Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:27 23/08/2010
RỂ RÙA
Rùa, là chỉ cái ấn của quan đời nhà Hán dùng vàng để đúc.
Thời Hán triều, nhà vua đều ban cho bá quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên một cái ấn (con dấu) con rùa, cái gọi là ấn con rùa chính là ở phần trên của cái ấn có chạm trổ hình con rùa.
Người xưa khoan một cái lỗ nhỏ trên cái ấn, xâu một sợi dây để tiện mang theo bên mình. Về sau này, trên cái ấn người ta chạm trổ hình những con vật không giống nhau để bày tỏ chức vị cấp bậc quan trường và để phân biệt địa vị quý tiện. Ví dụ: hoàng thái tử, vua chư hầu, thừa tướng, đại tướng quân.v.v...thì có thể dùng con dấu bằng vàng chạm hình con rùa, và phân biệt xuống đẳng cấp dưới thì là ấn con rùa bằng bạc, ấn con rùa bằng đồng.
Cho nên, người sau này dùng “rùa vàng” để bày tỏ có chàng rể làm quan lớn.
(Liệt hầu hoàng kim ấn quy nữu)
Suy tư:
Thời nay có rất nhiều người biết cách làm giả những con dấu của chính phủ, của các trường đại học, trung học hoặc các trường dạy nghề khác, để làm bằng giả cho những người có nhu cầu. Khoa học càng tiến bộ, quản lý bộ máy hành chánh càng phải có khoa học và trình độ hơn, cho nên người ta đánh giá trình độ qua văn bằng, học lực, do đó mà những người đang “nằm ăn ngon” trong các ban ngành của nhà nước không có bằng cấp, chỉ mới tiểu học và chưa tốt nghiệp trung học phải chạy đôn chạy đáo để mua bằng giả để được lưu lại làm việc.v.v…
Ngày xưa người ta phân biệt con dấu có hình con rùa bằng vàng, bằng bạc và bằng đồng, tùy theo chức vụ vua ban mà có. Ngày nay người ta dùng các con dấu giả để góp phần vào việc làm nghèo đất nước, để những người bất tài nhiều tiền lắm của mua bằng giả để làm hại đất nước.
Làm con dấu giả, mua bằng giả là những tội lớn lỗi đức công bằng và kéo theo nhiệu tội phạm khác như: tham nhũng, hối lộ, lãng phí tiền bạc của người dân, đó là những "chàng rể rùa" làm chậm tiến bước chân của người khác.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Rùa, là chỉ cái ấn của quan đời nhà Hán dùng vàng để đúc.
Thời Hán triều, nhà vua đều ban cho bá quan văn võ từ ngũ phẩm trở lên một cái ấn (con dấu) con rùa, cái gọi là ấn con rùa chính là ở phần trên của cái ấn có chạm trổ hình con rùa.
Người xưa khoan một cái lỗ nhỏ trên cái ấn, xâu một sợi dây để tiện mang theo bên mình. Về sau này, trên cái ấn người ta chạm trổ hình những con vật không giống nhau để bày tỏ chức vị cấp bậc quan trường và để phân biệt địa vị quý tiện. Ví dụ: hoàng thái tử, vua chư hầu, thừa tướng, đại tướng quân.v.v...thì có thể dùng con dấu bằng vàng chạm hình con rùa, và phân biệt xuống đẳng cấp dưới thì là ấn con rùa bằng bạc, ấn con rùa bằng đồng.
Cho nên, người sau này dùng “rùa vàng” để bày tỏ có chàng rể làm quan lớn.
(Liệt hầu hoàng kim ấn quy nữu)
Suy tư:
Thời nay có rất nhiều người biết cách làm giả những con dấu của chính phủ, của các trường đại học, trung học hoặc các trường dạy nghề khác, để làm bằng giả cho những người có nhu cầu. Khoa học càng tiến bộ, quản lý bộ máy hành chánh càng phải có khoa học và trình độ hơn, cho nên người ta đánh giá trình độ qua văn bằng, học lực, do đó mà những người đang “nằm ăn ngon” trong các ban ngành của nhà nước không có bằng cấp, chỉ mới tiểu học và chưa tốt nghiệp trung học phải chạy đôn chạy đáo để mua bằng giả để được lưu lại làm việc.v.v…
Ngày xưa người ta phân biệt con dấu có hình con rùa bằng vàng, bằng bạc và bằng đồng, tùy theo chức vụ vua ban mà có. Ngày nay người ta dùng các con dấu giả để góp phần vào việc làm nghèo đất nước, để những người bất tài nhiều tiền lắm của mua bằng giả để làm hại đất nước.
Làm con dấu giả, mua bằng giả là những tội lớn lỗi đức công bằng và kéo theo nhiệu tội phạm khác như: tham nhũng, hối lộ, lãng phí tiền bạc của người dân, đó là những "chàng rể rùa" làm chậm tiến bước chân của người khác.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:28 23/08/2010
N2T |
16. Hôm nay lao khổ có thể được ích lợi, hôm nay khóc lóc có thể được báo thưởng, hôm nay than thở Thiên Chúa nghe lời con, hôm nay đau khổ có thể đền bù tội lỗi, rửa sạch linh hồn.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:29 23/08/2010
N2T |
508. Dùng quà tặng để mua người, thì họ cũng có thể bị người khác mua lại.
Lịch Phụng Vụ Tháng 9/2010
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
23:04 23/08/2010
Trong tháng này, chúng ta sẽ mừng Lễ Chúa Nhật XXIII, XXIV, XXV, XXVI, Năm C.
CHÚA NHẬT XXIII: nói đến thái độ từ bỏ mọi sự để có thể theo Chúa trong cuộc hành trình gian khổ trần gian tiến về quê hương thật Nước Trời. Bài Đọc I (Sách Khôn Ngoan 9: 13-19): Con người luôn phải mang tính xác thịt nặng nề, hướng về tội lỗi mất lòng Chúa và xúc phạm đến tha nhân; vì thế phải nhờ sự khôn ngoan do Thánh Thần Chúa hướng dẫn và sửa đổi, chúng ta mới có thể được ơn cứu độ. Bài Đọc II (Thư Philêmôn 9-10, 12-17): Khi chúng ta cần tiếp nhận và giúp đỡ anh em, chúng ta hãy tự nguyện làm với cả tấm lòng yêu thương, vui vẻ, làm vì Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 14: 25-33): Muốn trung thành theo Chúa, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại giới răn Chúa, và nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống mình như các Thánh Tử Đạo; nhưng đó là tình yêu trọn vẹn; như vì yêu chúng ta, Thiên Chúa đã xuống thế làm người và chết hy sinh trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta.
CHÚA NHẬT XXIV: nói đến tình yêu tha thứ của Chúa đối với những tội nhân biết thật lòng ăn năn hối cải. Bài Đọc I (Sách Xuất Hành 32:7-11,13-14): Trong cuộc hành trình trở về Đất Hứa, Dân Chúa đã phạm tội phản nghịch cùng Chúa, thờ “Bò Vàng”, thờ các thần ngoại bang, nên Chúa có ý định sửa phạt năng nề, nhưng nhờ lời ông Moisê khẩn thiết van xin, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ. Bài Đọc II (1 Timôthê 1: 12-17): Lòng thương xót của Chúa sẵn sàng tha thứ các tội nhân biết ăn năn sám hối, bỏ đàng tội lỗi để trở về ‘đường ngay nẻo chính.’ Thánh Phaolô đã khiêm nhường đưa ra một thí dụ cụ thể là chính ngài cũng được Thiên Chúa tha thứ và thánh hóa để có thể trở nên một Tông Đồ nhiệt thành. Bài Phúc Âm (Luca 15: 1-32): Trong đoạn này, Chúa Giêsu đã kể những dụ ngôn rất cảm động để nói lên Chúa là Người Cha Nhân Hậu, luôn chờ đợi mọi người tội lỗi ăn năn hối cải, để được ơn tha thứ và trở lại làm con cái Chúa, như người con phung phá trở về với Cha mình.
CHÚA NHẬT XXV: nói đến thái độ của chúng ta là các tín hữu của Chúa, phải biết sử dụng của cải chóng qua ở đời này như thế nào để sau cuộc đời này chúng ta đáng được hưởng phần thưởng Nước Trời’. Bài Đọc 1 (Sách Tiên Tri Amos 8: 4-7): Tiên tri Amos cảnh cáo những kẻ tham lam tiền bạc mà xử bất công với người nghèo khó, họ sẽ bị Chúa lên án và phạt tội. Bài Đọc II (1 Timôthê 2: 1-8): Chúng ta phải luôn tha thiết cầu nguyện cho mọi người, cho các nhà cầm quyền và cho chính chúng ta, để tất cả luôn sống “đời sống đạo đức, liêm chính … với tâm hồn thánh thiện, không oán hờn và tranh chấp.” Bài Phúc Âm (Luca 16: 1-13): Chúa Giêsu kể dụ ngôn về “Người quản gia gian dối” để cảnh tỉnh chúng ta về tính tham lam tiền bạc đưa đến gian lận, bất chính: “Anh em không thể làm tôi hai chủ: vừa làm tôi Chúa, vừa làm tôi tiền của.”
CHÚA NHẬT XXVI: nói đến đời sống xa hoa, sa đọa đưa đến sự chết đời đời, và cảnh tỉnh chúng ta hãy xa lánh tội lỗi, và lo làm việc lành phúc đức, phục vụ những người nghèo khó, khổ đau. Bài Đọc I (Amos 6: 1, 4-7): Qua tiên tri Amos, Thiên Chúa đã chỉ cho Dân Chúa biết: vì họ đã sống quá xa hoa, sa đọa, không lo gì đến người nghèo khó, nên bây giờ phải sống trong cảnh lưu đày khốn khổ. Bài Đọc II (1 Timôthê 6:11-16): Thánh Phaolô khuyên nhủ Timôthê và mọi người chúng ta hãy “giữ vững các giới răn của Chúa và sống tinh tuyền không gì đáng trách cho đến ngày Chúa đến gọi chúng ta ra khỏi đời này.” Bài Phúc Âm (Luca 16: 19-31): Chúa Giêsu kể dụ ngôn ông Lagiarô nghèo khó, bệnh hoạn khốn khó và người phú hộ giàu sang, sung sướng, ăn chơi, trưng diện mà không biết lo đến những người nghèo khó. Khi chết, số phận hai người khác nhau. Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh chúng ta hãy luôn biết sống giản dị, đơn sơ, và biết chia sẻ tiền của cho những người nghèo khó, khổ đau trên thế giới.
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn biết sống trong sạch, thánh thiện và biết yêu thương giúp đỡ những người phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, bệnh hoạn.
CHÚA NHẬT XXIII: nói đến thái độ từ bỏ mọi sự để có thể theo Chúa trong cuộc hành trình gian khổ trần gian tiến về quê hương thật Nước Trời. Bài Đọc I (Sách Khôn Ngoan 9: 13-19): Con người luôn phải mang tính xác thịt nặng nề, hướng về tội lỗi mất lòng Chúa và xúc phạm đến tha nhân; vì thế phải nhờ sự khôn ngoan do Thánh Thần Chúa hướng dẫn và sửa đổi, chúng ta mới có thể được ơn cứu độ. Bài Đọc II (Thư Philêmôn 9-10, 12-17): Khi chúng ta cần tiếp nhận và giúp đỡ anh em, chúng ta hãy tự nguyện làm với cả tấm lòng yêu thương, vui vẻ, làm vì Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 14: 25-33): Muốn trung thành theo Chúa, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì đi ngược lại giới răn Chúa, và nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống mình như các Thánh Tử Đạo; nhưng đó là tình yêu trọn vẹn; như vì yêu chúng ta, Thiên Chúa đã xuống thế làm người và chết hy sinh trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta.
CHÚA NHẬT XXIV: nói đến tình yêu tha thứ của Chúa đối với những tội nhân biết thật lòng ăn năn hối cải. Bài Đọc I (Sách Xuất Hành 32:7-11,13-14): Trong cuộc hành trình trở về Đất Hứa, Dân Chúa đã phạm tội phản nghịch cùng Chúa, thờ “Bò Vàng”, thờ các thần ngoại bang, nên Chúa có ý định sửa phạt năng nề, nhưng nhờ lời ông Moisê khẩn thiết van xin, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ. Bài Đọc II (1 Timôthê 1: 12-17): Lòng thương xót của Chúa sẵn sàng tha thứ các tội nhân biết ăn năn sám hối, bỏ đàng tội lỗi để trở về ‘đường ngay nẻo chính.’ Thánh Phaolô đã khiêm nhường đưa ra một thí dụ cụ thể là chính ngài cũng được Thiên Chúa tha thứ và thánh hóa để có thể trở nên một Tông Đồ nhiệt thành. Bài Phúc Âm (Luca 15: 1-32): Trong đoạn này, Chúa Giêsu đã kể những dụ ngôn rất cảm động để nói lên Chúa là Người Cha Nhân Hậu, luôn chờ đợi mọi người tội lỗi ăn năn hối cải, để được ơn tha thứ và trở lại làm con cái Chúa, như người con phung phá trở về với Cha mình.
CHÚA NHẬT XXV: nói đến thái độ của chúng ta là các tín hữu của Chúa, phải biết sử dụng của cải chóng qua ở đời này như thế nào để sau cuộc đời này chúng ta đáng được hưởng phần thưởng Nước Trời’. Bài Đọc 1 (Sách Tiên Tri Amos 8: 4-7): Tiên tri Amos cảnh cáo những kẻ tham lam tiền bạc mà xử bất công với người nghèo khó, họ sẽ bị Chúa lên án và phạt tội. Bài Đọc II (1 Timôthê 2: 1-8): Chúng ta phải luôn tha thiết cầu nguyện cho mọi người, cho các nhà cầm quyền và cho chính chúng ta, để tất cả luôn sống “đời sống đạo đức, liêm chính … với tâm hồn thánh thiện, không oán hờn và tranh chấp.” Bài Phúc Âm (Luca 16: 1-13): Chúa Giêsu kể dụ ngôn về “Người quản gia gian dối” để cảnh tỉnh chúng ta về tính tham lam tiền bạc đưa đến gian lận, bất chính: “Anh em không thể làm tôi hai chủ: vừa làm tôi Chúa, vừa làm tôi tiền của.”
CHÚA NHẬT XXVI: nói đến đời sống xa hoa, sa đọa đưa đến sự chết đời đời, và cảnh tỉnh chúng ta hãy xa lánh tội lỗi, và lo làm việc lành phúc đức, phục vụ những người nghèo khó, khổ đau. Bài Đọc I (Amos 6: 1, 4-7): Qua tiên tri Amos, Thiên Chúa đã chỉ cho Dân Chúa biết: vì họ đã sống quá xa hoa, sa đọa, không lo gì đến người nghèo khó, nên bây giờ phải sống trong cảnh lưu đày khốn khổ. Bài Đọc II (1 Timôthê 6:11-16): Thánh Phaolô khuyên nhủ Timôthê và mọi người chúng ta hãy “giữ vững các giới răn của Chúa và sống tinh tuyền không gì đáng trách cho đến ngày Chúa đến gọi chúng ta ra khỏi đời này.” Bài Phúc Âm (Luca 16: 19-31): Chúa Giêsu kể dụ ngôn ông Lagiarô nghèo khó, bệnh hoạn khốn khó và người phú hộ giàu sang, sung sướng, ăn chơi, trưng diện mà không biết lo đến những người nghèo khó. Khi chết, số phận hai người khác nhau. Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh chúng ta hãy luôn biết sống giản dị, đơn sơ, và biết chia sẻ tiền của cho những người nghèo khó, khổ đau trên thế giới.
Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, giúp chúng ta luôn biết sống trong sạch, thánh thiện và biết yêu thương giúp đỡ những người phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, bệnh hoạn.
Làm lớn
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
01:14 23/08/2010
Chúa Nhật Thứ 22 Mùa Thường Niên, Năm C
Chúa nhật hôm nay nói đến tinh thần phục vụ trong khiêm tốn. Khiêm tốn là sống đúng theo con người trung thực của mình và biết tôn trọng mọi người, dù giầu sang hay nghèo khó, dù ở địa vị nào trong xã hội.
Bài đọc I (Sách Huấn Ca 3:19-21,30-31): Khi chúng ta hạ mình xuống để phục vụ thì sẽ làm đẹp lòng Chúa: “Càng làm lớn còn càng phải hạ mình trong mọi sự, và đó là điều đẹp lòng Chúa” và cũng được mọi người yêu qúy. Bài Đọc II (Thơ Do Thái 12:18-19,22-24): Cuộc hành trình Đức Tin của chúng ta là để đi về quê hương thật của chúng ta, và đến với Chúa là Cha chúng ta, cùng muôn vạn Thiên Thần và các Thánh trên trời. Đó là cùng đích cuộc đời sống đạo của chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 14:1,7-14): Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn “Tiệc Cưới” để dậy chúng ta bài học khiêm nhường: “Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống…”Đồng thời Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta hãy lo phục vụ những người “nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” hơn là lo lấy lòng những người quyền quý. Vì Nước Trời dành cho những ai biết khiêm tốn phục vụ vô vị lợi những người cùng khốn trong xã hội.
Tội kiêu ngạo được kể như tội đứng đầu trong “Bẩy Mối Tội Đầu.” Tổ tông loài người đã phạm tội vì kiêu ngạo “Muốn nên bằng Đức Chúa Trời!” (Sách Khởi Nguyên 3:1-7). Tính tự cao tự đại luôn tiềm ẩn nơi mọi người chúng ta. Ai cũng muốn là một “Ông Vua,” muốn đưa mình lên trên người khác, “Cái Tôi” là nhất và coi thường kẻ khác. Càng ở địa vị cao, chúng ta càng dễ tự cao tự đại, coi mình hơn người khác, khinh dể mọi người. Vì thế mà trong Bài đọc I hôm nay, Sách Đức Huấn Ca đã cảnh tỉnh chúng ta “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình xuống trong mọi sự, thì con sẽ làm đẹp lòng Chúa…”
Chính Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, Bữa Ăn Tình Thương, đã cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ (Gioan 13:4-14) để dạy các Tông Đồ và mọi người chúng ta bài học khiêm tốn phục vụ: “Như Thầy đã nêu gương cho anh em, anh em cũng hãy làm như Thầy đã làm cho anh em.”(Gioan 13:15).
Mẹ Maria khi được Sứ Thần truyền tin, được diễm phúc vô cùng cao cả là Mẹ Đấng Cứu Thế, nhưng Mẹ đã thưa lại với Sứ thần “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền!” (Luca 1:26- 38), và suốt đời Mẹ luôn sống âm thầm, nghèo khó tại ngôi làng quê Nagiaret cùng với Thánh Giuse, người thợ mộc nghèo khó. Khi Đức Mẹ đến thăm bà Elisabeth và được Bà Elisabeth chúc tụng “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ…” (Luca 1:42-45), Mẹ đã khiêm tốn quy hướng tất cả về Chúa trong Bài ca “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa …” (Luca 1:46-55).
Thánh Giuse được diễm phúc làm Cha nuôi Đấng Cứu thế, nhưng suốt đời Ngài cũng sống âm thầm, khiêm tốn và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh và đã chết trong thầm lặng.
Thánh Gioan Baotixita khi được dân chúng kéo đến rất đông để nghe Ngài giảng và ban phép rửa thống hối, Ngài đã không tự đưa mình lên, nhưng Ngài đã thẳng thắn nói với dân chúng: “Tôi chỉ ban phép rửa bằng nước, nhưng Đấng quyền thế hơn tôi đang đến. Tôi không xứng đáng cởi dép cho Người!” (Luca 3:16).
Khi Thánh Phêrô chữa một người què, dân chúng kéo đến và cho là do quyền năng của Ngài mà chữa được người què. Nhưng Ngài đã phải cải chính ngay “đó là do quyền năng của Thiên Chúa…”(Công Vụ 3:1-16).
Thánh Phaolô, vị Tông Đồ đã hy sinh cả cuộc đời bôn ba khắp nơi để xây dựng và phát triển Giáo Hội Chúa lúc ban đầu, nhưng Ngài luôn khiêm tốn coi mình là kẻ “sinh non,” là kẻ đã “bách hại Đạo Thánh Chúa lúc ban đầu,” và tự nhận mình yếu đuối, mỏng dòn như chiếc “bình sành” (2Côrintô 4:7...)
Đức Giáo Hoàng là người được Chúa chọn để kế vị Thánh Phêrô, làm vị Đại diện Chúa ở trần gian, làm đầu Giáo Hội; địa vị thật cao trọng và được biết bao tín hữu tôn kính, nhưng luôn xưng mình là “Tôi tớ của các tôi tớ.” (Servus Servorum).
Cuộc đời âm thầm của Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh đều dạy chúng ta bài học khiêm tốn phục vụ mọi người.
Tính kiêu ngạo gây ra tị hiềm, tranh chấp, nói hành nói xấu và chia rẽ, thù hằn. Trái lại lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, là nền tảng để xây dựng Hòa Bình trong xã hội. Ngay trong gia đình, tội kiêu ngạo cũng gây ra bao bất hòa, tranh chấp giữa vợ chồng và nhiều khi đưa đến ly tán. Trái lại nếu biết noi gương Mẹ Maria và Thánh Giuse, vợ chồng cùng khiêm tốn tôn trọng lẫn nhau và yêu thương phục vụ con cái thì cuộc sống gia đình thật hạnh phúc biết bao đúng như câu nói “Mái Ấm Gia Đình.”
Xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, chúc lành cho mọi người chúng ta, gia đình chúng ta, và giúp chúng ta luôn biết sống khiêm tốn, yêu thương và phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ những người nghèo khó, bịnh tật, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Bài đọc I (Sách Huấn Ca 3:19-21,30-31): Khi chúng ta hạ mình xuống để phục vụ thì sẽ làm đẹp lòng Chúa: “Càng làm lớn còn càng phải hạ mình trong mọi sự, và đó là điều đẹp lòng Chúa” và cũng được mọi người yêu qúy. Bài Đọc II (Thơ Do Thái 12:18-19,22-24): Cuộc hành trình Đức Tin của chúng ta là để đi về quê hương thật của chúng ta, và đến với Chúa là Cha chúng ta, cùng muôn vạn Thiên Thần và các Thánh trên trời. Đó là cùng đích cuộc đời sống đạo của chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 14:1,7-14): Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn “Tiệc Cưới” để dậy chúng ta bài học khiêm nhường: “Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống…”Đồng thời Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta hãy lo phục vụ những người “nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” hơn là lo lấy lòng những người quyền quý. Vì Nước Trời dành cho những ai biết khiêm tốn phục vụ vô vị lợi những người cùng khốn trong xã hội.
Tội kiêu ngạo được kể như tội đứng đầu trong “Bẩy Mối Tội Đầu.” Tổ tông loài người đã phạm tội vì kiêu ngạo “Muốn nên bằng Đức Chúa Trời!” (Sách Khởi Nguyên 3:1-7). Tính tự cao tự đại luôn tiềm ẩn nơi mọi người chúng ta. Ai cũng muốn là một “Ông Vua,” muốn đưa mình lên trên người khác, “Cái Tôi” là nhất và coi thường kẻ khác. Càng ở địa vị cao, chúng ta càng dễ tự cao tự đại, coi mình hơn người khác, khinh dể mọi người. Vì thế mà trong Bài đọc I hôm nay, Sách Đức Huấn Ca đã cảnh tỉnh chúng ta “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình xuống trong mọi sự, thì con sẽ làm đẹp lòng Chúa…”
Chính Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, Bữa Ăn Tình Thương, đã cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ (Gioan 13:4-14) để dạy các Tông Đồ và mọi người chúng ta bài học khiêm tốn phục vụ: “Như Thầy đã nêu gương cho anh em, anh em cũng hãy làm như Thầy đã làm cho anh em.”(Gioan 13:15).
Mẹ Maria khi được Sứ Thần truyền tin, được diễm phúc vô cùng cao cả là Mẹ Đấng Cứu Thế, nhưng Mẹ đã thưa lại với Sứ thần “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền!” (Luca 1:26- 38), và suốt đời Mẹ luôn sống âm thầm, nghèo khó tại ngôi làng quê Nagiaret cùng với Thánh Giuse, người thợ mộc nghèo khó. Khi Đức Mẹ đến thăm bà Elisabeth và được Bà Elisabeth chúc tụng “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ…” (Luca 1:42-45), Mẹ đã khiêm tốn quy hướng tất cả về Chúa trong Bài ca “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa …” (Luca 1:46-55).
Thánh Giuse được diễm phúc làm Cha nuôi Đấng Cứu thế, nhưng suốt đời Ngài cũng sống âm thầm, khiêm tốn và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh và đã chết trong thầm lặng.
Thánh Gioan Baotixita khi được dân chúng kéo đến rất đông để nghe Ngài giảng và ban phép rửa thống hối, Ngài đã không tự đưa mình lên, nhưng Ngài đã thẳng thắn nói với dân chúng: “Tôi chỉ ban phép rửa bằng nước, nhưng Đấng quyền thế hơn tôi đang đến. Tôi không xứng đáng cởi dép cho Người!” (Luca 3:16).
Khi Thánh Phêrô chữa một người què, dân chúng kéo đến và cho là do quyền năng của Ngài mà chữa được người què. Nhưng Ngài đã phải cải chính ngay “đó là do quyền năng của Thiên Chúa…”(Công Vụ 3:1-16).
Thánh Phaolô, vị Tông Đồ đã hy sinh cả cuộc đời bôn ba khắp nơi để xây dựng và phát triển Giáo Hội Chúa lúc ban đầu, nhưng Ngài luôn khiêm tốn coi mình là kẻ “sinh non,” là kẻ đã “bách hại Đạo Thánh Chúa lúc ban đầu,” và tự nhận mình yếu đuối, mỏng dòn như chiếc “bình sành” (2Côrintô 4:7...)
Đức Giáo Hoàng là người được Chúa chọn để kế vị Thánh Phêrô, làm vị Đại diện Chúa ở trần gian, làm đầu Giáo Hội; địa vị thật cao trọng và được biết bao tín hữu tôn kính, nhưng luôn xưng mình là “Tôi tớ của các tôi tớ.” (Servus Servorum).
Cuộc đời âm thầm của Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh đều dạy chúng ta bài học khiêm tốn phục vụ mọi người.
Tính kiêu ngạo gây ra tị hiềm, tranh chấp, nói hành nói xấu và chia rẽ, thù hằn. Trái lại lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, là nền tảng để xây dựng Hòa Bình trong xã hội. Ngay trong gia đình, tội kiêu ngạo cũng gây ra bao bất hòa, tranh chấp giữa vợ chồng và nhiều khi đưa đến ly tán. Trái lại nếu biết noi gương Mẹ Maria và Thánh Giuse, vợ chồng cùng khiêm tốn tôn trọng lẫn nhau và yêu thương phục vụ con cái thì cuộc sống gia đình thật hạnh phúc biết bao đúng như câu nói “Mái Ấm Gia Đình.”
Xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, chúc lành cho mọi người chúng ta, gia đình chúng ta, và giúp chúng ta luôn biết sống khiêm tốn, yêu thương và phục vụ lẫn nhau, nhất là phục vụ những người nghèo khó, bịnh tật, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Hạ mình được nâng cao - Tự cao bị hạ xuống
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:05 23/08/2010
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 14, 1.7-14
Ý lực của Chúa Nhật XXII tường niên, năm C cho chúng ta thấy cái cốt lõi của Tin Mừng Chúa Giêsu giảng dạy: ” Tự cao và khiêm nhượng “. Chúa Giêsu đã nhiều lần lên án những người Pharisêu, những bậc thông thái, những nhà lãnh đạo tôn giáo giả hình, tự cao, tự mãn, hống hách và luôn đề cao những kẻ khiệm hạ, từ tốn…” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “ ( Lc 14, 11 ).
Đọc những trang Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ và ngạc nhiên. Bỡ ngỡ và ngạc nhiên khi thấy cái thói rởm của những người Pharisêu: họ nới rộng thẻ kinh, kéo dài tua áo. Đi đâu họ cũng muốn ngồi chỗ nhất và muốn cho mọi người gọi họ là thầy. Hãy xem thái độ của người Pharisêu cầu nguyện trong Đền thờ…Tất cả đều là tự khoe, kể công và hãnh diện tự kiêu tự đại trước mặt người khác. Chúa đã từng ca tụng Thiên Chúa Cha: ” Lạy Cha là Chúa Trời Đất, Con xin ca tụng Danh Cha vì Cha đã mặc khải những điều đó, mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” Những kẻ bé mọn là những kẻ khiêm nhượng. Chúa yêu thương những kẻ bé mọn, những kẻ khiêm nhượng, tự hạ. Ngài luôn lên án gắt gao những Pharisêu, những kẻ giả nhân giả nghĩa, những kẻ tự tôn tôn. Ngài không những yêu thương những kẻ khiêm nhượng, tự hạ mà còn làm gương cho mọi người. Ngài là Thiên Chúa nhưng đã không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nên đã tự hủy mình ra không, sống kiếp phàm nhân ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 6-11). Chúa là vị Chúa, là Thầy mà lại quì xuống rửa chân cho các môn đệ, các đầy tớ của mình. Chúa đã tự hạ không phải để được ca tụng, khen ngợi mà để yêu thương và phục vụ. Sự khiêm hạ của Chúa là cái chết cứu độ, cái chết yêu thương trên thập giá. Khiêm nhượng là hy sinh, là trao ban như thánh Gioan đã viết: ” Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người “ ( Ga 3, 16 ). Đây là sự trao ban vô vị lợi, sự trao ban nhưng không và tự hạ tột đỉnh. Chúa dạy hãy trao ban, hãy khoản đãi tiệc vô vị lợi, không biệt giầu nghèo bởi vì có yêu thương vô vị lợi người ta mới “ đãi tiệc những kẻ khó nghèo, tàn tật, què quặt, đui mù, những kẻ không có khả năng mời lại người khác “. Đây đúng là bữa tiệc Nước Trời mà Chúa Giêsu khoản đãi. Ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại là ơn cứu độ phổ quát không dành riêng cho bất cứ dân tộc nào, người nào nhưng Chúa luôn đòi con người dự tiệc phải mặc áo cưới, đó là sự sám hối trở về thật tình, đó là sự đáp trả một chút tình thương của Chúa. Chúa luôn yêu thương những người nghèo hèn, khiêm nhượng và thấp cổ bé họng. Điều này chúng ta nhận thấy rằng chính sự khiêm hạ, tự tốn luôn được Chúa yêu thương và đề cao đến nỗi trong Kinh Nguyện Thánh Thể thứ hai, vị chủ tế đã thay mặt mọi người thân thưa với Thiên Chúa: ” Chúng con cám ơn Chúa vì Ngài đã thương đến sự yếu hèn của chúng con, để chúng con xứng đáng đứng trước nhan Ngài và phục vụ Ngài “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được bữa tiệc lớn lao Chúa mời gọi chúng con là bữa tiệc trên Nước Trời ( Kh 19 ).
Lc 14, 1.7-14
Ý lực của Chúa Nhật XXII tường niên, năm C cho chúng ta thấy cái cốt lõi của Tin Mừng Chúa Giêsu giảng dạy: ” Tự cao và khiêm nhượng “. Chúa Giêsu đã nhiều lần lên án những người Pharisêu, những bậc thông thái, những nhà lãnh đạo tôn giáo giả hình, tự cao, tự mãn, hống hách và luôn đề cao những kẻ khiệm hạ, từ tốn…” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “ ( Lc 14, 11 ).
Đọc những trang Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ và ngạc nhiên. Bỡ ngỡ và ngạc nhiên khi thấy cái thói rởm của những người Pharisêu: họ nới rộng thẻ kinh, kéo dài tua áo. Đi đâu họ cũng muốn ngồi chỗ nhất và muốn cho mọi người gọi họ là thầy. Hãy xem thái độ của người Pharisêu cầu nguyện trong Đền thờ…Tất cả đều là tự khoe, kể công và hãnh diện tự kiêu tự đại trước mặt người khác. Chúa đã từng ca tụng Thiên Chúa Cha: ” Lạy Cha là Chúa Trời Đất, Con xin ca tụng Danh Cha vì Cha đã mặc khải những điều đó, mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” Những kẻ bé mọn là những kẻ khiêm nhượng. Chúa yêu thương những kẻ bé mọn, những kẻ khiêm nhượng, tự hạ. Ngài luôn lên án gắt gao những Pharisêu, những kẻ giả nhân giả nghĩa, những kẻ tự tôn tôn. Ngài không những yêu thương những kẻ khiêm nhượng, tự hạ mà còn làm gương cho mọi người. Ngài là Thiên Chúa nhưng đã không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nên đã tự hủy mình ra không, sống kiếp phàm nhân ngoại trừ tội lỗi ( Philip 2, 6-11). Chúa là vị Chúa, là Thầy mà lại quì xuống rửa chân cho các môn đệ, các đầy tớ của mình. Chúa đã tự hạ không phải để được ca tụng, khen ngợi mà để yêu thương và phục vụ. Sự khiêm hạ của Chúa là cái chết cứu độ, cái chết yêu thương trên thập giá. Khiêm nhượng là hy sinh, là trao ban như thánh Gioan đã viết: ” Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người “ ( Ga 3, 16 ). Đây là sự trao ban vô vị lợi, sự trao ban nhưng không và tự hạ tột đỉnh. Chúa dạy hãy trao ban, hãy khoản đãi tiệc vô vị lợi, không biệt giầu nghèo bởi vì có yêu thương vô vị lợi người ta mới “ đãi tiệc những kẻ khó nghèo, tàn tật, què quặt, đui mù, những kẻ không có khả năng mời lại người khác “. Đây đúng là bữa tiệc Nước Trời mà Chúa Giêsu khoản đãi. Ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại là ơn cứu độ phổ quát không dành riêng cho bất cứ dân tộc nào, người nào nhưng Chúa luôn đòi con người dự tiệc phải mặc áo cưới, đó là sự sám hối trở về thật tình, đó là sự đáp trả một chút tình thương của Chúa. Chúa luôn yêu thương những người nghèo hèn, khiêm nhượng và thấp cổ bé họng. Điều này chúng ta nhận thấy rằng chính sự khiêm hạ, tự tốn luôn được Chúa yêu thương và đề cao đến nỗi trong Kinh Nguyện Thánh Thể thứ hai, vị chủ tế đã thay mặt mọi người thân thưa với Thiên Chúa: ” Chúng con cám ơn Chúa vì Ngài đã thương đến sự yếu hèn của chúng con, để chúng con xứng đáng đứng trước nhan Ngài và phục vụ Ngài “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu được bữa tiệc lớn lao Chúa mời gọi chúng con là bữa tiệc trên Nước Trời ( Kh 19 ).
Đời Sống Tâm Linh # 30: Phương Cách Chia Sẻ Đức Tin
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
06:54 23/08/2010
Đời Sống Tâm Linh # 30:
PHƯƠNG CÁCH CHIA SẺ ĐỨC TIN
Trước kia, một thành phố vùng biển miền Tây, có thể là một trong những nơi nghịch thù nhất đối với Phúc Âm tại Mỹ.
1- Chính ngay trong hoàn cảnh đầy thách thức đó mà Hội Thánh đã tranh đấu lấy được một giấy phép xây dựng từ Hội đồng Thành phố. Thế rồi các Nhóm cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa thường xuyên hội nhóm, cầu nguyện và bẻ bánh cho nhau.
2- Sau đó, họ quyết tâm đem tình thương của Chúa Giêsu vào thành phố. Họ bắt đầu phục vụ những kẻ không nhà, những người khổ sở vì bệnh AIDS, nhưng thiếu niên bị lâm nguy…!
3- Chủ tâm và chia sẻ tình yêu Chúa Giêsu để đáp ứng nhu cầu của những người bị tổn thương. Chẳng bao lâu, các cơ quan trong thành phố đã thay đổi tư duy, và bắt đầu họ kêu gọi các nhóm trên phụ giúp thành phố trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
4- Hội Thánh của Chúa đã bắt đầu phát triển, khi dân chúng đáp ứng lại Phúc Âm qua các việc làm cụ thể của các Nhóm như vậy. Sự việc này chứng tỏ việc sống hay chia sẻ đức tin, chia sẻ Lời Chúa, cần được thể hiện bằng việc làm trước khi lên tiếng.
5- Chẳng ai thực sự muốn nghe nói về tình yêu và lòng khiêm nhường của Chúa cho tới khi họ thấy chính việc đó trong đời sống của bạn. Hai Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Nguyễn Văn Nhơn đã thực hiện điều đó trong đời sống khiêm tốn vâng lời, phục vụ Tin Mừng của Chúa và Giáo huấn Hội Thánh trong sứ vụ của mình, trước hoàn cảnh hiện tại. (x. Mt 5, 16)
6- Các thầy Chủng sinh Thái bình Việt Nam đã về các họ đạo trong hai tháng 10 ngày nghỉ hè, để dạy giáo lý và làm chứng đời sống gương mẫu của mình, mang về một số người tin theo Chúa; nhưng các ngày tháng còn lại thì ai sẽ tiếp tục? Thưa là các vị có trách nhiệm, các hội đoàn Công giáo và mỗi người Tín hữu giáo dân là chứng nhân đức tin cụ thể nhất cho các họ đạo.
Lúc ấy, dù là đối thủ hăng say nhất đối với Phúc Âm cũng phải vui, vì có bạn hiện diện trong giáo xứ, trong khu xóm, trong sở làm. Và bạn tha hồ mà nói về Chúa Cưu Thế -- J. Stowel
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
PHƯƠNG CÁCH CHIA SẺ ĐỨC TIN
Trước kia, một thành phố vùng biển miền Tây, có thể là một trong những nơi nghịch thù nhất đối với Phúc Âm tại Mỹ.
1- Chính ngay trong hoàn cảnh đầy thách thức đó mà Hội Thánh đã tranh đấu lấy được một giấy phép xây dựng từ Hội đồng Thành phố. Thế rồi các Nhóm cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa thường xuyên hội nhóm, cầu nguyện và bẻ bánh cho nhau.
2- Sau đó, họ quyết tâm đem tình thương của Chúa Giêsu vào thành phố. Họ bắt đầu phục vụ những kẻ không nhà, những người khổ sở vì bệnh AIDS, nhưng thiếu niên bị lâm nguy…!
3- Chủ tâm và chia sẻ tình yêu Chúa Giêsu để đáp ứng nhu cầu của những người bị tổn thương. Chẳng bao lâu, các cơ quan trong thành phố đã thay đổi tư duy, và bắt đầu họ kêu gọi các nhóm trên phụ giúp thành phố trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
4- Hội Thánh của Chúa đã bắt đầu phát triển, khi dân chúng đáp ứng lại Phúc Âm qua các việc làm cụ thể của các Nhóm như vậy. Sự việc này chứng tỏ việc sống hay chia sẻ đức tin, chia sẻ Lời Chúa, cần được thể hiện bằng việc làm trước khi lên tiếng.
5- Chẳng ai thực sự muốn nghe nói về tình yêu và lòng khiêm nhường của Chúa cho tới khi họ thấy chính việc đó trong đời sống của bạn. Hai Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Nguyễn Văn Nhơn đã thực hiện điều đó trong đời sống khiêm tốn vâng lời, phục vụ Tin Mừng của Chúa và Giáo huấn Hội Thánh trong sứ vụ của mình, trước hoàn cảnh hiện tại. (x. Mt 5, 16)
6- Các thầy Chủng sinh Thái bình Việt Nam đã về các họ đạo trong hai tháng 10 ngày nghỉ hè, để dạy giáo lý và làm chứng đời sống gương mẫu của mình, mang về một số người tin theo Chúa; nhưng các ngày tháng còn lại thì ai sẽ tiếp tục? Thưa là các vị có trách nhiệm, các hội đoàn Công giáo và mỗi người Tín hữu giáo dân là chứng nhân đức tin cụ thể nhất cho các họ đạo.
Lúc ấy, dù là đối thủ hăng say nhất đối với Phúc Âm cũng phải vui, vì có bạn hiện diện trong giáo xứ, trong khu xóm, trong sở làm. Và bạn tha hồ mà nói về Chúa Cưu Thế -- J. Stowel
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Tâm Sự Với Chúa Mội Ngày - Tuần 22 Mùa Quanh Năm
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
07:01 23/08/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 4,16-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến suối nguồn tình yêu. Chúa đã dành trọn cuộc đời để bày tỏ tình yêu cho nhân loại chúng con. Chúa đã hiến dâng cuộc đời để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại chúng con. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho tha nhân, cho bạn bè bằng đời sống dấn thân phục vụ của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời luôn có những khổ đau. Người bất hạnh vẫn có mặt ở mọi thời mọi nơi. Xin giúp chúng con biết dấn thân để xoa dịu những đau khổ, thương tích cho anh em. Xin cho chúng con luôn là làn gió nhẹ để gieo vào nhân thế tin mừng của yêu thương, của hạnh phúc, để chúng con đẩy xa những thù oán, những giận hờn ghen ghét. Xin giúp chúng con luôn là sứ giả của Chúa đang đưa men của yêu thương, cuả bác ái, của phục vụ thẩm thấu vào thế gian.
Lạy Chúa, Xin cho chúng con luôn biết mang niềm vui, sự ủi an, nâng đỡ đến cho mọi người. Xin dạy chúng con biết sống yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 4,31-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng Thánh thiện vô cùng. Chúa đã thương ngự xuống tâm hồn chúng con. Xin Chúa mang ơn thánh để tẩy xoá linh hồn chúng con khỏi những bợn nhơ tội lỗi. Xin chữa lành chúng con khỏi những thói hư tật xấu, những đam mê lệch lạc. Xin giải thoát chúng con khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi như xưa Chúa đã giải thoát các bệnh nhân khỏi sự kiềm hãm của ma quỷ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là người thầy dạy có uy quyền. Lời Chúa nói có thể thay đổi vận mạng một đời người. Lời Chúa nói có thể làm cho ma quỷ khiếp sợ. Lời Chúa đã mang lại bình an và hoan lạc cho biết bao con người. Xin Chúa nhận chúng con làm học trò của Chúa. Xin dạy chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người và làm con cái Chúa. Xin thánh hoá môi miệng, để chúng con nói lời của Chúa. Xin cho lời chúng con nói luôn mang lại tình hiệp nhất, yêu thương. Xin loại trừ trong chúng con những lời thoá mạ anh em, những lời cay độc kết án anh em. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường để chúng con sống và làm nhân chứng cho Chúa.
Lạy Chúa, Xin dẫn dắt chúng con đi theo chân lý vẹn tuyền. Xin đừng để chúng con lạc xa tình Chúa và tình anh em. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 4,38-44
Lạy Chúa Giê-su thánh thể,
Tình yêu đích thực luôn đòi hỏi hy sinh cho người mình yêu. Vì yêu là chấp nhận hy sinh. Yêu là phải quảng đại, dấn thân để mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.
Vâng lạy Chúa, tình yêu đó luôn thể hiện trong suốt cuộc đời của Chúa. Chúa yêu nhân loại nên chẳng nề gian lao vất vả. Đau khổ đắng cay. Dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa. Từ trẻ nhỏ đến cụ già. Từ người giầu đến người nghèo. Từ kẻ quyền quý đến kẻ thấp hèn. Chúa đều thi ân giáng phúc. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tấm lòng quảng đại hy sinh để chúng con đem niềm vui đến chốn u sầu, đem ủi an đến chốn thất vọng. Xin loại trừ trong chúng con sự ích kỷ và tính hưởng thụ cá nhân, để chúng con biết sống vì lợi ích tha nhân.
Lạy Chúa, xin cho thế giới chúng con sống có nhiều người quảng đại như Chúa để xoa dịu những thương đau cho nhân thế. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa, chúng con cũng mang tình yêu và sức sống của Chúa hòa tan trong thế gian. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 5,1-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã xuống thế làm người để giao hoà trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống Nước Trời giữa nhân loại chúng con. Chúa đến trần gian để ban nguồn ơn cứu độ và bình an, hạnh phúc cho loài người chúng con. Xin cho chúng con biết hoạ lại bước chân yêu thương của Chúa trên mọi nẻo đường trần gian hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con: hãy cùng nhau ra khơi. Chúa bảo chúng con hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả. Chúa bảo chúng con đừng sợ nghi nan, đừng yếu lòng vì Chúa luôn ở bên chúng con. Vâng lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian để lôi kéo chúng con ra khỏi vực sâu tội lỗi và sự dữ. Biển cả, sông sâu tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ cũng phải quy phục trước quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con biết vâng theo Lời Chúa, biết dựa vào lời Chúa và quyền năng Chúa để chiến thắng những dục vọng, những đam mê xác thịt, những hấp lực của ma quỷ. Xin cho chúng con được cùng với Chúa cứu giúp những anh em đang chìm đắm trong lạc thú và ngụp lặn trong hố sâu của lầm lỗi. Xin cho các tội nhân sức mạnh để vượt thoát khỏi những bùn nhơ tội lỗi.
Lạy Chúa, Chúa biết chúng con còn nhiều yếu đuối, xin nâng đỡ chúng con. Xin ban ơn tha thứ và giúp chúng con mau mắn đứng dậy sau những lần vấp ngã. Xin đừng để chúng con ngụp lặn trong hố sâu của tội lỗi, nhưng luôn biết sống thanh thoát trong tự do của con cái Thiên Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 5,33-39
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong lòng chúng con. Chúa đang âu yếm nhìn chúng con. Dù rằng chúng con còn nhiều yếu đuối. Dù rằng tâm hồn chúng con còn ngổn ngang trăm bề những chia trí lo ra. Thế nhưng, Chúa vẫn yêu thương chúng con. Chúa còn trao tặng cho chúng con chính Mình và Máu Thánh Chúa trở nên nguồn sống cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi, chúng con lại không có cái nhìn từ bi như Chúa. Chúng con thường nhìn anh em bằng ánh mắt dò xét, khắt khe hẹp hòi. Chúng con thường kết án nhau và ít bao dung tha thứ cho nhau. Chúng con thường xét nét với nhau và thiếu cảm thông trước những thiếu sót của anh em. Xin tha thứ và giúp chúng con sửa đổi lại cung cách sống cho phù hợp với giới răn Chúa. Xin cho ánh mắt chúng con nhìn tha nhân trong yêu thương, tôn trọng trong bao dung và tha thứ. Xin cho tình người chúng con luôn được chan hòa sự bác ái và vị tha để mang lại hạnh phúc cho nhau, hơn là những sự hận thù và đầy đọa làm khổ lẫn nhau.
Lạy Chúa, xin mặc cho chúng con tâm tình từ bi và nhân hậu của Chúa để chúng con sống hoà hợp với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 6,1-5
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Xin Chúa liên kết chúng con nên một trong Chúa với cả thân xác và tâm hồn. Xin giúp chúng con trung tín với Chúa trong lời nói, việc làm luôn thực thi giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tạo dựng nên chúng con giống hình ảnh Chúa. Chúa còn ban cho chúng con tự do để sống trong hạnh phúc với Chúa. Tự do để sống theo lẽ phải. Tự do để sống theo sự thật, công lý và tình thương. Nhưng chúng con lại lạm dụng tự do để làm khổ và đầy đọa nhau. Chúa bảo chúng con: “con người làm chủ ngày sabat”. Nghĩa là luật pháp được Chúa làm ra vì hạnh phúc con người. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại lợi dụng luật pháp để chèn ép lẫn nhau. Chúng con sống thiếu tình yêu nên luật pháp luôn là gánh nặng cho từng người chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là tinh yêu, xin dạy chúng con biết sống yêu thương để xây dựng hạnh phúc cho nhau. Xin loại trừ trong chúng con những cái nhìn xoi mói tầm thường làm mất đi sự hợp nhất yêu thương. Xin giúp chúng con biết bước đi trong luật pháp của Chúa để tình người, tình Chúa luôn đầy ắp trong trái tim chúng con. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Lc 4,16-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến suối nguồn tình yêu. Chúa đã dành trọn cuộc đời để bày tỏ tình yêu cho nhân loại chúng con. Chúa đã hiến dâng cuộc đời để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại chúng con. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu của Chúa cho tha nhân, cho bạn bè bằng đời sống dấn thân phục vụ của chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời luôn có những khổ đau. Người bất hạnh vẫn có mặt ở mọi thời mọi nơi. Xin giúp chúng con biết dấn thân để xoa dịu những đau khổ, thương tích cho anh em. Xin cho chúng con luôn là làn gió nhẹ để gieo vào nhân thế tin mừng của yêu thương, của hạnh phúc, để chúng con đẩy xa những thù oán, những giận hờn ghen ghét. Xin giúp chúng con luôn là sứ giả của Chúa đang đưa men của yêu thương, cuả bác ái, của phục vụ thẩm thấu vào thế gian.
Lạy Chúa, Xin cho chúng con luôn biết mang niềm vui, sự ủi an, nâng đỡ đến cho mọi người. Xin dạy chúng con biết sống yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 4,31-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng Thánh thiện vô cùng. Chúa đã thương ngự xuống tâm hồn chúng con. Xin Chúa mang ơn thánh để tẩy xoá linh hồn chúng con khỏi những bợn nhơ tội lỗi. Xin chữa lành chúng con khỏi những thói hư tật xấu, những đam mê lệch lạc. Xin giải thoát chúng con khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi như xưa Chúa đã giải thoát các bệnh nhân khỏi sự kiềm hãm của ma quỷ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là người thầy dạy có uy quyền. Lời Chúa nói có thể thay đổi vận mạng một đời người. Lời Chúa nói có thể làm cho ma quỷ khiếp sợ. Lời Chúa đã mang lại bình an và hoan lạc cho biết bao con người. Xin Chúa nhận chúng con làm học trò của Chúa. Xin dạy chúng con biết sống đúng với phẩm giá làm người và làm con cái Chúa. Xin thánh hoá môi miệng, để chúng con nói lời của Chúa. Xin cho lời chúng con nói luôn mang lại tình hiệp nhất, yêu thương. Xin loại trừ trong chúng con những lời thoá mạ anh em, những lời cay độc kết án anh em. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền và khiêm nhường để chúng con sống và làm nhân chứng cho Chúa.
Lạy Chúa, Xin dẫn dắt chúng con đi theo chân lý vẹn tuyền. Xin đừng để chúng con lạc xa tình Chúa và tình anh em. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 4,38-44
Lạy Chúa Giê-su thánh thể,
Tình yêu đích thực luôn đòi hỏi hy sinh cho người mình yêu. Vì yêu là chấp nhận hy sinh. Yêu là phải quảng đại, dấn thân để mang lại hạnh phúc cho người mình yêu.
Vâng lạy Chúa, tình yêu đó luôn thể hiện trong suốt cuộc đời của Chúa. Chúa yêu nhân loại nên chẳng nề gian lao vất vả. Đau khổ đắng cay. Dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa. Từ trẻ nhỏ đến cụ già. Từ người giầu đến người nghèo. Từ kẻ quyền quý đến kẻ thấp hèn. Chúa đều thi ân giáng phúc. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa tấm lòng quảng đại hy sinh để chúng con đem niềm vui đến chốn u sầu, đem ủi an đến chốn thất vọng. Xin loại trừ trong chúng con sự ích kỷ và tính hưởng thụ cá nhân, để chúng con biết sống vì lợi ích tha nhân.
Lạy Chúa, xin cho thế giới chúng con sống có nhiều người quảng đại như Chúa để xoa dịu những thương đau cho nhân thế. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa, chúng con cũng mang tình yêu và sức sống của Chúa hòa tan trong thế gian. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 5,1-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã xuống thế làm người để giao hoà trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống Nước Trời giữa nhân loại chúng con. Chúa đến trần gian để ban nguồn ơn cứu độ và bình an, hạnh phúc cho loài người chúng con. Xin cho chúng con biết hoạ lại bước chân yêu thương của Chúa trên mọi nẻo đường trần gian hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa vẫn tha thiết mời gọi chúng con: hãy cùng nhau ra khơi. Chúa bảo chúng con hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả. Chúa bảo chúng con đừng sợ nghi nan, đừng yếu lòng vì Chúa luôn ở bên chúng con. Vâng lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian để lôi kéo chúng con ra khỏi vực sâu tội lỗi và sự dữ. Biển cả, sông sâu tượng trưng cho sức mạnh của ma quỷ cũng phải quy phục trước quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con biết vâng theo Lời Chúa, biết dựa vào lời Chúa và quyền năng Chúa để chiến thắng những dục vọng, những đam mê xác thịt, những hấp lực của ma quỷ. Xin cho chúng con được cùng với Chúa cứu giúp những anh em đang chìm đắm trong lạc thú và ngụp lặn trong hố sâu của lầm lỗi. Xin cho các tội nhân sức mạnh để vượt thoát khỏi những bùn nhơ tội lỗi.
Lạy Chúa, Chúa biết chúng con còn nhiều yếu đuối, xin nâng đỡ chúng con. Xin ban ơn tha thứ và giúp chúng con mau mắn đứng dậy sau những lần vấp ngã. Xin đừng để chúng con ngụp lặn trong hố sâu của tội lỗi, nhưng luôn biết sống thanh thoát trong tự do của con cái Thiên Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 5,33-39
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa đang ngự thật trong lòng chúng con. Chúa đang âu yếm nhìn chúng con. Dù rằng chúng con còn nhiều yếu đuối. Dù rằng tâm hồn chúng con còn ngổn ngang trăm bề những chia trí lo ra. Thế nhưng, Chúa vẫn yêu thương chúng con. Chúa còn trao tặng cho chúng con chính Mình và Máu Thánh Chúa trở nên nguồn sống cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi, chúng con lại không có cái nhìn từ bi như Chúa. Chúng con thường nhìn anh em bằng ánh mắt dò xét, khắt khe hẹp hòi. Chúng con thường kết án nhau và ít bao dung tha thứ cho nhau. Chúng con thường xét nét với nhau và thiếu cảm thông trước những thiếu sót của anh em. Xin tha thứ và giúp chúng con sửa đổi lại cung cách sống cho phù hợp với giới răn Chúa. Xin cho ánh mắt chúng con nhìn tha nhân trong yêu thương, tôn trọng trong bao dung và tha thứ. Xin cho tình người chúng con luôn được chan hòa sự bác ái và vị tha để mang lại hạnh phúc cho nhau, hơn là những sự hận thù và đầy đọa làm khổ lẫn nhau.
Lạy Chúa, xin mặc cho chúng con tâm tình từ bi và nhân hậu của Chúa để chúng con sống hoà hợp với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 22 thường niên
Lc 6,1-5
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con. Xin Chúa liên kết chúng con nên một trong Chúa với cả thân xác và tâm hồn. Xin giúp chúng con trung tín với Chúa trong lời nói, việc làm luôn thực thi giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã tạo dựng nên chúng con giống hình ảnh Chúa. Chúa còn ban cho chúng con tự do để sống trong hạnh phúc với Chúa. Tự do để sống theo lẽ phải. Tự do để sống theo sự thật, công lý và tình thương. Nhưng chúng con lại lạm dụng tự do để làm khổ và đầy đọa nhau. Chúa bảo chúng con: “con người làm chủ ngày sabat”. Nghĩa là luật pháp được Chúa làm ra vì hạnh phúc con người. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại lợi dụng luật pháp để chèn ép lẫn nhau. Chúng con sống thiếu tình yêu nên luật pháp luôn là gánh nặng cho từng người chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là tinh yêu, xin dạy chúng con biết sống yêu thương để xây dựng hạnh phúc cho nhau. Xin loại trừ trong chúng con những cái nhìn xoi mói tầm thường làm mất đi sự hợp nhất yêu thương. Xin giúp chúng con biết bước đi trong luật pháp của Chúa để tình người, tình Chúa luôn đầy ắp trong trái tim chúng con. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Leo đồi cát
Lm Vũđình Tường
16:02 23/08/2010
Người ta thích cảnh biển, chọn cảnh biển, sống gần biển và hãnh diện có căn nhà gần bờ biển. Quê tôi, dân nghèo không còn chọn được nơi nào tốt hơn đành phải cắm dùi những nơi mọi người đều chê. Dân miền Tây chọn sống cảnh bọt bèo, sóng nước trên con thuyền tẻo teo, đầu tù, đuôi cụt, trôi nổi bồng bềnh trên sông rạch. Nơi gần biển chọn sống bạn đời với hạt cát. Gần bờ biển, cạnh thung lũng cát, không cảnh trí, cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến xóm vắng sống gần như ngoài lề xã hội. Gia đình thuộc vào hạng khá giả trong xóm có được cái radio. Chúng tôi hay tụ nhau lại nghe hát. Ngày nào chủ nhà bận rộn, hoặc không thích nhạc chúng tôi đều tõn tè, đi không rồi lại cũng về không, đành nghêu ngao những câu ca cũ lõm bõm nhớ được. Cả xóm không có TV. Thỉnh thoảng có người ra phố mua được kí báo cũ mang về chia nhau, để dành, làm giấy vấn thuốc.
Với xã hội, gia đình tôi không có ai làm quan, cũng chẳng có ai giầu có, ăn nên, làm ra. Người nào cũng sống cuộc sống bình thường của người dân đen. Mặc dù xã hội không nói ra nhưng coi thường, khinh miệt, âm thầm cho vào sổ vô danh, tiểu tốt, liệt vào dạng thân cát bụi. Mạng sống dân nghèo, rẻ mạt, sống hay chết có đáng chi, ai thèm để ý, lưu tâm. Nhà ở cạnh biển, ngày đêm nghe sóng vỗ rì rào nhưng tôi mang mặc cảm nhà nghèo không dám hé môi khoe với bạn nhà gần biển. Nhà cạnh bờ biển cát trắng mịn, nước trong xanh, có gió biển, cát biển quanh nhà. Thơ mộng thế mà tôi lại mặc cảm. Thơ mộng thì có thơ mộng nhưng chả mấy ngày không phải chổng mông xúc cát. Mộng và mông gần nhau đến thế. Mấy ai đạt được mộng mơ mà không phải hoặc cong lưng cầy, hoặc mài mông trên ghế mong thành đạt.
Sống sau đồi cát an toàn, tránh được gió to, sóng lớn nhưng chúng tôi khổ vì những hạt cát ‘du ca’. Gió thổi cát hát lên những tiếng rào rạo nghe rởn tóc gáy. Chúng bay lang thang lạc lối về, mượn sân trước nhà làm chốn dừng chân. Toàn xóm chổng mông vì những hạt cát du ca, bay bướm này. Nếu chẳng may chúng vào xin cơm, canh thì khổ cho ai là nạn nhân của hạt cát ăn mày. Không cần nhiều, chỉ vài ba hạt đủ làm nổi tóc gáy khi nhai trúng hạt cát. Đang nhai ngon miệng, bỗng nghe tiếng đốp. Toàn thân ngưng trệ, bủn rủn, hàm tê cứng, người nổi da gà, tóc gáy dựng ngược, âm vang vi vút tận mang tai, coi như xong. Thức ăn ngon mấy cũng thành dở. Đói mấy cũng bỏ đũa, sợ nhai phải hạt cát nữa. Phàm ăn mấy cũng phải ngồi khựng chịu trận. Để chống đói, người ta nhai dập dạp rồi nuốt. Vừa ăn, vừa nghe ngóng nuốt cái nghèo. Nuốt hết ngày này qua năm nọ vẫn không hết cảnh nghèo.
Thú leo đồi
Ngọn đồi không cao lắm, độ bốn trăm thước. Bốn trăm thước cát mềm lún chân người leo, khiến họ phải vất vả lắm mới leo tới đỉnh đồi. Hơn nữa khí nóng do cát bốc ra toát lên toàn thân nóng bức, khó chịu, mau mệt, lại khát nước. Từ dưới chân đồi cát ngó lên, du khách coi thường, nghĩ có thể đi một lèo lên tận đỉnh đồi. Nhiều người leo một lèo rồi nghỉ. Leo một lèo nữa rồi lại nghỉ. Nhìn lên, nản chí, leo một lèo xuống chân đồi. Cái ý tưởng leo một lèo biến tan trong cát. Một số leo một lèo, hai lèo, ba lèo, nhìn ngược, nhìn xuôi, quyết định bỏ cuộc. Số khác cứ nhích được mươi bước ngoái lại lên cao mức nào. Số khác vừa bước vừa dừng lại nghỉ, ngó mông lung như đang giằng co giữa hai tư tưởng tiếp tục tiến hay lui. Ít ai ngờ cái đồi cát coi lùn tẹt mà khi leo lại cao vời vợi. Du khách khoẻ chân đạt tới đỉnh ngoái lại réo gọi bạn. Hãy cố lên, cảnh đẹp lắm. Nhìn xa tới tận chân trời, gió mát. Cố gắng lên, đến nơi xứng đáng, bõ công leo. Nghe gọi thế, bà kia mừng thầm, cắm cổ, quyết tâm đi một lèo, nửa đường té chúi mặt xuống cát. Gắng gượng đứng dậy, miệng dính cát, ngó lên thấy xa vời vợi. Cổ khát khô rồi, không tiến thêm được nữa. Bỏ cuộc. Lời thúc giục quên tuốt. Quay ngược trở lại. Đi xuống đỡ mệt hơn nhưng ngán ngẫm làm sao. Bụng bảo dạ, chừa đến chết không bao giờ leo đồi nữa. Mệt bỏ xừ, trối chết, may mà cát không vào mắt, chứ không thì tốn khối tiền lấy nó ra.
Đúng lúc đó tôi vai đeo giỏ nước lạnh đến bán. Bà mua chai nước, uống vội mấy hớp, không kịp trả tiền, dựa lưng thành xe nghỉ, mắt nhắm ghiền. Tôi đợi có lẽ đến mươi phút, bà mới trả tiền chai nước. Chưa kịp quay bước, bà năn nỉ tìm dùm cái mắt kiếng. Lúc té chúi xuống bà không biết mất mắt kiếng, nghỉ cho tỉnh táo mới biết thì trễ quá rồi.
Bà thuê tôi đi tìm kiếng. Tôi từ chối viện lí do phải đi bán nước. Bán không hết mấy chai nước, mẹ la cho, khổ lắm. Bà ngỏ ý mua với điều kiện tôi đi tìm kiếng. Thoả thuận xong tôi vù chạy. Với tôi leo đồi cát có chi là khó. Ngày nào tôi không leo đồi cát bán nước. Chai nước trên đỉnh đồi giá tăng vọt gấp đôi. Ít ai trả giá, chê đắt, chê rẻ.
Tôi phóng nhanh lên đồi, đảo tới, đảo lui vài ba vòng trở lại tay không. Vẻ thất vọng hằn lên trên mặt, lại năn nỉ thêm với lời hứa cho quà. Quà gì chưa biết, chỉ biết dân du lịch chơi sang hơn dân địa phương. Tôi bằng lòng sau khi nghe tả rõ ràng nơi bị té.
Lần này tôi tìm được mắt kiếng trong nháy mắt. Tôi vui mừng ôm bọc kẹo trong lòng. Cái mùi đường thơm ngây ngất bay lên tận mũi. Muốn mở ra ăn một cái cho bớt thèm nhưng nghĩ đến những đứa em, chờ mang về ăn chung. Thôi đành nuốt nước miếng vã.
Ngày trở về
Ngày trở lại đồi cát, mọi sự đổi thay. Quanh đâu đó có nhiều nhà hơn, con đường vào nhà tôi bay bướm hơn vì có nhiều rác hơn. Giấy bay chung với cát. Cát sạm màu không còn trắng như trước. Mái tóc đen mẹ tôi nay ngã màu cát, không còn lấy một sợi đen, toàn một mầu trắng, phất phới trước gió như tơ trời. Tấm hình cha tôi cũng bạc màu cát vì cái khí hậu nóng lạnh bất thường của gió biển. Đồi cát trước kia tôi phóng một lèo lên tới đỉnh nay phải vã mồ hôi hột mới gượng tới nơi. Thế mới biết, không leo đồi cát thường xuyên sẽ lục nghề. Phải mất mấy tuần, ngày nào cũng leo mới quen. Tôi trung thành leo đồi cát vì mỗi lần leo là một lần thiên nhiên dành cho ngạc nhiên mới. Có ngày hưởng gió mát, khi gió lốc, lúc lặng gió. Có ngày gió lạnh, khi mưa phảng phất. Có ngày trời âm u, mây mù nhìn đại dương mờ mờ, có ngày thấy con thuyền chìm trong tầm mắt. Leo đồi cát ngày nào có thú riêng ngày đó. Thú riêng quyến rũ tôi leo đồi cát mỗi ngày.
Điều chắc chắn nếu không hy sinh leo đồi sẽ không thể thưởng thức niềm vui thiên nhiên dành cho. Khi leo đồi ít ai biết trước thành quả thiên nhiên dành cho. Mỗi lần leo đồi được thưởng thức một món quà mới, không đoán trước được, chỉ có ước mong và đôi khi điều mong ước đó toại nguyện.
Ngọn đồi tâm linh
Tôi có cảm tưởng so sánh thành quả leo đồi cát với giờ cầu nguyện của người Kitô hữu. Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu không khác kinh nghiệm leo đồi cát bao nhiêu. Cứ gẫm mà xem. Có người cầu nguyện bỏ ngang nửa chừng. Có người bắt đầu rồi rút vắn tắt lại. Có người mới có ý định bắt đầu đã gặp trở ngại. Nhiều gia đình không bao giờ cầu nguyện. Người ta giải thích cầu nguyện khô khan, xin hoài không kết quả, cầu cũng vậy mà không cũng vậy. Một số khác viện lí do lười, mệt mỏi và thiếu quyết tâm, kiên trì trong cầu nguyện. Lí do nào cũng không chính đáng vì thiếu chân thành. Ló do đúng nhất là thiếu lòng yêu mến Thiên Chúa vì tình yêu thắng vượt sự chết. Đưa ra lí do tránh cầu nguyện chỉ vì thiếu lòng mến.
Những ai kiên trì trong cầu nguyện sớm muộn gì cũng được nếm thử những giờ phút vui như khi leo đồi cát. Có lần cầu nguyện thấy say sưa, có lần thấy thời gian qua mau, có lần thấy bình an tâm hồn, có lần thấy thảnh thơi, có lần nhận tư tưởng mới lạ, có lần lạc vào tiên cảnh, có lần thấy mây mù. Cũng có lần thấy chán nản, nóng bức. Có lần thấy trống rỗng, hụt hẫng, bâng khuâng, hay nhẹ nhàng tan biến. Cũng có lần thấy Chúa xa vời vợi, lần khác Chúa lại kề bên. Có lần chìm vào vực sâu đen tối cuộc đời, lần khác lại gặp ánh vinh quang. Cũng có lần gặp hình hài qủi dữ cám dỗ, lúc khác gặp thiên thần ca hát từ không trung. Cũng có lần trốn chạy như bị đuổi bắt, lúc khác Chúa dơ tay ra cứu. Thành quả của các buổi cầu nguyện là thế. Không lần nào giống lần nào. Mỗi lần cầu nguyện là một kinh nghiệm mới trời ban. Có những kinh nghiệm ta vui thích đón chào, có những kinh nghiệm ta sợ hãi cắm cổ chạy, lánh xa.
Điều chắc chắn là phải vất vả gian nan, leo đồi mới nhìn thấy phong cảnh. Tất nhiên không lần nào giống lần nào. Tương tự như thành quả leo đồi cát thiên nhiên thưởng cho. Không ai có thể định thành quả trước khi cầu nguyện. Tất cả chỉ là phó dâng, hy vọng nhưng không thể xác quyết thành quả giờ cầu nguyện. Sống tinh thần cầu nguyện là sống tâm tình tạ ơn và hy vọng. Bất cứ thành quả đó như thế nào ta cũng chỉ biết dâng lời tạ ơn.
Với xã hội, gia đình tôi không có ai làm quan, cũng chẳng có ai giầu có, ăn nên, làm ra. Người nào cũng sống cuộc sống bình thường của người dân đen. Mặc dù xã hội không nói ra nhưng coi thường, khinh miệt, âm thầm cho vào sổ vô danh, tiểu tốt, liệt vào dạng thân cát bụi. Mạng sống dân nghèo, rẻ mạt, sống hay chết có đáng chi, ai thèm để ý, lưu tâm. Nhà ở cạnh biển, ngày đêm nghe sóng vỗ rì rào nhưng tôi mang mặc cảm nhà nghèo không dám hé môi khoe với bạn nhà gần biển. Nhà cạnh bờ biển cát trắng mịn, nước trong xanh, có gió biển, cát biển quanh nhà. Thơ mộng thế mà tôi lại mặc cảm. Thơ mộng thì có thơ mộng nhưng chả mấy ngày không phải chổng mông xúc cát. Mộng và mông gần nhau đến thế. Mấy ai đạt được mộng mơ mà không phải hoặc cong lưng cầy, hoặc mài mông trên ghế mong thành đạt.
Sống sau đồi cát an toàn, tránh được gió to, sóng lớn nhưng chúng tôi khổ vì những hạt cát ‘du ca’. Gió thổi cát hát lên những tiếng rào rạo nghe rởn tóc gáy. Chúng bay lang thang lạc lối về, mượn sân trước nhà làm chốn dừng chân. Toàn xóm chổng mông vì những hạt cát du ca, bay bướm này. Nếu chẳng may chúng vào xin cơm, canh thì khổ cho ai là nạn nhân của hạt cát ăn mày. Không cần nhiều, chỉ vài ba hạt đủ làm nổi tóc gáy khi nhai trúng hạt cát. Đang nhai ngon miệng, bỗng nghe tiếng đốp. Toàn thân ngưng trệ, bủn rủn, hàm tê cứng, người nổi da gà, tóc gáy dựng ngược, âm vang vi vút tận mang tai, coi như xong. Thức ăn ngon mấy cũng thành dở. Đói mấy cũng bỏ đũa, sợ nhai phải hạt cát nữa. Phàm ăn mấy cũng phải ngồi khựng chịu trận. Để chống đói, người ta nhai dập dạp rồi nuốt. Vừa ăn, vừa nghe ngóng nuốt cái nghèo. Nuốt hết ngày này qua năm nọ vẫn không hết cảnh nghèo.
Thú leo đồi
Ngọn đồi không cao lắm, độ bốn trăm thước. Bốn trăm thước cát mềm lún chân người leo, khiến họ phải vất vả lắm mới leo tới đỉnh đồi. Hơn nữa khí nóng do cát bốc ra toát lên toàn thân nóng bức, khó chịu, mau mệt, lại khát nước. Từ dưới chân đồi cát ngó lên, du khách coi thường, nghĩ có thể đi một lèo lên tận đỉnh đồi. Nhiều người leo một lèo rồi nghỉ. Leo một lèo nữa rồi lại nghỉ. Nhìn lên, nản chí, leo một lèo xuống chân đồi. Cái ý tưởng leo một lèo biến tan trong cát. Một số leo một lèo, hai lèo, ba lèo, nhìn ngược, nhìn xuôi, quyết định bỏ cuộc. Số khác cứ nhích được mươi bước ngoái lại lên cao mức nào. Số khác vừa bước vừa dừng lại nghỉ, ngó mông lung như đang giằng co giữa hai tư tưởng tiếp tục tiến hay lui. Ít ai ngờ cái đồi cát coi lùn tẹt mà khi leo lại cao vời vợi. Du khách khoẻ chân đạt tới đỉnh ngoái lại réo gọi bạn. Hãy cố lên, cảnh đẹp lắm. Nhìn xa tới tận chân trời, gió mát. Cố gắng lên, đến nơi xứng đáng, bõ công leo. Nghe gọi thế, bà kia mừng thầm, cắm cổ, quyết tâm đi một lèo, nửa đường té chúi mặt xuống cát. Gắng gượng đứng dậy, miệng dính cát, ngó lên thấy xa vời vợi. Cổ khát khô rồi, không tiến thêm được nữa. Bỏ cuộc. Lời thúc giục quên tuốt. Quay ngược trở lại. Đi xuống đỡ mệt hơn nhưng ngán ngẫm làm sao. Bụng bảo dạ, chừa đến chết không bao giờ leo đồi nữa. Mệt bỏ xừ, trối chết, may mà cát không vào mắt, chứ không thì tốn khối tiền lấy nó ra.
Đúng lúc đó tôi vai đeo giỏ nước lạnh đến bán. Bà mua chai nước, uống vội mấy hớp, không kịp trả tiền, dựa lưng thành xe nghỉ, mắt nhắm ghiền. Tôi đợi có lẽ đến mươi phút, bà mới trả tiền chai nước. Chưa kịp quay bước, bà năn nỉ tìm dùm cái mắt kiếng. Lúc té chúi xuống bà không biết mất mắt kiếng, nghỉ cho tỉnh táo mới biết thì trễ quá rồi.
Bà thuê tôi đi tìm kiếng. Tôi từ chối viện lí do phải đi bán nước. Bán không hết mấy chai nước, mẹ la cho, khổ lắm. Bà ngỏ ý mua với điều kiện tôi đi tìm kiếng. Thoả thuận xong tôi vù chạy. Với tôi leo đồi cát có chi là khó. Ngày nào tôi không leo đồi cát bán nước. Chai nước trên đỉnh đồi giá tăng vọt gấp đôi. Ít ai trả giá, chê đắt, chê rẻ.
Tôi phóng nhanh lên đồi, đảo tới, đảo lui vài ba vòng trở lại tay không. Vẻ thất vọng hằn lên trên mặt, lại năn nỉ thêm với lời hứa cho quà. Quà gì chưa biết, chỉ biết dân du lịch chơi sang hơn dân địa phương. Tôi bằng lòng sau khi nghe tả rõ ràng nơi bị té.
Lần này tôi tìm được mắt kiếng trong nháy mắt. Tôi vui mừng ôm bọc kẹo trong lòng. Cái mùi đường thơm ngây ngất bay lên tận mũi. Muốn mở ra ăn một cái cho bớt thèm nhưng nghĩ đến những đứa em, chờ mang về ăn chung. Thôi đành nuốt nước miếng vã.
Ngày trở về
Ngày trở lại đồi cát, mọi sự đổi thay. Quanh đâu đó có nhiều nhà hơn, con đường vào nhà tôi bay bướm hơn vì có nhiều rác hơn. Giấy bay chung với cát. Cát sạm màu không còn trắng như trước. Mái tóc đen mẹ tôi nay ngã màu cát, không còn lấy một sợi đen, toàn một mầu trắng, phất phới trước gió như tơ trời. Tấm hình cha tôi cũng bạc màu cát vì cái khí hậu nóng lạnh bất thường của gió biển. Đồi cát trước kia tôi phóng một lèo lên tới đỉnh nay phải vã mồ hôi hột mới gượng tới nơi. Thế mới biết, không leo đồi cát thường xuyên sẽ lục nghề. Phải mất mấy tuần, ngày nào cũng leo mới quen. Tôi trung thành leo đồi cát vì mỗi lần leo là một lần thiên nhiên dành cho ngạc nhiên mới. Có ngày hưởng gió mát, khi gió lốc, lúc lặng gió. Có ngày gió lạnh, khi mưa phảng phất. Có ngày trời âm u, mây mù nhìn đại dương mờ mờ, có ngày thấy con thuyền chìm trong tầm mắt. Leo đồi cát ngày nào có thú riêng ngày đó. Thú riêng quyến rũ tôi leo đồi cát mỗi ngày.
Điều chắc chắn nếu không hy sinh leo đồi sẽ không thể thưởng thức niềm vui thiên nhiên dành cho. Khi leo đồi ít ai biết trước thành quả thiên nhiên dành cho. Mỗi lần leo đồi được thưởng thức một món quà mới, không đoán trước được, chỉ có ước mong và đôi khi điều mong ước đó toại nguyện.
Ngọn đồi tâm linh
Tôi có cảm tưởng so sánh thành quả leo đồi cát với giờ cầu nguyện của người Kitô hữu. Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu không khác kinh nghiệm leo đồi cát bao nhiêu. Cứ gẫm mà xem. Có người cầu nguyện bỏ ngang nửa chừng. Có người bắt đầu rồi rút vắn tắt lại. Có người mới có ý định bắt đầu đã gặp trở ngại. Nhiều gia đình không bao giờ cầu nguyện. Người ta giải thích cầu nguyện khô khan, xin hoài không kết quả, cầu cũng vậy mà không cũng vậy. Một số khác viện lí do lười, mệt mỏi và thiếu quyết tâm, kiên trì trong cầu nguyện. Lí do nào cũng không chính đáng vì thiếu chân thành. Ló do đúng nhất là thiếu lòng yêu mến Thiên Chúa vì tình yêu thắng vượt sự chết. Đưa ra lí do tránh cầu nguyện chỉ vì thiếu lòng mến.
Những ai kiên trì trong cầu nguyện sớm muộn gì cũng được nếm thử những giờ phút vui như khi leo đồi cát. Có lần cầu nguyện thấy say sưa, có lần thấy thời gian qua mau, có lần thấy bình an tâm hồn, có lần thấy thảnh thơi, có lần nhận tư tưởng mới lạ, có lần lạc vào tiên cảnh, có lần thấy mây mù. Cũng có lần thấy chán nản, nóng bức. Có lần thấy trống rỗng, hụt hẫng, bâng khuâng, hay nhẹ nhàng tan biến. Cũng có lần thấy Chúa xa vời vợi, lần khác Chúa lại kề bên. Có lần chìm vào vực sâu đen tối cuộc đời, lần khác lại gặp ánh vinh quang. Cũng có lần gặp hình hài qủi dữ cám dỗ, lúc khác gặp thiên thần ca hát từ không trung. Cũng có lần trốn chạy như bị đuổi bắt, lúc khác Chúa dơ tay ra cứu. Thành quả của các buổi cầu nguyện là thế. Không lần nào giống lần nào. Mỗi lần cầu nguyện là một kinh nghiệm mới trời ban. Có những kinh nghiệm ta vui thích đón chào, có những kinh nghiệm ta sợ hãi cắm cổ chạy, lánh xa.
Điều chắc chắn là phải vất vả gian nan, leo đồi mới nhìn thấy phong cảnh. Tất nhiên không lần nào giống lần nào. Tương tự như thành quả leo đồi cát thiên nhiên thưởng cho. Không ai có thể định thành quả trước khi cầu nguyện. Tất cả chỉ là phó dâng, hy vọng nhưng không thể xác quyết thành quả giờ cầu nguyện. Sống tinh thần cầu nguyện là sống tâm tình tạ ơn và hy vọng. Bất cứ thành quả đó như thế nào ta cũng chỉ biết dâng lời tạ ơn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới (2)
Vũ Văn An
01:09 23/08/2010
V. Chính Trị
Con người có đặc điểm cần hiệp thông với người khác hầu có thể tạo ra một cộng đồng rộng lớn hơn, trong đó, mọi người đều có thể đóng góp cho ích chung và được hưởng nhờ ích chung ấy; và tạo ra một sự thiện cao hơn sự thiện mà mọi người có thể thực hiện theo khả năng cá nhân của mình. Ích chung, vì trước nhất là “một sự thiện có tương quan” và là một sự thiện của hiệp thông, nên từ bản chất đòi phải có sự tham gia rộng rãi, một sự tham gia tự do và có trách nhiệm, bởi mọi người trong cộng đồng; nó cũng đòi một thẩm quyền có khả năng thống nhất hóa và điều hướng năng lực của mọi người, không phải một cách độc đoán mà bằng tinh thần phục vụ chân chính.
V. 1. Thẩm quyền chính trị, trong mọi biểu hiện của nó, phải đặt căn bản trên tinh thần phục vụ chân chính, và thế giá luân lý.
Chúng tôi cam kết thi hành các trách vụ của mình trong xã hội một cách luôn biết bảo vệ quyền lợi người khác bằng một tinh thần trách nhiệm thực sự. Chúng tôi cũng tin rằng cần phải biết ơn những người biết sử dụng tốt quyền hành của mình, nhất là khi việc sử dụng ấy bao hàm một phục vụ khó khăn, không được ai đánh giá.
V. 2. Vì xã hội chính trị thuộc về mọi người, mặc dù một số người được bầu làm nhà cai trị, nên mọi người đều có quyền tham dự vào các quyết định tập thể. Mặt khác, việc tham dự này cũng là một bổn phận: ta phải dự phần bao nhiêu có thể vào sinh hoạt của cộng đồng với ý hướng trách nhiệm.
Chúng tôi cam kết trở thành tác nhân tích cực trong việc thay đổi các môi trường nơi chúng tôi sinh sống, bằng cách không chỉ phê bình, nhưng đúng hơn đề nghị ra các giải pháp xây dựng trong mọi lãnh vực. Chúng tôi đặt mục tiêu cổ vũ dân chủ bên trong các tổ chức chính trị để hỗ trợ cơ hội thăng tiến cho người trẻ dựa trên việc làm của họ. Chúng tôi cố gắng tạo không gian cho việc tham gia chân chính và cổ vũ trách nhiệm chung trong mọi việc liên quan tới sinh hoạt chung. Theo ý hướng này, chúng tôi trân qúi dân chủ như hình thức cai trị có tính tham gia hơn hết.
V. 3. Các định chế tự bản chất không phải là một cùng đích, nhưng đúng hơn, chúng phải được qui hướng vào việc thực hiện ích chung, vào việc tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản chủ yếu, luôn liên kết với trách nhiệm luân lý và việc phục vụ cộng đồng. Chúng tôi tin rằng hơn bất cứ nghề nghiệp nào khác, chính trị là biểu thức của tình yêu tận tụy phục vụ người khác.
Chúng tôi tin rằng các thực thể chính trị không được xâm phạm tự do cá nhân và tự do cộng đồng, đúng hơn phải hành xử theo cái nhìn của nguyên tắc phụ đới.
VI. Việc Làm
Việc làm không chỉ là một sinh hoạt không thể tránh né, một sinh hoạt có mục đích bảo đảm sự sinh tồn của con người nhân bản, mà nó còn đem vào cuộc sống cả một thế giới các mối tương quan bản thân và xã hội vốn có ảnh hưởng đối với phúc lợi mọi người và sự tăng trưởng có tính bản thân của mỗi cá nhân.
VI. 1. Việc làm phát huy phẩm giá con người nhân bản và sự tích nhập của họ vào lòng xã hội.
Ở bất cứ nơi nào, chúng tôi cũng nhất quyết tìm cách giúp người ta tìm được một việc làm xứng đáng, phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ.
VI.2. Việc làm không phải chỉ là một dịch vụ, nó còn là một ơn phúc làm phong phú hơn tình đồng loại. Việc làm không phải là một món hàng để trao đổi, nhưng nó phải bảo đảm quyền được đền bù thích đáng.
Chúng tôi tìm cách cổ vũ tại nơi làm việc một ý thức biết ơn đối với những người thực hiện công việc, dù họ được trả tiền để làm công việc ấy, vì giá trị của con người và hoạt động của họ không thể đo bằng mức lương họ kiếm được hay chức vụ họ nắm giữ.
VI.3. Việc làm là một phục dịch, để mọi người, chứ không phải chỉ là gia đình tôi và tôi, có thể được cung cấp những sản phẩm cần thiết.
Chúng tôi cam kết cổ vũ một tinh thần phục dịch trong môi trường làm việc của mình, tránh quan điểm duy cá nhân. Chúng tôi bác bỏ việc mưu cầu bất cứ sự thăng tiến nghề nghiệp nào gây hại cho người khác.
VI.4. Việc làm là một hợp tác. Không thể thực hiện được bất cứ thành quả tích cực nào một cách chân chính nếu ta không làm việc như một đội ngũ và chia sẻ các kỹ năng, các khả năng cũng như các mục tiêu chung.
Chúng tôi cam kết cổ vũ các mối tương quan tích cực có tính liên bản ngã nơi làm việc, vì số giờ chúng tôi sống với các đồng nghiệp cũng bằng hay hơn số giờ chúng tôi sống với gia đình, bằng cách nhấn mạnh tới tình đồng hành hơn là công việc lặp đi lặp lại hay tranh đua toàn diện.
VI.5. Việc làm không thể là lý do giải thích đời sống ta. Nhiều lần, ta để mình chới với với việc làm tất bật và bị tràn ngập bởi các vấn đề liên miên, bởi những việc phải làm, những dự án phải hoàn tất.
Chúng tôi muốn sống và phát huy một lối nhìn nhân bản thật sự về việc làm, một lối nhìn không làm chúng tôi quên mất ơn gọi sâu xa nhất của mình; một lối nhìn giúp chúng tôi biết vui hưởng nơi này và lúc này, vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh, và những con người sống chung với chúng tôi.
VII Các tương quan kinh tế
Thế giới kinh tế bao gồm một loạt các mối tương quan có tính bản vị đối với đối tượng tức khắc của cuộc trao đổi của cải, chứ không hẳn mục tiêu sau cùng. Tương quan kinh tế quả có cấu trúc và giá trị riêng, nhưng chủ yếu nó vẫn là một hình thức tương quan liên bản vị.
VII.1. Của cải ta sở hữu là để chia sẻ với người, chứ không hẳn để hưởng thụ một cách vị kỷ theo cái nhìn duy vật và duy tiêu thụ chủ nghĩa về cuộc đời.
Chúng tôi cam kết sử dụng các của cải vật chất của mình một cách hợp đạo đức và phù hợp với các giá trị vốn vô tư liên kết chúng tôi, về phương diện xã hội và hợp đoàn, với việc phát triển kinh tế.
VII.2. Chúng ta phải liên kết việc phát triển kinhh tế với việc phát triển nhân bản: Sẽ không có phát triển kinh tế thực sự nếu nó làm hại các mối tương quan nhân bản.
Chúng tôi ủng hộ việc phổ biến các tiêu chuẩn lượng giá mới (về môi trường, về xã hội v.v…) nhằm liên kết việc phát triển kinh tế với việc phát triển nhân bản. Chúng tôi cũng ủng hộ việc tạo ra các thực thể kinh tế nhằm không những sản xuất ra của cải vật chất nhưng còn phát huy và mưu ích cho các mối tương quan liên bản ngã.
VII. 3. Nạn nghèo khổ cùng cực và việc tiêu thụ thái quá, phát sinh do việc phân phối không tốt các của cải cũng như sự bất bình đẳng về cơ hội, là một sự bất công. Tình yêu người lân cận đòi ta phải xem sét mức độ tiêu thụ cũng như các sở hữu vật chất hiện nay của ta. Nó cũng đòi ta phải cân lường các nhu cầu của ta so với các nhu cầu của người khác.
Chúng tôi nhất định ý thức rằng mọi sự đều có cái giá của nó và cái giá này đôi khi rất cao, đem tác hại lại cho nhiều người khác. Nhờ ý thức ấy, chúng tôi nhất định bênh vực và cổ vũ tình liên đới và tình huynh đệ, trung thực coi trọng phẩm giá con người và các tương quan nhân bản hơn tiền bạc hay tương quan kinh tế.
VII. 4. Tình liên đới và tình huynh đệ giúp ta tìm tòi các ngả đường mới đầy tính sáng tạo cho sinh hoạt xí nghệp và việc sản xuất ra của cải vật chất.
Chúng tôi quyết cố gắng tái khuôn định sinh hoạt trong các xí nghiệp nặng về phục vụ cho nó hướng về ích chung, về các hình thức mới để phân phối sự trợ giúp, về tính hiếu khách hỗ tương, cũng như về tinh thần trách nhiệm có tính sáng tạo và tinh thần tham gia của mọi người.
VII.5. Người ta hay quan niệm một cách sai lầm rằng sự giầu có của người này tùy thuộc vào sự nghèo nàn của người kia, hay trong thương trường, người ta không thể thực hành được đạo đức cũng như các giá trị.
Chúng tôi cam kết cổ vũ sợi dây hiệp thông và sự tin cậy lẫn nhau giữa mọi người, và nhất định không cạnh tranh theo lối cắt cổ nhau như những cỗ máy kinh tế, trong sự tôn trọng đạo đức và các giá trị nhân bản.
VIII Các tương quan giáo dục
Giáo dục là mối tương quan nhằm đào tạo toàn diện con người, coi việc đào tạo này như một hàm số của ơn gọi tối hậu nơi họ và như một thiện ích cho gia đình và xã hội. Giáo dục đem lại cho con người những khí cụ và kỹ năng cần thiết để họ tác động một cách tích cực lên cuộc sống họ, cuộc sống người khác và xã hội nói chung.
VIII.1. Việc giáo dục con người không được giản lược hay cục bộ, mà phải toàn bộ, phải bao hàm việc chăm lo và tôn trọng mọi chiều kích của con người nhân bản (thể lý, tâm lý và tâm linh).
Chúng tôi cam kết luôn tập chú các hành động giáo dục của chúng tôi vào việc hỗ trợ và thăng tiến năng khiếu của người khác để họ thoả mãn các nguyện vọng bản thân muốn tự hoàn thiện chính mình.
VIII.2. Trước hết, giáo dục phải phát triển khả năng nhập định (ecstasy) của con người, tức khả năng vuợt trên chính mình để thiết lập tương quan với người khác.
Chúng tôi luôn cam kết biến lòng đại lượng thành phương tiện và mục đích cho các hành động giáo dục của chúng tôi, và xác tín rằng về phương diện này, gương sáng của nhà giáo dục luôn luôn hữu hiệu, còn hữu hiệu hơn cả lời nói và kỷ luật mà họ vốn giảng dạy.
VIII.3. Việc giáo dục chính thức là một quyền lợi và phải được bảo đảm, không có bất cứ sự kỳ thị nào.
Chúng tôi cam kết cổ vũ cho mọi trẻ em và thiếu niên có quyền được ghi danh tại các trường học, nhất là các trẻ em và thiếu niên ít được bảo vệ hơn cả trong xã hội. Hơn nữa, chúng tôi ủng hộ mọi cố gắng nhằm giảm thiểu nạn thất học của người lớn tại bất cứ nơi nào. Chúng tôi cam kết bảo đảm nền giáo dục thật sự nhân bản, có tính khoa học và có đặc tính liên đới. Chúng tôi biết rõ: nhờ việc giáo dục các trẻ em của ngày hôm nay, chúng tôi sẽ ngăn cản được nạn kỳ thị chống lại những người lớn của ngày hôm mai.
VIII.4. Giáo dục vốn là nhiệm vụ của gia đình, của trường học và của xã hội nói chung. Tất cả những người trưởng thành nào làm gương mẫu và hành động như những điểm qui chiếu đều đáng được biết ơn và tôn kính vì các cố gắng của họ, những cố gắng được coi như biểu hiện chân chính của một tình yêu quảng đại.
Chúng tôi cam kết đánh giá thích đáng nền giáo dục và quyết tâm hành động với tinh thần trách nhiệm thực sự, với tinh thần tự hiến và biết ơn thực sự, mỗi người mỗi chấp nhận một trách nhiệm xứng hợp với mình bằng một tinh thần tự hiến và biết ơn chân chính và không tiếm đoạt vai trò thiết yếu của gia đình.
VIII.5. Việc học tập nghiên cứu của người ta phải phục vụ việc đào luyện và định hướng các giá trị nền tảng, chứ không phải chỉ để chuẩn bị cho họ biết sử dụng kỹ thuật và thoả mãn các nhu cầu vật chất của xã hội. Chính vì lý do đó, mỗi người đều có nhiệm vụ phải chọn một ngành chủ điểm (major) dưới nhãn quan ơn gọi riêng của mình.
Chúng tôi nhất quyết tìm cho được một sự quân bình thích đáng giữa các ngành học nhân văn và ngành khoa học kỹ thuật, và cổ vũ ngành nghiên cứu đại học biết chú tâm tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang gây ảnh hưởng đối với con người nhân bản, biết lưu tâm và đánh giá việc đào luyện họ chứ không phải chỉ là kiến thức của họ, biết giúp họ khám phá ra ơn gọi chân chính của họ cả về phương diện bản thân lẫn phương diện xã hội.
VIII.6. Việc cạnh tranh thái quá ở các ngành học thuật có thể tác hại tới tinh thần giáo dục, khiến các sinh viên chỉ biết trân quí thành quả cá nhân và nhu cầu phải luôn đứng đầu lớp học.
Chúng tôi muốn cổ vũ việc hợp tác và tinh thần đồng đội tại các ngành học thuật, là những điều đem lại lợi ích cho mọi người về lâu về dài.
VIII.7. Mọi người đều có nhịp tiến, phong thái và phương tiện học tập khác nhau; có những người cảm thấy bản thân mình gặp nhiều khó khăn, có thể khiến mình nản lòng mà bỏ trường, bỏ học.
Chúng tôi cam kết thay đổi con người cạnh tranh thành con người biết đoàn kết với người khác, biết giúp đỡ bất cứ ai đang gặp khó khăn trong sinh hoạt học thuật hay trong các lãnh vực khác, biết giúp họ một tay để họ tiếp tục cố gắng vươn tới các mục tiêu của họ.
VIII.8. Chúa Kitô đã nâng lòng quảng đại của mọi vị thầy vĩ đại lên bậc siêu phàm, bằng cách tự hiến mạng sống mình cho các môn đệ. Quan điểm của Người về con người nhân bản đáng được coi như một chương trình sống chân chính giúp ta có được một mối tương quan sâu sắc và đáng tin tưởng với người lân cận.
Trong công việc giáo dục, chúng tôi cam kết sống các thái độ của chính con người Chúa Kitô. Chúng tôi trân quí mọi cố gắng nghiên cứu và tìm tòi tư tưởng của Người, như mọi tư tưởng gia từng góp phần phong phú hóa nhân loại đã thực hiện.
IX Mạng lưới truyền thông
Truyền thông, dưới man vàn hình thức, là hành động hỗ tương bắt đầu và kết thúc ở việc hiệp thông giữa con người với nhau (như nguyên ngữ đã chứng tỏ: nó ghép bởi chữ “cum”nghĩa là với nhau, và “munus” nghĩa là trói buộc, nợ nần, hiến tặng). Kỹ thuật tin học, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, liên mạng, các mạng lưới kết giao xã hội, truyền thông di động và quảng cáo chính là các vấn đề nền tảng.
IX. 1. Thông tin đòi phải nói sự thật và trong sáng ở mọi bình diện, chống lại mọi kiểu thao túng và biến mọi sự thành dụng cụ, phương tiện.
Chúng tôi cam kết tìm kiếm chân lý trong mọi hình thức truyền thông, tránh việc nói láo và tinh thần vị kỷ. Mặt khác, chúng tôi tin rằng chân lý phải luôn liên kết với bác ái, không phải chỉ trong nội dung mà còn trong cả cách chúng ta phát biểu nữa.
IX. 2. Cung cấp và tiếp nhận thông tin là một bổn phận (người ta không thể che dấu tin tức để gây ảnh hưởng trên ý kiến và quyết định của người khác), và là một nhân quyền (mọi người có quyền được phát biểu ý kiến của mình với lòng kính trọng lẫn nhau).
Chúng tôi cam đoan bảo vệ tự do ngôn luận và tự do phát biểu ý kiến, miễn là phải kính trọng người khác, không để mình sa vào cám dỗ muốn kiểm soát việc thông tin và lương tâm người khác, một việc kiểm soát hoàn toàn do ham muốn quyền lực thúc đẩy.
IX.3. Các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn là các dụng cụ quan trọng để phát triển con người, phải ở trong tầm tay của mọi người để bảo đảm việc hiện hữu của nhiều quan điểm khác nhau nhưng hợp đạo đức.
Chúng tôi cam kết cổ vũ việc quản trị có trách nhiệm các phương tiện kỹ thuật hiện có, để biến chúng thành vừa tầm tay của mọi người và có khả năng chu toàn chức năng xây dựng các mối tương quan của chúng, và tích cực bồi đắp con người chứ không tạo ra rào cản và chia rẽ.
IX. 4. Một số khía cạnh trong việc sử dụng truyền hình, vi tính, điện thoại và liên mạng đang gây hại tới phẩm chất sự sống. Chúng ta nghĩ chúng ta đang kiểm soát các phương tiện truyền thông này, nhưng trên thực tế, chúng thường giam hãm ta trong bối cảnh các sứ điệp trống rỗng và hời hợt.
Chúng tôi nhất quyết sử dụng một cách có trách nhiệm và phê phán các phương tiện truyền thông, không để chúng nô dịch hóa chúng tôi, nhưng cho phép chúng phục vụ các mục tiêu bản thân và xã hội của chúng tôi.
X Môi trường
Thiên nhiên tối cần thiết cho sự sống nhân bản, và phải được bảo vệ cũng như chăm sóc một cách có trách nhiệm, được duy trì và tái tạo để các thế hệ tương lai được thừa hưởng.
X. 1. Điều thiết yếu là phải chăm sóc thiên nhiên, tránh phí phạm và khai thác bừa bãi các tài nguyên của nó.
Chúng tôi cam kết bảo vệ môi trường bằng cách khôn ngoan sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng mọi phương tiện hiện có để các hoạt động của chúng tôi góp phần cổ vũ sự sống còn của thiên nhiên.
X. 2. Mọi người chúng ta đều có quyền sống trong một nơi chốn sạch sẽ và an toàn; hơn nữa, tất cả chúng ta đều có bổn phận cổ vũ điều đó.
Chúng tôi cam kết ngăn chặn việc ô nhiễm hệ sinh thái, quản lý thích đáng các chất thải do chúng tôi tạo ra, và trở thành những người bênh vực một môi trường lành mạnh cho tất cả mọi người.
X. 3. Cần có thoả thuận giữa các lực lượng chính trị và kinh tế của mọi quốc gia để cổ vũ việc phát triển chừng mực nghĩa là biết sử dụng các tiềm năng của ta mà không gây hại tới phúc lợi của hành tinh. Chúng tôi đề nghị phải tìm ra những giải pháp thích hợp để bảo đảm sự phát triển có chừng mực và công bình đem ích lợi lại cho hành tinh này.
X. 4. Phần lớn các tác hại mà con người đem đến cho thiên nhiên đều do việc sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên.
Chúng tôi cam kết tránh không sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và cương quyết cổ vũ một nền văn hóa biết tông trọng môi trường bằng đối thoại và truyền thông.
X. 5. Mọi sinhvật đều đáng được tôn trọng. Chúng tôi lãnh trách nhiệm tôn trọng mọi sinh vật và cổ vũ việc bảo vệ chúng.
Kết luận
Chúng tôi cảm thấy thoả mãn và vô cùng biết ơn vì sự kiện bản Đại Hiến Chương này đã được công bố tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc đúng 30 năm sau ngày định chế nổi tiếng này được nghe tiếng nói của vị Sáng Lập ra phong trào Tuổi Trẻ Idente, Fernando Rielo Pardal. Bản văn này sẽ mãi mãi sinh động, với công trình suy tư và nghiên cứu liên tục. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều thế hệ tuổi trẻ tương lai sẽ đóng góp các kinh nghiệm phong phú cũng như sự nhạy cảm của họ vào những dòng này, được khai sinh hôm nay như một tiếng kêu hy vọng của những con người vốn là niềm hy vọng của thế giới.
Con người có đặc điểm cần hiệp thông với người khác hầu có thể tạo ra một cộng đồng rộng lớn hơn, trong đó, mọi người đều có thể đóng góp cho ích chung và được hưởng nhờ ích chung ấy; và tạo ra một sự thiện cao hơn sự thiện mà mọi người có thể thực hiện theo khả năng cá nhân của mình. Ích chung, vì trước nhất là “một sự thiện có tương quan” và là một sự thiện của hiệp thông, nên từ bản chất đòi phải có sự tham gia rộng rãi, một sự tham gia tự do và có trách nhiệm, bởi mọi người trong cộng đồng; nó cũng đòi một thẩm quyền có khả năng thống nhất hóa và điều hướng năng lực của mọi người, không phải một cách độc đoán mà bằng tinh thần phục vụ chân chính.
V. 1. Thẩm quyền chính trị, trong mọi biểu hiện của nó, phải đặt căn bản trên tinh thần phục vụ chân chính, và thế giá luân lý.
Chúng tôi cam kết thi hành các trách vụ của mình trong xã hội một cách luôn biết bảo vệ quyền lợi người khác bằng một tinh thần trách nhiệm thực sự. Chúng tôi cũng tin rằng cần phải biết ơn những người biết sử dụng tốt quyền hành của mình, nhất là khi việc sử dụng ấy bao hàm một phục vụ khó khăn, không được ai đánh giá.
V. 2. Vì xã hội chính trị thuộc về mọi người, mặc dù một số người được bầu làm nhà cai trị, nên mọi người đều có quyền tham dự vào các quyết định tập thể. Mặt khác, việc tham dự này cũng là một bổn phận: ta phải dự phần bao nhiêu có thể vào sinh hoạt của cộng đồng với ý hướng trách nhiệm.
Chúng tôi cam kết trở thành tác nhân tích cực trong việc thay đổi các môi trường nơi chúng tôi sinh sống, bằng cách không chỉ phê bình, nhưng đúng hơn đề nghị ra các giải pháp xây dựng trong mọi lãnh vực. Chúng tôi đặt mục tiêu cổ vũ dân chủ bên trong các tổ chức chính trị để hỗ trợ cơ hội thăng tiến cho người trẻ dựa trên việc làm của họ. Chúng tôi cố gắng tạo không gian cho việc tham gia chân chính và cổ vũ trách nhiệm chung trong mọi việc liên quan tới sinh hoạt chung. Theo ý hướng này, chúng tôi trân qúi dân chủ như hình thức cai trị có tính tham gia hơn hết.
V. 3. Các định chế tự bản chất không phải là một cùng đích, nhưng đúng hơn, chúng phải được qui hướng vào việc thực hiện ích chung, vào việc tôn trọng và phát huy các giá trị nhân bản chủ yếu, luôn liên kết với trách nhiệm luân lý và việc phục vụ cộng đồng. Chúng tôi tin rằng hơn bất cứ nghề nghiệp nào khác, chính trị là biểu thức của tình yêu tận tụy phục vụ người khác.
Chúng tôi tin rằng các thực thể chính trị không được xâm phạm tự do cá nhân và tự do cộng đồng, đúng hơn phải hành xử theo cái nhìn của nguyên tắc phụ đới.
VI. Việc Làm
Việc làm không chỉ là một sinh hoạt không thể tránh né, một sinh hoạt có mục đích bảo đảm sự sinh tồn của con người nhân bản, mà nó còn đem vào cuộc sống cả một thế giới các mối tương quan bản thân và xã hội vốn có ảnh hưởng đối với phúc lợi mọi người và sự tăng trưởng có tính bản thân của mỗi cá nhân.
VI. 1. Việc làm phát huy phẩm giá con người nhân bản và sự tích nhập của họ vào lòng xã hội.
Ở bất cứ nơi nào, chúng tôi cũng nhất quyết tìm cách giúp người ta tìm được một việc làm xứng đáng, phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ.
VI.2. Việc làm không phải chỉ là một dịch vụ, nó còn là một ơn phúc làm phong phú hơn tình đồng loại. Việc làm không phải là một món hàng để trao đổi, nhưng nó phải bảo đảm quyền được đền bù thích đáng.
Chúng tôi tìm cách cổ vũ tại nơi làm việc một ý thức biết ơn đối với những người thực hiện công việc, dù họ được trả tiền để làm công việc ấy, vì giá trị của con người và hoạt động của họ không thể đo bằng mức lương họ kiếm được hay chức vụ họ nắm giữ.
VI.3. Việc làm là một phục dịch, để mọi người, chứ không phải chỉ là gia đình tôi và tôi, có thể được cung cấp những sản phẩm cần thiết.
Chúng tôi cam kết cổ vũ một tinh thần phục dịch trong môi trường làm việc của mình, tránh quan điểm duy cá nhân. Chúng tôi bác bỏ việc mưu cầu bất cứ sự thăng tiến nghề nghiệp nào gây hại cho người khác.
VI.4. Việc làm là một hợp tác. Không thể thực hiện được bất cứ thành quả tích cực nào một cách chân chính nếu ta không làm việc như một đội ngũ và chia sẻ các kỹ năng, các khả năng cũng như các mục tiêu chung.
Chúng tôi cam kết cổ vũ các mối tương quan tích cực có tính liên bản ngã nơi làm việc, vì số giờ chúng tôi sống với các đồng nghiệp cũng bằng hay hơn số giờ chúng tôi sống với gia đình, bằng cách nhấn mạnh tới tình đồng hành hơn là công việc lặp đi lặp lại hay tranh đua toàn diện.
VI.5. Việc làm không thể là lý do giải thích đời sống ta. Nhiều lần, ta để mình chới với với việc làm tất bật và bị tràn ngập bởi các vấn đề liên miên, bởi những việc phải làm, những dự án phải hoàn tất.
Chúng tôi muốn sống và phát huy một lối nhìn nhân bản thật sự về việc làm, một lối nhìn không làm chúng tôi quên mất ơn gọi sâu xa nhất của mình; một lối nhìn giúp chúng tôi biết vui hưởng nơi này và lúc này, vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh, và những con người sống chung với chúng tôi.
VII Các tương quan kinh tế
Thế giới kinh tế bao gồm một loạt các mối tương quan có tính bản vị đối với đối tượng tức khắc của cuộc trao đổi của cải, chứ không hẳn mục tiêu sau cùng. Tương quan kinh tế quả có cấu trúc và giá trị riêng, nhưng chủ yếu nó vẫn là một hình thức tương quan liên bản vị.
VII.1. Của cải ta sở hữu là để chia sẻ với người, chứ không hẳn để hưởng thụ một cách vị kỷ theo cái nhìn duy vật và duy tiêu thụ chủ nghĩa về cuộc đời.
Chúng tôi cam kết sử dụng các của cải vật chất của mình một cách hợp đạo đức và phù hợp với các giá trị vốn vô tư liên kết chúng tôi, về phương diện xã hội và hợp đoàn, với việc phát triển kinh tế.
VII.2. Chúng ta phải liên kết việc phát triển kinhh tế với việc phát triển nhân bản: Sẽ không có phát triển kinh tế thực sự nếu nó làm hại các mối tương quan nhân bản.
Chúng tôi ủng hộ việc phổ biến các tiêu chuẩn lượng giá mới (về môi trường, về xã hội v.v…) nhằm liên kết việc phát triển kinh tế với việc phát triển nhân bản. Chúng tôi cũng ủng hộ việc tạo ra các thực thể kinh tế nhằm không những sản xuất ra của cải vật chất nhưng còn phát huy và mưu ích cho các mối tương quan liên bản ngã.
VII. 3. Nạn nghèo khổ cùng cực và việc tiêu thụ thái quá, phát sinh do việc phân phối không tốt các của cải cũng như sự bất bình đẳng về cơ hội, là một sự bất công. Tình yêu người lân cận đòi ta phải xem sét mức độ tiêu thụ cũng như các sở hữu vật chất hiện nay của ta. Nó cũng đòi ta phải cân lường các nhu cầu của ta so với các nhu cầu của người khác.
Chúng tôi nhất định ý thức rằng mọi sự đều có cái giá của nó và cái giá này đôi khi rất cao, đem tác hại lại cho nhiều người khác. Nhờ ý thức ấy, chúng tôi nhất định bênh vực và cổ vũ tình liên đới và tình huynh đệ, trung thực coi trọng phẩm giá con người và các tương quan nhân bản hơn tiền bạc hay tương quan kinh tế.
VII. 4. Tình liên đới và tình huynh đệ giúp ta tìm tòi các ngả đường mới đầy tính sáng tạo cho sinh hoạt xí nghệp và việc sản xuất ra của cải vật chất.
Chúng tôi quyết cố gắng tái khuôn định sinh hoạt trong các xí nghiệp nặng về phục vụ cho nó hướng về ích chung, về các hình thức mới để phân phối sự trợ giúp, về tính hiếu khách hỗ tương, cũng như về tinh thần trách nhiệm có tính sáng tạo và tinh thần tham gia của mọi người.
VII.5. Người ta hay quan niệm một cách sai lầm rằng sự giầu có của người này tùy thuộc vào sự nghèo nàn của người kia, hay trong thương trường, người ta không thể thực hành được đạo đức cũng như các giá trị.
Chúng tôi cam kết cổ vũ sợi dây hiệp thông và sự tin cậy lẫn nhau giữa mọi người, và nhất định không cạnh tranh theo lối cắt cổ nhau như những cỗ máy kinh tế, trong sự tôn trọng đạo đức và các giá trị nhân bản.
VIII Các tương quan giáo dục
Giáo dục là mối tương quan nhằm đào tạo toàn diện con người, coi việc đào tạo này như một hàm số của ơn gọi tối hậu nơi họ và như một thiện ích cho gia đình và xã hội. Giáo dục đem lại cho con người những khí cụ và kỹ năng cần thiết để họ tác động một cách tích cực lên cuộc sống họ, cuộc sống người khác và xã hội nói chung.
VIII.1. Việc giáo dục con người không được giản lược hay cục bộ, mà phải toàn bộ, phải bao hàm việc chăm lo và tôn trọng mọi chiều kích của con người nhân bản (thể lý, tâm lý và tâm linh).
Chúng tôi cam kết luôn tập chú các hành động giáo dục của chúng tôi vào việc hỗ trợ và thăng tiến năng khiếu của người khác để họ thoả mãn các nguyện vọng bản thân muốn tự hoàn thiện chính mình.
VIII.2. Trước hết, giáo dục phải phát triển khả năng nhập định (ecstasy) của con người, tức khả năng vuợt trên chính mình để thiết lập tương quan với người khác.
Chúng tôi luôn cam kết biến lòng đại lượng thành phương tiện và mục đích cho các hành động giáo dục của chúng tôi, và xác tín rằng về phương diện này, gương sáng của nhà giáo dục luôn luôn hữu hiệu, còn hữu hiệu hơn cả lời nói và kỷ luật mà họ vốn giảng dạy.
VIII.3. Việc giáo dục chính thức là một quyền lợi và phải được bảo đảm, không có bất cứ sự kỳ thị nào.
Chúng tôi cam kết cổ vũ cho mọi trẻ em và thiếu niên có quyền được ghi danh tại các trường học, nhất là các trẻ em và thiếu niên ít được bảo vệ hơn cả trong xã hội. Hơn nữa, chúng tôi ủng hộ mọi cố gắng nhằm giảm thiểu nạn thất học của người lớn tại bất cứ nơi nào. Chúng tôi cam kết bảo đảm nền giáo dục thật sự nhân bản, có tính khoa học và có đặc tính liên đới. Chúng tôi biết rõ: nhờ việc giáo dục các trẻ em của ngày hôm nay, chúng tôi sẽ ngăn cản được nạn kỳ thị chống lại những người lớn của ngày hôm mai.
VIII.4. Giáo dục vốn là nhiệm vụ của gia đình, của trường học và của xã hội nói chung. Tất cả những người trưởng thành nào làm gương mẫu và hành động như những điểm qui chiếu đều đáng được biết ơn và tôn kính vì các cố gắng của họ, những cố gắng được coi như biểu hiện chân chính của một tình yêu quảng đại.
Chúng tôi cam kết đánh giá thích đáng nền giáo dục và quyết tâm hành động với tinh thần trách nhiệm thực sự, với tinh thần tự hiến và biết ơn thực sự, mỗi người mỗi chấp nhận một trách nhiệm xứng hợp với mình bằng một tinh thần tự hiến và biết ơn chân chính và không tiếm đoạt vai trò thiết yếu của gia đình.
VIII.5. Việc học tập nghiên cứu của người ta phải phục vụ việc đào luyện và định hướng các giá trị nền tảng, chứ không phải chỉ để chuẩn bị cho họ biết sử dụng kỹ thuật và thoả mãn các nhu cầu vật chất của xã hội. Chính vì lý do đó, mỗi người đều có nhiệm vụ phải chọn một ngành chủ điểm (major) dưới nhãn quan ơn gọi riêng của mình.
Chúng tôi nhất quyết tìm cho được một sự quân bình thích đáng giữa các ngành học nhân văn và ngành khoa học kỹ thuật, và cổ vũ ngành nghiên cứu đại học biết chú tâm tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang gây ảnh hưởng đối với con người nhân bản, biết lưu tâm và đánh giá việc đào luyện họ chứ không phải chỉ là kiến thức của họ, biết giúp họ khám phá ra ơn gọi chân chính của họ cả về phương diện bản thân lẫn phương diện xã hội.
VIII.6. Việc cạnh tranh thái quá ở các ngành học thuật có thể tác hại tới tinh thần giáo dục, khiến các sinh viên chỉ biết trân quí thành quả cá nhân và nhu cầu phải luôn đứng đầu lớp học.
Chúng tôi muốn cổ vũ việc hợp tác và tinh thần đồng đội tại các ngành học thuật, là những điều đem lại lợi ích cho mọi người về lâu về dài.
VIII.7. Mọi người đều có nhịp tiến, phong thái và phương tiện học tập khác nhau; có những người cảm thấy bản thân mình gặp nhiều khó khăn, có thể khiến mình nản lòng mà bỏ trường, bỏ học.
Chúng tôi cam kết thay đổi con người cạnh tranh thành con người biết đoàn kết với người khác, biết giúp đỡ bất cứ ai đang gặp khó khăn trong sinh hoạt học thuật hay trong các lãnh vực khác, biết giúp họ một tay để họ tiếp tục cố gắng vươn tới các mục tiêu của họ.
VIII.8. Chúa Kitô đã nâng lòng quảng đại của mọi vị thầy vĩ đại lên bậc siêu phàm, bằng cách tự hiến mạng sống mình cho các môn đệ. Quan điểm của Người về con người nhân bản đáng được coi như một chương trình sống chân chính giúp ta có được một mối tương quan sâu sắc và đáng tin tưởng với người lân cận.
Trong công việc giáo dục, chúng tôi cam kết sống các thái độ của chính con người Chúa Kitô. Chúng tôi trân quí mọi cố gắng nghiên cứu và tìm tòi tư tưởng của Người, như mọi tư tưởng gia từng góp phần phong phú hóa nhân loại đã thực hiện.
IX Mạng lưới truyền thông
Truyền thông, dưới man vàn hình thức, là hành động hỗ tương bắt đầu và kết thúc ở việc hiệp thông giữa con người với nhau (như nguyên ngữ đã chứng tỏ: nó ghép bởi chữ “cum”nghĩa là với nhau, và “munus” nghĩa là trói buộc, nợ nần, hiến tặng). Kỹ thuật tin học, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, liên mạng, các mạng lưới kết giao xã hội, truyền thông di động và quảng cáo chính là các vấn đề nền tảng.
IX. 1. Thông tin đòi phải nói sự thật và trong sáng ở mọi bình diện, chống lại mọi kiểu thao túng và biến mọi sự thành dụng cụ, phương tiện.
Chúng tôi cam kết tìm kiếm chân lý trong mọi hình thức truyền thông, tránh việc nói láo và tinh thần vị kỷ. Mặt khác, chúng tôi tin rằng chân lý phải luôn liên kết với bác ái, không phải chỉ trong nội dung mà còn trong cả cách chúng ta phát biểu nữa.
IX. 2. Cung cấp và tiếp nhận thông tin là một bổn phận (người ta không thể che dấu tin tức để gây ảnh hưởng trên ý kiến và quyết định của người khác), và là một nhân quyền (mọi người có quyền được phát biểu ý kiến của mình với lòng kính trọng lẫn nhau).
Chúng tôi cam đoan bảo vệ tự do ngôn luận và tự do phát biểu ý kiến, miễn là phải kính trọng người khác, không để mình sa vào cám dỗ muốn kiểm soát việc thông tin và lương tâm người khác, một việc kiểm soát hoàn toàn do ham muốn quyền lực thúc đẩy.
IX.3. Các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn là các dụng cụ quan trọng để phát triển con người, phải ở trong tầm tay của mọi người để bảo đảm việc hiện hữu của nhiều quan điểm khác nhau nhưng hợp đạo đức.
Chúng tôi cam kết cổ vũ việc quản trị có trách nhiệm các phương tiện kỹ thuật hiện có, để biến chúng thành vừa tầm tay của mọi người và có khả năng chu toàn chức năng xây dựng các mối tương quan của chúng, và tích cực bồi đắp con người chứ không tạo ra rào cản và chia rẽ.
IX. 4. Một số khía cạnh trong việc sử dụng truyền hình, vi tính, điện thoại và liên mạng đang gây hại tới phẩm chất sự sống. Chúng ta nghĩ chúng ta đang kiểm soát các phương tiện truyền thông này, nhưng trên thực tế, chúng thường giam hãm ta trong bối cảnh các sứ điệp trống rỗng và hời hợt.
Chúng tôi nhất quyết sử dụng một cách có trách nhiệm và phê phán các phương tiện truyền thông, không để chúng nô dịch hóa chúng tôi, nhưng cho phép chúng phục vụ các mục tiêu bản thân và xã hội của chúng tôi.
X Môi trường
Thiên nhiên tối cần thiết cho sự sống nhân bản, và phải được bảo vệ cũng như chăm sóc một cách có trách nhiệm, được duy trì và tái tạo để các thế hệ tương lai được thừa hưởng.
X. 1. Điều thiết yếu là phải chăm sóc thiên nhiên, tránh phí phạm và khai thác bừa bãi các tài nguyên của nó.
Chúng tôi cam kết bảo vệ môi trường bằng cách khôn ngoan sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng mọi phương tiện hiện có để các hoạt động của chúng tôi góp phần cổ vũ sự sống còn của thiên nhiên.
X. 2. Mọi người chúng ta đều có quyền sống trong một nơi chốn sạch sẽ và an toàn; hơn nữa, tất cả chúng ta đều có bổn phận cổ vũ điều đó.
Chúng tôi cam kết ngăn chặn việc ô nhiễm hệ sinh thái, quản lý thích đáng các chất thải do chúng tôi tạo ra, và trở thành những người bênh vực một môi trường lành mạnh cho tất cả mọi người.
X. 3. Cần có thoả thuận giữa các lực lượng chính trị và kinh tế của mọi quốc gia để cổ vũ việc phát triển chừng mực nghĩa là biết sử dụng các tiềm năng của ta mà không gây hại tới phúc lợi của hành tinh. Chúng tôi đề nghị phải tìm ra những giải pháp thích hợp để bảo đảm sự phát triển có chừng mực và công bình đem ích lợi lại cho hành tinh này.
X. 4. Phần lớn các tác hại mà con người đem đến cho thiên nhiên đều do việc sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên.
Chúng tôi cam kết tránh không sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và cương quyết cổ vũ một nền văn hóa biết tông trọng môi trường bằng đối thoại và truyền thông.
X. 5. Mọi sinhvật đều đáng được tôn trọng. Chúng tôi lãnh trách nhiệm tôn trọng mọi sinh vật và cổ vũ việc bảo vệ chúng.
Kết luận
Chúng tôi cảm thấy thoả mãn và vô cùng biết ơn vì sự kiện bản Đại Hiến Chương này đã được công bố tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc đúng 30 năm sau ngày định chế nổi tiếng này được nghe tiếng nói của vị Sáng Lập ra phong trào Tuổi Trẻ Idente, Fernando Rielo Pardal. Bản văn này sẽ mãi mãi sinh động, với công trình suy tư và nghiên cứu liên tục. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều thế hệ tuổi trẻ tương lai sẽ đóng góp các kinh nghiệm phong phú cũng như sự nhạy cảm của họ vào những dòng này, được khai sinh hôm nay như một tiếng kêu hy vọng của những con người vốn là niềm hy vọng của thế giới.
Roma lạc quan dè dặt với Bắc Kinh
Pt Huỳnh Mai Trác
07:34 23/08/2010
Ở Vatican, mọi người tỏ ra lạc quan với nhiều dè dặt về việc bổ nhiệm các Gíam mục với sự đồng thuận của Roma và Bắc Kinh, tuy vậy mọi thay đổi cứng rắn như cũ cũng có thể xẩy ra từ phía Bắc Kinh.
Những nhà ngoại giao của Tòa Thánh biết rằng giải pháp như vậy chưa phải là tốt cho Giáo Hội cũng như tự do tín ngưỡng ở Trung quốc, bởi vì không có một văn kiện nào và người ta cũng không thể đoán trước những gì sẽ xẩy ra.
Nổi lo lắng nhiều của Tòa Thánh là Chính quyền Trung quốc luôn có ý hướng thực hiện quan điểm về tôn giáo trong quá khứ là bắt buộc người Công Giáo Trung quốc tách rời khỏi Tòa Thánh Vatican và gia nhập “Giáo Hội Yêu Nước”với những Giám mục do nhà nước Trung quốc chỉ định.
Nhưng những nhà ngoại giao Tòa Thánh Vatican ước đoán rằng sự thay đổi của Trung quốc có tích cách thực dụng. Bởi vì người Công Giáo Trung quốc không đi theo các Giám mục do nhà nước chỉ định nếu không có sự đồng thuận của Tòa Thánh. Những Giám mục do nhà nước chỉ định mà không có sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng thì bị các tín hữu tẩy chay và tránh né không lên rước lễ từ tay các vị ấy, đó là lời của Ren Yanl ở Roma.
“Nhà nước biết rỏ điều đó và họ muốn những Giám mục và linh mục phải được dân chúng kính trọng và không phải là những công chức bị cô lập nên có sự đồng thuận của Đức Giáo Hoàng là cần thiết.
“Bởi vậy việc thành lập một Giáo Hội độc lập tách rời khỏi Vatican và tách rời Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo được đình hoản..
Bởi vậy có một số người khác của Giáo Hội tỏ ra bi quan với những biến chuyển của nhà nước Trung quốc trái lại chỉ lạc quan dè dặt với những nhà ngoại giao Vatican.
Trong những người tỏ ra bi quan có Đưc Hồng y Zen thuộc Dòng Salésien như Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Tổng Trương Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, đã nhiều lần nêu những bất đồng ý kiến với ngài.
Những ý kiến trái ngược cũng được các báo quốc tế rất thông thạo các vấn đề về Trung quốc nêu lên như Tờ báo “30 Ngày”, rất gần gủi với vấn đề ngoại giao của Vatican và tờ báo “Asia News” do LM Bernado Cervellera của Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo.
LM Cervellera đưa ra nhửng lý lẽ để ngờ vực là Trung quốc chưa thành thực mở rộng tự do cho người Công Giáo ở Trung quôc. Không chỉ những Giám mục “hầm trú “ không được tự do thi hành mục vụ mà đến cả những Giám mục được sự đồng thuận của Vatican và Bắc Kinh cũng bị hạn chế. Như vậy các Giám mục phải tuân chỉ cả hai quyền lực, của Tòa Thánh và của Nhà nước, nhưng Nhà nước dành lấy quyền quyết định trong những vấn đề thuộc đặc quyền riêng của Giáo Hội.
Bởi vậy có sự căng thẳng giữa hai thành phần của Giáo Hội Trung quốc: Giáo Hội “thầm lẵng” và “Giáo Hội quốc doanh”. Bức tông thư của Đức Bênêđictô XVI viết năm 2007 gởỉ người Công giáo Trung quốc làm cho chính quyền khó chịu và họ quyết khai thác sự chia rẻ để hưởng lợi. Bức tông thư này luôn bị cấm và phổ biến một cách khó khăn.
Bởi vậy Tòa Thánh nghiên cứu rất kỷ càng những diển biến chính trị và cân nhắc từng chữ, cho nên nhiều thành viên của Giáo Hội thầm lặng than phiền là họ bị Tòa Thánh Vatican” “ bỏ quên”, ví dụ Tòa thánh Vatican ít khi lên tiếng đòi hỏi chính quyền trả tự do cho những người công giáo Trung hoa bị cầm tù.
Có hai Giám mục “hằm trú” bị mất tích trong nhiều năm qua: Đức Giám mục Baoding Su Zhimin và Đức Giám mục Yixian SHI Enxiang.
Ngày 7 tháng 7 vừa qua, Đức Cha Jia Zhiguo, Giám mục “hầm trú” ở Zhending, được thả ra sau 15 tháng bị công an giam giử. Đức Hồng Y Ivan Dias chủ tịch H9oi đồng Truyền Giáo gơỉ đến cho ngài một bức thư chào mừng ngày trở về “tiếp tục công việc mục vụ”.
Và Cha Cervellera bình luận: “ Có thể Đức Hồng Y Dias nghĩ rằng chưa phải lúc viết thêm” bị cầm tù hay biệt giam” để thế giới biết là vị này không phải đi nghỉ hè trở về, nhưng là bị tước đoạt quyền thi hành mục vụ trong một thời gian. (nguồn tin:Chiesa}
Những nhà ngoại giao của Tòa Thánh biết rằng giải pháp như vậy chưa phải là tốt cho Giáo Hội cũng như tự do tín ngưỡng ở Trung quốc, bởi vì không có một văn kiện nào và người ta cũng không thể đoán trước những gì sẽ xẩy ra.
Nổi lo lắng nhiều của Tòa Thánh là Chính quyền Trung quốc luôn có ý hướng thực hiện quan điểm về tôn giáo trong quá khứ là bắt buộc người Công Giáo Trung quốc tách rời khỏi Tòa Thánh Vatican và gia nhập “Giáo Hội Yêu Nước”với những Giám mục do nhà nước Trung quốc chỉ định.
Nhưng những nhà ngoại giao Tòa Thánh Vatican ước đoán rằng sự thay đổi của Trung quốc có tích cách thực dụng. Bởi vì người Công Giáo Trung quốc không đi theo các Giám mục do nhà nước chỉ định nếu không có sự đồng thuận của Tòa Thánh. Những Giám mục do nhà nước chỉ định mà không có sự bổ nhiệm của Đức Giáo Hoàng thì bị các tín hữu tẩy chay và tránh né không lên rước lễ từ tay các vị ấy, đó là lời của Ren Yanl ở Roma.
“Nhà nước biết rỏ điều đó và họ muốn những Giám mục và linh mục phải được dân chúng kính trọng và không phải là những công chức bị cô lập nên có sự đồng thuận của Đức Giáo Hoàng là cần thiết.
“Bởi vậy việc thành lập một Giáo Hội độc lập tách rời khỏi Vatican và tách rời Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo được đình hoản..
Bởi vậy có một số người khác của Giáo Hội tỏ ra bi quan với những biến chuyển của nhà nước Trung quốc trái lại chỉ lạc quan dè dặt với những nhà ngoại giao Vatican.
Trong những người tỏ ra bi quan có Đưc Hồng y Zen thuộc Dòng Salésien như Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Tổng Trương Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, đã nhiều lần nêu những bất đồng ý kiến với ngài.
Những ý kiến trái ngược cũng được các báo quốc tế rất thông thạo các vấn đề về Trung quốc nêu lên như Tờ báo “30 Ngày”, rất gần gủi với vấn đề ngoại giao của Vatican và tờ báo “Asia News” do LM Bernado Cervellera của Viện Giáo Hoàng Truyền Giáo.
LM Cervellera đưa ra nhửng lý lẽ để ngờ vực là Trung quốc chưa thành thực mở rộng tự do cho người Công Giáo ở Trung quôc. Không chỉ những Giám mục “hầm trú “ không được tự do thi hành mục vụ mà đến cả những Giám mục được sự đồng thuận của Vatican và Bắc Kinh cũng bị hạn chế. Như vậy các Giám mục phải tuân chỉ cả hai quyền lực, của Tòa Thánh và của Nhà nước, nhưng Nhà nước dành lấy quyền quyết định trong những vấn đề thuộc đặc quyền riêng của Giáo Hội.
Bởi vậy có sự căng thẳng giữa hai thành phần của Giáo Hội Trung quốc: Giáo Hội “thầm lẵng” và “Giáo Hội quốc doanh”. Bức tông thư của Đức Bênêđictô XVI viết năm 2007 gởỉ người Công giáo Trung quốc làm cho chính quyền khó chịu và họ quyết khai thác sự chia rẻ để hưởng lợi. Bức tông thư này luôn bị cấm và phổ biến một cách khó khăn.
Bởi vậy Tòa Thánh nghiên cứu rất kỷ càng những diển biến chính trị và cân nhắc từng chữ, cho nên nhiều thành viên của Giáo Hội thầm lặng than phiền là họ bị Tòa Thánh Vatican” “ bỏ quên”, ví dụ Tòa thánh Vatican ít khi lên tiếng đòi hỏi chính quyền trả tự do cho những người công giáo Trung hoa bị cầm tù.
Có hai Giám mục “hằm trú” bị mất tích trong nhiều năm qua: Đức Giám mục Baoding Su Zhimin và Đức Giám mục Yixian SHI Enxiang.
Ngày 7 tháng 7 vừa qua, Đức Cha Jia Zhiguo, Giám mục “hầm trú” ở Zhending, được thả ra sau 15 tháng bị công an giam giử. Đức Hồng Y Ivan Dias chủ tịch H9oi đồng Truyền Giáo gơỉ đến cho ngài một bức thư chào mừng ngày trở về “tiếp tục công việc mục vụ”.
Và Cha Cervellera bình luận: “ Có thể Đức Hồng Y Dias nghĩ rằng chưa phải lúc viết thêm” bị cầm tù hay biệt giam” để thế giới biết là vị này không phải đi nghỉ hè trở về, nhưng là bị tước đoạt quyền thi hành mục vụ trong một thời gian. (nguồn tin:Chiesa}
Đại Hội Truyền Giáo Á Châu được tổ chức ở Hàn Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
11:17 23/08/2010
Đại Hội Truyền Giáo Á Châu được tổ chức ở Hàn Quốc
Vatican City (CNA) – Từ ngày 31/8/2010 tới đây, hàng trăm đại diện của các tổ chức Công Giáo ở Á Châu sẽ đáp xuống thành phố thủ đô Hàn Quốc để dự Đại hội về nghiên cứu truyền giáo trên lục địa Á Châu.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân cho hay rằng Đại hội Giáo Dân Công Giáo Á Châu sẽ được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 31 Tháng Tám đến 5 tháng Chín với chủ đề "Loan báo Chúa Giêsu Kitô ở Á Châu ngày nay". Đại hội sẽ quy tụ 400 tham dự viên đến với nhau, gồm các đại diện và các giám mục đến từ 20 quốc gia thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu và các đại biểu từ 35 hiệp hội, phong trào và cộng đoàn giáo dân Công Giáo Á Châu khác.
Theo một tuyên bố thông qua Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican, sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân nhằm thắt chặt mối quan hệ của Giáo hội địa phương với Rôma.
Tuyên bố cho hay: "Quyết định chú trọng vào châu Á thể hiện mối quan tâm truyền giáo đối với lục địa mà... giờ đang nổi lên như người đóng vai trò chủ chốt trong thời đại của sự biến chuyển to lớn".
Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân lưu ý rằng sự lựa chọn để đăng cai tổ chức Đại hội ở Hàn Quốc "thể hiện sự quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với người giáo dân Công Giáo Á Châu, những người được kêu gọi là để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong sự hiệp thông với những mục tử của họ, và để công bố Tin Mừng Chúa Kitô như là quà tặng cứu độ phổ quát".
Đại hội sẽ đặt trọng tâm đặc biệt đến lịch sử Giáo Hội tại Á Châu cũng như những thách đố hiện nay đối với việc truyền giáo trong khu vực. Những bài thuyết trình, tham luận và thảo luận mở rộng sẽ xem xét nhiều yếu tố trong khuôn khổ này. Một số chủ đề sẽ được cập gồm việc huấn luyện giáo dân, chứng tá Kitô hữu trong xã hội, tự do tôn giáo và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Những kinh nghiệm của các phong trào và cộng đoàn đi tiên phong trong công cuộc truyền giáo cũng sẽ được trình bày trong suốt Đại Hội.
Vatican City (CNA) – Từ ngày 31/8/2010 tới đây, hàng trăm đại diện của các tổ chức Công Giáo ở Á Châu sẽ đáp xuống thành phố thủ đô Hàn Quốc để dự Đại hội về nghiên cứu truyền giáo trên lục địa Á Châu.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân cho hay rằng Đại hội Giáo Dân Công Giáo Á Châu sẽ được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 31 Tháng Tám đến 5 tháng Chín với chủ đề "Loan báo Chúa Giêsu Kitô ở Á Châu ngày nay". Đại hội sẽ quy tụ 400 tham dự viên đến với nhau, gồm các đại diện và các giám mục đến từ 20 quốc gia thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu và các đại biểu từ 35 hiệp hội, phong trào và cộng đoàn giáo dân Công Giáo Á Châu khác.
Theo một tuyên bố thông qua Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican, sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân nhằm thắt chặt mối quan hệ của Giáo hội địa phương với Rôma.
Tuyên bố cho hay: "Quyết định chú trọng vào châu Á thể hiện mối quan tâm truyền giáo đối với lục địa mà... giờ đang nổi lên như người đóng vai trò chủ chốt trong thời đại của sự biến chuyển to lớn".
Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân lưu ý rằng sự lựa chọn để đăng cai tổ chức Đại hội ở Hàn Quốc "thể hiện sự quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với người giáo dân Công Giáo Á Châu, những người được kêu gọi là để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong sự hiệp thông với những mục tử của họ, và để công bố Tin Mừng Chúa Kitô như là quà tặng cứu độ phổ quát".
Đại hội sẽ đặt trọng tâm đặc biệt đến lịch sử Giáo Hội tại Á Châu cũng như những thách đố hiện nay đối với việc truyền giáo trong khu vực. Những bài thuyết trình, tham luận và thảo luận mở rộng sẽ xem xét nhiều yếu tố trong khuôn khổ này. Một số chủ đề sẽ được cập gồm việc huấn luyện giáo dân, chứng tá Kitô hữu trong xã hội, tự do tôn giáo và vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội.
Những kinh nghiệm của các phong trào và cộng đoàn đi tiên phong trong công cuộc truyền giáo cũng sẽ được trình bày trong suốt Đại Hội.
“Chúa Giêsu thành Nazareth” Tập 2 của ĐTC Benedict XVI dự kiến phát hành vào Mùa Chay 2011.
Tiền Hô
15:00 23/08/2010
VATICAN, ngày 23 Tháng Tám năm 2010 (CNA/EWTN) - Đức Ông Giuseppe Costa - giám đốc Nhà xuất bản Vatican tuyên bố trên Đài phát thanh Vatican rằng, tập 2 quyển sách “Chúa Giêsu thành Nazareth” sẽ được xuất bản vào Tháng Ba năm 2011. Tập này, ĐTC viết về Mầu nhiệm Vượt Qua, do đó sẽ ra mắt vào dịp Mùa Chay.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài phát thanh Vatican, khi được hỏi về tập 2 này, Đức Ông Costa cho biết, nhà xuất bản hy vọng có thể phát hành nó vào ngày 13 tháng 3, để đánh dấu Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay. Đây là thời điểm là tuyệt vời vì quyển sách của Đức Giáo hoàng Benedict XVI tập trung vào Cuộc Khổ Nạn, Sự chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Đức Ông nói thêm, đã có 18 nhà biên tập khác nhau ký hợp đồng với Nhà xuất bản Vatican để xuất bản các ấn phẩm của tập sách này, và "chắc chắn" sẽ còn có thêm những người khác tìm tới. Ngày 15 Tháng Một năm 2011, Đức Ông nói rằng, nhiều nhà biên tập rất cần có bản văn trong tay để bắt đầu xuất bản tại các quốc gia.
Thông báo này được đưa ra giống như quyển sách trước của Đức Giáo Hoàng (khi ấy còn là hồng y), được trình bày tại một hội nghị ở Rimini, Ý. Đó là công trình hoàn tất đầu tiên của Đức Hồng Y Ratzinger, hoặc "opera omnia", được giới thiệu bởi Đức Giám mục Giáo phận Regensburg, Gerhard Muller, và giám đốc Trung tâm Quốc tế về Hiệp Thông và Giải Phóng, Roberto Fontolan, trong một phiên họp về Thần Học trong Phụng Vụ tại một cuộc đối thoại liên tôn ở Rimini, Ý.
Đức Ông Costa nói với Đài phát thanh Vatican rằng, công việc việc vừa hoàn tất này "không liên hệ đến những giáo huấn của Ngài trên cương vị là Giáo Hoàng, nhưng "tác phẩm này của Ngài, lời dạy của Ngài, các cuộc phỏng vấn của Ngài trên cương vị là một hồng y".
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài phát thanh Vatican, khi được hỏi về tập 2 này, Đức Ông Costa cho biết, nhà xuất bản hy vọng có thể phát hành nó vào ngày 13 tháng 3, để đánh dấu Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay. Đây là thời điểm là tuyệt vời vì quyển sách của Đức Giáo hoàng Benedict XVI tập trung vào Cuộc Khổ Nạn, Sự chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Đức Ông nói thêm, đã có 18 nhà biên tập khác nhau ký hợp đồng với Nhà xuất bản Vatican để xuất bản các ấn phẩm của tập sách này, và "chắc chắn" sẽ còn có thêm những người khác tìm tới. Ngày 15 Tháng Một năm 2011, Đức Ông nói rằng, nhiều nhà biên tập rất cần có bản văn trong tay để bắt đầu xuất bản tại các quốc gia.
Thông báo này được đưa ra giống như quyển sách trước của Đức Giáo Hoàng (khi ấy còn là hồng y), được trình bày tại một hội nghị ở Rimini, Ý. Đó là công trình hoàn tất đầu tiên của Đức Hồng Y Ratzinger, hoặc "opera omnia", được giới thiệu bởi Đức Giám mục Giáo phận Regensburg, Gerhard Muller, và giám đốc Trung tâm Quốc tế về Hiệp Thông và Giải Phóng, Roberto Fontolan, trong một phiên họp về Thần Học trong Phụng Vụ tại một cuộc đối thoại liên tôn ở Rimini, Ý.
Đức Ông Costa nói với Đài phát thanh Vatican rằng, công việc việc vừa hoàn tất này "không liên hệ đến những giáo huấn của Ngài trên cương vị là Giáo Hoàng, nhưng "tác phẩm này của Ngài, lời dạy của Ngài, các cuộc phỏng vấn của Ngài trên cương vị là một hồng y".
Nhà lãnh đạo Tây Tạng nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích Phật tử dấn thân theo con đường của Mẹ Têrêsa”.
Tiền Hô
15:03 23/08/2010
New Delhi (AsiaNews) - AsiaNews tiếp tục đăng những cách nhìn về Mẹ Têrêsa thành Calcutta, một vài ngày trước lễ sinh nhật của vị Chân Phước này vào ngày 26 Tháng Tám, do Dòng Thừa sai Bác ái tổ chức. Ông Samdhong Rinpoche, 71 tuổi, đã sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, khi ông chạy trốn khỏi Tây Tạng, do bị chính phủ Trung Cộng đàn áp. Ngày 29 tháng 7 năm 2001, ông được bầu làm thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, bởi những người đã chạy thoát khỏi Tây Tạng. Ông đã cho thấy tầm quan trọng của Mẹ Têrêsa trong Phật giáo Tây Tạng. Dưới đây cuộc phỏng vấn ngắn của ông dành cho AsiaNews:
Cách nhìn về Mẹ Têrêsa của Phật giáo Tây Tạng như thế nào?
Bà đại diện cho tình yêu không phân biệt và lòng từ bi dành cho cả nhân loại. Đối với Phật giáo Tây Tạng, Mẹ là hóa thân của Maha Karuna (từ bi vô lượng). Tình yêu thường ngày đều có một đối tượng: chúng ta yêu thương gia đình, bạn bè của chúng ta. .. Nhưng tình yêu của mẹ Têrêsa là tình yêu thiêng liêng cho tất cả mọi người. Và tình yêu của Mẹ đã được thể hiện thông qua sự phục vụ khiêm nhường. Mẹ Têrêsa phục vụ con người, bà biến đổi bộ mặt của khổ đau của nhân loại thông qua tình yêu và lòng từ bi của chính mình. Đối với bà, không có ai là không thể chạm đến, bà xúc động trước người nghèo nhất trong những người nghèo với cả tâm hồn của mình và dành cho họ một nhân phẩm, một lý do để sống.
Mối liên hệ đã có giữa Mẹ Têrêsa và Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì?
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưỡng mộ Mẹ Têrêsa và có sự tôn trọng sâu sắc nhất dành cho bà. Sau khi gặp bà, ngài nói, bà là một điển hình về một người từ bi. Ngài thường nói với các tăng ni hãy làm theo tấm gương của Mẹ Têrêsa và phục vụ người nghèo nhất trong những người nghèo, theo tinh thần của bà, lòng từ bi của và sự cống hiến của bà. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng, tinh thần, lòng từ bi và sự cống hiến của Mẹ Têrêsa vẫn sẽ tiếp tục đi đầu cộng đồng nhân loại.
Cách nhìn về Mẹ Têrêsa của Phật giáo Tây Tạng như thế nào?
Bà đại diện cho tình yêu không phân biệt và lòng từ bi dành cho cả nhân loại. Đối với Phật giáo Tây Tạng, Mẹ là hóa thân của Maha Karuna (từ bi vô lượng). Tình yêu thường ngày đều có một đối tượng: chúng ta yêu thương gia đình, bạn bè của chúng ta. .. Nhưng tình yêu của mẹ Têrêsa là tình yêu thiêng liêng cho tất cả mọi người. Và tình yêu của Mẹ đã được thể hiện thông qua sự phục vụ khiêm nhường. Mẹ Têrêsa phục vụ con người, bà biến đổi bộ mặt của khổ đau của nhân loại thông qua tình yêu và lòng từ bi của chính mình. Đối với bà, không có ai là không thể chạm đến, bà xúc động trước người nghèo nhất trong những người nghèo với cả tâm hồn của mình và dành cho họ một nhân phẩm, một lý do để sống.
Mối liên hệ đã có giữa Mẹ Têrêsa và Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì?
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưỡng mộ Mẹ Têrêsa và có sự tôn trọng sâu sắc nhất dành cho bà. Sau khi gặp bà, ngài nói, bà là một điển hình về một người từ bi. Ngài thường nói với các tăng ni hãy làm theo tấm gương của Mẹ Têrêsa và phục vụ người nghèo nhất trong những người nghèo, theo tinh thần của bà, lòng từ bi của và sự cống hiến của bà. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng, tinh thần, lòng từ bi và sự cống hiến của Mẹ Têrêsa vẫn sẽ tiếp tục đi đầu cộng đồng nhân loại.
Chính sách nghiên cứu tế bào gốc phôi thai của Obama bị đảo ngược
Trần Mạnh Trác
21:35 23/08/2010
Một phán quyết của tòa án liên bang ngày hôm nay (Thứ hai 23/8/10), đã cấm chính quyền Obama thực hiện chính sách nghiên cứu tế bào gốc phôi thai (embryonic stem cell research policy). Những luật gia và những người ủng hộ cho phong trào phò sự sống đã ca ngợi phán quyết vì "người dân Mỹ không còn phải phải trả tiền cho các thí nghiệm - bị cấm bởi luật liên bang - để phá hủy sự sống con người."
Phán quyết này được đưa ra sau khi Viện Y tế Quốc gia (NIH) ban hành hướng dẫn mới cho phép dùng quĩ liên bang tài trợ cho những nghiên cứu về dòng tế bào gốc phôi thai đã được tạo ra.
Tuy nhiên, ngày hôm nay( Ngày 23 Tháng Tám), một thẩm phán liên bang kết luận rằng chính sách này vi phạm luật liên bang có tên là "tu chánh án Dickey / Wicker", là cơ sở cho những dự luật chi tiêu của Sở Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh từ năm 1996.
Tu chánh án cấm dùng quĩ liên bang để tài trợ các nghiên cứu trong đó phôi thai con người "bị phá hủy, bị loại bỏ, hoặc cố tình gây nguy cơ thương tích hoặc tử vong."
Thẩm phán Liên Bang Royce Lamberth tạm thời cấm chính quyền Obama sử dụng tiền liên bang để tài trợ việc mở rộng nghiên cứu tế bào gốc phôi thai và cho phép một vụ kiện chống lại các chính sách của NIH được tiếp tục, đây là một vụ kiện chống chính phủ do Hiệp hội Y khoa Kitô giáo (CMA) và Christian Nightlight Adoption đệ đơn từ năm ngóai.
Quỹ Liên minh bảo vệ luật pháp (ADF Alliance Defense Fund), đại diện cho CMA và Nightlight, ra tuyên bố như sau "Người dân Mỹ không còn phải phải trả tiền cho các thí nghiệm - bị cấm bởi luật liên bang - để phá hủy sự sống con người."
"Tòa án chỉ đơn giản thực thi một luật hiện hành đã được Quốc Hội thông qua nhằm ngăn ngừa tiền của người dân Mỹ dùng vào những nghiên cứu không cần thiết trên phôi thai con người,"Luật sư Steven H. Aden của ADF cho biết. "Không ai được phép quyết định rằng một cuộc sống vô tội là vô giá trị."
"Thí nghiệm trên tế bào gốc phôi thai là không cần thiết bởi vì các nghiên cứu trên tế bào gốc của người lớn đã được vô cùng thành công", Aden nói. "Trong thời điểm kinh tế như hiện nay, thì thật là vô nghĩa khi chính phủ liên bang sử dụng số tiền thuế quý giá cho mục đích bất hợp pháp và phi đạo đức này."
Chủ tịch của Family Research Council là Tony Perkins cũng lên tiếng trong dịp này, cho rằng quyết định của vị thẩm phán là "một lời khiển trách chua cay đến Obama và những cố gắng của ông ta để đi vòng ra ngòai khu vực khoa học chân chánh và pháp luật liên bang, đã rõ ràng nghiêm cấm sự tài trợ liên bang cho các nghiên cứu liên quan đến sự hủy diệt của phôi thai con người. "
"Thay vì tài trợ cho những nghiên cứu hủy hoại phôi thai, chính phủ nên tập trung nguồn lực của mình trên các nghiên cứu tế bào gốc của người lớn, đã chứng tỏ nhiều thành công trong việc cải thiện sức khỏe và cứu sống những bệnh nhân ung thư, bệnh tim, tiểu đường, tủy sống và các điều kiện khác", ông nói. "Đó là những tiềm năng lớn để nghiên cứu tế bào gốc trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn đạo đức."
Phán quyết này được đưa ra sau khi Viện Y tế Quốc gia (NIH) ban hành hướng dẫn mới cho phép dùng quĩ liên bang tài trợ cho những nghiên cứu về dòng tế bào gốc phôi thai đã được tạo ra.
Tuy nhiên, ngày hôm nay( Ngày 23 Tháng Tám), một thẩm phán liên bang kết luận rằng chính sách này vi phạm luật liên bang có tên là "tu chánh án Dickey / Wicker", là cơ sở cho những dự luật chi tiêu của Sở Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh từ năm 1996.
Tu chánh án cấm dùng quĩ liên bang để tài trợ các nghiên cứu trong đó phôi thai con người "bị phá hủy, bị loại bỏ, hoặc cố tình gây nguy cơ thương tích hoặc tử vong."
Thẩm phán Liên Bang Royce Lamberth tạm thời cấm chính quyền Obama sử dụng tiền liên bang để tài trợ việc mở rộng nghiên cứu tế bào gốc phôi thai và cho phép một vụ kiện chống lại các chính sách của NIH được tiếp tục, đây là một vụ kiện chống chính phủ do Hiệp hội Y khoa Kitô giáo (CMA) và Christian Nightlight Adoption đệ đơn từ năm ngóai.
Quỹ Liên minh bảo vệ luật pháp (ADF Alliance Defense Fund), đại diện cho CMA và Nightlight, ra tuyên bố như sau "Người dân Mỹ không còn phải phải trả tiền cho các thí nghiệm - bị cấm bởi luật liên bang - để phá hủy sự sống con người."
"Tòa án chỉ đơn giản thực thi một luật hiện hành đã được Quốc Hội thông qua nhằm ngăn ngừa tiền của người dân Mỹ dùng vào những nghiên cứu không cần thiết trên phôi thai con người,"Luật sư Steven H. Aden của ADF cho biết. "Không ai được phép quyết định rằng một cuộc sống vô tội là vô giá trị."
"Thí nghiệm trên tế bào gốc phôi thai là không cần thiết bởi vì các nghiên cứu trên tế bào gốc của người lớn đã được vô cùng thành công", Aden nói. "Trong thời điểm kinh tế như hiện nay, thì thật là vô nghĩa khi chính phủ liên bang sử dụng số tiền thuế quý giá cho mục đích bất hợp pháp và phi đạo đức này."
Chủ tịch của Family Research Council là Tony Perkins cũng lên tiếng trong dịp này, cho rằng quyết định của vị thẩm phán là "một lời khiển trách chua cay đến Obama và những cố gắng của ông ta để đi vòng ra ngòai khu vực khoa học chân chánh và pháp luật liên bang, đã rõ ràng nghiêm cấm sự tài trợ liên bang cho các nghiên cứu liên quan đến sự hủy diệt của phôi thai con người. "
"Thay vì tài trợ cho những nghiên cứu hủy hoại phôi thai, chính phủ nên tập trung nguồn lực của mình trên các nghiên cứu tế bào gốc của người lớn, đã chứng tỏ nhiều thành công trong việc cải thiện sức khỏe và cứu sống những bệnh nhân ung thư, bệnh tim, tiểu đường, tủy sống và các điều kiện khác", ông nói. "Đó là những tiềm năng lớn để nghiên cứu tế bào gốc trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn đạo đức."
Top Stories
Chief Vatican prosecutor Mgr. Scicluna interviewed on FoxNews, 'I watched Ratzinger's anger, compassion'
MaltaToday
10:31 23/08/2010
In an extensive interview with Fox News, the chief Vatican prosecutor for clerical sex abuse cases, Monsignor Charles Scicluna, said he watched Cardinal Joseph Ratzinger’s “compassion, anger and frustration” as the future pope reviewed hundreds of cases between 2002-2005.
When asked if those three years fundamentally changed Ratzinger’s view of the abuse scandal, Scicluna said the experience would change anybody.
“I think it was an eye-opener to the gravity of the situation and to the great sadness of priestly betrayal and priestly failure,” he said. “I think that anybody who has to review so many cases will certainly change his perspective on things, on human failings, but also on the great suffering they create.”
While Pope Benedict XVI has been accused of mishandling abuse cases, as an Archbishop in Germany, and also as head of the Congregation for the Doctrine of the Faith in Rome, Scicluna rejected those charges.
The Maltese Vatican official, said those who worked with the future Pope in the Congregation for the Doctrine of the Faith were full of admiration for him and his “courage and determination” in dealing with the crisis.
“I am a direct witness to the compassion, the frustration and the anger that these cases instilled in Cardinal Ratzinger, the man, Joseph Ratzinger,” Scicluna said.
While Scicluna seems determined to avoid using the term “crisis,” he insists on calling sin by its name, and crime as well.
“People call this a crisis,” he said. “It is certainly a challenge to the Church, but it is an opportunity. It is an opportunity to call sin sin in its face, and do something about it. It is an opportunity for the church to show itself determined in its fight against sin, against crime.”
While the sexual abuse of minors clearly does not take place only in church circles, Fox asked Scicluna if he thought the Catholic Church should be held to a higher standard.
“I think so,” Scicluna responded. “Because we do stand for a very clear message which should be a light to the world. So we do complain about the headlines sometimes, but the headlines are a reflection that the world takes what we say very seriously, and is scandalized when what we do does not correspond to what we say.”
Scicluna, whose official title is the Promoter of Justice in the Congregation for the Doctrine of the Faith, said a priest who abuses makes a “mockery” of his vocation.
“There is a sacred trust which has been violated,” he said. “The priest has been ordained to be an icon, a living image of Jesus Christ. He is another Christ at the altar, when he preaches. Now when he abuses, he shatters that icon.”
He said the Church has to face up to the truth, even if it’s not very nice: “There’s no other way out of this situation, except facing the truth of the matter.”
(Source: http://www.maltatoday.com.mt/news/world/chief-vatican-prosecutor-mgr-scicluna-interviewed-on-foxnews-i-watched-ratzinger-s-anger)
When asked if those three years fundamentally changed Ratzinger’s view of the abuse scandal, Scicluna said the experience would change anybody.
“I think it was an eye-opener to the gravity of the situation and to the great sadness of priestly betrayal and priestly failure,” he said. “I think that anybody who has to review so many cases will certainly change his perspective on things, on human failings, but also on the great suffering they create.”
While Pope Benedict XVI has been accused of mishandling abuse cases, as an Archbishop in Germany, and also as head of the Congregation for the Doctrine of the Faith in Rome, Scicluna rejected those charges.
The Maltese Vatican official, said those who worked with the future Pope in the Congregation for the Doctrine of the Faith were full of admiration for him and his “courage and determination” in dealing with the crisis.
“I am a direct witness to the compassion, the frustration and the anger that these cases instilled in Cardinal Ratzinger, the man, Joseph Ratzinger,” Scicluna said.
While Scicluna seems determined to avoid using the term “crisis,” he insists on calling sin by its name, and crime as well.
“People call this a crisis,” he said. “It is certainly a challenge to the Church, but it is an opportunity. It is an opportunity to call sin sin in its face, and do something about it. It is an opportunity for the church to show itself determined in its fight against sin, against crime.”
While the sexual abuse of minors clearly does not take place only in church circles, Fox asked Scicluna if he thought the Catholic Church should be held to a higher standard.
“I think so,” Scicluna responded. “Because we do stand for a very clear message which should be a light to the world. So we do complain about the headlines sometimes, but the headlines are a reflection that the world takes what we say very seriously, and is scandalized when what we do does not correspond to what we say.”
Scicluna, whose official title is the Promoter of Justice in the Congregation for the Doctrine of the Faith, said a priest who abuses makes a “mockery” of his vocation.
“There is a sacred trust which has been violated,” he said. “The priest has been ordained to be an icon, a living image of Jesus Christ. He is another Christ at the altar, when he preaches. Now when he abuses, he shatters that icon.”
He said the Church has to face up to the truth, even if it’s not very nice: “There’s no other way out of this situation, except facing the truth of the matter.”
(Source: http://www.maltatoday.com.mt/news/world/chief-vatican-prosecutor-mgr-scicluna-interviewed-on-foxnews-i-watched-ratzinger-s-anger)
Vietnam: Au cours des 10 dernières années, la croissance démographique a très nettement diminué
Eglises d'Asie
10:38 23/08/2010
Eglises d’Asie, 23 août 2010 – Le 1er avril 2009, le Vietnam comptait 85 800 000 habitants. Tel est l’un des principaux résultats du recensement qui s’est déroulé au début du mois d’avril, l’année dernière. L’ensemble des chiffres et des conclusions a été rendu public le 21 juillet dernier par le comité directeur du recensement démographique et immobilier (1). Le rapport fait état des principales caractéristiques de l’évolution démographique au Vietnam dans les 10 dernières années. Les données recueillies sont du plus haut intérêt autant parce qu’elles font apparaître les grands courants qui traversent la société vietnamienne actuelle que parce qu’elles décrivent le milieu dans lequel vit la communauté catholique. Le nombre des catholiques ne figure pas dans les résultats du recensement récent. A partir des statistiques collectées dans chaque diocèse, ce chiffre était estimé à 5 776 972 en 2005 (2). En appliquant le taux de croissance démographique actuel, il serait aujourd’hui de plus de 6 120 000. La communauté catholique constituerait ainsi aujourd’hui environ 7,13 % de la population globale.
À n’en point douter, l’élément le plus remarquable relevé par ce recensement est le net ralentissement de la croissance démographique. Au cours des 10 ans écoulés (1999-2009), la population a augmenté de 9 523 000 personnes, ce qui correspond à une augmentation annuelle de 952 000 et à une croissance annuelle de 1,2 %. Au cours des 10 années précédentes (1989 – 1999), l’augmentation annuelle moyenne était de 1 200 000, ce qui correspondait à une croissance démographique annuelle de 1,7 %.
On peut aussi remarquer que le déséquilibre entre population masculine et féminine qui est très ancien (3) et a été accentué par les dernières guerres, subsiste encore, même s’il a tendance à diminuer. Les femmes constituent aujourd’hui 50,6 % de la population globale pour 49,4 % d’hommes. Ce déséquilibre ne devrait pas tarder à disparaître, les naissances masculines étant aujourd’hui largement excédentaires. Cependant cette caractéristique démographique oppose, encore aujourd’hui, le Vietnam aux autres pays de la région où le déséquilibre démographique est en faveur du sexe masculin.
Avec l’exode rural, les grandes métropoles concentrent aujourd’hui une grande partie de la population nationale. Le recensement de 2009 nous révèle que la capitale, Hanoï, abrite aujourd’hui 6 500 000 personnes. Elle est dépassée en population par l’ancienne Saigon où résident plus de 7 millions d’habitants.
Les résultats récemment publiés mettent aussi en relief les différences démographiques existant entre les Vietnamiens (d’ethnie kinh) et les autres peuples d’ethnies différentes, au nombre de 53, résidant surtout sur les hauts plateaux du Centre et dans la région montagneuse du Nord-Ouest. Les « kinh » représentent 85,7 % de la population (73 500 000), tandis que les effectifs des minorités ethniques se chiffrent à 12 200 000, soit 14,3 % de la population. Durant la dernière décennie, la croissance démographique de ces populations minoritaires a été plus élevée que la moyenne générale (1,6 % au lieu de 1,2 %).
Le rapport général issu du recensement de 2009 insiste également sur l’amélioration des conditions de vie au cours de la décennie (1999-2009). Dans le domaine éducatif, pour lequel abondent les statistiques par classe d’âge, on peut relever par exemple que le taux d’alphabétisation est passé de 90,3 à94 % pour la population au-dessus de 15 ans. L’habitat s’est également amélioré de façon sensible. Les maisons construites en dur constituent aujourd’hui 46 % de l’habitat. La superficie moyenne d’une habitation familiale est aujourd’hui de 16,7 m².
(1) Le communiqué du comité directeur a été mis en ligne sur Chinhphu.com le 21 juillet 2010.
(2) Voir « Bang tông kêt 25 dia phân » mis en ligne la 15 juin 2005 sur Vietcatholic News
(3) Déjà, en 1939, il n’y avait que 97,2 hommes pour 100 femmes
(Source: Eglises d'Asie, 23 août 2010)
À n’en point douter, l’élément le plus remarquable relevé par ce recensement est le net ralentissement de la croissance démographique. Au cours des 10 ans écoulés (1999-2009), la population a augmenté de 9 523 000 personnes, ce qui correspond à une augmentation annuelle de 952 000 et à une croissance annuelle de 1,2 %. Au cours des 10 années précédentes (1989 – 1999), l’augmentation annuelle moyenne était de 1 200 000, ce qui correspondait à une croissance démographique annuelle de 1,7 %.
On peut aussi remarquer que le déséquilibre entre population masculine et féminine qui est très ancien (3) et a été accentué par les dernières guerres, subsiste encore, même s’il a tendance à diminuer. Les femmes constituent aujourd’hui 50,6 % de la population globale pour 49,4 % d’hommes. Ce déséquilibre ne devrait pas tarder à disparaître, les naissances masculines étant aujourd’hui largement excédentaires. Cependant cette caractéristique démographique oppose, encore aujourd’hui, le Vietnam aux autres pays de la région où le déséquilibre démographique est en faveur du sexe masculin.
Avec l’exode rural, les grandes métropoles concentrent aujourd’hui une grande partie de la population nationale. Le recensement de 2009 nous révèle que la capitale, Hanoï, abrite aujourd’hui 6 500 000 personnes. Elle est dépassée en population par l’ancienne Saigon où résident plus de 7 millions d’habitants.
Les résultats récemment publiés mettent aussi en relief les différences démographiques existant entre les Vietnamiens (d’ethnie kinh) et les autres peuples d’ethnies différentes, au nombre de 53, résidant surtout sur les hauts plateaux du Centre et dans la région montagneuse du Nord-Ouest. Les « kinh » représentent 85,7 % de la population (73 500 000), tandis que les effectifs des minorités ethniques se chiffrent à 12 200 000, soit 14,3 % de la population. Durant la dernière décennie, la croissance démographique de ces populations minoritaires a été plus élevée que la moyenne générale (1,6 % au lieu de 1,2 %).
Le rapport général issu du recensement de 2009 insiste également sur l’amélioration des conditions de vie au cours de la décennie (1999-2009). Dans le domaine éducatif, pour lequel abondent les statistiques par classe d’âge, on peut relever par exemple que le taux d’alphabétisation est passé de 90,3 à94 % pour la population au-dessus de 15 ans. L’habitat s’est également amélioré de façon sensible. Les maisons construites en dur constituent aujourd’hui 46 % de l’habitat. La superficie moyenne d’une habitation familiale est aujourd’hui de 16,7 m².
(1) Le communiqué du comité directeur a été mis en ligne sur Chinhphu.com le 21 juillet 2010.
(2) Voir « Bang tông kêt 25 dia phân » mis en ligne la 15 juin 2005 sur Vietcatholic News
(3) Déjà, en 1939, il n’y avait que 97,2 hommes pour 100 femmes
(Source: Eglises d'Asie, 23 août 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Trọn Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang
LM Nguyễn Hữu An
10:47 23/08/2010
Lễ Khấn Trọn Đời là ngày đẹp nhất, ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời người Nữ tu. Như Mẹ Maria, Tân Khấn Sinh được Chúa yêu thương tuyển chọn nên đầy tràn niềm vui và hạnh phúc đáp lời Xin Vâng.
Hình ảnh lễ khấn
Trong Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm hồng phúc, Chúa ban cho nhiều ân lộc, nhiều ân huệ từ một Giáo Hội Việt Nam sinh ra và lớn lên do dòng máu các Thánh Tử Đạo. Biết bao ơn lành phúc lộc mà Chúa đã ban cho Giáo hội. Đọc trên internet, trong Năm Thánh 2010, liên tiếp những lễ khấn dòng, lễ phong chức, từ Bắc chí Nam, từ trong nước đến ngoài nước.
Sáng 23.8.2010, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang đã chủ sự lễ Khấn Trọn Đời cho 21 Nữ Tu Lớp Huệ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang. Cùng đồng tế có khoảng 100 linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của đông đảo các tu sĩ nam nữ và thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Đức Giám Mục thẩm vấn các Khấn sinh:
- Qua bí tích thánh tẩy, các con đã chết cho tội và được thánh hiến cho Thiên Chúa, các con có muốn cho hiến thân cho Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn, bằng một hành vi phụng tự đặc biệt, đó là việc công khai tuyên khấn trọn đời không?
- Thưa con muốn.
- Nhờ ơn Chúa phù trợ, các con muốn theo sát dấu chân Đức Kitô, tuân giữ trọn đời Đức Khiết Tịnh Thánh Hiến, Đức Khó Nghèo Phúc Âm và Đức Vâng Phục Nghĩa Tử không ?
- Thưa con muốn.
- Các con có muốn sống đoàn sủng của hội dòng qua linh đạo Khiết Tâm, kiện toàn các điều luật hiến pháp và nội quy để kiên trì đạt tới đức ái hoàn hảo đối với Thiên Chúa và tha nhân không?
- Thưa con muốn.
- Các con có muốn sống sứ mạng ơn gọi của của mình, trong việc phục vụ ưu tiên Giáo phận Nha trang bằng những công tác do Đấng sáng lập chỉ định và những công tác mục vụ khác do Đức Giám Mục Giáo phận giao phó không?
- Thưa con muốn.
Từng Khấn Sinh quỳ gối đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách đọc lời tuyên khấn: Nhân danh Cha và Con và Thành Thần. Con là Nữ Tu…. nhờ sức mạnh Chúa Thánh Linh, con quyết tâm theo sát dấu chân Chúa Kitô, sống đức ái hoàn hảo.
Trước mặt Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh và cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện, con khấn với Thiên Chúa toàn năng trong tay chị Tổng Phụ Trách Imelda Thanh Bình, tuân giữ trọn đời các lời khuyên phúc âm Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục theo hiến pháp của Hội Dòng Khiết Tâm. Con tận tình ký thác đời sống con cho Thiên Chúa trong hội dòng thân yêu này là gia đình thiêng liêng của con.
Các Tân Khấn Sinh đã trải qua 6 năm chính thức sống giao ước thánh hiến, quyết định tương thân tương ái của chị em và sự nâng đỡ khích lệ của bao người thân, đã vượt qua bao thử thách đời sống bản thân và cộng đoàn, đã cảm nghiệm được lời mời gọi liên lỉ của Chúa Kitô, nên quyết tâm dấn thân trọn vẹn cho Chúa và Giáo hội, trong tác động của Chúa Thánh Linh, các Khấn Sinh được tuyên khấn trọn đời theo hiến pháp Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang.
Theo mẫu gương Mẹ Maria, Nữ tu đáp tiếng Xin Vâng, cuộc đời dâng hiến hạnh phúc đầy tràn. Tiếng Xin Vâng đơn sơ nhưng đòi buộc phải từ bỏ rất nhiều. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ của cải vật chất, từ bỏ nhiều lắm trong cả hành trình hiến dâng cho Chúa và tha nhân.
Người Nữ Khiết Tâm Đức Mẹ, bước theo Đức Kitô Vâng Phục, theo gương Mẹ Maria sống đời “Xin Vâng”.
I. Đức Giêsu, con người vâng phục:
Nơi Đức Giêsu, vâng phục hoàn toàn là yêu thương. Vâng phục là đón nhận tất cả từ nơi Chúa Cha, đón nhận bản thân Cha, đón nhận tình yêu của Cha, sự sống của Cha; đón nhận chương trình của Chúa Cha, lời của Cha, giáo lý của Cha, công việc của Cha, ý muốn của Cha. Yêu ai, ta sẵn sàng thực hiện ý muốn của người ấy, sung sướng thực hiện, luôn bận tâm thực hiện ý muốn ấy. Người yêu chỉ thích mỗi một điều là làm đẹp lòng người mình yêu. Yêu thương là linh hồn của sự vâng phục và làm cho vâng phục trở thành tự do. Đối với Đức Giêsu, vâng phục Chúa Cha là hoàn toàn làm theo ý muốn của Chúa Cha, và vui sướng vì được làm đẹp lòng Cha. Đó là điều làm cho Đức Giêsu bận tâm hơn cả, là lẽ sống, là niềm vui của Người: Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy (Ga, 34). Sự vâng phục của Đức Giêsu biểu lộ tình yêu sâu thẳm nhất: yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết. Đức Giêsu tự coi mình là tôi tớ trung thành nhất của Thiên Chúa, không bao giờ phản bội Thiên Chúa, không bao giờ đi ngược với đường lối của Thiên Chúa.
II. Thách đố cho đức vâng phục:
Quan niệm về tự do của thế giới hôm nay đã mất đi yếu tố khách quan, chỉ còn giữ lại yếu tố chủ quan. Nhiều người có khuynh hướng tách rời tự do khỏi chân lý và quy luật luân lý. Người ta không còn muốn tôn trọng kỷ luật, coi kỷ luật như là sự ràng buộc làm mất tự do của con người. Nhiều người không tôn trọng trật tự, coi thường công lý. Sự sống không được bảo vệ, đặc biệt là những thai nhi vô tội trong lòng người mẹ và còn có khuynh hướng coi đó là quyền tự do của chị em phụ nữ. Thế giới đầy những bất công và bạo động, vì thiếu tôn trọng những quy luật đạo đức khách quan. Giới trẻ muốn thoát mọi ràng buộc của người lớn, của cha mẹ ông bà, vì thấy người lớn không hơn gì họ, hoặc không đáng tin cậy. Khủng hoảng quyền bính kéo dài trong xã hội và Giáo Hội. Liệu nhân đức vâng phục còn có ý nghĩa gì trong một thế giới đầy những sáng tạo, và luôn chờ đợi những sáng kiến mới ? Sự rập khuôn theo kiểu cũ ngăn chặn đà tiến của xã hội, và làm cho xã hội phải tụt hậu? Dám nghĩ, dám làm là dấu chỉ sự trưởng thành, không lệ thuộc cách ấu trĩ vào người khác. Liệu những ai chỉ quen làm theo ý người khác, có cơ hội để trưởng thành hay không?
III. Giải đáp của đời sống thánh hiến:
Thế giới hôm nay hơn bao giờ hết cần tìm lại ý nghĩa của nhân đức vâng phục, để có thể ra khỏi khủng hoảng quyền bính hiện nay rất tai hại cho cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Nhiều gia đình bị tan nát, nhiều xã hội bị băng hoại. Vâng phục ngày hôm nay không còn là sự lệ thuộc như thời nô lệ, không còn là sự rập khuôn làm mất hết tính người, mà là tự nguyện chấp nhận chân lý, chấp nhận trật tự cần thiết cho mọi sinh hoạt, chấp nhận kỷ luật vì ích lợi chung của mọi người. Vâng phục hôm nay là sáng suốt chấp nhận quyền bính, nhận ra ý nghĩa phục vụ của quyền bính. Vâng phục không đi ngược hay mâu thuẫn với tự do, mà là dấu chỉ của tự do,vì trong vâng phục luôn có yếu tố tự nguyện. Không có tự nguyện, thực sự không có vâng phục. Sự tự nguyện luôn phát xuất từ chiều sâu của tự do, vì thế trong vâng phục luôn luôn có tự do. Trong trường hợp vâng phục Thiên Chúa, rõ ràng và chắc chắn là con người càng vâng phục Thiên Chúa bao nhiêu thì càng tự do bấy nhiêu. Thiên Chúa là Đấng Cứu Thoát. Ngài không bao giờ trói buộc con người, nhưng luôn giải phóng con người. Những thánh nhân là những con người tự do nhất. Càng đạo đức thánh thiện bao nhiêu, con người càng tự do bấy nhiêu. Trường hợp của Đức Giêsu là điển hình. Trên trần gian này, không con người nào tự do bằng Đức Giêsu, không con người nào đạo đức thánh thiện như Ngài, không có ai vâng theo thánh ý Thiên Chúa như Ngài. Không ai tri Thiên Mệnh bằng Ngài. Biết Chúa Cha hay tri Thiên Mệnh là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của Đức Giêsu. Và đó cũng là nền tảng của sự vâng phục trong Hội Thánh. Lời khấn vâng phục trong đời sống thánh hiến cũng xây dựng trên nền tảng ấy, nên là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của đời tu. Chính vì thế, những tu sĩ không vui tươi không yêu thương trong vâng phục, là những phản chứng từ. Sự vâng phục ngày hôm nay còn có chiều kích cộng đoàn: mọi người cùng nhau đi tìm thánh ý Thiên Chúa, cùng nhau đón nhận và cùng nhau thi hành; mọi người nỗ lực tiến tới đồng tâm nhất trí bằng đối thoại. Sự vâng phục liên kết các thành viên trong cùng một sứ mạng, cùng một tình yêu, dù nhiều người có những đoàn sủng khác nhau...Quyền bính trong cộng đoàn nhằm biện biệt và hiệp thông. Sự đoàn kết, ý chí chung, tình huynh đệ chị em, sự cởi mở với nhau là dấu chỉ triển nở của đời sống vâng phục trong cộng đoàn. Sống vâng phục theo Tin Mừng, các tu sĩ kinh nghiệm được hạnh phúc của việc cùng nhau lắng nghe là thực thi Lời Chúa ( Lc 11, 28 ). Khi vâng phục, người tu sĩ chắc chắn mình đang thi hành sứ mạng, vì không theo ý muốn riêng
IV. Mẹ Maria, Người Nữ Tự Do
Trong thế giới loài người từ ngàn xưa đến ngàn sau, không ai có được diễm phúc như Mẹ Maria.Thiên Chúa luôn ở cùng Mẹ. Mẹ được vinh dự cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Con Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng công bố Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ngày 8-12-1854. Với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria là Người Nữ Tự Do nhất trên trần gian nầy.
Mẹ Maria, người nữ tự do, luôn luôn thuộc về Thiên Chúa, và sống theo chương trình của Thiên Chúa. Sức mạnh trong thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” là sức mạnh của Thiên Chúa. Chỉ với hai từ nhẹ nhàng “Xin Vâng” mà rung chuyển cả địa cầu, làm xôn xao muôn dân nước, làm khiếp kinh bao thế lực quỷ thần. Mẹ “xin vâng” là “xin vâng một lần cho một đời”. Cả lý trí, tài năng, con người và tất cả cuộc đời Mẹ thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Maria hoàn toàn tự do cho một lần xin vâng và hoàn toàn tự do trong suốt cuộc đời.
Với thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa.
Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Vâng Phục để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.
Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu nhìn cuộc đời thênh thang trên trời cao mà tìm hạnh phúc. Con đường hẹp của Phúc Âm, con đường thánh giá là con đường “chiến đấu để vào” chứ không miễn cưỡng hay cưỡng chế. Con đường hẹp dẫn đến sự sống và ngập tràn niềm vui dâng hiến. Hương thơm của đời sống tu trì mang đến cho cuộc đời này một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu từ bỏ tất cả để chỉ dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi. Chỉ yêu một mình Đức Kitô. Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và sống với Ngài, cảm nếm sự ngọt ngào vô biên, hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt đối họ đang tôn thờ. Hoàn toàn tự do để sống lời xin vâng.
Cuộc đời “Xin Vâng” của Đức Maria phần nào khắc họa đời “Xin Vâng” của Chúa Giêsu, Đấng đã “Vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”.
Đức Maria đã đi trọn con đường “Xin Vâng”. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh theo gương Mẹ Khiết Tâm, luôn sống trọn vẹn Đức Vâng Phục với tất cả tự do và hạnh phúc của đời dâng hiến.
Hình ảnh lễ khấn
Trong Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, năm hồng phúc, Chúa ban cho nhiều ân lộc, nhiều ân huệ từ một Giáo Hội Việt Nam sinh ra và lớn lên do dòng máu các Thánh Tử Đạo. Biết bao ơn lành phúc lộc mà Chúa đã ban cho Giáo hội. Đọc trên internet, trong Năm Thánh 2010, liên tiếp những lễ khấn dòng, lễ phong chức, từ Bắc chí Nam, từ trong nước đến ngoài nước.
Sáng 23.8.2010, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang đã chủ sự lễ Khấn Trọn Đời cho 21 Nữ Tu Lớp Huệ Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang. Cùng đồng tế có khoảng 100 linh mục trong và ngoài Giáo phận, lời cầu nguyện sốt mến của đông đảo các tu sĩ nam nữ và thân nhân ân nhân các tân khấn sinh.
Đức Giám Mục thẩm vấn các Khấn sinh:
- Qua bí tích thánh tẩy, các con đã chết cho tội và được thánh hiến cho Thiên Chúa, các con có muốn cho hiến thân cho Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn, bằng một hành vi phụng tự đặc biệt, đó là việc công khai tuyên khấn trọn đời không?
- Thưa con muốn.
- Nhờ ơn Chúa phù trợ, các con muốn theo sát dấu chân Đức Kitô, tuân giữ trọn đời Đức Khiết Tịnh Thánh Hiến, Đức Khó Nghèo Phúc Âm và Đức Vâng Phục Nghĩa Tử không ?
- Thưa con muốn.
- Các con có muốn sống đoàn sủng của hội dòng qua linh đạo Khiết Tâm, kiện toàn các điều luật hiến pháp và nội quy để kiên trì đạt tới đức ái hoàn hảo đối với Thiên Chúa và tha nhân không?
- Thưa con muốn.
- Các con có muốn sống sứ mạng ơn gọi của của mình, trong việc phục vụ ưu tiên Giáo phận Nha trang bằng những công tác do Đấng sáng lập chỉ định và những công tác mục vụ khác do Đức Giám Mục Giáo phận giao phó không?
- Thưa con muốn.
Từng Khấn Sinh quỳ gối đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách đọc lời tuyên khấn: Nhân danh Cha và Con và Thành Thần. Con là Nữ Tu…. nhờ sức mạnh Chúa Thánh Linh, con quyết tâm theo sát dấu chân Chúa Kitô, sống đức ái hoàn hảo.
Trước mặt Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh và cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện, con khấn với Thiên Chúa toàn năng trong tay chị Tổng Phụ Trách Imelda Thanh Bình, tuân giữ trọn đời các lời khuyên phúc âm Khiết tịnh, Khó nghèo và Vâng phục theo hiến pháp của Hội Dòng Khiết Tâm. Con tận tình ký thác đời sống con cho Thiên Chúa trong hội dòng thân yêu này là gia đình thiêng liêng của con.
Các Tân Khấn Sinh đã trải qua 6 năm chính thức sống giao ước thánh hiến, quyết định tương thân tương ái của chị em và sự nâng đỡ khích lệ của bao người thân, đã vượt qua bao thử thách đời sống bản thân và cộng đoàn, đã cảm nghiệm được lời mời gọi liên lỉ của Chúa Kitô, nên quyết tâm dấn thân trọn vẹn cho Chúa và Giáo hội, trong tác động của Chúa Thánh Linh, các Khấn Sinh được tuyên khấn trọn đời theo hiến pháp Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang.
Theo mẫu gương Mẹ Maria, Nữ tu đáp tiếng Xin Vâng, cuộc đời dâng hiến hạnh phúc đầy tràn. Tiếng Xin Vâng đơn sơ nhưng đòi buộc phải từ bỏ rất nhiều. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ của cải vật chất, từ bỏ nhiều lắm trong cả hành trình hiến dâng cho Chúa và tha nhân.
Người Nữ Khiết Tâm Đức Mẹ, bước theo Đức Kitô Vâng Phục, theo gương Mẹ Maria sống đời “Xin Vâng”.
I. Đức Giêsu, con người vâng phục:
Nơi Đức Giêsu, vâng phục hoàn toàn là yêu thương. Vâng phục là đón nhận tất cả từ nơi Chúa Cha, đón nhận bản thân Cha, đón nhận tình yêu của Cha, sự sống của Cha; đón nhận chương trình của Chúa Cha, lời của Cha, giáo lý của Cha, công việc của Cha, ý muốn của Cha. Yêu ai, ta sẵn sàng thực hiện ý muốn của người ấy, sung sướng thực hiện, luôn bận tâm thực hiện ý muốn ấy. Người yêu chỉ thích mỗi một điều là làm đẹp lòng người mình yêu. Yêu thương là linh hồn của sự vâng phục và làm cho vâng phục trở thành tự do. Đối với Đức Giêsu, vâng phục Chúa Cha là hoàn toàn làm theo ý muốn của Chúa Cha, và vui sướng vì được làm đẹp lòng Cha. Đó là điều làm cho Đức Giêsu bận tâm hơn cả, là lẽ sống, là niềm vui của Người: Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy (Ga, 34). Sự vâng phục của Đức Giêsu biểu lộ tình yêu sâu thẳm nhất: yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết. Đức Giêsu tự coi mình là tôi tớ trung thành nhất của Thiên Chúa, không bao giờ phản bội Thiên Chúa, không bao giờ đi ngược với đường lối của Thiên Chúa.
II. Thách đố cho đức vâng phục:
Quan niệm về tự do của thế giới hôm nay đã mất đi yếu tố khách quan, chỉ còn giữ lại yếu tố chủ quan. Nhiều người có khuynh hướng tách rời tự do khỏi chân lý và quy luật luân lý. Người ta không còn muốn tôn trọng kỷ luật, coi kỷ luật như là sự ràng buộc làm mất tự do của con người. Nhiều người không tôn trọng trật tự, coi thường công lý. Sự sống không được bảo vệ, đặc biệt là những thai nhi vô tội trong lòng người mẹ và còn có khuynh hướng coi đó là quyền tự do của chị em phụ nữ. Thế giới đầy những bất công và bạo động, vì thiếu tôn trọng những quy luật đạo đức khách quan. Giới trẻ muốn thoát mọi ràng buộc của người lớn, của cha mẹ ông bà, vì thấy người lớn không hơn gì họ, hoặc không đáng tin cậy. Khủng hoảng quyền bính kéo dài trong xã hội và Giáo Hội. Liệu nhân đức vâng phục còn có ý nghĩa gì trong một thế giới đầy những sáng tạo, và luôn chờ đợi những sáng kiến mới ? Sự rập khuôn theo kiểu cũ ngăn chặn đà tiến của xã hội, và làm cho xã hội phải tụt hậu? Dám nghĩ, dám làm là dấu chỉ sự trưởng thành, không lệ thuộc cách ấu trĩ vào người khác. Liệu những ai chỉ quen làm theo ý người khác, có cơ hội để trưởng thành hay không?
III. Giải đáp của đời sống thánh hiến:
Thế giới hôm nay hơn bao giờ hết cần tìm lại ý nghĩa của nhân đức vâng phục, để có thể ra khỏi khủng hoảng quyền bính hiện nay rất tai hại cho cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Nhiều gia đình bị tan nát, nhiều xã hội bị băng hoại. Vâng phục ngày hôm nay không còn là sự lệ thuộc như thời nô lệ, không còn là sự rập khuôn làm mất hết tính người, mà là tự nguyện chấp nhận chân lý, chấp nhận trật tự cần thiết cho mọi sinh hoạt, chấp nhận kỷ luật vì ích lợi chung của mọi người. Vâng phục hôm nay là sáng suốt chấp nhận quyền bính, nhận ra ý nghĩa phục vụ của quyền bính. Vâng phục không đi ngược hay mâu thuẫn với tự do, mà là dấu chỉ của tự do,vì trong vâng phục luôn có yếu tố tự nguyện. Không có tự nguyện, thực sự không có vâng phục. Sự tự nguyện luôn phát xuất từ chiều sâu của tự do, vì thế trong vâng phục luôn luôn có tự do. Trong trường hợp vâng phục Thiên Chúa, rõ ràng và chắc chắn là con người càng vâng phục Thiên Chúa bao nhiêu thì càng tự do bấy nhiêu. Thiên Chúa là Đấng Cứu Thoát. Ngài không bao giờ trói buộc con người, nhưng luôn giải phóng con người. Những thánh nhân là những con người tự do nhất. Càng đạo đức thánh thiện bao nhiêu, con người càng tự do bấy nhiêu. Trường hợp của Đức Giêsu là điển hình. Trên trần gian này, không con người nào tự do bằng Đức Giêsu, không con người nào đạo đức thánh thiện như Ngài, không có ai vâng theo thánh ý Thiên Chúa như Ngài. Không ai tri Thiên Mệnh bằng Ngài. Biết Chúa Cha hay tri Thiên Mệnh là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của Đức Giêsu. Và đó cũng là nền tảng của sự vâng phục trong Hội Thánh. Lời khấn vâng phục trong đời sống thánh hiến cũng xây dựng trên nền tảng ấy, nên là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của đời tu. Chính vì thế, những tu sĩ không vui tươi không yêu thương trong vâng phục, là những phản chứng từ. Sự vâng phục ngày hôm nay còn có chiều kích cộng đoàn: mọi người cùng nhau đi tìm thánh ý Thiên Chúa, cùng nhau đón nhận và cùng nhau thi hành; mọi người nỗ lực tiến tới đồng tâm nhất trí bằng đối thoại. Sự vâng phục liên kết các thành viên trong cùng một sứ mạng, cùng một tình yêu, dù nhiều người có những đoàn sủng khác nhau...Quyền bính trong cộng đoàn nhằm biện biệt và hiệp thông. Sự đoàn kết, ý chí chung, tình huynh đệ chị em, sự cởi mở với nhau là dấu chỉ triển nở của đời sống vâng phục trong cộng đoàn. Sống vâng phục theo Tin Mừng, các tu sĩ kinh nghiệm được hạnh phúc của việc cùng nhau lắng nghe là thực thi Lời Chúa ( Lc 11, 28 ). Khi vâng phục, người tu sĩ chắc chắn mình đang thi hành sứ mạng, vì không theo ý muốn riêng
IV. Mẹ Maria, Người Nữ Tự Do
Trong thế giới loài người từ ngàn xưa đến ngàn sau, không ai có được diễm phúc như Mẹ Maria.Thiên Chúa luôn ở cùng Mẹ. Mẹ được vinh dự cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Con Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng công bố Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ngày 8-12-1854. Với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria là Người Nữ Tự Do nhất trên trần gian nầy.
Mẹ Maria, người nữ tự do, luôn luôn thuộc về Thiên Chúa, và sống theo chương trình của Thiên Chúa. Sức mạnh trong thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” là sức mạnh của Thiên Chúa. Chỉ với hai từ nhẹ nhàng “Xin Vâng” mà rung chuyển cả địa cầu, làm xôn xao muôn dân nước, làm khiếp kinh bao thế lực quỷ thần. Mẹ “xin vâng” là “xin vâng một lần cho một đời”. Cả lý trí, tài năng, con người và tất cả cuộc đời Mẹ thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Maria hoàn toàn tự do cho một lần xin vâng và hoàn toàn tự do trong suốt cuộc đời.
Với thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa.
Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Vâng Phục để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.
Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu nhìn cuộc đời thênh thang trên trời cao mà tìm hạnh phúc. Con đường hẹp của Phúc Âm, con đường thánh giá là con đường “chiến đấu để vào” chứ không miễn cưỡng hay cưỡng chế. Con đường hẹp dẫn đến sự sống và ngập tràn niềm vui dâng hiến. Hương thơm của đời sống tu trì mang đến cho cuộc đời này một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu từ bỏ tất cả để chỉ dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi. Chỉ yêu một mình Đức Kitô. Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và sống với Ngài, cảm nếm sự ngọt ngào vô biên, hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt đối họ đang tôn thờ. Hoàn toàn tự do để sống lời xin vâng.
Cuộc đời “Xin Vâng” của Đức Maria phần nào khắc họa đời “Xin Vâng” của Chúa Giêsu, Đấng đã “Vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”.
Đức Maria đã đi trọn con đường “Xin Vâng”. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh theo gương Mẹ Khiết Tâm, luôn sống trọn vẹn Đức Vâng Phục với tất cả tự do và hạnh phúc của đời dâng hiến.
Thánh lễ thêm sức đầu tiên sau gần nửa thế kỷ tại nhà thờ Phủ Lý
Phạm Nam
10:55 23/08/2010
HÀ NỘI - Sáng ngày 22/8/2010, một ngày đại hồng ân đối với giáo xứ Phủ Lý khi giáo xứ được chào đón Đức Tổng Phêrô về thăm viếng mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho 216 em trong 02 giáo xứ Phủ Lý và Tràng Châu. Cùng đồng tế thánh lễ còn có cha giám học ĐCV Thánh Giuse Hà Nội, cha thư ký TTGM Hà Nội, cha xứ, Qúy cha phó và Qúy cha khách.
Xin xem hình ảnh
Nhà thờ Phủ Lý nằm ở trung tâm Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 60km về phía Nam. Giáo xứ được hình thành và đón nhận Tin mừng năm 1894 do Cố Linh mục SOUVIGNET Henri Emmanuel (1885- 1943) thuộc Hội thừa sai Paris gây dựng.
Nhà thờ Phủ Lý đầu tiên được xây dựng và hoàn thành năm 1907, sau đó trong thời kỳ chiến tranh năm 1947 máy bay ném bom làm hư hỏng nặng nhà thờ. Năm 1954 nhà thờ được trùng tu lại để phục hồi các sinh hoạt tâm linh. Năm 1967 một lần nữa nhà thờ bị máy bay ném bom tàn phá gần như bình địa và từ đó cho đến hôm nay sau gần nửa thế kỷ mới có thánh lễ ban bí tích thêm sức đầu tiên diễn ra trên mảnh đất nhà thờ Phủ Lý (hay còn gọi là nhà thờ Cố Thi)
Trong bài giảng, Đức Tổng Phêrô đã nói lên vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh, ngài mời gọi mọi người, nhất là những người sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức đón nhận và làm theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng nhờ đó mọi người được thăng tiến hơn về đời sống đạo đức và đời sống bác ái yêu thương.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phêrô đã xúc động khi nhắc đến suốt một quá trình dài giáo xứ phải chịu thiệt thòi về đời sống tâm linh và âm thầm giữ đạo. Dựa vào chủ đề của Năm Thánh 2010: Giáo hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ, ngài cũng không quên kêu mời bà con trong giáo xứ hãy sống đoàn kết hiệp nhất yêu thương nhau để xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển về mọi phương diện nhất là về đời sống đức tin và cùng cộng tác với cha xứ trong tiến trình tái thiết thánh đường giáo xứ sau hai lần bị chiến tranh tàn phá.
Sau thánh lễ thêm sức tại Phủ Lý, đáp lại lời mời của cha xứ và cha phụ trách Tu đoàn nam Truyền Tin, Đức Tổng đã ghé thăm giáo xứ Tràng Châu và tu đoàn. Trong bài giáo huấn, ngài đã động viên khích lệ bà con trong xứ tu đoàn sống chứng ta Tin Mừng và trong đời sống hàng ngày và biết giữ gìn hồng ân Đức Tin mà cha ông đã truyền lại.
Xin xem hình ảnh
Nhà thờ Phủ Lý nằm ở trung tâm Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 60km về phía Nam. Giáo xứ được hình thành và đón nhận Tin mừng năm 1894 do Cố Linh mục SOUVIGNET Henri Emmanuel (1885- 1943) thuộc Hội thừa sai Paris gây dựng.
Nhà thờ Phủ Lý đầu tiên được xây dựng và hoàn thành năm 1907, sau đó trong thời kỳ chiến tranh năm 1947 máy bay ném bom làm hư hỏng nặng nhà thờ. Năm 1954 nhà thờ được trùng tu lại để phục hồi các sinh hoạt tâm linh. Năm 1967 một lần nữa nhà thờ bị máy bay ném bom tàn phá gần như bình địa và từ đó cho đến hôm nay sau gần nửa thế kỷ mới có thánh lễ ban bí tích thêm sức đầu tiên diễn ra trên mảnh đất nhà thờ Phủ Lý (hay còn gọi là nhà thờ Cố Thi)
Trong bài giảng, Đức Tổng Phêrô đã nói lên vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh, ngài mời gọi mọi người, nhất là những người sắp lãnh nhận bí tích Thêm sức đón nhận và làm theo ơn Chúa Thánh Thần soi sáng nhờ đó mọi người được thăng tiến hơn về đời sống đạo đức và đời sống bác ái yêu thương.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phêrô đã xúc động khi nhắc đến suốt một quá trình dài giáo xứ phải chịu thiệt thòi về đời sống tâm linh và âm thầm giữ đạo. Dựa vào chủ đề của Năm Thánh 2010: Giáo hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ, ngài cũng không quên kêu mời bà con trong giáo xứ hãy sống đoàn kết hiệp nhất yêu thương nhau để xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển về mọi phương diện nhất là về đời sống đức tin và cùng cộng tác với cha xứ trong tiến trình tái thiết thánh đường giáo xứ sau hai lần bị chiến tranh tàn phá.
Sau thánh lễ thêm sức tại Phủ Lý, đáp lại lời mời của cha xứ và cha phụ trách Tu đoàn nam Truyền Tin, Đức Tổng đã ghé thăm giáo xứ Tràng Châu và tu đoàn. Trong bài giáo huấn, ngài đã động viên khích lệ bà con trong xứ tu đoàn sống chứng ta Tin Mừng và trong đời sống hàng ngày và biết giữ gìn hồng ân Đức Tin mà cha ông đã truyền lại.
Tản mạn về những ngày nghỉ hè 2010
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
10:58 23/08/2010
Có nhiều người thân email hỏi tôi rằng sao lâu nay thấy vắng bóng trên sân cỏ truyền giáo ở Paraguay hay là bị bóng hồng nào ở Paraguay hớp hồn mà im hơi lặng tiếng như vậy. Xin thành thực trả lời vì từ tháng 2 đến giờ phải lo nhiều chuyện bên lề, rồi sau đó có kỳ nghỉ hè 3 tháng thăm những người thân nên phải tạm gác bút một thời gian để chiêm nghiệm những gì mình đã làm và chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày sắp đến. Hôm nay, sau khi đã trở lại vùng đất truyền giáo của mình, xin chia sẻ vài cảm nghiệm sau chuyến nghỉ hè đầy bổ ích vì lấy lại được phong độ cả thể xác lẫn tinh thần cho một kỳ phiêu lưu mới.
Những tháng ngày ở Hoa Kỳ
Một số anh em bè bạn chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng ai mà đặt chân đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ dù chỉ một lần là mãn nguyện rồi. Bởi thế, khi tôi loan tin cho các anh em đồng môn về chuyến đi Hoa Kỳ của tôi trong dịp hè, ai nấy đều chưng hửng vì họ nghĩ rằng một anh chàng hai lúa như tôi với lý lịch chẳng ngon lành gì mà lại được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cấp visa trong vòng 2 năm, mà tôi đăng ký làm visa tại Paraguay nữa chứ! Chính tôi cũng không tin là họ cấp cho tôi visa nhanh như vậy. Tôi tin là Chúa đã giúp tôi trong vấn đề này.
Từ Paraguay, tôi đã đến Hoa Kỳ vào những ngày đầu tháng 5 năm 2010 sau khi ghé hai trạm dừng ở Peru và Chile. Thực tình mà nói trong chuyến Mỹ du này tôi có 3 điều cần phải thực hiện: Một là gặp một linh mục điều phối viên về đào tạo vùng Châu Mỹ, hai là thăm những người thân trong đó tôi sẽ cử hành lễ mừng thọ và kỷ niệm hôn phối của cha mẹ đỡ đầu của tôi và ba là tôi muốn biết nước Mỹ như thế nào.
Khi tôi đến phi trường Miami bang Florida, nhân viên hải quan ở đó quá lịch sự và niềm nở khi biết tôi là linh mục truyền giáo ở Paraguay. Anh ta đã nói chuyện với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha và chỉ dẫn cho tôi cách chu đáo về hộ hiếu của tôi sẽ làm lại ở đâu trong nước Mỹ vì sắp hết hạn. Qua cách đối xứ lịch thiệp như thế từ nhân viên hải quan dù họ cũng kiểm tra gắt gao hành lý và cả con người vì lý do an ninh, tôi nhận thấy rằng khi sống ở những quốc gia văn minh thì cũng làm cho con người trở nên văn minh và lịch lãm hơn.
Từ Miami, tôi lại lên đường để bay đến San Francisco bang California. Những người thân đã ra đón tôi tay bắt mặt mừng nhưng đượm một nỗi buồn mà lúc đầu họ không nói cho tôi biết. Sau này trước khi tôi bay về Việt Nam, ba mẹ đỡ đầu của tôi mới nói cho tôi biết là hình như tôi có vấn đề trầm trọng về sức khỏe nên khuôn mặt của tôi trở nên xám xịt và nước da trở nên tái nhạt. khi nhìn vào hình thì tôi mới nhận ra điều đó. Tôi cứ tưởng là do làm việc ở xứ sở nóng nắng nên tôi dần dần cũng giống người Paraguay, nào ngờ tôi phát hiện là tôi bị bệnh gan.
Những ngày ở Cali tôi được những người thân và bạn bè thương mến và chăm chút. Cha sở nhà thờ chính tòa Oakland, CA đã từng đọc những bài chia sẻ truyền giáo của tôi trên Vietcatholic đã mời tôi đồng tế thánh lễ với ngài, và sau thánh lễ chính ngài giới thiệu cho mọi người trong xứ về tôi và còn khôi hài rằng, ai muốn gởi mì tôm cho tôi thì cứ gởi trực tiếp ở đây. Tuy mọi người không chuẩn bị trước, nhưng ai nấy đều có một chút quà nhỏ chia sẻ cho tôi dù đời sống kinh tế ở nước Mỹ hiện giờ gặp muôn vàn khó khăn. Qua đó tôi nhận thấy rằng người Việt Nam chúng ta dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn là những người có tấm lòng từ tâm nhất. Tôi nhận quà của họ mà bật khóc trong long dù tôi không hề mở miệng xin ai. Nhiều khi nghĩ lại mình cũng hơi tủi thân một chút là nhiều năm mình làm việc ở Paraguay mà ngày mình đi về thăm quê hương, không một con chiên nào cho được 1 đôla để ăn quà, trong khi những người Việt sống ở Mỹ xa xôi mà chưa bao giờ mình giúp họ ngày nào mà họ lại đối xứ với mình tốt đến như vậy.
Tôi cũng được dâng thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa cho 2 cộng đoàn Việt Nam, một ở Bay Point, Bắc Cali với một cha bạn đang làm phó xứ, và một ở Riverside, Nam Cali với cha cùng Dòng từng làm việc ở Việt Nam. Hai cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé này nhưng tâm hồn thì rất bao la. Họ đã đón tiếp tôi như một người con từ xa trở về vì họ từng được đọc những bài chia sẻ của tôi trên mạng Vietcatholic.
Tôi cũng đã đến thăm một cộng đoàn Việt Nam khác ở mãi Tucson bang Arizona, nơi một người bạn nối khố của tôi đang sinh sống. Trong những ngày đó cha xứ vắng nhà nên nhờ tôi dâng thánh lễ dù lễ ngày thường chỉ khoảng 20 người. Những người Việt Nam thân yêu ấy luôn để lại trong tôi những ấn tượng đẹp và là một lực đẩy giúp tôi tiếp tực sứ mạng truyền giáo của tôi.
Tôi cũng đã được thăm và dâng thánh lễ tại Trung Tâm LaVang ở Las Vegas bang Nevada với những người Việt Nam thiểu số ở vùng đất ăn chơi này. Nhìn thấy hình ảnh thân quen của Việt Nam nơi xứ người mà càng nhớ quê hương da diết.
Tôi đã dâng thánh lễ cho ba má đỡ đầu nhân dịp mừng thọ và kỷ niệm lễ cưới tại Oakland, Bắc Cali với những bạn bè và người thân của gia đình. Gặp lại những người đồng hương Việt Nam với biết bao câu chuyện buồn vui sau nhiều năm xa cách mà lòng cảm thấy ấm lại. Dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhưng tình người, tình đồng hương không hề phai mờ theo năm tháng.
Về thăm quê hương Việt Nam
Ngày mong đợi để thăm quê hương cũng đã đến. Tôi đã đến sân bay Tân Sơn Nhất vào những ngày đầu của tháng 6 sau khi quá cảng ở San Francisco và Hongkong. Tôi không muốn báo tin cho gia đình vì sợ Ba Má tôi biết tôi về sẽ quá vui rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tình trạng sức khỏe của các ngài đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi chỉ báo cho nhà Dòng biết ngày giờ tôi đến phi trường và chỉ có vài thầy học viện ra đón tôi cùng với cha linh hướng.
Tháng 6 trời mưa và đường xá Sài Gòn đang trong giai đoạn tu sửa nên có quá nhiều lô cốt và người đông nghìn nghịt. Chỉ từ Phi trường Tân Sơn Nhất về đến đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, là trụ sở của Dòng tôi mà mất rất nhiều thời gian. Vừa bước vào khuôn viên học viện khi các thầy chuẩn bị ăn trưa và thấy các thầy bàn tán xôn xao về bộ dạng của tôi. Cha bề trên miền Sài Gòn nhìn tôi có vẻ thương hại khi thấy tôi tàn tạ như thế. Đã gần 1 tháng tẩm bổ bên Mỹ mà khi về tới Việt Nam còn như thế thì không biết nếu tôi từ Paraguay trực tiếp trở về thì thiên hạ sẽ nhìn tôi thế nào nữa đây. Các thầy học viện đã xì xào với nhau rằng họ sẽ không dám đi truyền giáo như cha Sang nữa đâu vì sợ có ngày sẽ thân tàn ma dại. Nghĩ cũng thấy thương cho lớp đàn em vì thời đại hưởng thụ bây giờ mà các em vẫn đâm đầu vào đi tu với biết bao lo lắng trong đời sống tu trì.
Đau đớn nhất là khi tôi trở về chính mái nhà thân yêu của mình sau khi chào thăm nhà Dòng, tôi thấy Má tôi đang sốt sắng cầu nguyện lớn tiếng cho tôi và cho cha bạn tôi ở nước ngoài. Tôi đã chào Má tôi nhưng má tôi không hề nhận ra tôi. Bà vẫn tiếp tục râm ra cầu nguyện như người xuất thần và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Nhìn mái đầu bạc trắng của bà với cái miệng móm méo vì không còn răng mà lòng chợt nhói đau. Má tôi đã thay đổi nhiều quá kể từ ngày tôi ra đi. Bà đã có nhiều cú sốc khi anh trai tôi mất, rồi người chị thân quí nhất của bà cũng bỏ bà ra đi. Nhưng ít ra tôi còn được gặp mặt má tôi an lành, khỏe mạnh dù trí nhớ của bà không còn như trước nữa.
Tôi cũng bước vào chào ba tôi khi ông đang nằm trên chiếc ghế dài. Ông không nghe gì được nhưng nước mắt ông trào ra khi nhận ra tôi. Những người bạn cùng tuổi với ba tôi cũng bị căn bệnh tai biến giờ đã quy tiên hết rồi, còn ba tôi bị nặng hơn nhưng Chúa đã để ba con chúng tôi được gặp nhau trong dịp này để trút bầu tâm sự. Tôi có một niềm tin xác tín rằng Chúa rất công bình và từ nhân, Người không để ai thua thiệt và Người cũng không thất tín bao giờ.
Tôi đã gặp lại được những bè bạn và những người thân yêu sau nhiều năm xa cách. Ai nấy đều có vẻ già đi do tuổi tác và lo kế sinh nhai. Ai cũng có một gia đình dù là bé nhỏ, chỉ có tôi vẫn một thân, một mình nơi viễn xứ trở về!
Sau những ngày chào thăm gia đình và những người thân yêu, tôi bắt đầu lo cho sức khỏe của mình. Tôi đã đến bệnh viện Mắt của Sài gòn để điều trị con mắt trái sắp bị hỏng do một tai nạn ở Paraguay. Tôi cũng đã đến trung tâm Hòa Hảo Sài Gòn để khám tổng quát và biết rằng tôi có vấn đề rất nghiêm trọng về gan do ăn uống cẩu thả ở vùng truyền giáo. Nhìn hóa đơn khám bệnh và toa thuốc lên tới gần hơn triệu đồng mà thấy choáng ván. Thôi thì bệnh thì phải chữa và cũng may là có một vài cha bạn hiểu ý nên cho lễ mập để trả những khoảng chí phí này.
Tôi cũng đến một số cộng đoàn tu trì để dâng thánh lễ và chia sẻ về đời sống truyền giáo tại xứ tôi đang làm việc. Mọi người nghe và cảm thông nhiều cho công việc của các nhà truyền giáo, nhất là các Soeurs của các Dòng Phú Xuân - Huế, Cộng đoàn Phaolô ở Kontum, Dòng Ảnh Phép Lạ KonTum, Dòng Mân Côi Chí Hòa, Cộng đoàn MTG Khiết Tâm Sài Sài Gòn… đều tỏ lòng mến mộ và hứa sẽ luôn cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.
Trong những ngày hè ở Việt Nam, tôi cũng được tham dự các thánh lễ đại triều trong năm linh mục. Ngày lễ kết thúc năm linh mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn là ngày 11 tháng 6 với lễ phong chức của 33 tân linh mục thuộc Dòng và Triều, trong đó có 4 anh em tân linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời chúng tôi. Từ lâu lắm rồi tôi mới được tham dự những thánh lễ đại triều long trọng như thế ở Việt Nam. Những anh em linh mục từng biết tôi qua trang mạng Vietcatholic, nay lại được gặp mặt và cùng nhau chia sẻ nhiều điều trong vấn đề mục vụ. Tôi có chia sẻ với các cha rằng ở Việt Nam dù một xứ khỉ ho cò gáy nào cũng may mắn gấp nhiều lần so với các xứ vùng truyền giáo ở hải ngoại. Hầu hết các cha cũng đều đồng ý như thế.
Có lẽ những ngày vui nhất của tôi là được trở về Nhà Dòng Mẹ tại Nha Trang, đó là nơi tôi bắt đầu tập tu, khấn Dòng và chịu chức cũng tại đây. Tôi về đúng dịp lễ khấn truyền thống của Nhà Dòng. Tuy nhiên cũng đúng ngày hôm đó, Nhà Dòng vừa có tin vui vừa có tin buồn. Tin vui là có các Thầy Tân Khấn Sinh và các Thầy Khấn Trọn, còn tin buồn là một tu sĩ đáng kính của Nhà Dòng từ giã cõi đời khi vừa tròn 50 năm khấn Dòng. Tôi đã được tham dự và chứng kiến những sự kiện đáng nhớ đó và các anh em trong Dòng đã luôn đón tiếp tôi với một tình huynh đệ thật sự dù giờ này tôi đã thuộc một tỉnh Dòng khác.
Hôm nay ngồi viết lại những dòng kỷ niệm này khi tôi đã trở lại Paraguay sau những tháng hè đáng nhớ để nói lên một tâm tình tạ ơn. Cuộc sống mà thiếu vắng những lời tạ ơn, nói như người Paraguay thường nói, giống như bữa ăn thiếu củ mì và bữa uống thiếu trà Terere. Tôi muốn nói lời cảm ơn, tuy muộn màng đến những người Việt Nam thân yêu ở Mỹ, những nơi mà tôi được đặt chân đến như Oakland, Pittsburg, Bay Point, San José, Garden Grove, Riverside, Tucson, Las Vegas… Chính những người Việt thân yêu này, nhiều người dù tôi chỉ gặp lần đầu tiên nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai vì họ đã cho tôi niềm tin, sự quý trọng và lòng nhân ái để tôi tiếp tục định hướng cho công việc truyền giáo của tôi. Chỉ có những người Việt sống xa quê hương mới hiểu cảnh ngộ của những người như mình. Rất cảm ơn Ba Má đỡ đầu đã tạo điều kiện cho con được tiếp cận với những người Việt dễ thương bên Cali.
Xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã thay mặt em chăm sóc cha mẹ già trong hoàn cảnh nghiệt ngã và suy thoái kinh tế như hiện giờ. Chúa sẽ trả công cho các anh chị khi anh chị biết chu toàn chữ hiếu.
Xin cảm ơn các anh em trong Dòng SVD-Giuse Việt Nam về những tình cảm anh em đã giành cho trong những ngày về thăm Việt Nam.
Xin cảm ơn Quý Cha, Quý Sơ và những giáo dân mà con từng quen biết đã luôn nâng đỡ, cầu nguyện và giúp đỡ con bằng cách này hay cách khác trong những ngày con làm việc ở Paraguay hay chuyến về thăm quê hương vừa rồi. Con sẽ luôn ghi khắc vào tâm khảm những tâm tình quý báu này.
Paraguay mùa này lạnh lắm nhưng lòng con bổng trở nên ấm hơn sau chuyến thăm quê hương đầy lưu luyến. Chính nhờ những động lực này mà thỉnh thoảng có thể hâm nóng lại đời tu sau những lúc tưởng chừng như tắt ngấm. Xin cầu chúc mọi người luôn được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày.
Paraguay, 23 tháng 8 năm 2010
Những tháng ngày ở Hoa Kỳ
Một số anh em bè bạn chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng ai mà đặt chân đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ dù chỉ một lần là mãn nguyện rồi. Bởi thế, khi tôi loan tin cho các anh em đồng môn về chuyến đi Hoa Kỳ của tôi trong dịp hè, ai nấy đều chưng hửng vì họ nghĩ rằng một anh chàng hai lúa như tôi với lý lịch chẳng ngon lành gì mà lại được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cấp visa trong vòng 2 năm, mà tôi đăng ký làm visa tại Paraguay nữa chứ! Chính tôi cũng không tin là họ cấp cho tôi visa nhanh như vậy. Tôi tin là Chúa đã giúp tôi trong vấn đề này.
Khi tôi đến phi trường Miami bang Florida, nhân viên hải quan ở đó quá lịch sự và niềm nở khi biết tôi là linh mục truyền giáo ở Paraguay. Anh ta đã nói chuyện với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha và chỉ dẫn cho tôi cách chu đáo về hộ hiếu của tôi sẽ làm lại ở đâu trong nước Mỹ vì sắp hết hạn. Qua cách đối xứ lịch thiệp như thế từ nhân viên hải quan dù họ cũng kiểm tra gắt gao hành lý và cả con người vì lý do an ninh, tôi nhận thấy rằng khi sống ở những quốc gia văn minh thì cũng làm cho con người trở nên văn minh và lịch lãm hơn.
Từ Miami, tôi lại lên đường để bay đến San Francisco bang California. Những người thân đã ra đón tôi tay bắt mặt mừng nhưng đượm một nỗi buồn mà lúc đầu họ không nói cho tôi biết. Sau này trước khi tôi bay về Việt Nam, ba mẹ đỡ đầu của tôi mới nói cho tôi biết là hình như tôi có vấn đề trầm trọng về sức khỏe nên khuôn mặt của tôi trở nên xám xịt và nước da trở nên tái nhạt. khi nhìn vào hình thì tôi mới nhận ra điều đó. Tôi cứ tưởng là do làm việc ở xứ sở nóng nắng nên tôi dần dần cũng giống người Paraguay, nào ngờ tôi phát hiện là tôi bị bệnh gan.
Những ngày ở Cali tôi được những người thân và bạn bè thương mến và chăm chút. Cha sở nhà thờ chính tòa Oakland, CA đã từng đọc những bài chia sẻ truyền giáo của tôi trên Vietcatholic đã mời tôi đồng tế thánh lễ với ngài, và sau thánh lễ chính ngài giới thiệu cho mọi người trong xứ về tôi và còn khôi hài rằng, ai muốn gởi mì tôm cho tôi thì cứ gởi trực tiếp ở đây. Tuy mọi người không chuẩn bị trước, nhưng ai nấy đều có một chút quà nhỏ chia sẻ cho tôi dù đời sống kinh tế ở nước Mỹ hiện giờ gặp muôn vàn khó khăn. Qua đó tôi nhận thấy rằng người Việt Nam chúng ta dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn là những người có tấm lòng từ tâm nhất. Tôi nhận quà của họ mà bật khóc trong long dù tôi không hề mở miệng xin ai. Nhiều khi nghĩ lại mình cũng hơi tủi thân một chút là nhiều năm mình làm việc ở Paraguay mà ngày mình đi về thăm quê hương, không một con chiên nào cho được 1 đôla để ăn quà, trong khi những người Việt sống ở Mỹ xa xôi mà chưa bao giờ mình giúp họ ngày nào mà họ lại đối xứ với mình tốt đến như vậy.
Tôi cũng được dâng thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa cho 2 cộng đoàn Việt Nam, một ở Bay Point, Bắc Cali với một cha bạn đang làm phó xứ, và một ở Riverside, Nam Cali với cha cùng Dòng từng làm việc ở Việt Nam. Hai cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé này nhưng tâm hồn thì rất bao la. Họ đã đón tiếp tôi như một người con từ xa trở về vì họ từng được đọc những bài chia sẻ của tôi trên mạng Vietcatholic.
Tôi cũng đã đến thăm một cộng đoàn Việt Nam khác ở mãi Tucson bang Arizona, nơi một người bạn nối khố của tôi đang sinh sống. Trong những ngày đó cha xứ vắng nhà nên nhờ tôi dâng thánh lễ dù lễ ngày thường chỉ khoảng 20 người. Những người Việt Nam thân yêu ấy luôn để lại trong tôi những ấn tượng đẹp và là một lực đẩy giúp tôi tiếp tực sứ mạng truyền giáo của tôi.
Tôi cũng đã được thăm và dâng thánh lễ tại Trung Tâm LaVang ở Las Vegas bang Nevada với những người Việt Nam thiểu số ở vùng đất ăn chơi này. Nhìn thấy hình ảnh thân quen của Việt Nam nơi xứ người mà càng nhớ quê hương da diết.
Tôi đã dâng thánh lễ cho ba má đỡ đầu nhân dịp mừng thọ và kỷ niệm lễ cưới tại Oakland, Bắc Cali với những bạn bè và người thân của gia đình. Gặp lại những người đồng hương Việt Nam với biết bao câu chuyện buồn vui sau nhiều năm xa cách mà lòng cảm thấy ấm lại. Dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhưng tình người, tình đồng hương không hề phai mờ theo năm tháng.
Về thăm quê hương Việt Nam
Ngày mong đợi để thăm quê hương cũng đã đến. Tôi đã đến sân bay Tân Sơn Nhất vào những ngày đầu của tháng 6 sau khi quá cảng ở San Francisco và Hongkong. Tôi không muốn báo tin cho gia đình vì sợ Ba Má tôi biết tôi về sẽ quá vui rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tình trạng sức khỏe của các ngài đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi chỉ báo cho nhà Dòng biết ngày giờ tôi đến phi trường và chỉ có vài thầy học viện ra đón tôi cùng với cha linh hướng.
Tháng 6 trời mưa và đường xá Sài Gòn đang trong giai đoạn tu sửa nên có quá nhiều lô cốt và người đông nghìn nghịt. Chỉ từ Phi trường Tân Sơn Nhất về đến đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, là trụ sở của Dòng tôi mà mất rất nhiều thời gian. Vừa bước vào khuôn viên học viện khi các thầy chuẩn bị ăn trưa và thấy các thầy bàn tán xôn xao về bộ dạng của tôi. Cha bề trên miền Sài Gòn nhìn tôi có vẻ thương hại khi thấy tôi tàn tạ như thế. Đã gần 1 tháng tẩm bổ bên Mỹ mà khi về tới Việt Nam còn như thế thì không biết nếu tôi từ Paraguay trực tiếp trở về thì thiên hạ sẽ nhìn tôi thế nào nữa đây. Các thầy học viện đã xì xào với nhau rằng họ sẽ không dám đi truyền giáo như cha Sang nữa đâu vì sợ có ngày sẽ thân tàn ma dại. Nghĩ cũng thấy thương cho lớp đàn em vì thời đại hưởng thụ bây giờ mà các em vẫn đâm đầu vào đi tu với biết bao lo lắng trong đời sống tu trì.
Đau đớn nhất là khi tôi trở về chính mái nhà thân yêu của mình sau khi chào thăm nhà Dòng, tôi thấy Má tôi đang sốt sắng cầu nguyện lớn tiếng cho tôi và cho cha bạn tôi ở nước ngoài. Tôi đã chào Má tôi nhưng má tôi không hề nhận ra tôi. Bà vẫn tiếp tục râm ra cầu nguyện như người xuất thần và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Nhìn mái đầu bạc trắng của bà với cái miệng móm méo vì không còn răng mà lòng chợt nhói đau. Má tôi đã thay đổi nhiều quá kể từ ngày tôi ra đi. Bà đã có nhiều cú sốc khi anh trai tôi mất, rồi người chị thân quí nhất của bà cũng bỏ bà ra đi. Nhưng ít ra tôi còn được gặp mặt má tôi an lành, khỏe mạnh dù trí nhớ của bà không còn như trước nữa.
Tôi cũng bước vào chào ba tôi khi ông đang nằm trên chiếc ghế dài. Ông không nghe gì được nhưng nước mắt ông trào ra khi nhận ra tôi. Những người bạn cùng tuổi với ba tôi cũng bị căn bệnh tai biến giờ đã quy tiên hết rồi, còn ba tôi bị nặng hơn nhưng Chúa đã để ba con chúng tôi được gặp nhau trong dịp này để trút bầu tâm sự. Tôi có một niềm tin xác tín rằng Chúa rất công bình và từ nhân, Người không để ai thua thiệt và Người cũng không thất tín bao giờ.
Tôi đã gặp lại được những bè bạn và những người thân yêu sau nhiều năm xa cách. Ai nấy đều có vẻ già đi do tuổi tác và lo kế sinh nhai. Ai cũng có một gia đình dù là bé nhỏ, chỉ có tôi vẫn một thân, một mình nơi viễn xứ trở về!
Sau những ngày chào thăm gia đình và những người thân yêu, tôi bắt đầu lo cho sức khỏe của mình. Tôi đã đến bệnh viện Mắt của Sài gòn để điều trị con mắt trái sắp bị hỏng do một tai nạn ở Paraguay. Tôi cũng đã đến trung tâm Hòa Hảo Sài Gòn để khám tổng quát và biết rằng tôi có vấn đề rất nghiêm trọng về gan do ăn uống cẩu thả ở vùng truyền giáo. Nhìn hóa đơn khám bệnh và toa thuốc lên tới gần hơn triệu đồng mà thấy choáng ván. Thôi thì bệnh thì phải chữa và cũng may là có một vài cha bạn hiểu ý nên cho lễ mập để trả những khoảng chí phí này.
Tôi cũng đến một số cộng đoàn tu trì để dâng thánh lễ và chia sẻ về đời sống truyền giáo tại xứ tôi đang làm việc. Mọi người nghe và cảm thông nhiều cho công việc của các nhà truyền giáo, nhất là các Soeurs của các Dòng Phú Xuân - Huế, Cộng đoàn Phaolô ở Kontum, Dòng Ảnh Phép Lạ KonTum, Dòng Mân Côi Chí Hòa, Cộng đoàn MTG Khiết Tâm Sài Sài Gòn… đều tỏ lòng mến mộ và hứa sẽ luôn cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.
Trong những ngày hè ở Việt Nam, tôi cũng được tham dự các thánh lễ đại triều trong năm linh mục. Ngày lễ kết thúc năm linh mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn là ngày 11 tháng 6 với lễ phong chức của 33 tân linh mục thuộc Dòng và Triều, trong đó có 4 anh em tân linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời chúng tôi. Từ lâu lắm rồi tôi mới được tham dự những thánh lễ đại triều long trọng như thế ở Việt Nam. Những anh em linh mục từng biết tôi qua trang mạng Vietcatholic, nay lại được gặp mặt và cùng nhau chia sẻ nhiều điều trong vấn đề mục vụ. Tôi có chia sẻ với các cha rằng ở Việt Nam dù một xứ khỉ ho cò gáy nào cũng may mắn gấp nhiều lần so với các xứ vùng truyền giáo ở hải ngoại. Hầu hết các cha cũng đều đồng ý như thế.
Có lẽ những ngày vui nhất của tôi là được trở về Nhà Dòng Mẹ tại Nha Trang, đó là nơi tôi bắt đầu tập tu, khấn Dòng và chịu chức cũng tại đây. Tôi về đúng dịp lễ khấn truyền thống của Nhà Dòng. Tuy nhiên cũng đúng ngày hôm đó, Nhà Dòng vừa có tin vui vừa có tin buồn. Tin vui là có các Thầy Tân Khấn Sinh và các Thầy Khấn Trọn, còn tin buồn là một tu sĩ đáng kính của Nhà Dòng từ giã cõi đời khi vừa tròn 50 năm khấn Dòng. Tôi đã được tham dự và chứng kiến những sự kiện đáng nhớ đó và các anh em trong Dòng đã luôn đón tiếp tôi với một tình huynh đệ thật sự dù giờ này tôi đã thuộc một tỉnh Dòng khác.
Hôm nay ngồi viết lại những dòng kỷ niệm này khi tôi đã trở lại Paraguay sau những tháng hè đáng nhớ để nói lên một tâm tình tạ ơn. Cuộc sống mà thiếu vắng những lời tạ ơn, nói như người Paraguay thường nói, giống như bữa ăn thiếu củ mì và bữa uống thiếu trà Terere. Tôi muốn nói lời cảm ơn, tuy muộn màng đến những người Việt Nam thân yêu ở Mỹ, những nơi mà tôi được đặt chân đến như Oakland, Pittsburg, Bay Point, San José, Garden Grove, Riverside, Tucson, Las Vegas… Chính những người Việt thân yêu này, nhiều người dù tôi chỉ gặp lần đầu tiên nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai vì họ đã cho tôi niềm tin, sự quý trọng và lòng nhân ái để tôi tiếp tục định hướng cho công việc truyền giáo của tôi. Chỉ có những người Việt sống xa quê hương mới hiểu cảnh ngộ của những người như mình. Rất cảm ơn Ba Má đỡ đầu đã tạo điều kiện cho con được tiếp cận với những người Việt dễ thương bên Cali.
Xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã thay mặt em chăm sóc cha mẹ già trong hoàn cảnh nghiệt ngã và suy thoái kinh tế như hiện giờ. Chúa sẽ trả công cho các anh chị khi anh chị biết chu toàn chữ hiếu.
Xin cảm ơn các anh em trong Dòng SVD-Giuse Việt Nam về những tình cảm anh em đã giành cho trong những ngày về thăm Việt Nam.
Xin cảm ơn Quý Cha, Quý Sơ và những giáo dân mà con từng quen biết đã luôn nâng đỡ, cầu nguyện và giúp đỡ con bằng cách này hay cách khác trong những ngày con làm việc ở Paraguay hay chuyến về thăm quê hương vừa rồi. Con sẽ luôn ghi khắc vào tâm khảm những tâm tình quý báu này.
Paraguay mùa này lạnh lắm nhưng lòng con bổng trở nên ấm hơn sau chuyến thăm quê hương đầy lưu luyến. Chính nhờ những động lực này mà thỉnh thoảng có thể hâm nóng lại đời tu sau những lúc tưởng chừng như tắt ngấm. Xin cầu chúc mọi người luôn được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày.
Paraguay, 23 tháng 8 năm 2010
Đức Giám Mục Thái Bình thăm và làm mục vụ tại Giáo Xứ Vĩnh Phúc
Trường Giang
13:02 23/08/2010
Giáo xứ Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Giáo xứ được thành lập từ năm 1920 và nhận thánh Gioan Baotixita làm đấng bảo trợ. Vĩnh Phúc là một xứ đạo có bề dày lịch sử, chứng tích còn để lại đó là ngôi thánh đường bề thế và thoáng, đường nét những hoa văn rất độc đáo gắn liền với tháp chuông cao. Cha Augustino Lê Văn Phòng, chánh xứ Vĩnh Phúc cho biết: Trong suốt mấy tháng qua cả giáo xứ tập trung góp công góp sức, cùng nhau tu sửa lại ngôi thánh đường, đến nay mới hoàn thành. Hai mái nhà thờ đã được thay toàn bộ ngói mới. Bàn thờ, 14 đường Thánh Giá, các tòa và toàn bộ tường trong và ngoài nhà thờ được tô màu mới. Khuôn viên thánh đường, phía cuối được xây mới hai tượng đài Mẹ Maria và thánh Gioan Baotixita, chạy dọc hai bên nhà thờ được đắp 14 chặng đàng Thánh Giá rất lớn với đường nét sắc sảo. Cha Phòng khôi hài nói thêm: “Giáo xứ ít người (khoảng 500 nhân danh, với ba họ lẻ và một họ nhà xứ), nên giáo xứ đắp thật nhiều tượng, nhất là bức tượng thánh Phaolo trên đường đi Đa-mát, bị ngã ngựa, đứng hiên ngang ngay đầu cầu khi bước vào khu vực thánh đường”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tiếng nói Cồn Dầu từ Thái Lan
Gia Minh / RFA
18:00 23/08/2010
Tiếng nói Cồn Dầu từ Thái Lan
Thông tin về vụ việc hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng hầu như chỉ được một số cơ quan truyền thông trong nước loan tải theo quan điểm của phía chính quyền; trong khi đó những người giáo dân tại đó khi được hỏi về vụ việc đều không dám trả lời.
Hiện nay có một nhóm giáo dân Xứ Cồn Dầu trốn chạy sang được Thái Lan, và họ cho biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi biết thực tế của vụ việc xảy ra vào ngày 3 tháng 5 tại giáo xứ của họ.
Sự kiện Cồn Dầu
Cao điểm của tình hình căng thẳng về việc giải tỏa trắng đất đai, nhà cửa của người dân xứ đạo Cồn Dầu, trong số hơn 400 hécta tại xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để làm khu đô thị sinh thái ven sông diễn ra vào ngày 4 tháng 5 khi giáo dân tham gia đưa cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, về nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang của giáo xứ.
Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ việc như lời kể của những giáo dân chứng kiến sự việc, cũng như bị đánh đập, bắt bớ vào lúc đó như sau:
Tôi là một giáo dân Cồn Dầu và chứng kiến vụ việc hôm ngày 4 tháng 5 trong đám tang bà cụ Maria Đặng Thị
Tân. Bản cáo phó của gia đình nói rõ là đám tang cụ cử thành tại giáo xứ và chôn tại giáo xứ Cồn Dầu. Con út của Cụ Tân, anh Hồ Tào, nói với giáo dân chúng tôi giúp đỡ để có thể đưa cụ đến chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, chôn tại đó một hai ngày cũng được.
Sau thánh lễ, chúng tôi đưa tang cụ đến nghĩa trang, gần nhà bác Bình, công an đã dùng rào chắn và kẽm gai với mục đích không cho giáo dân đưa xác cụ vào chôn tại nghĩa trang nên đã xảy ra xô xát. Công an đã sử dụng dùi cui và roi điện đánh tới tấp vào đòan người đưa tang, trong đó có đội trợ trang, và tất cả những người tham dự.
Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài. Sau đám ma những người tham dự bị mời lên phạt tiền; còn những người bị bắt giam thì đến nay không biết tình hình thế nào.
Trong biến cố ngày 4 tháng 5, có 66 giáo dân Cồn Dầu bị bắt để thẩm vấn về vụ việc. Sau đó lần lượt họ được thả ra, ngọai trừ sáu người vẫn còn bị biệt giam cho đến nay đó là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Phan Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Thị Liễu. Một người thuộc diện tại ngọai là ông Đòan Cảng.
Quyền đánh chết người của công an?
Theo lời chứng của những giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, không khí tại làng quê của họ sau đám tang bà cụ Nhu trở nên căng thẳng, với những vụ tra vấn, đánh đập đối với nhiều người từng tham gia trong cuộc đưa đám cụ bà Hồ Nhu. Một nạn nhân của tình trạng thẩm tra, đánh đập là ông Nguyễn Thành Năm, một thành viên của đội trợ trang của giáo xứ. Ông này đã chết vào ngày 3 tháng 7 vừa qua với những vết thương bị cho
là do bị đánh đập, bị nhận bùn…. Tuy nhiên phía chính quyền thành phồ Đà Nẵng giải thích cái chết là vì đột quỵ.
Những người thân quen của ông Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu nói về cái chết của ông này:
Có một số giáo dân bị bắt, một số bị kêu lên- trong số này có anh Năm trong đội trợ tang. Anh này bị công an đánh đập nhiều lần. Anh em trong đội trợ tang nói với tôi anh Năm bị dân phòng bắt trói, miệng đầy bùn.
Vợ con van xin. Khi anh Năm chết rồi, anh Đào cũng trong đội trợ tang đến che giúp rạp nhưng thấy công an nhiều quá cũng ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Sau vụ anh Năm, công an không cho người dân đến đọc kinh cầu lễ, không cho tập trung đông người.
Qua đám tang, công an gọi anh Nguyễn Thành Năm trong đội trợ tang lên làm việc, đánh đập, tra tấn. Vài ba ngày lại mời; nhưng anh Năm sợ đánh nên không lên đồn. Công an xuống bao vây nhà khiến anh Năm hỏang sợ chạy đến một nhà dân gần đó. Chủ nhà báo cho dân phòng và công an đến bắt. Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.
Một phụ nữ hiện có em đang bị biệt giam bức xúc nói:
Nhà tôi có năm chị em, em tôi là con trai một trong nhà, làm nông xong mùa nên tham gia đám tang bà Cụ Nhu. Không biết sao bị bắt đến nay gần bốn tháng rồi mà không biết lý do. Gia đình lên quận xin gặp, họ đuổi về nói chỉ ít bữa nữa về nhưng nay vẫn chưa về. Tôi sợ khi về em tôi cũng chết thôi vì bị đánh đập. Có luật nào bắt người rồi mới nói đến luật sau?
Cuộc chạy trốn tập thể
Trước tình hình bắt bớ diễn ra hằng ngày tại làng quê của họ, một số giáo dân Côn Dầu sau biến cố ngày 4 tháng 5 đã phải tìm đường lánh nạn sang Thái Lan.
Linh mục Antôn Lê Đức, người từng giúp đỡ số người Cồn Dầu chạy trốn sang Thái Lan cho biết cuộc gặp gỡ với nhóm người đến đầu tiên hồi tháng năm vừa qua:
Có một linh mục bên Mỹ báo tôi biết có nhóm người từ Việt Nam chạy qua; lúc đó tôi tình cờ đang ở Bangkok nên giúp cho họ những nguời có thể tạm trú, và số liên lạc những nơi có thể giúp họ. Từ đó đến nay tôi không gặp họ nữa.
Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người cao tuổi nhất là 70, các cháu nhỏ khác đang độ tuổi mẫu giáo. Có người đi với một số thành viên trong gia đình, có người đi một mình. Họ đang nhờ Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc giúp đỡ vì bị truy bức tại quê nhà.
Số người này cũng như bao người mong muốn tìm kiếm qui chế tỵ nạn khác khi đến Xứ Thái, những người giáo dân Xứ Cồn Dầu phải sống một cách khép kín tại những phòng thuê nhỏ bé ở tại Bangkok.
Một thiếu nữ trong nhóm tỵ nạn trình bày:
Qua tới đây được gần hơn ba tháng, gần bốn tháng. Cuộc sống vô cùng bấp bênh, phải dời nhà nhiều lần- bảy tám chỗ rồi. Không biết tiếng nên chúng tôi khó khăn trong giao tiếp. Hai ba ngày mới đi chợ một lần, đi chợ về thì đóng cửa ở trong nhà. Đi trong đòan có con nít, chúng cần chơi nhưng vì sợ nhòm ngó, nên cũng không cho chúng chơi, dù biết rất tội.
Theo trình bày của những người mà chúng tôi tiếp xúc được, thì ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam. Như thế đối với họ hiện nay là một thảm họa còn lớn hơn thảm họa đã xảy ra trong những tháng ngày qua tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một người khác cho biết những khó khăn hiện tại:
Chúng tôi không ở một chỗ, phải thay đổi để bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Được ba tháng rưỡi rồi, mà chúng tôi phải chờ vài ba tháng nữa mới được phỏng vấn lần thứ ba.
Người khác thì kể đọan đường chạy lánh nạn:
Trong gia đình đi mấy cha con. Rất may là mấy năm trước có làm ‘passport’ để qua Lào phụ hồ kiếm tiền. Passport còn hạn nên chạy qua cửa khẩu Lao Bảo ở Đông Hà. Những người khác đi sau, có giấy hay không giấy; nhờ người đưa qua cửa khẩu Lao Bảo hay Cầu Treo.
Khi nói chuyện với chúng tôi tất cả đều rất lo ngại cho chính bản thân họ dù nay đang đã đến được đất Thái với những mối nguy như vừa nêu. Đồng thời họ cũng hết sức lo sợ cho sự an nguy của những thân nhân còn lại ở quê nhà; dù rằng theo họ đa số những người còn ở lại là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, hay người bệnh tật. Còn đa phần còn sức lao động đều phải tìm đường trốn tránh ở những nơi khác.
Cần sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
Và nguyện vọng chung của tất là là mong muốn các tổ chức quốc tế thấy được hòan cảnh ngặt nghèo của họ để cứu xét qui chế tỵ nạn cho họ.
Tôi lên tiếng, nhờ có tiếng nói chung giúp cho chúng tôi và những người còn ở trong tù- giúp cho chúng tôi lấy lại tự do, trong sạch của người giáo dân.
Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.
Chúng tôi ở đây nhưng mẹ cha, vợ con vẫn ở nhà; trong khi đó lại bị công an rình rập, nên nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi mong muốn được đến nước thứ ba để con cái chúng tôi được đi học, vì phải bỏ
sang đây. Mong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Sự bình yên của một làng quê có lịch sử hơn trăm năm, và một xứ đạo chính thức được thành lập cách đây 80 năm, bỗng dưng trở nên bị xáo trộn, rối lọan đến tan tác sau khi chính quyền địa phương Đà Nẵng đưa ra dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, rồi chuyển thành dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Việc bồi thường không thỏa đáng, trong khi đó nơi tái định cư vẫn chưa được xác định cụ thể khiến người dân xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận.
Tuy nhiên theo lời họ thì, người đứng đầu đảng bộ thành phố Đà Nẵng là ông bí thư Nguyễn Bá Thanh còn tuyên bố thẳng thừng với những người từng mấy đời bỏ công sức để tạo lập nên ruộng vườn, nhà cửa của họ:
Ông này cũng đã tuyên bố nơi này người giàu đến rồi, các ông là những người ‘trán vồ, răng hô’ không được ở phía trước này, các ông phải ở phía sau.
Những hành xử bất công vừa mang tính coi khinh người dân, không tuân thủ những qui định mà chính Nhà Nước ban hành, khiến người dân bất mãn, và rồi những biện pháp đàn áp mạnh bằng bạo lực khiến họ phải trốn chạy. Và chỉ nơi xứ tạm gọi là tự do như Thái Lan họ mới dám lên tiếng nói lên thực tiễn áp bức nơi làng quê, xứ đạo Cồn Dầu của họ.
Gia Minh, RFA, Bangkok, Thái Lan.
Thông tin về vụ việc hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng hầu như chỉ được một số cơ quan truyền thông trong nước loan tải theo quan điểm của phía chính quyền; trong khi đó những người giáo dân tại đó khi được hỏi về vụ việc đều không dám trả lời.
Hiện nay có một nhóm giáo dân Xứ Cồn Dầu trốn chạy sang được Thái Lan, và họ cho biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi biết thực tế của vụ việc xảy ra vào ngày 3 tháng 5 tại giáo xứ của họ.
Sự kiện Cồn Dầu
Cao điểm của tình hình căng thẳng về việc giải tỏa trắng đất đai, nhà cửa của người dân xứ đạo Cồn Dầu, trong số hơn 400 hécta tại xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để làm khu đô thị sinh thái ven sông diễn ra vào ngày 4 tháng 5 khi giáo dân tham gia đưa cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, về nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang của giáo xứ.
Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ việc như lời kể của những giáo dân chứng kiến sự việc, cũng như bị đánh đập, bắt bớ vào lúc đó như sau:
Tôi là một giáo dân Cồn Dầu và chứng kiến vụ việc hôm ngày 4 tháng 5 trong đám tang bà cụ Maria Đặng Thị
Tân. Bản cáo phó của gia đình nói rõ là đám tang cụ cử thành tại giáo xứ và chôn tại giáo xứ Cồn Dầu. Con út của Cụ Tân, anh Hồ Tào, nói với giáo dân chúng tôi giúp đỡ để có thể đưa cụ đến chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, chôn tại đó một hai ngày cũng được.
Sau thánh lễ, chúng tôi đưa tang cụ đến nghĩa trang, gần nhà bác Bình, công an đã dùng rào chắn và kẽm gai với mục đích không cho giáo dân đưa xác cụ vào chôn tại nghĩa trang nên đã xảy ra xô xát. Công an đã sử dụng dùi cui và roi điện đánh tới tấp vào đòan người đưa tang, trong đó có đội trợ trang, và tất cả những người tham dự.
Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài. Sau đám ma những người tham dự bị mời lên phạt tiền; còn những người bị bắt giam thì đến nay không biết tình hình thế nào.
Trong biến cố ngày 4 tháng 5, có 66 giáo dân Cồn Dầu bị bắt để thẩm vấn về vụ việc. Sau đó lần lượt họ được thả ra, ngọai trừ sáu người vẫn còn bị biệt giam cho đến nay đó là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Phan Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Thị Liễu. Một người thuộc diện tại ngọai là ông Đòan Cảng.
Quyền đánh chết người của công an?
Theo lời chứng của những giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, không khí tại làng quê của họ sau đám tang bà cụ Nhu trở nên căng thẳng, với những vụ tra vấn, đánh đập đối với nhiều người từng tham gia trong cuộc đưa đám cụ bà Hồ Nhu. Một nạn nhân của tình trạng thẩm tra, đánh đập là ông Nguyễn Thành Năm, một thành viên của đội trợ trang của giáo xứ. Ông này đã chết vào ngày 3 tháng 7 vừa qua với những vết thương bị cho
là do bị đánh đập, bị nhận bùn…. Tuy nhiên phía chính quyền thành phồ Đà Nẵng giải thích cái chết là vì đột quỵ.
Những người thân quen của ông Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu nói về cái chết của ông này:
Có một số giáo dân bị bắt, một số bị kêu lên- trong số này có anh Năm trong đội trợ tang. Anh này bị công an đánh đập nhiều lần. Anh em trong đội trợ tang nói với tôi anh Năm bị dân phòng bắt trói, miệng đầy bùn.
Vợ con van xin. Khi anh Năm chết rồi, anh Đào cũng trong đội trợ tang đến che giúp rạp nhưng thấy công an nhiều quá cũng ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Sau vụ anh Năm, công an không cho người dân đến đọc kinh cầu lễ, không cho tập trung đông người.
Qua đám tang, công an gọi anh Nguyễn Thành Năm trong đội trợ tang lên làm việc, đánh đập, tra tấn. Vài ba ngày lại mời; nhưng anh Năm sợ đánh nên không lên đồn. Công an xuống bao vây nhà khiến anh Năm hỏang sợ chạy đến một nhà dân gần đó. Chủ nhà báo cho dân phòng và công an đến bắt. Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.
Một phụ nữ hiện có em đang bị biệt giam bức xúc nói:
Nhà tôi có năm chị em, em tôi là con trai một trong nhà, làm nông xong mùa nên tham gia đám tang bà Cụ Nhu. Không biết sao bị bắt đến nay gần bốn tháng rồi mà không biết lý do. Gia đình lên quận xin gặp, họ đuổi về nói chỉ ít bữa nữa về nhưng nay vẫn chưa về. Tôi sợ khi về em tôi cũng chết thôi vì bị đánh đập. Có luật nào bắt người rồi mới nói đến luật sau?
Cuộc chạy trốn tập thể
Trước tình hình bắt bớ diễn ra hằng ngày tại làng quê của họ, một số giáo dân Côn Dầu sau biến cố ngày 4 tháng 5 đã phải tìm đường lánh nạn sang Thái Lan.
Linh mục Antôn Lê Đức, người từng giúp đỡ số người Cồn Dầu chạy trốn sang Thái Lan cho biết cuộc gặp gỡ với nhóm người đến đầu tiên hồi tháng năm vừa qua:
Có một linh mục bên Mỹ báo tôi biết có nhóm người từ Việt Nam chạy qua; lúc đó tôi tình cờ đang ở Bangkok nên giúp cho họ những nguời có thể tạm trú, và số liên lạc những nơi có thể giúp họ. Từ đó đến nay tôi không gặp họ nữa.
Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người cao tuổi nhất là 70, các cháu nhỏ khác đang độ tuổi mẫu giáo. Có người đi với một số thành viên trong gia đình, có người đi một mình. Họ đang nhờ Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc giúp đỡ vì bị truy bức tại quê nhà.
Số người này cũng như bao người mong muốn tìm kiếm qui chế tỵ nạn khác khi đến Xứ Thái, những người giáo dân Xứ Cồn Dầu phải sống một cách khép kín tại những phòng thuê nhỏ bé ở tại Bangkok.
Một thiếu nữ trong nhóm tỵ nạn trình bày:
Qua tới đây được gần hơn ba tháng, gần bốn tháng. Cuộc sống vô cùng bấp bênh, phải dời nhà nhiều lần- bảy tám chỗ rồi. Không biết tiếng nên chúng tôi khó khăn trong giao tiếp. Hai ba ngày mới đi chợ một lần, đi chợ về thì đóng cửa ở trong nhà. Đi trong đòan có con nít, chúng cần chơi nhưng vì sợ nhòm ngó, nên cũng không cho chúng chơi, dù biết rất tội.
Theo trình bày của những người mà chúng tôi tiếp xúc được, thì ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam. Như thế đối với họ hiện nay là một thảm họa còn lớn hơn thảm họa đã xảy ra trong những tháng ngày qua tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một người khác cho biết những khó khăn hiện tại:
Chúng tôi không ở một chỗ, phải thay đổi để bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Được ba tháng rưỡi rồi, mà chúng tôi phải chờ vài ba tháng nữa mới được phỏng vấn lần thứ ba.
Người khác thì kể đọan đường chạy lánh nạn:
Trong gia đình đi mấy cha con. Rất may là mấy năm trước có làm ‘passport’ để qua Lào phụ hồ kiếm tiền. Passport còn hạn nên chạy qua cửa khẩu Lao Bảo ở Đông Hà. Những người khác đi sau, có giấy hay không giấy; nhờ người đưa qua cửa khẩu Lao Bảo hay Cầu Treo.
Khi nói chuyện với chúng tôi tất cả đều rất lo ngại cho chính bản thân họ dù nay đang đã đến được đất Thái với những mối nguy như vừa nêu. Đồng thời họ cũng hết sức lo sợ cho sự an nguy của những thân nhân còn lại ở quê nhà; dù rằng theo họ đa số những người còn ở lại là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, hay người bệnh tật. Còn đa phần còn sức lao động đều phải tìm đường trốn tránh ở những nơi khác.
Cần sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
Và nguyện vọng chung của tất là là mong muốn các tổ chức quốc tế thấy được hòan cảnh ngặt nghèo của họ để cứu xét qui chế tỵ nạn cho họ.
Tôi lên tiếng, nhờ có tiếng nói chung giúp cho chúng tôi và những người còn ở trong tù- giúp cho chúng tôi lấy lại tự do, trong sạch của người giáo dân.
Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.
Chúng tôi ở đây nhưng mẹ cha, vợ con vẫn ở nhà; trong khi đó lại bị công an rình rập, nên nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi mong muốn được đến nước thứ ba để con cái chúng tôi được đi học, vì phải bỏ
sang đây. Mong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Sự bình yên của một làng quê có lịch sử hơn trăm năm, và một xứ đạo chính thức được thành lập cách đây 80 năm, bỗng dưng trở nên bị xáo trộn, rối lọan đến tan tác sau khi chính quyền địa phương Đà Nẵng đưa ra dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, rồi chuyển thành dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Việc bồi thường không thỏa đáng, trong khi đó nơi tái định cư vẫn chưa được xác định cụ thể khiến người dân xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận.
Tuy nhiên theo lời họ thì, người đứng đầu đảng bộ thành phố Đà Nẵng là ông bí thư Nguyễn Bá Thanh còn tuyên bố thẳng thừng với những người từng mấy đời bỏ công sức để tạo lập nên ruộng vườn, nhà cửa của họ:
Ông này cũng đã tuyên bố nơi này người giàu đến rồi, các ông là những người ‘trán vồ, răng hô’ không được ở phía trước này, các ông phải ở phía sau.
Những hành xử bất công vừa mang tính coi khinh người dân, không tuân thủ những qui định mà chính Nhà Nước ban hành, khiến người dân bất mãn, và rồi những biện pháp đàn áp mạnh bằng bạo lực khiến họ phải trốn chạy. Và chỉ nơi xứ tạm gọi là tự do như Thái Lan họ mới dám lên tiếng nói lên thực tiễn áp bức nơi làng quê, xứ đạo Cồn Dầu của họ.
Gia Minh, RFA, Bangkok, Thái Lan.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (10)
Lm Nguyễn Hữu Thy
00:49 23/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (10)
Điều Răn Thứ Chín: „Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người“
Điều Răn Thứ Chín không chỉ cấm ngặt việc gian dâm với vợ/chồng người khác, nhưng còn cấm cả việc ước muốn trong lòng, việc ve vãn, tán tỉnh hay tìm cách mua chuộc vợ/chồng người khác. Bởi vì, khi một người đã ước muốn ngoại tình với vợ/chồng người khác, thì người ấy thực sự đã ngoại tình trong lòng rồi, đúng như lời Chúa Giêsu dạy: „Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn thấy người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27).
Trong trường hợp này, đương sự còn phạm cả đến đức công bằng nữa, vì đã xúc phạm đến quyền lợi của kẻ khác. Trong Sách Luận Ngữ, đức Khổng Tử cũng đã nhắc bảo: „Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“: Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Nếu không muốn người khác tán tỉnh, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tán tình, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của người khác. Nếu không muốn ai phá đổ hạnh phúc gia ðình mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tìm cách phá đổ hạnh phúc của gia đình người khác bằng những lời nói và hành động tán tỉnh và ve vãn đầy chủ ý quyến rũ.
Đàng khác, kinh nghiệm về đạo đức luân lý ở đời vẫn căn dặn: „Lửa gần rơm không sớm thì muộn, thế nào cũng sẽ bốc cháy“. Vì thế, để tránh trước những cám dỗ và những bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống xã hội đầy chung đụng, ta cần phải tránh các giao tiếp đi lại quá thường xuyên và quá thân mật với vợ/chồng người khác. Trong điểm này, tất cả mọi người chúng ta đều cần phải ý thức và xác tín được sự thật cơ bản này về bản chất con người, đó là: „Nhân bất thập toàn“: Đã là người thì không ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười. Tất cả mọi người bất phân biệt giai cấp, địa vị hay tuổi tác đều như nhau, không ai lành thánh hơn ai và không ai tội lỗi xấu xa hơn ai. Mỗi người đều mang trong mình sự yếu đuối cố hữu, mỗi người đều có khả năng làm điều lành, nhưng đồng thời cũng có khả năng làm điều dữ nữa, có khả năng trở nên tốt lành thánh thiện, nhưng cũng có khả năng trở thành sa đọa hư đốn.
Bởi vậy, có thiện ý hướng thiện là chưa đủ, nhưng còn phải nổ lực tối đa để hiện thực được thiện ý hướng thiện ấy thì mới đầy đủ; không nên quá tự tin, quá ỷ y vào mình, trái lại luôn cần phải biết tự cảnh giác đề phòng chính mình, nhất là cần có một đức tin sống động vững vàng và một đời sống đạo sâu xa chắc chắn, nếu chúng ta không muốn mình bị rơi ngã vào trong những ngang trái đầy bất hạnh và không có lối thoát. Thà „phòng bệnh còn hơn chữa bệnh“, thà tránh trước đi các dịp dẫn ta tới chỗ sa ngã, còn hơn là chờ cho tới khi bị sa ngã và lún sâu vào vòng tục lụy ác nghiệt của cuộc đời rồi mới ngồi thất vọng gỡ mối tơ vò rối bời, bất khả tháo gỡ. Vâng, một khi cá đã cắn câu và ván đã đóng thuyền rồi, thì sự thể đã trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp và rắc rối, vì đã quá muộn mằn rồi.
Nhưng thử hỏi ai đã học được những kinh nghiệm đắt giá và quá cụ thể ấy? Nếu có, thì có lẽ người ta đã không phải chứng kiến bao oan trái, bao đau thương và bao bất hạnh vẫn luôn tái diễn không ngừng trong cuộc sống hằng ngày của con người, mà khởi đầu luôn chỉ là một vài ánh mắt lả lơi đưa tình hay một vài lời nói tán tỉnh bâng quơ. Bởi vậy, Kinh Thánh đã dạy chí lý: „Lời Chúa là đèn soi lối con đi“ (Tv 119,105), Điều Răn Thứ Chín thật là kim chỉ nam cần thiết, giúp cho toàn thể chúng ta đang trên đường tiến về hạnh phúc chân thực.
Điều Răn Thứ Mười: „Thứ mười: Chớ tham của người“
Như đã trình bày ở trên, đã là người ai mà lại không thích giàu sang, ai lại không muốn có nhiều tiền lắm của. Hơn nữa, tự bản chất sự ước muốn và sự có nhiều tiền lắm của không chỉ là một điều chính đáng và hợp lý, chứ không có gì là xấu xa hay tội lỗi cả, mà còn là điều rất cần thiết nữa. Bởi vì, chỉ khi có được một tình trạng kinh tế ổn định, vững chắc và dồi dào phong phú thì người ta mới khả dĩ có đầy đủ điều kiện để thăng tiến bản thân và gia đình, để tổ chức cuộc sống của mình cũng như của gia đình một cách xứng đáng với nhân phẩm hơn, và tiếp đến, là để góp phần vào công cuộc cải tiến và xây dựng cuộc sống xã hội một ngày một thêm tốt đẹp và phồn vinh hơn.
Trái lại, tự bản chất của nó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng chỉ đày đọa con người, và đồng thời là một nguy hiểm tìm hạ thấp cuộc sống con người xuống hàng thực vật, tức hằng ngày chỉ còn biết lo nghĩ đến việc làm sao có được miếng cơm bỏ bụng và manh áo che thân, chứ đâu còn thời giờ hay sức lực để nghĩ đến văn hóa, khoa học hay những giá trị tinh thần cao quý khác. Và cũng chính từ chỗ đó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng thường đưa đẩy con người dễ bị rơi vào những sai phạm, vào những hành động thấp hèn, không phù hợp với nhân phẩm cũng như đạo lý làm người ở đời. Vì cổ nhân xưa nay vẫn dạy: „Túng hay làm càn“, hay: „Bần cùng sinh đạo tặc“, nghèo thì hay sinh ra trộm cướp!
Bởi vậy, Điều Răn Thứ Mười không bao giờ cấm ta làm giàu, không bao giờ cấm ta có nhiều của cải, nhưng dạy ta không được đem lòng tham lam các của cải vật chất một cách quá độ, đến nỗi chẳng những không vừa lòng với những gì mình có, mà còn thèm muốn, dòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các của cải của kẻ khác một cách bất chính. Đó chính là sự khác biệt. Đó chính là tội phạm mà Điều Răn Thứ Mười ngăn cấm ta.
Hơn nữa, ở đời ai cũng biết rằng: „Đồng tiền liền khúc ruột“. Vì, chỉ trừ một số rất ít người nào đó được số phận dành cho ít nhiều may mắn, còn đối với đại đa số thì để có được đồng tiền, thường người ta phải lao công vất vả, phải thức khuya dậy sớm, phải đổi lấy miếng cơm manh áo bằng mồ bôi nước mắt. Vì thế, đồng tiền của họ làm ra được là một cái chi vô cùng quý giá và thân thương, gắn chặt với cuộc sống của họ và của gia đình họ. Đó cũng là lý do đòi mọi người phải luôn biết tôn trọng của cải của nhau, không ai có quyền xúc phạm, có quyền chiếm đoạt cách bất công các tài sản của kẻ khác. Ngay cả sự tham muốn cách vô lý các tài sản của kẻ khác, cũng bị cấm ngặt, vì lòng tham muốn thực sự các của cải của kẻ khác là bước đầu đưa tới hành động cướp đoạt các của cải ấy.
Việc chiếm đoạt gia tài, tiền bạc và các của cải của kẻ khác thường dẫn tới những hậu quả tai hại kèm theo cho các nạn nhân. Nhiều khi tội phạm đó làm thiệt hại đến sự hạnh phúc, đến tương lai và cả đến sự sống còn của cả gia đình họ nữa. Vì thế, hành động ấy là một trọng tội: vừa lỗi phép công bằng, vừa vô nhân đạo, vừa xúc phạm đến đức bác ái.
Để tránh thảm họa bất công đó cho người khác, người ta cần phải lo chăm chỉ làm ăn và kiếm sống bằng đồng tiền lương thiện, bằng chính đồng tiền do sức lao động của mình làm ra, chứ tuyệt đối không được đưa mắt dòm ngó, không đem lòng ganh tị, tham muốn và tìm cách chiếm đoạt tài sản của kẻ khác một cách bất chính. Dĩ nhiên, ở đây lòng tham lam chiếm đoạt tài sản của kẻ khác được hiểu giữa cá nhân này với cá nhân kia, giữa đoàn thể này với đoàn thể kia cũng như giữa các cấp chính quyền với các đoàn thể hoặc các cá nhân trong tầng lớp dân chúng.
Đây hẳn là một điều quá minh nhiên và hữu lý. Thế nhưng, trong xã hội vẫn không ít người chỉ biết „ngồi mát ăn bát vàng“, chỉ biết lười biếng không chịu tự lực kiếm sống, nhưng lại muốn sống ung dung nhàn hạ nhờ vào công sức của người khác. Đó là cuộc sống ký sinh, cuộc sống tầm gửi, một cuộc sống chỉ biết bám nhờ vào sức lao động của người khác, và vì thế là một cuộc sống bất công. Và những người đành tâm hạ mình sống cuộc đời ít giá trị nhân phẩm như thế thường hay đem lòng ganh tị và tham muốn tài sản của người khác, và rồi tìm cách chiếm đoạt số tài sản ấy bằng đủ mọi giá, nhất là khi họ có quyền hành trong tay như các cấp chính quyền, đặc biệt trong các nước độc tài đảng trị.
Đó chính là lý do cắt nghĩa tại sao trong cuộc sống hằng ngày trong xã hội nhân loại luôn vẫn xảy ra các tội ác vô nhân đạo, như: trộm cắp, cướp bóc, hành hạ hay giết hại các chủ tài sản một cách dã man và chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất công. Và như đã nói trên, đó là điều xảy ra trong phạm vi giữa các cá nhân đối với các cá nhân, cũng như trong lãnh vực rộng lớn hơn, giữa các nhà nước độc tài chuyên trị đối với các tầng lớp nhân dân vô tội của họ.
Đây là một điều bất công và vô nhân đạo, mà đa số người Việt Nam nói chung và các tín hữu Công Giáo Viêt Nam nói riêng đã từng gồng lưng gánh chịu trong bao thế kỷ qua và đang phải tiếp tục đối mặt cũng như đang phải chịu đựng, như các vụ vừa xảy ra gần đây tại Tòa Khâm Sứ cũ, tại các giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Đinh (Ninh Bình), Tam Tòa Quảng Bình), Loan Lý (Thừa Thiên), Cồn Dầu (Đà Nẵng), v.v…: Các giáo dân tay không đã bị công an cộng sản đánh đập một cách vô cùng dã man bằng dùi cui, gậy gộc hay báng súng đến bất tỉnh hay bị bại liệt suốt đời, còn biểu hiệu linh thiêng của tôn giáo là Thánh Giá, các ảnh tượng thánh, bàn thờ và các nơi thờ phượng của họ bị triệt hạ bằng địa; và chỉ vì mục đích duy nhất là các cấp chính quyền địa phương liên hệ tham muốn chiếm đoạt số đất đai tài sản của các giáo xứ nói trên.
Hơn nữa, không những họ lợi dụng quyền bính trong tay để xâm chiếm tài sản của người dân lành một cách bất công như thế, nhưng họ còn tước đoạt luôn cả quyền tự vệ chính đáng tối thiểu của người dân nữa. Đây quả là những tội ác thế kỷ! Những tội ác phản lại nhân bản, phản lại quyền tự do và nền văn minh nhân loại! Những tội ác không chỉ xúc phạm đến các quyền làm người cơ bản của các giáo dân thuộc các giáo xứ liên hệ, mà còn làm suy giảm và làm thiệt hại một cách trầm trọng đến uy tín của cả dân tộc Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Nếu quả thực những vị cầm đầu cao nhất của nhà nước Việt Nam có đủ sáng suốt và đủ công minh để nhìn ra được điều tai hại to lớn khó lường này cho quốc thể Việt Nam, thì chắc chắn họ đã phải trả lại công lý cho những người công dân vô tội liên hệ và bằng mọi cách không để những tội ác tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, như hiện nay.
Còn về phần mình, những người tín hữu Công Giáo chân chính luôn dùng ân báo oán, tức luôn biết can đảm tha thứ và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và giết hại mình như chính Đức Giê-su đã nêu gương trước khi Người bị treo trên thập tự giá: „Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm“ (Lc 23,34), chứ người tín hữu Công Giáo không bao giờ dùng oán báo oán theo thói đời. Đó chính là thái độ và cách cư xử mà các giáo dân Công Giáo thuộc những giáo xứ kể trên đã thực hành khi họ bị đàn áp và hành hung dã man một cách bất công, vì nguyên tắc chỉ đạo nền tảng và thánh thiêng của người tín hữu Công Giáo được gói ghém trong câu nói chí lý: „Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy, Giáo Hội chỉ đòi hỏi công lý mà thôi“ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, vị chủ chăn đáng kính và can trường của Giáo phận Vinh đã công khai tuyên bố trước hơn 200.000 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời ngày 15.8.2009, tại trung tâm Giáo phận ở Xã Đoài, Nghệ An.
Nói tóm lại, những trình bày trên đây đã cho thấy rằng lòng tham lam của cải vật chất quá độ đã biến đổi và làm cho con người trở nên mù quáng, nguy hiểm và độc ác như thế nào, nhất là nếu những con người ấy lại là những người vô thần, những người không có định hướng tôn giáo, những người không tin kính Thiên Chúa và không chấp nhận các Giới Răn của Người như điểm tựa luân lý vững chắc, thì càng tàn bạo, càng vô nhân đạo và càng lún sâu vào các tội ác chống lại nhân loại.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Chín: „Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người“
Điều Răn Thứ Chín không chỉ cấm ngặt việc gian dâm với vợ/chồng người khác, nhưng còn cấm cả việc ước muốn trong lòng, việc ve vãn, tán tỉnh hay tìm cách mua chuộc vợ/chồng người khác. Bởi vì, khi một người đã ước muốn ngoại tình với vợ/chồng người khác, thì người ấy thực sự đã ngoại tình trong lòng rồi, đúng như lời Chúa Giêsu dạy: „Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn thấy người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27).
Trong trường hợp này, đương sự còn phạm cả đến đức công bằng nữa, vì đã xúc phạm đến quyền lợi của kẻ khác. Trong Sách Luận Ngữ, đức Khổng Tử cũng đã nhắc bảo: „Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“: Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Nếu không muốn người khác tán tỉnh, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tán tình, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của người khác. Nếu không muốn ai phá đổ hạnh phúc gia ðình mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tìm cách phá đổ hạnh phúc của gia đình người khác bằng những lời nói và hành động tán tỉnh và ve vãn đầy chủ ý quyến rũ.
Đàng khác, kinh nghiệm về đạo đức luân lý ở đời vẫn căn dặn: „Lửa gần rơm không sớm thì muộn, thế nào cũng sẽ bốc cháy“. Vì thế, để tránh trước những cám dỗ và những bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống xã hội đầy chung đụng, ta cần phải tránh các giao tiếp đi lại quá thường xuyên và quá thân mật với vợ/chồng người khác. Trong điểm này, tất cả mọi người chúng ta đều cần phải ý thức và xác tín được sự thật cơ bản này về bản chất con người, đó là: „Nhân bất thập toàn“: Đã là người thì không ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười. Tất cả mọi người bất phân biệt giai cấp, địa vị hay tuổi tác đều như nhau, không ai lành thánh hơn ai và không ai tội lỗi xấu xa hơn ai. Mỗi người đều mang trong mình sự yếu đuối cố hữu, mỗi người đều có khả năng làm điều lành, nhưng đồng thời cũng có khả năng làm điều dữ nữa, có khả năng trở nên tốt lành thánh thiện, nhưng cũng có khả năng trở thành sa đọa hư đốn.
Bởi vậy, có thiện ý hướng thiện là chưa đủ, nhưng còn phải nổ lực tối đa để hiện thực được thiện ý hướng thiện ấy thì mới đầy đủ; không nên quá tự tin, quá ỷ y vào mình, trái lại luôn cần phải biết tự cảnh giác đề phòng chính mình, nhất là cần có một đức tin sống động vững vàng và một đời sống đạo sâu xa chắc chắn, nếu chúng ta không muốn mình bị rơi ngã vào trong những ngang trái đầy bất hạnh và không có lối thoát. Thà „phòng bệnh còn hơn chữa bệnh“, thà tránh trước đi các dịp dẫn ta tới chỗ sa ngã, còn hơn là chờ cho tới khi bị sa ngã và lún sâu vào vòng tục lụy ác nghiệt của cuộc đời rồi mới ngồi thất vọng gỡ mối tơ vò rối bời, bất khả tháo gỡ. Vâng, một khi cá đã cắn câu và ván đã đóng thuyền rồi, thì sự thể đã trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp và rắc rối, vì đã quá muộn mằn rồi.
Nhưng thử hỏi ai đã học được những kinh nghiệm đắt giá và quá cụ thể ấy? Nếu có, thì có lẽ người ta đã không phải chứng kiến bao oan trái, bao đau thương và bao bất hạnh vẫn luôn tái diễn không ngừng trong cuộc sống hằng ngày của con người, mà khởi đầu luôn chỉ là một vài ánh mắt lả lơi đưa tình hay một vài lời nói tán tỉnh bâng quơ. Bởi vậy, Kinh Thánh đã dạy chí lý: „Lời Chúa là đèn soi lối con đi“ (Tv 119,105), Điều Răn Thứ Chín thật là kim chỉ nam cần thiết, giúp cho toàn thể chúng ta đang trên đường tiến về hạnh phúc chân thực.
Điều Răn Thứ Mười: „Thứ mười: Chớ tham của người“
Như đã trình bày ở trên, đã là người ai mà lại không thích giàu sang, ai lại không muốn có nhiều tiền lắm của. Hơn nữa, tự bản chất sự ước muốn và sự có nhiều tiền lắm của không chỉ là một điều chính đáng và hợp lý, chứ không có gì là xấu xa hay tội lỗi cả, mà còn là điều rất cần thiết nữa. Bởi vì, chỉ khi có được một tình trạng kinh tế ổn định, vững chắc và dồi dào phong phú thì người ta mới khả dĩ có đầy đủ điều kiện để thăng tiến bản thân và gia đình, để tổ chức cuộc sống của mình cũng như của gia đình một cách xứng đáng với nhân phẩm hơn, và tiếp đến, là để góp phần vào công cuộc cải tiến và xây dựng cuộc sống xã hội một ngày một thêm tốt đẹp và phồn vinh hơn.
Trái lại, tự bản chất của nó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng chỉ đày đọa con người, và đồng thời là một nguy hiểm tìm hạ thấp cuộc sống con người xuống hàng thực vật, tức hằng ngày chỉ còn biết lo nghĩ đến việc làm sao có được miếng cơm bỏ bụng và manh áo che thân, chứ đâu còn thời giờ hay sức lực để nghĩ đến văn hóa, khoa học hay những giá trị tinh thần cao quý khác. Và cũng chính từ chỗ đó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng thường đưa đẩy con người dễ bị rơi vào những sai phạm, vào những hành động thấp hèn, không phù hợp với nhân phẩm cũng như đạo lý làm người ở đời. Vì cổ nhân xưa nay vẫn dạy: „Túng hay làm càn“, hay: „Bần cùng sinh đạo tặc“, nghèo thì hay sinh ra trộm cướp!
Bởi vậy, Điều Răn Thứ Mười không bao giờ cấm ta làm giàu, không bao giờ cấm ta có nhiều của cải, nhưng dạy ta không được đem lòng tham lam các của cải vật chất một cách quá độ, đến nỗi chẳng những không vừa lòng với những gì mình có, mà còn thèm muốn, dòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các của cải của kẻ khác một cách bất chính. Đó chính là sự khác biệt. Đó chính là tội phạm mà Điều Răn Thứ Mười ngăn cấm ta.
Hơn nữa, ở đời ai cũng biết rằng: „Đồng tiền liền khúc ruột“. Vì, chỉ trừ một số rất ít người nào đó được số phận dành cho ít nhiều may mắn, còn đối với đại đa số thì để có được đồng tiền, thường người ta phải lao công vất vả, phải thức khuya dậy sớm, phải đổi lấy miếng cơm manh áo bằng mồ bôi nước mắt. Vì thế, đồng tiền của họ làm ra được là một cái chi vô cùng quý giá và thân thương, gắn chặt với cuộc sống của họ và của gia đình họ. Đó cũng là lý do đòi mọi người phải luôn biết tôn trọng của cải của nhau, không ai có quyền xúc phạm, có quyền chiếm đoạt cách bất công các tài sản của kẻ khác. Ngay cả sự tham muốn cách vô lý các tài sản của kẻ khác, cũng bị cấm ngặt, vì lòng tham muốn thực sự các của cải của kẻ khác là bước đầu đưa tới hành động cướp đoạt các của cải ấy.
Việc chiếm đoạt gia tài, tiền bạc và các của cải của kẻ khác thường dẫn tới những hậu quả tai hại kèm theo cho các nạn nhân. Nhiều khi tội phạm đó làm thiệt hại đến sự hạnh phúc, đến tương lai và cả đến sự sống còn của cả gia đình họ nữa. Vì thế, hành động ấy là một trọng tội: vừa lỗi phép công bằng, vừa vô nhân đạo, vừa xúc phạm đến đức bác ái.
Để tránh thảm họa bất công đó cho người khác, người ta cần phải lo chăm chỉ làm ăn và kiếm sống bằng đồng tiền lương thiện, bằng chính đồng tiền do sức lao động của mình làm ra, chứ tuyệt đối không được đưa mắt dòm ngó, không đem lòng ganh tị, tham muốn và tìm cách chiếm đoạt tài sản của kẻ khác một cách bất chính. Dĩ nhiên, ở đây lòng tham lam chiếm đoạt tài sản của kẻ khác được hiểu giữa cá nhân này với cá nhân kia, giữa đoàn thể này với đoàn thể kia cũng như giữa các cấp chính quyền với các đoàn thể hoặc các cá nhân trong tầng lớp dân chúng.
Đây hẳn là một điều quá minh nhiên và hữu lý. Thế nhưng, trong xã hội vẫn không ít người chỉ biết „ngồi mát ăn bát vàng“, chỉ biết lười biếng không chịu tự lực kiếm sống, nhưng lại muốn sống ung dung nhàn hạ nhờ vào công sức của người khác. Đó là cuộc sống ký sinh, cuộc sống tầm gửi, một cuộc sống chỉ biết bám nhờ vào sức lao động của người khác, và vì thế là một cuộc sống bất công. Và những người đành tâm hạ mình sống cuộc đời ít giá trị nhân phẩm như thế thường hay đem lòng ganh tị và tham muốn tài sản của người khác, và rồi tìm cách chiếm đoạt số tài sản ấy bằng đủ mọi giá, nhất là khi họ có quyền hành trong tay như các cấp chính quyền, đặc biệt trong các nước độc tài đảng trị.
Đó chính là lý do cắt nghĩa tại sao trong cuộc sống hằng ngày trong xã hội nhân loại luôn vẫn xảy ra các tội ác vô nhân đạo, như: trộm cắp, cướp bóc, hành hạ hay giết hại các chủ tài sản một cách dã man và chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất công. Và như đã nói trên, đó là điều xảy ra trong phạm vi giữa các cá nhân đối với các cá nhân, cũng như trong lãnh vực rộng lớn hơn, giữa các nhà nước độc tài chuyên trị đối với các tầng lớp nhân dân vô tội của họ.
Đây là một điều bất công và vô nhân đạo, mà đa số người Việt Nam nói chung và các tín hữu Công Giáo Viêt Nam nói riêng đã từng gồng lưng gánh chịu trong bao thế kỷ qua và đang phải tiếp tục đối mặt cũng như đang phải chịu đựng, như các vụ vừa xảy ra gần đây tại Tòa Khâm Sứ cũ, tại các giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Đinh (Ninh Bình), Tam Tòa Quảng Bình), Loan Lý (Thừa Thiên), Cồn Dầu (Đà Nẵng), v.v…: Các giáo dân tay không đã bị công an cộng sản đánh đập một cách vô cùng dã man bằng dùi cui, gậy gộc hay báng súng đến bất tỉnh hay bị bại liệt suốt đời, còn biểu hiệu linh thiêng của tôn giáo là Thánh Giá, các ảnh tượng thánh, bàn thờ và các nơi thờ phượng của họ bị triệt hạ bằng địa; và chỉ vì mục đích duy nhất là các cấp chính quyền địa phương liên hệ tham muốn chiếm đoạt số đất đai tài sản của các giáo xứ nói trên.
Hơn nữa, không những họ lợi dụng quyền bính trong tay để xâm chiếm tài sản của người dân lành một cách bất công như thế, nhưng họ còn tước đoạt luôn cả quyền tự vệ chính đáng tối thiểu của người dân nữa. Đây quả là những tội ác thế kỷ! Những tội ác phản lại nhân bản, phản lại quyền tự do và nền văn minh nhân loại! Những tội ác không chỉ xúc phạm đến các quyền làm người cơ bản của các giáo dân thuộc các giáo xứ liên hệ, mà còn làm suy giảm và làm thiệt hại một cách trầm trọng đến uy tín của cả dân tộc Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Nếu quả thực những vị cầm đầu cao nhất của nhà nước Việt Nam có đủ sáng suốt và đủ công minh để nhìn ra được điều tai hại to lớn khó lường này cho quốc thể Việt Nam, thì chắc chắn họ đã phải trả lại công lý cho những người công dân vô tội liên hệ và bằng mọi cách không để những tội ác tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, như hiện nay.
Còn về phần mình, những người tín hữu Công Giáo chân chính luôn dùng ân báo oán, tức luôn biết can đảm tha thứ và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và giết hại mình như chính Đức Giê-su đã nêu gương trước khi Người bị treo trên thập tự giá: „Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm“ (Lc 23,34), chứ người tín hữu Công Giáo không bao giờ dùng oán báo oán theo thói đời. Đó chính là thái độ và cách cư xử mà các giáo dân Công Giáo thuộc những giáo xứ kể trên đã thực hành khi họ bị đàn áp và hành hung dã man một cách bất công, vì nguyên tắc chỉ đạo nền tảng và thánh thiêng của người tín hữu Công Giáo được gói ghém trong câu nói chí lý: „Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy, Giáo Hội chỉ đòi hỏi công lý mà thôi“ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, vị chủ chăn đáng kính và can trường của Giáo phận Vinh đã công khai tuyên bố trước hơn 200.000 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời ngày 15.8.2009, tại trung tâm Giáo phận ở Xã Đoài, Nghệ An.
Nói tóm lại, những trình bày trên đây đã cho thấy rằng lòng tham lam của cải vật chất quá độ đã biến đổi và làm cho con người trở nên mù quáng, nguy hiểm và độc ác như thế nào, nhất là nếu những con người ấy lại là những người vô thần, những người không có định hướng tôn giáo, những người không tin kính Thiên Chúa và không chấp nhận các Giới Răn của Người như điểm tựa luân lý vững chắc, thì càng tàn bạo, càng vô nhân đạo và càng lún sâu vào các tội ác chống lại nhân loại.
(Còn tiếp)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Thăng Hoa Bên Hè Phố
Nguyễn Đăng Khoa
22:10 23/08/2010
PHÚT THĂNG HOA BÊN HÈ PHỐ
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Chỉ ít phút nữa thôi
Vòng xe anh lại thả lăn trên rộng dài con phố
Những con phố thân quen khi xa là nhớ
Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Gai......
(Trích thơ của Khải Nguyên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền