu một bài ca dâng lễ thích hợp cho mỗi thánh lễ. Đây không phải là bản văn tùy chọn mà là thích hợp và cụ thể cho mỗi ngày hay mùa nhất định. Nhìn sơ qua lịch phụng vụ thì thấy rằng bản văn ấn định cho phần dâng lễ thường lấy từ các thánh vịnh. Bản văn ấy thường quy chiếu về ngày lễ được cử hành và rất hiếm khi nhắc đến bánh và rượu.
Thí dụ trong các lễ về Đức Maria, bản văn ấy thường quy về Đức Maria và trong nhiều trường hợp được lấy từ phần đầu của kinh Kính Mừng, hay một câu thánh vịnh có thể áp dụng vào Đức Maria và đôi khi là một bài văn nguyên bản như vào các lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria Nữ Vương và Đức Maria Lên Trời.
Sách Trình Tự Bài Ca Thánh Lễ ấn định một bài ca dâng lễ thích hợp cho lịch phụng vụ. Trong phần dẫn nhập, sách ấy viết:
Số 13. Sau bài ca dâng lễ, các câu ngắn có thể được hát lên theo truyền thống, nhưng chúng luôn có thể bị loại bỏ thậm chí trong bài ca Domine Jesu Christe trong thánh lễ cho người chết. Sau mỗi câu có phần lập lại cái đoạn của bài ca được đánh dấu để lập lại.
Tuy nhiên bởi vì nó là một cuốn sách phức tạp và khó sử dụng, nó bị bỏ quên không dùng đến. Trong những năm gần đây, nó đã được chỉnh sửa cách nào đó bằng việc xuất bản những phiên bản thực tiễn của những quy chuẩn này, như các sách của các thầy dòng tu viện Bê-nê-di-tô Solesmes và cuốn Các Quy Chuẩn Lalemant bằng tiếng Anh của tổ chức Corpus Christi Watershed. Có thể có các phiên bản khác mà tôi không biết.
Do đó ít nhất theo luật phổ quát, không có mấy hậu thuẫn cho ý tưởng rằng bài ca dâng lễ phải luôn nhắc đến bánh và rượu hay các cử chỉ dâng lễ vật.
Về tài liệu của các Hội Đồng Giám Mục, các hướng dẫn năm 2007 về âm nhạc phụng vụ, cuốn “Hát Ca Tụng Chúa” do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xuất bản, chỉ đưa ra các tiêu chí tổng quát về thánh ca. Nghĩa là:
Một thánh ca được hát trong mỗi Giờ Kinh Phụng Vụ, vốn là cội nguồn cho đoạn thánh ca trong phụng vụ. Trong thánh lễ, ngoài kinh Vinh Danh và một số nhỏ các đoạn thánh ca trong Sách Lễ Rô-ma và Sách Ca Tiến Cấp Rô-ma, các thánh ca cộng đoàn của một nước hay một nhóm đặc thù, đã được đấng thẩm quyền nói đến trong GIRM (General Instructions of the Roman Missal: Hướng Dẫn Tổng Quát của Sách Lễ Rô-ma) xét là phù hợp, có thể được đón nhận trong Phụng Vụ Thánh. Luật giáo hội ngày nay cho phép tùy chọn sử dụng các thánh ca tiếng bản xứ trong phần nhập lễ, phần chuẩn bị lễ vật, hiệp lễ và kết lễ. Bởi vì những thánh ca phổ thông này thực hiện một vai trò phụng vụ cách thích hợp, đặc biệt quan trọng là chúng phải thích hợp với cử hành phụng vụ. Phù hợp với một lịch sử không gián đoạn gần năm thế kỷ, không có gì cấm việc sử dụng một số thánh ca cộng đoàn phát xuất từ các truyền thống Ki-tô khác, miễn là văn bản của chúng phù hợp với giáo huấn của giáo hội và chúng phù hợp với phụng vụ Công Giáo (số 115).
Đôi khi khó mà tìm thấy các thánh ca “thích hợp” cụ thể cho việc chuẩn bị lễ vật, bởi vì thời điểm này của thánh lễ không được các nhà soạn nhạc hiện đại chú ý nhiều so với nghi thức nhập lễ và hiệp lễ. Hơn nữa các thánh ca tiếng bản ngữ cũ cho thời điểm này là hiếm có.
Cũng đúng là một thánh ca chỉ là một trong nhiều lựa chọn cho giây phút này. Ngoài thánh ca, có thể dùng một khúc hát tiếng La-tinh truyền thống cho ngày hôm đó; một phiên bản tiếng Anh của khúc hát ấy; một khúc hát nhiều bè của ca đoàn; âm nhạc thuần nhạc cũ (bên ngoài mùa Chay); và thậm chí là không có âm nhạc gì cả.
Tuy nhiên, theo gương văn bản chính thức được tham chiếu bên trên, trong việc chọn lựa bản văn “thích hợp”, chúng ta có thể theo hướng dẫn của phụng vụ ngày hôm đó và không có lý do gì để bị giới hạn vào các thánh ca nói đến bánh và rượu.
Bài ngày 25/8/2020 theo đường dẫn: https://zenit.org/2020/08/25/liturgy-qa-songs-for-the-offertory/
Lê Hải Nam
VietCatholic TV
Cuộc khủng hoảng sinh thái ở Pakistan
Giáo Hội Năm Châu
02:15 30/08/2020
Port Moresby, Trường kỹ thuật Don Bosco kêu gọi: Năm Quản lý Chất thải
Đánh dấu năm năm Tông huấn Laudoto Sì của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra đời, trường kỹ thuật Don Bosco ở Port Moresby đã khởi xướng một “Kế hoạch Quản lý Chất thải” kéo dài một năm.
Kế hoạch Quản lý Chất thải tại trường Kỹ thuật Salêdiêng Don Bosco ở Port Moresby là cách thế mà người trẻ đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Hoa Thiêng
Theo truyền thống mỗi năm, Dòng Salêdiêng Don Bosco tập trung nỗ lực thực thi một “Hoa Thiêng” gọi là Strenna, do Cha Tổng quyền, linh mục Angel Artime đề ra. Strenna của năm nay là đào tạo “Những tín hữu tốt lành, những công dân đúng đắn”.
Một bài báo được đăng trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Papua New Guinea và Quần đảo Solomon giải thích rằng năm Quản lý chất thải của trường kỹ thuật Don Bosco nhằm thực thi Tông huấn Laudato Si 'của Đức Giáo Hoàng nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tông huấn được phát hành, bắt đầu từ ngày 24 tháng 5 năm nay... Ngoài ra, kế hoạch này còn đào tạo những người trẻ thành “những người khởi xướng cụ thể cho việc chăm sóc môi trường như cách thiết thực giúp họ trở thành những người công dân gương mẫu”.
Theo bài viết củalinh mục Ariel Macatangay SDB, hiệu trưởng trường kỹ thuật Don Bosco cho hay kế hoạch tập trung vào Tông huấn Laudato Si, đang được trường “đề ra các chương trình hành động cho mỗi tháng”. Điểm nhấn cho các tháng 6, 7 và 8 tập trung vào ba động từ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và rất thiết thực giúp làm sạch môi trường đó là: Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế.
Chương trình Quản lý Chất thải của trường Kỹ thuật Don Bosco.
Cha Macatangay viết: Cần có một hệ thống quản lý chất thải thích hợp cho kế hoạch này. Ngoài những nỗ lực tập trung vào việc thu gom rác như mua thêm nhiều thùng rác, đặt ở nhiều nơi và hàng tuần đi thu lại, rồi phân loại rác, có thứ có thể bán được như sắt vụn, bao ny long, chai lọ… “chúng tôi cố gắng xử lý rác để không cần bỏ chúng đi làm ô nhiễm môi trường”…
Để đạt được mục tiêu này, Cha Macatangay kêu gọi các vị hữu trách quan tâm hỗ trợ các học sinh và nhân viên của trường.
Những sáng kiến quản lý chất thải này diễn ra ngay trong thời đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Hiện tại, học sinh và các nhân viên của trường đang nỗ lực rất nhiều trong việc quản lý chất thải. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt các thành viên của các ban mục vụ và các hội đoàn, sẽ chung tay ý thức và đóng góp vào kế hoạch quản lý chất thải này.
Tương lai của Papua New Guinea.
Cuối cùng, Cha Macatangay viết cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, những người trẻ trở thành những người bảo vệ các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc chăm sóc và bảo tồn môi trường. “Chúng tôi hy vọng những người trẻ của trường kỹ thuật Don Bosco và dân chúng địa phương của chúng tôi có thể nỗ lực chung tay vào công việc quản lý chất thải và góp phần vào việc biến hải đảo Papua New Guinea trở thành Thiên đường của vùng Đại Châu Dương”.
Hội dòng Truyền giáo Columbans quảng bá Lễ hội sáng tạo qua một loạt tài liệu trực tuyến.
Các tài liệu trực tuyến của Hội dòng Columbans nhằm khám phá ra sự đa dạng sinh học và các vấn đề liên quan đến giáo huấn xã hội Công Giáo trong những bối cảnh khác nhau nơi mà các tu sĩ truyền giáo Columbans đang hoạt động. Hội dòng Truyền giáo Columbans, đánh dấu một Lễ hội sáng tạo mới bằng một loạt tài liệu trực tuyến về vẻ đẹp đa dạng sinh học và những mối đe dọa mà nó phải đối diện. Lễ hội Sáng tạo là lễ hội hàng năm mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện và hành động trong Giáo hội trên toàn thế giới để bảo vệ sự sáng tạo của Chúa, ngôi nhà chung của chúng ta. Mùa lễ hội Sáng tạo được bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, với Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự sáng tạo, và kéo dài tới ngày 4 tháng 10, Lễ Thánh Phanxicô Assisi, vị thánh quan thầy của thiên nhiên, người được các tín hữu của nhiều tôn giáo kính mến.
Chuỗi tài liệu trực tuyến về “Năm thánh Trái đất” (Jubilee for the Earth)
Các nhà truyền giáo Columbans đang quảng bá một loạt phim mang tên “Năm thánh Trái đất – nói lên nét đa dạng sinh học và câu chuyện thiêng liêng của chúng ta”. Bộ phim tài liệu dài sáu tập, mỗi tập khoảng 15 phút, dự kiến sẽ được phát hành vào thứ Hai, ngày 31 tháng 8, trước Lễ hội sáng tạo. Bộ phim tài liệu này được văn phòng Công lý và Hòa bình của Hội dòng Columbans ở Washington và các tu sĩ Columbans làm việc ở nhiều lãnh vực khác nhau trên thế giới như ở Ireland, Mỹ, Anh, Phi, Hồng Kông, Hàn Quốc và Myanmar đóng góp.
