Phụng Vụ - Mục Vụ
Điều kiện để các Phép Bí Tích thành sự
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
08:26 24/08/2010
ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÍ TÍCH THÀNH SỰ (Canonical Validity)
Hỏi: Một người đã làm linh nục giả trong nhiều năm ở một Tiểu bang kia trước khi bi khám phá. Như vậy những bí tích mà “ linh mục giả” này làm trong bao năm ở giáo xứ kia có thành hay không?
Trả lời: trước khi trả lời câu hỏi này, tôi thấy cần thiết phải nói qua về Chức Linh Mục (Priesthood) trong Giáo Hôi Công Giáo và Chính Thồng Giáo (Orthodox Churches) vì chỉ có các Giáo Hội này có Chức Linh Mục của Chúa Kitô mà thôi.
Thật vậy, Chúa Giê su-Kitô được “ Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Menki-xê-đê…và muôn thủa Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menki-xê-đê” (x. Dt 5: 6,10).
Như vậy Chức Linh Mục Thừa Tác (Ministerial Priesthood) của hàng Linh mục và Giám Mục trong Giáo Hội bắt nguồn từ Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô. Chính Chúa đã thiết lập Chức Linh Mục thừa tác này trong Bữa Tiệc Ly đêm thứ năm khi Người nói với các Tông Đồ hiện diện: “ anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy.” (Lc 22:19; 1 Cor 11: 24-25)
Theo tín lý và giáo lý của Giáo Hội, thì chức Giám mục “ nhận lãnh trọn vẹn Bí tích Truyền Chức Thánh tức là Chức Tư Tế tôi cao” nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô “ Vị Thượng Tế theo phẩm chật Menki-xê-đê”(LG.số 21, SGLGHCG, số 1557) trong khi Linh mục, phụ tá đắc lực của Giám mục, chỉ chia sẻ một phần Chức Linh Mục tối cao đó, nhưng “ dù không có quyền thượng tế và tùy thuộc giám mục khi thi hành quyền bính, linh mục cùng hiệp nhất với giám mục trong tước vị tư tế” (Sacerdos)(LG. no. 28).
Đó là đại cương về Chức Linh Mục thừa tác của Giám Mục và Linh Mục trong Giáo Hội.
Chức Linh Mục phải được truyền chức (ordain) hữu hiệu hay thành sự (validly) qua việc đặt tay của Giám Mục và lời cầu xin ơn thánh hiến của Chúa Thánh Thần theo đúng nghi thức Truyền chức thánh của Giáo Hội
Do đó nếu không có chức Linh mục hữu hiệu thì không thể có các bí tích sau đây:
1-Bí tích Thánh Thể
2-Bí tích hòa giải
3-Bí tích Thêm sức(được phép của Giám mục)
4-Bí Tích sức dầu bênh nhân
5-Bí Tích truyền Chức Thánh (chỉ có giám mục được phong các chức Phó tế, Linh mục và Giám mục.vì Giám được chia sẻ trọn vẹn Bí tích Truyền Chức Thánh, Nhưng trước khi được tấn phong làm Giám mục, nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục của Chúa Kitô, thì ứng viên phải là linh mục đã được chịu chức thành sự (validly ordained)
Như vậy, “linh mục giả” nghĩa là không có chức linh mục được truyền chức thành sự, thì không thể cử hành hữu hiệu bất cứ bị tích nào trên đây, trừ hai bí tích Rửa tội và Hôn phối không đòi buộc thừa tác viên phải có chức linh mục.Dầu vậy,” linh mục giả” cũng không có tư cách đại diện Giáo Quyền để chứng hôn hay rửa tội với cương vị là linh mục.
Hơn thế nữa, nếu không phải là tư tế, nghĩa là không có chức linh mục thực thụ mà dám cử hành bí tích Thánh Thể hoặc giải tôi cho ai thì không những bí tích không thánh sự mà người làm những việc này còn tức khắc bị vạ tuyết thông tiền kết nữa.(Latae sententiae) (x.giáo luật số 1378, triệt 2&3).
Điều kiện để bí tích thành sự:
Như đã trình bày ở trên, nếu không có chức linh mục hữu hiệu thì không thể cử hành thành sự các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, thêm sức và sức dầu bênh nhân được..
1- Bí Tích Thánh Thể (Eucharist):
Bí tích này chỉ được cử hành trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn hay còn gọi là Lễ Mísa,và chỉ có Giám mục và Linh mục được phép cử hành mà thôi.Nhưng dù có chức linh mục thực sự mà cử hành không đúng với ý muốn và phương thức qui định của Giáo Hôi (kỷ luật bí tích) thi bí tích vẫn không thành sự được. Thí dụ, thay vì dùng bánh không men (unleavened Bread) và rượu nho như Giáo Hội qui định, giả sử có linh mục nào tự ý “phăng ra” luật riêng của mình để dùng bánh đa (bánh tráng) và rượu đế lấy cớ đó là sản phẩm của người Viêt Nam, nhất là tự chế ra lời truyền phép (consecration) thay vì đọc đúng phần lễ qui này theo chữ đỏ (rubric) thì bí tích sẽ không thành (invalid).Lại nữa, không phải lúc nào đọc lời truyền phép thì cũng có Mình và Máu Chúa Kitô mà chỉ được đọc trong Thánh Lễ Ta Ơn (Eucharist) mới có Bí tích Thánh Thể mà thôi. Nói rõ hơn, không thể vào tiệm bánh mì hay tiệm rượu rồi đọc lời truyền phép mà có Bí Tích được, dù có chức linh mục.Tóm lại, không thể có bí tích Thánh Thể ngoài Thánh Lễ Tạ Ơn, là “đỉnh cao của đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của mọi tín hữu nói riêng’’.
2- Bí Tích Truyền Chức Thánh (Holy Orders):
chỉ có Giám mục thực thụ được phép cử hành bí tích này mà thôi Có điều ngoại lệ ở đây là nếu Giám mục nào của Giáo Hội mà tự ý đặt tay truyền chức giám mục cho linh mục nào thì bí tích vẫn thành sự (validly) nhưng bất hợp pháp (Illicitly) vì không có phép của Đức Thánh Cha. Trong trường hợp này cả giám mục truyền chức và giám mục được thụ phong đều tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae) (x. Giáo luật số 1382)
3—Bí Tích rửa tội:
Về bí tích Rửa tội, nếu không dùng nước để đổ trên đầu hay trán của ứng viên(hoặc dìm đầu xuống nước=immersion) hay không đọc đúng công thức Chúa Ba Ngôi thì bí tích sẽ không thành sự được trong bất cứ trường hợp nào.Tóm lại, phải có nước lã và đọc đúng công thức “ Tôi (cha) rửa con (em, anh chị, ông bà) Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thừa tác viên chính thức của bí tích này là Giám mục và linh mục. Phó tế cũng được phép rửa tội, nhưng thông thường chỉ rửa tội cho trẻ em thôi.Sở dĩ phó tế không được rửa tội cho người lớn vì người lớn (từ 18 tuổi trở lên) xin rửa tội là những tân tòng (catechumens) phải tham dự lớp giáo lý riêng (RCIA) trước khi được rửa tội, thêm sức và rước Minh Thánh Chúa trong đêm vọng Phuc Sinh.Vì thế chỉ có linh mục được cử hành ba bí tích này dành cho người tân tòng mà thôi.Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, nguy tử thì bất cứ ai – kể cả người chưa được rửa tôi- cũng có thể rửa tội thánh sự nếu làm theo ý Giáo Hội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. (x. SGLGHCG, số 1256)
4-Bí Tích Sức dầu bệnh nhân:
Chỉ có Giám mục và linh mục được cử hành mà thôi. Và phải dùng dầu đã được làm phép cho mục đích này với công thức sức dầu qui định. Nếu không có dầu thì không thể có bí tích được.Ngoài Giám mục và linh mục ra, không ai được cử hành bí tích này trong bất cứ trường hợp nào. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này ở đây vì có linh mục đã làm phép dầu để bán cho giáo dân với lời dặn là họ có thể sức dầu cho nhau !
5- Bí Tích Hôn Phối:
Riêng bí tích hôn phối, mặc dù thừa tác viên chính của bí tích này là hai người phối ngẫu (sx, SGLGHCG số 1623) và khi trao đổi lời ưng thuận kết hôn với nhau, họ trao bí tích này cho nhau.Nhưng nếu thiếu một trong những điều kiện cần thiết sau đây thì bí tích sẽ không thành sự được:
a- hai người phối ngẫu phải hoàn toàn tự do muốn kết hôn với nhau, ý thức rõ và thực tâm muốn sống trọn đời mục đích của giao ước này. Hôn phối sẽ vô hiệu lực (không thành sự) nếu bị ép buộc, đe dọa hay lợi dụng kết hôn làm phương tiện để ra nước ngoài, hoặc có ý lừa dối để lấy nhau. Thí dụ: đã có vợ hoặc chồng rồi nhưng khai là chưa từng kết hôn, hoặc không phải là người có danh vọng như bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, chủ ngân hàng v.v nhưng mạo nhận để lừa dối người phối ngẫu.(x. Giáo luật số 1097-98)
b- cả hai đều bình thường (normal) về mặt tâm sinh lý (không ai có bệnh tâm thần, hoặc bất lực hay khiếm khuyết về cơ năng sinh lý)
c- Phải có hai người làm chứng (witness) trong lễ thành hôn.
d- Hôn lễ phải được cử hành theo đúng nghi thức của Giáo Hội với sự chứng hôn của vị đại diện Giáo Quyền là linh mục hay phó tế.(x. giáo luật số 1108) Đai diện Giáo Quyền sẽ nhận lời bảy tỏ ưng thuận kết hôn của đôi hôn phối và chúc lành cho họ.(x.SGLGHCG, số 1630)
Bí tích là phương thế hữu hiệu nhất để được nhận lãnh ơn sủng đồi dào của Chùa ban cho chúng ta qua Giáo Hội là Thân Thể Nhiệm Mầu của Chúa Kitô trong trần gian. Nhưng muốn lãnh nhận ơn thánh Chúa qua qua các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, Thêm sức Sức dầu và Truyền chức thánh, thì tiên quyết đòi hỏi thừa tác viên các bí tích này phải có chức linh mục thực thụ (chức giám mục cho bí tích Truyền Chức thánh) như đã nói ở trên.
Đó là về phía Thừa tác viên(Ministers).Về phần người muốn lãnh nhận ơn thánh qua các bí tích nói chung, thì điều kiện tiên quyết và tối cần là phải được chuẩn bị kỹ về mặt giáo lý để hiểu rõ những lợi ích thiêng liêng của bí tích muốn lãnh nhận cũng như có lòng ao ước được hưởng những lợi ích đó. Nếu không có sự chuẩn bị và ước ao này thì ơn thánh sẽ không thể tác động hữu ích trong tâm hồn của người lãnh nhận được. Cụ thể, nếu không được chuẩn bị kỹ để tin rằng bí tích Thánh Tẩy (Rửa tội) không những tha tội nguyên tổ (trẻ em và người lớn) và mọi tôi cá nhân (người lớn) cùng với mọi hình phạt hữu hạn của các tội này (x SGLGHCG số 1263) và có lòng ao ước như vậy thì Ơn thánh Chúa ban qua bí tích này không thể hoạt động hữu hiệu nơi người được rửa tội.Nghĩa là không thể lấy nước đổ đại trên đầu bất cứ ai rồi đọc công thức rửa tội là người đó được ơn tái sinh của phép rửa.
Trong trường hợp này, việc đổ nước trên đầu cũng ví như đổ trên sỏi đá hay trên bụi gai và nước sẽ trôi đi mà thôi. Ngược lại, nếu được chuẩn bị chu đáo để có lòng tin và ước muôn lãnh nhận, thì tâm hồn sẽ ví như lớp đất xốp và nước tượng trưng cho ơn thánh sẽ thâm sâu vào tâm hồn để sinh ơn ích thiêng liêng trong tâm hồn ấy.. Cùng vậy, nếu không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu nho, và không có lòng khao khát muốn rước Chúa vào linh hồn mình đang sạch tội trọng, thì rước Lễ chỉ là ăn chút bánh mì và uống tí rượu trong bữa ăn thường ngày ở nhà mà thôi. Nghĩa là chẳng có lợi ích gì về mặt thiêng liêng cả. Cũng vì lý do này mà Giáo Hội không cho phép trao Minh Thánh Chúa cho người ngoài Công Giáo, dù họ tham dự Thánh lễ chung với tín hữu Công giáo, vì họ không hiểu mục đích và điều kiện của sự hiệp thông trọn vẹn này.
Tóm lại, Ơn Thánh Chúa thì lúc nào cũng dồi dào và hữu hiệu qua các bí tích. Nhưng hiệu quả này không thể được ví như liều thuốc trích vào cơ thể ai thì dù muốn hay không, thuốc vẫn tự tác động trong cơ thể của người ấy.Nếu trich lầm thuốc độc thì bệnh nhân sẽ chết dù bác sĩ hay y tá trích không hề có ý định này. Ngược lại, Ơn Thánh Chúa ban qua các bí tích không tự tác động như vậy trong tâm hồn người lãnh nhận nếu không có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thiêng liêng để dục lòng tin, lòng muốn và sạch tội trọng.(nếu muốn rước Mình, Máu Thánh Chúa qua bí tích Thánh Thể)
Hỏi: Một người đã làm linh nục giả trong nhiều năm ở một Tiểu bang kia trước khi bi khám phá. Như vậy những bí tích mà “ linh mục giả” này làm trong bao năm ở giáo xứ kia có thành hay không?
Trả lời: trước khi trả lời câu hỏi này, tôi thấy cần thiết phải nói qua về Chức Linh Mục (Priesthood) trong Giáo Hôi Công Giáo và Chính Thồng Giáo (Orthodox Churches) vì chỉ có các Giáo Hội này có Chức Linh Mục của Chúa Kitô mà thôi.
Thật vậy, Chúa Giê su-Kitô được “ Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Menki-xê-đê…và muôn thủa Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menki-xê-đê” (x. Dt 5: 6,10).
Như vậy Chức Linh Mục Thừa Tác (Ministerial Priesthood) của hàng Linh mục và Giám Mục trong Giáo Hội bắt nguồn từ Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô. Chính Chúa đã thiết lập Chức Linh Mục thừa tác này trong Bữa Tiệc Ly đêm thứ năm khi Người nói với các Tông Đồ hiện diện: “ anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy.” (Lc 22:19; 1 Cor 11: 24-25)
Theo tín lý và giáo lý của Giáo Hội, thì chức Giám mục “ nhận lãnh trọn vẹn Bí tích Truyền Chức Thánh tức là Chức Tư Tế tôi cao” nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô “ Vị Thượng Tế theo phẩm chật Menki-xê-đê”(LG.số 21, SGLGHCG, số 1557) trong khi Linh mục, phụ tá đắc lực của Giám mục, chỉ chia sẻ một phần Chức Linh Mục tối cao đó, nhưng “ dù không có quyền thượng tế và tùy thuộc giám mục khi thi hành quyền bính, linh mục cùng hiệp nhất với giám mục trong tước vị tư tế” (Sacerdos)(LG. no. 28).
Đó là đại cương về Chức Linh Mục thừa tác của Giám Mục và Linh Mục trong Giáo Hội.
Chức Linh Mục phải được truyền chức (ordain) hữu hiệu hay thành sự (validly) qua việc đặt tay của Giám Mục và lời cầu xin ơn thánh hiến của Chúa Thánh Thần theo đúng nghi thức Truyền chức thánh của Giáo Hội
Do đó nếu không có chức Linh mục hữu hiệu thì không thể có các bí tích sau đây:
1-Bí tích Thánh Thể
2-Bí tích hòa giải
3-Bí tích Thêm sức(được phép của Giám mục)
4-Bí Tích sức dầu bênh nhân
5-Bí Tích truyền Chức Thánh (chỉ có giám mục được phong các chức Phó tế, Linh mục và Giám mục.vì Giám được chia sẻ trọn vẹn Bí tích Truyền Chức Thánh, Nhưng trước khi được tấn phong làm Giám mục, nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục của Chúa Kitô, thì ứng viên phải là linh mục đã được chịu chức thành sự (validly ordained)
Như vậy, “linh mục giả” nghĩa là không có chức linh mục được truyền chức thành sự, thì không thể cử hành hữu hiệu bất cứ bị tích nào trên đây, trừ hai bí tích Rửa tội và Hôn phối không đòi buộc thừa tác viên phải có chức linh mục.Dầu vậy,” linh mục giả” cũng không có tư cách đại diện Giáo Quyền để chứng hôn hay rửa tội với cương vị là linh mục.
Hơn thế nữa, nếu không phải là tư tế, nghĩa là không có chức linh mục thực thụ mà dám cử hành bí tích Thánh Thể hoặc giải tôi cho ai thì không những bí tích không thánh sự mà người làm những việc này còn tức khắc bị vạ tuyết thông tiền kết nữa.(Latae sententiae) (x.giáo luật số 1378, triệt 2&3).
Điều kiện để bí tích thành sự:
Như đã trình bày ở trên, nếu không có chức linh mục hữu hiệu thì không thể cử hành thành sự các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, thêm sức và sức dầu bênh nhân được..
1- Bí Tích Thánh Thể (Eucharist):
Bí tích này chỉ được cử hành trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn hay còn gọi là Lễ Mísa,và chỉ có Giám mục và Linh mục được phép cử hành mà thôi.Nhưng dù có chức linh mục thực sự mà cử hành không đúng với ý muốn và phương thức qui định của Giáo Hôi (kỷ luật bí tích) thi bí tích vẫn không thành sự được. Thí dụ, thay vì dùng bánh không men (unleavened Bread) và rượu nho như Giáo Hội qui định, giả sử có linh mục nào tự ý “phăng ra” luật riêng của mình để dùng bánh đa (bánh tráng) và rượu đế lấy cớ đó là sản phẩm của người Viêt Nam, nhất là tự chế ra lời truyền phép (consecration) thay vì đọc đúng phần lễ qui này theo chữ đỏ (rubric) thì bí tích sẽ không thành (invalid).Lại nữa, không phải lúc nào đọc lời truyền phép thì cũng có Mình và Máu Chúa Kitô mà chỉ được đọc trong Thánh Lễ Ta Ơn (Eucharist) mới có Bí tích Thánh Thể mà thôi. Nói rõ hơn, không thể vào tiệm bánh mì hay tiệm rượu rồi đọc lời truyền phép mà có Bí Tích được, dù có chức linh mục.Tóm lại, không thể có bí tích Thánh Thể ngoài Thánh Lễ Tạ Ơn, là “đỉnh cao của đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của mọi tín hữu nói riêng’’.
2- Bí Tích Truyền Chức Thánh (Holy Orders):
chỉ có Giám mục thực thụ được phép cử hành bí tích này mà thôi Có điều ngoại lệ ở đây là nếu Giám mục nào của Giáo Hội mà tự ý đặt tay truyền chức giám mục cho linh mục nào thì bí tích vẫn thành sự (validly) nhưng bất hợp pháp (Illicitly) vì không có phép của Đức Thánh Cha. Trong trường hợp này cả giám mục truyền chức và giám mục được thụ phong đều tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae) (x. Giáo luật số 1382)
3—Bí Tích rửa tội:
Về bí tích Rửa tội, nếu không dùng nước để đổ trên đầu hay trán của ứng viên(hoặc dìm đầu xuống nước=immersion) hay không đọc đúng công thức Chúa Ba Ngôi thì bí tích sẽ không thành sự được trong bất cứ trường hợp nào.Tóm lại, phải có nước lã và đọc đúng công thức “ Tôi (cha) rửa con (em, anh chị, ông bà) Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thừa tác viên chính thức của bí tích này là Giám mục và linh mục. Phó tế cũng được phép rửa tội, nhưng thông thường chỉ rửa tội cho trẻ em thôi.Sở dĩ phó tế không được rửa tội cho người lớn vì người lớn (từ 18 tuổi trở lên) xin rửa tội là những tân tòng (catechumens) phải tham dự lớp giáo lý riêng (RCIA) trước khi được rửa tội, thêm sức và rước Minh Thánh Chúa trong đêm vọng Phuc Sinh.Vì thế chỉ có linh mục được cử hành ba bí tích này dành cho người tân tòng mà thôi.Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, nguy tử thì bất cứ ai – kể cả người chưa được rửa tôi- cũng có thể rửa tội thánh sự nếu làm theo ý Giáo Hội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. (x. SGLGHCG, số 1256)
4-Bí Tích Sức dầu bệnh nhân:
Chỉ có Giám mục và linh mục được cử hành mà thôi. Và phải dùng dầu đã được làm phép cho mục đích này với công thức sức dầu qui định. Nếu không có dầu thì không thể có bí tích được.Ngoài Giám mục và linh mục ra, không ai được cử hành bí tích này trong bất cứ trường hợp nào. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này ở đây vì có linh mục đã làm phép dầu để bán cho giáo dân với lời dặn là họ có thể sức dầu cho nhau !
5- Bí Tích Hôn Phối:
Riêng bí tích hôn phối, mặc dù thừa tác viên chính của bí tích này là hai người phối ngẫu (sx, SGLGHCG số 1623) và khi trao đổi lời ưng thuận kết hôn với nhau, họ trao bí tích này cho nhau.Nhưng nếu thiếu một trong những điều kiện cần thiết sau đây thì bí tích sẽ không thành sự được:
a- hai người phối ngẫu phải hoàn toàn tự do muốn kết hôn với nhau, ý thức rõ và thực tâm muốn sống trọn đời mục đích của giao ước này. Hôn phối sẽ vô hiệu lực (không thành sự) nếu bị ép buộc, đe dọa hay lợi dụng kết hôn làm phương tiện để ra nước ngoài, hoặc có ý lừa dối để lấy nhau. Thí dụ: đã có vợ hoặc chồng rồi nhưng khai là chưa từng kết hôn, hoặc không phải là người có danh vọng như bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, chủ ngân hàng v.v nhưng mạo nhận để lừa dối người phối ngẫu.(x. Giáo luật số 1097-98)
b- cả hai đều bình thường (normal) về mặt tâm sinh lý (không ai có bệnh tâm thần, hoặc bất lực hay khiếm khuyết về cơ năng sinh lý)
c- Phải có hai người làm chứng (witness) trong lễ thành hôn.
d- Hôn lễ phải được cử hành theo đúng nghi thức của Giáo Hội với sự chứng hôn của vị đại diện Giáo Quyền là linh mục hay phó tế.(x. giáo luật số 1108) Đai diện Giáo Quyền sẽ nhận lời bảy tỏ ưng thuận kết hôn của đôi hôn phối và chúc lành cho họ.(x.SGLGHCG, số 1630)
Bí tích là phương thế hữu hiệu nhất để được nhận lãnh ơn sủng đồi dào của Chùa ban cho chúng ta qua Giáo Hội là Thân Thể Nhiệm Mầu của Chúa Kitô trong trần gian. Nhưng muốn lãnh nhận ơn thánh Chúa qua qua các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, Thêm sức Sức dầu và Truyền chức thánh, thì tiên quyết đòi hỏi thừa tác viên các bí tích này phải có chức linh mục thực thụ (chức giám mục cho bí tích Truyền Chức thánh) như đã nói ở trên.
Đó là về phía Thừa tác viên(Ministers).Về phần người muốn lãnh nhận ơn thánh qua các bí tích nói chung, thì điều kiện tiên quyết và tối cần là phải được chuẩn bị kỹ về mặt giáo lý để hiểu rõ những lợi ích thiêng liêng của bí tích muốn lãnh nhận cũng như có lòng ao ước được hưởng những lợi ích đó. Nếu không có sự chuẩn bị và ước ao này thì ơn thánh sẽ không thể tác động hữu ích trong tâm hồn của người lãnh nhận được. Cụ thể, nếu không được chuẩn bị kỹ để tin rằng bí tích Thánh Tẩy (Rửa tội) không những tha tội nguyên tổ (trẻ em và người lớn) và mọi tôi cá nhân (người lớn) cùng với mọi hình phạt hữu hạn của các tội này (x SGLGHCG số 1263) và có lòng ao ước như vậy thì Ơn thánh Chúa ban qua bí tích này không thể hoạt động hữu hiệu nơi người được rửa tội.Nghĩa là không thể lấy nước đổ đại trên đầu bất cứ ai rồi đọc công thức rửa tội là người đó được ơn tái sinh của phép rửa.
Trong trường hợp này, việc đổ nước trên đầu cũng ví như đổ trên sỏi đá hay trên bụi gai và nước sẽ trôi đi mà thôi. Ngược lại, nếu được chuẩn bị chu đáo để có lòng tin và ước muôn lãnh nhận, thì tâm hồn sẽ ví như lớp đất xốp và nước tượng trưng cho ơn thánh sẽ thâm sâu vào tâm hồn để sinh ơn ích thiêng liêng trong tâm hồn ấy.. Cùng vậy, nếu không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu nho, và không có lòng khao khát muốn rước Chúa vào linh hồn mình đang sạch tội trọng, thì rước Lễ chỉ là ăn chút bánh mì và uống tí rượu trong bữa ăn thường ngày ở nhà mà thôi. Nghĩa là chẳng có lợi ích gì về mặt thiêng liêng cả. Cũng vì lý do này mà Giáo Hội không cho phép trao Minh Thánh Chúa cho người ngoài Công Giáo, dù họ tham dự Thánh lễ chung với tín hữu Công giáo, vì họ không hiểu mục đích và điều kiện của sự hiệp thông trọn vẹn này.
Tóm lại, Ơn Thánh Chúa thì lúc nào cũng dồi dào và hữu hiệu qua các bí tích. Nhưng hiệu quả này không thể được ví như liều thuốc trích vào cơ thể ai thì dù muốn hay không, thuốc vẫn tự tác động trong cơ thể của người ấy.Nếu trich lầm thuốc độc thì bệnh nhân sẽ chết dù bác sĩ hay y tá trích không hề có ý định này. Ngược lại, Ơn Thánh Chúa ban qua các bí tích không tự tác động như vậy trong tâm hồn người lãnh nhận nếu không có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thiêng liêng để dục lòng tin, lòng muốn và sạch tội trọng.(nếu muốn rước Mình, Máu Thánh Chúa qua bí tích Thánh Thể)
Thắp nến lên - Em Cồn Dầu hiền thục
Tuyết Mai Texas
08:52 24/08/2010
THẮP NẾN LÊN EM CỒN DẦU HIỀN THỤC
(Nhân 49 ngày của anh Toma Nguyễn Thành Năm)
Anh không có tuần ba hay tuần bảy
Chỉ có nụ cười rạng rỡ trên môi
Vui lên em ơi, Chúa sẽ nhậm lời
Lời khấn nguyện trời cao đương vọng thấu
Sử sách Việt Nam nghìn thu lưu dấu
Em Cồn Dầu thương tích vững niềm tin
Dẫu ai kia đầy vũ khí, bom mìn
Cũng không thể ngăn lời kinh tiếng hát
Cả thế giới đang cùng em hoan lạc
Vì niềm tin bát ngát hương phục sinh
Khắp năm châu rạo rực ánh lửa tình
Cùng trái tim Cồn Dầu em thôn nữ
Em không thể chỉ là em quá khứ
Mà mãi là hiện tại với tương lai
Đất của mình không phải đất của ai
Đạo của Đấng từ trên Trời mang xuống
Đất không mất, đạo còn bao mầm sống
Hạt lúa mì từ vùi dập ngoi lên
Máu trổ sinh vạn tín hữu kiên bền
Và cái chết nhẹ hơn lòng trung nghĩa
Anh không có tuần ba hay tuần bảy
Bởi vì anh nào có chết đâu em
Vẫn sống hiên ngang cùng với tổ tiên
Và với em Cồn Dầu cô thôn nữ
Hát lên em, bài ca vang lịch sử
Bài ca anh hùng của chính nghĩa công minh
Một niềm tin, triệu chí khí, con tim
Thành lời nguyện động lòng trời quyền phép
Thắp nến lên, sáng niềm tin bất diệt
Của Cồn Dầu hiền thục thuở ngàn xưa
Hát xướng lên trời đã sáng ô kìa
Tám hướng mười phương về Cồn Dầu trẩy hội.
(Nhân 49 ngày của anh Toma Nguyễn Thành Năm)
Anh không có tuần ba hay tuần bảy
Chỉ có nụ cười rạng rỡ trên môi
Vui lên em ơi, Chúa sẽ nhậm lời
Lời khấn nguyện trời cao đương vọng thấu
Sử sách Việt Nam nghìn thu lưu dấu
Em Cồn Dầu thương tích vững niềm tin
Dẫu ai kia đầy vũ khí, bom mìn
Cũng không thể ngăn lời kinh tiếng hát
Cả thế giới đang cùng em hoan lạc
Vì niềm tin bát ngát hương phục sinh
Khắp năm châu rạo rực ánh lửa tình
Cùng trái tim Cồn Dầu em thôn nữ
Em không thể chỉ là em quá khứ
Mà mãi là hiện tại với tương lai
Đất của mình không phải đất của ai
Đạo của Đấng từ trên Trời mang xuống
Đất không mất, đạo còn bao mầm sống
Hạt lúa mì từ vùi dập ngoi lên
Máu trổ sinh vạn tín hữu kiên bền
Và cái chết nhẹ hơn lòng trung nghĩa
Anh không có tuần ba hay tuần bảy
Bởi vì anh nào có chết đâu em
Vẫn sống hiên ngang cùng với tổ tiên
Và với em Cồn Dầu cô thôn nữ
Hát lên em, bài ca vang lịch sử
Bài ca anh hùng của chính nghĩa công minh
Một niềm tin, triệu chí khí, con tim
Thành lời nguyện động lòng trời quyền phép
Thắp nến lên, sáng niềm tin bất diệt
Của Cồn Dầu hiền thục thuở ngàn xưa
Hát xướng lên trời đã sáng ô kìa
Tám hướng mười phương về Cồn Dầu trẩy hội.
Bí quyết sống thanh thản
Trầm Thiên Thu
09:37 24/08/2010
Cuộc sống luôn có những điều làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào. Càng “để ý” đến chúng càng khó xử và thêm bực mình. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.
Ngọn nến to hay nhỏ không thành vấn đề, quan yếu là chúng ta có nỗ lực hay không. Chúng ta không thể thoát gian khổ và nghịch cảnh, nhưng chúng ta có thể giữ lòng thanh thản trước mọi bất trắc. Đây là vài “mẹo” để khả dĩ sống thanh thản:
1. Tự vấn lương tâm.
Khi giận ghét người khác, bạn sẽ bất an và có thể hành động sai. Tuy nhiên, khi bị ai ghét thì lòng bạn cũng khó thanh thản. Vậy bạn hãy tự vấn lương tâm xem có làm ai mếch lòng hay không, nếu cần thì đừng tiếc một lời xin lỗi. Sự bình an tâm hồn cần thiết nhất cho cuộc sống. Có thể nghèo khổ, nhưng lòng phải thanh thản.
2. Tĩnh lặng.
Mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ, bạn nên dành 10 - 15 phút để tập trung, giúp lắng đọng tâm hồn. Cố gắng loại bỏ mọi phiền toái và lo lắng để giữ cõi lòng bình an, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ ngon. Thể lý khỏe thì tâm hồn mới có thể thoải mái để vui sống.
3. Tự thân vận động.
Một danh ngôn xác nhận: “Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp”. Ai cũng biết vận động không chỉ tốt cho cơ thể (khỏe mạnh, ngừa bệnh và trị bệnh) mà còn tốt cho tinh thần: Một tinh thần sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng lại không được người ta kiên trì vận động. Thuốc chỉ là liệu pháp khi bất đắc dĩ, không thể bằng liệu pháp tự nhiên (vận động và ăn uống lành mạnh). Không nên thức khuya, nhưng nên dậy sớm. Rồi tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bấm huyệt, vận động để máu lưu thông tốt, tránh rượu, thuốc và thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn bạn sẽ không cần... bác sĩ!
4. Dự đoán.
Cuộc sống luôn nhiêu khê hơn ta tưởng. Đơn giản như tờ giấy cũng có hai mặt huống chi các tình huống khác trên đời. Không bi quan đến nỗi sợ thất bại, nhưng cũng đừng chủ quan đến nỗi kiêu ngạo. Làm việc gì cũng nên đưa ra hai tình huống “thuận” và “nghịch”. Nếu xuôi chèo mát mái thì quá tuyệt vời, bạn tận hưởng hạnh phúc. Nhưng nếu gặp sự cố, bạn vẫn có thể thanh thản vì đã chuẩn bị tinh thần để không tuyệt vọng - dù có thể thất vọng một chút. Tất cả chỉ là tương đối, không thay đổi được tình huống thì đừng tự giày vò mình. Cuộc đời nên tính bằng “chiều sâu”, đừng tính theo “chiều dài”. Có những người chết trẻ nhưng là gương sáng cho bao người noi theo!
5. Nỗ lực không ngừng.
Nhàn cư vi bất thiện. Ăn không ngồi rồi dễ... sinh “tật xấu” (nghĩa đen và bóng). Đại đế Napoléon, đã phải thốt lên: “Chiến thắng một đạo quân còn dễ hơn chiến thắng chính mình”. Não càng hoạt động càng tạo các nối kết nhiều hơn và phong phú hơn. Vả lại, nhờ cố gắng mà bạn không hổ danh. Những người thành công và nổi danh trên thế giới (về mọi lĩnh vực) cũng đã bao phen “chao đảo” mới có được thành tựu đáng kể. Các thiên tài cũng có những người đã từng bị chê là “chỉ số IQ dưới mức trung bình” hoặc bị đuổi học từ... lớp ba!
6 bí quyết của người thành công
Những người thành công suy nghĩ như thế nào? Điều gì điều khiển họ? Sau đây là những bí quyết được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều người.
1. Chịu trách nhiệm:
Người ta không thể kiểm soát thiên nhiên, quá khứ và người khác. Nhưng người ta khả dĩ kiểm soát tư tưởng và hành động của mình. Chịu trách nhiệm về cuộc đời mình là một tác động mạnh nhất mà bạn có thể làm được.
Les Brown bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh và bị coi là thiểu năng trí tuệ. Nhưng ông không đánh mất hi vọng. Và Brown đã trở thành chính khách. Ngày nay, mỗi giờ ông kiếm được 20.000 USD với tư cách là một trong số diễn giả hàng đầu thế giới.
2. Có mục đích:
Là làm những thứ bạn hoàn toàn tin mình đủ khả năng và cố gắng đủ mức để đạt được nó. Bạn thích những gì bạn làm và thể hiện điều đó. Người ta muốn hợp tác với bạn vì họ thấy bạn nghiêm túc.
3. Lập kế hoạch:
Cố gắng đạt mục đích mà không có kế hoạch hoạt động cũng giống như lái xe qua những con đường lạ dẫn tới một nơi rất xa. Lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc có thể làm bạn phải bỏ cuộc sớm. Với kế hoạch trong tay, bạn sẽ vui vẻ và đến đích trong thời gian sớm nhất.
4. Sẵn sàng trả giá:
Những người thành công thấy điều gì đáng trả giá để biến ước mơ thành sự thật. Họ không than phiền về công sức đã bỏ ra.
5. Không đầu hàng:
Khi Jack Canfield và Mark Vitor Hansen biên soạn cuốn Chicken soup for the soul, họ bị hơn 100 nhà xuất bản từ chối. Họ vẫn tập trung vào mục đích và cũng có người đồng ý xuất bản. Bây giờ, đó là sách bán chạy nhất. Đó là sức mạnh của sự kiên trì.
Hãy dành nhiều thời gian vào việc đạt mục đích và ước mơ. Bạn nên tư vấn: “Điều tôi đang làm có đến gần mục đích không?”.
6. Đừng trì hoãn:
Cơ hội không phải lúc nào cũng có. Người thành công luôn biết nắm bắt cơ hội, nỗ lực và đam mê hành động để thực hiện ước mơ. Bạn cũng có thể như vậy.
(chuyển ngữ từ Entrepreneur)
Ngọn nến to hay nhỏ không thành vấn đề, quan yếu là chúng ta có nỗ lực hay không. Chúng ta không thể thoát gian khổ và nghịch cảnh, nhưng chúng ta có thể giữ lòng thanh thản trước mọi bất trắc. Đây là vài “mẹo” để khả dĩ sống thanh thản:
1. Tự vấn lương tâm.
Khi giận ghét người khác, bạn sẽ bất an và có thể hành động sai. Tuy nhiên, khi bị ai ghét thì lòng bạn cũng khó thanh thản. Vậy bạn hãy tự vấn lương tâm xem có làm ai mếch lòng hay không, nếu cần thì đừng tiếc một lời xin lỗi. Sự bình an tâm hồn cần thiết nhất cho cuộc sống. Có thể nghèo khổ, nhưng lòng phải thanh thản.
2. Tĩnh lặng.
Mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ, bạn nên dành 10 - 15 phút để tập trung, giúp lắng đọng tâm hồn. Cố gắng loại bỏ mọi phiền toái và lo lắng để giữ cõi lòng bình an, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ ngon. Thể lý khỏe thì tâm hồn mới có thể thoải mái để vui sống.
3. Tự thân vận động.
Một danh ngôn xác nhận: “Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp”. Ai cũng biết vận động không chỉ tốt cho cơ thể (khỏe mạnh, ngừa bệnh và trị bệnh) mà còn tốt cho tinh thần: Một tinh thần sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng lại không được người ta kiên trì vận động. Thuốc chỉ là liệu pháp khi bất đắc dĩ, không thể bằng liệu pháp tự nhiên (vận động và ăn uống lành mạnh). Không nên thức khuya, nhưng nên dậy sớm. Rồi tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bấm huyệt, vận động để máu lưu thông tốt, tránh rượu, thuốc và thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn bạn sẽ không cần... bác sĩ!
4. Dự đoán.
Cuộc sống luôn nhiêu khê hơn ta tưởng. Đơn giản như tờ giấy cũng có hai mặt huống chi các tình huống khác trên đời. Không bi quan đến nỗi sợ thất bại, nhưng cũng đừng chủ quan đến nỗi kiêu ngạo. Làm việc gì cũng nên đưa ra hai tình huống “thuận” và “nghịch”. Nếu xuôi chèo mát mái thì quá tuyệt vời, bạn tận hưởng hạnh phúc. Nhưng nếu gặp sự cố, bạn vẫn có thể thanh thản vì đã chuẩn bị tinh thần để không tuyệt vọng - dù có thể thất vọng một chút. Tất cả chỉ là tương đối, không thay đổi được tình huống thì đừng tự giày vò mình. Cuộc đời nên tính bằng “chiều sâu”, đừng tính theo “chiều dài”. Có những người chết trẻ nhưng là gương sáng cho bao người noi theo!
5. Nỗ lực không ngừng.
Nhàn cư vi bất thiện. Ăn không ngồi rồi dễ... sinh “tật xấu” (nghĩa đen và bóng). Đại đế Napoléon, đã phải thốt lên: “Chiến thắng một đạo quân còn dễ hơn chiến thắng chính mình”. Não càng hoạt động càng tạo các nối kết nhiều hơn và phong phú hơn. Vả lại, nhờ cố gắng mà bạn không hổ danh. Những người thành công và nổi danh trên thế giới (về mọi lĩnh vực) cũng đã bao phen “chao đảo” mới có được thành tựu đáng kể. Các thiên tài cũng có những người đã từng bị chê là “chỉ số IQ dưới mức trung bình” hoặc bị đuổi học từ... lớp ba!
6 bí quyết của người thành công
Những người thành công suy nghĩ như thế nào? Điều gì điều khiển họ? Sau đây là những bí quyết được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều người.
1. Chịu trách nhiệm:
Người ta không thể kiểm soát thiên nhiên, quá khứ và người khác. Nhưng người ta khả dĩ kiểm soát tư tưởng và hành động của mình. Chịu trách nhiệm về cuộc đời mình là một tác động mạnh nhất mà bạn có thể làm được.
Les Brown bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh và bị coi là thiểu năng trí tuệ. Nhưng ông không đánh mất hi vọng. Và Brown đã trở thành chính khách. Ngày nay, mỗi giờ ông kiếm được 20.000 USD với tư cách là một trong số diễn giả hàng đầu thế giới.
2. Có mục đích:
Là làm những thứ bạn hoàn toàn tin mình đủ khả năng và cố gắng đủ mức để đạt được nó. Bạn thích những gì bạn làm và thể hiện điều đó. Người ta muốn hợp tác với bạn vì họ thấy bạn nghiêm túc.
3. Lập kế hoạch:
Cố gắng đạt mục đích mà không có kế hoạch hoạt động cũng giống như lái xe qua những con đường lạ dẫn tới một nơi rất xa. Lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc có thể làm bạn phải bỏ cuộc sớm. Với kế hoạch trong tay, bạn sẽ vui vẻ và đến đích trong thời gian sớm nhất.
4. Sẵn sàng trả giá:
Những người thành công thấy điều gì đáng trả giá để biến ước mơ thành sự thật. Họ không than phiền về công sức đã bỏ ra.
5. Không đầu hàng:
Khi Jack Canfield và Mark Vitor Hansen biên soạn cuốn Chicken soup for the soul, họ bị hơn 100 nhà xuất bản từ chối. Họ vẫn tập trung vào mục đích và cũng có người đồng ý xuất bản. Bây giờ, đó là sách bán chạy nhất. Đó là sức mạnh của sự kiên trì.
Hãy dành nhiều thời gian vào việc đạt mục đích và ước mơ. Bạn nên tư vấn: “Điều tôi đang làm có đến gần mục đích không?”.
6. Đừng trì hoãn:
Cơ hội không phải lúc nào cũng có. Người thành công luôn biết nắm bắt cơ hội, nỗ lực và đam mê hành động để thực hiện ước mơ. Bạn cũng có thể như vậy.
(chuyển ngữ từ Entrepreneur)
Giờ thánh Ngày Hiền Mẫu - Năm Thánh 2010
VP TGM Đà Lạt
10:02 24/08/2010
Giờ thánh Ngày Hiền Mẫu - Năm Thánh 2010
I. KHAI MẠC
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kinh Thánh Thể
3. Thinh lặng giây lát
4. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa không ngừng kêu gọi chúng con tìm kiếm Chúa để chúng con được sống và đạt được hạnh phúc.
Xin ban cho chúng con biết nỗ lực, có ý ngay lành, một tấm lòng thành đi tìm kiếm Chúa. Chúng con có thánh Monica, thánh Augustino và các thánh tử đạo Việt Nam là những bài học sống động, đang dạy chúng con tìm kiếm Chúa. Chúng con đang sống trong Năm Thánh. Đây là năm cứu độ, là cơ hội thuận tiện và là bầu khí thánh thiện thúc đẩy chúng con lên đường tìm kiếm Chúa. Và chính Chúa thúc giục để chúng con vui thích ca tụng Chúa. Bởi vì, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con không yên nghỉ cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa (GLCG 30).
5. Hát: Xin cho con biết lắng nghe.
II. SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
1. Lời Chúa: đọc thư Colose 3, 12-17
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
2. Suy niệm
a. Tu than - tích đức.
Con người được tạo dựng để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Ngài, con người tìm được hạnh phúc. Khi con người gắn bó hết mình với Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ còn phải đau đớn và vất vả nữa, và được tràn đầy Chúa, đời họ sẽ trở nên sống động (GLCG 45).
Chính nơi Chúa, con người sống, cử động và hiện hữu (Cv 17, 28). Thiên Chúa thâm sâu hơn sự thâm sâu nhất của tôi và cao vời hơn tột đỉnh của tôi. Thánh Augustinô đang truyền đạt chính kinh nghiệm cuộc sống của ngài như vậy (GLCG 300).
Quả thật, Thiên Chúa vô cùng tốt lành. Mọi công trình của Ngài đều tốt đẹp. Tuy nhiên không ai thoát được kinh nghiệm về đau khổ, về những sự dữ trong thiên nhiên – những sự dữ coi như gắn liền với những giới hạn riêng của các thụ tạo – và nhất là vấn nạn về sự dữ luân lí.
Thánh nữ Monica đã từng dãi dầu trong đau khổ. Ngài phải đối đầu với sự dữ triền miên ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Phần Augustino, ngài đã có những giây phút hồi tâm và kiểm điểm đời sống. Ngài nói: Tôi đã đi tìm xem sự dữ từ đâu và không thấy câu giải đáp. Cuộc tìm kiếm đau thương riêng của thánh nhân chỉ tìm được câu giải đáp _ lúc mà Ngài hối cải trở về với Thiên Chúa hằng sống. Bởi vì: “Mầu Nhiệm của sự gian ác chỉ được sáng tỏ dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm đạo thánh.
Việc mạc khải Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kytô đã biểu lộ tình trạng lan tràn của sự dữ và đồng thời là sự đầy tràn chứa chan ân sủng.
Vì vậy chúng ta phải xem xét vấn nạn về nguồn gốc của sự dữ với cái nhìn đức tin _ hướng về Đấng duy nhất đã chiến thắng sự dữ (Lc 11, 21-22) _ GLCG 385”
Cho nên,
Con đường duy nhất tìm về gặp gỡ Đức Kytô là con đường hoán cải. Đức Kytô đã mở ra ngay con đường này vào lúc đầu đời của cuộc sống công khai. “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mẹ Fatima đã tiếp nối với lời nhắn nhủ:
- Hãy ăn năn hối cải
- Cải thiện đời sống
Rồi, chính Đức Kytô sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta như đã biến đổi cuộc đời ông Patriciô và của Augustinô. Gặp gỡ Đức Kitô trong giờ chầu Thánh Thể này, chúng ta được ơn biến đổi là có quyết tâm tu thân.
Tu thân là gì?
Thánh Augustinô giải thích:
Nhờ sự tiết dục, chúng ta được quy tụ lại và tìm lại được sự thống nhất bản thân _ mà từ đó chúng ta đã bị phân tán thành nhiều mảnh. (GLCG 2340)
Về điểm này
Thánh Augustino nói lên kinh nghiệm của bản thân rút ra từ trái tim của người mẹ hiền.
Con cứ tưởng tiết dục được là do tự sức của riêng mình. Nhưng, thực ra con đâu có biết. Con quá khờ dại nên không biết rằng: nếu Chúa không ban ơn, thì không ai có thể sống tiết dục được. Con chắc chắn _ Chúa sẽ ban ơn, nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa. (GLCG 2520)
Rồi, để cộng tác với ơn Chúa, việc tìm kiếm Chúa đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực của bản thân muốn biến đổi không ngừng. Và đây chính là bàn đạp đẩy tới việc tề gia.
b. Gia đình là cung thánh sự sống.
Các thành viên trong gia đình mà khởi xướng là người mẹ _ có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. (Mt 7, 24-25) thì gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương _ trở thành cung thánh sự sống.
Thánh Phaolô đề ra phương hướng cụ thể: “Với lòng tri ân, anh em hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca để hát mừng cảm tạ Thiên Chúa trong lòng anh em” (Cl 3, 12-17)
Thánh Augustino đã có một cảm thức thiêng liêng này: “ Bao lần con đã rơi lệ khi nghe các thánh thi, thánh ca của Chúa, những âm thanh dịu dàng vang lên trong thánh đường của Chúa, con đã xúc động biết bao! Các âm thanh đó rót vào con, từ đó niềm hưng phấn đạo đức sục sôi lên và nước mắt tuôn trào, những điều đó làm cho con hạnh phúc.”(GLCG 1157)
Chúng ta có thể đồng cảm với tâm tình của Thánh Augustino khi liên tưởng tới, khi nhớ lại những bài ru con của người mẹ, sự đong đưa của người chị bé bỏng bên chiếc nôi em mình. Những điệu ru dệt nên từ ca dao tục ngữ, từ những vần thơ đã ăn sâu vào lòng người tự bao giờ.
c. Giáo xứ là cộng đồng Thánh Thể và là trọng tâm của các gia đình.
Lời mẹ nhắn nhủ _ trối trăng “Các con hãy chôn xác này ở bất cứ nơi đâu. Đừng lo lắng gì về chuyện đó, mẹ chỉ xin các con điều này, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ tới mẹ nơi bàn thờ của Chúa.”
Đời ta là Thánh lễ nối dài. Thánh lễ hôm nay nơi trần thế là sự nếm cảm trước, là việc hướng đến Thánh lễ đời đời nơi thiên quốc _ thúc giục chúng ta tham dự ngày càng trọn vẹn hơn vào Hy tế của Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ.
Thánh Augustinô dạy rằng: “Chính toàn thể đô thành đã được cứu chuộc, tức là cộng đoàn và tập thể các thánh, là một hy tế phổ quát được dâng lên Thiên Chúa nhờ vị Thượng Tế, Đấng trong hình dạng một kẻ nô lệ, đã tự hiến mình chịu khổ nạn vì chúng ta, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng là Đầu cao cả dường ấy”… Đây là hy tế của các kitô hữu: “Chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12, 5). Hy tế này được Hội Thánh tiếp tục cử hành qua các bí tích bàn thờ mà các tín hữu đã biết, trong đó Hội Thánh hiến dâng chính mình trong hy tế mà Hội Thánh tiến dâng (GLCG 1372)
- Thinh lặng giây lát
- Hát: tim con dâng ý thơ.
3. Lời Chúa. Đọc Tin Mừng Lc 11, 27-28
Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
4. Suy niệm
Khát vọng sâu xa và rất là tự nhiên của con người là được hạnh phúc. Khát vọng này có nguồn gốc Thần linh. Thiên Chúa đã đặt khát vọng này trong trái tim con người, để lôi kéo họ đến với Người. Và Thiên Chuá trực tiếp đụng chạm và đánh động trái tim con người. Các lời hứa ban “Sự sống đời đời” đáp lại khát vọng này _ vượt quá mọi hy vọng. Và duy chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn khát vọng này mà thôi. (GLCG 1718)
Thánh Augustino nói:
“Chắc chắn mọi người đều muốn sống hạnh phúc, trong dòng giống loài người, không ai không đồng ý về điều này, ngay cả trước khi nó được phát biểu cách rõ ràng.”
Vậy lạy Chúa,
Con phải tìm Chúa thế nào đây?
Quả thật, khi con tìm Chúa là Thiên Chúa của con, là con tìm đời sống hạnh phúc. Con muốn tìm Chúa để linh hồn con được sống. Bởi vì, thân xác con sống là nhờ linh hồn và linh hồn con sống là nhờ Chúa. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho no lòng thỏa dạ những khát mong tìm kiếm.
Và, lạy Chúa.
Sau những công trình rất tốt đẹp của Chúa, mặc dầu Chúa đã thanh thản làm nên chúng, Chúa đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, chính là để nói trước với chúng con qua tiếng nói trong sách của Chúa rằng: sau những công trình tốt đẹp của chúng con mà Chúa đã ban cho chúng con, thì chúng con sẽ nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát của đời sống vĩnh cửu trong Chúa.
- Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu
- Đọc Chung: Kinh Cầu cho gia đình.
III. KẾT THÚC.
1. Hát: Này con là đá
2. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng.
3. Hát: Đây nhiệm tích
4. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
5. Hát: Xin Vâng
I. KHAI MẠC
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát kinh Thánh Thể
3. Thinh lặng giây lát
4. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa không ngừng kêu gọi chúng con tìm kiếm Chúa để chúng con được sống và đạt được hạnh phúc.
Xin ban cho chúng con biết nỗ lực, có ý ngay lành, một tấm lòng thành đi tìm kiếm Chúa. Chúng con có thánh Monica, thánh Augustino và các thánh tử đạo Việt Nam là những bài học sống động, đang dạy chúng con tìm kiếm Chúa. Chúng con đang sống trong Năm Thánh. Đây là năm cứu độ, là cơ hội thuận tiện và là bầu khí thánh thiện thúc đẩy chúng con lên đường tìm kiếm Chúa. Và chính Chúa thúc giục để chúng con vui thích ca tụng Chúa. Bởi vì, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con không yên nghỉ cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa (GLCG 30).
5. Hát: Xin cho con biết lắng nghe.
II. SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
1. Lời Chúa: đọc thư Colose 3, 12-17
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
2. Suy niệm
a. Tu than - tích đức.
Con người được tạo dựng để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Ngài, con người tìm được hạnh phúc. Khi con người gắn bó hết mình với Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ còn phải đau đớn và vất vả nữa, và được tràn đầy Chúa, đời họ sẽ trở nên sống động (GLCG 45).
Chính nơi Chúa, con người sống, cử động và hiện hữu (Cv 17, 28). Thiên Chúa thâm sâu hơn sự thâm sâu nhất của tôi và cao vời hơn tột đỉnh của tôi. Thánh Augustinô đang truyền đạt chính kinh nghiệm cuộc sống của ngài như vậy (GLCG 300).
Quả thật, Thiên Chúa vô cùng tốt lành. Mọi công trình của Ngài đều tốt đẹp. Tuy nhiên không ai thoát được kinh nghiệm về đau khổ, về những sự dữ trong thiên nhiên – những sự dữ coi như gắn liền với những giới hạn riêng của các thụ tạo – và nhất là vấn nạn về sự dữ luân lí.
Thánh nữ Monica đã từng dãi dầu trong đau khổ. Ngài phải đối đầu với sự dữ triền miên ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Phần Augustino, ngài đã có những giây phút hồi tâm và kiểm điểm đời sống. Ngài nói: Tôi đã đi tìm xem sự dữ từ đâu và không thấy câu giải đáp. Cuộc tìm kiếm đau thương riêng của thánh nhân chỉ tìm được câu giải đáp _ lúc mà Ngài hối cải trở về với Thiên Chúa hằng sống. Bởi vì: “Mầu Nhiệm của sự gian ác chỉ được sáng tỏ dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm đạo thánh.
Việc mạc khải Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kytô đã biểu lộ tình trạng lan tràn của sự dữ và đồng thời là sự đầy tràn chứa chan ân sủng.
Vì vậy chúng ta phải xem xét vấn nạn về nguồn gốc của sự dữ với cái nhìn đức tin _ hướng về Đấng duy nhất đã chiến thắng sự dữ (Lc 11, 21-22) _ GLCG 385”
Cho nên,
Con đường duy nhất tìm về gặp gỡ Đức Kytô là con đường hoán cải. Đức Kytô đã mở ra ngay con đường này vào lúc đầu đời của cuộc sống công khai. “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Mẹ Fatima đã tiếp nối với lời nhắn nhủ:
- Hãy ăn năn hối cải
- Cải thiện đời sống
Rồi, chính Đức Kytô sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta như đã biến đổi cuộc đời ông Patriciô và của Augustinô. Gặp gỡ Đức Kitô trong giờ chầu Thánh Thể này, chúng ta được ơn biến đổi là có quyết tâm tu thân.
Tu thân là gì?
Thánh Augustinô giải thích:
Nhờ sự tiết dục, chúng ta được quy tụ lại và tìm lại được sự thống nhất bản thân _ mà từ đó chúng ta đã bị phân tán thành nhiều mảnh. (GLCG 2340)
Về điểm này
Thánh Augustino nói lên kinh nghiệm của bản thân rút ra từ trái tim của người mẹ hiền.
Con cứ tưởng tiết dục được là do tự sức của riêng mình. Nhưng, thực ra con đâu có biết. Con quá khờ dại nên không biết rằng: nếu Chúa không ban ơn, thì không ai có thể sống tiết dục được. Con chắc chắn _ Chúa sẽ ban ơn, nếu con tha thiết kêu cầu và vững tin phó thác nơi Chúa. (GLCG 2520)
Rồi, để cộng tác với ơn Chúa, việc tìm kiếm Chúa đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực của bản thân muốn biến đổi không ngừng. Và đây chính là bàn đạp đẩy tới việc tề gia.
b. Gia đình là cung thánh sự sống.
Các thành viên trong gia đình mà khởi xướng là người mẹ _ có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. (Mt 7, 24-25) thì gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương _ trở thành cung thánh sự sống.
Thánh Phaolô đề ra phương hướng cụ thể: “Với lòng tri ân, anh em hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca để hát mừng cảm tạ Thiên Chúa trong lòng anh em” (Cl 3, 12-17)
Thánh Augustino đã có một cảm thức thiêng liêng này: “ Bao lần con đã rơi lệ khi nghe các thánh thi, thánh ca của Chúa, những âm thanh dịu dàng vang lên trong thánh đường của Chúa, con đã xúc động biết bao! Các âm thanh đó rót vào con, từ đó niềm hưng phấn đạo đức sục sôi lên và nước mắt tuôn trào, những điều đó làm cho con hạnh phúc.”(GLCG 1157)
Chúng ta có thể đồng cảm với tâm tình của Thánh Augustino khi liên tưởng tới, khi nhớ lại những bài ru con của người mẹ, sự đong đưa của người chị bé bỏng bên chiếc nôi em mình. Những điệu ru dệt nên từ ca dao tục ngữ, từ những vần thơ đã ăn sâu vào lòng người tự bao giờ.
c. Giáo xứ là cộng đồng Thánh Thể và là trọng tâm của các gia đình.
Lời mẹ nhắn nhủ _ trối trăng “Các con hãy chôn xác này ở bất cứ nơi đâu. Đừng lo lắng gì về chuyện đó, mẹ chỉ xin các con điều này, là bất cứ các con ở đâu, các con hãy nhớ tới mẹ nơi bàn thờ của Chúa.”
Đời ta là Thánh lễ nối dài. Thánh lễ hôm nay nơi trần thế là sự nếm cảm trước, là việc hướng đến Thánh lễ đời đời nơi thiên quốc _ thúc giục chúng ta tham dự ngày càng trọn vẹn hơn vào Hy tế của Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta cử hành trong Thánh Lễ.
Thánh Augustinô dạy rằng: “Chính toàn thể đô thành đã được cứu chuộc, tức là cộng đoàn và tập thể các thánh, là một hy tế phổ quát được dâng lên Thiên Chúa nhờ vị Thượng Tế, Đấng trong hình dạng một kẻ nô lệ, đã tự hiến mình chịu khổ nạn vì chúng ta, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng là Đầu cao cả dường ấy”… Đây là hy tế của các kitô hữu: “Chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rm 12, 5). Hy tế này được Hội Thánh tiếp tục cử hành qua các bí tích bàn thờ mà các tín hữu đã biết, trong đó Hội Thánh hiến dâng chính mình trong hy tế mà Hội Thánh tiến dâng (GLCG 1372)
- Thinh lặng giây lát
- Hát: tim con dâng ý thơ.
3. Lời Chúa. Đọc Tin Mừng Lc 11, 27-28
Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
4. Suy niệm
Khát vọng sâu xa và rất là tự nhiên của con người là được hạnh phúc. Khát vọng này có nguồn gốc Thần linh. Thiên Chúa đã đặt khát vọng này trong trái tim con người, để lôi kéo họ đến với Người. Và Thiên Chuá trực tiếp đụng chạm và đánh động trái tim con người. Các lời hứa ban “Sự sống đời đời” đáp lại khát vọng này _ vượt quá mọi hy vọng. Và duy chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm thỏa mãn khát vọng này mà thôi. (GLCG 1718)
Thánh Augustino nói:
“Chắc chắn mọi người đều muốn sống hạnh phúc, trong dòng giống loài người, không ai không đồng ý về điều này, ngay cả trước khi nó được phát biểu cách rõ ràng.”
Vậy lạy Chúa,
Con phải tìm Chúa thế nào đây?
Quả thật, khi con tìm Chúa là Thiên Chúa của con, là con tìm đời sống hạnh phúc. Con muốn tìm Chúa để linh hồn con được sống. Bởi vì, thân xác con sống là nhờ linh hồn và linh hồn con sống là nhờ Chúa. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho no lòng thỏa dạ những khát mong tìm kiếm.
Và, lạy Chúa.
Sau những công trình rất tốt đẹp của Chúa, mặc dầu Chúa đã thanh thản làm nên chúng, Chúa đã nghỉ ngơi ngày thứ bảy, chính là để nói trước với chúng con qua tiếng nói trong sách của Chúa rằng: sau những công trình tốt đẹp của chúng con mà Chúa đã ban cho chúng con, thì chúng con sẽ nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát của đời sống vĩnh cửu trong Chúa.
- Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu
- Đọc Chung: Kinh Cầu cho gia đình.
III. KẾT THÚC.
1. Hát: Này con là đá
2. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng.
3. Hát: Đây nhiệm tích
4. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
5. Hát: Xin Vâng
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 24/08/2010
NGOÀI LÀ VÀNG NGỌC, TRONG LÀ BÒNG BONG
Lưu Cơ là một thi nhân và là nhà viết những tản văn có tiếng của triều đại nhà Minh, một hôm ông ta đang tản bộ bên bờ hồ Tây Tử Hàng Châu, đột nhiên nhìn thấy một đám người đứng ở trước sạp trái cây tranh mua cam đường, những trái cam đường ấy trái nào cũng vàng óng ánh, thế là ông ta cũng đến mua một trái. Nhưng nào ngờ, ông ta mới bóc vỏ trái cam đường thì một mùi mốc bay ra, thế là ông ta tìm người bán cam đường tính chuyện, nói ông ta đừng làm chuyện lừa dối người khác trái với lương tâm nữa.
Người bán cam đường nói trên thế gian có rất nhiều người có tài chuyên môn lừa dối người khác, ông ta đưa ra cụ thể là có rất nhiều quan lớn và người quyền quý bên ngoài thì như là vàng ngọc, nhưng trên thực tế thì giống như miến xơ bông rách nát.
Lưu Cơ cảm thấy lời nói của ông ta khiến cho người nghe phải cảnh tỉnh thâm sâu, sau khi về nhà thì viêt một chương tựa đề: “Lời của người bán cam”.
(Lời của người bán cam)
Suy tư:
Thời nào cũng có những người “ngoài là vàng ngọc, nhưng trong thì một mớ bòng bong”, họ là ai vậy ? Thưa, họ là những người giả nhân giả nghĩa, bề ngoài thì như người đạo đức thánh thiện, ăn nói dễ nghe, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy một bồ dao găm; họ là những người bên ngoài nói nói cười cười, nhưng trong lòng thì luôn có những mưu đồ hại người này bỏ người nọ; họ là những người mà như Chúa Giê-su đã quở trách phê bình là ngụy quân tử, là những người thích làm ra vẻ đạo mạo nhưng trong lòng thì phóng đãng, thích làm bộ khúm núm khiêm tốn với người trên nhưng lại hách dịch láu cá với bạn bè hoặc với người dưới.v.v...
Chúa Giê-su thật phản cảm với những giả dối của những người biệt phái và các kinh sư, bởi vì họ sống không thật lòng với mình với người.
Chúa Giê-su cũng sẽ rất buồn khi chúng ta –những linh mục- sống giả hình với mình và với người khác, mà giả hình tức là sống giả dối đó mà, ha ha ha...
Lời của người bán cam có thể cảnh tình người khác, nhưng lời của Chúa Giê-su thì vừa phán xét vừa cứu sống và giết chết linh hồn và thân xác của chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Lưu Cơ là một thi nhân và là nhà viết những tản văn có tiếng của triều đại nhà Minh, một hôm ông ta đang tản bộ bên bờ hồ Tây Tử Hàng Châu, đột nhiên nhìn thấy một đám người đứng ở trước sạp trái cây tranh mua cam đường, những trái cam đường ấy trái nào cũng vàng óng ánh, thế là ông ta cũng đến mua một trái. Nhưng nào ngờ, ông ta mới bóc vỏ trái cam đường thì một mùi mốc bay ra, thế là ông ta tìm người bán cam đường tính chuyện, nói ông ta đừng làm chuyện lừa dối người khác trái với lương tâm nữa.
Người bán cam đường nói trên thế gian có rất nhiều người có tài chuyên môn lừa dối người khác, ông ta đưa ra cụ thể là có rất nhiều quan lớn và người quyền quý bên ngoài thì như là vàng ngọc, nhưng trên thực tế thì giống như miến xơ bông rách nát.
Lưu Cơ cảm thấy lời nói của ông ta khiến cho người nghe phải cảnh tỉnh thâm sâu, sau khi về nhà thì viêt một chương tựa đề: “Lời của người bán cam”.
(Lời của người bán cam)
Suy tư:
Thời nào cũng có những người “ngoài là vàng ngọc, nhưng trong thì một mớ bòng bong”, họ là ai vậy ? Thưa, họ là những người giả nhân giả nghĩa, bề ngoài thì như người đạo đức thánh thiện, ăn nói dễ nghe, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy một bồ dao găm; họ là những người bên ngoài nói nói cười cười, nhưng trong lòng thì luôn có những mưu đồ hại người này bỏ người nọ; họ là những người mà như Chúa Giê-su đã quở trách phê bình là ngụy quân tử, là những người thích làm ra vẻ đạo mạo nhưng trong lòng thì phóng đãng, thích làm bộ khúm núm khiêm tốn với người trên nhưng lại hách dịch láu cá với bạn bè hoặc với người dưới.v.v...
Chúa Giê-su thật phản cảm với những giả dối của những người biệt phái và các kinh sư, bởi vì họ sống không thật lòng với mình với người.
Chúa Giê-su cũng sẽ rất buồn khi chúng ta –những linh mục- sống giả hình với mình và với người khác, mà giả hình tức là sống giả dối đó mà, ha ha ha...
Lời của người bán cam có thể cảnh tình người khác, nhưng lời của Chúa Giê-su thì vừa phán xét vừa cứu sống và giết chết linh hồn và thân xác của chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 24/08/2010
N2T |
17. Một người không thực hành khắc khổ bản thân mình, thì không thể có nhân đức khắc khổ trong lòng.
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 24/08/2010
N2T |
509. Người không hiểu bản thân mình thì vẫn cứ cho rằng mình là người phi thường.
Augustine - Nhà Thần Học của mọi thời đại
Jos. Tú Nạc, NMS
20:46 24/08/2010
(Chia sẻ Lễ Bổn mạng Ca đoàn Augustine Gx. An Bình, Gp. Long Xuyên)
Thánh Augustine là Tiến sỹ của Hồng Ân. Ngài là một thiên tài, cho dù thiên tài đi chăng nữa đối với Thiên Chúa cũng chẳng là gì. Tuy nhiên một thiên tài bậc thánh mang ý nghĩa là mọi điều đối với con người thông linh của Thiên Chúa. Sự Khoan Hồng có thể đã cho Ngài trở thành một người thầy và người yêu tinh thần vĩ đại. Sự cải đạo của Ngài bộc lộ lòng khoan hồng quảng đại của Thiên Chúa. Một trong những câu nói lừng danh của Ngài: “Lạy Chúa, hãy ban cho con những gì Người mong muốn ở con và yêu cầu ở con những gì mà Người mong muốn.”
Ngài được gọi là Tiến sỹ của Hồng ân vì sự biến đổi kỳ diệu của Ngài khỏi tội lỗi để phụng sự mọi sự việc của Thiên Chúa. Ngài đã phục vụ giáo hội ở Phi châu nhiều năm với tư cách là giám mục của tình yêu chân chính. Mẹ Ngài, Thánh nữ Monica, không bao giờ ngưng nguyện cầu cho Ngài: một mẫu mực cao quý.
Những ai đam mê tội lỗi, xa lánh giáo hội hoặc những nguyên tắc đúng đắn, hoặc cặp bạn cặp bè với những người trái với luân thường đạo lý, có một tấm gương tuyệt vời từ con người vô vàn tội lỗi này đã trở nên thánh thiện. Ngài đã nhận thức được qua lời cầu nguyện, thay đổi tâm hồn và sự tác động thiêng liêng của Thánh Ambrose và những người xung quanh, chiếm lĩnh khả tín một cuộc sống của tình yêu và phục vụ hướng tới tha nhân thay thế một cuộc sống của tình yêu vị kỷ.
Thánh Augustine, 354 – 430, Tiến Sỹ của Hồng ân, Lễ Kỷ niệm 28 – tháng Tám
Bạn có cảm thấy khó khăn để giữ lòng mình được thuần khiết, tinh sạch và trong sáng? Có lẽ Giáo Hội thông qua những tác phẩm của Augustine có thể khai sáng bạn một cách minh định. Tuy Ngài đã sống cách chúng ta một thời gian dài, nhưng những chân lý của Ngài cũng như những thông điệp của các bậc thánh bắt nguồn từ Đức Ki-tô, tuy “xưa nhưng không cũ”
Thánh Augustine dạy rằng giữ lòng mình được thanh sạch đòi hỏi phải hết sức nghiêm túc đối với những người đã và chưa lập gia đình. Hằng ngày, những hình ảnh, biểu tượng yêu kiều, quyến rũ cứ liên tục đập vào mắt chúng ta khiến chúng ta say mê, thích thú. Chúng ta hãy đối mặt với nó, thiên Chúa đã tạo những điều thiện hảo, giữa những thứ ấy có thân xác con người.
Về phương diện giới tính, mặc nhiên có một sự hấp dẫn mãnh liệt giữa những người cùng hoặc khác giới. Nếu không là vậy, duyên cớ gì khiến người ta kết thân nhau, hẹn hò, và cảm nhận được giá trị hiện hữu của con người và cuối cùng đi đến hôn nhân.
Chúng ta không thể so sánh việc thánh Augustine đã chung sống với một phụ nữ ngoài giá thú qua nhiều năm mà có thể làm theo để mong khỏi bị lên án. Chúng ta phải để lương tâm của chúng ta và Giáo Hội trở thành sư hướng dẫn tối ưu. Và hãy nên nhớ rằng, Augustine, lúc đó, chưa được cải đạo và vẫn sống phóng túng không hề bị ràng buộc bởi những giá trị của Giáo Hội. Ngài sống vì mình chứ không phải vì Thiên Chúa. Ngày nay, khi đọc lại những tác phẩm của Ngài, chúng ta biết mình nên làm gì để có thể tránh được những mối hiểm họa, những cạm bẫy vô hình mà Thánh Augustine đã vấp phải.
Khát vọng trình dục là món quà của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Còn việc chúng ta điều khiển, chế ngự hay trải nghiệm mọi cảm giác thế nào về mặt tinh thần hay thể chất đều là những món quà để chúng ta đáp lại cho Người. Có lẽ bản năng tình dục mạnh mẽ gần như bản năng sinh tồn của con người. Chúng ta ai cũng cần được thuần khiết, trong sạch, bất kể là độc thân hay có vợ, có chồng. Giữ mình trong sạch không có nghĩa là phải sống độc thân. Trong sạch là một điều thiêng liêng. Chúng ta có quyền tạo những lối sống khác nhau, miễn sao giữ được sự thuần khiết, trong sạch và thánh thiện tùy theo lối sống của mình. Bất kỳ lối sống nào không trong sáng, không thuần khiết và không hướng thiện, thậm chí nó thỏa mãn được những lợi ích cá nhân, đều không làm đẹp lòng Thiên Chúa vì nó không dẫn đến sự thiên liêng, vị tha và lương thiện tràn đầy. Chúng ta không có cớ gì để lao vào thỏa mãn dục vọng cho dù điều đó chẳng phương hại đến bất kỳ ai. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa chính và tà. Chính là những việc làm theo ý của Thiên chúa. Người ban cho chúng ta quyền tự do để xác định Đúng – Sai mà hành động, nhưng chúng ta thường không để ý đến điều này – trừ khi nào bản thân chúng ta hoàn toàn chân thực, chính trực và thuần khiết.
Tuy giai đoạn của Augustine đạo đức con người bị suy đồi, nhưng rồi thời đại của chúng ta có hơn kém gì chăng? Người nào có được tấm lòng trong sạch, nhìn tạo vật bằng ánh mắt tinh tuyền tức là đang nhận được ân sủng của Thiên chúa. Người có thể ban phát món quà cao quý ấy ngay lâp tức, và cũng có thể đến phút cuối của một đời người vất vả đấu tranh. Món quà ấy, từ thân là một chiến thắng chủ yếu. Duy nhất với lời cầu nguyện, cung kính, kiên trung và những giới hạn đạo đức mà Giáo Hội răn dạy, hoặc Thiên Ý thì chúng ta mới có được một tâm hồn trong sạch, một trí tuệ minh mẫn và một thân thể lành mạnh.
Hôn nhân là để dành cho những ai muốn chia sẻ tình yêu thương, cuộc sống và cảm giác thể xác. Nó là một bí tích, một lễ ban phước duy nhất được cho đi và nhận lại đồng thời. Hầu hết moi người đều có thiên hướng kết hôn. Hôn nhân là món quà của tiếng gọi thiêng liêng. Nó thể hiện sự kết hợp bền bỉ giữa những cá thể, tượng trưng cho sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Sản phẩm của hôn nhân chính là sự ra đời của đứa con. Bởi vậy vợ chồng cần được giác ngộ trong việc sinh con cái. Về một đứa trẻ có ra đời hay không cũng đã có số phận định đoạt. Thiên Chúa biết rõ nhất. Chúng ta cần minh triết trong vấn đề này.
Khi người Do Thái nêu câu hỏi với Chúa Giê-su vì sao Moses cho phép tiến hành thủ tục ly hôn, Chúa Giê-su bảo họ rằng bởi vì sự vô tâm. Người giải thích và nói thêm rằng vào buổi sơ khai, Thiên Chúa có ý định tạo người đàn ông và người đàn bà là một, không thể tách rời nhau được. Nhưng sau đó Người buộc phải tách họ riêng ra do có những lý do ngoại lệ, như là bởi thói dâm dục. Chúa Giê-su bảo Phê-rô rằng những gì con người không thể thực hiện được nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì với Thiên Chúa, họ có thể thực hiện được.
Khi một người được ơn gọi để dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, người đó phải tuyên thệ giữ mình trong sạch. Độc thân là một trong những yêu càu phải có. Độc thân cũng là một món quà của Thiên Chúa, được cho và nhận một cách tự nhiên. Giáo Hôi coi trọng cả hai tình trạng hôn nhân và độc thân. Với cả hai, sự trong sạch đều được đề cao – và sự trong sạch đều phù hợp với cả độc thân lẫn hôn nhân. Sự trong sạch phải xuất phát từ tâm trí, khả năng sáng tạo và ký ức. Trong sạch còn thể hiện ở thái đô, sự nhận thức và ý định. Riêng thể xác được trong sạch chỉ là một hình thức. Vấn đề này được nói rõ và nhấn mạnh trong những giáo huấn của Giáo hội và những tiến sỹ. Trước kia đã có phát sinh những đề nghị về sự tùy chọn đối với vấn đề độc thân, nhưng Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã giải thích rõ và khi đó, Giáo Hội đã phủ nhận yêu cầu này.
Nhờ vào những giọt nước mắt và lời cầu nguyện của mẹ mình, Thánh nữ Monica cùng với lời thuyết giảng và sự dẫn dắt của Thánh Ambrose mà Augustine đã tìm được ân sủng và sự ưu ái nơi Thiên Chúa. Tuy vậy, trước khi đó Ngài phải nỗ lực. Ngài sẵn lòng đọc Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Đó là bài học cổ động mà chúng ta học tập trong lúc chúng ta cầu nguyện. Điều này đòi hỏi sư vâng lời, chịu lụy và cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận nhưng định hướng và lời khuyên bảo tinh thần. Augustine lãnh nhân hồng ân Thiên Chúa không phải đơn giản. Ngài đã tự cầu nguyện, cùng, và với những lời cầu nguyện, những giọt nước mắt, những cố công gắng sức từ những người bên ngoài. Giống như người mẹ và những góa phụ khác đã làm, Monica cũng đã có một ảnh hưởng về sự gieo mầm lớn lao cho sự cải đạo của con trai bà. Ân Chúa đến với chúng ta như một món quà thông qua lời cầu nguyện của chúng ta và của những người đứng bên ngoài. Tuy vậy, mỗi người chúng ta phải tự cầu nguyện cho mình trước.
Augustine lúc ấy luôn ở trong tình trạng bất ổn. Những người mà Ngài giao du đều hạn chế về mặt đạo đức. Ngài đã thừa nhận mình suy nghĩ và hành động phi đạo đức. Ngài đọc sách “xấu”. Điều này, khiến Ngài xa lánh Giáo Hội. Tội lỗi là một thứ xấu xa chết chóc. Các thói hư tật xấu của ngài khiến Ngài có thể tử đạo vì luân lý.
Sinh thời, Augustine rõ ràng quá tự phụ như bao thanh niên khác. Để làm rõ điều này, chúng ta thấy rằng Ngài đã sống trong một thời kỳ suy đồi đạo đức. Ngài xa lánh Giáo Hội, chịu tác động bởi những thói hư tật xấu. Cũng giống như thời đại ngày nay, những tác động trang lứa có thể dễ dàng làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức. Khi ấy Augustine nói rằng Ngài chẳng thẹn gì so với chúng bạn vì những sự sa đọa của Ngài xem ra chưa bằng họ. Thậm chí Ngài còn bịa ra những việc mà mình chưa từng làm bao giờ để khỏi mang tiếng nhu nhược bởi sự ngây thơ trong trắng đáng chế nhạo.
Cùng với sự suy thoái về đạo đức ta thấy rõ niềm tin của Augustine cũng bị tuột dốc. Sánh như sự thuần khiết đối với Thiên Chúa, ánh mắt lệch lạc thường nhìn mọi thứ không nhận ra chân lý, và chối bỏ chân lý khi nhận ra chân lý. Đây là một điều đáng trách và thiệt thòi về mặt tâm linh, vì Thiên Chúa từ chối ban phát và rồi chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Là một tình trạng đáng sợ và không thể chấp nhận khi ta phủ nhận niềm hạnh phúc an lạc nơi Đấng Tối Cao.
Augustine cũng như bất cứ ai lầm lỗi, thưc hiện điều xấu xa, tạo thói quen thiếu lành mạnh, ở bất cứ thời đại nào đều phải trải qua những mức độ khác nhau của sự dung tục, bần tiện, hẹp lượng, quỷ quyệt, cố chấp, hận thù, ganh ghét, vô tâm và thiếu hẳn niềm tin trong sáng. Tất cả những thứ đó len lỏi vào lương tâm và nhận thức của con người tạo nên bi kịch, phiền muôn, chán chường, thái độ lệch lạc, bất hảo với đời rồi dẫn đến ý nghĩ thất bại, tuyệt vọng, cuối cùng đi đến cái chết. Đó là một vòng luân hồi nghiệt ngã. Nó bóp nghẹt, vùi dập số phận con người với những thứ xấu xa, độc ác một cách liên hoàn không thể tưởng. Nó khiến chúng ta ái ngại mỗi khi hồi tưởng đến sự hiện hữu của Cha trên Trời. Những cuộc đời bị mất hết niềm tin, bị vô minh ngự trị là những cuộc đời đáng thương nhất. Sự tàn nhẫn và cay cú của thảm kịch này là đương sự trở lại thành nô lệ của tội lỗi đeo bám dính chặt vào mình, không lối thoát mà cũng chẳng hay biết; nhưng phần nào đó họ cứ tưởng mình đang sống trong sự thanh thản, lạc quan. Quả là đáng sợ, chua xót khi sống mà như đã chết. Nếu có một từ nào thích hợp để mô tả nó, không thể khác hơn được, Địa Ngục!
Bởi vì thiếu tình yêu chân thành mà con người đã tạo ra nhiều nỗi khiếp sợ kinh hoàng cũng như thảm kịch suy đồi đạo đức và tâm linh. Điều này có thể làm cho chúng ta lo âu, bất mãn, buồn bực và rối ren – thay vì được sống trong trạng thái hân hoan và an bình với lòng nhân ái và đức hạnh sẵn có.
Trong trạng thái này, người ta thấy thật khó để nói rằng người ta lo buồn vì tội lỗi. Trong thực tế, người ta biện hộ tội lỗi như sự cần thiết, nhu cầu, hoặc một điều tất yếu. Nhờ có tội ta mới biết có ân huệ, và nhờ ân huệ ta mới biết đâu là tôi lỗi. Augustine là một người trên đường tìm lối thoát. Ngài vốn bị bế tắc như con sự tử bị nhốt trong cũi sắt khóa chặt không thể tự nhìn tâm hồn mình vì không điểm tựa và cũng không can đảm. Ngài vẫn âm thầm với nội tại, câm lặng trong tâm hồn của Ngài vì tội lỗi ngăn trở Ngài. Tội lỗi đã dẫn lối đưa đường để bạn tìm đến với ma quỷ, để tiếp tục làm tôi tớ, nô lệ cho hành động của chính mình trong ngục tù bởi sự lựa chọn của bạn trên trần thế. Cuối cùng, chỉ mình Thiên Chúa biết.
Vì tội lỗi, chúng ta không chỉ có thể chối bỏ chính mình mà còn xa lánh những người mà chúng ta yêu thương nhất. Nhà thần học Augustine đã xa lìa người mẹ xác thịt của mình, Thánh nữ Monica và xa lánh cả người mẹ tinh thần – Thiên Chúa. Ngài chỉ còn một mình, vướng mắc, loay hoay xoay xở. Ngài đến Rome để phổ biến tài hùng biện, rồi sau đó sang Milan. Chính nơi đây, ngài được gặp Thánh Embrose, vị linh mục được Thiên Chúa giao sứ mệnh kiềm tỏa để cảm hóa Augustine trở lại với đời sống tâm linh mãi mãi.
Không chỉ có Augustine được cảm hóa mà chính Ngái cũng nối tiếp sự nghiệp của tiền nhân để trở thành điểm tựa cho nhiều tiến sỹ thần học hậu sinh, trong đó có Thánh Teresa của Avila. Đơn cử, Thánh Teresa đã cảm động khi đọc tác phẩm nổi tiếng của Augustine, “Lời thú tội” (Confessions). Và đó là tác nhân khiến bà thay đổi đời sống hẹp hòi vốn dĩ của mình. (Vậy trong chúng ta còn có điều gì ti tiện nhỏ nhoi mà cản trở chúng ta trên bước đường hội nhập với Thiên Chúa chăng?) Teresa hiểu ra rằng Thiên Chúa đã Thiên chúa đã đi vào trái tim và linh hồn Augustine bằng ân sủng thiêng liêng. Và qua nhiều năm, ân sủng ấy đã làm thay đổi con người Augustine tử kẻ tội lỗi trở nên thánh thiện. Teresa cũng nhận ra rằng dù con người chúng ta tốt đẹp và thánh thiện đến đâu cũng đi từ lầm lỡ đến hoán cải trong suốt cuộc đời. Chúng ta phải nỗ lực và không có điểm dừng cho đến khi nào Thiên Chúa cho phép. Mỗi một ngày mới, chúng ta cũng cần đổi mới.
Các nhà thần học và những môn đệ danh tiếng của những tiên tri, Thánh Gio-an Tẩy Giả đều cho rằng, chúng ta phải loại bỏ nhiều thứ và rồi để Thiên Chúa ban thêm nhiều thứ cho chúng ta. Chúng ta cần ân huệ, cần đức hạnh và sự thánh thiện của cuộc sống. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự kiên trì, phải thay đổi tâm tính, sự hối lỗi vì đã không thể phục vụ nhiều hơn cho Thiên Chúa cũng như sám hối những lỗi lầm đã qua. Những ngày lễ kỷ niệm cho Phép Rửa đến ngay sau khi lễ kỷ niệm Thánh Augustine vào ngày 28 tháng Tám và không ngoài nhiều lý do.
Thánh Gio-an nhận được ân sủng của Thiên Chúa nhờ Maria trước lúc Ngài chào đời. Thánh Augustine muộn hơn. Lời cầu nguyện của Giáo Hội về ngày lễ kỷ niệm Thánh Augustine nói tôi sẽ hát lên về sự cứu rỗi của Ngài. Niềm vui của sự cứu rỗi là niềm vui khác lạ và chúng ta phải thừa nhận nó. Khi được hoán cải từ kẻ tội lỗi trở nên thánh thiên thì đó là ngày vui tuyệt diệu để vui mừng, tưởng niệm và hát khen. Những ai đã từng giũ được tội lỗi sẽ cảm nhận được điều đó, và sống trong sự tự do của Thiên Chúa. Đó là lý do mà Thánh Augustine tán thành câu nói: hãy yêu thương và sống theo cách bạn có thể. Người ta nói rằng những ai đã cảm nhận được ánh sáng tâm linh đều phải trải qua thời kỳ ảm đạm của tâm hồn. Điều này không sai, bất kỳ chúng ta đề cập đến sự ảm đạm tâm hồn hay thể xác.
So sánh Thánh Gio-an, con người thánh thiện này, Augustine, một con người tội lỗi lúc bấy giờ, theo cách nghĩ nào đó, đây là sự so sánh giữa cái siêu phàm và cái hài hước lố bịch. Nhưng dù sao, một khi đã dâng tình yêu lên Thiên Chúa, tất cả đều trở về thiên tính.Cũng khi Thiên Chúa ban cho ta trở thành thánh lúc hơi thở cuối cùng. Người đã chứng thực điều này qua tên trộm “nhân đạo”, Thánh Dismas. Ông đã chết bên cạnh Chúa Giê-su trên thập giá vào thứ Sáu Tuần Thánh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng Người đã phán với Dismas: “Từ nay, con sẽ ở cùng ta trên Thiên Đàng.”
Chúng ta cần hướng ánh mắt và tâm hồn của chúng ta nơi Chúa Giê-su đê gửi gắm đức tin của mình bất kể những tội ác, lỗi lầm và thiếu sót trước kia. Khi chúng ta củng cố đức tin của chúng ta hằng ngày hoặc được chết như Thánh Dimas, chúng ta cần phải nhân biết Chúa Giê-su. Người là Chúa Trời và là Đấng Cứu Độ của chúng ta, người mà đã phải chịu chết vì những hành vi của chúng ta. Người đã hiến dâng cuộc đời thuần khiết, tinh tuyền của mình cho cuộc đời đầy tội lỗi của chúng ta.
Hãy xem những dòng sau đây những gì mà đã được chắt lọc từ một cuốn sách hay nhất của Giám Mục Hippo: “Nhưng, khi tôi yêu Người, những gì làm tôi yêu? Không phải đường nét diễm kiều của thể xác, không phải những tiết điệu uyển chuyển dịu dàng, không phải nét rạng rỡ long lanh từ đôi mắt, không phải những giai điệu ngọt ngào của lời ca trong từng phong cách, không phải hương ngát tự muôn hoa và mỡ màng hương vị, không phải manna và mật ngọt, lại càng không phải là đôi tay để ôm ấp trong những cái ôm hôn nhục dục – với những thứ ấy, không làm cho tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa của tôi. Mà tôi phải yêu điều gì đó giống như một tia sáng, một giọng nói, một mùi hương, của ăn ấp ủ trong sâu thẳm thân xác tôi – nơi ấy một thứ ánh sáng miên viễn chiếu soi, và có những âm thanh không bao giờ tắt lịm, còn có mùi hương mà gió không thể mang đi, mùi vị mà thưởng thức qua rồi không ngao ngán và là nơi có sự gắn bó mà không có sự thỏa mãn nào lấp đầy và chia sớt được nó. Đó chính là điều tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa.” (Trích từ cuốn thứ 10 trong Confessions).
Augustine trở thành tín đồ Ki-tô giáo năm 33 tuổi. Năm 36 tuổi Ngài trở thành linh mục, và năm 41 tuổi làm giám mục. Ôi! Rõ ràng ảnh hưởng từ nguồn hứng khởi thuyết giảng, Ngài đã cầu nguyện, đọc và tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Những việc này rất ý nghĩa cho sự mở mang, phát triển tâm linh. Những nỗ lực và việc làm đó đã hoán cải mạnh mẽ thể xác và linh hồn Ngài. Nhiều người còn nhớ câu nói nổi tiếng mà Ngài đã thốt ra: “Đến bây giờ con mới biết yêu Người, Ôi Đấng Tạo Hóa, xa xưa mãi mãi vẫn còn mới mẻ.” Chúng ta không thể nào quên được những lời: “Tâm hồn chúng con chẳng lúc nào yên ổn, lạy Chúa, cho đến khi được yên nghỉ trong Người.”
Thánh Augustine hầu như được coi như là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Ki-tô giáo cổ điển và là nền tảng tư duy Tây phương. Dòng tu Ngài thành lập đã phổ biến đến 52 quốc gia trên thế giới.
Mỗi thân xác và linh hồn của chúng ta cần được trợ lực bởi ân sủng. Ân sủng không chỉ dành cho linh hồn. Thể xác cũng có những quy luật và thiên hướng của nó. Khi phạm phải lỗi lầm, chúng ta làm nô lệ và rồi lệ thuộc vào thân xác. Sau đó chúng ta bị lún sâu và chịu sự điều khiển của sự ham muốn thể xác hơn những gì mà linh hồn chúng ta cần. Chúng ta thường bị suy nghĩ và cảm xúc xen lẫn rối bời. Cuối cùng, chúng ta trở nên mất tự chủ với những gì chúng ta nghĩ chúng ta cần hơn với những gì mà Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta và mong đợi từ chúng ta.
Sau khi cải đạo Ngài được rửa tội và sống với cậu con trai 15 tuổi người mà Ngài hằng yêu quý. Tuy nhiên, con cậu trai của Ngài chẳng sống được bao lâu. Trước khi Augustine nghĩ đến việc trở thành một linh mục, Ngài sống khổ hạnh khoảng ba năm, hãm mình và cầu nguyện và thực hiện những hoạt động nhân đức. Nhờ biết chế ngự đam mê để đi tìm chân lý. Ngài mới có thể có đủ sáng suốt để phân biệt được “yêu để sống và sống để yêu.” Thực sự Ngài muốn cả hai. Nhưng Chúa Giê-su đã nói với Ngài và chúng ta rằng không thể chọn cả hai con đường. Và cho đến khi Augustine được dâng mình cho Chúa, Ngài mới tìm được ân sủng bội phần.
Những hướng đi của Thần Khí có tác động đến cảm xúc hơn những con đường của nhục thể vì nó quyến rũ, hứng khởi và đam mê con người từ sâu thẳm vô hình đối với độ sâu không thể dò phía bên kia những giấc mơ có thể của chúng ta. Thánh Thần của thiên Chúa thỏa mãn cho chúng ta với sự an bình và làm vui chúng bằng cảm xúc, thể lý và tâm lý. Vì sao? Vì quyền năng và khả năng vô biên của Thiên Chúa. Ngài có thể tác động đến chúng ta và thỏa mãn mọi cảm xúc và tình cảm của linh hồn và thể xác. Sức mạnh của Thần Khí là một vương quốc huyền bí nhưng thực tế và kỳ thú. Nó ở một nơi phồn vinh, tràn ngập êm ả và mê say, tưng bừng và hoan lạc đáng tận hưởng no nê thể xác và linh hồn. Nó ban cho chúng ta lòng nhân ái, niềm hân hoan, sự yên ổn và nhiều hồng ân khác mà Thần Khí lộng lẫy của Thiên Chuá sẻ chia.
Những ai ban phát tình yêu chân thực sẽ có được trái ngọt, con những ai chỉ biết yêu thương giả tạo sẽ thu về những trái đắng. Chúa Giê-su nói rằng qua xem xét quả chúng ta sẽ biết được ai như thế nào! Khát vọng dành cho Thiên Chúa sẽ sưởi ấm bạn trong an bình. Mọi khát vọng khác chỉ làm bạn nóng lên. Ngọn lửa này sẽ làm chúng ta khó chịu, bất mãn chốn trần gian nhưng lại là ngọn lửa sưởi ấm, thắp sáng một cuộc sống bất diệt và không thể nào tắt lịm. Bởi lẽ xa rời Thiên Chúa là nỗi đau không sao tả xiết so với bất kỳ sự đau đớn thể xác nào. Ngài yêu Thiên Chúa và mọi tạo vật mãnh liệt. Hồng ân đã cho phép Ngài phân biệt sự khác nhau và sự khác nhau đó bộc lộ và trút đầy cho Ngài hồng ân của Thiên Chúa.
Sự cải đạo của Ngài thật thú vị, kịch tình và bộc phát đến nỗi làm lu mờ và giảm đến mức tối thiểu vai trò giám mục xuất chúng của Ngài tại Hippo, Phi châu trong vòng 35 năm.
Tấy cả mọi người, đều cần sự cảm hóa. Việc này diễn ra liên tục, nhẹ nhàng đối với người này, và có thể là kịch tính đối với người kia. Chúng ta phải trả giá bằng sự bất tiện nào đó hoặc một vài nguyên nhân nào đó, và đôi khi phải đánh đổi cả sự sống của chúng ta. Thiên Chúa thử thách chúng ta tùy theo sự nhẫn nại và lòng khoan dung của mỗi người.
Với tư cách giám mục, Thánh Augustine đã dàn xếp tranh cãi của Pelagain về việc phủ nhận học thuyết tội nguyên thủy. Theo học thuyết này, Ơn Chúa không cần thiết cho sự cứu rỗi. Thiết nghĩ, thánh Augustine, “Tiến Sỹ của Hồng Ân”, thiếu gì những những khoan hồng nữa? Cũng như những tiến sỹ thuộc thế hệ trước, Ngài đẩy lùi sự phản đạo, các học thuyết ngụy tạo và những sai lầm như của Manecheans và Donatists bằng những tác phẩm kiệt suất cùng đời sống thánh thiện của Ngài.
Một sự đánh dấu khác nữa và cũng là bài học tối quan trọng cho chúng ta có thể học được qua sự cống hiến vĩ đại của Thánh Augustine, đó là sự phản đối hình phạt tử hình. Đây là một vấn đề nhức nhối của thời đại mà chúng ta được nghe tranh cãi hàng ngày ở khắp nơi và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Dù còn tại thế hay tạ thế, khát vọng thiêng liêng của Thánh Augustine cũng dành cho Thiên Chúa và nhân loại. Di sản của Ngài là tất cả những hồng ân mà nhờ đó, những ai lầm lỗi có thể cầu nguyện để được thành thánh. Ngài vẫn thường khuyến khích chúng ta đọc vá lắng nghe Kinh Thánh, và hơn hết là thành tâm cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân. Dẫu tội lỗi chúng ta có chồng chất đến đâu thì ở Thên Chúa vẫn giàu lòng vị tha thương sót. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn lòng ban tặng ân sủng đến chúng ta, cũng như Thánh Augustine – một giám mục, tiến sỹ Hội Thánh, nhưng lại càng ưu tiên đối với người tội lỗi.
Augustine, một người cải đạo theo Thiên Chúa giáo, một học giả, tiến sỹ Hội Thánh và là nhân vật trọng yếu của lịch sử Thiên Chúa giáo, Ngài đã qui tụ được đoàn thể có đời sống tâm linh, cầu nguyện, tu học tại Tagaste (nay là Suok Ahras, Algeria) năm 388. Sauk khi thụ phong năm 391, Ngài thành lập một tu viện dành cho thường dân. Và năm 395 cho các giáo sỹ tại Hippo Regius (nay là Annaba, Algeria). Sau đó Ngài phát thảo ra Quy Luật của Cuôc Sống (Rule of Life). Những thế kỷ sau đó, vào ngày 16 tháng Mừơi Hai, năm 1243 Đức Thánh Cha Innocent IV mời gọi một số cộng đồng ẩn sỹ từ Tuscany thành lập một dòng tu riêng dựa trên Chuẩn Mực của Thánh Augustine phát thảo. Đến tháng Ba năm 1244, hiệp hôi này được chính thức công bố, đánh dấu sự khởi đầu dòng tu của Thánh Augustine.
Hiện có rất nhiều kinh sách viết về đế tài ân sủng của thiên Chúa. Vì sao Augstine được công nhận là Tiến sỹ của Hồng ân? Chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ. Có lẽ do lấy lại niềm tin nơi Thiên Chúa, và tranh đấu cùng việc mô tả sinh động về những nỗ lực của Ngài. Khi sinh ra chúng ta vốn mang tội thuôc bản tính Con Người, không như lúc chúng ta còn sống ở “vườn địa đàng”, mà đang ở trạng thái “vô thập toàn”. Chúng ta có thiên hướng bướng bỉnh, bât tuân và chống đối. Nếu như điều này xảy đến với các thiên thần, thì cớ gì mà con ngừơi chúng ta, đang sống trong thời kỳ thử thách của Thiên Chúa mà có thể khác được? Nói cho cùng, không có ơn Chúa chúng ta không hoàn thiện được. Tất cả chúng ta đều được sinh ra để rồi phải chết đi. Đó là hình phạt của sự đền tội. Tội lỗi là cuộc đời không có Thiên Chúa, bởi nó đã chết về mặt tâm linh. Nó đáng sợ bởi nó đã làm cho chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Sự khác nhau giữa chúng ta và các thiên thần là chúng ta có thêm một cơ hội nhờ vào lòng vị tha và lời cầu nguyên của Đấng Cứu Thế sau khi chúng ta bị trục xuất khỏi “vườn địa đàng”. Chúa Giê-su đã hủy diệt tội lỗi và cái chết.
Chúng ta càng tin vào ơn ban Thiên Chúa thì sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với chúng ta càng bao la bấy nhiêu. Nhiều người cho rằng mình quá tồi tệ không thể nào quay về cùng Thiên Chúa. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất công bình. Bất có ai hướng thiện đều có một cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta có quyền chọn lựa cuộc sống này hoặc chối bỏ nó vì chúng ta được phép tự do chọn lựa. Chúng ta có đầy đủ những món quà từ Thiên Chúa cho phép chúng ta hiểu biết về Đấng Sáng Tạo ra mình. Thế nhưng bản tính loài người lại dễ dàng sa ngã và yếu đuối đáng thương khi thiếu ơn Thiên Chúa. Bởi lẽ, mỗi ngày qua đi chúng ta cần nên tinh tấn hơn. (Chúng ta biết làm gì để chúng ta khiêm nhường.) Chúng ta cũng nên biết chắc rằng việc Đấng Cứu Thế muốn chúng ta tin tưởng và đón nhận sự tế độ thiêng liêng sẽ luôn đến với những ai lầm lạc chứ không phải chỉ đến với những ai lương thiện.
Đấng Cứu Thế của nhân loại ban phát ân sủng toàn vẹn nhất. Đây là thứ mà Thánh Augustine đã cầu xin và được lãnh nhận. Chúng ta cũng có đủ cơ hội giống như vậy. Chúng ta có thể van xin, kêu gọi, thỉnh cầu Thiên Chúa cứu vớt chúng ta trong những lúc yếu mềm sa ngã. Chúng ta có thể không được công nhận tiến sỹ vinh dự như Thánh Augustine, nhưng chúng ta đều được ban tặng ân huệ để thay đổi bản tính vốn có và trở về với Thiên Chúa. Chúng ta có sự chọn lựa ngang bằng với các thiên thần. Hãy biết chọn lựa sáng suốt và để ơn Chúa soi sáng chúng ta, cho dù đang ở đâu, vì sao và đã bao lần chúng ta đánh mất ân huệ của Người. Đây là lý do Giáo Hội phổ biến bí tích hòa giải đến chúng ta. Khi chúng ta hào hợp với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta được cứu rỗi. Lại một lần nữa, lời nguyện cầu của Giáo Hôi ca ngợi đề tài: “Hát cứu độ.” Ngay cả Chúa Giê-su, chính Người cũng nhắc đi nhắc lại điều này khi nhắc về niềm vui của con người tội lỗi được cải đạo trong số 99 người thiện hảo xung quanh.
Chúa đến với Augustine cũng như Người muốn đến với mỗi chúng ta bằng một cứu cánh thiêng liêng. Không khác gì Augustine, chúng ta đôi lúc cuồng nhiệt và bấn loạn. Chúng ta giận dữ, chúng ta tị hiềm hay trở nên lười biếng, chậm chạp. Một số người trong chúng ta tham thực hay hưởng thụ thái quá. Ham muốn dục vọng và ham mê ăn uống, nếu không được lưu tâm và thanh lọc, sẽ hủy diệt chúng ta. Như một bài hát nổi tiếng đã phô diễn, hồng ân chợt đến là hồng ân đích thực:
“Thruoght many dangers, toils and snare I hve already come;
‘tis grace hac brought me safe thus far, and grace will lead me home.
When we’ve benn there (heaven) ten thousand years bright, shining as the sun,
We’ve less days to sing God’ praise than when we first begun.”
(Qua bao gian nan, cay đắng rồi cạm bẫy một thời;
Đó là hồng ân mang ta đến yên bình đích thực bấy lâu, và dẫn ta trở lại bên Người.
Nhớ lúc đó mấy ngàn năm qua tựa soi sáng ánh hồng,
Tôn vinh Chúa con mãi reo vang lời hát ngợi khen tự ngàn đời.)
Augustine là Tiến sỹ của Hồng ân nhưng có lẽ số người nhận được ân sủng như Ngài lại ngoài sức tưởng tượng của chúng ta bội lần vì Thiên Chúa luôn sẵn dành lòng vị tha và thương yêu vô bờ bến bằng cứu cánh thiêng liêng. Tự nhận lỗi lầm, tự vấn lương tâm và không che giấu những thất bại của mình thì đó đích thực là con đường đi đến một cuộc sống bình yên và hoan lạc. Augustine và các vị tiến sỹ khác đều nhắc đi nhắc lại điều này và khuyến khích chúng ta phải luôn khiêm nhường, sống trung thực và hằng ngày cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Cũng như những tiến sỹ khác, Thánh Augustine xác định rằng Maria là mẹ của Giê-su “thậm chí với linh hồn hơn với thể xác”. Maria được tràn đầy ơn phúc và những tiến sỹ Hội Thánh đều cho rằng Bà là Mẹ Thiên Chúa.
Ở phương Tây, thánh Augustine xuất hiện là người Cha và là Tiến sỹ Hội Thánh đầu tiên và là người đã khẳng định rằng Mẹ Maria đã tuyên thệ về sự đồng trinh. Bà đã thai sinh Đấng Cao Trọng. Giáo Hội tạo ra chúng ta. Maria liền trước Giáo Hội về mặt này. Tất cả những tín đồ trung thành Ki-tô giáo đều chia sẻ tình mẫu tử tinh thần của Giáo Hội qua việc tự dâng hiến trọn lòng mình cho Thiên Chúa. Mỗi một sự dâng hiến trinh nguyên, của mọi giới tính, kết hôn hay độc thân, nam hay nữ, có thể trải nghiệm tình mẫu tử tinh thần sai trái ngọt này.
Mẹ Thiên Chúa là cả hai vừa là chị vừa là mẹ chúa Giê-su. Chúa Giê-su cũng nói y như vậy. Tất cả đều ở trong Tin Mùng. Theo một cách hiểu khác, nếu Mẹ Maria là môn đệ của Chúa Giê-su sẽ lại thích hợp hơn. Sự chúc phúc của đức tin là sự siêu việt đối với sự chúc phúc của tình mẫu tử.
Theo Thánh Augustine, một nhân đức khác của Maria là sự nhu mì và khiêm nhừng cao cả. Bà đã thể hiện phẩm hạnh và nghĩa cử cao đẹp của mình thông qua Tin Lành cùng cuộc đời ẩn dật của Bà. Điều này đặc biệt thể hiện qua tuổi thanh xuân của Bà ở đền thờ qua hôn nhân, qua Lễ Truyền Tin, qua việc tìm thấy Chúa Giê-su trong đền thờ và qua tiệc cưới Canna. Khi đọc và suy ngẫm những Tin Mừng ta thấy Maria luôn khiêm cung bản thân mình thật thấp hơn tự nó. Bà đã từng là người hầu, người giúp việc, môn đệ và là một tín đồ xuất sắc. Augustine nói rằng Mẹ Maria trong trắng khiết trinh, không được biết đến và cũng không được người đương thời sủng ái. Thiên Chúa định cho Bà dần dần hiện thân. Trong suốt thế kỷ này, Mẹ Maria đã và đang đến thăm chúng ta không biết bao lần, vô điều kiện.
Augustine cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa không cần một người phụ nữ để cho chúng ta để có một Giê-su bằng xương bằng thịt. Khi Thiên Chúa tạo ra người đàn ông đầu tiên, Người đã không cần phải có người đàn bà. Vì Người được tạo ra mà không cần phải có sư kết hợp nào của đàn ông. Người đã được sinh ra bởi Mẹ Maria để nói lên tình yêu thương vô bờ, không phân biệt của Người dành cho tất cả. Sự hiện thân của Thiên Chúa đã tôn vinh cả hai giới tính. Thông qua người đàn bà, phẩm độc được truyền qua người đàn ông để dụ dỗ họ. Điều này cùng dễ dàng có thể quay ngược lạ. Đó là chuyện bình thường. Sự cứu rỗi đến với người đàn ông có thể từ người đàn bà tạo ra họ dưới ơn Thiên Chúa.
Maria là Mẹ của hồng ân, là người ban phát ân huệ và là người mẹ nhân từ của Giê-su, của Augustine và của mỗi chúng ta. Ảnh hưởng của Đức Mẹ và ân sủng của Thiên Chúa đã đến với giám mục xứ Hippo. Quyền năng và ơn Chúa, nhờ Mẹ Maria, đã được ban đến Augustine. Bà tiếp tục sứ mệnh này đối với mỗi người chúng ta trước Thiên Chúa. Bà sẽ thường xuyên lên tiếng để chúng ta có được Thiên ân khi chúng ta cầu nguyện, khẩn thiết nài van.
Augustine không chỉ là nhà thần học chân chính vĩ đại của Tây phương, Ngài hẳn còn là một trong những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ngài có một sự cảm thông sâu sắc với mọi cảnh ngộ của con người. Và cảm nhận được khát vọng mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa. Ngài là người phát ngôn của chúng ta. Chúng ta có thể lên tiếng như Augustine rằng: “Cho đến bây giờ con mới biết yêu Người, ôi Đấng Tạo Hóa – xa xưa mà vẫn hằng mới mẻ.”
Khi mà tình yêu của tâm hồn đã được đan kết với lối sống thực tế và thói quen hằng ngày của Augustine, Ngài nói: “Hãy yêu thương và làm những gì bạn có thể.” Khi và chỉ khi đó, vị giám mục thánh thiện này mới phân biệt được giữa “yêu để sống và sống để mà yêu.” Tình yêu thiêng liêng của Augustine dâng lên Thiên Chúa tự nó cũng hóa thành tình yêu thuần khiết ban tặng cho muôn loài. Ngài đã trích lời Kinh Thánh nói với mọi ngừơi: “Các bạn cũng là thánh.” Ngài chuẩn bị trọn vẹn hành trang cho chúng ta bằng việc khuyên bảo chúng ta hãy yêu Thiên Chúa và muôn loài một cách vô vi. Augustine cũng được xem là Tiến sỹ của những Tiến sỹ hoặc là Bậc Thầy của những Tiến sỹ. Khi chúng ta được ân sủng của Thiên Chúa, trở thành Tiến sỹ Hồng ân, chúng ta sẽ được biết – cũng như vị giám mục xứ Hippo đã nhận biết, rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô bờ, vô biên. Fr.Christoper, người có tên trong nguồn tư liệu cho chúng ta biết bạn của Augustine là Pisidius, nhà viết tiểu sử, đã nói rằng chúng ta có thể hiểu thêm về Thánh Augustine từ những điều Ngài đã thể hiện và thực hiện cho Thiên Chúa, hơn những gì Ngài đã để lai qua những tác phẩm của mình.
Thánh Augustine là Tiến sỹ của Hồng Ân. Ngài là một thiên tài, cho dù thiên tài đi chăng nữa đối với Thiên Chúa cũng chẳng là gì. Tuy nhiên một thiên tài bậc thánh mang ý nghĩa là mọi điều đối với con người thông linh của Thiên Chúa. Sự Khoan Hồng có thể đã cho Ngài trở thành một người thầy và người yêu tinh thần vĩ đại. Sự cải đạo của Ngài bộc lộ lòng khoan hồng quảng đại của Thiên Chúa. Một trong những câu nói lừng danh của Ngài: “Lạy Chúa, hãy ban cho con những gì Người mong muốn ở con và yêu cầu ở con những gì mà Người mong muốn.”
Ngài được gọi là Tiến sỹ của Hồng ân vì sự biến đổi kỳ diệu của Ngài khỏi tội lỗi để phụng sự mọi sự việc của Thiên Chúa. Ngài đã phục vụ giáo hội ở Phi châu nhiều năm với tư cách là giám mục của tình yêu chân chính. Mẹ Ngài, Thánh nữ Monica, không bao giờ ngưng nguyện cầu cho Ngài: một mẫu mực cao quý.
Những ai đam mê tội lỗi, xa lánh giáo hội hoặc những nguyên tắc đúng đắn, hoặc cặp bạn cặp bè với những người trái với luân thường đạo lý, có một tấm gương tuyệt vời từ con người vô vàn tội lỗi này đã trở nên thánh thiện. Ngài đã nhận thức được qua lời cầu nguyện, thay đổi tâm hồn và sự tác động thiêng liêng của Thánh Ambrose và những người xung quanh, chiếm lĩnh khả tín một cuộc sống của tình yêu và phục vụ hướng tới tha nhân thay thế một cuộc sống của tình yêu vị kỷ.
Thánh Augustine, 354 – 430, Tiến Sỹ của Hồng ân, Lễ Kỷ niệm 28 – tháng Tám
Bạn có cảm thấy khó khăn để giữ lòng mình được thuần khiết, tinh sạch và trong sáng? Có lẽ Giáo Hội thông qua những tác phẩm của Augustine có thể khai sáng bạn một cách minh định. Tuy Ngài đã sống cách chúng ta một thời gian dài, nhưng những chân lý của Ngài cũng như những thông điệp của các bậc thánh bắt nguồn từ Đức Ki-tô, tuy “xưa nhưng không cũ”
Thánh Augustine dạy rằng giữ lòng mình được thanh sạch đòi hỏi phải hết sức nghiêm túc đối với những người đã và chưa lập gia đình. Hằng ngày, những hình ảnh, biểu tượng yêu kiều, quyến rũ cứ liên tục đập vào mắt chúng ta khiến chúng ta say mê, thích thú. Chúng ta hãy đối mặt với nó, thiên Chúa đã tạo những điều thiện hảo, giữa những thứ ấy có thân xác con người.
Về phương diện giới tính, mặc nhiên có một sự hấp dẫn mãnh liệt giữa những người cùng hoặc khác giới. Nếu không là vậy, duyên cớ gì khiến người ta kết thân nhau, hẹn hò, và cảm nhận được giá trị hiện hữu của con người và cuối cùng đi đến hôn nhân.
Chúng ta không thể so sánh việc thánh Augustine đã chung sống với một phụ nữ ngoài giá thú qua nhiều năm mà có thể làm theo để mong khỏi bị lên án. Chúng ta phải để lương tâm của chúng ta và Giáo Hội trở thành sư hướng dẫn tối ưu. Và hãy nên nhớ rằng, Augustine, lúc đó, chưa được cải đạo và vẫn sống phóng túng không hề bị ràng buộc bởi những giá trị của Giáo Hội. Ngài sống vì mình chứ không phải vì Thiên Chúa. Ngày nay, khi đọc lại những tác phẩm của Ngài, chúng ta biết mình nên làm gì để có thể tránh được những mối hiểm họa, những cạm bẫy vô hình mà Thánh Augustine đã vấp phải.
Khát vọng trình dục là món quà của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Còn việc chúng ta điều khiển, chế ngự hay trải nghiệm mọi cảm giác thế nào về mặt tinh thần hay thể chất đều là những món quà để chúng ta đáp lại cho Người. Có lẽ bản năng tình dục mạnh mẽ gần như bản năng sinh tồn của con người. Chúng ta ai cũng cần được thuần khiết, trong sạch, bất kể là độc thân hay có vợ, có chồng. Giữ mình trong sạch không có nghĩa là phải sống độc thân. Trong sạch là một điều thiêng liêng. Chúng ta có quyền tạo những lối sống khác nhau, miễn sao giữ được sự thuần khiết, trong sạch và thánh thiện tùy theo lối sống của mình. Bất kỳ lối sống nào không trong sáng, không thuần khiết và không hướng thiện, thậm chí nó thỏa mãn được những lợi ích cá nhân, đều không làm đẹp lòng Thiên Chúa vì nó không dẫn đến sự thiên liêng, vị tha và lương thiện tràn đầy. Chúng ta không có cớ gì để lao vào thỏa mãn dục vọng cho dù điều đó chẳng phương hại đến bất kỳ ai. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa chính và tà. Chính là những việc làm theo ý của Thiên chúa. Người ban cho chúng ta quyền tự do để xác định Đúng – Sai mà hành động, nhưng chúng ta thường không để ý đến điều này – trừ khi nào bản thân chúng ta hoàn toàn chân thực, chính trực và thuần khiết.
Tuy giai đoạn của Augustine đạo đức con người bị suy đồi, nhưng rồi thời đại của chúng ta có hơn kém gì chăng? Người nào có được tấm lòng trong sạch, nhìn tạo vật bằng ánh mắt tinh tuyền tức là đang nhận được ân sủng của Thiên chúa. Người có thể ban phát món quà cao quý ấy ngay lâp tức, và cũng có thể đến phút cuối của một đời người vất vả đấu tranh. Món quà ấy, từ thân là một chiến thắng chủ yếu. Duy nhất với lời cầu nguyện, cung kính, kiên trung và những giới hạn đạo đức mà Giáo Hội răn dạy, hoặc Thiên Ý thì chúng ta mới có được một tâm hồn trong sạch, một trí tuệ minh mẫn và một thân thể lành mạnh.
Hôn nhân là để dành cho những ai muốn chia sẻ tình yêu thương, cuộc sống và cảm giác thể xác. Nó là một bí tích, một lễ ban phước duy nhất được cho đi và nhận lại đồng thời. Hầu hết moi người đều có thiên hướng kết hôn. Hôn nhân là món quà của tiếng gọi thiêng liêng. Nó thể hiện sự kết hợp bền bỉ giữa những cá thể, tượng trưng cho sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Sản phẩm của hôn nhân chính là sự ra đời của đứa con. Bởi vậy vợ chồng cần được giác ngộ trong việc sinh con cái. Về một đứa trẻ có ra đời hay không cũng đã có số phận định đoạt. Thiên Chúa biết rõ nhất. Chúng ta cần minh triết trong vấn đề này.
Khi người Do Thái nêu câu hỏi với Chúa Giê-su vì sao Moses cho phép tiến hành thủ tục ly hôn, Chúa Giê-su bảo họ rằng bởi vì sự vô tâm. Người giải thích và nói thêm rằng vào buổi sơ khai, Thiên Chúa có ý định tạo người đàn ông và người đàn bà là một, không thể tách rời nhau được. Nhưng sau đó Người buộc phải tách họ riêng ra do có những lý do ngoại lệ, như là bởi thói dâm dục. Chúa Giê-su bảo Phê-rô rằng những gì con người không thể thực hiện được nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì với Thiên Chúa, họ có thể thực hiện được.
Khi một người được ơn gọi để dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, người đó phải tuyên thệ giữ mình trong sạch. Độc thân là một trong những yêu càu phải có. Độc thân cũng là một món quà của Thiên Chúa, được cho và nhận một cách tự nhiên. Giáo Hôi coi trọng cả hai tình trạng hôn nhân và độc thân. Với cả hai, sự trong sạch đều được đề cao – và sự trong sạch đều phù hợp với cả độc thân lẫn hôn nhân. Sự trong sạch phải xuất phát từ tâm trí, khả năng sáng tạo và ký ức. Trong sạch còn thể hiện ở thái đô, sự nhận thức và ý định. Riêng thể xác được trong sạch chỉ là một hình thức. Vấn đề này được nói rõ và nhấn mạnh trong những giáo huấn của Giáo hội và những tiến sỹ. Trước kia đã có phát sinh những đề nghị về sự tùy chọn đối với vấn đề độc thân, nhưng Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã giải thích rõ và khi đó, Giáo Hội đã phủ nhận yêu cầu này.
Nhờ vào những giọt nước mắt và lời cầu nguyện của mẹ mình, Thánh nữ Monica cùng với lời thuyết giảng và sự dẫn dắt của Thánh Ambrose mà Augustine đã tìm được ân sủng và sự ưu ái nơi Thiên Chúa. Tuy vậy, trước khi đó Ngài phải nỗ lực. Ngài sẵn lòng đọc Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Đó là bài học cổ động mà chúng ta học tập trong lúc chúng ta cầu nguyện. Điều này đòi hỏi sư vâng lời, chịu lụy và cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận nhưng định hướng và lời khuyên bảo tinh thần. Augustine lãnh nhân hồng ân Thiên Chúa không phải đơn giản. Ngài đã tự cầu nguyện, cùng, và với những lời cầu nguyện, những giọt nước mắt, những cố công gắng sức từ những người bên ngoài. Giống như người mẹ và những góa phụ khác đã làm, Monica cũng đã có một ảnh hưởng về sự gieo mầm lớn lao cho sự cải đạo của con trai bà. Ân Chúa đến với chúng ta như một món quà thông qua lời cầu nguyện của chúng ta và của những người đứng bên ngoài. Tuy vậy, mỗi người chúng ta phải tự cầu nguyện cho mình trước.
Augustine lúc ấy luôn ở trong tình trạng bất ổn. Những người mà Ngài giao du đều hạn chế về mặt đạo đức. Ngài đã thừa nhận mình suy nghĩ và hành động phi đạo đức. Ngài đọc sách “xấu”. Điều này, khiến Ngài xa lánh Giáo Hội. Tội lỗi là một thứ xấu xa chết chóc. Các thói hư tật xấu của ngài khiến Ngài có thể tử đạo vì luân lý.
Sinh thời, Augustine rõ ràng quá tự phụ như bao thanh niên khác. Để làm rõ điều này, chúng ta thấy rằng Ngài đã sống trong một thời kỳ suy đồi đạo đức. Ngài xa lánh Giáo Hội, chịu tác động bởi những thói hư tật xấu. Cũng giống như thời đại ngày nay, những tác động trang lứa có thể dễ dàng làm xói mòn những chuẩn mực đạo đức. Khi ấy Augustine nói rằng Ngài chẳng thẹn gì so với chúng bạn vì những sự sa đọa của Ngài xem ra chưa bằng họ. Thậm chí Ngài còn bịa ra những việc mà mình chưa từng làm bao giờ để khỏi mang tiếng nhu nhược bởi sự ngây thơ trong trắng đáng chế nhạo.
Cùng với sự suy thoái về đạo đức ta thấy rõ niềm tin của Augustine cũng bị tuột dốc. Sánh như sự thuần khiết đối với Thiên Chúa, ánh mắt lệch lạc thường nhìn mọi thứ không nhận ra chân lý, và chối bỏ chân lý khi nhận ra chân lý. Đây là một điều đáng trách và thiệt thòi về mặt tâm linh, vì Thiên Chúa từ chối ban phát và rồi chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Là một tình trạng đáng sợ và không thể chấp nhận khi ta phủ nhận niềm hạnh phúc an lạc nơi Đấng Tối Cao.
Augustine cũng như bất cứ ai lầm lỗi, thưc hiện điều xấu xa, tạo thói quen thiếu lành mạnh, ở bất cứ thời đại nào đều phải trải qua những mức độ khác nhau của sự dung tục, bần tiện, hẹp lượng, quỷ quyệt, cố chấp, hận thù, ganh ghét, vô tâm và thiếu hẳn niềm tin trong sáng. Tất cả những thứ đó len lỏi vào lương tâm và nhận thức của con người tạo nên bi kịch, phiền muôn, chán chường, thái độ lệch lạc, bất hảo với đời rồi dẫn đến ý nghĩ thất bại, tuyệt vọng, cuối cùng đi đến cái chết. Đó là một vòng luân hồi nghiệt ngã. Nó bóp nghẹt, vùi dập số phận con người với những thứ xấu xa, độc ác một cách liên hoàn không thể tưởng. Nó khiến chúng ta ái ngại mỗi khi hồi tưởng đến sự hiện hữu của Cha trên Trời. Những cuộc đời bị mất hết niềm tin, bị vô minh ngự trị là những cuộc đời đáng thương nhất. Sự tàn nhẫn và cay cú của thảm kịch này là đương sự trở lại thành nô lệ của tội lỗi đeo bám dính chặt vào mình, không lối thoát mà cũng chẳng hay biết; nhưng phần nào đó họ cứ tưởng mình đang sống trong sự thanh thản, lạc quan. Quả là đáng sợ, chua xót khi sống mà như đã chết. Nếu có một từ nào thích hợp để mô tả nó, không thể khác hơn được, Địa Ngục!
Bởi vì thiếu tình yêu chân thành mà con người đã tạo ra nhiều nỗi khiếp sợ kinh hoàng cũng như thảm kịch suy đồi đạo đức và tâm linh. Điều này có thể làm cho chúng ta lo âu, bất mãn, buồn bực và rối ren – thay vì được sống trong trạng thái hân hoan và an bình với lòng nhân ái và đức hạnh sẵn có.
Trong trạng thái này, người ta thấy thật khó để nói rằng người ta lo buồn vì tội lỗi. Trong thực tế, người ta biện hộ tội lỗi như sự cần thiết, nhu cầu, hoặc một điều tất yếu. Nhờ có tội ta mới biết có ân huệ, và nhờ ân huệ ta mới biết đâu là tôi lỗi. Augustine là một người trên đường tìm lối thoát. Ngài vốn bị bế tắc như con sự tử bị nhốt trong cũi sắt khóa chặt không thể tự nhìn tâm hồn mình vì không điểm tựa và cũng không can đảm. Ngài vẫn âm thầm với nội tại, câm lặng trong tâm hồn của Ngài vì tội lỗi ngăn trở Ngài. Tội lỗi đã dẫn lối đưa đường để bạn tìm đến với ma quỷ, để tiếp tục làm tôi tớ, nô lệ cho hành động của chính mình trong ngục tù bởi sự lựa chọn của bạn trên trần thế. Cuối cùng, chỉ mình Thiên Chúa biết.
Vì tội lỗi, chúng ta không chỉ có thể chối bỏ chính mình mà còn xa lánh những người mà chúng ta yêu thương nhất. Nhà thần học Augustine đã xa lìa người mẹ xác thịt của mình, Thánh nữ Monica và xa lánh cả người mẹ tinh thần – Thiên Chúa. Ngài chỉ còn một mình, vướng mắc, loay hoay xoay xở. Ngài đến Rome để phổ biến tài hùng biện, rồi sau đó sang Milan. Chính nơi đây, ngài được gặp Thánh Embrose, vị linh mục được Thiên Chúa giao sứ mệnh kiềm tỏa để cảm hóa Augustine trở lại với đời sống tâm linh mãi mãi.
Không chỉ có Augustine được cảm hóa mà chính Ngái cũng nối tiếp sự nghiệp của tiền nhân để trở thành điểm tựa cho nhiều tiến sỹ thần học hậu sinh, trong đó có Thánh Teresa của Avila. Đơn cử, Thánh Teresa đã cảm động khi đọc tác phẩm nổi tiếng của Augustine, “Lời thú tội” (Confessions). Và đó là tác nhân khiến bà thay đổi đời sống hẹp hòi vốn dĩ của mình. (Vậy trong chúng ta còn có điều gì ti tiện nhỏ nhoi mà cản trở chúng ta trên bước đường hội nhập với Thiên Chúa chăng?) Teresa hiểu ra rằng Thiên Chúa đã Thiên chúa đã đi vào trái tim và linh hồn Augustine bằng ân sủng thiêng liêng. Và qua nhiều năm, ân sủng ấy đã làm thay đổi con người Augustine tử kẻ tội lỗi trở nên thánh thiện. Teresa cũng nhận ra rằng dù con người chúng ta tốt đẹp và thánh thiện đến đâu cũng đi từ lầm lỡ đến hoán cải trong suốt cuộc đời. Chúng ta phải nỗ lực và không có điểm dừng cho đến khi nào Thiên Chúa cho phép. Mỗi một ngày mới, chúng ta cũng cần đổi mới.
Các nhà thần học và những môn đệ danh tiếng của những tiên tri, Thánh Gio-an Tẩy Giả đều cho rằng, chúng ta phải loại bỏ nhiều thứ và rồi để Thiên Chúa ban thêm nhiều thứ cho chúng ta. Chúng ta cần ân huệ, cần đức hạnh và sự thánh thiện của cuộc sống. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự kiên trì, phải thay đổi tâm tính, sự hối lỗi vì đã không thể phục vụ nhiều hơn cho Thiên Chúa cũng như sám hối những lỗi lầm đã qua. Những ngày lễ kỷ niệm cho Phép Rửa đến ngay sau khi lễ kỷ niệm Thánh Augustine vào ngày 28 tháng Tám và không ngoài nhiều lý do.
Thánh Gio-an nhận được ân sủng của Thiên Chúa nhờ Maria trước lúc Ngài chào đời. Thánh Augustine muộn hơn. Lời cầu nguyện của Giáo Hội về ngày lễ kỷ niệm Thánh Augustine nói tôi sẽ hát lên về sự cứu rỗi của Ngài. Niềm vui của sự cứu rỗi là niềm vui khác lạ và chúng ta phải thừa nhận nó. Khi được hoán cải từ kẻ tội lỗi trở nên thánh thiên thì đó là ngày vui tuyệt diệu để vui mừng, tưởng niệm và hát khen. Những ai đã từng giũ được tội lỗi sẽ cảm nhận được điều đó, và sống trong sự tự do của Thiên Chúa. Đó là lý do mà Thánh Augustine tán thành câu nói: hãy yêu thương và sống theo cách bạn có thể. Người ta nói rằng những ai đã cảm nhận được ánh sáng tâm linh đều phải trải qua thời kỳ ảm đạm của tâm hồn. Điều này không sai, bất kỳ chúng ta đề cập đến sự ảm đạm tâm hồn hay thể xác.
So sánh Thánh Gio-an, con người thánh thiện này, Augustine, một con người tội lỗi lúc bấy giờ, theo cách nghĩ nào đó, đây là sự so sánh giữa cái siêu phàm và cái hài hước lố bịch. Nhưng dù sao, một khi đã dâng tình yêu lên Thiên Chúa, tất cả đều trở về thiên tính.Cũng khi Thiên Chúa ban cho ta trở thành thánh lúc hơi thở cuối cùng. Người đã chứng thực điều này qua tên trộm “nhân đạo”, Thánh Dismas. Ông đã chết bên cạnh Chúa Giê-su trên thập giá vào thứ Sáu Tuần Thánh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng Người đã phán với Dismas: “Từ nay, con sẽ ở cùng ta trên Thiên Đàng.”
Chúng ta cần hướng ánh mắt và tâm hồn của chúng ta nơi Chúa Giê-su đê gửi gắm đức tin của mình bất kể những tội ác, lỗi lầm và thiếu sót trước kia. Khi chúng ta củng cố đức tin của chúng ta hằng ngày hoặc được chết như Thánh Dimas, chúng ta cần phải nhân biết Chúa Giê-su. Người là Chúa Trời và là Đấng Cứu Độ của chúng ta, người mà đã phải chịu chết vì những hành vi của chúng ta. Người đã hiến dâng cuộc đời thuần khiết, tinh tuyền của mình cho cuộc đời đầy tội lỗi của chúng ta.
Hãy xem những dòng sau đây những gì mà đã được chắt lọc từ một cuốn sách hay nhất của Giám Mục Hippo: “Nhưng, khi tôi yêu Người, những gì làm tôi yêu? Không phải đường nét diễm kiều của thể xác, không phải những tiết điệu uyển chuyển dịu dàng, không phải nét rạng rỡ long lanh từ đôi mắt, không phải những giai điệu ngọt ngào của lời ca trong từng phong cách, không phải hương ngát tự muôn hoa và mỡ màng hương vị, không phải manna và mật ngọt, lại càng không phải là đôi tay để ôm ấp trong những cái ôm hôn nhục dục – với những thứ ấy, không làm cho tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa của tôi. Mà tôi phải yêu điều gì đó giống như một tia sáng, một giọng nói, một mùi hương, của ăn ấp ủ trong sâu thẳm thân xác tôi – nơi ấy một thứ ánh sáng miên viễn chiếu soi, và có những âm thanh không bao giờ tắt lịm, còn có mùi hương mà gió không thể mang đi, mùi vị mà thưởng thức qua rồi không ngao ngán và là nơi có sự gắn bó mà không có sự thỏa mãn nào lấp đầy và chia sớt được nó. Đó chính là điều tôi yêu, khi tôi yêu Thiên Chúa.” (Trích từ cuốn thứ 10 trong Confessions).
Augustine trở thành tín đồ Ki-tô giáo năm 33 tuổi. Năm 36 tuổi Ngài trở thành linh mục, và năm 41 tuổi làm giám mục. Ôi! Rõ ràng ảnh hưởng từ nguồn hứng khởi thuyết giảng, Ngài đã cầu nguyện, đọc và tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa. Những việc này rất ý nghĩa cho sự mở mang, phát triển tâm linh. Những nỗ lực và việc làm đó đã hoán cải mạnh mẽ thể xác và linh hồn Ngài. Nhiều người còn nhớ câu nói nổi tiếng mà Ngài đã thốt ra: “Đến bây giờ con mới biết yêu Người, Ôi Đấng Tạo Hóa, xa xưa mãi mãi vẫn còn mới mẻ.” Chúng ta không thể nào quên được những lời: “Tâm hồn chúng con chẳng lúc nào yên ổn, lạy Chúa, cho đến khi được yên nghỉ trong Người.”
Thánh Augustine hầu như được coi như là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Ki-tô giáo cổ điển và là nền tảng tư duy Tây phương. Dòng tu Ngài thành lập đã phổ biến đến 52 quốc gia trên thế giới.
Mỗi thân xác và linh hồn của chúng ta cần được trợ lực bởi ân sủng. Ân sủng không chỉ dành cho linh hồn. Thể xác cũng có những quy luật và thiên hướng của nó. Khi phạm phải lỗi lầm, chúng ta làm nô lệ và rồi lệ thuộc vào thân xác. Sau đó chúng ta bị lún sâu và chịu sự điều khiển của sự ham muốn thể xác hơn những gì mà linh hồn chúng ta cần. Chúng ta thường bị suy nghĩ và cảm xúc xen lẫn rối bời. Cuối cùng, chúng ta trở nên mất tự chủ với những gì chúng ta nghĩ chúng ta cần hơn với những gì mà Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta và mong đợi từ chúng ta.
Sau khi cải đạo Ngài được rửa tội và sống với cậu con trai 15 tuổi người mà Ngài hằng yêu quý. Tuy nhiên, con cậu trai của Ngài chẳng sống được bao lâu. Trước khi Augustine nghĩ đến việc trở thành một linh mục, Ngài sống khổ hạnh khoảng ba năm, hãm mình và cầu nguyện và thực hiện những hoạt động nhân đức. Nhờ biết chế ngự đam mê để đi tìm chân lý. Ngài mới có thể có đủ sáng suốt để phân biệt được “yêu để sống và sống để yêu.” Thực sự Ngài muốn cả hai. Nhưng Chúa Giê-su đã nói với Ngài và chúng ta rằng không thể chọn cả hai con đường. Và cho đến khi Augustine được dâng mình cho Chúa, Ngài mới tìm được ân sủng bội phần.
Những hướng đi của Thần Khí có tác động đến cảm xúc hơn những con đường của nhục thể vì nó quyến rũ, hứng khởi và đam mê con người từ sâu thẳm vô hình đối với độ sâu không thể dò phía bên kia những giấc mơ có thể của chúng ta. Thánh Thần của thiên Chúa thỏa mãn cho chúng ta với sự an bình và làm vui chúng bằng cảm xúc, thể lý và tâm lý. Vì sao? Vì quyền năng và khả năng vô biên của Thiên Chúa. Ngài có thể tác động đến chúng ta và thỏa mãn mọi cảm xúc và tình cảm của linh hồn và thể xác. Sức mạnh của Thần Khí là một vương quốc huyền bí nhưng thực tế và kỳ thú. Nó ở một nơi phồn vinh, tràn ngập êm ả và mê say, tưng bừng và hoan lạc đáng tận hưởng no nê thể xác và linh hồn. Nó ban cho chúng ta lòng nhân ái, niềm hân hoan, sự yên ổn và nhiều hồng ân khác mà Thần Khí lộng lẫy của Thiên Chuá sẻ chia.
Những ai ban phát tình yêu chân thực sẽ có được trái ngọt, con những ai chỉ biết yêu thương giả tạo sẽ thu về những trái đắng. Chúa Giê-su nói rằng qua xem xét quả chúng ta sẽ biết được ai như thế nào! Khát vọng dành cho Thiên Chúa sẽ sưởi ấm bạn trong an bình. Mọi khát vọng khác chỉ làm bạn nóng lên. Ngọn lửa này sẽ làm chúng ta khó chịu, bất mãn chốn trần gian nhưng lại là ngọn lửa sưởi ấm, thắp sáng một cuộc sống bất diệt và không thể nào tắt lịm. Bởi lẽ xa rời Thiên Chúa là nỗi đau không sao tả xiết so với bất kỳ sự đau đớn thể xác nào. Ngài yêu Thiên Chúa và mọi tạo vật mãnh liệt. Hồng ân đã cho phép Ngài phân biệt sự khác nhau và sự khác nhau đó bộc lộ và trút đầy cho Ngài hồng ân của Thiên Chúa.
Sự cải đạo của Ngài thật thú vị, kịch tình và bộc phát đến nỗi làm lu mờ và giảm đến mức tối thiểu vai trò giám mục xuất chúng của Ngài tại Hippo, Phi châu trong vòng 35 năm.
Tấy cả mọi người, đều cần sự cảm hóa. Việc này diễn ra liên tục, nhẹ nhàng đối với người này, và có thể là kịch tính đối với người kia. Chúng ta phải trả giá bằng sự bất tiện nào đó hoặc một vài nguyên nhân nào đó, và đôi khi phải đánh đổi cả sự sống của chúng ta. Thiên Chúa thử thách chúng ta tùy theo sự nhẫn nại và lòng khoan dung của mỗi người.
Với tư cách giám mục, Thánh Augustine đã dàn xếp tranh cãi của Pelagain về việc phủ nhận học thuyết tội nguyên thủy. Theo học thuyết này, Ơn Chúa không cần thiết cho sự cứu rỗi. Thiết nghĩ, thánh Augustine, “Tiến Sỹ của Hồng Ân”, thiếu gì những những khoan hồng nữa? Cũng như những tiến sỹ thuộc thế hệ trước, Ngài đẩy lùi sự phản đạo, các học thuyết ngụy tạo và những sai lầm như của Manecheans và Donatists bằng những tác phẩm kiệt suất cùng đời sống thánh thiện của Ngài.
Một sự đánh dấu khác nữa và cũng là bài học tối quan trọng cho chúng ta có thể học được qua sự cống hiến vĩ đại của Thánh Augustine, đó là sự phản đối hình phạt tử hình. Đây là một vấn đề nhức nhối của thời đại mà chúng ta được nghe tranh cãi hàng ngày ở khắp nơi và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Dù còn tại thế hay tạ thế, khát vọng thiêng liêng của Thánh Augustine cũng dành cho Thiên Chúa và nhân loại. Di sản của Ngài là tất cả những hồng ân mà nhờ đó, những ai lầm lỗi có thể cầu nguyện để được thành thánh. Ngài vẫn thường khuyến khích chúng ta đọc vá lắng nghe Kinh Thánh, và hơn hết là thành tâm cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân. Dẫu tội lỗi chúng ta có chồng chất đến đâu thì ở Thên Chúa vẫn giàu lòng vị tha thương sót. Thiên Chúa lúc nào cũng sẵn lòng ban tặng ân sủng đến chúng ta, cũng như Thánh Augustine – một giám mục, tiến sỹ Hội Thánh, nhưng lại càng ưu tiên đối với người tội lỗi.
Augustine, một người cải đạo theo Thiên Chúa giáo, một học giả, tiến sỹ Hội Thánh và là nhân vật trọng yếu của lịch sử Thiên Chúa giáo, Ngài đã qui tụ được đoàn thể có đời sống tâm linh, cầu nguyện, tu học tại Tagaste (nay là Suok Ahras, Algeria) năm 388. Sauk khi thụ phong năm 391, Ngài thành lập một tu viện dành cho thường dân. Và năm 395 cho các giáo sỹ tại Hippo Regius (nay là Annaba, Algeria). Sau đó Ngài phát thảo ra Quy Luật của Cuôc Sống (Rule of Life). Những thế kỷ sau đó, vào ngày 16 tháng Mừơi Hai, năm 1243 Đức Thánh Cha Innocent IV mời gọi một số cộng đồng ẩn sỹ từ Tuscany thành lập một dòng tu riêng dựa trên Chuẩn Mực của Thánh Augustine phát thảo. Đến tháng Ba năm 1244, hiệp hôi này được chính thức công bố, đánh dấu sự khởi đầu dòng tu của Thánh Augustine.
Hiện có rất nhiều kinh sách viết về đế tài ân sủng của thiên Chúa. Vì sao Augstine được công nhận là Tiến sỹ của Hồng ân? Chỉ có Thiên Chúa mới biết rõ. Có lẽ do lấy lại niềm tin nơi Thiên Chúa, và tranh đấu cùng việc mô tả sinh động về những nỗ lực của Ngài. Khi sinh ra chúng ta vốn mang tội thuôc bản tính Con Người, không như lúc chúng ta còn sống ở “vườn địa đàng”, mà đang ở trạng thái “vô thập toàn”. Chúng ta có thiên hướng bướng bỉnh, bât tuân và chống đối. Nếu như điều này xảy đến với các thiên thần, thì cớ gì mà con ngừơi chúng ta, đang sống trong thời kỳ thử thách của Thiên Chúa mà có thể khác được? Nói cho cùng, không có ơn Chúa chúng ta không hoàn thiện được. Tất cả chúng ta đều được sinh ra để rồi phải chết đi. Đó là hình phạt của sự đền tội. Tội lỗi là cuộc đời không có Thiên Chúa, bởi nó đã chết về mặt tâm linh. Nó đáng sợ bởi nó đã làm cho chúng ta xa lánh Thiên Chúa. Sự khác nhau giữa chúng ta và các thiên thần là chúng ta có thêm một cơ hội nhờ vào lòng vị tha và lời cầu nguyên của Đấng Cứu Thế sau khi chúng ta bị trục xuất khỏi “vườn địa đàng”. Chúa Giê-su đã hủy diệt tội lỗi và cái chết.
Chúng ta càng tin vào ơn ban Thiên Chúa thì sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đối với chúng ta càng bao la bấy nhiêu. Nhiều người cho rằng mình quá tồi tệ không thể nào quay về cùng Thiên Chúa. Nhưng chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất công bình. Bất có ai hướng thiện đều có một cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta có quyền chọn lựa cuộc sống này hoặc chối bỏ nó vì chúng ta được phép tự do chọn lựa. Chúng ta có đầy đủ những món quà từ Thiên Chúa cho phép chúng ta hiểu biết về Đấng Sáng Tạo ra mình. Thế nhưng bản tính loài người lại dễ dàng sa ngã và yếu đuối đáng thương khi thiếu ơn Thiên Chúa. Bởi lẽ, mỗi ngày qua đi chúng ta cần nên tinh tấn hơn. (Chúng ta biết làm gì để chúng ta khiêm nhường.) Chúng ta cũng nên biết chắc rằng việc Đấng Cứu Thế muốn chúng ta tin tưởng và đón nhận sự tế độ thiêng liêng sẽ luôn đến với những ai lầm lạc chứ không phải chỉ đến với những ai lương thiện.
Đấng Cứu Thế của nhân loại ban phát ân sủng toàn vẹn nhất. Đây là thứ mà Thánh Augustine đã cầu xin và được lãnh nhận. Chúng ta cũng có đủ cơ hội giống như vậy. Chúng ta có thể van xin, kêu gọi, thỉnh cầu Thiên Chúa cứu vớt chúng ta trong những lúc yếu mềm sa ngã. Chúng ta có thể không được công nhận tiến sỹ vinh dự như Thánh Augustine, nhưng chúng ta đều được ban tặng ân huệ để thay đổi bản tính vốn có và trở về với Thiên Chúa. Chúng ta có sự chọn lựa ngang bằng với các thiên thần. Hãy biết chọn lựa sáng suốt và để ơn Chúa soi sáng chúng ta, cho dù đang ở đâu, vì sao và đã bao lần chúng ta đánh mất ân huệ của Người. Đây là lý do Giáo Hội phổ biến bí tích hòa giải đến chúng ta. Khi chúng ta hào hợp với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta được cứu rỗi. Lại một lần nữa, lời nguyện cầu của Giáo Hôi ca ngợi đề tài: “Hát cứu độ.” Ngay cả Chúa Giê-su, chính Người cũng nhắc đi nhắc lại điều này khi nhắc về niềm vui của con người tội lỗi được cải đạo trong số 99 người thiện hảo xung quanh.
Chúa đến với Augustine cũng như Người muốn đến với mỗi chúng ta bằng một cứu cánh thiêng liêng. Không khác gì Augustine, chúng ta đôi lúc cuồng nhiệt và bấn loạn. Chúng ta giận dữ, chúng ta tị hiềm hay trở nên lười biếng, chậm chạp. Một số người trong chúng ta tham thực hay hưởng thụ thái quá. Ham muốn dục vọng và ham mê ăn uống, nếu không được lưu tâm và thanh lọc, sẽ hủy diệt chúng ta. Như một bài hát nổi tiếng đã phô diễn, hồng ân chợt đến là hồng ân đích thực:
“Thruoght many dangers, toils and snare I hve already come;
‘tis grace hac brought me safe thus far, and grace will lead me home.
When we’ve benn there (heaven) ten thousand years bright, shining as the sun,
We’ve less days to sing God’ praise than when we first begun.”
(Qua bao gian nan, cay đắng rồi cạm bẫy một thời;
Đó là hồng ân mang ta đến yên bình đích thực bấy lâu, và dẫn ta trở lại bên Người.
Nhớ lúc đó mấy ngàn năm qua tựa soi sáng ánh hồng,
Tôn vinh Chúa con mãi reo vang lời hát ngợi khen tự ngàn đời.)
Augustine là Tiến sỹ của Hồng ân nhưng có lẽ số người nhận được ân sủng như Ngài lại ngoài sức tưởng tượng của chúng ta bội lần vì Thiên Chúa luôn sẵn dành lòng vị tha và thương yêu vô bờ bến bằng cứu cánh thiêng liêng. Tự nhận lỗi lầm, tự vấn lương tâm và không che giấu những thất bại của mình thì đó đích thực là con đường đi đến một cuộc sống bình yên và hoan lạc. Augustine và các vị tiến sỹ khác đều nhắc đi nhắc lại điều này và khuyến khích chúng ta phải luôn khiêm nhường, sống trung thực và hằng ngày cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Cũng như những tiến sỹ khác, Thánh Augustine xác định rằng Maria là mẹ của Giê-su “thậm chí với linh hồn hơn với thể xác”. Maria được tràn đầy ơn phúc và những tiến sỹ Hội Thánh đều cho rằng Bà là Mẹ Thiên Chúa.
Ở phương Tây, thánh Augustine xuất hiện là người Cha và là Tiến sỹ Hội Thánh đầu tiên và là người đã khẳng định rằng Mẹ Maria đã tuyên thệ về sự đồng trinh. Bà đã thai sinh Đấng Cao Trọng. Giáo Hội tạo ra chúng ta. Maria liền trước Giáo Hội về mặt này. Tất cả những tín đồ trung thành Ki-tô giáo đều chia sẻ tình mẫu tử tinh thần của Giáo Hội qua việc tự dâng hiến trọn lòng mình cho Thiên Chúa. Mỗi một sự dâng hiến trinh nguyên, của mọi giới tính, kết hôn hay độc thân, nam hay nữ, có thể trải nghiệm tình mẫu tử tinh thần sai trái ngọt này.
Mẹ Thiên Chúa là cả hai vừa là chị vừa là mẹ chúa Giê-su. Chúa Giê-su cũng nói y như vậy. Tất cả đều ở trong Tin Mùng. Theo một cách hiểu khác, nếu Mẹ Maria là môn đệ của Chúa Giê-su sẽ lại thích hợp hơn. Sự chúc phúc của đức tin là sự siêu việt đối với sự chúc phúc của tình mẫu tử.
Theo Thánh Augustine, một nhân đức khác của Maria là sự nhu mì và khiêm nhừng cao cả. Bà đã thể hiện phẩm hạnh và nghĩa cử cao đẹp của mình thông qua Tin Lành cùng cuộc đời ẩn dật của Bà. Điều này đặc biệt thể hiện qua tuổi thanh xuân của Bà ở đền thờ qua hôn nhân, qua Lễ Truyền Tin, qua việc tìm thấy Chúa Giê-su trong đền thờ và qua tiệc cưới Canna. Khi đọc và suy ngẫm những Tin Mừng ta thấy Maria luôn khiêm cung bản thân mình thật thấp hơn tự nó. Bà đã từng là người hầu, người giúp việc, môn đệ và là một tín đồ xuất sắc. Augustine nói rằng Mẹ Maria trong trắng khiết trinh, không được biết đến và cũng không được người đương thời sủng ái. Thiên Chúa định cho Bà dần dần hiện thân. Trong suốt thế kỷ này, Mẹ Maria đã và đang đến thăm chúng ta không biết bao lần, vô điều kiện.
Augustine cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa không cần một người phụ nữ để cho chúng ta để có một Giê-su bằng xương bằng thịt. Khi Thiên Chúa tạo ra người đàn ông đầu tiên, Người đã không cần phải có người đàn bà. Vì Người được tạo ra mà không cần phải có sư kết hợp nào của đàn ông. Người đã được sinh ra bởi Mẹ Maria để nói lên tình yêu thương vô bờ, không phân biệt của Người dành cho tất cả. Sự hiện thân của Thiên Chúa đã tôn vinh cả hai giới tính. Thông qua người đàn bà, phẩm độc được truyền qua người đàn ông để dụ dỗ họ. Điều này cùng dễ dàng có thể quay ngược lạ. Đó là chuyện bình thường. Sự cứu rỗi đến với người đàn ông có thể từ người đàn bà tạo ra họ dưới ơn Thiên Chúa.
Maria là Mẹ của hồng ân, là người ban phát ân huệ và là người mẹ nhân từ của Giê-su, của Augustine và của mỗi chúng ta. Ảnh hưởng của Đức Mẹ và ân sủng của Thiên Chúa đã đến với giám mục xứ Hippo. Quyền năng và ơn Chúa, nhờ Mẹ Maria, đã được ban đến Augustine. Bà tiếp tục sứ mệnh này đối với mỗi người chúng ta trước Thiên Chúa. Bà sẽ thường xuyên lên tiếng để chúng ta có được Thiên ân khi chúng ta cầu nguyện, khẩn thiết nài van.
Augustine không chỉ là nhà thần học chân chính vĩ đại của Tây phương, Ngài hẳn còn là một trong những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ngài có một sự cảm thông sâu sắc với mọi cảnh ngộ của con người. Và cảm nhận được khát vọng mãnh liệt của họ đối với Thiên Chúa. Ngài là người phát ngôn của chúng ta. Chúng ta có thể lên tiếng như Augustine rằng: “Cho đến bây giờ con mới biết yêu Người, ôi Đấng Tạo Hóa – xa xưa mà vẫn hằng mới mẻ.”
Khi mà tình yêu của tâm hồn đã được đan kết với lối sống thực tế và thói quen hằng ngày của Augustine, Ngài nói: “Hãy yêu thương và làm những gì bạn có thể.” Khi và chỉ khi đó, vị giám mục thánh thiện này mới phân biệt được giữa “yêu để sống và sống để mà yêu.” Tình yêu thiêng liêng của Augustine dâng lên Thiên Chúa tự nó cũng hóa thành tình yêu thuần khiết ban tặng cho muôn loài. Ngài đã trích lời Kinh Thánh nói với mọi ngừơi: “Các bạn cũng là thánh.” Ngài chuẩn bị trọn vẹn hành trang cho chúng ta bằng việc khuyên bảo chúng ta hãy yêu Thiên Chúa và muôn loài một cách vô vi. Augustine cũng được xem là Tiến sỹ của những Tiến sỹ hoặc là Bậc Thầy của những Tiến sỹ. Khi chúng ta được ân sủng của Thiên Chúa, trở thành Tiến sỹ Hồng ân, chúng ta sẽ được biết – cũng như vị giám mục xứ Hippo đã nhận biết, rằng tình yêu của Thiên Chúa là vô bờ, vô biên. Fr.Christoper, người có tên trong nguồn tư liệu cho chúng ta biết bạn của Augustine là Pisidius, nhà viết tiểu sử, đã nói rằng chúng ta có thể hiểu thêm về Thánh Augustine từ những điều Ngài đã thể hiện và thực hiện cho Thiên Chúa, hơn những gì Ngài đã để lai qua những tác phẩm của mình.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh tích Thánh Don Bosco sẽ đến San Francisco, California
Tiền Hô
08:54 24/08/2010
San Francisco, CA, ngày 24 Tháng Tám năm 2010 (CNA) - Thánh tích của Thánh Gioan Bosco sẽ dừng lại ở San Francisco vào ngày Thứ Bảy, 11 Tháng Chín sắp tới đây. Kế hoạch này nằm trong chương trình cung nghinh trên toàn thế giới, nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh của của vị thánh bảo trợ cho giới trẻ và sinh viên.
Một phần xương cánh tay phải của Thánh Don Bosco được đặt trong một cái hòm 1.800 pound, và sẽ được đưa tới Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô ở San Francisco từ Tijuana, Mexico, theo một thông cáo báo chí của nhà thờ.
Tiếp nhận thánh tích sẽ do một đội bảo vệ danh dự, bao gồm các thành viên của Hiệp sĩ Malta, Hiệp sỹ Columbus, Hiệp sĩ Mộ Thánh, Ty Cứu Hỏa San Francisco và Ty Cảnh sát San Francisco.
Thánh tích sẽ được rước đến lúc 11:30, và nhà thờ sẽ mở cửa tất cả các đêm Thứ Bảy để các tín hữu đến tôn kính. Ngày Chúa Nhật, 12 Tháng Chín, sẽ có năm Thánh Lễ tại nhà thờ, để nhấn mạnh khía cạnh cụ thể về sứ vụ của Thánh Don Bosco: [1] một mẫu gương phục vụ, [2] một tông đồ cho giới trẻ, [3] một nhà truyền giáo đến với thế giới, [4] một mẫu gương thánh thiện, và [5] một người trung thành với vương quốc.
Thánh Don Bosco đã thành lập Dòng Salêdiêng để rao giảng và phục vụ những trẻ mồ côi và những ai bị cuộc cách mạng công nghiệp tước đoạt. Ngài được công nhận là vị bảo trợ cho giới trẻ, thiếu niên Mexico, các bé trai, học sinh, thực tập viên, người lao động, và biên tập viên.
Thánh nhân được tôn kính đặc biệt ở Mỹ Latinh, tin tức về chuyến cung nghinh thánh tích ngài "đã tạo ra sự ủng hộ đáng ghi nhận, đặc biệt là trong những người gốc Latinh tại Khu vực Vịnh San Francisco”.
Nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là nơi đầu tiên mà Dòng Salêdiêng thiết lập sự hiện diện của mình tại Bắc Mỹ, nhưng không có nhiều tu sĩ Salêdiêng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ lại phục vụ với một vai trò quan trọng ở các quốc gia khác. Vì những việc làm này của dòng mà thánh tích của người sáng lập Dòng Salêdiêng đã được đón nhận ở một số quốc gia bởi chính các quan chức của chính phủ như Tổng thống của Nicaragua và Honduras.
Thánh tích đã viếng thăm Argentina, Brazil, Venezuela, Panama, El Salvador, Bolivia, Guatemala và Mexico. Ngày nay, các tu sĩ Salêdiêng đứng thứ 3 trong những hội dòng lớn nhất của Giáo hội Công giáo, với hơn 20.000 thành viên tại 130 quốc gia. Các Nữ tu Salêdiêng, hay còn được gọi là Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, lớn thứ hai trong các dòng tu nữ, với 14.000 thành viên tại 89 quốc gia.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/don-bosco-relics-to-stop-in-san-francisco/)
Một phần xương cánh tay phải của Thánh Don Bosco được đặt trong một cái hòm 1.800 pound, và sẽ được đưa tới Nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô ở San Francisco từ Tijuana, Mexico, theo một thông cáo báo chí của nhà thờ.
Tiếp nhận thánh tích sẽ do một đội bảo vệ danh dự, bao gồm các thành viên của Hiệp sĩ Malta, Hiệp sỹ Columbus, Hiệp sĩ Mộ Thánh, Ty Cứu Hỏa San Francisco và Ty Cảnh sát San Francisco.
Thánh tích sẽ được rước đến lúc 11:30, và nhà thờ sẽ mở cửa tất cả các đêm Thứ Bảy để các tín hữu đến tôn kính. Ngày Chúa Nhật, 12 Tháng Chín, sẽ có năm Thánh Lễ tại nhà thờ, để nhấn mạnh khía cạnh cụ thể về sứ vụ của Thánh Don Bosco: [1] một mẫu gương phục vụ, [2] một tông đồ cho giới trẻ, [3] một nhà truyền giáo đến với thế giới, [4] một mẫu gương thánh thiện, và [5] một người trung thành với vương quốc.
Thánh Don Bosco đã thành lập Dòng Salêdiêng để rao giảng và phục vụ những trẻ mồ côi và những ai bị cuộc cách mạng công nghiệp tước đoạt. Ngài được công nhận là vị bảo trợ cho giới trẻ, thiếu niên Mexico, các bé trai, học sinh, thực tập viên, người lao động, và biên tập viên.
Thánh nhân được tôn kính đặc biệt ở Mỹ Latinh, tin tức về chuyến cung nghinh thánh tích ngài "đã tạo ra sự ủng hộ đáng ghi nhận, đặc biệt là trong những người gốc Latinh tại Khu vực Vịnh San Francisco”.
Nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô là nơi đầu tiên mà Dòng Salêdiêng thiết lập sự hiện diện của mình tại Bắc Mỹ, nhưng không có nhiều tu sĩ Salêdiêng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ lại phục vụ với một vai trò quan trọng ở các quốc gia khác. Vì những việc làm này của dòng mà thánh tích của người sáng lập Dòng Salêdiêng đã được đón nhận ở một số quốc gia bởi chính các quan chức của chính phủ như Tổng thống của Nicaragua và Honduras.
Thánh tích đã viếng thăm Argentina, Brazil, Venezuela, Panama, El Salvador, Bolivia, Guatemala và Mexico. Ngày nay, các tu sĩ Salêdiêng đứng thứ 3 trong những hội dòng lớn nhất của Giáo hội Công giáo, với hơn 20.000 thành viên tại 130 quốc gia. Các Nữ tu Salêdiêng, hay còn được gọi là Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, lớn thứ hai trong các dòng tu nữ, với 14.000 thành viên tại 89 quốc gia.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/don-bosco-relics-to-stop-in-san-francisco/)
Lý do thầm kín về những ảo tưởng của Obama?
Trần Mạnh Trác
11:51 24/08/2010
Roma, 24-8-2010: Sau nhiều lần thay đổi luận điệu để xoa dịu dư luận của Tổng Thống Obama, người ta bắt đầu có cái nhìn nghi ngở về lòng thành thực của ông ta. Gần đây lời phát biểu ủng hộ việc xây cất một trung tâm Hồi Giáo gần Ground Zero ở New York City và những lời cải chính sau đó, làm cho những nhà phân tích phải đặt lại những hiểu biết về những viễn kiến thực sự của vị tổng thống Hoa Kỳ này, nhất là những gì liên quan đến niềm tin tuởng. Nhà bình luận và học giả Sandro Magister của Vatican đã kết luận vị lãnh đạo của Hoa Kỳ là một trường hợp "đầy mâu thuẫn "
Magister viết "Dù cho báo chí đã có một ngày thỏai mái mà tha hồ chỉ trích Obama về viểc thay đổi ý kiến như chong chóng của ông ta, nhưng đó chỉ là một việc mới nhất trong một chuỗi dài những bản án cho rằng ông ta ông không có trí phán đóan."
Với tựa đề "Có một tiên tri lạ trong tòa Bạch Cung," viết ngày 23 tháng 8 trong cột ý kiến của tờ báo L'Espresso, Magister nêu ra những phát biểu gần đây của vị tổng thống để phân tích những gì được xem như là những mâu thuẫn sâu sắc và nhiều phiền hà, qua những lời hùng biện của ông.
"Ngày nay Obama là một điều bí ẩn đối với Giáo Hội Công Giáo," Magister cho biết thêm rằng tình cảm của các nhà lãnh đạo Công giáo đối vời Tổng thống Obama là rất khác biệt, một bên thì ủng hộ ông ta cách "nhiệt tình' và một bên khác thì "lên án không thương tiếc"
Nhà phân tích của Vatican sau đó chứng minh cái mà ông xem như là một ví dụ rõ ràng "của mâu thuẫn về tin tưởng của Tổng thống Obama", Obama đã trích dẫn nhà thần học Tin lành Reinhold Neibuhr của thế kỷ 20 là nguồn cảm hứng của mình.
Neibuhr là "một người ngưỡng mộ và diễn giải lý thuyết của thánh Augustine", Neibuhr chủ trương "đặt lợi ích quốc gia làm ưu tiên và giữ sự cân bằng quyền lực là những việc phải làm cho một nhân loại đang sâu sắc chìm đắm trong sự dữ."
Nhà thần học Tin lành cũng cho rằng "Nền dân chủ chỉ là 'một giải pháp tạm thời để giải quyết những vấn đề nan giải,'" và lời cầu nguyện nổi tiếng của ông là: "Lạy Đức Chúa Trời, hãy cho tôi sự thanh thản để chấp nhận những điều tôi không thể thay đổi.'"
"Rõ ràng những tư tưởng đó đối nghịch với hằng hà xa số những lời "cứu tinh" mà Obama đã phát biểu, ông tuyên bố liên tục về sự ra đời của một "thời đại mới, ' của một ' bắt đầu mới, 'của một ' tuổi của hòa bình, " của một thế giới được chuộc lại bởi vì 'Có, chúng ta có thể.' ('Yes, we can.') "
Trích dẫn George Weigel, sử gia của các giáo hoàng, Magister giải thích rằng "Viễn kiến của Obama là 'một ví dụ hoàn hảo của một loại triết lý không tưởng đối nghịch với tư tưởng của Neibuhr, là người có ý thức sâu sắc về sự mong manh của lịch sử và năng lực tự hủy hoại của con người, đã từng xẩy ra trong 30 năm về trước. '"
Các phương tiện truyền thông cũng đưa tin Tổng thống Obama đã trích dẫn Joachim of Fiore, là một thày dòng dị giáo của thế kỷ 13, trong bài phát biểu của mình, nhưng thực sự Obama không bao giờ nêu tên Fiore, đây chỉ là một tin vịt để tạo ra tranh cãi.
Mặc dù thực tế Obama không bao giờ nêu tên thày dòng Fiore, nhưng "những lời hùng biện của Obama đã phản ánh quan hệ thày trò với Joachim of Fiore," Magister nói thêm.
Là một thày dòng sống ở thế kỷ 13, ông nói tiên tri về một "thời đại của Chúa Thánh Linh theo sau hai thời đại trước là của Chúa Cha và của Chúa Con, thời đại thứ ba này là thời đại dứt khoát của hòa bình, công lý, của một nhân loại không có phân chia, ngay cả giữa các tôn giáo."
Magister lưu ý rằng "Những tương đồng về trí tuệ giữa Obama và Joachim of Fiore đã phát lộ rõ ràng trong năm 2008 khi vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ đã lập lại những lời của Fiore ba lần trong các bài phát biểu quan trọng của chiến dịch bầu cử. "
"Mặc dù 'thời đại mới' của Joachim of Fiore đã không đến trong năm 1260, là năm Fiore đã tiên tri," Magister kết luận. "Nhưng ước mơ vẫn còn. Và ngày hôm nay Obama lại rao giảng nó trong cương vị là người có quyền lực nhất thế giới. "
Magister viết "Dù cho báo chí đã có một ngày thỏai mái mà tha hồ chỉ trích Obama về viểc thay đổi ý kiến như chong chóng của ông ta, nhưng đó chỉ là một việc mới nhất trong một chuỗi dài những bản án cho rằng ông ta ông không có trí phán đóan."
Với tựa đề "Có một tiên tri lạ trong tòa Bạch Cung," viết ngày 23 tháng 8 trong cột ý kiến của tờ báo L'Espresso, Magister nêu ra những phát biểu gần đây của vị tổng thống để phân tích những gì được xem như là những mâu thuẫn sâu sắc và nhiều phiền hà, qua những lời hùng biện của ông.
"Ngày nay Obama là một điều bí ẩn đối với Giáo Hội Công Giáo," Magister cho biết thêm rằng tình cảm của các nhà lãnh đạo Công giáo đối vời Tổng thống Obama là rất khác biệt, một bên thì ủng hộ ông ta cách "nhiệt tình' và một bên khác thì "lên án không thương tiếc"
Nhà phân tích của Vatican sau đó chứng minh cái mà ông xem như là một ví dụ rõ ràng "của mâu thuẫn về tin tưởng của Tổng thống Obama", Obama đã trích dẫn nhà thần học Tin lành Reinhold Neibuhr của thế kỷ 20 là nguồn cảm hứng của mình.
Neibuhr là "một người ngưỡng mộ và diễn giải lý thuyết của thánh Augustine", Neibuhr chủ trương "đặt lợi ích quốc gia làm ưu tiên và giữ sự cân bằng quyền lực là những việc phải làm cho một nhân loại đang sâu sắc chìm đắm trong sự dữ."
Nhà thần học Tin lành cũng cho rằng "Nền dân chủ chỉ là 'một giải pháp tạm thời để giải quyết những vấn đề nan giải,'" và lời cầu nguyện nổi tiếng của ông là: "Lạy Đức Chúa Trời, hãy cho tôi sự thanh thản để chấp nhận những điều tôi không thể thay đổi.'"
"Rõ ràng những tư tưởng đó đối nghịch với hằng hà xa số những lời "cứu tinh" mà Obama đã phát biểu, ông tuyên bố liên tục về sự ra đời của một "thời đại mới, ' của một ' bắt đầu mới, 'của một ' tuổi của hòa bình, " của một thế giới được chuộc lại bởi vì 'Có, chúng ta có thể.' ('Yes, we can.') "
Trích dẫn George Weigel, sử gia của các giáo hoàng, Magister giải thích rằng "Viễn kiến của Obama là 'một ví dụ hoàn hảo của một loại triết lý không tưởng đối nghịch với tư tưởng của Neibuhr, là người có ý thức sâu sắc về sự mong manh của lịch sử và năng lực tự hủy hoại của con người, đã từng xẩy ra trong 30 năm về trước. '"
Các phương tiện truyền thông cũng đưa tin Tổng thống Obama đã trích dẫn Joachim of Fiore, là một thày dòng dị giáo của thế kỷ 13, trong bài phát biểu của mình, nhưng thực sự Obama không bao giờ nêu tên Fiore, đây chỉ là một tin vịt để tạo ra tranh cãi.
Mặc dù thực tế Obama không bao giờ nêu tên thày dòng Fiore, nhưng "những lời hùng biện của Obama đã phản ánh quan hệ thày trò với Joachim of Fiore," Magister nói thêm.
Là một thày dòng sống ở thế kỷ 13, ông nói tiên tri về một "thời đại của Chúa Thánh Linh theo sau hai thời đại trước là của Chúa Cha và của Chúa Con, thời đại thứ ba này là thời đại dứt khoát của hòa bình, công lý, của một nhân loại không có phân chia, ngay cả giữa các tôn giáo."
Magister lưu ý rằng "Những tương đồng về trí tuệ giữa Obama và Joachim of Fiore đã phát lộ rõ ràng trong năm 2008 khi vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ đã lập lại những lời của Fiore ba lần trong các bài phát biểu quan trọng của chiến dịch bầu cử. "
"Mặc dù 'thời đại mới' của Joachim of Fiore đã không đến trong năm 1260, là năm Fiore đã tiên tri," Magister kết luận. "Nhưng ước mơ vẫn còn. Và ngày hôm nay Obama lại rao giảng nó trong cương vị là người có quyền lực nhất thế giới. "
Các Giám Mục Chi-lê tạ ơn Chúa vì đã giữ thợ mỏ được an toàn
Paul Minh Nhật
18:34 24/08/2010
Santiago, Chile, 24.08.2010. (CNA) Vào hôm Chúa Nhật vừa qua, hội đồng giám mục Chi-lê vui mừng khi nghe tin rằng 33 thợ mỏ gặp nạn trong một vụ sập hầm mỏ đồng từ hôm mồng 5 tháng 8 đang còn sống và trong tình trạng tinh thần tốt.
Chủ tịch hội đồng giám mục Chi-lê, ĐGM Alejandro Goic Karmelic, đã ra một thông báo ngắn gọn sau khi nghe tin đó. Ngài lưu ý rằng "sự sống của 33 thợ mỏ tại Atacama… nên làm chúng ta được đổ đầy bởi sự hy vọng. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui với rất nhiều anh chị em tại Chi-lê và khắp nơi trên thế giới, những người đang vui mừng vì niềm hân hoan được sống này."
ĐGM Goic nói thêm rằng "chúng ta cám tạ Chúa vì tình yêu của ngài được thực hiện thông qua công trình tạo dựng trong những cách thức phi thường."
ĐGM đã cảm ơn các tín hữu Chi-lê vì những lời cầu xin cho việc giải cứu các thợ mỏ được thành công. Ngài lưu ý rằng tai nạn này nên được sử dụng có tính cách xây dựng để cải thiện các quy định về an toàn cho những người làm việc trong những môi trường nguy hiểm…
Gửi lời đến các thợ mỏ, những người sẽ và đang tiếp nhận lương thực và nước uống qua những ống nhựa những thứ để đưa các thứ kia vào bên trong, ĐGM Goic nói người dân Chi-lê dâng lên "sự gần gũi và bảo đảm trong lời cầu nguyện rằng Chúa Thánh Linh đang tăng cường sức mạnh cho họ trong thời điểm này."
"Và chúng tôi xin tất cả những ai tin tưởng vào Đức Ki-tô tiếp tục cầu xin sự nhân từ của Chúa Cha trong những ngày tới để công việc giải cứu được kết thúc thành công," ĐGM nói.
Theo như Liên Hiệp Báo Chí, công việc giải cứu các thợ mỏ sẽ có thể kéo dài trong bốn tháng.
Chủ tịch hội đồng giám mục Chi-lê, ĐGM Alejandro Goic Karmelic, đã ra một thông báo ngắn gọn sau khi nghe tin đó. Ngài lưu ý rằng "sự sống của 33 thợ mỏ tại Atacama… nên làm chúng ta được đổ đầy bởi sự hy vọng. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui với rất nhiều anh chị em tại Chi-lê và khắp nơi trên thế giới, những người đang vui mừng vì niềm hân hoan được sống này."
ĐGM Goic nói thêm rằng "chúng ta cám tạ Chúa vì tình yêu của ngài được thực hiện thông qua công trình tạo dựng trong những cách thức phi thường."
ĐGM đã cảm ơn các tín hữu Chi-lê vì những lời cầu xin cho việc giải cứu các thợ mỏ được thành công. Ngài lưu ý rằng tai nạn này nên được sử dụng có tính cách xây dựng để cải thiện các quy định về an toàn cho những người làm việc trong những môi trường nguy hiểm…
Gửi lời đến các thợ mỏ, những người sẽ và đang tiếp nhận lương thực và nước uống qua những ống nhựa những thứ để đưa các thứ kia vào bên trong, ĐGM Goic nói người dân Chi-lê dâng lên "sự gần gũi và bảo đảm trong lời cầu nguyện rằng Chúa Thánh Linh đang tăng cường sức mạnh cho họ trong thời điểm này."
"Và chúng tôi xin tất cả những ai tin tưởng vào Đức Ki-tô tiếp tục cầu xin sự nhân từ của Chúa Cha trong những ngày tới để công việc giải cứu được kết thúc thành công," ĐGM nói.
Theo như Liên Hiệp Báo Chí, công việc giải cứu các thợ mỏ sẽ có thể kéo dài trong bốn tháng.
Top Stories
Congress of the Laity: Proclaiming Jesus Christ in Asia today
Asia-News
15:09 24/08/2010
The value of Christian faith for the continent that is the undisputed protagonist of the economic and political world. The problem of religious freedom and the gift of martyrdom. The conclusions entrusted to the Card. Rilke. AsiaNews to bring daily reports on progress.
Vatican City (AsiaNews) - From August 31 to September 5 next 400 lay delegates from all the Catholic communities of Asia will gather in Seoul for a conference entitled "Proclaiming Jesus Christ in Asia today." The initiative was convoked by the Pontifical Council for the Laity, in collaboration with the Korean Church Commission for the laity.
The Vatican department already has the tradition of holding regional conferences. This one in Asia is however urgently needed, also because Asia is witnessing a growth in the number of baptized and Christian communities. At the same time the continent is becoming a (if not "the") star in the new world political and economic scene, often with styles that are far removed from respect for individual dignity and opposed to Christianity.
The Congress will begin with a Eucharistic celebration and continue with a series of interventions: History of the Church in Asia; evangelization and the gift of Jesus Christ for Asia; the testimony and commitment to religious freedom on the continent. This latter issue has been entrusted to the director of AsiaNews, Fr Bernardo Cervellera. Another issue, one that is very much alive and present in Asia today, is that of martyrdom. The same Korean Church is inspired by the witness of the martyrs in its catechesis.
Personalities from the Pontifical Council have been invited to speak on the laity in the mission of the Church (Bishop Josef Clemens) and new associations of the lay faithful (G. Carriquiry). Card. Stanislaw Rylko, chairman of the department, has been entrusted with the concluding statement. Each session will allow for round table debates and open floor discussions and presentations on the life of the faithful in various Asian countries. The discussions will serve to deepen some areas and priorities for evangelization: the renewal of parishes and pastoral mission of the family, the identity of Catholic schools, evangelization and pastoral care of youth, the role of women in the Church and society, lay participation in politics and workplaces.
The Congress closes Sept. 5 with a Eucharistic celebration in Myongdong Cathedral in Seoul, and the delivery of the missionary mandate to all participants. AsiaNews will follow the daily developments of the Congress with a correspondent on the ground.
(Source; http://www.asianews.it/news-en/Congress-of-the-Laity:-Proclaiming-Jesus-Christ-in-Asia-today-19269.html)
Vatican City (AsiaNews) - From August 31 to September 5 next 400 lay delegates from all the Catholic communities of Asia will gather in Seoul for a conference entitled "Proclaiming Jesus Christ in Asia today." The initiative was convoked by the Pontifical Council for the Laity, in collaboration with the Korean Church Commission for the laity.
The Vatican department already has the tradition of holding regional conferences. This one in Asia is however urgently needed, also because Asia is witnessing a growth in the number of baptized and Christian communities. At the same time the continent is becoming a (if not "the") star in the new world political and economic scene, often with styles that are far removed from respect for individual dignity and opposed to Christianity.
The Congress will begin with a Eucharistic celebration and continue with a series of interventions: History of the Church in Asia; evangelization and the gift of Jesus Christ for Asia; the testimony and commitment to religious freedom on the continent. This latter issue has been entrusted to the director of AsiaNews, Fr Bernardo Cervellera. Another issue, one that is very much alive and present in Asia today, is that of martyrdom. The same Korean Church is inspired by the witness of the martyrs in its catechesis.
Personalities from the Pontifical Council have been invited to speak on the laity in the mission of the Church (Bishop Josef Clemens) and new associations of the lay faithful (G. Carriquiry). Card. Stanislaw Rylko, chairman of the department, has been entrusted with the concluding statement. Each session will allow for round table debates and open floor discussions and presentations on the life of the faithful in various Asian countries. The discussions will serve to deepen some areas and priorities for evangelization: the renewal of parishes and pastoral mission of the family, the identity of Catholic schools, evangelization and pastoral care of youth, the role of women in the Church and society, lay participation in politics and workplaces.
The Congress closes Sept. 5 with a Eucharistic celebration in Myongdong Cathedral in Seoul, and the delivery of the missionary mandate to all participants. AsiaNews will follow the daily developments of the Congress with a correspondent on the ground.
(Source; http://www.asianews.it/news-en/Congress-of-the-Laity:-Proclaiming-Jesus-Christ-in-Asia-today-19269.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Thanh Hoá tổ chức khóa Linh thao dành cho học sinh-sinh viên
Nguyễn Lê
08:50 24/08/2010
THANH HÓA - Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha giáo phận, sự sáng tạo và hy sinh của Ban mục vụ giới trẻ và học sinh sinh viên, khoá linh thao từ ngày 12 đến 19.08.2010 đã được diễn ra tại TGM Thanh hoá.
Xem hình ảnh
Cuộc đời là một hành trình được nối kết bằng nhiều giai đoạn sống khác nhau, giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Muốn thành công trong mỗi giai đoạn, công việc trước nhất phải làm đó là công tác chuẩn bị. Chuẩn bị cả về mặt vật chất và tinh thần. Đó cũng chính là nỗi niềm mong ước của mỗi người học trò đang còn ngồi trên ghế nhà trường, khi kỳ nghỉ hè chuẩn bị nhường chỗ cho năm học mới. Nhưng đó cũng chính là nỗi niềm thao thức của những bậc làm cha làm mẹ và những có liên quan muốn chuẩn bị và trao ban cho con cái của mình.
Đức Cha Giuse - người lãnh đạo tinh thần từ khi về nhận sứ vụ tại Thanh hoá ngài luôn tìm mọi cách chuẩn bị cho tương lai giáo phận có ngày mai tương sáng hơn. Niềm hy vọng ấy có trở nên hiện thực hay không, ngày mai giáo phận mạnh hay yếu, thăng tiến hay tụt hậu, một phần lớn phụ thuộc vào giới trẻ. Vì thế, ngài luôn quan tâm tới thế hệ trẻ, cách đặc biệt đó là giới học sinh sinh viên. Đã từ lâu ngài muốn dành riêng cho những người còn sống trong lứa tuổi học trò được đào luyện tâm hồn mỗi khi kỳ nghỉ hè đến, nhưng vì điều kiện chưa thể thực hiện được.
Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha giáo phận, sự sáng tạo và hy sinh của Ban mục vụ giới trẻ và học sinh sinh viên, khoá linh thao từ ngày 12 đến 19.08.2010 đã được diễn ra tại TGM Thanh hoá. Thành phần tham dự, ban đầu chỉ dành cho học sinh sinh viên Công giáo Thanh hoá và với số lượng đăng ký trước là 60 bạn, nhưng khi khai mạc khoá linh thao có rất nhiều học sinh sinh viên thuộc các giáo phận bạn (Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Kon Tum, Vinh) cùng tham gia và sĩ số lên tới 137 tham dự viên.
Về ban hướng dẫn linh thao gồm có Quý Cha, quý Thầy dòng Tên; quý Sơ Dòng Đức Bà Đi Viếng và Dòng Thánh Tâm, do Cha Đaminh Nguyễn Minh Thắng làm trưởng đoàn. Cùng đồng hành với khoá linh thao là quý thầy Đại chủng sinh Thanh hoá.
Khoá linh thao được thực hiện trong thời điểm khí hậu mát mẻ và đây là lần đầu tiên giáo phận tổ chức tại TGM - một địa điểm không cuốn hút hay trầm lắng như Đan viện Thiên An Huế hay Châu Sơn Ninh Bình …, nhưng vẫn diễn ra thật nghiêm trang và sốt sắng. Các thao viên được hướng dẫn từng bước qua các tuần của tiến trình linh thao: qua việc tái khám phá quá khứ bất toàn của cuộc đời mình để từ đó cảm nếm được sự ngọt ngào trước tình thương tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hoà giải; qua việc soi chiếu cuộc đời mình vào cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đã thực hiện nơi dương thế để thao viên quyết định chọn lựa bậc sống đúng theo lời mời gọi của Ngài; qua việc chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu để thanh luyện tâm hồn bước theo con đường mà thao viên chọn lựa cách xứng đáng hơn; qua việc chiêm ngắm biến cố phục sinh của Đức Kitô để xác tín hơn vào niềm hy vọng cùng được phục sinh với Ngài mai sau. Tất cả đều nhằm chuấn bị cho việc bước vào một giai đoạn mới của thao viên. Vì thế, đây là khoá linh thao thật ý nghĩa và bổ ích cho mỗi thành viên tham dự.
Sáng 18.08.2010, Đức Cha giáo phận đã long trọng cử hành Thánh lễ tạ ơn cầu cho các thành viên tham dự, kết thúc khoá linh thao. Trong Thánh lễ ngài kêu gọi hãy coi cuộc linh thao này như là khởi đầu quyết định thành bại của cuộc đời, đó là thái độ sống và gắn bó với Chúa. Trong phần dâng lễ vật, mỗi thao viên tiến lên bàn thờ dâng lên Chúa những lời nguyện ước thầm kín đã quyết tâm với Chúa trong khoá linh thao và một bông hoa hồng tượng trưng cho tâm hồn tinh trắng và lòng thành của mình. Cuối Thánh lễ, lại một lần nữa tất cả các thao viên tay cầm nến sáng cùng nhau nói lên lời quyết tâm với Chúa, trước mặt Đức Cha, Quý Cha và mọi người, qua việc cùng nhau đọc chung lời nguyện sai đi - tiếp tục nối dài tinh thần sống khoá linh thao và làm chứng nhân cho Chúa trong đời sống thường ngày.
Nối dài thêm vào màn kết khoá linh thao, sau Thánh lễ Ban mục vụ học sinh sinh viên giáo phận tổ chức cho tất cả mọi người liên quan tới khoá linh thao đi tham quan du lịch tới đảo Nghi Sơn. Mục đích cùng nhau chiêm ngắm và thưởng ngọn biển trời bao la, hầu cảm tạ Thiên Chúa qua việc nhận ra quyền năng và tình yêu thương quan phòng của Ngài. Buổi tối tại TGM (18.8), quý Cha, quý Thầy, quý sơ và mọi thành viên cùng ngồi lại bên nhau chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, ưu khuyết điểm, cảm nhận ơn Chúa... Ngày 19.8, sau Thánh lễ sáng là buổi đúc kết khóa linh thao.
Tất cả là hồng ân. Cầu chúc tất cả các thành viên tham dự khoá linh thao luôn vui khoẻ, đạt kết quả cao trong năm học mới và thực hiện được quyết tâm mà mình đã nguyện ước với Chúa trong những ngày linh thao. Hẹn gặp lại các bạn trong những khoá linh thao tiếp theo.
Xem hình ảnh
Cuộc đời là một hành trình được nối kết bằng nhiều giai đoạn sống khác nhau, giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Muốn thành công trong mỗi giai đoạn, công việc trước nhất phải làm đó là công tác chuẩn bị. Chuẩn bị cả về mặt vật chất và tinh thần. Đó cũng chính là nỗi niềm mong ước của mỗi người học trò đang còn ngồi trên ghế nhà trường, khi kỳ nghỉ hè chuẩn bị nhường chỗ cho năm học mới. Nhưng đó cũng chính là nỗi niềm thao thức của những bậc làm cha làm mẹ và những có liên quan muốn chuẩn bị và trao ban cho con cái của mình.
Đức Cha Giuse - người lãnh đạo tinh thần từ khi về nhận sứ vụ tại Thanh hoá ngài luôn tìm mọi cách chuẩn bị cho tương lai giáo phận có ngày mai tương sáng hơn. Niềm hy vọng ấy có trở nên hiện thực hay không, ngày mai giáo phận mạnh hay yếu, thăng tiến hay tụt hậu, một phần lớn phụ thuộc vào giới trẻ. Vì thế, ngài luôn quan tâm tới thế hệ trẻ, cách đặc biệt đó là giới học sinh sinh viên. Đã từ lâu ngài muốn dành riêng cho những người còn sống trong lứa tuổi học trò được đào luyện tâm hồn mỗi khi kỳ nghỉ hè đến, nhưng vì điều kiện chưa thể thực hiện được.
Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đức Cha giáo phận, sự sáng tạo và hy sinh của Ban mục vụ giới trẻ và học sinh sinh viên, khoá linh thao từ ngày 12 đến 19.08.2010 đã được diễn ra tại TGM Thanh hoá. Thành phần tham dự, ban đầu chỉ dành cho học sinh sinh viên Công giáo Thanh hoá và với số lượng đăng ký trước là 60 bạn, nhưng khi khai mạc khoá linh thao có rất nhiều học sinh sinh viên thuộc các giáo phận bạn (Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Bùi Chu, Kon Tum, Vinh) cùng tham gia và sĩ số lên tới 137 tham dự viên.
Về ban hướng dẫn linh thao gồm có Quý Cha, quý Thầy dòng Tên; quý Sơ Dòng Đức Bà Đi Viếng và Dòng Thánh Tâm, do Cha Đaminh Nguyễn Minh Thắng làm trưởng đoàn. Cùng đồng hành với khoá linh thao là quý thầy Đại chủng sinh Thanh hoá.
Khoá linh thao được thực hiện trong thời điểm khí hậu mát mẻ và đây là lần đầu tiên giáo phận tổ chức tại TGM - một địa điểm không cuốn hút hay trầm lắng như Đan viện Thiên An Huế hay Châu Sơn Ninh Bình …, nhưng vẫn diễn ra thật nghiêm trang và sốt sắng. Các thao viên được hướng dẫn từng bước qua các tuần của tiến trình linh thao: qua việc tái khám phá quá khứ bất toàn của cuộc đời mình để từ đó cảm nếm được sự ngọt ngào trước tình thương tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hoà giải; qua việc soi chiếu cuộc đời mình vào cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đã thực hiện nơi dương thế để thao viên quyết định chọn lựa bậc sống đúng theo lời mời gọi của Ngài; qua việc chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu để thanh luyện tâm hồn bước theo con đường mà thao viên chọn lựa cách xứng đáng hơn; qua việc chiêm ngắm biến cố phục sinh của Đức Kitô để xác tín hơn vào niềm hy vọng cùng được phục sinh với Ngài mai sau. Tất cả đều nhằm chuấn bị cho việc bước vào một giai đoạn mới của thao viên. Vì thế, đây là khoá linh thao thật ý nghĩa và bổ ích cho mỗi thành viên tham dự.
Sáng 18.08.2010, Đức Cha giáo phận đã long trọng cử hành Thánh lễ tạ ơn cầu cho các thành viên tham dự, kết thúc khoá linh thao. Trong Thánh lễ ngài kêu gọi hãy coi cuộc linh thao này như là khởi đầu quyết định thành bại của cuộc đời, đó là thái độ sống và gắn bó với Chúa. Trong phần dâng lễ vật, mỗi thao viên tiến lên bàn thờ dâng lên Chúa những lời nguyện ước thầm kín đã quyết tâm với Chúa trong khoá linh thao và một bông hoa hồng tượng trưng cho tâm hồn tinh trắng và lòng thành của mình. Cuối Thánh lễ, lại một lần nữa tất cả các thao viên tay cầm nến sáng cùng nhau nói lên lời quyết tâm với Chúa, trước mặt Đức Cha, Quý Cha và mọi người, qua việc cùng nhau đọc chung lời nguyện sai đi - tiếp tục nối dài tinh thần sống khoá linh thao và làm chứng nhân cho Chúa trong đời sống thường ngày.
Nối dài thêm vào màn kết khoá linh thao, sau Thánh lễ Ban mục vụ học sinh sinh viên giáo phận tổ chức cho tất cả mọi người liên quan tới khoá linh thao đi tham quan du lịch tới đảo Nghi Sơn. Mục đích cùng nhau chiêm ngắm và thưởng ngọn biển trời bao la, hầu cảm tạ Thiên Chúa qua việc nhận ra quyền năng và tình yêu thương quan phòng của Ngài. Buổi tối tại TGM (18.8), quý Cha, quý Thầy, quý sơ và mọi thành viên cùng ngồi lại bên nhau chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, ưu khuyết điểm, cảm nhận ơn Chúa... Ngày 19.8, sau Thánh lễ sáng là buổi đúc kết khóa linh thao.
Tất cả là hồng ân. Cầu chúc tất cả các thành viên tham dự khoá linh thao luôn vui khoẻ, đạt kết quả cao trong năm học mới và thực hiện được quyết tâm mà mình đã nguyện ước với Chúa trong những ngày linh thao. Hẹn gặp lại các bạn trong những khoá linh thao tiếp theo.
Những giờ làm việc miệt mài của Đại Hội Caritas Hà Nội
Gioan Đình Sơn
08:52 24/08/2010
Mở đầu chương trình làm việc chiều nay, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó Chủ tịch UBBAXH Caritas VN trình bày về những vấn đề khá nóng bỏng trong xã hội và những lưu tâm tại Việt Nam hiện nay. Qua những kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt khoảng thời gian ngài công tác trong UBBAXH nên những gì ngài chia sẻ hôm nay quả là những bài học quý báu cho từng người, từng tổ chức từ thiện…
Kế đến là phần trình bày và chia sẻ kinh nghiệm của sơ Têrêxa Vũ Thị Sáng và nhóm Emmau. Trong phần này, sơ Têrêxa đã cho mọi người biết được những công việc cụ thể của nhóm Emmau đã làm từ trước đến nay, đặc biệt quan tâm đến những bệnh nhân HIV/AIDS.
Có lẽ chiều nay phải kể đến phần chia sẻ công việc bảo vệ sự sống và chống phá thai, phần này được trình bày bởi bác Maria Trần Thị Hường và nhóm bảo vệ sự sống. Trong phần thuyết trình, bác đã đưa ra những hình ảnh, những đoạn clip sống động về các thai nhi bị phá hủy bằng nhiều hình thức khác nhau. Những thước phim đã phần nào nói lên thảm trạng hiệm nay của giới trẻ cũng là những cảnh báo đối với toàn địa cầu.
Tiếp đến là cha Giuse Nguyễn Minh Hoàng- đặc trách người khuyết tật Caritas HN, ngài trao đổi kinh nghiệm phục vụ và giải đáp một số thắc mắc. Ngài chia sẻ về những công việc bác ái từ thiện từ xưa đến giờ của những giáo dân Hà Nội, mặc dù chưa hiểu hay chưa tham gia trực tiếp vào Caritas. Đặc biệt cha trình bày về những công việc và những chương trình giúp đỡ người khuyết tật của những cá nhân, tập thể trong Tổng Giáo phận Hà Nội.
Kết thúc những phần trình bày, chia sẻ của cá nhân, nhóm đại diện là thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị cho Thánh lễ tạ ơn.
Trong phần giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh đến hai vấn đề của Caritas, bác ái và tình yêu. Tình yêu lại xuất phát từ Thiên Chúa, vì Ngài là Tình Yêu. Vậy anh chị em là thành viên của Caritas thì hãy lên đường đem tình yêu của Thiên Chúa đến với mọi người…
Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô cùng hai Đức Cha đồng tế cùng ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn.
Diễn từ khai mạc Đại Hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất
Linh mục Bruno Phạm Bá Quế
08:58 24/08/2010
“Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40)
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Phêrô, Chủ Tịch HĐGMVN, Tổng Giám Mục Hà Nội.
Trọng Kính Đức Cha Giuse, Phó Chủ Tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam.
Kính thưa cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám Đốc Caritas Việt Nam.
Kính thưa quý Cha Giám Đốc các Caritas trong Tổng Giáo Phận Hà Nội
Kính thưa quý Cha, quý Sơ, quý Ân Nhân và quý anh chị em trong gia đình Caritas Hà nội.
Thay mặt ban Bác Ái Xã Hội – Caritas tổng giáo Phận Hà Nội, trước hết, con xin trân trọng chào mừng quý Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ Nam Nữ, quý Ân Nhân và toàn thể anh chị em đang tham dự đại hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất.
Trọng kính quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Sơ, và anh chị em trong gia đình Caritas Tổng Giáo Phận thân mến.
Bác Ái là một hoạt động thuộc về bản chất của Giáo Hội. Tại các Giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, các hoạt động đó vẫn được thực hiện thường xuyên và liên tục dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động Bác Ái được thực hiện một cách hiệu quả hơn, văn phòng Caritas được sự đồng ý của các Bề trên Giáo phận, tổ chức đại hội này.
Caritas Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2010 và là thành viên của gia đình Caritas Việt Nam, thuộc về đại gia đình Caritas quốc tế.
Gia nhập gia đình Caritas là chúng ta trở thành người con với tất cả những quyền lợi và trách nhiệm của mình. Mỗi thành viên Caritas trong giáo phận có quyền lợi để nhận được tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa và có trách nhiệm để chia sẻ tình yêu và ân sủng đó cho mọi người, nhất là cho những người nghèo khổ, đói khát, bệnh tật trong xã hội nhằm xây dựng xã hội và Giáo Hội mỗi ngày một tốt đẹp và phát triển hơn.
Với tình yêu và ân sủng, mỗi thành viên trong gia đình Caritas được sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng cho Tin Mừng này bằng những hành động bác ái cụ thể, thiết thực cho tất cả mọi người. Những hoạt động bác ái của chúng ta không đơn thuần chỉ là những hoạt động xã hội như bao tổ chức xã hội khác, mà là một hoạt động quy Kitô, như chính lời Chúa Giêsu xác quyết: “Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40).
Đây cũng là chủ đề được chọn để suy tư trong dịp tĩnh tâm tại Đài Loan cho khoảng 400 tham dự viên, gồm các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người hoạt động caritas của Châu Á do hội đồng giáo hoàng Corunum (đồng tâm) tổ chức.
Lời kinh thánh rút ra từ diễn từ cánh chung trong đó Chúa Giêsu nói: “Vì khi Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã cho tá túc, Ta trần truồng các ngươi cho áo mặc, Ta bệnh hoạn các ngươi chăm sóc, Ta ở tù các ngươi đã viếng thăm… Khi các ngươi làm việc đó. .. là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,34-36.40).
Hôm nay, Chúa Giêsu một lần nữa mời gọi chúng ta xác tín sâu xa hơn về mầu nhiệm Nhập thể: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài thật là Emmanuel, hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Ngài ở đó, nơi những người nghèo, những người kém may mắn, những người đau khổ. Nơi những con người đó, Chúa Giêsu tiếp tục cuộc Nhập thể và Thương Khó của Ngài. Ngài đang cần những bàn tay nâng đỡ, những tấm lòng rộng mở, để cho Ngài khỏi đói, khỏi khát, khỏi trần trụi.
Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, trong thông điệp đầu tay của ngài, “Deus Caritas est” Thiên Chúa là Tình yêu, đã viết: “Tình yêu đối với Chúa và tình yêu đối với tha nhân đã trở nên một: ta tìm gặp được chính Chúa Giêsu trong những người bé mọn nhất, và trong Chúa Giêsu ta gặp được Thiên Chúa” (TCLTY, số 15).
Như vậy, qua sự dấn thân phục vụ những anh chị em bé mọn nhất, chúng ta sẽ gặp gỡ được chính Đức Giêsu, và trong Đức Giêsu chúng ta sẽ được Thiên Chúa là nguồn tình yêu vì Đức Thánh Cha nói: “Yêu người là con đường dẫn đến Thiên Chúa, và quay lưng lại với tha nhân sẽ làm cho chúng ta ra mù loà không gặp được Ngài” (TCLTY, số 16).
Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha, được sự khích lệ của Đức Tổng Giám Mục Phêrô và Đức Cha Lôrenzô, cùng với sự giúp đỡ của Caritas trung ương, Caritas Hà Nội tổ chức đại hội này nhằm 2 mục đích.
1. Giúp các đại biểu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động của Caritas nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập mạng lưới Caritas tại các Giáo xứ trong Tổng Giáo Phận.
2. Trao đổi kinh nghiệm phục vụ và giải đáp những thắc mắc của các nhóm hoạt động trong gia đình Caritas Hà Nội.
Tôi xin trao phó đại hội này cho Thiên Chúa Toàn Năng và Tình yêu, để đại hội này đem lại những hoa trái dồi dào.
Thay mặt BBAXH – Caritas Hà Nội, tôi tuyên bố khai mạc đại hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất.
Trọng Kính Đức Cha Giuse, Phó Chủ Tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam.
Kính thưa cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Giám Đốc Caritas Việt Nam.
Kính thưa quý Cha Giám Đốc các Caritas trong Tổng Giáo Phận Hà Nội
Kính thưa quý Cha, quý Sơ, quý Ân Nhân và quý anh chị em trong gia đình Caritas Hà nội.
Thay mặt ban Bác Ái Xã Hội – Caritas tổng giáo Phận Hà Nội, trước hết, con xin trân trọng chào mừng quý Đức Cha, Quý Cha, Quý tu sĩ Nam Nữ, quý Ân Nhân và toàn thể anh chị em đang tham dự đại hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất.
Trọng kính quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Sơ, và anh chị em trong gia đình Caritas Tổng Giáo Phận thân mến.
Bác Ái là một hoạt động thuộc về bản chất của Giáo Hội. Tại các Giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, các hoạt động đó vẫn được thực hiện thường xuyên và liên tục dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động Bác Ái được thực hiện một cách hiệu quả hơn, văn phòng Caritas được sự đồng ý của các Bề trên Giáo phận, tổ chức đại hội này.
Caritas Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2010 và là thành viên của gia đình Caritas Việt Nam, thuộc về đại gia đình Caritas quốc tế.
Gia nhập gia đình Caritas là chúng ta trở thành người con với tất cả những quyền lợi và trách nhiệm của mình. Mỗi thành viên Caritas trong giáo phận có quyền lợi để nhận được tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa và có trách nhiệm để chia sẻ tình yêu và ân sủng đó cho mọi người, nhất là cho những người nghèo khổ, đói khát, bệnh tật trong xã hội nhằm xây dựng xã hội và Giáo Hội mỗi ngày một tốt đẹp và phát triển hơn.
Với tình yêu và ân sủng, mỗi thành viên trong gia đình Caritas được sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng cho Tin Mừng này bằng những hành động bác ái cụ thể, thiết thực cho tất cả mọi người. Những hoạt động bác ái của chúng ta không đơn thuần chỉ là những hoạt động xã hội như bao tổ chức xã hội khác, mà là một hoạt động quy Kitô, như chính lời Chúa Giêsu xác quyết: “Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40).
Đây cũng là chủ đề được chọn để suy tư trong dịp tĩnh tâm tại Đài Loan cho khoảng 400 tham dự viên, gồm các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người hoạt động caritas của Châu Á do hội đồng giáo hoàng Corunum (đồng tâm) tổ chức.
Lời kinh thánh rút ra từ diễn từ cánh chung trong đó Chúa Giêsu nói: “Vì khi Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho Ta uống, Ta là khách lạ các ngươi đã cho tá túc, Ta trần truồng các ngươi cho áo mặc, Ta bệnh hoạn các ngươi chăm sóc, Ta ở tù các ngươi đã viếng thăm… Khi các ngươi làm việc đó. .. là các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,34-36.40).
Hôm nay, Chúa Giêsu một lần nữa mời gọi chúng ta xác tín sâu xa hơn về mầu nhiệm Nhập thể: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài thật là Emmanuel, hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Ngài ở đó, nơi những người nghèo, những người kém may mắn, những người đau khổ. Nơi những con người đó, Chúa Giêsu tiếp tục cuộc Nhập thể và Thương Khó của Ngài. Ngài đang cần những bàn tay nâng đỡ, những tấm lòng rộng mở, để cho Ngài khỏi đói, khỏi khát, khỏi trần trụi.
Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI, trong thông điệp đầu tay của ngài, “Deus Caritas est” Thiên Chúa là Tình yêu, đã viết: “Tình yêu đối với Chúa và tình yêu đối với tha nhân đã trở nên một: ta tìm gặp được chính Chúa Giêsu trong những người bé mọn nhất, và trong Chúa Giêsu ta gặp được Thiên Chúa” (TCLTY, số 15).
Như vậy, qua sự dấn thân phục vụ những anh chị em bé mọn nhất, chúng ta sẽ gặp gỡ được chính Đức Giêsu, và trong Đức Giêsu chúng ta sẽ được Thiên Chúa là nguồn tình yêu vì Đức Thánh Cha nói: “Yêu người là con đường dẫn đến Thiên Chúa, và quay lưng lại với tha nhân sẽ làm cho chúng ta ra mù loà không gặp được Ngài” (TCLTY, số 16).
Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha, được sự khích lệ của Đức Tổng Giám Mục Phêrô và Đức Cha Lôrenzô, cùng với sự giúp đỡ của Caritas trung ương, Caritas Hà Nội tổ chức đại hội này nhằm 2 mục đích.
1. Giúp các đại biểu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động của Caritas nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập mạng lưới Caritas tại các Giáo xứ trong Tổng Giáo Phận.
2. Trao đổi kinh nghiệm phục vụ và giải đáp những thắc mắc của các nhóm hoạt động trong gia đình Caritas Hà Nội.
Tôi xin trao phó đại hội này cho Thiên Chúa Toàn Năng và Tình yêu, để đại hội này đem lại những hoa trái dồi dào.
Thay mặt BBAXH – Caritas Hà Nội, tôi tuyên bố khai mạc đại hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất.
Ban Bác ái Xã hội TGP Huế: Dự án Bảo vệ Sự Sống
Trương Trí
09:43 24/08/2010
HUẾ - Nghĩa trang Thiên Thần chôn cất thai nhi:
Tôi không biết, em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên…
Xem hình ảnh
Đó là những một trong những vần thơ được khắc trên bia đá, đặt tại nghĩa trang Thiên Thần, thuộc giáo xứ Ngọc Hồ, Tổng giáo phận Huế. Một nghĩa trang được lập ra để chôn cất những bào thai vô tội bị chính những người mẹ bất đắc dĩ từ chối thân phận làm người. Những vần thơ được cha Phao lô Trần Thắng Thế và những người khuyết danh sáng tác trong nổi xót thương lẫn bi ai cho cuộc đời trần thế.
Từ năm 1990, khi đời sống xã hội bắt đầu phát triển, cuộc sống con người bắt đầu đi lên thì cũng chính là lúc những đam mê dục vọng làm chủ con người. Nhất là đối với thanh thiếu niên, cũng chính từ đó những thiếu nữ vị thành niên, nhất là giới học sinh sinh viên đã có nhiều người mang thai ngoài ý muốn. Với nhiều hoàn cảnh khác nhau, buộc họ phải phá bỏ những bào thai, những đứa con vô tội mà họ không thể chấp nhận sinh ra. Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải là người có ý tưởng thu nhặt những bào thai này đem về chôn cất, và Nghĩa trang Thiên Thần ra đời từ đó. Nghĩa trang nằm ở vị trí xinh đẹp, trên một ngọn đồi gần nhà thờ Ngọc Hồ, bên giòng sông Hương. Trong thời gian đầu, ông bà bác sĩ Nguyễn Quý Thể ở USA là những vị ân nhân đã giúp đở nhiệt tình trong việc lập nghĩa trang.
Sau một thời gian dài, khi giáo phận thành lập Ban Bác ái Xã hội thì nghĩa trang này do ban Bác ái Xã hội coi sóc.
Sáng ngày 23.8, tôi được cha Phêrô Trần Văn Quí, giám đốc Caritas Tổng giáo phận Huế, trưởng ban Bác ái Xã hội hướng dẫn đi thăm nghĩa trang. Nhìn những nấm mồ được chôn cất chu đáo, thứ tự từng hàng lớp bao quanh một đài Đức Mẹ với những tượng thiên thần rất xinh xắn, lòng không khỏi xót xa cho số phận những sinh linh bé bỏng không được chấp nhận. Theo thống kê thì toàn nghĩa trang có trên 42ngàn ngôi mộ, bình quân mỗi tuần có trên 50 thai nhi bị phá bỏ. Một tình trạng đáng báo động cho xã hội Việt Nam hiện nay. Ban Bác ái xã hội đã liên hệ với những trung tâm sản khoa, mỗi lần có vụ phá thai thì họ báo để đến thu nhặt về chôn.
Dự án Bảo vệ sự sống của ban Bác ái Xã hội Tổng giáo phận Huế:
Đứng trước những sự suy đồi đạo đức trong xã hội, trước lối sống thực dụng chỉ biết hưởng thụ của một số thanh thiếu niên. Ban Bác ái Xã hội Tổng giáo phận Huế có ý tưởng sẽ gặp gở, thuyết phục người có thai ngoài ý muốn dự định phá bỏ. Ban Bác ái xã hội sẽ nuôi dưỡng những bà mẹ bất đắc dĩ tại một nơi yên tĩnh xa thành phố, cho đến khi sinh nở mẹ tròn con vuông. Mục đích là “Bảo vệ sự sống cho những thai nhi”.
Với ý tưởng đó, ban Bác ái xã hội đã có ý định sẽ mua một khu vườn cây ăn trái rộng 2000m2, ở đó sẽ xây một khu nhà ở gồm nhiều căn để có thể nuôi dưỡng những bà mẹ trẻ. Khu đất tọa lạc gần nhà thờ Ngọc Hồ, thoáng mát và thật yên tĩnh bên bờ sông Hương phía thượng nguồn.
Theo dự toán, tổng kinh phí cho dự án “Ngôi nhà bảo vệ sự sống” lên đến trên 900 triệu đồng, (tương đương khoảng 50.000USD). Ban Bác ái xã hội Tổng giáo phận Huế rất mong chờ sự giúp đở của các vị ân nhân, các nhà hảo tâm để bảo vệ sự sống cho những thai nhi vô tội được chào đời.
Muốn biết chi tiết thêm, liên lạc gởi về:
LM Phêrô Trần Văn Qúi
Giám đốc Caritas Tổng giáo phận Huế
Địa chỉ: 69 Phan Đình Phùng, thành phố Huế, Việt Nam.
Điện thoại: 0914 479728
Email: tranvanquicaritashue@gmail.com
Tôi không biết, em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên…
Xem hình ảnh
Đó là những một trong những vần thơ được khắc trên bia đá, đặt tại nghĩa trang Thiên Thần, thuộc giáo xứ Ngọc Hồ, Tổng giáo phận Huế. Một nghĩa trang được lập ra để chôn cất những bào thai vô tội bị chính những người mẹ bất đắc dĩ từ chối thân phận làm người. Những vần thơ được cha Phao lô Trần Thắng Thế và những người khuyết danh sáng tác trong nổi xót thương lẫn bi ai cho cuộc đời trần thế.
Từ năm 1990, khi đời sống xã hội bắt đầu phát triển, cuộc sống con người bắt đầu đi lên thì cũng chính là lúc những đam mê dục vọng làm chủ con người. Nhất là đối với thanh thiếu niên, cũng chính từ đó những thiếu nữ vị thành niên, nhất là giới học sinh sinh viên đã có nhiều người mang thai ngoài ý muốn. Với nhiều hoàn cảnh khác nhau, buộc họ phải phá bỏ những bào thai, những đứa con vô tội mà họ không thể chấp nhận sinh ra. Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải là người có ý tưởng thu nhặt những bào thai này đem về chôn cất, và Nghĩa trang Thiên Thần ra đời từ đó. Nghĩa trang nằm ở vị trí xinh đẹp, trên một ngọn đồi gần nhà thờ Ngọc Hồ, bên giòng sông Hương. Trong thời gian đầu, ông bà bác sĩ Nguyễn Quý Thể ở USA là những vị ân nhân đã giúp đở nhiệt tình trong việc lập nghĩa trang.
Sau một thời gian dài, khi giáo phận thành lập Ban Bác ái Xã hội thì nghĩa trang này do ban Bác ái Xã hội coi sóc.
Sáng ngày 23.8, tôi được cha Phêrô Trần Văn Quí, giám đốc Caritas Tổng giáo phận Huế, trưởng ban Bác ái Xã hội hướng dẫn đi thăm nghĩa trang. Nhìn những nấm mồ được chôn cất chu đáo, thứ tự từng hàng lớp bao quanh một đài Đức Mẹ với những tượng thiên thần rất xinh xắn, lòng không khỏi xót xa cho số phận những sinh linh bé bỏng không được chấp nhận. Theo thống kê thì toàn nghĩa trang có trên 42ngàn ngôi mộ, bình quân mỗi tuần có trên 50 thai nhi bị phá bỏ. Một tình trạng đáng báo động cho xã hội Việt Nam hiện nay. Ban Bác ái xã hội đã liên hệ với những trung tâm sản khoa, mỗi lần có vụ phá thai thì họ báo để đến thu nhặt về chôn.
Dự án Bảo vệ sự sống của ban Bác ái Xã hội Tổng giáo phận Huế:
Đứng trước những sự suy đồi đạo đức trong xã hội, trước lối sống thực dụng chỉ biết hưởng thụ của một số thanh thiếu niên. Ban Bác ái Xã hội Tổng giáo phận Huế có ý tưởng sẽ gặp gở, thuyết phục người có thai ngoài ý muốn dự định phá bỏ. Ban Bác ái xã hội sẽ nuôi dưỡng những bà mẹ bất đắc dĩ tại một nơi yên tĩnh xa thành phố, cho đến khi sinh nở mẹ tròn con vuông. Mục đích là “Bảo vệ sự sống cho những thai nhi”.
Với ý tưởng đó, ban Bác ái xã hội đã có ý định sẽ mua một khu vườn cây ăn trái rộng 2000m2, ở đó sẽ xây một khu nhà ở gồm nhiều căn để có thể nuôi dưỡng những bà mẹ trẻ. Khu đất tọa lạc gần nhà thờ Ngọc Hồ, thoáng mát và thật yên tĩnh bên bờ sông Hương phía thượng nguồn.
Theo dự toán, tổng kinh phí cho dự án “Ngôi nhà bảo vệ sự sống” lên đến trên 900 triệu đồng, (tương đương khoảng 50.000USD). Ban Bác ái xã hội Tổng giáo phận Huế rất mong chờ sự giúp đở của các vị ân nhân, các nhà hảo tâm để bảo vệ sự sống cho những thai nhi vô tội được chào đời.
Muốn biết chi tiết thêm, liên lạc gởi về:
LM Phêrô Trần Văn Qúi
Giám đốc Caritas Tổng giáo phận Huế
Địa chỉ: 69 Phan Đình Phùng, thành phố Huế, Việt Nam.
Điện thoại: 0914 479728
Email: tranvanquicaritashue@gmail.com
Khai mạc Đại Hội Caritas các Giáo xứ TGP Hà Nội
Gioan Đình Sơn
09:56 24/08/2010
HÀ NỘI - Sáng ngày 24 tháng 8 năm 2010, tại hội trường Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, khoảng hơn 300 đại biểu Caritas, đại diện cho 144 giáo xứ trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã về dự lễ khai mạc Đại hội Caritas giáo xứ Tổng Giáo phận Hà Nội lần thức nhất với chủ đề: “Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40). Đại hội Caritas lần này được diễn ra trong 2 ngày: 24 và 25 tháng 8.
Xem hình ảnh
Đặc biệt, thành phần tham dự đại hội có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó Chủ tịch UBBAXH- Caritas VN, Cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn- Giám đốc Caritas VN, Cha Bruno Phạm Bá Quế- Giám đốc Caritas HN, quý cha đặc trách Caritas tại các giáo phận trong Tổng Giáo phận Hà Nội, quý cha, quý sơ và đông đảo quý đại biểu.
Đại hội Caritas lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội gặp gỡ các đại biểu Caritas giáo xứ, giúp các đại biểu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động của Caritas nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập Caritas tại các giáo xứ và trao đổi kinh nghiệm phục vụ cũng như giải đáp những thắc mắc của các nhóm hoạt động trong gia đình Caritas Hà Nội.
Đúng 9 giờ, màn vũ điệu khai mạc sôi động của nhóm ve chai giáo họ Bằng Sở được trình diễn. Kế đến là phần công bố Lời Chúa và cầu xin Chúa Thánh Thần, nhằm phó thác chương trình làm việc của đại hội trong bàn tay Thiên Chúa.
Cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn- Giám đốc Caritas Việt Nam long trọng công bố quyết định bổ nhiệm giám đốc Caritas Hà Nội- cha Bruno Phạm Bá Quế. Sau đó cha An-tôn trao quyết định cho cha Bruno.
Với cương vị tân giám đốc Caritas Hà Nội, cha Bruno long trọng tuyên bố khai mạc đại hội Caritas giáo xứ lần thứ nhất của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Những tràng pháo tay ròn rã hướng về vị cha chung của giáo phận để chờ đón huấn từ của ngài. Khởi đầu diễn từ huấn đức, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn bày tỏ niềm vui khi được đồng hành cùng anh chị em trong đại hội lần này. Ngài luôn nhấn mạnh đến tinh thần trong mỗi việc làm, đặc biệt là công việc bác ái. Bác ái chúng ta thực hiện không phải là bất cứ thứ bác ái nào, mà chúng ta gọi là bác ái Kitô giáo. Bác ái Kitô giáo phải được xuất phát từ Đức Kitô và cũng quy hướng về Đức Kitô.
Để làm sáng rõ bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa từ những kinh nghiệm thực tiễn của ngài cũng như những việc ngài đã được biết qua chỗ này chỗ kia…
Ngài nhắn nhủ: Để có thể làm được công việc bác ái caritas thì điều kiện đầu tiên và then chốt là anh chị em phải sống gần gũi, gặp gỡ Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên những chương trình, những công việc chúng ta phải làm nhưng trên hết chúng ta hãy gặp gỡ chính Đức Kitô là cội nguồn, là khởi điểm, là nguyên nhân và sức mạnh cho mọi công việc bác ái. Chúng ta gặp Ngài qua Lời Chúa, qua Phụng Vụ, qua những buổi gặp gỡ và qua những công việc bác ái. Chúng ta cùng nhìn lên hình ảnh của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt- nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, hình ảnh “Chạnh lòng thương”. Tôi thấy hình ảnh đó rất đẹp. Chúng ta cùng noi gương ngài như chính hình ảnh Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót đến đám đông nghèo nàn, không địa vị và không có tiếng nói trong xã hội, trong Tin Mừng của Thánh Luca. Chúng ta cùng cầu cho nhau, đặc biệt là những người biết chạnh lòng thương xót trước những người neo đơn, nghèo khó để ta mang Chúa đến cho họ.
Sau huấn từ của Đức Tổng Giám Mục là phần trình bày của cha Giám đốc Caritas Việt Nam- cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn. Trong khoảng 45 phút, cha đã giúp mọi thành viên trong đại hội hiểu về ý nghĩa của Caritas, logo cũng như hành trình lịch sử của Caritas, tôn chỉ, mục đích và sứ mạng....
Cuối giờ, tất cả mọi thành viên trong đại hội đã chụp hình kỉ niệm chung tại núi đá Đức Mẹ trong khuân viên Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Buổi làm việc sáng ngày đầu tiên được kết thúc bằng bữa cơm thân mật trong tình gia đình Caritas Hà Nội.
Xem hình ảnh
Đặc biệt, thành phần tham dự đại hội có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó Chủ tịch UBBAXH- Caritas VN, Cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn- Giám đốc Caritas VN, Cha Bruno Phạm Bá Quế- Giám đốc Caritas HN, quý cha đặc trách Caritas tại các giáo phận trong Tổng Giáo phận Hà Nội, quý cha, quý sơ và đông đảo quý đại biểu.
Đại hội Caritas lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội gặp gỡ các đại biểu Caritas giáo xứ, giúp các đại biểu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và đường hướng hoạt động của Caritas nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập Caritas tại các giáo xứ và trao đổi kinh nghiệm phục vụ cũng như giải đáp những thắc mắc của các nhóm hoạt động trong gia đình Caritas Hà Nội.
Đúng 9 giờ, màn vũ điệu khai mạc sôi động của nhóm ve chai giáo họ Bằng Sở được trình diễn. Kế đến là phần công bố Lời Chúa và cầu xin Chúa Thánh Thần, nhằm phó thác chương trình làm việc của đại hội trong bàn tay Thiên Chúa.
Cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn- Giám đốc Caritas Việt Nam long trọng công bố quyết định bổ nhiệm giám đốc Caritas Hà Nội- cha Bruno Phạm Bá Quế. Sau đó cha An-tôn trao quyết định cho cha Bruno.
Với cương vị tân giám đốc Caritas Hà Nội, cha Bruno long trọng tuyên bố khai mạc đại hội Caritas giáo xứ lần thứ nhất của Tổng Giáo phận Hà Nội.
Những tràng pháo tay ròn rã hướng về vị cha chung của giáo phận để chờ đón huấn từ của ngài. Khởi đầu diễn từ huấn đức, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn bày tỏ niềm vui khi được đồng hành cùng anh chị em trong đại hội lần này. Ngài luôn nhấn mạnh đến tinh thần trong mỗi việc làm, đặc biệt là công việc bác ái. Bác ái chúng ta thực hiện không phải là bất cứ thứ bác ái nào, mà chúng ta gọi là bác ái Kitô giáo. Bác ái Kitô giáo phải được xuất phát từ Đức Kitô và cũng quy hướng về Đức Kitô.
Để làm sáng rõ bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa từ những kinh nghiệm thực tiễn của ngài cũng như những việc ngài đã được biết qua chỗ này chỗ kia…
Ngài nhắn nhủ: Để có thể làm được công việc bác ái caritas thì điều kiện đầu tiên và then chốt là anh chị em phải sống gần gũi, gặp gỡ Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên những chương trình, những công việc chúng ta phải làm nhưng trên hết chúng ta hãy gặp gỡ chính Đức Kitô là cội nguồn, là khởi điểm, là nguyên nhân và sức mạnh cho mọi công việc bác ái. Chúng ta gặp Ngài qua Lời Chúa, qua Phụng Vụ, qua những buổi gặp gỡ và qua những công việc bác ái. Chúng ta cùng nhìn lên hình ảnh của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt- nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, hình ảnh “Chạnh lòng thương”. Tôi thấy hình ảnh đó rất đẹp. Chúng ta cùng noi gương ngài như chính hình ảnh Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót đến đám đông nghèo nàn, không địa vị và không có tiếng nói trong xã hội, trong Tin Mừng của Thánh Luca. Chúng ta cùng cầu cho nhau, đặc biệt là những người biết chạnh lòng thương xót trước những người neo đơn, nghèo khó để ta mang Chúa đến cho họ.
Sau huấn từ của Đức Tổng Giám Mục là phần trình bày của cha Giám đốc Caritas Việt Nam- cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn. Trong khoảng 45 phút, cha đã giúp mọi thành viên trong đại hội hiểu về ý nghĩa của Caritas, logo cũng như hành trình lịch sử của Caritas, tôn chỉ, mục đích và sứ mạng....
Cuối giờ, tất cả mọi thành viên trong đại hội đã chụp hình kỉ niệm chung tại núi đá Đức Mẹ trong khuân viên Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Buổi làm việc sáng ngày đầu tiên được kết thúc bằng bữa cơm thân mật trong tình gia đình Caritas Hà Nội.
Đức Giám Mục Thái Bình thăm mục vụ và ban Bí Tích Thêm sức cho các em Giáo Xứ Hạ Lễ
Trường Giang
11:49 24/08/2010
Giáo xứ Hạ Lễ tọa lạc tại xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Hạ Lễ đón nhận Tin Mừng từ rất sớm, năm 1880 đã thành lập giáo xứ, nhận thánh Giuse làm quan thày. Ngôi thánh đường rộng lớn hiên ngang nằm giữa một bên là làng mạc, bên kia là cánh đồng lúa, được cha ông xây dựng năm 1912, nhưng do điều kiện kinh tế giáo xứ quá khó khăn, kèm theo nhiều cuộc chiến liên miên xảy ra, nên mãi đến năm 2005 mới hoàn thành toàn bộ, cùng với tháp chuông cao, hằng ngày đổ những hồi chuông mời gọi giáo dân đến chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa. Trong biến cố 1954 giáo dân Hạ Lễ di cư vào miền Nam gần hết, chỉ còn lại bảy gia đình và hiện nay số giáo dân họ nhà xứ lên đến 215 người, trong tổng số giáo dân toàn xứ là 700 người, với hai họ lẻ: Khê Than, Đại Nại và họ nhà xứ. Tin Mừng được bén rễ vào vùng đất Hạ Lễ rất sớm, đã làm nảy sinh cho Giáo Hội rất nhiều ơn gọi tận hiến, có 5 linh mục và nhiều tu sĩ nam nữ đang phục tại các giáo phận miền Nam. Giáo xứ Hạ Lễ đang được cha G.B. Đỗ Bá Dương, chánh xứ Đan Chàng quản nhiệm, mỗi tuần cha đến dâng thánh lễ và cử hành các bí tích cho giáo vào chiều Chúa Nhật. Dù ít giáo dân nhưng tinh thần sống đạo ở đây rất sốt sáng, các hội đoàn trong giáo xứ luôn luôn hoạt động tích cực phục vụ mọi sinh hoạt của giáo xứ. Hôm nay Đức cha giáo phận về thăm và làm mục vụ, tất cả mọi người trong xứ nô nức hân hoan chào đón ngài, dù trời mưa to và gió lớn.
Hội Ái Hữu và Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Vinh Nam California họp mặt
Đặng Xuân Hường
12:45 24/08/2010
SANTA ANA - Hàng năm vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Bổn mạng của Giáo phận Vinh cũng là ngày những người gốc Giáo Phận Vinh họp mặt tại Nam California. Đây là một dịp để những người Công giáo cùng quê hương Nghệ-Tĩnh-Bình (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) gặp gỡ thăm hỏi nhau.
“Ra đi mang theo cả quê hương”, câu nói này thật đúng cho tất cả mọi người Việt Nam rời bỏ quê hương để đến miền đất tự do này, riêng những người thuộc Giáo phận Vinh thì một phần lớn có hai lần ra đi. Lần đầu vào năm 1954, khi đất nước chia đôi, một số bà con đã phải để lại tất cả những gì thân yêu nhất để di cư vào Nam. Mặc dù thời bấy giờ thông tin khó khăn, chính quyền cộng sản cũng không tạo điều kiện dễ dàng nếu không muốn nói là ra sức ngăn cản. Thế nhưng một số lớn bà con Nghệ-Tĩnh-Bình vẫn khăn gói vào Nam được, thời gian đó bà con sống rải rác khắp miền Nam Việt Nam và có những thông tin liên lạc qua những sinh hoạt của Hội Tương Trợ Nghệ-Tĩnh-Bình, với các Nguyệt san Tình Mẹ, Quê Mẹ..dưới sự hướng dẫn của nhiều Linh mục gốc địa phận Vinh có trụ sở tại Sài Gòn.
Năm 1975, cộng sản chiếm miền Nam, thêm một lần nữa, bà con Nghệ-Tĩnh-Bình lại tìm cách ra đi, lần ra đi này càng khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều, biết bao người đã bỏ mạng trên biển cả. Trong thời gian gần 15 năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng”, hàng chục ngàn bà con gốc giáo phận Vinh đã vượt thoát khỏi “ngục tù cộng sản” và sống rải rác khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất có thể nói tại Hoa Kỳ, trong đó một số lớn định cư tại California.
Sau một thời gian tương đối ổn định, một số các ông đã từng sinh hoạt trong Hội Tương Trợ Nghệ-Tĩnh-Bình thời di cư 1954, đã họp nhau thành lập Hội Ái Hữu địa phận Vinh Nam California, ông Hội Trưởng đầu tiên là Cụ Nguyễn Viết Cẩm, Tổng Thư ký là ông Nguyễn Đình Hoài Việt, và quý ông đã soạn thảo các nội quy điều lệ sinh hoạt. Sau một thời gian có sự cộng tác của Quý Cha Tuyên uý Lưu Đình Dương, Cha Châu Xuân Báu, Cha Cố Vũ Minh Nghiễm và hiện tại Cha Nguyễn Đức Minh. Hội đã liên tục sinh hoạt hơn 30 năm, và trước đây trong một thời gian dài qua trụ sở Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Baldwin Park. Mục đích các sinh hoạt chính của Hội là gặp nhau, giúp nhau trong tình tương thân tương ái giữa chốn đất khách quê người của những người đồng hương Nghệ Tĩnh Bình, và đặc biệt qua các sinh hoạt Hội, bà con cũng đã chung tay hướng lòng về xây dựng quê Mẹ.
Cũng trong thời gian này, một nhóm anh em khác nhận thấy quê Mẹ giáo phận Vinh cần có nhiều nhu cầu về sinh hoạt mục vụ, đã thành lập Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu điạ phận Vinh, mục đích là giúp đỡ các chủng sinh, tu sĩ khó khăn có điều kiện theo đuổi ơn gọi phục vụ cộng đồng dân Chúa, và Hội hoạt động chỉ giới hạn trong vùng quận Cam (Orange County).
Cả hai Hội đã hoạt động đạt nhiều thành quả cho bà con Nghệ Tĩnh Bình ở hải ngoại cũng như trong nước. Tuy vậy, có lẽ nhiều bà con đã có những trăn trở trong lòng sau nhiều năm sinh hoạt riêng rẽ của hai nhóm, và sự trăn trở của bà con đã được quý ông trong hai Ban Chấp Hành lưu tâm thảo luận suốt mấy năm qua.
Năm 2008, trong một dịp đại hội hàng năm mừng lễ Bổn Mạng vào ngày 30-8, hai nhóm đã đồng ý hiệp nhất làm một trong tinh thần chung Giáo phận Mẹ với danh xưng tạm thời Hội Thân Hữu Giáo phận Vinh, và theo nghị quyết của buổi họp ngày 17/3/2010, Hội Ái Hữu Địa phận Vinh Nam California và Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Vinh đã lấy danh xưng mới là Hội Ái Hữu và Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Vinh. Đây là một tin vui cho tất cả bà con Nghệ-Tĩnh-Bình tại Nam California, từ nay bà con sẽ hiệp nhất trong tinh thần chung Mẹ Giáo phận Vinh, sẽ gặp nhau trong một ngày họp mặt chung mừng lễ Bổn mạng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hàng năm.
Sáng Chủ nhật 22/8/2010, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã qua đi một tuần, nhưng bà con gốc Nghệ Tĩnh Bình vẫn qui tụ về Trung tâm Công Giáo quận Cam thật đông đủ, mặc dù thời tiết đang giữa mùa Hè ở California nhưng cũng không đến nỗi nóng bức, nên bà con về tham dự Ngày Địa Phận thật náo nức. Ngoài một số bà con trong vùng quận Cam, những bà con khác từ các vùng lân cận như Riverside, Los Angeles, San Gabriel, El Monte…và xa hơn nữa như ở vùng San Diego cũng về họp mặt mừng Ngày Địa Phận.
Thánh Lễ Đồng Tế với sự hiện hiện của Đức Viện Phụ dòng Phước Sơn Vương Đình Lâm, Cha Tuyên uý Nguyễn Đức Minh và một vài Cha khác cũng gốc Giáo phận Vinh. Ngoài ra còn có sự tham dự các Dì, các Thầy dòng…từ Việt Nam qua công tác mục vụ.
Trong Thánh Lễ Cha Tuyên uý Nguyễn Đức Minh đã nói về Giáo phận Vinh xưa và nay, những nét đẹp của quê hương Nghệ Tĩnh Bình cũng như những phong trào đấu tranh rất hào hùng của con dân giáo phận Vinh, ngài nhắn nhủ lớp trẻ hãy phát huy tinh thần của Cha Ông để đất nước ngày càng tiến bộ trong tiến trình toàn cầu hoá của thế giới.
Cũng trong dịp này, một Tân BCH Hội Ái Hữu và Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo phận Vinh đã được bà con chính thức bầu lên. Với một BCH mới, các ông Trần Văn Lý, cụ Nguyễn Xuân Toản, ông Nguyễn Minh Thế, ông Trần Đức Luận, ông Ngô Xuân Huệ… hy vọng trong những năm tới bà con sẽ có những hình thức sinh họat mới hơn nữa!
Sau Thánh lễ bà con dùng cơm trưa ngay tại Hội trường trong sự thân mật ấm cúng của những bà con lâu ngày gặp lại nhau, hỏi han về cuộc sống thường ngày, công việc làm ăn. Một chương trình văn nghệ nhẹ nhàng được các ca sĩ “cây nhà lá vườn” trình diễn đem lại bầu khí vui tươi sống động cho tất cả những người tham dự. Đây là lần họp mặt được coi là lịch sử của bà con Nghệ Tĩnh Bình Nam California, sau nhiều năm sinh hoạt riêng hai nhóm với hai danh hiệu khác nhau, hôm nay trong tinh thần hiệp thông đã quây quần bên nhau dưới cánh tay yêu thương của Mẹ Giáo Phận Vinh, cùng hướng lòng về đất nước quê hương Việt Nam thân yêu.
Năm 1975, cộng sản chiếm miền Nam, thêm một lần nữa, bà con Nghệ-Tĩnh-Bình lại tìm cách ra đi, lần ra đi này càng khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều, biết bao người đã bỏ mạng trên biển cả. Trong thời gian gần 15 năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng”, hàng chục ngàn bà con gốc giáo phận Vinh đã vượt thoát khỏi “ngục tù cộng sản” và sống rải rác khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất có thể nói tại Hoa Kỳ, trong đó một số lớn định cư tại California.
Sau một thời gian tương đối ổn định, một số các ông đã từng sinh hoạt trong Hội Tương Trợ Nghệ-Tĩnh-Bình thời di cư 1954, đã họp nhau thành lập Hội Ái Hữu địa phận Vinh Nam California, ông Hội Trưởng đầu tiên là Cụ Nguyễn Viết Cẩm, Tổng Thư ký là ông Nguyễn Đình Hoài Việt, và quý ông đã soạn thảo các nội quy điều lệ sinh hoạt. Sau một thời gian có sự cộng tác của Quý Cha Tuyên uý Lưu Đình Dương, Cha Châu Xuân Báu, Cha Cố Vũ Minh Nghiễm và hiện tại Cha Nguyễn Đức Minh. Hội đã liên tục sinh hoạt hơn 30 năm, và trước đây trong một thời gian dài qua trụ sở Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Baldwin Park. Mục đích các sinh hoạt chính của Hội là gặp nhau, giúp nhau trong tình tương thân tương ái giữa chốn đất khách quê người của những người đồng hương Nghệ Tĩnh Bình, và đặc biệt qua các sinh hoạt Hội, bà con cũng đã chung tay hướng lòng về xây dựng quê Mẹ.
Cũng trong thời gian này, một nhóm anh em khác nhận thấy quê Mẹ giáo phận Vinh cần có nhiều nhu cầu về sinh hoạt mục vụ, đã thành lập Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu điạ phận Vinh, mục đích là giúp đỡ các chủng sinh, tu sĩ khó khăn có điều kiện theo đuổi ơn gọi phục vụ cộng đồng dân Chúa, và Hội hoạt động chỉ giới hạn trong vùng quận Cam (Orange County).
Cả hai Hội đã hoạt động đạt nhiều thành quả cho bà con Nghệ Tĩnh Bình ở hải ngoại cũng như trong nước. Tuy vậy, có lẽ nhiều bà con đã có những trăn trở trong lòng sau nhiều năm sinh hoạt riêng rẽ của hai nhóm, và sự trăn trở của bà con đã được quý ông trong hai Ban Chấp Hành lưu tâm thảo luận suốt mấy năm qua.
Năm 2008, trong một dịp đại hội hàng năm mừng lễ Bổn Mạng vào ngày 30-8, hai nhóm đã đồng ý hiệp nhất làm một trong tinh thần chung Giáo phận Mẹ với danh xưng tạm thời Hội Thân Hữu Giáo phận Vinh, và theo nghị quyết của buổi họp ngày 17/3/2010, Hội Ái Hữu Địa phận Vinh Nam California và Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Vinh đã lấy danh xưng mới là Hội Ái Hữu và Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo Phận Vinh. Đây là một tin vui cho tất cả bà con Nghệ-Tĩnh-Bình tại Nam California, từ nay bà con sẽ hiệp nhất trong tinh thần chung Mẹ Giáo phận Vinh, sẽ gặp nhau trong một ngày họp mặt chung mừng lễ Bổn mạng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hàng năm.
Sáng Chủ nhật 22/8/2010, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã qua đi một tuần, nhưng bà con gốc Nghệ Tĩnh Bình vẫn qui tụ về Trung tâm Công Giáo quận Cam thật đông đủ, mặc dù thời tiết đang giữa mùa Hè ở California nhưng cũng không đến nỗi nóng bức, nên bà con về tham dự Ngày Địa Phận thật náo nức. Ngoài một số bà con trong vùng quận Cam, những bà con khác từ các vùng lân cận như Riverside, Los Angeles, San Gabriel, El Monte…và xa hơn nữa như ở vùng San Diego cũng về họp mặt mừng Ngày Địa Phận.
Thánh Lễ Đồng Tế với sự hiện hiện của Đức Viện Phụ dòng Phước Sơn Vương Đình Lâm, Cha Tuyên uý Nguyễn Đức Minh và một vài Cha khác cũng gốc Giáo phận Vinh. Ngoài ra còn có sự tham dự các Dì, các Thầy dòng…từ Việt Nam qua công tác mục vụ.
Trong Thánh Lễ Cha Tuyên uý Nguyễn Đức Minh đã nói về Giáo phận Vinh xưa và nay, những nét đẹp của quê hương Nghệ Tĩnh Bình cũng như những phong trào đấu tranh rất hào hùng của con dân giáo phận Vinh, ngài nhắn nhủ lớp trẻ hãy phát huy tinh thần của Cha Ông để đất nước ngày càng tiến bộ trong tiến trình toàn cầu hoá của thế giới.
Cũng trong dịp này, một Tân BCH Hội Ái Hữu và Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Giáo phận Vinh đã được bà con chính thức bầu lên. Với một BCH mới, các ông Trần Văn Lý, cụ Nguyễn Xuân Toản, ông Nguyễn Minh Thế, ông Trần Đức Luận, ông Ngô Xuân Huệ… hy vọng trong những năm tới bà con sẽ có những hình thức sinh họat mới hơn nữa!
Sau Thánh lễ bà con dùng cơm trưa ngay tại Hội trường trong sự thân mật ấm cúng của những bà con lâu ngày gặp lại nhau, hỏi han về cuộc sống thường ngày, công việc làm ăn. Một chương trình văn nghệ nhẹ nhàng được các ca sĩ “cây nhà lá vườn” trình diễn đem lại bầu khí vui tươi sống động cho tất cả những người tham dự. Đây là lần họp mặt được coi là lịch sử của bà con Nghệ Tĩnh Bình Nam California, sau nhiều năm sinh hoạt riêng hai nhóm với hai danh hiệu khác nhau, hôm nay trong tinh thần hiệp thông đã quây quần bên nhau dưới cánh tay yêu thương của Mẹ Giáo Phận Vinh, cùng hướng lòng về đất nước quê hương Việt Nam thân yêu.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các bài tham luận tọa đàm ''Tìm Về Dấu ấn Lịch Sử'' Tuy Hòa Phú Yên
Giáo hạt Tuy Hòa Phú Yên
15:14 24/08/2010
Các Bài Tham Luận Tọa Đàm "Tìm Về Dấu Ấn Lịch Sử" Tuy Hòa Phú Yên
- Bài Dẫn Nhập: Làm Sao "Ôn Cố" Để "Tri Tân" (Lm. Giuse Trương Đình Hiền)
- Đê Tài 1: Nhớ Về Thời Mở Cõi (Nhà Văn Trần Huiền Ân)
- Đề Tài 2: Bối Cảnh Tin Mừng Đến Đàng Trong Hồi Thế Kỷ 17 (Lm. Gioan Võ Đình Đệ)
- Đề Tài 3: Công Giáo Phú Yên Trước Và Sau Năm 1885 (Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính)
- Đề Tài 4: Tuy Hòa Cho Đến Hôm Nay (Micae Trần Kim Đạt)
Bài Dẫn Nhập: Làm sao “ÔN CỐ” để “TRI TÂN”
LM. Giuse Trương Đình Hiền
“Ôn cố tri tân”. Ôn lại chuyện xưa để hiểu được chuyện bây giờ. Lời người xưa dạy như thế rất thích hợp để định hướng cho hàng loạt những sinh hoạt mừng kỷ niệm trong năm 2010, 2011 nầy:
- Thủ đô Hà Nội tưng bừng nô nức chuẩn bị khai mạc lễ hội “Ngàn Năm Thăng Long”.
- Phú Yên đang ráo riết chuẩn bị những khâu cuối cùng cho sự kiện lịch sử quan trọng: 400 năm thành lập tỉnh Phú Yên (1611-2011)
- Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang tích cực trong những ngày đón mừng Năm Thánh 2010 để kỷ niệm hai biến cố trọng đại: 350 thiết lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên, giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài (9.9.1659); 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24.11.1960)
- Giáo xứ Tuy Hòa mừng Kim Khánh xây dựng nhà thờ (1960-2010).
Nếu chỉ là một “kỷ niệm” đơn thuần để nhắc lại một biến cố đã trôi vào dĩ vãng, như kiểu lướt qua mấy tấm hình hoen ố trong một cuốn album cũ kỷ, hay lần dỡ bâng quơ đọc vội những trang nhật ký tồi tàn…thì quả thật việc “Ôn Cố” sẽ không có tác dụng gì nhiều đến tác động “Tri Tân”. Đó là chưa kể bao nhêu khoản đầu tư cho những lễ hội rình rang sẽ trở thành mây khói mà không mang lại tích sự gì để hướng đến tương lai.
Chính trong ý nghĩa đó, giáo xứ Tuy Hòa đã đón mừng đại lễ Kim Khánh xây dựng nhà thờ với một trăn trở: làm sao để thế hệ giáo dân hôm nay khi kỷ niệm biến cố xây dựng nhà thờ cách đây 50 năm cũng là dịp để đọc ra những bài học lịch sử quý báu hầu trang bị thêm gánh hành trang sống đạo để tiến lên.
Đó phải chăng là điều mà chính Đức Kitô đã ân cần khuyên nhủ còn lưu lại trong Tin Mừng Matthêô đoạn 13 câu 52: “Bởi vậy bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13,52).
Cũng vậy. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong cương lỉnh hướng dẫn Dân Chúa cử hành Năm Thánh 2010 đã khuyến dụ việc đọc lại bài học của lịch sử phải như một ưu tiên hàng đầu: “Cây có cội, nước có nguồn”. Sức sống của Hội Thánh hôm nay là thành quả của gần 500 năm hạt giống Tin Mừng được gieo trồng. Cũng là thành quả của gần 500 năm cây đức tin được vun xới và phát triển, gần năm trăm năm Hội Thánh chia sẻ muôn nỗi thăng trầm của quê hương, và cũng là gần 500 năm chan hòa hồng ân Thiên Chúa. Trong Thư Chung 1980, HÐGMVN viết: “Nhìn về quá khứ, chúng tôi cảm mến sâu sắc bàn tay nhân lành của Thiên Chúa, đã êm ái và mạnh mẽ hướng dẫn Hội Thánh Người trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Chúng tôi biết ơn công lao của vô vàn tín hữu đã làm sáng tỏ đức tin và lòng yêu nước của mình...” (Tài liệu học hỏi Năm Thánh GHVN 2010).
Và như thế, cuộc tọa đàm mang tên “Tìm lại dấu ấn lịch sử” trong ngày đầu tiên mừng 50 năm xây dựng nhà thờ Tuy Hòa chính là một lời đáp trả, một thể hiện cụ thể cho nổi trăn trở của cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tuy Hòa khi hân hoan mở lễ kỷ niệm Kim Khánh.
Tuy nhiên, trong cái không gian khiêm tốn của một giáo xứ, cuộc tọa đàm hôm nay chỉ như một khơi gợi để nhắn gởi, một tâm tình để sẻ chia hơn là một hội thảo chuyên đề mang tính học thuật về các chủ đề rộng lớn của lịch sử. Dù vậy, chúng ta cũng sẽ được nhà văn và là nhà nghiên cứu Phú Yên Trần Huiền Ân (Tức Trần Sĩ Huệ) sẽ đưa chúng ta “Nhớ về thời mở cõi” để sống lại bối cảnh lịch sử của đất Phú Yên cách đây 400 năm. Và cũng trong chính thời điểm đó, linh mục Võ Đình Đệ sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát về công cuộc truyền giáo tại Đàng trong qua bài tham luận “Tổng quan bối cảnh Tin Mừng đến Đàng Trong hồi thế kỷ 17”. Và bài học lịch sử nào cũng được trả giá bằng máu xương và nước mắt. Vì thế chúng ta sẽ cùng với linh mục Nguyễn Minh Chính đọc lại những tháng năm truân chuyên khổ ải của cộng đoàn Công Giáo Phú Yên qua tài liệu “Công Giáo Phú Yên trước và sau năm 1885”. Và để gởi đến quý vị như một tâm tình trân trọng của một lời cám ơn sâu sắc, ông Chủ tịch Hội Đồng giáo xứ Tuy Hòa Trần Kim Đạt sẽ điểm qua những cột mốc quan trọng trên chặng đường đức tin 50 năm của giáo xứ Tuy Hòa qua bài chia sẻ “Tuy Hòa cho đến hôm nay”.
Và như thế, giờ đây tôi có thể đơn giản tuyên bố: chúng ta cùng khai mạc cuộc tọa đàm “Tìm về dấu ân lịch sử”.
Đề Tài I: NHỚ VỀ THỜI MỞ CÕI
Nhà Văn: TRẦN HUIỀN ÂN (TRẦN SĨ HUỆ)
Những tồn nghi buổi đầu:
Tìm hiểu lịch sử mở cõi về phương nam, từ Quảng Bình đến Hà Tiên có lẽ Phú Yên là nơi nhiều tồn nghi hơn hết.
Từ khi vua Lê Thánh tông chiếm thành Chà Bàn năm 1471 đến năm 1597 khi Lương Văn Chánh đưa dân vào đây, vùng này được các sử gia coi là đất ki mi, thuộc về ai, gọi tên là gì, lịch sử cũng còn mờ mịt. Cái tiểu quốc Hoa Anh để cùng Nam Bàn và Chiêm Thành ràng buộc trong thế tam phân vẫn đặt bên dấu hỏi. Lê sử chỉ nói qua, Nguyễn sử không nhắc đến. Về sau, các sử gia cho là vùng Khánh Hòa ngày nay, hoặc có lẽ ở khoảng giữa Đèo Cả và Bình Định, tức là đất Phú Yên.
Ngay như thời điểm Lương Văn Chánh bạt phá Thành Hồ năm 1578 cũng do suy luận, sử sách không chép chính xác. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết trong mục Kiên trí- Duyên cách: ” Bản triều Gia Dụ Hoàng đế năm thứ 21 Mậu Dần, Lê Quang Hưng nguyên niên, vua ủy Lương Văn Chánh làm Trấn Biên quan chiêu tập lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài, khẩn đất hoang ở Đà Diễn”. Trong mục Cổ tích nói về “An Nghiệp cố thành: Tương truyền thành này do người Chiêm Thành xây đắp, tục danh là Thành Hồ. Buổi quốc sơ Lương Văn Chánh bạt phá, nay nền cũ vẫn còn “– không nói năm nào. Đối chiếu thì năm Mậu Dần, Nguyễn Hoàng thứ 21, Quang Hưng thứ 1 là năm 1578 dương lịch; đến năm Đinh Dậu, Nguyễn Hoàng thứ 40, Quang Hưng thứ 20, dương lịch 1597 Nguyễn Hoàng mới có công văn cử Lương Văn Chánh vào khai khẩn đất hoang, thành lập làng xóm từ Cù Mông đến Bà Nông. Từ đó suy ra, chắc hẳn năm Lương Văn Chánh bạt phá Thành Hồ An Nghiệp là năm 1578 để 19 năm sau ông đưa lưu dân vào.
Người Chăm Pa gọi Thành Hồ là thành gì đến nay chưa biết. Ít nhất nó cũng phải có một cái tên phiên âm ra chữ Hán như thành Đồ Bàn, thành Phật Thệ… nhưng chỉ nói tục danh là Thành Hồ, có nơi ghi là Hồ vương thành (thành của vua Hồ). Cách gọi này theo quan điểm xưa của Tàu, coi ta là trung tâm, ta là văn minh, còn bốn bên chung quanh đều là Hồ, Phiên, Nhung, Địch!
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy trong Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam viết: “Sau khi làm chủ toàn bộ lãnh thổ Panduranga, Po Klong Hlau mở rộng giao thương với Phương Tây, nhà vua tìm mua súng điểu thương và những khẩu đại pháo phòng thủ bờ biển và kinh thành. Không bao lâu sau vương quốc Panduranga trở nên hùng mạnh, Po Klong Hlau tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Đại Việt, chiếm Thành Hồ (Tuy Hòa) vào năm 1579 và thách đố các thế lực khác trong vùng, nhất là Chân Lạp”.
Thêm một điểm bổ sung: Năm 1578 Lương Văn Chánh bạt phá Thành Hồ, năm 1579 người Chăm chiếm lại, sau đó có một liên minh lỏng lẻo giữa Chăm Pa và Chúa Nguyễn. Đến năm 1597 nhân lúc chiến tranh giữa Chân Lạp và Chăm Pa, trong khi mặt nam quân Khmer tiến đánh Panduranga thì mặt bắc Chúa Nguyễn cho Lương Văn Chánh đưa dân vào định cư tại địa phận lâu nay là vùng đệm.
Cơng lệnh năm 1597 cử Lương Văn Chánh lo việc khai khẩn từ Cù Mông đến Bà Nông đóng dấu Tổng trấn tướng quân chi ấn (tức Nguyễn Hoàng) nhưng chức vụ chính thức của Lương Văn Chánh là gì, tổ chức hành chánh tại vùng đất mới này thế nào, vấn đề quản lý lưu dân ra sao… không tìm thấy văn thư tiếp theo quy định. Lương Văn Chánh mất năm nào, tình hình an ninh trật tự ở đây ra sao để dẫn đến cuộc nam chinh của Văn Phong năm 1611 chỉ gom lại mấy chữ “người Chiêm xâm lấn biên cảnh”! Phải từ năm 1611 về sau lịch sử Phú Yên mới được sáng tỏ dần.
Thứ nữa… trước khi gia nhập Đại Việt đất Phú Yên thuộc tiểu vùng nào của vương quốc Chăm Pa? Tất nhiên không nằm trong Kauthara, nhưng cũng không phải trong Vijaya. GS Trần Quốc Vượng nói rằng theo Đường thư thì Phú Yên thuộc tiểu quốc (mandala) Môn Độc quốc (Mondu). TS Nguyễn Văn Huy (cũng tư liệu trên) thì viết rằng Phú Yên là tiểu quốc Aryaru. Theo TS Nguyễn Văn Huy khi Chăm Pa đã lâm vào cảnh tam phân, những người Chăm Pa ở Ninh Thuận cho rằng họ là người Chăm gốc, họ gọi người Chăm ở Bình Định, Phú Yên sống chung với người Việt là Chăm Hoi hay Chăm Hroi (do đó sau này từ Hời dùng để chỉ chung dân tộc Chăm), người Chăm sống chung với các dân tộc đông Tây Nguyên là Chăm Pal.
Mới đây, B.C tác giả bài “Người Chăm H’Roi” viết: “Người Chăm Hroi ở Bình Định và Phú Yên là một nhánh khá đặc biệt trong cộng đồng người Chăm sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Vùng này tên là Vijaya, là trung tâm chính trị của vương quốc Champa vào khoảng thế kỉ thứ 15. Vijaya có nghĩa là chiến thắng, cũng cùng tên với vương quốc Sri-Vijaya ở Sumatra, từng khống chế cả một khu vực biển Đông Nam Á suốt từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 13, với một khu cảng đặt tại địa bàn này. Vijaya nằm cạnh vùng đệm Aryaru (Phú Yên) mà thơi thế kỉ thứ 5 thường xuyên là nơi va chạm giữa Champa và Phù Nam mà sau này là Chân Lạp”. Đoạn văn này thêm xác minh về địa danh Aryaru đồng thời gợi một suy nghĩ. Vùng đất này từ thuở mang tên Aryaru từng là vùng đệm, mang tên Hoa Anh cũng là vùng đệm, đến khi mang tên dinh Trấn Biên lại là vùng đệm nữa? Nó phải gánh vác vai trò “phên giậu” nặng nề trải hơn 12 thế kỉ!
Và, thêm một câu hỏi nêu ra: Phải chăng Aryaru hay Chăm H’roi, Chăm Hoi được Việt hóa thành Hoa Anh và Chăm Pal Việt hóa thành Nam Bàn? Bởi vì, những “người” Hoa Anh hay Nam Bàn nào biết “nước” họ là Hoa Anh, Nam Bàn, những địa danh này chỉ có trong một ít sử liệu Việt Nam.
Đâu là vùng đất hoang?
Đọc lại cơng lệnh năm 1597 của chúa Nguyễn Hoàng:
“…Bảo cho Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh (…) sức các hộ nhân dân mới đến tựu các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông trên từ nguồn di dưới tới cửa biển kết lập địa phận gia cư khai khẩn ruộng đất hoang tới khi thành thục nộp thuế như lệ thường…”.
Với nội dung như thế có thể hình dung vùng Phú Yên thời ấy từ bắc vào nam từ tây xuống đông toàn là đất hoang, Lương Văn Chánh có nhiệm vụ đưa lưu dân tới khai khẩn, lập ra làng xóm.
Thế nhưng, trước đó dù thuộc Vijaya hay là Mondu, là Aryaru thì vùng này đã là vùng phồn vinh, bởi vì với ruộng đồng, sông nước, núi non, biển giả như thế, lại sát cạnh kinh đô Vijaya không lẽ Aryaru lại là vùng hoang sơ ? Bằng chứng còn lại đến ngày nay như di tích Tháp Nhạn và những phế tích khác trong đó quan trọng nhất là Thành Hồ.
Năm 1932 trong báo cáo của Sở Thủy nông Đông Dương về việc xây dựng đập Đồng Cam, người Pháp cũng xác nhận: “Việc dẫn nước vào tưới cho đồng bằng Tuy Hòa là một vấn đề rất được mong đợi. Trước đây ít ra cũng đã được người Chàm thực hiện một phần. Sự thịnh vượng của vùng này được xác nhận bằng các di tích ngay tại Tuy Hòa và bằng thành cổ mà nền móng tìm thấy trong quá trình đào đất. Thời kỳ thịnh vượng đó chắc chắn là kết quả của việc xây dựng các kênh dẫn nước mà người ta đã tìm thấy một số trong quá trình thi công”. Trong diễn văn khánh thành đập Đồng Cam ngày 7/9/1932, ngay sau câu mở đầu Toàn quyền Đông Dương Pièrre Pasquier nói: “Chúng ta tiếp tục với một kĩ thuật khoa học, chủ trương cũ của người Chàm, những người nông dân tuyệt vời với kĩ năng và nhiều cách mà chúng ta hết sức thán phục, đã biết dẫn nước và chinh phục nước” (Nous reprenions, avec une technique scientifique, la conception des Chams, ces merveilleux agriculteurs, qui surent, avec ingéniosité et par des moyens qui forcent notre admiration, conduire et discipliner l’eau).
Vậy thì tại sao bỗng nhiên thành vùng đất hoang? Có thể hiểu từ trận Thành Hồ năm 1578, trận tái chiếm năm 1579, đến khi Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào năm 1597, qua chiến tranh khốc liệt, người Việt chưa đến, người Chăm xiêu tán khắp nơi, để lại nơi đây là một miền không vết chân người, trải qua gần 20 năm ruộng đồng đã thuần thục thành ra hoang hóa, muốn trồng trọt phải làm lại từ đầu. Và phải chăng vì quan niệm phong thủy khác nhau, vì kĩ thuật canh tác khác nhau, vì “lí do chính trị” với mặc cảm tự tôn và lòng tự ái chẳng hạn, người Việt đã bỏ luôn những công trình trị thủy của người Chăm mà sau này người Pháp đa hết lời ca ngợi là những nông dân tuyệt vời?
Nếu coi tất cả Phú Yên là đất hoang thì mức độ hoang hóa có khác nhau, dù sao công việc phục hóa một phần diện tích quan trọng cũng có phần thuận tiện hơn. Có thể hình dung ra thực trạng lúc bấy giờ và phân chia thành ba vùng:
1.- Những nơi vốn là ruộng đất cũ của người Chăm, bị bỏ hoang sau chiến tranh, tập trung tại các vùng trước kia là làng xóm ở đồng bằng, việc giao thông thuận tiện bằng cả đường bộ lẫn đường sông. Đây là các địa điểm đã được chỉ định rõ ràng: Cù Mông (huyện Sông Cầu ngày nay), Bà Đài (huyện Tuy An ngày nay), Bà Diễn (thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, một phần huyện Tây Hòa ngày nay) và Bà Nông (một phần huyện Đông Hòa ngày nay).
2.- Những nơi là lân cận của các vùng nói trên, ven đồng bằng, cận sơn, tương đối gần và có thuận tiện nhưng trước kia người Chăm không đủ lực lượng khai khẩn, chẳng hạn ngày nay là phía bắc huyện Sông Cầu, phía nam huyện Đồng Xuân, vùng gần núi các huyện Tuy An, Phú Hòa.
3.- Những nơi ở xa, cao nguyên, miền núi, các thung lũng đầu nguồn… tiếp cận với các bộ lạc dân tộc phía đông Trường Sơn, việc đi lại bất tiện, chưa được khai khẩn, nhưng do nhu cầu an ninh để giữ vững đồng bằng, cũng là nhu cầu dàn trải dân chúng khắp từ nguồn di đến cửa biển cần phải phá hoang, lập làng. Đó là vùng phía tây bắc huyện Đồng Xuân, phía tây huyện Tây Hòa và cả huyện Sơn Hòa.
Việc khẩn hoang tại ba vùng này không theo thứ tự phương hướng bắc-nam hay đông-tây mà là những đốm da beo loang lổ, như những điểm tiền đồn-hậu cứ và tất nhiên được tiến hành đồng thời theo một quy mô chung, có sự đôn đốc và kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ.
Tình hình Phú Yên thời khẩn hoang:
An cư mới lạc nghiệp, những biến cố của thời cuộc có ảnh hưởng lớn đến mọi công việc của người dân. Điểm lại tình hình vùng đất Phú Yên lúc bấy giờ thấy rõ từng giai đoạn.
-Từ năm 1597 đến năm 1611, là thời kỳ đặt dưới quyển chỉ huy của Lương Văn Chánh. Lịch sử không ghi rõ chức vụ chính thức của ông (đời sau cứ gọi một cách chung chung là Trấn Biên quan = ông quan cai trị vùng Trấn Biên), cũng không ghi rõ tổ chức làng xóm lúc này ra sao. Phải chăng đây là giai đoạn gần như quân quản? Tuy vậy có thể thấy đây là một gian đoạn ổn định. Sau chiến thắng Thành Hồ năm 1578, trận phản công năm 1579 (tất nhiên cũng chiến thắng) và sau đợt di dân ồ ạt năm 1597 chắc chắn người Việt mang vào đây một lực lượng hùng hậu với cả một khí thế hào hứng, quyết tâm tìm sự no ấm trên vùng đất mới. Lương Văn Chánh vừa là tướng cầm quân, vừa là nhà cai trị, có tài chỉ huy, tổ chức, điều hành, có đầy đủ cương và nhu nên không có một mầm mống chống đối nào. Nhưng có lẽ cái uy của ông lớn quá, cái bóng của ông rộng quá, những phụ tá của ông không có điều kiện phát triển tài năng, ông không đào tạo được người thừa kế sự nghiệp, nên sau khi ông qua đời (?) thì biến động liền xảy ra.
-Từ năm 1611 đến năm 1629, là thời kỳ đặt dưới quyền điều hành của Lưu thủ Văn Phong. Văn Phong được cử vào dẹp yên cuộc biến loạn năm 1611. Lịch sử không miêu tả nhiều, có nghĩa là ông đã thành công nhanh chóng, không gặp khó khăn gì, chứng tỏ cuộc biến loạn này cũng không quy tụ được lực lượng mạnh mẽ, không làm được điều gì gây tác hại nghiêm trọng cho chính quyền người Việt. Nhờ công lao xây dựng của Lương Văn Chánh trong 14 năm qua bằng những thành tựu thực tế đáng kể mà một trang sử mới được viết nên: đơn vị hành chánh chính thức thành lập, vùng đất hoang hóa ngày nào nay đã có tên gọi: phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Đến đời Minh Mạng nhà Nguyễn ranh giới hai huyện còn ở sông Đà Rằng, chắc là ranh giới lúc đầu cũng tại đây.
-Từ năm 1629 đến năm 1773, là thời kỳ ổn định tương đối dài, chỉ có một vài biến động nhỏ. Năm 1629 Văn Phong bị kết tội “dùng người Chiêm Thành làm phản”. Văn Phong có mưu đồ thực chăng với hành động cực kỳ nguy hiểm là cấu kết với những người đã bị chính ông trừ khử? Có thể Văn Phong cũng là một người anh hùng, hiểu được vị trí và tiềm năng của Phú Yên, muốn lấy nơi đây làm căn cứ ban đầu cho giấc mộng riêng núi riêng sông. Cũng có thể đây là một vụ án mang tính “chính trị”, chúa Sãi cần thanh trừng một người có công với chúa Tiên mắc bệnh “công thần” chẳng hạn. Bậc vua chúa nào không sợ kẻ bề tôi tài cán hơn mình, nhất là đối với những người đã hoàn thành sứ mệnh? Hơn nữa, dùng một Phò mã được ban quốc tính cai quản vùng Trấn Biên chẳng đáng tin cậy hơn sao? Bởi vậy Nguyễn Phước Vinh được nhiều quyền hạn và đặc ân cho dùng dấu son. Sau 18 năm cầm quyền tiếp tục sự nghiệp của Lương Văn Chánh, vẫn trong không khí gian nan buổi mở cõi, Văn Phong đã đẩy mạnh tiến độ khẩn hoang lập làng để khi Nguyễn Phước Vinh kế nhiệm thì Phú Yên được nâng lên cấp “dinh” là cấp hành chánh địa phương cao nhất nước, ngang hàng với các nơi đã có một bề dày lịch sử.
Trên 140 năm này chỉ có 2 vụ biến động. Năm 1695 nhóm Linh Vương nổi lên ở Quảng Ngãi, bị đàn áp, đồ đảng là Quảng Phú cùng thuộc hạ 20 người chạy vào Phú Yên, nhưng bị dân chúng miền núi bắt nộp và bị giết. Quan trọng hơn là năm 1709 với vụ mưu phản của Nội hữu phò mã Tống Phước Thiệu, cùng Cai đội Nguyễn Cửu Khâm và Tôn Thất Thận ngầm cấu kết với một số hào kiệt, mưu đồ trước lấy Bình Khang, sau lấy Phú Yên, ra lấy Quảng Nam rồi tiến về lấy Chính dinh Phú Xuân. Cơ mưu bị lộ, Tôn Thất Thận đi tố cáo. Tống Phước Thiệu bị bãi làm thứ dân, bị tù, Thận bị cách làm lính, Nguyễn Cửu Khâm, Trịnh Nghệ và Tường Vân bị xử tử.
-Từ năm 1773 đến năm 1801, là thời kỳ tranh chấp dai dẳng giữa nhà Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn vương Anh. Là thời kỳ bất ổn nhất của Phú Yên. Nằm giữa gọng kềm của hai thế lực, phía bắc Qui Nhơn là đất thang mộc của vua Tây Sơn, phía nam Diên Khánh là căn cứ vững chắc của Nguyễn vương, Phú Yên là chiến trường đỏ lửa, là nơi để các tướng tài hai bên dùng võ công xây dựng binh nghiệp. Có năm như 1799, 1800 Phú Yên đến mấy lần thay vua đổi chủ, quân Qui Nhơn kéo vào thì quân Diên Khánh rút, quân Diên Khánh tấn công thì quân Qui Nhơn rút, người dân Phú Yên phải đi lính cho hai bên, đóng thuế cho hai bên. Vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, Tham đốc Tây Sơn Phạm Văn Điềm với kế hoạch tử chiến, biên hết dân đinh làm lính, như ngày nay ta tổng động viên, khiến quân Diên Khánh phải đợi đại quân từ Sài Gòn ra mới dám tiến. Như vậy việc khẩn thêm đất hoang lập thêm làng xóm chắc chắn là thật khó khăn.
Các lực lượng khẩn hoang:
Việc khẩn hoang hầu như liên tục theo suốt thời gian. Lực lượng khẩn hoang tại Phú Yên gồm nhiều đợt và mỗi đợt có thành phần khác nhau, xuất phát từ nhiều vùng miền, nhiều địa phương khác nhau.
Quan trọng hơn hết là những lưu dân đầu tiên từ Thuận Quảng theo sau vó ngựa Lương Phù Già vào năm 1597. Phần đông họ là khách hộ của các thôn phường, theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay là những người chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú, một số là những dân nghèo không có ruộng đất, ra đi với ước vọng có cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Số lượng lưu dân này chắc chắn là rất đông và bổ sung nhiều lần trong nhiều năm để có thể lan toả định cư khắp nơi, trải suốt hạ bạn là vùng đồng bằng, ven biển từ Cù Mông (huyện Sông Cầu ngày nay), Bà Đài (châu thổ Sông Cái, huyện Tuy An ngày nay) đến Bà Diễn (châu thổ sông Đà Rằng, thành phố Tuy Hòa, các huyện Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa ngày nay), Bà Nông (châu thổ sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa ngày nay) và trên tự đầu nguồn là vùng huyện Sơn Hòa, huyện Đồng Xuân ngày nay.
Năm 1648 đời chúa Thượng Nguyễn Phước Lan quân Nguyễn do Thế tử Dũng Lễ hầu Nguyễn Phước Tần tổng chỉ huy đại thắng bắt được các tướng của chúa Trịnh (tên Gia, Lý, Mỹ) và nhiều quân lính (ba vạn?). Các tướng và 16 chỉ huy cao cấp được trả về Bắc, còn quân lính đem chia ra cứ 50 người làm một ấp, cấp cho lương ăn nửa năm, phân phối từ Thăng Bình, Điện Bàn vào đến Phú Yên. Lại ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc cho họ vay và cho họ được tìm lấy những lợi núi đầm làm ăn sinh sống, về sau thành hộ khẩu.
Từ năm 1655 đến năm 1660 đời chúa Hiền Nguyễn Phước Tần quân chúa Nguyễn mấy lần vượt sông Gianh chiếm 7 huyện nam sông Lam đưa một số nhiều người dân xứ Nghệ vào khai khẩn vùng Bình Định Phú Yên.
Hai đợt này số lượng hẳn là đáng kể và vốn là những tù binh và những người dân bị cưỡng bách di trú, chắc họ phải đến những nơi xa hơn, hoàn cảnh buộc họ phải ra sức làm việc nhiều hơn.
Dưới thời nhà Nguyễn vẫn có lệ tha cho các tù phạm cho họ đi khẩn hoang.
Năm 1835 vua Minh Mạng dụ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận xét trong hạt có những chỗ đất có thể cày trồng mà bỏ hoang, dân không thể khai khẩn được hết thì cấp ngay cho những tù phạm được tha kia để họ ra sức làm lụng trồng cấy. Hàng tháng mỗi người được cấp 1 phương gạo. Niên hạn đánh thuế và lập ngạch nộp thuế theo lệ y như trước.
Năm 1839 quan tỉnh Phú Yên tâu về triều đình: Trước kia những tù phạm được tha cho, chia ghép về các thôn xã thuộc hạt trích cấp cho ruộng hoang để khai khẩn, nay tới kỳ hạn bắt đầu thu thuế, xin ghi làm ruộng đất tư và theo lệ thu tô. Bọn họ đã có cơ nghiệp làm ăn, không khác gì những người dân thường, xin cứ chiếu số người hiện tại mà thu thuế thân.
Như vậy, sau khi được tha, đi khẩn hoang, có được ruộng đất, những tù phạm này đã được trả lại quyền công dân làm một tráng đinh.
Năm 1865 Ngự sử Nguyễn Văn Phương tâu: Ba tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên đất rộng người ít chưa mở mang được hết, như những nơi Đồng Cụ, Quán Đế ở Phú Yên, Hòa Mã, Hòa Tân, Hòa Quân ở Khánh Hòa, Chu Thỗn, Đồng Mới ở Bình Thuận phần nhiều ở đó có thể cày cấy, mà một hạt Quảng Nam đinh nhiều ruộng ít, kẻ ăn chơi không rất nhiều. Vua Tự Đức cho đặt Nha Doanh điền, cử Nguyễn Văn Phương làm Khâm phái doanh điền, đến các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đưa dân ngoại tịch và không có tên trong sổ bộ vào Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận chọn đất chia cho ở, cấp ngưu canh điền khí để khẩn hoang, lập thành thôn xã.
Năm 1866 vua Tự Đức cấp ấn Khâm phái Quan phòng cho Phan Trung đưa số dân Nam Kỳ mộ nghĩa vốn là thuộc hạ của ông đang tập trung tại các đồn điền Bình Thuận bị người Pháp nghi ngờ, đến khai hoang ở Khánh Hòa, Phú Yên. Vua Tự Đức bảo Phan Trung: “Lũ ngươi hết lòng làm việc cho ổn thỏa là trung hiếu vẹn cả hai, tấm thân hữu dụng nên giữ gìn để đợi, triều đình đâu nỡ bỏ đi”.
Ngoài ra chắc còn nhiều luồng người di trú khác đến Phú Yên qua nhiều thời kỳ, tự phát từng nhóm hay trong khuôn khổ chủ trương của nhà nước nhưng do khiếm khuyết tư liệu chưa tra cứu được.
Trong mỗi đợt như vậy có nhiều thành phần. Đông đảo hơn là thường dân của các khách hộ Thuận Quảng, họ là “lưu dân” tức là những người nghèo không có sản nghiệp. Thành phần còn lại có thể là những người cương trực bị bản quán cho là cứng đầu cứng cổ tìm cách đưa đi, tỉ như những ai có máu Hớn Minh, có kiểu “nói trạng” dễ bị chụp cho cái mũ nào đó để không thể cãi lệnh lên đường. Có những ông đồ lỡ vận, năm bảy khoa thi chán rồi chuyện bút nghiên lều chõng, có những thầy lang chẳng mấy khi phước chủ may thầy, những thầy lý số không được tổ đãi, vận mệnh mình không biết nổi nói gì tiên đoán vận mệnh thiên hạ!… Trong số tù binh có thể có người võ nghệ cao cường bị cưỡng bách tòng quân lâu nay phải nép mình dưới uy quyền hạng hèn kém đức bạc tài sơ, trong số phạm nhân được tha có thể có kẻ bất đồng chính kiến bị khép tội chung với hạng quấy rối trị an, trong số dân Nam Kỳ có người trọng nghĩa khinh tài, giang hồ khí phách, những tưởng gươm đàn nửa gánh non sông… Và tất nhiên cũng có hạng du thủ du thực, hạng manh tâm trộm cướp… Như vậy thành phần dân chúng trong mỗi làng thật đa dạng, tạo thành một xã hội phức tạp, đúng nghĩa cuộc đời “ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”.
Cai quản một tập thể như thế không dễ dàng chút nào. Người cầm đầu phải là người có tầm nhìn đủ xa rộng, có óc phán đoán, biết vạch kế hoạch, biết theo dõi đôn đốc, được nể nang, già thì quắc thước, trẻ thì dũng mãnh, bước chân như voi, mắt nhìn như cọp, có thể trong một phần người ta kính trọng chứa đến hai ba phần người ta sợ sệt, nghĩa là có đủ uy và tín, được tất cả tâm phục khẩu phục. Liệu có được mấy người như vậy, anh hùng tạo thời thế? Còn không thì thời thế tạo anh hùng, cũng là tốt!
Tại địa phương, việc các quan chức chủ trương cho dân chúng khẩn hoang được khen thưởng, khuyến khích. Năm 1839 tại huyện Tuy Hòa có nhiều đồng ruộng hơi xa sông ngòi nên bỏ hoang. Thự đốc là Tôn Thất Lang tổ chức khai cừ dẫn nước rồi cho dân khai khẩn thành ruộng, tất cả được hơn 1.000 mẫu. Vua Minh Mạng khen là vì dân mở mang nguồn lợi, thưởng gia một cấp. Còn ruộng ấy chiếu lệ sau ba năm bắt đầu thu thuế. Vào năm này huyện Tuy Hòa đã mở rộng ra phía bắc sông Đà Rằng, xét những chỗ xa sông ngòi nơi Tôn Thất Lang mở rộng có lẽ là vùng nam huyện Tây Hòa, tây nam huyện Đông Hòa ngày nay.
Chính sách của các triều đại với việc khẩn hoang:
Từ thế kỉ 16, để xây dựng một cõi giang sơn độc lập, có khả năng chống lại thế lực luôn luôn bành trướng, thống trị của chúa Trịnh một cách hữu hiệu, chúa Nguyễn đã ra sức khuyến khích dân chúng, và cả họ hàng nhà chúa, quan lại các địa phương khai khẩn đất đai, mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. Ruộng đất xứ Đàng Trong cũng được chia làm ba loại: ruộng công, ruộng tư và ruộng của chúa.
Năm 1669 chúa Hiền Nguyễn phước Tần cử các quan văn đứng đầu là Hồ Quang Đại chia nhau đi các nơi đo đạc ruộng đất đang được cày cấy đặt làm ruộng công, giao cho xã chia đều cho dân cày cấy nộp thuế. Từ đó về sau, người nào khai khẩn được thêm thì cho phép đặt làm ruộng tư, lấy đó làm lệ vĩnh viễn, dân xã không được tranh chiếm. Nhờ vậy diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng.
Sau khi lật đổ chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn cố gắng phục hồi sản xuất nông nghiệp bị trì trệ dưới thời Định vương Nguyễn Phước Thuần do sự nhũng nhiễu của các quan, bằng lệnh cưỡng bách phục hóa. Nhưng do tồn tại ngắn ngủi nhà Tây Sơn chưa kịp tiến hành những biện pháp tích cực về vấn đề ruộng đất.
Các vua nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc khẩn hoang. Khẩn hoang là phải di dân. Đó là hai mặt của vấn đề, đạt được kế hoạch của nhà nước thì có khi mất lòng dân. Vua Minh Mạng còn quan tâm đến điểm tế nhị là nỗi khổ của người di dân. Trong một buổi thiết triều tháng 5 (âl) năm 1839 vua bảo các thị thần: “Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận đất dài hơn ngàn dặm, đất bỏ hoang rất nhiều, dân cư thưa ít, nếu muốn di người nơi khác đến, thì thường tình người ta ở đâu yên đấy không muốn rời bỏ. Nếu đem số tù phạm quân lưu tập trung một nơi cũng không tiện. Ngày trước Lê Thánh tông bình Chiêm Thành di dân Thanh Nghệ vào làm được cái việc dùng người trung châu để biến đổi phong tục, thực là thủ đoạn anh hùng. Lúc bắt đầu khai thác cõi bờ cố nhiên phải tùy thời mà làm cho thích hợp. Nay đang buổi thái bình vô sự, dân Nam Bắc hai kỳ đang làm ăn yên ổn, nếu di nơi này sang nơi kia chẳng những làm cho người ta sợ hãi mà còn cái lo chúng bị lưu li thất sở thì thật không nỡ. Nên chờ đó một thời gian người sinh ngày một nhiều ra thế tất phải dần dần mở mang, như Kim Sơn, Tiền Hải ngày xưa chỉ là miếng đất hoang rậm mà nay thành hai huyện. Có đất thì có dân cũng là cái thế tất nhiên vậy’.
Trước đó, năm 1834 vua Minh Mạng sai Phó Vệ úy vệ giám thành Nguyễn Văn Xướng đem biền binh thuộc hạ đo hình thế núi sông từ Phú Yên vào nam vẽ bản đồ dâng lên. Khi hoàn tất Nguyễn Văn Xướng được thưởng 10 lạng bạc và mỗi biền binh một tháng lương. Những bản đồ này tất nhiên được dùng cho nhiều việc, quốc phòng, kinh tế, xã hội…trong đó có việc khẩn hoang lập làng.
Trở lại với cơng lệnh năm 1597, nhiệm vụ của Lương Văn Chánh khi vào mở cõi Phú Yên là kết lập địa phận gia cư khai khẩn ruộng đất hoang tới khi thành thục nộp thuế như lệ thường. Năm 1699 chúa Hiền Nguyễn Phước Tần ấn định lệ thuế: Ruộng nhất đẳng mỗi mẫu thu thóc 40 thăng, gạo 8 hợp, ruộng nhị đẳng mỗi mẫu thu thóc 30 thăng, gạo 6 hợp, ruộng tam đẳng mỗi mẫu thu thóc 20 thăng, gạo 4 hợp. Lại cứ 1 thăng thóc thì thu tiền phụ là 3 đồng. Ruộng mùa thu và đất khô thì không chia thứ bậc, mỗi mẫu thu 3 tiền, không đủ mẫu thu 1 tiền. Tuy vậy, vì Phú Yên là đất mới khai thác nên việc thu thuế vẫn còn rộng rãi và đơn giản. Năm 1758 Võ vương Nguyễn Phước Khoát cử Nguyễn Khoa Trực làm Tuần phủ phủ Phú Yên mới đốc thu các thứ thuế.
Thuế ruộng thời Tây Sơn cũng chia làm 3 hạng nhất, nhị, tam đẳng. Tư điền thuế nhẹ hơn công điền. Ngoài ra mỗi mẫu còn phải nộp một khoản tiền.
Năm 1800 Nguyễn vương (Anh) ra lệnh thu tô ruộng ở Phú Yên để đáp ứng nhu cầu chiến trường, căn cứ vào sổ điền lập năm 1798 thu thóc chứa ở các bảo La Thai, Hội An. Nhưng năm sau 1801 phải bãi bỏ sưu ruộng ở Phú Yên, vì Lưu thủ Phạm Tiến Tuấn chiếu theo số đinh số điền bắt phu kể hàng vạn, dân chúng mệt nhọc, trốn tránh ngày càng nhiều
Thời nhà Nguyễn việc phân chia đẳng điền tiếp tục duy trì, chỉ khác ở số lượng thóc phải nộp cho mỗi hạng tùy theo thời điểm. Đời Gia Long cho lập địa bạ và điền bạ các làng. Địa bạ là sổ miêu tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, điền bạ là sổ tính thuế. Trong địa bạ ruộng mùa, ruộng chiêm, ruộng hai mùa hoặc các hạng đất, bao nhiêu mẫu, sào, thước tấc, tọa lạc tại đâu, đông tây tứ chí phải ghi rõ ràng. Địa bạ làm một lần khi đo đạc. Địa bạ lập năm 1815 đời Gia Long đến đời Minh Mạng được truy dụng. Điền bạ lúc đầu cứ 5 năm một lần, về sau mỗi năm một lần, mỗi xã lập 3 bản đệ về bộ Hộ kiểm tra, 1 bản lưu tại bộ, 1 bản giao về tỉnh và 1 bản giao cho xã. Nhà Nguyễn đã lấy lại thước đo ruộng (điền xích) của nhà Lê làm chuẩn.
Những trở ngại người dân gặp phải trong việc khẩn hoang và lập làng:
Vạn sự khởi đầu nan. Có ba trở ngại đáng kể người dân gặp phải trong công cuộc khẩn hoang và cả việc lập làng. Đó là: 1. tình hình an ninh trật tự, chiến sự – 2. khí hậu thời tiết, thiên tai dịch bệnh – và 3. nạn ác thú, hùm thiêng sấu dữ.
Trở ngại trước hết là vấn đề an ninh, trên địa bàn này buổi đầu có nhiều âm mưu bạo loạn, tạo phản, đến giai đoạn phân tranh thì các trận đánh giữa hai nhà Nguyễn, trong từng giai đoạn đã gây khó khăn không ít cho việc khai hoang.
Trở ngại thứ hai là khí hậu và thiên tai. Vào thời ấy rừng hoang cỏ rậm còn nhiều tạo ra sự khắc nghiệt trong khí hậu. Chỉ trừ vùng đồng bằng hiền lành còn vùng cận sơn và nhất là vùng núi, cao nguyên đều là vùng chướng khí, nước độc, nhiều bệnh tật, bệnh sốt rét và các bệnh dịch lây lan đã gây nhiều tử vong và ngăn cản tiến trình khẩn hoang. Cho đến đầu thế kỉ 20, đập Đồng Cam được xây dựng chỉ cách thành phố Tuy Hòa có 30km mà trong báo cáo của Sở Thủy nông Đông Dương vẫn cho rằng vị trí thi công ở vào nơi khí hậu rất độc, mặc dù có nhiều biện pháp đề phòng và và thuốc ký-ninh được phát một cách có quy củ, các tổn thất quan trọng vẫn do nguyên nhân sốt rét. Các tác giả sách Địa dư tỉnh Phú Yên cũng ghi nhận có nhiều nơi lam chướng, dân chúng bị sốt rét. Nghị định ngày 10-6-1939 của Toàn Quyền Đông Dương ấn định các vùng độc hại và nguy hiểm có kê: Phước Lãnh (nay thuộc huyện Đồng Xuân), Củng Sơn, Trà Kê, Buôn Xã Thu (nay thuộc huyện Sơn Hòa) và Hảo Sơn, Varella Phare (nay thuộc huyện Đông Hòa – Varella Phare nay gọi là mũi Điện). Xem thế thì các thế kỉ trước vùng Đồng Xuân, Sơn Hòa đối với người đi khẩn hoang đáng sợ biết chừng nào!
Thời tiết ở Phú Yên theo các tư liệu xưa thì nhiều năm nắng hạn lại nhiều năm bão lụt. Những năm được mùa ít, cho nên được mùa là vua chúa vui mừng. Như mùa xuân năm 1829 gạo đắt, trấn thần phải xuất thóc kho cho dân vay, đến khi nông dân trúng vụ tháng ba, tin mừng lập tức báo về kinh. Năm 1846 Phú Yên là một trong những địa phương được mùa khiến vua Thiệu Trị làm thơ mừng: “Cửu quận giai trung nẫm. Thập châu cánh thượng phong” (Chín quận đều được mùa vừa. Mười châu lại được mùa to). Một số năm Phú Yên được mùa lớn nữa như năm 1861, 1880 v.v…
Thế nhưng số năm bị thiên tai nhiều hơn. Nạn đói năm 1798 khiến cho dân chúng Phú Yên nhiều người già trẻ dắt dìu nhau vào Diên Khánh kiếm ăn. Trận lụt năm 1811 nhiều nhà cửa trôi mất, nhiều người chết đuối. Triều đình cử Vệ úy Tôn Thất Bính và Tham tri Nguyễn Hữu Thận đi phát chẩn cho Phú Yên 19.000 phương gạo. Năm 1820 lại bị lụt. Trận lụt năm 1822 cửa biển Phú Sơn bị vỡ, tạo thành một cửa mới cách cửa cũ trên 1.000 trượng. Năm 1824 đồng lúa Phú Yên bị hư hại vì hạn và bão. Trận lụt năm 1825 lở núi Bà Sơn, nhiều nhà dân sập đổ, nhiều người chết. Trận bão năm 1836 hơn 4.000 nóc nhà bị sập, hơn 100 người chết, vua cho quan tỉnh đem tiền kho đến chẩn tuất. Các năm 1842, 1867, 1878 v.v… Phú Yên lại bị bão lụt, mất mùa, thiếu ăn…
Một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ được ghi vào sách Đại Nam thực lục chính biên đó là cuối năm 1819 ở Phú Yên có tiếng “trống trời”. Giờ dậu ngày hôm ấy trời không có mưa gió chợt nghe trên không có một tiếng như sấm, từ Cù Mông trở vào, từ Đại Lãnh trở ra, đầu nguồn cửa biển, cửa nhà quan dân không chỗ nào là không chuyển động, phút chốc thì thôi.
Lại còn tình trạng sâu bọ phá hại hoa màu cũng thường xảy ra. Năm 1866 ở Phú Yên, Khánh Hòa có sâu cắn lúa, sâu có 2 giống vàng và xanh, hình dáng như con bọ ngựa, lúc bấy giờ cho rằng tự nước Man (Cao Miên) tràn sang.
Với quan niệm vua là bậc thiên tử thay trời cai trị muôn dân, quan là người thay mặt vua chăn dắt dân chúng trong một địa phương, nên những khi có thiên tai hay dịch bệnh như thế là do vua quan thiếu đức, cho nên ngoài việc cứu tế, phát chẩn, giảm thuế (như những năm 1799, 1801, 1824, 1825 v.v…) vua quan còn phải tạ tội với trời đất. Năm 1820 bệnh dịch từ Bình Thuận đến Quảng Bình, Trấn thần Phú Yên là Nguyễn Văn Quế đem tình hình dịch bệnh dâng biểu xin chịu tội. Vua Minh Mạng dụ: “Nếu trẫm không thiếu đức thì tai vạ đâu xảy ra với muôn dân, Nguyễn Văn Quế chỉ là một mục thú còn tự nhận lỗi mình, huống chi trẫm là vua thiên hạ, có thể chối lỗi sao được?”.
Trở ngại thứ ba là người dân khẩn hoang nơi rừng núi còn phải đối mặt với hùm thiêng sấu dữ. Con đường quan trọng từ huyện lị Đồng Xuân qua làng Vân Hòa đoạn đi về phía tây suốt đến địa giới Thủy Xá Hỏa Xá được miêu tả là núi khe hiểm trở lại có nhiều nạn cọp. Cọp ở vùng rừng núi miền tây Phú Yên sau này còn nhắc nhở trong câu tục ngữ “Cọp núi Lá cá sông Hinh” (nay thuộc huyện Sông Hinh) và cọp Truông Bà Viên (nay thuộc huyện Sơn Hòa). Năm 1840 cọp dữ xuống làng, An sát Phú Yên Lê Khiêm Quang và Suất đội Hoàng Đức Diệm đem dân binh đi bắt, Diệm bị cọp cắn cào, bị thương và chết, Quang bị phạt giáng một cấp.
Thông thường người ta hay nói đến cọp Khánh Hòa với câu tục ngữ “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận” hay cụ thể hơn là “Cọp Ổ Gà, ma Đồng Lớn”, nhưng cọp Phú Yên cũng không kém. Ở vùng núi người ta rất sợ cọp, gọi cọp là “ông”, nói chung chung là ông cọp, ông beo, ông cà đỗ (một loại beo gấm nhỏ), cụ thể hơn theo màu lông là ông vằn tàu cau, ông vằn vắt khăn, ông mun, ông bạch v.v… Người ta tin rằng cọp rất thính tai, bất cứ ở đâu, lúc nào có ai “nói hành” ông đều nghe được, tánh ông hay thù sâu và nhớ dai, sau đó đi tìm kẻ vô lễ để hỏi tội, nhưng nếu lỡ vấp hòn đá nhỏ hay sợi dây là ông quên mất, kẻ vô lễ được thoát nạn. Thật là may, rừng núi biết bao nhiêu là dây là đá để cho ông vấp và quên nên chưa có ai nói hành mà bị ông trả thù. Những làng vùng núi sau tết nguyên đán có lễ cúng khai sơn rồi mới mở cửa rừng cho dân vào khai thác lâm sản. Khi cúng xong người ta đặt nguyên cái đầu heo tại chỗ để cọp về ăn.
Đến đầu thế kỉ 20 Công sứ Phú Yên A. Laborde còn thuật một chuyện cọp ngay trong vùng duyên hải, dó là chuyện năm 1926 dân làng Bình Thạnh giết được một con cọp ba chân rất hung dữ và có sức mạnh phi thường. Ông cho biết trên tai con cọp có 17 vết xước, các quan Nam triều giải thích rằng đó là dấu tích nó đã ăn thịt 17 người vì mỗi lần bắt được một con người cọp cào lên tai một vết. Một chuyện cọp khác là ngày 16/4/1933 ông Nguyễn Xu ở Bàn Nham anh dũng cứu người chủ bị cọp tấn công được thưởng huy chương danh dự hạng nhì. Nhắc lại các việc này, xảy ra vào đầu thế kỉ trước để nói rằng hồi thế kỉ 17, 18, 19 nạn cọp là một đe dọa lớn với con người.
Mặt khác, một chuyện dân gian ở làng Vân Hòa (Sơn Hòa) nhiều người biết là chuyện Phụ tử Chăm Mùng. Rằng thuở ban đầu mới quy dân lập ấp nơi đây bị một con thuồng luồng to lớn đến quấy phá, quật đổ nhà cửa, dày nát hoa màu, giết hại gia súc… dân làng không thể yên ổn làm ăn nhưng không cách nào trừ khử được. Sau người ta phải đến vùng các dân tộc thiểu số mời ông Chăm Mùng đến giúp sức. Với tài thiện xạ, trí thông minh, lòng can đảm cha con Chăm Mùng đã diệt được thuồng luồng, giúp dân Vân Hòa an cư lạc nghiệp. Để tưởng nhớ công ơn ấy về sau có tục lệ là mỗi khi làng xóm hay gia đình cúng bái đất đai viên trạch người ta có một mâm cơm vái “Phụ tử Chăm Mùng”, tục này đến năm 1945 bị chê là mê tín mới bãi bỏ.
Xét câu chuyện không thấy miêu tả con thuồng luồng hình dáng thế nào, có vảy, có chân hay không, chỉ có vài chi tiết đáng chú ý là: miệng há ra màu đỏ như máu, có mùi tanh, đuôi mạnh, khi lướt đi tạo ra tiếng gió ồ ồ… Vùng cao nguyên Vân Hòa nhiều gò cỏ, trảng tranh, suối đá, hang gộp, vậy phải chăng con thuồng luồng này là một con sấu dữ, một con trăn lớn, loài trăn lớn đi bò đi lết qua ngọn ngọn tranh đế cũng phát ra tiếng ồ ồ… Thế rồi ngày qua tháng qua… bên bếp lửa hồng mùa đông hay dưới ánh trăng vàng mùa ha, thế hệ này kể cho thế hệ khác nghe con cá sấu, con trăn đã biến thành con thuồng luồng huyền thoại, hình dáng không rõ nhưng có sức mạnh vô song, khiến cho người dân Vân Hòa coi đó là mối hiểm nguy.
Có lẽ lúc ấy những lưu dân lên vùng cao nguyên khẩn hoang lập làng chưa quen đối phó với những trăn lớn, sấu dữ sống ở thảo nguyên tranh đế, bờ suối gộp đá, nên phải nhờ đồng bào thiểu số từng du canh du cư biết rõ về các loài vật hoang dã giúp đỡ diệt trừ. Câu chuyện phản ảnh những khó khăn buổi ban đầu khẩn hoang lập làng, đồng thời phản ảnh tình tương thân tương trợ, giúp nhau xây dựng cuộc sống giữa các sắc tộc gần gũi trong một địa bàn.
Để chống lại hùm thiêng sấu dữ, giúp dân an cư triều đình nhà Nguyễn đã cho lập các đội săn bắn, chọn các tay thiện xạ trong biền binh đến các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận phối hợp với địa phương đi tiễu trừ ác thú. Giết một con cọp được thưởng 15 quan, sau tăng lên 30 quan. Nếu toàn bắn sẩy thì chiếu theo số đạn đã lãnh (mỗi người 100 phát) mà phạt. Từ năm 1824 theo lời tâu của Trấn thần Phú Yên sông Bàn Thạch có nhiều cá sấu lớn, hại dân không khác gì cọp, nên có lệ ban ra ai giết được một con cá sấu cũng được thưởng như giết một con cọp.
Ngoài ra còn các mức thưởng:
-Giết bò tót nộp sừng, mỗi đôi thưởng 5 quan.
-Giết voi đực nộp ngà, mỗi đôi tùy số cân thưởng từ 5 quan (mỗi đôi chưa tới 10 cân) đến 40 quan (mỗi đôi từ 50 cân trở lên).
-Giết tê nộp sừng, mỗi chiếc sừng thưởng từ 5 quan (sừng dưới 2 tấc) đến 20 quan (sừng 7 tấc trở lên).
Niềm vui của người đi khẩn hoang miền rừng núi:
Ai đã đi qua Phú Yên đều có nghe một điệu dân ca đơn giản mộc mạc, đó là bài chòi. Có thể nghĩ rằng điệu dân ca bài chòi và việc tổ chức đánh bài chịi phổ biến khắp Nam Ngi Bình Ph là do những người dân đi khẩn hoang miền rừng núi sáng tạo ra.
Quan sát đồng ruộng vùng rừng núi và kế cận chân núi thấy điểm chung là đồng ruộng nằm dưới thung lũng, hai bên là sườn đồi còn nguyên cây cỏ tranh đế, nơi ác thú và dã thú sinh sống, ẩn nấp. Có nơi những đám ruộng như thế nối tiếp nhau, từng đám thì nhỏ hẹp, nhưng nối lại với nhau thật dài, quanh co oằn oại, người ta gọi là một dây ruộng. Những khi phải ở lại đêm để sáng ngày làm việc sớm, hoặc là cần canh giữ hoa màu không cho nai heo ăn phá, người ta dựng những chòi cao dọc theo dây ruộng, giữa chân đồi và bờ ruộng, chòi này cách chòi kia một khoảng xa vừa đủ nghe khi nói lớn. Buổi tối, không khí núi rừng vắng lặng, lạnh lẽo, người ta gọi nhau nói chuyện, rồi bày ra câu đố để thử tài nhau, đây là một cách giải trí chống cơn buồn ngủ, rồi kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn hoặc bày tỏ tình cảm, trang trải nỗi lòng với nhau, dần dần những chuyện vui ấy, những sự bày tỏ ấy được diễn đạt qua câu vè thể lục bát, lục bát biến thức hay nói lối. Tự nhiên hình thành một làn điệu đơn giản, không cần nhạc cụ phụ họa, chỉ gõ nhịp lên cột chòi, sàn chòi ngân nga chút ít là được. Điệu bài chòi ra đời.
Xét trong dân ca thấy có các cách diễn xuất là: nói – hô – hò – hát. Nói chỉ là đọc diễn cảm mà thôi. Hô là nói có phần chú ý cung bậc và cắt nhịp. Hò cao hơn hô bởi có ngân nga dàn trải nhưng phần nội dung chính gần với hô. Cao hơn hết là hát, toàn bộ những lời trong bài đều theo nhạc điệu. Người ta nói thơ, nói vè, hô bài chòi, hò khoan, hát rập. Bài chòi không phải là nói, nhưng cũng không phải là hò bài chòi hay hát bài chòi được. Bài chòi là hô. Không cần trời cho chất giọng tốt hay am hiểu nhạc luật, già trẻ trai gái đều hô bài chòi được.
Tiến lên một bước, những câu đố cũng đặt theo thể lục bát hay lục bát biến thức, thành câu thai, ngồi trên chòi hô lên đố nhau. Ai nghĩ ra trước thì gõ mõ báo cho người đố và các chòi khác biết để dành quyền ưu tiên rồi mới trả lời. Tiền thân của hội đánh bài chòi là như vậy. Sau này, đi sâu vào đời sống văn hóa thôn quê điệu bài chòi mới thêm đờn kèn hòa âm và cuộc đánh bài chòi thêm những con bài có tên gọi riêng, có anh hiệu hô xướng, có ban nhạc, có làng xã… Quan sát những con bài của một hội bài chòi thấy tên thật buồn cười, nào là chín cu, ngũ rún, tứ cẳng, cửu điều vân vân. Cách vẽ cũng mỗi nơi mỗi khác, không có bộ bài in sẵn hàng loạt đem bán. Những hội bài chòi sau này dù có sang trọng lòe loẹt đến đâu thì cái cốt lõi vẫn phải giữ nét nguyên thủy là phải có chòi, có mõ tre, người đánh bài chòi ngồi trên chòi, gõ mõ tre. Đôi khi vì thiếu điều kiện, để giản tiện người ta dùng một cái ghế cho người ngồi đánh bài chòi, gọi là “bài chòi đẩu” (đẩu=ghế). Thế nhưng bài chòi đẩu không đáng mặt bài chòi, ba tiếng bài chòi đẩu cho thấy đây là loại bài chòi thứ cấp.
Như vậy điệu bài chòi và việc đánh bài chòi là sản phẩm văn hóa hoàn toàn của dân gian. Những người nông dân đi khẩn hoang bước đầu đã góp công không nhỏ tạo ra nó và lưu trữ vào kho tàng văn hóa dân tộc, nó mộc mạc, nôm na, đơn giản nhưng thật gần gũi và thật dễ thương.
Kết quả của công cuộc khẩn hoang:
Biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt, và máu nữa, của bao nhiêu thế hệ khẩn hoang đổ xuống để quê ta có những cánh đồng rộng rãi vào bậc nhất Nam Trung Bộ. Ở Phú Yên không có từ “nương” mà phân biệt chính là “ruộng” và “đất” với khái niệm cơ bản do nguồn nước tưới.
Ruộng là nơi ít nhất một năm có một vụ có nước, do nước mưa đọng lại hoặc nước sông suối hồ ao dẫn vào, chủ yếu là trồng lúa bằng cách cấy hoặc gieo sạ, suốt trong thời kỳ trồng trọt vào những lúc hoa màu cần nước thì nơi này phải có nước.
Đất (có khi gọi là thổ, có khi gọi đất thổ) là nơi quanh năm không có nước, nước mưa không đọng lại, chủ yếu là trồng các loại hoa màu phụ, thổ sản, rau dưa, thỉnh thoảng mới trồng lúa. Còn phân biệt: thổ cát và thổ thịt. Thổ cát ở gần sông thì nhiều phù sa lắng đọng vào mùa lụt, ở gần chân núi thì mùa mưa nhiều cây lá mục bồi thêm. Thổ thịt còn gọi là đất trân, ở vùng cao nguyên, xốp nát nhờ mưa nhiều thoáng gió.
Soi, bãi là hình thức giữa ruộng và đất, nhưng gần với đất hơn, nằm giữa hai dòng sông hay gần bờ sông, mùa mưa lụt bị ngập nước không trồng trọt được, nhưng nhờ vậy có nhiều phù sa, đến khi mùa hè không bị ngập nước người ta trồng trọt, lúc này diện tích soi bãi rộng ra vì lòng sông hẹp lại.
Rẫy là đất ở sườn đồi núi mới khai phá, thường có độ dốc, còn nhiều gốc cây, ụ đá, cồn mối… trồng trọt một vài vụ sẽ để cho trở lại rừng. Những nơi bằng phẳng ở chân núi nếu tiếp tục bạt phá những chướng ngại vật trên có thể sẽ thành đất thổ.
Ở Phú Yên “ruộng-thổ-rẫy” gần nhau, xen nhau, ruộng và thổ ở ngay trong làng xóm, rẫy xa hơn một chút nhưng không tạo thành từng miệt riêng như ở Nam Bộ (miệt vườn, miệt ruộng, miệt rừng…)
Riêng về ruộng việc phân loại có hai cách: theo nguồn nước và theo địa thế.
Theo nguồn nước có thể chia ra:
-Ruộng ăn nước trời, là những nơi chỉ trồng trọt khi có nước mưa trực tiếp đổ xuống. Loại ruộng này lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khi nắng hạn không gieo sạ được hoặc bị mất mùa.
-Ruộng ăn nước tưới, là những nơi có nước do con người dẫn từ sông suối hồ ao đến khi cần trồng trọt. Loại ruộng này ít lệ thuộc vào thiên nhiên vì con người chủ động được nguồn nước tưới.
Theo địa thế thì có:
-Ruộng rộc (thảo điền) có nước quanh năm, nơi thì nhở nước thiên nhiên, nơi thì nhờ nước tưới, làm được mỗi năm ít nhất hai vụ.
-Ruộng gò (sơn điền) mỗi năm chỉ một mùa có nước, trồng lúa một vụ, vụ kia bỏ không hoặc trồng các loại cây màu như đất thổ. Hai loại ruộng này nhiều hơn, ở các đồng bằng châu thổ và thung lũng.
-Ruộng bắc thang (bậc thang) chính giữa là ruộng rộc, hai bên hoặc một bên là ruộng gò, trên nữa là đất thổ, có nơi chạy liền ra chân đồi chân núi. Dễ thấy ở Sông Cầu theo quốc lộ 1A, ở Tuy An vùng An Hòa, và nhiều nơi trong các thung lũng các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân.
Theo chất đất còn phân biệt: ruộng thịt và ruộng cát. Ruộng thịt đất da tây màu nâu sẫm, giữ nước được lâu. Ruộng cát, còn gọi là cát phèn hay cát nhớt, lúc hơi ít nước trên mặt có đóng một lớp rong màu xanh thẫm.
Số lượng ruộng đất tại Phú Yên theo các tư liệu cũ có sự chênh lệch khá nhiều giữa Lê Quý Đôn và các sử quan quốc sử quán nhà Nguyễn.
Trong Phủ biên tạp lục Lê Quý Đôn trích dẫn sổ sách của chúa Nguyễn từ năm 1764 đến năm 1767 phủ Phú Yên ruộng thực trưng là 128.940 mẫu.
Đầu nhà Nguyễn thời điểm lập địa bạ từ năm 1815 đến năm 1831 diện tích ruộng đất toàn trấn (phủ) Phú Yên là 37.540 mẫu., trong đó diện tích ruộng đất sử dụng chỉ có 17.800 mẫu.
Theo Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam thực lục chính biên: năm 1815 có 27.963 mẫu, năm 1831 có 42.445 mẫu, năm 1899 có 72.266 mẫu, năm 1906 có 81.994 mẫu. Có thể đơn vị mẫu, cũng như những đơn vị đong lường thược, khuê, thăng, hộc… mỗi thời có khác nhau.
Việc thành lập làng xóm
Khẩn hoang va lập làng là hai việc đồng thời, chính thức bắt đầu từ năm 1597, song thiết tưởng không phải đợi đến ngày đó mọi việc mới khởi sự. Đưa bao nhiêu lưu dân đông đảo lên đường đâu dễ dàng gì và không thể đem bỏ họ giữa nơi xa lạ. Điều này giải thích tại sao năm 1578-1579 Lương Văn Chánh đã bạt phá Thành Hồ mà mãi đến năm 1597 cuộc di dân mới tiến hành. Trong ngót 20 năm ấy một phần Lương Văn Chánh bận việc quân cơ cùng chúa Nguyễn Hoàng, chúa vẫn giao cho ông thi hành sứ mạng mở đất, hẳn nhiên chỉ có ông là người am hiểu vùng này hơn hết. Để có chiến thắng Thành Hồ Lương Văn Chánh phải tìm hiểu kỹ vị trí, địa thế của cứ điểm, cũng như cả hình sông dáng núi chung quanh. Để cuộc khẩn hoang lập làng thành công chắc chắn ông cùng thuộc cấp phải nhiều lần ra vào nơi đây khảo sát tỉ mỉ mọi mặt, mọi tình hình để lập kế hoạch cụ thể với nhiều phương án. Thế thì công trạng mở đất Phú Yên của Lương Văn Chánh không thể chỉ tính từ 1597 mà phải tính từ 1578, không thể coi trận Thành Hồ đơn thuần là một chiến thắng quân sự.
Những toán lưu dân sau khi dừng chân tại nơi được chỉ định, đặt hành trang xuống, công việc trước hết là dựng lều trại để có nơi ăn ở. Đó là những ngôi nhà đầu tiên của họ. Có thể họ đến vào một ngày mùa hạ. Đêm đặt lưng nằm trên chiếc chồ tre ngoài sân nhìn lên bầu trời muôn sao nhấp nháy, thở hít không khí mát lành, họ bắt đầu nhẩm tính công việc ngày mai. Có thể họ đến vào một ngày mùa đông. Buổi chiều thấy mưa trắng trời trắng đất, tối lại nghe tiếng gió quất lên mái tranh còn tươi, lên phên vách dừng che bằng đế, tiết trời lạnh buốt cắt da, sao tránh khỏi thở dài! Ngày một ngày hai… khói lên bếp ấm, trước sân có đàn gà tục tục dẫn con, bên ang nước có luống rau, thùng hẹ. Năm, bảy nhà, mươi nhà hay hơn… quần cư bên nhau, đó là làng xóm đầu tiên của họ. Tình cảm láng giềng nơi quê mới càng thêm mặn nồng ấp áp.
Người phụ trách toán lưu dân đương nhiên thành người chủ trì làng xóm, có thể được gắn một chức vụ gì đó, có thể chưa có chức vụ chính thức, nhưng vai trò chỉ huy được mặc nhiên công nhận. Cũng có thể qua cuộc hành trình gian nan vất vả, hoặc bước vào gian đoạn mới cần có kẻ biết trù tính, ứng phó, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, quyết đoán… vai trò chủ trì phải thay đổi. Những người này, về sau có thể được suy tôn là Tiền hiền.
Trong các đợt lưu dân với nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, có lẽ thời ấy cũng lấy đó làm căn cứ cho thứ tự ưu tiên. Trên đường nam tiến Cù Mông gần hơn, yên ổn hơn, nhưng Bà Đài đất đai tốt hơn, Bà Diễn diện tích rộng rãi hơn. Xét chung lại mới phân loại chỗ nào hơn chỗ nào, chỗ no km, chỗ nào nhất, chỗ nào nhì. Rồi những La Thai, Thạch Lãnh, Phước Sơn, Thạch Thành… nơi nào là biên viễn thủy tận sơn cùng? Thành phần nào được ưu tiên 1, ưu tiên 2, ở nơi đồng bằng dễ dàng làm ra gạo trắng nước trong? Thành phần nào chỉ được dừng lại chỗ xa xôi hẻo lánh ngựa nản chân bon? Tránh sao khỏi những thắc mắc, khiếu nại, ganh tị, so bì! Câu cuối trong cơng lệnh của chúa Nguyễn Hoàng như một lời răn đe: “Nếu lo việc mà nhiễu dân sẽ bị xử trị” cho thấy chúa muốn tránh tệ quan liêu, bè phái, hà hiếp để có sự ổn định cao nhất ở vùng đất mới, nên Lương Văn Chánh phải lấy đức để thay chúa vỗ yên trăm họ, thực hiện đầy đủ ý nghĩa bốn chữ “quảng nam” và “thuận hóa”. Chúa Nguyễn Hoàng đã chọn đúng người đức tài trọn vẹn, văn võ song toàn, thao lược và kinh tế, để giao phó trách nhiệm và kết quả là sau này nhà Nguyễn đã ghi nhận Lương Văn Chánh là công thần buổi quốc sơ.
Nhiệm vụ của Lương Văn Chánh là khai khẩn hoang nhàn, thành lập làng xóm khắp nơi, từ đầu nguồn tới cửa biển, không riêng vùng đồng bằng châu thổ, mà ở những nơi khác, nhất là biên giới phía nam, phía tây cần phải có dân, cần phải ổn định để làm phên giậu che chắn cho trung châu. Như vậy vùng La Thai (La Hai), Thạch Lãnh (Phước Lãnh) mạn tây bắc nay thuộc huyện Đồng Xuân, vng Vân Hòa, Phước Sơn (Củng Sơn) mạn tây nay thuộc huyện Sơn Hòa, v mạn tây nam nay thuộc huyện Tây Hòa cũng phải định hình ngay từ năm 1597.
Vào thời kỳ Lương Văn Chánh, làng xóm ở Phú Yên có thể còn thưa thớt nhưng chắc chắn phải rải đều khắp lãnh thổ. Những cụm dân cư ấy khác nào những chốt cắm, cần vững chắc để liên kết nhau. Các đợt lập làng tiếp theo là xen kẻ vào những nơi còn thưa, những địa bàn đất rộng người ít, theo chỉ định của địa phương để điều hòa phần nào mật độ dân số, tạo thuận lợi cho việc sản xuất cũng như phòng thủ, bảo đảm an ninh trật tự.
Việc đặt tên làng:
Nhìn vào tên làng xóm có thể suy ra việc thành lập ban đầu quy tụ dân chúng có hai cách.
Thứ nhất: Những làng theo quy hoạch chung của nhà nước, lưu dân dừng lại nơi đã được chỉ định trên bản đồ, được đặt tên bằng chữ Hán. Ý nghĩa những chứ Hán này thể hiện một ước mong, như An Toàn, Bình An, Toàn Thắng, Phú Quý… Trong đó nhiều nhất là các chữ An (Yên), Phú, Phước. Đến đời Gia Long trong số 174 làng lập địa bạ có 43 làng tên có chữ An, 34 làng tên có chữ Phú và 14 làng tên có chữ Phước.
-Tên làng có chữ An: An Mỹ, An Hội, An Sơn, An Toàn, An Vĩnh, An Hòa, An Nông, An Sơn Cảnh An, An Thành (2 làng), An Thuận (2 làng), An Thạnh (3 làng – sau đây những con số trong ngoặc là số làng cùng tên), Định An, Định An Đông, Định An Tây, Định An Trung, Hải An, Vĩnh An, Thuận An, Toàn An, Đường An, Phụng An, Thạch An, Lương An Thuận An, Đông An phụ lũy, Mỹ An (2), Phước An (2), Trung An (2), Đại An (2), Hội An (3), Bình An (3), Bình An thượng.
-Tên làng có chữ Phú: Đại Phú, Phú Sơn (2), Phú Sơn Xuân Đài, Phú Ân, Phú Lộc (3), Phú Cốc, Phú Đa(2), Phú Điền, Phú Hòa (2), Phú Long, Phú Mỹ (2), Phú Nghĩa, Phú Quý, Phú Thịnh, Phú Thuận, Phú Toàn (2), Phú Vinh (2), Phú Xuân, Phú Hội, Phú Đảo, Phú Đăng, Phú Sen, Mỹ Lâm Phú Lâm, Phú Thuận Phú Đảo, Phú Lương Bến Sữa, Phú Nông Tân Hội.
-Tên làng có chữ Phước: Phước An (3), Phước Toàn (3), Phước Sơn, Phước Điền, Phước Hải, Phước Bình, Phước Hồng, Phước Lâm, Phước Lộc, Phước Thạnh Thái Bình.
Một số tên làng bằng chữ Hán còn phản ảnh thực trạng địa dư theo sông núi, sản vật tại chỗ, như làng làng Bảo Tháp có ngôi tháp cổ (Tháp Nhạn nay vẫn còn), làng Thạch Khê có dòng suối nhỏ từ núi đá chảy ra, làng Hoành Lâm có rừng ngang (rừng ngang là rừng nhỏ, rừng thưa, cũng như bãi nhỏ, bãi hẹp là bãi xép), làng Sơn Triều có cánh đồng nhìn lên thấy những cung núi như chầu hầu, làng Liên Trì có bàu sen, làng Tuyết Diêm, Diêm Điền, Hoa Diêm có ruộng muối, làng Hội Ngư, Đa Ngư có nhiều cá…
Thứ hai: Những làng do dân chúng tự phát, thấy nơi làm ăn được rủ nhau đến đó khai khẩn, lập thành làng xóm, gọi bằng cái tên nôm na, về sau được nhà nước công nhận đổi thành tên chữ Hán. Như làng Phú Tân tên xưa là Quán Mới, có thể ban đầu tại đây một nếp quán mới lập, nhiều người thấy sinh sống được cùng tụ về, rồi khi nói với nhau người ta gọi chỗ ấy là Quán Mới, đến năm 1832 đổi thành Phú Tân. Làng Mái Nhà là do nhìn ra biển thấy hòn đảo hình giống như mái nhà (đảo này được đặt tên là cù lao Mái Nhà, ngư dân nói nhanh thành Lao Ma Nha), sau đổi là làng Phú Oc (nhà giàu). Làng Mạn Đò phụ lũy có bãi biển đẹp sau đổi là Tiên Châu. Làng Đá Bạc sau đổi là Cẩm Thạch. Làng Bạc Má sau đổi là Ngân Sơn. Làng Ngân Điền tên xưa là Đồng Bạc, có thể ban đầu người ta rủ nhau đến đây canh tác, cánh đồng này cho họ hoa lợi, từ hoa lợi ấy họ bán đổi thu lại bạc, họ gọi là xứ Đồng Bạc, sau chuyển sang chữ Hán thành Ngân Điền. Cách đặt tên làng này cũng gợi ý cho thấy sự đánh giá thực tế khá trung thực, chừng mực. Cánh đồng này mới ở mức “đồng bạc”, chưa phải “đồng vàng”, là “ngân điền” chưa phải là “kim điền”. Về sau gần Ngân Điền lập thêm làng Thuận Điền.
Một trường hợp nữa làng xóm phát sinh giống như sự phát sinh của thực vật: cỏ lan, cây nhảy, hoa bay, trái rụng. Khi nơi ấy đã thành trù phú người đông đất ít, không đủ ruộng vườn sản xuất, một số kéo đi chỗ khác lập thành thôn xóm mới. Thông thường thì cỏ chỉ lan ra chung quanh, cây nhảy có cách quãng một chút, còn như hoa bay trái rụng theo gió thổi thì nhiều khi xa lắm, cho nên những làng mới không mấy khi gần gũi mà toàn là quan san cách trở. Đặt tên cho vùng đất mới này, dẫu rất xa người ta giữ trọn hoặc một phần tên cũ như là chút kỉ niệm thiêng liêng. Những người ở Định Trung (Tuy An) lên cao nguyên lập ra trên đất làng Vân Hòa (nơi không có người ở) một ấp đặt tên là Trung Trinh, những người ở Định Phong (Tuy An) cũng lên đây lập ra ấp Phong Cao, hai ấp này vẫn trực thuộc làng gốc Định Trung, Định Phong. Những người ở Bình An (nay thuộc thành phố Tuy Hòa) lên miền núi (nay thuộc huyện Sông Hinh) lập làng mới, đặt tên là Bình An thượng. Tương tự như thế, thôn Trung An có thêm thôn Trung An sơn cước, thôn Vinh Hoa có thêm thôn Vinh Hoa sơn cước. Đến khi mở rộng huyện Tuy Hòa thôn Trung An sơn cước đổi thành làng Quảng Tường, thôn Vinh Hoa sơn cước đổi thành làng Vinh Ba. Khi huyện Sơn Hòa thành lập thì hai ấp Trung Trinh, Phong Cao được nâng lên thành hai làng Trung Trinh, Phong Cao thuộc tổng Sơn Xuân, làng Bình An thượng đổi thành Chí Thản thuộc tổng Sơn Bình.
Tín ngưỡng thờ kính:
Ngay từ buổi đầu khai hoang cho đến khi ruộng đất vườn tược nhà cửa đã có, làng xóm đông đảo, khi gặp thuận lợi, lúc gặp khó khăn, luôn luôn vui buồn sướng khổ lẫn lộn… Trong cuộc sống bình thường, khó khăn vốn đã nhiều hơn thuận lợi, buồn nhiều hơn vui, rất dễ nản chí ngã lòng, huống chi là ở nơi đất mới. Do đó một mặt người ta tự tin vào bản thân, vào tinh thần cộng đồng, tương thân tương trợ, một mặt người ta hướng đến cõi tâm linh siêu hình mong nhờ sự giúp đỡ. Nghĩ rằng thành công này là nhờ sự phù hộ, dẫn dắt, thất bại kia là do quở trách, trừng phạt, niềm vọng tưởng cộng với nỗi sợ hãi, nên mỗi làng đều có các cơ sở tín ngưỡng. Nếu người dân khai hoang miền Tây Nam Bộ hết sức thoải mái “Đến đâu gặp vịt cũng lùa. Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu” thì ở đây do tín ngưỡng khác nhau, chùa chiền đình miếu buổi đầu hoàn toàn chưa có. Người ta phải lập ra liền sau khi đã có làng xóm, chắc ban đầu là đình, miếu, am… những cơ sở của tín ngưỡng dân gian, về sau có chùa, nhà thờ… cơ sở của tín ngưỡng tôn giáo.
Các thần linh được thờ cúng có vị nguyên đã được thờ kính từ nơi quê hương gốc gác của lưu dân, có vị do sự hiển linh tại chỗ. Tùy vùng miền, tùy nghề nghiệp dân chúng ở gần núi thờ Sơn thần, gần sông thờ Hà bá thủy quan, gần biển thờ ông Nam Hải. Dần dần công nghiệp hộ quốc an dân của các vị nhân thần được trình lên triều đình để vua phong theo thứ bậc: thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần.
Nhìn chung thì ở Phú Yên thờ các vị sau đây:
-Phò Quận công Lương Văn Chánh, người có công khai mở đất Phú Yên,
-Thiên Y A Na, vị nữ thần Chăm Pa còn để lại ảnh hưởng rất lớn với dân Việt,
-Đương cảnh thành hoàng là vị thành hoàng của từng xứ, từng nơi,
-Các vị tiền hiền, hậu hiền có công lập ra làng xóm.
Ở Phú Yên không thấy có những người xấu (như trộm cướp, ăn mày, dâm đãng…) bất đắc kỳ tử hiển linh thành thần.
Hàng năm có hai dịp cúng tế vào mùa xuân và mùa thu cầu an cho làng xóm. Tế xuân vào tháng hai, tháng ba, tế thu vào tháng bảy, tháng tám. Mỗi làng còn có tế âm vào dịp tiết thanh minh, người ta đi dãy mả lạn, tu tảo cho những nấm mồ vô chủ không ai thăm viếng khói hương.
Các vị thần thờ trong nhà là Ông Táo, Ông Địa, Thần Tài. Nhà nào cũng có thờ ông Táo. Ngoài việc cai quản gia đình, chăm lo bếp núc, ông Táo còn là vị thần hộ mệnh của trẻ con. Mỗi năm có cúng ông Táo cho trẻ con, đến 13 tuổi mới thôi. Ông Địa cũng được nhiều nhà thờ. Đây là một vị thần vui tính và dễ tính, khi chủ nhà bị mất mát vật gì, thắp nhang lâm râm vái ông Địa là được ông sẵn sàng mách bảo để tìm thấy, lễ vật tạ ông chỉ là một nải chuối. Những nhà có làm việc kinh doanh thì thờ Thần Tài.
Những vị thần không thờ mà cúng là thần bảo trợ gia súc. Nuôi trâu bò cúng vào ngày tết, nói tắt thành “tết trâu, tết bò”. Nuôi heo cúng ông Chuồng bà Chuồng. Mồng một ngày rằm cúng các Bác tức là những âm hồn thác oan yểu tử không ai thờ phượng vất vưởng nơi bụi bờ cây cối. Cúng các Bác luôn luôn có gạo, muối và nước trong, cúng xong vãi lên ngọn cây, mái nhà, đó là phần lương thực các Bác mang theo sau khi đã hưởng tại chỗ.
Trong dân gian đầu óc bái vật rất nặng. Người ta tin rằng cũng như cây cối khi thành cổ thụ là chốn thiêng liêng, mọi vật để lâu đều có linh hồn, cho nên những ông Táo cũ, tướng đá cũ, bình vôi cũ, hư hỏng, sứt mẻ không dùng được nữa người ta không vất bỏ bừa bãi mà đem chất chồng nơi gốc cây. Lâu ngày chỗ ấy bỗng như có một sự u hiển nào đó khiến cho người lớn kính nể, con nít sợ sệt.
Cũng có khi thoạt nhìn tưởng rằng là mê tín, song hiểu ra đó chỉ là điều mong muốn, niềm ước vọng. Vào nhiều ngôi nhà mới ở Phú Yên thấy trên cây trính có 3 cái chai dung tích khoảng ¼ lít bịt vải điều. Một chai chứa gạo, một chai chứa muối, một chai chứa nước, tượng trưng cho lương thực (gạo), thực phẩm (muối) và nước uống là ba thứ tối cần để sống, cầu mong sao luôn luôn có sẵn trong nhà, không bao giờ thiếu hụt.
Tôn giáo:
Hai tôn giáo lớn và đến sớm ở Phú Yên là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Định điểm ban đầu đều trong vùng châu thổ Sông Cái, tức là vùng Bà Đài xưa, lị sở, trung tâm của Phú Yên thời mở cõi.
Phật giáo đến Phú Yên cùng lúc với những lưu dân người Việt. Ngoài số Phật tử quy y chính thức có pháp danh những người thờ cúng ông bà đều có khuynh hướng theo đạo Phật. Chùa chiền rải rác khắp nơi. Hội chùa là hội làng, hội của mọi người. Của chùa là của chung, thập phương đóng góp cúng dường thì thập phương cùng hưởng. Chùa Đá Trắng có xoài ngon, chùa Thiên Thai có tương ngọt, người ta không ngại ngần khi mời nhau: “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài. Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì!”.
Nhiều ngôi chùa được khai sơn rất sớm, như chùa Hội Tôn từ thế kỉ thứ 17. Lúc còn niên thiếu Thiền sư Liễu Quán xuất gia vào đây tu học với Thiền sư Tế Viên. Chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng), chùa Bảo Tịnh (chùa Cát), chùa Hồ Sơn, chùa Bát Nhã (chùa Tổ)… là những ngôi chùa danh tiếng. Các bậc chân tu như ngài Liễu Quán, ngài Giác Ngộ, ngài Diệu Nghiêm, ngài Trí Giác…
Còn có những “Chùa Hang” nơi các vị cao tăng ẩn tu trong hang đá. Ngài Hứa Mật Sô ăn củ khoai mài rừng, uống nước suối, đập vỏ cây làm sợi tự dệt lấy y phục, người đời gọi là “Sơn nhân tăng”, là bậc thiển sư đạo cao đức trọng cứu đô chúng sinh.
Thiên chúa giáo đến Phú Yên từ thời Phó tướng Nguyễn Phước Vinh làm Trấn thủ. Phu nhân của quan Trấn thủ là công chúa Ngọc Liên tòng giáo, tên thánh là Marie Madelaine, nhờ vậy thời gian này Thiên chúa giáo có phần thuận lợi khi phát triển. Giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Phú Yên là Linh mục Buzomi, người Ý. Năm 1641 giáo sĩ Alexandre de Rhôdes đã rửa tội cho 91 người tại Dinh Phoan (dinh Phú An = Phú Yên) trong số đó có một người sau này được phong Thánh chân phước là thầy giảng André Phú Yên. Thiên chúa giao cũng có mặt khắp nơi trong tỉnh. Nhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ được xây dựng đầu tiên vào năm 1892, do công của Linh mục Joseph La Cassagne, người Pháp, tục gọi là Cố Xuân, kinh phí của Tu hội Thừa sai Paris. Ngài qua đời tại đây, hiện nay còn mộ bên trong nền nhà thờ, ngay cửa ra vào bên trái bàn thờ chúa để ngày ngày mọi người đi qua, bước lên, chứng tỏ rằng dầu đã về nước Chúa ngài vẫn luôn luôn gần gũi các con chiên. Những vùng xa đồng bằng như Trà Kê (Sơn Hòa), Đồng Tre (Đồng Xuân) cũng có nhà thờ.
Anh hưởng, giao thoa về phong tục tập quán giữa các sắc tộc tiếp cận nhau:
Người Việt đến đây cộng cư cùng các sắc tộc bản địa. Trong các châu thổ và duyên hải còn một số người Chăm nhưng lâu ngày không còn bản sắc riêng, chỉ nhận biết qua các họ Ung, Ma, Mang, Trà. Chế. Trên vùng núi, cao nguyên thì có sự tiếp cận với các thành phần sắc tộc khác như người Êđê, người Bana, và người Chăm, có nền văn hóa cơ bản khác nhau. Kết quả của sự giao thoa qua thời gian là tạo ra ảnh hưởng lẫn nhau trong phong tục, nhất là tập quán.
Tại đồng bằng Tuy Hòa, nơi ngày xưa đông đảo người Chăm sinh sống có tục cúng đất vào ngày 18 tháng 3 âm lịch. Nói một cách chính xác hơn là cúng mướn đất, chữ Hán là lễ tá thổ. Những nông dân người Việt tin tưởng rằng những đất đai họ đang sinh sống, những ruộng đồng họ đang canh tác vẫn còn thuộc quyền sở hữu các âm chủ xa xưa, cho nên để tránh tình trạng tranh chấp, quấy phá, người đang sử dụng phải thuê mướn, trả bằng vàng mã và lễ vật dâng cúng, hai bên cam kết rõ ràng bằng văn khế có sự kiểm soát của Ngọc Hoàng cùng các vị Hành khiển chứng kiến, đọc trong lễ cúng và đốt chuyển xuống âm phủ. Lễ tá thổ có thể tổ chức hàng năm hoặc ba năm, năm năm tùy theo giao kèo giữa âm chủ và dương tá, với quy mô lớn cho cả làng, cả xóm hay một xứ đồng thì nhiều nghi thức và lễ vật, trong phạm vi gia đình thì gà vịt chè xôi. Đây là một hình thức người Việt ghi nhớ công lao các dân tộc tiền trú đã để lại ruộng vườn cho ta thụ hưởng.
Những nơi xa đồng bằng Tuy Hòa, có lẽ là vùng do người Việt tự khai khẩn, công sức của người Chăm để lại không nhiều, người Việt không có mặc cảm chiếm dụng đất đai, không nghĩ rằng phải có nghĩa vụ đáp đền thì lễ cúng đất không mang ý nghĩa thuê mướn mà chỉ là lễ cúng tạ ơn đất nước ông bà đã phù hộ cho mùa màng sung túc, cây già trái chín tốt đẹp. Cụ thể là cúng Bà Hậu Thổ, lễ vật bày bàn thành 3 cấp: cấp cao cúng Bà Hậu Thổ, cấp giữa cúng các vị tay chân hai bên, cấp thấp cúng âm hồn các đẳng.
Ở miền núi, khi người Kinh phát rẫy trồng lúa thì cũng có lệ cúng gần giống như đồng bào thiểu số. Cắt một ít lúa đem về vừa đủ phơi giã nấu một nồi cơm, cúng tại rẫy. Cơm để trong nồi, không đơm xới ra chén, vót đôi đũa tre, phía đầu lớn của đũa chuốt để những sớ tre còn lại, hơi cong cong tỏa ra, gọi là đũa bông, cắm vào nồi cơm. Cúng xong mới cắt lúa.
Đồng bào Kinh miền núi cũng săn thú rừng bằng lưới đãy, bắn thú rừng bằng ná (nỏ) tên như đồng bào Thượng.
Xem một số dụng cụ gia đình của người Kinh tại các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân thấy có điểm giống với đồng bào các dân tộc thiểu số, thể hiện rõ ràng nhất là cái gùi, có thay đổi phần nào về hình thức cho tiện lợi hơn. Cái gùi của đồng bào thiểu số nhỏ, chứa một trọng lượng nhẹ, mang gọn trên lưng để dễ dàng đi xa và đi cả ngày trong rẫy rừng. Cái gùi của người Kinh miệng rộng hơn để dễ dàng đổ vào, sắp vào và lấy ra, dùng mang lúa bắp, nông sản, thuốc lá… từ ruộng đất về nhà, thậm chí còn dùng mang củi, đi bắt cá sông suối, đi hái trái rừng, đi chợ… nên nhiều loại lớn nhỏ khác nhau.
Tại thị trấn Củng Sơn trước đây có tục không đào giếng mà chỉ dùng nước sông. Từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ đều dùng nước sông. Trong công đường quan Tri huyện cũng không có giếng. Người ta gánh đôi vò hay đôi thùng xuống sông Ba nhận xuống cho nước vô đầy tràn gánh về dùng. Hỏi tại sao không đào giếng thì được nghe trả lời là không dám, kiêng, sợ. Kiêng việc gì, sợ ai, không biết, xưa sao nay vậy. Ngày trước tại đây là bảo Phước Sơn, một căn cứ biên phòng, cũng là nơi các sứ bộ Thủy Xá Hỏa Xá dừng chân trước khi xuống tỉnh thành tiến cống. Phải chăng tập tục này bắt chước việc uống nước suối của đồng bào thiểu số, họ sống theo bến nước, dùng nước sông suối, không đào giếng, cho rằng nước sông suối chảy luôn nên sạch và hiền, nước giếng đọng một chỗ nên dơ và độc. Suốt các thế kỉ 17, 18, 19 Củng Sơn không có giếng nước. Đến đầu thế kỉ 20 một vài nhà đào giếng, mà phải là người chức quyền, giàu có, hiểu biết. Từ nửa sau thế kỉ 20 nhiều gia đình ở Củng Sơn theo nhau đào giếng
Việc học:
Tìm trong tư lieu cũ tư liệu nào nói về việc học ở Phú Yên thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn thật khan hiếm. Thời nhà Nguyễn, giai đoạn chữ Nho tại Phú Yên có một trường tỉnh học thành lập vào đầu đời Gia Long. Sau đó có các trường phủ Tuy An, Tuy Hòa, các trường huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa. Chức vụ Đốc học được đặt từ năm 1823 đời Minh Mạng. Học trò Phú Yên ra thi tại trường thi Thừa Thiên, từ năm 1852 về sau thi tại trường Bình Định. Để khuyến khích việc học, vua Gia Long cho sĩ tử Phú Yên lúc đến trường ứng thí được cấp lương đi đường. Từ năm 1821 đến năm 1918 Phú Yên có 30 vị đậu Cử nhân. Khai khoa là ông Lê Đức Ngạn, đậu cao nhất là ông Đặng Trác Văn - á khoa và trẻ tuổi nhất là ông Lê Hoàng Hà đậu năm 19 tuổi. Chưa có vị nào đậu đại khoa.
Các tác giả Đại Nam nhất thống chí cho rằng ở Phú Yên “ít có người chuyên việc học”. Có thể hiểu vì nơi đây ruộng đồng, biển khơi, rừng núi gần bên, lúc nào cũng dồi dào sản vật, việc làm ăn khá thuận tiện, cày cuốc ruộng đất, kéo lưới giăng câu dễ dàng hơn học chữ, cũng lúa nếp, bắp khoai đầy bồ đầy bịch. Ngoài ra, trong dân gian có quan niệm là xưa nay con đường thăng tiến của người có học ở Phú Yên thường vất vả, làm quan hay bị cách, bị giáng, trái lại những người xuất thân bình dân thì hanh thông hơn.
Tiến trình phát triển làng xóm nhìn qua tổ chức hành chánh:
Năm 1597 Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào khai khẩn. Lịch sử chỉ ghi vắn tắt và đơn giản như vậy. Vùng đất này lệ vào huyện Tuy Viễn trong Quảng Nam thừa tuyên, không biết mang tên gì và tổ chức hành chánh ra sao, đơn vị cơ sở, đơn vị trung gian chuyển tiếp thế nào, các chức vụ nhà nước ở mỗi cấp đều chẳng thấy đề cập. Năm 1611 phủ Phú Yên được thành lập gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, chức vụ đứng đầu phủ là Lưu thủ. Lịch sử cũng chỉ chép chừng đó, chức vụ đầu huyện là gì, dưới huyện là cấp gì cũng chẳng thấy đề cập. Trách nhiệm này thuộc về các sử quan nhà Nguyễn, như Đại Nam liệt truyện tiền biên đã thừa nhận khi viết về Lương Văn Chánh: …”Là bậc công thần thời quốc sơ, khai khẩn đất hoang, mở mang biên cảnh, công lao rõ rệt, nhưng sự tích được biết tới muộn, nên không được chép trong sách Thực lục”. Nguyễn triều Quốc sử quán đã đã để thiếu sót tên tuổi Lương Văn Chánh với công trạng lớn nhất của ông là mở đất Phú Yên. Và như thế dẫn tới việc thiếu sót cả những tên làng xóm cùng với hệ thống hành chánh cai trị đương thời.
Thiếu sót không có nghĩa là không có mà chính là có mà không được ghi chép. Nhìn lại buổi sơ khai cần hiểu rằng đôi ba địa danh nôm na vẫn là địa danh, tổ chức hành chánh dẫu đơn giản vẫn là tổ chức hành chánh.
Đến năm 1720 Quốc chúa Nguyễn Phước Chu sai Văn chức là Diên Tường nam Nguyễn Khoa Đăng vào chia lập các ấp các thuộc ở Quảng Ngãi và Phú Yên.
Năm 1726 chúa Ninh Nguyễn Phước Trú sai Ký lục Chính dinh (Phú Xuân) là Nguyễn Đăng Đệ đi tuần xét các phủ, định rõ chức lệ cho các thuộc mới lập. Mỗi thuộc đều lấy những thôn, phường, nậu, man lẻ tẻ họp lại.
Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì: “Ngày trước họ Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, thiết lập các phủ huyện. Những nơi gần rừng núi hoặc những nơi ở dọc khe dọc biển đều đặt làm thuộc, bao nhiêu những phường, thôn, châu, man linh tinh và phân tán đều được lệ phụ vào thuộc cả, … cùng với các tổng đồng nhau…” và “các thuộc không được thiết lập trong thời gian quá bảy năm”.
Trở lại với Đại Nam thực lục tiền biên. Bây giờ chúa cho chiếu theo hộ tịch nhiều ít, thuộc có 500 người trở lên thì đặt một người Cai thuộc, một người Ký thuộc, 450 người trở xuống thì đặt một người Ký thuộc, 100 người trở xuống thì đặt một Tướng thần.
Năm 1815 đời Gia Long khi lập địa bạ trấn Phú Yên thì các đơn vị hành chánh như sau. Trấn Phú Yên có 2 huyện là huyện Đồng Xuân và huyện Tuy Hòa. Dưới mỗi huyện có 3 tổng và 1 thuộc. Các tổng thuộc không có tên riêng mà gọi là Thượng, Trung, Hạ kèm theo tên huyện. Các thuộc Hà Bạc gồm những thôn phường ở nơi bến sông cửa biển cũng gọi kèm theo tên huyện.
Năm 1832 đời Minh Mạng chia lại đơn vị hành chánh trong nước, phủ Phú Yên được thăng thành tỉnh, vẫn giữ 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, nhưng có điều chỉnh ranh giới. Cắt một phần phía nam huyện Đồng Xuân giao cho huyện Tuy Hòa, như vậy huyện Tuy Hòa mở rộng ra phía bắc sông Đà Rằng theo thực tế hiện nay là từ Phường 4 lên đến Củng Sơn. Các thuộc Hà Bạc giải thể, dưới cấp huyện là tổng, có tên riêng.
Huyện Đồng Xuân có 3 tổng là Xuân Đài, Xuân Sơn, Xuân Vinh.
Huyện Tuy Hòa có 4 tổng là Hòa Bình, Hòa Mỹ, Hòa Lạc và Hòa Đa. Ba tổng Hòa Mỹ, Hòa Lạc, Hòa Đa nằm phía nam sông Đà Rằng, do đó vùng nam Đà Rằng được gọi là Tam Tổng.
Ngày nay, phường là một cấp của thành phố, thị xã, quan trọng hơn xã, thôn, nhưng ngày xưa phường là đơn vị nhỏ ngang với thôn, nậu, hoặc là một tập họp những người cùng nghề (như Phường Câu, Phường Củi…), cho nên có nhiều nơi ban đầu là phường sau mới nâng lên làng, như làng Vân Hòa nguyên là phường Vân Khương rồi phường Hòa Linh, làng Xuân Sơn nguyên là phường An Sơn, làng Nhiễu Giang nguyên là phường Sông Nhiễu… Lại nhiều nơi trước khi thành làng phải qua giai đoạn “thôn tân lập” như làng Phú Thường nguyên là thôn tân lập An Thạnh, làng Phú Dật nguyên là thôn tân lập An Hòa, làng Lương Sơn nguyên là thôn tân lập Lương Sơn, làng Hiệp Thạnh Hội nguyên là thôn tân lập An Hội, làng Vân Hòa (sau giai đoạn phường) là thôn tân lập Vân Hòa.
Lần này tên làng đều dùng chữ Hán, hai từ ngắn gọn, đủ nghĩa, các tên nôm, các tên dài dòng cũng thay đổi.
Việc đặt tên làng bằng chữ Hán ngoài những mỹ tự có tính ước vọng như Phú, Phước, An, Bình … có những trường hợp mang dấu ấn sông nước khá thú vị. Có lẽ do Phú Yên nhiều sông suối và thuở ban đầu người ta thường tìm nơi gần sông suối định cư.
Thôn Long Uyên bên bờ Sông Cái trong vùng châu thổ, một thời là thủ phủ của tỉnh Phú Yên từ năm 1836 đến năm 1899. Có chỗ viết chữ long là thịnh, chữ uyên là vực sâu / sâu. (Long uyên = hưng thịnh sâu xa). Có chỗ căn cứ vào hướng chảy của sông qaunh co uốn lượn viết chữ long là rồng, uyên là vực (Long uyên = vực rồng) và dẫn lời tương truyền rằng Bố Chánh Phú Yên Đinh Nho Quang tâu vua Tự Đức: “Thần quan Phú Yên nhất tỉnh sơn thủy chi thắng vô du Long Uyên” (Thần thấy toàn tỉnh Phú Yên thắng cảnh núi sông không đâu bằng Long Uyên).
Thôn Suối Tre, trước năm 1832 đã đổi thành thôn Lệ Uyên. Tại đây có Suối Lùng (xưa nhiều cây lùng chăng?), nhưng do đâu gần Suối Lùng lại đặt tên thôn là Suối Tre? Khi chuyển sang chữ Hán thành Lệ Uyên không nhắc đến suối mà dùng chữ uyên là vực, chữ le là đẹp, có lẽ do nhìn phong cảnh thấy Suối Lùng = Suối Tre là một vực đẹp.
Phường Sông Nhiễu, năm 1832 đổi là làng Nhiễu Giang. Tại đây có Sông Nhau, một phụ lưu hữu ngạn của Sông Ba. Khi đặt là phường Sông Nhiễu và chuyển thành làng Nhiễu Giang dùng chữ nhiễu có nghĩa là vây chung quanh, xoay quanh, vấn quanh, gần với hình dáng dòng sông uốn quanh và viết với bộ thủy để hợp nghĩa.
Thôn Mặt Hàn. Hàn là gộp đá giữa lòng sông. Đây là nơi xây dựng đập Đồng Cam. Đại Nam nhất thống chí viết là Thạch Hãn với chữ hãn là chống cự. Đá chống cự với nước, không cho nước vượt qua, hay nước chống cự với đá, không cho nước ngăn cản xuôi dòng?
Thôn Thọ Vức xã Hòa Kiến thành phố Tuy Hòa. Theo Nguyễn Nguyên Huân trong Lược sử làng Thọ Vức (bản thảo đánh máy) thì tại đây có Vực Cây Sanh chảy ra Suối Kiệu là một vũng nước sâu, trong xanh, bên trên có cây sanh cổ thụ tỏa mát nên tên xã đặt là Thanh Vực, dùng chữ vực là một cõi đất. Xã Thanh Vực có một ngôi chùa là Thanh Tuyền tự. Năm 1832 Thanh Vực đổi thành Thọ Vực rồi dần dần quen gọi Thọ Vức.
Thôn Nguyệt Tiên Đông nằm giữa sông Đà Rằng và Sông Chùa, buổi đầu đã dùng tên chữ Hán. Sau đổi là Nguyệt Lãng, có lẽ để thích hợp hơn với cảnh trí bốn bên sóng nước. Nhưng đâu phải chỉ đêm trăng mới có sóng, sóng trên sông lúc nào cũng có và lúc nào cũng nhẹ nhàng, đẹp đẽ, dù dưới nắng mai hồng hay đêm trăng tỏ, một lần nữa đổi là Ngọc Lãng, cho đến ngày nay.
Điều đáng lưu ý: làng là đơn vị hành chánh cơ sở, có tư cách pháp nhân, có ngân sách riêng, có những tục lệ riêng như câu “phép vua thua lệ làng”, có nơi có hương ước, nhưng ở Phú Yên dùng nhiều danh từ khác nhau. Thông thường gọi là làng, văn tự quốc ngữ viết là làng, nhưng văn tự chữ Hán và trong con dấu chữ Hán viết là thôn.
Cuối thế kỉ 19 đời Thành Thái một lần điều chỉnh ranh giới nữa vào năm 1899. Huyện Tuy Hòa thăng thành phủ, cắt một phần phía tây cùng với một phần phía tây nam huyện Đồng Xuân lập huyện Sơn Hòa. Huyện Đồng Xuân thu hẹp, cắt một phần phía nam lập phủ Tuy An và một phần phía tây nam cùng với phần phía tây huyện Tuy Hòa lập huyện Sơn Hòa.
Nhiều làng mới được lập thêm, toàn tỉnh có tất cả 271 làng.
Phát triển dân số qua các thời kỳ:
Xin hãy hình dung và phỏng tính… vào ngày Lương Văn Chánh nhận lệnh đưa dân vào, nơi này có được bao nhiêu người? Kể cả những người dắt trâu bò, mang nông cụ (ngưu canh điền khí vừa được cấp phát) theo sau vó ngựa Phù Già, kể cả những người từ lâu năm định trú từ Cù Mông đến Bà Nông nay ở lại chung sống. Thật là khó! Âu đành chào thua khuyết sử.
Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn: năm 1753 dân 5 phủ trong xứ Quảng Nam có 152.370 người, trong đó dân phủ Phú Yên là 14.648 người. Hẳn đây là con số cụ lấy trong hồ sơ lưu trữ của chúa Nguyễn khi cụ theo Hoàng Ngũ Phúc vào làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ phủ Thuận Hóa.
Dưới triều Nguyễn theo sách Đại Nam nhất thống chí dân đinh Phú Yên năm 1819: 7.571 người, năm 1848: 7.806 người, năm 1898: 9.368 người, năm 1899: 10.465 người, năm 1906: 12.554 người.
Ngày xưa chỉ tính số dân đinh, còn những hạng lão nhiêu, bần dân, tật nguyền, vị thành niên, phụ nữ… miễn thuế đinh thì không kể. Trong vùng châu thổ Tuy An dân đông hơn cả, những làng có số suất đinh cao nhất tỉnh đều ở đây như Định Phong, Mỹ Thạnh, Ngân Sơn… Sau đó đến vùng huyện Sông Cầu, và vùng chung quanh thành phố Tuy Hòa hiện nay. Đinh số thấp nhất là vùng phía tây huyện Tây Hòa ngày nay.
Theo sách Tỉnh Phú Yên của A. Laborde thì năm 1929 tổng dân số tỉnh Phú Yên có 153.000 người.
Năm 1935, theo sách Địa dư tỉnh Phú Yên của Nguyễn Đình Cầm và Trần Sĩ thì tổng số người thường trú trong tỉnh là 301.477 người.
Thống kê của Tòa Hành chánh tỉnh Phú Yên năm 1964: 332.401 người, năm 1974: 383.086 người với ghi chú “còn một số ở trong vùng không kiểm soát được”.
Thống kê sau năm 1975, năm 1989: 691.741 người, năm 1999: 786.972 người, nam 2009 co 879.560 nguoi..
Đôi lời tạm kết: Khái niệm Làng/Xóm và ý thức cộng đồng:
Hôm nay chúng ta đi trên đường thiên lý từ chân đèo Cù Mông vào chân Đèo Cả, chúng ta đi trên các ngả đường hướng tây, tây bắc, tây nam, lên Vân Hòa, Củng Sơn, Đồng Xuân, Sông Hinh… đâu đâu cũng thấy bát ngát một màu ruộng đồng đất thổ…Đó là Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông ngày xưa, đó là trên tự nguồn di dưới đến hải khẩu…
Nhưng chúng ta không thể phân biệt được đâu là khu vực những lưu dân do Lương Văn Chánh hướng dẫn khẩn hoang theo từng vết dầu loang mỗi ngày một mở rộng, đâu là khu vực những người gốc ở Đàng Ngoài thất trận phải làm tù binh, những người dân bảy huyện phải cưỡng bách rời bỏ bản quán, đâu là vùng các tù phạm được tha mong ước đổi đời, đâu là vùng các toán dân Nam Kỳ mộ nghĩa lập thành đồn điền bị Pháp nghi ngờ phải ra lập nghiệp nơi này và đâu là vùng do chính quyền sở tại như Thự đốc Tôn Thất Lang chủ trương khai thác.
Tất cả công lao của bao lớp tiền nhân đã hòa quyện vào nhau trong màu xanh của lúa non, màu vàng của lúa chín, trong mùi ngây ngất của những trái đỗ già nứt vỏ, những thân bắp rã mục đổ xuống... để có được một Phú Yên..
Nói về cộng đồng dân cư thi mỗi làng tùy nơi, chia ra ấp hoặc lý, giáp… nhưng trong dân gian gọi chung là xóm. Lý, ấp, giáp có khi đặt tên bằng chữ Hán, có khi đặt tên theo vị trí trong làng, đồng thời còn có tên xóm nôm na mà mọi người vẫn quen gọi hơn. Xin nêu vài ví dụ:
Làng Phong Niên có ấp Phong Phú, Phong Hậu… Ap Phong Phú có bến đò nên còn gọi là xóm Bến Đò, lại còn gọi là xóm Phan vì ở đây hầu hết trong dòng họ Phan, chỉ vài ba gia đình họ khác. Ap Phong Hậu có đình làng gọi là xóm Đình.
Làng Củng Sơn có Tây lý, Đông lý, Bắc lý, Trung lý, người dân gọi Tây lý là xóm Tây, Đông lý là xóm Vườn (có nhiều vườn trái cây), Bắc lý là xóm Bắc và Trung lý là xóm Huyện (công đường huyện đóng tại đây).
Làng Lương Sơn có những ấp hai tên như ấp Phú Tân còn gọi là xóm Cây Dừa, ấp Đông Lương còn gọi là xóm Bàu, ấp Thủ Thại còn gọi là xóm Trại Cháy, ấp Thủ Thô còn gọi là xóm Suối Thô và xóm Ruộng Cạn.Tên xóm Trại Cháy có từ một sự kiện lịch sử, đây là trại quân của Châu Văn Tiếp nơi ông dựng cờ “Lương Sơn tá quốc” bị quân Tây Sơn tập kích đốt cháy.
Như vậy dù là lý, ấp, giáp… trong khái niệm dân gian đều coi đó là xóm. Từ xưa hai tiếng Làng/Xóm đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Có làng thì tất nhiên là có xóm, và ngược lại có xóm mới thành làng. Làng mà không có xóm thì không phải là một làng đúng nghĩa. Những người dân trong làng thường có ý thức cộng đồng rất mạnh, cùng nhau góp công góp sức xây dựng làng, sự ganh đua với các làng khác là sự ganh đua có tính hơn kém, được thua với tinh thần tự trọng và tự ái cao. Giữa xóm này xóm khác cũng có ganh đua nhưng khác hẳn, ganh đua trong tình thân thiện đồng lòng, mục đích góp công góp sức làm sao làng mình khá hơn hoặc ít nhất là ngang bằng các làng lân cận. Cả những khi nguy cấp như nhà cháy, bị cướp người ta kêu cứu không kêu riêng mà kêu cả làng và xóm, tức là “la làng xóm”. Phải nhận biết như thế mới thấy được ý nghĩa sâu sắc của hai tiếng Làng/Xóm, vai trò của xóm trong làng, của làng với xóm.
Ngày nay xã là đơn vị hành chánh cấp cơ sở, các làng không còn, cấp này biến thành thôn, trực thuộc xã, do đó vai trò của làng bị mất, có khi mất cả tên, gọi bằng số như thôn 1, thôn 2, thôn 3 v.v... Những con số khô khan vô cảm, không gợi cho ta một hình ảnh nào của thôn quê.
Vẫn biết rằng làng và thôn có nghĩa tương đương, làng dùng trong văn tự quốc ngữ, thôn dùng trong văn tự chữ Hán, nhưng luôn luôn nói đến thôn người ta nghĩ đến việc chính quyền, việc hành chánh nhiều hơn, nói đến làng người ta nghĩ đến việc của dân. Người ta nói đình làng, lẫm làng, chùa làng, ruộng làng, đất làng, rộc làng, tre làng… một cách tha thiết mà ít nói đến thôn. Hoặc nói đến thôn thì dng theo nghĩa thơn qu, thơn xĩm… Bài thơ, câu hát cũng vậy, hai tiếng làng ta, làng toi vốn có cung bậc êm đềm, nhẹ nhàng như thơ như nhạc. Khó lòng thống kê được có bao nhiêu lới hát, bao nhiêu câu thơ, bao nhiêu ca dao tiếng “làng” được nhắc đến với biết bao gắn bó và trìu mến.
Có phải là trong đó ẩn chứa cả hồn thiêng sông núi, cả anh linh tiền nhân từ thuở ban đầu mở cõi khai khẩn hoang nhàn thành lập làng xóm để đến bây giờ lớp lớp hậu bối cảm nhận được “ngàn thu sinh tử chung nhau, chung thương chung nhớ chung sầu chung vui”. Tình yêu thương làng xóm chính là cội nguồn của tình yêu thương đất nước vậy!
TRẦN HUIỀN ÂN (TRẦN SĨ HUỆ)
20/3, Chu Mạnh Trinh, Tuy Hòa
057.3826085 - 0935456979
Còn tiếp
Hãy qúy trọng ơn Chúa
Thanh Thanh
18:39 24/08/2010
Từ thuở ban đầu, khi con người sa ngã, đã mang trong mình mầm mống của sự xấu, vì thế không thể làm được điều gì tốt lành, nếu không có Thiên Chúa can thiệp. Mọi sự tốt lành con người có được, đều bởi ơn Chúa. Ơn Chúa thể hiện qua từng hoàn cảnh sống của mỗi người, theo từng giai đoạn và ơn gọi khác nhau.
Ơn Chúa chính là thời gian
Có nhiều người tiếc nuối cho quá khứ của mình, và ước muốn được làm lại cuộc đời, để có thể làm thật tốt mọi thứ và nhiều điều. Nhưng thực tế không bao giờ xảy ra. Vì thời gian, lời nói, cơ hội qua đi, sẽ không bao giờ lấy lại được.
Hãy sống như không còn cơ hội để sống. Hãy sống như ngày mai sẽ chết. Nếu biết ngày mai sẽ chết, chắc chăn hôm nay ta sẽ sống tốt, có tình thần trách nhiệm, đầy lòng bác ái và thứ tha. Biết tranh thủ từng giây phút để nói và làm những điều tốt lành, ích lợi. Chắc chắn với thời gian này, thái độ của ta sẽ hiền từ, cư xử tử tế, ứng xử khéo léo, hành xử khôn ngoan. Không những thế, ta còn dàn xếp, giải quyết mọi vấn đề một cách ổn thỏa, để có thể ra đi trong thư thái bình an.
Thời gian Chúa ban không phải để hưởng thụ, ăn chơi, lười biếng, hay phung phí vô độ, nhưng để cho ta sống. Ta phải sống tốt giây phút hiện tại với tất cả lòng kính trọng và trách trách nhiệm, dù hoàn cảnh hiện tại là gì, ra sao, thì ta vẫn luôn phải tận dụng mọi giờ khắc để vượt lên chính mình, vượt lên cuộc đời để sống tốt theo ý Chúa.
Rất nhiều người coi thường giây phút hiện tại, luôn nghĩ rằng đời còn dài, có gì đâu phải lo, cứ từ từ, mai rồi tính…
Rất nhiều người hoang phí thời gian vào những trò chơi vô bổ, những giao du không ích lợi, những gặp gỡ không lành mạnh, những việc làm không trong sáng, những địa điểm không an toàn…
Rất nhiều người lạm dụng thời gian để ra oai, hà hiếp, chế tài người khác, hay chỉ dành cho bản thân, mà không biết dùng để phục vụ người khác…
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, chứng minh Thiên Chúa vẫn đang hiện diện, đang đoái nhìn và chăm sóc cho ta.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là bằng chứng về lòng từ bi nhân hậu và thứ tha của Chúa dành cách riêng cho ta.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là biểu lộ của niềm vui và bình an Chúa ban cho con người.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là sự sống mới và hạnh phúc thật của Chúa ban cho nhân loại.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là hình ảnh của trời mới đất mới, là Nước trời tại thế Chúa ban cho con người tham dự và đón nhận.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là những cơ hội mới Chúa dành cho ta để phát huy mọi khả năng trí tuệ, thân xác, tâm hồn của mình để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội.
Thời gian có thể mua được vàng bạc châu báu, nhưng châu báu ngọc ngà cũng không mua được thời gian. Người biết quý trọng thời gian là người cũng đáng trân trọng.
Nhờ thời gian, con người hiểu biết được ý nghĩa và các chân lý của cuộc sống, cũng như sứ điệp Thiên Chúa trao mà mỗi người phải hoàn thành. Ta đã sử dụng thời gian như thế nào?
Ơn Chúa chính là cơ sở vật chất
Tất cả những gì đã có, đang có và sẽ có để phục vụ con người, đều bởi ơn Chúa, và do đóng góp của nhiều người. Nhờ những bàn tay khó nhọc, những giọt mồ hôi và nước mắt của biết bao tấm lòng cùng vô số hy sinh vất vả của con người mà có được.
Vì thế, nếu không biết trân trọng bảo vệ, gìn giữ, mà sử dụng một cách cẩu thả, nặng tay, hay phá phách, thì chúng sẽ dễ hư hỏng, xuống cấp, và sẽ không còn phục vụ con người được nữa.
Vật chất là phương tiện để không những phục vụ, mà còn lôi kéo, tạo cơ hội để con người đến với nhau. Nhờ dịp gặp nhau như thế, con người có điều kiện học hỏi, trao đổi, chia sẻ, thảo luận các vấn đề vui buồn trong cuộc sống. Từ xã hội đến tôn giáo, từ chuyện riêng đến chuyện chung, từ thể thao giải trí đến văn hóa nghệ thuật, từ hội họa âm nhạc đến văn chương báo chí, từ khoa học y tế đến công nghệ thông tin, từ nông nghiệp lâm nghiệp đến ngư nghiệp công nghiệp, từ giải trí thể thao đến du lịch tham quan, từ tâm lý các lứa tuổi đến tư vấn các khía cạnh liên quan đến con người…
Qua đó, con người ngày càng thăng tiến mọi mặt mặt theo thời gian. Không chỉ dừng lại ở kinh tế tiền bạc, mà còn là đời sống tinh thần, tình cảm, tình yêu, hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái. Còn hơn nữa, là những lãnh vực liên quan đến đời sống đạo đức, đời sống siêu nhiên cũng được bồi dưỡng, được định hướng rõ về nguồn gốc con người, là từ Thiên Chúa mà ra rồi sẽ phải trở lại với Ngài trong ngày sau hết.
Qua đó, sức mạnh tập thể được phát huy, hiệp nhất được tăng cao, đoàn kết được chặt chẽ. Con người ngày càng xích lại gần nhau, hiểu nhau, quan tâm đến nhau và sẵn sàng vì nhau hơn, nhờ cơ sở và phương tiện vật chất.
Nhờ phương tiện vật chất, con người gần nhau hơn. Ta đã sử dụng phương tiện vật chất như thế nào?
Ơn Chúa chính là tiền bạc
Vật chất nói chung, tiền bạc nói riêng, thứ dùng để trao đổi, giao dịch, mua bán các phương tiện liên quan đến những nhu cầu của cuộc sống. Tiền bạc rất hấp dẫn, bởi nó mang lại quá nhiều ích lợi cho con người. Và cũng vì nó mà nhiều người say mê tìm kiếm, kể cả kiếm tìm một cách bất chính. Có nhiều người sử dụng tiền bạc để tạo phúc cho nhau, thì cũng có nhiều người bị đồng tiền sai khiến, gây họa cho người khác và cho chính mình.
Tiền bạc vật chất chính là ơn Chúa ban để phục vụ không những cho cuộc sống con người, mà còn phục vụ Thiên Chúa nữa. Bởi thế, ta phải rất cẩn thận khi sử dụng tiền bạc. Tiền bạc là tên đầy tớ tốt và là ông chủ xấu. Ta phải là chủ để bắt nó quy phục ta, làm theo ý ta, để sinh lợi cho Giáo hội, xã hội, gia đình và bản thân.
Thiên Chúa ban cho ta tiền bạc không phải để chôn giấu, cũng không phải để tích góp cho riêng mình, nhưng để sử dụng và tập cho biết cách sinh lợi từ ơn Chúa ban này.
Nếu tiền bạc là đầy tớ tốt, ta sẽ ăn ngon ngủ yên, an tâm, an toàn và an bình mà sống. Ngược lại nếu tiền bạc là ông chủ, thì nó sẽ sai khiến, hành hạ ta, nó khiến đời sống mình phập phồng lo sợ, dẫn đến khủng hoảng, bất an, và đi vào ngõ cụt.
Hãy xin Chúa soi sáng giúp ta biết cách sử dụng tiền bạc cho hợp ý Người, hợp công bằng, hợp lương tâm, hợp lòng bác ái, sinh nhiều ích lợi cho nhau.
Nhờ tiền bạc, con người phát triển và thăng tiến. Ta đã sử dụng tiền bạc như thế nào?
Ơn Chúa chính là thân xác
Thay vì thân xác là đền thờ cho Thiên Chúa ngự, thì lại biến thân xác thành phương tiện, thành dụng cụ để khai thác cho những đam mê, những vui thú. Thật không ổn chút nào.
Khác với loài vật, con người có trái tim, tâm hồn, và qua đó, thể hiện được cái chân thiện mỹ trong đời thường, mà súc vật không thể làm được. Thân xác bên ngoài biểu lộ nét thầm kín bên trong, cùng những nhân đức được toát ra như hương thơm của hoa.
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngay tử thuở ban đầu, sau mỗi ngày tạo dựng, Thiên Chúa đều nói là: tốt đẹp.
Nếu con người không biết chăm sóc, bảo vệ, hay lạm dụng thân xác, để trở nên tiều tụy, yếu nhược, xấu xí, thì thật đáng trách. Vì như thế, vô hình chung làm tác phẩm do Thiên Chúa dựng nên vốn vô cùng đẹp đẽ và tốt lành bị mờ ố đi, bị giảm giá trị. Vô hình chung gây ra sự ngộ nhận rằng, tác giả tạo nên con người không có nhiều quyền phép, không hoàn hảo, không đẹp. Vì thầy nào trò đó mà.
Hãy chăm sóc để có một thân xác luôn khỏe mạnh. Tinh thần sáng suốt, mạnh mẽ trong một thân xác mạnh khỏe, cường tráng. Đừng lạm dụng bằng những lo toan thái quá, làm việc quá sức, vui chơi thâu đêm, ăn uống vô độ, ngủ nghỉ liên miên.
Một thân xác yếu nhược, uể oải, cũng dễ bị suy nhược thần kinh, dễ trở thành người yếu đuối, nhu nhược, buông thả, không cầu tiến, sống lệ thuộc, sống bám vào người khác.
Sức khỏe là vàng. Hãy giữ gìn và bảo vệ bản thân để có sức khỏe dồi dào. Nhờ sức khỏe mà ta có thể hăng say xây dựng cuộc sống, cùng gánh vác trách nhiệm với gia đình, xã hội và Giáo hội. Người khỏe mạnh dễ hội nhập, dễ lạc quan yêu đời, thường có lý tưởng rõ ràng và cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được lý tưởng của mình.
Nhờ sức khỏe, con người mạnh dạn dấn thấn xây dựng tương quan, xây dựng cuộc sống, sống yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, muốn sống và ham sống. Ta có chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình không?
Ơn Chúa chính là trí khôn
Trí khôn giúp ta nhận biết và phân biệt được lành dữ, thiện ác, đẹp xấu, hay dở, hơn kém.
Trí khôn là một trong những cách để biết Thiên Chúa, chân lý siêu nhiên, cùng các chân lý cuộc đời.
Trí khôn giúp ta xác tín trong những quyết định của mình, quyết định chính xác, kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh.
Trí khôn giúp ta biết cách đón nhận chân lý và sự thật, biết cách cư xử sao cho đẹp lòng Chúa, hài lòng nhau.
Trí khôn giúp ta kiến tạo hòa bình, xây dựng hòa khí, mở ra cánh cửa thành công qua các mối tương trong cuộc sống.
Trí khôn con người thật tuyệt vời. Theo các nhà khoa học, con người chưa thể phát huy được hết khả năng của bộ não. Vì với các nhà bác học, cũng chỉ mới sử dụng được chưa tới 20% bộ não. 80% còn lại vẫn đang ngủ đông, đang chờ con người tiếp tục phát huy. Với người bình thường thì chưa thể vượt qua 10%, vậy đa số, còn tới trên 90% bộ não vẫn chưa được đem ra sử dụng. Thiên Chúa thật tuyệt vời khi ban cho con người cả một kho tàng khổng lồ sự khôn ngoan, nằm trong con người của mình.
Quả thật, thế giới hôm nay chính là thành quả của của trí tuệ con người. Thực tế, con người ngày càng khôn ngoan hơn, trí tuệ phát triển nhanh và nhiều hơn. Nhờ trí khôn, nhân loại được hưởng nhờ, được phục vụ tốt.
Có tài mà không đức thì thật nguy hiểm. Thực tế cho thấy, trí khôn đã con người được khai thác, lạm dụng để là điều xấu, có hại cho nhau, cho môi trường, cho vũ trụ; con người sử dụng thành quả của mình làm ra để sát hại lẫn nhau, trong khoa học, y tế, sinh học, hóa học và các phương tiện khác.
Nhờ trí khôn, con người tiến gần tới chân lý và sự thật. Ta có biết phát huy và sử dụng trí khôn đúng cách, đúng lương tâm, đúng ý Chúa chưa?
Ơn Chúa chính là con người và cuộc sống
Cuộc sống và con người chính là ơn Chúa ban cho chúng ta. Đó là dấu chỉ Chúa đang hiện diện và hoạt trong các thụ tạo Ngài đã dựng nên.
Nếu biết trân trọng, quý mến và kính yêu; biết gìn giữ, bảo vệ và nâng cấp, thì thật có phúc cho con cái loài người và hạnh phúc cho Thiên Chúa. Nhưng nếu thờ ơ, coi thường, dửng dưng, lạm dụng, phá hoại, vô ơn, thì thật vô phúc cho thế giới con người.
Nếu mỗi người sống với tất cả trách nhiệm liên quan đến ơn gọi của mình, thì mọi sự đều tốt đẹp, an bình, hạnh phúc.
Thời gian qua đi sẽ không lấy lại được. Thiên Chúa đặt ta đứng trước những chuỗi những chọn lựa và quyết định của từng giây, chứ không phải là ngày mai, tháng tới hay năm sau. Vì thế, hãy biết tận dụng mọi cơ hội mình có trong khoảng thời gian có mặt ở trần gian, để làm lợi cho các linh hồn, cho Giáo hội, xã hội, gia đình và cho bản thân.
Mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là đức ái. Hãy sống như ngày mai không còn sống. Hãy làm việc như thể ngày mai không có việc để làm. Hãy tận dụng mọi cơ hội Chúa ban để hưởng dùng và phát huy, như thể ngày mai không còn cơ hội nào nữa.
Ơn Chúa chính là thời gian
Có nhiều người tiếc nuối cho quá khứ của mình, và ước muốn được làm lại cuộc đời, để có thể làm thật tốt mọi thứ và nhiều điều. Nhưng thực tế không bao giờ xảy ra. Vì thời gian, lời nói, cơ hội qua đi, sẽ không bao giờ lấy lại được.
Hãy sống như không còn cơ hội để sống. Hãy sống như ngày mai sẽ chết. Nếu biết ngày mai sẽ chết, chắc chăn hôm nay ta sẽ sống tốt, có tình thần trách nhiệm, đầy lòng bác ái và thứ tha. Biết tranh thủ từng giây phút để nói và làm những điều tốt lành, ích lợi. Chắc chắn với thời gian này, thái độ của ta sẽ hiền từ, cư xử tử tế, ứng xử khéo léo, hành xử khôn ngoan. Không những thế, ta còn dàn xếp, giải quyết mọi vấn đề một cách ổn thỏa, để có thể ra đi trong thư thái bình an.
Thời gian Chúa ban không phải để hưởng thụ, ăn chơi, lười biếng, hay phung phí vô độ, nhưng để cho ta sống. Ta phải sống tốt giây phút hiện tại với tất cả lòng kính trọng và trách trách nhiệm, dù hoàn cảnh hiện tại là gì, ra sao, thì ta vẫn luôn phải tận dụng mọi giờ khắc để vượt lên chính mình, vượt lên cuộc đời để sống tốt theo ý Chúa.
Rất nhiều người coi thường giây phút hiện tại, luôn nghĩ rằng đời còn dài, có gì đâu phải lo, cứ từ từ, mai rồi tính…
Rất nhiều người hoang phí thời gian vào những trò chơi vô bổ, những giao du không ích lợi, những gặp gỡ không lành mạnh, những việc làm không trong sáng, những địa điểm không an toàn…
Rất nhiều người lạm dụng thời gian để ra oai, hà hiếp, chế tài người khác, hay chỉ dành cho bản thân, mà không biết dùng để phục vụ người khác…
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, chứng minh Thiên Chúa vẫn đang hiện diện, đang đoái nhìn và chăm sóc cho ta.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là bằng chứng về lòng từ bi nhân hậu và thứ tha của Chúa dành cách riêng cho ta.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là biểu lộ của niềm vui và bình an Chúa ban cho con người.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là sự sống mới và hạnh phúc thật của Chúa ban cho nhân loại.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là hình ảnh của trời mới đất mới, là Nước trời tại thế Chúa ban cho con người tham dự và đón nhận.
Mỗi ngày qua đi và ngày mới bắt đầu, là những cơ hội mới Chúa dành cho ta để phát huy mọi khả năng trí tuệ, thân xác, tâm hồn của mình để phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội.
Thời gian có thể mua được vàng bạc châu báu, nhưng châu báu ngọc ngà cũng không mua được thời gian. Người biết quý trọng thời gian là người cũng đáng trân trọng.
Nhờ thời gian, con người hiểu biết được ý nghĩa và các chân lý của cuộc sống, cũng như sứ điệp Thiên Chúa trao mà mỗi người phải hoàn thành. Ta đã sử dụng thời gian như thế nào?
Ơn Chúa chính là cơ sở vật chất
Tất cả những gì đã có, đang có và sẽ có để phục vụ con người, đều bởi ơn Chúa, và do đóng góp của nhiều người. Nhờ những bàn tay khó nhọc, những giọt mồ hôi và nước mắt của biết bao tấm lòng cùng vô số hy sinh vất vả của con người mà có được.
Vì thế, nếu không biết trân trọng bảo vệ, gìn giữ, mà sử dụng một cách cẩu thả, nặng tay, hay phá phách, thì chúng sẽ dễ hư hỏng, xuống cấp, và sẽ không còn phục vụ con người được nữa.
Vật chất là phương tiện để không những phục vụ, mà còn lôi kéo, tạo cơ hội để con người đến với nhau. Nhờ dịp gặp nhau như thế, con người có điều kiện học hỏi, trao đổi, chia sẻ, thảo luận các vấn đề vui buồn trong cuộc sống. Từ xã hội đến tôn giáo, từ chuyện riêng đến chuyện chung, từ thể thao giải trí đến văn hóa nghệ thuật, từ hội họa âm nhạc đến văn chương báo chí, từ khoa học y tế đến công nghệ thông tin, từ nông nghiệp lâm nghiệp đến ngư nghiệp công nghiệp, từ giải trí thể thao đến du lịch tham quan, từ tâm lý các lứa tuổi đến tư vấn các khía cạnh liên quan đến con người…
Qua đó, con người ngày càng thăng tiến mọi mặt mặt theo thời gian. Không chỉ dừng lại ở kinh tế tiền bạc, mà còn là đời sống tinh thần, tình cảm, tình yêu, hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái. Còn hơn nữa, là những lãnh vực liên quan đến đời sống đạo đức, đời sống siêu nhiên cũng được bồi dưỡng, được định hướng rõ về nguồn gốc con người, là từ Thiên Chúa mà ra rồi sẽ phải trở lại với Ngài trong ngày sau hết.
Qua đó, sức mạnh tập thể được phát huy, hiệp nhất được tăng cao, đoàn kết được chặt chẽ. Con người ngày càng xích lại gần nhau, hiểu nhau, quan tâm đến nhau và sẵn sàng vì nhau hơn, nhờ cơ sở và phương tiện vật chất.
Nhờ phương tiện vật chất, con người gần nhau hơn. Ta đã sử dụng phương tiện vật chất như thế nào?
Ơn Chúa chính là tiền bạc
Vật chất nói chung, tiền bạc nói riêng, thứ dùng để trao đổi, giao dịch, mua bán các phương tiện liên quan đến những nhu cầu của cuộc sống. Tiền bạc rất hấp dẫn, bởi nó mang lại quá nhiều ích lợi cho con người. Và cũng vì nó mà nhiều người say mê tìm kiếm, kể cả kiếm tìm một cách bất chính. Có nhiều người sử dụng tiền bạc để tạo phúc cho nhau, thì cũng có nhiều người bị đồng tiền sai khiến, gây họa cho người khác và cho chính mình.
Tiền bạc vật chất chính là ơn Chúa ban để phục vụ không những cho cuộc sống con người, mà còn phục vụ Thiên Chúa nữa. Bởi thế, ta phải rất cẩn thận khi sử dụng tiền bạc. Tiền bạc là tên đầy tớ tốt và là ông chủ xấu. Ta phải là chủ để bắt nó quy phục ta, làm theo ý ta, để sinh lợi cho Giáo hội, xã hội, gia đình và bản thân.
Thiên Chúa ban cho ta tiền bạc không phải để chôn giấu, cũng không phải để tích góp cho riêng mình, nhưng để sử dụng và tập cho biết cách sinh lợi từ ơn Chúa ban này.
Nếu tiền bạc là đầy tớ tốt, ta sẽ ăn ngon ngủ yên, an tâm, an toàn và an bình mà sống. Ngược lại nếu tiền bạc là ông chủ, thì nó sẽ sai khiến, hành hạ ta, nó khiến đời sống mình phập phồng lo sợ, dẫn đến khủng hoảng, bất an, và đi vào ngõ cụt.
Hãy xin Chúa soi sáng giúp ta biết cách sử dụng tiền bạc cho hợp ý Người, hợp công bằng, hợp lương tâm, hợp lòng bác ái, sinh nhiều ích lợi cho nhau.
Nhờ tiền bạc, con người phát triển và thăng tiến. Ta đã sử dụng tiền bạc như thế nào?
Ơn Chúa chính là thân xác
Thay vì thân xác là đền thờ cho Thiên Chúa ngự, thì lại biến thân xác thành phương tiện, thành dụng cụ để khai thác cho những đam mê, những vui thú. Thật không ổn chút nào.
Khác với loài vật, con người có trái tim, tâm hồn, và qua đó, thể hiện được cái chân thiện mỹ trong đời thường, mà súc vật không thể làm được. Thân xác bên ngoài biểu lộ nét thầm kín bên trong, cùng những nhân đức được toát ra như hương thơm của hoa.
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngay tử thuở ban đầu, sau mỗi ngày tạo dựng, Thiên Chúa đều nói là: tốt đẹp.
Nếu con người không biết chăm sóc, bảo vệ, hay lạm dụng thân xác, để trở nên tiều tụy, yếu nhược, xấu xí, thì thật đáng trách. Vì như thế, vô hình chung làm tác phẩm do Thiên Chúa dựng nên vốn vô cùng đẹp đẽ và tốt lành bị mờ ố đi, bị giảm giá trị. Vô hình chung gây ra sự ngộ nhận rằng, tác giả tạo nên con người không có nhiều quyền phép, không hoàn hảo, không đẹp. Vì thầy nào trò đó mà.
Hãy chăm sóc để có một thân xác luôn khỏe mạnh. Tinh thần sáng suốt, mạnh mẽ trong một thân xác mạnh khỏe, cường tráng. Đừng lạm dụng bằng những lo toan thái quá, làm việc quá sức, vui chơi thâu đêm, ăn uống vô độ, ngủ nghỉ liên miên.
Một thân xác yếu nhược, uể oải, cũng dễ bị suy nhược thần kinh, dễ trở thành người yếu đuối, nhu nhược, buông thả, không cầu tiến, sống lệ thuộc, sống bám vào người khác.
Sức khỏe là vàng. Hãy giữ gìn và bảo vệ bản thân để có sức khỏe dồi dào. Nhờ sức khỏe mà ta có thể hăng say xây dựng cuộc sống, cùng gánh vác trách nhiệm với gia đình, xã hội và Giáo hội. Người khỏe mạnh dễ hội nhập, dễ lạc quan yêu đời, thường có lý tưởng rõ ràng và cố gắng phấn đấu vươn lên để đạt được lý tưởng của mình.
Nhờ sức khỏe, con người mạnh dạn dấn thấn xây dựng tương quan, xây dựng cuộc sống, sống yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, muốn sống và ham sống. Ta có chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình không?
Ơn Chúa chính là trí khôn
Trí khôn giúp ta nhận biết và phân biệt được lành dữ, thiện ác, đẹp xấu, hay dở, hơn kém.
Trí khôn là một trong những cách để biết Thiên Chúa, chân lý siêu nhiên, cùng các chân lý cuộc đời.
Trí khôn giúp ta xác tín trong những quyết định của mình, quyết định chính xác, kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh.
Trí khôn giúp ta biết cách đón nhận chân lý và sự thật, biết cách cư xử sao cho đẹp lòng Chúa, hài lòng nhau.
Trí khôn giúp ta kiến tạo hòa bình, xây dựng hòa khí, mở ra cánh cửa thành công qua các mối tương trong cuộc sống.
Trí khôn con người thật tuyệt vời. Theo các nhà khoa học, con người chưa thể phát huy được hết khả năng của bộ não. Vì với các nhà bác học, cũng chỉ mới sử dụng được chưa tới 20% bộ não. 80% còn lại vẫn đang ngủ đông, đang chờ con người tiếp tục phát huy. Với người bình thường thì chưa thể vượt qua 10%, vậy đa số, còn tới trên 90% bộ não vẫn chưa được đem ra sử dụng. Thiên Chúa thật tuyệt vời khi ban cho con người cả một kho tàng khổng lồ sự khôn ngoan, nằm trong con người của mình.
Quả thật, thế giới hôm nay chính là thành quả của của trí tuệ con người. Thực tế, con người ngày càng khôn ngoan hơn, trí tuệ phát triển nhanh và nhiều hơn. Nhờ trí khôn, nhân loại được hưởng nhờ, được phục vụ tốt.
Có tài mà không đức thì thật nguy hiểm. Thực tế cho thấy, trí khôn đã con người được khai thác, lạm dụng để là điều xấu, có hại cho nhau, cho môi trường, cho vũ trụ; con người sử dụng thành quả của mình làm ra để sát hại lẫn nhau, trong khoa học, y tế, sinh học, hóa học và các phương tiện khác.
Nhờ trí khôn, con người tiến gần tới chân lý và sự thật. Ta có biết phát huy và sử dụng trí khôn đúng cách, đúng lương tâm, đúng ý Chúa chưa?
Ơn Chúa chính là con người và cuộc sống
Cuộc sống và con người chính là ơn Chúa ban cho chúng ta. Đó là dấu chỉ Chúa đang hiện diện và hoạt trong các thụ tạo Ngài đã dựng nên.
Nếu biết trân trọng, quý mến và kính yêu; biết gìn giữ, bảo vệ và nâng cấp, thì thật có phúc cho con cái loài người và hạnh phúc cho Thiên Chúa. Nhưng nếu thờ ơ, coi thường, dửng dưng, lạm dụng, phá hoại, vô ơn, thì thật vô phúc cho thế giới con người.
Nếu mỗi người sống với tất cả trách nhiệm liên quan đến ơn gọi của mình, thì mọi sự đều tốt đẹp, an bình, hạnh phúc.
Thời gian qua đi sẽ không lấy lại được. Thiên Chúa đặt ta đứng trước những chuỗi những chọn lựa và quyết định của từng giây, chứ không phải là ngày mai, tháng tới hay năm sau. Vì thế, hãy biết tận dụng mọi cơ hội mình có trong khoảng thời gian có mặt ở trần gian, để làm lợi cho các linh hồn, cho Giáo hội, xã hội, gia đình và cho bản thân.
Mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ còn lại là đức ái. Hãy sống như ngày mai không còn sống. Hãy làm việc như thể ngày mai không có việc để làm. Hãy tận dụng mọi cơ hội Chúa ban để hưởng dùng và phát huy, như thể ngày mai không còn cơ hội nào nữa.
Văn Hóa
Một chuyện dân sinh - Phim: Người Con Gái Đà Nẵng
Giao Chỉ San José
14:51 24/08/2010
Phim: Người Con Gái Đà Nẵng
(DVD phim tài liệu Người Con Gái Đà Nẵng của đài truyền hình PBS, Phim dài 1 giờ 20 phút, một phim tài liệu kết hợp với chuyện kể có tên là Người Con Gái Đà Nẵng - Daughter From Danang)
Mời xem tóm lược truyện phim phần dưới. Phim nói tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, xin kiên nhẫn chờ máy tải tài liệu; Phim rất hay có ý nghĩa, đáng xem
Nhấn vào đây để xem phim
Phim bắt đầu bằng các tài liệu liên quan đến những chuyến bay di tản trẻ em mồ côi và cả trẻ em có cha mẹ, được gửi đi Hoa Kỳ làm con nuôi vào những ngày cuối tháng 4 nãm 1975.
Một trong các em bé năm 75 nay đã hơn 30 tuổi, lai Mỹ, tình cờ tìm được tin tức bà mẹ và gia đình hiện ở Đà Nẵng. Sợi dây tình nghĩa mong manh được nối lại.
Lẫn với các phim tài liệu, đạo diễn đã dựng lên một câu chuyện kể lại tâm sự bà mẹ ở Việt Nam và cô con gái lai tại Hoa Kỳ. Cô bé hoàn toàn không biết tiếng Việt, không còn nhân dáng Việt, không biết tin tức về người cha là lính Mỹ một thời ở miền Trung. Cô kết hôn với một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã có hai con. Bà mẹ Việt Nam ở Đà Nẵng ngày nay kết hợp lại với người chồng Việt Nam cũ, có nhiều con trai và gái. Đó là anh chị em với cô gái lai đã được gửi đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Tất cả đều là các nhân vật thật, đóng lại cuộc đời của họ.
Cả nhà chờ đợi ngày về thăm quê của người con gái Đà Nẵng. Từ hai đầu câu chuyện, nói tiếng Anh, có nhiều đoạn bằng Việt ngữ được phụ đề Anh ngữ, việc gặp gỡ tại Việt Nam đýợc thực hiện. Đó là chuyến trở về quê hương lần đầu và rất có thể là lần duy nhất.
Hình ảnh gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng là hình ảnh rất thông thường như đa số người Việt hiện nay đã biết. Đại gia đình nhiều anh em, bần hàn nhưng không quá nghèo đói.
Hoàn cảnh gia đình cô gái lai tại Hoa Kỳ cũng thuộc giới trung lưu, không giàu có gì. Tuy nhiên rõ ràng là hai nếp sống khác biệt. Cô gái lai trở về tuy đã có chuẩn bị học nói những lời thương yêu bằng Việt ngữ: " Con yêu mẹ. Con xin chào mẹ v.v... Những rõ ràng là cô đang ở tâm trạng tò mò và không hề được hướng dẫn tâm tư cho việc đoàn tụ. Đó có thể là diễn tiến tự nhiên, hoặc là đạo diễn muốn câu chuyện cứ xẩy ra như vậy.
Sau buổi gặp gỡ cảm động tại phi trường, tiếp đến những ngày sống bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều gượng gạo. Cô gái không thích ứng được cuộc sống thiếu tiện nghi tối thiểu. Không khí nóng nực, những buổi đi chợ quê mùi thịt cá hôi tanh, trong khi bà mẹ muốn khoe con gái ở Mỹ mới về, nên cứ la cà đây đó. Ngýời con gái Đà Nẵng chỉ muốn ra khỏi ngôi chợ xa lạ.
Trong câu chuyện kể lại, các anh chị nói về những ngày thõ ấu, vất vả nuôi cô em lai, rồi lo cho bà mẹ mà cô gái đã bỏ lại. Đã có những lời lẽ kể công và những đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm mà cô gái lai ngày nay, đã hoàn toàn trở thành một phụ nữ Mỹ vô tý, không thể cảm nhận được.
Buổi họp mặt gia đình lần cuối trước khi chia tay đã đưa câu chuyện lúc mở đầu trùng phùng cảm động sau 30 năm xa cách, nay trở thành một bi kịch.
Các anh chị em, qua thông dịch viên, đã đặt thẳng vấn đề yêu cầu cô em lai đưa mẹ qua Mỹ để lo cho bà có cuộc sống đã từ lâu mong đợi. Và trong hiện tại thì cô em cần cho biết là mỗi tháng giúp cho gia đình được bao nhiêu. Xin nói cho cả nhà được rõ.
Và người con gái Đà Nẵng không thể hứa hẹn, không thể tài trợ được, nên đã gần như khóc lóc và bỏ chạy.
Rồi chuyến trở về Hoa Kỳ được tiễn đưa gượng gạo. Hình ảnh đưa người con gái lai về Mỹ khác xa cảnh những đứa trẻ ngày xưa lên máy bay qua Hoa Kỳ. Đạo diễn tiếp tục cho hai đầu câu chuyện nối tiếp. Người con gái Đà Nẵng trở về Mỹ, thất vọng với quá khứ và cũng không thể chia sẻ với chồng con. Trong khi đó tại Việt Nam, anh em than thở vì cho là ngôn ngữ bất đồng. Bà mẹ Đà Nẵng vẫn tiếp tục khóc. Và câu chuyện ngưng lại ở đó. Khán giả sẽ tự tìm ra câu trả lời.
Vâng, khán giả sẽ tìm ra ngay. Câu chuyện đưa đến kết luận là đám bà con nghèo khổ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy người ở Mỹ là một cái kho bạc. Họ chỉ nã tiền. Tất cả lời nói tình cảm thương yêu đều là đầu môi chót lưỡi. Đó không phải là thương yêu thực. Chuyện phim đã đưa ra một thông điệp như thế.
Đạo diễn của phim truyện "Người Con Gái Đà Nẵng" cũng đã có cùng một cảm nhận và đã dựng nên câu chuyện theo chiều hướng này để bảo vệ cho luận án. Đó là một đề tài hấp dẫn. Và cuốn phim đã được khen ngợi. Nhưng vì đây là phim tài liệu nên chúng ta có thể thắc mắc. Thực sự gia đình cô gái lai này đã có trắng trợn đòi hỏi như vậy hay không. Cô gái có vì vậy mà chán nản cho tình nghĩa gia đình mẹ con anh em ở Việt Nam hay không? Chúng ta không biết.
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
Chúng ta cần có sự thảo luận.
Hõn 30 nãm qua, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm của bản thân, của bà con, bè bạn về cái chuyện kẻ ở người đi. Gửi tiền về Việt Nam cho bà con. Đem tiền về Việt Nam làm quà. Đó là chuyện đời thường của dân tỵ nạn. Việc bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè qua Mỹ. Tại sao lại bảo lãnh? Tại sao lại không? Thậm chí vấn nạn được đem cả vào văn nghệ: "Anh đã lầm đưa em sang đây..." Và có thực sự là những bà con, bạn bè, anh em, cha mẹ của chúng ta nghèo khổ ở Việt Nam không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết xoay xở tìm mọi cách xin tiền?
Trên thực tế thư từ xin tiền, trực tiếp, gián tiếp, xa gần với ngàn vạn lý do: "Cần bung ra làm ăn, cần đóng tiền học, cần mua máy khâu, cần đi mổ ruột." Tất cả đều thường tình. Người ở nhà cầu cứu người đi trước. Đến lượt người ở nhà ra đi lại nhận thư xin tiền của người còn lại. Bao nhiêu giận dữ tranh cãi đã xảy ra. Chúng ta chẳng xa lạ gì.
Nhưng đó chỉ là bề mặt. Tình cảm sâu xa nếu có, vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đó là kinh nghiệm mà trải qua 30 năm trong ngành xã hội dân sinh chúng tôi đã ghi nhận được.
Sau đây là các điểm căn bản đưa ra để quý vị cùng suy nghĩ:
- Cô gái Đà Nẵng nói rằng chuyện đưa bà mẹ qua Mỹ là chuyện không thể thực hiện được. Điều đó có thể đúng, bởi vì ở thị trấn hẻo lánh nơi cô ở toàn người Mỹ trắng, đưa bà mẹ quê mùa Đà Nẵng qua đó làm gì?
Chỉ cần một cô gái Hậu Giang ở San Jose với 200 đồng US cho hồ sơ dịch vụ là đưa bà mẹ Hà Tiên qua Mỹ dễ dàng. Dù rằng cô mới nhập tịch và còn đang học ESL.
Còn chuyện gửi tiền về giúp bà con ở Việt Nam. Mỗi năm bây giờ người Việt gửi về ba tỷ Mỹ kim. Đó không phải là tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình vợ chồng thì chúng ta phải gọi là cái gì? Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được?.
Một bà cụ cao niên ở đường Bascom đã nói với các con rằng: "Mẹ không muốn các con thương mẹ mà để trong lòng. Mẹ cũng không muốn các con thương mẹ rồi chỉ nói ra lời như người Mỹ. Các con thương mẹ thì mỗi tháng đưa tao hai trăm. Đứa nào thương nhiều hơn thì tùy ý. Tao góp tiền dành dụm gửi cho hai đứa ở nhà." Bà cụ nói tiếp: "Tôi làm thế là để anh chị em nó phải đùm bọc lẫn nhau. Tình nghĩa nói mồm, thì ăn thua gì. Chính phủ có nói gì thương yêu ruột thịt mà mỗi tháng còn phát cho tám trăm." Tao không cần hoa trắng hoa đỏ cho ngày của Mẹ. Cứ đưa tao tiền mặt".
Và thước đo tình nghĩa tỷ lệ thuận với việc gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ.
Chẳng cần làm thống kê, chúng ta cũng biết giới bình dân gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ mạnh hơn giới trí thức. Càng học giỏi, càng tài cao, càng đắn đo. Thiếu gì ông giáo sư nghe vợ nói gần xa đành phải im lặng giữ chữ hiếu ở trong lòng. Để bà mẹ già chờ mong trong nhà dưỡng lão Thị Nghè. Trong khi đó anh chồng thợ sơn, để nhẹ cô vợ lèo nhèo hai cái bạt tai, rồi đi gửi cho ông bố ở Hóc Môn dứt khoát năm trăm để ông cụ chạy giấy xuất cảnh.
Đợt di tản 75, tuy cũng có sự cố gắng nhưng nói chung hoạt động tình nghĩa hướng về quê nhà rất yếu.
Phải đến khi cánh thuyền nhân ra đi mới có sứ mạng rõ ràng. "Con ra đi một là con nuôi má, hai là con nuôi cá." Và biết bao phen, vượt biên bị bể nãm lần bảy lượt đi tù thì lại nhờ má nuôi con.
Bao nhiêu dân di tản nghèo, một chữ bẻ đôi không có, làm thật, làm chui. Welfare khai đúng, khai sai, chấp hết. Mỗi tháng là một thùng đồ. Sau này mỗi tháng đều gửi tiền chui. Những đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt tủi nhục đã mở thêm đường cho các con thuyền ra biển Đông, cho các chuyến vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.
Biết bao nhiêu tiền cho đủ để người Việt trở thành người Việt gốc Hoa, ra đi có công an địa phương dẫn đường, công an biên phòng hộ tống.
Rồi tiền gửi về nhà để dựng vợ gả chồng, làm mồ, làm mả, xây nhà, mua ruộng.
Có ông già cải tạo đã không chịu đi, còn bạo gan điện qua là bây giờ cánh của ông không cần phục quốc. Ông nói các con gửi tiền về để ông mua tất cả. Cộng sản nó bán lại gần hết miền Nam rồi.
Các cơ sở dịch vụ, gửi tiền mở ra khắp các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hoạt động của họ là thước đo tình nghĩa của cộng đồng. Họ càng phát đạt là tình quê hưõng càng rạt rào. Người con gái Đà Nẵng không thể hiểu được cô phải có nghĩa vụ gửi tiền về Việt Nam vì cô không đọc được báo Việt ngữ và không nghe được radio Sài Gòn ở San Jose.
Nếu không thực sự nhường cơm sẻ áo thì lời lẽ thương yêu đầu môi chót lưỡi kiểu khách sáo Hoa Kỳ e rằng không có ý nghĩa.
Trong cộng đồng của chúng ta cũng có rất nhiều ông bà học rộng tài cao. Nhưng thực sự hình như các bậc trí thức chuyên gia rất ít khi là khách hàng của các cõ sở dịch vụ Việt Nam. Họ không thích đóng hụi chết cho cái bát hụi hạnh phúc mà mình đã hốt trọn một đời.
Chúng ta khó có thể hình dung các tiến sĩ, bác học, luật gia, nhân sĩ, chính khách của cộng đồng lại là người gửi tiền hàng tháng về cho thân quyến ở Việt Nam.
Khi chúng ta hội nhập thành công, chìm sâu vào xã hội tiền phong của nước Mỹ, có vẻ như chút tình nghĩa lẩm cẩm đã nhẹ nhàng hơn. Và ta có quyền nghĩ rằng mình đi làm đã phải đóng thuế. Rồi ra đã có Welfare của xã hội và EDD của Sở Thất Nghiệp lo cho anh em bà con. Phần bà mẹ già thì đã có Nursing Home.
Trong cái nghề nghiệp xã hội hõn 30 nãm. Chúng tôi đã gặp rất nhiều gia đình Việt Nam qua trước tiến bộ vượt bực. Có nhà sản xuất đến 4 bác sĩ y khoa. Hai con là khoa trưởng đại học ở Úc và Tân Tây Lan. Hai con làm cho các y viện danh tiếng ở Chicago và Boston. Giàu sang và danh vọng chẳng ai bì. Mỗi năm từ Thankgiving đến Christmas, các cháu bận rộn vô cùng. Nên Xuân này con lại không về. Hai cụ ngồi bên nhau xem tấm ảnh màu rực rỡ của con cháu danh tiếng bốn phương trời.
Trong khi đó, cái đám mới qua ở nhà bên cạnh. Cứ vài tháng lại đón người đoàn tụ. Nghề nghiệp thì đủ trăm thứ linh tinh. Từ Assembler đến bỏ báo. Chồng cắt cỏ, vợ may thuê. Mà sao đám này ăn nhậu tối ngày. Suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Xe cộ đậu ngang dọc trên cả bãi cỏ. Trẻ con ở đâu ra mà nhiều thế.
Bà cụ hàng xóm, mẹ của 4 ông bác sĩ chỉ muốn ôm một đứa vào lòng. Hạnh phúc bỗng thật gần mà cũng thật xa. Uớc chi một trong các đứa con của hai cụ, học hành dở dang về làm điện tử ở San Jose để đẻ cho ông bà một đứa cháu tóc đen nói tiếng Việt như máy. Cũng như những đứa trẻ nhà bên cạnh mà thôi. Như vậy là ngày của Mẹ nãm nay nhà ta lại chẳng có đứa nào dẫn cháu về chơi. Sao mà cái đám Mỹ nó làm gì mà quá ồn ào như vậy?
(Nguồn: http://saigonecho.com/main/doisong/tailieu/20850.html)
(DVD phim tài liệu Người Con Gái Đà Nẵng của đài truyền hình PBS, Phim dài 1 giờ 20 phút, một phim tài liệu kết hợp với chuyện kể có tên là Người Con Gái Đà Nẵng - Daughter From Danang)
Mời xem tóm lược truyện phim phần dưới. Phim nói tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, xin kiên nhẫn chờ máy tải tài liệu; Phim rất hay có ý nghĩa, đáng xem
Nhấn vào đây để xem phim
Phim bắt đầu bằng các tài liệu liên quan đến những chuyến bay di tản trẻ em mồ côi và cả trẻ em có cha mẹ, được gửi đi Hoa Kỳ làm con nuôi vào những ngày cuối tháng 4 nãm 1975.
Một trong các em bé năm 75 nay đã hơn 30 tuổi, lai Mỹ, tình cờ tìm được tin tức bà mẹ và gia đình hiện ở Đà Nẵng. Sợi dây tình nghĩa mong manh được nối lại.
Lẫn với các phim tài liệu, đạo diễn đã dựng lên một câu chuyện kể lại tâm sự bà mẹ ở Việt Nam và cô con gái lai tại Hoa Kỳ. Cô bé hoàn toàn không biết tiếng Việt, không còn nhân dáng Việt, không biết tin tức về người cha là lính Mỹ một thời ở miền Trung. Cô kết hôn với một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã có hai con. Bà mẹ Việt Nam ở Đà Nẵng ngày nay kết hợp lại với người chồng Việt Nam cũ, có nhiều con trai và gái. Đó là anh chị em với cô gái lai đã được gửi đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Tất cả đều là các nhân vật thật, đóng lại cuộc đời của họ.
Cả nhà chờ đợi ngày về thăm quê của người con gái Đà Nẵng. Từ hai đầu câu chuyện, nói tiếng Anh, có nhiều đoạn bằng Việt ngữ được phụ đề Anh ngữ, việc gặp gỡ tại Việt Nam đýợc thực hiện. Đó là chuyến trở về quê hương lần đầu và rất có thể là lần duy nhất.
Hình ảnh gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng là hình ảnh rất thông thường như đa số người Việt hiện nay đã biết. Đại gia đình nhiều anh em, bần hàn nhưng không quá nghèo đói.
Hoàn cảnh gia đình cô gái lai tại Hoa Kỳ cũng thuộc giới trung lưu, không giàu có gì. Tuy nhiên rõ ràng là hai nếp sống khác biệt. Cô gái lai trở về tuy đã có chuẩn bị học nói những lời thương yêu bằng Việt ngữ: " Con yêu mẹ. Con xin chào mẹ v.v... Những rõ ràng là cô đang ở tâm trạng tò mò và không hề được hướng dẫn tâm tư cho việc đoàn tụ. Đó có thể là diễn tiến tự nhiên, hoặc là đạo diễn muốn câu chuyện cứ xẩy ra như vậy.
Sau buổi gặp gỡ cảm động tại phi trường, tiếp đến những ngày sống bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều gượng gạo. Cô gái không thích ứng được cuộc sống thiếu tiện nghi tối thiểu. Không khí nóng nực, những buổi đi chợ quê mùi thịt cá hôi tanh, trong khi bà mẹ muốn khoe con gái ở Mỹ mới về, nên cứ la cà đây đó. Ngýời con gái Đà Nẵng chỉ muốn ra khỏi ngôi chợ xa lạ.
Trong câu chuyện kể lại, các anh chị nói về những ngày thõ ấu, vất vả nuôi cô em lai, rồi lo cho bà mẹ mà cô gái đã bỏ lại. Đã có những lời lẽ kể công và những đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm mà cô gái lai ngày nay, đã hoàn toàn trở thành một phụ nữ Mỹ vô tý, không thể cảm nhận được.
Buổi họp mặt gia đình lần cuối trước khi chia tay đã đưa câu chuyện lúc mở đầu trùng phùng cảm động sau 30 năm xa cách, nay trở thành một bi kịch.
Các anh chị em, qua thông dịch viên, đã đặt thẳng vấn đề yêu cầu cô em lai đưa mẹ qua Mỹ để lo cho bà có cuộc sống đã từ lâu mong đợi. Và trong hiện tại thì cô em cần cho biết là mỗi tháng giúp cho gia đình được bao nhiêu. Xin nói cho cả nhà được rõ.
Và người con gái Đà Nẵng không thể hứa hẹn, không thể tài trợ được, nên đã gần như khóc lóc và bỏ chạy.
Rồi chuyến trở về Hoa Kỳ được tiễn đưa gượng gạo. Hình ảnh đưa người con gái lai về Mỹ khác xa cảnh những đứa trẻ ngày xưa lên máy bay qua Hoa Kỳ. Đạo diễn tiếp tục cho hai đầu câu chuyện nối tiếp. Người con gái Đà Nẵng trở về Mỹ, thất vọng với quá khứ và cũng không thể chia sẻ với chồng con. Trong khi đó tại Việt Nam, anh em than thở vì cho là ngôn ngữ bất đồng. Bà mẹ Đà Nẵng vẫn tiếp tục khóc. Và câu chuyện ngưng lại ở đó. Khán giả sẽ tự tìm ra câu trả lời.
Vâng, khán giả sẽ tìm ra ngay. Câu chuyện đưa đến kết luận là đám bà con nghèo khổ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy người ở Mỹ là một cái kho bạc. Họ chỉ nã tiền. Tất cả lời nói tình cảm thương yêu đều là đầu môi chót lưỡi. Đó không phải là thương yêu thực. Chuyện phim đã đưa ra một thông điệp như thế.
Đạo diễn của phim truyện "Người Con Gái Đà Nẵng" cũng đã có cùng một cảm nhận và đã dựng nên câu chuyện theo chiều hướng này để bảo vệ cho luận án. Đó là một đề tài hấp dẫn. Và cuốn phim đã được khen ngợi. Nhưng vì đây là phim tài liệu nên chúng ta có thể thắc mắc. Thực sự gia đình cô gái lai này đã có trắng trợn đòi hỏi như vậy hay không. Cô gái có vì vậy mà chán nản cho tình nghĩa gia đình mẹ con anh em ở Việt Nam hay không? Chúng ta không biết.
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
Chúng ta cần có sự thảo luận.
Hõn 30 nãm qua, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm của bản thân, của bà con, bè bạn về cái chuyện kẻ ở người đi. Gửi tiền về Việt Nam cho bà con. Đem tiền về Việt Nam làm quà. Đó là chuyện đời thường của dân tỵ nạn. Việc bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè qua Mỹ. Tại sao lại bảo lãnh? Tại sao lại không? Thậm chí vấn nạn được đem cả vào văn nghệ: "Anh đã lầm đưa em sang đây..." Và có thực sự là những bà con, bạn bè, anh em, cha mẹ của chúng ta nghèo khổ ở Việt Nam không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết xoay xở tìm mọi cách xin tiền?
Trên thực tế thư từ xin tiền, trực tiếp, gián tiếp, xa gần với ngàn vạn lý do: "Cần bung ra làm ăn, cần đóng tiền học, cần mua máy khâu, cần đi mổ ruột." Tất cả đều thường tình. Người ở nhà cầu cứu người đi trước. Đến lượt người ở nhà ra đi lại nhận thư xin tiền của người còn lại. Bao nhiêu giận dữ tranh cãi đã xảy ra. Chúng ta chẳng xa lạ gì.
Nhưng đó chỉ là bề mặt. Tình cảm sâu xa nếu có, vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đó là kinh nghiệm mà trải qua 30 năm trong ngành xã hội dân sinh chúng tôi đã ghi nhận được.
Sau đây là các điểm căn bản đưa ra để quý vị cùng suy nghĩ:
- Cô gái Đà Nẵng nói rằng chuyện đưa bà mẹ qua Mỹ là chuyện không thể thực hiện được. Điều đó có thể đúng, bởi vì ở thị trấn hẻo lánh nơi cô ở toàn người Mỹ trắng, đưa bà mẹ quê mùa Đà Nẵng qua đó làm gì?
Chỉ cần một cô gái Hậu Giang ở San Jose với 200 đồng US cho hồ sơ dịch vụ là đưa bà mẹ Hà Tiên qua Mỹ dễ dàng. Dù rằng cô mới nhập tịch và còn đang học ESL.
Còn chuyện gửi tiền về giúp bà con ở Việt Nam. Mỗi năm bây giờ người Việt gửi về ba tỷ Mỹ kim. Đó không phải là tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình vợ chồng thì chúng ta phải gọi là cái gì? Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được?.
Một bà cụ cao niên ở đường Bascom đã nói với các con rằng: "Mẹ không muốn các con thương mẹ mà để trong lòng. Mẹ cũng không muốn các con thương mẹ rồi chỉ nói ra lời như người Mỹ. Các con thương mẹ thì mỗi tháng đưa tao hai trăm. Đứa nào thương nhiều hơn thì tùy ý. Tao góp tiền dành dụm gửi cho hai đứa ở nhà." Bà cụ nói tiếp: "Tôi làm thế là để anh chị em nó phải đùm bọc lẫn nhau. Tình nghĩa nói mồm, thì ăn thua gì. Chính phủ có nói gì thương yêu ruột thịt mà mỗi tháng còn phát cho tám trăm." Tao không cần hoa trắng hoa đỏ cho ngày của Mẹ. Cứ đưa tao tiền mặt".
Và thước đo tình nghĩa tỷ lệ thuận với việc gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ.
Chẳng cần làm thống kê, chúng ta cũng biết giới bình dân gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ mạnh hơn giới trí thức. Càng học giỏi, càng tài cao, càng đắn đo. Thiếu gì ông giáo sư nghe vợ nói gần xa đành phải im lặng giữ chữ hiếu ở trong lòng. Để bà mẹ già chờ mong trong nhà dưỡng lão Thị Nghè. Trong khi đó anh chồng thợ sơn, để nhẹ cô vợ lèo nhèo hai cái bạt tai, rồi đi gửi cho ông bố ở Hóc Môn dứt khoát năm trăm để ông cụ chạy giấy xuất cảnh.
Đợt di tản 75, tuy cũng có sự cố gắng nhưng nói chung hoạt động tình nghĩa hướng về quê nhà rất yếu.
Phải đến khi cánh thuyền nhân ra đi mới có sứ mạng rõ ràng. "Con ra đi một là con nuôi má, hai là con nuôi cá." Và biết bao phen, vượt biên bị bể nãm lần bảy lượt đi tù thì lại nhờ má nuôi con.
Bao nhiêu dân di tản nghèo, một chữ bẻ đôi không có, làm thật, làm chui. Welfare khai đúng, khai sai, chấp hết. Mỗi tháng là một thùng đồ. Sau này mỗi tháng đều gửi tiền chui. Những đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt tủi nhục đã mở thêm đường cho các con thuyền ra biển Đông, cho các chuyến vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.
Biết bao nhiêu tiền cho đủ để người Việt trở thành người Việt gốc Hoa, ra đi có công an địa phương dẫn đường, công an biên phòng hộ tống.
Rồi tiền gửi về nhà để dựng vợ gả chồng, làm mồ, làm mả, xây nhà, mua ruộng.
Có ông già cải tạo đã không chịu đi, còn bạo gan điện qua là bây giờ cánh của ông không cần phục quốc. Ông nói các con gửi tiền về để ông mua tất cả. Cộng sản nó bán lại gần hết miền Nam rồi.
Các cơ sở dịch vụ, gửi tiền mở ra khắp các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hoạt động của họ là thước đo tình nghĩa của cộng đồng. Họ càng phát đạt là tình quê hưõng càng rạt rào. Người con gái Đà Nẵng không thể hiểu được cô phải có nghĩa vụ gửi tiền về Việt Nam vì cô không đọc được báo Việt ngữ và không nghe được radio Sài Gòn ở San Jose.
Nếu không thực sự nhường cơm sẻ áo thì lời lẽ thương yêu đầu môi chót lưỡi kiểu khách sáo Hoa Kỳ e rằng không có ý nghĩa.
Trong cộng đồng của chúng ta cũng có rất nhiều ông bà học rộng tài cao. Nhưng thực sự hình như các bậc trí thức chuyên gia rất ít khi là khách hàng của các cõ sở dịch vụ Việt Nam. Họ không thích đóng hụi chết cho cái bát hụi hạnh phúc mà mình đã hốt trọn một đời.
Chúng ta khó có thể hình dung các tiến sĩ, bác học, luật gia, nhân sĩ, chính khách của cộng đồng lại là người gửi tiền hàng tháng về cho thân quyến ở Việt Nam.
Khi chúng ta hội nhập thành công, chìm sâu vào xã hội tiền phong của nước Mỹ, có vẻ như chút tình nghĩa lẩm cẩm đã nhẹ nhàng hơn. Và ta có quyền nghĩ rằng mình đi làm đã phải đóng thuế. Rồi ra đã có Welfare của xã hội và EDD của Sở Thất Nghiệp lo cho anh em bà con. Phần bà mẹ già thì đã có Nursing Home.
Trong cái nghề nghiệp xã hội hõn 30 nãm. Chúng tôi đã gặp rất nhiều gia đình Việt Nam qua trước tiến bộ vượt bực. Có nhà sản xuất đến 4 bác sĩ y khoa. Hai con là khoa trưởng đại học ở Úc và Tân Tây Lan. Hai con làm cho các y viện danh tiếng ở Chicago và Boston. Giàu sang và danh vọng chẳng ai bì. Mỗi năm từ Thankgiving đến Christmas, các cháu bận rộn vô cùng. Nên Xuân này con lại không về. Hai cụ ngồi bên nhau xem tấm ảnh màu rực rỡ của con cháu danh tiếng bốn phương trời.
Trong khi đó, cái đám mới qua ở nhà bên cạnh. Cứ vài tháng lại đón người đoàn tụ. Nghề nghiệp thì đủ trăm thứ linh tinh. Từ Assembler đến bỏ báo. Chồng cắt cỏ, vợ may thuê. Mà sao đám này ăn nhậu tối ngày. Suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Xe cộ đậu ngang dọc trên cả bãi cỏ. Trẻ con ở đâu ra mà nhiều thế.
Bà cụ hàng xóm, mẹ của 4 ông bác sĩ chỉ muốn ôm một đứa vào lòng. Hạnh phúc bỗng thật gần mà cũng thật xa. Uớc chi một trong các đứa con của hai cụ, học hành dở dang về làm điện tử ở San Jose để đẻ cho ông bà một đứa cháu tóc đen nói tiếng Việt như máy. Cũng như những đứa trẻ nhà bên cạnh mà thôi. Như vậy là ngày của Mẹ nãm nay nhà ta lại chẳng có đứa nào dẫn cháu về chơi. Sao mà cái đám Mỹ nó làm gì mà quá ồn ào như vậy?
(Nguồn: http://saigonecho.com/main/doisong/tailieu/20850.html)
Đức Giêsu đi trên biển
Ngô xuân Tịnh
17:03 24/08/2010
Mt 14, 22-33
.
Đức Giêsu bắt các môn đệ
Xuống thuyền sang bờ bể bên kia
Còn Người phân tán chia lìa
Đám đông tụ họp đi ra về nhhà
.
Chúa đi ra một mình cầu nguyện
Trên núi kia mật thiết với Cha
Lặng thinh chiều tối bao la
Một mình Chúa vẫn thiết tha nguyện cầu
.
Cho con được chìm sâu cầu nguyện
Đắm mình trong ân điển với Cha
Múc nguồn sức mạnh bao la
Để rồi chia sẻ ban ra cho đời
.
Thuyền môn đệ rời xa ngoài biển
Tối mịt mù di chuyển lênh dênh
Gặp ngay sóng đánh dập dềnh
Bởi vì ngược gió gập ghềnh lướt đi
.
Khoảng canh tư chuyện gì biến chuyển ?
Trên mặt nước Chúa đến các ông
Thấy Ngưòi trên biển lạ lùng
Các ông la hoảng hãi hùng là ma !
.
Chúa ra lời bảo rằng đừng sợ
Chính Thầy đây hãy cứ yên tâm
Hãy đừng sợ hãi mê lầm
Chính Thầy dến với anh em đầy mà
.
Ông Phêrô liền thưa với Chúa
Nếu chính Thầy xin hứa truyền cho
Con đi trên sóng nhấp nhô
Đến cùng với Chúa thật cho an toàn
.
Chúa Kitô hô lên: Cứ đền
Từ trên thuyền ông xuống nhanh chân
Đi trên mặt biển chân trần
Thong dong những bước đến gần Thầy yêu
.
Bỗng nổi lên ít nhiều sóng gió
Ông Phêrô lo sợ, sắp chìm
Cuống cuồng ông vội kêu lên
Thầy ơi cứu lấy phận hèn con đây
.
Đức Giêsu giơ tay nắm lấy
Ông Phêrô ban mấy lời nầy
Người đâu tin kém như vầy
Hoài nghi rồi lại sợ quay sợ cuồng
.
Khi Thầy trò khoang thuyền bước xuống
Thuyền bằng an sóng gió lặng yên
Lạy Người tất cả kêu lên
Qủa đây chính thực là con Chúa Trời
.
Trong cuộc đời lọc lừa sóng gió
Luôn tin rằng có Chúa cạnh bên
Giữa cơn nguy biến dữ dằn
Tin rằng có Chúa ân cần cứu nguy
.
Hết mọi khi lòng thành tín thác
Trong tay Người an lạc bình yên
Tay Người hơn của mẹ hiền
Cuộc đời che chở triền miên con mình
.
Đức Giêsu bắt các môn đệ
Xuống thuyền sang bờ bể bên kia
Còn Người phân tán chia lìa
Đám đông tụ họp đi ra về nhhà
.
Chúa đi ra một mình cầu nguyện
Trên núi kia mật thiết với Cha
Lặng thinh chiều tối bao la
Một mình Chúa vẫn thiết tha nguyện cầu
.
Cho con được chìm sâu cầu nguyện
Đắm mình trong ân điển với Cha
Múc nguồn sức mạnh bao la
Để rồi chia sẻ ban ra cho đời
.
Thuyền môn đệ rời xa ngoài biển
Tối mịt mù di chuyển lênh dênh
Gặp ngay sóng đánh dập dềnh
Bởi vì ngược gió gập ghềnh lướt đi
.
Khoảng canh tư chuyện gì biến chuyển ?
Trên mặt nước Chúa đến các ông
Thấy Ngưòi trên biển lạ lùng
Các ông la hoảng hãi hùng là ma !
.
Chúa ra lời bảo rằng đừng sợ
Chính Thầy đây hãy cứ yên tâm
Hãy đừng sợ hãi mê lầm
Chính Thầy dến với anh em đầy mà
.
Ông Phêrô liền thưa với Chúa
Nếu chính Thầy xin hứa truyền cho
Con đi trên sóng nhấp nhô
Đến cùng với Chúa thật cho an toàn
.
Chúa Kitô hô lên: Cứ đền
Từ trên thuyền ông xuống nhanh chân
Đi trên mặt biển chân trần
Thong dong những bước đến gần Thầy yêu
.
Bỗng nổi lên ít nhiều sóng gió
Ông Phêrô lo sợ, sắp chìm
Cuống cuồng ông vội kêu lên
Thầy ơi cứu lấy phận hèn con đây
.
Đức Giêsu giơ tay nắm lấy
Ông Phêrô ban mấy lời nầy
Người đâu tin kém như vầy
Hoài nghi rồi lại sợ quay sợ cuồng
.
Khi Thầy trò khoang thuyền bước xuống
Thuyền bằng an sóng gió lặng yên
Lạy Người tất cả kêu lên
Qủa đây chính thực là con Chúa Trời
.
Trong cuộc đời lọc lừa sóng gió
Luôn tin rằng có Chúa cạnh bên
Giữa cơn nguy biến dữ dằn
Tin rằng có Chúa ân cần cứu nguy
.
Hết mọi khi lòng thành tín thác
Trong tay Người an lạc bình yên
Tay Người hơn của mẹ hiền
Cuộc đời che chở triền miên con mình
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bà Ngoại Tôi
Lm. Tâm Duy
22:08 24/08/2010
BÀ NGOẠI TÔI
Ảnh của Lm. Tâm Duy.
Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền