Ngày 18-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bệnh di truyền đức tin
Lm Vũđình Tường
03:55 18/08/2011
Chúng ta thường nghe nói đến bệnh di truyền trong gia đình. Ít khi nghe nói đến bệnh di truyền đức tin. Đây là lọai bệnh thật, không phải bệnh tưởng tượng mà là bệnh có thật trong thực tế. Bệnh di truyền trong gia đình truyền lại cho con cháu qua máu huyết. Con cháu phải gánh chịu những tật nguyền cha ông để lại. Bệnh di truyền đức tin không qua máu huyết của cha ông nhưng qua lối sống đạo của cha mẹ, qua cách xử thế với nhau trong gia đình, lối xóm và thân nhân.

Khi gia nhập đạo mọi tâm hồn được ơn Chúa xuống thanh tẩy làm cho tâm hồn trở nên trong sáng và mạnh khỏe nhờ ơn tái sinh làm con Chúa. Giáo Hội xác nhận các em trở thành phần tử sống động trong Đức Kitô, gọi Thiên Chúa là Cha trong tinh thần nghĩa tử. Giáo Hội cầu mong nhờ đời sống và gương lành của cha mẹ và thân nhân giúp đỡ các em sống trọn đời trung thành với Chúa.

Tâm hồn trong trắng, đạo hạnh của các em ảnh hưởng rất nhiều vào lối sống đạo của cha mẹ, thân nhân trong gia đình. Chiếc áo trắng các em lãnh nhận khi chịu phép thanh tẩy sẽ đổi mầu tùy vào lối giáo dục, môi trường và cách giữ đạo của thân nhân.

Sau này ra đời đức tin của những người đó phần nào mang mầu sắc tôn giáo của gia đình đã từng cưu mang họ. Như thế đức tin của cha mẹ, thân nhân đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo của những người con Chúa trao trong tay quý vị chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn.

Phúc âm hôm nay giúp chúng ta nhìn lại vấn về tôn giáo và niềm tin vào Chúa. Khi Đức Kitô hỏi các môn đệ,
‘Người ta bảo Con Người là ai?’

Các ông thưa,
‘Người thì nói là Gioan Tầy Giả, kẻ khác thì Elia, kẻ khác nữa là Giêrêmia hay một tiên tri nào khác.’

Việc xác định Đức Kitô là ai mang ý nghĩa quan trọng trong cách hành xử, đối xử và niềm xác tín vào Ngài. Khi xác định Người ở vị thế nào chúng ta đối xử với Người trong niềm tin đó.

Nếu nhìn Đức Kitô như là Gioan Tẩy Giả mà người đó lại thuộc hệ phái Hêrôđê.Chúng ta đã biết Gioan chết cách nào và lí do nào dẫn đến cái chết cho vị tiên tri cuối cùng thời Cựu Ứơc và khởi đầu của Tân Ước.

Nếu nhìn Đức Kitô như tiên tri Elia thì chính Thiên Chúa cho Elia về trời sự chứng kiến của mọi người. (sách Các Vua quyển 2 chương 2.)

Nếu nhìn Đức Kitô như tiên tri Jeremia nhà tiên tri này không được may mắn. Cuộc đời ngài lắm phen điêu đứng, bị cầm tù, xử án, ruồng bỏ, vu vạ, cáo gian và chứng kiến cảnh điêu tàn của dân Chúa.

Xem thế chúng ta biết niềm tin và cách hành đạo của ta đi chung với nhau.

Chỉ cần quan sát bên ngoài chúng ta phần nào có thể định được niềm tin sâu thẳm trong tâm hồn.

Chúng ta nhìn vào cách thực hành đời sống đạo qua đọc kinh, cầu nguyện, tham dự thánh lễ, tôn kính Chúa trong thánh đường, rước lễ. Nhìn vào cách đọc kinh nơi công cộng, cầu nguyện một mình nơi phòng vắng. Phong cách đó giúp chúng ta nhận ra vai trò Đức Kitô đang hiện diện trong cuộc đời mình. Ngài là Thiên Chúa, là vua, là tiên tri hay Ngài là Đấng tôi theo vì gia đình, vì thân nhân hơn là niềm xác tín thật sự.

Di truyền Đức tin không phải do máu huyết nhưng do cách sống đạo của chúng ta. Cách sống đạo ảnh hưởng bởi môi trường sống, bởi niềm tin của cha mẹ, bởi lối sống đạo của cha me và ảnh hưởng bởi cộng đòan nơi quý vị tụ họp cầu kinh.

Ước chi chúng ta xưng tụng Chúa như chính Phêrô đã đại diện các bạn hữu tuyên xưng ‘Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’.

Trong niềm tin đó chúng ta tôn thờ Ngài là Thiên Chúa. Hãy trả lời Đức Kitô. ‘Còn anh em, anh em bảo Con Người là ai?’

Lm Vũđình Tường (viết ngày 21/8/2005)
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày thứ hai của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
00:26 18/08/2011
Biến cố đầu tiên của ngày thứ hai được báo La Croix tường thuật là vụ biểu tình chống Đức Giáo Hoàng, tại quảng trường Tierso de Molina, giữa trung tâm Madrid, không xa Cửa Trời (Puerta del Sol). Tham dự cuộc biểu tình này là khoảng 5,000 người, do lời kêu gọi của các đảng cánh tả và cực tả, của nhiều tổ chức mà phần lớn là đồng tính luyến ái và của nghiệp đoàn.

Lúc 19 giờ 30, bầu khí trở nên sôi động, nhưng không bạo động. Trong số người biểu tình có Ramon, sắp sửa tới tuổi 60, mang một tấm biển với hàng chữ « Một nhà nước thế tục ngay bây giờ ! ». Vị y sĩ này cho hay: "Tôi không biểu tình chống đức giáo hoàng hay người Công Giáo. Nhưng chống sự tài trợ cho việc Đức Bênêđíctô XVI tới đây". Ông ta đã mất đức tin từ lâu, tuy nhiên cả gia đình ông ta đều còn là người Công Giáo. "Nếu tôi ở đây, thì chính là vì tôi có đạo đức và tôi trung thành với nền đạo đức ấy".

Xa hơn một chút là Ana, 23 tuổi, tự nhận mình là thành viên của nhóm Bất Mãn (Indignados), một phong trào bình dân xuất hiện hồi tháng 5 vừa qua để phản kháng việc cứu khu vực tài chánh, một việc vốn bị coi là có hại cho nhân dân nói chung. Cô là một sinh viên ngành triết, vừa đi làm vừa đi học. Đối với cô, tôn giáo là "việc tư riêng".

Được hỏi lý do tại sao tới đây, Alba trả lời không hàm hồ: "vì chuyện tiền bạc... Với những thẻ ăn của họ, những người tham dự Đại Hội có thể ăn tại khách sạn Palace, một trong những khách sạn le nhất Madrid, với giá 6 euro. Làm sao không ghen tức được".

Lúc 21 giờ 30, tinh thần người ta nóng dần lên tại Cửa Trời. Một số khách hành hương trà trộn với nhóm Bất Mãn. Ai cũng có cảm tưởng là căng thẳng đang lên cao. Nhưng cảnh sát tỏ ra khá dè dặt. Giữa đám đông, một vị linh mục bị người biểu tình vây quanh, nên các khách hành hương thuộc nhóm của ngài phải hộ tống ngài qua một con phố bên cạnh.

Một phụ nữ trẻ người Madrid nước mắt dàn dụa, phát biểu: "Điều này sẽ không thay đổi chi đối với cuộc tông du của Đức Bênêđíctô XVI. Nhưng thật là xấu hổ cho đất nước chúng tôi. Buồn quá. Những người này dùng đức giáo hoàng và Giáo Hội để nói lên sự thất vọng của họ". Còn Laurent, một người vùng Marseilles thì phát biểu: "Họ muốn lòng khoan dung, nhưng nào có khoan dung cho chúng tôi tại thành phố này".

Lúc 22 giờ 00, trong khi phần lớn quảng trường còn lại khá yên tĩnh, thì phần chủ chốt của cuộc biểu tình tập trung quanh lối vào đường xe điện ngầm. Khách hành hương và người biểu tình giáp mặt nhau. Nhóm biểu tình rủa xả chống Đức Bênêđíctô XVI: "giáo hoàng của các anh là quân quốc xã". Gần cửa đường xe điện ngầm, cảnh sát viên túc trực sẵn. Họ khuyên khách hành hương không nên vào quảng trường.

Cố gắng làm dịu các căng thẳng

Nhật báo La Croix cũng cho hay trong nhiều tháng qua, cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước đều đưa ra nhiều cố gắng nhằm làm dịu các căng thẳng. Tưởng cũng nên nhắc lại, nhân chuyến tông du Barcelona hồi tháng 11 năm ngoái, Đức Bênêđíctô XVI có gặp gỡ nhà lãnh đạo của chính phủ Tây Ban Nha là José Luis Rodriguez Zapatero. Ông này cũng sẽ gặp Đức Giáo Hoàng hai lần nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.

Về phía chính phủ xã hội, dù chống đối, trong nhiều tháng qua, họ cũng đã chơi ván bài hòa dịu và chịu hợp tác với ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Việc đầu tiên của họ là lời tuyên bố: biến cố này mang lại "lợi ích công cộng lớn lao", điều này cho phép các xí nghiệp tư chịu bảo trợ vì việc bảo trợ này được giảm thuế. Sau đó là việc đồng ý để ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới được sử dụng, trong một tuần lễ, cả trung tâm thành phố lẫn hai con đường giao thông chiến lược, cấm xe cộ qua lại cho tới thứ ba tuần tới. Dù làm thế, họ bị người dân Madrid, vốn dĩ bất mãn, phản đối vì cuộc sống hàng ngày và đường xe búyt của họ bị đảo lộn.

Vùng Madrid, cơ quan quản lý các phương tiện giao thông công cộng, hiện do Đảng Bình Dân cầm đầu, cũng chịu nhiều giận dữ, nhất là từ nhóm Bất Mãn đã nhắc trên đây. Nhóm này từng kêu gọi tẩy chay việc mua vé xe điện ngầm và xe buýt. Vì các khách hành hương được hưởng giảm giá tới 80%.

Về phía Giáo Hội, các nhà lãnh đạo cố gắng duy trì thái độ hòa nhã. Bài giảng lễ khai mạc của Đức Hồng Y TGM Madrid, đồng thời cũng là chủ tịch Hội Đồng GM Tây Ban Nha, cho thấy đường lối này. Dù tỏ ra tấn kích đối với thế đứng của Đạo Công Giáo tại Tây Ban Nha, Đức HY đã tránh không hề chỉ trích chính phủ xã hội cũng như các luật lệ do họ đưa ra như hôn nhân đồng tính hay thừa nhận việc phá thai. Giọng điệu thật khác với những bài giảng trước đây của ngài.

Một biến cố lớn đối với Giáo Hội

Trong khi đó, tại cuộc tiếp kiến chung vào ngày hôm qua, 17 tháng 8, Đức Bênêđíctô XVI đã gọi Ngày Giới Trẻ Thế Giới là "một biến cố lớn đối với Giáo Hội". Đã đành, Đức Giáo Hoàng tới Madrid là để gặp gỡ giới trẻ Công Giáo thế giới, theo gương vị tiền nhiệm, nhưng nhật báo La Croix nhận định rằng với cuộc tông du này, Tây Ban Nha trở thành quốc gia duy nhất được ngài viếng thăm tới 3 lần. Lần đầu thăm Valence năm 2006, lần thứ hai thăm Santiago de Compostela và Barcelona năm 2010, và lần này Madrid. Rõ ràng, dưới con mắt của vị giáo hoàng có tinh thần Âu Châu này, Tây Ban Nha có tính biểu tượng cho các cố gắng của Giáo Hội đối với châu lục này, vì đất nước này đang kinh qua làn sóng thế tục hóa tàn bạo và quan yếu nhất trong mấy năm qua.

Việc tham dự ngày Chúa Nhật (26% dân chúng) vẫn còn đặt nước này vào hàng những quốc gia Công Giáo hàng đầu của Âu Châu, nhưng đối với những người dưới 30 tuổi, tỷ lệ ấy chỉ còn là 8.9%. Hiện nay, cứ 1 trong 2 thiếu niên Công Giáo Tây Ban Nha cho biết không thực hành đạo nữa. Ơn gọi đi tu cũng giảm thiểu thảm hại.

Ý niệm Tây Ban Nha như một xứ Công Giáo chỉ là một huyền thoại

Đứng trước chính phủ xã hội của José Luis Rodriguez Zapatero, người từng quyết tâm lấy việc tục hóa xã hội làm một điểm mạnh trong kế hoạch hành động của mình, hàng giám mục Tây Ban Nha, hay ít ra đức tổng giám mục Madrid, đã thực hành một chính sách đối kháng trực diện, kêu gọi giáo dân biểu tình chống lại các đạo luật của chính phủ và không bỏ lỡ một cơ hội nào để phê phán chính phủ. Các cố gắng này xem ra không mấy hiệu quả, đến nỗi nhật báo El Pais (Quê Hương) ngày thứ hai vừa qua nhận định rằng: «thành công duy nhất không ai chối cãi của Zapatero là chiến thắng Giáo Hội ».

Có lẽ vì thế, dù cung cách bề ngoài xem ra Đức Bênêđíctô XVI muốn chứng tỏ cuộc tông du lần này như một thứ tái chinh phục Công Giáo (reconquista catholique), nhưng theo các người thân cận, ngài đã quyết định tránh không đề cập tới các vấn đề chính trị. Điều đáng lưu ý là Vatican ngày nay xem ra đã có cái nhìn khác về Tây Ban Nha vì mới đây, tờ l’Osservatore Romano đã cho in lại một bài đăng trên tuần san Il consulente re của sử gia Vicente Carcel Orti. Ông này cho rằng ý niệm một Tây Ban Nha Công Giáo "luôn luôn là một huyền thoại". Nước này từ lâu vốn bị chia rẽ giữa người Công Giáo và phản Công Giáo...

Ngài đã hoàn toàn đảm nhiệm gia tài của Đức Gioan Phaolô II

Cuối cùng, Đức Bênêđíctô XVI biết rõ: 3 tháng nữa, sẽ có cuộc tuyển cử lập pháp trong khi ấy José Luis Rodriguez Zapatero đã tuyên bố là ông ta sẽ không tranh chức thủ tướng chính phủ nữa. Do đó, Giáo Hội thấy cần phải sẵn sàng để đối phó với một khung cảnh chính trị mới.

Dù sao, đối với Đức Bênêđíctô XVI, dù từng có hai cuộc gặp gỡ ngoại giao, với cả chính phủ lẫn Vua Juan Carlos, mục tiêu chủ yếu của cuộc tông du lần này vẫn không phải là Tây Ban Nha, cho bằng tuổi trẻ. Một điểm hẹn mà ngài lui tới đến nay là lần thứ 3, sau Cologne năm 2005 và Sydney 2008. Người ta vốn cho rằng Đức Bênêđíctô XVI dần dần đã lấy được phong độ của những ngày này, những ngày vốn được khởi diễn và mang dấu tích của vị tiền nhiệm đầy quyến rũ của mình. Thực thế, tại Cologne, trước người trẻ thế giới, Đức Bênêđíctô XVI đã buộc phải bắt đầu gột bỏ những tầng tô trát đầu tiên của triều đại ngài. Lúc đó, ngài tỏ ra không mấy thoải mái trước một đám đông hết sức ồn ào nhưng đầy nhiệt huyết này.

Nhưng với một lòng khiêm hạ rõ rệt, ngài đã uốn mình bước theo thực hành của vị tiền nhiệm. Nhìn như thế, ta thấy quả ngài đã hoàn toàn đảm nhận gia tài của Đức Gioan Phaolô II, ý thức được tầm quan trọng của gia tài ấy đối với Giáo Hội hoàn vũ, điều thực sự là "một biến cố lớn".

Trở về với những điều nền tảng của đức tin

Nhưng Đức Bênêđíctô XVI có cách riêng của ngài. Năm 1989, tại Santiago de Compostela, ngỏ lời với một thế hệ sinh ra trong đối kháng với chủ nghĩa cộng sản, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới tự do. Rồi để giúp các vị kế nhiệm mình đương đầu với chủ nghĩa phóng túng và các cực đoan của nó, năm 2000, ngài nhấn mạnh tới lòng trung thành và nền luân lý Kitô Giáo như quĩ tích của triển nở.

Đứng trước người trẻ của năm 2011, là thế hệ của khủng hoảng kinh tế, chắc chắn Đức Bênêđíctô sẽ đề xuất một lối sống khác đặt căn bản trên dấn thân, tình huynh đệ và sự tiết độ (sobriety) theo đường hướng của thông điệp Đức Ái trong Sự Thật. Nhưng không hẳn chỉ đọc một sứ điệp, nhân cơ hội này, ngài cũng sẽ mời gọi giới trẻ trở về với những điều nền tảng của đức tin. Chỉ cần nhìn vào chủ đề của Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này: "Bén rễ và xây dựng trong Chúa Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức tin", một câu trích từ Thánh Phaolô, ta sẽ thấy trọn vẹn "chương trình thần học" của Đức Bênêđíctô XVI.

"Ta hãy cùng nhau đi gặp Chúa Kitô"

Giống như ở Cologne, và hơn nữa, ở Sydney, Đức Bênêđíctô XVI đã đưa ra phong độ riêng của ngài bằng cách nhấn mạnh tới những giờ phút cử hành bí tích và tôn thờ Thánh Thể. Năm nay, Đức Giáo Hoàng còn ngồi tòa giải tội cho người trẻ nữa. Điều này đem lại cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới dáng dấp một "bài giáo lý vĩ đại". Để, như ngài từng nói ở Sydney, biến những ngày này thành "đỉnh cao cho con đường trên đó ta đi gặp gỡ nhau, và trên đó ta cùng đi gặp gỡ Chúa Kitô".
 
Lễ khai mạc WYD 2011 bắt đầu những ngày không bao giờ quên
Jos. Tú Nạc, NMS
06:09 18/08/2011
MADRID – Bầu trời xanh không một áng mây, nóng bức, khi hàng trăm ngàn khách hành hương đã tham dự Lễ Khai mạc Ngày Giới trẻ Thế Giới, nghi lễ được cử hành bởi Đức Hồng y Antonio Rouco Varela ở Plaza de Cibeles.

Có rất đông các giám mục và linh mục (Được che chở tránh hơi nóng bằng những chiếc dù màu trắng) đã tập hợp trên và xung quanh bàn thờ tạm để cử hành Thánh Lễ cho những khách hành hương đại diện cho quê hương của họ với những lá cờ, những chiếc nón đặc biệt, áo sơ-mi và biểu ngữ.

Trong bài giảng của mình, DHY Rouco đã nói Ngày Giới trẻ Thế giới không thể tách rời Đức John Paul II “Vị Giáo hoàng của tuổi trẻ,” trong ký ức của Ngài họ đã được kỷ niệm với Thánh Lễ này.

Mối quan hệ của Đức John Paul II đã ràng buộc với giới trẻ là “không có tiền lệ,” Ngài nói “một mối quan hệ cho đến nay không đươc biết giữa Giáo Hội và giới trẻ của mình: trực tiếp, tức khắc … thấm nhuần tư tưởng và tình cảm với một đức tin trong Chúa Giê-su Ki-tô, nhiết thành, hy vọng, hân hoan, truyền cảm.”

Truyền thống này đã đươc tiếp tục với ĐTC Benedict XVI, Ngài nói, người mà đã không ngập ngừng, do dự làm nổi bật tình yêu của Đức John Paul II trong bài giảng của mình cho lễ tuyên phúc người tiền nhiệm của mình vào tháng Năm vừa qua.

Ngày Giới trẻ Thế giới tạo cảm giác cho một cuộc gặp gỡ mới với Thiên Chúa, ĐHY nói: “Người là Đấng Duy nhất mà có thể hiểu được ta và dẫn dắt ta tới chân lý, ban cho ta cuộc sống mà không bao giờ kết thúc, cho ta hạnh phúc, và tình yêu đích thực.”

Những người trẻ đang tìm kiếm Đức Ki-tô, Ngài nói, “Hãy tự cho phép minh đươc tìm thấy bởi Người là chìa khóa dẫn đến thành công của bất kỳ Ngày Giới trẻ Thế giới nào,” Ngài nói. “Đó sẽ là thành công của chúng ta, những thanh thiếu niên của thế kỷ 21 cần, thậm chí nhiều hơn những thế hệ vừa qua, để tìm thấy Thiên Chúa qua con đường duy nhất đã chứng minh hiện hữu, thiêng liêng: người hành hương khiêm cung, lễ tốn đang thỉnh cầu trước Nhan Thánh Người.”

Trong lời bình theo sau Thanh Lễ, ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng, đã chào mừng đám đông và cho họ biết sự kiện mà họ đã, đang chờ đợi cuối cùng đã đến.

“Đây là những ngày mà ta không bao giời quên,” ngài nói “những ngày của những khám phá và những quyết định quan trọng mà nó sẽ giải quyết tương lai của chúng ta.”

Sự phản hồi những lời của Thánh Phao-lô rằng hình thức đề tài của ngày Giới trẻ Thế giới năm nay: “vun trồng và xây dựng trong Đức Ki-tô, bền vững trong đức tin (Col 2: 7),” Đức Hồng Y đã thừa nhận sư thử thách của cuộc sống qua lời kêu gọi này:

“Đây là yêu cầu bức thiết bởi nó chứa đưng một kế hoạch cuộc sống vững chắc cho mỗi chúng ta,” ngài nói.

Trong một thế giới mà có rất nhiều người cự tuyệt Thiên Chúa, DHY Rylko nói, Ngày Giới trẻ Thế giới biểu thị những đời sống đức tin Công Giáo.

“Ta phải đến để cất cao tiếng nói trước thế giới – và cụ thể đối với Âu châu, nơi mà đang tỏ ra những dấu hiệu của sự sống thực sự đã mất – ta không nao núng trả lời “Thưa vâng!” Ngài nói. “Vâng, chỉ đức tin mới có thể. Trong thực tế, đó là một cuộc mạo hiểm tuyệt vời mà cho phép chúng ta khám phá tầm cỡ và vẻ đẹp của sự sống chúng ta.”

(World Youth Day 2011)
 
ĐTC Benêđictô XVI trên đường đi Tây Ban Nha trong thời khủng hoảng kinh tế
Nguyễn Trọng Đa
06:15 18/08/2011
MADRID - Khi ĐTC Biển Đức XVI đến Tây Ban Nha vào thứ năm 18-8, Ngài không chỉ bước vào thời tiết nóng ngột ngạt. Nền kinh tế trong cơn hỗn loạn. Thanh niên thất nghiệp với lòng đầy giận dữ và thất vọng. Các chính trị gia đang chuẩn bị cho bầu cử sớm, vốn sẽ được thống trị bởi thời kỳ khó khăn.

ĐTC Biển Đức XVI đến thăm trong bốn ngày, để chào mừng khoảng một triệu người hành hương trẻ từ khắp nơi trên hành tinh, tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới của Giáo Hội Công Giáo.

Sự tham dự của ĐTC Biển Đức XVI cho thấy Ngài đặt một ưu tiên lớn trên đất nước này gặp khó khăn về kinh tế, vốn đã rời khỏi các truyền thống Công Giáo của mình và chấp nhận chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa thế tục. Trong sự phá sản kinh tế, Ngài có thể hy vọng thu hút sự trở lại của một số con chiên đi lạc của mình.

Đây là lần thứ ba ĐTC Biển Đức XVI thăm Tây Ban Nha, kể từ khi triều đại giáo hoàng của Ngài bắt đầu vào năm 2005, và đây là chuyến thăm thứ hai trong chưa đầy một năm.

Nhưng nhiều người Tây Ban Nha đặt vấn đề với sự huyên náo và chi phí quá đắt lúc này.

Chi phí 72 triệu USD cho Đại hội Giới trẻ Thế giới – dàn dựng tất cả mọi thứ, từ màn hình tivi khổng lồ đến các nhà vệ sinh di động và các tòa giải tội - đã gây lo ngại cho nhiều người Công giáo sùng đạo và các linh mục.

Chuyến thăm cũng diễn ra trong khi Tây Ban Nha sẵn sàng cho cuộc bầu cử sớm vào tháng Mười Một. Và trong khi Giáo hội đứng ngoài chính trị, Giáo hội muốn theo dõi sát sao – vì kết quả bầu cử sẽ có thể ảnh hưởng đến đường hướng của Tây Ban Nha trong các vấn đề đạo đức nóng bỏng.

Cuộc bầu cử sẽ làm cho đảng Xã hội cầm quyền, vốn gây phiền cho Vatican với các cải cách xã hội, trong đó có luật hôn nhân đồng tính và luật cho phép người 16 tuổi được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, chống lại phe bảo thủ có xu hướng ủng hộ Giáo hội về các vấn đề ấy, và được ủng hộ nhiều để giành chiến thắng.