Học thuyết xã hội của Giáo hội
"Dựa trên nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công Giáo và kinh nghiệm của các tu sĩ Columbans, sáu tập tài liệu về 'Năm thánh Trái đất' sẽ khám phá ra cách chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta và dòng giống anh chị em của chúng ta là là những người có đức tin và là công dân của hành tinh này" Các cha thầy dòng Columbans giải thích như trên trong trang web của Hội dòng. Các tài liệu trực tuyến nhằm khám phá những nét sinh học đa dạng và các vấn đề liên quan đến công bằng kinh tế, đối thoại liên tôn giáo, di cư, hòa bình và phi quân sự hóa. Sự bảo toàn công trình sáng tạo là một phần trong chương trình dấn thân của các tu sĩ Columbans như Đấng sáng lập Tu hội Columbans đã nói: “Nếu bạn muốn biết Đấng Tạo hóa, thì hãy nhìn vào các công trình sáng tạo của Ngài”.
Trong loạt tài liệu trực tuyến các cha thầy Columbans giải thích rằng: “Giờ đây hơn bao giờ hết, chúng tôi biết rằng con người cần thiết phải hàn gắn lại mối quan hệ đã bị rạn nứt giữa chúng ta với các thụ tạo do Chúa sáng tạo”.
Một số các linh mục Columbans, truyền giáo góp mặt trong các tài liệu trực tuyến gồm có: Cha Brian Vale (của Úc và New Zealand), Cha Dan Troy (của Trung Quốc), John Din (của Phi) và Ellen Teague (của Anh) kêu gọi thực hành Tông huấn Laudato Si.
Cuộc khủng hoảng sinh thái ở Pakistan
Cha Liam O'Callaghan, làm việc tại Giáo phận Hyderabad ở Pakistan, chia sẻ suy tư của mình trong tập 3 của bộ phim về cuộc khủng hoảng sinh thái ở Pakistan. Là Điều phối viên Văn phòng Công lý và Hòa bình quốc gia, ngài cho biết những cố gắng “làm nổi bật sự đa dạng và đối thoại giữa các tôn giáo trong bối cảnh của Hồi giáo.”
Cha Liam O’Callaghan, nhà truyền giáo người Ireland nói với Thông tấn xã UCA rằng: “Bốn mươi phần trăm các loài sinh vật biển đã biến mất khỏi vùng biển bị ô nhiễm ở Karachi do chất thải và nước thải công nghiệp chưa được xử lý đổ ra biển.”
Cha O’Callaghan cho biết đây là sứ mệnh và nhiệm vụ mà Giáo hội phải tham gia, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo. Cha cho hay chính phủ đã đưa ra các kế hoạch lớn để làm sạch môi trường nhưng dường như không được thực thi! "Chỉ có những nỗ lực chung mới có thể cứu được hệ sinh thái này."
Cha O'Callaghan đã gửi các tài liệu trực tuyến đến cho 15 giáo xứ ở Hyderabad và đã chia sẻ trên các trang Facebook của Ủy ban Công lý Hòa bình và Đối thoại giữa các tôn giáo. Cha cho biết đã có hơn 1.500 người đăng ký.
Với sự giúp đỡ của các tu sĩ Columbans khác, Cha O'Callaghan cho hay, vào năm 2015, nhóm đã dịch Tông huấn “Laudato Si” sang tiếng Urdu. Cha cũng dọn một bản tóm tắt của tài liệu cho các trường học, giáo xứ và các nhóm cộng đồng.
Các tu sĩ Columbans
Hội dòng Truyền giáo Thánh Columban được thành lập vào năm 1917 tại Ireland do hai linh mục Edward Galvin và John Blowick. Tu Hội được gọi theo tên của nhà truyền giáo người Ailen đầu tiên của châu Âu, Thánh Columbanus hay Columban, người đã qua đời vào năm 615.
Ngày nay, Hội dòng Columbans đang hoạt động ở 15 quốc gia trên thế giới.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Seán P. O’Malley về tình hình nghiêm trọng liên quan đến một linh mục phò Joe Biden
Giáo Hội Năm Châu
06:44 30/08/2020
Tuyên bố của Đức Hồng Y Seán P. O’Malley về tình hình nghiêm trọng liên quan đến một linh mục phò Joe Biden
Ngày 23 tháng 8, trên trang Facebook của mình, Đức Ông Paul Garrity, phụ trách Lexington Catholic Community, viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng
“I am pro-life and I believe in a woman’s right to choose. I will vote for Joe Biden for president because I believe that Joe Biden is pro-life like me. I believe that any woman who becomes pregnant should have the right to choose to give birth to her baby, ” nghĩa là “Tôi là người ủng hộ cuộc sống và tôi tin vào quyền lựa chọn của phụ nữ. Tôi sẽ bầu cho Joe Biden làm tổng thống vì tôi tin rằng Joe Biden cũng ủng hộ cuộc sống như tôi. Tôi tin rằng bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai đều có quyền lựa chọn sinh con cho mình.”
Đức Ông Paul Garrity cũng đã liệt kê các nhu cầu khác nhau về thể chất, tình cảm và xã hội của các bà mẹ và nhận định rằng họ cần được “hỗ trợ toàn diện” trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cái. Nếu những nhu cầu khác nhau ấy không thể được đáp ứng, họ có quyền lựa chọn sinh con hay không.
Ý kiến của Đức Ông Paul Garrity đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên các mạng xã hội vì ý kiến của ngài công khai đối kháng với giáo huấn của Giáo Hội về tội ác phá thai. Riêng tại địa phương, các nhóm giáo dân tại cộng đoàn Lexington Catholic nói rằng họ không muốn thấy ngài hiện diện trong giáo xứ của họ nữa, và các cuộc biểu tình phản đối được dự trù diễn ra vào cuối tuần này.
Trước các phản ứng dữ dội, Đức Ông Paul Garrity đã gỡ bỏ khỏi Facebook của ngài. Nhưng e rằng đã quá trễ.
Một thỉnh cầu của các nhóm trong giáo xứ đã được gởi cho Đức Hồng Y Seán P. O’Malley, Tổng Giám Mục Boston, yêu cầu ngài đưa Đức Ông đi chỗ khác. Trong khi phân định một giải pháp thích hợp, Đức Hồng Y đã ra một tuyên bố.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cộng đồng Công Giáo có quyền mong đợi các linh mục của Tổng giáo phận và những người được giao phó truyền lại đức tin phải rõ ràng và dứt khoát về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ sự sống từ giây phút thụ thai đầu tiên cho đến khi chết tự nhiên. Giáo huấn này là ưu tiên hàng đầu của Giáo hội.
Liên quan đến các tuyên bố của các giáo sĩ, các tu sĩ và anh chị em giáo dân làm mục vụ hoặc phục vụ trong Tổng giáo phận Boston, theo hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, với tư cách là đại diện của Tổng giáo phận, họ không được tán thành hoặc phản đối các ứng cử viên tranh cử hoặc các đảng phái chính trị. Chỉ thị này cũng áp dụng cho các giáo xứ và các tổ chức có liên hệ trực tiếp với Tổng giáo phận.
Vai trò giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo là nhằm mang các nguyên tắc tôn giáo và luân lý vào cuộc sống của xã hội, cộng đồng thịnh vượng chung và quốc gia của chúng ta. Chủ trương của chúng ta nhắm đến việc bảo vệ cuộc sống con người ở mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh, bao gồm các vấn đề về bình đẳng xã hội và kinh tế, ảnh hưởng lan rộng của phân biệt chủng tộc có hệ thống và chào đón người nhập cư và người tị nạn.
Người Công Giáo được khuyến khích đóng một vai trò tích cực trong đời sống công cộng của chúng ta và thực hiện nghĩa vụ cơ bản của một nền dân chủ, đó là bầu cử. Chúng ta được kêu gọi mang ánh sáng của đức tin và lý trí vào các trách nhiệm công dân của chúng ta khi chúng ta cố gắng xây dựng một nền văn minh của tình yêu.
Source:The Boston PilotCardinal issues statement following priest's endorsement of Biden
“I am pro-life and I believe in a woman’s right to choose. I will vote for Joe Biden for president because I believe that Joe Biden is pro-life like me. I believe that any woman who becomes pregnant should have the right to choose to give birth to her baby, ” nghĩa là “Tôi là người ủng hộ cuộc sống và tôi tin vào quyền lựa chọn của phụ nữ. Tôi sẽ bầu cho Joe Biden làm tổng thống vì tôi tin rằng Joe Biden cũng ủng hộ cuộc sống như tôi. Tôi tin rằng bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai đều có quyền lựa chọn sinh con cho mình.”
Đức Ông Paul Garrity cũng đã liệt kê các nhu cầu khác nhau về thể chất, tình cảm và xã hội của các bà mẹ và nhận định rằng họ cần được “hỗ trợ toàn diện” trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cái. Nếu những nhu cầu khác nhau ấy không thể được đáp ứng, họ có quyền lựa chọn sinh con hay không.
Ý kiến của Đức Ông Paul Garrity đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên các mạng xã hội vì ý kiến của ngài công khai đối kháng với giáo huấn của Giáo Hội về tội ác phá thai. Riêng tại địa phương, các nhóm giáo dân tại cộng đoàn Lexington Catholic nói rằng họ không muốn thấy ngài hiện diện trong giáo xứ của họ nữa, và các cuộc biểu tình phản đối được dự trù diễn ra vào cuối tuần này.
Trước các phản ứng dữ dội, Đức Ông Paul Garrity đã gỡ bỏ khỏi Facebook của ngài. Nhưng e rằng đã quá trễ.
Một thỉnh cầu của các nhóm trong giáo xứ đã được gởi cho Đức Hồng Y Seán P. O’Malley, Tổng Giám Mục Boston, yêu cầu ngài đưa Đức Ông đi chỗ khác. Trong khi phân định một giải pháp thích hợp, Đức Hồng Y đã ra một tuyên bố.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Cộng đồng Công Giáo có quyền mong đợi các linh mục của Tổng giáo phận và những người được giao phó truyền lại đức tin phải rõ ràng và dứt khoát về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ sự sống từ giây phút thụ thai đầu tiên cho đến khi chết tự nhiên. Giáo huấn này là ưu tiên hàng đầu của Giáo hội.
Liên quan đến các tuyên bố của các giáo sĩ, các tu sĩ và anh chị em giáo dân làm mục vụ hoặc phục vụ trong Tổng giáo phận Boston, theo hướng dẫn của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, với tư cách là đại diện của Tổng giáo phận, họ không được tán thành hoặc phản đối các ứng cử viên tranh cử hoặc các đảng phái chính trị. Chỉ thị này cũng áp dụng cho các giáo xứ và các tổ chức có liên hệ trực tiếp với Tổng giáo phận.
