Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/08: Gương hy sinh Tử Đạo của Thánh Bartôlômêô Tông Đồ – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:54 23/08/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Philipphê gặp Nathanael và nói với ông: "Đấng đã được Môsê ghi trong Luật và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người thành Nadarét". Nathanael đáp: "Bởi Nadarét nào có cái chi hay?" Philipphê nói: "Hãy đến mà xem".
Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông: "Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối". Nathanael đáp: "Sao Ngài biết tôi?" Chúa Giêsu trả lời rằng: "Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi". Nathanael thưa lại rằng: "Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel". Chúa Giêsu trả lời: "Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin, ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa". Và Người nói với ông: "Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người".
Đó là lời Chúa
Nhất định tỏa sáng
Lm. Minh Anh
05:57 23/08/2022
NHẤT ĐỊNH TOẢ SÁNG
“Hãy rửa bên trong… trước đã, để bên ngoài cũng được sạch!”.
Dr. Phil Williams nói, “Lề luật là ánh sáng tiết lộ căn phòng bẩn đến mức nào, không phải là cây chổi quét sạch nó! Quét sạch nó là việc của Chúa Thánh Thần và của mỗi linh hồn; được như thế, từ bên trong, linh hồn trở nên thanh sạch và nó ‘nhất định toả sáng’ ra bên ngoài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Thần và linh hồn mỗi người mới là tác nhân của việc thanh tẩy bên trong! Thông điệp của Williams được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay. Chúa Giêsu kiên định giúp các biệt phái và mỗi người chúng ta hiểu rằng, cần phải ăn năn và làm sạch lòng mình trước hết, nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần, “Hãy rửa bên trong trước đã!”; nhờ đó, bên ngoài, sẽ ‘nhất định toả sáng!’.
Những gì Chúa Giêsu tiết lộ là nội tâm của mỗi người, nó có thể đang chất chứa “nạn cướp bóc và tự mãn” khi bên ngoài có vẻ trong sạch và thánh thiện. Đây là vấn đề của các biệt phái. Họ rất quan tâm bên ngoài mà ít chú trọng bên trong. Đây là một vấn đề! Thứ hai, Chúa Giêsu cho biết, lý tưởng là hãy bắt đầu bằng việc thanh tẩy nội tâm. Một khi điều đó xảy ra, bên ngoài tự nhiên cũng được sạch theo, trở nên rạng rỡ và toả sáng. Được như thế, chúng ta sẽ có một nội tâm ngăn nắp; trở nên nguồn cảm hứng và tâm hồn trở nên xinh đẹp. Một khi trái tim được làm sạch và được thanh lọc thực sự, thì vẻ đẹp nội tâm này không thể bị kìm hãm. Nó sẽ toả rạng ra bên ngoài, và nó ‘nhất định toả sáng’ để những người khác có thể nhìn thấy.
Chúng ta sẽ giật mình khi đọc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, “Hãy cẩn thận với những người cứng nhắc chung quanh! Hãy cẩn thận với những người Công Giáo đó! Họ có thể là giáo dân, Linh mục, Giám mục; những người tự thể hiện mình quá “hoàn hảo” nhưng cứng nhắc. Hãy cẩn thận! Một khi họ cứng nhắc, Chúa Thánh Thần không có nơi họ! Họ thiếu tinh thần tự do. Và cũng hãy cẩn thận với chính mình, nết xấu này buộc chúng ta phải xem lại cuộc sống. Tôi chỉ chú tâm vẻ bề ngoài, và không bao giờ đặt vấn đề phải thay đổi một điều gì đó tận bên trong con tim? Tôi không mở lòng để cầu nguyện, tự do cầu nguyện, tự do bố thí, và tự do làm những công việc của lòng thương xót? Vậy thì làm sao tôi có thể toả sáng?”.
Hôm nay, hãy nhìn xem vẻ đẹp của cuộc sống nội tâm của bạn toả sáng dễ dàng như thế nào! Những người khác có thể nhìn thấy trái tim bạn rạng sáng không? Nói cách khác, bạn có rạng rỡ không? Nếu không, hãy nghe lại lời Chúa Giêsu, “Khốn cho các ngươi!”. Vì tình yêu và lòng thương xót của Ngài, có thể bạn cũng cần bị quở trách. Thánh Phaolô hôm nay trong thư Thessalônica cũng thao thức, “Xin Ngài khuyên bảo và làm cho lòng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành”. Từ đó, bạn sẽ có động lực để ao ước Chúa Giêsu bước vào nội tâm mình và hành động một cách mạnh mẽ. Điều đó có thể gây đau đớn, nhưng cần thiết. Vì lẽ, nhờ sự thanh luyện này, bạn mới có thể toả sáng và ‘nhất định toả sáng!’.
Anh Chị em,
“Hãy rửa bên trong… trước đã, để bên ngoài cũng được sạch!”. Như “Lề luật là ánh sáng tiết lộ căn phòng bẩn đến mức nào”, Lời Chúa cũng rọi sáng để phơi bày lòng dạ mỗi người thể ấy. Việc còn lại là “việc của Thánh Thần và của mỗi linh hồn”; vì thế, hãy để Thánh Thần quét tước, và linh hồn cộng tác với Ngài hết sức có thể. Hãy bảo đảm với linh hồn mình rằng, ý định đằng sau mỗi hành động của chúng ta là một động lực thánh thiện; vì vậy, cần kiểm tra trái tim của mình thường xuyên hầu có thể làm tất cả với ý định thuần khiết. Phép lạ sẽ xảy ra! Bấy giờ linh hồn sẽ là cung điện của Chúa Thánh Thần. Hãy khiêm tốn ngoan nguỳ với Ngài, Ngài sẽ thanh luyện, băng bó, chữa lành; một cuộc thanh luyện bên trong cần thiết và chúng ta chắc chắn sẽ được thanh sạch. Lúc bấy giờ, mỗi người có thể toả sáng, và ‘nhất định toả sáng!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con muốn toả sáng, xin cho con được bắt đầu ngay hôm nay, từ bên trong; bằng việc tìm đến Bí Tích Giải Tội, và dốc lòng chừa. Được như thế, con ‘nhất định toả sáng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Khiêm Nhường và Bác Ái
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:04 23/08/2022
Khiêm Nhường và Bác Ái
CN 22 C
Nước là biểu tượng cho đức khiêm nhường. Nước luôn tìm chỗ thấp mà chảy xuống. Dù hạ mình thấp hèn nhưng nước thật cao cả vì đem lại sự sống cho mọi loài.
Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về đức khiêm nhường: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên…Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.
Khiêm hạ như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào đất đai. Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp nên có thể đến mọi nơi. Nước thấm tới đâu làm đất đai ở đó thêm màu mỡ và phì nhiêu.
Bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy rằng: “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, con sẽ được đẹp lòng Chúa”. Hạ mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và đến với tha nhân. Con đường khiêm hạ là con đường Thiên Chúa đến với nhân loại. Qua sự khiêm hạ, con người đến với nhau và đến mọi nơi.
Bài Tin Mừng kể chuyện, một ngày Sabát kia, Chúa Giêsu đi dự bữa tiệc tại nhà một Thủ lãnh các người Biệt phái, những người Pharisiêu cũng được mời đến tham dự, họ cố ý dò xét xem Người có làm gì lỗi luật trong ngày sabát hay không, để tìm cách bắt bẻ và lên án Người. Nhưng họ chưa tìm được lỗi nào của Chúa thì Chúa đã thấy hết lỗi của họ là lòng kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn, tự nâng mình lên để khoe khoang, coi mình hơn người khác, qua hành động tranh giành nhau chọn chỗ nhất để ngồi trong bữa tiệc. Chúa Giêsu liền kể cho họ nghe dụ ngôn: “Khi anh được mời đi ăn tiệc cưới thì đừng ngồi vào chỗ nhất…”. Và Người kết luận: “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống…”.
Chỉ một bữa ăn cũng đủ là đề tài để Chúa dạy nhiều bài học. Bài học cho những kẻ được mời là hãy khiêm nhường nhìn nhận việc mình được mời là một ân huệ. Và cũng thêm một bài học cho chủ nhà là người mời. Ông biệt phái mở tiệc đãi khách, thực ra không phải vì khách mà vì mình. Ông mời người có chức quyền, mời người giàu sang để khoe rằng mình quen biết lớn, giao thiệp rộng, rằng bè bạn của mình toàn là những người tai to mặt lớn. Ông biệt phái thích khoe khoang nên có lẽ mời Chúa Giêsu chẳng phải vì mến phục, nhưng chỉ để khoe với bè bạn về tài giao thiệp của mình. Chúa nói đến bữa tiệc mà khách quý phải thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ. Hãy biết nghĩ đến những người nghèo khó bất hạnh.
Bài học Chúa dạy là đức khiêm nhường và đức bác ái. Hai nhân đức này là nền tảng của đạo đức.
1. Bài học khiêm nhường
“Hãy chọn chỗ rốt hết để được mời lên chỗ cao hơn”.
Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người để thỏa mãn lòng tự tôn của mình. Còn Chúa dạy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Ai cũng muốn thăng tiến bản thân, thích mình nổi trội, được nhìn nhận tôn trọng và ngưỡng mộ; Chúa dạy hãy hạ mình xuống, tìm chỗ thấp nhất. Ai cũng muốn mở tiệc thiết đãi những người có mối tương quan, liên hệ với mình; Chúa dạy hãy mở rộng bàn tiệc cách chân thành, quảng đại, không tính toán thiệt hơn cho tất cả những người không quen biết, những người không có khả năng đáp lễ. Ai cũng muốn giao du, kết với những người quyền thế giàu sang để có thể tự hào hãnh diện hoặc để thăng quan tiến chức; Chúa dạy hãy liên đới trách nhiệm với người nghèo khó, những người vô danh, những người bị bỏ rơi ra bên lề và quan tâm tới chính con người, hạnh phúc của họ.
Khiêm tốn là ít nghĩ về mình, và nhiều lúc không nghĩ gì về bản thân. Đối với Kitô hữu, khiêm tốn là trở nên giống Chúa Giêsu: “Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”; “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.
Khiêm tốn sống như Chúa Giêsu là không sống cho riêng mình mà sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ tha nhân.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nhu nhược hèn nhát, nhưng chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, mà là một hành vi yêu thương, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý.
Khiêm nhường còn là khuôn mặt của tình yêu. Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã xuống ngang tầm những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối. Chúa không kết thân với người giàu có quyền thế nhưng luôn quan tâm những người nghèo, người bị ruồng bỏ, người ốm yếu tật nguyền, Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
Bằng những lời khuyên nhủ khôn ngoan, Sách Huấn Ca cũng chỉ cho thấy con đường khiêm tốn là con đường tuyệt đẹp được mọi người quý chuộng và được Thiên Chúa mến yêu.
2. Bài học bác ái
Con đường khiêm hạ còn là con đường phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy rằng, khi mời khách dự tiệc hãy mời những người nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Đó là tinh thần phục vụ vô vị lợi, không mong đền đáp, làm việc âm thầm.
Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà, hãy mời vào bàn tiệc những kẻ bị loại ra ngoài xã hội: người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp trả, và như thế, ông mới thật có phúc vì ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành sống lại.
Người ta thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật, què quặt và nghèo khó là những người bất hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều khi người ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và từ chối giúp đỡ.Chúa Giêsu dạy các môn đệ, hãy sống gần gũi hòa đồng với người nghèo, người bất hạnh. Sống và cư xử tốt với họ dù rằng họ chẳng có gì đáp lại. Lý do là vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em con một Cha nên cần phải thương yêu họ như chính mình.
Con đường bác ái yêu thương là lối vào Nước Trời. Chúa Giêsu chính là hiện thân nơi những người bất hạnh, nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
3. Tình yêu như dòng nước.
Bác ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.
Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quảng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Nước biểu tượng đức khiêm nhường và đặc tính của nước cũng giống như tình yêu. Nước còn là biểu tượng cho mọi phúc lộc của Thiên Chúa. Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Được làm con cái Thiên Chúa qua phép Rửa là hồng ân với đời sống mới, luôn khiêm tốn và bác ái hướng tới trọn lành.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang sống giữa một thế giới luôn đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy chúng con biết phục vụ âm thầm. Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy chúng con biết yêu thương tự hiến. Giữa một thế giới đầy phe phái và chia rẽ, xin dạy chúng con biết cộng tác và đồng trách nhiệm. Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy chúng con biết coi mọi người như anh chị em.
Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới. Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm tốn nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi Chí Thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ mà hàng ngày chúng con gặp gỡ. Amen. (Trích Rabbouni).
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 23/08/2022
40. Thấy người khác khốn khổ cách rõ ràng mà trong lòng thấy thương xót; thấy người khác có việc vui mừng mà trong lòng cảm thấy vui vẻ, đó chính là bằng chứng của đức ái.
< (Thánh Basilius Magnus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:02 23/08/2022
78. TỰ MÌNH ĂN NGỰA MÌNH
Hai người dùng cờ tướng để phân thắng bại.
Chơi được nửa ván cờ, con tốt đen bị con pháo đỏ ăn mất, vừa ăn xong thì cờ đen bại trận. Nếu cờ đen kéo con xe về thì có thể vãn hồi trận thế, nhưng có một con ngựa đen giữ trên đường của con xe, làm sao đây?
Chủ nhân cờ đen suy nghĩ rất lâu, đột nhiên đi con xe ăn mất con ngựa đen của mình. Chủ nhân của cờ đỏ la lên:
- “Từ trước đến nay làm gì có cách chơi đó?”
Chủ nhân cờ đen nói:
- “Tôi tự mình ăn mình có gì là không được, anh làm gì mà xen vào chuyện của tôi nhiều thế?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 78:
Ma giáo thì không có đoàn kết, chỉ vì quyền lợi của mình mà hợp nhau lại chống đối người này kẻ nọ, và khi đã được mục tiêu quyền lợi rồi thì lại tự mình ăn mình, tức là tự đấu đá nhau, bởi vì ma giáo là con đẻ của ma quỷ, và bản chất của ma giáo là chia rẽ, ghét ghen và kiêu ngạo...
Con thuyền Giáo Hội đang trên đường về quê trời, mà phía trước phía sau, bên phải bên trái, bên trong bên ngoài luôn có ma quỷ cản đường đánh phá bằng các phương tiện: vừa hiện đại là internet, messenger, email, facebook.v.v...; vừa cổ điển là tiền, gái, danh vọng và bách hại. Nhưng dù cho bị tấn công tứ bề, thì Giáo Hội của Đức Chúa Ki-tô vẫn cứ lướt sóng đi tới, vì Giáo Hội có vị thuyền trưởng tài ba là Đức Chúa Thánh Thần dẫn dắt, vì Giáo Hội Chúa được xây dựng trên nền tảng của thánh Phê-rô và các tông đồ.
Có một vài người Ki-tô hữu vì để nổi tiếng, vì kiêu căng, vì thù hận mà tự mình ăn Giáo Hội của mình, họ dùng kiêu ngạo của ma quỷ để bày tỏ lòng khiêm nhường của mình, họ dùng sự thù hận để bày tỏ lòng yêu mến Giáo Hội, họ phụng thờ Thiên Chúa bằng cách “đánh” các anh em chị em của mình (Ga 16, 2-4)...
Không ai chơi cờ tướng mà tự ăn quân mình cả, cũng vậy, không ai tự xưng mình là người Ki-tô hữu mà lại tự ăn Giáo Hội của mình.
Chỉ có quỷ sa-tan mới muốn ăn tươi nuốt sống Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hai người dùng cờ tướng để phân thắng bại.
Chơi được nửa ván cờ, con tốt đen bị con pháo đỏ ăn mất, vừa ăn xong thì cờ đen bại trận. Nếu cờ đen kéo con xe về thì có thể vãn hồi trận thế, nhưng có một con ngựa đen giữ trên đường của con xe, làm sao đây?
Chủ nhân cờ đen suy nghĩ rất lâu, đột nhiên đi con xe ăn mất con ngựa đen của mình. Chủ nhân của cờ đỏ la lên:
- “Từ trước đến nay làm gì có cách chơi đó?”
Chủ nhân cờ đen nói:
- “Tôi tự mình ăn mình có gì là không được, anh làm gì mà xen vào chuyện của tôi nhiều thế?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 78:
Ma giáo thì không có đoàn kết, chỉ vì quyền lợi của mình mà hợp nhau lại chống đối người này kẻ nọ, và khi đã được mục tiêu quyền lợi rồi thì lại tự mình ăn mình, tức là tự đấu đá nhau, bởi vì ma giáo là con đẻ của ma quỷ, và bản chất của ma giáo là chia rẽ, ghét ghen và kiêu ngạo...
Con thuyền Giáo Hội đang trên đường về quê trời, mà phía trước phía sau, bên phải bên trái, bên trong bên ngoài luôn có ma quỷ cản đường đánh phá bằng các phương tiện: vừa hiện đại là internet, messenger, email, facebook.v.v...; vừa cổ điển là tiền, gái, danh vọng và bách hại. Nhưng dù cho bị tấn công tứ bề, thì Giáo Hội của Đức Chúa Ki-tô vẫn cứ lướt sóng đi tới, vì Giáo Hội có vị thuyền trưởng tài ba là Đức Chúa Thánh Thần dẫn dắt, vì Giáo Hội Chúa được xây dựng trên nền tảng của thánh Phê-rô và các tông đồ.
Có một vài người Ki-tô hữu vì để nổi tiếng, vì kiêu căng, vì thù hận mà tự mình ăn Giáo Hội của mình, họ dùng kiêu ngạo của ma quỷ để bày tỏ lòng khiêm nhường của mình, họ dùng sự thù hận để bày tỏ lòng yêu mến Giáo Hội, họ phụng thờ Thiên Chúa bằng cách “đánh” các anh em chị em của mình (Ga 16, 2-4)...
Không ai chơi cờ tướng mà tự ăn quân mình cả, cũng vậy, không ai tự xưng mình là người Ki-tô hữu mà lại tự ăn Giáo Hội của mình.
Chỉ có quỷ sa-tan mới muốn ăn tươi nuốt sống Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin chưa từng thấy ở Ấn Độ, Đức Giám Mục bỏ toà GM để trở thành ẩn sĩ
Trần Mạnh Trác
13:54 23/08/2022
(UCA News 23 tháng 8 năm 2022) Một vị giám mục Công Giáo đã từ bỏ chức quyền để thực hiện ước muốn được ấp ủ từ lâu, là trở thành một ẩn sĩ. Đây là trường hợp đầu tiên xẩy ra trong Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ.
Đức Giám Mục Phụ Tá Jacob Muricken của giáo phận Palai thuộc nghi lễ đông phương Syro-Malabar có trụ sở ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ đã rời tòa giám mục ngày 15 tháng 8 và chuyển đến ẩn thất ở Nallathanni thuộc giáo phận Kanjirappally.
ĐGM Muricken, 59 tuổi, “đã đưa ra quyết định này sau khi được Thượng hội đồng Giáo hội Syro-Malabar chấp thuận,” Cha Joseph Maleparampil nói với UCA News vào ngày 22 tháng 8, một tuần sau khi vị giám mục rời tòa giám mục.
“ĐGM sẽ dành hết cuộc đời còn lại để cầu nguyện biệt lập và tiếp tục vẫn là giám mục. Đây là trường hợp đầu tiên trong Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ mà một vị giám mục trở thành một ẩn sĩ, ”Cha Maleparampil nói và thêm“ Những lời cầu nguyện của vị giám mục chắc chắn sẽ hồi sinh Giáo Hội Công Giáo ”.
“ĐGM Muricken rất bình dân đến nỗi trước khi trở thành giám mục, ngài chưa bao giờ đi giày dép. Ngài bắt đầu đi dép sau khi trở thành Giám Mục Phụ Tá và ngài vẫn ăn chay rất đơn giản, ăn rau hai lần một ngày. Ngài là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng tôi, ” vị linh mục nói.
Trước đó, trả lời cho UCA News, ĐGM Muricken cho biết quyết định từ chức giám mục đến từ "một nguồn cảm hứng từ Chúa."
"Chúa thôi thúc tôi đi vào cuộc sống cô độc"
"Đó là một ơn gọi đặc biệt là trở thành ẩn sĩ và từ bỏ cuộc sống chính thức cuả một giám mục và các vai trò hành chính trong giáo phận. Đó là trở nên gần gũi hơn với Chúa và với thiên nhiên", ngài nói.
Ý tưởng về một cuộc sống ẩn dật đến với ngài vào năm 2017, 5 năm sau khi ngài được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá của Palai.
Vị giám mục cho biết ngài mong muốn dành phần đời còn lại"nhiều hơn trong việc cầu nguyện và chiêm niệm, đồng thời hướng đến một cuộc sống thân thiện với môi trường, tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của các công việc thường ngày của một giám mục."
Vị giám mục trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên deepika.com, một cổng thông tin cuả giáo phận, cho biết cuộc sống và lời cầu nguyện trong nơi vắng vẻ “sẽ giúp biến đổi Giáo Hội Công Giáo và mọi người trên toàn cầu”.
ĐGM nói rằng ngài muốn sống giữa mọi người nhưng "Chúa thôi thúc tôi đi vào sự cô độc."
Ngài nói: “Khi một người bình thường trở thành một tu sĩ hay ẩn sĩ thì điều đó sẽ không được chú ý nhiều, nhưng khi một giám mục trở thành ẩn sĩ thì điều đó sẽ thu hút được sự chú ý và tập trung của nhiều người, và họ sẽ nghĩ về ý muốn của Chúa,” ngài nói.
"Bây giờ tôi sẽ chỉ tập trung vào cuộc sống lấy Chuá Kitô làm trung tâm"
“Cuộc sống đơn độc không có nghĩa là tôi ghét thế giới, mà là để nhìn thế giới theo ý muốn của Đức Chúa Trời là đấng sáng tạo. Bây giờ người ta coi thế giới như một thứ tiện ích và khai thác nó cho những sự xa xỉ, nhưng nỗ lực của tôi với tư cách là một ẩn sĩ là sống trong thế giới theo ý muốn của đấng tạo hóa ”.
Vị giám mục cho biết cuộc sống của ngài trong ẩn thất sẽ hoàn toàn tập trung vào Thánh Thể và với sự hiện diện của Chúa Kitô trong mọi lúc.
“Khi còn ở tòa giám mục, tôi bận nhiều việc nhưng bây giờ tôi sẽ chỉ tập trung vào cuộc sống lấy Đấng Kitô làm trung tâm.”
Vị giám mục cho biết ngài chọn một nơi hẻo lánh vì ngài muốn tránh việc công chúng đến thăm, thường là vì lợi ích cá nhân hơn là lợi ích tinh thần.
“Bây giờ tôi chắc chắn rằng chỉ những người muốn có được cái nhìn sâu sắc về tâm linh mới đến với tôi và tôi sẽ tương tác với họ,” ngài nói.
“Tôi cũng sẽ hoàn thành các nhiệm vụ của một giám mục trong trường hợp khẩn cấp như truyền chức thánh mà thiếu giám mục hoặc những việc khác, nhưng sẽ không đảm nhiệm bất kỳ chức vụ mục tử nào.
“Tôi sẽ nhận những nhiệm vụ khẩn cấp như vậy nếu các nhà chức trách của Giáo hội đưa ra yêu cầu,” ngài nói thêm.
Đức Giám Mục Muricken đã tạo ra một tin nóng quốc tế vào năm 2016 khi là vị giám mục đầu tiên ở Ấn Độ hiến tặng một quả thận cho một người theo đạo Hindu.
ĐGM Muricken sinh ra tại Muttuchira, một giáo xứ miền quê trong giáo phận, vào ngày 16 tháng 6 năm 1963. Ngài gia nhập chủng viện sau khi đậu bằng thạc sĩ kinh tế và được thụ phong linh mục năm 1993.
Các nghệ sĩ nổi danh cùng Đức Phanxicô họp bàn biến đổi văn hóa
Vũ Văn An
17:44 23/08/2022
Theo tin Aleteia ngày 21 tháng 8, một cuộc họp thượng đỉnh giữa các nghệ sĩ nổi danh và Đức Phanxicô sẽ được tổ chức tại Vatican. Mục tiêu của cuộc họp này là giữa một nền văn hóa tranh chấp hiện nay, làm thế nào để tạo được niềm hy vọng.
Thực vậy, Qũy Quốc Tế Vitae (sự sống) do nhà từ tâm Luis Quinelli, người Á Căn Đình, thành lập, sẽ tổ chức cuộc họp trên tại Casina Pio IV của Vatican từ ngày 31 tháng 8 tới ngày 1 tháng 9, nhằm “làm đòn bẩy cho nghệ thuật, giới truyền thông, và tiêu khiển phát động một cuộc biến đổi văn hóa để cổ vũ ích chung, hy vọng và gặp gỡ giữa con người hoàn cầu”.
Các nhà tổ chức cho Aleteia hay, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hỗ trợ, biến cố trên sẽ được sự tham dự của “các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng quốc tế”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn trông mong các nghệ sĩ dấy lên cuộc cách mạng âu yếm và đẹp đẽ; ngài nói rằng họ đóng một vai trò rất quan trọng như là “những người duy trì cái đẹp, các đại sứ của nền văn hóa gặp gỡ, và là các chứng nhân của hy vọng cho toàn thể nhân loại”.
Về phần mình, Quinelli xác nhận rằng mục tiêu của biến cố là tương phản “một xã hội phân cực tràn đầy các sứ điệp tiêu cực và tranh chấp”.
Quỹ Quốc Tế Vitae cũng được sự hỗ trợ của Nữ hoàng Hưu trí Sofia của Tây Ban Nha và 25 nghệ sĩ, diễn viên và ca sĩ của Hollywood.
Nghệ thuật có giá trị
Theo các nhà tổ chức, biến cố văn hóa và nghệ thuật này là thành quả của một loạt các cuộc gặp gỡ tư riêng giữa Quinelli và ban quản trị hoàn cầu của Vitae và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại trú sở của ngài ờ Santa Maria.
Quinelli cho biết, “Tại đó, chúng tôi đã trình bầy công việc của Qũy cho ngài” và “cùng thỏa thuận rằng Vatican sẽ đứng tổ chức Cuộc họp Thượng đỉnh đầu tiên của Vitae trong năm 2022. Đây sẽ là biến cố trong đó, các khách mời, với sự hiện diện và gợi hứng của Đức Giáo Hoàng, sẽ có thể chia sẻ kinh nghiệm và, trong khuôn khổ hợp tác, cùng tạo ra các sứ điệp và dự án có những tác dụng lớn lao gợi hứng cho chúng ta hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, dựa trên các giá trị phổ quát nhằm cổ vũ gặp gỡ, đoàn kết và hy vọng”.
Cũng nên nhớ, tháng 12 năm 2020, dưới khẩu hiệu “Ấn chữ ‘chơi’ nghe hy vọng”, Quinelli và nhóm của ông đã phát động bài ca “‘La Bendición Unidos” (“Chúc phúc đoàn kết”), do một nhóm nghệ sĩ Mỹ-Tây Ban Nha trình diễn. Bài ca tới tai hàng triệu người khắp thế giới (có thể nghe tại đây https://youtu.be/kUlTG_HxSbM)
Tác động tương lai
Các nhà tổ chức biến cố Thượng đỉnh Vitae quả quyết đây là bước đầu tiên của nhiều hành động khác sẽ được ra mắt trong một tương lai gần. London, Mexico City, và Los Angeles đã được nhắc đến như các thành phố kế tiếp có thể tổ chức Thượng đỉnh Vitae, trong nhiều sáng kiến, để tiếp nối công trình đã khởi đầu tại Vatican.
Loại nội dung nào được đề nghị cho công chúng? Đâu là tác động chúng ta mong có nơi công chúng? Vitae, cùng với các nghệ sĩ và các nhà lãnh đạo quốc tế này, là cố gắng cách mạng hóa nền văn hóa ở bình diện quốc tế, phát sinh ý thức và tạo nên một phong trào nhằm thay thế các sứ điệp tiêu cực bằng các sứ điệp lành mạnh hơn, giúp chúng ta sống tốt đẹp hơn.
Vitae hoàn cầu
Vitae Hoàn Cầu là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế gồm các nghệ sĩ, các nhà điều hành và lãnh đạo thế giới với sứ mệnh truyền đạt các giá trị phổ quát nhằm tác động một cách tích cực đến tâm trí người ta qua nghệ thuật, truyền thông đại chúng và tiêu khiển.
Muốn có thêm thông tin về Vitae Hòa Cầu, Thượng Đỉnh Vitae và các nghệ sĩ/nhà lãnh đạo tham dự biến cố, xin viếng https://vitae.global/
Logo chuyến Tông du của Đưc Thánh Cha tới Kazakhstan
Thanh Quảng sdb
19:49 23/08/2022
Logo chuyến Tông du của Đưc Thánh Cha tới Kazakhstan
Tòa thánh đã công bố Logo cho chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Kazakhstan, sẽ diễn ra vào ngày 13-15 tháng 9 với chủ đề “Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất”.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Logo của chuyến Tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Kazakhstan đã được công bố vào thứ Ba (23/8/2022.
Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến thăm quốc gia Trung Á này từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, viếng thăm thủ đô Nur-Sultan, nhân dịp Đại hội VII qui tụ các nhà lãnh đạo các tôn giáo về truyền thống và thế giới.
Biểu tượng của logo
Logo cho chuyến tông du của ĐTC có hình chim bồ câu và cành ô liu. Đôi cánh của chim bồ câu được mô tả bằng hai bàn tay đan vào nhau, tượng trưng Ngài sứ giả của hòa bình và hiệp nhất.
Trái tim được khắc họa trên đôi cánh tượng trưng cho tình yêu - kết quả của sự thông cảm, hợp tác và đối thoại, trong khi cành ô liu được trang trí nói nên nét đặc trưng của người Kazakhstan.
Nền logo là “Shanyrak” (màu xanh lam nhạt), một màu truyền thống của nhà của người Kazakhstan, “yurt”, và bên trong là một cây thánh giá màu vàng.
Các màu được xử dụng, xanh nhạt và vàng, giống như màu quốc kỳ của nước Kazakhstan, trong khi màu vàng và trắng là màu của quốc kỳ Vatican. Màu xanh lá cây trên cành cây tượng trưng cho hy vọng.
Chủ đề của chuyến Tông du là - “Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất” - được hiển thị ở trên bằng tiếng Kazakh, và ở dưới bằng tiếng Nga.
Tòa thánh đã công bố Logo cho chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Kazakhstan, sẽ diễn ra vào ngày 13-15 tháng 9 với chủ đề “Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất”.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Logo của chuyến Tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Kazakhstan đã được công bố vào thứ Ba (23/8/2022.
Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến thăm quốc gia Trung Á này từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, viếng thăm thủ đô Nur-Sultan, nhân dịp Đại hội VII qui tụ các nhà lãnh đạo các tôn giáo về truyền thống và thế giới.
Biểu tượng của logo
Logo cho chuyến tông du của ĐTC có hình chim bồ câu và cành ô liu. Đôi cánh của chim bồ câu được mô tả bằng hai bàn tay đan vào nhau, tượng trưng Ngài sứ giả của hòa bình và hiệp nhất.
Trái tim được khắc họa trên đôi cánh tượng trưng cho tình yêu - kết quả của sự thông cảm, hợp tác và đối thoại, trong khi cành ô liu được trang trí nói nên nét đặc trưng của người Kazakhstan.
Nền logo là “Shanyrak” (màu xanh lam nhạt), một màu truyền thống của nhà của người Kazakhstan, “yurt”, và bên trong là một cây thánh giá màu vàng.
Các màu được xử dụng, xanh nhạt và vàng, giống như màu quốc kỳ của nước Kazakhstan, trong khi màu vàng và trắng là màu của quốc kỳ Vatican. Màu xanh lá cây trên cành cây tượng trưng cho hy vọng.
Chủ đề của chuyến Tông du là - “Sứ giả của Hòa bình và Hiệp nhất” - được hiển thị ở trên bằng tiếng Kazakh, và ở dưới bằng tiếng Nga.
Nạn nhân cuả lạm phát ở Mỹ: Số người thiếu ăn tăng mà các kho thực phẩm Công Giáo lại đang thất thu.
Trần Mạnh Trác
20:38 23/08/2022
(CNA Newsroom, 20/08/2022) Trong bối cảnh lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ ở Hoa Kỳ, các kho thực phẩm cứu trợ khắp nước - trong đó rất nhiều là cuả các hội từ thiện Công Giáo - đang phải vật lộn vì nhu cầu ngày càng tăng và mức nhập kho ít đi,
Các kho thực phẩm Công Giáo giúp hàng triệu người Mỹ hàng năm- Công Giáo cũng như không Công Giáo -. Đối với những người nghèo này, đó là sự khác biệt giữa việc có thức ăn trên bàn hay là phải nhịn đói.
“Nếu không có những kho hàng này, đã có lúc chúng tôi không có thức ăn,” Cô LaShanda Davis, một nhân viên an ninh đang nhận sự giúp đỡ từ kho của Trung tâm Guadalupe ở Houston, Texas, cho biết.
Bây giờ, dưới sức nặng của lạm phát, nhiều kho thực phẩm đang gặp khó khăn. Giá hàng tạp hóa ở ngoài đã tăng gần 11% trong tháng 7 năm 2022 (so với năm trước.) Sự gia tăng tác động đến bản thân các kho thực phẩm cũng như đến những người cần nó.
Một kho thực phẩm ở St. Louis đã chứng kiến nhu cầu hàng tháng tăng hơn gấp đôi trong những tháng gần đây. Tại Chicago, kho thực phẩm của Mission of Our Lady of the Angels cho biết số lượng các gia đình tìm kiếm sự giúp đỡ đã tăng 50% kể từ mùa hè năm ngoái. Và một trong những kho thực phẩm lớn nhất của Louisiana đang báo cáo rằng số lượng người tìm đến các dịch vụ của họ đang tăng 5% mỗi tháng. Các tổ chức từ thiện Công Giáo ở cả hai nơi Nashville và Gallup cuả New Mexico, cũng nói với CNA rằng các kho thực phẩm của họ đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu đáng kể kể từ đầu năm 2022.
Người phát ngôn của Tổ chức Từ thiện Công Giáo thuộc Tổng giáo phận Galveston-Houston nói với CNA rằng những người tìm đến kho thực phẩm không chỉ là vì thực phẩm mà còn để được giúp đỡ những nhu cầu khác, bao gồm quần áo, dụng cụ học tập, tiền thuê nhà và hướng dẫn việc làm và giáo dục.
Trong khi nhu cầu tại các kho thực phẩm dường như chưa vọt lên tới đỉnh điểm cuả cuộc khủng hoảng COVID-19 lúc đầu vào năm 2020, nhưng nạn lạm phát dường như đã tạo cho những nhu cầu này kéo dài lâu hơn.
Cô Haley Calabro, giám đốc Trung tâm St. Augustine Wellston ở St. Louis, nói với CNA rằng họ thường phục vụ 300-400 người trước cuộc khủng hoảng COVID và kỷ lục là 1.400 vào tháng 4 năm 2020, nhưng con số đó cuối cùng đã trở lại bình thường ngay cả khi đại dịch vẫn tiếp diễn. Cô ấy nay nói rằng hiện giờ họ đang phục vụ khoảng 840 người mỗi tháng (hơn gấp đôi số bình thường ngày trước).
Một cái nhìn toàn quốc
Tổ chức từ thiện Công Giáo Catholic Charities, cơ quan quản lý hơn 1.000 ngân hàng thực phẩm và kho đựng thức ăn trên 50 tiểu bang và năm vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, phục vụ hơn 8,4 triệu cá nhân mỗi năm.
Bà Jane Stenson, phó chủ tịch phụ trách các chương trình và dịch vụ giảm nghèo tại Tổ chức từ thiện Công Giáo Hoa Kỳ, nói với CNA rằng “nhiều kho đã tuyên bố rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thực phẩm để đưa lên kệ”.
Theo Cục Thống kê Lao động, lạm phát thực phẩm ở Hoa Kỳ đạt 10,9% vào tháng 7 năm 2022, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 1979. Giá thực phẩm tại nhà - nghĩa là giá thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa - tăng 13,1%.
Bà Stenson nói về tác động do lạm phát gây ra, cho biết rằng một số thực phẩm mà họ thường quyên góp được từ các nhà sản xuất và thương gia (vì bất kỳ lý do nào như bị móp méo, gần mãn hạn...) đã khô cạn, vì họ dễ dàng bán các sản phẩm ấy với giá lời hơn.
Ngoài ra, nhiều nhà tài trợ cá nhân - mà nhiều kho thực phẩm vẫn nương tựa vào - đã không cho hoặc đang cho ít hơn, "vì mọi người đều đang phải đối phó với lạm phát", bà nói.
Ông Dave Barringer, Giám đốc điều hành quốc gia của Hiệp hội St. Vincent de Paul, nói với CNA rằng trong đại dịch “chúng tôi đã không thiếu thực phẩm cho bằng làm sao để cung cấp thực phẩm một cách an toàn,” thí dụ như phân phối thực phẩm mà không phải tiếp xúc.
Bây giờ thì khác, nhu cầu là người ta cần thăng bằng tài chánh.
Ông Barringer giải thích: “Họ nói với chúng tôi rằng tuy tiền lương có tăng, nhưng không tăng đủ để đáp ứng chi phí về năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là tiền xăng và tiền điện ở nhà. “Còn về chi phí thực phẩm thì đang tăng một cách quá sức, đến chóng mặt, và vượt quá mức tự túc cuả họ… Họ thường tìm đến chúng tôi trước, rồi thì sau đó, mới ráng mua thêm những gì còn thiếu tại các cửa hàng tạp hóa bên ngoài”.
Ông Barringer cho biết, ông nhận thấy có sự gia tăng lớn trong các xu hướng sau: các thành viên trong gia đình chuyển đến ở với nhau để tiết kiệm tiền thuê nhà, nhiều người làm nhiều công việc hơn và nhiều gia đình nhập cư không thể nhận trợ cấp xã hội vì thiếu giấy tờ hợp pháp.
Ông Barringer nói rằng tuy các kho thực phẩm là quan trọng, nhưng nhấn mạnh rằng chúng “chỉ là những vá víu 'band-aids' cho những gia đình nghèo”.
Ông nói: “Chúng ta không thể cung cấp thức ăn (hoặc ba lô đi học hoặc bất cứ thứ gì khác) để giải quyết vấn đề kinh tế gia đình, chúng ta chỉ có thể xoa dịu nỗi đau mà thôi."
Hiệp hội St. Vincent de Paul đang tập trung vào các giải pháp thay đổi có tính cách hệ thống như quản lý tài chính gia đình (biết cách xài tiền hợp lý ), phát triển ngành nghề, các chương trình giúp đỡ nhập cư và các giải pháp thay thế việc 'cho vay nặng lãi', và giúp các nước láng giềng của chúng ta có các giải pháp lâu dài hơn để thoát khỏi cảnh đói nghèo.”
“Lo lắng và nhu cầu” tăng khắp nơi
Bà Natalie Jayroe, chủ tịch và giám đốc điều hành của Second Harvest Food Bank ở miền Nam Louisiana, nói với CNA rằng kể từ khi đại dịch bắt đầu, “mức độ lo lắng và nhu cầu” của những người mà họ phục vụ vẫn không suy giảm.
Second Harvest phục vụ khoảng 200.000 người ở Nam Louisiana, và bà Jayroe cho biết số người tìm kiếm dịch vụ của họ đã tăng 5% mỗi tháng kể từ khi lạm phát bắt đầu.
Một vấn đề mà Second Harvest phải đối mặt là phần lớn tiền cứu trợ cuả liên bang phân bổ cho đại dịch đã cạn kiệt, khiến ngân hàng lương thực phải phát ra nhiều giấy nợ hơn so với thời kỳ đầu COVID.
Trung tâm St. Augustine Wellston, ở St. Louis, phân phát thực phẩm cho các gia đình hàng tháng và phần lớn dùng tiền quyên góp mà mua thực phẩm thay vì dựa vào các mặt hàng thu góp được. Cô giám đốc Calabro cho biết hóa đơn hàng tháng của họ đã tăng trung bình từ khoảng 1.200 đô la lên gần 3.000 đô la trong những tháng gần đây.
Cô Calabro cho biết họ đang thấy sự gia tăng không chỉ vì số lượng các gia đình tìm đến xin giúp mà còn tăng vì số lần các gia đình đã quay trở lại với họ.
Ba kho thực phẩm do Tổ chức từ thiện Công Giáo thuộc Tổng giáo phận Galveston-Houston điều hành “đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể của các gia đình lâm vào tình trạng gọi là 'mất an ninh lương thực'”, phát ngôn viên cuả họ nói.
Những người phụ thuộc vào các kho thực phẩm, như cô LaShanda Davis, đã tỏ ra rất biết ơn.
Cô nói: “Phòng thực phẩm này là một may mắn thực sự cho gia đình tôi và tôi."
Lời kêu gọi cứu đói
Tổ chức từ thiện Công Giáo của Tổng giáo phận Galveston-Houston đã đề ra một lý do rất Công Giáo đằng sau việc giúp đỡ những người cần đến:
“Giáo huấn Xã hội Công Giáo thúc giục chúng ta đối xử với nhau bằng phẩm giá và lòng trắc ẩn."
“Người Công Giáo có thể nghe theo tiếng gọi của Chuá Cứu Thế là đi chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất trong số con cái của Chúa, bằng cách tình nguyện tại các kho thực phẩm và vận dụng mạng lưới quen biết và nguồn lực của họ để giúp nuôi sống thêm nhiều gia đình hơn”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt: Bổn mạng Gia đình Tận Hiến
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:48 23/08/2022
Giáo xứ Tân Việt: Bổn mạng Gia đình Tận Hiến
“ Đức Mẹ chính là người hiền mẫu, là người mẹ của mỗi người chúng ta, chính Đức Mẹ là người bầu cử hữu hiệu nhất cho chúng ta trước tòa Chúa”. Đó là lời nhắn nhủ của Lm chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ khi ngài chủ tế Thánh lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương – bổn mạng GĐ Tận Hiến – diễn ra lúc 17g30 thứ hai 22/08/2022 tại nhà thờ Tân Việt.
Xem Hình
Đồng tế với ngài là Lm Barnaba Maria Nguyễn Tường Hoan ( CRM ) giảng lễ và Thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Hoàng ( OP) phụ lễ cùng với sự hiện diện của các hội viên, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.
Ngỏ lời trước lễ, Lm chủ tế nhắn nhủ: “ Đức Mẹ chính là người hiền mẫu, là người mẹ của mỗi người chúng ta, chính Đức Mẹ là người bầu cử hữu hiệu nhất cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Mong ước cuộc đời chúng ta gắn bó với Mẹ nhiều hơn như kinh “ Lạy Nữ Vương “ để tha thiết xin với Chúa ban cho thế giới được hòa bình, cho cơn dịch cúm mau chấm dứt cũng như những ý nguyện của chúng ta dâng trong Thánh lễ hôm nay.
Chia sẻ Tin mừng Lm Barnaba Maria diễn giải: Lễ này được ĐGH Pio XII thiết lập năm 1954, Đức Maria sau khi hoàn tất sứ mạng, Thiên Chúa đã ân thưởng Đức Mẹ về trời cả hồn lẫn xác và tôn vinh Đức Mẹ là Nữ Vượng vũ trụ để Đức Mẹ nên đồng hình đồng dạng với con của mình. Những gì Đức Mẹ có đều là do Chúa ban để Mẹ tiếp tục cộng tác với Chúa giúp cho nhiều người nhận biết Chúa.
Ngài quảng diễn thêm: Hôm nay chúng ta mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương chúng ta tôn vinh quyền năng Đức Mẹ được chia sẻ với Chúa đồng thời chúng ta cững noi gương bắt chước Đức Mẹ sống đời nhân đức, thực hành lời Chúa và suy niệm trong lòng. Nếu chúng ta muốn lên trời cùng Mẹ chúng ta phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà đi trên con đường hẹp là con đường dẫn đén quê trời.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể.
Mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương, xin cho chúng con biết noi gương Mẹ thưa lời “ Xin Vâng”, yêu mến Mẹ cách đặc biệt bằng chính cuộc sống hằng ngày để ngày sau được cùng Mẹ hưởng vinh quang nơi Thiên Quốc.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
“ Đức Mẹ chính là người hiền mẫu, là người mẹ của mỗi người chúng ta, chính Đức Mẹ là người bầu cử hữu hiệu nhất cho chúng ta trước tòa Chúa”. Đó là lời nhắn nhủ của Lm chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ khi ngài chủ tế Thánh lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương – bổn mạng GĐ Tận Hiến – diễn ra lúc 17g30 thứ hai 22/08/2022 tại nhà thờ Tân Việt.
Xem Hình
Đồng tế với ngài là Lm Barnaba Maria Nguyễn Tường Hoan ( CRM ) giảng lễ và Thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Hoàng ( OP) phụ lễ cùng với sự hiện diện của các hội viên, quý chức HĐMV, đại diện các đoàn thể và cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.
Ngỏ lời trước lễ, Lm chủ tế nhắn nhủ: “ Đức Mẹ chính là người hiền mẫu, là người mẹ của mỗi người chúng ta, chính Đức Mẹ là người bầu cử hữu hiệu nhất cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Mong ước cuộc đời chúng ta gắn bó với Mẹ nhiều hơn như kinh “ Lạy Nữ Vương “ để tha thiết xin với Chúa ban cho thế giới được hòa bình, cho cơn dịch cúm mau chấm dứt cũng như những ý nguyện của chúng ta dâng trong Thánh lễ hôm nay.
Chia sẻ Tin mừng Lm Barnaba Maria diễn giải: Lễ này được ĐGH Pio XII thiết lập năm 1954, Đức Maria sau khi hoàn tất sứ mạng, Thiên Chúa đã ân thưởng Đức Mẹ về trời cả hồn lẫn xác và tôn vinh Đức Mẹ là Nữ Vượng vũ trụ để Đức Mẹ nên đồng hình đồng dạng với con của mình. Những gì Đức Mẹ có đều là do Chúa ban để Mẹ tiếp tục cộng tác với Chúa giúp cho nhiều người nhận biết Chúa.
Ngài quảng diễn thêm: Hôm nay chúng ta mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương chúng ta tôn vinh quyền năng Đức Mẹ được chia sẻ với Chúa đồng thời chúng ta cững noi gương bắt chước Đức Mẹ sống đời nhân đức, thực hành lời Chúa và suy niệm trong lòng. Nếu chúng ta muốn lên trời cùng Mẹ chúng ta phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà đi trên con đường hẹp là con đường dẫn đén quê trời.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể.
Mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương, xin cho chúng con biết noi gương Mẹ thưa lời “ Xin Vâng”, yêu mến Mẹ cách đặc biệt bằng chính cuộc sống hằng ngày để ngày sau được cùng Mẹ hưởng vinh quang nơi Thiên Quốc.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Công đoàn VN Tempe Arizona khai giảng niên học Việt Ngữ 2022-2023
Phan Hoàng Phú Qúy
08:58 23/08/2022
Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh Tổ Chức Lễ Khai Giảng Niên Khóa 2022-2023
(Tempe-Arizona) Chúa Nhật ngày 21 tháng 8 năm 2022 lúc 5 giờ 30 chiều, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh đã tổ chức Thánh Lễ Khai Giảng niên khóa 2022-2023 tại Nhà Thờ Thánh Linh thuộc thành phố Tempe tiểu bang Arizona.
Trong thánh lễ hôm nay ngoài phần phụng vụ ngày Chúa Nhật thường niên, còn có nghi thức Sai Đi dành cho quý thầy cô.
Xem Hình
Quý thầy cô là những người cọng tác nhiệt thành với linh mục chánh xứ và những người hữu trách, sẵn sàng dấn thân phục vụ lợi ích chung, hầu giúp giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến, đồng thời giúp các em học sinh tăng trưởng trong đức tin, đức cậy và đức mến, cũng như bảo tồn ngôn ngữ văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt.
Linh mục chủ tế cũng đã gởi đến quý thầy cô thông điệp của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị dành riêng cho các giáo viên:
“Mục đích của việc dạy giáo lý là giáo dục con người toàn diện về trí dục và đức tin, tức là giúp các em gặp gỡ Đức Kitô bằng sự hiểu biết đích thực qua sứ mệnh Tin Mừng và bằng cảm nghiệm sâu xa, để chính các em có thể hiểu được và sống trọn vẹn cho sứ điệp đó. Muốn được như vậy, chính bản thân giáo viên phải chuyên cần học hỏi Lời Chúa, có đời sống nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa, có tinh thần cầu nguyện và ý thức từ bỏ mình cao độ”
Đặc Biệt dân tộc Việt Nam, trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver Colorado ngày 15/8/1993. Đức Thánh Giáo Hoàng còn nhắn nhủ rằng:
“Ước gì những thế hệ mới của Việt Nam lớn lên đều hãnh diện về nguồn gốc Việt Nam của mình, về nền văn hóa phong phú của mình, về sự cao cả tinh thần của tiền nhân, họ đã từng đương đầu với mọi thử thách, anh chi em đã từng trung thành giữ gìn bản sắc của người VN cũng như căn tính KiTô giáo của anh chi em trong mọi nơi, mọi lúc ở trên toàn thế giới.”
Quý thầy cô đã long trọng tuyên hứa: Nhờ ơn phù trợ của Thiên Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Đức Mẹ, Thánh cả Giuse, nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, nhờ sự hướng dẫn của quý Cha, chúng con xin cố gắng dùng thiện chí, khả năng và điều kiện cho phép để phục vụ Chúa và giáo hội, qua sứ vụ làm giáo lý viên và thầy cô Việt ngữ mà chúng con vui mừng nhận lãnh, chúng con xin Chúa dạy bảo và khơi dậy nơi chúng con lòng nhiệt thành phục vụ, xin ban cho chúng con đức tin kiên trung, lòng cậy vững bền, và tình mến nồng nàn hầu chu toàn bổn phận tông đồ của chúng con.
Hướng về cộng đoàn giáo dân, linh mục chủ tế cũng khuyên bảo quý phụ huynh phải biết cọng tác với nhà trường, với quý thầy cô trong việc giáo dục và hướng dẫn con em của chúng ta nhất là trong vấn đề dạy Tiếng Việt. Đọc Kinh bằng tiếng Việt, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, chắc chắn con em của chúng ta sẽ nói thông viết thạo.
Được biết trước thánh lễ có phần khai giảng dành riêng cho quý phụ huynh, quý thầy cô và các em học sinh, trong dịp này chúng tôi được Ông Bùi Hữu Phước Chủ tịch Cộng Đoàn Giáo Xứ Thánh Linh cho biết Trường gồm có 3 lãnh vực chính đó là: Giáo Lý, Việt Ngữ và Thiếu Nhi Thánh Thể, trình độ từ mẫu giáo đến lớp 12, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, mục đích của sự giảng dạy là trau dồi Trí Thức, rèn luyện Nhân Cách và hoàn thiện tinh thần Trách Nhiệm.
Trường cũng cần sự tiếp tay của quý phụ huynh trong việc bảo vệ an ninh cũng như phụ giúp trong các giờ giải lao.
Quý vị cũng có thể ghi danh tham gia vào Ban Giáo Dục để trở thành Thầy, Cô và Phụ Giáo cho các lớp Giáo Lý và Việt Ngữ hoặc làm Trợ Tá cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Chúng tôi cũng xin gởi đến quý phụ huynh bài thơ dưới đây để chúng ta cùng nhau học hỏi tiếng Việt, bởi vì Tiếng Việt Còn, Người Việt Nam Còn, Dân Tộc Còn.
Em Học Tiếng Việt
Tiếng Việt rất dễ học
Tiếng Việt rất dễ đọc
Vì là chữ của ta
Học hành không khó nhọc
Chúng ta là người Việt
Cần phải học phải biết
Chữ Quốc ngữ của ta
Không biết thì rất thiệt
Chỉ cần học vài tháng
Siêng năng và cố gắng
Sẽ đọc trơn ngon lành
Sẽ viết thông có hạng
Dân mình bị tan tác
Sống ở đất nước khác
Chớ để chữ Việt phai
Đừng để tiếng Việt lạc
Chữ Việt không viết sai
Tiếng Việt không nói trật
Giống nòi Việt bảo tồn
Vinh dự Việt cao ngất
(T.V.)
Kính chúc quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh một năm học mới nhiều sức khỏe, niềm vui và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và đồng hành với tất cả chúng ta.
Phan Hoàng Phú Quý
(Tempe-Arizona) Chúa Nhật ngày 21 tháng 8 năm 2022 lúc 5 giờ 30 chiều, Trường Giáo Lý và Việt Ngữ Thánh Linh đã tổ chức Thánh Lễ Khai Giảng niên khóa 2022-2023 tại Nhà Thờ Thánh Linh thuộc thành phố Tempe tiểu bang Arizona.
Trong thánh lễ hôm nay ngoài phần phụng vụ ngày Chúa Nhật thường niên, còn có nghi thức Sai Đi dành cho quý thầy cô.
Xem Hình
Quý thầy cô là những người cọng tác nhiệt thành với linh mục chánh xứ và những người hữu trách, sẵn sàng dấn thân phục vụ lợi ích chung, hầu giúp giáo xứ mỗi ngày một thăng tiến, đồng thời giúp các em học sinh tăng trưởng trong đức tin, đức cậy và đức mến, cũng như bảo tồn ngôn ngữ văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt.
Linh mục chủ tế cũng đã gởi đến quý thầy cô thông điệp của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị dành riêng cho các giáo viên:
“Mục đích của việc dạy giáo lý là giáo dục con người toàn diện về trí dục và đức tin, tức là giúp các em gặp gỡ Đức Kitô bằng sự hiểu biết đích thực qua sứ mệnh Tin Mừng và bằng cảm nghiệm sâu xa, để chính các em có thể hiểu được và sống trọn vẹn cho sứ điệp đó. Muốn được như vậy, chính bản thân giáo viên phải chuyên cần học hỏi Lời Chúa, có đời sống nội tâm kết hợp mật thiết với Chúa, có tinh thần cầu nguyện và ý thức từ bỏ mình cao độ”
Đặc Biệt dân tộc Việt Nam, trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver Colorado ngày 15/8/1993. Đức Thánh Giáo Hoàng còn nhắn nhủ rằng:
“Ước gì những thế hệ mới của Việt Nam lớn lên đều hãnh diện về nguồn gốc Việt Nam của mình, về nền văn hóa phong phú của mình, về sự cao cả tinh thần của tiền nhân, họ đã từng đương đầu với mọi thử thách, anh chi em đã từng trung thành giữ gìn bản sắc của người VN cũng như căn tính KiTô giáo của anh chi em trong mọi nơi, mọi lúc ở trên toàn thế giới.”
Quý thầy cô đã long trọng tuyên hứa: Nhờ ơn phù trợ của Thiên Chúa, nhờ lời cầu thay nguyện giúp của Đức Mẹ, Thánh cả Giuse, nhờ lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, nhờ sự hướng dẫn của quý Cha, chúng con xin cố gắng dùng thiện chí, khả năng và điều kiện cho phép để phục vụ Chúa và giáo hội, qua sứ vụ làm giáo lý viên và thầy cô Việt ngữ mà chúng con vui mừng nhận lãnh, chúng con xin Chúa dạy bảo và khơi dậy nơi chúng con lòng nhiệt thành phục vụ, xin ban cho chúng con đức tin kiên trung, lòng cậy vững bền, và tình mến nồng nàn hầu chu toàn bổn phận tông đồ của chúng con.
Hướng về cộng đoàn giáo dân, linh mục chủ tế cũng khuyên bảo quý phụ huynh phải biết cọng tác với nhà trường, với quý thầy cô trong việc giáo dục và hướng dẫn con em của chúng ta nhất là trong vấn đề dạy Tiếng Việt. Đọc Kinh bằng tiếng Việt, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, chắc chắn con em của chúng ta sẽ nói thông viết thạo.
Được biết trước thánh lễ có phần khai giảng dành riêng cho quý phụ huynh, quý thầy cô và các em học sinh, trong dịp này chúng tôi được Ông Bùi Hữu Phước Chủ tịch Cộng Đoàn Giáo Xứ Thánh Linh cho biết Trường gồm có 3 lãnh vực chính đó là: Giáo Lý, Việt Ngữ và Thiếu Nhi Thánh Thể, trình độ từ mẫu giáo đến lớp 12, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, mục đích của sự giảng dạy là trau dồi Trí Thức, rèn luyện Nhân Cách và hoàn thiện tinh thần Trách Nhiệm.
Trường cũng cần sự tiếp tay của quý phụ huynh trong việc bảo vệ an ninh cũng như phụ giúp trong các giờ giải lao.
Quý vị cũng có thể ghi danh tham gia vào Ban Giáo Dục để trở thành Thầy, Cô và Phụ Giáo cho các lớp Giáo Lý và Việt Ngữ hoặc làm Trợ Tá cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Chúng tôi cũng xin gởi đến quý phụ huynh bài thơ dưới đây để chúng ta cùng nhau học hỏi tiếng Việt, bởi vì Tiếng Việt Còn, Người Việt Nam Còn, Dân Tộc Còn.
Em Học Tiếng Việt
Tiếng Việt rất dễ học
Tiếng Việt rất dễ đọc
Vì là chữ của ta
Học hành không khó nhọc
Chúng ta là người Việt
Cần phải học phải biết
Chữ Quốc ngữ của ta
Không biết thì rất thiệt
Chỉ cần học vài tháng
Siêng năng và cố gắng
Sẽ đọc trơn ngon lành
Sẽ viết thông có hạng
Dân mình bị tan tác
Sống ở đất nước khác
Chớ để chữ Việt phai
Đừng để tiếng Việt lạc
Chữ Việt không viết sai
Tiếng Việt không nói trật
Giống nòi Việt bảo tồn
Vinh dự Việt cao ngất
(T.V.)
Kính chúc quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh một năm học mới nhiều sức khỏe, niềm vui và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và đồng hành với tất cả chúng ta.
Phan Hoàng Phú Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một Số Từ Ngữ Liên Quan Đến Tang Lễ
Nguyễn Văn Nghệ
08:47 23/08/2022
Một Số Từ Ngữ Liên Quan Đến Tang Lễ
Có người hỏi tôi: Khi có người từ trần thì người trong gia đình viết “cáo phó”. Vậy “cáo phó” nghĩa là gì? (Cáo phó còn có thể đọc là “phó cáo”).
Cáo có nghĩa là bảo, nói với, nói ra, báo cho biết, trình, thưa, gửi. Phó là báo tin có tang. Cáo phó là báo tang, thư báo tang.
Hiện nay trên trang thông tin của nhiều Giáo phận ở Việt Nam khi báo tin một người nào đó chết ghi là “ai tín” (tin buồn) chứ không ghi là “cáo phó”. Nếu người chết là cha mẹ của một linh mục hoặc tu sĩ đang sinh sống trong giáo xứ thì ở cuối ai tín về góc tay trái có ghi hai chữ “Hiệp thỉnh” và bên dưới ghi danh tính của linh mục chánh xứ của giáo xứ người qua đời. Thỉnh có nghĩa là mời. Thỉnh khách là mời khách. Người xưa nói: “Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (Có mời có đến, không mời không đến). Hiệp thỉnh có nghĩa là cùng mời, đồng mời. Ai tín khác với thiệp mời. Ai tín chỉ là cái thư báo tin cho nên ai có thể đến tang gia chia buồn thì đến, còn không đến được thì góp lời cầu nguyện cho linh hồn người quá cố mau về hưởng nhan thánh Chúa. Nếu linh mục chánh xứ muốn có tên trong ai tín để tăng thêm giá trị thì thay vì ghi “Hiệp thỉnh” thì ghi “Đồng kính báo” như vậy nó sẽ hợp lý hơn!
Cuối cáo phó nhiều gia đình ghi: “Tang gia đồng khấp báo”. Có người cho rằng dùng chữ “khấp” là sai, phải dùng “khóc” mới đúng. Trong tiếng Hán, “khấp” có nghĩa là khóc không ra tiếng (khóc trong lòng), còn “khốc” mới là khóc thành tiếng.
Thi hài người chết trước khi đặt vào quan tài được “khâm liệm”. Khâm là cái chăn đắp thi thể người chết. Liệm là bó thi thể người chết bằng vải. Sau đó là “tẫn liệm”. Xác người chết được đặt vào quan tài gọi là “tẫn liệm”. Nhiều nơi vẫn còn lẫn lộn gọi là “tẩm liệm”(Tẩm có nghĩa là ngâm, nhúng, tẩm. Thi hài người chết đâu có ướp, ngâm, tẩm dung dịch gì trước đặt vào quan tài mà gọi là “tẩm”?). Xác chết đã liệm nhưng chưa chôn gọi là “tẫn”, còn có thể đọc là “thấn; tấn”. Đem quan tài đi chôn gọi là “xuất tấn”. Xác chết nhập quan mà chưa đi chôn cũng được gọi là “yên cữu” (áo quan để xác chết gọi là “cữu”).
Trong lúc trò chuyện với anh chủ dịch vụ tang lễ tại một đám tang Công Giáo, tôi nói với anh ta là trong tờ cáo phó có ghi mục “Lễ động quan” kế đến là “Lễ di quan”, riêng với tín đồ Công Giáo không có nghi thức “động quan”. Đối với lương dân họ có nghi thức “động quan”. Trước khi “xuất tấn” khoảng vài ba giờ có lễ động quan, có nghĩa là xê dịch quan tài một chút, thường là xoay quan tài một vòng rồi để lại chỗ cũ.
Trước đây hơn chục năm, người Công Giáo vẫn tuân theo Thọ Mai gia lễ là sau khi nhập liệm mới tiến hành lễ thành phục hay còn gọi là phục tang. Hiện nay nhiều giáo xứ lại chuyển nghi thức phục tang trước lễ nhập liệm. Tang lễ của giáo dân ở Tổng Giáo phận Huế vẫn còn tuân giữ theo Thọ Mai gia lễ của dân tộc Việt Nam. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hô hào “hội nhập văn hóa dân tộc”, cho nên chúng ta không nên phá vỡ nghi lễ truyền thống bao đời của dân tộc ta.
Trong hai ba mươi năm trở lại đây, nhiều gia đình xin lễ giáp 49 ngày sau khi người thân mất. Tôi đã đặt câu hỏi với những người này: Tại sao ông/ bà không xin lễ vào ngày thứ 48 hoặc ngày thứ 50 mà lại phải xin lễ vào ngày thứ 49 sau khi người thân mất? Tôi đã nhận được câu trả lời: Thấy người ta xin lễ 49 ngày, tôi cũng thực hiện như vậy!
Đối với tín đồ Phật giáo họ tin rằng thời gian 49 ngày sau khi chết gọi là “thọ thân trung ấm” có nghĩa là nhiều người chưa được đầu thai cho nên linh hồn còn lẩn quẩn quanh quất đâu đó. Do đó ngày thứ 49 là ngày quyết định để linh hồn tái sinh vào lục đạo luân hồi (6 cõi luân hồi): Cõi trời; cõi thần; cõi người; cõi súc sinh; cõi ngạ quỷ; cõi địa ngục. Do đó ngày thứ 49 sau khi người thân trong gia đình mất, các gia đình Phật giáo thường mời chư tăng đến nhà cúng kinh cầu siêu cho người thân quá cố được tái sinh vào một trong 3 cõi đầu của 6 cõi.
Nếu chúng ta xin lễ cầu cho người quá cố vào ngày thứ 49 sau khi mất, thì tín đồ Phật giáo họ cũng nhầm tưởng bên Công Giáo vẫn tin có thời gian gọi là “thọ thân trung ấm”. Giáo lý Công Giáo dạy không có luân hồi, có nghĩa là Thiên Chúa phán xét ngay lập tức sau khi linh hồn lìa khỏi xác: sống lành thì vào Thiên đàng; sống dữ thì vào Hỏa ngục; những người phạm lỗi nhẹ thì vào luyện ngục.
Giáo dân đến xin lễ giáp 49 ngày, các linh mục vẫn nhận bổng lễ mà không giải thích cho giáo dân hiểu rõ việc xin lễ giáp 49 ngày sau khi mất sẽ làm cho tín đồ Phật giáo hiểu nhầm về giáo lý Công Giáo. Do đó việc xin lễ giáp 49 ngày hiện vẫn còn tiếp diễn.
Theo Thọ Mai gia lễ sau khi chết được 100 ngày thì gia đình làm Lễ Tốt khốc, có nghĩa là đến ngày này thôi khóc, bớt nhớ thương. Ngày này tế lễ một tiệc, rồi thôi không cúng cơm nữa. Người Công Giáo Việt Nam cũng có thói quen xin lễ giáp 100 ngày sau khi mất. Việc làm này hợp với truyền thống văn hóa dân tộc
Hiện nay là thời đại thông tin toàn cầu, cho nên việc dùng từ ngữ cũng cần phải chính xác. Trong tang lễ người Công Giáo Việt Nam cần phải loại bỏ những nghi thức mê tín và tiếp tục duy trì những nghi thức của dân tộc hợp với giáo lý Công Giáo.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông Nha Trang
Có người hỏi tôi: Khi có người từ trần thì người trong gia đình viết “cáo phó”. Vậy “cáo phó” nghĩa là gì? (Cáo phó còn có thể đọc là “phó cáo”).
Cáo có nghĩa là bảo, nói với, nói ra, báo cho biết, trình, thưa, gửi. Phó là báo tin có tang. Cáo phó là báo tang, thư báo tang.
Hiện nay trên trang thông tin của nhiều Giáo phận ở Việt Nam khi báo tin một người nào đó chết ghi là “ai tín” (tin buồn) chứ không ghi là “cáo phó”. Nếu người chết là cha mẹ của một linh mục hoặc tu sĩ đang sinh sống trong giáo xứ thì ở cuối ai tín về góc tay trái có ghi hai chữ “Hiệp thỉnh” và bên dưới ghi danh tính của linh mục chánh xứ của giáo xứ người qua đời. Thỉnh có nghĩa là mời. Thỉnh khách là mời khách. Người xưa nói: “Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (Có mời có đến, không mời không đến). Hiệp thỉnh có nghĩa là cùng mời, đồng mời. Ai tín khác với thiệp mời. Ai tín chỉ là cái thư báo tin cho nên ai có thể đến tang gia chia buồn thì đến, còn không đến được thì góp lời cầu nguyện cho linh hồn người quá cố mau về hưởng nhan thánh Chúa. Nếu linh mục chánh xứ muốn có tên trong ai tín để tăng thêm giá trị thì thay vì ghi “Hiệp thỉnh” thì ghi “Đồng kính báo” như vậy nó sẽ hợp lý hơn!
Cuối cáo phó nhiều gia đình ghi: “Tang gia đồng khấp báo”. Có người cho rằng dùng chữ “khấp” là sai, phải dùng “khóc” mới đúng. Trong tiếng Hán, “khấp” có nghĩa là khóc không ra tiếng (khóc trong lòng), còn “khốc” mới là khóc thành tiếng.
Thi hài người chết trước khi đặt vào quan tài được “khâm liệm”. Khâm là cái chăn đắp thi thể người chết. Liệm là bó thi thể người chết bằng vải. Sau đó là “tẫn liệm”. Xác người chết được đặt vào quan tài gọi là “tẫn liệm”. Nhiều nơi vẫn còn lẫn lộn gọi là “tẩm liệm”(Tẩm có nghĩa là ngâm, nhúng, tẩm. Thi hài người chết đâu có ướp, ngâm, tẩm dung dịch gì trước đặt vào quan tài mà gọi là “tẩm”?). Xác chết đã liệm nhưng chưa chôn gọi là “tẫn”, còn có thể đọc là “thấn; tấn”. Đem quan tài đi chôn gọi là “xuất tấn”. Xác chết nhập quan mà chưa đi chôn cũng được gọi là “yên cữu” (áo quan để xác chết gọi là “cữu”).
Trong lúc trò chuyện với anh chủ dịch vụ tang lễ tại một đám tang Công Giáo, tôi nói với anh ta là trong tờ cáo phó có ghi mục “Lễ động quan” kế đến là “Lễ di quan”, riêng với tín đồ Công Giáo không có nghi thức “động quan”. Đối với lương dân họ có nghi thức “động quan”. Trước khi “xuất tấn” khoảng vài ba giờ có lễ động quan, có nghĩa là xê dịch quan tài một chút, thường là xoay quan tài một vòng rồi để lại chỗ cũ.
Trước đây hơn chục năm, người Công Giáo vẫn tuân theo Thọ Mai gia lễ là sau khi nhập liệm mới tiến hành lễ thành phục hay còn gọi là phục tang. Hiện nay nhiều giáo xứ lại chuyển nghi thức phục tang trước lễ nhập liệm. Tang lễ của giáo dân ở Tổng Giáo phận Huế vẫn còn tuân giữ theo Thọ Mai gia lễ của dân tộc Việt Nam. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hô hào “hội nhập văn hóa dân tộc”, cho nên chúng ta không nên phá vỡ nghi lễ truyền thống bao đời của dân tộc ta.
Trong hai ba mươi năm trở lại đây, nhiều gia đình xin lễ giáp 49 ngày sau khi người thân mất. Tôi đã đặt câu hỏi với những người này: Tại sao ông/ bà không xin lễ vào ngày thứ 48 hoặc ngày thứ 50 mà lại phải xin lễ vào ngày thứ 49 sau khi người thân mất? Tôi đã nhận được câu trả lời: Thấy người ta xin lễ 49 ngày, tôi cũng thực hiện như vậy!
Đối với tín đồ Phật giáo họ tin rằng thời gian 49 ngày sau khi chết gọi là “thọ thân trung ấm” có nghĩa là nhiều người chưa được đầu thai cho nên linh hồn còn lẩn quẩn quanh quất đâu đó. Do đó ngày thứ 49 là ngày quyết định để linh hồn tái sinh vào lục đạo luân hồi (6 cõi luân hồi): Cõi trời; cõi thần; cõi người; cõi súc sinh; cõi ngạ quỷ; cõi địa ngục. Do đó ngày thứ 49 sau khi người thân trong gia đình mất, các gia đình Phật giáo thường mời chư tăng đến nhà cúng kinh cầu siêu cho người thân quá cố được tái sinh vào một trong 3 cõi đầu của 6 cõi.
Nếu chúng ta xin lễ cầu cho người quá cố vào ngày thứ 49 sau khi mất, thì tín đồ Phật giáo họ cũng nhầm tưởng bên Công Giáo vẫn tin có thời gian gọi là “thọ thân trung ấm”. Giáo lý Công Giáo dạy không có luân hồi, có nghĩa là Thiên Chúa phán xét ngay lập tức sau khi linh hồn lìa khỏi xác: sống lành thì vào Thiên đàng; sống dữ thì vào Hỏa ngục; những người phạm lỗi nhẹ thì vào luyện ngục.
Giáo dân đến xin lễ giáp 49 ngày, các linh mục vẫn nhận bổng lễ mà không giải thích cho giáo dân hiểu rõ việc xin lễ giáp 49 ngày sau khi mất sẽ làm cho tín đồ Phật giáo hiểu nhầm về giáo lý Công Giáo. Do đó việc xin lễ giáp 49 ngày hiện vẫn còn tiếp diễn.
Theo Thọ Mai gia lễ sau khi chết được 100 ngày thì gia đình làm Lễ Tốt khốc, có nghĩa là đến ngày này thôi khóc, bớt nhớ thương. Ngày này tế lễ một tiệc, rồi thôi không cúng cơm nữa. Người Công Giáo Việt Nam cũng có thói quen xin lễ giáp 100 ngày sau khi mất. Việc làm này hợp với truyền thống văn hóa dân tộc
Hiện nay là thời đại thông tin toàn cầu, cho nên việc dùng từ ngữ cũng cần phải chính xác. Trong tang lễ người Công Giáo Việt Nam cần phải loại bỏ những nghi thức mê tín và tiếp tục duy trì những nghi thức của dân tộc hợp với giáo lý Công Giáo.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông Nha Trang
VietCatholic TV
Tổng kho Nga trúng HIMARS sáng rực trời đêm. Nga đòi Estonia trao nữ sát thủ, nguy cơ chiến tranh
VietCatholic Media
02:50 23/08/2022
1. Tình Báo Nga cho rằng một người mẹ Ukraine dắt theo cô con gái 12 tuổi đã đánh bom Daria Dugina
Một bà mẹ một con, người Ukraine, bị Nga cáo buộc là 'gián điệp' đã thực hiện vụ đánh bom xe Dugin. Trong khi đó quân sư của Putin 'đòi hỏi' nhiều hơn là sự trả thù 'cho cái chết của con gái mình.
Nga cáo buộc một 'gián điệp' người Ukraine đứng sau vụ đánh bom xe hơi nhằm vào con gái của quân sư cho Vladimir Putin.
Quân sư của Putin, Alexander Dugin, 60 tuổi, cáo buộc Ukraine đã thực hiện vụ tấn công con gái ông, Daria Dugina, 30 tuổi, vào tối thứ Bảy trong một vụ đánh bom được cho là nhằm vào ông ta.
Dugin hôm nay yêu cầu 'không chỉ là trả thù hay báo oán' cho cái chết của con gái mình, trong bối cảnh cơ quan gián điệp FSB của Nga cho rằng lực lượng tình báo đặc biệt của Kyiv, gọi tắt là SBU, đứng sau vụ giết người.
Trong một chương trình truyền hình FSB cáo buộc rằng một điệp viên Ukraine có tên là Natalia Vovk, sinh năm 1979, đã thực hiện vụ tấn công này. FSB tuyên bố Vovk là thành viên của SBU của Kyiv.
Vovk được cho là đã đến Nga vào ngày 23/7 cùng với con gái Sophia Shaban, 12 tuổi, trước khi lái chiếc Mini Cooper theo dõi Dugina.
Theo FSB một quả bom đã được gài dưới chiếc Toyota Land Cruiser Prado mà Daria Dugina đang lái. Quả bom chứa từ 400 đến 800g thuốc nổ TNT. Một số chuyên gia cho rằng với số thuốc nổ đó, nó tương đương với 'một vụ nổ đồng thời của sáu quả lựu đạn'. Cơ quan an ninh Nga nói rằng quả bom đã được gài trong xe của Dugin khi chiếc xe này đậu bên trong một bãi đậu xe dành cho thượng khách tới dự một buổi lễ hội.
'Một chiếc Mini Cooper đã được sử dụng để theo dõi cô Daria Dugina. Các bảng số trên chiếc xe đã được thay đổi ba lần với các biển số của Cộng hòa nhân dân Donets, Kazakhstan và Ukraine.
Theo FSB, vào ngày gây án, Vovk và con gái của cô ấy đến lễ hội Truyền thống, và sau đó lái xe theo sau Daria Dugina. Khi đi được khoảng cách gần 3km, Vovk nhấn nút trên một hệ thống điều khiển từ xa làm nổ tung chiếc xe trước mặt. Trái với các báo cáo ban đầu của thông tấn xã TASS theo đó Dugin lái xe theo một con đường khác, FSB cho biết Dugin lái xe ngay phía sau cô con gái và tận mắt chứng kiến toàn bộ thảm kịch.
Sau vụ nổ vào ngày 21 tháng 8, Cô Natalia Vovk và con gái Sophia Shaban đã rời Pskov để đến Estonia.
Ủy ban Điều tra Nga được cho là đang kiểm tra phiên bản của các sự kiện này.
Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng Bộ Ngoại Giao Nga đã yêu cầu Estonia cho dẫn độ hai mẹ con người Ukraine về Nga. Sáng thứ Ba 23 tháng 8, Ngoại trưởng Urmas Reinsalu cho biết Estonia chưa hề nhận được một yêu cầu như vậy. Các phương tiện truyền thông Estonia, trích dẫn một quan chức Bộ Nội Vụ, cho biết không có người phụ nữ nào cùng đi với một cô con gái 12 tuổi nhập cảnh vào nước này trong khoảng thời gian được mô tả. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng câu chuyện người mẹ dắt con đi theo trong điệp vụ đánh bom xem ra có vẻ thần thoại, hoang đường, nếu không muốn nói là nhảm nhí.
Ukraine đã mạnh mẽ phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong vụ giết người ở Mạc Tư Khoa, cáo buộc Điện Cẩm Linh thực hiện một hoạt động 'lèo lái dư luận' để đổ lỗi cho Kyiv.
2. Phát biểu của Dugin sau vụ tấn công
Dugin cho biết để trả thù cho cuộc tấn công, người của Putin phải bảo đảm một chiến thắng trước Ukraine trong cuộc chiến hiện nay.
Dugin, một kẻ theo chủ nghĩa phát xít và siêu quốc gia, người có mơ tưởng xây dựng lại một đế chế mới rộng lớn trên khắp Âu Châu và Á Châu, đã được đưa đến bệnh viện sau khi con gái ông ta bị giết trong vụ ám sát được cho là nhằm cướp đi sinh mạng của chính ông ta.
Dugin được tường trình là đã bị nhồi máu cơ tim khi tận mắt chứng kiến cảnh chiếc xe của cô con gái mình bị nổ tung.
Những bình luận của Dugin được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin rằng ông đã chỉ trích mạnh mẽ Putin ngay trước khi cô con gái Daria bị nổ tan xác trong vụ tấn công. Để đáp lại những bình luận chỉ trích Putin của ông ta, đã có một chiến dịch trực tuyến nhằm đấu tố Dugin trong những ngày trước vụ đánh bom.
Những tiết lộ này làm tăng thêm giả thuyết rằng chính Putin đã ra lệnh cho lực lượng đặc biệt của Nga hoặc các lực lượng khác trung thành với Putin giết Dugin.
Khoảng 8 tiếng đồng hồ trước khi xảy ra vụ nổ Dugin đã tuyên bố rằng cuộc chiến và 'sự kháng cự tuyệt vọng của chế độ phò NATO và Tân Quốc Xã ở Kyiv' đòi hỏi phải có những “chuyển hóa từ bên trong” nước Nga. Cụm từ “chuyển hóa từ bên trong” được nhiều người hiểu là một gợi ý công khai về một âm mưu lật đổ.
Dugin viết: “Các cuộc tấn công gia tăng vào Crimea, nỗ lực dàn xếp một vụ nổ hạt nhân ở Zaporizhzhya, tuyên bố phản công Kherson, tuyên bố của Zelenskiy kiên quyết từ chối thỏa hiệp, việc phương Tây kiên trì cắt đứt mọi quan hệ với Nga - tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy họ đã quyết định đánh đến cùng. Tất cả những điều này có thể được hiểu: Nga thực sự, và đây không phải là tuyên truyền, đã thách thức phương Tây như một nền văn minh. Vì vậy, chúng ta cũng phải đi đến cùng.”
“Tổng tư lệnh tối cao Putin nói rằng chúng ta vẫn chưa thực sự bắt đầu bất cứ điều gì. Bây giờ chúng ta phải bắt đầu. Cho dù bạn muốn hay không, chúng ta sẽ phải làm.”
Ông cảnh báo: “Bây giờ câu hỏi không phải là liệu chính phủ muốn hay không muốn thay đổi. Những thay đổi như vậy chỉ đơn giản là không thể tránh khỏi. Bạn không thể trì hoãn nó không quá sáu tháng.”
Điều quan trọng là ông ta cảnh báo Putin rằng chiến dịch quân sự, nghiền nát Ukraine và đánh bại phương Tây 'giờ đây quan trọng hơn chính Putin.'
“Các lực lượng hùng mạnh của lịch sử đã phát huy tác dụng, các mảng kiến tạo đã dịch chuyển. Hãy để chế độ cũ chôn xác nó. Một thời gian mới của Nga đang đến. Và nó đang đến không thể đảo ngược.”
Theo nhiều quan sát viên, những giọng điệu này của Dugin rõ ràng là những thách thức công khai đối với Putin.
Hôm nay, ông Putin đã bày tỏ 'lời chia buồn chân thành' tới gia đình của Daria Dugina. Ông viết trong một thông điệp rằng: 'Một tội ác tồi tệ, tàn ác đã kết thúc cuộc đời của Daria Dugina, một người tài năng với trái tim Nga thực sự - nhân hậu, yêu thương, thông cảm và cởi mở.'
3. Tin Tình Báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh khẳng định rằng Nga đang gặp khó khăn trong việc huy động lực lượng của các nước cộng hòa tự xưng. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Vào ngày 15 tháng 8, các kênh truyền thông xã hội Ukraine lan truyền một đoạn video được cho là cho thấy các thành phần từ một đơn vị quân đội của Cộng hòa Nhân dân Luhansk, gọi tắt là LPR, tự xưng đưa ra tuyên bố nêu rõ việc họ từ chối triển khai các chiến dịch tấn công ở vùng Donetsk.
Các chiến binh tuyên bố họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc bảo đảm quyền kiểm soát của LPR đối với toàn bộ vùng Luhansk, được bảo đảm vào tháng 7 năm 2022 và không sẵn sàng chiến đấu ở vùng Donetsk bất chấp những lời hăm dọa và đe nẹt của các chỉ huy cấp cao.
Nga có thể đang ngày càng gặp khó khăn trong việc thúc đẩy các lực lượng phụ trợ mà nước này đang sử dụng để tăng cường quân chính quy của mình ở Donbas. Các chỉ huy có lẽ đang sử dụng các biện pháp khuyến khích tài chính trực tiếp, trong khi một số đơn vị chiến đấu được coi là không đáng tin cậy cho các hoạt động tấn công. Một yếu tố góp phần nhất quán vào những vấn đề này là việc Nga phân loại cuộc chiến là 'hoạt động quân sự đặc biệt', và như thế là hạn chế quyền lực cưỡng chế hợp pháp của nhà nước.
4. Vụ nổ làm rung chuyển Donbas khi kho đạn của Nga bốc cháy, giáng một đòn mạnh vào lực lượng 'kiệt quệ' của Putin
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 23 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết một vụ nổ đã làm bừng sáng bầu trời ban mai tại vùng Donbas do Nga chiếm đóng vào sáng nay khi một kho đạn khác của Putin bốc cháy.
Các video được quay ở vùng ngoại ô phía đông của thành phố Donetsk cho thấy khói và lửa bao trùm một loạt các tòa nhà bị hư hại nặng khi mặt trời mọc, với nhiều vụ nổ được ghi lại trên camera.
Đây là kho vũ khí mới nhất bốc cháy sau các vụ nổ tại các căn cứ trên khắp Crimea bị chiếm đóng mà Ukraine cho rằng đã làm tổn hại nặng nề đến khả năng chiến đấu của Nga.
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, nói rằng các lực lượng 'kiệt quệ' của Putin hiện đang vật lộn trong việc tránh né bị tấn công; và tin rằng cuộc xâm lược của ông sẽ sớm bị dừng lại.
Trong khi đó, các chỉ huy Ukraine nói rằng họ tự tin vào khả năng tiêu diệt quân đội Nga và buộc nước này phải rút lui, vì những gì được cho là 'hoạt động quân sự đặc biệt' kéo dài ba ngày đã kéo dài thành một cuộc chiến 6 tháng.
Truyền thông nhà nước Nga đã thừa nhận vụ nổ ở Donetsk và đổ lỗi cho Ukraine thực hiện vụ nổ, nhưng cho biết lực lượng của Kyiv đã tấn công các 'nhà kho' mà không đề cập đến mối liên hệ của các 'nhà kho' này với các lực lượng vũ trang.
ISW cho rằng các cuộc tấn công gần đây của Ukraine theo cùng mô hình là các kho chứa vũ khí của Nga, các sở chỉ huy và các liên kết vận tải quan trọng nhằm ngăn chặn khả năng tiếp tế.
Những cuộc tấn công đó chủ yếu tập trung vào phía nam, ở các khu vực xung quanh thành phố Kherson, trong vùng Donbas và gần đây trên khắp Crimea bị chiếm đóng.
Ba cây cầu nối Kherson với các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở phía đông Ukraine đã bị phá hủy hoàn toàn trong những tuần gần đây do người của Kyiv sử dụng HIMARS tấn công.
Các vụ nổ cũng đã phá hủy hoặc làm hư hại ba căn cứ ở Crimea - hai sân bay và một kho chứa đạn - và cũng đã cắt đứt các cây cầu qua khu vực Kherson rộng lớn hơn.
Các vụ nổ hôm thứ Hai đã xảy ra hàng trăm dặm về phía đông, ở Donetsk, nơi các trận giao tranh ác liệt được báo cáo dọc chiến tuyến vào cuối tuần.
Các lực lượng của Putin đã đạt được một số thành tựu nhỏ nhoi như chiếm được thị trấn Dacha ở phía tây Donetsk và tấn công gần Avdiivka - nhưng các lực lượng vũ trang của Ukraine cho biết các cuộc tấn công khác gần Izyum, Siversk và Bakhmut đã bị đẩy lui và quân Nga phải bỏ chạy để lại xác đồng đội.
5. Quân đội Ukraine phá hủy trực thăng Ka-52 của Nga, bảy máy bay không người lái
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 23 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong 24 giờ qua, các đơn vị hỏa tiễn phòng không thuộc Lực lượng Phòng không Ukraine đã tiêu diệt 7 máy bay không người lái và 1 máy bay trực thăng Ka-52 của đối phương.
Ngoài ra, các đơn vị hỏa tiễn phòng không Ukraine đã bắn hạ hai hỏa tiễn hành trình loại Kalibr.
Trong ngày qua, các máy bay ném bom và máy bay tấn công của Ukraine đã thực hiện khoảng 10 cuộc không kích vào các vị trí của quân đội Nga.
Quân đội Ukraine đã gây thiệt hại hỏa lực cho các xe chiến đấu bọc thép của Nga, các cứ điểm cấp trung đội và đại đội, nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, hệ thống hỏa tiễn phòng không, binh sĩ và hậu cần của Nga.
Xin nhắc lại rằng, trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 22 tháng 8 năm 2022, tổng thiệt hại trong chiến đấu của Nga tại Ukraine lên tới khoảng 45.400 quân.
6. Ngũ Giác Đài chuẩn bị giao máy bay không người lái kamikaze hiệu Switchblade cho Ukraine
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 22 tháng 8, Ngũ Giác Đài cho biết Bộ Quốc Phòng Mỹ vừa ký kết hợp đồng sản xuất 10 máy bay không người lái Switchblade 600 kamikaze cho Ukraine.
Mmùa xuân năm 2022, Mỹ đã chấp thuận chuyển giao Hệ thống máy bay không người lái chiến thuật Switchblade cho Ukraine. Đó là những máy bay không người lái Switchblade 300, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ.
Theo nhà sản xuất, biến thể 300 nặng 2,5 kg, có thể bay 10 km và bay trong vòng 15 phút, trong khi phiên bản 600 nặng 154,4 kg có thể bay 40 km và bay lượn trong không trung trong 40 phút.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết: “Chúng có cùng tên, nhưng chúng rất khác nhau với các bộ mục tiêu rất khác nhau - và cả hai đều vô cùng hữu ích cho các lực lượng Ukraine bây giờ và trong những tuần tới”.
Quyết định này của Bộ Quốc Phòng có thể đã diễn ra sau các cuộc tấn công vào Crimea gần đây.
Thiếu nữ 14 tuổi qua đời trong buổi tĩnh tâm gây xúc động mạnh. Nhận ra tiếng nói của Sa tan
VietCatholic Media
05:01 23/08/2022
1. Thiếu nữ 14 tuổi qua đời trong buổi tĩnh tâm; những lời nói về đức tin của mẹ cô gây xúc động mạnh
Milagros Santiso ngất xỉu trong một cuộc tĩnh tâm và qua đời ngay sau đó. Milagros Santiso khi đó mới 14 tuổi. Cô đang tham gia một khóa tĩnh tâm tại thành phố quê hương La Plata, Á Căn Đình, vào thứ Bảy, ngày 30 tháng 7, thì cô đột ngột ngất xỉu. Sau khi được đưa đến bệnh viện, cô đã chết vì ngừng tim và ngừng hô hấp. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này đang được điều tra.
Mạng xã hội nhanh chóng vang lên những tác động tốt đẹp mà cô gái đã gây ra cho những người xung quanh trước khi cô qua đời. Trong số những tin nhắn cảm động nhất là của mẹ cô, bà Noelia:
“Linh hồn của mẹ. Con đã đến trong vòng tay của Đức Trinh Nữ. Hãy chờ bố mẹ, đang chuẩn bị trên đường đi. Cảm ơn con vì rất nhiều tình yêu và hạnh phúc. Mẹ yêu con. Cảm ơn con vì những chuỗi ngày hạnh phúc với mẹ.”
Thảm kịch xảy ra trong một khóa tĩnh tâm được tổ chức bởi Aventure La Plata, dành cho những người trẻ tuổi trung học.
Theo ban tổ chức, mục đích của khóa tĩnh tâm là để những người tham gia “hướng nội và tự hỏi bản thân những câu hỏi mà có lẽ chúng ta không tự hỏi trong cuộc sống hàng ngày - Tôi thế nào? Tôi đến từ đâu? Tôi đang đi đâu đây? Ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì? - tìm kiếm câu trả lời từ đức tin và lý trí, từ đó làm giàu tinh thần của chúng ta bằng những lời dạy khác nhau có thể hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.”
Đó là một “cuộc phiêu lưu” trong nhiều năm đã gây ngạc nhiên và thúc đẩy hàng trăm thanh thiếu niên từ các trường khác nhau trong thành phố La Plata, những người mang tinh thần tông đồ đổi mới của họ đến với gia đình, bạn bè, trường học và câu lạc bộ của họ.
Cộng đồng trường Milagros, Trường Trung học San Juan Bautista, đã cử hành thánh lễ để tưởng nhớ cô. Nhiều người trong số những người thân thiết với cô ấy kể từ đó đã chia sẻ các khía cạnh trong tính cách của Milagros, chẳng hạn như một giáo viên đã chia sẻ rằng Milagros “là một trong những học sinh cho phép bạn dạy cô ấy nhiều hơn về cuộc sống hơn là về môn học.”
“Nhiều người đã nghe về điều đó, những người khác trong chúng tôi đã trực tiếp gặp nhau vào đêm qua tại khóa tĩnh tâm mùa đông, sau khi cử hành Thánh Thể với một số cố vấn, và trong khi bọn trẻ chơi trò chơi ngoài trời, Milagros, một nhà thám hiểm gần đây từ khu phía tây, đã bị ngất xỉu,” Đức Cha Jorge González, Giám Mục Phụ Tá của La Plata, người đồng hành với cuộc tĩnh tâm, cho biết.
“Bạn có thể tưởng tượng rằng đó là một tác động rất lớn đối với rất nhiều chàng trai và cô gái có mặt tại đây. Chúng tôi đã ở bên nhau cho đến bình minh cầu nguyện, an ủi,” ngài nói thêm.
Đáng buồn thay, đây không phải là bi kịch đầu tiên ập đến với gia đình Milagros. Giáo phận báo cáo rằng gia đình đã mất một người con gái khác, mặc dù chi tiết không được cung cấp về hoàn cảnh. Người mẹ đã đăng một bức ảnh cũ của hai cô gái với chú thích: “Bên nhau một lần nữa”.
Source:Aleteia
2. Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế bày tỏ tình đoàn kết với Giáo hội ở Nicaragua
Khi các mối đe dọa đối với Nhà thờ Công Giáo ở Nicaragua ngày càng gia tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội địa phương, Đức Cha David J. Malloy của Rockford, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra tuyên bố sau:
“Năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio đã đến Nicaragua để bày tỏ tình đoàn kết của USCCB với các giám mục anh em của chúng tôi ở đất nước đó. Trong bài giảng của mình tại Nhà thờ Managua, ngài đã nói một cách đáng nhớ rằng, 'Tôi thấy sự quyết tâm của các hiền huynh là một dấu hiệu của tình yêu của Thiên Chúa.' Trong vài tuần gần đây, các giám mục Nicaragua một lần nữa đã chứng tỏ một cách hùng hồn giá trị lâu dài của quyết tâm đó.”
“Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng, Đức Cha Juan Antonio Cruz Serrano, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh đối với Tổ chức các Quốc gia Mỹ Châu, gần đây đã tuyên bố rằng 'Tòa thánh không thể không bày tỏ mối quan tâm của mình,' và ngài kêu gọi” các bên tìm cách hiểu nhau, dựa trên sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, tìm kiếm trên tất cả lợi ích chung và hòa bình. '
“Hôm nay, tôi bày tỏ tình đoàn kết bền vững tiếp tục của chúng tôi với các hiền huynh trong hàng giám mục Nicaragua, cùng với các linh mục và các nhà truyền giáo nước ngoài, trong việc kêu gọi tự do loan báo Tin Mừng và sống đức tin. Đức tin của người dân Nicaragua, những người luôn đoàn kết với các giám mục và linh mục của họ, là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng tôi”.
Source:USCCB
3. Nhật ký trừ tà số 202: Nghe tiếng nói của Satan
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #202: Hearing the Voice of Satan”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 202: Nghe tiếng nói của quỷ Satan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Khi “Joyce” đến dự buổi trừ tà, cô ấy trông vẫn bình thường. Không có dấu hiệu vật lý nào về sự hiện diện của ma quỷ. Cô ấy dường như hoàn toàn minh mẫn và tự tin. Nhưng trên đường vào nhà nguyện, cô bắt đầu nảy ra những ý tưởng kỳ quái. Cô ấy nói với một giọng kiêu ngạo: “Satan mạnh hơn Chúa của các bạn.” Cô nhấn mạnh thêm: “Bạn không thể trục xuất anh ấy.” Joyce, người trước đây đã từng tham gia vào nghề phù thủy, nói: “Phép thuật của tôi mạnh hơn những lời cầu nguyện vô giá trị của các bạn.”
Tại thời điểm này, một trong các linh mục bắt đầu tranh luận với cô ấy, chỉ ra quyền năng toàn năng của Thiên Chúa và sự chiến thắng của cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Joyce không hề bối rối và tiếp tục lời nói ác độc của mình. Tôi nhìn vị linh mục và nói, “Đừng lãng phí hơi thở của cha. Cha không nói chuyện với Joyce. Cha đang nói chuyện với một bầy quỷ”. Tôi dẫn họ vào nhà nguyện và nói, “Điều chúng ta cần làm là cầu nguyện.”
Khi sự hiện diện của ma quỷ chiếm quyền kiểm soát cơ thể vật lý của một người, sẽ có những dấu hiệu điển hình. Ví dụ, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ với các bí tích như nước thánh, cây thánh giá hoặc chính những lời cầu nguyện. Có thể có những cơn đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là những nơi ma quỷ hoạt động mạnh. Ngoài ra, có thể có các dấu vết như vết xước, vết bầm tím, cục u di chuyển hoặc những vết bỏng. Và nhiều hơn nữa.
Nhưng đôi khi ma quỷ biểu hiện mà không có dấu hiệu vật lý. Đúng hơn, chúng lây nhiễm vào não của người đó. Người đó bắt đầu suy nghĩ như quỷ, một trạng thái mà nhóm của chúng tôi gọi là: “não quỷ”. Nhiều khi con người không nhận thức được điều đó và không nhận ra nguồn gốc của những ý nghĩ xấu xa của mình. Nhưng nhóm của chúng tôi nhận ra rằng những con quỷ đang thực hiện một số quyền kiểm soát tâm trí của những người đau khổ khi từ miệng họ xuất hiện những suy nghĩ và ý tưởng điển hình của ma quỷ.
Một số ví dụ phổ biến về những ám ảnh ma quỷ hay “não quỷ” này là: kiêu ngạo, gièm pha người khác, đặc biệt là các linh mục, và Giáo Hội, đưa ra những tuyên bố đề cao quyền lực của Satan và gạt bỏ sự quan phòng của Thiên Chúa, hay những tuyên bố đề cao sức mạnh của “thần” hoặc ma quỷ, sức mạnh ngoại giáo về các phép thuật phù thủy và các thực hành huyền bí của họ. Bên cạnh đó cũng không thiếu cảm giác tuyệt vọng và ý nghĩ tự tử dữ dội mà bình thường không có nơi người ấy.
Một chuyên gia trừ tà có kinh nghiệm, tỉnh táo sẽ nhận ra khi người được trừ tà đang có những biểu hiện ám ảnh như quỷ ám, tức là não quỷ, ngay cả khi không có biểu hiện nào trên cơ thể. Anh ấy biết rằng việc cố gắng lý luận với những người trong tình trạng như vậy là vô ích. Chỉ những lời cầu nguyện giải cứu mới có hiệu quả. Thay vì tranh cãi với họ, một nhà trừ tà sẽ cầu nguyện.
Hầu hết mọi người không bị ám ảnh dữ dội bởi ma quỷ. Nhưng khi tôi lắng nghe những gì phát ra từ miệng mọi người trên đường phố, đôi khi tôi nghe thấy giọng nói của Sa-tan. Ví dụ, tôi có thể nghe thấy thái độ phán xét ngạo mạn về người khác, cơn thịnh nộ bạo lực bên trong, lòng căm thù Giáo hội, sự gạt bỏ quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa, cám dỗ bạo lực và hủy diệt, vui mừng trước thương tích hoặc tổn hại của người khác, và những trầm cảm đen tối hay những suy nghĩ về một sự tuyệt vọng. Khi tôi nghe những điều này, tôi nghe thấy giọng nói của Satan. Đáng buồn thay, điều đó cho thấy những người như vậy đang ngày càng nằm dưới quyền lực của Kẻ ác.
Trong thư gởi tín hữu thành Êphêsô, Thánh Phaolô nói:
“Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Êphêsô 4:29)
Source:Catholic Exorcism
Dư luận Nga: Chính Putin ra lệnh khử Dugin vì bị gọi là một thằng hề. Quân Nga kiệt sức tại Ukraine
VietCatholic Media
15:57 23/08/2022
1. Các chuyên gia cho rằng Putin ra lệnh ám sát Dugin sau những chỉ trích của một Bộ Trưởng Nga cho rằng Putin chỉ là một thằng hề
Chuyên gia Nga được kính trọng Andrei Piontkovsky cho biết vụ sát hại Dugina là chuyên nghiệp, và cho thấy các cơ quan mật vụ Nga đứng sau vụ này.
'Rõ ràng đây là tác phẩm của cơ quan dịch vụ đặc biệt của Nga. Dugin nổi tiếng là một nhà lãnh đạo không chính thức của đảng cực phát xít, là đảng gần đây đang ngày càng chỉ trích Putin là 'chưa đủ phát xít', ông nói.
Theo Piontkovsky, Dugin và các đồng phạm đã bắt đầu lo lắng rằng những người thân cận của Putin, cũng như chính Putin đang cố gắng bằng mọi cách thoát ra cuộc khủng hoảng hiện nay bằng một đường lối hòa bình.
Dugin và các đồng phạm lo ngại rằng cuộc ám sát vừa qua cũng như các cuộc ám sát trong tương lai được tiến hành bởi các điệp viên trung thành của Putin trong bối cảnh có tin đồn họ muốn lật đổ nhà lãnh đạo Nga khỏi quyền lực.
Sự thất vọng và tức giận ngày càng gia tăng về cuộc chiến của Nga ở Ukraine được thể hiện rõ nét khi một trong những cựu Bộ Trưởng của Putin thậm chí còn dám gọi tổng thống là “một thằng hề”, và là một người đã bị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy qua mặt dễ dàng.
Những nghi ngờ gia tăng rằng vòng trong của Putin có thể đã chống lại ông ta và vụ đánh bom được thực hiện sau khi Igor Girkin, một cựu chiến binh tình báo và quân đội, người từng là Bộ Trưởng và từng là trung tâm trong việc chiếm Crimea và các phần của vùng Donbas vào năm 2014, đã công khai chế nhạo Putin.
Girkin nói rằng Zelenskiy thường bị gắn mác 'chú hề' vì anh ấy là một diễn viên hài truyền hình trước khi được bầu làm tổng thống. Tuy nhiên, thực ra Putin mới là một thằng hề.
Girkin nói: “Nhưng rồi chiến tranh đã đến. Không giống như Putin, Zelenskiy không chạy trốn hay ẩn nấp trong boongke”.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã “thông báo, phát động và tiến hành một cuộc tổng động viên” những người trong độ tuổi nhập ngũ của đất nước mình và 'đạt được một lượng lớn vũ khí được giao từ NATO', đồng thời đã “đánh lừa được Điện Cẩm Linh”.
Cuối cùng, Girkin, người thường tự xem mình là một đại công thần của chế độ, thẳng thừng gọi Putin là một “thằng hề”.
Nhà sử học Yuri Felshtinsky, tác giả cuốn “Blowing up Ukraine” nghĩa là “Làm nổ tung Ukraine”, cho biết: 'Vụ nổ tung chiếc xe của trùm phát xít Nga nổi tiếng và là nhà tư tưởng của chế độ Putin, Alexander Dugin, xem ra được tổ chức bởi các cơ quan an ninh Nga.'
Ông nói thêm: 'Theo các báo cáo mới nhất của Nga, quả bom được gắn vào xe của Dugin bên trong một khu nhà được bảo vệ. Ukraine tập trung vào các mục tiêu quân sự, không giống như Nga, và không có lợi ích rõ ràng nào khi tấn công một trong những con rối truyền thông của Putin hoặc phân bổ các lực lượng khan hiếm bên trong Liên bang Nga cho một mục tiêu vô nghĩa đối với việc giải phóng Ukraine”.
'Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh có khả năng sẽ khai thác nó để khiến Ukraine có vẻ như đang dựa vào chiến thuật đánh bom thường dân vô hại ở Ukraine.'
Cựu nghị sĩ Nga Ilya Ponomarev cũng tuyên bố rằng vụ nổ là tác phẩm của một nhóm người Nga vô danh, Đảng Cộng hòa Quốc gia.
Ông nói trên kênh truyền hình Telegram tiếng Nga: 'Một sự kiện quan trọng đã diễn ra gần Mạc Tư Khoa vào đêm qua. Cuộc tấn công này mở ra một trang mới trong cuộc kháng chiến của người Nga với chủ nghĩa Putin Mới - nhưng không phải là cuối cùng. '
2. Dugin nói về con gái của mình
Hôm nay Dugin nói về con gái của mình: “Cháu là một cô gái Chính thống giáo xinh đẹp, một người yêu nước, một phóng viên quân sự, một chuyên gia về các kênh trung ương và là một nhà triết học.”
“Các bài phát biểu và báo cáo của cháu luôn sâu sắc, có cơ sở và đúng mực. Cháu không bao giờ kêu gọi bạo lực và chiến tranh. Cháu đã là một ngôi sao đang lên khi bắt đầu cuộc hành trình của mình.”
Ông tiếp tục đổ lỗi cho Kyiv về vụ tấn công mà Ukraine đã phủ nhận, và nói rằng Nga phải tìm kiếm nhiều hơn là sự trả thù cho cái chết này và phải giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Dugin nói: “Kẻ thù của Nga thật ác ý, lén lút giết con tôi”.
“Nhưng chúng tôi, và người dân của chúng tôi không thể bị phá vỡ ngay cả bởi những cú đánh không thể chịu đựng được như thế này”
“Họ muốn trấn áp ý chí bằng sự khủng bố đẫm máu chống lại những người giỏi nhất và dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta. Nhưng họ sẽ không thành công. Trái tim của chúng ta khao khát nhiều hơn là chỉ trả thù hoặc báo oán”.
“Chuyện trả thù là quá nhỏ, nó không phải là phong cách của Nga. Chúng ta chỉ cần Chiến thắng của chúng ta. Con gái tôi đã đặt sự sống của mình trên bàn thờ của quốc gia - vì vậy hãy chiến thắng! Chúng tôi muốn nuôi dạy cháu trở nên thông minh và trở thành một anh hùng. Hãy để cái chết bi thảm này của cháu truyền cảm hứng cho những người con của Tổ quốc chúng ta hướng đến kỳ tích ngay cả bây giờ.”
Daria Dugina là một nhà phân tích chính trị và biên tập viên của tạp chí United World International ủng hộ Putin và là tác giả chung của một cuốn sách về cuộc chiến của Putin ở Ukraine.
3. Mỗi tuyên bố mới về vụ tấn công giết chết Darya Dugina dường như đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Hôm thứ Hai, cơ quan an ninh FSB của Nga tuyên bố đã phá vỡ vụ án, công bố thông tin và một đoạn video cho thấy một phụ nữ Ukraine thuộc trung đoàn Azov của nước này chịu trách nhiệm về vụ sát hại Dugina, con gái của nhà tư tưởng cực hữu Alexander Dugin.
Theo FSB, nữ sát thủ đã vào được Nga cùng cô con gái 12 tuổi, di chuyển khắp nơi mà không bị phát hiện trong khi thường xuyên thay biển số trên chiếc Mini Cooper của cô, đã đặt bom và kích nổ một thiết bị nổ chuyên nghiệp, rồi an toàn rời khỏi đất nước.
Trong một chương trình truyền hình FSB cáo buộc rằng một điệp viên Ukraine có tên là Natalia Vovk, sinh năm 1979, đã thực hiện vụ tấn công này. FSB tuyên bố Vovk là thành viên của cơ quan đặc vụ SBU của Kyiv.
Vovk được cho là đã đến Nga vào ngày 23/7 cùng với con gái Sophia Shaban, 12 tuổi, trước khi lái chiếc Mini Cooper theo dõi Dugina.
Theo FSB một quả bom đã được gài dưới chiếc Toyota Land Cruiser Prado mà Daria Dugina đang lái. Quả bom chứa từ 400 đến 800g thuốc nổ TNT. Một số chuyên gia cho rằng với số thuốc nổ đó, nó tương đương với 'một vụ nổ đồng thời của sáu quả lựu đạn'. Cơ quan an ninh Nga nói rằng quả bom đã được gài trong xe của Dugin khi chiếc xe này đậu bên trong một bãi đậu xe dành cho thượng khách tới dự một buổi lễ hội.
'Một chiếc Mini Cooper đã được sử dụng để theo dõi cô Daria Dugina. Các bảng số trên chiếc xe đã được thay đổi ba lần với các biển số của Cộng hòa nhân dân Donets, Kazakhstan và Ukraine.
Theo FSB, vào ngày gây án, Vovk và con gái của cô ấy đến lễ hội Truyền thống, và sau đó lái xe theo sau Daria Dugina. Khi đi được khoảng cách gần 3km, Vovk nhấn nút trên một hệ thống điều khiển từ xa làm nổ tung chiếc xe trước mặt. Theo lời khai của Dugin, ông ta đang lái xe ngay phía sau cô con gái và tận mắt chứng kiến toàn bộ thảm kịch.
Sau vụ nổ vào ngày 21 tháng 8, Cô Natalia Vovk và con gái Sophia Shaban đã rời Pskov để đến Estonia.
Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng Bộ Ngoại Giao Nga đã yêu cầu Estonia cho dẫn độ hai mẹ con người Ukraine về Nga. Sáng thứ Ba 23 tháng 8, Ngoại trưởng Urmas Reinsalu cho biết Estonia chưa hề nhận được một yêu cầu như vậy. Các phương tiện truyền thông Estonia, trích dẫn một quan chức Bộ Nội Vụ, cho biết không có người phụ nữ nào cùng đi với một cô con gái 12 tuổi nhập cảnh vào nước này trong khoảng thời gian được mô tả. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng câu chuyện người mẹ dắt con đi theo trong điệp vụ đánh bom xem ra có vẻ thần thoại, hoang đường, nếu không muốn nói là nhảm nhí.
Các phương tiện truyền thông Estonia cũng bày tỏ hoài nghi vì báo cáo của FSB cho thấy nữ sát thủ đã có thể làm được tất cả những điều này mà không bị các cơ quan an ninh của Nga phát hiện hay ngăn chặn cho đến khi cô đã bỏ trốn.
Nhiều người Estonia nghi ngờ Nga đang dựng nên câu chuyện hoang đường này để kiếm cớ tấn công quốc gia họ. Dù thế nào, NATO đã tuyên bố tăng cường thêm các chuyến bay tuần tra trên không phận Estonia và các quốc gia vùng Baltic khác.
Tuyên bố của FSB cũng vấp phải sự hoài nghi cực độ ở Ukraine, nơi chính quyền đã mạnh mẽ phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công, cũng như chỉ ra rằng Dugin chỉ là một nhân vật ngoài lề và nhấn mạnh rằng họ không thực hiện loại nhiệm vụ này.
4. Động lực của lực lượng Nga trong việc giành được lãnh thổ xung quanh Bakhmut và Avdiivka vào cuối tháng 7 có thể đã cạn kiệt.
Theo một phân tích của Ngũ Giác Đài, động lực của lực lượng Nga trong việc giành được các lãnh thổ xung quanh Bakhmut và Avdiivka bắt đầu từ cuối tháng 7 có thể đã cạn kiệt.
'Các cuộc tấn công của Nga ở miền đông Ukraine có thể đã lên đến đỉnh điểm mặc dù những bước tiến rất nhỏ của Nga có thể sẽ tiếp tục.
'Quân đội Nga đã liên tục cho thấy không có khả năng chuyển những lợi ích chiến thuật nhỏ thành những thành công trong các hoạt động quân sự của họ. Đólà một thất bại có khả năng ngăn cản Nga thực hiện những bước tiến đáng kể về lãnh thổ trong những tháng tới nếu không có những thay đổi lớn.'
Putin đã hy vọng về một cuộc xâm lược nhanh chóng và phần lớn không đổ máu khi ông điều quân qua biên giới Ukraine vào ngày 24 tháng 2, với mục tiêu chính là tấn công thẳng vào Kyiv để lật đổ chính phủ và cài đặt chế độ bù nhìn.
Nhưng kế hoạch của ông gặp phải vấn đề ngay lập tức khi Ukraine tiến hành kháng cự quyết liệt hơn Putin dự kiến, và các đoàn xe hướng đến Kyiv từ Belarus đã sa lầy.
Đối mặt với viễn cảnh bị bao vây và buộc phải đầu hàng, Nga đã rút lui khỏi Kyiv và thay vào đó tập trung nỗ lực chiếm giữ các khu vực Donetsk và Luhansk.
Những nỗ lực của họ ở phía đông đã đạt được nhiều thành công hơn một chút, bao gồm cả việc chiếm được Mariupol và phần lớn Luhansk - nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu của Putin.
Nga cũng đang nhắm tới việc nắm giữ lãnh thổ mà họ đã chiếm được ở miền nam Ukraine, sau khi vào đầu cuộc chiến đã chiếm được nhiều vùng đất - bao gồm các thành phố Kherson, Melitopol và Berdyansk.
Ukraine hiện đang cố gắng tiêu diệt các lực lượng Nga đến mức không thể nắm giữ lãnh thổ, điều mà Kyiv hy vọng sẽ buộc phải rút lui.
Các nhà phân tích và chỉ huy Ukraine nói với tờ Wall Street Journal vào cuối tuần rằng đó là những gì nằm sau các cuộc tấn công vào cầu, đường sắt, kho chứa đạn và các sở chỉ huy.
Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở Âu Châu, nói với tờ báo rằng hệ thống hậu cần của Nga đang 'cạn kiệt' vì nó không được thiết kế để 'duy trì một cuộc xung đột lâu dài bên ngoài nước Nga'.
Không giống như hầu hết các quân đội hiện đại khác, Nga phụ thuộc rất nhiều vào tàu hỏa để cung cấp một lượng lớn đạn dược mà lực lượng của họ sử dụng để tấn công các phòng tuyến của kẻ thù và duy trì những lãnh thổ có thể chiếm được sau khi đối phương triệt thoái.
Việc cắt các tuyến đường sắt và phá hủy các kho chứa đạn gần tiền tuyến buộc các chỉ huy của Putin phải dựa vào các đoàn xe tải đường dài để di chuyển đạn xung quanh, cản trở khả năng chiến đấu của lực lượng này.
Thiếu tướng Edward Dorman, cựu giám đốc hậu cần và kỹ thuật của Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ, nói thêm: 'Nếu bạn không thể giữ được lượng tiếp tế cần thiết, đến một lúc nào đó bạn phải rút lui. Hầu hết các cuộc chiến đã bị thất bại là vì hậu cần.'
Natalia Humeniuk, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy phía Nam của quân đội Ukraine, cho rằng lỗ hổng chính trong hậu cần là trọng tâm của kế hoạch chiếm lại lãnh thổ của Kyiv kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược - và kể từ cuộc chiến cuối cùng vào năm 2014.
Ukraine sẽ không thể vượt qua Nga về quân số, phương tiện hoặc hỏa lực - mặc dù đã huy động dân số và nhận tiếp tế từ phương Tây.
Nhưng, bằng cách sử dụng vũ khí và quân đội mà chúng tôi có với hiệu quả tối đa, chúng tôi tin rằng có thể đánh bại kẻ thù vượt trội hơn mình về nhiều mặt.
Humeniuk nói với tờ Wall Street Jounal: “Họ có nhiều vũ khí hơn. Vì vậy, chúng tôi phải tìm cách đánh bại họ trong những điều kiện này. Nó không dễ dàng, nhưng nó có thể làm được.”
5. Chỉ có hai nước Âu Châu không cung cấp vũ khí cho Ukraine
Trong số các nước Âu Châu, hiện chỉ có Hung Gia Lợi và Áo không cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết điều này trong một cuộc hội đàm toàn quốc.
Ông lưu ý rằng nhiều quốc gia chưa bao giờ cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột trong lịch sử hiện đại, đã thay đổi quan điểm của họ sau khi Nga bắt đầu một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và một số quốc gia thậm chí đã thay đổi luật pháp quốc gia của họ vì mục đích này.
“Ngoại trừ Hung Gia Lợi và Áo, là một quốc gia trung lập, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều cấm kỵ đối với bất kỳ quốc gia Âu Châu nào, mặc dù trước đây đã từng như vậy. Do đó, câu hỏi không phải là các nước Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ hay chống lại việc cung cấp vũ khí cho chúng ta, vấn đề là khi nào họ cung cấp vũ khí, nhưng khi bạn chuyển sang khía cạnh thực tế, nhiều điều khác nhau xuất hiện - tranh luận và thảo luận.”
Ông nói rằng các cuộc thảo luận chính trị nội bộ như vậy của các đối tác phương Tây về thời điểm và loại vũ khí nào để bàn giao khiến Ukraine tiếp tục gây ra các thiệt hại hàng ngày trên tiền tuyến.
TQ tổ chức đại hội phá đạo lần thứ 10 ở Vũ Hán, tâm chấn của đại dịch. Tuyên bố của ĐHY Marc Ouellet
VietCatholic Media
17:13 23/08/2022
1. Vũ Hán tổ chức đại hội toàn quốc chính thức của những người Công Giáo Trung Quốc.
Đại hội đại biểu Công Giáo Trung Quốc lần thứ 10, cuộc họp quan trọng nhất của các cơ quan “chính thức” do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, đã khai mạc hôm 18 tháng 8 tại Vũ Hán - thành phố lớn ở Hồ Bắc đã bùng nổ trên vũ đài thế giới vì Covid-19 dịch bệnh. Hội nghị có sự tham dự của 345 đại biểu từ 28 khu vực hành chính của đất nước.
Đảng coi Đại hội là một loại công cụ nhằm chỉ đạo người Công Giáo và đổi mới phương thức lãnh đạo. Lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 2 năm 1957 tại Bắc Kinh, và đó là thời điểm Hiệp hội Yêu nước của những người Công Giáo Trung Quốc được thành lập để đánh dấu quyền tự chủ khỏi Rôma. Sau lần thứ hai, được tổ chức vào năm 1962, Đại hội đại biểu Công Giáo Trung Quốc đã bị đình chỉ trong những năm Cách mạng Văn hóa, khi cuộc đàn áp không chỉ nhắm vào Giáo Hội thầm lặng mà cả vào Giáo Hội Công Giáo “chính thức”. Năm 1980, Đại hội đại biểu Công Giáo Trung Quốc lần thứ ba đã diễn ra khi Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc được dựng lên.
Đại hội lần thứ 10 diễn ra sáu năm sau kỳ họp Đại hội lần thứ 9, được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm 2016, và trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 với dự kiến xác nhận nhiệm kỳ thứ ba của Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự lựa chọn để tổ chức nó ở Vũ Hán rõ ràng không phải là ngẫu nhiên: thành phố Hồ Bắc rộng lớn thực sự là một nơi có lịch sử lâu đời đối với cộng đồng Công Giáo ở Trung Quốc. Vào thế kỷ 19, do nằm trên bờ sông Dương Tử, thành phố Hán Khẩu - một phần lịch sử của Vũ Hán ngày nay - là ngã tư của việc truyền giáo ở nội địa Trung Quốc.
Sau chiến thắng của phe Cộng sản Mao và trục xuất tất cả các nhà truyền giáo nước ngoài, chính tại đây vào ngày 13 tháng 4 năm 1958, lễ tấn phong đầu tiên của hai giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa thánh đã diễn ra: các vị này là Giám Mục Bernardino Đổng Quang Thanh (Dong Guangqing, 董光清)giám mục Hán Khẩu (Hankou, 汉口) và Giám Mục Máccô Viên Văn Hoa (Yuan Wenhua, 袁文华) giám mục của Vũ Xương (Wuchang, 武昌). Sau cái chết năm 2007 của Giám Mục Đổng Quang Thanh là người đã yêu cầu và được trở lại hiệp thông với Rôma, giáo phận đã bị bỏ trống trong 14 năm, cho đến gần đây khi Giám Mục Phanxicô Thôi Khanh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) được tấn phong trong một buổi lễ tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Vũ Hán vào ngày 8 tháng 9 năm 2021.
Tại thành phố Hồ Bắc, Đại hội Công Giáo kéo dài ba ngày đã khai mạc với sự có mặt của Thôi Mậu Hồ (Cui Maohu, 崔茂虎) Cục trưởng Tôn giáo Vụ, và Ninh Dũng (Ning Yong, 宁勇)chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hồ Bắc. Phiên khai mạc diễn ra dưới sự chủ trì của Giám mục Thừa Đức Giám Mục Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai - 郭金才), một trong những giám mục được tấn phong bất hợp pháp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận cho hiệp thông với Giáo hội vào năm 2018.
Source:Asia News
2. Ít người tham gia trong Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị ở Thụy Sĩ là nguyên nhân dẫn đến các đề xuất ngược lại với giáo lý Công Giáo
Việc phong chức phụ nữ và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính là hai trong những kết luận của báo cáo cuối cùng từ Thụy Sĩ, vào cuối cuộc tham vấn cấp giáo phận và quốc gia của Thượng hội đồng. Hãng truyền thông Tonión Digital lưu ý rằng quá trình này tạo ra “ít sự quan tâm”. Sự tham gia thấp - dưới 1% tổng số người Công Giáo Thụy Sĩ - với những kết luận tương đối ôn hòa hơn so với Thượng hội đồng Đức. Vì lý do chính đáng, Giám mục Felix Gmür, chủ tịch Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ, đã yêu cầu tránh dùng từ “yêu cầu” trong các văn bản của giai đoạn thượng hội đồng này, trong bối cảnh mà Vatican gần đây đã đưa ra một cảnh báo kiên quyết đối với Giáo hội Đức.
Các tín hữu, những người được mời họp nhóm và trả lời 27 câu hỏi, đã đưa ra ý kiến áp đảo cho rằng Giáo hội loại trừ phụ nữ, một nhận định xem ra là quá cực đoan. Báo cáo cuối cùng chỉ trích chủ nghĩa giáo quyền và hy vọng về “một Giáo hội đồng nghị công nhận phẩm giá và ơn gọi vương giả, tư tế và tiên tri của những người đã được rửa tội”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng dùng ơn gọi vương giả, tư tế và tiên tri để vận động cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ xem ra đi quá xa ý nghĩa đích thật của những từ này.
Source:Aleteia
3. Đức Hồng Y Marc Ouellet cho rằng những cáo buộc chống lại ngài là sai trái và nhằm mục đích phỉ báng
Hôm thứ Sáu, vị Hồng Y Vatican bị cáo buộc trong một vụ kiện tập thể ở Canada về hành vi tấn công tình dục đối với một phụ nữ đã phủ nhận bất kỳ hành vi không phù hợp nào và nói rằng ngài sẽ mạnh mẽ đấu tranh với các cáo buộc “sai sự thật” và “phỉ báng” nếu vụ việc được tiếp tục.
Đức Hồng Y Marc Ouellet đã đưa ra tuyên bố riêng của mình thông qua văn phòng báo chí Vatican một ngày sau khi Tòa thánh cho biết một cuộc điều tra sơ bộ của nhà thờ về cáo buộc của người phụ nữ đã xác định rằng vụ việc không cần phải điều tra thêm hoặc xét xử theo giáo luật vì chẳng có một cơ sở nào để tin rằng lời tố cáo là có thể tin được.
Các tuyên bố của Tòa Thánh đã được đưa ra nhằm phản hồi lại các luật sư ở Quebec, những người gần đây đã đệ đơn kiện tập thể của 101 nạn nhân cáo buộc 88 giáo sĩ lạm dụng và tấn công tình dục trong nhiều thập kỷ.
Đức Hồng Y Ouellet, người đứng đầu tổng giáo phận Quebec từ năm 2002 đến năm 2010, đã bị một phụ nữ được xác định là cô “F” cáo buộc là đụng chạm không mong muốn, bao gồm trượt tay xuống lưng và chạm vào mông cô ấy tại một sự kiện năm 2010 ở Thành phố Quebec.
Trong tuyên bố, Đức Hồng Y Ouellet gọi những lời buộc tội là “sai sự thật.”
“Tôi kiên quyết phủ nhận việc đã có những cử chỉ không phù hợp với cơ thể của cô ấy và coi việc giải thích và lan truyền những lời buộc tội cho rằng tôi có hành vi xâm hại tình dục là phỉ báng”. Nếu vụ kiện được tiến hành “Tôi dự định sẽ tích cực tham gia để sự thật được xác lập và sự vô tội của tôi được công nhận.”
Năm 2010, Đức Hồng Y Ouellet trở thành tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, cơ quan phụ trách các giám mục trên thế giới. Trong công việc đó, ngài giám sát các cuộc điều tra của Giáo Hội về các cáo buộc hành vi sai trái tình dục liên quan đến các giám mục hoặc Hồng Y với người lớn.
Source:AP