Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đường theo Chúa
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
12:38 30/08/2010
Chúa Nhật Thừ 23 Mùa Thường Niên, Năm C
Các Bài Đọc Sách Thánh hôm nay mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mọi sự để có thể theo Chúa trong cuộc hành trình gian khổ trần gian tiến về quê hương thật Nước Trời.
Bài đọc I (Sách Khôn Ngoan 9:13-19): Con người luôn phải mang tính xác thịt nặng nề, hướng về tội lỗi mất lòng Chúa và xúc phạm đến tha nhân; vì thế phải nhờ sự khôn ngoan do Thánh Thần Chúa hướng dẫn và sửa đổi, chúng ta mới có thể đạt tới ơn cứu độ. Bài Đọc II (Thư Philêmon 9-10,12-17): Khi chúng ta giúp đỡ anh em, chúng ta hãy tự nguyện làm với cả tấm lòng yêu thương, vui vẻ, làm vì Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 14:25-33): Muốn trung thành theo Chúa, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại giới răn Chúa, và nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống mình như các Thánh Tử Đạo; đó là tình yêu trọn vẹn. Chính Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta, đã xuống thế làm người và hy sinh chết trên Thánh Giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta.
Vậy muốn theo Chúa, tức là muốn sống theo Tin Mừng Chúa Giêsu đã giảng dạy, chúng ta phải quyết tâm từ bỏ mọi sự. Nhưng “từ bỏ mọi sự” là từ bỏ những gì?
Nói chung, đó là từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại với giáo lý Chúa Giêsu đã giảng dạy và các Thánh Tông đồ cũng như Giáo Hội, tiếp nối các thánh Tông Đồ, hướng dẫn chỉ bảo chúng ta.
Trước hết là từ bỏ những đòi hỏi bất chính của con người chúng ta do lòng ham danh, ham lợi, và ham lạc thú. Lòng ham danh, ham địa vị đưa đến tranh chấp, gây nên hận thù, bất hòa, chia rẽ. Lòng ham lợi đưa đến gian tham, biển lận, lừa dối, bóc lột người khác; chính vì lòng ham lợi mà xẩy ra những tranh chấp đưa đến bao cuộc chiến tranh từ trước đến nay. Chiều theo lạc thú xác thịt đưa đến những đam mê tội lỗi, làm cho chúng ta say đắm các thú vui thể xác và làm hạ phẩm giá con người mà Chúa đã dựng nên theo hình ảnh Chúa. Vì thế, sách Khôn Ngoan, trong Bài Đọc I hôm nay, đã nhắc nhở chúng ta “tính xác thịt nặng nề làm tâm hồn hư đốn và lý trí tối tăm” không thể nhận ra “đường ngay, nẻo chính,” nên dễ đi đến chỗ sai lạc và đi vào con đường đưa đến diệt vong.
Theo Chúa nhiều khi cũng đòi hỏi chúng ta dám đi ngược lại với những ý muốn trái ngược với đường lối Chúa, dù những ý muốn đó là của chính cha mẹ, của vợ, của chồng, hay anh chị em ruột thịt trong gia đình chúng ta. Đây là ý nghĩa lời Chúa nói “ai muốn theo ta phải từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh em…” Tất nhiên Chúa không bảo chúng ta phải ly tán gia đình, hay chống lại cha mẹ mới có thể theo Chúa.
Theo Chúa cũng có ý nghĩa là phụng sự Chúa và sẵn lòng giúp đỡ tha nhân lâm cảnh khốn khó, và vì thế Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay nhắn nhủ Philêmon cũng như mọi người chúng ta “ hãy làm việc thiện với lòng tự nguyện chứ không làm vì bị ép buộc.”
Nhiều khi vì muốn trung thành với Chúa mà chúng ta phải hy sinh cả địa vị, cả nghề nghiệp như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã nêu ra trường hợp Giáo Sư Kenneth Howell, nhiều bác sĩ, y tá… bị đe dọa mất địa vị, mất công việc vì muốn đi theo con đường của Chúa do Giáo Hội chỉ dẫn.
Hơn nữa, khi chúng ta được ơn đặc biệt Chúa gọi, chúng ta cũng phải “sẵn sàng từ bỏ mọi sự” để hiến thân phụng sự Chúa qua đời sống chuyên môn làm tông đồ cho Chúa, như các linh mục, tu sĩ, và nhiều giáo dân đang dấn thân trên cánh đồng truyền giáo ở khắp nơi trên thế giới hiện nay. Cuộc sống tận hiến này cũng đòi hỏi phải luôn ý thức “từ bỏ mọi sự” để dâng hiến toàn thời giờ phụng sự Chúa, rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa cho mọi người, làm các công việc xã hội, mở mang văn hóa ở các nơi cần sự hiện diện của chúng ta.
Đặc biệt hơn nữa, từ thời Giáo Hội sơ khai đến giờ đã có biết bao những vị dám hy sinh chính mạng sống mình để trung Thành với Chúa, như trường hợp các Thánh tử đạo mọi thời và mọi nơi. Ở ngay trên quê hương Việt Nam chúng ta thời xưa và thời nay, cũng vẫn có bao người dám hy sinh mạng sống mình để bảo vệ sự thật, công lý, và đức tin tinh tuyền.
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn biết sẵn sàng từ bỏ mọi sự để theo Chúa là “Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống” và yêu thương phục vụ mọi người, nhất là những người lâm cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Các Bài Đọc Sách Thánh hôm nay mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mọi sự để có thể theo Chúa trong cuộc hành trình gian khổ trần gian tiến về quê hương thật Nước Trời.
Bài đọc I (Sách Khôn Ngoan 9:13-19): Con người luôn phải mang tính xác thịt nặng nề, hướng về tội lỗi mất lòng Chúa và xúc phạm đến tha nhân; vì thế phải nhờ sự khôn ngoan do Thánh Thần Chúa hướng dẫn và sửa đổi, chúng ta mới có thể đạt tới ơn cứu độ. Bài Đọc II (Thư Philêmon 9-10,12-17): Khi chúng ta giúp đỡ anh em, chúng ta hãy tự nguyện làm với cả tấm lòng yêu thương, vui vẻ, làm vì Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 14:25-33): Muốn trung thành theo Chúa, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại giới răn Chúa, và nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống mình như các Thánh Tử Đạo; đó là tình yêu trọn vẹn. Chính Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta, đã xuống thế làm người và hy sinh chết trên Thánh Giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta.
Vậy muốn theo Chúa, tức là muốn sống theo Tin Mừng Chúa Giêsu đã giảng dạy, chúng ta phải quyết tâm từ bỏ mọi sự. Nhưng “từ bỏ mọi sự” là từ bỏ những gì?
Nói chung, đó là từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại với giáo lý Chúa Giêsu đã giảng dạy và các Thánh Tông đồ cũng như Giáo Hội, tiếp nối các thánh Tông Đồ, hướng dẫn chỉ bảo chúng ta.
Trước hết là từ bỏ những đòi hỏi bất chính của con người chúng ta do lòng ham danh, ham lợi, và ham lạc thú. Lòng ham danh, ham địa vị đưa đến tranh chấp, gây nên hận thù, bất hòa, chia rẽ. Lòng ham lợi đưa đến gian tham, biển lận, lừa dối, bóc lột người khác; chính vì lòng ham lợi mà xẩy ra những tranh chấp đưa đến bao cuộc chiến tranh từ trước đến nay. Chiều theo lạc thú xác thịt đưa đến những đam mê tội lỗi, làm cho chúng ta say đắm các thú vui thể xác và làm hạ phẩm giá con người mà Chúa đã dựng nên theo hình ảnh Chúa. Vì thế, sách Khôn Ngoan, trong Bài Đọc I hôm nay, đã nhắc nhở chúng ta “tính xác thịt nặng nề làm tâm hồn hư đốn và lý trí tối tăm” không thể nhận ra “đường ngay, nẻo chính,” nên dễ đi đến chỗ sai lạc và đi vào con đường đưa đến diệt vong.
Theo Chúa nhiều khi cũng đòi hỏi chúng ta dám đi ngược lại với những ý muốn trái ngược với đường lối Chúa, dù những ý muốn đó là của chính cha mẹ, của vợ, của chồng, hay anh chị em ruột thịt trong gia đình chúng ta. Đây là ý nghĩa lời Chúa nói “ai muốn theo ta phải từ bỏ cha mẹ, vợ con, anh em…” Tất nhiên Chúa không bảo chúng ta phải ly tán gia đình, hay chống lại cha mẹ mới có thể theo Chúa.
Theo Chúa cũng có ý nghĩa là phụng sự Chúa và sẵn lòng giúp đỡ tha nhân lâm cảnh khốn khó, và vì thế Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay nhắn nhủ Philêmon cũng như mọi người chúng ta “ hãy làm việc thiện với lòng tự nguyện chứ không làm vì bị ép buộc.”
Nhiều khi vì muốn trung thành với Chúa mà chúng ta phải hy sinh cả địa vị, cả nghề nghiệp như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã nêu ra trường hợp Giáo Sư Kenneth Howell, nhiều bác sĩ, y tá… bị đe dọa mất địa vị, mất công việc vì muốn đi theo con đường của Chúa do Giáo Hội chỉ dẫn.
Hơn nữa, khi chúng ta được ơn đặc biệt Chúa gọi, chúng ta cũng phải “sẵn sàng từ bỏ mọi sự” để hiến thân phụng sự Chúa qua đời sống chuyên môn làm tông đồ cho Chúa, như các linh mục, tu sĩ, và nhiều giáo dân đang dấn thân trên cánh đồng truyền giáo ở khắp nơi trên thế giới hiện nay. Cuộc sống tận hiến này cũng đòi hỏi phải luôn ý thức “từ bỏ mọi sự” để dâng hiến toàn thời giờ phụng sự Chúa, rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa cho mọi người, làm các công việc xã hội, mở mang văn hóa ở các nơi cần sự hiện diện của chúng ta.
Đặc biệt hơn nữa, từ thời Giáo Hội sơ khai đến giờ đã có biết bao những vị dám hy sinh chính mạng sống mình để trung Thành với Chúa, như trường hợp các Thánh tử đạo mọi thời và mọi nơi. Ở ngay trên quê hương Việt Nam chúng ta thời xưa và thời nay, cũng vẫn có bao người dám hy sinh mạng sống mình để bảo vệ sự thật, công lý, và đức tin tinh tuyền.
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn biết sẵn sàng từ bỏ mọi sự để theo Chúa là “Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống” và yêu thương phục vụ mọi người, nhất là những người lâm cảnh khó khăn, thiếu thốn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:08 30/08/2010
CỰ VÔ BÁ
Sau khi Vương Mãng soán ngôi làm hoàng đế, do tính tàn khốc bạo ngược lại thêm mấy năm liên tiếp bị thiên tai, bức bách bá tánh cùng đường nên họ nhao nhao nổi lên phản kháng, trong đó có Lưu Huyền là nổi tiếng hơn cả.
Một hôm, Lưu Huyền công phá liên tiếp mấy thành trì của Vương Mãng, Vương Mãng rất căng thẳng lập tức phái đại quân đi chống cự. Vì để phô trương thanh thế, quân của Vương Mãng không biết từ đâu xuất hiện một người to lớn tên là “Cự Vô Bá”.
Cự Vô Bá dáng đặc biệt cao lớn, thân thể lại mạnh khỏe như trâu, ông ta lại còn có một bản lĩnh khác đó là thuần dưỡng một số loài vật như hổ, báo, tê giác và voi, Vương Mãng phái ông ta làm hiệu úy để ông ta dẫn số mãnh thú ấy ra trận động viên khí thế, quả thật, tạm thời trước mắt dọa nạt được quân đội của Lưu Huyền.
(Hậu Hán thư, Vương Mãng truyện)
Suy tư:
Tâm hồn của chúng ta đã được thánh hóa nhờ bí tích Rửa Tội để trở thành con Chúa và trở nên đền thờ của Chúa Ba Ngôi ngự, đó là một hạnh phúc lớn lao nhất để hưởng phúc thiên đàng với Chúa.
Ma quỷ là tên “cự vô bá” đã đem các loài cầm thú là kiêu ngạo, ghét ghen, tham lam, ích kỷ để tấn công chúng ta, nó có thể tạm thời chiến thắng khi chúng ta thờ ơ với ớn Chúa, nó có thể tạm thời chiến thắng khi những người có quyền uy ở thế gian theo nó, nhưng tạm thời thôi chứ không phải là vĩnh viễn.
Nhưng cái tạm thời của ma quỷ thì khác với cuộc sống ngắn hạn của chúng ta, nhớ đấy.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Sau khi Vương Mãng soán ngôi làm hoàng đế, do tính tàn khốc bạo ngược lại thêm mấy năm liên tiếp bị thiên tai, bức bách bá tánh cùng đường nên họ nhao nhao nổi lên phản kháng, trong đó có Lưu Huyền là nổi tiếng hơn cả.
Một hôm, Lưu Huyền công phá liên tiếp mấy thành trì của Vương Mãng, Vương Mãng rất căng thẳng lập tức phái đại quân đi chống cự. Vì để phô trương thanh thế, quân của Vương Mãng không biết từ đâu xuất hiện một người to lớn tên là “Cự Vô Bá”.
Cự Vô Bá dáng đặc biệt cao lớn, thân thể lại mạnh khỏe như trâu, ông ta lại còn có một bản lĩnh khác đó là thuần dưỡng một số loài vật như hổ, báo, tê giác và voi, Vương Mãng phái ông ta làm hiệu úy để ông ta dẫn số mãnh thú ấy ra trận động viên khí thế, quả thật, tạm thời trước mắt dọa nạt được quân đội của Lưu Huyền.
(Hậu Hán thư, Vương Mãng truyện)
Suy tư:
Tâm hồn của chúng ta đã được thánh hóa nhờ bí tích Rửa Tội để trở thành con Chúa và trở nên đền thờ của Chúa Ba Ngôi ngự, đó là một hạnh phúc lớn lao nhất để hưởng phúc thiên đàng với Chúa.
Ma quỷ là tên “cự vô bá” đã đem các loài cầm thú là kiêu ngạo, ghét ghen, tham lam, ích kỷ để tấn công chúng ta, nó có thể tạm thời chiến thắng khi chúng ta thờ ơ với ớn Chúa, nó có thể tạm thời chiến thắng khi những người có quyền uy ở thế gian theo nó, nhưng tạm thời thôi chứ không phải là vĩnh viễn.
Nhưng cái tạm thời của ma quỷ thì khác với cuộc sống ngắn hạn của chúng ta, nhớ đấy.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:10 30/08/2010
N2T |
21. Giữ chay khắc chế mình là binh khí để hộ thân, có thể chận đứng những tấn công của ma quỷ.
(Thánh Ambrosius)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 30/08/2010
N2T |
513. Tôi học biết một việc là: biết được rất ít người kêu thật lớn tiếng.
Điều kiện theo Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:29 30/08/2010
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 14, 25-33
Con đường theo Chúa vẫn là con đường hẹp khác với những suy nghĩ của nhiều người. Vâng, có rất nhiều người lầm tưởng theo Chúa là bước đi trên những con đường rộng thênh thang, bước đi trên những con đường rải đá, tráng nhựa. Hoặc nghĩ một cách đơn giản là đi trên những chiếc boeing sang trọng, đi trên những chiếc xe hơi đắt tiền, đời mới. Theo Chúa là “ Vác thập giá của mình mà theo Ngài “ hoặc “ Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy “ ( Mt 10, 37 ).
Đọc kỹ Lời Chúa của ba bài đọc chúa nhật XXIII thường niên, năm C, chúng ta dễ nhận thấy ý của Chúa. Nói cách nôm na và dân dã hơn là dễ hiểu những điều kiện Chúa đặt ra để làm môn đệ của Ngài.” Ai đến với Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Tôi được “ ( Lc 14, 26 ).
Trong tiếng Hy Bá Lai không có thể so sánh và khi phải dùng hơn kém thì họ dùng phép đối ngẫu: ” Yêu và Bỏ “. Nên, động từ “ dứt bỏ “ ở đây có nghĩa là “ ít hơn” chứ không có nghĩa là lìa bỏ, dứt bỏ luôn, hay là cắt đứt luôn.
Theo nghĩa này, Chúa muốn dạy các môn đệ của Ngài: Ai muốn đi theo Ngài phải coi Ngài hơn hết kể cả cha mẹ, họ hàng, bà con, những người thân thương. Chúa dạy hãy đặt tình yêu của Ngài trên mọi thứ tình yêu ở trần gian mà người ta đang rêu rao, ca ngợi và thụ đắc. Làm môn đệ Chúa sẽ được gia sản lớn lao, Nước Trời làm gia nghiệp trong tương lai. Do đó, muốn trở nên môn đệ trung thành, kiên vững thì phải biết lắng nghe và thực thi những điều Chúa truyền dạy: ” Bất cứ ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không đáng làm môn đệ của Ta “.
Làm môn đệ Chúa chắc chắn nó đòi hỏi mỗi người, mọi người phải chịu đau khổ, phải từ bỏ những nô lệ của con người như tính hư nết xấu, thói nghiện rượu, nghiện hút thuốc, thói say xỉn, những điều xấu xa ở trần gian này. Làm môn đệ Chúa, không buộc phải chia lìa, cắt đứt với mối liên hệ của gia đình, hay những mối liên hệ làng xóm vv…
Tuy nhiên, Chúa cần người môn đệ của Chúa vẫn sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao vời của Thiên Chúa. Người ta vẫn nhận ra một cám dỗ rất nguy hiểm và gay cấn: đó là Thiên Chúa thì xem ra xa vời, linh thiêng, phải có đức tin mới nhận ra được, còn vật chất, của cải, vàng bạc thì sờ sờ ở trước mắt con người. Nên con người dễ nhận ra những gì là đang ở tầm tay mình với. Của cải, tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp dễ nắm bắt, dễ nhận ra, nó hấp dẫn và thu hút con người cách lạ lùng. Chính vì thế, Chúa mới đưa ra hai dụ ngôn “ Xây thành và “ Cuộc giao chiến “. Đã xây thành, đã giao chiến thì không còn giờ để bàn bạc, để cân nhắc, để đắn đo, nhưng phải bắt tay ngay, nỗ lực đầu tư cho việc xây dựng và nỗ lực để giao chiến hầu có thể thắng đối phương.
Người môn đệ Chúa phải can đảm, kiên nhẫn vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Người môn đệ của Chúa phải trung thành với tình yêu của Chúa và dám sinh tử với con đường Chúa vạch ra cho họ. Chúa không chấp nhận việc muốn làm môn đệ của Ngài mà lại có thái độ như người thanh niên giầu có, hay người đã cầm cày lại còn ngoái lại sau lưng. Theo Chúa là phải dứt khoát.
Thánh Phaolô đã kêu gọi Philêmon quảng đại, chứ không cưỡng bách Philêmon thực hành các nhân đức. Ngài đã kết luận bức thư gửi cho Philêmon: ” Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo vì tôi biết rằng việc anh sẽ làm hơn những gì mà tôi xin nữa “.
Lạy Chúa Giêsu, đi theo Chúa, làm môn đệ của Chúa luôn đòi hỏi phải quảng đại, hy sinh. Xin cho chúng con luôn nhận ra tình yêu của Chúa và kiên nhẫn “ Vác thập giá của mình mà theo Chúa “. Amen.
Lc 14, 25-33
Con đường theo Chúa vẫn là con đường hẹp khác với những suy nghĩ của nhiều người. Vâng, có rất nhiều người lầm tưởng theo Chúa là bước đi trên những con đường rộng thênh thang, bước đi trên những con đường rải đá, tráng nhựa. Hoặc nghĩ một cách đơn giản là đi trên những chiếc boeing sang trọng, đi trên những chiếc xe hơi đắt tiền, đời mới. Theo Chúa là “ Vác thập giá của mình mà theo Ngài “ hoặc “ Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy “ ( Mt 10, 37 ).
Đọc kỹ Lời Chúa của ba bài đọc chúa nhật XXIII thường niên, năm C, chúng ta dễ nhận thấy ý của Chúa. Nói cách nôm na và dân dã hơn là dễ hiểu những điều kiện Chúa đặt ra để làm môn đệ của Ngài.” Ai đến với Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Tôi được “ ( Lc 14, 26 ).
Trong tiếng Hy Bá Lai không có thể so sánh và khi phải dùng hơn kém thì họ dùng phép đối ngẫu: ” Yêu và Bỏ “. Nên, động từ “ dứt bỏ “ ở đây có nghĩa là “ ít hơn” chứ không có nghĩa là lìa bỏ, dứt bỏ luôn, hay là cắt đứt luôn.
Theo nghĩa này, Chúa muốn dạy các môn đệ của Ngài: Ai muốn đi theo Ngài phải coi Ngài hơn hết kể cả cha mẹ, họ hàng, bà con, những người thân thương. Chúa dạy hãy đặt tình yêu của Ngài trên mọi thứ tình yêu ở trần gian mà người ta đang rêu rao, ca ngợi và thụ đắc. Làm môn đệ Chúa sẽ được gia sản lớn lao, Nước Trời làm gia nghiệp trong tương lai. Do đó, muốn trở nên môn đệ trung thành, kiên vững thì phải biết lắng nghe và thực thi những điều Chúa truyền dạy: ” Bất cứ ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không đáng làm môn đệ của Ta “.
Làm môn đệ Chúa chắc chắn nó đòi hỏi mỗi người, mọi người phải chịu đau khổ, phải từ bỏ những nô lệ của con người như tính hư nết xấu, thói nghiện rượu, nghiện hút thuốc, thói say xỉn, những điều xấu xa ở trần gian này. Làm môn đệ Chúa, không buộc phải chia lìa, cắt đứt với mối liên hệ của gia đình, hay những mối liên hệ làng xóm vv…
Tuy nhiên, Chúa cần người môn đệ của Chúa vẫn sẵn sàng hy sinh cho tình yêu cao vời của Thiên Chúa. Người ta vẫn nhận ra một cám dỗ rất nguy hiểm và gay cấn: đó là Thiên Chúa thì xem ra xa vời, linh thiêng, phải có đức tin mới nhận ra được, còn vật chất, của cải, vàng bạc thì sờ sờ ở trước mắt con người. Nên con người dễ nhận ra những gì là đang ở tầm tay mình với. Của cải, tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp dễ nắm bắt, dễ nhận ra, nó hấp dẫn và thu hút con người cách lạ lùng. Chính vì thế, Chúa mới đưa ra hai dụ ngôn “ Xây thành và “ Cuộc giao chiến “. Đã xây thành, đã giao chiến thì không còn giờ để bàn bạc, để cân nhắc, để đắn đo, nhưng phải bắt tay ngay, nỗ lực đầu tư cho việc xây dựng và nỗ lực để giao chiến hầu có thể thắng đối phương.
Người môn đệ Chúa phải can đảm, kiên nhẫn vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Người môn đệ của Chúa phải trung thành với tình yêu của Chúa và dám sinh tử với con đường Chúa vạch ra cho họ. Chúa không chấp nhận việc muốn làm môn đệ của Ngài mà lại có thái độ như người thanh niên giầu có, hay người đã cầm cày lại còn ngoái lại sau lưng. Theo Chúa là phải dứt khoát.
Thánh Phaolô đã kêu gọi Philêmon quảng đại, chứ không cưỡng bách Philêmon thực hành các nhân đức. Ngài đã kết luận bức thư gửi cho Philêmon: ” Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo vì tôi biết rằng việc anh sẽ làm hơn những gì mà tôi xin nữa “.
Lạy Chúa Giêsu, đi theo Chúa, làm môn đệ của Chúa luôn đòi hỏi phải quảng đại, hy sinh. Xin cho chúng con luôn nhận ra tình yêu của Chúa và kiên nhẫn “ Vác thập giá của mình mà theo Chúa “. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục của Giáo Hội ''hầm trú'' Giáo Phận Fuzhou bị tù đầy lâu năm đã qua đời
Paul Minh Nhật
12:33 30/08/2010
ĐGM nghỉ hưu John Yang Shudao giáo phận Fuzhou người đã trải qua ít nhất là 30 năm trong tù vì đức tin của mình đã được Chúa gọi về ở tuổi 91.
Đức cố GM là người đứng đầu cộng đồng công giáo "hầm trú'' tại Fuzhou đã bị một cơn đột quỵ và bị mê man bất tỉnh vài ngày trước khi mất vào ngày 28 tháng tám. Ngài mất ở nhà thờ thánh Teresa tại quê hương của ngài tỉnh Liangjiang một thời gian ngắn sau khi bị bệnh viện từ chối.
Đám tang của ngài, chủ tế bởi giám mục hầm trú Peter Lin Jiashan, dự tính tổ chức vào ngày đầu tháng chín cũng tại ngôi nhà thờ này nơi có thể chứa được khoảng 3.000 người. Theo một nguồn tin trong giáo hội gần gũi tòa thánh, ĐGM Lin là nguyên giám mục phụ tá giáo phận Fuzhou nhưng nay là giám mục chính giáo phận Jianou.
Vài nguồn tin của giáo hội nói với ucanews.com rằng rất nhiều nhân viên chính phủ đã đến nhà thờ để nghe về cái chết của ngài. "Họ bận tâm về các vấn đề an ninh và đã hạn chế số người đến kính viếng", một người nói.
Giáo phận Fuzhou hiện tại có khoảng 250.000 người công giáo với 81linh mục "thầm lặng" và 27 "công khai". Nhà nước nhìn nhận cộng đồng các tín hữu Công Giáo "công khai" nhưng cộng đồng "hầm trú" thì vẫn không được chấp nhận.
Cha Joseph Li Ronghua, giám mục phụ tá cộng đồng công khai, nói với ucanews.com rằng ông đã nghe tin ĐGM Yang qua đời nhưng không nhận được thêm thông tin nào nữa từ phía giáo hội thầm lặng. Ông và nhiều vị linh mục ''công khai" khác chưa bao giờ gặp gỡ ĐGM Yang, ông nói.
ĐGM Yang đã nói với ucanews.com vào năm 2004 rằng hòa giải với Giáo Hội công khai có nghĩa là "phản lại đức tin". Bên cạnh việc chia rẽ giữa các cộng đồng công khai và thầm lặng từ năm 1980, những tín hữu Công Giáo "thầm lặng có trong thập niên qua giữa chính họ chia cắt thành hai bè cánh, một được hướng dẫn bởi ĐGM Yang và cánh kia bởi cha Lin Yuntuan.