Vai trò giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo là nhằm mang các nguyên tắc tôn giáo và luân lý vào cuộc sống của xã hội, cộng đồng thịnh vượng chung và quốc gia của chúng ta. Chủ trương của chúng ta nhắm đến việc bảo vệ cuộc sống con người ở mọi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh, bao gồm các vấn đề về bình đẳng xã hội và kinh tế, ảnh hưởng lan rộng của phân biệt chủng tộc có hệ thống và chào đón người nhập cư và người tị nạn.
Người Công Giáo được khuyến khích đóng một vai trò tích cực trong đời sống công cộng của chúng ta và thực hiện nghĩa vụ cơ bản của một nền dân chủ, đó là bầu cử. Chúng ta được kêu gọi mang ánh sáng của đức tin và lý trí vào các trách nhiệm công dân của chúng ta khi chúng ta cố gắng xây dựng một nền văn minh của tình yêu.
Source:The Boston Pilot
Đối diện với các cuộc biểu tình phản đối, linh mục phò Joe Biden chính thức xin lỗi
Một linh mục ở Boston đã xin lỗi về một bài đăng trên mạng xã hội, trong đó ngài nói rằng ngài tin vào “quyền được lựa chọn” và bày tỏ sự ủng hộ đối với cựu phó tổng thống Joe Biden. Sau khi được đưa lên Facebook vào hôm Chúa Nhật 23 tháng 8, bài viết này đã nhận được sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông và dẫn đến một tuyên bố từ Đức Hồng Y Sean O’Malley.
“Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi vì những ngộ nhận và tức giận do một bài đăng trên Facebook liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống và những người phụ nữ mang thai được mong đợi sinh con, ” Đức ông Paul Garrity, cha sở giáo xứ Lexington Catholic Community, viết trên Facebook vào tối ngày 27 tháng 8.
Trong bài đầu tiên vào ngày 23 tháng 8 trên Facebook có tiêu đề “TÔI LÀ NGƯỜI PHÒ SINH VÀ ỦNG HỘ JOE BIDEN, ” Đức Ông Garrity viết: “Tôi là người ủng hộ cuộc sống và tôi tin vào quyền lựa chọn của phụ nữ. Tôi sẽ bầu cho Joe Biden vào chức vụ Tổng thống vì tôi tin rằng Joe Biden cũng ủng hộ cuộc sống như tôi ”.
Đức Ông Garrity nói thêm rằng ngài tin rằng "bất kỳ phụ nữ nào mang thai đều có quyền lựa chọn sinh con của mình."
Hôm Chúa Nhật 23 tháng 8, Đức Ông Garrity viết:
“Tôi ủng hộ cuộc sống và tôi tin rằng mọi phụ nữ khi mang thai đều xứng đáng có quyền tự do lựa chọn cuộc sống. Đây là điều mà tôi tin Joe Biden tin tưởng và là một trong nhiều lý do mà tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ta vào tháng 11”. Vị linh mục kêu gọi “những người Công Giáo và những người khác” có cùng quan điểm cũng nên bỏ phiếu cho Biden.
Trong một tuyên bố sau đó với CNA vào hôm thứ Ba, Đức Ông Garrity nói rằng ngài đã tự coi mình là người "Phò Sinh" kể từ khi được thụ phong linh mục vào năm 1973, bất chấp sự ủng hộ của ngài dành cho luật cho phép phá thai.
“Tôi tin rằng đó là một bi kịch khi một phụ nữ ở mọi lứa tuổi quyết định kết thúc thai kỳ sớm”, Đức Ông Garrity nói trong một email gửi CNA ngày 25 tháng 8. Vị linh mục nói thêm rằng theo quan điểm của mình, những người Công Giáo “không nên là những cử tri bầu theo ‘một vấn đề duy nhất’ và Giáo hội ‘trung lập’ về vấn đề bỏ phiếu.”
Hôm thứ Năm, đứng trước nguy cơ của các cuộc biểu tình phản đối của anh chị em giáo dân trong giáo xứ đối với đường lối “phò sinh” lạ lùng này, Đức Ông Garrity minh định rằng ngài “hoàn toàn chống lại việc hợp pháp hóa phá thai.”
“Tôi cam kết duy trì giáo huấn của Giáo hội về sự thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, ” ngài viết trong một bài đăng gần đây nhất trên Facebook của mình. Đức Ông Garrity nói thêm rằng ngài “không chuẩn bị cho những phản hồi không thể thực hiện được” cho bài đăng trước đó của mình và rằng “điều cuối cùng mà tôi muốn làm là không làm tổn thương bất cứ ai bằng lời nói của tôi”.
Các tuyên bố ban đầu của Garrity đã gây ra một loạt phản ứng từ các quan chức tổng giáo phận, cả công khai và riêng tư.
Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y O'Malley, Tổng Giám mục Boston, đã ra một tuyên bố nói rằng người Công Giáo “có quyền mong đợi các linh mục của Tổng giáo phận và những người được giao phó việc truyền đạt đức tin phải rõ ràng và dứt khoát về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến sự tôn trọng và bảo vệ. cho sự sống từ giây phút thụ thai đầu tiên cho đến khi chết tự nhiên. ”
Ngài nói thêm: “Giáo huấn này là ưu tiên hàng đầu đối với Giáo hội.
Tuyên bố công khai của Đức Ông Garrity theo sau một lá thư ngày 25 tháng 8 của Cha Francis J. O’Connor, tổng cố vấn của Tổng giáo phận Boston, gửi các linh mục và nhân viên tổng giáo phận cảnh báo họ về các phát biểu trên mạng xã hội có liên quan đến chính trị.
Đức Ông Garrity được thụ phong linh mục vào năm 1973 và đã phục vụ tại nhiều giáo xứ trong tổng giáo phận Boston. Trước khi về giáo xứ Lexington Catholic Community, ngài đã phục vụ tại giáo xứ St. Mary tại Lynn trong 18 năm.
Source:Catholic News AgencyBoston Catholic priest apologizes for ‘right to choose’ statements
“Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi vì những ngộ nhận và tức giận do một bài đăng trên Facebook liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống và những người phụ nữ mang thai được mong đợi sinh con, ” Đức ông Paul Garrity, cha sở giáo xứ Lexington Catholic Community, viết trên Facebook vào tối ngày 27 tháng 8.
Trong bài đầu tiên vào ngày 23 tháng 8 trên Facebook có tiêu đề “TÔI LÀ NGƯỜI PHÒ SINH VÀ ỦNG HỘ JOE BIDEN, ” Đức Ông Garrity viết: “Tôi là người ủng hộ cuộc sống và tôi tin vào quyền lựa chọn của phụ nữ. Tôi sẽ bầu cho Joe Biden vào chức vụ Tổng thống vì tôi tin rằng Joe Biden cũng ủng hộ cuộc sống như tôi ”.
Đức Ông Garrity nói thêm rằng ngài tin rằng "bất kỳ phụ nữ nào mang thai đều có quyền lựa chọn sinh con của mình."
Hôm Chúa Nhật 23 tháng 8, Đức Ông Garrity viết:
“Tôi ủng hộ cuộc sống và tôi tin rằng mọi phụ nữ khi mang thai đều xứng đáng có quyền tự do lựa chọn cuộc sống. Đây là điều mà tôi tin Joe Biden tin tưởng và là một trong nhiều lý do mà tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ta vào tháng 11”. Vị linh mục kêu gọi “những người Công Giáo và những người khác” có cùng quan điểm cũng nên bỏ phiếu cho Biden.
Trong một tuyên bố sau đó với CNA vào hôm thứ Ba, Đức Ông Garrity nói rằng ngài đã tự coi mình là người "Phò Sinh" kể từ khi được thụ phong linh mục vào năm 1973, bất chấp sự ủng hộ của ngài dành cho luật cho phép phá thai.
“Tôi tin rằng đó là một bi kịch khi một phụ nữ ở mọi lứa tuổi quyết định kết thúc thai kỳ sớm”, Đức Ông Garrity nói trong một email gửi CNA ngày 25 tháng 8. Vị linh mục nói thêm rằng theo quan điểm của mình, những người Công Giáo “không nên là những cử tri bầu theo ‘một vấn đề duy nhất’ và Giáo hội ‘trung lập’ về vấn đề bỏ phiếu.”
Hôm thứ Năm, đứng trước nguy cơ của các cuộc biểu tình phản đối của anh chị em giáo dân trong giáo xứ đối với đường lối “phò sinh” lạ lùng này, Đức Ông Garrity minh định rằng ngài “hoàn toàn chống lại việc hợp pháp hóa phá thai.”
“Tôi cam kết duy trì giáo huấn của Giáo hội về sự thánh thiêng của sự sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, ” ngài viết trong một bài đăng gần đây nhất trên Facebook của mình. Đức Ông Garrity nói thêm rằng ngài “không chuẩn bị cho những phản hồi không thể thực hiện được” cho bài đăng trước đó của mình và rằng “điều cuối cùng mà tôi muốn làm là không làm tổn thương bất cứ ai bằng lời nói của tôi”.
Các tuyên bố ban đầu của Garrity đã gây ra một loạt phản ứng từ các quan chức tổng giáo phận, cả công khai và riêng tư.
Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y O'Malley, Tổng Giám mục Boston, đã ra một tuyên bố nói rằng người Công Giáo “có quyền mong đợi các linh mục của Tổng giáo phận và những người được giao phó việc truyền đạt đức tin phải rõ ràng và dứt khoát về giáo huấn của Giáo hội liên quan đến sự tôn trọng và bảo vệ. cho sự sống từ giây phút thụ thai đầu tiên cho đến khi chết tự nhiên. ”
Ngài nói thêm: “Giáo huấn này là ưu tiên hàng đầu đối với Giáo hội.
Tuyên bố công khai của Đức Ông Garrity theo sau một lá thư ngày 25 tháng 8 của Cha Francis J. O’Connor, tổng cố vấn của Tổng giáo phận Boston, gửi các linh mục và nhân viên tổng giáo phận cảnh báo họ về các phát biểu trên mạng xã hội có liên quan đến chính trị.
Đức Ông Garrity được thụ phong linh mục vào năm 1973 và đã phục vụ tại nhiều giáo xứ trong tổng giáo phận Boston. Trước khi về giáo xứ Lexington Catholic Community, ngài đã phục vụ tại giáo xứ St. Mary tại Lynn trong 18 năm.
Source:Catholic News Agency
Báo Úc và luật sư nhân quyền người Hoa cảnh báo: Cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ quyết định vận mạng thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:56 30/08/2020
1. Báo Úc: Tổng thống Trump 'ăn khách hơn nhiều' so với Joe Biden
Theo James Morrow, phân tích gia của Sky News, Australia, tổng thống Donald Trump đã rất khôn ngoan khi tập trung vào tình trạng bất ổn đang gây ra ở nhiều thành phố do Đảng Dân chủ điều hành trong bài phát biểu nhận đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa.
