Phụng Vụ - Mục Vụ
Khiêm tốn - Con đường dẫn tới sự cao cả
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:11 29/08/2019
Chúa Nhật XXII Thường Niên C
Hc 3,17-18.20.28-29; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật này, mời gọi chúng ta suy tư về chủ đề khiêm nhường như là con đường dẫn tới sự cao cả. Trong thời đại hôm nay, có nhiều người muốn trở thành người tốt, người vĩ đại, người nổi tiếng, được mọi người biết đến và ca tụng. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai về sự cao cả. Vậy sự cao cả đích thực của con người là gì? Đâu là con đường dẫn tới sự cao cả đích thực? Các bài đọc Lời Chúa hôm nay giải thích cho chúng ta hiểu thế nào là một người cao cả nhờ sống khiêm nhường.
1- Càng làm lớn, càng tự hạ
Trong bài đọc I, trích sách Huấn Ca (3,17-18.20.28-29) dạy chúng ta rằng: khiêm nhường là con đường dẫn tới sự cao cả. Người khiêm nhường đích thực là người cao cả đích thực: “Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa.”
Thật vậy, khiêm nhường là nhân đức nền tảng cho đời sống con người. Khiêm nhường trong tiếng La Tinh là từ humilis, phát xuất từ humus, có nghĩa là đất. Theo nghĩa đen, người khiêm nhường là người cúi xuống sát mặt đất và là người hạ mình xuống thấp. Đối với Thiên Chúa, người khiêm nhường là người ý thức về sự nhỏ bé của mình, chỉ là một thụ tạo yếu đuối mỏng giòn. Người khiêm nhường là người hiểu rõ khoảng cách giới hạn giữa mình với Đấng Tạo Hóa.
Đối với tha nhân, người khiêm nhường cũng là người biết tôn trọng người khác, đón nhận những khác biệt và những khả năng của họ. Người khiêm nhường cũng là người có thái độ thân thiện và lịch sự, tế nhị với người khác; người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác. Bởi lẽ, không ai tự mình là đầy đủ, mỗi người cần được người khác bổ túc và giúp đỡ. Người khiêm nhường là người biết giúp đỡ người khác, đặc biệt là đối với những người nghèo. Vì họ ý thức rằng những gì họ có là do được lãnh nhận từ chính Thiên Chúa, nên họ cảm thấy cần phải chia sẻ với người khác.
2- Sự cao cả Thiên Chúa trong sự tự hạ của Chúa Giêsu
Trong bài đọc II, trích thư Do Thái (Dt 12,18-19.22-24a) sự cao cả và vinh quang của Thiên Chúa được bày tỏ qua “Đấng Trung Gian của giao ước mới là Đức Giêsu.” Nếu trong Cựu Ước, nhiều lần sự cao cả của Thiên Chúa được diễn tả trong sự khác biệt và tách biệt khỏi thế giới phàm tục, thì trong Tân Ước, sự vĩ đại của Thiên Chúa được bày tỏ trong sự gần gũi và trong hạ mình nơi Đức Giêsu. Bởi lẽ, Con Thiên Chúa trở nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi; Người trở thành con của một người thợ mộc nghèo hèn; Người cũng bị cám dỗ và gặp những khó khăn như chúng ta. Người đã hạ mình chịu chết trên thập giá vì ơn cứu độ loài người. Người được Thiên Chúa siêu tôn, trở thành Đấng Trung Gian và Đấng Cứu Độ của nhân loại.
Như thế, đối với Thiên Chúa, khiêm nhường và tự hạ là con đường dẫn tới sự cao cả và vinh quang. Đó là con đường mà Thiên Chúa đã chọn để cứu độ chúng ta.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu gửi tới chúng ta những giáo huấn quý báu về đức khiêm nhường trong một hoàn cảnh rất cụ thể, đó là khi đi dự tiệc. Chúa Giêsu nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên Người nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14,12-14).
Như thế, theo Chúa Giêsu, khiêm nhường là không tự đề cao mình, nhưng để người khác đánh giá mình cách khách quan, hay nói cách khác, hãy để Thiên Chúa đề cao chúng ta, chứ đừng tự đề cao mình.
Ngoài ra, Chúa Giêsu còn dạy: khi nào chúng ta đãi tiệc, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ta, như thế, ta được đền đáp rồi. Đây cũng là một hình thức của khiêm nhường, nghĩa là người biết đi ra khỏi khung cảnh gia đình, bạn bè, và người thân, để mở rộng và quan tâm đến những người ngoài, nhất là những người bị bỏ rơi, người nghèo khổ. Khiêm nhường cũng là cố gắng làm một việc tốt cho người khác, mà không cần được trả công và đền ơn đáp nghĩa.
3- Những mẫu gương về khiêm nhường
Trong Giáo Hội, chúng ta có rất nhiều mẫu gương về đức khiêm nhường. Trong số đó, chúng ta có thể kể tên một số nhân vật nổi bật: Trước hết, đó là thánh Augustinô, một giáo phụ nổi tiếng, có sự hiểu biết uyên thâm, nhưng trong cuốn Tự Thuật, ngài khiêm tốn cầu nguyện: “Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con.” Ngài luôn ý thức về sự yếu đuối và giới hạn của mình, chỉ có nhờ ơn Chúa giúp, mới có thể vượt qua những thử thách gian truân.
Thánh Tôma Aquinô là một nhà thần học nổi tiếng thời Trung Cổ, ngài được mệnh danh là “tiến sĩ Thiên Thần.” Ngài viết rất nhiều sách triết học và thần học mà ngày nay vẫn còn rất giá trị. Nhưng trong một lần thị kiến nhìn thấy Thiên Chúa, ngài nhìn nhận rằng những gì ngài đã viết chẳng là gì hết so với thị kiến về Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một người rất uyên thâm về thần học từ cổ chí kim, nhưng trong một cuộc hội thảo về đối thoại liên tôn, trước một câu hỏi lớn, ngài vẫn thừa nhận rằng “đây là một câu hỏi khó, tôi không tìm ra câu trả lời.” Đó là thái độ của người khiêm tốn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi viếng thăm mục vụ tại Manila, Philipines, một em bé hỏi ngài, tại sao Thiên Chúa lại để sự dữ xảy ra? Ngài chân thành trả lời rằng: “Trước mầu nhiệm sự dữ, cha cũng không có câu trả lời.”
Những con người tầm cỡ và hiểu biết như thế vẫn thừa nhận mình không thể trả lời hết các câu hỏi từ cuộc sống. Các ngài là những mẫu gương cụ thể cho chúng ta về đức khiêm nhường đích thực của Kitô giáo.
Như thế, theo Kinh Thánh, khiêm nhường là hạ mình xuống, nhìn nhận giới hạn của mình, tỏ ra thân thiện, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không tự tôn mình lên, nhưng để Chúa nâng mình lên. Khiêm nhường là con đường dẫn tới sự cao cả.
Chúng ta hãy thiết tha cầu xin Chúa giúp chúng ta biết sống đức khiêm nhường này mỗi ngày trong tương quan với Chúa và tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hc 3,17-18.20.28-29; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14
Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật này, mời gọi chúng ta suy tư về chủ đề khiêm nhường như là con đường dẫn tới sự cao cả. Trong thời đại hôm nay, có nhiều người muốn trở thành người tốt, người vĩ đại, người nổi tiếng, được mọi người biết đến và ca tụng. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai về sự cao cả. Vậy sự cao cả đích thực của con người là gì? Đâu là con đường dẫn tới sự cao cả đích thực? Các bài đọc Lời Chúa hôm nay giải thích cho chúng ta hiểu thế nào là một người cao cả nhờ sống khiêm nhường.
1- Càng làm lớn, càng tự hạ
Trong bài đọc I, trích sách Huấn Ca (3,17-18.20.28-29) dạy chúng ta rằng: khiêm nhường là con đường dẫn tới sự cao cả. Người khiêm nhường đích thực là người cao cả đích thực: “Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa.”
Thật vậy, khiêm nhường là nhân đức nền tảng cho đời sống con người. Khiêm nhường trong tiếng La Tinh là từ humilis, phát xuất từ humus, có nghĩa là đất. Theo nghĩa đen, người khiêm nhường là người cúi xuống sát mặt đất và là người hạ mình xuống thấp. Đối với Thiên Chúa, người khiêm nhường là người ý thức về sự nhỏ bé của mình, chỉ là một thụ tạo yếu đuối mỏng giòn. Người khiêm nhường là người hiểu rõ khoảng cách giới hạn giữa mình với Đấng Tạo Hóa.
Đối với tha nhân, người khiêm nhường cũng là người biết tôn trọng người khác, đón nhận những khác biệt và những khả năng của họ. Người khiêm nhường cũng là người có thái độ thân thiện và lịch sự, tế nhị với người khác; người biết lắng nghe và học hỏi từ người khác. Bởi lẽ, không ai tự mình là đầy đủ, mỗi người cần được người khác bổ túc và giúp đỡ. Người khiêm nhường là người biết giúp đỡ người khác, đặc biệt là đối với những người nghèo. Vì họ ý thức rằng những gì họ có là do được lãnh nhận từ chính Thiên Chúa, nên họ cảm thấy cần phải chia sẻ với người khác.
2- Sự cao cả Thiên Chúa trong sự tự hạ của Chúa Giêsu
Trong bài đọc II, trích thư Do Thái (Dt 12,18-19.22-24a) sự cao cả và vinh quang của Thiên Chúa được bày tỏ qua “Đấng Trung Gian của giao ước mới là Đức Giêsu.” Nếu trong Cựu Ước, nhiều lần sự cao cả của Thiên Chúa được diễn tả trong sự khác biệt và tách biệt khỏi thế giới phàm tục, thì trong Tân Ước, sự vĩ đại của Thiên Chúa được bày tỏ trong sự gần gũi và trong hạ mình nơi Đức Giêsu. Bởi lẽ, Con Thiên Chúa trở nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi; Người trở thành con của một người thợ mộc nghèo hèn; Người cũng bị cám dỗ và gặp những khó khăn như chúng ta. Người đã hạ mình chịu chết trên thập giá vì ơn cứu độ loài người. Người được Thiên Chúa siêu tôn, trở thành Đấng Trung Gian và Đấng Cứu Độ của nhân loại.
Như thế, đối với Thiên Chúa, khiêm nhường và tự hạ là con đường dẫn tới sự cao cả và vinh quang. Đó là con đường mà Thiên Chúa đã chọn để cứu độ chúng ta.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu gửi tới chúng ta những giáo huấn quý báu về đức khiêm nhường trong một hoàn cảnh rất cụ thể, đó là khi đi dự tiệc. Chúa Giêsu nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên Người nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14,12-14).
Như thế, theo Chúa Giêsu, khiêm nhường là không tự đề cao mình, nhưng để người khác đánh giá mình cách khách quan, hay nói cách khác, hãy để Thiên Chúa đề cao chúng ta, chứ đừng tự đề cao mình.
Ngoài ra, Chúa Giêsu còn dạy: khi nào chúng ta đãi tiệc, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ta, như thế, ta được đền đáp rồi. Đây cũng là một hình thức của khiêm nhường, nghĩa là người biết đi ra khỏi khung cảnh gia đình, bạn bè, và người thân, để mở rộng và quan tâm đến những người ngoài, nhất là những người bị bỏ rơi, người nghèo khổ. Khiêm nhường cũng là cố gắng làm một việc tốt cho người khác, mà không cần được trả công và đền ơn đáp nghĩa.
3- Những mẫu gương về khiêm nhường
Trong Giáo Hội, chúng ta có rất nhiều mẫu gương về đức khiêm nhường. Trong số đó, chúng ta có thể kể tên một số nhân vật nổi bật: Trước hết, đó là thánh Augustinô, một giáo phụ nổi tiếng, có sự hiểu biết uyên thâm, nhưng trong cuốn Tự Thuật, ngài khiêm tốn cầu nguyện: “Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con.” Ngài luôn ý thức về sự yếu đuối và giới hạn của mình, chỉ có nhờ ơn Chúa giúp, mới có thể vượt qua những thử thách gian truân.
Thánh Tôma Aquinô là một nhà thần học nổi tiếng thời Trung Cổ, ngài được mệnh danh là “tiến sĩ Thiên Thần.” Ngài viết rất nhiều sách triết học và thần học mà ngày nay vẫn còn rất giá trị. Nhưng trong một lần thị kiến nhìn thấy Thiên Chúa, ngài nhìn nhận rằng những gì ngài đã viết chẳng là gì hết so với thị kiến về Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một người rất uyên thâm về thần học từ cổ chí kim, nhưng trong một cuộc hội thảo về đối thoại liên tôn, trước một câu hỏi lớn, ngài vẫn thừa nhận rằng “đây là một câu hỏi khó, tôi không tìm ra câu trả lời.” Đó là thái độ của người khiêm tốn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi viếng thăm mục vụ tại Manila, Philipines, một em bé hỏi ngài, tại sao Thiên Chúa lại để sự dữ xảy ra? Ngài chân thành trả lời rằng: “Trước mầu nhiệm sự dữ, cha cũng không có câu trả lời.”
Những con người tầm cỡ và hiểu biết như thế vẫn thừa nhận mình không thể trả lời hết các câu hỏi từ cuộc sống. Các ngài là những mẫu gương cụ thể cho chúng ta về đức khiêm nhường đích thực của Kitô giáo.
Như thế, theo Kinh Thánh, khiêm nhường là hạ mình xuống, nhìn nhận giới hạn của mình, tỏ ra thân thiện, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không tự tôn mình lên, nhưng để Chúa nâng mình lên. Khiêm nhường là con đường dẫn tới sự cao cả.
Chúng ta hãy thiết tha cầu xin Chúa giúp chúng ta biết sống đức khiêm nhường này mỗi ngày trong tương quan với Chúa và tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Khiêm nhường Chúa lại nâng lên
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:32 29/08/2019
Chúa Nhật XXII năm – C
(Lc 14, 1a.7-14)
Khiêm nhường là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Khiêm nhường sẽ giúp con người thành công một cách vững chắc nhất. Chẳng thế mà trong lịch sử nhân loại đã không có ít bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình trong sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Thực tế, khiêm nhường là đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo tuyệt vời, các vị cao sang đều mến chuộng đức khiêm nhường. Người ăn ở khiêm nhường chẳng những được người đời kính trọng mà cả Thiên Chúa cũng yêu thích kẻ khiêm nhường. Lời Chúa trong sách Huấn Ca dạy : "Con hãy hạ mình, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa" (Hc 3, 19-21. 30-31).
Xem video và nghe bài giảng
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta một bài học quan trọng là ở khiêm nhường. Người mời gọi chúng ta vượt qua thói háo danh để sống tự hạ và khiêm nhường. Nhiều khi chúng ta hiểu sai về khiêm nhường. Khiêm nhường không có nghĩa là tự coi mình không có giá trị gì, không phải là khinh rể bản thân, hay thụ động, không dám nhận trách nhiệm. Khiêm nhường lại càng không phải là một mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác: tôi hạ mình xuống để được tôn lên.
Người khiêm nhường là người chấp nhận sự thật, nhận biết thân phận thụ tạo của mình, nhận mình là mình, có sao có vậy, những gì tôi có và cả con người tôi, đều bởi Chúa. Khiêm nhường là đón nhận đời mình như quà tặng Chúa ban, và dâng lại đời mình cho Chúa như một quà tặng. Khiêm nhường cũng là nhìn nhận sự thật về mình: tôi chưa hoàn hảo, có nhiều giới hạn, cần được tha nhân nâng đỡ, góp ý...
Giữa một thế giới tự cao tự đại, kiêu ngạo, giả hình, háo danh, đề cao quyền lực và lợi nhuận, say mê thống trị và chiếm đoạt, bè phái và chia rẽ, thái độ công kích, đối đầu vẫn thường bị nhầm lẫn là sức mạnh thì người khiêm nhường không được đánh giá cao; bởi người ta đánh đồng khiêm nhường với yếu đuối.
Bằng dụ ngôn khách được mời tới dự tiệc cưới, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy khiêm nhường dành chỗ nhất, chỗ trọng cho người khác : "Đừng tìm kiếm chỗ nhất ". Chúa biết chúng ta thường thích chỗ nhất ở nơi công cộng, trong nhà cũng như ngoài phố, nơi hội họp cũng như bàn ăn… Người biết ý định của chúng ta, nên Người khuyên chúng ta : "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất" (Lc 14,8).
Chỗ nhất là chỗ quan trọng nhất. Ta chọn ngồi chỗ nhất là vì ta thấy mình quan trọng, xứng đáng được hưởng vinh dự đó... Tiếc thay, chỗ nhất chỉ có một chứ không có nhiều, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình. Những cuộc tranh giành như thế vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Ở đâu có hai người trở lên là có đụng chạm, chỉ vì có một chỗ nhất. Vì thế Chúa Giêsu khuyên bảo ta: "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14,11). Ai tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống. Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ, sẽ được Thiên Chúa tôn lên. Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, tuy có giá trị đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý và bền vững. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, còn ai tự hạ thì rồi được tôn.
Vì muốn chọn chỗ nhất, nên ngươi ta thường thích giao du với người có thế giá, có học, có của, để dễ nhờ vả khi cần. Chính vì thế mà xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi, vì nghèo túng, vì kém cỏi về mọi mặt. Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ ta trong việc chọn khách để mời ăn, nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Người đưa ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bất hạnh, giảm bớt sự kiêu căng, nâng cao đức khiêm nhường.
Khiêm nhường sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Kẻ ăn ở khiêm nhường sẽ khắc phục được rất nhiều khuyết điểm, và hoàn thiện được bản thân. Khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn kẻ tự mãn thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Bởi vậy đức khiêm nhường vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm nhường, chúng ta càng học được nhiều điều.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết ăn ở khiêm nhường để xứng đáng được Chúa yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 14, 1a.7-14)
Khiêm nhường là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Khiêm nhường sẽ giúp con người thành công một cách vững chắc nhất. Chẳng thế mà trong lịch sử nhân loại đã không có ít bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình trong sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Thực tế, khiêm nhường là đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo tuyệt vời, các vị cao sang đều mến chuộng đức khiêm nhường. Người ăn ở khiêm nhường chẳng những được người đời kính trọng mà cả Thiên Chúa cũng yêu thích kẻ khiêm nhường. Lời Chúa trong sách Huấn Ca dạy : "Con hãy hạ mình, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa" (Hc 3, 19-21. 30-31).
Xem video và nghe bài giảng
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta một bài học quan trọng là ở khiêm nhường. Người mời gọi chúng ta vượt qua thói háo danh để sống tự hạ và khiêm nhường. Nhiều khi chúng ta hiểu sai về khiêm nhường. Khiêm nhường không có nghĩa là tự coi mình không có giá trị gì, không phải là khinh rể bản thân, hay thụ động, không dám nhận trách nhiệm. Khiêm nhường lại càng không phải là một mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác: tôi hạ mình xuống để được tôn lên.
Người khiêm nhường là người chấp nhận sự thật, nhận biết thân phận thụ tạo của mình, nhận mình là mình, có sao có vậy, những gì tôi có và cả con người tôi, đều bởi Chúa. Khiêm nhường là đón nhận đời mình như quà tặng Chúa ban, và dâng lại đời mình cho Chúa như một quà tặng. Khiêm nhường cũng là nhìn nhận sự thật về mình: tôi chưa hoàn hảo, có nhiều giới hạn, cần được tha nhân nâng đỡ, góp ý...
Giữa một thế giới tự cao tự đại, kiêu ngạo, giả hình, háo danh, đề cao quyền lực và lợi nhuận, say mê thống trị và chiếm đoạt, bè phái và chia rẽ, thái độ công kích, đối đầu vẫn thường bị nhầm lẫn là sức mạnh thì người khiêm nhường không được đánh giá cao; bởi người ta đánh đồng khiêm nhường với yếu đuối.
Bằng dụ ngôn khách được mời tới dự tiệc cưới, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy khiêm nhường dành chỗ nhất, chỗ trọng cho người khác : "Đừng tìm kiếm chỗ nhất ". Chúa biết chúng ta thường thích chỗ nhất ở nơi công cộng, trong nhà cũng như ngoài phố, nơi hội họp cũng như bàn ăn… Người biết ý định của chúng ta, nên Người khuyên chúng ta : "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất" (Lc 14,8).
Chỗ nhất là chỗ quan trọng nhất. Ta chọn ngồi chỗ nhất là vì ta thấy mình quan trọng, xứng đáng được hưởng vinh dự đó... Tiếc thay, chỗ nhất chỉ có một chứ không có nhiều, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình. Những cuộc tranh giành như thế vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Ở đâu có hai người trở lên là có đụng chạm, chỉ vì có một chỗ nhất. Vì thế Chúa Giêsu khuyên bảo ta: "Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 14,11). Ai tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống. Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ, sẽ được Thiên Chúa tôn lên. Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, tuy có giá trị đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý và bền vững. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, còn ai tự hạ thì rồi được tôn.
Vì muốn chọn chỗ nhất, nên ngươi ta thường thích giao du với người có thế giá, có học, có của, để dễ nhờ vả khi cần. Chính vì thế mà xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi, vì nghèo túng, vì kém cỏi về mọi mặt. Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ ta trong việc chọn khách để mời ăn, nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Người đưa ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bất hạnh, giảm bớt sự kiêu căng, nâng cao đức khiêm nhường.
Khiêm nhường sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Kẻ ăn ở khiêm nhường sẽ khắc phục được rất nhiều khuyết điểm, và hoàn thiện được bản thân. Khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn kẻ tự mãn thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Bởi vậy đức khiêm nhường vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm nhường, chúng ta càng học được nhiều điều.
Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết ăn ở khiêm nhường để xứng đáng được Chúa yêu thương. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:15 29/08/2019
21. Không có gì cao thượng so với con đường Đức Ái, nhưng ngoại trừ người khiêm tốn ra, thì cũng không có ai đi trên con đường Đức Ái.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:24 29/08/2019
100. TÌM TÒI ẢO THUẬT
Ở Kim Long có một người bán thuốc, trên chiếc xe đẩy có đặt một tượng quan âm bồ tát, mỗi khi bệnh nhân đến ông ta mua thuốc thì ông ta lấy thuốc bỏ trong bàn tay phật quan âm cúi đầu lạy, nếu thuốc trong tay treo lên mà không rơi xuống thì nói là quan âm bồ tát đồng ý cho dùng thuốc ấy, sau đó thì cho bệnh nhân uống, mọi người đều cho rằng rất có linh nghiệm, thế là đua nhau đến mua thuốc của ông ta.
Có một chàng trai cho rằng ông ta dùng một loại ảo thuật nào đó nên rất muốn học nghề, sau khi đợi cho người ta giải tán hết thì anh ta mời người bán thuốc đến quán ăn cơm uống rượu.
Ăn cơm xong, một đồng cũng không trả nghênh ngang mà đi, người trong quán hình như không nhìn thấy họ.
Ăn như thế ba lần, người bán thuốc hỏi chàng trai dùng mẹo thuật thần tiên nào thế, chàng trai trả lời:
- “Nếu ngài bằng lòng đem ảo thuật dạy tôi thì tôi cũng đem ảo thuật này dạy lại cho ngài”.
Người bán thuốc nói:
- “Tôi không có cái gì gọi là ảo diệu cả, trong tay của quan âm bồ tát giấu một cục đá nam châm, thuốc có mạt sắt, cho nên khi thuốc tiếp xúc với tay thì bị hít vào”.
Chàng trai cười nói:
- “Tôi càng không có cái ảo diệu gì cả, chẳng qua là đã trả tiền trước cho chủ quán rồi, cho nên ăn xong là đi họ cũng không hỏi gì !”
(Cổ kim tiếu sứ)
Suy tư 100:
Con người ta thường có tính hiếu kỳ thấy cái gì lạ mắt cũng muốn đứng nhìn coi cho biết, thấy câu chuyện rùng rợn thì nói phét ra nhiều dù mình không biết tí gì về nội dung cốt chuyện, thấy cái là lạ thì muốn học cho biết...
Có người vì tính hiếu kỳ mà trở thành kẻ đồi bại, họ hiếu kỳ coi phim con heo và coi sách ảnh đồi trụy; có người vì tính hiếu kỳ mà trở nên kẻ nguy hiểm cho xã hội khi muốn nếm thử cuộc sống “đi bụi” có gì là thú vị, thế là kết chùm kết đám với những kẻ xấu mà đi bụi, thế là đâm lao thì phải theo lao...
Trẻ em rất có tính hiếu kỳ, cho nên người lớn phải để ý hướng dẫn tính hiếu kỳ của chúng nó: dẫn chúng nó đến nhà thờ để tính hiếu kỳ của chúng nó tò mò hỏi Đức Chúa Giê-su là ai, dẫn chúng nó đến tham gia lớp Thiếu Nhi Thánh Thể hoặc Ấu Nhi Thánh Thể nơi giáo xứ để chúng nó tò mò hiếu kỳ coi cách sinh hoạt lành mạnh của các bạn trẻ như nó; dẫn chúng nó đến tham gia đội giúp lễ để Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hiếu kỳ của chúng nó làm quen với ơn gọi tu trì sau này...
Thích cái mới cái lạ là chuyện của thanh thiếu niên, nhưng làm cho cái thích ấy của chúng nó phát triển trong môi trường tốt lành mạnh là việc của những người lớn, đó là cha sở, cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở Kim Long có một người bán thuốc, trên chiếc xe đẩy có đặt một tượng quan âm bồ tát, mỗi khi bệnh nhân đến ông ta mua thuốc thì ông ta lấy thuốc bỏ trong bàn tay phật quan âm cúi đầu lạy, nếu thuốc trong tay treo lên mà không rơi xuống thì nói là quan âm bồ tát đồng ý cho dùng thuốc ấy, sau đó thì cho bệnh nhân uống, mọi người đều cho rằng rất có linh nghiệm, thế là đua nhau đến mua thuốc của ông ta.
Có một chàng trai cho rằng ông ta dùng một loại ảo thuật nào đó nên rất muốn học nghề, sau khi đợi cho người ta giải tán hết thì anh ta mời người bán thuốc đến quán ăn cơm uống rượu.
Ăn cơm xong, một đồng cũng không trả nghênh ngang mà đi, người trong quán hình như không nhìn thấy họ.
Ăn như thế ba lần, người bán thuốc hỏi chàng trai dùng mẹo thuật thần tiên nào thế, chàng trai trả lời:
- “Nếu ngài bằng lòng đem ảo thuật dạy tôi thì tôi cũng đem ảo thuật này dạy lại cho ngài”.
Người bán thuốc nói:
- “Tôi không có cái gì gọi là ảo diệu cả, trong tay của quan âm bồ tát giấu một cục đá nam châm, thuốc có mạt sắt, cho nên khi thuốc tiếp xúc với tay thì bị hít vào”.
Chàng trai cười nói:
- “Tôi càng không có cái ảo diệu gì cả, chẳng qua là đã trả tiền trước cho chủ quán rồi, cho nên ăn xong là đi họ cũng không hỏi gì !”
(Cổ kim tiếu sứ)
Suy tư 100:
Con người ta thường có tính hiếu kỳ thấy cái gì lạ mắt cũng muốn đứng nhìn coi cho biết, thấy câu chuyện rùng rợn thì nói phét ra nhiều dù mình không biết tí gì về nội dung cốt chuyện, thấy cái là lạ thì muốn học cho biết...
Có người vì tính hiếu kỳ mà trở thành kẻ đồi bại, họ hiếu kỳ coi phim con heo và coi sách ảnh đồi trụy; có người vì tính hiếu kỳ mà trở nên kẻ nguy hiểm cho xã hội khi muốn nếm thử cuộc sống “đi bụi” có gì là thú vị, thế là kết chùm kết đám với những kẻ xấu mà đi bụi, thế là đâm lao thì phải theo lao...
Trẻ em rất có tính hiếu kỳ, cho nên người lớn phải để ý hướng dẫn tính hiếu kỳ của chúng nó: dẫn chúng nó đến nhà thờ để tính hiếu kỳ của chúng nó tò mò hỏi Đức Chúa Giê-su là ai, dẫn chúng nó đến tham gia lớp Thiếu Nhi Thánh Thể hoặc Ấu Nhi Thánh Thể nơi giáo xứ để chúng nó tò mò hiếu kỳ coi cách sinh hoạt lành mạnh của các bạn trẻ như nó; dẫn chúng nó đến tham gia đội giúp lễ để Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hiếu kỳ của chúng nó làm quen với ơn gọi tu trì sau này...
Thích cái mới cái lạ là chuyện của thanh thiếu niên, nhưng làm cho cái thích ấy của chúng nó phát triển trong môi trường tốt lành mạnh là việc của những người lớn, đó là cha sở, cha mẹ, thầy cô và những người có trách nhiệm vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật XXII Thường Niên - C -
Lm. Jude Siciliano, OP
18:52 29/08/2019
Huấn ca 3: 17-18, 20, 28-29; T.vịnh.67; Do Thái 12: 18-19, 22-24; Luca 14: 1, 7-14
Hôm nay hình như Chúa Giêsu hơi đi ngoài lề khuynh hướng rao giảng khi Ngài dùng lời khuyên "một thủ lãnh Pharisêu". Chúa Giêsu có lãnh phần việc làm làm tư vấn về việc xã hội hay tham vấn cho những người ham danh lợi làm cách nào để tránh khỏi bị chỉ trích của dân chúng hay sao?. Nếu bạn muốn dành vị trí cao hơn hay nổi bật hơn trong một chức việc quan trọng thì bạn nên chọn chỗ ngồi thấp hơn. Để sau đó chủ nhà sẽ đến trân trọng mời bạn lên ngồi chỗ cao hơn trước mặt mọi người. Bạn sẽ được trọng vọng và tất cả mọi người sẽ ghi nhận nhận được khoản khắc vinh quang của bạn lúc đó. Ai lại không muốn lên ngồi chỗ cao với những ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người?. Vậy thì, có phải sự gợi ý của Chúa Giêsu là bạn hãy giả vờ là người khiêm nhượng để đươc đưa lên ngồi chỗ cao trong buổi họp quan trọng hay sao ?
Điều này nghe có vẻ như những lời đồn thổi về Chúa Giêsu là người đã bị mang tiếng về việc ngồi ăn uồng cùng bàn với những người không tốt. Các người ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu không đáng cho người Pharisêu chủ nhà mời họ lên ngồi chỗ cao hơn. Chúa Giêsu không nói đến cử chỉ giả vờ khiêm nhường để được người ta ngưỡng mộ. Chúa Giêsu chỉ làm việc Ngài thường làm là hướng dẫn các môn đệ nên khiêm nhường, đừng ham mê danh vọng ở thế gian.
Chúa Giêsu không nói đến việc buông lơi việc học ở trường; làm việc kém chăm chỉ; không chấp nhận lời khen ngợi khi mình làm việc tốt đẹp. Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy sử dụng hết sức trong khả năng của mình một cách hoàn chỉnh nhất, vì đó chính là ân sũng của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Và những ân sũng đó không những có ích cho chúng ta, mà còn giúp ích cho sự mưu cầu hạnh phúc của người khác nữa. Nhưng, Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là trong khi chúng ta cố gắng làm việc cần cù và làm việc thiện cho kẻ khác, chúng ta nên nghĩ đến lý do vì sao chúng ta làm được như thế. Là Kitô hữu, chúng ta nên cố gắng chia sẽ ân sũng trong sự sống mà chúng ta có, không phải vì danh lợi, nhưng để người khác được cùng hưởng với chúng ta, quý trọng sự sống và ca ngợi Thiên Chúa là Đấng đa ban phúc cho chúng ta.
Còn hơn bây giờ, thường ở Trung Đông cổ xưa có những quy luật rất nghiêm ngặt về việc ăn uống: Khách mời phải được chọn lựa kỹ càng; thức ăn phải được chọn lựa đặc biệt; vị trí khách ngồi phải được xáx định một cách cẩn thận. Có thể không có thiệp ghi tên khách đặt tại chỗ ngồi, nhưng khách được mời luôn ngồi vào đúng chỗ quy định. Chúa Giêsu có thể là người được mời vào ngồi ăn. Nhưng, trước khi bửa ăn bắt đầu, Chúa Giêsu đã trở thành chủ nhà như Ngài đã đề nghị về việc thay đổi cách sắp chỗ cho khách và chỉ chỗ cho khách đã ngồi trước.
Nên nhớ đây là bửa ăn ngày Sabát. Những người mà Chúa Giêsu nói là nên mời họ vào "bàn tiệc" là những người có thể không được vào bàn tiệc ngày Sabát nơi nhà người thủ lãnh Pharisêu nổi tiếng này. Họ cũng có thể là những người không được vào đền thờ vì điều kiện xã hội hay vì dữ liệu của thân xác họ đã làm cho họ trở nên là người tội lỗi. Nhưng, bữa ăn ngày Sabát là nơi tôn vinh việc lựa chọn của Thiên Chúa trong những người nô lệ, và được ơn cứu rỗi từ Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa gặp người Ísrael, họ là những người nô lệ Thiên Chúa thay đổi hoàn cảnh của họ và mời họ ngồi vào bàn ăn. Bủa ăn ngày Sabát không những mừng ân sũng của Thiên Chúa ban cho họ, nhưng cũng để nhắc họ nhớ là họ cũng phải làm như vậy cho kẻ khác những gì họ đã lãnh nhận là được thoát kiếp nô lệ, đón người lạ mặt, chăm sóc trẻ con, và che chở các góa phụ.
Tôi chắc rằng Chúa Giêsu không phải bảo chúng ta không nên dự bửa ăn, hay chia sẽ những hoàn cảnh đặc biệt với những người thân thương và gần gủi chúng ta nhất. Đó không phải là điều Chúa Giêsu nghĩ khi Ngài quay sang người thủ lãnh Pharisêu chủ nhà đã mời Ngài. Ngài cũng nói là người Pharisêu nên mời những người đến ăn là những người không có điều kiện mời trả lại. Nếu chúng ta chú trọng đến việc mời những người bé mọn nhất: người nghèo, người tàn tật, người què quặt, đui mù v.v... Rồi đến khi ngồi cùng bàn với họ, chúng ta có thể sẽ có liên hệ mới. Không những cho người nghèo được của ăn, mà chúng ta có thể gặp được Chúa Kitô ở trong họ.
Những người bị xã hội ruồng bỏ, không những cần sự giúp đở của chúng ta về vật chất, họ lại còn cần đến sự tôn trọng và thừa nhận phẩm giá của họ khi được mời. Họ cần tình thân với chúng ta, và chúng ta cũng cận tình thân với họ nữa. Chúng ta sẽ cùng với họ cảm nghiệm Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta, Đấng thương yêu chúng ta, không phải vì chúng ta là những người được thế gian kính trọng, nhưng vì Thiên Chúa đã chọn yêu thương chúng ta, dù giàu hay nghèo, có tiền của hay không. Thật sự là ít khi chúng ta vượt ra khỏi vòng liên kết của gia đình hay xã hội. Khi ngồi vào bàn tiệc cùng với những người khác họ sẽ nhắc nhớ Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta, và tất cả chúng ta là ai, là con cái của một Thiên Chúa Ngài hằng yêu thương chăm sóc chúng ta. Ngài ban nhiều hồng ân cho chúng ta, mặc dù chúng ta là chủ nhà mời khách hay là khách lạ được được mời từ ngoài đường để cùng chia sẽ cuộc sống với nhau.
Không, Chúa Giêsu không thay đổi khuynh hướng. Ngài không đề nghị cách để tìm leo lên nấc thang cao của xã hội để đạt đến mức ca ngợi và có ảnh hưởng. Trái lại, Ngài muốn những ai có của hãy đưa tay cứu vớt kẻ không có. Và nếu chúng ta ngồi đối diện với người nào nơi bàn ăn, ai biết được câu chuyện sẽ đưa chúng ta đến đâu?
Hãy tưởng tượng khung cảnh bửa ăn: thức ăn và đồ uống đưa từ người này qua người khác mà trước đây chưa hề biết nhau, mà bây giờ cùng hàn huyên chuyện trò với nhau. Điều gì chúng ta có thể nghe nơi bàn ăn trong khi chúng ta chưa quen biết với người khác ngồi cùng bàn mà ta đã mời? Chúng ta có thể nghe và hiểu họ nhu cầu của họ về thức ăn và nơi cư trú, họ cần được sự che chở cho quyền lợi của họ, họ cần trường học tốt và an toàn cho con cái họ, họ cần một tiếng nói thay cho họ trong cộng đoàn, họ cần được chăm sóc sức khỏe và thuốc men cho gia đình họ, họ cần được giúp đở để được đối xử công bằng theo luật pháp, họ cần việc làm v.v... Chúng ta ít khi có cơ hội quen biết với những người sống ở bên lề xã hội xa lạ với chúng ta. Nhưng, nhờ vào ngồi cùng bàn ăn với họ, qua nói chuyện với họ. Chúng ta có thể nhìn thấy họ là những người độc đáo nhất và chúng ta có thể biết nhu cầu của họ nữa. Nhờ thế, chúng ta biết sẽ phải làm để nên môn dệ trung thành của Chúa Giêsu.
Lẽ cố nhiên, không phải chỉ là những câu chuyện buồn phải không? Nơi bàn ăn, chúng ta sẽ chia sẽ câu chuyện về nguồn gôc gia đình của nhau, những gì con cái chúng ta có, những tài liệu nấu ăn và những truyền thống trong họ hàng. Nơi bàn ăn, chúng ta sẽ khám phá chúng ta cùng là người trần tục. Chúng ta sẽ nhận thấy một ít sự khác biệt có thể làm ngăn cách chúng ta, và cũng có nhiều sự giống nhau nữa phải không? Vậy chúng ta có phải là nhũng người lạc quan hay không? Chúng ta có vẽ ra một cảnh trí trừu tượng hay không? Và không có điều gì tương đồng trong thề giới thực này chăng? Có thể đúng. Nhưng, nơi bàn tiệc Thánh Thể này, chúng ta cùng nhau ngồi vào bàn tiệc, bửa tiệc như Chúa Giêsu nói đến. Ngài đã mời chúng ta đến và chúng ta đã nhận lời Ngài mời. Ước gì cộng đoàn giáo xứ chúng ta được đồng nhất. Nhưng, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều điều khác biệt, nhất là lúc này có nhiều ngươi di dân mới đến.
Có nhiều điều khác biệt có thể chia rẻ chúng ta. Dù vậy, chúng ta cùng nhau đến đây nơi bàn tiệc thánh này. Chúng ta cùng nhau nghe câu chuyện lịch sử chung. Câu chyện đưa đến tận thời ông Abraham và bà Sarah, và thời những người khôn ngoan trong Huấn Ca đọc trong bài đọc thứ nhất. Trong phụng vụ chung, câu chuyện của chúng ta chú trọng đến Chúa Giếsu và Thần Khí Ngài làm cho lời của Ngài có liên quan rõ ràng đến thời đại chúng ta. Chúng ta có thể khác nhau trong thế giới sống hiện tại. Nhưng, nơi bàn tiệc Thánh Thể này, chúng ta là một gia đình. Vậy điều gì giúp chúng ta học hỏi được nơi bàn tiệc? Khi chúng ta rời khỏi không gian phụng vụ này, chúng ta có thể làm gì cho kẻ khác, những người mà Chúa Giêsu muốn chúng ta yêu mến như Ngài đã yêu mến họ?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd Sunday -C-
Sirach 3: 17-18, 20, 28-29 - Ps. 68 - Heb 12: 18-19, 22-24 - Luke 14: 1, 7-14
Jesus seems out of character in the advice he gives today to his host, "one of the leading Pharisees." Is he assuming the role of a social consultant, advising ambitious people how to get ahead while avoiding public embarrassment? If you want a higher, or more prominent place, at an important function then choose the lower seat. Then your host will publically usher you to a higher place at the table. You’ll look great and everyone will note your moment of glory! Who wouldn’t want such an esteemed place and the admiring, envious glances of peers? So, is Jesus suggesting a pretense of humility to get the first place at important gatherings?
This doesn’t sound like the Jesus who had a bad reputation for eating with the disreputable. His table companions certainly wouldn’t have merited for Jesus a, "Here, come up higher," from a leading Pharisee. He is not suggesting a feint in the direction of humility to earn public esteem. He is doing what he has consistently done, teaching his disciples to be truly humble, putting aside ambition for worldly honors.
Jesus isn’t suggesting we slack off at school; work less diligently at our jobs; not accept compliments for the good things we do. He wants us to use our talents as best we can since they are gifts from God and will not only benefit us, but can be used for the well being of others. But Jesus is reminding us that, behind all our attempts to work hard and do good for others, we must reflect on our reasons for doing what we do. As Christians we try to share the gifts of life we have, not to stand out, but so that others can stand up with us, relish life and celebrate the God who has blessed us.
Even more than now, in the ancient Near East, meals were guided by strict rules: the guests were carefully chosen; the foods specially selected; the seating arrangements scrupulously determined. There may not have been place cards, but people had their assigned places nevertheless. Jesus may have been the one invited to dine by his host, but before the meal even started, Jesus became the host, as he suggested a change in the rigid seating arrangements and instructed people about the seats they had chosen.
Remember that this is a Sabbath meal. The very people Jesus says we should invite to a "banquet" are those who would have been excluded from the Sabbath meal at this distinguished Pharisee’s home, and possibly from the synagogue itself, because their social or physical condition would have labeled them as sinners. But the Sabbath meal was to be a place that celebrated God’s choice of an enslaved people and God’s gift of liberation for them. When God found them, the Israelites were slaves. God reversed their condition and invited them to the table. The Sabbath meal not only celebrated God’s gracious actions on their behalf, but it also reminded them that they were to do for others what had been done for them: free the enslaved; welcome the stranger; care for children and protect the widows.
I am sure Jesus doesn’t want us to stop having meals and sharing special occasions with those nearest and dearest to us. That’s not what he means when he turns to the Pharisee who is hosting him and tells him to invite those to lunch or dinner who can’t return the favor. If we make a point to invite the least, "the poor, the crippled, the lame and the blind...," then while at table with them, we might enter into new relationships. Not only would the poor be fed, but we would discover the Christ who identifies most closely with them.
Those neglected by our society not only need our material gifts, they also need the dignity that comes with being acknowledged; they need the gift of our friendship – and we need theirs as well. Together with them, we will experience the God Jesus has revealed to us, who loves us, not because we are distinguished or esteemed in our world, but because God has chosen to love us, rich and poor, haves and have-nots. The reality is that we seldom, if ever, go outside our social and familial circles. Sitting at table with one another will remind us of what God has done for us and who we all are, children of a loving and caring God, who has gifted each of us, whether we are hosting the meal, or called in from the highways and byways of life to share in it.
No, Jesus hasn’t had a shift in character. He isn’t suggesting subtle ways to climb the social ladder so as to get places of esteem and influence. Rather, he wants those who have, to reach out to those who have not. And if we sit across the table from each other, who knows where our conversations will lead?
Imagine the dinner scene: food and drink being passed and people who previously didn’t know one another, involved in animated conversation. What might we hear at the table as we get to know the guests we have invited? We might hear and come to understand their need for: food and shelter; protection of their rights; good and safe schools for their children; a voice to speak out on their behalf in the community; health care and medicine for their families; help to process legal documents; employment, etc. We rarely get to know those whose lives are at the other end of the spectrum from us. But if we did, by having a dinner together, or initiating a conversation with them, we might come to recognize the others as unique persons and we might come to know their needs as well. Then, first hand, we will know what we must do to be Jesus’ faithful disciples.
Of course, it wouldn’t all be sad talk, would it? At table, we would share stories of our family origins, our children’s antics, recipes and traditions. At table we would discover how much we have in common as human beings; we would see less of what separates us and more of what unites us. Are we being too idealistic? Are we describing a purely imaginative scene that has no parallels in the "real world?" Maybe. But here at Eucharist we are gathered around a shared meal. The kind Jesus has described. He has invited us and we have accepted the invitation. Granted, our parish communities can be pretty homogenous, but if we look a little more closely, we will notice more than enough diversity, especially these days in our very mobile world and with the arrival of so many immigrants.
There are many differences that would keep us separate. Nevertheless, here we are, together at the same table. We will listen to our common family story. It goes all the way back to Abraham and Sarah and to such sages as Sirach, in our first reading. In our worship our story focuses on Jesus and his Spirit makes his words relevant to our day. We may be very different in the world, but here at Eucharist we are family. What have we learned about one another at this table? When we leave this worship space, what can we do for others, those whom Jesus would have us love the way he loves them?
Hôm nay hình như Chúa Giêsu hơi đi ngoài lề khuynh hướng rao giảng khi Ngài dùng lời khuyên "một thủ lãnh Pharisêu". Chúa Giêsu có lãnh phần việc làm làm tư vấn về việc xã hội hay tham vấn cho những người ham danh lợi làm cách nào để tránh khỏi bị chỉ trích của dân chúng hay sao?. Nếu bạn muốn dành vị trí cao hơn hay nổi bật hơn trong một chức việc quan trọng thì bạn nên chọn chỗ ngồi thấp hơn. Để sau đó chủ nhà sẽ đến trân trọng mời bạn lên ngồi chỗ cao hơn trước mặt mọi người. Bạn sẽ được trọng vọng và tất cả mọi người sẽ ghi nhận nhận được khoản khắc vinh quang của bạn lúc đó. Ai lại không muốn lên ngồi chỗ cao với những ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người?. Vậy thì, có phải sự gợi ý của Chúa Giêsu là bạn hãy giả vờ là người khiêm nhượng để đươc đưa lên ngồi chỗ cao trong buổi họp quan trọng hay sao ?
Điều này nghe có vẻ như những lời đồn thổi về Chúa Giêsu là người đã bị mang tiếng về việc ngồi ăn uồng cùng bàn với những người không tốt. Các người ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu không đáng cho người Pharisêu chủ nhà mời họ lên ngồi chỗ cao hơn. Chúa Giêsu không nói đến cử chỉ giả vờ khiêm nhường để được người ta ngưỡng mộ. Chúa Giêsu chỉ làm việc Ngài thường làm là hướng dẫn các môn đệ nên khiêm nhường, đừng ham mê danh vọng ở thế gian.
Chúa Giêsu không nói đến việc buông lơi việc học ở trường; làm việc kém chăm chỉ; không chấp nhận lời khen ngợi khi mình làm việc tốt đẹp. Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy sử dụng hết sức trong khả năng của mình một cách hoàn chỉnh nhất, vì đó chính là ân sũng của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Và những ân sũng đó không những có ích cho chúng ta, mà còn giúp ích cho sự mưu cầu hạnh phúc của người khác nữa. Nhưng, Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ là trong khi chúng ta cố gắng làm việc cần cù và làm việc thiện cho kẻ khác, chúng ta nên nghĩ đến lý do vì sao chúng ta làm được như thế. Là Kitô hữu, chúng ta nên cố gắng chia sẽ ân sũng trong sự sống mà chúng ta có, không phải vì danh lợi, nhưng để người khác được cùng hưởng với chúng ta, quý trọng sự sống và ca ngợi Thiên Chúa là Đấng đa ban phúc cho chúng ta.
Còn hơn bây giờ, thường ở Trung Đông cổ xưa có những quy luật rất nghiêm ngặt về việc ăn uống: Khách mời phải được chọn lựa kỹ càng; thức ăn phải được chọn lựa đặc biệt; vị trí khách ngồi phải được xáx định một cách cẩn thận. Có thể không có thiệp ghi tên khách đặt tại chỗ ngồi, nhưng khách được mời luôn ngồi vào đúng chỗ quy định. Chúa Giêsu có thể là người được mời vào ngồi ăn. Nhưng, trước khi bửa ăn bắt đầu, Chúa Giêsu đã trở thành chủ nhà như Ngài đã đề nghị về việc thay đổi cách sắp chỗ cho khách và chỉ chỗ cho khách đã ngồi trước.
Nên nhớ đây là bửa ăn ngày Sabát. Những người mà Chúa Giêsu nói là nên mời họ vào "bàn tiệc" là những người có thể không được vào bàn tiệc ngày Sabát nơi nhà người thủ lãnh Pharisêu nổi tiếng này. Họ cũng có thể là những người không được vào đền thờ vì điều kiện xã hội hay vì dữ liệu của thân xác họ đã làm cho họ trở nên là người tội lỗi. Nhưng, bữa ăn ngày Sabát là nơi tôn vinh việc lựa chọn của Thiên Chúa trong những người nô lệ, và được ơn cứu rỗi từ Thiên Chúa. Khi Thiên Chúa gặp người Ísrael, họ là những người nô lệ Thiên Chúa thay đổi hoàn cảnh của họ và mời họ ngồi vào bàn ăn. Bủa ăn ngày Sabát không những mừng ân sũng của Thiên Chúa ban cho họ, nhưng cũng để nhắc họ nhớ là họ cũng phải làm như vậy cho kẻ khác những gì họ đã lãnh nhận là được thoát kiếp nô lệ, đón người lạ mặt, chăm sóc trẻ con, và che chở các góa phụ.
Tôi chắc rằng Chúa Giêsu không phải bảo chúng ta không nên dự bửa ăn, hay chia sẽ những hoàn cảnh đặc biệt với những người thân thương và gần gủi chúng ta nhất. Đó không phải là điều Chúa Giêsu nghĩ khi Ngài quay sang người thủ lãnh Pharisêu chủ nhà đã mời Ngài. Ngài cũng nói là người Pharisêu nên mời những người đến ăn là những người không có điều kiện mời trả lại. Nếu chúng ta chú trọng đến việc mời những người bé mọn nhất: người nghèo, người tàn tật, người què quặt, đui mù v.v... Rồi đến khi ngồi cùng bàn với họ, chúng ta có thể sẽ có liên hệ mới. Không những cho người nghèo được của ăn, mà chúng ta có thể gặp được Chúa Kitô ở trong họ.
Những người bị xã hội ruồng bỏ, không những cần sự giúp đở của chúng ta về vật chất, họ lại còn cần đến sự tôn trọng và thừa nhận phẩm giá của họ khi được mời. Họ cần tình thân với chúng ta, và chúng ta cũng cận tình thân với họ nữa. Chúng ta sẽ cùng với họ cảm nghiệm Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta, Đấng thương yêu chúng ta, không phải vì chúng ta là những người được thế gian kính trọng, nhưng vì Thiên Chúa đã chọn yêu thương chúng ta, dù giàu hay nghèo, có tiền của hay không. Thật sự là ít khi chúng ta vượt ra khỏi vòng liên kết của gia đình hay xã hội. Khi ngồi vào bàn tiệc cùng với những người khác họ sẽ nhắc nhớ Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta, và tất cả chúng ta là ai, là con cái của một Thiên Chúa Ngài hằng yêu thương chăm sóc chúng ta. Ngài ban nhiều hồng ân cho chúng ta, mặc dù chúng ta là chủ nhà mời khách hay là khách lạ được được mời từ ngoài đường để cùng chia sẽ cuộc sống với nhau.
Không, Chúa Giêsu không thay đổi khuynh hướng. Ngài không đề nghị cách để tìm leo lên nấc thang cao của xã hội để đạt đến mức ca ngợi và có ảnh hưởng. Trái lại, Ngài muốn những ai có của hãy đưa tay cứu vớt kẻ không có. Và nếu chúng ta ngồi đối diện với người nào nơi bàn ăn, ai biết được câu chuyện sẽ đưa chúng ta đến đâu?
Hãy tưởng tượng khung cảnh bửa ăn: thức ăn và đồ uống đưa từ người này qua người khác mà trước đây chưa hề biết nhau, mà bây giờ cùng hàn huyên chuyện trò với nhau. Điều gì chúng ta có thể nghe nơi bàn ăn trong khi chúng ta chưa quen biết với người khác ngồi cùng bàn mà ta đã mời? Chúng ta có thể nghe và hiểu họ nhu cầu của họ về thức ăn và nơi cư trú, họ cần được sự che chở cho quyền lợi của họ, họ cần trường học tốt và an toàn cho con cái họ, họ cần một tiếng nói thay cho họ trong cộng đoàn, họ cần được chăm sóc sức khỏe và thuốc men cho gia đình họ, họ cần được giúp đở để được đối xử công bằng theo luật pháp, họ cần việc làm v.v... Chúng ta ít khi có cơ hội quen biết với những người sống ở bên lề xã hội xa lạ với chúng ta. Nhưng, nhờ vào ngồi cùng bàn ăn với họ, qua nói chuyện với họ. Chúng ta có thể nhìn thấy họ là những người độc đáo nhất và chúng ta có thể biết nhu cầu của họ nữa. Nhờ thế, chúng ta biết sẽ phải làm để nên môn dệ trung thành của Chúa Giêsu.
Lẽ cố nhiên, không phải chỉ là những câu chuyện buồn phải không? Nơi bàn ăn, chúng ta sẽ chia sẽ câu chuyện về nguồn gôc gia đình của nhau, những gì con cái chúng ta có, những tài liệu nấu ăn và những truyền thống trong họ hàng. Nơi bàn ăn, chúng ta sẽ khám phá chúng ta cùng là người trần tục. Chúng ta sẽ nhận thấy một ít sự khác biệt có thể làm ngăn cách chúng ta, và cũng có nhiều sự giống nhau nữa phải không? Vậy chúng ta có phải là nhũng người lạc quan hay không? Chúng ta có vẽ ra một cảnh trí trừu tượng hay không? Và không có điều gì tương đồng trong thề giới thực này chăng? Có thể đúng. Nhưng, nơi bàn tiệc Thánh Thể này, chúng ta cùng nhau ngồi vào bàn tiệc, bửa tiệc như Chúa Giêsu nói đến. Ngài đã mời chúng ta đến và chúng ta đã nhận lời Ngài mời. Ước gì cộng đoàn giáo xứ chúng ta được đồng nhất. Nhưng, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều điều khác biệt, nhất là lúc này có nhiều ngươi di dân mới đến.
Có nhiều điều khác biệt có thể chia rẻ chúng ta. Dù vậy, chúng ta cùng nhau đến đây nơi bàn tiệc thánh này. Chúng ta cùng nhau nghe câu chuyện lịch sử chung. Câu chyện đưa đến tận thời ông Abraham và bà Sarah, và thời những người khôn ngoan trong Huấn Ca đọc trong bài đọc thứ nhất. Trong phụng vụ chung, câu chuyện của chúng ta chú trọng đến Chúa Giếsu và Thần Khí Ngài làm cho lời của Ngài có liên quan rõ ràng đến thời đại chúng ta. Chúng ta có thể khác nhau trong thế giới sống hiện tại. Nhưng, nơi bàn tiệc Thánh Thể này, chúng ta là một gia đình. Vậy điều gì giúp chúng ta học hỏi được nơi bàn tiệc? Khi chúng ta rời khỏi không gian phụng vụ này, chúng ta có thể làm gì cho kẻ khác, những người mà Chúa Giêsu muốn chúng ta yêu mến như Ngài đã yêu mến họ?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
22nd Sunday -C-
Sirach 3: 17-18, 20, 28-29 - Ps. 68 - Heb 12: 18-19, 22-24 - Luke 14: 1, 7-14
Jesus seems out of character in the advice he gives today to his host, "one of the leading Pharisees." Is he assuming the role of a social consultant, advising ambitious people how to get ahead while avoiding public embarrassment? If you want a higher, or more prominent place, at an important function then choose the lower seat. Then your host will publically usher you to a higher place at the table. You’ll look great and everyone will note your moment of glory! Who wouldn’t want such an esteemed place and the admiring, envious glances of peers? So, is Jesus suggesting a pretense of humility to get the first place at important gatherings?
This doesn’t sound like the Jesus who had a bad reputation for eating with the disreputable. His table companions certainly wouldn’t have merited for Jesus a, "Here, come up higher," from a leading Pharisee. He is not suggesting a feint in the direction of humility to earn public esteem. He is doing what he has consistently done, teaching his disciples to be truly humble, putting aside ambition for worldly honors.
Jesus isn’t suggesting we slack off at school; work less diligently at our jobs; not accept compliments for the good things we do. He wants us to use our talents as best we can since they are gifts from God and will not only benefit us, but can be used for the well being of others. But Jesus is reminding us that, behind all our attempts to work hard and do good for others, we must reflect on our reasons for doing what we do. As Christians we try to share the gifts of life we have, not to stand out, but so that others can stand up with us, relish life and celebrate the God who has blessed us.
Even more than now, in the ancient Near East, meals were guided by strict rules: the guests were carefully chosen; the foods specially selected; the seating arrangements scrupulously determined. There may not have been place cards, but people had their assigned places nevertheless. Jesus may have been the one invited to dine by his host, but before the meal even started, Jesus became the host, as he suggested a change in the rigid seating arrangements and instructed people about the seats they had chosen.
Remember that this is a Sabbath meal. The very people Jesus says we should invite to a "banquet" are those who would have been excluded from the Sabbath meal at this distinguished Pharisee’s home, and possibly from the synagogue itself, because their social or physical condition would have labeled them as sinners. But the Sabbath meal was to be a place that celebrated God’s choice of an enslaved people and God’s gift of liberation for them. When God found them, the Israelites were slaves. God reversed their condition and invited them to the table. The Sabbath meal not only celebrated God’s gracious actions on their behalf, but it also reminded them that they were to do for others what had been done for them: free the enslaved; welcome the stranger; care for children and protect the widows.
I am sure Jesus doesn’t want us to stop having meals and sharing special occasions with those nearest and dearest to us. That’s not what he means when he turns to the Pharisee who is hosting him and tells him to invite those to lunch or dinner who can’t return the favor. If we make a point to invite the least, "the poor, the crippled, the lame and the blind...," then while at table with them, we might enter into new relationships. Not only would the poor be fed, but we would discover the Christ who identifies most closely with them.
Those neglected by our society not only need our material gifts, they also need the dignity that comes with being acknowledged; they need the gift of our friendship – and we need theirs as well. Together with them, we will experience the God Jesus has revealed to us, who loves us, not because we are distinguished or esteemed in our world, but because God has chosen to love us, rich and poor, haves and have-nots. The reality is that we seldom, if ever, go outside our social and familial circles. Sitting at table with one another will remind us of what God has done for us and who we all are, children of a loving and caring God, who has gifted each of us, whether we are hosting the meal, or called in from the highways and byways of life to share in it.
No, Jesus hasn’t had a shift in character. He isn’t suggesting subtle ways to climb the social ladder so as to get places of esteem and influence. Rather, he wants those who have, to reach out to those who have not. And if we sit across the table from each other, who knows where our conversations will lead?
Imagine the dinner scene: food and drink being passed and people who previously didn’t know one another, involved in animated conversation. What might we hear at the table as we get to know the guests we have invited? We might hear and come to understand their need for: food and shelter; protection of their rights; good and safe schools for their children; a voice to speak out on their behalf in the community; health care and medicine for their families; help to process legal documents; employment, etc. We rarely get to know those whose lives are at the other end of the spectrum from us. But if we did, by having a dinner together, or initiating a conversation with them, we might come to recognize the others as unique persons and we might come to know their needs as well. Then, first hand, we will know what we must do to be Jesus’ faithful disciples.
Of course, it wouldn’t all be sad talk, would it? At table, we would share stories of our family origins, our children’s antics, recipes and traditions. At table we would discover how much we have in common as human beings; we would see less of what separates us and more of what unites us. Are we being too idealistic? Are we describing a purely imaginative scene that has no parallels in the "real world?" Maybe. But here at Eucharist we are gathered around a shared meal. The kind Jesus has described. He has invited us and we have accepted the invitation. Granted, our parish communities can be pretty homogenous, but if we look a little more closely, we will notice more than enough diversity, especially these days in our very mobile world and with the arrival of so many immigrants.
There are many differences that would keep us separate. Nevertheless, here we are, together at the same table. We will listen to our common family story. It goes all the way back to Abraham and Sarah and to such sages as Sirach, in our first reading. In our worship our story focuses on Jesus and his Spirit makes his words relevant to our day. We may be very different in the world, but here at Eucharist we are family. What have we learned about one another at this table? When we leave this worship space, what can we do for others, those whom Jesus would have us love the way he loves them?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh công bố các quyết định bổ nhiệm quan trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
06:14 29/08/2019
Ngày 29 tháng Tám, Ông Matteo Bruni Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã công bố các quyết định bổ nhiệm quan trọng sau đây của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò, Tổng Giám Mục hiệu tòa Abari, cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng Hòa Ai Cập và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo, Tổng Giám Mục hiệu tòa Tagaste, cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Chí Lợi làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bồ Đào Nha.
Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò
Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò là người Ý, sinh ngày 27 tháng Sáu, 1948. Ngài được thụ phong linh mục ngày 19 tháng Chín, 1971. Ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1977 và đã từng phục vụ tại Nam Hàn, Ý, Cộng Hòa Trung Phi, Panama, Bangladesh và Tây Ban Nha.
Ngày 3 tháng 12, 1994, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cử ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Panama. Ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 6 tháng Giêng năm 1995, hiệu tòa Abari.
Đến ngày 25 tháng 9 năm 1999, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài là Sứ thần Tòa thánh tại Madagascar, Seychelles và Mauritius và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Comoros và Reunion.
Ngày 10 tháng 2 năm 2004, ngài được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Guatemala.
Ngày 5 tháng Giêng năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Peru, và vào ngày 6 tháng 8 năm 2011, Sứ thần Tòa thánh tại Cuba.
Tháng 9 năm 2014, khi đang nghỉ hè tại Ý, Đức Cha Musaro đã làm anh em nhà Castro điên tiết khi nói với giới truyền thông về Cuba như một đất nước “nghèo đói cùng cực và suy thoái dân sự và nhân bản”. Người dân Cuba là “nạn nhân của chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa đã khiến họ phải khuất phục trong 56 năm qua”, Đức Cha Musaro nói. Ngài nói thêm rằng “Tôi rất biết ơn Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm tôi đến hòn đảo này và tôi hy vọng khi tôi ra đi thì cái chế độ xã hội chủ nghĩa ấy đã biến mất hoàn toàn.”
Vụ này đã gây ra các sóng gió ngoại giao. Vài tháng sau, vào ngày 2 tháng 2 năm 2015, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Ai Cập và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập.
Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo
Đức Cha Ivo Scapolo, người Ý, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1953 tại Terrassa Padovana, thuộc tỉnh Padua. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 4 tháng 6 năm 1978 tại Padua. Sau khi lấy bằng tiến sĩ về giáo luật, ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa thánh vào ngày 1 tháng 5 năm 1984.
Ngài đã phục vụ tại Angola, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ, và làm việc tại Phân bộ Quan hệ với các Dân nước của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Bôlivia. Ngài đã được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu tòa Tagaste vào ngày 12 tháng 5, 2002. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Rwanda, và vào ngày 15 tháng 7 năm 2011 Sứ thần Tòa thánh tại Chí Lợi.
Juan Carlos Cruz, một người từng bị lạm dụng, là một người chống đối rất mạnh Đức Tổng Giám Mục Scapolo. Ông ta cho rằng Đức Tổng Giám Mục không báo cáo trung thực tình hình tại Chí Lợi với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Việc Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Bồ Đào Nha có thể giúp làm giảm bớt các căng thẳng tại Chí Lợi.
Source:Holy See Press OfficeRinunce e nomine, 29.08.2019
Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò, Tổng Giám Mục hiệu tòa Abari, cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng Hòa Ai Cập và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica.
Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo, Tổng Giám Mục hiệu tòa Tagaste, cho đến nay là Sứ thần Tòa Thánh tại Chí Lợi làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bồ Đào Nha.
Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò
Đức Tổng Giám Mục Bruno Musarò là người Ý, sinh ngày 27 tháng Sáu, 1948. Ngài được thụ phong linh mục ngày 19 tháng Chín, 1971. Ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1977 và đã từng phục vụ tại Nam Hàn, Ý, Cộng Hòa Trung Phi, Panama, Bangladesh và Tây Ban Nha.
Ngày 3 tháng 12, 1994, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cử ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Panama. Ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 6 tháng Giêng năm 1995, hiệu tòa Abari.
Đến ngày 25 tháng 9 năm 1999, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài là Sứ thần Tòa thánh tại Madagascar, Seychelles và Mauritius và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Comoros và Reunion.
Ngày 10 tháng 2 năm 2004, ngài được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Guatemala.
Ngày 5 tháng Giêng năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Peru, và vào ngày 6 tháng 8 năm 2011, Sứ thần Tòa thánh tại Cuba.
Tháng 9 năm 2014, khi đang nghỉ hè tại Ý, Đức Cha Musaro đã làm anh em nhà Castro điên tiết khi nói với giới truyền thông về Cuba như một đất nước “nghèo đói cùng cực và suy thoái dân sự và nhân bản”. Người dân Cuba là “nạn nhân của chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa đã khiến họ phải khuất phục trong 56 năm qua”, Đức Cha Musaro nói. Ngài nói thêm rằng “Tôi rất biết ơn Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm tôi đến hòn đảo này và tôi hy vọng khi tôi ra đi thì cái chế độ xã hội chủ nghĩa ấy đã biến mất hoàn toàn.”
Vụ này đã gây ra các sóng gió ngoại giao. Vài tháng sau, vào ngày 2 tháng 2 năm 2015, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Ai Cập và Khâm Sứ Tòa Thánh tại Liên Đoàn Các Quốc Gia Ả Rập.
Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo
Đức Cha Ivo Scapolo, người Ý, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1953 tại Terrassa Padovana, thuộc tỉnh Padua. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 4 tháng 6 năm 1978 tại Padua. Sau khi lấy bằng tiến sĩ về giáo luật, ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa thánh vào ngày 1 tháng 5 năm 1984.
Ngài đã phục vụ tại Angola, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ, và làm việc tại Phân bộ Quan hệ với các Dân nước của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Bôlivia. Ngài đã được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu tòa Tagaste vào ngày 12 tháng 5, 2002. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Rwanda, và vào ngày 15 tháng 7 năm 2011 Sứ thần Tòa thánh tại Chí Lợi.
Juan Carlos Cruz, một người từng bị lạm dụng, là một người chống đối rất mạnh Đức Tổng Giám Mục Scapolo. Ông ta cho rằng Đức Tổng Giám Mục không báo cáo trung thực tình hình tại Chí Lợi với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Việc Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa thánh tại Bồ Đào Nha có thể giúp làm giảm bớt các căng thẳng tại Chí Lợi.
Source:Holy See Press Office
Ba từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Hy vọng, Hòa bình, Hòa giải”, mang ý nghĩa quan trong trong chuyến thăm Mozambique
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
08:28 29/08/2019
Tại Mozambique, ba từ của châm ngôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hy Vọng là đặc biệt cần thiết ở các khu vực phía bắc bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy nhiệt đới Idai và Kenneth. Khoảng 600 người chết vì Idai và 45 người khác do lốc xoáy Kenneth. Thiệt hại vật chất đối với cơ sở hạ tầng và cây trồng lên tới ít nhất 900 triệu đô la. Phía nam, tránh khỏi những cơn mưa, thay vào đó phải chịu hậu quả nặng nề của hạn hán.
Cần có hòa bình và hòa giải do sự tương phản chính trị mạnh mẽ giữa các đảng chính trị chính, dẫn đến một số cuộc đối đầu quân sự. Theo quan điểm của chuyến thăm của giáo hoàng , Tổng thống Filipe Nyusi, đại diện của Mặt trận Giải phóng Mozambique và Ossufo Momade lãnh đạo của nhóm Mozambican National Resistance (Renamo) – Kháng chiến quốc gia Mozambique, đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử vào ngày 6 tháng 8.
Mong muốn hòa bình và hòa giải thậm chí còn được cảm nhận nhiều hơn ở tỉnh Cape Delgado ở phía đông bắc Mozambique, nơi các nhóm thánh chiến gieo rắc chết chóc và hủy diệt. Đức cha Luiz Fernando Lisboa, Giám mục Pemba trong một bức thư ngỏ nói rằng người dân địa phương đang "chiến đấu với một con ma". Giám mục giải thích: "Bao lâu có những người được sử dụng bởi các thế lực vô hình áp đặt lợi ích của họ, sẽ không có hòa bình, không có hòa giải và thậm chí ít hy vọng ở Mozambique". Tuy nhiên, Đức cha Lisboa khuyến khích những người có thiện chí ở Capo Delgado "không nhượng bộ bạo lực hoặc mệt mỏi vì đòi hỏi công lý và hòa bình, bởi vì điều đó có nghĩa là để anh em chúng ta rơi vào tay bọn tội phạm". Cuối cùng, chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khơi dậy sự nhiệt tình ở vùng lân cận Malawi, nơi Giáo hội địa phương đang thu xếp để tạo điều kiện cho những người muốn đến du lịch Mozambique.
Nguồn: Agenzia Fides
Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Đức Hồng Y Pell: Bằng chứng của Đức Ông Charles Portelli
Vũ Văn An
16:37 29/08/2019
Bằng chứng của nhiều nhân chứng khác nhau của công tố đã dẫn đến việc ủng hộ bên bênh vực
456 Như đã chỉ ra, gần như toàn bộ bằng chứng được đưa ra để hỗ trợ cho lý lẽ bào chữa phát xuất từ các nhân chứng được công tố mời gọi như một vấn đề công bằng, và theo chỉ thị của bên bào chữa.
457 Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số có bằng chứng quan yếu. Có thể nói một cách hợp tình hợp lý rằng bằng chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến việc tha bổng. Cùng một kết quả tương tự sẽ xảy ra, dù phát hiện duy nhất có thể thực hiện được là bằng chứng của họ, liên quan đến các biến cố đang được đề cập, là một trình thuật ‘khả hữu một cách hợp lý’ về những gì đã xảy ra.
Portelli
458 Portelli là Chưởng Nghi (master of ceremonies) cho đương đơn từ tháng 9 năm 1996 đến hết năm 2000. Ngoài ra, ông còn là linh mục thường trú tại Nhà thờ Chính tòa giữa các năm 1993 và 2000. Ông đã giúp đỡ đương đơn khoảng 30 Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, và tới 25 biến cố khác suốt trong năm.
459 Đương đơn đã được đăng quang làm Tổng Giám mục Melbourne vào ngày 16 tháng 8 năm 1996. Dịp này được đánh dấu bằng một buổi lễ tại Exhibition Building, ở Carlton. Đó là vì Nhà thờ Chính tòa đã bị đóng cửa từ Lễ Phục sinh năm 1996, trong khi việc tân trang đang diễn ra. Nó đã không được mở lại cho đến tuần cuối cùng của tháng 11 năm đó. Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật đã được cử hành tại Hội trường Knox năm 1996, nhưng không do đương đơn.
460 Portelli đặc biệt nhớ đương đơn đã cử hành Thánh lễ, vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 1996, cho huynh đoàn ngành đua tại Nhà thờ Chính tòa St Francis, tọa lạc ở Đường Lonsdale, Melbourne. Thánh lễ đó bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và tiếp tục cho đến ít nhất 10 giờ sáng. Tiếp theo sau đó, có tiệc trà buổi sáng. Portelli nói rằng đương đơn không cử hành hai Thánh lễ lớn trong một ngày và ngài không có thì giờ để làm điều đó.
461 Trong cuộc đối chất của ông Gibson, Portelli nói rằng vào ngày diễn ra Thánh lễ ngành đua, đương đơn tham dự một Thánh lễ khác vào một thì giờ sau đó cùng một buổi chiều. Ông đồng ý rằng đương đơn có thể đã trở lại Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ sáng, trước khi đi đến Thánh lễ buổi chiều hôm đó.
462 Khi ông Gibson đề nghị với Portelli rằng có một Thánh lễ lúc 11 giờ sáng tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 3 tháng 11 năm 1996, và, do đó, đương đơn có thể đã tham dự Thánh lễ đó vào thời điểm đó, Portelli không đồng ý. Ông nhấn mạnh rằng Thánh lễ 11 giờ sáng sẽ được cử hành bởi Cha sở (Dean) Nhà thờ Chính tòa, hoặc một trong những linh mục khác. Ông nói thêm rằng thánh lễ đó đã được cử hành ở Trung tâm Knox, vì Nhà thờ Chính tòa chưa có sẵn để sử dụng.
463 Do đó, ngày 3 tháng 11 năm 1996 không thể là ngày xảy ra biến cố đầu tiên mặc dù công tố viên không sẵn sàng thừa nhận điểm đó ở giai đoạn đó.
464 Trong cuộc đối chất, ông Richter nói cho Portelli một danh sách chi tiết về các Thánh lễ do đương đơn cử hành vào tháng 11 và tháng 12 năm 1996, và suốt cho đến tháng 2 năm 1997. Portelli đồng ý rằng đương đơn quả có tham dự và cử hành Thánh lễ được liệt kê, từng thánh lễ được liệt kê một. Những thánh lễ này bao gồm cả việc đương đơn chủ trì (presided over) Thánh lễ tại Maidstone lúc 3 giờ chiều ngày 23 tháng 2 năm 1997.
465 Portelli nói rằng ông đặc biệt nhớ Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Lần đầu tiên, đương đơn đã chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ. Ông nói rằng ông nhớ rõ Cha Brendan Egan đã cử hành Thánh lễ đặc biệt đó.
466 Bằng chứng của Portelli là Thánh lễ đầu tiên được cử hành trở lại ở Nhà thờ Chính tòa, sau khi việc tân trang đã hoàn tất, là vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Đó là Thánh lễ Vọng Lễ Chúa Kitô Vua, diễn ra vào tối ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 11 hàng năm.
467 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn không cử hành lại Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa từ ngày 23 tháng 11 năm 1996 đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Ông nói rằng đây là Thánh lễ trọng thể đầu tiên của đương đơn. Ông nhấn mạnh rằng chỉ có hai Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục cử hành tại Nhà thờ Chính tòa trong suốt cả năm 1996 là vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm đó.
468 Liên quan đến phòng áo của các linh mục, Portelli nói rằng đã từng có một bồn rửa khoảng ‘300 milimet vuông’ với chiếc vòi duy nhất trong khu vực vây kín nơi đặt nhà hầm (vault). Một kệ được xây phía trên nó, nơi đặt một tủ lạnh thanh nhỏ với mặt trước bằng gỗ ép (woodgrain). Chính tại bồn rửa đó, rượu sẽ được đổ vào trước khi được đưa trở lại hầm. Ông nói rằng các cánh cửa xếp (concertina) được cho là có bề ngoài bằng gỗ ép, trông không giống với các cửa được ốp hiện tại, như được mô tả trong các bức ảnh khác nhau mà ông được cho xem.
469 Portelli nói rằng vào năm 1996, phòng áo của Đức Tổng Giám Mục đã không được sử dụng để mặc hoặc cởi áo lễ. Trong khi các công trình tân trang đang diễn tiến, phòng áo đó đã được sử dụng để khôi phục một số bức tranh lớn, cũng như các trạm đàng thánh giá và các đồ nội thất khác. Ông biết rằng phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không có sẵn để sử dụng trước ngày 23 tháng 11 năm 1996, nhưng không thể nhớ liệu nó có sẵn cho mục đích đó vào tháng 12 năm đó hay không. Điều này là do công việc sơn bóng (shellacking) đang được thực hiện cho đồ nội thất trong phòng áo đó.
470 Portelli đã mô tả các vật phẩm được cất giữ trong nhà hầm tại phòng áo của Đức Tổng Giám Mục, và những vật phẩm này được lưu trữ trong khu vực được ốp gỗ vây kín của phòng áo các Linh mục. Ông nói rằng rượu lễ đã được 'mua với số lượng lớn, có thể mỗi năm hai lần'. Ông xác định Sevenhill Sweet Sacramental White là loại rượu duy nhất được sử dụng trong nửa cuối năm 1996. Ông nói rằng nó được đựng trong 'chai tối' (dark bottle), và rằng có một nhãn lớn ở 'mặt trước và mặt sau’. Ông nói rằng rượu sẽ được chứa trong hầm, trừ khi có nạn kiến tấn công, trong trường hợp đó, nó sẽ được đặt vào tủ lạnh. Khi được hỏi liệu rượu có bao giờ được đặt trên giá đỡ (ledge), cạnh tủ lạnh hay không, ông nói ‘nếu có đặt thế, thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn’.
471 Portelli đã mô tả các lễ phục được mặc bởi đương đơn khi ông cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật trong phần sau của năm 1996. Chúng bao gồm một gậy giám mục, mũ sọ tím, mũ giám mục (mitre), áo anba (alb), dây lưng, dây stola, bộ micro, thánh giá đeo quanh cổ, một sợi dây màu xanh lá cây và vàng đeo xuống sau lưng, một áo lễ (chasuble) và, trong những dịp rất long trọng, một dây pallium và áo phó tế (dalmatic).
472 Portelli mô tả áo anba là một 'chiếc áo chảy thoải mái xuống tận đôi giày của đương đơn' và có một 'khe bên cạnh để cho phép thọc tay vào túi quần của người mặc’. Khi được hỏi liệu áo anba có thể được kéo hay di chuyển sang một bên, để lộ ra khu vực dương vật hay không, ông nói rằng điều này không thể thực hiện được khi có dây lưng buộc lên. Ông mô tả áo anba dùng một số lượng lớn vật liệu, với chu vi gần bốn mét. Khi ông Gibson hỏi ông Tổng giám mục làm gì khi đi vệ sinh, Portelli đã nhận định một cách mỉa mai ‘à, ông không được’.
473 Trong cuộc đối chất, Portelli đã biểu diễn cách buộc dây lưng. Ông nói rằng thắt chặt nó sẽ ngăn áo anba khỏi bị di chuyển sang một bên, và phía trước. Ông cũng nói rằng ông đã phụ giúp đương đơn buộc dây lưng.
474 Khi được hỏi Đức Tổng Giám Mục sẽ mặc gì khi chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ, ông nói rằng đương đơn sẽ mặc lễ phục hoàn toàn khác:
... Ngài sẽ mặc trang phục mà chúng tôi gọi là áo ca đoàn, đó là một chiếc áo chùng (cassock) màu tím. Trên áo chùng đó, có một trang phục màu trắng gọi là áo ren dài (rotchet), thả xuống đến đầu gối và có cánh tay mở, và trên nó là chiếc áo choàng ngắn (cape) màu tím.
475 Khi ông Gibson hỏi Portelli, lúc lấy bằng chứng của công tố viện, về quy mô của ca đoàn, ông nói rằng có khoảng 50 cậu bé từ lớp 3 đến lớp 12. Có lẽ cũng có cả một tá nam ca sĩ trưởng thành. Ông chưa bao giờ vào phòng diễn tập của ca đoàn khi ca đoàn đang diễn tập, và ông cũng chưa bao giờ thấy đương đơn làm như vậy.
476 Portelli thừa nhận rằng, vào năm 1996, ông đã hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày. Ông nói rằng đôi khi ông hút thuốc trong khi chờ đương đơn đến Nhà thờ Chính tòa. Tuy nhiên, ông không được phép hút thuốc trong Nhà thờ Chính tòa, nên ông thường chỉ làm như vậy trong sân hoặc bãi đậu xe. Khi đương đơn đến để chuẩn bị cho Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, Portelli sẽ hộ tống đương đơn từ nhà xứ tới phòng áo. Ông nhớ đã hộ tống đương đơn đến phòng áo của các linh mục cho các mục đích mặc áo lễ vào năm 1996, trong khi phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không sử dụng được.
477 Portelli nói rằng ông đã liên tục tháp tùng đương đơn từ lúc ngài đến Nhà thờ Chính tòa cho đến khi ngài cởi áo lễ trong phòng áo. Trách nhiệm của ông là hỗ trợ Đức Tổng Giám Mục trong việc mặc và cởi áo. Có những linh mục khác có mặt trong phòng áo trong lúc mặc áo vào Chúa Nhật. Thói quen của ông là hoàn tất việc mặc áo lễ đầu tiên, rồi sau đó, giúp đương đơn mặc áo lễ.
478 Portelli nói rằng sau đó, ‘...chúng tôi kết cục ở Nhà thờ Chính tòa. Thỉnh thoảng chúng tôi đi bằng con đường bên ngoài, những lần khác chúng tôi đi ở bên trong. Ông không nhớ, vào cuối năm 1996, họ đã rước kiệu ở bên trong hay ở bên ngoài. Ông nói rằng nếu có một đám rước ở bên ngoài sau Thánh lễ, thì Đức Tổng Giám Mục sẽ dừng lại ở đầu cầu thang dẫn vào Nhà thờ Chính tòa và chào đón giáo dân khi họ ra về.
479 Portelli nói rằng cuộc rước thường kéo dài khoảng 40 mét, từ đầu đến cuối. Các người giúp lễ đã được chỉ thị, khi rước kiệu, đi theo một con đường cách xa Nhà thờ Chính tòa hơn là một con đường ngay sát Nhà thờ Chính tòa khi họ quay trở lại phòng mặc áo của ca đoàn.
480 Portelli nhấn mạnh rằng đương đơn luôn chào đón giáo dân sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng việc thực hành này sẽ mất khoảng 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, khi bị ông Gibson hỏi ép, ông thừa nhận rằng ‘có khi’, đương đơn có thể không dừng lại lâu ở các bậc thang, mặc dù ông nói thêm rằng ông không nhớ bất cứ dịp nào trong đó đương đơn không làm như thế.
481 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn luôn ở phía sau của đám rước, vì là giáo phẩm cao cấp nhất hiện diện. Ông nói rằng chính ông luôn tháp tùng Đức Tổng Giám Mục trong đám rước.
482 Khi được hỏi về biến cố thứ hai, và khả thể đương đơn có thể hiện diện giữa đoàn ca viên trẻ ở hành lang phòng áo, Portelli trả lời rằng điều này chỉ có thể xảy ra 'nếu họ chờ ngài đi qua'. Ông không nhớ đương đơn đã từng đẩy bất cứ ai. Ông cũng không nhớ đương đơn tìm cách vượt qua các giáo sĩ và các người giúp lễ khác, hoặc xấn xổ chạy tới nhóm ca viên trẻ.
483 Khi được hỏi thêm về thói quen chào hỏi giáo dân của đương đơn trên các bậc thềm, và sau đó trở lại phòng áo, Portelli nói hai người họ sẽ ở với nhau trên đường trở lại. Ông nói rằng ông không lúc nào không giúp đỡ đương đơn trong việc cởi áo lễ.
484 Trong cuộc đối chất của ông Richter, ông xác nhận rằng, như một vấn đề lịch sử Giáo hội và Luật Giáo hội, không cho phép đương đơn bị bỏ lại một mình kể từ khi ngài bước vào một Nhà thờ.
485 Trả lời ông Gibson, Portelli thừa nhận rằng có thể có một dịp, hoặc những dịp, trong đó đương đơn sẽ vào phòng áo để cởi áo lễ mà không có Portelli đi cùng. Ông nói rằng điều này có thể xảy ra, ví dụ, nếu có một buổi lễ khác trong Nhà thờ Chính tòa vào chiều hôm đó, và Portelli phải quay lại Nhà thờ Chính tòa, ngay lập tức, để đảm bảo rằng các cuốn sách và bài giảng đã sẵn sàng. Nếu vậy, Portelli nói rằng ông sẽ bỏ đi chỉ trong ‘hai phút’.
486 Portelli nói rằng không có việc vắng mặt hai phút như vậy cả trong hai lần đầu tiên trong đó đương đơn đã cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tháng 12 năm 1996. Ông biết chắc chắn điều đó vì không có biến cố nào được lên kế hoạch cho cả hai buổi chiều ấy
487 Khi thẩm tra lại, Portelli khẳng định rằng, như ông biết, đương đơn chưa bao giờ ở một mình trong phòng áo của các Linh mục. Nếu có thời gian nào Portelli không thể tháp tùng Đức Tổng Giám Mục, Potter sẽ đảm bảo để một ai đó luôn ở bên ngài.
488 Portelli đã có thể hồi tưởng hai dịp đặc biệt khi ông không đi cùng đương đơn vào phòng áo. Một dịp là vào tháng 6 năm 1997, khi Portelli ở nước ngoài. Một dịp khác là vào tháng 10 năm 2000, khi Portelli phải giải phẫu. Ông không nhớ bất cứ lúc nào khác trong đó ông không đi cùng đương đơn đến phòng áo để giúp ngài cởi lễ phục.
489 Cuối cùng, Portelli nói rằng ông ‘luôn luôn’ lái xe đưa đương đơn đến bất cứ nơi nào ngài phải đến. Ông có mặt trong mọi dịp đương đơn cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996, và cả năm 1997.
490 Trong cuộc thẩm tra lại của ông Gibson, Portelli nhắc lại rằng ông đã tháp tùng đương đơn trong tất cả các Thánh lễ của ngài sau tháng 9 năm 1996.
491 Trình thuật của Portelli, nếu được chấp nhận, sẽ chấm dứt hoàn toàn lý lẽ của công tố đối với cả hai biến cố. Cùng một kết quả sẽ diễn ra khi trình thuật đó được coi là một phiên bản ‘có thể có một cách hợp lý’, vì bất cứ kết luận nào như vậy sẽ làm cho trình thuật của người khiếu nại thành bất khả hữu theo nghĩa đen.
Kỳ tới: Chứng cớ của Potter, người coi phòng áo
456 Như đã chỉ ra, gần như toàn bộ bằng chứng được đưa ra để hỗ trợ cho lý lẽ bào chữa phát xuất từ các nhân chứng được công tố mời gọi như một vấn đề công bằng, và theo chỉ thị của bên bào chữa.
457 Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số có bằng chứng quan yếu. Có thể nói một cách hợp tình hợp lý rằng bằng chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến việc tha bổng. Cùng một kết quả tương tự sẽ xảy ra, dù phát hiện duy nhất có thể thực hiện được là bằng chứng của họ, liên quan đến các biến cố đang được đề cập, là một trình thuật ‘khả hữu một cách hợp lý’ về những gì đã xảy ra.
Portelli
458 Portelli là Chưởng Nghi (master of ceremonies) cho đương đơn từ tháng 9 năm 1996 đến hết năm 2000. Ngoài ra, ông còn là linh mục thường trú tại Nhà thờ Chính tòa giữa các năm 1993 và 2000. Ông đã giúp đỡ đương đơn khoảng 30 Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, và tới 25 biến cố khác suốt trong năm.
459 Đương đơn đã được đăng quang làm Tổng Giám mục Melbourne vào ngày 16 tháng 8 năm 1996. Dịp này được đánh dấu bằng một buổi lễ tại Exhibition Building, ở Carlton. Đó là vì Nhà thờ Chính tòa đã bị đóng cửa từ Lễ Phục sinh năm 1996, trong khi việc tân trang đang diễn ra. Nó đã không được mở lại cho đến tuần cuối cùng của tháng 11 năm đó. Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật đã được cử hành tại Hội trường Knox năm 1996, nhưng không do đương đơn.
460 Portelli đặc biệt nhớ đương đơn đã cử hành Thánh lễ, vào Chúa Nhật ngày 3 tháng 11 năm 1996, cho huynh đoàn ngành đua tại Nhà thờ Chính tòa St Francis, tọa lạc ở Đường Lonsdale, Melbourne. Thánh lễ đó bắt đầu lúc 9 giờ sáng, và tiếp tục cho đến ít nhất 10 giờ sáng. Tiếp theo sau đó, có tiệc trà buổi sáng. Portelli nói rằng đương đơn không cử hành hai Thánh lễ lớn trong một ngày và ngài không có thì giờ để làm điều đó.
461 Trong cuộc đối chất của ông Gibson, Portelli nói rằng vào ngày diễn ra Thánh lễ ngành đua, đương đơn tham dự một Thánh lễ khác vào một thì giờ sau đó cùng một buổi chiều. Ông đồng ý rằng đương đơn có thể đã trở lại Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ sáng, trước khi đi đến Thánh lễ buổi chiều hôm đó.
462 Khi ông Gibson đề nghị với Portelli rằng có một Thánh lễ lúc 11 giờ sáng tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 3 tháng 11 năm 1996, và, do đó, đương đơn có thể đã tham dự Thánh lễ đó vào thời điểm đó, Portelli không đồng ý. Ông nhấn mạnh rằng Thánh lễ 11 giờ sáng sẽ được cử hành bởi Cha sở (Dean) Nhà thờ Chính tòa, hoặc một trong những linh mục khác. Ông nói thêm rằng thánh lễ đó đã được cử hành ở Trung tâm Knox, vì Nhà thờ Chính tòa chưa có sẵn để sử dụng.
463 Do đó, ngày 3 tháng 11 năm 1996 không thể là ngày xảy ra biến cố đầu tiên mặc dù công tố viên không sẵn sàng thừa nhận điểm đó ở giai đoạn đó.
464 Trong cuộc đối chất, ông Richter nói cho Portelli một danh sách chi tiết về các Thánh lễ do đương đơn cử hành vào tháng 11 và tháng 12 năm 1996, và suốt cho đến tháng 2 năm 1997. Portelli đồng ý rằng đương đơn quả có tham dự và cử hành Thánh lễ được liệt kê, từng thánh lễ được liệt kê một. Những thánh lễ này bao gồm cả việc đương đơn chủ trì (presided over) Thánh lễ tại Maidstone lúc 3 giờ chiều ngày 23 tháng 2 năm 1997.
465 Portelli nói rằng ông đặc biệt nhớ Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa vào ngày 23 tháng 2 năm 1997. Lần đầu tiên, đương đơn đã chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ. Ông nói rằng ông nhớ rõ Cha Brendan Egan đã cử hành Thánh lễ đặc biệt đó.
466 Bằng chứng của Portelli là Thánh lễ đầu tiên được cử hành trở lại ở Nhà thờ Chính tòa, sau khi việc tân trang đã hoàn tất, là vào ngày 23 tháng 11 năm 1996. Đó là Thánh lễ Vọng Lễ Chúa Kitô Vua, diễn ra vào tối ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 11 hàng năm.
467 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn không cử hành lại Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa từ ngày 23 tháng 11 năm 1996 đến ngày 15 tháng 12 năm 1996. Ông nói rằng đây là Thánh lễ trọng thể đầu tiên của đương đơn. Ông nhấn mạnh rằng chỉ có hai Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục cử hành tại Nhà thờ Chính tòa trong suốt cả năm 1996 là vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm đó.
468 Liên quan đến phòng áo của các linh mục, Portelli nói rằng đã từng có một bồn rửa khoảng ‘300 milimet vuông’ với chiếc vòi duy nhất trong khu vực vây kín nơi đặt nhà hầm (vault). Một kệ được xây phía trên nó, nơi đặt một tủ lạnh thanh nhỏ với mặt trước bằng gỗ ép (woodgrain). Chính tại bồn rửa đó, rượu sẽ được đổ vào trước khi được đưa trở lại hầm. Ông nói rằng các cánh cửa xếp (concertina) được cho là có bề ngoài bằng gỗ ép, trông không giống với các cửa được ốp hiện tại, như được mô tả trong các bức ảnh khác nhau mà ông được cho xem.
469 Portelli nói rằng vào năm 1996, phòng áo của Đức Tổng Giám Mục đã không được sử dụng để mặc hoặc cởi áo lễ. Trong khi các công trình tân trang đang diễn tiến, phòng áo đó đã được sử dụng để khôi phục một số bức tranh lớn, cũng như các trạm đàng thánh giá và các đồ nội thất khác. Ông biết rằng phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không có sẵn để sử dụng trước ngày 23 tháng 11 năm 1996, nhưng không thể nhớ liệu nó có sẵn cho mục đích đó vào tháng 12 năm đó hay không. Điều này là do công việc sơn bóng (shellacking) đang được thực hiện cho đồ nội thất trong phòng áo đó.
470 Portelli đã mô tả các vật phẩm được cất giữ trong nhà hầm tại phòng áo của Đức Tổng Giám Mục, và những vật phẩm này được lưu trữ trong khu vực được ốp gỗ vây kín của phòng áo các Linh mục. Ông nói rằng rượu lễ đã được 'mua với số lượng lớn, có thể mỗi năm hai lần'. Ông xác định Sevenhill Sweet Sacramental White là loại rượu duy nhất được sử dụng trong nửa cuối năm 1996. Ông nói rằng nó được đựng trong 'chai tối' (dark bottle), và rằng có một nhãn lớn ở 'mặt trước và mặt sau’. Ông nói rằng rượu sẽ được chứa trong hầm, trừ khi có nạn kiến tấn công, trong trường hợp đó, nó sẽ được đặt vào tủ lạnh. Khi được hỏi liệu rượu có bao giờ được đặt trên giá đỡ (ledge), cạnh tủ lạnh hay không, ông nói ‘nếu có đặt thế, thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn’.
471 Portelli đã mô tả các lễ phục được mặc bởi đương đơn khi ông cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật trong phần sau của năm 1996. Chúng bao gồm một gậy giám mục, mũ sọ tím, mũ giám mục (mitre), áo anba (alb), dây lưng, dây stola, bộ micro, thánh giá đeo quanh cổ, một sợi dây màu xanh lá cây và vàng đeo xuống sau lưng, một áo lễ (chasuble) và, trong những dịp rất long trọng, một dây pallium và áo phó tế (dalmatic).
472 Portelli mô tả áo anba là một 'chiếc áo chảy thoải mái xuống tận đôi giày của đương đơn' và có một 'khe bên cạnh để cho phép thọc tay vào túi quần của người mặc’. Khi được hỏi liệu áo anba có thể được kéo hay di chuyển sang một bên, để lộ ra khu vực dương vật hay không, ông nói rằng điều này không thể thực hiện được khi có dây lưng buộc lên. Ông mô tả áo anba dùng một số lượng lớn vật liệu, với chu vi gần bốn mét. Khi ông Gibson hỏi ông Tổng giám mục làm gì khi đi vệ sinh, Portelli đã nhận định một cách mỉa mai ‘à, ông không được’.
473 Trong cuộc đối chất, Portelli đã biểu diễn cách buộc dây lưng. Ông nói rằng thắt chặt nó sẽ ngăn áo anba khỏi bị di chuyển sang một bên, và phía trước. Ông cũng nói rằng ông đã phụ giúp đương đơn buộc dây lưng.
474 Khi được hỏi Đức Tổng Giám Mục sẽ mặc gì khi chủ trì, thay vì cử hành Thánh lễ, ông nói rằng đương đơn sẽ mặc lễ phục hoàn toàn khác:
... Ngài sẽ mặc trang phục mà chúng tôi gọi là áo ca đoàn, đó là một chiếc áo chùng (cassock) màu tím. Trên áo chùng đó, có một trang phục màu trắng gọi là áo ren dài (rotchet), thả xuống đến đầu gối và có cánh tay mở, và trên nó là chiếc áo choàng ngắn (cape) màu tím.
475 Khi ông Gibson hỏi Portelli, lúc lấy bằng chứng của công tố viện, về quy mô của ca đoàn, ông nói rằng có khoảng 50 cậu bé từ lớp 3 đến lớp 12. Có lẽ cũng có cả một tá nam ca sĩ trưởng thành. Ông chưa bao giờ vào phòng diễn tập của ca đoàn khi ca đoàn đang diễn tập, và ông cũng chưa bao giờ thấy đương đơn làm như vậy.
476 Portelli thừa nhận rằng, vào năm 1996, ông đã hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày. Ông nói rằng đôi khi ông hút thuốc trong khi chờ đương đơn đến Nhà thờ Chính tòa. Tuy nhiên, ông không được phép hút thuốc trong Nhà thờ Chính tòa, nên ông thường chỉ làm như vậy trong sân hoặc bãi đậu xe. Khi đương đơn đến để chuẩn bị cho Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, Portelli sẽ hộ tống đương đơn từ nhà xứ tới phòng áo. Ông nhớ đã hộ tống đương đơn đến phòng áo của các linh mục cho các mục đích mặc áo lễ vào năm 1996, trong khi phòng áo của Đức Tổng Giám Mục không sử dụng được.
477 Portelli nói rằng ông đã liên tục tháp tùng đương đơn từ lúc ngài đến Nhà thờ Chính tòa cho đến khi ngài cởi áo lễ trong phòng áo. Trách nhiệm của ông là hỗ trợ Đức Tổng Giám Mục trong việc mặc và cởi áo. Có những linh mục khác có mặt trong phòng áo trong lúc mặc áo vào Chúa Nhật. Thói quen của ông là hoàn tất việc mặc áo lễ đầu tiên, rồi sau đó, giúp đương đơn mặc áo lễ.
478 Portelli nói rằng sau đó, ‘...chúng tôi kết cục ở Nhà thờ Chính tòa. Thỉnh thoảng chúng tôi đi bằng con đường bên ngoài, những lần khác chúng tôi đi ở bên trong. Ông không nhớ, vào cuối năm 1996, họ đã rước kiệu ở bên trong hay ở bên ngoài. Ông nói rằng nếu có một đám rước ở bên ngoài sau Thánh lễ, thì Đức Tổng Giám Mục sẽ dừng lại ở đầu cầu thang dẫn vào Nhà thờ Chính tòa và chào đón giáo dân khi họ ra về.
479 Portelli nói rằng cuộc rước thường kéo dài khoảng 40 mét, từ đầu đến cuối. Các người giúp lễ đã được chỉ thị, khi rước kiệu, đi theo một con đường cách xa Nhà thờ Chính tòa hơn là một con đường ngay sát Nhà thờ Chính tòa khi họ quay trở lại phòng mặc áo của ca đoàn.
480 Portelli nhấn mạnh rằng đương đơn luôn chào đón giáo dân sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật. Ông nói rằng việc thực hành này sẽ mất khoảng 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, khi bị ông Gibson hỏi ép, ông thừa nhận rằng ‘có khi’, đương đơn có thể không dừng lại lâu ở các bậc thang, mặc dù ông nói thêm rằng ông không nhớ bất cứ dịp nào trong đó đương đơn không làm như thế.
481 Trong cuộc đối chất của ông Richter, Portelli nói rằng đương đơn luôn ở phía sau của đám rước, vì là giáo phẩm cao cấp nhất hiện diện. Ông nói rằng chính ông luôn tháp tùng Đức Tổng Giám Mục trong đám rước.
482 Khi được hỏi về biến cố thứ hai, và khả thể đương đơn có thể hiện diện giữa đoàn ca viên trẻ ở hành lang phòng áo, Portelli trả lời rằng điều này chỉ có thể xảy ra 'nếu họ chờ ngài đi qua'. Ông không nhớ đương đơn đã từng đẩy bất cứ ai. Ông cũng không nhớ đương đơn tìm cách vượt qua các giáo sĩ và các người giúp lễ khác, hoặc xấn xổ chạy tới nhóm ca viên trẻ.
483 Khi được hỏi thêm về thói quen chào hỏi giáo dân của đương đơn trên các bậc thềm, và sau đó trở lại phòng áo, Portelli nói hai người họ sẽ ở với nhau trên đường trở lại. Ông nói rằng ông không lúc nào không giúp đỡ đương đơn trong việc cởi áo lễ.
484 Trong cuộc đối chất của ông Richter, ông xác nhận rằng, như một vấn đề lịch sử Giáo hội và Luật Giáo hội, không cho phép đương đơn bị bỏ lại một mình kể từ khi ngài bước vào một Nhà thờ.
485 Trả lời ông Gibson, Portelli thừa nhận rằng có thể có một dịp, hoặc những dịp, trong đó đương đơn sẽ vào phòng áo để cởi áo lễ mà không có Portelli đi cùng. Ông nói rằng điều này có thể xảy ra, ví dụ, nếu có một buổi lễ khác trong Nhà thờ Chính tòa vào chiều hôm đó, và Portelli phải quay lại Nhà thờ Chính tòa, ngay lập tức, để đảm bảo rằng các cuốn sách và bài giảng đã sẵn sàng. Nếu vậy, Portelli nói rằng ông sẽ bỏ đi chỉ trong ‘hai phút’.
486 Portelli nói rằng không có việc vắng mặt hai phút như vậy cả trong hai lần đầu tiên trong đó đương đơn đã cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật tháng 12 năm 1996. Ông biết chắc chắn điều đó vì không có biến cố nào được lên kế hoạch cho cả hai buổi chiều ấy
487 Khi thẩm tra lại, Portelli khẳng định rằng, như ông biết, đương đơn chưa bao giờ ở một mình trong phòng áo của các Linh mục. Nếu có thời gian nào Portelli không thể tháp tùng Đức Tổng Giám Mục, Potter sẽ đảm bảo để một ai đó luôn ở bên ngài.
488 Portelli đã có thể hồi tưởng hai dịp đặc biệt khi ông không đi cùng đương đơn vào phòng áo. Một dịp là vào tháng 6 năm 1997, khi Portelli ở nước ngoài. Một dịp khác là vào tháng 10 năm 2000, khi Portelli phải giải phẫu. Ông không nhớ bất cứ lúc nào khác trong đó ông không đi cùng đương đơn đến phòng áo để giúp ngài cởi lễ phục.
489 Cuối cùng, Portelli nói rằng ông ‘luôn luôn’ lái xe đưa đương đơn đến bất cứ nơi nào ngài phải đến. Ông có mặt trong mọi dịp đương đơn cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996, và cả năm 1997.
490 Trong cuộc thẩm tra lại của ông Gibson, Portelli nhắc lại rằng ông đã tháp tùng đương đơn trong tất cả các Thánh lễ của ngài sau tháng 9 năm 1996.
491 Trình thuật của Portelli, nếu được chấp nhận, sẽ chấm dứt hoàn toàn lý lẽ của công tố đối với cả hai biến cố. Cùng một kết quả sẽ diễn ra khi trình thuật đó được coi là một phiên bản ‘có thể có một cách hợp lý’, vì bất cứ kết luận nào như vậy sẽ làm cho trình thuật của người khiếu nại thành bất khả hữu theo nghĩa đen.
Kỳ tới: Chứng cớ của Potter, người coi phòng áo
Người Công Giáo ở Virginia phản đối thành công việc bổ nhiệm một nhân vật bài Công Giáo.
Trần Mạnh Trác
18:07 29/08/2019
Bà Donegan và Thống đốc Northam |
Bà Gail Gordon Donegan từ Alexandria, là một nhà hoạt động dân chủ, thường tự xưng mình là ‘Con muỗi mòng’ (Gad-fly), đã được Thống đốc Ralph Northam (D) bổ nhiệm vào Hội đồng Phụ nữ cuả Virginia ngày 16 tháng 8.
Hội đồng Phụ nữ là cố vấn cho thống đốc để quyết định những việc như trao học bổng, và lập trình những công việc xã hội khác.
Thứ hai vừa qua, hai vị Giám mục Michael Burbidge của Arlington và Barry Knestout của Richmond đã đồng ký một lá thư cho Thống Đốc Northam trình bày các tuyên bố của bà Gordon Donegan là có tính cách xúc phạm đến nhân phẩm con người và yêu cầu ông hãy hủy bỏ lệnh bổ nhiệm.
Vào thứ ba, rất nhiều người Công Giáo ở Virginia đã được khuyến khích viết thư cho ông thống đốc để bày tỏ mối quan tâm của họ.
Trong một tuyên bố được phát hành cho giới truyền thông vào ngày 28 tháng 8, bà Gordon Donegan nói rằng bà không muốn những lời nhạo báng công khai cuả mình gây ra những xao lãng cho công việc của ủy ban.
“Hôm nay tôi đã gửi thư từ chức cho Thống đốc và sẽ không còn là thành viên của Hội đồng Phụ nữ Virginia, bà Donegan nói. Tôi không muốn gây ra xao lãng công việc của Hội đồng. Tôi sẽ không có bình luận gì thêm ngoài tuyên bố này.”
Được biết trước đây vào ngày 23 tháng 8, tờ Thời báo Richmond đã đăng một bài lượng giá về các lời lẽ trên Twitter của bà Donegan, cho thấy có nhiều tuyên bố chống Công Giáo, cũng như việc sử dụng thường xuyên những lời lẽ tục tĩu và đùa cợt trên các vấn đề tấn công tình dục và ấu dâm. Tài khoản Twitter của bà Gordon Donegan đã bị khóa không còn truy cập công cộng được nữa.
Thống đốc Northam ban đầu bảo vệ việc bổ nhiệm, mặc dù văn phòng của ông ra thông cáo rằng ông thống đốc không đồng ý với những ngôn ngữ như thế. Nhưng sau khi có nhiều phản đối của nhiều nhóm tín ngưỡng, trong đó có cả hai giáo phận Công Giáo cuả tiểu bang, văn phòng của ông đã xác nhận rằng việc từ chức đã được chấp nhận.
Một tuyên bố của Giáo Phận Arlington, đưa ra hôm thứ Tư, gọi sự từ chức là một phát triển đáng hoan nghênh, và cho biết rằng Đức Giám Mục Burbidge cảm ơn và khen ngợi người Công Giáo Virginia đã đăng ký những phản đối cuả mình.
Nội dung gây tranh cãi trên các tài khoản truyền thông của bà Gordon Donegan bắt đầu từ năm 2010, bà liên tục tweet những câu chuyện tiếu lâm chống Công Giáo, và nhiều lời cười nhạo việc lạm dụng tình dục trẻ em. Nhưng không chỉ là Công Giáo mà thôi, bà cũng đã đưa ra những dòng tweet tục tĩu nhắm vào hội Hướng đạo sinh, các chính trị gia đảng Cộng hòa và những người ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders.
Trong khi chấp nhận rằng một số tweet của bà đã vượt qua giới hạn, nhưng bà vẫn tuyên bố là sự phản đối bà, “chỉ là một chương nữa cho thấy những phụ nữ tranh đấu như bà phải gánh chịu trên các mạng xã hội.”
Bà Gordon Donegan cho biết đã trở thành mục tiêu của một nhóm nhỏ muốn buộc bà từ chức bằng cách vẽ ra một bức tranh sai lạc về bà.
“Tôi sẽ từ chức hôm nay - nhưng tôi sẽ có hành động pháp lý trong một tương lai rất gần để đảm bảo rằng nhóm nhỏ này sẽ không bao giờ có thể bôi nhọ một ai như thế này nữa.”
Eritrea: 150 Kitô hữu bị bắt vì đức tin
Thanh Quảng sdb
19:21 29/08/2019
Eritrea: 150 Kitô hữu bị bắt vì đức tin
Chính phủ Eritrea đã bắt giữ 150 Kitô hữu trong 3 tháng qua và đưa họ ra tòa xét xử với yêu sách sẽ tha bổng nếu họ "từ bỏ Chúa Giêsu Kitô!”.
Tổng số các Kitô hữu bị bắt vì đức tin đã lên đến 150 người ở Eritrea; trong đó 70 người bị bắt vào ngày 23 tháng 6 tại Keren. Gần 2 tháng sau, vào ngày 18 tháng 8, 80 người khác bị bắt tại Godayef và được đưa đến đồn cảnh sát gần đó trước khi họ bị biệt tăm...
Trong đường hầm
70 người bị bắt vào tháng 6 đang bị giam giữ tại nhà tù ở Ashufera. Theo thông tấn xã Tempi của Ý thì họ bị khổ sai đào những tuyến đường hầm dưới lòng đất.
Những người bị bắt đều là những thành viên của tổ chức Tuyền bá Đức tin của Giáo hội Chúa Kitô (Faith Mission Church of Christ), ở thành phố Keren. Họ là các thành viên của Giáo xứ từ năm 2002, dù họ bị bắt nhưng chính phủ Eritrea chưa bao giờ lên tiếng... Sau khi 70 tín hữu này bị bắt thì trường học cũng như nhà thờ tại địa phương này cũng bị đóng cửa.
Từ bỏ Chúa Kitô
Trên 150 người bị bắt vì đức tin của họ, vì họ đã được đưa ra tòa và trước vị thẩm phán họ phải công khai tuyên bố chối bỏ đức tin hay nói các cụ thể là từ bỏ Chúa Kitô.
Vào ngày 16 tháng 8, 6 nhân viên chính phủ người Kitô giáo bị đưa ra tòa và yêu cầu từ bỏ đức tin… Sau khi họ trả lời rằng họ không sẵn sàng từ bỏ, thì họ được thả tự do...
Hai mươi mốt bệnh viện do Giáo Hội Công Giáo điều hành cũng bị đóng cửa vào ngày 8 tháng 7 năm nay. Các bệnh viện này chăm sóc sức khỏe miễn phí cho hơn 170 nghìn người hàng năm, và hầu hết các bệnh viện này ở các vùng nông thôn.
Chính phủ
Chính phủ từ năm 1995 đã công bố một đạo luật cho hay chỉ có chính phủ mới có thể cung cấp các dịch vụ xã hội, cũng như điều hành các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nhưng trên thực tế, chính phủ dường như đã không làm được, vì họ đã liên tục trì hoãn các chương trình và hoạch định mà họ đã hứa.
Chính phủ Eritrea đã bắt giữ 150 Kitô hữu trong 3 tháng qua và đưa họ ra tòa xét xử với yêu sách sẽ tha bổng nếu họ "từ bỏ Chúa Giêsu Kitô!”.
Tổng số các Kitô hữu bị bắt vì đức tin đã lên đến 150 người ở Eritrea; trong đó 70 người bị bắt vào ngày 23 tháng 6 tại Keren. Gần 2 tháng sau, vào ngày 18 tháng 8, 80 người khác bị bắt tại Godayef và được đưa đến đồn cảnh sát gần đó trước khi họ bị biệt tăm...
Trong đường hầm
70 người bị bắt vào tháng 6 đang bị giam giữ tại nhà tù ở Ashufera. Theo thông tấn xã Tempi của Ý thì họ bị khổ sai đào những tuyến đường hầm dưới lòng đất.
Những người bị bắt đều là những thành viên của tổ chức Tuyền bá Đức tin của Giáo hội Chúa Kitô (Faith Mission Church of Christ), ở thành phố Keren. Họ là các thành viên của Giáo xứ từ năm 2002, dù họ bị bắt nhưng chính phủ Eritrea chưa bao giờ lên tiếng... Sau khi 70 tín hữu này bị bắt thì trường học cũng như nhà thờ tại địa phương này cũng bị đóng cửa.
Từ bỏ Chúa Kitô
Trên 150 người bị bắt vì đức tin của họ, vì họ đã được đưa ra tòa và trước vị thẩm phán họ phải công khai tuyên bố chối bỏ đức tin hay nói các cụ thể là từ bỏ Chúa Kitô.
Vào ngày 16 tháng 8, 6 nhân viên chính phủ người Kitô giáo bị đưa ra tòa và yêu cầu từ bỏ đức tin… Sau khi họ trả lời rằng họ không sẵn sàng từ bỏ, thì họ được thả tự do...
Hai mươi mốt bệnh viện do Giáo Hội Công Giáo điều hành cũng bị đóng cửa vào ngày 8 tháng 7 năm nay. Các bệnh viện này chăm sóc sức khỏe miễn phí cho hơn 170 nghìn người hàng năm, và hầu hết các bệnh viện này ở các vùng nông thôn.
Chính phủ
Chính phủ từ năm 1995 đã công bố một đạo luật cho hay chỉ có chính phủ mới có thể cung cấp các dịch vụ xã hội, cũng như điều hành các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nhưng trên thực tế, chính phủ dường như đã không làm được, vì họ đã liên tục trì hoãn các chương trình và hoạch định mà họ đã hứa.
Quỹ của tài tử DiCaprio cam kết hiến tặng 7,4 triệu đô Úc nhằm giập tắt những cơn cháy tại Amazon
Thanh Quảng sdb
19:57 29/08/2019
Quỹ của tài tử DiCaprio cam kết hiến tặng 7,4 triệu đô Úc nhằm giập tắt những cơn cháy tại Amazon
Theo Báo chí ngày 26 tháng 9 năm 2019 thì nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã cam kết tài trợ 5 triệu đô la Mỹ (tương đương 7,4 triệu đô Úc) nhằm giúp giập tắt những cuộc hỏa hoạn đang hủy phá rừng Amazon.
Liên minh Trái đất được thành lập vào tháng trước, trong đó có tài tử DiCaprio và các nhà từ thiện Laurene Powell Jobs và Brian Sheth mời gọi thế giới hãy đóng góp vào quỹ bảo vệ khu rừng sinh thái Amazon. Việc tiên quyết trước mắt là giập tắt các vụ cháy rừng trong lãnh thổ nước Brazil, nơi vẫn được mệnh danh là "lá phổi của hành tinh trái đất chúng ta".
Theo Báo chí ngày 26 tháng 9 năm 2019 thì nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã cam kết tài trợ 5 triệu đô la Mỹ (tương đương 7,4 triệu đô Úc) nhằm giúp giập tắt những cuộc hỏa hoạn đang hủy phá rừng Amazon.
Liên minh Trái đất được thành lập vào tháng trước, trong đó có tài tử DiCaprio và các nhà từ thiện Laurene Powell Jobs và Brian Sheth mời gọi thế giới hãy đóng góp vào quỹ bảo vệ khu rừng sinh thái Amazon. Việc tiên quyết trước mắt là giập tắt các vụ cháy rừng trong lãnh thổ nước Brazil, nơi vẫn được mệnh danh là "lá phổi của hành tinh trái đất chúng ta".
Tuyên bố của Tổng giáo phận Seattle về vụ Robert Fuller
Đặng Tự Do
21:20 29/08/2019
Tổng giáo phận Seattle tin rằng linh mục Dòng Tên Quentin Dupont chỉ là nạn nhân trong trò chế nhạo giáo huấn Công Giáo tại giáo xứ St. Therese.
Các phản ứng giận dữ đã bùng lên trên các mạng truyền thông xã hội sau khi thông tấn xã AP loan tin một linh mục Dòng Tên là Cha Quentin Dupont đã hướng dẫn các em nhỏ mới vừa được rước lễ lần đầu đến chúc phúc cho một người đàn ông chọn cái chết êm dịu để kết liễu cuộc đời mình.
Nhiều anh chị em giáo dân tại St. Therese phàn nàn rằng con em của họ mới vừa được rước lễ lần đầu đã bị lôi kéo vào một trò công khai chế nhạo giáo huấn Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người. Nhiều người đi xa đến mức kêu gọi Cha Quentin Dupont phải bị huyền chức.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 28 tháng Tám, Tổng giáo phận Seattle bày tỏ niềm tin rằng Cha Quentin Dupont, mới được thụ phong linh mục vào cuối năm 2018, chỉ là nạn nhân trong một vở kịch được dàn dựng bởi thông tấn xã AP và ông Robert Fuller, là người chọn cái chết êm dịu.
Toàn văn tuyên bố của Tổng giáo phận Seattle như sau:
“Bản tin của Associated Press tự nhiên khiến người đọc giả định một số điều về vị linh mục và ý định của ngài. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng có một thực tế rất khác đã xảy ra. Chúng tôi đã xem xét điều này và có thể xác nhận rằng vị linh mục ban phép lành đã không biết về ý định của ông Fuller. Linh mục này là một linh mục được mời đến dâng lễ, tình cờ có mặt tại nhà thờ St. Therese vào ngày Chúa Nhật đặc biệt đó khi Cha Sở đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ thứ hai của ngài.
Phép lành được thực hiện sau Thánh lễ bởi một vị linh mục có mối quan tâm muốn mang lại sự an ủi cho người mà ngài vừa được biết là sắp chết. Vị linh mục không biết có sự hiện diện của bất kỳ nhiếp ảnh gia tin tức nào, mặc dù ngài biết có người đang chụp ảnh.
Mặc dù rõ ràng là một số bạn bè của ông Fuller, tại giáo xứ này, biết rõ ý định của ông ta, Cha Sở giáo xứ St. Therese ban đầu không biết. Cuối cùng, khi ông Fuller gặp gỡ Cha Sở để yêu cầu lên kế hoạch cho đám tang của ông ta, ngài đã thảo luận về món quà của cuộc sống và cố gắng thuyết phục ông ta thay đổi suy nghĩ của mình. Ngài nói rõ rằng cả ngài và giáo xứ đều không thể hỗ trợ cho kế hoạch kết liễu mạng sống của ông ta. Sau khi ông Fuller nói rõ ràng rằng ông ta sẽ không thay đổi ý định của mình, Cha Sở đã tìm đến ban lãnh đạo của tổng giáo phận để thảo luận về tình hình. Đức Tổng Giám Mục Sartain đồng ý rằng trách nhiệm của Giáo Hội là chăm sóc mục vụ cho những người than khóc. Với suy nghĩ này, ngài đã cho phép Cha Sở cử hành tang lễ với một số điều kiện nhất định để bảo đảm không ai ngộ nhận rằng Giáo Hội thừa nhận hay hỗ trợ cách này cách khác cho cách thức mà ông Fuller kết thúc cuộc đời. Mục đích của đám tang là cầu nguyện cho linh hồn của ông ta và mang lại sự an ủi cho những người than khóc.”
Xem thêm: Chết đã 4 tháng vẫn còn khả năng gây khốn khổ cho tổng giáo phận Seattle
Source:Archdiocese of SeattlePress Release August 28, 2019
Các phản ứng giận dữ đã bùng lên trên các mạng truyền thông xã hội sau khi thông tấn xã AP loan tin một linh mục Dòng Tên là Cha Quentin Dupont đã hướng dẫn các em nhỏ mới vừa được rước lễ lần đầu đến chúc phúc cho một người đàn ông chọn cái chết êm dịu để kết liễu cuộc đời mình.
Nhiều anh chị em giáo dân tại St. Therese phàn nàn rằng con em của họ mới vừa được rước lễ lần đầu đã bị lôi kéo vào một trò công khai chế nhạo giáo huấn Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người. Nhiều người đi xa đến mức kêu gọi Cha Quentin Dupont phải bị huyền chức.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 28 tháng Tám, Tổng giáo phận Seattle bày tỏ niềm tin rằng Cha Quentin Dupont, mới được thụ phong linh mục vào cuối năm 2018, chỉ là nạn nhân trong một vở kịch được dàn dựng bởi thông tấn xã AP và ông Robert Fuller, là người chọn cái chết êm dịu.
Toàn văn tuyên bố của Tổng giáo phận Seattle như sau:
“Bản tin của Associated Press tự nhiên khiến người đọc giả định một số điều về vị linh mục và ý định của ngài. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng có một thực tế rất khác đã xảy ra. Chúng tôi đã xem xét điều này và có thể xác nhận rằng vị linh mục ban phép lành đã không biết về ý định của ông Fuller. Linh mục này là một linh mục được mời đến dâng lễ, tình cờ có mặt tại nhà thờ St. Therese vào ngày Chúa Nhật đặc biệt đó khi Cha Sở đang cử hành thánh lễ tại giáo xứ thứ hai của ngài.
Phép lành được thực hiện sau Thánh lễ bởi một vị linh mục có mối quan tâm muốn mang lại sự an ủi cho người mà ngài vừa được biết là sắp chết. Vị linh mục không biết có sự hiện diện của bất kỳ nhiếp ảnh gia tin tức nào, mặc dù ngài biết có người đang chụp ảnh.
Mặc dù rõ ràng là một số bạn bè của ông Fuller, tại giáo xứ này, biết rõ ý định của ông ta, Cha Sở giáo xứ St. Therese ban đầu không biết. Cuối cùng, khi ông Fuller gặp gỡ Cha Sở để yêu cầu lên kế hoạch cho đám tang của ông ta, ngài đã thảo luận về món quà của cuộc sống và cố gắng thuyết phục ông ta thay đổi suy nghĩ của mình. Ngài nói rõ rằng cả ngài và giáo xứ đều không thể hỗ trợ cho kế hoạch kết liễu mạng sống của ông ta. Sau khi ông Fuller nói rõ ràng rằng ông ta sẽ không thay đổi ý định của mình, Cha Sở đã tìm đến ban lãnh đạo của tổng giáo phận để thảo luận về tình hình. Đức Tổng Giám Mục Sartain đồng ý rằng trách nhiệm của Giáo Hội là chăm sóc mục vụ cho những người than khóc. Với suy nghĩ này, ngài đã cho phép Cha Sở cử hành tang lễ với một số điều kiện nhất định để bảo đảm không ai ngộ nhận rằng Giáo Hội thừa nhận hay hỗ trợ cách này cách khác cho cách thức mà ông Fuller kết thúc cuộc đời. Mục đích của đám tang là cầu nguyện cho linh hồn của ông ta và mang lại sự an ủi cho những người than khóc.”
Xem thêm: Chết đã 4 tháng vẫn còn khả năng gây khốn khổ cho tổng giáo phận Seattle
Source:Archdiocese of Seattle
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Dominic Đức Nguyễn
09:23 29/08/2019
MỘT MÌNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Một mình chân bước đơn côi
Một mình về đắp chăn côi một mình !
(Trích thơ của Trần Thị Thuỷ)
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Một mình chân bước đơn côi
Một mình về đắp chăn côi một mình !
(Trích thơ của Trần Thị Thuỷ)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 29/8/2019: Nhà thuốc Vatican sử dụng Robot để gia tăng hiệu quả làm việc
VietCatholic Network
00:44 29/08/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 28 tháng 8, 2019.
2- Lịch trình làm việc hàng ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô.
3- Đức Thánh Cha xác quyết rằng: buồn sầu không phải là một thái độ Kitô giáo.
4- “Nền kinh tế Phanxicô” đã có mặt trên mạng xã hội.
5- Đức Thánh Cha gửi sứ điệp cho Thượng Hội đồng Liên hiệp các Giáo hội Tin lành.
6- Nhà thuốc Vatican sử dụng Robot để gia tăng hiệu quả làm việc.
7- Đại hội Tình Bạn giữa các dân tộc lần thứ 40 ở Rimini, Italia.
8- Một Giám Mục Camerun bị bắt cóc đã được phóng thích.
9- Đặt gia đình lên trên hết, một dân biểu Công Giáo Hoa Kỳ từ chức.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Con Có Chúa.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.
Gương sáng - Dân biểu Quốc Hội trẻ trung, lương cao từ nhiệm để lo cho con thứ 9 sắp chào đời
Giáo Hội Năm Châu
17:38 29/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ông và vợ là một nữ diễn viên trong một chương trình là những người Công Giáo thuần thành đón nhận con cái Chúa ban cho họ. Vì thế, tuy con rất trẻ, hai ông bà đã có 8 đứa con và chuẩn bị chào đón đứa con thứ chín.
Ông Duffy đăng bản thông báo đầy cảm động vào ngày 26 tháng 8, với lý do là muốn được ở gần gia đình trước khi đứa con thứ chín sắp ra đời.
Quyết định của ông Duffy, năm nay mới 48 tuổi, bỏ hết mọi việc để lo cho gia đình được nhiều người ngưỡng mộ nhưng cũng có nhiều người lo ngại là chúng ta mất đi một người Công Giáo thuần thành tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
“Qua nhiều lần cầu nguyện, tôi đã quyết định rằng đây là lúc tôi phải tạm nghỉ chức vụ công quyền để trở thành nơi nương tựa cho vợ, cho con và cho gia đình trong lúc cần kíp như bây giờ,” ông nói.
“Đây không phải là một quyết định dễ dàng - bởi vì tôi thực sự yêu thích được làm Dân biểu của quí bạn - nhưng đây là quyết định đúng đắn cho gia đình tôi, là tình yêu và trách nhiệm đầu tiên của tôi.”
Duffy và vợ, nữ diễn viên Rachel Campos-Duffy, đã tuyên bố vào tháng 5 vừa qua rằng họ đang mong đợi đứa con thứ chín. Hai vợ choồng nói rằng “Chúa chưa hoàn tất công việc của Ngài nơi gia đình chúng tôi!” và những khó khăn vì phải ở Washington nhiều ngày mỗi tuần đã góp phần vào quyết định nghỉ việc của ông.
“Như quí bạn đã từng biết, nuôi một gia đình là một công việc khó khăn. Điều này đặc biệt đúng với một người bận rộn như tôi. Phải xa nhà bốn ngày một tuần là một thử thách lớn và vì lý do đó, tôi luôn sẵn sàng đón nhận những dấu hiệu từ Chúa khi phải cân bằng hai việc là phục vụ gia đình và đất nước,” Duffy nói.
Đứa con thứ chín của ông sẽ là một bé gái, sẽ ra đời vào cuối tháng 10. Trong bài đăng trên Facebook, ông Duffy giải thích rằng gia đình vừa mới biết rằng đứa bé sẽ cần rất nhiều tình yêu, thời gian và sự chú ý vì cháu sẽ có nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng bệnh tim.
Ông Duffy cảm ơn cử tri vì “niềm tin và sự ủy thác thiêng liêng mà họ đã dành cho ông trong nhiều năm qua,” và nói rằng ông đặc biệt biết ơn những người đã cầu nguyện cho gia đình cuả ông. Ông xin mọi người tiếp tục cầu nguyện.
“Tôi sẽ nhớ mình là Dân biểu của bạn, nhưng tôi cũng mong được có nhiều thời gian hơn với gia đình, được ở nhà để dự các buổi sinh nhật và chơi khúc côn cầu nhiều hơn, và có thời gian để tận hưởng và chăm sóc bé gái mới của chúng tôi, tuy chưa sinh ra nhưng đã được rất nhiều sự yêu thương cuả gia đình chúng tôi,” ông nói.
Khu vực bầu cử thứ 7 của Wisconsin, là một khu vực an toàn cho đảng Cộng hòa. Ông Duffy đã được tái cử vào năm 2018 với 60% phiếu. Ông là một người ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Ông Duffy và vợ tham gia nhiều loạt phim truyền hình mô tả những sinh hoạt xã hội thực tại có tên là “The Real World” cuả chương trình MTV. Bà Campos-Duffy đã bắt đầu tham gia chương trình vào mùa thứ ba, được quay tại San Francisco và Ông Duffy bắt đầu tham gia vào mùa thứ sáu, được quay tại Boston. Hai người đã gặp nhau vào năm 1998 khi cùng tham gia một dự án truyền hình mang tên “Road Rules: All Stars.”
Source:Catholic News Agency