Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trên chuyến bay trở về từ Hán Thành Đức Thánh Cha kêu gọi ngăn chặn quân khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
06:29 19/08/2014
Từ khả năng thống nhất hai miền Triều Tiên, cho đến ý tưởng về một cuộc "chiến chính đáng" chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS đang bách hại tàn bạo các nhóm thiểu số tại Iraq, cũng như chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tại Albania và những vấn đề khác đã là chủ đề được các ký giả nêu ra với Đức Thánh Cha trong cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ trên chuyến bay trở về từ Hàn Quốc.
"Ở đâu có những tấn kích bất công tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh từ ‘ngăn chặn’. Tôi không nói rằng 'ném bom' hoặc 'gây chiến’ nhưng ‘ngăn chặn người đó’. Những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá. Ngăn chặn kẻ gây hấn là hợp pháp. "
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất cẩn trọng với những từ ngữ được dùng vì cái từ "hắn", và "kẻ tấn công bất chính" mà ngài đề cập đến ám chỉ Abu Bakr al-Baghdadi là kẻ hôm 29 tháng 6 đã tự xức dầu cho mình là "khalip", là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” với “tước hiệu” là Ibrahim. Một kẻ được nhiều người đánh giá là nguy hiểm hơn Osama Bin Laden rất nhiều lần.
Những vụ đóng đinh các tín hữu Kitô, chặt đầu và hành quyết hàng loạt những người đàn ông, những vụ bắt cóc phụ nữ để làm nô lệ tình dục cho cái gọi là những chiến binh thánh chiến, sự hủy diệt các nền văn minh cổ đại và các nền văn hóa, từ các bức tượng Assyria của người Yazidi, đến những hình thức đe dọa có hệ thống, tống tiền và giết hại các Kitô hữu, tất cả đều có một mục đích người ta không thể bỏ qua:
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, muốn kích động một cuộc thập tự chinh chống lại Nhà nước Hồi giáo thế kỷ 21 do hắn ta dựng lên. Hắn muốn buộc những kẻ thù của mình phải lao vào một cuộc chiến tranh tôn giáo có khả năng kích động bản năng hoài niệm quá khứ huy hoàng thời Trung Cổ, lòng mơ tưởng đến những ngày vinh quang của Hồi giáo, vẫn tiềm tàng trong con tim của nhiều người Hồi giáo trên toàn thế giới. Và trong tất cả mọi khía cạnh đã có những dấu chỉ cho thấy hắn đang rất thành công.
Bộ ngoại giao Úc Đại Lợi ghi nhận có ít nhất là 61 người Úc gốc Trung Đông đã từ bỏ doanh nghiệp, và công ăn việc làm của mình trên mảnh đất Úc giàu có để quay lại Iraq và Syria tham gia trong đội quân thánh chiến của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim. Trong khi đó, cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã có lần cho biết là tình báo Iraq có những bằng cớ cho thấy trương mục của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim có đến hàng mấy chục tỉ đô la tiền quyên góp được từ các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng, là điều mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cảnh cáo trong nghị quyết 2161.
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim tinh ranh đến mức dành cho những kẻ thù của hắn ta rất ít những lựa chọn. Thật vậy, với mỗi quả bom Mỹ được thả xuống, với mỗi chiếc may bay không người lái trên các lãnh thổ bọn IS đã chinh phục, “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim đến gần hơn mục tiêu hắn trông đợi một chút.
Tại Anh, thủ tướng David Cameron nói với tờ The Sunday Telegraph: “Nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn sự tấn công của phong trào khủng bố đặc biệt nguy hiểm này, nó sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ và đến một lúc nào đó nó có thể tấn công chúng ta ngay trên các đường phố của nước Anh.”
Tất cả điều này làm hài lòng “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, người đã có khả năng chuyển hóa bản thân và những người theo hắn từ một nhóm cuồng tín trong vùng sa mạc Syria và Iraq chỉ một vài năm thành một lực lượng ngày nay đang thách thức toàn bộ thế giới.
Khi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo vào cuối tháng Sáu, hắn không che đậy ý đồ khơi lên một cuộc thánh chiến với những hình ảnh rất Trung cổ:
"Hỡi các chiến binh mujahidin theo con đường của Allah, những người là tu sĩ trong đêm và là hiệp sĩ ban ngày, hãy giơ cánh tay lên, cầm vũ khí, hỡi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo! hãy chiến đấu, và chiến đấu!.
Không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng. Bất cứ ai dám xúc phạm đến anh em sẽ bị xử nặng, và bất kỳ kẻ nào dám ra tay làm hại anh em thì tay nó sẽ bị cắt bỏ. Chúng ta phải cho thế giới biết rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới... Thế giới ngày nay đã được chia thành hai phe và hai chiến hào, không có phe thứ ba. Chỉ có hai phe là phe Hồi giáo và đức tin, và phe của bọn kufr (hoài nghi) và đạo đức giả. Phe của người Hồi giáo, của các chiến binh mujahidin phải tấn công ở khắp mọi nơi, vào phe của người Do Thái, là những kẻ xâm lược, và đồng minh của chúng, cùng với phần còn lại của thế giới của những kẻ ngoại đạo, được dẫn dắt bởi Mỹ và Nga, và được giật dây bởi người Do Thái.
Hãy tấn công và anh em sẽ chinh phục Roma và sở hữu thế giới, nếu Allah muốn."
Abu Bakr al-Baghdadi và quân khủng bố Hồi Giáo IS phải bị ngăn chặn nhưng “những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá”, hắn phải bị chính các nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên án trước hết để đừng xảy ra những vụ nổ bom tự sát ào ạt tại các đường phố, trên những máy bay, xe buýt và đường hầm xe điện tại Paris, London, và khắp nơi trên thế giới.
“Tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô, của những người Yazidis và các cộng đồng tôn giáo và chủng tộc thiểu số tại Iraq đòi phải có một lập trường minh bạch và can đảm từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo, nhất là Hồi giáo, những người dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn và tất cả mọi người thiện chí. Tất cả phải đồng thanh quyết liệt lên án những tội ác vừa nói và tố giác việc lạm dụng tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Nếu không như thế thì các tôn giáo này, các tín đồ và thủ lãnh của họ còn có gì đáng cho người ta tin? Cuộc đối thoại liên tôn đã được kiên nhẫn theo đuổi trong những năm qua còn chút uy tín nào nữa không?” (Tuyên ngôn của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất cẩn trọng với những từ ngữ được dùng vì cái từ "hắn", và "kẻ tấn công bất chính" mà ngài đề cập đến ám chỉ Abu Bakr al-Baghdadi là kẻ hôm 29 tháng 6 đã tự xức dầu cho mình là "khalip", là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” với “tước hiệu” là Ibrahim. Một kẻ được nhiều người đánh giá là nguy hiểm hơn Osama Bin Laden rất nhiều lần.
Những vụ đóng đinh các tín hữu Kitô, chặt đầu và hành quyết hàng loạt những người đàn ông, những vụ bắt cóc phụ nữ để làm nô lệ tình dục cho cái gọi là những chiến binh thánh chiến, sự hủy diệt các nền văn minh cổ đại và các nền văn hóa, từ các bức tượng Assyria của người Yazidi, đến những hình thức đe dọa có hệ thống, tống tiền và giết hại các Kitô hữu, tất cả đều có một mục đích người ta không thể bỏ qua:
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, muốn kích động một cuộc thập tự chinh chống lại Nhà nước Hồi giáo thế kỷ 21 do hắn ta dựng lên. Hắn muốn buộc những kẻ thù của mình phải lao vào một cuộc chiến tranh tôn giáo có khả năng kích động bản năng hoài niệm quá khứ huy hoàng thời Trung Cổ, lòng mơ tưởng đến những ngày vinh quang của Hồi giáo, vẫn tiềm tàng trong con tim của nhiều người Hồi giáo trên toàn thế giới. Và trong tất cả mọi khía cạnh đã có những dấu chỉ cho thấy hắn đang rất thành công.
Bộ ngoại giao Úc Đại Lợi ghi nhận có ít nhất là 61 người Úc gốc Trung Đông đã từ bỏ doanh nghiệp, và công ăn việc làm của mình trên mảnh đất Úc giàu có để quay lại Iraq và Syria tham gia trong đội quân thánh chiến của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim. Trong khi đó, cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã có lần cho biết là tình báo Iraq có những bằng cớ cho thấy trương mục của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim có đến hàng mấy chục tỉ đô la tiền quyên góp được từ các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng, là điều mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cảnh cáo trong nghị quyết 2161.
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim tinh ranh đến mức dành cho những kẻ thù của hắn ta rất ít những lựa chọn. Thật vậy, với mỗi quả bom Mỹ được thả xuống, với mỗi chiếc may bay không người lái trên các lãnh thổ bọn IS đã chinh phục, “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim đến gần hơn mục tiêu hắn trông đợi một chút.
Tại Anh, thủ tướng David Cameron nói với tờ The Sunday Telegraph: “Nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn sự tấn công của phong trào khủng bố đặc biệt nguy hiểm này, nó sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ và đến một lúc nào đó nó có thể tấn công chúng ta ngay trên các đường phố của nước Anh.”
Tất cả điều này làm hài lòng “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, người đã có khả năng chuyển hóa bản thân và những người theo hắn từ một nhóm cuồng tín trong vùng sa mạc Syria và Iraq chỉ một vài năm thành một lực lượng ngày nay đang thách thức toàn bộ thế giới.
Khi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo vào cuối tháng Sáu, hắn không che đậy ý đồ khơi lên một cuộc thánh chiến với những hình ảnh rất Trung cổ:
"Hỡi các chiến binh mujahidin theo con đường của Allah, những người là tu sĩ trong đêm và là hiệp sĩ ban ngày, hãy giơ cánh tay lên, cầm vũ khí, hỡi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo! hãy chiến đấu, và chiến đấu!.
Không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng. Bất cứ ai dám xúc phạm đến anh em sẽ bị xử nặng, và bất kỳ kẻ nào dám ra tay làm hại anh em thì tay nó sẽ bị cắt bỏ. Chúng ta phải cho thế giới biết rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới... Thế giới ngày nay đã được chia thành hai phe và hai chiến hào, không có phe thứ ba. Chỉ có hai phe là phe Hồi giáo và đức tin, và phe của bọn kufr (hoài nghi) và đạo đức giả. Phe của người Hồi giáo, của các chiến binh mujahidin phải tấn công ở khắp mọi nơi, vào phe của người Do Thái, là những kẻ xâm lược, và đồng minh của chúng, cùng với phần còn lại của thế giới của những kẻ ngoại đạo, được dẫn dắt bởi Mỹ và Nga, và được giật dây bởi người Do Thái.
Hãy tấn công và anh em sẽ chinh phục Roma và sở hữu thế giới, nếu Allah muốn."
Abu Bakr al-Baghdadi và quân khủng bố Hồi Giáo IS phải bị ngăn chặn nhưng “những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá”, hắn phải bị chính các nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên án trước hết để đừng xảy ra những vụ nổ bom tự sát ào ạt tại các đường phố, trên những máy bay, xe buýt và đường hầm xe điện tại Paris, London, và khắp nơi trên thế giới.
“Tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô, của những người Yazidis và các cộng đồng tôn giáo và chủng tộc thiểu số tại Iraq đòi phải có một lập trường minh bạch và can đảm từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo, nhất là Hồi giáo, những người dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn và tất cả mọi người thiện chí. Tất cả phải đồng thanh quyết liệt lên án những tội ác vừa nói và tố giác việc lạm dụng tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Nếu không như thế thì các tôn giáo này, các tín đồ và thủ lãnh của họ còn có gì đáng cho người ta tin? Cuộc đối thoại liên tôn đã được kiên nhẫn theo đuổi trong những năm qua còn chút uy tín nào nữa không?” (Tuyên ngôn của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn).
Đã đến lúc phải thi hành nền ngoại giao sự thật
Vũ Văn An
00:48 19/08/2014
Dù tâm trí hoàn toàn dành cho chuyến tông du 5 ngày tại Cộng Hòa Đại Hàn, Đức Phanxicô vẫn ưu tư tới tình hình bách hại Kitô giáo tại phần đất hiện do Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS chiếm lãnh.
Thực vậy, trong Thánh Lễ cầu cho hòa bình và hòa giải của Bán Đảo Đại Hàn, hôm thứ Hai vừa qua, vào cuối Lời Nguyện Giáo Dân, do nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội và đại diện giáo dân xướng lên, Đức Phanxicô đã thêm lời cầu nguyện riêng của ngài: “Cầu cho Đức HY Fernando Filoni, người đáng lẽ ở đây với chúng con nhưng không thể đến được vì đã được Giáo Hoàng phái tới dân tộc Iraq đang đau khổ, để giúp đỡ những người đang bị bách hại, những người đang bị tước đoạt hết mọi sự, tới tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo đang đau khổ trên lãnh thổ đó, để Chúa gần gũi với sứ mệnh của ngài”.
Ai cũng biết: trước khi lên đường qua Đại Hàn, Đức Phanxicô đã cử vị Hồng Y người Ý này làm phái viên riêng của mình qua Iraq. Đức HY Filoni vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq trong cuộc xâm lăng của Mỹ năm 2003.
Ủng hộ can thiệp quân sự?
Và trên chuyến bay từ Hán Thành trở về Rôma, ngài chính thức ủng hộ việc can thiệp để chặn đứng cuộc tiến công man rợ của ISIS. Bản tin ngày 18 tháng Tám của CNA/EWTN News chạy hàng tít sau: “Đức GH Phanxicô ủng hộ việc can thiệp để chặn đứng ‘kẻ gây hấn’”.
Ngài nói với các nhà báo: “Trong những trường hợp gây hấn bất chính, tôi chỉ có thể nói rằng ta được phép chặn đứng kẻ gây hấn bất chính”. Nhưng ngài nói ngay: “Tôi xin gạch dưới động từ ‘chặn đứng’. Vì tôi không nói ‘ném bom’ hay ‘gây chiến’ mà ‘chặn nó lại’”.
Hình như ám chỉ sự vô hiệu tương đối của các cố gắng ngoại giao gần đây, Đức Phanxicô tỏ ý sẵn sàng qua Iraq: “Và ngay lúc này, tôi sẵn sàng (làm việc đó)” tuy ngài cho hay tiếp: “nhưng hiện nay, đó không phải là điều tốt đẹp nhất để làm nhưng tôi sẵn sàng làm”.
Tác phong của Đức Phanxicô cho thấy tình hình Kitô hữu tại Iraq quả là thảm thương vô hạn và ngài muốn cứu họ. Trong những ngày qua, ngài đã nhiều lần kêu cứu thế giới, đích thân viết thư cho TTK/LHQ, cử phái viên riêng của mình qua Iraq, kêu gọi mọi người cầu nguyện. Nhưng ngài vẫn thấy chưa đủ, cần phải làm hơn nữa! Cái hơn nữa này phải chăng là can thiệp quân sự, một thứ chiến tranh chính nghĩa?
Tuy nhiên, ngài vẫn bác bỏ bạo lực, nhất là dùng bạo lực làm cớ để thực hiện các mục tiêu khác. Ngài bảo: “Chặn đứng kẻ gây hấn bất chính là điều được phép. Nhưng chúng ta cần cả ký ức nữa, nhé. Không biết bao nhiêu lần dưới cái chiêu bài chặn đứng kẻ gây hấn bất chính, các cường quốc đã đi kiểm soát các quốc gia khác. Và, họ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm chiếm thực sự”.
Khía cạnh quốc tế của sự can thiệp cũng được ngài nhấn mạnh: “một quốc gia riêng rẽ không thể phán định cách làm thế nào chặn đứng, làm thế nào chặn đứng kẻ gây hấn bất chính”. Bởi thế, ngài cho rằng LHQ là nơi phải đưa ra quyết định chặn đứng này.
Ngài cũng cho hay ngài không lên tiếng cho các Kitô hữu mà thôi mà cho mọi nhóm tôn giáo thiểu số “mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Không phải thế sao?”
Tuyên bố của Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn
Ngôn từ của nhà lãnh đạo hơn một tỷ người Công Giáo Thế Giới chỉ có thể mạnh đến thế là cùng, không thể đến cái độ kêu gọi thánh chiến như một số lãnh tụ Hồi Giáo hiện nay. Nhưng theo nhận định của Andrea Gagliarducci ngày 18 tháng Tám, thì nay đã đến lúc để ta thi hành một chính sách ngoại giao dựa trên việc nói thật. Theo ông, ít nhất đó cũng là chính sách được Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn ủng hộ trong tuyên bố ngày 12 tháng Tám vừa qua.
Theo Gagliarducci, lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ của Vatican liệt kê các hành vi dã man của Nhà Nước Hồi Giáo (Caliphate), tế nhị nhắc cho thế giới thế tục nhớ rằng chính nhà duy tục Kemal Ataturk ở Thỗ Nhĩ Kỳ đã kết liễu chế độ Hồi Giáo Trị năm 1929, và đồng thời cảnh giác các nhà lãnh đạo tôn giáo: khả tính tín của chúng ta là đâu nếu ta không chịu lên án những gì đang diễn ra, những gì đang xúc phạm tới Thiên Chúa và nhân loại?
Bối cảnh
Ở hậu cảnh, là số phận đáng thương của các Kitô hữu Iraq. Cuộc tiến quân về hướng bắc của đoàn quân Hồi Giáo Trị buộc các Kitô hữu phải trốn chạy tới Kurdistan. Tình thế thật nguy kịch. Thủ tướng của miền người Kurd, ông Faroud Barzani, nói với Đức HY Fernando Filoni rằng “Chúng tôi có bổn phận che chở họ. Nhưng họ đông quá đến nỗi chúng tôi không có tài nguyên cũng như đồ tiếp tế để làm việc này”.
Chỉ duy một cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế mới cung cấp được các tài nguyên và nguồn tiếp tế này. Rất may, từ ngày 14 tháng Tám, LHQ đã nâng mức cấp cứu của mình lên cao nhất tại Iraq để làm dễ dàng việc huy động sự trợ giúp. Trong khi ấy, những người rời cư vẫn đang không có nơi trú ẩn, người Yazidis có nguy cơ bị thảm sát còn các dân quân người Kurd thì không hiểu tại sao bọn ISIS bỗng nhiên hướng lên phía bắc với sức mạnh quân sự chúng chưa bao giờ tiết lộ mấy tháng trước.
Iraq không phải là nơi duy nhất tại Trung Đông đang diễn ra tranh chấp và các Kitô hữu chịu đau khổ. Tình hình cũng rất nguy kịch tại Gaza, nơi những vụ đình chiến yếu ớt cứ thế thay nhau hoài và các cuộc thương thuyết đang dậm chân tại chỗ. Chiến tranh Syria hầu như đã bị lãng quên. Libăng đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nhìn qua Châu Phi, ta thấy chế độ Hồi Giáo Trị cũng đang được áp đặt ở Lybia, còn dòm ngó cả Yemen đang chia rẽ và Sudan đang bị người ta quên lãng phần lớn nữa…Nhìn qua Á Châu, tại Pakistan, nơi luật phạm thượng vẫn đang thống trị. Song song với những biến cố này, còn có việc kéo dài cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nhìn vào bản đồ thế giới, Gagliarducci cho rằng hiện có một vành trăng lưỡi liềm gồm nhiều cuộc tranh chấp với tâm điểm ở Âu Châu, ở Ukraine, và vươn ra Châu Phi. Đây là kết quả của một cuộc chiến tranh chẳng che đậy chi mấy. Các chiến binh duy Hồi Giáo đang nhằm mục đích tái lập một trong các nhà nước Hồi Giáo Trị vĩ đại thời Trung Cổ, thậm chí cuối cùng sẽ chiếm lại Tây Ban Nha, nước mà người Hồi Giáo cai trị cho tới năm 1492. Từ vọng nhìn này nhìn lại, cuộc đặt bom ngày 11 tháng Ba năm 2003 ở trạm xe lửa Atocha, Madrid, rất hợp với tham vọng này.
Nền ngoại giao sự thật
Cuộc tiến công đường dài của Hồi Giáo đấu tranh chắc chắn đã bắt đầu trước ngày 11 tháng Chín. Cuộc tiến công này đã bị nền ngoại giao nói sự thật ngăn chặn, nền ngoại giao này được Đức Bênêđíctô XVI cổ vũ và đầy mạnh. Các cố gắng của ngài không tránh khỏi tranh cãi.
Năm 2006, tại Regensburg, vị giáo hoàng nói trên đã đọc một bài diễn văn bị phê phán nhiều hơn cả trong cương vị giảng dạy như một giáo sư của ngài. Trong bài diễn văn này, ngài giải thích rằng bạo lực triệt để liên kết với đức tin không là gì khác hơn là kết quả của một liên kết yếu ớt giữa đức tin và lý trí.
Luận đề trên gây ra nhiều cuộc phản đối dữ dội trong các quốc gia đa số theo Hồi Giáo, nhưng đàng khác, đã cho phép mở ra cuộc đối thoại mới với thế giới Hồi Giáo. Bài diễn văn Regensburg khuyến khích những người khởi xướng một Hồi Giáo giác ngộ, khuyến khích những người đang đối thoại với thế giới và với các tín ngưỡng khác, để họ bắt đầu một trang mới cho cuộc đối thoại.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn hiểu rất rõ điều trên; việc này thấy rõ trong hội nghị chuyên đề hồi tháng Năm để mừng 50 năm thành lập HỘi Đồng. Nhân dịp này, Linh Mục Damian Howard, Dòng Tên, giáo sư ĐH Heythorp và là một cố vấn của Hội Đồng, đã nhắc lại các điểm sáng và các điểm tối của 50 năm đối thoại; ngài nhấn mạnh tới liên tục tính của các vị giáo hoàng và lưu ý rằng Đức Bênêđíctô XVI đã trình bày “một nhấn mạnh khác biệt đối với sự thật” vì “các trước tác của ngài cương quyết chống lại bất cứ dấu vết nào của chủ nghĩa duy tương đối và đã đề nghị phải sửa đổi khuynh hướng nói ít hơn điều nên nói với toàn thể nhân loại về Ngôi Lời Nhập Thể”.