Trong bài phát biểu dài 71 phút của mình trên bãi cỏ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump cho biết cuộc bầu cử sắp tới sẽ “quyết định xem chúng ta cứu Giấc mơ Mỹ hay chúng ta để cho một chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa phá bỏ vận mệnh trân quý của chúng ta”.
“Lá phiếu của các bạn sẽ quyết định liệu chúng ta có bảo vệ những người Mỹ tuân thủ luật pháp hay chúng ta trao quyền thống trị tự do cho những kẻ bạo lực vô chính phủ, những kẻ kích động và tội phạm đe dọa công dân của chúng ta.”, Tổng thống Trump nói như trên trước đám đông khoảng 1, 000 người.
Tổng thống cũng đề cập đến tình trạng bất ổn đang càn qua một số thành phố ở Mỹ sau vụ người đàn ông da đen Jacob Blake bị cảnh sát bắn bảy phát đạn.
Trong khi một số người biểu tình một cách ôn hòa, một số lại chuyển sang cướp bóc và bạo lực, là điều mà ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã ngần ngại lên án.
Theo Morrow, trong khi đảng Dân chủ vẫn đang cố gắng ám chỉ những người ủng hộ tổng thống Trump là “những kẻ đáng thương hại”, đáng tội nghiệp vì khờ dại, ngu dốt; tổng thống Trump không có thái độ kẻ cả và trịch thượng đó, ông cố gắng lôi kéo những cử tri cánh tả đang dao động bằng những lời trân trọng hơn và đáp ứng đúng nguyện vọng của họ hơn.
“Tổng thống Trump thực sự thông minh, ông ấy tập trung vào các tử huyệt của Joe Biden và ông ấy nói rằng chính ông Joe Biden là vấn đề, ” ông Morrow nói.
“Điều đó làm cho nhiều người có thể dao động. Trong số những người tả khuynh chắc chắn có những người không thích những gì đang diễn ra ở các thành phố do Đảng Dân chủ điều hành này, những nơi đang bị phá hủy bởi những kẻ bạo loạn và cướp bóc, tất cả đều nhân danh cái gọi là phản kháng, những người đó sẽ nói ‘Tôi sẽ không bỏ phiếu Biden, tôi sẽ bỏ phiếu cho Trump.’”
“Tôi nghĩ mà không sợ sai lầm rằng, bài phát biểu của Tổng thống Trump khôn ngoan hơn bất cứ điều gì Biden đã nói.”
Ở Hoa Kỳ, ngoài FoxNews từ trước đến nay vẫn có truyền thống bênh vực tổng thống Trump, hầu hết các phương tiện truyền thông khác có khuynh hướng chống lại bất cứ hoạt động nào của Tổng thống Trump.
Ở Úc, tình hình ngược hẳn lại. Sau những căng thẳng liên tục với Trung Quốc, các phương tiện truyền thông tại Úc tỏ ra có cảm tình đặc biệt với Tổng thống Trump.
Căng thẳng đã âm ỉ giữa Bắc Kinh và Canberra trong những năm gần đây, với quyết định của Australia cấm tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei thuộc sở hữu của Trung Quốc không được tham gia vào việc triển khai cơ sở hạ tầng di động 5G do lo ngại về an ninh quốc gia.
Sự xuất hiện của đại dịch coronavirus làm gia tăng thêm nhiều căng thẳng cho các mối quan hệ. Hôm 19 tháng 4, Ngoại trưởng Marise Payne đã kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về cách Trung Quốc đối phó với COVID-19.
Vài ngày trước đó, sau khi Hoa Kỳ đe dọa rút tiền tài trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, vì Tổng thống Donald Trump tuyên bố WHO đã quảng bá các “thông tin sai lệch” của Trung Quốc về virus, thủ tướng Úc Morrison đã nói rằng đã có những lời chỉ trích “rất xác đáng” đối với WHO.
Sau hai tuyên bố này của các nhà lãnh đạo Úc, Trình Tĩnh Nghiệp (Cheng Jingye, 程静业) lên tiếng đe dọa sẽ áp đặt các trừng phạt kinh tế nếu Úc cứ tiếp tục kêu gọi một cuộc điều tra độc lập liên quan đến COVID-19.
Sau khi Úc tiếp tục lờ đi các cảnh cáo này của Trung Quốc, mức thuế 80% đánh vào lúa mạch của Úc trong 5 năm đã được công bố.
Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Queensland và New South Wales.
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối phó với đại dịch toàn cầu, Bắc Kinh lại thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hương Cảng. Úc đã liên kết với Vương quốc Anh và Canada mô tả kế hoạch này là đáng quan ngại sâu sắc và nói rằng nó làm suy yếu quyền tự trị của Hương Cảng. Điều này làm gia tăng hơn nữa căng thẳng giữa hai nước.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold đã ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ, vào ngày 28 tháng 7, tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Chỉ một ngày sau, Cảnh Sảng (Geng Shuang - 耿爽), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói “Úc không còn làm được bao nhiêu để cứu vãn tình hình”.
Nhiều quan sát viên cho rằng nếu tháng 11 này Tổng thống Trump không được tái đắc cử, một chính quyền Mỹ thân thiện với Trung Quốc hơn sẽ khiến tình hình kinh tế Úc rơi vào một tình trạng suy thoái đáng âu lo.
Vì chính nghĩa phò sinh, người Công Giáo cầu mong cho Tổng thống Trump thắng cử thế nào thì chính giới Úc, vì kinh tế, cũng mong mỏi điều đó không kém.
Source:Sky News Australia
2. Nhà hoạt động nhân quyền người Hoa kêu gọi: Vì tương lai thế giới xin bầu cho Tổng thống Trump
Một nhà hoạt động nhân quyền người Hoa được tị nạn ở Hoa Kỳ đã xuất hiện tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa hôm thứ Tư, nơi anh nồng nhiệt ca ngợi Tổng thống Donald Trump.
Luật sư Trần Quang Thành (Chen Guangcheng - 陈光诚), nổi tiếng với công việc đấu tranh chống lại việc cưỡng bức phá thai theo chính sách một con của Trung Quốc, đã phải đối mặt với nhiều năm bách hại của bọn cầm quyền trước khi trốn đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2012. Sau một tháng đàm phán căng thẳng, cuối cùng Luật sư Thành đã được phép rời Trung Quốc và bay đến Mỹ, nơi anh đã sống kể từ đó.
Dù bày tỏ lòng biết ơn chính quyền Obama vào thời điểm đó, Luật sư Thành đã nổi lên như một nhà chỉ trích thường xuyên và gay gắt đối với chính quyền Obama và xu thế chính trị của đảng Dân chủ nói chung.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Luật sư Thành đã công kích “ chính sách xoa dịu của các chính quyền cũ - bao gồm cả Obama và Biden, mà anh cho rằng đã “cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc thâm nhập và ăn mòn các khía cạnh khác nhau của cộng đồng toàn cầu”.
Phát biểu qua video trước hội nghị, Luật sư Thành ca ngợi tổng thống Trump đã dẫn đầu cuộc chiến “ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc” và kêu gọi người Mỹ “ủng hộ, bỏ phiếu và chiến đấu cho Tổng thống Trump vì lợi ích của thế giới.”
Mối quan hệ với Bắc Kinh đã giảm mạnh dưới thời tổng thống Trump, người luôn tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, ngoại trưởng Mike Pompeo, cũng có những lời lẽ phản đối Bắc Kinh và ca ngợi tổng thống Trump vì đã “vén mở bức màn cho thấy hành động xâm lược săn mồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Mỹ bất kể xu hướng đảng phái “hiện đang có cái nhìn đối với Trung Quốc tiêu cực hơn nhiều so với trước đây”. 83% đảng viên Cộng hòa được Pew phỏng vấn cho biết họ coi Trung Quốc là một hiểm họa đối với đất nước. Theo Pew, trong khi đảng Cộng hòa từ lâu đã nghi ngờ Bắc Kinh, thì đảng Dân chủ trong những năm gần đây cũng trở nên dè dặt hơn với Trung Quốc - 68% những người được Pew phỏng vấn cho biết họ xem Trung Quốc là bất lợi - vì vậy ngày càng có nhiều đồng thuận về vấn đề này giữa hai đảng.
Hầu như tất cả những nhà bất đồng chính kiến người Hoa đang sống ở Mỹ là những người lên tiếng ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Luật sư Thành có mối liên hệ chặt chẽ với Mục Sư Phó Hi Thu (Bob Fu, 傅希秋) là người đã làm các thủ tục cần thiết để đưa Luật sư Thành sang Hoa Kỳ, và tìm việc làm cho anh trong viện Witherspoon, có trụ sở tại New Jersey, và Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Luật sư Thành nói rằng “đứng lên chống lại chế độ chuyên chế không hề dễ dàng. Tôi biết điều đó”.
“Khi tôi lên tiếng phản đối chính sách 'một con' của Trung Quốc và những bất công khác, tôi đã bị chính quyền bắt bớ, đánh đập và quản thúc tại gia, ” anh nói. “ Vào tháng 4 năm 2012, tôi trốn thoát và được cho trú ẩn trong đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Tôi mãi mãi biết ơn người dân Hoa Kỳ đã chào đón tôi và gia đình đến Hoa Kỳ, nơi chúng tôi hiện đang tự do. “
Bị mù từ khi còn nhỏ, Luật sư Thành đã tự học luật và tham gia vào các hoạt động nhân quyền, đặc biệt là xung quanh các vấn đề cưỡng bức phá thai và các hành vi lạm dụng khác liên quan đến chính sách “một con”. Lần đầu tiên anh ta bị bỏ tù 4 năm là vào năm 2006, sau đó anh ta bị quản thúc chặt chẽ trong nhiều năm cho đến cuộc vượt ngục đầy kịch tính vào năm 2012.
Trong thời gian đó, một đoàn của CNN đã tháp tùng nam diễn viên Christian Bale, khi đó đang ở Trung Quốc để quảng cáo cho một bộ phim. Họ đến thăm Luật sư Thành. Bale đã bị một nhân viên bảo vệ tấn công và cả đội đã bị ngăn cản không cho đến ngôi nhà nơi Luật sư Thành bị giam giữ.
Trong bài phát biểu của anh hôm thứ Tư, Luật sư Thành gọi là Đảng Cộng sản Trung Quốc “kẻ thù của nhân loại”, và cảnh báo rằng chế độ độc tài này “đang đe dọa hạnh phúc của thế giới”. Anh kể ra một danh sách dài gồm một loạt các vấn đề bao gồm cả sự áp bức của người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, mưu toan bá chiếm Biển Đông, các chiến dịch đàn áp liên tục Hương Cảng, và các mối đe dọa đối với Đài Loan.
Nhắc đến tổng thống Trump, Luật sư Thành nói thêm rằng “đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Trung Quốc - và được che đậy bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã gây ra cái chết hàng loạt và biến động xã hội trên toàn thế giới.”
Source:CNN