Ngày 28-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
03:51 28/08/2009
Bánh Sự Sống # 56

SỐNG MẦU NHIỆM THÁNH THỂ

Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 51)

* Các Giám Mục Á Châu khẳng định: Chúng ta không thể cử hành Thánh Thể đồng thời lại duy trì, thi hành hay nhân nhượng đối với các kì thị tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ và các tầng lớp xã hội. Nếu bạn được xây dựng và nuôi sống bằng Thân Mình của Chúa Kitô, thì bạn cần rộng mở tấm lòng để xây dựng cây cầu hiệp thông trong thế giới càng ngày càng chia rẽ và nhiều hận thù này.

Qua Bí tích Thánh Thể, Tín hữu Kitô toàn Á Châu được khích lệ đáp trả tiếng Chúa Kitô mời gọi là sống hiệp nhất, lắng nghe Lời Chúa bằng những việc làm cụ thể. Cử hành Thánh Thể có nghĩa là sống một lòng, đâm rễ sâu và vun trồng nuôi dưỡng trong Lời Chúa, mà bạn cần làm cho vang vọng trong cuộc sống mỗi ngày.

Các Giám mục xin các Linh mục, Phó tế và Tu sĩ nam nữ hướng dẫn các Tín hữu mỗi ngày, để họ khám phá ra chỗ đứng của Bí tích ban sự sống Thánh Thể, là sức mạnh của các Cộng đoàn Kitô Á châu. Lời Chúa và Thánh Thể là câu trả lời sống động cho các bất ổn, tranh chấp nào, gây ra bao đau khổ cho mọi người hiện nay, và cũng là con đường mới cho các xã hội đa văn hoá và đa tôn giáo.

* Một phút Cảm nghiệm: Trong diễn từ về Bánh Trường Sinh, Chúa Giêsu thẳng thắn trả lời dân chúng rằng: “ Không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời đích thực. (Ga 6, 32)

Thế nhưng, tôi chỉ dừng lại vật chất như các dân chúng xưa là theo Chúa để được ăn bánh no nê, rước Mình Thánh cho nhiều, chỉ tôn viếng Chúa trong nhà tạm, chứ it nghĩ tới bánh mang lại sự sống đời đời, là sống và làm theo ý Chúa: Vì tôi từ trời mà xuống, không phải làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng sai tôi. (Ga 6, 38)

Việc sống và làm theo những đề nghị của các GM Á châu để sống mầu nhiệm Thánh Thể, là sự hoà hợp, hy sinh vì anh em như Chúa dạy: Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là Sự Sống. (Ga 6, 63)

Pho tế: Nguyễn văn Định * Johndvn@yahoo.com
 
Cái Tâm Làm Con Người Ra Ô Uế
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
03:56 28/08/2009
Cảm nghiệm Sống # 89

CÁI TÂM LÀM CON NGƯỜI RA Ô UẾ

Trong guồng máy phức tạp của con người, CÁI TÂM thật vô cùng quan trọng. Bên trong chúng ta là nơi tích luỹ một đống tật xấu nhơ bẩn và một kho tàng đức hạnh. Đức Giêsu khẳng định: “Những cái gì từ miệng phát xuất ra là phát xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.” ( Mt 15, 18)

Con người trong sạch cũng do tâm, mà dơ bẩn cũng do tâm. Chính tâm tạo Thiên Đàng, cũng chính tâm gây địa ngục. Tâm nâng đỡ đưa con người lên, cũng chính tâm hạ thấp, đưa con người xuống: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống.” (Mt 15, 19)

Vậy tôi phải làm gì để con người không ra ô uế?

1- Giữ tâm tôi an vui, bình tâm: lắng đọng, không ô nhiễm những điều xấu xa như không tham dục, không tức giận, si mê, nghĩ xấu.

* Tâm tôi tuyệt nhiên thanh khiết và hoàn toàn trong sạch, không chút bợn nhơ như mặt gương được chùi bóng.

*Tâm tôi tẩy sạch mọi hận thù, hung bạo, tàn ác, ganh tỵ…

*Tâm tôi không đau khổ, không bệnh hoạn, buồn phiền, lo âu.

* Tôi biểu hiện vui mừng, bình an, hoàn toàn tráng kiện, mạnh khoẻ.

Giờ đây khắp thân tôi từ lóng xương bắp thịt, mọi tế bào đều thấm nhuần những tư tưởng từ bi bác ái. Tôi thể hiện tâm hồn cao thượng.

2- Nhờ Thần Khí Chúa: tràn đầy trong tôi như một thành trì kiên cố, nhờ Lời Chúa là ánh sáng cắt đứt mọi tư tưởng tiêu cực, mọi xúc động thù nghịch, để tôi không bị nô lệ và hoàn toàn tự do thực hiện:

*Tôi không cảm cảm xúc trước cơn thịnh nộ xấu xa của kẻ khác.

*Tôi lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy tâm từ bi đối với hận thù.

*Tôi lấy lòng nhẫn nhục, nhân hậu đáp lại hung bạo, nóng giận.

* Tôi lấy tâm hoan hỉ trả lại lòng ganh tỵ, đê hèn, tranh chấp...

*Tâm tôi tuyệt nhiên bình thản, và là thành lũy của từ bi, đức hạnh.

3- Khi tôi sống theo Thần Khí: là để Chúa Thánh Thần hướng dẫn tâm linh, thì tôi không còn làm thoả mãn đam mê của tính xác thịt nữa, Kinh Thánh nói rõ: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép,, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sứa, chè chén và những điều khác giống như vậy.(Gl 5, 19-21). Rõ ràng là bạn thấy ở Việt Nam và thế giới hôm nay, mỗi ngày xảy ra bao nhiêu là tội ác như thánh Phaolô đã nói ở trên.

4- Người Tín hữu luôn chiến đấu giữa thiện và ác: dầu Thánh Thần ngự trong tâm hồn, tính xác thịt vẫn nghe tiếng gọi xấu, kích thích những đam mê. Bảng liệt kê trên đã nói đến 4 loại tội: Tội xác thịt - Tội đến Chúa - Tội đến anh em và tội đến chính mình. Khi nói về Đức yêu thương, Phaolô cũng qủa quyết với 8 điều không được làm: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tự lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy gian ác; nhưng vui khi thấy điều chân thật.” (1 Cor 13, 4-6)

5- Tôi ước mong cho mọi người: thoát khỏi những đau khổ trên và được an vui, hạnh phúc. Tâm tôi không còn chứa chấp một điểm vị kỷ nào, vì đã vượt lên mọi hình thức chia rẽ riêng tư, không bị giam hãm trong tư tưởng hẹp hòi, không chịu ảnh hưởng của tình thần đấu tranh gia cấp, quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo. Tôi nhìn tất cả mọi người là bạn đồng hành trong Tình yêu của Thiên Chúa.

6- Khi tôi quyết tu luyện cái tâm này: thì chính là Chúa Thánh Linh đã thực sự biến đổi, tái sinh để thân tâm tôi được thấm nhuần đức trọn lành của Thiên Chúa Toàn năng. Thành ngữ Việt Nam có câu: “Tâm là lòng, ý cũng là lòng” ý nói tư tưởng cũng như cảm xúc của con người đều phát xuất từ trong lòng mà ra.Tôi xin gởi thân tâm này trong lòng thương xót bao la của Đức Giêsu Kitô.

7- Vì Đức Kitô đã giải phóng tôi: khỏi mọi ách nô lệ của Lề Luật. Nếu trở lại với Lề Luật là đoạn tuyện với Đức Kitô,. Ngươì Tín hữu không thể vừa làm tôi Lề Luật, vừa sống theo Thần Khí Chúa Kitô. Thành ngữ Hán Việt có câu: “Tâm động qủy thần trí” câu này dạy tôi là mọi âm mưu đen tối không phải chỉ tôi biết, mà quỉ thần đều biết. Nếu sợ tội thì nên làm điều lành. Phaolô cũng khuyên tôi đừng quay về với Lề Luật là chỉ giữ các nghi thức bên ngoài.!

Như vậy, hoa trái Thánh Linh sẽ được thực hiện hoàn toàn trong Cái Tâm của tôi, xem quả thì biết cây: “Còn hoa quả của Thần Khí là: Bác ái, Hoan lạc, Bình an, Nhẫn nhục, Nhân hậu, Từ tâm, Trung tín, Hiền hoà, Tiết độ (Galat 5, 22-23).

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Lạm Dụng
Lm Vũđình Tường
06:39 28/08/2009
Dân tộc nào cũng có phong tục, truyền thống tốt đẹp tiền nhân để cho hậu thế học hỏi, noi theo. Kinh nghiệm sống đời được coi là khuôn vàng, thước ngọc, tóm gọn trong câu nói, truyền tụng nơi dân gian.

Truyền thống tôn giáo

Truyền thống tôn giáo là chứng nhân niềm tin sống động tiền nhân truyền lại. Là khôn ngoan thánh do các thánh nhân được Chúa mặc khải trên đường nên trọn lành. Quan trọng hơn nữa truyền thống chứa đựng Giao Ước tình yêu giữa Thiên Chúa và con người. Qua Giao Ước Thiên Chúa mặc khải về chính Ngài và tình yêu Ngài dành cho nhân loại. Vì thế truyền thống là chân lí thánh giúp định hướng, soi sáng đường đi, dẫn Kitô hữu đến chân thiện mĩ.

Khôn ngoan thật

Không phải ai muốn hiểu, tuỳ tiện giải thích truyền thống sao cũng được, mà cần có học giả nghiên cứu, giải thích í nghĩa thâm sâu, của các truyền thống đức tin.

Khôn ngoan thánh giúp nên thánh, đưa đạo vào đời. Thanh tẩy lối sống, thánh hoá cuộc đời, trong sạch hoá xã hội nhờ vào sức mạnh Tin Mừng. Trái lại khôn ngoan thế gian dẫn đưa vào thế gian. Dựa vào khôn ngoan thế gian để giải thích Kinh Thánh là đưa đời vào đạo. Đưa đời vào đạo chính là lợi dụng tôn giáo để cầu lợi, ham danh, chiều theo xác thịt. Chiều theo xác thịt là từ bỏ thần khí. Xa lìa thần khí là lãnh đạo giả hình. Giả hình núp bóng tôn giáo làm việc trái bác ái, phản tình yêu. Việc tông đồ, bác ái, kiến thiết trở thành khí cụ thu góp tài chánh, lợi nhuận. Kết quả niềm tin trở thành gánh nặng, luật lệ trói buộc, gây khổ đau, hành hạ cả thân xác lẫn tâm hồn tín hữu.

Lãnh đạo giả hình dựa vào truyền thống mong trục lợi. Vì thế Đức Kitô nặng lời, công khai phê bình, nghiêm khắc chỉ trích kẻ lợi dụng niềm tin, làm điều tồi bại. Ngài mạnh mẽ chỉ trích kẻ bóp méo truyền thống, cố tình uốn nắn sao cho phần lợi nghiêng về họ. Ý tưởng sai trái, lừa đảo đến từ suy tính hơn thiệt của khối óc, của lòng tham. Đức Kitô xác định rõ, của cải, danh vọng không thể là bảo chứng cuộc đời. Chúng không ban bình an thật cho tâm hồn vì chúng là của hay hư nát.

Võ đoán

Mọi giải thích, diễn giải Kinh Thánh mà không tin Đức Kitô đều là giả hình. Học giả Kinh thánh không tin Chúa không thể là học giả chân chính. Nếu tin hãy vâng phục Giáo Hội. Thiếu vâng phục là chọn li khai, sống ngoài Giáo Hội do Đức Kitô sáng lập. Rao giảng Đức Kitô mà không tin Đức Kitô là kitô hữu giả hình. Lời giải thích của chúng phát xuất do tà tâm, đố kị và ghen tương. Giải thích Kinh Thánh chính danh cần Thánh Thần hướng dẫn. Thánh Thần không hoạt động nơi kẻ không có lòng tin, nơi kẻ chủ trương sống chia rẽ và kéo bè, chia phe, lập nhóm.

Môi mép

Mục đích của Kitô hữu là cầu nguyện, cảm tạ, tôn vinh ca tụng Danh Chúa. Kẻ có tâm tính tà vạy lạm dụng ngôn từ nhà đạo của người Kitô hữu với mục đích khác. Môi mép họ cũng ca tụng, tôn vinh Chúa nhưng thực tâm không chút lòng thành.

Làm sao phân biệt chân, giả? Chánh đạo khác tà đạo ở hành động và lối sống. Chánh đạo lời rao giảng đi chung với việc làm. Chính đạo dậy yêu thương, sống yêu thương, sẵn sàng tha thứ, chậm phê bình.

Tà đạo nói về hoà bình, công lí, sản phẩm do chính họ tạo ra. Tà đạo coi nhẹ mạng sống mọi người. Tà đạo giả dạng kêu gọi thống hối để nhận dạng, sau đó âm thầm tìm cách triệt hạ, thủ tiêu.

Vô giá trị

Ma quỉ là cha kẻ gian dối. Vì thế chúng ta có thể xác quyết, khẳng định, mà không sợ sai lầm. Không lời giải thích Kinh Thánh nào của kẻ vô thần xác thực, đáng tin cậy, vì bản chất là vô thần. Vô thần không tin có Thánh Thần. Giải thích Kinh Thánh mà không có Thánh Thần hướng dẫn thì lời giải thích kia phải do tà thần hướng dẫn. Tà đạo không thể nào giải thích đúng đắn chính đạo. Ra công tìm hiểu Kinh Thánh mà không tin thờ Chúa sẽ trở thành kẻ tin thờ ma quỉ. Tin ma quỉ sẽ tôn thờ những gì thuộc về chúng. Tà đạo không chung đường với chính đạo vì thế lãnh đạo tà giáo thường tìm cách bách hại, ngăn cản chính đạo.

Yêu truyền thống

Đức Kitô yêu quí, tôn trọng truyền thống. Ngài đả kích kẻ lạm dụng truyền thống để thủ lợi. Vì yêu quí, Ngài công khai bảo vệ truyền thống. Trở thành người đối nghịch với giới lãnh đạo giả hình làm điều bất công, hại luân thường, đạo lí. Biết rõ giới lãnh đạo thù ghét, bách hại. Đức Kitô không chùn bước, không nhẹ lời nhưng mạnh miệng phản đối.

Ngài đưa ra cách sống chân thật phát xuất từ tấm lòng chân thành, từ con tim yêu mến. Kết hợp với tình yêu Chúa là tình yêu trọn hảo, tốt lành nhất. Chỉ những hành động phát xuất, hướng dẫn bởi tình yêu chân chính mới giúp con người tiến trên đường lành thánh. Con đường này đòi thực thi bác ái, yêu thương, sống thuận hoà, hay tha thứ và giầu tình thương. Để làm được điều này lãnh đạo tôn giáo cần sống khiêm nhường, vâng phục Giáo Hội Chúa nơi trần gian.

Đời sống thánh thiện là cách duy nhất mang bình an thật cho tâm hồn. Chúa là Đấng duy nhất giúp ta sống thánh thiện, sống yêu thương. Ngoài Ngài ra không thế lực nào có thể thay thế.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Hãy mở lòng đón nhận tha nhân
Lm. Jude Siciliano, OP
07:11 28/08/2009
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN (B)

Đnl. 4: 1-2, 6-8; Tv 15; Gc 1: 17-18, 21b-22, 27; Mc 7: 1-8,14-15, 21-23

Tôi có quen với một gia đình làm lễ giỗ tưởng niệm một người Cô, tạm gọi là Cô Mary, đã qua đời. Cô Mary không lập gia đình, và có một học thức căn bản. Sau những năm làm việc vất vả, cô Mary để dành được một số tiền, cô đã dùng để giúp đỡ gia đình: như những người vừa mới lập gia đình cần tiền đặt cọc mua nhà; giúp một người cháu có hoàn cảnh khó khăn để học luật; giúp người chị góa bụa trả tiền thuê nhà v.v… Cô Mary được mọi người trong gia đình biết vì có lòng rộng rãi, giúp đỡ người khác, không khoe khoang, và nhiều lần giúp đỡ ẩn danh.

Đối với người ngoài, chỉ cần Cô nghe biết là họ cần sự giúp đỡ là cô Mary sẵn lòng giúp ngay. Trong những ngày Cô còn sống, ai cũng biết Cô rộng rãi như thế nào, và kính nể Cô, và đó là tấm gương cho những người quen biết cô. Tấm lòng rộng rãi của Cô Mary vẫn còn tồn tại sau khi Cô đã qua đời. Có lần một người cháu gái nhắc đến cô là luôn nhớ tới lời Cô Mary nói: “Nếu mình có tiền thì tại sao không giúp người không có?” Cô Mary để lại những kỷ niệm không phải chỉ là tiền giúp kẻ khác. Mà còn là gương sống của Cô qua lời nói của Cô thách thức kẻ khác: “Nếu bạn có tiền, sao bạn lại không giúp người khác?” Đó phải chăng là điều mà Cô muốn gia đình phải làm theo. Đó là điều mà gia đình cô muốn làm để nhớ đến một người thân thương rộng rãi như Cô Mary.

Bài đọc trong sách Đệ Nhị Luật nói về việc ông Mô-sê dạy dân Israel đang ở trên đất Mô-áp. Toàn bộ sách Đệ Nhị Luật là một bài giảng của Mô-sê với dân Israel khi họ vừa trải qua những ngày cực khổ trong sa mạc để tìm tự do. Mô-sê khuyên bảo họ trước khi họ vào đất Chúa hứa, dân Israel phải nghe theo các lề luật và các phán quyết để thi hành. Đó là điều chúng ta trông đợi nơi một nhà lãnh đạo tôn giáo phải không? Những quy định về cách sống, cách thức làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Nhưng đó không chỉ là phải giữ điều răn để làm đẹp lòng Thiên Chúa như Mô-sê đã dạy, mà dân Israel phải biết yêu thương và giúp đỡ gia đình; như Cô Mary đã làm; như thế mới làm đẹp lòng Thiên Chúa. Cô Mary đã giúp những người còn trẻ chưa đủ sức để đáp lại tình thương của cô, hay hoàn lại những gì Cô đã cho họ. Cũng vậy, dân Israel đã lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa trong việc giúp gìn giữ họ ra khỏi kiếp nô lệ, cho của ăn hàng ngày. Thiên Chúa làm những việc ấy vì lòng thương yêu dân Israel, không phải vì họ đáng được hưỡng những điều đó, nhưng là do Thiên Chúa muốn thương yêu họ thôi.

Dân Israel không nghĩ những điều răn là những điều Thiên Chúa bắt buộc họ phải giữ. Giống như Cô Mary đã nói “Nếu người nào có tiền sao lại không chia sẻ với những người không có?” Những người trong gia đình Cô Mary đã được hưởng sự rộng rãi ấy nên muốn noi gương và làm như Cô đã làm. Với Thiên Chúa, chúng ta cũng phải làm như vậy.

Chúng ta không sống những điều chúng ta muốn, hay những điều chúng ta ước mơ. Chúng ta hãy nên đồng dạng với Thiên Chúa là Đấng sống bên chúng ta; hãy tập tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ, sống rộng rãi trong những lúc khó khăn như Chúa Giêsu đã sống. Chúa Giêsu là hình ảnh của Đức Chúa, Đấng rộng rãi cứu dân Israel ra khỏi nô lệ. Và qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta đều sống. Theo như Thánh Kinh đã nói “Chúa Giêsu đến để kiện toàn các lề luật”.

Các người Biệt Phái và kinh sư hỏi Chúa Giêsu về các môn đệ Ngài sao không giữ truyền thống của các tiền nhân trong việc ăn uống. Nếu những người đó ở trong gia đình Cô Mary, chắc họ muốn có những quy luật về sự giúp đỡ. Quy định cách lên danh sách số lượng người được giúp. Và số tiền đóng góp của mổi thành viên trong gia đình là bao nhiêu phần trăm theo tỷ lệ tài sản của từng người. Và nếu họ có quyền sử dụng tiền đó họ sẽ ra điều lệ rõ ràng: Có ban kiểm soát làm việc khe khắc. Làm như vậy là họ phá tan tinh thần và lòng rộng rãi của Cô Mary. Thật ra thì những người trong gia đình Cô Mary cứ theo gương Cô ta, không theo một luật lệ nào cả, nhưng vì Cô Mary đã ảnh hưởng đến đời sống của họ và họ noi gương của Cô. Họ giúp đỡ người khác theo “tinh thần Cô Mary”

Những người Biệt Phái và kinh sư không giúp những người khác sống bên ngoài luật của Mô-sê. Trong Phúc âm những người đó thường bị chế nhạo. Nhưng thật ra thì họ có ý hay là giữ gìn lề luật của đời sống hàng ngày. Nhưng trong tinh thần đó, có người lại đi quá xa và giữ luật quá khắt khe như bài Phúc âm đọc hôm nay, là họ chỉ nghĩ đến bề ngoài của luật, chứ không giữ tinh thần của luật.

Chúa Giêsu chỉ trích người Biệt Phái và kinh sư là họ đã đặt sai trọng tâm của đời sống hàng ngày. Bài phúc âm hôm nay ở giữa hai bài nói về phép lạ làm bánh hóa nhiều. Phép lạ này chứng tỏ tình Chúa Giêsu thương yêu lo lắng cho đám quần chúng theo Ngài. Người Biệt Phái có ý kiến riêng hẹp hòi, chỉ chú trọng đến những chi tiết nhỏ nhặt, như rửa tay và chén bát trước khi ăn, để tỏ ra họ là những người muốn sống thánh thiện theo lề luật Mô-sê.

Không ai có thể chối cãi được là Chúa Giêsu muốn dạy dân chúng theo Ngài sống đời sống thánh thiện. Nhưng Chúa Giêsu nói là đời sống đó không quan hệ gì đến những lề luật bên ngoài. Lòng người phải thay đổi trước đã, và rồi bên ngoài sẽ tự nhiên thay đổi sau, cũng như gia đình Cô Mary đã được ảnh hưởng bởi lòng rộng rãi của Cô.

Chính ơn Chúa của những người tin vào đời sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa Giêsu đã làm thay đổi những người đó. Họ đã lãnh nhận được ơn Chúa, nhờ đó mà họ được một đời sống mới. Và bởi đó mà họ có thể nói như gia đình Cô Mary nói “Tại sao chúng ta lại quên không rộng rãi đối với kẻ khác, khi Chúa Giêsu đã tha thứ và rộng rãi đối với chúng ta?”

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Tuân giữ lề luật
LM. Giacobê Tạ Chúc
08:57 28/08/2009
TUÂN GIỮ LỀ LUẬT

Xã hội nào cũng có luật, luật được lập ra vì nhu cầu của con người.Lề luật là để phục vụ cho con người.Sống mà không có luật, hay chỉ sử dụng”luật rừng”, thì con người sẽ khó tìm được sự an sinh tối thiểu cho mình.Dân Do Thái có đến 613 luật, họ giữ nhiều tập tục của tiền nhân: rửa tay trước khi ăn, ngày Sabat không được làm gì, tiếp xúc với dân ngọai về nhà phải tắm rửa, không đụng chạm xác chết…Chúa Giêsu không hủy bỏ lề luật, nhưng Ngài muốn làm cho luật nên hòan hảo, và thực sự vì lợi ích và đem lại hạnh phúc cho con người:”Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ.Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện tòan”(Mt 5,17).

Luật theo mặt chữ

Có một câu chuyện kể lại hành trình giảng đạo của hai vị sư trẻ,trên đường đi rao giảng Phật pháp, hai vị đi qua một đọan đường và đến gần một con sông.Nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi khóc.Họ hỏi thiếu nữ:

-Tại sao cô khóc? Thiếu nữ mếu máo trả lời:

-Đấy hai Thầy xem, tôi không thể qua được khúc sông này, để đi trẩy hội với bộ cánh đẹp như thế này!

Một trong hai người tình nguyện cõng cô gái sang sông.Chiều đến khi về đến chùa, vị sư kia tỏ ra khó chịu với hành động trong ngày của người bạn mình, vì anh ta cho rằng, khi cõng cô gái sang sông, vị sư đó đã phạm giới.Biết được điều bất bình của bạn, vị sư bị xem là phạm giới từ tốn trả lời:

-Tôi đã bỏ cô gái lại ở bờ sông,tại sao anh lại cõng cô ta cho đến giờ này?

Luật theo nội dung

Những người Do thái chỉ giữ luật ở hình thức bên ngòai và họ chỉ dừng lại ở đó,rửa tay sạch, lau chùi chén dĩa, rửa các thức ăn mang từ chợ về.Còn Chúa Giêsu, Ngài khẳng khái khẳng định:”Không có cái gì từ bên ngòai vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được;nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”(Mc 7,15).Vì chính từ bên trong con người mà xuất phát ra những ý định xấu:tà dâm,trông cắp,giết người,ngọai tình,tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng…Như thế, giữ luật của Chúa là vì yêu mến chứ không phải vì sợ.Giữ luật để luật phục vụ cho con người.Luật bác ái yêu thương là đỉnh điểm của sự trọn lành,người tu sỹ, trong giới hạn của mình có thể vì bác ái mà lỗi luật, khi anh em cần đến sự giúp đỡ, hay trong những khi cần thiết.Chúa Giêsu không đả kích hay lên án những tập tục tốt lành của người Do Thái.Ngài chỉ muốn họ trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và thực hành luân lý Kitô giáo.

Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng,còn lòng chúng thì lại xa Ta.Lạy Chúa, ước gì lời trên đây Chúa không phải nói với chúng con.Một khi là người công giáo, xin cho chúng con luôn biết thực thi đời sống đạo một cách tốt đẹp, và khi muốn nói đến đạo”tự tâm”, xin giúp chúng con hiểu, đó là sống theo lương tâm ngay thẳng mà Chúa đã trao ban qua hình ảnh của Ngài:”Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà con người không đặt ra cho mình,nhưng vẫn phải tuân theo.Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác.Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người…Quả thật, con người có một lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn.Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người.Lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người;nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ”(GLCG số 1776).

LM Giacôbê Tạ Chúc
 
Đừng sống theo luật của kẻ phàm nhân
Gioan Lê Quang Vinh
09:05 28/08/2009
Chúa nhật 22B (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23)

“Con chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng con hằng liên lỉ ngợi khen Người.” (TV 73) Lời Thánh Vịnh ấy cùng nhiều lời khác trong Kinh Thánh cho thấy dân Thiên Chúa qua muôn ngàn thế hệ vẫn không ngừng mở miệng ca ngợi và cầu khẩn cùng Thiên Chúa của mình. Nhưng trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu lại dùng lời ngôn sứ Isaia mà quở trách người Pharisiêu: “Dân này thờ Ta bằng môi miệng”. Vậy thì rõ ràng Chúa không trách mắng họ vì việc dùng môi miệng thờ phượng Chúa, mà điều đáng bị trách mắng nằm ở câu sau: “lòng chúng thì xa Ta”. Vâng, việc cầu nguyện, hay thờ phượng bằng lời là điều cần thiết và cao quí, Chúa Giêsu đã không ngừng nhắc đi nhắc lại. Nhưng nếu lòng trí xa Chúa khi cầu nguyện thì lại là điều đáng phàn nàn. Vậy thế nào là lòng trí xa Chúa?

Tin Mừng hôm nay trả lời cho chúng ta câu hỏi đó. “Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân”. Nếu mục tử nào không quan tâm đến Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh mà chỉ cố làm sao để lấy lòng người trần thế, nhất là lấy lòng những kẻ cao ngạo, ác đức và chống đối Thiên Chúa, thì lúc ấy họ bị quở trách. Khi họ ngồi vào chiếc ghế mà thế gian kê sẵn, đứng lên bắt tay với cường quyền và quên mất lời răn dạy của Thiên Chúa, quên mất người nghèo chung quanh họ, thì họ đang “làm theo giới luật phàm nhân”.

Về phần dân Thiên Chúa, khi vì sợ hãi hay vì lợi lộc riêng mà không giữ luật Chúa, lại nghe theo những qui định, những thúc ép của các thế lực trần gian chung quanh, thì họ sẽ xa Thiên Chúa vì chính họ đã tự do chọn lựa điều gian ác. Trong một xã hội mà người Công giáo là công dân hạng hai, không có chỗ đứng nào chính thức, thì người môn đệ Chúa dễ bị cám dỗ chạy theo tiếng gọi phía đối nghịch để dễ tồn tại. Nhưng chính lúc cố gắng len lỏi để tồn tại, họ đánh mất sự sống thật của mình.

Cách đây ít năm, tôi có trách nhiệm phỏng vấn nhân viên mới cho một Công ty bảo hiểm ngoại quốc hoạt động ở Sàigòn. Một anh sinh viên mới ra trường nộp hồ sơ và được mời phỏng vấn. Sau khi anh ta đã trả lời các câu hỏi, tôi nhận thấy anh ta không đủ tiêu chuẩn, nên hỏi thêm một câu để biết đời sống tôn giáo của anh ta có giúp gì cho chính anh ta không. “Xin bạn vui lòng cho biết bạn có theo tôn giáo nào không và bạn nghĩ gì về tôn giáo?” Anh ta hăng hái nói: “Em đã học môn triết Mác Lê và biết tôn giáo là thuốc phiện mê dân. Ba mẹ em muốn em phấn đấu vào đảng như ba mẹ nên em không thích các tôn giáo”.

Nghe đến đó, tôi đưa anh ta xem bảng ghi các tiêu chí đánh giá và mỉm cười nói nhẹ nhàng: “Bạn tưởng công ty này giống các công ty nhà nước nên bạn nói mạnh quá. Thật ra công ty này là một định chế tài chính, và chúng tôi đánh giá cao những người có tôn giáo. Rất tiếc vì câu trả lời của bạn, bạn mất 100 điểm theo thang điểm mà công ty qui định, chứ nếu nếu bạn nói khác thì cũng đỡ cho bạn”. Nghe vậy, anh ta thay đổi ngay: “Dạ hồi nãy em nói là theo bài học sách vở, chứ cá nhân em đề cao tôn giáo lắm ạ và em nghĩ tôn giáo là rất cần thiết”. Tôi nói: “Cám ơn bạn, nhưng hy vọng sẽ có dịp khác chúng ta trao đổi lại”.

Rõ ràng cái lối giáo dục này chẳng biết làm sao mà khiến con người coi thường các giá trị tinh thần, lại thay đổi nhanh chóng mà lại chẳng bao giờ dám chắc chắn gì về chính mình. Khi người ta “theo giới luật phàm nhân” thì họ xa Chúa vời vợi, và khi xa Chúa thì chính họ tách mình ra khỏi những cộng đồng biết đề cao các giá trị nhân bản.

Chúa Giêsu nói: “Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm”. Truyền thống người phàm là truyền thống mang tính hình thức, chiếu lệ, giả hình. Đó còn là loại truyền thống đề cao lòng hận thù, hành vi liều lĩnh, thô bạo. Truyền thống người phàm còn là những “bửu bối” để tiến thân trong xã hội mà coi thường lương tâm và đạo đức. Mà đã theo truyền thống người phàm thì không thể tuân giữ lề luật Thiên Chúa.

Người Công giáo thời đại này vẫn bị cám dỗ hành xử theo thế gian, theo các truyền thống phàm nhân. Và cả những vị đã được mời gọi sống đời tận hiến cũng không thiếu những lúc hoặc vì bị “nắm tẩy” hoặc vì ham danh ham lợi mà hy sinh làm tôi tớ cho phàm nhân, cho quyền lực phù vân và cho những người cầm roi quất mạnh vào thân mình mầu nhiệm Đức Kytô.

Theo Chúa không phải là một cam kết xã hội mà trước hết là một khế ước tình yêu. Mà đã nói đến tình yêu là nói đến cái gì sâu xa nhất của cuộc đời con người. Đã chọn lựa yêu thương thì người môn đệ Chúa hướng tới mà không quay lại để bám víu vào bất cứ cái gì chung quanh mình, bởi so với gia sản mà mình đã chọn thì “giới luật phàm nhân” chẳng là gì.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chọn lựa chính xác và đã kiên trung với chọn lựa tuyệt vời ấy. Xin Mẹ dẫn chúng con đi vững vàng trên lối đi mà Chúa đã chỉ cho chúng con, để chúng con đi theo Chúa mà không để lòng mình xa Chúa.
 
Chỉ được cái miệng !
An Mai
09:08 28/08/2009
CHÚA NHẬT 22 TN B

CHỈ ĐƯỢC CÁI MIỆNG !

Đnl 4, 1-2.6-8; Gc 1,17-18.21-22.27; Mc 7, 1-8.14-15.21-23

Con người, luôn mang nghịch lý trong mình. Thánh Phaolô cảm nghiệm sâu sắc điều này nên Ngài đã nói: “Việc tốt tôi muốn, tôi không làm, trong khi điều xấu tôi chẳng hề muốn, thì tôi lại làm.” (Rm 7,15–19). Trong ta, cái sự giằng co và nghịch lý ấy cứ tồn tại mãi. Nhiều khi ta nói thì hay lắm nhưng việc làm của ta nó ngược lại với lời ta nói.

Biết được lòng dạ của con người như thế nên Môsê luôn nhắc nhở dân mình trong hành trình đi trong sa mạc. Muốn làm điều tốt lắm nhưng nó bị một cái gì đó như bức tường vô hình ngăn cản con người ta lại. Hôm nay, Môsê nhắc dân: “Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em. Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em. Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh”. (Đnl 4, 1-2.6).

Và nếu như dân giữ những thánh chỉ mà Thiên Chúa ban cho họ qua miệng của ông Mêsê thì đâu có chuyện gì để nói. Khi Môsê hỏi và dặn dò thì họ cam đoan và thề thốt đủ thứ đủ chuyện. Thế nhưng, hành động thực tế của họ thì ngược lại. Giá như mà họ giữ những thánh chỉ của Chúa thì cuộc đời của họ đâu rơi vào cảnh lầm than bĩ cực như vậy. Họ đã quá nhiều lần bỏ Chúa để chạy theo các thần ngoại bang nên cuộc đời của họ cứ khổ mãi.