Linh Mục Howard nói rằng: khả năng của Đức GH Bênêđíctô XVI trong việc nói lên “tình yêu trong sự thật đã giúp ngài có khả năng tái khẳng định việc dấn thân liên tục của Giáo Hội’, vượt qua được “một thời kỳ tuy vắn nhưng đầy sóng gió trong cuộc đối thoại liên tôn khi các mẫn cảm Hồi Giáo chưa được lượng giá trọn vẹn”. Trong số các kết quả đáng ghi nhất, linh mục Miguel Angel Ayuso Guixot, Thư Ký Hội Đồng, liệt kê Nghị Hội Công Giáo - Hồi Giáo, thành lập năm 2008, do kết quả một lá thư của 138 nhà lãnh đạo Hồi Giáo gửi cho Đức GH Bênêđíctô XVI năm 2007. Lá thư này được ký nhận bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo có can đảm đưa ra một lập trường xây dựng giữa lúc có những cuộc tranh cãi đối với Bài Diễn Văn Regensburg.
Thời kỳ ngoại giao nói sự thật này cũng đã giúp Tòa Thánh trở thành quốc gia “thành lập và quan sát” tại Trung Tâm Quốc Tế Vua Abdullah bin Abdulaziz về Đối Thoại Liên Tôn và Liên Văn Hóa (KAICIID), đặt trụ sở tại Vienna (Áo). Trung tâm này được sự tài trợ của Saudi Arabia, một trong số rất ít quốc gia trên thế giới không có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Nền ngoại giao cầu nguyện
Gagliarducci cho rằng Đức GH Phanxicô thừa hưởng nền ngoại giao nói sự thật này, nhưng đồng thời ngài đưa ra một phương thức khác mà người ta có thể đoán định căn cứ vào việc ngài chọn quốc vụ khanh. Đức HY Pietro Parolin, một người phục vụ lâu năm ở phủ Quốc Vụ Khanh, luôn thích phương thức ngoại giao cổ điển mà mục tiêu hàng đầu là tránh tranh chấp, đối đầu. Đây cũng là phong thái của Đức Phanxicô.
Đức đương kim giáo hoàng biến cầu nguyện thành khí cụ ngoại giao của ngài. Ngài không bao giờ quên việc các Kitô hữu trên thế giới bị bách hại; điều này thấy rõ qua các lời kêu gọi liên tục của ngài trong các buổi đọc kinh Truyền Tin và yết kiến chung. Ngài cho rằng các Kitô hữu là những người bị bách hại hơn cả trên thế giới. Nhưng dường như ngài đánh giá thấp tầm quan trọng của ngoại giao. Việc tổ chức buổi cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông tại Vatican hồi tháng Sáu hình như nói lên điều này.
Đó là một biến cố lịch sử vì xưa nay chưa có ai thành công đem các nhà lãnh đạo Do Thái và Palestine tới chỗ cầu nguyện chung. Nhưng đó cũng là thời khắc khó khăn về ngoại giao vì hiện diện ở đó là một vị tổng thống tuy có thế giá tinh thần lớn lao nhưng đã đến lúc kết thúc sự nghiệp chính trị của mình và một lãnh tụ Palestine đang bị chỉ trích nặng nề vì đã thỏa hiệp chính trị với Hamas.
Khi cuộc chiến bùng nổ ở giải Gaza, Đức Phanxicô cầu xin cho hòa bình và tuyên bố rằng “cuộc cầu nguyện trên không vô ích”. Trên chuyến bay từ Hán Thành trở lại Rôma, ngài cũng vẫn tuyên bố như thế. Với ngài, hai vị nói trên là “người của hòa bình. Họ là những người tin Thiên Chúa. Họ đã sống qua nhiều điều tệ hại, rất nhiều điều tệ hại. Họ xác tín rằng con đường duy nhất để giải quyết tình thế ấy là thương thuyết, đối thoại, hòa bình. Đó có phải là một thất bại chăng? Không, tôi nghĩ cánh cửa đã mở ra. Bây giờ khói của bom đạn chiến tranh không cho phép ta nhìn thấy cửa nhưng cửa vẫn mở từ lúc đó. Vì tôi tin Thiên Chúa, nên tôi tin Thiên Chúa đang nhìn chiếc cửa đó và tất cả những ai cầu nguyện và xin Người giúp chúng ta”.
Hướng về nền ngoại giao sự thật
Nhưng khi lò thuốc súng bùng nổ ở Iraq, nó tạo ra một khung cảnh khác hẳn. Những người chủ chốt gây ra thảm cảnh này không tin cùng một Thiên Chúa như Shimon Peres hay Mahmoud Abbas. Thiên Chúa này cho họ chém giết cả đàn bà con trẻ, cả những người chưa biết thù hận là chi! Vị Thiên Chúa này đang điên cuồng chém giết qua bàn tay man rợ của ISIS, bất cần lý lẽ, ngoại giao, đối thoại. Cho nên, sau các kêu gọi và cầu nguyện, Đức Phanxicô hiểu rằng đã đến lúc phải có một lập trường mạnh hơn.
Đó là lý do ngài phái Đức HY Filoni qua Iraq; vị này hiện là bộ trưởng thánh bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, trước đây vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq thời Chiến Tranh Vùng Vịnh Lần Thứ Hai, là nhà ngoại giao duy nhất vẫn ở lại Baghdad khi các mục tiêu tại thành phố đang bị dội bom năm 2003. Ngài hiểu nơi này và có nhiều tiếp xúc tại đây.
Trước khi lên đường qua Iraq, vị HY này được Đức Phanxicô yêu cầu chuyển tình liên đới của ngài, trong đó có việc đóng góp cho những người túng thiếu nhất. Chính trong cuộc gặp gỡ này, Đức HY hiểu ra sự cần thiết của chiếc dù ngoại giao.
Chiếc dù này phát sinh nhờ lá thư Đức GH gửi ông Ban Ki Moon, TTK/LHQ. Được chuyển giao ngày 13 tháng Tám, nhưng đề ngày 9 tháng Tám, lá thư yêu cầu dành cho sứ mệnh của Đức HY Filoni tư cách được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên nó cũng được coi như một dấu hiệu cụ thể cho thấy Đức GH Phanxicô đang thay đổi mô thức ngoại giao của ngài.
Lá thư trên tham chiếu luật quốc tế, đặc biệt là Lời Nói Đầu của Hiến Chương LHQ. Việc tham chiếu đặc biệt này có thể tìm thấy trong một số bản văn của Phủ Quốc Vụ Khanh trong mấy năm gần đây, và liên hệ tới nền ngoại giao nói sự thật vốn là đặc điểm trong nghị trình của Đức GH Bênêđíctô XVI.
Lời nói đầu của hiến chương LHQ đã được trích dẫn không phải do tình cờ. Trong lời nói đầu này, các nhà thành lập LHQ tái khẳng định “niềm tin vào các nhân quyền căn bản, vào phẩm giá và giá trị của con người nhân bản, vào các quyền bình đẳng của mọi người nam nữ và của mọi quốc gia lớn nhỏ”. Việc chọn chữ “tin” nói lên khá nhiều. Niềm tin ở đây có ý nói tới các niềm tin sâu xa. Do đó, LHQ được xây dựng trên niềm tin vào các quyền của con người mà mọi người có thể liên hệ với, bất kể các niềm tin tôn giáo của họ.
Đức tin được lý trí hướng dẫn sẽ đem tới việc hiểu rõ rằng các hữu thể nhân bản phải được che chở và bênh vực như những con người tòan diện. Việc bênh vực con người nhân bản nằm ở tâm điểm các nhân quyền. Đức Gioan Phaolô II trình bày rõ điều này trong thông điệp Redemptor Hominis năm 1979, trong đó, ngài coi việc tôn trọng nhân quyền là cách chính yếu để bảo đảm hòa bình giữa các dân tộc: “dù sao, hòa bình cũng hệ ở việc tôn trọng các quyền bất khả vi phạm của con người trong khi chiến tranh phát sinh từ việc vi phạm các quyền này…”
Chỉ trên căn bản mạnh mẽ của sự thật, cuộc gặp gỡ chân thực giữa các quốc gia mới có thể có. Sự thật trong các liên hệ quốc tế đòi điều này: các Nhà Nước, khi đối thoại hay khi can dự vào một cuộc tranh chấp, phải đặt nhân dân mà mình đại diện cho và toàn thể cộng đồng thế giới ở trước mặt vì phẩm gia tinh thần của các nhà nước này hệ ở điều đó”.
Đức HY Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, rất hiểu điều trên. Là một nhà ngoại giao có tài và tinh tế, là kiến trúc sư của phần lớn chính sách ngoại giao của Tòa Thánh trong 20 năm qua, Đức HY Tauran hiểu rất rõ rằng ngài không thể tiếp tục im lặng được nữa khi số phận các Kitô hữu mỗi ngày mỗi thảm hại thêm. Có người cho rằng ngài rất do dự khi gửi bản tuyên bố đi vì sợ gây trở ngại cho hoạt động ngoại giao chính thức của Tòa Thánh. Nhưng rồi ngài quyết định gửi nó đi. Bản tuyên bố này gọi đích danh cuộc bách hại tôn giáo và buộc mọi nhà lãnh đạo tôn giáo phải cùng chịu trách nhiệm. Hành động của ngài lập tức khiến một số các nhà lãnh đạo Hồi Giáo (như đại giáo trưởng Ai Cập tại Cairo Shawqi Allam) phải có lập trường cứng rắn hơn trong việc phê phán Nhà Nước Hồi Giáo.
Trong khi đó, Đức TGM Silvano Maria Tomasi, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh Văn Phòng LHQ ở Genève, kêu gọi phải can thiệp và che chở nhân đạo cho nhân dân Iraq, cho dù phải sử dụng các phương tiện quân sự. Sau đó, ngài còn nhắc lại lời của mình khi bình luận về lá thư Đức GH gửi TTK/LHQ. Đức TGM Tomasi nhấn mạnh rằng “điều xem ra cực kỳ quan trọng là các cách phát biểu được Đức GH sử dụng: tình thế bi thảm ‘thúc ép’ cộng đồng quốc tế. Có thể nói, có một mệnh lệnh luân lý ở đây, một tất yếu phải hành động”.
Nền ngoại giao bằng cầu nguyện và đối thoại vẫn còn đó, nhưng song song với nó là nền ngoại giao sự thật.
Thực vậy, trong Thánh Lễ cầu cho hòa bình và hòa giải của Bán Đảo Đại Hàn, hôm thứ Hai vừa qua, vào cuối Lời Nguyện Giáo Dân, do nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội và đại diện giáo dân xướng lên, Đức Phanxicô đã thêm lời cầu nguyện riêng của ngài: “Cầu cho Đức HY Fernando Filoni, người đáng lẽ ở đây với chúng con nhưng không thể đến được vì đã được Giáo Hoàng phái tới dân tộc Iraq đang đau khổ, để giúp đỡ những người đang bị bách hại, những người đang bị tước đoạt hết mọi sự, tới tất cả các nhóm thiểu số tôn giáo đang đau khổ trên lãnh thổ đó, để Chúa gần gũi với sứ mệnh của ngài”.
Ai cũng biết: trước khi lên đường qua Đại Hàn, Đức Phanxicô đã cử vị Hồng Y người Ý này làm phái viên riêng của mình qua Iraq. Đức HY Filoni vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq trong cuộc xâm lăng của Mỹ năm 2003.
Ủng hộ can thiệp quân sự?
Và trên chuyến bay từ Hán Thành trở về Rôma, ngài chính thức ủng hộ việc can thiệp để chặn đứng cuộc tiến công man rợ của ISIS. Bản tin ngày 18 tháng Tám của CNA/EWTN News chạy hàng tít sau: “Đức GH Phanxicô ủng hộ việc can thiệp để chặn đứng ‘kẻ gây hấn’”.
Ngài nói với các nhà báo: “Trong những trường hợp gây hấn bất chính, tôi chỉ có thể nói rằng ta được phép chặn đứng kẻ gây hấn bất chính”. Nhưng ngài nói ngay: “Tôi xin gạch dưới động từ ‘chặn đứng’. Vì tôi không nói ‘ném bom’ hay ‘gây chiến’ mà ‘chặn nó lại’”.
Hình như ám chỉ sự vô hiệu tương đối của các cố gắng ngoại giao gần đây, Đức Phanxicô tỏ ý sẵn sàng qua Iraq: “Và ngay lúc này, tôi sẵn sàng (làm việc đó)” tuy ngài cho hay tiếp: “nhưng hiện nay, đó không phải là điều tốt đẹp nhất để làm nhưng tôi sẵn sàng làm”.
Tác phong của Đức Phanxicô cho thấy tình hình Kitô hữu tại Iraq quả là thảm thương vô hạn và ngài muốn cứu họ. Trong những ngày qua, ngài đã nhiều lần kêu cứu thế giới, đích thân viết thư cho TTK/LHQ, cử phái viên riêng của mình qua Iraq, kêu gọi mọi người cầu nguyện. Nhưng ngài vẫn thấy chưa đủ, cần phải làm hơn nữa! Cái hơn nữa này phải chăng là can thiệp quân sự, một thứ chiến tranh chính nghĩa?
Tuy nhiên, ngài vẫn bác bỏ bạo lực, nhất là dùng bạo lực làm cớ để thực hiện các mục tiêu khác. Ngài bảo: “Chặn đứng kẻ gây hấn bất chính là điều được phép. Nhưng chúng ta cần cả ký ức nữa, nhé. Không biết bao nhiêu lần dưới cái chiêu bài chặn đứng kẻ gây hấn bất chính, các cường quốc đã đi kiểm soát các quốc gia khác. Và, họ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm chiếm thực sự”.
Khía cạnh quốc tế của sự can thiệp cũng được ngài nhấn mạnh: “một quốc gia riêng rẽ không thể phán định cách làm thế nào chặn đứng, làm thế nào chặn đứng kẻ gây hấn bất chính”. Bởi thế, ngài cho rằng LHQ là nơi phải đưa ra quyết định chặn đứng này.
Ngài cũng cho hay ngài không lên tiếng cho các Kitô hữu mà thôi mà cho mọi nhóm tôn giáo thiểu số “mọi người đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Không phải thế sao?”
Tuyên bố của Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn
Ngôn từ của nhà lãnh đạo hơn một tỷ người Công Giáo Thế Giới chỉ có thể mạnh đến thế là cùng, không thể đến cái độ kêu gọi thánh chiến như một số lãnh tụ Hồi Giáo hiện nay. Nhưng theo nhận định của Andrea Gagliarducci ngày 18 tháng Tám, thì nay đã đến lúc để ta thi hành một chính sách ngoại giao dựa trên việc nói thật. Theo ông, ít nhất đó cũng là chính sách được Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn ủng hộ trong tuyên bố ngày 12 tháng Tám vừa qua.
Theo Gagliarducci, lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ của Vatican liệt kê các hành vi dã man của Nhà Nước Hồi Giáo (Caliphate), tế nhị nhắc cho thế giới thế tục nhớ rằng chính nhà duy tục Kemal Ataturk ở Thỗ Nhĩ Kỳ đã kết liễu chế độ Hồi Giáo Trị năm 1929, và đồng thời cảnh giác các nhà lãnh đạo tôn giáo: khả tính tín của chúng ta là đâu nếu ta không chịu lên án những gì đang diễn ra, những gì đang xúc phạm tới Thiên Chúa và nhân loại?
Bối cảnh
Ở hậu cảnh, là số phận đáng thương của các Kitô hữu Iraq. Cuộc tiến quân về hướng bắc của đoàn quân Hồi Giáo Trị buộc các Kitô hữu phải trốn chạy tới Kurdistan. Tình thế thật nguy kịch. Thủ tướng của miền người Kurd, ông Faroud Barzani, nói với Đức HY Fernando Filoni rằng “Chúng tôi có bổn phận che chở họ. Nhưng họ đông quá đến nỗi chúng tôi không có tài nguyên cũng như đồ tiếp tế để làm việc này”.
Chỉ duy một cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế mới cung cấp được các tài nguyên và nguồn tiếp tế này. Rất may, từ ngày 14 tháng Tám, LHQ đã nâng mức cấp cứu của mình lên cao nhất tại Iraq để làm dễ dàng việc huy động sự trợ giúp. Trong khi ấy, những người rời cư vẫn đang không có nơi trú ẩn, người Yazidis có nguy cơ bị thảm sát còn các dân quân người Kurd thì không hiểu tại sao bọn ISIS bỗng nhiên hướng lên phía bắc với sức mạnh quân sự chúng chưa bao giờ tiết lộ mấy tháng trước.
Iraq không phải là nơi duy nhất tại Trung Đông đang diễn ra tranh chấp và các Kitô hữu chịu đau khổ. Tình hình cũng rất nguy kịch tại Gaza, nơi những vụ đình chiến yếu ớt cứ thế thay nhau hoài và các cuộc thương thuyết đang dậm chân tại chỗ. Chiến tranh Syria hầu như đã bị lãng quên. Libăng đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nhìn qua Châu Phi, ta thấy chế độ Hồi Giáo Trị cũng đang được áp đặt ở Lybia, còn dòm ngó cả Yemen đang chia rẽ và Sudan đang bị người ta quên lãng phần lớn nữa…Nhìn qua Á Châu, tại Pakistan, nơi luật phạm thượng vẫn đang thống trị. Song song với những biến cố này, còn có việc kéo dài cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nhìn vào bản đồ thế giới, Gagliarducci cho rằng hiện có một vành trăng lưỡi liềm gồm nhiều cuộc tranh chấp với tâm điểm ở Âu Châu, ở Ukraine, và vươn ra Châu Phi. Đây là kết quả của một cuộc chiến tranh chẳng che đậy chi mấy. Các chiến binh duy Hồi Giáo đang nhằm mục đích tái lập một trong các nhà nước Hồi Giáo Trị vĩ đại thời Trung Cổ, thậm chí cuối cùng sẽ chiếm lại Tây Ban Nha, nước mà người Hồi Giáo cai trị cho tới năm 1492. Từ vọng nhìn này nhìn lại, cuộc đặt bom ngày 11 tháng Ba năm 2003 ở trạm xe lửa Atocha, Madrid, rất hợp với tham vọng này.
Nền ngoại giao sự thật
Cuộc tiến công đường dài của Hồi Giáo đấu tranh chắc chắn đã bắt đầu trước ngày 11 tháng Chín. Cuộc tiến công này đã bị nền ngoại giao nói sự thật ngăn chặn, nền ngoại giao này được Đức Bênêđíctô XVI cổ vũ và đầy mạnh. Các cố gắng của ngài không tránh khỏi tranh cãi.
Năm 2006, tại Regensburg, vị giáo hoàng nói trên đã đọc một bài diễn văn bị phê phán nhiều hơn cả trong cương vị giảng dạy như một giáo sư của ngài. Trong bài diễn văn này, ngài giải thích rằng bạo lực triệt để liên kết với đức tin không là gì khác hơn là kết quả của một liên kết yếu ớt giữa đức tin và lý trí.
Luận đề trên gây ra nhiều cuộc phản đối dữ dội trong các quốc gia đa số theo Hồi Giáo, nhưng đàng khác, đã cho phép mở ra cuộc đối thoại mới với thế giới Hồi Giáo. Bài diễn văn Regensburg khuyến khích những người khởi xướng một Hồi Giáo giác ngộ, khuyến khích những người đang đối thoại với thế giới và với các tín ngưỡng khác, để họ bắt đầu một trang mới cho cuộc đối thoại.
Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn hiểu rất rõ điều trên; việc này thấy rõ trong hội nghị chuyên đề hồi tháng Năm để mừng 50 năm thành lập HỘi Đồng. Nhân dịp này, Linh Mục Damian Howard, Dòng Tên, giáo sư ĐH Heythorp và là một cố vấn của Hội Đồng, đã nhắc lại các điểm sáng và các điểm tối của 50 năm đối thoại; ngài nhấn mạnh tới liên tục tính của các vị giáo hoàng và lưu ý rằng Đức Bênêđíctô XVI đã trình bày “một nhấn mạnh khác biệt đối với sự thật” vì “các trước tác của ngài cương quyết chống lại bất cứ dấu vết nào của chủ nghĩa duy tương đối và đã đề nghị phải sửa đổi khuynh hướng nói ít hơn điều nên nói với toàn thể nhân loại về Ngôi Lời Nhập Thể”.
Linh Mục Howard nói rằng: khả năng của Đức GH Bênêđíctô XVI trong việc nói lên “tình yêu trong sự thật đã giúp ngài có khả năng tái khẳng định việc dấn thân liên tục của Giáo Hội’, vượt qua được “một thời kỳ tuy vắn nhưng đầy sóng gió trong cuộc đối thoại liên tôn khi các mẫn cảm Hồi Giáo chưa được lượng giá trọn vẹn”. Trong số các kết quả đáng ghi nhất, linh mục Miguel Angel Ayuso Guixot, Thư Ký Hội Đồng, liệt kê Nghị Hội Công Giáo - Hồi Giáo, thành lập năm 2008, do kết quả một lá thư của 138 nhà lãnh đạo Hồi Giáo gửi cho Đức GH Bênêđíctô XVI năm 2007. Lá thư này được ký nhận bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo có can đảm đưa ra một lập trường xây dựng giữa lúc có những cuộc tranh cãi đối với Bài Diễn Văn Regensburg.
Thời kỳ ngoại giao nói sự thật này cũng đã giúp Tòa Thánh trở thành quốc gia “thành lập và quan sát” tại Trung Tâm Quốc Tế Vua Abdullah bin Abdulaziz về Đối Thoại Liên Tôn và Liên Văn Hóa (KAICIID), đặt trụ sở tại Vienna (Áo). Trung tâm này được sự tài trợ của Saudi Arabia, một trong số rất ít quốc gia trên thế giới không có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Nền ngoại giao cầu nguyện
Gagliarducci cho rằng Đức GH Phanxicô thừa hưởng nền ngoại giao nói sự thật này, nhưng đồng thời ngài đưa ra một phương thức khác mà người ta có thể đoán định căn cứ vào việc ngài chọn quốc vụ khanh. Đức HY Pietro Parolin, một người phục vụ lâu năm ở phủ Quốc Vụ Khanh, luôn thích phương thức ngoại giao cổ điển mà mục tiêu hàng đầu là tránh tranh chấp, đối đầu. Đây cũng là phong thái của Đức Phanxicô.
Đức đương kim giáo hoàng biến cầu nguyện thành khí cụ ngoại giao của ngài. Ngài không bao giờ quên việc các Kitô hữu trên thế giới bị bách hại; điều này thấy rõ qua các lời kêu gọi liên tục của ngài trong các buổi đọc kinh Truyền Tin và yết kiến chung. Ngài cho rằng các Kitô hữu là những người bị bách hại hơn cả trên thế giới. Nhưng dường như ngài đánh giá thấp tầm quan trọng của ngoại giao. Việc tổ chức buổi cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông tại Vatican hồi tháng Sáu hình như nói lên điều này.
Đó là một biến cố lịch sử vì xưa nay chưa có ai thành công đem các nhà lãnh đạo Do Thái và Palestine tới chỗ cầu nguyện chung. Nhưng đó cũng là thời khắc khó khăn về ngoại giao vì hiện diện ở đó là một vị tổng thống tuy có thế giá tinh thần lớn lao nhưng đã đến lúc kết thúc sự nghiệp chính trị của mình và một lãnh tụ Palestine đang bị chỉ trích nặng nề vì đã thỏa hiệp chính trị với Hamas.
Khi cuộc chiến bùng nổ ở giải Gaza, Đức Phanxicô cầu xin cho hòa bình và tuyên bố rằng “cuộc cầu nguyện trên không vô ích”. Trên chuyến bay từ Hán Thành trở lại Rôma, ngài cũng vẫn tuyên bố như thế. Với ngài, hai vị nói trên là “người của hòa bình. Họ là những người tin Thiên Chúa. Họ đã sống qua nhiều điều tệ hại, rất nhiều điều tệ hại. Họ xác tín rằng con đường duy nhất để giải quyết tình thế ấy là thương thuyết, đối thoại, hòa bình. Đó có phải là một thất bại chăng? Không, tôi nghĩ cánh cửa đã mở ra. Bây giờ khói của bom đạn chiến tranh không cho phép ta nhìn thấy cửa nhưng cửa vẫn mở từ lúc đó. Vì tôi tin Thiên Chúa, nên tôi tin Thiên Chúa đang nhìn chiếc cửa đó và tất cả những ai cầu nguyện và xin Người giúp chúng ta”.
Hướng về nền ngoại giao sự thật
Nhưng khi lò thuốc súng bùng nổ ở Iraq, nó tạo ra một khung cảnh khác hẳn. Những người chủ chốt gây ra thảm cảnh này không tin cùng một Thiên Chúa như Shimon Peres hay Mahmoud Abbas. Thiên Chúa này cho họ chém giết cả đàn bà con trẻ, cả những người chưa biết thù hận là chi! Vị Thiên Chúa này đang điên cuồng chém giết qua bàn tay man rợ của ISIS, bất cần lý lẽ, ngoại giao, đối thoại. Cho nên, sau các kêu gọi và cầu nguyện, Đức Phanxicô hiểu rằng đã đến lúc phải có một lập trường mạnh hơn.
Đó là lý do ngài phái Đức HY Filoni qua Iraq; vị này hiện là bộ trưởng thánh bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, trước đây vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq thời Chiến Tranh Vùng Vịnh Lần Thứ Hai, là nhà ngoại giao duy nhất vẫn ở lại Baghdad khi các mục tiêu tại thành phố đang bị dội bom năm 2003. Ngài hiểu nơi này và có nhiều tiếp xúc tại đây.
Trước khi lên đường qua Iraq, vị HY này được Đức Phanxicô yêu cầu chuyển tình liên đới của ngài, trong đó có việc đóng góp cho những người túng thiếu nhất. Chính trong cuộc gặp gỡ này, Đức HY hiểu ra sự cần thiết của chiếc dù ngoại giao.
Chiếc dù này phát sinh nhờ lá thư Đức GH gửi ông Ban Ki Moon, TTK/LHQ. Được chuyển giao ngày 13 tháng Tám, nhưng đề ngày 9 tháng Tám, lá thư yêu cầu dành cho sứ mệnh của Đức HY Filoni tư cách được quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên nó cũng được coi như một dấu hiệu cụ thể cho thấy Đức GH Phanxicô đang thay đổi mô thức ngoại giao của ngài.
Lá thư trên tham chiếu luật quốc tế, đặc biệt là Lời Nói Đầu của Hiến Chương LHQ. Việc tham chiếu đặc biệt này có thể tìm thấy trong một số bản văn của Phủ Quốc Vụ Khanh trong mấy năm gần đây, và liên hệ tới nền ngoại giao nói sự thật vốn là đặc điểm trong nghị trình của Đức GH Bênêđíctô XVI.
Lời nói đầu của hiến chương LHQ đã được trích dẫn không phải do tình cờ. Trong lời nói đầu này, các nhà thành lập LHQ tái khẳng định “niềm tin vào các nhân quyền căn bản, vào phẩm giá và giá trị của con người nhân bản, vào các quyền bình đẳng của mọi người nam nữ và của mọi quốc gia lớn nhỏ”. Việc chọn chữ “tin” nói lên khá nhiều. Niềm tin ở đây có ý nói tới các niềm tin sâu xa. Do đó, LHQ được xây dựng trên niềm tin vào các quyền của con người mà mọi người có thể liên hệ với, bất kể các niềm tin tôn giáo của họ.
Đức tin được lý trí hướng dẫn sẽ đem tới việc hiểu rõ rằng các hữu thể nhân bản phải được che chở và bênh vực như những con người tòan diện. Việc bênh vực con người nhân bản nằm ở tâm điểm các nhân quyền. Đức Gioan Phaolô II trình bày rõ điều này trong thông điệp Redemptor Hominis năm 1979, trong đó, ngài coi việc tôn trọng nhân quyền là cách chính yếu để bảo đảm hòa bình giữa các dân tộc: “dù sao, hòa bình cũng hệ ở việc tôn trọng các quyền bất khả vi phạm của con người trong khi chiến tranh phát sinh từ việc vi phạm các quyền này…”
Chỉ trên căn bản mạnh mẽ của sự thật, cuộc gặp gỡ chân thực giữa các quốc gia mới có thể có. Sự thật trong các liên hệ quốc tế đòi điều này: các Nhà Nước, khi đối thoại hay khi can dự vào một cuộc tranh chấp, phải đặt nhân dân mà mình đại diện cho và toàn thể cộng đồng thế giới ở trước mặt vì phẩm gia tinh thần của các nhà nước này hệ ở điều đó”.
Đức HY Jean-Louis Tauran, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, rất hiểu điều trên. Là một nhà ngoại giao có tài và tinh tế, là kiến trúc sư của phần lớn chính sách ngoại giao của Tòa Thánh trong 20 năm qua, Đức HY Tauran hiểu rất rõ rằng ngài không thể tiếp tục im lặng được nữa khi số phận các Kitô hữu mỗi ngày mỗi thảm hại thêm. Có người cho rằng ngài rất do dự khi gửi bản tuyên bố đi vì sợ gây trở ngại cho hoạt động ngoại giao chính thức của Tòa Thánh. Nhưng rồi ngài quyết định gửi nó đi. Bản tuyên bố này gọi đích danh cuộc bách hại tôn giáo và buộc mọi nhà lãnh đạo tôn giáo phải cùng chịu trách nhiệm. Hành động của ngài lập tức khiến một số các nhà lãnh đạo Hồi Giáo (như đại giáo trưởng Ai Cập tại Cairo Shawqi Allam) phải có lập trường cứng rắn hơn trong việc phê phán Nhà Nước Hồi Giáo.
Trong khi đó, Đức TGM Silvano Maria Tomasi, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh cạnh Văn Phòng LHQ ở Genève, kêu gọi phải can thiệp và che chở nhân đạo cho nhân dân Iraq, cho dù phải sử dụng các phương tiện quân sự. Sau đó, ngài còn nhắc lại lời của mình khi bình luận về lá thư Đức GH gửi TTK/LHQ. Đức TGM Tomasi nhấn mạnh rằng “điều xem ra cực kỳ quan trọng là các cách phát biểu được Đức GH sử dụng: tình thế bi thảm ‘thúc ép’ cộng đồng quốc tế. Có thể nói, có một mệnh lệnh luân lý ở đây, một tất yếu phải hành động”.
Nền ngoại giao bằng cầu nguyện và đối thoại vẫn còn đó, nhưng song song với nó là nền ngoại giao sự thật.
Cuộc họp báo trên máy bay từ Hán Thành về Rôma
Đặng Tự Do
06:34 19/08/2014
Trong cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ với các phóng viên trên chuyến bay trở về từ Hán Thành, Đức Thánh Cha đã trả lời những câu hỏi về một loạt các chủ đề, bao gồm cả Hàn Quốc, Iraq, cuộc xung đột ở Gaza, sức khỏe của ngài, lịch trình, và các kế hoạch tông du trong tương lai.
Trả lời một câu hỏi về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại những phần lãnh thổ do quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được bao gồm hơn 40% lãnh thổ Iraq và 30% lãnh thổ Syria, nơi các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác đang bị bách hại tàn bạo, Đức Thánh Cha nói:
"Ở đâu có những tấn kích bất công tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh từ ‘ngăn chặn’. Tôi không nói rằng 'ném bom' hoặc 'gây chiến’ nhưng ‘ngăn chặn người đó’. Những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá. Ngăn chặn kẻ gây hấn là hợp pháp. "
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha khuyến khích một sự đồng thuận quốc tế trong các hoạt động chống khủng bố. "Một quốc gia không thể đánh giá làm thế nào để ngăn chặn một kẻ gây hấn bất chính. Đã bao nhiêu lần dưới cái cớ ngăn chặn một kẻ xâm lược bất lương, các cường quốc đã lợi dụng để thống trị các dân tộc, và thực sự đã tạo ra một cuộc chiến chinh phục."
Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ngài đã nói chuyện với các trợ lý của ngài về một chuyến thân chinh đến Iraq. "Tại thời điểm này đó không phải là điều tốt nhất để thực hiện", nhưng ngài nói thêm rằng ngài để ngỏ khả năng đó và sẽ thực hiện khi đó là điều hữu ích.
Nói về lịch trình bận rộn của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài đã có một xu hướng sử dụng quá tải các nguồn năng lượng của mình. Ngài thừa nhận rằng một số bệnh nhỏ mà ngài phải chịu đựng trong suốt mùa hè có thể do kiệt sức mà gây ra, và nói: "Bây giờ tôi phải thận trọng hơn một chút "
Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù ngài đã không thực hiện được một kỳ nghỉ bên ngoài Rôma, nhưng ngài cũng đã dành chút thời gian để thư giãn, ngủ nhiều, đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè. Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng những mệt nhọc của ngài có thể là do tâm lý quen thuộc với nơi đã từng sinh sống trong nhiều năm, và không muốn có sự thay đổi.
Trả lời câu hỏi về mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha nói rằng việc từ chức của vị tiền nhiệm của ngài "đã mở ra một cánh cửa về cơ chế, chứ không phải là một trường hợp ngoại thường." Việc từ chức của một vị Giáo Hoàng thật có ý nghĩa "bởi vì khi chúng tôi sống lâu thì đến một độ tuổi nhất định chúng tôi không còn khả năng cai quản Giáo Hội tốt vì cơ thể đã bị mệt mỏi, và dù sức khỏe vẫn tốt đi nữa, vẫn không có khả năng gánh vác tất cả các vấn đề trong việc cai quản Giáo Hội.” Đức Thánh Cha nói thêm rằng nếu ngài cảm thấy không thể thực hiện nổi nhiệm vụ của mình nữa, ngài chắc chắn sẽ theo gương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Về các chủ đề khác, Đức Giáo Hoàng nói:
Ngài "muốn đến Philadelphia" để tham dự Hội nghị Thế giới về gia đình trong năm tới, nhưng kế hoạch cụ thể vẫn chưa được rõ ràng. Ngài cũng có thể dừng lại ở những địa điểm khác trong chuyến đi đến Bắc Mỹ, có thể bao gồm cả New York (phát biểu tại Liên Hợp Quốc), Washington (nơi ngài đã được mời đọc diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ), và Mexico, để hành hương tại đền thờ Đức Mẹ Guadalupe.
Đức Thánh Cha vẫn giữ kế hoạch hoàn thành một thông điệp về môi trường, và dự thảo đầu tiên đã được Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dưới sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Peter Turkson phác thảo. Tuy nhiên, dự thảo sẽ được xem xét lại, để loại bỏ các báo cáo khoa học có vấn đề. Ngài nhận xét rằng "trong một thông điệp như thế này, tất nhiên phải là một thông điệp của huấn quyền, ta chỉ có thể dựa vào những điều chắc chắn, những điều an toàn."
Tiến độ trong án phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã bị trì hoãn bởi vì các nhà thần học còn phải xét xem liệu cái chết của vị Tổng Giám Mục nước Salvador có phải là tử vì đạo hay không. Trong khi bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Đức Tổng Giám mục Romero, Đức Thánh Cha cũng phân biệt giữa chết cho đức tin và chết "cho hành động theo cách thức mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta."
Mặc dù có những hình thái bạo lực mới ở Gaza, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện với tổng thống Israel và Palestine "hoàn toàn không phải là một thất bại." Ngài nhấn mạnh rằng tổng thống Peres và tổng thống Abbas là những "người của hòa bình", và ý thức đầy đủ "rằng con đường đàm phán, đối thoại và hòa bình là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề. "
Đức Thánh Cha nói ngài sẽ rất vui được đến thăm Trung Quốc-"Chắc chắn, ngay ngày mai cũng được". Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội muốn cải thiện quan hệ với chế độ Bắc Kinh chỉ vì "Giáo Hội muốn được tự do cho sứ vụ của mình, và cho công việc của mình".
Trước khi kết thúc cuộc họp báo với các phóng viên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ rằng khi trở về Rôma, ngài sẽ làm điều tương tự mà ngài đã từng thực hiện trước chuyến đi tới Hàn Quốc: là đến viếng đền thờ Thánh Đức Bà Cả, và đặt hoa trước bức ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Rôma. Đức Thánh Cha nói thêm ngài đã mang về một bó hoa mà các trẻ em Hàn Quốc đã tặng ngài để dâng lên Đức Mẹ.
Trả lời một câu hỏi về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại những phần lãnh thổ do quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được bao gồm hơn 40% lãnh thổ Iraq và 30% lãnh thổ Syria, nơi các tín hữu Kitô và các nhóm thiểu số khác đang bị bách hại tàn bạo, Đức Thánh Cha nói:
"Ở đâu có những tấn kích bất công tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh từ ‘ngăn chặn’. Tôi không nói rằng 'ném bom' hoặc 'gây chiến’ nhưng ‘ngăn chặn người đó’. Những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá. Ngăn chặn kẻ gây hấn là hợp pháp. "
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha khuyến khích một sự đồng thuận quốc tế trong các hoạt động chống khủng bố. "Một quốc gia không thể đánh giá làm thế nào để ngăn chặn một kẻ gây hấn bất chính. Đã bao nhiêu lần dưới cái cớ ngăn chặn một kẻ xâm lược bất lương, các cường quốc đã lợi dụng để thống trị các dân tộc, và thực sự đã tạo ra một cuộc chiến chinh phục."
Đức Thánh Cha tiết lộ rằng ngài đã nói chuyện với các trợ lý của ngài về một chuyến thân chinh đến Iraq. "Tại thời điểm này đó không phải là điều tốt nhất để thực hiện", nhưng ngài nói thêm rằng ngài để ngỏ khả năng đó và sẽ thực hiện khi đó là điều hữu ích.
Nói về lịch trình bận rộn của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng ngài đã có một xu hướng sử dụng quá tải các nguồn năng lượng của mình. Ngài thừa nhận rằng một số bệnh nhỏ mà ngài phải chịu đựng trong suốt mùa hè có thể do kiệt sức mà gây ra, và nói: "Bây giờ tôi phải thận trọng hơn một chút "
Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù ngài đã không thực hiện được một kỳ nghỉ bên ngoài Rôma, nhưng ngài cũng đã dành chút thời gian để thư giãn, ngủ nhiều, đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè. Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng những mệt nhọc của ngài có thể là do tâm lý quen thuộc với nơi đã từng sinh sống trong nhiều năm, và không muốn có sự thay đổi.
Trả lời câu hỏi về mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha nói rằng việc từ chức của vị tiền nhiệm của ngài "đã mở ra một cánh cửa về cơ chế, chứ không phải là một trường hợp ngoại thường." Việc từ chức của một vị Giáo Hoàng thật có ý nghĩa "bởi vì khi chúng tôi sống lâu thì đến một độ tuổi nhất định chúng tôi không còn khả năng cai quản Giáo Hội tốt vì cơ thể đã bị mệt mỏi, và dù sức khỏe vẫn tốt đi nữa, vẫn không có khả năng gánh vác tất cả các vấn đề trong việc cai quản Giáo Hội.” Đức Thánh Cha nói thêm rằng nếu ngài cảm thấy không thể thực hiện nổi nhiệm vụ của mình nữa, ngài chắc chắn sẽ theo gương của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Về các chủ đề khác, Đức Giáo Hoàng nói:
Ngài "muốn đến Philadelphia" để tham dự Hội nghị Thế giới về gia đình trong năm tới, nhưng kế hoạch cụ thể vẫn chưa được rõ ràng. Ngài cũng có thể dừng lại ở những địa điểm khác trong chuyến đi đến Bắc Mỹ, có thể bao gồm cả New York (phát biểu tại Liên Hợp Quốc), Washington (nơi ngài đã được mời đọc diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ), và Mexico, để hành hương tại đền thờ Đức Mẹ Guadalupe.
Đức Thánh Cha vẫn giữ kế hoạch hoàn thành một thông điệp về môi trường, và dự thảo đầu tiên đã được Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dưới sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Peter Turkson phác thảo. Tuy nhiên, dự thảo sẽ được xem xét lại, để loại bỏ các báo cáo khoa học có vấn đề. Ngài nhận xét rằng "trong một thông điệp như thế này, tất nhiên phải là một thông điệp của huấn quyền, ta chỉ có thể dựa vào những điều chắc chắn, những điều an toàn."
Tiến độ trong án phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã bị trì hoãn bởi vì các nhà thần học còn phải xét xem liệu cái chết của vị Tổng Giám Mục nước Salvador có phải là tử vì đạo hay không. Trong khi bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Đức Tổng Giám mục Romero, Đức Thánh Cha cũng phân biệt giữa chết cho đức tin và chết "cho hành động theo cách thức mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta."
Mặc dù có những hình thái bạo lực mới ở Gaza, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện với tổng thống Israel và Palestine "hoàn toàn không phải là một thất bại." Ngài nhấn mạnh rằng tổng thống Peres và tổng thống Abbas là những "người của hòa bình", và ý thức đầy đủ "rằng con đường đàm phán, đối thoại và hòa bình là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề. "
Đức Thánh Cha nói ngài sẽ rất vui được đến thăm Trung Quốc-"Chắc chắn, ngay ngày mai cũng được". Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội muốn cải thiện quan hệ với chế độ Bắc Kinh chỉ vì "Giáo Hội muốn được tự do cho sứ vụ của mình, và cho công việc của mình".
Trước khi kết thúc cuộc họp báo với các phóng viên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiết lộ rằng khi trở về Rôma, ngài sẽ làm điều tương tự mà ngài đã từng thực hiện trước chuyến đi tới Hàn Quốc: là đến viếng đền thờ Thánh Đức Bà Cả, và đặt hoa trước bức ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Rôma. Đức Thánh Cha nói thêm ngài đã mang về một bó hoa mà các trẻ em Hàn Quốc đã tặng ngài để dâng lên Đức Mẹ.
Ba người thân của Đức Thánh Cha chết thảm trong một tai nạn xe cộ tại Á Căn Đình
Đặng Tự Do
09:01 19/08/2014
Gia đình người cháu của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Á Căn Đình đã bị tai nạn xe cộ vào đêm thứ Hai rạng sáng ngày thứ Ba 19 tháng 8. Tai nạn xảy ra gần thành phố James Craik cách thủ đô Buenos Aires khoảng 550km về phía Tây Bắc.
Cháu trai của Đức Giáo Hoàng, là Emanuel Horacio Bergoglio, 38 tuổi, là người lái xe, đang ở trong tình trạng nghiêm trọng sau tai nạn trong khi đó hai đứa con ông, bé trai Jose Bergoglio 8 tháng tuổi và bé trai Antonio Bergoglio 2 tuổi, đã thiệt mạng cùng với mẹ chúng là bà Valeria Carmona, 36 tuổi.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã được thông báo về vụ tai nạn và ngài "rất đau đớn".
"Ngài xin tất cả những người chia sẻ nỗi đau với ngài cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện".
Theo báo cáo của cảnh sát, gia đình người cháu ngài đang di chuyển trên một đường cao tốc ở trung tâm tỉnh Cordoba khi chiếc xe của họ đâm sầm vào phía sau của một chiếc xe tải chở ngũ cốc và bốc cháy.
Những tình tiết xung quanh vụ tai nạn vẫn đang được điều tra.
Cháu trai ngài Emanuel Horacio Bergoglio, đã phải nhập viện với nhiều chấn thương. Ông là con trai của người anh đã quá cố của Đức Giáo Hoàng là Alberto Bergoglio.
Ông và đứa con trai hai tuổi đã được lôi ra từ đống đổ nát của chiếc xe. Họ còn sống và được đưa tới bệnh viện cách đó 30 km. Tuy nhiên, đứa trẻ đã chết ngay sau khi nhập viên vào khoảng 1 giờ sáng thứ Ba 19 tháng 8.
Cháu trai của Đức Giáo Hoàng, là Emanuel Horacio Bergoglio, 38 tuổi, là người lái xe, đang ở trong tình trạng nghiêm trọng sau tai nạn trong khi đó hai đứa con ông, bé trai Jose Bergoglio 8 tháng tuổi và bé trai Antonio Bergoglio 2 tuổi, đã thiệt mạng cùng với mẹ chúng là bà Valeria Carmona, 36 tuổi.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha đã được thông báo về vụ tai nạn và ngài "rất đau đớn".
"Ngài xin tất cả những người chia sẻ nỗi đau với ngài cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện".
Theo báo cáo của cảnh sát, gia đình người cháu ngài đang di chuyển trên một đường cao tốc ở trung tâm tỉnh Cordoba khi chiếc xe của họ đâm sầm vào phía sau của một chiếc xe tải chở ngũ cốc và bốc cháy.
Những tình tiết xung quanh vụ tai nạn vẫn đang được điều tra.
Cháu trai ngài Emanuel Horacio Bergoglio, đã phải nhập viện với nhiều chấn thương. Ông là con trai của người anh đã quá cố của Đức Giáo Hoàng là Alberto Bergoglio.
Ông và đứa con trai hai tuổi đã được lôi ra từ đống đổ nát của chiếc xe. Họ còn sống và được đưa tới bệnh viện cách đó 30 km. Tuy nhiên, đứa trẻ đã chết ngay sau khi nhập viên vào khoảng 1 giờ sáng thứ Ba 19 tháng 8.
Đức Hồng Y Fernando Filoni đến Baghdad
Đặng Tự Do
09:24 19/08/2014
Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến Baghdad sáng thứ Ba 19 tháng 8. Trong ngày đầu tiên ở thủ đô Iraq, ngài sẽ gởi một thông điệp của Đức Giáo Hoàng cho tân Tổng thống Iraq là ông Fuad Masam.
Đức Hồng Y Filoni cùng với Đức Thượng Phụ Louis Sako, đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động cụ thể để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và cộng đồng người Yazedi.
Trong một tuyên bố, cả hai Hồng Y thỉnh cầu việc trợ giúp các nhu cầu cơ bản, như nước uống và các dụng cụ y tế. Hai vị cũng mong sự can thiệp quốc tế để hàng triệu người tản cư có thể quay về những làng mạc và thành phố của họ càng sớm càng tốt trong an ninh và yên hàn.
Đức Hồng Y Filoni đã gặp gỡ các chính trị gia và nhà các giới chức thẩm quyền của người Kurd, nơi mà hầu hết những người tị nạn đang tá túc. Ngài cũng đã đến thăm các thành phố Duhop và Erbil.
Đức Hồng Y Filoni cùng với Đức Thượng Phụ Louis Sako, đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động cụ thể để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và cộng đồng người Yazedi.
Trong một tuyên bố, cả hai Hồng Y thỉnh cầu việc trợ giúp các nhu cầu cơ bản, như nước uống và các dụng cụ y tế. Hai vị cũng mong sự can thiệp quốc tế để hàng triệu người tản cư có thể quay về những làng mạc và thành phố của họ càng sớm càng tốt trong an ninh và yên hàn.
Đức Hồng Y Filoni đã gặp gỡ các chính trị gia và nhà các giới chức thẩm quyền của người Kurd, nơi mà hầu hết những người tị nạn đang tá túc. Ngài cũng đã đến thăm các thành phố Duhop và Erbil.
Sức mạnh của tuổi trẻ
Vũ Văn An
23:59 19/08/2014
Không lúc nào người ta được chứng kiến cường độ sức mạnh của tuổi trẻ bằng năm 1968, lúc các sinh viên học sinh Pháp và hầu hết các nước Tây Phương thách thức nhà cầm quyền bằng cách chiếm các đại học và đối đầu trực diện với bất cứ sức mạnh nào ngoài sức mạnh của chính họ. Thậm chí, họ còn chính thức tuyên chiến với các thế hệ đi trước. Biến cố này gây chấn động đến nỗi Alexander Klein đã thu thập và biên tập cuốn “Natural enemies, youth and the clash of generations” (Những kẻ thù tự nhiên, tuổi trẻ và cuộc đụng độ giữa các thế hệ) do nhà J.B. Lippincott Company xuất bản năm 1969, dầy tới hơn 500 trang khổ giấy A5.
Trong tuyển tập trên, Klein trích dẫn quan điểm của các nhà tranh đấu tuổi trẻ cũng như quan điểm của các bậc đàn anh của họ như Margaret Mead, Arthur M. Schlesinger Jr., McGeorge Bundy, Art Buchwald, Erich Fromm, Walter Lippmann, Arnold Toynbee, Henry Miller, Huh M. Hefner, John Kenneth Galbraith, Robert F. Kennedy, Dwight D. Eisenhower, John D. Rockefeller 3rd, Eugene J. McCarthy, Erik H. Erikson…
Một nữ sinh viên của một đại học Mỹ tóm lược tâm tư của tuổi trẻ thời cô như thế này: “Đó là một tương lai tô hồng… đấy chỉ là một giả mạo. Ngày giờ của chúng tôi như một chủng loại trên hành tinh này sắp chấm dứt… Tôi hết sức buồn khi điều nhân ái nhất tôi có thể làm được là không có một đứa con nào cả”.
Thiển nghĩ chẳng còn tuyên chiến nào ác độc hơn tuyên chiến này: đoạn đường hẳn với quá khứ. Dù trước đó, Bob Dylan vốn đã nói với thế hệ đàn anh rằng: “Hãy ra khỏi con đường của những gì anh không hiểu, hỡi anh Jones!”.
Klein cho hay: tuổi trẻ thời này muốn nói với các thế hệ đàn anh: “chúng tôi không giống các anh, chúng tôi khác các anh, chúng tôi là một loại người mới, một chủng loại khác hẳn, có cái nhìn thông sáng sâu sắc hơn, có tình yêu chân thực hơn, có niềm vui tròn đầy hơn, có lương tâm tinh tế hơn, có một thanh bình bền bỉ hơn. Chúng tôi có thể đạt tới cứu rỗi”.
Tuổi trẻ một khi tự cắt đứt với quá khứ, với truyền thống, với di sản hay gia bảo, thì sức mạnh phi thường của nó chỉ còn là hủy diệt, phá phách ghê gớm. Họ bất cần các đua tranh, các thu tích, các thành tựu hợp qui ước. Họ bất cần mọi “điều chỉnh” của người lớn mà đối với họ chỉ là chết ở trong tinh thần. Họ bác bỏ mọi thẩm quyền và định chế, thẩy đều đã thất bại trước mắt họ.
Chiến dịch của sinh viên Pháp đã làm tê liệt việc phân phối báo chí, vận chuyển hàng không và hai hệ thống xe lửa chính. Đến cuối tháng Năm, 1968, Pháp đứng trên bờ vực một cuộc cách mạng triệt để của cánh tả. Khởi đầu chỉ là những cuộc biểu tình nho nhỏ. Nhưng tới tháng Năm, thì cuộc biểu tình lớn tại ĐH Sorbonne đã bị cảnh sát phá vỡ, hàng trăm sinh viên bị bắt và hàng chục sinh viên bị thương.
Biến cố trên càng khuyến khích các sinh viên lao đầu vào chiến đấu. Ngày 6 tháng Năm, chiến trận giữa cảnh sát và sinh viên tại Khu Latinh đã khiến hàng trăm người bị thương. Đêm 10 tháng Năm, sinh viên đắp ụ ở Khu Latinh, gần 400 người bị thương, hết phân nửa là cảnh sát.
Ngày 13 tháng Năm, sinh viên chiếm đóng ĐH Sorbonne, biến nó thành một công xã. Từ đó, cuộc đấu tranh lan qua các đại học khác và được nghiệp đoàn lao động ồ ạt hưởng ứng đến mức báo động. Chiều ngày 24 tháng Năm, cuộc đánh nhau dữ dội nhất đã diễn ra tại Paris. Sinh viên tạm thời chiếm đóng Ngân Khố, treo cờ đỏ cộng sản lên tòa nhà và đe dọa nổi lửa đốt nó.
Cuộc bạo động của tuổi trẻ Pháp quả đã tạo ra một đe dọa thực sự đối với nền chính trị quốc gia lúc ấy. Đến độ, tướng Charles De Gaulle, đương kim tổng thống, đã âm thầm rời Điện Élysée, mang theo các tài liệu riêng, vì ai cũng tin rằng một cuộc cách mạng sẽ diễn ra trong nay mai. Nhiều viên chức chính phủ cho đốt các tài liệu quan trọng. Chính phủ, trên thực tế, đã hết còn làm việc được. Tiền rút khỏi ngân hàng là điều khó khăn. Xăng dầu trở thành khó kiếm. Nhiều người nghĩ tới việc sắm máy bay riêng hoặc làm căn cước giả để ra đi.
Bây giờ, nếu tới Đại Hàn vào dịp Đức Phanxicô đang ở đó, người ta sẽ gặp được một tuổi trẻ khác hẳn: nối kết với truyền thống cha ông, họ trở thành một sức mạnh xây dựng to lớn. Nhưng điều đáng buồn là khía cạnh ấy ít được ai chú ý. Vào internet, đọc hàng trăm tựa đề về chuyến đi lịch sử của Đức Phanxicô, chỉ chừng dăm, sáu nói tới tương tác giữa ngài và tuổi trẻ, mặc dù tuổi trẻ là một trong ba chủ đề chính của chuyến đi: tuổi trẻ, tử đạo và hòa bình.
Mà có nói đến tuổi trẻ chăng nữa, người ta cũng chỉ nhắc lại lời Đức Phanxicô nhắn nhủ họ hãy “wake up!” (Hãy thức dậy, hay hãy tỉnh thức!), làm như tuổi trẻ đang ngủ cả. Hay “hãy từ bỏ chủ nghĩa duy vật chất, và hệ thống kinh tế bất nhân” làm như họ là người tạo ra và duy trì hệ thống ấy!
Thực ra, người trẻ luôn tỉnh thức, ít nhất là tuổi trẻ Công Giáo Á Châu. Mà ba đại biểu sáng chói nhất đã có mặt trên khán đài Solmoe để chính thức ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhờ Youtube của EWTN.Com, người ta biết họ đại biểu cho tuổi trẻ Công Giáo Đại Hàn, Hồng Kông và Campuchia.
Đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Đại Hàn tỉnh thức đủ để nhận ra con đường đi xuống của xã hội Đại Hàn: chạy đua theo tiền bạc, quên hết các giá trị truyền thống. Cô cũng tỉnh thức đủ để đau cái đau chia cắt của quê hương: đã hơn 60 năm nay, kể từ ngày thoát ách đô hộ tàn bạo của Nhật, quê hương cô vẫn là một gia đình chia rẽ và cô ưu tư: phải làm gì đây trước những thực tế đáng buồn này.
Đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Hồng Kông tỉnh thức đủ để biết góp phần nhỏ bé và khiêm nhường của mình vào đời sống Giáo Hội Địa Phương từ lúc lên chín, trong vai trò phục vụ bàn thờ, đến nay đã 20 năm và nguyện thề sẽ còn tiếp tục nữa. Anh cũng tỉnh thức đủ để biết ngó xa, ngó vào lục địa bao la bát ngát để tự hỏi mình phải làm gì cho những người cùng dòng máu với mình trong phạm vi đức tin.
Nhưng tỉnh thức hơn cả phải kể tới đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Camphuchia. Cô gái còn rất trẻ ấy cám ơn cội nguồn Công Giáo quê hương, một cội nguồn thật nhỏ bé, nhỏ bé đến vô nghĩa trên bản đồ thế giới Công Giáo. Nhưng cội nguồn ấy đã đem lại trân châu ngọc qúy nhất đời cho cô là đức tin vào Chúa Kitô. Cái trân châu ngọc qúy này thúc đẩy cô theo lời khuyên của chính Đức Phanxicô: không chỉ nhìn vào mình mà ra ngoài đường phố, liều lấm bẩn, bị thương, bầm dập để gặp gỡ anh chị em mình.
Mà cô bị bầm dập thật: cô bị đồng bào Campuchia của cô chế nhạo, khinh miệt vì đi theo đạo Tây Phương! Cô gái Camphuchia biết mình phải làm gì trước những lời miệt thị như thế. Nhưng cô cũng đủ tỉnh thức để nhận ra rằng cái Giáo Hội hoàn vũ mà người đại diện của nó đang ngồi sau lưng cô này có thể giúp cô và giúp cái Giáo Hội quá vô nghĩa của cô có tiếng nói: đặt nó lên bản đồ, ít nhất, của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
Cô bảo rằng: “Giáo Hội của con nhỏ bé”. Mà nó nhỏ bé thật. Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày Đức Cha Phaolô Tep-im Soth, phủ doãn tông tòa Battambang, bị chế độ Pol Pot thảm sát tại Kbeal Spean, con số do Giáo Hội công bố cho thấy năm 1970, Campuchia có 65,000 người Công Giáo nhưng tới năm 1979, khi Việt Nam đem quân vào kết liễu chế độ Pol Pot, nước này chỉ còn lại khoảng 1,000 người Công Giáo, mọi thừa sai ngoại quốc bị trục xuất và không một linh mục và nữ tu nào sống sót.
Ngày 23 tháng Năm, 2011, trả lời phỏng vấn của Zenit, tân giám quản tông tòa Nam Vang, Đức Cha Olivier Schmitthaeusler, 39 tuổi (giám mục trẻ nhất thế giới!), thuộc Hội Thừa Sai Paris, cũng đã xác nhận con số trên. Ngài cho hay : Thời kỳ từ 1975 tới 1979 là thời kỳ phá hủy toàn bộ tài sản Giáo Hội và sát hại các linh mục và tu sĩ: hai giám mục chết, một bị giết (Đức Cha Tep-im Soth) một bị kiệt sức vì lao động khổ sai mà chết (Đức Cha Chhmar Salas). Chỉ tới năm 1989, sau 30 năm, các thừa sai mới bắt đầu trở lại. Thánh lễ Phục Sinh năm đó, có 1,500 người Khmer tham dự. Tân Giáo Hội Công Giáo ở Campuchia khởi đầu với 1,500 người Khmer này.
Cô gái nhỏ trên khán đài Solmoe chính là một trong những người Khmer ấy. Tuy nhiên, cô hãnh diện nói với vị đại diện và cả Giáo Hội hoàn vũ rằng: các tử đạo của chúng con đông hơn thế rất nhiều. Chỉ có điều chưa vị nào được phong á thánh, một hành vi mà “ngài” đang ban dư thừa cho Giáo Hội Đại Hàn.
Vị đại diện có tấm lòng bao la của Giáo Hội hoàn vũ này làm sao không nghe thấy tiếng kêu vừa đau đớn vừa oán trách đắng cay của một con chiên nhỏ bé nhưng có tấm lòng bao la chẳng kém gì tấm lòng bao la của ngài? Khi nghe cô bắt đầu nói, vị đại diện này đã yêu cầu các phụ tá đem tới một ngòi bút và một mảnh giấy để ngài ghi lại từng lời của cô. Cái ôm thật chặt sau buổi gặp gỡ nói lên tất cả: Giáo Hội của cô sẽ mau chóng được đặt lên bản đồ thế giới Công Giáo.
Thực vậy, Đức Phanxicô đủ tỉnh thức để nhớ tới tên người phụ trách các án phong chân phúc: Hồng Y Angelo Amato. Ngài nói với người đại diện tuổi trẻ Công Giáo Campuchia rằng: trở về Rôma, ngài sẽ trao việc này cho Đức HY Angelo Amato lo liệu!
Thế là điều những người lớn trong Hội Thừa Sai Paris và những người quan tâm tới cánh đồng truyền giáo Campuchia không làm được thì cô gái nhỏ Khmer, trong chốc lát, đã làm được. Tuổi trẻ một khi tìm về nguồn, bám vào nguồn, phát huy nguồn, đã tạo được một sức mạnh lớn lao khiến guồng máy có tiếng nặng về thủ tục như guồng máy Vatican phải chạy theo nhịp đập con tim của cô và của người khách tình cờ một hôm lên khán đài cùng cô ở Solmoe, Đại Hàn.
Trong tuyển tập trên, Klein trích dẫn quan điểm của các nhà tranh đấu tuổi trẻ cũng như quan điểm của các bậc đàn anh của họ như Margaret Mead, Arthur M. Schlesinger Jr., McGeorge Bundy, Art Buchwald, Erich Fromm, Walter Lippmann, Arnold Toynbee, Henry Miller, Huh M. Hefner, John Kenneth Galbraith, Robert F. Kennedy, Dwight D. Eisenhower, John D. Rockefeller 3rd, Eugene J. McCarthy, Erik H. Erikson…
Một nữ sinh viên của một đại học Mỹ tóm lược tâm tư của tuổi trẻ thời cô như thế này: “Đó là một tương lai tô hồng… đấy chỉ là một giả mạo. Ngày giờ của chúng tôi như một chủng loại trên hành tinh này sắp chấm dứt… Tôi hết sức buồn khi điều nhân ái nhất tôi có thể làm được là không có một đứa con nào cả”.
Thiển nghĩ chẳng còn tuyên chiến nào ác độc hơn tuyên chiến này: đoạn đường hẳn với quá khứ. Dù trước đó, Bob Dylan vốn đã nói với thế hệ đàn anh rằng: “Hãy ra khỏi con đường của những gì anh không hiểu, hỡi anh Jones!”.
Klein cho hay: tuổi trẻ thời này muốn nói với các thế hệ đàn anh: “chúng tôi không giống các anh, chúng tôi khác các anh, chúng tôi là một loại người mới, một chủng loại khác hẳn, có cái nhìn thông sáng sâu sắc hơn, có tình yêu chân thực hơn, có niềm vui tròn đầy hơn, có lương tâm tinh tế hơn, có một thanh bình bền bỉ hơn. Chúng tôi có thể đạt tới cứu rỗi”.
Tuổi trẻ một khi tự cắt đứt với quá khứ, với truyền thống, với di sản hay gia bảo, thì sức mạnh phi thường của nó chỉ còn là hủy diệt, phá phách ghê gớm. Họ bất cần các đua tranh, các thu tích, các thành tựu hợp qui ước. Họ bất cần mọi “điều chỉnh” của người lớn mà đối với họ chỉ là chết ở trong tinh thần. Họ bác bỏ mọi thẩm quyền và định chế, thẩy đều đã thất bại trước mắt họ.
Chiến dịch của sinh viên Pháp đã làm tê liệt việc phân phối báo chí, vận chuyển hàng không và hai hệ thống xe lửa chính. Đến cuối tháng Năm, 1968, Pháp đứng trên bờ vực một cuộc cách mạng triệt để của cánh tả. Khởi đầu chỉ là những cuộc biểu tình nho nhỏ. Nhưng tới tháng Năm, thì cuộc biểu tình lớn tại ĐH Sorbonne đã bị cảnh sát phá vỡ, hàng trăm sinh viên bị bắt và hàng chục sinh viên bị thương.
Biến cố trên càng khuyến khích các sinh viên lao đầu vào chiến đấu. Ngày 6 tháng Năm, chiến trận giữa cảnh sát và sinh viên tại Khu Latinh đã khiến hàng trăm người bị thương. Đêm 10 tháng Năm, sinh viên đắp ụ ở Khu Latinh, gần 400 người bị thương, hết phân nửa là cảnh sát.
Ngày 13 tháng Năm, sinh viên chiếm đóng ĐH Sorbonne, biến nó thành một công xã. Từ đó, cuộc đấu tranh lan qua các đại học khác và được nghiệp đoàn lao động ồ ạt hưởng ứng đến mức báo động. Chiều ngày 24 tháng Năm, cuộc đánh nhau dữ dội nhất đã diễn ra tại Paris. Sinh viên tạm thời chiếm đóng Ngân Khố, treo cờ đỏ cộng sản lên tòa nhà và đe dọa nổi lửa đốt nó.
Cuộc bạo động của tuổi trẻ Pháp quả đã tạo ra một đe dọa thực sự đối với nền chính trị quốc gia lúc ấy. Đến độ, tướng Charles De Gaulle, đương kim tổng thống, đã âm thầm rời Điện Élysée, mang theo các tài liệu riêng, vì ai cũng tin rằng một cuộc cách mạng sẽ diễn ra trong nay mai. Nhiều viên chức chính phủ cho đốt các tài liệu quan trọng. Chính phủ, trên thực tế, đã hết còn làm việc được. Tiền rút khỏi ngân hàng là điều khó khăn. Xăng dầu trở thành khó kiếm. Nhiều người nghĩ tới việc sắm máy bay riêng hoặc làm căn cước giả để ra đi.
Bây giờ, nếu tới Đại Hàn vào dịp Đức Phanxicô đang ở đó, người ta sẽ gặp được một tuổi trẻ khác hẳn: nối kết với truyền thống cha ông, họ trở thành một sức mạnh xây dựng to lớn. Nhưng điều đáng buồn là khía cạnh ấy ít được ai chú ý. Vào internet, đọc hàng trăm tựa đề về chuyến đi lịch sử của Đức Phanxicô, chỉ chừng dăm, sáu nói tới tương tác giữa ngài và tuổi trẻ, mặc dù tuổi trẻ là một trong ba chủ đề chính của chuyến đi: tuổi trẻ, tử đạo và hòa bình.
Mà có nói đến tuổi trẻ chăng nữa, người ta cũng chỉ nhắc lại lời Đức Phanxicô nhắn nhủ họ hãy “wake up!” (Hãy thức dậy, hay hãy tỉnh thức!), làm như tuổi trẻ đang ngủ cả. Hay “hãy từ bỏ chủ nghĩa duy vật chất, và hệ thống kinh tế bất nhân” làm như họ là người tạo ra và duy trì hệ thống ấy!
Thực ra, người trẻ luôn tỉnh thức, ít nhất là tuổi trẻ Công Giáo Á Châu. Mà ba đại biểu sáng chói nhất đã có mặt trên khán đài Solmoe để chính thức ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhờ Youtube của EWTN.Com, người ta biết họ đại biểu cho tuổi trẻ Công Giáo Đại Hàn, Hồng Kông và Campuchia.
Đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Đại Hàn tỉnh thức đủ để nhận ra con đường đi xuống của xã hội Đại Hàn: chạy đua theo tiền bạc, quên hết các giá trị truyền thống. Cô cũng tỉnh thức đủ để đau cái đau chia cắt của quê hương: đã hơn 60 năm nay, kể từ ngày thoát ách đô hộ tàn bạo của Nhật, quê hương cô vẫn là một gia đình chia rẽ và cô ưu tư: phải làm gì đây trước những thực tế đáng buồn này.
Đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Hồng Kông tỉnh thức đủ để biết góp phần nhỏ bé và khiêm nhường của mình vào đời sống Giáo Hội Địa Phương từ lúc lên chín, trong vai trò phục vụ bàn thờ, đến nay đã 20 năm và nguyện thề sẽ còn tiếp tục nữa. Anh cũng tỉnh thức đủ để biết ngó xa, ngó vào lục địa bao la bát ngát để tự hỏi mình phải làm gì cho những người cùng dòng máu với mình trong phạm vi đức tin.
Nhưng tỉnh thức hơn cả phải kể tới đại biểu tuổi trẻ Công Giáo Camphuchia. Cô gái còn rất trẻ ấy cám ơn cội nguồn Công Giáo quê hương, một cội nguồn thật nhỏ bé, nhỏ bé đến vô nghĩa trên bản đồ thế giới Công Giáo. Nhưng cội nguồn ấy đã đem lại trân châu ngọc qúy nhất đời cho cô là đức tin vào Chúa Kitô. Cái trân châu ngọc qúy này thúc đẩy cô theo lời khuyên của chính Đức Phanxicô: không chỉ nhìn vào mình mà ra ngoài đường phố, liều lấm bẩn, bị thương, bầm dập để gặp gỡ anh chị em mình.
Mà cô bị bầm dập thật: cô bị đồng bào Campuchia của cô chế nhạo, khinh miệt vì đi theo đạo Tây Phương! Cô gái Camphuchia biết mình phải làm gì trước những lời miệt thị như thế. Nhưng cô cũng đủ tỉnh thức để nhận ra rằng cái Giáo Hội hoàn vũ mà người đại diện của nó đang ngồi sau lưng cô này có thể giúp cô và giúp cái Giáo Hội quá vô nghĩa của cô có tiếng nói: đặt nó lên bản đồ, ít nhất, của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
Cô bảo rằng: “Giáo Hội của con nhỏ bé”. Mà nó nhỏ bé thật. Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày Đức Cha Phaolô Tep-im Soth, phủ doãn tông tòa Battambang, bị chế độ Pol Pot thảm sát tại Kbeal Spean, con số do Giáo Hội công bố cho thấy năm 1970, Campuchia có 65,000 người Công Giáo nhưng tới năm 1979, khi Việt Nam đem quân vào kết liễu chế độ Pol Pot, nước này chỉ còn lại khoảng 1,000 người Công Giáo, mọi thừa sai ngoại quốc bị trục xuất và không một linh mục và nữ tu nào sống sót.
Ngày 23 tháng Năm, 2011, trả lời phỏng vấn của Zenit, tân giám quản tông tòa Nam Vang, Đức Cha Olivier Schmitthaeusler, 39 tuổi (giám mục trẻ nhất thế giới!), thuộc Hội Thừa Sai Paris, cũng đã xác nhận con số trên. Ngài cho hay : Thời kỳ từ 1975 tới 1979 là thời kỳ phá hủy toàn bộ tài sản Giáo Hội và sát hại các linh mục và tu sĩ: hai giám mục chết, một bị giết (Đức Cha Tep-im Soth) một bị kiệt sức vì lao động khổ sai mà chết (Đức Cha Chhmar Salas). Chỉ tới năm 1989, sau 30 năm, các thừa sai mới bắt đầu trở lại. Thánh lễ Phục Sinh năm đó, có 1,500 người Khmer tham dự. Tân Giáo Hội Công Giáo ở Campuchia khởi đầu với 1,500 người Khmer này.
Cô gái nhỏ trên khán đài Solmoe chính là một trong những người Khmer ấy. Tuy nhiên, cô hãnh diện nói với vị đại diện và cả Giáo Hội hoàn vũ rằng: các tử đạo của chúng con đông hơn thế rất nhiều. Chỉ có điều chưa vị nào được phong á thánh, một hành vi mà “ngài” đang ban dư thừa cho Giáo Hội Đại Hàn.
Vị đại diện có tấm lòng bao la của Giáo Hội hoàn vũ này làm sao không nghe thấy tiếng kêu vừa đau đớn vừa oán trách đắng cay của một con chiên nhỏ bé nhưng có tấm lòng bao la chẳng kém gì tấm lòng bao la của ngài? Khi nghe cô bắt đầu nói, vị đại diện này đã yêu cầu các phụ tá đem tới một ngòi bút và một mảnh giấy để ngài ghi lại từng lời của cô. Cái ôm thật chặt sau buổi gặp gỡ nói lên tất cả: Giáo Hội của cô sẽ mau chóng được đặt lên bản đồ thế giới Công Giáo.
Thực vậy, Đức Phanxicô đủ tỉnh thức để nhớ tới tên người phụ trách các án phong chân phúc: Hồng Y Angelo Amato. Ngài nói với người đại diện tuổi trẻ Công Giáo Campuchia rằng: trở về Rôma, ngài sẽ trao việc này cho Đức HY Angelo Amato lo liệu!
Thế là điều những người lớn trong Hội Thừa Sai Paris và những người quan tâm tới cánh đồng truyền giáo Campuchia không làm được thì cô gái nhỏ Khmer, trong chốc lát, đã làm được. Tuổi trẻ một khi tìm về nguồn, bám vào nguồn, phát huy nguồn, đã tạo được một sức mạnh lớn lao khiến guồng máy có tiếng nặng về thủ tục như guồng máy Vatican phải chạy theo nhịp đập con tim của cô và của người khách tình cờ một hôm lên khán đài cùng cô ở Solmoe, Đại Hàn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Quan Thầy Con Cái Giáo Phận Vinh tại miền Nam:
Mục Đồng
06:30 19/08/2014
Ấm áp và lan tỏa một thoáng hồn Vinh
“Hướng về nguồn cội, kết nối và yêu thương” là tinh thần xuyên suốt cuộc hội ngộ lịch sử của Con Cái Giáo Phận Vinh tại miền Nam. Chiều ngày 17/8/2014, bất chấp gió bảo với cơn mưa nặng hạt, hàng ngàn giáo dân, linh mục, tu sĩ, chủng sinh đã đổ về Trụ Sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Đa Kao, quận 1, Tp HCM) để tham dự Thánh lễ kính trọng thể Đức Maria Linh Hồn và Xác Lên Trời.
Hình ảnh
Đã 122 năm trôi qua kể từ ngày Đức Cha Phêrô Trị dâng Giáo Phận Vinh cho Đức Maria và chọn Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời làm Đấng Bổn Mạng, đây là lần đầu tiên, con cái Vinh khắp nơi, gồm đủ mọi thành phần, quy tụ đông đảo quanh vị Chủ Chăn Giáo phận, mừng lễ Mẹ nơi đất khách quê người, tại trụ sở của Giáo phận.
Đây là thời điểm đặc biệt để đoàn con cái xa quê trở về bên Mẹ, chia ngọt sẻ bùi, tạ ơn và phó dâng cho Mẹ mọi ưu tư phiền muộn, cầu xin một cuộc sống may lành, hạnh phúc…
Thánh lễ Quan Thầy cũng là ngày hội lớn để các thế hệ con cái giáo phận Vinh tại miền Nam ôn lại những kỷ niệm buồn vui, bước thăng trầm của chặng đường đã qua; cảm nghiệm hồng ân Thiên Chúa; hun đúc thêm nhiều động lực, niềm tin cho hành trình phía trước…
Trong bài phát biểu chào mừng, cha Phêrô Nguyễn Đoài, Đặc trách Mục vụ Di dân, Giám đốc Trụ sở Giáo phận Vinh tại miền Nam, Trưởng Ban Tổ chức Đại lễ đã nêu bật ý nghĩa và tinh thần của ngày gặp gỡ: "... nhằm giúp con cái giáo phận ở miền Nam hướng về cội nguồn để kết nối và yêu thương, với hy vọng Vị Mục Tử có điều kiện gặp gỡ được nhiều con cái hơn, ban được nhiều phúc lành hơn, cám ơn được nhiều người hơn, nói được nhiều Lời Đức Tin hơn, từ đó, an ủi được nhiều tâm hồn hơn,… dưới bóng Mẹ Địa Phận Vinh hôm nay, trên mãnh đất linh thiêng của Cha ông để lại, chúng con tổ chức buổi họp mặt đồng hương để Mừng Mẹ Lên Trời." Ngài cũng bày tỏ niềm vui, lòng biết ơn chân thành trước sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo phận, quý Bề trên, Giám Tỉnh, quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ, Chủng sinh, quý Khách và mọi thành phần Con cái Giáo phận Vinh tại miền Nam.
Nhân dịp này, Ban Đại Diện Hội Đồng Hương Giáo Phận Vinh tại miền Nam đã chính thức ra mắt, nhận sứ vụ trước Đức Giám Mục Giáo phận.
Hiện diện trong sự kiện đặc biệt, Đức Cha Phaolô đã có những chia sẻ hết sức thân tình về hiện trạng đời sống của con cái xa quê, về những ưu tư cũng như định hướng của Giáo phận cho công tác mục vụ di dân tại miền Nam trong thời gian tới. “Ước mong rằng từ nay Trụ sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ trở thành một Trung Tâm Mục Vụ, thực sự là một cõi đi về của con cái giáo phận Vinh” – vị chủ chăn nhấn mạnh.
Đúng 16h, thánh lễ kính Đức Maria Linh Hồn Và Xác Lên Trời – Bổn Mạng Con Cái Giáo Phận Vinh tại miền Nam đã được Đức Giám Mục Giáo Phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp long trọng cử hành, cùng với đông đảo Linh mục và giáo dân. Trong bài giảng lễ, Đức Cha tái khẳng định vị trí, vai trò hết sức quan trọng của Đức Maria trong suốt dòng lịch sử, đặc biệt là sự bảo trợ đầy ân tình của Mẹ trên hành trình Đức Tin của giáo phận Vinh. Ngài bày tỏ mong muốn những người con gốc Vinh đang sinh sống, học tập và làm việc tại miền Nam biết tỏ lòng thảo hiếu với Mẹ bằng cách sống cốt cách Vinh, làm tỏa sáng tinh thần Vinh…
Sau bữa ăn huynh đệ là chương trình diễn nguyện “Một thoáng hồn Vinh” với những tác phẩm đặc sắc như: Ave Maria (Phi Nguyễn biểu diễn) Bà mẹ quê (ca sĩ biễu diễn Lệ Thu biểu diễn), Giấc mơ ngày xưa (ca sĩ Hồng Ân biểu diễn), Khúc hát sông quê, Hà Tĩnh mình thương (ca sĩ Ngọc Mai biểu diễn), Nhạc kịch Mẹ Giáo phận Vinh (nhóm kịch VQC và ca sĩ Lệ Thu với ca khúc Thánh đường quê em và ca sĩ Lệ Hằng với ca khúc Nữ Vương Địa Phận Vinh ), Khúc ca tạ ơn (ca sĩ Phi Nguyễn biểu diễn), và Con tim đã vui trở lại …
Một thoáng hồn Vinh là lời tự tình về vùng đất địa linh Nghệ Tĩnh Bình tuy nghèo áo nghèo cơm nhưng giàu nghĩa giàu tình, về những con người chất phát, lam lũ mà hiếu hòa, thân thiện. Một thoáng hồn Vinh còn là một lời gọi mời trở về nguồn, để cùng đi lại hành trình Đức Tin của biết bao thế hệ, để trầm mình và sâu lắng trong hình hài của một giáo phận với hàng trăm năm lịch sử. Một thoáng hồn Vinh cũng khắc họa bước chân của những con người Vinh xa xứ, đang từng ngày từng giờ vất vả mưu sinh trên mọi miền đất nước và hải ngoại, nhưng vẫn canh cánh bên lòng nỗi nhớ quê khắc khoải…
Khép lại một ngày đáng nhớ bên Mẹ của tất cả con cái Giáo phận Vinh tại miền Nam với lời nhắc nhớ mộc mạc mà chân tình, rằng giữa lòng thành phố hơn tám triệu dân ầm ào và gấp gáp, giữa lòng một Sài Gòn hoa lệ vẫn luôn hiện hữu Một thoáng hồn Vinh…
“Hướng về nguồn cội, kết nối và yêu thương” là tinh thần xuyên suốt cuộc hội ngộ lịch sử của Con Cái Giáo Phận Vinh tại miền Nam. Chiều ngày 17/8/2014, bất chấp gió bảo với cơn mưa nặng hạt, hàng ngàn giáo dân, linh mục, tu sĩ, chủng sinh đã đổ về Trụ Sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Đa Kao, quận 1, Tp HCM) để tham dự Thánh lễ kính trọng thể Đức Maria Linh Hồn và Xác Lên Trời.
Hình ảnh
Đã 122 năm trôi qua kể từ ngày Đức Cha Phêrô Trị dâng Giáo Phận Vinh cho Đức Maria và chọn Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời làm Đấng Bổn Mạng, đây là lần đầu tiên, con cái Vinh khắp nơi, gồm đủ mọi thành phần, quy tụ đông đảo quanh vị Chủ Chăn Giáo phận, mừng lễ Mẹ nơi đất khách quê người, tại trụ sở của Giáo phận.
Đây là thời điểm đặc biệt để đoàn con cái xa quê trở về bên Mẹ, chia ngọt sẻ bùi, tạ ơn và phó dâng cho Mẹ mọi ưu tư phiền muộn, cầu xin một cuộc sống may lành, hạnh phúc…
Thánh lễ Quan Thầy cũng là ngày hội lớn để các thế hệ con cái giáo phận Vinh tại miền Nam ôn lại những kỷ niệm buồn vui, bước thăng trầm của chặng đường đã qua; cảm nghiệm hồng ân Thiên Chúa; hun đúc thêm nhiều động lực, niềm tin cho hành trình phía trước…
Trong bài phát biểu chào mừng, cha Phêrô Nguyễn Đoài, Đặc trách Mục vụ Di dân, Giám đốc Trụ sở Giáo phận Vinh tại miền Nam, Trưởng Ban Tổ chức Đại lễ đã nêu bật ý nghĩa và tinh thần của ngày gặp gỡ: "... nhằm giúp con cái giáo phận ở miền Nam hướng về cội nguồn để kết nối và yêu thương, với hy vọng Vị Mục Tử có điều kiện gặp gỡ được nhiều con cái hơn, ban được nhiều phúc lành hơn, cám ơn được nhiều người hơn, nói được nhiều Lời Đức Tin hơn, từ đó, an ủi được nhiều tâm hồn hơn,… dưới bóng Mẹ Địa Phận Vinh hôm nay, trên mãnh đất linh thiêng của Cha ông để lại, chúng con tổ chức buổi họp mặt đồng hương để Mừng Mẹ Lên Trời." Ngài cũng bày tỏ niềm vui, lòng biết ơn chân thành trước sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo phận, quý Bề trên, Giám Tỉnh, quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ, Chủng sinh, quý Khách và mọi thành phần Con cái Giáo phận Vinh tại miền Nam.
Nhân dịp này, Ban Đại Diện Hội Đồng Hương Giáo Phận Vinh tại miền Nam đã chính thức ra mắt, nhận sứ vụ trước Đức Giám Mục Giáo phận.
Hiện diện trong sự kiện đặc biệt, Đức Cha Phaolô đã có những chia sẻ hết sức thân tình về hiện trạng đời sống của con cái xa quê, về những ưu tư cũng như định hướng của Giáo phận cho công tác mục vụ di dân tại miền Nam trong thời gian tới. “Ước mong rằng từ nay Trụ sở 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ trở thành một Trung Tâm Mục Vụ, thực sự là một cõi đi về của con cái giáo phận Vinh” – vị chủ chăn nhấn mạnh.
Đúng 16h, thánh lễ kính Đức Maria Linh Hồn Và Xác Lên Trời – Bổn Mạng Con Cái Giáo Phận Vinh tại miền Nam đã được Đức Giám Mục Giáo Phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp long trọng cử hành, cùng với đông đảo Linh mục và giáo dân. Trong bài giảng lễ, Đức Cha tái khẳng định vị trí, vai trò hết sức quan trọng của Đức Maria trong suốt dòng lịch sử, đặc biệt là sự bảo trợ đầy ân tình của Mẹ trên hành trình Đức Tin của giáo phận Vinh. Ngài bày tỏ mong muốn những người con gốc Vinh đang sinh sống, học tập và làm việc tại miền Nam biết tỏ lòng thảo hiếu với Mẹ bằng cách sống cốt cách Vinh, làm tỏa sáng tinh thần Vinh…
Sau bữa ăn huynh đệ là chương trình diễn nguyện “Một thoáng hồn Vinh” với những tác phẩm đặc sắc như: Ave Maria (Phi Nguyễn biểu diễn) Bà mẹ quê (ca sĩ biễu diễn Lệ Thu biểu diễn), Giấc mơ ngày xưa (ca sĩ Hồng Ân biểu diễn), Khúc hát sông quê, Hà Tĩnh mình thương (ca sĩ Ngọc Mai biểu diễn), Nhạc kịch Mẹ Giáo phận Vinh (nhóm kịch VQC và ca sĩ Lệ Thu với ca khúc Thánh đường quê em và ca sĩ Lệ Hằng với ca khúc Nữ Vương Địa Phận Vinh ), Khúc ca tạ ơn (ca sĩ Phi Nguyễn biểu diễn), và Con tim đã vui trở lại …
Một thoáng hồn Vinh là lời tự tình về vùng đất địa linh Nghệ Tĩnh Bình tuy nghèo áo nghèo cơm nhưng giàu nghĩa giàu tình, về những con người chất phát, lam lũ mà hiếu hòa, thân thiện. Một thoáng hồn Vinh còn là một lời gọi mời trở về nguồn, để cùng đi lại hành trình Đức Tin của biết bao thế hệ, để trầm mình và sâu lắng trong hình hài của một giáo phận với hàng trăm năm lịch sử. Một thoáng hồn Vinh cũng khắc họa bước chân của những con người Vinh xa xứ, đang từng ngày từng giờ vất vả mưu sinh trên mọi miền đất nước và hải ngoại, nhưng vẫn canh cánh bên lòng nỗi nhớ quê khắc khoải…
Khép lại một ngày đáng nhớ bên Mẹ của tất cả con cái Giáo phận Vinh tại miền Nam với lời nhắc nhớ mộc mạc mà chân tình, rằng giữa lòng thành phố hơn tám triệu dân ầm ào và gấp gáp, giữa lòng một Sài Gòn hoa lệ vẫn luôn hiện hữu Một thoáng hồn Vinh…
Đại hội Giáo lý toàn quốc do Uỷ ban Giáo lý Đức Tin thuộc HĐGM Việt Nam
Trương Trí
06:33 19/08/2014
UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ 4 TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Đại hội Giáo lý toàn quốc do Uỷ ban Giáo lý Đức Tin thuộc HĐGM Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận từ ngày 18-21/8/2014 do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin thuộc HĐGM Việt Nam chủ trì. Với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo Tỉnh Huế, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng thuộc HĐGM Việt Nam, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá, quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện, quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và đại diện Giáo lý viện trên khắp 26 Giáo phận tại Việt Nam.
Hình ảnh
Đây là lần Đại hội với số tham dự viên đông nhất từ trước đến nay, cũng là lần đầu tiên có sự hiện diện đông đủ của 26 Giáo phận với trên 250 tham dự viên.
Đúng 10 giờ sáng 18/8, tất cả tham dự viên trong đó có ½ là các linh mục đặc trách Giáo lý từ các giáo phận trên toàn quốc đã tập trung tại hội trường Trung tâm Mục vụ để giáo lưu khởi động trước khi bước vào Đại hội. Ban Tổ chức và cộng đoàn hân hoan vỗ tay chào mừng và tặng hoa Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin và Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng đến dự Đại hội và đồng hành với Đại hội trong những ngày này.
Mở đầu chương trình là Trống hội chào mừng do các nữ tu của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế biểu diễn. Tiếp đó là phát biểu chào mừng của Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng với tư cách là Tổng Giám mục Giáo phận Huế, chủ nhà chào mừng quí Đức Cha, quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện và toàn thể tham dự viên về dự Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 4 được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế. Ngài lấy làm cảm xúc với đại hội đã không ngại đường sá xa xôi, qui tụ về vùng đất Huế nắng gió và thời tiết khắc nghiệt này. Đây là một sự ưu ái đối với Giáo phận Huế, Mẹ La vang sẽ ban muôn ơn lành cho tất cả mọi người, xin Mẹ mang nhiều niềm vui và ơn ích trong việc mang giáo lý đến với mọi người.
Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin, Giám mục Giáo phận Phát Diệm phát biểu khai mạc Đại hội, Ngài nói: Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các Tông đồ: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”. Sứ mệnh chung của Giáo Hội, mỗi một giáo hữu đều là mỗi người truyền giáo, sứ mạng của giáo lý viên lại càng phải nhiệt thành hơn nữa để thực hiện giáo lý của Hội Thánh. Chúng ta cùng nhau suy nghĩ để hoàn thành kim chỉ nam cho chương trình giáo lý theo thư chung của HĐGM Việt Nam: Tân Phúc âm hoá. Mỗi một người chúng ta cùng nhau trao đổi kinh nghiệm cho nhau để gặt hái được thành quả trong công cuộc Tân Phúc âm hoá gia đình Kitô giáo. Cho dù có khó khăn đến đâu, Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện với chúng ta, trong mỗi công việc của chúng ta. Giáo Hội đã tair qua 20 thế kỷ, trải qua biết bao biến cố thăng trầm, nhưng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện để nâng đỡ, hướng dẫn và chở che cho chúng ta. Chúng ta hiện diện nơi đây, về bên Mẹ La Vang, Mẹ sẽ bảo trợ và giúp sức cho chúng ta trở thành những chứng nhân loan báo Tin Mừng. Tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội Giáo lý toàn quốc.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng ban Giáo lý toàn quốc cũng đã chia sẻ về một bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp. Ban Giáo lý đã soạn thảo một bản Dự thảo Hướng dẫn tổng quát về việc dạy Giáo lý tại Việt Nam theo kim chỉ nam: Hiệp thông-Tham gia-Đối thoại. Tuy nhiên, việc này cần phải có sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của toàn thể 26 giáo phận trên toàn quốc đẻ cùng thống nhất một giáo trình để trình lên Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin để Ngài xem xét và trình với HĐGM Giám mục Việt Nam.
Thánh lễ Khai mạc do Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Ngài nói: Tiếp nối chương trình khai mạc, trước khi đi vào chi tiết của những ngày đại hội, chúng ta dâng Thánh lễ này để cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn chúng ta. Chúng ta khẫn khoản nài xin Chúa Thánh Thần ban cho mỗi một người chúng ta lòng hăng say và nhiệt thành mang Tin Mừng đến với mọi người.
Buổi tối 18/8 là chương trình giao lưu văn hoá do Giáo Tỉnh Huế đăng cai thực hiện. Một chương trình nghệ thuât đặc sắc do các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh gia Huế, các cháu mẫu giáo Hồng Ngọc của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam và các em giáo lý sinh thuộc giáo xứ Chính toà Phủ Cam Huế biểu diễn. Với những tiết mục: Chúa là Mục tử, Đây thôn Vỹ dạ, Tin Mừng loan đi, Trống Cơm v.v… đã làm say đắm tâm hồn mọi người.
Cuối chương trình, Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu Tổng Đại diện Giáo phận Ban Mê Thuột, Trưởng ban Giáo lý Giáo Tỉnh Huế hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện: Chúng con lắng nghe Lời Chúa, và nhờ Lời Cháu soi sáng, những ân huệ Chúa ban cho chúng con được mời gọi tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng, trong một bối cảnh đầy khó khăn gian nan thử thách, nhưng Chúa nói: hạt lúa mì gieo vào lòng đất nó phải thối đi thì mới sinh hoa kết trái.
Sáng 19/8, Thánh lễ cầu nguyện cho Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 4 được tốt đẹp tại Nhà thờ Chính toà Phủ Cam do Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chủ tế, cùng đồng tế có Đức Cha Anphong Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, quí Cha Tổng Đại diện và chừng 100 cha đồng tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế nói: Chúng tôi qui tụ về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận huế để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy giáo lý, thực hiện mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Các con hãy là chứng nhân của Thầy, hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”. Xin Chúa Tahnsh Thần ban cho chúng con gặt được nhiều hoa trái, xin cho việc giảng dạy giáo lý củng cố được Đức Tin chúng con.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế nói: Chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy giáo lý trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam, trong một bối cảnh xã hội mà con người chỉ biết chay theo của cải vật chất, ai ai cũng tham làm giàu. Nên việc đòi hỏi mọi người tham gia vào công việc giảng dạy giáo lý rất khó khăn, thì làm sao chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu nói: “người giàu có vào nước trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim”. Nói cách khác: Phúc cho người nghèo khó, vì nước trời là của họ. Người giàu có tự phụ, ỷ lại vào của cải vật chất, mãnh lực của đồng tièn loại bỏ sự công bằng trong xã hội.
Rao giảng Lời Chúa là mời gọi mọi người nhìn lại con người đích thực của mình, để tìm hạnh phúc thực sự trên nước trời. Chúng ta rao giảng Tin Mừng là rao giảng con đường mà không ai muốn đi, con đường đó ngược với xã hội hưởng thụ vật chất hôm nay. Nhưng Hội Thánh phát triển bằng sự hấp dẫn của hương thơm Lời Chúa.
Đức Cha nêu lên đời sống của Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngài chính là mẫu gương loan báo Tin Mừng đích thực trong xã hội ngày nay. Ngài sống rất thanh đam, sử dụng những tiện ích bình thường như bao người bình thường khác. Mỗi người chúng ta ai ai cũng phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình, nuôi dạy con cái, đó là một nghĩa vụ nhưng chúng ta không được làm nô lệ đồng tiền.
Xin Chúa Thánh Thần đồng hành và hoán cải mỗi con người chúng ta để chúng ta trở nên những môn đệ trung thành của Chúa.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX Chính toà thay mặt cộng đoàn trình lên Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin về tình hình giảng dạy giáo lý của Giáo xứ Chính toà. Hiện nay có 1.200 giáo lý sinh được chia ra nhiều cấp từ vỡ lòng cho đến vào đời, dấn thân, với gần 200 giáo lý viên gồm quí Cha, quí Thầy Đại Chủng sinh, quí nữ tu và giáo dân tham gia giảng dạy. Các em thiếu nhi vỡ lòng dâng lên quí Đức Cha, quí Cha Tổng Đại diện những bó hoa tươi thắm thể hiện lòng kính yêu của Giáo xứ.
Kết thúc Thánh lễ, Quí Đức Cha, quí Cha và Tham dự viện chụp hình lưu niệm với Giáo xứ trước tiền đường Nhà thờ.
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN THỨ 4 TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Đại hội Giáo lý toàn quốc do Uỷ ban Giáo lý Đức Tin thuộc HĐGM Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận từ ngày 18-21/8/2014 do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin thuộc HĐGM Việt Nam chủ trì. Với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo Tỉnh Huế, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng thuộc HĐGM Việt Nam, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá, quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện, quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và đại diện Giáo lý viện trên khắp 26 Giáo phận tại Việt Nam.
Hình ảnh
Đây là lần Đại hội với số tham dự viên đông nhất từ trước đến nay, cũng là lần đầu tiên có sự hiện diện đông đủ của 26 Giáo phận với trên 250 tham dự viên.
Đúng 10 giờ sáng 18/8, tất cả tham dự viên trong đó có ½ là các linh mục đặc trách Giáo lý từ các giáo phận trên toàn quốc đã tập trung tại hội trường Trung tâm Mục vụ để giáo lưu khởi động trước khi bước vào Đại hội. Ban Tổ chức và cộng đoàn hân hoan vỗ tay chào mừng và tặng hoa Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin và Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng đến dự Đại hội và đồng hành với Đại hội trong những ngày này.
Mở đầu chương trình là Trống hội chào mừng do các nữ tu của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế biểu diễn. Tiếp đó là phát biểu chào mừng của Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng với tư cách là Tổng Giám mục Giáo phận Huế, chủ nhà chào mừng quí Đức Cha, quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện và toàn thể tham dự viên về dự Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 4 được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế. Ngài lấy làm cảm xúc với đại hội đã không ngại đường sá xa xôi, qui tụ về vùng đất Huế nắng gió và thời tiết khắc nghiệt này. Đây là một sự ưu ái đối với Giáo phận Huế, Mẹ La vang sẽ ban muôn ơn lành cho tất cả mọi người, xin Mẹ mang nhiều niềm vui và ơn ích trong việc mang giáo lý đến với mọi người.
Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin, Giám mục Giáo phận Phát Diệm phát biểu khai mạc Đại hội, Ngài nói: Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các Tông đồ: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”. Sứ mệnh chung của Giáo Hội, mỗi một giáo hữu đều là mỗi người truyền giáo, sứ mạng của giáo lý viên lại càng phải nhiệt thành hơn nữa để thực hiện giáo lý của Hội Thánh. Chúng ta cùng nhau suy nghĩ để hoàn thành kim chỉ nam cho chương trình giáo lý theo thư chung của HĐGM Việt Nam: Tân Phúc âm hoá. Mỗi một người chúng ta cùng nhau trao đổi kinh nghiệm cho nhau để gặt hái được thành quả trong công cuộc Tân Phúc âm hoá gia đình Kitô giáo. Cho dù có khó khăn đến đâu, Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện với chúng ta, trong mỗi công việc của chúng ta. Giáo Hội đã tair qua 20 thế kỷ, trải qua biết bao biến cố thăng trầm, nhưng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện để nâng đỡ, hướng dẫn và chở che cho chúng ta. Chúng ta hiện diện nơi đây, về bên Mẹ La Vang, Mẹ sẽ bảo trợ và giúp sức cho chúng ta trở thành những chứng nhân loan báo Tin Mừng. Tôi xin tuyên bố khai mạc Đại hội Giáo lý toàn quốc.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng ban Giáo lý toàn quốc cũng đã chia sẻ về một bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy giáo lý cho phù hợp. Ban Giáo lý đã soạn thảo một bản Dự thảo Hướng dẫn tổng quát về việc dạy Giáo lý tại Việt Nam theo kim chỉ nam: Hiệp thông-Tham gia-Đối thoại. Tuy nhiên, việc này cần phải có sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của toàn thể 26 giáo phận trên toàn quốc đẻ cùng thống nhất một giáo trình để trình lên Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin để Ngài xem xét và trình với HĐGM Giám mục Việt Nam.
Thánh lễ Khai mạc do Đức Tổng Giám mục Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Ngài nói: Tiếp nối chương trình khai mạc, trước khi đi vào chi tiết của những ngày đại hội, chúng ta dâng Thánh lễ này để cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn chúng ta. Chúng ta khẫn khoản nài xin Chúa Thánh Thần ban cho mỗi một người chúng ta lòng hăng say và nhiệt thành mang Tin Mừng đến với mọi người.
Buổi tối 18/8 là chương trình giao lưu văn hoá do Giáo Tỉnh Huế đăng cai thực hiện. Một chương trình nghệ thuât đặc sắc do các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh gia Huế, các cháu mẫu giáo Hồng Ngọc của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam và các em giáo lý sinh thuộc giáo xứ Chính toà Phủ Cam Huế biểu diễn. Với những tiết mục: Chúa là Mục tử, Đây thôn Vỹ dạ, Tin Mừng loan đi, Trống Cơm v.v… đã làm say đắm tâm hồn mọi người.
Cuối chương trình, Cha Stêphanô Nguyễn Văn Đậu Tổng Đại diện Giáo phận Ban Mê Thuột, Trưởng ban Giáo lý Giáo Tỉnh Huế hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện: Chúng con lắng nghe Lời Chúa, và nhờ Lời Cháu soi sáng, những ân huệ Chúa ban cho chúng con được mời gọi tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng, trong một bối cảnh đầy khó khăn gian nan thử thách, nhưng Chúa nói: hạt lúa mì gieo vào lòng đất nó phải thối đi thì mới sinh hoa kết trái.
Sáng 19/8, Thánh lễ cầu nguyện cho Đại hội Giáo lý toàn quốc lần thứ 4 được tốt đẹp tại Nhà thờ Chính toà Phủ Cam do Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin chủ tế, cùng đồng tế có Đức Cha Anphong Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, quí Cha Tổng Đại diện và chừng 100 cha đồng tế.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế nói: Chúng tôi qui tụ về Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận huế để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy giáo lý, thực hiện mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Các con hãy là chứng nhân của Thầy, hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”. Xin Chúa Tahnsh Thần ban cho chúng con gặt được nhiều hoa trái, xin cho việc giảng dạy giáo lý củng cố được Đức Tin chúng con.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha chủ tế nói: Chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy giáo lý trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam, trong một bối cảnh xã hội mà con người chỉ biết chay theo của cải vật chất, ai ai cũng tham làm giàu. Nên việc đòi hỏi mọi người tham gia vào công việc giảng dạy giáo lý rất khó khăn, thì làm sao chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng. Chúa Giêsu nói: “người giàu có vào nước trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim”. Nói cách khác: Phúc cho người nghèo khó, vì nước trời là của họ. Người giàu có tự phụ, ỷ lại vào của cải vật chất, mãnh lực của đồng tièn loại bỏ sự công bằng trong xã hội.
Rao giảng Lời Chúa là mời gọi mọi người nhìn lại con người đích thực của mình, để tìm hạnh phúc thực sự trên nước trời. Chúng ta rao giảng Tin Mừng là rao giảng con đường mà không ai muốn đi, con đường đó ngược với xã hội hưởng thụ vật chất hôm nay. Nhưng Hội Thánh phát triển bằng sự hấp dẫn của hương thơm Lời Chúa.
Đức Cha nêu lên đời sống của Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngài chính là mẫu gương loan báo Tin Mừng đích thực trong xã hội ngày nay. Ngài sống rất thanh đam, sử dụng những tiện ích bình thường như bao người bình thường khác. Mỗi người chúng ta ai ai cũng phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình, nuôi dạy con cái, đó là một nghĩa vụ nhưng chúng ta không được làm nô lệ đồng tiền.
Xin Chúa Thánh Thần đồng hành và hoán cải mỗi con người chúng ta để chúng ta trở nên những môn đệ trung thành của Chúa.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX Chính toà thay mặt cộng đoàn trình lên Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin về tình hình giảng dạy giáo lý của Giáo xứ Chính toà. Hiện nay có 1.200 giáo lý sinh được chia ra nhiều cấp từ vỡ lòng cho đến vào đời, dấn thân, với gần 200 giáo lý viên gồm quí Cha, quí Thầy Đại Chủng sinh, quí nữ tu và giáo dân tham gia giảng dạy. Các em thiếu nhi vỡ lòng dâng lên quí Đức Cha, quí Cha Tổng Đại diện những bó hoa tươi thắm thể hiện lòng kính yêu của Giáo xứ.
Kết thúc Thánh lễ, Quí Đức Cha, quí Cha và Tham dự viện chụp hình lưu niệm với Giáo xứ trước tiền đường Nhà thờ.
Thiếu nhị họ đạo Tân Long Mỹ Tho rước lễ lần đầu
Nhật Hoa
08:28 19/08/2014
THIẾU NHI HỌ ĐẠO TÂN LONG MỸ THO RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU
Sau hai năm hè học giáo lý với sự hướng dẫn, dạy dỗ tận tình của quý Sơ (Dòng Phaolô Mỹ Tho). Sáng Chúa Nhật ngày 17/8/2014, vào lúc 8 giờ 30 tại Thánh đường họ đạo Tân Long (GP.Mỹ Tho) đã long trọng diễn ra Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Rước Lễ Lần Đầu cho 11 em thiếu nhi trong họ đạo. Thánh lễ do Cha sở Philipphê Trần Bá Lộc chủ sự. Tham dự Thánh lễ còn có phụ huynh của các em được Rước Lễ Lần Đầu và giáo dân trong họ đạo.
Xem Hình
Trước khi Thánh lễ chính thức được bắt đầu, Cha Philipphê mời gọi cộng đoàn và phụ huynh tham dự Thánh lễ hãy cầu nguyện thật nhiều cho các em. Giúp các em đào sâu đức tin của mình trong cuộc sống hàng ngày và tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật thật đầy đủ, bởi các em chính là thế hệ tương lai và kế thừa của họ đạo.
Họ đạo Tân Long là một họ đạo nhỏ nằm trên cồn Tân Long, TP.Mỹ Tho. Việc đi lại phải qua phà nên chỉ có Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Họ đạo Tân long với số giáo dân ít ỏi và đa số thanh niên sống bằng nghề đi biển đánh bắt cá, câu mực nên đã phần nào hạn chế các sinh hoạt, tạo sức sống cho họ đạo…
Đúng 8 giờ 30, 11 em thiếu nhi trong bộ đồng phục trắng, tay chấp trước ngực, làm thành đoàn rước chủ tế tiến lên cung Thánh. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và thánh thiện.
Sau phần hiệp lễ, đại diện cho 11 em thiếu nhi trong họ đạo nói lên tâm tình tri ân đến Cha sở, quý Sơ, Cha mẹ và cộng đoàn đã đồng hành cùng các em trong suốt thời gian qua. Các em cũng hứa quyết tâm trở thành những người con ngoan, trò giỏi, luôn đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể không những trong nhà thờ mà cả ở nơi mà các em đang sinh sống.
Tiếp đến, đại diện cho các phụ huynh có con em Rước Lễ Lần Đầu cũng đã có đôi lời tri ân đến Cha sở, quý Sơ đã yêu thương, tận tình dạy dỗ để các em có được thành quả như ngày hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha chủ tế, các em thiếu nhi và cộng đoàn cùng đồng thanh hô vang: ‘Lạy Chúa, con yêu mến Chúa’.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 9 giờ 30 phút, sau đó các em chụp hình lưu niệm chung với Cha sở, quý Sơ và gia đình. Trước khi ra về, các em còn nhận được một phần quà từ tay Cha sở và quý Sơ trao tặng.
Cầu chúc các em luôn giữ mãi giây phút ao ước kết hợp với Chúa. Có Chúa ngự vào long, nhờ đó các em trở nên tốt lành thánh thiện hơn.
Nhật Hoa
Sau hai năm hè học giáo lý với sự hướng dẫn, dạy dỗ tận tình của quý Sơ (Dòng Phaolô Mỹ Tho). Sáng Chúa Nhật ngày 17/8/2014, vào lúc 8 giờ 30 tại Thánh đường họ đạo Tân Long (GP.Mỹ Tho) đã long trọng diễn ra Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Rước Lễ Lần Đầu cho 11 em thiếu nhi trong họ đạo. Thánh lễ do Cha sở Philipphê Trần Bá Lộc chủ sự. Tham dự Thánh lễ còn có phụ huynh của các em được Rước Lễ Lần Đầu và giáo dân trong họ đạo.
Xem Hình
Trước khi Thánh lễ chính thức được bắt đầu, Cha Philipphê mời gọi cộng đoàn và phụ huynh tham dự Thánh lễ hãy cầu nguyện thật nhiều cho các em. Giúp các em đào sâu đức tin của mình trong cuộc sống hàng ngày và tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật thật đầy đủ, bởi các em chính là thế hệ tương lai và kế thừa của họ đạo.
Họ đạo Tân Long là một họ đạo nhỏ nằm trên cồn Tân Long, TP.Mỹ Tho. Việc đi lại phải qua phà nên chỉ có Thánh lễ vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Họ đạo Tân long với số giáo dân ít ỏi và đa số thanh niên sống bằng nghề đi biển đánh bắt cá, câu mực nên đã phần nào hạn chế các sinh hoạt, tạo sức sống cho họ đạo…
Đúng 8 giờ 30, 11 em thiếu nhi trong bộ đồng phục trắng, tay chấp trước ngực, làm thành đoàn rước chủ tế tiến lên cung Thánh. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và thánh thiện.
Sau phần hiệp lễ, đại diện cho 11 em thiếu nhi trong họ đạo nói lên tâm tình tri ân đến Cha sở, quý Sơ, Cha mẹ và cộng đoàn đã đồng hành cùng các em trong suốt thời gian qua. Các em cũng hứa quyết tâm trở thành những người con ngoan, trò giỏi, luôn đồng hành với Chúa Giêsu Thánh Thể không những trong nhà thờ mà cả ở nơi mà các em đang sinh sống.
Tiếp đến, đại diện cho các phụ huynh có con em Rước Lễ Lần Đầu cũng đã có đôi lời tri ân đến Cha sở, quý Sơ đã yêu thương, tận tình dạy dỗ để các em có được thành quả như ngày hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha chủ tế, các em thiếu nhi và cộng đoàn cùng đồng thanh hô vang: ‘Lạy Chúa, con yêu mến Chúa’.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 9 giờ 30 phút, sau đó các em chụp hình lưu niệm chung với Cha sở, quý Sơ và gia đình. Trước khi ra về, các em còn nhận được một phần quà từ tay Cha sở và quý Sơ trao tặng.
Cầu chúc các em luôn giữ mãi giây phút ao ước kết hợp với Chúa. Có Chúa ngự vào long, nhờ đó các em trở nên tốt lành thánh thiện hơn.
Nhật Hoa
Nhà thờ trên đảo Lý Sơn tri ân
Lm. Nguyễn Quốc Việt
11:21 19/08/2014
LÝ SƠN TRI ÂN
"Hồng ân Thiên Chúa bao la muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người". Vâng! Chúng con tạ ơn Chúa, vì nhà thờ mới Lý Sơn đã được khánh thành và cung hiến. Qua công trình xây dựng này, chúng con thấy Chúa rõ hơn, và thấy tình người thêng thang muôn lối. Tạ ơn vì làm xong nhà thờ bình an là một; tạ ơn vì biết mình được thương là phải tạ ơn hoài.
Nhớ ngày đầu ra đảo, vào nhà thờ đọc kinh, mảnh ngói rơi đập mạnh xuống nền vang lên tiếng to, đủ làm giật mình dù là đang giờ nguyện. Hôm sau bà con giáo dân tới lấy bạt căng dưới mái, phòng khi gió về bẻ ngói vỡ nhiều hơn. Đức Giám Mục cho phép; chúng con làm nhà thờ. Nhưng làm nhà thờ trên đảo khó như người một mình đứng giữa trời chóng bão, vì không có hội đồng hương, không ân nhân, giáo dân ít, kinh tế chẳng có gì, nhiều khi tưởng là không thể...
Hơn năm rưỡi xây dựng, chừng đó thời gian vất vã, nhưng cho chúng con thấy rõ, Chúa đồng hành với chúng con, Chúa ở cùng chúng con, Chúa lo liệu giúp chúng con và chính Chúa đã làm cho chúng con. Qua những sự việc diễn ra suốt quá trình xây dựng, không phải một lần để nói : "đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên " mà cứ nhiều lần lập lại khiến chúng con chỉ còn biết vắn tắt trong hai chữ : "Chúa làm!"
Làm sao bác ấy giúp nhiệt tình đến độ không ngờ, dù chỉ mới gặp chưa quen? Làm sao anh ở mãi trời "Tây" tình cờ đọc báo biết, lại trở nên thân thiết chung chia công việc như trách nhiệm của mình? Làm sao một cư sĩ Phật Giáo, hai lần vượt biển, đã phải nằm chờ nhiều ngày trên đảo vì biển động, chỉ để làm sáng cây thánh giá trên tháp nhà thờ, làm xong là đi không còn liên lạc? Làm sao khi xây chưa cần tiền mấy thì ít người cho, đến lúc cần nhiều, thì tự nhiên có nhiều người lo nên vẫn cứ "hàng ngày dùng đủ". Làm sao những chuyến xe và thuyền báo là trễ hẹn, thuyền phải nhổ neo dù xe vật liệu chưa tới, sợ công nhân phải nằm chờ nhưng cuối cùng công việc vẫn êm xuôi? Mùa gió đến, tháp nhà thờ cao, mỗi sáng anh thợ xây leo lên, chủ nhà chỉ biết xin ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp. Khổ nỗi, năm 2013, chẳng hiểu vì sao bão cứ dồn dập tới, sợ nhất là Hải Yến! Thế rồi cũng qua, tất cả đều yên hàn. Làm sao cứ mỗi lần lo, đôi mắt chong lên không cho ngủ, dù đã rất khuya thanh vắng thì lại nghe rõ tiếng thì thầm "có Chúa", thế là bình an về giấc ngủ đến lúc nào không hay. Và gần đây nhất, làm sao mời được Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh trong khi mình ở xa, nhỏ nhoi và cách trở, phận chỉ đáng tầm "cô gái lọ lem"? Câu trả lời thật đơn giản : "Chúa dẫn ngài tới".... Ôi! Có quá nhiều sự kiện muốn kể, có quá nhiều chi tiết lạ lùng muốn nói ra: "Lạy Chúa! Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" chúng con xin tạ ơn Ngài mãi mãi.
Từ ngày nhà thờ ra dáng, khách đến thăm nói những lời khen rất thật. Xứ này mùa hè nóng, cây rủ bóng lặng yên như đạo quân đứng nghiêm chào cờ, vậy mà lòng vẫn mát. Đúng là lời khen làm mát ruột như người ta thường nói. Tuy nhiên, trong ý thức chúng con thấy rõ đây là kết quả không của riêng ai. Vì sao? Vì nếu như Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn không chấp bút viết thư ngõ, làm sao chúng con vào được miền Nam, đến các nhà thờ gõ cửa lòng từ tâm của giáo dân trong ấy? Vẫn biết bà con mình tinh thần "Lá lành đùm lá rách" rất cao, thấy cha ở vùng sâu về thường hay thương cảm, sẳn sàng cho đến đồng bạc cuối cùng nhưng nếu các cha xứ cứ "cửa đóng then cài" thì cũng đành chịu! Chúng con đã được các cha xứ đón tiếp ân cần, nhờ đó đủ kinh phí, nhờ đó không đơn côi, trong vất vã thấy Giáo Hội là hiệp thông, sức mạnh của bác ái, tình anh em linh mục gần xa đậm đà.
Miên man nghĩ : cái không phải là mình làm nên tất cả, con chợt nhớ những người thợ, đặc biệt nhớ anh thiết kế. Nếu anh không vắt óc diễn tả ý tưởng, và không bỏ mình làm lại khi chủ nhà nói: "chưa ra", chắc chắn giờ này nhà thờ vẫn chưa là hồi kết. Nhớ những chiếc phòng bì của cha Thông, cha Trí, cha Xuân, cha Lâm, cha Thao, cha Giám Đốc Học Viện, cha Hiệp... như thay lời muốn nói : "Cố lên chú mày!" Nhớ Cha Tổng Đại Diện thủ thỉ với dân Qui Đức: "Rán tí cho ngài, cha đảo Lý Sơn". Nhớ cha giáo Thanh, hai lần xin cha cháu ở giáo xứ Bến Hải cho Lý Sơn mà cảm động. Nhớ anh em nhà Hà Nội, không hề ngõ lời vẫn chia sẽ hiệp thông. Nhớ sơ Gẫm ngồi trên xe lăn cũng nhiệt tình giúp Lý Sơn bằng cách tìm những người ân nhân giới thiệu. Nhớ những người làm cầu nối; nhớ người anh em cùng lớp đã rất chung sức, chung lòng. Nhớ các giáo xứ Tân Châu, Hiệp Đức, Thanh Hải giáo phận Phan Thiết; Hữu Phước, Ngọc Hà giáo phận Bà Rịa; Quân Trấn, Bắc Thành giáo phận Nha Trang; giáo xứ Tha La giáo phận Phú Cường; giáo xứ Tùng Lâm giáo phận Đà Lạt; giáo xứ Hòa Bình giáo phận Xuân Lộc; các giáo xứ Chính Tòa, Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phao lô đường 3 tháng 2, An Phú, Chí Hòa, Vườn Xoài, Tân Sa Châu, Thái Hòa, Phao lô 3, Hàng Xanh, Bắc Hà, Đồng Tiến, Hà Nội, Bến Hải, Bình Thái, Tân Hòa, Tân Việt, Phú Trung, Tam Hải, giáo phận Sài Gòn, nhà thờ Đắc Lộ, nhà thờ Thánh Mẫu. Nhớ những sự giúp đỡ âm thầm, nếu thiếu thì nhà thờ Lý Sơn không thể được như hôm nay. Nhớ người anh tiền nhiệm, cha Phêrô Phạm Đức Thanh, nếu ngài không giúp gởi thư vào những nơi quen, thì khó khăn nhân thêm biết mấy? Và mỗi chuyến đi xa vận động, cha Hạt không làm thêm việc, để cha Mai được rãnh ra giúp mục vụ; anh em trong Dòng ở cộng đoàn Châu Ổ không tiếp tay, thầy Lượng ở nhà không vuông tròn trách nhiệm thì chúng con không thể yên tâm làm người "hành khách", kiếm kinh phí xây nhà thờ.
Cũng như các sự vật luôn có hai mặt, một chìm, một nỗi làm nên thì ở đây cũng vậy, chúng con được Chúa chọn làm mặt nỗi nên phải tri ân phần công lớn bên kia của mặt chìm. Chúng con dâng lên quí Đức Cha, Cha Giám Tỉnh, quí cha, quí tu sĩ , quí ân nhân ở Hải ngoại và trong Nước, quí anh em trong Dòng lời tri ân cảm tạ của chúng con. Cám ơn quí vị đã giúp công sức và kinh phí! Cám ơn quí vị đã làm, nhờ đó chúng con thấy rõ, mình là người được thương!
Một chiều trên đảo, người anh em trở lại chốn cũ thăm, nhìn nhà thờ hồi lâu rồi nói: "Làm nhà thờ khó anh nhỉ"? Con trả lời: "Ừ. Khó! nhưng không khó bằng làm cho người ta vào nhà thờ cầu nguyện". Chỉ có Chúa mới làm cho người ta vào nhà thờ. Vì thế chúng con rất cần lời cầu nguyện. Trong lễ khánh thành và cung hiến, Đức Cha Mátthêu chủ sự, ĐTGM Leopoldo Girelli, quí cha cùng đồng tế, quí tu sĩ, chủng sinh và cộng đoàn tín hữu từ nhiều nơi về hiệp dâng Thánh lễ, cầu nguyện cho chúng con là phần phúc lớn nhất mà chúng con sẽ được. Chúng con xin hết dạ tri ân. Xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con để sứ vụ truyền giáo nơi đây, giữa vùng biển đảo, được mùa như mẻ cá trên biển hồ Tibêria năm xưa (x. Ga 21,11).
Bây giờ sân nhà thờ vắng nhưng dư âm ngày lễ vẫn còn, chắc quí vị chưa quên Lý Sơn sau hơn một ngày, một đêm ở "bụi" để cùng chúng con mừng lễ. Rồi mai kia, dĩ nhiên, chuyện mới này sẽ phôi phai, quí vị không còn nhớ chúng con nữa, nhưng hàng đêm vẫn có người nhớ về quí vị qua tràng chuổi kinh Mân Côi năm sự Mừng, bởi vì : "Tạ ơn vì làm xong nhà thờ bình an là một; tạ ơn vì biết mình được thương là phải tạ ơn hoài."
Lý Sơn, 18 tháng 8 năm 2014
Lm. Quản xứ
Giuse Nguyễn Quốc Việt
"Hồng ân Thiên Chúa bao la muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người". Vâng! Chúng con tạ ơn Chúa, vì nhà thờ mới Lý Sơn đã được khánh thành và cung hiến. Qua công trình xây dựng này, chúng con thấy Chúa rõ hơn, và thấy tình người thêng thang muôn lối. Tạ ơn vì làm xong nhà thờ bình an là một; tạ ơn vì biết mình được thương là phải tạ ơn hoài.
Nhớ ngày đầu ra đảo, vào nhà thờ đọc kinh, mảnh ngói rơi đập mạnh xuống nền vang lên tiếng to, đủ làm giật mình dù là đang giờ nguyện. Hôm sau bà con giáo dân tới lấy bạt căng dưới mái, phòng khi gió về bẻ ngói vỡ nhiều hơn. Đức Giám Mục cho phép; chúng con làm nhà thờ. Nhưng làm nhà thờ trên đảo khó như người một mình đứng giữa trời chóng bão, vì không có hội đồng hương, không ân nhân, giáo dân ít, kinh tế chẳng có gì, nhiều khi tưởng là không thể...
Hơn năm rưỡi xây dựng, chừng đó thời gian vất vã, nhưng cho chúng con thấy rõ, Chúa đồng hành với chúng con, Chúa ở cùng chúng con, Chúa lo liệu giúp chúng con và chính Chúa đã làm cho chúng con. Qua những sự việc diễn ra suốt quá trình xây dựng, không phải một lần để nói : "đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên " mà cứ nhiều lần lập lại khiến chúng con chỉ còn biết vắn tắt trong hai chữ : "Chúa làm!"
Làm sao bác ấy giúp nhiệt tình đến độ không ngờ, dù chỉ mới gặp chưa quen? Làm sao anh ở mãi trời "Tây" tình cờ đọc báo biết, lại trở nên thân thiết chung chia công việc như trách nhiệm của mình? Làm sao một cư sĩ Phật Giáo, hai lần vượt biển, đã phải nằm chờ nhiều ngày trên đảo vì biển động, chỉ để làm sáng cây thánh giá trên tháp nhà thờ, làm xong là đi không còn liên lạc? Làm sao khi xây chưa cần tiền mấy thì ít người cho, đến lúc cần nhiều, thì tự nhiên có nhiều người lo nên vẫn cứ "hàng ngày dùng đủ". Làm sao những chuyến xe và thuyền báo là trễ hẹn, thuyền phải nhổ neo dù xe vật liệu chưa tới, sợ công nhân phải nằm chờ nhưng cuối cùng công việc vẫn êm xuôi? Mùa gió đến, tháp nhà thờ cao, mỗi sáng anh thợ xây leo lên, chủ nhà chỉ biết xin ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp. Khổ nỗi, năm 2013, chẳng hiểu vì sao bão cứ dồn dập tới, sợ nhất là Hải Yến! Thế rồi cũng qua, tất cả đều yên hàn. Làm sao cứ mỗi lần lo, đôi mắt chong lên không cho ngủ, dù đã rất khuya thanh vắng thì lại nghe rõ tiếng thì thầm "có Chúa", thế là bình an về giấc ngủ đến lúc nào không hay. Và gần đây nhất, làm sao mời được Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh trong khi mình ở xa, nhỏ nhoi và cách trở, phận chỉ đáng tầm "cô gái lọ lem"? Câu trả lời thật đơn giản : "Chúa dẫn ngài tới".... Ôi! Có quá nhiều sự kiện muốn kể, có quá nhiều chi tiết lạ lùng muốn nói ra: "Lạy Chúa! Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" chúng con xin tạ ơn Ngài mãi mãi.
Từ ngày nhà thờ ra dáng, khách đến thăm nói những lời khen rất thật. Xứ này mùa hè nóng, cây rủ bóng lặng yên như đạo quân đứng nghiêm chào cờ, vậy mà lòng vẫn mát. Đúng là lời khen làm mát ruột như người ta thường nói. Tuy nhiên, trong ý thức chúng con thấy rõ đây là kết quả không của riêng ai. Vì sao? Vì nếu như Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn không chấp bút viết thư ngõ, làm sao chúng con vào được miền Nam, đến các nhà thờ gõ cửa lòng từ tâm của giáo dân trong ấy? Vẫn biết bà con mình tinh thần "Lá lành đùm lá rách" rất cao, thấy cha ở vùng sâu về thường hay thương cảm, sẳn sàng cho đến đồng bạc cuối cùng nhưng nếu các cha xứ cứ "cửa đóng then cài" thì cũng đành chịu! Chúng con đã được các cha xứ đón tiếp ân cần, nhờ đó đủ kinh phí, nhờ đó không đơn côi, trong vất vã thấy Giáo Hội là hiệp thông, sức mạnh của bác ái, tình anh em linh mục gần xa đậm đà.
Miên man nghĩ : cái không phải là mình làm nên tất cả, con chợt nhớ những người thợ, đặc biệt nhớ anh thiết kế. Nếu anh không vắt óc diễn tả ý tưởng, và không bỏ mình làm lại khi chủ nhà nói: "chưa ra", chắc chắn giờ này nhà thờ vẫn chưa là hồi kết. Nhớ những chiếc phòng bì của cha Thông, cha Trí, cha Xuân, cha Lâm, cha Thao, cha Giám Đốc Học Viện, cha Hiệp... như thay lời muốn nói : "Cố lên chú mày!" Nhớ Cha Tổng Đại Diện thủ thỉ với dân Qui Đức: "Rán tí cho ngài, cha đảo Lý Sơn". Nhớ cha giáo Thanh, hai lần xin cha cháu ở giáo xứ Bến Hải cho Lý Sơn mà cảm động. Nhớ anh em nhà Hà Nội, không hề ngõ lời vẫn chia sẽ hiệp thông. Nhớ sơ Gẫm ngồi trên xe lăn cũng nhiệt tình giúp Lý Sơn bằng cách tìm những người ân nhân giới thiệu. Nhớ những người làm cầu nối; nhớ người anh em cùng lớp đã rất chung sức, chung lòng. Nhớ các giáo xứ Tân Châu, Hiệp Đức, Thanh Hải giáo phận Phan Thiết; Hữu Phước, Ngọc Hà giáo phận Bà Rịa; Quân Trấn, Bắc Thành giáo phận Nha Trang; giáo xứ Tha La giáo phận Phú Cường; giáo xứ Tùng Lâm giáo phận Đà Lạt; giáo xứ Hòa Bình giáo phận Xuân Lộc; các giáo xứ Chính Tòa, Mẹ Hằng Cứu Giúp, Phao lô đường 3 tháng 2, An Phú, Chí Hòa, Vườn Xoài, Tân Sa Châu, Thái Hòa, Phao lô 3, Hàng Xanh, Bắc Hà, Đồng Tiến, Hà Nội, Bến Hải, Bình Thái, Tân Hòa, Tân Việt, Phú Trung, Tam Hải, giáo phận Sài Gòn, nhà thờ Đắc Lộ, nhà thờ Thánh Mẫu. Nhớ những sự giúp đỡ âm thầm, nếu thiếu thì nhà thờ Lý Sơn không thể được như hôm nay. Nhớ người anh tiền nhiệm, cha Phêrô Phạm Đức Thanh, nếu ngài không giúp gởi thư vào những nơi quen, thì khó khăn nhân thêm biết mấy? Và mỗi chuyến đi xa vận động, cha Hạt không làm thêm việc, để cha Mai được rãnh ra giúp mục vụ; anh em trong Dòng ở cộng đoàn Châu Ổ không tiếp tay, thầy Lượng ở nhà không vuông tròn trách nhiệm thì chúng con không thể yên tâm làm người "hành khách", kiếm kinh phí xây nhà thờ.
Cũng như các sự vật luôn có hai mặt, một chìm, một nỗi làm nên thì ở đây cũng vậy, chúng con được Chúa chọn làm mặt nỗi nên phải tri ân phần công lớn bên kia của mặt chìm. Chúng con dâng lên quí Đức Cha, Cha Giám Tỉnh, quí cha, quí tu sĩ , quí ân nhân ở Hải ngoại và trong Nước, quí anh em trong Dòng lời tri ân cảm tạ của chúng con. Cám ơn quí vị đã giúp công sức và kinh phí! Cám ơn quí vị đã làm, nhờ đó chúng con thấy rõ, mình là người được thương!
Một chiều trên đảo, người anh em trở lại chốn cũ thăm, nhìn nhà thờ hồi lâu rồi nói: "Làm nhà thờ khó anh nhỉ"? Con trả lời: "Ừ. Khó! nhưng không khó bằng làm cho người ta vào nhà thờ cầu nguyện". Chỉ có Chúa mới làm cho người ta vào nhà thờ. Vì thế chúng con rất cần lời cầu nguyện. Trong lễ khánh thành và cung hiến, Đức Cha Mátthêu chủ sự, ĐTGM Leopoldo Girelli, quí cha cùng đồng tế, quí tu sĩ, chủng sinh và cộng đoàn tín hữu từ nhiều nơi về hiệp dâng Thánh lễ, cầu nguyện cho chúng con là phần phúc lớn nhất mà chúng con sẽ được. Chúng con xin hết dạ tri ân. Xin tiếp tục cầu nguyện cho chúng con để sứ vụ truyền giáo nơi đây, giữa vùng biển đảo, được mùa như mẻ cá trên biển hồ Tibêria năm xưa (x. Ga 21,11).
Bây giờ sân nhà thờ vắng nhưng dư âm ngày lễ vẫn còn, chắc quí vị chưa quên Lý Sơn sau hơn một ngày, một đêm ở "bụi" để cùng chúng con mừng lễ. Rồi mai kia, dĩ nhiên, chuyện mới này sẽ phôi phai, quí vị không còn nhớ chúng con nữa, nhưng hàng đêm vẫn có người nhớ về quí vị qua tràng chuổi kinh Mân Côi năm sự Mừng, bởi vì : "Tạ ơn vì làm xong nhà thờ bình an là một; tạ ơn vì biết mình được thương là phải tạ ơn hoài."
Lý Sơn, 18 tháng 8 năm 2014
Lm. Quản xứ
Giuse Nguyễn Quốc Việt
Lễ Đức Mẹ Lên Trời và Đêm Khai Mạc Hội Chợ Hè 2014 tại Seattle.
Nguyễn An Qúy
21:25 19/08/2014
Lễ Đức Mẹ Lên Trời và Đêm Khai Mạc Hội Chợ Hè 2014 tại Seattle.
SEATTLE. Hằng năm, giáo xứ CTTĐVN thuộc TGP Seattle thường tổ chức Hội Chợ Vui Hè mang truyền thống văn hóa Việt Năm vào thời điểm trước khi học sinh trở lại trường để bắt đầu niên học mới. Năm nay ba ngày Hội Chợ Hè được diễn ra tại khu vực nhà thờ mới ờ Tukwila vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 8. Ngày khai mạc Hội Chợ đúng vào ngày Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời chiều thứ sáu 15 tháng 8. Buổi sáng ngày thứ sáu 15 tháng 8, xứ Cao Nguyên Tình Xanh lại có mưa rơi khá nặng hạt, nhưng càng về chiều thì bầu trời trở nên quang đảng, nhất là vào thời điểm có cuộc cung nghi rước kiệu Đức Mẹ chung quanh khu vực nhà thờ giáo xứ. Trước khi khai mạc Hội Chợ Hè, giáo xứ long trọng cử hành cuộc cung nghinh Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ đại trào mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do vị Nguyên TGM Alexander Brunett chủ sự cuộc rước kiệu và chủ tế thánh lễ.
Xem Hình
Hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc rước kiệu, trên 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự cuộc rước kiệu. Đúng 6 giờ chiều, cựu TGM Brunett đến, những thành viên trong ban đón tiếp của giáo xứ với những tà áo dài đủ màu sắc đã lập thành hàng danh dự đứng từ cổng vào nhà thờ để chào đón vị cựu TGM Seattle. Được biết Đức Brunett cách đây hơn 10 tháng, ngài đã bị cơn tai biến mạch máu não, tuy hiện ngài vẫn chưa bình phục hoàn toàn, nhưng vì lòng yêu mến người Công Giáo Việt Nam nơi đây nên ngài đã nhận lời của cha chánh xứ Đào Xuân Thành mời ngài đến chung vui với gia đình giáo xứ trọng dịp trọng đại này. Đặc biệt trước khi về hưu, ngài đã ban Sắc Lệnh cho Cộng Đồng Công Giáo VN Seattle lên hàng Giáo xứ Thể Nhân.
Đúng 6 giờ vị MC trong ban phụng vụ lên tiếng: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, giờ rước kiệu bắt đầu, và chúng ta cùng chào đón Đức Nguyên TGM Alexander Brunett đến với giáo xứ chúng ta, xin cho một tràng pháo tay để chào đón ngài ( tiếng vỗ tay vang dội khá lâu), vị MC nói tiếp: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời bắt đầu, MC vừa dứt lời, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt cho buổi rước kiệu. Dẫn đầu đoàn kiệu là Thánh Giá nến cao, ban lễ sinh và lần lượt các đoàn thể cung nghinh Đức Mẹ qua chặng đường dài chung quanh nhà thờ giáo xứ. Sau 30 phút, đoàn kiệu tiến vào lễ Đài. Trong đoàn rước kiệu, hình ảnh cảm động nhất, đó là hình ảnh của vị Nguyên TGM ngồi trên chiếc xe lăn theo Mẹ suốt chặng đường dài trên 30 phút.
Các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã phụ trách dâng hoa kính Đức Mẹ với những vũ điệu khá phong phú. Đúng 6 giờ 45, thánh lễ đồng tế do Nguyên TGM Brunett chủ tế, linh mục chánh xứ Đào XuânThành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên và một số linh mục cùng đồng tế, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Tham dự thaáh lễ có vị Chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Tukwila và các thành viên trong Hội Đồng Thành Phố.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ cám ơn Đức Nguyên Tổng Brunett, cám ơn các vị chủ tịch và các thnàh viên trong Hội Đồng Thành phố Tukwila, cám ơn tất cả các Cộng Đoàn Hội Đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ đã đến tham dự cuộc rước kiệu và thánh lễ.
Bài chia sẻ của vị cựu TGM trong thánh lễ rất cảm động.. Mở đầu ngài nói: anh chị em thân mến, lần đầu tiên tôi đến với giáo xứ CTTĐVN từ khi giáo xứ chuyển đến nơi mới này. Niềm vui hôm nay là được gặp những khuôn mặt thật thân thương của tất cả anh chị em qui tụ nơi đây trong một gia đình đức tin. Tôi rất vui mừng khi anh chị em biết gìn giữ sự thật đức tin qua việc cung nghinh Đức Mẹ vừa rồi. Đặc biệt cám ơn cha Thành đã mời tôi đến đồng tế thánh lễ hôm nay. Cám ơn quý soeur Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp và các Tu sĩ đã và đang cộng tác với quý cha để chăm sóc mục vụ cho Cộng Đoàn Công Giáo VN trong TGP Seattle. Đây là những hình ảnh chứng nhân sống động cho niềm tin Công Giáo của chúng ta.
Ngài nói tiếp: Cách đây 10 tháng, tôi bị một cơn tai biến mạch máu nảo và phải mất một thời gian dài để phục hồi. Lúc bấy giờ toàn thân trái không thể cử động được, không nói được và phải chuyền thực phẩm qua ống. Tôi tự nhủ và cầu nguyện rằng: toàn thân con là của Chúa, xin Chúa dùng thân xác của con, ngay cả lúc con đau đớn đến cực độ này, để làm vinh danh Chúa và sự đau đớn này là cùng hiệp thông với Chúa Giêsu trong Vuờn Cây Dầu để cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục trong TGP đang vất vả đêm ngày chăm sóc đoàn chiên Chúa. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria rất Thánh, Chúa đã đưa con của Mẹ cho thế giới và trao vào lòng Giáo Hội nơi mà con yêu mến được phục vụ trong chức linh mục suốt đời con. Tôi đã đón nhận cơn tai biến như một món quà quý giá mà Chúa đã trao ban. Tôi đã chia sẻ bằng việc đọc kinh và tuyên xưng đức tin Chúa đã trao ban tình yêu và lòng tha thứ. vực dậy người ốm đau, kiên trì trong hy vọng. Mỗi ngày sống và mỗi hơi thở của cha là của Mẹ. Tôi tin Đức Mẹ rất là tuyệt vời luôn ở với cha. Tôi luôn xác tín vào sự quan phòng và che chở của Thiên Chúa đấng yêu Mẹ mình hơn ai hết, Hôm nay tôi thật diễm phúc được hiện diện để chia sẻ vơí anh chị em là những người mà cha rất thương yêu …”
Trước khi kết thúc thánh lễ cha chánh xứ một lần nữa cám ơn Đức Nguyên TGP Alexander Brunett, quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể dân Chúa. Sau thánh lễ Đức Nguyên Tổng đã cắt băng Khai Mạc Hội Chợ. Vì việc di chuyển của ngài khá khó khăn nên phần cắt băng Khai mạc Hội Chợ được cử hành ngay tại lễ đài.
Đúng 8 giờ tối chương trình Hội Chợ Hè được mở đầu bằng nghi lễ cháo cờ một cách trọng thể. Các con đường dẫn vào nhà thờ xe cộ tấp nập. Tiếng pháo nổ dòn, đoàn lân chào mừng đồng hương đến tham dự Hội Chợ, một chương trình văn nghệ khá phong phú được diễn ra có sự tham dự của các sắc tộc, điệu vũ Mexcicô khá hấp dẫn đã tăng thêm phần sinh động của đêm khai mạc Hội Chợ. Nhìn quanh các quán ăn thấy các bà, các chị bán hàng với nét mặt hớn hở vì quá nhiều khách đến ăn, có nơi bán không kịp. Chương trình văn nghệ của đêm khai mạc Hội Chợ kết thúc vào lúc 11 giờ đêm. Mọi người lần lượt chia tay ra về và hẹn gặp nhau ngày thứ bảy với đêm thắp nến cầu nguyện cho VN.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. Hằng năm, giáo xứ CTTĐVN thuộc TGP Seattle thường tổ chức Hội Chợ Vui Hè mang truyền thống văn hóa Việt Năm vào thời điểm trước khi học sinh trở lại trường để bắt đầu niên học mới. Năm nay ba ngày Hội Chợ Hè được diễn ra tại khu vực nhà thờ mới ờ Tukwila vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 8. Ngày khai mạc Hội Chợ đúng vào ngày Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời chiều thứ sáu 15 tháng 8. Buổi sáng ngày thứ sáu 15 tháng 8, xứ Cao Nguyên Tình Xanh lại có mưa rơi khá nặng hạt, nhưng càng về chiều thì bầu trời trở nên quang đảng, nhất là vào thời điểm có cuộc cung nghi rước kiệu Đức Mẹ chung quanh khu vực nhà thờ giáo xứ. Trước khi khai mạc Hội Chợ Hè, giáo xứ long trọng cử hành cuộc cung nghinh Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ đại trào mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do vị Nguyên TGM Alexander Brunett chủ sự cuộc rước kiệu và chủ tế thánh lễ.
Xem Hình
Hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể đã sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc rước kiệu, trên 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự cuộc rước kiệu. Đúng 6 giờ chiều, cựu TGM Brunett đến, những thành viên trong ban đón tiếp của giáo xứ với những tà áo dài đủ màu sắc đã lập thành hàng danh dự đứng từ cổng vào nhà thờ để chào đón vị cựu TGM Seattle. Được biết Đức Brunett cách đây hơn 10 tháng, ngài đã bị cơn tai biến mạch máu não, tuy hiện ngài vẫn chưa bình phục hoàn toàn, nhưng vì lòng yêu mến người Công Giáo Việt Nam nơi đây nên ngài đã nhận lời của cha chánh xứ Đào Xuân Thành mời ngài đến chung vui với gia đình giáo xứ trọng dịp trọng đại này. Đặc biệt trước khi về hưu, ngài đã ban Sắc Lệnh cho Cộng Đồng Công Giáo VN Seattle lên hàng Giáo xứ Thể Nhân.
Đúng 6 giờ vị MC trong ban phụng vụ lên tiếng: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, giờ rước kiệu bắt đầu, và chúng ta cùng chào đón Đức Nguyên TGM Alexander Brunett đến với giáo xứ chúng ta, xin cho một tràng pháo tay để chào đón ngài ( tiếng vỗ tay vang dội khá lâu), vị MC nói tiếp: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời bắt đầu, MC vừa dứt lời, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt cho buổi rước kiệu. Dẫn đầu đoàn kiệu là Thánh Giá nến cao, ban lễ sinh và lần lượt các đoàn thể cung nghinh Đức Mẹ qua chặng đường dài chung quanh nhà thờ giáo xứ. Sau 30 phút, đoàn kiệu tiến vào lễ Đài. Trong đoàn rước kiệu, hình ảnh cảm động nhất, đó là hình ảnh của vị Nguyên TGM ngồi trên chiếc xe lăn theo Mẹ suốt chặng đường dài trên 30 phút.
Các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ đã phụ trách dâng hoa kính Đức Mẹ với những vũ điệu khá phong phú. Đúng 6 giờ 45, thánh lễ đồng tế do Nguyên TGM Brunett chủ tế, linh mục chánh xứ Đào XuânThành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên và một số linh mục cùng đồng tế, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Tham dự thaáh lễ có vị Chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Tukwila và các thành viên trong Hội Đồng Thành Phố.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ cám ơn Đức Nguyên Tổng Brunett, cám ơn các vị chủ tịch và các thnàh viên trong Hội Đồng Thành phố Tukwila, cám ơn tất cả các Cộng Đoàn Hội Đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ đã đến tham dự cuộc rước kiệu và thánh lễ.
Bài chia sẻ của vị cựu TGM trong thánh lễ rất cảm động.. Mở đầu ngài nói: anh chị em thân mến, lần đầu tiên tôi đến với giáo xứ CTTĐVN từ khi giáo xứ chuyển đến nơi mới này. Niềm vui hôm nay là được gặp những khuôn mặt thật thân thương của tất cả anh chị em qui tụ nơi đây trong một gia đình đức tin. Tôi rất vui mừng khi anh chị em biết gìn giữ sự thật đức tin qua việc cung nghinh Đức Mẹ vừa rồi. Đặc biệt cám ơn cha Thành đã mời tôi đến đồng tế thánh lễ hôm nay. Cám ơn quý soeur Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp và các Tu sĩ đã và đang cộng tác với quý cha để chăm sóc mục vụ cho Cộng Đoàn Công Giáo VN trong TGP Seattle. Đây là những hình ảnh chứng nhân sống động cho niềm tin Công Giáo của chúng ta.
Ngài nói tiếp: Cách đây 10 tháng, tôi bị một cơn tai biến mạch máu nảo và phải mất một thời gian dài để phục hồi. Lúc bấy giờ toàn thân trái không thể cử động được, không nói được và phải chuyền thực phẩm qua ống. Tôi tự nhủ và cầu nguyện rằng: toàn thân con là của Chúa, xin Chúa dùng thân xác của con, ngay cả lúc con đau đớn đến cực độ này, để làm vinh danh Chúa và sự đau đớn này là cùng hiệp thông với Chúa Giêsu trong Vuờn Cây Dầu để cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục trong TGP đang vất vả đêm ngày chăm sóc đoàn chiên Chúa. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria rất Thánh, Chúa đã đưa con của Mẹ cho thế giới và trao vào lòng Giáo Hội nơi mà con yêu mến được phục vụ trong chức linh mục suốt đời con. Tôi đã đón nhận cơn tai biến như một món quà quý giá mà Chúa đã trao ban. Tôi đã chia sẻ bằng việc đọc kinh và tuyên xưng đức tin Chúa đã trao ban tình yêu và lòng tha thứ. vực dậy người ốm đau, kiên trì trong hy vọng. Mỗi ngày sống và mỗi hơi thở của cha là của Mẹ. Tôi tin Đức Mẹ rất là tuyệt vời luôn ở với cha. Tôi luôn xác tín vào sự quan phòng và che chở của Thiên Chúa đấng yêu Mẹ mình hơn ai hết, Hôm nay tôi thật diễm phúc được hiện diện để chia sẻ vơí anh chị em là những người mà cha rất thương yêu …”
Trước khi kết thúc thánh lễ cha chánh xứ một lần nữa cám ơn Đức Nguyên TGP Alexander Brunett, quý cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể dân Chúa. Sau thánh lễ Đức Nguyên Tổng đã cắt băng Khai Mạc Hội Chợ. Vì việc di chuyển của ngài khá khó khăn nên phần cắt băng Khai mạc Hội Chợ được cử hành ngay tại lễ đài.
Đúng 8 giờ tối chương trình Hội Chợ Hè được mở đầu bằng nghi lễ cháo cờ một cách trọng thể. Các con đường dẫn vào nhà thờ xe cộ tấp nập. Tiếng pháo nổ dòn, đoàn lân chào mừng đồng hương đến tham dự Hội Chợ, một chương trình văn nghệ khá phong phú được diễn ra có sự tham dự của các sắc tộc, điệu vũ Mexcicô khá hấp dẫn đã tăng thêm phần sinh động của đêm khai mạc Hội Chợ. Nhìn quanh các quán ăn thấy các bà, các chị bán hàng với nét mặt hớn hở vì quá nhiều khách đến ăn, có nơi bán không kịp. Chương trình văn nghệ của đêm khai mạc Hội Chợ kết thúc vào lúc 11 giờ đêm. Mọi người lần lượt chia tay ra về và hẹn gặp nhau ngày thứ bảy với đêm thắp nến cầu nguyện cho VN.
Nguyễn An Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phải truyền phép cả bánh và rượu cho Thánh lễ
Nguyễn Trọng Đa
08:54 19/08/2014
Giải đáp phụng vụ: Phải truyền phép cả bánh và rượu cho Thánh lễ
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nếu trong phần truyền phép, sau khi truyền phép bánh xong, linh mục qua đời hoặc quên truyền phép rượu, liệu chúng con có Thánh lễ hiệu lực hay không? Con biết rằng bánh lễ đã truyền phép là Mình Chúa Kitô. Thưa cha, liệu việc truyền phép rượu tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự không? -G. D., Chicago, Mỹ.
Đáp: Tôi xin trả lời, một phần dựa vào sách giáo khoa thần học luân lý và mục vụ của linh mục Henry Davis, Dòng Tên (SJ), xuất bản năm 1935.
Trung tâm của câu trả lời liên quan đến sự gián đoạn của Thánh lễ là:
"Khi một linh mục buộc phải gián đoạn Thánh lễ do bệnh tật hoặc một lý do nghiêm trọng khác, sau khi ngài đã truyền phép một hay hai hình (bánh và rượu) - và dường như ngài không thể phục hồi sức khỏe trong vòng một giờ - thì buộc Thánh lễ phải được tiếp tục cử hành bởi một linh mục khác.
"Trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng, ngay cả một linh mục đã bị vạ tuyệt thông, bị huyền chức hoặc vì lý do bất thường khác, có thể hoàn thành Thánh Lễ này.
"Nếu vị linh mục đầu tiên có thể nói năng được, ngài có thể rước lễ từ hai hình đã được truyền phép trong Thánh Lễ
"Nếu không có linh mục nào ngay tại đó, các Mình thánh và chén rượu (dù chưa được truyền phép) nên được đặt trong nhà tạm, cho đến khi một linh mục đến để hoàn tất Thánh Lễ.
"Khoảng thời gian giữa hai lần truyền phép có thể kéo dài bao lâu cũng được, nhưng nên càng sớm càng tốt.
"Nếu rượu chưa truyền phép bị hỏng, hoặc chắc chắn sẽ bị hỏng, trước khi một linh mục đển để truyền phép rượu, thì rượu ấy nên được đổ vào giếng thánh, và được thay thế bằng rượu mới (và thay cả nước nữa), trước khi linh mục đến.
"Chỉ trong các trường hợp rất hiếm và rất khẩn cấp, các hình đã được truyền phép của một Thánh lễ gián đoạn có thể được tiêu thụ ngay. Chẳng hạn nguy cơ gần của sự xúc phạm Mình Máu Thánh, hoặc sự bất khả khách quan để bảo quản an toàn Mình Máu Thánh, như trong điều kiện chiến tranh, hoặc một khí hậu mà rượu vang sẽ chắc chắn bị hỏng, trước khi một linh mục có thể đến để hoàn thành Thánh Lễ.
"Nếu sự gián đoạn xảy ra trước khi truyền phép, mà không có linh mục khác tiếp tục cử hành Thánh lễ, và không có Thánh lễ nào khác vào khoảng thời gian ấy, thì một phó tế, một thầy có chức giúp lễ, hoặc một thừa tác viên ngoại thường có thể lấy Mình Thánh từ nhà tạm, và cho giáo dân rước lễ, trong khi sử dụng Nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ.
"Nếu sự gián đoạn xảy ra sau khi linh mục đã rước lễ, các thừa tác viên trên đây sẽ cho giáo dân rước lễ trong khi dùng Nghi thức như trên".
Từ những gì đã được nói ở trên, thật là rõ ràng rằng việc truyền phép rượu là tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự. Và việc linh mục rước lễ là cần thiết cho sự đầy đủ của nó, như là một dấu hiệu của hy tế. Quả là đúng rằng Chúa Kitô thực sự hiện diện trong các Bánh Thánh ngay sau lúc truyền phép bánh, nhưng hy tế của Thánh lễ đòi hỏi truyền phép cả hai hình bánh và rượu.
Nếu một linh mục quên truyền phép rượu trong chén thánh, và sau đó ngài cho giáo dân rước lễ với các Bánh thánh này, họ vẫn rước Mình Chúa Kitô, nhưng nói cho chặt chẽ, họ đã không tham dự vào hy tế của Thánh Lễ. Thậm chí việc này cũng không giống như việc rước lễ ngoài Thánh lễ, bởi vì Bánh thánh mà họ rước như thế này là kết quả của một hy tế trọn vẹn.
Nếu điều này xảy ra (linh mục quên truyền phép rượu), thì phó tế, thầy có chức giúp lễ, hoặc bất cứ ai khác cần nói ngay với linh mục rằng ngài chưa truyền phép rượu. Linh mục sẽ dừng Kinh nguyện Thánh thể, và truyền phép rượu, trước khi tiếp tục phần còn lại của Kinh nguyện Thánh Thể. Tốt hơn, ngài nên đọc lại phần thứ hai của Kinh Nguyện Thánh Thể, vì các lời nguyện chỉ có ý nghĩa trong sự hiện diện của hy tế đầy đủ. Nếu ngài phát hiện trễ hơn, chẳng hạn trước khi rước lễ, ngài chỉ cần đọc lại lời truyền phép.
Nếu xảy ra trường hợp là linh mục được cho biết là ngài quên truyền phép rượu, sau khi Thánh lễ đã hoàn tất, ngài nên hoàn tất cách riêng tư hy lễ, bằng cách rót rượu và nước vào chén thánh, truyền phép rượu và sau đó uống Máu Thánh (Sanguis).
Các nguyên tắc cơ bản này có thể được áp dụng trong tình huống ít xảy ra hơn, đó là khi linh mục trực tiếp truyền phép rượu trước, mà bỏ qua (do quên) truyền phép bánh. Sự thay đổi trong thứ tự truyền phép sẽ không làm mất hiệu lực Thánh Lễ.
Không cần phải nói, các sự lơ đãng như thế hầu như không bao giờ đáng xảy ra, nhưng bản tính con người yếu đuối - và con người linh mục cũng không là ngoại lệ - có nhiều sự bất toàn và hạn chế. Vì thế, các chuyện như trên đã xảy ra rồi. (Zenit.org 22-6-2010)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nếu trong phần truyền phép, sau khi truyền phép bánh xong, linh mục qua đời hoặc quên truyền phép rượu, liệu chúng con có Thánh lễ hiệu lực hay không? Con biết rằng bánh lễ đã truyền phép là Mình Chúa Kitô. Thưa cha, liệu việc truyền phép rượu tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự không? -G. D., Chicago, Mỹ.
Đáp: Tôi xin trả lời, một phần dựa vào sách giáo khoa thần học luân lý và mục vụ của linh mục Henry Davis, Dòng Tên (SJ), xuất bản năm 1935.
Trung tâm của câu trả lời liên quan đến sự gián đoạn của Thánh lễ là:
"Khi một linh mục buộc phải gián đoạn Thánh lễ do bệnh tật hoặc một lý do nghiêm trọng khác, sau khi ngài đã truyền phép một hay hai hình (bánh và rượu) - và dường như ngài không thể phục hồi sức khỏe trong vòng một giờ - thì buộc Thánh lễ phải được tiếp tục cử hành bởi một linh mục khác.
"Trong trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng, ngay cả một linh mục đã bị vạ tuyệt thông, bị huyền chức hoặc vì lý do bất thường khác, có thể hoàn thành Thánh Lễ này.
"Nếu vị linh mục đầu tiên có thể nói năng được, ngài có thể rước lễ từ hai hình đã được truyền phép trong Thánh Lễ
"Nếu không có linh mục nào ngay tại đó, các Mình thánh và chén rượu (dù chưa được truyền phép) nên được đặt trong nhà tạm, cho đến khi một linh mục đến để hoàn tất Thánh Lễ.
"Khoảng thời gian giữa hai lần truyền phép có thể kéo dài bao lâu cũng được, nhưng nên càng sớm càng tốt.
"Nếu rượu chưa truyền phép bị hỏng, hoặc chắc chắn sẽ bị hỏng, trước khi một linh mục đển để truyền phép rượu, thì rượu ấy nên được đổ vào giếng thánh, và được thay thế bằng rượu mới (và thay cả nước nữa), trước khi linh mục đến.
"Chỉ trong các trường hợp rất hiếm và rất khẩn cấp, các hình đã được truyền phép của một Thánh lễ gián đoạn có thể được tiêu thụ ngay. Chẳng hạn nguy cơ gần của sự xúc phạm Mình Máu Thánh, hoặc sự bất khả khách quan để bảo quản an toàn Mình Máu Thánh, như trong điều kiện chiến tranh, hoặc một khí hậu mà rượu vang sẽ chắc chắn bị hỏng, trước khi một linh mục có thể đến để hoàn thành Thánh Lễ.
"Nếu sự gián đoạn xảy ra trước khi truyền phép, mà không có linh mục khác tiếp tục cử hành Thánh lễ, và không có Thánh lễ nào khác vào khoảng thời gian ấy, thì một phó tế, một thầy có chức giúp lễ, hoặc một thừa tác viên ngoại thường có thể lấy Mình Thánh từ nhà tạm, và cho giáo dân rước lễ, trong khi sử dụng Nghi thức Rước lễ ngoài Thánh lễ.
"Nếu sự gián đoạn xảy ra sau khi linh mục đã rước lễ, các thừa tác viên trên đây sẽ cho giáo dân rước lễ trong khi dùng Nghi thức như trên".
Từ những gì đã được nói ở trên, thật là rõ ràng rằng việc truyền phép rượu là tuyệt đối cần thiết cho một Thánh lễ thành sự. Và việc linh mục rước lễ là cần thiết cho sự đầy đủ của nó, như là một dấu hiệu của hy tế. Quả là đúng rằng Chúa Kitô thực sự hiện diện trong các Bánh Thánh ngay sau lúc truyền phép bánh, nhưng hy tế của Thánh lễ đòi hỏi truyền phép cả hai hình bánh và rượu.
Nếu một linh mục quên truyền phép rượu trong chén thánh, và sau đó ngài cho giáo dân rước lễ với các Bánh thánh này, họ vẫn rước Mình Chúa Kitô, nhưng nói cho chặt chẽ, họ đã không tham dự vào hy tế của Thánh Lễ. Thậm chí việc này cũng không giống như việc rước lễ ngoài Thánh lễ, bởi vì Bánh thánh mà họ rước như thế này là kết quả của một hy tế trọn vẹn.
Nếu điều này xảy ra (linh mục quên truyền phép rượu), thì phó tế, thầy có chức giúp lễ, hoặc bất cứ ai khác cần nói ngay với linh mục rằng ngài chưa truyền phép rượu. Linh mục sẽ dừng Kinh nguyện Thánh thể, và truyền phép rượu, trước khi tiếp tục phần còn lại của Kinh nguyện Thánh Thể. Tốt hơn, ngài nên đọc lại phần thứ hai của Kinh Nguyện Thánh Thể, vì các lời nguyện chỉ có ý nghĩa trong sự hiện diện của hy tế đầy đủ. Nếu ngài phát hiện trễ hơn, chẳng hạn trước khi rước lễ, ngài chỉ cần đọc lại lời truyền phép.
Nếu xảy ra trường hợp là linh mục được cho biết là ngài quên truyền phép rượu, sau khi Thánh lễ đã hoàn tất, ngài nên hoàn tất cách riêng tư hy lễ, bằng cách rót rượu và nước vào chén thánh, truyền phép rượu và sau đó uống Máu Thánh (Sanguis).
Các nguyên tắc cơ bản này có thể được áp dụng trong tình huống ít xảy ra hơn, đó là khi linh mục trực tiếp truyền phép rượu trước, mà bỏ qua (do quên) truyền phép bánh. Sự thay đổi trong thứ tự truyền phép sẽ không làm mất hiệu lực Thánh Lễ.
Không cần phải nói, các sự lơ đãng như thế hầu như không bao giờ đáng xảy ra, nhưng bản tính con người yếu đuối - và con người linh mục cũng không là ngoại lệ - có nhiều sự bất toàn và hạn chế. Vì thế, các chuyện như trên đã xảy ra rồi. (Zenit.org 22-6-2010)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Ngước nhìn lên Thánh Giá
Lê Đình Bảng
09:11 19/08/2014
Con biết mình chênh chao, đuối sức
Thuyền nan một lá, mấy dòng khơi
Về đâu, xa bến bờ, xa tít
Vẫn Biển Hồ ngăn chia, rẽ đôi
Chúa có buồn không, khi mướt máu
Có cô đơn than phận làm người
Nghĩ mình, hạt bụi, sương treo, nhỉ
Hỏi Chúa còn yêu con nữa không?
Thao thiết tiếng gà khuya giục giã
Ả hầu ơi, giọt lệ sầu đong
Ngày mai, ra ngã ba đường cái
Em bảo, tôi bội bạc, dối lòng
Chúa biết con, mỗi lần vấp ngã
Là y như hồn vắng tư bề
Những vòng gai, lưỡi đòng, năm dấu
Nửa cõi thiên đàng, nửa bến mê
Tu cả một đời, chưa hiểu rõ
Vì sao, cây thánh giá ra hoa
Lạy trời, mở huệ muôn chim chóc
Để ngát thơm, rực rỡ, chói lòa
Ao ước mình như người trộm ấy
Sống dường hơi và thác dường mây
Một chiều xanh, lá măng tơ quá
Chín phẩm thiên thần cùng chắp tay
Yêu lấy đời dương gian vất vả
Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh
Là yêu thánh giá mình mang vác
Khi ngước nhìn cây nến phục sinh.
Lê Đình Bảng
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Đá
Nguyễn Hùng
20:56 19/08/2014
Ảnh của Nguyễn Hùng
Đá đi
đá đợi, đá về
Đá lăn đá lóc phong sương khôn lường
Bao giờ
cho đủ nắng mưa
Thôi thân đá nặng tan về cát xưa?
(Pleiksor - nth)