Nền kinh tế Tây Ban Nha đang thổi phù phù khi nó tìm cách vượt qua suy thoái, thị trường chứng khoán Madrid như trượt patanh, chính phủ gánh nặng với khủng hoảng nợ, và thanh niên Tây Ban Nha cảm thấy phải chịu số phận bi đát và tức giận về triển vọng ảm đạm của họ, trong bối cảnh một tỉ lệ thất nghiệp gần 21%.

Chén rượu pha đắng này, hoặc các thành phần của nó, đang được phục vụ ở các nước châu Âu và các nơi khác.

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, nói cuối tuần qua: “Đây là một thời điểm không chắc chắn cho giới trẻ. Đức Giáo Hoàng đến tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Tây Ban Nha, mang theo một sứ điệp tích cực và đầy thách thức từ giới trẻ ở khắp nơi trên thế giới".

Khách hành hương mong mỏi tia sáng và sự cảm hứng.

"Sứ điệp này là về niềm hy vọng, về tương lai, là chuyển từ tình hình hiện tại - bất cứ là tình hình nào, và bây giờ là một tình hình tàn phá - nhưng hướng về tương lai và hy vọng rằng mọi thứ sẽ được tốt hơn" – linh mục Stanley Gomes, tuyên úy Đại học Seton Hall (Mỹ) và là người đi kèm với 15 sinh viên từ trường học gần thành phố New York, phát biểu.

Các nhà tổ chức nói rằng khoảng 450.000 người trẻ thuộc 193 quốc gia - một số người từ nơi rất xa như Việt Nam và Pakistan - đã đăng ký tham gia. Nhưng việc đăng ký trước là không bắt buộc, vì từ kinh nghiệm quá khứ, tổng cộng số người tham dự thường là đông gấp ba lần số người đăng ký.

Hai phần ba số người tham dự Đại hội là người Tây Ban Nha; trong phần còn lại, các nước Ý, Pháp, Mỹ, Đức và Ba Lan gửi các phái đoàn đông nhất.

Các sự kiện chính là một đêm canh thức cầu nguyện với ĐTC Biển Đức XVI 84 tuổi, và đêm ngủ ngoài trời cho khách hành hương vào đêm thứ bày 20-8 tại một căn cứ không quân với sắc màu rực rỡ, và Thánh lễ bế mạc sáng chủ nhật 21-8.

Ngoại trừ một chuyến đi đến một tu viện lịch sử ở El Escorial, cách Madrid 50 km (30 miles) về phía tây bắc, ĐTC Biển Đức XVI sẽ dành toàn bộ chuyến thăm tại Madrid, gặp gỡ với giới trẻ, giải tội cho một số bạn trẻ, rảo qua thành phố trong chiếc xe đặc chủng của Ngài, chào mừng các nữ tu, chủng sinh và giáo sư đại học, và nhiều hoạt động khác nữa.

Tại Tây Ban Nha, Giáo hội phải đối mặt với một cộng đoàn, mà là người Công giáo là do được sinh ra hơn là một lối sống. Một cuộc thăm dò được công bố vào tháng Bảy nói rằng trong khi 72% người Tây Ban Nha tự nhận mình là Công giáo, 60% nói rằng họ "gần như không bao giờ" đi lễ, và chỉ có 13% đi lễ mỗi Chủ nhật.

Các nhà tổ chức Đại Hội nhấn mạnh rằng chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI không đụng chạm gì đến tiền thuế của người nộp thuế Tây Ban Nha, bởi vì số tiền chi phí là đến từ các nhà tài trợ, tiền hiến tặng tư nhân và lệ phí do một số khách hành hương chi trả, và các nguồn tiền khác.

Các người hành hương mua gói bảo hiểm nhận được phiếu để ăn ở gần 1.500 nhà hàng, vốn đã đăng ký tham gia trong chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI - từ chuỗi cửa hàng bánh hamburger thức ăn nhanh đến các công ty khác cung cấp món ăn tapa truyền thống Tây Ban Nha. Và Ban tổ chức đã thiết lập một ứng dụng iPad và điện thoại thông minh, nhằm cho khách hành hương biết địa điểm các quán ăn gần nhất, và cho phép họ giao tiếp với nhau trong mạng xã hội riêng của họ.

ĐTC Biển Đức XVI sẽ được đón tiếp và tiễn đưa bởi Vua Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia, và trong thời gian chuyến thăm của Ngài, Ngài sẽ tiếp riêng Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero của đảng Xã hội, và lãnh đạo phe đối lập bảo thủ Marian Rajoy, người có khả năng sẽ là thủ tướng kế tiếp của Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, Vatican nhấn mạnh rằng cuộc gặp với Thủ tướng Zapatero và ông Rajoy không bàn luận về chính trị. Vatican cho biết rằng chuyến thăm đã được dự liệu từ lâu, trước khi Tây Ban Nha kêu gọi bầu cử sớm, và là một chuyến thăm mục vụ, chứ không phải là chuyến thăm cấp Nhà nước. (Theo AP 17-8-2011)
 
Gia Trang trình bầy gương mặt sống động của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
08:39 18/08/2011
Mạng Pope2you.net xuất phát đề án nối kết hình ảnh trên mạng (Photo Networking Initiative)

VATICAN, 17 tháng 8, 2011 (Zenit.org).- Trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid, Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã cho xuất phát một gia trang nối kết xã hội dựa trên các hình ảnh (photo-based social networking Web site) để chứng minh cách thức tất cả các thành viên của Giáo Hội tạo thành một thân thể trong Chúa Kitô.

"Những Gương Mặt Sống Động của Thế Giới” (Living World Faces) (www.pope2you.net/livingworldfaces), được thực hiện với sự yểm trợ của Hội Đồng Giám Mục Ý, cho phép giới trẻ chia xẻ hình ảnh của họ với các tham dự viên khác trong đại hội giới trẻ, đã khởi sự ngày thứ năm tuần này.

Nhưng không chỉ có thế. Một khi hình ảnh được bỏ lên gia trang, sẽ trở thành một phần nhỏ của một tấm hình ghép (mosaic of photos) để tạo thành hoặc là hình ảnh của Đức Thánh Cha Benedict XVI, hoặc một hình ảnh Chúa Kitô, hay biểu tượng logo của Ngày Gới Trẻ Thế giới 2011.

Linh mục Paolo Padrini, giám đốc của dự án, cho hãng thông tấn ZENIT hay mục đích là để “cung cấp cho giới trẻ một ‘quảng trường trên mạng’ (virtual square)” trong đó họ có thể tham gia vào các chương trình của đại hội trong lúc họ được “thực sự nhận chìm trong biển người."

Cha Padrini nói cảm nghiệm về gia trang này “không chỉ là một hình ảnh do máy vi tính cấu tạo mà thôi, nhưng đồng thời cũng cũng hết sức thực tế và chân thật."

Ngoài ra, cha cũng nói là gia trang “cung cấp cho hàng triệu người trẻ hiện diện tại Madrid khả năng để mang về nhà làm kỷ niệm bao nhiêu hình ảnh khác, ngoài những hình ảnh chính họ chụp được."

Cha Padrini tiếp: "Như thế, một lần nữa, nhờ mạng lưới toàn cầu, giới trẻ sẽ có thể trở nên những nhà truyền giáo đích thực.”
 
Lời chào mừng Đức Thánh Cha đến với WYD 2011 của ĐHY Varela
+ ĐHY Varela
09:39 18/08/2011
ĐHY MADRID CHÀO MỪNG ĐỨC THÁNH CHA
đến với WYD 2011 tại Plaza de Cebeles, ngày 18 tháng Tám, 2011

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Ngài đã đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha, để chủ toạ Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26. Những bạn trẻ từ khăp năm châu đã chào đón Ngài tại cổng chào lịch sử Alcala, sau đó viên Thị trưởng đã trao cho Ngài chìa khóa để vào thành phố này, một thành phố tráng lệ và thân ái , nơi không ai là người xa lạ, mà chỉ toàn anh em của nhau. Chúng ta đã tìm thấy nhau trong Quảng trường Cebeles, tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong tất cả quảng trường tại Madrid, và hôm nay nó đã được hân hạnh chào đón sự hiện diện tưng bừng của số lượng đông đảo bạn trẻ, những người đã đến từ mọi nơi mọi ngõ ngách của thế giới và tiếp nhận Ngài bằng lòng nhiệt thành vô hạn và tràn đầy hân hoan trước Đấng đã nhân danh Thiên Chúa mà đến . Đã có rất nhiều người đến Madrid cùng với một số lớn bạn đồng hành người Tây Ban Nha sau khi tham dự một cuộc hành hương đầy thành quả tốt đẹp do nhiều giáo phận, thành phố và thị trấn tại Tây Ban Nha tổ chức. Họ đã đến đây, Thưa Đức Thảnh Cha kính yêu, để sống cuộc gặp gỡ này với Ngài, như những người con, anh chị em cùng một Giáo Hội: một thành phố mới của Chúa, nơi không còn biên giới ! Họ đã biến thành của chính họ dự án tông đồ thiêng liêng vĩ đại mà Đức Thánh Cha là Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ theo đó đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .

Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành "nhân chứng của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ.
Điều mà Đức Chúa Cha và Mục Tử của Giáo Hội Hoàn Vũ đã đề nghị với họ: rằng đời sống của họ được vun trồng và xây dựng trong Chúa Kitô, rằng họ luôn vững vàng trong đức tin của mình, đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, vào anh chị em, bạn bè, vào Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi của họ! Niềm hân hoan được chúc phúc của họ có thể được giải thích một cách dễ dàng, thưa Đức Thánh Cha yêu kính. Đấng kế vị Thánh Phêrô, "vị Đại Diện của Chúa Kitô và người đứng đầu Hội Thánh, ngôi nhà của Thiên Chúa hằng sống ". (L G 18) đã đến chốn tụ tập này để củng cố họ bằng một đức tin có thể mở rộng cửa lòng họ để tiếp nhận tình yêu và ân sủng Chúa Kitô, điều có khả năng thay đổi cuộc sống họ mãi mãi, và đổ tràn trên họ niềm hân hoan tràn lan, có khả năng biến đổi không những chính đời sống họ mà còn của cả gia đình cũng như khu xóm của họ nữa .

Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi họ để trở thành " chứng nhân của niềm vui" và đó là điều mà họ đang trở thành. Tây Ban Nha, xứ sở cổ kính nơi có một lịch sử được khởi đầu bằng việc đón nhận Lời Chúa và giáo huấn của các thánh Tông Đồ, đang trải nghiệm lại sự kiện này . Ngài có thế thấy rằng những bạn trẻ này từ hôm thứ Ba vừa qua đã tràn ngập các đường phố, quảng trường tại Madrid, và tuần lễ trước đó tại nhiều nơi trên xứ sở Tây Ban Nha, một ý thức sâu sắc về mục đích của họ trong cuộc sống, bởi vì họ được làm đầy với sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi sự thật, bởi vì họ được đong đầy bởi Chúa Kitô.

Xin thân thưa cùng Đức Thánh Cha, thành phố Madrid, giáo phận Madrid, giáo dân ở đây và ở các giáo phận khác trên toàn nước Tây Ban Nha chào đón Ngài với với cảm xúc và lòng biết ơn sâu xa, cùng chia xẻ tình yêu dành cho ĐỨc Giáo Hoàng y hệt như những gì các bạn trẻ ở đây đang cảm nhận và biểu lộ .

Cuộc thăm viếng của Ngài là một cuộc thăm viếng có giá trị đặc biệt. Ngài đã đến với một "Giáo Hội trẻ" được đi kèm bởi các giám mục địa phận, các linh mục, và các thành viên thánh hiến trong số đại diện của một Giáo Hội thực sự phổ cập "công giáo"! Chúa Kitô Phục Sinh đang đi ngang qua! Và như vậy với Giáo Hội tại Tây Ban Nha, xã hội và nhà chức trách Tây Ban Nha, và quan trọng nhất, khối đa số to lớn của người Tây Ban Nha đã đón nhận và chào đón Ngài với những cảm xúc tôn kính và cao quý rất tương xứng cho một dân tộc đã có một truyền thống Kitô giáo 2000 tuổi , cực kỳ hào phóng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết cho sự thành công của Đại hội Ngày Giới Trẻ Thế Giới này!

Người dân Tây Ban Nha Chào mừng Đức Thánh Cha thân yêu! Xin cám ơn Ngài từ tận đáy lòng của chúng con! Madrid và toàn thể Tây Ban Nha, từ Giáo Hội đến xã hội , tất cả đều chào đón Ngài đã đến quê nhà chúng con với trái tim rộng mở! Những lời cầu xin của các hội dòng chiêm niệm của chúng con cũng như của vô số các linh hồn thân yêu sẽ đồng hành với chúng ta trong những ngày tiếp theo với một ý niệm sâu sắc về tình yêu của chúng con dành cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội và cho giới trẻ của Giáo Hội. Chúng con phó thác chính chúng con trong tay Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Almudena, thánh quan thày của Madrid!
Nguyện xin cho những ngày kế tiếp hạnh phúc sẽ tuôn tràn trên chúng ta, Xin thưa cùng Đức Thánh Cha thân yêu!

Chúc tụng Đấng Kitô Phục Sinh.
 
Diễn từ của Vua Tây Ban Nha chào mừng Đức Thánh Cha tới Madrid
Vua Tân Ban Nha
10:37 18/08/2011
Thưa Đức Thánh Cha,

Từ tận trái tim nồng nhiệt nhất tôi chào đón Ngài đến Tây Ban Nha, một đất nước chào đón Ngài với niềm vui lớn lao và những kỷ niệm thắm đậm vui tươi dễ chịu của những lần thăm trước của Ngài ở đây, những dịp mà chúng tôi đã được đặc ân tận hưởng tình hữu nghị và sự nồng thắm.

Chúng tôi vinh dự Ngài tới đây ngày hôm nay bắt đầu chuyến thăm thứ ba của Ngài đến Tây Ban Nha trong sáu năm triều Giáo Hoàng của Ngài.

Đây thực là sự biệt đặc biệt cho đất nước của chúng tôi, chúng tôi đánh giá cao và tri ân.

Một lần nữa, hy vọng rằng trong những ngày Ngài ở giữa chúng tôi, Ngài sẽ cảm thấy như ở chính nhà mình, và ôm ấp một sự tiếp đón nồng hậu.

Chúng tôi biết là Ngài rất mong muốn đến Madrid, một trong những thủ đô luôn mở cửa tiếp đón và hiếu khách nhất châu Âu, để gặp gỡ những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới và tiếp cận với họ với sức mạnh qua sứ điệp của Ngài.

Hàng trăm ngàn thanh niên và phụ nữ từ các nơi khác nhau của Tây Ban Nha và bốn phương trời của trái đất đang háo hức chờ đợi Ngài trong Ngày Giới trẻ Thế giới thứ 26 và đang chờ đón sứ điệp của Ngài với tất cả niềm sâu sắc của nó.

Chúng tôi nhận thức được rằng việc tổ chức biến cố cho giới trẻ này từng nhiều năm năm Giáo hội bày tỏ mong muốn hỗ trợ và đứng chung với những người trẻ khi đang họ tìm kiếm thực hiện nguyện vọng chính đáng của họ trong thế giới phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay.

Chúng tôi còn đang nhớ mãi những kỷ niệm qúi yêu về con người tuyệt vời của Đức Giáo Hoàng John Paul II, vì chính Người đã tạo cảm hứng cho sáng kiến này và cũng đã thực hiện chuyến thăm thứ ba của Người tới Tây Ban Nha để chủ toạ Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới IV đáng nhớ được tổ chức vào năm 1989 tại Santiago de Compostela.

Thưa Đức Thánh Cha,

Ngày Giới Trẻ Thế Giới lại trở lại với Tây Ban Nha lần thứ hai, một đất nước mà các người trẻ, các gia đình và các tổ chức rất vui mừng chào đón tất cả khách đến từ khắp nơi trên thế giới với vòng tay rộng mở.

Nhiều người đã đi một chặng đường dài để xác nhận tham vọng của họ muốn làm cho thế giới trở nên một nơi tốt hơn trong một không khí đầy tình hữu nghị.

Tại Tây Ban Nha, họ sẽ tìm thấy một đất nước mở rộng cửa với thế giới trong ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa, và một quốc gia dân chủ cổ đại và đa dạng, yêu hòa bình và mong muốn tự do và công lý.

Như tôi đã nhấn mạnh nhân dịp chia tay của Ngài từ Barcelona, những đóng góp nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo của Kitô giáo là chìa khóa để hiểu tính cách lịch sử của Tây Ban Nha.

Tây Ban Nha gắn chặt với châu Âu và có một ơn gọi sâu sắc với Mỹ châu Latinh và Địa Trung Hải. Cũng vậy, đây là quốc gia có những người trẻ cam kết, được phản ánh rộng rãi qua sự tham gia của những người trẻ của chúng tôi trong việc hợp tác và làm việc phát triển và hoạt động giữ gìn hòa bình quốc tế.

Những cảm xúc sâu sắc về tình đoàn kết, cam kết xã hội và theo đuổi mong muốn của cá nhân thực hiện được trình bày bởi giới trẻ Tây Ban Nha, thế hệ được đào tạo tốt nhất trong lịch sử của chúng tôi, truyền cảm hứng cho niềm tự hào của chúng tôi và sự tự tin trong tương lai.

Thưa Đức Thánh Cha,

Chúng ta đã chứng kiến những thay đổi lớn trong cuộc sống của người đàn ông và phụ nữ bình thường và trên trường quốc tế kể từ Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên.

Cùng với sự tiến bộ, khám phá và cơ hội mới, tuy nhiên, nghèo đói vẫn còn tồn tại cùng với bệnh tật, các cuộc tấn công về quyền con người và phẩm giá của con người, và trên nỗi đau của chiến tranh và tai họa khủng bố không thể chấp nhận được.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới này bắt đầu, chúng tôi không thể không nhớ tới vô số các trẻ em và thanh niên và phụ nữ là nạn nhân của bạo lực, và những người mà hôm nay chúng tôi giữ họ trong một vị trí đặc biệt của trái tim.

Thưa Đức Thánh Cha,

Tất cả những người đã đến Madrid đang chờ đợi lời giáo huấn của Ngài về hòa bình, bác ái, và công lý để hình thành cuộc sống của họ, hầu họ có thể đối mặt cách thành công với những thách thức của hôm nay và xây dựng một xã hội tốt hơn.

Đây không phải là thời điểm dễ dàng cho những người trẻ tuổi, thường cảm thấy thất vọng bởi sự thiếu tầm nhìn cá nhân và các công việc, đang cùng một lúc họ nổi loạn chống lại những vấn đề nghiêm trọng tạo gánh nặng cho nhân loại và thế giới ngày nay.

Tóm lại, một cuộc khủng hoảng sâu sắc về giá trị có thể được cảm nhận. Thanh niên không chỉ cần cơ hội nhưng còn cần những tấm gương của thế hệ đi trước. Nó không chỉ đơn thuần là các cu65c tranh luận, nhưng là những thái độ hứng khởi hầu có thể làm đầy và dẫn đắt sự tồn tại của những người trẻ và thở hy vọng vào cuộc sống của họ.

Như Ngài đã nói trong thông điệp của bạn này Ngày Giới Trẻ Thế Giới, "mong muốn những gì là thực sự vĩ đại là một phần của tuổi trẻ."

Chúng ta không thể làm thất vọng những người trẻ trong mong muốn chính đáng của họ muốn ước mơ của họ thành hiện thực. Nguyện vọng và các vấn đề của họ phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đó là tương lai của họ, nhưng nó cũng là tương lai của xã hội xét về toàn diện.

Bây giờ chính là lúc chúng ta tăng gấp đôi việc hỗ trợ họ, cung cấp cho những người trẻ với tất cả các nguồn lực có thể để giúp họ thực hiện theo cách của họ, để chấm dứt nạn thanh niên thất nghiệp đáng xấu hổ, và khuyến khích những người trẻ tuổi thắp sáng lên ngọn đuốc của những giá trị làm cho nhân loại tuyệt vời.

Chúng tôi tin tưởng vào cảm hứng Ngài, thưa Đức Thánh Cha, không chỉ để khuyến khích thanh niên của Tây Ban Nha và cả thế giới phát triển các giá trị mà còn làm cho xã hội chúng ta nhạy cảm hơn với sự cần thiết phải hỗ trợ các dự án và hy vọng những người trẻ tuổi.

Tôi muốn nói lại lời chào mừng nồng nhiệt và thân mật nhất không chỉ của riêng tôi mà còn nhân dành Nữ Hoàng, và nhân danh nhân dân Tây Ban Nha và các tổ chức.

Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi kính chúc Ngài trong thời gian lưu lại ở với đất nước chúng tôi Ngài được hạnh phúc và gặt hái thành quả. Đây chính là thời điểm cho thành phố lịch sử và xinh đẹp của Madrid, và trong cả miền đầy năng động này.

Một lần nữa, xin rất cám ơn ĐứcThánh Cha, ghé thăm chúng tôi.
 
WYD 2011: Tường trình từ Madrid
Sr. Minh Du
12:01 18/08/2011
Sáng nay là ngày thứ hai của WYD, tại thủ đô Madrid có đến 262 điểm dạy giáo lý của các giám mục khắp nơi trên thế giới. Trong đó có đến 74 nơi dạy giáo lý bằng tiếng Tây Ban Nha, đứng thứ nhì là Ý với 46 nơi, thứ ba là Pháp với 40 điểm và bằng tiếng Anh chỉ có 24 chỗ.
Người viết tìm hoài và mừng vui khi thấy Việt Nam có một điểm tại Cristo de la Paz -Avda Portoalegre, 8- 28019 Madrid, cách xa trung tâm khoảng 15 km.
Cách trường học của tôi ở chỉ vài phút đi bộ là nhà thờ dạy giáo lý bằng tiếng Anh. Sau khi đã làm nóng cả nhà thờ bằng liên kết mọi người theo nhóm: điện thoại cùng hiệu, rồi tìm người khác nhóm trao đổi địa chỉ, điện thoại, email; tìm người cùng nhóm nhưng khác ngôn ngữ và gặp gỡ… cha đã làm cho tảng băng xa cách trong những phút đầu vỡ tan hòa với tiếng cười rôn rã, ồn ào, náo nhiệt, tràn niềm vui với tiếng vỗ tay từ bốn phía.
Lúc này thì tôi cũng vừa viết xong bài tường thuật của ngày hôm trước, do phải ra nhà thờ tìm chỗ sạc điện ( trong trường học chỉ có một chỗ cắm nhỏ và giới hạn). Tôi cảm thấy kiệt sức hoàn toàn, mắt không thể mở được nên lặng lẽ lẻn ra một góc khuất ngả lưng một chút. Nhưng những tình nguyện viên quá nhiệt tình nên cứ một chút lại có một người chạy đến lay lay người hỏi có bị làm sao không… thế là tỉnh người…chẳng còn lý do gì để ngả lưng nữa.
Sau phần học hỏi giáo và thánh lễ, hầu như mọi nhóm đi tìm chỗ ăn trưa vì đã 1g rồi. Chỗ nào cũng chật cứng, chen chân cả giờ đồng hồ mới tìm đực chỗ ưng ý… rồi tùy người ngồi trong nhà hàng hoặc ngồi ngoài sân bất cứ chỗ nào…
Chúng tôi đáp metro đi thăm nhà thờ chánh tòa Madrid. Ngôi nhà thờ lớn, cổ kính và trầm mặc hôm nay đón không biết bao nhiêu khách hành hương mà kể. Mọi người chỉ có một lối vào và một lối ra… đi như là đi viếng mộ các Đức Giáo Hoàng ở Roma vậy, cứ theo dòng người và đi, muốn chụp hình cũng rất khó vì sự di chuyển nên đành “gác máy” ảnh.
Sau khi tham quan, chúng tôi đi vòng vòng phố. Các bạn trẻ cơ man nào là nhiều, buổi chiều tự do,muốn đi đâu thì đi,muốn làm gì thì làm nên tại trung tâm thành phố,người đi ken cứng. Đây đó Ý, Đức, Brazin, Phần Lan, Vênzuela, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…Vì chưa gặp được người Việt nào, nên cứ thấy Châu Á là chạy đến hỏi…vậy mà cũng thấy người Việt: thầy Long, thầy Linh đang là chủng sinh tại Vương Quốc Anh, chị Dung, anh Khải cũng tại Paris, một thầy thuộc giáo phận Hà Nội ở tại Tây Ban Nha màtôi cũng không kịp hỏi tên, Hạnh ở Đức quốc, một số anh chị em từ Bỉ và trên đường về chúng tôi gặp nhóm 117 từ Hoa Kỳ… Ai ai cũng tràn đầy niềm vui khi gặp anh chị em trong cùng một bọc trứng của Mẹ Âu Cơ, hôm nay có dịp gặp gỡ, dù chỉ kịp chào nhau, bắt tay và trao đổi email để hẹn gặp nhau cho những lần sau…
Trên đường phố Madrid, tôi tìm kiếm những nghệ nhân chơi đàn guitar vì đây là đất nước của những điệu flangco và nơi phát minh ra cây đàn guitar mà hôm nay tiếng guitar vẫn ngân vang trên khắp hoàn cầu. Đây đó những tiếng guitar thùng vang lên, những bạn trẻ đứng lại thưởng thức và cám ơn bằng những đồng tiền các nho nhỏ bỏ vào cái mũ để sẵn.
Một nhóm các anh chị em bệnh down cũng được tham dự WYD, họ ngồi rải rác bên cạnh cung điện hoàng gia. Trên đuòng phố, đây đó có một gia đình Trung Quốc mát xa cho khách ngay dọc đuòng đi. Rất nhiều hàng quán nho nhỏ bán ven đường như chợ đêm Bến Thành do những người Phi Châu đảm trách. Họ bán bóp, ví, kiếng mát, đồng hồ…nơi nào cũng có lgo của JMJ phấp phới
Vì đoàn của chúng tôi đã về Việt Nam thăm các em mồ côi, nên một số bạn Úc mua những chiếc nón lá kỷ niệm. Những chiếc nón lá thật hữu ích vào những ngày nóng ở Tây Ban Nha. Chẳng thế mà hôm qua khi vừa xong chương trình giáo lý, chúng tôi được thông báo nhiệt độ ở ngoài trời là 40 độ C. Một số bạn trẻ chúng tôi gặp ở phố cứ nằng nặc xin đổi nón, dù hai ngôn ngữ không hiểu nhau nhưng bạn trẻ Ý xin đổi nón và đưa một món đồ, bên này lắc đầu, bên kia lại đưa thêm một món khác, nhưng họ lại nhận được sự thất vọng vì cái lắc đầu của người sở hưu chiếc nón lá… tôi thấy mình tự hào về quê hương với chiếc nón lá dân dã nơi đất khách quê người.
Buổi tối vào Mac Donal khách hàng xếp hàng từ ngoài đường vào trong thật dài, nơi nào Mac Donal cũng chật ních. Các nhà khác ở phố cũng đông cứng như thế. Chúng tôi tìm những con phố yên tĩnh, vào những nhà hàng nho nhỏ có logo của JMJ…
Trở về nhà đã gần 12g đêm, chẳng ai bảo ai đều “ từ khước” tắm rửa và về chỗ ngủ sau 15 tiếng ròng rã lang thang ngoài trời dưới cái nắng gay gắt của Spain.
Tạ ơn Chúa cho một ngày đã trôi qua được gặp gỡ nhiều người, được đón chào nhau bằng những cái bắt tay nồng ấm và thân thiện, được nhận nhiều lời cầu nguyện từ các bạn hữu khắp nơi.
Ngày giáo lý với chủ đề: vững vàng trong đức tin như cùng đồng hành với các bạn trẻ không chỉ đang hiện diện tại Tây Ban Nha mà còn trên khắp hoàn cầu những người đang hướng lòng về thủ phủ Madrid.