Hiện nay, theo một nguồn tin của giáo hội gần gũi với Tòa Thánh, GM ''hầm trú'' Vincent Huang Zhoucheng giáo phận Mindong bên cạnh là quản trị của giáo phận Fuzhou.
Các nguồn tin của giáo hội bận tâm về tương lai của giáo phận. Họ chấp nhận đám tang là cơ hội thử nghiệm cho việc hòa giải. "nếu các sự khác biệt mà còn hợp tác được cho buổi đám đang, ở đó có thể có chỗ cho sự trao đổi thông tin. Nếu không thì, hòa giải sẽ rất là xa vời" một nguồn tin nói.
ĐGM Yang sinh ngày 1 tháng tư năm 1919 và được thụ phong linh mục năm 1947. Sau đó cha Yang bị bắt với các linh mục khác và bị giam tù năm 1955 vì từ chối tuyên bố tố cáo ĐGH và tham gia vào giáo hội tự trị được chấp nhận bởi nhà nước.
Đức cha Yang đã được thả ra năm 1981 sau 26 năm trong tù. Ngài đã bí mật thụ phong cho một giám mục năm 1987. Năm 1988 ngài lại bị bắt và cầm tù thêm 3 năm. Từ đó tới nay, ngài đã bị bắt vài lần và bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ.
Đức cố GM là người đứng đầu cộng đồng công giáo "hầm trú'' tại Fuzhou đã bị một cơn đột quỵ và bị mê man bất tỉnh vài ngày trước khi mất vào ngày 28 tháng tám. Ngài mất ở nhà thờ thánh Teresa tại quê hương của ngài tỉnh Liangjiang một thời gian ngắn sau khi bị bệnh viện từ chối.
Đám tang của ngài, chủ tế bởi giám mục hầm trú Peter Lin Jiashan, dự tính tổ chức vào ngày đầu tháng chín cũng tại ngôi nhà thờ này nơi có thể chứa được khoảng 3.000 người. Theo một nguồn tin trong giáo hội gần gũi tòa thánh, ĐGM Lin là nguyên giám mục phụ tá giáo phận Fuzhou nhưng nay là giám mục chính giáo phận Jianou.
Vài nguồn tin của giáo hội nói với ucanews.com rằng rất nhiều nhân viên chính phủ đã đến nhà thờ để nghe về cái chết của ngài. "Họ bận tâm về các vấn đề an ninh và đã hạn chế số người đến kính viếng", một người nói.
Giáo phận Fuzhou hiện tại có khoảng 250.000 người công giáo với 81linh mục "thầm lặng" và 27 "công khai". Nhà nước nhìn nhận cộng đồng các tín hữu Công Giáo "công khai" nhưng cộng đồng "hầm trú" thì vẫn không được chấp nhận.
Cha Joseph Li Ronghua, giám mục phụ tá cộng đồng công khai, nói với ucanews.com rằng ông đã nghe tin ĐGM Yang qua đời nhưng không nhận được thêm thông tin nào nữa từ phía giáo hội thầm lặng. Ông và nhiều vị linh mục ''công khai" khác chưa bao giờ gặp gỡ ĐGM Yang, ông nói.
ĐGM Yang đã nói với ucanews.com vào năm 2004 rằng hòa giải với Giáo Hội công khai có nghĩa là "phản lại đức tin". Bên cạnh việc chia rẽ giữa các cộng đồng công khai và thầm lặng từ năm 1980, những tín hữu Công Giáo "thầm lặng có trong thập niên qua giữa chính họ chia cắt thành hai bè cánh, một được hướng dẫn bởi ĐGM Yang và cánh kia bởi cha Lin Yuntuan.
Hiện nay, theo một nguồn tin của giáo hội gần gũi với Tòa Thánh, GM ''hầm trú'' Vincent Huang Zhoucheng giáo phận Mindong bên cạnh là quản trị của giáo phận Fuzhou.
Các nguồn tin của giáo hội bận tâm về tương lai của giáo phận. Họ chấp nhận đám tang là cơ hội thử nghiệm cho việc hòa giải. "nếu các sự khác biệt mà còn hợp tác được cho buổi đám đang, ở đó có thể có chỗ cho sự trao đổi thông tin. Nếu không thì, hòa giải sẽ rất là xa vời" một nguồn tin nói.
ĐGM Yang sinh ngày 1 tháng tư năm 1919 và được thụ phong linh mục năm 1947. Sau đó cha Yang bị bắt với các linh mục khác và bị giam tù năm 1955 vì từ chối tuyên bố tố cáo ĐGH và tham gia vào giáo hội tự trị được chấp nhận bởi nhà nước.
Đức cha Yang đã được thả ra năm 1981 sau 26 năm trong tù. Ngài đã bí mật thụ phong cho một giám mục năm 1987. Năm 1988 ngài lại bị bắt và cầm tù thêm 3 năm. Từ đó tới nay, ngài đã bị bắt vài lần và bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ.
Từ đại học Harvard tới tu viện
Trầm Thiên Thu
18:08 30/08/2010
Mary Anne Marks tốt nghiệp tối ưu ĐH Harvard kỳ thi năm 2009 và chuẩn bị nhập Dòng nữ Đa Minh Đức Mẹ Thánh Thể ở Ann Arbor, Mich.
Chị không phải là người duy nhất đi từ đại học tới đời tu, vì Marks đã chia sẻ với Kathryn Jean Lopez trong một lần phỏng vấn mới đây: “Hai năm trước, một thanh niên học xong đại học Harvard rồi nhập chủng viện ở St. Louis. Trước đó không lâu, một cô gái học đại học Harvard cũng đã nhập Dòng nữ Phan Sinh. Một người bạn của tôi, quen nhau khi học đại học Harvard, cũng đã nhập Dòng Nữ tử Nhân hậu (Religious Sisters of Mercy) từ hai năm trước. Ngày 25/7/2010, hai cô gái tốt nghiệp đại học Harvard đã nhập Tỉnh Dòng Đa Minh Đông phương.
Bài viết này có nhiều câu hỏi và câu trả lời gợi hứng thế này:
LOPEZ: Bạn có thể theo đuổi đời sống tâm linh cũng như đời sống trí thức, thậm chí được khuyến khích bởi các yếu tố ở đại học?
MARKS: Tháng ngày ở đại học Harvard qua nhanh. Xử lý công việc đầy thử thách và nhiều hoạt động ngoại khóa, bao quanh bởi những người khác cũng làm như vậy, thậm chí các sinh viên muốn sống tâm linh thì thường bị cản trở phát triển. Chỉ có hồng ân của ơn thiên triệu đã cho tôi sự thấu hiểu và ý chí để dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Nghĩa là, việc tìm kiếm tâm linh đó ở đại học Harvard sẽ không thấy thiếu.
Nhóm Hiệp sĩ Columbus bổ sung Hội Sinh viên Công giáo rất năng động, hai giáo xứ are xa trường đại học, những nhà Opus Dei (*) dành cho nam và nữ gần đó là nơi hướng dẫn tâm linh cao cả và phong phú hóa các sự kiện hằng tuần và hằng tháng.
LOPEZ: Một số người uy tín nhất là gì hoặc biểu lộ những điều mà những người trưởng thành – có thể là khả năng đặc biệt – đã nói gì với cô khi học biết ý định đi tu của cô?
MARKS: Hai giáo sư đã nói với tôi rằng họ cũng có anh, chị hoặc em đi tu. Một giáo sư khác, tử tế nhưng hoàn toàn không đa cảm, đã khuyến khích ý định của tôi và kết thúc thảo luận về việc thay đổi kế hoạch bằng cách mở rộng tay và nói: “Tôi ủng hộ em, vì đây là một quyết định quan trọng, tôi khâm phục em”. Khi tôi nhận xét một giáo sư khác về nhiều câu trả lời tích cực, thầy nói rằng thầy không ngạc nhiên khi thấy các viện sĩ có thể đánh giá sức hấp dẫn của đời sống thâm trầm và của cách theo đuổi mục đích tâm linh.
LOPEZ: Các bạn của cô nói gì? Phản ứng của họ, bằng cách này hay cách khác, có giải thích điều gì cho cô không?
MARKS: Đa số đều vui thấy tôi tìm được con đường mà tôi có thể dành trọn con tim và khối óc, họ tôn trọng ý nguyện của tôi. Một bạn học, sau khi biết tôi muốn đi tu, đã cảm thấy mạnh dạn nói cho tôi biết về cuộc hôn nhân sắp tới của cô bạn đó. Tôi có cơ hội giải thích các giáo huấn của Giáo hội về giới tính. Cuộc nói chuyện xoay qua việc giáo dục tôn giáo và sự không tin của cô ấy. Ý định của tôi có thể mở ra cuộc thảo luận về một mức độ cá nhân như thế là tốt đẹp nhưng cũng làm giật mình và gây lúng túng một chút. Tôi nhận thấy mình đang trải nghiệm về hồng ân và thử thách của đời sống tu sĩ và linh mục: Sự trông mong hợp pháp của người khác mà áo dòng hoặc cổ côn trắng được cung cấp và sẵn sàng thảo luận các vấn đề sâu sắc hoặc đau khổ… ở bất cứ nơi nào: Ở phi trường cũng như ở lớp học hoặc nhà xứ.
Xin Chúa chúc lành cho Mary Anne đối với ơn gọi của chị – kể cả các cựu sinh viên và các sinh viên tương lai của đại học Harvard, những người sẽ theo bước chị để phục vụ Giáo hội trong đời sống Linh mục, tu trì và giáo dân.
Các sinh viên tốt nghiệp cũng vậy, dù họ tốt nghiệp trường Ivy League, đại học quốc gia hoặc đại học Công giáo. Giáo hội cần bạn!
(Nguồn: ncregister.com)
Sức mạnh của sự từ chối
Không dễ từ chối khi có thể chấp nhận. Những cha mẹ nuông chiều con cái có thể khiến chúng dễ lo âu và trầm cảm trong tương lai. Nguy hiểm của sự nuông chiều là làm cho chúng tự quan trọng hóa và trở nên ích kỷ.
Tiết kiệm và tự khước từ có giá trị quan yếu. Nhưng nhiều thiếu niên đã thiếu (hoặc mất) các “đức tính” đó. Chưa thể trách chúng vì chính cha mẹ nuông chiều mà chúng trở nên như vậy. Còn là học sinh mà xài điện thoại di động để làm gì? Chúng đã làm gì để có tiền trả cước phí? Tất nhiên cha mẹ lại phải thanh toán. Được voi thì đòi tiên. So với 10 hoặc 15 năm trước, trẻ em ngày nay lười làm việc nhà hơn. Nghiên cứu ở Úc cho thấy 53% trẻ con muốn mua đồ xài riêng để cảm thấy hãnh diện và 73% các cha mẹ nói rằng con cái họ “tập trung" vào mua sắm và hoang phí. Cha mẹ càng phải làm việc nhiều hơn để con cái "không thua kém bạn bè".
Nhu cầu của trẻ tăng cao cũng do làn sóng tiếp thị nhắm vào chúng. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ ước tính mỗi năm trung bình một đứa trẻ Mỹ xem 40.000 chương trình quảng cáo. Đó là áp lực vô thức lên cả cha mẹ và con cái, khó tránh khỏi. Cha mẹ cần biết cân bằng giữa các thuận lợi của xã hội và các giá trị nhân bản của cuộc sống: Muốn đạt được mục đích thì phải biết chờ đợi, tiết kiệm và làm việc chăm chỉ. Trẻ em có thể học tự kiềm chế bằng cách quan sát cách xử sự của người khác, đặc biệt là cách xử sự của cha mẹ.
Muốn vậy, cha mẹ phải mất nhiều thời gian để quan tâm tới con cái. Cha mẹ chú trọng các giá trị cao thì mới đủ uy tín để dạy chúng các tiêu chuẩn sống. Hạn chế yêu sách của chúng không phải là “cấm" chúng mà phải giải thích cho chúng hiểu những gì thực sự cần thiết hoặc chưa cần thiết, đồng thời cũng cần lắng nghe chúng trình bày, tuyệt đối đừng áp chế chúng. Có thể khó nhận biết thế nào là “đủ" nhưng vẫn khả dĩ nhận ra sự “quá đáng" để dừng lại.
Phụ huynh cần luyện tập kỹ năng làm cha mẹ để giáo dục luân lý và đạo đức cho con cái, đồng thời cần hiểu rõ tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại hình thông tin đại chúng (báo chí, phim ảnh...) tác động vào chúng hằng ngày. Hãy lưu ý chúng, nói chuyện với chúng và lắng nghe chúng. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa và động viên chúng hướng thiện.
Được động viên thì trẻ thêm lòng tin, được chia sẻ thì trẻ biết rộng lượng, được tha thứ thì trẻ biết khoan dung và nhẫn nại. Ngược lại, trẻ sẽ lên án khi sống với những người hay chỉ trích, trẻ sẽ nhút nhát sợ sệt khi sống giữa cảnh hãi hùng, trẻ sẽ tham lam khi sống trong không khí đố kỵ. Rau nào, sâu nấy. Cha mẹ trung thực thì con cái công bằng, cha mẹ hạnh phúc thì con cái nhân ái, cha mẹ hiền hậu thì con cái đức độ. Những cảnh thương tâm có thể dạy cho trẻ biết đồng cảm.
Có con thì dễ, làm cha mẹ thì rất khó. Chúng ta không chỉ dạy con bằng những điều bảo ban mà còn bằng cách sống của chính mình. Sử Viễn nói: “Vui nhất không gì bằng đọc sách, cần nhất không gì bằng dạy con”.
Đời sống đạo cũng luôn phải biết từ chối nhiều thứ, vì Đức Kitô đã xác quyết: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; x. Mt 10:38 và Lc 14:26-27). Muốn đủ sức từ chối điều gì đó thì phải có sức mạnh tinh thần. Thật không dễ, vì con người luôn bị giằng co, như Thánh Phaolô đã kinh nghiệm: “Điều tôi muốn thì tôi không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm”.
Chị không phải là người duy nhất đi từ đại học tới đời tu, vì Marks đã chia sẻ với Kathryn Jean Lopez trong một lần phỏng vấn mới đây: “Hai năm trước, một thanh niên học xong đại học Harvard rồi nhập chủng viện ở St. Louis. Trước đó không lâu, một cô gái học đại học Harvard cũng đã nhập Dòng nữ Phan Sinh. Một người bạn của tôi, quen nhau khi học đại học Harvard, cũng đã nhập Dòng Nữ tử Nhân hậu (Religious Sisters of Mercy) từ hai năm trước. Ngày 25/7/2010, hai cô gái tốt nghiệp đại học Harvard đã nhập Tỉnh Dòng Đa Minh Đông phương.
Bài viết này có nhiều câu hỏi và câu trả lời gợi hứng thế này:
LOPEZ: Bạn có thể theo đuổi đời sống tâm linh cũng như đời sống trí thức, thậm chí được khuyến khích bởi các yếu tố ở đại học?
MARKS: Tháng ngày ở đại học Harvard qua nhanh. Xử lý công việc đầy thử thách và nhiều hoạt động ngoại khóa, bao quanh bởi những người khác cũng làm như vậy, thậm chí các sinh viên muốn sống tâm linh thì thường bị cản trở phát triển. Chỉ có hồng ân của ơn thiên triệu đã cho tôi sự thấu hiểu và ý chí để dành thời gian cầu nguyện hằng ngày. Nghĩa là, việc tìm kiếm tâm linh đó ở đại học Harvard sẽ không thấy thiếu.
Nhóm Hiệp sĩ Columbus bổ sung Hội Sinh viên Công giáo rất năng động, hai giáo xứ are xa trường đại học, những nhà Opus Dei (*) dành cho nam và nữ gần đó là nơi hướng dẫn tâm linh cao cả và phong phú hóa các sự kiện hằng tuần và hằng tháng.
LOPEZ: Một số người uy tín nhất là gì hoặc biểu lộ những điều mà những người trưởng thành – có thể là khả năng đặc biệt – đã nói gì với cô khi học biết ý định đi tu của cô?
MARKS: Hai giáo sư đã nói với tôi rằng họ cũng có anh, chị hoặc em đi tu. Một giáo sư khác, tử tế nhưng hoàn toàn không đa cảm, đã khuyến khích ý định của tôi và kết thúc thảo luận về việc thay đổi kế hoạch bằng cách mở rộng tay và nói: “Tôi ủng hộ em, vì đây là một quyết định quan trọng, tôi khâm phục em”. Khi tôi nhận xét một giáo sư khác về nhiều câu trả lời tích cực, thầy nói rằng thầy không ngạc nhiên khi thấy các viện sĩ có thể đánh giá sức hấp dẫn của đời sống thâm trầm và của cách theo đuổi mục đích tâm linh.
LOPEZ: Các bạn của cô nói gì? Phản ứng của họ, bằng cách này hay cách khác, có giải thích điều gì cho cô không?
MARKS: Đa số đều vui thấy tôi tìm được con đường mà tôi có thể dành trọn con tim và khối óc, họ tôn trọng ý nguyện của tôi. Một bạn học, sau khi biết tôi muốn đi tu, đã cảm thấy mạnh dạn nói cho tôi biết về cuộc hôn nhân sắp tới của cô bạn đó. Tôi có cơ hội giải thích các giáo huấn của Giáo hội về giới tính. Cuộc nói chuyện xoay qua việc giáo dục tôn giáo và sự không tin của cô ấy. Ý định của tôi có thể mở ra cuộc thảo luận về một mức độ cá nhân như thế là tốt đẹp nhưng cũng làm giật mình và gây lúng túng một chút. Tôi nhận thấy mình đang trải nghiệm về hồng ân và thử thách của đời sống tu sĩ và linh mục: Sự trông mong hợp pháp của người khác mà áo dòng hoặc cổ côn trắng được cung cấp và sẵn sàng thảo luận các vấn đề sâu sắc hoặc đau khổ… ở bất cứ nơi nào: Ở phi trường cũng như ở lớp học hoặc nhà xứ.
Xin Chúa chúc lành cho Mary Anne đối với ơn gọi của chị – kể cả các cựu sinh viên và các sinh viên tương lai của đại học Harvard, những người sẽ theo bước chị để phục vụ Giáo hội trong đời sống Linh mục, tu trì và giáo dân.
Các sinh viên tốt nghiệp cũng vậy, dù họ tốt nghiệp trường Ivy League, đại học quốc gia hoặc đại học Công giáo. Giáo hội cần bạn!
(Nguồn: ncregister.com)
Sức mạnh của sự từ chối
Không dễ từ chối khi có thể chấp nhận. Những cha mẹ nuông chiều con cái có thể khiến chúng dễ lo âu và trầm cảm trong tương lai. Nguy hiểm của sự nuông chiều là làm cho chúng tự quan trọng hóa và trở nên ích kỷ.
Tiết kiệm và tự khước từ có giá trị quan yếu. Nhưng nhiều thiếu niên đã thiếu (hoặc mất) các “đức tính” đó. Chưa thể trách chúng vì chính cha mẹ nuông chiều mà chúng trở nên như vậy. Còn là học sinh mà xài điện thoại di động để làm gì? Chúng đã làm gì để có tiền trả cước phí? Tất nhiên cha mẹ lại phải thanh toán. Được voi thì đòi tiên. So với 10 hoặc 15 năm trước, trẻ em ngày nay lười làm việc nhà hơn. Nghiên cứu ở Úc cho thấy 53% trẻ con muốn mua đồ xài riêng để cảm thấy hãnh diện và 73% các cha mẹ nói rằng con cái họ “tập trung" vào mua sắm và hoang phí. Cha mẹ càng phải làm việc nhiều hơn để con cái "không thua kém bạn bè".
Nhu cầu của trẻ tăng cao cũng do làn sóng tiếp thị nhắm vào chúng. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ ước tính mỗi năm trung bình một đứa trẻ Mỹ xem 40.000 chương trình quảng cáo. Đó là áp lực vô thức lên cả cha mẹ và con cái, khó tránh khỏi. Cha mẹ cần biết cân bằng giữa các thuận lợi của xã hội và các giá trị nhân bản của cuộc sống: Muốn đạt được mục đích thì phải biết chờ đợi, tiết kiệm và làm việc chăm chỉ. Trẻ em có thể học tự kiềm chế bằng cách quan sát cách xử sự của người khác, đặc biệt là cách xử sự của cha mẹ.
Muốn vậy, cha mẹ phải mất nhiều thời gian để quan tâm tới con cái. Cha mẹ chú trọng các giá trị cao thì mới đủ uy tín để dạy chúng các tiêu chuẩn sống. Hạn chế yêu sách của chúng không phải là “cấm" chúng mà phải giải thích cho chúng hiểu những gì thực sự cần thiết hoặc chưa cần thiết, đồng thời cũng cần lắng nghe chúng trình bày, tuyệt đối đừng áp chế chúng. Có thể khó nhận biết thế nào là “đủ" nhưng vẫn khả dĩ nhận ra sự “quá đáng" để dừng lại.
Phụ huynh cần luyện tập kỹ năng làm cha mẹ để giáo dục luân lý và đạo đức cho con cái, đồng thời cần hiểu rõ tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại hình thông tin đại chúng (báo chí, phim ảnh...) tác động vào chúng hằng ngày. Hãy lưu ý chúng, nói chuyện với chúng và lắng nghe chúng. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa và động viên chúng hướng thiện.
Được động viên thì trẻ thêm lòng tin, được chia sẻ thì trẻ biết rộng lượng, được tha thứ thì trẻ biết khoan dung và nhẫn nại. Ngược lại, trẻ sẽ lên án khi sống với những người hay chỉ trích, trẻ sẽ nhút nhát sợ sệt khi sống giữa cảnh hãi hùng, trẻ sẽ tham lam khi sống trong không khí đố kỵ. Rau nào, sâu nấy. Cha mẹ trung thực thì con cái công bằng, cha mẹ hạnh phúc thì con cái nhân ái, cha mẹ hiền hậu thì con cái đức độ. Những cảnh thương tâm có thể dạy cho trẻ biết đồng cảm.
Có con thì dễ, làm cha mẹ thì rất khó. Chúng ta không chỉ dạy con bằng những điều bảo ban mà còn bằng cách sống của chính mình. Sử Viễn nói: “Vui nhất không gì bằng đọc sách, cần nhất không gì bằng dạy con”.
Đời sống đạo cũng luôn phải biết từ chối nhiều thứ, vì Đức Kitô đã xác quyết: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; x. Mt 10:38 và Lc 14:26-27). Muốn đủ sức từ chối điều gì đó thì phải có sức mạnh tinh thần. Thật không dễ, vì con người luôn bị giằng co, như Thánh Phaolô đã kinh nghiệm: “Điều tôi muốn thì tôi không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm”.
Tự do và sứ mệnh
Vũ Văn An
23:10 30/08/2010
Ngày 24 tháng 8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Denver, Colorado, Hoa Kỳ đã đọc một bài diễn văn rất hay tại Slovakia, nhân dịp tham dự hội nghị chuyên đề lần thứ 15 của Hội Giáo Luật nước này. Ngài kêu gọi người Công Giáo Hoa Kỳ và Âu Châu chống lại sự bất khoan dung của thế giới đối với Kitô Giáo. Tựa đề bài diễn văn của ngài là: “Sống trong sự thật: Tự do tôn giáo và sứ mệnh của Công Giáo trong Trật Tự Mới của thế giới”. Chúng tôi cho dịch nguyên văn bài diễn văn của Đức TGM Chaput để phần nào đánh tan quan điểm cho rằng: chỉ ở những nước độc tài toàn trị, Giáo Hội mới phải chật vật trong cuộc chiến đấu đòi hỏi tự do tôn giáo.
Tertullian từng nói một câu danh tiếng rằng máu các tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó đúng. Và Slovakia là nơi hoàn hảo để ta ôn lại lời của ông hôm nay. Vì chính ở đây, và ở khắp Trung và Đông Âu, người Công Giáo từng chịu đau khổ suốt 50 năm dưới các chế độ sát nhân Quốc Xã và Xô Viết. Nên họ biết rõ cái giá thật sự của việc làm chứng cho Chúa Kitô do chính kinh nghiệm đắng cay của mình. Họ cũng biết rõ cả cái giá của sự nhát gan, của hợp tác và tự đánh lừa mình khi giáp mặt với tội ác.
Tôi muốn bắt đầu (bài diễn văn) bằng một gợi ý như sau: nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ và Tây Âu ngày nay không hề hiểu các cái giá đắt đỏ đó. Mà xem ra, họ cũng chả thèm lưu tâm gì tới việc ấy. Kết quả là nhiều người tỏ ra dửng dưng với diễn trình đang diễn ra trong đất nước chúng ta, một diễn trình được các nhà khoa học xã hội gọi là thế tục hóa, nhưng thực tế là diễn trình bác bỏ các gốc gác Kitô Giáo và linh hồn nền văn minh của ta.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Người Công Giáo Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm gì về sự đàn áp có hệ thống mà các Giáo Hội của qúy vị vốn chịu đựng. Đã đành các thiên kiến bài Công Giáo luôn luôn có chỗ đứng trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Sự kỳ thị này trước nhất đến từ nền văn hóa Thệ Phản vốn thống trị đất nước tôi và nay đến từ các giai cấp lãnh đạo “hậu Kitô Giáo” của đất nước ấy. Nhưng điều này khác hẳn với việc bách hại có hệ thống. Nói chung, người Công Giáo khá phát đạt tại Hoa Kỳ. Lý do khá đơn giản. Hoa Kỳ luôn luôn có một nền tảng luân lý có tính Kitô Giáo nói chung và rất thân thiện với tôn giáo, và các định chế công cộng của chúng tôi vốn được thiết lập trên căn bản phi phe phái, không bài tôn giáo.
Tại tâm điểm của kinh nghiệm Hoa Kỳ, người ta thấy một chủ nghĩa hiện thực thánh kinh (biblical realism) hầu như có tính bản năng. Ít nhất cho tới nay, do di sản Thệ Phản, người Hoa Kỳ luôn hiểu rất sâu sắc hai điều sau đây: Thứ nhất, tội là điều có thật, con người có thể bị quyền lực và sự giầu có hủ hóa. Thứ hai, “kinh thành Thiên Chúa” là một điều rất khác với “kinh thành con người”. Và chúng ta rất thận trọng không để mình lẫn lộn hai kinh thành ấy.
Alexis de Tocqueville, trong cuốn Nền Dân Chủ tại Hoa Kỳ, đã viết: “Nền độc tài không cần đức tin, nhưng tự do thì không thể không cần đức tin…” Bởi thế “Người ta phải làm gì đối với một dân tộc tự cho là chủ nhân của chính mình nếu dân tộc ấy không vâng phục Thiên Chúa?”.
Các nhà sáng lập ra Hoa Kỳ là một nhóm đa dạng gồm nhiều Kitô hữu ngoan đạo và nhiều người duy thần thuộc Phong Trào Ánh Sáng. Nhưng hầu như người nào cũng có thiện cảm với niềm tin tôn giáo. Họ tin rằng một dân tộc tự do không thể nào bất cần niềm tin tôn giáo cũng như các đức hạnh được niềm tin tôn giáo này phát huy. Bởi thế, họ tìm cách giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và tự lập với nhau. Nhưng động lực của họ rất khác với nghị trình cách mạng ở Âu Châu. Họ không lẫn lộn nhà nước với xã hội dân sự. Họ không hề muốn có một sinh hoạt công hoàn toàn thế tục hóa. Họ không hề có ý định khóa chặt tôn giáo ở bên ngoài công việc chung. Trái lại, họ muốn bảo đảm để công dân được tự do sống niềm tin của họ một cách công khai và sống động, và áp dụng các xác tín tôn giáo của mình vào việc xây dựng một xã hội công bình.
Hiển nhiên, ta cần nhớ rằng hiện vẫn còn nhiều dị biệt lớn lao giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và kinh nghiệm Âu Châu. Âu Châu từng kinh qua nhiều cuộc chiến tranh tồi tệ trên mảnh đất của mình cũng như nhiều chế độ bạo tàn trong lịch sử nhân loại. Trong suốt 150 năm qua, Hoa Kỳ chưa phải kinh qua một cuộc chiến tranh nào trên chính lãnh thổ của mình. Người Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm nào về những thành phố hoang tàn vì bom đạn hay xụp đổ về xã hội. Họ cũng ít có kinh nghiệm về nghèo khổ, chính trị ý thức hệ hay đói khát. Thành thử quá khứ đã khiến nhiều người Âu Châu lạc lõng bi quan, rất khác với tác phong lạc quan vốn là đặc điểm của xã hội Hoa Kỳ.
Cùng chung một thách đố: chủ nghĩa duy thế tục
Nhưng những dị biệt ấy vẫn không thay đổi được sự kiện này là các ngả đường tiến về tương lai của chúng ta hiện đang giao thoa với nhau. Ngày nay, trong thời đại liên đới hoàn cầu, các thách đố đang đặt ra cho người Công Giáo Hoa Kỳ cũng tương tự như các thách đố đặt ra cho người Công Giáo Âu Châu: chúng ta đang phải đối diện với một cái nhìn chính trị có tính thế tục một cách hung hãn và một mô thức kinh tế hoàn toàn có tính tiêu thụ mà trên thực tế, nếu không phải minh nhiên, thì cũng mặc nhiên phát sinh ra một thứ chủ nghĩa vô thần được nhà nước khích lệ.
Nói cách khác, cái thế giới quan rút ra từ Phong Trào Ánh Sáng, một phong trào từng đẻ ra nhiều ý thức hệ giết người trong thế kỷ 20, cái thế giới quan ấy ngày nay vẫn còn rất sống động. Ngôn ngữ của nó ngày nay nghe nhẹ nhàng hơn, các ý định của nó nghe nhân đạo hơn, và bộ mặt của nó xem ra thân thiện hơn. Nhưng nguyên động lực nằm dưới nó thì vẫn y nguyên, không thay đổi. Đó chính là hoài bão xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, một thế giới trong đó con người hoàn toàn sống tự lập, tự lấy mình làm đủ, tự thỏa mãn các nhu cầu và hoài mong của mình bằng chính tài năng riêng của mình.
Thế giới quan ấy đòi một thế giới “hậu Kitô Giáo” thành thực, một thế giới do lý tính, do kỹ thuật, do tài tổ chức xã hội thống trị. Tôn giáo tuy có chỗ đứng trong thế giới ấy, nhưng chỉ được coi như một phụ tùng tùy thuộc lối sống cá nhân. Người ta được tự do thờ phượng và tin bất cứ điều gì họ muốn, miễn là phải giữ niềm tin của mình cho riêng mình và không được tự tiện nhồi nhét các xác tín tôn giáo của mình vào công việc của chính phủ, vào kinh tế hay văn hóa. Thoạt mới nghe, điều ấy xem ra khá hợp lý đối với việc tổ chức xã hội hiện đại, một xã hội vốn gồm nhiều truyền thống sắc tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhiều triết lý sống và cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.
Nhưng ta bị kẹt vào hai chi tiết không vui. Chi tiết thứ nhất, “tự do thờ phượng” không hề đồng nghĩa với “tự do tôn giáo”. Tự do tôn giáo bao hàm quyền rao giảng, quyền giảng dạy, tụ tập, tổ chức, can dự vào xã hội và các vấn đề của nó một cách công khai, cả với tư cách cá nhân lẫn tư cách hợp đoàn như những cộng đồng đức tin. Đó là cái hiểu cổ điển về việc người công dân được quyền “tự do thực hành” đức tin của mình như đã được qui định trong Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nó cũng đã được hàm nghĩa cách rõ ràng trong Điều 18 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngược lại, tự do thờ phượng là một ý niệm nhỏ hơn và bị giới hạn hơn.
Chi tiết thứ hai: mỹ từ khoan dung sáng suốt và có tính thế tục tương hợp ra sao với kinh nghiệm thực tế của người Công Giáo Âu Châu và người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây? Tại Hoa Kỳ, một đất nước vẫn còn đến 80% là người Kitô hữu thực hành niềm tin tôn giáo của mình ở một mức độ nào đó, các cơ quan chính quyền đang càng ngày càng tìm cách bắt các thừa tác vụ của Giáo Hội phải hành xử ra sao và buộc họ phải thực hành những điều sẽ hủy diệt căn tính Công Giáo của họ. Nhiều cố gắng đã được đưa ra để làm nản hay kết tội một số phát biểu đức tin Công Giáo, liệt chúng vào tội “kỳ thị”. Các tòa án cũng như các ngành lập pháp của chúng tôi hiện đang thường xuyên đưa ra các hành động nhằm phá hoại hôn nhân và cuộc sống gia đình và tìm cách gột rửa mọi biểu tượng Kitô Giáo và dấu tích ản hưởng của nó ra khỏi cuộc sống công cộng.
Tại Âu Châu, chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một chiều hướng ấy, mặc dù chiều hướng này được đánh dấu bằng một sự khinh miệt Kitô giáo công khai hơn. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang bị sỉ vả trên truyền thông và ngay tại các tòa án chỉ vì đã dám phát biểu giáo huấn Công Giáo. Như qúy vị còn nhớ, cách nay mấy năm, một trong các chính khách Công Giáo hàng đầu của thế hệ chúng ta, Ông Rocco Buttiglione, đã bị từ khước một chức vụ lãnh đạo trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ vì các niềm tin Công Giáo của ông.
Đầu mùa hè này, chúng ta được chứng kiến một thứ côn đồ đầy tính trả đũa chưa bao giờ thấy trên lục địa này kể từ ngày có những phương pháp cảnh sát trị như Xô Viết và Quốc Xã: tòa Tổng Giám Mục Brussels đã bị nhiều viên chức tới lục lọi; các giám mục bị giam giữ và tra hỏi hàng 9 giờ đồng hồ bất chấp các thủ tục cần có; các máy vi tính, điện thoại di động và cả hồ sơ riêng của các ngài đều bị tịch thu. Ngay đến các ngôi mộ người chết của Giáo Hội cũng bị cuộc ruồng bố trên xâm phạm. Đối với phần đông người Hoa Kỳ, loại nhục mạ công khai, có tính toán này đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo quả là một xúc phạm và lạm quyền của các nhà chức trách nhà nước. Và điều ấy không hẳn vì đức hạnh hay tội lỗi của các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ, vì tất cả chúng ta đều có bổn phận phải vâng phục các luật lệ chính đáng. Đúng hơn, nó là một xúc phạm, vì các nhà chức trách dân sự, khi hành sử thô bạo như thế, đã cho thấy họ coi thường các niềm tin và những tín hữu được các ngài đại biểu.
Quan điểm của tôi là: các hành động trên đây nhất định không phải là các hành động của một chính phủ chịu coi Giáo Hội Công Giáo như một người hùn hạp có giá trị trong các kế hoạch của họ dành cho thế kỷ 21. Trái hẳn lại thì có. Các biến cố này cho thấy sự kỳ thị có hệ thống đang nhen nhúm chống lại Giáo Hội là điều không thể tránh khỏi.
Những người duy thế tục hiện đang học hỏi từ quá khứ. Họ khôn khéo hơn trong việc kỳ thị của mình; lịch thiệp hơn trong các giao tế của họ; thông minh hơn trong việc loại trừ Giáo Hội và các tín hữu cá nhân khỏi gây ảnh hưởng tới cuộc sống luân lý của xã hội. Trong vài thập niên tới, Kitô giáo sẽ trở thành một tín ngưỡng càng ngày càng nói ít hơn và ít tự do hơn nơi công cộng. Một xã hội trong đó đức tin bị ngăn cản không được mạnh mẽ lên tiếng công khai là một xã hội muốn biến nhà nước thành thần tượng. Và khi nhà nước biến thành thần tượng, thì con người nhất định trở thành hiến tế.
Đức Hồng Y Henri de Lubac có lần viết rằng: “nói rằng con người không thể tổ chức được thế giới nếu không có Thiên Chúa thì không đúng. Điều đúng là nếu không có Thiên Chúa, con người, xét cho cùng, chỉ có thể tổ chức được thế giới ấy để chống lại chính con người. Chủ nghĩa duy nhân cực đoan chỉ là chủ nghĩa duy nhân phi nhân”.
Phương Tây đang tiệm tiến di chuyển về phía “chủ nghĩa duy nhân phi nhân” ấy. Và nếu Giáo Hội phải lên tiếng một cách trung thành, thì ta cần phải rút ra các bài học mà giáo hội của qúy vị từng học được lúc sống dưới chủ nghĩa toàn trị.
Sống trong sự thật
Một đạo Công Giáo của phản kháng hẳn phải đặt căn bản trên lòng tin tưởng vào Lời Chúa Kitô rằng: “chân lý sẽ giải phóng các con”. Lòng tin tưởng này giúp qúy vị nhiều cái nhìn thông sáng về bản chất các chế độ toàn trị. Nó hẳn giúp qúy vị đưa ra nhiều cách mới mẻ để trở thành môn đệ. Khi đọc lại lời lẽ của nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp, Václav Havel, để chuẩn bị cho bài nói chuyện này, tôi có ấn tượng rất mạnh về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo hết sức sâu sắc trong ý niệm “sống trong sự thật” của ông. Người Công Giáo ngày nay cần phải nhìn việc làm môn đệ cũng như sứ mệnh của mình như thế, nghĩa là “sống trong sự thật”.
Sống trong sự thật nghĩa là sống theo Chúa Giêsu Kitô và Lời Chúa trong Sách Thánh. Là công bố sự thật của Phúc Âm Kitô Giáo, không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng gương sáng của ta. Là sống mọi ngày, mọi giây phút đời ta bằng xác tín không lay chuyển rằng Thiên Chúa đang sống và tình yêu của Người là động lực của lịch sử nhân loại và là động cơ của mọi cuộc sống nhân bản chân chính. Là tin tưởng rằng các chân lý trong Kinh Tin Kính đáng để ta chịu đau khổ và hiến mạng sống mình cho.
Sống trong sự thật cũng có nghĩa là nói sự thật và gọi tên sự vật theo đúng tên của chúng. Và điều này có nghĩa là ta phải lột mặt nạ dối trá mà một số người đang mưu toan buộc người khác phải sống.
Hai dối trá lớn của chủ nghĩa duy thế tục
Hai trong số các dối trá lớn nhất trên thế giới hiện nay là: thứ nhất, người ta cho rằng Kitô giáo có tầm quan trọng tương đối yếu trong việc phát triển Phương Tây; dối trá thứ hai cho rằng các giá trị và định chế của Phương Tây có thể duy trì được mà không cần phải đặt cơ sở trên các nguyên tắc luân lý của Kitô giáo.
Trước khi đề cập tới hai cái dối trá ấy, ta nên ngừng lại đôi phút để suy nghĩ về ý nghĩa của lịch sử.
Lịch sử không đơn giản chỉ là học biết các sự kiện. Lịch sử là một hình thức của ký ức, và ký ức là đá xây nền của việc tự nhận ra mình. Sự kiện sẽ vô ích nếu không có bối cảnh ý nghĩa. Nét thiên tài và ý nghĩa độc đáo của văn minh Phương Tây không thể nào hiểu được nếu không có bối cảnh 20 thế kỷ Kitô giáo để chúng khai triển. Dân tộc nào không biết lịch sử của mình, thì cũng không biết chính mình. Đó là một dân tộc chắc chắn sẽ lặp lại các lỗi lầm quá khứ vì họ đâu có thấy được điều mà hiện tại, luôn là hoa trái của quá khứ, đòi hỏi nơi họ.
Những người quên khuấy mình là ai rất dễ bị người khác thao túng. Điều này đã được Orwell kịch tính hóa một cách nổi tiếng qua hình ảnh “lỗ hổng ký ức” trong tiểu thuyết 1984 của ông. Ngày nay, lịch sử Giáo Hội và di sản của Kitô Giáo Phương Tây đang bị đẩy vào cái lỗ hổng ký ức kia. Đó là cái dối trá đầu tiên ta cần đối diện.
Việc giảm thiểu tầm quan trọng của dĩ vãng Kitô giáo Phương Tây đôi khi được thực hiện với ý thật tốt, mệnh danh là để cổ vũ việc sống chung hòa bình trong một xã hội đa nguyên. Nhưng một cách thường hơn, nó được thực hiện để đẩy người Kitô hữu ra bên lề và để trung lập hóa chứng tá công khai của Giáo Hội.
Giáo Hội cần phải nêu đích danh và chống lại sự dối trá ấy. Là một người Âu Châu hay là một người Hoa Kỳ là thừa tự sự tổng hợp sâu sắc của Kitô giáo giữa triết lý và nghệ thuật Hy Lạp với luật lệ Rôma và chân lý Thánh Kinh. Sự tổng hợp này phát sinh ra chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo, một chủ nghĩa vốn nằm dưới nền văn minh Phương Tây.
Về điểm này, ta nên nhớ tới nhà học giả và là mục tử trong giáo hội Luthêrô Đức là Dietrich Bonhoeffer. Ông viết ra những lời sau đây mấy tháng trước khi bị Getapo bắt giữ vào năm 1943: “Sự thống nhất của Phương Tây không phải là một ý niệm mà là một thực tại lịch sử, mà nền tảng duy nhất của nó là chính Chúa Kitô”.
Các xã hội của chúng ta ở Phương Tây đều là Kitô giáo từ lúc khai sinh, và việc sống còn của chúng lệ thuộc vào sự lâu bền của các giá trị Kitô giáo. Các nguyên tắc và định chế chính trị cốt lõi của ta phần lớn đều dựa vào nền luân lý của Phúc Âm và quan điểm của Kitô giáo về con người và việc cai trị. Ở đây, ta không chỉ nói tới nền thần học hay các ý niệm tôn giáo của Kitô giáo. Mà là nói tới những bến đậu, những neo mốc của các xã hội chúng ta, tức hệ thống cai trị bằng đại diện và việc phân quyền; tự do tôn giáo và lương tâm; và quan trọng hơn cả là phẩm giá nhân vị.
Chân lý về sự thống nhất của Phương Tây mang lại một hệ quả, như chính Bonhoeffer đã nhận xét: lấy Chúa Kitô đi là bạn hủy diệt nền tảng đáng tin cậy duy nhất làm nên các giá trị, các định chế và lối sống của ta.
Điều ấy có nghĩa: ta không thể nào vứt bỏ lịch sử của ta chỉ vì mối quan tâm hời hợt sợ làm các lân bang không Kitô giáo của ta bất bình. Bất chấp lời tán láo dài dòng của phe “tân vô thần”, hiện không có nguy cơ nào là Kitô giáo sẽ được áp đặt lên bất cứ ai tại Phương Tây. Các “quốc gia quốc giáo” (confessional states) duy nhất trên thế giới ngày nay chỉ là các quốc gia được những nhà độc tài Hồi Giáo quá khích hay vô thần cai trị, tức các chế độ vốn bác bỏ niềm tin của Phương Tây Kitô giáo vào quyền cá nhân và việc quân bằng quyền lực.
Luận điểm của tôi là: bảo vệ các lý tưởng của Phương Tây là cách bảo vệ duy nhất mà chúng ta cũng như các lân bang hiện có trong tay để khỏi rơi vào các hình thức đàn áp mới, bất luận dưới tay một Hồi Giáo cực đoan hay những chế độ kỹ thuật trị (technocrats) duy thế tục.
Nhưng việc dửng dưng đối với quá khứ Kitô giáo của ta sẽ làm gia tăng sự dửng dưng đối với việc bảo vệ các giá trị và định chế của ta trong hiện tại. Và điều ấy dẫn tôi tới sự dối trá lớn lao thứ hai mà hiện chúng ta đang phải sống với, sự dối trá cho rằng không hề có chân lý bất biến.
Chủ nghĩa duy tương đối hiện đang là tôn giáo dân sự và là triết lý công cộng của Phương Tây. Một lần nữa, luận điểm do quan điểm này nêu lên xem ra khá thuyết phục. Xét vì tính đa nguyên của thế giới hiện đại, xem ra quả là hợp lý khi xã hội muốn khẳng định rằng không một cá nhân hay một nhóm nào có độc quyền về chân lý; rằng điều người này coi là tốt thì người khác có thể coi là không tốt; và rằng mọi nền văn hóa và tôn giáo phải được tôn trọng như nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy rằng không có niềm tin vào các nguyên tắc luân lý và chân lý siêu việt cố định, các định chế và ngôn ngữ chính trị của ta sẽ trở thành dụng cụ phục vụ cho chủ nghĩa tân man rợ. Nhân danh lòng khoan dung, ta sẽ liều mình khoan thứ cho những hình thức bất khoan dung tàn bạo nhất; việc tôn trọng các nền văn hóa khác liều mình sẽ đem lại sự coi thường chính nền văn hóa của mình; giáo điều “sống và để sống” (live and let live) liều mình sẽ biện minh cho việc kẻ mạnh sống mà hại cho người yếu. Việc chẩn mạch này giúp ta hiểu một trong các bất công nền tảng tại Phương Tây hiện nay, đó là tội ác phá thai.
Tôi hiểu ra điều này: giấy phép phá thai là vấn đề luật lệ hiện nay tại hầu hết các quốc gia Phương Tây. Trong một số trường hợp, giấy phép này phản ảnh ý muốn đa số và được các phương tiện luật lệ và dân chủ áp đặt. Và tôi biết rằng nhiều người, ngay trong Giáo Hội, thấy lạ khi người Công Giáo chúng ta tại Hoa Kỳ vẫn còn coi sự thánh thiêng của sự sống chưa sinh là chủ yếu đến thế đối với việc làm chứng nơi công cộng của ta.
Tôi xin thưa với qúy vị lý do tại sao tôi coi việc phá thai là vấn đề chủ yếu trong thời đại ta. Thứ nhất, vì cả phá thai nữa cũng thuộc vấn đề sống trong sự thật. Quyền sống là nền tảng của mọi nhân quyền khác. Nếu quyền này không bất khả xâm phạm thì chẳng có quyền nào khác được bảo đảm cả.
Hay nói huỵch toẹt hơn, giết người là giết người, bất kể nạn nhân nhỏ bé đến đâu. Đây là một sự thật nữa mà nhiều người trong Giáo Hội chưa thực sự xem sét tới: bảo vệ sự sống mới sinh và trước khi sinh là yếu tố chính của căn tính Công Giáo ngay từ thời các Tông Đồ.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa: từ những ngày sơ khai của Giáo Hội, làm người Công Giáo có nghĩa là phải bác bỏ việc tham dự bằng bất cứ cách nào vào tội ác phá thai: nghĩa là tìm cách phá thai, thực hiện việc phá thai, hay làm cho tội ác này có thể thực hiện được bằng cách hành động hay không hành động trong lãnh vực chính trị và tư pháp. Hơn thế nữa, làm người Công Giáo còn có nghĩa là phải lên tiếng chống lại bất cứ ai vi phạm sự thánh thiêng và phẩm giá sự sống như chính Chúa Giêsu Kitô từng mạc khải.
Chứng cớ có thể tìm thấy trong các văn kiện xưa nhất trong lịch sử Giáo Hội. Thời ta, lúc tính thánh hiêng của sự sống bị đe dọa không những bởi việc phá thai, việc sát nhi và an tử (euthanasia), mà còn bởi việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu hay bởi cám dỗ ưu sinh (eugenic) để loại bỏ người yếu, người khuyết tật và người già cả bệnh hoạn, thì khía cạnh căn tính này của Công Giáo càng trở nên chủ yếu đối với tư cách làm môn đệ của ta.
Luận điểm của tôi về phá thai là: việc nó được chấp nhận rộng rãi tại Phương Tây cho ta thấy vì không đặt cơ sở trên Thiên Chúa hay một chân lý cao hơn, nên các định chế dân chủ của ta dễ dàng trở thành vũ khí chống lại chính phẩm giá nhân bản của ta. Các giá trị qúy giá nhất của ta không thể chỉ nhờ lý trí, hay chỉ nhờ tư cách của chúng mà bảo vệ được. Chúng không có sức tự duy trì hay sự biện minh “nội tại”. Không hề có một lý do nào tự nó hợp lý hay tiện dụng có thể giải thích được việc tại sao xã hội phải tôn trọng các quyền của con người. Càng ít có lý do để nhìn nhận quyền của những người mà đời sống chỉ là gánh nặng cho người khác, như các trẻ em còn trong bụng mẹ, những người bệnh sắp chết hay những người khuyết tật về thể lý hay tâm lý.
Nếu nhân quyền không phát sinh từ Thiên Chúa, thì nhanh chóng chúng sẽ thoái hóa thành những quy ước tùy tiện của con người. Nhà nước có đó để bảo vệ quyền của con người và phát huy việc triển nở của họ. Nhà nước không bao giờ có thể là nguồn gốc tạo ra các quyền đó. Khi nhà nước tự dành lấy quyền lực ấy, thì ngay một nền dân chủ cũng trở thành toàn trị.
Việc phá thai hợp pháp hóa là chi nếu không phải chỉ là một hình thức bạo lực thâm cung tự mặc lấy chiếc áo dân chủ? Ý muốn quyền lực của kẻ mạnh được luật pháp ban cho sức mạnh để giết người yếu đuối. Đó là chỗ Phương Tây ngày nay đang lao đầu đi tới. Và chúng ta đã từng ở chỗ đó trước đây.
Người Slovaks và nhiều người Trung và Đông Âu khác đã sống qua đó. Trên đây, tôi có gợi ý rằng quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội hiện đang bị tấn công một cách chưa từng thấy kể từ thời Quốc Xã và Cộng Sản. Tôi tin rằng nay ta đã có thể hiểu lý do tại sao.
Viết vào thập niên 1960, Richard Weaver, một học giả và triết gia xã hội học Mỹ, nói rằng: “Tôi tuyệt đối xác tín rằng chủ nghĩa duy tương đối, sau cùng, tất sẽ dẫn tới một chế độ bạo lực”. Ông ta hoàn toàn đúng. Có cả một thứ “luận lý nội tại” dẫn đưa chủ nghĩa duy tương đối tới đàn áp. Điều này giải thích sự nghịch lý tại sao các xã hội Phương Tây một mặt giảng dạy sự khoan dung và tính đa dạng một mặt lại hung hăng phá hoại và trừng phạt lối sống Công Giáo. Cái giáo điều khoan dung kia không thể khoan dung được niềm tin Công Giáo vì niềm tin này cho rằng không thể khoan dung một số ý tưởng và tác phong vì chúng phi nhân hóa chúng ta. Cái giáo điều cho rằng mọi sự thật đều tương đối nhưng lại không thể cho phép người khác nghĩ rằng một số sự thật có thể không tương đối.
Các niềm tin Công Giáo gây khó chịu sâu xa cho tư duy “chính thống” của Phương Tây hơn cả có liên quan tới phá thai, tính dục và việc kết hôn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Điều ấy không hẳn là tình cờ. Vì những niềm tin Kitô giáo ấy nói lên sự thật về tính dục, về ý nghĩa và số phận con người.
Các sự thật này được coi là có tính phá hoại trong một thế giới từng làm ta tin rằng Thiên Chúa không cần thiết và sự sống nhân bản không hề có một bản chất hay mục đích nội tại. Bởi thế, cần phải trừng trị Giáo Hội, vì mặc dù người của Giáo Hội mắc nhiều tội lỗi và yếu đuối, Giáo Hội vẫn là nàng dâu của Chúa Giêsu Kitô; vẫn là nguồn suối cái đẹp, nguồn suối ý nghĩa và hy vọng nhất định không chịu tiêu tan, và vẫn là “dị giáo” hấp dẫn và nguy hiểm đối với trật tự mới của thế giới.
Tôi xin tóm lược những điểm vừa nói. Điểm thứ nhất: ý tưởng nào cũng gây ra hậu quả. Ý tưởng xấu sinh hậu quả xấu. Ngày nay, ta sống trong một thế giới đang bị lay động bởi nhiều ý tưởng hết sức phá hoại, mà ý tưởng xấu nhất là con người có thể sống như thể Thiên Chúa không quan trọng và như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ xuống thế. Hậu quả do các ý tưởng xấu này gây ra là quyền tự do thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đang bị tấn công. Ta cần hiểu lý do tại sao lại như thế, và ta cần phải làm một điều gì đó về việc này.
Điểm thứ hai đơn giản chỉ có thế này: ta không thể tiếp tục coi cuộc tranh luận về hiện tượng thế tục hóa, một hiện tượng thực sự có nghĩa đốt bỏ Kitô giáo khỏi ký ức văn hóa, coi nó chỉ là vấn nạn của các chuyên viên về Giáo Hội. Việc ra đời của “Tân Âu Châu” và của “Hoa Kỳ Tiếp Theo” (Next America), hai thực thể bắt nguồn từ một điều khác hẳn với lịch sử từng do Kitô giáo lên khuôn, sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại cho tất cả những ai có niềm tin nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ta vẫn không cần và không nên từ bỏ công trình đối thoại trung thực của ta. Ngược lại, Giáo Hội luôn luôn cần đi tìm bằng hữu, đi tìm các phạm vi có thể đồng thuận, và những cách đưa ra được các luận điểm tích cực, hữu lý tại các nơi công cộng. Nhưng ta không ngu dại gì mà chờ mong được các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như văn hóa của ta biết ơn hay vị nể. Sự thiếu khôn ngoan một cách ngây thơ không phải là một nhân đức của phúc âm.
Thời nào, Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn thử sống tốt với Xêda. Mà quả Thánh Kinh có dạy ta phải kính trọng và cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của ta thật sự. Ta phải có một tình yêu lành mạnh đối với xứ sở được ta gọi là quê hương. Nhưng không bao giờ ta được trả cho Xêda điều vốn thuộc về Thiên Chúa. Ta phải vâng phuc Thiên Chúa trước hết; bổn phận đối với nhà cầm quyền chính trị luôn luôn phải đến sau. Ta không thể hợp tác với sự ác mà không từ từ trở thành sự ác. Đó là một trong những bài học khó nuốt nhất của thế kỷ 20. Và tôi hy vọng rằng chúng ta đã học hỏi được từ bài học ấy.
Điều ấy dẫn tôi tới điểm thứ ba và là điểm cuối cùng của buổi nói truyện hôm nay: chúng ta đang sống ở một thời kỳ trong đó Giáo Hội được mời gọi trở thành cộng đồng tin biết phản kháng. Ta phải gọi sự vật bằng đích tên của chúng.Ta phải đánh phá sự ác khi thấy nó. Và điều quan trọng hơn cả là: ta không nên tự đánh lừa mình mà nghĩ rằng bằng lòng cùng đi với những người ủng hộ chủ nghĩa duy thế tục và chủ nghĩa bài Kitô giáo, ta sẽ làm dịu hay thay đổi được tình hình. Chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Ta phải trở thành các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô và của Sự Thật được Người nhập thể.
Kết luận
Như thế, tư cách môn đệ cá thể có nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi xin đề nghị một số gợi ý để kết luận. Gợi ý đầu tiên của tôi, một lần nữa, lại phát xuất từ chứng nhân vĩ đại từng chống lại chủ nghĩa ngoại đạo của Đệ Tam Reich, tức Dietrich Bonhoeffer. Ông từng nói: “Việc canh tân thế giới Phương Tây hoàn toàn tùy thuộc việc Thiên Chúa canh tân Giáo Hội, một việc canh tân sẽ dẫn Giáo Hội tới tình hiệp thông của Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang sống động”.
Thế giới hết sức cần tới việc phải tái ý thức về Giáo Hội trong các hành động của ta và trong việc làm chứng của ta nơi công cộng cũng như nơi tư riêng. Thế giới rất cần mỗi người chúng ta phải cảm nghiệm sâu sắc hơn về Chúa Sống Lại của chúng ta trong tình đồng hành với những người đồng đạo. Việc canh tân Phương Tây tùy thuộc rất nhiều vào lòng trung thành của ta với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người.
Ta cần phải tin thật những điều ta nói ta tin. Rồi còn cần phải chứng minh điều đó bằng chứng tá cuộc sống của ta. Ta cần phải xác tín các chân lý của Kinh Tin Kính đến độ khao khát sống thực các chân lý ấy, yêu kính các chân lý ấy, và bênh vực các chân lý ấy, đến mức sẵn sàng chịu phiền phức và đau khổ vì chúng.
Ta là đại sứ của Thiên Chúa hằng sống cạnh một thế giới đang toan tính quên lãng Người. Công việc của ta là làm Người trở thành hiện thực, là trở thành khuôn mặt của tình yêu nơi Người; là một lần nữa đề nghị với con người thời đại đi vào cuộc đối thoại cứu rỗi.
Thế kỷ 20 dạy ta bài học này: không hề có thứ ân phúc rẻ tiền. Đấng Thiên Chúa mà ta tin, Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương thế gian đến sai Con Một của mình xuống để chịu đau khổ và chịu chết vì nó, Đấng Thiên Chúa ấy đòi ta phải sống cùng một mẫu sống mạnh dạn, đầy hy sinh mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho ta.
Hình thức của Giáo Hội, và hình thức sống của mỗi Kitô hữu chính là hình thức của Thánh Giá. Cuộc sống ta phải trở nên một phụng vụ, một tự hiến mặc lấy tình yêu Thiên Chúa và việc canh tân toàn thế giới.
Các vị tử đạo người Slovaks, trong quá khứ, biết rõ điều ấy. Và họ luôn giữ cho chân lý ấy sống động khi nhân dân của qúi vị quằn quại dưới ách kỳ thị và toàn trị. Giờ đây, tôi đặc biệt tưởng nhớ các vị giám mục anh hùng của quí vị, tức Chân Phúc Vasil Hopko và Pavel Gojdic, cùng vị nữ tu anh thư, tức Chân Phúc Zdenka Schelingová.
Ta cần ghi tạc trong lòng những lời tốt đẹp sau đây của Chân Phúc Zdenka: “Cuộc sống hằng ngày bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ hy sinh của tôi, bằng Thánh Lễ của tôi. Từ bàn thờ của Chúa tôi đi thẳng tới bàn thờ công việc của mình. Trong mọi tình huống, tôi phải có khả năng tiếp nối lễ hy sinh trên bàn thờ… Ta phải công bố Chúa Kitô bằng cuộc sống của mình, ta dâng lên Người hy lễ ý chí riêng ta”.
Ta hãy rao giảng Chúa Giêsu Kitô với hết năng lực đời ta. Ta hãy nâng đỡ lẫn nhau, bất kể giá nào, để tới khi phải tính sổ với Chúa, ta sẽ được kể vào số những người trung thành và can đảm, chứ không nhát gan hay tránh né, hay như người hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, cuối cùng chẳng còn lại chi trong xác tín của mình; hay như người ngậm tăm khi phải nói lên lời phải nói vào lúc phải nói. Xin cám ơn qúi vị và xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Theo Zenit 28 tháng 8 năm 2010
Tertullian từng nói một câu danh tiếng rằng máu các tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó đúng. Và Slovakia là nơi hoàn hảo để ta ôn lại lời của ông hôm nay. Vì chính ở đây, và ở khắp Trung và Đông Âu, người Công Giáo từng chịu đau khổ suốt 50 năm dưới các chế độ sát nhân Quốc Xã và Xô Viết. Nên họ biết rõ cái giá thật sự của việc làm chứng cho Chúa Kitô do chính kinh nghiệm đắng cay của mình. Họ cũng biết rõ cả cái giá của sự nhát gan, của hợp tác và tự đánh lừa mình khi giáp mặt với tội ác.
Tôi muốn bắt đầu (bài diễn văn) bằng một gợi ý như sau: nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ và Tây Âu ngày nay không hề hiểu các cái giá đắt đỏ đó. Mà xem ra, họ cũng chả thèm lưu tâm gì tới việc ấy. Kết quả là nhiều người tỏ ra dửng dưng với diễn trình đang diễn ra trong đất nước chúng ta, một diễn trình được các nhà khoa học xã hội gọi là thế tục hóa, nhưng thực tế là diễn trình bác bỏ các gốc gác Kitô Giáo và linh hồn nền văn minh của ta.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Người Công Giáo Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm gì về sự đàn áp có hệ thống mà các Giáo Hội của qúy vị vốn chịu đựng. Đã đành các thiên kiến bài Công Giáo luôn luôn có chỗ đứng trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Sự kỳ thị này trước nhất đến từ nền văn hóa Thệ Phản vốn thống trị đất nước tôi và nay đến từ các giai cấp lãnh đạo “hậu Kitô Giáo” của đất nước ấy. Nhưng điều này khác hẳn với việc bách hại có hệ thống. Nói chung, người Công Giáo khá phát đạt tại Hoa Kỳ. Lý do khá đơn giản. Hoa Kỳ luôn luôn có một nền tảng luân lý có tính Kitô Giáo nói chung và rất thân thiện với tôn giáo, và các định chế công cộng của chúng tôi vốn được thiết lập trên căn bản phi phe phái, không bài tôn giáo.
Tại tâm điểm của kinh nghiệm Hoa Kỳ, người ta thấy một chủ nghĩa hiện thực thánh kinh (biblical realism) hầu như có tính bản năng. Ít nhất cho tới nay, do di sản Thệ Phản, người Hoa Kỳ luôn hiểu rất sâu sắc hai điều sau đây: Thứ nhất, tội là điều có thật, con người có thể bị quyền lực và sự giầu có hủ hóa. Thứ hai, “kinh thành Thiên Chúa” là một điều rất khác với “kinh thành con người”. Và chúng ta rất thận trọng không để mình lẫn lộn hai kinh thành ấy.
Alexis de Tocqueville, trong cuốn Nền Dân Chủ tại Hoa Kỳ, đã viết: “Nền độc tài không cần đức tin, nhưng tự do thì không thể không cần đức tin…” Bởi thế “Người ta phải làm gì đối với một dân tộc tự cho là chủ nhân của chính mình nếu dân tộc ấy không vâng phục Thiên Chúa?”.
Các nhà sáng lập ra Hoa Kỳ là một nhóm đa dạng gồm nhiều Kitô hữu ngoan đạo và nhiều người duy thần thuộc Phong Trào Ánh Sáng. Nhưng hầu như người nào cũng có thiện cảm với niềm tin tôn giáo. Họ tin rằng một dân tộc tự do không thể nào bất cần niềm tin tôn giáo cũng như các đức hạnh được niềm tin tôn giáo này phát huy. Bởi thế, họ tìm cách giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và tự lập với nhau. Nhưng động lực của họ rất khác với nghị trình cách mạng ở Âu Châu. Họ không lẫn lộn nhà nước với xã hội dân sự. Họ không hề muốn có một sinh hoạt công hoàn toàn thế tục hóa. Họ không hề có ý định khóa chặt tôn giáo ở bên ngoài công việc chung. Trái lại, họ muốn bảo đảm để công dân được tự do sống niềm tin của họ một cách công khai và sống động, và áp dụng các xác tín tôn giáo của mình vào việc xây dựng một xã hội công bình.
Hiển nhiên, ta cần nhớ rằng hiện vẫn còn nhiều dị biệt lớn lao giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và kinh nghiệm Âu Châu. Âu Châu từng kinh qua nhiều cuộc chiến tranh tồi tệ trên mảnh đất của mình cũng như nhiều chế độ bạo tàn trong lịch sử nhân loại. Trong suốt 150 năm qua, Hoa Kỳ chưa phải kinh qua một cuộc chiến tranh nào trên chính lãnh thổ của mình. Người Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm nào về những thành phố hoang tàn vì bom đạn hay xụp đổ về xã hội. Họ cũng ít có kinh nghiệm về nghèo khổ, chính trị ý thức hệ hay đói khát. Thành thử quá khứ đã khiến nhiều người Âu Châu lạc lõng bi quan, rất khác với tác phong lạc quan vốn là đặc điểm của xã hội Hoa Kỳ.
Cùng chung một thách đố: chủ nghĩa duy thế tục
Nhưng những dị biệt ấy vẫn không thay đổi được sự kiện này là các ngả đường tiến về tương lai của chúng ta hiện đang giao thoa với nhau. Ngày nay, trong thời đại liên đới hoàn cầu, các thách đố đang đặt ra cho người Công Giáo Hoa Kỳ cũng tương tự như các thách đố đặt ra cho người Công Giáo Âu Châu: chúng ta đang phải đối diện với một cái nhìn chính trị có tính thế tục một cách hung hãn và một mô thức kinh tế hoàn toàn có tính tiêu thụ mà trên thực tế, nếu không phải minh nhiên, thì cũng mặc nhiên phát sinh ra một thứ chủ nghĩa vô thần được nhà nước khích lệ.
Nói cách khác, cái thế giới quan rút ra từ Phong Trào Ánh Sáng, một phong trào từng đẻ ra nhiều ý thức hệ giết người trong thế kỷ 20, cái thế giới quan ấy ngày nay vẫn còn rất sống động. Ngôn ngữ của nó ngày nay nghe nhẹ nhàng hơn, các ý định của nó nghe nhân đạo hơn, và bộ mặt của nó xem ra thân thiện hơn. Nhưng nguyên động lực nằm dưới nó thì vẫn y nguyên, không thay đổi. Đó chính là hoài bão xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, một thế giới trong đó con người hoàn toàn sống tự lập, tự lấy mình làm đủ, tự thỏa mãn các nhu cầu và hoài mong của mình bằng chính tài năng riêng của mình.
Thế giới quan ấy đòi một thế giới “hậu Kitô Giáo” thành thực, một thế giới do lý tính, do kỹ thuật, do tài tổ chức xã hội thống trị. Tôn giáo tuy có chỗ đứng trong thế giới ấy, nhưng chỉ được coi như một phụ tùng tùy thuộc lối sống cá nhân. Người ta được tự do thờ phượng và tin bất cứ điều gì họ muốn, miễn là phải giữ niềm tin của mình cho riêng mình và không được tự tiện nhồi nhét các xác tín tôn giáo của mình vào công việc của chính phủ, vào kinh tế hay văn hóa. Thoạt mới nghe, điều ấy xem ra khá hợp lý đối với việc tổ chức xã hội hiện đại, một xã hội vốn gồm nhiều truyền thống sắc tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhiều triết lý sống và cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.
Nhưng ta bị kẹt vào hai chi tiết không vui. Chi tiết thứ nhất, “tự do thờ phượng” không hề đồng nghĩa với “tự do tôn giáo”. Tự do tôn giáo bao hàm quyền rao giảng, quyền giảng dạy, tụ tập, tổ chức, can dự vào xã hội và các vấn đề của nó một cách công khai, cả với tư cách cá nhân lẫn tư cách hợp đoàn như những cộng đồng đức tin. Đó là cái hiểu cổ điển về việc người công dân được quyền “tự do thực hành” đức tin của mình như đã được qui định trong Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nó cũng đã được hàm nghĩa cách rõ ràng trong Điều 18 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngược lại, tự do thờ phượng là một ý niệm nhỏ hơn và bị giới hạn hơn.
Chi tiết thứ hai: mỹ từ khoan dung sáng suốt và có tính thế tục tương hợp ra sao với kinh nghiệm thực tế của người Công Giáo Âu Châu và người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây? Tại Hoa Kỳ, một đất nước vẫn còn đến 80% là người Kitô hữu thực hành niềm tin tôn giáo của mình ở một mức độ nào đó, các cơ quan chính quyền đang càng ngày càng tìm cách bắt các thừa tác vụ của Giáo Hội phải hành xử ra sao và buộc họ phải thực hành những điều sẽ hủy diệt căn tính Công Giáo của họ. Nhiều cố gắng đã được đưa ra để làm nản hay kết tội một số phát biểu đức tin Công Giáo, liệt chúng vào tội “kỳ thị”. Các tòa án cũng như các ngành lập pháp của chúng tôi hiện đang thường xuyên đưa ra các hành động nhằm phá hoại hôn nhân và cuộc sống gia đình và tìm cách gột rửa mọi biểu tượng Kitô Giáo và dấu tích ản hưởng của nó ra khỏi cuộc sống công cộng.
Tại Âu Châu, chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một chiều hướng ấy, mặc dù chiều hướng này được đánh dấu bằng một sự khinh miệt Kitô giáo công khai hơn. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang bị sỉ vả trên truyền thông và ngay tại các tòa án chỉ vì đã dám phát biểu giáo huấn Công Giáo. Như qúy vị còn nhớ, cách nay mấy năm, một trong các chính khách Công Giáo hàng đầu của thế hệ chúng ta, Ông Rocco Buttiglione, đã bị từ khước một chức vụ lãnh đạo trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ vì các niềm tin Công Giáo của ông.
Đầu mùa hè này, chúng ta được chứng kiến một thứ côn đồ đầy tính trả đũa chưa bao giờ thấy trên lục địa này kể từ ngày có những phương pháp cảnh sát trị như Xô Viết và Quốc Xã: tòa Tổng Giám Mục Brussels đã bị nhiều viên chức tới lục lọi; các giám mục bị giam giữ và tra hỏi hàng 9 giờ đồng hồ bất chấp các thủ tục cần có; các máy vi tính, điện thoại di động và cả hồ sơ riêng của các ngài đều bị tịch thu. Ngay đến các ngôi mộ người chết của Giáo Hội cũng bị cuộc ruồng bố trên xâm phạm. Đối với phần đông người Hoa Kỳ, loại nhục mạ công khai, có tính toán này đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo quả là một xúc phạm và lạm quyền của các nhà chức trách nhà nước. Và điều ấy không hẳn vì đức hạnh hay tội lỗi của các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ, vì tất cả chúng ta đều có bổn phận phải vâng phục các luật lệ chính đáng. Đúng hơn, nó là một xúc phạm, vì các nhà chức trách dân sự, khi hành sử thô bạo như thế, đã cho thấy họ coi thường các niềm tin và những tín hữu được các ngài đại biểu.
Quan điểm của tôi là: các hành động trên đây nhất định không phải là các hành động của một chính phủ chịu coi Giáo Hội Công Giáo như một người hùn hạp có giá trị trong các kế hoạch của họ dành cho thế kỷ 21. Trái hẳn lại thì có. Các biến cố này cho thấy sự kỳ thị có hệ thống đang nhen nhúm chống lại Giáo Hội là điều không thể tránh khỏi.
Những người duy thế tục hiện đang học hỏi từ quá khứ. Họ khôn khéo hơn trong việc kỳ thị của mình; lịch thiệp hơn trong các giao tế của họ; thông minh hơn trong việc loại trừ Giáo Hội và các tín hữu cá nhân khỏi gây ảnh hưởng tới cuộc sống luân lý của xã hội. Trong vài thập niên tới, Kitô giáo sẽ trở thành một tín ngưỡng càng ngày càng nói ít hơn và ít tự do hơn nơi công cộng. Một xã hội trong đó đức tin bị ngăn cản không được mạnh mẽ lên tiếng công khai là một xã hội muốn biến nhà nước thành thần tượng. Và khi nhà nước biến thành thần tượng, thì con người nhất định trở thành hiến tế.
Đức Hồng Y Henri de Lubac có lần viết rằng: “nói rằng con người không thể tổ chức được thế giới nếu không có Thiên Chúa thì không đúng. Điều đúng là nếu không có Thiên Chúa, con người, xét cho cùng, chỉ có thể tổ chức được thế giới ấy để chống lại chính con người. Chủ nghĩa duy nhân cực đoan chỉ là chủ nghĩa duy nhân phi nhân”.
Phương Tây đang tiệm tiến di chuyển về phía “chủ nghĩa duy nhân phi nhân” ấy. Và nếu Giáo Hội phải lên tiếng một cách trung thành, thì ta cần phải rút ra các bài học mà giáo hội của qúy vị từng học được lúc sống dưới chủ nghĩa toàn trị.
Sống trong sự thật
Một đạo Công Giáo của phản kháng hẳn phải đặt căn bản trên lòng tin tưởng vào Lời Chúa Kitô rằng: “chân lý sẽ giải phóng các con”. Lòng tin tưởng này giúp qúy vị nhiều cái nhìn thông sáng về bản chất các chế độ toàn trị. Nó hẳn giúp qúy vị đưa ra nhiều cách mới mẻ để trở thành môn đệ. Khi đọc lại lời lẽ của nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp, Václav Havel, để chuẩn bị cho bài nói chuyện này, tôi có ấn tượng rất mạnh về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo hết sức sâu sắc trong ý niệm “sống trong sự thật” của ông. Người Công Giáo ngày nay cần phải nhìn việc làm môn đệ cũng như sứ mệnh của mình như thế, nghĩa là “sống trong sự thật”.
Sống trong sự thật nghĩa là sống theo Chúa Giêsu Kitô và Lời Chúa trong Sách Thánh. Là công bố sự thật của Phúc Âm Kitô Giáo, không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng gương sáng của ta. Là sống mọi ngày, mọi giây phút đời ta bằng xác tín không lay chuyển rằng Thiên Chúa đang sống và tình yêu của Người là động lực của lịch sử nhân loại và là động cơ của mọi cuộc sống nhân bản chân chính. Là tin tưởng rằng các chân lý trong Kinh Tin Kính đáng để ta chịu đau khổ và hiến mạng sống mình cho.
Sống trong sự thật cũng có nghĩa là nói sự thật và gọi tên sự vật theo đúng tên của chúng. Và điều này có nghĩa là ta phải lột mặt nạ dối trá mà một số người đang mưu toan buộc người khác phải sống.
Hai dối trá lớn của chủ nghĩa duy thế tục
Hai trong số các dối trá lớn nhất trên thế giới hiện nay là: thứ nhất, người ta cho rằng Kitô giáo có tầm quan trọng tương đối yếu trong việc phát triển Phương Tây; dối trá thứ hai cho rằng các giá trị và định chế của Phương Tây có thể duy trì được mà không cần phải đặt cơ sở trên các nguyên tắc luân lý của Kitô giáo.
Trước khi đề cập tới hai cái dối trá ấy, ta nên ngừng lại đôi phút để suy nghĩ về ý nghĩa của lịch sử.
Lịch sử không đơn giản chỉ là học biết các sự kiện. Lịch sử là một hình thức của ký ức, và ký ức là đá xây nền của việc tự nhận ra mình. Sự kiện sẽ vô ích nếu không có bối cảnh ý nghĩa. Nét thiên tài và ý nghĩa độc đáo của văn minh Phương Tây không thể nào hiểu được nếu không có bối cảnh 20 thế kỷ Kitô giáo để chúng khai triển. Dân tộc nào không biết lịch sử của mình, thì cũng không biết chính mình. Đó là một dân tộc chắc chắn sẽ lặp lại các lỗi lầm quá khứ vì họ đâu có thấy được điều mà hiện tại, luôn là hoa trái của quá khứ, đòi hỏi nơi họ.
Những người quên khuấy mình là ai rất dễ bị người khác thao túng. Điều này đã được Orwell kịch tính hóa một cách nổi tiếng qua hình ảnh “lỗ hổng ký ức” trong tiểu thuyết 1984 của ông. Ngày nay, lịch sử Giáo Hội và di sản của Kitô Giáo Phương Tây đang bị đẩy vào cái lỗ hổng ký ức kia. Đó là cái dối trá đầu tiên ta cần đối diện.
Việc giảm thiểu tầm quan trọng của dĩ vãng Kitô giáo Phương Tây đôi khi được thực hiện với ý thật tốt, mệnh danh là để cổ vũ việc sống chung hòa bình trong một xã hội đa nguyên. Nhưng một cách thường hơn, nó được thực hiện để đẩy người Kitô hữu ra bên lề và để trung lập hóa chứng tá công khai của Giáo Hội.
Giáo Hội cần phải nêu đích danh và chống lại sự dối trá ấy. Là một người Âu Châu hay là một người Hoa Kỳ là thừa tự sự tổng hợp sâu sắc của Kitô giáo giữa triết lý và nghệ thuật Hy Lạp với luật lệ Rôma và chân lý Thánh Kinh. Sự tổng hợp này phát sinh ra chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo, một chủ nghĩa vốn nằm dưới nền văn minh Phương Tây.
Về điểm này, ta nên nhớ tới nhà học giả và là mục tử trong giáo hội Luthêrô Đức là Dietrich Bonhoeffer. Ông viết ra những lời sau đây mấy tháng trước khi bị Getapo bắt giữ vào năm 1943: “Sự thống nhất của Phương Tây không phải là một ý niệm mà là một thực tại lịch sử, mà nền tảng duy nhất của nó là chính Chúa Kitô”.
Các xã hội của chúng ta ở Phương Tây đều là Kitô giáo từ lúc khai sinh, và việc sống còn của chúng lệ thuộc vào sự lâu bền của các giá trị Kitô giáo. Các nguyên tắc và định chế chính trị cốt lõi của ta phần lớn đều dựa vào nền luân lý của Phúc Âm và quan điểm của Kitô giáo về con người và việc cai trị. Ở đây, ta không chỉ nói tới nền thần học hay các ý niệm tôn giáo của Kitô giáo. Mà là nói tới những bến đậu, những neo mốc của các xã hội chúng ta, tức hệ thống cai trị bằng đại diện và việc phân quyền; tự do tôn giáo và lương tâm; và quan trọng hơn cả là phẩm giá nhân vị.
Chân lý về sự thống nhất của Phương Tây mang lại một hệ quả, như chính Bonhoeffer đã nhận xét: lấy Chúa Kitô đi là bạn hủy diệt nền tảng đáng tin cậy duy nhất làm nên các giá trị, các định chế và lối sống của ta.
Điều ấy có nghĩa: ta không thể nào vứt bỏ lịch sử của ta chỉ vì mối quan tâm hời hợt sợ làm các lân bang không Kitô giáo của ta bất bình. Bất chấp lời tán láo dài dòng của phe “tân vô thần”, hiện không có nguy cơ nào là Kitô giáo sẽ được áp đặt lên bất cứ ai tại Phương Tây. Các “quốc gia quốc giáo” (confessional states) duy nhất trên thế giới ngày nay chỉ là các quốc gia được những nhà độc tài Hồi Giáo quá khích hay vô thần cai trị, tức các chế độ vốn bác bỏ niềm tin của Phương Tây Kitô giáo vào quyền cá nhân và việc quân bằng quyền lực.
Luận điểm của tôi là: bảo vệ các lý tưởng của Phương Tây là cách bảo vệ duy nhất mà chúng ta cũng như các lân bang hiện có trong tay để khỏi rơi vào các hình thức đàn áp mới, bất luận dưới tay một Hồi Giáo cực đoan hay những chế độ kỹ thuật trị (technocrats) duy thế tục.
Nhưng việc dửng dưng đối với quá khứ Kitô giáo của ta sẽ làm gia tăng sự dửng dưng đối với việc bảo vệ các giá trị và định chế của ta trong hiện tại. Và điều ấy dẫn tôi tới sự dối trá lớn lao thứ hai mà hiện chúng ta đang phải sống với, sự dối trá cho rằng không hề có chân lý bất biến.
Chủ nghĩa duy tương đối hiện đang là tôn giáo dân sự và là triết lý công cộng của Phương Tây. Một lần nữa, luận điểm do quan điểm này nêu lên xem ra khá thuyết phục. Xét vì tính đa nguyên của thế giới hiện đại, xem ra quả là hợp lý khi xã hội muốn khẳng định rằng không một cá nhân hay một nhóm nào có độc quyền về chân lý; rằng điều người này coi là tốt thì người khác có thể coi là không tốt; và rằng mọi nền văn hóa và tôn giáo phải được tôn trọng như nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy rằng không có niềm tin vào các nguyên tắc luân lý và chân lý siêu việt cố định, các định chế và ngôn ngữ chính trị của ta sẽ trở thành dụng cụ phục vụ cho chủ nghĩa tân man rợ. Nhân danh lòng khoan dung, ta sẽ liều mình khoan thứ cho những hình thức bất khoan dung tàn bạo nhất; việc tôn trọng các nền văn hóa khác liều mình sẽ đem lại sự coi thường chính nền văn hóa của mình; giáo điều “sống và để sống” (live and let live) liều mình sẽ biện minh cho việc kẻ mạnh sống mà hại cho người yếu. Việc chẩn mạch này giúp ta hiểu một trong các bất công nền tảng tại Phương Tây hiện nay, đó là tội ác phá thai.
Tôi hiểu ra điều này: giấy phép phá thai là vấn đề luật lệ hiện nay tại hầu hết các quốc gia Phương Tây. Trong một số trường hợp, giấy phép này phản ảnh ý muốn đa số và được các phương tiện luật lệ và dân chủ áp đặt. Và tôi biết rằng nhiều người, ngay trong Giáo Hội, thấy lạ khi người Công Giáo chúng ta tại Hoa Kỳ vẫn còn coi sự thánh thiêng của sự sống chưa sinh là chủ yếu đến thế đối với việc làm chứng nơi công cộng của ta.
Tôi xin thưa với qúy vị lý do tại sao tôi coi việc phá thai là vấn đề chủ yếu trong thời đại ta. Thứ nhất, vì cả phá thai nữa cũng thuộc vấn đề sống trong sự thật. Quyền sống là nền tảng của mọi nhân quyền khác. Nếu quyền này không bất khả xâm phạm thì chẳng có quyền nào khác được bảo đảm cả.
Hay nói huỵch toẹt hơn, giết người là giết người, bất kể nạn nhân nhỏ bé đến đâu. Đây là một sự thật nữa mà nhiều người trong Giáo Hội chưa thực sự xem sét tới: bảo vệ sự sống mới sinh và trước khi sinh là yếu tố chính của căn tính Công Giáo ngay từ thời các Tông Đồ.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa: từ những ngày sơ khai của Giáo Hội, làm người Công Giáo có nghĩa là phải bác bỏ việc tham dự bằng bất cứ cách nào vào tội ác phá thai: nghĩa là tìm cách phá thai, thực hiện việc phá thai, hay làm cho tội ác này có thể thực hiện được bằng cách hành động hay không hành động trong lãnh vực chính trị và tư pháp. Hơn thế nữa, làm người Công Giáo còn có nghĩa là phải lên tiếng chống lại bất cứ ai vi phạm sự thánh thiêng và phẩm giá sự sống như chính Chúa Giêsu Kitô từng mạc khải.
Chứng cớ có thể tìm thấy trong các văn kiện xưa nhất trong lịch sử Giáo Hội. Thời ta, lúc tính thánh hiêng của sự sống bị đe dọa không những bởi việc phá thai, việc sát nhi và an tử (euthanasia), mà còn bởi việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu hay bởi cám dỗ ưu sinh (eugenic) để loại bỏ người yếu, người khuyết tật và người già cả bệnh hoạn, thì khía cạnh căn tính này của Công Giáo càng trở nên chủ yếu đối với tư cách làm môn đệ của ta.
Luận điểm của tôi về phá thai là: việc nó được chấp nhận rộng rãi tại Phương Tây cho ta thấy vì không đặt cơ sở trên Thiên Chúa hay một chân lý cao hơn, nên các định chế dân chủ của ta dễ dàng trở thành vũ khí chống lại chính phẩm giá nhân bản của ta. Các giá trị qúy giá nhất của ta không thể chỉ nhờ lý trí, hay chỉ nhờ tư cách của chúng mà bảo vệ được. Chúng không có sức tự duy trì hay sự biện minh “nội tại”. Không hề có một lý do nào tự nó hợp lý hay tiện dụng có thể giải thích được việc tại sao xã hội phải tôn trọng các quyền của con người. Càng ít có lý do để nhìn nhận quyền của những người mà đời sống chỉ là gánh nặng cho người khác, như các trẻ em còn trong bụng mẹ, những người bệnh sắp chết hay những người khuyết tật về thể lý hay tâm lý.
Nếu nhân quyền không phát sinh từ Thiên Chúa, thì nhanh chóng chúng sẽ thoái hóa thành những quy ước tùy tiện của con người. Nhà nước có đó để bảo vệ quyền của con người và phát huy việc triển nở của họ. Nhà nước không bao giờ có thể là nguồn gốc tạo ra các quyền đó. Khi nhà nước tự dành lấy quyền lực ấy, thì ngay một nền dân chủ cũng trở thành toàn trị.
Việc phá thai hợp pháp hóa là chi nếu không phải chỉ là một hình thức bạo lực thâm cung tự mặc lấy chiếc áo dân chủ? Ý muốn quyền lực của kẻ mạnh được luật pháp ban cho sức mạnh để giết người yếu đuối. Đó là chỗ Phương Tây ngày nay đang lao đầu đi tới. Và chúng ta đã từng ở chỗ đó trước đây.
Người Slovaks và nhiều người Trung và Đông Âu khác đã sống qua đó. Trên đây, tôi có gợi ý rằng quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội hiện đang bị tấn công một cách chưa từng thấy kể từ thời Quốc Xã và Cộng Sản. Tôi tin rằng nay ta đã có thể hiểu lý do tại sao.
Viết vào thập niên 1960, Richard Weaver, một học giả và triết gia xã hội học Mỹ, nói rằng: “Tôi tuyệt đối xác tín rằng chủ nghĩa duy tương đối, sau cùng, tất sẽ dẫn tới một chế độ bạo lực”. Ông ta hoàn toàn đúng. Có cả một thứ “luận lý nội tại” dẫn đưa chủ nghĩa duy tương đối tới đàn áp. Điều này giải thích sự nghịch lý tại sao các xã hội Phương Tây một mặt giảng dạy sự khoan dung và tính đa dạng một mặt lại hung hăng phá hoại và trừng phạt lối sống Công Giáo. Cái giáo điều khoan dung kia không thể khoan dung được niềm tin Công Giáo vì niềm tin này cho rằng không thể khoan dung một số ý tưởng và tác phong vì chúng phi nhân hóa chúng ta. Cái giáo điều cho rằng mọi sự thật đều tương đối nhưng lại không thể cho phép người khác nghĩ rằng một số sự thật có thể không tương đối.
Các niềm tin Công Giáo gây khó chịu sâu xa cho tư duy “chính thống” của Phương Tây hơn cả có liên quan tới phá thai, tính dục và việc kết hôn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Điều ấy không hẳn là tình cờ. Vì những niềm tin Kitô giáo ấy nói lên sự thật về tính dục, về ý nghĩa và số phận con người.
Các sự thật này được coi là có tính phá hoại trong một thế giới từng làm ta tin rằng Thiên Chúa không cần thiết và sự sống nhân bản không hề có một bản chất hay mục đích nội tại. Bởi thế, cần phải trừng trị Giáo Hội, vì mặc dù người của Giáo Hội mắc nhiều tội lỗi và yếu đuối, Giáo Hội vẫn là nàng dâu của Chúa Giêsu Kitô; vẫn là nguồn suối cái đẹp, nguồn suối ý nghĩa và hy vọng nhất định không chịu tiêu tan, và vẫn là “dị giáo” hấp dẫn và nguy hiểm đối với trật tự mới của thế giới.
Tôi xin tóm lược những điểm vừa nói. Điểm thứ nhất: ý tưởng nào cũng gây ra hậu quả. Ý tưởng xấu sinh hậu quả xấu. Ngày nay, ta sống trong một thế giới đang bị lay động bởi nhiều ý tưởng hết sức phá hoại, mà ý tưởng xấu nhất là con người có thể sống như thể Thiên Chúa không quan trọng và như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ xuống thế. Hậu quả do các ý tưởng xấu này gây ra là quyền tự do thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đang bị tấn công. Ta cần hiểu lý do tại sao lại như thế, và ta cần phải làm một điều gì đó về việc này.
Điểm thứ hai đơn giản chỉ có thế này: ta không thể tiếp tục coi cuộc tranh luận về hiện tượng thế tục hóa, một hiện tượng thực sự có nghĩa đốt bỏ Kitô giáo khỏi ký ức văn hóa, coi nó chỉ là vấn nạn của các chuyên viên về Giáo Hội. Việc ra đời của “Tân Âu Châu” và của “Hoa Kỳ Tiếp Theo” (Next America), hai thực thể bắt nguồn từ một điều khác hẳn với lịch sử từng do Kitô giáo lên khuôn, sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại cho tất cả những ai có niềm tin nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ta vẫn không cần và không nên từ bỏ công trình đối thoại trung thực của ta. Ngược lại, Giáo Hội luôn luôn cần đi tìm bằng hữu, đi tìm các phạm vi có thể đồng thuận, và những cách đưa ra được các luận điểm tích cực, hữu lý tại các nơi công cộng. Nhưng ta không ngu dại gì mà chờ mong được các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như văn hóa của ta biết ơn hay vị nể. Sự thiếu khôn ngoan một cách ngây thơ không phải là một nhân đức của phúc âm.
Thời nào, Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn thử sống tốt với Xêda. Mà quả Thánh Kinh có dạy ta phải kính trọng và cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của ta thật sự. Ta phải có một tình yêu lành mạnh đối với xứ sở được ta gọi là quê hương. Nhưng không bao giờ ta được trả cho Xêda điều vốn thuộc về Thiên Chúa. Ta phải vâng phuc Thiên Chúa trước hết; bổn phận đối với nhà cầm quyền chính trị luôn luôn phải đến sau. Ta không thể hợp tác với sự ác mà không từ từ trở thành sự ác. Đó là một trong những bài học khó nuốt nhất của thế kỷ 20. Và tôi hy vọng rằng chúng ta đã học hỏi được từ bài học ấy.
Điều ấy dẫn tôi tới điểm thứ ba và là điểm cuối cùng của buổi nói truyện hôm nay: chúng ta đang sống ở một thời kỳ trong đó Giáo Hội được mời gọi trở thành cộng đồng tin biết phản kháng. Ta phải gọi sự vật bằng đích tên của chúng.Ta phải đánh phá sự ác khi thấy nó. Và điều quan trọng hơn cả là: ta không nên tự đánh lừa mình mà nghĩ rằng bằng lòng cùng đi với những người ủng hộ chủ nghĩa duy thế tục và chủ nghĩa bài Kitô giáo, ta sẽ làm dịu hay thay đổi được tình hình. Chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Ta phải trở thành các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô và của Sự Thật được Người nhập thể.
Kết luận
Như thế, tư cách môn đệ cá thể có nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi xin đề nghị một số gợi ý để kết luận. Gợi ý đầu tiên của tôi, một lần nữa, lại phát xuất từ chứng nhân vĩ đại từng chống lại chủ nghĩa ngoại đạo của Đệ Tam Reich, tức Dietrich Bonhoeffer. Ông từng nói: “Việc canh tân thế giới Phương Tây hoàn toàn tùy thuộc việc Thiên Chúa canh tân Giáo Hội, một việc canh tân sẽ dẫn Giáo Hội tới tình hiệp thông của Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang sống động”.
Thế giới hết sức cần tới việc phải tái ý thức về Giáo Hội trong các hành động của ta và trong việc làm chứng của ta nơi công cộng cũng như nơi tư riêng. Thế giới rất cần mỗi người chúng ta phải cảm nghiệm sâu sắc hơn về Chúa Sống Lại của chúng ta trong tình đồng hành với những người đồng đạo. Việc canh tân Phương Tây tùy thuộc rất nhiều vào lòng trung thành của ta với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người.
Ta cần phải tin thật những điều ta nói ta tin. Rồi còn cần phải chứng minh điều đó bằng chứng tá cuộc sống của ta. Ta cần phải xác tín các chân lý của Kinh Tin Kính đến độ khao khát sống thực các chân lý ấy, yêu kính các chân lý ấy, và bênh vực các chân lý ấy, đến mức sẵn sàng chịu phiền phức và đau khổ vì chúng.
Ta là đại sứ của Thiên Chúa hằng sống cạnh một thế giới đang toan tính quên lãng Người. Công việc của ta là làm Người trở thành hiện thực, là trở thành khuôn mặt của tình yêu nơi Người; là một lần nữa đề nghị với con người thời đại đi vào cuộc đối thoại cứu rỗi.
Thế kỷ 20 dạy ta bài học này: không hề có thứ ân phúc rẻ tiền. Đấng Thiên Chúa mà ta tin, Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương thế gian đến sai Con Một của mình xuống để chịu đau khổ và chịu chết vì nó, Đấng Thiên Chúa ấy đòi ta phải sống cùng một mẫu sống mạnh dạn, đầy hy sinh mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho ta.
Hình thức của Giáo Hội, và hình thức sống của mỗi Kitô hữu chính là hình thức của Thánh Giá. Cuộc sống ta phải trở nên một phụng vụ, một tự hiến mặc lấy tình yêu Thiên Chúa và việc canh tân toàn thế giới.
Các vị tử đạo người Slovaks, trong quá khứ, biết rõ điều ấy. Và họ luôn giữ cho chân lý ấy sống động khi nhân dân của qúi vị quằn quại dưới ách kỳ thị và toàn trị. Giờ đây, tôi đặc biệt tưởng nhớ các vị giám mục anh hùng của quí vị, tức Chân Phúc Vasil Hopko và Pavel Gojdic, cùng vị nữ tu anh thư, tức Chân Phúc Zdenka Schelingová.
Ta cần ghi tạc trong lòng những lời tốt đẹp sau đây của Chân Phúc Zdenka: “Cuộc sống hằng ngày bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ hy sinh của tôi, bằng Thánh Lễ của tôi. Từ bàn thờ của Chúa tôi đi thẳng tới bàn thờ công việc của mình. Trong mọi tình huống, tôi phải có khả năng tiếp nối lễ hy sinh trên bàn thờ… Ta phải công bố Chúa Kitô bằng cuộc sống của mình, ta dâng lên Người hy lễ ý chí riêng ta”.
Ta hãy rao giảng Chúa Giêsu Kitô với hết năng lực đời ta. Ta hãy nâng đỡ lẫn nhau, bất kể giá nào, để tới khi phải tính sổ với Chúa, ta sẽ được kể vào số những người trung thành và can đảm, chứ không nhát gan hay tránh né, hay như người hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, cuối cùng chẳng còn lại chi trong xác tín của mình; hay như người ngậm tăm khi phải nói lên lời phải nói vào lúc phải nói. Xin cám ơn qúi vị và xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Theo Zenit 28 tháng 8 năm 2010
Top Stories
Vietnam: Un typhon ravage le centre du Vietnam, dont certaines paroisses catholiques du diocèse de Vinh
Eglises d'Asie
14:52 30/08/2010
Eglises d’Asie, 30 août 2010 – Cette année, dans le Nghê An comme dans toutes les provinces du centre du pays, la saison sèche s’était prolongée plus longtemps qu’à l’accoutumée. En certains endroits, les puits et les rivières étaient déjà taris. C’est dire si la population, composée dans sa majeure partie de riziculteurs, attendait l’arrivée de la pluie avec impatience ! Celle-ci est enfin arrivée, la semaine dernière, le 24 août. Malheureusement, elle a été amenée par un typhon de grande ampleur et d’une rare violence, le troisième de l’année.
Les prévisions météorologiques l’ayant annoncé pour une date ultérieure, il a surpris un peu partout la population qui n’était pas encore prête à assurer sa protection. Cette impréparation ajoutée à la force particulière de la tempête a entraîné des dégâts plus importants que les autres années. Le vent, soufflant en rafales tourbillonnantes pendant trois ou quatre heures d’affilée, a ravagé les cultures, abattu le réseau électrique, paralysé la circulation, fait sombrer de nombreux bateaux de pêche et provoqué l’écroulement de nombreuses constructions, comme des écoles, des édifices collectifs, des maisons particulières, etc. Le Comité de lutte contre les typhons et les inondations faisait état, dans l’après-midi du 26 août, de dix personnes ayant perdu la vie pendant le passage du typhon (1).
La province du Nghê An fait partie du diocèse de Vinh et comprend de nombreuses paroisses catholiques. Certaines ont été durement touchées par la tempête. Le récit d’un témoin (2) a décrit les destructions subies par la paroisse de Lang Anh. A l’intérieur comme à l’extérieur de ce village abritant des paysans pauvres, arbres, voitures, poteaux électriques ont été renversés. Peut-être, observe le témoin, faudra-t-il plus d’un mois pour restaurer le réseau électrique. Mais les dommages les plus importants ont été subis par les habitations individuelles. Les rafales de vent du 24 août n’ont épargné aucune construction. Les toits se sont envolés et les eaux ont envahi le sol et les sous-sols. La quasi-totalité des maisons est à reconstruire ou à restaurer. Au souci de leurs résidences détruites, s’ajoute celui de la subsistance dans un avenir immédiat, les réserves de riz ayant disparu avec les inondations venues envahir rizières et greniers. La population de la paroisse a lancé un appel de détresse aux amis proches et lointains et à d’éventuels bienfaiteurs sur place ou à l’étranger.
A l’issue du passage du typhon, une controverse s’est engagée entre les diverses autorités responsables sur la faiblesse et le retard des aides apportées pour protéger la population des dégâts causés par les vents et les eaux. Les fonctionnaires incriminés ont rejeté la responsabilité de la catastrophe sur les services de prévisions climatiques. Le typhon N° 3 avait bien été annoncé, mais il devait être de puissance moyenne alors que les vents ont soufflé avec une force 11 et 12 sur l’échelle de Beaufort, soit 111 à 118 km/h. Il devait sévir sur la partie sud de la province du Nghê An, alors que c’est surtout le nord de la province qui en a ressenti les effets. Enfin, il a abordé les côtes du Vietnam beaucoup plus tôt que ne l’annonçaient les prévisions.
(1) Rapporté par Radio Free Asia, 26 août 2010.
(2) Récit de Dung Lac dans VietCatholic News, 28 août 2010.
(3) Voir Radio Free Asia, 24 août 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 30 août 2010)
Les prévisions météorologiques l’ayant annoncé pour une date ultérieure, il a surpris un peu partout la population qui n’était pas encore prête à assurer sa protection. Cette impréparation ajoutée à la force particulière de la tempête a entraîné des dégâts plus importants que les autres années. Le vent, soufflant en rafales tourbillonnantes pendant trois ou quatre heures d’affilée, a ravagé les cultures, abattu le réseau électrique, paralysé la circulation, fait sombrer de nombreux bateaux de pêche et provoqué l’écroulement de nombreuses constructions, comme des écoles, des édifices collectifs, des maisons particulières, etc. Le Comité de lutte contre les typhons et les inondations faisait état, dans l’après-midi du 26 août, de dix personnes ayant perdu la vie pendant le passage du typhon (1).
La province du Nghê An fait partie du diocèse de Vinh et comprend de nombreuses paroisses catholiques. Certaines ont été durement touchées par la tempête. Le récit d’un témoin (2) a décrit les destructions subies par la paroisse de Lang Anh. A l’intérieur comme à l’extérieur de ce village abritant des paysans pauvres, arbres, voitures, poteaux électriques ont été renversés. Peut-être, observe le témoin, faudra-t-il plus d’un mois pour restaurer le réseau électrique. Mais les dommages les plus importants ont été subis par les habitations individuelles. Les rafales de vent du 24 août n’ont épargné aucune construction. Les toits se sont envolés et les eaux ont envahi le sol et les sous-sols. La quasi-totalité des maisons est à reconstruire ou à restaurer. Au souci de leurs résidences détruites, s’ajoute celui de la subsistance dans un avenir immédiat, les réserves de riz ayant disparu avec les inondations venues envahir rizières et greniers. La population de la paroisse a lancé un appel de détresse aux amis proches et lointains et à d’éventuels bienfaiteurs sur place ou à l’étranger.
A l’issue du passage du typhon, une controverse s’est engagée entre les diverses autorités responsables sur la faiblesse et le retard des aides apportées pour protéger la population des dégâts causés par les vents et les eaux. Les fonctionnaires incriminés ont rejeté la responsabilité de la catastrophe sur les services de prévisions climatiques. Le typhon N° 3 avait bien été annoncé, mais il devait être de puissance moyenne alors que les vents ont soufflé avec une force 11 et 12 sur l’échelle de Beaufort, soit 111 à 118 km/h. Il devait sévir sur la partie sud de la province du Nghê An, alors que c’est surtout le nord de la province qui en a ressenti les effets. Enfin, il a abordé les côtes du Vietnam beaucoup plus tôt que ne l’annonçaient les prévisions.
(1) Rapporté par Radio Free Asia, 26 août 2010.
(2) Récit de Dung Lac dans VietCatholic News, 28 août 2010.
(3) Voir Radio Free Asia, 24 août 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 30 août 2010)
Vatican to Host Catholic Journalists: Seeking ''Answers for Future'' for Church in Digital Age
Zenit
17:20 30/08/2010
VATICAN CITY, AUG. 29, 2010 (Zenit.org).- The Pontifical Council for Social Communications has organized an international conference for the Catholic press to focus on the Church's use of the Internet and new media.
Archbishop Claudio Celli, president of that dicastery, told Vatican Radio that “the big question at bottom is always this: in today’s social context, in today’s Church, what role will a Catholic radio station play, a Catholic television channel? The same question can be asked about the [Catholic] press.”
“And the topic of the congress regards not only the Catholic press,” he explained, “but the Catholic press in the digital age, because everyone already knows that there are many more who read a newspaper -- Catholic or not -- via the internet than who buy a copy of the newspaper.”
The conference is scheduled for Oct. 4-7.
Bishops' conferences have been asked to appoint three delegates from their countries, two experts from the press and one an expert in technologies.
“I can tell you,” Archbishop Celli affirmed, "that so far, the response has been very positive. As of today we have confirmation from 58 countries with the presence of about 180 representatives."
He suggested that such a response indicates the importance members of the Church are giving to the issue of media.
The conference will include roundtables and presentations from representatives of the secular press, as well as discussions on particular questions, such as the relationship of the media and the search for truth, or the link between the Catholic press and controversies.
Archbishop Celli noted how Benedict XVI's most recent message for World Communications Day invited consideration of pastoral work in the world of digital culture.
The prelate affirmed his expectation that from this gathering there will emerge “answers for the future: what is the mission that the Catholic press must carry out in this present moment, in today’s global context.”
(Source: http://www.zenit.org/article-30185?l=english)
Archbishop Claudio Celli, president of that dicastery, told Vatican Radio that “the big question at bottom is always this: in today’s social context, in today’s Church, what role will a Catholic radio station play, a Catholic television channel? The same question can be asked about the [Catholic] press.”
“And the topic of the congress regards not only the Catholic press,” he explained, “but the Catholic press in the digital age, because everyone already knows that there are many more who read a newspaper -- Catholic or not -- via the internet than who buy a copy of the newspaper.”
The conference is scheduled for Oct. 4-7.
Bishops' conferences have been asked to appoint three delegates from their countries, two experts from the press and one an expert in technologies.
“I can tell you,” Archbishop Celli affirmed, "that so far, the response has been very positive. As of today we have confirmation from 58 countries with the presence of about 180 representatives."
He suggested that such a response indicates the importance members of the Church are giving to the issue of media.
The conference will include roundtables and presentations from representatives of the secular press, as well as discussions on particular questions, such as the relationship of the media and the search for truth, or the link between the Catholic press and controversies.
Archbishop Celli noted how Benedict XVI's most recent message for World Communications Day invited consideration of pastoral work in the world of digital culture.
The prelate affirmed his expectation that from this gathering there will emerge “answers for the future: what is the mission that the Catholic press must carry out in this present moment, in today’s global context.”
(Source: http://www.zenit.org/article-30185?l=english)
South Africa Cardinal Defends Freedom of Press
Zenit
17:22 30/08/2010
JOHANNESBURG, South Africa, AUG. 29, 2010 (Zenit.org).- Responding to legislation seen as a threat to freedom of the press, the archbishop of Durban, South Africa, is lamenting the "short memory" of his country.
Cardinal Wilfrid Napier expressed his dismay at the Protection of Information Bill, which would give the government power to define information as in the "national interest" and make it a crime to be in possession of such information without authorization.
According to Friday's edition of L'Osservatore Romano, Cardinal Napier reflected: "It is hard to imagine how any person, group or organization, which only a few years ago was protesting so vigorously for the exposing of all injustice, all corruption, all favoritism and nepotism, could in such a short time be calling for legislation designed to prevent the reporting of these very ills."
The cardinal's statements were published by a South African daily, The Mercury.
"It must be either an extremely short memory or a very guilty conscience that could drive one who had suffered under the old regime to change so quickly from opposing to supporting that undemocratic conduct," the cardinal added.
He made an appeal to the South African president to keep the country from being dragged into political controversy so soon after the "image of unity and solidarity" transmitted around the globe during the World Cup.
Cardinal Wilfrid Napier expressed his dismay at the Protection of Information Bill, which would give the government power to define information as in the "national interest" and make it a crime to be in possession of such information without authorization.