Dân Do Thái ngày xưa rất ư là buồn cười. Họ hứa đó, họ hẹn đó nhưng rồi trở về với đời thường, lời hứa, lời hò hẹn đó nó cứ trôi bay theo gió vậy. Họ hứa đó nhưng họ quên đó, họ hẹn đó nhưng họ bỏ đó.

Đến thời Chúa Giêsu cũng vậy, dân chúng dù cho nghe Chúa đấy nhưng mà cuộc sống, cách hành xử của họ làm sao ấy. Họ đã hành xử không như lòng họ cũng như miệng họ nói. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói thẳng cho họ biết con người thật của họ "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân”. (Mc 7, 7.8)

Thật đáng tiếc nếu như ta đi theo con đường của những người Do Thái thời Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cũng vừa khuyên chúng ta hãy hành động chứ đừng nói suông: “Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Có lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian”. (Gc 1,22.27)

Lời nói của Chúa Giêsu cũng như lời khuyên của thánh Phaolô tông đồ quả là hết sức thiết thực, hết sức gần gụi với cuộc đời chúng ta ngày hôm nay.

Nhớ lại một cha kia hay đùa: “chỉ được cái miệng !”. Câu đùa vui ngắn ngủi ấy nhưng thật hay, thật thâm thúy. Câu nói ấy cũng giống như câu nói của Chúa Giêsu hôm nay vậy. Miệng của những người thời Chúa Giêsu cũng hay lắm nhưng rồi hành động của họ khác lắm. Thử nhìn lại chúng ta, chúng ta cũng vậy thôi.

Ngày hôm nay, mở mắt ra là chúng ta nghe không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp. Nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng, để cho sản phẩm của mình được mua mau, bán lẹ nên người ta đã dùng quá nhiều lời hoa mỹ để quảng cáo cho sản phẩm, cho mặt hàng của họ. Thế nhưng, với thực tế thì lời hứa, lời quảng cáo ấy đúng bao nhiêu phần trăm thì chỉ có người tiêu dùng mới biết mà thôi.

Không chỉ là quảng cáo nhưng chính trong đời thường, trong sở làm và ngay chính tại gia đình chúng ta, chúng ta được nghe quá nhiều lời thật hay nhưng hành động thì lại khác hoàn toàn. Nghịch lý ấy nó cứ diễn ra từng giây từng phút trong cuộc đời. Nếu ta nói lời hoa mỹ thì ta sẽ được dễ đón nhận, điều đó là điều dĩ nhiên nhưng thật lòng ta kiểm nghiệm lại những lời hoa mỹ ấy đa phần chỉ là lời nói suông mà thôi.

Cũng hay đấy chứ ! Nếu như Chúa Giêsu mà ngô nghê tin vào lời của những người Do Thái thời bấy giờ có phải chết không ? Họ vẫn nói họ tin Chúa đó chứ ! Họ vẫn nói họ tôn Chúa đi làm vua đấy chứ nhưng thực tế thế nào ta đã rõ. Người dân thường là như thế, còn những môn đệ của Chúa thì sao ? Những môn đệ thân tín có khác họ chút nào đâu ? Cùng ăn, cùng uống, cùng sống với Thầy và thậm chí thề thốt bán sống bán chết là không bỏ Thầy nhưng hành động thực tế thì lại khác. Chúng ta thử hình dung nhìn lại cuộc thương khó của Chúa Giêsu trên đỉnh đồi Gôngôta thì chúng ta quá rõ. Những kẻ mà ồm ồm cái mồm tin Chúa, yêu Chúa, theo Chúa đến giây phút cuối cuộc đời nay đâu ?

Chuyện quan trọng trong cuộc đời là thực hành lời mình nói chứ đừng nói suông. Chúa không hề thích con người nói suông. Bằng chứng những người nói suông thì Chúa đã chỉ thẳng vào mặt của họ.

Nếu như ngày hôm nay ta nói suông với Chúa thì Chúa cũng sẽ chỉ vào mặt ta mà nói với ta như ngày xưa vậy. Và, nói đến Chúa thì có vẻ xa xôi, ngay như anh chị em đồng loại – là hình ảnh của Chúa – ở gần ta đấy nhưng ta hành xử với họ như thế nào ?

Thử làm một cuộc thăm dò, chúng ta sẽ thấy hết sức là buồn cười. Nếu như trong một gia đình hay một cộng đoàn, ta thử làm cái phiếu thăm dò thì bảo đảm, kết qủa là ai ai cũng thương nhau hết, cũng lo lắng cho nhau hết nhưng rồi trong gia đình còn đó biết bao nhiêu người phải đau khổ vì chính những người gần gụi với mình, ngay trong gia đình mình, ngay trong cộng đoàn mình đã hại mình. Phải chăng đó là lời nói yêu thương suông và ngoài môi ngoài miệng.

Chẳng biết ai nghĩ sao, riêng tôi, tôi vẫn thích tiếp xúc, thích sống với những con người thật hơn là con người nói suông. Gặp những người nói suông ta cảm thấy làm sao ấy, những lời hoa mỹ ấy làm đau lòng làm sao ấy dù rằng bề ngoài nó bóng bẩy.

Có những người mời mọc ta bề ngoài có vẻ hết sức tha thiết ấy nhưng trong lòng họ thì ngược lại. Ngược lại, có những người ăn nói bề ngoài có vẻ thô kệch ấy nhưng trong lòng của họ nó thật làm sao ấy, khó có thể diễn tả được. Chỉ trong kinh nghiệm của đời thường, ta mới biết ai là nói suông, ai là người nói thật với ta mà thôi.

Mở rộng ra một chút với đời sống gia đình thời hiện đại. Phải chăng người ta thích nói suông, người ta thích nghe suông nên tình trạng đời sống gia đình ngày hôm nay có vấn đề. Khi yêu nhau, dường như người ta không thích nói thật với nhau thì phải, người ta dùng không biết bao nhiêu lời lẽ mỹ miều dành cho nhau nhưng khi về ở với nhau thì khác.

Chính vì họ nói mà họ không làm, họ hứa mà họ không giữ những điều mà họ nói họ hứa với nhau nên đời sống gia đình dễ tan vỡ thôi. Âu cũng là chuyện bình thường vì khi yêu người ta hứa quá ư là hay nhưng khi về ở với nhau thì hoàn toàn khác những lời nói trong những ngày hẹn hò, trong những lời nguyện thề trăng hoa.

Chính ta, ta không thích ai sống với ta suông ngoài miệng như Chúa Giêsu để rồi ngày mỗi ngày ta làm sao bớt cái suông ấy trong ta để ta sống thật với anh chị em đồng loại. Chẳng ai bắt ta nói hay cả, chẳng ai bắt ta nói hoa mỹ cả. Vậy thì ta, tốt hơn hết, ta có sao sống vậy, nghĩ sao nói vậy và nói sao làm vậy thì cuộc đời của ta sẽ hạnh phúc hơn.

Đối diện với thực tại ngày hôm nay thì có sao nói vậy, có sao sống vậy quả là một sự đấu tranh khốc liệt chứ không đơn giản. Không đơn giản là vì đại đa số người ta thích lời hoa mỹ và lời hứa hẹn thật bóng bẩy chứ người ta lại không thích nói kiểu đơn sơ, mộc mạc và ít hứa.

Nên chăng ta cũng cầu xin Chúa cho ta cởi bỏ con người cũ, lột đi cái con người bề ngoài đầy hình thức của ta để ta sống sao thật với lòng mình, thật với con người của mình hơn.

Nguyện xin Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống đến và ở lại trong ta để ngày mỗi ngày ta sống với Chúa, sống với anh chị em mình bằng cái con người thật hơn.
 
Với cả tâm tình
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
09:22 28/08/2009
Chúa Nhật XXII Thường niên (Mc 7,1-8a.14-15.21-23)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?" Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người".

Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế".

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Truyện thiền kể có hai nhà sư xuống núi. Dọc đường các ngài gặp một thiếu nữ đứng bên vũng nước sâu. Thiếu nữ muốn đi qua mà không sao đi được. Thấy vậy, một nhà sư liền bế thiếu nữ vượt qua vũng nước. Trở về gần đến chùa, nhà sư kia trách bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế ?”. Nhà sư trả lời: “Tôi đã để cô ta lại bên vũng nước, sao anh còn mang cô ta về đến tận chùa”.

Câu chuyện ý nhị trên đã minh hoạ rõ nét về hai lối sống đạo. Lối sống đạo theo hình thức và lối sống đạo theo nội tâm. Nhà sư trọng hình thức không dám động đến thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương. Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật giới sắc. Ông tự hào về mình và trách móc bạn đã vi phạm luật tu hành. Ông đã hoàn toàn giữ luật theo hình thức bề ngoài mà không xét đến nội tâm của mình.

Những người Biệt phái và Luật sĩ trong đạo Do thái cũng giữ đạo theo hình thức như thế. Họ rất trọng những luật lệ theo hình thức bề ngoài. Họ cho rằng giữ những hình thức bề ngoài là đủ. Theo họ, đạo là lề luật. Giữ trọn lề luật là giữ đạo. Đặc biệt là luật thanh sạch. Người Do thái có nhiều cấm kỵ ô uế. Bị coi là ô uế những người mắc bệnh phong, những người phụ nữ sau khi sinh con, người ngoại đạo. Ai tiếp xúc với những người ô uế sẽ bị lây nhiễm ô uế. Ngay cả những đồ vật bị người ô uế động đến cũng trở thành ô uế. Ai động đến những đồ vật đã bị ô uế cũng sẽ bị lây nhiễm ô uế. Ô uế là tội lỗi. Những người bị ô uế sẽ không được dâng lễ vật cho Chúa. Để tránh ô uế, người Do thái luôn rửa tay, rửa bát bên ngoài cho sạch.

Chúa Giêsu chê trách họ là giả hình. Vì họ chỉ lo giữ sự trong sạch bề ngoài mà không lo giữ sự trong sạch bề trong. Họ lo rửa tay chân mà không lo rửa lương tâm. Họ sợ tiếp xúc với người bệnh nhưng họ vẫn ấp ủ những ý đồ xấu xa trong tâm hồn. Có lần Chúa Giêsu đã sánh ví họ với những mồ mả, bên ngoài thì tô vôi, sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì đầy xương cốt hôi hám, xấu xa.

Vì quá chú trọng đến những luật lệ tỉ mỉ bên ngoài, họ biến đạo thành một mớ những nghi thức trống rỗng vô hồn. Đọc kinh cho đủ bổn phận mà không cầu nguyện. Ăn chay để giữ đúng luật hơn là để hạn chế tính mê tật xấu. Làm việc bác ái để phô trương hơn là để chia sẻ với người anh em cơ nhỡ. Tệ hại nhất là họ giữ đạo mà không thật lòng yêu mến Chúa. Nên hôm nay, Chúa Giêsu đã nặng lời chỉ trích họ: “Dân này tôn kính ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”.

Những hình thức bên ngoài không phải là không cần thiết. Nhưng những hình thức bên ngoài, muốn có giá trị, cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong. Nội tâm con người là nguồn mạch của mọi hành vi. Nội tâm có tốt thì hành vi mới tốt. Nội tâm có chân thật thì hành vi mới có giá trị.

Đạo Chúa không phải là hình thức. Đạo Chúa là tình yêu. Tình yêu chân thật phát xuất từ đáy lòng. Giữ hình thức mà không có tình yêu thì chưa phải là giữ đạo. Làm những việc lớn lao mà không có tình yêu cũng chỉ là vô ích, như lời thánh Phao-lô dạy: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1Cr 13, 1-3).

Vì thế, khi làm việc gì, điều cần thiết là cho cử chỉ phản ánh trung thực tâm hồn. Tất cả mọi việc làm lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tâm hồn chân thực. Nhất là phải làm sao cho mọi nghi thức tôn giáo phát nguồn từ trái tim yêu mến chân thành. Việc từ thiện phải phát nguồn từ một tình yêu mến huynh đệ, thành thực muốn chia sẻ. Lời cầu nguyện phải phát xuất từ một trái tim yêu mến của người con hiếu thảo đối với Cha trên trời. Việc ăn chay phải khởi đi từ ý muốn chế ngự các nết xấu. Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối. Có như thế, khi môi miệng đọc kinh, lòng ta mới gần gũi Chúa. Khi ăn chay, tâm hồn ta mới tan nát vì tội lỗi. Khi làm việc bác ái, ta tránh được thói phô trương. Khi rửa tay, tâm hồn ta mới được thanh tẩy nên trong trắng.

Với tất cả tâm tình, những nghi thức mới trở nên có hồn, thành thực. Với tất cả tâm tình, ta mới thực sự sống đạo. Với tất cả tâm tình, đạo mới đưa ta đến gần Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con thêm lòng yêu mến Chúa.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Rửa tay hay rửa linh hồn, điều nào quan trọng hơn ?
2- Điều gì quan trọng nhất trong đạo ? Làm những việc phi thường hay là mến yêu Chúa và yêu thương anh em ?
3- Bạn thường đi lễ cho đầy đủ bổn phận hay đi lễ vì yêu mến Chúa ?
4- Bạn làm việc thiện vì yêu mến người nghèo hay vì muốn khoe khoang ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:58 28/08/2009
CON DƠI KHÔNG BIẾT BƠI LỘI

N2T


Con dơi phê phán đại chúng hành động chậm chạp, phản ứng vụng về, nó cũng châm biếm chú thỏ mặc dù chạy nhảy được nhanh, nhưng không hiểu cái gì là đo bằng sóng âm thanh và luồng không khí; nó kinh ngạc về sự mù tịt của con rùa đối với tri thức về thiên văn; nó càng không thể chịu đựng con gà trống có cánh mà lại ngay cả bay như thế nào cũng không biết. Nó lớn tiếng la lên:

- “Trời ạ! Tôi không chịu nỗi những người vô tri này”.

Một hôm, con dơi không cẩn thận và bị rơi xuống hồ nước và chết đuối.

Mặc dù nó hiểu biết thiên văn địa lý, nhưng đối với kỷ xảo bơi lội thì lại dốt đặc cán mai.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Ông bác sĩ giỏi nhất thành phố về quê chơi, nhưng cũng chẳng biết làm sao mà bắt con cá lóc đang ở trong cái nơm dưới nước cho bằng bác nhà quê.

Các ông kỷ sư xây dựng biết bao nhiêu là công trình nổi tiếng, nhưng cũng chẳng làm sao đở đẻ cho con trâu được như chú bé chăn trâu.

Thế mới biết con người chúng ta không ai là thập toàn cả, anh giỏi thiên văn thì kẻ khác giỏi địa lý, chị hát hay thì có người khác đàn giỏi v.v…

Vậy thì chúng ta lấy cớ gì mà nói: “Trời ạ! Tôi không chịu nỗi những người vô tri này” chứ ?

Thiên Chúa ban cho mỗi người một khả năng và tri thức không giống nhau, là để chúng ta làm đẹp vũ trụ này như ý muốn của Thiên Chúa; khả năng không giống nhau là để chúng ta bổ túc cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, chứ không phải để chê người này người nọ.

Cái đáng chê là chê sự thoả mãn, kiêu ngạo và lười biếng của chúng ta.

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 22 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:00 28/08/2009
CHỦ NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15.21-23

“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”


Bạn thân mến,

Không biết bài Tin Mừng hôm nay có làm cho tâm hồn bạn cảm thấy như thế nào, chứ riêng tôi mỗi khi nghe đoạn Tin Mừng này thì rất có cảm hứng, cảm hứng bởi vì ý nghĩa nội dung của nó như cái kim chích tâm hồn của con người, ngay cả tôi nữa, mỗi khi rửa tay thì cũng đều nhớ đến đoạn Tin Mừng này, xin chia sẻ với bạn:

1. Rửa tay là một thói quen vệ sinh.

Rửa tay trước khi ăn không phải là lề luật của Thiên Chúa hoặc là của ông Môi-sê, nhưng chỉ là một thói quen của phép vệ sinh, và có lẽ chúng ta đôi lúc cũng quên mất rửa tay trước khi ăn, vì thời buổi hiện đại đã có khăn lau tay rất sạch và thơm. Mấy năm gần đây dịch cúm H1N1 đang hoành hành, cả thế giới ai ai cũng lo sợ, người người đều tuân thủ nghiêm nhặt phép vệ sinh là phải rửa tay trước khi ăn, nhưng còn hơn thế nữa, phải rửa tay luôn luôn để khỏi bị nhiễm vi trùng H1N1, tóm lại là vì sợ chết mà con người phải tuân giữ phép vệ sinh.

Rửa tay cho thật sạch, nói năng cho thật văn hoa, bộ điệu cho thật thu hút người khác, nhưng tâm hồn thì tràn đầy những thói hư tật xấu không chịu sửa đổi, thì cũng chỉ là những cái mả tô vôi trắng toát đến phát sợ mà thôi. Có những người khuyên bảo người khác phải ăn ở hiền lành để được Chúa thương, nhưng chính họ thì lại sống không có một chút tình yêu của Phúc Âm, họ như các kinh sư và biệt phái ngày ngày thích đứng giữa ngã ba đường để cho người ta thấy mà chào họ: “Rabbi” !

Rửa tay thì cần thiết cho thân xác khỏi nhiễm bệnh, rửa tâm hồn thì cần thiết cho linh hồn được kiện khang, cả hai đều rửa, nhưng một bên là thói quen của người đời, và một bên thì đúng là lề luật của Thiên Chúa, mà người chú trọng đến hình thức thì đương nhiên rất ít chú trọng đến tâm hồn, đó chính là lệch lạc của người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại thích phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo.

2. Thói giả hình là bình phong che đậy tội ác.

Đạo đức giả và thói giả hình thì nhan nhãn khắp nơi trong xã hội mà chúng ta đang sống, ngay cả trong nhà thờ của bạn và của tôi. Đạo đức giả là bức bình phong mà ma quỷ dùng để mê hoặc người mà đức tin không bén rễ trong tâm hồn, những người này rất dễ nhìn thấy, họ cũng đi dâng thánh lễ, cũng tham gia các công việc bác ái từ thiện, nhưng họ tham gia không phải là vì họ yêu thương tha nhân, nhưng là để quảng cáo cho sản phẩm của ma quỷ, đó là ghen ghét, là âm mưu gây chia rẽ trong cộng đoàn.

Thói giả hình cũng là con đẻ của ma quỷ, nó có biệt tài che đậy khuyết điểm của mình, và moi móc khuyết điểm của người khác thì rất giỏi, đó chính là người mà Chúa Giê-su đã nói là thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng lòng trí thì lại xa cách Người.

Bạn thân mến,

Rửa tay hoặc không rửa tay trước khi ăn không phải là tội, nhưng đem chuyện của người khác mà đi la to khắp cùng ngõ hẽm cho người khácnghe biết thì đúng là tội; không rửa tay trước khi ăn thì không có tội, nhưng cố ý rửa tay để che giấu một hành vi tội lỗi của mình thì đúng là có tội thật, bởi vì rửa tay và phạm tội thì không giống nhau, ông quan tổng trấn Phi-la-tô đã rửa tay tuyên bố mình vô tội trong vụ án của Chúa Giê-su, nhưng lại cho quân dữ đánh đòn và đóng đinh Ngài vào thập giá.

Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi bạn và tôi hãy rửa tâm hồn trước khi ăn và uống Mình và Máu thánh của Chúa Giê-su, tức là ngài muốn chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật sạch bằng nước mắt sám hối, hòa giải, chứ không phải bằng việc rửa tay hoặc bằng khăn thơm trên bàn ăn...

Rửa tay chỉ là một thói quen tốt của phép vệ sinh, nhưng rửa tâm hồn chính là một thói quen tốt của người Ki-tô hữu nên làm, để không những rước Chúa Giê-su vào lòng, mà còn tránh được những ô nhiễm của thế gian tội lỗi nữa.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:02 28/08/2009
N2T


39. Con tránh không nhận ra mình thì tự nhiên có khiêm tốn.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10:05 28/08/2009
N2T


212. Khốn khó mãi mãi là mẹ của kiên cường.

 
Đừng thêm thắt và cũng đừng nhập nhằng
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:30 28/08/2009
Chúa Nhật XXII Thường niên B )

Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa Chúa” ( Đnl 4,2 ). Trong Cựu Ước, người ta đếm được có những 248 điều truyền và 365 điều cấm, một pho luật xem ra khá đồ sộ nhưng đâu thấm gì so với các luật lệ của con nguời trong các xã hội dân sự hiện nay trên thế giới. Thế mà đã có ngài tiến sĩ luật cảm thấy oải trước khối lề luật ấy, nên đã từng có lần hỏi Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy trong sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?”. Và Chúa Giêsu đã trả lời cách long trọng rằng: “ Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình ngươi. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” ( Mt 22,36-40 ).

Tất cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều tường thuật dữ kiện này và Tin Mừng Maccô và Luca lại thêm kết luận rằng người ta đã “tâm phục, khẩu phục” trước câu trả lời của Chúa Giêsu ( x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28 ). Như thế, chắc hẳn đoàn dân Chúa xưa ít nhiều cũng nhận thức được điều này. Thế mà chước cám dỗ muốn thêm bớt vẫn có đó khiến cho Môsê đã cảnh báo dân, đúng hơn là cảnh báo những người lãnh đạo, vốn là những người thường có quyền ra lề luật. Ở đây, xin được đề cập đến chước cám dỗ thêm thắt luật lệ và nhập nhằng, kiểu đánh lận con đen.

1.Cám dỗ thêm thắt luật lệ: Theo nhãn quan của thần học luân lý, xét về nguồn gốc của lề luật, thì có luật của Thiên Chúa ( thiên luật ), và luật của con người ( nhân luật ). Dù rằng luật của Thiên Chúa chỉ có hai luật chính là mến Chúa và yêu người, nhưng để triển khai và áp dụng hai lề luật ấy theo từng hoàn cảnh cụ thể, với những đối tượng cụ thể thì cần có những khoản luật thích ứng. Tuy nhiên, những người làm luật rất có thể bị cám dỗ thêm thắt nhiều khoản luật đi lệch trọng tâm và hướng nhắm của hai giới răn chính ở trên. Đã là luật của Thiên Chúa thì chỉ có mình Thiên Chúa mới có quyền ra luật. Thế mà khi chúng ta thêm thắt nhiều luật lệ đi lệch với ý Chúa hoặc sai trọng tâm mà gọi đó là luật của Thiên Chúa thì vô tình chúng ta tự đặt mình như Thiên Chúa. Các sứ ngôn đã từng nhiều lần nói thay Thiên Chúa rằng: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ; Ta chán ngấy mỡ dê bò các ngươi dâng tiến, hãy xé lòng chứ đừng xé áo các ngươi… ( x.Mt 12,7; Ge 2,13 ).

2.Cám dỗ làm nhập nhằng kiểu đánh lận con đen: Biết rằng với luật lệ của con người thì rất cần được bổ túc, thêm thắt cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Một trong những mục đích của lề luật là nhằm phục vụ ích chung, gìn giữ sự công bằng và trật tự trong đời sống xã hội, đặc biệt bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi cảnh “cá lớn nuốt cá bé, mạnh được-yếu thua”. Xã hội càng phát triển thì các mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, giữa tập thể với tập thể ngày càng phong phú và đa dạng, do đó cần có thêm nhiều luật lệ để gìn giữ các mối quan hệ ấy trong sự bình đẳng và hài hòa. Hình thái xã hội đã thay đổi thì các luật lệ cũng phải đổi thay cho tương hợp. Chính vì thế mà luật lệ không ngừng được chỉnh sữa, thậm chí được đổi thay. Việc có thể đổi thay cho ta thấy luật con người mang tính bất cập và bất toàn. Linh mục Gioan Bùi Thái Sơn, một chuyên gia về Giáo Luật của Tổng Giáo phận Sài Gòn đã nói rằng một trong những tính chất của luật là tính bất công. Với lối nói “ngoa ngữ”, ngài chỉ muốn nhấn mạnh đến sự bất cập của lề luật con người. Luật của con người không thể và không bao giờ có thể tiên liệu hết mọi tình huống, hoàn cảnh của con người và xã hội, do đó nhân luật không thể đem lại sự công bằng cho mọi người cách đúng nghĩa, cũng như áp dụng một cách đồng đều cho mọi người.

Khi hiểu được điều này, ắt hẳn chúng ta sẽ tránh được thái độ thượng tôn và tuyệt đối hóa lề luật mà trả nó về lại vị trí của nó là một trong những phương tiện để phục vụ con người chứ không phải con người có ra vì lề luật ( x.Mc 2,27 ). Sự thường, lề luật được lập nên do những người đang nắm quyền lực trong các thể chế, tổ chức xã hội lẫn tôn giáo. Và người làm luật khó tránh được chước cám dỗ làm luật có lợi cho mình. Khi thượng tôn lề luật, biến lề luật do mình làm ra trở thành thiên ý thì vô tình hay hữu ý, lợi ích của người làm luật được bảo vệ và hợp pháp hóa, cho dù nhiều khi các lợi ích ấy là bất chính. Đây là trường hợp mà Chúa Giêsu đã cực lực phê phán khi nói rằng “các ông đã gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà”( Mt 23,24 ). Đâu chỉ có việc rửa tiền của các tổ chức tội phạm mới là hợp pháp hóa điều bất chính, vẫn có đó nhiều người dùng một số tiền nhỏ để dâng cúng cho nhà Chúa hay để làm việc từ thiện hầu an tâm sử dụng số tiền kếch xù có được bằng cách thế gian dối, phi nghĩa. Vẫn có đó nhiều cá nhân và tập thể tìm cách ra một luật lệ nào đó, vốn dễ được xem là khách quan, để cho tài sản của mình được bảo vệ cách hợp pháp.

Trở lại với nguồn lề luật của Thiên Chúa. Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận rằng luật Chúa thì bất biến và có tính bó buộc tuyệt đối. Tuy nhiên tính bó buộc tuyệt đối và bất biến này chủ yếu ở hai luật chính là tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình. Tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự nghĩa là nhìn nhận những gì mình đang là, đang có đều do bởi Thiên Chúa trao ban và mình chỉ có thể sống, tồn tại, phát triển trong hạnh phúc viên mãn khi gắn bó với Thiên Chúa và thực thi huấn lệnh của Người.

Cầu nguyện là một hình thức căn bản để bày tỏ sự gắn bó với Thiên Chúa, thờ phượng, thần phục Người. Anh em Hồi giáo đặt việc này lên hàng đầu. Kitô hữu Công giáo chúng ta còn nhấn mạnh đến việc tham dự Thánh lễ, đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, vì đó là đỉnh cao của hành vi thờ phượng. Và để tỏ bày lòng mến yêu đối với Thiên Chúa, thì không gì hơn là thực thi giới luật của Người. Việc anh chị em yêu thương, sống đùm bọc lẫn nhau chính là cách thế tốt nhất để tỏ bày lòng thảo hiếu đối với mẹ cha. Tương tự như thế, khi chúng ta biêt yêu thương nhau như Chúa Kitô dạy là chúng đang mến yêu Thiên Chúa ( x.Ga 15,12 ).

Yêu thương cũng có nhiều đường, nhiều cách. Với kiểu, với cách nào đi nữa, khi sống yêu thương, phải đặt nền tảng trên đức công bình và đức ái. Xin được muợn lời của Đức Khổng Tử và lời của sách Tobia để giữ đức công bình: Đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình ( x.Tb 4,16 ). Xin được nhớ lại lời của Chúa Giêsu để sống đức ái: Tất cả lề luật và lời ngôn sứ đều tóm ở điều này: Hãy làm cho tha nhân những gì mà anh em muốn tha nhân làm cho mình ( x.Mt 7,12; Lc 6,31 ).
 
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Từ ngày 1 đến 15.09.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
19:22 28/08/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 01 tháng 9 đến 15-9-2009

Ngày 01-9-09: Giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách.. (1Tm 3, 2)

Giám quản là người chăm sóc cộng đoàn, cần có những điểm tốt trên. Tôi luôn sống xứng đáng với nhiệm vụ mà Chúa trao phó.

Ngày 02-9-09: Người ấy không được nghiện rượu, không hiếu chiến; nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền. (1Tm 3, 3)

Những đức tính này rất cần thiết cho ơn gọi hiện tại. Tôi xét mình, tu luyện hàng ngày để có những nết tốt trên phục vụ cho tha nhân.

Ngày 03-9-09: Biết điều khiển tốt gia đình mình, biết dạy con cái phục tùng cách rất nghiêm chỉnh. (1 Tm 3, 4)

Thánh Phaolô quan tâm tới việc tổ chức gia đình là Giáo hội nhỏ. Tôi cần đều khiển gia đình thật tốt, trước khi ra ngoài phục vụ Chúa.

Ngày 04-9-09: Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi… (2 Tm 2, 9)

Sống như Lời Chúa dạy nhiều khi bị khinh chê và ghen ghét, đố kỵ.

Tôi luôn khiêm tốn, lắng nghe, cầu nguyện và bền chí theo Chúa.

Ngày 05-9-09: Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ… (2 Tm 2, 10)

Đang khi làm việc lành thấy khổ, khi làm đầy đủ sẽ thấy hạnh phúc.

Xin Chúa giúp con kiên tâm, bền chí, vững tin theo Chúa đến cùng.

Ngày 06-9-09: Nếu chúng ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. (2 Tm 2, 11)

Từ bỏ con người nhiều đam mê và tội lỗi này là cùng chết với Chúa. Vì khi chịu phép rửa tội là tôi đã được dìm vào trong cái chết của Người, nên tôi cần trở nên một với Người, để có một đời sống mới.

Ngày 07-9-09: Anh hãy nhắc cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền,. ..làm việc tốt. (Tt 3, 1)

Theo Lời Chúa dạy tôi phải làm theo đại diện chính quyền, vì họ thay mặt Chúa. Xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt con trong mọi hành động, để con khôn khéo làm chứng cho Chúa trong đời sống hiện tại.

Ngày 08-9-09: Đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn tỏ lòng nhân từ với mọi người. (Tt 3, 2)

Thánh Phaolô muốn cho mọi Tín hữu hôm nay sống phải có những đức tính trên. Nhưng trên thực tế tôi chỉ giữ đạo nhà thờ, mà không thực hành những Lời Chúa dạy, làm mang tiếng xấu cho đạo Chúa!!

Ngày 09-9-09: Xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghet và ghen ghet lẫn nhau. (Tt 3, 3)

Tôi phải sống như giữa ban ngày, không đi trong tối tăm để hoàn toàn được tự do, sống trong yêu thương là giữ trọn Lời Chúa.

Ngày 10-9-09: Ngày hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, thì chớ cứng lòng như hôì chúng nổi loạn. (Dt 3, 15)

Sách Dân số đã nói đến việc nổi loạn của It-ra-en và cơn thịnh nộ của Đức Chúa.(Ds 14). Hôm nay, tôi nói như Simon Phêrô: bỏ Thầy con biết theo ai, Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời.

Ngày 11-9-09: Thiên Chúa đã nổi giận với ai suốt bốn mươi năm? Phải chăng là với những người đã phạm tội… trong sa mạc?(Dt 3,17)

Con cái It-ra-en cứ đã cằn nhằn chống Chúa, nên không ai được vào đất hứa. Tôi noi gương Đức Maria luôn ca ngợi Chúa trong mọi lúc.

Ngày 12-9-09: Và chúng ta thấy rằng họ đã không thể vào được đó, bởi vì họ chối bỏ đức tin. ( Dt 3, 19)

Dân It-ra-en đã hoàn toàn thất bại vì bị quân A-ma-lếch đánh đuổi... Tôi quyết tâm trung thành với Chúa và cầu nguyện không ngừng.

Ngày 13-9-09: Anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta là Chúa vinh quang, thì đứng đối xử thiên tư. (Gc 2, 1)

Khuyết điểm lớn trong cách giao tế và sống đạo là có tính thiên vị. Trong Cựu Ước và Tân Ước đều chống lại thái độ này. Là Tín hữu Kitô, tôi luôn đối xử công bằng, chính trực với mọi hạng người.

Ngày 14-9-09: Anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ nên người giầu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa…sao? (Gc 2, 5)

Chúa nhìn trong thâm tâm ta, còn người đời nhìn hào nhoáng bên ngoài. Cách tuyển lựa của Ngài khác hẳn với ta. Nên người nghèo khó mà giầu lòng tin, sẽ được Chúa chọn trong ngày cánh chung.

Ngày 15-9-09: Nhưng nếu anh em đối xử thiên tư, thì anh em phạm một tội và bị Lề Luật kết án là kẻ vi phạm. (Gc 2, 9)

Vi phạm Lề Luật hàng đầu là bác ái, yêu thương để bạn được tư do. Tôi đối xử thiên vị là phạm tội với Luật là Lời Chân Lý của Chúa.

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày -Tuần Lễ Thứ 22 Thường Niên B
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
23:28 28/08/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 4,16-20

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến suối nguồn tình yêu. Chúa đã dành trọn cuộc đời để bày tỏ tình yêu cho nhân loại chúng con. Chúa đã hiến dâng cuộc đời để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại chúng con. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho tha nhân, cho bạn bè bằng đời sống dấn thân phục vụ của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời luôn có những khổ đau. Người bất hạnh vẫn có mặt ở mọi thời mọi nơi. Xin giúp chúng con biết dấn thân để xoa dịu những đau khổ, thương tích cho anh em. Xin cho chúng con luôn là làn gió nhẹ để gieo vào nhân thế tin mừng của yêu thương, của hạnh phúc, để chúng con đẩy xa những thù oán, những giận hờn ghen ghét. Xin giúp chúng con luôn là sứ giả của Chúa đang đưa men của yêu thương, cuả bác ái, của phục vụ thẩm thấu vào thế gian.

Lạy Chúa, Xin cho chúng con luôn biết mang niềm vui, sự ủi an, nâng đỡ đến cho mọi người. Xin dạy chúng con biết sống yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 4,31-37

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là Đấng Thánh thiện vô cùng. Chúa đã thương ngự xuống tâm hồn chúng con. Xin Chúa mang ơn thánh để tẩy xoá linh hồn chúng con khỏi những bợn nhơ tội lỗi. Xin chữa lành chúng con khỏi những thói hư tật xấu, những đam mê lệch lạc. Xin giải thoát chúng con khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi như xưa Chúa đã giải thoát các bệnh nhân khỏi sự kiềm hãm của ma quỷ.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là người thầy dạy có uy quyền. Lời Chúa nói có thể thay đổi vận mạng một đời người. Lời Chúa nói có thể làm cho ma quỷ khiếp sợ. Lời Chúa đã mang lại bình an và hoan lạc cho biết bao con người. Xin Chúa nhận chúng con làm học trò của Chúa. Xin dạy chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người và làm con cái Chúa. Xin thánh hoá môi miệng, để chúng con nói lời của Chúa. Xin cho lời chúng con nói luôn mang lại tình hiệp nhất, yêu thương. Xin loại trừ trong chúng con những lời thoá mạ anh em, những lời cay độc kết án anh em. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường để chúng con sống và làm nhân chứng cho Chúa.

Lạy Chúa, Xin dẫn dắt chúng con đi theo chân lý vẹn tuyền. Xin đừng để chúng con lạc xa tình Chúa và tình anh em. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 4,38-44

Lạy Chúa Giê-su thánh thể,

Tình yêu đích thực luôn đòi hỏi hy sinh cho người mình yêu. Vì yêu là chấp nhận hy sinh. Yêu là phải quảng đại, dấn thân để mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.

Vâng lạy Chúa, tình yêu đó luôn thể hiện trong suốt cuộc đời của Chúa. Chúa yêu nhân loại nên chẳng nề gian lao vất vả. Đau khổ đắng cay. Dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa. Từ trẻ nhỏ đến cụ già. Từ người giầu đến người nghèo. Từ kẻ quyền quý đến kẻ thấp hèn. Chúa đều thi ân giáng phúc. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tấm lòng quảng đại hy sinh để chúng con đem niềm vui đến chốn u sầu, đem ủi an đến chốn thất vọng. Xin loại trừ trong chúng con sự ích kỷ và tính hưởng thụ cá nhân, để chúng con biết sống vì lợi ích tha nhân.

Lạy Chúa, xin cho thế giới chúng con sống có nhiều người quảng đại như Chúa để xoa dịu những thương đau cho nhân thế. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa, chúng con cũng mang tình yêu và sức sống của Chúa hòa tan trong thế gian. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 5,1-11

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã xuống thế làm người để giao hoà trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống Nước Trời giữa nhân loại chúng con. Chúa đến trần gian để ban nguồn ơn cứu độ và bình an, hạnh phúc cho loài người chúng con. Xin cho chúng con biết hoạ lại bước chân yêu thương của Chúa trên mọi nẻo đường trần gian hôm nay.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con: hãy cùng nhau ra khơi. Chúa bảo chúng con hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả. Chúa bảo chúng con đừng sợ nghi nan, đừng yếu lòng vì Chúa luôn ở bên chúng con. Vâng lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian để lôi kéo chúng con ra khỏi vực sâu tội lỗi và sự dữ. Biển cả, sông sâu tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ cũng phải quy phục trước quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con biết vâng theo Lời Chúa, biết dựa vào lời Chúa và quyền năng Chúa để chiến thắng những dục vọng, những đam mê xác thịt, những hấp lực của ma quỷ. Xin cho chúng con được cùng với Chúa cứu giúp những anh em đang chìm đắm trong lạc thú và ngụp lặn trong hố sâu của lầm lỗi. Xin cho các tội nhân sức mạnh để vượt thoát khỏi những bùn nhơ tội lỗi.

Lạy Chúa, Chúa biết chúng con còn nhiều yếu đuối, xin nâng đỡ chúng con. Xin ban ơn tha thứ và giúp chúng con mau mắn đứng dậy sau những lần vấp ngã. Xin đừng để chúng con ngụp lặn trong hố sâu của tội lỗi, nhưng luôn biết sống thanh thoát trong tự do của con cái Thiên Chúa. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 5,33-39

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong lòng chúng con. Chúa đang âu yếm nhìn chúng con. Dù rằng chúng con còn nhiều yếu đuối. Dù rằng tâm hồn chúng con còn ngổn ngang trăm bề những chia trí lo ra. Thế nhưng, Chúa vẫn yêu thương chúng con. Chúa còn trao tặng cho chúng con chính Mình và Máu Thánh Chúa trở nên nguồn sống cho chúng con.

Nhưng Chúa ơi, chúng con lại không có cái nhìn từ bi như Chúa. Chúng con thường nhìn anh em bằng ánh mắt dò xét, khắt khe hẹp hòi. Chúng con thường kết án nhau và ít bao dung tha thứ cho nhau. Chúng con thường xét nét với nhau và thiếu cảm thông trước những thiếu sót của anh em. Xin tha thứ và giúp chúng con sửa đổi lại cung cách sống cho phù hợp với giới răn Chúa. Xin cho ánh mắt chúng con nhìn tha nhân trong yêu thương, tôn trọng trong bao dung và tha thứ. Xin cho tình người chúng con luôn được chan hòa sự bác ái và vị tha để mang lại hạnh phúc cho nhau, hơn là những sự hận thù và đầy đọa làm khổ lẫn nhau.

Lạy Chúa, xin mặc cho chúng con tâm tình từ bi và nhân hậu của Chúa để chúng con sống hoà hợp với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 22 thường niên

Lc 6,1-5

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Xin Chúa liên kết chúng con nên một trong Chúa với cả thân xác và tâm hồn. Xin giúp chúng con trung tín với Chúa trong lời nói, việc làm luôn thực thi giáo huấn của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tạo dựng nên chúng con giống hình ảnh Chúa. Chúa còn ban cho chúng con tự do để sống trong hạnh phúc với Chúa. Tự do để sống theo lẽ phải. Tự do để sống theo sự thật, công lý và tình thương. Nhưng chúng con lại lạm dụng tự do để làm khổ và đầy đọa nhau. Chúa bảo chúng con: “con người làm chủ ngày sabat”. Nghĩa là luật pháp được Chúa làm ra vì hạnh phúc con người. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại lợi dụng luật pháp để chèn ép lẫn nhau. Chúng con sống thiếu tình yêu nên luật pháp luôn là gánh nặng cho từng người chúng con.

Lạy Chúa, Chúa là tinh yêu, xin dạy chúng con biết sống yêu thương để xây dựng hạnh phúc cho nhau. Xin loại trừ trong chúng con những cái nhìn xoi mói tầm thường làm mất đi sự hợp nhất yêu thương. Xin giúp chúng con biết bước đi trong luật pháp của Chúa để tình người, tình Chúa luôn đầy ắp trong trái tim chúng con. Amen

Lm Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Luật tự nhiên chưa lỗi thời
Vũ Văn An
00:32 28/08/2009
Theo một văn kiện mới công bố của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, các giá trị khách quan của luật tự nhiên tiếp tục được sử dụng làm căn bản cho nền đạo đức học phổ quát. Văn kiện này có tựa đề là “Đi Tìm Nền Đạo Đức Học Phổ Quát: Cái Nhìn Mới Về Luật Tự Nhiên”.

Theo Cha Serge-Thomas Bonino, một linh mục Dòng Đa Minh người Pháp, thành viên của Ủy Ban, văn kiện này nhấn mạnh tới việc cần có sự đồng thuận về các giá trị đạo đức có tính khách quan và phổ quát và người ta phải cổ vũ các giá trị này để tránh cảnh trồi sụt trong công luận và sự thao túng của các chính phủ.

Cha Bonino cho rằng: các giá trị này có thể bảo đảm để các nhân quyền có được một căn bản vững chắc thay thế cho chủ nghĩa thực nghiệm đầy mỏng dòn về tài phán. Các giá rị ấy phải được đặt căn bản trên định nghĩa thế nào là con người nhân bản và làm thế nào cụ thể hóa bản nhiên con người trong từng con người, bất kể nòi giống, văn hóa hay tôn giáo.

Như thế, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn đóng góp vào cuộc tranh luận hiện nay liên quan đến việc đi tìm một nền đạo đức phổ quát, nhằm chống lại việc phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa trật tự đạo đức một bên và bên kia các trật tự kinh tế, xã hội, tài phán và chính trị. Các lãnh vực sau đang cố gắng phát triển mà về phương diện quy phạm, không tham chiếu gì tới sự thiện luân lý, vốn có tính khách quan và phổ quát.

Ủy Ban đề nghị hai chọn lựa: một là để hoàn cầu hóa tự đặt định ra điều hoàn toàn có tính duy nghiệm, ít nhiều được quy định trong một cái khung tài phán nào đó, một điều, về lâu về dài, không thể tránh được cảnh kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, hai là để con người dự phần vào diễn trình quy hướng việc hoàn cầu hóa kia lệ thuộc vào cùng đích có tính nhân bản thực sự.

Luật hằng sống

Về phương diện này, các nhà chuyên môn ghi nhận rằng theo luật tự nhiên, “dưới ánh sáng lý trí, các cá nhân và cộng đồng nhân bản có khả năng nhận ra các xu hướng nền tảng của một hành vi luân lý phù hợp với chính bản nhiên của chủ thể nhân bản và diễn tả các xu hướng này một cách có quy phạm, dưới hình thức các giới răn hay lệnh truyền”.

“Các giới răn căn bản, vốn khách quan và phổ quát, này có nhiệm vụ xây nền và cùng nhau gợi hứng cho các xác quyết luân lý, tài phán và chính trị vốn điều hướng đời sống con người và xã hội”.

Theo cha Bonino, để có thể đề xuất luật tự nhiên trong ngữ cảnh hiện nay, người ta phải tách mình ra khỏi các trình bày đầy tính biếm họa vốn biến luật đó trở thành khó hiểu đối với nhiều người đương thời của ta, và phải tận dụng các yếu tố canh tân mới đây trong nền thần học luân lý Công Giáo.

Tài liệu cũng nhắc ta nhớ rằng hiện vẫn có một gia tài đạo đức chung được thể hiện qua rất nhiều đồng qui giữa các truyền thống văn hóa và tôn giáo thế giới. Ngoài ra, tài liệu cực lực chống đối quan điểm duy lý về luật tự nhiên, mặc nù nó bênh vực chiều kích thuận lý của luật này. Tài liệu muốn chứng minh rằng “lời mời gọi nội tâm bước theo sự thiện vì là sự thiện là một kinh nghiệm mà mọi nền luân lý đều đặt nền trên đó”.

Chương cuối cùng của tài liệu đề cập đến “sự thay đổi sâu sắc về tầm nhìn trong việc trình bày luật tự nhiên” do Chúa Kitô đưa ra. Cha Bonino giải thích: “Trong Chúa Giêsu Kitô, và dưới ánh sáng đức tin, con người nhận ra Ngôi Lời đời đời, Đấng chủ trì trên tạo dựng, và là Đấng, nhờ biến cố nhập thể, đã tự bày tỏ mình ra cho con người như là Luật hằng sống, là tiêu chuẩn cho đời sống nhân bản muốn sống phù hợp theo luật tự nhiên”. Cha kết luận: luật tự nhiên không bị hủy bỏ nhưng được hoàn bị bằng luật yêu thương mới mẻ.

Một cái nhìn khái quát

Tài liệu của Ủy Ban Thần Học, ngoài phần nhập đề và kết luận, gồm có 5 chương. Chương thứ nhất nói đến những điểm đồng quy nơi các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, đặc biệt nói đến quan niệm La Hy về luật tự nhiên, đến giáo huấn Thánh Kinh, đến các triển khai của truyền thống Kitô Giáo, đến các diễn biến sau này, và đến huấn quyền của Giáo Hội đối với luật tự nhiên.

Chương hai đề cập tới việc nhận thức các giá trị luân lý chung, trong đó có vấn đề vai trò của xã hội và văn hóa, kinh nghiệm luân lý “phải làm điều tốt”, việc khám phá ra các giới răn của luật luân lý: tính phổ quát của luật tự nhiên, các giới răn của luật tự nhiên, áp dụng các giới răn chung: tính lịch sử của luật tự nhiên, các thiên hướng luân lý của con người và tác phong cụ thể của họ.

Chương ba nói tới các nền tảng lý thuyết của luật tự nhiên, trong đó có các vấn đề: từ kinh nghiệm tới lý thuyết; bản nhiên, ngôi vị và tự do; bản nhiên, con người và Thiên Chúa: từ hòa hợp tới tranh chấp; các ngả đường dẫn tới hòa giải.

Chương bốn đề cập tới luật tự nhiên và Nhà Nước, trong đó có các chủ đề: con người và ích chung; luật tự nhiên, thước đo trật tự chính trị; từ luật tự nhiên tới quyền tự nhiên; quyền tự nhiên và quyền thực định (droit positif); trật tự chính trị không phải là trật tự cánh chung; trật tự chính trị là một trật tự thuộc thời gian và thuận lý.

Chương năm nói tới Chuá Giêsu hoàn tất luật tự nhiên, qua hai khía cạnh: Ngôi Lời nhập thể, Luật hằng sống; Chúa Thánh Thần và luật mới về tự do.

Các điểm đồng quy

Chúng tôi xin trình bày một số điểm trong tài liệu nói tới các điểm đồng quy trong các nền hiền triết và tôn giáo thế giới, những điểm được Giáo Hội nói chung và tài liệu này nói riêng không những nhìn nhận là “vốn liếng văn hóa” để đáp ứng các thách đố đạo đức đương thời mà còn là một “praeparatio evangelica” (chuẩn bị cho phúc âm) vốn phản ánh sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Các nền hiền triết và tôn giáo thế giới này hết sức đa dạng nhưng không vì thế ta không thể tìm ra sự hiện diện của một gia tài các giá trị luân lý chung cho mọi con người, bất chấp cách thế các giá trị ấy được biện minh ra sao bên trong thế giới quan đặc thù của chúng. Thí dụ luật vàng: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tôbia 4:15) vốn là luật, dưới hình thức này hay hình thức khác, từng hiện diện trong đại đa số các truyền thống hiền triết. Điều ấy cho thấy các định luật đạo đức vĩ đại không những được đặt để cho một nhóm nhân bản nhất định nào đó, mà chúng còn có giá trị một cách phổ quát cho mọi cá nhân và mọi dân tộc. Hơn nữa, nhiều truyền thống cũng nhìn nhận rằng các cách hành xử phổ quát về luân lý này do chính bản tính con người điều hướng. Các lối hành xử ấy nói lên phương cách nhờ đó con người tự thích ứng mình một cách vừa sáng tạo vừa hòa hợp vào một trật tự vũ trụ hay siêu hình nào đó vốn vượt quá họ và đem lại ý nghĩa cho đời họ. Trật tự đó thực sự được một nền hiền triết nội tại ươm trồng. Nó mang theo mình một sứ điệp luân lý mà con người có khả năng đọc ra.

Trong truyền thống Ấn Độ, thế giới, gồm cả vũ trụ lẫn xã hội con người, được cai trị bởi một trật tự hay một luật nền tảng gọi là dharma (pháp) mà ta phải tôn trọng, nếu không sẽ lãnh các hậu quả mất quân bình nghiêm trọng. Dharma xác định ra mọi bổn phận tôn giáo và xã hội cho con người. Một cách đặc trưng, huấn giáo luân lý của Ấn Giáo ẩn chứa toàn bộ trong các lý thuyết căn bản của Upanishads: niềm tin vào một vòng vô định các luân chuyển (samsara, luân hồi), với ý niệm theo đó, các hành vi tốt hay xấu thực hiện ở kiếp này (karman, nghiệp) có ảnh hưởng tới các kiếp sau. Các lý thuyết này tác động mạnh mẽ lên tác phong của ta đối với người khác: chúng đòi một trình độ cao về lòng tốt và khoan dung, với chiều hướng hành động vô vị lợi vì người khác, cũng như phải thực hành bất bạo động (ahimsa).

Đối với Ấn Giáo, người ta phân biệt hai loại bản văn: Sruti (nghĩa là điều nghe được) mạc khải và Smrti (điều nhớ được) thánh truyền. Phần lớn các giới luật đạo đức đều được tìm thấy trong thánh truyền. Ngoài nguyên tắc nền tảng theo đó “phong tục muôn đời là luật siêu việt được sách thánh và luật lệ thần linh chấp thuận; do đó, mọi người, thuộc ba giai cấp chính, nếu biết tôn kính thần trí tối cao ngụ trong họ, thì phải luôn chăm chỉ tuân theo phong tục muôn đời này”, ta còn tìm thấy một nguyên tắc khác rất giống với luật vàng của Sách Tôbia trên đây: “Ta nói cho ngươi đâu là cốt lõi của sự thiện tuyệt hảo đối với con người. Người nào biết thực hành pháp phổ quát (dharma) bất bạo động (ahimsa) là người thủ đắc được sự thiện tối cao. Người nào tự làm chủ mình trong ba dục vọng này là ham muốn, giận dữ và hà tiện… là người đạt thành công. […] Ai biết coi mọi tạo vật như chính mình và cư sử với họ như chính mình, vứt bỏ mọi ý muốn trừng phạt và hoàn toàn thống trị được sự tức giận của mình, người ấy chắc chắn có được hạnh phúc. […]. Người ta sẽ không làm cho người khác điều họ coi là có hại cho chính mình. Tóm lại, đó là qui luật của đạo hạnh. […] Trong việc từ khước và cho đi, trong thịnh vượng cũng như trong bất hạnh, trong vui thú cũng như trong đau thương, người ta sẽ phán đoán mọi hậu quả căn cứ vào việc họ tự xem sét chính mình”. Tất cả những giáo huấn ấy, đâu có khác bao nhiêu với Mười Điều Răn!

Phật Giáo có tứ diệu đế hay bốn chân lý tuyệt vời, do Đức Phật Thích Ca truyền dạy sau khi ngài giác ngộ: 1/ thực tại là khổ đau và không được thỏa mãn; 2/ nguyên nhân của khổ là ham muốn; 3/ có thể chấm dứt đau khổ (bằng diệt dục); 4/ có đường dẫn tới diệt dục. Đường ấy chính là bát chính đạo hệ ở việc thực thi giới luật, quán niệm và khôn ngoan.Trên bình diện đạo đức, các hành vi tốt có thể tóm tắt trong ngũ giới (sila): 1/ không sát sinh; 2/ không lấy điều người ta không cho; 3/ không tà dâm; 4/ không dùng lời gian sảo hay nói dối; 5/ không say sưa mất tự chủ. Chủ nghĩa vị tha rất sâu sắc trong truyền thống Phật Giáo được diễn dịch qua phong thái bất bạo động, thân ái và sót thương, rất giống với luật vàng của Sách Tôbia.

Văn minh Trung Hoa nổi bật về chiều sâu với Lão Giáo của Lão Tử (thế kỷ thứ 4 trước Chúa Giáng Sinh). Theo vị hiền triết này, Đạo là nguyên lý đầu hết, nội tại trong toàn bộ vũ trụ. Đó là nguyên tắc khôn lường của biến dịch thường hằng dưới tác động của hai thái cực mâu thuẫn nhưng bổ túc cho nhau gọi là âm và dương. Con người phải tiếp nhận diễn trình biến hóa tự nhiên này, để mình trôi theo dòng thời gian, qua thái độ vô vi. Việc tìm kiếm hòa hợp với thiên nhiên, vừa có tính vật chất vừa có tính thiêng liêng, do đó nằm ở chính tâm điểm của nền đạo đức học Lão Giáo. Còn đối với Khổng Tử (551-479 trước Chúa Giáng Sinh), vẫn thường được xưng là Đức Khổng, ngài cố gắng tái lập trật tự cho một thời kỳ khá bất ổn bằng việc tôn kính nghi lễ, đặt căn bản trên đạo hiếu thảo, một đạo phải nằm ngay tại tâm điểm của mọi sinh hoạt xã hội. Các tương quan xã hội quả tình phải dựa vào mô thức các mối liên hệ trong gia đình. Sự hoà điệu chỉ đạt được khi người ta thực hành đức trung dung, trong đó, mối tương quan đã được qui thành lễ nghĩa kia, một mối tương quan gắn liền con người vào trật tự tự nhiên, chính là thước đo mọi sự. Lý tưởng phải đạt tới là đức nhân, nhân đức hoàn hảo của tính người, tạo thành nhờ biết tự chủ và đối xử tốt với người khác. “Khoan thứ (mansuétude), đó không phải là chữ chủ chốt đó sao? Điều anh không muốn người khác làm cho anh, thì anh đừng làm cho người khác”. Thực hành được đức ấy chính là thiên đạo vậy.

Trong truyền thống Châu Phi, thực tại căn bản nhất là chính sự sống. Nó là sự thiện qúy giá nhất và lý tưởng của con người không những hệ ở việc sống không lo lắng cho đến tuổi già, nhưng trước hết là sau khi qua đời phải làm cho lực sống luôn tiếp tục được tăng cường và sinh động hóa trong và qua con cháu. Thực thế, sự sống là một kinh nghiệm đầy kịch tính. Con người, một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ, luôn sống thảm kịch kình chống giữa cái chết và sự sống. Sứ mệnh phải dành chiến thắng cho sự sống trên cái chết điều hướng và xác định ra đạo đức học trong hành động của họ. Như thế, trong chân trời đạo đức hợp luận lý, con người phải nhận diện ra các đồng minh của sự sống, phải chiếm hữu các đồng minh này cho chính nghĩa sự sống, và nhờ thế đảm bảo được sự sống còn vốn đồng thời cũng là chiến thắng của sự sống. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc trong các tôn giáo Châu Phi. Đạo đức học Châu Phi vì thế xuất hiện như một nền đạo đức qui nhân và qui sinh: bởi thế, các hành vi được coi là thuận lợi cho sự triển nở của sự sống, cho việc duy trì sự sống, bảo vệ nó, làm cho nó thăng tiến hay gia tăng tiềm năng sống của cộng đồng đều là các hành vi tốt; bất cứ hành vi gì bị coi là mang hại lại cho đời sống cá nhân hay cộng đồng đều bị kết án là xấu. Như thế, các tôn giáo Châu Phi xem ra chủ yếu có tính qui nhân. Tuy nhiên, nếu quan sát và suy nghĩ kỹ hơn, người ta sẽ thấy rằng cả vị thế dành cho con người đang sống cũng như tục thờ cúng tổ tiên cũng không tạo nên một điều khép kín. Các tôn giáo ấy còn biết vươn lên tới Thiên Chúa, nguồn sự sống, Đấng tạo nên mọi điều hiện có.

Hồi Giáo vẫn hiểu mình như người phục hồi tôn giáo tự nhiên nguyên thủy. Tôn giáo này coi Mahomet như vị tiên tri cuối cùng của Thiên Chúa để đem con người vĩnh viễn trở lại nẻo chính. Như thế, Hồi Giáo tự cho mình có sứ mệnh phổ quát, và đã lên tiếng với mọi người, những người được coi như “tự nhiên” theo Hồi Giáo. Luật Hồi Giáo, rõ ràng có tính cộng đồng, luân lý và tôn giáo, được hiểu như một luật lệ do chính Thiên Chúa trực tiếp ban cho họ. Do đó, đạo đức học Hồi Giáo, xét trong căn bản, là một nền luân lý vâng phục. Làm điều thiện, đó là vâng phục các giới răn; làm điều ác là không vâng theo các giới răn. Lý trí con người can thiệp để nhận ra đặc tính mạc khải của Luật và rút tỉa từ đó các hệ luận tài phán cụ thể. Thế kỷ thứ 9, trường phái mou’tazilite quả đã công bố ý niệm theo đó “sự thiện và sự ác ở trong chính sự vật” nghĩa là một số tác phong xấu hay tốt là ở ngay trong chúng, tiên thiên với luật thần linh là luật ra lệnh cho chúng hay ngăn cấm chúng. Bởi thế, trường phái này cho rằng nhờ lý trí của mình, con người có thể biết điều gì tốt điều gì xấu. Theo họ, con người tự phát biết rằng bất công hay dối trá là xấu và người ta bắt buộc phải dựng lại một kho lẫm, phải tránh xa một thiệt hại hay phải biết ơn người làm ơn cho mình, trong đó, Thiên Chúa là người làm ơn đầu hết. Nhưng trường phái ach’arites, tức trường phái nổi bật trong truyền thống sunnite, lại chủ trương một lý thuyết trái ngược. Vốn ủng hộ cơ hội chủ nghĩa, một chủ nghĩa không hề nhìn nhận bất cứ tính nhất quán nào nơi tự nhiên, trường phái này cho rằng chỉ có sự mạc khải tích cực của Thiên Chúa mới xác định được điều tốt điều xấu, người công chính và người bất chính. Trong số các lệnh truyền của thiên luật tích cực này, nhiều lệnh truyền đã lấy lại các yếu tố vĩ đại trong gia sản luân lý của loài người.

Tuy nhiên, ý niệm cho rằng có một luật tự nhiên, đi trước các xác quyết tài phán thực định (positive), đã được tìm thấy trong nền văn hóa cổ điển Hy Lạp qua khuôn mặt tiêu biểu của Antigone, ái nữ Oedipe. Hai người anh cô ta, Etéocle và Polynice, tranh chấp quyền hành và chém giết lẫn nhau. Polynice phản loạn, nên bị kết tội hỏa thiêu, xác chôn không có mộ. Thương anh, Antigone nại tới “luật bất thành văn và bất biến” để chống lại án lệnh chôn không mộ ấy. Vua Créon: như vậy ngươi dám chống lại luật lệ của trẫm? Antigone: Thưa trẫm đúng, bởi không phải Thần Zeus đã công bố các luật lệ ấy… Đối với trẫm, một người thuộc cõi chết, trẫm không thể vượt quá các luật bất thành văn và bất biến của các thần minh. Các luật lệ ấy không phải chỉ hiện diện hôm nay, hay hôm qua, mà luôn luôn hiện diện; không ai biết chúng xuất hiện lúc nào. Thần không thể vì sợ ý muốn con người mà liều mình bị thần minh trừng phạt (Sophocle, Antigone, v. 449-460 (éd. Pléiade, p. 584).

Platon và Aristote phỏng theo các nhà ngụy biện (sophistes) phân biệt giữa luật phát sinh từ một công ước, nghĩa là một quyết định hoàn toàn có tính thực định (thesis) và luật “tự bản chất” đã có giá trị. Loại luật đầu không có tính trường cửu, không có giá trị một cách tổng quát và không trói buộc mọi người. Loại luật thứ hai trói buộc mọi người, mọi lúc và mọi nơi (Cf. Aristote, Rhétorique, I, xiii, 2 (1373 b 4-11). Loại luật thứ hai này, chính là luật tự nhiên vậy. Đối với Platon, luật tự nhiên là luật lý tưởng, một mẫu mực cho các nhà lập pháp và mọi công dân, một quy phạm dùng xây nền và đánh giá các luật thực định. Đối với Aristote, quy phạm tối cao này tương hợp với việc thể hiện mô thức yếu tính (forme essentielle) nơi bản nhiên. Những gì tự nhiên đều có tính luân lý (Est moral ce qui est naturel). Luật tự nhiên không thay đổi; luật thực định thay đổi theo con người và thời đại. Tuy nhiên, luật tự nhiên không nằm bên ngoài luật thực định. Nó nhập thân trong luật thực định là luật vốn áp dụng ý niệm công chính tổng quát vào đời sống xã hội trong tính đa dạng của nó.

Đối với phe khắc kỷ (stoïcisme), luật tự nhiên trở nên quan niệm chủ chốt cho một đạo đức học duy phổ quát. Được coi là tốt và cần phải thực hiện bất cứ điều gì phù hợp với tự nhiên, được hiểu theo cả nghĩa sinh vật lý lẫn thuần lý. Mọi con người, bất kể thuộc dân tộc nào, đều phải hòa nhập làm thành phần của toàn bộ vũ trụ. Phải sống theo tự nhiên. Huấn lệnh ấy giả thiết phải có một luật trường cửu, một Lời (Logos) thần thánh, cũng hiện diện trong vũ trụ, đầy lý tính, như trong lý trí con người. Bởi thế, theo Cicéron, luật là “lý lẽ tối cao được lồng sẵn trong bản nhiên nhằm ra lệnh cho ta điều ta phải làm và ngăn cấm ta điều ta điều ngược lại” (Cicéron, De legibus, I, vi, 18). Tự nhiên và lý trí là hai nguồn nhận thức của ta về luật đạo đức căn bản, vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa.

Thánh kinh Do Thái là tín thư vừa gửi Dân riêng của Chúa vừa gửi cho toàn thể nhân loại, trong đó truyền dạy Mười Giới Răn, vốn là luật đã được khắc ghi vào bản nhiên con người mọi thời, mọi nơi. Như trên đã nói, một trong các luật hết sức tự nhiên đối với mọi con người nhân bản đã được minh nhiên nói lên trong Sách Tôbia: Điều gì con không thích, thì đừng làm cho người khác” (4:15). Trong bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu sẽ nhắc lại luật này, nhưng theo nghĩa tích cực: “Vậy, tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các tiên tri là thế đó” (Mt 7:12). Tuy nhiên, không ai đề cập rõ tới luật tự nhiên bằng Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: “Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dù họ không có Luật Mô-sê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải” (7:14-15).

Tuy việc biết luật tự nhiên này tự nó không mang đến một đời sống công chính, nhưng đoạn văn của Thánh Phaolô quả đã gây một ảnh hưởng dứt khoát đối với suy tư Kitô Giáo liên quan tới luật tự nhiên. Vì đối với các giáo phụ, “sequi natruram” (hãy theo tự nhiên) và “sequela Christi” (theo chân Chúa Kitô) không hề mâu thuẫn nhau, vì, xét một cách tổng quát, các ngài chấp nhận ý niệm của phái Khắc Kỷ theo đó bản nhiên và lý trí sẽ cho ta biết đâu là các bổn phận luân lý của ta. Theo các bổn phận ấy là theo Ngôi Lời Thiên Chúa. Luật tự nhiên cung cấp cho ta một căn bản để ta hoàn tất nền luân lý Thánh Kinh. Thánh Clément thành Alexandria từng viết rằng “Từ Thiên Chúa ta có luật tự nhiên và luật mạc khải, hai luật chỉ là một”. ( Clément d’Alexandrie, Stromates, I, c. 29, 182, 1).

Dĩ nhiên, các giáo phụ không sao chép học thuyết của phái Khắc Kỷ, mà sửa đổi và khai triển nó. Trước nhất, các ngài không coi con người nhân bản như chỉ là một yếu tố trong vũ trụ, mà là hình ảnh Thiên Chúa, được mời gọi hiệp thông với Người. Như thế con người vượt trên vũ trụ dù vẫn là thành phần của vũ trụ ấy. Mặt khác, sự hoà hợp giữa bản nhiên và lý trí không dựa trên quan điểm duy nội tại (immanentiste) về một vũ trụ đa thần thuyết nhưng trên tham chiếu chung về sự khôn ngoan siêu việt của Đấng Hóa Công. Hành động một cách phù hợp với lý trí là tuân theo các xu hướng đã được Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa đặt để trong lý trí con người. Hành động ngược lại lý trí là một tội chống lại các xu hướng ấy. Chính vì thế, Thánh Augustinô đã đưa ra định nghĩa sau: “Luật đời đời là lý trí Thiên Chúa hay ý chí Thiên Chúa nhằm duy trì trật tự tự nhiên và ngăn cấm việc làm trật tự ấy bị rối loạn”. Nói cách khác, theo Thánh Augustinô, các quy phạm về một cuộc sống ngay thẳng và công chính đã được phát biểu trong Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng sau đó đã ghi khắc chúng trong tâm hồn con người. Mặt khác, đối với các giáo phụ, từ nay, luật tự nhiên được hiểu trong bối cảnh lịch sử cứu rỗi, một lịch sử khiến ta phân biệt nhiều giai đoạn khác nhau của tự nhiên (tự nhiên nguyên thủy, tự nhiên sa ngã và tự nhiên đã được khôi phục), mỗi giai đoạn, luật tự nhiên được thể hiện một cách khác.

Giáo Hội ngày nay và luật tự nhiên

Quan điểm giáo phụ trên đã được truyền tới thời Trung Cổ. Đến lúc này, tuy trật tự tự nhiên và trật tự siêu nhiên chưa được giải thích rõ ràng, nhưng luật tự nhiên nói chung đã được đồng hóa với nền luân lý Kitô giáo. Sắc lệnh Gratien đã khởi đầu như thế này: “Luật tự nhiên là điều đã được chứa đựng trong Lề Luật và trong Phúc Âm”. Sắc lệnh này sau đó đã đồng hóa nội dung luật tự nhiên với luật vàng và chỉ rõ: thiên luật tương hợp với tự nhiên (Gratien, Concordantia discordantium canonum, pars 1, dist. 1 (PL 187, col. 29).

Lúc giáp mặt với việc không những phải giải quyết các cuộc tranh luận đặc thù về luân lý mà còn phải bênh vực thế đứng của mình trước một thế giới tục hóa, Giáo Hội đặc biệt nại tới ý niệm luật tự nhiên. Từ thế kỷ thứ 19, nhất là dưới thời Đức Lêô XIII, việc nại tới luật tự nhiên thường gặp thấy trong huấn quyền Giáo Hội, đặc biệt trong thông điệp Libertas praestantissimum (1888). Chính trong thông điệp này, Đức Lêô XIII nhắc tới luật tự nhiên để nhận diện nguồn gốc của thẩm quyền dân sự và xác định ra các giới hạn của nó. Ngài cũng nại tới luật tự nhiên để bênh vực quyền tư hữu chống lại chủ nghĩa xã hội cũng như bênh vực quyền lợi công nhân. Cũng trong chiều hướng này, Đức Gioan XXIII đã nhắc tới luật tự nhiên làm nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người (thông điệp Pacem in Terris, 1963). Với Đức Piô XI (Casti Connubii, 1930) và Đức Phaolô VI (Humanae Vitae, 1968), luật tự nhiên đã là tiêu chuẩn dứt khoát trong các vấn đề thuộc luân lý phu phụ. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (1992) cũng nhu thông điệp Veritatis splendor (1993) đã dành cho luật tự nhiên một vị thế quan trọng trong việc trình bày nền luân lý Kitô giáo. Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo nại tới luật tự nhiên trong bốn bối cảnh chính. Thứ nhất, trước một nền văn hóa chỉ coi khoa học là hữu lý và phó mặc sinh hoạt luân lý cho chủ nghĩa tương đối, Giáo Hội nhấn mạnh tới khả năng tự nhiên của con người trong việc, nhờ lý trí, họ có thể nắm bắt được sứ điệp đạo đức chứa đựng trong chính hữu thể và nhận ra các quy phạm nền tảng để hành động công chính phù hợp với bản nhiên và phẩm giá của họ. Thứ hai, trước chủ nghĩa duy cá nhân đầy tính tương đối là chủ nghĩa cho rằng mỗi cá nhân đều là nguồn tạo nên các giá trị cho chính mình và xã hội chỉ là sản phẩm của một khế ước do các cá nnhân tạo ra, nên phải tuân theo các quy phạm do các cá nhân này tạo ra, Giáo Hội lớn tiếng nhắc mọi người nhớ tới đặc tính không quy ước nhưng tự nhiên và khách quan trong các quy phạm nền tảng đang điều hướng đời sống xã hội và chính trị. Thứ ba, trước chủ nghĩa duy tục hung hãn chỉ muốn loại các tín hữu khỏi cuộc tranh luận công cộng, Giáo Hội lớn tiếng dạy rằng các can thiệp của Kitô hữu vào đời sống công, trong các vấn đề đụng tới luật tự nhiên (bênh vực quyền lợi kẻ bị áp bức, công lý trong liên hệ quốc tế, bênh vực sự sống và gia đình, tự do tôn giáo và tự do giáo dục…) không phải tự chúng thuộc bản chất tuyên tín tôn giáo mà là một quan tâm mà người công dân nào cũng có, nhằm ích chung của xã hội. Thứ bốn, trước đe dọa lạm quyền, tức chủ nghĩa toàn trị, Giáo Hội nhắc nhở rằng luật lệ dân sự không có tính trói buộc lương tâm khi đi ngược lại luật tự nhiên, và khuyến khích việc thừa nhận quyền phản đối lương tâm cũng như bổn phận phải bất tuân nhân vì phải tuân theo luật cao hơn.
 
Một người con của New Orleans trở về cai quản tổng giáo phận nhà.
Trần Mạnh Trác
02:38 28/08/2009
Một người con của New Orleans trở về cai quản tổng giáo phận nhà.

NEW ORLEANS (CNS) – Sinh ra ở New Orleans, TGM Gregory M. Aymond đã đi qua ngưỡng cửa nhà thờ chính tòa St Louis hàng trăm lần khi còn là một chủng sinh, cũng như khi đã thụ phong linh mục và làm phụ tá giám mục.

Tuy nhiên, khi những tràng pháo tay ròn rã nổ ra vào ngày 20 tháng 8, ngài đột nhiên nhận ra rằng mình đã đi, không những chỉ là đi vào trong nhà thờ mà còn đi vào lịch sử.

TGM Gregory M. Aymond
TGM Aymond, 59 tuổi, đã trở thành vị TGM đầu tiên của New Orleans có nguồn gốc địa phương trong suốt 216 năm lịch sử kể từ khi giáo phận Louisiana và Florida được chính thức thành lập năm 1793.

Và như vậy, TGM Aymond đã không biết dùng lời lẽ nào cho xuôi.

"Thật là quá sức tưởng tượng," ngài nói sau buổi lễ "Tôi vẫn không thể tin rằng tôi là TGM của New Orleans, nhưng mà điều đó lại đã xảy ra."

Bên trong nhà xứ, một quang cảnh tuyệt vời diễn ra: Bốn TGM của New Orleans đứng cạnh nhau đùa bỡn.

New Orleans là giáo phận duy nhất của Hoa Kỳ có bốn TGM còn sống: TGM Philip M. Hannan, 96 tuổi, đã phục vụ từ năm 1965 cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 12 năm 1988; TGM Francis B. Schulte, 83 tuổi, 1989-2002; TGM Alfred C. Hughes, 76 tuổi, 2002-09; và đương kim TGM Aymond.

"Chúng ta sẽ có lễ tấn phong thêm một lần nữa, và sẽ có năm vị," TGM Schulte vừa cười vừa nói.

TGM Aymond trả lời, "Nếu tôi chết sớm thì sao?"

"Không, tôi nghĩ ngài sẽ vẫn còn đây," TGM Schulte trả lời. "Nhưng tôi chắc rằng đức tổng Hannan sẽ đi sớm."

"Không, ông ấy có thể sẽ sống dai và chôn tất cả chúng ta - hy vọng rằng không phải cùng một lúc," TGM Aymond nói.

Trước ngày 12 tháng 6 khi ĐGH Benedict XVi bổ nhiệm TGM Aymond trở về quê hương của mình từ Giáo phận Austin, Texas, thì New Orleans là giáo phận duy nhất ở Hoa Kỳ đã không có một linh mục bản địa làm TGM.

Sau lúc nhận được phương trượng từ tay TGM Pietro Sambi, khâm mạng tòa thánh, và từ tay vị tiền nhiệm, TGM Hughes, TGM Aymond gợi lại vài hàng lịch sử trong bài giảng của ngài.

Ngài nói rằng cả hai tờ báo Clarion Herald, tờ báo chính thức của Tổng Giáo Phận New Orleans, và tờ The Times-Picayune tờ báo hàng ngày, đều đăng tin việc bổ nhiệm với tiêu đề tương tự nhau: "Người con trai trở về cố hương để dẫn dắt giáo phận."

"Sau khi đọc những tiêu đề này, ngay lập tức tôi nhớ một điều gì đó đã được nói lên bởi một người từ 2.000 năm trước, rằng không có Tiên tri nào được chấp nhận tại quê hương của mình. Vì vậy, tôi yêu cầu các bạn hãy xử nhẹ nhàng với tôi một chút – Âu đó cũng là điều mà mẹ tôi muốn."

Và khi nhìn lên phía TGM Hannan, Schulte và Hughes đang ngồi ở phía bên trái.

"Những nghiên cứu cho biết rằng New Orleans là giáo phận duy nhất có tới bốn TGM còn khỏe mạnh," TGM Aymond nói đùa tiếp. "Như vậy dẫn chúng ta tới một câu hỏi rất là quan trọng: ai là người chỉ huy thực sự đây?"

Ngài nhanh chóng nói thêm, "Chúng ta sẽ không trả lời câu hỏi tế nhị này."

TGM Aymond, lớn lên trong khu Gentilly của New Orleans, đã được thụ phong linh mục năm 1975 và phục vụ đa phần trong việc giảng dạy rồi làm phó giám đốc chủng viện Notre Dame. Ngài được tấn phong giám mục phụ tá của New Orleans vào năm 1997, và trong năm 2000 khi ngài đang làm giám đốc điều hành của Department of Christian Formation thì được bổ nhiệm làm GM phụ tá với quyền thế vị tại Austin.

Trong thời gian ở Austin, Giám mục Aymond giám sát sự phát triển bùng nổ của dân số, ngài mở bốn trường học, tạo ra nhiều chương trình bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi những lạm dụng tình dục, những chương trình này đã được sao chép ở nhiều nơi, ngài bồi dưỡng chương trình ơn gọi và tăng cường những chiến dịch gây quĩ tạo ra những thành tích vượt quá sự mong đợi.

Nhận thức rằng tình hình tại Tổng Giáo Phận New Orleans khác với Austin vì những thiệt hại gây ra bởi cơn bão Katrina vào năm 2005, TGM Aymond đã chọn phương châm mục vụ của ngài là - "Thiên Chúa là trung tín" - và kêu gọi người Công giáo hãy bám víu vào lời hứa đó.

"Trong 216 năm của chúng ta, chúng ta đã phải đối mặt với nhiều thách thức - dịch bệnh sốt vàng da, lũ lụt, bão, cháy," Tổng Giám mục Aymond nói.

"Là người dân của Thiên Chúa trong Tổng Giáo Phận New Orleans, chúng ta biết Thiên Chúa là trung tín và chúng ta biết ngài là niềm hy vọng của mình, chúng ta luôn luôn hướng về Thiên Chúa để xây dựng lại đức tin và cộng đồng của chúng ta, và chúng ta thực sự khiêm tốn trước lòng hảo tâm và lời cầu nguyện của biết bao nhiêu người từ khắp nước Mỹ khi chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức này."

Ngài cảnh báo rằng sẽ rất khó để sống đức tin trong "lúc cơ cấu xã hội và cuộc sống bận rộn có thể chặt Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống như sau:"

"Bày tỏ niềm tin vào Thiên Chúa thường không được coi là một thái độ nghiêm chỉnh trên lãnh vực chính trị. Cuộc sống gia đình chiếm lĩnh nhiều thời gian và quan tâm. Một số người đã bị thiệt hại bởi giáo hội và đã rời bỏ gia đình đức tin. Bạo lực tội phạm, và phân biệt chủng tộc là tội lỗi đang hiện diện trong thế giới và trong cộng đồng, cuộc sống con người. thường không được coi như là một món quà quý giá từ Thiên Chúa.

"Vì vậy, chúng ta cần phải có tiếng nói không những cho những trẻ chưa sinh, mà còn cho các trẻ đã sinh, cho người nghèo, những người tàn tật, những cái chết hàng ngày, các bị bệnh nan y. Tất cả chúng ta phải cùng nhau, như những phần trong cơ thể của Chúa Kitô, đối mặt với những thách thức này. Chúa Giêsu, là vị mục tử tốt lành, đang cần chúng ta làm những sứ giả hòa bình."
 
Các giám mục Đức và Ba lan đưa ra những phân tích về Thế chiến II
Phụng Nghi
08:28 28/08/2009
BONN và VATICAN (Tin tổng hợp) - Trong một bản thông cáo chung nhân dịp đánh dấu 70 năm Thế chiến thứ II, các giám mục Đức và Ba lan nhấn mạnh đến nhu cầu đối với người trẻ cần được phân tích đúng đắn cuộc chiến tranh đó.

Bản thông cáo được phổ biến trong tuần này, có chữ ký của hai vị chủ tịch Hội đồng giám mục Đức (tổng giám mục Robert Zollitsch) và Ba lan (tổng giám mục Jozef Michalik).

Bản thông cáo kêu gọi “các thế hệ mới cố đạt được và duy trì một sự đánh giá chính xác” cuộc chiến.

“Mặc dầu có những khó khăn, nhưng chúng ta không những chỉ cần có một sự đánh giá trung thực về các hành động tàn ác của quá khứ, mà cũng phải từ bỏ những định kiến làm cho sự hiểu biết đúng đắn về thời gian đó càng thêm mơ hồ và có thể làm hao mòn đi niềm trông cậy.”

Vào tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức xâm lăng Ba lan, khơi ngòi cho Thế chiến II.

Ngày nay, giám mục của cả hai nước họp nhau lại để nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ hòa bình và “giáo dục cho con người không còn thù hận.”

Thông điệp của các ngài cảnh giác: “Có một số khuynh hướng trong xã hội hay trên trường chính trị tiết lộ cho thấy mưu toan của những kẻ tuyên truyền muốn dùng những vết thương chiến tranh để làm sống lại hận thù, được khích động bằng sự giải thích lịch sử một cách thiên vị.”

“Do đó, Giáo hội muốn nói lên lời phản đối những âm mưu muốn hủy bỏ sự thật lịch sử, bằng cách kêu gọi đối thoại mạnh mẽ, luôn luôn liên kết với khả năng lắng nghe những lý lẽ của phía bên kia.”

Các giám mục công nhận rằng “một số vết thương vẫn còn cần được chữa lành” và đề cập đến “hàng triệu nạn nhân đã bị bách hại và hy sinh vì ý thức hệ phân biệt chủng tộc, nguồn cội tổ tiên hay đức tin” trong số đó có những người Do thái, những kẻ lưu lãng (gypsies), những người bị tật nguyền về tâm thần và những kẻ ưu tú của các quốc gia ở Trung Âu và Tây Âu.

Hậu quả tai hại

Trong bản thông cáo chung, các giám mục cùng kết án “các tội ác chiến tranh”, những vụ trục xuất, lưu đầy trong thời chiến và thời hậu chiến. Các vị nhắc lại những hậu quả tiêu cực của chiến tranh ở cả hai nước của các ngài, chẳng hạn như bị các chế độ cọng sản thống trị.

“Ở Tây Âu, cuộc chiến có mục đích phá hủy và nô dịch hóa cả một dân tộc.”

“Giai cấp ưu tú nổi bật tại Ba lan, trong đó có những nhà trí thức, khoa bảng và hàng giáo sĩ, đã bị ảnh hưởng bởi một chính sách tiêu diệt tìm cách áp đặt lên cả một dân tộc.”

Bản thông cáo kêu gọi thiện ý, sự thứ tha và nhận lỗi, đồng thời cũng kêu gọi cầu nguyện nhiều hơn cho hòa bình, cộng tác nhiều hơn giữa các tổ chức tôn giáo của hai nước nước Đức và Ba lan, đoàn kết để đề cao gia đình và bảo vệ sự sống, nỗ lực chung trong việc phúc âm hóa thế giới, đặc biệt là tại châu Phi.

Bản thông cáo nhấn mạnh rằng “chỉ trong một khí hậu thứ tha và hòa giải mà nền văn hóa hòa bình mới có thể phát triển được để phục vụ công ích.”

“Hòa bình được xây dựng ngày lại ngày và chỉ có thể triển nở nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của mình.”

“Quà tặng hòa bình phải được sống trong mỗi trái tim con người để được tràn lan ra các gia đình và các hình thái của tổ chức xã hội, và chung cuộc bao trùm cả cộng đồng các quốc gia.”

Để kết thúc, thông điệp nhấn mạnh đến “bước đi lịch sử đã tạo thành Liên hiệp châu Âu” và thúc giục mọi người “đừng để qua đi vận hội kiến tạo hòa bình, có được do sự thống nhất các dân tộc châu Âu.”

Tin tức về cùng một đề tài Thế chiến II, là bài bình luận của Giovanni Vian, người biên tập báo L'Osservatore Romano, nhật báo bán chính thức của Tòa thánh. Ông nói rằng việc bầu cử hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI nói lên một khía cạnh của nền chính trị Vatican: đó là Giáo hội nhìn nhận quá khứ nhưng hướng về tương lai.

Ông đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 70 bản thông điệp truyền thanh lịch sử của Đức giáo hoàng Piô XII phát đi trước Thế chiến II, bằng những suy nghĩ như thế, đồng thời xem xét lại những gì mà các vị giáo hoàng Roma đã thực hiện để cống hiến cho hòa bình trước và sau Thế chiến II.

Tờ báo in lại thông điệp ngày 24 tháng 8 năm 1939 của Đức giáo hoàng Piô XII trong đó vị giám mục thành Roma tuyên bố rằng “với hòa bình không có gì mất mát cả, còn với chiến tranh, mọi thứ đều mất mát.”

Bài báo của Vian tiếp tục chú ý đến những nỗ lực tiếp nối nhằm mưu cầu hòa bình của Piô XII, ngay cả sau khi thông điệp của ngài không giúp làm êm dịu đi cuộc tranh chấp. Ông khẳng định rằng những nỗ lực của Đức giáo hoàng lúc đó “lặng lẽ và có hiệu quả”, vì vậy đã giúp đỡ cho hàng ngàn nạn nhân.

Những người đại diện của Piô XII, chẳng hạn như vị giáo hoàng tương lai Gioan XXIII, cũng tận tâm trong các nỗ lực hòa bình, đã “dùng mọi khả năng để giúp đỡ những người bị bách hại, không phân biệt ai.”

Và kể từ sau Thế chiến II, những nỗ lực của Tòa thánh đã thêm tiến bộ: “Cùng với sự kiện người Công giáo đã có thể đóng góp những phần quan trọng vào sự tái thiết và hòa giải, Giáo hội tại Roma, bằng cử chỉ tượng trưng, đã khép lại Thế chiến II bằng việc chọn lựa Karol Wojtyla và Joseph Ratzinger lên ngôi giáo hoàng.”

Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, là những người đã khổ đau “trực tiếp trong con người họ vào thời điểm chiến tranh, ở những quốc gia đối nghịch.”

“Nhìn từ quan điểm lịch sử, việc chọn lựa hai vị hồng y đó lên ngôi giáo hoàng, đã chứng tỏ sự mâu thuẫn của nhiều lời tiên đoán, dựa trên những quan điểm chính trị cổ xưa, theo đó thì cuộc bầu cử giáo hoàng năm 1978, và đặc biệt là cuộc bầu cử năm 2005, là điều không thể xảy ra được. Nền địa lý chính trị (geopolitics) của Giáo hội rõ rệt có khác biệt. Nhìn nhận quá khứ, giáo hội hướng về tương lai với đôi mắt đặt vào những hứa hẹn sẽ không làm ta thất vọng.”
 
Tân đại sứ Mỹ tại Vatican đã tới Rome
Trần Mạnh Trác
12:16 28/08/2009
ROME (CNS)-Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican, Miguel Diaz, đã đến Rome và tuyên bố ông mong muốn mở rộng các mối quan hệ "đặc biệt" giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.

Ông Diaz, 45 tuổi, là một nhà thần học Công Giáo, đã đến sân bay Fiumicino với vợ và bốn con ngày 27 Tháng Tám, sáu ngày sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tại Washington. Ông dự kiến sẽ đệ trình chứng minh thư lên ĐGH Benedict XVI tại một buổi lễ sau mùa hè này.

"Trong vài tuần tới tôi mong mỏi gia đình tôi sẽ ổn định cuộc sống ở đây. Tôi vinh dự được phục vụ Tổng thống (Barack) Obama và người dân Mỹ trong vai trò mới. Và là một vinh dự độc nhất vô nhị sẽ dược gặp Đức Thánh Cha Benedict XVI", Ông Diaz nói như vậy trong một tuyên ngôn phát hành bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa Thánh.

"Tôi đón chào các cơ hội để thúc đẩy mạnh và rộng hơn các mối quan hệ đặc biệt đã phát triển giữa Hoa Kỳ và Vatican trong các quan hệ ngoại giao chính thức từ 25 năm qua," ông nói.

Đại sứ quán cho biết sẽ làm việc với Vatican để thiết lập một ngày sớm nhất cho ông Diaz xuất trình chứng minh thư lên ĐGH. ĐGH đang nghỉ tại biệt thự mùa hè bên ngoài Rome cho đến hết tháng chín, và lịch trình các cuộc họp chính thức đã bị rút bớt đi.

Lễ đệ trình chứng minh thư là cơ hội cho ĐGH và vị đại sứ mới phát biểu mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Diaz là giáo sư trường Đại học St John's và trường Cao đẳng St Benedict tại tiểu bang Minnesota, là người đầu tiên gốc Tây Ban Nha và là nhà thần học đầu tiên đại diện cho Hoa Kỳ tại Vatican.

Sinh quán tại Cuba, ông đã đến Hoa Kỳ với cha mẹ khi còn là một đứa trẻ, ông là người đầu tiên của gia đình được tham dự đại học. Ông nguyên là chủ tịch của học viện các nhà thần học Công Giáo gốc Tây Ban Nha và là thành viên của hội đồng Thần học Xã hội Công giáo của Mỹ. Ông thông thạo tiếng Ý, Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
 
Theo Đức Hồng Y Bertone, Đức Thánh Cha không thoái lui trong việc áp dụng Công Đồng Vatican II
Bùi Hữu Thư
14:55 28/08/2009
Phản ứng trước các tin đồn của báo chí

Rôma, Thứ Sáu 28 tháng 8, 2009 (Zenit: Le Monde Vu de Rome) – Cộng sự viên thân cận nhất của Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chối bỏ các tin đồn do giới truyền thông tung ra để khẳng định ý định của Đức Thánh Cha là “thoái lui” trong việc áp dụng Công Vatican II.

Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh, trả lời trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo L'Osservatore Romano, về vài vấn đề đã bị Tòa Thánh chối bỏ, về sự hiện hữu của các tài liệu được giải thích như có sự ‘thoái lui’ của Đức Thánh Cha nhất là về phương diện phụng vụ.

Đức Hồng Y nhận xét, “Muốn hiểu được các ý định và hành động của triều đại Đức Thánh Cha Benedict XVI, cần phải dẫn chứng tiểu sử của ngài – qua những kinh nghiệm phong phú giúp ngài sống qua Giáo Hội của Công Đồng như một người giữ vai trò chủ đạo – và một khi được bầu làm Giáo Hoàng, qua bài diễn văn nhận chức, qua bài diễn văn ngày 22 tháng 12, 2005 trước Giáo Triều Rôma, và qua các biến cố chính xác ngài đã muốn ký kết (và áp dụng một cách kiên trì.)

Ngài nói, “Những suy luận vô căn cứ và những tin đồn về các tài liệu được giả dụ là hiện hữu, ”ngụ ý là “có một sự thoái lui chỉ là một sự bịa đặt hoàn toàn, dựa theo một tư tưởng sáo rỗng và được diễn tả lại một cách ngoan cố.”

Ngài tiếp, “Tôi muốn nêu lên một vài trường hợp của Công Đồng Vatican II thường trực được Đức Thánh Cha khuyến khích với một sự sáng suốt và những tư tưởng thâm thúy: một mối tương quan thông hiểu đã được thiết lập với các giáo hội Chính Thống và Đông Phương, việc đối thoại với người Do Thái và Hồi giáo, với một sự thu hút song phương, đã gây nên các đáp ứng và các sự đào sâu chưa từng được kiểm chứng từ trước đến nay, đã thanh tẩy ký ức và mở ra các kho tàng cho kẻ khác.”

Ngài tiếp, “Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh mối liên hệ trực tiếp, huynh đệ, và còn hơn nữa, là phụ tử đối với các thành phần của các hội đồng giám mục trong các chuyến viếng thăm ad limina và qua các cuộc tiếp xúc khác nhau,” với Đức Thánh Cha.

Đức Hồng Y giải thích, “Chúng ta cần nhớ lại điều ngài đã áp dụng khi tự do can thiệp với các Hội Đồng Giám Mục, bằng các lời đáp từ và những suy tư chính xác,” và mời gọi chúng ta cũng không quên “sự tiếp xúc trực tiếp với các Bộ Trưởng của các Thánh Bộ giáo triều trong đó ngài đã tái thiết các gặp gỡ theo chu kỳ của các cuộc hội kiến.”

Đức Hồng Y Bertone tiếp, “Còn về sự cải tổ Giáo Hội – trên hết là một vấn đề nội bộ và thánh thiêng – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đưa chúng ta về nguồn cội của Lời Chúa, về luật Phúc Âm và về trọng tâm của đời sống Giáo Hội: là Đức Giêsu, được hiểu biết, yêu mến, kính thờ và bắt chước, vì ‘Chúa đã hân hoan ôm trọn nơi Người tất cả sự viên mãn,’ theo Thư gửi tín hữu Côlôsê.”

Còn về sự can thiệp của Đức Thánh Cha với giáo triều, Đức Hồng Y đã giải thích rằng ngay từ buổi ban đầu của triều đại, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm “trên 70 vị làm Tổng Bộ Trưởng, không kể rất nhiều chức sắc và giám mục trên toàn thế giới.”

Đức Hồng Y Bertone đã khẳng định rằng “một số các bổ nhiệm quan trọng mới đây và không thiếu những ngạc nhiên, nhất là những vị đại diện cho các Giáo Hội mới như Phi Châu đã và sẽ cung cấp nhiều ứng viên xuất sắc.”

Đức Hồng Y Bertone cũng lưu ý về những sai nhầm được gán cho Đức Thánh Cha về các vấn đề Giáo Hội phải đương đầu trên thế giới và tất cả những lời tuyên bố của các vị đại diện các quốc gia.

Ngài nói, “Điều công chính là cần có những tin tức chính xác, khi gán cho một ai trách nhiệm chính về những hành động và lời nói, nhất là khi những điều này hoàn toàn trái nghịch với những giáo huấn và gương mẫu của Đức Thánh Cha.”
 
Báo Vatican viết về cái chết của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy
Peter Nguyễn Minh Trung
15:16 28/08/2009
VATICAN (ZENIT) - Tờ báo của Vatican cho biết, Đức Benedict XVI đã gửi một lá thư cho cố Thượng nghị sĩ Edward Kennedy trước khi ông qua đời.

Báo L'Osservatore Romano đã cho đăng một bài viết ngắn về sự kiện cái chết của Thượng nghị sĩ Kennedy, ông qua đời tại nhà riêng ở Hyannis Port, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ Kennedy qua đời chỉ vài tuần sau khi chị gái Eunice Kennedy Shriver mất vào ngày 10/8.Cũng như ông, trước lúc qua đời, bà Shriver đã nhận được lá thư của Đức Giáo Hoàng.

Cả hai người đều là anh em ruột của cố Tổng thống John F. Kennedy và cố Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, hai chính trị gia nổi tiếng bị ám sát vào những năm 1960.

Tờ báo của Vatican cho biết khi Tổng thống Obama đến Vatican hội kiến với Đức Giáo Hoàng hồi tháng 07 vừa qua, ông đã chuyển đến Đức Benedict XVI lá thư của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, đang bị ung thư não, trong đó vị thượng nghị sĩ Công giáo của Hoa Kỳ xin Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho ông. Đức Thánh Cha cũng đã nhờ tổng thống chuyển lại một bức thư của ngài đến cho vị thượng nghị sĩ. Kennedy được chẩn đoán mắc khối u não ác tính vào tháng 05-2008.

L'Osservatore Romano đã viết về sự ủng hộ không thích hợp của Kennedy cho quyền phá thai, nhưng đồng thời cũng ca ngợi vị thượng nghị sĩ là người đấu tranh không mệt mỏi cho người nghèo, những người nhập cư và việc kiểm soát vũ khí...

(Nguồn: http://zenit.org/article-26703?l=english)
 
Bề trên Tổng quyền Dòng Thừa sai Claretian tái đắc cử
Peter Nguyễn Minh Trung
15:16 28/08/2009
ROME, ITALIA (CNA) - Sau phiên họp khoáng đại tại Rome kết thúc vào tuần này, Dòng Thừa sai Claretian đã một lần nữa chọn cha Jose Maria Abella làm Bề Trên Tổng Quyền của Hội Dòng. Cha Abella sẽ phục vụ thêm một nhiệm kỳ đến năm 2015.

Cha Abella được bầu làm Bề Trên Tổng Quyền lần đầu tiên vào ngày 01-09-2003 và đã có 18 năm phục vụ tại Nhà chính của Dòng.

Trước phiên họp khoáng đại để chọn Bề Trên Tổng Quyền, anh em dòng Claretian được Đức Hồng Y Franc Rode, Tổng trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và Huynh đoàn Tông đồ, cử hành thánh lễ và cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y công nhận những công việc tông đồ đáng quý của Dòng và bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những đóng góp của Dòng cho Giáo hội, gồm những đóng góp của Dòng trong việc định hình các xứ đạo hay các xứ ở miền truyền giáo, đào tạo và cống hiến những người thợ làm vườn nho cho tương lai Giáo hội.

Đức Hồng Y cũng kêu gọi anh em Claretian tìm kiếm những trải nghiệm cá nhân sâu sắc hơn với Thiên Chúa, hiệp nhất với Giáo hội và các mục tử của Giáo hội. Kinh nghiệm này là cần thiết cho bất kỳ ai trong sứ vụ phúc âm hóa đến mọi người và hữu ích khi phải đối mặt với những thách đố phúc âm hóa các nền văn hóa bị ảnh hưởng của chủ thuyết tương đối, nghĩa là các nền văn hóa từ chối công nhận chân lý.

(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16949)
 
Lễ an táng cho thượng nghị sĩ Edward Kennedy sẽ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Trần Mạnh Trác
16:10 28/08/2009
Lễ an táng cho thượng nghị sĩ Edward Kennedy sẽ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Boston, Mass, ngày 27 tháng 8 2009 / 12:52 (CNA). - Tang lễ của thượng nghị sĩ Edward Kennedy sẽ được tổ chức vào thứ bảy tại Vương Cung Thánh Đường Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Boston. Thượng nghị sĩ đã qua đời vào ngày thứ Ba sau một trận chiến với bệnh ung thư não, cũng giống như các thành viên khác trong gia đình đã từng làm, ông đã tìm an ủi tại thánh đường này trong lúc ngã bệnh.

Nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thường được gọi là Mission Church, được DCCT thành lập năm 1871 và trực thuộc tỉnh dòng Baltimore. Giống như tất cả các nhà thờ do các cha DCCT đảm trách, một bản sao bức hình cổ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được treo tại Mission Church.

"Mọi người đến đây vì họ không còn cảm thấy cô đơn," Cha DCCT Philip Dabney, phó xứ của Mission Church, nhận xét. "Có một sự hiện diện thiêng liêng nào đó ở đây, một số người gọi nó là chốn ủi an."

Cha Patrick Woods, bề trên tỉnh của Tỉnh Dòng Baltimore, cho biết, Thượng nghị sĩ Kennedy đã cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường cho bệnh tật của các thành viên khác trong gia đình và cho chính mình.

Cha Woods thêm: "Cha Raymond Collins, chánh xứ của Mission Church, và cha Philip Dabney, đã chấp thuận cử hành tang lễ tại Mission Church và lo việc mục vụ cho gia đình Kennedy tại thời điểm này trong cuộc sống của họ. Tôi rất biết ơn các ngài trong việc thi hành mục vụ có tính cách nhạy cảm này, ".

Và ngài cầu nguyện: "Kính xin Chúa thương nhận linh hồn Thượng nghị sĩ Kennedy vào chốn yên nghỉ đời đời, và yên ủi tang gia trong lúc âu sầu,".

website của Mission Church là http://www.themissionchurchboston.com.
 
Triển lãm ơn gọi: Linh Mục Ngài LÀ Ai
Peter Nguyễn Minh
16:29 28/08/2009
TRIỂN LÃM ƠN GỌI: "LINH MỤC, NGÀI LÀ AI ?"

CANCUN, MEXICO (ZENIT) - Giáo phận Cancun-Chtumanal của Mexico đang có chiến dịch cổ vũ ơn gọi làm linh mục bằng văn hóa và nghệ thuật trong một cuộc triển lãm hình ảnh độc nhất vô nhị.

Giáo phận, dưới quyền điều hành của Đức cha Pedro Pablo Elizondo, đã tổ chức sáng kiến này nhân Năm Linh Mục.

Cuộc triển lãm mang tên "Linh Mục, Ngài Là Ai ?" là cuộc triển lãm đầu tiên như vậy từ trước tới nay ở Mexico.

Nó sẽ có 7 phần và gồm khoảng 300 bức ảnh được trình bày sáng tạo, tân tiến theo tiến trình những thời khắc quan trọng của đời linh mục.

Phần đầu tiên gồm hơn 40 tấm ảnh với chú thích nhằm mục đích gợi cho người xem suy tư về ý nghĩa tinh thần cũng như thực tiễn trong Sứ vụ Chúa Kitô của các linh mục, cho người xem thấy công việc giảng thuyết, mục vụ và là chăm sóc linh hồn cho giáo dân của các linh mục.

Phần đầu của cuộc triển lãm đã được mở cửa cho công chúng vào xem từ ngày 15-8 ở giáo xứ Our Lady of St. John of the Lakes, được bắt đầu bằng Thánh Lễ của cha xứ Mario Gonzalez và những người phụ trách triển lãm.

Thánh Lễ cũng là dịp đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường mới cho giáo xứ này.

Các giáo xứ trong tiểu bang Quintana Roo đều có thể yêu cầu và được luân phiên tổ chức triển lãm để mang đến sự hứng khởi trong ơn gọi làm linh mục cho các bạn trẻ và mang lại sự tươi mới trong văn hóa, nghệ thuật đến với cộng đồng.

Cuộc triển lãm được mở cửa hoàn toàn miễn phí và bất cứ ai cũng có thể vào xem.

(Nguồn: http://zenit.org/article-26698?l=english)
 
Theo nhà khoa học, Đức Thánh Cha đã đúng khi nói về AIDS
Peter Nguyễn Minh Trung
18:19 28/08/2009
Tiết chế, kiêng cữ còn hiệu quả hơn dùng bao cao su

Edward C. (Ted) Green là một nhà khoa học, nhà nhân chủng học y khoa người Mỹ. Ông là một nhà khoa học uy tín tại Đại học Harvard, khoa Sức Khỏe Cộng Đồng. Từ năm 2006 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Dự án Nghiên cứu Phòng chống AIDS tại Trung tâm Nghiên cứu Sự phát triển và Dân số của Đại học Harvard. Ông là thành viên của Hội đồng Cố vấn Tổng thống về HIV/AIDS (từ 2003-2007), ông từng phục vụ tại Văn phòng Hội đồng Cố vấn Nghiên cứu AIDS ở Học viện Sức khỏe Quốc gia (từ 2003-2006), từng làm thành viên ban giám đốc của Diễn đàn AIDS và Sáng kiến Bonobo. Ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng của thế giới. Ông có nhiều đóng góp từ thập niên 1980 về lĩnh vực AIDS và tính dục, chủ yếu là ở Phi Châu, Á Châu, Mỹ Latinh, vùng Caribê, Trung Đông và Đông Âu. Ông từng là cố vấn sức khỏe cộng đồng của chính phủ Mozambique và Swaziland. Ông hoàn toàn ủng hộ lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào tháng 3-2009 rằng việc phân phối bao cao su không thể nào giải quyết được tình trạng đại dịch AIDS ở Châu Phi.

RIMINI, ITALIA (ZENIT) - Giám đốc dự án nghiên cứu phòng chống AIDS của đại học Harvard (Mỹ) đã khẳng định rằng luận điểm của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI là đúng trong cuộc tranh cãi về AIDS và bao cao su.

Tiến sĩ Edward Green đã phát biểu như vậy trong một bài diễn văn đọc tại Hội nghị Tình Hữu nghị giữa các Dân tộc lần thứ 30 được tổ chức ở Rimini, được phong trào Giải phóng và Hiệp thông của giáo dân Công giáo bảo trợ.

Tiến sĩ Green là một chuyên gia lâu năm về phòng chống AIDS. Ông cho biết: "Là một nhà khoa học, tôi thật ngạc nhiên khi thấy sự gần gũi lạ kỳ giữa những gì Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói trên chuyến bay khi tông du đến Cameroon vào tháng 3-2009, phát biểu đó của Đức Giáo Hoàng cũng là kết quả của hầu hết các nghiên cứu khoa học gần đây."

Ông Green khẳng định: "Bao cao su không phòng chống được AIDS. Chỉ có thái độ tính dục có trách nhiệm mới có thể ngăn chặn đại dịch này."

Ông nói tiếp: "Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI nói đến những thái độ tính dục khác nhau nên được chấp nhận ở Châu Phi, bởi vì nếu đặt niềm tin vào bao cao su thì chẳng thể nào chiến đấu chống lại bệnh AIDS được, thì giới báo chí truyền thông thế giới đã cố tình diễn đạt sai điều đó."

Đức Giáo Hoàng đã có phát biểu như vậy khi trả lời các ký giả trên máy bay hướng tới Phi Châu hồi tháng 03-2009.

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về phòng chống AIDS đã khẳng định Đức Giáo Hoàng nói lên sự thật. Ông Green lưu ý rằng: "Có thể bao cao su hiệu quả cho một số trường hợp đơn lẻ đặc biệt, nhưng để ngăn chặn đại dịch AIDS ở cả một lục địa như Phi Châu thì điều này hoàn toàn không thể."

THAY ĐỔI THÓI QUEN

Ông Green nói thêm: "Đề xuất sử dụng bao cao su như một phương pháp phòng chống AIDS ở Châu Phi có thể gây phản tác dụng."

Ông cũng lý giải hiện tượng nhân cách con người gọi là "bù qua sớt lại rủi ro", bởi đó, một người sẽ "cảm thấy mình được bảo vệ và càng lún sâu hơn nữa."

Nhà nghiên cứu và cũng là nhà nhân chủng học đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta không cố gắng làm thay đổi thói quen của con người ?"

"Mất nhiều năm để có thể hiểu được rằng những phương pháp kỹ thuật hay y khoa đều không giải quyết được vấn đề."

Tiến sĩ Green nhấn mạnh những chính sách thành công đã được áp dụng ở Uganda trong mặt trận phòng chống AIDS. Các chương trình tại đó dựa trên chiến lược "ABC", nghĩa là: "Tiết chế, trung thành và, chỉ sử dụng bao cao su trong trường hợp cuối cùng."

Tiến sĩ nói: "Trong trường hợp của Uganda, một kết quả ấn tượng đã được ghi nhận trong lĩnh vực phòng chống AIDS."

Vị giám đốc của đại học Harvard đã nói với mọi người, với cả những người trẻ rằng, hy sinh, kiêng cữ và tiết chế là cần thiết trong cuộc chiến chống căn bệnh AIDS.

- Website của Hội nghị Tình Hữu nghị giữa các Dân tộc: www.meetingrimini.org

(Nguồn: http://zenit.org/article-26700?l=english)
 
Cái nhìn khách quan về lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng liên quan đến bao cao su
Peter Nguyễn Minh Trung
18:21 28/08/2009
Trong vấn đề tranh cãi này, mà phần lớn do sự "thao túng" của báo chí, tưởng cũng nên có cái nhìn khách quan hơn.

Nội dung và cách truyền đạt

Trước tiên cần phân biệt nội dung mà ngài muốn nói đến là đúng hay sai, và đang nói trong hoàn cảnh nào, với cách mà Giáo hoàng chuyển giao thông điệp. Trong trường hợp này, về nội dung trong một hoàn cảnh được nói, thì Giáo hoàng không hề sai, nhưng cách ngài diễn tả như vậy thì theo một số người là vụng về (?). Tuy nhiên, theo tôi, đây là cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp, và lần đầu tiên, một Giáo hoàng dùng từ "bao cao su" để nói cách công khai về lập trường của mình. Nếu ngài tìm những từ ngữ ngoại giao hơn thì sẽ không bị tấn công, nhưng giáo hoàng đã không làm vậy. Ngài nói thẳng vấn đề, không úp mở. Vả lại, câu hỏi phỏng vấn đã được gởi trước cho Phòng báo chí của Tòa Thánh hai ngày trước, nên ngài đã chuẩn bị trong đầu những gì phải nói và ngài biết những gì phải nói. Cũng như lời phát biểu liên quan đến Hồi giáo, khi trích dẫn một phát biểu vê Hồi giáo từ thể kỷ XII, bài phát biểu được chuẩn bị trước kỹ càng, những gì ngài nói hoàn toàn không vô tình hay nhất thời. Nếu Giáo hoàng có xin lỗi thì cần lưu ý: ngài không xin lỗi về nội dung đã nói sai, nhưng xin lỗi vì nội dung đó đã làm bức tức người Hồi giáo. Ngài chưa bao giờ nói rút lại lời nói của ngài cả!

Về câu phát biểu gây tranh cãi liên quan đến bao cao su của Giáo hoàng, theo tôi, cần phải trích dẫn đúng nguyên văn của nó, nếu không sẽ dễ gây ngộ nhận và mang tội cắt xén.

Sau đây là nguyên văn:

Báo La Croix cho biết đâu là nguyên văn ngài nói trên máy bay và đâu là "bản chính thức" mà về mặt ngoại giao, phải coi là phát biểu chính thức:

Đây là phát biểu trực tiếp trên máy bay bằng tiếng Ý và được La Croix dịch ra tiếng Pháp:

"Tôi xin nói rằng người ta không thể chế ngự vấn đề SIDA này duy chỉ với tiền bạc, mà là cần thiết. Nếu không có tâm hồn, nếu những người Châu Phi không giúp đỡ nhau, thì người ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách phân phát bao cao su. Trái lại, chúng làm tăng thêm vấn đề." ("Je dirais qu’on ne peut pas vaincre ce problème du SIDA uniquement avec de l’argent, qui est nécessaire. S’il n’y a pas l’âme, si les Africains ne s’aident pas, on ne peut le résoudre en distribuant des préservatifs. Au contraire, ils augmentent le problème.").

Còn đây là bản của văn phòng báo chí Tòa Thánh đưa ra, mà về mặt ngoại giao, phải được trích dẫn chính thức (đó là nguyên tắc ngoại giao mà phóng viên La Croix cho biết):

"Tôi xin nói rằng người ta không thể chế ngự được vấn đề SIDA này duy chỉ với những khẩu hiệu quảng cáo. Nếu người ta không để tâm vào đó, nếu những người Châu Phi không giúp đỡ nhau, thì người ta không thể giải quyết tai họa này bằng việc phân phát bao cao su: trái lại, điều đó có nguy cơ làm tăng thêm vấn đề." ("Je dirais que l’on ne peut pas vaincre ce problème du SIDA uniquement avec des slogans publicitaires. S’il n’y a pas l’âme, si les Africains ne s’aident pas, on ne peut pas résoudre le fléau en distribuant des préservatifs: au contraire, cela risque d’augmenter le problème.").

Và đây là toàn bộ câu trả lời phỏng vấn của Giáo hoàng dành cho kênh France 2:

“Tôi xin nói rằng người ta không thể vượt qua được vấn đề SIDA duy chỉ với những khẩu hiệu quảng cáo. Nếu người ta không để tâm vào đó, nếu những người Châu Phi không giúp đõ nhau, thì người ta không thể giải quyết tai họ này bằng việc phân phối bao cao su: trái lại, nguy cơ là làm gia tăng vấn đề. Giải pháp chỉ có thể được tìm thấy nơi một sự dấn thân kép: trước tiên, một sự nhân bản hóa tính dục, nghĩa là một sự đổi mới tâm linh và nhân bản mà mang lại cùng với mình một cách thế cư xử mới mẻ với nhau, và thứ hai, một tình bằng hữu đích thực và nhất là cho những người đang đau khổ, một sự sẵn sàng ứng trực gần với những người đau khổ, cho dầu với giá hy sinh, từ bỏ bản thân. Đó là những nhân tố trợ giúp và dẫn đến những tiến bộ thấy được. Bởi thế, tôi xin nói lên sức mạnh kép canh tân con người từ bên trong này, mang lại sức mạnh thiêng liêng và nhân bản cho một lối ứng xử đúng đắn đối với thân xác của mình và thân xác của người khác, và khả năng đau khổ với những người đau khổ, hiện diện trong những nơi thử thách. Dường như, đối với tôi, đó là câu trả lời đúng đắn, và đó là những gì mà Giáo Hội đang làm, đề tặng như thế một sự đóng góp rất lớn và quan trọng”.

Những lời phát biểu này đã gây phản ứng nhiều đặc biệt ở Pháp và Đức. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng các báo chí đưa tin lại, chỉ trích một câu duy nhất là "việc sử dụng bao cao su chỉ làm tăng thêm vấn đề". Nếu tách khỏi văn mạch một câu như thế thì đọc vào ai cũng thấy phi lý, vì về mặt khoa học, bao cao su đóng góp vào việc làm giảm bớt lây nhiễm HIV/AIDS, cho dù không an toàn 100%. Đây là vấn đề truyền thông cắt xén, một hình thức đưa tin thiếu lương thiện.

Cuộc chiến chống SIDA không chỉ trong việc quảng bá bao cao su, vì nó có nguy cơ làm cho quên đi các cuộc đấu tranh khác, mà phải nói là từ cội rễ chứ không phải gốc ngọn. Không lạ gì mà Đức Giáo Hoàng lại nhấn mạnh đến “sự kiêng nhịn” và “lòng chung thủy”. Đó là hai thái độ thực sự căn bản và quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh SIDA cách toàn diện.

Những tiếng nói đồng cảm với giáo hoàng

Có rất nhiều phê bình dựa trên lối đưa tin một chiều đối với Đức Giáo Hoàng. Lại có nnhững tiếng nói phản đối còn gay gắt hơn nữa đến từ Bộ trưởng ngoại giao Pháp, rồi đến từ một tín hữu Công giáo nguyên là thủ tướng Pháp Alain Juppé...v.v. Bài này chỉ muốn cho thấy là có những tiếng nói quan trọng đồng cảm và xác nhận sự đúng đắn của Giáo hoàng trong lời phát biểu này.

Trước tiên, phải kể đến khoa học gia hàng đầu là Ông Edward C. Green, giám đốc của Kế Hoạch Nghiên cứu Phòng Chống Bệnh AIDS ( AIDS Prevention Research Project) ở Trung Tâm Nghiên Cứu Dân Số và Phát Triển ở Đại Học Harvard. Trong bài phỏng vấn trên National Review Online, ông đã cho biết: "Đức Giáo hoàng nói đúng”, “hay nói rõ hơn, bằng chứng tốt nhất mà chúng tôi có xác nhận những lời giải thích của Đức Giáo hoàng”.

Theo ông, “có một sự liên hệ vững chắc mà các nghiên cứu tốt nhất của chúng tôi cho thấy, bao gồm các nghiên cứu của cơ quan 'Khảo Sát Sức Khỏe Nhân Khẩu Học' (Demographic Health Surveys) do Hoa Kỳ tài trợ, giữa việc tiếp cận dễ dãi và việc sử dụng bao cao su và tỉ lệ nhiễm HIV cao hơn (chứ không thấp hơn). Điều này có thể phần nào là do một hiện tượng được biết đến dưới danh xưng bù trừ rủi ro (risk compensation), nghĩa là khi người ta sử dụng một 'kỹ thuật' giảm rủi ro như là bao cao su, thì người ta thường mất đi lợi ích (giảm thiểu rủi ro) bằng cách 'bù trừ' hay ứng xử liều lĩnh lớn hơn là người ta thực hiện mà không có kỹ thuật giảm rủi ro”.

Ông Green cũng khẳng định: “Tôi cũng đã lưu ý rằng Đức Giáo hoàng đã nói “chế độ một vợ một chồng” đã là câu trả lời duy nhất tốt nhất cho vấn đề AIDS của Châu Phi, hơn là “sự kiêng nhịn”. Thực sự, bằng chứng kinh nghiệm mới nhất và tốt nhất cho thấy rằng việc giảm bớt các đối tác tình dục…là sự thay đổi cư xử quan trọng duy nhất liên hệ với việc giảm bớt tỉ lệ nhiễm HIV (nhân tố quan trọng khác là việc cắt bì nam).” Và ông cho biết: “Càng ngày các chuyên gia AIDS đi đến chỗ chấp nhận như trên. Hai nước với dịch bệnh HIV tồi tệ nhất, Swaziland và Botswana, cả hai đã xúc tiến chiến dịch can ngăn nhiều đối tác cùng lúc, và khuyến khích lòng chung thủy.”

Tiếp đến là bản văn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ngày tháng 4/2009, với tựa đề: "Phòng ngừa, chữa trị và chăm sóc VIH/SIDA trong lãnh vực y tế", có đoạn văn khuyên phân phát hàng loạt bao cao su ("Xúc tiến và ủng hộ việc sử dụng bao cao su"). Bản văn này trước tiên đề cao sự hữu hiệu của bao cao su: "Việc sử dụng đúng đắn và có hệ thống bao cao su cho nam giới làm giảm nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của HIV từ 80-90%" (tr.17).

Tuy nhiên, một độc giả (seb) đã bình luận trên blog của nghị sĩ Vanneste, người Pháp, là hãy lưu ý trong câu này, "nó chỉ tệ hại 'việc lây truyền qua đường tình dục' (transmission sexuelle), mà loại trừ tất cả các cách thức có thể lây nhiễm khác. Nó hệ tại việc sử dụng 'đúng và có hệ thống' bao cao su. Vậy mà bao cao su này, được sử dụng trong những điều kiện 'lý tưởng', lại để lại một nguy cơ lây truyền virút từ 10 đến 20%. Làm thế nào điều này là có thể, nếu không phải là virút xuyên qua bao cao su?"

Cùng chính độc giả này ghi nhận rằng nơi hai đoạn văn xa hơn, bản văn của Tổ chức y tế thế giới nói thêm: "Những người với nguy cơ thường xuyên có thể cần đến một lời khuyên và một sự nâng đỡ mạnh hơn để làm giảm bớt lỗi cư xử nguy hiểm, nhất là với sự giảm bớt con số đối tác (tình dục). (…) Lời khuyên về việc hoãn các quan hệ tình dục, về việc giảm bớt các đối tác tình dục, bao gồm cả những việc khám bệnh nơi các chuyên viên giới tính, và về việc giảm thiểu những quan hệ đồng thời với nhiều đối tác, là được khuyến cáo để ngăn ngừa sự lây truyền qua đường tình dục trong số các đối tác tình dục khác giới" (tr.19). Theo tác giả, đó là bằng chứng cho những gì Đức Giáo hoàng đã nói. Vậy mà một "chân lý" như thế lại gây ra phản đối kịch liệt, còn Tổ chức y tế thế giới cũng khẳng định tương tự thì lại hoàn toàn bình thường?

Hai nghị sĩ Pháp cũng đã lên tiếng phê phán lối đưa tin cắt xén của truyền thông đó là ông Christian Vanneste và ông Jacques Remiller.

Ông Jacques Remiller tuyên bố rằng những lời nói của Giáo hoàng đã bị bóp méo, đặc biệt bởi “tầng lớp chính trị của Pháp”, mà đã thực hiện một “cuộc truy lùng” thực sự chống lại Giáo hoàng. Ông lưu ý rằng những gì Giáo hoàng mong muốn, ngay trước khi yêu cầu “sự chăm sóc miễn phí các bệnh nhân SIDA” ở Cameroon, là rằng thế giới “ngừng xem bao cao su như chỉ là giải pháp cho vấn đề SIDA ở Châu Phi”. Chính trị gia này nói rằng chính sách đấu tranh chống SIDA “không được hạn chế ở việc quảng cáo cho bao cao su”, và thêm rằng “nó chắc chắn là một phương thế hiệu quả khi được sử dụng đúng đắn, nhưng việc phân phối rộng rãi nó sẽ không cản trở được những vấn đề hành xử nghiêm trọng như là hiếp dâm và loạn luân.” Ông cho rằng “những gì Đức Giáo hoàng nhắc nhở (chúng ta) trên hết, là rằng cách tốt nhất, nhìn xa trông rộng và hiệu quả nhất để chiến đấu dịch bệnh SIDA và bảo vệ mạng sống con người hệ tại ở việc giáo dục trách nhiệm, nghiên cứu y khoa, phổ biến các liệu pháp, và chăm sóc bệnh nhân”.

Ông Vanneste thì nói rằng Đức Giáo hoàng “không phải là nhà chính trị mị dân, nhưng là người mang hy vọng - những người khác sẽ nói rằng ngài đưa ra một lý tưởng - và chính từ điều này mà những lời nói của ngài cần được hiểu và phán đoán.”

Một lên tiếng quan trọng khác ủng hộ những khẳng định của giáo hoàng đến từ bác sĩ Filippo Ciantia, huộc ”Hội Thiện Nguyện Phục Vụ Quốc Tế”, viết tắt là AVSI, hiện là đại diện phân bộ Italia của tổ chức phục vụ các nước vùng Đại Hồ. Trong một bài mới nhất được đăng trên nguyệt san ”Lancet”, bác sĩ đã nêu bật sự hữu hiệu của giáo lý công giáo trong việc đối phó với SIDA: "Lập trường của Đức Thánh Cha và Giáo Hội về bệnh liệt kháng rất là thực tế, có lý và rất có cơ sở trên bình điện khoa học. Nó thực tế, vì đối với vi khuẩn bệnh SIDA chiến thuật giúp chiến thắng không thể chỉ là y tế và dược khoa. Chỉ có thể chiến thắng bệnh liệt kháng, nếu chú ý tới tất cả mọi yếu tố khác tạo thành con người. Các dữ kiện chứng minh cho thấy rằng bệnh liệt kháng đã chỉ giảm tại những nước nào, trong đó người ta đã dấn thân thay đổi cung cách sống tính dục và kiểu sống của của con người. Chúng là kết qủa của việc thông tin và giáo dục lôi cuốn các gia đình, nữ giới và trường học vào cuộc. Đã xảy ra như thế tại Kenya, Etiopia, Malawi, Zambia, Zimbabwe và đặc biệt là tại Uganda. Nhưng để có được các hiệu quả tốt, cần phải có can đảm chap nhận những lựa chọn mạnh mẽ, như tại các nước Phi châu nói trên".

Một bác sĩ người Pháp, ông Jean-Pierre Dickès, cũng đã khẳng định rằng: “Tôi công nhận rằng càng sử dụng bao cao su, thì càng có thêm bệnh nhân SIDA”. Ông cho biết là cứ nhìn số lượng bao cao su được bán ra, và tỉ lệ gia tăng bệnh SIDA như thế cũng đủ rõ. Theo ông, đó là một bằng chứng cho thấy việc sử dụng chúng làm gia tăng vấn đề. Theo ông: “bao cao su tạo ra một thứ an toàn giả tạo cho người ta”.

Một tài liệu của Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình cho thấy sự thất bại của bao cao su ở ba cấp bậc:

+ kỹ thuật (bao cao su có lỗ hổng, đứt vỡ, sự xuống cấp nhựa mủ. Đang khi virus SIDA rất nhỏ từ 90 đến 120 nm (nanomètre: một phần tỉ của mét), nhỏ hơn 60 lần so với vi khuẩn gây ra bệnh giang mai và 450 lần so với tinh trùng);

+ Việc sử dụng (bao cao su đã bị nhiễm, cái được chứa bị tràn ra ngoài);

+ Virus đã lẩn tránh được chướng ngại (bị nhiễm trước khi mặc bao cao su, và qua những bài tiết phát ra suốt thời gian quan hệ tình dục).

Đâu là giải pháp an toàn nhất trên mặt trận chống SIDA?

Phát ngôn viên của Tòa Thánh, cha Fedirico Lombardi, đã đưa ra ba mặt trận mà Tòa Thánh dấn thân trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này: 1) Giáo dục trách nhiệm, 2) nghiên cứu y học và phổ biến các trị liệu pháp, 3) đồng hành và trợ giúp các bệnh nhân.

Chính bản báo cáo của Hàn Lâm Viện Y Khoa Pháp năm 1996 cũng đã khẳng định điều này: “Thái độ trách nhiệm duy nhất về phía người đàn ông nhiễm dương tính trên thực tế là kiêng nhịn tất cả các quan hệ tình dục, được bảo vệ hay không, với một người lành mạnh. […] Lời khẳng định ngàn lần được công bố […] về sự an toàn hoàn toàn được mang lại trong mọi hoàn cảnh bởi bao cao su, chắc chắn là nguồn cội của rất nhiều sự lây nhiễm mà hiện nay người ta từ chối tìm ra nguồn gốc của chúng.”

Cuộc chiến chống SIDA không chỉ trong việc quảng bá bao cao su, vì nó có nguy cơ làm cho quên đi các cuộc đấu tranh khác, mà phải nói là từ cội rễ chứ không phải gốc ngọn. Không lạ gì mà Giáo hoàng lại nhấn mạnh đến “sự kiêng nhịn” và “lòng chung thủy”. Đó là hai thái độ thực sự căn bản và quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh SIDA cách toàn diện. Nhiều chuyên gia khoa học đang nhận ra sự đúng đắn của sự nhấn mạnh này và một số quốc gia đã bắt đầu chiến dịch đề cao giáo dục trách nhiệm nhân bản và thiêng liêng. Việc sử dụng bao cao su, nếu cần thiết trong chừng mực nào đó, chỉ đến sau xét như là tầm quan trọng lâu dài trong cuộc chiến chống lại SIDA. Và kết của của giải pháp nhân bản và thiêng liêng này đã được chứng thực, khi con số nhiễm HIV giảm xuống rất nhiều ở Uganda.

Bối cảnh cụ thể của những lời phát biểu của Giáo hoàng: trên đường đến Châu Phi

Đây là một sự phân biệt cần thiết. Nếu ở Tây Phương, thì tôi thiết nghĩ, Giáo hoàng sẽ nói khác, nhưng ở Châu Phi, Giáo hoàng nói đúng trường hợp của Châu Phi. Những phê bình Giáo hoàng đều không thèm để ý đến điều đó. Và nên nhớ rằng ở Châu Phi các tổ chức của Công giáo phục vụ bệnh nhân SIDA là chiếm đa số!

Cụ thể hơn, hai bác sĩ Filippo Ciantia và Pier Alberto Bertazzi cho biết, với việc áp dung “khuôn mẫu ABC” ở Uganda, tức là trước tiên chú tâm đến giáo dục lòng chung thủy và khuyến cáo sự kiêng nhịn, thì đã có sự giảm bớt sự lây nhiễm SIDA khá ngoạn mục: từ 15% vào năm 1991 xuống còn 5% vào năm 2001.

Còn Sư huynh Giusti, bác sĩ, sống ở Uganda từ 30 năm nay cũng đã cho thấy rằng những ai cho rằng bao cao su là chiến lược tốt nhất hoàn toàn sai lầm. Đối với sư huynh, chính việc giáo dục mới đem lại kết quả quyết định. Sư huynh cho biết: “Kinh nghiệm tại chỗ nói ngược lại. Nhân tố chính yếu của sự thành công này xuất phát từ giáo dục và từ sự thay đổi cách cư xử”.

Bà Rose Busingye, người hướng dẫn Điểm Găp Gỡ Kampala, một trung tâm ở Kampala dành cho những người bị AIDS, và chăm sóc khoảng 4000 người một ngày. Trong một cuộc phỏng vấn được Il Sussidario phổ biến trên mạng ngày 20/03, Busingye đã nói rằng “những người mà đóng góp cho cuộc luận chiến đối với những lời phát biểu của Đức Giáo hoàng trên thực tế phải hiểu rằng vấn đề đích thực trong việc truyền lan AIDS ở Châu Phi không phải là bao cao su; nói về điều này sẽ là dừng lại ở các hậu quả và không bao giờ đi đến nguồn gốc của vấn đề”. Bà giải thích: “Ở gốc rễ của việc lan truyền HIV, có một lỗi cư xử, có một cách thế hiện hữu”. Bà quả quyết rằng nhiều người nói về việc sử dụng bao cao su ở Châu Phi làm như thế mà không có sự hiểu biết tối thiểu về vấn đề và những hoàn cảnh của Châu lục.

Bài này được viết để hy vọng mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, mà nhiều bài báo của giới truyền thông không cho thấy, hay nói cách khác chỉ cho thấy một chiều.

(Tổng hợp các nguồn: La Croix, Zenit, VietCatholic, VietVatican, XuanBichVietNam…)
 
Top Stories
Beijing is ''resolutely'' opposed to Dalai Lama visit to Taiwan
Asia-News
06:37 28/08/2009
In a muted reaction, China takes issue with the DPP and the Dalai Lama, without threatening sanctions, as it has often done for other countries that have invited the Tibetan spiritual leader. Visit of Ye Xiaowen, director of the Religious Affairs in Beijing, hangs in balance.

Taipei (AsiaNews) – In a predictable response, China has stated it is "resolutely opposed" to the Dalai Lama's visit to Taiwan, "in whatever form and capacity." But the reaction - in comparison to other occasions- seems to be much milder. In addition it is directed more to the opposition than the current Taiwanese president. A spokesman for the Taiwan Affairs Office said: "When people from all sectors on the mainland are lending a hand to help Taiwan reconstruct and overcome the typhoon disaster quickly, some DPP members have taken the chance to plot the Dalai Lama's visit to Taiwan”. He, according to Beijing, "is not a pure religious figure," but "under the pretext of religion has always engaged in separatist activities."

At the request of seven mayors from the south, all of them from the DPP (Democratic Progressive Party, in opposition), President Ma Ying-jeou granted permission for a visit by the Dalai Lama to the areas affected by Typhoon Morakot to "console and pray for victims”.

While risking the ire of Beijing, Ma was forced to endorse the request so as not to increase public resentment against his administration, accused of being slow in organising aid and of being incapable of dealing with emergencies and disasters. Ma had already denied a visa to the Tibetan spiritual leader last December, for fear of undermining relations with China, which have improved increasingly since his election as president in May 2008. On the other hand, Taiwan is different from China: it is a democratic country, where there is freedom of religion and where religion is not subject to government policy.

Beijing seems to understand the dilemma of Ma and its muted reaction has criticized the DPP - which has autonomous designs for the island of Taiwan – rather than its ally Ma. When other countries have dared to invite the Dalai Lama, China has blocked dialogues and economic relations with them for lengthy periods. The Dalai Lama will arrive in Taiwan on August 30 and hold prayer meetings and lectures on Buddhism in the south and north of the island, leaving on September 4.

Ye Xiaowen, director of the State Administration for Religious Affairs in Beijing, had also planned a visit to areas hit by the disaster to participate in the 4 days of Buddhist religious services. No word yet if this program is confirmed.
 
VIETNAM: La presse officielle annonce qu’un représentant du Vietnam a rencontré un haut responsable du Vatican le 22 août 2009, à Rome
Eglises d'Asie
09:09 28/08/2009
Selon une information pour le moment uniquement diffusée par la presse officielle du Vietnam, l’ambassadeur du Vietnam en Italie aurait rencontré, le 22 août 2009, un prélat romain et se serait entretenu avec lui de l’évolution toute récente de la situation religieuse au Vietnam. Cette révélation, quelque peu tardive, s’inscrit au Vietnam dans un contexte tout à fait particulier. Le gouvernement tente en effet depuis quelques jours d’opposer les prêtres et les laïcs impliqués dans les récentes affaires de la Délégation apostolique, de Thai Ha à Hanoi et tout récemment de Tam Toa dans le diocèse de Vinh, aux directives du pape Benoît XVI et à celles de la Conférence épiscopale du Vietnam. A l’issue d’un voyage d’inspection des travaux d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam, le Premier ministre a ostensiblement rendu visite au président de la Conférence épiscopale à Dalat; quelques jours plus tard, les médias officiels lançaient une très agressive campagne contre les prêtres et religieux engagés dans les mouvements de protestation qui ont accompagné les affaires survenues l’année dernière et cette année.

La nouvelle de la rencontre entre représentants du Vietnam et du Vatican, pour le moment, n’a pas encore reçu de confirmation de la part de Rome. Elle a été rendue publique par un communiqué du ministère des Affaires étrangères du Vietnam (1). L’essentiel de l’information a été aussi diffusé par l’agence officielle du Vietnam (Tong Tân Xa Viet Nam), qui l’a fait connaître en vietnamien, en anglais et en français (2). Un grand nombre de journaux officiels du 27 et du 28 août l’ont également publiée (3). La rencontre a eu lieu à Rome entre l’ambassadeur du Vietnam en Italie, Dang Khanh Thoai, et Mgr Ettore Balestrero, sous-secrétaire de la section pour les relations avec les Etats de la Secrétairerie d’Etat, nommé cinq jours plus tôt à ce poste. Selon le communiqué, l’ambassadeur a souligné que le pouvoir vietnamien avait apporté son soutien à la récente visite ad limina des évêques à Rome ainsi qu’à l’organisation de la prochaine année sainte. Il a en particulier déclaré au prélat romain que les consignes données aux évêques vietnamiens par le pape Benoît XVI lorsqu’il les a reçus en juin dernier avaient reçu le plein accord des autorités vietnamiennes. L’interlocuteur romain a répondu en évoquant le désir du Vatican d’approfondir ses relations avec l’Etat vietnamien.

Quatre jours avant la visite récemment révélée, le 18 août dernier, le Premier ministre Nguyên Tân Dung accomplissait une tournée d’inspection sur les Hauts Plateaux du centre du pays. Il devait y examiner l’état des travaux d’exploitation de la bauxite entamés depuis peu par des entreprises uniquement chinoises, des travaux qui continuent de susciter une violente opposition dans les milieux intellectuels, scientifiques et religieux de la population. A l’issue de cette visite et après un communiqué où il annonçait sa satisfaction pour la protection apportée à l’environnement, le chef du gouvernement est allé rendre visite à l’évêque de Dalat, président de la Conférence épiscopale. Aucune information n’a été donnée sur le contenu de l’entretien, mais, dès le soir du 18 août, les images du chef du gouvernement et de l’évêque entouré de jeunes Montagnards souriants ont été largement diffusées sur la chaîne de télévision VTV1. La publicité intempestive donnée à cette visite inopinée a surpris et inquiété les catholiques.

D’autant plus que quelques jours plus tard, le 24 août, des accusations d’une rare violence ont été lancées par plusieurs médias officiels contre les catholiques et en particulier les prêtres et religieux qui ont manifesté publiquement leur opinion dans les affaires récentes à Hanoi et de Vinh. Un article publié par Vietnam Net commence par citer, longuement et dans le désordre, la récente allocution du pape Benoît XVI aux évêques vietnamiens en visite à Rome. Il souligne que l’enseignement du pape est absolument conforme à la politique menée par le gouvernement vietnamien vis-à-vis des religions. En revanche, selon le journal, les récentes affaires ont donné lieu chez les prêtres et les fidèles à des comportements opposés à l’enseignement pontifical et aux directives de la Conférence épiscopale. Les accusations portées contre eux par la presse sont très graves. On leur fait grief d’inciter les fidèles à renverser le gouvernement en place. De sévères sanctions sont réclamées.

On peut noter que la presse officielle qui se fait fort d’être en accord avec l’enseignement du pape et les directives des évêques du Vietnam ne fait aucune allusion aux deux textes de la Conférence épiscopale sur les affaires récentes, à savoir « Point de vue de la Conférence épiscopale sur un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle », publié en septembre 2008 (4), et « Réflexions sur le règlement des conflits » (5), publié tout récemment. Ces deux textes demandent que les protestations ne soient pas considérées comme des délits mais comme le début d’un dialogue.

(1) http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns090827181850
(2) Voir Vietnam Net et Hanoi Moi du 24 août 2009.
(3) Voir Vietnamplus, 28 août 2009.
(4) Voir EDA 492
(5) Voir texte diffusé le 24 août 2009 par Eglises d'Asie.

(Source: Eglises d'Asie, 28 août 2009)
 
Newspaper axes blogger
AP
15:09 28/08/2009
Hanoi - One of Vietnam's most popular and boldest bloggers has been fired by his newspaper after the ruling Communist Party complained to editors about his writings.

Huy Duc, who writes his blog under the pen name "Osin," was dismissed this week because his postings did not reflect the editorial positions of Saigon Tiep Thi, said Tran Cong Khanh, an editor at the newspaper.

Khanh cited a recent Osin posting that praised the fall of the Berlin Wall and criticized the former Soviet Union's Communist leaders, saying their rule had led to years of misery for the people of Eastern Europe. Duc referred to the wall as "the wall of shame".

"The attitude of his entry did not reflect that of our newspaper, and we can't use him anymore," Khanh said.

'No government pressure'

Khanh said the newspaper made the decision to dismiss Duc on its own, without direct pressure from the government, which strictly monitors Vietnam's state-controlled media.

But he acknowledged that the Propaganda and Education Commission, the Communist Party's media watchdog, had complained about roughly 100 of Duc's blog postings and newspaper stories.

Duc's Osin blog has tested the limits of free expression in Vietnam, frequently featuring articles critical of government leaders and their policies.

He has chided leaders for chartering Vietnam Airlines planes to fly abroad, and criticized a controversial bauxite mining project in Vietnam's Central Highlands which critics say could devastate the environment of the region, home to many of the country's 54 ethnic minorities.

Vietnam has about 700 news outlets, all of which are state-controlled. While some newspapers have grown more aggressive in their coverage of issues such as corruption, they rarely challenge the government. Saigon Tiep Thi is published three times a week by Ho Chi Minh City's Trade and Investment Promotion Center. Duc had worked there for several years.

The Vietnam Journalists' Association, whose members work for the state-controlled media, declined to comment on Duc's dismissal.

Many jobs lost

Duc also declined to comment Thursday.

But on his blog, he wrote that he has lost many newspaper jobs during his 21-year journalism career. He said he plans to work on a book and hopes to eventually find a job at another paper.

"The media, although under state control, belongs to society," Duc wrote. "It must be a place for truthful articles, analysis and criticism."

Last year, authorities arrested reporters from two major newspapers, Thanh Nien and Tuoi Tre, after they reported aggressively on a major corruption case.

This year, the government tightened its rules for bloggers, who have proliferated in Vietnam. The new rules say bloggers must restrict themselves to writing about personal, not political, matters.

