Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 21 Mùa Thường Niên 21/8 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:07 20/08/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 66:18-21
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Đức Chúa phán như sau:
Ta biết rõ việc làm và ý định của chúng, Ta sẽ đến tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ; họ sẽ đến và được thấy vinh quang của Ta. Ta sẽ đặt giữa họ một dấu hiệu và sai những kẻ sống sót của họ đến các dân tộc: Tác-sít, Pút, Lút, là những dân thạo nghề cung nỏ, đến dân Tu-van, Gia-van, đến những hải đảo xa xăm chưa hề được nghe nói đến Ta và chưa hề thấy vinh quang của Ta. Họ sẽ loan báo vinh quang của Ta giữa các dân tộc.
Đức Chúa phán:
Giống như con cái Ít-ra-en mang lễ phẩm trên chén dĩa thanh sạch đến Nhà Đức Chúa, người ta cũng sẽ đưa tất cả những anh em các ngươi thuộc mọi dân tộc về làm lễ phẩm tiến dâng Đức Chúa – đưa bằng ngựa, xe, võng cáng, lừa và lạc đà – về trên núi thánh của Ta là Giê-ru-sa-lem. Và cả trong bọn họ, Ta sẽ chọn lấy một số làm tư tế, làm thầy Lê-vi – Đức Chúa phán như vậy.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Hr 12:5-7,11-13
Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri
Thưa anh em, anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt.”
Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 14:6
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 13:22-30
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Người bảo họ:
“Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.
Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: ‘Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’ Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’ Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’
Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”
Đó là Lời Chúa.
Có thể tự mãn không ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:10 20/08/2022
CÓ THỂ TỰ MÃN KHÔNG?
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM C
Những ý tưởng, những câu văn của Tin Mừng hôm nay là tổng hợp của nhiều đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêô. Chẳng hạn:
- "Hãy cố gắng vào qua cửa hẹp" trong bài giảng trên núi (Mt 7, 13).
- "Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi" là kết luận của dụ ngôn năm trinh nữ khôn ngoan, năm trinh nữ khờ dại (Mt 25, 11).
- "Ta không biết các ngươi" là một giáo huấn về cầu nguyện (Mt 7, 22).
- "Nhiều người từ đông sang tây đến dự tiệc" là kết luận trong câu chuyện chữa lành đầy tớ của ông đại đội trưởng (Mt 8,11).
- "Những người sau hết sẽ nên trước hết" là kết luận cho lời dạy về sự từ bỏ để theo Chúa (Mt 19, 30) và dụ ngôn thợ làm vườn nho (Mt 20, 16).
Từ phát hiện trên, nhiều người cho rằng, dụ ngôn hôm nay phát triển từ lời Chúa Giêsu dạy mà hình thành. Đúng hơn, Hội Thánh sơ khai dựa trên chính lời Chúa dạy để giáo huấn mọi người về nỗ lực cần phải có để đi tới ơn cứu độ.
1. THỨ TỰ MÃN NGUY HIỂM.
Từ xưa, hình thành sự tự mãn nơi các Kitô hữu. Họ cho rằng, họ là người của Chúa, là đoàn dân thuộc về Chúa. Chúa tiền định cho ai thuộc về Chúa sẽ đạt tới ơn cứu độ. Còn dân ngoại, vì không thờ Chúa, không sống trong Hội Thánh, không thừa hưởng máu cứu độ của Chúa, sẽ đứng ngoài ơn cứu độ.
Thái độ tự mãn khiến Kitô hữu không nỗ lực sống đức tin, không phấn đấu để ơn gọi của mình trưởng thành. Họ dần xa đời sống cầu nguyện, rời những chỉ thị của luân lý, mà chỉ ỷ lại vào tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
Tự mãn sẽ biến Kitô hữu thành gương mù cho dân ngoại, khiến họ không còn thấy gương đức tin, không còn lòng tin, không còn hy vọng và ước ao trở nên Kitô hữu. Do hậu quả của tự mãn, công cuộc truyền giáo đình trệ. Bởi khi dân ngoại không còn nhìn các Kitô hữu như lý tưởng để họ phấn đấu, là cuộc tấn công có thể phá đổ nền tảng truyền giáo mà Chúa Giêsu hằng mong muốn.
Tự mãn khiến các Kitô hữu kiêu ngạo. Họ xem thường, thậm chí khinh thị người không cùng lòng tin. Dù thờ Chúa là chính đạo, nhưng một khi tín hữu xem mình là chính đạo rồi thiếu tôn trọng anh chị em, cho rằng họ thờ "bụt thần"..., Hội Thánh không còn cơ hội, chí ít là giảm cơ hội đến với muôn dân.
Vì thế, giáo huấn "Hãy vào qua cửa hẹp" của Hội Thánh tiên khởi nhằm dạy Kitô hữu đừng quên lãng trách nhiệm với Thiên Chúa, và với Đấng từng mời gọi: "Hãy nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng thánh".
Giáo huấn về cửa hẹp còn đòi tín hữu không ỷ y, không lơ là, càng không tự mãn cách ngông cuồng, kiêu ngạo đến nỗi sai lạc đức tin, sai lạc đường lối và giáo lý của Chúa. Họ không được nghĩ, ơn cứu độ đi liền với sự tiền định. Vì Chúa không bao giờ ban ơn mà không cần đến nỗ lực của chính bản thân ta.
Vậy thế nào là qua cửa hẹp hay nỗ lực của bản thân để đạt tới ơn cứu độ?
2. QUA CỬA HẸP.
"Cửa hẹp" không phải là cửa nhỏ. Chúa không nói đến nghĩa đen, nhưng theo nghĩa tinh thần và thiêng liêng. Chính cuộc đời trần thế của Chúa là gương cho ta về việc "qua cửa hẹp", khi Chúa đặt trọng tâm đời mình theo ý Chúa Cha. Bằng mọi giá, Chúa phải thi hành thánh ý Chúa Cha, dẫu trả bằng mạng sống và cuộc tử nạn bi thương khi trải qua mọi thứ phẫn nộ mà loài người dành cho.
Cũng vậy, theo Chúa qua cửa hẹp, ta phải bỏ ý riêng để chỉ một mình thánh ý Chúa là trọng điểm, là tất cả của đời sống. Thánh ý Chúa nhiều lúc đi ngược mong muốn của ta. Vì thế, ta sẵn sàng để Chúa tự do hành động, dẫu sự vâng phục có thể đưa đến mất mát, thiệt thòi, gập ghềnh, nhiều lúc còn chênh vênh, cô độc, thậm chí như muốn đẩy tới tận cùng của tuyệt vọng.
Qua cửa hẹp, ta được mời gọi nên thánh từng ngày bằng quyết tâm loại những gì đi ngược phẩm giá và lương tâm, dù nó mang nhiều lợi lộc, nhiều giá trị ở trần gian đến mấy đi nữa.
Qua cửa hẹp là sẵn sàng hy sinh không chỉ thời gian, công sức, tiền của mà còn chấp nhận thiện thân, chấp nhận đánh đổi cả sự sống nếu cần, vì danh Chúa, vì công cuộc rao giảng Tin Mừng, vì phần rỗi đời đời của anh chị em.
Qua cửa hẹp đòi có tình yêu vô vị lợi, chấp nhận không chỉ hòa mình, mà còn cúi mình để giữ sự thuận hòa, để nhìn nhận vai trò, kết quả, thành công, sự nổi bật... của người khác. Đồng thời không oán hận, không nuôi lòng thù trước những chỉ trích, những hằn học, những cái nhìn không thiện cảm...
Qua cửa hẹp là hết lòng yêu thương và tha thứ. Đó là cách sống đẹp, họa lại hình ảnh Chúa Giêsu thánh giá, nơi tưởng như khó có thể tha thứ. Vì ơn tha thứ từ thánh giá không phải được ban khi con người ăn năn, hoặc đau đớn và thấm thía về tội ác của mình, mà được ban giữa lúc họ đằng đằng sát khí, dâng trào hận thù, và hả hê vì chiến thắng trong tội ác đang ở mức cực điểm.
Qua cửa hẹp còn là từ bỏ và hết sức xa lánh những quyến rũ thế tục, đam mê tiền của, danh lợi, quyền lực, ham muốn xác thịt hay những hình thức tin tưởng sai quấy: dị đoan, bói toán, ma thuật và những gì liên quan đến chúng.
Chấp nhận qua cửa hẹp, ta thấm thía giá trị của ơn Chúa trong đời mình. Ta càng quý những nỗ lực để phấn đấu cho phần rỗi của bản thân và không tự mãn, không ỷ lại vào tình thương, sự bảo vệ nhưng không của Thiên Chúa.
Hãy luôn luôn tâm niệm rằng, Chúa không bao giờ tiếc với ta bất cứ một ân ban nào, nhưng luôn sẵn sàng chờ đợi ta, lôi kéo ta về phía Chúa. Tuy nhiên, Chúa cũng không làm thay ta mọi sự mà phải có sự phấn đấu của ta, để nỗ lực càng ngày càng hơn nhằm đạt tới ơn cứu độ của Chúa.
Chúa cứu độ ta, nhưng vẫn mời gọi ta: "Hãy cố gắng vào qua cửa hẹp"!
Đường dẫn đến sự vĩ đại
Lm. Minh Anh
02:19 20/08/2022
ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ VĨ ĐẠI
“Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em!”.
Một nhà tu đức nói, “Tình yêu của Thiên Chúa không khoe khoang, cũng không ngạo mạn. Chúng ta không được dành sức lực để xây dựng bản thân; nhưng hãy luôn ghi khắc, ‘chức vụ tôi tớ’ sẽ làm cho người khác thành công!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Còn hơn nhận định của nhà tu đức, “‘Chức vụ tôi tớ’ sẽ làm cho ‘người khác’ thành công!”, Lời Chúa hôm nay cho thấy, ‘Chức vụ tôi tớ’ không chỉ làm cho chính người ấy thành công mà còn làm cho họ nên vĩ đại! Bởi lẽ, sự vĩ đại được tìm thấy trong phận tôi tớ. Đó là bài học ngắn nhất Chúa Giêsu dạy, đường phục vụ là ‘đường dẫn đến sự vĩ đại!’. Bạn có tin điều đó không?
Lưu ý! Chúa Giêsu sử dụng các từ “lớn hơn cả” và “phải” trong cùng một câu; cả hai đều khá dứt khoát. Không ai vĩ đại hơn “người vĩ đại nhất”, và ‘đường dẫn đến sự vĩ đại’ không có ngoại lệ, người vĩ đại nhất phải là tôi tớ của mọi người. Sự thật này thách thức hầu hết các quan niệm của con người về sự vĩ đại. Thông thường, nếu có ai được coi là “vĩ đại”, họ sẽ được phục vụ, được đối xử với sự tôn trọng và vinh dự không dành cho hầu hết mọi người. Khái niệm phục vụ của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược và vượt xa! Khiêm tốn hạ mình như Chúa Giêsu là hình thức phục vụ cao cả nhất mà chúng ta có thể tặng trao!
Không nghi ngờ gì nữa, Chúa Giêsu là người khiêm nhượng nhất nhân loại từng có! Chỉ Maria, mẹ Ngài, mới chia sẻ trọn vẹn đức tính thánh thiện này. Sự khiêm nhường giúp một người thoát khỏi mọi khuynh hướng ích kỷ và hướng tình yêu của họ đến lợi ích của người khác. Con Thiên Chúa đã làm điều này trước tiên bằng cách Nhập Thể trong lòng người mẹ thân yêu của Ngài. Con Vĩnh Cửu của Chúa Cha đã không trở thành người theo một cách nào đó để mang lại lợi ích cho Ngài bằng cách tự cho mình là trung tâm; Ngài đã làm điều đó bởi Ngài yêu chúng ta, và sự Nhập Thể của Ngài đem lại lợi ích cho chúng ta.
Con Thiên Chúa không cho phép người khác nhạo báng, giễu cợt Ngài và cuối cùng, giết Ngài vì điều đó phần nào mang lại lợi ích cho Ngài! Không, Ngài hạ mình đến chết, để có thể đi vào tận căn sự chết, tiêu diệt nó, để chúng ta có thể cùng chết cho tội lỗi và sống lại một đời sống mới với Ngài. Ngài đã làm điều đó cho chúng ta, vì chúng ta! Đọc kỹ từng đoạn Tin Mừng, chúng ta thấy, mọi việc Chúa Giêsu làm cốt để cho người khác; không bao giờ nó được làm vì một ước muốn ích kỷ. Sự phục vụ tự hiến mà Chúa Giêsu nêu gương là kết quả của sự khiêm nhường đáng kinh ngạc mà Ngài đã sống. Ngài làm mọi việc chỉ vì tình yêu đối với người khác; và với lòng khiêm nhượng, Ngài đem lại sự cứu rỗi và sự biến đổi cho linh hồn đời đời của họ.
Anh Chị em,
“Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em!”. Không ai trong chúng ta không mang dòng máu biệt phái: muốn được ca tụng, nổi danh, làm lớn; và trên hết, được phục vụ. Chúa Giêsu thấu hiểu những khát vọng ích kỷ này nên Ngài chỉ cho chúng ta con đường tắt, con đường phục vụ. Hôm nay, Ngài mời chúng ta chọn lựa, tôi sẽ sống cho mình hay sẽ sống cho người khác? Thật khó để rời mắt khỏi bản thân hầu chỉ hướng chúng đến lợi ích tha nhân; nhưng nếu biết rằng, sống vì người khác là ‘đường dẫn đến sự vĩ đại’, được Chúa ‘tôn vinh’, thì điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Phục vụ, đặc biệt, làm những gì có thể để giúp tha nhân đến gần Chúa hơn là điều khiến bạn trở nên vĩ đại nhất. Hãy tin và sống điều đó! Hướng ánh mắt của bạn từ bản thân sang người khác; “‘chức vụ tôi tớ’ sẽ làm cho người khác thành công!”. Được như vậy, bạn đã tạo ra một sự khác biệt vĩnh viễn cho người khác và cho cả chính mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con hạ mình trên ‘đường dẫn đến sự vĩ đại’, bằng cách biến việc phục vụ tha nhân, nhất là dẫn họ đến với Chúa, trở thành sứ mệnh trọng tâm nhất của đời con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cửa hẹp
Lm. Thái Nguyên
02:23 20/08/2022
CỬA HẸP
Chúa Nhật 21 thường Niên năm C: Lc 13, 22-30
Suy niệm
Trong đoạn cuối của Sách Isaia (Is 66,18-21), Thiên Chúa cho biết giai đoạn cuối của chương trình cứu độ của Ngài không còn dành riêng cho dân Do thái, mà là tất cả mọi dân tộc sẽ tin vào Ngài, đến với Ngài và được hưởng hạnh phúc muôn đời trong Ngài.
Trong bài Phúc Âm hôm nay có người lên tiếng hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, phải chăng chỉ có một số ít người sẽ được cứu rỗi?”. Câu hỏi cho thấy người này muốn Đức Giêsu xác nhận quan điểm của mình. Điều này không lạ gì vì dân Do thái vẫn nghĩ rằng, ơn cứu rỗi được dành riêng cho dân tộc họ thôi. Một câu hỏi sai phát xuất từ một quan niệm sai, nên Chúa Giêsu không trả lời. Những điều Ngài nói sau đó cho thấy Ngài muốn đặt lại câu hỏi lại cho đúng: “Ai sẽ được cứu rỗi?” và “Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?”.
Ơn cứu rỗi hay Nước Thiên Chúa không phải là đặc quyền của một số người nào, của một dân tộc nào, của một phe nhóm nào, mà thuộc về bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa dạy. Đó là điều kiện, là thử thách, là “cửa hẹp” phải vượt qua như Chúa Giêsu đã nói rõ: “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp”, vì “cửa hẹp dẫn đến sự sống” (Mt 7,14). Đó là cuộc chiến đấu với chính mình: với cái tôi cồng kềnh của mình, vì những vun vén cá nhân, vì niềm tự hào và tham vọng.
Thật ra, cửa vào sự sống không hẹp nhưng vì cái tôi của mình quá to: to tham lam, to ích kỷ, to kiêu kỳ, nên phải nỗ lực liên tục để giữ cho cái tôi nhỏ lại trước Chúa và tha nhân. Phải trở nên như trẻ thơ mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). Cái tôi của chúng ta luôn có khuynh hướng bành trướng do ham muốn thu tích cho mình nhiều kiến thức, nhiều tiền bạc, nhiều uy tín. Cả những kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ, cũng có thể làm cái tôi xơ cứng và khép lại. (Manna).
Nhiều người Do thái đến chậm khi cửa đã đóng, và họ gõ cửa đòi vào. Họ nghĩ thế nào cũng có một chỗ nơi bàn tiệc Nước Trời, bởi lẽ mình đã từng ngồi đồng bàn với Đức Giêsu, từng nghe Ngài giảng dạy. Tiếc thay, tương quan đó quá hời hợt, một tương quan ngoài da mà không lọt vào trái tim thì quá đỗi tầm thường. Một tương quan qua đường thì làm sao có thể vào chốn yêu thương. Cho dù dân Do thái được biết Chúa sớm hơn, được chọn làm dân riêng, nhưng không vì thế mà nắm chắc phần rỗi, nếu không chiến đấu để qua cửa hẹp là sống theo đường lối và tinh thần của Đức Giêsu. Thế nên không lạ gì mà Chúa lên tiếng: “Ta không biết các anh từ đâu đến!”.
Cửa hẹp đưa vào bàn tiệc Nước Trời, nhưng không phải cửa cứ mở mãi, vì sẽ đến giờ “chủ nhà đứng dậy và khoá cửa lại”. Đó là lúc vô cùng bất hạnh cho những kẻ đến trễ, vì mải mê tìm của cải danh vọng trên con đường rộng thênh thang, mà quên đi hạnh phúc vĩnh hằng, quên Đấng mà họ phải tìm về để sống với, để yêu mến, để thuộc về. Vì thế, ngay con cái trong nhà cũng có thể bị đuổi ra ngoài, đang khi thiên hạ từ khắp nơi lại đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.
Cũng vậy,“Có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”. Những kẻ đứng đầu vẫn luôn có nguy cơ tụt hậu. Có thể họ là những người lãnh đạo, được Chúa ban cho tài năng, chức vụ, quyền hành, trong xã hội hay trong Giáo hội, nhưng lại sống cho mình, không tận tình yêu thương phục vụ. Chính sự thành đạt, thu tích và lớn mạnh bên ngoài khiến họ to kềnh, nên không thể qua “cửa hẹp” mà vào Nước Trời.
Qua Lời Chúa, chúng ta nhìn lại cuộc sống của mình, không phải cứ mang danh nghĩa là người Công Giáo là đương nhiên được ơn cứu rỗi. Không phải có rửa tội, có giữ đạo, là đương nhiên được vào Nước Trời. Có thể Chúa vẫn không quen biết ta, vì ta chẳng sống Tin Mừng của Ngài, chẳng để cho Ngài đi vào lòng để thay đổi suy nghĩ và lối sống cũ kỹ của ta. Có thể ta vẫn xa lạ trước mắt Chúa, vì đã không giống Chúa, không có tâm tình và cái nhìn của Chúa.
Mong sao bản thân ta đừng tự hào về những gì mình đã làm nên cho Chúa, nhưng thấy Chúa đã làm nên tất cả cho mình; cũng đừng tự hào vì mình đã biết Chúa, nhưng làm thế nào để Chúa biết mình và nhận ra rằng: “Ðây là đầy tớ tốt lành và trung tín”. Chỉ trong tâm tình và thái độ khiêm tốn đó, chúng ta mới đón nhận được hồng ân sự sống, do lòng thương xót của Thiên Chúa mà thôi.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Ơn cứu rỗi là món quà vô giá,
mà Chúa muốn ban tặng cho tất cả,
nhưng rồi lại tùy thuộc ở người ta,
có sẵn sàng để hết lòng đáp trả.
Cuộc sống cái gì cũng có giá,
huống chi ơn cao cả Chúa ban,
nên con cần một tấm lòng vàng,
thì mới có thiên đàng hạnh phúc.
Phải chiến đấu để vào qua cửa hẹp,
cửa không hẹp nhưng vì con quá to,
to tham vọng và ích kỷ kiêu kỳ,
to danh giá và chức quyền địa vị,
to tự hào đạo đức mà khinh khi,
khiến bản thân ra xơ cứng chai lì.
Không lạ gì cuộc sống ra nghịch lý,
vì những kẻ đứng cuối sẽ lên đầu,
còn những kẻ đứng đầu lại xuống cuối,
chỉ khác nhau vì đã tiến hay lùi,
là vượt qua chính mình hay thoái lui,
là nỗ lực chứ không phải hên xui.
Xin cho con chỉnh đốn lại đời mình,
đừng dựa vào những gì con đã có,
điều quan trọng là biết luôn từ bỏ,
không để cho cái “tôi” quá cồng kềnh,
kẻo vướng vít không thể qua cửa hẹp,
làm mất đi nét đẹp của tâm hồn.
Xin cho con sống thân tình với Chúa,
luôn ra sức thực thi thánh ý Ngài,
để đời con không héo úa tàn phai,
mà hướng đến một ngày mai tươi sáng,
trong niềm vui sự sống mới huy hoàng,
là chính Chúa niềm hân hoan vô tận. Amen.
Đi cửa nào vào Nước Chúa?
Lm. Nguyễn Xuân Trường
02:28 20/08/2022
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ ĐI CỬA NÀO VÀO NƯỚC CHÚA?
CN 21C : Cửa hẹp là gì ? và Cửa hẹp không là gì ?
Lm. Alf.Nguyễn Công Minh
13:04 20/08/2022
CN 21C : Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
Có một cảnh tương phản ngồ ngộ xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ còn bao cấp, là thời kỳ hạn chế du nhập văn hoá từ các nước “tư bản”. Lúc đó người ta cho chiếu bộ phim tình cảm Liên Xô với tựa đề “Cánh cửa mở rộng”. Mua được một chiếc vé đã là gây cấn rồi : nào là chờ chực, xếp hàng, nào là chen lấn, đẩy xô… Nhưng khi có vé rồi mà vào cửa thì cũng không dễ gì ! Tựa phim là “Cánh cửa mở rộng”, nhưng cánh cửa sắt của rạp không chịu mở rộng, mà chỉ hé mở một chút vừa đủ cho một người đi nghiêng qua để kiểm soát vé cho dễ. Quả là một cảnh tượng tương phản thú vị : chen nhau đi vào cửa hẹp để xem “Cánh cửa mở rộng !”
Cách đây nhiều năm lại có cảnh tương phản khác : cả ngàn học sinh chen chúc nhau để mua cho được một bộ đơn xin dự thi vào Đại Học Mở ở đường Võ Văn Tần, Saigon mà không được. Bộ hồ sơ dự thi đã hết. Báo chí đặt tựa đề cho cảnh này là : “Cánh cửa Đại Học Mở đã đóng”.
Vậy thì khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nhà Cha có nhiều chỗ lắm, (chứa bao nhiêu cũng không chật), mà sao hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại nói : Hãy đi qua cửa hẹp mà vào. Phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần hạn chế : Có một cái tương phản nào đó trong tư tưởng của Chúa chăng? Chắc chắn ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì qua hình ảnh “Cửa hẹp”. Cửa hẹp là gì? Và Cửa hẹp không là cửa gì?
1. Cửa hẹp không phải là :
-Nơi bán vé : Trước khi đi vào rạp xem chiếu phim, trước khi vào sân vận động xem đá bóng, trước khi lên xe, người ta thường xếp hàng, thò tay vào một ô cửa hẹp để mua vé. Tùy sức chứa của rạp, của sân, của xe, mà người ta bán một số vé tương đương với sức chứa.
Sức chứa của Nước Trời thì vô tận, nên không cần phải có ô cửa hẹp để bán vé. Ta cũng không cần phải hỏi xem Nước Trời có bao nhiêu chỗ để liệu mà tìm cách mua vé vào, như đi xe ta thường hỏi xem xe bao nhiêu chỗ 4-12-15-20 chỗ…
Sở dĩ Chúa nhắc đến cửa hẹp là nhằm trả lời cho câu hỏi của một số người : “Thưa Thầy, phải chăng những người được cứu thì ít lắm phải không? (những người vào Nước Trời thì ít?)
Chúa không trả lời “phải, ít lắm” để rồi ta thất vọng khi nghĩ rằng chắc mình lọt sổ thôi. Chúa cũng không trả lời “nhiều lắm,” để rồi ta buông thả vì nghĩ rằng thế nào mình cũng thuộc số người được cứu.
Những người hỏi con số : số ghế số chỗ trong Nước Trời là những người không biết ất giáp gì về Nước Chúa, bởi lẽ Nước Trời đâu phải là quota, là hạn ngạch, định mức, là sức chứa, số ghế. Cứ đi vào cửa hẹp là đến Nước Trời. Nhưng cửa hẹp không phải là nơi bán vé vào Nước Trời, thì cửa hẹp cũng không phải là nơi soát vé.
-Nơi soát vé : Cũng có rất nhiều người trong chúng ta, hiện nay, vẫn nghĩ rằng mình đã nắm trong tay được vé vào Cửa Trời. Xin thưa ngay: Cửa trời không có lối đi hẹp để soát vé đâu. Những chiếc vé mà ta nghĩ rằng thánh Phêrô, kẻ giữ cửa sẽ hỏi, ta có trong tay, như : chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, có dấu đỏ, dấu nổi đàng hoàng…; tờ Phép Lành Toà Thánh mà nhiều gia đình có với lời ghi chú xưa “là bảo đảm cho phần rỗi đời đời”; Rước lễ 5 ngày thứ bảy đầu tháng với lời hứa của Đức Mẹ, 9 ngày thứ sáu đầu tháng với lời hứa của Thánh Tâm; lại còn chuỗi Thương Xót hằng ngày… Đã ba lần bảy lượt lãnh được ơn toàn xá khi làm việc này việc nọ, khi hành hương chỗ này chỗ kia; những chiếc vé đó tốt, nhưng nên nhớ không có cửa hẹp để soát vé đó đâu, để rồi mình ỷ y như khi mua được vé xe lửa, vé xem phim, vé tàu bay là an tâm, đến giờ ta chìa vé ra để vào.
Cửa hẹp cũng chẳng phải là nơi ta chìa ra tờ lý lịch trong sạch ba đời, dòng dõi các thánh tử đạo vẻ vang…; hay lá thư tay của những ô dù ông cha này, giám mục nọ ở trong dòng họ để rồi được cho qua. Vậy cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là gì?
2. Cửa hẹp là gì?
Xin được lấy lại cảnh tương phản về bộ phim “Cánh cửa mở rộng” nói trong mở đề để gọi Cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là “Cửa mở rộng.” Mở rộng tức là mở luôn luôn, mở cho mọi người. Cửa hẹp không phải là nơi để hạn chế : hạn chế thời gian (mở buổi sáng, đóng buổi chiều; hạn chế con số (1 tỉ rưỡi thôi nhé !); hạn chế tầng lớp (người nghèo mới được vào)... Không phải ! Cửa hẹp là cửa mở rộng. Ai muốn vào cũng được. Vào giờ nào cũng được. Điều kiện duy nhất của nó là vì nó hẹp, nên muốn vào phải bỏ lại những hành trang cồng kềnh.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là tội lỗi của chúng ta. Ta không bỏ lại ta không vào được cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là những thú vui trần gian. Ta không biết từ bỏ, ta không lách qua được cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là lòng tham danh lợi lộc. Ta không từ bỏ, ta không chui lọt qua khung cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là những mối thù nặng nhẹ với anh chị em trong nhà hay ngoài mái ấm gia đình. Ta không từ bỏ, khi đi qua cửa hẹp, sẽ bị vướng mắc, như chiếc áo rộng dính vào ốc này vít kia của cánh cửa hẹp, khiến ta không thể dễ dàng đi qua được trơn tru.
Có hai người lính trẻ đang nói chuyện với nhau về việc tin theo Chúa Kitô. Một người nói: “Tôi không thể nói hết cho anh biết, tin theo Chúa Kitô thì quí giá biết ngần nào.” Người kia đáp: “Tôi cũng nghĩ đến đó, nhưng tôi thấy tin theo Ngài thì phải từ bỏ nhiều quá. Quả thật tôi đang tính toán đây.” Một sĩ quan đi ngang, nghe vậy, đặt tay trên vai người lính trẻ vừa nói câu trên, mà rằng : “Anh ơi, anh tính giá của sự tin theo Chúa Kitô sao? Thế anh có bao giờ tính giá phải trả khi không tin Chúa Giêsu không?…
Thánh Phaolô đã tính giúp chúng ta trong Pl 3, 8-9 : “Tôi coi tất cả mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi, vì Người tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.”
Theo Chúa vào Nước Trời là phải đi qua cửa hẹp. Cửa hẹp không phải là nơi bán vé, nơi soát vé, nhưng cửa hẹp là cửa luôn mở mọi lúc, mở với mọi người, miễn là ta biết từ bỏ hành trang cồng kềnh.
Trong lời hứa Rửa tội, Giáo Hội bắt chúng ta tuyên hứa từ bỏ trước khi tuyên xưng tin, thì chúng ta hãy từ bỏ những hành trang cồng kềnh… để ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Chúa chúng ta qua Kinh Tin Kính. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có một cảnh tương phản ngồ ngộ xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong thời kỳ còn bao cấp, là thời kỳ hạn chế du nhập văn hoá từ các nước “tư bản”. Lúc đó người ta cho chiếu bộ phim tình cảm Liên Xô với tựa đề “Cánh cửa mở rộng”. Mua được một chiếc vé đã là gây cấn rồi : nào là chờ chực, xếp hàng, nào là chen lấn, đẩy xô… Nhưng khi có vé rồi mà vào cửa thì cũng không dễ gì ! Tựa phim là “Cánh cửa mở rộng”, nhưng cánh cửa sắt của rạp không chịu mở rộng, mà chỉ hé mở một chút vừa đủ cho một người đi nghiêng qua để kiểm soát vé cho dễ. Quả là một cảnh tượng tương phản thú vị : chen nhau đi vào cửa hẹp để xem “Cánh cửa mở rộng !”
Cách đây nhiều năm lại có cảnh tương phản khác : cả ngàn học sinh chen chúc nhau để mua cho được một bộ đơn xin dự thi vào Đại Học Mở ở đường Võ Văn Tần, Saigon mà không được. Bộ hồ sơ dự thi đã hết. Báo chí đặt tựa đề cho cảnh này là : “Cánh cửa Đại Học Mở đã đóng”.
Vậy thì khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nhà Cha có nhiều chỗ lắm, (chứa bao nhiêu cũng không chật), mà sao hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại nói : Hãy đi qua cửa hẹp mà vào. Phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần hạn chế : Có một cái tương phản nào đó trong tư tưởng của Chúa chăng? Chắc chắn ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì qua hình ảnh “Cửa hẹp”. Cửa hẹp là gì? Và Cửa hẹp không là cửa gì?
1. Cửa hẹp không phải là :
-Nơi bán vé : Trước khi đi vào rạp xem chiếu phim, trước khi vào sân vận động xem đá bóng, trước khi lên xe, người ta thường xếp hàng, thò tay vào một ô cửa hẹp để mua vé. Tùy sức chứa của rạp, của sân, của xe, mà người ta bán một số vé tương đương với sức chứa.
Sức chứa của Nước Trời thì vô tận, nên không cần phải có ô cửa hẹp để bán vé. Ta cũng không cần phải hỏi xem Nước Trời có bao nhiêu chỗ để liệu mà tìm cách mua vé vào, như đi xe ta thường hỏi xem xe bao nhiêu chỗ 4-12-15-20 chỗ…
Sở dĩ Chúa nhắc đến cửa hẹp là nhằm trả lời cho câu hỏi của một số người : “Thưa Thầy, phải chăng những người được cứu thì ít lắm phải không? (những người vào Nước Trời thì ít?)
Chúa không trả lời “phải, ít lắm” để rồi ta thất vọng khi nghĩ rằng chắc mình lọt sổ thôi. Chúa cũng không trả lời “nhiều lắm,” để rồi ta buông thả vì nghĩ rằng thế nào mình cũng thuộc số người được cứu.
Những người hỏi con số : số ghế số chỗ trong Nước Trời là những người không biết ất giáp gì về Nước Chúa, bởi lẽ Nước Trời đâu phải là quota, là hạn ngạch, định mức, là sức chứa, số ghế. Cứ đi vào cửa hẹp là đến Nước Trời. Nhưng cửa hẹp không phải là nơi bán vé vào Nước Trời, thì cửa hẹp cũng không phải là nơi soát vé.
-Nơi soát vé : Cũng có rất nhiều người trong chúng ta, hiện nay, vẫn nghĩ rằng mình đã nắm trong tay được vé vào Cửa Trời. Xin thưa ngay: Cửa trời không có lối đi hẹp để soát vé đâu. Những chiếc vé mà ta nghĩ rằng thánh Phêrô, kẻ giữ cửa sẽ hỏi, ta có trong tay, như : chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, có dấu đỏ, dấu nổi đàng hoàng…; tờ Phép Lành Toà Thánh mà nhiều gia đình có với lời ghi chú xưa “là bảo đảm cho phần rỗi đời đời”; Rước lễ 5 ngày thứ bảy đầu tháng với lời hứa của Đức Mẹ, 9 ngày thứ sáu đầu tháng với lời hứa của Thánh Tâm; lại còn chuỗi Thương Xót hằng ngày… Đã ba lần bảy lượt lãnh được ơn toàn xá khi làm việc này việc nọ, khi hành hương chỗ này chỗ kia; những chiếc vé đó tốt, nhưng nên nhớ không có cửa hẹp để soát vé đó đâu, để rồi mình ỷ y như khi mua được vé xe lửa, vé xem phim, vé tàu bay là an tâm, đến giờ ta chìa vé ra để vào.
Cửa hẹp cũng chẳng phải là nơi ta chìa ra tờ lý lịch trong sạch ba đời, dòng dõi các thánh tử đạo vẻ vang…; hay lá thư tay của những ô dù ông cha này, giám mục nọ ở trong dòng họ để rồi được cho qua. Vậy cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là gì?
2. Cửa hẹp là gì?
Xin được lấy lại cảnh tương phản về bộ phim “Cánh cửa mở rộng” nói trong mở đề để gọi Cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là “Cửa mở rộng.” Mở rộng tức là mở luôn luôn, mở cho mọi người. Cửa hẹp không phải là nơi để hạn chế : hạn chế thời gian (mở buổi sáng, đóng buổi chiều; hạn chế con số (1 tỉ rưỡi thôi nhé !); hạn chế tầng lớp (người nghèo mới được vào)... Không phải ! Cửa hẹp là cửa mở rộng. Ai muốn vào cũng được. Vào giờ nào cũng được. Điều kiện duy nhất của nó là vì nó hẹp, nên muốn vào phải bỏ lại những hành trang cồng kềnh.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là tội lỗi của chúng ta. Ta không bỏ lại ta không vào được cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là những thú vui trần gian. Ta không biết từ bỏ, ta không lách qua được cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là lòng tham danh lợi lộc. Ta không từ bỏ, ta không chui lọt qua khung cửa hẹp.
-Những hành trang cồng kềnh đó, là những mối thù nặng nhẹ với anh chị em trong nhà hay ngoài mái ấm gia đình. Ta không từ bỏ, khi đi qua cửa hẹp, sẽ bị vướng mắc, như chiếc áo rộng dính vào ốc này vít kia của cánh cửa hẹp, khiến ta không thể dễ dàng đi qua được trơn tru.
Có hai người lính trẻ đang nói chuyện với nhau về việc tin theo Chúa Kitô. Một người nói: “Tôi không thể nói hết cho anh biết, tin theo Chúa Kitô thì quí giá biết ngần nào.” Người kia đáp: “Tôi cũng nghĩ đến đó, nhưng tôi thấy tin theo Ngài thì phải từ bỏ nhiều quá. Quả thật tôi đang tính toán đây.” Một sĩ quan đi ngang, nghe vậy, đặt tay trên vai người lính trẻ vừa nói câu trên, mà rằng : “Anh ơi, anh tính giá của sự tin theo Chúa Kitô sao? Thế anh có bao giờ tính giá phải trả khi không tin Chúa Giêsu không?…
Thánh Phaolô đã tính giúp chúng ta trong Pl 3, 8-9 : “Tôi coi tất cả mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi, vì Người tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.”
Theo Chúa vào Nước Trời là phải đi qua cửa hẹp. Cửa hẹp không phải là nơi bán vé, nơi soát vé, nhưng cửa hẹp là cửa luôn mở mọi lúc, mở với mọi người, miễn là ta biết từ bỏ hành trang cồng kềnh.
Trong lời hứa Rửa tội, Giáo Hội bắt chúng ta tuyên hứa từ bỏ trước khi tuyên xưng tin, thì chúng ta hãy từ bỏ những hành trang cồng kềnh… để ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Chúa chúng ta qua Kinh Tin Kính. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 20/08/2022
37. Trong các nhân đức, thì đức ái giống như mặt trời giữa các tinh tú đem ánh sáng của mình truyền cho các nhân đức khác.
(Thánh Franciscus de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 20/08/2022
75. TỪ THIỆN CỦA HẢI TRÃI
Theo truyền thuyết Hải Trãi là con dê thần, nhìn thấy người tác phong không đứng đắn thì dùng sừng húc người ấy. Ở địa phương gần đây mới xuất hiện một con Hải Trãi, tính tình rất là lương thiện, từ trước đến nay không dùng sừng húc ai cả.
Có người hỏi nó:
- “Ta nghe nói mày có thể dùng sừng húc người tác phong không đứng đắn, vậy mà cho đến bây giờ mày cũng chưa động đến cái sừng, lẽ nào trên thế gian mọi người đều chân chính hết sao? Đó vẫn là thiên chức của mày chứ?”
Hải Trãi trả lời:
- “Xin lỗi, không phải thế, sừng húc người không đứng đắn đương nhiên là thiên chức của tôi, nhưng tôi sống vào thời đại hôm nay thì không thể không phát huy lòng từ bi”.
Mọi người chất vấn nó lý do tại sao, nó đáp:
- “Nếu nhìn thấy người không đứng đắn liền húc họ, thì trên thế gian sẽ không còn loài người nữa !”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 75:
Lòng từ bi của con dê thần Hải Trãi rất đáng trân trọng, nhưng con dê thần Hải Trãi này chỉ có lòng từ bi không húc người tội lỗi, mà không có phương pháp để cứu người tội lỗi bất lương, và thế là người bất chính vẫn cứ bất chính, người tác phong không đứng đắn vẫn cứ tác phong không đứng đắn.
Đức Chúa Giê-su là Con Chiên cứu tội trần gian, Ngài không những không thịnh nộ với người thế gian tội lỗi, mà còn hy sinh chết trên thánh giá để cứu chuộc thế gian, Ngài lại còn lập ra bảy bí tích để những kẻ tin vào Ngài được thêm ơn sủng mà chu toàn bổn phận của mình.
Mỗi một người Ki-tô hữu vì tính nóng giận của anh chị em, vì tính khó chịu và lập dị của họ, vì sự kiêu ngạo của tha nhân mà trở thành con chiên hy sinh cho mọi người, chứ không thành con dê thần Hải Trãi húc chết người, bởi vì họ hiểu được rằng Đức Chúa Giê-su đã hy sinh cho họ, thì họ cũng sẽ hy sinh vì tha nhân.
Và đó chính là tình yêu.
(1) Hải Trãi là một con vật trong truyền thuyết cổ, biết phân biệt phải trái, thấy người đánh nhau thì dùng sừng húc người làm sai.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Theo truyền thuyết Hải Trãi là con dê thần, nhìn thấy người tác phong không đứng đắn thì dùng sừng húc người ấy. Ở địa phương gần đây mới xuất hiện một con Hải Trãi, tính tình rất là lương thiện, từ trước đến nay không dùng sừng húc ai cả.
Có người hỏi nó:
- “Ta nghe nói mày có thể dùng sừng húc người tác phong không đứng đắn, vậy mà cho đến bây giờ mày cũng chưa động đến cái sừng, lẽ nào trên thế gian mọi người đều chân chính hết sao? Đó vẫn là thiên chức của mày chứ?”
Hải Trãi trả lời:
- “Xin lỗi, không phải thế, sừng húc người không đứng đắn đương nhiên là thiên chức của tôi, nhưng tôi sống vào thời đại hôm nay thì không thể không phát huy lòng từ bi”.
Mọi người chất vấn nó lý do tại sao, nó đáp:
- “Nếu nhìn thấy người không đứng đắn liền húc họ, thì trên thế gian sẽ không còn loài người nữa !”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 75:
Lòng từ bi của con dê thần Hải Trãi rất đáng trân trọng, nhưng con dê thần Hải Trãi này chỉ có lòng từ bi không húc người tội lỗi, mà không có phương pháp để cứu người tội lỗi bất lương, và thế là người bất chính vẫn cứ bất chính, người tác phong không đứng đắn vẫn cứ tác phong không đứng đắn.
Đức Chúa Giê-su là Con Chiên cứu tội trần gian, Ngài không những không thịnh nộ với người thế gian tội lỗi, mà còn hy sinh chết trên thánh giá để cứu chuộc thế gian, Ngài lại còn lập ra bảy bí tích để những kẻ tin vào Ngài được thêm ơn sủng mà chu toàn bổn phận của mình.
Mỗi một người Ki-tô hữu vì tính nóng giận của anh chị em, vì tính khó chịu và lập dị của họ, vì sự kiêu ngạo của tha nhân mà trở thành con chiên hy sinh cho mọi người, chứ không thành con dê thần Hải Trãi húc chết người, bởi vì họ hiểu được rằng Đức Chúa Giê-su đã hy sinh cho họ, thì họ cũng sẽ hy sinh vì tha nhân.
Và đó chính là tình yêu.
(1) Hải Trãi là một con vật trong truyền thuyết cổ, biết phân biệt phải trái, thấy người đánh nhau thì dùng sừng húc người làm sai.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám mục Á Châu khai mạc Liên Hội đồng Giám mục
Thanh Quảng sdb
03:11 20/08/2022
Các Giám mục Á Châu khai mạc Liên Hội đồng Giám mục
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu xin các tín hữu cầu nguyện cho việc chuẩn bị khai mạc Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) 50 vào tháng 8, với viễn ảnh vạch ra đường hướng cho những năm sắp tới.
(Tin Vatican)
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ khai mạc Đại hội đồng vào ngày 22 tháng 8, với Thánh lễ khánh thành Đền thờ Chân phước Nicholas Bunkerd Kitbamrung ở Bangkok, Thái Lan.
Sự kiện này sẽ được trực tuyến và sau đó cũng sẽ có trên các trang mạng của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC và của các hãng thông tấn Công Giáo khác.
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC 50
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC được thành lập vào năm 1970, nhân chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến Manila, khi các Giám mục Châu Á lần đầu tiên qui tụ lại với nhau.
Cuộc họp đã khơi dậy ước muốn tăng cường sự hợp tác giữa các Giám mục Châu Á và bày tỏ ý muốn trở thành một “Giáo hội với nhiều nét Châu Á” dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II. Ước muốn này, sau đó, đã khai sinh ra Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC
Vào năm 2020, Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) đã đánh dấu kỷ niệm 50 năm của biến cố quan trọng này, và để bước vào kỷ nguyên mới Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) triệu tập một Hội nghị chung “để kỷ niệm và vạch ra phương hướng cho những năm tới.”
Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 12-30/10/2022.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, các Giám mục đã soạn một lời cầu nguyện cho Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), và mong lời nguyện này sẽ được phiên dịch sang các ngôn ngữ khác.
Một bài hát có tựa đề “Bài hát của Châu Á, “Xin Mẹ cùng tiến bước với chúng con” Bless Our God Who Walks with Us,” cũng đã được sáng tác đặc biệt cho Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) này.
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) hy vọng lời cầu và bài hát “sẽ gây được nhận thức và sự quan tâm tham gia vào một sự kiện toàn Châu Á này.”
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu xin các tín hữu cầu nguyện cho việc chuẩn bị khai mạc Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) 50 vào tháng 8, với viễn ảnh vạch ra đường hướng cho những năm sắp tới.
(Tin Vatican)
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ khai mạc Đại hội đồng vào ngày 22 tháng 8, với Thánh lễ khánh thành Đền thờ Chân phước Nicholas Bunkerd Kitbamrung ở Bangkok, Thái Lan.
Sự kiện này sẽ được trực tuyến và sau đó cũng sẽ có trên các trang mạng của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC và của các hãng thông tấn Công Giáo khác.
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC 50
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC được thành lập vào năm 1970, nhân chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến Manila, khi các Giám mục Châu Á lần đầu tiên qui tụ lại với nhau.
Cuộc họp đã khơi dậy ước muốn tăng cường sự hợp tác giữa các Giám mục Châu Á và bày tỏ ý muốn trở thành một “Giáo hội với nhiều nét Châu Á” dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II. Ước muốn này, sau đó, đã khai sinh ra Liên Hội đồng Giám mục Á Châu FABC
Vào năm 2020, Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) đã đánh dấu kỷ niệm 50 năm của biến cố quan trọng này, và để bước vào kỷ nguyên mới Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) triệu tập một Hội nghị chung “để kỷ niệm và vạch ra phương hướng cho những năm tới.”
Đại hội sẽ diễn ra từ ngày 12-30/10/2022.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, các Giám mục đã soạn một lời cầu nguyện cho Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), và mong lời nguyện này sẽ được phiên dịch sang các ngôn ngữ khác.
Một bài hát có tựa đề “Bài hát của Châu Á, “Xin Mẹ cùng tiến bước với chúng con” Bless Our God Who Walks with Us,” cũng đã được sáng tác đặc biệt cho Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) này.
Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) hy vọng lời cầu và bài hát “sẽ gây được nhận thức và sự quan tâm tham gia vào một sự kiện toàn Châu Á này.”
Đại Sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh mời Đức Giáo Hoàng đến Bucha
Đặng Tự Do
05:15 20/08/2022
Hôm thứ Ba 16 tháng 8, Đại Sứ của Ukraine cạnh Tòa Thánh Andrii Yurash đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bucha gần Kyiv để tận mắt chứng kiến bằng chứng về các tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với ANSA, Đại Sứ Yurash cho biết một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng vẫn đang được thảo luận nhưng các nhà chức trách Ukraine hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ “đi đến nơi các nạn nhân vô tội ngã xuống, khi họ bị tàn sát bởi quân đội Nga tại Bucha, chỉ cách Kyiv 15 km, nơi có khoảng 1.400 nạn nhân được được tìm thấy”.
Ông nói “phía Ukraine chắc chắn sẽ đề nghị rằng Đức Giáo Hoàng đến” để xem bằng chứng này, điều mà Mạc Tư Khoa phủ nhận, và nói rằng cảnh quay những thường dân bị giết là do Kyiv dàn dựng.
Đại Sứ Yurash cho biết Kyiv muốn Đức Phanxicô cầu nguyện bên mộ những nạn nhân vô tội vì những hành động tàn bạo của Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, vào ngày 6 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đại sứ Ukraine tại Vatican Andrii Yurash. Hai vị đã thảo luận về chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine trước chuyến đi dự kiến đến Kazakhstan vào tháng 9.
Ngay sau đó, trong một tweet riêng biệt, Đại sứ Ukraine tại Tòa thánh Andrii Yurash, nhắc lại tin tức về cuộc điện đàm, nói thêm rằng “Nhà nước và xã hội Ukraine sẽ vui mừng chào đón Đức Thánh Cha,” bày tỏ hy vọng về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Kyiv.
Văn phòng báo chí của Vatican không xác nhận cuộc gọi. Tuy nhiên, Vatican News, hãng thông tấn chính thức của Tòa Thánh, đã đăng một bài báo về cuộc nói chuyện qua điện thoại này.
Đại sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh nói với Crux rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về một chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine vì đây là “một chủ đề rất quan trọng đối với Ukraine. Không thể bỏ sót chủ đề này được”.
Tuy nhiên, Yurash nói thêm, “chưa có phản ứng tích cực cuối cùng.”
Source:ANSA
Kitô hữu Coptic là ai? Vụ hỏa hoạn giáng một đòn kinh hoàng vào một Giáo Hội bị bách hại
Đặng Tự Do
05:16 20/08/2022
Một vụ hỏa hoạn lớn tại một nhà thờ Chính thống giáo Coptic ở Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của 41 người vào hôm Chúa Nhật 14 tháng 8. Đó là một đòn tàn khốc đối với một cộng đồng Kitô giáo bị bủa vây bởi sự ngược đãi và gian khổ từ lâu.
Theo nhà cầm quyền Ai Cập, nguyên nhân của vụ hỏa hoạn kinh hoàng này là do bị chập điện. Nhóm thiểu số Kitô giáo của Ai Cập từ lâu đã được coi là nhóm hạng hai trong dân số chủ yếu theo đạo Hồi, và trong những năm gần đây đã xảy ra một số vụ khủng bố lớn.
Đây là những gì bạn cần biết:
Giáo Hội Coptic là gì?
Các Giám Mục Ai Cập đã từ chối Công đồng Chalcedon năm 451, và tách ra. Giáo Hội Chính thống Coptic không công nhận giáo hoàng Công Giáo và thay vào đó có giáo hoàng của riêng mình, là giám mục của Alexandria và tuyên bố kế vị các thánh tông đồ từ Thánh Máccô.
Hình thức thờ phượng cao nhất của Giáo Hội này, tương tự như Thánh lễ Công Giáo, là Phụng vụ Thánh.
Không nên nhầm lẫn Giáo Hội Chính thống giáo Coptic, một Giáo Hội Chính thống Đông Phương, với Giáo Hội Công Giáo Coptic, là một Giáo Hội theo nghi thức Đông phương nhưng hiệp thông hoàn toàn với Rôma. Phần lớn nhóm thiểu số Kitô giáo của Ai Cập với khoảng 10% tổng dân số là Kitô giáo chính thống Coptic. Bên cạnh đó, cũng có một số ít người Công Giáo theo nghi thức Maronite và Latinh.
Tại sao họ bị bách hại?
Các tín hữu Kitô Coptic là mục tiêu thường xuyên của khủng bố ở Ai Cập, đặc biệt là kể từ khi Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy. Ngoài tình cảm bài Kitô giáo nói chung của người Hồi giáo, Các tín hữu Kitô Coptic đã bị các nước láng giềng Hồi giáo của họ cáo buộc đã hỗ trợ sự gia tăng quyền lực của Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi, người lên nắm quyền sau khi Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2013 và người đã nhận được sự ủng hộ công khai của các nhà lãnh đạo Coptic.
Vào tháng 2 năm 2015, Nhà nước Hồi giáo đã phát hành một video trực tuyến cho thấy các chiến binh đeo mặt nạ chặt đầu 21 người đàn ông khi họ quỳ trên một bãi biển ở Libya mặc áo liền quần màu cam kiểu nhà tù. Chính phủ Ai Cập và Giáo Hội Chính thống Coptic sau đó đã xác nhận tính xác thực của đoạn video và những người đàn ông này hiện được tôn vinh như những vị thánh trong Giáo Hội Coptic.
29 người đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại Nhà thờ Chính thống giáo Coptic Thánh Máccô ở Cairo vào tháng 12 năm 2016. Nhà nước Hồi giáo đã công nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom và tung ra một video đe dọa nhắm vào các “quân thập tự chinh” theo Kitô Giáo ở Ai Cập. Và vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 2017, hai vụ đánh bom tự sát của Nhà nước Hồi giáo tại các nhà thờ Coptic ở Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của 47 người.
Vào tháng 11 năm 2018, các chiến binh Hồi giáo đã phục kích một chiếc xe buýt chở những người hành hương Kitô giáo Coptic đến một tu viện sa mạc ở phía nam Cairo, khiến 7 người thiệt mạng và 19 người bị thương.
Trong đại dịch, phụ nữ và trẻ em gái Kitô giáo Coptic đã bị bắt cóc và cưỡng bức cải sang đạo Hồi, và một số cộng đồng Kitô giáo đã bị tước đoạt tài nguyên.
Tình hình có thể trở nên tốt hơn không?
Chính phủ Ai Cập hiện tại dưới thời Tổng thống el-Sissi đã lên án các vụ tấn công và trong quá khứ đã cam kết bảo vệ các nhóm thiểu số theo Kitô giáo trong nước, nhưng người theo Kitô giáo vẫn bị tấn công, đặc biệt ở các vùng nông thôn bên ngoài thủ đô Cairo, nơi chính phủ quốc gia ít nắm được tình hình hơn. Điều này đôi khi xảy ra dưới hình thức các quy định của chính phủ nhắm vào những người theo Kitô giáo. Ví dụ, luật pháp Ai Cập trong nhiều thập kỷ vẫn giữ các quy tắc nghiêm ngặt từ thời Ottoman về việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà thờ. Trong khi nhiều hạn chế cũ đã được bãi bỏ vào năm 2016, các nhà phê bình vẫn nói rằng hầu hết các đơn xin xây dựng hoặc sửa chữa nhà thờ đều bị từ chối, đặc biệt là các yêu cầu từ các vùng nghèo, nông thôn hoặc các khu vực mà các tín hữu Kitô là thiểu số.
Trong một báo cáo ngày 24 tháng 6 năm 2021 cho tổ chức bác ái Công Giáo Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan của giáo phận Chính Thống Giáo Coptic Assiut nói rằng các Kitô hữu vẫn còn ít đại diện trong nhiều lĩnh vực và bị gạt sang một bên trong các vị trí hành chính.
Source:Catholic News Agency
Vatican sẽ không đưa Hồng Y Ouellet ra xét xử vì cáo buộc lạm dụng tình dục
Đặng Tự Do
17:45 20/08/2022
Hôm thứ Năm, Vatican cho biết sẽ không tổ chức một phiên tòa xét xử Hồng Y Marc Ouellet vì cáo buộc tại Canada cho rằng ngài tấn công tình dục một phụ nữ.
Đức Hồng Y Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, đã bị buộc tội tấn công tình dục trong một vụ kiện dân sự được đệ trình vào tuần này chống lại Tổng giáo phận Quebec.
Một phát ngôn viên của Vatican cho biết vào ngày 18 tháng 8 rằng kết luận của cuộc điều tra sơ bộ của Cha Jacques Servais, SJ, cho thấy “không có yếu tố nào để bắt đầu một phiên tòa chống lại Hồng Y Ouellet vì tội tấn công tình dục.”
AFP đưa tin một vụ kiện tập thể, được đệ trình ngày 16 tháng 8, bao gồm lời khai của 101 người nói rằng họ đã bị tấn công tình dục bởi các giáo sĩ hoặc nhân viên Giáo Hội từ năm 1940 đến nay. Tám mươi tám giáo sĩ phải đối mặt với những lời buộc tội trong vụ kiện.
Đức Hồng Y Ouellet bị cáo buộc bởi một những phụ nữ, là người nói rằng ngài đã tấn công cô nhiều lần khi cô làm thực tập sinh mục vụ cho tổng giáo phận Quebec từ năm 2008 đến năm 2010, trong khi ngài là Tổng giám mục của Quebec. Cô mô tả ngài hôn cô và để tay xuống mông cô.
Tuyên bố của Vatican bao gồm một trích dẫn bằng tiếng Pháp của Cha Servais, điều tra viên của Vatican. Cha Servais nói rằng “không có căn cứ để mở một cuộc điều tra về vụ tấn công tình dục người phụ nữ gọi là F bởi Đức Hồng Y Ouellet. Cả trong bản báo cáo bằng văn bản của Đức Hồng Y gửi cho Đức Thánh Cha cũng như trong lời khai qua Zoom mà tôi có mặt cùng với một thành viên của Ủy ban Điều Tra của tổng giáo phận, người phụ nữ F này đã không đưa ra được những lời buộc tội có thể cung cấp cơ sở cho một cuộc điều tra như vậy”.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni nói thêm rằng “sau các cuộc tham vấn thích hợp hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng không có đủ yếu tố để mở một cuộc điều tra giáo luật đối với điều được gọi là hành vi tấn công tình dục của Hồng Y Ouellet đối với người phụ nữ F.”
Những lời tố cáo của cô F rất khó chứng minh, và cũng rất khó để phủ nhận. Công tâm mà nói, bất cứ giáo sĩ nào cũng đều có thể bị cáo buộc tương tự. Các phương tiện truyền thông bài Công Giáo, như CBC, cố ý làm tăng tính chất thuyết phục của những cáo buộc này khi cho rằng các sự việc bị cáo buộc liên quan đến Đức Hồng Y Ouellet xảy ra tại các sự kiện công cộng. Mặc dù, CBC chẳng đưa ra được một nhân chứng nào.
Đơn kiện nói rằng nạn nhân bị cáo buộc đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Đức Hồng Y Ouellet vào tháng Giêng năm 2021, và cô ấy nhận được một email vào ngày 23 tháng 2 năm 2021 đã chỉ định Cha Jacques Servais điều tra vị Hồng Y. Lần liên lạc cuối cùng của cô với Cha Servais là vào tháng Ba, và cho đến nay “chưa có kết luận nào liên quan đến các khiếu nại chống lại Đức Hồng Y Marc Ouellet”.
Đức Hồng Y Ouellet, 78 tuổi, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Amos năm 1968, ở tuổi 23.
Ngài từng là Tổng Giám mục của Quebec từ năm 2002 đến năm 2010, khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giám mục và chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh.
Vụ kiện này gây kinh ngạc. Trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Ouellet là một trong 12 Papabile, tức là những vị có khả năng được bầu làm Giáo Hoàng. Hơn thế nữa, Đức Hồng Y Ouellet là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và nhấn mạnh đến nhu cầu đào tạo các linh mục một cách chặt chẽ.
Tại cuộc họp năm 2018 của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Âu Châu, ngài nói rằng “Chúng ta cần sự tham gia của nhiều phụ nữ hơn trong việc đào tạo các linh mục” để ngăn chặn lạm dụng.
Ngài nhắc lại quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn năm 2020 với Donne Chiesa Mondo, và nói rằng, “đối với linh mục, học cách liên hệ với phụ nữ trong bối cảnh đào tạo là một yếu tố nhân bản thúc đẩy sự cân bằng giữa nhân cách và tình cảm của người nam.”
Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ Giáo hội sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự hiện diện ngày càng nhiều của phụ nữ trong các đội ngũ đào tạo chủng viện, với tư cách là những giáo viên thần học, triết học và tâm linh, và “đặc biệt là trong việc biện phân ơn gọi”.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Tây Ban Nha đoàn kết với Giáo hội ở Nicaragua, bị chính quyền Ortega đàn áp
Đặng Tự Do
17:46 20/08/2022
Ít nhất hai tổng giáo phận Tây Ban Nha đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Giáo hội ở Nicaragua, nơi đang bị đàn áp bởi nhà độc tài Daniel Ortega, với những thông điệp về tình đoàn kết trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với Giám mục của Matagalpa, Rolando José Álvarez.
Tổng giáo phận Toledo của Tây Ban Nha, cho biết trên Twitter “Chúng tôi giao phó toàn bộ Giáo phận Matagalpa trong tay Chúa trong những thời khắc quan trọng này và cầu xin Chúa ban cho ân sủng của lòng dũng cảm cho các mục tử và giáo dân của họ.”
Thông điệp được gửi sau một bài bình luận trên một tweet trước đó từ chính Đức Cha Álvarez: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15: 12-27)
Đức Tổng Giám Mục Phó vừa được bổ nhiệm gần đây của Granada, Tây Ban Nha, và Giám Quản Tông Tòa của Ávila, José María Gil Tamayo, bày tỏ “tình đoàn kết của mình đối với Giáo hội ở Nicaragua, sự tự do của Giáo hội đang bị bao vây bởi chế độ độc tài cai trị đất nước.”
Cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã gia tăng trong nhiều năm qua. Các giám mục đã cảnh báo chính xác về sự bách hại của chế độ độc tài của chính phủ Ortega ngay từ năm 2014. Các giám mục cũng đã chỉ trích chế độ sử dụng vũ lực bừa bãi để trấn áp phe đối lập, bắt đầu vào năm 2018 khi nó đàn áp dã man những người biểu tình đòi thay đổi.
Giáo Hội Công Giáo ủng hộ hoạt động của những người biểu tình, cho nên bọn cầm quyền đã tăng cường áp lực và bách hại đối với các giám mục, linh mục, tín hữu tôn giáo và giáo dân.
Ví dụ rõ ràng nhất là cựu Giám Mục Phụ Tá của Managua, Đức Cha Silvio Baez, đang phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ sau khi biết rằng chính phủ của Ortega rất có thể đã ra lệnh ám sát ngài.
Sứ thần Tòa thánh tại Nicaragua, Tổng giám mục Waldemar Stanislaw Sommertag, cũng bị trục xuất khỏi đất nước vào tháng 3 năm nay. Tòa thánh đã bày tỏ sự “ngạc nhiên và đau đớn” trước diễn biến này.
“Thật không thể hiểu nổi, trong suốt sứ mệnh của mình, Đức Tổng Giám Mục Sommertag đã làm việc không mệt mỏi vì lợi ích của Giáo hội và người dân Nicaragua, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, luôn tìm cách thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và chính quyền Nicaragua,” Vatican cho biết như trên trong một tuyên bố.
Vào tháng Bảy, 18 nữ tu Thừa sai Bác ái, do Thánh Têrêsa Calcutta thành lập, cũng bị trục xuất.
Giám mục của Matagalpa, Rolando Álvarez, đã bị quản thúc tại Tòa Giám Mục cùng với năm linh mục, hai chủng sinh và ba giáo dân kể từ ngày 4 tháng 8 và không có thức ăn cũng như thuốc men dưới sự giám sát trên không của máy bay không người lái.
Vài ngày trước đó, chế độ Sandinista đã đóng cửa các đài phát thanh do giáo phận Matagalpa điều hành.
Trong một thông cáo báo chí được công bố ngày 5 tháng 8, cảnh sát quốc gia Nicaragua cáo buộc các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Công Giáo ở Matagalpa - và đặc biệt là Đức Cha Álvarez - đã “sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội” để cố gắng “tổ chức các nhóm bạo lực, kích động họ thực hiện các hành vi thù địch với quần chúng nhân dân, tạo không khí lo âu, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến sự bình yên, hòa thuận của cộng đồng dân cư “.
Những hành động như vậy có “mục đích gây bất ổn cho Nhà nước Nicaragua và tấn công các cơ quan hiến pháp,” thông cáo báo chí nói.
Lực lượng cảnh sát của chế độ Ortega thông báo họ đã bắt đầu một cuộc điều tra “để xác định trách nhiệm hình sự của những người có liên quan.”
Tuyên bố nói thêm rằng “những người bị điều tra sẽ phải ở trong nhà của họ.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông ta cáo buộc các giám mục là một phần của cuộc đảo chính cố gắng trục xuất ông ta khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicaragua đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo chùng thâm.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại? (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, một thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Vào ngày 6 tháng 8, những kẻ phá hoại không rõ danh tính đã đánh cắp công tắc chính của hệ thống điều khiển điện của nhà thờ, khiến nhà thờ và các khu đất xung quanh không có điện. Công tắc bị trộm đã được thay thế, khôi phục lại dòng điện.
Source:National Catholic Register
Vatican vẫn im lặng sau vụ giam giữ vị giám mục Nicaragua
Đặng Tự Do
19:00 20/08/2022
Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux tại Rôma, có bài tường trình nhan đề “Vatican still silent after detention of Nicaraguan bishop”, nghĩa là “Vatican vẫn im lặng sau vụ giam giữ vị giám mục Nicaragua”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sau khi thông tin được loan báo công khai rằng chính phủ Nicaragua đã bắt giam Đức Cha Rolando Alvarez một cách bất hợp pháp vào đầu giờ ngày 19 tháng 8, Vatican đã tiếp tục giữ im lặng về tình hình.Bất chấp yêu cầu của một số nhà báo, văn phòng báo chí của Tòa thánh đã không đưa ra tuyên bố nào về vụ bắt giữ vị giám mục của Matagalpa.
Đức Cha Alvarez, được nhiều người biết đến là người chỉ trích Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông ta, Phó Tổng thống Rosario Murillo, lần đầu tiên bị ngăn cản rời khỏi Tòa Giám Mục của ngài vào đầu tháng 8, khi một số xe tuần tra của cảnh sát bao vây tòa nhà. Đầu ngày thứ Sáu, ít nhất tám xe tuần tra đã được triển khai để đưa vị giám mục đến thủ đô của Nicaragua, nơi ngài bị quản thúc tại nhà riêng. Những người từng ở cùng với ngài bị đưa đến trung tâm giam giữ khét tiếng El Chipote, nơi giam giữ khoảng 190 tù nhân chính trị. Một số người trong số những người đã sống sót khỏi nơi giam giữ này mô tả nó như một trung tâm tra tấn.
Quan chức Vatican duy nhất lên tiếng về việc giám mục bị bỏ tù là giáo dân Mexico Rodrigo Guerra, người đứng đầu Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh. Nói chuyện với Aleteia, ông nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “biết rõ về tất cả các sự kiện đang diễn ra ở Nicaragua.”
Theo Aleteia, Guerra là một phần của nhóm các cá nhân, bao gồm tổng giám mục của Managua, Hồng Y Leopoldo Brenes, đang tìm cách giải phóng Đức Cha Alvarez.
Guerra nói với trang web tin tức trực tuyến rằng ông “chú ý đến sự im lặng cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, đó không bao giờ là sự im lặng thờ ơ, mà là sự im lặng của một mục tử quan sát dân tộc của mình trước các lập trường ý thức hệ.”
“Một sự im lặng của Đức Giáo Hoàng không có nghĩa là không hoạt động hoặc thiếu quyết đoán, không, không có gì giống như vậy; nó có nghĩa là họ đang làm việc trên các bình diện khác,” ông nói. “Và vào thời điểm mà Đức Thánh Cha nhìn thấy điều đó một cách thận trọng, tất nhiên, ngài sẽ có một sự can thiệp.”
Lần cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu trước công chúng về Nicaragua là vào năm 2019. Không một nhà ngoại giao cấp cao nào của Vatican đề cập đến đất nước này trong vài tháng qua, ngay cả sau khi Đức Cha Alvarez bị ngăn cản rời khỏi Tòa Giám Mục.
Tuy nhiên, bất chấp sự im lặng của Vatican, các giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng ủng hộ vị giám mục, bao gồm cả Đức Hồng Y Brenes, người được chính quyền Nicaragua cho phép đến thăm Alvarez.
Một tuyên bố từ Tổng giáo phận Managua nói rằng vị Hồng Y nhận thấy vị giám mục “suy sụp về thể chất,” nhưng mạnh mẽ “về đức tin và tinh thần”.
Tuyên bố cho biết: “Nhận thức rằng cầu nguyện là sức mạnh của Kitô hữu, chúng tôi mời anh chị em tiếp tục cầu xin Chúa Kitô cầu bầu và trông chừng đàn chiên nhỏ bé của Ngài. Chúng tôi hy vọng lý do đó, cũng như sự hiểu biết tôn trọng, sẽ mở ra hướng giải quyết cho tình huống nguy cấp và phức tạp này cho tất cả mọi người.”
Tuyên bố của Tòa Giám Mục Managua được đưa ra ngay sau khi cảnh sát Nicaragua tuyên bố rằng Đức Cha Alvarez đã bị quản thúc tại gia sau khi cố gắng tổ chức một cuộc đối thoại với vị giám mục. Cảnh sát cho biết họ đang kêu gọi ngài ngừng các hành động “gây bất ổn và khiêu khích”.
Cảnh sát chỉ ra rằng họ đã cho Đức Hồng Y Brenes đã gặp Alvarez và cả hai đã “nói chuyện lâu giờ”.
Vị Hồng Y dự kiến sẽ sớm bay đến Rôma, nơi ngài sẽ tham dự công nghị tấn phong Hồng Y vào ngày 27 tháng 8, cũng như một loạt các cuộc họp vào tuần sau.
Các nguồn tin tiết lộ với Crux rằng chính phủ Nicaragua muốn Đức Cha Alvarez rời khỏi đất nước hoặc phải ngồi tù. Tuy nhiên, vị giám mục không muốn rời khỏi đất nước. Vào năm 2019, Đức Phanxicô đã ra lệnh cho Giám mục Silvio Baez, phụ tá của Managua, chạy sang Miami sau khi ngài và các thành viên trong gia đình bắt đầu nhận được những lời đe dọa lấy mạng.
Đức Cha Baez đã lên Twitter để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức Cha Alvarez: “Tôi lên án cuộc đàn áp tồi tệ và hèn nhát đối với Giáo Hội Công Giáo bởi chế độ độc tài Nicaragua. Giáo hội của cả thế giới phải hướng mắt về đất nước tôi. Chúng ta cần sự cầu nguyện, gần gũi và tố cáo của toàn thể Giáo hội. Tôi cầu xin anh chị em từ trái tim của tôi: Đừng bỏ rơi chúng tôi!”
Trong số những người lên tiếng ủng hộ Đức Cha Alvarez có Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio, người đứng đầu ủy ban công lý quốc tế và hòa bình của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, là người đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “tình đoàn kết bền vững tiếp tục của chúng tôi với những người anh em của chúng tôi ở Nicaragua, cùng với các linh mục và các nhà truyền giáo nước ngoài, trong lời kêu gọi của các ngài để có tự do loan báo Tin Mừng và sống đức tin”.
Đức Tổng Giám Mục Broglio nói: “Đức tin của người dân Nicaragua, những người luôn đoàn kết với các giám mục và linh mục của họ, là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng tôi.”
Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, cho biết ông “rất lo ngại về sự triệt tiêu nghiêm trọng của không gian dân sự và dân chủ ở Nicaragua, và các hành động gần đây chống lại xã hội dân sự, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo”
Source:Crux
Chế độ Nicaragua bắt giữ vị giám mục trong cuộc đột kích trước rạng đông
Đặng Tự Do
19:19 20/08/2022
Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux tại Rôma, có bài tường trình nhan đề “Nicaraguan regime arrests bishop in overnight raid”, nghĩa là “Chế độ Nicaragua bắt giữ vị giám mục trong cuộc đột kích đêm khuya”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Theo các báo cáo địa phương, sau hai tuần bị quản thúc tại Tòa Giám Mục, Đức Cha Rolando Alvarez, Giám Mục của Matagalpa, Nicaragua, đã bị cảnh sát bắt đi trong một đoàn xe gồm ít nhất tám xe tuần tra vào khoảng 3 giờ sáng.100% Noticias, một hãng tin của Nicaragua, báo cáo rằng các nhân chứng đã nhìn thấy vị giám mục, cùng với 8 người trong số những người bị buộc phải ở trong Tòa Giám Mục, bị đưa ra khỏi thành phố.
Boletin Ecologico, một hãng thông tấn địa phương khác, có video về tiếng chuông nhà thờ vang lên để cảnh báo người dân Matagalpa rằng cảnh sát đã bắt giữ vị giám mục, vào sáng sớm ngày thứ Sáu, ngày 19 tháng 8.
Trong số những người đã xác nhận rằng cảnh sát đã “bắt cóc” Đức Cha có Cha Edwin Roman, là người bị buộc phải lưu vong vào năm ngoái. Ngài đang sống ở Miami, cùng với Đức Cha Silvio Baez, Giám Mục Phụ Tá của Managua, là người đã được Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu rời khỏi đất nước.
Một số nguồn tin đã nói với Crux trong những ngày gần đây rằng chính phủ Ortega muốn bịt miệng Đức Cha Alvarez “bằng bất cứ giá nào” và vị giám mục này đã được đề nghị rời khỏi đất nước hoặc đối mặt với nhà tù. Đức Cha Alvarez, đã từng bị lưu vong vào những năm 1980 bởi cuộc cách mạng Sandinista lần đầu tiên đưa Ortega lên nắm quyền, đã kiên quyết từ chối rời Nicaragua.
Nếu chế độ của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, vẫn giữ nguyên ý định, vị giám mục và những người đi cùng với ngài sẽ bị đưa đến nhà tù khét tiếng El Chipote ở Managua, nơi giam giữ hơn 190 tù nhân chính trị.
Đức Cha Alvarez, cùng với năm linh mục và sáu giáo dân, đã bị mắc kẹt trong Tòa Giám Mục kể từ ngày 3 tháng 8. Ngày hôm sau, cảnh sát đưa ra một thông báo cho biết vị giám mục đang bị điều tra. Ba giáo dân đã được phép rời khỏi Tòa Giám Mục trước cuộc đột kích của cảnh sát.
Tuyên bố của cảnh sát cáo buộc vị giám mục “tổ chức các nhóm bạo lực, xúi giục họ thực hiện các hành vi thù hận chống lại người dân,” với mục đích “gây bất ổn cho Nhà nước”.
“Chính thức họ đã nói rằng nhà của chúng tôi là nhà tù của chúng tôi,” vị giám mục nói vào thời điểm đó, khi giải thích tuyên bố của cảnh sát.
Kể từ khi bị quản thúc tại gia, Đức Cha Alvarez tiếp tục dâng Thánh lễ - được phát trực tuyến - với các thông điệp tập trung vào sự tha thứ và một Thiên Chúa “nhìn thấy tất cả, và trong Bí tích Thánh Thể chiến thắng bóng tối và bất bình đẳng, mà trong mỗi Thánh lễ đều khiến các địa ngục run sợ”.
Ngài cũng nói rằng ngài và những người bị giam giữ với ngài đang đặt niềm tin vào Chúa, “vui mừng vì Ngài ở cùng chúng ta, bởi vì sức mạnh và niềm hy vọng nội tại của chúng ta đến từ Ngài, niềm vui thanh thản của chúng ta, niềm hy vọng vững chắc và niềm tin rằng Chúa không bao giờ làm ta thất vọng, rằng Thiên Chúa luôn luôn có lời cuối cùng trong lịch sử nhân loại và trong lịch sử của chúng ta.”
Vatican vẫn chưa đưa ra bình luận nào về những gì đang xảy ra ở Nicaragua, thậm chí không có quan chức cấp cao nào đề cập đến việc bọn cầm quyền quản thúc Đức Cha Alvarez tại gia.
Hôm thứ Tư, 26 vị là cựu Nguyên thủ Quốc gia Mỹ Latinh và Tây Ban Nha bày tỏ quan ngại về “cuộc đàn áp tôn giáo do chế độ độc tài gây ra” và yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng để bảo vệ người dân Nicaragua và tự do tôn giáo.
Chế độ Ortega-Murillo từ lâu đã coi hàng giáo phẩm Công Giáo là kẻ thù của họ, và liên tục tấn công Đức Cha Baez, Đức Cha Alvarez và Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua.
Một số hội đồng giám mục cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Giáo Hội ở Nicaragua, bao gồm CELAM, ủy ban giám mục khu vực Mỹ Latinh và Caribê.
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga của Honduras tuần này nói rằng “cuộc chiến âm thầm mà họ đang thực hiện để bách hại Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài ở quốc gia chị em Nicaragua, không phải là ngọn lửa mà Chúa Giêsu đến mang theo”.
Tại El Salvador, Hồng Y Gregorio Rosa Chavez, nói rằng cuộc đàn áp người Công Giáo ở Nicaragua là “trường hợp tử đạo kinh hoàng nhất” trong khu vực.
Source:Crux
Triết lý của Thánh Tôma Aquino dành cho mọi người
Vũ Văn An
19:23 20/08/2022
Tuần này, cả hai tờ National Catholic Register và Catholic World Report đều có bài viết về Thánh Tôma Aquinô.
Thực vậy, trên tờ National Catholic Register, Tiến sĩ Donald DeMarco, thành viên cấp cao của Human Life International, giáo sư hưu trí của Đại học St. Jerome’s ở Waterloo, Ontario, cho rằng:
Triết lý của Thánh Tôma Aquinô có tính hệ thống cao, sâu sắc, huyền học và trau chuốt, và được ghi lại vào thế kỷ 13. Nói một cách dễ hiểu, nó quả “ghê gớm”. Chưa hết, Aquinô là bậc thầy xuất sắc của lương tri. Triết học của ngài có một mối quan hệ đáng chú ý với tâm trí con người và các cơ quan cảm giới. Triết lý của ngài đối với tâm trí con người giống như âm nhạc của Bach đối với lỗ tai hoặc các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo đối với con mắt. Ngài là Tiến sĩ Thiên thần, nhưng ngài không viển vông.
Jacques Maritain là người đề xướng hàng đầu của trường phái Tôma trong thế kỷ 20. Đối với ông, Aquinô không chỉ là một nhà tư tưởng đáng lưu ý khác, mà là “nhà tư tưởng”, cũng như Aquinô coi Aristốt là “Nhà triết học”, Thánh Phaolô là "Tông đồ" và Moses Maimonides là "Giáo sĩ Do thái."
Hãy xem xét phản ứng của Maritain khi làm quen với tư tưởng của Tiến sĩ Thiên thần:
“Từ nay, khi tự khẳng định cho mình giá trị chân chính của thực tại các công cụ nhận thức của con người chúng ta, không có sự ngụy biện hay thu nhỏ nào, tôi đã là một người theo trường phái Tôma mà không hề hay biết.... Vài tháng sau, khi tôi đến với cuốn Summa Theologiae [Tổng luận Thần học], tôi sẽ không gây trở ngại gì cho triều ánh sáng của nó. "
Cũng chính “triều ánh sáng” đó đã đi vào trí khôn và trái tim của tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Flannery O’Connor. Bà đọc Summa mỗi tối trước khi đi ngủ. Nếu mẹ bà nói với bà, “Tắt đèn đi. Sắp muộn rồi," Flannery sẽ đáp lại bằng cách nói,..." ánh sáng, vốn vĩnh cửu và vô hạn, không thể tắt được. "
Những lời chứng của Maritain và O’Connor cho thấy triết lý sáng chói của Thánh Tôma Aquinô có một mối quan hệ tuyệt vời đối với tâm trí đến nỗi nó là một triết học dành cho tất cả mọi người, ít nhất trong tiềm năng. Hơn nữa, cả Maritain và O’Connor đều tiếp cận Aquinô một cách khiêm tốn, không hề có thành kiến. Maritain tự gọi mình là “Người nông dân miền Garrone,” trong khi O’Connor tự nhận mình là “người thomist quê mùa” (Hillbilly Thomist).
Tiểu thuyết gia Norman Mailer nói rằng nếu có bao giờ gặp Aquinô ở thế giới tiếp theo, ông sẽ đề nghị dành cho ngài tước hiệu “thẩm quyền các giác quan”. Đôi mắt và đôi tai của chúng ta ảnh hưởng tới một thế giới mà chúng ta không tạo ra. chúng là những người báo cáo đáng tin cậy về những gì đang diễn ra trong thực tại. Chúng không bịa đặt những ước mơ, lý tưởng hay hão huyền. Chúng bám chắc vào một thế giới thường thức (common sense) để những người khác nhau có thể nhìn thấy cùng một sự vật. Đài tưởng niệm 4 vị tổng tống Mỹ ở Núi Rushmore không phải là một ảo ảnh. Sự thật có nền tảng trong thực tại bên ngoài tâm trí.
Do đó, chân lý không phải là “giá trị tiền mặt của một ý tưởng” như William James đề xuất, mà là sự phù hợp của tâm trí với đối tượng của nó. Đó là điều mà tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ. Chỉ một tập hợp các ý kiến tản mác sẽ tạo ra hỗn loạn.
Nhà vật lý vĩ đại, Werner Heisenberg, đã ghi công Aquinô vì đã là nhà tư tưởng cởi mở nhất mà ông từng gặp. Aquinô hầu như đọc tất cả mọi điều có đó cho ngài, và đọc một cách kính trọng. Ngài cảnh cáo chống lại "người chỉ đọc một cuốn sách." Với tinh thần đại lượng, ngài nói rằng chúng ta phải yêu thương “những người có ý kiến mà chúng ta chia sẻ và những người có ý kiến mà chúng ta bác bỏ, vì cả hai đều nỗ lực tìm kiếm sự thật, và cả hai đều đã giúp chúng ta tìm ra nó”.
Đối với Aquinô, mọi hiệu quả đều phải có nguyên nhân. Không có gì xuất hiện từ hư không. Nguyên tắc đơn giản nhưng không thể chối cãi này là cơ sở cho năm bằng chứng của ngài về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Phải có một nguyên nhân chính làm cho tất cả các hiệu quả chuyển động. Và nguyên nhân chính này là Thiên Chúa: "Phải có một vị chuyển động đầu tiên hiện hữu trên tất cả và đây là điều chúng ta gọi là Thiên Chúa."
Ngài cũng nhìn nhận tính thực tại và tính khách quan của bản tính. Bản tính con người mô tả mỗi chúng ta và luân lý chỉ đơn giản là cách hành động vừa phù hợp với bản tính của chúng ta vừa hoàn thiện nó.
Đối với tất cả sự tinh thông trí thức của mình, ngài vẫn là một người của nhân dân. Ngài quả quyết, “Tình bạn là nguồn gốc của niềm vui lớn nhất, và nếu không có bạn bè, ngay cả những theo đuổi hợp ý nhất cũng trở nên tẻ nhạt.” Ngài chủ trương rằng tình bạn tuyệt vời nhất là giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, ngài không hề ngây thơ.
Ngài đặt câu hỏi, “Làm thế nào mà hàng tỷ ngôi sao lại sống trong sự hòa điệu như vậy, khi hầu hết người ta không thể bỏ qua một phút mà không tuyên chiến trong tâm trí của họ?”
Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Aquinô trong thời của ngài là thiết lập sự hài hòa giữa đức tin và lý trí. Cả đức tin và lý trí đều liên quan đến cùng một Thiên Chúa. Ngài cho rằng một Kitô hữu sẽ tỏ ra lố bịch, ngài tin như thế, nếu anh ta trình bày một tín điều đức tin mâu thuẫn với khoa học.
Luôn luôn là người của sự cân bằng, Aquinô mô tả lòng thương xót mà không có công lý là "Mẹ của sự tan rã", trong khi công lý không có lòng thương xót là "sự tàn nhẫn."
Triết lý của Thánh Tôma Aquinô có sẵn đó cho bất cứ ai lấy làm tiêu biểu. Những trở ngại trong cách hiểu nó có thể dễ dàng được loại bỏ để “triều ánh sáng” của nó có thể thông tri và làm hài lòng tất cả những người tìm kiếm sự khôn ngoan.
Kỳ tới: Thần hoc xét lại hạ thấp tiêu chuẩn của học thuyết Tôma
Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba về vụ bắt giữ Đức Cha Rolando Alvarez
Đặng Tự Do
19:41 20/08/2022
Từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Cuba, gọi tắt là COCC, chúng tôi muốn công bố thông điệp đoàn kết do Đức Cha Emilio Aranguren Echeverría, chủ tịch COCC và là Giám mục của Giáo phận Holguín - Las Tunas gởi đến Đức Cha Carlos Enrique Herrera Gutiérrez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua và là Giám mục Jinotega, sau sự gia tăng các sự kiện đau thương mà Giáo hội lữ hành hương ở đất nước này đang phải trải qua.
Havana, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Trọng Kính Hiền Huynh
Carlos Enrique Herrera Gutiérrez
Giám mục của Jinotega
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua
Hiền huynh thân mến:
Trong vài tuần qua, chúng tôi đã biết thông qua các mạng xã hội và các thông điệp do CELAM và các Hội đồng Giám mục khác công bố, về sự gia tăng liên tục các giai đoạn đau thương đã gây ra đau buồn và thống khổ cho Dân Thánh trung thành của Thiên Chúa tại Quốc gia thân yêu của hiền huynh.
Các Giám mục Công Giáo Cuba, cùng với các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ và tín hữu của chúng tôi, cầu nguyện và đồng hành với Hội thánh Chúa tại Nicaragua với tất cả tình cảm huynh đệ.
Chúng tôi cám ơn Giáo Hội Nicaragua về chứng từ trung thành với Chúa Kitô và sự khiêm nhường mà họ đang dâng hiến, sự hiệp thông mà họ đã duy trì giữa những thử thách và lòng tin tưởng thanh thản nơi Chúa Phục Sinh mà họ đang rao truyền trong những giờ này trên Thập Giá.
Hướng về Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm được người dân Nicaragua vô cùng yêu mến, chúng tôi cầu xin Đức Mẹ để sự khôn ngoan và ý thức về công ích chiếm ưu thế trong tâm trí những người chịu trách nhiệm ngõ hầu có thể bảo đảm một bầu không khí hòa bình và thanh thản cho người dân Nicaragua. Và xin cho đoàn chiên của Chúa tại Nicaragua có thể bình an và tự do tiếp tục sứ mệnh loan báo Tin Mừng và yêu thương phục vụ mọi người, là sứ mệnh chủ yếu của Giáo Hội
Xin hiền huynh và anh chị em Nicaragua đón nhận vòng tay huynh đệ của các Giám mục Công Giáo Cuba anh em. Xin Chúa chúc lành và nâng đỡ hiền huynh và anh chị em.
+ Emilio Aranguren Echeverría
Giám mục của Holguin
Chủ tịch COCC
Source:SismografoConferencia de Obispos cubanos: mensaje de solidaridad con los Obispos de Nicaragua
Havana, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Trọng Kính Hiền Huynh
Carlos Enrique Herrera Gutiérrez
Giám mục của Jinotega
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua
Hiền huynh thân mến:
Trong vài tuần qua, chúng tôi đã biết thông qua các mạng xã hội và các thông điệp do CELAM và các Hội đồng Giám mục khác công bố, về sự gia tăng liên tục các giai đoạn đau thương đã gây ra đau buồn và thống khổ cho Dân Thánh trung thành của Thiên Chúa tại Quốc gia thân yêu của hiền huynh.
Các Giám mục Công Giáo Cuba, cùng với các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ và tín hữu của chúng tôi, cầu nguyện và đồng hành với Hội thánh Chúa tại Nicaragua với tất cả tình cảm huynh đệ.
Chúng tôi cám ơn Giáo Hội Nicaragua về chứng từ trung thành với Chúa Kitô và sự khiêm nhường mà họ đang dâng hiến, sự hiệp thông mà họ đã duy trì giữa những thử thách và lòng tin tưởng thanh thản nơi Chúa Phục Sinh mà họ đang rao truyền trong những giờ này trên Thập Giá.
Hướng về Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm được người dân Nicaragua vô cùng yêu mến, chúng tôi cầu xin Đức Mẹ để sự khôn ngoan và ý thức về công ích chiếm ưu thế trong tâm trí những người chịu trách nhiệm ngõ hầu có thể bảo đảm một bầu không khí hòa bình và thanh thản cho người dân Nicaragua. Và xin cho đoàn chiên của Chúa tại Nicaragua có thể bình an và tự do tiếp tục sứ mệnh loan báo Tin Mừng và yêu thương phục vụ mọi người, là sứ mệnh chủ yếu của Giáo Hội
Xin hiền huynh và anh chị em Nicaragua đón nhận vòng tay huynh đệ của các Giám mục Công Giáo Cuba anh em. Xin Chúa chúc lành và nâng đỡ hiền huynh và anh chị em.
+ Emilio Aranguren Echeverría
Giám mục của Holguin
Chủ tịch COCC
Source:Sismografo
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Bổn Mạng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Giáo Đoàn Cabramatta – Sydney
Diệp Hải Dung
18:33 20/08/2022
Lễ Bổn Mạng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Giáo Đoàn Cabramatta – Sydney
Sáng thứ Bảy 20/08/2022 các anh chị em hội viên Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thuộc Giáo Đoàn Cabramatta Sydney và các hội viên thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Sau giờ nguyện kinh, Cha Paul Văn Chi Linh Giám Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney ban huấn từ cho Đội, sau đó mọi ngưới cùng tiến lên bàn thờ dâng những đóa hoa Hồng mầu xanh mừng kính Đức Mẹ và Cha Linh Giám dâng Thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về lời ngợị khen Thiên Chúa của Đức Mẹ khi thăm viếng bà Thánh Elizaberth “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi hơn hở vui mừng.” Đó chính là tâm tình tạ ơn. Chúng ta cùng đồng hành với Mẹ để tạ ơn, và hôm nay với những nụ Hồng màu xanh dâng lên Mẹ để tỏ lòng tôn kính Mẹ với niềm hy vọng luôn noi gương theo Mẹ sống xứng đáng là con cái của Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. ông Hà Pi Liên Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Thánh Mẫu Lavang Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi Sydney ngỏ lời chức mừng và sau cùng Chị Trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan lên ngỏ lời cám ơn Cha Linh Giám, Sơ Trợ Giám và quý quan khách đã đến tham dự mừng kính Lễ Bổn Mạng của Đội và đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta và quý vị ân nhân.
Thánh lễ kết thúc mọi người dâng lên Đức Mẹ lời kinh Bế Mạc tạ ơn Mẹ và mỗi người một túi đồ ăn để cùng nhau chúc mừng và chia sẻ yêu thương.
Diệp Hải Dung
Sáng thứ Bảy 20/08/2022 các anh chị em hội viên Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thuộc Giáo Đoàn Cabramatta Sydney và các hội viên thuộc các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Sau giờ nguyện kinh, Cha Paul Văn Chi Linh Giám Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney ban huấn từ cho Đội, sau đó mọi ngưới cùng tiến lên bàn thờ dâng những đóa hoa Hồng mầu xanh mừng kính Đức Mẹ và Cha Linh Giám dâng Thánh lễ tạ ơn.
Xem Hình
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về lời ngợị khen Thiên Chúa của Đức Mẹ khi thăm viếng bà Thánh Elizaberth “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, thần trí tôi hơn hở vui mừng.” Đó chính là tâm tình tạ ơn. Chúng ta cùng đồng hành với Mẹ để tạ ơn, và hôm nay với những nụ Hồng màu xanh dâng lên Mẹ để tỏ lòng tôn kính Mẹ với niềm hy vọng luôn noi gương theo Mẹ sống xứng đáng là con cái của Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. ông Hà Pi Liên Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Thánh Mẫu Lavang Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia Nữ Vương Mân Côi Sydney ngỏ lời chức mừng và sau cùng Chị Trưởng Nguyễn Thị Xuân Lan lên ngỏ lời cám ơn Cha Linh Giám, Sơ Trợ Giám và quý quan khách đã đến tham dự mừng kính Lễ Bổn Mạng của Đội và đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Cabramatta và quý vị ân nhân.
Thánh lễ kết thúc mọi người dâng lên Đức Mẹ lời kinh Bế Mạc tạ ơn Mẹ và mỗi người một túi đồ ăn để cùng nhau chúc mừng và chia sẻ yêu thương.
Diệp Hải Dung
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh cửa hẹp
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:42 20/08/2022
Hình ảnh cửa hẹp
Cửa thành phố thường rộng thênh thang cho nhiều người cùng đi vào, đi ra cùng một lúc.
Cửa thánh đường cũng rộng, nhưng không to rộng bằng cửa thành phố.
Cửa nhà ở cũng rộng, nhưng nhỏ hẹp hơn nhiều về chiều cao cũng như chiều rộng cửa thành phố, cửa thánh đường.
Cửa dinh Tổng Thống, dinh Thủ Tướng, dinh Tỉnh trưởng…rộng cao cùng đẹp. Nhưng lại mang hình ảnh biểu tượng là cửa hẹp. Vì chỉ một người nào được người dân đất nước tín nhiệm chọn bầu làm Tổng Thống, làm Thủ tướng, làm tỉnh trưởng được vào thôi.
Hình ảnh cửa trong nếp sống niềm tin tôn giáo thì thế nào?
Chúa Kitô Giesu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho trần gian đã qủa quyết chính Ngài là cửa dẫn vào sự sống ơn cứu độ cho con người.
Và Ngài vạch ra cung cách lối sống chọn lựa cửa: “ Có kẻ hỏi Chúa Giesu: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng chiến đấu vào qua cửa hẹp…” ( Lc 13, 24).
Cửa rộng hay hẹp đều ẩn chứa ý nghĩa cho đời sống. Con người thường ai cũng thích muốn đi qua lối cửa cao rộng cho dễ chịu thông thoáng cùng nhanh chóng.
Đi qua lối cửa hẹp chật chội phải thứ tự chờ đợi tới phiên, rồi còn phải thu mình, thu đồ đạc mang theo lại cho gọn mới qua lọt được. Như thế theo bản tính tự nhiên của con người không dễ chịu, nên ngại không muốn đi qua lối cửa chật hẹp...
Trong đời sống luôn có cửa hẹp làm bằng chất liệu vật lý, và nơi mỗi người cũng đều có những cửa hẹp tinh thần.
Nơi đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem chỉ có một cửa duy nhất ra vào, mà cửa đó vừa nhỏ lại vừa thấp chật hẹp. Khi ra cũng như khi vào, chỉ một người qua lọt được thôi, và phải khom lưng cúi đầu xuống để không bị va chạm đụng vào đố xà cửa bằng đá phía bên trên.
Chúa Kitô Giesu, Con Thiên Chúa là Đấng cao cả, đã từ trời cao hạ mình sinh xuống trần gian làm người như một em bé sơ sinh được đặt nằm trong máng đựng rơm cỏ cho xúc vật ăn. Vì thế, chiếc cửa nhỏ chật hẹp nơi đền thờ của Chúa muốn nhắc bảo cho người đi vào cũng phải có thái độ khiêm cung khom lưng cúi đầu xuống để vào bái kiến thờ lạy Đấng đã khiêm nhường từ trời cao hạ mình xuống mặt đất làm người.
Rồi khi vào đền thờ có ngôi mộ trống nơi Chúa Kitô Giêsu đã được an táng ở Jerusalem, mà Ngài đã chỗi dậy sống lại, người hành hương cũng phải khom mình cúi xuống đi chui qua ngõ cửa nhỏ thấp chật hẹp chỉ cho một người, mới vào tới căn phòng huyệt mộ có ngôi mộ thánh trống.
Cửa nhỏ thấp chật hẹp nơi ngôi mộ thánh trống nhắc nhớ đến cung cách sống cúi mình xuống đất là nguồn gốc con người được tạo thành từ đất cát. Khi vào tới ngôi mộ trống nhắc nhớ đến Đấng được an táng nằm trong ngôi mộ dưới lòng đất đã sống lại lên trời cao, nơi là ngai chỗ ở của Ngài. Và trời cao cũng là quê hương con người mong đợi được đạt tới, sau quãng đời hành trình trên trần gian.
Cuộc sống ở đời, con người trong bất cứ lãnh vực nào cũng đều phải trải qua cửa hẹp, nhất là cung cách nếp sống tinh thần đạo giáo đòi hỏi nhiều hy sinh cố gắng liên tục.
Người tập luyện thể thao, thể lực phải giữ đều đặn kỷ luật chương trình huấn luyện đề ra, người học sinh, sinh viên, nhà giảng thuyết, nhà khoa học…phải luôn luôn mài rìu công việc sách vở, nghiên cứu tìm hiểu khám phá. Họ phải nỗ lực liên tục chiến đấu ép mình vượt qua tính khí luôn thích muốn sự dễ dãi nhanh chóng. Sống theo kỷ luật hy sinh từ bỏ là hình ảnh biểu tượng cửa hẹp. Vượt qua được cửa hẹp đó, họ mới đạt tới đích điểm gặt hái được thành công.
Ngày 28. Tháng Hai năm 2013 Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã từ bỏ cửa rộng cao ngôi giáo hoàng bước xuống thu mình đi vào khung cửa hẹp nhà Dòng Mẹ Thiên Chúa sống đời ẩn dật cầu nguyện.
Ngày 29.07.2022 ngày cuối cùng chuyến thăm đất nước Canada, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi trò truyện gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên. Ngài đã dùng hình ảnh “ sự mong manh” của bản tính con người nói về cửa hẹp đời sống con người:
“Này Marc, tôi có ấn tượng về một chữ cha đã nói, "sự mong manh." Đã rất nhiều lần chúng ta nghe người ta nói rằng Dòng Tên là đội quân của Giáo hội, đội quân hùng mạnh… tất cả chỉ là tưởng tượng! Chúng ta không bao giờ nên nghĩ về sự tự mãn của mình. Tôi tin rằng sức mạnh thực sự của một tu sĩ Dòng Tên bắt đầu bằng việc tự ý thức được tính mong manh của chính mình. Chính Chúa là Đấng ban sức mạnh cho chúng ta.” ( Cùng nhau bước đi: Đức Phanxicô trò truyện với các tu sĩ Dòng Tên, Vietcatholic, 13. Aug. 2022)
Trong đời sống tinh thần luôn đòi buộc phải đi qua cửa hẹp khi:
-giữ kỷ luật tập luyện thói quen nhân đức, tính tình tốt lành thánh đức,
-kính trọng sự sống trong vũ trụ thiên nhiên
-từ bỏ điều chiều theo ý thích ham muốn cảm quan và sự dễ dãi nhanh chóng.
-chu toàn việc bổn phận hằng ngày
Cửa hẹp, con người ai cũng ngại cùng sợ phải đi qua lối này. Vì phải tập luyện giữ kỷ luật liên tục, hy sinh chiến đấu cố gắng chịu đựng cả đau khổ nữa. Nhưng khi đi qua được, lại đạt tới cửa thành công cho đời sống, cửa bình an cho tâm hồn, và cửa ơn cứu độ của Chúa cho linh hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cửa thành phố thường rộng thênh thang cho nhiều người cùng đi vào, đi ra cùng một lúc.
Cửa thánh đường cũng rộng, nhưng không to rộng bằng cửa thành phố.
Cửa nhà ở cũng rộng, nhưng nhỏ hẹp hơn nhiều về chiều cao cũng như chiều rộng cửa thành phố, cửa thánh đường.
Cửa dinh Tổng Thống, dinh Thủ Tướng, dinh Tỉnh trưởng…rộng cao cùng đẹp. Nhưng lại mang hình ảnh biểu tượng là cửa hẹp. Vì chỉ một người nào được người dân đất nước tín nhiệm chọn bầu làm Tổng Thống, làm Thủ tướng, làm tỉnh trưởng được vào thôi.
Hình ảnh cửa trong nếp sống niềm tin tôn giáo thì thế nào?
Chúa Kitô Giesu khi đi rao giảng nước Thiên Chúa cho trần gian đã qủa quyết chính Ngài là cửa dẫn vào sự sống ơn cứu độ cho con người.
Và Ngài vạch ra cung cách lối sống chọn lựa cửa: “ Có kẻ hỏi Chúa Giesu: "Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng chiến đấu vào qua cửa hẹp…” ( Lc 13, 24).
Cửa rộng hay hẹp đều ẩn chứa ý nghĩa cho đời sống. Con người thường ai cũng thích muốn đi qua lối cửa cao rộng cho dễ chịu thông thoáng cùng nhanh chóng.
Đi qua lối cửa hẹp chật chội phải thứ tự chờ đợi tới phiên, rồi còn phải thu mình, thu đồ đạc mang theo lại cho gọn mới qua lọt được. Như thế theo bản tính tự nhiên của con người không dễ chịu, nên ngại không muốn đi qua lối cửa chật hẹp...
Trong đời sống luôn có cửa hẹp làm bằng chất liệu vật lý, và nơi mỗi người cũng đều có những cửa hẹp tinh thần.
Nơi đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem chỉ có một cửa duy nhất ra vào, mà cửa đó vừa nhỏ lại vừa thấp chật hẹp. Khi ra cũng như khi vào, chỉ một người qua lọt được thôi, và phải khom lưng cúi đầu xuống để không bị va chạm đụng vào đố xà cửa bằng đá phía bên trên.
Chúa Kitô Giesu, Con Thiên Chúa là Đấng cao cả, đã từ trời cao hạ mình sinh xuống trần gian làm người như một em bé sơ sinh được đặt nằm trong máng đựng rơm cỏ cho xúc vật ăn. Vì thế, chiếc cửa nhỏ chật hẹp nơi đền thờ của Chúa muốn nhắc bảo cho người đi vào cũng phải có thái độ khiêm cung khom lưng cúi đầu xuống để vào bái kiến thờ lạy Đấng đã khiêm nhường từ trời cao hạ mình xuống mặt đất làm người.
Rồi khi vào đền thờ có ngôi mộ trống nơi Chúa Kitô Giêsu đã được an táng ở Jerusalem, mà Ngài đã chỗi dậy sống lại, người hành hương cũng phải khom mình cúi xuống đi chui qua ngõ cửa nhỏ thấp chật hẹp chỉ cho một người, mới vào tới căn phòng huyệt mộ có ngôi mộ thánh trống.
Cửa nhỏ thấp chật hẹp nơi ngôi mộ thánh trống nhắc nhớ đến cung cách sống cúi mình xuống đất là nguồn gốc con người được tạo thành từ đất cát. Khi vào tới ngôi mộ trống nhắc nhớ đến Đấng được an táng nằm trong ngôi mộ dưới lòng đất đã sống lại lên trời cao, nơi là ngai chỗ ở của Ngài. Và trời cao cũng là quê hương con người mong đợi được đạt tới, sau quãng đời hành trình trên trần gian.
Cuộc sống ở đời, con người trong bất cứ lãnh vực nào cũng đều phải trải qua cửa hẹp, nhất là cung cách nếp sống tinh thần đạo giáo đòi hỏi nhiều hy sinh cố gắng liên tục.
Người tập luyện thể thao, thể lực phải giữ đều đặn kỷ luật chương trình huấn luyện đề ra, người học sinh, sinh viên, nhà giảng thuyết, nhà khoa học…phải luôn luôn mài rìu công việc sách vở, nghiên cứu tìm hiểu khám phá. Họ phải nỗ lực liên tục chiến đấu ép mình vượt qua tính khí luôn thích muốn sự dễ dãi nhanh chóng. Sống theo kỷ luật hy sinh từ bỏ là hình ảnh biểu tượng cửa hẹp. Vượt qua được cửa hẹp đó, họ mới đạt tới đích điểm gặt hái được thành công.
Ngày 28. Tháng Hai năm 2013 Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. đã từ bỏ cửa rộng cao ngôi giáo hoàng bước xuống thu mình đi vào khung cửa hẹp nhà Dòng Mẹ Thiên Chúa sống đời ẩn dật cầu nguyện.
Ngày 29.07.2022 ngày cuối cùng chuyến thăm đất nước Canada, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi trò truyện gặp gỡ các tu sĩ Dòng Tên. Ngài đã dùng hình ảnh “ sự mong manh” của bản tính con người nói về cửa hẹp đời sống con người:
“Này Marc, tôi có ấn tượng về một chữ cha đã nói, "sự mong manh." Đã rất nhiều lần chúng ta nghe người ta nói rằng Dòng Tên là đội quân của Giáo hội, đội quân hùng mạnh… tất cả chỉ là tưởng tượng! Chúng ta không bao giờ nên nghĩ về sự tự mãn của mình. Tôi tin rằng sức mạnh thực sự của một tu sĩ Dòng Tên bắt đầu bằng việc tự ý thức được tính mong manh của chính mình. Chính Chúa là Đấng ban sức mạnh cho chúng ta.” ( Cùng nhau bước đi: Đức Phanxicô trò truyện với các tu sĩ Dòng Tên, Vietcatholic, 13. Aug. 2022)
Trong đời sống tinh thần luôn đòi buộc phải đi qua cửa hẹp khi:
-giữ kỷ luật tập luyện thói quen nhân đức, tính tình tốt lành thánh đức,
-kính trọng sự sống trong vũ trụ thiên nhiên
-từ bỏ điều chiều theo ý thích ham muốn cảm quan và sự dễ dãi nhanh chóng.
-chu toàn việc bổn phận hằng ngày
Cửa hẹp, con người ai cũng ngại cùng sợ phải đi qua lối này. Vì phải tập luyện giữ kỷ luật liên tục, hy sinh chiến đấu cố gắng chịu đựng cả đau khổ nữa. Nhưng khi đi qua được, lại đạt tới cửa thành công cho đời sống, cửa bình an cho tâm hồn, và cửa ơn cứu độ của Chúa cho linh hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xin Thương Xót Chúng Con
Phó tế Phạm Bá Nha sưu tầm
22:10 20/08/2022
Trong 150 Thánh Vịnh (Tv) có 7 dành về “ăn năn xám hối thứ tha lỗi lầm’ (pénitentiaux). Là Tv các số 6, 31, 37, 50, 101, 129, 142. Xin thương xót chúng con trong cơn đau buồn tang thương, đang gánh chịu. Thánh Vịnh là lời kinh tuyệt vời kho kinh qúi báu của vua David trong Cựu Ước sáng tác, ghi từ số 1 đến 150, để sớm chiều cầu kinh bên lòng Chúa. Người đầy tội lỗi nhưng thực lòng ăn năn.
Bài này, viết theo tài liệu của ‘Hiệp hội Pháp bảo vệ truyền thống về gia đình và chủ quyền’. (Société française pour la défense de la Tradition, Famille et Propiété, TFP). Phân tích của L’Abbé Louis Claude Fillon, tại hội trên ở 12 Avenue de Lowendal, 75007 Paris, phổ biến vào Mars, 2022. Sau mỗi Tv, tác giả sưu tầm một bức họa diễn tả thống hối.
Bìa in tài liệu hình ‘Linh Mục Ngồi Tòa’(La confession), 1838, Giuseppe Molteni, Milan.
Ý phạt tạ toàn tập (32 trang, A15) là bức họa sưu tầm riêng về chân dung thánh Phêrô của họa sỹ Gerard van Honthorst (1592-1655).
Ở đây, xin trích đôi câu trong các Tv này. Bảy Tv là bấy nhiêu lần thống hối cậy trông tin tưởng xin thương xót.
Xin Chúa thương xót
Tv 6, có 11 câu, đọc mở đầu van xin Chúa mở Lòng Thương xóa đi lỗi lầm đã qua, xứng đáng giờ kinh nguyện này. Đồng thời ca ngợ danh thánh Chúa. Bởi vì Ngài nhân hậu.
Ý cầu của Tv này được phác họa về chân dung thánh Marie Madeleine ăn năn (Ste Marie Madeleine en pénitense) do họa sỹ Philippe de Champaigne (1602-1674), để ở bào tàng viện Beaux Arts của Rennes
Xin Chúa cứu độ con, bởi vì Ngài nhân hậu
Lạy Chúa, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ
đừng sửa trị con lúc nổi nôi đình
Lạy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức
chữa lành cho vì gân cốt rã rời
Toàn thân con rã rời quá đỗi
mà lạy Chúa, Chúa còn trì hoãn đến bao giờ?
Lạy Chúa, xin trở lại mà giải thoát
cứu độ con, bởi vì Ngài nhân hậu
Chốn tử vong, ai nào nhớ Chúa
nơi âm phủ, ai ngợi khen Ngài? (Tv 6, 1-6)
2)Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ
Tv 31 có 11 câu, tội nhân xin lòng khoan dung của Chúa bỏ đi qúa khứ mà ôm vào lòng để an tâm sống hiện tại hạnh phúc.
Diễn tả ý thống hối từ bức họa sưu tầm riêng ‘Chúc lành cho làng’ (La bénédictio au village) của họa sỹ Hans Bacchmann (1852-1917).
Hạnh phúc thay, người Chúa không hạch tội
Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ
Người có tội mà được khoan dung
Hạnh phúc thay, người Chúa không hạch tội
và lòng trí chẳng chút gian tà
Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi
thì gân cốt rã rời con gào thét
vì ngày đêm bị Ngài đè nặng
nên sức lực hao mòn, như nắng mùa hè thiêu đốt (Tv 31, 1-4)
…
Hỡi những người công chính
hãy vui lên tràng Chúa, hãy nhảy mừng
Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo (Tv 31, 12)
3)Lời cầu khấn của tội nhân làm con cùng khốn
Tv 37 có 23 câu. Xin Chúa đừng ngoảnh mặt bỏ mặc tội nhân.
Ý cầu nguyện thống hối qua bức họa Thánh ‘Phêrô đang lau nước mắt khóc trước mặt Đức Mẹ’ (St Pierre pleurant devant la Ste Vierge), của Le Guerchin, 1647, tại Bảo Tàng Viện Louvre.
Lạy Thiên Chúa, đừng sửa trị con lúc nổi lôi đình
Lạy Chúa, xin đừng trách mắng con khi thịnh nộ
đừng sửa trị con lúc nổi lôi đình
Trên mình con những mũi tên Ngài cắm ngập
Bàn tay Ngài giáng nặng xuống thân con (Tv 37, 1-3)
…
Thật thì con đã gần ngã qụi
nỗi khổ đau hằng canh cánh bên lòng
Tội đã phạm con xin xưng thú
lỗi lầm vương phải, con áy náy băn khoăn.
Kẻ vô cớ thù con đều mạnh thế
người vô lý ghét con thật quá nhiều
Con làm ơn thì chúng trả oán
con theo đuổi điều lành chúng trả oán
Muôn lạy Chúa, xin đừng bỏ mặc
đừng nỡ xa con, lạy Thiên Chúa con thờ
Lạy Chúa cứu độ con, xin Ngài mau phù trợ
(Tv 37,18-23)
4)Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con
Tv 50 có 21 câu, xin nâng đỡ con vì lòng con luôn yếu đuối.
Diễn tả bằng bức họa ‘Đọc kinh tại Lộ Đức’ (Prières à Loudres) của José Garnelo y Alda, 1897, trưng bày trong Bảo Tàng Viện Prado.
Lạy Chúa Trời xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng
Xin đổi mới tâm hồn con nên chung thủy
Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần nhan thánh Ngài
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài
Xin ban lại cho con niềm vui được Ngài cứu độ
và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con
đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi
ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài
Lạy Thiên Chúa, con thờ là Thiên Chúa cứu độ
Xin tha chết cho con, con sẽ tung hô Ngài công chính
Lạy Chúa Trời, mở miệng con
cho con cất tiếng ngượi khen Ngài
Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm
con có thượng tiến lễ toàn thiêu
Ngài cũng cũng không chấp nhận
Lạy Thiên Chúa, tế phẩm Ngài là lễ vật toàn thiêu
một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê.
(Tv 50, 12-20)
5)Lòng than van rên xiết trong cảnh gian truân
Tv 101 có 29 câu. Xin Chúa đừng nghoảnh mặt vì con lắm lỗi lầm. Ý xin tha thứ trong bức họa ‘Chúa Giêsu chữa lành người bại liệt’ (Le Christ guérissant un paralytique), vẽ 1667, do Murillo, tại bảo tàng quốc gia, bên Londres.
Lạy Chúa, tiếng con kêu mong được thấu tới Ngài
xin Ngài đừng nghoảnh mặt
Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khấn
tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài
Buổi con gặp gian truân, xin đừng nghoảnh mặt
trong ngày con cầu cứu, xin Ngài lắng tai nghe
và mau mau đáp lời
Vì đời con, tháng ngày tan thành khói
xương tủy nóng ran như hỏe lò
Tim héo hắt tựa hồ cỏ giập
mà thân thể chỉ còn da bọc xương (Tv 101, 1-4)
6)Tiếng kêu từ vực thẳm
Tv 129 có 8 câu nói lên lòng vững tâm cậy trông vào sự khoan hồng tha thứ của Chúa đối với tội nhân ngập đầu.
Ý cầu nuyện ghi trong bức họa ‘Thánh Marie Madeleine qùi dưới chân Chúa Giêsu lấy dầu thơm mà xức chân Ngài trong nhà Simon dân Pharisiêu’ (Ste Marie Madeleine aux pieds du Christ dans maison Simon le pharisien), vẽ 1655, của Philippe de Champaigne, trưng bày tại viện Bảo Tàng Beaux Arts của Nantes.
Từ vực thẳm con kêu lên Ngài, lạy Chúa
Từ vực thẳm con kêu lên Ngài, lạy Chúa
muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con
Dám xin Ngài lắng nghe để ý
nghe lời con tha thiết nguyện cầu
Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội
nào có ai đứng vững được chăng
Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ
để chúng con biết kính sợ Ngài
Mong đợi Chúa tôi hết lòng mong đợi Chúa
cậy trông ở lời Người
Hồn tôi trông chờ Chúa
hơn lính canh mong đợi hừng đông
trông cậy Chúa đi, Ít-ra-en hỡi
bởi Chúa luôn từ ái một niềm
ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa
Chính Người sẽ cứu chuộc Ít-ra-en
cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn. (Tv 129, 1-8)
7) Lời cầu lúc gặp hiểm nguy
Tv 142 có 12 câu nói lên tâm trạng kẻ gặp nguy hiểm. Chỉ còn bám víu vào Chúa. Xác nhận Chúa là tình yêu. Yêu con và mọi người.
Ý xám hối trong bức họa ‘Đám cưới’ của Marie François Firmin-Girard (1838-1921) trưng bày tại lâu đài ở Compiegne
Lạy Chúa, ngay từ buổi sớm mai
xin cho con nghiệm thấy tình yêu của Chúa
Lạy Chúa, xin nghe lời con khấn nguyện
lắng nghe con nài van, bởi Ngài thành tín
đáp lại lời con, vì Ngài công minh
xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử, vì trước thánh nhan Ngài
chẳng có người nào là công chính
Kẻ thù bách hại con, chà đạp con dưới đất
đẩy vào chốn tối tăm, như những người đã chết từ bao thuở.
Hơi thở con còn thoi thóp
nghe con tim gía lạnh trong mình (Tv 142, 1-4)
….
Lạy Chúa, vì danh dự Ngài, xin cho con được sống
Bởi vì Ngài công chính, xin cứu con khỏi bước ngặt nghèo
Vì Ngài vẫn một lỏng thương mến
xin tiêu diệt những kẻ thù con
Xin làm cho thù địch con chết hết
vì con là tôi tớ Ngài (Tv 142, 11-12)
Kết thúc tập nhỏ bằng họa phẩm ‘Lời hứa với Đức Trinh Nữ’ (Le vœu à la Vierge) vẽ 1900 của Guy Hippolype, treo ở nhà thờ chính tòa Sanit-Louis, La Rochelle
Kết Luận bằng tư tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô qua bài giảng trong cử hành 24 giờ cho Chúa, 25.3. 2022, tại Roma.
Chúng ta hãy nhận ra tính ưu việt của ánh sáng và nài xin ân sủng để nhận ra rằng hòa giải là không phải chúng ta đến với Thiên Chúa. Nhưng là vòng tay của Ngài bao bọc làm chúng ta kinh ngạc và choáng ngợp. Chúa vào nhà chúng ta, như đã làm với Đức Maria ở Nazareth và mang cho chúng ta rộn ràn vui mừng không ngờ. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn từ quan điểm Thiên Chuá, sau đó sẽ tái khám phá tình yêu với Bí Tích Hòa Giải. Vì mọi quyết tâm tái sinh, đổi mới đều bắt đầu từ đó. Từ tha thứ của Thiên Chúa. Cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta đừng bỏ qua Bí Tích Hòa Giải. Vì đó là sức mạnh, niềm vui và gặp gỡ dịu dàng của Thiên Chúa. (VietCatholic 26.3.2022)
Phó tế Phạm Bá Nha
VietCatholic TV
Ukraine tấn công Crimea, Hạm Đội Hắc Hải mất hơn một nửa số máy bay. Nguy cơ thế chiến ở Kaliningrad
VietCatholic Media
03:12 20/08/2022
1. Tình báo Hoa Kỳ: Các vụ nổ ở Crimea đã loại khỏi vòng chiến hơn một nửa số máy bay phản lực trên Hắc Hải của Nga
Theo một báo cáo của Reuters hôm thứ Sáu, hơn một nửa số máy bay chiến đấu của lực lượng không quân thuộc hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga, đã bị loại khỏi vòng chiến trong một loạt các vụ nổ tại các căn cứ không quân của Nga ở Crimea vào đầu tháng này.
Báo cáo cũng nói rằng Ukraine hiện đang dần dần gây ra “các hiệu ứng chấn động” đối với chiến tuyến của Nga trong cuộc chiến đang diễn ra bắt đầu vào ngày 24 tháng 2. Điều này đang ảnh hưởng đến sự hỗ trợ hậu cần của Nga, cũng như có “một tâm lý hoang mang đáng kể trong các chỉ huy Nga.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xác nhận và đưa ra bình luận.
Sân bay Saki bị một loạt vụ nổ vào ngày 9 tháng 8 mà Bộ Quốc phòng Nga cho là do đạn dược phát nổ. Hãng thông tấn nhà nước Ria Novosti đưa tin vào thời điểm đó rằng một người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương, nhưng phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov đã phủ nhận rằng có bất kỳ máy bay nào bị phá hủy, bất chấp có những không ảnh cho thấy có ít nhất 8 chiếc máy bay đậu bên ngoài các nhà kho chứa máy bay đã bị phá hủy.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong bản cập nhật tình báo ngày 12/8 rằng ít nhất 8 máy bay bị phá huỷ hay bị hư hại rất nghiêm trọng bao gờm 5 máy bay chiến đấu-ném bom Su-24 FENCER và 3 máy bay phản lực đa năng SU-30 FLANKER H. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh khẳng định gần như chắc chắn bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng trong các vụ nổ” tại Saki.
“Việc mất 8 máy bay chiến đấu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số phi đội máy bay mà Nga có sẵn để hỗ trợ chiến tranh. Tuy nhiên, Saki chủ yếu được sử dụng làm căn cứ cho các máy bay của Hạm đội Hắc Hải của Hải quân Nga. Năng lực không quân của hạm đội hiện đã xuống cấp đáng kể”.
Bản cập nhật nói thêm rằng các vụ nổ sẽ “có khả năng thúc đẩy quân đội Nga xem xét lại nhận thức về mối đe dọa của họ. Trước đó, Crimea có lẽ đã được coi là một khu vực hậu phương an toàn”.
Theo báo cáo của Reuters hôm thứ Sáu, nói 8 chiếc là chỉ kể đến các máy bay đậu bên ngoài trên các phi đạo. Nếu tính cả các máy bay đậu bên trong các nhà kho thì có hơn một nửa số máy bay chiến đấu của lực lượng không quân thuộc hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga, đã bị loại khỏi vòng chiến.
Reuters cũng đề cập đến một tâm lý hoang mang đáng kể trong các chỉ huy Nga. Thực tế chiến trường cho thấy có chiếm được, Nga cũng không giữ được. Nga đã chiếm được thị trấn Lysychansk sau những cuộc pháo kích kinh hoàng khiến không còn bao nhiêu các tòa nhà trong thị trấn này có thể cư ngụ được. Quân Ukraine có thể đoán được quân Nga sẽ cư ngụ trong tòa nhà của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là SBU. Hôm thứ Sáu 19 tháng 8, Thống đốc khu vực Luhansk, là Ông Serhiy Haidai, cho biết Ukraine đã dùng HIMARS tấn công vào tòa nhà này, loại khỏi vòng chiến khoảng 100 người Nga, bao gồm bộ Tư Lệnh của Quân đoàn 2 và 20 viên chức của Cục Tình Báo Liên Bang Nga, gọi tắt là FSB. Biến cố này có một tác động đáng kể đến tâm lý các chỉ huy Nga. Với những vũ khí chính xác cao, người Ukraine đang chứng tỏ cho người Nga thấy rằng có chiếm được, Nga cũng không giữ được, họ tiếp tục bị tổn thất nghiêm trọng.
Nga sáp nhập Crimea, nằm trên bờ biển phía bắc của Hắc Hải, vào năm 2014 và đã thúc đẩy quốc tế công nhận rằng nó là một phần của Nga kể từ đó. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố trong một bài phát biểu ngày 9/8 sau vụ nổ rằng Ukraine sẽ không bao giờ từ bỏ Crimea.
Ông nói: “Cuộc chiến chống lại Ukraine và toàn bộ Âu Châu tự do này bắt đầu từ Crimea và phải kết thúc với Crimea - với sự giải phóng của bán đảo này. Hôm nay tôi không thể nói khi nào điều này sẽ xảy ra. Nhưng chúng tôi không ngừng bổ sung các thành phần cần thiết vào công thức giải phóng Crimea.”
2. Nga triển khai ba máy bay chiến đấu MiG-31 trang bị hỏa tiễn siêu thanh có khả năng hạt nhân tới khu vực Kaliningrad ở Âu Châu gây ra mối đe dọa mới đối với NATO
Tổng Thư Ký Nato Jens Stoltenberg cho biết các chiến đấu cơ từ căn cứ không quân Ramstein của Đức đã được triển khai tới Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sau khi Nga triển khai ba máy bay chiến đấu mới được trang bị hỏa tiễn có khả năng hạt nhân đến khu vực Âu Châu của họ trong một mối đe dọa mới đối với NATO.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết các máy bay phản lực MiG-31K đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Chkalovsk ở Kaliningrad - giáp biên giới với các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania.
Các máy bay phản lực này là biến thể của MiG-31 được sửa đổi đặc biệt, nghĩa là chúng có thể mang hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal hoặc 'Dagger', có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và bay với tốc độ gấp 12 lần tốc độ âm thanh mà ông Putin nói là 'không thể ngăn cản'.
Nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Nga về vấn đề Ukraine, với những người tuyên truyền cho Putin cáo buộc liên minh này đang tiến hành một cuộc chiến tranh 'ủy nhiệm' chống lại Mạc Tư Khoa.
Vladimir Solovyov, một trong những phát ngôn nhân hiếu chiến nhất của Điện Cẩm Linh, đã thường xuyên lặp lại cáo buộc trên chương trình tin tức hàng đêm của mình trong khi đe dọa sẽ tấn công các thủ đô Âu Châu như Paris, Berlin và Mạc Tư Khoa.
Kinzhals có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân 500kiloton - gần gấp 40 lần kích thước của quả bom đã phá hủy Hiroshima.
Nga tuyên bố hỏa tiễn có tầm bắn 1.200 dặm, nghĩa là có thể bắn vào hầu hết các quốc gia thành viên NATO của Âu Châu từ căn cứ Kaliningrad.
Và Điện Cẩm Linh cho biết các máy bay chiến đấu mới sẽ được báo động suốt ngày đêm - có nghĩa là chúng sẵn sàng xuất kích trong thời gian ngắn, đôi khi chỉ là 15 phút.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố được công bố cùng với cảnh quay cảnh máy bay hạ cánh.
Vị trí của Kaliningrad đã được đặt lên hàng đầu trong các nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm chống lại những gì họ mô tả là các chính sách thù địch của NATO.
Biến cố này xảy ra khi hai máy bay phản lực MiG-31 của Nga xâm phạm không phận Phần Lan tại Porvoo, một thành phố cách thủ đô Helsinki khoảng 24 dặm về phía đông.
Không rõ liệu các máy bay phản lực mà Nga gửi đến Kaliningrad và những chiếc bay lạc gần bờ biển Phần Lan có phải là một và giống nhau hay không.
Phần Lan cho biết các máy bay phản lực của Nga đã bay khoảng nửa dặm vào không phận của họ từ Vịnh Phần Lan và máy bay đã được điều động để xua đuổi chúng.
Nước này đã phải chịu áp lực từ Điện Cẩm Linh vì đã xin gia nhập NATO sau cuộc chiến Ukraine. Thụy Điển cũng đã nộp đơn xin gia nhập.
Kaliningrad, cho đến năm 1946 được gọi là Königsberg là một thành phố của Đức. Ngày này, đó là thành phố lớn nhất và là trung tâm hành chính của vùng Kaliningrad, một vùng lãnh thổ của Nga nằm lọt thỏm giữa Lithuania và Ba Lan. Thành phố này nằm trên sông Pregolya, ở đầu cửa biển Vistula trên biển Baltic, và là cảng không có băng duy nhất của Nga và các nước Baltic.
Dân số của thành phố vào năm 2020 là 489.359. Bên cạnh đó còn có 800.000 cư dân trong các vùng ngoại ô. Kaliningrad là thành phố lớn thứ hai ở Khu liên bang Tây Bắc, sau Saint Petersburg. Nó cũng là thành phố lớn thứ ba ở vùng Baltic.
Khu định cư Kaliningrad ngày nay được thành lập vào năm 1255 trên địa điểm của khu định cư cổ đại của người Phổ bởi các Hiệp sĩ Teutonic trong các cuộc Thập tự chinh phương Bắc, và được đặt tên là Königsberg để vinh danh Vua Ottokar II của Bohemia.
Königsberg vẫn là thành phố có các cung điện hoàng gia của chế độ quân chủ Phổ, mặc dù thủ đô đã được chuyển đến Berlin vào năm 1701. Từ năm 1454 đến năm 1455, thành phố này được gọi là Królewiec thuộc về Vương quốc Ba Lan, và từ năm 1466 đến năm 1657, nó là một thành phố lớn của Ba Lan cho đến khi rơi vào tay người Đức trở lại và được tái gọi là Königsberg. Đây là thành phố lớn ở cực đông của Đức cho đến Thế chiến thứ hai.
Thành phố đã bị hư hại nặng nề bởi cuộc ném bom của quân Đồng minh vào năm 1944 và trong trận Königsberg năm 1945. Sau đó nó bị Liên Xô chiếm vào ngày 9 tháng 4 năm 1945. Hiệp định Potsdam năm 1945 đặt nó dưới sự quản lý của Liên Xô. Thành phố được đổi tên thành Kaliningrad vào năm 1946 để vinh danh nhà cách mạng Liên Xô Mikhail Kalinin. Kể từ khi Liên Xô tan rã, nó được quản lý như là trung tâm hành chính của vùng Kaliningrad.
Là một đầu mối giao thông chính, với các cảng biển và sông, thành phố là nơi đặt trụ sở của Hạm đội Baltic của Hải quân Nga, và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Nga. Đây được coi là thành phố tốt nhất ở Nga vào các năm 2012, 2013 và 2014 trong tạp chí.
Kaliningrad là điểm thu hút người di cư nội địa lớn ở Nga trong hai thập kỷ qua và là một trong những thành phố đăng cai tổ chức FIFA World Cup 2018.
3. Phản ứng của Nga đối với các tuyên bố của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
Hôm 18 tháng 8, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc và cuộc khủng hoảng ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi của quốc tế về việc xây dựng một khu phi quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà nước này đã chiếm giữ hồi đầu chiến tranh và hiện vẫn đang được vận hành bởi các kỹ sư Ukraine dưới sự giám sát của quân đội Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy, người đã thảo luận về tình hình tại nhà máy với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đến thăm ở Lviv, đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc bảo đảm rằng nó được phi quân sự hóa và được bảo vệ.
“Sự khủng bố có chủ ý này của kẻ xâm lược có thể gây ra hậu quả thảm khốc toàn cầu cho toàn thế giới”, Zelenskiy cho biết như trên trong cuộc họp báo chung với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ/ Ông cũng cáo buộc Nga về “vụ tống tiền hạt nhân” tại nhà máy.
Nhà máy điện nằm trên bờ nam, do Nga kiểm soát, của một hồ chứa khổng lồ; Lực lượng Ukraine giữ bờ bắc. Những ngày gần đây đã chứng kiến một số vụ pháo kích gần nhà máy mà cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.
Ukraine cáo buộc Nga sử dụng nhà máy này làm lá chắn cho các lực lượng của họ tiến hành các cuộc tấn công từ bên trong nhà máy vào các thành phố do Ukraine quản lý.
Các quốc gia trên thế giới và Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Mạc Tư Khoa cho phép các thanh sát viên quốc tế.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga cho biết lời kêu gọi thiết lập một khu phi quân sự xung quanh nhà máy là “không thể chấp nhận được” trong khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết Mạc Tư Khoa có thể đóng cửa nhà máy nếu nó bị tấn công thêm.
Các quan chức Ukraine cáo buộc Nga có kế hoạch đóng cửa nhà máy để cắt nhà máy điện hạt nhân khỏi lưới điện của Ukraine và chuyển nó cho Nga – trên thực tế là hành vi ăn cắp sản lượng điện.
Công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom cho biết việc đóng cửa nhà máy sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra “một thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu”.
Việc ngắt kết nối các máy phát điện của khu phức hợp khỏi hệ thống điện của Ukraine sẽ khiến chúng không được sử dụng để làm mát nhiên liệu hạt nhân, trong trường hợp nhà máy bị cúp điện.
4. Hoa Kỳ tuyên bố chi thêm 775 triệu USD viện trợ quân sự
Hôm thứ Sáu, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Ukraine dự kiến sẽ nhận được thêm 775 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ để thúc đẩy cuộc chiến chống Nga đang diễn ra.
Một gói viện trợ mới bao gồm trọng pháo Howitzers, máy bay không người lái, xe bọc thép, hỏa tiễn, đạn pháo và đạn dược cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, sẽ sớm được gửi tới Ukraine.
Khoản viện trợ mới là gói thứ mười chín được gửi đến Ukraine sử dụng quyền rút vốn của tổng thống kể từ tháng 8 năm 2021. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã gửi tổng cộng 10,6 tỷ đô la viện trợ quân sự cho đất nước bị chiến tranh tàn phá kể từ tháng Giêng năm 2021.
“Tổng thống Biden đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine trong việc bảo vệ đất nước của họ khỏi sự xâm lược của Nga trong thời gian cần thiết”, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố. “Hoa Kỳ sát cánh với các Đồng minh của chúng tôi và các đối tác từ hơn 50 quốc gia trong việc cung cấp hỗ trợ an ninh quan trọng để hỗ trợ Ukraine bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình”.
Ông nói thêm: “ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp các hệ thống và khả năng bổ sung cho Ukraine. “Những khả năng này được hiệu chỉnh cẩn thận để tạo ra sự khác biệt nhất trên chiến trường và củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán”.
Gói được ủy quyền hôm thứ Sáu bao gồm 15 máy bay không người lái giám sát ScanEagle, mà trước đây Mỹ chưa gửi đến Ukraine, mặc dù một quốc gia khác đã gởi, theo báo cáo của Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ.
Gói này được công bố ngay sau khi Bộ Quốc Phòng theo dõi hỗ trợ toàn diện của Ukraine báo cáo rằng những lời hứa quốc tế cung cấp viện trợ cho Ukraine đã “cạn kiệt vào tháng Bảy”. Nó cũng diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi Bộ Quốc Phòng công bố gói viện trợ quân sự khổng lồ trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine vào ngày 8/8.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi Biden về việc ủy quyền gói viện trợ trong một tweet hôm thứ Sáu.
“Tôi đánh giá cao một gói viện trợ quân sự khác của Hoa Kỳ với số tiền 775 triệu đô la,” Zelenskiy đã tweet. “Cảm ơn tổng thống vì quyết định này! Chúng ta đã thực hiện một bước quan trọng khác để đánh bại kẻ xâm lược. Ukraine sẽ được tự do! “
Theo Reuters, trong tháng qua, các hỏa tiễn tiên tiến do các nước phương Tây cung cấp đã được Ukraine sử dụng để tấn công phía sau phòng tuyến của Nga. Ukraine cũng đã cảnh báo rằng Crimea do Nga chiếm đóng, nơi xảy ra hàng loạt vụ nổ gây thiệt hại tại các căn cứ quân sự kể từ tuần trước, không còn an toàn trước các cuộc tấn công.
Nga đã nhiều lần tố cáo Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời đe dọa mở rộng phạm vi chiến tranh và cáo buộc Mỹ “trực tiếp tham gia” bằng cách gửi viện trợ.
“ Mức độ ảnh hưởng của Washington đối với Kyiv vượt quá mọi ranh giới có thể tưởng tượng được”, Alexander Darchiev, Giám đốc Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS vào tuần trước.
Ông nói thêm: “Cùng với việc hỗ trợ quân sự và tài chính quy mô lớn và hỗ trợ tinh thần cho chế độ Zelenskiy, người Mỹ đang ngày càng trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột.
Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.
5. Công ty năng lượng nhà nước Nga cho biết Nguồn cung cấp khí đốt cho Âu Châu thông qua Nord Stream 1 sẽ bị tạm dừng trong 3 ngày
Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Âu Châu thông qua đường ống Nord Stream 1 của Nga sẽ bị đình chỉ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, theo một tuyên bố hôm thứ Sáu từ tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga.
Thông báo hôm thứ Sáu được đưa ra sau khi đường ống Nord Stream 1 đã ngừng hoạt động trong 10 ngày vào cuối tháng Bảy trong cái gọi là “bảo trì hàng năm”.
Đường ống quan trọng này đã hoạt động với công suất dưới 40%, gây ra lo ngại rằng Nga đang cố tình làm nghẹt nguồn cung cấp khí đốt cho Âu Châu trong tình trạng bế tắc năng lượng sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
6. Mỹ đang theo dõi tình hình nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia “rất, rất chặt chẽ”
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết chính phủ Mỹ đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Ông nói Nga đã thể hiện “sự coi thường hoàn toàn” đối với an ninh của các cơ sở hạt nhân của Ukraine và các hành động của họ xung quanh nhà máy hiện nay là “tầm cao của thái độ vô trách nhiệm.”
“Đây là một tình huống mà chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng an ninh quốc gia đang theo dõi rất, rất chặt chẽ. Chúng tôi rất lo ngại về các hoạt động quân sự tại hoặc gần bất kỳ cơ sở điện hạt nhân nào của Ukraine và rất lo ngại về bất kỳ báo cáo nào liên quan đến thiệt hại đối với các đường dây điện Zaporizhzhia.” Tướng Kirby cho biết như trên với các phóng viên trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.
Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi đã rất rõ ràng rằng chiến đấu gần một nhà máy điện hạt nhân là nguy hiểm, là vô trách nhiệm và chúng tôi muốn các máy bay chiến đấu của Nga và bộ binh Nga hoạt động hết sức thận trọng và không thực hiện các hành động dẫn đến khả năng phóng xạ”.
“Chúng tôi thấy những hành động hiện tại của Nga trong và xung quanh nhà máy thực sự là đỉnh cao của thái độ vô trách nhiệm,” Tướng Kirby nói thêm.
Mỹ hy vọng Nga sẽ trả lại toàn quyền kiểm soát nhà máy cho Ukraine và tuân thủ các biện pháp bảo vệ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cũng như cung cấp quyền tiếp cận nhà máy.
Ukraine mời ĐTC thăm Bucha, địa danh kinh hoàng. Chuỗi Mân Côi đã bán được như tôm tươi ở Mỹ
VietCatholic Media
05:10 20/08/2022
1. Sau khi bị tạp chí The Atlantic nhạo báng là cực đoan, chuỗi Mân Côi đã bán được như tôm tươi ở Mỹ.
Ba cửa hàng trực tuyến bán chuỗi Mân Côi đã báo cáo số chuỗi bán được tăng vọt sau khi bài báo gây tranh cãi được xuất bản vào Chủ nhật trên tạp chí The Atlantic, trong đó tác giả đã cố gắng liên kết tràng hạt với chủ nghĩa cực đoan cánh hữu ở Hoa Kỳ.
Trong bài, ông Daniel Panneton tuyên bố, “Chuỗi hạt Mân Côi mang một ý nghĩa quân phiệt đối với những người Công Giáo truyền thống cực đoan”
“Văn hóa dân quân, chủ nghĩa tôn sùng nền văn minh phương Tây, và sự lo lắng về chủ nghĩa nam tính đã trở thành trụ cột của cánh hữu ở Hoa Kỳ — và những người Công Giáo hiện đã cư ngụ cùng với nhóm này”
Bài báo đã gây ra một làn sóng bình luận phẫn nộ trên mạng xã hội, cùng với những chia sẻ hình ảnh về chuỗi hạt của họ. Một số nhận xét rằng luận điểm của bài báo có thành kiến chống Công Giáo.
Bà Shannon Doty, Giám đốc điều hành của thương hiệu Rugged Rosaries, nói với CNA hôm thứ Hai rằng bà đã thấy “doanh số bán hàng tăng khá tốt” trên cả hai trang web, RuggedRosaries.com và MonkRosaries.com trong bối cảnh phản ứng về bài báo.
Thương hiệu Rugged Rosaries bán những tràng hạt bền, bắt chước những cỗ tràng hạt từng được sử dụng trong quân đội trong Thế chiến thứ nhất.
Bà Doty nói rằng cả hai trang web đều có lượng khách hàng trung thành và nói thêm rằng “chúng tôi không nản lòng, và trên thực tế, chúng tôi đang củng cố quyết tâm tạo ra những tràng hạt bền chắc cho mọi người”.
Bà Doty bắt đầu làm chuỗi hạt Mân Côi bằng giây thừng 'nhảy dù' cho bạn bè của con trai bà trong quân đội hơn mười năm trước. Bà gọi là “Tràng hạt cuả Lính Chiến” và nó dần dần trở thành một công việc kinh doanh.
Ông Jonathan Conrad, người sáng lập ra Công ty Catholic Woodworker hay người Thợ mộc Công Giáo, nói với CNA hôm thứ Ba rằng công ty của ông đã có một ngày bán hàng tốt nhất trong tháng.
“Đó không phải là điều gì đặc biệt trong năm, nhưng là tốt nhất trong tháng này,” ông nói.
Ông nói, sứ mệnh của Thợ mộc Công Giáo, “là trang bị cho các gia đình chiến đấu trong thế giới hiện đại, với sự nhấn mạnh cuả kinh thánh rằng chúng ta không tranh giành bằng xương bằng thịt, mà là chống lại cường quyền, chống lại quyền lực của bóng tối hiện tại.”
Tổ chức Tông đồ Thế giới của Fatima Hoa Kỳ ở Asbury, New Jersey, cũng báo cáo sự gia tăng doanh số bán chuỗi Mân Côi kể từ khi bài báo The Atlantic xuất bản.
Ông David Carollo, giám đốc điều hành của tổ chức tông đồ nói với CNA hôm thứ Ba rằng doanh số bán chuỗi Mân Côi và các mặt hàng tôn giáo khác đã tăng lên rõ ràng. Ông cho biết đã có rất nhiều lời xì xào kể từ khi bài báo “xúc phạm hoàn toàn” xuất hiện và nói thêm rằng ông ấy dự định sẽ có phản hồi bằng bài báo của mình. Ông nói, mạng xã hội của Tổ chức Tông đồ cũng tăng lượng người theo dõi.
“Chúng tôi không cầu nguyện chống lại ai, chúng tôi cầu nguyện cho mọi người,” ông nói thêm. “Đó là tất cả những gì về chuỗi hạt.”
2. Đại Sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh mời Đức Giáo Hoàng đến Bucha
Hôm thứ Ba 16 tháng 8, Đại Sứ của Ukraine cạnh Tòa Thánh Andrii Yurash đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bucha gần Kyiv để tận mắt chứng kiến bằng chứng về các tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với ANSA, Đại Sứ Yurash cho biết một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng vẫn đang được thảo luận nhưng các nhà chức trách Ukraine hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ “đi đến nơi các nạn nhân vô tội ngã xuống, khi họ bị tàn sát bởi quân đội Nga tại Bucha, chỉ cách Kyiv 15 km, nơi có khoảng 1.400 nạn nhân được được tìm thấy”.
Ông nói “phía Ukraine chắc chắn sẽ đề nghị rằng Đức Giáo Hoàng đến” để xem bằng chứng này, điều mà Mạc Tư Khoa phủ nhận, và nói rằng cảnh quay những thường dân bị giết là do Kyiv dàn dựng.
Đại Sứ Yurash cho biết Kyiv muốn Đức Phanxicô cầu nguyện bên mộ những nạn nhân vô tội vì những hành động tàn bạo của Nga.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, vào ngày 6 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đại sứ Ukraine tại Vatican Andrii Yurash. Hai vị đã thảo luận về chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine trước chuyến đi dự kiến đến Kazakhstan vào tháng 9.
Ngay sau đó, trong một tweet riêng biệt, Đại sứ Ukraine tại Tòa thánh Andrii Yurash, nhắc lại tin tức về cuộc điện đàm, nói thêm rằng “Nhà nước và xã hội Ukraine sẽ vui mừng chào đón Đức Thánh Cha,” bày tỏ hy vọng về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Kyiv.
Văn phòng báo chí của Vatican không xác nhận cuộc gọi. Tuy nhiên, Vatican News, hãng thông tấn chính thức của Tòa Thánh, đã đăng một bài báo về cuộc nói chuyện qua điện thoại này.
Đại sứ Ukraine cạnh Tòa Thánh nói với Crux rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về một chuyến thăm có thể có của Đức Giáo Hoàng tới Ukraine vì đây là “một chủ đề rất quan trọng đối với Ukraine. Không thể bỏ sót chủ đề này được”.
Tuy nhiên, Yurash nói thêm, “chưa có phản ứng tích cực cuối cùng.”
Source:ANSA
3. Kitô hữu Coptic là ai? Vụ hỏa hoạn giáng một đòn kinh hoàng vào một Giáo Hội bị bách hại
Một vụ hỏa hoạn lớn tại một nhà thờ Chính thống giáo Coptic ở Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của 41 người vào hôm Chúa Nhật 14 tháng 8. Đó là một đòn tàn khốc đối với một cộng đồng Kitô giáo bị bủa vây bởi sự ngược đãi và gian khổ từ lâu.
Theo nhà cầm quyền Ai Cập, nguyên nhân của vụ hỏa hoạn kinh hoàng này là do bị chập điện. Nhóm thiểu số Kitô giáo của Ai Cập từ lâu đã được coi là nhóm hạng hai trong dân số chủ yếu theo đạo Hồi, và trong những năm gần đây đã xảy ra một số vụ khủng bố lớn.
Đây là những gì bạn cần biết:
Giáo Hội Coptic là gì?
Các Giám Mục Ai Cập đã từ chối Công đồng Chalcedon năm 451, và tách ra. Giáo Hội Chính thống Coptic không công nhận giáo hoàng Công Giáo và thay vào đó có giáo hoàng của riêng mình, là giám mục của Alexandria và tuyên bố kế vị các thánh tông đồ từ Thánh Máccô.
Hình thức thờ phượng cao nhất của Giáo Hội này, tương tự như Thánh lễ Công Giáo, là Phụng vụ Thánh.
Không nên nhầm lẫn Giáo Hội Chính thống giáo Coptic, một Giáo Hội Chính thống Đông Phương, với Giáo Hội Công Giáo Coptic, là một Giáo Hội theo nghi thức Đông phương nhưng hiệp thông hoàn toàn với Rôma. Phần lớn nhóm thiểu số Kitô giáo của Ai Cập với khoảng 10% tổng dân số là Kitô giáo chính thống Coptic. Bên cạnh đó, cũng có một số ít người Công Giáo theo nghi thức Maronite và Latinh.
Tại sao họ bị bách hại?
Các tín hữu Kitô Coptic là mục tiêu thường xuyên của khủng bố ở Ai Cập, đặc biệt là kể từ khi Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy. Ngoài tình cảm bài Kitô giáo nói chung của người Hồi giáo, Các tín hữu Kitô Coptic đã bị các nước láng giềng Hồi giáo của họ cáo buộc đã hỗ trợ sự gia tăng quyền lực của Tổng thống Abdel Fattah el-Sissi, người lên nắm quyền sau khi Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2013 và người đã nhận được sự ủng hộ công khai của các nhà lãnh đạo Coptic.
Vào tháng 2 năm 2015, Nhà nước Hồi giáo đã phát hành một video trực tuyến cho thấy các chiến binh đeo mặt nạ chặt đầu 21 người đàn ông khi họ quỳ trên một bãi biển ở Libya mặc áo liền quần màu cam kiểu nhà tù. Chính phủ Ai Cập và Giáo Hội Chính thống Coptic sau đó đã xác nhận tính xác thực của đoạn video và những người đàn ông này hiện được tôn vinh như những vị thánh trong Giáo Hội Coptic.
29 người đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại Nhà thờ Chính thống giáo Coptic Thánh Máccô ở Cairo vào tháng 12 năm 2016. Nhà nước Hồi giáo đã công nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom và tung ra một video đe dọa nhắm vào các “quân thập tự chinh” theo Kitô Giáo ở Ai Cập. Và vào Chúa Nhật Lễ Lá năm 2017, hai vụ đánh bom tự sát của Nhà nước Hồi giáo tại các nhà thờ Coptic ở Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của 47 người.
Vào tháng 11 năm 2018, các chiến binh Hồi giáo đã phục kích một chiếc xe buýt chở những người hành hương Kitô giáo Coptic đến một tu viện sa mạc ở phía nam Cairo, khiến 7 người thiệt mạng và 19 người bị thương.
Trong đại dịch, phụ nữ và trẻ em gái Kitô giáo Coptic đã bị bắt cóc và cưỡng bức cải sang đạo Hồi, và một số cộng đồng Kitô giáo đã bị tước đoạt tài nguyên.
Tình hình có thể trở nên tốt hơn không?
Chính phủ Ai Cập hiện tại dưới thời Tổng thống el-Sissi đã lên án các vụ tấn công và trong quá khứ đã cam kết bảo vệ các nhóm thiểu số theo Kitô giáo trong nước, nhưng người theo Kitô giáo vẫn bị tấn công, đặc biệt ở các vùng nông thôn bên ngoài thủ đô Cairo, nơi chính phủ quốc gia ít nắm được tình hình hơn. Điều này đôi khi xảy ra dưới hình thức các quy định của chính phủ nhắm vào những người theo Kitô giáo. Ví dụ, luật pháp Ai Cập trong nhiều thập kỷ vẫn giữ các quy tắc nghiêm ngặt từ thời Ottoman về việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà thờ. Trong khi nhiều hạn chế cũ đã được bãi bỏ vào năm 2016, các nhà phê bình vẫn nói rằng hầu hết các đơn xin xây dựng hoặc sửa chữa nhà thờ đều bị từ chối, đặc biệt là các yêu cầu từ các vùng nghèo, nông thôn hoặc các khu vực mà các tín hữu Kitô là thiểu số.
Trong một báo cáo ngày 24 tháng 6 năm 2021 cho tổ chức bác ái Công Giáo Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Đức Cha Kyrillos William Samaan của giáo phận Chính Thống Giáo Coptic Assiut nói rằng các Kitô hữu vẫn còn ít đại diện trong nhiều lĩnh vực và bị gạt sang một bên trong các vị trí hành chính.
Source:Catholic News Agency
Táo bạo: Ukraine tấn công Crimea lần thứ 3, những tiếng nổ kinh hoàng tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải
VietCatholic Media
16:21 20/08/2022
1. Ukraine tấn công Crimea lần thứ 3: Tiếng súng kinh hoàng tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Kamikaze vào Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải của Nga ở Crimea vào lúc 8:20 sáng thứ Bẩy 20 tháng 8, theo giờ địa phương đã gây ra một cảnh nhốn nháo kinh hoàng chưa từng có. Những tiếng súng nổ như bất tận, tiếng quát tháo, tiếng chân chạy rầm rập xen kẽ với những tiếng nổ, khiến người ta có cảm tưởng như giao tranh đang diễn ra trong thành phố. Ông Refat Chubarov, chủ tịch của cộng đồng Mejlis của người Tarta ở Crimea đã cho biết như trên.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze đã đánh trúng trụ sở Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải ở Crimea và gây ra một vụ nổ rất lớn. Người ta nhìn thấy các cụm khói bốc lên trong không khí sau cuộc tấn công, xảy ra bất chấp những nỗ lực điên cuồng từ lực lượng của Putin nhằm bắn hạ chiếc máy bay không người lái.
Các báo cáo sơ khởi cho biết, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải đã phải hứng chịu một đòn tấn công trực tiếp trong khi các du khách Nga kinh hãi chạy trốn khỏi bán đảo nổi tiếng vào mùa hè.
Lúc 8:56 sáng thứ Bẩy, các chương trình truyền hình thường lệ đã ngưng ngang để tường thuật tuyên bố của Thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, là ông Mikhail Razvozhaev. Ông ta nói: “Thật không may, những chiếc máy bay không người lái đã không bị bắn hạ, mặc dù chúng hoạt động ở tầm bay thấp và hạ xuống dần. Không có nạn nhân.”
Ông cảnh báo: “Sự kiên trì của những tên ngốc tân Quốc Xã Ukraine này thật đáng kinh ngạc. Tất cả mọi người, nếu có thể, cần phải ở nhà trong vài giờ tới.”
Mikhail Razvozhaev than thở rằng tất cả các loại súng, từ tiểu liên cá nhân đến các hệ thống phòng không đã không bắn rơi được chiếc nào.
Nga có thể cũng phải hứng chịu một cuộc tấn công tâm lý chiến vào khu nghỉ dưỡng Yevpatoriya, phía bắc Sevastopol, nơi người ta nghe thấy một người đàn ông nói: “Điều này thật không vui chút nào. Hãy thu dọn đồ đạc và rời khỏi đây. Đây không phải là pháo hoa.” Đến nay vẫn không rõ người đàn ông ấy là ai, thuộc phe nào, nhưng mọi người đã nhốn nháo trả phòng khách sạn và tìm mọi phương tiện để chạy về Nga sớm nhất có thể.
Thống đốc Crimea do Nga bổ nhiệm Sergei Aksyonov cho biết, hệ thống phòng không đã được kích hoạt ở Tây Crimea. “Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải bị tấn công. Không có thiệt hại, cũng không có bất kỳ người nào bị thương. Quân đội của chúng ta thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Tôi yêu cầu mọi người bình tĩnh và chỉ tin tưởng vào những thông tin chính thức.”
Razvozzhaev cho biết: “Ban đầu khi làn sóng tấn công ập đến, tôi đang ở nơi làm việc của mình trong tòa nhà chính phủ. Cũng như nhiều người dân trong thành phố, tôi nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ ở trung tâm thành phố. Những âm thanh tương tự đã được nghe thấy ở khu vực Strelka trước đó một chút. Lực lượng phòng không đã hoạt động trong vịnh. Pháo binh hải quân hoạt động ở trung tâm. Giống với ngày hôm qua. Theo dữ liệu sơ bộ họ đã không bắn được hạ những chiếc máy bay không người lái. Các mục tiêu đã bị đánh trúng. Chúng tôi vẫn bình tĩnh. Quân đội đang làm công việc của họ một cách hoàn hảo. Hãy ủng hộ họ.”
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi về các cuộc tấn công vào Crimea - một diễn biến mới trong cuộc chiến trong tháng này - là điều hiển nhiên trong số những du khách đang chạy trốn khỏi bán đảo.
Đây là vụ nổ mới nhất trong chuỗi vụ nổ bí ẩn, được nhiều người cho là do các lực lượng Ukraine gây ra, nằm sâu trong bán đảo bị chiếm đóng.
Các quan chức tình báo đêm qua đã tiết lộ cách các cuộc không kích đã làm tê liệt khả năng quân sự của quân xâm lược, đồng thời cho thấy khả năng của Kyiv trong việc tàn phá hậu cần của Nga.
Diễn biến mới nhất xảy ra sau một vụ nổ lớn tại một căn cứ không quân của Nga ở Crimea vào tuần trước. Các quan chức phương Tây hiện đã tiết lộ rằng vụ tấn công này đã đánh sập một nửa lực lượng không quân của Hạm Đội Hắc Hải.
Ở phía đối diện của bán đảo, bầu trời đã bừng sáng tại Kerch gần một cây cầu lớn dẫn đến Nga, các phương tiện truyền thông Mạc Tư Khoa tuyên bố là do hỏa lực từ các hệ thống phòng không của họ.
Bên trong nước Nga, hai ngôi làng đã được di tản sau vụ nổ tại một bãi chứa đạn ở tỉnh Belgorod, cách lãnh thổ do lực lượng Ukraine kiểm soát hơn 60 km.
Kyiv cũng tuyên bố tấn công một cây cầu ở đập Kakhovska, gần Kherson - một trong những tuyến đường cuối cùng để Nga tiếp tế cho quân đội của mình ở bờ Tây sông Dnipro.
Ngũ Giác Đài nhận định rằng các cuộc tấn công như vậy đã gây ra 'ảnh hưởng tâm lý đáng kể đối với giới lãnh đạo Nga'
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin cập nhật mới nhất được công bố vào thứ Bẩy 20 tháng 8, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Tuần trước chỉ có những thay đổi nhỏ trong việc kiểm soát lãnh thổ dọc theo chiến tuyến. Tại Donbas, sau những bước tiến nhỏ từ đầu tháng 8, các lực lượng Nga đã tiếp cận vùng ngoại ô thị trấn Bakhmut, nhưng vẫn chưa đột nhập vào khu vực đã dồn công sức.
Nga đã không có bất kỳ nỗ lực lớn nào để tiến trên các mặt trận Zaporizhzhia và Kharkiv.
Ở phía tây nam, cả lực lượng Ukraine và Nga đều không đạt được tiến bộ trên chiến tuyến Kherson. Tuy nhiên, các vụ nổ ngày càng thường xuyên phía sau phòng tuyến của Nga có lẽ đang gây căng thẳng cho hoạt động hậu cần và phòng không của Nga ở phía nam.
Tình hình khó có thể thay đổi đáng kể trong tuần tới. Hiện tại, các lực lượng của Nga có lẽ chỉ được chuẩn bị để thực hiện các cuộc tấn công cục bộ hạn chế, hiếm khi có sự tham gia của nhiều hơn một đại đội.
Tuy nhiên, trong những tháng tới, tình hình sẽ nghiên về bên nào có thể tạo ra một lực lượng đáng tin cậy, và quyết tâm cho các hoạt động tấn công.
3. Nga trưng bày Tù nhân Chiến tranh trong các cũi sắt nhân Ngày Độc lập Ukraine
Các lực lượng Nga được cho là đang lên kế hoạch trưng bày các binh sĩ Ukraine bị bắt trong các cũi sắt trong một “phiên tòa trình diễn” vào Ngày Độc lập của Ukraine. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết như trên, và nhận xét rằng cuộc trình diễn này chỉ càng làm cho thế giới thấy rõ bản chất man rợ của người Nga. Phát ngôn nhân khẳng định rằng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không thể nào bị coi là một tội ác trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sự kiện này sẽ diễn ra tại thành phố Mariupol của Ukraine do Nga chiếm đóng, nơi nhà hát Mariupol đang được “tu sửa khẩn cấp” để chuẩn bị cho buổi trưng bày vào ngày 24/8, Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết. Những người Ukraine bị quân Nga mang ra trưng bày trong các cũi sắt là những người đã bị bắt trong khi bảo vệ nhà máy thép Azovstal bị bao vây trước đây. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xác nhận và đưa ra bình luận.
Việc Nga bao vây Mariupol và chiếm được thành phố cuối cùng đã thu hút được sự chú ý rộng rãi khi hàng nghìn dân thường thiệt mạng và các cáo buộc tội ác chiến tranh đã được chính quyền Ukraine báo cáo. Vào tháng 5, khi Nga tuyên bố toàn quyền kiểm soát Mariupol, các nhà chức trách Nga cho biết hơn 1.700 người Ukraine, những người đang bảo vệ nhà máy Azovstal, đã bị bắt trong khoảng thời gian vài ngày.
Ngoài những chiếc lồng sắt đang được xây dựng trên sân khấu nhà hát Mariupol trước Ngày Độc lập của Ukraine, một cũi sắt tạm thời cũng đang được lắp ráp bên cạnh. Báo cáo tình báo không nêu rõ nhà hát này hiện đang dùng cho công việc gì nhưng đã công bố các hình ảnh về những chiếc cũi sắt trên sân khấu.
“Để tăng thêm vẻ ‘hợp pháp’ cho hành động này, quân xâm lược chuẩn bị các 'nhân chứng' được đào tạo đặc biệt và đưa đại diện của các phương tiện truyền thông từ Nga sang”.
Không rõ ngay lập tức những người Ukraine bị bắt sẽ bị đưa ra xét xử vì mục đích gì, nhưng Trung đoàn Azov giúp bảo vệ nhà máy thép đã bị Tòa án Tối cao Nga chụp mũ là một tổ chức khủng bố vào đầu tháng này. Việc chỉ định này có thể cho phép đưa ra cáo buộc khủng bố đối với một số người Ukraine bị bắt ở Mariupol.
Báo cáo nói thêm rằng người Nga có thể đang lên kế hoạch cho một “cuộc tấn công hỏa tiễn “ trong thời gian diễn ra phiên tòa để đổ lỗi cho quân Ukraine. Báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine không nêu rõ liệu cuộc tấn công của Nga có ý định nhắm vào nhà hát Mariupol hay không.
Tình báo Ukraine cũng cáo buộc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine trong một “sự kiện pháo kích lớn” vào ngày Độc lập của nước này.
“Mối đe dọa từ các cuộc pháo kích lớn vào lãnh thổ Ukraine bằng hỏa tiễn S-300 là rõ ràng. Xem xét sự xuất hiện của một số chuyến tàu từ Nga trước ngày 20 tháng 8, rõ ràng là người Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 8”.
4. Các vụ cháy và nổ được báo cáo tại các mục tiêu quân sự ở Nga và Crimea
Tờ The Guardian số ra ngày thứ Sáu 19 tháng 8, có bài tường thuật nhan đề “Fires and explosions reported at military targets in Russia and Crimea”, nghĩa là “Các vụ cháy và nổ được báo cáo tại các mục tiêu quân sự ở Nga và Crimea”
Các vụ cháy và nổ đã được báo cáo tại các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga và các khu vực do Nga chiếm đóng ở Ukraine, trong trường hợp mới nhất của một chuỗi các nhiệm vụ phá hoại sâu vào lãnh thổ do Nga nắm giữ.
Hai thị trấn của Nga đã được di tản sau vụ cháy kho đạn gần biên giới Ukraine ở tỉnh Belgorod. “Một kho đạn đã bốc cháy gần thị trấn Timonovo”, cách biên giới chưa đầy 50 km, thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết trong một tuyên bố và nói thêm rằng không có thương vong nào được báo cáo.
Ít nhất bốn vụ nổ xảy ra gần căn cứ không quân Belbek lớn, phía bắc Sevastopol trên bán đảo Crimea bị chiếm đóng. Thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhayev, cho biết: “Không có thiệt hại nào. Không ai bị gì cả.”
Hệ thống phòng không cũng được kích hoạt gần Kerch, thành phố nằm ở cuối Crimea của cây cầu nối với lục địa Nga, là tuyến đường tiếp tế quan trọng chiến lược mà nhiều người ở Ukraine muốn phá hủy. Truyền thông địa phương cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã đưa ra một dòng tweet ngắn gọn sau khi cảnh quay về đám cháy ở Timonovo được lan truyền, với thông điệp ngắn gọn “hút thuốc là giết người!”. Các quan chức nói như thế để bỡn cợt người Nga vì trước đó các phương tiện truyền thông Nga đã cho rằng các vụ nổ và hỏa hoạn tại các mục tiêu quân sự ở Crimea bị chiếm đóng là do “những người hút thuốc bất cẩn”.
Các sự việc qua đêm hôm thứ Năm xảy ra ngay sau các vụ nổ kinh hoàng tại một căn cứ không quân lớn và một kho vũ khí ở Crimea. Sau những cuộc tấn công đó, nhiều người Nga đã đua nhau rời khỏi bán đảo, với kỷ lục 38.000 xe hơi băng qua cây cầu vào hôm thứ Ba.
Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs cung cấp cho thấy máy bay Nga bị phá hủy tại căn cứ không quân Saky ở Crimea sau một vụ nổ hôm thứ Ba.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết hôm thứ Tư rằng những người Nga đang hoảng sợ đã nhận ra rằng Crimea “không phải là nơi dành cho họ” và ám chỉ rằng có thể sẽ có thêm nhiều cuộc tấn công khác ở phía trước.
Ông kêu gọi người dân Ukraine tránh xa các sở chỉ huy và căn cứ hậu cần của đối phương. Ông nói: “Đồng bào đừng tiếp cận các đối tượng quân sự của quân đội Nga”.
Crimea là một trung tâm hậu cần chính cho cuộc xâm lược của Nga và Bộ Quốc phòng Anh cho biết các nhà lãnh đạo quân sự của Nga có thể “ngày càng lo ngại” về sự gia tăng mất an ninh ở đó, ngay cả khi Mạc Tư Khoa bác bỏ các vụ nổ là do “phá hoại”.
Sáu phần tử Hồi giáo cực đoan bị cáo buộc đã bị bắt giữ hôm thứ Tư, theo người đứng đầu Crimea do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, Sergey Aksyonov. Không rõ có liên quan gì đến các vụ tấn công gần đây hay không. Hay đó chỉ là một trò tuyên truyền nhằm giảm thanh thế của quân đội Ukraine
5. Nga vừa sửa xong, Ukraine gây thêm một lỗ thủng trên cầu
Trong bản báo cáo chiều thứ Bẩy 20 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng của Ukraine đã tấn công một cây cầu có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga ngay sau khi quân đội của Putin cố gắng vá lại mặt cầu.
Các lực lượng vũ trang của Ukraine đã tạo ra “pháo hoa” tại cây cầu ở thành phố Kakhovka. “Có vẻ như sẽ không có một buổi khai mạc hoành tráng,” Khlan, phó chủ tịch Hội đồng khu vực Kherson, cho biết như trên.
Khlan nói rằng Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã cố gắng vá lại mặt cầu để có thể di tản các loại xe từ bờ phía Bắc sang bờ phía Nam để chuẩn bị rút lui khỏi khu vực Kherson. Các lực lượng Ukraine đã kiên nhẫn chờ đợi cho quân Nga sửa chữa xong mới pháo kích vào đúng chỗ quân xâm lược vừa vá “phá hủy kế hoạch sửa chữa và sử dụng” cây cầu của quân Nga.
Cầu Kakhovka, chạy qua đập Nova Kakhovka, rất quan trọng đối với Nga vì nó được sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự trong vùng Kherson bị chiếm đóng của Ukraine. Khi Bộ Chỉ huy Tác chiến miền Nam của Ukraine trình bày chi tiết về cuộc tấn công trước đó vào cây cầu trong một bài đăng trên Facebook ngày 12/8, Khlan nói trên mạng xã hội rằng đây là cây cầu cuối cùng nối hai bờ.
Điều này có nghĩa là “người Nga không còn cơ hội chuyển giao hoàn toàn thiết bị của họ”, ông viết.
“Tất nhiên, họ sẽ cố gắng sửa chữa nó, tìm kiếm một con đường vượt sông, nhưng điều đó cần thời gian và tiền bạc và ngay sau khi họ chuẩn bị và thu thập thiết bị và sức mạnh, chúng tôi sẽ phá hủy nó một lần nữa,” Khlan nói thêm.
6. Olaf Scholz đã ca ngợi nhà đối lập Alexei Navalny bị Putin bỏ tù
Olaf Scholz đã ca ngợi Alexei Navalny nhân kỷ niệm hai năm ngày chính quyền Putin cố ý đầu độc chính trị gia đối lập Nga hiện đang bị bỏ tù.
Thủ tướng Đức cũng chỉ trích sự kìm hãm của Nga đối với quyền tự do ngôn luận.
“Cuộc chiến mà Nga khởi xuớng chống lại Ukraine là một cuộc chiến cũng gây ra hậu quả cho Nga,” Thủ tướng Scholz nói với các phóng viên hôm thứ Bảy.
“Tự do và dân chủ đã bị đe dọa trước đây. Nhưng hiện nay, quyền tự do ngôn luận đang bị đe dọa nhiều hơn và nhiều người sợ phải nói ra ý kiến của mình”.
Thủ tướng Đức nói rằng điều quan trọng là phải nhớ đến Navalny vì anh ấy đã chiến đấu cho niềm tin của mình rằng “người ta phải có quyền được sống trong một nền dân chủ và nhà nước phải được điều hành bởi pháp quyền”.
Quyết định của ĐTC về các cáo buộc chống lại ĐHY Marc Ouellet. GH Tây Ban Nha đoàn kết với Nicaragua
VietCatholic Media
17:43 20/08/2022
1. Vatican sẽ không đưa Hồng Y Ouellet ra xét xử vì cáo buộc lạm dụng tình dục
Hôm thứ Năm, Vatican cho biết sẽ không tổ chức một phiên tòa xét xử Hồng Y Marc Ouellet vì cáo buộc tại Canada cho rằng ngài tấn công tình dục một phụ nữ.
Đức Hồng Y Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, đã bị buộc tội tấn công tình dục trong một vụ kiện dân sự được đệ trình vào tuần này chống lại Tổng giáo phận Quebec.
Một phát ngôn viên của Vatican cho biết vào ngày 18 tháng 8 rằng kết luận của cuộc điều tra sơ bộ của Cha Jacques Servais, SJ, cho thấy “không có yếu tố nào để bắt đầu một phiên tòa chống lại Hồng Y Ouellet vì tội tấn công tình dục.”
AFP đưa tin một vụ kiện tập thể, được đệ trình ngày 16 tháng 8, bao gồm lời khai của 101 người nói rằng họ đã bị tấn công tình dục bởi các giáo sĩ hoặc nhân viên Giáo Hội từ năm 1940 đến nay. Tám mươi tám giáo sĩ phải đối mặt với những lời buộc tội trong vụ kiện.
Đức Hồng Y Ouellet bị cáo buộc bởi một những phụ nữ, là người nói rằng ngài đã tấn công cô nhiều lần khi cô làm thực tập sinh mục vụ cho tổng giáo phận Quebec từ năm 2008 đến năm 2010, trong khi ngài là Tổng giám mục của Quebec. Cô mô tả ngài hôn cô và để tay xuống mông cô.
Tuyên bố của Vatican bao gồm một trích dẫn bằng tiếng Pháp của Cha Servais, điều tra viên của Vatican. Cha Servais nói rằng “không có căn cứ để mở một cuộc điều tra về vụ tấn công tình dục người phụ nữ gọi là F bởi Đức Hồng Y Ouellet. Cả trong bản báo cáo bằng văn bản của Đức Hồng Y gửi cho Đức Thánh Cha cũng như trong lời khai qua Zoom mà tôi có mặt cùng với một thành viên của Ủy ban Điều Tra của tổng giáo phận, người phụ nữ F này đã không đưa ra được những lời buộc tội có thể cung cấp cơ sở cho một cuộc điều tra như vậy”.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni nói thêm rằng “sau các cuộc tham vấn thích hợp hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng không có đủ yếu tố để mở một cuộc điều tra giáo luật đối với điều được gọi là hành vi tấn công tình dục của Hồng Y Ouellet đối với người phụ nữ F.”
Những lời tố cáo của cô F rất khó chứng minh, và cũng rất khó để phủ nhận. Công tâm mà nói, bất cứ giáo sĩ nào cũng đều có thể bị cáo buộc tương tự. Các phương tiện truyền thông bài Công Giáo, như CBC, cố ý làm tăng tính chất thuyết phục của những cáo buộc này khi cho rằng các sự việc bị cáo buộc liên quan đến Đức Hồng Y Ouellet xảy ra tại các sự kiện công cộng. Mặc dù, CBC chẳng đưa ra được một nhân chứng nào.
Đơn kiện nói rằng nạn nhân bị cáo buộc đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Đức Hồng Y Ouellet vào tháng Giêng năm 2021, và cô ấy nhận được một email vào ngày 23 tháng 2 năm 2021 đã chỉ định Cha Jacques Servais điều tra vị Hồng Y. Lần liên lạc cuối cùng của cô với Cha Servais là vào tháng Ba, và cho đến nay “chưa có kết luận nào liên quan đến các khiếu nại chống lại Đức Hồng Y Marc Ouellet”.
Đức Hồng Y Ouellet, 78 tuổi, được thụ phong linh mục cho Giáo phận Amos năm 1968, ở tuổi 23.
Ngài từng là Tổng Giám mục của Quebec từ năm 2002 đến năm 2010, khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giám mục và chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh.
Vụ kiện này gây kinh ngạc. Trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng năm 2013, Đức Hồng Y Ouellet là một trong 12 Papabile, tức là những vị có khả năng được bầu làm Giáo Hoàng. Hơn thế nữa, Đức Hồng Y Ouellet là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và nhấn mạnh đến nhu cầu đào tạo các linh mục một cách chặt chẽ.
Tại cuộc họp năm 2018 của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Âu Châu, ngài nói rằng “Chúng ta cần sự tham gia của nhiều phụ nữ hơn trong việc đào tạo các linh mục” để ngăn chặn lạm dụng.
Ngài nhắc lại quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn năm 2020 với Donne Chiesa Mondo, và nói rằng, “đối với linh mục, học cách liên hệ với phụ nữ trong bối cảnh đào tạo là một yếu tố nhân bản thúc đẩy sự cân bằng giữa nhân cách và tình cảm của người nam.”
Đức Hồng Y cho biết ngài nghĩ Giáo hội sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự hiện diện ngày càng nhiều của phụ nữ trong các đội ngũ đào tạo chủng viện, với tư cách là những giáo viên thần học, triết học và tâm linh, và “đặc biệt là trong việc biện phân ơn gọi”.
Source:Catholic News Agency
2. Các giám mục Tây Ban Nha đoàn kết với Giáo hội ở Nicaragua, bị chính quyền Ortega đàn áp
Ít nhất hai tổng giáo phận Tây Ban Nha đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Giáo hội ở Nicaragua, nơi đang bị đàn áp bởi nhà độc tài Daniel Ortega, với những thông điệp về tình đoàn kết trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với Giám mục của Matagalpa, Rolando José Álvarez.
Tổng giáo phận Toledo của Tây Ban Nha, cho biết trên Twitter “Chúng tôi giao phó toàn bộ Giáo phận Matagalpa trong tay Chúa trong những thời khắc quan trọng này và cầu xin Chúa ban cho ân sủng của lòng dũng cảm cho các mục tử và giáo dân của họ.”
Thông điệp được gửi sau một bài bình luận trên một tweet trước đó từ chính Đức Cha Álvarez: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15: 12-27)
Đức Tổng Giám Mục Phó vừa được bổ nhiệm gần đây của Granada, Tây Ban Nha, và Giám Quản Tông Tòa của Ávila, José María Gil Tamayo, bày tỏ “tình đoàn kết của mình đối với Giáo hội ở Nicaragua, sự tự do của Giáo hội đang bị bao vây bởi chế độ độc tài cai trị đất nước.”
Cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã gia tăng trong nhiều năm qua. Các giám mục đã cảnh báo chính xác về sự bách hại của chế độ độc tài của chính phủ Ortega ngay từ năm 2014. Các giám mục cũng đã chỉ trích chế độ sử dụng vũ lực bừa bãi để trấn áp phe đối lập, bắt đầu vào năm 2018 khi nó đàn áp dã man những người biểu tình đòi thay đổi.
Giáo Hội Công Giáo ủng hộ hoạt động của những người biểu tình, cho nên bọn cầm quyền đã tăng cường áp lực và bách hại đối với các giám mục, linh mục, tín hữu tôn giáo và giáo dân.
Ví dụ rõ ràng nhất là cựu Giám Mục Phụ Tá của Managua, Đức Cha Silvio Baez, đang phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ sau khi biết rằng chính phủ của Ortega rất có thể đã ra lệnh ám sát ngài.
Sứ thần Tòa thánh tại Nicaragua, Tổng giám mục Waldemar Stanislaw Sommertag, cũng bị trục xuất khỏi đất nước vào tháng 3 năm nay. Tòa thánh đã bày tỏ sự “ngạc nhiên và đau đớn” trước diễn biến này.
“Thật không thể hiểu nổi, trong suốt sứ mệnh của mình, Đức Tổng Giám Mục Sommertag đã làm việc không mệt mỏi vì lợi ích của Giáo hội và người dân Nicaragua, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, luôn tìm cách thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và chính quyền Nicaragua,” Vatican cho biết như trên trong một tuyên bố.
Vào tháng Bảy, 18 nữ tu Thừa sai Bác ái, do Thánh Têrêsa Calcutta thành lập, cũng bị trục xuất.
Giám mục của Matagalpa, Rolando Álvarez, đã bị quản thúc tại Tòa Giám Mục cùng với năm linh mục, hai chủng sinh và ba giáo dân kể từ ngày 4 tháng 8 và không có thức ăn cũng như thuốc men dưới sự giám sát trên không của máy bay không người lái.
Vài ngày trước đó, chế độ Sandinista đã đóng cửa các đài phát thanh do giáo phận Matagalpa điều hành.
Trong một thông cáo báo chí được công bố ngày 5 tháng 8, cảnh sát quốc gia Nicaragua cáo buộc các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Công Giáo ở Matagalpa - và đặc biệt là Đức Cha Álvarez - đã “sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội” để cố gắng “tổ chức các nhóm bạo lực, kích động họ thực hiện các hành vi thù địch với quần chúng nhân dân, tạo không khí lo âu, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến sự bình yên, hòa thuận của cộng đồng dân cư “.
Những hành động như vậy có “mục đích gây bất ổn cho Nhà nước Nicaragua và tấn công các cơ quan hiến pháp,” thông cáo báo chí nói.
Lực lượng cảnh sát của chế độ Ortega thông báo họ đã bắt đầu một cuộc điều tra “để xác định trách nhiệm hình sự của những người có liên quan.”
Tuyên bố nói thêm rằng “những người bị điều tra sẽ phải ở trong nhà của họ.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông ta cáo buộc các giám mục là một phần của cuộc đảo chính cố gắng trục xuất ông ta khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicaragua đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo chùng thâm.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại? (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, một thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Vào ngày 6 tháng 8, những kẻ phá hoại không rõ danh tính đã đánh cắp công tắc chính của hệ thống điều khiển điện của nhà thờ, khiến nhà thờ và các khu đất xung quanh không có điện. Công tắc bị trộm đã được thay thế, khôi phục lại dòng điện.
Source:National Catholic Register