Phụng Vụ - Mục Vụ
Cửa Hẹp
Lm Vũđình Tường
01:15 18/08/2022
Kinh Thánh nhắc đến cửa nhiều lần. Cánh cửa hội trường vào tiệc cưới (Mt 25:1-13), tiếp đó là cánh cửa chuồng chiên (Gn 10:1-6), rồi đến cánh cửa cài then người nhà đang ngủ khi bạn đến gõ cửa mượn bánh vào giữa đêm (Lc 11:5-13). Còn một cánh cửa nữa là cửa hẹp. Cửa hẹp đây không phải là cánh cửa nhỏ trong nhà, hay cửa ngoài ngõ mà chính là cánh cửa dẫn vào tâm hồn, cánh cửa nơi con tim mỗi người. Một con tim chạy theo lối sống đi hoang là con tim chọn đi theo con đường thênh thang. Con tim chọn đi theo con đường hẹp là con tim chấp nhận lối sống có nề nếp, ngăn nắp, tin theo đường lối Đức Kitô hướng dẫn. Lối sống này dẫn đến sự sống trường sinh. Xã hội chúng ta đang sống cho thấy ai chọn lối sống bê tha, nghiện rượu chè, ghiền cờ bạc; đời sống thiếu tổ chức người đó thường là mối bận tâm cho gia đình và là gánh nặng cho xã hội. Người chọn lối sống cửa hẹp, sống công chính do Đức Kitô hướng dẫn sẽ gặt hái thành quả rực rỡ ở tuổi trưởng thành. Cuộc sống tâm linh cũng vậy. Ai chọn tin theo Đức Kitô người đó chọn sống trong hy vọng bởi Đức Kitô là Đấng duy nhất có quyền ban sự sống trường sinh. Chọn đi theo con đường hẹp, cửa hẹp không tránh khỏi khó khăn trong cuộc sống. Người môn đệ Đức Kitô thành công không phải là đạt được mục đích mà chính là đi đến mục đích. Qua gian nan, vất vả, phấn đấu, người đó vẫn tiếp tục, không thoái lui, đầu hàng, nhưng tiếp tục tiến bước với Đức Kitô để đi đến đích cuối cùng. Thực ra dù chọn con đường nào, đường rộng thênh thang hay đường hẹp, cả hai đều có khó khăn, chướng ngại. Kitô hữu chọn con đường hẹp không phải chiến đấu một mình bởi, bởi khi gặp khó khăn, Kitô hữu nhận được sự trợ lực, giúp sức từ Đức Kitô. Ngài kêu gọi,
'Hỡi những ai gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức cho' Mt 11,28.
Kitô hữu đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn, Đức Kitô cùng đồng hành với họ. Mỗi lần vấp té, Đức Kitô ban sức mạnh, tăng niềm tin, giúp họ đứng dậy đi tiếp. Chính Đức Kitô trên đường vác thập giá; ba lần té sấp, hai mặt 'hôn' nhau; mặt Ngài chạm mặt đường, cả hai đều dính máu. Mỗi lần như thế Ngài gắng gượng dậy, vác tiếp đến đỉnh đồi Núi Sọ. Ai từ chối đón nhận ơn trợ giúp từ Đức Kitô người đó phải phấn đấu trong cô đơn.
Từ chối đón nhận Đức Kitô đồng nghĩa tự tin vào sự khôn ngoan riêng mình. Cao ngạo dẫn đến kiêu ngạo tin vào khả năng tự cứu mình, không cần Thiên Chúa. Cao ngạo là nguyên nhân từ chối Đức Kitô đến từ Chúa Cha. Không tin Ngài là Thiên Chúa, chủ tể muôn loài và là chủ sự sống. Trong ngày phán xét, ngày mà cánh cửa đã đóng họ mới nhận biết Đấng xét xử họ lại chính là Đấng mà khi thời sinh tiền họ từ chối tin. Biết được sự thật này đã quá trễ. Thời giờ để hoán cải đã đi qua. Điều quan trọng là yêu mến Thiên Chúa, chứ không phải là nghe Ngài giảng, ăn thực phẩm Ngài ban. Yêu Thiên Chúa và mến tha nhân là yếu tố duy nhất, chìa khoá giúp người đó tiến vào cuộc sống trường sinh.
Tin theo Đức Kitô không có nghĩa là không bao giờ làm phật lòng, không bao giờ vấp ngã, phạm tội, không bao giờ thất hứa lời hứa khi lãnh nhận phép Rửa Tội. Con người yếu đuối, sa ngã. Đức Kitô ban phép hoà giải giúp ta trở về với Chúa mỗi khi sa ngã, phạm tội. Sức mạnh của bí tích hoà giải có sức mạnh tha thứ tội ta phạm, liên kết ta với Thiên Chúa. Sức mạnh bí tích hoà giải mạnh hơn tội ta phạm. Sự sống trường sinh Chúa ban cho những ai chân thành yêu mến Chúa.
Người từ Phương Đông, phương Tây vào nước Chúa có nghĩa Chúa không từ chối bất cứ ai đón nhận sự sống Chúa ban. Điều này không có nghĩa tất cả mọi người cùng cư ngụ nơi Thiên Quốc. Đức Kitô tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân. Từ chối đón nhận Chúa, từ chối đón nhận ơn hoà giải chính là chọn sống ngoài nước trời.
Chúa biết mỗi người chúng ta bởi Ngài tạo dựng nên ta. Vì thế câu nói
'Ta không biết ngươi từ đâu tới'c26.
Chính là câu nói người từ chối tin vào Đức Kitô nói với Ngài khi Ngài kêu gọi họ tin theo. Họ đâu biết chính câu nói trên lại là câu họ tự kết án họ. Trong ngày phán xét, Đức Kitô lập lại chính câu miệng họ từ chối cuộc sống trường sinh Đức Kitô trao ban.
Tin theo Đức Kitô là từ bỏ lối sống riêng mình để sống cho Đức Kitô, từ bỏ í riêng mình để í Chúa được thể hiện và chấp nhận mình yếu đuối, cần ơn Chúa. Nếu không có Ngài chúng là chẳng là chi.
TiengChuong.org
The Narrow Door
There are several parables about doors such as the door of the wedding hall (Mat 25,1-13), the door of the sheepfold (John 10,1-6), and the bolted door of a friend who came and asked for food late at night (Lk 11,5-13). There is one more door, the narrow door. The narrow door is not something out there, but rather the door of one's own heart. A wild, untamed heart is considered a wide open door; a well - informed heart is considered a narrow door. The narrow door leads to life and eternal life. Our modern society shows that those who chose to live a loose, unstructured lifestyle early in life could potentially be burdens for society; those who chose to discipline themselves to go through the narrow door at an early age will reap a great reward when they are in maturity. This principle is true to our spiritual journey. Those who chose to enter the narrow door in this life will have eternal life. Walking along a narrow path is a real challenge because narrow path is hard. A successful follower of Jesus is the one who will not give up halfway or surrender when facing difficulty or hardship, but continue to walk in God's way and walk with God till the end. Whatever road one takes, the narrow one or the wide open one, there will be obstacles along the way. Those who follow the narrow path know that in time of need they have extra help which comes from Jesus himself, who once calls us,
'Come to me those who are heavy burden and I will give you rest'. Mt 11,28
When we welcome Jesus into our lives, we live with him and travel with him. Every time we fall, Jesus will empower us, encourage us, to keep going. On the way to the cross, Jesus himself felt not once, but three times, and every time He fell, He rose and continued. Those who deny the help Jesus offers would struggle alone.
Refusing to follow Jesus means that a person trusts in his knowledge. Pride makes that person believe that he can take charge of his own life. God has no place in his heart. Pride blinds him to seeing Jesus who originates from the Father. He is God and the author of life. On judgement day, when the narrow door had already bolted; no one can deny the truth that Jesus comes from God. On that day it was too late for the conversion of the heart. What counts on the judgement day was not about knowing Jesus and dining with him, but what mattered most was one's love for Jesus and others. Loving Jesus with one's mind and heart is the key to the entrance of the narrow door.
In following Jesus, when we failed to love him dearly; we broke the promises we made at baptism. Jesus helps us to reconnect to Him again through the sacrament of reconciliation. Repentance makes us right with God again because God's mercy is stronger than our weakness.
Salvation is God's gift, given to those who love Jesus. People who live in the East and West entering God's kingdom implies that salvation discriminates against no one. It has no boundary. Salvation is for all, but not all to be saved because those who chose to pursue the wicked way will not accept God's gift of salvation. God respects our free choice and saves all those who would love to be saved.
God knows us by name. We are dear to him. God knows us from inside out; so the saying,
'I do not know where you come from' v.26,
mentioned twice in the reading, would not come from God himself. It came from those who rejected Jesus when He called them to follow. On the judgement day, how they had judged God turned out to be of their own judgement as well. Salvation entirely depends on how we love Jesus. Loving him by letting go of our own way to adopt his way of life, of surrendering our own will to make his will be done, and accepting that without him we are nothing.
'Hỡi những ai gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức cho' Mt 11,28.
Kitô hữu đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn, Đức Kitô cùng đồng hành với họ. Mỗi lần vấp té, Đức Kitô ban sức mạnh, tăng niềm tin, giúp họ đứng dậy đi tiếp. Chính Đức Kitô trên đường vác thập giá; ba lần té sấp, hai mặt 'hôn' nhau; mặt Ngài chạm mặt đường, cả hai đều dính máu. Mỗi lần như thế Ngài gắng gượng dậy, vác tiếp đến đỉnh đồi Núi Sọ. Ai từ chối đón nhận ơn trợ giúp từ Đức Kitô người đó phải phấn đấu trong cô đơn.
Từ chối đón nhận Đức Kitô đồng nghĩa tự tin vào sự khôn ngoan riêng mình. Cao ngạo dẫn đến kiêu ngạo tin vào khả năng tự cứu mình, không cần Thiên Chúa. Cao ngạo là nguyên nhân từ chối Đức Kitô đến từ Chúa Cha. Không tin Ngài là Thiên Chúa, chủ tể muôn loài và là chủ sự sống. Trong ngày phán xét, ngày mà cánh cửa đã đóng họ mới nhận biết Đấng xét xử họ lại chính là Đấng mà khi thời sinh tiền họ từ chối tin. Biết được sự thật này đã quá trễ. Thời giờ để hoán cải đã đi qua. Điều quan trọng là yêu mến Thiên Chúa, chứ không phải là nghe Ngài giảng, ăn thực phẩm Ngài ban. Yêu Thiên Chúa và mến tha nhân là yếu tố duy nhất, chìa khoá giúp người đó tiến vào cuộc sống trường sinh.
Tin theo Đức Kitô không có nghĩa là không bao giờ làm phật lòng, không bao giờ vấp ngã, phạm tội, không bao giờ thất hứa lời hứa khi lãnh nhận phép Rửa Tội. Con người yếu đuối, sa ngã. Đức Kitô ban phép hoà giải giúp ta trở về với Chúa mỗi khi sa ngã, phạm tội. Sức mạnh của bí tích hoà giải có sức mạnh tha thứ tội ta phạm, liên kết ta với Thiên Chúa. Sức mạnh bí tích hoà giải mạnh hơn tội ta phạm. Sự sống trường sinh Chúa ban cho những ai chân thành yêu mến Chúa.
Người từ Phương Đông, phương Tây vào nước Chúa có nghĩa Chúa không từ chối bất cứ ai đón nhận sự sống Chúa ban. Điều này không có nghĩa tất cả mọi người cùng cư ngụ nơi Thiên Quốc. Đức Kitô tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân. Từ chối đón nhận Chúa, từ chối đón nhận ơn hoà giải chính là chọn sống ngoài nước trời.
Chúa biết mỗi người chúng ta bởi Ngài tạo dựng nên ta. Vì thế câu nói
'Ta không biết ngươi từ đâu tới'c26.
Chính là câu nói người từ chối tin vào Đức Kitô nói với Ngài khi Ngài kêu gọi họ tin theo. Họ đâu biết chính câu nói trên lại là câu họ tự kết án họ. Trong ngày phán xét, Đức Kitô lập lại chính câu miệng họ từ chối cuộc sống trường sinh Đức Kitô trao ban.
Tin theo Đức Kitô là từ bỏ lối sống riêng mình để sống cho Đức Kitô, từ bỏ í riêng mình để í Chúa được thể hiện và chấp nhận mình yếu đuối, cần ơn Chúa. Nếu không có Ngài chúng là chẳng là chi.
TiengChuong.org
The Narrow Door
There are several parables about doors such as the door of the wedding hall (Mat 25,1-13), the door of the sheepfold (John 10,1-6), and the bolted door of a friend who came and asked for food late at night (Lk 11,5-13). There is one more door, the narrow door. The narrow door is not something out there, but rather the door of one's own heart. A wild, untamed heart is considered a wide open door; a well - informed heart is considered a narrow door. The narrow door leads to life and eternal life. Our modern society shows that those who chose to live a loose, unstructured lifestyle early in life could potentially be burdens for society; those who chose to discipline themselves to go through the narrow door at an early age will reap a great reward when they are in maturity. This principle is true to our spiritual journey. Those who chose to enter the narrow door in this life will have eternal life. Walking along a narrow path is a real challenge because narrow path is hard. A successful follower of Jesus is the one who will not give up halfway or surrender when facing difficulty or hardship, but continue to walk in God's way and walk with God till the end. Whatever road one takes, the narrow one or the wide open one, there will be obstacles along the way. Those who follow the narrow path know that in time of need they have extra help which comes from Jesus himself, who once calls us,
'Come to me those who are heavy burden and I will give you rest'. Mt 11,28
When we welcome Jesus into our lives, we live with him and travel with him. Every time we fall, Jesus will empower us, encourage us, to keep going. On the way to the cross, Jesus himself felt not once, but three times, and every time He fell, He rose and continued. Those who deny the help Jesus offers would struggle alone.
Refusing to follow Jesus means that a person trusts in his knowledge. Pride makes that person believe that he can take charge of his own life. God has no place in his heart. Pride blinds him to seeing Jesus who originates from the Father. He is God and the author of life. On judgement day, when the narrow door had already bolted; no one can deny the truth that Jesus comes from God. On that day it was too late for the conversion of the heart. What counts on the judgement day was not about knowing Jesus and dining with him, but what mattered most was one's love for Jesus and others. Loving Jesus with one's mind and heart is the key to the entrance of the narrow door.
In following Jesus, when we failed to love him dearly; we broke the promises we made at baptism. Jesus helps us to reconnect to Him again through the sacrament of reconciliation. Repentance makes us right with God again because God's mercy is stronger than our weakness.
Salvation is God's gift, given to those who love Jesus. People who live in the East and West entering God's kingdom implies that salvation discriminates against no one. It has no boundary. Salvation is for all, but not all to be saved because those who chose to pursue the wicked way will not accept God's gift of salvation. God respects our free choice and saves all those who would love to be saved.
God knows us by name. We are dear to him. God knows us from inside out; so the saying,
'I do not know where you come from' v.26,
mentioned twice in the reading, would not come from God himself. It came from those who rejected Jesus when He called them to follow. On the judgement day, how they had judged God turned out to be of their own judgement as well. Salvation entirely depends on how we love Jesus. Loving him by letting go of our own way to adopt his way of life, of surrendering our own will to make his will be done, and accepting that without him we are nothing.
Ngày 19/08: Bản chất của Tình Yêu – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:42 18/08/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?” Đức Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”
Đó là lời Chúa
Phải chăng ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ ?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:43 18/08/2022
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN
PHẢI CHĂNG NGOÀI GIÁO HỘI KHÔNG CÓ ƠN CỨU ĐỘ?
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Ai sẽ được cứu độ và bao nhiêu người được cứu? Đó là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm, thường được đặt ra vào thời Chúa Giêsu và ngay cả ngày hôm nay.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Đối với những người Do Thái, họ quan niệm rằng: Để được cứu độ, phải thuộc về dân Do Thái, theo đạo Do Thái, nói tiếng Do Thái và sống trên đất Do Thái.
Ngày xưa, Giáo Hội Công Giáo chúng ta cũng có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ” (thánh Ciprianô). Một thời, quan niệm này đã bị hiểu một cách méo mó và nó cũng đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu dài hàng thế kỷ. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Trong hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội. Có thể gọi họ là “những Kitô hữu vô danh” (theo ngôn ngữ của nhà thần học Karl Rahner).
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ (x 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ. Ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai.
Một cách thú vị, Lời Chúa hôm nay đề cập đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Ở bài đọc I, tiên tri Isaia loan báo về viễn tượng cánh chung trời mới đất mới của nhân loại, trong ngày đó Thiên Chúa quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ về với Người (x. Is 66,18-21). Theo đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa là phổ quát, dành cho hết mọi người. Cũng theo hướng này, bài Tin Mừng loan báo: “Người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa.” Vâng, ý định của Thiên Chúa là cứu độ hết mọi người, đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho tất cả chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội.
2- Nhưng làm sao để được cứu độ?
Nói như thế không có nghĩa là ơn cứu độ chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa thôi, nhưng để được cứu độ, con người cần sự cộng tác với Thiên Chúa. Thánh Augustinô có một câu nói rất nổi tiếng: “Để dựng nên con, thì Thiên Chúa không cần đến con, nhưng để cứu độ con, thì Thiên Chúa cần đến con.”
Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay không trực tiếp trả lời có bao nhiêu người được cứu, nhưng Người chỉ cho chúng ta làm sao để được cứu độ khi nói: “Các ngươi hãy cố gắng vào cửa hẹp.” Người đang nói tới sự cộng tác của con người. Đó là nét đẹp của Thiên Chúa của Kitô giáo. Người không tự làm hết mọi sự, không “bao sân” nhưng Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người để cứu độ mình. Nếu Người làm hết thì không còn công trạng của chúng ta nữa.
Giống như muốn thi đậu thì phải ôn luyện kỹ càng. Muốn chơi bóng giỏi thì phải tập luyện mỗi ngày. Muốn tránh cao mỡ và cao máu thì phải kiêng dầu mỡ và muối. Muốn có thân hình đẹp, phải luyện tập và phải ăn kiêng. Cũng vậy, muốn vào thiên đàng thì phải làm gì? Phải “khổ chế,” phải bước “vào cửa hẹp” để đạt tới ơn cứu độ và hạnh phúc.
3- Vào cửa hẹp
Vậy, vào cửa hẹp có nghĩa là gì? Xin thưa là bước vào con đường của hy sinh, khổ luyện, hay nói cách khác, đó là bước theo con đường thập giá mà Chúa Kitô đã đi. “Vào cửa hẹp” là nói không với những cám dỗ của những phim ảnh đồi trụy, những cuộc tình trộm vụng; nói không với những cách kiếm tiền phi đạo đức và phi nhân bản; nói không với những thái độ tự cao tự đại, gây chia rẽ hận thù…
“Vào cửa hẹp” là sống các giá trị của Tin Mừng, sống thật thà và trong sạch, sống bác ái và giúp đỡ tha nhân, nhất là đối với những người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcuta nói rằng: “Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên lòng bác ái. Bác ái là thẻ căn cước đích thực cho phép chúng ta bước qua cửa hẹp vào Thiên Đàng.”
“Vào cửa hẹp” là để cho Chúa “quở trách… sửa dạy… và đánh đòn” (Dt 12,5-6) khi chúng ta sai lỗi. Bởi vì, Chúa thương mới “cho roi cho vọt,” nghĩa là để Người sửa dạy chúng ta.
Khi nói có như thế với Chúa, chúng ta đang đi vào cửa hẹp, cửa dẫn chúng ta tới hạnh phúc, tới ơn cứu độ, tới Thiên Chúa là hạnh phúc vĩnh cửu của chúng ta. Hạnh phúc đó, ơn cứu độ đó đã bắt đầu từ ngày hôm nay rồi. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 18/08/2022
36. Tình yêu không phải cái gì khác, nhưng là hoàn toàn hy sinh chính mình.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 18/08/2022
74. THẦN TÀI XỬ ÁN
Một hôm đồng tiền và cái đỉnh bằng đồng tranh luận với nhau về giá trị cao thấp, tranh luận rất lâu mà không kết thúc, bèn cùng nhau đến thần tài để kiện cáo.
Đồng tiền thưa chuyện:
- “Con và nó đều là đồng, nó to lớn nhưng một chút tài năng cũng không có, chỉ trưng bày nơi thính đường lạc viện để người ta đến tham quan, nhưng người ta lại không động gì đến giá trị cao thấp để mua nó. Con là vật quý của quốc gia, chuyên môn phụ trách lưu thông sản phẩm thương nghiệp, tiện lợi cho quốc kế dân sinh, nhưng người thế gian vẫn cứ kêu con là thứ đồng thúi. Con có công với người nhưng lại nhận cái tên rất xấu này, thật là bất công, xin ngài làm ra một biểu quyết công chính giùm con”.
Đỉnh đồng nói:
- “Vua Đại Vũ đúc cửu đỉnh, trở thành báu vật truyền quốc của các hoàng đế, sao tôi lại không được tôn trọng chứ?”
Thần tài thở dài nói:
- “Vụ án này ta không thể xử được, các hoàng đế sau này không có cái đỉnh nhưng vẫn là hoàng đế, có thể người xưa không thể không dùng đồng tiền. Bây giờ phong khí không giống thời xưa mộc mạc thật thà nữa, thường thường người có công lớn ở nhân thế thì lại bị chửi, và người có tiếng tăm tốt thì chẳng qua là che đậy cái bình yên mà bên ngoài nhìn rất bắt mắt. Rất nhiều tình huống như thế, thì ta làm được gì chứ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 74:
Thời nay có những vụ án lớn hơn và nặng gấp mấy cái đỉnh đồng, nhưng hể có “thần tài” nhúng tay vào thì giải quyết êm thấm nhẹ nhàng, bởi vì thần tài tuy không phải là quan án nhưng là “thủ tục đầu tiên” của các quan án biến chất, mà đôi lúc quan án xét xử chỉ là những cái tên kêu cho hay cho đẹp mà thôi.
Đồng tiền được gọi là đồng thúi khi nó được người ta dùng làm chuyện bất lương, nó càng thúi tha hơn khi đồng tiền kiếm được do tham nhũng, hối lộ và bốc lột người nghèo.
Có một vài người cứ dựa vào tiền bạc để kiện cáo thay cho mình, có người dùng tiền bạc để đánh bóng bộ mặt bên ngoài của mình, nhưng thần tài cũng có những lúc than thở không xử được, vì gặp những vị quan liêm chính có lương tâm của người Ki-tô hữu, mà lương tâm của người Ki-tô hữu chính là có thì phải nói có, không thì phải nói không (Mt 5, 37).
Thần tài không xử án được cũng vì những vị lòng người thay trắng đổi đen quá nhanh khi có hơi hám “đồng”...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm đồng tiền và cái đỉnh bằng đồng tranh luận với nhau về giá trị cao thấp, tranh luận rất lâu mà không kết thúc, bèn cùng nhau đến thần tài để kiện cáo.
Đồng tiền thưa chuyện:
- “Con và nó đều là đồng, nó to lớn nhưng một chút tài năng cũng không có, chỉ trưng bày nơi thính đường lạc viện để người ta đến tham quan, nhưng người ta lại không động gì đến giá trị cao thấp để mua nó. Con là vật quý của quốc gia, chuyên môn phụ trách lưu thông sản phẩm thương nghiệp, tiện lợi cho quốc kế dân sinh, nhưng người thế gian vẫn cứ kêu con là thứ đồng thúi. Con có công với người nhưng lại nhận cái tên rất xấu này, thật là bất công, xin ngài làm ra một biểu quyết công chính giùm con”.
Đỉnh đồng nói:
- “Vua Đại Vũ đúc cửu đỉnh, trở thành báu vật truyền quốc của các hoàng đế, sao tôi lại không được tôn trọng chứ?”
Thần tài thở dài nói:
- “Vụ án này ta không thể xử được, các hoàng đế sau này không có cái đỉnh nhưng vẫn là hoàng đế, có thể người xưa không thể không dùng đồng tiền. Bây giờ phong khí không giống thời xưa mộc mạc thật thà nữa, thường thường người có công lớn ở nhân thế thì lại bị chửi, và người có tiếng tăm tốt thì chẳng qua là che đậy cái bình yên mà bên ngoài nhìn rất bắt mắt. Rất nhiều tình huống như thế, thì ta làm được gì chứ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 74:
Thời nay có những vụ án lớn hơn và nặng gấp mấy cái đỉnh đồng, nhưng hể có “thần tài” nhúng tay vào thì giải quyết êm thấm nhẹ nhàng, bởi vì thần tài tuy không phải là quan án nhưng là “thủ tục đầu tiên” của các quan án biến chất, mà đôi lúc quan án xét xử chỉ là những cái tên kêu cho hay cho đẹp mà thôi.
Đồng tiền được gọi là đồng thúi khi nó được người ta dùng làm chuyện bất lương, nó càng thúi tha hơn khi đồng tiền kiếm được do tham nhũng, hối lộ và bốc lột người nghèo.
Có một vài người cứ dựa vào tiền bạc để kiện cáo thay cho mình, có người dùng tiền bạc để đánh bóng bộ mặt bên ngoài của mình, nhưng thần tài cũng có những lúc than thở không xử được, vì gặp những vị quan liêm chính có lương tâm của người Ki-tô hữu, mà lương tâm của người Ki-tô hữu chính là có thì phải nói có, không thì phải nói không (Mt 5, 37).
Thần tài không xử án được cũng vì những vị lòng người thay trắng đổi đen quá nhanh khi có hơi hám “đồng”...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chọn đường nào?
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:35 18/08/2022
Nếu có hai con đường dẫn đến thủ đô, một đường cao tốc rộng thoáng và một đường chật hẹp khó đi, tất nhiên ai nấy đều muốn chạy trên đường cao tốc.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực tinh thần, muốn đạt tới quê trời, thì phải đi con đường chật hẹp, phải qua cửa hẹp mà vào. Vì thế, Chúa Giê-su dạy:
“Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.”
Chọn đường chật mà đi, chọn cửa hẹp mà vào như Chúa mời gọi thì thật là phiền toái, đòi hỏi nhiều hy sinh và theo lẽ tự nhiên, đó là điều không ai thích.
Tại sao không chọn đường rộng mà đi, không chọn cửa rộng mà vào cho thoải mái?
Chúa Giê-su cho ta câu trả lời:
“Vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”. (Mt 7,13-14).
Qua lời nầy, Chúa Giê-su lưu ý chúng ta hai điều quan trọng:
Thứ nhất, “Cửa rộng và đường thênh thang đưa đến diệt vong.”
Cuộc đời lão phú hộ được Chúa Giê-su nêu lên trong Tin mừng Lu-ca tiêu biểu cho hạng người chọn đi đường thênh thang rộng rãi. Hằng ngày ông chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, tiêu xài xa hoa phung phí… chẳng chút quan tâm đến anh La-da-rô khốn khổ đói khát đang ngồi ăn xin trước cổng nhà mình. Thế là sau khi từ giã đời nầy, ông phải trầm luân trong hỏa ngục (Lc 16,19-31).
Tương tự như thế, người đi đường rộng là người ham mê lạc thú đời nầy, mải mê ăn uống nhậu nhẹt vui chơi, bỏ quên những người nghèo khổ, là người mua sắm những đồ dùng sang trọng xa xỉ mắc tiền mà chẳng biết chia cơm xẻ áo cho người thiếu thốn…
Chúa Giê-su báo cho biết sống như thế là đi đường rộng, là đường đưa đến diệt vong.
Thứ hai, “Cửa hẹp và đường chật đưa đến sự sống.”
Trong cuộc sống đời thường,
Muốn đạt được bất cứ thành tích nào thì cũng phải kinh qua nhiều gian truân, khổ ải, phải kiên trì rèn luyện thường xuyên.
Muốn đoạt huy chương vàng hay bạc trong các cuộc thi đấu thể thao, các lực sĩ phải kiên trì luyện tập ngày đêm;
Muốn đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu, học sinh và nghiên cứu sinh phải miệt mài học hỏi không ngừng…
Nói chung, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải “cố công mài sắt mới có ngày nên kim.”
Còn những kẻ ngồi chờ thời, không ra công luyện tập, hy sinh, phấn đấu… thì chẳng đạt được thành tích nào và những ai “nằm há miệng chờ sung” thì chẳng được gì.
Trong lĩnh vực thiêng liêng, đi cửa hẹp là hy sinh, quên mình để phục vụ: Thay vì yến tiệc linh đình thì giảm bớt chi tiêu, chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói; thay vì mua sắm những đồ tiêu dùng sang trọng xa xỉ mắc tiền thì biết tiết kiệm để giúp cho những người thiếu thốn. Đi đường hẹp là xoá bỏ cái tôi vị kỷ để sống vị tha sẵn sàng hy sinh phục vụ những người chung quanh mình.
Hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào” và Ngài khẳng định rằng những ai theo con đường chật hẹp nầy sẽ được cứu độ và hưởng phúc trường sinh.
Lạy Chúa Giê-su,
Mặc dù Ngài là Chúa tể quyền năng, nhưng khi hạ thân xuống thế làm người, Chúa đã chọn con đường hẹp, con đường hy sinh quên mình, con đường thập giá để cứu độ muôn dân.
Xin ban ơn giúp sức để chúng con biết nối gót chân Ngài, chọn theo con đường hẹp như Chúa để được hưởng phúc đời đời với Chúa trên thiên quốc. Amen.
Sự định hình của Thánh Thần
Lm. Minh Anh
22:53 18/08/2022
SỰ ĐỊNH HÌNH CỦA THÁNH THẦN
“Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi, và các ngươi sẽ được hồi sinh!”.
B. Pascal cho biết, bên trong mỗi người có “một chân không hình Chúa”. Chân không này chỉ có thể được lấp đầy bởi chính Chúa; đó phải là công việc và là ‘sự định hình của Thánh Thần!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng “một chân không hình Chúa” lấp đầy bởi Thánh Thần, được minh hoạ qua Lời Chúa hôm nay! Ở đó, vai trò của Thánh Thần trong đời sống Kitô hữu và đời sống Giáo Hội nổi bật. Câu chuyện ‘Thung Lũng Chết’ đầy kịch tính của Êzêkiel nói đến sự hồi sinh và ‘sự định hình của Thánh Thần’; câu chuyện Tin Mừng nói đến sự dun giúi của Ngài, từ đó, mỗi người có thể sống trọn vẹn hai giới răn hàng đầu.
Qua Êzêkiel, Thiên Chúa ngỏ lời hy vọng với Israel, một dân đang tuyệt vọng giữa chốn lưu đày, một dân đang than van, “Xương cốt chúng tôi đã khô, hy vọng của chúng tôi đã tiêu tan, chúng tôi đã rồi đời!”. Đáp lại, Thiên Chúa hứa với dân, Ngài sẽ cho họ đứng dậy như những bộ xương khô trong thung lũng đã đứng dậy; Ngài sẽ thổi hơi vào họ và họ sẽ hồi sinh, “Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi, và các ngươi sẽ được hồi sinh!”. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm khoảnh khắc của những ‘thung lũng chết’ trong đời mình; chúng ta cảm thấy cạn kiệt sức hơi, tuyệt vọng đến mức không còn đứng vững. Vậy mà, Thiên Chúa, Đấng Emmanuel đang có mặt để thổi hơi sự sống vào chúng ta, đổ Thần Khí Ngài vào chúng ta, để chúng ta sớm được hồi sức và hồi sinh. Ngài ở bên chúng ta, ở với chúng ta, trong chúng ta. Hãy mở rộng tâm hồn, mở rộng trái tim, đón Ngài và nhận ‘sự định hình của Thánh Thần’ Ngài!
Trong bài Tin Mừng, một người thông luật hỏi Chúa Giêsu, giới răn nào trọng nhất? Không trả lời trực tiếp, Ngài trích dẫn sách Luật để có một câu trả lời kép: kính mến Chúa và yêu thương người! Thánh Thần sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến với Thiên Chúa và tha nhân, đẩy chúng ta vượt quá khuynh hướng quy về mình; dạy chúng ta kính mến Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết hết trí khôn; đồng thời, giúp chúng ta có khả năng sống tình yêu thiên linh đó với anh chị em mình, yêu tha nhân như yêu bản thân. Những gì Chúa Giêsu nói ở đây chính là ‘sự định hình của Thánh Thần’, cũng là điều đã định hình cuộc sống dương thế của Ngài.
Thị kiến của Êzêkiel thật ấn tượng. Nó có khả năng khơi dậy lòng tin và hy vọng. Chúa cho Êzêkiel thấy một đống xương tách rời nhau và khô đét. Một khung cảnh hoang tàn... Hãy tưởng tượng, cả một thung lũng đầy xương! Ngài yêu cầu Êzêkiel cầu khẩn Thần Khí xuống trên chúng. Ngay lúc đó, các xương di chuyển, chúng bắt đầu xích lại gần nhau, liên kết với nhau. Những dây thần kinh đầu tiên, và sau đó, là da thịt phát triển; theo cách này, chúng tạo thành một cơ thể hoàn chỉnh, tràn đầy sức sống. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đây là hình ảnh của Giáo Hội, một ‘sự định hình của Thánh Thần!’, một kiệt tác; trong đó, Thánh Thần thổi vào mỗi người sự sống mới của Đấng Phục Sinh; đặt họ bên cạnh nhau, mỗi người phục vụ và nâng đỡ người khác. Nhờ đó, chúng ta nên một thân thể duy nhất, được xây dựng trong hiệp thông và yêu thương, hầu kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương người khác như chính mình.
Anh Chị em,
“Ta sẽ đặt thần khí của Ta vào trong các ngươi, và các ngươi sẽ được hồi sinh!”. Chính Thánh Thần sẽ lấp đầy “cái chân không hình Chúa” trong mỗi người bằng những ân huệ của Ngài. Nhờ ‘sự định hình của Thánh Thần’, ‘Cái Tôi’ to đùng của chúng ta, vốn những muốn chiếm chỗ ở đó, sẽ bị đẩy ra ngoài. Chúa Thánh Thần sẽ “rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích”; Ngài sẽ “uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường”. Ngài sẽ thiêu huỷ những gì là tục luỵ, nhuốc nha, hầu mỗi người có thể sống đời sống mới, đời sống con cái Chúa với một trái tim, một tâm hồn toàn bích mới!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng làm cho sống, này con phó toàn thân con. Xin tái tạo con theo ‘sự định hình của Thánh Thần’; được như thế, con cũng sẽ trở nên một kiệt tác! Tại sao không?”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đàn áp gia tăng trên Thế Giới: ở Philippines làm từ thiện có thể bị buộc tội tài trợ khủng bố, dù là các bà Sơ.
Trần Mạnh Trác
10:09 18/08/2022
Tội trạng:
Theo tin UCAnews do phóng viên Joseph Peter Calleja viết ngày 16 tháng 8 năm 2022 thì một bản truy tố hình sự đã được đệ trình lên toà án, số bị cáo là 16 người, trong đó có nhiều nữ tu. Sự cáo buộc là họ tài trợ cho những kẻ khủng bố và vi phạm luật chống khủng bố của Philippines.
Bản truy tố đã được Bộ Tư pháp đệ trình ngày 15 tháng 8 lên tòa án cuả thành phố Iligan ở Mindanao, tố cáo rằng bị cáo tài trợ cho Đảng Cộng sản Philippines (CPP) và cho lực lượng vũ trang của nó có tên là Quân đội Nhân dân Mới (NPA), là những tổ chức khủng bố trong danh sách cuả chính phủ Philippines.
Cáo buộc chống các nữ tu, mà danh tính vẫn chưa được tiết lộ, được đưa ra vài ngày sau khi Ủy ban Ngôn ngữ Philippines ra lệnh cấm năm cuốn sách giáo khoa vì có nội dung khuyến khích khủng bố. Như vậy vụ truy tố này có thể là phần khởi đầu cuả một chiến dịch trấn áp mới của tân chính quyền ở Philippines.
"Luật chống khủng bố cuả Philippines định nghĩa và xử phạt hành vi tài trợ khủng bố là: hỗ trợ tài chính chẳng hạn như quyên góp, bao gồm mọi việc chuyển giao bất kỳ loại tài sản hoặc ngân quỹ nào, hoặc bằng các dịch vụ tài chính và các dịch vụ liên quan khác, cho một cá nhân hoặc cho một nhóm bị chính phủ chỉ định là khủng bố,” theo lời luật sư cuả Bộ Tư pháp là Mico Clavano nói với các phóng viên vào ngày 15 tháng 8.
Luật sư Clavano nói rằng nếu tòa án đồng ý, thì toà có thể phát lệnh bắt giam các bị cáo, bao gồm cả các nữ tu.
“Cáo buộc là tài trợ khủng bố, và luật quy định rằng hành vi phạm tội không thể cho tại ngoại hầu tra được, họ sẽ phải ngồi tù trong khi phiên tòa diễn ra… Đó là những gì luật pháp quy định,” Clavano nói thêm.
Không có cơ hội để tự vệ:
Nếu bị kết tội, các nữ tu sẽ bị giam tù 40 năm và tiền phạt từ 500.000 đến 1 triệu peso (10.000-20.000 USD).
Bộ Tư pháp nói rằng cáo buộc dựa vào lời khai của nhân chứng, là hai cựu thành viên của Quân đội Nhân dân Mới.
“Theo lời khai, các nữ tu đã... soạn thảo lời kêu gọi đến các nhà tài trợ ở nước ngoài." Bộ Tư pháp tuyên bố.
Tuy nhiên, nhiều nhóm nhân quyền cho biết Bộ Tư pháp đã giữ bí mật việc nộp hồ sơ vụ án trước khi các bị cáo có thể giải thích.
“Một số trường hợp truy tố phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm, nhưng trường hợp cuả các nữ tu chỉ có vài tuần. Họ không được cho cơ hội để tự bào chữa vì nhà chức trách không chứng minh được là họ có liên quan”, theo hội 'Samahang Layko ng Pilipinas,' một hiệp hội giáo dân Công Giáo ở Philippines, cho biết.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nói rằng các nữ tu đã được trao cơ hội nhưng đã không làm như vậy.
"Bộ Tư pháp và bộ trưởng [Jonvic] Remulla đã hành động giống như một tòa án của Philatô" là lời cuả nhóm 'Student Christian Movement' của Philippines, một nhóm sinh viên đại kết. "Bộ Tư pháp nên đưa ra bằng chứng về việc cơ hội khiếu nại đã bị các nữ tu “cố tình” không làm, hay phải chăng cơ hội đó đã bị che giấu để chính phủ có thể nhanh chóng kết thúc hồ sơ?"
Gắn thẻ đỏ:
“Bộ Tư pháp và bộ trưởng [Jonvic] Remulla đã hành động giống như Philatô khi cáo buộc những người của Giáo hội có thành tích giúp đỡ nông dân ở vùng nông thôn,” nhóm sinh viên tuyên bố.
Nhiều thành viên của Giáo hội thường bị chính phủ buộc tội giúp đỡ người cộng sản khi họ đi truyền giáo.
Hội 'Nhà Truyền giáo Nông thôn của Philippines' là một tổ chức quốc gia cuả Giáo hội, bao gồm nhiều linh mục và giáo dân. Hội thúc đẩy việc thăng tiến các quyền cuả người nông dân, ngư dân và dân bản địa, đồng thời giáo dục họ về các quyền của họ.
Vì vận động như thế nên họ thường bị chính phủ Philippines “gắn thẻ đỏ”.
"Gắn thẻ đỏ" (Red-tag,) còn được gọi là "Gài bẫy thẻ đỏ" (red-baiting,) là việc gắn nhãn độc cho một cá nhân hoặc một nhóm là "khủng bố" hoặc "cộng sản" vì họ chỉ trích chính phủ.
Nó giống như việc 'Ghi Sổ Đen Phòng Nhì' thời Pháp thuộc ở VN ngày xưa, tức là bị ghi tên vào cuốn sổ bìa đen ở phòng An Ninh, phòng 2, để bị theo dõi và thường là bị thủ tiêu sau đó.
Sự tàn ác này đã được nhiều chính phủ liên tiếp ở Philippines sử dụng để trấn áp đối lập kể từ năm 1969.
Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, chính trị gia và nhiều tổ chức đã là những nạn nhân cuả việc gắn thẻ đỏ.
Chính phủ vẫn biện hộ cho việc gắn thẻ đỏ là một chiến thuật để chống nổi dậy.
Canada? Tội phạm chống Công Giáo tăng 260% cao nhất Thế Giới !
Trần Mạnh Trác
11:51 18/08/2022
(ZENIT News / Ottawa, 16.08.2022).- Theo dữ liệu chính thức của Viện Thống Kê Canada công bố vào ngày 2 tháng 8 vừa qua về tội phạm chống tôn giáo, thì Canada có một vị trí tồi tệ không thua các quốc gia thấp nhất như Nicaragua và Venezuela.
Theo con số tội phạm bạo lực do cảnh sát Canada tiết lộ, thì gia tăng nhiều nhất là các tội phạm chống lại người Công Giáo, tăng 260% từ năm 2020 đến năm 2021.
Tội phạm bài Do Thái tăng 47% và chống Hồi giáo cũng tăng 71 %.
Liên đoàn Dân quyền Công Giáo báo cáo rằng những tấn công bạo lực và phá hoại chống Giáo Hội Công Giáo đã bùng phát sau khi có những tin đồn về những sự kiện xảy ra tại các trường tập trung trẻ em của các dân tộc bản địa ở Canada, thí dụ sau khi có tin đồn về những ngôi mộ tập thể ở các trường nội trú, dù cho lúc đó chưa hề có chứng cớ rõ ràng.
Tuy nhiên, việc 'Bài tôn giáo' nói chung không chỉ thể hiện ở những hành vi phá hoại ẩn danh, do một số người thực hiện, mà còn thể hiện trên cấp độ chính sách cuả chính quyền, như vào năm 2018, Tòa án Tối cao của Canada đã phán quyết rằng nếu một sinh viên Luật tốt nghiệp từ Đại học Cơ đốc giáo TWU (Trinity Western University cuả Tin Lành Anh Giáo) mà phản đối “hôn nhân đồng giới”, thì anh ta không thể hành nghề ở hai tỉnh cuả Canada (British Columbia, Ontario.)
Giáo Hội tại Liberia thông báo về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Lewis Zeigler
Đặng Tự Do
16:57 18/08/2022
Một vị Tổng Giám Mục lỗi lạc của Giáo Hội Công Giáo ở Liberia, Đức Cha Lewis J. Zeigler đã qua đời.
Một tuyên bố được ký bởi Cha Gabriel Blamo Jubwe, Chưởng ấn Giáo phận cho biết như sau “Với một trái tim nặng trĩu và nỗi buồn lớn, chúng tôi, các thành viên của linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Monrovia, thông báo về cái chết của vị Tổng Giám mục kính yêu của chúng tôi, Đức Tổng Giám Mục Lewis Jerome Zeigler. Sự kiện đáng buồn xảy ra vào tối Thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 năm 2022, tại Bệnh viện Công Giáo, Monrovia”.
“Chúng tôi vui mừng khi biết rằng Đức Tổng Giám Mục đã ra đi bình an sau khi sức khỏe của ngài chuyển sang giai đoạn tồi tệ nhất trong vài tuần qua. Việc sắp xếp tang lễ sẽ được thông báo ngay sau khi chúng tôi hoàn tất.”
Sinh năm 1944 tại Harrisburg thuộc Liberia, thầy Lewis Jerome Zeigler được thụ phong linh mục ở Monrovia vào ngày 22 tháng 12 năm 1974 và được tấn phong Giám Mục tại giáo phận Gbarnga chỉ hơn một thập kỷ sau đó vào ngày 17 tháng 11 năm 1986. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Zeigler làm Giám mục Gbarnga và Zeigler và được tấn phong giám mục vào ngày 9 tháng 11 năm 2002 bởi Đức Tổng Giám Mục Michael Kpakala Francis tại nhà thờ chính tòa Gbarnga.
Sau đó, ngài được chuyển đến Monrovia vào năm 2009 sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 bổ nhiệm ngài làm giám mục phó với quyền kế vị cho Đức Tổng Giám Mục Michael Kpakala Francis. Năm 2011, ngài trở thành Tổng Giám mục của Monrovia sau khi Đức Tổng Giám Mục Francis từ chức. Vào ngày 11 tháng 6 năm 2018, ngài đã có chuyến thăm đầu tiên “ad limina” tới Rôma.
Đức Tổng Giám Mục Lewis J. Zeigler được nhớ đến như một mục tử khôn ngoan, nhiệt thành, và lỗi lạc đã hướng dẫn tổng giáo phận đến những thành công ngoạn mục trong sứ vụ truyền giáo.
“Lạy Chúa, xin ban ơn yên nghỉ vĩnh hằng cho Đức Tổng Giám Mục và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên ngài. Cầu mong linh hồn của ngài và linh hồn của các tín hữu đã ra đi, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, được yên nghỉ trong bình an,” thông cáo viết.
Source:liberianobserver.com
Sứ thần Tòa thánh Visvaldas Kulbokas chủ sự lễ đăng quang vương miện cho Đức Mẹ ở Odessa
Đặng Tự Do
16:58 18/08/2022
Hôm 15 tháng 8, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tượng Đức Mẹ tại Nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh ở Odesa đã nhận vương miện của Đức Giáo Hoàng. Lễ đăng quang vương miện do Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine, là Tổng giám mục Visvaldas Kulbokas, chủ sự.
Vương miện này của Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép vào ngày 3 tháng 8.
Phát biểu tại Vatican về ý nghĩa của lễ đăng quang biểu tượng này đối với Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas nhấn mạnh:
“Có một cuộc chiến tranh ở Ukraine và rất nhiều đau thương, rất nhiều đau khổ, và trong một giai đoạn bi thảm như vậy, Mẹ của Thiên Chúa là người bảo vệ chúng ta. Đây là một hành động khác của việc ủy thác Ukraine cho Đức Trinh Nữ Maria. Hành động thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Thánh Cha cùng với các giám mục trên thế giới thực hiện, và chúng ta đang lặp lại hành động hiến dâng này cho chính mình, Ukraine và toàn thế giới mỗi ngày. Khi chúng ta nhìn thấy một hoàn cảnh bi thảm như vậy trước mắt mình, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc hướng về Mẹ Thiên Chúa, Đấng Bảo vệ của chúng ta. Trong điều kiện của một cuộc chiến tranh thảm khốc như vậy trên khắp Ukraine, và trong thời kỳ này, trước hết là ở các vùng Mykolaiv, Kharkiv, Zaporizhia và Odesa, mỗi sáng thức dậy, chúng ta biết ơn Chúa về cuộc sống, vì món quà của một ngày mới. Chúng ta cầu xin Mẹ Thiên Chúa che chở chúng ta, về thể xác và tinh thần. Đây là thời điểm của sự hiệp nhất: sự hiệp nhất của chúng ta với Mẹ Thiên Chúa và với toàn thể Thiên đàng. Tình hình vẫn còn bi thảm, có rất nhiều sự tàn ác, tra tấn, và thậm chí là pháo kích nhằm vào xe cứu thương, bệnh viện và trẻ em - những hành động tàn bạo kinh khủng đến mức có khả năng cám dỗ con người rơi vào cơn giận dữ và đánh mất sự bình an nội tâm, tràn ngập lòng thù hận. Vào những lúc như vậy, chúng ta cầu xin Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu, để lòng chúng ta không phải ngập tràn hận thù, nhưng can đảm, kiên nhẫn, trong tinh thần tử đạo và tin tưởng vào Chúa”.
Theo Sứ thần, việc Đức Giáo Hoàng đăng quang một bức tượng cho Ukraine là một cử chỉ kết nối người kế vị Thánh Phêrô với các Giáo Hội địa phương. Trong trường hợp này, với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Ukraine, với thành phố Odesa.
“Những cử chỉ này là một phần của truyền thống của Giáo hội: vào những thời điểm đặc biệt trang trọng, Đức Giáo Hoàng được yêu cầu ban phép lành, đặc biệt, là ban phép lành cho các vương miện dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Như chúng ta đã biết, Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại lời cầu nguyện của mình và kêu gọi tất cả các Kitô hữu và toàn thế giới trong mọi cơ hội hãy cầu nguyện cho Ukraine, cầu nguyện cho hòa bình. Trái tim của ngài dành cho những người dân Ukraine đang đau khổ. Vì vậy, chúng ta biết rằng chiếc vương miện này, đến từ Rôma sau khi được Đức Thánh Cha làm phép, là một dấu hiệu rất cụ thể cho lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha, đầy sự đồng cảm, được thực hiện từ tận đáy lòng của ngài. Đây là một dấu hiệu rất lớn về sự hợp nhất của toàn thể giáo hội và của chúng ta với Đức Thánh Cha. Và trong sự đoàn kết, chúng ta mạnh mẽ,” Đức Sứ thần Tòa Thánh Visvaldas Kulbokas nói.
Source:RISU
Cảnh sát quấy rối buộc linh mục phải cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ ở Nicaragua
Đặng Tự Do
16:59 18/08/2022
Một nhóm cảnh sát từ chế độ độc tài Daniel Ortega ở Nicaragua đã đến một giáo xứ vào ngày 16 tháng 8 với ý định bắt giữ cha sở, khiến cha phó xứ phải cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ.
Theo ACI Prensa, sáng 16 tháng 8, cảnh sát đã đến bắt cha sở của giáo xứ Santa Lucía ở Giáo phận Matagalpa, là Cha Vicente Martín.
Một người ở giáo xứ, người muốn giấu tên vì lo sợ cho sự an toàn cá nhân của mình “và vì chúng tôi không biết liệu điện thoại có bị nghe trộm hay không”, nói rằng cảnh sát đến nhà thờ lúc 5:55 sáng theo giờ địa phương và rằng ngày hôm trước họ cũng đã ở đó vào buổi chiều.
“Để bảo vệ cha sở của giáo xứ, Cha Sebastián López, là cha phó xứ, đã ra ngoài và tìm mọi cách để ngăn không cho họ vào bên trong ngôi thánh đường.” Ngài rung chuông nhà thờ liên tục để kêu gọi anh chị em giáo dân đến nhà thờ. Anh chị em giáo dân đã đóng hết các cổng vào nhà thờ để đề phòng cảnh sát tấn công.
Cha López cử hành Thánh lễ bằng cách đặt bàn thờ và một chiếc bàn khác bên ngoài nhà thờ, trong khi các tín hữu tham gia thánh lễ phía sau hàng rào. Cảnh sát chỉ đứng nhìn vào mà không dám tấn công, dù đã được cảnh sát chống bạo động tăng viện.
“Đã có rất nhiều người khóc, rất nhiều người đang cầu nguyện. Nhiều người nói 'các cha không cô đơn”
Bên trong khuôn viên ngôi thánh đường, cùng với hai linh mục tại giáo xứ Santa Lucía, còn có chín người khác.
Chế độ độc tài gần đây đã gia tăng sự quấy rối và đe dọa Giáo Hội Công Giáo.
Cuối tuần qua, ba linh mục đã bị cảnh sát ngăn cản không cho đến nhà thờ chính tòa ở Managua để nhận bản sao bức tượng Đức Mẹ Fatima hành hương. Cảnh sát đã khám xét chiếc xe bán tải mà một trong những linh mục đang đi và tịch thu giấy đăng ký xe, bằng chứng bảo hiểm cũng như bằng lái xe. Một linh mục khác bị bắt.
Giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando Álvarez, đã bị quản thúc tại Tòa Giám Mục cùng với năm linh mục, hai chủng sinh và ba giáo dân kể từ ngày 4 tháng 8. Tòa Giám Mục bị cảnh sát bao vây và bị máy bay không người lái giám sát từ trên không.
Trong một thông cáo báo chí được công bố ngày 5 tháng 8, cảnh sát quốc gia Nicaragua cáo buộc các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Công Giáo ở Matagalpa - và đặc biệt là Đức Cha Álvarez - đã “sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội” để cố gắng “tổ chức các nhóm bạo lực, kích động họ thực hiện các hành vi thù địch với dân cư, tạo không khí lo lắng, mất trật tự, gây ảnh hưởng đến sự bình yên, hòa thuận của cộng đồng dân cư”.
Những hành động như vậy có “mục đích gây bất ổn cho Nhà nước Nicaragua và tấn công các cơ quan có thẩm quyền hiến pháp”.
Lực lượng cảnh sát của chế độ Ortega thông báo họ đã bắt đầu một cuộc điều tra “để xác định trách nhiệm hình sự của những người liên quan.”
Tuyên bố nói thêm rằng “những người bị điều tra sẽ bị quản thúc tại gia.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông cáo buộc các giám mục là một phần của cuộc đảo chính cố gắng đuổi ông khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicargua đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo chùng thâm.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại? (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Vào ngày 6 tháng 8, những kẻ phá hoại không rõ danh tính đã đánh cắp công tắc chính của hệ thống điều khiển điện của nhà thờ, khiến nhà thờ và các khu đất xung quanh không có điện. Công tắc bị trộm đã được thay thế, khôi phục lại dòng điện.
Source:Catholic News Agency
Chân dung mục tử: Đức Hồng Y tân cử Okpaleke đã bị giáo dân và linh mục xua đuổi 7 năm dài.
Trần Mạnh Trác
17:47 18/08/2022
Tảng đá những thợ xây loại bỏ:
Đức Hồng Y tân cử Ebere Okpaleke cuả Nigeria, 59 tuổi, trẻ thứ 2 trong số 21 vị sẽ được lãnh mũ đỏ ngày 27 tháng 8 này, là người đã từng bị giáo dân và linh mục cuả mình phản đối và cấm cửa 7 năm trời dài.
Ngài từng là một ngôi sao sáng trong cả hai lãnh vực mục vụ và hành chính. Sau khi thụ phong LM và học Luật Hội Thánh ở Roma trở về, ngài đã nhận lãnh những sứ vụ càng ngày càng quan trọng trong 20 năm trời như làm tuyên úy đại học, làm chánh xứ, quản lý tài chánh giáo phận, làm chưởng ấn toà GM, và là thành viên cuả hội đồng GM Nigeria.
Ngài được DGH Benedictô (nay nghỉ hưu) chọn làm giám mục điạ phận Ahiara vào năm 2012 nhưng lập tức bị giáo dân và giáo sĩ cuả địa phận này phản đối vì lý do sắc tộc cuả ngài không phải là người địa phương Mbaise, đã có sẵn nhiều LM tài ba và xứng đáng.
Vì có sự phản đối dai dẳng cho nên việc phong chức cho ngài không thể cử hành trong nhà thờ chính toà cuả địa phận được mà phải cử hành ở một chủng viện ngoài giaó phận. Nhưng sau đó giáo dân và giáo sĩ đã bao vây toà giám mục, cấm cửa không cho ngài vào làm việc.
Sự việc kéo dài đến năm 2017 thì DGH Phanxicô ra hẹn 30 ngày cho các giáo sì cuả giáo phận Ahiara phải viết thư cho DGH với lời hứa vâng phục và chấp nhận vị mục tử mới, nếu không sẽ bị cách chức. Hàng giáo sĩ tuy có viết thư, nhưng vẫn phản đối Vatican là phân biệt chủng tộc.
Để làm lắng dịu tình hình và để giải quyết các bế tắc cho địa phận Ahiara, là trách nhiệm và cũng là đàn chiên cuả mình, ĐGM Okpaleke đã xin từ chức lên DHG với lời lẽ như sau: "Con trộm nghĩ việc thi hành sứ vụ mục tử cuả con trong một giáo phận mà có những giáo sĩ và giáo dân rất mạnh mẽ không muốn con sống giữa họ, thì một sứ vụ như vậy không có hiệu quả."
Toà Thánh chấp thuận đơn từ chức ngày 19/2/2018.
Như vậy người ta đã tưởng 'con đường hoạn lộ' cuả ĐGM Okpaleke chỉ đến thế mà thôi!
Trở nên đá tảng góc tường:
Nhưng hai năm sau, DGH Phanxicô thành lập thêm một giáo phận 'nông nghiệp' mới là giáo phận Ekwulobia và ban hành sắc lệnh triệu hồi giám mục Okpaleke đang 'nghỉ hưu' ra làm giám mục Ekwulobia. Sau cùng thì một vị giám mục có tài nhưng 'không có đất dung thân' cũng tìm được một mảnh đất, dù là nhỏ và nghèo, để dụng võ. Ngài nhậm chức ngày 29/4/2020.
Như Chuá Giêsu đã nói "tảng đá những thợ xây loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường", vào ngày 29 tháng 5 năm 2022 vừa qua, một cách vô cùng bất ngờ, DGH Phanxicô tuyên bố ngài chọn ĐGM Okpaleke trở thành một Hồng Y của Nigeria.
Cái tin được nâng phẩm trật lên hàng Hồng Y là bất ngờ cho mọi người, nhưng không ai lại bất ngờ cho bắng chính ĐGM Okpaleke.
Sự việc là một tuần trước đó trên các mạng xã hội người ta đã đồn đãi rằng ĐGM Okpaleke bị chết và cái tin đồn nhảm đó đã lan ra như rươi...cho nên khi được báo tin trở thành Hồng Y, ngài đã không tin chút nào, cho rằng đây lại là một "tin phiạ" để gài hỡm ngài.
Chân dung một Hồng Y:
Một con người đã dâng mình cho Chuá thì không mong mỏi nhiều, cho nên không coi trọng những cái vinh cũng như những cái nhục. Điều đó biểu lộ ra rõ ràng qua cuộc phỏng vấn cuả báo Crux do bà Inés San Martín, phóng viên thường trực ở Vatican thực hiện. Chúng tôi xin trích dịch cuộc phỏng vấn ra sau đây để độc giả nhìn rõ hơn về chân dung cuả một vị 'hoàng tử mới cuả Hội Thánh' còn rất trẻ, rất mới này.
(trích Crux)
Crux: Như thế nào ĐGM phát hiện ra rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong cho ĐGM tước vị Hồng Y? ĐGM đã nhận đón tin tức đó như thế nào?
ĐGM Okpaleke: Tôi đã được hai linh mục báo cho trong khi vẫn còn trong nhà thờ. Vào Chúa Nhật, ngày 29 tháng 5 năm 2022, tôi đến thăm một giáo xứ trong giáo phận - Giáo xứ Thánh Patrick, ở Nawfija - và ban Bí tích Thêm sức cho 138 em trẻ. Tại phòng thay áo, sau khi thay lễ phục, hai linh mục vừa hướng dẫn phụng vụ xong tiến lại gần tôi và mỉm cười chào đón, “Chào Đức Hồng Y!” Họ nhấn mạnh vào chữ Hồng Y. Tất nhiên, tôi giật mình, và hàng nghìn suy nghĩ chạy qua tâm trí tôi.
Khoảng một tuần trước, đã có một linh mục gọi điện cho tôi. Khi tôi bắt máy, giọng Cha ấy lộ rõ vẻ nhẹ nhõm: Cha ấy nói với tôi rằng ngài đọc trên mạng xã hội rằng tôi đã chết. Cuống cuồng, ngài gọi cho giáo phận, nhưng không ai bắt máy, ngài đã đánh bạo gọi đến số riêng của tôi mà không biết phải chờ đợi điều gì. May mắn thay, tôi trả lời. Điều đó xác nhận cho ngài rằng cái tin là giả mạo.
Vì vậy, thông tin về việc Hồng Y làm tôi nhớ đến vụ đó và ngay lập tức tôi bác bỏ đó là tin giả. Không lâu sau, một nhân viên tháp tùng theo tôi đưa điện thoại của anh ta đến vì cha trưởng ấn giáo phận đang gọi. Ngài cũng báo cho tôi thông tin tương tự.
Giống như Thánh Tôma trong Tin Mừng, tôi nghi ngờ rằng điều đó quá tốt để thành sự thật, cho nên tôi yêu cầu kiểm chứng nguồn thông tin. Ngài đã thực hiện một số nghiên cứu. Ngài đã tìm đến trang tin tức của Vatican để xác nhận. Nhưng chỉ sau khi nhận được nhiều cuộc gọi từ các giám mục Nigeria khác thì cái tin mới thấm xuống và cũng cướp đi giấc ngủ của tôi trong vài ngày.
Đó là điều ngạc nhiên lớn nhất mà tôi có trong đời.
ĐGM tưởng tượng cuộc sống của ngài sẽ thay đổi như thế nào vào tháng 8 tới?
Cuộc sống của tôi đã thay đổi rồi. Trong nhiều ngày, số gọi và tin nhắn tôi nhận được tăng vọt. Các vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới đã gửi cho tôi những thông điệp chúc mừng cũng như các tổng giám mục và giám mục Nigeria và từ các giáo phận nơi chúng tôi có các linh mục 'fidei donum' (thân thiện, món quà cuả niềm tin). Bạn bè và gia đình cũng gửi lời chúc tốt đẹp. Tôi rất biết ơn vì những điều này. Nếu không có thông báo này, tôi tự hỏi tờ báo của bà (CRUX) sẽ có hứng thú gì với một cuộc đời và mục vụ của một giám mục giản dị trong một giáo phận nông thôn và mới. Đây là những dấu hiệu cho thấy những gì tương lai sẽ mang đến - một giai đoạn lớn hơn và nhiều trách nhiệm hơn ngoài một giai đoạn trong Giáo phận Công Giáo Ekwulobia.
Trở lại khi một số giáo sĩ ở giáo phận Ahiara phản đối sự bổ nhiệm cuả ĐGM, ĐGM có bao giờ tưởng tượng Đức Thánh Cha sẽ phong cho ngài tước vị Hồng Y không? ĐGM có thấy đó là dấu hiệu của sự hỗ trợ cuả ĐTC sau những năm đau khổ?
Người Igbo nói, ama anaghị agbara uche. Nghiã là tương lai không đến vì có sự giám sát của con người. Vì vậy, từ khi tôi có ý thức như một con người cho đến khi được thông báo vào ngày 29 tháng 5 năm 2022, tôi chưa bao giờ và không bao giờ có thể tưởng tượng được sẽ trở thành một Hồng Y.
Một trong những câu hỏi mà tôi hy vọng sẽ hỏi Đức Thánh Cha là ngài đã nhìn thấy điều gì ở tôi khiến ngài kêu gọi tôi đảm nhận vai trò mới này trong Giáo Hội. Tôi biết rằng nếu tôi được quyền đề cử ai đó trong số các tổng giám mục và giám mục ở Nigeria, thì tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến mình. Tôi thậm chí không thể nói rằng việc đề cử là một dấu hiệu của sự ủng hộ, như bà vừa nói, "sau những năm đau khổ" do câu chuyện tại Giáo phận Ahiara. (ở các nơi khác) Các linh mục và giám mục cũng phải chịu đựng và vẫn đang phải gánh chịu những điều còn tồi tệ hơn.
Câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi bản thân mà tôi chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nào là 'tại sao lại là tôi?' Nhân tiện, giáo phận Ahiara vẫn gần guĩ trong trái tim tôi. Tôi đã gặp và đánh giá cao chiều sâu đức tin và lòng tốt nơi nhiều linh mục, những người được thánh hiến và nhiều giáo dân của giáo phận đó. Hơn nữa, lịch sử của tôi không thể được viết mà không đề cập đến giáo phận đó cũng như lịch sử của giáo phận mà không đề cập đến tên tôi. Chỉ Chúa biết tại sao lại cho phép những gì đã xảy ra. Càng nghĩ về những gì diễn ra, tôi càng tin rằng đó không phải là chuyện cá nhân. Tôi chưa từng bước chân vào giáo phận. Vì vậy, nó không phải là về những gì tôi đã làm hoặc không làm được. Thay vào đó, nó là về một số khác biệt sâu xa và âm ỉ và tranh chấp giữa các nhóm văn hóa Igbo. Giống như một cột thu lôi, việc bổ nhiệm giám mục (của tôi vào lúc đó) đã châm ngòi cho một ngọn lửa và thu hút sự chú ý đến một số vấn đề cốt lõi. Chuỗi sự kiện này, suy nghĩ lại, là cần phải đối diện với những vấn đề nhức nhối này, và tạo cho chúng vị trí xứng đáng trong nỗ lực truyền bá phúc âm hóa, và những suy tư và vận động hướng tới một bản sắc văn hóa Igbo.
Sau công nghị tấn phong Hồng Y, các Hồng Y thường được bổ nhiệm làm cố vấn hoặc thành viên của một hoặc một số văn phòng Vatican. Nếu ĐGM có thể chọn một hay nhiều dicastery, ĐGM có thấy rằng ĐGM có thể hữu ích nhất với văn phòng nào?
Tôi chưa bao giờ là một Hồng Y và tôi cũng chưa bao giờ mơ ước được trở thành một trong số đó. Vì vậy, tôi không bao giờ quan tâm đến việc nghiên cứu năng lực của các văn phòng và giáo hạt Vatican. Hơn nữa, vì một người có thể được bổ nhiệm vào nhiều cơ quan khác nhau, cho nên tốt hơn nên để việc đánh giá và bố trí cho những người thực hiện việc bổ nhiệm. Tuy nhiên, điều rõ ràng đối với tôi là tôi sẽ cống hiến bất cứ năng lực và kinh nghiệm nào mà tôi thu thập được trong nhiều năm cho việc phụng sự Đức Chúa Trời và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để có được bất kỳ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết nào để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào một cách đáng tin cậy.
Ước muốn khiến tôi đáp lại lời mời gọi vào chức tư tế vẫn không thay đổi ngay cả khi được hình thành dưới ánh sáng của những kinh nghiệm mới - “trưởng thành với tầm vóc đầy đủ của Đức Giêsu Kitô” (Ep 4:13) và giúp anh chị em tôi hãy làm điều tương tự đối với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sự tái tạo của gia đình nhân loại và thế giới. Tôi biết rằng điều này liên quan đến chức năng của các văn phòng và giáo hạt khác nhau.
Trong những ngày sau công nghị tấn phong Hồng Y, ĐGM sẽ có cơ hội hai ngày với các Hồng Y anh em của mình. ĐGM biết gì về một số trong số họ?
Vâng, tôi chỉ biết một số ít. Tôi đã nhận được tin nhắn chúc mừng từ nhiều người trong họ. Vì điều này, tôi rất biết ơn. Vì vậy, tôi mong chờ hai ngày. Tôi tưởng tượng đó là một sự trở lại trường học - rất nhiều điều để học hỏi về việc phục vụ trong tư cách (HY) này; một loạt các trải nghiệm mới để thực hiện từ các nơi khác nhau trên thế giới; những cuộc gặp gỡ mới để mở lòng và những tình bạn mới để thiết lập và bồi đắp. Tôi mong chờ cuộc gặp gỡ.
Giáo Hội Công Giáo, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đang sống qua một quá trình tham vấn / thượng hội đồng toàn cầu. Nó đang diễn ra như thế nào trong giáo phận của ĐGM? Từ những gì ĐGM đã nghe cho đến nay, ĐGM sẽ nói mối quan tâm lớn nhất về những người mà ĐGM đã được gửi tới để chăn dắt là gì? Có "vấn đề nóng bỏng" nào mà những người như chúng tôi, thường tập trung quá nhiều vào Vatican, vào các giáo hội ở Hoa Kỳ hoặc Đức, đã không biết?
Phiên họp để lắng nghe chính thức về quy trình hội đồng / tham vấn đã được kết thúc tại Giáo phận Công Giáo Ekwulobia và thành quả thu được đã được gửi đi để đối chiếu với các thành quả của các phiên họp cuả các giáo phận khác. Tôi đã sử dụng từ “chính thức” để đặt ra điều kiện cho buổi nghe. Đó là vì ngay từ khi thành lập giáo phận vào năm 2020, trước khi công bố Thượng Hội đồng về tính đồng nghị, chúng tôi đã bắt đầu các buổi lắng nghe liên tục với nhiều thành phần khác nhau của gia đình giáo phận - phụ nữ, nam giới, thanh niên, trẻ em, sinh viên, người Công Giáo sống trong cộng đồng. lãnh đạo, v.v... Điều này dựa trên nguyên tắc lãnh đạo của Igbo có nghĩa là một nụta a kaara eze bụ na eze ana-achịka (thành công của lãnh đạo phụ thuộc vào sự phản hồi liên tục từ người dân). Mục đích của các buổi tương tác như vậy là để gặp gỡ và lắng nghe và với các nhóm này về những niềm vui, nỗi đau, thách thức và hy vọng của các thành viên và khám phá ra các lựa chọn, điều chỉnh sẽ được thực hiện và các chương trình để bắt tay vào giải quyết các vấn đề đã xác định.
“Các vấn đề nóng bỏng” của chúng tôi, có thể khác với các mối quan tâm của bà, là về sự tồn tại của Cơ đốc giáo, cuộc sống và sự an toàn của người dân chúng tôi cũng như sự ổn định của vùng Tây Phi nếu mà Nigeria bị xụp đổ. Trong nhiều năm, các nhóm theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ ở một số vùng của đất nước. Gần đây, họ đã thực hiện thành công các cuộc tấn công lớn gần thủ đô Abuja của quốc gia. Bắt cóc đòi tiền chuộc đã tăng đều đặn đến mức đi du lịch đến một số vùng của đất nước hoặc đi trên một số đường cao tốc giống như là tự sát. Việc đối xử khác biệt với quân nổi dậy Boko Haram và các nhóm ly khai khác tạo ấn tượng về một âm mưu lớn hơn mà một số người đã gán cho là một chương trình nghị sự Hồi giáo hóa. Trong khi đó, còn có lạm phát phi mã, sự phản kháng của giới trẻ, cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào năm 2023, và sức mạnh to lớn của phương tiện truyền thông xã hội có thể huy động tạo ra những thiên kiến cho cả điều tốt lẫn điều xấu, sự bấp bênh của tình hình làm cho người dân hoang mang.
Ngoài các vấn đề về nóng bỏng, các gia đình phải chịu áp lực rất lớn. Cha mẹ dành nhiều sức lực và thời gian kiếm sống với chi phí là sự đóng góp tối ưu của cha mẹ vào sự hình thành toàn diện của con cái họ. Một số thanh niên thoát khỏi tình trạng khốn cùng về kinh tế - xã hội lạm dụng chất kích thích. Điều này thường là thảm họa đối với gia đình. Tệ hơn nếu người cha trong nhà mắc nghiện. Đây là tình cảnh tạo ra lạm dụng dưới nhiều hình dạng khác nhau.
Giáo hội của chúng tôi được hỗ trợ bởi cộng đồng. Với tình hình kinh tế suy thoái, nhiều gia đình không có đủ cho mình và sự ủng hộ nhà thờ đang bị ảnh hưởng nặng nề. Nghịch lý thay, nhà thờ bị buộc tội chiều chuộng người giàu khi việc gây quỹ được tổ chức cho một số dự án lớn và những người giàu được mời đến để kiếm tiền thay vì cộng đồng phải chịu gánh nặng đó.
Một vấn đề thường xuyên khác trong các buổi lắng nghe liên quan đến những người trẻ tuổi. Các trường đại học ở Nigeria đã phải đóng cửa trong nhiều tháng vì hành động đình công của Liên minh nhân viên học thuật của các trường đại học (ASUU). Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao. Có nhiều bạn trẻ chăm chỉ nhưng một số lại mua vào tâm lý dễ kiếm tiền hoặc bằng mọi cách và di cư ra nước ngoài. Những gì đạt được trong các buổi lắng nghe là nhà thờ cần phải làm nhiều hơn nữa.
Còn điều gì ĐGM muốn nói với độc giả của Crux không?
Có rất nhiều thách thức trên thế giới. Giáo hội vẫn không bị bỏ rơi. Xã hội đang thay đổi, và quá nhanh. Người, sự vật và quá trình luôn kết nối với nhau. Những gì đang xảy ra ở một bộ phận của xã hội hoặc của thế giới ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Điều này cũng xảy ra ở châu Phi. Khi chơi trò đuổi bắt, chúng ta có thể nhớ rằng sự liên kết giữa các vùng khác nhau trên thế giới đòi hỏi một đặc tính mới, một tầm nhìn mới bao gồm toàn thể nhân loại và ngôi nhà chung của chúng ta; một lối suy nghĩ mở rộng và thực hành đi từ cam kết đến việc thực hiện các giá trị của vương quốc tình yêu, công lý, sự thật và hòa bình của Đức Chúa Trời. Đây là những gì tôi hấp thụ từ Laudato Si ' và Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha. Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Nhiệm vụ của chúng ta là dịch chân lý đức tin này vào cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta duy trì sự tương tác của mình thông qua giao tiếp, và với tư cách là công dân của thế giới này và của thiên đàng, chúng ta đón nhận mọi tạo vật bằng lời cầu nguyện và thiện chí của mình.
Hiện trạng diễn trình tham khảo tiền Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị
Vũ Văn An
17:52 18/08/2022
Theo tạp chí The Pillar, ngày 15 tháng 8, Lễ Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời, là ngày cuối cùng để các hội đồng Giám Mục thế giới đệ nạp bản Phúc trình Tổng hợp tổng kết các buổi lắng nghe diễn ra ở cấp giáo phận. Hạn chót này đánh đấu kết thúc giai đoạn địa phương của diễn trình trong đó người Công Giáo được kêu gọi biện phân và thảo luận đời sống Giáo Hội với các mục tử hay Giám Mục của họ.
Tuy nhiên, cũng theo The Pillar, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chưa sẵn sàng đệ nạp bản Phúc trình Tổng hợp này và đã được Tòa Thánh chấp thuận cho triển hạn đến cuối tháng 8. Lý do, đáng lẽ các giáo phận phải đệ nạp bản phúc trình của họ vào cuối tháng 6 để Hội Đồng Giám Mục tổng kết, nhưng cho đến nay, nhiều giáo phận vẫn chưa đệ nạp được bản phúc trình của họ. Nên biết Giáo Hội Hoa Kỳ có đến 150 giáo phận tất cả, ngoài ra còn các đại học và nhiều nhóm Công Giáo khác cũng đệ nạp phúc trình riêng của họ. Không rõ liệu Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có đủ thì giờ để đúc kết các con số thống kê, ngoại suy các chủ đề và ý tưởng chủ chốt và sắp xếp thành phúc trình cuối cùng hay không. Cũng nên biết, theo đúng lịch trình ban đầu của Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng, hạn chót để nạp Phúc trình Tổng hợp là cuối tháng 4 năm 2022, nhưng theo yêu cầu của nhiều Hội Đồng Giám Mục thế giới, Văn phòng đã triển hạn đến ngày 15 tháng 8.
Sự chậm trễ và triển hạn trên có thể gây trở ngại cho lịch trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị. Vì theo lịch trình ban đầu thì sau khi nhận được các Phúc trình Tổng hợp, Văn phòng Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng sẽ phân tích và tổng kết để soạn thảo Instrumentum Laboris hay tài liệu làm việc để gửi đến các Hội Đồng Giám Mục vào cuối tháng 9 năm 2022, kịp cho phiên họp của các Giám Mục vào tháng 9 năm 2023. Khi nhận được tài liệu làm việc, các Hội Đồng Giám Mục có nhiệm vụ tổ chức các phiên họp lục địa trong đó các Giám Mục và cả các đại diện giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ sẽ gặp nhau theo lục địa để thảo luận về Instrumentum Laboris này.
Giai đoạn lục địa giả thiết sẽ diễn ra từ tháng 9 năm 2022 tới tháng 3 năm 2023 lúc các phiên họp lục địa sẽ “kết thúc với việc soạn thảo một tài liệu cuối cùng để gửi cho Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục” ở Rôma.
Sau giai đoạn lục địa, Tòa Thánh sẽ nghiên cứu các đóng góp của nó để soạn thảo Instrumentum Laboris thứ hai, gửi tới các tham dự viên của Phiên họp Toàn thể của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2023.
Điều lo ngại thứ hai là số người được tham khảo và phản hồi trong giai đoạn này không được khả quan bao nhiêu. Không biết con số tại các quốc gia khác ra sao, nhưng riêng tại Hoa Kỳ, theo The Pillar, con số ấy chỉ vào khoảng 1%, họ là những người hoặc trả lời các thăm dò trực tuyến hoặc tham dự các buổi gặp gỡ cấp giáo xứ hay giáo phận. Mà 1% này lại không có tính vi vũ trụ (microcosmic), không đại diện về nhân khẩu học cho Giáo Hội Công Giáo tại Hoa kỳ. Như nhận xét sau đây của giáo phận Pittsburgh:
“Về phương diện nhân khẩu học, đa số các buổi gặp gỡ cấp giáo xứ thấy có sự tham gia đông nhất của những người trưởng thành Caucasian, với phụ nữ đông hơn nam giới và ở cỡ tuổi 60 và trên đó nữa”.
Tại một phiên họp hồi tháng 5 của “50 cá nhân đa dạng thuộc khắp giáo phận [Pittsburgh]”, các tham dự viên: “được khuyến khích về diễn trình đồng nghị nói chung. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng những người Giáo Hội cần phải với tới lại không tham dự vào diễn trình và ta nên nhớ rằng đa số các quan điểm mà ta nghe được đều phát xuất từ một nhóm người tương tự, nghĩa là, các cá nhân trên 60 tuổi và năng đi nhà thờ”.
Đã đành nhóm người trên rất quan trọng đối với sinh hoạt của Giáo Hội, nên các đóng góp của họ là điều không thể thiếu. Nhưng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị vốn có mục tiêu lắng nghe toàn thể Giáo Hội, toàn thể hiệp thông những người đã rửa tội, cả những người đạo hạnh lẫn những người nguội lạnh. Nếu bản chất tham khảo được xây dựng trên quan điểm của chỉ một nhóm người, thì các nhà tổ chức Thượng Hội Đồng phải lo giải quyết điều đó, nếu các giai đoạn kế tiếp của Thượng Hội Đồng có khả tín tính hay ý nghĩa đối với đời sống của Giáo Hội.
Nên nhớ Đức Phanxicô thoạt đầu từng nói rằng ngài hy vọng sẽ có một tỷ lệ tham dự cao, thúc giục các giáo phận “vượt quá 3 hay 4 phần trăm những người gần gũi nhất với chúng ta, mở rộng hàng ngũ của chúng ta và lắng nghe người khác”.
Năm ngoái, ngài nói, “Đừng tự giới hạn vào những người đi nhà thờ hay suy nghĩ giống như anh chị em, rất có thể họ chỉ là 3, 4, 5 phần trăm. Hãy để mọi người đến...Hãy ra ngoài và gặp gỡ họ, hãy để họ hỏi anh chị em, hãy để các câu hỏi của họ trở thành câu hỏi của anh chị em. Hãy cùng nhau bước đi: Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn anh chị em; hãy tin tưởng nơi Chúa Thánh Thần”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Làm gì để gọi là yêu?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:01 18/08/2022
LÀM GÌ ĐỂ GỌI LÀ YÊU?
KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM
(Giám Quản, Tổng Đại diện, Quản lý, Giám đốc Caritas giáo phận Phú Cường).
Với tôi, bài phát biểu tuy ngắn, nhưng toát lên tinh thần trách nhiệm của người thuộc hàng "tóp" trong việc lãnh đạo giáo phận. Nó cũng cho thấy sự ưu tư, niềm trăn trở của người mục tử lúc nào cũng đau đáu hướng về đoàn chiên, nghĩ cho đoàn chiên và sống cho đoàn chiên.
Cùng những tư tưởng mà cha thể hiện, người ta còn nhìn thấy rất nhiều những hoạt động bác ái của cha. Chính những hoạt động ấy mới là bằng chứng hùng hồn cho nội dung của lời phát biểu về một tình yêu của người mục tử.
Qua tất cả những hoạt động và lời phát biểu mà cha Micae Lê Văn Khâm, Nguyên Tổng đại diện đã sống và thể hiện, tôi tìm thấy câu trả lời cho chữ YÊU.
I. YÊU, ĐỪNG NGÃ LÒNG.
Trong bài phát biểu vừa nói, Cha Micae Lê Văn Khâm, với tư cách là Tổng Đại diện giáo phận Phú Cường, cho biết: “Số tín hữu Công giáo trong toàn tỉnh chỉ có 51.634/1.050.124 người dân. Rất ít ỏi! Đa số lại nghèo! Thế mà người Công giáo có mặt đều khắp trong mọi lãnh vực hoạt động… Từ những kết quả thu hoạch được như thế, tuy là sáng kiến của con người, tôi tin và dám kết luận rằng, những hoạt động này không khác đường lối của Phúc Âm. Từ phía những người Việt Nam Công giáo, tuy khiêm tốn mang hạt cải đi gieo, dù nó góp phần nhỏ nhoi và tiệm tiến, nhưng cũng nhằm hoàn thiện một phần xã hội trần thế, lớn dần lên theo cách của Thầy Giêsu, Chúa chúng ta. Những người Việt Nam Công giáo hay những người Công giáo tại Việt Nam đều có chung một chí hướng là “Phúc Âm hóa” nơi môi trường mình sống, dầu hoàn cảnh có thuận lợi hay không thuận lợi”.
Ẩn trong lớp áo chữ nghĩa như: “nghèo”, “sáng kiến của con người”, “khiêm tốn mang hạt cải đi gieo”, “góp phần nhỏ nhoi và tiệm tiến”, “hoàn thiện một phần xã hội”, “lớn dần”, “hoàn cảnh có thuận lợi hay không thuận lợi”…, Cha Nguyên Tổng Đại diện cho thấy một điều gì đó còn phải phấn đấu, bởi tất cả đều chưa trọn vẹn, chưa thỏa mãn.
Ai cũng biết, và biết rất rõ, mọi thực hành sống đạo, sống lòng từ bi bác ái, đối với người Công giáo Việt Nam luôn luôn còn đó những cản trở cách này, cách khác. Dù chưa bao giờ có được sự tự do hoàn toàn như mong muốn, nhưng trong giới hạn có thể làm được, chúng ta hãy làm, hãy nỗ lực đừng để mất cơ hội sống tình yêu thương như Chúa yêu chúng ta.
Biết mình là môn đệ của Thầy Giêsu, dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn cứ sống và sống vươn lên để đạt tới tình yêu “như Thầy”. Chúng ta không có quyền chán nản, không có quyền đầu hàng hoàn cảnh, không có quyền bỏ cuộc.
Hãy đổ hết sức lực, đổ hết thời giờ, đổ hết tài năng để làm cho chuẩn mực “Yêu như Thầy” (Ga 14, 34) ngày càng lan tỏa, và ngời sáng.
Càng không thuận tiện bao nhiêu, càng phải vận dụng đúng mức hoàn cảnh mà mình có được để cao rao tình yêu Kitô giáo bấy nhiêu. Đức ái Kitô giáo không cho phép chúng ta đứng nhìn, không bao giờ ta được dừng lại lòng yêu thương của mình.
II. YÊU LÀ TÌM NHỮNG PHƯƠNG THẾ KHẢ DĨ ĐỂ SỐNG YÊU.
Cũng trong bài phát biểu, Cha Nguyên Tổng Đại diện nói tiếp: “Sự cộng tác và hợp tác là hai mặt của một bàn tay linh động và đầy chất sống…Nhờ ánh sáng Lời Chúa, người công dân Công giáo biết hòa trộn nhuần nhuyễn cách sống đạo Chúa và cách sống đời thường của mình sao cho hiệu quả cao”.
Cụm từ “biết hòa trộn nhuần nhuyễn”cho thấy sự sáng suốt, tài tình, khéo léo của “người công dân Công giáo” khi biết sống đạo, biết thể hiện tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô giữa đời, trong mọi môi trường mình sống.
Có đức tin; có đường lối dịu hòa và từ nhân của Hội Thánh đưa dẫn; có mẫu gương trên mọi chuẫn mực về lòng bác ái yêu thương của Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã làm người dạy dỗ họ; hay như lời cha Nguyên Tổng Đại diện, có “ánh sáng Lời Chúa” soi rọi, “người công dân Công giáo” nỗ lực để trưởng thành trong nhiệm vụ truyền giáo để sống đoàn kết, sống tương thân, sống đức ái nhân cách anh dũng trong mọi tình huống, mọi môi trường mà mình hiện diện.
Đó là phương thế khả dĩ để sống yêu mà người Công giáo đất Việt phải tìm cho bằng được. Đẹp biết chừng nào khi người Công giáo đất Việt đã và vẫn sống tình yêu của Thầy Chí Thánh, bất kể bị coi thường hay được đón nhận. Họ không bao giờ đố kỵ ai. Ai cũng là đối tượng để họ yêu thương và chuyển tải tình yêu của Thầy. Tuy còn giới hạn, họ vẫn hết mình tỏ bày tinh thần bác ái Kitô giáo.
Dù sao, người Công Giáo vẫn tha thiết ước mong môi trường hoạt động cho công cuộc “Phúc Âm hóa” bằng đường lối “Yêu như Thầy” của họ được thông thoáng: “Tôi cũng tin cánh cửa thuận lợi đang mở dần ở phía trước” (Phát biểu của Cha Nguyên Tổng Đại diện).
Họ xin mọi người hãy nhìn họ thiện cảm và đừng đố kỵ họ: “Tôi không đồng thuận kéo dài ngờ vực, phân biệt và thành kiến vẫn còn tồn tại đó đây” (Phát biểu của Cha Nguyên Tổng Đại diện).
Họ chỉ sống yêu thương và chỉ muốn bày tỏ tình yêu, làm sáng lên một tình yêu như Thầy của họ đã yêu.
Họ có làm gì để đến nỗi phải bị “kéo dài ngờ vực, phân biệt và thành kiến” đến vậy? “Không đồng thuận” là đúng thôi. Bởi nếu sống với nhau, sống bên cạnh nhau mà cứ “ngờ vực”, cứ “phân biệt”, cứ “thành kiến” thì làm sao có thể gặp gỡ, làm sao có thể đến với nhau, làm sao phát triển tình yêu!
Mà nếu không có tình yêu cho nhau, người ta sẽ có một cuộc sống nặng nề trên cả ngờ vực, phân biệt, thành kiến. Đó sẽ là một cuộc sống toàn nghi kỵ, thậm chí rình rập nhau, oán hận nhau, kẻ có quyền sẽ hành xử quyền độc đoán trên nhau, trả thù nhau, thủ đoạn với nhau…
Dù hoàn cảnh còn khó khăn, người Công giáo Việt Nam vẫn “biết hòa trộn nhuần nhuyễn”, thì đó mới thực sự là tình yêu đúng nghĩa. Họ đã tìm được phương thế khả dĩ để sống yêu.
Chỉ sợ người ta không biết yêu, người ta để cho trái tim yêu thương của mình chai cứng mà thôi. Bởi lúc đó, dù được thể hiện lẽ yêu thương trong hoàn cảnh dễ dàng nhất, người ta cũng chẳng còn một cách thế nào, chẳng còn một cử chỉ nào để tỏ lòng yêu thương...
Chỉ cần có trái tim yêu thương, chỉ cần người ta biết dàn trải lòng mình ra với anh chị em, thì dù có đối đầu với sự khắc nghiệt đến mức độ nào, người ta vẫn có thể bày tỏ lòng yêu thương, vẫn có thể đến với nhau chân tình, vẫn có thể tìm được phương thế khả dĩ để thực hành lời dạy “Yêu như Thầy yêu”.
Người Công giáo Việt Nam là như thế. Họ biết yêu như Thầy của họ. Tình yêu không có một rào cản nào có thể cản lối. Và như vậy, họ sẽ yêu, vẫn yêu, còn yêu mãi mãi, mặc cho bất cứ nghịch cảnh nào giăng mắc. Đó chính là phương thế khả dĩ họ đã sáng suốt tìm ra để sống yêu.
Có như thế, đức ái nhân của người Công giáo Việt Nam mới thật tinh tuyền, thật lộng lẫy và có sức lôi cuốn nhiều người nhìn nhận vai trò của đức tin, nhìn nhận Đấng duy nhất là trung tâm của lẽ sống mình - Chúa Giêsu Kitô!
III. YÊU LÀ TÌM PHỤC VỤ GIÁ TRỊ LÀM NGƯỜI CỦA CON NGƯỜI.
Phục vụ giá trị làm người của con người phải là trách nhiệm hàng đầu của việc “Phúc Âm hóa” trần thế hôm nay.
Giá trị làm người của con người mà để bị đi xuống, nặng hơn, để bị đánh mất, thì mọi công cuộc, mọi việc làm nhằm thăng tiến con người trở thành vô nghĩa.
Hội Thánh Công giáo, một khi nhận lệnh truyền của Thầy “Hãy yêu như Thầy yêu các con”, thì cũng sẽ tiếp nối con đường mà Thầy đã vạch ra là phục vụ giá trị làm người của con người, luôn luôn tìm cách thăng tiến đời sống của con người.
Nói ngắn gọn, Hội Thánh Công giáo đã không làm gì khác hơn ngoài con đường tình yêu đúng nghĩa. Và để yêu đúng đắn như thế, Hội Thánh lên đường tìm kiếm con người qua mọi cách thức. Dựa trên bài phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại diện, xin nêu lên mấy cách thức như:
1. Giáo dục:
“Giáo Hội Công giáo luôn quan tâm đến sự giáo dục nhân bản và đào tạo kiến thức con người theo đúng phẩm giá con người” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại Diện). Bởi Hội Thánh hiểu rằng: “Mọi người đều có quyền hưởng thụ một nền giáo dục xứng đáng với sứ mệnh cao cả của mình” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại Diện).
2. Nhu cầu phượng tự:
Nhu cầu phượng tự là nhu cầu tâm linh lớn lao. Chính trong việc cầu nguyện và thờ phượng Chúa là cách giáo dục con người hoàn hảo nhất, đưa con người đến Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa, nhận lấy tình yêu vô cùng của Thiên Chúa để rồi sẽ rót đầy trái tim yêu thương của mình, làm tràn vỡ ra nơi tất cả những ai mình đến, mình sẻ chia và sống với.
Bởi vậy không có nơi nào tốt lành bằng nơi đã được xây dựng nhà thờ. Ngôi nhà thờ là mái trường hoàn hảo nhất đưa dẫn con người về đường ngay nẻo chính: “Chính nơi này (nhà thờ – chú thích của người viết) giúp cho người tín hữu thường xuyên đến cầu nguyện, sám hối, định tâm hướng thiện và trở nên người tốt. Điều này rất lợi cho xã hội. Một nhà thờ được dựng lên có khả năng xóa bỏ hẳn nhiều nhà tù. Giáo dục được một người trở nên tốt là đồng nghĩa sản sinh một thế hệ tốt tiếp theo. Nên chi rất cần những cơ sở thờ phượng ở những nơi có đông dân cư sinh sống, như khu công nghiệp, khu dân cư mới” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại diện).
3. Quan tâm đến đức công bằng:
Hơn bao giờ hết, xã hội mà chúng ta đang đồng hành với nó, đã có nhiều dấu hiệu loại trừ đức công bằng ra khỏi đời sống con người. Người sống thiếu công bằng nhiều đến nỗi, có những lúc, ai đó sống công bằng như Chúa Kitô dạy, lại bị coi là không giống ai, thậm chí bất thường.
Cái bình thường lại trở nên bất thường, còn thiếu công bằng là cái bất thường, là tội ác, là vi phạm luật lương tâm, là chất dơ phải loại trừ, lại trở nên bình thường, thì sự sống con người bị đe dọa, xã hội mà con người đang nhập cuộc với nó, sẽ toàn là những căn bệnh ung thư giết chết mọi giá trị nhân văn, mọi giá trị làm người của con người.
Vì thế, để sống tình yêu của Chúa Kitô, yêu như Chúa yêu, chúng ta, những Kitô hữu chân chính phải dứt khoát sống một đời sống công bằng và loan báo đức công bằng. Chúng ta tin, sống công bằng cũng là biểu lộ của đức ái nhân.
Cha Micae Lê Văn Khâm luôn tâm niệm, khép lòng trước sự thống khổ của anh chị em là nhẫn tâm, không chỉ mất đức bác ái mà còn là một thái độ rẻ rúng đức công bằng. Bởi làm ngơ trước một người đau khổ, thiếu thốn, trong khi bản thân đang đầy đủ cái ăn, cái mặc vừa lỗi đức bác ái, vừa lỗi đức công bằng!
Chính suy nghĩ đó khiến cuộc đời linh mục của cha gắn bó với người bất hạnh, với mọi thành phần kém may mắn trong xã hội.
Suốt 54 năm làm linh mục, cha làm rất nhiều qua những hoạt động bác ái, kể cả khi đã rất yếu, phải ngồi xe lăn, cha vẫn suy nghĩ về việc bác ái, vẫn tìm lời lẽ đôn đốc người từng cộng tác với cha, và "trối" những việc bác ái đã đi vào ổn định cho người kế tiếp..., để không chỉ chứng tỏ lòng thương yêu của Thiên Chúa với con người mà còn trả lại phần nào sự công bằng cho những anh chị em kém may mắn.
Chúng tôi sẽ đề cập đến những hoạt động bác ái của cha Nguyên Tổng Đại diện vào một dịp khác. Ở đây chỉ xin nhắc qua như thế để giúp mỗi người có thêm tấm gương sống chữ "yêu" cụ thể bằng hành động, bằng suy nghĩ, bằng mọi cơ hội, mọi tương quan của mình. Trong đó, nổi bật của việc sống chữ "yêu" là sống tình yêu bác ái, nhất là thực thi tình yêu công bằng qua việc thi hành đức ái nhân.
Nhiều lần được trò chuyện với cha Nguyên Tổng Đại diện hay được cha chia sẻ trong những dịp gặp gỡ, tôi thấm thía và nhớ mãi tư tưởng của cha: Việc bác ái không chỉ là đức yêu thương thương mà còn là sự bù đắp cho lẽ công bằng.
Đã là sự công bằng, đòi chúng ta phải thực hiện. Nếu không, chúng ta sẽ là kẻ bất công với anh chị em bất hạnh quanh mình.
IV. TẠM KẾT.
"Vất vả là đương nhiên vì sức con người có hạn, nhưng niềm vui nhận lại thì không hề nhỏ chút nào. Mặt khác, bác ái ngày nay, ngoài tính chất ứng cứu cấp thời, còn hướng đến việc phát triển bền vững và thăng tiến con người. Do đó, vẫn còn biết bao trăn trở", cha Micae tỏ bày như thế.
Chữ YÊU phải luôn là trách nhiệm hàng đầu của Kitô hữu. Giáo huấn của Kinh Thánh, nhất là của Chúa Kitô luôn đòi ta phải thực hành cho bằng được, không chậm trễ, không so đo, nhưng luôn nhanh nhẹn, luôn cấp thời.
Khi phán: "Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm" (Mt 25, 36-36), Chúa Giêsu đòi ta phải thực hành đức ái nhân không trừ đối tượng nào, hoàn cảnh nào, thời điểm, nhưng phải là luôn luôn, mọi lúc, mọi nơi.
Nay cha Micae Lê Văn Khâm - Nguyên Tổng Đại diện của giáo phận Phú Cường đã hoàn toàn rời xa trần thế, chắc chắn, những hoạt động thiết thực bên trên cùng sự trung tín trong trách nhiệm làm linh mục theo cha ra trình diện với Đấng hằng Sống mà một đời cha tôn thờ và phụng sự. Giờ đây, cha được ở bên Ngài hưởng hạnh phúc miên trường, hạnh phúc mà chẳng có ai có thể tước mất, chẳng bao giờ mối mọt hay ten sét có thể làm hư hại.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho cha và cầu nguyện với cha, xin cha chuyển cầu cho chúng ta trước tòa Chúa.
KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN CHA MICAE LÊ VĂN KHÂM
(Giám Quản, Tổng Đại diện, Quản lý, Giám đốc Caritas giáo phận Phú Cường).
Cách đây gần 15 năm, sau khi tháp tùng cha Micae Lê Văn Khâm, lúc bấy giờ đang là Tổng Đại diện của giáo phận phú Cường, tham dự hội nghị của một cơ quan chánh quyền tỉnh Bình Dương ngày 30.11.2007 và được nghe ngài phát biểu, tôi đã xin ngài cho tôi bài phát biểu ấy để làm tư liệu.
Với tôi, bài phát biểu tuy ngắn, nhưng toát lên tinh thần trách nhiệm của người thuộc hàng "tóp" trong việc lãnh đạo giáo phận. Nó cũng cho thấy sự ưu tư, niềm trăn trở của người mục tử lúc nào cũng đau đáu hướng về đoàn chiên, nghĩ cho đoàn chiên và sống cho đoàn chiên.
Cùng những tư tưởng mà cha thể hiện, người ta còn nhìn thấy rất nhiều những hoạt động bác ái của cha. Chính những hoạt động ấy mới là bằng chứng hùng hồn cho nội dung của lời phát biểu về một tình yêu của người mục tử.
Qua tất cả những hoạt động và lời phát biểu mà cha Micae Lê Văn Khâm, Nguyên Tổng đại diện đã sống và thể hiện, tôi tìm thấy câu trả lời cho chữ YÊU.
I. YÊU, ĐỪNG NGÃ LÒNG.
Trong bài phát biểu vừa nói, Cha Micae Lê Văn Khâm, với tư cách là Tổng Đại diện giáo phận Phú Cường, cho biết: “Số tín hữu Công giáo trong toàn tỉnh chỉ có 51.634/1.050.124 người dân. Rất ít ỏi! Đa số lại nghèo! Thế mà người Công giáo có mặt đều khắp trong mọi lãnh vực hoạt động… Từ những kết quả thu hoạch được như thế, tuy là sáng kiến của con người, tôi tin và dám kết luận rằng, những hoạt động này không khác đường lối của Phúc Âm. Từ phía những người Việt Nam Công giáo, tuy khiêm tốn mang hạt cải đi gieo, dù nó góp phần nhỏ nhoi và tiệm tiến, nhưng cũng nhằm hoàn thiện một phần xã hội trần thế, lớn dần lên theo cách của Thầy Giêsu, Chúa chúng ta. Những người Việt Nam Công giáo hay những người Công giáo tại Việt Nam đều có chung một chí hướng là “Phúc Âm hóa” nơi môi trường mình sống, dầu hoàn cảnh có thuận lợi hay không thuận lợi”.
Ẩn trong lớp áo chữ nghĩa như: “nghèo”, “sáng kiến của con người”, “khiêm tốn mang hạt cải đi gieo”, “góp phần nhỏ nhoi và tiệm tiến”, “hoàn thiện một phần xã hội”, “lớn dần”, “hoàn cảnh có thuận lợi hay không thuận lợi”…, Cha Nguyên Tổng Đại diện cho thấy một điều gì đó còn phải phấn đấu, bởi tất cả đều chưa trọn vẹn, chưa thỏa mãn.
Ai cũng biết, và biết rất rõ, mọi thực hành sống đạo, sống lòng từ bi bác ái, đối với người Công giáo Việt Nam luôn luôn còn đó những cản trở cách này, cách khác. Dù chưa bao giờ có được sự tự do hoàn toàn như mong muốn, nhưng trong giới hạn có thể làm được, chúng ta hãy làm, hãy nỗ lực đừng để mất cơ hội sống tình yêu thương như Chúa yêu chúng ta.
Biết mình là môn đệ của Thầy Giêsu, dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn cứ sống và sống vươn lên để đạt tới tình yêu “như Thầy”. Chúng ta không có quyền chán nản, không có quyền đầu hàng hoàn cảnh, không có quyền bỏ cuộc.
Hãy đổ hết sức lực, đổ hết thời giờ, đổ hết tài năng để làm cho chuẩn mực “Yêu như Thầy” (Ga 14, 34) ngày càng lan tỏa, và ngời sáng.
Càng không thuận tiện bao nhiêu, càng phải vận dụng đúng mức hoàn cảnh mà mình có được để cao rao tình yêu Kitô giáo bấy nhiêu. Đức ái Kitô giáo không cho phép chúng ta đứng nhìn, không bao giờ ta được dừng lại lòng yêu thương của mình.
II. YÊU LÀ TÌM NHỮNG PHƯƠNG THẾ KHẢ DĨ ĐỂ SỐNG YÊU.
Cũng trong bài phát biểu, Cha Nguyên Tổng Đại diện nói tiếp: “Sự cộng tác và hợp tác là hai mặt của một bàn tay linh động và đầy chất sống…Nhờ ánh sáng Lời Chúa, người công dân Công giáo biết hòa trộn nhuần nhuyễn cách sống đạo Chúa và cách sống đời thường của mình sao cho hiệu quả cao”.
Cụm từ “biết hòa trộn nhuần nhuyễn”cho thấy sự sáng suốt, tài tình, khéo léo của “người công dân Công giáo” khi biết sống đạo, biết thể hiện tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô giữa đời, trong mọi môi trường mình sống.
Có đức tin; có đường lối dịu hòa và từ nhân của Hội Thánh đưa dẫn; có mẫu gương trên mọi chuẫn mực về lòng bác ái yêu thương của Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã làm người dạy dỗ họ; hay như lời cha Nguyên Tổng Đại diện, có “ánh sáng Lời Chúa” soi rọi, “người công dân Công giáo” nỗ lực để trưởng thành trong nhiệm vụ truyền giáo để sống đoàn kết, sống tương thân, sống đức ái nhân cách anh dũng trong mọi tình huống, mọi môi trường mà mình hiện diện.
Đó là phương thế khả dĩ để sống yêu mà người Công giáo đất Việt phải tìm cho bằng được. Đẹp biết chừng nào khi người Công giáo đất Việt đã và vẫn sống tình yêu của Thầy Chí Thánh, bất kể bị coi thường hay được đón nhận. Họ không bao giờ đố kỵ ai. Ai cũng là đối tượng để họ yêu thương và chuyển tải tình yêu của Thầy. Tuy còn giới hạn, họ vẫn hết mình tỏ bày tinh thần bác ái Kitô giáo.
Dù sao, người Công Giáo vẫn tha thiết ước mong môi trường hoạt động cho công cuộc “Phúc Âm hóa” bằng đường lối “Yêu như Thầy” của họ được thông thoáng: “Tôi cũng tin cánh cửa thuận lợi đang mở dần ở phía trước” (Phát biểu của Cha Nguyên Tổng Đại diện).
Họ xin mọi người hãy nhìn họ thiện cảm và đừng đố kỵ họ: “Tôi không đồng thuận kéo dài ngờ vực, phân biệt và thành kiến vẫn còn tồn tại đó đây” (Phát biểu của Cha Nguyên Tổng Đại diện).
Họ chỉ sống yêu thương và chỉ muốn bày tỏ tình yêu, làm sáng lên một tình yêu như Thầy của họ đã yêu.
Họ có làm gì để đến nỗi phải bị “kéo dài ngờ vực, phân biệt và thành kiến” đến vậy? “Không đồng thuận” là đúng thôi. Bởi nếu sống với nhau, sống bên cạnh nhau mà cứ “ngờ vực”, cứ “phân biệt”, cứ “thành kiến” thì làm sao có thể gặp gỡ, làm sao có thể đến với nhau, làm sao phát triển tình yêu!
Mà nếu không có tình yêu cho nhau, người ta sẽ có một cuộc sống nặng nề trên cả ngờ vực, phân biệt, thành kiến. Đó sẽ là một cuộc sống toàn nghi kỵ, thậm chí rình rập nhau, oán hận nhau, kẻ có quyền sẽ hành xử quyền độc đoán trên nhau, trả thù nhau, thủ đoạn với nhau…
Dù hoàn cảnh còn khó khăn, người Công giáo Việt Nam vẫn “biết hòa trộn nhuần nhuyễn”, thì đó mới thực sự là tình yêu đúng nghĩa. Họ đã tìm được phương thế khả dĩ để sống yêu.
Chỉ sợ người ta không biết yêu, người ta để cho trái tim yêu thương của mình chai cứng mà thôi. Bởi lúc đó, dù được thể hiện lẽ yêu thương trong hoàn cảnh dễ dàng nhất, người ta cũng chẳng còn một cách thế nào, chẳng còn một cử chỉ nào để tỏ lòng yêu thương...
Chỉ cần có trái tim yêu thương, chỉ cần người ta biết dàn trải lòng mình ra với anh chị em, thì dù có đối đầu với sự khắc nghiệt đến mức độ nào, người ta vẫn có thể bày tỏ lòng yêu thương, vẫn có thể đến với nhau chân tình, vẫn có thể tìm được phương thế khả dĩ để thực hành lời dạy “Yêu như Thầy yêu”.
Người Công giáo Việt Nam là như thế. Họ biết yêu như Thầy của họ. Tình yêu không có một rào cản nào có thể cản lối. Và như vậy, họ sẽ yêu, vẫn yêu, còn yêu mãi mãi, mặc cho bất cứ nghịch cảnh nào giăng mắc. Đó chính là phương thế khả dĩ họ đã sáng suốt tìm ra để sống yêu.
Có như thế, đức ái nhân của người Công giáo Việt Nam mới thật tinh tuyền, thật lộng lẫy và có sức lôi cuốn nhiều người nhìn nhận vai trò của đức tin, nhìn nhận Đấng duy nhất là trung tâm của lẽ sống mình - Chúa Giêsu Kitô!
III. YÊU LÀ TÌM PHỤC VỤ GIÁ TRỊ LÀM NGƯỜI CỦA CON NGƯỜI.
Phục vụ giá trị làm người của con người phải là trách nhiệm hàng đầu của việc “Phúc Âm hóa” trần thế hôm nay.
Giá trị làm người của con người mà để bị đi xuống, nặng hơn, để bị đánh mất, thì mọi công cuộc, mọi việc làm nhằm thăng tiến con người trở thành vô nghĩa.
Hội Thánh Công giáo, một khi nhận lệnh truyền của Thầy “Hãy yêu như Thầy yêu các con”, thì cũng sẽ tiếp nối con đường mà Thầy đã vạch ra là phục vụ giá trị làm người của con người, luôn luôn tìm cách thăng tiến đời sống của con người.
Nói ngắn gọn, Hội Thánh Công giáo đã không làm gì khác hơn ngoài con đường tình yêu đúng nghĩa. Và để yêu đúng đắn như thế, Hội Thánh lên đường tìm kiếm con người qua mọi cách thức. Dựa trên bài phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại diện, xin nêu lên mấy cách thức như:
1. Giáo dục:
“Giáo Hội Công giáo luôn quan tâm đến sự giáo dục nhân bản và đào tạo kiến thức con người theo đúng phẩm giá con người” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại Diện). Bởi Hội Thánh hiểu rằng: “Mọi người đều có quyền hưởng thụ một nền giáo dục xứng đáng với sứ mệnh cao cả của mình” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại Diện).
2. Nhu cầu phượng tự:
Nhu cầu phượng tự là nhu cầu tâm linh lớn lao. Chính trong việc cầu nguyện và thờ phượng Chúa là cách giáo dục con người hoàn hảo nhất, đưa con người đến Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa, nhận lấy tình yêu vô cùng của Thiên Chúa để rồi sẽ rót đầy trái tim yêu thương của mình, làm tràn vỡ ra nơi tất cả những ai mình đến, mình sẻ chia và sống với.
Bởi vậy không có nơi nào tốt lành bằng nơi đã được xây dựng nhà thờ. Ngôi nhà thờ là mái trường hoàn hảo nhất đưa dẫn con người về đường ngay nẻo chính: “Chính nơi này (nhà thờ – chú thích của người viết) giúp cho người tín hữu thường xuyên đến cầu nguyện, sám hối, định tâm hướng thiện và trở nên người tốt. Điều này rất lợi cho xã hội. Một nhà thờ được dựng lên có khả năng xóa bỏ hẳn nhiều nhà tù. Giáo dục được một người trở nên tốt là đồng nghĩa sản sinh một thế hệ tốt tiếp theo. Nên chi rất cần những cơ sở thờ phượng ở những nơi có đông dân cư sinh sống, như khu công nghiệp, khu dân cư mới” (Phát biểu của cha Nguyên Tổng Đại diện).
3. Quan tâm đến đức công bằng:
Hơn bao giờ hết, xã hội mà chúng ta đang đồng hành với nó, đã có nhiều dấu hiệu loại trừ đức công bằng ra khỏi đời sống con người. Người sống thiếu công bằng nhiều đến nỗi, có những lúc, ai đó sống công bằng như Chúa Kitô dạy, lại bị coi là không giống ai, thậm chí bất thường.
Cái bình thường lại trở nên bất thường, còn thiếu công bằng là cái bất thường, là tội ác, là vi phạm luật lương tâm, là chất dơ phải loại trừ, lại trở nên bình thường, thì sự sống con người bị đe dọa, xã hội mà con người đang nhập cuộc với nó, sẽ toàn là những căn bệnh ung thư giết chết mọi giá trị nhân văn, mọi giá trị làm người của con người.
Vì thế, để sống tình yêu của Chúa Kitô, yêu như Chúa yêu, chúng ta, những Kitô hữu chân chính phải dứt khoát sống một đời sống công bằng và loan báo đức công bằng. Chúng ta tin, sống công bằng cũng là biểu lộ của đức ái nhân.
Cha Micae Lê Văn Khâm luôn tâm niệm, khép lòng trước sự thống khổ của anh chị em là nhẫn tâm, không chỉ mất đức bác ái mà còn là một thái độ rẻ rúng đức công bằng. Bởi làm ngơ trước một người đau khổ, thiếu thốn, trong khi bản thân đang đầy đủ cái ăn, cái mặc vừa lỗi đức bác ái, vừa lỗi đức công bằng!
Chính suy nghĩ đó khiến cuộc đời linh mục của cha gắn bó với người bất hạnh, với mọi thành phần kém may mắn trong xã hội.
Suốt 54 năm làm linh mục, cha làm rất nhiều qua những hoạt động bác ái, kể cả khi đã rất yếu, phải ngồi xe lăn, cha vẫn suy nghĩ về việc bác ái, vẫn tìm lời lẽ đôn đốc người từng cộng tác với cha, và "trối" những việc bác ái đã đi vào ổn định cho người kế tiếp..., để không chỉ chứng tỏ lòng thương yêu của Thiên Chúa với con người mà còn trả lại phần nào sự công bằng cho những anh chị em kém may mắn.
Chúng tôi sẽ đề cập đến những hoạt động bác ái của cha Nguyên Tổng Đại diện vào một dịp khác. Ở đây chỉ xin nhắc qua như thế để giúp mỗi người có thêm tấm gương sống chữ "yêu" cụ thể bằng hành động, bằng suy nghĩ, bằng mọi cơ hội, mọi tương quan của mình. Trong đó, nổi bật của việc sống chữ "yêu" là sống tình yêu bác ái, nhất là thực thi tình yêu công bằng qua việc thi hành đức ái nhân.
Nhiều lần được trò chuyện với cha Nguyên Tổng Đại diện hay được cha chia sẻ trong những dịp gặp gỡ, tôi thấm thía và nhớ mãi tư tưởng của cha: Việc bác ái không chỉ là đức yêu thương thương mà còn là sự bù đắp cho lẽ công bằng.
Đã là sự công bằng, đòi chúng ta phải thực hiện. Nếu không, chúng ta sẽ là kẻ bất công với anh chị em bất hạnh quanh mình.
IV. TẠM KẾT.
"Vất vả là đương nhiên vì sức con người có hạn, nhưng niềm vui nhận lại thì không hề nhỏ chút nào. Mặt khác, bác ái ngày nay, ngoài tính chất ứng cứu cấp thời, còn hướng đến việc phát triển bền vững và thăng tiến con người. Do đó, vẫn còn biết bao trăn trở", cha Micae tỏ bày như thế.
Chữ YÊU phải luôn là trách nhiệm hàng đầu của Kitô hữu. Giáo huấn của Kinh Thánh, nhất là của Chúa Kitô luôn đòi ta phải thực hành cho bằng được, không chậm trễ, không so đo, nhưng luôn nhanh nhẹn, luôn cấp thời.
Khi phán: "Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm" (Mt 25, 36-36), Chúa Giêsu đòi ta phải thực hành đức ái nhân không trừ đối tượng nào, hoàn cảnh nào, thời điểm, nhưng phải là luôn luôn, mọi lúc, mọi nơi.
Nay cha Micae Lê Văn Khâm - Nguyên Tổng Đại diện của giáo phận Phú Cường đã hoàn toàn rời xa trần thế, chắc chắn, những hoạt động thiết thực bên trên cùng sự trung tín trong trách nhiệm làm linh mục theo cha ra trình diện với Đấng hằng Sống mà một đời cha tôn thờ và phụng sự. Giờ đây, cha được ở bên Ngài hưởng hạnh phúc miên trường, hạnh phúc mà chẳng có ai có thể tước mất, chẳng bao giờ mối mọt hay ten sét có thể làm hư hại.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho cha và cầu nguyện với cha, xin cha chuyển cầu cho chúng ta trước tòa Chúa.
VietCatholic TV
Diễn biến dồn dập sau các vụ nổ long trời: Putin rút máy bay khỏi Crimea, cách chức Tư Lệnh Hạm Đội
VietCatholic Media
03:06 18/08/2022
1. Nga rút hết các máy bay chiến đấu ra khỏi bán đảo Crimea
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 18 tháng 8, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết Nga đã rút hết các máy bay chiến đấu ra khỏi Crimea vì lo ngại một cuộc tấn công lần thứ ba của Ukraine nhắm vào các căn cứ không quân trên bán đảo này. Phát ngôn nhân cho biết ít nhất 24 chiếc máy bay phản lực và một số chưa thể xác định các máy bay trực thăng đã được rút đi.
Các nhà lãnh đạo quân sự Nga “ngày càng lo ngại” về an ninh ở Crimea sau các vụ nổ được báo cáo hôm thứ Ba, một thông tin cập nhật của tình báo Anh cho biết.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết cả chính quyền Nga và Ukraine đều thừa nhận rằng một bãi chứa đạn đã phát nổ hôm thứ Ba gần Dzhankoi ở phía bắc khu vực. Hệ thống đường sắt, chủ yếu dùng để tiếp tế cho quân Nga ở miền Nam Ukraine; và một nhà ga phụ gần đó cũng bị hư hại.
Thông tin cập nhật cho biết, các phương tiện truyền thông Nga cũng đưa tin khói bốc lên gần căn cứ không quân Gvardeyskoye cùng với những tiếng nổ long trời.
Dzhankoi và Gvardeyskoye sở hữu hai sân bay quân sự quan trọng của Nga ở Crimea, bản cập nhật cho biết thêm.
Và trong khi “nguyên nhân của những sự việc này và mức độ thiệt hại vẫn chưa được làm rõ”, các chỉ huy Nga đang “ngày càng quan tâm” đến an ninh trong khu vực mà Nga sáp nhập vào năm 2014.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bản cập nhật tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh qua phần trình bày của Kim Thúy
Vào ngày 16 tháng 8 năm 2022, các quan chức Nga và Ukraine đều thừa nhận rằng một bãi chứa đạn đã phát nổ gần Dzhankoi ở phía bắc Crimea, nơi một ga đường sắt và một trạm biến áp điện phụ gần đó cũng có khả năng bị hư hại. Truyền thông Nga cũng đưa tin, khói bốc lên từ gần căn cứ không quân Gvardeyskoye ở trung tâm bán đảo Crimea.
Dzhankoi và Gvardeyskoye là nơi có hai sân bay quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea. Dzhankoi cũng là nút giao thông đường bộ và đường sắt quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc tiếp tế cho các hoạt động của Nga ở miền nam Ukraine.
Nguyên nhân của những sự việc này và mức độ thiệt hại vẫn chưa được làm rõ nhưng các chỉ huy Nga rất có thể sẽ ngày càng lo ngại về tình hình an ninh xuống cấp rõ ràng trên khắp Crimea, nơi có chức năng là khu vực hậu cứ của cuộc xâm lược.
2. Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phá hủy Cầu Crimea.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine, cho biết Ukraine chưa bao giờ cấp phép xây dựng cây cầu và nó là một “đối tượng bất hợp pháp”.
“Nó làm tổn hại đến sinh thái của bán đảo và do đó phải bị tháo dỡ. Phá cây cầu này bằng cách nào không quan trọng - tự nguyện hay không”
Cầu Crimea, được xây dựng sau cuộc xâm lược Crimea của Nga vào năm 2014, bắc qua eo biển Kerch, nối bán đảo Crimea với lục địa Nga.
Cây cầu đã bị đóng cửa vào đêm thứ Ba sau một loạt cuộc tấn công vào các căn cứ của Nga và các cơ sở hạ tầng khác ở Crimea. Việc đóng cửa được cho là đã xảy ra trong bối cảnh lo ngại rằng cây cầu cũng sẽ bị tấn công.
Ông Podolyak báo hiệu rằng Ukraine coi cây cầu là một mục tiêu tấn công quân sự hợp pháp.
“Đó là một công trình xây dựng bất hợp pháp và là cửa ngõ chính cung cấp cho quân đội Nga ở Crimea. Những thứ như vậy nên bị tiêu hủy “.
3. Truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti cho biết Putin đã cách chức Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải
Trong bản tin tối thứ Tư 17 tháng 8, theo giờ địa phương Mạc Tư Khoa, truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti cho biết Putin đã cách chức Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải.
Cơ quan này cho biết, Phó Đô đốc Viktor Sokolov đã được giới thiệu như là tân Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải tại một cuộc họp của các nhân vật cấp cao nhất của hạm đội tại Sevastopol ở Crimea.
Cơ quan này nói thêm rằng không có sự kiện công khai nào được tổ chức liên quan đến việc nhậm chức của Phó Đô đốc Viktor Sokolov trong bối cảnh RIA Novosti gọi là “mức độ vàng của mối đe dọa khủng bố” trong thành phố.
Số phận của cựu Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải Igor Osipov vẫn chưa được loan báo. Ông ta được tường trình đã bị mất chức sau vụ Ukraine đánh chìm tàu Moskva vào tháng 4.
Solokov trước đây từng là người đứng đầu Học viện Hải quân Kuznetsov ở Saint Petersburg, là trường đại học chính của Hải quân Nga.
4. Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ mở một cuộc điều tra về báo cáo của chính mình liên quan đến cái gọi là tội ác chiến tranh của Kyiv sau phản ứng dữ dội về những cáo buộc vô lý chống lại Ukraine
Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tổ chức một cuộc điều tra chính thức về việc liệu tổ chức này có cáo buộc sai sự thật về tội ác chiến tranh của Ukraine hay không.
Tổ chức nhân quyền đã công bố động thái nói trên hôm 16 tháng 8, trong bối cảnh có các phản ứng dữ dội ngày càng tăng sau khi tổ chức này công bố một báo cáo gây nhiều tranh cãi khi cho rằng Kyiv đóng quân tại các thị trấn và thành phố là 'vi phạm luật pháp quốc tế'.
Cuộc điều tra này diễn ra sau sự từ chức của các nhân viên cấp cao và những người ủng hộ lo ngại rằng tài liệu, được công bố trong tháng này, đang được sử dụng để biện minh cho các cuộc tấn công của Nga vào các trường học và bệnh viện.
Một nhóm 'chuyên gia đánh giá bên ngoài' sẽ xem xét các tuyên bố của các chuyên gia pháp lý rằng báo cáo gây tranh cãi có các sai lầm cơ bản và các quy tắc về xung đột vũ trang đã bị hiểu sai.
Họ cũng dự kiến sẽ điều tra những cáo buộc rằng tác giả của nó, Donatella Rovera, đã cố ý không cho các quan chức quốc phòng Ukraine có đủ thời gian để phản hồi về phát hiện của cô ta.
Ân xá Quốc tế cho biết: 'Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tiến hành một cuộc đánh giá sâu, toàn diện về quá trình dẫn đến việc công bố thông cáo báo chí về các hành vi được cho là vi phạm luật nhân đạo quốc tế của các lực lượng Ukraine'.
Phát hiện của báo cáo có thể đe dọa tương lai của tổng thư ký Agnes Callamard, nhà lãnh đạo được hưởng lương lên đến 220.000 bảng Anh một năm của Tổ chức Ân xá, người không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bật đèn xanh, và sau đó quảng bá báo cáo, mà còn sử dụng Twitter để gán cho những người chỉ trích báo cáo của mình là ‘côn đồ trên các phương tiện truyền thông xã hội’.
Tranh cãi đã nổ ra trong gần hai tuần qua sau tuyên bố của bà trong tài liệu rằng các nhà lãnh đạo quân đội Ukraine đang tìm cách bảo vệ các khu vực đô thị đã 'vi phạm các quy tắc chiến tranh khi sử dụng công dân của họ làm lá chắn con người'.
Trên thực tế, các nhà phê bình cho rằng Kyiv không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồn trú binh lính ở các thị trấn và thành phố nếu muốn ngăn chặn những kẻ xâm lược đang tấn công dân chúng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Tổ chức Ân xá đang cố gắng 'chuyển trách nhiệm từ kẻ gây hấn sang nạn nhân'.
Tờ Daily Mail tuần này tiết lộ rằng các phóng viên chiến trường lo ngại rằng tác giả của báo cáo, cô Rovera, không hiểu các quy định về xung đột vũ trang ở các khu vực đô thị.
5. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ đến Ukraine trong tuần này để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ
Liên Hiệp Quốc thông báo: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres sẽ đến Ukraine trong tuần này, tới Lviv vào thứ Năm để thảo luận về các vấn đề song phương và đến Odesa vào thứ Sáu để thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc.
Phát ngôn nhân Stéphane Dujarric cho biết Tổng Thư Ký Guterres sẽ tổ chức một cuộc họp ba bên với các nhà lãnh đạo Ukraine và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan để thảo luận về các hoạt động bên trong của thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải. Ông cũng có kế hoạch tổ chức một cuộc gặp song phương với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Vào tháng 7, Ukraine và Nga đã đồng ý với một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ các cảng ở Hắc Hải của Ukraine.
Tổng Thư Ký Guterres sẽ đi Istanbul vào thứ Bảy. Dujarric cho biết người Nga đã biết về kế hoạch công du của tổng thư ký.
6. Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng cung cấp hỏa tiễn đạn đạo và hệ thống phòng không
Bộ Quốc phòng Nga đã ký các hợp đồng nhà nước về sản xuất và cung cấp hỏa tiễn đạn đạo và hệ thống phòng không cho quân đội Nga, trị giá hơn 500 tỷ rúp (hơn 8 tỷ USD).
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết Bộ Quốc phòng đã ký các hợp đồng sản xuất hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, hệ thống phòng không S-500 và cung cấp máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 trong Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2022 được tổ chức gần Mạc Tư Khoa.
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 cho biết hệ thống hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat đầu tiên sẽ được đặt trong tình trạng báo động ở Nga vào cuối năm 2022.
Sarmat là tên mà các phương tiện truyền thông Nga dùng để gọi loại hỏa tiễn này. Các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là Satan-2.
7. VLADIMIR Putin “lo sợ cho tính mạng của mình” khi cuộc xâm lược Ukraine bị “phá hoại” bởi những thất bại chiến lược trên bộ và trên biển, các chuyên gia khẳng định.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến Putin là cấm người Nga vào Liên Hiệp Âu Châu và do đó gây ra sự tức giận của người Nga.
Ông Zelenskiy nói với Washington Post: “Con người ác ôn này không có nỗi sợ nào khác ngoài nỗi sợ hãi cho mạng sống của mình”.
“Mạng sống của ông ta phụ thuộc vào việc ông ta có bị đe dọa bởi dân chúng của mình hay không. Không có gì khác để đe dọa ông ta”.
Trong khi đó, lực lượng của bọn cường hào đang gặp khó khăn sau vô số thất bại của hải quân - bao gồm cả việc đánh chìm tàu chiến Moskva, bị lực lượng Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn chống hạm vào ngày 14 tháng 4.
Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, các lực lượng Nga cũng đang gặp khó khăn vì họ đã mất nhiều máy bay phản lực và không còn kiểm soát được Đảo Rắn quan trọng về mặt chiến lược.
Bộ Quốc Phòng Anh cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba: “Các tàu nổi của Hạm đội Hắc Hải của Nga tiếp tục theo đuổi một tư thế phòng thủ cực kỳ nghiêm ngặt, với các cuộc tuần tra thường giới hạn ở vùng biển trong tầm nhìn của bờ biển Crimea.”
Diễn biến gây phẫn nộ: Tạp chí Mỹ tấn công chuỗi Mân Côi dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
VietCatholic Media
05:07 18/08/2022
1. Diễn biến đáng kinh ngạc. Tạp chí “The Atlantic” tấn công tràng chuỗi Mân Côi
Trong một diễn biến hết sức đáng kinh ngạc, hôm Chúa Nhật 14 tháng 8, một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tờ The Atlantic đã mở một cuộc tấn công vào chuỗi hạt Mân Côi, cho rằng chuỗi Mân Côi là biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, bạo lực ở Hoa Kỳ.
Trong chương trình này, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, xin giới thiệu vài nét với quý vị và anh chị em về Tạp chí “The Atlantic”.
Nguyên thủy, tờ báo có tên là “The Atlantic Monthly”, xuất bản hàng tháng ở Boston từ năm 1857 và tự xưng là tờ báo của những người trí thức ở Hoa Kỳ. Tờ báo đăng tải ý kiến của nhiều nhân vật nổi tiếng về đủ mọi vấn đề thời sự, phân chia theo tiết mục chính trị, ngoại giao, thương mại, kinh tế, văn học, nghệ thuật, kỹ thuật và khoa học.
Sau 144 năm, vì lỗ lã, tờ báo giảm số phát hành xuống còn 11 số mỗi năm vào năm 2001 rồi xuống 10 số mỗi năm vào năm 2003; và vào năm 2007, đổi tên là “The Atlantic”, bỏ đi chữ Monthly, vì không còn ra hàng tháng nữa. Trong thời gian đó tạp chí cũng đổi chủ nhiều lần. Chủ báo sau cùng là bả quả phụ của ông Steve Jobs, bà Laurene Powell Jobs.
Từ những năm 2013 trở về sau, để kiếm lời, tờ báo bắt đầu đăng tải các tiết mục được bảo trợ, thí dụ của giáo phái Church of Scientology, trình bày như là những bài bình luận, nhưng chỉ đăng những gì có lợi và cắt bỏ những gì bất lợi cho đương sự. Sự trá hình đó đã bị phản đối và tờ báo sau cùng đã phải xoá những bài như vậy trên website và “xin lỗi”.
Năm 2019, thực hiện một cú “đánh lớn”, tờ báo liên tiếp trong 3 số, loan truyền những huyền thoại ghê gớm kiểu “#Me Too” về đạo diễn Bryan Singer làm cho sự nghiệp của ông này tiêu tan. Nhưng việc “tập trung đánh phá” ấy đã làm cho nhiều người đặt câu hỏi về sự nghiêm túc của nội dung tờ báo, và ngay cả ông chủ bút của tờ báo là Jeffrey Goldberg cũng phải thừa nhận rằng: “Ban biên tập phóng đại một câu chuyện mà đáng lẽ chỉ là một loại tin tức công cộng, vì lý do gì? tôi không rõ.”
Cũng vì tìm kiếm những cái “giật gân” mà tháng 11 2020, tờ The Atlantic một lần nữa phải “cải chính” một bài có tên là “The Mad, Mad World of Niche Sports Among Ivy League–Obsessed Parents”. Bài viết dựa vào những sai lầm, và bị lật tẩy, của một phóng viên của tờ Washington Post. Trong mục 'ý kiến toà soạn', tờ báo viết “Chúng tôi không thể chứng minh rằng tác giả của bản tin là đáng tin cậy, do đó chúng tôi cũng không thể quả quyết tính xác thực của bản tin đó”
Nhưng điều làm cho tờ 'The Atlantic' mất vẻ nghiêm túc là việc họ trở thành một tờ báo tuyên truyền chính trị.
Năm 2016, 'toà soạn' chính thức ủng hộ ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ là bà Hillary Clinton chống lại ông Donald Trump. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử mà họ ủng hộ một ứng viên tổng thống, nhưng khác với 2 lần trước, lần này họ thua.
Sau 2016, tờ báo tiếp tục trở thành công cụ tuyên truyền chính trị cho đảng Dân Chủ để chống lại ông Trump, họ kêu gọi cách chức ông vào năm 2019, thậm chí đăng tải những nguồn tin vu vơ chống lại ông Trump như viết rằng 'ông gọi các cựu chiến binh Hoa Kỳ là những người thất bại '. Ông Trump gọi đó là tin phịa và tiên đoán tờ báo sẽ sạt nghiệp, không sớm thì chày.
2. Vụ tấn công kinh Mân Côi của tờ The Atlantic
Hôm Chúa Nhật 14 tháng 8, một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tờ The Atlantic đã mở một cuộc tấn công vào chuỗi hạt Mân Côi, cho rằng chuỗi Mân Côi là biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, bạo lực ở Hoa Kỳ.
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, thì bài báo gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội giữa các tín hữu Công Giáo, một số người kết án đó là những tuyên truyền chống Công Giáo.
Tạp chí The Atlantic, cũng như những lần bị hố trước, vội vàng thay đổi tiêu đề của bài báo từ “Làm thế nào Kinh Mân Côi trở thành một biểu tượng cực đoan” thành “Văn hóa về vũ khí cực đoan đang cố gắng đồng sở hữu Kinh Mân Côi như thế nào.”
Họ cũng sửa đối một số hình ảnh, thí dụ hình ảnh một tràng hại Mân Côi là các lỗ đạn đã được thay thế bằng hình ảnh một chuỗi hạt bình thường.
Tuy nhiên, những thay đổi bề ngoài này vẫn không giấu giếm được luận điểm của bài báo là kinh Mân Côi có liên hệ với chủ nghĩa cực đoan.
Daniel Panneton, tác giả bài báo, viết: “Kinh Mân Côi đã mang một ý nghĩa quân phiệt đối với những người Công Giáo truyền thống cực đoan.”
“Văn hóa dân quân, chủ nghĩa cuồng tín của nền văn minh phương Tây và sự lo lắng về nam tính đã trở thành trụ cột của cánh hữu ở Mỹ — và những người Công Giáo đã cư trú trong nhóm này,” Panneton viết.
Ông liên kết lập luận của mình với nhiều kết nối với những hàng hóa của một cửa hàng trực tuyến có tên là Roman Catholic Gear, là một cửa hàng Công Giáo bán cho những người lính trong quân đội.
Ông mô tả các chuỗi hạt Mân Côi “được làm bằng vỏ đạn và cây thánh giá sơn màu của một khẩu súng”, cùng với những ý tưởng thời thượng có chủ đề chiến binh và các hàng hoá phục vụ cho những những đề tài 'thoát hiểm, sống còn'.
Panneton nói rõ trong bài báo của mình rằng ông ta không chỉ nói về chuỗi hạt.
Trong quá trình lập luận của mình, ông đề cập đến niềm tin Công Giáo như là bằng chứng của “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông thấy có quan điểm cực đoan về nam tính trong đức tin Công Giáo. Ông viết: “Chủ nghĩa quân phiệt tôn vinh tâm lý chiến binh và bản lĩnh đàn ông và sức mạnh nam giới. Sự kết hợp tính nam giới và quân đội bắt nguồn từ những lo lắng về nam giới của người Công Giáo. “
“Nhưng đối với những người đàn ông Công Giáo truyền thống cực đoan, những lo ngại như vậy có xu hướng cực đoan, đó là những tưởng tượng về việc bảo vệ gia đình và nhà thờ của một người đàn ông trước những toán quân cướp thô bạo”.
Theo Panneton, việc Giáo hội bảo vệ quyền sống của trẻ sơ sinh là bằng chứng về mối quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu.
Ông viết: “Sự hội tụ trong chủ nghĩa dân tộc Kitô được củng cố bởi những nguyên nhân chung chẳng hạn như sự thù địch đối với những người ủng hộ quyền phá thai,”.
Cha Pietrzyk, linh mục dòng Đa Minh được CNA phỏng vấn cho biết, “Tác giả lấy những lập trường cơ bản của Công Giáo về bản chất của Giáo hội, đạo đức Kitô giáo, và những thứ tương tự, và cho rằng bằng cách nào đó họ 'cực đoan'.” Đây là một hành động sai lạc rất thông thường.”
3. Phản ứng của người Công Giáo đối với vụ tấn công tràng chuỗi Mân Côi của tờ The Atlantic
Như chúng tôi đã loan tin, hôm Chúa Nhật 14 tháng 8, một ngày trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tờ The Atlantic đã mở một cuộc tấn công vào chuỗi hạt Mân Côi, cho rằng chuỗi Mân Côi là biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu, bạo lực ở Hoa Kỳ. Phản ứng của người Công Giáo đối với vụ tấn công này ra sao?
Khi được yêu cầu bình luận về bài báo, Ông Robert P. George, giáo sư lý thuyết chính trị tại Đại học Princeton và cựu chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), nói với CNA:
“Đối với tôi, có vẻ như gã đang chính trị hóa chuỗi tràng hạt và coi nó như một vũ khí trong cuộc chiến văn hóa… Daniel Panneton là ai? Tôi không biết gì về anh ta ngoài những gì anh ta nói trong bài báo. Tôi chưa nghe nói về anh ta. Mặc dù thật khó để tha thứ những câu 'nói xéo' cổ điển chống Công Giáo trong bài viết, nhưng có lẽ anh ta thực sự không phải là một người cố chấp. Có lẽ anh ấy chỉ làm việc quá sức và cần phải uống một hoặc hai viên aspirin và nằm nghỉ một lúc. “
Ông Chad Pecknold, giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, nói với CNA rằng việc xuất bản bài báo cho thấy có một cuộc xung đột “chính trị” trong văn hóa.
“Tầng lớp chính trị ưu tú của cánh tả ghét nền văn minh phương Tây và họ có ý lật đổ mọi dấu hiệu tự nhiên và siêu nhiên của nó. Đó là lý do tại sao họ không chỉ đơn giản là viết một bài chống nền văn hóa về súng của cánh hữu, nhưng họ phải tìm cách gắn nó vào một cái gì đó vốn là trung tâm thần học của nền văn minh mà họ cảm thấy đe dọa nhất đến nền văn minh tiến bộ của họ. Đó là dấu hiệu của xung đột chính trị - chính trị hiện đang đeo bám chúng ta; thậm chí, họ còn đánh giá thấp quyền năng của Đức Mẹ trong việc chiến thắng cái ác “, Pecknold nói.
Cha Pious Pietrzyk, OP, một linh mục dòng Đa Minh của Tỉnh Dòng Thánh Giuse, nói với CNA, “Bài báo là một luồng dài hạn về những điều không chính xác, ngụy biện và xuyên tạc.”
Ngài nói, tác giả không hiểu rằng “khái niệm 'chiến đấu tinh thần' đã có với Giáo hội từ thời xa xưa. Hãy nhớ rằng quan điểm về Bí tích Thêm sức là nó biến một người trở thành 'chiến sĩ của Chúa Kitô.'“
Cha Pietrzyk nói thêm: “Vấn đề là The Atlantic không hiểu ẩn dụ là gì. Chẳng bao giờ người Công Giáo coi cuộc chiến đấu bằng chuỗi Mân Côi là một hành động bạo lực thể chất.”
Trên Twitter, Cha Aquinas Guilbeau, OP, đã trả lời bài báo bằng một bức ảnh chụp hai tu sĩ mặc áo dòng mầu trắng đeo chuỗi hạt Mân Côi trên thắt lưng với một chú thích châm biếm: “CẢNH BÁO: Hình ảnh bên dưới có chuỗi tràng hạt.”
Tiểu thuyết gia Walter Kirn nhận xét rằng căn bản của bài báo trên The Atlantic là một ví dụ về “chủ nghĩa cực đoan”.
Ông Eduard Habsburg, Đại sứ của Hungary tại Tòa thánh, đã trả lời bằng cách thừa nhận rằng chuỗi hạt thực sự là một vũ khí - được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chống lại cái ác:
Chuỗi Mân Côi, một “vũ khí” được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ
Kinh mân côi, lần đầu tiên được Dòng Đa Minh quảng bá vào thế kỷ 16, là một hình thức cầu nguyện dựa trên những suy niệm về cuộc đời của Chúa Kitô. Chuỗi hạt là một công cụ để đếm các lời cầu nguyện.
Kể từ năm 1571, các vị giáo hoàng đã thúc giục người Công Giáo lần hạt Mân Côi. Khi làm như vậy, họ thường sử dụng các thuật ngữ quân sự cho những “vũ khí” cầu nguyện này. Năm 1893, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII coi kinh Mân Côi như một liều thuốc giải độc cho tệ nạn bất bình đẳng sinh ra từ Cách mạng Công nghiệp, và trong Thế chiến II, Đức Piô XI đã thúc giục các tín hữu cầu nguyện kinh Mân Côi với hy vọng rằng “kẻ thù của thánh danh (... ) cuối cùng có thể bị bẻ cong và dẫn đến sự đền tội và trở lại con đường ngay thẳng, tin tưởng vào sự chăm sóc và bảo vệ của Mẹ Maria “.
Gần đây hơn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến nghị Kinh Mân Côi như một công cụ tinh thần mạnh mẽ.
Mig-31 bốc cháy khi di tản. Ukraine chưa mất HIMARS nào. Nga sắp thua, 19 tướng Mỹ viết cho Biden
VietCatholic Media
15:20 18/08/2022
1. Các vụ đã nổ buộc Nga kéo phải máy bay từ các căn cứ không quân ở Crimea về nước
Trong bản báo cáo hôm thứ Năm 18 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các vụ nổ đã buộc quân đội Nga phải rút máy bay và trực thăng khỏi căn cứ không quân ở Crimea.
Các vụ cháy và nổ gần đây đã làm rung chuyển nhiều khu vực trên bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết thiệt hại đã buộc ít nhất 24 máy bay và 14 trực thăng phải rời bỏ căn cứ và rút lui về các địa điểm sâu hơn trong lãnh thổ Nga.
“Sau những sự kiện gần đây ở Crimea, người Nga đang khẩn trương di chuyển máy bay và trực thăng của họ đến các sân bay của Liên bang Nga”
“Quân xâm lược Nga đang thực hiện các biện pháp di chuyển một phần thiết bị hàng không từ các sân bay tiền phương ở Crimea sang các sân bay dự trữ và sân bay thường trực trên lãnh thổ Liên bang Nga,”
Các máy bay Nga mà Ukraine cho biết đã được chuyển đi bao gồm 3 máy bay phản lực Sukhoi Su-27, 3 máy bay phản lực Sukhoi Su-34, 3 máy bay phản lực Sukhoi Su-35S và 3 máy bay khác được cho là máy bay đánh chặn siêu thanh Mikoyan MiG-31.
Theo Ukraine, một trong những chiếc máy bay được cho là MiG-31 đã bốc cháy khi đang bay khỏi Crimea. Máy bay được cho là đã bay khỏi căn cứ vào hôm thứ Tư.
Ít nhất 14 máy bay trực thăng của Nga cũng được cho là đã bay khỏi Crimea hôm thứ Tư, trong đó có 6 chiếc Kamov Ka-27. Tám máy bay trực thăng của một loại không xác định được cho là đã bay về phía đông đến một căn cứ của Nga ở Krasnodar.
Nhiều video được chia sẻ trực tuyến vào tuần trước cho thấy các vụ nổ tại một căn cứ không quân của quân đội Nga ở quận Saki, Crimea của Nga. Hôm thứ Ba, các video trực tuyến cho thấy những gì dường như là các vụ nổ lần thứ hai gần các cơ sở quân sự của Nga ở quận Dzhankoi.
Theo Reuters, trong một động thái có thể liên quan đến vụ nổ, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA hôm thứ Tư đưa tin rằng Igor Osipov, chỉ huy hạm đội Hắc Hải hiện tại của Nga, đã bị cách chức.
Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận trách nhiệm về các vụ nổ.
Ukraine đã đe dọa tấn công vào bên trong lãnh thổ do Nga chiếm đóng, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ám chỉ về khả năng Ukraine tham gia vào các vụ nổ ở Crimea bằng cách cảm ơn những người “phản đối quân chiếm đóng ở hậu phương của họ” trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tối thứ Ba.
Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine xác nhận Ukraine chưa mất một HIMARS nào cả
Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của Mạc Tư Khoa cho rằng Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp đã bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Nga; và gọi đó là trò “tuyên truyền” rẻ tiền của Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov.
Igor Konashenkov đã nhiều lần cho biết các lực lượng của Nga đã tấn công thành công HIMARS, mặc dù Ukraine vẫn đều đặn dùng vũ khí lợi hại này tấn công các trung tâm chỉ huy và kiểm soát của đối phương cũng như các kho đạn dược.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Olexiy Reznikov đã chế nhạo tuyên bố của Mạc Tư Khoa. Ông nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ, “Tôi hoàn toàn có thể nói một cách có trách nhiệm rằng không một HIMARS nào bị mất”.
“Do đó, khi bạn đọc trên các phương tiện truyền thông Nga rằng một người lính... với khẩu Kalashnikov đã đột nhập và nhìn thấy một chiếc xe tải, và sau đó đã tiêu diệt 20 HIMARS bằng súng máy tự động, bạn chỉ có thể cười,” ông nói.
“Điều này thật ngu ngốc, khi tuyên truyền như vậy,” ông nói thêm trong cuộc phỏng vấn đã được báo cáo bởi các cơ quan truyền thông Ukraine vào hôm thứ Tư 17 tháng 8. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
Vào ngày 23 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov đã nhận chuyến hàng đầu tiên là 4 hệ thống vũ khí có tốc độ và tầm bắn chính xác. Đó là một tài sản quan trọng cho Ukraine trên chiến trường. Đến tháng 8, Ukraine được tường trình đã nhận được 16 hệ thống. Ukraine chỉ có 16 HIMARS, lấy đâu ra 20 cái mà phá hủy. Họ cũng không tập trung vào một chỗ.
Nga đã cố gắng phản bác lại câu chuyện của Ukraine về thành công của HIMARS. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba rằng vũ khí này, cũng như các loại pháo tầm xa mà Anh và Slovakia trao cho Ukraine, không có “tác động đáng kể” đến khả năng của Nga.
Ngày 13/8, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết một bệ phóng HIMARS và một kho chứa đạn gần Kramatorsk thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk đã bị phá hủy.
Đó là tuyên bố mới nhất chưa được xác minh của Nga kể từ ngày 7/7 khi nước này tuyên bố đã phá hủy một kho chứa hỏa tiễn HIMARS ở Radushnoe, trong vùng Dnipropetrovsk.
Vào ngày 17 tháng 7, Nga cho biết họ đã phá hủy một bệ phóng HIMARS cùng với một “phương tiện vận tải” của nó ở Krasnoarmeysk, trong vùng Donbas, mặc dù không cần phương tiện vận tải như vậy cho hệ thống này.
Tháng trước, Konashenkov nói rằng từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 20 tháng 7, tổng cộng 4 bệ phóng đã bị phá hủy, tuyên bố đã bị các chuyên gia quân sự lật tẩy.
HIMARS đã được Ukraine sử dụng trong một cuộc tấn công nhằm vào một nhà kho ở thị trấn Nova Kakhovka và cây cầu quan trọng Antonivka ở khu vực phía nam Kherson vào tháng Bảy.
Vào đầu tháng 8, Ngũ Giác Đài đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp một gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine, bao gồm một lượng đạn bổ sung không được tiết lộ cho HIMARS.
3. 19 tướng lĩnh Hoa Kỳ chê bai Biden thiếu quyết đoán, cảnh báo chiến thắng có thể tuột khỏi tầm tay
Mười chín tướng lĩnh và cựu quan chức Mỹ nghỉ hưu đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Biden đẩy mạnh tốc độ cung cấp vũ khí cho Ukraine nếu không có sẽ có nguy cơ “vô tình thất bại khi chiến thắng đã gần kề”. Họ cũng cảnh báo rằng một thất bại như thế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới trong tương lai.
Họ cho rằng Mỹ đang cung cấp đủ vũ khí để bảo đảm thế trận bất phân thắng bại nhưng không đủ để giúp Ukraine tái chiếm lãnh thổ bị Nga chiếm giữ. Các cựu sĩ quan, nhà ngoại giao và các quan chức khác cho rằng chính quyền đang bị ức chế vì lo sợ sẽ kích hoạt việc leo thang chiến tranh với Nga, có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân - nhưng họ cho rằng việc không đánh bại Vladimir Putin ngay bây giờ ở Ukraine sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu với Mạc Tư Khoa sau này “trên những cơ sở kém thuận lợi hơn”.
Tốc độ chuyển giao vũ khí cho Ukraine là nguyên nhân gây xích mích giữa Washington và Kyiv, cũng như một số đồng minh Đông Âu. Cho đến nay, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine gần 10 tỷ USD dưới thời chính quyền Biden, bao gồm cả bệ phóng hỏa tiễn, nhưng đã ngừng cung cấp hỏa tiễn tầm xa hơn, máy bay cánh cố định và một số máy bay không người lái vũ trang.
“Bằng cách cung cấp viện trợ chỉ đủ để tạo ra bế tắc trên chiến trường, nhưng không đủ để đảo ngược lợi ích lãnh thổ của Nga, chính quyền Biden có thể vô tình nắm lấy thất bại từ hàm của chiến thắng”, một bài bình luận đăng trên Hill, do Tướng Philip Breedlove ký, nhận định như trên. Ông là cựu chỉ huy tối cao của lực lượng Nato ở Âu Châu. Ba cựu đại sứ tại Ukraine, Marie Yovanovitch, John Herbst và William Taylor, cũng ký tên trong số những người khác.
Bài bình luận cho biết: “Do quá thận trọng sợ hãi kích động Nga leo thang chiến tranh quy ước cũng như hạt nhân, chúng ta thực sự sẽ nhường ưu tiên cho Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định; và tự làm giảm áp lực buộc Mạc Tư Khoa phải ngừng gây hấn và nghiêm túc với các cuộc đàm phán”
“Chúng ta có thể nghĩ rằng mỗi ngày chúng ta trì hoãn việc cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết để giành chiến thắng, chúng ta đang tránh một cuộc đối đầu với Điện Cẩm Linh. Nhưng không phải thế, chúng ta chỉ đang làm tăng khả năng đối mặt với mối nguy hiểm đó trên những cơ sở kém thuận lợi hơn”.
Tháng trước, cố vấn an ninh quốc gia của Joe Biden, Jake Sullivan, nói rằng tốc độ giao vũ khí bị hạn chế bởi khả năng tiếp nhận vũ khí của Ukraine, số lượng những người được đào tạo để sử dụng chúng và sự cần thiết phải có các đồng minh của NATO hỗ trợ việc giao vũ khí.
Nói về Hệ thống Hỏa tiễn Chiến thuật Lục quân, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn 300km mà Kyiv đã nhiều lần yêu cầu, Sullivan nói rằng nỗi sợ hãi về sự leo thang chiến tranh đóng một vai trò trong việc ngăn chặn điều này.
Ông nói tại Diễn đàn An ninh Aspen: “Mục tiêu chính là bảo đảm rằng chúng ta không rơi vào hoàn cảnh mà chúng ta đang tiến tới một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.”
Những người ký tên trên bài bình luận cho rằng Mỹ đang tự cho phép mình bị đe dọa hạt nhân từ Nga trong khi không tính đến mức độ mà kho vũ khí của Mỹ khiến Nga phải ngồi xuống bàn đàm phán.
Herbst, hiện là giám đốc cấp cao của Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy Hoa Kỳ bị chùn bước không dám làm những gì có lợi cho mình, ngoại trừ sự hung hăng của Nga như chúng ta đang thấy hiện nay. Tôi nghĩ rằng đó là lý do quan trọng nhất cho cái mà tôi gọi là sự rụt rè và chậm chạp trong phản ứng của chính quyền đối với các yêu cầu chính đáng và quan trọng, thậm chí cả những yêu cầu khẩn cấp”.
Cùng với ATACMS, việc cung cấp máy bay cánh cố định cũng là một nguồn gây tranh cãi giữa Washington, Kyiv và các thủ đô Đông Âu. Một số quốc gia Âu Châu đã cung cấp phụ tùng thay thế cho Ukraine để Kyiv có thể sửa chữa một số máy bay phản lực MiG từ thời Liên Xô, nhưng Mỹ và một số đồng minh coi việc cung cấp toàn bộ máy bay là leo thang chiến tranh.
Vào tháng 3, Ba Lan tuyên bố chuẩn bị bàn giao 28 máy bay chiến đấu MiG-29 của mình cho căn cứ của Mỹ ở Ramstein, Đức, giao toàn bộ cho Mỹ hoặc NATO để giao cho các phi công Ukraine, nhưng đề nghị này bị Ngũ Giác Đài bác bỏ.
Slovakia được cho là đã chuẩn bị gửi MiG-29 của mình, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Jaroslav Nad, cho biết vào cuối tuần qua rằng chúng sẽ vẫn hoạt động ở Slovakia cho đến cuối tháng 8.
“Chúng tôi đang đàm phán với các đồng minh và đối tác của mình về những việc cần làm với họ tiếp theo. Naď cho biết hôm Chúa Nhật.
Debra Cagan, cựu phó trợ lý Bộ trưởng phụ trách các hoạt động của liên minh và là một người ký tên trong bài bình luận của Hill, cho biết bà tin rằng Washington vẫn chưa chấp thuận việc chuyển giao của Slovakia vì nước này muốn có những chiến đấu cơ tiên tiến của Hoa Kỳ.
Cagan, hiện là thành viên của Mạng lưới Lãnh đạo Xuyên Đại Tây Dương, cho biết: “Sẽ không có chuyện các chuyến hàng máy bay đến Ukraine mà không có Mỹ chấp thuận trước”.
“Người Slovakia không có khả năng quân sự để nói 'OK, chúng tôi sẽ làm điều này' và sắp xếp cho các phi công Ukraine sang lái máy bay về nước... Ai đó từ Tòa Bạch Ốc phải nói rằng OK, bạn có thể biến điều này thành hiện thực. Sự hiểu biết của tôi là điều đó đã không xảy ra”.
4. Estonia dỡ bỏ tượng đài xe tăng thời Liên Xô trong bối cảnh căng thẳng với Nga
Thủ tướng Kaja Kallas cho biết chính quyền Estonia đã loại bỏ một tượng đài xe tăng có từ thời Liên Xô khỏi bệ của nó ở phía đông thành phố Narva, đây là đợt di dời quan trọng nhất trong số ước tính khoảng 200 đến 400 tượng đài mà chính phủ đã cam kết sẽ dỡ bỏ vào cuối năm nay.
Đây là động thái mới nhất chống lại Nga của các nước trong khu vực Baltic. Phần Lan tuyên bố hôm thứ Ba rằng họ sẽ cắt giảm số lượng thị thực mà họ cấp cho người Nga xuống còn 10% so với số lượng hiện tại sau khi cảm thấy bất bình với cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các tượng đài của Liên Xô ở Estonia không còn là vấn đề địa phương nữa, thủ tướng Kaja Kallas nói: “Không ai muốn thấy những người hàng xóm hiếu chiến và thù địch gây ra căng thẳng trong nhà của chúng tôi.”
Estonia là một nước cộng hòa trong vùng Baltic thuộc Liên Xô từ năm 1944 cho đến năm 1991 và gần một phần tư dân số 1,3 triệu người của Baltic là người dân tộc Nga. Kallas nói: “Chúng tôi sẽ không tạo cơ hội cho Nga sử dụng quá khứ để làm xáo trộn hòa bình ở Estonia.
Chính phủ đã công bố ý định dỡ bỏ tất cả các tượng đài thời Liên Xô vào đầu tháng này, nói rằng cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine đã “mở ra những vết thương trong xã hội của chúng tôi mà những tượng đài thời cộng sản này nhắc nhở chúng tôi”.
Thông báo này đã vấp phải sự phản đối của một số người ở Narva, trên biên giới của Estonia với Nga, nơi chỉ có 4% cư dân là người dân tộc Estonia và hơn 80% là người dân tộc Nga, khiến chính phủ phải nhanh chóng can thiệp để chống lại “căng thẳng và bối rối ngày càng gia tăng”, Thủ tướng Kallas nói.
Công việc dỡ bỏ chiếc xe tăng T-34 và hai tượng đài Liên Xô khác trong thành phố bắt đầu dưới sự canh gác của cảnh sát ngay sau rạng sáng ngày thứ Ba và hoàn thành vào giữa buổi sáng. Xe tăng sẽ được trưng bày tại bảo tàng chiến tranh quốc gia Estonia gần thủ đô Tallinn.
Bộ trưởng Nội vụ Estonia, Lauri Läänemets, cho biết việc cân nhắc trật tự công cộng là điều tối quan trọng. Ông nói: “Nhiều người dân địa phương quan tâm đến việc dỡ bỏ các di tích, nhưng chiến tranh phải được tưởng niệm để đừng có xung đột và đe dọa khiêu khích trong tương lai”.
Việc dỡ bỏ các tượng đài của Liên Xô đã gây ra tình trạng bất ổn ở Estonia trong quá khứ: việc di dời một bức tượng được gọi là Người lính đồng ở Tallinn vào tháng 4 năm 2007 đã dẫn đến hai đêm bạo loạn và cướp bóc, trong đó một người biểu tình Nga đã bị giết.
Mạc Tư Khoa đã chỉ trích kế hoạch của Estonia. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “Việc xóa bỏ các tượng đài cho những người đã cứu Âu Châu khỏi chủ nghĩa phát xít, tất nhiên là thái quá.”
Ở nước láng giềng Latvia, các nghị sĩ đã thông qua đạo luật vào tháng 6 yêu cầu tất cả “tượng đài tôn vinh chế độ Xô Viết không được phép đặt nơi công cộng, kể cả trong các nghĩa trang, và phải được tháo dỡ trước ngày 15 tháng 11. Riêng các tác phẩm có tính nghệ thuật được dân chúng ưa chuộng, có thể được chuyển đến Bảo tàng nghệ thuật ở Riga”.
Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan, Pekka Haavisto, cho biết từ ngày 1 tháng 9, chỉ một phần mười trong số 1.000 chỗ xin thị thực du lịch hàng ngày hiện dành cho công dân Nga sẽ được cung cấp.
Ngày càng có nhiều người Nga tránh né việc đóng cửa không phận Liên Hiệp Âu Châu đối với các chuyến bay của Nga bằng cách đi qua Phần Lan và đi đến các điểm nghỉ mát của Liên Hiệp Âu Châu từ sân bay Helsinki. “Điều này có lẽ không thích hợp lắm,” Haavisto nói.
Ông nói rằng một lệnh cấm hoàn toàn với lý do quốc tịch là không thể thực hiện được, và nhấn mạnh rằng các loại thị thực khác - cho các chuyến thăm gia đình, công việc và học tập - sẽ không bị ảnh hưởng. Helsinki cũng đang nghiên cứu một loại thị thực nhân đạo cụ thể.
Thủ tướng Phần Lan, Sanna Marin, đã nhiều lần nói rằng “không đúng” khi du khách từ Nga có thể đi nghỉ ở Âu Châu trong khi quân đội của họ đang giết chóc ở Ukraine. Thủ tướng Kallas của Estonia đã kêu gọi một lệnh cấm thị thực trên toàn Liên Hiệp Âu Châu.
5. Hỏa tiễn của Nga lao vào ký túc xá ở Kharkiv
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết một hỏa tiễn của Nga đã lao thẳng vào một ký túc xá ở Kharkiv, phá hủy hoàn toàn tòa nhà và khiến một số lượng người mất tích, bị thương hay thiệt mạng.
Zelenskiy đưa ra thông báo vào tối thứ Tư, theo phương tiện truyền thông Pravda của Ukraine.
“Rocket đánh trúng đích... một ký túc xá... Tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn,” Ông Zelenskiy nói. “Chúng tôi đang xác định chính xác số người chết và bị thương. Một cuộc tấn công hèn hạ và giễu cợt đối với dân thường mà không có sự biện minh và thể hiện sự bất lực của kẻ xâm lược”.
Thứ Tư đánh dấu ngày thứ 175 trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine, tức tuần thứ 25. Tuần sau sẽ là thời điểm chính thức của nửa năm.
Kharkiv nằm ở phía đông bắc Ukraine, chỉ cách biên giới Nga vài km và không xa thành phố Belgorod của Nga. Kharkiv đã chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt trong sáu tháng qua.
Nga bắt đầu xây dựng quân đội dọc theo biên giới phía bắc, phía đông và phía tây của Ukraine vào cuối tháng Giêng, và họ bắt đầu tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Kể từ đó, đã có thương vong nặng nề cho cả hai bên. Điều đó bao gồm dân thường Ukraine, chiến binh nước ngoài, quân đội Ukraine và hơn 44.000 người Nga.
Cuối tuần qua, tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi các công dân Nga ở nước ngoài và ở Nga rằng nếu họ im lặng về cuộc chiến ở Ukraine, thì họ đang ủng hộ quan điểm của Putin, là điều sẽ dẫn Nga đến chỗ diệt vong.
“Khi cái ác chiếm được tỷ lệ cao như vậy, sự im lặng của con người tiến gần đến mức độ đồng lõa. Và việc từ chối thực sự chiến đấu chống lại cái ác trở thành một sự trợ giúp cho nó,” Zelenskiy nói. “Do đó, nếu bạn có quốc tịch Nga và bạn im lặng, điều đó có nghĩa là bạn không đấu tranh, có nghĩa là bạn đang ủng hộ nó”.
“Bất kể bạn ở đâu - cả trên lãnh thổ Nga và nước ngoài - tiếng nói của bạn phải vang lên để ủng hộ Ukraine, và do đó chống lại cuộc chiến này”.
Ukraine gần đây đã đạt được thành công khi sử dụng hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, như một vũ khí lợi hại để đánh bật các hệ thống vũ khí của Nga.
Qua Ngày 175 của chiến tranh, Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 44.100 binh sĩ Nga, bắt làm tù binh hơn 1.000 quân Nga; đồng thời phá hủy 15 tàu và thuyền, 233 máy bay, 196 trực thăng, 993 hệ thống pháo binh, 6.100 xe tăng, 3.054 phương tiện giao thông, và 792 máy bay không người lái
Đăng quang vương miện cho Đức Mẹ ở Ukraine. Độc tài đến bắt cha sở, cha phó giật chuông cứu nguy
VietCatholic Media
16:42 18/08/2022
1. Giáo Hội tại Liberia thông báo về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Lewis Zeigler
Một vị Tổng Giám Mục lỗi lạc của Giáo Hội Công Giáo ở Liberia, Đức Cha Lewis J. Zeigler đã qua đời.
Một tuyên bố được ký bởi Cha Gabriel Blamo Jubwe, Chưởng ấn Giáo phận cho biết như sau “Với một trái tim nặng trĩu và nỗi buồn lớn, chúng tôi, các thành viên của linh mục đoàn của Tổng Giáo phận Monrovia, thông báo về cái chết của vị Tổng Giám mục kính yêu của chúng tôi, Đức Tổng Giám Mục Lewis Jerome Zeigler. Sự kiện đáng buồn xảy ra vào tối Thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 năm 2022, tại Bệnh viện Công Giáo, Monrovia”.
“Chúng tôi vui mừng khi biết rằng Đức Tổng Giám Mục đã ra đi bình an sau khi sức khỏe của ngài chuyển sang giai đoạn tồi tệ nhất trong vài tuần qua. Việc sắp xếp tang lễ sẽ được thông báo ngay sau khi chúng tôi hoàn tất.”
Sinh năm 1944 tại Harrisburg thuộc Liberia, thầy Lewis Jerome Zeigler được thụ phong linh mục ở Monrovia vào ngày 22 tháng 12 năm 1974 và được tấn phong Giám Mục tại giáo phận Gbarnga chỉ hơn một thập kỷ sau đó vào ngày 17 tháng 11 năm 1986. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Zeigler làm Giám mục Gbarnga và Zeigler và được tấn phong giám mục vào ngày 9 tháng 11 năm 2002 bởi Đức Tổng Giám Mục Michael Kpakala Francis tại nhà thờ chính tòa Gbarnga.
Sau đó, ngài được chuyển đến Monrovia vào năm 2009 sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 bổ nhiệm ngài làm giám mục phó với quyền kế vị cho Đức Tổng Giám Mục Michael Kpakala Francis. Năm 2011, ngài trở thành Tổng Giám mục của Monrovia sau khi Đức Tổng Giám Mục Francis từ chức. Vào ngày 11 tháng 6 năm 2018, ngài đã có chuyến thăm đầu tiên “ad limina” tới Rôma.
Đức Tổng Giám Mục Lewis J. Zeigler được nhớ đến như một mục tử khôn ngoan, nhiệt thành, và lỗi lạc đã hướng dẫn tổng giáo phận đến những thành công ngoạn mục trong sứ vụ truyền giáo.
“Lạy Chúa, xin ban ơn yên nghỉ vĩnh hằng cho Đức Tổng Giám Mục và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên ngài. Cầu mong linh hồn của ngài và linh hồn của các tín hữu đã ra đi, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, được yên nghỉ trong bình an,” thông cáo viết.
Source:liberianobserver.com
2. Sứ thần Tòa thánh Visvaldas Kulbokas chủ sự lễ đăng quang vương miện cho Đức Mẹ ở Odessa
Hôm 15 tháng 8, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tượng Đức Mẹ tại Nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh ở Odesa đã nhận vương miện của Đức Giáo Hoàng. Lễ đăng quang vương miện do Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine, là Tổng giám mục Visvaldas Kulbokas, chủ sự.
Vương miện này của Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép vào ngày 3 tháng 8.
Phát biểu tại Vatican về ý nghĩa của lễ đăng quang biểu tượng này đối với Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas nhấn mạnh:
“Có một cuộc chiến tranh ở Ukraine và rất nhiều đau thương, rất nhiều đau khổ, và trong một giai đoạn bi thảm như vậy, Mẹ của Thiên Chúa là người bảo vệ chúng ta. Đây là một hành động khác của việc ủy thác Ukraine cho Đức Trinh Nữ Maria. Hành động thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Trinh Nữ Maria đã được Đức Thánh Cha cùng với các giám mục trên thế giới thực hiện, và chúng ta đang lặp lại hành động hiến dâng này cho chính mình, Ukraine và toàn thế giới mỗi ngày. Khi chúng ta nhìn thấy một hoàn cảnh bi thảm như vậy trước mắt mình, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc hướng về Mẹ Thiên Chúa, Đấng Bảo vệ của chúng ta. Trong điều kiện của một cuộc chiến tranh thảm khốc như vậy trên khắp Ukraine, và trong thời kỳ này, trước hết là ở các vùng Mykolaiv, Kharkiv, Zaporizhia và Odesa, mỗi sáng thức dậy, chúng ta biết ơn Chúa về cuộc sống, vì món quà của một ngày mới. Chúng ta cầu xin Mẹ Thiên Chúa che chở chúng ta, về thể xác và tinh thần. Đây là thời điểm của sự hiệp nhất: sự hiệp nhất của chúng ta với Mẹ Thiên Chúa và với toàn thể Thiên đàng. Tình hình vẫn còn bi thảm, có rất nhiều sự tàn ác, tra tấn, và thậm chí là pháo kích nhằm vào xe cứu thương, bệnh viện và trẻ em - những hành động tàn bạo kinh khủng đến mức có khả năng cám dỗ con người rơi vào cơn giận dữ và đánh mất sự bình an nội tâm, tràn ngập lòng thù hận. Vào những lúc như vậy, chúng ta cầu xin Đức Trinh Nữ Maria chuyển cầu, để lòng chúng ta không phải ngập tràn hận thù, nhưng can đảm, kiên nhẫn, trong tinh thần tử đạo và tin tưởng vào Chúa”.
Theo Sứ thần, việc Đức Giáo Hoàng đăng quang một bức tượng cho Ukraine là một cử chỉ kết nối người kế vị Thánh Phêrô với các Giáo Hội địa phương. Trong trường hợp này, với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Ukraine, với thành phố Odesa.
“Những cử chỉ này là một phần của truyền thống của Giáo hội: vào những thời điểm đặc biệt trang trọng, Đức Giáo Hoàng được yêu cầu ban phép lành, đặc biệt, là ban phép lành cho các vương miện dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Như chúng ta đã biết, Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại lời cầu nguyện của mình và kêu gọi tất cả các Kitô hữu và toàn thế giới trong mọi cơ hội hãy cầu nguyện cho Ukraine, cầu nguyện cho hòa bình. Trái tim của ngài dành cho những người dân Ukraine đang đau khổ. Vì vậy, chúng ta biết rằng chiếc vương miện này, đến từ Rôma sau khi được Đức Thánh Cha làm phép, là một dấu hiệu rất cụ thể cho lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha, đầy sự đồng cảm, được thực hiện từ tận đáy lòng của ngài. Đây là một dấu hiệu rất lớn về sự hợp nhất của toàn thể giáo hội và của chúng ta với Đức Thánh Cha. Và trong sự đoàn kết, chúng ta mạnh mẽ,” Đức Sứ thần Tòa Thánh Visvaldas Kulbokas nói.
Source:RISU
3. Cảnh sát quấy rối buộc linh mục phải cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ ở Nicaragua
Một nhóm cảnh sát từ chế độ độc tài Daniel Ortega ở Nicaragua đã đến một giáo xứ vào ngày 16 tháng 8 với ý định bắt giữ cha sở, khiến cha phó xứ phải cử hành thánh lễ bên ngoài nhà thờ.
Theo ACI Prensa, sáng 16 tháng 8, cảnh sát đã đến bắt cha sở của giáo xứ Santa Lucía ở Giáo phận Matagalpa, là Cha Vicente Martín.
Một người ở giáo xứ, người muốn giấu tên vì lo sợ cho sự an toàn cá nhân của mình “và vì chúng tôi không biết liệu điện thoại có bị nghe trộm hay không”, nói rằng cảnh sát đến nhà thờ lúc 5:55 sáng theo giờ địa phương và rằng ngày hôm trước họ cũng đã ở đó vào buổi chiều.
“Để bảo vệ cha sở của giáo xứ, Cha Sebastián López, là cha phó xứ, đã ra ngoài và tìm mọi cách để ngăn không cho họ vào bên trong ngôi thánh đường.” Ngài rung chuông nhà thờ liên tục để kêu gọi anh chị em giáo dân đến nhà thờ. Anh chị em giáo dân đã đóng hết các cổng vào nhà thờ để đề phòng cảnh sát tấn công.
Cha López cử hành Thánh lễ bằng cách đặt bàn thờ và một chiếc bàn khác bên ngoài nhà thờ, trong khi các tín hữu tham gia thánh lễ phía sau hàng rào. Cảnh sát chỉ đứng nhìn vào mà không dám tấn công, dù đã được cảnh sát chống bạo động tăng viện.
“Đã có rất nhiều người khóc, rất nhiều người đang cầu nguyện. Nhiều người nói 'các cha không cô đơn”
Bên trong khuôn viên ngôi thánh đường, cùng với hai linh mục tại giáo xứ Santa Lucía, còn có chín người khác.
Chế độ độc tài gần đây đã gia tăng sự quấy rối và đe dọa Giáo Hội Công Giáo.
Cuối tuần qua, ba linh mục đã bị cảnh sát ngăn cản không cho đến nhà thờ chính tòa ở Managua để nhận bản sao bức tượng Đức Mẹ Fatima hành hương. Cảnh sát đã khám xét chiếc xe bán tải mà một trong những linh mục đang đi và tịch thu giấy đăng ký xe, bằng chứng bảo hiểm cũng như bằng lái xe. Một linh mục khác bị bắt.
Giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando Álvarez, đã bị quản thúc tại Tòa Giám Mục cùng với năm linh mục, hai chủng sinh và ba giáo dân kể từ ngày 4 tháng 8. Tòa Giám Mục bị cảnh sát bao vây và bị máy bay không người lái giám sát từ trên không.
Trong một thông cáo báo chí được công bố ngày 5 tháng 8, cảnh sát quốc gia Nicaragua cáo buộc các nhà chức trách cấp cao của Giáo Hội Công Giáo ở Matagalpa - và đặc biệt là Đức Cha Álvarez - đã “sử dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội” để cố gắng “tổ chức các nhóm bạo lực, kích động họ thực hiện các hành vi thù địch với dân cư, tạo không khí lo lắng, mất trật tự, gây ảnh hưởng đến sự bình yên, hòa thuận của cộng đồng dân cư”.
Những hành động như vậy có “mục đích gây bất ổn cho Nhà nước Nicaragua và tấn công các cơ quan có thẩm quyền hiến pháp”.
Lực lượng cảnh sát của chế độ Ortega thông báo họ đã bắt đầu một cuộc điều tra “để xác định trách nhiệm hình sự của những người liên quan.”
Tuyên bố nói thêm rằng “những người bị điều tra sẽ bị quản thúc tại gia.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông cáo buộc các giám mục là một phần của cuộc đảo chính cố gắng đuổi ông khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicargua đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo chùng thâm.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại? (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Vào ngày 6 tháng 8, những kẻ phá hoại không rõ danh tính đã đánh cắp công tắc chính của hệ thống điều khiển điện của nhà thờ, khiến nhà thờ và các khu đất xung quanh không có điện. Công tắc bị trộm đã được thay thế, khôi phục lại dòng điện.
Source:Catholic News Agency