According to Friday's edition of L'Osservatore Romano, Cardinal Napier reflected: "It is hard to imagine how any person, group or organization, which only a few years ago was protesting so vigorously for the exposing of all injustice, all corruption, all favoritism and nepotism, could in such a short time be calling for legislation designed to prevent the reporting of these very ills."
The cardinal's statements were published by a South African daily, The Mercury.
"It must be either an extremely short memory or a very guilty conscience that could drive one who had suffered under the old regime to change so quickly from opposing to supporting that undemocratic conduct," the cardinal added.
He made an appeal to the South African president to keep the country from being dragged into political controversy so soon after the "image of unity and solidarity" transmitted around the globe during the World Cup.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sa mạc huấn luyện huynh trưởng TNTT cấp 3 tại giáo xứ Thánh Cẩm
Nguyễn Xuân
09:50 30/08/2010
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng cấp 3 Dấn Thân 6 đợt 2 vào 2 ngày 28&29/08/2010 tại giáo xứ Thánh Cẩm.
Sau những thủ tục nhập sa mạc và dựng lều, vào lúc 7g30 ngày 28/08/2010, trước sự hiện diện của cha Gioakim Nguyễn Văn San, Chánh xứ Thánh Cẩm, các Huấn luyện viên liên đoàn Anrê phú Yên, cha Giuse Pham Đức Tuấn, tuyên úy liên đoàn Anrê Phú Yên đã tuyên bố khai mạc sa mạc. Ngài bày tỏ niềm vui được gặp lại các huynh trưởng. Ngài khen ngợi các sa mạc sinh (SMS) đã trung thành với sứ mạng được giao và hôm nay, các SMS đã hy sinh hững ngày nghỉ quí giá cuối tuần chịu khó vào sa mạc để được đào luyện.
Xem hình huấn luyện huynh trưởng
Nhân ngày lễ thánh Augustinô hôm nay cha mời các bạn theo gương thánh nhân luôn khắc khoải tìm Chúa, luôn ước mong được “biết Chúa và biết chính bản thân” Đồng thời học cách giáo dục của thánh Mônica, kiên trì cầu nguyện, để Chúa biến đổi người con của mình. Cha chúc các SMS thu lượm nhiều kết quả tốt.
Sa mạc qui tụ hơn 50 SMS thuộc 4 giáo phận Tp HCM, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột, Long Xuyên. Các SMS nầy đã tham dự Sa mạc Dấn Thân đợt 1 tổ chức vào ngày 26&27/062010.
Các bạn được học hỏi các khóa về cách tổ chức đoàn, huấn luyện huynh trưởng trong đoàn và nghiên cứu để phát triển khả năng, soạn chương trình, giải quyết xung đột trong đoàn … Các SMS còn thi đua thiết kế cổng trại.
Sau thời gian làm việc ở giáo xứ các bạn có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức và điều hành đoàn. Do đó trong các bài khóa, các SMS phát biểu thật sinh động và chia sẻ thật chân thành những khó khăn gặp phải. Các huấn luyện viên đánh giá cao tinh thần làm việc của các SMS.
Trong sa mạc ngoài những bài khóa, những phút sinh hoạt vui, năng động các SMS còn có những giây phút tĩnh lặng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, những giây phút quí giá “Ở lại trong Thầy” như lời Thầy tha thiết mời gọi(Ga 15,4-10). Ở lại trong Thầy để nghe Thầy bảo ban dạy dỗ, để được Thầy yêu thương …và để ra đi sinh nhiều hoa trái.
Xin cho các huynh trưởng biết thật sự Ở lại trong Chúa, kết họp với Chúa Giêsu Thánh Thể và lắng nghe Lời Người để khiêm tốn chân thành cộng tác với nhau làm cho Danh Cha cả sáng.
Sau những thủ tục nhập sa mạc và dựng lều, vào lúc 7g30 ngày 28/08/2010, trước sự hiện diện của cha Gioakim Nguyễn Văn San, Chánh xứ Thánh Cẩm, các Huấn luyện viên liên đoàn Anrê phú Yên, cha Giuse Pham Đức Tuấn, tuyên úy liên đoàn Anrê Phú Yên đã tuyên bố khai mạc sa mạc. Ngài bày tỏ niềm vui được gặp lại các huynh trưởng. Ngài khen ngợi các sa mạc sinh (SMS) đã trung thành với sứ mạng được giao và hôm nay, các SMS đã hy sinh hững ngày nghỉ quí giá cuối tuần chịu khó vào sa mạc để được đào luyện.
Xem hình huấn luyện huynh trưởng
Nhân ngày lễ thánh Augustinô hôm nay cha mời các bạn theo gương thánh nhân luôn khắc khoải tìm Chúa, luôn ước mong được “biết Chúa và biết chính bản thân” Đồng thời học cách giáo dục của thánh Mônica, kiên trì cầu nguyện, để Chúa biến đổi người con của mình. Cha chúc các SMS thu lượm nhiều kết quả tốt.
Sa mạc qui tụ hơn 50 SMS thuộc 4 giáo phận Tp HCM, Xuân Lộc, Ban Mê Thuột, Long Xuyên. Các SMS nầy đã tham dự Sa mạc Dấn Thân đợt 1 tổ chức vào ngày 26&27/062010.
Các bạn được học hỏi các khóa về cách tổ chức đoàn, huấn luyện huynh trưởng trong đoàn và nghiên cứu để phát triển khả năng, soạn chương trình, giải quyết xung đột trong đoàn … Các SMS còn thi đua thiết kế cổng trại.
Sau thời gian làm việc ở giáo xứ các bạn có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức và điều hành đoàn. Do đó trong các bài khóa, các SMS phát biểu thật sinh động và chia sẻ thật chân thành những khó khăn gặp phải. Các huấn luyện viên đánh giá cao tinh thần làm việc của các SMS.
Trong sa mạc ngoài những bài khóa, những phút sinh hoạt vui, năng động các SMS còn có những giây phút tĩnh lặng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, những giây phút quí giá “Ở lại trong Thầy” như lời Thầy tha thiết mời gọi(Ga 15,4-10). Ở lại trong Thầy để nghe Thầy bảo ban dạy dỗ, để được Thầy yêu thương …và để ra đi sinh nhiều hoa trái.
Xin cho các huynh trưởng biết thật sự Ở lại trong Chúa, kết họp với Chúa Giêsu Thánh Thể và lắng nghe Lời Người để khiêm tốn chân thành cộng tác với nhau làm cho Danh Cha cả sáng.
Đức Giám Mục Thái Bình thăm Mục Vụ và Ban Bí Tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Khúc Mai
Trường Giang
12:50 30/08/2010
Giáo họ Khúc Mai đón nhận ánh sáng Đức Tin từ rất sớm, nhận thánh Đaminh làm quan thầy và trước đây Khúc Mai là họ lẻ thuộc giáo xứ Thượng Phúc. Ngày 26/11/2009 Khúc Mai được nâng lên thành giáo xứ, trong đó có họ nhà xứ và 7 họ lẻ trực thuộc, với tổng số giáo dân toàn xứ khoảng 700 người, cha Luca Nguyễn Văn Định, chánh xứ Thượng Phúc, hạt trưởng giáo hạt Thái Thụy đang quản nhiệm. Từ ngày lên giáo xứ, hôm nay Khúc Mai lần đầu tiên được đón vị chủ chăn giáo phận về thăm và làm mục vụ. Đây quả là niềm vui lớn đối với đoàn chiên nơi đây.
Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn sốt sáng và đồng thanh ca lên bài “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi…”, và các em lãnh bí tích thêm sức chụp hình lưu niệm với Đức cha, Đức cha trao quà kỷ niệm cho các em là cây Thánh Giá cài trên khuy áo.
Có thể sống đức tin và được cứu độ không cần đến Giáo Hội?
LM .Phaxicô Xaviê Ngô tôn Huấn
15:59 30/08/2010
GIÁO HỘI CẦN THIẾT RA SAO CHO NHỮNG AI MUỐN ĐƯỢC CỨU ĐỘ?
Hỏi: có thể sống đức tin và được cứu độ không cần đến Giáo Hội?
Trả lời:
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô:
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Lời Chúa trên đây đã diễn tả đầy đủ sứ mệnh của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô (Mystical Body) trong trần thế này. Và với tư cách đó, Giáo Hội tiếp tục Sứ Vụ Cứu Độ của Chúa Kitô để hy vọng mọi người nhận biết Thiên Chúa, tin Chúa Kitô và muốn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người.
Chúa Kitô chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất và “Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển..” (Lumen Gentium (LG),số 8)
Giáo Hội được tuyên xưng là Duy nhất, Thánh thiện Công giáo, và Tông truyền. Đây là bản chất của Giáo Hội hoạt động nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) trong trần thế như phương tiện cần thiết để giúp cho con người được nhận biết, tin, yêu Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô qua sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, thánh hóa và cai trị.
Chúa Kitô đã trao Sứ Vụ này trước tiên cho các Tông Đồ và tiếp theo cho những người kế vị các Tông Đồ cho đến ngày nay là các Giám Mục đang vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám Mục Rôma tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ..
Là hiện thân của Chúa Kitô, Giáo Hội là kho chứa và ban phát ơn cứu độ của Chúa không những qua tín lý, giáo lý và luân lý tinh tuyền phản ánh trung thực những chân lý Chúa Kitô đã rao giảng, mà đặc biệt qua các bí tích là những phương tiện thông ơn cứu rỗi của Chúa cho con người..
Do đó: Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi thật cần thiết cho những ai đã gia nhập Giáo Hội bằng phép Rửa (baptism):
Thật vậy, qua phép Rửa, con người đươc tái sinh trong sự sống mới, được trở nên con cái Thiên Chúa, được nên giống Chúa Kitô, “ vì tất cả chúng ta được tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một thân thể. Tất cả chúng ta được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”. (1Cor 12: 13) (LG. số 7)
Mặc dù ơn ích của Phép Rửa to lớn như vậy, nhưng theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì “nơi người được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết hoặc những yếu đuối gắn liền với sự sống như yếu đuối về tính tình. v.v và nhất lá sự hướng chiều về tội lỗi mà truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ được gọi là “lò phát sinh tội lỗi” (fomes percati) được để lại đó cho ta phải chiến đấu với nó. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ân sủng của Chúa Kitô” (SGLGHCG số 1264).
Nghĩa là, Phép Rửa, dù tẩy xóa một lần mọi tội lỗi- tội nguyên Tổ cũng như tội cá nhân- cho người lãnh nhận nhưng không tiêu diệt hết mọi nguy cơ của tội lỗi còn để lại trong bản tính con người, để cho chúng ta phải chiến đấu chống lai với sự trợ giúp hữu hiệu của ân sủng dồi dào Chúa ban cho những ai có thiện chí và quyết tâm từ bỏ tội lỗi để sống theo đường lối của Người hầu được cứu độ.
Nói khác đi, Phép Rửa không biên đổi nhân tính (humanitatis, humanity) cho con người trở thành các Thánh ngay trong cuộc sống này khiến con người không còn biết tội là gì nữa. Ngược lại, tội vẫn còn là một nguy cơ trong mỗi người chúng ta và ma quỉ luôn cám dỗ cho ta phạm tội như Chúa Giêsu đã cảnh giác các Tông Đồ trong đêm Người bị nộp:
“Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. (Mc 14: 38)
Tinh thần thì hăng hái muốn bước đi theo Chúa nhưng thể xác lại yếu đuối vì bản tính con người đã bị “băng hoại” do tội Nguyên Tổ (original sin ) mà Phép Rửa không hàn gắn cho nguyên vẹn lai được.Vì thế, con người phải chiến đấu mà lập công hay góp phần cá nhân của mình vào ơn cứu độ như Chúa đòi hỏi.
Chính vì thể xác hay bản tính yếu đuối nói trên mà Giuđa đã bán Chúa và Phêrô đã chối Thầy. Họ là những Kitô hữu đâu tiên được Chúa mời gọi làm Tông Đồ, được thánh hóa, sống và học hỏi bên Chúa suốt 3 năm và cuối cùng được Chúa truyền Chức Linh Mục cho trong Bữa Tiệc Ly.
Vậy mà họ vẫn vấp ngã vì sao?
Có phải vì ơn Chúa không hữu hiệu đủ, hay vì con người vẫn còn tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo ý riêng của mình, tự tin ở mình hơn là cậy nhờ ơn phù trợ của Chúa? Tiện đây, xin hỏi riêng quí vị nào quá “thông thái” khám phả ra con người “có thiên tính”, thì các Tông Đồ trên có “thiên tính” hay không, và nếu có thì tại sao “thiên tính” ấy đã không giúp các ông đứng vững trong tình thân với Chúa mà lại yếu đuối đến nỗi chối Chúa phản Thầy như vậy?
Té ra họ vẫn là con người với những yếu đuối của nhân tính, phải không?
Và cũng vì còn yếu đuối sau khi chịu Phép rửa, cũng như không hề có “thiên tính” trong nhân tính đã bị băng hoại, mà Thánh Phaolô đã phải thú nhận sự yếu đuối của mình trước thực tế là bản chất con người dễ nghiêng chiều về tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều ác tôi không muốn thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng vì tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7: 19-20)
Ngài thú nhận như trên sau khi được Kha-na-nia đặt tay và làm phép rửa cho để trở thành Tông Đồ của dân ngoại (Cv 9: 17-18). Như thế rõ ràng cho thấy Phép Rửa và cả Phép Truyền Chúa Thánh qua việc đặt tay của Kha-na-nia đâu có biến đổi Phaolô thành thánh tức khắc mà vì hậu quả của tội lỗi vẫn còn nơi bản tính của ngài, nên ngài phải chiến đâu với nó cho đến hơi thở cuối cùng trước khi được phần thưởng như ngài đã nói sau đây:
“Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn chờ đợi vòng hoa cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong ngày ấy. (2Tm 4:6-7)
Kinh nghiệm sống và chiến đấu của Thánh Phaolô để được vinh quang Nước Trời cũng là kinh nghiệm và hành trình thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta trong cuộc sống đức tin trên trần thế này. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được tái sinh
để trở thành tạo vật mới, được quyền gọi Chúa là Cha (Apba), được nên giống Chúa Kitô và được là dân thánh, là ‘hàng tư tế vương giả’ cũng như được gia nhập Giáo Hội là Mẹ để được dẫn đưa trên đường về Quê Trời.
Nhưng cho được nói như Thánh Phaolô, Người đã chiến đấu đến cùng và chỉ còn chờ ngày được trao ‘Vòng hoa công chính’, chúng ta phải sống và thực thi những cam kết khi được chịu Phép Rửa.
Những cam kết đó là:
1- Tin yêu một Thiên Chúa Ba ngôi trên hết mọi sự.
2- Cam kết từ bỏ mọi tội lỗi, từ bỏ ma quỉ và mọi quyến rũ của ma quỉ
3- Tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công,tin phép tha tội
4- Tin xác sống lại,và sự sống đời đời
Nếu không sống và thực thi những cam kết trên đây, thì Phép Rửa sẽ vô ích cho ai đã lãnh nhận, vì ơn ích của bí tích trọng đại này không tự động phát sinh cho người lãnh chịu, mà không có sự cộng tác của cá nhân qua việc thi hành những cam kết trên đây.Và nếu không sống trọn vẹn những cam kết đó, để buông mình sống theo thế gian quay lưng lại với Thiên Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, dù cho công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá
Mặt khác, cũng vì bản chất yếu đuối dễ sa ngã của con người sau khi được rửa tội, cho nên thật vô cùng cần thiết cho mọi tín hữu phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội. Vì có sống trong Giáo Hội, cụ thể là gia nhập một cộng đoàn đức tin hay một giáo xứ, thì người tín hữu mới có cơ hội nghe lời Chúa và giáo lý của Giáo Hội được rao giảng trong các Thánh lễ. Và quan trọng không kém là được ‘ăn, uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô’ khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn, là nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, vì Thánh Lễ là “nguồn mạch từ đó ân sủng tuôn tràn trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách vô cùng hữu hiệu, đồng thời Thiên Chúa được tôn vinh.” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh,số 10)
Lại nữa, cũng vì bản chất dễ sa phạm tội, nên vô cùng cần thiết phải sống trong Giáo Hội để được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích hòa giải (xưng tội) để nối lại tinh thương với Chúa mỗi khi lỡ sa ngã vì yếu đuồi con người.
Chỉ trong Giáo Hội Công Giáo (Và Chính Thống Đông Phương) mới có hai Bi tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải, ngoài năm bí tích khác, để giúp con người được thánh hóa và thăng tiến trong đức tin và đức mến, tức là lớn lên trong tình thương yêu với Chúa và với tha nhân. Nói khác đi, đời sống Kitô giáo không thể tăng trưởng và phong phú được nếu không nghe lời Chúa qua Kinh Thánh và nhất là năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể, và Hòa giải sau khi được tái sinh qua bí tích Rửa tội. Nghĩa là chí có năng nghe lời Chúa trong Phúc Âm, siêng năng xưng tội và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để “ăn uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô” thì mới có đủ sức mạnh để chống lại mọi nguy cơ của tội lỗi do ma quỉ xúi dục và gương xấu đầy rẫy trong trần gian làm cớ cho con người vấp phạm. Như thế, đủ cho thấy rõ sự cần thiết phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập và luôn ở với Giáo Hội cho đến tận thế (Mt 28: 20).
Các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) xưa đã ví Giáo Hội như con Tàu của ông No-e trong thời Đại Hồng Thủy khi Thiên Chúa đánh phạt những kẻ gian ác trên mặt đất trừ gia đình ông No-e và các sinh vật ông đã đem lên tàu trước khi mưa tuôn đổ, dâng nước lên cuốn đi mọi sự sống trên mặt đất. (St. 6-7)
Trong thời đại ngày nay, Giáo Hội cũng là con tàu cứu nguy cho những ai muốn thoát khỏi cơn cuồng phong, sóng thần của “văn hóa sự chết” đang cuồn cuộn thổi ở khắp nơi trên thế giới để cuốn đi vào tử địa những kẻ tôn thờ nó và quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn vui hạnh phúc duy nhất cho những ai muốn tìm kiếm Người.
Vì thế,“ những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi. “ (LG. số 14)
Tóm lại, không thể nói ba phải rằng đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, hoặc đạo nào cũng tốt, có tội thì xưng với Chúa không cần xưng với linh mục nào hoặc đi nghe các giáo sĩ ngoài Công Giáo giảng và “ăn bánh uống rượu” với họ coi như rước Minh Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ tạ Ơn !
Người tín hữu Công giáo không thể suy luận và hành động như trên được, vì chỉ có Một Giáo Hội, một đức tin, và một Phép Rửa. Và chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có đầy đủ các phương tiện thánh hóa và cứu rỗi hữu hiệu là các Bi tích, nhất là hai bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Các Giáo hội Chính Thống Đông Phương (Easter Orthodox Churches) cũng có các bí tích này, nhưng vì họ chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo vì một vài bất đồng chưa vượt qua, nên người công giáo chỉ được phép tham dự và lãnh các bí tích trong Giáo Hội Chính Thông ở những nơi không có nhà thờ hay linh mục Công Giáo hiện diện để cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích.
Ngoài ra, tất cả các giáo phái ngoài Công Giáo và Chính Thống, đa số chỉ có Phép rửa (baptism) và không có các bí tích khác, do đó người công giáo không được tham dự các nghi thức của họ vì thiếu căn bản bí tích và hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian này.
Ước mong giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.
Hỏi: có thể sống đức tin và được cứu độ không cần đến Giáo Hội?
Trả lời:
Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội của Người trên nền tảng cácTông Đồ khi Chúa nói với Phêrô:
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nỗi.” (Mt 16:18)
Chúa lập Giáo Hội như phương tiện hữu hiệu cần thiết để chuyên chở ơn cứu độ của Người đến cho muôn dân không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.
Bởi vì “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4).
Lời Chúa trên đây đã diễn tả đầy đủ sứ mệnh của Giáo Hội với tư cách là Hiền Thê và là Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô (Mystical Body) trong trần thế này. Và với tư cách đó, Giáo Hội tiếp tục Sứ Vụ Cứu Độ của Chúa Kitô để hy vọng mọi người nhận biết Thiên Chúa, tin Chúa Kitô và muốn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người.
Chúa Kitô chỉ thiết lập một Giáo Hội duy nhất và “Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám Mục hiệp thông với Ngài điều khiển..” (Lumen Gentium (LG),số 8)
Giáo Hội được tuyên xưng là Duy nhất, Thánh thiện Công giáo, và Tông truyền. Đây là bản chất của Giáo Hội hoạt động nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) trong trần thế như phương tiện cần thiết để giúp cho con người được nhận biết, tin, yêu Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô qua sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, thánh hóa và cai trị.
Chúa Kitô đã trao Sứ Vụ này trước tiên cho các Tông Đồ và tiếp theo cho những người kế vị các Tông Đồ cho đến ngày nay là các Giám Mục đang vâng phục và hiệp thông trọn vẹn với Giám Mục Rôma tức Đức Thánh Cha là Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ..
Là hiện thân của Chúa Kitô, Giáo Hội là kho chứa và ban phát ơn cứu độ của Chúa không những qua tín lý, giáo lý và luân lý tinh tuyền phản ánh trung thực những chân lý Chúa Kitô đã rao giảng, mà đặc biệt qua các bí tích là những phương tiện thông ơn cứu rỗi của Chúa cho con người..
Do đó: Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi thật cần thiết cho những ai đã gia nhập Giáo Hội bằng phép Rửa (baptism):
Thật vậy, qua phép Rửa, con người đươc tái sinh trong sự sống mới, được trở nên con cái Thiên Chúa, được nên giống Chúa Kitô, “ vì tất cả chúng ta được tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một thân thể. Tất cả chúng ta được đầy tràn một Thần Khí duy nhất”. (1Cor 12: 13) (LG. số 7)
Mặc dù ơn ích của Phép Rửa to lớn như vậy, nhưng theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì “nơi người được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết hoặc những yếu đuối gắn liền với sự sống như yếu đuối về tính tình. v.v và nhất lá sự hướng chiều về tội lỗi mà truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ được gọi là “lò phát sinh tội lỗi” (fomes percati) được để lại đó cho ta phải chiến đấu với nó. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ân sủng của Chúa Kitô” (SGLGHCG số 1264).
Nghĩa là, Phép Rửa, dù tẩy xóa một lần mọi tội lỗi- tội nguyên Tổ cũng như tội cá nhân- cho người lãnh nhận nhưng không tiêu diệt hết mọi nguy cơ của tội lỗi còn để lại trong bản tính con người, để cho chúng ta phải chiến đấu chống lai với sự trợ giúp hữu hiệu của ân sủng dồi dào Chúa ban cho những ai có thiện chí và quyết tâm từ bỏ tội lỗi để sống theo đường lối của Người hầu được cứu độ.
Nói khác đi, Phép Rửa không biên đổi nhân tính (humanitatis, humanity) cho con người trở thành các Thánh ngay trong cuộc sống này khiến con người không còn biết tội là gì nữa. Ngược lại, tội vẫn còn là một nguy cơ trong mỗi người chúng ta và ma quỉ luôn cám dỗ cho ta phạm tội như Chúa Giêsu đã cảnh giác các Tông Đồ trong đêm Người bị nộp:
“Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”. (Mc 14: 38)
Tinh thần thì hăng hái muốn bước đi theo Chúa nhưng thể xác lại yếu đuối vì bản tính con người đã bị “băng hoại” do tội Nguyên Tổ (original sin ) mà Phép Rửa không hàn gắn cho nguyên vẹn lai được.Vì thế, con người phải chiến đấu mà lập công hay góp phần cá nhân của mình vào ơn cứu độ như Chúa đòi hỏi.
Chính vì thể xác hay bản tính yếu đuối nói trên mà Giuđa đã bán Chúa và Phêrô đã chối Thầy. Họ là những Kitô hữu đâu tiên được Chúa mời gọi làm Tông Đồ, được thánh hóa, sống và học hỏi bên Chúa suốt 3 năm và cuối cùng được Chúa truyền Chức Linh Mục cho trong Bữa Tiệc Ly.
Vậy mà họ vẫn vấp ngã vì sao?
Có phải vì ơn Chúa không hữu hiệu đủ, hay vì con người vẫn còn tự do để chọn lựa sống theo Chúa hay theo ý riêng của mình, tự tin ở mình hơn là cậy nhờ ơn phù trợ của Chúa? Tiện đây, xin hỏi riêng quí vị nào quá “thông thái” khám phả ra con người “có thiên tính”, thì các Tông Đồ trên có “thiên tính” hay không, và nếu có thì tại sao “thiên tính” ấy đã không giúp các ông đứng vững trong tình thân với Chúa mà lại yếu đuối đến nỗi chối Chúa phản Thầy như vậy?
Té ra họ vẫn là con người với những yếu đuối của nhân tính, phải không?
Và cũng vì còn yếu đuối sau khi chịu Phép rửa, cũng như không hề có “thiên tính” trong nhân tính đã bị băng hoại, mà Thánh Phaolô đã phải thú nhận sự yếu đuối của mình trước thực tế là bản chất con người dễ nghiêng chiều về tội lỗi như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều ác tôi không muốn thì không còn phải là chính tôi làm điều đó, nhưng vì tội vẫn ở trong tôi.” (Rm 7: 19-20)
Ngài thú nhận như trên sau khi được Kha-na-nia đặt tay và làm phép rửa cho để trở thành Tông Đồ của dân ngoại (Cv 9: 17-18). Như thế rõ ràng cho thấy Phép Rửa và cả Phép Truyền Chúa Thánh qua việc đặt tay của Kha-na-nia đâu có biến đổi Phaolô thành thánh tức khắc mà vì hậu quả của tội lỗi vẫn còn nơi bản tính của ngài, nên ngài phải chiến đâu với nó cho đến hơi thở cuối cùng trước khi được phần thưởng như ngài đã nói sau đây:
“Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn chờ đợi vòng hoa cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong ngày ấy. (2Tm 4:6-7)
Kinh nghiệm sống và chiến đấu của Thánh Phaolô để được vinh quang Nước Trời cũng là kinh nghiệm và hành trình thiêng liêng của mỗi người tín hữu chúng ta trong cuộc sống đức tin trên trần thế này. Nhờ Phép Rửa, chúng ta được tái sinh
để trở thành tạo vật mới, được quyền gọi Chúa là Cha (Apba), được nên giống Chúa Kitô và được là dân thánh, là ‘hàng tư tế vương giả’ cũng như được gia nhập Giáo Hội là Mẹ để được dẫn đưa trên đường về Quê Trời.
Nhưng cho được nói như Thánh Phaolô, Người đã chiến đấu đến cùng và chỉ còn chờ ngày được trao ‘Vòng hoa công chính’, chúng ta phải sống và thực thi những cam kết khi được chịu Phép Rửa.
Những cam kết đó là:
1- Tin yêu một Thiên Chúa Ba ngôi trên hết mọi sự.
2- Cam kết từ bỏ mọi tội lỗi, từ bỏ ma quỉ và mọi quyến rũ của ma quỉ
3- Tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công,tin phép tha tội
4- Tin xác sống lại,và sự sống đời đời
Nếu không sống và thực thi những cam kết trên đây, thì Phép Rửa sẽ vô ích cho ai đã lãnh nhận, vì ơn ích của bí tích trọng đại này không tự động phát sinh cho người lãnh chịu, mà không có sự cộng tác của cá nhân qua việc thi hành những cam kết trên đây.Và nếu không sống trọn vẹn những cam kết đó, để buông mình sống theo thế gian quay lưng lại với Thiên Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được, dù cho công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá
Mặt khác, cũng vì bản chất yếu đuối dễ sa ngã của con người sau khi được rửa tội, cho nên thật vô cùng cần thiết cho mọi tín hữu phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội. Vì có sống trong Giáo Hội, cụ thể là gia nhập một cộng đoàn đức tin hay một giáo xứ, thì người tín hữu mới có cơ hội nghe lời Chúa và giáo lý của Giáo Hội được rao giảng trong các Thánh lễ. Và quan trọng không kém là được ‘ăn, uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô’ khi tham dự Thánh lễ Tạ Ơn, là nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội, vì Thánh Lễ là “nguồn mạch từ đó ân sủng tuôn tràn trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách vô cùng hữu hiệu, đồng thời Thiên Chúa được tôn vinh.” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh,số 10)
Lại nữa, cũng vì bản chất dễ sa phạm tội, nên vô cùng cần thiết phải sống trong Giáo Hội để được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích hòa giải (xưng tội) để nối lại tinh thương với Chúa mỗi khi lỡ sa ngã vì yếu đuồi con người.
Chỉ trong Giáo Hội Công Giáo (Và Chính Thống Đông Phương) mới có hai Bi tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải, ngoài năm bí tích khác, để giúp con người được thánh hóa và thăng tiến trong đức tin và đức mến, tức là lớn lên trong tình thương yêu với Chúa và với tha nhân. Nói khác đi, đời sống Kitô giáo không thể tăng trưởng và phong phú được nếu không nghe lời Chúa qua Kinh Thánh và nhất là năng lãnh nhận các bí tích Thánh Thể, và Hòa giải sau khi được tái sinh qua bí tích Rửa tội. Nghĩa là chí có năng nghe lời Chúa trong Phúc Âm, siêng năng xưng tội và tham dự Thánh lễ Tạ Ơn để “ăn uống Mình Máu Thánh Chúa Kitô” thì mới có đủ sức mạnh để chống lại mọi nguy cơ của tội lỗi do ma quỉ xúi dục và gương xấu đầy rẫy trong trần gian làm cớ cho con người vấp phạm. Như thế, đủ cho thấy rõ sự cần thiết phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội là phương tiện cứu rỗi hữu hiệu mà Chúa Kitô đã thiết lập và luôn ở với Giáo Hội cho đến tận thế (Mt 28: 20).
Các Thánh Giáo Phụ (Church Fathers) xưa đã ví Giáo Hội như con Tàu của ông No-e trong thời Đại Hồng Thủy khi Thiên Chúa đánh phạt những kẻ gian ác trên mặt đất trừ gia đình ông No-e và các sinh vật ông đã đem lên tàu trước khi mưa tuôn đổ, dâng nước lên cuốn đi mọi sự sống trên mặt đất. (St. 6-7)
Trong thời đại ngày nay, Giáo Hội cũng là con tàu cứu nguy cho những ai muốn thoát khỏi cơn cuồng phong, sóng thần của “văn hóa sự chết” đang cuồn cuộn thổi ở khắp nơi trên thế giới để cuốn đi vào tử địa những kẻ tôn thờ nó và quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn vui hạnh phúc duy nhất cho những ai muốn tìm kiếm Người.
Vì thế,“ những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi. “ (LG. số 14)
Tóm lại, không thể nói ba phải rằng đạo tại tâm, không cần đến nhà thờ, hoặc đạo nào cũng tốt, có tội thì xưng với Chúa không cần xưng với linh mục nào hoặc đi nghe các giáo sĩ ngoài Công Giáo giảng và “ăn bánh uống rượu” với họ coi như rước Minh Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ tạ Ơn !
Người tín hữu Công giáo không thể suy luận và hành động như trên được, vì chỉ có Một Giáo Hội, một đức tin, và một Phép Rửa. Và chỉ trong Giáo Hội Công Giáo mới có đầy đủ các phương tiện thánh hóa và cứu rỗi hữu hiệu là các Bi tích, nhất là hai bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Các Giáo hội Chính Thống Đông Phương (Easter Orthodox Churches) cũng có các bí tích này, nhưng vì họ chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo vì một vài bất đồng chưa vượt qua, nên người công giáo chỉ được phép tham dự và lãnh các bí tích trong Giáo Hội Chính Thông ở những nơi không có nhà thờ hay linh mục Công Giáo hiện diện để cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích.
Ngoài ra, tất cả các giáo phái ngoài Công Giáo và Chính Thống, đa số chỉ có Phép rửa (baptism) và không có các bí tích khác, do đó người công giáo không được tham dự các nghi thức của họ vì thiếu căn bản bí tích và hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô trên trần gian này.
Ước mong giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.
Trại Hè "Lên Đường" Giáo lý viên Hạt Hố Nai
Giuse Nguồn & Vincentê Công
17:05 30/08/2010
HỐ NAI - Trong hai ngày thứ bẩy và chúa nhật 28, 29.08.2010, gần 400 giáo lý viên hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc tham dự Trại năm 2010 với chủ đề “Lên Đường” được tổ chức tại “Vườn Me Cha Tuyền” tọa lạc trong phường Tràng Dài, thành phố Biên Hòa, khu đất vườn rộng bằng phẳng, có nhiều bóng mát, có đủ nước sinh hoạt, khu vệ sinh phục vụ cho khoảng vài trăm người.
Hình ảnh Trại Hè
Thành phần Ban điều hành trại có cha Tuyên úy Phanxico Nguyễn Xuân Huy, anh Thuần trưởng ban, anh Phú phó ban, và anh Hùng, anh Tuấn Anh là ủy viên.
Ngoài ban điều hành còn có các ban chuyên trách như: Ban sinh hoạt, Ban hành chánh, Ban y tế, Ban phụng vụ, Ban kỹ thuật, Ban trật tự, Ban ẩm thực, đây là những người phụ trách có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tổ chức và điều hành trại.
Dù hai ngày trại có mưa giông lúc to lúc nhỏ, nhưng không làm nản chí các anh chị giáo lý viên của 17 giáo xứ trong hạt trở về đây để tham dự trại hè Lên Đường.
Sau khi làm thủ tục nhập trại, nhận đất và dựng lều, các trại viên tập một số các nghi thức, các bài hát, băng reo để chuẩn bị cho giờ khai mạc trại.
Cha Đaminh Trần Xuân Thảo quản hạt Hố Nai cùng với một số cha xứ trong hạt đến ban huấn từ và khai mạc trại Lên Đường năm 2010.
Sau nghi thức khai mạc, các trại sinh tham gia các trò chơi thật sôi nổi như vượt địa hình, nhẩy bao bố, đi cà kheo, đôi hia ngàn dặm, hai bà Trưng … Và khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các trại sinh quây quần sinh hoạt bên ngọn lửa, lửa về đêm làm cho con người và khung cảnh thiên nhiên thêm đậm đà thân ái, tình đồng đội thêm thắm thiết, tâm hồn được nâng cao, giầu lòng nhân ái.
Qua một đêm ngủ trại, sáng tinh sương các trại sinh hăng hái dậy sớm tập thể dục. Kế đến cùng nhau tham dự thánh lễ chúa nhật, hấp thụ ý lực sống trong ngày.
Trong dịp này, Đức Ông Vinh sơn Đặng Văn Tú cũng đã đến thăm và trò chuyện nhằm giúp cho anh chị em giáo lý viên hạt Hố Nai biết tận dụng thời gian hai ngày trại sao cho thật ý nghĩa, học tập vui chơi, giao lưu chia sẻ những kinh nghiệm sống giữa các anh chị em trong giáo hạt, tạo tinh thần đoàn kết yêu thương.
Ngoài các sinh hoạt trên, các trại sinh còn được củng cố kiến thức về Năm Thánh 2010, năm ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Tổng kết hai ngày trại là phần phát thưởng, các trại sinh nhận nghi thức sai đi. Chia tay Lên Đường mọi người quyến luyến không đành xa, sau hai ngày cùng ăn, cùng chơi, cùng học hỏi giao lưu …Hẹn gặp lại nhau Trại Giáo lý viên hạt Hố Nai năm 2011.
Giuse Nguồn & Vicente Công
Hình ảnh Trại Hè
Thành phần Ban điều hành trại có cha Tuyên úy Phanxico Nguyễn Xuân Huy, anh Thuần trưởng ban, anh Phú phó ban, và anh Hùng, anh Tuấn Anh là ủy viên.
Ngoài ban điều hành còn có các ban chuyên trách như: Ban sinh hoạt, Ban hành chánh, Ban y tế, Ban phụng vụ, Ban kỹ thuật, Ban trật tự, Ban ẩm thực, đây là những người phụ trách có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực tổ chức và điều hành trại.
Dù hai ngày trại có mưa giông lúc to lúc nhỏ, nhưng không làm nản chí các anh chị giáo lý viên của 17 giáo xứ trong hạt trở về đây để tham dự trại hè Lên Đường.
Sau khi làm thủ tục nhập trại, nhận đất và dựng lều, các trại viên tập một số các nghi thức, các bài hát, băng reo để chuẩn bị cho giờ khai mạc trại.
Cha Đaminh Trần Xuân Thảo quản hạt Hố Nai cùng với một số cha xứ trong hạt đến ban huấn từ và khai mạc trại Lên Đường năm 2010.
Sau nghi thức khai mạc, các trại sinh tham gia các trò chơi thật sôi nổi như vượt địa hình, nhẩy bao bố, đi cà kheo, đôi hia ngàn dặm, hai bà Trưng … Và khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các trại sinh quây quần sinh hoạt bên ngọn lửa, lửa về đêm làm cho con người và khung cảnh thiên nhiên thêm đậm đà thân ái, tình đồng đội thêm thắm thiết, tâm hồn được nâng cao, giầu lòng nhân ái.
Qua một đêm ngủ trại, sáng tinh sương các trại sinh hăng hái dậy sớm tập thể dục. Kế đến cùng nhau tham dự thánh lễ chúa nhật, hấp thụ ý lực sống trong ngày.
Trong dịp này, Đức Ông Vinh sơn Đặng Văn Tú cũng đã đến thăm và trò chuyện nhằm giúp cho anh chị em giáo lý viên hạt Hố Nai biết tận dụng thời gian hai ngày trại sao cho thật ý nghĩa, học tập vui chơi, giao lưu chia sẻ những kinh nghiệm sống giữa các anh chị em trong giáo hạt, tạo tinh thần đoàn kết yêu thương.
Ngoài các sinh hoạt trên, các trại sinh còn được củng cố kiến thức về Năm Thánh 2010, năm ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Tổng kết hai ngày trại là phần phát thưởng, các trại sinh nhận nghi thức sai đi. Chia tay Lên Đường mọi người quyến luyến không đành xa, sau hai ngày cùng ăn, cùng chơi, cùng học hỏi giao lưu …Hẹn gặp lại nhau Trại Giáo lý viên hạt Hố Nai năm 2011.
Giuse Nguồn & Vicente Công
Đại hội Mừng Lễ Kính Thánh Monica Quan Thầy Tổng Hội các Bà Me CGVN GP Orange
William Nguyễn
20:48 30/08/2010
Orange - Đại hội Mừng Lễ Kính Thánh Monica Quan Thầy Tổng Hội các Bà Me CGVN GP Orange với chủ đề:"Thánh Nữ Ine Lê Thị Thành Monica Việt Nam.
HÌnh ảnh lễ mừng
Cha Giảng Phòng là Linh Mục Linh Hướng và Điều Hành Nguyễn Thái, Linh Hướng Tổng Hội Các Bà Mẹ Cha Xứ Phạm Ngọc Hùng, Chủ Tế và Đồng Tế có Đức Đan Viện phụ Dominico Phạm Văn Hiền, tại Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam Giáo phận Orange California lúc 8:30AM đến 3:30PM.
Chương trình gồm: Tĩnh Tâm, học hỏi Giáo Lý, Chia sẻ mọi khó khăn giữ Đức Tin, Chầu Thánh Thể, Văn nghệ Tự biên tự diễn, 12 Hội viên Tuyên hứa, Tân Ban Trị Sự Trung Ương niên khóa 2010-2012.
HÌnh ảnh lễ mừng
Cha Giảng Phòng là Linh Mục Linh Hướng và Điều Hành Nguyễn Thái, Linh Hướng Tổng Hội Các Bà Mẹ Cha Xứ Phạm Ngọc Hùng, Chủ Tế và Đồng Tế có Đức Đan Viện phụ Dominico Phạm Văn Hiền, tại Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam Giáo phận Orange California lúc 8:30AM đến 3:30PM.
Chương trình gồm: Tĩnh Tâm, học hỏi Giáo Lý, Chia sẻ mọi khó khăn giữ Đức Tin, Chầu Thánh Thể, Văn nghệ Tự biên tự diễn, 12 Hội viên Tuyên hứa, Tân Ban Trị Sự Trung Ương niên khóa 2010-2012.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vẻ đẹp và sự toàn thiện: Wabi-Sabi
Jos. Tú Nạc, NMS
11:27 30/08/2010
Bảo tàng viện quốc gia Tokyo. Đó là bảo tàng viện lớn nhất và lâu đời nhất ở Nhật Bản. Bước vào bên trong tòa nhà đồ sộ này, bạn sẽ nhìn thấy nhiều tác phẩm tuyệt vời. Có hơn 100.000 vật thể trong bảo tàng viện này. Những vật thể này bao gồm một số báu vật quốc gia Nhật Bản! Bảo tảng viện này lưu giữ những vật thể phong phú và có sức hấp dẫn mãnh liệt. Những vật thể trong từng phần của căn phòng hoàn toàn có sự khác biệt với nhau. Trong đó có một số rương kính được đặt là màu nâu và màu xanh lá cây. Trông chúng giống như những đồ chứa vật hư hỏng! Một số hình thù ngộ nghĩnh. Một số khác trông giống như bị sai lầm, khiếm khuyết! Một số khác trông như đã bị hư hỏng. Tất cả chúng trông giống như đã được đào bới trực tiếp từ dưới đất! Chúng chẳng có giá trị gì – hoặc đẹp đẽ gì cho lắm! Thực sự nhìn chúng không phù hợp trong bảo tàng viện này so với những vật thể giá trị khác. Vậy chúng được đặt ở đây để làm gì? Đây khong phải là một sai lầm! Những vật thể được trưng bày ở đây với một lý do. Chúng tượng trưng một ý tưởng thời cổ đại mà chúng ta sẽ đề cập đến. Những vật thể này biểu hiện “Wabi-sabi.”
“Wabi-sabi là gì? Điều này thật khó giải thích. Bạn không thể tìm thấy ở nó.”
“Nó là phong cách của cuộc sống.”
“Wabi-sabi? Nó là tâm hồn, là trái tim người Nhật.”
“Wabi-sabi là để thưởng thức cuộc sống yên bình và tĩnh tại.”
“Nó không thể miêu tả. Nếu có thể, nó không còn là wabi-sabi nữa.”
Wabi sabi nghe chừng như một thuật ngữ đơn giản nhưng nó có một ý nghĩa phức tạp. Điều này có nghĩa bởi vị nó quan hệ tới toàn bộ cách nhìn vào cuộc sống! Một số người mô tả nó như một vẻ đẹp khiếm khuyết – hoặc không hoàn thiện. Cách duy nhất để định nghĩa “wabi” là “tạo những điều đơn giản.” Và cách định nghỉa “sabi” là “sự biến đổi” hoặc quá trình thời gian. Hiện giờ Wabi-sabi đang được biết đến ở Tây phương. Nhưng nguồn gốc của nó ở Nhật Bản. Đó là cách nhìn vào cuộc sống bằng tất cả mọi hình thức của nó – bản chất, nghệ thuật và văn hóa một cách đặc biệt.
Ý tường Wabi-sabi trở thành nghệ thuật vào thế kỷ thứ mười sáu. Nó đến từ nghi thức trà của Nhật Bản! Nó đã mô tả cách thức pha trà ở Nhật Bản là một hình thức nghệ thuật và kỹ năng cầu kỳ. Những người hướng dẫn những lễ kỷ niệm trà những nghệ nhân bậc thầy về cách hãm trà để giúp mang ý tưởng Wabi-sabi đến nghệ thuật.
Những nghệ nhân bậc thầy này tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản. Vào thời đó, đây là điều kỳ lạ. Người ta đã có nhiều ý tưởng tryền thống về vẻ đẹp với những thiết kế tráng lệ trong những vật thể có giá trị. Tuy nhiên wabi-sabi đã mang đến những ý tưởng đối lập. Nó đã nói lên rằng nghệ thuật tạo hình không hẳn phải là sự hoàn thiện, giá trị hoặc thậm chí phức tạp. Nghệ thuật có thể đơn giản, thậm chí không hoàn chỉnh. Và điều đó đã nói lên lý do tại sao bạn có thể thấy những vật lưu giữ khác thường, không hoàn thiện ở bảo tàng viện Tokyo. Một công nhân của bảo tàng viện đã mô tả tiến trình nghệ thuật của wabi-sabi:
“Một hình thức nghệ thuật mới đã tìm thấy vẻ đẹp trong cái tĩnh. Những nghệ nhân trà đã bắt đầu tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản này. Tôi không chắc nếu những người tạo ra những vật thể này đã thấy được vẻ đẹp của chúng! Nhưng quần chúng những người đã thực hiện những nghi thức kỷ niệm trà đã yêu quí những vật thể này – ngay cả những vật thể mắc những sai sót – phạm lỗi kỹ thuật.”
Vậy wabi sabi phải thực hiện với cuộc sống hằng ngày là gì – và có phải nó chỉ dành cho người Nhật không? Richard Powell không nghĩ như vậy. Ông là một nhà văn Gia Nã Đại. Ông nói rằng wabi sabi ngày càng trở nên phổ biến ở phương Tây. Ông giải thích vì sao:
“Tôi thiết tưởng người ta muốn một cuộc sống đơn giản hơn. Nhưng khi họ cố gắng sống một cách đơn giản thì họ thấy nó quá khó khăn để thực hiện trong mọi lúc. Bạn phải kiếm tiền bạc và duy trì nó đi liền với cuộc sống. Lý do mà wabi sabi được phổ biến, vì rằng nó là một điều gì đó mà bạn có thể chất chứa trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tìm kiếm wabi sabi mọi nơi xung quanh bạn và làm thay đổi môi trường ngay nơi bạn ở.”
Nó được phổ biến ở miền tây và hướng tới miền đông để trả lời cho cuộc sống và tinh thần. Những căn nguyên của wabi-sabi nằm trong tôn giáo Đông phương thuộc tư tưởng Phật giáo Zen (a variety Buddhism, now practiced esp. in Japan, Vietnam, and Korea, seeking to attain an intuitive illumination of mind and spirit through meditation, esp. paradoxes). Nhưng nhiều người đã quan tâm đến wabi sabi mà không phải là Phật tử. Richard Powell là một tín đồ Ki-tô giáo. Richard nói với một số người thấy nó với vẻ xa lạ mà ông đã liên kết wabi-sabi với đời sống Ki-tô giáo. Ông nói:
“Nhiều bạn bè Ki-tô giáo của tôi hỏi về sự liên kết này. Họ nghĩ wabi sabi là lý thuyết xa lạ đối với Tây phương, họ nói, ‘Tôi biết đích xác những gì mà bạn đang nói về nó. Nó chỉ là thế chúng ta không có những ngôn từ hoặc ngôn ngữ nào để diễn tả nó.’ Với tôi, chân lý là chân lý, không có vấn đề gì mà thấy ở nó. Vẻ đẹp là thẩm mỹ mà không có vấn đề gì tìm thấy ở nó.”
Richard đã kể cách mà ông đã nhìn thấy wabi sabi trong đời sống của mình:
“Wabi sabi chú ý đến việc tạo thời gian để được hài lòng với thiên nhiên, đó là phần đầu tiên của nó, tạo thời gian. Sau đó tôi thấy nhiều điều. Tôi có thể ngồi trong một cuộc họp chuyên môn – mà tôi có thể để ý đến những chú chim bên ngoài song cửa. Hoặc ở một nơi khác tôi có thể chú ý đến một cậu bé đang vui chơi. Hoặc tôi có thể nhìn thấy một bà lão đang thư giãn với chiếc gậy trong tay. Bạn bắt đầu được thỏa mãn với mọi thứ đang hiện hữu trong cuộc sống của bạn mà trước đó chẳng bao giờ bạn thấy. Bạn thấy rằng, bạn đã nhận ra giá trị vẻ đẹp ở mọi nơi mà bạn không mong đợi.”
John Break là một linh mục Ki-tô giáo. Ông đã gợi ý rằng chúng ta chúng ta cũng có thể nhìn wabi-sabi trong niềm tin Ki-tô giáo. Niềm tin đó nói lên rằng vẻ đẹp và sự sáng tạo của Thiên Chúa đạ bị hủy diệt bởi tội lỗi loài người, nhưng Thiên Chúa đã đưa tay mang họ trở về với cuộc sống no đầy. Break nói:
“Bị chi phối bởi ý thức sai lầm về trật tự mà chúng ta cố áp đặt trên thế giới, có một vẻ đẹp tự nhiên. Vẻ đẹp đó có thể là một số người nhìn thấy – những người mà có thế thấy quá khứ với những điều xa xăm coi như bề ngoài. Những người như vậy có thể nhìn thấy phẩm chất bên trong và giá trị của những sự việc – và của những con người.”
Những suy nghĩ về wabi sabi của bạn là gì? Có phải nó chỉ thực hiện trong văn hóa và nghệ thuật Tây phương hoặc ý tưởng của nó là sản phẩm trung thực trong một thế giới vật chất? Lời phát biểu của Richard có đúng không? Phải chăng chân lý là chân lý? Hãy nói và viết lên tư tưởng của bạn.
“Vẻ đẹp” khác với “vẽ đẹp” một chân dung?
“Wabi-sabi là gì? Điều này thật khó giải thích. Bạn không thể tìm thấy ở nó.”
“Nó là phong cách của cuộc sống.”
“Wabi-sabi? Nó là tâm hồn, là trái tim người Nhật.”
“Wabi-sabi là để thưởng thức cuộc sống yên bình và tĩnh tại.”
“Nó không thể miêu tả. Nếu có thể, nó không còn là wabi-sabi nữa.”
Wabi sabi nghe chừng như một thuật ngữ đơn giản nhưng nó có một ý nghĩa phức tạp. Điều này có nghĩa bởi vị nó quan hệ tới toàn bộ cách nhìn vào cuộc sống! Một số người mô tả nó như một vẻ đẹp khiếm khuyết – hoặc không hoàn thiện. Cách duy nhất để định nghĩa “wabi” là “tạo những điều đơn giản.” Và cách định nghỉa “sabi” là “sự biến đổi” hoặc quá trình thời gian. Hiện giờ Wabi-sabi đang được biết đến ở Tây phương. Nhưng nguồn gốc của nó ở Nhật Bản. Đó là cách nhìn vào cuộc sống bằng tất cả mọi hình thức của nó – bản chất, nghệ thuật và văn hóa một cách đặc biệt.
Ý tường Wabi-sabi trở thành nghệ thuật vào thế kỷ thứ mười sáu. Nó đến từ nghi thức trà của Nhật Bản! Nó đã mô tả cách thức pha trà ở Nhật Bản là một hình thức nghệ thuật và kỹ năng cầu kỳ. Những người hướng dẫn những lễ kỷ niệm trà những nghệ nhân bậc thầy về cách hãm trà để giúp mang ý tưởng Wabi-sabi đến nghệ thuật.
Những nghệ nhân bậc thầy này tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản. Vào thời đó, đây là điều kỳ lạ. Người ta đã có nhiều ý tưởng tryền thống về vẻ đẹp với những thiết kế tráng lệ trong những vật thể có giá trị. Tuy nhiên wabi-sabi đã mang đến những ý tưởng đối lập. Nó đã nói lên rằng nghệ thuật tạo hình không hẳn phải là sự hoàn thiện, giá trị hoặc thậm chí phức tạp. Nghệ thuật có thể đơn giản, thậm chí không hoàn chỉnh. Và điều đó đã nói lên lý do tại sao bạn có thể thấy những vật lưu giữ khác thường, không hoàn thiện ở bảo tàng viện Tokyo. Một công nhân của bảo tàng viện đã mô tả tiến trình nghệ thuật của wabi-sabi:
“Một hình thức nghệ thuật mới đã tìm thấy vẻ đẹp trong cái tĩnh. Những nghệ nhân trà đã bắt đầu tìm kiếm vẻ đẹp trong những hình thức đơn giản này. Tôi không chắc nếu những người tạo ra những vật thể này đã thấy được vẻ đẹp của chúng! Nhưng quần chúng những người đã thực hiện những nghi thức kỷ niệm trà đã yêu quí những vật thể này – ngay cả những vật thể mắc những sai sót – phạm lỗi kỹ thuật.”
Vậy wabi sabi phải thực hiện với cuộc sống hằng ngày là gì – và có phải nó chỉ dành cho người Nhật không? Richard Powell không nghĩ như vậy. Ông là một nhà văn Gia Nã Đại. Ông nói rằng wabi sabi ngày càng trở nên phổ biến ở phương Tây. Ông giải thích vì sao:
“Tôi thiết tưởng người ta muốn một cuộc sống đơn giản hơn. Nhưng khi họ cố gắng sống một cách đơn giản thì họ thấy nó quá khó khăn để thực hiện trong mọi lúc. Bạn phải kiếm tiền bạc và duy trì nó đi liền với cuộc sống. Lý do mà wabi sabi được phổ biến, vì rằng nó là một điều gì đó mà bạn có thể chất chứa trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể tìm kiếm wabi sabi mọi nơi xung quanh bạn và làm thay đổi môi trường ngay nơi bạn ở.”
Nó được phổ biến ở miền tây và hướng tới miền đông để trả lời cho cuộc sống và tinh thần. Những căn nguyên của wabi-sabi nằm trong tôn giáo Đông phương thuộc tư tưởng Phật giáo Zen (a variety Buddhism, now practiced esp. in Japan, Vietnam, and Korea, seeking to attain an intuitive illumination of mind and spirit through meditation, esp. paradoxes). Nhưng nhiều người đã quan tâm đến wabi sabi mà không phải là Phật tử. Richard Powell là một tín đồ Ki-tô giáo. Richard nói với một số người thấy nó với vẻ xa lạ mà ông đã liên kết wabi-sabi với đời sống Ki-tô giáo. Ông nói:
“Nhiều bạn bè Ki-tô giáo của tôi hỏi về sự liên kết này. Họ nghĩ wabi sabi là lý thuyết xa lạ đối với Tây phương, họ nói, ‘Tôi biết đích xác những gì mà bạn đang nói về nó. Nó chỉ là thế chúng ta không có những ngôn từ hoặc ngôn ngữ nào để diễn tả nó.’ Với tôi, chân lý là chân lý, không có vấn đề gì mà thấy ở nó. Vẻ đẹp là thẩm mỹ mà không có vấn đề gì tìm thấy ở nó.”
Richard đã kể cách mà ông đã nhìn thấy wabi sabi trong đời sống của mình:
“Wabi sabi chú ý đến việc tạo thời gian để được hài lòng với thiên nhiên, đó là phần đầu tiên của nó, tạo thời gian. Sau đó tôi thấy nhiều điều. Tôi có thể ngồi trong một cuộc họp chuyên môn – mà tôi có thể để ý đến những chú chim bên ngoài song cửa. Hoặc ở một nơi khác tôi có thể chú ý đến một cậu bé đang vui chơi. Hoặc tôi có thể nhìn thấy một bà lão đang thư giãn với chiếc gậy trong tay. Bạn bắt đầu được thỏa mãn với mọi thứ đang hiện hữu trong cuộc sống của bạn mà trước đó chẳng bao giờ bạn thấy. Bạn thấy rằng, bạn đã nhận ra giá trị vẻ đẹp ở mọi nơi mà bạn không mong đợi.”
John Break là một linh mục Ki-tô giáo. Ông đã gợi ý rằng chúng ta chúng ta cũng có thể nhìn wabi-sabi trong niềm tin Ki-tô giáo. Niềm tin đó nói lên rằng vẻ đẹp và sự sáng tạo của Thiên Chúa đạ bị hủy diệt bởi tội lỗi loài người, nhưng Thiên Chúa đã đưa tay mang họ trở về với cuộc sống no đầy. Break nói:
“Bị chi phối bởi ý thức sai lầm về trật tự mà chúng ta cố áp đặt trên thế giới, có một vẻ đẹp tự nhiên. Vẻ đẹp đó có thể là một số người nhìn thấy – những người mà có thế thấy quá khứ với những điều xa xăm coi như bề ngoài. Những người như vậy có thể nhìn thấy phẩm chất bên trong và giá trị của những sự việc – và của những con người.”
Những suy nghĩ về wabi sabi của bạn là gì? Có phải nó chỉ thực hiện trong văn hóa và nghệ thuật Tây phương hoặc ý tưởng của nó là sản phẩm trung thực trong một thế giới vật chất? Lời phát biểu của Richard có đúng không? Phải chăng chân lý là chân lý? Hãy nói và viết lên tư tưởng của bạn.
“Vẻ đẹp” khác với “vẽ đẹp” một chân dung?
Văn Hóa
Lột vỏ cây
Lm Vũđình Tường
23:35 30/08/2010
Mấy đứa học trò miền quê ra tỉnh trọ học, cuối tuần không về nhà nhưng đi làm kiếm thêm tiền. Chúng tôi may mắn kiếm được nghề lột vỏ cây. Lột chẳng bao nhiêu nhưng vẫn mang tiếng tay dính chàm. Chán nhất là cái nhìn khinh bỉ của kẻ qua đường, họ coi thường nghề này, cho là nghề dơ bẩn, của những kẻ mù chữ. Mù thật, bởi vì không biết chữ nên chúng tôi phải đi học. Từ ‘dính chàm’ dùng để chỉ người sống nghề lột vỏ cây. Dù ít nhiều khi lột vỏ cây bị nhựa dính tay, trước xanh sau đổi thành xám, màu chàm nên danh từ ‘dính chàm’ chỉ người sống nghề lột vỏ cây. Lột vỏ cây thì dễ, gột chàm dính tay rất khó vì thế từ dính chàm còn ngụ í chỉ tội phạm. Một khi có án, việc gội, lột bản án khỏi cuộc đời không phải dễ nên có câu đời dính chàm.
Để lột được những cây tràm, người ta thường ngâm nước vài ba ngày cho cây tràm ngấm đều nước, nhựa của nó tương đối quánh lại, vừa dễ lột lại không bị nhựa ăn tay. Ngâm nước đúng mức chỉ cần dùng dao róc một miếng vỏ tràm sát vào thân mộc rồi dùng sức kéo mạnh cái vỏ tràm bị xước ngược từ gốc đến ngọn, trông vừa gọn vừa đẹp mắt, công việc lại mau. Khi đã lột xong được sợi đầu tiên, phần còn lại coi như không đáng kể vì chỉ cần dùng mũi dao nảy nhẹ toàn bộ vỏ tràm bung ra theo đường tiến của lưỡi dao.
Nếu không biết lột cây tràm sẽ nhôm nhem, nhựa dính tèm lem, trông vừa xấu, vừa bẩn khách hàng khó tánh chê, vần tới vần lui, xem xong, không mua, bỏ đi. Bán không được hàng là mối lo lớn cho chủ vì vốn nằm ì ra đó, lấy công làm lời, làm dở mất công, mất cả lời.
Sau này nghề lột tràm trở thành phổ thông, người nào cũng lột tràm nên không đủ tràm để lột, người ta quay ra cạo vỏ tre. Cạo da tre vất vả hơn nhiều vì mỗi lần cạo da tre tạo nên tiếng gai người đến ớn lạnh. Dường như tiếng xé da tre rất gần với âm thanh thanh tre cứa tay, chính vì thế mà người cạo da tre cảm thấy ớn lạnh khi nghe tiếng da tre rít lên. Ác nghiệt nhất là vỏ tre bén vô cùng. Chưa người nào cạo da tre mà không lãnh thẹo.
Lột vỏ cây khô
Lột tràm, nhựa ra tay vì cây tươi, nhựa sống tiềm ẩn trong thân mộc. Một số cây ngâm nước còn mọc lên nhánh nhỏ xinh, thật dễ thương.
Điều làm tôi kinh ngạc khi lột vỏ cây khô, cây chết. Bên ngoài cây khô, gần mục, nhiều nơi vỏ đổi mầu nấm. Nơi cây khô không còn nhựa sống. Sự chết quá rõ. Nếu có sự sống cũng chỉ là sống gởi, kí thác của nấm. Nấm xuất hiện sau cơn mưa do khí trời ẩm ướt. Nắng đến chúng khô quánh, toàn cây một màu chết, mục rữa, tang thương.
Mấy ai để ý nhận biết sau lớp vỏ chết, thân mộc trên đà mục nát kia ngầm chứa sức sống mãnh liệt. Tôi phát giác sau lớp vỏ cây khô là một thành phố náo nhiệt, tràn đầy sự sống của các loại côn trùng lớn nhỏ. Chúng di chuyển tấp nập, khoan thai, thảnh thơi hưởng cảnh thanh bình sau lớp vỏ khô. Chính khám phá mới lạ, tình cờ này làm tôi suy nghĩ nhiều về sự chết. Đây không phải là khám phá vĩ đại. Đúng ra là một nhận thức mới. Nhận thức này khơi dậy trong tôi một tư tưởng kì lạ. Tư tưởng liên quan đến cây ban sự sống.
Thành phố êm đềm
Người ta diễn tả cây thập giá, cây treo Đức Kitô là cây mang lại sự sống trường sinh cho nhân loại. Đọc hết sách này, giải thích nọ vẫn không cảm thấy mạch lạc, rõ ràng cho bằng chính mắt nhìn thấy cảnh sống động, sinh hoạt náo nhiệt, bận bộn, chạy tấp nập, tứ tán của lũ côn trùng di động sau lớp vỏ cây khô. Chú giải cây trường sinh do các học giả Kinh Thánh đưa ra, đến từ suy luận của lí trí. Suy luận có giới hạn của suy luận. Hơn nữa có sự phân biệt nhận thức khác nhau giữa tác giả và độc giả. Khó khăn khác nữa là giới hạn của ngôn từ. Những lí do trên cho thấy việc hiểu ý nghĩa cây thập tự mang lại sự sống trường sinh không phải là vấn đề đơn giản. Làm sao cây đóng đinh người mang án tử có thể mang lại sự sống. Hình ảnh linh hoạt, sống động của lũ côn trùng, sau lớp vỏ cây cho biết sau lớp vỏ cây mục rữa kia có thể vô ích cho con người, nhưng rất cần thiết cho thiên nhiên, cho loài côn trùng. Chính nơi đây chúng sinh sản, nơi nuôi dưỡng mầm truyền sinh. Cây chết ban cho chúng tổ làm nhà. Cây chết bảo vệ chúng tránh khỏi thiên tai và cây chết cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho côn trùng. Tất nhiên không phải tất cả các côn trùng đều sống nhờ cây chết. Chỉ loài côn trùng nào đến nương nhờ mới tìm được sự bảo vệ, sự sống và sống mãnh liệt nơi cây chết.
Mấy năm trước, gió đánh bật tung rễ, cây ngã gục bờ rẫy. Không ai thèm cưa vì nó nằm dọc hàng dậu. Không cản trở việc đi lại, cũng chẳng làm phiền cây khác, ngoại trừ một số cành nhỏ văng ra được dọn sạch. Toàn thân cây nằm dọc bờ rào, ai thèm ngó ngàng. Đến khi lột vỏ mới thấy sức sống mãnh liệt sau lớp vỏ mục. Nhiều loại côn trùng khác nhau chọn cây khô mục làm nơi cư trú. Có ai ngờ đâu cây mục là nơi côn trùng nương thân, là nơi truyền sinh cho đời sau. Những con nhộng sâu, da căng cứng, mập tròn, trắng nõn đến độ nhìn thấu ruột. Những con sâu nhỏ tí như sợi tơ ngọ ngoạy chui sâu vào thân mộc trốn ánh sáng. Con rận li ti trắng mượt ra sức chạy trốn. Con thằn lằn thơ dại nhướng mắt nhìn như thầm trách kẻ nào vô tình phá cảnh thanh bình. Tổ kén trốn sau mọt gỗ do cha mẹ nó cắn tạo tổ. Lại có những lỗ nho nhỏ ăn sâu vào thân mộc. Cửa lỗ thập thò con ruồi nhỏ tí, nửa muốn vùng bay, dời tổ thoát thân, nửa sợ không dám bay. Vài con rết mình trắng toát từ đầu đến chân, giữa lưng có đốm đỏ, ra sức chạy trốn. Chúng đi thoăn thoắt như sợi chỉ đỏ trong tay thợ thêu.
Sau lớp vỏ cây chết có sức sống mãnh liệt. Mãnh liệt vì côn trùng, sâu bọ đều non, nhỏ, tràn đầy nhựa sống. Với con người, cây chết mục thành bùn đất, ích chi. Với côn trùng, cây chết là cả một thành phố bình yên. Cây lớn chết đổ xuống biến ra thành dẫy phố. Cây nhỏ chết trở thành thôn làng. Cành nhỏ xíu coi như khu xóm và lá cây toàn vùng là hình ảnh quốc gia côn trùng. Chúng sống yên bình. Không có dấu hiệu tranh sống, giành giật, cấu xé nhau. Bởi vì nếu có tranh sống, cấu xé có lẽ những con nhộng ngon lành kia không sống sót, không béo mập, tươi mát như nhìn thấy. Chúng xa lạ với thế giới loài người, thế giới bên ngoài. Ngay cả ánh nắng mặt trời còn làm chúng chạy loạn xạ, nói chi đến các loài ăn sâu, bọ.
Cây sự sống
Cây chết trong thiên nhiên trở thành nơi nương thân, cung cấp thực phẩm cho côn trùng. Nơi đây chúng vừa làm nơi trú ngụ, vừa làm nơi sinh hoạt thường ngày, vừa là nơi truyền sinh cho thế hệ sau nối tiếp kiếp côn trùng. Nhìn qua bên ngoài người ta không thể biết được lớp vỏ chết kia đóng vai trò vừa bảo vệ vừa là nguồn cung cấp thực phẩm cho bao côn trùng lớn nhỏ. Lớp vỏ chết là tường thành vững chắc bảo vệ, che chở lũ côn trùng, ngày tránh nắng, đêm an toàn khỏi gió lạnh. Khi mưa sa có vỏ cây bảo vệ, khi sương lạnh có vỏ cây chống đỡ. Thân mộc vừa là nơi trú ẩn vừa là nơi cung cấp thực phẩm, nguồn sống phát sinh từ cây chết.
Người Kitô giáo, nhìn cây sự sống, cây thập tự dưới hai khía cạnh. Ý nghĩa rõ ràng nhất là hình ảnh của sự dữ, sự chết. Hiện thân của đau khổ, bằng chứng của tàn sát, ác độc, thù hằn. Nơi đây sự chết quá rõ ràng, chết tràn đầy niềm đau, chết treo, chết đóng đinh chân tay. Chết người thân không dám cứu; người thương không dám khóc nức nở, cố câm nín, giữ không cho tiếng nấc phát ra vì sợ, cùng lắm là để nước mắt lăn dài, tuôn rơi.
Khía cạnh khác cây thập tự mang lại sự sống. Sự sống trường sinh, sung mãn tràn đầy. Cây vừa bảo bọc, che chở vừa nâng đỡ, soi đường, chỉ lối vừa thêm sức giúp ta tiến bước. Cây mà những ai đặt trọn niềm tin vào Đấng treo trên cây sẽ được lôi kéo lên cùng, được vinh thăng, được nhận vinh quang Phục Sinh. Cảm nghiệm được Đấng sống lại từ cõi chết cùng đồng hành, cùng sinh hoạt trong mọi trạng huống cuộc đời. Cây mà những ai đặt trọn niềm tin sẽ nhận biết sau đau khổ là chiến thắng vinh quang, sau vị đắng là hương vị ngọt ngào, thơm ngon tràn đầy.
Hình ảnh sinh hoạt rộn ràng, sống động, linh hoạt của lũ côn trùng chính là hình ảnh người Kitô hữu đón nhận sự sống mãnh liệt và nguồn ơn phúc cho những ai tin tưởng, phó thác đời mình vào thập giá Chúa. Liên kết thập giá đời mình với thập giá Đức Kitô là con đường dẫn đến sự sống trường sinh, đầy hoan lạc, hạnh phúc, bình an vô tận.
Để lột được những cây tràm, người ta thường ngâm nước vài ba ngày cho cây tràm ngấm đều nước, nhựa của nó tương đối quánh lại, vừa dễ lột lại không bị nhựa ăn tay. Ngâm nước đúng mức chỉ cần dùng dao róc một miếng vỏ tràm sát vào thân mộc rồi dùng sức kéo mạnh cái vỏ tràm bị xước ngược từ gốc đến ngọn, trông vừa gọn vừa đẹp mắt, công việc lại mau. Khi đã lột xong được sợi đầu tiên, phần còn lại coi như không đáng kể vì chỉ cần dùng mũi dao nảy nhẹ toàn bộ vỏ tràm bung ra theo đường tiến của lưỡi dao.
Nếu không biết lột cây tràm sẽ nhôm nhem, nhựa dính tèm lem, trông vừa xấu, vừa bẩn khách hàng khó tánh chê, vần tới vần lui, xem xong, không mua, bỏ đi. Bán không được hàng là mối lo lớn cho chủ vì vốn nằm ì ra đó, lấy công làm lời, làm dở mất công, mất cả lời.
Sau này nghề lột tràm trở thành phổ thông, người nào cũng lột tràm nên không đủ tràm để lột, người ta quay ra cạo vỏ tre. Cạo da tre vất vả hơn nhiều vì mỗi lần cạo da tre tạo nên tiếng gai người đến ớn lạnh. Dường như tiếng xé da tre rất gần với âm thanh thanh tre cứa tay, chính vì thế mà người cạo da tre cảm thấy ớn lạnh khi nghe tiếng da tre rít lên. Ác nghiệt nhất là vỏ tre bén vô cùng. Chưa người nào cạo da tre mà không lãnh thẹo.
Lột vỏ cây khô
Lột tràm, nhựa ra tay vì cây tươi, nhựa sống tiềm ẩn trong thân mộc. Một số cây ngâm nước còn mọc lên nhánh nhỏ xinh, thật dễ thương.
Điều làm tôi kinh ngạc khi lột vỏ cây khô, cây chết. Bên ngoài cây khô, gần mục, nhiều nơi vỏ đổi mầu nấm. Nơi cây khô không còn nhựa sống. Sự chết quá rõ. Nếu có sự sống cũng chỉ là sống gởi, kí thác của nấm. Nấm xuất hiện sau cơn mưa do khí trời ẩm ướt. Nắng đến chúng khô quánh, toàn cây một màu chết, mục rữa, tang thương.
Mấy ai để ý nhận biết sau lớp vỏ chết, thân mộc trên đà mục nát kia ngầm chứa sức sống mãnh liệt. Tôi phát giác sau lớp vỏ cây khô là một thành phố náo nhiệt, tràn đầy sự sống của các loại côn trùng lớn nhỏ. Chúng di chuyển tấp nập, khoan thai, thảnh thơi hưởng cảnh thanh bình sau lớp vỏ khô. Chính khám phá mới lạ, tình cờ này làm tôi suy nghĩ nhiều về sự chết. Đây không phải là khám phá vĩ đại. Đúng ra là một nhận thức mới. Nhận thức này khơi dậy trong tôi một tư tưởng kì lạ. Tư tưởng liên quan đến cây ban sự sống.
Thành phố êm đềm
Người ta diễn tả cây thập giá, cây treo Đức Kitô là cây mang lại sự sống trường sinh cho nhân loại. Đọc hết sách này, giải thích nọ vẫn không cảm thấy mạch lạc, rõ ràng cho bằng chính mắt nhìn thấy cảnh sống động, sinh hoạt náo nhiệt, bận bộn, chạy tấp nập, tứ tán của lũ côn trùng di động sau lớp vỏ cây khô. Chú giải cây trường sinh do các học giả Kinh Thánh đưa ra, đến từ suy luận của lí trí. Suy luận có giới hạn của suy luận. Hơn nữa có sự phân biệt nhận thức khác nhau giữa tác giả và độc giả. Khó khăn khác nữa là giới hạn của ngôn từ. Những lí do trên cho thấy việc hiểu ý nghĩa cây thập tự mang lại sự sống trường sinh không phải là vấn đề đơn giản. Làm sao cây đóng đinh người mang án tử có thể mang lại sự sống. Hình ảnh linh hoạt, sống động của lũ côn trùng, sau lớp vỏ cây cho biết sau lớp vỏ cây mục rữa kia có thể vô ích cho con người, nhưng rất cần thiết cho thiên nhiên, cho loài côn trùng. Chính nơi đây chúng sinh sản, nơi nuôi dưỡng mầm truyền sinh. Cây chết ban cho chúng tổ làm nhà. Cây chết bảo vệ chúng tránh khỏi thiên tai và cây chết cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho côn trùng. Tất nhiên không phải tất cả các côn trùng đều sống nhờ cây chết. Chỉ loài côn trùng nào đến nương nhờ mới tìm được sự bảo vệ, sự sống và sống mãnh liệt nơi cây chết.
Mấy năm trước, gió đánh bật tung rễ, cây ngã gục bờ rẫy. Không ai thèm cưa vì nó nằm dọc hàng dậu. Không cản trở việc đi lại, cũng chẳng làm phiền cây khác, ngoại trừ một số cành nhỏ văng ra được dọn sạch. Toàn thân cây nằm dọc bờ rào, ai thèm ngó ngàng. Đến khi lột vỏ mới thấy sức sống mãnh liệt sau lớp vỏ mục. Nhiều loại côn trùng khác nhau chọn cây khô mục làm nơi cư trú. Có ai ngờ đâu cây mục là nơi côn trùng nương thân, là nơi truyền sinh cho đời sau. Những con nhộng sâu, da căng cứng, mập tròn, trắng nõn đến độ nhìn thấu ruột. Những con sâu nhỏ tí như sợi tơ ngọ ngoạy chui sâu vào thân mộc trốn ánh sáng. Con rận li ti trắng mượt ra sức chạy trốn. Con thằn lằn thơ dại nhướng mắt nhìn như thầm trách kẻ nào vô tình phá cảnh thanh bình. Tổ kén trốn sau mọt gỗ do cha mẹ nó cắn tạo tổ. Lại có những lỗ nho nhỏ ăn sâu vào thân mộc. Cửa lỗ thập thò con ruồi nhỏ tí, nửa muốn vùng bay, dời tổ thoát thân, nửa sợ không dám bay. Vài con rết mình trắng toát từ đầu đến chân, giữa lưng có đốm đỏ, ra sức chạy trốn. Chúng đi thoăn thoắt như sợi chỉ đỏ trong tay thợ thêu.
Sau lớp vỏ cây chết có sức sống mãnh liệt. Mãnh liệt vì côn trùng, sâu bọ đều non, nhỏ, tràn đầy nhựa sống. Với con người, cây chết mục thành bùn đất, ích chi. Với côn trùng, cây chết là cả một thành phố bình yên. Cây lớn chết đổ xuống biến ra thành dẫy phố. Cây nhỏ chết trở thành thôn làng. Cành nhỏ xíu coi như khu xóm và lá cây toàn vùng là hình ảnh quốc gia côn trùng. Chúng sống yên bình. Không có dấu hiệu tranh sống, giành giật, cấu xé nhau. Bởi vì nếu có tranh sống, cấu xé có lẽ những con nhộng ngon lành kia không sống sót, không béo mập, tươi mát như nhìn thấy. Chúng xa lạ với thế giới loài người, thế giới bên ngoài. Ngay cả ánh nắng mặt trời còn làm chúng chạy loạn xạ, nói chi đến các loài ăn sâu, bọ.
Cây sự sống
Cây chết trong thiên nhiên trở thành nơi nương thân, cung cấp thực phẩm cho côn trùng. Nơi đây chúng vừa làm nơi trú ngụ, vừa làm nơi sinh hoạt thường ngày, vừa là nơi truyền sinh cho thế hệ sau nối tiếp kiếp côn trùng. Nhìn qua bên ngoài người ta không thể biết được lớp vỏ chết kia đóng vai trò vừa bảo vệ vừa là nguồn cung cấp thực phẩm cho bao côn trùng lớn nhỏ. Lớp vỏ chết là tường thành vững chắc bảo vệ, che chở lũ côn trùng, ngày tránh nắng, đêm an toàn khỏi gió lạnh. Khi mưa sa có vỏ cây bảo vệ, khi sương lạnh có vỏ cây chống đỡ. Thân mộc vừa là nơi trú ẩn vừa là nơi cung cấp thực phẩm, nguồn sống phát sinh từ cây chết.
Người Kitô giáo, nhìn cây sự sống, cây thập tự dưới hai khía cạnh. Ý nghĩa rõ ràng nhất là hình ảnh của sự dữ, sự chết. Hiện thân của đau khổ, bằng chứng của tàn sát, ác độc, thù hằn. Nơi đây sự chết quá rõ ràng, chết tràn đầy niềm đau, chết treo, chết đóng đinh chân tay. Chết người thân không dám cứu; người thương không dám khóc nức nở, cố câm nín, giữ không cho tiếng nấc phát ra vì sợ, cùng lắm là để nước mắt lăn dài, tuôn rơi.
Khía cạnh khác cây thập tự mang lại sự sống. Sự sống trường sinh, sung mãn tràn đầy. Cây vừa bảo bọc, che chở vừa nâng đỡ, soi đường, chỉ lối vừa thêm sức giúp ta tiến bước. Cây mà những ai đặt trọn niềm tin vào Đấng treo trên cây sẽ được lôi kéo lên cùng, được vinh thăng, được nhận vinh quang Phục Sinh. Cảm nghiệm được Đấng sống lại từ cõi chết cùng đồng hành, cùng sinh hoạt trong mọi trạng huống cuộc đời. Cây mà những ai đặt trọn niềm tin sẽ nhận biết sau đau khổ là chiến thắng vinh quang, sau vị đắng là hương vị ngọt ngào, thơm ngon tràn đầy.
Hình ảnh sinh hoạt rộn ràng, sống động, linh hoạt của lũ côn trùng chính là hình ảnh người Kitô hữu đón nhận sự sống mãnh liệt và nguồn ơn phúc cho những ai tin tưởng, phó thác đời mình vào thập giá Chúa. Liên kết thập giá đời mình với thập giá Đức Kitô là con đường dẫn đến sự sống trường sinh, đầy hoan lạc, hạnh phúc, bình an vô tận.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Sen Cuối Cùng
Dominic Đức Nguyễn
22:20 30/08/2010
CÁNH SEN CUỐI CÙNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Sen trong bùn
Sen trong lửa
Muôn thuở
ngào ngạt hương bay.
(Trích thơ của Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền