Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy ở khiêm nhường
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
04:11 29/08/2013
Chúa Nhật 22 THƯỜNG NIÊN C
HÃY Ở KHIÊM NHƯỜNG
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu là con người nhẹ nhàng, dễ thương, hòa đồng với hết mọi người, không phân biệt giai cấp, giầu nghèo, tốt xấu. Xem chừng ra Ngài muốn xa lánh bọn luật sĩ và biệt phái vì, theo Tin mừng của thánh Matthêu và Marcô, họ là những kẻ thù của Đức Giêsu. Nhưng thánh Luca cho biết Đức Giêsu vẫn giao du với người biệt phái vì trong số họ vẫn có nhiều người tốt, có cảm tình với Ngài, và hôm nay cho biết Ngài còn đến dùng tiệc tại nhà một ông biệt phái . Còn về phía những người biệt phái, họ vẫn nghi kỵ và theo dõi Ngài, và có thể bắt bẻ Ngài về bất cứ một phương diện nào.
Hôm nay Đức Giêsu được mời đến dự tiệc tại nhà một thủ lãnh biệt phái. Trong bữa tiệc thường có những câu chuyện vui trao đổi giữa các thực khách để làm cho bữa tiệc càng thêm ngon miệng. Nhân dịp này, Đức Giêsu không nói chuyện vui, nhưng lại đưa ra những lời giáo huấn mạnh mẽ làm cho những khách mời cảm thấy khó chịu , vì những lời ấy đánh trúng tim đen của họ. Ngài khuyên họ hãy ở khiêm nhường, đừng tranh nhau chỗ nhất, chỗ danh dự trong đám tiệc. Đừng tự đánh giá mình, hãy để cho người ta đánh giá và định đoạt. Ngoài ra, Ngài còn khuyên họ hãy có tinh thần bác ái vô vị lợi khi mời khách đến dự tiệc, đừng tính toán hơn thiệt… Và giáo huấn của Ngài được kết tụ trong câu :”Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống”(Lc 14,11).
Theo kinh nghiệm hằng ngày, trong con người chúng ta có sẵn mầm mống của sự kiêu ngạo và kiêu ngạo là một trong bảy mối tội đầu, từ đó phát sinh ra các nết xấu khác. Sở dĩ chúng ta kiêu ngạo là vì chúng ta chưa biết mình, chưa nhận ra chân dung con người thật của mình. Nếu nhìn thẳng vào mình, chúng ta sẽ thấy mình quá yếu đuối, bất toàn, đầy những nết xấu. Một khi đã nhìn ra con người thật của mình thì chúng ta chỉ chú tâm vào việc sửa mình, canh tân con người mình cho nên hòan hảo. Với cái nhìn thẳng thắn và thành thật đó, tự nhiên chúng ta sẽ có thái độ khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Hc 3,19-21.30-31.
Đọan sách Huấn ca này gom góp nhiều huấn dụ khôn ngoan về sự khiêm nhường. Bài học mà người thầy muốn huấn dụ học trò là : hãy ở khiêm nhường. Các vị công hầu vương bá thì theo đuổi mộng làm chủ thế giới và loài người, những người tín hữu của Chúa thì biết rằng mọi sự mình có là do Chúa thương ban. Vì thế, họ khiêm tốn tận dụng những ơn Chúa ban để phục vụ và tôn vinh Thiên Chúa.
Theo bài huấn dụ hôm nay thì :
- Ai làm việc khiêm tốn thì được người ta yêu mến.
- Chính Thiên Chúa cũng yêu thương những kẻ khiêm tốn.
- Ai kiêu căng thì rước lấy sự tai hại vô phương cứu chữa.
+ Bài đọc 2 : Dt 12,18-19.22-24a.
Thánh Phaolô so sánh bầu khí giữa Cựu ước và Tân ước. Trong đạo cũ, người Do thái có ông Mai-sen làm trung gian, họ đến cùng Thiên Chúa trong bầu khí e dè sợ sệt với những hiện tượng bên ngoài làm cho người ta khiếp sợ.
Nay trong Tân ước, các Kitô hữu có Đức Kitô làm trung gian, họ được sống trong bầu khí cởi mở thân tình, họ tiến tới cùng Thiên Chúa, được tham gia vào cộng đoàn con cái Thiên Chúa, họ được tự do tụ họp về trong “Thành đô Thiên Chúa hằng sống để dự hội vui”(Dt 12,22), họ cung kính thờ Chúa và sống hiệp thông cùng các thiên thần và các thánh trong niềm an vui tin cậy.
+ Bài Tin mừng : Lc 14,1.7-14.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại những lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bữa tiệc tại nhà một ông thủ lãnh biệt phái tại Pêrê.
Chính trong khung cảnh một bữa ăn tại nhà một ông biệt phái để cho Đức Giêsu tham gia vài “câu chuyện trong bàn ăn”, những lời khá bất ngờ trong dịp này. Theo tập tục, trong bàn tiệc, các khách mời lần lượt góp chuyện, nhưng thường là những vấn đề nhẹ nhàng dễ chịu. Còn Đức Giêsu, Ngài không ngại làm người nghe khó chịu khi chọn đề tài là sự khiêm tốn (Lc 12,7-11).
Qua bàn tiệc Chúa dạy ta :
- Thái độ nên có là khiêm tốn nhũn nhặn, đừng nhảy tót lên chỗ cao, mà bị mời xuống thì quê mặt.
- Đối với khách mời, nên vì lòng quảng đại hiếu khách mà mời, không nên vì lợi lộc riêng tư.
Hai lời dạy áp dụng vào Nước Trời cũng hợp : Nước Trời chỉ dành cho kẻ khiêm nhường và có tinh thần khó nghèo (Lc 14,21).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy biết nhìn xuống
I. ĐỨC GIÊSU ĐI DỰ TIỆC
1. Đức Giêsu được mời đi dự tiệc
“Một ngày sabát, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa”(Lc 14,1).
Đức Giêsu không xa lánh những người biệt phái, Ngài cũng giao du với họ, đôi khi còn ăn uống với họ. Hôm đó, vào một ngày sabát, Đức Giêsu được mời vào nhà ông thủ lãnh biệt phái để dùng bữa. Người biệt phái này được gọi là thủ lãnh vì ông có nhiệm vụ điều khiển nhóm biệt phái, thường trong nhóm biệt phái có nhiều thủ lãnh khác nhau.
Biến cố này xẩy ra vào khoảng tháng giêng hay tháng hai năm 30. Họ thường dùng bữa với nhau một cách vui vẻ và thoải mái. Họ là những người biết luật và giữ luật kỹ lưỡng. Họ đã nghe nói về Đức Giêsu qua các dư luận khác nhau. Hôm nay họ mới lợi dụng cơ hội hiếm có này để quan sát Ngài lần đầu tiên.
Việc Đức Giêsu đến dùng bữa tại nhà một người biệt phái chứng tỏ Ngài là một con người dễ thương, hòa đồng, có khả năng đi đến với hết mọi người. Việc dùng bữa tại nhà ông biệt phái cho thấy thái độ của Đức Giêsu đối với người biệt phái không nhất thiết là tiêu cực như quan niệm trong Tin mừng Matthêu và Marcô, coi hạng biệt phái là thù địch của Ngài. Và như vậy, cho thấy Đức Giêsu muốn nêu lên khía cạnh Ngài sẵn sàng ban ơn cứu độ cho cả những người biệt phái nữa.
Vào bàn tiệc, Đức Giêsu quan sát một vòng, và thấy ngay một thói xấu thường xẩy ra nơi những người biệt phái là chọn chỗ nhất, chỗ danh dự (Mt 23,5-7). Họ cho đây là một thói quen nên không thấy ngượng ngùng gì.
2. Giáo huấn của Đức Giêsu
Trong bữa tiệc, người ta thường nói chuyện vui vẻ, có những câu chuyện vui, có cả những chuyện tiếu lâm nữa, cốt làm cho bữa tiệc càng thân tình, làm cho khách ăn càng ngon miệng. Riêng Đức Giêsu trong dịp này, Ngài không nói chuyện vui mà Ngài đưa ra một giáo huấn làm cho người nghe phải khó chịu. Giáo huấn ấy đề cập tới hai điểm : việc dự tiệc và đãi tiệc, nghĩa là nói đến sự khiêm nhường và bác ái vô vị lợi.
a) Việc dự tiệc.
Khi thấy người ta chen lấn nhau chọn chỗ nhất, chỗ danh dự, Đức Giêsu đưa ra cho họ những lời giáo huấn. Lời giáo huấn của Ngài là bài học xử thế khéo léo ở trong xã hội khi giao tế với nhau. Ngài nói với họ dựa theo một đoạn trong sách Châm ngôn :”Trước mặt vua, con đừng kiêu hãnh, đừng dành giật chỗ người vị vọng. Vì thà để người ta mời con :”Xin mời ông lên” còn hơn là bị hạ xuống trước mặt quan tướng”(Cn 25,6-7).
Đàng khác, việc sắp xếp chỗ là của chủ nhà, vì chủ nhà mới biết địa vị ngôi thứ của khách mời. Còn người tự chọn chỗ danh dự cho mình là người tự tô vẽ cho mình có khi không đúng sự thật, có thể bị mời xuống hàng dưới. Như vậy, danh dự của mình không phải do tự mình tô vẽ, mà do thực tế khách quan người ta công nhận nơi mình và đặt mình ngồi vào đó. Kẻ tự tô vẽ danh dự có thể bị vỡ mặt.
Từ trong quan niệm về cách xử sự giao tế ở trần gian, Đức Giêsu bước sang lãnh vực tôn giáo. Theo đó, danh dự thật không phải là người trần gian gán cho mà danh dự đó phải do Thiên Chúa ban cho. Mà Thiên Chúa thường nâng cao kẻ thấp hèn. Vì thế Ngài nói :”Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
b) Việc đãi tiệc.
Đức Giêsu lại tiếp tục đưa ra lời khuyên khác về tinh thần bác ái vô vị lợi. Theo thói người đời, trong tiệc cưới thì người ta mời người thân, bạn bè, ân nhân…chứ ai mời người nghèo khó đến dự tiệc ? Thế mà Đức Giêsu lại khuyên người ta làm những việc có vẻ ngược đời :”Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù”(Lc 14,13).
Khi mời dự tiệc, người Do thái luôn làm theo óc tính toán, phải có lợi. Cái lợi là sẽ được người ta đền đáp, đúng là “ăn sang ăn giả”. Ngược lại, Đức Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa sẽ đền đáp và sẽ được đền đáp trọng hậu. Vì những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù là những người loan báo Nước Trời. Do đó, đến với người nghèo khó là dấu hiệu ta thủ đắc Nước Trời cách chắc chắn.
II. NÓI VỀ KIÊU NGẠO VÀ KHIÊM NHƯỜNG.
Trong câu nói của Đức Giêsu :”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”, chúng ta thấy câu nói này có hai vế với hai tính cách trái ngược nhau, đó là kiêu ngạo và khiêm nhường.
1. Ai nâng mình lên.
Ai cũng muốn bản thân mình là một cái gì có giá trị và được mọi người công nhận, và tôn trọng giá trị của mình. Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài (x. St 1,26-27; 9,6), nhưng ở mức độ hoàn hảo của một tạo vật giới hạn, đương nhiên kém Ngài rất xa vì Ngài ở mức độ hòan hảo của một Thiên Chúa vô hạn. Mức hoàn hảo của con người về sau lại bị tổn thương vì tội nguyên tổ. Vì thế, từ sâu thẳm, con người vẫn muốn vươn lên hoàn hảo, muốn sống yêu thương, muốn thực hiện Chân Thiện Mỹ, nghĩa là muốn càng ngày càng trở nên giá trị hơn, giống Thiên Chúa hơn. Đấy quả là một chiều hướng rất tốt.
Nhưng do tội lỗi và nhất là tính kiêu ngạo, sự xấu đã nhập vào bản thể của con người, khiến cho chiều hướng tốt ấy bị lạc hướng. Thay vì cố gắng trở nên hòan hảo, có giá trị thật (điều này khó, đòi hỏi con người cố gắng nhiều và quên mình đi), thì con người lại muốn trở nên có vẻ hay được coi như hoàn hảo, như yêu thương, như có giá trị, như giống Thiên Chúa. Điều này giảm bớt cho con người biết bao khó khăn và nỗ lực. Thay vì tìm cách tạo nên giá trị thật sự từ bên trong, con người tìm cách để mình có vẻ như, hay được coi như, và được đối xử như có giá trị, bất chấp bên trong có giá trị thực hay không (JKN).
Như chúng ta đã biết kiêu ngạo dẫn đến thảm họa cho nhân lọai qua lời cám dỗ của ma quỉ :”Ông bà sẽ nên như những vị thần, biết điều thiện ác”(St 3,5) trong câu chuyện ông A dong và bà Evà ăn trái cấm, và được gọi là tội tổ tông truyền.
Theo sách giáo lý Công Giáo, số 1866 thì kiêu ngạo được xếp vào “các mối tội đầu” phát sinh ra các tội và các nết xấu khác. Đó là : Kiêu ngạo, hà tiện, ghen tương, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, và lười biếng hay nguội lạnh”.
Chúng ta thừa hiểu rằng ai cũng mang trong mình mầm mống của sự kiêu ngạo. Nó thường núp bóng dưới nhiều hình thái khác nhau :
- Tự ái là khi bị sỉ nhục liền cảm thấy mất mặt, sinh ra tức giận và tìm cách hạ bệ đối phương ngay.
- Khoe khoang tức là lợi dụng mọi cách mọi dịp để làm cho mình được nổi bật hơn kẻ khác.
- Ganh đua là khi thấy người khác hơn mình thì khó chịu, rồi tìm dịp xoi mói hay tìm cách đưa mình lên.
Tất nhiên, tất cả những biểu hiện đó là xấu, đôi lúc là tội nữa và trái ngược lại với sự khiêm nhường.
Truyện : Chiếc tầu Titanic
Kỷ niệm đáng ghi nhớ và đáng học hỏi nhất cho con người thời nay là câu chuyện chiếc tầu Titanic. Người ta nghĩ rằng bàn tay con người có thể làm nên một con tầu không thể chìm là một sự vô cùng kiêu ngạo. Mọi con tầu do con người chế tạo đều có thể chìm. Bằng việc tuyên bố chúng ta có thể làm ra một con tầu không có thể chìm được với kỹ thuật tân tiến hiện đại đã thách thức quyền năng của Thiên Chúa. Đúng như lời thánh Phaolô nói về tinh thần của thời đại này là kiêu căng (Rm 12,3; 1Cr 4,7). Tinh thần kiêu căng đó đã thúc đẩy người ta viết vào mạn tầu mấy chữ :”No Pope, no God” : không có giáo hoàng, không có Thiên Chúa ! Và trong chuyến hải hành đầu tiên từ Anh sang Mỹ, sự gì đã xẩy ra như chúng ta đã biết. Một tai họa đã giáng xuống như câu chuyện xây tháp Bebel trong Cựu ước(St 11,4).
2. Ai hạ mình xuống
Đối lại với tính kiêu ngạo, Đức Giêsu đã khuyên ta hãy ở khiêm nhường. Chính Ngài đã phán :”Các con hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29).
Vậy khiêm nhường là gì ? Và thế nào mới được gọi là khiêm nhường ? Phải chăng khiêm nhường là tự hạ mình xuống , phủ nhận giá trị thực của mình hay giảm thiểu nó đi ? Không phải thế, đức Khiêm nhường mang nhiều chiều kích sâu xa hơn và tốt đẹp hơn nhiều. Khiêm nhường không phải là ít nghĩ về mình, mà là không nghĩ gì về mình, bởi vì :”Con Người không đến để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ”(Mc 10,45).
Nhà giảng thuyết trứ danh của nước Pháp, cha Lacordaire đã nói :”Khiêm nhường không phải là thấy mình xấu xa hơn, tầm thường hơn, nhưng là biết rõ những gì ta còn thiếu”. Khiêm nhường lấy sự thật làm nền tảng. Tự gắn cho mình cái sai ta không có, phóng đại những lỗi lầm ta không phạm, từ chối không nhìn nhận những khả năng của mình, tự cho mình thua kém mọi người, đó không phải là cách sống khiêm nhường; nhưng đó là dấu hiệu của một quan điểm sai lầm, hay một khuynh hướng bệnh hoạn. Muốn thực hiện khiêm nhường chỉ cần nhìn nhận những khuyết điểm, thấy mình tội lỗi, giới hạn, biết rằng trong tất cả mọi lãnh vực có nhiều người khác vượt xa tôi :
Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường lắm kẻ con dòn hơn mẹ con ta.
Một lần nữa, ta phải khẳng định rằng, khiêm nhường không là gì mà chính là chấp nhận sự thật về mình. Trong Anh ngữ, chữ khiêm nhường là “humility”. Chữ Humility do chữ La tinh “Humus” có nghĩa là đất, tro bụi mà từ đó con người đã được tạo dựng theo như sách Sáng thế đã mô tả (St 2,7). Do đó, khiêm nhường có nghĩa là hạ mình xuống tới đất. Nó nhắc nhở chúng ta lời kêu gọi của Giáo Hội trong ngày thứ Tư lễ Tro về sự thật của thân phận con người :”Hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về cùng tro bụi”.
Truyện : Đọc truyện Tây du ký.
Ai trong chúng ta cũng đã có lần được xem phim Tây du ký của Trung quốc. Một cuốn phim thật hay và hấp dẫn người xem từ đầu tới cuối và còn muốn xem nhiều lần. Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta thấy các nhân vật trong phim cũng hợp với lời của Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay : “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Những hạng tôn mình lên làm Tề Thiên Đại Thánh : bằng Trời, bằng thánh vĩ đại, làm Đại vương, Ma vương, Nữ vương, Hòang hậu, Hòang tử, Công chúa đều bị lột mặt nạ là những đồ khỉ, nhện, thỏ, rắn rết, heo, bò, dê ngựa, hổ báo, sư tử, quỷ vương, buộc phải hiện hình trở về kiếp sống quái vật.
Những thứ nâng mình lên như thế thì nhiều vô kể.
Những thứ hạ mình xuống thì ít lắm. Chỉ thấy có Đường Tăng. Ông luôn luôn xưng mình là bần tăng, vô tài, bất lực trước mọi thử thách nguy hiểm, ông chỉ biết thương người, cầu kinh, khấn Phật, cầu kẻ này, nhờ kẻ kia, nhờ cả đến con khỉ Ngộ Không dẫn đường chỉ lối, cứu giúp, giải vây. Chính nhờ hạ mình xuống mà ai cũng thương mến, kính phục và liên kết với ông. Chính nhờ sự hạ mình xuống mà ông tránh được hiểm họa tranh chấp, đánh lộn, oán thù. Chính nhờ hạ mình xuống mà ông đã lãnh được bộ Kinh dạy ông thành Thánh, thành Phật. Ông đã hạ mình xuống thì được mọi người tôn lên.
Ngoài thứ khiêm nhường thật ra, lại còn thứ khiêm nhường giả tạo nữa. Điều quan trọng ta cần phải đạt được là sự khiêm nhường đích thực bên trong, chứ không phải là sự khiêm nhường giả bộ bề ngòai. Khuynh hướng giả trá nói trên cũng có thể thúc đẩy chúng ta làm ra vẻ khiêm nhường. Chẳng hạn, khi mình có tài hoặc khả năng đặc biệt được nhiều người chiếu cố, nhờ cậy thì mình giả vờ hạ bệ mình bằng cách thoái thác, từ chối, nhưng kỳ thực đó là thủ thuật buộc người ta phải lụy phục, nài nỉ thêm. Lại có người vì để được một lợi lộc gì hay để đạt được một tham vọng nào đó thì luôn tỏ ra nhã nhặn, hiền lành, dễ bảo trước mặt người có quyền để lấy lòng, mua chuộc. Hoặc vì yếu thế mà phải tỏ ra lụy phục, nhưng sau lưng thì phê bình chỉ trích, nói xấu người ta.
Người khiêm nhường đích thực không tự coi mình là gì cả, nên không cảm thấy bực bội khi bị xúc phạm, cũng không cảm thấy có gì đáng phải lên mặt vênh vang khi được ca ngợi tôn vinh. Chỉ có những người khiêm nhường đích thực ấy mới luôn luôn cảm thấy mình hạnh phúc, thanh nhàn, nhẹ nhàng, và được Thiên Chúa yêu quí.
Phải thành thật với mình, nhận ra cái ưu đểm và khuyến điểm của mình và luôn nhận ra mình còn yếu đuối cần có sự trợ giúp của Chúa vì :”Không có Thầy, các con không thể làm gì được” ! “Các con hãy ngồi vào chỗ cuối” ! Đức Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại lời đó. Trước mặt Thiên Chúa, phải biết mình yếu đuối, nhỏ bé, ở chỗ cuối, để rồi hoàn toàn trông cậy vào Chúa, đồng thời hoàn toàn từ bỏ niềm cậy trông vào sức lực của riêng mình. Phải nhỏ bé như trẻ thơ mới được vào Nước Trời (Lc 9,48).
Truyện : Nhận thức đúng thân phận mình.
Tương truyền rằng trước cánh cửa nhà mồ bị khóa chặt, hồn nữ hòang Sissi gõ cửa. Từ nơi thăm thẳm vang lên giọng nói oai nghiêm của vị Cha Già giữ cửa :
- Ai đó ?
Hồn nữ hòang kiêu sa đáp :
- Tôi là nữ hòang Áo quốc, hoàng hậu xứ Hungari.
Tiếng vị Cha Già lạnh lùng :
- Ta không biết.
Tưởng người giữ của chưa hiểu biết về mình, hồn nữ hoàng lại gõ của. Lần này tiếng hỏi của vị Cha Già gắt hơn :
- Ai đó ?
Hồn nữ hoàng lại cao giọng đáp :
- Ta là nữ hòang Elizabeth Sissi của Áo quốc, hòang hậu xứ Hungari, hoàng hậu xứ Bôhême, hoàng hậu của Giêrusalem, nữ lãnh chúa của xứ Transylvanie, đại quận chúa của Toscane và Cracovie…
Lại một lần nữa Cha Già trả lời :
- Ta không biết.
Nghe xong tiếng trả lời của Cha Già :”Ta không biết”, vừa thất vọng đau đớn vừa tủi nhục xấu hổ, hồn nữ hoàng vội quì xuống, lột bỏ hết mọi chức tước cao ngạo của trần thế và khiêm tốn thưa lại một cách giản dị :
- Con là Elizabeth Sissi, một kẻ có tội đáng thương và con tha thiết cầu xin Chúa nhân từ xót thương.
Tức thì tiếng chìa khóa tra vào ổ, vị Cha Già lên tiếng ân cần nói :
- Con hãy vào đi.
Dù câu chuyện chỉ là giả tưởng, nhưng dụng ý của nó muốn nói rằng : giá trị đích thực của một con người ở đời này và đời sau không hệ tại nơi những gì bên ngoài mình có được hay mình chiếm được, mà là do biết rõ mình thế nào. Nghĩa là khi còn sống phải biết sống làm sao để mọi người yêu mến kính phục và khi đã qua đời lại được Chúa xót thương và được thần thánh hỗ trợ thì mỗi người chúng ta gắng sức học hỏi và sống theo bí quyết căn bản này : “Khiêm nhường”. Vì đây chính là chìa khóa để mở được cánh cửa vào thiên đàng (Quê Ngọc).
3. Hạ mình xuống để phục vụ
Đức Giêsu phán :”Con Người đến không phải được phục vụ nhưng đến để phục vụ”(Mc 10,45). Phục vụ là hành động của một người tôi tớ, mà người tôi tớ thì phải phục vụ cho ông chủ. Đức Giêsu đã hạ mình xuống để phục vụ chúng ta để tôn chúng ta lên làm Chúa, còn Ngài lại trở thành tôi tớ. Ngài làm gương cho chúng ta về tinh thần bác ái vô vị lợi.
Sách có chữ rằng :”Phú quí đa nhân hội, bần cùng thân thích ly” : Giầu có thì thiên hạ bâu, nghèo khó thì bà con rời rạc.
Theo cách xử sự thông thường người ta thích những người giầu có, giao du với họ trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Nếu có phục vụ người ta thì cũng chỉ phục vụ “theo nguyên tắc :”Do ut des” : cho đi để lấy lại… Chỉ những ai có tinh thần siêu nhiên và siêu thóat thì mới có thể có được một sự phục vụ vô vị lợi.
Phục vụ là :”Cho đi”, nhưng cái cho đi cũng có nhiều lý do :
- Người ta có thể ban cho vì bổn phận. Chúng ta dâng cho Thiên Chúa và cho lòai người có thể như cách chúng ta trả thuế lợi tức, như phải thanh toán một bổn phận không thể trốn tránh được, lòng không vui chút nào.
- Người ta có thể cho hoàn toàn vì động cơ tư lợi. Dầu có ý thức hay không, người đó có thể coi của mình cho như một thứ vốn đầu tư. Họ kể mỗi món tiền cho đi cho thêm một con số vào trương mục của mình trong ngân hàng của Chúa. Cho cách này không phải do lòng rộng rãi, mà chỉ là sự ích kỷ có tính toán.
- Có người cho để cảm thấy mình là người trên. Cho như thế có thể là một sự độc ác. Việc đó làm tổn thương người nhận hơn là từ chối thẳng thừng. Làm như vậy, người ban cho đứng trên bậc cao của mình để nhìn xuống người thọ nhận. Người đó có thể vừa cho vừa thuyết giáo trên đầu kẻ nhận một bài giảng vắn tắt và đầy tự mãn. Thà không cho gì hết còn tốt hơn là chỉ cho để thỏa mãn tính khoe khoang và tính thích cậy quyền. Các rabbi Do thái có câu nói rằng : cách cho tốt nhất là khi kẻ ban không biết mình cho ai và kẻ nhận cũng không biết mình nhận từ đâu.
- Có người cho vì không thể không làm thế. Đó là cách cho duy nhất thành thật. Luật của Nước Trời là kẻ nào ban cho để được thưởng công, kẻ đó sẽ được phần thưởng, nhưng kẻ nào ban cho mà không nghĩ đến phần thưởng thì phần thưởng của kẻ ấy sẽ chắc chắn. Chỉ có một sự ban cho đích thực là cho vì sức mạnh của tình yêu tràn ra không thể kìm chế. Thiên Chúa ban cho vì Ngài yêu thương thế gian và chúng ta cũng phải làm như vậy.
III. BÀI HỌC CHO NGÀY HÔM NAY.
Đức Giêsu không dạy điều gì mà Ngài đã không làm trước, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Bài học về khiêm nhường và bác ái hôm nay được minh họa bằng chính cuộc sống của Ngài mà thánh Phaolô đã ca tụng trong thư gửi cho tín hữu Philipphê :”Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”(Pl 2,6-9).
Đọan thư Philipphê ngầm so sánh Đức Giêsu với A dong và nói lên cái nghịch lý giữa “lên” và “xuống”. Adong đã muốn lên “bằng Thiên Chúa” và kết quả là đẩy loài người xuống vực sâu. Còn Đức Giêsu tuy vẫn là Thiên Chúa mà không nhất quyết phải đòi cho luôn luôn được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã khước từ tất cả , mặc lấy thân nô lệ thấp hèn. Kết quả là Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban chính hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… Thật đúng như lời Đức Giêsu đã nói :”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Chúng ta cũng thường theo con đường của Adong tưởng rằng khẳng định được mình khi nâng mình lên trước mặt những người khác. Những cái “mình” mà ta khẳng định ấy chỉ là những dáng vẻ bề ngòai, chỉ là ảo tưởng, chứ không phải là bản thân đích thực của ta.
Triết gia Socrate đã khởi đầu triết lý của mình bằng câu :”Anh hãy tự biết mình”. Biết mình là cái khó vô cùng. Người ta có thể biết được nhiều sự trên trời dưới đất, biết được những cái xa xôi, biết được cả những cái cực kỳ tinh vi, nhưng có cái gần nhất mà không biết. Đó là bản thân mình.
Còn triết gia Blaise Pascal thì nói :”Tôi chỉ biết có một điều là tôi chẳng biết gì cả”. Nếu không biết được gì khác thì làm sao biết được mình vì biết mình là một điều khó.
Vì vậy, mọi sự cần bắt đầu với việc tu thân, canh tân chính đời sống của mình. Để làm được điều căn bản này cần phải biết nhìn xuống và nhìn vào bản thân mình, biết khiêm tốn nhìn vào cuộc sống của mình theo ánh sáng Lời Chúa để được soi sáng mà nhìn thấy những gì tiêu cực, xấu xa cần được thanh luyện sửa chữa.
Truyện vui : Phải biết nhìn xuống.
Có một hòang tử nọ tên là Mukasaki, có một thái độ tự cao tự đại đến độ cả khi đi, ông cũng không bao giờ nhìn xuống đường. Ông bước đi trong tư thế làm oai, ngực đứng thẳng, mắt ngước lên, mọi người trong vùng đặt cho hoàng một tên riêng là :”Người không bao giờ nhìn xuống” và hoàng từ Mukasaki xem ra cũng rất thích biệt hiệu này, ông tuyên bố :”Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống, họ chỉ biết nhìn lên trời cao mà thôi”.
Một ngày nọ, hoàng tử được mời đến dự đại tiệc tại cung đình. Để khoe cho mọi người nhìn thấy bộ áo cẩn ngọc qúi giá có một không hai của mình, hoàng tử quyết định không ngồi xe ngựa nhưng hiên ngang đi bộ từ nhà đến cung đình, dĩ nhiên là với thái độ kiêu hãnh không bao giờ nhìn xuống. Dân chúng tuốn ra hai bên đường trầm trồ khen áo đẹp và quí, điều này lại làm cho hoàng tử thêm kiêu hãnh. Hoàng tử đến cung đình sau hết mọi người, và hiên ngang bước vào. Mọi người cười rộ lên, hoàng tử kiêu hãnh nói :
- Tại sao mọi người cười tôi như vậy ?
Một trong những người khách mới trả lời :
- Xin hoàng tử nhìn xuống đôi chân mình sẽ biết lý do tại sao ?
Hoàng tử nhìn xuống, mặt bỗng đỏ bừng lên vì hổ thẹn. Cả hai đế giầy của hoàng tử đều dính đầy phân ngựa, vì không bao giờ nhìn xuống, hoàng tử giẫm lên không biết bao nhiêu đống phân ngựa từ nhà đến cung đình để dự tiệc.
Hoàng tử trong câu chuyện vui trên không bao giờ nhìn xuống và đã giẫm lên những đống phân ngựa. Nếu chúng ta không biết nhìn lại mình, kiểm điểm cuộc sống mình để biết canh tân khỏi những khuyết điểm và tật xấu, thì chắc chắn chúng ta sẽ chồng chất không biết bao nhiêu tật xấu. Tự phụ kiêu ngạo làm ta nên mù quáng trước những tật xấu của chính mình. Thêm vào đó, chúng ta lại dễ chiều theo khuynh hướng moi móc chuyện xấu của anh chị em, và như thế càng ngày chúng ta càng lún sâu vào trong tật xấu mà không hay biết gì cả ( R.Veritas).
HÃY Ở KHIÊM NHƯỜNG
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu là con người nhẹ nhàng, dễ thương, hòa đồng với hết mọi người, không phân biệt giai cấp, giầu nghèo, tốt xấu. Xem chừng ra Ngài muốn xa lánh bọn luật sĩ và biệt phái vì, theo Tin mừng của thánh Matthêu và Marcô, họ là những kẻ thù của Đức Giêsu. Nhưng thánh Luca cho biết Đức Giêsu vẫn giao du với người biệt phái vì trong số họ vẫn có nhiều người tốt, có cảm tình với Ngài, và hôm nay cho biết Ngài còn đến dùng tiệc tại nhà một ông biệt phái . Còn về phía những người biệt phái, họ vẫn nghi kỵ và theo dõi Ngài, và có thể bắt bẻ Ngài về bất cứ một phương diện nào.
Hôm nay Đức Giêsu được mời đến dự tiệc tại nhà một thủ lãnh biệt phái. Trong bữa tiệc thường có những câu chuyện vui trao đổi giữa các thực khách để làm cho bữa tiệc càng thêm ngon miệng. Nhân dịp này, Đức Giêsu không nói chuyện vui, nhưng lại đưa ra những lời giáo huấn mạnh mẽ làm cho những khách mời cảm thấy khó chịu , vì những lời ấy đánh trúng tim đen của họ. Ngài khuyên họ hãy ở khiêm nhường, đừng tranh nhau chỗ nhất, chỗ danh dự trong đám tiệc. Đừng tự đánh giá mình, hãy để cho người ta đánh giá và định đoạt. Ngoài ra, Ngài còn khuyên họ hãy có tinh thần bác ái vô vị lợi khi mời khách đến dự tiệc, đừng tính toán hơn thiệt… Và giáo huấn của Ngài được kết tụ trong câu :”Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống”(Lc 14,11).
Theo kinh nghiệm hằng ngày, trong con người chúng ta có sẵn mầm mống của sự kiêu ngạo và kiêu ngạo là một trong bảy mối tội đầu, từ đó phát sinh ra các nết xấu khác. Sở dĩ chúng ta kiêu ngạo là vì chúng ta chưa biết mình, chưa nhận ra chân dung con người thật của mình. Nếu nhìn thẳng vào mình, chúng ta sẽ thấy mình quá yếu đuối, bất toàn, đầy những nết xấu. Một khi đã nhìn ra con người thật của mình thì chúng ta chỉ chú tâm vào việc sửa mình, canh tân con người mình cho nên hòan hảo. Với cái nhìn thẳng thắn và thành thật đó, tự nhiên chúng ta sẽ có thái độ khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Hc 3,19-21.30-31.
Đọan sách Huấn ca này gom góp nhiều huấn dụ khôn ngoan về sự khiêm nhường. Bài học mà người thầy muốn huấn dụ học trò là : hãy ở khiêm nhường. Các vị công hầu vương bá thì theo đuổi mộng làm chủ thế giới và loài người, những người tín hữu của Chúa thì biết rằng mọi sự mình có là do Chúa thương ban. Vì thế, họ khiêm tốn tận dụng những ơn Chúa ban để phục vụ và tôn vinh Thiên Chúa.
Theo bài huấn dụ hôm nay thì :
- Ai làm việc khiêm tốn thì được người ta yêu mến.
- Chính Thiên Chúa cũng yêu thương những kẻ khiêm tốn.
- Ai kiêu căng thì rước lấy sự tai hại vô phương cứu chữa.
+ Bài đọc 2 : Dt 12,18-19.22-24a.
Thánh Phaolô so sánh bầu khí giữa Cựu ước và Tân ước. Trong đạo cũ, người Do thái có ông Mai-sen làm trung gian, họ đến cùng Thiên Chúa trong bầu khí e dè sợ sệt với những hiện tượng bên ngoài làm cho người ta khiếp sợ.
Nay trong Tân ước, các Kitô hữu có Đức Kitô làm trung gian, họ được sống trong bầu khí cởi mở thân tình, họ tiến tới cùng Thiên Chúa, được tham gia vào cộng đoàn con cái Thiên Chúa, họ được tự do tụ họp về trong “Thành đô Thiên Chúa hằng sống để dự hội vui”(Dt 12,22), họ cung kính thờ Chúa và sống hiệp thông cùng các thiên thần và các thánh trong niềm an vui tin cậy.
+ Bài Tin mừng : Lc 14,1.7-14.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại những lời giáo huấn của Đức Giêsu trong bữa tiệc tại nhà một ông thủ lãnh biệt phái tại Pêrê.
Chính trong khung cảnh một bữa ăn tại nhà một ông biệt phái để cho Đức Giêsu tham gia vài “câu chuyện trong bàn ăn”, những lời khá bất ngờ trong dịp này. Theo tập tục, trong bàn tiệc, các khách mời lần lượt góp chuyện, nhưng thường là những vấn đề nhẹ nhàng dễ chịu. Còn Đức Giêsu, Ngài không ngại làm người nghe khó chịu khi chọn đề tài là sự khiêm tốn (Lc 12,7-11).
Qua bàn tiệc Chúa dạy ta :
- Thái độ nên có là khiêm tốn nhũn nhặn, đừng nhảy tót lên chỗ cao, mà bị mời xuống thì quê mặt.
- Đối với khách mời, nên vì lòng quảng đại hiếu khách mà mời, không nên vì lợi lộc riêng tư.
Hai lời dạy áp dụng vào Nước Trời cũng hợp : Nước Trời chỉ dành cho kẻ khiêm nhường và có tinh thần khó nghèo (Lc 14,21).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy biết nhìn xuống
I. ĐỨC GIÊSU ĐI DỰ TIỆC
1. Đức Giêsu được mời đi dự tiệc
“Một ngày sabát, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa”(Lc 14,1).
Đức Giêsu không xa lánh những người biệt phái, Ngài cũng giao du với họ, đôi khi còn ăn uống với họ. Hôm đó, vào một ngày sabát, Đức Giêsu được mời vào nhà ông thủ lãnh biệt phái để dùng bữa. Người biệt phái này được gọi là thủ lãnh vì ông có nhiệm vụ điều khiển nhóm biệt phái, thường trong nhóm biệt phái có nhiều thủ lãnh khác nhau.
Biến cố này xẩy ra vào khoảng tháng giêng hay tháng hai năm 30. Họ thường dùng bữa với nhau một cách vui vẻ và thoải mái. Họ là những người biết luật và giữ luật kỹ lưỡng. Họ đã nghe nói về Đức Giêsu qua các dư luận khác nhau. Hôm nay họ mới lợi dụng cơ hội hiếm có này để quan sát Ngài lần đầu tiên.
Việc Đức Giêsu đến dùng bữa tại nhà một người biệt phái chứng tỏ Ngài là một con người dễ thương, hòa đồng, có khả năng đi đến với hết mọi người. Việc dùng bữa tại nhà ông biệt phái cho thấy thái độ của Đức Giêsu đối với người biệt phái không nhất thiết là tiêu cực như quan niệm trong Tin mừng Matthêu và Marcô, coi hạng biệt phái là thù địch của Ngài. Và như vậy, cho thấy Đức Giêsu muốn nêu lên khía cạnh Ngài sẵn sàng ban ơn cứu độ cho cả những người biệt phái nữa.
Vào bàn tiệc, Đức Giêsu quan sát một vòng, và thấy ngay một thói xấu thường xẩy ra nơi những người biệt phái là chọn chỗ nhất, chỗ danh dự (Mt 23,5-7). Họ cho đây là một thói quen nên không thấy ngượng ngùng gì.
2. Giáo huấn của Đức Giêsu
Trong bữa tiệc, người ta thường nói chuyện vui vẻ, có những câu chuyện vui, có cả những chuyện tiếu lâm nữa, cốt làm cho bữa tiệc càng thân tình, làm cho khách ăn càng ngon miệng. Riêng Đức Giêsu trong dịp này, Ngài không nói chuyện vui mà Ngài đưa ra một giáo huấn làm cho người nghe phải khó chịu. Giáo huấn ấy đề cập tới hai điểm : việc dự tiệc và đãi tiệc, nghĩa là nói đến sự khiêm nhường và bác ái vô vị lợi.
a) Việc dự tiệc.
Khi thấy người ta chen lấn nhau chọn chỗ nhất, chỗ danh dự, Đức Giêsu đưa ra cho họ những lời giáo huấn. Lời giáo huấn của Ngài là bài học xử thế khéo léo ở trong xã hội khi giao tế với nhau. Ngài nói với họ dựa theo một đoạn trong sách Châm ngôn :”Trước mặt vua, con đừng kiêu hãnh, đừng dành giật chỗ người vị vọng. Vì thà để người ta mời con :”Xin mời ông lên” còn hơn là bị hạ xuống trước mặt quan tướng”(Cn 25,6-7).
Đàng khác, việc sắp xếp chỗ là của chủ nhà, vì chủ nhà mới biết địa vị ngôi thứ của khách mời. Còn người tự chọn chỗ danh dự cho mình là người tự tô vẽ cho mình có khi không đúng sự thật, có thể bị mời xuống hàng dưới. Như vậy, danh dự của mình không phải do tự mình tô vẽ, mà do thực tế khách quan người ta công nhận nơi mình và đặt mình ngồi vào đó. Kẻ tự tô vẽ danh dự có thể bị vỡ mặt.
Từ trong quan niệm về cách xử sự giao tế ở trần gian, Đức Giêsu bước sang lãnh vực tôn giáo. Theo đó, danh dự thật không phải là người trần gian gán cho mà danh dự đó phải do Thiên Chúa ban cho. Mà Thiên Chúa thường nâng cao kẻ thấp hèn. Vì thế Ngài nói :”Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
b) Việc đãi tiệc.
Đức Giêsu lại tiếp tục đưa ra lời khuyên khác về tinh thần bác ái vô vị lợi. Theo thói người đời, trong tiệc cưới thì người ta mời người thân, bạn bè, ân nhân…chứ ai mời người nghèo khó đến dự tiệc ? Thế mà Đức Giêsu lại khuyên người ta làm những việc có vẻ ngược đời :”Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù”(Lc 14,13).
Khi mời dự tiệc, người Do thái luôn làm theo óc tính toán, phải có lợi. Cái lợi là sẽ được người ta đền đáp, đúng là “ăn sang ăn giả”. Ngược lại, Đức Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa sẽ đền đáp và sẽ được đền đáp trọng hậu. Vì những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù là những người loan báo Nước Trời. Do đó, đến với người nghèo khó là dấu hiệu ta thủ đắc Nước Trời cách chắc chắn.
II. NÓI VỀ KIÊU NGẠO VÀ KHIÊM NHƯỜNG.
Trong câu nói của Đức Giêsu :”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”, chúng ta thấy câu nói này có hai vế với hai tính cách trái ngược nhau, đó là kiêu ngạo và khiêm nhường.
1. Ai nâng mình lên.
Ai cũng muốn bản thân mình là một cái gì có giá trị và được mọi người công nhận, và tôn trọng giá trị của mình. Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài (x. St 1,26-27; 9,6), nhưng ở mức độ hoàn hảo của một tạo vật giới hạn, đương nhiên kém Ngài rất xa vì Ngài ở mức độ hòan hảo của một Thiên Chúa vô hạn. Mức hoàn hảo của con người về sau lại bị tổn thương vì tội nguyên tổ. Vì thế, từ sâu thẳm, con người vẫn muốn vươn lên hoàn hảo, muốn sống yêu thương, muốn thực hiện Chân Thiện Mỹ, nghĩa là muốn càng ngày càng trở nên giá trị hơn, giống Thiên Chúa hơn. Đấy quả là một chiều hướng rất tốt.
Nhưng do tội lỗi và nhất là tính kiêu ngạo, sự xấu đã nhập vào bản thể của con người, khiến cho chiều hướng tốt ấy bị lạc hướng. Thay vì cố gắng trở nên hòan hảo, có giá trị thật (điều này khó, đòi hỏi con người cố gắng nhiều và quên mình đi), thì con người lại muốn trở nên có vẻ hay được coi như hoàn hảo, như yêu thương, như có giá trị, như giống Thiên Chúa. Điều này giảm bớt cho con người biết bao khó khăn và nỗ lực. Thay vì tìm cách tạo nên giá trị thật sự từ bên trong, con người tìm cách để mình có vẻ như, hay được coi như, và được đối xử như có giá trị, bất chấp bên trong có giá trị thực hay không (JKN).
Như chúng ta đã biết kiêu ngạo dẫn đến thảm họa cho nhân lọai qua lời cám dỗ của ma quỉ :”Ông bà sẽ nên như những vị thần, biết điều thiện ác”(St 3,5) trong câu chuyện ông A dong và bà Evà ăn trái cấm, và được gọi là tội tổ tông truyền.
Theo sách giáo lý Công Giáo, số 1866 thì kiêu ngạo được xếp vào “các mối tội đầu” phát sinh ra các tội và các nết xấu khác. Đó là : Kiêu ngạo, hà tiện, ghen tương, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, và lười biếng hay nguội lạnh”.
Chúng ta thừa hiểu rằng ai cũng mang trong mình mầm mống của sự kiêu ngạo. Nó thường núp bóng dưới nhiều hình thái khác nhau :
- Tự ái là khi bị sỉ nhục liền cảm thấy mất mặt, sinh ra tức giận và tìm cách hạ bệ đối phương ngay.
- Khoe khoang tức là lợi dụng mọi cách mọi dịp để làm cho mình được nổi bật hơn kẻ khác.
- Ganh đua là khi thấy người khác hơn mình thì khó chịu, rồi tìm dịp xoi mói hay tìm cách đưa mình lên.
Tất nhiên, tất cả những biểu hiện đó là xấu, đôi lúc là tội nữa và trái ngược lại với sự khiêm nhường.
Truyện : Chiếc tầu Titanic
Kỷ niệm đáng ghi nhớ và đáng học hỏi nhất cho con người thời nay là câu chuyện chiếc tầu Titanic. Người ta nghĩ rằng bàn tay con người có thể làm nên một con tầu không thể chìm là một sự vô cùng kiêu ngạo. Mọi con tầu do con người chế tạo đều có thể chìm. Bằng việc tuyên bố chúng ta có thể làm ra một con tầu không có thể chìm được với kỹ thuật tân tiến hiện đại đã thách thức quyền năng của Thiên Chúa. Đúng như lời thánh Phaolô nói về tinh thần của thời đại này là kiêu căng (Rm 12,3; 1Cr 4,7). Tinh thần kiêu căng đó đã thúc đẩy người ta viết vào mạn tầu mấy chữ :”No Pope, no God” : không có giáo hoàng, không có Thiên Chúa ! Và trong chuyến hải hành đầu tiên từ Anh sang Mỹ, sự gì đã xẩy ra như chúng ta đã biết. Một tai họa đã giáng xuống như câu chuyện xây tháp Bebel trong Cựu ước(St 11,4).
2. Ai hạ mình xuống
Đối lại với tính kiêu ngạo, Đức Giêsu đã khuyên ta hãy ở khiêm nhường. Chính Ngài đã phán :”Các con hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29).
Vậy khiêm nhường là gì ? Và thế nào mới được gọi là khiêm nhường ? Phải chăng khiêm nhường là tự hạ mình xuống , phủ nhận giá trị thực của mình hay giảm thiểu nó đi ? Không phải thế, đức Khiêm nhường mang nhiều chiều kích sâu xa hơn và tốt đẹp hơn nhiều. Khiêm nhường không phải là ít nghĩ về mình, mà là không nghĩ gì về mình, bởi vì :”Con Người không đến để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ”(Mc 10,45).
Nhà giảng thuyết trứ danh của nước Pháp, cha Lacordaire đã nói :”Khiêm nhường không phải là thấy mình xấu xa hơn, tầm thường hơn, nhưng là biết rõ những gì ta còn thiếu”. Khiêm nhường lấy sự thật làm nền tảng. Tự gắn cho mình cái sai ta không có, phóng đại những lỗi lầm ta không phạm, từ chối không nhìn nhận những khả năng của mình, tự cho mình thua kém mọi người, đó không phải là cách sống khiêm nhường; nhưng đó là dấu hiệu của một quan điểm sai lầm, hay một khuynh hướng bệnh hoạn. Muốn thực hiện khiêm nhường chỉ cần nhìn nhận những khuyết điểm, thấy mình tội lỗi, giới hạn, biết rằng trong tất cả mọi lãnh vực có nhiều người khác vượt xa tôi :
Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường lắm kẻ con dòn hơn mẹ con ta.
Một lần nữa, ta phải khẳng định rằng, khiêm nhường không là gì mà chính là chấp nhận sự thật về mình. Trong Anh ngữ, chữ khiêm nhường là “humility”. Chữ Humility do chữ La tinh “Humus” có nghĩa là đất, tro bụi mà từ đó con người đã được tạo dựng theo như sách Sáng thế đã mô tả (St 2,7). Do đó, khiêm nhường có nghĩa là hạ mình xuống tới đất. Nó nhắc nhở chúng ta lời kêu gọi của Giáo Hội trong ngày thứ Tư lễ Tro về sự thật của thân phận con người :”Hãy nhớ mình là bụi tro, và sẽ trở về cùng tro bụi”.
Truyện : Đọc truyện Tây du ký.
Ai trong chúng ta cũng đã có lần được xem phim Tây du ký của Trung quốc. Một cuốn phim thật hay và hấp dẫn người xem từ đầu tới cuối và còn muốn xem nhiều lần. Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta thấy các nhân vật trong phim cũng hợp với lời của Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay : “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Những hạng tôn mình lên làm Tề Thiên Đại Thánh : bằng Trời, bằng thánh vĩ đại, làm Đại vương, Ma vương, Nữ vương, Hòang hậu, Hòang tử, Công chúa đều bị lột mặt nạ là những đồ khỉ, nhện, thỏ, rắn rết, heo, bò, dê ngựa, hổ báo, sư tử, quỷ vương, buộc phải hiện hình trở về kiếp sống quái vật.
Những thứ nâng mình lên như thế thì nhiều vô kể.
Những thứ hạ mình xuống thì ít lắm. Chỉ thấy có Đường Tăng. Ông luôn luôn xưng mình là bần tăng, vô tài, bất lực trước mọi thử thách nguy hiểm, ông chỉ biết thương người, cầu kinh, khấn Phật, cầu kẻ này, nhờ kẻ kia, nhờ cả đến con khỉ Ngộ Không dẫn đường chỉ lối, cứu giúp, giải vây. Chính nhờ hạ mình xuống mà ai cũng thương mến, kính phục và liên kết với ông. Chính nhờ sự hạ mình xuống mà ông tránh được hiểm họa tranh chấp, đánh lộn, oán thù. Chính nhờ hạ mình xuống mà ông đã lãnh được bộ Kinh dạy ông thành Thánh, thành Phật. Ông đã hạ mình xuống thì được mọi người tôn lên.
Ngoài thứ khiêm nhường thật ra, lại còn thứ khiêm nhường giả tạo nữa. Điều quan trọng ta cần phải đạt được là sự khiêm nhường đích thực bên trong, chứ không phải là sự khiêm nhường giả bộ bề ngòai. Khuynh hướng giả trá nói trên cũng có thể thúc đẩy chúng ta làm ra vẻ khiêm nhường. Chẳng hạn, khi mình có tài hoặc khả năng đặc biệt được nhiều người chiếu cố, nhờ cậy thì mình giả vờ hạ bệ mình bằng cách thoái thác, từ chối, nhưng kỳ thực đó là thủ thuật buộc người ta phải lụy phục, nài nỉ thêm. Lại có người vì để được một lợi lộc gì hay để đạt được một tham vọng nào đó thì luôn tỏ ra nhã nhặn, hiền lành, dễ bảo trước mặt người có quyền để lấy lòng, mua chuộc. Hoặc vì yếu thế mà phải tỏ ra lụy phục, nhưng sau lưng thì phê bình chỉ trích, nói xấu người ta.
Người khiêm nhường đích thực không tự coi mình là gì cả, nên không cảm thấy bực bội khi bị xúc phạm, cũng không cảm thấy có gì đáng phải lên mặt vênh vang khi được ca ngợi tôn vinh. Chỉ có những người khiêm nhường đích thực ấy mới luôn luôn cảm thấy mình hạnh phúc, thanh nhàn, nhẹ nhàng, và được Thiên Chúa yêu quí.
Phải thành thật với mình, nhận ra cái ưu đểm và khuyến điểm của mình và luôn nhận ra mình còn yếu đuối cần có sự trợ giúp của Chúa vì :”Không có Thầy, các con không thể làm gì được” ! “Các con hãy ngồi vào chỗ cuối” ! Đức Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại lời đó. Trước mặt Thiên Chúa, phải biết mình yếu đuối, nhỏ bé, ở chỗ cuối, để rồi hoàn toàn trông cậy vào Chúa, đồng thời hoàn toàn từ bỏ niềm cậy trông vào sức lực của riêng mình. Phải nhỏ bé như trẻ thơ mới được vào Nước Trời (Lc 9,48).
Truyện : Nhận thức đúng thân phận mình.
Tương truyền rằng trước cánh cửa nhà mồ bị khóa chặt, hồn nữ hòang Sissi gõ cửa. Từ nơi thăm thẳm vang lên giọng nói oai nghiêm của vị Cha Già giữ cửa :
- Ai đó ?
Hồn nữ hòang kiêu sa đáp :
- Tôi là nữ hòang Áo quốc, hoàng hậu xứ Hungari.
Tiếng vị Cha Già lạnh lùng :
- Ta không biết.
Tưởng người giữ của chưa hiểu biết về mình, hồn nữ hoàng lại gõ của. Lần này tiếng hỏi của vị Cha Già gắt hơn :
- Ai đó ?
Hồn nữ hoàng lại cao giọng đáp :
- Ta là nữ hòang Elizabeth Sissi của Áo quốc, hòang hậu xứ Hungari, hoàng hậu xứ Bôhême, hoàng hậu của Giêrusalem, nữ lãnh chúa của xứ Transylvanie, đại quận chúa của Toscane và Cracovie…
Lại một lần nữa Cha Già trả lời :
- Ta không biết.
Nghe xong tiếng trả lời của Cha Già :”Ta không biết”, vừa thất vọng đau đớn vừa tủi nhục xấu hổ, hồn nữ hoàng vội quì xuống, lột bỏ hết mọi chức tước cao ngạo của trần thế và khiêm tốn thưa lại một cách giản dị :
- Con là Elizabeth Sissi, một kẻ có tội đáng thương và con tha thiết cầu xin Chúa nhân từ xót thương.
Tức thì tiếng chìa khóa tra vào ổ, vị Cha Già lên tiếng ân cần nói :
- Con hãy vào đi.
Dù câu chuyện chỉ là giả tưởng, nhưng dụng ý của nó muốn nói rằng : giá trị đích thực của một con người ở đời này và đời sau không hệ tại nơi những gì bên ngoài mình có được hay mình chiếm được, mà là do biết rõ mình thế nào. Nghĩa là khi còn sống phải biết sống làm sao để mọi người yêu mến kính phục và khi đã qua đời lại được Chúa xót thương và được thần thánh hỗ trợ thì mỗi người chúng ta gắng sức học hỏi và sống theo bí quyết căn bản này : “Khiêm nhường”. Vì đây chính là chìa khóa để mở được cánh cửa vào thiên đàng (Quê Ngọc).
3. Hạ mình xuống để phục vụ
Đức Giêsu phán :”Con Người đến không phải được phục vụ nhưng đến để phục vụ”(Mc 10,45). Phục vụ là hành động của một người tôi tớ, mà người tôi tớ thì phải phục vụ cho ông chủ. Đức Giêsu đã hạ mình xuống để phục vụ chúng ta để tôn chúng ta lên làm Chúa, còn Ngài lại trở thành tôi tớ. Ngài làm gương cho chúng ta về tinh thần bác ái vô vị lợi.
Sách có chữ rằng :”Phú quí đa nhân hội, bần cùng thân thích ly” : Giầu có thì thiên hạ bâu, nghèo khó thì bà con rời rạc.
Theo cách xử sự thông thường người ta thích những người giầu có, giao du với họ trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Nếu có phục vụ người ta thì cũng chỉ phục vụ “theo nguyên tắc :”Do ut des” : cho đi để lấy lại… Chỉ những ai có tinh thần siêu nhiên và siêu thóat thì mới có thể có được một sự phục vụ vô vị lợi.
Phục vụ là :”Cho đi”, nhưng cái cho đi cũng có nhiều lý do :
- Người ta có thể ban cho vì bổn phận. Chúng ta dâng cho Thiên Chúa và cho lòai người có thể như cách chúng ta trả thuế lợi tức, như phải thanh toán một bổn phận không thể trốn tránh được, lòng không vui chút nào.
- Người ta có thể cho hoàn toàn vì động cơ tư lợi. Dầu có ý thức hay không, người đó có thể coi của mình cho như một thứ vốn đầu tư. Họ kể mỗi món tiền cho đi cho thêm một con số vào trương mục của mình trong ngân hàng của Chúa. Cho cách này không phải do lòng rộng rãi, mà chỉ là sự ích kỷ có tính toán.
- Có người cho để cảm thấy mình là người trên. Cho như thế có thể là một sự độc ác. Việc đó làm tổn thương người nhận hơn là từ chối thẳng thừng. Làm như vậy, người ban cho đứng trên bậc cao của mình để nhìn xuống người thọ nhận. Người đó có thể vừa cho vừa thuyết giáo trên đầu kẻ nhận một bài giảng vắn tắt và đầy tự mãn. Thà không cho gì hết còn tốt hơn là chỉ cho để thỏa mãn tính khoe khoang và tính thích cậy quyền. Các rabbi Do thái có câu nói rằng : cách cho tốt nhất là khi kẻ ban không biết mình cho ai và kẻ nhận cũng không biết mình nhận từ đâu.
- Có người cho vì không thể không làm thế. Đó là cách cho duy nhất thành thật. Luật của Nước Trời là kẻ nào ban cho để được thưởng công, kẻ đó sẽ được phần thưởng, nhưng kẻ nào ban cho mà không nghĩ đến phần thưởng thì phần thưởng của kẻ ấy sẽ chắc chắn. Chỉ có một sự ban cho đích thực là cho vì sức mạnh của tình yêu tràn ra không thể kìm chế. Thiên Chúa ban cho vì Ngài yêu thương thế gian và chúng ta cũng phải làm như vậy.
III. BÀI HỌC CHO NGÀY HÔM NAY.
Đức Giêsu không dạy điều gì mà Ngài đã không làm trước, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Bài học về khiêm nhường và bác ái hôm nay được minh họa bằng chính cuộc sống của Ngài mà thánh Phaolô đã ca tụng trong thư gửi cho tín hữu Philipphê :”Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”(Pl 2,6-9).
Đọan thư Philipphê ngầm so sánh Đức Giêsu với A dong và nói lên cái nghịch lý giữa “lên” và “xuống”. Adong đã muốn lên “bằng Thiên Chúa” và kết quả là đẩy loài người xuống vực sâu. Còn Đức Giêsu tuy vẫn là Thiên Chúa mà không nhất quyết phải đòi cho luôn luôn được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã khước từ tất cả , mặc lấy thân nô lệ thấp hèn. Kết quả là Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban chính hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… Thật đúng như lời Đức Giêsu đã nói :”Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Chúng ta cũng thường theo con đường của Adong tưởng rằng khẳng định được mình khi nâng mình lên trước mặt những người khác. Những cái “mình” mà ta khẳng định ấy chỉ là những dáng vẻ bề ngòai, chỉ là ảo tưởng, chứ không phải là bản thân đích thực của ta.
Triết gia Socrate đã khởi đầu triết lý của mình bằng câu :”Anh hãy tự biết mình”. Biết mình là cái khó vô cùng. Người ta có thể biết được nhiều sự trên trời dưới đất, biết được những cái xa xôi, biết được cả những cái cực kỳ tinh vi, nhưng có cái gần nhất mà không biết. Đó là bản thân mình.
Còn triết gia Blaise Pascal thì nói :”Tôi chỉ biết có một điều là tôi chẳng biết gì cả”. Nếu không biết được gì khác thì làm sao biết được mình vì biết mình là một điều khó.
Vì vậy, mọi sự cần bắt đầu với việc tu thân, canh tân chính đời sống của mình. Để làm được điều căn bản này cần phải biết nhìn xuống và nhìn vào bản thân mình, biết khiêm tốn nhìn vào cuộc sống của mình theo ánh sáng Lời Chúa để được soi sáng mà nhìn thấy những gì tiêu cực, xấu xa cần được thanh luyện sửa chữa.
Truyện vui : Phải biết nhìn xuống.
Có một hòang tử nọ tên là Mukasaki, có một thái độ tự cao tự đại đến độ cả khi đi, ông cũng không bao giờ nhìn xuống đường. Ông bước đi trong tư thế làm oai, ngực đứng thẳng, mắt ngước lên, mọi người trong vùng đặt cho hoàng một tên riêng là :”Người không bao giờ nhìn xuống” và hoàng từ Mukasaki xem ra cũng rất thích biệt hiệu này, ông tuyên bố :”Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống, họ chỉ biết nhìn lên trời cao mà thôi”.
Một ngày nọ, hoàng tử được mời đến dự đại tiệc tại cung đình. Để khoe cho mọi người nhìn thấy bộ áo cẩn ngọc qúi giá có một không hai của mình, hoàng tử quyết định không ngồi xe ngựa nhưng hiên ngang đi bộ từ nhà đến cung đình, dĩ nhiên là với thái độ kiêu hãnh không bao giờ nhìn xuống. Dân chúng tuốn ra hai bên đường trầm trồ khen áo đẹp và quí, điều này lại làm cho hoàng tử thêm kiêu hãnh. Hoàng tử đến cung đình sau hết mọi người, và hiên ngang bước vào. Mọi người cười rộ lên, hoàng tử kiêu hãnh nói :
- Tại sao mọi người cười tôi như vậy ?
Một trong những người khách mới trả lời :
- Xin hoàng tử nhìn xuống đôi chân mình sẽ biết lý do tại sao ?
Hoàng tử nhìn xuống, mặt bỗng đỏ bừng lên vì hổ thẹn. Cả hai đế giầy của hoàng tử đều dính đầy phân ngựa, vì không bao giờ nhìn xuống, hoàng tử giẫm lên không biết bao nhiêu đống phân ngựa từ nhà đến cung đình để dự tiệc.
Hoàng tử trong câu chuyện vui trên không bao giờ nhìn xuống và đã giẫm lên những đống phân ngựa. Nếu chúng ta không biết nhìn lại mình, kiểm điểm cuộc sống mình để biết canh tân khỏi những khuyết điểm và tật xấu, thì chắc chắn chúng ta sẽ chồng chất không biết bao nhiêu tật xấu. Tự phụ kiêu ngạo làm ta nên mù quáng trước những tật xấu của chính mình. Thêm vào đó, chúng ta lại dễ chiều theo khuynh hướng moi móc chuyện xấu của anh chị em, và như thế càng ngày chúng ta càng lún sâu vào trong tật xấu mà không hay biết gì cả ( R.Veritas).
Hãy nghĩ đến kẻ khó nghèo
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:39 29/08/2013
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 14,1.7-14
HÃY NGHĨ ĐẾN KẺ KHÓ NGHÈO
Trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài sống hoàn toàn hòa đồng với con người, Ngài không xa cách, không sống khắc khổ như những Rabbi hay một vị khổ tu nào đó. Chúa Giêsu xuất thân từ quần chúng, từ giới lao động, Ngài cảm thông với con người, đặc biệt những con người nghèo hèn, đau khổ. Ba năm đi giảng đạo, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đi theo Ngài…Ngài giảng dạy trong các Hội Đường, Ngài đi khắp nơi lúc giảng nơi đường phố, lúc trên núi, dưới các cánh đồng, lúc bồng bềnh trên sóng nước mênh mông. Chúa thường ví Nước Trời như một tiệc cưới. Ngài cũng đi tham dự các tiệc cưới khi được mời,Ngài cũng đi dự các bữa cơm gia đình để sống trọn đời thường, tình làng nghĩa xóm vv…Chúa cũng nhận lời mời dùng cơm ở các nhà của người Biệt phái dù Ngài biết họ mời Ngài để dò xét hơn là vì họ hiếu khách vv…
Chúa Giêsu đã có những thái độ, những cử chỉ rất người của mình, như trong bữa tiệc tại nhà ông Simon, Chúa đã tha thứ cho người đàn bà tội lỗi nhưng lại có lòng thống hối, ăn năn. Chúa Giêsu lại có lối cư xử tình người và rất tự nhiên đến nỗi một số môn đệ của Gioan đã gán cho Ngài thích chè chén yến tiệc vv…Chuyện thuật rằng hôm ấy là ngày sabbát, Chúa Giêsu được một thủ lãnh Biệt phái mời đến nhà ông để dự tiệc. Thực tế, khi mời Chúa Giêsu, họ tìm cách dò xét Ngài để lên án Ngài. Do đó, hôm nay họ tấp nập đến ăn tiệc và đồng thời để dò xét Ngài. Tuy nhiên, chính Chúa Giêsu lại là người dò xét họ trước. Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn rất bình thường, Ngài nói rằng khi được mời dự tiệc chúng ta đừng chọn chỗ nhất. Vì biết đâu gia chủ có mời vị nào có thế giá hơn mình, nên buộc lòng chủ nhà phải mời mình nhường chỗ cho khách, thì mình xấu hổ biết bao. Cho nên, từ một bài học xã giao thường thức, Chúa Giêsu muốn nhắm về một ý tưởng cao thương hơn:” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống.Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “. Thực vậy, muốn chiếm một chỗ trong Nước Trời, con người phải hạ mình trước mặt Thiên Chúa và làm theo ý của Ngài. Con người cũng phải đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, nghĩa là trở nên đơn sơ, thánh thiện và ngoan ngùy trước mặt Chúa.
Và trong bữa tiệc kéo dài hôm nay, Chúa Giêsu còn dùng nhiều cơ hội để dạy dỗ con người như Ngài nói với gia chủ hãy nghĩ đến người nghèo, người cùng khổ.Qua việc nhắc nhở gia chủ, Chúa Giêsu cũng dạy dỗ tất cả chúng ta. Sống ở đời, người ta thường cân nhắc, mời ai để họ có thể mời lại mình. Đó là việc xã giao rất bình thường ở đời này. Bởi vì ở đời thường người ta mời mọc hay cho chác là mong được mời lại, cho lại vv…Chúa Giêsu khuyên mọi người chúng ta quan tâm đến những người nghèo, những người neo đơn, túng cực,những người này chẳng có gì để trả lại.Những người nghèo là những người vô tư lợi, những người tay trắng lòng ngay, do đó, họ sống rất thanh tao, cao đẹp trước mặt Thiên Chúa.
Marc Sevin đã viết :” Kết luận của Chúa Giêsu mang mầu sắc của một châm ngôn:” Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên “. “Tự hạ mình “ và “ tôn lên “:hai động tự này không mang nghĩa chung chung.Các Kitô hữu áp dụng hai động tự này cho Chúa Giêsu, Đấng được sinh ra để làm tôi tớ. Người đã sống lại, được tán dương và ngự bên hữu Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hạ mình xuống và đã được nâng lên. Người trở nên gần gũi với những ai khốn khổ bần cùng nhất. Vậy nên, thánh sử Luca đưa Chúa Giêsu vào trong ví dụ. Các môn đệ cũng đi theo những bước chân của Thầy mình, và chọn cuộc sống như Chúa để trở nên những người phục vụ “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn hiểu rằng Chúa yêu thương mọi người bằng một tình yêu vô vị lợi. Chúa luôn quan tâm đến mọi hạng người. Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho những ai thật lòng sám hối ăn năn. Xin cho chúng con biết học cùng Chúa :” Hiền Lành và Khiêm Nhượng “ vì Chúa đã nói :” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu dùng tiệc tại nhà ai ?
2.Chúa Giêsu ví Nước Trời thế nào ?
3.Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến những người nghèo khó ?
4.Nâng mình và hạ mình nghĩa là làm sao ?
Ghế dành riêng
Lm Vũđình Tường
05:30 29/08/2013
Quan khách hay khách quan đều nói về người nhưng mang í nghĩa khác nhau. Từ khách quan mang tính cách thương mại trong kinh doanh. Từ quan khách nói lên tính trang trọng của người khách. Nói đến quan khách là nói đến ghế danh dự dành riêng cho quan khách trong những cử hành lễ hội công cộng. Thực ra vấn đề xếp chỗ cho quan khách không đơn giản như chúng ta thấy nơi các buổi lễ hội công cộng. Khi có người đồng giai cấp, thứ bậc việc sắp xếp chỗ ngồi ngang hàng quả là nhiêu khê. Có nhiều vận động ngầm về chỗ ngồi giữa các viên chức làm việc trong các văn phòng hành chánh cho người lãnh đạo phe nhóm. Người ta nhân danh vị đó đòi hỏi nghi thức đón tiếp làm đau đầu, nhức óc ban tổ chức lễ hội. Tranh cãi đây không phải là ghế ngồi mà chính là danh dự, tiếng tăm, vị thế của người ngồi ghế đó trong ngày lễ hội. Mặc dù các nghi thức cử hành chỉ vỏn vẹn trong thời gian ngắn nhưng danh dự, tiếng tăm đối với những khách danh dự thật là quan trọng.
Khách danh dự trong nước Thiên Chúa hoàn toàn khác. Nước Thiên Chúa không thuộc vào hạng người nắm quyền ngang trời, thế dọc đất. Hành hạ mọi người, già trẻ, lớn bé không trừ ai. Những người vang bóng một thời, hét ra lửa, thở ra quyền. Nói ra kẻ tung, người hứng, lên xuống có người đóng mở cửa. Đứng lên có kẻ bợ, ngồi xuống có kẻ đỡ. Có quyền sinh sát trong tay, có quyền bẻ cong công lí. Trong nước Thiên Chúa không có chỗ riêng cho những người đó. Nước Thiên Chúa dành cho những ai? Thưa là những người có thời mất công lí nay được tuyên công, người nghèo khổ nay vui mừng, kẻ cô đơn nay có bạn thân tình. Người chết vì đức tin nay sống ngàn thu, người tù đầy trong tối tăm nay thấy ánh sáng huy hoàng. Đức Kitô Con Thiên Chúa đứng ra phát thiệp mời họ, đón họ, biến họ là khách danh dự trong nước của Ngài. Theo tinh thần bài Phúc Âm tuần trước họ là những người đi qua cửa hẹp mà vào. Kẻ béo quyền hành, tốt bè phái muốn qua cửa hẹp phải dẹp bỏ tất cả mới qua lọt, bằng không những thế lực kia kéo lại sẽ không thể qua lọt. Bỏ được những quyến rũ bất chánh cần có tinh thần sẵn sàng từ bỏ, cần có tấm lòng khiêm nhu, tự nhận mình sai trái, thiếu sót, giới hạn và khiêm nhường đón nhận Lời Chúa làm hướng đi cho cuộc sống. Thực hiện được điều đó qua hành động cụ thể mến Chúa, yêu tha nhân họ sẽ dễ dàng qua cửa hẹp.
Trong nước Thiên Chúa không có cạnh tranh, vận động ngầm để được ngồi vào ghế danh dự. Những khách vào nước Trời là những người có tấm lòng khiêm cung. Họ đến không phải để được ca tụng nhưng đến chính là vì yêu mến anh em, đến để gặp gỡ, để cùng với mọi người tay bắt, mặt mừng trong ngày hội. Họ đến trong tình thân hữu chân thành, trong tình con một Cha chung là Đức Kitô. Họ đến trong tinh thần sẵn sàng phục vụ người khác như tinh thần lời Đức Kitô phán trong Mat 20,26. Tinh thần đó là con người đến để phục vụ anh em chứ không phải để được phục vụ.
Khiêm nhường và thống hối luôn đi chung với nhau. Người tự nhận khôn ngoan, bằng cấp cao, trí hiểu nhiều rất khó sống khiêm nhường. Người khiêm nhường luôn nhận biết giới hạn, yếu đuối của con người. Họ biết trước mặt Thiên Chúa tài họ không bằng chi, giầu sang của họ là hư không. Vì sao? Vì tất cả những gì họ có đều do Chúa ban. Nhận biết điều này nên họ sống trong khiêm nhường, cưu mang tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Nhận biết điều này nên họ không ghen tị với anh chị em khác khi người đó trội hơn họ về mọi mặt vì họ biết đó là ơn Chúa ban riêng cho người đó. Nhận biết điều này nên họ sống phó thác, tin yêu vì họ biết những gì trong tay là do Chúa trao. Vì là của Chúa ban nên họ có trách nhiệm coi sóc, phát triển và đồng thời chia sẻ những điều đó với anh chị em cần đến chúng. Nói cách khác họ không phải là chủ nhân tài năng mình có mà là người quản gia, gia tài Chúa trao cho họ chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn, phát triển và chia sẻ. Làm được những công việc đó họ xứng đáng ngồi trong ghế danh dự nước trời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Khách danh dự trong nước Thiên Chúa hoàn toàn khác. Nước Thiên Chúa không thuộc vào hạng người nắm quyền ngang trời, thế dọc đất. Hành hạ mọi người, già trẻ, lớn bé không trừ ai. Những người vang bóng một thời, hét ra lửa, thở ra quyền. Nói ra kẻ tung, người hứng, lên xuống có người đóng mở cửa. Đứng lên có kẻ bợ, ngồi xuống có kẻ đỡ. Có quyền sinh sát trong tay, có quyền bẻ cong công lí. Trong nước Thiên Chúa không có chỗ riêng cho những người đó. Nước Thiên Chúa dành cho những ai? Thưa là những người có thời mất công lí nay được tuyên công, người nghèo khổ nay vui mừng, kẻ cô đơn nay có bạn thân tình. Người chết vì đức tin nay sống ngàn thu, người tù đầy trong tối tăm nay thấy ánh sáng huy hoàng. Đức Kitô Con Thiên Chúa đứng ra phát thiệp mời họ, đón họ, biến họ là khách danh dự trong nước của Ngài. Theo tinh thần bài Phúc Âm tuần trước họ là những người đi qua cửa hẹp mà vào. Kẻ béo quyền hành, tốt bè phái muốn qua cửa hẹp phải dẹp bỏ tất cả mới qua lọt, bằng không những thế lực kia kéo lại sẽ không thể qua lọt. Bỏ được những quyến rũ bất chánh cần có tinh thần sẵn sàng từ bỏ, cần có tấm lòng khiêm nhu, tự nhận mình sai trái, thiếu sót, giới hạn và khiêm nhường đón nhận Lời Chúa làm hướng đi cho cuộc sống. Thực hiện được điều đó qua hành động cụ thể mến Chúa, yêu tha nhân họ sẽ dễ dàng qua cửa hẹp.
Trong nước Thiên Chúa không có cạnh tranh, vận động ngầm để được ngồi vào ghế danh dự. Những khách vào nước Trời là những người có tấm lòng khiêm cung. Họ đến không phải để được ca tụng nhưng đến chính là vì yêu mến anh em, đến để gặp gỡ, để cùng với mọi người tay bắt, mặt mừng trong ngày hội. Họ đến trong tình thân hữu chân thành, trong tình con một Cha chung là Đức Kitô. Họ đến trong tinh thần sẵn sàng phục vụ người khác như tinh thần lời Đức Kitô phán trong Mat 20,26. Tinh thần đó là con người đến để phục vụ anh em chứ không phải để được phục vụ.
Khiêm nhường và thống hối luôn đi chung với nhau. Người tự nhận khôn ngoan, bằng cấp cao, trí hiểu nhiều rất khó sống khiêm nhường. Người khiêm nhường luôn nhận biết giới hạn, yếu đuối của con người. Họ biết trước mặt Thiên Chúa tài họ không bằng chi, giầu sang của họ là hư không. Vì sao? Vì tất cả những gì họ có đều do Chúa ban. Nhận biết điều này nên họ sống trong khiêm nhường, cưu mang tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Nhận biết điều này nên họ không ghen tị với anh chị em khác khi người đó trội hơn họ về mọi mặt vì họ biết đó là ơn Chúa ban riêng cho người đó. Nhận biết điều này nên họ sống phó thác, tin yêu vì họ biết những gì trong tay là do Chúa trao. Vì là của Chúa ban nên họ có trách nhiệm coi sóc, phát triển và đồng thời chia sẻ những điều đó với anh chị em cần đến chúng. Nói cách khác họ không phải là chủ nhân tài năng mình có mà là người quản gia, gia tài Chúa trao cho họ chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn, phát triển và chia sẻ. Làm được những công việc đó họ xứng đáng ngồi trong ghế danh dự nước trời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tôi là người khiêm tốn nhất trần gian
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:09 29/08/2013
TÔI LÀ NGƯỜI KHIÊM TỐN NHẤT TRẦN GIAN !
(Chúa Nhật XXII TN C)
Xưa lẫn nay và đến muôn đời, người khiêm tốn đều đáng được người đời mến phục, kính yêu. Trái lại, kẻ kiêu ngạo thì đều bị chê trách. Nếu họ là người quyền cao, chức trọng thì người ta có thể sợ, nhưng không hề kính chút nào. Sách Huấn ca cho ta những lời dạy thiết thực: “Con ơi… càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó”(Hc 3,18.20.28).
Bài tin mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật chuyện Chúa Giêsu nhân thấy nhiều người thích chọn chỗ nhất trong bữa tiệc nên đã lên tiếng dạy về đức khiêm nhường. Chắc hẳn Chúa Giêsu không muốn dạy chúng ta sống khiêm nhượng kiểu “ống điếu”, tức là cố tình hạ mình xuống để được người ta nâng lên. Với kiểu nói ngoa ngữ như ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã làm nổi rõ cái hậu quả rất khác biệt giữa người khiêm tốn và kẻ kiêu ngạo. Vậy thế nào là khiêm tốn đích thực đây? Không gì hơn hãy nhìn vào cuộc đời, thái độ sống của Giêsu Kitô, Đấng đã minh nhiên mời gọi hãy học cùng Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng (x.Mt 11,28-30). Qua cuộc đời của Đấng Cứu Độ, chúng ta có thể nói rằng khiêm tốn là nhìn nhận sự thật, sống trong sự thật và làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).
Sự thật thứ nhất: Nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có đều là do bởi lãnh nhận. Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Người bởi Chúa Cha mà ra và mọi sự Người có đều do Cha ban tặng (x.Ga 7,29; 16,28; 17,1-26). Vì sao có nhiều người ngông cuồng, tự cao tự đại? Xin thưa rằng trên hết, trước hết là vì họ vô tình hay chủ ý quên mất sự thật này: họ được tạo thành chứ không phải tự mình mà có. Nếu giả như họ xác tín rằng ngay chính sự sống và những khả năng, chức phận, những thành quả hay công nghiệp của họ đều do bởi đã lãnh nhận, thì chắc chắn sẽ không có lý do gì để lên mặt, để tự mãn trong cao ngạo hay cuồng ngông.
Sự thật thứ hai: Nhìn nhận rằng chúng ta chỉ thực sự là mình nếu biết sống và hoạt động theo ý Đấng tạo nên chúng ta. Chúa Kitô nhiều lần khẳng định rằng Người đến thế gian này không phải làm theo ý riêng mà để chu toàn thánh ý Chúa Cha (x.Ga 6,38; 7,17). Người nhìn nhận việc thực thi thánh ý Chúa Cha chính là lẽ sống của Người. “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”(Ga 4,34). Khi đã tin nhận rằng những gì chúng ta đang là, đang đều do bởi đã lãnh nhận từ ai đó thì việc sử dụng sự sống mình, các khả năng của mình theo ý người ban tặng là lẽ tất yếu đương nhiên. Một trong những ý nghĩa của cuộc đời con người đó là sống cho tha nhân, sống vì tha nhân. “Con Người đến thế gian này không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Khi truyền bảo những người dọn tiệc đãi khách thì đừng mời những người thân quen, chức cao quyền lớn, mà hãy mời những người tàn tật, đui mù, nghèo hèn.. chắc chắn Chúa Giêsu muốn dạy người đương thời và chúng ta mọi thời rằng những gì chúng ta đang có như của cải, quyền uy đều do đã lãnh nhận và phải sử dụng chúng theo thánh ý Cha trên trời, Đấng muốn chúng ta phải yêu thương nhau một cách vô vị lợi, không chút tính toán thiệt hơn. Thể hiện tình yêu với những người nghèo hèn, bé mọn là một cách thế sống tình yêu vô vị lợi cách rõ nét.
Trong một dịp tỉnh tâm, một linh mục bạn thân dí dỏm: “Thưa các cha, con đây học hành kém cỏi, khả năng thì hạn chế. Tóm lại, tài thì mọn và đức cũng kém, cái gì cũng xin thua các cha, may ra có đức khiêm tốn thì trỗi vượt tất cả. Con thành thật thú nhận mình khiêm tốn nhất trần gian”. Quả thật, dù là giám mục hay linh mục, dù là tu sĩ hay giáo dân trong bậc hôn nhân, đang độc thân hay góa bụa, dù có chút địa vị hay chỉ là hạng “phó thường dân”, thảy chúng ta đều vướng phải cái tội của tổ tiên đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu căng ở đây chủ yếu không phải là thái độ cao ngạo, hống hách cách hịch hỡm đáng ghét, nhưng chính là tình trạng xa rời sự thật. Tên cám dỗ của vườn địa đàng thưở nào đã khiến tiên tổ và cả chúng ta mọi thời quên mất sự thật là chúng ta vốn là loài thụ tạo (x.St 3,1-7). Hữu ý hay vô tình lãng quên sự thật này thì chúng ta dễ lầm tưởng rằng những gì tốt đẹp chúng ta đang là, đang có là do chính bàn tay chúng ta làm nên. Đây chính là căn nguyên của sự kiêu ngạo đáng trách và cũng đáng phạt.
Trong hỏa ngục rất có thể có những người rộng rãi bố thí cho người nghèo. Cũng rất có thể có nhiều người đã từng làm nhiều phép lạ, những người giảng dạy các chân lý cao sâu…nhưng chắc chắn sẽ không hề có bóng dáng một người sống khiêm nhu, biết nhìn nhận và sống trong sự thật. “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm…Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”(Lc 23,41-42). Khi biết nhìn nhận sự thật, người gian chịu treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã nhận được thành quả của sự khiêm nhu: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXII TN C)
Xưa lẫn nay và đến muôn đời, người khiêm tốn đều đáng được người đời mến phục, kính yêu. Trái lại, kẻ kiêu ngạo thì đều bị chê trách. Nếu họ là người quyền cao, chức trọng thì người ta có thể sợ, nhưng không hề kính chút nào. Sách Huấn ca cho ta những lời dạy thiết thực: “Con ơi… càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó”(Hc 3,18.20.28).
Bài tin mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật chuyện Chúa Giêsu nhân thấy nhiều người thích chọn chỗ nhất trong bữa tiệc nên đã lên tiếng dạy về đức khiêm nhường. Chắc hẳn Chúa Giêsu không muốn dạy chúng ta sống khiêm nhượng kiểu “ống điếu”, tức là cố tình hạ mình xuống để được người ta nâng lên. Với kiểu nói ngoa ngữ như ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã làm nổi rõ cái hậu quả rất khác biệt giữa người khiêm tốn và kẻ kiêu ngạo. Vậy thế nào là khiêm tốn đích thực đây? Không gì hơn hãy nhìn vào cuộc đời, thái độ sống của Giêsu Kitô, Đấng đã minh nhiên mời gọi hãy học cùng Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng (x.Mt 11,28-30). Qua cuộc đời của Đấng Cứu Độ, chúng ta có thể nói rằng khiêm tốn là nhìn nhận sự thật, sống trong sự thật và làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).
Sự thật thứ nhất: Nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có đều là do bởi lãnh nhận. Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Người bởi Chúa Cha mà ra và mọi sự Người có đều do Cha ban tặng (x.Ga 7,29; 16,28; 17,1-26). Vì sao có nhiều người ngông cuồng, tự cao tự đại? Xin thưa rằng trên hết, trước hết là vì họ vô tình hay chủ ý quên mất sự thật này: họ được tạo thành chứ không phải tự mình mà có. Nếu giả như họ xác tín rằng ngay chính sự sống và những khả năng, chức phận, những thành quả hay công nghiệp của họ đều do bởi đã lãnh nhận, thì chắc chắn sẽ không có lý do gì để lên mặt, để tự mãn trong cao ngạo hay cuồng ngông.
Sự thật thứ hai: Nhìn nhận rằng chúng ta chỉ thực sự là mình nếu biết sống và hoạt động theo ý Đấng tạo nên chúng ta. Chúa Kitô nhiều lần khẳng định rằng Người đến thế gian này không phải làm theo ý riêng mà để chu toàn thánh ý Chúa Cha (x.Ga 6,38; 7,17). Người nhìn nhận việc thực thi thánh ý Chúa Cha chính là lẽ sống của Người. “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”(Ga 4,34). Khi đã tin nhận rằng những gì chúng ta đang là, đang đều do bởi đã lãnh nhận từ ai đó thì việc sử dụng sự sống mình, các khả năng của mình theo ý người ban tặng là lẽ tất yếu đương nhiên. Một trong những ý nghĩa của cuộc đời con người đó là sống cho tha nhân, sống vì tha nhân. “Con Người đến thế gian này không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Khi truyền bảo những người dọn tiệc đãi khách thì đừng mời những người thân quen, chức cao quyền lớn, mà hãy mời những người tàn tật, đui mù, nghèo hèn.. chắc chắn Chúa Giêsu muốn dạy người đương thời và chúng ta mọi thời rằng những gì chúng ta đang có như của cải, quyền uy đều do đã lãnh nhận và phải sử dụng chúng theo thánh ý Cha trên trời, Đấng muốn chúng ta phải yêu thương nhau một cách vô vị lợi, không chút tính toán thiệt hơn. Thể hiện tình yêu với những người nghèo hèn, bé mọn là một cách thế sống tình yêu vô vị lợi cách rõ nét.
Trong một dịp tỉnh tâm, một linh mục bạn thân dí dỏm: “Thưa các cha, con đây học hành kém cỏi, khả năng thì hạn chế. Tóm lại, tài thì mọn và đức cũng kém, cái gì cũng xin thua các cha, may ra có đức khiêm tốn thì trỗi vượt tất cả. Con thành thật thú nhận mình khiêm tốn nhất trần gian”. Quả thật, dù là giám mục hay linh mục, dù là tu sĩ hay giáo dân trong bậc hôn nhân, đang độc thân hay góa bụa, dù có chút địa vị hay chỉ là hạng “phó thường dân”, thảy chúng ta đều vướng phải cái tội của tổ tiên đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu căng ở đây chủ yếu không phải là thái độ cao ngạo, hống hách cách hịch hỡm đáng ghét, nhưng chính là tình trạng xa rời sự thật. Tên cám dỗ của vườn địa đàng thưở nào đã khiến tiên tổ và cả chúng ta mọi thời quên mất sự thật là chúng ta vốn là loài thụ tạo (x.St 3,1-7). Hữu ý hay vô tình lãng quên sự thật này thì chúng ta dễ lầm tưởng rằng những gì tốt đẹp chúng ta đang là, đang có là do chính bàn tay chúng ta làm nên. Đây chính là căn nguyên của sự kiêu ngạo đáng trách và cũng đáng phạt.
Trong hỏa ngục rất có thể có những người rộng rãi bố thí cho người nghèo. Cũng rất có thể có nhiều người đã từng làm nhiều phép lạ, những người giảng dạy các chân lý cao sâu…nhưng chắc chắn sẽ không hề có bóng dáng một người sống khiêm nhu, biết nhìn nhận và sống trong sự thật. “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm…Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”(Lc 23,41-42). Khi biết nhìn nhận sự thật, người gian chịu treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã nhận được thành quả của sự khiêm nhu: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thần học tội lỗi của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
03:49 29/08/2013
Cho tới nay, cuộc họp báo trên chuyến bay từ Rio về Rôma hồi cuối tháng Bẩy của Đức Phanxicô đã được dư luận khắp thế giới bình luận. Tất nhiên truyền thông thế tục rất khoái khi thấy người cầm đầu Giáo Hội Công Giáo không ngại sử dụng các từ ngữ như “gay”. Câu họ khoái nhất là câu “tôi là ai mà dám phê phán họ”. Họ đây được truyền thông thế tục hiểu là người đồng tính nói chung, bất kể là chỉ có khuynh hướng hay thực sự hành động. Trong khi Đức Phanxicô rõ ràng nói tới những người đồng tính thực sự đi tìm Thiên Chúa và có thiện chí.
Tuy nhiên, điều truyền thông đời phớt lờ hơn cả trong số các phát biểu quan yếu của Đức Phanxicô, ngay trong phần nói về đồng tính, là câu ngài nói về tội lỗi: “Điều quan trọng là nền thần học tội lỗi”.
Không gì bộc trực hơn khi các lời ấy được nói với một thế giới vốn bác bỏ chính ý niệm tội lỗi. Và đấy là điều luôn được vị giáo hoàng này nhấn mạnh. Kể từ lúc được nâng lên hàng giám mục, và nhất là từ lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn luôn thông truyền “nền thần học tội lỗi” một cách mạnh mẽ và minh bạch.
Ngài thường tới lui với chủ đề: tất cả chúng ta đều là người có tội, đã xúc phạm tới Thiên Chúa , cần xét lương tâm hàng ngày, và cải thiện đời sống. Ngài cũng nhắc đến ngài như người tội lỗi, công khai xin tha thứ tội lỗi, và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài. Chính trong cuộc họp báo nói trên, khi được hỏi tại sao ngài cứ năn nỉ xin người ta cầu nguyện cho ngài, ngài đã trả lời như một mục tử đích thật rằng:
“Tôi luôn luôn xin điều đó. Lúc còn là một linh mục, tôi đã xin như thế rồi... Tôi bắt đầu xin điều ấy nhiều hơn khi làm giám mục, vì tôi cảm thấy nếu Chúa không giúp vào việc giúp Dân Chúa tiến lên này, thì nó không thể thực hiện được. Tôi biết mình có nhiều hạn chế, có rất nhiều vấn đề, và tôi, một kẻ tội lỗi, như qúi vị thấy đấy! Nên tôi phải xin điều ấy... Nó phát xuất từ bên trong. Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi nữa. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen phát xuất từ trái tim tôi và cũng là một nhu cầu thực sự nữa do công việc của tôi”
Tháng Tư vừa qua, Đức Phanxicô mô tả nền thần học tội lỗi của ngài như một diễn trình gồm 3 phần. Phần thứ nhất là nhìn nhận bóng tối của cuộc sống hiện đại, một bóng tối dẫn tới không biết bao lầm lạc:
“Bước đi trong bóng tối là quá hài lòng với chính mình, tin rằng ta không cần ơn cứu rỗi. Đó chính là bóng tối! Khi ta tiếp tục con đường tối tăm này, thật khó có thể quay gót. Bởi thế, Thánh Gioan nói tiếp, vì lối suy nghĩ này khiến ngài suy tư: “nếu nói ta không có tội, là ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong ta”. Anh chị em hãy nhìn vào tội lỗi anh chị em, vào tội lỗi chúng ta, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, tất cả chúng ta... Đây là điểm khởi đầu”.
Phần thứ hai là hiểu ra rằng xưng tội không phải chỉ là cách tẩy vết nhơ khỏi linh hồn ta, như thể tòa giải tội là tiệm giặt ủi thần học, mà đúng hơn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi và biến đổi đời ta. Nhưng để tiếp nhận ơn chữa lành của Người, ta phải nhìn nhận không những tội lỗi ta, mà cả sự ân hận của ta khi vi phạm ý Người. Ta phải sẵn lòng nói như Đức Phanxicô:
“ ‘Lạy Chúa, Chúa hãy nhìn xem... con là thế này đây’. Ta thường hay mắc cỡ khi phải nói sự thật: ‘tôi làm điều này, tôi nghĩ điều này’. Nhưng mắc cỡ là một nhân đức Kitô Giáo đích thật, và cả nhân bản nữa... Anh chị em phải đứng trước mặt Chúa ‘với sự thật của kẻ có tội’... Ta đừng nên giả trang trước mặt Thiên Chúa... Đây là nhân đức mà Chúa Giêsu yêu cầu ở nơi ta: khiêm nhường và hiền lành”.
Phần thứ ba của diễn trình này là tuyệt đối tin Thiên Chúa sẽ canh tân ta. “Ta phải tin tưởng, vì khi phạm tội, ta có đấng bào chữa ta với Chúa Cha, là ‘Chúa Giêsu Kitô công chính’. Và Người luôn ‘hỗ trợ ta trước mặt Chúa Cha’ và bênh vực ta trước mọi yếu đuối của ta”.
Trong bài nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô, Đức Phanxicô tóm tắt cái nhìn Công Giáo của ngài về đời sống như sau: “phải đặt Chúa Kitô và Giáo Hội vào trung tâm; phải để Người chinh phục ta để ta phục vụ; phải cảm thấy ân hận về các giới hạn và tội lỗi của ta, ngõ hầu khiêm nhường trước mặt Người”.
Ta sẽ học hỏi nhiều hơn nếu đem so sánh quan điểm của Đức Phanxicô với quan điểm của thế giới duy tục. Ngài coi việc làm tình bên ngoài hôn nhân đương nhiên là sai lầm; thế gian không nghĩ thế, và càng ngày nó càng không tin cả định nghĩa đúng đắn về hôn nhân. Đức Phanxicô chủ trương việc cấp thiết phải xưng tội; thế gian chủ trương phải cử hành và biện minh cho tội lỗi. Ngài tin rằng điều cốt yếu là phải nhìn nhận và cổ vũ một quan niệm Kitô Giáo lành mạnh về mắc cỡ, ân hận, còn thế gian thì chế nhạo chính quan niệm mắc cỡ ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao, trong bài diễn văn tháng Tư, ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất đối với những người không biết mắc cỡ:
“Tôi không biết tiếng Ý có kiểu nói nào tương tự hay không, nhưng ở xứ tôi (Á Căn Đình), những người không bao giờ mắc cỡ được gọi là ‘sin verguenza’: có nghĩa là trâng tráo, vì họ không có khả năng mắc cỡ; mắc cỡ vốn là nhân đức của người khiêm nhường, của những người nam nữ biết khiêm nhường”.
Trong một cột báo gần đây, John Allen cho rằng Đức Phanxicô đã trở thành “vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót” vì “ý niệm nói lên con người của ngài là lòng thương xót. Ngài nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tới khả năng tha thứ vô biên của Thiên Chúa, làm nổi bật điều thế giới cần nghe hơn cả từ Giáo Hội ngày nay là sứ điệp xót thương”.
Điều ấy chắc chắn không sai, tuy nhiên, điều cũng đúng là cái hiểu của Đức Phanxicô về xót thương không phải là cái hiểu của những người bất đồng và duy tục, càng không phải là loại xót thương lầm lẫn mà Đấng Đáng Kính Fulton Sheen đã mạnh mẽ vạch trần và bác bỏ. Lòng xót thương Kitô Giáo thật sự giả thiết phải có một trật tự luân lý vững chắc với một giáo huấn rõ ràng về thiện và ác: nó không phải là ý niệm không đầu đuôi, bất định, thả nổi; nó cũng không phải là khúc nhạc dạo đầu dẫn tới các lý thuyết luân lý đổi thay.
Giáo huấn về xót thương của Đức Phanxicô rất đẹp và gợi hứng, nhưng nó bắt nguồn từ một nền thần học đầy đủ về tội lỗi, một nền thần học mà giáo huấn kia không bao giờ xa lìa. Nền thần học này bao gồm việc thừa nhận tính đáng xấu hổ về các tội trọng của ta, và việc cần từ bỏ chúng, với sự trợ giúp của Chúa Giêsu. Chỉ khi ấy, ta mới cảm nhận được niềm vui và sự chữa lành đầy đủ từ Con Người đầy lòng xót thương.
Tuy nhiên, điều truyền thông đời phớt lờ hơn cả trong số các phát biểu quan yếu của Đức Phanxicô, ngay trong phần nói về đồng tính, là câu ngài nói về tội lỗi: “Điều quan trọng là nền thần học tội lỗi”.
Không gì bộc trực hơn khi các lời ấy được nói với một thế giới vốn bác bỏ chính ý niệm tội lỗi. Và đấy là điều luôn được vị giáo hoàng này nhấn mạnh. Kể từ lúc được nâng lên hàng giám mục, và nhất là từ lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn luôn thông truyền “nền thần học tội lỗi” một cách mạnh mẽ và minh bạch.
Ngài thường tới lui với chủ đề: tất cả chúng ta đều là người có tội, đã xúc phạm tới Thiên Chúa , cần xét lương tâm hàng ngày, và cải thiện đời sống. Ngài cũng nhắc đến ngài như người tội lỗi, công khai xin tha thứ tội lỗi, và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài. Chính trong cuộc họp báo nói trên, khi được hỏi tại sao ngài cứ năn nỉ xin người ta cầu nguyện cho ngài, ngài đã trả lời như một mục tử đích thật rằng:
“Tôi luôn luôn xin điều đó. Lúc còn là một linh mục, tôi đã xin như thế rồi... Tôi bắt đầu xin điều ấy nhiều hơn khi làm giám mục, vì tôi cảm thấy nếu Chúa không giúp vào việc giúp Dân Chúa tiến lên này, thì nó không thể thực hiện được. Tôi biết mình có nhiều hạn chế, có rất nhiều vấn đề, và tôi, một kẻ tội lỗi, như qúi vị thấy đấy! Nên tôi phải xin điều ấy... Nó phát xuất từ bên trong. Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi nữa. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen phát xuất từ trái tim tôi và cũng là một nhu cầu thực sự nữa do công việc của tôi”
Tháng Tư vừa qua, Đức Phanxicô mô tả nền thần học tội lỗi của ngài như một diễn trình gồm 3 phần. Phần thứ nhất là nhìn nhận bóng tối của cuộc sống hiện đại, một bóng tối dẫn tới không biết bao lầm lạc:
“Bước đi trong bóng tối là quá hài lòng với chính mình, tin rằng ta không cần ơn cứu rỗi. Đó chính là bóng tối! Khi ta tiếp tục con đường tối tăm này, thật khó có thể quay gót. Bởi thế, Thánh Gioan nói tiếp, vì lối suy nghĩ này khiến ngài suy tư: “nếu nói ta không có tội, là ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong ta”. Anh chị em hãy nhìn vào tội lỗi anh chị em, vào tội lỗi chúng ta, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, tất cả chúng ta... Đây là điểm khởi đầu”.
Phần thứ hai là hiểu ra rằng xưng tội không phải chỉ là cách tẩy vết nhơ khỏi linh hồn ta, như thể tòa giải tội là tiệm giặt ủi thần học, mà đúng hơn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi và biến đổi đời ta. Nhưng để tiếp nhận ơn chữa lành của Người, ta phải nhìn nhận không những tội lỗi ta, mà cả sự ân hận của ta khi vi phạm ý Người. Ta phải sẵn lòng nói như Đức Phanxicô:
“ ‘Lạy Chúa, Chúa hãy nhìn xem... con là thế này đây’. Ta thường hay mắc cỡ khi phải nói sự thật: ‘tôi làm điều này, tôi nghĩ điều này’. Nhưng mắc cỡ là một nhân đức Kitô Giáo đích thật, và cả nhân bản nữa... Anh chị em phải đứng trước mặt Chúa ‘với sự thật của kẻ có tội’... Ta đừng nên giả trang trước mặt Thiên Chúa... Đây là nhân đức mà Chúa Giêsu yêu cầu ở nơi ta: khiêm nhường và hiền lành”.
Phần thứ ba của diễn trình này là tuyệt đối tin Thiên Chúa sẽ canh tân ta. “Ta phải tin tưởng, vì khi phạm tội, ta có đấng bào chữa ta với Chúa Cha, là ‘Chúa Giêsu Kitô công chính’. Và Người luôn ‘hỗ trợ ta trước mặt Chúa Cha’ và bênh vực ta trước mọi yếu đuối của ta”.
Trong bài nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô, Đức Phanxicô tóm tắt cái nhìn Công Giáo của ngài về đời sống như sau: “phải đặt Chúa Kitô và Giáo Hội vào trung tâm; phải để Người chinh phục ta để ta phục vụ; phải cảm thấy ân hận về các giới hạn và tội lỗi của ta, ngõ hầu khiêm nhường trước mặt Người”.
Ta sẽ học hỏi nhiều hơn nếu đem so sánh quan điểm của Đức Phanxicô với quan điểm của thế giới duy tục. Ngài coi việc làm tình bên ngoài hôn nhân đương nhiên là sai lầm; thế gian không nghĩ thế, và càng ngày nó càng không tin cả định nghĩa đúng đắn về hôn nhân. Đức Phanxicô chủ trương việc cấp thiết phải xưng tội; thế gian chủ trương phải cử hành và biện minh cho tội lỗi. Ngài tin rằng điều cốt yếu là phải nhìn nhận và cổ vũ một quan niệm Kitô Giáo lành mạnh về mắc cỡ, ân hận, còn thế gian thì chế nhạo chính quan niệm mắc cỡ ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao, trong bài diễn văn tháng Tư, ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất đối với những người không biết mắc cỡ:
“Tôi không biết tiếng Ý có kiểu nói nào tương tự hay không, nhưng ở xứ tôi (Á Căn Đình), những người không bao giờ mắc cỡ được gọi là ‘sin verguenza’: có nghĩa là trâng tráo, vì họ không có khả năng mắc cỡ; mắc cỡ vốn là nhân đức của người khiêm nhường, của những người nam nữ biết khiêm nhường”.
Trong một cột báo gần đây, John Allen cho rằng Đức Phanxicô đã trở thành “vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót” vì “ý niệm nói lên con người của ngài là lòng thương xót. Ngài nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tới khả năng tha thứ vô biên của Thiên Chúa, làm nổi bật điều thế giới cần nghe hơn cả từ Giáo Hội ngày nay là sứ điệp xót thương”.
Điều ấy chắc chắn không sai, tuy nhiên, điều cũng đúng là cái hiểu của Đức Phanxicô về xót thương không phải là cái hiểu của những người bất đồng và duy tục, càng không phải là loại xót thương lầm lẫn mà Đấng Đáng Kính Fulton Sheen đã mạnh mẽ vạch trần và bác bỏ. Lòng xót thương Kitô Giáo thật sự giả thiết phải có một trật tự luân lý vững chắc với một giáo huấn rõ ràng về thiện và ác: nó không phải là ý niệm không đầu đuôi, bất định, thả nổi; nó cũng không phải là khúc nhạc dạo đầu dẫn tới các lý thuyết luân lý đổi thay.
Giáo huấn về xót thương của Đức Phanxicô rất đẹp và gợi hứng, nhưng nó bắt nguồn từ một nền thần học đầy đủ về tội lỗi, một nền thần học mà giáo huấn kia không bao giờ xa lìa. Nền thần học này bao gồm việc thừa nhận tính đáng xấu hổ về các tội trọng của ta, và việc cần từ bỏ chúng, với sự trợ giúp của Chúa Giêsu. Chỉ khi ấy, ta mới cảm nhận được niềm vui và sự chữa lành đầy đủ từ Con Người đầy lòng xót thương.
ĐTC Phanxicô: “Một tình yêu không yên nghỉ” mang lại kết quả tốt cho sứ vụ tông đồ.”
Bùi Hữu Thư
10:14 29/08/2013
2013-08-29 Vatican Radio
Đêm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Augustinô, nơi ngài tiếp xúc với các thành viên của Dòng Thánh Augustinô đang hội họp trong tổng công nghị lần thứ 184. Tổng công nghị có sự tham dự của các thành viên đến từ 5 châu, là các tu sĩ nam nữ đã tuân hành quy luật của Đức Giám Mục thành Hippo, cùng với một số giáo dân. Trước khi tiến vào Vương Cung Thánh Đường, Đức Thánh Cha đã dừng lại để chào mừng dân chúng đứng chờ ngài hai bên đường.
Trong bài giảng của Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về “sự không yên nghỉ” của đời sống Thánh Augustinô.
“Thánh Augustinô đã sống với trạng thái không yên nghỉ thế nào trong đời? Hay chúng ta có thể nói, hình thức không yên nghỉ nào mời gọi chúng ta thức tỉnh và giữ cho vị đại thánh này sống động trong đời sống chúng ta?” Đức Thánh Cha nói: trái tim không yên nghỉ của thánh Augustinô là bài học để dậy dỗ chúng ta, mời gọi chúng ta suy niệm về “sự không ngưng nghỉ của việc tìm kiếm đời sống thiêng liêng, sự không ngưng nghỉ của việc gặp gỡ Thiên Chúa, là tình yêu không yên nghỉ.”
Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn nói với những người thờ ơ với Thiên Chúa, với đức tin, với những ai xa lìa Chúa, hay bị bỏ rơi, và ngay cả với chúng ta với “sự xa cách”, và “thờ ơ” với Chúa, có lẽ ít nhiều, nhưng có nhiều người khác trong đời sống hàng ngày: xin hãy nhìn xâu vào tâm khảm, và tự hỏi: Bạn có trái tim ước muốn một điều gì to tát không, hay chỉ có một trái tim bị đời sống vật chất ru ngủ?”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: Sự không yên nghỉ của thánh Augustinô đưa dẫn ngài đến gặp gỡ Chúa Kitô, nhưng không khiến cho ngài ngưng nghỉ. “Ngay cả trong việc khám phá ra Chúa và gặp gỡ Người, thánh Augustinô không ngừng lại, không nghỉ ngơi, không khép kín tâm hồn như những người đã đạt đến đích, ngài vẫn tiếp tục tiến bước. Sự không ngưng nghỉ trong việc tìm kiếm sự thật, tìm kiếm Thiên Chúa, trở thành sự không ngưng nghỉ trong việc luôn luôn tìm hiểu Chúa nhiều hơn, và bước ra khỏi con người của mình để giúp cho người khác cũng được biết Chúa. Và đây chính là sự không yên nghỉ của tình yêu.”
Và, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: sự không ngưng nghỉ này trở thành sứ vụ tông đồ: “Thánh Augustinô ra đi với sự không yên nghỉ này để đến với Chúa, ngài không bao giờ chán nản trong việc loan báo Người, không can đảm rao truyền Phúc Âm, không sợ hãi, và tìm cách trở thành hình ảnh của Chúa Giêsu,là chủ chiên nhân hiền (Ga 10,14), thật vậy, tôi thích nhắc lại là ‘để có mùi giống như đoàn chiên của Người’ (smells like His flock), và ra đi tìm kiếm những con chiên lạc. Thánh Augustinô sống điều thánh Phaolô đã nói với Timôti, và với mọi người trong chúng ta: loan báo Lời Chúa, luôn luôn thành khẩn lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện, loan báo Phúc Âm với một trái tim quảng đại, và to lớn (2 Tim 4,2) của một chủ chiên không yên nghỉ trong việc chăm sóc đoàn chiên. Kho tàng của thánh Augustinô chính là thái độ này: luôn luôn tiến về Chúa, và đến với đoàn chiên… Ngài là một người bị căng thẳng giữa hai thái độ: “ra đi” và không làm cho tình yêu trở thành “riêng tư”... luôn luôn tiến bước! Các bạn phải luôn luôn tiến bước trên hành trình. Luôn luôn không ngưng nghỉ! Và đây chính là sự bình an của tình trạng không yên nghỉ.”
Đức Thánh Cha kết luận: nhưng không yên nghỉ cũng chính là tình yêu, “luôn luôn tìm kiếm…. sự tốt lành nơi người khác, nơi những người thân yêu, với sự nhiệt thành khiến cho phải rơi lệ.” Ngài nói: sự không yên nghỉ của tình yêu “luôn luôn khuyến khích chúng ta đến với tha nhân”, mà không cần phải "chờ đợi người ấy bầy tỏ nhu cầu của họ.”
“Hãy lắng nghe lời kêu gọi của ĐGH cho hòa bình ở Syria”
Anthony Đông Thái
10:12 29/08/2013
Đức Thượng phụ Gregory III (Laham): “Hãy lắng nghe lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho hòa bình ở Syria”
Đức Thượng phụ Gregory III kêu gọi các nước phương Tây hãy lắng nghe lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng. Hành động vũ trang sẽ phá hủy bất kỳ khả năng đối thoại và hòa giải trong tương lai.
Một cuộc tấn công của Hoa Kỳ đối với Syria sẽ lay động niềm tin của thế giới Ả Rập chống lại phương Tây và đó là một tội ác. “Chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho hòa bình ở Syria. Nếu các nước phương Tây muốn tạo nên một nền dân chủ thực sự phải xây dựng nó với hòa giải, thông qua đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, không có vũ khí. Các cuộc tấn công theo kế hoạch của Hoa Kỳ là một hành động tội ác, sẽ gây thêm các nạn nhân khác, ngoài việc thêm hàng chục năm vào hai năm của cuộc chiến tranh này. Điều đó sẽ làm rung chuyển lòng tin của thế giới Ả Rập vào phương Tây.”
Lời thỉnh cầu của Đức Thượng phụ đưa ra “chỉ vài giờ sau khi tin đồn về khả năng Hoa Kỳ tấn công vào Damascus. Cuộc can thiệp được hỗ trợ bởi các nước: Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên đoàn Ả Rập. Vị lãnh đạo tinh thần đã gửi lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 25-8 tới tất cả các giáo xứ ở Syria”.
“Tiếng nói của các Kitô hữu” - Đức Thượng phụ nói - “là của Đức Thánh Cha. Vào thời điểm này, chúng ta phải thực tế. Syria cần sự ổn định và cuộc tấn công vũ trang chống lại chính phủ thực sự không có ý nghĩa.”
Đức Thượng phụ Gregory III đặt câu hỏi: “Điều gì hay ai đã dẫn Syria tới làn ranh đỏ này, làn ranh không thể quay trở lại? Ai đã tạo ra địa ngục này khiến người dân chúng tôi phải sống trong tình trạng này nhiều tháng qua? Mỗi ngày, những kẻ cực đoan Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào Syria với mục đích duy nhất là để tiêu diệt và không một quốc gia nào đã thực hiện bất cứ điều gì để ngăn chặn chúng, ngay cả khi Mỹ quyết định gửi thêm vũ khí”.
Theo Đức Thượng phụ (Thượng Phụ thành Antioch của phương Đông , của Alexandria và Jerusalem của Melkites), các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ một phe đối lập không tồn tại, là bên không có quyền bính trên lãnh thổ Syria. “Mọi chuẩn bị cho Hội nghị Geneva lần thứ hai đã bị đình chỉ. Từ “đối thoại” hiện nay đã rơi vào quên lãng. Trong nhiều tháng, các nước phương Tây đã lãng phí thời gian cho các cuộc thảo luận, trong khi người dân phải chết dưới bom đạn của Assad và bởi các cuộc tấn công của Hồi giáo cực đoan al-Qaeda.”
Đức Thượng phụ Gregory III cảnh báo rằng, một chiến thắng có thể có của người Hồi giáo sẽ cho ra đời một quốc gia phân chia thành những cộng đồng nhỏ, đẩy các Kitô hữu vào nhóm thiểu số. “Cộng đồng của chúng tôi ngày càng bị giảm đi. Giới trẻ đang chạy trốn, các gia đình rời bỏ nhà cửa và làng mạc của họ.”
“Việc các Kitô hữu biến mất là mối nguy hiểm không chỉ cho Syria, mà còn cho toàn châu Âu”. “Sự hiện diện của chúng tôi là điều kiện cần thiết cho một Hồi giáo ôn hoà, vốn tồn tại nhờ các Kitô hữu. Nếu chúng ta biến mất thì không thể có dân chủ ở Syria. Điều này cũng được hỗ trợ bởi chính những người Hồi giáo, những người vốn lo sợ sự điên rồ của Hồi giáo. Nhiều người nói rằng họ không thể sống nơi không có người Kitô hữu.”
Anthony Đông Thái
Một cuộc tấn công của Hoa Kỳ đối với Syria sẽ lay động niềm tin của thế giới Ả Rập chống lại phương Tây và đó là một tội ác. “Chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng cho hòa bình ở Syria. Nếu các nước phương Tây muốn tạo nên một nền dân chủ thực sự phải xây dựng nó với hòa giải, thông qua đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi giáo, không có vũ khí. Các cuộc tấn công theo kế hoạch của Hoa Kỳ là một hành động tội ác, sẽ gây thêm các nạn nhân khác, ngoài việc thêm hàng chục năm vào hai năm của cuộc chiến tranh này. Điều đó sẽ làm rung chuyển lòng tin của thế giới Ả Rập vào phương Tây.”
Lời thỉnh cầu của Đức Thượng phụ đưa ra “chỉ vài giờ sau khi tin đồn về khả năng Hoa Kỳ tấn công vào Damascus. Cuộc can thiệp được hỗ trợ bởi các nước: Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên đoàn Ả Rập. Vị lãnh đạo tinh thần đã gửi lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 25-8 tới tất cả các giáo xứ ở Syria”.
“Tiếng nói của các Kitô hữu” - Đức Thượng phụ nói - “là của Đức Thánh Cha. Vào thời điểm này, chúng ta phải thực tế. Syria cần sự ổn định và cuộc tấn công vũ trang chống lại chính phủ thực sự không có ý nghĩa.”
Đức Thượng phụ Gregory III đặt câu hỏi: “Điều gì hay ai đã dẫn Syria tới làn ranh đỏ này, làn ranh không thể quay trở lại? Ai đã tạo ra địa ngục này khiến người dân chúng tôi phải sống trong tình trạng này nhiều tháng qua? Mỗi ngày, những kẻ cực đoan Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào Syria với mục đích duy nhất là để tiêu diệt và không một quốc gia nào đã thực hiện bất cứ điều gì để ngăn chặn chúng, ngay cả khi Mỹ quyết định gửi thêm vũ khí”.
Đức Thượng phụ Gregory III cảnh báo rằng, một chiến thắng có thể có của người Hồi giáo sẽ cho ra đời một quốc gia phân chia thành những cộng đồng nhỏ, đẩy các Kitô hữu vào nhóm thiểu số. “Cộng đồng của chúng tôi ngày càng bị giảm đi. Giới trẻ đang chạy trốn, các gia đình rời bỏ nhà cửa và làng mạc của họ.”
“Việc các Kitô hữu biến mất là mối nguy hiểm không chỉ cho Syria, mà còn cho toàn châu Âu”. “Sự hiện diện của chúng tôi là điều kiện cần thiết cho một Hồi giáo ôn hoà, vốn tồn tại nhờ các Kitô hữu. Nếu chúng ta biến mất thì không thể có dân chủ ở Syria. Điều này cũng được hỗ trợ bởi chính những người Hồi giáo, những người vốn lo sợ sự điên rồ của Hồi giáo. Nhiều người nói rằng họ không thể sống nơi không có người Kitô hữu.”
Anthony Đông Thái
ĐGH Phanxicô điện thoại an ủi nạn nhân bị hãm hiếp
Anthony Đông Thái
10:01 29/08/2013
ĐGH Phanxicô điện thoại an ủi nạn nhân bị hãm hiếp
Một phụ nữ 44 tuổi từ Argentina cho biết sau khi viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để kể với ngài rằng cô đã bị hãm hiếp bởi một sĩ quan cảnh sát địa phương, Đức Thánh Cha đã gọi điện riêng cho cô và nói: “Con không đơn độc.”
“Đức Thánh Cha nói với tôi rằng ngài nhận được hàng ngàn lá thư mỗi ngày, nhưng những gì tôi viết đã lay động ngài, và chạm vào trái tim của ngài”, người phụ nữ nói trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Canal 10 của Đại học Quốc gia Cordoba .
“Khi tôi nghe giọng nói của Đức Giáo Hoàng, cảm giác giống như bàn tay của Chúa”.
Trong thư, cô khẩn cầu Đức Thánh Cha giúp đỡ, và giải thích cô đã bị cưỡng hiếp đến hai lần bởi một sĩ quan cảnh sát, sau đó còn đe dọa cô.
Vào chiều Chúa Nhật, điện thoại di động của cô reo vang, và khi cô hỏi ai, thì được trả lời: “Đây là Đức Giáo Hoàng”.
“Tôi đã chết điếng”, cô nói.
Cuộc trò chuyện kéo dài khoảng nửa giờ và tập trung vào “đức tin và lòng tin cậy”.
“Đức Thánh Cha chăm chú lắng nghe câu chuyện của tôi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì ngay bây giờ để đi đến Vatican. Ngài nói ngài sẽ gặp tôi”.
Người phụ nữ nói với đài truyền hình rằng cho đến nay cô vẫn chưa nhận được công lý, cáo buộc các quan chức địa phương đã che đậy tội ác, từ chối nghe câu chuyện của cô, và thậm chí còn khuyến khích nghi phạm.
“Bây giờ tôi biết tôi không một mình, và tôi sẽ đứng lên lần nữa,” cô nói. “Đức Thánh Cha nói với tôi rằng tôi không phải đơn độc và tôi có niềm tin công lý sẽ được thực thi”.
Cuộc gọi điện thoại này là cuộc gọi mới nhất trong một loạt các cuộc gọi điện thoại cá nhân tương tự mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện kể từ khi ngài trở thành Giáo hoàng từ tháng Ba.
Anthony Đông Thái
Một phụ nữ 44 tuổi từ Argentina cho biết sau khi viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để kể với ngài rằng cô đã bị hãm hiếp bởi một sĩ quan cảnh sát địa phương, Đức Thánh Cha đã gọi điện riêng cho cô và nói: “Con không đơn độc.”
“Đức Thánh Cha nói với tôi rằng ngài nhận được hàng ngàn lá thư mỗi ngày, nhưng những gì tôi viết đã lay động ngài, và chạm vào trái tim của ngài”, người phụ nữ nói trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Canal 10 của Đại học Quốc gia Cordoba .
“Khi tôi nghe giọng nói của Đức Giáo Hoàng, cảm giác giống như bàn tay của Chúa”.
Trong thư, cô khẩn cầu Đức Thánh Cha giúp đỡ, và giải thích cô đã bị cưỡng hiếp đến hai lần bởi một sĩ quan cảnh sát, sau đó còn đe dọa cô.
Vào chiều Chúa Nhật, điện thoại di động của cô reo vang, và khi cô hỏi ai, thì được trả lời: “Đây là Đức Giáo Hoàng”.
“Tôi đã chết điếng”, cô nói.
Cuộc trò chuyện kéo dài khoảng nửa giờ và tập trung vào “đức tin và lòng tin cậy”.
“Đức Thánh Cha chăm chú lắng nghe câu chuyện của tôi. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì ngay bây giờ để đi đến Vatican. Ngài nói ngài sẽ gặp tôi”.
Người phụ nữ nói với đài truyền hình rằng cho đến nay cô vẫn chưa nhận được công lý, cáo buộc các quan chức địa phương đã che đậy tội ác, từ chối nghe câu chuyện của cô, và thậm chí còn khuyến khích nghi phạm.
“Bây giờ tôi biết tôi không một mình, và tôi sẽ đứng lên lần nữa,” cô nói. “Đức Thánh Cha nói với tôi rằng tôi không phải đơn độc và tôi có niềm tin công lý sẽ được thực thi”.
Cuộc gọi điện thoại này là cuộc gọi mới nhất trong một loạt các cuộc gọi điện thoại cá nhân tương tự mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện kể từ khi ngài trở thành Giáo hoàng từ tháng Ba.
Anthony Đông Thái
Đức Thánh Cha tiếp kiến Quốc Vương Giordani
Lm. Trần Đức Anh OP
11:52 29/08/2013
VATICAN. Tòa Thánh và Quốc Vương Giordani tái khẳng định rằng đối thoại và thương thuyết là giải pháp duy nhất để chấm dứt bạo lực và xung đột tại Siria.
Lập trường trên đây được bày tỏ trong cuộc tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Quốc vương Abdullah II và hoàng hậu Raina của Giordani sáng 29-8-2013 tại Vatican.
Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết sau khi gặp Đức Thánh Cha, Quốc vương đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone và Ngoại trưởng Dominique Mamberti.
”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã duyệt qua những đề tài có liên hệ chung, nhất là việc thăng tiến hòa bình và sự ổn định tại Trung Đông, đặc biệt là việc mở lại các cuộc thương thuyết giữa người Israel và Palestine, cũng như vấn đề thành Jerusalem.
”Các vị đặc biệt chú ý đến tình trạng bi thảm tại Siria. Về vấn đề này, có sự tái khẳng định rằng con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần trong xã hội Siria, với sự hỗ trợ của Cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất để chấm dứt xung độg và bạo lực, hằng ngày gây ra chết chóc cho bao nhiêu người, nhất là nơi các thường dân vô phương thế tự vệ.
”Ngoài ra, Tòa Thánh đánh giá cao sự dấn thân của Vua Abdullah trong lãnh vực đối thoại liên tôn và sáng kiến triệu tập tại thủ đô Amman vào đầu tháng 9 này, một Hội nghị về những thách đố mà các tín hữu Kitô tại Trung Đông phải đương đầu, đặc biệt trong giai đoạn thay đổi xã hội chính trị hiện nay. Sau cùng, các vị nói đến sự đóng góp tích cực mà các cộng đồng Kitô mang lại cho các xã hội trong vùng mà họ là thành phần trọn vẹn”.
Tháp tùng quốc vương và hoàng hậu nước Giordani trong cuộc viếng thăm tại Tòa Thánh có một đoàn 7 người. (SD 29-8-2013)
Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết sau khi gặp Đức Thánh Cha, Quốc vương đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone và Ngoại trưởng Dominique Mamberti.
”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã duyệt qua những đề tài có liên hệ chung, nhất là việc thăng tiến hòa bình và sự ổn định tại Trung Đông, đặc biệt là việc mở lại các cuộc thương thuyết giữa người Israel và Palestine, cũng như vấn đề thành Jerusalem.
”Các vị đặc biệt chú ý đến tình trạng bi thảm tại Siria. Về vấn đề này, có sự tái khẳng định rằng con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần trong xã hội Siria, với sự hỗ trợ của Cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất để chấm dứt xung độg và bạo lực, hằng ngày gây ra chết chóc cho bao nhiêu người, nhất là nơi các thường dân vô phương thế tự vệ.
”Ngoài ra, Tòa Thánh đánh giá cao sự dấn thân của Vua Abdullah trong lãnh vực đối thoại liên tôn và sáng kiến triệu tập tại thủ đô Amman vào đầu tháng 9 này, một Hội nghị về những thách đố mà các tín hữu Kitô tại Trung Đông phải đương đầu, đặc biệt trong giai đoạn thay đổi xã hội chính trị hiện nay. Sau cùng, các vị nói đến sự đóng góp tích cực mà các cộng đồng Kitô mang lại cho các xã hội trong vùng mà họ là thành phần trọn vẹn”.
Tháp tùng quốc vương và hoàng hậu nước Giordani trong cuộc viếng thăm tại Tòa Thánh có một đoàn 7 người. (SD 29-8-2013)
Chúa đến để đốt lên một ngọn lữa . . .
Pt Huỳnh Mai Trác
14:58 29/08/2013
“Sức mạnh chính yếu của người Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và của tình yêu thương, bao gồm cả việc từ chối mọi bạo lực”, đó là lời tuyên bố của Đức Giáo Hòang Phanxicô trong buổi Đọc Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 18 tháng 8 vừa qua .
“Chào anh chị em rất thân mến !”
“Trong Phụng vụ ngày hôm nay, chúng ta nghe những lời trong thư gởi cho người Do thái: “ chúng ta hãy cương quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta . Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, Đấng khởi nguồn Đức Tin” .(Hb 12,1-2). Đây là một biểu hiệu chúng ta cần đặc biệt chú ý trong Năm Đức Tin này .
“Chúng ta cũng vậy, trong suốt năm này, chúng ta hãy nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, bởi vì đức tin là lời “xin vâng” với mối liên hệ cha con với Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu phát xuất từ đó: vì chính Chúa Giêsu là Đấng trung gian giữa chúng ta với Đức Chúa Cha ở trên Trời . Chúa Giêsu là Người Con, và nhờ Người chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa” .
“Nhưng Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay có một lời của Chúa Giêsu tạo nên một khủng hoảng cần phải được giải thích hầu tránh mọi hiểu lầm . Chúa Giêsu nói với các môn đệ : Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an đến thế gian ư ? Thầy bảo các con, không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ”(Lc 12,51) .
“Như vậy là thế nào ? Điều đó có nghĩa là đức tin không phải là một thứ trang sức, đồ trang trí, sống đức tin không phải là trang trí đời sống với một chút đạo giáo, như trang trí chiếc bánh với chút kẹm . Không, đó không phải là đức tịn, Đức Tin là chọn Thiên Chúa như là căn bản của cuộc sống, và Thiên Chúa không phải là sự trống không, Thiên Chúa cũng không phải là sự vô tính, Thiên Chúa luôn là xác thực, Thiên Chúa là Tình Yêu, vì Tình Yêu luôn là xác thực !
“ Từ khi Chúa Giêsu đến trong thế gian này, thì người ta không thể nói là không biết Thiên Chúa được . Và như đó là một điều gì trừu tượng, trống không,hay chỉ là một danh xưng!, Không Thiên Chúa là xác thực, Thiên Chúa có môt danh xưng: Thiên Chúa là sự thương xót, Thiên Chúa là sự trung tín, Thiên Chúa là sự sống đã được trao ban cho chúng ta . Và chính những điều đó mà Chúa Giêsu nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ; không phải là Chúa Giêsu muốn chia rẽ giữa con người với nhau, trái lại Chúa Giêsu là sự bình an của chúng ta, là sự hòa hợp giữa chúng ta !
“Nhưng sự bình an không phải là bình an của kẻ chết, bình an này không phải là trung lập, Chúa Giêsu không mang đến sự trung lập, sự bình an này cũng không phải là sự thỏa hiệp bằng mọi giá . Đi theo Chúa Giêsu là từ chối mọi sự xấu, lòng vị kỷ, và chọn sự tốt, sự thật, sự công bình cho dù phải hy sinh và từ chối mọi lợi ích cá nhân . Và điều đó chính là sự chia rẽ, như chúng ta biết là có thể đổ vở với những mối thân tình gần gủi nhất .
“Nhưng hãy thận trọng: không phải là Chúa Giêsu chia rẽ ! Ngài chỉ đưa ra tiêu đề: là sống cho chính mình hay là sống cho Chúa và cho những kẻ khác; để được phục vụ hay phục vụ kẻ khác; vâng theo ý riêng của mình hay vâng theo ý Chúa . Và đây chính là ý nghĩa “ Chúa Giêsu là một sự mâu thuẫn”.(Lc 2,34) .
“Như vậy, lời này của Phúc Âm không cho phép dùng sức mạnh để truyền bá Đức Tịn mà trái lại : sức mạnh của người Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và của tình yêu thương, bao gồm viêc từ chối mọi bạo lưc. Đức tin và bạo lực không thể tương hơp . Trái lại đức tin và sức mạnh có thể đi đôi với nhau . Người Kitô hữu không bạo động nhưng có sức manh. Sức mạnh gì ? Sức mạnh của sự dịu dàng, sức mạnh của tình yêu thương .
“Các bạn thân mến, những người thân thuộc của Chúa Giêsu cũng vậy, có nhiều người không đồng ý lối sống và cách giảng dạy của chúa Giêsu như Tin Mừng đã nêu ra (Mc 3,20-21). Nhưng Mẹ của Ngài dã trung tín đi theo Ngài và Bà luôn hướng mắt nhìn Chúa Giêsu, Đấng Con của Thiên Chúa và nhiệm mầu của Ngượi . Và cuối cùng nhờ đức tin của Mẹ Maria, nhừng người thân thuộc đã trở thành những nhà rao truyền Tin Mừng và tạo lập những cọng đòan Kitô hữu đầu tiên (Ac 1, 14) . Hày cầu xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ chúng ta và giúp chúng ta luôn hướng mắt về Chúa Giêsu và luôn bước theo Ngài dù phải trả giá bằng sự hy sinh” . (Nguồn tin: VIS)
“Chào anh chị em rất thân mến !”
“Trong Phụng vụ ngày hôm nay, chúng ta nghe những lời trong thư gởi cho người Do thái: “ chúng ta hãy cương quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta . Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, Đấng khởi nguồn Đức Tin” .(Hb 12,1-2). Đây là một biểu hiệu chúng ta cần đặc biệt chú ý trong Năm Đức Tin này .
“Chúng ta cũng vậy, trong suốt năm này, chúng ta hãy nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, bởi vì đức tin là lời “xin vâng” với mối liên hệ cha con với Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu phát xuất từ đó: vì chính Chúa Giêsu là Đấng trung gian giữa chúng ta với Đức Chúa Cha ở trên Trời . Chúa Giêsu là Người Con, và nhờ Người chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa” .
“Nhưng Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay có một lời của Chúa Giêsu tạo nên một khủng hoảng cần phải được giải thích hầu tránh mọi hiểu lầm . Chúa Giêsu nói với các môn đệ : Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an đến thế gian ư ? Thầy bảo các con, không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ”(Lc 12,51) .
“Như vậy là thế nào ? Điều đó có nghĩa là đức tin không phải là một thứ trang sức, đồ trang trí, sống đức tin không phải là trang trí đời sống với một chút đạo giáo, như trang trí chiếc bánh với chút kẹm . Không, đó không phải là đức tịn, Đức Tin là chọn Thiên Chúa như là căn bản của cuộc sống, và Thiên Chúa không phải là sự trống không, Thiên Chúa cũng không phải là sự vô tính, Thiên Chúa luôn là xác thực, Thiên Chúa là Tình Yêu, vì Tình Yêu luôn là xác thực !
“ Từ khi Chúa Giêsu đến trong thế gian này, thì người ta không thể nói là không biết Thiên Chúa được . Và như đó là một điều gì trừu tượng, trống không,hay chỉ là một danh xưng!, Không Thiên Chúa là xác thực, Thiên Chúa có môt danh xưng: Thiên Chúa là sự thương xót, Thiên Chúa là sự trung tín, Thiên Chúa là sự sống đã được trao ban cho chúng ta . Và chính những điều đó mà Chúa Giêsu nói: Thầy đến để đem sự chia rẽ; không phải là Chúa Giêsu muốn chia rẽ giữa con người với nhau, trái lại Chúa Giêsu là sự bình an của chúng ta, là sự hòa hợp giữa chúng ta !
“Nhưng sự bình an không phải là bình an của kẻ chết, bình an này không phải là trung lập, Chúa Giêsu không mang đến sự trung lập, sự bình an này cũng không phải là sự thỏa hiệp bằng mọi giá . Đi theo Chúa Giêsu là từ chối mọi sự xấu, lòng vị kỷ, và chọn sự tốt, sự thật, sự công bình cho dù phải hy sinh và từ chối mọi lợi ích cá nhân . Và điều đó chính là sự chia rẽ, như chúng ta biết là có thể đổ vở với những mối thân tình gần gủi nhất .
“Nhưng hãy thận trọng: không phải là Chúa Giêsu chia rẽ ! Ngài chỉ đưa ra tiêu đề: là sống cho chính mình hay là sống cho Chúa và cho những kẻ khác; để được phục vụ hay phục vụ kẻ khác; vâng theo ý riêng của mình hay vâng theo ý Chúa . Và đây chính là ý nghĩa “ Chúa Giêsu là một sự mâu thuẫn”.(Lc 2,34) .
“Như vậy, lời này của Phúc Âm không cho phép dùng sức mạnh để truyền bá Đức Tịn mà trái lại : sức mạnh của người Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và của tình yêu thương, bao gồm viêc từ chối mọi bạo lưc. Đức tin và bạo lực không thể tương hơp . Trái lại đức tin và sức mạnh có thể đi đôi với nhau . Người Kitô hữu không bạo động nhưng có sức manh. Sức mạnh gì ? Sức mạnh của sự dịu dàng, sức mạnh của tình yêu thương .
“Các bạn thân mến, những người thân thuộc của Chúa Giêsu cũng vậy, có nhiều người không đồng ý lối sống và cách giảng dạy của chúa Giêsu như Tin Mừng đã nêu ra (Mc 3,20-21). Nhưng Mẹ của Ngài dã trung tín đi theo Ngài và Bà luôn hướng mắt nhìn Chúa Giêsu, Đấng Con của Thiên Chúa và nhiệm mầu của Ngượi . Và cuối cùng nhờ đức tin của Mẹ Maria, nhừng người thân thuộc đã trở thành những nhà rao truyền Tin Mừng và tạo lập những cọng đòan Kitô hữu đầu tiên (Ac 1, 14) . Hày cầu xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ chúng ta và giúp chúng ta luôn hướng mắt về Chúa Giêsu và luôn bước theo Ngài dù phải trả giá bằng sự hy sinh” . (Nguồn tin: VIS)
Nam Hàn: Đức Thánh Cha gửi điện văn cho tổng giáo phận Hán Thành
Bùi Hữu Thư
16:24 29/08/2013
Thánh Anrê Kim Tae-gon, tử đạo Đại Hàn |
Nhân dịp “Tháng các vị tử đạo” vào tháng 9, 2013
ROME, 29 tháng 8, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Tổng giáo phận Hán Thành đã tuyên bố tháng 9, 2013 là “Tháng kính các vị tử đạo” để tưởng nhớ những vị đã hy sinh mạng sống vì đức tin trong thời kỳ cấm đạo.
Nhân dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đức Tổng Giám Mục Anrê Yeom Soo jung, tổng giáo phận Hán Thành, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone.
Điện văn viết: Đức Thánh Cha “nguyện cầu cho tháng kính các vị tử đạo giúp cho các khách hành hương có dịp để hâm nóng đức tin trong tim, và để dấn thân hoàn toàn vào sứ vụ khẩn cấp của việc truyền giáo.”
Đức Thánh Cha cũng cầu chúc cho “tất cả những ai tham dự vào cuộc hành hương trong tháng này, được trợ giúp bởi những lời cầu nguyện và gương sáng của các vị tử đạo, cũng có thể gia tăng việc hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hy sinh mạng sống, để chúng ta có thể dự phần vào ân sủng quý giá của đời sống vĩnh cửu.”
Cuối cùng, ngài trao phó tất cả các khách hành hương cho “sự cầu bầu đắc lực của Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, và lời cầu của các vị tử dạo Đại Hàn”, trước khi ban phép lành Tòa Thánh cho họ.
Theo hãng thông tấn Vatican Fides, tổng giáo phận Hán Thành đã mời gọi các tín hữu “suy niệm, và đào sâu ý nghĩa tử đạo trong lịch sử cá nhân và cộng đoàn của họ.”
Nghi lễ khai mạc dựa trên chủ đề “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6), sẽ được tổ chức vào ngày 2 tháng 9, tại nhà thờ chánh tòa Myeongdong.
Theo lịch trình kính các thánh của Rôma, ngày lễ kính các thánh tử đạo Đại Hàn được ấn định là ngày 20 tháng 9, để tưởng nhớ 103 vị tử đạo Đại Hàn, trong đó có Thánh Anrê Kim Tae-gon, linh mục, Phaolô Chong Ha-sang và các bạn tử đạo là ba giám mục, tám linh mục và các giáo dân.
Cũng theo nguồn tin Vatican Fides, trong suốt tháng 9, tổng giáo phận đề nghị với những người đã rửa tội hãy lên đường viếng thăm các thánh đường có thờ các thánh tử đạo, cũng như các thanh điạ nằm bên trong thành phố.
Top Stories
Hongkong: l’Eglise catholique pointe les dangers d’une non-prise en compte des aspirations démocratiques de la population
Eglises d’Asie
10:03 29/08/2013
Le 27 août dernier, dans un entretien à l’agence Reuters, l’évêque émérite du diocèse de Hongkong, le cardinal Zen Ze-kiun, a mis en garde les autorités de Hongkong contre les dangers qu’il y aurait pour elles à ne pas prendre en compte la demande populaire d’instaurer le suffrage universel lors des élections à venir de 2017. Il a précisé qu’il se tenait prêt à rejoindre Occupy Central, le mouvement civique qui appelle à une occupation pacifique du centre financier de Hongkong en juillet 2014 pour obtenir le suffrage universel, et qu’il ne craignait pas une éventuelle arrestation par la police à cette occasion.
Agé de 81 ans, évêque du diocèse catholique de Hongkong jusqu’en 2009, le cardinal Zen est un avocat de longue date des droits politiques réclamés par une portion de plus en plus importante de la population de Hongkong, et notamment de l’instauration d’une démocratie politique fondée sur le suffrage universel comme le prévoyaient les accords sur le retour de Hongkong sous le drapeau chinois. Pourtant, dans cet entretien du 27 août, le cardinal se montre pessimiste quant à la perspective de voir instauré le suffrage universel à Hongkong, et notamment en 2017, date prévue pour les prochaines élections de l’exécutif local. Il estime même que le gouvernement hongkongais et les partisans de Pékin pourraient tabler sur d’éventuelles violences de la part des militants pro-démocratie pour autoriser le recours à la répression et justifier à nouveau le report sine die du suffrage universel afin de choisir le chef de l’exécutif ou les députés du Parlement local. « Oui, il se peut qu’ils suscitent des violences et même qu’ils infiltrent le mouvement [Occupy Central]. Ce danger existe. Je crains qu’ils ne finissent par recourir à la violence et disposent ainsi d’un prétexte pour tout écraser », s’inquiète Mgr Zen.
Les propos du cardinal interviennent dans un contexte passablement tendu où l’affrontement entre les pro-Pékin d’un côté et les partisans de la démocratie politique de l’autre se fait de plus en plus vif.
Le 1er juillet dernier, date anniversaire de la rétrocession de Hongkong à la Chine (1997), la traditionnelle marche des milieux pro-démocratie, en marge des commémorations officielles, a réuni la foule considérable de 430 000 personnes (sachant que Hongkong compte sept millions d’habitants), malgré une pluie battante. Outre les frustrations liées à la collusion entre les milieux d’affaires et le gouvernement, celles liées à l’écart grandissant entre les pauvres et les riches, celles dues au coût exorbitant du logement, les manifestants affirmaient clairement qu’ils avaient suffisamment attendu pour voir encore repoussée l’introduction du suffrage universel dans le système politique.
Dans la continuation de cette mobilisation populaire, deux professeurs d’université et un pasteur protestant ont lancé le mouvement Occupy Central, en prenant modèle sur le mouvement de protestation pacifique Occupy Wall Street né en 2011 à New York. Les protagonistes d’Occupy Central promettent de bloquer le quartier de Central, cœur de la place financière qu’est Hongkong en Asie, en juillet 2014, en y organisant des manifestations pacifiques et en appelant à la désobéissance civile. A l’évidence, les autorités locales voient d’un très mauvais œil ce mouvement qui risque de ternir l’image de stabilité et de tranquillité dont jouit Hongkong.
Dans la mobilisation tous azimuts qui agite aujourd’hui Hongkong, l’Eglise catholique n’est pas restée silencieuse. Le 25 juillet sur son site Internet, puis en Une des éditions anglaise et chinoise de son hebdomadaire, le diocèse de Hongkong a publié un « Appel urgent à l’action responsable et au dialogue sincère » au sujet « du suffrage universel et de la désobéissance civile ». Le diocèse y rappelle son engagement en faveur de l’introduction du suffrage universel dans les institutions politiques de Hongkong et reprend les arguments déjà développés dans la lettre ouverte au gouvernement publiée en février de l’année dernière. Mais, fait nouveau, l’appel ne rejette pas la perspective d’un recours à la désobéissance civile. « (…), si aucune réponse positive n’a été apportée à des appels persistants à corriger des injustices graves ou si aucun recours juridique n’est possible, ou bien encore si des structures politiques non démocratiques ne permettent pas un accès aux moyens normaux pour corriger ou réformer, des situations exceptionnelles font que, dans certaines limites, la ‘désobéissance civile’ est justifiée », peut-on lire dans ce texte.
Dans la conférence de presse qui a suivi la publication de cet appel, le P. Michael Yeung, vicaire général du diocèse, a insisté pour dire que l’Eglise ne faisait qu’appeler toutes les parties à « dialoguer » et qu’elle ne militait pas pour des actions de désobéissance civile, lesquelles risqueraient de « diviser la société ». Mais, pour ceux qui à Hongkong et à l’intérieur de l’Eglise doutaient de la volonté de l’actuel évêque du diocèse, Mgr John Tong Hon, de réaffirmer la nécessité d’une réforme politique à Hongkong, l’appel du 25 juillet montre que Mgr Tong « suit la voie ouverte par Mgr Zen » et que l’actuel évêque de Hongkong « redit avec force et détermination, même si c’est d’une manière plus discrète, plus prudente et plus nuancée, ce que disait son prédécesseur », confie à Eglises d’Asie un prêtre du diocèse.
Les partisans de Pékin ne s’y sont d’ailleurs pas trompés et plusieurs d’entre eux ont appelé Mgr Tong et le diocèse au silence. « Le territoire [de Hongkong] jouit de la liberté d’expression et de religion, mais un responsable religieux ne devrait pas, au motif de ‘se conformer aux enseignements de sa religion’, appeler ouvertement ses fidèles à rejoindre le mouvement Occupy Central et à enfreindre la loi », a commenté Wong Kwok-hing, de la Fédération des syndicats de Hongkong. L’Eglise « déforme les faits. Les gens doivent faire attention dans ce contexte où l’on voit l’atmosphère politique se radicaliser », a réagi Chan Kam-lam, de l’Alliance démocratique pour l’amélioration et le progrès de Hongkong, un parti pro-Pékin.
En réponse le P. Michael Yeung a simplement renvoyé ceux qui critiquent l’appel du 25 juillet au texte original, lequel, a-t-il souligné, s’appuie sur l’enseignement du Catéchisme de l’Eglise catholique. « L’appel ne se concentre pas sur le fait de savoir s’il faut ou non soutenir Occupy Central. L’Eglise a pour principe de ne pas intervenir en politique ; elle vise à promouvoir la valeur universelle que représente des élections démocratiques », a indiqué le vicaire général.
(Source: Eglises d’Asie, 29 août 2013)
Agé de 81 ans, évêque du diocèse catholique de Hongkong jusqu’en 2009, le cardinal Zen est un avocat de longue date des droits politiques réclamés par une portion de plus en plus importante de la population de Hongkong, et notamment de l’instauration d’une démocratie politique fondée sur le suffrage universel comme le prévoyaient les accords sur le retour de Hongkong sous le drapeau chinois. Pourtant, dans cet entretien du 27 août, le cardinal se montre pessimiste quant à la perspective de voir instauré le suffrage universel à Hongkong, et notamment en 2017, date prévue pour les prochaines élections de l’exécutif local. Il estime même que le gouvernement hongkongais et les partisans de Pékin pourraient tabler sur d’éventuelles violences de la part des militants pro-démocratie pour autoriser le recours à la répression et justifier à nouveau le report sine die du suffrage universel afin de choisir le chef de l’exécutif ou les députés du Parlement local. « Oui, il se peut qu’ils suscitent des violences et même qu’ils infiltrent le mouvement [Occupy Central]. Ce danger existe. Je crains qu’ils ne finissent par recourir à la violence et disposent ainsi d’un prétexte pour tout écraser », s’inquiète Mgr Zen.
Les propos du cardinal interviennent dans un contexte passablement tendu où l’affrontement entre les pro-Pékin d’un côté et les partisans de la démocratie politique de l’autre se fait de plus en plus vif.
Le 1er juillet dernier, date anniversaire de la rétrocession de Hongkong à la Chine (1997), la traditionnelle marche des milieux pro-démocratie, en marge des commémorations officielles, a réuni la foule considérable de 430 000 personnes (sachant que Hongkong compte sept millions d’habitants), malgré une pluie battante. Outre les frustrations liées à la collusion entre les milieux d’affaires et le gouvernement, celles liées à l’écart grandissant entre les pauvres et les riches, celles dues au coût exorbitant du logement, les manifestants affirmaient clairement qu’ils avaient suffisamment attendu pour voir encore repoussée l’introduction du suffrage universel dans le système politique.
Dans la continuation de cette mobilisation populaire, deux professeurs d’université et un pasteur protestant ont lancé le mouvement Occupy Central, en prenant modèle sur le mouvement de protestation pacifique Occupy Wall Street né en 2011 à New York. Les protagonistes d’Occupy Central promettent de bloquer le quartier de Central, cœur de la place financière qu’est Hongkong en Asie, en juillet 2014, en y organisant des manifestations pacifiques et en appelant à la désobéissance civile. A l’évidence, les autorités locales voient d’un très mauvais œil ce mouvement qui risque de ternir l’image de stabilité et de tranquillité dont jouit Hongkong.
Dans la mobilisation tous azimuts qui agite aujourd’hui Hongkong, l’Eglise catholique n’est pas restée silencieuse. Le 25 juillet sur son site Internet, puis en Une des éditions anglaise et chinoise de son hebdomadaire, le diocèse de Hongkong a publié un « Appel urgent à l’action responsable et au dialogue sincère » au sujet « du suffrage universel et de la désobéissance civile ». Le diocèse y rappelle son engagement en faveur de l’introduction du suffrage universel dans les institutions politiques de Hongkong et reprend les arguments déjà développés dans la lettre ouverte au gouvernement publiée en février de l’année dernière. Mais, fait nouveau, l’appel ne rejette pas la perspective d’un recours à la désobéissance civile. « (…), si aucune réponse positive n’a été apportée à des appels persistants à corriger des injustices graves ou si aucun recours juridique n’est possible, ou bien encore si des structures politiques non démocratiques ne permettent pas un accès aux moyens normaux pour corriger ou réformer, des situations exceptionnelles font que, dans certaines limites, la ‘désobéissance civile’ est justifiée », peut-on lire dans ce texte.
Dans la conférence de presse qui a suivi la publication de cet appel, le P. Michael Yeung, vicaire général du diocèse, a insisté pour dire que l’Eglise ne faisait qu’appeler toutes les parties à « dialoguer » et qu’elle ne militait pas pour des actions de désobéissance civile, lesquelles risqueraient de « diviser la société ». Mais, pour ceux qui à Hongkong et à l’intérieur de l’Eglise doutaient de la volonté de l’actuel évêque du diocèse, Mgr John Tong Hon, de réaffirmer la nécessité d’une réforme politique à Hongkong, l’appel du 25 juillet montre que Mgr Tong « suit la voie ouverte par Mgr Zen » et que l’actuel évêque de Hongkong « redit avec force et détermination, même si c’est d’une manière plus discrète, plus prudente et plus nuancée, ce que disait son prédécesseur », confie à Eglises d’Asie un prêtre du diocèse.
Les partisans de Pékin ne s’y sont d’ailleurs pas trompés et plusieurs d’entre eux ont appelé Mgr Tong et le diocèse au silence. « Le territoire [de Hongkong] jouit de la liberté d’expression et de religion, mais un responsable religieux ne devrait pas, au motif de ‘se conformer aux enseignements de sa religion’, appeler ouvertement ses fidèles à rejoindre le mouvement Occupy Central et à enfreindre la loi », a commenté Wong Kwok-hing, de la Fédération des syndicats de Hongkong. L’Eglise « déforme les faits. Les gens doivent faire attention dans ce contexte où l’on voit l’atmosphère politique se radicaliser », a réagi Chan Kam-lam, de l’Alliance démocratique pour l’amélioration et le progrès de Hongkong, un parti pro-Pékin.
En réponse le P. Michael Yeung a simplement renvoyé ceux qui critiquent l’appel du 25 juillet au texte original, lequel, a-t-il souligné, s’appuie sur l’enseignement du Catéchisme de l’Eglise catholique. « L’appel ne se concentre pas sur le fait de savoir s’il faut ou non soutenir Occupy Central. L’Eglise a pour principe de ne pas intervenir en politique ; elle vise à promouvoir la valeur universelle que représente des élections démocratiques », a indiqué le vicaire général.
(Source: Eglises d’Asie, 29 août 2013)
Bishops urge US to increase Humanitarian Aid to Egypt
Zenit
10:04 29/08/2013
WASHINGTON, D.C., August 26, 2013 (Zenit.org) - The United States should work with the international community to support Egyptians in ending violence, restoring the rule of law and building an inclusive democracy in their country, says the chairman of the U.S. bishops' Committee on International Justice and Peace.
In an Aug. 23 letter to Secretary of State John Kerry, Bishop Richard Pates of Des Moines, Iowa, urged a path of dialogue and reconciliation that promotes peace, human rights and religious freedom in Egypt.
“Amidst the tragedy of violence and bloodshed in Egypt, our Conference has a special concern for the Christian community,” wrote Bishop Pates. “Extremists have scapegoated Christians, blaming them for the current state of affairs, and viciously attacked Christian churches, institutions and communities, destroying property and terrorizing people. The destruction of Christian churches and the targeting of Christians are unacceptable.”
Bishop Pates said that the bishops of the United States join Pope Francis in praying for “all the victims and their families, the injured and all those who are suffering.” He echoed the words of the Coptic Catholic patriarch of Alexandria, who commended the Muslims in Egypt who stood with Christians and defended their churches and institutions. Bishop Pates also expressed concern for Egypt’s poor and refugees, who are particularly vulnerable in a time of upheaval.
“We urge the United States to preserve, and even increase, humanitarian and economic assistance,” Bishop Pates wrote. “Poor and vulnerable Egyptians should not pay the price of the political turmoil and violence gripping their nation.”
In an August 23 memo to all U.S. bishops, Bishop Pates and Bishop Gerald Kicanas of Tucson, Arizona, chairman of Catholic Relief Services (CRS), said that CRS is working with the Church in Egypt to help those most affected by the violence and unrest. CRS is currently helping to rehabilitate church schools that have been burned and looted.
Their ongoing work includes: educating refugee children; aiding young women vulnerable to sex trafficking; helping people find work during the recent years of turmoil and economic uncertainty; and fostering dialogue and acceptance among religions. Last year CRS began a program with the Coptic Catholic Church that has brought together thousands of Christians and Muslims.
The full text of Bishop Pates’ letter is available online:http://www.usccb.org/issues-and-action/human-life-and-dignity/global-issues/middle-east/upload/Letter-to-Sec-Kerry-on-Egypt-2013-08-23.pdf
The full text of the memo from Bishop Pates and Bishop Kicanas is also available online: http://www.usccb.org/issues-and-action/human-life-and-dignity/global-issues/middle-east/upload/IJP-USCCB-CRS-Memo-to-Bishops-on-Egypt-2013-8-23.pdf
In an Aug. 23 letter to Secretary of State John Kerry, Bishop Richard Pates of Des Moines, Iowa, urged a path of dialogue and reconciliation that promotes peace, human rights and religious freedom in Egypt.
“Amidst the tragedy of violence and bloodshed in Egypt, our Conference has a special concern for the Christian community,” wrote Bishop Pates. “Extremists have scapegoated Christians, blaming them for the current state of affairs, and viciously attacked Christian churches, institutions and communities, destroying property and terrorizing people. The destruction of Christian churches and the targeting of Christians are unacceptable.”
Bishop Pates said that the bishops of the United States join Pope Francis in praying for “all the victims and their families, the injured and all those who are suffering.” He echoed the words of the Coptic Catholic patriarch of Alexandria, who commended the Muslims in Egypt who stood with Christians and defended their churches and institutions. Bishop Pates also expressed concern for Egypt’s poor and refugees, who are particularly vulnerable in a time of upheaval.
“We urge the United States to preserve, and even increase, humanitarian and economic assistance,” Bishop Pates wrote. “Poor and vulnerable Egyptians should not pay the price of the political turmoil and violence gripping their nation.”
In an August 23 memo to all U.S. bishops, Bishop Pates and Bishop Gerald Kicanas of Tucson, Arizona, chairman of Catholic Relief Services (CRS), said that CRS is working with the Church in Egypt to help those most affected by the violence and unrest. CRS is currently helping to rehabilitate church schools that have been burned and looted.
Their ongoing work includes: educating refugee children; aiding young women vulnerable to sex trafficking; helping people find work during the recent years of turmoil and economic uncertainty; and fostering dialogue and acceptance among religions. Last year CRS began a program with the Coptic Catholic Church that has brought together thousands of Christians and Muslims.
The full text of Bishop Pates’ letter is available online:http://www.usccb.org/issues-and-action/human-life-and-dignity/global-issues/middle-east/upload/Letter-to-Sec-Kerry-on-Egypt-2013-08-23.pdf
The full text of the memo from Bishop Pates and Bishop Kicanas is also available online: http://www.usccb.org/issues-and-action/human-life-and-dignity/global-issues/middle-east/upload/IJP-USCCB-CRS-Memo-to-Bishops-on-Egypt-2013-8-23.pdf
Thai bishops focus on quality education and spiritual formation , goal of Catholic schools
AsiaNews
16:52 29/08/2013
In a three-day seminar in Pattaya prelates , priests and more than 400 educators catholic education. The president of the Bishops' Conference invites teachers to be " living witnesses " of Jesus among students. The archbishop of Bangkok is inspired by the New Evangelization and recalls the importance of interreligious dialogue.
Bangkok (AsiaNews) - Improving educational standards in Catholic schools to coincide with international standards while promoting knowledge of the catechism and the basics of the faith. This is the target set by the Thai Bishops' Conference during their recent assembly in Pattaya, which concentrated on education and the contribution offered by Christian run schools. During the three-day seminar bishops, priests and lay people discussed the quality standards and analyzed the results obtained from the schools in the field of evangelization and moral and civic education.
In his address, Msgr . Louis Chamnien Shantisukniran , president of the Thai Bishops' Conference pointed out that it is the duty of the Catholic Church to help its most representative institutions to "express their Catholic identity ." The prelate recalled the objectives of the 2010-2015 Pastoral Plan, according to which schools and educational centres are the focal point "of proclaiming the Gospel ." It is the duty of educators to be "living witnesses " of Jesus among students.
Fr. Francis Xavier Deja Arpornrat , executive secretary of the Episcopal Conference , recalled that Catholic schools aimed at the "integral" development of the person , so parents had great "confidence" in them. For the future it is important to "preserve" the identity while "enhancing " the teaching methods used , in order to obtain highest quality standards . "We need to renew the methods and reform the system - said the priest - adapting to changing times ."
The intervention of the Archbishop of Bangkok , Msgr. Francis Xavier Kriengsak Kovinthavanij , was inspired by the New Evangelization and encounter with the faithful of other religions. " All the disciples of Christ - said the prelate - are called to announce and share the Good News" with those who have not encountered the Gospel with those who do not believe. He invited Catholics to promote inter-religious dialogue, which is an integral part and "plays a leading role in the New Evangelization ." Finally, the archbishop highlighted Gospel values such as morality and virtue, to help students, their culture and life and which are an essential part of the program of an institution of Christian inspiration along with technology, new media and respect for the environment.
Catholics are a very small percentage in Thailand, only 0.1 % of a total population of 66.7 million inhabitants. But the community is full of vitality and initiative especially in the social and education sector. The meeting in Pattaya (pictured ) was attended by 400 educators from 10 different dioceses in the country. Statewide , there are about 300 Catholic schools , attended by more than half a million students , of different religious faiths .
Bangkok (AsiaNews) - Improving educational standards in Catholic schools to coincide with international standards while promoting knowledge of the catechism and the basics of the faith. This is the target set by the Thai Bishops' Conference during their recent assembly in Pattaya, which concentrated on education and the contribution offered by Christian run schools. During the three-day seminar bishops, priests and lay people discussed the quality standards and analyzed the results obtained from the schools in the field of evangelization and moral and civic education.
In his address, Msgr . Louis Chamnien Shantisukniran , president of the Thai Bishops' Conference pointed out that it is the duty of the Catholic Church to help its most representative institutions to "express their Catholic identity ." The prelate recalled the objectives of the 2010-2015 Pastoral Plan, according to which schools and educational centres are the focal point "of proclaiming the Gospel ." It is the duty of educators to be "living witnesses " of Jesus among students.
Fr. Francis Xavier Deja Arpornrat , executive secretary of the Episcopal Conference , recalled that Catholic schools aimed at the "integral" development of the person , so parents had great "confidence" in them. For the future it is important to "preserve" the identity while "enhancing " the teaching methods used , in order to obtain highest quality standards . "We need to renew the methods and reform the system - said the priest - adapting to changing times ."
The intervention of the Archbishop of Bangkok , Msgr. Francis Xavier Kriengsak Kovinthavanij , was inspired by the New Evangelization and encounter with the faithful of other religions. " All the disciples of Christ - said the prelate - are called to announce and share the Good News" with those who have not encountered the Gospel with those who do not believe. He invited Catholics to promote inter-religious dialogue, which is an integral part and "plays a leading role in the New Evangelization ." Finally, the archbishop highlighted Gospel values such as morality and virtue, to help students, their culture and life and which are an essential part of the program of an institution of Christian inspiration along with technology, new media and respect for the environment.
Catholics are a very small percentage in Thailand, only 0.1 % of a total population of 66.7 million inhabitants. But the community is full of vitality and initiative especially in the social and education sector. The meeting in Pattaya (pictured ) was attended by 400 educators from 10 different dioceses in the country. Statewide , there are about 300 Catholic schools , attended by more than half a million students , of different religious faiths .
Christians restrain anger after Egypt church attacks
Mohamad Ali Harissi /AFP
17:01 29/08/2013
Coptic Christians in the Upper Egyptian city of Minya are managing to restrain their anger despite a wave of devastating attacks on their churches and institutions by enraged Islamists.
Tensions are still running high more than two weeks after the attacks in the city some 250 kilometres (155 miles) south of Cairo but there have been no calls for vengeance, nor any fiery rhetoric.
"I say to the Islamists who attacked us that we are not afraid of their violence and their desire to exterminate the Copts," said Botros Fahim Awad Hanna, the archbishop of Minya.
"If we are not hitting back, it is not because we are afraid, but because we are sensible," he said.
Enraged by a bloody crackdown mid-August on protests in support of ousted president Mohamed Morsi in Cairo, Islamists lashed out at Coptic Christians in Minya, accusing them of backing the military that toppled the head of state.
The Copts, who account for some 10 million out of Egypt's population of 80 million, had already suffered persecution in recent years.
But they say they have never such a systematic campaign as this.
People look at a burning building close to a church after it was torched by unknown assailants in th …
"We were expecting a violent reaction but not on this scale, which suggests it was well prepared," the archbishop said.
In the greater Minya province, where Christians account for about one-fifth of the five million population, Christians say they have suffered systematic and coordinated violence since mid-August.
According to Human Rights Watch, more than 40 churches have been attacked in Egypt since August 14, when the security forces launched a bloody crackdown against demonstrations demanding the return of Morsi, who was toppled by the military on July 3.
The attacks have been concentrated in Minya and Assiut, in central Egypt, where attackers torched 11 and eight churches respectively, the US-based rights group said.
Islamists accused Egypt's Copts of throwing their weight behind the military coup that removed from power the Muslim Brotherhood, from which Morsi hails.
The perception was fuelled by the fact that Coptic Pope Tawadros II appeared with army chief General Abdel Fattah al-Sisi when he spoke on television to announce Morsi's removal from office.
At the ruins of Saint Moses' church in Minya, Bassam Youssef, a Copt, despairs at the sight of the rounded building with its clock tower, now ravaged by fire.
Burnt books in the Amir Tadros coptic Church in Minya, some 250 kms south of Cairo, which was set ab …
"Some 500 extremists attacked the building and set it on fire," Youssef recalled.
"We did not expect such violence," he added, showing pictures of the church before its destruction.
"Look at this beautiful mosaic that decorated the interior balcony, there's nothing left and we will need five to six years to rebuild everything."
The centre of Minya is a tangle of shops bearing a mix of Christian and Muslim names, and home to both churches and mosques, some just dozens metres (yards) from each other.
Not far from Saint Moses' church, Um Saleh watched over what is left of the Coptic school, which was also set alight.
"We heard them calling for jihad (holy war) and we rushed out of the area, terrified," she recalled.
From one of the windows of the school, it is possible to see the scorched dome of the Prince Theodore church. Several metres away, a Coptic orphanage has also been burned.
Coptic Christians talk on August 27, 2013 inside the Amba Moussa Coptic church that was torched by u …
"May God forgive you despite what you have done," reads a slogan daubed on the walls of the orphanage, now empty of its young wards.
At the headquarters of the Jesuit Brothers' development association in the town, Father Biman is working to clear the debris after the attacks.
Fire destroyed the library, a nursery and the offices, but spared the nearby church of Saint Mark, which has stood there for 125 years.
"I am very angry," Biman says, before regaining his composure. "I also have compassion for the attackers, who have been brainwashed". He points to his T-shirt, which has a slogan on it calling to spread love around the world.
Maria Hanaa, an official at the Jesuit association, sees the attacks as a direct result of the community's antipathy towards Morsi.
"We demonstrated against president Morsi and it is the first time we did it, and we paid the price," she says.
"We marched because we felt that we were going to lose the country. We thought that they were going to bring justice, but we saw that they were only looking for power".
(Source: http://news.yahoo.com/christians-restrain-anger-egypt-church-attacks-003114328.html)
"I say to the Islamists who attacked us that we are not afraid of their violence and their desire to exterminate the Copts," said Botros Fahim Awad Hanna, the archbishop of Minya.
"If we are not hitting back, it is not because we are afraid, but because we are sensible," he said.
Enraged by a bloody crackdown mid-August on protests in support of ousted president Mohamed Morsi in Cairo, Islamists lashed out at Coptic Christians in Minya, accusing them of backing the military that toppled the head of state.
The Copts, who account for some 10 million out of Egypt's population of 80 million, had already suffered persecution in recent years.
But they say they have never such a systematic campaign as this.
People look at a burning building close to a church after it was torched by unknown assailants in th …
"We were expecting a violent reaction but not on this scale, which suggests it was well prepared," the archbishop said.
In the greater Minya province, where Christians account for about one-fifth of the five million population, Christians say they have suffered systematic and coordinated violence since mid-August.
According to Human Rights Watch, more than 40 churches have been attacked in Egypt since August 14, when the security forces launched a bloody crackdown against demonstrations demanding the return of Morsi, who was toppled by the military on July 3.
The attacks have been concentrated in Minya and Assiut, in central Egypt, where attackers torched 11 and eight churches respectively, the US-based rights group said.
Islamists accused Egypt's Copts of throwing their weight behind the military coup that removed from power the Muslim Brotherhood, from which Morsi hails.
The perception was fuelled by the fact that Coptic Pope Tawadros II appeared with army chief General Abdel Fattah al-Sisi when he spoke on television to announce Morsi's removal from office.
At the ruins of Saint Moses' church in Minya, Bassam Youssef, a Copt, despairs at the sight of the rounded building with its clock tower, now ravaged by fire.
Burnt books in the Amir Tadros coptic Church in Minya, some 250 kms south of Cairo, which was set ab …
"Some 500 extremists attacked the building and set it on fire," Youssef recalled.
"We did not expect such violence," he added, showing pictures of the church before its destruction.
"Look at this beautiful mosaic that decorated the interior balcony, there's nothing left and we will need five to six years to rebuild everything."
The centre of Minya is a tangle of shops bearing a mix of Christian and Muslim names, and home to both churches and mosques, some just dozens metres (yards) from each other.
Not far from Saint Moses' church, Um Saleh watched over what is left of the Coptic school, which was also set alight.
"We heard them calling for jihad (holy war) and we rushed out of the area, terrified," she recalled.
From one of the windows of the school, it is possible to see the scorched dome of the Prince Theodore church. Several metres away, a Coptic orphanage has also been burned.
Coptic Christians talk on August 27, 2013 inside the Amba Moussa Coptic church that was torched by u …
"May God forgive you despite what you have done," reads a slogan daubed on the walls of the orphanage, now empty of its young wards.
At the headquarters of the Jesuit Brothers' development association in the town, Father Biman is working to clear the debris after the attacks.
Fire destroyed the library, a nursery and the offices, but spared the nearby church of Saint Mark, which has stood there for 125 years.
"I am very angry," Biman says, before regaining his composure. "I also have compassion for the attackers, who have been brainwashed". He points to his T-shirt, which has a slogan on it calling to spread love around the world.
Maria Hanaa, an official at the Jesuit association, sees the attacks as a direct result of the community's antipathy towards Morsi.
"We demonstrated against president Morsi and it is the first time we did it, and we paid the price," she says.
"We marched because we felt that we were going to lose the country. We thought that they were going to bring justice, but we saw that they were only looking for power".
(Source: http://news.yahoo.com/christians-restrain-anger-egypt-church-attacks-003114328.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế VN hải ngoại dâng lễ tạ ơn tại Houston
Joseph Ký Nguyễn
10:10 29/08/2013
Houston, TX. Thứ Bẩy, ngày 24, tháng 8, năm 2013, Cộng Đoàn Dân Chúa Houston đã đổ về Đền ĐMHCG để tham dự Thánh Lễ Thụ Phong Linh Mục của Thầy Giuse Nguyễn Tấn Đạt, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, do Đức Cha George A. Sheltz, GM Phụ Tá thuộcTổng Giáo Phận Galveston-Houston, chủ phong.
Chúng tôi thấy rất nhiều quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ thuộc nhiều Dòng khác nhau, và cả một phái đoàn từ Tiệp Khắc, đã hiện diện trong Thánh Lễ Thụ Phong Linh Mục. Sở dĩ có phái đoàn từ nước Tiệp Khắc tới là vì sau khi chịu chức LM, Cha Mới Giuse NTĐ, CSsR, sẽ qua truyền giáo bên Tiệp Khắc. Đó là sự tiết lộ của ĐGM Sheltz trong bài giảng của Ngài.
Do Chúa quan phòng và ơn phù trợ của Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại, tại Hoa Kỳ, tính đến ngày hôm nay, đã đào tạo được 25 Linh Mục, 3 Phó Tế, 3 Thầy Trợ Sỹ, và 20 Đại Chủng Sinh, Dự Tu.
Mời Quý Vị xem các hình ảnh tường trình do Mary Anh Nguyễn, Tony Tài Nguyễn, và Joseph Ký Nguyễn thực hiện:
1. Lễ Thụ Phong Linh Mục:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635220271329/
2. Lễ Mở Tay:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635248246794/
3. Tiệc Mừng Tân LM:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635250656965/
Chúng tôi thấy rất nhiều quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ thuộc nhiều Dòng khác nhau, và cả một phái đoàn từ Tiệp Khắc, đã hiện diện trong Thánh Lễ Thụ Phong Linh Mục. Sở dĩ có phái đoàn từ nước Tiệp Khắc tới là vì sau khi chịu chức LM, Cha Mới Giuse NTĐ, CSsR, sẽ qua truyền giáo bên Tiệp Khắc. Đó là sự tiết lộ của ĐGM Sheltz trong bài giảng của Ngài.
Do Chúa quan phòng và ơn phù trợ của Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại, tại Hoa Kỳ, tính đến ngày hôm nay, đã đào tạo được 25 Linh Mục, 3 Phó Tế, 3 Thầy Trợ Sỹ, và 20 Đại Chủng Sinh, Dự Tu.
Mời Quý Vị xem các hình ảnh tường trình do Mary Anh Nguyễn, Tony Tài Nguyễn, và Joseph Ký Nguyễn thực hiện:
1. Lễ Thụ Phong Linh Mục:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635220271329/
2. Lễ Mở Tay:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635248246794/
3. Tiệc Mừng Tân LM:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635250656965/
Văn Hóa
Bố Việt Nam & Đức Tính
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:57 29/08/2013
□ Nguyễn Trung Tây
Bố Việt Nam & Đức Tính
....Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, đức tính mới nào bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới? Phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...
Một vòng quay thường lệ, Lễ Bố lại về. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông xứ người. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,
— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn nói chi thì nó cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!
Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,
— Vợ ông đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi thấy mặt nội tướng nhà ông…
Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài nổi tiếng của phố,
— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy…
Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam mà lòng buồn thiu. Chán chết! Mình đang rầu thối ruột mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa tối om.
I. Nhập Gia Tùy Tục
Mà hình như làm bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!
Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Ai dám đụng vào! Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật, bây giờ gặp bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu ông chồng giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi cell phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là tòa án. Nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!
Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,
— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Mỹ, đất âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.
Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,
— Nếu vậy, ông nghĩ đức tính tối thiểu nào bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho hợp tình, hợp cảnh, hợp phong thổ?
Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.
— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ kiên nhẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có. Này nhé, kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…
Tôi càm ràm,
— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…
Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,
— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt ở Mỹ cần phải có rồi đó.
II. Đức Tính
A. Kiên Nhẫn
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt nam tính này chỉ được chuộng vào thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết ngữ này chỉ giỏi cái tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.
Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ vài nét dịu nữ tính tự nhiên khiến trái tim phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra mới biết bởi những người thanh niên loại này giàu kiên nhẫn, không cố chấp, không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.
Nếu vậy thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền, nhất là trong thời đại bình đẳng nam nữ thiên niên kỷ 2000.
B. Trăng Hoa
Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi thời vua Solomon, Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,
Bắc quốc hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Tạm dịch,
Phương Bắc có cô gái đẹp,
Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)
Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.
Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.
Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Cố Vấn Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.
Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu trước người hàng xóm Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti. Cho nên, bố Việt Nam, làm ơn, cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu vô danh!
C. Chung Thủy
Bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.
Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.
Bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm nhà mình. Chớ có tham mê vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.
D. Kỳ Thị
Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.
Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.
Cuộc đời ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.
Bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng.
III. Đời Cua Cua Máy: Hiểu Biết
Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,
— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?
Ông này gật đầu,
— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.
Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,
— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa…!
Ông bố thứ hai phản đối,
— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.
Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,
— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…
Ông bố thứ hai chép miệng,
— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.
Ông bố thứ hai tiếp tục,
— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở “Giời ạ, con nít thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!”.
Ông bố thứ nhất yên lặng một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,
— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.
Ông bố thứ hai lý luận,
— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Mỹ, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!
IV. Một Đóa Hồng Tới Bố Việt Nam
Thấy hai ông bố bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,
— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?
Hai ông bố Việt Nam nâng cao chai bia, miệng nói,
— Đồng ý! Đồng ý! Cái này gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.
Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là bia bọt nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao chai bia uống ké, miệng cũng chúc mừng theo,
— Happy Father’s Day!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Bố Việt Nam & Đức Tính
....Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, đức tính mới nào bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới? Phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...
Một vòng quay thường lệ, Lễ Bố lại về. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông xứ người. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,
— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn nói chi thì nó cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!
Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,
— Vợ ông đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi thấy mặt nội tướng nhà ông…
Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài nổi tiếng của phố,
— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy…
Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam mà lòng buồn thiu. Chán chết! Mình đang rầu thối ruột mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa tối om.
I. Nhập Gia Tùy Tục
Mà hình như làm bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!
Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Ai dám đụng vào! Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật, bây giờ gặp bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu ông chồng giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi cell phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là tòa án. Nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!
Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,
— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Mỹ, đất âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.
Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,
— Nếu vậy, ông nghĩ đức tính tối thiểu nào bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho hợp tình, hợp cảnh, hợp phong thổ?
Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.
— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ kiên nhẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có. Này nhé, kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…
Tôi càm ràm,
— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…
Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,
— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt ở Mỹ cần phải có rồi đó.
II. Đức Tính
A. Kiên Nhẫn
Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt nam tính này chỉ được chuộng vào thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết ngữ này chỉ giỏi cái tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.
Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ vài nét dịu nữ tính tự nhiên khiến trái tim phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra mới biết bởi những người thanh niên loại này giàu kiên nhẫn, không cố chấp, không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.
Nếu vậy thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền, nhất là trong thời đại bình đẳng nam nữ thiên niên kỷ 2000.
B. Trăng Hoa
Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi thời vua Solomon, Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,
Bắc quốc hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Tạm dịch,
Phương Bắc có cô gái đẹp,
Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)
Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.
Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.
Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Cố Vấn Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.
Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu trước người hàng xóm Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti. Cho nên, bố Việt Nam, làm ơn, cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu vô danh!
C. Chung Thủy
Bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.
Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.
Bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm nhà mình. Chớ có tham mê vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.
D. Kỳ Thị
Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.
Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.
Cuộc đời ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.
Bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng.
III. Đời Cua Cua Máy: Hiểu Biết
Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,
— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?
Ông này gật đầu,
— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.
Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,
— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa…!
Ông bố thứ hai phản đối,
— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.
Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,
— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…
Ông bố thứ hai chép miệng,
— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.
Ông bố thứ hai tiếp tục,
— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở “Giời ạ, con nít thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!”.
Ông bố thứ nhất yên lặng một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,
— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.
Ông bố thứ hai lý luận,
— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Mỹ, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!
IV. Một Đóa Hồng Tới Bố Việt Nam
Thấy hai ông bố bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,
— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?
Hai ông bố Việt Nam nâng cao chai bia, miệng nói,
— Đồng ý! Đồng ý! Cái này gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.
Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là bia bọt nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao chai bia uống ké, miệng cũng chúc mừng theo,
— Happy Father’s Day!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Chìa khóa hạnh phúc.
Haley
10:59 29/08/2013
"Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui hạnh phúc của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui". The Key to Happiness- "Key to Happiness "
Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "Cám ơn!" nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:
- Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không?
- Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả - Người bạn đáp lại.
- Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ? - Sydney Harries lại hỏi tiếp
- Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ? - Người bạn trả lời.
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có "Chiếc chìa khóa của niềm vui hạnh phúc", nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.
- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: "Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!", cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
- Một người mẹ khác thì nói: "Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!", bà đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.
- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: "Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút...!", anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
- Bà cụ kia than thở: "Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!".
- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: "Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét...".
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là: "Tôi khổ như vậy là do người khác và họ phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này!". Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như vậy khiến nhiều người không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy họ ta chỉ thấy toàn sự trách móc, giận hờn.
Nhưng, một người biết nắm chắc chiếc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình. Như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày, người đó sẽ luôn thảnh thơi, vui vẻ và không bị áp lực từ người khác.
Chiếc chìa khóa niềm vui của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
Chúc mọi người đều giữ được chiếc chìa khóa niềm vui hạnh phúc của mình!
(Dịch từ Life-goal)
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:
- Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không?
- Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả - Người bạn đáp lại.
- Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ? - Sydney Harries lại hỏi tiếp
- Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ? - Người bạn trả lời.
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có "Chiếc chìa khóa của niềm vui hạnh phúc", nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác cầm giữ.
- Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: "Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!", cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
- Một người mẹ khác thì nói: "Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!", bà đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay con trai.
- Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: "Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút...!", anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
- Bà cụ kia than thở: "Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!".
- Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: "Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét...".
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác chế ngự tình cảm của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là: "Tôi khổ như vậy là do người khác và họ phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này!". Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như vậy khiến nhiều người không muốn tiếp xúc, gần gũi, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy họ ta chỉ thấy toàn sự trách móc, giận hờn.
Nhưng, một người biết nắm chắc chiếc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ xúc cảm và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình. Như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày, người đó sẽ luôn thảnh thơi, vui vẻ và không bị áp lực từ người khác.
Chiếc chìa khóa niềm vui của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
Chúc mọi người đều giữ được chiếc chìa khóa niềm vui hạnh phúc của mình!
(Dịch từ Life-goal)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Trong Nắng Hạ
Đặng Đức Cương
21:22 29/08/2013
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thập giá vươn giữa trời nắng hạ
Ánh hào quang toả sáng trần gian.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23/8 - 29/8/2013 - Giáo Hội Công Giáo tại Nhật Bản
VietCatholic Network
15:26 29/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng thứ Tư 28 tháng 8 Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng Thánh Lễ khai mạc tổng công nghị lần thứ 184 của Dòng Thánh Augustinô tại đền thờ Thánh Augustinô gần quảng trường Navone tại Rôma.
Khi còn là một Hồng Y, mỗi dịp về Rôma, Đức Thánh Cha thường đến nhà thờ này để cầu nguyện tại mgôi mộ của bà thánh Mônica là mẹ thánh Augustinô.
Trong lịch Phụng Vụ, Giáo Hội kính nhớ Thánh Mônica vào ngày 27 tháng 8 và Thánh Augustinô một ngày sau đó là 28 tháng 8.
Dòng Thánh Augustinô đã được thành lập năm 1214 để “sống và cổ võ cho tinh thần cộng đồng như các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã sống.”
Tổng công nghị sẽ tiếp diễn cho tới giữa tháng 9 tại Học Viện Giáo Phụ Augustinô.
2. Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25 tháng 8
Chúa Giêsu là cửa dẫn chúng ta vào trong gia đình ấm êm của Thiên Chúa và sự hiệp thông với Người. Chúng ta đừng sợ hãi bước qua cửa niềm tin nơi Chúa Giêsu, để cho Người luôn ngày càng bước vào trong cuộc sống chúng ta, để chúng ta ra thoát khỏi các ích kỷ, các khép kín, các thờ ơ của chúng ta đối với tha nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khích lệ như trên trước mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25/8 tại quảng trường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng chính Chúa Giêsu là cửa, là đường cho sự cứu rỗi. Người dẫn chúng ta tới Thiên Chúa Cha. Và cửa là Giêsu không bao giờ đóng, nó luôn luôn mở và mở cho tất cả mọi người, không phận biệt, không loại trừ, không đặc ân riêng cho ai. Bởi vì anh chị em biết không, Chúa Giêsu không loại trừ ai hết. Có lẽ có ai đó trong anh chị em sẽ có thể nói với tôi rằng: Nhưng mà thưa cha, chắc chắn là con bị loại trừ rồi, bởi vì con là một kẻ tội lỗi lắm: con đã làm những điều xấu xa, con đã làm biết bao nhiêu, trong cuộc sống...” Không, anh chị em không bị loại trừ đâu!
Chúa Giêsu đang chờ đợi anh chị em để ôm anh chị em vào vòng tay của Người, để tha thứ cho anh chị em... Đừng sợ: Ngài chờ đợi anh chị em.
3. Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình cho Syria
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã lại kêu goi hòa bình cho dân nước Siria. Ngài nói: Tôi tiếp tục theo đõi tình hình tại Siria với nỗi đau đớn lớn lao và sự âu lo. Việc gia tăng bạo lực trong một trận chiến huynh đệ với, các tai ương và hành động tàn ác gia tăng, mà chúng ta tất cả cũng đã có thể trông thấy trong các hình ảnh kinh khủng của những ngày này, lại một lần nữa thúc đẩy tôi lên tiếng để cho tiếng súng im lặng. Không phải xung đột cống hiến các viễn tượng hy vọng giúp giải quyết các vấn đề, nhưng là khả năng gặp gỡ và đối thoại.
Từ cùng tận trái tim tôi, tôi muốn bầy tỏ sự gần gũi của tôi, qua lời cầu nguyên và tình liên đới, với tất cả các nạn nhân của cuộc xung đột này, với tất cả những người đau khổ, đặc biệt là các trẻ em, và tôi xin mời gọi họ luôn giữ cho niềm hy vọng hòa bình cháy sáng. Tôi kêu gọi Cộng đồng quốc tế tỏ ra nhậy cảm hơn đối với tình hình thê thảm này và dấn thân để trợ giúp Quốc gia Syria thân yêu tìm ra một giải pháp cho một cuộc chiến gieo tàn phá và chết chóc. Chúng ta tất cả cùng cầu nguyện, Chúng ta tất cả cùng xin Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình: Lậy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình cầu cho chúng con. Xin tất cả mọi người: Lậy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình cầu cho chúng con.
4. Tòa Thánh tỏ ra dè dặt trước báo cáo cho rằng quân đội Syria đã dùng vũ khí hóa học để chống lại chính đồng bào họ
Trong khi đó tại Genève, Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Genève, đã khẩn thiết kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho Syria, qua việc đối thoại chân thành giữa mọi lực lượng liên hệ.
Đức Tổng Giám Mục nói cộng đồng quốc tế có lý do để âu lo trước các cảnh đẫm máu xảy ra tại Syria. Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề dùng vũ khí hóa học, Đức Tổng Giám Mục Tomasi cho rằng không nên đưa ra kết luận, khi chưa có các bằng chứng hiển nhiên. Qua các quan sát viên đã hiện diện tại Syria cộng đồng quốc tế có thể đưa ra ánh sáng vụ này. Nhưng không thể bắt đầu với một thành kiến, quy trách nhiệm cho người này người nọ. Cần phải đặt nghi vấn ai muốn phạm loại tội ác vô nhân này?
Đức Tổng Giám Mục Tomasi đã cảnh cáo các mưu toan can thiệp quân sự từ bên ngoài. Kinh nghiệm cho thấy các can thiệp vũ trang tại vùng Trung Đông, bên Irak và Afghanistan đã không đưa tới kết qủa xây dựng nào. Vì nguyên tắc “với chiến tranh người ta mất tất cả” vẫn có giá trị.
5. Đức Thánh Cha tiếp quốc vương Jordan Abdullah
Mặc dù vẫn còn đang trong kỳ nghỉ hè, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với quốc vương nước Jordan là Vua Abdullah sáng hôm thứ Năm 29/08. Đây là cuộc họp đầu tiên của Vua nước Jordan với Đức Thánh Cha Phanxicô .
Trong phiên họp hai vị đã thảo luận về cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong vùng Trung Đông, đặc biệt là tại Ai Cập và Syria, là những nước láng giềng của Jordan với một dòng người tị nạn lũ lượt tuôn vào hàng ngày.
Cuộc họp giữa hai vị đã diễn ra trong bối cảnh có những báo cáo tin tức nói rằng một cuộc họp các nhà lãnh đạo quân sự của các nước phương Tây và một vài nước đồng minh của họ trong vùng Trung Đông sẽ diễn ra trong tuần này để cân nhắc một hành động quân sự, tiếp theo các nguồn tin khó kiểm chứng cho rằng Syria đã dùng vũ khí hóa học chống lại dân thường.
Mặc cho các phủ nhận từ chính phủ Syria, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây tin rằng chính phủ của Basir al-Assad đứng đằng sau các cuộc tấn công hóa học. Đoàn kiểm tra của Liên Hợp Quốc hiện đang ở Damascus để điều tra vụ tấn công.
6. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ loan báo Ngày Phong Hiển Thánh cho Đức Gioan 23 Và Đức Gioan Phaolô 2
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã xác nhận rằng ngày 30/9/2013 Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ loan báo ngày phong hiển thánh cho Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 và Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2.
Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã trả lời phóng viên Luca Collodi của đài Vatican trong cuộc phỏng vấn, khi ngài tham dự buổi khánh thành cuộc triển lãm về thánh Giovanni Battista Piamarta trong khuôn khổ Đại hội các dân tộc tại thành phố Rimini miền trung Italia. Đức Hồng Y cho biết ngày 29/7 vừa qua trong cuộc phỏng vấn dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Rio de Janeiro về Roma, Đức Thánh Cha đã cho biết lễ phong thánh sẽ diễn ra trong năm 2014. Và ngài sẽ thông báo thời điểm.
Đức Gioan 23 đã là một tiên tri lớn và là người đã triệu tập Công Đồng Chung Vatican 2, trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 là người đã thực thi và phát triển các giáo huấn của Công Đồng trong tất cả các khía cạnh và sức mạnh của nó. Hai vị thật là hai cột trụ của nền văn hóa và sự thánh thiện của Kitô giáo.
7. Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai tố cáo các nước mưu toan nuôi dưỡng xung đột trong thế giới Ả Rập
Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Maronite đã nói với Đài phát thanh Vatican hôm thứ Hai 26/8 rằng "các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là ở phương Tây; và ở những nơi khác nữa, đang góp phần kích động" các cuộc xung đột ở Ai Cập, Iraq và Syria.
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai nói ngài tin rằng “có một kế hoạch tiêu diệt thế giới Ả Rập vì lợi ích chính trị và kinh tế, một âm mưu làm cho các cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo Sunni và người Hồi giáo Shiite càng trầm trọng càng tốt.”
Đức Thượng phụ Maronite cho biết ngài đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng bày tỏ mối quan tâm của ngài về vấn đề này hai lần.
Đức Hồng Y đã bày tỏ sự ngỡ ngàng của ngài trước thái độ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khi họ bênh vực cho tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo mà trong quá khứ chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã cho rằng đây là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên quan chặt chẽ với Al Qaeda.
Đức Hồng Y Rai nói thêm rằng tình hình ở Trung Đông đang ngày càng tồi tệ, rằng "bất cứ khi nào một cuộc xung đột nổ ra ở Trung Đông, bất cứ khi nào hỗn loạn xảy ra thì liền ngay sau đó các nhóm Hồi giáo tấn công các cộng đồng Kitô hữu thiểu số, như thể họ luôn luôn là vật tế thần".
8. Linh mục Dòng Tên Ai Cập: Hoa Kỳ và các nước phương Tây ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo là vô luân
Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1.2 tỷ Mỹ Kim cùng với 250 triệu Mỹ Kim viện trợ kinh tế. Nguồn viện trợ này được tường trình là đã bị âm thầm cắt bỏ sau khi Hoa Kỳ không áp lực được quân đội nước này phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ.
“Cảm giác của tôi với Ai Cập là nguồn viện trợ này tự nó không thể đảo ngược được những gì chính phủ lâm thời đã làm”, tổng thống Obama đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN hôm thứ Năm 22/08/2013.
Không đi vào chi tiết là nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm hoàn toàn hay một phần, ông Obama nói tiếp: “Điều chắc chắn là chúng ta không thể trở lại như trước đây”.
Các nước phương Tây cũng phản ứng ồn ào không kém. Cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết lên án việc lật đổ ông Mohamed Morsi, một thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức trước đây được chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây cho là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố Bin Laden của Al Qaeda.
Lập trường lắt léo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chủ yếu là do những nhượng bộ có tính chất chiến lược của Mohamed Morsi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Những hứa hẹn của Mohamed Morsi, và những nguồn đầu tư khổng lồ đổ vào Ai Cập sau ngày 11 tháng Hai năm 2011 đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây có một “cảm tình đặc biệt” với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo.
Cha Henri Boulad, một linh mục dòng Tên 82 tuổi, đang làm mục vụ tại Ai Cập, gọi “cảm tình đặc biệt” ấy với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo là một thái độ vô luân.
"Huynh Đệ Hồi Giáo thật tội nghiệp à! Họ là nạn nhân của bạo lực à! Những con chiên hiền lành, nổi tiếng với sự ngọt ngào và ngây thơ của họ à! Lạy Chúa tôi!" Cha Boulad đã viết như trên trong bài xã luận trên Jihad Watch, tổ chức theo dõi những nạn nhân của Thánh Chiến Hồi Giáo.
Ngài nói: "Trong nhiều tuần qua, lực lượng dân quân Huynh Đệ Hồi Giáo, vũ trang tận răng, gieo rắc khủng bố trên cả nước Ai Cập: giết người, bắt cóc, tống tiền, hãm hiếp các cô gái, buộc họ phải kết hôn với người Hồi giáo, tuyệt nhiên không có chút phản ứng nào từ phương Tây."
Cha Boulad tiếp tục: "Các linh mục và các tín hữu bị tấn công và thiệt mạng - trong đó có cả trẻ em trong độ tuổi còn trong nôi - với lý do duy nhất: họ là Kitô hữu. Không một lời tố cáo nào của phương Tây được đưa ra để buộc tội ‘chủ nghĩa Hồi giáo hóa’ mà ngày nay là căn nguyên của mọi tội ác. "
"Đối mặt với quyết tâm của quân đội, phương Tây ngay lập tức kêu lên ‘đảo chính’". Cha Boulad nói: "Nếu đó là một ‘cuộc đảo chính’, thì đó là một ‘cuộc đảo chính’ của người dân, chứ không phải của quân đội. Quân đội chỉ đơn thuần phục tùng ý muốn của người dân. Nhân dân đã chán ngấy một vị tổng thống phản bội, lừa phỉnh họ, và họ đã phản ứng với một phản xạ sinh tồn khi kêu gọi ông ta hãy ra đi."
10. Thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự bác bỏ các đồn đoán về lý do ngài từ chức
Hôm Chúa Nhật 25 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein, thư ký riêng của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đồng thời là Quản Gia Phủ Giáo Hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành cho kênh truyền hình số 5 ở Ý một cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc phỏng vấn này ngài đã mạnh mẽ bác bỏ một nguồn tin của thông tấn xã Zenit, đưa ra hôm 21 tháng 8, theo đó Đức Bênêđíctô thứ 16 đã nói rằng ngài từ chức vì “Chúa muốn tôi làm như thế”.
Đức Tổng Giám Mục nói rằng câu chuyện đó không có cơ sở và báo cáo của Zenit được thêu dệt “từ alpha đến omega”.
11. Nguy cơ thế giới chiến tranh lần thứ ba.
Một giám mục Công Giáo Chalđê ở Syria đã cảnh báo rằng sự can thiệp của phương Tây vào nước này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới.
"Nếu có một sự can thiệp vũ trang thì tôi tin rằng, một cuộc chiến tranh thế giới sẽ nổ ra", Đức Cha Antoine Audo, Dòng Tên cảnh cáo.
"Chúng tôi hy vọng rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đối thoại thực sự giữa các bên tham chiến để tìm một giải pháp có thể là một bước đầu tiên để ngăn chặn chiến tranh thế giới," ngài nói thêm.
Chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc đã dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào Ghouta, một vùng ngoại ô của thủ đô Damascus, hôm 21 tháng 8, làm 1000 người thiệt mạng.
Cũng đồng quan điểm với Đức Cha Antoine Audo, Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo Chalđê tại Iraq nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc rằng một cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria sẽ là một "thảm họa".
Ngài cảnh cáo rằng kết quả nguy hại từ sự can thiệp của phương Tây sẽ được cảm nhận không chỉ ở Syria mà còn ở nước láng giềng Iraq và Li Băng. Ngài nói rằng Syria có thể bị tan rã và chìm trong hỗn loạn bởi "một sự gia tăng các lực lượng dân quân thánh chiến Hồi Giáo".
Đức Hồng Y than phiền rằng Iraq vẫn còn chịu biết bao đau khổ do hậu quả của sự can thiệp của Hoa Kỳ 10 năm trước đây.
Trong khi đó Đức Tổng Giám Mục Hilarion, là người đứng đầu cơ quan quan hệ quốc tế của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói với thông tấn xã Asia News bày tỏ lo ngại rằng các Kitô hữu sẽ là những “nạn nhân chủ yếu của lực lượng cực đoan Hồi Giáo, cả trong lúc này và còn tệ hại hơn trong tương lai sau khi các lực lượng cực đoan Hồi Giáo lên nắm chính quyền với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ"
Ngài nói: "Một lần nữa, hàng triệu người sẽ bị hy sinh trên bàn thờ của một nền dân chủ phù phiếm."
12. Tưởng niệm 5 năm cuộc bách hại các Kitô hữu trong bang Orissa bên Ấn Độ
Mặc dù vẫn sợ các vụ trả thù, các Kitô hữu vùng Kandhamal thuộc bang Orissa vẫn quyết định tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân với cuộc tuần hành hôm Chúa Nhật 25/8 có sự tham dự của thành viên các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Nhân dịp này các Kitô hữu cũng trao cho chính quyền lời thỉnh cầu trả lại công lý cho các nạn nhân và bảo đảm an ninh cho các Kitô hữu.
Cách đây 5 năm, ngày 25 tháng 8 năm 2008, các nhóm Ấn giáo cuồng tín đã tấn công 450 làng Kitô trong bang Orissa mạn đông Ấn Độ, đặc biệt là trong vùng Kandhamal. Các cuộc bách hại quy mô này đã khiến cho 100 tín hữu Kitô bị giết, hàng ngàn người bị thương, 5.600 nhà bị thiêu hủy, 296 nhà thờ, tu viện, trường học và các cơ sở tôn giáo bị đốt phá, và hơn 50.000 người phải trốn chạy vào rừng. Trong số các người thiệt mạng cũng có một linh mục và có một nữ tu bị hãm hiếp và giết chết.
Năm năm đã trôi qua, nhưng các vấn đề của người dân vùng Kandhamal vẫn còn đó: công lý không được giải quyết cho các nạn nhân, việc tái xây cất các nhà thờ và nhà của dân tiến hành rất chậm chạp, các Kitô hữu bị bắt buộc phải sống trong bất an. Trên tổng số hơn 500 người đã bị bắt giữ vì tham gia các cuộc tấn công các Kitô hữu hiện nay chỉ còn có 27 người còn bị giam.
Tình hình an ninh cũng bấp bênh hơn, vì đa số các tay tội phạm đã được trả tự do lại vẫn sẵn sàng tấn công các Kitô hữu, xét vì các bản án qúa nhẹ và họ không sợ bị trừng phạt. Điển hình như trường hợp của ông Manoj Pradhan, dân biểu bang Orissa, thuộc đảng Ấn Giáo Bharatiya Janata, bị tố cáo đã sát hại 9 Kitô hữu, nhưng ông vẫn được tại ngoại và tiếp tục đe dọa các nhân chứng và các người chống đối ông.
Từ năm 2008 đến nay tình hình tại Orissa vẫn chưa được cải tiến bao nhiêu, vì vẫn còn có các vụ tấn kích chống lại các tín hữu Kitô. Mới nhất là vụ xảy ra ngày 18/8 vừa qua tại Karon, nơi một nhóm 150 người ấn cuồng tín đã tấn công một linh mục dòng Tên và hai nữ tu.
13. Các Giám Mục Nhật chống lại việc tái vũ trang quân đội
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 24 tháng 8 cho biết các giám mục ở Nhật Bản gọi Điều 9 của Hiến pháp quốc gia là một "kho tàng cần phải bảo vệ" trong khi đang có những mưu toan tại quốc hội Nhật Bản nhằm loại bỏ điều này khỏi hiến pháp.
Điều 9 hiến pháp Nhật cấm nước này không được sử dụng lực lượng quân sự trong các tranh chấp quốc tế và nghiêm cấm việc dùng chiến tranh như một giải pháp cho các cuộc xung đột.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản, Đức Tổng Giám mục Peter Takeo Okada của thủ đô Tokyo, nói thêm rằng Hiến pháp - được ban hành vào năm 1946 và có hiệu lực vào năm 1947 - là "một kho tàng quý giá trên thế giới mà Nhật Bản có thể tự hào".
Hiến pháp được soạn thảo trong thời gian các nước đồng minh chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một hiến pháp cứng rắn không được sửa đổi từ khi được ban bố.
Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe hiện đang hỗ trợ khả năng sửa đổi hiến pháp bắt đầu với Điều 96 là điều cấm không được sửa đổi Hiến pháp.
14. Giáo Hội tại Nhật Bản hiện nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô có một tình cảm đặc biệt với Nhật Bản, Nhiều lần ngài giải thích rằng khi còn nhỏ ngài đã muốn trở thành một nhà truyền giáo ở Nhật Bản. Và như chúng tôi đã đưa tin hôm thứ Tư 21 tháng 8, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp đặc biệt dành cho 200 bạn trẻ Nhật Bản tại Vườn Damasus. Đây là một sự kiện bất thường bởi các vị Giáo Hoàng hiếm khi chào đón du khách trong tháng Tám. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngần ngại gặp gỡ cá nhân với nhóm bạn trẻ này.
Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.
Theo Niên Giám của Tòa Thánh năm 2011, Nhật Bản có khoảng 509,000 người Công Giáo tức là chưa tới 0.5% tổng dân số. Tuy thế, Nhật vẫn có đến 16 giáo phận, trong đó có ba tổng giáo phận với 1589 linh mục và 848 giáo xứ trong cả nước.
Sứ thần Tòa Thánh hiện nay tại Nhật Bản là Đức Tổng Giám Mục Alberto Bottari de Castello người Ý.
Kitô giáo đến với Nhật Bản nhờ các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm, và đặc biệt là các linh mục dòng Tên, chẳng hạn như Thánh Phanxicô Xaviê. Người Công Giáo đã thành lập nên thành phố Nagasaki, có thời được xem là trung tâm Kitô giáo quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông.
15. Inemuri
Nhân đề cập đến Giáo Hội Công Giáo tại Nhật, Kim Phượng xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bộ phim hài Inemuri.
Inemuri là một từ tiếng Nhật có nghĩa là "ngủ trong khi có mặt", nói tắt một lời là “ngủ gà ngủ gật” giữa chốn đông người như trên các phương tiện giao thông, tại các lớp học, và tại nơi làm việc. Ở phương Tây, tất nhiên, ngủ gật thường được xem là rất đáng xấu hổ. Nhưng trong văn hóa Nhật Bản, inemuri có một vị trí đặc biệt, và nó thực sự được xem như là một nguyên nhân cho niềm tự hào, chứ không phải bối rối, hay xấu hổ.
Đối với nhiều người Nhật, inemuri bao hàm ý nghĩa là người đó bị cạn kiệt vì làm việc quá sức, là người đó hy sinh giấc ngủ vào ban đêm cho công việc làm. Công việc là một phần rất quan trọng của văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là những công việc khó khăn.
Nói chung, inemuri được xem là tích cực và chấp nhận được cho những người ở các vị trí cấp cao, nhưng không cho các viên chức cấp thấp. Một viên chức cấp cao có thể ngụ gật trước mặt các nhân viên của mình. Học sinh cũng có thể ngủ gật trong lớp khi họ học thi vất vả và nỗ lực vươn lên trong hệ thống giáo dục Nhật Bản.