Ngày 27-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Augustine, tiến sĩ hội thánh (354 AD – 430 AD)
Jos. Tú Nạc, NMS
05:51 27/08/2011
Thánh Augustine hay còn gọi là Augustine Hippo là một trong những nhân cách nổi tiếng nhất trong việc phát triển Ki-tô giáo Tây phương. Ông đươc công nhận là thánh hoặc thậm chí là một vị thánh trong Thiên Chúa giáo La Mã, và cũng là một trong những nhà thần học tiên khởi của Phong Trào Cải Cách việc giảng dạy về sự cứu rỗi và ân sủng. Tác phẩm “The Confessions” (Lời thú tội) của ông vẫn còn được đọc trên khắp thế giới. Nó được đánh dấu như cuốn Tiểu sử Tây phương đầu tiên.

Được coi như là người đầu tiên của thời kỳ trung đại hay cuối thời kỳ cổ đại thì ông vẫn mãi là hình ảnh sinh động với Ki-tô giáo và phạm trù lịch sử của tư tưởng Tây phương. Có nhiều dẫn chứng nổi tiềng đầy ấn tượng giữa những dòng trong các tác phẩm của ông. Một số quyển ông đã viết: On Christian Doctrine (Học thuyết Ki-tô giáo), The City of God (Thành phố của Chúa), On Trinity (Chúa Ba Ngôi).

Những dẫn chứng và trích dẫn bất hủ của Augustine:

Hãy lắng nghe từ moi phía.

Một điều không trung thực tất yếu vì được phát ra một cách xấu xa tồi bại, hoặc không sai lầm bởi được nói ra một cách nghiêm túc.

Bằng sự trung thành chúng ta được tuyển chọn và kết hơp trong sự hiệp nhất với chính bản thân, nhưng trái lại chúng ta sẽ bị khuếch tán thành nhiều dạng khác nhau.

Kiêng cữ toàn diện dễ hơn tiết chế hoàn hảo.

Phải chăng bạn muốn trở thành vĩ đại? Vậy hãy bắt đầu bằng sự tồn tại. Bạn khao khát xây dựng một kết cấu mênh mông và cao vút ư? Trước nhất hãy nghĩ về những nền tảng của sự khiêm tốn. Kết cấu của bạn càng cao thì nền móng của nó phải càng sâu.

Bạn không tin rằng trong con người có một chiều sâu uyên thâm được giấu kín đến nỗi ngay cả con người không biết nó là gì sao?

Đức tin là tin vào những gì bạn không thấy, sự tưởng thưởng của đức tin này là nhìn vào những gì mà bạn tin.

Khám phá biết bao nhiêu mà Thiên Chúa đã ban cho ta và từ đó đem đến những gì mà ta cần, phần còn lại thực sự là bởi tha nhân.

Lòng khoan dung độ lượng không phải là sự thay thế cho công lý bị chối bỏ.

Người nhân từ được tự do, cho dù người đó là một nô lệ; người độc ác bị nô lệ, cho dù người đó là một hoàng đế.

Vì chưng, chẳng tốt lành gì để những điều độc ác được tồn tại, quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa hẳn không cho phép, vì vượt qua sự hoài nghi điều dó thật dễ dàng, đối với Thiên Chúa không được thực hiện những gì ngoài ý định của Người, chỉ được thực hiện những gì là ý định của Người.

Tha thứ là sự miễn hình phạt của tội lỗi. Vì tha thứ mà những gì đã bị mất, và đã đươc tìm thấy, được lấy lại từ những gì đã mất.

Thiên Chúa phân xử rất công minh để đem cái thiện xua đi cái ác để không còn phải chịu đau khổ vì sự hiện diện của cái ác.

Thiên Chúa yêu thương mọi người trong chúng ta y như thể chúng ta duy nhất chỉ là một.

Người đố kỵ là người không có tình yêu thương.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức tình khác vì lẽ đó trong tâm hồn mà không tồn tại đức tính này thì không thể có bất kỳ một đức tính nào khác ngoại trừ dáng vẻ bên ngoài.

Con không tìm thấy Người, ôi lạy Chúa, trống vắng, vì con đã sai lầm trong việc kiếm tìm Người mà trống vắng nội tâm.

Thể xác của chúng ta được tạo dáng để thai sinh con trẻ, và cuộc sống của chúng ta là công trình phát kiến những tiến trình của sự sáng tạo.

Ôi tôi biết tôi yêu Người tuy muộn, ôi Vẻ Đẹp tức thì rất xưa và rất mới!

Khi tình yêu sống dậy trong ta, cũng là lúc vẻ mỹ miều trở giấc. Vì tình yêu là vẻ đẹp tâm hồn.

Lời thú tội của những việc làm thâm độc là sự bắt đầu trước tiên của những việc làm nhân đức.

Tôi đã tìm thấy ở Plato và Cicero khôn ngoan và trác tuyệt; nhưng tôi không bao giờ tìm kiếm một trong hai số họ. Đến với tôi tất cả đất trời là lao động và được chuyên chở nặng nề.

Hãy cho tôi sự tinh tuyền và tiết dục, nhưng không phải bây giờ.

Nếu chúng ta sống cuộc sống đạo đức, đó cũng là những lúc an vui. Vì chúng ta sống như thế nào thì cuộc đời cũng thế.

Thiên Chúa cho Con Một của Người xuống thế không tội lỗi, nhưng không bao giờ Người vắng bóng khổ đau.

Nếu chúng ta không có những tâm hồn duy lý, chúng ta sẽ không thế có được niềm tin.

Vẻ đẹp thực sự là món quà tuyệt vời của Thiên Chúa. Nhưng sự tuyệt vời không nên nghĩ là sự tuyệt vời quan trọng, Thiên Chúa ban bố nó cho cả người tội lội.

Nếu ta tin vào những gì mà ta yêu thích trong Tin Mừng, và chối bỏ những gì mà ta không thích, đó không phải là do tin Tin Mừng, mà tại chính ta.

Trong sự vắng mặt của công lý, quyền tối thượng nhận biết sự cướp bóc là gì?

Tình yêu và thực hiện đó là những gì mà ta yêu thích.

Phép lạ không phải là những gì mâu thuẫn với tự nhiên, mà chỉ mâu thuẫn với những gì chúng ta hiểu biết về tự nhiên.

Người ta ra ngoài sửng sốt trước những ngọn núi cao, trước những con sóng khổng lồ biển cả, trước những dòng chảy miên man sông nước, trước đại dương bao là vô tận, trước những chuyển động xoay quanh của muôn vì tinh tú, và họ đã làm ngơ không tự vấn.

Thật vậy, con người ước muốn được hạnh phúa ngay cả khi sống để tạo ra hạnh phúc là một điều không thể.

Ai có thể đặt ra những áp lực khác nhau vào hoạt động trong tâm hồn con người? Con người là một chiều sâu thăm thẳm, Ôi lạy Chúa, tóc trên đầu người ta dễ dàng để đếm so với cảm giác, những hoạt động tâm hồn.

Ý chí là cuộc đua như ngựa phải có người cưỡi.

Những người mà khư khư chiến thắng chẳng khác nào những người chinh phục bị chinh phục.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một linh mục bị kết án 2 năm lao động khổ sai vì từ chối gia nhập Hội Yêu Nước Trung Quốc
Lã Thụ Nhân
17:11 27/08/2011
Bắc Kinh (AsiaNews) – Hôm 25/08, chính quyền Trung Quốc đã kết án cha Wang Chengli – Giám Quản Giáo phận hầm trú Hà Trạch (Caozhou) ở tỉnh Sơn Đông - hai năm "tái giáo dục qua việc lao động", có lẽ vì ngài khước từ tham gia Hội Công giáo Yêu nước (PA) của chính quyền Trung Quốc.

Bản án đã được tuyên hôm 25/08. Vị linh mục Hà Trạch, 48 tuổi, được chuyển từ trại giam ở Dongming, đến trại giáo dục Tế Ninh, cách nhau 150 km. Chính quyền không cho phép gia đình (hoặc bất cứ ai khác) đến thăm ngài trong thời gian bị giam giữ, vì thế các chi tiết về việc kết tội ngài không rõ ràng. Tuy nhiên, một số nguồn tin Công giáo Hà Trạch cho hay bản án có liên quan đến sự kiên quyết của ngài trong việc từ chối gia nhập PA.

