Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 21 Quanh Năm 26/8/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:19 25/08/2018
Bài Ðọc I: Gs 24, 1-2a. 15-17. 18b
"Chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa, vì chính Người là Thiên Chúa chúng tôi".
Trích sách ông Giosuê.
Trong những ngày ấy, Giosuê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem, rồi gọi các kỳ lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: "Nếu các ngươi không muốn tôn thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa". Dân trả lời rằng: "Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất chúng tôi đã tiến vào".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19. 20-21. 22-23
Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc,
miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa, linh hồn tôi hãnh diện,
bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức,
và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu.
Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác,
để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai.
3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ;
Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo.
Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường,
và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát.
4) Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân,
nhưng Thiên Chúa luôn luôn giải thoát.
Người giữ gìn họ xương cốt vẹn toàn,
không để cho một cái nào bị gãy.
5) Sự độc dữ sẽ sát hại đứa ác nhân;
kẻ ghét người hiền sẽ phải đích thân đền tội.
Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người,
và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Người,
người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.
Bài Ðọc II: Ep 5, 21-32
"Mầu nhiệm này thật lớn lao: trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Ðức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Ðức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Ðấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Ðức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy. Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh, để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền. Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Ðức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 61-70
"Chúng con sẽ đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: "Lời này chói tai quá! Ai nghe được!" Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: "Ðiều đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin". Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: "Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho". Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: "Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?" Simon Phêrô thưa Người: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
"Chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa, vì chính Người là Thiên Chúa chúng tôi".
Trích sách ông Giosuê.
Trong những ngày ấy, Giosuê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem, rồi gọi các kỳ lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: "Nếu các ngươi không muốn tôn thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa". Dân trả lời rằng: "Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất chúng tôi đã tiến vào".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19. 20-21. 22-23
Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc,
miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa, linh hồn tôi hãnh diện,
bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.
2) Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức,
và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu.
Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác,
để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai.
3) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ;
Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo.
Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường,
và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát.
4) Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân,
nhưng Thiên Chúa luôn luôn giải thoát.
Người giữ gìn họ xương cốt vẹn toàn,
không để cho một cái nào bị gãy.
5) Sự độc dữ sẽ sát hại đứa ác nhân;
kẻ ghét người hiền sẽ phải đích thân đền tội.
Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người,
và phàm ai tìm đến nương tựa nơi Người,
người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi.
Bài Ðọc II: Ep 5, 21-32
"Mầu nhiệm này thật lớn lao: trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Ðức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Ðức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Ðấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Ðức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy. Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh, để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền. Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Ðức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 61-70
"Chúng con sẽ đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: "Lời này chói tai quá! Ai nghe được!" Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: "Ðiều đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin". Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: "Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho". Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: "Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?" Simon Phêrô thưa Người: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Chọn Lựa
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:18 25/08/2018
CN 21 TNB : Chọn Lựa
“Ngã ba đường” là một diễn ngữ mô tả một người đứng trước hai chọn lựa, mà hai chọn lựa này gần như ngang ngửa nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, bên 50 bên 49, hoặc như điều thường xảy ra trong cuộc sống người Việt, bên chữ hiếu, bên chữ tình, bên người tình, bên người bạn… biết chọn đàng nào.
Nhưng cũng có những chọn lựa đã rõ rành rành, hai năm rõ mười, một bên đúng, một bên sai, ấy vậy mà ta vẫn cứ do dự chần chừ và nhiều khi nghiêng chiều rẽ về bên không đúng. Trước ngã ba đường, có người rẽ phải, có người quẹo trái
1. Quẹo trái
Sách Đnl 30:15-19: ghi lại lời mời của Mô-sê trước khi chết: Này tôi đặt trước mặt anh em hai con đường: (tức là đang đứng ở ngã ba) một là đường sống, hạnh phúc; hai là tử lộ, đường chết, hoạ tai. Ai tôn thờ Đức Chúa và tuân giữ luật Ngài là sống, còn kẻ trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì (hôm nay tôi báo cho anh (em) biết): chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. Rõ ràng là như thế, nhưng dân Israel vẫn thờ bò vàng, thần ngoại, không giữ lề luật Chúa.
Thật ra không phải đợi đến đời con cháu, mới thấy muốn chọn chết hơn sống, mà thuỷ tổ của loài người, Adong Eva đã như vậy rồi. Chúa nói rõ rành rành: có một trái cây không được ăn, ăn vào thì phải chết. Phải chết, chứ không phải có thể chết, e có lẽ chết. Phải chết. Vậy mà cứ ăn. Bà Eva ăn, ông Adong cắn. Tiền công của ăn là chết. Phaolô nói như vậy. Ăn là chết.
Hôm nay bài Tin Mừng, ngược lại: ăn là được sống. Dĩ nhiên không phải ăn trái cấm, mà ăn thịt Chúa: Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, sẽ được sống… muôn đời. Nhưng dân không thèm. Dân không thèm đã đành, mà đồ đệ thân tín Chúa cũng chẳng cần. "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" và từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Đứng trước ngã ba đường, Chúa rẽ phải, họ quẹo trái. Rẽ phải là được sống và sống muôn đời, nhưng họ lại thích rẽ trái.
Không phải chỉ những người Do Thái xưa rẽ trái, mà chúng ta thời nay, nhất là các bạn trẻ cũng thường rẽ trái. Biết là sai, nhưng vẫn quẹo trái.
Biết hút thuốc là hại sức khoẻ, nhưng vẫn cứ hút. Không vài ba điếu một ngày thì cũng dăm ba gói một tuần. Cách nhật nhất gói.
Cái hút khác là tử lộ rõ hơn, hy vọng không ai trong chúng ta, hoặc rất rất ít người đi vào, là hút ma tuý xì ke. Biết đi vào là chết. Tử lộ, tử địa. Vậy mà vẫn có người đi.
Biết đi mát-xa là sẽ rẽ xa Chúa, mà vẫn cứ đến gần.
Biết lửa gần rơm sẽ cháy, mà vẫn cứ để rơm cạnh kề lửa.
Biết cờ bạc là bác thằng bần, nhưng vẫn cứ quẹo trái bước lại. Nói là để “gỡ” : anh cho em lần này nữa thôi, để anh gỡ. Mà gỡ thật : gỡ lịch trong nhà giam
2. Rẽ phải
Nhưng trước ngã ba đường, cũng có người rẽ phải. Bài đọc một cho ta một mẫu gương, bài Tin Mừng cho ta một trường hợp điển hình:
- Gs 24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông Giôsuê qui tụ ở Sikem các chi tộc các kỳ mục của Israel và nói : (15) «Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ: thần xưa, thần của người Êmori. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa». (16) Dân đáp lại: (18) «Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi»
- Bài Tin mừng cho ta một điển hình là Phêrô. Khi các đồ đệ khác bỏ đi Phêrô lên tiếng dõng dạc: Bỏ Thầy con biết đến với ai. Thầy mới có những lời đem lại sự sống… đời đời.
P. Kim đã diễn lời dệt nhạc như sau:
"Bỏ Ngài con biết theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi": Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cánh chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con thuyền lao đao trên biển cả mênh mông: "Bỏ Ngài con biết theo ai thuyền buông lái biết trôi về đâu?"
Bỏ Ngài thì đời con sẽ mờ mịt trước tương lai mơ hồ.
"Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.”
Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã: "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh".
Nhưng bước đi theo Ngài, hành trình theo Chúa, rẽ phải với Ngài không phải lúc nào cũng luôn êm ái. Không phải là "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh" mà sẽ có lúc bước đi có Ngài lòng con cực ghê.
Một ngày nào đó, có thể Lời Chúa làm chúng ta cảm thấy chói tai, nhất là khi Lời Chúa buộc ta phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn. Vd. Hãy thành thật, đừng gian lận. Có nói có, không nói không. Bạn trẻ có thực thi được không? Một bạn trẻ tâm sự với Chúa:
“Có những ngày con cảm thấy Lời Chúa rất ngọt ngào êm ái và bình an. Khi đó con rất dễ dàng đáp lại Lời Chúa. Nhưng cũng có những ngày khác con thấy Lời Chúa thật chói tai, con không muốn chấp nhận, con muốn rút lui, muốn chuồn, muốn dù. Nhưng xin cho con hiểu rằng Lời Chúa- và chỉ có Lời Chúa- mới là lời chân thật và mới đem lại cho con sự sống thật. Xin cho con đừng bao giờ rút lui, vì ‘Lạy thầy, con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời’ ”.
Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng tôn chắn ngang gốc nho. Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng tàn úa theo mùa thu chết.
Rẽ phải theo Chúa, là phải theo đến cùng, không nao núng, dù gặp nghịch cảnh. Báo Tuổi Trẻ thứ sáu 22-8-03, mục cửa sổ tâm hồn, có thuật: Hai đứa trẻ nọ, mỗi em có một người cha bạn của Lưu Linh: sáng xỉn chiều say tối lăn quay. Tuổi thơ của các em trôi qua với hình ảnh người cha tối về sau khi nhậu say thật đáng sợ. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới (cloning) của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống rượu bia.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu? Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia. Chúng ta có biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng cho một câu trả lời: Có một người cha như thế đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này thôi.
Đến đây ta có thể hiểu được một câu danh ngôn kia: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
“Tôi chọn Giêsu” là tựa và chủ đề của một bài hát của Ý Vũ. Bài có ý lời rất hay: Nếu trời nắng. Tôi chọn Giêsu là nắng. Nếu trời mưa, tôi chọn Giêsu là mưa. Trong bất cứ nghịch cảnh nào tôi vẫn cứ chọn Giêsu. Tôi chọn Giêsu là nắng tôi chọn Giêsu là mưa, cho tháng năm thôi nỗi đìu hiu giá lạnh khô cằn. Nắng về tôi chia em nồng ấm, mưa về tôi trao anh mầm xanh, xanh ấm cho nhau hết buồn tênh, hết phai tàn. Cho trái tim xanh mãi thêm xanh. Cho trái tim tươi mãi thêm tươi. Tôi chọn Giêsu.
Để có thể chọn Giêsu như thế, dù nắng hay mưa, dù vui hay khổ, dù cực hay vinh, ta trước hết phải tin vào Giêsu. Tin là một đề tài lớn, không thể khai triển giờ này. Ta chỉ biết cất lên lời tin mà thôi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
“Ngã ba đường” là một diễn ngữ mô tả một người đứng trước hai chọn lựa, mà hai chọn lựa này gần như ngang ngửa nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, bên 50 bên 49, hoặc như điều thường xảy ra trong cuộc sống người Việt, bên chữ hiếu, bên chữ tình, bên người tình, bên người bạn… biết chọn đàng nào.
Nhưng cũng có những chọn lựa đã rõ rành rành, hai năm rõ mười, một bên đúng, một bên sai, ấy vậy mà ta vẫn cứ do dự chần chừ và nhiều khi nghiêng chiều rẽ về bên không đúng. Trước ngã ba đường, có người rẽ phải, có người quẹo trái
1. Quẹo trái
Sách Đnl 30:15-19: ghi lại lời mời của Mô-sê trước khi chết: Này tôi đặt trước mặt anh em hai con đường: (tức là đang đứng ở ngã ba) một là đường sống, hạnh phúc; hai là tử lộ, đường chết, hoạ tai. Ai tôn thờ Đức Chúa và tuân giữ luật Ngài là sống, còn kẻ trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì (hôm nay tôi báo cho anh (em) biết): chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. Rõ ràng là như thế, nhưng dân Israel vẫn thờ bò vàng, thần ngoại, không giữ lề luật Chúa.
Thật ra không phải đợi đến đời con cháu, mới thấy muốn chọn chết hơn sống, mà thuỷ tổ của loài người, Adong Eva đã như vậy rồi. Chúa nói rõ rành rành: có một trái cây không được ăn, ăn vào thì phải chết. Phải chết, chứ không phải có thể chết, e có lẽ chết. Phải chết. Vậy mà cứ ăn. Bà Eva ăn, ông Adong cắn. Tiền công của ăn là chết. Phaolô nói như vậy. Ăn là chết.
Hôm nay bài Tin Mừng, ngược lại: ăn là được sống. Dĩ nhiên không phải ăn trái cấm, mà ăn thịt Chúa: Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, sẽ được sống… muôn đời. Nhưng dân không thèm. Dân không thèm đã đành, mà đồ đệ thân tín Chúa cũng chẳng cần. "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" và từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Đứng trước ngã ba đường, Chúa rẽ phải, họ quẹo trái. Rẽ phải là được sống và sống muôn đời, nhưng họ lại thích rẽ trái.
Không phải chỉ những người Do Thái xưa rẽ trái, mà chúng ta thời nay, nhất là các bạn trẻ cũng thường rẽ trái. Biết là sai, nhưng vẫn quẹo trái.
Biết hút thuốc là hại sức khoẻ, nhưng vẫn cứ hút. Không vài ba điếu một ngày thì cũng dăm ba gói một tuần. Cách nhật nhất gói.
Cái hút khác là tử lộ rõ hơn, hy vọng không ai trong chúng ta, hoặc rất rất ít người đi vào, là hút ma tuý xì ke. Biết đi vào là chết. Tử lộ, tử địa. Vậy mà vẫn có người đi.
Biết đi mát-xa là sẽ rẽ xa Chúa, mà vẫn cứ đến gần.
Biết lửa gần rơm sẽ cháy, mà vẫn cứ để rơm cạnh kề lửa.
Biết cờ bạc là bác thằng bần, nhưng vẫn cứ quẹo trái bước lại. Nói là để “gỡ” : anh cho em lần này nữa thôi, để anh gỡ. Mà gỡ thật : gỡ lịch trong nhà giam
2. Rẽ phải
Nhưng trước ngã ba đường, cũng có người rẽ phải. Bài đọc một cho ta một mẫu gương, bài Tin Mừng cho ta một trường hợp điển hình:
- Gs 24,1-2a.15-17.18b: (2) Ông Giôsuê qui tụ ở Sikem các chi tộc các kỳ mục của Israel và nói : (15) «Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ: thần xưa, thần của người Êmori. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa». (16) Dân đáp lại: (18) «Chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi»
- Bài Tin mừng cho ta một điển hình là Phêrô. Khi các đồ đệ khác bỏ đi Phêrô lên tiếng dõng dạc: Bỏ Thầy con biết đến với ai. Thầy mới có những lời đem lại sự sống… đời đời.
P. Kim đã diễn lời dệt nhạc như sau:
"Bỏ Ngài con biết theo ai, đời lộng gió cánh chim ngàn khơi": Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cánh chim bơ vơ trong khung trời lộng gió.
Bỏ Ngài thì đời con sẽ như một con thuyền lao đao trên biển cả mênh mông: "Bỏ Ngài con biết theo ai thuyền buông lái biết trôi về đâu?"
Bỏ Ngài thì đời con sẽ mờ mịt trước tương lai mơ hồ.
"Bỏ Ngài con biết theo ai, trên đời kia tương lai khuất mờ.”
Và bỏ Ngài thì đời con sẽ như một cuộc hành trình cô đơn, buồn bã: "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh".
Nhưng bước đi theo Ngài, hành trình theo Chúa, rẽ phải với Ngài không phải lúc nào cũng luôn êm ái. Không phải là "Bước đi không Ngài, đời con buồn tênh" mà sẽ có lúc bước đi có Ngài lòng con cực ghê.
Một ngày nào đó, có thể Lời Chúa làm chúng ta cảm thấy chói tai, nhất là khi Lời Chúa buộc ta phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn. Vd. Hãy thành thật, đừng gian lận. Có nói có, không nói không. Bạn trẻ có thực thi được không? Một bạn trẻ tâm sự với Chúa:
“Có những ngày con cảm thấy Lời Chúa rất ngọt ngào êm ái và bình an. Khi đó con rất dễ dàng đáp lại Lời Chúa. Nhưng cũng có những ngày khác con thấy Lời Chúa thật chói tai, con không muốn chấp nhận, con muốn rút lui, muốn chuồn, muốn dù. Nhưng xin cho con hiểu rằng Lời Chúa- và chỉ có Lời Chúa- mới là lời chân thật và mới đem lại cho con sự sống thật. Xin cho con đừng bao giờ rút lui, vì ‘Lạy thầy, con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời’ ”.
Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng tôn chắn ngang gốc nho. Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng tàn úa theo mùa thu chết.
Rẽ phải theo Chúa, là phải theo đến cùng, không nao núng, dù gặp nghịch cảnh. Báo Tuổi Trẻ thứ sáu 22-8-03, mục cửa sổ tâm hồn, có thuật: Hai đứa trẻ nọ, mỗi em có một người cha bạn của Lưu Linh: sáng xỉn chiều say tối lăn quay. Tuổi thơ của các em trôi qua với hình ảnh người cha tối về sau khi nhậu say thật đáng sợ. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của sự say xỉn" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới (cloning) của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống rượu bia.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: Tại sao anh trở thành bợm nhậu? Và hỏi người thứ hai: Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia. Chúng ta có biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng cho một câu trả lời: Có một người cha như thế đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này thôi.
Đến đây ta có thể hiểu được một câu danh ngôn kia: Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình mà thôi.
“Tôi chọn Giêsu” là tựa và chủ đề của một bài hát của Ý Vũ. Bài có ý lời rất hay: Nếu trời nắng. Tôi chọn Giêsu là nắng. Nếu trời mưa, tôi chọn Giêsu là mưa. Trong bất cứ nghịch cảnh nào tôi vẫn cứ chọn Giêsu. Tôi chọn Giêsu là nắng tôi chọn Giêsu là mưa, cho tháng năm thôi nỗi đìu hiu giá lạnh khô cằn. Nắng về tôi chia em nồng ấm, mưa về tôi trao anh mầm xanh, xanh ấm cho nhau hết buồn tênh, hết phai tàn. Cho trái tim xanh mãi thêm xanh. Cho trái tim tươi mãi thêm tươi. Tôi chọn Giêsu.
Để có thể chọn Giêsu như thế, dù nắng hay mưa, dù vui hay khổ, dù cực hay vinh, ta trước hết phải tin vào Giêsu. Tin là một đề tài lớn, không thể khai triển giờ này. Ta chỉ biết cất lên lời tin mà thôi.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tẩy rừa con tim
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:51 25/08/2018
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 7,1-8a.14-15.21-23
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, từ khám phá này tới khám phá kia : có những câu chuyện xem ra nực cười nhưng cũng dở mếu dở khóc bởi vì những lố bịch của người Biệt phái, của những Tư tế, Pharisêu luôn gây cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Chẳng hạn như việc rửa tay trước bữa ăn, hay việc đóng thuế thập phân, việc lên Đền thờ cầu nguyện, tất cả những sự việc ấy đều được các Biệt phái, Ký lục, Tư tế vv…làm ra to chuyện, coi là quá quan trọng. Việc rửa tay trước bữa ăn là việc vệ sinh bình thường, tuy nhiên khi Chúa Giêsu đang ở Galilêa, họ đã cất công từ Giêrusalem tới gặp Chúa hơn 170 cây số để hỏi Ngài chỉ có một việc là tại sao các môn đệ của Chúa không rửa tay trước bữa ăn.Điều này chứng tỏ người Do Thái rất coi trọng việc tuân giữ các tập tục tiền nhân về vấn đề thanh tẩy…
Người Pharisêu có tập tục, truyền thống rất kỹ về việc rửa tay trước bữa ăn. Họ sẽ không ăn bất cứ thức ăn nào khi chưa rửa tay.Thực ra, tục rửa tay đã có từ lâu dành riêng cho các Tư tế khi họ làm việc thờ phượng trong Đền thờ, rửa tay để tảy hết các ô uế, tạp khí, uế nhơ để các Tư tế xứng đáng làm việc tôn giáo, thờ phượng, tôn vinh Chúa. Sau này, người Do Thái cũng bắt chước rửa tay trước khi cầu nguyện. Với sự suy nghĩ như thế, họ cũng rửa tay trước các bữa ăn vì đối với người Do Thái khi ra đường, ra chợ, tới nơi công cộng, con người ra ô uế. Phải rửa tay vì không rửa tay đồ ăn bị ô uế lây, đồ ăn ô uế sẽ khiên con người ô uế. Chúa Giêsu quả quyết :” Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế “. Người Do Thái, đặc biệt những Ký lục và Pharisêu đã biến việc giữ những tập tục tiền nhân trở nên gánh nặng, họ chỉ giữ bề ngoài, ai giữ luật, ai giữ tập tục họ cho người đó là đạo đức, công chính, thánh thiện, là đẹp lòng Thiên Chúa, còn ai không giữ thì họ cho là phạm tội vv…
Do đó, Chúa Giêsu mới vạch mặt thói giả hình của họ bởi vì họ chỉ giữ những gì là bề ngoài, như người Pharisêu đã quá chú trọng cái bề ngoài mà quên đi cốt lõi của lề luật là tình yêu. Chúa khiển trách, lên án người Pharisêu và Luật sĩ vì gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, và duy trì truyền thống của phàm nhân. Truyền thống của người phàm là truyền thống chỉ mang hình thức, giả hình, chiếu lệ.Họ giữ bề ngoài mà bề trong đầy tham lam, gian dối.Họ rửa tay trước bữa ăn mà quên đi việc tẩy rửa tâm hồn.Rửa tay để an tâm vì đã sạch tay. Họ rửa tay để khỏi phải rửa tâm hồn bởi vì theo Chúa Giêsu nói thì sự xấu, sự dơ dáy không phải từ bên ngoài vào mà từ bên trong xuất phát ra. Chính Chúa Giêsu đã kể ra 12 ý định xấu từ trong trái tim, từ trong tâm hồn. Chính những ý định xấu ấy dẫn con người đến hận thù, ghen ghét, chia rẽ, liều lĩnh, gây ra tội lỗi. Giữ những tập tục, truyền thống người phàm mà quên đi giữ giới răn, lề luật của Thiên Chúa thì không thể nào chấp nhận được. Tất cả những việc chúng ta làm nếu không phải vì Chúa, vì tha nhân, vì tình yêu Thiên Chúa, thì quả thực không có ý nghĩa gì. Lời Chúa
Hôm nay cảnh tỉnh mỗi người chúng ta rằng truyền thống, luật lệ và nghi lễ không phải là cốt yếu của lề luật của Chúa. Cốt lõi của lề luật là yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết trí khôn và thương yêu người thân cận, yêu thương ngay cả kẻ thù như chính mình. Thánh Phaolô quả thực đã có lý khi nói dù chúng ta có là gì mà thiếu đức bác ái cũng chỉ như tiếng thanh la, não bạt chập cheng…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết thanh tẩy con tim, tẩy uế tâm hồn để lời nói, việc làm của chúng con luôn rập theo ý của Chúa. Xin cho chúng con biết lăng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc sống của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao người Pharisêu và Ký lục lại rửa tay trước bữa ăn ?
2.Những người Do Thái bắt chước rửa tay trước bữa ăn để làm gì ?
3.Cốt yếu của lề luật là gì ?
4.Truyền thống, lề luật và nghi thức có phải là cốt yếu để trở nên thánh không ?
Mc 7,1-8a.14-15.21-23
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, từ khám phá này tới khám phá kia : có những câu chuyện xem ra nực cười nhưng cũng dở mếu dở khóc bởi vì những lố bịch của người Biệt phái, của những Tư tế, Pharisêu luôn gây cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Chẳng hạn như việc rửa tay trước bữa ăn, hay việc đóng thuế thập phân, việc lên Đền thờ cầu nguyện, tất cả những sự việc ấy đều được các Biệt phái, Ký lục, Tư tế vv…làm ra to chuyện, coi là quá quan trọng. Việc rửa tay trước bữa ăn là việc vệ sinh bình thường, tuy nhiên khi Chúa Giêsu đang ở Galilêa, họ đã cất công từ Giêrusalem tới gặp Chúa hơn 170 cây số để hỏi Ngài chỉ có một việc là tại sao các môn đệ của Chúa không rửa tay trước bữa ăn.Điều này chứng tỏ người Do Thái rất coi trọng việc tuân giữ các tập tục tiền nhân về vấn đề thanh tẩy…
Người Pharisêu có tập tục, truyền thống rất kỹ về việc rửa tay trước bữa ăn. Họ sẽ không ăn bất cứ thức ăn nào khi chưa rửa tay.Thực ra, tục rửa tay đã có từ lâu dành riêng cho các Tư tế khi họ làm việc thờ phượng trong Đền thờ, rửa tay để tảy hết các ô uế, tạp khí, uế nhơ để các Tư tế xứng đáng làm việc tôn giáo, thờ phượng, tôn vinh Chúa. Sau này, người Do Thái cũng bắt chước rửa tay trước khi cầu nguyện. Với sự suy nghĩ như thế, họ cũng rửa tay trước các bữa ăn vì đối với người Do Thái khi ra đường, ra chợ, tới nơi công cộng, con người ra ô uế. Phải rửa tay vì không rửa tay đồ ăn bị ô uế lây, đồ ăn ô uế sẽ khiên con người ô uế. Chúa Giêsu quả quyết :” Không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế “. Người Do Thái, đặc biệt những Ký lục và Pharisêu đã biến việc giữ những tập tục tiền nhân trở nên gánh nặng, họ chỉ giữ bề ngoài, ai giữ luật, ai giữ tập tục họ cho người đó là đạo đức, công chính, thánh thiện, là đẹp lòng Thiên Chúa, còn ai không giữ thì họ cho là phạm tội vv…
Do đó, Chúa Giêsu mới vạch mặt thói giả hình của họ bởi vì họ chỉ giữ những gì là bề ngoài, như người Pharisêu đã quá chú trọng cái bề ngoài mà quên đi cốt lõi của lề luật là tình yêu. Chúa khiển trách, lên án người Pharisêu và Luật sĩ vì gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, và duy trì truyền thống của phàm nhân. Truyền thống của người phàm là truyền thống chỉ mang hình thức, giả hình, chiếu lệ.Họ giữ bề ngoài mà bề trong đầy tham lam, gian dối.Họ rửa tay trước bữa ăn mà quên đi việc tẩy rửa tâm hồn.Rửa tay để an tâm vì đã sạch tay. Họ rửa tay để khỏi phải rửa tâm hồn bởi vì theo Chúa Giêsu nói thì sự xấu, sự dơ dáy không phải từ bên ngoài vào mà từ bên trong xuất phát ra. Chính Chúa Giêsu đã kể ra 12 ý định xấu từ trong trái tim, từ trong tâm hồn. Chính những ý định xấu ấy dẫn con người đến hận thù, ghen ghét, chia rẽ, liều lĩnh, gây ra tội lỗi. Giữ những tập tục, truyền thống người phàm mà quên đi giữ giới răn, lề luật của Thiên Chúa thì không thể nào chấp nhận được. Tất cả những việc chúng ta làm nếu không phải vì Chúa, vì tha nhân, vì tình yêu Thiên Chúa, thì quả thực không có ý nghĩa gì. Lời Chúa
Hôm nay cảnh tỉnh mỗi người chúng ta rằng truyền thống, luật lệ và nghi lễ không phải là cốt yếu của lề luật của Chúa. Cốt lõi của lề luật là yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết trí khôn và thương yêu người thân cận, yêu thương ngay cả kẻ thù như chính mình. Thánh Phaolô quả thực đã có lý khi nói dù chúng ta có là gì mà thiếu đức bác ái cũng chỉ như tiếng thanh la, não bạt chập cheng…
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết thanh tẩy con tim, tẩy uế tâm hồn để lời nói, việc làm của chúng con luôn rập theo ý của Chúa. Xin cho chúng con biết lăng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc sống của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao người Pharisêu và Ký lục lại rửa tay trước bữa ăn ?
2.Những người Do Thái bắt chước rửa tay trước bữa ăn để làm gì ?
3.Cốt yếu của lề luật là gì ?
4.Truyền thống, lề luật và nghi thức có phải là cốt yếu để trở nên thánh không ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông du Ái Nhĩ Lan: Đức Thánh Cha đến Dublin khởi đầu chuyến tông du
VietCatholic Network
06:20 25/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 25 tháng 8 theo giờ địa phương, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ phi trường Fiumicino của Rôma để bay đến Dublin.
Sau 3 giờ 15 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến Dublin. Thủ đô của Ái Nhĩ Lan trễ hơn một giờ so với Rôma nên vào lúc này ở Rôma là 11:30 trong khi ở Dublin là 10:30.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào lúc 10:30 sáng khi Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Dublin.
Lễ nghi chính thức được diễn ra tại dinh tổng thống nên Đức Thánh Cha chỉ 15 phút sau khi hạ cánh xuống sân bay Dublin, Đức Thánh Cha đã lên chiếc popemobile di chuyển trong vòng 30 phút để đến dinh Áras an Uachtaráin là dinh tổng thống Ái Nhĩ Lan. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức trước cổng chính của dinh này.
Tuyến đường popemobile sẽ đi qua trung tâm thành phố Dublin vào thứ Bảy đã được công bố trên các phương tiện truyền thông. Theo ước lượng hàng trăm ngàn người đã chào đón Đức Thánh Cha khi ngài di chuyển qua trung tâm thủ đô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 11:30 Đức Thánh Cha đã có buổi hội kiến với Tổng thống Michael D. Higgins trong vòng 30 phút trước khi di chuyển đến lâu đài Dublin
Lúc 12:10, tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn tại lâu đài Dublin
J.B. Đặng Minh An dịch
08:28 25/08/2018
Lúc 8:15 sáng thứ Bẩy 25 tháng 8 theo giờ địa phương, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ phi trường Fiumicino của Rôma để bay đến Dublin.
Sau 3 giờ 15 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến Dublin.
Lúc 11:30 Đức Thánh Cha đã có buổi hội kiến với Tổng thống Michael D. Higgins trong vòng 30 phút trước khi di chuyển đến lâu đài Dublin
Lúc 12:10, tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Thủ tướng,
Các thành viên Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Thưa toàn thể quý vị,
Vào đầu chuyến thăm của tôi đến Ái Nhĩ Lan, tôi rất biết ơn lời mời nói chuyện tại cuộc họp bao gồm các vị đại diện cho đời sống dân sự, văn hóa và tôn giáo của đất nước, cùng với Ngoại giao đoàn và các vị quý khách. Tôi biết ơn sự tiếp đón thân thiện mà tôi nhận được từ Tổng thống Ái Nhĩ Lan, phản ánh truyền thống hiếu khách thân mật của người Ái Nhĩ Lan nổi tiếng trên khắp thế giới. Tôi cũng hoan nghênh sự hiện diện của một phái đoàn từ Bắc Ái Nhĩ Lan. Tôi cảm ơn Thủ tướng vì lời chào mừng của ngài.
Như các bạn đã biết, lý do chuyến viếng thăm của tôi là để tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình, tổ chức năm nay tại Dublin. Giáo Hội quả thực là một gia đình của các gia đình, và cảm thấy cần phải hỗ trợ các gia đình trong những nỗ lực của họ để đáp ứng một cách trung tín và hân hoan với ơn gọi được Chúa trao cho họ trong xã hội. Đối với gia đình, cuộc gặp gỡ này là một cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của họ đối với sự trung tín trong tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau và sự tôn trọng thiêng liêng đối với món quà thánh thiêng là cuộc sống dưới mọi hình thức của nó, mà còn là để làm chứng cho vai trò độc đáo của gia đình trong việc giáo dục các thành viên và trong việc phát triển một cơ cấu xã hội lành mạnh và sinh hoa trái.
Tôi muốn thấy cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình như là một chứng tá tiên tri về di sản phong phú các giá trị đạo đức và tinh thần, là nhiệm vụ mà mọi thế hệ đều phải chăm sóc và bảo vệ. Không cần phải là một vị tiên tri cũng có thể nhận ra những khó khăn mà các gia đình đang gặp phải trong xã hội đang thay đổi nhanh chóng; cũng thấy được những âu lo về những ảnh hưởng mà sự thất bại của hôn nhân và cuộc sống gia đình chắc chắn sẽ gây ra trên mọi lãnh vực tương lai của cộng đồng chúng ta. Gia đình là chất keo kết nối của xã hội; không phải đương nhiên mà có, nhưng phải được cổ vũ và bảo vệ bởi tất cả các phương tiện thích hợp.
Chính là trong gia đình mà mỗi người chúng ta đã trải qua những bước đầu đời. Ở đó, chúng ta học cách sống hòa hợp, kiểm soát bản năng ích kỷ của mình, hòa giải các dị biệt và trên hết là phân định và tìm kiếm những giá trị mang lại ý nghĩa đích thực và sự viên mãn cho cuộc sống. Chúng ta đề cập đến toàn thế giới như một gia đình, là vì chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những mối dây liên kết nhân loại, và chúng ta cảm nhận được lời mời gọi hiệp nhất và liên đới, đặc biệt là đối với các anh chị em yếu hơn. Tuy nhiên, quá thường xuyên, chúng ta cảm thấy bất lực khi đối mặt với những tệ nạn dai dẳng của hận thù chủng tộc và sắc tộc, trong xung đột và bạo lực đan quyện nhau, trong sự khinh thường nhân phẩm con người và những nhân quyền cơ bản; cũng như trong khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta cần phải phục hồi biết là ngần nào, trong mọi lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội, ý thức trở thành một gia đình thực sự của các dân tộc! Và không bao giờ mất hy vọng và lòng can đảm để có thể kiên trì trong sứ mệnh đạo đức là trở nên những điều hợp viên của hòa bình, hòa giải và chăm sóc lẫn nhau.
Ở Ái Nhĩ Lan này, thách đố này có một sự cộng hưởng đặc biệt, khi chúng ta nghĩ đến những xung đột lâu dài giữa anh chị em trong một gia đình. Hai mươi năm trước, cộng đồng quốc tế đã theo sát chặt chẽ các sự kiện ở Bắc Ái Nhĩ Lan, dẫn đến việc ký kết Thỏa thuận Thứ sáu Tuần Thánh. Chính phủ Ái Nhĩ Lan, kết hợp với các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và dân sự của Bắc Ireland và Chính phủ Anh và với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo thế giới khác, đã tạo ra được một bối cảnh năng động nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã gây ra những thiệt hại to lớn cho cả hai phía. Chúng ta có thể tạ ơn về hai thập kỷ hòa bình theo sau Thỏa thuận lịch sử này, trong khi chúng ta bày tỏ hy vọng vững chắc rằng quá trình hòa bình sẽ vượt qua mọi trở ngại còn lại và tạo điều kiện cho sự ra đời của một tương lai hòa hợp, hòa giải và tin tưởng lẫn nhau.
Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình đích thực tối hậu là một ân sủng từ Thiên Chúa; tuôn chảy từ những trái tim được chữa lành và hòa giải và mở rộng ra để ôm ấp cả thế giới. Nhưng hòa bình cũng đòi hỏi, về phần chúng ta, một sự hoán cải liên tục, là nguồn mạch của những nguồn lực tinh thần cần thiết để có thể xây dựng một xã hội thực sự vững chắc, và phục vụ thiện ích chung. Nếu không có nền tảng tinh thần này, lý tưởng của một gia đình toàn cầu có nguy cơ trở thành chẳng có gì khác hơn là hư vô. Liệu chúng ta có dám nói rằng mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng kinh tế hay tài chính sẽ dẫn đến một trật tự xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn hay không? Hay chẳng qua nó chỉ dẫn đến sự tăng trưởng của nền “văn hóa loại bỏ” đã khiến chúng ta ngày càng thờ ơ với người nghèo và những thành viên vô phương tự vệ nhất của gia đình nhân loại, kể cả những đứa trẻ chưa chào đời đã bị tước đoạt quyền sống? Có lẽ thách thức gây lấn cấn lương tâm chúng ta nhất trong những ngày này là cuộc khủng hoảng di cư khổng lồ, không tự nhiên biến mất nhưng các giải pháp để giải quyết nó đòi hỏi sự khôn ngoan, tầm nhìn và mối quan tâm nhân đạo vượt lên rất xa.
Tôi biết rõ tình trạng của những anh chị em dễ bị tổn thương nhất của chúng ta - tôi đang nghĩ đến đặc biệt các phụ nữ và trẻ em, những người đã trải qua những tình huống đặc biệt khó khăn trong quá khứ; và những trẻ mồ côi. Khi xem xét thực tại của những người dễ bị tổn thương nhất này, tôi còn biết nói gì hơn là nhìn nhận tai tiếng nghiêm trọng gây ra ở Ái Nhĩ Lan bởi sự lạm dụng trẻ em của các thành viên Giáo hội được giao phó cho họ chăm sóc và giáo dục. Những lời nói tại sân bay của Bộ trưởng Trẻ em vẫn vang vọng trong trái tim tôi. Cảm ơn bạn. Cảm ơn vì những lời đó. Sự thất bại của các nhà chức trách giáo hội - các giám mục, bề trên các dòng tu, linh mục và những người khác –không đối phó thích đáng với những tội ác kinh tởm này đã làm dấy lên sự phẫn nộ chính đáng và tiếp tục là nguyên nhân đau khổ và xấu hổ cho cộng đồng Công Giáo. Tôi chia sẻ những cảm xúc này. Người tiền nhiệm của tôi, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã không tiếc lời nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của tình hình và yêu cầu các biện pháp “thực sự phù hợp với Tin Mừng, chính đáng và hiệu quả” phải được thực hiện để đáp lại lại sự phản bội lòng tin này (Thư mục vụ cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, 10 ). Sự can thiệp thẳng thắn và quyết liệt của ngài tiếp tục là một khích lệ cho những nỗ lực của các nhà lãnh đạo giáo hội trong việc khắc phục những sai lầm trong quá khứ và áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt để bảo đảm rằng những chuyện như thế không xảy ra nữa. Gần đây hơn, trong một bức thư gửi cho toàn thể dân Chúa, tôi tái khẳng định cam kết này, quả thực, đó là một cam kết lớn hơn, để loại bỏ tai ương này khỏi Giáo Hội; bằng mọi giá. Mỗi đứa trẻ thực sự là một món quà quý giá của Thiên Chúa cần phải được bảo vệ, khuyến khích phát triển những năng khiếu của mình và được dẫn dắt hướng đến sự trưởng thành tâm linh và nhân bản.
Trong quá khứ và hiện tại, Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan đã đóng một vai trò thúc đẩy thiện ích cho trẻ em không thể bị xóa mờ. Tôi hy vọng rằng mức độ nghiêm trọng của những vụ tai tiếng lạm dụng đã phơi bày ra ánh sáng những thiếu sót của nhiều người, sẽ giúp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương bởi toàn xã hội. Theo nghĩa này, tất cả chúng ta đều nhận thức được nhu cầu cấp thiết để mang đến cho giới trẻ một sự tháp tùng khôn ngoan và những giá trị lành mạnh cho hành trình phát triển của họ.
Các bạn thân mến, gần chín mươi năm trước, Tòa Thánh là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên công nhận quốc gia tự do Ái Nhĩ Lan. Bước tiến đó đánh dấu sự khởi đầu của nhiều năm hòa hợp và cộng tác năng động, chỉ có một đám mây đi qua trên đường chân trời. Gần đây, những nỗ lực nhiệt thành và thiện chí ở cả hai bên đã góp phần đáng kể vào việc tái lập đầy hứa hẹn những mối quan hệ thân thiện mang lại thiện ích chung cho tất cả mọi người. Những sợi chỉ dệt nên câu chuyện đó kéo dài đến tận hơn một ngàn năm trăm năm trước, khi thông điệp Kitô giáo, được giảng dạy bởi Thánh Patrick, là người đã xem Ái Nhĩ Lan là quê hương mình và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa Ái Nhĩ Lan. Nhiều “vị thánh và các học giả” cảm thấy được truyền cảm hứng để rời bỏ những bờ biển này và mang đức tin mới đến những vùng đất khác. Thậm chí ngày nay, tên của Columba, Colombano, Brigida, Gallo, Killian, Brendan và nhiều người khác được vinh danh ở châu Âu và xa hơn nữa. Trên hòn đảo này, đời sống tu viện, một nguồn mạch của văn minh và sáng tạo nghệ thuật đã viết một trang lộng lẫy trong lịch sử Ái Nhĩ Lan và thế giới.
Ngày nay, cũng như trong quá khứ, những người nam nữ sống ở đất nước này đang cố gắng làm phong phú thêm cuộc sống của dân tộc với sự khôn ngoan nảy sinh từ đức tin. Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất của Ái Nhĩ Lan, họ tìm thấy trong đức tin nguồn mạch cho lòng can đảm và sự dấn thân là những điều cần thiết để tạo nên tương lai của tự do và nhân phẩm, công lý và liên đới. Sứ điệp Kitô giáo là một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm này và đã hình thành nên ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa của người dân trên hòn đảo này. Tôi cầu nguyện rằng Ái Nhĩ Lan, trong khi lắng nghe những âm sắc đa dạng trong các cuộc thảo luận chính trị-xã hội đương đại, sẽ không quên những giai điệu sôi động trong sứ điệp Kitô giáo, đã nuôi dưỡng nó trong quá khứ và có thể tiếp tục làm như thế trong tương lai. Với những suy nghĩ này, tôi thân ái cầu khẩn phước lành sự khôn ngoan, niềm vui và hòa bình trên các bạn và trên tất cả người dân Ái Nhĩ Lan yêu quý. Cảm ơn các bạn.
Source: Libreria Editrice Vaticana INCONTRO CON LE AUTORITÀ, LA SOCIETÀ CIVILE E IL CORPO DIPLOMATICO DISCORSO DEL SANTO PADRE FRANCESCO Castello di Dublino Sabato, 25 agosto 2018
Sau 3 giờ 15 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến Dublin.
Lúc 11:30 Đức Thánh Cha đã có buổi hội kiến với Tổng thống Michael D. Higgins trong vòng 30 phút trước khi di chuyển đến lâu đài Dublin
Lúc 12:10, tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Thủ tướng,
Các thành viên Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Thưa toàn thể quý vị,
Vào đầu chuyến thăm của tôi đến Ái Nhĩ Lan, tôi rất biết ơn lời mời nói chuyện tại cuộc họp bao gồm các vị đại diện cho đời sống dân sự, văn hóa và tôn giáo của đất nước, cùng với Ngoại giao đoàn và các vị quý khách. Tôi biết ơn sự tiếp đón thân thiện mà tôi nhận được từ Tổng thống Ái Nhĩ Lan, phản ánh truyền thống hiếu khách thân mật của người Ái Nhĩ Lan nổi tiếng trên khắp thế giới. Tôi cũng hoan nghênh sự hiện diện của một phái đoàn từ Bắc Ái Nhĩ Lan. Tôi cảm ơn Thủ tướng vì lời chào mừng của ngài.
Như các bạn đã biết, lý do chuyến viếng thăm của tôi là để tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình, tổ chức năm nay tại Dublin. Giáo Hội quả thực là một gia đình của các gia đình, và cảm thấy cần phải hỗ trợ các gia đình trong những nỗ lực của họ để đáp ứng một cách trung tín và hân hoan với ơn gọi được Chúa trao cho họ trong xã hội. Đối với gia đình, cuộc gặp gỡ này là một cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của họ đối với sự trung tín trong tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau và sự tôn trọng thiêng liêng đối với món quà thánh thiêng là cuộc sống dưới mọi hình thức của nó, mà còn là để làm chứng cho vai trò độc đáo của gia đình trong việc giáo dục các thành viên và trong việc phát triển một cơ cấu xã hội lành mạnh và sinh hoa trái.
Tôi muốn thấy cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình như là một chứng tá tiên tri về di sản phong phú các giá trị đạo đức và tinh thần, là nhiệm vụ mà mọi thế hệ đều phải chăm sóc và bảo vệ. Không cần phải là một vị tiên tri cũng có thể nhận ra những khó khăn mà các gia đình đang gặp phải trong xã hội đang thay đổi nhanh chóng; cũng thấy được những âu lo về những ảnh hưởng mà sự thất bại của hôn nhân và cuộc sống gia đình chắc chắn sẽ gây ra trên mọi lãnh vực tương lai của cộng đồng chúng ta. Gia đình là chất keo kết nối của xã hội; không phải đương nhiên mà có, nhưng phải được cổ vũ và bảo vệ bởi tất cả các phương tiện thích hợp.
Chính là trong gia đình mà mỗi người chúng ta đã trải qua những bước đầu đời. Ở đó, chúng ta học cách sống hòa hợp, kiểm soát bản năng ích kỷ của mình, hòa giải các dị biệt và trên hết là phân định và tìm kiếm những giá trị mang lại ý nghĩa đích thực và sự viên mãn cho cuộc sống. Chúng ta đề cập đến toàn thế giới như một gia đình, là vì chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những mối dây liên kết nhân loại, và chúng ta cảm nhận được lời mời gọi hiệp nhất và liên đới, đặc biệt là đối với các anh chị em yếu hơn. Tuy nhiên, quá thường xuyên, chúng ta cảm thấy bất lực khi đối mặt với những tệ nạn dai dẳng của hận thù chủng tộc và sắc tộc, trong xung đột và bạo lực đan quyện nhau, trong sự khinh thường nhân phẩm con người và những nhân quyền cơ bản; cũng như trong khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta cần phải phục hồi biết là ngần nào, trong mọi lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội, ý thức trở thành một gia đình thực sự của các dân tộc! Và không bao giờ mất hy vọng và lòng can đảm để có thể kiên trì trong sứ mệnh đạo đức là trở nên những điều hợp viên của hòa bình, hòa giải và chăm sóc lẫn nhau.
Ở Ái Nhĩ Lan này, thách đố này có một sự cộng hưởng đặc biệt, khi chúng ta nghĩ đến những xung đột lâu dài giữa anh chị em trong một gia đình. Hai mươi năm trước, cộng đồng quốc tế đã theo sát chặt chẽ các sự kiện ở Bắc Ái Nhĩ Lan, dẫn đến việc ký kết Thỏa thuận Thứ sáu Tuần Thánh. Chính phủ Ái Nhĩ Lan, kết hợp với các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và dân sự của Bắc Ireland và Chính phủ Anh và với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo thế giới khác, đã tạo ra được một bối cảnh năng động nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã gây ra những thiệt hại to lớn cho cả hai phía. Chúng ta có thể tạ ơn về hai thập kỷ hòa bình theo sau Thỏa thuận lịch sử này, trong khi chúng ta bày tỏ hy vọng vững chắc rằng quá trình hòa bình sẽ vượt qua mọi trở ngại còn lại và tạo điều kiện cho sự ra đời của một tương lai hòa hợp, hòa giải và tin tưởng lẫn nhau.
Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình đích thực tối hậu là một ân sủng từ Thiên Chúa; tuôn chảy từ những trái tim được chữa lành và hòa giải và mở rộng ra để ôm ấp cả thế giới. Nhưng hòa bình cũng đòi hỏi, về phần chúng ta, một sự hoán cải liên tục, là nguồn mạch của những nguồn lực tinh thần cần thiết để có thể xây dựng một xã hội thực sự vững chắc, và phục vụ thiện ích chung. Nếu không có nền tảng tinh thần này, lý tưởng của một gia đình toàn cầu có nguy cơ trở thành chẳng có gì khác hơn là hư vô. Liệu chúng ta có dám nói rằng mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng kinh tế hay tài chính sẽ dẫn đến một trật tự xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn hay không? Hay chẳng qua nó chỉ dẫn đến sự tăng trưởng của nền “văn hóa loại bỏ” đã khiến chúng ta ngày càng thờ ơ với người nghèo và những thành viên vô phương tự vệ nhất của gia đình nhân loại, kể cả những đứa trẻ chưa chào đời đã bị tước đoạt quyền sống? Có lẽ thách thức gây lấn cấn lương tâm chúng ta nhất trong những ngày này là cuộc khủng hoảng di cư khổng lồ, không tự nhiên biến mất nhưng các giải pháp để giải quyết nó đòi hỏi sự khôn ngoan, tầm nhìn và mối quan tâm nhân đạo vượt lên rất xa.
Tôi biết rõ tình trạng của những anh chị em dễ bị tổn thương nhất của chúng ta - tôi đang nghĩ đến đặc biệt các phụ nữ và trẻ em, những người đã trải qua những tình huống đặc biệt khó khăn trong quá khứ; và những trẻ mồ côi. Khi xem xét thực tại của những người dễ bị tổn thương nhất này, tôi còn biết nói gì hơn là nhìn nhận tai tiếng nghiêm trọng gây ra ở Ái Nhĩ Lan bởi sự lạm dụng trẻ em của các thành viên Giáo hội được giao phó cho họ chăm sóc và giáo dục. Những lời nói tại sân bay của Bộ trưởng Trẻ em vẫn vang vọng trong trái tim tôi. Cảm ơn bạn. Cảm ơn vì những lời đó. Sự thất bại của các nhà chức trách giáo hội - các giám mục, bề trên các dòng tu, linh mục và những người khác –không đối phó thích đáng với những tội ác kinh tởm này đã làm dấy lên sự phẫn nộ chính đáng và tiếp tục là nguyên nhân đau khổ và xấu hổ cho cộng đồng Công Giáo. Tôi chia sẻ những cảm xúc này. Người tiền nhiệm của tôi, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã không tiếc lời nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của tình hình và yêu cầu các biện pháp “thực sự phù hợp với Tin Mừng, chính đáng và hiệu quả” phải được thực hiện để đáp lại lại sự phản bội lòng tin này (Thư mục vụ cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, 10 ). Sự can thiệp thẳng thắn và quyết liệt của ngài tiếp tục là một khích lệ cho những nỗ lực của các nhà lãnh đạo giáo hội trong việc khắc phục những sai lầm trong quá khứ và áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt để bảo đảm rằng những chuyện như thế không xảy ra nữa. Gần đây hơn, trong một bức thư gửi cho toàn thể dân Chúa, tôi tái khẳng định cam kết này, quả thực, đó là một cam kết lớn hơn, để loại bỏ tai ương này khỏi Giáo Hội; bằng mọi giá. Mỗi đứa trẻ thực sự là một món quà quý giá của Thiên Chúa cần phải được bảo vệ, khuyến khích phát triển những năng khiếu của mình và được dẫn dắt hướng đến sự trưởng thành tâm linh và nhân bản.
Trong quá khứ và hiện tại, Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan đã đóng một vai trò thúc đẩy thiện ích cho trẻ em không thể bị xóa mờ. Tôi hy vọng rằng mức độ nghiêm trọng của những vụ tai tiếng lạm dụng đã phơi bày ra ánh sáng những thiếu sót của nhiều người, sẽ giúp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương bởi toàn xã hội. Theo nghĩa này, tất cả chúng ta đều nhận thức được nhu cầu cấp thiết để mang đến cho giới trẻ một sự tháp tùng khôn ngoan và những giá trị lành mạnh cho hành trình phát triển của họ.
Các bạn thân mến, gần chín mươi năm trước, Tòa Thánh là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên công nhận quốc gia tự do Ái Nhĩ Lan. Bước tiến đó đánh dấu sự khởi đầu của nhiều năm hòa hợp và cộng tác năng động, chỉ có một đám mây đi qua trên đường chân trời. Gần đây, những nỗ lực nhiệt thành và thiện chí ở cả hai bên đã góp phần đáng kể vào việc tái lập đầy hứa hẹn những mối quan hệ thân thiện mang lại thiện ích chung cho tất cả mọi người. Những sợi chỉ dệt nên câu chuyện đó kéo dài đến tận hơn một ngàn năm trăm năm trước, khi thông điệp Kitô giáo, được giảng dạy bởi Thánh Patrick, là người đã xem Ái Nhĩ Lan là quê hương mình và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa Ái Nhĩ Lan. Nhiều “vị thánh và các học giả” cảm thấy được truyền cảm hứng để rời bỏ những bờ biển này và mang đức tin mới đến những vùng đất khác. Thậm chí ngày nay, tên của Columba, Colombano, Brigida, Gallo, Killian, Brendan và nhiều người khác được vinh danh ở châu Âu và xa hơn nữa. Trên hòn đảo này, đời sống tu viện, một nguồn mạch của văn minh và sáng tạo nghệ thuật đã viết một trang lộng lẫy trong lịch sử Ái Nhĩ Lan và thế giới.
Ngày nay, cũng như trong quá khứ, những người nam nữ sống ở đất nước này đang cố gắng làm phong phú thêm cuộc sống của dân tộc với sự khôn ngoan nảy sinh từ đức tin. Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất của Ái Nhĩ Lan, họ tìm thấy trong đức tin nguồn mạch cho lòng can đảm và sự dấn thân là những điều cần thiết để tạo nên tương lai của tự do và nhân phẩm, công lý và liên đới. Sứ điệp Kitô giáo là một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm này và đã hình thành nên ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa của người dân trên hòn đảo này. Tôi cầu nguyện rằng Ái Nhĩ Lan, trong khi lắng nghe những âm sắc đa dạng trong các cuộc thảo luận chính trị-xã hội đương đại, sẽ không quên những giai điệu sôi động trong sứ điệp Kitô giáo, đã nuôi dưỡng nó trong quá khứ và có thể tiếp tục làm như thế trong tương lai. Với những suy nghĩ này, tôi thân ái cầu khẩn phước lành sự khôn ngoan, niềm vui và hòa bình trên các bạn và trên tất cả người dân Ái Nhĩ Lan yêu quý. Cảm ơn các bạn.
Source: Libreria Editrice Vaticana INCONTRO CON LE AUTORITÀ, LA SOCIETÀ CIVILE E IL CORPO DIPLOMATICO DISCORSO DEL SANTO PADRE FRANCESCO Castello di Dublino Sabato, 25 agosto 2018
ĐGH Phanxicô gặp những nạn nhân bị lạm dụng ở Ái Nhĩ Lan.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:18 25/08/2018
Vào chiều thứ Bẩy ĐGH Phanxicô đã gặp tám nạn nhân bị lạm dụng tại Ái Nhĩ Lan trong chuyến viếng thăm của ngài đến quốc gia này cho Cuộc Gỡ Các Gia Đình Thế Giới.
Trong một công bố của văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết rằng ĐGH đã dành ra “một giờ rưỡi để gặp tám người Ái Nhĩ Lan, là những nạn nhân bị lạm dụng bởi các giáo sĩ, tu sĩ và chủ cơ sở tôn giáo.”
Bản công bố nói rằng “Những người hiện diện gồm có Bà Maria Collins, Cha Patrick McCafferty, P.P.; Cha. Joe McDonald; Ủy Viên Hội Đồng Damian O’Farrell, Pau Jude Redmond; Clodagh Malone; và Bernadette Fahy; Một nạn nhân còn sống của cha Tony Walsh, muốn được dấu tên.”
Chuyến đi của ĐGH đến Ái Nhĩ Lan để tham dự Cuộc Gỡ Các Gia Đình Thế Giới sau khi những tiết lộ về lạm dụng tình dục và việc bao che tại một số nước gồm Ái Nhĩ Lan, Úc, Chile và Hoa Kỳ.
Khi đến Ái Nhĩ Lan, ĐGH đã đề cập đến những khủng hoảng lạm dụng trong bài diễn văn đầu tiên với công chúng, lên án “sự sa ngã của nhiều người” trong Giáo Hội.
Ngài nói với nhà chức trách Ái Nhĩ Lan vào ngày 25 tháng Tám rằng “Với những người dễ bị tổn thương nhất, tôi không thể không thừa nhận sự bê bối nghiêm trọng đã gây ra tại Ái Nhĩ Lan cho những người trẻ bởi những thành viên của Giáo Hội chịu trách nhiệm bảo vệ và giáo dục họ.”
“Sự thất bại của các giáo sĩ có thẩm quyền, như các giám mục, các bậc bề trên nhà dòng, các linh mục và những người khác nữa, để giải quyết kịp thời những tội ác ngạo ngược này đã đương nhiên làm tăng sự giận dữ và mãi là một vế nhơ đau đớn và xấu hổ cho công đồng Công Giáo này và chính bản thân tôi xin chia sẻ tâm tình đó.”
ĐGH Phanxicô khẳng định một cam kết “để loại bỏ tai họa này trong Giáo hội bằng mọi giá - đạo đức và đau khổ.”
Tuần trước, ĐGH đã gởi một văn thư cho toàn thể dân Chúa, kêu gọi cầu nguyện và chay tịnh trong sự xám hối ăn năn vì những xấu xa của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và cho sự canh tân trong Giáo hội.
.
Source: EWTN News Pope Francis meets with abuse survivors in Ireland
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
19:16 25/08/2018
Lúc 19:30 25/8/2018 Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Croke Park nơi diễn ra cuộc gặp gỡ các gia đình thế giới.
Buổi canh thức đã là một lễ hội gia đình với ca nhạc, mầu sắc, vũ điệu và các chứng từ. Hơi ấm, tình yêu và niềm vui của các gia đình toàn thế giới đã được phản ánh trong sự xúc động và nụ cười của Đức Thánh Cha khi lắng nghe các chứng từ cuộc sống của nhiều người.
Trong nhiều dịp khác nhau Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ niềm tin của ngài rằng trong các thực tại phức tạp, rối rắm của đời sống gia đình hiện đại, ơn thánh và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô luôn sống động trong thiên hà các hành vi hàng ngày của lòng nhân, lòng âu yếm, lòng quảng đại và trung thành, thường được sống một cách anh hùng giữa rất nhiều yếu đuối nhân bản và các áp lực áp đảo của xã hội.
Trong một thế giới dễ dàng đầu hàng bạo lực, bất nhân và vứt bỏ người khác, Đức Thánh Cha luôn xác tín rằng chính thực tại gia đình đầy rối rắm nhưng cũng đầy ơn thánh này đã duy trì đời sống chúng ta và thế giới và vẫn tiếp tục là động lực chính hình thành nên tương lai của nhân loại.
Trong diễn từ với các tham dự viên, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi tối!
Tôi biết ơn tất cả anh chị em vì sự chào đón nồng nhiệt của anh chị em. Thật tốt khi được ở đây! Thật tốt để cử mừng, vì việc cử hành làm cho chúng ta thêm nhân bản và Kitô hơn. Nó cũng giúp chúng ta chia sẻ niềm vui khi biết rằng Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, Ngài đồng hành cùng chúng ta trên hành trình cuộc sống của chúng ta, và mỗi ngày Ngài thu hút chúng ta gần gũi hơn với chính Ngài.
Trong bất kỳ lễ kỷ niệm nào của gia đình, sự hiện diện của mọi người đều được cảm nhận: cha, mẹ, ông bà, cháu, chú bác, cậu mợ, anh em họ, những người không thể đến và những người sống quá xa. Hôm nay ở Dublin, chúng ta tập hợp lại với nhau cho một lễ kỷ niệm gia đình trong đó chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì chúng ta là ai: đó là một gia đình trong Chúa Kitô, trải rộng khắp thế giới. Giáo Hội là gia đình những con cái Chúa. Một gia đình, trong đó chúng ta vui mừng với những người ai đang hân hoan, và khóc lóc cùng với những ai đang buồn sầu hoặc cảm thấy bị đánh gục bởi cuộc sống. Một gia đình mà chúng ta quan tâm cho mọi người, vì Thiên Chúa, là Cha chúng ta, đã làm cho tất cả chúng ta nên con cái của Ngài trong Phép Rửa. Đó là một lý do tại sao tôi tiếp tục khuyến khích cha mẹ hãy làm phép rửa tội cho con cái mình càng sớm càng tốt để họ có thể trở thành một phần của gia đình vĩ đại của Thiên Chúa. Chúng ta cần mời tất cả mọi người đến dự tiệc!
Các gia đình thân mến,
Anh chị em là đại đa số trong dân Thiên Chúa. Giáo hội sẽ ra sao nếu không có anh chị em? Điều này giúp chúng ta nhận ra vẻ đẹp và tầm quan trọng của gia đình, với những ánh sáng và bóng tối của nó mà tôi đã viết trong Tông huấn Amoris Laetitia về niềm vui của tình yêu, và đã muốn chọn chủ đề của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới này là “Tin Mừng của Gia Đình, Niềm vui cho thế giới”. Thiên Chúa muốn mọi gia đình trở thành một ngọn hải đăng cho niềm vui của tình yêu Ngài trong thế giới chúng ta. Điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là chúng ta, những người đã gặp được tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, hãy cố gắng diễn đạt tình yêu ấy thành lời hay qua những hành động tử tế trong thói quen hàng ngày của chúng ta và trong những khoảnh khắc kín đáo nhất trong cuộc sống thường nhật.
Toàn bộ sự thánh thiện là như thế. Tôi thích nói về các vị thánh ở sát “kế bên”, là tất cả những người bình thường phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống và lịch sử của thế giới chúng ta (xem Tông huấn Mừng Rỡ Hân Hoan, 6-7). Ơn gọi yêu thương và nên thánh không phải là một điều gì đó dành riêng cho một vài cá nhân ưu tuyển. Ngay cả lúc này đây, nếu chúng ta có đôi mắt để nhìn thấy, chúng ta có thể thấy ơn gọi ấy đang được sống xung quanh chúng ta. Nó âm thầm hiện diện trong trái tim của tất cả những gia đình trao ban tình yêu, sự tha thứ, và lòng thương xót khi họ nhìn thấy những người túng quẫn, và họ làm như vậy lặng lẽ, không phô trương ồn ào. Tin Mừng của gia đình thực sự là niềm vui cho thế giới, vì ở đó, trong gia đình của chúng ta, ta có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, trong sự đơn sơ và thanh bần như Ngài đã làm trong mái ấm Thánh Gia Nazareth.
Hôn nhân Kitô giáo và đời sống gia đình chỉ được nhìn thấy trong tất cả vẻ đẹp và sức hấp dẫn của chúng nếu chúng được neo trong tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra chúng ta theo hình ảnh riêng của Người. Cha mẹ, ông bà, con cái cháu chắt: tất cả đều được mời gọi để tìm thấy, trong gia đình, sự viên mãn của chúng ta trong tình yêu. Ân sủng của Thiên Chúa giúp chúng ta hằng ngày sống đồng tâm nhất trí với nhau. Ngay cả giữa con dâu và mẹ chồng! Không ai nói điều này sẽ dễ dàng. Nó giống như pha trà: thật dễ dàng để đun sôi nước, nhưng một tách trà ngon rất cần thời gian và sự kiên nhẫn; nó cần phải được ươm! Vì thế, mỗi ngày Chúa Giêsu làm ấm chúng ta bằng tình yêu của Ngài và để tình yêu ấy thâm nhập toàn thể chúng ta. Từ kho tàng Thánh Tâm của Ngài, Chúa ban cho chúng ta ân sủng cần thiết để chữa lành những yếu đuối của chúng ta và mở lòng trí chúng ta ra để nghe, hiểu và tha thứ lẫn nhau.
Chúng ta vừa nghe các chứng từ của Felicité, Isaac, và Ghislain, là những người đến từ Burkina Faso. Họ kể cho chúng ta một câu chuyện cảm động về sự tha thứ trong gia đình. Một nhà thơ nói rằng “sai lầm là chuyện người ta thường tình, còn tha thứ là nghĩa cử thần thánh”. Và đó là sự thật: sự tha thứ là một ân sủng đặc biệt từ Thiên Chúa chữa lành sự mỏng dòn của chúng ta và lôi kéo chúng ta đến gần với nhau và với Ngài hơn. Những hành động tha thứ nhỏ và đơn giản, được đổi mới mỗi ngày, là nền tảng mà cuộc sống gia đình Kitô vững chắc được xây dựng nên. Chúng buộc chúng ta phải vượt qua niềm tự hào, sự xa cách, và xấu hổ của chúng ta, và kiến tạo nên hòa bình. Tôi thích nói rằng trong gia đình chúng ta, chúng ta cần phải học ba từ: “xin lỗi”, “làm ơn” và “cảm ơn”. Khi anh chị em cãi nhau trong nhà, hãy chắc chắn rằng trước khi đi ngủ hãy xin lỗi và nói rằng anh chị em thấy ân hận. Ngay cả khi tranh cãi khiến bạn ngủ trong một căn phòng khác, một mình và tách biệt, hãy gõ cửa và nói: “Xin cho tôi vào được không?” Tất cả những gì cần là một cái nhìn, một nụ hôn, một lời nói nhẹ nhàng … và mọi thứ được trở lại như cũ! Tôi nói điều này bởi vì khi gia đình làm điều này, họ tồn tại được. Không gia đình nào hoàn hảo đâu; nếu không có tha thứ, gia đình có thể bị bệnh và dần dần sụp đổ.
“Tha thứ” có nghĩa là “cho đi” một cái gì đó của chính mình. Chúa Giêsu luôn tha thứ cho chúng ta. Nhờ quyền năng tha thứ của Người, chúng ta cũng có thể tha thứ cho người khác, nếu chúng ta thực sự muốn thế. Đó chẳng phải là điều chúng ta vẫn cầu nguyện khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha đó sao? Trẻ em học cách tha thứ khi thấy cha mẹ tha thứ cho nhau. Nếu chúng ta hiểu điều này, chúng ta có thể đánh giá cao sự vĩ đại trong lời rao giảng của Chúa Giêsu về sự trung tín trong hôn nhân. Vượt xa một nghĩa vụ pháp lý lạnh lùng, trên tất cả, đó là một lời hứa mạnh mẽ về sự trung tín của chính Thiên Chúa đối với lời hứa của Ngài và ân sủng không bao giờ tàn lụi của Ngài. Chúa Kitô đã chết cho chúng ta để chúng ta, đến lượt mình, có thể tha thứ và hòa giải với nhau. Nhờ thế, trong tư cách cá nhân và gia đình, chúng ta có thể nhận biết sự thật trong những lời này của Thánh Phaolô, dù mọi thứ có qua đi, “tình yêu không bao giờ kết thúc” (1 Cor 13: 8).
Cảm ơn Nisha và Ted, vì chứng tá của các bạn từ Ấn Độ, nơi các bạn đang dạy con cái mình làm thế nào để trở thành một gia đình thực sự. Bạn đã giúp chúng ta hiểu rằng phương tiện truyền thông xã hội không nhất thiết phải là một vấn đề đối với gia đình, nhưng cũng có thể giúp xây dựng một “web” của tình bạn, tình liên đới và hỗ trợ lẫn nhau. Các gia đình có thể kết nối thông qua internet và kín múc chất dinh dưỡng từ internet. Phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lợi ích nếu được sử dụng với sự kiểm duyệt và thận trọng. Ví dụ, tất cả các bạn đã tập hợp trong Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới này đã hình thành một mạng lưới tinh thần, một mạng lưới tình bạn; phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp các bạn duy trì kết nối này và mở rộng nó cho nhiều gia đình hơn nữa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng là các phương tiện truyền thông này không bao giờ trở thành mối đe dọa đối với mạng lưới các quan hệ bằng xương bằng thịt bằng cách giam giữ chúng ta trong một thực tại ảo và cách ly chúng ta khỏi chính những mối quan hệ đang thách thức chúng ta phải phát triển hết tiềm năng của mình trong sự hiệp thông với người khác. Có lẽ câu chuyện của Ted và Nisha sẽ giúp tất cả các gia đình đặt câu hỏi liệu họ có cần cắt giảm thời gian họ dành cho công nghệ hay không, để dành nhiều thời gian hơn với nhau và với Chúa.
Chúng ta đã nghe từ Enass và Sarmaad về cách thế tình yêu gia đình và đức tin có thể là một nguồn sức mạnh và bình an ngay cả trong bối cảnh bạo lực và hủy diệt gây ra bởi chiến tranh và khủng bố. Câu chuyện của họ nhắc nhở chúng ta về những tình huống bi thảm phải chịu đựng hàng ngày bởi rất nhiều những gia đình buộc phải chạy trốn khỏi nhà cửa của mình để tìm kiếm an ninh và hòa bình. Nhưng họ cũng chỉ cho chúng ta cách thức, bắt đầu từ gia đình, và nhờ tình liên đới được thể hiện bởi nhiều gia đình khác, cuộc sống có thể được tái xây dựng và hy vọng lại nảy sinh một lần nữa. Chúng ta thấy sự hỗ trợ này trong video của Rammy và người anh trai Meelad của anh, nơi Rammy bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình về sự khích lệ và giúp đỡ mà gia đình họ nhận được từ rất nhiều gia đình Kitô khác trên toàn thế giới, những người đã giúp họ trở về làng cũ của mình. Trong mọi xã hội, các gia đình kiến tạo hòa bình, bởi vì họ dạy dỗ đức ái, sự chấp nhận và tha thứ là liều thuốc giải độc tốt nhất cho hận thù, thành kiến và trả thù trả oán là những thứ có thể đầu độc cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng.
Một linh mục thánh thiện Ái Nhĩ Lan đã dạy chúng ta, “gia đình nào cầu nguyện cùng nhau, sẽ ở lại với nhau” và tỏa sáng ánh quang hòa bình. Một cách đặc biệt, một gia đình như vậy có thể là sự hỗ trợ cho các gia đình khác đang lục đục. Sau cái chết của Cha Ganni, Enass, Sarmaad, và gia đình họ đã chọn sự tha thứ và hòa giải thay vì lòng căm thù và oán giận. Họ đã thấy, trong ánh sáng của thập tự giá, cái ác đó chỉ có thể bị đánh bại bởi điều thiện, và hận thù chỉ có thể vượt qua bằng sự tha thứ. Hầu như không thể tin được, họ đã có thể tìm thấy an bình trong tình yêu của Chúa Kitô, một tình yêu canh tân tất cả mọi sự. Tối nay họ chia sẻ hòa bình đó với chúng ta.
Tình yêu của Chúa Kitô làm mới mọi sự, đó là điều làm khả thi hôn nhân và một tình yêu vợ chồng được đánh dấu bởi lòng chung thủy, không phai hòa, hiệp nhất, và cởi mở với cuộc sống. Đó là điều tôi muốn cử mừng trong chương thứ tư của Tông huấn Amoris Laetitia. Chúng ta thấy tình yêu này nơi Mary và Damian và gia đình mười đứa con của họ. Cảm ơn vì chứng từ của các bạn và chứng tá của các bạn cho tình yêu và đức tin! Các bạn đã trải nghiệm được sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các bạn và chúc phúc cho các bạn với niềm vui của một gia đình xinh đẹp. Các bạn nói với chúng ta rằng chìa khóa cho cuộc sống gia đình của các bạn là sự trung thực. Từ câu chuyện của các bạn, chúng ta thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục trở lại với nguồn mạch của sự thật và tình yêu có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta là Chúa Giêsu, Đấng đã bắt đầu sứ vụ công khai của Ngài tại một bữa tiệc cưới. Ở Cana, Ngài đã biến nước thành một loại rượu mới và ngọt ngào để giữ cho tiệc cưới được tưng bừng. Tình yêu vợ chồng cũng thế. Rượu mới bắt đầu lên men trong thời gian hẹn hò, là thời gian cần thiết nhưng chóng qua, và trưởng thành trong suốt hôn nhân trong một sự tự trao ban lẫn cho nhau khiến vợ chồng từ hai trở thành “một xương một thịt”. Và, đến lượt mình, họ lại mở rộng con tim cho tất cả những người cần đến tình yêu, đặc biệt là những người cô đơn, bị bỏ rơi, yếu đuối và dễ bị tổn thương thường bị loại bỏ bởi nền văn hóa vứt bỏ của chúng ta.
Các gia đình ở khắp mọi nơi được thách thức để tiếp tục phát triển, để tiếp tục tiến lên, ngay cả giữa những khó khăn và hạn chế, như các thế hệ trước đã làm. Tất cả chúng ta là một phần của một chuỗi gia đình tuyệt vời trải dài từ thuở tạo thiên lập địa. Gia đình của chúng ta là một kho tàng của ký ức sống động, khi trẻ em lần lượt trở thành cha mẹ và ông bà. Từ nơi họ, chúng ta nhận được bản sắc, giá trị của chúng ta và niềm tin của chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi Aldo và Marissa, là hai người đã kết hôn được hơn 50 năm. Cuộc hôn nhân của họ là một tượng đài cho tình yêu và lòng trung tín! Con cháu của họ giữ cho họ trẻ trung; ngôi nhà của họ tràn ngập tiếng cười, hạnh phúc và nhảy múa. Tình yêu của họ dành cho nhau là một ân sủng từ Thiên Chúa, và đó là một món quà mà họ vui vẻ truyền lại cho con cái của họ.
Một xã hội không coi trọng các bậc ông bà là một xã hội không có tương lai. Một Giáo Hội không quan tâm đến giao ước giữa các thế hệ chung cuộc sẽ thiếu vắng điều thực sự quan trọng, đó là tình yêu. Ông bà của chúng ta dạy chúng ta về ý nghĩa của tình yêu vợ chồng, tình phụ tử và mẫu tử. Họ đã lớn lên trong một mái gia đình và trải nghiệm tình yêu của con cái, và anh chị em. Vì vậy, họ là một kho tàng kinh nghiệm và trí tuệ cho thế hệ mới. Thật là một sai lầm lớn khi không hỏi người cao niên về kinh nghiệm của họ, hoặc nghĩ rằng nói chuyện với họ chỉ là một sự lãng phí thời gian. Ở đây tôi muốn cảm ơn Missy vì những chứng tá của cô ấy. Cô ấy nói với chúng ta rằng, trong số những người phải bôn ba đây đó, gia đình luôn là nguồn sức mạnh và tình liên đới. Chứng tá của cô nhắc nhở chúng ta rằng, trong nhà của Thiên Chúa, có một chỗ ở bàn ăn cho mọi người. Không ai bị loại trừ; tình yêu và sự chăm sóc của chúng ta phải mở rộng cho tất cả mọi người.
Tôi biết đã muộn rồi và các bạn đã mệt rồi! Nhưng hãy để tôi nói điều cuối cùng này với tất cả các bạn. Là các gia đình, anh chị em là niềm hy vọng của Giáo Hội và của thế giới! Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đã tạo ra con người giống hình ảnh Ngài để chia sẻ trong tình yêu của Ngài, để trở thành một gia đình của các gia đình, và tận hưởng sự bình an mà chỉ mình Người có thể ban cho. Qua chứng tá cho Tin Mừng của mình, anh chị em có thể giúp giấc mơ của Thiên Chúa thành hiện thực. Anh chị em có thể giúp lôi kéo tất cả con cái Chúa lại gần với nhau hơn để họ có thể phát triển trong sự hiệp nhất và nhận ra những gì giúp cho toàn bộ thế giới được sống trong an bình như một gia đình vĩ đại. Vì lý do này, tôi muốn trao cho mỗi người trong anh chị em một bản sao của Tông huấn Amoris Laetitia, mà tôi đã viết như một loại lộ trình để hân hoan sống Phúc âm của gia đình. Xin Đức Maria Mẹ của chúng ta, Nữ vương các gia đình và Nữ vương Hòa bình, nâng đỡ tất cả anh chị em trong cuộc hành trình của cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc!
Và bây giờ, vào lúc kết thúc buổi tối của chúng ta với nhau, chúng ta sẽ đọc lời nguyện Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần này.
Source: Libreria Editrice Vaticana FESTA DELLE FAMIGLIE DISCORSO DEL SANTO PADRE FRANCESCO Croke Park Stadium (Dublino) Sabato, 25 agosto 2018
Diễn Văn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các cặp vợ chồng tại Nhà Thờ Đồng Chánh Tòa Dublin
Vũ Văn An
19:35 25/08/2018
“Thế giới chúng ta cần 1 cuộc cách mạng tình yêu!”
Đức Phanxicô đã ngỏ lời với 350 cặp đã kết hôn và đính hôn tại Nhà Thờ Đồng Chánh Tòa St Mary hôm 25 tháng Tám, 2018. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Thánh Cha, căn cứ vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui vì chúng ta có thể gặp nhau trong nhà thờ Đồng Chánh Tòa Saint Mary lịch sử này, nơi đã chứng kiến vô số cuộc cử hành bí tích hôn nhân trong những năm qua. Bao nhiêu tình yêu đã được bày tỏ, và bao nhiêu ân sủng đã được lãnh nhận trong nơi thánh này! Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Martin vì sự chào đón chân tình của ngài. Tôi rất vui khi được ở cùng tất cả các bạn, các cặp đính hôn và các cặp đã kết hôn ở các giai đoạn khác nhau trên hành trình của tình yêu bí tích.
Một cách đặc biệt, tôi biết ơn chứng từ của Vincent và Teresa, những người đã nói với chúng ta về kinh nghiệm năm mươi năm hôn nhân và cuộc sống gia đình của họ. Cảm ơn các bạn cả vì những lời các bạn khuyến khích và thách thức ngỏ cùng thế hệ mới của những cặp mới cưới và các cặp đính hôn, không những chỉ ở Ái Nhĩ Lan mà trên toàn thế giới. Lắng nghe người cao tuổi, ông bà của chúng ta là điều quan trọng xiết bao! Chúng ta có nhiều điều học hỏi từ kinh nghiệm của các bạn về một cuộc sống hôn nhân được hàng ngày nâng đỡ bởi ân sủng của bí tích. Cùng nhau lớn lên trong “sự hợp tác bằng đời sống và tình yêu” này, các bạn đã trải qua nhiều niềm vui và, chắc chắn, cũng không ít nỗi buồn. Cùng với tất cả các vợ chồng đã đi xa trên con đường này, các bạn là những người duy trì ký ức tập thể của chúng ta. Chúng tôi sẽ luôn luôn cần nhân chứng đầy đức tin của các bạn. Nó là một nguồn tài nguyên quý giá cho các cặp vợ chồng trẻ, những người đang nhìn vào tương lai một cách đầy phấn khích và hy vọng và, có lẽ. .. một chút lo lắng!
Tôi cũng cảm ơn các cặp vợ chồng trẻ đã hỏi tôi một số câu hỏi thẳng thắn. Các câu hỏi này không dễ trả lời! Denis và Sinead sắp bắt tay vào một cuộc hành trình tình yêu thân mật, một hành trình mà, trong kế hoạch của Thiên Chúa, vốn đòi hỏi một cam kết trọn đời. Họ hỏi làm thế nào họ có thể giúp người khác thấy rằng hôn nhân không những chỉ là một định chế mà còn là một ơn gọi, một quyết định có ý thức và suốt đời để trân trọng, giúp đỡ và bảo vệ nhau?
Chắc chắn chúng ta phải thừa nhận rằng ngày nay chúng ta không quen với bất cứ điều gì thực sự kéo dài suốt cuộc đời của chúng ta. Nếu tôi cảm thấy đói hoặc khát, tôi có thể ăn; nhưng cảm giác no của tôi không kéo dài dù là 1 ngày. Nếu tôi có một việc làm, tôi biết rằng tôi có thể mất nó trái với ý muốn của tôi, hoặc tôi có thể phải chọn một nghề nghiệp khác. Thật khó để theo dõi đường đi của thế giới khi nó thay đổi quanh ta, khi mọi người đến rồi đi trong cuộc sống ta, khi các lời hứa được đưa ra nhưng thường bị phá vỡ hoặc không được chu toàn. Có lẽ điều các bạn đang thực sự hỏi tôi là một điều thậm chí còn cơ bản hơn: Có bất cứ điều gì quý giá mà bền lâu hay không? Ngay cả bản thân tình yêu? Chúng ta biết ngày nay chúng ta dễ dàng thấy mình bị dính cứng vào nền “văn hóa tạm thời”, một nền văn hóa phù phiếm. Nền văn hóa này đánh vào chính gốc rễ các diễn trình trưởng thành của chúng ta, sự tăng trưởng của chúng ta trong hy vọng và tình yêu. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nghiệm được "thứ thực sự bền vững" trong nền văn hóa phù phiếm này?
Đây là những gì tôi muốn nói với các bạn. Trong tất cả các loại sinh hoa trái nhân bản, hôn nhân hết sức độc đáo. Đây là chuyện về một tình yêu phát sinh sự sống mới. Nó bao hàm trách nhiệm hỗ tương đối với việc lưu truyền hồng ân sự sống của Thiên Chúa, và nó cung cấp một môi trường ổn định trong đó sự sống mới này có thể phát triển và nở rộ. Hôn nhân trong Giáo Hội, tức bí tích hôn nhân, tham dự một cách đặc biệt vào mầu nhiệm tình yêu đời đời của Thiên Chúa. Khi một người đàn ông Kitô hữu và một người đàn bà bước vào dây hôn phối, ơn thánh của Chúa giúp họ khả năng tự do hứa hẹn với nhau một tình yêu độc chiếm và lâu dài. Sự kết hợp của họ, do đó, trở thành dấu chỉ bí tích của giao ước mới và đời đời giữa Chúa và nàng dâu của Người, là Giáo hội. Chúa Giêsu luôn hiện diện ở giữa họ. Ngài nâng đỡ họ suốt cuộc đời trong việc hiến mình hỗ tương của họ, trong thủy chung và trong sự hợp nhất bất khả phân (xem Gaudium et Spes, 48). Tình yêu của Người là một khối đá và là nơi trú ẩn trong thời gian thử thách, nhưng quan trọng hơn, là một nguồn tăng trưởng liên tục trong tình yêu trong trắng và lâu dài.
Chúng ta biết rằng tình yêu là giấc mơ của Thiên Chúa dành cho chúng ta và cho cả gia đình nhân loại. Các bạn làm ơn, đừng bao giờ quên điều đó! Thiên Chúa có một giấc mơ dành cho chúng ta và Người yêu cầu chúng ta biến nó thành của riêng chúng ta. Vì vậy, các bạn đừng sợ giấc mơ đó! Hãy trân trọng nó và mơ ước với nhau mỗi ngày như mới. Bằng cách này, các bạn sẽ có thể hỗ trợ nhau bằng hy vọng, sức mạnh và tha thứ vào những lúc khi con đường phát triển gặp sỏi đá và trở nên khó có thể nhìn thấy đường phía trước. Trong Sách Thánh, Thiên Chúa tự buộc Người phải trung thành với giao ước của Người, ngay cả khi chúng ta làm Người đau buồn hay trở nên yếu đuối trong tình yêu của chúng ta. Người nói với chúng ta: “Ta sẽ không bao giờ quên các ngươi và bỏ rơi các ngươi!” (Dt 13: 5). Là vợ là chồng, các bạn hãy xức dầu cho nhau bằng những lời hứa hẹn, mỗi ngày, suốt cuộc đời các bạn. Và đừng bao giờ ngừng mơ ước!
Stephen và Jordan là cặp mới cưới và họ hỏi câu hỏi rất quan trọng về việc làm cách nào cha mẹ có thể truyền niềm tin cho con cái của họ. Tôi biết rằng Giáo Hội ở đây, ở Ái Nhĩ Lan này, đã chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình giáo lý để giảng dạy đức tin trong các trường học và giáo xứ. Tất nhiên, đây là điều chủ yếu. Tuy nhiên, nơi đầu tiên và quan trọng nhất để truyền lại đức tin là tổ ấm, qua gương sáng âm thầm hàng ngày của những bậc cha mẹ biết yêu mến Chúa và tin tưởng lời nói của Người. Ở đó, trong “giáo hội tiểu gia”, con cái học được ý nghĩa của thủy chung, chính trực và hy sinh. Chúng thấy cách cha mẹ tương tác với nhau, cách họ chăm sóc lẫn nhau và người khác, cách họ yêu mến Thiên Chúa và yêu mến Giáo Hội. Bằng cách này, con cái có thể hít thở không khí trong lành của Tin Mừng và học cách hiểu, phán đoán và hành động theo cách xứng đáng với di sản đức tin mà chúng đã lãnh nhận. Đức tin được lưu truyền “quanh bàn ăn gia đình”, trong cuộc trò chuyện bình thường, trong ngôn ngữ mà chỉ có tình yêu kiên trì mới biết cách nói.
Vì vậy, các bạn hãy cầu nguyện với nhau như một gia đình; hãy nói về những điều tốt đẹp và thánh thiện; hãy để Mẹ Maria của chúng ta bước vào cuộc sống gia đình của các bạn. Hãy cử hành các ngày lễ của người dân Kitô Giáo. Hãy sống trong tình liên đới sâu sắc với những người đau khổ và đang ở bên lề xã hội. Khi các bạn làm điều này với con cái các bạn, trái tim chúng sẽ dần dần tràn đầy tình yêu quảng đại đối với người khác. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với chúng ta, nhưng đôi khi chúng ta quên mất phần nào. Con cái các bạn sẽ học cách biết chia sẻ các thiện ích của trái đất với mọi người nếu chúng thấy cách bố mẹ chúng chăm sóc những người khác nghèo hơn hoặc kém may mắn hơn bản thân họ. Tắt một lời, con cái các bạn sẽ học hỏi từ các bạn cách sống một cuộc sống Kitô hữu; các bạn sẽ là giáo viên đầu tiên của chúng trong đức tin.
Các nhân đức và chân lý mà Chúa dạy chúng ta không nhất thiết được lòng người trong thế giới ngày nay, một điều quả không ích lợi bao nhiêu cho những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và tất cả những ai bị nó coi là “không sản xuất”. Thế giới nói với chúng ta phải mạnh mẽ và độc lập, rất ít lưu ý đối với những người cô đơn hoặc buồn phiền, bị từ khước hoặc bị bệnh, chưa sinh ra hay sắp chết. Ít phút nữa, tôi sẽ đi gặp riêng một số gia đình đang đối đầu với những thách thức nghiêm trọng và khó khăn thực sự, nhưng họ được các Cha Capuchin yêu thương và hỗ trợ. Thế giới chúng ta cần một cuộc cách mạng của tình yêu! Hãy để cuộc cách mạng đó bắt đầu với các bạn và gia đình của các bạn! Một vài tháng trước, có người nói với tôi rằng chúng ta đang mất khả năng yêu thương. Một cách chậm chạp nhưng chắc chắn, chúng ta đang quên ngôn ngữ trực tiếp của âu yếm mơn trớn, sức mạnh của dịu dàng. Sẽ không có cách mạng tình yêu nếu không có cách mạng dịu dàng! Nhờ gương sáng của các bạn, uớc mong con cái các bạn được hướng dẫn để trở thành một thế hệ nhân hậu hơn, yêu thương hơn, đầy đức tin hơn, để đổi mới Giáo Hội và toàn thể xã hội Ái Nhĩ Lan.
Bằng cách này, tình yêu của các bạn, vốn là hồng phúc của Thiên Chúa, sẽ bén rễ sâu hơn bao giờ hết. Không có gia đình nào có thể phát triển nếu nó quên đi gốc rễ của nó. Con cái sẽ không phát triển trong tình yêu nếu chúng không học được cách trò chuyện với ông bà của chúng. Vì vậy, hãy để tình yêu của các bạn bén rễ sâu xa! Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “mọi bông hoa trên cây đều phát sinh từ những gì chôn sâu bên dưới” (Bernárdez).
Cùng với Đức Giáo Hoàng, ước mong sao các gia đình của toàn thể Giáo Hội, mà chiều tối nay được đại diện bởi các cặp vợ chồng già và trẻ, tạ ơn Chúa vì hồng ơn đức tin và ân sủng hôn nhân Kitô giáo. Đổi lại, chúng ta hãy hứa với Chúa rằng chúng ta sẽ phục vụ cho việc xuất hiện của vương quốc thánh thiện, công lý và hòa bình của chúng ta bằng lòng trung thành với các lời thề hứa mà chúng ta đã làm, và bằng sự kiên định trong tình yêu của chúng ta! Tôi chúc lành cho tất cả các bạn, và gia đình các bạn cùng những người thân yêu của các bạn.
Đức Phanxicô đã ngỏ lời với 350 cặp đã kết hôn và đính hôn tại Nhà Thờ Đồng Chánh Tòa St Mary hôm 25 tháng Tám, 2018. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Thánh Cha, căn cứ vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui vì chúng ta có thể gặp nhau trong nhà thờ Đồng Chánh Tòa Saint Mary lịch sử này, nơi đã chứng kiến vô số cuộc cử hành bí tích hôn nhân trong những năm qua. Bao nhiêu tình yêu đã được bày tỏ, và bao nhiêu ân sủng đã được lãnh nhận trong nơi thánh này! Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Martin vì sự chào đón chân tình của ngài. Tôi rất vui khi được ở cùng tất cả các bạn, các cặp đính hôn và các cặp đã kết hôn ở các giai đoạn khác nhau trên hành trình của tình yêu bí tích.
Một cách đặc biệt, tôi biết ơn chứng từ của Vincent và Teresa, những người đã nói với chúng ta về kinh nghiệm năm mươi năm hôn nhân và cuộc sống gia đình của họ. Cảm ơn các bạn cả vì những lời các bạn khuyến khích và thách thức ngỏ cùng thế hệ mới của những cặp mới cưới và các cặp đính hôn, không những chỉ ở Ái Nhĩ Lan mà trên toàn thế giới. Lắng nghe người cao tuổi, ông bà của chúng ta là điều quan trọng xiết bao! Chúng ta có nhiều điều học hỏi từ kinh nghiệm của các bạn về một cuộc sống hôn nhân được hàng ngày nâng đỡ bởi ân sủng của bí tích. Cùng nhau lớn lên trong “sự hợp tác bằng đời sống và tình yêu” này, các bạn đã trải qua nhiều niềm vui và, chắc chắn, cũng không ít nỗi buồn. Cùng với tất cả các vợ chồng đã đi xa trên con đường này, các bạn là những người duy trì ký ức tập thể của chúng ta. Chúng tôi sẽ luôn luôn cần nhân chứng đầy đức tin của các bạn. Nó là một nguồn tài nguyên quý giá cho các cặp vợ chồng trẻ, những người đang nhìn vào tương lai một cách đầy phấn khích và hy vọng và, có lẽ. .. một chút lo lắng!
Tôi cũng cảm ơn các cặp vợ chồng trẻ đã hỏi tôi một số câu hỏi thẳng thắn. Các câu hỏi này không dễ trả lời! Denis và Sinead sắp bắt tay vào một cuộc hành trình tình yêu thân mật, một hành trình mà, trong kế hoạch của Thiên Chúa, vốn đòi hỏi một cam kết trọn đời. Họ hỏi làm thế nào họ có thể giúp người khác thấy rằng hôn nhân không những chỉ là một định chế mà còn là một ơn gọi, một quyết định có ý thức và suốt đời để trân trọng, giúp đỡ và bảo vệ nhau?
Chắc chắn chúng ta phải thừa nhận rằng ngày nay chúng ta không quen với bất cứ điều gì thực sự kéo dài suốt cuộc đời của chúng ta. Nếu tôi cảm thấy đói hoặc khát, tôi có thể ăn; nhưng cảm giác no của tôi không kéo dài dù là 1 ngày. Nếu tôi có một việc làm, tôi biết rằng tôi có thể mất nó trái với ý muốn của tôi, hoặc tôi có thể phải chọn một nghề nghiệp khác. Thật khó để theo dõi đường đi của thế giới khi nó thay đổi quanh ta, khi mọi người đến rồi đi trong cuộc sống ta, khi các lời hứa được đưa ra nhưng thường bị phá vỡ hoặc không được chu toàn. Có lẽ điều các bạn đang thực sự hỏi tôi là một điều thậm chí còn cơ bản hơn: Có bất cứ điều gì quý giá mà bền lâu hay không? Ngay cả bản thân tình yêu? Chúng ta biết ngày nay chúng ta dễ dàng thấy mình bị dính cứng vào nền “văn hóa tạm thời”, một nền văn hóa phù phiếm. Nền văn hóa này đánh vào chính gốc rễ các diễn trình trưởng thành của chúng ta, sự tăng trưởng của chúng ta trong hy vọng và tình yêu. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nghiệm được "thứ thực sự bền vững" trong nền văn hóa phù phiếm này?
Đây là những gì tôi muốn nói với các bạn. Trong tất cả các loại sinh hoa trái nhân bản, hôn nhân hết sức độc đáo. Đây là chuyện về một tình yêu phát sinh sự sống mới. Nó bao hàm trách nhiệm hỗ tương đối với việc lưu truyền hồng ân sự sống của Thiên Chúa, và nó cung cấp một môi trường ổn định trong đó sự sống mới này có thể phát triển và nở rộ. Hôn nhân trong Giáo Hội, tức bí tích hôn nhân, tham dự một cách đặc biệt vào mầu nhiệm tình yêu đời đời của Thiên Chúa. Khi một người đàn ông Kitô hữu và một người đàn bà bước vào dây hôn phối, ơn thánh của Chúa giúp họ khả năng tự do hứa hẹn với nhau một tình yêu độc chiếm và lâu dài. Sự kết hợp của họ, do đó, trở thành dấu chỉ bí tích của giao ước mới và đời đời giữa Chúa và nàng dâu của Người, là Giáo hội. Chúa Giêsu luôn hiện diện ở giữa họ. Ngài nâng đỡ họ suốt cuộc đời trong việc hiến mình hỗ tương của họ, trong thủy chung và trong sự hợp nhất bất khả phân (xem Gaudium et Spes, 48). Tình yêu của Người là một khối đá và là nơi trú ẩn trong thời gian thử thách, nhưng quan trọng hơn, là một nguồn tăng trưởng liên tục trong tình yêu trong trắng và lâu dài.
Chúng ta biết rằng tình yêu là giấc mơ của Thiên Chúa dành cho chúng ta và cho cả gia đình nhân loại. Các bạn làm ơn, đừng bao giờ quên điều đó! Thiên Chúa có một giấc mơ dành cho chúng ta và Người yêu cầu chúng ta biến nó thành của riêng chúng ta. Vì vậy, các bạn đừng sợ giấc mơ đó! Hãy trân trọng nó và mơ ước với nhau mỗi ngày như mới. Bằng cách này, các bạn sẽ có thể hỗ trợ nhau bằng hy vọng, sức mạnh và tha thứ vào những lúc khi con đường phát triển gặp sỏi đá và trở nên khó có thể nhìn thấy đường phía trước. Trong Sách Thánh, Thiên Chúa tự buộc Người phải trung thành với giao ước của Người, ngay cả khi chúng ta làm Người đau buồn hay trở nên yếu đuối trong tình yêu của chúng ta. Người nói với chúng ta: “Ta sẽ không bao giờ quên các ngươi và bỏ rơi các ngươi!” (Dt 13: 5). Là vợ là chồng, các bạn hãy xức dầu cho nhau bằng những lời hứa hẹn, mỗi ngày, suốt cuộc đời các bạn. Và đừng bao giờ ngừng mơ ước!
Stephen và Jordan là cặp mới cưới và họ hỏi câu hỏi rất quan trọng về việc làm cách nào cha mẹ có thể truyền niềm tin cho con cái của họ. Tôi biết rằng Giáo Hội ở đây, ở Ái Nhĩ Lan này, đã chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình giáo lý để giảng dạy đức tin trong các trường học và giáo xứ. Tất nhiên, đây là điều chủ yếu. Tuy nhiên, nơi đầu tiên và quan trọng nhất để truyền lại đức tin là tổ ấm, qua gương sáng âm thầm hàng ngày của những bậc cha mẹ biết yêu mến Chúa và tin tưởng lời nói của Người. Ở đó, trong “giáo hội tiểu gia”, con cái học được ý nghĩa của thủy chung, chính trực và hy sinh. Chúng thấy cách cha mẹ tương tác với nhau, cách họ chăm sóc lẫn nhau và người khác, cách họ yêu mến Thiên Chúa và yêu mến Giáo Hội. Bằng cách này, con cái có thể hít thở không khí trong lành của Tin Mừng và học cách hiểu, phán đoán và hành động theo cách xứng đáng với di sản đức tin mà chúng đã lãnh nhận. Đức tin được lưu truyền “quanh bàn ăn gia đình”, trong cuộc trò chuyện bình thường, trong ngôn ngữ mà chỉ có tình yêu kiên trì mới biết cách nói.
Vì vậy, các bạn hãy cầu nguyện với nhau như một gia đình; hãy nói về những điều tốt đẹp và thánh thiện; hãy để Mẹ Maria của chúng ta bước vào cuộc sống gia đình của các bạn. Hãy cử hành các ngày lễ của người dân Kitô Giáo. Hãy sống trong tình liên đới sâu sắc với những người đau khổ và đang ở bên lề xã hội. Khi các bạn làm điều này với con cái các bạn, trái tim chúng sẽ dần dần tràn đầy tình yêu quảng đại đối với người khác. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với chúng ta, nhưng đôi khi chúng ta quên mất phần nào. Con cái các bạn sẽ học cách biết chia sẻ các thiện ích của trái đất với mọi người nếu chúng thấy cách bố mẹ chúng chăm sóc những người khác nghèo hơn hoặc kém may mắn hơn bản thân họ. Tắt một lời, con cái các bạn sẽ học hỏi từ các bạn cách sống một cuộc sống Kitô hữu; các bạn sẽ là giáo viên đầu tiên của chúng trong đức tin.
Các nhân đức và chân lý mà Chúa dạy chúng ta không nhất thiết được lòng người trong thế giới ngày nay, một điều quả không ích lợi bao nhiêu cho những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và tất cả những ai bị nó coi là “không sản xuất”. Thế giới nói với chúng ta phải mạnh mẽ và độc lập, rất ít lưu ý đối với những người cô đơn hoặc buồn phiền, bị từ khước hoặc bị bệnh, chưa sinh ra hay sắp chết. Ít phút nữa, tôi sẽ đi gặp riêng một số gia đình đang đối đầu với những thách thức nghiêm trọng và khó khăn thực sự, nhưng họ được các Cha Capuchin yêu thương và hỗ trợ. Thế giới chúng ta cần một cuộc cách mạng của tình yêu! Hãy để cuộc cách mạng đó bắt đầu với các bạn và gia đình của các bạn! Một vài tháng trước, có người nói với tôi rằng chúng ta đang mất khả năng yêu thương. Một cách chậm chạp nhưng chắc chắn, chúng ta đang quên ngôn ngữ trực tiếp của âu yếm mơn trớn, sức mạnh của dịu dàng. Sẽ không có cách mạng tình yêu nếu không có cách mạng dịu dàng! Nhờ gương sáng của các bạn, uớc mong con cái các bạn được hướng dẫn để trở thành một thế hệ nhân hậu hơn, yêu thương hơn, đầy đức tin hơn, để đổi mới Giáo Hội và toàn thể xã hội Ái Nhĩ Lan.
Bằng cách này, tình yêu của các bạn, vốn là hồng phúc của Thiên Chúa, sẽ bén rễ sâu hơn bao giờ hết. Không có gia đình nào có thể phát triển nếu nó quên đi gốc rễ của nó. Con cái sẽ không phát triển trong tình yêu nếu chúng không học được cách trò chuyện với ông bà của chúng. Vì vậy, hãy để tình yêu của các bạn bén rễ sâu xa! Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “mọi bông hoa trên cây đều phát sinh từ những gì chôn sâu bên dưới” (Bernárdez).
Cùng với Đức Giáo Hoàng, ước mong sao các gia đình của toàn thể Giáo Hội, mà chiều tối nay được đại diện bởi các cặp vợ chồng già và trẻ, tạ ơn Chúa vì hồng ơn đức tin và ân sủng hôn nhân Kitô giáo. Đổi lại, chúng ta hãy hứa với Chúa rằng chúng ta sẽ phục vụ cho việc xuất hiện của vương quốc thánh thiện, công lý và hòa bình của chúng ta bằng lòng trung thành với các lời thề hứa mà chúng ta đã làm, và bằng sự kiên định trong tình yêu của chúng ta! Tôi chúc lành cho tất cả các bạn, và gia đình các bạn cùng những người thân yêu của các bạn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney.
Diệp Hải Dung
08:27 25/08/2018
Chiều thứ Sáu 24/08/2018 anh chị em thành viên trong Tân Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney nhiệm kỳ 2018 – 2021 đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “Phục Vụ Trong Tin Yêu”
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Cha FX Nguyễn văn Tuyết chia sẻ về đề tài "Tâm Tình Phục Vụ” để giúp anh chị em có thêm kiến thức tốt trong lãnh vực phục vụ. Đồng thời các anh chị em chia từng nhóm để cùng hội thảo chia sẻ đóng góp ý kiến.
Xem Hình
Sau đó mọi người cùng thắp nến nghinh đón Thánh Thể Chúa KiTô và Cha Văn Chi điều hợp hướng dẫn giờ Chầu Thánh Thể. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, Ban thường Vụ và đại diện các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Chấm dứt giờ Chầu mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 25/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng nói về sứ mạng phục vụ “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ. (Mt. 20:28) Sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sờn Lâm thuyết giảng đề tài “Sứ Mạng Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ Trong Phục Vụ” và Cha cũng chia ra từng nhóm cùng hội thảo và chia sẻ.
Sau đó là họp Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2018. Đặc biệt là dự án tiến trình xây dựng Khu Vườn Tưởng Niệm trên Trung Tâm Bringelly
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 12.30pm.
Diệp Hải Dung
Sau khi ghi danh và dùng cơm tối, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Tuyên Úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tham dự tĩnh tâm. Cha FX Nguyễn văn Tuyết chia sẻ về đề tài "Tâm Tình Phục Vụ” để giúp anh chị em có thêm kiến thức tốt trong lãnh vực phục vụ. Đồng thời các anh chị em chia từng nhóm để cùng hội thảo chia sẻ đóng góp ý kiến.
Xem Hình
Sau đó mọi người cùng thắp nến nghinh đón Thánh Thể Chúa KiTô và Cha Văn Chi điều hợp hướng dẫn giờ Chầu Thánh Thể. Mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa, Ban thường Vụ và đại diện các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết cầu cho bản thân, cho gia đình, cho Cộng Đồng và Giáo Hội. Chấm dứt giờ Chầu mọi người nghỉ đêm tại Trung Tâm.
Sáng thứ Bảy 25/08 mọi người cùng tham dự Thánh lễ và Cha Paul Văn Chi thuyết giảng nói về sứ mạng phục vụ “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ. (Mt. 20:28) Sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sờn Lâm thuyết giảng đề tài “Sứ Mạng Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ Trong Phục Vụ” và Cha cũng chia ra từng nhóm cùng hội thảo và chia sẻ.
Sau đó là họp Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng trong những tháng vừa qua và trình chiếu Slide Show những hình ảnh sinh hoạt trong Cộng Đồng đồng thời anh cũng thông báo những sinh hoạt kế tiếp của Cộng Đồng từ bây giờ cho đến cuối năm 2018. Đặc biệt là dự án tiến trình xây dựng Khu Vườn Tưởng Niệm trên Trung Tâm Bringelly
Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Cha Tuyên úy giải đáp thỏa đáng và kết thúc bế mạc vào lúc 12.30pm.
Diệp Hải Dung
Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội Gia đình Thế giới 2018 tại Ireland
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:48 25/08/2018
Tham dự Đại hội Gia đình Thế giới 2018 tại Dublin Ireland, chỉ có bốn anh em linh mục chúng tôi là: Giuse Hoàng Ngọc Dũng, Gioan Baotixita Nguyễn Quang Tuyến, Giuse Nguyễn Hữu An và cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ từ Italia qua.
Từ sân bay Dublin, anh chị em Volunteer đón và đưa chúng tôi về Maynooth University Campus; một làng đại học rộng mênh mông, nhiều cây xanh rợp bóng toàn khuôn viên. Đang mùa hè nên không gian nơi đây thật tĩnh lặng.
Nước Cộng Hòa Ireland có 4,75 triệu dân, người Công Giáo với 84% dân số. Ireland còn gọi là Ái Nhĩ Lan hay Ai Len, được xem là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới và vừa được xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đây là một đất nước thuộc Châu Âu nhưng không nằm trong khối 28 nước Schengen. Đất nước nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình và những lâu đài tráng lệ như cổ tích.
1. Tham quan
Ba anh em chúng tôi đến trước vài ngày và đi xe lửa, xe buýt tham quan một số nơi về đất nước thanh bình và xinh đẹp này. Phương tiện di chuyển công cộng ở Ai Len không có metro như một số nước châu Âu mà chỉ có xe buýt, xe điện (tại đây gọi là Luas) và xe lửa là chủ yếu.
Xem Hình
Ngày 21/8, chúng tôi đi 2 chặng xe buýt hơn 200km về phía tây bắc của hòn đảo Ai len, hành hương đến Knock Shrine, nơi Mẹ Maria hiện ra vào năm 1879. Thánh Gioan Phaolô II đã đến viếng đền thánh này vào năm 1979. Chúng tôi hiệp thông Thánh Lễ khai mạc đại hội và tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Chúa Nhật 26.8, Đức Thánh Cha Phanxicô đến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Knock. Đây là trung tâm kính Đức Mẹ và cũng là điểm hành hương của các tín hữu Ai Len. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu tín hữu đến kính viếng đền thánh.
Đức Mẹ hiện ra với 15 tín hữu Ai len
Ngày 21/8/1879, trong khi trời mưa như trút nước tại ngôi làng Knock, thì có 15 người dân làng, tuổi từ 6-75, đã được nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra tại ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ của giáo xứ. Họ cũng thấy hai nhân vật khác mà họ tin là thánh Giuse và thánh Gioan thánh sử ở bên cạnh Đức Mẹ. Theo lưu truyền, những người được thị kiến đã cầu nguyện hai tiếng đồng hồ dưới trời mưa mà không bị ướt, trong khi ba nhân vật im lặng và sau đó biến đi.
Vài tuần sau sự kiện lạ thường gây xôn xao khắp Ai len đó, giáo quyền đã thành lập một ủy ban để đánh giá “sự đáng tin” của các nhân chứng. Một thời gian không lâu sau, Knock đã trở thành địa điểm hành hương quan trọng đối với người dân Ai len. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu tín hữu hành hương đến nơi này.
Đền thánh Đức Mẹ cũng có liên quan đến những thời khắc lịch sử hiện đại của Ai len: tháng 8/1940, 50 ngàn người Ai len đã tham gia cuộc hành hương vì hòa bình thế giới và Ai len. Năm 1954, nhân Năm Thánh mẫu do ĐGH Pio XII công bố, hơn 1 triệu tín hữu hành hương đã đến Knock, nơi mà ĐGH muốn đội triều thiên cho tượng Đức Trinh nữ Maria.
Đền thánh mới
100 năm sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, một đền thánh lớn được xây dựng tại Knock. Viên đá đầu tiên được ĐGH Phaolô VI làm phép vào năm 1973 và 6 năm sau, ngày 18/7/1979, đền thánh được hoàn thành.
Đền dựa trên 32 cây cột, tượng trưng cho 32 quận của ai len. Bên cạnh còn có 5 nhà nguyện nhỏ dâng kính “Đức Bà Knock, thánh Giuse, thánh Gioan thánh sử, Thánh Tâm Chúa Giêsu và thánh Columbus.
Trung tâm thánh mẫu Knock phát triển là nhờ có công sức của đức ông James Horan, giám đốc đền thánh từ năm 1967-1986, người được xem như người thợ xây của Knock. Đức ông không những là người xây dựng đền thánh hiện đại nhưng còn đóng góp vào việc xây dựng phi trường quốc tế Knock.
Đức Mẹ Knock trong trái tim của những người di dân Ai len
Ngày 30/9/1979, khi đến viếng đền thánh Đức Mẹ Ai len, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Mỗi lần một khách hành hương đến nơi này, nơi từng là một ngôi làng tăm tối sình lầy ở Quận Mayo, mỗi lần một người nam, hay người nữ hoặc một đứa trẻ vào trong ngôi nhà thờ cũ - nơi Đức Mẹ hiện ra, hay vào trong đền thờ mới của Đức Mẹ Ai len, là để canh tân đức tin của mình vào ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại, Đấng đã biến đổi tất cả chúng ta thành con cái của Thiên Chúa và những người thừa kế Nước Trời”. Đó là một đức tin mà những người con của Ai len, di tản khắp nơi trên thế giới, luôn mang trong lòng mình, qua hình ảnh Knock Muire, “ngọn đồi của Đức Maria”, nhắc nhở các người con Ai len, dù cho họ ở bất cứ nơi đâu.(Hồng Thủy).
2. Chương trình đại hội
Hàng ngày có xe bus đưa đón, 7 giờ sáng đi và hơn 8giờ tối mới về tới nhà. Ai len thuộc Bắc Âu nên dù đang mùa hè nhưng tiết trời rất lạnh, sáng sớm 7độ đến trưa chiều khoàng 12-15độ, suốt ngày trời nhiều mây và chất chợt có những cơn mưa rào, gió lạnh nên rét buốt, đôi khi có nắng nhẹ tiết trời có ấm lên đôi chút.
Tại trung tâm đại hội, có nhiều hội trường rộng lớn với sức chứa hàng ngàn người. Nhiều đề tài do các diễn giả nổi tiếng trên thế giới trình bày. Ai muốn chọn chuyên đề nào thì lấy phiếu tham dự. Có những phòng hội thảo. Có phòng cầu nguyện, nhiều người đến quỳ gồi chầu Thánh Thể; đủ mọi màu da, ngôn ngữ, cùng thinh lặng thờ phượng Chúa với lòng sốt mến. Có nơi dành riêng cho mọi người đến xưng tội. Có phòng dành cho các nhóm quy tụ chia sẻ Lời Chúa. Có những sinh hoạt dành cho giới trẻ. Có công viên rộng thoáng dành cho thiếu nhi sinh hoạt. Một hội trường rộng lớn, nhiều gian hàng triển lãm, trưng bày, mọi người đến tham quan mua sắm.
Thánh lễ mỗi ngày lúc 4g30 chiều tại sân vận động. Các vị Hồng Y, hơn 200 Giám mục và khoảng 500 linh mục đồng tế, hàng chục ngàn giáo dân dự lễ. Trời lạnh và những cơn mưa bất ngờ. Đoàn đồng tế và cộng đoàn đều mặc áo mưa dự lễ, bầu khí thánh thiêng và sốt sắng.
3. Đại hội gồm có 4 mốc thời gian chính.
- Ngày 21/8: Khai mạc Đại hội Gia đình đồng thời tại tất cả các giáo phận ở Ai len.
- Từ 22–24/8: có 3 ngày Hội nghị diễn ra tại Cung thể thao Dublin (RDS, Ballsbridge, Dublin 4), với các bài thuyết trình, hội thảo và thảo luận; triển lãm và các hoạt động văn hoá nghệ thuật, cử hành Thánh Lễ hàng ngày, các hoạt động phụng vụ và cầu nguyện. Mỗi ngày suy tư về chủ đề đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn: "Tin Mừng của Gia Đình: Niềm vui cho thế giới".
- Tối 25/8: Lễ hội gia đình. Đây là thời gian của lễ hội, nơi mọi người quy tụ lại để mừng hồng ân của gia đình từ viễn tượng chủ đề cụ thể của Đại hội Gia đình Thế giới. Một lễ hội văn hoá, âm nhạc, khiêu vũ, ca hát trong khung cảnh cầu nguyện và vui tươi, có những câu chuyện kể của các gia đình từ khắp nơi trên thế giới.
- Chiều 26/8: Thánh lễ bế mạc. Đại hội Gia đình Thế giới 2018 kết thúc bằng một Thánh Lễ trọng thể tạ ơn Ba Ngôi Thiên Chúa, vì hồng ân gia đình và cho sự thánh hóa gia đình.
Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ tóm kết những sinh hoạt đại hội mỗi ngày.
a. Ngày 22.8.2018: Chủ đề, Gia đình và Đức tin
(Chương 1-3 của Tông Huấn AMORIS LAETITIA)
Nhóm chính do ĐHY Christoph Schonborg, Tổng giám mục Vienna, Áo quốc, chủ tọa cuộc tọa đàm về đề tài: Dưới ánh sáng Lời Chúa, cử hành gia đình trong truyền thống Do thái-Kitô từ 10-11g, tại phòng hội số 8C.
Nhóm thứ hai tại phòng số 2 nói về chủ đề Thông truyền Đức tin trong gia đình hôm nay, Đức cha Brendan Laehy, Giám mục Limerick, Irlanda, chủ toạ và có nhiều những chứng từ khác nhau đến từ mọi Châu lục.
Các gia đình chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Người già truyền Đức tin cho con cháu, chú trọng đến trẻ con, nói cho chúng biết về Thiên Chúa ngay từ nhỏ. Tập cho chúng gặp Chúa mỗi ngày bằng việc cầu nguyện trong gia đình.
Tất nhiên việc đó không dễ dàng trong đời sống gia đình hôm nay.
Một đôi vợ chồng đã kể kinh nghiệm của gia đình mình:"Vợ chồng chúng tôi tập tha thứ cho nhau. Làm gương cho con cái. Khi cầu nguyện, chẳng hạn, chúng tôi bảo đứa con nhỏ đốt lên một ngọn nến để cầu nguyện. Tập cho chúng nó biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình. Ngay cả khi hai anh em chúng nó buồn giận nhau, cần giúp chúng xin lỗi nhau. Muốn vậy, vợ chồng chúng tôi cũng làm gương, biết nói lên lời xin lỗi nhau. Chúng tôi cảm thấy việc truyền Đức tin cho con cái và làm gương sống Đức tin là vẻ đẹp của gia đình hôm nay".
Một đội vợ chồng khác nói tiếng Tây ban Nha.Bà vợ một giáo sư tâm lý giới thiệu gia đình với 10 người con. Bà nói:"Giáo dục là trao ban cả cuộc đời cho chúng, làm chứng cho chúng, cho chúng thấy hạnh phục thật sự của gia đình”.
"Cha mẹ cần đón nhận con cái với cả niềm vui". Nhiều lần việc giáo dục quả thật là khó khăn, nhưng chúng ta phải học hỏi mỗi ngày. Cha mẹ là nhà giao dục đầu tiên của chúng. Đó là ơn gọi của cha mẹ mà mỗi người chúng ta phải đápn trả".
"Bài học đầu tiên về tình yêu, về Đức tin từ trong gia đình.".
"Chứng nhân là chính chúng ta. Tôi đã đón nhận từ cha mẹ tôi, tức là ông bà ngoại của chúng, tôi cảm thấy cần truyền lại cho con cái chúng tôi.".
"Đọc kinh cầu nguyện chung mỗi ngày một cách tự nhiên.".
"Cảm nhận Thiên Chúa luôn gần gũi con người. Luôn yêu mến Đức Mẹ, noi gương Đức Mẹ".
"Tham dự các nhóm gia đình, thân hữu, trao đổi kinh nghiệm giao dục."
"Tạo niềm tin cho con cái, gần gũi chúng qua các giai đoạn khi chúng lớn lên."
"Yêu thương chúng, quan tâm đến đời sống của chúng, nói cho chúng biết về Thiên Chúa, kể cho chúng về các thánh.".
Một bà khác nói: Chúng tôi đã 40 năm cưới nhau. Bây giờ đã có 3 đứa con và 5 đứa cháu. "Chúng tôi đọc Tông huấn AMORIS LAETITIA, GLHTCG. Nói về Đức tin và tìm cách truyền lại cho con cháu. Tham dự vào phong trao gia đinh, xây dựng gia đình như Giáo hội tại gia. Cần có 4 chiều kích: cộng đoàn, huấn luyện, loan truyền bằng đời sống và cầu nguyện; như một chiếc xe bốn bánh, không để cho bánh xe nào bị xì hơi!
Trong các phòng khác, chẳng hạn phòng 3 nói về bổn phận của gia đình và giáo xứ trong việc hỗ trợ những gia đình đang cần sự giúp đỡ; phòng 8D nói về mục vụ gia đình dưới ánh sáng của AMORIS LAETITIA. Đặc biệt tại Phòng 2, hội trường kín hết chỗ ngồi, ĐHY TAGLE nói về sự chọn lựa trong đời sống: ĐGH Phanxico và văn hoá hoang phí. "Đừng phí phạm, hãy xử dụng cho đúng". Ngài kể câu chuyện chiếc đồng hồ mà mẹ ngài đã tặng cho đến bây giờ ngài vẫn còn mang trong tay mặc dù nhiều người bảo ĐHY mà lại mang chiếc đồng hồ như vậy ư! Là người, cần sống mối tương quan, ngay cả với người xa lạ, đối với người tỵ nạn cũng vậy. Là thành viên của Caritas quốc tế, khi tôi thăm viếng họ, tôi luôn nhìn như một con người.
Một tệ nạn xã hội hôm nay là việc mua bán người. Người tỵ nạn là anh chị em của chúng ta.
Chồng, vợ là những ân huệ, món quà cho nhau. Một món quà chứ không phải một vấn đề! Cùng chia sẻ cho nhau tất cả mọi sự trong nhà: vui buồn, khổ nhọc, cùng cộng tác với nhau trong cuộc hành trình.
Ngài hỏi: Trong phòng này có bao nhiêu bà vợ? Nhiều người đưa tay lên. Thế có bao nhiêu bà vợ hanh phúc, ngài hỏi tiếp. Cũng nhiều người đưa tay lên....Những tiếng cười và những tràng vỗ tay làm căn phòng ấm lên, chan hòa niềm vui.
Buổi chiều cũng có nhiều bài thuyết trình với nhiều chủ đề khác nhau.
Đến 4g30, thánh lễ do ĐHY Oswald, Gracias, Tổng giám mục Bombay chủ tế và thuyết giảng về Thánh Gia nhân lễ Đức Mẹ Trinh Nữ Vương.
b. Ngày 23.08: Chủ đề: Tình yêu mang lại hoa trái: AMORIS LAETITIA về việc đón nhận ân huệ sự sống mới.
Chủ tọa là Đức Tổng Giám Mục Aemon Martin và các thuyết trình viên đến từ Mỹ, Anh và Bắc Ái nhĩ Lan. Cùng một giờ còn có bài nói chuyện về kho tàng bị chôn dấu: Thần học thân xác của thánh Gioan Phaolô II, do giáo sư Rocco Buttiglione, dạy trong các học viện Âu châu về triết học và lịch sử, giáo sư chính của Học Viện Gioan Phaolô II.
Niềm vui và khó khăn của cha mẹ hôm nay
Không có gia đình nào là hoàn hảo,vì vậy chúng ta phải học biết luôn.Các bậc làm cha làm mẹ cũng phải học.Khi sinh con, rửa tội cho con...rồi chúng lớn lên.
Dưới ánh sáng của AMORIS LAETITIA, chúng ta hãy tìm hiểu để giáo dục con cái mình, để truyền đạt đức tin cho con cái mà ĐGH đã viết ra sau hai THĐGM về gia đình.
Sư phạm gia đình theo Đức Thánh Cha Phanxico là việc đầu tiền cần có một cái nhìn, cái nhìn Đức tin. Dạy cho con cái biết tại sao phải tin vào Thiên Chúa. Giúp con cái nhận biết ngay từ nhỏ, với sự giúp đỡ của giáo xứ, của ông bà nội ngoại..., nhất là bằng việc làm chứng.
Thiên Chúa hằng yêu chúng ta. Ngài làm nên mọi sự cho chúng ta. Ngài là Chúa của sự sống.
Sự sống là kết quả của tình yêu Thiên Chúa và với sự cộng tác cua con người, là một giá trị tuyệt đối. Chỉ có Thiên Chúa mới là chủ của sự sống. Cho nên cần phải chống lại việc phá thai.
Bổn phận của cha mẹ cũng phải dạy cho con cái, hướng dẫn chúng về ơn gọi tu trì. Cùng phân định với con cái để có sự chọn lựa. Phân định để nhận biết tiếng của Thiên Chúa nói gì trong lòng mình....ngay cả việc giải trí, thể thao, chẳng hạn mình thích chơi bóng rỗ nhưng không bao giờ chơi.... Vậy phải làm gì? Dạy cho con cái có tiếng nói của mình, biết chọn lựa với cả trách nhiệm. Dạy cho con cái biết làm việc bác ái, hướng về người khác...
Phần chia sẻ lắng nghe các nhân chứng.
Một gia đình có ba đứa con. Vợ làm y tá, chia sẻ niềm vui của một người mẹ có con cái. Vì con cái là ân huệ của Thiên Chúa, là kết quả tình yêu. Tôi cảm thấy trách nhiệm dạy Đức tin cho con cái... Nói chuyện với con cái về các vấn đề đức tin, ngay cả trên xe, trong bữa ăn...khi cầu nguyện... Dành thời gian cho con cái... Con cái có các phương tiện truyền thông, điện thoại, TV... Dạy cho chúng biết cách dùng. ĐGH nhắc chúng ta đó là một thách đố cần khôn ngoan dạy cho con cái, biết đặt đúng nơi đúng chỗ máy vi tính để cho chúng biết sử dụng, thời gian sử dụng. Dạy cho con cái cả về tình yêu và tính dục. Đó là một ân huệ.
Làm cha làm mẹ hôm nay quả là một thách đố. ĐGH khuyến chúng ta hãy kiên vững.
- Tôi là một người cha... Niềm vui khi thấy con cái lớn lên trong đức tin, trước hết trong gia đình... Chúng tôi dạy con cái biết sử dụng mọi thứ như quà tặng của Thiên Chúa. Nhắc nhở con cái khi đến tuổi lớn, biết yêu thương thế nào cho đúng, nhất là khi chúng nó có bạn trai, bạn gái....
- Niềm vui của chúng tôi khi cầu nguyện chung, trên xe hay trong gia đình...
- ĐGH Phanxico nhắc chúng ta có những giây phút tĩnh tâm, sống niềm vui của bữa tiệc cưới Cana.
- Giáo dục con cái về Đức tin là việc quan trọng không thể tin tưởng phó thác cho trường học, nhất là ngày nay.
Một người khác chia sẻ kinh nghiệm về phong trào Focolare về gia đình. Khi tôi biết vợ mình đang mang thai, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu và mong đợi mỗi ngày đứa con ngay từ trong bụng....cho đến khi sinh con, chúng tôi càng vui mừng hơn và tất nhiên chúng tôi phải hy sinh nhiều. Sự hy sinh đi cùng gắn kết để con cái được lớn lên trong tình yêu, trong hạnh phúc. Hạnh phúc của cha mẹ cũng là hạnh phục của con cái.
Tin mừng là nguồn cảm hứng trong việc giáo dục con cái, ngay cả khi chúng còn nhỏ. Chúng tôi cũng mang đến nhà thờ tập cho con biết chào Chúa trong nhà tạm.
- Gìn giữ tình yêu đối với nhau rất là quan trọng để có được tình yêu cho con cái.
- Xin lỗi con cái ngay cả khi mình sai lầm để làm gương cho chúng biết xin lỗi.
- Tắt TV khi bữa ăn
- Cùng đi dạo chung.
- Lo lắng nhưng không tỏ ra cho con cái biết.
- Sinh ra con cái mỗi ngày khi giáo dục chúng.
Một người mẹ đơn thân khác cùng bày ửo niềm vui vì luôn có Thiên Chúa là Cha.
Người mẹ đơn thân cũng là mẹ thật cho dù có thể bị đối xử puấn biệt, nhưng chính Tin mừng bênh vực. Hoàn canh cần được hỗ trợ. Cần đến sự quan tâm của giáo hội. Tôi cũng gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường vì đơn thân. Tôi cảm nghiệm được điều đó, nhất là nhiều lúc cô đơn. Tuy nhiên, tôi nhận được nhiều sự trợ giúp. Cám ơn Chúa... Tôi muốn nói lên điều này để bày tỏ lòng biết ơn với Giáo hội là một gia đình lớn. Biết ơn ĐTC vì ngài thông hiểu hoàn cảnh và đã khuyên dạy các giáo xứ quan tâm đến hoàn cảnh của họ.
Một người khác chia sẻ đến từ Tây ban nha, có 14 đứa con và 10 đứa cháu, đã thành lập một viện đại học cho những người gặp khó khăn. Tôi muốn chia sẻ về việc truyền Đức tin cho con cái, cho chúng cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa. Làm thế nào để gia đình trở thành một Giáo Hội tại gia nơi đó cũng là đền thờ. Gia đình là cái rốn của mọi tương quan. Cần cầu nguyện luôn trong gia đình. Giáo dục con cái là trách nhiệm chính của cha mẹ.
Lúc 11giờ 30: Chủ đề: thái độ phải có đối với người đồng tính.
Hoàn cảnh: Nếu ở thành phố lớn thì họ không gặp nhiều vấn đề, nhưng tại các giáo xứ nhỏ thì quả thật họ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nói chung phai làm gì đối với họ.
Trước hết là tiếp đón. Sau đó là:
- Không đối xử phân biệt. Giáo xứ là một gia đình. Gia đình của các gia đình.
- Gần gũi. Phần lớn người trẻ đồng tính muốn tự tử, nhất là đối với Giáo hội, họ thường xa lánh vì có mặc cảm, sống xa Giáo hội.
- Hòa giải, tha thứ, nếu biết gần họ, thì họ sẽ cộng tác tích cực.
Thái độ phải có:
- Không phán đoán, không nghĩ xấu về họ.
- Cảm thông
- Tìm hiểu
- Nơi họ có nhiều khả năng.
- Cần gặp gỡ, thân thiện.
- Tổ chức nói chuyện về vấn đề này trong giáo xứ.
- Bắt chước Chúa Giêsu tiếp đón Giakêu, một người bị khinh miệt, nhưng được Chúa đến gần.
- Chúng ta cũng vậy đứng nghĩ họ có tội hơn chúng ta.
- Tôi cũng cần có ý muốn đến với họ.
Chuẩn bị hôn nhân là thời để khám phá, chỉ là bắt đầu và sẽ tiếp tục. Học biết yêu thương. Quan trọng là phải hiểu biết để phận định để nghe tiếng Chúa, sẵn sàng để nói với nhau.Suy nghĩ và kiên nhẫn khám phá nơi người khác điều tốt đẹp.
- Chuẩn bị hôn nhân là tập gần nhau từng giai đoạn
- Tập cầu nguyện chung
- Học biết ý nghĩa nghi lễ thành hôn.
- Luôn là một ân huệ cua Thiên Chúa
- Gia đình nơi chuẩn bị hôn nhan đầu tiên
- Lòng thương xót ủua Chúa luôn gần con người để nâng đỡ
- Trong đời sống gia đình luôn cần đến cầu nguyện.
Ban chiều: đề tài Gia đình và tình yêu.
Sau khi nghe bài thuyết trình của Đức Tổng Giám Mục, các đôi bạn từ trẻ đến già chia sẻ trước một cử tọa cả hàng chuục ngàn người.
Chia sẻ của một đôi bạn trẻ quen biết nhau trong một đại hội giới trẻ. Bây giờ đã có hai con. Hai người có cùng một Đức tin mạnh, gặp nhau và hợp nhau trong nhiều lãnh vực. Chúng tôi nhìn nhận rằng chúng tôi chưa phải là một cặp đôi hoàn hảo, nhưng chúng tôi cố gắng để trở nên tốt hơn. Chúng tôi cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc để xin Chúa tiếp sức.
Xem một đoạn phim kể lại hai người già nhớ lại cuộc tình của mình từ khi mới quen nhau với những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống và không thiếu nụ cười. Một cuộc đời không thể thiếu tình yêu, từ những cử chỉ thân thương nhất, từ những mẵc cỡ thẹn thùng của buổi ban đầu đến tình yêu nồng nàn. Họ nhắc lại những kỷ niệm của cuộc đời khi MC hỏi làm mọi người vỗ tay đồng tình.
Một cặp khác tuổi ngoài năm mươi nhớ lại những ngày đầu mới yêu nhau với những cuộc hẹn hò vào thời chưa có điện thoại đi động...cuộc sống đơn giản, nghèo khó, tiết kiệm mới có được kỳ nghỉ hè... Chúng tôi đã qua 25 cưới nhau cách đây mấy năm, con cái chúng tôi đã lớn. Bà vợ nói, tôi nghỉ làm khi sinh đứa thứ ba, nhưng rồi cũng phải đi làm lai để có thể chi trả mọi thứ. Bây giờ chúng tôi đã khá ổn định và bớt lo lắng nhiều chuyện. Chúng tôi có được một cuộc sống vợ chồng hoà hợp, chia sẻ mọi việc trong nhà, biết kính trong nhau với cả tình yêu. Ban đầu có nhiều khó khăn nhưng đã vượt qua, bây giờ chúng tôi rất hạnh phục. Cám ơn Chúa và cám ơn các bạn hữu đã có lời khen cặp đôi hạnh phục, con cái đẹp....
Làm thế nào để có dược 50 năm hôn phối hạnh phúc. Mọi cặp vợ chồng già được hỏi. Ông trả lời, dù tính tình khác nhau, nhưng chúng tôi cố gắng hoà hợp. Đức tin giúp chúng tôi rất nhiều, tình yêu là kiên nhẫn.
Ông bà nhớ gì hạnh phúc nhất? Tôi nhớ lại một chuyến đi để cám ơn tình yêu. Thế nào là tình yêu? Tình yêu là hy sinh, bí mật của tình yêu là gì? Trong tay của Thiên Chúa, bà trả lời, chúng tôi luôn cầu nguyện.
Thánh lễ lúc 4g30 chiều. ĐHY Rodriguez, chủ tịch HĐGH về giáo dân, gia đình và sự sống chủ tế và giảng về Tình yêu trong gia đinh.
Tin mừng là niềm vui trong thế giới. Ngài ước ao gia đình đào sâu Tông huấn AMORIS LAETITIA để hiểu biết về niềm vui của tình yêu. Cám ơn Đức Tổng Giám Mục Dublin đã tổ chức ĐHGĐ thế giới để giúp mọi người hiểu thêm tình yêu, một tình yêu nối kết người nam và người nữ để tiếp tục sự sống. Gia đình là tiếng xin vâng của tình yêu. Không tình yêu thì người ta không thể sống.
AMORIS LAETITIA xác quyết không ai có thể nói rằng tình yêu trong gia đình không giúp gì cho xã hội. Nhiều người hôm nay không còn nghe Tin mừng sau thời gian dài sống vì họ muốn sống theo các giá trị khác như tiền tài, quyền lực..
Tình yêu trong gia đình không thể thiếu để phục vụ gia đình. Vì thế mục tử và gia đình cần cộng tác để làm cho tình yêu lớn lên. Cùng đồng hành để phục vụ cho tình yêu.
Xây dựng nói tương quan trong gia đình.Người Kitô hữu cần hiểu rõ về mục đích của hôn nhân không chỉ quan tâm đến việc sinh sản, nhưng phải đồng hành cho tình yêu lớn lên để hai người nên một.
Nhờ bí tích Thánh Thể và Lời Chúa nuôi dưỡng, Thiên Chúa luôn nuôi dân Ngài và hứa làm cho họ một trái tim mới thay cho trái tim bằng đá. Chúng ta phải làm cho gia đình trở nên thánh thiện trong tình yêu.
Tất cả mọi gia đình đều có ít nhiều khó khăn đều được mời gọi đến tiệc cưới, ước gì Đại Hội Gia òinh tại Dublin trở nên một tin mừng cho gia đình.Ước gì mọi gia đình học hiểu bài ca Đức mến mà các Nghị Phụ đã nói nhiều trong THĐ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết rõ ràng trong Tông huấn AMORIS LAETITIA .
Buổi chiều tối còn nhiều sinh hoạt khác nữa cho gia đình.
c. Ngày 24.08: Nhiều đề tài
- Phòng 8C: Làm thế nào để bao vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương nhất.
- Phòng 8D: Những quan hệ về giáo dục tính dục dưới anh sáng của AMORIS Laetitia.
- Phòng B: Cử hành ngày của Chúa trong gia đình.
- Phòng 8B: Ảnh hưởng chuyện nhà tù trên gia đình.
- Phòng 3: Phá tan sự thinh lặng! Lam thế nào để đối đầu với bao lực gia đình?
- Phòng Merrion: nâng đỡ gia đình vượt qua thời kỳ ly dị
- Phòng 8A: Đồng hành, phân định và hội nhập: sự yếu đuối mỏng dòn theo AMORIS LAETITIA.
- Phòng 2: ĐGH Phanxico về Tin mừng Gia đình - Đức Giêsu mời gọi chúng ta phai làm gì như là gia đình?
- Phòng 7: Làm thế nào để chiếm được thiên đàng?
Bài nói chuyện của ĐHY chủ tịch HĐGM Italia: đồng hành, phân định và hội nhập: sự yếu đuối mỏng dòn theo Amoris Laetitia.
Bắt đầu từ ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các đôi bạn đính hôn trong một bài giáo lý: hôn nhân là gì? Là hai người giúp nhau để trở nên vợ nên chồng mỗi ngày một hơn.
Cần đến Đức ái vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu vợ chồng không sống Đức ái thì ngày nào đó sẽ gặp vấn đề khó khăn trong tương quan rồi dẫn đến tình trạng ly thân, ly dị, tình yêu bị thương tích.
THEO GƯƠNG NGƯỜI SAMARITANO NHÂN HẬU
Để chữa lành những trường hợp do yếu đuối mỏng dòn ấy thì Giáo Hội qua các mục tử, các tác viên phải làm gì? Phải theo gương người Samaritano nhân hậu, nghĩa là cần có ba động từ: Đồng hành, phân định và hội nhập để chữa lành, mà ĐGH Phanxicô đã dùng làm tựa đề cho chương tám của Tông Huấn AMORIS LAETITIA.
Theo một ý nghĩa nào đó, ĐHY dùng một động từ khác nữa, đó là khâu vá như ngài đã dùng để diễn tả tình trạng của nước Ý hôm nay, chẳng hạn như vụ sập cầu vừa rồi tại GENOVA kêu mời mọi người chung nhau nối lại thay vì chỉ trích và lên án nhau.
Trở lại vấn đề hôn nhân và gia đình. Cần tim hiểu lý do tại sao xảy ra tình trang hiện nay của gia đình, ly thân, ly dị tái hôn ngay càng nhiều. Chúng ta thử tim hiểu lý do tại sao? Phải chăng nhiều đôi bạn đã cưới trong nhà thờ mà xem ra họ chưa bao giờ uống được rượu mới, nghĩa là họ không tìm được niềm vui của tình yêu, chưa khi nào cảm nghiệm được hạnh phúc trong cuộc sống gia đình!
Thế thì trách nhiệm do đâu? Trước hết, về phía chúng ta, chúng ta cần nhìn lại thời gian chuẩn bi hôn nhân, chúng ta đã giúp họ hiểu biết thật sự về ý nghĩa của việc cử hành không? Chuẩn bị hôn nhân như thế nào trong hành trình Đức tin của họ?
Bởi vậy, Việc quan trọng mà trong THĐ và cả HĐGM vùng cũng đã nhấn mạnh đến là cần huấn luyện cho các mục tử, tác viên đồng hành ngay từ trong chủng viện về mục vụ gia đình để những ứng viên này có khả năng đồng hành và phân định, huấn luyện lương tâm con người thời nay.
Hôn nhân chính là lời loan báo cho mọi người tin mừng tình yêu. Chúng ta phải làm sao cho con người cảm nghiệm được niềm vui của tình yêu trong đời sống để họ trở nên nhân chứng của tình yêu. Tất nhiên cần sự huấn luyện, cần việc đồng hành.
Theo AMORIS LAETITIA thì Giáo hội phải mở ra để đến với con người thời nay.
Đồng hành là tiếp nhận, là mở rộng con tim mình cho mọi người. GIáo Hội là căn nhà của mọi người, để mỗi người được vào và nhận thấy Giáo Hội là một người Mẹ. Đức Giáo Hoàng nhiều lần gọi Giáo Hội là một nhà thương dã chiến để chữa lành cho những ai mang thương tích trong cuộc sống, không đối xử phân biệt bất cứ một ai.
Đức tin phải có việc làm! Nếu không thì Đức tin chết!
Thánh Gioan XXIII khai mạc Công đồng với ý tưởng làm sao cho Giáo Hội thể hiện được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ý tưởng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại ngay từ đầu triều đại của ngài và trước đó nữa, khi còn là mục tử bên Angentina, ngài đã luôn nói đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Vì Linh đạo của Công Đồng VATICAN II là đi theo đường lối của Người Samaritano nhân hậu!
THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
Giáo Hội, Hiền Thê của Đức Ki-tô, cần bắt chước và sống theo gương của Người để biết dùng lòng thương xót, chứ không theo luật. Luật là để phục vụ cho con người chứ không phải con người vì luật!
Bắt chước Chúa Phục Sinh trên con đường về Emmaus (Lc 24,13...)
- Đồng hành cách khôn ngoan. Như Các tông đồ lúc đầu chưa hiểu thì, nhưng Chúa Giêsu giúp cho họ hiểu, vì họ đang sợ hải, đang lo âu, đang thất vong, chán chường.
- Đồng hành là gần gũi họ, cùng bước đi với họ, cùng ngồi đồng bàn với họ, để dần dần giúp cho họ hiểu.
- Tiếp đến là Phân định, giải thích cho họ về biến cố mà họ đang sống mà nhièu lúc vì chủ quan họ chưa nhận ra, thì hướng dẫn họ, cùng cầu nguyện với họ, để họ biết nghe theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
- Hội nhập cũng chính là việc huấn luyện lương tâm. Đức giáo hoang viết trong AMORIS LAETITIA và ĐGH cũng đã nói nhiều lần về việc này: Huấn luyện lương tâm con người chứ không thay thế lương tâm của họ. Điêu đó rất quan trọng. Làm sao cho họ biết lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm mình.
- Vậy phai làm sao? Theo gương Chúa Phục Sinh, bắt đầu bằng Lời Chúa, để nhờ ánh sáng bằng Lời Chúa soi dẫn. Ngài bắt đầu từ Ông Maisen...để giúp các ông biết Con Người phải chết đi để sống lại...
- Khi các ông hiểu được rồi, thì các ông trở về hội nhập lại với hàng ngũ các tông đồ khác.
- Cũng vậy, đối với hai người ly thân ly dị, người mục tử cần đồng hành, phân định và hội nhập họ vào Giáo Hôi.
- Hai môn đệ Emmau buồn phiền, đau khổ, nhưng nhờ Lời Chúa Họ trở về... Thì những người ly dị cũng thế.
- Hai tông đồ trốn chạy, nhưng rồi trở về.
- Hôm nay trong Giáo Hội có biết bao chiên lạc, người mục tử phải làm gì?
- Kết luận: Chúa Giêsu không để ai bị hư mất. Những người đang gặp thử thách, những người mang thương tích, những người có tâm hồn chai đá,... Cũng tông đồ lúc đầu không tin...nhưng rồi được Lời Chúa hướng dẫn làm họ phải thay đổi.
- Một cha người Messico hỏi: Làm thế nào để huấn luyện lương tâm?
Đáp: trong thời gian qua, nhiều nơi đã làm việc này, nhưng tựu trung lại, thì cũng cần việc đồng hành. Đồng hành là luôn ở bên cạnh. Điều cần là người mục tử đừng có thái độ như người anh trong Tin mừng luôn lên án ngươi khác thế này, thế kia, là "đã tiêu pha hết sản nghiệp",... Nhưng thái độ cần thiết phải như người Samitano nhân hậu. Cần có lòng khiêm nhường, lắng nghe khi đồng hành, khi phân định... Trong THĐ cũng đã nói đến việc Huấn luyện chủng sinh để rồi họ có thể hướng dẫn người khác.
- Một Đức ông Thuỵ sĩ cũng góp ý là đừng phê phán ngay lập tức về sự bất khả phân ly thì không được rước lễ. Nhưng cần phân định từng trường hợp. Vậy thì phải phân định làm sao?
Trả lời: Trước hết cần tránh hai thái độ: quá dễ dàng (lasimo) và quá nghiêm khắc (rigorismo). Cả hai đều trái với lòng thương xót của Chúa, tức là chống lại Tin Mừng.
Cần đồng hành và phân định. Tất cả đều do Đức giám mục, ngài có quyền quyết định với sự đồng hành và phaân định. Giám mục cũng cần gần gũi. Tiếc là Giáo Hội đang thiếu sót trong việc làm này". Nhiều mục tử đã không đồng hành.
- Một linh mục khác nói rằng những gì ĐHY nói mới là nguyên tắc, nhưng trong thực hành phải thế nào? Bắt đầu từ đâu vì giáo xứ hôm nay có quá nhiều trường hợp như thế? Quá nhiều việc...
Trả lời: Nhấn mạnh đến việc huấn luyện các tác viên chủng sinh và linh mục hôm nay và cả tác viên giáo dân chuyen môn. Chủng viện còn thiếu lãnh vực này dưới ánh sáng AMORIS LAETITIA hôm nay. Hội nhập rất quan trọng. Làm thế nào? Ngài nói: Ngay từ trong Familiaris Consortio, thánh Gioan Phaolo II đã nói đến những người ly dị vẫn thuộc về GH, nhưng vì thiếu sự đồng hành và hội nhập họ vào GH. Tất nhiên, AMORIS LAETITIA không thay đổi giáo lý, nhưng thay đổi cách làm việc, áp dụng. Hai tông huấn FC và AL ăn khớp hoàn toàn với nhau.
- Một cha hỏi về số 84 FC về tiết dục. Nhưng khó áp dụng và dễ dẫn đến nguy cơ ngoại tình.
ĐHY chỉ trả lời ngắn gọn vì hết giờ và sợ đi qua xa. Ngài lặp lại nguyên tắc của thanh Tôma: Không phải mỗi hành động mất trật tự đều là tội trọng, tội nặng. Đó là điểm then chốt cần việc đồng hành và phân định.
Thánh lễ chiều lúc 4g30: ĐHY Kevin Farrell chủ sự và thuyết giảng.
Bài giảng trong thánh lễ
Nazzaret có gì hay?
Trước đó không ai biết Nazaret ở đâu cả, nhưng rồi Thiên Chúa đã chọn làm nơi cho Con của Ngài xuống trong một gia đình để rồi từ đó sau này người ta mới biết đến. Hôm nay cũng vậy biết bao người, bao nhiêu đôi bạn đang ở một nào đó không ai biết, nhưng Chúa biết mỗi người. Chúng ta hãy tự hỏi:Tại sao Chúa lại tạo dựng con người và cho con người sống mối tương quan gia đình?
Tại Sao chúa không để con người tự do?
Philipp nói với Natanaen đến mà xem!
Vừa rồi chúng tôi vừa tổ chức một hội nghị về mục vụ với chủ đề "Hãy đến mà xem"
Hôm nay cũng vậy, chúng ta hãy đến nà xem!
Xem tình yêu của Chúa đối với con người trong gia đình như thế nào?
Đại hội Gia Đình thế giới cũng muốn cho con người biết tình yêu gia đình.
Biết gia đình sống như thế nào trong tình yêu hỗ tương, vì hôm nay có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình.
Gia đinh là một thực rại không thể chối cãi. "Gia đình là một thiện ích tuyệt hảo mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại" (FC).
Người Kito hữu cần nhận biết tình yêu của Thiên Chúa vì yêu thương mà Ngài đã tạo dựng chúng ta và mời gọi chúng ta sống cho tình yêu.
Chúng ta cần xác tín Chúa đang cần chúng ta làm chứng tình yêu ấy.
Tương quan tình yêu ấy giữa mọi người trong gia đình để rồi trao ban tình yêu cho nhau. Trở nên người biết trao ban cho nhau. Làm cho nhau cảm nghiệm được niềm vui hạnh phúc của tình yêu, nhất là đối với người mỏng dòn, dễ bị tổn thương, người nhỏ bé...người yếu đau, bệnh tật, già cả...
Mọi người đều cần cảm nghiệm được tình yêu Thiên chúa cho con người và con người cần nhận biết mình là người cộng tác với Thiên Chúa. Cần nhận biết sự sống là ân huệ của Thiên Chúa ban cho để gìn giú, để bảo vệ.
Sự sống và tình yêu ấy từ nơi cha mẹ và thông truyền lại tình yêu lại cho con cái. Con cái đến lượt mình học hỏi tình yêu ấy từ cha mẹ.
Hãy đến mà xem!
Xem tình yêu trong gia đình!
Nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ và thánh Barttôlômêô tông đồ mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay, cho mỗi gia đình cảm nhiệm được tình yêu và làm chứng cho tình yêu. Amen.
d. Lễ hội gia đình và thánh lễ bế mạc
Sau 3 ngày Hội nghị với nhiều đề tài phong phú, chúng tôi được nghỉ ngơi buổi sáng. Chiều nay 25.8, chúng tôi đi tham dự lễ hội gia đình. Đức cha Diamuid Martin, TGM Dublin, cho biết trong cuộc họp báo giới thiệu lễ hội hôm 19 tháng 7 là sẽ có sự tham dự của hàng ngàn nghệ sĩ, trong đó có nhóm Riverdance và 500 vũ viên của trường dạy vũ Ailen, một ca đoàn gồm 1.000 ca viên, diễn văn của ĐTC Phanxicô và chứng từ của 5 gia đình đại diện cho 5 châu liên quan tới các khía cạnh khác nhau của cuộc sống gia đình.
Ngày Chúa Nhật sẽ tham dự thánh lễ bế mạc lúc 3 giờ chiều tại Phoenix Park và sau đó lên đường trở về nhà.
Những sinh hoạt của đại hội đều được cập nhật trên trang web: worldmeeting2018.ie và trên điện thoại: WMOF2018, App store – Android play store.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ sân bay Dublin, anh chị em Volunteer đón và đưa chúng tôi về Maynooth University Campus; một làng đại học rộng mênh mông, nhiều cây xanh rợp bóng toàn khuôn viên. Đang mùa hè nên không gian nơi đây thật tĩnh lặng.
Nước Cộng Hòa Ireland có 4,75 triệu dân, người Công Giáo với 84% dân số. Ireland còn gọi là Ái Nhĩ Lan hay Ai Len, được xem là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới và vừa được xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đây là một đất nước thuộc Châu Âu nhưng không nằm trong khối 28 nước Schengen. Đất nước nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình và những lâu đài tráng lệ như cổ tích.
1. Tham quan
Ba anh em chúng tôi đến trước vài ngày và đi xe lửa, xe buýt tham quan một số nơi về đất nước thanh bình và xinh đẹp này. Phương tiện di chuyển công cộng ở Ai Len không có metro như một số nước châu Âu mà chỉ có xe buýt, xe điện (tại đây gọi là Luas) và xe lửa là chủ yếu.
Xem Hình
Ngày 21/8, chúng tôi đi 2 chặng xe buýt hơn 200km về phía tây bắc của hòn đảo Ai len, hành hương đến Knock Shrine, nơi Mẹ Maria hiện ra vào năm 1879. Thánh Gioan Phaolô II đã đến viếng đền thánh này vào năm 1979. Chúng tôi hiệp thông Thánh Lễ khai mạc đại hội và tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Chúa Nhật 26.8, Đức Thánh Cha Phanxicô đến kính viếng đền thánh Đức Mẹ Knock. Đây là trung tâm kính Đức Mẹ và cũng là điểm hành hương của các tín hữu Ai Len. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu tín hữu đến kính viếng đền thánh.
Đức Mẹ hiện ra với 15 tín hữu Ai len
Ngày 21/8/1879, trong khi trời mưa như trút nước tại ngôi làng Knock, thì có 15 người dân làng, tuổi từ 6-75, đã được nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra tại ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ của giáo xứ. Họ cũng thấy hai nhân vật khác mà họ tin là thánh Giuse và thánh Gioan thánh sử ở bên cạnh Đức Mẹ. Theo lưu truyền, những người được thị kiến đã cầu nguyện hai tiếng đồng hồ dưới trời mưa mà không bị ướt, trong khi ba nhân vật im lặng và sau đó biến đi.
Vài tuần sau sự kiện lạ thường gây xôn xao khắp Ai len đó, giáo quyền đã thành lập một ủy ban để đánh giá “sự đáng tin” của các nhân chứng. Một thời gian không lâu sau, Knock đã trở thành địa điểm hành hương quan trọng đối với người dân Ai len. Mỗi năm có hơn 1,5 triệu tín hữu hành hương đến nơi này.
Đền thánh Đức Mẹ cũng có liên quan đến những thời khắc lịch sử hiện đại của Ai len: tháng 8/1940, 50 ngàn người Ai len đã tham gia cuộc hành hương vì hòa bình thế giới và Ai len. Năm 1954, nhân Năm Thánh mẫu do ĐGH Pio XII công bố, hơn 1 triệu tín hữu hành hương đã đến Knock, nơi mà ĐGH muốn đội triều thiên cho tượng Đức Trinh nữ Maria.
Đền thánh mới
100 năm sau sự kiện Đức Mẹ hiện ra, một đền thánh lớn được xây dựng tại Knock. Viên đá đầu tiên được ĐGH Phaolô VI làm phép vào năm 1973 và 6 năm sau, ngày 18/7/1979, đền thánh được hoàn thành.
Đền dựa trên 32 cây cột, tượng trưng cho 32 quận của ai len. Bên cạnh còn có 5 nhà nguyện nhỏ dâng kính “Đức Bà Knock, thánh Giuse, thánh Gioan thánh sử, Thánh Tâm Chúa Giêsu và thánh Columbus.
Trung tâm thánh mẫu Knock phát triển là nhờ có công sức của đức ông James Horan, giám đốc đền thánh từ năm 1967-1986, người được xem như người thợ xây của Knock. Đức ông không những là người xây dựng đền thánh hiện đại nhưng còn đóng góp vào việc xây dựng phi trường quốc tế Knock.
Đức Mẹ Knock trong trái tim của những người di dân Ai len
Ngày 30/9/1979, khi đến viếng đền thánh Đức Mẹ Ai len, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Mỗi lần một khách hành hương đến nơi này, nơi từng là một ngôi làng tăm tối sình lầy ở Quận Mayo, mỗi lần một người nam, hay người nữ hoặc một đứa trẻ vào trong ngôi nhà thờ cũ - nơi Đức Mẹ hiện ra, hay vào trong đền thờ mới của Đức Mẹ Ai len, là để canh tân đức tin của mình vào ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại, Đấng đã biến đổi tất cả chúng ta thành con cái của Thiên Chúa và những người thừa kế Nước Trời”. Đó là một đức tin mà những người con của Ai len, di tản khắp nơi trên thế giới, luôn mang trong lòng mình, qua hình ảnh Knock Muire, “ngọn đồi của Đức Maria”, nhắc nhở các người con Ai len, dù cho họ ở bất cứ nơi đâu.(Hồng Thủy).
2. Chương trình đại hội
Hàng ngày có xe bus đưa đón, 7 giờ sáng đi và hơn 8giờ tối mới về tới nhà. Ai len thuộc Bắc Âu nên dù đang mùa hè nhưng tiết trời rất lạnh, sáng sớm 7độ đến trưa chiều khoàng 12-15độ, suốt ngày trời nhiều mây và chất chợt có những cơn mưa rào, gió lạnh nên rét buốt, đôi khi có nắng nhẹ tiết trời có ấm lên đôi chút.
Tại trung tâm đại hội, có nhiều hội trường rộng lớn với sức chứa hàng ngàn người. Nhiều đề tài do các diễn giả nổi tiếng trên thế giới trình bày. Ai muốn chọn chuyên đề nào thì lấy phiếu tham dự. Có những phòng hội thảo. Có phòng cầu nguyện, nhiều người đến quỳ gồi chầu Thánh Thể; đủ mọi màu da, ngôn ngữ, cùng thinh lặng thờ phượng Chúa với lòng sốt mến. Có nơi dành riêng cho mọi người đến xưng tội. Có phòng dành cho các nhóm quy tụ chia sẻ Lời Chúa. Có những sinh hoạt dành cho giới trẻ. Có công viên rộng thoáng dành cho thiếu nhi sinh hoạt. Một hội trường rộng lớn, nhiều gian hàng triển lãm, trưng bày, mọi người đến tham quan mua sắm.
Thánh lễ mỗi ngày lúc 4g30 chiều tại sân vận động. Các vị Hồng Y, hơn 200 Giám mục và khoảng 500 linh mục đồng tế, hàng chục ngàn giáo dân dự lễ. Trời lạnh và những cơn mưa bất ngờ. Đoàn đồng tế và cộng đoàn đều mặc áo mưa dự lễ, bầu khí thánh thiêng và sốt sắng.
3. Đại hội gồm có 4 mốc thời gian chính.
- Ngày 21/8: Khai mạc Đại hội Gia đình đồng thời tại tất cả các giáo phận ở Ai len.
- Từ 22–24/8: có 3 ngày Hội nghị diễn ra tại Cung thể thao Dublin (RDS, Ballsbridge, Dublin 4), với các bài thuyết trình, hội thảo và thảo luận; triển lãm và các hoạt động văn hoá nghệ thuật, cử hành Thánh Lễ hàng ngày, các hoạt động phụng vụ và cầu nguyện. Mỗi ngày suy tư về chủ đề đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn: "Tin Mừng của Gia Đình: Niềm vui cho thế giới".
- Tối 25/8: Lễ hội gia đình. Đây là thời gian của lễ hội, nơi mọi người quy tụ lại để mừng hồng ân của gia đình từ viễn tượng chủ đề cụ thể của Đại hội Gia đình Thế giới. Một lễ hội văn hoá, âm nhạc, khiêu vũ, ca hát trong khung cảnh cầu nguyện và vui tươi, có những câu chuyện kể của các gia đình từ khắp nơi trên thế giới.
- Chiều 26/8: Thánh lễ bế mạc. Đại hội Gia đình Thế giới 2018 kết thúc bằng một Thánh Lễ trọng thể tạ ơn Ba Ngôi Thiên Chúa, vì hồng ân gia đình và cho sự thánh hóa gia đình.
Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ tóm kết những sinh hoạt đại hội mỗi ngày.
a. Ngày 22.8.2018: Chủ đề, Gia đình và Đức tin
(Chương 1-3 của Tông Huấn AMORIS LAETITIA)
Nhóm chính do ĐHY Christoph Schonborg, Tổng giám mục Vienna, Áo quốc, chủ tọa cuộc tọa đàm về đề tài: Dưới ánh sáng Lời Chúa, cử hành gia đình trong truyền thống Do thái-Kitô từ 10-11g, tại phòng hội số 8C.
Nhóm thứ hai tại phòng số 2 nói về chủ đề Thông truyền Đức tin trong gia đình hôm nay, Đức cha Brendan Laehy, Giám mục Limerick, Irlanda, chủ toạ và có nhiều những chứng từ khác nhau đến từ mọi Châu lục.
Các gia đình chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Người già truyền Đức tin cho con cháu, chú trọng đến trẻ con, nói cho chúng biết về Thiên Chúa ngay từ nhỏ. Tập cho chúng gặp Chúa mỗi ngày bằng việc cầu nguyện trong gia đình.
Tất nhiên việc đó không dễ dàng trong đời sống gia đình hôm nay.
Một đôi vợ chồng đã kể kinh nghiệm của gia đình mình:"Vợ chồng chúng tôi tập tha thứ cho nhau. Làm gương cho con cái. Khi cầu nguyện, chẳng hạn, chúng tôi bảo đứa con nhỏ đốt lên một ngọn nến để cầu nguyện. Tập cho chúng nó biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình. Ngay cả khi hai anh em chúng nó buồn giận nhau, cần giúp chúng xin lỗi nhau. Muốn vậy, vợ chồng chúng tôi cũng làm gương, biết nói lên lời xin lỗi nhau. Chúng tôi cảm thấy việc truyền Đức tin cho con cái và làm gương sống Đức tin là vẻ đẹp của gia đình hôm nay".
Một đội vợ chồng khác nói tiếng Tây ban Nha.Bà vợ một giáo sư tâm lý giới thiệu gia đình với 10 người con. Bà nói:"Giáo dục là trao ban cả cuộc đời cho chúng, làm chứng cho chúng, cho chúng thấy hạnh phục thật sự của gia đình”.
"Cha mẹ cần đón nhận con cái với cả niềm vui". Nhiều lần việc giáo dục quả thật là khó khăn, nhưng chúng ta phải học hỏi mỗi ngày. Cha mẹ là nhà giao dục đầu tiên của chúng. Đó là ơn gọi của cha mẹ mà mỗi người chúng ta phải đápn trả".
"Bài học đầu tiên về tình yêu, về Đức tin từ trong gia đình.".
"Chứng nhân là chính chúng ta. Tôi đã đón nhận từ cha mẹ tôi, tức là ông bà ngoại của chúng, tôi cảm thấy cần truyền lại cho con cái chúng tôi.".
"Đọc kinh cầu nguyện chung mỗi ngày một cách tự nhiên.".
"Cảm nhận Thiên Chúa luôn gần gũi con người. Luôn yêu mến Đức Mẹ, noi gương Đức Mẹ".
"Tham dự các nhóm gia đình, thân hữu, trao đổi kinh nghiệm giao dục."
"Tạo niềm tin cho con cái, gần gũi chúng qua các giai đoạn khi chúng lớn lên."
"Yêu thương chúng, quan tâm đến đời sống của chúng, nói cho chúng biết về Thiên Chúa, kể cho chúng về các thánh.".
Một bà khác nói: Chúng tôi đã 40 năm cưới nhau. Bây giờ đã có 3 đứa con và 5 đứa cháu. "Chúng tôi đọc Tông huấn AMORIS LAETITIA, GLHTCG. Nói về Đức tin và tìm cách truyền lại cho con cháu. Tham dự vào phong trao gia đinh, xây dựng gia đình như Giáo hội tại gia. Cần có 4 chiều kích: cộng đoàn, huấn luyện, loan truyền bằng đời sống và cầu nguyện; như một chiếc xe bốn bánh, không để cho bánh xe nào bị xì hơi!
Trong các phòng khác, chẳng hạn phòng 3 nói về bổn phận của gia đình và giáo xứ trong việc hỗ trợ những gia đình đang cần sự giúp đỡ; phòng 8D nói về mục vụ gia đình dưới ánh sáng của AMORIS LAETITIA. Đặc biệt tại Phòng 2, hội trường kín hết chỗ ngồi, ĐHY TAGLE nói về sự chọn lựa trong đời sống: ĐGH Phanxico và văn hoá hoang phí. "Đừng phí phạm, hãy xử dụng cho đúng". Ngài kể câu chuyện chiếc đồng hồ mà mẹ ngài đã tặng cho đến bây giờ ngài vẫn còn mang trong tay mặc dù nhiều người bảo ĐHY mà lại mang chiếc đồng hồ như vậy ư! Là người, cần sống mối tương quan, ngay cả với người xa lạ, đối với người tỵ nạn cũng vậy. Là thành viên của Caritas quốc tế, khi tôi thăm viếng họ, tôi luôn nhìn như một con người.
Một tệ nạn xã hội hôm nay là việc mua bán người. Người tỵ nạn là anh chị em của chúng ta.
Chồng, vợ là những ân huệ, món quà cho nhau. Một món quà chứ không phải một vấn đề! Cùng chia sẻ cho nhau tất cả mọi sự trong nhà: vui buồn, khổ nhọc, cùng cộng tác với nhau trong cuộc hành trình.
Ngài hỏi: Trong phòng này có bao nhiêu bà vợ? Nhiều người đưa tay lên. Thế có bao nhiêu bà vợ hanh phúc, ngài hỏi tiếp. Cũng nhiều người đưa tay lên....Những tiếng cười và những tràng vỗ tay làm căn phòng ấm lên, chan hòa niềm vui.
Buổi chiều cũng có nhiều bài thuyết trình với nhiều chủ đề khác nhau.
Đến 4g30, thánh lễ do ĐHY Oswald, Gracias, Tổng giám mục Bombay chủ tế và thuyết giảng về Thánh Gia nhân lễ Đức Mẹ Trinh Nữ Vương.
b. Ngày 23.08: Chủ đề: Tình yêu mang lại hoa trái: AMORIS LAETITIA về việc đón nhận ân huệ sự sống mới.
Chủ tọa là Đức Tổng Giám Mục Aemon Martin và các thuyết trình viên đến từ Mỹ, Anh và Bắc Ái nhĩ Lan. Cùng một giờ còn có bài nói chuyện về kho tàng bị chôn dấu: Thần học thân xác của thánh Gioan Phaolô II, do giáo sư Rocco Buttiglione, dạy trong các học viện Âu châu về triết học và lịch sử, giáo sư chính của Học Viện Gioan Phaolô II.
Niềm vui và khó khăn của cha mẹ hôm nay
Không có gia đình nào là hoàn hảo,vì vậy chúng ta phải học biết luôn.Các bậc làm cha làm mẹ cũng phải học.Khi sinh con, rửa tội cho con...rồi chúng lớn lên.
Dưới ánh sáng của AMORIS LAETITIA, chúng ta hãy tìm hiểu để giáo dục con cái mình, để truyền đạt đức tin cho con cái mà ĐGH đã viết ra sau hai THĐGM về gia đình.
Sư phạm gia đình theo Đức Thánh Cha Phanxico là việc đầu tiền cần có một cái nhìn, cái nhìn Đức tin. Dạy cho con cái biết tại sao phải tin vào Thiên Chúa. Giúp con cái nhận biết ngay từ nhỏ, với sự giúp đỡ của giáo xứ, của ông bà nội ngoại..., nhất là bằng việc làm chứng.
Thiên Chúa hằng yêu chúng ta. Ngài làm nên mọi sự cho chúng ta. Ngài là Chúa của sự sống.
Sự sống là kết quả của tình yêu Thiên Chúa và với sự cộng tác cua con người, là một giá trị tuyệt đối. Chỉ có Thiên Chúa mới là chủ của sự sống. Cho nên cần phải chống lại việc phá thai.
Bổn phận của cha mẹ cũng phải dạy cho con cái, hướng dẫn chúng về ơn gọi tu trì. Cùng phân định với con cái để có sự chọn lựa. Phân định để nhận biết tiếng của Thiên Chúa nói gì trong lòng mình....ngay cả việc giải trí, thể thao, chẳng hạn mình thích chơi bóng rỗ nhưng không bao giờ chơi.... Vậy phải làm gì? Dạy cho con cái có tiếng nói của mình, biết chọn lựa với cả trách nhiệm. Dạy cho con cái biết làm việc bác ái, hướng về người khác...
Phần chia sẻ lắng nghe các nhân chứng.
Một gia đình có ba đứa con. Vợ làm y tá, chia sẻ niềm vui của một người mẹ có con cái. Vì con cái là ân huệ của Thiên Chúa, là kết quả tình yêu. Tôi cảm thấy trách nhiệm dạy Đức tin cho con cái... Nói chuyện với con cái về các vấn đề đức tin, ngay cả trên xe, trong bữa ăn...khi cầu nguyện... Dành thời gian cho con cái... Con cái có các phương tiện truyền thông, điện thoại, TV... Dạy cho chúng biết cách dùng. ĐGH nhắc chúng ta đó là một thách đố cần khôn ngoan dạy cho con cái, biết đặt đúng nơi đúng chỗ máy vi tính để cho chúng biết sử dụng, thời gian sử dụng. Dạy cho con cái cả về tình yêu và tính dục. Đó là một ân huệ.
Làm cha làm mẹ hôm nay quả là một thách đố. ĐGH khuyến chúng ta hãy kiên vững.
- Tôi là một người cha... Niềm vui khi thấy con cái lớn lên trong đức tin, trước hết trong gia đình... Chúng tôi dạy con cái biết sử dụng mọi thứ như quà tặng của Thiên Chúa. Nhắc nhở con cái khi đến tuổi lớn, biết yêu thương thế nào cho đúng, nhất là khi chúng nó có bạn trai, bạn gái....
- Niềm vui của chúng tôi khi cầu nguyện chung, trên xe hay trong gia đình...
- ĐGH Phanxico nhắc chúng ta có những giây phút tĩnh tâm, sống niềm vui của bữa tiệc cưới Cana.
- Giáo dục con cái về Đức tin là việc quan trọng không thể tin tưởng phó thác cho trường học, nhất là ngày nay.
Một người khác chia sẻ kinh nghiệm về phong trào Focolare về gia đình. Khi tôi biết vợ mình đang mang thai, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu và mong đợi mỗi ngày đứa con ngay từ trong bụng....cho đến khi sinh con, chúng tôi càng vui mừng hơn và tất nhiên chúng tôi phải hy sinh nhiều. Sự hy sinh đi cùng gắn kết để con cái được lớn lên trong tình yêu, trong hạnh phúc. Hạnh phúc của cha mẹ cũng là hạnh phục của con cái.
Tin mừng là nguồn cảm hứng trong việc giáo dục con cái, ngay cả khi chúng còn nhỏ. Chúng tôi cũng mang đến nhà thờ tập cho con biết chào Chúa trong nhà tạm.
- Gìn giữ tình yêu đối với nhau rất là quan trọng để có được tình yêu cho con cái.
- Xin lỗi con cái ngay cả khi mình sai lầm để làm gương cho chúng biết xin lỗi.
- Tắt TV khi bữa ăn
- Cùng đi dạo chung.
- Lo lắng nhưng không tỏ ra cho con cái biết.
- Sinh ra con cái mỗi ngày khi giáo dục chúng.
Một người mẹ đơn thân khác cùng bày ửo niềm vui vì luôn có Thiên Chúa là Cha.
Người mẹ đơn thân cũng là mẹ thật cho dù có thể bị đối xử puấn biệt, nhưng chính Tin mừng bênh vực. Hoàn canh cần được hỗ trợ. Cần đến sự quan tâm của giáo hội. Tôi cũng gặp khó khăn trong cuộc sống đời thường vì đơn thân. Tôi cảm nghiệm được điều đó, nhất là nhiều lúc cô đơn. Tuy nhiên, tôi nhận được nhiều sự trợ giúp. Cám ơn Chúa... Tôi muốn nói lên điều này để bày tỏ lòng biết ơn với Giáo hội là một gia đình lớn. Biết ơn ĐTC vì ngài thông hiểu hoàn cảnh và đã khuyên dạy các giáo xứ quan tâm đến hoàn cảnh của họ.
Một người khác chia sẻ đến từ Tây ban nha, có 14 đứa con và 10 đứa cháu, đã thành lập một viện đại học cho những người gặp khó khăn. Tôi muốn chia sẻ về việc truyền Đức tin cho con cái, cho chúng cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa. Làm thế nào để gia đình trở thành một Giáo Hội tại gia nơi đó cũng là đền thờ. Gia đình là cái rốn của mọi tương quan. Cần cầu nguyện luôn trong gia đình. Giáo dục con cái là trách nhiệm chính của cha mẹ.
Lúc 11giờ 30: Chủ đề: thái độ phải có đối với người đồng tính.
Hoàn cảnh: Nếu ở thành phố lớn thì họ không gặp nhiều vấn đề, nhưng tại các giáo xứ nhỏ thì quả thật họ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nói chung phai làm gì đối với họ.
Trước hết là tiếp đón. Sau đó là:
- Không đối xử phân biệt. Giáo xứ là một gia đình. Gia đình của các gia đình.
- Gần gũi. Phần lớn người trẻ đồng tính muốn tự tử, nhất là đối với Giáo hội, họ thường xa lánh vì có mặc cảm, sống xa Giáo hội.
- Hòa giải, tha thứ, nếu biết gần họ, thì họ sẽ cộng tác tích cực.
Thái độ phải có:
- Không phán đoán, không nghĩ xấu về họ.
- Cảm thông
- Tìm hiểu
- Nơi họ có nhiều khả năng.
- Cần gặp gỡ, thân thiện.
- Tổ chức nói chuyện về vấn đề này trong giáo xứ.
- Bắt chước Chúa Giêsu tiếp đón Giakêu, một người bị khinh miệt, nhưng được Chúa đến gần.
- Chúng ta cũng vậy đứng nghĩ họ có tội hơn chúng ta.
- Tôi cũng cần có ý muốn đến với họ.
Chuẩn bị hôn nhân là thời để khám phá, chỉ là bắt đầu và sẽ tiếp tục. Học biết yêu thương. Quan trọng là phải hiểu biết để phận định để nghe tiếng Chúa, sẵn sàng để nói với nhau.Suy nghĩ và kiên nhẫn khám phá nơi người khác điều tốt đẹp.
- Chuẩn bị hôn nhân là tập gần nhau từng giai đoạn
- Tập cầu nguyện chung
- Học biết ý nghĩa nghi lễ thành hôn.
- Luôn là một ân huệ cua Thiên Chúa
- Gia đình nơi chuẩn bị hôn nhan đầu tiên
- Lòng thương xót ủua Chúa luôn gần con người để nâng đỡ
- Trong đời sống gia đình luôn cần đến cầu nguyện.
Ban chiều: đề tài Gia đình và tình yêu.
Sau khi nghe bài thuyết trình của Đức Tổng Giám Mục, các đôi bạn từ trẻ đến già chia sẻ trước một cử tọa cả hàng chuục ngàn người.
Chia sẻ của một đôi bạn trẻ quen biết nhau trong một đại hội giới trẻ. Bây giờ đã có hai con. Hai người có cùng một Đức tin mạnh, gặp nhau và hợp nhau trong nhiều lãnh vực. Chúng tôi nhìn nhận rằng chúng tôi chưa phải là một cặp đôi hoàn hảo, nhưng chúng tôi cố gắng để trở nên tốt hơn. Chúng tôi cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc để xin Chúa tiếp sức.
Xem một đoạn phim kể lại hai người già nhớ lại cuộc tình của mình từ khi mới quen nhau với những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống và không thiếu nụ cười. Một cuộc đời không thể thiếu tình yêu, từ những cử chỉ thân thương nhất, từ những mẵc cỡ thẹn thùng của buổi ban đầu đến tình yêu nồng nàn. Họ nhắc lại những kỷ niệm của cuộc đời khi MC hỏi làm mọi người vỗ tay đồng tình.
Một cặp khác tuổi ngoài năm mươi nhớ lại những ngày đầu mới yêu nhau với những cuộc hẹn hò vào thời chưa có điện thoại đi động...cuộc sống đơn giản, nghèo khó, tiết kiệm mới có được kỳ nghỉ hè... Chúng tôi đã qua 25 cưới nhau cách đây mấy năm, con cái chúng tôi đã lớn. Bà vợ nói, tôi nghỉ làm khi sinh đứa thứ ba, nhưng rồi cũng phải đi làm lai để có thể chi trả mọi thứ. Bây giờ chúng tôi đã khá ổn định và bớt lo lắng nhiều chuyện. Chúng tôi có được một cuộc sống vợ chồng hoà hợp, chia sẻ mọi việc trong nhà, biết kính trong nhau với cả tình yêu. Ban đầu có nhiều khó khăn nhưng đã vượt qua, bây giờ chúng tôi rất hạnh phục. Cám ơn Chúa và cám ơn các bạn hữu đã có lời khen cặp đôi hạnh phục, con cái đẹp....
Làm thế nào để có dược 50 năm hôn phối hạnh phúc. Mọi cặp vợ chồng già được hỏi. Ông trả lời, dù tính tình khác nhau, nhưng chúng tôi cố gắng hoà hợp. Đức tin giúp chúng tôi rất nhiều, tình yêu là kiên nhẫn.
Ông bà nhớ gì hạnh phúc nhất? Tôi nhớ lại một chuyến đi để cám ơn tình yêu. Thế nào là tình yêu? Tình yêu là hy sinh, bí mật của tình yêu là gì? Trong tay của Thiên Chúa, bà trả lời, chúng tôi luôn cầu nguyện.
Thánh lễ lúc 4g30 chiều. ĐHY Rodriguez, chủ tịch HĐGH về giáo dân, gia đình và sự sống chủ tế và giảng về Tình yêu trong gia đinh.
Tin mừng là niềm vui trong thế giới. Ngài ước ao gia đình đào sâu Tông huấn AMORIS LAETITIA để hiểu biết về niềm vui của tình yêu. Cám ơn Đức Tổng Giám Mục Dublin đã tổ chức ĐHGĐ thế giới để giúp mọi người hiểu thêm tình yêu, một tình yêu nối kết người nam và người nữ để tiếp tục sự sống. Gia đình là tiếng xin vâng của tình yêu. Không tình yêu thì người ta không thể sống.
AMORIS LAETITIA xác quyết không ai có thể nói rằng tình yêu trong gia đình không giúp gì cho xã hội. Nhiều người hôm nay không còn nghe Tin mừng sau thời gian dài sống vì họ muốn sống theo các giá trị khác như tiền tài, quyền lực..
Tình yêu trong gia đình không thể thiếu để phục vụ gia đình. Vì thế mục tử và gia đình cần cộng tác để làm cho tình yêu lớn lên. Cùng đồng hành để phục vụ cho tình yêu.
Xây dựng nói tương quan trong gia đình.Người Kitô hữu cần hiểu rõ về mục đích của hôn nhân không chỉ quan tâm đến việc sinh sản, nhưng phải đồng hành cho tình yêu lớn lên để hai người nên một.
Nhờ bí tích Thánh Thể và Lời Chúa nuôi dưỡng, Thiên Chúa luôn nuôi dân Ngài và hứa làm cho họ một trái tim mới thay cho trái tim bằng đá. Chúng ta phải làm cho gia đình trở nên thánh thiện trong tình yêu.
Tất cả mọi gia đình đều có ít nhiều khó khăn đều được mời gọi đến tiệc cưới, ước gì Đại Hội Gia òinh tại Dublin trở nên một tin mừng cho gia đình.Ước gì mọi gia đình học hiểu bài ca Đức mến mà các Nghị Phụ đã nói nhiều trong THĐ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết rõ ràng trong Tông huấn AMORIS LAETITIA .
Buổi chiều tối còn nhiều sinh hoạt khác nữa cho gia đình.
c. Ngày 24.08: Nhiều đề tài
- Phòng 8C: Làm thế nào để bao vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương nhất.
- Phòng 8D: Những quan hệ về giáo dục tính dục dưới anh sáng của AMORIS Laetitia.
- Phòng B: Cử hành ngày của Chúa trong gia đình.
- Phòng 8B: Ảnh hưởng chuyện nhà tù trên gia đình.
- Phòng 3: Phá tan sự thinh lặng! Lam thế nào để đối đầu với bao lực gia đình?
- Phòng Merrion: nâng đỡ gia đình vượt qua thời kỳ ly dị
- Phòng 8A: Đồng hành, phân định và hội nhập: sự yếu đuối mỏng dòn theo AMORIS LAETITIA.
- Phòng 2: ĐGH Phanxico về Tin mừng Gia đình - Đức Giêsu mời gọi chúng ta phai làm gì như là gia đình?
- Phòng 7: Làm thế nào để chiếm được thiên đàng?
Bài nói chuyện của ĐHY chủ tịch HĐGM Italia: đồng hành, phân định và hội nhập: sự yếu đuối mỏng dòn theo Amoris Laetitia.
Bắt đầu từ ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các đôi bạn đính hôn trong một bài giáo lý: hôn nhân là gì? Là hai người giúp nhau để trở nên vợ nên chồng mỗi ngày một hơn.
Cần đến Đức ái vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu vợ chồng không sống Đức ái thì ngày nào đó sẽ gặp vấn đề khó khăn trong tương quan rồi dẫn đến tình trạng ly thân, ly dị, tình yêu bị thương tích.
THEO GƯƠNG NGƯỜI SAMARITANO NHÂN HẬU
Để chữa lành những trường hợp do yếu đuối mỏng dòn ấy thì Giáo Hội qua các mục tử, các tác viên phải làm gì? Phải theo gương người Samaritano nhân hậu, nghĩa là cần có ba động từ: Đồng hành, phân định và hội nhập để chữa lành, mà ĐGH Phanxicô đã dùng làm tựa đề cho chương tám của Tông Huấn AMORIS LAETITIA.
Theo một ý nghĩa nào đó, ĐHY dùng một động từ khác nữa, đó là khâu vá như ngài đã dùng để diễn tả tình trạng của nước Ý hôm nay, chẳng hạn như vụ sập cầu vừa rồi tại GENOVA kêu mời mọi người chung nhau nối lại thay vì chỉ trích và lên án nhau.
Trở lại vấn đề hôn nhân và gia đình. Cần tim hiểu lý do tại sao xảy ra tình trang hiện nay của gia đình, ly thân, ly dị tái hôn ngay càng nhiều. Chúng ta thử tim hiểu lý do tại sao? Phải chăng nhiều đôi bạn đã cưới trong nhà thờ mà xem ra họ chưa bao giờ uống được rượu mới, nghĩa là họ không tìm được niềm vui của tình yêu, chưa khi nào cảm nghiệm được hạnh phúc trong cuộc sống gia đình!
Thế thì trách nhiệm do đâu? Trước hết, về phía chúng ta, chúng ta cần nhìn lại thời gian chuẩn bi hôn nhân, chúng ta đã giúp họ hiểu biết thật sự về ý nghĩa của việc cử hành không? Chuẩn bị hôn nhân như thế nào trong hành trình Đức tin của họ?
Bởi vậy, Việc quan trọng mà trong THĐ và cả HĐGM vùng cũng đã nhấn mạnh đến là cần huấn luyện cho các mục tử, tác viên đồng hành ngay từ trong chủng viện về mục vụ gia đình để những ứng viên này có khả năng đồng hành và phân định, huấn luyện lương tâm con người thời nay.
Hôn nhân chính là lời loan báo cho mọi người tin mừng tình yêu. Chúng ta phải làm sao cho con người cảm nghiệm được niềm vui của tình yêu trong đời sống để họ trở nên nhân chứng của tình yêu. Tất nhiên cần sự huấn luyện, cần việc đồng hành.
Theo AMORIS LAETITIA thì Giáo hội phải mở ra để đến với con người thời nay.
Đồng hành là tiếp nhận, là mở rộng con tim mình cho mọi người. GIáo Hội là căn nhà của mọi người, để mỗi người được vào và nhận thấy Giáo Hội là một người Mẹ. Đức Giáo Hoàng nhiều lần gọi Giáo Hội là một nhà thương dã chiến để chữa lành cho những ai mang thương tích trong cuộc sống, không đối xử phân biệt bất cứ một ai.
Đức tin phải có việc làm! Nếu không thì Đức tin chết!
Thánh Gioan XXIII khai mạc Công đồng với ý tưởng làm sao cho Giáo Hội thể hiện được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ý tưởng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại ngay từ đầu triều đại của ngài và trước đó nữa, khi còn là mục tử bên Angentina, ngài đã luôn nói đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Vì Linh đạo của Công Đồng VATICAN II là đi theo đường lối của Người Samaritano nhân hậu!
THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
Giáo Hội, Hiền Thê của Đức Ki-tô, cần bắt chước và sống theo gương của Người để biết dùng lòng thương xót, chứ không theo luật. Luật là để phục vụ cho con người chứ không phải con người vì luật!
Bắt chước Chúa Phục Sinh trên con đường về Emmaus (Lc 24,13...)
- Đồng hành cách khôn ngoan. Như Các tông đồ lúc đầu chưa hiểu thì, nhưng Chúa Giêsu giúp cho họ hiểu, vì họ đang sợ hải, đang lo âu, đang thất vong, chán chường.
- Đồng hành là gần gũi họ, cùng bước đi với họ, cùng ngồi đồng bàn với họ, để dần dần giúp cho họ hiểu.
- Tiếp đến là Phân định, giải thích cho họ về biến cố mà họ đang sống mà nhièu lúc vì chủ quan họ chưa nhận ra, thì hướng dẫn họ, cùng cầu nguyện với họ, để họ biết nghe theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
- Hội nhập cũng chính là việc huấn luyện lương tâm. Đức giáo hoang viết trong AMORIS LAETITIA và ĐGH cũng đã nói nhiều lần về việc này: Huấn luyện lương tâm con người chứ không thay thế lương tâm của họ. Điêu đó rất quan trọng. Làm sao cho họ biết lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm mình.
- Vậy phai làm sao? Theo gương Chúa Phục Sinh, bắt đầu bằng Lời Chúa, để nhờ ánh sáng bằng Lời Chúa soi dẫn. Ngài bắt đầu từ Ông Maisen...để giúp các ông biết Con Người phải chết đi để sống lại...
- Khi các ông hiểu được rồi, thì các ông trở về hội nhập lại với hàng ngũ các tông đồ khác.
- Cũng vậy, đối với hai người ly thân ly dị, người mục tử cần đồng hành, phân định và hội nhập họ vào Giáo Hôi.
- Hai môn đệ Emmau buồn phiền, đau khổ, nhưng nhờ Lời Chúa Họ trở về... Thì những người ly dị cũng thế.
- Hai tông đồ trốn chạy, nhưng rồi trở về.
- Hôm nay trong Giáo Hội có biết bao chiên lạc, người mục tử phải làm gì?
- Kết luận: Chúa Giêsu không để ai bị hư mất. Những người đang gặp thử thách, những người mang thương tích, những người có tâm hồn chai đá,... Cũng tông đồ lúc đầu không tin...nhưng rồi được Lời Chúa hướng dẫn làm họ phải thay đổi.
- Một cha người Messico hỏi: Làm thế nào để huấn luyện lương tâm?
Đáp: trong thời gian qua, nhiều nơi đã làm việc này, nhưng tựu trung lại, thì cũng cần việc đồng hành. Đồng hành là luôn ở bên cạnh. Điều cần là người mục tử đừng có thái độ như người anh trong Tin mừng luôn lên án ngươi khác thế này, thế kia, là "đã tiêu pha hết sản nghiệp",... Nhưng thái độ cần thiết phải như người Samitano nhân hậu. Cần có lòng khiêm nhường, lắng nghe khi đồng hành, khi phân định... Trong THĐ cũng đã nói đến việc Huấn luyện chủng sinh để rồi họ có thể hướng dẫn người khác.
- Một Đức ông Thuỵ sĩ cũng góp ý là đừng phê phán ngay lập tức về sự bất khả phân ly thì không được rước lễ. Nhưng cần phân định từng trường hợp. Vậy thì phải phân định làm sao?
Trả lời: Trước hết cần tránh hai thái độ: quá dễ dàng (lasimo) và quá nghiêm khắc (rigorismo). Cả hai đều trái với lòng thương xót của Chúa, tức là chống lại Tin Mừng.
Cần đồng hành và phân định. Tất cả đều do Đức giám mục, ngài có quyền quyết định với sự đồng hành và phaân định. Giám mục cũng cần gần gũi. Tiếc là Giáo Hội đang thiếu sót trong việc làm này". Nhiều mục tử đã không đồng hành.
- Một linh mục khác nói rằng những gì ĐHY nói mới là nguyên tắc, nhưng trong thực hành phải thế nào? Bắt đầu từ đâu vì giáo xứ hôm nay có quá nhiều trường hợp như thế? Quá nhiều việc...
Trả lời: Nhấn mạnh đến việc huấn luyện các tác viên chủng sinh và linh mục hôm nay và cả tác viên giáo dân chuyen môn. Chủng viện còn thiếu lãnh vực này dưới ánh sáng AMORIS LAETITIA hôm nay. Hội nhập rất quan trọng. Làm thế nào? Ngài nói: Ngay từ trong Familiaris Consortio, thánh Gioan Phaolo II đã nói đến những người ly dị vẫn thuộc về GH, nhưng vì thiếu sự đồng hành và hội nhập họ vào GH. Tất nhiên, AMORIS LAETITIA không thay đổi giáo lý, nhưng thay đổi cách làm việc, áp dụng. Hai tông huấn FC và AL ăn khớp hoàn toàn với nhau.
- Một cha hỏi về số 84 FC về tiết dục. Nhưng khó áp dụng và dễ dẫn đến nguy cơ ngoại tình.
ĐHY chỉ trả lời ngắn gọn vì hết giờ và sợ đi qua xa. Ngài lặp lại nguyên tắc của thanh Tôma: Không phải mỗi hành động mất trật tự đều là tội trọng, tội nặng. Đó là điểm then chốt cần việc đồng hành và phân định.
Thánh lễ chiều lúc 4g30: ĐHY Kevin Farrell chủ sự và thuyết giảng.
Bài giảng trong thánh lễ
Nazzaret có gì hay?
Trước đó không ai biết Nazaret ở đâu cả, nhưng rồi Thiên Chúa đã chọn làm nơi cho Con của Ngài xuống trong một gia đình để rồi từ đó sau này người ta mới biết đến. Hôm nay cũng vậy biết bao người, bao nhiêu đôi bạn đang ở một nào đó không ai biết, nhưng Chúa biết mỗi người. Chúng ta hãy tự hỏi:Tại sao Chúa lại tạo dựng con người và cho con người sống mối tương quan gia đình?
Tại Sao chúa không để con người tự do?
Philipp nói với Natanaen đến mà xem!
Vừa rồi chúng tôi vừa tổ chức một hội nghị về mục vụ với chủ đề "Hãy đến mà xem"
Hôm nay cũng vậy, chúng ta hãy đến nà xem!
Xem tình yêu của Chúa đối với con người trong gia đình như thế nào?
Đại hội Gia Đình thế giới cũng muốn cho con người biết tình yêu gia đình.
Biết gia đình sống như thế nào trong tình yêu hỗ tương, vì hôm nay có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình.
Gia đinh là một thực rại không thể chối cãi. "Gia đình là một thiện ích tuyệt hảo mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại" (FC).
Người Kito hữu cần nhận biết tình yêu của Thiên Chúa vì yêu thương mà Ngài đã tạo dựng chúng ta và mời gọi chúng ta sống cho tình yêu.
Chúng ta cần xác tín Chúa đang cần chúng ta làm chứng tình yêu ấy.
Tương quan tình yêu ấy giữa mọi người trong gia đình để rồi trao ban tình yêu cho nhau. Trở nên người biết trao ban cho nhau. Làm cho nhau cảm nghiệm được niềm vui hạnh phúc của tình yêu, nhất là đối với người mỏng dòn, dễ bị tổn thương, người nhỏ bé...người yếu đau, bệnh tật, già cả...
Mọi người đều cần cảm nghiệm được tình yêu Thiên chúa cho con người và con người cần nhận biết mình là người cộng tác với Thiên Chúa. Cần nhận biết sự sống là ân huệ của Thiên Chúa ban cho để gìn giú, để bảo vệ.
Sự sống và tình yêu ấy từ nơi cha mẹ và thông truyền lại tình yêu lại cho con cái. Con cái đến lượt mình học hỏi tình yêu ấy từ cha mẹ.
Hãy đến mà xem!
Xem tình yêu trong gia đình!
Nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ và thánh Barttôlômêô tông đồ mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay, cho mỗi gia đình cảm nhiệm được tình yêu và làm chứng cho tình yêu. Amen.
d. Lễ hội gia đình và thánh lễ bế mạc
Sau 3 ngày Hội nghị với nhiều đề tài phong phú, chúng tôi được nghỉ ngơi buổi sáng. Chiều nay 25.8, chúng tôi đi tham dự lễ hội gia đình. Đức cha Diamuid Martin, TGM Dublin, cho biết trong cuộc họp báo giới thiệu lễ hội hôm 19 tháng 7 là sẽ có sự tham dự của hàng ngàn nghệ sĩ, trong đó có nhóm Riverdance và 500 vũ viên của trường dạy vũ Ailen, một ca đoàn gồm 1.000 ca viên, diễn văn của ĐTC Phanxicô và chứng từ của 5 gia đình đại diện cho 5 châu liên quan tới các khía cạnh khác nhau của cuộc sống gia đình.
Ngày Chúa Nhật sẽ tham dự thánh lễ bế mạc lúc 3 giờ chiều tại Phoenix Park và sau đó lên đường trở về nhà.
Những sinh hoạt của đại hội đều được cập nhật trên trang web: worldmeeting2018.ie và trên điện thoại: WMOF2018, App store – Android play store.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Giáo khu Nữ Vương thuộc Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
15:36 25/08/2018
Melbourne, Thánh lễ lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy 25/8/2018. Tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm. Giáo khu Nữ Vương, một trong những giáo khu lớn, thuộc Công đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, đã long trọng mừng kính bổn mạng cùng cộng đoàn.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên úy, Quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm dâng lễ, cùng mọi người trong cộng đoàn và trong Giáo khu Nữ Vương. Ban mục vụ cộng đoàn và ban chấp hành các giáo khu bạn đã về cùng dâng lễ mừng kính Đức Mẹ. Ca đoàn Vô Nhiễm phụ trách phần thánh ca đã ca vang bài ca Kính Mừng Nữ Vương trong bài ca nhập lễ.
Trong bài chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXI thường niên. Linh mục chủ tế đã nhắc lại lời Thánh Phê Rô là: bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy mới có lời ban sự sống. Cùng nhân dịp Giáo Khu Nữ Vương mừng bổn mạng, nhân lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Linh mục đã chia sẻ về Đức Maria với nhiều tước hiệu, mà tước hiệu nào cũng được sủng ái và được tôn phong Mẹ là Nữ Vương.
Trong Thánh lễ, với của lễ dâng hiến trên bàn thờ, Linh mục chủ tế đã xin cùng Chúa ban mọi ơn lành đến giáo khu, tới các gia đình, từng người. Xin Chúa cũng nhớ đến các linh hồn các tín hữu trong giáo khu đã qua đời, để xin thương đón nhận họ vào Nước Thiên Chúa. Xin Chúa chữa lành cho những người già cả, ốm đau không thể đến mừng lễ bổn mạng, xin Chúa thương chữa lành cho họ cả hồn lẫn xác. Xin Chúa thương ban cho giáo khu luôn đoàn kết yêu thương nhau và hiệp nhất trong cộng đoàn.
Cuối lễ, Ông Lê Hải thay mặt cho ban chấp hành giáo khu lên cám ơn Cha Quản nhiệm, đến cộng đoàn, đến các ban chấp hành các giáo khu, các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đoàn, Ca đoàn Vô Nhiễm. Ông cũng không quên mời Cha và mọi người xuống dưới hội trường để dùng bữa tiệc nhẹ do giáo khu thiết đãi.
Nhiều món ăn ngon, được các anh chị em trong giáo khu khéo nấu nướng. Cộng đoàn và giáo khu lại có dịp bên nhau thăm hỏi, chuyện trò vui vẻ thật thân tình, ấm áp trong khí hậu buổi chiều cuối Mùa Đông lạnh giá khiến mọi người thấy như được sưởi ấm bằng tình giáo khu, cộng đoàn nối kết mọi người bên nhau.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Tuyên úy, Quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm dâng lễ, cùng mọi người trong cộng đoàn và trong Giáo khu Nữ Vương. Ban mục vụ cộng đoàn và ban chấp hành các giáo khu bạn đã về cùng dâng lễ mừng kính Đức Mẹ. Ca đoàn Vô Nhiễm phụ trách phần thánh ca đã ca vang bài ca Kính Mừng Nữ Vương trong bài ca nhập lễ.
Trong bài chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXI thường niên. Linh mục chủ tế đã nhắc lại lời Thánh Phê Rô là: bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy mới có lời ban sự sống. Cùng nhân dịp Giáo Khu Nữ Vương mừng bổn mạng, nhân lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương. Linh mục đã chia sẻ về Đức Maria với nhiều tước hiệu, mà tước hiệu nào cũng được sủng ái và được tôn phong Mẹ là Nữ Vương.
Trong Thánh lễ, với của lễ dâng hiến trên bàn thờ, Linh mục chủ tế đã xin cùng Chúa ban mọi ơn lành đến giáo khu, tới các gia đình, từng người. Xin Chúa cũng nhớ đến các linh hồn các tín hữu trong giáo khu đã qua đời, để xin thương đón nhận họ vào Nước Thiên Chúa. Xin Chúa chữa lành cho những người già cả, ốm đau không thể đến mừng lễ bổn mạng, xin Chúa thương chữa lành cho họ cả hồn lẫn xác. Xin Chúa thương ban cho giáo khu luôn đoàn kết yêu thương nhau và hiệp nhất trong cộng đoàn.
Cuối lễ, Ông Lê Hải thay mặt cho ban chấp hành giáo khu lên cám ơn Cha Quản nhiệm, đến cộng đoàn, đến các ban chấp hành các giáo khu, các hội đoàn, đoàn thể trong cộng đoàn, Ca đoàn Vô Nhiễm. Ông cũng không quên mời Cha và mọi người xuống dưới hội trường để dùng bữa tiệc nhẹ do giáo khu thiết đãi.
Nhiều món ăn ngon, được các anh chị em trong giáo khu khéo nấu nướng. Cộng đoàn và giáo khu lại có dịp bên nhau thăm hỏi, chuyện trò vui vẻ thật thân tình, ấm áp trong khí hậu buổi chiều cuối Mùa Đông lạnh giá khiến mọi người thấy như được sưởi ấm bằng tình giáo khu, cộng đoàn nối kết mọi người bên nhau.
Văn Hóa
Thiên thu anh vẫn đợi chờ...!
Sơn Ca Linh
08:59 25/08/2018
“Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” Ông Si-mon Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời…” (Ga 6,67-68)
Duyên nợ nào ta gặp nhau ?
Bỏ thuyền bỏ lưới bỏ câu lên đường.
Theo anh dầu dãi gió sương,
Bữa no bữa đói mười thương vẹn mười.
Theo anh bỏ cả xuân tươi,
Tình xưa nghĩa cũ chia phôi cũng đành.
Theo anh vượt thác băng ghành,
Lang thang hoang mạc tròng trành biển sâu.
Tương lai chẳng biết về đâu,
Theo anh lặng lẽ cúi đầu xin vâng.
Đường xa nghe vọng lễ dâng,
Mờ cây thập giá nhạt vầng khăn tang.
Bánh Trường Sinh, Của ăn đàng,
Chính là máu thịt Anh mang vào đời.
Theo Anh hay “bỏ cuộc chơi” ?
Trời cao biển rộng em thời tự do !
Thiên thu Anh vẫn đợi chờ,
Chờ môi mấp máy đợi bờ vai rung…
“Theo anh mãi đến vô cùng,
Bởi riêng Anh có một vừng Lời thiêng”.
Sơn Ca Linh
(CN 21 TN, 26.8.2018)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dưới Trời Bao La
Nguyễn Đức Cung
07:46 25/08/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên nhau trước cảnh bao la
Lâng lâng lòng thấy tình ta ngút ngàn.
(nđc)
VietCatholic TV
Tông du Ái Nhĩ Lan: Lễ nghi đón tiếp Đức Thánh Cha tại dinh tổng thống
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:41 25/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau 3 giờ 15 phút bay, Đức Thánh Cha đã đến Dublin. Thủ đô của Ái Nhĩ Lan trễ hơn một giờ so với Rôma nên vào lúc này ở Rôma là 11:30 trong khi ở Dublin là 10:30.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là quang cảnh đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào lúc 10:30 sáng khi Đức Thánh Cha đến sân bay quốc tế Dublin.
Lễ nghi chính thức được diễn ra tại dinh tổng thống nên Đức Thánh Cha chỉ 15 phút sau khi hạ cánh xuống sân bay Dublin, Đức Thánh Cha đã lên chiếc popemobile di chuyển trong vòng 30 phút để đến dinh Áras an Uachtaráin là dinh tổng thống Ái Nhĩ Lan. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức trước cổng chính của dinh này.
Tuyến đường popemobile sẽ đi qua trung tâm thành phố Dublin vào thứ Bảy đã được công bố trên các phương tiện truyền thông. Theo ước lượng hàng trăm ngàn người đã chào đón Đức Thánh Cha khi ngài di chuyển qua trung tâm thủ đô.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 11:30 Đức Thánh Cha đã có buổi hội kiến với Tổng thống Michael D. Higgins trong vòng 30 phút trước khi di chuyển đến lâu đài Dublin
Lúc 12:10, tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
Trước các chính khách cổ vũ cho sự bội giáo của cả một dân tộc, Đức Thánh Cha hùng hồn bảo vệ các giá trị gia đình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 25/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Thủ tướng,
Các thành viên Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Thưa toàn thể quý vị,
Vào đầu chuyến thăm của tôi đến Ái Nhĩ Lan, tôi rất biết ơn lời mời nói chuyện tại cuộc họp bao gồm các vị đại diện cho đời sống dân sự, văn hóa và tôn giáo của đất nước, cùng với Ngoại giao và các vị quý khách. Tôi biết ơn sự tiếp đón thân thiện mà tôi nhận được từ Tổng thống Ái Nhĩ Lan, phản ánh truyền thống hiếu khách thân mật của người Ái Nhĩ Lan nổi tiếng trên khắp thế giới. Tôi cũng hoan nghênh sự hiện diện của một phái đoàn từ Bắc Ái Nhĩ Lan. Tôi cảm ơn Thủ tướng vì lời chào mừng của ngài.
Như các bạn đã biết, lý do chuyến viếng thăm của tôi là để tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình, tổ chức năm nay tại Dublin. Giáo Hội quả thực là một gia đình của các gia đình, và cảm thấy cần phải hỗ trợ các gia đình trong những nỗ lực của họ để đáp ứng một cách trung tín và hân hoan với ơn gọi được Chúa trao cho họ trong xã hội. Đối với gia đình, cuộc gặp gỡ này là một cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của họ đối với sự trung tín trong tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau và sự tôn trọng thiêng liêng đối với món quà thánh thiêng là cuộc sống dưới mọi hình thức của nó, mà còn là để làm chứng cho vai trò độc đáo của gia đình trong việc giáo dục các thành viên và trong việc phát triển một cơ cấu xã hội lành mạnh và sinh hoa trái.
Tôi muốn thấy cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình như là một chứng tá tiên tri về di sản phong phú các giá trị đạo đức và tinh thần, là nhiệm vụ mà mọi thế hệ đều phải chăm sóc và bảo vệ. Không cần phải là một vị tiên tri cũng có thể nhận ra những khó khăn mà các gia đình đang gặp phải trong xã hội đang thay đổi nhanh chóng; cũng thấy được những âu lo về những ảnh hưởng mà sự thất bại của hôn nhân và cuộc sống gia đình chắc chắn sẽ gây ra trên mọi lãnh vực tương lai của cộng đồng chúng ta. Gia đình là chất keo kết nối của xã hội; không phải đương nhiên mà có, nhưng phải được cổ vũ và bảo vệ bởi tất cả các phương tiện thích hợp.
Chính là trong gia đình mà mỗi người chúng ta đã trải qua những bước đầu đời. Ở đó, chúng ta học cách sống hòa hợp, kiểm soát bản năng ích kỷ của mình, hòa giải các dị biệt và trên hết là phân định và tìm kiếm những giá trị mang lại ý nghĩa đích thực và sự viên mãn cho cuộc sống. Chúng ta đề cập đến toàn thế giới như một gia đình, là vì chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những mối dây liên kết nhân loại, và chúng ta cảm nhận được lời mời gọi hiệp nhất và liên đới, đặc biệt là đối với các anh chị em yếu hơn. Tuy nhiên, quá thường xuyên, chúng ta cảm thấy bất lực khi đối mặt với những tệ nạn dai dẳng của hận thù chủng tộc và sắc tộc, trong xung đột và bạo lực đan quyện nhau, trong sự khinh thường nhân phẩm con người và những nhân quyền cơ bản; cũng như trong khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta cần phải phục hồi biết là ngần nào, trong mọi lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội, ý thức trở thành một gia đình thực sự của các dân tộc! Và không bao giờ mất hy vọng và lòng can đảm để có thể kiên trì trong sứ mệnh đạo đức là trở nên những điều hợp viên của hòa bình, hòa giải và chăm sóc lẫn nhau.
Ở Ái Nhĩ Lan này, thách đố này có một sự cộng hưởng đặc biệt, khi chúng ta nghĩ đến những xung đột lâu dài giữa anh chị em trong một gia đình. Hai mươi năm trước, cộng đồng quốc tế đã theo sát chặt chẽ các sự kiện ở Bắc Ái Nhĩ Lan, dẫn đến việc ký kết Thỏa thuận Thứ sáu Tuần Thánh. Chính phủ Ái Nhĩ Lan, kết hợp với các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và dân sự của Bắc Ireland và Chính phủ Anh và với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo thế giới khác, đã tạo ra được một bối cảnh năng động nhằm giải quyết một cuộc xung đột đã gây ra những thiệt hại to lớn cho cả hai phía. Chúng ta có thể tạ ơn về hai thập kỷ hòa bình theo sau Thỏa thuận lịch sử này, trong khi chúng ta bày tỏ hy vọng vững chắc rằng quá trình hòa bình sẽ vượt qua mọi trở ngại còn lại và tạo điều kiện cho sự ra đời của một tương lai hòa hợp, hòa giải và tin tưởng lẫn nhau.
Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng hòa bình đích thực tối hậu là một ân sủng từ Thiên Chúa; tuôn chảy từ những trái tim được chữa lành và hòa giải và mở rộng ra để ôm ấp cả thế giới. Nhưng hòa bình cũng đòi hỏi, về phần chúng ta, một sự hoán cải liên tục, là nguồn mạch của những nguồn lực tinh thần cần thiết để có thể xây dựng một xã hội thực sự vững chắc, và phục vụ thiện ích chung. Nếu không có nền tảng tinh thần này, lý tưởng của một gia đình toàn cầu có nguy cơ trở thành chẳng có gì khác hơn là hư vô. Liệu chúng ta có dám nói rằng mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng kinh tế hay tài chính sẽ dẫn đến một trật tự xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn hay không? Hay chẳng qua nó chỉ dẫn đến sự tăng trưởng của nền “văn hóa loại bỏ” đã khiến chúng ta ngày càng thờ ơ với người nghèo và những thành viên vô phương tự vệ nhất của gia đình nhân loại, kể cả những đứa trẻ chưa chào đời đã bị tước đoạt quyền sống? Có lẽ thách thức gây lấn cấn lương tâm chúng ta nhất trong những ngày này là cuộc khủng hoảng di cư khổng lồ, không tự nhiên biến mất nhưng các giải pháp để giải quyết nó đòi hỏi sự khôn ngoan, tầm nhìn và mối quan tâm nhân đạo vượt lên rất xa.
Tôi biết rõ tình trạng của những anh chị em dễ bị tổn thương nhất của chúng ta - tôi đang nghĩ đến đặc biệt các phụ nữ và trẻ em, những người đã trải qua những tình huống đặc biệt khó khăn trong quá khứ; và những trẻ mồ côi. Khi xem xét thực tại của những người dễ bị tổn thương nhất này, tôi còn biết nói gì hơn là nhìn nhận tai tiếng nghiêm trọng gây ra ở Ái Nhĩ Lan bởi sự lạm dụng trẻ em của các thành viên Giáo hội được giao phó cho họ chăm sóc và giáo dục. Những lời nói tại sân bay của Bộ trưởng Trẻ em vẫn vang vọng trong trái tim tôi. Cảm ơn bạn. Cảm ơn vì những lời đó. Sự thất bại của các nhà chức trách giáo hội - các giám mục, bề trên các dòng tu, linh mục và những người khác –không đối phó thích đáng với những tội ác kinh tởm này đã làm dấy lên sự phẫn nộ chính đáng và tiếp tục là nguyên nhân đau khổ và xấu hổ cho cộng đồng Công Giáo. Tôi chia sẻ những cảm xúc này. Người tiền nhiệm của tôi, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, đã không tiếc lời nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của tình hình và yêu cầu các biện pháp “thực sự phù hợp với Tin Mừng, chính đáng và hiệu quả” phải được thực hiện để đáp lại lại sự phản bội lòng tin này (Thư mục vụ cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, 10 ). Sự can thiệp thẳng thắn và quyết liệt của ngài tiếp tục là một khích lệ cho những nỗ lực của các nhà lãnh đạo giáo hội trong việc khắc phục những sai lầm trong quá khứ và áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt để bảo đảm rằng những chuyện như thế không xảy ra nữa. Gần đây hơn, trong một bức thư gửi cho toàn thể dân Chúa, tôi tái khẳng định cam kết này, quả thực, đó là một cam kết lớn hơn, để loại bỏ tai ương này khỏi Giáo Hội; bằng mọi giá. Mỗi đứa trẻ thực sự là một món quà quý giá của Thiên Chúa cần phải được bảo vệ, khuyến khích phát triển những năng khiếu của mình và được dẫn dắt hướng đến sự trưởng thành tâm linh và nhân bản.
Trong quá khứ và hiện tại, Giáo hội ở Ái Nhĩ Lan đã đóng một vai trò thúc đẩy thiện ích cho trẻ em không thể bị xóa mờ. Tôi hy vọng rằng mức độ nghiêm trọng của những vụ tai tiếng lạm dụng đã phơi bày ra ánh sáng những thiếu sót của nhiều người, sẽ giúp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương bởi toàn xã hội. Theo nghĩa này, tất cả chúng ta đều nhận thức được nhu cầu cấp thiết để mang đến cho giới trẻ một sự tháp tùng khôn ngoan và những giá trị lành mạnh cho hành trình phát triển của họ.
Các bạn thân mến, gần chín mươi năm trước, Tòa Thánh là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên công nhận quốc gia tự do Ái Nhĩ Lan. Bước tiến đó đánh dấu sự khởi đầu của nhiều năm hòa hợp và cộng tác năng động, chỉ có một đám mây đi qua trên đường chân trời. Gần đây, những nỗ lực nhiệt thành và thiện chí ở cả hai bên đã góp phần đáng kể vào việc tái lập đầy hứa hẹn những mối quan hệ thân thiện mang lại thiện ích chung cho tất cả mọi người. Những sợi chỉ dệt nên câu chuyện đó kéo dài đến tận hơn một ngàn năm trăm năm trước, khi thông điệp Kitô giáo, được giảng dạy bởi Thánh Patrick, là người đã xem Ái Nhĩ Lan là quê hương mình và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa Ái Nhĩ Lan. Nhiều “vị thánh và các học giả” cảm thấy được truyền cảm hứng để rời bỏ những bờ biển này và mang đức tin mới đến những vùng đất khác. Thậm chí ngày nay, tên của Columba, Colombano, Brigida, Gallo, Killian, Brendan và nhiều người khác được vinh danh ở châu Âu và xa hơn nữa. Trên hòn đảo này, đời sống tu viện, một nguồn mạch của văn minh và sáng tạo nghệ thuật đã viết một trang lộng lẫy trong lịch sử Ái Nhĩ Lan và thế giới.
Ngày nay, cũng như trong quá khứ, những người nam nữ sống ở đất nước này đang cố gắng làm phong phú thêm cuộc sống của dân tộc với sự khôn ngoan nảy sinh từ đức tin. Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất của Ái Nhĩ Lan, họ tìm thấy trong đức tin nguồn mạch cho lòng can đảm và sự dấn thân là những điều cần thiết để tạo nên tương lai của tự do và nhân phẩm, công lý và liên đới. Sứ điệp Kitô giáo là một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm này và đã hình thành nên ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa của người dân trên hòn đảo này. Tôi cầu nguyện rằng Ái Nhĩ Lan, trong khi lắng nghe những âm sắc đa dạng trong các cuộc thảo luận chính trị-xã hội đương đại, sẽ không quên những giai điệu sôi động trong sứ điệp Kitô giáo, đã nuôi dưỡng nó trong quá khứ và có thể tiếp tục làm như thế trong tương lai. Với những suy nghĩ này, tôi thân ái cầu khẩn phước lành sự khôn ngoan, niềm vui và hòa bình trên các bạn và trên tất cả người dân Ái Nhĩ Lan yêu quý. Cảm ơn các bạn.
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với 350 cặp vợ chồng trẻ tại nhà thờ Đức Bà Dublin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:23 25/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha đã được diễn ra tại dinh tổng thống. Sau đó, vào lúc 12:10, tại lâu đài Dublin, Đức Thánh Cha đã có một diễn từ trước các nhà lãnh đạo chính trị, dân sự và ngoại giao đoàn.
Sau khi nghỉ ngơi tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, lúc 15:30 Đức Thánh Cha đã đến thăm nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa “tương đương” của Dublin.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui vì chúng ta có thể gặp nhau trong nhà thờ Đồng Chánh Tòa Saint Mary lịch sử này, nơi đã chứng kiến vô số cuộc cử hành bí tích hôn nhân trong những năm qua. Bao nhiêu tình yêu đã được bày tỏ, và bao nhiêu ân sủng đã được lãnh nhận trong nơi thánh này! Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Martin vì sự chào đón chân tình của ngài. Tôi rất vui khi được ở cùng tất cả anh chị em, các cặp đính hôn và các cặp đã kết hôn ở các giai đoạn khác nhau trên hành trình của tình yêu bí tích.
Một cách đặc biệt, tôi biết ơn chứng từ của Vincent và Teresa, những người đã nói với chúng ta về kinh nghiệm năm mươi năm hôn nhân và cuộc sống gia đình của họ. Cảm ơn anh chị em cả vì những lời anh chị em khuyến khích và thách thức ngỏ cùng thế hệ mới của những cặp mới cưới và các cặp đính hôn, không những chỉ ở Ái Nhĩ Lan mà trên toàn thế giới. Lắng nghe người cao tuổi, ông bà của chúng ta là điều quan trọng xiết bao! Chúng ta có nhiều điều học hỏi từ kinh nghiệm của anh chị em về một cuộc sống hôn nhân được hàng ngày nâng đỡ bởi ân sủng của bí tích. Cùng nhau lớn lên trong “sự hợp tác bằng đời sống và tình yêu” này, anh chị em đã trải qua nhiều niềm vui và, chắc chắn, cũng không ít nỗi buồn. Cùng với tất cả các vợ chồng đã đi xa trên con đường này, anh chị em là những người duy trì ký ức tập thể của chúng ta. Chúng tôi sẽ luôn luôn cần nhân chứng đầy đức tin của anh chị em. Nó là một nguồn tài nguyên quý giá cho các cặp vợ chồng trẻ, những người đang nhìn vào tương lai một cách đầy phấn khích và hy vọng và, có lẽ ... một chút lo lắng!
Tôi cũng cảm ơn các cặp vợ chồng trẻ đã hỏi tôi một số câu hỏi thẳng thắn. Các câu hỏi này không dễ trả lời! Denis và Sinead sắp bắt tay vào một cuộc hành trình tình yêu thân mật, một hành trình mà, trong kế hoạch của Thiên Chúa, vốn đòi hỏi một cam kết trọn đời. Họ hỏi làm thế nào họ có thể giúp người khác thấy rằng hôn nhân không những chỉ là một định chế mà còn là một ơn gọi, một quyết định có ý thức và suốt đời để trân trọng, giúp đỡ và bảo vệ nhau?
Chắc chắn chúng ta phải thừa nhận rằng ngày nay chúng ta không quen với bất cứ điều gì thực sự kéo dài suốt cuộc đời của chúng ta. Nếu tôi cảm thấy đói hoặc khát, tôi có thể ăn; nhưng cảm giác no của tôi không kéo dài dù là 1 ngày. Nếu tôi có một việc làm, tôi biết rằng tôi có thể mất nó trái với ý muốn của tôi, hoặc tôi có thể phải chọn một nghề nghiệp khác. Thật khó để theo dõi đường đi của thế giới khi nó thay đổi quanh ta, khi mọi người đến rồi đi trong cuộc sống ta, khi các lời hứa được đưa ra nhưng thường bị phá vỡ hoặc không được chu toàn. Có lẽ điều anh chị em đang thực sự hỏi tôi là một điều thậm chí còn cơ bản hơn: Có bất cứ điều gì quý giá mà bền lâu hay không? Ngay cả bản thân tình yêu? Chúng ta biết ngày nay chúng ta dễ dàng thấy mình bị dính cứng vào nền “văn hóa tạm thời”, một nền văn hóa phù phiếm. Nền văn hóa này đánh vào chính gốc rễ các diễn trình trưởng thành của chúng ta, sự tăng trưởng của chúng ta trong hy vọng và tình yêu. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nghiệm được "thứ thực sự bền vững" trong nền văn hóa phù phiếm này?
Đây là những gì tôi muốn nói với anh chị em. Trong tất cả các loại sinh hoa trái nhân bản, hôn nhân hết sức độc đáo. Đây là chuyện về một tình yêu phát sinh sự sống mới. Nó bao hàm trách nhiệm hỗ tương đối với việc lưu truyền hồng ân sự sống của Thiên Chúa, và nó cung cấp một môi trường ổn định trong đó sự sống mới này có thể phát triển và nở rộ. Hôn nhân trong Giáo Hội, tức bí tích hôn nhân, tham dự một cách đặc biệt vào mầu nhiệm tình yêu đời đời của Thiên Chúa. Khi một người đàn ông Kitô hữu và một người đàn bà bước vào dây hôn phối, ơn thánh của Chúa giúp họ khả năng tự do hứa hẹn với nhau một tình yêu độc chiếm và lâu dài. Sự kết hợp của họ, do đó, trở thành dấu chỉ bí tích của giao ước mới và đời đời giữa Chúa và nàng dâu của Người, là Giáo hội. Chúa Giêsu luôn hiện diện ở giữa họ. Ngài nâng đỡ họ suốt cuộc đời trong việc hiến mình hỗ tương của họ, trong thủy chung và trong sự hợp nhất bất khả phân (xem Gaudium et Spes, 48). Tình yêu của Người là một khối đá và là nơi trú ẩn trong thời gian thử thách, nhưng quan trọng hơn, là một nguồn tăng trưởng liên tục trong tình yêu trong trắng và lâu dài.
Chúng ta biết rằng tình yêu là giấc mơ của Thiên Chúa dành cho chúng ta và cho cả gia đình nhân loại. anh chị em làm ơn, đừng bao giờ quên điều đó! Thiên Chúa có một giấc mơ dành cho chúng ta và Người yêu cầu chúng ta biến nó thành của riêng chúng ta. Vì vậy, anh chị em đừng sợ giấc mơ đó! Hãy trân trọng nó và mơ ước với nhau mỗi ngày như mới. Bằng cách này, anh chị em sẽ có thể hỗ trợ nhau bằng hy vọng, sức mạnh và tha thứ vào những lúc khi con đường phát triển gặp sỏi đá và trở nên khó có thể nhìn thấy đường phía trước. Trong Sách Thánh, Thiên Chúa tự buộc Người phải trung thành với giao ước của Người, ngay cả khi chúng ta làm Người đau buồn hay trở nên yếu đuối trong tình yêu của chúng ta. Người nói với chúng ta: “Ta sẽ không bao giờ quên các ngươi và bỏ rơi các ngươi!” (Dt 13: 5). Là vợ là chồng, anh chị em hãy xức dầu cho nhau bằng những lời hứa hẹn, mỗi ngày, suốt cuộc đời anh chị em. Và đừng bao giờ ngừng mơ ước!
Stephen và Jordan là cặp mới cưới và họ hỏi câu hỏi rất quan trọng về việc làm cách nào cha mẹ có thể truyền niềm tin cho con cái của họ. Tôi biết rằng Giáo Hội ở đây, ở Ái Nhĩ Lan này, đã chuẩn bị kỹ lưỡng các chương trình giáo lý để giảng dạy đức tin trong các trường học và giáo xứ. Tất nhiên, đây là điều chủ yếu. Tuy nhiên, nơi đầu tiên và quan trọng nhất để truyền lại đức tin là tổ ấm, qua gương sáng âm thầm hàng ngày của những bậc cha mẹ biết yêu mến Chúa và tin tưởng lời nói của Người. Ở đó, trong “giáo hội tiểu gia”, con cái học được ý nghĩa của thủy chung, chính trực và hy sinh. Chúng thấy cách cha mẹ tương tác với nhau, cách họ chăm sóc lẫn nhau và người khác, cách họ yêu mến Thiên Chúa và yêu mến Giáo Hội. Bằng cách này, con cái có thể hít thở không khí trong lành của Tin Mừng và học cách hiểu, phán đoán và hành động theo cách xứng đáng với di sản đức tin mà chúng đã lãnh nhận. Đức tin được lưu truyền “quanh bàn ăn gia đình”, trong cuộc trò chuyện bình thường, trong ngôn ngữ mà chỉ có tình yêu kiên trì mới biết cách nói.
Vì vậy, anh chị em hãy cầu nguyện với nhau như một gia đình; hãy nói về những điều tốt đẹp và thánh thiện; hãy để Mẹ Maria của chúng ta bước vào cuộc sống gia đình của anh chị em. Hãy cử hành các ngày lễ của người dân Kitô Giáo. Hãy sống trong tình liên đới sâu sắc với những người đau khổ và đang ở bên lề xã hội. Khi anh chị em làm điều này với con cái anh chị em, trái tim chúng sẽ dần dần tràn đầy tình yêu quảng đại đối với người khác. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với chúng ta, nhưng đôi khi chúng ta quên mất phần nào. Con cái anh chị em sẽ học cách biết chia sẻ các thiện ích của trái đất với mọi người nếu chúng thấy cách bố mẹ chúng chăm sóc những người khác nghèo hơn hoặc kém may mắn hơn bản thân họ. Tắt một lời, con cái anh chị em sẽ học hỏi từ anh chị em cách sống một cuộc sống Kitô hữu; anh chị em sẽ là giáo viên đầu tiên của chúng trong đức tin.
Các nhân đức và chân lý mà Chúa dạy chúng ta không nhất thiết được lòng người trong thế giới ngày nay, một điều quả không ích lợi bao nhiêu cho những người yếu đuối, dễ bị tổn thương và tất cả những ai bị nó coi là “không sản xuất”. Thế giới nói với chúng ta phải mạnh mẽ và độc lập, rất ít lưu ý đối với những người cô đơn hoặc buồn phiền, bị từ khước hoặc bị bệnh, chưa sinh ra hay sắp chết. Ít phút nữa, tôi sẽ đi gặp riêng một số gia đình đang đối đầu với những thách thức nghiêm trọng và khó khăn thực sự, nhưng họ được các Cha Capuchin yêu thương và hỗ trợ. Thế giới chúng ta cần một cuộc cách mạng của tình yêu! Hãy để cuộc cách mạng đó bắt đầu với anh chị em và gia đình của anh chị em! Một vài tháng trước, có người nói với tôi rằng chúng ta đang mất khả năng yêu thương. Một cách chậm chạp nhưng chắc chắn, chúng ta đang quên ngôn ngữ trực tiếp của âu yếm mơn trớn, sức mạnh của dịu dàng. Sẽ không có cách mạng tình yêu nếu không có cách mạng dịu dàng! Nhờ gương sáng của anh chị em, uớc mong con cái anh chị em được hướng dẫn để trở thành một thế hệ nhân hậu hơn, yêu thương hơn, đầy đức tin hơn, để đổi mới Giáo Hội và toàn thể xã hội Ái Nhĩ Lan.
Bằng cách này, tình yêu của anh chị em, vốn là hồng phúc của Thiên Chúa, sẽ bén rễ sâu hơn bao giờ hết. Không có gia đình nào có thể phát triển nếu nó quên đi gốc rễ của nó. Con cái sẽ không phát triển trong tình yêu nếu chúng không học được cách trò chuyện với ông bà của chúng. Vì vậy, hãy để tình yêu của anh chị em bén rễ sâu xa! Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “mọi bông hoa trên cây đều phát sinh từ những gì chôn sâu bên dưới” (Bernárdez).
Cùng với Đức Giáo Hoàng, ước mong sao các gia đình của toàn thể Giáo Hội, mà chiều tối nay được đại diện bởi các cặp vợ chồng già và trẻ, tạ ơn Chúa vì hồng ơn đức tin và ân sủng hôn nhân Kitô giáo. Đổi lại, chúng ta hãy hứa với Chúa rằng chúng ta sẽ phục vụ cho việc xuất hiện của vương quốc thánh thiện, công lý và hòa bình của chúng ta bằng lòng trung thành với các lời thề hứa mà chúng ta đã làm, và bằng sự kiên định trong tình yêu của chúng ta! Tôi chúc lành cho tất cả anh chị em, và gia đình anh chị em cùng những người thân yêu của anh chị em.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau cuộc viếng thăm của ngài tại nhà thờ Đức Bà, lúc 16:30 Đức Thánh Cha đã đến thăm trung tâm bác ái ban ngày dành cho những người vô gia cư của các cha dòng Capuchin. Ngài gặp 80 người vô gia cư tại đây.
Hàng trăm ngàn người đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha khi chiếc popemobile của ngài di chuyển trên đường O'Connell, ngang qua Cầu O’Connell, lên Phố Westmoreland và tiếp tục đến Phố Dame. Sau đó, đoàn xe đi qua nhà thờ Christchurch, đi xuống phố Bridge và băng qua Liffey lên Church Street đến trung tâm Capuchin.
Những hình ảnh cảm động quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và những người vô gia cư được các cha dòng Capuchin chăm sóc.