 
WYD 2011: Sứ điệp của Đức Beneđictô XVI nói với các bạn trẻ
Bản dịch VietCatholic
17:52 18/08/2011
Sứ điệp của Đức Beneđictô XVI nói với các bạn trẻ

ở Plaza de Cibeles, Madrid, Ngày 18.08.2011


Các bạn trẻ thân mến,

Cảm ơn các bạn trẻ, các con đại diện cho năm châu lục đã gửi tới Cha những lời rất tốt đẹp. Cha chào mừng tất cả các con tụ họp tại đây, với lòng yêu mến. Các con, những người trẻ từ Châu Đại Dương, châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu, và tới tất cả những ai không thể có mặt ở đây hôm nay. Cha luôn luôn giữ các con trong trái tim của Cha và cầu nguyện cho các con. Thiên Chúa đã cho Cha ân sủng để cùng với các con và khi chúng ta tập hợp lại với nhau để lắng nghe lời của Ngài.

Trong bài đọc Sách Thánh vừa được công bố, chúng ta nghe một đoạn Phúc Âm, những lời của Chúa Giêsu, và muốn rằng những lời đó được mang vào trong thực hành của cuộc sống. Có những lời nói mà chỉ dùng cho việc giải trí, thoáng qua như một làn gió trống vắng; nhưng mặt khác, cũng có những lời nói như những lời nói của Chúa Giêsu, phải đi vào được trái tim của chúng ta, bén rễ và nở hoa trong cuộc sống. Nếu không, chúng vẫn chỉ là trống rỗng, và trở thành phù du. Chúng không dẫn chúng ta tới Chúa, và kết quả là, Đức Kitô vẫn còn ở ngoài cuộc sống chúng ta. Thế nhưng chỉ cần một tiếng nói trong số nhiều tiếng nói khác, nhưng là tiếng nói rất quen thuộc với chúng ta. Hơn nữa, Thầy Chí Thánh nói và dạy dỗ những điều, không phải học được từ những người khác, nhưng là do chính bản thân Ngài, chỉ có một mình Ngài thực sự biết con đường hướng về Thiên Chúa, bởi vì Ngài là người mở ra con đường đó cho chúng ta, Ngài đã làm như vậy hầu chúng ta có cuộc sống đích thực, cuộc sống luôn đáng sống, trong mọi hoàn cảnh, và thậm chí tử vong cũng không thể phá hủy được. Phúc Âm tiếp theo giải thích những điều này với hình ảnh gợi nhiều liên tưởng về người xây nhà trên tảng đá vững chắc, đề kháng với sự tấn công của nghịch cảnh, và trái ngược với ai đó xây dựng nhà trên cát – và ngày nay có thể nói coi nó như một thiên đường - nhưng mà nó sẽ sụp đổ ngay với cơn gió đầu tiên và trở thành đống đổ nát.

Các con thân mến, hãy lắng nghe những lời của Chúa, những lời có thể đem lại cho các con "tinh thần và cuộc sống" (Ga 6:63), là như những gốc rễ nuôi dưỡng sự sống của các con, là quy luật của cuộc sống mà so sánh chúng ta - tâm hồn nghèo khó, khao khát công lý, đầy lòng thương xót, tinh khiết trong trái tim, những người yêu hòa bình - con người của Chúa Kitô. Khi chúng ta nghe lời Chúa thường xuyên mỗi ngày như là một người không lừa dối, là nơi mà chúng ta muốn chia sẻ con đường của cuộc sống. Tất nhiên, các con biết rằng khi chúng ta không đi bên cạnh Chúa Kitô, người hướng đạo của chúng ta, chúng ta bị lạc trên những con đường khác, giống như con đường mù quáng và ích kỷ, hoặc đường phỉnh nịnh tâng bốc, lừa dối và hay thay đổi, những con đường để lại sự trống rỗng và thất vọng khi tỉnh giấc.

Các con hãy sử dụng những ngày này để biết Chúa Kitô tốt hơn và để đảm bảo rằng, bắt nguồn từ Ngài, sự nhiệt tình và hạnh phúc của các con, sự mong muốn tiến đi xa hơn của các con, đạt tới chiều cao, ngay cả tới chính Thiên Chúa, luôn luôn có được một tương lai chắc chắn, bởi vì sự viên mãn của cuộc sống đã được gầy dựng trong lòng các con. Hãy để cuộc sống phát triển cùng với ân sủng của Thiên Chúa, một cách quảng đại và không chỉ là biện pháp nửa chừng, khi các con vẫn kiên định trong mục tiêu nên thánh thiện. Và, khi đối mặt với những yếu đuối của chúng ta, đôi khi áp đảo chúng ta, chúng ta có thể dựa vào lòng thương xót của Chúa, Ngài luôn sẵn sàng giúp chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ trong bí tích Hòa Giải.

Nếu các con xây dựng trên đá rắn chắc, không chỉ cuộc sống của các con sẽ được vững chắc và ổn định, nhưng nó cũng sẽ giúp tỏa ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng trên những người trong độ tuổi của các con và trên toàn thể nhân loại, trình bày một sự thay thế hợp lý cho tất cả những ai thiếu sót, bởi vì các yếu tố cần thiết trong cuộc sống kiên định, và cho những ai thường theo ý tưởng thời trang. Họ tìm cái gì tạm bợ hiện tại và bây giờ mà thôi, quên đi công lý thật sự, hoặc họ tự chôn vùi trong ý kiến của riêng mình thay vì tìm kiếm sự thật đơn giản.

Thật vậy, có rất nhiều người, tạo ra vị thần của riêng mình, tin rằng họ cần không có gốc rễ hoặc nền tảng khác hơn bản thân họ. Họ tự quyết định những gì là đúng hay không, những gì là tốt và xấu, những gì công chính và bất công, ai được sống và ai sẽ bị hy sinh vì lợi ích của các ưu tiên khác, đi từng bước chạy theo cơ hội, không có con đường rõ ràng, tự cho phép mình bước theo ý muốn của mỗi thời điểm. Những cám dỗ như thế luôn luôn chờ đợi sẵn đó. Điều quan trọng là không để mình bị nuông chiều theo chúng được, bởi vì, trong thực tế, chúng dẫn đến một cái gì đó phù du, như một sự tồn tại nào đó không có chân trời, tự do nhưng không có Thiên Chúa. Còn chúng ta, trái lại, biết rõ rằng chúng ta đã được tạo dựng trong tự do, trong hình ảnh Thiên Chúa, chính vì vậy mà chúng ta phải tiên phong trong việc tìm kiếm chân lý và sự tốt lành, chịu trách nhiệm về hành động của mình, không chỉ là thực thi cách mù quáng, nhưng đồng sáng tạo trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và làm đẹp các công trình của sáng tạo. Thiên Chúa tìm kiếm những ai chịu trách nhiệm, những ai có thể đối thoại với Ngài và yêu mến Ngài. Thông qua Chúa Kitô chúng ta có thể thực sự thành công, và được thiết thân trong Ngài, chúng ta tạo được đôi cánh cho sự tự do của chúng ta. Đó lại chẳng phải là lý do tuyệt vời cho niềm vui của chúng ta sao? Đó lại không phải là cơ sở vững chắc để xây dựng nền văn minh tình yêu và cuộc sống, có khả năng nhân bản cho tất cả chúng ta sao?

Các các con thân mến: phải cẩn trọng và khôn ngoan, xây dựng cuộc sống của các con trên nền tảng vững chắc là Chúa Kitô. Sự khôn ngoan và thận trọng sẽ hướng dẫn các bước đi của các con, không có gì sẽ làm cho các con sợ hãi và hòa bình sẽ ngự trị trong trái tim của các con. Rồi các con sẽ được may mắn và hạnh phúc và hạnh phúc của các con sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Họ sẽ tự hỏi đâu là bí quyết của cuộc sống của các con và họ sẽ khám phá ra rằng tảng đá làm nền tảng xây dựng toàn bộ cuộc sống, và trên nền tảng này, tất cả sự hiện hữu của các con, đó chính là con người của Chúa Kitô. Người là bạn hữu của các con, là huynh đệ và là Chúa, là Con Thiên Chúa nhập thể, là Người mang ý nghĩa cho tất cả vũ trụ.

Ngài đã chết cho chúng Cha tất cả, Ngài đã sống lại hầu chúng chúng ta có sự sống, và bây giờ, từ ngai vàng của Chúa Cha, Ngài đồng hành với tất cả chúng ta, nam cũng như nữ, luôn liên tục theo dõi bảo vệ mỗi người chúng ta.

Cha phó thác những thành quả Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho Đức Thánh Trinh Nữ Maria, người đã nói "Vâng” theo thánh ý của Thiên Chúa, và dạy chúng ta một tấm gương duy nhất trung thành với Con Thiên Chúa, Mẹ Maria bước đi theo cái chết của Chúa trên Thánh Giá. Chúng ta hãy suy niệm sâu xa hơn trong Chặng Đàng Thánh Giá. Và chúng ta hãy cầu nguyện rằng, giống như Mẹ Maria, chúng ta nói “Vâng” với Chúa Kitô hôm nay cũng có thể là một lời “xin vâng” vô điều kiện cho tình bằng hữu với Chúa, không những chỉ cho tới hôm nay mà còn cho tới tận cùng toàn cuộc sống.

Cảm ơn các con rất nhiều.

+ Giáo hoàng Benedictô XVI
 
ĐGH Bênêđictô XVI được chào đón tại thủ đô Madrid dịp ĐHGT Thế Giới 2011
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
18:57 18/08/2011
Madrid - ĐHGT 2011, thứ năm ngày 18.8.2011 - Thủ đô Tây Ban Nha tưng bừng phấn khởi của bầu khí lễ hội Giới Trẻ bởi ĐHGT 2011 được tổ chức tại đây. Hàng hàng lớp lớp, không phải vài ngàn đôi chân dọc xuôi trên đường phố, dưới đường hầm Metro mà là hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn đôi chân của những người trẻ quốc tế. Đến hôm nay tính được 192 quốc gia có đại diện tham dự và con số tham dự đang tăng lên cao, Madrid đang đạt được kỷ lục có một không hai trong lịch sử với con số có thể lên đến 2 triệu người trẻ.

Truyền thông Tây Ban Nha tự hào cho rằng thành phố đẹp Madrid đang là một thành phố có nhiều Giới Trẻ nhất thế giới trong hiện tại.

Đúng như thế, nếu ai đang hiện diện tại Madrid trong giờ phút này thì có thể tạm quên được những lo âu cấp bách của người dân Tây Ban Nha: khủng hoảng kinh tế đang bên bờ phá sản, nạn thất nghiệp cao nhất trong lịch sử đã đạt đến mức 21% làm cho căng thẳng xã hội của các tầng lớp dân chúng lớn dần lên, nhất là sự tuyệt vọng không tìm ra công ăn việc làm nơi người trẻ.

Từ những lo âu đó người dân có thể thông cảm cho những chống đối của một nhóm rất nhỏ (báo chí cho biết khoảng 5 ngàn) muốn gây ra bạo động và quấy phá ĐHGT 2011. Một con số quá bé nhỏ so với hàng trăm ngàn bạn trẻ công giáo thế giới, nếu nhắc đến số hàng triệu thì càng bé nhỏ hơn.

Tối qua, vào khoảng 22 giờ đêm người viết bài này chứng kiến tận mắt một nhóm chống đối khoảng 50 người tại trung tâm Callao. Giờ đêm khuya này vẫn còn hàng ngàn bạn trẻ công giáo tụ tập đứng, ngồi ca hát, dạo phố thì những kẻ chống đối nhập vào quấy rối và có những cử chỉ vô văn hóa. Các bạn trẻ thế giới cứ thản nhiên sinh hoạt theo nhóm của mình. Cuối cùng cảnh sát đã đến cô lập nhóm chống đối. Nhìn thoáng qua thấy họ cố tình gây bạo động cho các bạn trẻ. Không có dịp nào tốt hơn bằng lúc này tại Madrid để xả sú bắp cho căng thẳng xã hội. Quãng đường trung tâm dẫn đến Puerta del Sol này (nghĩa là Cổng Trời) đang được cảnh sát cô lập nhóm chống đối và khuyên khách hành hương không dây dưa vào gần đấy.

Truyền thông và báo chí Tây Ban Nha cũng như thế giới chú ý nhiều đến hiện tượng chống đối này và chạy tít lớn cho ngày thứ năm hôm nay.

Nhiều người hỏi rằng ĐGH Bênêđictô XVI không sợ những người chống đối này sao? Trong 6 năm triều đại Giáo Hoàng của Ngài thì ĐGH Bênêđictô đã đến viếng thăm Tây Ban Nha đến 3 lần. Năm 2006 đến Valencia, năm 2010 đến thăm trung tâm hành hương Thánh Giacôbê Tông Đồ ở Santiago de Compostela và thành phố Barcelona để làm phép nhà thờ chính tòa tại đây. Hè năm nay Ngài lại đến thủ đô Madrid dịp ĐHGT 2011.

ĐGH có cần thiết đến Tây Ban Nha nhiều lần như thế không, người dân tò mò tự hỏi? Ngài không sợ nhóm chống đối?

Truyền thống Tây Ban Nha là một thành trì kiên cố của công giáo tại Âu Châu có một lịch sử bề dầy trong giáo hội. Chỉ cần nhắc đến tên Thánh Têrêsa Mẹ tại Avila, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh I-Nhã (Ignatius) sáng lập Dòng Tên, v.v… thì không ai không có thể ngả nón kính phục về nền tảng đạo đức của dân tộc này.

Ngày nay xã hội tục hóa ở Tây Ban Nha có thể nói xảy ra mạnh nhất tại Âu Châu, nhất là tại các thành phố lớn như Madrid. Vị thủ tướng hiện tại thuộc đảng Xã Hội, ông José Luis Rodriguez Zapatero càng có tâm địa đưa Tây Ban Nha vào sự tục hóa.

Giáo hội Tây Ban Nha cho rằng ĐHGT 2011 là một cơ hội giúp giáo dân tại đây tìm lại căn tính Kitô của mình. ĐHY Schönborn, TGM Wien của Áo nhận định rằng: „Đại Hội Giới Trẻ mang lại niềm hy vọng“. Đúng như thế, trong vài ngày qua giáo hội Tây Ban Nha như đang được hồi sinh trong một cơn đau dài. Tất cả các nhà thờ mở cửa cho đến đêm khuya vẫn đông khách hành hương ra vào thăm viếng và cầu nguyện. Những nụ cười thân ái trao cho nhau trên các quãng đường phố, lời ca tiếng hát rộn ràng khắp nơi, kể cã các lời kinh được nghe các bạn trẻ cất lên bên vệ đường.

Báo chí tự hào cho rằng một thành phố đông người trẻ nhất thế giới, thì cũng có thể nói một thành phố Madrid đông người trẻ cầu nguyện nhất trên toàn cầu.

Hình ảnh ĐGH Bênêđictô XVI được tiếp đón nồng hậu và hàng chục ngàn bạn trẻ thế giới reo hò chào đón vị Cha chung vào chiều thứ năm, 18.8.2011 từ trên đường đến Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Madrid qua trung tâm quảng trường Cibeles. Với cái nóng mùa hè tại Madrid vào buổi chiều vẫn còn oi à nhưng vị Cha chung vẫn chịu khó giơ tay lên cao tươi cười vẫy chào đám đông người trẻ. Những gì chờ đợi từ một cụ già 84 tuổi đời thì ĐGH đã làm với tất cả lòng thương yêu và sức lực của mình cho đàn con trẻ trung đến từ 192 quốc gia.

ĐGH Bênêđictô XVI nhắn nhủ người trẻ: "Bác ái, an bình và có trái tim trong sạch". Giới trẻ cần đói về công lý và không được lầm lạc bởi mù quáng, sự ích kỷ hoặc tin vào luận điệu có thể dẫn đến sự lừa đảo. Dịp gặp gỡ đầu tiên này ĐGH hân hoan chào đón các bạn trẻ bằng nửa tá ngôn ngữ khác nhau.

Đức Giáo Hoàng kêu gọi những người trẻ công giáo giữ vững đức tin và chấp nhận những thách thức của thời nay. Trong một thế giới của bạo lực, suy thoái về môi trường, thanh niên thất nghiệp cao và cuộc bức hại các Kitô hữu "nếu không làm gì thì không ai cho các con hòa bình". Giới trẻ ngày nay sống nông cạn và chủ nghĩa tiêu thụ đã thắng thế. Ngài lại một lần nữa cực lực phản đối một nền kinh tế bỏ rơi đạo đức. "Hãy tạo ra công ăn việc làm và bảo vệ hành tinh chúng ta", vị đứng đầu giáo hội nói thêm.

Giới trẻ thế giới trao tặng ĐGH nhiều món quà, trong đó có một nhánh ô liu nhỏ như một biểu tượng của sự hòa bình.

Trước đó ĐGH Bênêđictô XVI được Vua Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia đón chào tại phi trường Madrid. Trong cuộc gặp gỡ này hai vị lãnh đạo nói trong phát biểu về tình hình kinh tế khó khăn của đất nước và thiếu triển vọng trong tương lai của nguời trẻ Tây Ban Nha

Va Juan Carlos đánh giá cao cuộc viếng thăm của ĐGH và cho thấy tầm quan trọng về lời giảng dạy của ĐGH: „Tất cả những người đã đến Madrid đang chờ đợi lời giáo huấn của ĐGH về hòa bình, bác ái, và công lý để hình thành cuộc sống của họ, hầu họ có thể đối mặt cách thành công với những thách thức của hôm nay và xây dựng một xã hội tốt hơn“.

Như một người đứng đầu Hội Thánh, kế vị Thánh Phêrô ĐGH Bênêđictô XVI không quản ngại tuổi già sức yếu, kể cả sự chống đối đến Madrid để muốn xây dựng lại niềm tin nơi người trẻ và vực dậy giáo hội Tây Ban Nha.

ĐHY Varela, TGM Madrid chân thành phát biểu lúc chào đón: „Người dân Tây Ban Nha Chào mừng Đức Giáo Hoàng thân yêu! Xin cám ơn ĐGH từ tận đáy lòng của chúng con! Madrid và toàn thể Tây Ban Nha, từ Giáo Hội đến xã hội tất cả đều chào đón vị Cha chung đã đến quê nhà chúng con với trái tim rộng mở“.

Ghi nhanh tại thủ đô Madrid
 
Hàng ngàn người hoan hô đón chào Đức Thánh Cha đến Madrid
Bùi Hữu Thư
19:19 18/08/2011
Đức Thánh Cha mới bước ra khỏi máy bay tại phi trường
Ngài nói với các bạn trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ: Lời Chúa Kitô không bao giờ trống rỗng

MADRID, Tây Ban Nha, 18 tháng 8, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với giới trẻ tại Madrid: Lời nói của con người có thể dùng để mua vui hay để thông tin, nhưng Lời Chúa Giêsu có một mục đích khác. Lời Chúa Kitô có mục đích là đi vào các trái tim và ăn rễ sâu ở đó.

Đức Thánh Cha đến Madrid hôm nay trong tiếng hoan hô của hàng trăm ngàn người trẻ đứng xếp hàng dài dài trên các đường phố để đón chào ngài. Người ta dự trù có một triệu người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26, sẽ chấm dứt vào ngày Chúa Nhật.

Đức Thánh Cha nói với giới trẻ trong một chương trình gặp gỡ buổi chiều tại Quảng Trường Plaza de Cibles: "Có những lời nói chỉ được dùng để mua vui, mong manh như một luồng gió thoảng và trống rỗng; các lời khác, tới một mức độ nào đó được dùng để thông tin cho chúng ta; mặt khác, Lời Chúa Giêsu, phải đến được trong trái tim chúng ta, bắt rễ và nẩy nở trong đó trong suốt cuộc đời chúng ta. Nếu không thì cũng trống rỗng và phù du. Lời đó sẽ không đem được chúng ta đến với Người, và kết quả là Chúa Kitô vẫn ở xa xa, vẫn chỉ là một tiếng nói trong muôn ngàn tiếng nói khác chung quanh chúng ta mà chúng ta không quen thuộc."

Đức Thánh Cha tiếp: "Vị Tôn Sư này giảng dậy "không phải là một điều được học hỏi nơi những người khác, nhưng là những điều chính thật là của Người, Đấng duy nhất thực sự biết con đường dẫn đưa nhân loại đến với Thiên Chúa, bởi vì Người là Đấng mở Lời ra cho chúng ta, Người làm cho Lời giúp chúng ta có thể có những đời sống chân chính, những cuộc đời luôn luôn đáng sống, trong mọi hoàn cảnh, và ngay cả cái chết cũng không thể phá hủy."

Người đã luôn luôn yêu thương các bạn

Đức Giám Mục thành Rôma chào mừng giới trẻ thế giới đến Madrid, ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha, và sau đó nói với từng nhóm sắc dân bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Điệp văn của ngài cho giới trẻ nói tiếng Pháp có những lời khuyến khích. Ngài khen ngợi họ vì đã đến thật đông, ngài ghi nhận là họ đã đến với "nhiều câu hỏi quan trọng" và "muốn tìm kiếm những câu trả lời."

Ngài nói với họ: "Việc tiếp tục tìm kiếm là điều tốt. Trên hết là tìm kiếm sự thật, sự thật đây không phải là một ý tưởng, hay một ý thức hệ, hay một khẩu hiệu, nhưng là một đấng: là chính Chúa Kitô, là chính Thiên Chúa, đã đến giữa chúng ta! Các bạn mong ước đúng đắn là được vun trồng đức tin nơi Người, để đặt căn bản của đời sống các bạn trong Đức Kitô. Người đã luôn luôn yêu thương các bạn, và biết rõ các bạn hơn bất cứ ai khác. Mong rằng những ngày này tràn đầy kinh nguyện, học hỏi và gặp gỡ sẽ giúp các bạn khám phá ra điều này, để các bạn có thể yêu mến Người nhiều hơn."

Đức Thánh Cha cũng có một sứ điệp đặc biệt cho người Ba Lan: "Hỡi các bạn đồng hương của Chân Phước Gioan Phaolô II, vị sáng lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với họ: "Tôi rất vui mừng thấy các bạn hiện diện nơi đây tại Madrid. Tôi cầu nguyện rằng những ngày này sẽ là những ngày tốt đẹp, những ngày cầu nguyện, trong đó các bạn sẽ tăng cường mối tương quan với Chúa Giêsu. Xin Thánh Thần Chúa hướng dẫn các bạn."
 
Giáo hội mở rộng quyền tha tội phá thai nhân chuyến thăm của ĐTC
Nguyễn Trọng Đa
19:35 18/08/2011
(CNN) – Tòa thánh Vatican đã ban quyền cho các linh mục đang ở Madrid, nhân chuyến thăm Tây Ban Nha của ĐTC Biển Đức XVI, xá giải cho các phụ nữ xưng tội phá thai - và đã trao quyền linh mục để tha vạ tuyệt thông cho các phụ nữ này.

Thông thường, chỉ có một số linh mục có quyền xá giải cho tội phá thai và tha vạ tuyệt thông vốn là hình phạt của việc phá thai, theo một phát ngôn viên của Vatican.

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Vatican, nói với CNN ngày 18-8: “Tất cả các linh mục ban Bí tích giải tội tại Đại hội Giới trẻ Thế giới đều có quyền giải vạ tuyệt thông vì việc phá thai, nếu có ai đó đến xưng tội này... nếu ai đó có nhu cầu này". Cha nhắc đến Đại hội Giới trẻ Thế giới, vốn đã đưa ĐTC Biển Đức XVI đến Madrid ngày 18-8 cho một chuyến thăm kéo dài bốn ngày.

Đức Hồng y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Madrid, công bố phần mở rộng thẩm quyền này cho các linh mục, trong một tuyên bố trên trang web của tổng giáo phận. Ngài nói rằng động thái này là nhằm hy vọng rằng "tất cả các tín hữu tham dự các buổi lễ của Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 26 tại Madrid có thể dễ dàng đạt được hoa quả của ân sủng Chúa, rằng cánh cửa cho một đời sống mới sẽ mở ra cho họ".

Giáo hội đã thiết lập 200 tòa giải tội trong một công viên ở Madrid để các linh mục ngồi giải tội.

Đức Hồng y Varela nói rằng Giáo hội Công giáo Roma "đã ban cho tất cả các linh mục đã được chấp thuận cách hợp pháp để ngồi tòa giải tội, những vị có mặt trong tổng giáo phận Madrid từ ngày 15 đến ngày 22-8, quyền ủy nhiệm để tha vạ tuyệt thông …liên quan đến tội phá thai, cho mọi tín hữu thật lòng ăn năn, đồng thời ra việc đền tội phù hợp cho họ".

Chuyến thăm Tây Ban Nha của ĐTC Biền Đức XVI trùng hợp với một loạt sự kiện tôn giáo kéo dài một tuần lễ, mà Giáo Hội Công Giáo Roma tổ chức mỗi ba năm một lần.

Linh mục Lombardi nói rằng Vatican thường mở rộng quyền tha một số tội nhất định, và tha vạ tuyệt thông tại các sự kiện lớn có sự hiện diện của ĐTC. Cha nói, bất cứ phụ nữ nào biết rằng Giáo hội xem việc phá thai là tội trọng, mà vẫn phá thai, thì tự động bị vạ tuyệt thông.

Cha Lombardi nói thêm: “Hình phạt này không chỉ dành cho phụ nữ. Nếu một người nam làm áp lực cho phụ nữ phải phá thai, thì người nam này cũng bị tội như vậy”.

Một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha cho biết rằng, sự mở rộng thẩm quyền của linh mục về việc giải tội phá thai chỉ áp dụng cho các linh mục hiện diện trong tổng giáo phận Madrid để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới mà thôi.

Ngày 18-8, ĐTC Biển Đức XVI đã được chào đón bởi một đám đông tín hữu, trong đó có các thanh niên từ khắp nơi trên thế giới đến, nhưng chuyến thăm của Ngài là không phải không có tranh luận. Với đất nước Tây Ban Nha đang chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu đậm và tỉ lệ thất nghiệp gần 21%, số tiền mà chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI gây chi phí lớn cho đất nước đang là tin nóng hàng đầu trong mấy ngày qua.

ĐTC Biển Đức XVI đến Madrid, trong khi các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra tại thành phố về chi phí lớn ấy. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm dấy lên trước đây các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha. (Theo CNN 19-8-2011)
 
Ngày thứ ba của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
23:25 18/08/2011
Các con không đơn độc

Đức Bênêđíctô XVI đã tới Madrid vào trưa ngày 18 tháng 8. Ngỏ lời với các nhà báo trên máy bay, ngài nhấn mạnh tới việc canh tân nền kinh tế để đặt con người vào tâm điểm của nó. Ngài tỏ ra hết sức thận trọng không đề cập tới tình thế của Giáo Hội Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, theo báo La Croix, sự chẩn bệnh của ngài khá dữ dội trong khi thuốc chữa được ngài đề nghị lại dịu ngọt. Theo báo này, ngay từ lúc đặt chân xuống Madrid, và trước mặt Vua Juan Carlos, nhưng thực tế là ngỏ lời với hàng trăm nghìn người trẻ đang chờ đợi ngài tại thủ đô Tây Ban Nha, mà lúc này đây đang trở thành « thủ đô của thế giới », Đức Bênêđíctô XVI đã vẽ ra một bức tranh không khoan nhượng về « các thách đố của thế gian » : « phiến diện, tiêu thụ, duy khoái lạc », « tầm thường hóa tính dục », « thiếu liên đới », « sa đoạ »...

Nhưng ngay sau đó, ngỏ với những ai biết lắng nghe Lời Thiên Chúa, một Lời « đôi khi chỉ như tiếng thỏ thẻ », ngài đề nghị họ hãy cùng với Chúa Kitô bên cạnh, dùng ánh sáng tiến bước và các lý do hy vọng để xây dựng một xã hội trong đó « nhân phẩm và tình huynh đệ chân thực được tôn trọng ». Rồi bằng một giọng điềm tĩnh, ngài khích lệ họ: « các con không đơn độc ! ». Sự cân bằng này đã nhịp nhàng đi theo trọn ngày hôm qua của Đức Giáo Hoàng.

Ngay trên máy bay, đối diện với các nhà báo, Đức Giáo Hoàng cũng đã muốn vẽ ra một bức tranh dẫn đường cho các Ngày Giới Trẻ Thế Giới hiện nay và trong tương lai. Tươi cười, thanh thản sau những ngày nghỉ ngơi dài tại Castel Gandolfo, ngài giải thích cho các nhà báo rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là « những thác ánh sáng » giúp giới trẻ không cảm thấy đơn độc trong đức tin : « Họ không đơn độc ! » ngài nhấn mạnh như thế. Nhưng không phải cho chính họ, mà là để « tạo ra một tình bạn lớn vượt quá mọi biên giới và làm hiển hiện thực tại của cái đẹp được ở với Thiên Chúa, Đấng luôn ở với chúng ta ».

« Con người phải ở tâm điểm của kinh tế »

Nhân dịp này, Đức Bênêđíctô XVI nhắc người ta nhớ tới tính trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh. Trên đường tới một Tây Ban Nha đang gặp khủng hoảng xã hội nặng nề, ngài biết rõ : rất nhiều người trẻ lâm vào tình thế bấp bênh, mất hết viễn tượng. Nên ngài đã trình bày với các nhà báo đôi điều về học thuyết xã hội của Giáo Hội : « Con người phải ở tâm điểm của kinh tế. Kinh tế phải từ bỏ lợi nhuận tối đa và lưu ý tới ích chung cũng như việc làm cho mọi người. Nó phải bảo vệ hành tinh của ta ».

Đức Bênêđíctô XVI cũng biết rõ : lòng khoan dung phổ quát là đức tính chính đối với nhiều người trẻ. Lòng khoan dung này có tự thích ứng với « chân lý Kitô Giáo » không ? Ở đây, Đức Bênêđíctô XVI cũng không ngại cho hay : « trong lịch sử, quả đã có nhiều lạm dụng trong việc áp đặt chân lý », nhưng rồi ngài thêm ngay : « chỉ có thể đạt tới chân lý trong tự do. Người ta không thể áp đặt nó ». Tuy nhiên, đối với ngài, ta cũng không thể chấp nhận « dối trá, hay những qui phạm do chủ nghĩa duy nghiệm hay do sự võ đoán của một ai đó áp đặt »

« Hạt giống của Thiên Chúa khá thầm lặng và không xuất hiện trên thống kê »

Cuối cùng về vấn đề gay cấn sau những Ngày Giới Trẻ Thế Giới (« Liệu người trẻ có ngả nhiều hơn về phía Giáo Hội hay không ? »), Đức Bênêđíctô XVI tỏ ra khá sáng suốt khi cho hay: « Ngày mai, Giáo Hội chắc chắn sẽ không có được một phát triển lớn lao ». Nhưng « hạt giống của Thiên Chúa khá thầm lặng và không xuất hiện trên thống kê ». Dựa vào Tin Mừng, ngài cho rằng « một vài hạt sẽ vương vãi trên đường hay trên đất xấu » nhưng « hạt mù-tạt có thể trổ sinh ra đại thụ ». Và « mỗi Ngày Giới Trẻ Thế Giới đánh dấu việc khởi đầu một tình bạn với Thiên Chúa và với người khác, để xây dựng một trách nhiệm chung »

Chào mừng giới trẻ thế giới

Buổi chiều, Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa buổi cầu nguyện trước hơn 500,000 khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Sau đây là tường trình của các phóng viên La Croix.

19 giờ 20. Đám đông chờ đợi Đức Giáo Hoàng từ nhiều giờ trước.

19 giờ 21. Dưới chân chiếc khán đài tại Quảng Trường Cibeles ở Madrid, một đám người trẻ vận áo thung sặc sỡ đã đứng chực sẵn trong một bầu khí đại nhạc hội ngoài trời. Hệ thống âm thanh cực mạnh đang phát ra nhiều bài hát đa dạng, lôi cuốn đám đông tự biên tự diễn nhiều vũ khúc vui nhộn. Một đám rất đông các bạn trẻ Ý, trang bị khá kỹ để chống cái nắng còn đang chói chang, cùng nhau hét lớn « Italia, Italia ! » xen lẫn với những tiếng « Benedetto, Benedetto ! » đầy hân hoan.

19 giờ 22. Đức Bênêđictô XVI rời khỏi tòa khâm sứ ở Madrid. Giáo hoàng xa chở ngài hướng về Cổng Alcala, là cổng xưa của thành phố, dẫn tới Quảng Trường Cibeles.

19 giờ 25. Tại quảng trường Cibeles, bầu khí vui nhộn mỗi ngày một lên cao. Người ta cười, nhẩy múa, la hét, dưới sự canh chừng của những người lính thiện sạ đang đứng trên mái điện Linares, một tòa nhà hùng vĩ bằng đá trắng với lối trang trí barốc. Một trực thăng vần vũ trên trời.

19 giờ 26. Trong đám đông, nhiều người đến trước cả hàng giờ. Nhiều người thiếp ngủ, dù dưới nắng, vì mệt và nóng. Trong đám đông này có Jean-Baptiste,
« một giáo dân tầm thường » ở Marseille, như chính anh tự giới thiệu, đã đến đây từ lúc 14 giờ 30, với một tá bạn hữu, để chắc chắn có chỗ tốt ngay dưới chân khán đài nơi Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với giới trẻ lần đầu tiên trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới. «Trong Thánh Lễ khai mạc ngày 16 tháng 8, bọn em gặp chỗ không tốt, chẳng thấy gì cả, ấy là chưa nói tới rào cản ngôn ngữ. Không được bao nhiêu ơn ích. Ở đó, họ chiếm hết thế thượng phong». Sao phải cố gắng quá như thế ? « Bọn em muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng giới trẻ Kitô Giáo vẫn còn hiện diện, dù gặp rất nhiều khó khăn. Đối với em, làm Kitô hữu là tôn trọng, là niềm vui, là hạnh phúc... Là hàng ngày nghĩ tới người khác và phân phối niềm vui ra chung quanh bạn... Là phân phát một điều gì đó, và điều gì đó chính là Chúa Kitô ở giữa chúng ta ».

19 giờ 28. Thỉnh thoảng, sự phấn khích chùng xuống để nhường chỗ cho một vài giây suy tưởng : màn ảnh vĩ đại thỉnh thoảng trình chiếu một số sáng kiến lớn trong triều đại của Đức Bênêđíctô XVI.

19giờ 29. Các vị hồng y an vị tại chỗ dành riêng, được che nắng bằng những chiếc dù lớn mầu trắng. Một tu sĩ dòng Biển Đức đội chiếc nón trùm đầu lên che nắng, một cái nắng vẫn còn ác liệt dù đã muộn. Nhiều máy phun hơi khá lớn đang làm mát khán đài nơi Đức Bênêđíctô XVI sẽ xuất hiện.

19 giờ 31. Đức Giáo Hoàng mặc áo khóac ngắn mầu đỏ theo truyền thống, hẳn sẽ rất nóng dưới nhiệt độ lên cao của Madrid.

19 giờ 32. Đức Giáo Hoàng vừa tới quảng trường Độc Lập của Madrid, trễ hơn chương trình 15 phút. Ngài được TGM Madrid là Đức HY Rouco Varela tháp tùng.

19 giờ 34. Các hoạt náo viên luôn nhắc nhở tuyệt đối phải uống nước và che đầu. Nhưng lời khuyên này xem ra ít được ai làm theo...

19 giờ 35. Thị trưởng Madrid, Alberto Ruiz-gallardón Jiménez, trao tượng trưng chìa khóa thành phố cho Đức Giáo Hoàng.

19 giờ 37. Ở Pháp, bạn có thể trực tiếp theo dõi buổi lễ của Đức Giáo Hoàng trên la-croix.com ; còn tại Úc, trên www.xt3.com, nhờ chuyển tiếp đài truyền hình Vatican.

19 giờ 39. Có tiếng từ loa phóng thanh « Hôm nay, cả thế giới có mặt tại Madrid ». Giọng nói này liên tiếp loan báo hiện Đức Giáo Hoàng đang ở địa điểm nào. Ông ta hô hào « Các bạn hãy hô to để ngài nghe thấy ! ». Trên quảng trường, loa phóng thanh truyền đi bài ca của thành phố Madrid.

19 giờ 40. Đức Giáo Hoàng vừa tiến qua cổng Alcala một cách đầy tượng trưng. Người ta trình cho ngài một cây ô-liu để ngài trồng một cách tượng trưng. Sau đó, ngài chứng kiến màn trình diễn cỡi ngựa trên quảng trường Độc Lập.

19 giờ 42. Theo cung cách bước vào Madrid một cách tượng trưng qua cổng Alcala này, một tháng nữa, Đức Bênêđíctô XVI cũng sẽ bước vào Berlin qua cổng Brandebourg một cách tượng trưng như thế.

19 giờ 50. Đức Giáo Hoàng lại lên giáo hoàng xa, tiếp tục tới quảng trường Cibeles. Từ đây, xe tiến theo nhịp đi bộ. Bầu không khí như có điện giật tại quảng trường Cibeles và các phố kế cận. Fanny, một khách hành hương người Pháp, 20 tuổi, hết sức hứng khởi. Cô phát biểu : « được ở đây quả là tuyệt diệu ! Bầu không khí hoàn toàn quốc tế và huynh đệ trong đức tin. Quả là giờ khắc tuyệt diệu của hiệp thông ».

19 giờ 56. Tại quảng trường Cibeles, các vị phụ trách nghi lễ của Đức Giáo Hoàng đòi các ống dẫn hơi mát phía trên ghế ngồi của ngài phải được mở mạnh hơn nữa. Dù đến trễ nửa tiếng, Đức Giáo Hoàng vẫn phải ngồi ngay dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt.

20 giờ 00 . Tại quảng trường Cibeles, thánh ca Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne « Lạy Chúa Giêsu Kitô, ngài là sự sống của con » được gióng lên trong khi Đức Giáo Hoàng tiến lên lễ đài giữa những tiếng hoan hô vang dậy.

20 giờ 02. Đức Giáo Hoàng luôn luôn đúng mức trong lối chào đón đám đông. Luôn luôn tươi tỉnh. Rõ ràng ngài bị cái nóng hành khổ dù đã được một chiếc dù vĩ đại che nắng. Trên quảng trường, hình như ban quản trị gặp vấn đề lớn : giữa đám đông có những khoảng trống rất lớn trong khi nhiều chỗ chen chúc chật chội. Trên bục dành cho báo chí, một cái bục giống như mẩu phô-mai, nhiều người không phải là ký giả cũng trà trộn vào.

20 giờ 08. Không có lời dịch sang tiếng ngoại quốc nào xuất hiện trên các màn ảnh lớn cho bài chào mừng của Đức Hồng Y Rouco Verala. « Quảng trường Cibeles chào đón Đức Thánh Cha như vị nhân danh Chúa mà đến » ngài thưa với Đức Giáo Hoàng. Đối với Đức Hồng Y, giới trẻ tới đây « để sống cuộc gặp gỡ này với Đức Thánh Cha như cha con trong cùng một Giáo Hội ». « Niềm vui của họ hết sức trọn vẹn, thưa Đức Thánh Cha, vì vị kế nhiệm của Thánh Phêrô đã đến gặp gỡ họ! ». Cuộc gặp gỡ này « sẽ thay đổi đời họ ». « Cuộc tông du của Đức Thánh Cha là một cuộc tông du hết sức đặc biệt. Với Đức Thánh Cha, là cả Giáo Hội trẻ trung ». « Thưa Đức Thánh Cha, chúc đức Thánh Cha những ngày tốt đẹp bên cạnh chúng con. Tất cả chúng ta hãy hân hoan trong Chúa Kitô phục sinh ».

20 giờ 19. Một thiếu nữ Ba Lan chúc mừng Đức Thánh Cha. « Chúng con là những người trẻ đến từ khắp Âu Châu... chúng con muốn hợp nhất với Đức Thánh Cha ». Tiếp theo là các đại diện giới trẻ Úc, Đại Hàn, Hondoura, Guinea lần lượt dâng quà lên Đức Thánh Cha. Đặc biệt nhất là đại diện Hondoura dâng ngài chiếc nón « cao bồi », ngài đội lên đầu một lát rồi bỏ xuống ; còn thiếu nữ Nhật Bản thì dâng lên Đức Thánh Cha một vòng hoa đặc sản. Ngài đeo vào cổ một lúc, rồi được đức ông phụ tá gỡ ra.

20 giờ 21 . Chiếc dù lớn che nắng cho Đức Thánh Cha làm nhiều người không thấy mặt ngài. Ca đoàn hát thánh ca Ngày Giới Trẻ Thế Giới « Firmas en la fe » (Vững mạnh trong đức tin). Các ống thổi hơi mát tiếp tục làm việc trên lễ đài. Dưới đám đông, các thiện nguyện viên đang phân phối ê hề nước đựng trong các túi nhựa. Bầu không khí không có tính cầu nguyện bao nhiêu. Một vài khách hành hương đi đi lại lại, nhiều người hút thuốc. Không khí có vẻ như thư giãn chứ không hẳn tham dự Thánh Lễ.

20 giờ 25. Đức Giáo Hoàng ngỏ lời lần đầu tiên với đám đông tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. « Các bạn trẻ thân mến... Chúa tụ tập chúng ta để trong những ngày này, chúng ta sống tâm tình huynh đệ của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Nhờ sự hiện diện và tham dự của các con vào những cử hành này, danh Chúa Kitô được vang dội khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố trứ danh này. Chúng ta hãy cầu nguyện để sứ điệp hy vọng và yêu thương của Người có tiếng vang trong trái tim những người không tin hoặc đã xa rời Giáo Hội ». « Ước chi ngọn lửa tình yêu của Chúa Kitô không bao giờ tắt trong tâm hồn các con ! ».

20 giờ 35. Đức Thánh Cha đọc lời chào mừng bằng 6 ngôn ngữ, bắt đầu là tiếng Pháp « Các bạn trẻ nói tiếng Pháp thân mến, nhiều người trong các con đã đáp lại tiếng Chúa kêu gọi tới đây để gặp Người tại Madrid. Cha xin khen ngợi các con ! ». Sau đó, ngài ngỏ lời bằng tiếng Anh : « Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để tất cả chúng ta trở nên các nhân chứng vui tươi của Chúa Kitô, hôm nay và mãi mãi »

20 giờ 39. Đức Thánh Cha khởi sự buổi cầu nguyện, bắt đầu bằng bài đọc Sách Tin Mừng theo Thánh Mátthêu (Mt 7 : 24-27). Trong bài giảng, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh đến việc phải xây dựng đời mình trên Lời Thiên Chúa. "Nếu các con xây dựng trên đá rắn chắc, không chỉ cuộc sống của các con sẽ được vững chắc và ổn định, nhưng nó cũng sẽ giúp tỏa ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng trên những người trong độ tuổi của các con và trên toàn thể nhân loại, trình bày một sự thay thế hợp lý cho tất cả những ai thiếu sót, bởi vì các yếu tố cần thiết trong cuộc sống kiên định, và cho những ai thường theo ý tưởng thời trang. Họ tìm cái gì tạm bợ hiện tại và bây giờ mà thôi, quên đi công lý thật sự, hoặc họ tự chôn vùi trong ý kiến của riêng mình thay vì tìm kiếm sự thật đơn giản”.

20 giờ 45. Đức Thánh Cha cho hay Lời Chúa là nền tảng chắc chắn vì « Vị thầy đang lên tiếng ở đây không truyền dạy điều học được từ người khác mà là điều chính Người là ». « Hỡi người trẻ thân mến, các con hãy thực sự lắng nghe Lời Thiên Chúa để chúng trở nên ‘tinh thần và sự sống’ cho các con ».

20 giờ 50. Đức Giáo Hoàng nói tiếp : « Các con biết rõ rằng khi chúng ta không bước đi bên cạnh Chúa Kitô, Đấng hướng dẫn ta, ta sẽ lạc vào các ngả đường khác ». « Hãy lợi dụng những ngày này để biết Chúa Kitô nhiều hơn. Nhờ thế, các sẽ con biết chắc là niềm hứng khởi và niềm vui của các con... sẽ luôn có một tương lai bảo đảm ». « Chúng ta biết rằng chúng ta được dựng nên có tự do, giống hình ảnh Thiên Chúa, chính vì chúng ta là những người chủ đạo trong cuộc tìm kiếm sự thật và sự thiện ». Trong đám đông, nhiều người trẻ lắng nghe bản dịch trực tiếp từ các đài truyền thanh địa phương.

20 giờ 52. Kết luận bài giảng, Đức Thánh Cha dâng phó các thành quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho Đức Mẹ Maria Đồng Trinh « đấng biết nói xin vâng đối với thánh ý Thiên Chúa ».

20 giờ 53. Xin đọc trọn bài giảng của Đức Thánh Cha trên www.vietcatholic.net ngày 18 tháng 8.

20 giờ 58. Sau các ý chỉ cầu nguyện do đại diện các nước đọc lên, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện kết thúc, sau đó xướng kinh Lạy Cha bằng La Ngữ.

21 giờ 04. Đức Thánh Cha rời khán đài, lên giáo hoàng xa. Cờ các nước được phất lên giữa lúc ca đoàn hát bài Alleluia của Haendel. Màn đêm buông xuống quảng trường Cibeles.
 
Top Stories
Cardinal Proposes a Spiritual GPS for Youth Day Goers
Zenit
05:39 18/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 17, 2011 (Zenit.org).- Cardinal Oscar Rodríguez Maradiaga is recommending a "spiritual GPS" for young people in Madrid for World Youth Day. It should be tuned to the Word of God, the Bread of Life, and the Virgin Mary, the cardinal suggested.

The Honduran prelate made this recommendation today when he offered the first of three catecheses that he will be presenting for World Youth Day participants.

Cardinal Rodríguez Maradiaga, also the president of Caritas Internationalis, based his catechesis on an examination of the foundations of faith.

He called young people to "build on rock, listening to the Word and putting it into practice."

Only in this way can we "be living stones that love and defend life, and that build the community that is the Church," the cardinal said. And this is possible because "although we here this morning are from different countries and different cultures, we have the same faith, which makes the construction solid."

The cardinal went on to analyze the effects that an absence of foundations has on the contemporary world.

"If the point of reference is no longer God, society is disoriented," the cardinal affirmed. "And it is striking that a world such as the present one -- which has such advanced technology for orientation as the GPS -- is disoriented."

Witnesses of the faith

Cardinal Maradiaga concluded his catechesis by exhorting young people at World Youth Day to "be witnesses of the faith and to live a Truth that is not isolated from life, to be established in the faith, which is the source that gives us reasons to live, to fight, to love, to have peace, to be happy -- because happiness is not obtained by seeking it, but by making others happy."

"Faith is the foundation of certainties at a moment in which that which lasts is not fashionable," he said, "and in which they wish to make us believe that faith is something that can be dispensable."
 
Caritas Invites Young People to Volunteer
Zenit
05:42 18/08/2011
New Secretary-General Tells of Experience as a Student

MADRID, Spain, AUG. 17, 2011 (Zenit.org).- The new secretary-general of the Church's charity organization says that young people are a "powerful force" when Caritas responds to crises.

Michel Roy, who was elected in May to lead the confederation of charity organizations, addressed youth gathered in Madrid in an Aug. 8 statement.

He affirmed that their role in Caritas Internationalis is important, and told them that "Caritas organizations in 165 countries around the world are waiting to welcome you."

Roy noted youth assistance in Japan, their help with the HAART program for AIDS victims, and their fundraisers in Europe.

"These young people don't just provide a service, but they bring love, compassion and tolerance to their contributions to the work of Caritas," he said.

The French-born leader noted that the current global context is difficult for youth, but he said the "Arab Spring" shows how "new generations everywhere can instigate change and can use new means to combat the old limitations of their societies."

"At a time when the world seems darkened by economic crisis, social problems and instability, it is the young who bring fresh energy and who shine a light which can help guide us forward as one," Roy said.

Memory lane

Roy told the youth of his own beginnings in Caritas -- three decades ago as a student who found himself welcoming Southeast Asian refugees to France.

"That experience is one of those that drove me to get involved in the Church's response to poverty and which made me understand the importance of making a personal contribution to the difficulties of others," he said.

Roy continued, "I'd like to echo the Pope's call when he says 'the Church depends on you! She needs your lively faith, your creative charity and the energy of your hope.'"

And he told the youth that Caritas is there to help those who "need help and support and who are facing the world alone" but also that the Church's charity groups are there "for those who would like the opportunity to offer their services to the poor."

"You are the future for the victims of earthquakes, migrants stranded at sea and for all those who are poor and vulnerable," Roy stated. "Together with your brothers and sisters at World Youth Day, you have the chance to build firm foundations of truth and solidarity for all."
 
WYD Demonstrate the Pastoral Genius of John Paul II -- Schools of the New Evangelization
Rev Thomas Rosica, CSB
05:45 18/08/2011
MADRID, Spain, AUG. 17, 2011 (Zenit.org).- Throughout his pontificate, Pope John Paul II enjoyed an incredible popularity with young Catholics. One of the great reasons for this was the emphasis he placed on World Youth Days, an initiative that he began in 1985.

Through these national and international gatherings, John Paul II made it very clear: Young people are not only the future of the Church, but are also its present. In the face of the cynicism, despair and meaninglessness so prevalent in the world today, the new evangelization at the heart of John Paul II's teaching is about instilling hope and vibrancy in the Church.

The Pope knew well that the world is often characterized by separation, fragmentation and loneliness. Through the gift of World Youth Days, he offered powerful opportunities for young people to become bearers of hope, agents of community and instruments of a moral globalization.

The beatification of Pope John Paul II invites us to take stock of the gifts we received from him and to examine how his vision and hope have impacted our own efforts in pastoral ministry with young adults.

Forming a generation

Among the central elements of World Youth Days are worship, sacred Scripture, catechesis, the sacraments, the cross, the saints, pilgrimage, service and vocations. Each of these components contribute greatly to, and must find a place in, an effective pastoral ministry with young people. The preparation for World Youth Days offers the Church some profound moments to deepen Christian piety and devotion.

Throughout Canada, we are unlikely to forget the powerful images of the World Youth Day Cross during its historic pilgrimage in 2002. With the assistance of the Knights of Columbus, the cross traveled through more than 350 cities, towns and villages from sea to sea. Eventually, during World Youth Day in Toronto, the magnificent presentation of the Stations of the Cross was a profound witness of the Christian story in the heart of a modern city.

Young adults need heroes and heroines today, and Pope John Paul II gave us outstanding models of holiness and humanity. During his pontificate, he canonized 482 saints and proclaimed another 1,338 blessed. How fitting that one of the principal patrons of World Youth Day in Madrid in August 2011 will be Blessed John Paul II.

Many young priests and religious have said “yes” to their vocations because of the personal witness of John Paul II, who urged them to “Be not afraid!” Many young men and women have discovered meaning in his theology of the body and have entered into marriage with deep faith and conviction. And many ordinary people have done extraordinary things because of his influence, his teachings and even his gestures.

The extraordinary impact that John Paul II had on younger generations has happily continued with his successor. In remarks at the concluding Mass of World Youth Day 2008, Cardinal George Pell of Sydney thanked Pope Benedict XVI with these words: "Your Holiness, the World Youth Days were the invention of Pope John Paul the Great. The World Youth Day in Cologne was already announced before your election. You decided to continue the World Youth Days and to hold this one in Sydney. We are profoundly grateful for this decision, indicating that the World Youth Days do not belong to one Pope, or even one generation, but are now an ordinary part of the life of the Church. The John Paul II generation -- young and old alike -- is proud to be faithful sons and daughters of Pope Benedict.”

A youthful Church

A person may choose to speak of his or her World Youth Day experience as something in the past that brightened the shadows and monotony of life at one shining moment in history. There is, however, another perspective. The Gospel story is not about "Camelot" moments, but about "Magnificat" moments, constantly inviting Christians to take up Mary's hymn of praise and thanksgiving for the ways that Almighty God breaks through human history -- here and now.

In other words, the Christian life is not nourished simply by memories, however good and beautiful they may be. The resurrection of Jesus is not a memory of a distant event in the past, but is the Good News that continues to be fulfilled.

We must be honest and admit that World Youth Days offer no panacea or quick fix to the problems of our times, nor to the challenges facing the Church today as we reach out to younger generations. Instead, these events offer a new lens through which we look at the Church and the world, and build our common future. One thing is clear: No one could come away from Toronto, Cologne or Sydney thinking that it is possible to compartmentalize their faith or reduce it to a few rules and regulations and Sunday observances.

I cannot help but recall Cardinal James Francis Stafford's stirring words spoken to the throngs of young people gathered in and around St. Peter's Square at the opening ceremonies of the Jubilee World Youth Day on Aug. 15, 2000.

Addressing a visibly moved and aging Pope John Paul II, Cardinal Stafford said, "Holy Father, as you walked in the 1960s to the [Second Vatican] Council' s sessions to express again the mystery of the always youthful Church, you experienced the embrace of these great colonnades many times. Today we all pray that your happiness may be full. For these youthful multitudes, now embraced by the arms of St. Peter also, are living witnesses to the council' s hope and to yours."

In this way, the cardinal beautifully expressed the mission and purpose of World Youth Days, which are a snapshot of the joy, hope and unity to which the Church is called. As Pope Benedict XVI said in his inaugural homily in 2005, "The Church is alive. And the Church is young. She holds within herself the future of the world and therefore shows each of us the way towards the future." World Youth Days are a reminder of this truth.

(Basilian Father Thomas Rosica, was the national director and C.E.O. of World Youth Day 2002 in Toronto. He has been the C.E.O. of Canada' s Salt and Light Catholic Media Foundation since 2003)
 
Taiwan: L’université catholique Fu Jen ouvre un bureau à Pékin en vue d’attirer des étudiants du continent
Eglises d'Asie
05:49 18/08/2011
Eglises d'Asie, 18 août 2011 -- En ouvrant un bureau de représentation à Pékin, l’université catholique Fu Jen compte attirer à elle un plus grand nombre d’étudiants du continent. C’est ce qu’a expliqué Liu Zhaoming, responsable des affaires académiques de l’université Fu Jen, en déplacement dans la capitale le 13 août dernier.

L’acceptation par les universités taïwanaises d’étudiants de Chine continentale entre dans sa deuxième année et, à la rentrée universitaire de septembre-octobre 2011, cette ouverture va croissant (1). Pour l’heure, les autorités taïwanaises n’autorisent les universités de l’île à recruter leurs étudiants que dans six provinces ou municipalités de Chine populaire : les provinces du Zhejiang, du Jiangsu, du Fujian et du Guangdong, ainsi que les villes de Pékin et de Shanghai. Mais, selon les statistiques officielles du gouvernement taïwanais, le mouvement prend de l’ampleur : plusieurs milliers d’étudiants chinois ont fait acte de candidature auprès de 87 universités taïwanaises et 1 742 dossiers d’inscription ont d’ores et déjà été finalisés.

A Fu Jen, qui est l’université privée la plus prisée de l’île, les responsables académiques ont décidé d’augmenter le nombre des étudiants chinois par rapport à l’an dernier. Pour l’année 2010-2011, 560 étudiants du continent avaient postulé mais seulement 40 d’entre eux avaient été acceptés. Cette année, précise Liu Zhaoming, 99 nouveaux étudiants du continent seront admis. Etant donné les différences de niveau de vie entre le continent et Taiwan, un programme spécifique de bourses a été mis en place. Afin de couvrir les frais d’inscription et la vie au quotidien, les étudiants du continent bénéficieront d’une bourse d’un montant annuel de 500 000 NTD (New Taiwan Dollar) (12 000 euros) durant le premier cycle universitaire, aide qui se poursuivra durant les années de master avec 250 000 NTD annuel. « Le programme d’aide n’est pas que financier », a expliqué Liu Zhaoming, et les étudiants du continent bénéficieront en plus d’un accompagnement personnalisé ainsi que d’aides pour décrocher des stages et éventuellement un emploi.

Deux autres universités catholiques de Taiwan accueillent également des étudiants du continent : l’Université de la Providence à Taichung et le Collège Wenzao de langues étrangères, tenu par les ursulines à Kaohsiung.

Pour Fu Jen, l’ouverture d’un bureau de représentation à Pékin constitue une manière de retour aux sources. C’est en effet dans la capitale de la Chine continentale que l’université catholique fut fondée : créée en 1913 sous la forme d’un collège par la branche américaine des bénédictins, elle fut reconnue comme université en 1925 par le ministère chinois de l’Education. Après 1949 et la prise du pouvoir par les communistes, celle qui était alors connue sous le nom d’Université catholique de Pékin subit la mise en place du nouveau régime et, en 1952, elle fut incorporée à l’Ecole normale supérieure de Pékin. A Taiwan, en 1959, les évêques catholiques, la Société du Verbe divin et la Société de Jésus jetèrent les bases d’une nouvelle université Fu Jen, qui fut autorisé par le ministère taïwanais de l’Education en 1960. Après le département de philosophie, ouvert en 1961, l’université développa progressivement trois facultés et dix départements. Elle compte aujourd’hui plus de 25 000 étudiants et son association des anciens élèves rassemble près de 120 000 membres à travers le monde.

L’ouverture de Fu Jen à des étudiants venus du continent se fait parallèlement à la mise en place d’un cursus universitaire d’accueil de séminaristes et de prêtres catholiques du continent, notamment au sein de la faculté de théologie. En effet, en septembre 2010, en visite à Taiwan, Wang Zuo’an, directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses, avait rencontré l’archevêque de Taipei et, à l’issue de leur entrevue, les deux personnalités avaient déclaré que la formation de prêtres du continent à Taiwan serait désormais facilitée (2). Rare jusqu’à ce jour, la venue de membres du clergé chinois pour se former à Taiwan devrait se développer cette année et les années suivantes.

(1) Taiwan n’a commencé à permettre aux touristes du continent chinois à visiter l’île qu’en juillet 2008. Menés dans un premier temps uniquement dans le cadre de voyages organisés d’une durée maximale de 15 jours, les déplacements de Chinois du continent à Taiwan ont été récemment libéralisés, les voyages individuels étant désormais possible. En 2010, 1,2 millions de continentaux se sont rendu à Taiwan. Dans l’autre sens, les déplacements de Taïwanais sur le continent, pour affaires ou le tourisme, sont très fréquents et plus anciens. L’ouverture de vols directs entre les deux rives du détroit a facilité les échanges.

(2) Voir dépêche EDA du 21 septembre 2010 : http://eglasie.mepasie.org/divers-horizons/l2019eglise-catholique-de-taiwan-et-le-gouvernement-chinois-sont-d2019accord-pour-favoriser-la-formation-a-taiwan-de-pretres-du-continent.

(Source: Eglises d'Asie, 18 août 2011)
 
WYD's website hit by cyber attack as Pope arrives in Madrid
www.eitb
08:55 18/08/2011
Access to the official website of Madrid World Youth Day 2011 was blocked on Thursday in a presumed attack by hackers a few hours after Pope Benedict XVI arrived in Madrid for the Catholic Church's World Youth Day, a weeklong Catholic festival that is taking place against a backdrop of the European debt crisis and social unrest among the young that exploded recently in the riots in Britain.

A statement on the TV screens of the press center of the WYD11 warned the official website of Madrid WYD11 was "experiencing technical problems due to hacking".

"We are trying to resolve these problems. We appreciate your cooperation and apologize for the inconveniences caused by sources unrelated to the organization", the statement added.
 
Welcome Address of The King of Spain on the Arrival of Pope Benedict XVI to WYD 2011
King of Spain
09:34 18/08/2011
Your Holiness,

It is from the heart that I welcome you most warmly to Spain, a country that greets you with great joy and pleasant memories of your earlier visits here, occasions on which we were privileged to enjoy your friendship and amiability.

We are honoured that you are today beginning your third visit to Spain in the six years of your Pontificate.

We see this as a special distinction for our country, which we greatly esteem and appreciate.

Once again, your stay among us, and we hope you will make yourself quite at home, is pregnant with meaning and import.

We know how you have looked forward to coming to Madrid, one of Europe’s most open and hospitable capitals, to meet young people from all over the world and reach out to them with the power of your word.

Hundreds of thousands of young men and women from the different parts of Spain and the four corners of the Earth eagerly await you to hold the Twenty-Sixth World Youth Day and to receive your message in all its profundity.

We are keenly aware that the organisation of this event has for years expressed the Church’s desire to support and stand by young people as they seek to fulfil their legitimate aspirations in this complex and interdependent world.

We also retain fond memories of the great figure of His Holiness Pope John Paul the Second, who inspired this initiative and also made his third visit to Spain to preside at the memorable Fourth World Youth Day held in 1989 in Santiago de Compostela.

Holy Father,

World Youth Day returns for a second time to Spain, a country whose young people, families and institutions are delighted to welcome all of our visitors from all over the world with open arms.

Many have come a long way to attest their ambition to make the world a better place in a climate of friendship.

In Spain they will find a country that is open to the world in its history, language and culture, and a great democratic nation that is both ancient and diverse, peace-loving and desirous of freedom and justice.

As I stressed on the occasion of your farewell from Barcelona, the artistic, cultural and religious contribution of Christianity is key to understanding Spain’s historical personality.

Spain is committed to Europe and has a profound Latin American and Mediterranean vocation. It is at the same time a nation of committed youth, amply reflected in the involvement of our young people in Cooperation and Development work and international peace keeping operations.

The deep feelings of solidarity, social commitment and eager pursuit of personal realisation shown by Spanish youth, the best educated generation in our history, inspire our pride and confidence in the future.

Holy Father,

We have seen great changes in the lives of ordinary men and women and on the international scene since the First World Youth Day.

Together with progress, discoveries and new opportunities, however, poverty persists along with disease, attacks on human rights and the dignity of human beings, and above all the pain of wars and the unacceptable scourge of terrorism.

As this World Youth Day begins, we cannot but remember the countless children and young men and women who are the victims of violence, and for whom we keep a special place in our hearts today.

Your Holiness,

All of those who have come to Madrid await your teachings of peace, charity and justice to shape their lives, successfully face today’s challenges and build a better society.

These are not easy times for young people, so often frustrated by the lack of personal horizons and jobs at the same time as they rebel against the grave problems that burden humanity and today's world.

At the bottom of this, a profound crisis of values can be felt. Youth needs not only opportunity but an example from the older generation. It is not merely arguments but motivational attitudes that fill and drive young people’s existence and breathe hope into their lives.

As Your Holiness has said in your message to this World Youth Day, “To desire what is truly great is a part of being young.”

We cannot afford to disappoint young people in their legitimate desire to make their dreams a reality. Their aspirations and problems must be our first priority. It is their future, but it is also the future of society as a whole.

Now is the time to redouble our support, to provide young people with all possible resources to help them make their way, to put an end to the disgrace of youth unemployment, and to encourage young people to take up the torch of the values that make humanity great.

We trust in your inspiration, Holy Father, not only to encourage the youth of Spain and of the whole world to go on growing in values, but also to make our societies more sensitive to the need to support young people’s projects and hopes.

I repeat my most affectionate and cordial welcome in the name of the Queen, in my own, and in the name of the people of Spain and its institutions.

Your Holiness, we wish you a happy and fruitful stay with us, this time in the historic and beautiful city of Madrid, and in this dynamic region.

Many thanks, Your Holiness, for visiting us once again.
 
Holy Father's Speech at International Airport Madrid Barajas Welcoming Ceremony
+ Pope Benedict XVI
09:37 18/08/2011
Your Majesties,
Your Eminence the Archbishop of Madrid,
Your Eminences,
Dear Brother Bishops and Priests,
Distinguished National, Autonomous Regional and Local Authorities,
Dear Brothers and Sisters of Madrid and of all Spain,

I am grateful to Your Majesty for your presence together with the Queen, and for the kind and deferential words with which you welcomed me, reviving in me the unforgettable gestures of kindness which I received during my previous Apostolic Journeys to Spain, and most particularly during my recent Visit to Santiago de Compostela and Barcelona. I greet very cordially those of you gathered here at Barajas and those of you following this event on radio and television. A very grateful greeting also goes to those who, with such commitment and dedication, from the ecclesiastical and civil spheres, have contributed with their efforts and work so that this World Youth Day in Madrid might unfold well and bring forth abundant fruits.

With all my heart I also wish to recognize the hospitality so many families, parishes, schools and other institutions which have welcomed young people from all over the world, firstly in various regions and cities of Spain, and now in the great cosmopolitan and welcoming city of Madrid. I have come here to meet thousands of young people from all over the world, Catholics committed to Christ searching for the truth that will give real meaning to their existence. I come as the Successor of Peter, to confirm them all in the faith, with days of intense pastoral activity, proclaiming that Jesus Christ is the way, the truth and the life; to motivate the commitment to build up the Kingdom of God in the world among us; to exhort young people to know Christ personally as a friend and so, rooted in his person, to become faithful followers and valiant witnesses.

Why has this multitude of young people come to Madrid? While they themselves should give the reply, it may be supposed that they wish to hear the word of God, as the motto for this World Youth Day proposed to them, in such a way that, rooted and built upon Christ, they may manifest the strength of their faith.

Many of them have heard the voice of God, perhaps only as a little whisper, which has led them to search for him more diligently and to share with others the experience of the force which he has in their lives. The discovery of the living God inspires young people and opens their eyes to the challenges of the world in which they live, with its possibilities and limitations. They see the prevailing superficiality, consumerism and hedonism, the widespread banalization of sexuality, the lack of solidarity, the corruption. They know that, without God, it would be hard to confront these challenges and to be truly happy, and thus pouring out their enthusiasm in the attainment of an authentic life. But, with God beside them, they will possess light to walk by and reasons to hope, unrestrained before their highest ideals, which will motivate their generous commitment to build a society where human dignity and true brotherhood are respected. Here on this Day, they have a special opportunity to gather together their aspirations, to share the richness of their cultures and experiences, motivate each other along a journey of faith and life, in which some think they are alone or ignored in their daily existence. But they are not alone. Many people of the same age have the same aspirations and, entrusting themselves completely to Christ, know that they really have a future before them and are not afraid of the decisive commitments which fulfill their entire lives. That is why it gives me great joy to listen to them, pray with them and celebrate the Eucharist with them. World Youth Day brings us a message of hope like a pure and youthful breeze, with rejuvenating scents which fill us with confidence before the future of the Church and the world.

Of course, there is no lack of difficulties. There are tensions and ongoing conflicts all over the world, even to the shedding of blood. Justice and the unique value of the human person are easily surrendered to selfish, material and ideological interests. Nature and the environment, created by God with so much love, are not respected. Moreover, many young people look worriedly to the future, as they search for work, or because they have lost their job or because the one they have is precarious or uncertain. There are others who need help either to avoid drugs or to recover from their use. There are even some who, because of their faith in Christ, suffer discrimination which leads to contempt and persecution, open or hidden, which they endure in various regions and countries. They are harassed to give him up, depriving them of the signs of his presence in public life, not allowing even the mention of his holy name. But, with all my heart, I say again to you young people: let nothing and no one take away your peace; do not be ashamed of the Lord. He did not spare himself in becoming one like us and in experiencing our anguish so as to lift it up to God, and in this way he saved us.

In this regard, the young followers of Jesus must be aided to remain firm in the faith and to embrace the beautiful adventure of proclaiming it and witnessing to it openly with their lives. A witness that is courageous and full of love for their brothers and sisters, resolute and at the same time prudent, without hiding its Christian identity, living together with other legitimate choices in a spirit of respect while at the same time demanding due respect for one’s own choices.

Your Majesty, as I reiterate my thanks for the kind welcome which you gave to me, I in turn wish to express my esteem for and nearness to all the peoples of Spain, as well as my admiration for a country so rich in history and in culture through the vitality of its faith, which has borne fruit in so many saints over the centuries, in numerous men and women who, leaving their native land, brought the Gospel to every corner of the globe, and in people through all this land who act with rectitude, solidarity and goodness. It is a great treasure which should be cared for constructively, for the common good of today and in order to offer a bright horizon to future generations. Although there are currently some reasons for concern, the greatest one is the desire for the betterment of all Spaniards with that dynamism which characterizes them and to which their deep and very fruitful Christian roots have contributed so much down through the centuries. From this place I send very cordial greetings to you all, dear friends of Spain and Madrid, and those of you from other lands. During these days I will be with you, thinking of all young people in the world, in particular those who are going through various kinds of trial. Entrusting this Meeting to the most holy Virgin Mary, and to the patron saints of this Day, I ask God always to bless and protect the sons and daughters of Spain.

Thank you very much.
 
WYD 2011: Catechesis session in Vietnamese: ''Deeply rooted in Christ''
+ Bishop Joseph Vũ Văn Thiên
15:23 18/08/2011
WYD 2011: Catechesis session in Vietnamese: "Deeply rooted in Christ"

My dear young people (and “young-at-heart”),

We all know how a plant grows. Beyond what we can see above the ground, we also know that a plant has to grow its root in the ground, not only to be able to stand steadily but also to take nutrition and thus be able to live and to flourish.

Together with the image of plant growing root in the ground, St. Paul uses the action, “build”, to describe the intimate relationship between Christ and His believers. When talking about building, we are talking about building a project. Every project has to have a foundation no matter what its size is. A strong foundation is the most important factor to keep a building project stable in stormy weather. If the foundation is not strong, the building project will easily collapse.

Our Holy Father Benedict XVI chooses these two images: a plant taking root in the ground and strong foundation of a building project, to be the theme of World Youth Day XXVI. During this great gathering, Vietnamese youth, joining with youth from all over the world, celebrate the faith we have received. It is also the opportunity for us to reflect on the Catholic faith in the context of the reality of the world todays.

In the Pope’s message for young people this year, he compares our world with that of the Colossians: confused in the midst of many confusing movements and values, all aiming at fooling humans with faulty reasoning, with distorted notions of freedom that are based on secularism - they often contradict our Christian faith. In this second topic of the series of Catechism lessons, let us share with one another some reflections of our faith, so that we can better live our Christian faith.

1. Taking root in Christ means rediscovering the grace of the Sacrament of Baptism. The Catechism of the Catholic Church teaches that through Baptism, we are forgiven of all our sins in order to become new creations. The water of Baptism revives us and makes us become children of God. St. Paul uses different imagery words such as, “burial, rising from death”, to describe the revival of the faithful when they receive this Sacrament (Cl 2, 12). Emerging in the life-giving water, our old selves die and give way to the new selves, the ones that are filled with grace. Baptism leads us from death to life, from darkness to light. When receiving this Sacrament, we promise to live as children of light, to reject sins and all that are contrary to the Christian faith. The Holy Father wrote, “Baptism is not a rite of the ancient time, but rather, an encounter with Christ that affects the whole life of those who receive it; it brings them the Divine life, calls them to a sincere conversion that makes possible by grace, and enables them to mature in the faith of Christ (Messages for Lent 2011).

Because most people receive Baptism when they were little, they did not fully understand the significance of this Sacrament, neither did they understand the responsibilities of those who receive it. When receiving Baptism, we are beginning a new journey - the journey of faith. This journey lasts throughout our whole lives. St. Paul invites the Colossians: “Take deep root and build your lives on the foundation of Christ, relying on the faith that you have been taught, and let your souls be filled with gratitude.” St. Paul’s advice help the faithful growing in the Baptismal grace, the grace that enables everyone to mature and flourish in faith.

While rediscovering the grace of Baptism, we recognize God’s presence in our lives. Our Holy Father warns young people of a danger in their world today: “There is a tendency of secularization that takes God out of human life and out of human society, attempting to build a “paradise” without God. However, experience teaches us that a world without God is hell because that world is filled with selfishness, division in family, hatred among individuals and nations; love, joy and hope are absent in that world” (Message of the World Youth Day XXVI, #3).

“There is a contradiction in the attempt to leave God out of the picture of human life! God is the source of life: rejecting Him means rejecting the source of life, which will lead to the loss of grace and true joy: ‘Indeed, without its Creator, a creature will cease to exist.’”

2. Taking root in Christ means recognizing that we belong to the Church. The Church is described as the Body of Christ. A body consists of many parts, none of which is useless, and every one of which has a different function. Jesus Christ is the head of that mystical body. Through Baptism, we belong to the Church and become a part of that body. Just like every part having to belong to the body, a baptized Christian has to live in communion with the Church.

The Catholic Church in Vietnam has recently celebrated the Jubilee 2010. This is an opportunity for us to again take a look at our Church from different angles. “The Jubilee invites and encourages the faithful to build a Church of communion, a Church in which everyone shares all the joys and pains, a Church in which everyone realizes that they are loved and cared for, and at the same time everyone has the responsibility to love and care for one another and for the common goods of the Church” (from the opening speech of the Jubilee celebration, by Bishop Nguyen Van Nhon, President of the College of Catholic Bishops of Vietnam).

When recognizing that we belong to the Church of Christ, we unite with the faith community where we live, passionately participate in church groups or apostolic movements according to the gift God has given us. It is with our participation in these faith communities that our faith matures. Taking root in Christ, we generously accept the imperfect of our Church community, and together contribute our part to help build a better community.

Being part of the Church, the mystical Body of Christ, we are also members of a Church family. Baptism unites us all regardless of our differences in cultures, languages, traditions; The Catholic faith unites us in a wonderful unity: there is no longer difference; there is but only love, unity and fraternal solidarity.

This unity prompts us to ask ourselves, “What have I done for my Church?”; “What is the Church expecting of me?”; “Where is my place in the Church?” Once we recognize the Church as a family, we will live with other family members with a generous love; we will welcome the differences of our brothers and sisters; and we will generously dedicate our lives to serve others.

Our Lord Jesus has established the Church on the foundation of Peter: “You are Peter, the Rock, upon this rock I will build my Church, and the power of death will not prevail” (Mt 16, 18). The Church is guided by the Holy Spirit, the Holy One of Truth, Who comes to aid us in our humanly weakness. It is the secret of the long-lasting life of the Church.

Yes, we belong to the Church. The Church is us. Realizing that truth helps us build our lives on the foundation of Jesus Christ.

3. Taking root in Christ means listening and living the Words of God. In one of the parables, Jesus mentions different kinds of soil on which seeds are sowed. He goes on to explain that those who sow their seeds on rocks are like the people who quickly receive the Word of God, but because they don’t allow God’s Word to take root in their lives, they immediately fall when encountering hardships in life (Mt 13, 20). Jesus Christ accomplished his salvific mission with patience and generosity as the sower sows seeds in fertile soil. He wholeheartedly brought the Words of Life to all so that they will live and live to the fullest.

The faithful are nourished by the Words of God: “People do not live on bread alone but also on the Words from the mouth God” (Mt 4, 4). With the eyes of faith, they recognize His Words anytime and everywhere, in all life situations, in all joys and pains. Through listening to the Words of God, we feel that He is always close to us and is always present with us. St. Jerome wrote, “How can people live without the knowledge of the Words of God? Through Scripture, we learn about Christ, Who is the very life of all believers.” Our Holy Father Benedict wishes that young people study the Scripture in order to mature in their faith, at the same time become the messenger of the Good News to their friends (Verbum Domini 104).

Keeping the Lord’s commands is the condition to become his disciple: “Why do you call me ‘My Lord, my Lord,’ but not keep my commandments?” (Lc 6, 46). Jesus uses the image of building house to compare the different ways people hearing the Words of God: those who hear and practice are like building house on solid rock; those who hear but do not practice are like building house on sands (Lk 6, 46-69). When reading Scripture, we encounter the Almighty God. When practicing his teachings, we cooperate with Him in order to let His Words immerse in our society and our lives; from there, the Truth, the Holiness and the Beauty will flourish.

My dear young people,

Our Holy Father invites us in this gather to ask ourselves a question: “Upon what foundation do I build my life?”; “Who is Jesus Christ to me?”; “What does He want me to do in the particular life I am living?” We have to find the answers for those questions, but not only the answers by words but also by actions and by our whole lives. When we try to live the life as what we have been reflecting today, we are indeed taking deep root in Christ and building our lives on the foundation of Christ. Our faith will then be strengthened.

Thank you for your attention.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình Giáo lý tiếng Việt Nam tại WYD 2011 đề tài I: ''Bền vững trong đức tin''
+GM Giuse Nguyễn chí Linh
00:18 18/08/2011
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ

(Dành cho các bạn trẻ Việt Nam tham dự Đại Hội Quốc tế Giới trẻ lần thứ 26
tại Madrid từ 16 đến 21-08-2011
Do Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh, Giám mục Giáo Phận Thanh hoá trình bày)

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT

Các bạn trẻ Việt Nam thân mến,

"Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Col 2 câu 7). Đó là chủ đề Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã đề ra và quảng diễn trong Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ XXVI tại Madrid mà chúng ta đang tham dự. Qua Sứ điệp này, Vị Cha Chung Giáo Hội muốn đề ra phương hướng để củng cố niềm tin của giới trẻ trong thời đại hiện nay.

Đó cũng là chủ đề mà Ban Tổ Chức Đại Hội muốn chúng ta đào sâu qua ba bài giáo lý chúng ta sẽ lần lượt học hỏi trong những ngày này:

- Sáng 17-08-2011, đề tài I: "Bền vững trong đức tin".
Đề tài này giúp người trẻ phát hiện những chủ trương đang đe doạ đức tin của họ và từ đó mời gọi họ xác tin về những cội nguồn sâu xa nhất của đức tin công giáo.

- Sáng 18-08-2011, đề tài II: "Bén rễ sâu nơi Đức Kitô".
Đề tài này nêu ra ba điểm qui chiếu cần thiết để xây dựng một đức tin vững vàng là Phép Rửa, Giáo Hội và Lời Chúa.

- Sáng 19-08-2011, đề tài III: "Chứng nhân của Đức Kitô giữa trần gian".
Đề tài này nêu ra sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của người trẻ trong lòng thế giới hôm nay.

Bài I: BỀN VỮNG TRONG ĐỨC TIN

Dẫn nhập

Tại sao cần phải đặt vấn để “bền vững trong đức tin” và phải làm gì để “bền vững trong đức tin”? Đó là hai câu hỏi sẽ giúp chúng ta tìm hiểu đề tài ngày hôm nay. Thật ra, hai câu hỏi đó chính là những vấn nạn Đức Thánh Cha đã đặt ra cho chúng ta trong Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới trẻ lần thứ XXVI của ngài. Nói cách khác, ngài muốn chia sẻ ưu tư của ngài về người trẻ thời nay: điều gì đang đe doạ đức tin của họ và họ phải làm gì để giữ vững đức tin trước những nguy cơ đó. Để triển khai, ngài mời gọi người trẻ thời đại hãy trở về với cội nguồn của con người lúc được Thiên Chúa tạo dựng và hãy trở về với căn tính Kitô giáo khi sống trong thế giới bấp bênh mất phương hướng này.

1. Bền vững với nguồn gốc tạo dựng.

a. Khát vọng vô biên.

Đã là người, ai ai cũng ước mơ một tương lai tốt đẹp tươi sáng. Ước mơ đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn một cuộc sống vật chất đầy đủ, một thế giới đại đồng thân ái, một tình yêu son sẳt chân thật, một gia đình thuận hòa yên ấm, một tâm hồn thanh thoát bình an...v.v...

Những ước mơ đó nói lên điều gì ?

Những ước mơ đó nói lên rằng con người luôn chờ đợi và luôn theo đuổi một cuộc sống mỗi lúc một ổn định hơn.

Và quả thật, nhiều người đã thành công, đã biến ước mơ thành hiện thực. Tuy nhiên, dù có thành công đến mấy đi nữa, con người vẫn không bao giờ thỏa mãn. Tiền bạc, danh vọng, kể cả tình yêu…tất cả chỉ là tương đối. Tự đáy lòng, con người khát vọng một cái gì cao cả hơn sự ổn định bình thường. Con người khát vọng tuyệt đối, nghĩa là khát vọng một giá trị bất biến trường tồn. Con người khát vọng vô biên, nghĩa là khát vọng một giá trị không bị khống chế bởi thời gian và không gian.

Trong Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Bênêđitô, ngài khẳng định rằng chính Thiên Chúa đã ghi khắc khát vọng vô biên đó vào trong bản chất của con người. Theo ngài, đó là lý do tại sao sách Sáng Thế Ký gọi con người là “hình ảnh Thiên Chúa”, là dấu hiệu cho thấy con người “mang dấu vết của Thiên Chúa”.

b. Nguy cơ của xu hướng tự mãn.

Vì thế tất cả những chủ trương loại bỏ Thiên Chúa đều là sai lầm. Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, vì chính Ngài đã sáng tạo ra sự sống. Thiên Chúa là sự sống đích thực vì chỉ mình Ngài là Đấng Tuyệt Đối. Loại bỏ Thiên Chúa là loại bỏ nguồn mạch sự sống. Loại bỏ Thiên Chúa là loại bỏ sự sống đích thực.

Chẳng những là sai lầm, tất cả những chủ trương loại bỏ Thiên Chúa đều sẽ thất bại. Bởi vì không có gì trên cõi đời này có thể làm cho con người mãn nguyện. Nếu chỉ cậy dựa vào sức riêng (chẳng hạn như chủ nghĩa duy khoa học), con người chẳng bao giờ hạnh phúc thật sự. Nói cách khác Không thể có hạnh phúc đích thật bên ngoài Thiên Chúa.

Người trẻ thời đại cần phải đề cao cảnh giác để không bị những xu hướng loại bỏ Thiên Chúa làm lung lạc và xa rời cội nguồn của mình. Họ cần phải xác tín về vai trò bất khả thay thế của Thiên Chúa trong công cuộc truy tầm hạnh phúc đích thật, đúng như câu nói nổi tiếng của Thánh Augustinô, được Đức Thánh Cha trích dẫn trong Sứ Điệp của ngài: “Con tim của chúng con sẽ còn khắc khoải bao lâu nó chưa được an nghỉ trong Chúa”.

2. Bền vững với căn tính Kitô giáo.

a. Căn tính Kitô giáo

Những nước được xem là hùng mạnh nhất về kinh tế và dân chủ nhất về chính trị trên thế giới hiện nay hầu hết đều là những nước có bề dày lịch sử Kitô giáo lâu đời. Không thể phủ nhận rằng nền văn hoá và văn minh của họ bắt nguồn từ những giá trị Tin Mừng. Khái niệm về nhân phẩm, về bình đẳng, về dân chủ, công bằng, tự do, liên đới đều xuất phát từ Tin Mừng Đức Kitô. Đó là lý do tại sao các tổ chức nhân đạo quốc tế đều được khai sinh từ những quốc gia Kitô giáo.

Tắt một lời, chính nhờ những giá trị Kitô giáo mà những quốc gia nói trên đã được xây dựng trên những nền tảng vững chắc như hiện nay.

b. Chối bỏ căn tính Kitô giáo.

Thế mà một số nước có nguồn gốc Kitô giáo đó đang có xu hướng cho rằng đức tin chỉ là “một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội” (trích Sứ Điệp của Đức Thánh Cha).

Đó là một hình thức quay lưng lại với Thiên Chúa, phủ nhận chính nguồn gốc của mình. Con số Kitô hữu lơ là với đạo mỗi lúc một đông, hiện tượng trong một gia đình mỗi người mỗi đạo càng ngày càng tăng…phải chăng là những bằng chứng cho thấy giới trẻ cũng đang bị đe doạ bởi nguy cơ chối bỏ căn tính Kitô giáo ? Có vẻ như lối sống vô thần đang trên đà phát triển.

c. Nguy cơ mất phương hướng

Nền văn hoá ngày nay giống như hiện tượng « siêu thị », nghĩa là người tiêu dùng có muôn nghìn khả năng và sản phẩm để chọn lựa. Cách quảng cáo và trưng bày sản phẩm thương mại tạo ra cảm tưởng mọi sự đều có giá trị như nhau. Những giá trị đó thay đổi theo thời tiết và không gian y như thời trang, khiến khách hàng khó lòng mà chọn lựa chính xác.

Não trạng đó chi phối mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực đức tin khiến người trẻ không còn biết xây dựng đời mình trên những giá trị then chốt nào.

Để có thể thoát khỏi hiện tượng đó, Đức Thánh Cha kêu gọi các bạn trẻ hãy trở về di sản đức tin các thế hệ đi trước truyền lại, giống như một cây non cần phải có sự nâng đỡ hổ trợ trước khi trở thành cứng cát và sinh hoa trái.

Kết luận

Cần có một nền tảng vững chắc cho đức tin, có nghĩa là cần những điểm tham chiếu vững vàng để xây dựng đời mình. Nền tảng đó chính là Phép Rửa, Giáo Hội và Lời Chúa. Ý tưởng đó sẽ được Đức cha Hải Phòng trình bày trong bài giáo lý ngày mai.
 
“Mẹ Là Bến Đợi”: Đêm Thánh Ca Khúc Cảm Tạ ca khen Mẹ Về Trời
Nhóm Bạn Trẻ Khúc Cảm Tạ
05:38 18/08/2011
SÀIGÒN - Đức Maria, Mẹ tuyệt mỹ, Đấng bào chữa cho đoàn con trước Ngai Thiên Chúa, và thật vinh phúc thay, kỳ diệu thay kỳ công của Thiên Chúa, Ngài đã ban cho Mẹ được diễm phúc được cả hồn lẫn xác về trời. Đã có biết bao người nhận mẹ là vị thánh bổn mạng và cũng đã có biết bao giáo xứ, bao tổ chức đã nhận mẹ là vị Thánh Quan Thầy cho hoạt động của mình. Hòa cùng niềm hân hoan tôn kính mẹ của Giáo xứ Hàng Xanh, Giáo Hạt Gia Định, Sài Gòn, trong dịp Lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo xứ, website khuccamta.net cũng đã mừng bổn mạng và sinh nhật lần 7 của mình bằng cách tham dự Thánh Lễ tạ ơn và tổ chức chương một trình Thánh Ca với 2 phần: tạ ơn, ngợi khen, tôn vinh Chúa “Tình Chúa, tình người” và nương ẩn nơi Mẹ: “Mẹ là bến đợi” vào chiều tối thứ Bảy ngày 13/08/2011.

Xem hình ảnh

Những ngày đầu tháng Tám năm nay, bầu trời Sài Gòn hanh khô, nóng bức, hơn cả tuần lễ không mưa, nhưng chiều 13/8, các bạn trẻ phải lại đi trong cơn mưa xối xả (năm ngoái cũng thế) để đến dự Thánh Lễ cũng là buổi tĩnh tâm cuối cùng trong tam nhật tĩnh tâm của Giáo xứ Hàng Xanh. Thật là một ơn phúc khi được hòa cùng giáo xứ để nghe cha giảng phòng phân tích sâu sắc bài Tin Mừng về lòng tin của người đàn bà quê ở Canaan. Qua bài giảng mỗi người học được tình yêu mãnh liệt của bà mẹ chấp nhận mọi thử thách vì con cũng như mẫu gương về lòng tin, cậy, mến mà người đàn bà “dân ngoại” đã tín thác vào Chúa, từ đó mỗi thành viên nhận ra đức tin đối với Chúa và thể hiện nơi đời sống của mình cùng cách thức bước vào xa lộ thông tin sao cho xứng hợp.

Sau Thánh Lễ, tuy cơn mưa không còn nặng hạt như ban chiều nhưng cũng còn lất phất, có thể làm một số khách mời e ngại không đến với chương trình Thánh Ca. Tuy vậy, 19 giờ 30, khi nhóm Hoa Đất trình bày bài hát Khúc Cảm Tạ của Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ để khai mạc đêm nhạc cũng là lúc nhà thờ đã đón khoảng hơn 600 người đến dự chương trình. Trên hàng ghế danh dự, ngoài cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái, linh mục chánh xứ Hàng Xanh và cha Thắng, cha khách của giáo xứ, còn có Cha nhạc sĩ Nguyên Lễ và Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ đến từ Đồng Nai, Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Minh Thiệu, dòng Don Bosco, người đã phải dắt bộ chiếc xe gắn máy do bị ngập nước trong cơn mưa để đến dự chương trình, Cha Kim Cương, Dòng Đa Minh, đến từ một xứ xa xôi của Yên Bái để đến trình diễn, bên cạnh đó là các vị trong Hội đồng Mục Vụ Giáo xứ và đông đảo các nữ tu từ các hội dòng lân cận Giáo xứ.

Tuy chương trình đến tối mới diễn ra nhưng Nhóm Hoa Đất ở Giáo xứ Liang Biang, Đà Lạt đã đến từ sáng sớm để chuẩn bị cho các tiết mục của mình, họ phải sắp xếp, biên đạo lại phần biểu diễn cho phù hợp với sân khấu là gian cung thánh được trang trí lại. Nhóm Hoa Đất mở màn chương trình với nhạc phẩm chủ đề "Khúc Cảm Tạ" của Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ, họ đã mang lại làn gió mới cho ca khúc khi cùng nhau hợp ca bài hát với chất giọng khỏe khoắn của những người con Tây Nguyên cùng với vũ điệu đầy nhiệt tâm, đẹp mắt chinh phục khán giả ngay những giây phút đầu tiên của chương trình.

Sau bài hát mở đầu, anh Vũ Minh, một nhà giáo, là người dẫn chương trình cho đêm nhạc đã ngỏ lời Tuyên bố lý do cho đêm Thánh Ca, anh dẫn dắt khán giả vào lời mở đầu đêm nhạc bằng câu chuyện của một văn sĩ muốn viết quyển tiểu thuyết nhưng ý tưởng lạ lùng chỉ một chữ mà thôi nhưng ông thất vọng không làm được. Nhưng Thiên Chúa đã làm được điều đó khi ban cho nhân loại chỉ một từ Maria. “Maria là tên gọi mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước để tuyển chọn và tô điểm nhân đức của mẹ khiến mẹ trở nên người Nữ tuyệt vời nhất của con cái loài người”.

Sau phần giới thiệu quý khách mời, Cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái, chánh xứ Giáo xứ Hàng Xanh đã có phát biểu khai mạc đêm Thánh Ca, ngài cho hay: “Ngày nay có nhiều chương trình Thánh Ca và các chương trình nhạc khác thế nhưng những chương trình Thánh Ca mang dấu ấn ca ngợi Tình Yêu Thiên Chúa là điều rất quý và một trong những nét tình yêu đó chính là Đức Maria. Như vậy, Khúc Cảm Tạ đã thêm vào trong dòng nhạc, lời ca tiếng hát của nền nhạc Công Giáo Việt Nam một khúc nhạc mới và đầy âm sắc như đầy khát vọng”. Ngài cũng nói đến nhiều thứ nhạc trong xã hội và nhiều trang web trên mạng và việc dùng trang web phổ biến nhạc Thánh Ca là một điều quý báu, thật tốt đẹp. Ngài chúc các thành viên trang web luôn gắn kết với nhau và phổ biến dòng nhạc của đạo đến với mọi người để cho Tình Yêu Thiên Chúa được ngân vang. Ngài cũng cầu chúc cho đêm nhạc được thành công tốt đẹp.

Đã có biết bao bài viết, bao phân tích, nhận định về Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhưng trên hết, người ta ngưỡng mộ Ngài ở một vị mục tử hiền lành và khiêm nhường, cương quyết nhưng vị tha, bản lĩnh nhưng thân thiện, hào hiệp nhưng đơn sơ. Trong tâm tình mến yêu và cảm phục Ngài, anh Phương Tứ, Admin của khuccamta.net đã viết ca khúc “Những Bước Chân” bằng tất cả tâm tình con thảo và Ca sĩ Thùy Dương đã truyền tải hết tình cảm của mình qua chất giọng mượt mà nhưng không kém hào hùng để khắc họa tính cách của Đức Cố Chân Phước: “Bởi vì yêu thương ngài đã đến khắp miền gần xa, thăm người nghèo khó, bệnh tật và khổ đau. Một lòng thứ tha, ngài đã đến chốn lao tù thăm viếng, thứ tha cho người đã hạ sát chính mình. Ngài xây dựng một thế giới văn minh tình thương, hận thù chia rẽ ngài lên án, kêu gọi hiệp thông, chứng nhân Tin Mừng, ngài là ánh sáng cho trần gian. Những bước chân của ngài ra đi khắp năm Châu, những bước chân kiên cường mang hòa bình công lý. Những bước chân an bình đi loan truyền tình yêu”.

Thập giá là án phạt tủi nhục nhất, đau đớn nhất đối với con người từ 2.000 năm nay, nhưng thập giá cũng là đỉnh cao của Tình Yêu Thiên Chúa tự hạ chịu chết vì nhân loại. Ca sĩ Khắc Dũng nồng ấm, da diết như một lời tự sự cảm nhận về thập giá qua tác phẩm do anh sáng tác "Thập giá hoa hồng": "Thập giá nào phải hoa Hồng, Thập giá nào phải kim cương, Thập giá nào phải ngai vàng. .. mà Chúa chọn lấy. Chọn lấy bày tỏ yêu thương, chọn lấy để xóa lỗi tội, chọn lấy chịu chết cho tôi, cho muôn người được sống…".

Sống cuộc đời phản chiếu bóng hình Chúa tình thương giữa những bon chen thường nhật có lẽ luôn là nỗ lực của người Kitô hữu và vì thế luôn khát vọng được Chúa đồng hành và biến đổi cuộc đời mỗi con người. Lời cầu tha thiết “Để con nên hình bóng Ngài” của Nhạc sĩ Lê Đức Hùng được Ca sĩ Hiền Thục truyền cảm da diết ngay từ câu ca đầu tiên, được khán giả đã vỗ tay chào đón nồng nhiệt.

Hứa thật nhiều nhưng thất hứa thật nhiều, phải chăng đó là bản chất của con người yếu đuối mỏng dòn trước lòng xót thương hay tha thứ của Thiên Chúa. Ca sĩ Xuân Trường vẫn để lại trong lòng khán giả sự ưu ái đặc biệt vì chất giọng và cách hát truyền cảm của anh, qua nhạc phẩm "Lỗi hẹn" của Nhạc sĩ Lê Đức Hùng. Hy vọng qua ca khúc này, mỗi người biết nhìn lại mình và cùng thực hiện lời đã hứa với Chúa sớm nhất có thể.

Người ta thường nói cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, đời sống của người Kitô hữu nếu không có cầu nguyện thì thật là đáng thất vọng và cầu nguyện rất cần thiết trong cuộc đời của mỗi người. Có nhiều cách, nhiều hình ảnh để diễn tả tâm tình cầu nguyện trong đó có lời ca tiếng hát, thậm chí có thể nói “hát hay là cầu nguyện hai lần”. Nhạc phầm "Lời ca nguyện cầu" của tác giả Vũ Di qua giọng ca mượt mà của ca sĩ Hoàng Quân như một lời nguyện đã được khán giả đồng cảm và đón nhận nồng nhiệt.

“Thuyền đời con lênh đênh trên sóng, ước mơ của con giữa đêm biển khơi cứ như thuyền sắp chìm”. Phiêu lưu trong tội lỗi, rồi con người cũng cảm thấy chán chường thất vọng. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con ngời chúng ta, Ngài chờ đợi chúng ta từng giây phút, vì Ngài là Cha từ ái. "Lạy Cha Từ Ái" là tên bài hát mà hai Ca sĩ Kim Cúc và Mai Ly gửi đến khán giả qua giai điệu tango sôi động. Đây cũng là ca khúc do chính Mai Ly sáng tác.

Niềm tin xác tín vào Thiên Chúa đã được bao thế hệ Kitô hữu, nhất là các vị thánh nhân minh chứng qua đời sống của mình. Đó cũng là niềm tin mà mỗi người cần thể hiện qua đời sống đức tin để đáp trả lại tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Ca khúc được nhiều người trẻ hát trong các buổi sinh hoạt cộng đoàn "Xin Tin Yêu" của tác giả Ngọc Huân đã được Ca sĩ Gia Ân trình bày bằng phong cách tươi trẻ cùng nhóm múa của mình.

Cha Kim Cương, ngài ở tận Yên Bái, mặc dù xa xôi nhưng ngài vẫn dành cho khuccamta.net những tình cảm đặc biệt. Tác phẩm "Tháng Ngày Bỏ Lại" do chính Cha sáng tác đã được gửi đến khán giả với tâm tình đơn sơ, mộc mạc như chính tính cách của Cha: “Xin bỏ lại sau ngày tháng xa rồi, hồng ân cứu rỗi ngày tháng tinh khôi, chạy vào cuộc đời, con tim sám hối, ngàn năm chờ đợi mùa Xuân tình yêu”. Cầu xin Chúa cho cha thêm sức mạnh để làm tốt công việc mà mình đang làm vì đức vâng phục, nhất là trong giai đoạn cha đang chuẩn bị xây nhà Chúa nơi vùng cực Bắc đất nước.

Trong đêm cô tịch, người ta dễ tĩnh tâm lại để nhìn lại đời mình và đặt hy vọng vào tương lai, cũng chính từ đó mà dâng tâm tình của mình lên Thiên Chúa. "Đêm Nguyện Cầu" của Nhạc sĩ An Lệ Thanh được ca sĩ Phi Nguyễn cất cao trong đêm nhạc. Giọng nam cao khỏe của anh đã chiếm đuợc mọi người đồng cảm qua cách trình diễn điêu luyện và đầy cảm xúc.

Tình cảm và tâm tình cầu nguyện với Chúa quả thật là phong phú, Ca sĩ Phi Nguyễn thì nỉ non cầu cùng Chúa "cất bớt âu lo" thì nữ ca sĩ Kim Cúc lại "lo gì? ngày mai lo sẽ lo, lo gì mặc chi ăn uống chi, lo tìm, tìm cho ta Nước Trời". Nhạc phẩm "Lo Gì" của Nhạc sĩ Đức Dũng đã được ca sĩ Kim Cúc thể hiện thật thành công, trên nền nhạc tươi trẻ và thanh thoát.

Đếm tinh tú, dò cát biển có lẽ là chuyện vượt sức tưởng tượng của con người, nhưng tình Chúa bao la cao vời khôn ví dành cho con người từ đời đời chẳng đổi thay như sao trời, cát biển. Ca sĩ Đức Thiện với ca khúc "Cát biển sao trời" của Nhạc sĩ Phanxicô đã trình bày bài hát mang âm hưởng dân ca thật mượt mà và đầy tâm tình.

Đời người là một hành trình tìm kiếm, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông xoay vần với những sắc thắm, rồi lá vàng rơi, và lạnh lẽo cô tịch. Người ta miệt mài đi giữa trùng khơi sóng gió để tìm bến bờ hạnh phúc, nhưng hành trình đi tìm kho báu chỉ có thể tìm được ý nghĩa khi gặp được viên ngọc quý nhất trần ai: Chúa Giêsu, Viên Ngọc Nước Trời. Ca sĩ Thanh Sử thật ngọt ngào "lãng mạn" trong nhạc phẩm "Ôi Giêsu, Viên Ngọc Quý!" một sáng tác mới toanh của Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy lấy từ cảm hứng đoạn Tin Mừng Mt 13, 44-46.

Khi tiền tài, danh vọng, địa vị rực sáng, người ta hay quên tình yêu Thiên Chúa luôn hằng hữu trông chờ đón nhận con người, chỉ đến khi tan vỡ, thất vọng, sầu khổ người ta mới chạy đến Chúa nương nhờ. Dẫu con người phụ bạc như thế nhưng Chúa vẫn dang tay trông chờ và tha thứ tội lỗi, thế mới biết tình Chúa vô bờ biết bao! Nhạc phẩm "Tình Chúa" của Ns. Đỗ Thi Thức được khán giả suy ngẫm qua giọng hát mượt mà nhưng trầm khỏe của Ca sĩ Hoàng Hiệp đánh dấu sự kết thúc phần I “Tình Chúa, Tình Người”.

"Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức Chúa trời ở cùng bà...". Lời kinh Kính Mừng được Nhóm Hoa Đất trình diễn đầy ấn tượng bằng ngôn ngữ K’ho, giai điệu được viết theo dân ca của dân tộc Lạch. Tuy khán giải không hiểu lời hát nhưng qua những ngôn ngữ của âm nhạc, của điệu múa, chắc hẳn khán giả đã đồng cảm cùng Nhóm Hoa Đất qua nhạc phẩm "Ave Maria" của Linh mục Lê Văn Khánh. Đặc biệt, trước khi diễn các bạn Hoa Đất đã xin Cha Sở làm phép những cỗ tràng hạt để diễn nguyện và các bạn sẽ tiếp tục dâng những lời kinh Kính Mừng trong đời sống hằng ngày của mình.

Sau một thoáng giới thiệu về nhạc phẩm Ave Maria của Hoa Đất, anh Phương Tứ đã đại diện Ban Tổ Chức chương trình Thánh Ca cảm ơn đến quý Cha, quý nhạc sĩ, ca sĩ, ân nhân và các bạn trẻ đồng hành cùng Ban Tổ Chứ và khán giả của chương trình.

Ngay sau tiết mục mở màn cho Phần II “Mẹ Là Bến Đợi” của nhóm Hoa Đất, ca sĩ Duy Tân và Anh Phương đã gửi đến công đoàn một bài hát rất quen thuộc, tuy nhiên cách thể hiện điêu luyện và tình cảm của ca sĩ dành cho ca khúc, đã làm khán giả lắng đọng tâm hồn với nhạc phẩm này Ave Maria của Nhạc sĩ Huyền Linh: “Ave Maria! Con dâng lời chào Mẹ. Ave Maria! Con dâng lời chào Mẹ. Khi trời ngập ánh hồng bình minh êm vui trời đông. Con hân hoan lời ca mừng Ave Maria”. Đặc biệt nam ca sĩ Duy Tân đến từ Hải Phòng, và nữ ca sĩ Anh Phương là người không cùng tôn giáo nhưng đã thể hiện thật tâm tình bài hát.

"Con hát dâng Mẹ, lời chào xưa khi Thiên sứ loan tin...", Ca sĩ Diệu Hiền đã khoát bộ cánh ấn tượng để thể hiện ca khúc thứ ba liên tiếp mang tên Ave Maria, bài hát này do Linh mục Thành Tâm sáng tác. Diệu Hiền đã cho khán giả phải "ồ, à, wow..." với sự xuất hiện của mình. Khán giả thích thú không chỉ là dáng điệu, bộ cánh, phong cách biểu diễn của Diệu Hiền mà còn là vì giọng ca và tâm tình của cô khi thể hiện nhạc phẩm này. Tuyệt vời là từ ngữ có thể dùng trong trường hợp này!

Tiếp theo là bộ ba lịch lãm trong những bộ vest đen tuyền: Tam ca Phi Nguyễn - Duy Tân - Quyết Thắng đã trình diễn "Bài ca tình yêu" của Nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ với phong cách mới lạ và sự dàn dựng bài bản, điều đó đem lại cảm xúc và tâm tình cho khán giả của đêm nhạc.

"Muôn Thiên Thần cánh trắng, hôm nay đưa Mẹ về trời...", giọng ca dễ thương, giàu cảm xúc của Ca sĩ Mai Ly đang kể lại cho khán giả nghe về một khung cảnh thần thánh, về vinh quang của Mẹ khi được cả hồn lẫn xác lên Trời. Ca sĩ Mai Ly trình bày nhạc phẩm "Mẹ Về Trời" của Nhạc sĩ Phanxico, đây chính là nhạc phẩm ý nghĩa nhất để ca ngợi Mẹ Maria Hồn Xác Về Trời.

"Mẹ là bến đợi" là nhạc phẩm chủ đề của phần II trong chương trình được ca sĩ Hoàng Hiệp trình bày. Bài hát của Nhạc sĩ Thế Thông, với nhịp điệu sang trọng của vales đã làm cho mọi người "lắc lư" theo từng câu chữ trong bài hát. Có lẽ "Mẹ Là Bến Đợi" là một món quà đầy ý nghĩa của Nhạc sĩ Thế Thông và ca sĩ Hòang Hiệp dành tặng cho Mẹ Maria và cho khán giả thân yêu của chương trình Thánh Ca.

Kết thúc chương trình là nhạc phẩm "Khúc Hát Tạ Ơn" của cố Nhạc sĩ Thy Yên được các ca sĩ và các linh mục trình bày. "Xin dâng kính câu ca tạ ơn, ca khen Chúa yêu thương nhân trần, ngàn đời...". Tiết mục đã nói lên sự ưu ái của các sĩ dành cho chương trình, sự đồng thuận và hiệp nhất của các ca sĩ, Ban tổ chức, khách mời, các linh mục để cùng nhau dâng câu ca tạ ơn đến Chúa và Mẹ Maria.

Trước khi cộng đoàn hiện diện được các cha ban phép lành, cha Sở Giáo xứ Hành Xanh đã thay mặt các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân cám ơn Ban Tổ Chức đã dàn dựng chương trình thật tốt và ngài xem đó như là một đặc ân mà Mẹ Maria mang đến cho giáo xứ trong những ngày chuẩn bị mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Kết thúc buổi diễn, các ca sĩ, Ban Tổ Chức và khán giả đã giao lưu chụp hình để ghi dấu một đêm quây quần bên nhau ngợi khen Thiên Chúa.

Đêm Thánh Ca đã kết thúc nhưng đã động lại những dư vị tốt về cả công tác tổ chức, chất lượng chương trình và đã có vị linh mục kể về đêm diễn khi mở đầu bài giảng trong ngày Lễ Đức Mẹ. Để có được một đêm Thánh Ca như thế Ban Tổ Chức cũng đã gặp không ít khó khăn về con người trong công tác chuẩn bị, về tài chánh để thực hiện, về địa điểm để tổ chức, thêm vào đó do là một tổ chức của một trang web không thuộc giáo xứ nào cả nên các thành viên cũng bị phân tán, xa địa điểm biểu diễn nên vị Trưởng Ban gánh vác mọi thứ từ các khâu chuẩn bị.

Các thành viên đa số là người trẻ, còn là sinh viên, hoặc đã đi làm thì đồng lương cũng chỉ vừa đủ sống nên phải chạy vạy kêu gọi nơi này, nơi khác, trên diễn đàn xin ủng hộ kinh phí cho chương trình. Cũng may là các sa sĩ thương tình, dù có ca sĩ lặn lội từ nơi xa cũng nhận cát sê tượng trưng hoặc có ca sĩ không nhận thù lao, dù vậy khi tổng kết cũng vẫn còn thiếu hụt cho những khoảng chi phí sau cùng như âm thanh, ánh sáng, quay phim, nhất là kinh phí để làm đĩa, và dĩ nhiên Trưởng Ban Tổ Chức lại phải kêu gọi thêm hoặc phải xuất tiền túi để trang trải những chi phí không phải là nhỏ này.

Một vấn đề đặt ra là có nên tổ chức một chương trình Thánh Ca tốn kém như thế khi kinh phí không sẵn có? Có thể giải thích đơn giản thế này: Với nền tảng "ba không": không nhân lực (có sự kiện thì hê lên ai rảnh thì tham gia Ban Tổ Chức), không trụ sở (họp hành nơi quán cóc vệ đường), không tiền bạc (nhờ lòng từ tâm của thành viên, thân nhân, luôn miễn vé, chẳng xin thau, không đặt thùng gây quỹ), anh em Khúc Cảm Tạ luôn đau đáu một niềm là hằng năm tổ chức chương trình Thánh Ca với ước mong những bài Thánh Ca ngợi khen, cảm tạ và tôn vinh Chúa được cất cao tiếng hát và có sức lan tỏa đến mọi người, mọi nơi (qua việc phát hành đĩa; cũng chẳng lời lóm gì, năm ngoái phát hành 1.000 đĩa nhưng còn tồn mấy trăm do bị in đĩa lậu), góp một phần rất nhỏ tí ti vào nền văn hóa Công Giáo trước "cơn bão trào lưu văn hóa" hiện nay.

Bảy năm trôi qua với 4 chương trình Thánh Ca cộng thêm một lần thất bại ngoài ý muốn cũng chỉ là một giọt nước trên đại đương mênh mông, một hạt lúa trên cánh đồng truyền giáo bát ngát, hai năm nay liên tục gặp mưa lớn khi chương trình mở màn âu cũng là sự quan phòng của Thiên Chúa khi khán giả cũng đến tham dự với con số kha khá. 7 năm chẳng phải là chặng đường dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn đối với một trang web với vài lần mất dữ liệu vì thiếu kinh phí, vì con người, kẻ ra đi, người ở lại nhưng còn lại đó một niềm tín thác vào Chúa, luôn mong muốn là công cụ của Chúa. Mấy năm qua lại nổi lên một vấn nạn đau đầu, khi trình độ của những người điều hành còn hạn chế nhưng phải chống chọi với những kẻ tấn công web (hacker). Những ngày cuối tháng Năm vừa qua, sau những đợt bị tất công từ chối dịch vụ (DDoS) dồn dập, phải tắt mở server để xả bộ nhớ (RAM) máy tính. Vào đầu tháng Sáu trang web lại bị tê liệt suốt hơn 3 ngày khi bị hacker xóa cơ sở dữ liệu (database), may nhờ ơn Chúa đã gởi tới một người bạn chưa quen, giỏi kỹ thuật mạng, nhưng đã nhiệt tình khắc phục sự cố thâu đêm. Qua những sự cố, có thể làm các thành viên giận những tay hacker, nhưng cũng cảm nghiệm được rằng cần phải cẩn thận trong việc bảo mật trên mạng và kiên trì sao lưu dữ liệu để không phải mất đi đứa con tinh thần mà mình tạo ra.

Xin gởi tâm tình tri ân đến Cha Sở Giáo xứ Hàng Xanh, quý cha, quý tu sĩ Nam nữ, các thành viên, quý khán giả và đặc biệt là các ân nhân gần xa đã góp phần làm cho Chương Trình Thánh Ca đêm 13 tháng Tám được thành công, cũng như quý ân nhân lúc này lúc khác đã đồng hành cùng trang web trong những năm qua. Xin được cảm nghiệm rằng tất cả đều là Hồng Ân Thiên Chúa ban đến cho chúng con. - Nhóm Bạn Trẻ Khúc Cảm Tạ: khuccamta@gmail.com
 
Kỳ thi tuyển sinh khóa XIII tại Đại chủng viện Vinh Thanh
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
06:00 18/08/2011
VINH THANH - Từ ngày 15 đến ngày 17 – 8 – 2011, 332 trên tổng số 334 thí sinh đăng ký dự thi thuộc Giáo phận Vinh đã về tham dự kỳ thi tuyển sinh khóa XIII tại Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh.

Xem hình ảnh



Thay lời cho quý Cha trong Ban tuyển sinh, Cha Giám Đốc ĐCV Vinh Thanh J.B Nguyễn Khắc Bá là Chủ tịch Hội đồng coi thi, vui mừng chào đón các ứng sinh đã về với ĐCV trong niềm hy vọng được trở thành mục tử nhiệt thành phục vụ cánh đồng truyền giáo.

Sau giờ khai mạc vào lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 16, các thí sinh đã chính thức tham dự các môn thi gồm: bài thi nghị luận, bài thi trắc nghiệm tổng hợp (Giáo lý, Thánh Kinh, Phụng vụ, Giáo sử, Văn hóa – xã hội…). Điểm nổi bật trong kỳ thi tuyển sinh khóa XIII so với các kỳ thi tuyển trước đây của ĐCV Vinh Thanh là các thí sinh không chỉ được kiểm tra về tư duy lý luận và những hiểu biết nhất định có liên quan đến các “môn học đạo” mà còn được quý Cha trong Ban tuyển sinh “phỏng vấn” về hành trình sống lý tưởng ơn gọi qua những trải nghiệm thực tế của chính mỗi ứng sinh. Các thí sinh cũng được khám sức khỏe tại Phòng khám Đa khoa Xã Đoài theo yêu cầu của Ban tuyển sinh đã đặt ra.

Kỳ thi tuyển sinh khóa XIII của ĐCV Vinh Thanh đã diễn ra nghiêm túc và đầy tình huynh đệ. Hy vọng trong một ngày gần, niềm vui sẽ đến với các tân chủng sinh đã và đang tâm huyết bước theo con đường phục vụ mà vị Mục Tử Nhân Lành mời gọi.
 
Giới Hiền Mẫu Gxứ Tân Phú vui đón mừng Lễ Bổn Mạng
Fx. Phan Dương
19:39 18/08/2011
CẦN THƠ - Khuôn viên nhà thờ Gx. Tân Phú - Gp. Cần Thơ vốn dĩ đã rất nhộn nhịp vì hằng ngày có hàng trăm người lớn nhỏ đến đây để cầu nguyện, học hành và vui chơi; thế nhưng, không khí tại nơi này hôm nay (18/8/2011) bổng trở nên nhộn nhịp hơn nhiều so với những ngày khác vì có đông đảo quý chị em trong Giới hiền mẫu quy tụ lại để vui chơi ngày trại đón mừng lễ bổn mạng Thánh Mô-ni-ca.

Hiện diện và vui chơi với quý chị em hôm nay có Cha tân quản hạt giáo hạt Vị Thanh Phê-rô Nguyễn Văn Thọ, Quý Cha chánh-phó giáo xứ Tân Phú, Quý Thầy Đại chủng viện Cần Thơ và Quý Tu sĩ thuộc các Hội dòng như Đức Mẹ Lên Trời, Chúa Quan Phòng,...

Ngày trại được bắt đầu bằng giờ khai mạc. Trong giờ khai mạc, cha chánh xứ Giu-se Phạm Văn Phán đã nói lên lời cám ơn tới chị em vì đã hiện diện cách đầy đủ trong ngày vui này; bên cạnh đó, cha còn giúp chị em ý thức sâu xa hơn về tầm quan trọng của việc tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng trong giáo xứ, như tập trung sinh hoạt, đọc kinh hằng tháng, hay như ngày vui trại hôm nay...

Ngày trại được diễn ra trong không khí vui tươi và cởi mở.

Dù cho trời nắng gắt, nhưng chị em vẫn tham gia một cách đầy đủ và nhiệt tình các trò chơi mà ban tổ chức đưa ra. Điều đáng nói: tuy tuổi tác của chị em không còn trẻ, nhưng chị em vẫn tỏ ra rất trẻ trung và năng nổ khi thực hiện các động tác trong các trò chơi, nhất là những trò chơi thi đua và trò chơi lớn...

Đây là điều mà cha quản hạt đã nhấn mạnh trong bài giảng của thánh lễ hôm nay.

Cha nói: "Tôi rất vui mừng vì thấy chị em vui chơi trong sự nhiệt tình và trẻ trung. Tôi biết rằng trong số những chị em hiện diện nơi đây, vào lúc này vẫn có những chị em đang mang bên mình những lo toan về đời sống trong gia đình của mình. Đó là một sự thật. Thế những, chị em nhìn thấy được điều gì qua các trò chơi mà chị em đã chơi? Nếu không để ý, chúng ta sẽ không nhận ra được điều gì quan trọng; nhưng nếu để ý và suy nghĩ sâu xa hơn một chút chúng ta sẽ nhận ra rằng những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong các trò chơi vừa rồi cũng giống như những khó khăn mà chúng ta gặp khi phải hoàn thành bổn phận làm một người vợ, người mẹ trong gia đình... Cho nên, để vượt qua được những khó khăn và thử thách trong đời sống gia đình, thì hơn bao giờ hết, chị em cần phải hy vọng trong sự lạc quan và vui tươi. Phải lạc quan với cây thập giá của đời mình, đó là điều mà tôi muốn nhắn gửi với chị em hôm nay..."

Sau thánh lễ, chị em tiếp tục vui chơi trong sự thân tình và hăng say.

Những bài hát, những trò chơi sinh hoạt tại chỗ, và những trò chơi thi đua tiếp tục diễn ra. Chị em tiếp tục nói lên tinh thần hăng say của mình bằng việc vui chơi hết mình.

Khi mặt trời xế bóng thì cũng là lúc ngày trại kết thúc. Chị em ra về trong niềm vui và bình an. Mỗi người mang bên mình tâm tình mà cha tân quản hạt đã chia sẻ: Ước gì sau ngày trại này, chị em sẽ lạc quan hơn với thập giá của đời mình. Cũng giống như thánh Mô-ni-ca - Bổn mạng của chị em, chị em sẽ phải rơi những giọt nước mắt trong bổn phận làm vợ, làm mẹ; nhưng, nếu những giọt nước mắt đó rới xuống trong niềm hy vọng và tín thác thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ chúc lành cho chị em.

Mong rằng ngày vui hôm nay sẽ tiếp tục nối dài cho những ngày mà chúng ta sẽ tiếp tục sống trong cuộc đời, dù tình đời có lắm lúc chua cay...!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gót giày đạp mặt
lykhách
06:25 18/08/2011
Bốn thằng công an cầm chặt chân tay
Một thằng trên xe đạp xuống mặt gót giày
Nạn nhân bị xách ngửa sao vùng vẫy!
Một hình ảnh rất rõ dưới chế độ này.

Tàu lạ giờ đây ập cận sát bờ
Tàu quen làm lậu khắp mọi chỗ
Nhìn cho kỹ đám công an man rợ
Chỉ hiếp dân Nam, gặp Tàu lại sợ!

Gần hết công trình Tàu trúng thầu
Từ thượng vàng đến hạ cám heo
Bởi kiểu Tàu làm, của đút ăn nhậu
Làm thẳng kiểu Tây, quan chức đói meo!

Tham nhũng đã trầm trọng quốc nạn
Hối lộ thành dịch bệnh y nan
Tàu tham rập rình cười thỏa mãn
“Chiếm biển Đông rồi ngộ sẽ xóa An-Nam”!

Bốn thằng công an kềm giở hỏng chân tay
Một thằng công an chân đạp xuống gót giày
Vào mặt mũi ai? không… chính là quốc thể đấy
Ai nhìn không thấy quốc nhục mới tài!

Vận nước thế, cũng thế nằm nghiêng ngửa
Chính trị - quốc phòng - giáo dục - kinh tế hỏng chân tay tựa
Gót giày này như chân giặc Tàu lăm le trước cửa
Đạp xuống giang san bị trói làm sao cục cựa?!

Xuống đường, đồng bào ơi xuống đường
DẬY MÀ ĐI cởi trói cho quê hương
Chờ sẽ muộn, ngày họa tai ụp xuống
Đất nước tan tành vào tay lũ bất lương

Phải lên tiếng đừng bịt mắt che tai
Hiểm họa ngoại xâm đang rình rập từng ngày
Phải! ai chiến thắng không hề chiến bại
Ai yêu non sông không khốn dưới chế độ này?!

Hãy giục tim cho hồn Trống Đồng dội lại
Khua chiêng cồng từ Nam-Bắc-Đông-Tây
Để thổn thức hồn Mê-Linh bên giòng Hát Giang một chiều thê lương cùng đường chiến bại
Mới thấu hiểu sức quật cường của non sông ngày Đại Đế Quang Trung vào Thăng-Long một sáng ngập cờ chiến thắng bay!

Ngày giặc xâm lăng sẽ là khi lịch sử lập lại
Một ngàn năm chẳng thể khuất phục dân tộc bé nhỏ này
Ta không muốn chiến tranh nhưng cũng chẳng hề sợ hãi
Bằng sức toàn dân quật cường với chính nghĩa trong tay

Hôm nay,
Bốn thằng công an kềm chân xiết tay người biểu tình ôn hòa nói lên lẽ phải
Một thằng giơ chân đạp xuống tối tăm mặt mày
Ngay cả con thú người ta còn chưa đối xử như vậy
Đồng bào đâu? lẽ phải đâu? công bình đâu? bác ái đâu? sao dân ta tủi nhục đến thế này?!

Trung ương đảng có điều gì bội phản cần che đậy?
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí đắc cử tân Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Văn Phòng Chủ Tịch Liên Đoàn
10:40 18/08/2011
Thông Báo của Văn Phòng Chủ Tịch Liên Đoàn - Kết Quả Bầu Cử
Chủ Tịch Cộng Đồng Linh Mục Việt Nam – Hoa Kỳ
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ


Linh Mục Trưởng Ban Bầu Cử Nguyễn Anh Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Bắc, sau cuộc kiểm phiếu công khai với sự hiện diện của đông đủ thành viên vào lúc 6 giờ chiều ngày Chúa Nhật 14 tháng 8, 2011, tại Giáo Xứ St. Ann, Tacoma, WA, đã thông tin và gởi kết quả bầu cử chính thức về Văn Phòng Chủ Tịch Liên Đoàn: Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, đắc cử.

Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm hiện đang thăm viếng mục vụ tại Giáo Xứ Good Shepherd, San Diego, California, đã gọi điện thoại đến ngài để chúc mừng.

Trong thời gian sắp tới, Cha Chủ Tịch sẽ bàn giao công việc và trách nhiệm với Đức Ông Chủ Tịch tân cử, và ngài sẽ nhậm chức chính thức trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus IV – tại Houston, Texas, vào ngày 27 tháng 10, 2011.

Ngày 14/8/2011
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những dấu hiệu của một mùa Hè sôi động tại Á Châu
Trần Mạnh Trác
21:56 18/08/2011
Sự thức tỉnh đòi hỏi phải có một nền hành chính trong sạch và sự lan rộng của những hành động công khai chống hối lộ của quần chúng đã buộc giới lãnh đạo của hai tập đòan tham nhũng lớn nhất trên thế giới phải tỏ ra nhiều cử chỉ nhượng bộ.

Trong những tuần vừa qua, hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc đã bị buộc phải tỏ cho thấy rằng họ phải hạn chế những thối nát đang làm hao mòn xã hội.

Động cơ chính là sự kích thích bởi những thành quả của cuộc cách mạng 'mùa xuân Ả Rập', và sự tự phát rộng rãi của đại chúng công khai đòi hỏi một cơ chế trung thực và minh bạch.

Tại Trung quốc, cuộc đấu tranh chống tham nhũng dài đằng đẵng và bị vây bủa của người dân bỗng tìm ra được một khúc ngoặt vào ngày 23 tháng 7, khi hai tàu hỏa cao tốc đâm vào nhau làm 40 người thiệt mạng. Tai nạn này khai hỏa cho một luồng dư luận mạnh mẽ cho dù đảng Cộng Sản vẫn cố thắt chặt việc kiểm soát, luồng dư luận này trước đây đã được nhen nhúm khi một cựu bộ trưởng đường sắt bị sa thải vì nhận hối lộ một số tiền 'lại quả' $122 triệu.

Nhà nước thừa nhận việc quản lý có "lỗ hổng." Thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa hẹn sẽ thực hiện một cuộc điều tra "đủ mạnh để vượt qua sự phê phán của lịch sử." Tuy nhiên các phương tiện truyền thông vẫn bị bịt miệng không cho loan tin gì thêm.

Hồi năm 2008, tham nhũng đã từng là chương trình nghị sự của Trung Quốc sau khi trận động đất Tứ Xuyên giết chết hàng ngàn trẻ em bị kẹt trong các trường học xây dựng cẩu thả. Rồi sau đó là trường hợp thực phẩm ngộ độc hàng loạt và nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường khác. Nguyên nhân dẫn đến những thảm họa này chính là vì tiếng kêu la ta thán của dân chúng đã bị bỏ ngòai tai.

Vị lãnh đạo tương lai, phó Chủ tịch Tập Cận Bình, đã được chọn một phần vì danh tiếng trong sạch của ông ta. Ông đã từng viết rằng "sự minh bạch là phương tiện chống tham nhũng tốt nhất." Cũng trong tháng trước, khi đảng Cộng sản tổ chức kỷ niệm 90 tuổi, bài diễn văn của chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng mang chủ đề là đảng cần phải nỗ lực "chống" tham nhũng.

Tuy nhiên, phần đông người Trung Hoa bây giờ gia nhập đảng đơn giản là để làm giàu nhờ vào những liên hệ không công bằng. Cho nên Đảng có vẻ lạc lõng trong việc ngăn chặn những thối nát đang sói mòn nền kinh tế của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm viếng London gần đây, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố Đảng cần cho phép người dân "giám sát và chỉ trích chính phủ ... để ngăn chặn tham nhũng. " Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo không còn là một gương mặt đủ lớn trong cuộc đấu tranh nội bộ của Đảng nữa.

Hình như Trung hoa vẫn là một con cọp còn ngái ngủ! Chúng ta cần đợi thêm một thời gian nữa.

Tại Ấn Độ, mới hôm thứ Hai, tham nhũng cũng là chủ đề chính trong diễn văn chào mừng Độc lập của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Thế mà vào hôm thứ Ba, ông đã bị dồn vào thế thủ sau khi chính phủ bắt giam một người chống tham nhũng nổi tiếng nhất của Ấn Độ, ông Anna Hazare.

Những nỗ lực chống tham nhũng của ông Hazare - phỏng theo những chiến dịch bất tuân dân sự của Mahatma Gandhi trong công cuộc tranh đấu cho độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Anh - đã thu hút được sự ủng hộ rộng rãi trong quần chúng. Vụ bê bối khỏang $40 tỷ trong ngành viễn thông là một trong nhiều vụ gần đây đã khuấy động nhiểu cuộc biểu tình.

Giai cấp Trung Lưu của Ấn Độ là giai cấp đặc biệt nổi giận trước những hiệu ứng của nạn tham nhũng vào cuộc sống hàng ngày và làm hoen ố danh tiếng của quốc gia, đó là chưa kể đến vấn đề trì trệ kinh tế. Nguồn đầu tư nước ngoài đã giảm đáng kể trong năm qua vì tham nhũng trở thành mối lo ngại hàng đầu.

Việc tuyệt thực hồi tháng Tư của ông Hazare đã thúc đẩy chính phủ phải thiết lập một Siêu Cơ Quan (superagency) được gọi là "Jan Lokpal", nghĩa là người giám hộ của dân, để điều tra tham nhũng. Tuy nhiên, những biện pháp được thông qua tỏ ra quá yếu kém cho nên ông Hazare và hàng ngàn người khác đã tổ chức biểu tình để làm nóng lại chiến dịch của họ.

Cảnh sát lúc ban đầu đã cố gắng hạn chế ông Hazare bằng cách chỉ cho phép biểu tình có ba ngày thôi tại một địa điểm nhỏ. Nhưng ông Hazare vi phạm hạn chế đó và bị bắt vào nhà tù Tihar. Sau khi bị bắt, ông cương quyết không rời khỏi nhà tù cho đến khi các hạn chế về biểu tình được nới lỏng.

Trong một cử chỉ hiếm hoi tỏ lộ tình đoàn kết, đảng BJP và một số đảng đối lập khác đã yêu cầu thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phải đưa ra lời giải thích về việc bắt giữ ông Anna Hazare, họ đe dọa sẽ tạo ra một cơn khủng hỏang chính trị bằng cách phá đám để Quốc hội không có thể hoạt động được nữa.

Sự giam giữ ông Hazare đã làm dấy lên các cuộc biểu tình hàng loạt ở nhiều nơi.

Để tránh hỗn lọan, chính phủ đã phải nhựơng bộ và cho phép ông được biểu tình tuyệt thực 15 ngày.

Rỏ ràng đây là một chiến thắng lớn cho quyền được phản đối một cách ôn hòa.

Vào thứ Năm thì các cuộc biểu tình phản đối và tuần hành đã tiếp tục qua đến ngày thứ 3. Những người từ mọi tầng lớp xã hội, doanh gia, nội trợ, chuyên gia và cả trẻ em, qui tụ tại nhiều địa điểm rải rác. Giới sinh viên đã bỏ học và xuất hiện với một số lượng lớn ở nhiếu thành phố. Đáng ngạc nhiên, nhiều thành phố nhỏ nổi tiếng là hững hờ với chính trị, như là số cử tri đi bầu luôn thấp và thiếu vắng số đòan thể tham gia công cộng, thì nay đã thấy xuất hiện một số lượng biểu tình lớn để hỗ trợ phong trào quần chúng chống tham nhũng này.

Người ta tự hỏi phải chăng sau 'mùa xuân Ả rập' bây giờ là lúc có một 'mùa hè Á Châu' xuất hiện tại Ấn Độ?
 
Tin Đáng Chú Ý
Ðại sứ Mỹ mua cà phê làm dân Trung Quốc xúc động
Người Việt
06:25 18/08/2011
SEATTLE (AP August 17, 2011 ) - Tấm hình tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc mang ba lô và tự đứng mua cà phê tại một phi trường, khiến người dân Trung Quốc xúc động.

Hình ảnh bình dị này vốn không quen thấy nơi giới chức chính quyền Bắc Kinh.

ZhaoHui Tang, một thương gia ở Bellevue, tiểu bang Washington, chụp được tấm hình bằng iPhone hôm Thứ Sáu, khi thoạt trông thấy ông Gary Locke, lưng mang ba lô, đứng trước quầy tiệm cà phê Starbuck của một phi trường.

Ông Locke là người Mỹ gốc Hoa đầu tiên làm đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc, ông còn là cựu thống đốc tiểu bang Washington.

Ông Tang đưa hình ảnh chụp được lên trang mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc.

Ông Tang, một công dân Mỹ gốc Hoa, không thể ngờ tấm ảnh này được phát tán trở lại đến 40,000 lần, cùng với hằng ngàn lời bình phẩm tốt đẹp. Ông nói, đây là điều không tưởng ở Trung Quốc. Ngay một viên chức cấp thấp cũng có người lo cho mọi thứ, từ mua cà phê đến xách cặp.

Ông Locke còn dùng phiếu giảm giá (coupon) để trả tiền nhưng người tiếp viên từ chối, nên ông phải dùng đến thẻ tín dụng.

ZhaoHui Tang là tổng giám đốc một công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo mạng tên adSage, đang chuẩn bị bay từ Seattle về Thung Lũng Ðiện Tử ở California, trong khi ông Gary Locke lại đợi chuyến bay đi sang Trung Quốc ở cổng kế bên. Ông Tang tự giới thiệu mình với tân đại sứ khi chụp tấm hình và chúc ông Locke được may mắn với công việc mới.

Dân Trung Quốc khi rảnh rỗi thường đem sự kiêu ngạo và thối nát của các viên chức chính phủ ra làm đề tài giễu cợt.

Hình ảnh của ông Locke thu hút được những lời phê bình thích thú ở Trung Quốc. Một người nhận xét: “Ðáng thương cho nước Tàu 'đã không sản sinh' được một quan chức nào bình dị như thế.”

Tiếng tốt lan nhanh, phóng viên báo chí hôm Chủ Nhật tụ tập trong sân tư dinh khiêm tốn của tân đại sứ ở Bắc Kinh để phỏng vấn. Ông Locke nói: “Tôi thích thân hành làm lấy mọi chuyện.”

Một bài xã luận đăng trên China Daily, tờ nhật báo chính thức bằng Anh ngữ, có hàng tựa: “Ba-lô tạo ấn tượng tốt.” Bài báo có đoạn viết: “Có lẽ nay là lúc mà các quan chức ở Trung Quốc cần noi theo gương bình dị của ông Locke.” (TP)

(Nguồn: Người Việt Online)

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn Chuồn Ao Sen.
Đặng Đức Cương
21:59 18/08/2011
CHUỒN CHUỒN AO SEN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Em như cánh nhỏ chuồn chuồn,
Bay đi còn đọng nỗi buồn trong ta.
(Trích thơ của Nguyễn Phan Nhật Nam)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
WYD 2011: Video Thứ Năm 18/08/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:43 18/08/2011
Kính thưa quý cha và anh chị em,

Sáng nay, thứ Năm 17/8, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đáp trực thăng ra phi trường Ciampino của Rôma để đáp chuyến máy bay sang Madrid.

Lúc 12 giờ, theo giờ địa phương, máy bay của Đức Thánh Cha đáp xuống phi trường quốc tế Barajas. Ngài đã được Vua Juan Carlos Đệ Nhất của Tây Ban Nha, Hoàng Hậu Sofia và thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero chào đón tại phi trường.

Nữ tu Vũ Thị Mỹ Nga, phóng viên Jos Vĩnh Nguyễn có bài tường trình sau về buổi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Madrid.

Lúc 19:15, Đức Thánh Cha đã đi bộ cùng với bạn trẻ tiến qua cổng Alcalá để vào quảng trường Độc Lập, tiếng Tây Ban Nha là Plaza de Independencia.

Khi Đức Thánh Cha tiến qua cổng Alcalá, tất cả các nhà thờ tại Madrid đã đổ những hồi chuông dài để đón mừng Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.

Đông đảo các bạn trẻ đã chào đón Đức Thánh Cha tại quảng trường Cebeles nơi ngài cử hành thánh lễ đầu tiên với các bạn trẻ trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ 2011 tại Madrid.

Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng, phó giám đốc VietCatholic có bài tường trình sau từ Madrid về buổi lễ đón tiếp Đức Thánh Cha tại Plaza de Cebeles.

Kính thưa quý vị khán thính giả

Buổi tối ngày thứ Tư các bạn trẻ đã tham dự Liên Hoan Phim WYD trên đường Fuencarral trong khu vực trung tâm thành phố.

Các bạn trẻ đã hào hứng theo hơn 20 bộ phim truyện và phim tài liệu. Tiêu biểu là bộ phim “Cristiada” của Hollywood mô tả cuộc bách hại dã man các tín hữu Kitô tại Mễ Tây Cơ vào thập niên 1920.

Andy Garcia và Eva Longoria, hai nhân vật chính trong bộ phim đã hiện diện giữa các bạn trẻ để trao đổi, ký tên và ...chụp hình lưu niệm. Các bạn trẻ cũng đã gặp gỡ các nhà đạo diễn, các minh tinh và tài tử khác nữa.

Một trong những bộ phim gây xúc động mạnh là phim “There be Dragons,” trong đó mô tả cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha, việc trục xuất các cha Dòng Tên khỏi Tây Ban Nha, hoàn cảnh dẫn đến cuộc tàn sát 13 Giám Mục, 4,172 linh mục triều, 2,364 linh mục và tu sĩ dòng, 283 nữ tu và hàng triệu người Công Giáo đã bị giết trong khi tất cả các nhà thờ bị tịch thu và hàng ngàn nhà thờ, tu viện bị đốt phá. Bộ phim cũng giới thiệu cuộc đời của cha Josemaria Escrivá, Đấng Sáng Lập Opus Dei.

Trong danh sách các phim trình chiếu còn có phim “Of Gods and Men,” một bộ phim của Pháp đã giật nhiều giải quốc tế trong đó mô tả một nhóm tu sĩ và cách thế làm sao họ sống sót được tại Algeria giữa những đe doạ thường xuyên của các nhóm khủng bố quá khích.

Các bạn trẻ đã ghi danh tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ không phải trả tiền vé xem phim. Những ai chưa ghi danh cũng được hoan nghênh và được yêu cầu trả 1 Euro vào “Quỹ Liên Đới” giúp các bạn trẻ thuộc các nước nghèo có dịp tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thư Tư 17-8-2011, Đức Thánh Cha đã thúc giục hơn 2000 khách hành hương hãy tìm ra thời giờ mỗi ngày để suy gẫm, đào sâu sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta.

Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và xin tất cả cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Tây Ban Nha của ngài và Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXVI đã khai diễn tại Madrid chiều 16-8 vừa qua.

Để nhắc người dân Tây Ban Nha căn cội Công Giáo của mình, khi Đức Thánh Cha băng ngang qua cổng Alcalá vào lúc 19h30 chiều nay, tất cả các nhà thờ tại Madrid sẽ đổ chuông chào mừng Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.
 
WYD 2011: Video Nghi thức chào đón Đức Thánh Cha tại Alcalá
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:09 18/08/2011
Kính thưa quý vị khán thính giả

Giờ đây chúng tôi nhận thấy xe Đức Thánh Cha đã tiến vào khu vực cổng Alcalá, được coi là biểu tượng cửa ngõ thành Madrid.

Đức Thánh Cha được ông Alberto Ruiz-Gallardón Jiménez là thị trưởng thành phố đón tiếp. Ông thị trưởng đang trao cho Đức Thánh Cha chìa khoá thành phố Madrid như một biểu tượng nói lên sự tuân phục của dân thành Madrid với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.

Theo chương trình ban đầu Đức Thánh Cha sau đó sẽ lên xe đi đến quảng trường Cebeles (chữ này Tây Ban Nha đọc là xê vê lês) để cử hành thánh lễ. Tuy nhiên, giờ chót đã có một số thay đổi. Đức Thánh Cha đã bước xuống xe để gặp các bạn trẻ và ngài cùng đi bộ với các bạn trẻ băng qua cổng Alcala.

Để nhắc người dân Tây Ban Nha căn cội Công Giáo của mình, khi Đức Thánh Cha băng ngang qua cổng Alcalá, tất cả các nhà thờ tại Madrid sẽ đổ chuông chào mừng Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.

Thật là một cảnh ngoạn mục thưa quý vị vì ngay lúc ấy các loại điện thoại di động của các em cũng vang lên điệu chuông ngân vang ròn rã.

Tây Ban Nha có đến 46 triệu dân trong đó Công Giáo chiếm trên 97%. Lịch sử của Tây Ban Nha gắn rất chặt chẽ với lịch sử của Kitô Giáo. Thật vậy thưa quý vị. Đất nước này đón nhận Tin Mừng ngay từ thời các thánh Tông Đồ.

Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ 8 khi bị người Hồi Giáo xâm lược, hơn ½ đất nước toàn tòng lúc đó đã bỏ đạo sang Hồi Giáo.

Trong thời Đệ nhị Cộng Hòa Tây Ban Nha từ ngày 14 tháng 4 năm 1931 đến ngày 1 tháng 4 năm 1939 do Mặt trận bình dân gồm các thành phần thân cộng lãnh đạo. 13 Giám Mục, 4,172 linh mục triều, 2,364 linh mục và tu sĩ dòng, 283 nữ tu và hàng triệu người Công Giáo đã bị giết trong khi tất cả các nhà thờ bị tịch thu và hàng ngàn nhà thờ, tu viện bị đốt phá.

Lịch sử cận đại và cả ngay hiện nay cho thấy làn sóng bài Kitô giáo rất mạnh tại Tây Ban Nha. Giáo Hội Tây Ban Nha, trong các năm gần đây, thường xuyên than phiền về chính sách chống Công Giáo của thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, thủ lĩnh của đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha cầm quyền từ năm 2004 cho đến nay.

Chúng tôi thấy Đức Thánh Cha đang làm phép một cây nhỏ được dâng lên ngài.
 
WYD 2011: Video Bài Giảng của Đức Thánh Cha tại Plaza de Cebeles
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:17 18/08/2011
Sứ điệp của Đức Beneđictô XVI nói với các bạn trẻ

ở Plaza de Cibeles, Madrid, Ngày 18.08.2011


Các bạn trẻ thân mến,

Cảm ơn các bạn trẻ, các con đại diện cho năm châu lục đã gửi tới Cha những lời rất tốt đẹp. Cha chào mừng tất cả các con tụ họp tại đây, với lòng yêu mến. Các con, những người trẻ từ Châu Đại Dương, châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu, và tới tất cả những ai không thể có mặt ở đây hôm nay. Cha luôn luôn giữ các con trong trái tim của Cha và cầu nguyện cho các con. Thiên Chúa đã cho Cha ân sủng để cùng với các con và khi chúng ta tập hợp lại với nhau để lắng nghe lời của Ngài.

Trong bài đọc Sách Thánh vừa được công bố, chúng ta nghe một đoạn Phúc Âm, những lời của Chúa Giêsu, và muốn rằng những lời đó được mang vào trong thực hành của cuộc sống. Có những lời nói mà chỉ dùng cho việc giải trí, thoáng qua như một làn gió trống vắng; nhưng mặt khác, cũng có những lời nói như những lời nói của Chúa Giêsu, phải đi vào được trái tim của chúng ta, bén rễ và nở hoa trong cuộc sống. Nếu không, chúng vẫn chỉ là trống rỗng, và trở thành phù du. Chúng không dẫn chúng ta tới Chúa, và kết quả là, Đức Kitô vẫn còn ở ngoài cuộc sống chúng ta. Thế nhưng chỉ cần một tiếng nói trong số nhiều tiếng nói khác, nhưng là tiếng nói rất quen thuộc với chúng ta. Hơn nữa, Thầy Chí Thánh nói và dạy dỗ những điều, không phải học được từ những người khác, nhưng là do chính bản thân Ngài, chỉ có một mình Ngài thực sự biết con đường hướng về Thiên Chúa, bởi vì Ngài là người mở ra con đường đó cho chúng ta, Ngài đã làm như vậy hầu chúng ta có cuộc sống đích thực, cuộc sống luôn đáng sống, trong mọi hoàn cảnh, và thậm chí tử vong cũng không thể phá hủy được. Phúc Âm tiếp theo giải thích những điều này với hình ảnh gợi nhiều liên tưởng về người xây nhà trên tảng đá vững chắc, đề kháng với sự tấn công của nghịch cảnh, và trái ngược với ai đó xây dựng nhà trên cát – và ngày nay có thể nói coi nó như một thiên đường - nhưng mà nó sẽ sụp đổ ngay với cơn gió đầu tiên và trở thành đống đổ nát.

Các con thân mến, hãy lắng nghe những lời của Chúa, những lời có thể đem lại cho các con "tinh thần và cuộc sống" (Ga 6:63), là như những gốc rễ nuôi dưỡng sự sống của các con, là quy luật của cuộc sống mà so sánh chúng ta - tâm hồn nghèo khó, khao khát công lý, đầy lòng thương xót, tinh khiết trong trái tim, những người yêu hòa bình - con người của Chúa Kitô. Khi chúng ta nghe lời Chúa thường xuyên mỗi ngày như là một người không lừa dối, là nơi mà chúng ta muốn chia sẻ con đường của cuộc sống. Tất nhiên, các con biết rằng khi chúng ta không đi bên cạnh Chúa Kitô, người hướng đạo của chúng ta, chúng ta bị lạc trên những con đường khác, giống như con đường mù quáng và ích kỷ, hoặc đường phỉnh nịnh tâng bốc, lừa dối và hay thay đổi, những con đường để lại sự trống rỗng và thất vọng khi tỉnh giấc.

Các con hãy sử dụng những ngày này để biết Chúa Kitô tốt hơn và để đảm bảo rằng, bắt nguồn từ Ngài, sự nhiệt tình và hạnh phúc của các con, sự mong muốn tiến đi xa hơn của các con, đạt tới chiều cao, ngay cả tới chính Thiên Chúa, luôn luôn có được một tương lai chắc chắn, bởi vì sự viên mãn của cuộc sống đã được gầy dựng trong lòng các con. Hãy để cuộc sống phát triển cùng với ân sủng của Thiên Chúa, một cách quảng đại và không chỉ là biện pháp nửa chừng, khi các con vẫn kiên định trong mục tiêu nên thánh thiện. Và, khi đối mặt với những yếu đuối của chúng ta, đôi khi áp đảo chúng ta, chúng ta có thể dựa vào lòng thương xót của Chúa, Ngài luôn sẵn sàng giúp chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ trong bí tích Hòa Giải.

Nếu các con xây dựng trên đá rắn chắc, không chỉ cuộc sống của các con sẽ được vững chắc và ổn định, nhưng nó cũng sẽ giúp tỏa ánh sáng Chúa Kitô chiếu sáng trên những người trong độ tuổi của các con và trên toàn thể nhân loại, trình bày một sự thay thế hợp lý cho tất cả những ai thiếu sót, bởi vì các yếu tố cần thiết trong cuộc sống kiên định, và cho những ai thường theo ý tưởng thời trang. Họ tìm cái gì tạm bợ hiện tại và bây giờ mà thôi, quên đi công lý thật sự, hoặc họ tự chôn vùi trong ý kiến của riêng mình thay vì tìm kiếm sự thật đơn giản.

Thật vậy, có rất nhiều người, tạo ra vị thần của riêng mình, tin rằng họ cần không có gốc rễ hoặc nền tảng khác hơn bản thân họ. Họ tự quyết định những gì là đúng hay không, những gì là tốt và xấu, những gì công chính và bất công, ai được sống và ai sẽ bị hy sinh vì lợi ích của các ưu tiên khác, đi từng bước chạy theo cơ hội, không có con đường rõ ràng, tự cho phép mình bước theo ý muốn của mỗi thời điểm. Những cám dỗ như thế luôn luôn chờ đợi sẵn đó. Điều quan trọng là không để mình bị nuông chiều theo chúng được, bởi vì, trong thực tế, chúng dẫn đến một cái gì đó phù du, như một sự tồn tại nào đó không có chân trời, tự do nhưng không có Thiên Chúa. Còn chúng ta, trái lại, biết rõ rằng chúng ta đã được tạo dựng trong tự do, trong hình ảnh Thiên Chúa, chính vì vậy mà chúng ta phải tiên phong trong việc tìm kiếm chân lý và sự tốt lành, chịu trách nhiệm về hành động của mình, không chỉ là thực thi cách mù quáng, nhưng đồng sáng tạo trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và làm đẹp các công trình của sáng tạo. Thiên Chúa tìm kiếm những ai chịu trách nhiệm, những ai có thể đối thoại với Ngài và yêu mến Ngài. Thông qua Chúa Kitô chúng ta có thể thực sự thành công, và được thiết thân trong Ngài, chúng ta tạo được đôi cánh cho sự tự do của chúng ta. Đó lại chẳng phải là lý do tuyệt vời cho niềm vui của chúng ta sao? Đó lại không phải là cơ sở vững chắc để xây dựng nền văn minh tình yêu và cuộc sống, có khả năng nhân bản cho tất cả chúng ta sao?

Các các con thân mến: phải cẩn trọng và khôn ngoan, xây dựng cuộc sống của các con trên nền tảng vững chắc là Chúa Kitô. Sự khôn ngoan và thận trọng sẽ hướng dẫn các bước đi của các con, không có gì sẽ làm cho các con sợ hãi và hòa bình sẽ ngự trị trong trái tim của các con. Rồi các con sẽ được may mắn và hạnh phúc và hạnh phúc của các con sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Họ sẽ tự hỏi đâu là bí quyết của cuộc sống của các con và họ sẽ khám phá ra rằng tảng đá làm nền tảng xây dựng toàn bộ cuộc sống, và trên nền tảng này, tất cả sự hiện hữu của các con, đó chính là con người của Chúa Kitô. Người là bạn hữu của các con, là huynh đệ và là Chúa, là Con Thiên Chúa nhập thể, là Người mang ý nghĩa cho tất cả vũ trụ.

Ngài đã chết cho chúng Cha tất cả, Ngài đã sống lại hầu chúng chúng ta có sự sống, và bây giờ, từ ngai vàng của Chúa Cha, Ngài đồng hành với tất cả chúng ta, nam cũng như nữ, luôn liên tục theo dõi bảo vệ mỗi người chúng ta.

Cha phó thác những thành quả Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho Đức Thánh Trinh Nữ Maria, người đã nói "Vâng” theo thánh ý của Thiên Chúa, và dạy chúng ta một tấm gương duy nhất trung thành với Con Thiên Chúa, Mẹ Maria bước đi theo cái chết của Chúa trên Thánh Giá. Chúng ta hãy suy niệm sâu xa hơn trong Chặng Đàng Thánh Giá. Và chúng ta hãy cầu nguyện rằng, giống như Mẹ Maria, chúng ta nói “Vâng” với Chúa Kitô hôm nay cũng có thể là một lời “xin vâng” vô điều kiện cho tình bằng hữu với Chúa, không những chỉ cho tới hôm nay mà còn cho tới tận cùng toàn cuộc sống.

Cảm ơn các con rất nhiều.

+ Giáo hoàng Benedictô XVI