Cùng nguồn tin này cũng cho hay rằng phán quyết chống lại cha Wang có thể liên quan đến vấn đề tấn phong giám mục của Giáo Hội chính thức Giáo phận Hà Trạch. "Tái giáo dục qua lao động" là một bản án do cơ quan Công an áp đặt với mục tiêu cải tạo những người bất đồng chính kiến về chính trị, tôn giáo và các tội nhẹ.

Những người bênh vực quyền lợi hợp pháp và nhân quyền mô tả nó là một hình phạt với hệ thống giam giữ không cần xét xử, hoặc một phương tiện không cần bản án. Ước tính hơn 300 ngàn người dân Trung Quốc đang bị giam giữ trong các trại cải tạo. Công an bắt giữ cha Wang và ba linh mục khác vào khuya ngày 03 tháng Tám và đã đưa họ đến trại giam quận Dongming.

Người ta nói rằng họ không được cho ăn trong những ngày đầu bị giam giữ, nhưng sau đó họ đã được đưa thực phẩm. Ngoại trừ cha Wang, ba linh mục khác đã được thả trước đó, và đang thực hiện công việc mục vụ một cách lặng lẽ trong khu vực. Nhà nguyện bị giám sát chặt chẽ bởi các quan chức. Một người thân của cha Wang nói rằng ngài bị huyết áp cao và gia đình lo ngại cho sức khỏe của ngài. Gia đình ngài là người bản xứ của Sơn Đông, và là người Công Giáo qua nhiều thế hệ.

Người Công Giáo Hà Trạch khẩn khoản đề nghị các thành viên của Giáo Hội hoàn vũ và Tòa Thánh cầu nguyện cho cha Wang và làm mọi việc để ngài được thả. Vị linh mục, sinh ra ở Duyện Châu, đã dẫn dắt cộng đoàn hầm trú tại Hà Trạch trong những năm gần đây. Được thụ phong linh mục vào năm 1991, năm nay cha Wang kỷ niệm 20 năm linh mục.

Trong khi đó, nhóm 30 người Công Giáo cộng đoàn hầm trú Giáo phận Thiên Thủy (Cam Túc) đã được thả hôm 25/08. Họ gồm Đức Giám Mục hồi hưu Casmirus Wang Milu, Cha Giám quản Wang Ruohan, và một số linh mục cùng khoảng 20 vị lãnh đạo giáo dân. Một nguồn tin Công giáo cho hay họ đang "vui mừng khi thấy người trở về". Trong lời cầu nguyện buổi tối "chúng tôi tạ Chúa".
 
Trung Quốc ''xâm lược'' Việt Nam: kinh tế, các vùng biển và cuộc sống của người dân
Lã Thụ Nhân
17:11 27/08/2011
Hà Nội (AsiaNews) - Trung Quốc không chỉ muốn chiếm 85% diện tích mặt nước Biển Đông của các nước khu vực Đông Nam Á, nhưng từ năm 2010 đã thực hiện một chương trình bành trướng nơi tất cả các nước đang phát triển của lục địa này. Đây là ý kiến của các chuyên gia về lịch sử, được khẳng định bởi những gì đang xảy ra tại Việt Nam, nơi có sự hiện diện ngày càng tăng của các doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc, rất nhiều người trong số họ là công nhân bất hợp pháp.

Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, cựu phát ngôn viên của Dòng Chúa Cứu Thế, thì e sợ rằng "sự xâm lược của Trung Quốc sẽ đưa đất nước vào tay của những người lãnh đạo vô thần và duy vật của Bắc Kinh. Nếu chúng ta mất nước, chúng ta mất tất cả mọi thứ. Và Trung Quốc sẽ buộc Giáo Hội Việt Nam theo mô hình Trung Quốc, sẽ buộc chúng ta tách rời khỏi Tòa Thánh và phá vỡ sự hiệp thông trong Giáo Hội".

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/08 của Người Việt Online, cha tuyên bố rằng "đã làm việc mười năm giữa các tín hữu ở các giáo xứ miền núi xa xôi. Tôi đã chứng kiến hành vi xấu xa của công nhân Trung Quốc, những kẻ bắt nạt dân làng. Nhiều lần sau khi ăn uống, chúng không muốn trả tiền. Và nếu dân làng phản đối, họ sẽ gọi hàng ngàn công nhân khác để tấn công và phá hoại nhà cửa".

Tại Việt Nam, "sự mở rộng kinh tế Trung Quốc" được đại diện bởi người lao động bất hợp pháp Trung Quốc. Gần đây, báo chí và các chuyên gia đã cảnh báo về tình hình bất thường của công nhân Trung Quốc tại Việt Nam. Hầu hết các nhân viên không có các kỹ năng chuyên môn, và các công nhân này đang gây ra sự bất ổn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự, chính trị cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội", và tháng Năm 2011 đã có 74.000 lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong số các nhân viên làm việc, 90% là người Trung Quốc, đa số là người lao động".

Người Trung Quốc hiện diện trải đều từ tỉnh Lạng Sơn (gần biên giới với Trung Quốc) đến Cà Mau (tỉnh cực nam). Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch của Quốc hội (nguyên là Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB-XH), nói rằng bà "lo ngại về các công nhân Trung Quốc bởi vì họ hiện diện khắp nước, cả xa xôi như tỉnh Cà Mau".

Và hầu hết họ là bất hợp pháp. UBND tỉnh Ninh Bình đã thừa nhận trên 2.000 công nhân Trung Quốc có mặt ở tỉnh này, trong đó có 1.500 người không có giấy phép lao động. Lao động nhập cư là bất hợp pháp. Ngay cả ở Tây Nguyên: các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch gây tranh cãi về khai thác bauxite ở Nhân Cơ, Tân Rai với hàng ngàn công nhân Trung Quốc, nhưng chỉ 25% trong số họ có giấy phép. Ở địa bàn tỉnh Cà Mau, chỉ có 690 người trên 1.700 nhân viên được phép làm việc”.

Một quan chức về Lao động và Xã hội của tỉnh Cà Mau nói với hãng Tin Tức Á Châu rằng "vào tháng Tám năm nay, khi chúng tôi đi vào nhà máy kiểm tra, vị Giám đốc, người Trung Quốc, đã vắng mặt và đã kêu nhân viên của mình đi khỏi (nhà máy). Vì vậy, chúng tôi không biết chính xác có bao nhiêu người".

Một ký giả từ Quảng Ngãi giải thích rằng "lý do đằng sau tình trạng này là các dự án xây dựng của chính quyền Việt Nam trao tặng cho các nhà thầu Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc đã thực hiện các dự án ở khắp nơi".

Người dân Thanh Hóa nói rằng "khi các công nhân Trung Quốc vào các cửa tiệm, thường họ bắt đầu gây phiền toái. Đã có người chứng kiến tận mắt những người buôn bán bị đánh đập. Hàng trăm người, đôi khi người dân bị tấn công bằng dùi cui. Chính quyền địa phương không có quyền lực và người dân mất niềm tin. Người dân phải tự bảo vệ mình".
 
Các Nhà thờ Công giáo bị hư hại trong trận động đất Đông Bắc Hoa Kỳ
Lã Thụ Nhân
17:10 27/08/2011
Washington DC (CNA) – Các nhà thờ trong Tổng Giáo Phận Washington và Baltimore bị một số thiệt hại trong trận động đất ngày 23 tháng Tám làm rung chuyển Đông Bắc Hoa Kỳ. Các nhà thờ lâu đời nhất ở Tổng Giáo Phận Baltimore sẽ đóng cửa để sửa chữa ít nhất là vài tuần.

Nhà thờ Công Giáo Thánh Patrick ở vùng lân cận Fells Point của Baltimore đã bị xem là không an toàn. Tháp chuông nhà thờ bị hư hại nặng, một số phần cụ thể của nhà thờ bị sập và một mảnh vỡ đã khoét xuống vỉa hè.

Đức Tổng Giám Mục Edwin O'Brien của Baltimore đã đến thăm nhà thờ vào sáng hôm 24 tháng Tám và xem xét những thiệt hại với cha quản xứ Robert Wojtek.

Đức Tổng Giám Mục O'Brien nói với tờ The Catholic Review rằng: "Chúng tôi tạ ơn Chúa vì không có ai bị thương. Cần một thời gian trước khi chúng tôi mở cửa trở lại. Chúng tôi muốn mọi việc trở lại như thường lệ ngay khi chúng tôi có thể, nhưng mọi người đều biết chúng tôi muốn nó an toàn".

Các công việc sửa chữa sẽ tháo dỡ có chọn lọc và ổn định tháp chuông. Đức Tổng Giám Mục cho hay: “Các cần cẩu đang đến, và chúng sẽ ở đây vài tháng. Ở đây có một lịch sử tuyệt vời. Chúng tôi ý thức về điều đó, và nhà thờ (Thánh Patrick) đã có nhiều năm phục vụ. Chúng tôi sẽ không làm tổn thương nó bằng bất kỳ cách nào".

Giáo xứ được thành lập vào năm 1792 và nhà thờ hiện nay được xây dựng vào năm 1898. Gần đây nhà thờ trở thành một khu truyền giáo của Giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tổng giáo phận sẽ điều hành các xe buýt đưa đón đến Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu cho đến khi việc sửa chữa nhà thờ được hoàn thành.

Cha Wojtek đang trình bày cho một du khách xung quanh Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nơi ngài là chánh xứ, thì chấn động của trận động xảy ra. Ngài cho hay: "Đèn bắt đầu lúc lắc. Chúng tôi ở phía sau của nhà thờ, và tôi nghĩ rằng một cửa sổ đã bị thổi tung ở chỗ dàn hợp xướng. Hai ngọn nến canh thức rớt xống, và một cây vị vỡ. Sau đó, tiếng còi báo động bắt đầu vang lên, và tôi biết nó là điều gì đó".

Tổng Giáo Phận Baltimore tuyên bố thiệt hại nhỏ ở hai nhà thờ khác đều ở phía đông Baltimore.

Các nhà thờ trong Tổng Giáo Phận Washington cũng bị hư hại nhỏ. Ống khói nhà xứ tại giáo xứ Thánh Danh ở phía đông bắc Washington đã bị gãy trong trận động đất và trúng vào hai chiếc xe hơi, mặc dù không ai bị thương.

Tại giáo xứ St Gabriel ở phía tây bắc Washington trần nhà bị rớt trong cung thánh. Thánh giá trên nóc nhà thờ Thánh Phêrô ở Đồi Capitol bị sụp đổ, cũng không có thương tích cho bất cứ ai. Nhà thờ Đồi Canvê ở Forestville bị hư hại tháp chuông, trong khi trường K-8 của nhà thờ phải chịu nhiều thiệt hại. Theo tường thuật của Catholic Standard, nhân viên quản lý cơ sở đang đánh giá mức độ thiệt hại.

CNA đã liên lạc với Tổng Giáo Phận Washington để cập nhật thông tin nhưng không nhận được trả lời.

Trận động đất 5,8 độ richter bất thường xảy ra vào trước 2 giờ chiều ngày thứ Hai. Nó gây ra thiệt hại đáng kể "tháp trung tâm" của Nhà thờ Chánh Tòa Quốc Gia Washington của Hội Đồng Giám Mục.
 
Viên chức Vatican thúc giục người Công Giáo tái khám phá thiên chức làm mẹ
Lã Thụ Nhân
17:11 27/08/2011
Rôma, Italy (CNA) - Chủ tịch Học viện Giáo Hoàng về Sự Sống, Đức Tổng Giám Mục Ignacio Carrasco de Paula, mới đây cho Hãng Thông Tấn CNA hay rằng định nghĩa ban đầu của thiên chức làm mẹ là một quà tặng từ Thiên Chúa phải được tái khám phá.

Đức Tổng Giám Mục Carrasco cho biết: "phản ứng với tin tức trở thành một người mẹ nên quay trở lại những gì đã luôn luôn phải thế, là một phản ứng của niềm vui", làm cho chúng ta nói lên câu "chúc mừng". Ngài cũng nói thêm rằng phản ứng đối với một bà mẹ không nên là "’Tôi lấy làm tiếc’, như chúng ta nói với những người bị bệnh".

Ngài nhắc lại rằng Đức Chân Phước Gioan Phaolô II là người đã truyền cảm hứng 25 năm về trước để lập nên Học viện Giáo Hoàng dành cống hiến cho việc bảo vệ sự sống con người. Đức Tổng Giám Mục cho hay thêm: "Ngài là người đầu tiên nhận ra rằng Giáo Hội cần một học viện dành cho các vấn đề của sự sống như y sinh học hoặc công nghệ sinh học".

Đức Tổng Giám Mục Carrasco nói rằng trọng tâm trong năm nay của cơ quan này nằm trong ba lĩnh vực: tổn thương hậu phá thai, các ngân hàng dây rốn và các phương pháp điều trị vô sinh. Về tổn thương hậu phá thai, ngài cho hay thật cần thiết điều kiện để được "định nghĩa cũng như có hoặc không một cách điều trị".

Ngài cũng thảo luận các vấn đề đạo đức xung quanh các ngân hàng dây rốn "về bản chất kinh tế", bởi vì "có một thị trường mới, trong đó có cung và cầu". Yếu tố này là nơi mà các vấn đề đạo đức có vai trò.

Tương tự như thế, ngài giải thích rằng phương pháp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bao hàm "những vấn đề đạo đức rất nghiêm trọng bởi vì một đứa trẻ được tạo ra trong phòng thí nghiệm và có thể dễ dàng trở thành đối tượng của sự lôi kéo". Ngài nói thêm quá trình này phức tạp hơn bởi việc lựa chọn và phá hủy nhiều phôi thai.

Đức Tổng Giám Mục Carrasco cũng lưu ý rằng việc bảo vệ sự sống con người cũng nên bao gồm việc giúp người già. "Trong thử thách lớn cuối cùng mà họ phải vượt qua, họ cần sự giúp đỡ đặc biệt, và tôi không có ý nói chỉ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, nhưng còn giúp đỡ về mặt cá nhân, cảm xúc và tôn trọng phẩm giá của họ".

Đức Tổng Giám Mục nói thêm chúng ta phải nhớ lại rằng "họ không phải là người trở thành vô ích cho xã hội và không có gì còn lại để nói đến".
 
Chào tạm biệt ĐHY Aloysius Ambrozic (1930-2011) nguyên TGM Toronto
Đominic David Trần
22:49 27/08/2011
Xin cảm ơn và chào tạm biệt ĐHY Aloysius Ambrozic (1930-2011) nguyên Tổng Giám Mục Toronto

Vào ngày 28/06/2011 vừa qua cũng trên trang nhất của VietCatholic đã trang trọng đăng bài viết Đội ơn Thiên Chúa-Cảm ơn Canada ( Sermont of the Most Rev. Aloysius Ambrozic, Dominic David Trần chuyển ý ) là bài giảng của Đức Cha Aloysius Ambrozic chủ tế trong Thánh Lễ ngày 28/06/1981 tại chính St.Cecilia's church of Toronto -Nhà thờ của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto nhân kỷ niệm ngày toàn Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam trong vùng Đại Thủ phủ Toronto xin kính dâng Thánh Lễ trọng thể này để đội ơn Thiên Chúa và cảm ơn Đất nước, Giáo hội Công giáo, Chính phủ và Nhân dân Canada đã rộng lòng bảo trợ và nhận lãnh 50,000 người thuyền nhân-tỵ nạn Việt Nam và Đông dương vào Canada. (Xin xem lại bài viết đăng ngày 28/06/2011 của VietCatholic)

Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đại thủ phủ Toronto đều có những kỷ niệm thân thương với Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto vì nhiều lẽ nhưng có 2 điều lớn nhất không thể nào quên:

- Với phía Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam: từ khi được tấn phong làm Giám Mục Phụ tá TGP Toronto cho đến khi được vinh thăng làm Tổng Giám Mục Toronto, Đức Cha Ambrozic ngày ấy làm việc và văn phòng của ngày ở ngay cạnh Giáo Xứ St.Cecilia's church of Toronto tức là Nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto. Đức Cha Ambrozic ngày ấy là TGM Phụ Tá Central Toronto Region kiêm Đặc trách Mục vụ Đa văn hóa-Đa sắc tộc và Di Dân của Tổng Giáo phận Toronto.

Chính ĐGM Ambrozic đã thỏa hiệp và yêu cầu các Linh Mục Tu Sĩ Chi Dòng Đức Mẹ Đồng Công Việt Nam từ Carthage hoặc Detroit-Hoa Kỳ băng qua biên giới đến dâng lễ và phục vụ Cộng đoàn Công giáo tỵ nạn-thuyền nhân Việt Nam tại khu vực Toronto từ 2/1976 đến 2/1980. (Nhân bài tưởng niệm này cũng xin ghi lại lời cảm ơn đến các Linh Mục và Tu sĩ Ignatius Lê An Đại, Barnabe Nguyễn Đức Thiệp, Matthias Maria Trần Minh Mẫn, Aloysius Maria Trần Ngọc Thoại và các Linh Mục Tu sĩ khác của Chi Dòng Đồng Công Việt Nam tại Hoa Kỳ đã vì Chúa, vì đồng bào đồng đạo vượt qua biết bao là khó nhăn của những ngày tháng đầu tiên người giáo sĩ và giáo dân Việt Nam ly hương- tỵ nạn- thuyền nhân trên lãnh thổ Bắc Mỹ.)

Vào cuối tháng 2/1980 khi công việc phục vụ qua biên giới và nhiệm vụ của riêng Dòng Đồng Công không thể cùng chu toàn được nữa: Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại khu vực Đại thủ phủ Toronto lại lâm vào cảnh giáo đoàn bơ vơ côi cút tản mát như những ngày đầu tháng 5/1975 nghĩa là không có Linh Mục Giáo sĩ chăm sóc phần hồn bằng tiếng bản quốc Việt Nam. Cũng chính Đức Cha Ambrozic đã kêu cứu các Đấng bản quyền khác như Montreal, Quebec giúp đỡ cũng như ngài trực tiếpphúc trình lên tận Các Thánh Bộ Giáo Sĩ và Truyền Giáo tại Rôma.

Cũng vì lời thỉnh cầu ấy mà ngày 16 tháng 07 năm 1980 mà Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, gốc Dòng Salesian Don Bosco, chịu chức được 5 năm, từ trại tỵ nạn Pulau Bidong-Mã Lai vừa đến tạm trú tại Foyer Phát Diệm đã được sai đi đến với những anh chị em đồng hương đồng bào tại Toronto, Canada. Sau này khi số lượng giáo dân tỵ nạn thuyền nhân di dân Việt Nam đến Toronto tăng mạnh, cũng chính ĐTGM Ambrozic đã xin ĐTGM Ottawa viện trợ LM Giuse Trần Xuân Lãm từ khu vực thủ đô Ottawa về Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto vào ngày 15/08/1993.

Ngày 18/11/1986 Đức Cha Ambrozic vừa được vinh thăng Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Tổng Giám Mục Toronto đã thay mặt Đức Hồng Y Gerald Emmett Carter đương kim Tổng Giám Mục Toronto dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và tuyên đọc sắc chỉ chính thức nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Toronto thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.

Ngày 19/06/1988 chính Đức TGM Ambrozic đã long trọng chủ tế Đại Lễ kính mừng 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto- St. Cecilia's church cùng ngày Giáo hội hoàn vũ long trọng tôn vinh 117 Đấng Tử Đạo Việt Nam hiển thánh tại giáo đô Rôma.

Trong ký ức của những giáo dân Việt Nam tại Toronto từ năm 1976 (năm Đức Cha Ambrozic được tấn phong Giám Mục Phụ Tá và người Việt Nam tỵ nạn thuyền nhân đầu tiên tại Toronto) đến 1988 (khi Đức Cha Ambrozic nhậm chức Tổng Giám Mục và vinh thăng Hồng Y) mỗi khi dâng Thánh Lễ xong Đức Cha Ambrozic đều xuống dưới basement Nhà Thờ dùng chung bữa cơm Việt Nam và lắng nghe những tiết mục giúp vui văn nghệ của người Công Giáo Việt Nam. Qua những tâm tình chia xẻ của Đức TGM Ambrozic vào ngày ấy người giáo hữu Việt Nam tỵ nạn thuyền nhân bớt đau đớn khi được biết rằng Đức Cha Ambrozic mất quê hương và phải lưu lạc trong các trại tạm cư trong thời Đệ Nhị Thế Chiến trước khi được tỵ nạn định cư tại Canada. Đức Cha Ambrozic đã chăm sóc người Việt Nam không chỉ theo bổn phận của một vị Giám Mục nhưng còn hơn thế nữa: ngài thương yêu người Việt Nam như một người Công giáo thiếu quê hương và người bị mất quê hương.

-Với hàng ngũ Linh Mục Giáo sĩ Việt Nam tại Toronto: ngoài hai Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá và Giuse Trần Xuân Lãm ra - hầu hết các Linh Mục Việt Nam tại Toronto đều do chính Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic đặt tay truyền chức và trong số các tiến chức này- chính ĐTGM Ambrozic đã bổ nhiệm LM Vinhsơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Cha Sở đầu tiên của cả St.Cecilia's church và Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, ngài chọn LM Vinhsơn Nguyễn vào Hội đồng Linh Mục Giáo phận, và ngài gởi LM Vinh sơn Nguyễn sang Giáo đô Rôma học Cao học Giáo Luật vào năm 2006.

Ngày 06 tháng 11 năm 2009 Đức Giáo Hoàng Benedictus XVI đã ban sắc chỉ chọn LM Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn-Trưởng Giáo phủ làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronro. Vị Giám Mục trẻ tuổi nhất, người Việt Nam-Á châu đầu tiên của lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada và Toronto.

Thế nào là sự chính trực, quân tử và thiện tri thức? Xin vui lòng xem lại trích đoạn bài viết ngày 28/06/2011 như sau:

TORONTO: Thứ Sáu ngày 26/08/2011 Tòa Tổng Giám Mục Toronto đã ra thông báo cho biết Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic vừa được gọi về Nhà Cha trên Trời ở tuổi thọ 81. Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic đảm đương sứ vụ Tổng Giám Mục Toronto từ năm 1990 đến 2006. Ngài qua đời sau cơn bệnh nặng kéo dài hơn 5 năm qua. Đức cố Hồng Y Ambrozic chào đời năm 1930 tại lãnh thổ Slovenia và ngài đã phục vụ qua hơn 56 năm Linh Mục và 35 năm Giám Mục. Một trang tưởng niệm dành riêng cho ĐHY Ambrozic đã được thiết lập trên địa chỉ trang nhà của TGP Toronto. Hình chụp ĐHY Ambrozic luôn thăm viếng các bệnh nhân và những vần thơ do ngài viết còn lưu lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Canada và Toronto.

Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta tìm kiếm;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta kết hợp mật thiết;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta noi gương theo;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng luôn ở cùng chúng ta để cho chúng ta có thể được ở với Thiên Chúa.
Chúng ta cộng tác với mọi người : điều này đúng;
Chúng ta học hỏi từ mọi người : điều này đúng.
Thế nhưng chỉ ở trong chính Đức Chúa Giêsu chúng ta mới tìm thấy được căn tính thực sự và mục đích tối hậu của con người phàm nhân chúng ta.
Thiên Chúa là Anpha và là Ômêga; Thiên Chúa là Khởi Nguyên và là Sự Tận Cùng
của mỗi người trong chúng ta-và của mọi kiếp phàm nhân trong cõi nhân sinh.


(Dominic David Trần chuyển ý)

TORONTO: Thứ Bảy 27/8/2011 và trong muôn ngàn những tin tức quay cuồng của đời thường tại Toronto và thế giới, các báo thế tục đăng tấm hình chụp ĐHY Aloysius đang phát biểu trong Đại Lễ tấn phong Đức Cha Thomas Collins, Đấng bản quyền được Tòa Thánh chọn kế vị làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Toronto đời thứ 10 một cách trang trọng kèm theo những hồi tưởng về ĐHY Ambrozic của một số cá nhân lãnh đạo chính quyền và người đời thường để chia xẻ với Giáo hội và bạn đọc. Chúng ta hãy xem coi những người khác văn hóa, quốc tịch và quan điểm với người Công Giáo Việt Nam tại Toronto đã nghĩ về cuộc đời phục vụ của ĐHY Ambrozic ra sao.

" Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic: Một người ưa thích làm việc thực tế hơn là chỉ nói suông - đãi buôi cho qua lẽ. Ngài là một người cổ vũ không hề biết mệt mỏi cho Nguời Tỵ Nạn và luôn bênh vực Người Di Dân."

ĐHY Ambrozic đã vươn lên đến phẩm trật cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo tại Canada, ngài là Tổng Giám Mục Toronto từ 1988 đến 2007 . Cuộc đời phục vụ và nhân đức của ngài có mang một chút bí ẩn và có đôi chút khó hiểu. Những bạn bè, thân hữu đều mô tả ĐHY Ambrozic như một người tuy rất lịch sự nhã nhặn nhưng lại cương quyết và kiên định lập trường; một người rất đáng kính và luôn trân trọng mọi người nhưng lại rất mềm dẻo và không câu nệ. ĐHY Ambrozic ít nói, ít lời nhưng những lời nói, những phát biểu của ĐHY mang nhiều sức mạnh; và có đôi khi những phát biểu đó đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi tại Toronto và Canada.

Thí dụ như vào năm 2005, ĐHY Ambrozic đã viết một bức thư ngỏ kính gởi đến ngài Paul Martin Jr, đương kim Thủ Tướng Liên Bang Canada thời đó, để thúc giục và yêu cầu Thủ Tướng Paul Martin hãy làm hết sức để ngăn chặn đự thảo Luật công nhận hôn nhân Đồng giới tính (same sex marriage) tại Quốc Hội Liên Bang Canada. Chính hành động này đã làm cho ĐHY Ambrozic phải hứng chịu biết bao là lời chỉ trích, công kích từ những phía ủng hộ hôn nhân đồng giới tính và những thế lực sau lưng các nhóm này phản đối kịch liệt.

Thế nhưng, với những người quen biết ĐHY Ambrozic thì lại phát biểu trái ngược lại; họ nói rằng; " ĐHY Ambrozic yêu thương và chân thành phục vụ mọi người bất kể những khác biệt sâu nặng về thành kiến, tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm...." Bà Kitty McGilly, một giáo viên Trung Học Công giáo phát biểu cảm tưởng;

" ĐHY Ambrozic là người luôn đồng cảm với mọi người. Ngài không bao giờ quên làm những điều lành phúc đức và những người luôn giúp đỡ người khác. Ngài hoà nhịp sống cá nhân và đặc biệt dâng hiến cả đời cho Tổng Giáo Phận, cho Đại Đô thị Toronto - và cho Đạo Công Giáo (Catholicism) - nhất là sự Đa dạng , về cả văn hóa và sắc tộc của Đại đô thị và cách riêng TGP Toronto. Ngài luôn chăm sóc cho mục vụ đa văn hóa sắc tộc và di dân, một sứ vụ có lúc rõ ràng bị xao nhãng và xem nhẹ. Đức Hông Y Ambrozic không hề mong đợi Giáo Hội Công Giáo Canada và TGP Toronto chỉ đơn thuần là nh ững người Canada nói tiếng Anh hay tiếng Pháp ( He didn’t expect the church to just be French and English,”)

(Ghi chú của David Trần: Tổng Giáo Phận Toronto có hơn 125 sắc dân- trong tổng số hơn 1,900,000 giáo dân, trong mỗi ngày Thánh Lễ được cử hành ít nhất với 36 ngôn ngữ khác nhau không kể Quốc ngữ Việt Nam tại 4 Thành phố Toronto, North York, Mississauga, Scarborough - đã khiến cho Tổng Giáo Phận Toronto trở thành TGP đa văn hóa đa sắc tộc di dân đa dạng lớn nhất thế giới. Mặc dù theo lịch sử và theo Hiến Pháp, Canada nhận song ngữ Anh-Pháp là tiếng nói chính thức offical bilingual).

ĐHY Aloysius Ambrozic sinh năm 1930 tại Gaberje, một thôn làng nhỏ bé trong lãnh thổ Slovenia. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, gia đình ngài phải bỏ làng quê đi tản cư vào năm 1945. Nhưng bước chân ra đi bỏ lại làng quê Gaberje lần duy nhất ấy cũng là lần vĩnh biệt quê hương. Trong các năm tản cư tiếp theo, gia đình ngài và những nạn nhân Thế chiến đã bị đẩy đưa qua lại hết trại tạm cư của nước này đến trại tỵ nạn chiến tranh khác sau cùng là ở ven biên giới nước Áo.

Sống trong cái thời buổi đầy những đe dọa chết người của cả Chủ nghĩa Phát xít Hítle Đức và Cộng sản ở Âu châu, năm 1998 ĐHY Ambrozic đã nhớ lại và phát biểu với đệ nhất nhật báo Toronto Star của Canada; " Chỉ có Giáo Hội của Chúa là điều vững chắc nhất còn tồn tại được; mãi sau nữa mới là đến mái gia đình."

Chàng thanh niên Ambrozic, vì lẽ đã mất quê hương và mất xứ sở, nên ngài đã lớn lên trong các trại tạm cư và tỵ nạn chiến tranh ở bên lề biên giới các nước Trung Âu nên cũng cố gắng tốt nghiệp bậc Trung Học trong các trại Tỵ Nạn. Cả gia đình ngài được Canada nhận cho nhập cư tỵ nạn chiến tranh vào năm 1948, khi đến Toronto ngài đã xin gia nhập vào Đại Chủng Viện St. Augustine.

"Đức cố Hồng Y Ambrozic hiểu rất rõ về ý nghĩa của chiến tranh và những cái gọi là cuộc Cách mạng , và vì vậy ngài đã mang tất cả những điều tế nhị nhất, khó nói nhất và dễ gây đụng chạm lòng người đó vào trong sứ vụ và trong cả cuộc đời ngài." Nghị viên của Hội Đồng Đô thị Toronto là ông Joe Mihevc, người đã nhận ĐHY Ambrozic là Cha linh hướng, đã phát biểu như vậy.

Đại chủng sinh Aloysius Ambrozic được thụ phong Linh Mục vào năm 1955 sau đó đưọc bài sai đi phục vụ ngắn hạn tại Giáo xứ ở Port Colborne. Vốn là người cả đời yêu thích học tập nghiên cứu nên trong thập niên sau đó sau đó ngài trở về làm giáo sư Đại Chủng Viện St. Augustine, Scarborough và đi du học nhận bằng Cao học tại giáo đô Rôma và Tiến sĩ tại Tây Đức.

Ngài trở lại Toronto vào đầu những năm 1970 và được Tòa Thánh chọn làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto vào năm 1976, tấn phong Tổng Giám Mục TGP Toronto vào năm 1988 và vinh thăng lên tước vị Hồng Y vào năm 1998. Trong suốt thời gian phục vụ tại TGP Toronto, ngài đã tích cực tham gia vào Ủy ban Đặc trách Di dân Công Giáo, cơ quan chuyên giúp đỡ những người di dân- tỵ nạn mới đến định cư tại Canada.

Nghị viên Mihevc phát biểu; "Cá nhân tôi nghĩ rằng sự dấn thân tích cực vào mục vụ Di dân chính là qùa tặng và là sự nghiệp tốt lành nhất mà ĐHY Ambrozic đã đóng góp cho đất nước Canada và Giáo hội. ĐHY đã là người lớn tiếng mạnh mẽ bênh vực cho người Tỵ Nạn và Di dân.

Dalton McGuinty, đương kim Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario cùng cảm tưởng với Nghị viên Mihevc, trong bản tuyên bố của Tỉnh Bang đã trang trọng phát biểu;

" Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic đã giúp đỡ biết bao người dân mới định cư tại Toronto và Canada, ngài đã đem lại cho họ cái cảm giác được thực sự chào đón như trong gia đình thông qua tất cả những công ciệc và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Cá nhân tôi thất hân hạnh đã có nhiều dịp gặp Đức Hồng Y Ambrozic và tôi sẽ nhớ mãi Đức Hống Y Ambrozic vì những dấn thân tích cực, những công việc tốt lành ngài đã phục vụ vì Chúa và vì Giáo Hội."

Các quan điểm mang tính chất truyền thống của ĐHY Ambrozic thường làm cho những phe nhóm theo trường phái phóng túng (liberal factions) tại Toronto phản ứng và công kích ngài. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic đã mãnh dạn phản kháng lại 3 đề nghị: thụ phong Linh Mục cho phái nữ - kiểm soát sinh đẻ - Phá thai.

Nhà văn Joanna Manning, vốn là nữ tu sĩ đã xuất Dòng, sau này đã ồn ào chỉ trích Giáo Hội và ĐHY Ambrozic về 3 đề nghị thuộc về Giáo lý Chính thống nói trên của Đạo Công Giáo. Vị cựu tu sĩ này tìm mọi cách để hô hào làm 3 điều trên gọi là cải tổ Giáo hội.

Thế nhưng cũng theo một vị nữ thân hữu khác, Suzanne Scorsone, thì ; " Dù thế nào đi nữa, ĐHY Ambrozic chỉ đơn giản đứng vững và bảo vệ đúng các Học thuyết chính thống của Giáo Hội Công Giáo. Có những người thích nói , thích phê phán chê bai điều này điều nọ thuộc về Giáo hội thế nhưng tốt nhất là tự chính họ hãy nhìn vào gương xem coi mặt mũi của họ ra sao trước đã rồi hãy chỉ trích và công kích mặt mũi người khác. Chẳng bao giờ ĐHY Ambrozic chê bai , bài bác hay chỉ trích cá nhân nào . Ngài chỉ biết phục vụ Giáo Hội và mọi người. Ngài luôn là hiện thân của một nhân cách hoàn toàn công minh và chính trực. (He was always a person of complete integrity,”).

Suzanne Scorsone, nay là Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu của TGP Toronto kể lại; " Lần đầu tiên tôi gặp ĐHY Ambrozic - đó là những năm đầu thập niên 1970 khi tôi vừa tốt nghiệp hậu Đại học. Tôi đã đến gặp ngài để xin giúp đỡ những khó khăn trong Luận án tốt nghiệp bậc Cao Học của tôi ; và ĐHY đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi mặc dù ngài không phải là Giáo sư cố vấn của tôi."

Bà giáo viên McGilly lại cho biết một điều khác; " Vị giáo sĩ đáng kính này luôn luôn tìm ra được thời gian để dành giúp đỡ cho những người trẻ hiện đang phải đánh vật với các vấn đề thiêng liêng và đạo đức. Có một lần, dù đang dự Hội nghị ở Toà Thánh Roma, ngài đã sắp xếp thời gian để giúp đỡ về linh đạo và cuộc sống cho 14 thiếu niên Toronto vừa đến Rôma lần đầu."

Bà giáo McGilly lại nói thêm một bí mật khác; " Trong suốt cuộc đời phục vụ của ngài, ĐHY Aloysius Ambrozic đã lặng lẽ dùng tiền riêng và các khoản tiết kiệm của chính ngài để làm học bổng (bursaries) giúp đỡ hay trợ cấp cho các sinh viên khó khăn và hiếu học. ĐHY đã chỉ thị phải làm sao để cho những sinh viên nhận học bổng đó - sẽ không bao giờ tìm ra và biết được rằng những học bổng và trợ giúp sinh viên khó khăn đó là từ chính nơi ĐHY Ambrozic. "

Bà giáo McGilly lại vui vẻ kể thêm (vì ĐHY đã về với Chúa- nên bà không phải giữ ý nữa); " Tuy là một học giả uyên thâm, thế nhưng ĐHY Ambrozic rất ngại ngùng khi phải bước vào những nơi dành cho những người có tiếng tăm. ĐHY thường nói với tôi rằng ngài không cảm thấy dễ chịu khi phải pha mình vào những nơi đầy những hào quang, và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi giới. " Bà tường thuật tiếp;

" Qúy vị có biết không; khi được tuyển chọn vào Hồng Y Đoàn, báo chí truyền thông các giới đã lập lại lời giới thiệu; Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic nay trở thành một vị Hoàng Tử của Giáo Hội Công Giáo (a Prince of the Church) ; nghe vậy Đức Hồng Y than thở với chúng tôi- " Tôi vừa được giới thiệu như là vị Hoàng Tử của Giáo Hội Công Giáo. Giời ơi, thân tôi mà Hoàng tử, Hoàng tôn nỗi gì? Tôi không muốn là Hoàng tử, tôi chỉ mong được làm người đầy tớ làm công trong vườn nho của Thiên Chúa, tôi chỉ mong được trở thành một Mục tử chăn chiên trọn vẹn mà thôi."

Bà giáo McGilly kết luận; " Vâng , đó chính là chân dung chân thực của ĐHY Ambrozic mà chúng tôi đã chứng kiến và mong cho mọi người biết về con người thực sự của Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic."

Đã có nhiều Đấng bậc và nhiều người Canada thương qúy người Việt Nam, trong đó có cả vị tiền nhiệm của ĐHY Ambrozic là Đức cố Hồng Y Gerald Emmett Carter và những đấng bậc kế vị ĐHY TGM Ambrozic như Đức Cha Thomas Collins TGM Toronto hiện nay, Đức Cha Nicola de Angelis GM Chính Tòa GP Peterborough. Thế nhưng phải công tâm nhận định rằng nếu có một vị Hồng Y Tổng Giám mục Canada và có lẽ ở trên toàn thế giới nữa đã dâng thánh lễ bằng cả tấm lòng cho người Việt Nam, đã lo lắng đi tìm cha cụ nói tiếng Việt Nam để chăm lo cho chính người Việt Nam, đã cùng xuống basement nhà thờ chia xẻ nỗi lòng mất nước, mất quê hương, nỗi sống đời tỵ nạn chiến tranh tha hương, đã thưởng thức những tô phở, chả giò, bánh mì và ca nhạc Việt Nam dài nhất trong khoảng thời gian 1976-1988 với người Công Giáo Việt Nam thì đó chính là Đức Hồng Y Tổng Giám mục Aloysius Ambrozic.

Ngài đã không thực hiện điều đó chỉ vì ngài là một vị Giám Mục nên phải thực thi sứ vụ Giám Mục. Ngài đã làm hơn điều đó vì người Di Dân Tỵ nạn nói chung nhưng có lẽ ngài ưu ái với người Việt Nam hơn. Trong mỗi người mới đến Canada , ngài đã gặp lại chính bóng dáng ngài và gia đình của ngài đã được Thiên Chúa thương xót - dẫn dắt bước qua chiến tranh và đến Canada năm 1948.

Đại nhật báo Toronto Star tháng 5 năm 1997 đã tường thuật lại Thánh Lễ truyền chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael's -TGP Toronto. Chuyện phong chức cho các giáo sĩ tu sĩ đâu có gì ăn khách mà báo cần phải đăng. Vậy mà họ đã đăng hình một cách rất trang trọng, họ đã tường thuật lại bài giảng của ĐTGM chủ tế chủ phong nói đôi dòng về vị tiến chức Linh Mục đã làm cho người đọc xúc động rơi lệ nhiều hơn người tham dự Thánh Lễ truyền chức ngày ấy. Đại ý như sau;

" Hôm nay là ngày hạnh phúc cho các tân chức. Trong các tân chức đây có 2 tân chức gốc Việt Nam , có Linh Mục Giuse, trước đây ở quê hương đã thuộc về Nhà Chúa. Thế nhưng , ngày chính phủ mới chiếm được miền Nam, họ đóng cửa tịch thu và đuổi tất cả giáo sư chủng sinh ra khỏi Đại Chủng Viện. Nhưng như thế chưa đủ, họ còn bắt giam các giáo sĩ tu si chủng sinh thậm chí tra tấn, hành hạ bắt các vị ấy phải từ bỏ đời tu. Vị tân chức Giuse đây, sau khi được thả ra và phải qua bao nhiêu đắng cay , nhờ ơn Thiên Chúa đã vượt biên tỵ nạn đến được Canada. Sau một thời gian đi làm công nhân hãng xưởng giúp đỡ gia đình xong , đã trở về với Đại Chủng Viện. Ngày hôm nay, vị đó đã trở thành Linh Mục, bao nhiêu mong ước dâng mình cho sứ vụ Linh Mục đã được thực hiện, bao nhiêu vết sẹo tra tấn bắt bỏ áo dòng nhà tu ngày xưa đã bị niềm vui ngày thụ phong hôm nay xóa nhòa. Thưa qúy ông bà anh chị em, thế nhưng vẫn còn một kỷ niệm, một kỷ niệm mà lâu lâu lại chợt hiện về hành hạ Linh Mục Giuse. LM Giuse đã ra khỏi Việt Nam nhưng Việt Nam chưa ra khỏi LM Giuse bởi vì trong đùi của Linh Mục Giuse vẫn còn nguyên một đầu đạn AK do các cai tù bắn vào đùi khi Tu sĩ Giuse ngày ấy không chịu từ bỏ đời tu."

Vị tân chức ấy là Linh Mục Giuse Nguyễn Đình Phùng, (sau đó được về làm Phó Xứ cho Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm) cùng với Linh Mục Giuse Trần Hữu Khai OFM Cap là hai giáo sĩ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Đại Chủng Viện St. Augustine và được thụ phong tại Toronto. Riêng Đấng Bản quyền chủ tế và chủ phong thì chắc qúy đấng bậc và bạn đọc đã biết là ai rồi.

Người Canada nói rằng ĐHY Ambrozic is a bit of enigma, như đã nói trên , họ cho rằng ngài là người có đôi chút bí ẩn, hơi khó hiểu một chút, David Trần thành tâm tin rằng, a bit of enigma của ĐHYTGM Aloysius Ambrozic đã rất dễ hiểu nơi phong cách ngài chia xẻ với người Công Giáo Việt Nam. Cũng như trong thư gửi tín hữu Do Thái đã viết; " Tất cả đều mong ước một quê hương vĩnh cửu chân thực trên Trời. " Nếu sống trọn vẹn như thế thì thưa ĐHT Ambrozic, con cũng muốn nhắc lại những Tâm tình của Rabinadrath Tagore;

Trân trọng cảm ơn ĐHY Ambrozic, xin chào tạm biệt ngài và nếu Chúa thương xin hẹn gặp ngài trên Nước Trời,

Dominic David Trần
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney tĩnh tâm
Diệp Hải Dung
20:07 27/08/2011
SYDENY - Chiều thứ Sáu 26/08/2011 các anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự ngày Tĩnh Tâm, Cầu Nguyện và Hội Thảo.

Xem hình ảnh

Sau khi ghi danh tất cả anh chị em Hội Đồng Mục Vụ tập trung trong hội trường Trung Tâm và Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã hy sinh thời gian đến đây tham dự ngày Tĩnh Tâm và đồng thời Cha long trọng tuyên bố khai mạc với nghi thức cùng thắp nến với 2 thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ để chuẩn bị chầu Thánh Thể Chúa Giêsu.

Cha Văn Chi chủ sự giờ chầu Thánh Thể và mọi người cùng thắp lên ngọn nến xếp hàng nghinh đón Thánh Thể Chúa KiTô được cung nghinh rước từ nhà nguyện vào hội trường đồng thời quây quần bên Thánh Thể Chúa cùng cầu nguyện. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn hướng dẫn mọi người tĩnh lặng hướng tâm về Chúa và cầu nguyện. Cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và cho quê hương Việt Nam. Sau khi chấm dứt giờ Chầu Thánh Thể là nghi thức Chặng Đàng
Thánh Gía ngoài trời do Cha Văn Chi và Ban Thường Vụ điều hợp.

Quý Cha Tuyên uý và Ban Thường Vụ cùng vác Thánh Giá ra đến tượng đài Đức Mẹ dâng lời cầu nguyện và trao Thánh Giá cho Giáo đoàn Georges Hall với chặng Thứ 1, Giáo đoàn Cabramatta Chặng Thứ 2, Giáo Đoàn Fairfield Chặng Thứ 3, Giáo đoàn Lakemba Chặng Thứ 4, Giáo đoàn Marrickville Chặng Thứ 5, Giáo đoàn Miller Chặng Thứ 6, Giáo Đoàn Mt. Pritchard Chặng Thứ 7, Giáo Đoàn Revesby Chặng Thứ 8, Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly Chặng thứ 9, Liên Ca đoàn Lê Bảo Tịnh và Các Bà Mẹ Công Giáo Chặng Thứ 10, Thiếu Nhi Thánh Thể và Cursillo Chặng Thứ 11, Legio Mariae và Tôn Nữ Vương Chặng Thứ 12, Dòng Ba Đaminh, Thăng Tiến Hôn Nhân Chặng Thứ 13, Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, Thánh Minh Tương Tế và Vincent De Paul Chặng Thứ 14 qua sự điều hợp của Cha Paul Văn Chi trong nghi thức cầu nguyện và suy gẫm 14 Chặng Đàng Thánh Giá rất sốt sắng và trang nghiêm. Sau đó là giờ ăn tối và nghỉ đêm.

Ngày thứ Bảy 27/08 Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn hướng dẫn giờ Kinh Sáng và Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng đề tài học hỏi về Lòng Thương Xót Chúa. Sau giờ giải lao, mọi người tiếp tục với đề tài Thảo Luận về Sinh Hoạt trong Cộng Đồng và đồng thời họp Đại Hội Đồng Mục Vụ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney trường trình và báo cáo những sinh hoạt của Cộng Đồng trong năm qua và những sinh hoạt sắp tới trong tương lai. Mọi người nêu những ý kiến đóng góp và những thắc mắc được quý Cha Tuyên uý giải đáp và trả lời thỏa đáng. Trước khi kết thúc và bế mạc, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời cám ơn tất cả anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney đã tham dự ngày Tĩnh Tâm rất là tích cực. Cha chúc mọi người luôn tràn đầy ơn phúc của Chúa Giêsu KiTô. Sau đó là giờ ăn trưa và kết thúc bế mạc.
 
TGM Leopoldo Girelli sẽ chính thức đến thăm Giáo Phận Kontum
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
20:11 27/08/2011
THƯ MỤC VỤ
Số 57/VT/’11/tgmkt

Kontum ngày 27/08/2011

Kính gửi Cha Đại Diện,
Quý Cha cùng toàn thể Gia đình Giáo Phận Kontum.

Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi tới toàn thể gia đình Giáo Phận một tin vui : Ngày 09/09/2011 tới đây, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ Thần không thường trú của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Việt Nam, sẽ chính thức đến thăm Giáo Phận Kontum. Đây là cuộc viếng thăm đầu tiên của một Đại diện Đức Giáo Hoàng tại Giáo Phận chúng ta.

Chương trình cuộc viếng thăm được dự tính như sau:

1. Thứ Sáu, ngày 09/09/2011.
· 08g30 : Đón đoàn tại Trung tâm Truyền giáo Phú Yên-H’Ra, Giáo hạt Mang Yang.
· 11g00 : Chính thức đón tiếp Đức Sứ Thần tại Tòa Giám Mục Kontum – Cơm trưa – Nghỉ trưa.
· 14g00 : Phái đoàn thăm Giáo Xứ Kon Hring, huyện ĐăkTô.
· 20g00 : Nghỉ đêm tại Tòa Giám Mục.

2. Thứ Bảy, ngày 10.09.2011.
· 05g30 : Thánh lễ đại trào tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.
· 09g00 : Thăm Chính Quyền Tỉnh Kontum.
· 10g00 : Viếng Đức Mẹ Măng Đen.
· 16g00 : Thăm Chính Quyền Tỉnh Gialai.
· 18g00 : Nghỉ đêm tại Trung Tâm Pleichuet.

3. Chúa Nhật, ngày 11.09.2011.
· 05g30 : Thánh lễ đại trào tại Pleichuet (Không có lễ I tại các nhà thờ quanh TP.Pleiku).
· Sau thánh lễ, Đức Sứ thần nghỉ để sáng hôm sau sẽ đi thăm Giáo Phận Buôn Ma Thuật.

4. Thứ hai, ngày 12.09.2011.
· 07g00 : Đức Sứ Thần rời Giáo Phận Kontum đi thăm Giáo Phận Buôn Ma Thuật.

Xin Quý Cha và anh chị em tổ chức các giờ cầu nguyện cho cuộc viếng thăm lịch sử này được diễn tiến tốt đẹp và mang lại nhiều hồng ân của Chúa.

Hiệp thông trong lời cảm tạ và tôn vinh Chúa.

Giám Mục Giáo Phận Kontum.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Các thanh niên Công giáo Vinh bị bắt
CĐ Vinh Hà Nội
06:01 27/08/2011
VINH - Nhà nước Việt Nam đang gia tăng các biện pháp đàn áp và sách nhiễu các thanh niên Công Giáo tại Vinh, một địa phận thuộc Nghệ An, Việt Nam. Rất nhiều các vụ bắt bớ theo kiểu “bắt cóc” đã diễn ra trong tháng Bảy và tháng Tám năm nay. Những thanh niên Công Giáo bị bắt là những người rất tích cực trong các sinh họat của nhà thờ và các họat động từ thiện như Hội Doanh Trí, ứng viên của Chủng viện Vinh Thanh, hoạt động thông tin , tham gia viên của các buổi thắp nến cầu nguyện cho Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình, là những người tuần hành ôn hòa để chống Trung Quốc Xâm Lược, thành viên của Hội Gioan Phaolô II Bảo Vệ Sự Sống, cộng tác viên của Truyền Thông Sự Thật, và thành viên của Nhóm Ve Chai … Dây là danh sách những thanh niên đã bị bắt:

Đặng xuân Điệu
Hồ Đức Hòa
Nguyễn văn Oai
Trần Hữu Đức
Đậu văn Đường
Chu Mạnh Sơn
Nguyễn văn Duyệt
Nguyễn Xuân Ánh
Lê văn Sơn
Thái văn Dung.

Các công an Việt Nam, cả mặc sắc phục và công an chìm, đã bắt cóc những thanh niên Công Giáo yêu nước này mà không có lệnh bắt hay các giấy tờ pháp lý nào. Theo luật thì những hình thức bắt bớ như thế này là sai phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố Tụng đối với các công dân Việt Nam. Gia đình của các nạn nhân đang rất lo lắng về sự an nguy và nơi mà các thanh niên này đang bị giam giữ .
 
Văn Hóa
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Jos. Tú Nạc, NMS
05:53 27/08/2011
Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không kêu, “Tôi được thoát tội trần!”
Tôi thì thầm rằng, “Tôi đã vong thân!
Đó là cớ tôi chọn đường theo Chúa”.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không khoe với tự mãn loài người
Tôi thú nhận rằng tôi đã chơi vơi –
Đang cần đôi tay dìu của Chúa.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không cố rằng mạnh mẽ trong tôi
Tôi thú nhận rằng thân phận mỏng giòn
Và nguyện cầu cho sức mạnh trong tôi.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không khoe những thành đạt trong tâm
Tôi tự nhận rằng tôi đã lỗi lầm
Món nợ này có thể nào trả được.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không nghĩ rằng tôi biết mọi điều
Tôi đầu hàng bối rối biết bao nhiêu
Thành kính khiêm nhu xin lời chỉ giáo.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không tuyên xưng rằng đã thiện toàn
Sai lầm của tôi bao nỗi lo toan
Nhưng Thiên Chúa tin rằng tôi xứng đáng.

Khi tôi nói, “Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi vẫn cảm nhức nhối những niềm đau
Tôi sẻ chia bao tâm thức âu sầu
Đó là cớ tôi tìm Danh Thánh Chúa.

Khi tôi nói, :Tôi là con Thiên Chúa”
Tôi không muốn để tự mình phán xét
Thân tôi đây quyền hạn có bao nhiêu
Tôi chỉ biết rằng tôi đã được yêu.
 
VietCatholic TV
WYD 2011: Video hoạt động của các phóng viên VietCatholic tại WYD
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:43 27/08/2011
Kính thưa quý vị và các bạn,


Đây là một số hình ảnh tiêu biểu về hoạt động của các phóng viên VietCatholic trong các ngày Quốc Tế Giới Trẻ, là một trong những biến cố quan trọng trong đời sống Giáo Hội toàn thế giới.

Trong buổi gặp gỡ với các tín hữu tại Castel Gandolfo hôm thứ Tư tuần qua, Đức Thánh Cha đã tóm tắt về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ như sau:

“Như anh chị em biết, đó đã là một biến cố giáo hội gây xúc động; khoảng 2 triệu người trẻ đến từ mọi đại lục đã tươi vui sống một kinh nghiệm tình huynh đệ, gặp gỡ Chúa, chia sẻ và lớn lên trong đức tin: một thác ánh sáng đích thật. Tôi cảm tạ Thiên Chúa về ơn qúy báu trao ban hy vọng cho tương lai Giáo Hội: các bạn trẻ với ước muốn vững vàng chân thành đâm rễ sâu trong Chúa Kitô, kiên vững trong đức tin, và cùng nhau tiến bước trong Giáo Hội. Dĩ nhiên, tôi không thể miêu tả trong vài lời các giờ phút sâu đậm mà chúng tôi đã sống. Tôi còn có trong trí niềm hăng say không thể kìm hãm được của người trẻ khi họ tiếp đón tôi tại quảng trường Cibeles, các lời nói của họ diễn tả sự chờ mong, ước muốn mãnh liệt hướng tới chân lý sâu thẳm và bén rễ sâu trong đó, chân lý mà Thiên Chúa đã cho chúng ta biết trong Chúa Kitô.

Cuộc gặp gỡ tại Madrid đã là một biểu lộ đức tin tuyệt vời đối với nước Tây Ban Nha và trước nhất là đối với toàn thế giới. Vì số đông người trẻ đến từ khắp nơi trên trái đất, nó đã là một dịp đặc biệt giúp suy tư, đối thoại, trao đổi các kinh nghiệm tích cực và nhất là để cầu nguyện với nhau, và canh tân dấn thân đâm rễ sâu đời mình trong Chúa Kitô, Người Bạn trung thành. Tôi chắc chắn rằng các bạn trẻ đã trở về nhà mình với quyết tâm là men trong đám đông, bằng cách đem lại cho họ niềm hy vọng nảy sinh từ đức tin. Về phần tôi, tôi tiếp tục đồng hành với họ bằng lời cầu nguyện, để họ trung thành với các dấn thân đã cam kết. Tôi xin phó thác các hoa trái của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ này cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Maria.”

Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả những ai đã góp phần trong biến cố huy hoàng và đem lại nhiều hy vọng này nơi những người trẻ là tương lai của Giáo Hội.

Về phần chúng tôi, Ban Giám Đốc và Ban Biên Tập VietCatholic cũng xin chân thành cám ơn tất cả các ký giả, các phóng viên và các chuyên viên kỹ thuật đã quảng đại tham gia tường thuật tại chỗ hay qua mạng lưới điện toán toàn cầu trong một nỗ lực trên quy mô quốc tế từ Madrid đến Los Angeles, Washington DC, Sydney, Melbourne, Adelaide, Perth, Paris, Frankfurt, Sàigòn, và Hà Nội.

Mỗi một biến cố trong đời sống Giáo Hội toàn cầu, chúng tôi vui mừng nhận thấy sự hội nhập vững vàng và chuyên nghiệp của các ký giả, và phóng viên VietCatholic bên cạnh các thông tấn xã đã thành danh trên thế giới.

Đại Hội Giới Trẻ tại Madrid cũng vậy. Ngày 30/5/2011, Ông Rafa Rubio, Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông của Đại Hội Giới Trẻ Madrid, Oficina de prensa JMJ Madrid 11, đã chấp thuận đơn ghi danh của VietCatholic như là một trong các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, phó giám đốc VietCatholic, chủ nhiệm báo Dân Chúa Úc Châu đã dẫn đầu phái đoàn của VietCatholic News, và cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm báo Dân Chúa Âu Châu đã dẫn đầu phái đoàn VietCatholic Tv tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế WYD Madrid.

Tham gia trực tiếp truyền thông trong các kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, đặc biệt là các ký giả và phóng viên dịch bài, đưa tin và liên hệ với ban tổ chức WYD tại Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế đòi hỏi nhiều kỹ năng về hoạt động báo chí, giao tiếp, ngoại ngữ, computer và những hiểu biết nhất định về Giáo Hội nói chung, đặc biệt là các nghi thức.

Thật là cảm động khi một số đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân đã quảng đại hy sinh thời gian, tiền bạc tham gia tích cực vào việc tường thuật và đưa tin từ Madrid.

Chúng tôi đặc biệt cám ơn sơ Thùy Linh, tiến sĩ giảng dạy tại Đại Học Công Giáo Melbourne, sơ Vũ Mỹ Nga của tổng giáo phận Adelaide, Nam Úc, sơ Minh Du của tổng giáo phận Perth, phóng viên Hồng Nhung, dược sĩ tại Perth, anh Joseph Vĩnh Nguyễn của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Nam Úc, các anh chị Trúc Nguyễn, Phương Thảo, và Lê Hải đã tham gia phái đoàn do cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng và cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu. Đặc biệt cám ơn linh mục nhạc sĩ Văn Chi đã tường thuật các biến cố trong suốt thời gian Đại Hội.

Lời tri ân trân thành cũng xin gởi đến anh Đồng Văn Vượng (caraman), chị Thúy Hồng, Mai Hương, Trang Thanh và Lan Vy về các phóng sự liên quan đến Đại Hội Giới Trẻ tại Madrid.

Bên cạnh các phóng viên và ký giả trực tiếp tham gia tại Madrid, VietCatholic còn có một hệ thống biên dịch các tài liệu, và các bài diễn văn do phòng Báo Chí Tòa Thánh cung cấp vài giờ trước các biến cố. Xin chân thành cám ơn cha Nguyễn Phước (OFM), anh Nguyễn Trọng Đa và anh Phạm Xuân Khôi đã giúp Ban Biên Tập phiên dịch một số bài diễn văn của Đức Thánh Cha.

Đại Hội Giới Trẻ Madrid mang lại cho VietCatholic một số phóng viên mới như Mai Hương, Trang Thanh và Lan Vy. Hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều bạn trẻ và nhiều vị tham gia vào các hoạt động truyền thông quốc tế của VietCatholic để lần Đại Hội tới tại Rio de Janeiro (Brazil) vào năm 2013 VietCatholic có thể làm tốt hơn nữa việc quảng bá cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Xin kính chào quý vị và anh chị em với tâm tình tri ân.

Lm. Gioan Trần Công Nghị.