A blogger known as Dieu Cay was charged with tax evasion and sentenced to 30 months in jail after encouraging people to protest at the Olympic torch ceremonies in Ho Chi Minh City shortly before last summer's Beijing Olympics. He criticized China's policies in Tibet and the Spratly islands, an archipelago in the South China Sea that is claimed by China, Vietnam and several other countries.

(Source: http://www.news24.com/Content/World/News/1073/ce35dda26fc242f8b4ca37d24c57b365/27-08-2009%2001-41/Newspaper_axes_blogger)
 
Vietnã: Termina a lutta dos Católicos de Vinh (tiếng Bồ Đào Nha)
Radio Vaticana
15:11 28/08/2009
Hanói, 26 ago (RV) – A queda de braço entre as autoridades de Hanói e os católicos da diocese de Vinh (Vietnã central) pelo uso das ruínas da igreja de Tam Toa chegou ao seu final: no último dia 20 de agosto os tratores do governo local derrubaram as últimas paredes do edifício deixando em pé somente o campanário. Dias antes, Bui Xuan Ngau, vice-presidente do Comitê do povo de Dong Hoi publicou um decreto (n. 137/TB-UBND) com o qual se ordenava a transformação do local onde se encontrava a igreja de Tam Toa em um parque público.

O decreto é semelhante àqueles emitidos para os casos da ex-nunciatura de Hanói e para a igreja de Thai Ha. Em todas as três situações, os católicos pediam o retorno aos seus legítimos proprietários dos terrenos que o governo queria usar para construções privadas. Diante da resistência dos católicos, o governo decidiu transformar os terrenos – pelo menos neste momento – em parques públicos. Para defender o uso sagrado da igreja de Tam Toa, os católicos fizeram manifestações e como conseqüência muitos foram surrados e detidos; dois sacerdotes acabaram no hospital. Milhares de fiéis fizeram vigílias de oração.

A igreja de Tam Toa surgia em um delicado cenário natural. O Padre Claude Bonin que a construiu em 1887, tinha escolhido uma colina perto das margens do rio Nhat Le, pensando que para os católicos era mais fácil chegar até a igreja usando barcos. Com o desenvolvimento econômico e edilício da cidade, a área tornou a mais cara da região.

Num primeiro momento líderes políticos locais decretaram que as ruínas da igreja deviam servir para um mausoléu da guerra; a igreja fora bombardeada pelos americanos nos anos 60. Imediatamente mudaram de idéia e as ruínas deveriam então dar lugar a um vilarejo turístico. (SP)
 
Igreja Vietnamita: Midia construa ''pontes'' e não divisões na comunidade (tiếng Bồ Đào Nha)
Radio Vaticana
15:13 28/08/2009
Hanói, 19 ago (RV) - A Arquidiocese de Saigon "não transferirá a igreja de Thu Thiem, nem o terreno das irmãs da Congregação das Thu Thiem Holy Cross Lovers". A declaração da mitra arquiepiscopal de Saigon refere-se às discussões com o Comitê para os assuntos religiosos da cidade; às "evidências históricas" e, "em primeiro lugar, à existência da igreja na localidade", e constitui a resposta oficial da referida Igreja vietnamita ao Comitê do povo do II distrito de Ho Chi Minh City (ex-Saigon), que quer transferir as irmãs para construir no terreno delas um "centro comercial".

A Congregação "não pode transferir-se porque a presença das irmãs é necessária para a própria Congregação e para a população". Foi o que explicou à agência missionária AsiaNews, Irmã Maria, acrescentando que durante mais de um século as irmãs viveram ali, contribuindo para o desenvolvimento econômico, cultural e educacional da comunidade. São fatores – junto ao fator religioso – realmente importantes para a comunidade e a cidade, e as irmãs não podem desaparecer e abandonar a comunidade.

A resposta da arquidiocese se insere no âmbito dos votos – recentemente expressos pela Conferência Episcopal Vietnamita – de que o diálogo e a verdade sejam as linhas-mestras a serem seguidas diante das controvérsias.

Os bispos vietnamitas já haviam se pronunciado no ano passado sobre a necessidade de o governo rever a legislação concernente à propriedade privada da terra, reconhecendo o direito de propriedade sancionado pela Declaração universal dos direitos do homem.

Ao mesmo tempo, os prelados pediram que, quando houver controvérsias, os meios de comunicação não façam como no passado, quando, ao invés de "construir pontes", distorceram a verdade e criaram divisões. Os bispos exortaram a mídia vietnamita a respeitar a verdade, ressaltando que ela pode desempenhar a sua função de informação e educação para construir uma sociedade justa, democrática e civil. (RL)

Radio Vaticana
 
Despiden a un periodista vietnamita por elogiar la caída del Muro de Berlín (tiếng Tây Ban Nha)
Terra/EFE
15:14 28/08/2009
Hanoi, 27 ago (EFE)- El periodista vietnamita Huy Duc, uno de los más populares de Vietnam gracias a su blog, ha sido despedido del diario en el que trabajaba por elogiar la caída del Muro de Berlín y criticar al extinguido régimen de la ex Unión Soviética.

La dirección del periódico Saigon Thiep Thi, confirmó hoy que Duc fue informado de su despido la semana pasada después de que el Partido Comunista se quejara de sus artículos, que firma con el seudónimo de Osin.

Duc, quien a menudo criticó las acciones de ministros del gobierno, como la de fletar aviones de Vietnam Airlines para su uso exclusivo cuando viajan al extranjero, había ignorado las repetidas advertencias de la Comisión de Propaganda, el órgano del partido que supervisa la información que divulga la prensa del país.

En febrero de este año, el Gobierno advirtió que sancionará a los autores de blogs que publiquen contenidos calificados de "malsanos" para evitar que se difundan "informaciones engañosas".

La organización Reporteros Sin Fronteras (RSF) incluye a Vietnam en su lista de los "Doce enemigos de internet". EFE mat/mfr/es

(Source: http://noticias.terra.com/articulos/act1916601/)
 
Vietnamesische Zeitung entlässt populären Blogger (tiếng Đức)
The Associated Press
15:15 28/08/2009
Hanoi (AP) Einer der populärsten und mutigsten Blogger in Vietnam ist nach einer Beschwerde der herrschenden Kommunistischen Partei von seiner Zeitung entlassen worden. Huy Duc, der Online unter dem Namen «Osin» bloggt, sei entlassen worden, weil seine Beiträge nicht mit der inhaltlichen Linie der «Saigon Tiep Thi» übereinstimmten, erklärte ein Sprecher der Zeitung, Tran Cong Khanh.

Khanh verwies darauf, dass Osin den Fall der Berliner Mauer gelobt und die früheren Führer der Sowjetunion kritisiert habe. Deren Herrschaft habe den Menschen in Osteuropa Jahre des Leids gebracht, schrieb der Blogger demnach. Die Mauer habe er als «Mauer der Schande» bezeichnet. Diese Haltung entspreche nicht der der Zeitung, erklärte Khanh. Die Entlassung sei eine Entscheidung der Zeitung gewesen und habe nichts mit Druck vonseiten der Regierung zu tun.

Khanh räumte aber ein, dass es eine Beschwerde der Propagandakommission gegeben habe, der Medienkontrolle der Kommunistischen Partei. Sie sei mit rund hundert Beiträgen von Duc online und in der Zeitung nicht einverstanden gewesen.

(Source: http://de.news.yahoo.com/1/20090827/ten-vietnamesische-zeitung-entlsst-popul-ffed7b2.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Cầu Rầm
PV Cầu Rầm
07:50 28/08/2009
THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ CẦU RẦM

27-08-2009

Sau 50 ngày đi viếng mộ thánh Phêrô và Phaolô, Đức Cha Phaolô Maria đã trở về bình an. Sáng nay, đúng 7g15, ngày 27-08-2009, Đức Cha đã không quản ngại đường xá xa xôi, bớt chút thời gian và công việc của giáo phận để đến ban bí tích thêm sức cho 57 con em tại Giáo xứ Cầu Rầm và thăm viếng những người con tại giáo xứ này. Khi Đức Cha vừa đến cổng nhà thờ, những hàng người vẫy tay đón chào, những tiếng trống, tiếng kèn, tiếng trắc, tiếng vỗ tay vang lên đón chào Ngài.

Đúng 7g30, thánh lễ được bắt đầu. Đức Cha Phaolô Maria chủ sự thánh lễ ban bí tích Thêm sức, cùng với 8 Linh mục đồng tế, và sự hiện diện của một số chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em trong Giáo xứ Cầu Rầm cũng như ngoài Giáo xứ. Trong lời chào đầu lễ, Đức Cha chúc mừng sự phát triển của Giáo xứ Cầu Rầm vì qua việc ban bí tích Thêm Sức, Giáo Hội, cách riêng là Giáo xứ Cầu Rầm có thêm một số em trưởng thành trong đời sống đức tin, các em sẽ can đảm làm chứng cho Chúa Kitô bằng chính cuộc sống của các em trong đời sống hằng ngày. Hơn nữa, trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha kêu gọi mọi người, đặc biệt là các em lãnh nhận bí tích thêm sức hôm nay, hãy trả lời câu hỏi thời đại cho mọi người biết: “Đức Giêsu là ai?” Đức Cha khuyên mọi người không phải trả lời câu hỏi đó bằng một mớ lý thuyết nhưng là bằng chính đời sống hằng ngày ngay ở ngày hôm nay. Muốn làm chứng cho Chúa Kitô ở đời này được tốt, mọi người hãy biết từ bỏ và đi theo con đường Chúa Giêsu đã từng kêu gọi các tông đồ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).

Cuối thánh lễ, hoà chung lời tạ ơn hôm nay, trong tâm tình con thảo, vị đại diện Giáo xứ nói lên lòng tri ân với Đức Cha, quý cha đồng tế và cộng đoàn dân Chúa đã về đây hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em. Sau lời cám ơn của vị đại diện Giáo xứ, một em đại diện các em lãnh nhận bí tích Thêm sức cũng tỏ bày tấm lòng nhỏ bé, chân thành, đơn sơ bằng lời tri ân đối với Đức Cha, quý Cha, quý thầy, quý xơ, quý cha mẹ, quý cha mẹ đỡ đầu, quý anh chị giáo lý viên và những người giúp đỡ các em lãnh nhận bí tích Thêm sức hôm nay. Các em rất cảm động khi Đức Cha, quý Cha và mọi thành phần dân Chúa về đây đông đủ để cầu nguyện cho các em trong ngày trọng đại này.



 
Giáo xứ Thượng Lộc chầu lượt
Trần Huyền
08:52 28/08/2009
Sáng nay 28/08/2009 vào lúc 6h30 Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng quản hạt Cửa Lò chủ tế cùng các linh mục đồng tế dâng thánh lễ khai mạc tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể tại Gx Thượng Lộc, thuộc giáo hạt Xã Đoài Gp Vinh.

Xem hình ảnh

Thánh lễ khai mạc gồm có chín linh mục trong và ngoài hạt.Dẫn vào thánh lễ, Cha chủ tế Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đã nói lên tầm quan trọng của tuần chầu và kêu gọi mọi người tham dự đầy đủ để cầu nguyện cho Giáo hội cho Giáo phận nhà và đặc biệt cầu nguyện cho các linh mục trong năm thanh linh mục và cách riêng là anh chị em giáo dân Giáo xứ Tam Tòa.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục thư ký kiêm Cha hạt trưởng hạt Xã Đoài Antôn Phạm Đình Phùng nói lên trách nhiệm của giáo dân trong Giáo xứ cùng đồng hành với nhau để chu toàn bổn phận của mình để thay cho toàn Giáo phận trong tuần chầu Thánh Thể. Bên cạnh đó ngài cũng nói lên hình ảnh của một Giáo hội hiệp nhất trong Thánh Thể. Và ở đây, như một sự biện chứng đặc biệt, hình ảnh đó thực sự trở nên sống động khi và chỉ khi dân Chúa dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể, nơi khởi nguồn cho những dòng ân sủng huyền nhiệm. Với sự thức nhận sâu xa về giá trị cao quý nơi Bí tích Tình yêu, ngài bày tỏ mong muốn những giờ khắc của tuần đền tạ sẽ làm nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong lòng người giáo dân nơi đây.
 
Seattle cung nghinh Mẹ LaVang và hướng về Tam Toà
Nguyễn An Qúy
09:23 28/08/2009
Seattle cung nghinh Mẹ LaVang và hướng về Tam Toà

Seattle, Chiều thứ bảy 22 tháng 8 năm 2009, bầu trời Seattle trong xanh, ánh nắng dịu dàng của những ngày gần cuối hè làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền cho buổi rước kiệu Đức Mẹ Lavang. Trời Seattle mấy ngày trước đây có khi mưa rơi nhè nhẹ, bầu trời đầy mây làm cho ban tổ chức ngày Rước Kiệu Mẹ có phần lo lắng vì cái lễ đài lộ thiên không biết lấy gì để che nổi, nếu trời đổ mưa. Thế nhưng mọi lo lắng đã qua đi trong êm đềm và buổi rước kiệu cùng Thánh lễ được cử hành ngoài trời thật êm đẹp và trang nghiêm. Hằng năm, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Seattle có cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ Lavang, năm nay đưọc tổ chức tại Cộng Đoàn Phêrô và Phaolô. Cộng Đoàn Phêrô do cha Trần Hữu Lân coi sóc và sử dụng nhà thờ Lộ Đức (Our Ladyof Lourdes) làm nơi sinh hoạt mục vụ cho giáo dân Việt Nam, được sự đồng ý của Toà Giám mục Seattle. Đây là khu vực nằm phía Tây Nam và cách nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seatte khoảng 15 cây số.

Gần đến giờ rước kiệu, giáo dân ở những vùng khá xa thành phố Seattle, từ phía Bắc như Bellingham, Everett, từ phiá Nam như Olympia, Longview, Tacoma đã tập trung khá đông đảo. Đúng 5 giờ chiều, cuộc Rước Kiệu bắt đầu, trên một ngàn giáo dân tham dự cuộc rước kiệu hôm nay. Lời mở đầu cho buổi rước kiệu được công bố bằng giọng nữ: “Phép lạ Lavang đã xẩy ra nơi cảnh hoang vu của núi rừng vào năm 1798. Chiều hôm nay, chúng ta cùng nhau hướng về Linh Điạ Lavang để cùng nhau chúc tụng Thánh Danh Mẹ, cùng cầu nguyện và xin Mẹ đoái thương đến Quê hưong và Giáo hội Việt”. Cha chủ sự xông hương bàn kiệu Đúc Mẹ và đoàn rước kiệu bắt đầu di chuyển bằng bài hát mở đầu: Lạy Mẹ, Mẹ Chúa vinh quang, sáng hơn Sao Bắc huy hoàng. Mẹ nhhư muôn sao trên ngàn. Mẹ chiếu ánh sáng trời tươi dẫn ai lạc bước trên đời…” và kế tiếp là các phần suy niệm cùng lần hạt chuổi 50, gẩm về Năm Sự Vui… Đoàn rước dài và đẹp với những đội dâng hoa, đội giúp lễ cũng như các Đoàn thể Công Giáo Tiến hành, các Cộng Đoàn địa phương có cờ hiệu của mỗi đoàn thể tham dự. Sau một tiếng đồng hồ đoàn kiệu di chuyển trên đoạn đường dài bao quanh khu vực nhà thờ Lộ Đức, đoàn kiệu trở về lễ đài để bắt đầu giờ Thánh Lễ. Trên lễ đài, các linh mục Đồng tế Thánh Lễ gồm Cha Tổng Quản Cộng Đồng Công giáo Việt nam Seattle Phêrô Hoàng Phượng, cha Antôn Trần Hữu Lân thuộc Cộng Đoàn địa phuơng, cha Anphong Trần Đức Phương đến từ Olympia, cha Gioankim Đào Xuân Thành chánh xứ giáo xứ Mỹ. Truóc Thánh lễ là đoàn dâng hoa gồm các em thiếu nhi của Cộng Đoàn Phêrô với những vũ khúc dâng Mẹ Lavang thật nhịp nhàng. Đoàn thiếu nhi trình diễn buổi dâng hoa lên Đức Mẹ vừa chấm dứt, cha Trần Hữu Lân chào mừng và cám ơn quý cha đã đến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn trong buổi Cung Nghinh Đúc Mẹ Lavang, cám ơn các Cộng Đoàn, các Đoàn thể cùng toàn thể dân Chúa đã đến tham dự buổi trọng đại hôm nay.

Ca đoàn Tổng hợp cất lên tiếng hát bài ca nhập lễ có tựa đề Vinh Quang Chúa: ” Trời xanh ơi hởi trời xanh, hãy thuật lại vinh quang của Chúa. Từng khôg ngút cao muôn trùng, hãy loan truyền những việc ngàii làm…”

Thánh Lễ Đồng tế bắt đầu, linh mục Hoàng Phượng chủ tế Thánh Lễ ngỏ lời cám ơn Cộng Đồng dân Chúa lần nữa và đi vào chủ đề Thánh lễ của Chúa nhựt 21 Quanh năm bằng giọng nói nhẹ nhàng: “Bỏ Thầy con biết theo ai”. Chúng con sẽ đi với ai, Thầy mới có những lời ban sự sống” và ngài nói tiếp: cùng hướng về Linh Điạ Lavang trong cuộc Cung nghinh Mẹ Lavang hôm nay, trong bối cảnh khi đời sống của chúng ta nơi đây được hoàn toàn tự do, chúng ta cùng cảm Tạ Chúa, và chúng ta không quên cảnh khổ đau nơi quê nhà tại Tam Toà, nơi các linh mục bị đánh đập đến thương tích, các giáo bị đánh đập tàn nhẫn, bị bắt bớ trong những ngày qua. Chúng ta hãy hiệp lời cầu nguyện, xin Mẹ Lavang, Mẹ Việt nam cầu bầu cùng Chúa đoái thương cho dân Chúa tại Tam Toà sớm có được sự bình an.”

Lời mở đầu Thánh lễ của cha chủ tế đầy cảm động khiến mọi người có mặt cùng âm thầm cầu nguyện nhiều cho Giáo hội Viện Nam, chia sẻ nổi đau thương khi dân Chúa tại quê nhà đang thực bị bách hại tại Tam Toà.

Linh mục Đào Xuân Thành được mời phụ trách chia sẻ Phúc âm trong Thánh Lễ Tạ ơn của cuộc Cung Nghinh Mẹ Lavang hôm nay.. Cha Thành gốc Giáo phận Huế, khi còn ở Việt nam cũng gặp cảnh lao đao trong cuộc đời tu trì khi còn là tu sinh vì sự cấm cản của nhà cầm quyền Việt nam tại Huế, theo gia đình đến Mỹ theo diện HO, ngài tiếp tục con đường tu trì và đã chịu chức linh mục tại Mỹ, hiện đang làm Chánh xứ một giáo xứ Mỹ. Mở đầu bài chia sẻ lời Chúa, ngài kể lại màn trình diễn vũ điệu dâng hoa của các em thiếu nhi. Màn vũ được thay đổi các vũ điệu khác nhau cho mỗi loại hoa có màu sắc khác nhau, ngài nói: “ khi vừa hết màn thứ nhất, các em đi lấy hoa khác thì cha Trần Hữu Lân tưởng đã chấm dứt vũ khúc, nên đã lên để chào mừng …Thế nhưng các em lại diễn tiếp nên cha Lân đã đứng yên tại chỗ …cho đến khi vũ điệu hoàn toàn kết thúc”, với giọng nói khôi hài nên khi cha vừa kể xong thì mọi người đều cười rộ lên. Bài chia sẻ Phúc âm ngắn gọn nhắm cũng cố đức tin vững vàng cho giáo dân, ngài nói: chúng ta hãy bắt chước Thánh Phêrô tuyên bố một cách rõ ràng: “Bỏ Thầy con biết theo ai?”. Đặc biệt bài chia sẻ cũng đã được nhấn mạnh về điểm then chốt mà mọi người dân Chúa từ hải ngoại cũng như trong nước đang quan tâm, đó là sự kiện Tam Toà, ngài hạ thấp giọng và nói với tâm tình gắn bó: “Cùng hướng về Linh Địa Lavang trong cuộc cung nghinh Đức Mẹ Lavang hôm nay, chúng ta không quên nổi khổ đau của những người con Chúa tại Tam Toà đang bị bách hại thật sự, trong những ngày qua, quý ông bà và anh chị em đã biết, các linh mục bị đánh troịng thương, một số giáo dân bị đánh đập, bị bắt giam Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người con Chúa đang bị bách hại sớm có được đời sống an bình, sớm trở lại cuộc sống bình thuòng, và xin cho Viêệ nam sớm có tự do tôn giáo..”

Tưởng cũng nên nhắc lại, Cộng Đồng Công Giáo Việt nam Tổng Giáo Phận Seattle từ ngày vụ Tam Toà xẩy ra, các Thánh Lễ cuối tuần trong phần lời nguyện giáo dân đều có lời nguyện cầu cho giáo dân Tam Toà. Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cũng đã thường xuyên làm tuần cửu nhựt khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để cầu nguyện cho Tam Toà. Ngày Hội chợ Vui Hè năm nay, trong đêm văn nghệ vào tối thứ bảy 8-8 vừa qua tại khu vực Hội chợ cũng đã có buổi thắp nến cầu nguyện cho Tam Toà rất cảm động. Đêm thứ bảy 15-8 Đoàn Liên Minh Thánh Tâm của Cộng Đồng cũng đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện đặc biệt cho Tam Toà tại nhà thờ Các Thánh Tử đạo Vitệ Nam Seattle, với số giáo dân tham dụ khá đông đảo. Điều này nói lên sự gắn bó của giáo dân từ hải ngọai, nơi Seattle luôn hiệp thông với những đau thưong mà Giáo hội quê nhà đang gánh chịu duới sự bách hại của nhà cầm quyền Việt nam.

Thánh lễ và buổi cung nghinh Đức Mẹ Lavang kết thúc lúc 7 giờ 10 phút.



 
Ngày Hội Của Các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Ninh Thuận.
Levang
09:39 28/08/2009
Ngày Hội Của Các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Ninh Thuận.

Hôm nay, ngày 27 tháng 8 năm 2009, ngày Giáo Hội kính nhớ Thánh Nữ Mônica vị Thánh Quan Thầy của các Bà Mẹ Công Giáo.

Đúng 7gio00 sáng, ngày 27.8.2009 đoàn xe từ khắp vùng Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải và vùng phụ cận Thánh Phố Phan Rang Tháp Chàm đã đưa các Bà Mẹ Công Giáo tụ tập về Nhà Thờ Phan Rang, Nhà Thờ Hạt Ninh Thuận để tham dự Thánh Lễ Mừng 50 năm Linh Mục của Đức Cha Chính Phaolô Nguyễn Văn Hòa và đồng thời cũng là ngày các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Ninh Thuận Mừng Lễ Bổn Mạng.

Khác với mọi năm, hôm nay các Bà Mẹ Công Giáo hình như Hạnh Phúc hơn, Phấn Khởi hơn và Xinh Xắn hơn với bộ đồng phục áo dài trắng và khăn quàng xanh. Các Bà Mẹ Công Giáo phấn khởi và hạnh phúc bởi vì trùng ngày Mừng Bổn Mạng lại là ngày Đại Lễ Giáo Hạt Ninh Thuận tổ chức Mừng 50 Linh Mục của Đức Cha PhaoLô làm cho ngày Lễ Bổn Mạng của các Bà được tăng thêm phần long trọng. Mà thật sự như vậy, vì mọi năm ngày Bổn Mạng chỉ có riêng các Bà sinh hoạt chia sẻ gặp gỡ và Thánh Lễ thôi. Nhưng năm nay, được tất cả các Linh Mục trong Giáo Hạt tập trung về tham dự Mừng Lễ Kim Khánh Đức Cha Phaolô và nhất là có sự hiện diện của Hai Đức Cha Phaolô và Đức Cha Giuse, nên hình như ngày Lễ Bổn Mạng của các Bà được mừng một cách trọng thể.

Sau Thánh Lễ và tiệc Mừng Đức Cha Chính Phaolô, đúng 14gio30 các Bà tập trung về lễ đài và bắt đầu chương trình vui chơi sinh hoạt và thi đua về Đề Tài “Nét Đẹp Gia Đình Công Giáo”. Không khí càng lúc càng vui nhộn với những tiểu phẩm “Mẹ nào thì con vậy”, hay là với phần thi ứng xử làm sao giúp đỡ con cái có được đời sống đạo đức và nhân bản. Sau mỗi phần thi là những tiếng reo cười vỗ tay làm vang dội cả lễ đài Phan Rang. Thú thật khi nhìn những Bà Mẹ trên trên 50 tuổi đời đã có dâu có rể vậy mà các Bà hầu như hòa nhịp với những niềm vui lớn và quên mất đi tuổi đời của mình, những hình ảnh sao mà đáng đáng yêu và trân trọng như vậy! Nhưng thật sôi động hơn, đấy là lúc Cha Giuse Phụ Trách các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Ninh Thuận xuất hiện với khuôn mặt tươi vui, Ngài bắt nhịp hát ca những bài hát sinh hoạt Bốn Phương Trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười….. cùng hòa chung tiếng hát và nhịp điệu làm mọi người không còn nghĩ đến nắng nóng của vùng Phan Rang đầy nắng nóng và gió “ Trời nắng thì mặc trời nắng, trời mưa thì mặc trời mưa ta cứ hát bừa cần chi nắm tay hát vang ta nề hà chi…” và cứ thế mọi giây phút trở nên thật vui tươi và nồng ấm.

Rồi giờ chia tay đã đến, trước khi ra về Cha Phụ Trách nhắn gởi đến các Bà hãy nhìn và bắt chước Bà Mônica về 3 điểm son trong đời sống người Kitô Hữu: Một là hãy có lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn lắng nghe lời chúng ta kêu xin và Chúa sẽ nhậm lời. Hai là hãy chu toàn phận vụ của một người vợ hiền trong gia đình, bằng yêu thương, cảm thông, tha thứ và cầu nguyện nhiều cho chồng khi gặp phải một người chồng chưa tốt. Ba là biết chu toàn phận vụ của một người mẹ, luôn cầu nguyện và quan tâm săn sóc con cái về đời sống đức tin, đời sống nhân bản. Bằng cách quán sát, liên lạc với Nhà Xứ, các lớp giáo lý, trường học, với thầy cô giáo để biết tình trạng con cái của mình như thế nào hầu giúp đỡ và có thể ngăn chặn kịp thời khi con cái có thể sẽ, đang hoặc đã có những hành vi sai phạm như trốn học la cà ở những quán internet, bỏ lễ hay là kết bạn với những đám bạn xấu. Qua đó, các Bà xem lại bổn phận của mình trong vai trò là người con Chúa, vai trò làm vợ và làm Mẹ đã thật sự chu toàn chưa? Nếu có gì thiếu sót thì ngay bây giờ cố gắng để khắc phục và luôn là mẫu gương sáng cho chồng con trong đời sống Ơn Gọi Mà Chúa Đã Trao Ban Trong Bậc Sống Gia Đình và cũng là để phù hợ với những đức tính của người phụ nữ Việt Nam “Công Dung Ngôn Hạnh”.

Chúng con Xin Tạ Ơn Hồng An Thiên Chúa cùng với Đưc Cha Phaolô trong ngày Mừng Kim Khánh Linh Mục và 34 năm Giám Mục. Hồng Ân bao la mà Chúa đã ban cho Đức Cha và qua Đức Cha các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Ninh Thuận cũng được thừa hưởng nhiều Ngày Hồng Ân hôm nay. Xin Tạ Ơn Chúa!
 
Cộng đoàn Thánh Phêrô và Phaolô tại Seatle cung nghinh Đức mẹ La Vang
Nguyễn Phương Lan
16:07 28/08/2009
CỘNG ĐOÀN THÁNH PHÊRÔ & PHAOLÔ

CUNG NGHINH ĐỨC MẸ LA VANG


Chiều thứ bảy 22 tháng 8 vừa qua, Cộng Đoàn Thánh Phêrô và Phaolô vùng SW Seattle đã tổ chức cuộc cung nghinh Đức Mẹ La Vang thật long trọng và thành công tốt đẹp. Đây là lần đầu tiên một Cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt-Nam thuộc tổng giáo phận Seattle đứng ra tổ chức tại địa phương của mình thay vì tại nhà thờ các Thánh Tử Đạo Seattle như thông lệ hàng năm.

Được biết từ mấy tuần trước ban tổ chức rất lo lắng không biết thời tiết sẽ ra sao ? Mưa hay nắng ? Có cần phải dựng mấy cái lếu vải không ? v.v. Lần đầu tiên tổ chức rước kiệu Đức Mẹ và thánh lễ ngoài trời mà bị mưa gió thì nguy to… Moị người trong cộng đoàn đã cầu nguyện xin Đức Mẹ che chở và Đức Mẹ đã nhậm lời ban cho một buổi chiều thật đẹp với ánh nắng chan hòa reo vui qua những tàn cây cao rợp bóng quanh lễ đài đem lại niềm vui và phấn khởi cho mọi người. Nhưng có lẽ cha phụ tá Trần-hữu-Lân và toàn ban tổ chức là vui nhất ?

Hơn 1000 giáo dân từ khắp nơi đổ về đây như một ngày hội lớn để cùng ca tụng Mẹ, cảm tạ Mẹ và tiếp tục cầu xin cùng Mẹ La Vang:

Lậy Đức Mẹ La Vang

Chúng con còn lang thang

Lưu lạc bốn phương trời

Cúi xin Mẹ ủi an !


Đúng 5 giờ chiều đoàn kiệu khởi hành trong tiếng cầu kinh và tiếng hát tung hô Mẹ La Vang, Mẹ của Quê Hương Việt-Nam. Nhiều hội đoàn từ Cộng Đồng Seattle như hội các bà mẹ công gíáo, liên đoàn tông đồ Fatima, đoàn Liên Minh Thánh Tâm, đoàn Thánh Linh canh Tân Đặc Sủng v.v. đã sốt sắng tham gia cuộc rước kiệu. Pho tượng Đức Mẹ La-Vang trong lớp áo dài trắng, đầu đội khăn đống mầu vàng, tay ẵm Chúa Hài Đồng cũng mặc áo trắng đầu đội khăn vàng phảng phất vóc dáng của một cô gái Việt thật dễ thương và đẹp mắt. Mấy Sơ hướng dẫn ca hát và lần chuỗi thật linh động và nhịp nhàng đưa mọi người hướng lòng về linh địa La Vang thân thương. Khuôn viên nhà thờ Lộ Đức vùng SW Seattle chiếu này mang một bầu khí tưng bừng và nhộn nhịp hẳn lên vì đây là lần đầu tiên cử hành Thánh lễ biệt kính Đức Mẹ La Vang. Lễ đài khang trang được kết bằng rất nhiều bông hoa muôn sắc và các bức trướng của các hội đoàn và nhiều là quốc kỳ và cờ Hội Thánh trắng vàng, cờ Đức Mẹ trắng xanh.

Trước Thánh Lễ, đội các em dâng hoa trong lớp áo dài truyền thống: các em trai mặc áo dài mầu đỏ tươi đầu đội khăn đống, các em gái mặc áo xanh da trời đầu đội khăn đống tay cầm hoa tươi đã liên tục ca múa để dâng lên Mẹ la Vang. Đặc biệt đội giúp lễ thật hùng hậu ít có nơi nào làm nổi vì có tới 30 em trong bộ đồng phục trắng thắt giây lưng vàng thật dễ thương. Chính cha tổng quản cũng phải lên tiếng khen các em cũng như ban tổ chức.

Thánh Lễ chiều nay do cha tổng quản Hoàng Phượng chủ tế, 4 cha và thấy phó tế đồng tế. Ca đoàn tổng hợp phụ trách Thánh Nhạc dưới sự điều khiển của nhiều ca trưởng đã dâng lên Chúa và Đức Mẹ những tiếng hát thật hay và sốt sắng. Càng về chiều gíó càng se lạnh thổi mạnh vào hệ thống âm thanh tạo thành những tiếng ầm ầm như tiếng sấm. Cha Đào-Xuân-Thành, một con cưng của cộng đoàn SW, phụ trách chia xẻ Lời Chúa. Ngài dí dỏm: “Hôm nay con trở về quê cũ nên được Cha tổng quản ban cho một món quàđặc biệt đó là phụ trách chia xẻ Lời Chúa cùng qúy ông bà và anh chị em. Rồi ngài nói lên ý nghĩa của bài phúc âm là đề cao mầu nhiệm giữa Thiên Chúa và Hội Thánh được ví như tình chồng vợ. Chúa là đầu của Hội Thánh. Chồng là đầu, vợ là thân…Nhiều bà chỉ muốn làm cái cổ để có thể điều khiển cái đầu chứ không để nó muốn quay hướng nào tùy ý…”. Một tràng pháo tay thật dài để tặng cha giảng thuyết.

Cuộc cung nghinh Đức Mẹ La Vang kềt thúc lúc 7 giờ. Mọi người ra về trong niềm hân hoan và cùng hẹn nhau ngày này sang năm sẽ quy tụ về Everett để tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ La Vang năm 2010 sẽ do cộng đoàn Trinh Vương ở Everett phụ trách tổ chức.

Được biết cũng trong tháng 8 đã có khá nhiều sinh hoạt trong cộng đồng cũng như cộng đoàn. Đầu tiên là hội chợ vui hè do cộng đồng công giáo Việt-Nam tổ chức rất thành công và quy mô trong 2 ngày mùng 8 và mùng 9 tại khuôn viên trường tiểu học Bailey Gazet đã quy tụ hơn 20000 người từ khắp nơi trong tiểu bang Washington về tham dự. Hơn 40 gian hàng bán những món ăn quốc hồn quốc túy thật hấp dẫn nhất là quán phở cộng đồng lúc nào cũng tấp nập kẻ ra người vào. Ngoài ra, còn một chương trình văn nghệ thật đặc sắc với sự đóng góp của những ca sĩ tên tuổi như Thiên Kim, Quốc Khanh và Quang Thành đã hấp dẫn đồng hương xa gần tới thưởng thức. Buổi nhạc thính phòng tối thứ sáu với hơn 450 khách mộ điệu tới tham dự để ru hồn mình vào trong lời ca tiếng hát trầm bổng của nam ca sĩ Nguyên-Khang và nữ ca sĩ Y Phương được coi là rất thành công về mọi mặt.

Ngày chủ nhật 16 tháng 8, cộng đoàn Mông Triệu mừng Lễ Đức Mẹ lên Trời là Bổn Mạng của cộng đoàn tại nhà thờ các Thánh Tử Đạo Việt-Nam Seattle. Hơn 400 giáo dân đã tham dự Thánh Lễ và tiệc liên hoan trong bầu không khí thật tưng bừng và vui tươi. Cộng Đoàn Mông Triệu là cộng đoàn phụ trách vùng Eastside gồm nhiều thành phố, từ Renton, Bellevue, Kirkland, Bothell, Millcreek và Redmond. Cứ mỗi chủ nhật đầu tháng, qúy cha ở cộng đồng sẽ tới dâng Thánh Lễ cho giáo dân thuộc cộng đoàn tại nhà thờ St. Madeleine Sophie, Factoria, lúc 2 giờ 30 chiều.

Ngày chủ nhật 23 tháng 8, cộng đoàn Trinh Vương ở Everett đã mừng Lễ Bổn Mạng và ra mắt tân Hội Đồng Mục Vụ. Thánh Lễ được cử hành lúc 3 giờ chiều tại nhà thờ Immaculate Conception tại Everett do cha tổng quản Hoàng Phượng chủ tế và 3 cha đồng tế. Hôm nay cũng là Bổn Mạng của ca đoàn Trinh Vương và ca đoàn đã hát rất hay nhất là những bài hợp xướng dưói sự điều khiển của ca trưởng Thiên Tân. Nhân dịp này cha tổng quản đã nhắc tới quá trình hoạt động của cộng đoàn dài 33 năm với biết bao nhiêu thăng trầm và cũng đã tốn biết bao nhiêu công sức của các vị tiền nhiệm mới có được như ngày hôm nay. Ca đoàn cũng dã trải qua 19 năm sinh hoạt và ca trưởng Thiên Tân là người đã có công nhiều nhất trong bao năm qua. Mục đích chính hôm nay là ra mắt tân Hội Đồng Mục Vụ gồm đa số là những khuôn mặt trẻ kể cả ông chủ tịch Nguyễn-Châu. Sau Thánh Lễ mọi người được mời tới hội trường để tham dự tiệc liên hoan và văn nghệ do đoàn thiếu nhi Thánh Thể phụ trách.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vài định nghiã
Ly Khách
08:22 28/08/2009
Vài định nghĩa…

Kinh tế thị trường, theo đường hướng chủ nghĩa xã hội?
Kinh tế thị trường nghĩa là sao?
Nghĩa là làm ăn theo lối tư bản, nhờ tư bản
Chi viện, đầu tư vào các công trình dài, ngắn hạn
Để đảng viên ta kiếm thêm tiền theo giai đoạn
Cắt xén, rút ruột, chia chác, đút hàng dọc, chia hàng ngang
Đời sống dân cũng được chút mảnh bánh rơi xuống bàn
Rồi còng lưng bao thế hệ trả nợ dài, ngắn hạn!

Theo đường hướng xã hội chủ nghĩa là sao?
Nghĩa là chỉ để đảng lãnh đạo, báo chí hô hào,
Đảng biểu làm sao, đảng cấm đứa nào phảng kháng
Phản biện phải ngậm miệng
Báo chí phải đi đúng lề riêng
Đứa nào lên tiếng
Chụp cho chúng cái mũ phản tuyên truyền,
Phản động! phản chính quyền, phản dân chủ tiên tiến…
Đập chúng nhừ đòn, đưa lên truyền hình buộc mở miệng:
“Dạ, tôi lỡ lầm nghe kẻ xấu xúi chuyện nhân quyền!”

Thiếu tiền, mượn tiền, thiếu đất, đuổi dân đi lấy đất
Dúi chút đền bù, khóc lóc cũng phải đi
Bằng không công an, nuôi du đảng để làm chi?
Bạo lực luôn giải quyết những gì vô lý!

Tiền mượn là của nổi, tài nguyên là của chìm
Đào lên mà xài mới có dịp kiếm ăn thêm
Đất mặc đất, sông mặc sông, nước mặc nước
Chuyện môi trường, chỉ là chuyện…ô nhiễm!
Quốc phá gia vong để Tàu quen Tàu lạ nó…phụ thêm!

Trí thức là gì?
Trí thức nghĩa là trí không ngủ
Cứ trở trăn trằn trọc chuyện ngày mai
Chuyện quốc gia hưng vong tương lai có điều chi thiếu đủ
Chuyện giúp đất nước, con người sớm thoát cảnh hèn, ngu…

Nếu như thế thì ta có quá nhiều trí ngủ
Trí thức bây giờ cũng lẫn lú hoặc giả đui mù
Dăm lác đác trí thức trở trăn ngồi đứng dậy
Cả lũ nằm nghe ngóng rồi nhắm mắt bịt tai!
Hoặc thở dài, tứ chi bất toại! Cảm khái!
Nằm chờ Tàu, chờ Tây, chờ Mỹ như kẻ đánh bạc chờ con bài!

Như kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một quái thai của thế kỷ
Đã đào tạo nên những trí thức tay sai, trí thức nằm dài, trí thức quái dị
Trí thức lăng xăng vỗ tay leo cây theo khỉ
Bầy khỉ độc quyền có tên là Bộ Chính Trị
Báo chí tung hô đỉnh cao của trí tuệ ngu si
Thế mới lạ kỳ!

 
Ông đại sứ Michael Michalak đã chịu mở miệng tố giác csVN
Hà Long
08:26 28/08/2009
Ai theo dõi tin tức Việt Nam về phương diện ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian 2 năm vừa qua, thì nhận thấy một danh gọi Michael Michalak có nhiều ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam trên diễn đàn thế giới.

Trong 2 năm thực hiện sứ mạng đại sứ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Michael Michalak hầu như đã mềm yếu xem nhẹ vấn đề vi phạm nhân quyền do nhà cầm quyền csVN đối xử với người dân VN, đặc biệt với những người bất đồng chính kiến tại đây.

Thí dụ tại cuộc tiếp xúc ngày 6/6/2009 ở Star Performing Art Center, thành phố Fountain Valley, Califonia với cộng đồng người Việt ông đại sứ Michalak cho rằng, không cần thiết đưa Việt Nam trở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Trong khi đó quan điểm của hai dân biểu Ed Royce và Loretta Sanchez hoàn toàn đối chọi lại. Nhiều người Việt hiện diện đã bày tỏ thái độ không hài lòng với nhận định của ông Michalak. Ðây là lần thứ ba ông Michael Michalak đến với cộng đồng người Việt tại Quận Cam sau hai năm nhận chức vụ đại sứ tại Hà Nội.

Sau đó hơn một tháng, vào ngày 23/07/2009 Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ đã mở một phiên điều trần về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ủy Ban tập hợp các thành viên quốc hội nổi tiếng trong lĩnh vực nhân quyền như dân biểu Chris Smith, Ed Royce, James McGovern, Cao Quang Ánh, Dana Rohrabacher, Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Tom Wolf và Joe Pitt. Ủy ban đã gửi thư ngỏ tới chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, yêu cầu trả tự do các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo dịp mừng quốc khánh, 02/9/2009. Trong danh sách hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo ngoài những nhân vật được nhắc đến như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và nóng bỏng nhất là luật sư Lê Công Định, còn đề cập đến hàng chục người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nữ dân biểu Loretta Sanchez (một người đã từng bị csVN từ chối cấp visa vào VN) cho thế giới biết rằng tại Việt Nam vẫn còn tình trạng thiếu tự do tôn giáo và ngôn luận, đồng thời bà kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần phải nhắc nhở Hà Nội rằng không thể tiếp tục bác bỏ quyền căn bản của người dân.

Ngoài ra các vị dân biểu nói trên đã tỏ ra hoài nghi đối với lời tuyên bố mới đây của đại sứ Michael Michalak rằng “thiếu bằng chứng” để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Quyền lợi kinh tế và cách nhìn chính trị của chính phủ Hoa Kỳ luôn gắn chặt với nhau, đôi khi thật khó hiểu về „cách buộc“ và „cách gỡ“ của họ. Lúc cần lá phiếu bầu ở Mỹ thì họ làm tất cả theo nguyện vọng của dân Mỹ bất chấp những hậu quả gây ra cho quốc gia đối tác, đôi khi họ còn sẵn sàng đặt quyền lợi của Mỹ lên trên mà chấp nhận những vi phạm nhân quyền và tôn giáo do nước đó gây ra. Điển hình khi tổng thống Georg Bush muốn tìm một vài thành công bên ngoài để tránh đi được một phần khó khăn tại quốc nội vì cuộc chiến tại Irak thì ông đại sứ Michael Marine, người tiền nhiệm của Michael Michalak đã góp công rất lớn giúp cộng sản Việt Nam được quy chế tối huệ quốc (PNTR) và vào WTO. Nhờ đó tổng thống Bush đã hưởng được những giây phút thoải mái đi dạo và đi dự lễ nhà thờ tại Hà Nội. Lúc đó csVN đã cướp cơ hội hứa hẹn đủ điều trong hội nghị APEC tháng 10/2006 tại thủ đô Hà Nội, nhưng sau đó csVN lại xảo trá trở mặt không giữ lời hứa về cải thiện nhân quyền, nay đã 3 năm trôi qua.

Sau 3 năm gia nhập WTO csVN đã trở thành một đối tác quan trọng của chính sách Hoa Kỳ và ông Michael Michalak đã cố gắng hết mình để gìn giữ những quan hệ tốt đẹp này. Chẳng lạ gì - theo hãng tin Đức DPA cách đây vài ngày, 26/8 cho biết các doanh nhân nước Mỹ đang là giới đầu tư mạnh nhất ở VN. Bà Lê Hải Vân, một giới chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói rằng số vốn đăng ký của các công ty của Mỹ chiếm 37% tổng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam tính tới tháng 8 năm nay. Tổng vốn đăng ký của các công ty Mỹ là 3,95 tỉ đô la. So sánh trong cùng thời gian này năm 2008, đầu tư từ Mỹ chỉ chiếm có 3% trong tổng số 46,3 tỉ đô la vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam. Năm nay Đài Loan rớt hạng đứng thứ hai với 1,35 tỉ đô la, tiếp theo là Nam Hàn với 1,2 tỉ đô la. Hiện nay có 35 quốc gia đang đầu tư vào Việt Nam và các nước Á châu vẫn giữ vững vị thế đầu tư, đáng kể là Đài Loan với số đầu tư 21,2 tỷ đôla, thứ đến Nam Hàn với 20,1 tỷ đôla kể từ khi csVN mở cửa kinh tế.

Trong 2 năm thi hành sứ mạng đại diện người Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Michael Michalak thường gặp chống đối từ quốc nội và từ cộng đồng người Việt Nam có quốc tịch Mỹ về những nhận định của ông về tôn giáo và nhân quyền tại VN. Thời gian công tác của vị đại sứ đã 2 năm tại Hà Nội và cũng đến lúc vị cóc trời này phải mở miệng lần đầu tiên kêu to nhằm trực tiếp tố giác csVN đang vi phạm nhân quyền qua hãng tin Reuters ghi lại: “Chúng tôi thất vọng về việc (đài truyền hình) VTV đưa tin một số công dân Việt Nam nhận tội về các hoạt động mà tại nhiều nơi khác trên thế giới, đó là một việc làm bình thường, những cuộc thảo luận bình thường nhằm củng cố nhà nước pháp quyền tại Việt Nam”.

Đó là những lời tố cáo mạnh mẽ nhất từ phía đại sứ Michael Michalak để bênh vực những người đấu tranh cho dân chủ tại VN, có thể khi nhà nước VN động chạm trực tiếp đến chính phủ Mỹ thì vị cóc trời này phun nọc độc lại ngay. Vì trong bản nhận tội ngày 19/8 do đài truyền hình VTV diễn tuồng cho một chuyện phim về các tội phạm chính trị Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức để cho họ tự thú về các hành động "vi phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" và mong csVN cho "hưởng khoan hồng". Qua lời thú tội người xem ghi lại được như sau từ anh Nguyễn Tiến Trung: "Rất ân hận vì đã làm liên lụy đến gia đình, người thân và bạn bè và sẽ từ bỏ không tham gia vào Đảng dân chủ Việt Nam và Tập hợp thanh niên dân chủ". Đoạn phim thú tội kéo dài trong 20 phút và lại được phát sóng vào giờ cao điểm nhất, có thể từ một chủ ý rất xấu của nhà cầm quyền csVN muốn cảnh cáo Mỹ.

Quả đấm „thần tốc“ tiếp theo làm ông đại sứ „choáng váng“ khi csVN dùng luật sư Lê Công Định tố cáo cánh tay lông lá của Mỹ dính vào vụ việc này lúc ông Định cho biết về các cuộc gặp gỡ trực tiếp với các quan chức Mỹ. Các nhân vật người Mỹ được xác định qua tên gọi John Negroponte, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại sứ Michael Michalak. Đây là đường bóng thật đẹp và trái banh khôn khéo này được scVN đưa thẳng vào chân của ông Michalak vì theo nhà nước VN đó là những “cấu kết” với các “thế lực thù địch bên ngoài”.

Bị đẩy vào thế thụ động ông Michalak mới thật lòng với chính mình để cho thế giới tự do nhận dạng về những cái xấu của csVN: ''Chúng tôi vẫn quan ngại đối với cách hành xử liên quan tới nhân quyền của Việt Nam”.

Lúc bị chất vấn ngày 6/6/2009 ở Califonia trước cộng đồng người Việt ông đại sứ Michalak vẫn tin tưởng rằng, không cần thiết đưa Việt Nam trở lại danh sách “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt”. Đi xa hơn nữa ông ta đã thách thức cử tọa vào lúc tranh luận sôi nổi và gay cấn về nhân quyền tại VN: „Các anh có thể viết thơ cho ông Tổng Thống Obama để “take me out”, đem tôi ra khỏi Việt Nam!“

Bây giờ tại Hà Nội ông Michalak đã mở mắt nhận ra chân tướng tỏ tường của csVN, nhất là với sự xảo trá của báo chí, truyền thông theo lề bên phải: “Tôi rất thất vọng với chương trình truyền hình VTV qua lời thú tội“. Và ông đại diện cho toàn dân Hoa Kỳ phải thốt lên những lời nói nặng nề được diễn tả trong ngôn ngữ ngoại giao: “Chúng tôi cũng bực mình vì đã bị mô tả tiêu cực về cách yểm trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam.”

Cần đến 2 năm đằng đẵng cậu „Cóc Trời“ Michael Michalak mới chịu mở miệng cho thiên hạ nghe về sự dối trá của csVN. Cũng may, trễ còn hơn không!

Một lời „tự thú“ thật lòng của người tiền nhiệm, cựu đại sứ Michael Marine trước khi rời khỏi Hà Nội như một lời nhắn nhủ cần thiết: “Vấn đề thiếu cải thiện nhân quyền là điều thất vọng lớn nhất trong nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam”. Điều nhận định quan trọng này cũng chính là mức đo chính trị cho ông Michael Michalak trong chức vụ đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.
 
Thư chung 1980 của HĐGMVN: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc
Két Xanh
08:42 28/08/2009
THƯ CHUNG 1980 của HĐGM VIỆT NAM: Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc

“Bộ máy” hay “ho”

Lâu nay, cứ hễ nhắc tới Công giáo là nhà nước thường lấy Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam ra để “ho”: sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc. Gần đây nhất, một vài “nhà báo nói láo ăn tiền” không chỉ say sưa “rao giảng” về Thư chung 1980 mà còn “suy ngẫm” “sâu sắc” (xấu !) về huấn từ của Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI đọc nhân chuyến Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam (mời bạn đọc xem “cho biết” tại: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/08/865005/, http://www.hanoimoi.com.vn/vn/71/217895/). Nhưng càng “ho” thì càng lộ cái thói thích cắt xén và ham nói chữ của “bộ máy” hay “ho” này.

Thói thích cắt xén

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về “lịch sử cắt xén” tại Việt Nam. “Cắt xén” à ? Đâu có gì lạ ở Việt Nam !

Ông Phạm Văn Đồng, lúc làm Thủ tướng, đã kí một công hàm gửi cho Trung Quốc. Công hàm “để đời” này đã trở thành cái cớ cho Trung Quốc “phán” rằng: Việt Nam đồng ý “cắt xén” Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc (nguồn: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=1830). Lẽ tất nhiên, ngày nay, chúng ta cần xem lại tính pháp lí của công hàm này, chứ không thể vâng vâng dạ dạ để cho Trung Quốc ngang nhiên cướp đất của tổ tiên.

Trong đợt cắm mốc biên giới với Trung Quốc gần đây, thì đất đai của dân tộc Việt Nam (chứ không phải của Đảng, Đảng nhớ điều đó nhé) lại tiếp tục bị nhà cầm quyền Việt Nam “cắt xén” (nguồn: http://www.vietmaisau.com/forum/showthread.php?t=55630).

Cắt đất chưa đủ, còn cho thêm khoáng sản nữa (nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090819_vietpm_bauxite.shtml). Tài nguyên nước Việt Nam phải để cho người Việt Nam khai thác và sử dụng, chứ mắc gì phải đem nó ra để “tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc”. Ông Thủ tướng nghĩ sao mà nói vậy thế ? Trong lịch sử Việt Nam đã từng có Lê Chiêu Thống “hữu nghị” chạy sang cầu viện nhà Thanh, mà không biết rằng làm như thế là cõng rắn cắn gà nhà. Mong ông Thủ tướng sáng suốt một chút vì như GS.TS Nguyễn Thế Hùng có nói: “Tôi nghĩ cách Trung Quốc chiếm Việt Nam không tốn một viên đạn là khống chế được Tây Nguyên” (nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/6175.html).

Thế đó, đến quê cha đất tổ mà người ta còn vô tư muốn cắt là cắt, muốn xén là xén, huống hồ Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (xem toàn văn Thư chung 1980 tại: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=3&Act=Detail&ID=216&CateID=116). Tôi không hề phủ nhận trọng tâm của Thư chung 1980 là nhấn mạnh đến vấn đề: “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. Nhưng cách thức sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc mà Hội đồng Giám mục muốn gửi tới cộng đồng dân Chúa Việt Nam thì hoàn toàn khác với những gì mà nhà nước và “đám két nuôi” “diễn giải”. Có lẽ cũng cần nhắc cho “chủ két” và “tớ két” một vài điều sơ giản về văn bản:

“Văn bản là đơn vị lời nói có nội dung thông tin hoàn chỉnh nhất. Những đơn vị lời nói khác (câu, đoạn văn) cũng mang tính thông tin nhưng không hoàn chỉnh như văn bản. Chẳng hạn, so sánh:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

với:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về mức độ hoàn chỉnh của nội dung thông tin giữa chúng.”

(Nguyễn Thị Li Kha, Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, V, mục 1.1.1, tr.111. NXB Giáo dục, 2008)

Như thế, để hiểu đúng chủ đề: “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” của Thư chung 1980 thì cần làm các bước sau:

Bước 1: tìm hiểu nghĩa của những thuật ngữ tôn giáo được dùng trong văn bản.
Bước 2: đọc lại toàn bộ văn bản để nắm được nội dung chính.
Bước 3 (quan trọng nhất): đừng “cắt xén” thì sẽ hiểu được tinh thần và ý nghĩa của Thư chung 1980.

Để thư giãn, xin kể hầu bạn đọc câu chuyện Phúc thống ẩm nhân sâm, một câu chuyện kinh điển thường dùng để minh hoạ cho “thói” đọc văn bản một cách vội vã làm phá vỡ tính trọn vẹn về nội dung của nó:

Thuở xưa, ở làng nọ, có một gia đình đã trải qua ba đời làm nghề thầy thuốc. Đời ông và đời cha của ông ta nổi tiếng mát tay, bất kỳ bệnh gì hễ đến tay họ đều được trị lành cả. Nhưng đến đời ông ta, do không chịu khổ công tìm tòi học hỏi, thậm chí ngay cả tánh dược của thuốc ông ta cũng chẳng chịu lưu vào bộ nhớ vì ỷ lại trong sách vở đã ghi chép đầy đủ cả. Cho nên mỗi khi xem mạch, bốc thuốc cho bệnh nhân, ông ta đều phải giở sách ra xem.

Một hôm, có thiếu phụ đến nhờ thầy bốc thuốc, chị ta bảo không hiểu sao chồng chị đột nhiên bị đau bụng dữ dội. Thầy giở sách thuốc ra, thấy ghi: “Phúc thống ẩm nhân sâm” (đau bụng uống nhân sâm) bèn bốc ngay nhân sâm cho chị ta đem về. Không ngờ, vừa uống xong chén thuốc, anh chồng lăn đùng ra chết. Chị kiện lên quan, vì cho rằng ông thầy thuốc đã mưu sát chồng mình. Khi được quan đòi, ồng thầy cắp sách thuốc theo, bước thấp bước cao vào phủ hầu quan. Ông ta thưa:

- Bẩm quan ! Thuốc con bốc không hề bị lầm ạ ! Vâng, nói phải có sách, mách phải có chứng, đây là sách thuốc có từ đời ông con truyền lại, con xin trình lên quan để ngài minh xét cho ạ !

Vị quan đón lấy sách xem, quả nhiên thấy trong sách có ghi “Phúc thống ẩm nhân sâm”, nhưng phần kế sau đó lại bị mọt ăn thủng mất một lỗ. Sau khi cho tra xét lại, vị quan mới té ngửa ra vì phần bị mọt ăn mất lại chính là hai chữ “tắc tử” (ắt chết). Như vậy, nguyên câu chính là “Phúc thống ẩm nhân sâm tắc tử”.

Xét ra đây không phải là tội cố sát nên quan trên chỉ xử phạt thầy bồi thường tiền chôn cất cho khổ chủ và cả nhà ông ta phải đến chấp lao phục dịch cho nhà đám.


Thói ham nói chữ

Xin kể tiếp một câu chuyện nữa:

Thầy đồ hay chữ, rủi phải bà vợ hư quá nên buộc phải dùng roi để dạy. Lúc đánh vợ ông nói:
- Sự bất đắc dĩ mới đánh mình, chứ tôi cũng hiểu rằng: "Giáo đa thành oán".
Có anh dốt nghe được cũng về bắt chước đánh vợ, vừa đánh vừa nói:
- Sự mất bát đĩa tao mới đánh mày, chứ mày cũng biết, gáo tra dài cán.

(Truyện cười Dốt mà hay nói chữ)

Dân gian thường chế nhạo những hạng người dốt mà hay nói chữ. Hạng người này dường như luôn có ở mọi thời. “Chủ két” và “tớ két”, phải nhìn nhận thẳng rằng: họ là những kẻ dốt mà ham nói chữ. Cứ thử đọc hai bài “huấn đức” mà phóng viên báo…đời viết. Ồ ! Dùng toàn những thuật ngữ tôn giáo: huấn từ, suy ngẫm, chủ chăn, con chiên, Phúc Âm,… Nhưng xin hỏi: quý vị có hiểu ý nghĩa đích thực và sâu xa của những từ này không ? Xin đơn cử từ “Phúc Âm”. “Phúc Âm” (hoặc còn được dịch là “Tin Mừng”) không đơn giản là âm thanh mang lại hạnh phúc cho người nghe, không thuần tuý là một tin mừng kiểu trần gian, nhưng Phúc Âm ở đây là Tin Mừng cứu độ thực sự cho con người: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc 4, 18-19).

Như vậy:

Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc không phải là sống phúc câm (câm là có phúc !), câm nín trước mọi biến cố xảy ra trong xã hội.

Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc không phải là sống kiếp lục bình trôi, nhắm mắt đưa chân giữa dòng chảy cuồn cuồn của lịch sử đất nước, dân tộc, bất kể dân tộc, đất nước an - nguy, suy - thịnh.

Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc chứ không phải giữa lòng Đảng. Đảng và dân tộc hoàn toàn khác nhau. Đảng cũng như bao triều đại từ ngàn xưa, nay còn mai sẽ mất, nhưng dân tộc Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn mãi trường tồn.

Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc là như muối ướp cá. Cá sẽ ươn nếu không ướp muối. Cũng thế, trước thực trạng thối nát (bất công, tham nhũng, tội phạm,…) của xã hội, nếu người Công giáo không thực hiện sứ mạng làm muối của mình thì xã hội sẽ ra sao ? Muối nếu không mặn nữa, có còn là muối nữa không ? (Lời bài hát Tự hỏi, nhóm Lửa Hồng hát)

Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc là như ánh sáng giữa đêm đen. Người Công giáo từ xưa không phải là những người thụ động, họ không bao giờ ngồi nguyền rủa bóng tối mà luôn luôn nỗ lực để thắp lên một ngọn lửa, dù rất nhỏ. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi, vẫn cần đến ánh sáng chiếu soi… Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian…(Lời bài hát Hãy thắp sáng lên, nhóm lửa Hồng hát)

Vâng, sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc theo tôi hiểu là như vậy. Nhưng chắc chắn, bạn đọc sẽ suy ngẫm được nhiều điều khác khi đọc toàn văn Thư chung 1980 của các Đức Giám mục Việt Nam ( http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=3&Act=Detail&ID=216&CateID=116). Bạn đọc cũng nên tìm hiểu thêm về chuyến Ad Limina 2009 của Hội đồng Giám mục Việt Nam và bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ( http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=543&CateID=63). Mong rằng những tài liệu trên sẽ thành những bản văn “gối đầu giường” của mỗi người chúng ta, để chúng ta có thể học hỏi và đem ra thực hành (đồng thời có cái để tra cứu khi đọc những bài “huấn đức” của “truyền thông chính quy”).

Để kết thúc bài viết này, tôi xin trích lại bài “Huyền nhiệm Ơn Gọi” như một suy tư về Ơn Gọi làm Kitô hữu giữa lòng dân tộc Việt Nam. Vâng, Chúa đã gọi bạn, đã gọi tôi, để làm muối, làm men, làm ánh sáng giữa lòng dân tộc Việt Nam, dù run sợ, lẽ nào bạn không đứng lên ?

Thiên Chúa cần một người cha cho dân của mình,

Ngài chọn một cụ già.

Thế là Abraham đứng lên.

Thiên Chúa cần một người phát ngôn,
Ngài chọn một anh chàng vừa nhút nhát vừa có tật nói ngọng.
Thế là Môsê đứng lên.

Thiên Chúa cần một thủ lãnh để hướng dẫn dân mình,
Ngài chọn một cậu thanh niên nhỏ nhất, yếu nhất trong nhà.
Thế là Ðavít đứng lên.

Thiên Chúa cần một tảng đá làm nền cho ngôi nhà Giáo Hội,
Ngài chọn một anh chối đạo.
Thế là Phêrô đứng lên.

Thiên Chúa cần một gương mặt để diễn tả tình yêu cho nhân loại,
Ngài chọn một cô gái điếm.
Ðó là Maria Mađalena.

Thiên Chúa cần chọn một chứng nhân để hô lên sứ điệp của Ngài,
Ngài chọn một kẻ chuyên bắt đạo.
Ðó là Phaolô gốc thành Tácxô.

Thiên Chúa cần một ai đó để quy tụ dân và đi đến với những người khác,
Ngài đã chọn bạn.
Dù bạn run sợ, lẽ nào bạn không đứng lên ?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đàng Ngoài - Đàng Trong
Hoàng Đình Hiếu
11:07 28/08/2009
Đàng Ngoài - Đàng Trong

Đối với lịch sử trung hưng nhà Lê, năm canh tý, 1600, dù nhìn dưới khía cạnh nào cũng phải thừa nhận đây là một niên đại quan trọng. Niên đại 1600, đánh dấu sự thoát ly của Nguyễn Hoàng khỏi vòng cương tỏa của Trịnh Tùng. Nói rõ hơn, niên đại 1600, Nguyễn Hoàng dứt khoát bỏ miền Bắc, đặt Thuận - Quảng vào thế đứng biệt lập với Thăng Long, hay Đàng Trong biệt lập với Đàng Ngoài.

Đang khi Bình An vương Trịnh Tùng, triều thần vua Lê Kính Tông (1600-1619) cùng với vương phủ họ Trịnh mở tiệc liên hoan đón Tết Đoan Ngọ [mồng 5 tháng 5 năm canh tý, 1600] bổng nghe tin Nguyễn Hoàng và đạo quân Dinh Hùng Nghĩa của ông đã theo thủy lộ Thăng Long - Đại An dong buồm về Thuận Hoá. Sách Cương Mục Tiết Yếu ghi vắn tắt sự kiện lịch sử nầy như sau: “Khi hay tin, lòng người dao động, Tùng liền đem vua về Thanh Hoá [Tây Đô] để củng cố đất căn bản”.1

Đây là một biến cố lớn làm rúng động cả triều đình vua Lê, cả phủ liêu họ Trịnh và nhất là khắp Thăng Long, dân chúng cũng xôn xao bàn tán. Biến cố nầy trực tếp tác động đến sự tồn tại của Trịnh Tùng cũng như chính Nguyễn Hoàng. Nếu có một phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra bất cứ từ phía nào, tất sẽ di hại to lớn và ảnh hưởng lâu dài sau nầy. Cũng may, Trịnh Tùng chỉ biết đem vua Lê về lại Tây Đô trong tình thế hoàn toàn bị động, và lo chuẩn bị đối phó vì mọi bất trắc có thể xảy ra.

Như vậy, sau biến cố Tết Đoan Ngọ, người ta thấy Trịnh Tùng lo giữ thế thủ hơn là phô trương thế công. Biết Nguyễn Hoàng đã về lại Thuận Hoá, tất nhiên biên gìới phía nam của Tây Đô là Đèo Ngang Trịnh tùng phải lo phòng vệ tối đa. Lần thứ nhất, đây là một phòng tuyến giữa hai thế lực bắc và nam có lý do xuất hiện, cả trong tư tưởng cả trên thực tế của hiện trường.

1. Đường ranh phân chia: một cây lau nhỏ hay một dòng sông?

Sách Đại Nam nhất Thống Chí, nói về tỉnh Quảng Bình có viết: “Khi quốc sơ, binh họ Trịnh cùng binh ta [họ Nguyễn] chống nhau, lấy Sông Gianh làm giới hạn, đồn binh ở đấy. Một đồn ở xã Trung Ái, một đồn ở xã Phan Long, một đồn ở xã Xuân Kiều, tục hiệu là Ba Đồn [cũng gọi là Tam Hiệu hay Tam Phiên], sau bị Đại tướng quân của ta là Nguyễn Hữu Dật đánh phá tan cả”2. Do câu lấy Sông Gianh làm giới hạn, đã trở thành một đề tài lịch sử điạ lý khá quan trọng và được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử bàn luận sôi nổi tứ trước tới nay. Gần đây nhất, nhà nghiên cứu sử, tác giả cuốn Quảng Bình, Chín Trăm Năm Nhìn Lại (1075-1975) đã dành ra 25 trang sách, ở mục nói về Đàng Ngoài – Đàng Trong, một vài luận điểm từ nguyên và ranh giới, sau khi đã liệt kê nhiều ý kiến khác nhau, tác giả cho rằng vấn đề nầy vẫn là tồn nghi lịch sử.

Một phần sự kiện vừa nêu, có liên quan đến nhân vật lịch sử mà chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu, đó là Nguyễn Hoàng, do đó chúng tôi trình bày quan điểm riêng và hy vọng chuyện tồn nghi lịch sử nầy được phần nào sáng tỏ.

Cũng như tác giả Nguyễn Đức Cung, nhiều người đã bắt đầu với câu hỏi: Châu Bố Chính bị họ Trịnh chiếm lúc nào? [mà nay phải chiếm lại]. Về điểm then chốt nầy, xin dẫn lại ý kiến của linh mục sử gia Nguyễn Phương.

“Trước khi phân tranh, châu Bố Chính, cả Bắc Bố Chính lẫn Nam Bố Chính, đều thuộc về đơn vị Thuận Hoá, và quan lại ở đây cũng như ở các phủ huyện khác, đều do Thăng Long bổ nhiệm. Từ khi chúa Nguyễn ly khai, chúa thay thế dần dần bằng người riêng của chuá, hoặc các quan của miền Bắc gửi vào đã qui thuận mien Nam. Nhưng những kẻ đứng đầu châu Bố Chính, trong trường hợp trên, vẫn trung thành với chúa Trịnh. Vì đó Phúc Nguyên phải sắp xếp. Năm canh ngọ (1630), khi Văn Khuông đi sứ về, và việc phòng thủ phải cẩn mật hơn, Đào Duy Từ xin chúa Sãi đánh Nam Bố Chính để dời ranh giới từ Nhật Lệ ra Sông Gianh. Lúc đó tri châu Nam Bố Chính là Nguyễn Tịch. Quận Công Nguyễn Đình Hùng, con của Ư Kỷ được lệnh đem quân ra chinh phạt, chém được Nguyễn Tịch tại trận. Chúa đổi châu thành dinh và đóng ở chỗ thường gọi là Dinh Ngói (ở làng Chánh Hoà, huyện Bố Trạch ngày nay), và có 24 đội thuyền ứng chực, đặt dưới quyền của Trương Phúc Phấn.”3

Lời giải thích của linh mục giáo sư sử học Nguyễn Phương nhắc lại hai sự kiện quan trọng, đó là tình trạng hành chánh trước khi phân tranh và ai là người chủ động đánh chiếm châu Nam Bố Chính. Phải thừa nhận rằng năm 1630 là cả Bắc lẫn Nam, nghĩa là cả họ Trịnh và họ Nguyễn chính thức đi vào cuộc phân tranh quyết liệt.

Lãnh thổ Đại Việt từ sau năm 1471, lúc vua Lê Thánh Tông (1460-1497) mở cuộc nam chinh, lấy đất Chiêm Thành đến núi Đá Bia, và chọn vị trí địa lý nầy làm biên gìới cực nam của Đại Việt, thì từ đó đến năm 1630, không có phần đất nào của lãnh thổ bị mất đi, đến nỗi phải cất quân đi đánh để chiếm lại. Như vậy, câu hỏi: châu Bố Chính bị họ Trịnh chiếm lúc nào? xét ra không có cơ sở để nêu ra như một vấn đề lịch sử cần phải giải quyết. Lý do, vi toàn bộ lãnh thổ Đại Việt là của vua Lê. Khi đề cử Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hoá năm 1558, và sau đó, năm 1570, cho kiêm nhiệm trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam, thì Nguyễn Hoàng là quan lại của vua Lê, cũng như Nguyễn Tịch là quan lại của vua Lê được cử đến coi châu Bố Chính. Cả hai đều hành sử quyền cai trị, nhân danh vua Lê và tùng phục mọi mệnh lện từ trung ương để bảo đảm việc an dân ở tại địa phương.

Đối với Nguyễn Hoàng, cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời [ngày 3 tháng 6 năm quý sữu tức ngày 20-7-1613], ông vẫn là một công thấn của vua Lê. Bằng cớ là, dầu có ly khai với họ Trịnh từ sau năm 1600, Nguyễn Hoàng vẫn trung thành với vua Lê. Bỏ Thăng Long về lại Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng chưa có một hành động nào chứng tỏ ông chống lại vua Lê. Nhân dân châu Bố Chính từ Đèo Ngang vào tới sông Nhật Lệ, nghĩa là cả Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính chưa có một triệu chứng nào muốn ly khai với triều đình vua Lê, hà cớ gì vua Lê hay chúa Trịnh phải cất quân đi đánh.

Có chăng là, từ khi bỏ Thăng Long về lại Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng đã thực hiện một vài thay đổi trong phạm vi quyền hạn của mình. Việc đầu tiên là Nguyễn Hoàng cho dời dinh trấn thủ về phía đông dinh Ái Tử. Dinh mới nầy được gọi là Dinh Cát. Liền sau đó, Nguyễn Hoàng vượt đèo Hải Vân, thấy: “một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ nầy là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng trấn dinh ở xã Cần Húc (thuộc huyện Duy Xuyên), xây kho tàng, chứa lương thực, sai hoàng tử thứ sáu [Nguyễn Phúc Nguyên] trấn giữ, có Dương Đàm hầu Trần Ngọc Phân làm phó tướng”4.

Năm 1602, Nguyễn Hoàng tách huyện Điện Bàn vốn thuộc phủ Triệu Phong trong Thừa tuyên Thuận Hoá, cho nhập vào Quảng Nam Dinh. Năm giáp thìn, 1604, Nguyễn Hoàng cho đổi Tiên Bình Phủ thành Quảng Bình Dinh. Cũng như Quảng Nam Dinh, Quảng Bình Dinh từ nay không nhất thiết là một đơn vị hành chánh thuần túy nữa mà đã trở thành một đơn vị quân sự, vì “các dinh đều có tướng dũng binh mạnh đóng giữ”5.

Có lẽ do những động thái mang tính chuẩn bị về mặt an ninh như vậy, nên năm 1610, Diễn Gia hầu Lê Bật Tứ, chức Tả lang Bộ Hộ của triều Lê, dâng tờ khải lên Bình An vương Trịnh Tùng đòi đi trị phiên trấn Thuận Hoá Quảng Nam. Nội dung tờ khải gồm hai điểm, lập thế tử và xử trí bọn phiên trấn mạnh để thống nhất chế độ. Lê Bật Tứ viết: “Bậc vương giả coi cả nước là một nhà, bên giường nằm, lẽ nào để cho kẻ khác nằm ngáy? Ngay các xứ Thái Nguyên Lạng Sơn, Quảng Nam, Thuận Hoá vốn là bờ cõi của tiên vương, thế mà lâu nay chứa tệ, để mặch cho bọn ngoan ngạnh. Nếu không xử trí, sợ thành mối lo về sau…”6

Nhận tờ khải của Lê Bật Tứ, Trịnh Tùng chỉ thực hiện điểm một mà bỏ điểm hai. Điều nầy chứng tỏ, dù được kích động bởi một số quan lại ăn không ngồi rồi ở Thăng Long lúc bấy giờ, cả vua Lê và chúa Trịnh vẫn không dám động binh, vì sợ bị đẩy vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Như vậy, việc họ Trịnh tiếp tục giữ thế thủ từ năm 1600 đến năm 1627 là một bằng chứng có sự tính toán kỷ lưỡng trong đối sách với họ Nguyễn ở miền Nam.Vả lại, năm 1623 khi Trịnh Tùng qua đời, con là Trịnh Tráng lên thay cha, lập vợ là Ngọc Tú, con gái thứ của Nguyễn Hoàng lên làm Tây cung chánh phi. Trong tư cách đó, Ngọc Tú đã sai Nguyễn Kiều từ Thăng Long mang mật thư vào cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Không rõ mật thư nói gì, nhưng sách Thực Lục Tiền Biên kể là chúa rất vui mừng, giữ Nguyễn Kiều lại, cho làm cai đội coi mã cơ, được cải theo quốc tính Nguyễn Phúc, lại gả công chúa Ngọc Đĩnh cho. Trong một mức độ nào đó, tình thông gia giữa hai họ Trịnh Nguyễn cũng là một căn cớ để cân nhắc đắn đo, khi hai bên có sự hiềm khích trong quyền lực. Chẳng hạn, khi Trịnh Tùng còn trên giường bệnh, Trịnh Xuân đã tranh quyền với Trịnh Tráng, nổi lửa đốt kinh thành, tạo cơ hội cho con cháu họ Mạc là Mạc Kính Khoan đem quân về Chiếm Gia Lâm, uy hiếp Thăng Long. Chính lúc nội tình họ Trịnh bối rối như vậy, Thụy Quận công Nguyễn Phúc Nguyên đã đưa ý kiến: “Tùng không biết có vua, Xuân không biết có cha, đạo trời báo ứng thật chẳng sai…Ta muốn nhân dịp nầy cử binh để phò vua Lê, nhưng đánh người trong lúc có tang là bất nhân, thừa lúc người đương nguy là bất võ; huống chi ta với họ Trịnh có nghĩa thông gia, chi bằng trước hết hãy đem lễ đến phúng để xem tình hình rồi sau sẽ liệu kế. Bèn sai sứ ra phúng”.7

Trong tình trạng binh lương thiếu thốn, năm giáp tý, 1624, Thanh Đô vương Trịnh Tráng đã sai Công bộ Thượng thư Nguyễn Duy Thì và Nội giám Phan Văn Trị vào Thuận Hoá đòi thuế đất. Thụy Quận công nói với sứ giả miền Bắc: “Hai xứ Thuận Quảng liền mấy năm không được mùa, dân gian túng đói, vì thế không nỡ thu thuế. Khi khác được mùa sẽ chở nộp cũng chưa muộn”. Hai sứ giả về không. Lần thứ hai, chúa Trịnh vừa làm áp lực, một mặt sai hai tướng Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem 5,000 quân vào Hà Trung, sát phía bắc Đèo Ngang, chuẩn bị mở cuộc tấn công, mặt khác, sai Binh khoa cấp sự trung Nguyễn Hữu Bản đem sắc dụ vua Lê vào đòi tô thuế từ năm giáp tý [1624] trở về trước và buộc Thụy Quận công phải ra Đông Đô triều yết, chúa Sãi vẫn bình tĩnh cười, bảo với sứ giả: “Việc nầy là do ý riêng của họ Trịnh, chứ hoàng đế nhà Lê nhân từ, há lại quên ơn dòng dõi công thần sao? Vả lại quân dân, của cải hai xứ nầy so với bốn trấn có là bao mà tham cầu như thế. Nếu nghĩ đến công tổ tiên ta, nên cắt cả Nghệ An cho ta nữa, huống chi là đất Thuận Quảng.” Các tướng phần nhiều xin đánh, nhưng chúa nói: “Họ Trịnh đã quên ơn, gây oán, mà ta lại lấy thân thích làm thù, e chẳng để cười cho thiên hạ”. Rồi quay lại bảo sứ giả: “Các ông vì tôi nói với Trịnh vương đừng để ý những điều hiềm nhỏ”. Rồi hậu đãi sứ giả mà bảo về. 8

Thế là hai lần sứ giả họ Trịnh đi không, lại về không. Nhưng chưa hết, họ Trịnh vẫn tưởng thế lực của mình còn có trọng lượng trong tờ sắc của vua Lê. Đầu năm đinh mão, 1627, một lần nữa Lê Đại Nhậm mang sắc vào, ngoài tô thuế, còn buộc Thụy Quận công phải cho con ra chầu, thêm 30 thớt voi đực, 30 thuyền đi biển để dùng vào việc cống triều Minh. Chúa Sãi cười và trả lời bằng một câu nói mang hai ý nghĩa, nửa như thử thách, nửa như tiết lộ việc Thuận Hoá đang thật sự củng cố biên phòng. “Lệ ta cống triều Minh chỉ có vàng và kỳ nam thôi. Nay họ Trịnh đòi thêm ngoại ngạch, ta không dám theo mệnh. Còn con ta thì đương sắm quân khí để sửa sang việcbiên phòng, xin vài năm nữa ra chầu cũng không muộn”9.

Không thể kiên nhẫn hơn được, tháng 2 năm đinh mão, 1627, họ Trịnh mở cuộc tấn công miền Nam. Đây là trận thử sức đầu tiên mà bên chủ động là họ Trịnh đã nhận lấy thất bại. Tấn công mà không thắng tức là thua. Thêm vào đó, họ Trịnh còn thua trên trận chiến tâm lý, khi họ Nguyễn cho phao tin ở Thăng Long Trịnh Gia và Trịnh Nhạc đang nổi loạn. Nghe tin, chẳng cần kiểm chứng hư thực, Trịnh Tạc vội cuốn tướng thu quân, gấp rút trở về Thăng Long trong nỗi lo lắng có thể vừa mất cả chì lẫn chài. Và khi họ Trịnh chưa lấy lại khí thế đi trị phiên trấn, thì ở miền Nam, năm 1630, chúa Sãi đánh chiếm châu Nam Bố Chính, đưa phòng tuyến từ Nhật Lệ ra tận Sông Gianh - Nguồn Son để chuẩn bị đối phó lâu dài với họ Trịnh.

Phải thừa nhận đây là một chiến thắng của họ Nguyễn, vừa công khai tự chọn ranh giới để đương đầu với họ Trịnh, vừa trả đũa trận tấn công năm 1627. Hành động nầy cũng nói lên sức mạnh của Đàng Trong, cho dù Đàng Ngoài đã thiết lập 3 cái đồn ở Bắc Bố Chính, có chỗ tích trử binh lương, lại có nơi đặt hành tại cho vua Lê cùng thân chinh với Thanh Đô vương Trịnh Tạc đi tiểu trừ phiên trấn Thuận Quảng.

Đến đây thì đường ranh phân chia nam bắc đã thấy rõ. Quan điểm của chúng tôi trình bày trong bài viết Thử đi tìm giới tuyến Đàng Ngoài và Đàng Trong, đăng trong Tạp Chí Tiếng Sông Hương, số ra năm 2002-2003, đã được tác giả Nguyễn Đức Cung nhắc lại và chia sẻ, khi ông nhận xét: “Ông Hoàng Đình Hiếu đã đề cập đến vấn đề giới tuyến và đưa ra những phân tích khá cụ thể để đi đến kết luận Sông Gianh - Nguồn Son là biên giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong”10

Xin nhắc lại, Nguồn Son cũng là Rào Son hay sông Troóc, khi chảy từ thượng nguyên về đến gần làng La Hà thì nhập với Sông Gianh rồi chảy ra biển, là thủy lộ thiên nhiên, có chiều dài tổng cọng là 43,8 km [38,8 km + 5km= 43,8km], từ sau năm 1630 là ranh giới giữa châu Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính, đồng thời cũng là ranh giới chính thức giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong sau năm 1659.

Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, sử gia Lê Quý Đôn đã ghi nhận: “Ở chỗ phân giới xưa trên sông Son có chỗ bỏ trống là Cồn Bồi, cồn Thị, cồn Cấm, dân hai bên đều không dám cày cấy, cây cỏ mọc thành rừng…”, và Ngô Thời Sĩ, viết Lời bạt cho sách Phủ Biên Tạp Lục thì nói: “Hai trăm năm tới đây, cắt đất Bố Chính làm hai phía, lấy một cây lau nhỏ làm gìới hạn. Công việc miền Nam hà cũng mơ màng không rõ gì cả…”. (Bản dịch của Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977). Trong khi đó, Bản dịch của Lê Xuân Giáo, Phủ Quốc vụ khanh, Đặc trách Văn Hoá, Sàigòn 1973, thì viết: “Thế rồi từ sông La Hà [tức Sông Gianh] trở vào phía nam được coi như một cõi đất nước khác. Từ hai trăm năm trở lại đây, châu Bố Chính được chia cắt thành hai thuộc riêng biệt, người ta lấy một con sông làm giới hạn. Cho nên những công việc xảy ra phía nam sông La Hà, mọi người chúng ta đều mờ mịt, không ai hay biết gì hết”. 11

Cũng nên biết rằng, Sông Gianh có những nét đặc thù riêng của nó. Bởi vì:

Sông Gianh cả thảy ba nguồn,
Nguồn Nan, Nguồn Nậy, lại còn Nguồn Son.
Lòng thành dạ thiết cho tròn,
Mai sau dựng nghiệp, cháu con hưởng nhờ.
(Ca dao vùng Sông Gianh)

Giới tuyến Sông Gianh - Nguồn Sơn được xác nhận hai lần nữa với những sự kiện lịch sử khá rõ ràng. Việc thứ nhất liên quan đến tôn giáo, việc thứ hai liên quan đến thờì điểm kết thúc chiến tranh Trịnh Nguyễn.

Năm 1659, thấy công cuộc truyền giáo ở Đại Việt đã phát triển, giáo quyền Roma đã qui tụ các xứ đạo lẻ tẻ của các miền truyền giáo lại, đặt trực thuộc một vị giám mục do Tòa Thánh chỉ định và nâng khunvực truyền giáo cũ thành các giáo phận mới.

Ở Đại Việt có hai giáo phận tiên khởi được thành lập bởi Đoản Sắc Super Cathedram Principis do Đức giáo hoàng Alexandro Vll (1655-1667) ban hành ngày 9-9-1659, đó là giáo phận Đàng Ngoài, bao gồm các tỉnh phía nam Trung Hoa và Ai Lao; giáo phận Đàng Trong, bao gồm Cao Miên và Thái Lan. Giáo phận Đàng Ngoài do giám mục Francois Pallu (1658-1678) coi sóc; giáo phận Đàng Trong do giám mục Pierre Lambert de la Motte (1658-1679) quản nhiệm. Giáo quyền lúc bấy giờ đã căn cứ trên một được ranh phân chia có sẵn, để dung làm giới tuyến cho hai giáo phận mới thành lập. Và điều khá hy hữu là đường ranh phân chia hai giáo phận Đàng Trong, Đàng Ngoài năm 1659 đến nay vẫn còn, đó là Sông Gianh - Nguồn Son.

Cũng vậy, vào năm nhâm tý, 1672, chúa Trịnh Tạc ở Đàng Ngoài thấy không thể thắng Đàng Trong được sau 7 lần giao tranh, nên đã tự động lui binh. Sông Gianh - Nguồn Son vốn là đường ranh giới cũ của châu Bác Bố Chính thuộc Đàng Ngoài và châu Nam Bố Chính thuộc Đàng Trong sau năm 1630, từ nay [1672], tự nó đã trở thành đường ranh giới chia hai nước Đại Việt trong một kết ước bất thành văn. Bởi vì sau tháng 12 năm nhâm tý, 1672, cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong không còn tiến hành một trận đánh nào nữa. Chiến tranh Trịnh Nguyễn kết thúc.

2. Chỉ danh Đàng Ngoài và thời điểm xuất hiện

Như đã trưng dẫn tài liệu lịch sử ở trên, sau năm 1600, từ sau năm 1600, ba cái đồn binh của chúa Trịnh ở phía nam Hoành Sơn [Đèo Ngang] là Di Luân, Trung Ái và Phan Long, cùng một chiến lũy ở Thuận bài [nay là xã Quảng Thuận] có lý do để thiét lập khẩn cấp. Ba cái đồn và một chiến lũy, trước năm 1600 chưa ai thấy, nhưng khi cuộc phân tranh bùng nổ năm 1627, thi vị trí ba cái đồn đã được binh lính của chúa Trịnh Tạc dùng làm chỗ dưỡng quân, tích trử lương thực, điểm xuất phát, đồng thời cũng là nơi đặt hành tại của vua Lê, mỗi lần nhà vua thân chinh cùng với Thanh Đô vương đi đánh miền nam.

Cũng vậy, năm 1672, khi cuộc phân tranh kết thúc, chúa Trịnh tạc đã sai Thống suất Hào Quận công Lê Thời Hiến ở lại trấn giữ Nghệ An, kiêm trấn thủ châu Bắc Bố Chính, chia quân đóng trong các đồn cũ để giữ phần đất phía nam Đèo Ngang cho vua Lê. (TL, tr 88; TT, tr 290).

Điều chúng tôi muốn nói là, sau biến cố Tết Đoan Ngọ, 1600, có một chỉ danh mới xuất hiện trong ngôn ngữ địa phương, đặc biệt là vùng Bắc Bố Chính, đó là Đàng Ngoài và Đàng Trong. Gọi là chỉ danh vì Đàng Ngoài và Đàng Trong mang tính phương hướng bao quát hơn là có tính định vị địa lý. Thoạt tiên, Đàng Ngoài và Đàng Trong, từ sau năm 1600, có chung một giới tuyến là Đèo Ngang. Sau hơn một nửa thế kỷ, năm 1659, Tòa Thánh Roma thiết lập hai giáo phận truyền giáo tiên khởi cho giáo hội Công giáo ở Đại Việt theo Đoản Sắc Super Cathedram Principis do Giáo hoàng Alxando Vll ban hành ngày 9-9-1659, thì giáo quyền lúc bấy giờ đã chọn Song Gianh - Nguồn Son là đường ranh đã có sẵn từ sau năm 1630, để làm ranh giới phân chia hai giáo phận mới, đó là giáo phận Đàng Ngoài và giáo phận Đàng Trong. Trong ngôn ngữ tôn giáo, Đàng Ngoài và Đàng Trong có biên giới rõ ràng trên lãnh thổ địa lý để phân biệt với các giáo phận lân cận khác.

Bàn về sự xuất hiện hai địa danh Đàng Ngoài, Đàng Trong, đã có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau. Sau khi đã tìm hiểu từ nguyên trong, ngoài, ở trong, ở ngoài, linh mục sử gia Léopold Cadière cho rằng hai chữ Đàng Ngoài Đàng Trong xuất hiện trong thế kỷ 18, dùng để chỉ hai nước Việt Nam ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. (NĐC, tr 291). Theo tác giả Trần Gia Phụng thì “trong Từ Điển Việt-Bồ-La của Alexandre De Rhodes ấn hành năm 1651 tại Rome, đã có hai chữ Đàng Ngoài và Đàng Trong, nghĩa là hai địa danh nầy phải xuất kiện trước đó và trở nên phổ thông. Vậy hai địa danh Đàng Ngoài và Đàng Trong có thể xuất hiện từ khi chiến tranh Trịnh Nguyễn phát khởi năm 1627, vì từ đây, nước ta được chia thành hai khu vực với hai chính quyền đối nghịch nhau.”12

Theo học giả Tạ Chí Đại Trường thì “tên Đàng Trong hẵn chỉ ra đời khá lâu sau cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn [1627-1672] thành hình, tuy nhiên vì khả năng liên lạc giữa các vùng Nam - Bắc yếu kém so với chiều dài lãnh thổ chiếm được, nên chúa Nguyễn chỉ là kẻ mang ý chí riêng biệt ra khai thác tính chất phân ly tiềm tàng thôi”13. Riêng nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đức Cung thì cho rằng “hai chữ Đàng Trong, Đàng Ngoài có lẽ xuất hiện cùng một thời kỳ với chữ Kẻ Chợ, nghĩa là trong thế kỷ XV và XVl. Kẻ Chợ là tiếng chỉ chốn kinh đô, tức Thăng Long.”14

Đối với ý kiến của học giả Tạ Chí Đại Trường, phải hiểu do hoàn cảnh nào và lúc nào thì cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn thành hinh? Có phải là năm mậu ngọ,1558, lúc Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá để tránh bị Trịnh Kiểm sát hại như đã sát hại Nguyễn Uông? Hay sau năm 1600, sau khi đã bị cầm chân ở Thăng Long gần 8 năm mà Bình An vương Trịnh Tùng không hề đả động đến trách nhiệm quan trọng của Nguyễn Hoàng là tổng trấn hai xứ Thuận Quảng? Hoặc sau năm 1627, lúc chiến tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn chính thức bùng nổ? Ngoài ý kiến của tác giả Nguyễn Đức Cung, cả ba lập luận trên đây xem ra quá trể so với các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

Quan điểm chúng tôi là sau năm 1600, khi ba cái đồn ở Bắc Bố Chính được thiết lập, thì sinh hoạt địa phương trở nên nhộn nhịp. Một phần do binh lính trong đồn có nhu cầu của đời sống, một phần dân dân cư gần đó muốn có sự trao đổi mua bán với quân sĩ trú đóng trong ba cái đồn. Do vậy mới có một cái chợ [gia binh] nhóm gần đồn Phan Long. Lúc đầu tên cái chợ cũng là tên cái đồn, chợ Phan Long. Về sau chợ được cải tên là chợ Ba Đồn. Có lẽ do binh lính và cả vợ con của họ ở đồn Xuân Kiều và đồn Trung Ái tập trung về chợ Phan Long, càng ngày càng đông, do đó mới có một tên chung là Chợ Ba Đồn [chợ chung cho cả ba cái đồn]. Chợ Ba Đồn từ ngày khai sinh, nay đang tồn tại và trở thành một thị trấn lớn, nơi đặt huyện lỵ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Do hoàn cảnh lịch sử, phương dân cả phía bắc Đèo Ngang, cả phía nam Đèo Ngang đã có cơ hội gặp gỡ nhau, mua bán, trao đổi hàng hoá địa phuơng với nhau tại một cái chợ phiên, cứ 10 ngày họp một lần vào các ngày 6, 16, 26 của mỗi tháng âm lịch.

Ba đồn là chợ xưa nay,
Tụ nhân, tụ hoá, mười ngày một phiên.
Phố phường Nam, Khách hai bên,
Mỗi phiên đông đến vài nghìn người ta…

(Quảng Bình Địa Dư tiện độc, tác giả là cụ An Đình Trần Kinh)

Khi họp chợ, người ta quen nhau, biết mặt nhau và biết cả quê quán của nhau. Từ một hoàn cảnh như vậy, tất dễ phát sinh ra một chỉ danh đặc biệt để phân biệt kẻ trong, người ngoài. Danh xưng Đàng Trong – Đàng Ngoài, chúng tôi cho rằng đã xuất hiện sau năm 1600. Địa điểm xuất hiện là vùng Bắc Bố Chính. Cơ hội xuất hiện là trong các phiên họp chợ ở Ba Đồn. Tập thể sử dụng đầu tiên có thể là phương dân vùng Sông Gianh – Đèo Ngang, bởi vì câu ca dao dùng chỉ danh Đàng Ngoài đầu tiên mang thổ ngữ đặc sệt của điạ phương Bắc Bố Chính.

Đàng Ngoài đã lắm cau khô,
Lắm con gái đẹp t’lẩy vô thăm chồng,
Gặp t’lộ mưa giông,
Đàng t’lơn gánh nặng,
Đèo Ngang chưa t’lèo,
Khớp hòn đá cheo leo,
Chân t’lèo, chân t’lợt,
Kháp O múc nác,
Chộ chú chăn t’lâu.
Ba Đồn quan lính ở đâu ?

[Đàng Ngoài đã lắm cau khô.
Lắm con gái đep trẩy vô thăm chồng,
Gặp trộ mưa giông,
Đàng trơn gánh nặng,
Đèo Ngang chưa trèo,
Khớp [sợ] hòn đá cheo leo,
Chân trèo, chân trợt,
Kháp [giáp mặt] O múc nước
Chộ [thấy] chú chăn trâu,
Ba đồn quan lính ở đâu ?] (Ca dao vùng Bắc Bố Chính).

Cũng cần ghi nhận giá trị lịch sử của những câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian từ trước tới nay. Ở một thời kỳ nhất định nào đó, ca dao, tục ngữ hay những câu thơ nhại theo các văn bản nổi tiếng, thường chuyên tải một nội dung thời thế, một hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Chẳng hạn:

Thuở trời đất nổi cơn thuế má,
Bọn nhà nông nhiều gả lao đao.
Xanh kia thăm thẳm từng cao
Vì ai gây dựng nên tao thế nầy.
Trống ngoài đình lung lay bóng nguyệt…

Đọc mấy câu thơ nhại lại những vần thơ nổi tiếng trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Bà Đoàn Thị Điểm vừa dẫn, ai cũng biết đây là thời có thuế nông nghiệp ra đời giai đoạn có chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cọng Hoà ở miền Bắc từ thập niên 50 trở về sau. Nhưng người ta có thể cãi lại rằng, bài thơ không chống thuế nông nghiệp của chính phủ Hồ Chí Minh, mà chống thuê thời quân chủ phong kiến xa xưa, do có câu: Trống ngoài đình lung lay bóng nguyệt. Thời đại Hồ Chí Minh làm gì có trống thúc thuế nổi lên ở ngoài đình. Cái tài tình của dân gian nằm ở đó !

Nếu cần trưng dẫn thêm về giá trị lịch sử của ca dao, tục ngữ, chúng ta có những câu ghi lại được thời điểm, sự kiện, thái độ và cả lý do mà tập thể dân gian muốn phát biểu:

Tháng chín có lệnh vua ra,
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang.
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông quan !

Chiếu vua Minh Mệnh ban ra giữa tháng 9 năm mậu tý, 1828, bắt dân Đàng Ngoài phải đổi y phục theo dân Thuận Quảng ở Đàng Trong, nghĩa là phải bận quân chân, áo khách, cấm không được mặc váy. Bày tỏ thái độ trước lệnh cấm nầy, dân gian Đàng Ngoài đã dùng lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng thật thấm thía để nói lên sự đối kháng quyết liệt của mình.

Cũng vậy, ngày nay với cái nhìn tinh tế của nhân dân, họ xác định được số phận của họ nằm ở đâu trong nấc thang của một xã hội được nói là vô giai cấp, nhưng rõ ràng là có đẳng cấp:

Tôn Đản là của các quan,
Tây Hồ là của kẻ gian nhịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân,
Viã hè là của nhân dân anh hùng !

Ở đây phải nói tính chất anh hùng thật vô cùng mỉa mai. Thời gian và sự kiện lịch sử xã hội đã được xác định. Bởi vì nhân dân anh hùng chỉ có dưới thời đại xã hội chủ nghĩa mà thôi !

Tóm lại, do việc Nguyễn Hoàng muốn phân định hai khu vực địa lý Đàng Noài và Đàng Trong, để xác lập tư thế biệt lập với Chúa Trịnh sau chuyến bỏ Thăng Long về lại Thuận Hoá năm 1600, nên chỉ danh Đàng Ngoài và Đàng Trong đã trở thành phổ thông trong ngôn ngữ địa phương vùng Bắc Bố Chính. Bối cảnh lịch sử và những nét độc đáo của địa phương làm chứng cho nội dung câu ca dao Đàng Ngoài đã lắm cau khô.

Với tất cả nét tiêu biểu vừa điểm qua, Nguyễn Hoàng đã thật sự cải sinh miền đất phía nam Hoành Sơn thành một Thuận Quảng mới. Với Nguyễn Hoàng, Đàng Trong đã trở thành một phần lãnh thổ vĩ đại và phong phú từ sau năm 1600.

Chú thích:

1. Nguyễn Khoa Chiêm, Việt Nam Khai Quốc Chí truyện, nxb Nhà Văn, Hà Nội, 1994, tr 78 và Đặng Xuân Bẳng, Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2000, tr 444.
2. Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Quảng Bình, tập số 9, Nha Văn Hoá Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sàigòn, 1961, tr 141.
Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình, 900 năm nhìn lại, nxb Nhật Lệ, USA, 2006, tr 294.
3. Đại Nam Thực Lục, nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2001, tr 36.
4. Đại Nam Nhất Thống Chí, Tập 2, nxb Thuận Hoá, Huế, 2006, tr 8.
5. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, q. 18, tr 214.
6. Thực Lục, Sđd, tr 41.
7. Thực Lục, Sđd, tr 43,
8. Thực Lục, Sđd, tr 43.
9. Nguyễn Đức Cung, Sđd, tr 285.
10. Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hoá, Sàigòn 1973, tr 444.
11. Trần Gia Phụng, Nhà Tây Sơn, nxb Non Nước, Toronto, Canada, 2005, tr 33, ct # 1.
12. Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt, nxb Văn Nghệ, California, USA, 1989, tr 217.
13. Nguyễn Đức Cung, Sđd, tr 291.

Hoàng Đình Hiếu

 
Thông Báo
Phân Ưu
Vietcatholic
02:43 28/08/2009

Phân Ưu:



Bà quả phụ Nguyễn văn Hiển,

Nhũ danh Lucia NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

Là nhạc mẫu của anh Nguyễn Kim Ngân
Biên tập viên thường trực của cơ quan thông tấn xã VietCatholic.

Đã được Chúa cất về vào hồi 11:50 sáng ngày thứ năm 27 tháng 8 năm 2009, nhằm ngày 8 tháng 7 đủ năm Kỷ Sửu 2009, tại bệnh viện O’Connor, San Jose CA 95128, hưởng thọ 71 tuổi.
Linh cữu được quàn tại: Darling & Fischer Garden Chapel, 471 E. Santa Clara St., San Jose CA 95112 (góc đường 11, Downtown San Jose).

NGÀY, GIỜ THĂM VIẾNG & CẦU NGUYỆN

Thứ Bẩy, 29 tháng 8, 2009:

1:00 PM—9:00 PM, thăm viếng, cầu nguyện

(4:00 PM: phát tang và làm phép xác), cầu nguyện



Chúa Nhật, 30 tháng 8, 2009:

12:00 PM—9:00 PM, viếng xác và cầu nguyện

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009:

10:15 AM, lễ động quan
10:45 AM, Thánh lễ an táng tại nhà thờ St. Patrick Proto-Cathedral, 389 E. Santa Clara St., San Jose CA 95113.
12:00 PM, lễ hạ huyệt tại nghĩa trang Oak Hill Memorial Park, 300 Curtner Ave, San Jose CA 95125.

Linh Mục Trần Công Nghị cùng toàn ban Biên Tập VietCatholic xin thành kính phân ưu cùng tang quyến và anh chi Nguyễn Kim Ngân. Xin cho linh hồn Lucia sớm được hưởng nhan thánh Chúa

ViettCatholic.
 
Cáo phó: LM Phêrô Nguyễn Hoàng từ trần tại Kontum
GP Kontum
09:27 28/08/2009

CÁO PHÓ


Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)
Giáo phận Kontum - Việt Nam
và Gia Đình trân trọng báo tin:
Cha PHÊRÔ NGUYỄN HOÀNG
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 16h00, ngày 28.8.2009
tại Tòa Giám Mục Kontum.
Hưởng thọ 89 tuổi với 51 năm linh mục.
- Xác Cha Phêrô được quàn tại TGM Kontum,
số 56 Trần Hưng Đạo, Tp. Kontum.
- 19h30 ngày 29.8.2009: Nhập quan
- 17h45 ngày 30.8.2009: Di quan đến Nhà thờ Kon Rơbang.
- Lúc 7h00 thứ Hai, ngày 31.8.2009: Thánh lễ An táng
tại Nhà thờ Kon Rơbang, xã Vinh Quang, Tp. Kontum.
- An nghỉ tại Nghĩa trang Gx. Phương Quí, Giáo hạt Kontum.
Xin miễn phúng điếu, vòng hoa. - Xin Quý Cha mang lễ phục tím.
Xin quí vị hiệp ý cầu nguyện cho Cha Phêrô.

Vài dòng tiểu sử về Cha Phêrô Hoàng:
Sinh năm 1920 tại Mằng Lăng, Phú Yên.
- 1935: Học tại Tiểu CV. Kontum (khóa đầu tiên).
- 1944 - 1945: Học triết học tại Ghềnh Ráng, Qui Nhơn.
- 1954 - 1958: Học thần học tại ĐCV. Thánh Giuse, Sài Gòn.
- 09.9.1958: Thụ phong linh mục, tại Kontum.
- 1959 - 1963: Linh mục chánh xứ Gx. Kon Mahar.
- 1963 - 1974: Giám đốc trường Yao Phu Cuenot.
- 1966 - 1972: Kiêm nhiệm Gx. Kon Bơbăn.
- 1972 - 1974: Kiêm nhiệm Gx. Kon Rơbang.
- 1974 - 1975: Linh mục chánh xứ Gx. Kon Mahar.
- 10.1975 - 1988: Học tập.
- 1989 - 2000: Phụ trách Kon Bơbăn.
- 1996 - 2004: Tuyên úy Dòng Ảnh Phép Lạ.
- 2004 - 2009: Hưu tại Tòa Giám mục Kontum.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Về Già
Thérésa Nguyễn
21:38 28/08/2009

VỀ GIÀ



Thérésa Nguyễn

Nhớ ngày nào, dọc ngang đây đó

Nay về chiều, tựa gối tường xưa

Mỉm cười, ngắm chuyện nắng mưa.. cõi này!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Duyên Dáng Tuổi Hạc
Lê Trị
22:09 28/08/2009

DUYÊN DÁNG TUỔI HẠC



Ảnh của Lê Trị

Bước sang nắng Hạ hoa sen chớm nở

Tuổi xuân xanh bỗng chốc trở về già

Cánh sen tàn nhưng vẫn đầy duyên dáng

Mong đời người tuổi hạc giống như hoa.

(Lê Trị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền