Ngày 16-08-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tìm Hiểu
Lm Vũđình Tường
00:01 16/08/2023
Đức kitô và môn đệ đi vào vùng Tyre và Sidon. Nơi đây phong tục, tập quán khác với quê hương ngài sinh sống. Tại quê hương Đức Kitô, nhiều lần Biệt Phái và Pharisiêu sai người đến hỏi với mục đích gài bẫy Đức Kitô. Vừa vào miền đất lạ, có người phụ nữ đến nài van xin cứu chữa con bà bị quỉ ám. Bà rất kiên tâm trong việc nài van. Điều này gây thắc mắc bà thực sự đến xin chữa cho con bà hay bà là tay sai của nhóm lãnh đạo đứng sau lưng, sai bà đến gài bẫy Đức Kitô. Đức Kitô biết rõ con tim bà, biết bà thành tâm, nhưng môn đệ Ngài hẳn không rõ. Do muốn xác định tâm í người phụ nữ, Đức Kitô làm thinh không đáp lại lời bà nài van. Trong khi đó, môn đệ Đức Kitô cảm thấy bà làm phiền toái nên nói với Đức Kitô, xin Thầy ban cho bà điều bà xin. Các ông xin dùm bà không phải vì các ông yêu mến bà, nhưng chính là để các ông được yên, tránh bà làm phiền các ông. Do yêu cầu của các môn đệ. Đức Kitô không nói với bà nhưng nói với môn đệ. Thầy được sai đến với chiên lạc Nhà Israel. Câu nói này được coi như một câu dò í xem bà kia có phải là chiên lạc Nhà Israel không? Nếu bà là chiên lạc Nhà Israel, bà sẽ lên tiếng tự nhận: Phải chính tôi là chiên lạc mà Ngài đang tìm kiếm. Bà nghe rõ Đức Kitô đi kiếm tìm chiên lạc Nhà Israel. Bởi bà không phải là chiên lạc Nhà Israel, nên bà không dám tự nhận. Thay vì quay lưng đi, trái lại, bà tiến đến gần Đức Kitô hơn. Thay vì đứng để van xin, lần này bà quì gối trước mặt Đức Kitô. Bà cũng đổi cách xưng hô. Khi mới gặp Đức Kitô bà xưng ngài là

'Lậy ngài là con vua Đavit. Xin dủ lòng thương tôi'. Mt 15:22b.

Bây giờ bà xin, 'Lậy Ngài, xin cứu giúp tôi'.

Đức Kitô đáp chung cho cả bà lẫn môn đệ Ngài nghe,

'Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó'. Mt 15:26.

Thoạt nghe câu này, í tưởng đến ngay trong đầu: Gọi người khác là 'chó' là khinh người, là nhục mạ người ta. Ngạc nhiên thay, người phụ nữ không tức giận, cũng chẳng phản kháng. Trái lại bà vẫn ôn tồn, khiêm nhường đáp lại lời Đức Kitô. Câu nói của Đức Kitô nói đến con cái trong nhà và chó của chủ cùng chung sống. Trong trường hợp đây, bà không phải là con cái trong nhà, vì thế từ 'chó' đây không dùng ám chỉ đến bà, bởi bà không phải là con cái trong nhà Israel. Cũng có thể hiểu đây là cách nói khác đi của câu đã nói. 'Thầy được sai đến với chiên lạc Nhà Israel'. Có giải thích khác giải thích là thời đó từ 'chó' là tiếng lóng dùng ám chỉ chung cho tất cả Dân Ngoại. Bản tính của chó là mến chủ và trung thành với chủ. Sống với chủ, hưởng ơn lộc của chủ mà phản bội chủ thì quả là thua chó.

Nhã nhặn, khiêm nhường, thành khẩn nài van cho biết bà chân thành xin Đức Kitô cứu con bà; ngoài ra bà không có tà í nào khác. Đức Kitô biết rõ thâm í bà nhưng Ngài muốn chính miệng bà nói ra, để giúp các môn đệ có thêm kinh nghiệm trong việc truyền giáo sau này. Đối đáp của bà cho biết ba điều quan trọng.

Thứ nhất, bà không phải là chiên lạc Nhà Israel.

Thứ hai, bà rất thành tâm trong việc xin Đức Kitô cứu giúp con bà. Nơi bà không hề có tà í nào khác.

Thứ ba và quan trọng hơn cả, bà đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.

Điều này thể hiện rõ trong cách bà hành xử. Đức Kitô nói với bà,

'Lòng tin của bà mạnh thật, bà xin sao sẽ được như vậy' Mt 15:28.

Bà không xin Đức Kitô làm phép lạ tại chỗ để củng cố lòng tin bà dành cho Ngài. Bà cũng không mong Đức Kitô thực hiện điều kì lạ trước mặt mọi người. Bà chỉ xin có một điều là Đức Kitô chữa con bà khỏi bệnh. Chữa cách nào bà không quan tâm. Quan tâm chính của bà là con bà khỏi bệnh. Vì thế khi nghe Đức Kitô nói

'bà xin sao sẽ được như vậy'.

Bà mừng rỡ, vui vẻ, vững tin ra về. Quả thật, chưa đến nhà, bà đã nghe hàng khóm kháo với nhau con bà đã khỏi bệnh, hoàn toàn mạnh khoẻ, bình an.

Người phụ nữ cho thấy bà thương con hết lòng và sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể trong khả năng để giúp con bà được bình phục. Câu chuyện cũng cho biết Đức Kitô đến với mọi người, không phân biệt mầu da, sắc tộc, ngôn ngữ, miễn là người đó chân thành yêu mến, tôn thờ Thiên Chúa. Câu chuyện cũng xác định một yếu tố khác nữa là Thiên Chúa đáp lại lời ta xin cho nhu cầu của người khác. Người phụ nữ xin cho con bà, chứ không phải chính con bà xin mà là người mẹ cầu xin thay cho con và Đức Kitô đáp lại lời bà nài van. Như thế đức tin của ta có thể giúp người khác qua lời ta chân thành, tha thiết nài van. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người được bình an, và cầu nguyện cho hoà bình thế giới.

TiengChuong.org

Exploration

Jesus and his disciples entered the regions of Tyre and Sidon. For them, the customs and cultures of the area are unfamiliar. In his homeland, Jesus already has experienced several traps and tricks plotted by his opponents- Scribes and Pharisees. Entering onto unfamiliar ground, a woman came to meet him asking for a miracle. She was very persistent in her request. It is reasonable that this raised the alarm for Jesus: whether the request was a genuine or was it a trap designed to cause trouble. Jesus refused to get involved, ignoring her request for help. His disciples pleaded with him to help her, not because they loved the woman, but because they actually want to avoid the nuisance of her yelling at them.

Jesus replied not to the woman, but instead, he speaks to his disciples, that his first priority saving mission is for the lost sheep of the House of Israel. This statement is an exploratory question. If the woman was one of the lost sheep of the House of Israel, she would have said so. Her quiet response implied she was not one of them. Hearing what Jesus said to the apostles, the woman didn't go away, but instead, she came closer to Jesus, and this time she was on her knees. She also changed both her language and tone. Before she addressed Jesus as 'Sir, Son of David, take pity on me'. She now addressed him 'Lord, help me'. This time Jesus talked to her. 'It is not fair to take the children's food and throw it to the house- dogs'.

Addressing a person as a house dog is a great insult. We may think Jesus' response is rude and the woman should get even. Surprisingly, the woman takes it in a calm manner. She didn't get angry but came closer. Children's food and a house dog both belong to the same family. The woman didn't think that the statement implied directly to her, but rather, was a generality. Further, the word 'dog' doesn't apply to her because this woman is not the lost sheep of the House of Israel. It probably also implies that the dog bonds to its master, and the woman shows, Jesus has a special place in her heart.

Someone explains that, at that time, the term 'dogs' implies all Gentiles. If that was the case, then Jesus' remark would be understood as another exploratory remark. Jesus wants the woman to reveal her background and that she actually is a gentile. Her response reveals three important points. First, she is not a lost sheep of the House of Israel. Second her request is not a trap, but she is genuine in her pleading. Third, and most importantly, she has a solid faith in Jesus. We are very sure of this because she firmly believes in Jesus' word. Jesus didn't do anything significant or perform a miracle on the spot. He simply told her, 'Woman, you have great faith. Let your wish be granted'. She believed in his word; and went home happy and indeed, when she reached home, the good news was: Her daughter is indeed well, and healthy.

The woman shows she loves her daughter dearly and would go an extra mile to save her daughter. The story also confirms that Jesus' ministry is for everyone who genuinely loves and has faith in him, and the Gentiles are included. It also affirms that we can pray on others' behalf. In this case, it is the mother who prays for her daughter who was sick.
We are encouraged to pray for others and the need of the world.
 
Ngày 17/08: Tha thứ như được thứ tha – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP
Giáo Hội Năm Châu
01:38 16/08/2023


Khi ấy, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

“Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y, cùng tất cả tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục: ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.’ Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ Nhưng y không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

Khi Đức Giê-su giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Ga-li-lê và đi đến miền Giu-đê, bên kia sông Gio-đan.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:33 16/08/2023

3. Người giữ đồng trinh có thể sánh với thiên thần và còn vượt qua thiên thần, bởi vì thiên thần không có xác thịt, là bản tính thanh khiết tự nhiên nên không có công lao gì; nhưng con người thì cần phải khắc trị tình cảm xác thịt, ép tư dục mới có thể được như thế, cho nên càng đáng được tán dương hơn.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:36 16/08/2023
23. ĐỘI LỆCH MŨ

Thời nhà Nguyên, Hồ Thạch Đường ra kinh ứng thi, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đột nhiên triệu vào yết kiến, Hồ Nguyên Đường đầu đội mũ làm bằng vỏ cây cọ có hơi lệch một bên, Hốt Tất Liệt hỏi ông ta đã học những gì, Hồ Thạch Đường trả lời:

- “Học trị quốc bình thiên hạ”.

Hốt Tất Liệt cười nói:

- “Bản thân mình đội mũ cũng chưa ngay ngắn, sao lại có thể bình thiên hạ chứ?”

Thế là không dùng ông ta.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 23:

Đôi lúc cái vẻ bên ngoài cũng làm hại sự nghiệp lâu dài của chúng ta, chỉ đội lệch mũ thôi mà tương lai trước mắt đã…lệch theo cái mũ, thật ra đội mũ lệch chỉ là chuyện nhỏ nhưng cái ấn tượng ban đầu rất quan trọng.

Có những tình yêu bất chợt tới khi mới gặp lần đầu, có những ý tưởng hay khi mới nói qua vài chuyện xã giao, có những suy tư chợt đến khi nhìn một thái độ vui tươi nơi người tàn tật, và có rất nhiều điều mới lạ chợt nghĩ đến khi mới nghe tiếng nụ cười tươi…

Điều mới lạ luôn xảy ra cho người Ki-tô hữu là mỗi lần họ sốt sắng đi lên rước Mình Thánh Chúa nơi bàn thờ, họ cảm thấy ngập tràn hồng ân của Thiên Chúa, họ cảm thấy chung quanh mình là thiên đàng, họ cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi được kết hợp với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, đó chính là niềm hạnh phúc và bình an được lặp lại mỗi khi họ tham dự lên bàn tiệc thánh rước Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su vậy.

Ấn tượng ngày rước lễ lần đầu vẫn luôn in mãi trong trí trong hồn chúng ta, và ấn tượng này luôn làm cho chúng ta yêu mến và sốt sắng hơn khi tham dự thánh lễ và rước lễ…

Đó chính là ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Một thực tế rất thực
Lm. Minh Anh
14:20 16/08/2023

MỘT THỰC TẾ RẤT THỰC
“Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”.

Robert Short đặt vấn đề về sự tha thứ của Thiên Chúa. Khi Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha mấy lần; Ngài bảo, “Bảy mươi lần bảy!”; nghĩa là tha “vô hạn”. Thật thú vị, ông nói, “Vậy nếu Chúa đã ra lệnh như thế, thì làm sao Ngài ‘thoát khỏi’ việc phải tha vô hạn?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay nói đến một Thiên Chúa ‘không thoát khỏi’ việc phải tha “vô hạn”; đồng thời, nói đến ‘một thực tế rất thực’ con người phải đối diện nếu nó “có hạn” trong việc tha cho người khác. Và ngày kia, sẽ không tránh khỏi những lời nghiệt ngã, “Tên đầy tớ ác độc kia! Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”.

Ôi! Tin tốt lành là, Chúa Giêsu khao khát tránh một cuộc đối đầu kinh khủng như vậy. Ngài không muốn bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về sự xấu xa của tội lỗi mình. Ước ao cháy bỏng của Ngài là tha thứ, thương xót và xoá sạch nợ nần. Thế nhưng, hành động xót thương này chỉ được ban cho ai biết tha thứ cho anh em mình. Đây là một đòi buộc nghiêm túc! Chúng ta thường nghĩ Thiên Chúa sẽ rất thụ động, hiền lành, luôn mỉm cười và lờ đi khi chúng ta phạm tội. Không đâu, ‘một thực tế rất thực’ là Ngài rất nghiêm khắc về việc chúng ta cứ cố chấp phạm tội hoặc chối từ tha thứ cho tha nhân!

Tại sao Chúa Giêsu quyết liệt đến thế? Ngài quyết liệt vì “Bạn không thể nhận những gì bạn không sẵn sàng cho!”. Có thể ban đầu, điều đó không mấy ý nghĩa, nhưng đó là ‘một thực tế rất thực’ của đời sống thiêng liêng. Nếu muốn hưởng lòng thương xót, bạn phải cho đi lòng thương xót; muốn được tha thứ, bạn phải cho đi tha thứ; muốn khỏi bị phán xét nghiêm khắc, bạn đừng phán xét nghiêm khắc! Thiên Chúa sẽ đáp lại những hành vi đó một cách ‘sòng phẳng’ và nghiêm túc.

Trong cuộc sống, nhiều lúc tha thứ cho người khác là điều không thể như việc dân Chúa vượt sông Giorđan sách Giosuê hôm nay nói đến. Ấy thế, với sức mạnh và uy nghi của hòm bia Giao Ước, dân Chúa đi bộ qua sông. Hòm bia là hình ảnh tiên báo Chúa Giêsu; với Ngài, mọi sự đều có thể. Như Israel ráo chân vượt sông tiến vào Giêricô, bạn và tôi vượt qua chính mình để tha thứ cho người khác; và cũng có thể hát lên “Halleluia!” Thánh Vịnh đáp ca như họ. “Halleluia!”, reo mừng chiến thắng thần chết của đêm Vọng Phục Sinh, còn là tiếng reo mừng của một tâm hồn vượt qua chính mình để tha thứ!

Anh Chị em,

“Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?”. Đó là lập luận giản đơn của Thiên Chúa! Và “Nếu Chúa đã ra lệnh cho chúng ta phải tha thứ vô hạn thì làm sao Ngài thoát khỏi việc phải tha vô hạn?”. Đúng thế! “Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ!”. Thế nhưng, tréo ngoe ở chỗ, bạn và tôi chỉ có thể hưởng được sự tha thứ vô hạn của Ngài khi biết hết lòng xót thương và tha thứ cho anh chị em mình. Đó là sự phi lý của Thiên Chúa nhưng cũng là ‘một thực tế rất thực’ của con người. Nếu đó là một cuộc đấu tranh thực sự của bạn và tôi, hãy ăn năn thống hối ngay hôm nay và xin Chúa trút bỏ nó giúp chúng ta!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa tha cho con “vô hạn”, đừng để con “có hạn” khi phải tha cho anh chị em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Yêu con, bà chấp nhận tất cả
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
19:04 16/08/2023

Chúa nhật XX thường niên năm - A
Yêu con, bà chấp nhận tất cả
(Mt 15, 21-28)

"Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi !" (Mt 15, 22). Lời van xin của người đàn bà xứ Canaan mới đẹp làm sao! Bà muốn Thiên Chúa thể hiện lòng nhân lành đối với con bà, nên bà đến tìm Chúa.

Chúa thinh lặng

Bà xin, Chúa im lặng, không trả lời, có phải bà bị miệt thị không? Chắc chắn là thế, nhưng bà xin mãi Chúa đành trả lời : "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel" (Mt 15, 24). Tưởng chừng được Chúa thương, ai ngờ lời cầu xin của bà khó có thế chấp nhận được, nhưng bản chất và tình thương của một người mẹ bảo bà cứ xin.

Chúng ta biết, giữa người Do thái và dân ngoại có một bức tường ngăn cách, thánh Phaolô gọi đó là "bức tường hận thù" (x. Eph 2, 14). Chính sự ngăn cách này mà Chúa Giêsu cũng bảo môn đệ đừng đi theo đường của dân ngoại, cầu nguyện "đừng có lải nhải như dân ngoại" (Mt 6, 7). Và nếu ai đó muốn nhục mà người nào trong dân Israel, thì hãy "đối xứ với họ như dân ngoại " (x. Mt 18, 17), nên không có lạ gì khi môn đệ ngạc nhiên thấy Thầy tiếp chuyện với người phụ nữ xứ Samaria dân ngoại. Thế mới biết người đàn bà xứ Canaan can đảm biết chừng nào. Bà đã vượt qua tất cả rào cản về tôn giáo, địa lý, niềm tin, nhất là về thân phận phụ nữ của chính bà. Vì ngay người nữ Do thái còn không được nhắc đến trong lời cầu nguyện, lời chứng của họ không có giá trị pháp lý, không giải quyết được gì ở nơi công cộng, huống hồ là đàn bà dân ngoại.

Chúa Giêsu không đề cập đến những vấn đề trên. Tuy nhiên, bà này vượt qua ranh giới dân ngoại, kêu xin một người Do thái với lòng kính trọng : "Lạy Ngài là con Vua Đavít" (Mt 15, 22). Có lẽ bà đã nghe nói nhiều về Chúa Giêsu, trong lòng bà có điều không biết rõ, phải chăng là hồng ân của Thiên Chúa.

Nhưng bà biết, theo ý kiến của dân chúng, bà có thể xin được điều bà cần nơi Đấng được Thiên Chúa sai đến. Chúa Giêsu không chấp nhận, bà nhờ vả các môn đệ, khiến các ông phải thưa với Chúa Giêsu : "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi" (Mt 15, 23). Các ông muốn Chúa nhận lời ngay, Chúa càng từ chối, ngay cả bị miệt thị như chó, bà lại càng xin. Chúa bảo bà, "không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó" (Mt 15, 26) để giải thích lý do tại sao Người không thể nhận lời bà xin. Bà năn nỉ nài van, "vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống" (Mt 15, 27). Lời này đã thuyết phục được Chúa Giêsu, ma quỉ bị trục xuất, con gái bà được giải thoát.

Chúng ta tự hỏi : điều gì đã khiến cho bà dám làm tất cả? Thưa vì yêu. Với tình mẫu tử, bà không đành lòng ngồi nhìn đứa con mình bị ma quỉ hành hạ, bà đi khắp đó đây tìm thầy chạy thuốc, vượt qua cả những nơi bị xem là cấm kỵ. Yêu con, bà chấp nhận tất cả, không những đến với Chúa Giêsu là người Do thái, lại còn tin Chúa có quyền năng thống trị được ma quỉ, tin Chúa có lòng thương xót sẽ ra tay cứu chữa, tin Chúa có trái tim rộng mở để không phân biệt người ngoại, kẻ đạo. Đáng ngưỡng mộ cho một người mẹ.

Giao ước và đức tin

Dù bà đã công nhận kế hoạch của Thiên Chúa, cũng như vai trò cứu thế của Chúa Giêsu được sai đến với nhà Israel, nhưng bà hy vọng rằng sự quan phòng của Thiên Chúa Đấng Cứu Thế không chỉ liên kết chặt chẽ với Israel, mà còn trải dài đến mọi dân tộc, kể cả dân ngoại, "vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc" (Is 56, 7 ); để "hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài" (Tv 66). Bà cũng tin rằng, những rào cản ngăn cách giữa con người một ngày kia sẽ được rỡ bỏ, không còn trở ngại cho việc thi ân giáng phúc của Thiên Chúa. Bà tin, Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa sai đến như vị Cứu tinh dân ngoại, bởi bà tin Thiên Chúa đã hành động. Lời thánh Phaolô chứng tỏ điểu đó : "Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ cứng lòng tin, nên anh em được thương xót" (Rm 11, 32). Tại Nagiaret, Chúa Giêsu đã không thể làm một phép lạ nào vì họ không tin vào Người, bởi vì họ cứng lòng tin. Người đàn bà này bằng đức tin đã đến gần Chúa Giêsu. Bà quả là một người mẹ có lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, bà đã được Thiên Chúa xót thương (x. Rm 11, 13-15. 29-32)

Bài học cho chúng ta

Nhờ đức tin của bà, Chúa Giêsu hoàn thành phép lạ cứu con gái bà. Bà có chỗ trong bàn tình thương của Thiên Chúa như con cái Cha trên Trời.

Được trở nên con cái Thiên Chúa là ơn gọi của chúng ta! Chúng ta không bị tách rời khỏi Giao ước ban đầu. Chúa Giêsu đến để kiện toàn, vì : "Không còn Do Thái hay Hi lạp; không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ; vì hết thảy anh em là một trong Ðức Kitô Yêsu"(Gal 3, 28). Thánh Gioan nói với chúng ta rằng chúng ta có quyền là con. Tất cả những ai đón nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa (x. Ga 1, 12). Cả chúng ta nữa, chúng ta được Thiên Chúa Cha mời gọi vào dự tiệc cưới Con Chiên.

Bánh vẫn luôn luôn là nội dung của câu chuyện. Bánh được ban cho dân chúng ăn no nê, thỏa mãn sự thèm muốn. Bánh đã được ban tặng cho 12 chi tộc Israel, bánh ấy đã không được chấp nhận, nay Bánh ấy được ban cho dân ngoại. Chúa Giêsu là Bánh của con cái Thiên Chúa. Phẩm vị của những người làm con Thiên Chúa mới đẹp làm sao.

Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy kiên trì cầu nguyện, như : người bạn đến quấy rầy xin bánh, bà góa yêu cầu vị thẩm phán bất lương xử kiện, cụ thể người đàn bà xứ Canaan đã chiến đấu và đã chiến thắng. Thiên Chúa vui mừng vì đã có cơ hội để chịu thua một đức tin tuyệt vời. Trong đời sống của chúng ta, chúng ta cũng phải chiến đấu một trận chiến, ai có đức tin tuyệt vời sẽ là người chiến thắng. Amen.
 
Bí quyết thành công trên đường đời.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:16 16/08/2023


Chúa Giê-su là Thầy dạy tuyệt vời. Ngoài việc rao giảng những bài học thiêng liêng giúp con người đạt tới hạnh phúc đời sau, Ngài còn dành cho mọi người những bài học quý báu, áp dụng vào đời sống hằng ngày để giúp họ thành công trên đường đời.

Một trong những bài học đó là: Ai kiên trì thực hiện công việc với niềm tin chắc chắn sẽ thành công, thì sẽ được như ý.

Bài học nầy được minh chứng qua sự kiện sau đây:

Khi Chúa Giê-su vượt biên giới Do-thái qua miền Tia và Xi-đôn, có một người đàn bà xứ Ca-na-an đến gặp Ngài và thống thiết nài xin: “Lạy Ngài, xin dủ lòng thương tôi! Con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Thế nhưng Chúa lặng thinh không đáp lại lời nào. Dù bị từ chối, dù gặp thất bại ngay từ đầu, nhưng bà không thoái chí. Bà cứ tiếp tục nài van, kêu xin bền bĩ đến độ các tông đồ chịu hết nổi, nên xin Chúa Giê-su đáp lại ước vọng của bà, để khỏi bị quấy rầy.

Dù vậy, Chúa Giê-su vẫn không chấp nhận.

Thế là gặp thất bại lần thứ hai, nhưng bà không nhụt chí. Bà bái lạy Ngài và xin tiếp: “Lạy Ngài xin cứu giúp tôi.” Lần nầy, Chúa Giê-su trả lời cách cứng cỏi và quyết liệt: “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó con.”

Thế là bà bị thất bại lần thứ ba, ê chề hơn hai lần trước. Tuy vậy, bà vẫn không thoái chí, bà khiêm nhường chấp nhận thân phận thấp hèn của mình và khiêm tốn cầu xin: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.”

Đến đây, Chúa Giê-su không thể chối từ được nữa. Lòng tin mạnh mẽ và sự bền bĩ cầu xin của người phụ nữ Ca-na-an khiến Chúa Giê-su phải nhượng bộ, phải đáp ứng yêu cầu của bà, cho con bà được chữa lành, cho dù chưa đến thời kỳ mang ơn cứu độ cho người ngoài Do-thái.

Chúa Giê-su xác nhận rằng chính nhờ lòng tin vững mạnh mà người phụ nữ nầy đạt được điều mình mong muốn. Ngài nói: “Nầy bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy.”

Ngoài ra, Chúa Giê-su khẳng định rằng ai có lòng mạnh tin thì có thể làm được bất cứ việc gì: “Nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi nầy: “Hãy rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17, 20).

Như thế,

Lòng tin là chìa khoá vạn năng có thể mở được những cánh cửa dẫn vào những kho tàng quý báu. Lòng tin cũng là bí quyết mang lại thành công trong cuộc đời.

Đây là bài học quý báu mà Chúa Giê-su dạy chúng ta qua Tin mừng hôm nay. Tiếc thay chúng ta không biết tận dụng bài học nầy để thu hoạch những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa thường đề cao lòng tin, khen ngợi những người mạnh tin và chê trách các môn đệ yếu tin. Xin ban thêm Đức tin cho chúng con để nhờ đó, chúng con có thể vượt qua mọi gian nan thử thách trong đời và giành lấy những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời nầy cũng như đời sau. Amen.

 
Niềm Hy vọng lớn lao
Lm Phan Văn Lợi
23:56 16/08/2023
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM A: MT 15,21-28

Khi ấy, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái của tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Nhưng Người không đáp lại một lời.

Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc nhà It-ra-en mà thôi”. Nhưng bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Người đáp: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Bấy giờ, Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy”. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.




NIỀM HY VỌNG LỚN LAO

Một bé gái 6 tuổi đến ăn tại nhà một người bạn cũng Công Giáo như em. Khi mọi người ngồi vào bàn, cô bé cúi đầu chờ đợi tất cả đọc kinh ăn cơm. Chẳng thấy ai đọc kinh hết, cô bé thẹn thùng nói: “Cả nhà giống con chó của cháu quá, cứ ngồi xuống là ăn!” - Một cụ ông nhà quê vào quán gọi một tô phở. Trước khi ăn, cụ kính cẩn làm dấu Thánh giá. Một thanh niên vô đạo ngồi bên cười mai mỉa: “Ở chốn quê mùa của lão, chắc người ta mới làm như thế!” - “Vâng! Ai cũng làm như thế trước khi ăn cả, chỉ trừ lũ chó thôi!”

Dân Do-thái ngày xưa cũng nghĩ như thế đối với dân ngoại. Theo họ, dân ngoại xét về mặt thiêng liêng cũng giống như loài chó, vì những kẻ này hoàn toàn thiếu nhạy cảm đối với Thiên Chúa. Điều này dẫn chúng ta đi vào chủ điểm của bài Tin Mừng hôm nay.

1. Sứ mệnh giới hạn.

Vào cuối đời mình, Đức Giê-su hay “rút lui”, “chạy trốn” sang vùng dân ngoại. Chắc hẳn có nhiều lý do. Dẫu sao đó là một khúc quanh trong sứ vụ Người. Từ “phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Người đã cảm thấy có sự hiểu lầm thê thảm trong nỗi chờ mong của quần chúng. Nay Người xa lánh họ, để dồn sức hơn cho việc huấn luyện nhóm nhỏ môn đồ. Ngoài ra, không thể chối cãi được rằng như chúng ta, Đức Giê-su cũng nếm biết sự mệt mỏi thần kinh và thể lý, Người cảm thấy cần xa hẳn quần chúng để yên tĩnh nghỉ ngơi và cầu nguyện. Thành thử Người đã vượt qua biên giới, đến miền Tia và Xi-đôn, hai thành phố thương cảng lớn với dân cư lai tạp.

Nhưng danh tiếng Đức Giê-su đã vượt qua biên giới. Vì này một phụ nữ Ca-na-an đến gặp Người và bắt đầu cầu khẩn. Lời kêu van của bà mang một dáng dấp hết sức “phụng vụ”: “Lạy Ngài, xin dủ lòng thương tôi”. Còn từ “Con Đa-vít” rõ ràng là một danh hiệu công nhận Người như Đấng Cứu Thế. Thành thử đây là một nghịch lý lạ lùng: Đức Giê-su vừa trải qua một cuộc tranh luận trong đất It-ra-en, với các ký lục và phái Pha-ri-sêu từ Giê-ru-sa-lem đến (x. Mt 15,1-20), thế mà chính giữa đất dân ngoại, do miệng một phụ nữ, Người nhận được một lời cầu nguyện đầy đức tin.

Là Đấng từng phán: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Mt 7,7), Đức Giê-su sẽ đón tiếp lời cầu nguyện đẹp đẽ, chân thành và cảm động này như thế nào? Người chẳng ư hử một tiếng! Lạy Chúa, tại sao Chúa không đáp lại lời van xin của một bà mẹ khốn khổ trong cơn hoạn nạn? Dẫu sao đó là một lời cầu nguyện rất thuần khiết: bà ta xin Chúa “cứu” con gái khỏi quỷ dữ mà! Lạy Chúa, tại sao Chúa hay có vẻ im lặng khi chúng con khẩn nài Chúa giải thoát chúng con và những người chúng con yêu mến?

Tạm thời, trong lúc chờ đợi kết cục câu chuyện sẽ soi sáng chúng ta hơn, thiết tưởng nên nhớ Đức Giê-su thường rất ngập ngừng khi làm phép lạ. Người không thích bị coi như một tay phù thủy. Thông thường, Thiên Chúa để cho các định luật vũ trụ diễn tiến mà chẳng làm ngược với chúng mọi lúc. Đức Giê-su nếu có ra tay làm phép lạ thì cũng ít thôi, và trước tiên bao giờ cũng như những “dấu chỉ”. Nhưng mọi dấu chỉ đều hàm hồ và phải được giải thích: lắm tay Pha-ri-sêu đã khinh bỉ các phép lạ của Đức Giê-su bằng cách gán cho quyền lực ma quỷ (x. Mt 12,24)… Phần dân chúng thì luôn đứng ở mức độ coi Người như một lang băm, một thầy pháp, đến nỗi Người thường chạy trốn (x. Mt 14,22) hay buộc họ phải giữ im lặng (x. Mc1, 34-44; 7,36; 8,26; 9,9).

Thấy Thầy im lặng, các môn đệ liền can thiệp, xin Thầy bảo người phụ nữ đi đi. Hiển nhiên, đó là một giải pháp dễ dãi. Nhưng như thế là chấm dứt mọi đối thoại. Tống khứ cho khuất mắt để mình được yên thân, chúng ta cũng có khi như các Tông đồ, “quyết liệt” cắt ngang mọi trao đổi vừa hé. Đức Giê-su mở miệng đáp lại, song để dứt khoát chối từ! Lạy Chúa sao thế? Sao Chúa nói không với người phụ nữ cầu xin? Chúng con vẫn biết Chúa có quả tim nhân hậu, dễ “chạnh lòng” mà! Thoạt tiên, ta chỉ có thể công phẫn vì thái độ cứng cỏi đó. Nhưng khi biết được Đức Giê-su vẫn luôn âu yếm kẻ nghèo, ta không thể nghĩ rằng lời từ chối ấy chẳng mang ý nghĩa. Hãy cố gắng vượt qua cảm tưởng đầu tiên để khám phá ý nghĩa kiểu nói: “Thầy chỉ được sai đến để cứu những con chiên lạc nhà It-ra-en mà thôi”.

Qua công thức này, Đức Giê-su trước hết nói lại cho ta biết Người yêu mến thánh ý Chúa Cha: Người đã được Cha sai vì một nhiệm vụ rõ rệt và giới hạn. Mỗi cuộc đời đều đóng khung trong không gian lẫn thời gian. Ta không thể ở khắp nơi và làm mọi chuyện. Đức Giê-su đâu tự xác định phạm vi hoạt động cho Người… phạm vi duy nhất mà một con người có thể hoàn tất trong một cuộc sống ngắn ngủi. Chúng ta cũng thế, thay vì ngồi mà mơ mộng, hãy chấp nhận “phận người giới hạn và bắt rễ một nơi” của mình để hoàn thành ở đó phận sự riêng biệt của mình, phận sự mà chỉ mình chúng ta mới có thể làm được. Chớ để bị cám dỗ mơ mộng… cuộc sống ở chỗ khác… cuộc sống của người khác, kiểu “đứng núi này trông núi nọ”!

Trong thực tế, ngoại trừ vài cuộc xuất du rất ít oi (nhưng giàu ý nghĩa), Đức Giê-su hiếm khi ra khỏi biên giới Pa-let-ti-na, để chủ yếu dành sứ vụ của mình cho đồng hương Do-thái. Những kẻ khác, các môn đệ Người, sẽ “đi khắp thế gian” (Mt 28,19). Phần Người, sẽ “được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18) nhưng chỉ sau khi chết và sống lại. Trong lúc này, Người bằng lòng đảm nhận cách khiêm tốn phận vụ “nhỏ bé” hạn hẹp đã được giao cho, và Người xác định “sứ mệnh” mình bằng cách tóm tắt sấm ngôn tuyệt diệu trong đó Thiên Chúa tự giới thiệu như Đấng Chăn Lành đích thân đến quy tụ và chữa lành các chiên lạc (x. Ed 34,1-31).

2. Ơn rỗi phổ quát

Nhưng người mẹ khốn khổ, cho dẫu hiểu rõ viễn ảnh lịch sử đó, vẫn không thể bằng lòng. Bà càng khẩn nài hơn: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Các thử thách bao giờ cũng thanh luyện đức tin, nêu bật sức mạnh của lời cầu nguyện đích thật. Giữa người phụ nữ Ca-na-an và Đức Giê-su, lúc này đây xảy ra một liên hệ lạ lùng và mầu nhiệm: theo dáng vẻ bên ngoài, đây là một tương quan gãy đổ, một sự từ chối, một sự bác bỏ… nhưng bên trong hai tâm hồn, chính khó khăn của hoàn cảnh lịch sử làm nẩy sinh một tương quan còn sâu xa hơn giữa hai. Giống như trên núi, con đập xem ra chặn giòng nước… nhưng để khiến nước dâng cao đến độ tạo nên lắm cái diệu kỳ. Phần chúng ta, có biết giải thích các thử thách của mình không? Thay vì bối rối vì các khó khăn, chúng ta có biết “nâng mức” quan hệ của mình với Thiên Chúa không?

Trước đức kiên nhẫn đáng phục của người phụ nữ ngoại giáo, Đức Giê-su lại càng trả lời cứng cỏi. Lạy Chúa, Chúa mới hóa bánh ra nhiều mà! Sao Chúa xem ra từ chối mẩu bánh tí xíu người phụ nữ khốn khổ van xin. Không! Không thể được!... “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con lại được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Quyết không để mình chán nản, thất vọng, người đàn bà bắt lấy viên đạn, gần như với sự hài hước, và ném trả lại cho Đức Giê-su. Thật ra, Đức Giê-su đã ném sào cho bà. Gọi người khác “chó” là một nguyền rủa rất nặng ở Đông phương. Tuy nhiên, khi dùng từ giảm nhẹ “chó con”, Đức Giê-su đã gợi lên tính cách gia đình của các con chó, chúng cũng thuộc một nhà như bầy con nhỏ. Từ đó ám chỉ lũ chó cưng nuôi trong nhà, chứ không phải lũ chó hoang chạy ngoài chợ. Đức Giê-su dùng từ ấy một cách thân ái. Nên có lẽ bà ta vừa cười vừa đối đáp Người.

“Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Câu chuyện rõ rệt muốn dẫn tới kết cục này. Một niềm hy vọng lớn lao mở ra qua trang Tin Mừng hôm nay, nhờ đức tin của người đàn bà ngoại giáo. Nếu Đức Giê-su đã khiêm tốn tự “giới hạn” mình cho các chiên lạc nhà It-ra-en, thì ở đây, Người hé cho thấy sứ điệp và ơn cứu độ của Người đều dành cho tất cả nhân loại. Và cũng qua trang Tin Mừng này, chúng ta phải để mình bị chất vấn. Tại sao tôi gặp cơ may có đức tin? Tại sao tôi được ưu đãi, được cho vào ăn “bánh của con cái Thiên Chúa”? Phải chăng tôi hay quên đám đông bao la đang chờ đợi các mảnh vụn từ bàn ăn thần linh này? Thiên Chúa chọn ai thì cũng vì một sứ mệnh hoàn vũ. Sở dĩ Đức Giê-su chọn “một số người”, thì đó là để sai họ đến với mọi người khác. It-ra-en, dân đặc tuyển, là kẻ đầu tiên được hưởng các lời hứa của Thiên Chúa, nhưng là để góp công thực hiện mục tiêu cuối cùng: hết thảy nhân loài phải được cứu rỗi! “Toàn cõi đất đều là của Ta, Thiên Chúa phán, nhưng Ta đã chọn các ngươi như một vương quốc tư tế”… cho những người khác vậy (x. Xh 19,5-6).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhìn lại Ngày giới trẻ 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, đi Đàng Thánh Giá: Mang người Ả Rập lại với nhau, và ngăn cách người Nga và người Ukraine
Vũ Văn An
17:50 16/08/2023

Filipe d'Avillez thuộc tờ The Pillar, ngày 6 tháng 8 năm 2023, có bài tường thuật như sau vế Ngày Giới trẻ Thế giới:

Sau khi có khoảng 200,000 người tham dự Thánh lễ vào ngày khai mạc và 500,000 người có mặt trong buổi lễ chào đón Đức Giáo Hoàng, ít nhất 800,000 người đã chen chúc trong Công viên Eduardo VII và các đại lộ xung quanh, bất chấp cái nóng mùa hè, để tham gia các Chặng Đàng Thánh Giá của Ngày Giới trẻ Thế giới.

Salvador Seixas, người trình bày bài hát của Ngày Giới trẻ Thế giới trên khán đài chính, chụp ảnh tự sướng với người hâm mộ. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


Các bài suy niệm tập trung vào các vấn đề mà giới trẻ thường gặp phải, chẳng hạn như sự không chắc chắn về tương lai, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và tai họa của ma túy, nội dung khiêu dâm và rượu, cũng như xung đột và thiếu tự do tôn giáo. Có thể nói, nhiều điều khiến trẻ em và người trẻ phải quỳ gối.

Tuy nhiên, ba lần, một lần cho mỗi lần Chúa Giêsu ngã, các bài suy niệm có cảnh Chúa Giêsu nói với giới trẻ: “Ta ngã để các con đứng dậy với ta.” Và trong bài phát biểu của chính ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với những người hành hương rằng Chúa Giêsu “mong muốn mở toang cửa sổ tâm hồn của các bạn, để sự sống và tình yêu của Người tràn đầy vào; Người muốn lau khô những giọt nước mắt thầm kín của các bạn bằng tình yêu dịu dàng của Người, làm giảm bớt sự cô đơn của các bạn bằng sự gần gũi của Người và những nỗi sợ hãi của các bạn bằng sự an ủi của Người; Người mong muốn cất bỏ những gánh nặng đè nén mà các bạn mang trong lòng và chữa lành những vết thương tội lỗi của các bạn.”

Trong Chặng Đàng Thánh Giá, một số video đã được phát với lời chứng của những người trẻ tuổi đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong đó có một cô gái Tây Ban Nha đã tìm thấy Chúa Kitô sau khi chiến đấu với sự tuyệt vọng, đau đớn và cô đơn sau cuộc phá thai. Cô và hai người khác đã đưa ra lời khai của họ cũng có mặt trong công viên.

Thật phù hợp, ngày hôm nay đã bắt đầu với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến trung tâm giáo xứ Serafina, nơi phục vụ một khu dân cư nghèo ở Lisbon. Đức Giáo Hoàng bắt đầu bằng việc lắng nghe ba bài phát biểu ngắn của những người điều hành các tổ chức từ thiện, trong đó có Cha Francisco Crespo, người đứng đàng sau dự án trung tâm giáo xứ, người mà The Pillar đã phỏng vấn hồi đầu tuần.

Hai tổ chức khác được đại diện là Acreditar, nơi cung cấp chỗ ở và hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em bị ung thư, và Ajuda de Berço, giúp đỡ những phụ nữ mang thai gặp khủng hoảng.

Đức Phanxicô bắt đầu đọc một bài phát biểu nhưng sau đó bỏ nó sang một bên, nói rằng ngài khó đọc và không muốn mỏi mắt. Sau đó, ngài nói ứng khẩu trong vài phút, nói với những người có mặt rằng “lòng bác ái là điểm khởi đầu và là mục tiêu của nẻo đường Kitô hữu,” và tất cả mọi người, bất kể giới hạn của họ, đều là một hồng ân.

Địa mìn ngoại giao

Trong các bài suy niệm về Chặng Đàng Thánh Giá, không có bất cứ đề cập rõ ràng nào đến Ukraine. Có những tài liệu tham khảo chung về sự đau khổ do chiến tranh gây ra, nhưng không có chữ nào nói về cuộc xung đột hiện đang khiến thế giới gặp khó khăn.

Trong hai cuộc cử hành Đàng Thánh Giá trước đây vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở Rôma, Tòa Thánh đã nhấn mạnh phải đưa vào một cử chỉ mang tính biểu tượng cho hòa bình ở Ukraine. Cả hai lần cử chỉ đó đều bao gồm việc một người Ukraine và một người Nga cùng nhau làm một điều gì đó. Ukraine không hề thích thú chút nào, và kết quả là mối quan hệ giữa Vatican và Kyiv trở nên căng thẳng.

Theo một nguồn tin bên trong việc tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới, Rôma đã bắt đầu bằng cách khăng khăng muốn có một cử chỉ tương tự trong biến cố này - mặc dù tôi không biết liệu họ có muốn đặt nó trong Chặng Đàng Thánh Giá hay không. Người Ukraine đã nói rất rõ ràng rằng lần này sẽ có những hậu quả ngoại giao, và các nhà tổ chức địa phương, vì không muốn có tranh chấp thuộc bản chất đó làm hoen ố hình ảnh của biến cố, đã cố gắng thuyết phục Tòa thánh không phạm sai lầm tương tự đến lần thứ ba.

Một thỏa hiệp đã đạt được: Nó bao gồm việc cử Đức Giám Mục Américo Aguiar, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm Ngày Giới trẻ Thế giới, đến thăm Ukraine ngay trước biến cố, để cho người Công Giáo địa phương thấy rằng họ không bị lãng quên.

Liệu quyết định để Đức Giáo Hoàng Phanxicô tổ chức một buổi tiếp kiến riêng cho những người hành hương Ukraine, trong đó ngài cầu nguyện với họ, cũng là một phần của thỏa hiệp hay không, tôi không biết.

Một nhóm Hoa Kỳ thuộc tổ chức tông đồ Schoenstatt ở Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 4 tháng 8 năm 2023. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


Hợp nhất Ả Rập

Ngày của tôi bắt đầu ở phía bên kia thành phố từ Serafina. Một trong những đặc quyền của việc tổ chức một biến cố như Ngày Giới trẻ Thế giới là cơ hội tham gia nhiều nghi thức phụng vụ khác nhau, và tôi đã nghe nói rằng sẽ có một Buổi Phụng vụ Thánh Công Giáo Coptic dành cho những người hành hương nói tiếng Ả Rập vào thứ Sáu.

Trên xe buýt ở đó, tôi gặp một nhóm các cô gái Mỹ nói với tôi rằng họ đã đến Lisbon như một phần của hoạt động tông đồ Schoenstatt. Jacinta đến từ Washington, D.C., và muốn đến thăm Bồ Đào Nha đặc biệt để đến Fátima, vì cô trùng tên với một trong ba trẻ chăn chiên đã nhìn thấy Đức Mẹ năm 1917.

Tuy nhiên, khi đến nơi, cô đã bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình.

“Tôi nghĩ thật tuyệt khi thấy có rất nhiều cách khác nhau để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng tất cả chúng tôi vẫn rất hiệp nhất trong đức tin Công Giáo của mình,” cô nói.

Những người hành hương Kitô giáo Ả Rập cử hành trên đường phố. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


Đó có lẽ là một mô tả khá hay về những gì tôi tìm thấy trong hội trường nơi những người hành hương từ Trung Đông và Bắc Phi đã tụ tập để nghe bài giáo lý của vị Giám mục Công Giáo Coptic Thomas Habib.

Người Iraq, người Syria, người Ai Cập, người Libăng, người Giócđăng và người Palestine đều nói với tôi rằng mặc dù họ đến từ các quốc gia khác nhau và thuộc các nghi lễ khác nhau, nhưng họ cảm thấy như một.

Jouzian Wahhab, người sinh ra ở Giócđăng, nhưng chuyển đến Canada khi còn nhỏ, cho biết: “Chúng tôi đoàn kết với nhau bởi nền văn hóa, truyền thống của chúng tôi, mặc dù có thể có những khác biệt nhỏ giữa những gì chúng tôi tin tưởng và cách chúng tôi cử hành và cầu nguyện.

Cô nói: “Chúng ta phải mạnh mẽ trong đức tin của mình, với tư cách là Kitô hữu, là người Công Giáo, bởi vì đó là điều gắn kết chúng ta lại với nhau”.

Jouzian nói, tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới là một sự thúc đẩy rất cần thiết cho đức tin của cô.

Cô nhận xét: “Các Giáo Hội của chúng tôi ở Canada rất yếu, vì vậy việc đến và nhìn thấy tất cả những người này tụ họp lại với nhau, từ các quốc gia khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng có chung một đức tin, thật tuyệt vời”.

Shaimoun Gergi và Elie Georgos đều sống ở Thụy Điển nhưng họ là người gốc Syria. Họ nói với tôi rằng nhiều người đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy lá cờ Syria của họ: “Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có người Hồi giáo ở Syria, rằng không có Kitô hữu, vì vậy chúng tôi giải thích, và họ thấy điều đó rất gây ngạc nhiên”.

Khi tôi hỏi họ có tin rằng một ngày nào đó quê hương của họ sẽ tìm lại được hòa bình và ổn định hay không, họ quả quyết: “Có một điều về người Syria là chúng tôi không bao giờ đánh mất hy vọng”.

Người Công Giáo Syria tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon vào ngày 4 tháng 8 năm 2023. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


Hầu hết những người ở Syria muốn đến Lisbon đều không thể thực hiện chuyến đi, vì họ không được cấp thị thực hoặc chuyến đi quá đắt đỏ. Olga Al Muati là một trong hai trường hợp ngoại lệ duy nhất và cô nói rằng cô cảm thấy mình đang đại diện cho cả cộng đồng.

“Tất cả người dân ở đây đang cầu nguyện cho Syria và hy vọng rằng mọi sự sẽ trở lại như trước đây. Chúng tôi hy vọng như vậy, ở đó thực sự phức tạp, nhưng chúng tôi có hy vọng, chúng tôi cầu nguyện rất nhiều,” cô nói.

Jouzian Wahhab (thứ hai từ phải sang), sinh ra ở Giócđăng và sống ở Canada, cùng với các Kitô hữu Giócđăng khác tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


Vấn đề hai nhà nước

Sau khi Nghi thức Phụng vụ Thánh của Công Giáo Coptic kết thúc, một số Kitô hữu Palestine trẻ tuổi đã lên sân khấu để trao cây thánh giá cho một đại diện của mỗi phái đoàn quốc gia.

Mặc dù mọi thứ diễn ra bằng tiếng Ả Rập, tôi có thể nói rằng họ thường đề cập đến Syria, với những tràng pháo tay vang dội, khiến Olga suýt rơi nước mắt.

Biết rằng cũng có một phái đoàn người Công Giáo Israel ở Lisbon, bao gồm cả người Israel gốc Ả Rập, người Israel nói tiếng Do Thái, người tị nạn và người tầm trú, tôi đã hỏi một thanh niên Palestine từ Đông Giêrusalem xem họ có đi du lịch cùng với nhau không.

Anh dường như không biết tôi đang đề cập đến điều gì, vì vậy tôi nói rằng tôi biết có một nhóm đến từ Israel. Anh ngắt lời tôi và nói: “Không phải Israel, Palestine bị chiếm đóng” - lúc đó tôi quyết định không theo đuổi vấn đề này nữa.

Tuy nhiên, tôi đã nhận thấy rằng gần như mọi thành viên của phái đoàn Palestine đều đeo một chiếc ghim có hình Shireen Abu Akleh, một nhà báo Kitô giáo đã bị người Israel bắn vào năm 2022, trong những hoàn cảnh không rõ ràng.

Một người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới với chiếc áo phông tuyên bố rằng là người Công Giáo thật đẹp. (Ảnh: Filipe D’Avillez)


200,000 người, nhưng chỉ có một 'Người được chọn'

Có rất nhiều hoạt động ở Thành phố Niềm vui, như tên gọi của công viên ven sông ở Belém. Đây là địa điểm được trang bị 150 tòa giải tội và là nơi Đức Giáo Hoàng đến nghe giải tội cho ba người hành hương vào sáng thứ Sáu.

Một tòa giải tội đặc biệt đã được chuẩn bị cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, với một chiếc ghế êm ái, nhưng ngài từ chối và thay vào đó ngồi trên băng ghế gỗ, trong một tòa giải tội khác.

Ba người hành hương đã xưng tội với Đức Giáo Hoàng chỉ là một giọt nước trong đại dương 50,000 người đã lãnh nhận Bí tích Hòa giải trong những ngày này tại Thành phố Niềm vui, chưa kể vô số người khác đã xưng tội với các linh mục ở những nơi khác, vào những thời điểm khác, kể cả trên vỉa hè xung quanh thị trấn.

Thành phố Niềm vui cũng tổ chức một số hội nghị, nhưng không có hội nghị nào gây nhiều phấn khích như hội nghị do Jonathan Roumie, người đóng vai Chúa Giêsu trong loạt phim ăn khách “Người được chọn”, dẫn đầu. Anh kể cho cử tọa đang ngồi trên bãi cỏ dưới những cây thông, về hành trình đức tin của anh và anh phấn khích thế nào khi được tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên của mình.

Roumie chỉ là một trong số 200,000 người hành hương, theo ban tổ chức, đã đến thăm Thành phố Niềm vui trong Ngày Giới trẻ Thế giới. Những người nói tiếng Mỹ khác tỏ ra nổi tiếng bao gồm Giám mục Robert Barron, người đã có nhiều buổi diễn thuyết, và Christopher West, người đã có mặt tại nhiều địa điểm, bao gồm cả ấn bản đặc biệt của Faith's Night Out, được tổ chức bởi chi nhánh tiếng Bồ Đào Nha của Các Đội Tuổi trẻ Đức Bà. Trong biến cố đó, tám diễn giả có nhiệm vụ thuyết trình theo phong cách Ted Talk trong 15 phút.

Faith's Night Out được tổ chức như một điển hình tốt của tân phúc âm hóa đươc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các vị tiền nhiệm kêu gọi. Trong khoảng một thập niên, sáng kiến này đã phát triển từ lượng khán giả khoảng 150 người đến việc bán hết vé tại một số phòng hội nghị lớn nhất ở Lisbon.

 
Một nhà thờ Hồi giáo ở tây bắc Nigeria bị sập khi đang các tín hữu đang cầu nguyện, 7 người thiệt mạng
Đặng Tự Do
18:32 16/08/2023


Một phần của nhà thờ Hồi giáo đã bị sập trong khi hàng trăm người đang cầu nguyện bên trong hôm thứ Sáu, khiến 7 tín hữu bị thiệt mạng, nhà chức trách ở bang Kaduna, tây bắc Nigeria cho biết.

Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Zaria tọa lạc ở thành phố Zaria, là một trong những thành phố lớn nhất phía bắc Nigeria.

Cơ quan quản lý khẩn cấp của bang cho biết: “Hai mươi ba người đã bị ảnh hưởng và được các nhân viên cứu hỏa của chúng tôi di tản đến bệnh viện. Các quan chức nhà nước cho biết nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào những năm 1830.

Các video dường như được ghi lại tại hiện trường cho thấy một khoảng trống rộng nơi một phần của mái nhà rơi vào.

Các nạn nhân được chôn cất trong khi các buổi cầu nguyện được tổ chức cho họ tại nhà thờ Hồi giáo.

Thống đốc Kaduna Uba Sani đã ra lệnh điều tra ngay lập tức về thảm họa và hứa sẽ hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi “sự việc đau lòng”. Viên chức của anh ta nói rằng một đội khẩn cấp đã ở Zaria.

Sự sụp đổ của nhà thờ Hồi giáo xảy ra sau hơn một chục công trình bị hư hỏng ở quốc gia Tây Phi này vào năm ngoái. Các nhà chức trách thường đổ lỗi cho những thảm họa như vậy là do các quan chức không thực thi các quy định về an toàn tòa nhà và bảo trì kém.


Source:AP
 
Gian truân của Đức Hồng Y Quân vẫn chưa hết
Đặng Tự Do
18:33 16/08/2023


Tại Hương Cảng, nhà cầm quyền đã ra lệnh tiến hành một cuộc đàn áp khác đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người ủng hộ quyền tự do dân sự theo luật an ninh quốc gia khét tiếng mà Bắc Kinh áp đặt vào năm 2020.

Như một phần của chiến dịch này, hôm thứ Bẩy 13 Tháng Tám, cảnh sát đã bắt giữ 10 người vì bị cáo buộc vi phạm luật hà khắc liên quan đến quỹ cứu trợ nhân đạo. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, cũng từng bị giam giữ vì liên quan đến quỹ này, vốn đã tan rã hai năm trước.

Trong chiến dịch mới nhất, một nhà lãnh đạo Công Giáo nổi tiếng cũng bị bắt. Theo tờ báo Hương Cảng Free Press, sáu người đàn ông và bốn phụ nữ đã bị bắt giam, trong đó có cô Bobo Yip hay Diệp Ba Ba, là cựu chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận.

Sau khi bắt giữ, cảnh sát đã đưa cô Diệp đến một hiệu sách Công Giáo ở khu Du Ma Địa (Yau Ma Tei, 油麻地) để thu thập bằng chứng chống lại cô, thu giữ hai máy tính.

Các cáo buộc chống lại 10 người đã được đề cập trong phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Quân, người chính thức bị buộc tội không ghi danh quỹ; Nếu bị kết tội, 10 người này sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn, lên đến chung thân.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều hôm qua, Cục An ninh Quốc gia Hương Cảng xác nhận đã bắt giữ 10 người “tuổi từ 26 đến 43, ở nhiều quận khác nhau”, bị nghi ngờ “âm mưu cấu kết với nước ngoài hoặc với các phần tử bên ngoài nhằm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia [...] và kích động bạo loạn”.

“Những người bị bắt bị tình nghi có âm mưu thông đồng với Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 để nhận tiền quyên góp từ các tổ chức nước ngoài khác nhau nhằm hỗ trợ những người chạy trốn ra nước ngoài hoặc các tổ chức kêu gọi trừng phạt Hương Cảng,” tuyên bố của cảnh sát cho biết.

Quỹ 612 được thành lập vào tháng 6 năm 2019 để cung cấp “hỗ trợ cho tất cả những người bị bắt, bị thương hoặc bị ảnh hưởng” trong các cuộc biểu tình lớn năm 2019.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức vào năm đó sau khi chính phủ Hương Cảng cố gắng thông qua luật cho phép trục xuất các tù nhân chính trị đến Trung Quốc đại lục để xét xử.

Các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài nhiều tháng đã dẫn đến sự đàn áp của cảnh sát. Quỹ 612 đã giúp đỡ hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ cho đến khi quỹ này tan rã vào tháng 10 năm 2021.

Mặc dù có liên quan đến quỹ theo nhiều cách khác nhau, nhưng các bị cáo vẫn khẳng định mình vô tội bằng cách chỉ ra rằng tổ chức bác ái không bắt buộc phải ghi danh theo Sắc lệnh về Hiệp hội của nhà cầm quyền Hương Cảng. Đối với nhà cầm quyền, tổ chức này có bản chất chính trị, vì vậy nó không thể được miễn ghi danh.

Châu Gia Nghi (Agnes Chow, 周嘉仪) một nhà hoạt động Công Giáo ủng hộ dân chủ, được trả tự do vào năm 2021 sau khi thụ án sáu tháng vì tham dự một cuộc tụ tập “bất hợp pháp” vào năm 2019.

Kể từ năm 2020, nhà xuất bản Công Giáo Jimmy Lai đã ở giữa một “cuộc chạy marathon” tư pháp của các phiên tòa xét xử và kết án, trong khi chính phủ đóng cửa tờ Apple Daily của ông vào năm 2021.

Giữa tranh cãi pháp lý về Quỹ 612, cảnh sát đã bắt giữ Đức Hồng Y Quân vào tháng 5 năm 2022.

Được trả tự do sau vài giờ, vị giám mục danh dự 90 tuổi đã ra tòa cùng với bốn ủy viên khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 hiện đã không còn tồn tại, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hương Cảng Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭))

Đức Hồng Y đã bị phạt 4.000 đô la Hương Cảng (hơn 500 đô la Mỹ) vào tháng 11 năm ngoái vì không ghi danh quỹ, và ngài vẫn có thể bị truy tố vì tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài.

Đức Hồng Y Quân từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của bọn cầm quyền Trung Quốc. Năm ngoái, báo chí thân đại lục của Hương Cảng đã đăng 4 bài báo trong đó cáo buộc ngài kích động sinh viên nổi dậy vào năm 2019, và vi phạm một loạt biện pháp của chính phủ.

Đức Hồng Y cũng bị cáo buộc phản đối thỏa thuận Trung Quốc-Vatican về việc bổ nhiệm giám mục.

Là một người thẳng thắn bảo vệ quyền công dân ở Hương Cảng và Trung Quốc đại lục, vị giám mục danh dự thường tham dự các phiên tòa liên quan đến các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bất đồng chính kiến bị truy tố theo luật an ninh quốc gia.

Vào tháng Giêng năm nay, ngài được phép đến Rôma để dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô XVI theo một giấy phép đặc biệt kể từ khi chính quyền tước hộ chiếu của ngài.


Source:Asia News
 
Các Giám mục Hoa Kỳ, Nhật Bản thúc đẩy việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân
Đặng Tự Do
18:34 16/08/2023


Vào ngày kỷ niệm 78 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9 tháng 8, một nhóm gồm các giám mục Công Giáo Nhật Bản và Hoa Kỳ đã công bố một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy việc hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân, tập trung vào các hành động trong quá khứ, tính đến thực tế hiện tại trong nỗ lực xây dựng một nền văn hóa hòa bình.

“Chúng tôi, các giám mục của bốn tổng và giáo phận Công Giáo trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân, tuyên bố rằng chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc cùng nhau để đạt được một 'thế giới không có vũ khí hạt nhân',” các giám mục nói. “Chúng tôi kêu gọi rằng tiến bộ cụ thể phải được thực hiện trước tháng 8 năm 2025, kỷ niệm 80 năm vụ đánh bom nguyên tử.”

Nhóm bao gồm các Tổng giám mục người Mỹ John Wester của Santa Fe và Paul Etienne của Seattle – cả hai đều lãnh đạo một tổng giáo phận có liên quan đến sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân. Nó cũng bao gồm Đức Tổng Giám Mục người Nhật Bản Peter Michiaki Nakamura của Nagasaki, Đức Giám Mục Alexis Mitsuru Shurahama của Hiroshima và Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki, người lãnh đạo các giáo phận Nhật Bản mà Hoa Kỳ ném bom vào ngày 6 tháng 8 và ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh “cuộc hành hương vì hòa bình” đến Nhật Bản do các Đức Cha Wester và Etienne dẫn đầu. Các ngài được tháp tùng bởi các tổ chức và quan chức tổng giáo phận chuyên vận động giải trừ vũ khí hạt nhân.

Khi thông báo sáng kiến mới, nhóm giám mục lên án việc sở hữu vũ khí hạt nhân là vô đạo đức. Các ngài cũng vạch ra ba lĩnh vực trọng tâm cho các giáo phận và tổng giáo phận của mình như là một phần của sáng kiến, và mời các giáo phận khác và các truyền thống tôn giáo tôn giáo cùng tham gia với các ngài trong những nỗ lực này.

Ba lĩnh vực là ghi nhớ, cùng nhau tiến bước và bảo vệ.

“Chúng tôi… kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia tích cực vào sự hợp tác này, và chúng tôi xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Nữ vương Hòa bình,” các giám mục nói. “Con đường dẫn đến hòa bình đó rất khó khăn – chúng ta không thể đi một mình.”

Để ghi nhớ, các giám mục nói rằng các ngài có ý định lắng nghe và tạo ra cuộc đối thoại với mọi người ở cả hai phía của vấn đề. Điều đó bao gồm các nạn nhân của Hiroshima và Nagasaki, thợ mỏ uranium, nhà hoạt động vì hòa bình, kỹ sư hạt nhân, quân nhân và nhà ngoại giao.”

Cùng nhau bước đi, các giám mục cho biết các ngài sẽ dâng Thánh lễ ít nhất mỗi năm một lần với ý cầu nguyện đặc biệt cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân, và định kỳ kêu gọi quyên góp đặc biệt để hỗ trợ các nạn nhân hạt nhân và khôi phục môi trường mà vũ khí đã phá hủy.

Và cuối cùng, để bảo vệ, các giám mục cho biết các ngài sẽ tiếp tục vận động để các quốc gia ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, hiệp ước chưa được ký kết bởi bất kỳ quốc gia nào trong Nhóm Bảy quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Nằm trong thông báo về sáng kiến nhưng tách biệt với chính sáng kiến, các vị giám mục đã lặp lại lời kêu gọi mà các ngài đã đưa ra vào tháng 5 tới các nhà lãnh đạo các quốc gia G7 để thực hiện các bước cụ thể hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Trong số các quốc gia đó, Mỹ sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất với 5.244 đầu đạn vào năm 2022, theo dữ liệu được công bố vào tháng 3 bởi Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ. Dữ liệu cho thấy Mỹ chỉ đứng sau Nga, quốc gia có kho vũ khí gồm 5.899 đầu đạn hạt nhân.

Đứng thứ ba trong danh sách là Trung Quốc với 410 đầu đạn hạt nhân, tiếp theo là các nước G7 Pháp và Anh với lần lượt là 290 và 225 đầu đạn hạt nhân. Sau đó là Pakistan với 170 và Ấn Độ với 164. Không quốc gia nào khác có kho vũ khí hơn 90 đầu đạn hạt nhân, dữ liệu cho thấy.

Các bước cụ thể mà nhóm các giám mục vạch ra cho các quốc gia G7 bao gồm sự ủng hộ đã nói ở trên đối với Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân, lần đầu tiên được ký bởi Vatican, cũng như sự thừa nhận về những đau khổ kéo dài do Thảm họa Hiroshima và hạt nhân gây ra. Vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki, và các tác động môi trường của việc nghiên cứu khai thác uranium và sản xuất vũ khí hạt nhân.

Đức Tổng Giám Mục Isao Kikuchi của Tokyo nói với Crux rằng ngài rất biết ơn về sự ủng hộ của các giám mục Hoa Kỳ.

“Chúng tôi, ở Nhật Bản, rất vui khi có các giám mục và bạn bè từ Hoa Kỳ lên tiếng chống lại vũ khí hạt nhân và kêu gọi bãi bỏ chúng, vì Hoa Kỳ là một trong những nước nắm giữ nhiều thứ hai những vũ khí hủy diệt này,”Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói. “Phải có tiếng nói từ phía các nạn nhân kêu gọi hòa bình, nhưng cũng cần có tiếng nói từ phía những người có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Ngài nói: “Chúng tôi rất vui vì những người từ Hoa Kỳ, đặc biệt là một số giám mục, đã can đảm kêu gọi bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói: “Chúng ta phải cố gắng chứng minh thông qua hành động của chính mình trong Giáo hội trên toàn thế giới rằng đối thoại là cách duy nhất để đoàn kết và tin tưởng. “Đó là thúc đẩy tính đồng nghị. Một Giáo hội đồng nghị sẽ là một kiểu mẫu cho thế giới về Hòa bình của Thiên Chúa.”


Source:Crux
 
VietCatholic TV
Đại Tướng Nga bị quản thúc tại gia vì nghi âm mưu đảo chính. Shoigu thề trả thù vụ T0518 Urozhaine
VietCatholic Media
03:23 16/08/2023


1. Zelenskiy đến thăm quân đội tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia

Phủ Tổng Thống cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm quân đội nước ông đang tham gia cuộc phản công của Kyiv ở khu vực Zaporizhzhia.

“Trong chuyến công tác tới vùng Zaporizhzhia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy đã đến thăm vị trí của các lữ đoàn tham gia các hoạt động tấn công trong khu vực Melitopol.

Zelenskiy đã gặp chỉ huy của nhóm quân chiến lược và tác chiến Tavria, Oleksandr Tarnavskyi, cũng như với một số đơn vị, bao gồm cả Lữ đoàn tác chiến số 3.

“Lữ đoàn đã tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở khu vực Donetsk và Luhansk, trong các trận chiến phòng thủ Kharkiv, giải phóng các ngôi làng và thị trấn gần Kharkiv, và hiện đang tiến hành các chiến dịch tấn công theo hướng Zaporizhzhia,” Zelenskiy cho biết trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. “Chúng tôi đã thảo luận những vấn đề nan giải nhất với chỉ huy lữ đoàn.”

Tổng thống Zelenskiy đã nhận được báo cáo từ các chỉ huy về tình hình của cuộc tấn công và thảo luận về nhu cầu cũng như các vấn đề mà mỗi lữ đoàn phải đối mặt.

“Đặc biệt, quân đội nhấn mạnh sự cần thiết của các phương tiện chiến tranh điện tử và hệ thống phòng không tiền tuyến để chống lại máy bay và UAV của đối phương,” theo tuyên bố. “Cần có nhiều máy bay không người lái, vì chúng nhanh chóng bị tiêu hao trong các chiến dịch tấn công.”

Phủ Tổng Thống cho biết thêm, Zelenskiy và các chỉ huy cũng “thảo luận về các vấn đề tuyển chọn nhân sự chuyên nghiệp, cung cấp thiết bị và máy móc đặc biệt cho lữ đoàn, cũng như nhu cầu về phương tiện bọc thép”.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Nga có thể xem xét lại việc sử dụng bom chùm

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm thứ Ba rằng Nga có thể xem xét lại quyết định không sử dụng bom, đạn chùm - bất chấp các báo cáo rằng Mạc Tư Khoa đã sử dụng bom, đạn chùm ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine.

“Tôi muốn chỉ ra một thực tế là chúng tôi cũng có bom, đạn chùm đang phục vụ. Cho đến bây giờ, vì lý do nhân đạo, chúng tôi đã hạn chế sử dụng chúng. Tuy nhiên, quyết định này có thể được xem xét lại,” Shoigu nói trong Hội nghị về An ninh Quốc tế ở Mạc Tư Khoa.

Nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu được đưa ra sau các báo cáo cho thấy quân Nga đã hứng chịu các thương vong kinh hoàng khi rút khỏi thị trấn Urozhaine.

Bốn Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đã tấn công ba mặt của thị trấn Urozhaine và chỉ chừa cho các đơn vị Dù và Lữ Đoàn súng trường cơ giới số 37 của Nga một con đường thoát duy nhất là tỉnh lộ T0518. Nhưng khi quân Nga chạy bộ trên tỉnh lộ này, pháo binh Ukraine đã phóng đạn chùm truy kích. Tình hình nghiêm trọng đến mức các quân nhân Nga tham chiến tại thị trấn Urozhaine đã tử trận hầu hết, chỉ trừ những binh sĩ ra đầu hàng là có cơ may sống sót.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng Nga đã “sử dụng rộng rãi bom chùm, khiến nhiều dân thường thiệt mạng và bị thương nặng.”

Tháng trước, Mỹ tuyên bố sẽ gửi số vũ khí gây tranh cãi tới Ukraine, trong một động thái bị các nhóm nhân quyền chỉ trích.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với CNN rằng quyết định có gửi bom, đạn chùm tới Ukraine hay không là “rất khó”, nhưng ông đã chọn làm như vậy vì Kyiv cần thêm đạn dược để tiếp tục cuộc chiến đẩy quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraine.

123 quốc gia – bao gồm Vương quốc Anh, Pháp và Đức – là những bên ký hiệp ước cấm sử dụng vũ khí này.

Bom, đạn chùm là gì? Các loại đạn này đặc biệt nguy hiểm đối với dân thường và những người không tham chiến khi được bắn gần các khu vực đông dân cư vì chúng làm phát tán vật liệu nổ, được gọi là “bom con” trên các khu vực rộng lớn.

Những quả bom không phát nổ khi va chạm có thể phát nổ nhiều năm sau đó, gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn.

94% thương vong do bom chùm được ghi nhận là xảy ra với thường dân, trong đó gần 40% là trẻ em.

3. Tướng Nga Sergei Surovikin bị cách chức lãnh đạo quân đội, bị quản thúc tại gia

Hai ký giả Elisa Braun và Zoya Sheftalovich của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia’s ‘General Armageddon’ removed from military leadership, under house arrest: Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy 'Tướng quân ngày tận thế' của Nga bị cách chức lãnh đạo quân đội, bị quản thúc tại gia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Truyền thông địa phương cho biết Sergei Surovikin không thể rời khỏi nhà của mình và được yêu cầu giữ im lặng cho đến khi anh ta bị lãng quên.

Tướng Nga Sergei Surovikin, được cho là đồng minh của thủ lĩnh Wagner lưu vong Yevgeny Prigozhin, đã bị loại khỏi vai trò lãnh đạo của ông trong cuộc chiến của Mạc Tư Khoa với Ukraine và đang bị quản thúc tại gia, theo các báo cáo lan truyền giữa các blogger và phương tiện truyền thông quân sự Nga.

Blog VChK-OGPU, được coi là thân cận với lực lượng an ninh của Nga, đã đưa tin vào cuối ngày Chúa Nhật rằng Surovikin hiện đang “bị quản thúc tại gia”, nơi anh ta không thể rời khỏi ngôi nhà mà anh ta đang bị giam giữ, nhưng được phép tiếp những người đến thăm bao gồm cả một số cấp dưới của anh ta.

Surovikin, được biết đến với cái tên “Tướng quân Armageddon” vì các chiến lược quân sự tàn bạo của ông ta ở Chechnya và Syria, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc hành quân của Wagner vào Mạc Tư Khoa vào tháng 6, sau khi có các báo cáo lan truyền rằng ông ta đã biết về kế hoạch binh biến của Prigozhin.

“Không có cuộc điều tra chính thức nào, nhưng Surovikin đã phải dành một thời gian dài trong tình trạng lấp lửng để trả lời những câu hỏi khó chịu,” VChK-OGPU đưa tin, đồng thời cho biết thêm rằng vị tướng này đã được khuyên nên ở dưới tầm ngắm để ông bị “lãng quên”. Trích lời một người am hiểu tình hình, blog này cho biết quyết định về số phận cuối cùng của Surovikin “phải do một người đưa ra, và càng mất nhiều thời gian, người này càng nguội lạnh” – ám chỉ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Báo cáo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Viktor Sobolev, một cựu trung tướng Nga hiện là nghị sĩ trong Duma quốc gia, nói với News.ru rằng Surovikin đã bị loại khỏi vai trò chỉ huy lực lượng của Điện Cẩm Linh ở Ukraine.

Sobolev cũng ám chỉ rằng Surovikin cuối cùng có thể trở lại, nói với trang tin tức Nga rằng vị tướng này có thể hữu ích cho quân đội sau này, nếu ông ta không bị phát hiện có các vi phạm nghiêm trọng.

Điện Cẩm Linh vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về tung tích của Surovikin hay các báo cáo về việc ông biết trước về cuộc binh biến Wagner, mà chỉ đề cập đến “những suy đoán, và những cáo buộc” khi các phóng viên thăm dò về sự biến mất của ông.

4. Những thắng lợi của Ukraine ở một thị trấn nhỏ trong khu vực Donetsk có ý nghĩa lớn trên tiền tuyến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Gains in Small Donetsk Village Have Major Frontline Implications”, nghĩa là “Những thắng lợi của Ukraine ở một thị trấn nhỏ trong khu vực Donetsk có ý nghĩa lớn trên tiền tuyến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Trục phía nam của cuộc phản công khốc liệt của Ukraine được cho là đã giành được một lợi ích quan trọng khác vào cuối tuần qua, với các báo cáo cho thấy rằng quân đội Nga đã bị đẩy ra khỏi các vị trí phòng thủ của họ ở thị trấn Urozhaine thuộc tỉnh Donetsk, đó là một thị trấn nhỏ phía bắc tuyến phòng thủ đáng gờm của Mạc Tư Khoa và trên đường đến Mariupol bị tạm chiếm.

Một số tài khoản Telegram nổi tiếng của Nga đã báo cáo vào Chúa Nhật rằng quân đội Nga đang rút khỏi Urozhaine khi đối mặt với các cuộc tấn công dữ dội của Ukraine. Thị trấn và các khu vực xung quanh đã trở thành tâm điểm của các hành động tấn công của Kyiv trong vài tuần.

Vladimir Rogov, một thành viên của cơ quan hợp tác với quân xâm lược ở vùng lân cận Zaporizhzhia, đã báo cáo giao tranh ác liệt ở phía nam thị trấn Velyka Novosilka do Ukraine kiểm soát khi lực lượng của Kyiv tìm cách chọc thủng phòng tuyến Surovikin nhiều lớp và tiến xuống bờ biển Azov.

Rogov cho biết: “Đối phương đã tiến vào và giành được chỗ đứng ở phía bắc của Urozhaine sau hai tuần diễn ra những trận chiến khốc liệt và đẫm máu nhất để giành lấy khu định cư này.” Quan chức này cho biết các binh sĩ Nga vẫn ở lại phía nam của khu định cư và cho rằng mục tiêu cuối cùng của Ukraine là thị trấn Staromlynivka xa hơn về phía nam.

Bản tin Chúa Nhật của Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã trích dẫn các báo cáo về những bước tiến của Ukraine vào Urozhaine và xung quanh thị trấn Robotyne của tỉnh Zaporizhzhia, một điểm nóng khác của các cuộc giao tranh gần đây. Nhóm chuyên gia cố vấn đã viết rằng họ “không quan sát thấy những xác nhận rằng các lực lượng Nga đã rút hoàn toàn khỏi Urozhaine và các lực lượng Nga có thể hiện đang duy trì các vị trí ở ít nhất là phần phía nam của khu định cư.”

Cảnh quay bằng máy bay không người lái được quay từ trên cao Urozhaine cho thấy một số xe tăng Ukraine di chuyển trên các con đường chính trong khi bắn vào các mục tiêu của Nga. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Nếu chiếm được và tận dụng vị trí chiến lược của thị trấn này, bước tiến của Ukraine vào Urozhaine có thể mang đến những thắng lợi lớn tiếp theo. Quân đội của Kyiv được cho là đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề khi cố gắng tiếp cận và chọc thủng tuyến đầu tiên trong mạng lưới công sự của Nga, được đặt theo tên của cựu chỉ huy cuộc xâm lược, Tướng Sergei Surovikin, người đã giám sát việc củng cố rộng rãi hệ thống phòng thủ của Nga ở miền nam Ukraine vào cuối năm 2022.

Urozhaine vẫn còn cách khoảng 5 dặm về phía bắc của dòng đầu tiên trong hệ thống công sự Surovikin. Tuy nhiên, ISW đã mô tả bước tiến của Ukraine ở đây là “có ý nghĩa về mặt chiến thuật”. Các blogger người Ukraine và Nga ghi nhận vai trò quan trọng của khu định cư trong các mạng lưới cung cấp địa phương của Nga, cho thấy sự sụp đổ của nó sẽ làm phức tạp thêm việc bảo vệ khu vực rộng lớn hơn của Mạc Tư Khoa.

Như ISW đã viết, “không gian thông tin của Nga đang nắm bắt những lợi ích của Ukraine ở Urozhaine để làm nổi bật tinh thần kém cỏi của Nga và những thách thức chỉ huy trong khu vực”.

Urozhaine nằm trên con đường T0518 chạy từ Velyka Novosilka về phía nam đến vùng ngoại ô Mariupol bị tạm chiếm trên bờ biển Azov. Nếu các lực lượng Ukraine tiếp tục đi dọc theo con đường và phá vỡ Phòng tuyến Surovikin, họ có thể sẽ tìm cách tiến ra biển. Nếu thành công, họ có thể cắt đứt “hành lang trên bộ” từ biên giới phía tây của Nga đến Crimea bị tạm chiếm, cắt đôi quân đội Nga ở miền nam Ukraine.

Ngay cả khi hành lang trên bộ không bị sụp đổ hoàn toàn, thì việc Ukraine tiến sâu hơn vào khu vực sẽ cho phép vũ khí tầm xa của họ tấn công các mục tiêu xa hơn bên trong Crimea. Chúng có thể bao gồm các phi trường quan trọng, trụ sở của Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol và Cầu Eo biển Kerch.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã báo cáo “một số thành công” xung quanh Urozhaine trong một lần xuất hiện trên truyền hình, theo báo cáo của Ukrinform hôm thứ Hai. Nhưng Maliar cũng ghi nhận sự kháng cự mãnh liệt của quân đội Nga, đặc biệt là các đơn vị pháo binh dọc theo trục tấn công phía nam và phía đông của Ukraine.

Cô nói: “Nhìn chung, số lượng các cuộc tấn công bằng pháo kích ở phía nam và phía đông trong tuần qua lên tới khoảng 10.000 cuộc tấn công, nghĩa là đó là một vụ nổ súng liên tục. “Ngoài ra, các độ cao vượt trội được khai thác. Do đó, Lực lượng Vũ trang của chúng ta đang phải đối mặt với những trở ngại rất nghiêm trọng trên con đường của họ.”

5. Nga trang bị cho tàu ngầm hạt nhân những hỏa tiễn siêu thanh 'không có đối thủ'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia to Arm Nuclear Submarines with Unmatched Hypersonic Missiles”, nghĩa là “Nga trang bị cho tàu ngầm hạt nhân những hỏa tiễn siêu thanh không có đối thủ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Theo nhà lãnh đạo công ty đóng tàu lớn nhất của Nga, quân đội Mạc Tư Khoa đang trang bị cho các tàu ngầm Yasen-M mới của mình hỏa tiễn siêu thanh Zircon mà Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi là “không có đối thủ”.

Nhiều tàu ngầm Yasen-M mới “đa mục đích” – mà một chuyên gia trước đây đã mô tả với Newsweek là “viên ngọc quý của Hải quân Nga đương đại” – sẽ mang hỏa tiễn Zircon mới, Alexei Rakhmanov, giám đốc điều hành của United Shipbuilding Corporation, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti.

“Công việc theo hướng này đã được tiến hành,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào hôm thứ Hai.

Nga đã đầu tư rất nhiều vào khả năng quân sự dưới nước của mình, chế tạo một hạm đội tàu ngầm mà các chuyên gia cho rằng vượt xa các tàu nổi của nước này.

Các tàu lớp Yasen là tàu ngầm mang hỏa tiễn hành trình hạt nhân và vào đầu năm 2023, Nga có 9 tàu ngầm mang hỏa tiễn hành trình hạt nhân như một phần trong kho vũ khí của mình. Bao gồm hai tàu ngầm Yasen-M, còn được gọi là Dự án 08851 hoặc theo tên báo cáo của NATO, Severodvinsk II.

Các chuyên gia cho rằng tàu ngầm lớp Yasen có tốc độ nhanh, yên tĩnh và chắc chắn là một “thách thức” đối với năng lực của phương Tây. Mark Grove, giảng viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải của Đại học Hải quân Hoàng gia Britannia Dartmouth, Vương quốc Anh, trước đây đã nói với Newsweek rằng nó “rõ ràng sẽ đòi hỏi một nỗ lực lớn hơn để theo dõi và vô hiệu hóa” con tàu công nghệ cao này.

Một tàu ngầm Yasen-M khác sẽ đi vào hoạt động trong hải quân Nga vào cuối năm 2023, ông Rakhmanov nói với hãng thông tấn nhà nước Tass vào giữa tháng 6. Yasen-M thứ ba này, tên là Krasnoyarsk, đã được thử nghiệm từ tháng 6 năm 2022. Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai, Rakhmanov cho biết Krasnoyarsk vẫn đang trong quá trình thử nghiệm do nhà nước điều hành.

Các tàu ngầm Yasen-M có thể mang hỏa tiễn hành trình Kalibr phóng từ biển của Nga, nhằm tấn công vào các thành phố của Ukraine từ Hắc Hải, bằng hỏa tiễn siêu thanh Zircon, hay Tsirkon, mới của Nga.

Vào Tháng Giêng năm 2023, Putin đã ca ngợi Zircon, nói rằng “những vũ khí mạnh mẽ như vậy sẽ bảo vệ Nga khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài một cách đáng tin cậy và sẽ giúp bảo đảm lợi ích quốc gia của đất nước chúng ta”.

Khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Nga đã mang theo hỏa tiễn Zircon. Hải quân Nga cũng đã phóng thử hỏa tiễn Zircon từ tàu ngầm Severodvinsk, quân đội Mạc Tư Khoa cho biết vào tháng 10/2021.

Vào cuối tháng 7, Putin cho biết các hệ thống hỏa tiễn Zircon mới nhất là “bất khả chiến bại trên toàn cầu và không thể bị ngăn cản”, đồng thời bổ sung trong cuộc diễn hành Ngày Hải quân rằng “việc chuyển giao chúng cho các lực lượng vũ trang Nga sẽ bắt đầu trong những tháng tới”, theo truyền thông nhà nước Nga.

Zircon là một trong những loại vũ khí thế hệ tiếp theo đang được phát triển cho quân đội Nga, và người Nga đã tuyên bố rằng Zircon có thể di chuyển với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh và xa tới 1.000 km, tương đương khoảng 620 dặm. Kho vũ khí siêu thanh của Nga cũng bao gồm hỏa tiễn Kinzhal mà Ukraine đã nhiều lần nói rằng họ đã đánh chặn bằng hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

6. Nga cho biết họ đã ngăn chặn sự xâm nhập xuyên biên giới của lực lượng Ukraine

Thống đốc vùng Bryansk của Nga, Aleksandr Bogomaz, cho biết các lực lượng của Mạc Tư Khoa đã ngăn chặn một cuộc tấn công xuyên biên giới của các lực lượng Ukraine.

“Hiện tại, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, cũng như đơn vị kiểm soát biên giới của FSB Nga ở vùng Bryansk thuộc khu vực làng Kurkovichi, quận thành phố Starodubsky, đã ngăn chặn nỗ lực của Nhóm phá hoại và trinh sát Ukraine tiến vào lãnh thổ Liên bang Nga,” Bogomaz cho biết hôm thứ Ba.

“Không có thương vong,” ông nói thêm.

CNN không thể xác minh độc lập các tuyên bố của Bogomaz và các quan chức Ukraine đã không bình luận về vụ việc bị cáo buộc.

Một số bối cảnh: Vùng Bryansk có chung đường biên giới phía nam với Ukraine và phía tây với Belarus, quốc gia đồng minh thân thiết của Nga đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lược Ukraine của Putin năm ngoái.

Khu vực này trước đây đã là mục tiêu trong các cuộc đột kích xuyên biên giới.

Tháng trước, một máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công Bộ Nội vụ ở Bryansk dẫn đến việc phá hủy mái nhà và cửa sổ của tòa nhà, Bogomaz cho biết như trên, trước khi nói thêm rằng không có thương vong.

7. Ukraine cho biết Nga lên kế hoạch tấn công 'Cờ giả' vào nhà máy hạt nhân của chính mình

Nga đang lên kế hoạch tấn công “cờ giả” vào nhà máy điện hạt nhân của chính họ ở vùng Kursk, phát ngôn nhân của Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết hôm thứ Ba, trích dẫn Trung tâm Kháng chiến Quốc gia của nước này.

Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, được thành lập bởi Lực lượng Hoạt động Đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã thu được các tài liệu bị rò rỉ cho thấy Điện Cẩm Linh đang chuẩn bị một hành động khiêu khích tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở miền tây nước Nga.

Newsweek đã không thể xác minh tính xác thực của các tài liệu và đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

Tháng trước, chính quyền địa phương Kursk đã cáo buộc Ukraine cố gắng tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy điện hạt nhân. Thống đốc khu vực, Roman Starovoy, cho biết một máy bay không người lái đã bị bắn rơi cách nhà máy chỉ vài dặm, gần một tòa nhà dân cư ở thị trấn Kurchatov.

“Việc chuẩn bị di tản khỏi khu vực có thể bị ô nhiễm phóng xạ trong trường hợp xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân đang được tiến hành ở vùng Kursk,” trung tâm cho biết hôm thứ Ba, đồng thời cho biết thêm rằng Nga có kế hoạch di tản từ 21.000 đến 57.000 người.

Con số này “bất chấp thực tế là dân số của khu vực này là hơn 1 triệu người và bản thân Kursk là 435.000 người. Đó là khoảng 5% dân số của các khu vực, điều này cho thấy rằng những người trong danh sách đã được 'chọn',” trung tâm cho biết.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine Andriy Yusov nói: “Trung tâm Kháng chiến Quốc gia của Ukraine đã thu được các tài liệu cho thấy Nga đang lên kế hoạch tấn công giả vào Nhà máy điện hạt nhân Kursk. Ngoài ra, họ chỉ có kế hoạch di tản một số lượng nhất định cư dân của Kursk—Điện Cẩm Linh đang lựa chọn và chọn người để di tản, trước cuộc tấn công của chính họ vào nhà máy điện hạt nhân.”

“Chúng ta phải nhận ra rằng những hành động khiêu khích của Nga với Nhà máy điện hạt nhân Kursk, với Nhà máy điện Zaporizhzhia và nỗ lực leo thang chiến sự chống lại các nước NATO, đơn giản là khiến NATO không còn lựa chọn nào khác ngoài nhu cầu đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào từ Nga như đóng cửa biên giới của họ với Nga và Belarus”

Nga và Ukraine đã nhiều lần cáo buộc nhau dàn dựng các hành động khiêu khích tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine bị tạm chiếm từ những ngày đầu của cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

8. Phó Thủ tướng Ukraine: Đường tới chiến thắng sẽ “dài và khó khăn”

Iryna Vereshchuk, phó thủ tướng Ukraine, cho biết con đường chiến thắng của Ukraine sẽ “dài và khó khăn” khi nhìn về một cuộc chiến lâu dài phía trước.

“'Hai ba tuần', 'vào cuối năm nay', 'mùa xuân tới' - tất cả những điều này đều không đúng,” Vereshchuk cho biết hôm thứ Ba. Cô nói thêm Ukraine phải “sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài”.

Vereshchuk nói: “Người dân Ukraine nên hướng tới chiến thắng ở nơi họ thuộc về”.

“Chúng ta làm hết sức mình ở đây và bây giờ. Kiên nhẫn. Ngày qua ngày. Hãy chuẩn bị cho một chặng đường dài, không phải chạy nước rút.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thừa nhận rằng cuộc phản công của Ukraine đang diễn ra chậm hơn dự kiến. Các quan chức Ukraine đã nói rằng các nỗ lực hiện nay đang tập trung vào việc phá hủy khả năng của Nga và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của nước này.
 
Ám ảnh trận Urozhaine, quân Nga bỏ chạy, mất 21 chiến xa, 24 trọng pháo. Latvia bắt gián điệp Nga
VietCatholic Media
18:27 16/08/2023


1. Nga cáo buộc Ukraine tấn công Mạc Tư Khoa bằng máy bay không người lái

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hôm thứ Tư lực lượng phòng không đã bắn hạ ba máy bay không người lái của Ukraine ở phía tây nam Mạc Tư Khoa, đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công trên không gần thủ đô, AFP đưa tin.

Konashenkov cáo buộc Ukraine đã phát động cuộc tấn công vào lúc 5:00 sáng bằng cách sử dụng “ba phương tiện bay không người lái nhằm vào các mục tiêu ở vùng Kaluga”

“Tất cả các máy bay không người lái đều bị các hệ thống phòng không của Nga phát hiện và tiêu diệt kịp thời,” Konashenkov nói.

Konashenkov nói thêm rằng các máy bay không người lái bị bắn hạ ở phía nam của khu vực, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 160 km về phía tây nam.

“Không có hậu quả nào đối với con người và cơ sở hạ tầng,” Konashenkov nhấn mạnh

Đây là cuộc không kích ít nhất là lần thứ 5 trong tháng này nhằm vào khu vực Kaluga mà Nga cho biết đã ngăn chặn được.

2. Mất tinh thần sau thất bại tại thị trấn Urozhaine, quân Nga tháo chạy, một ngày mất 11 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 24 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không11 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 24 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 16 tháng Tám, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar tuyên bố chính thức rằng Lực lượng phòng vệ Ukraine đã giải phóng hoàn toàn thị trấn Urozhaine ở vùng Donetsk bị tạm chiếm.

“Urozhaine đã được giải phóng. Các hậu vệ của chúng ta đang củng cố vị trí của họ,” Maliar nói. Theo các blogger quân sự Nga, thị trấn này đã được giải phóng vào hôm Chúa Nhật. Tuy nhiên, Ukraine đã cố tránh không tỏ ra quá vui mừng trước diễn biến đáng phấn khởi này.

Bốn Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đã tấn công ba mặt của thị trấn Urozhaine và chỉ chừa cho các đơn vị Dù và Lữ Đoàn súng trường cơ giới số 37 của Nga một con đường thoát duy nhất là tỉnh lộ T0518. Nhưng khi quân Nga chạy bộ trên tỉnh lộ này, pháo binh Ukraine đã phóng đạn chùm truy kích. Tình hình nghiêm trọng đến mức các quân nhân Nga tham chiến tại thị trấn Urozhaine đã tử trận hầu hết, chỉ trừ những binh sĩ ra đầu hàng là có cơ may sống sót.

Cô nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Ukraine đang tiếp diễn xa hơn thị trấn vừa được giải phóng. Các báo cáo trước đó cho biết lực lượng phòng vệ Ukraine tiếp tục tiến hành chiến dịch tấn công ở khu vực Melitopol và Berdiansk.

Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, quân Nga tỏ ra mất tinh thần sau thất bại tại thị trấn Urozhaine. Tại khu vực Avdiivka và Marinka, quân Nga bỏ chạy trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Ukraine. Họ bỏ chạy để lại nhiều khí tài chiến tranh.

Trong 24 giờ qua, 650 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 11 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 24 hệ thống pháo, 3 hệ thống phòng không và 30 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Tám, khoảng 255.570 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.324 xe tăng, 8.380 xe thiết giáp, 5.152 hệ thống pháo, 714 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 485 hệ thống phòng không, 315 chiến binh, 314 máy bay trực thăng, 4.248 máy bay không người lái chiến thuật, 1.404 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu thuyền, 7.614 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 773 thiết bị đặc biệt.

3. Ukraine chi 32 triệu đô la cho các công sự ở phía đông bắc

Chính phủ Ukraine đã phân bổ hơn 1,2 tỷ hryvnia Ukranian, tương đương khoảng 32 triệu đô la, để xây dựng các công sự ở các khu vực phía đông bắc của đất nước, thủ tướng Denys Shmyhal tuyên bố hôm thứ Ba.

“Theo yêu cầu của chính quyền quân sự khu vực Kharkiv và Chernihiv, hơn 1,2 tỷ hryvnia đã được phân bổ từ quỹ dự trữ ngân sách nhà nước,” thông báo của chính phủ viết.

Khu vực Kharkiv sẽ nhận được 911,5 triệu hryvnia tương đương khoảng 24,69 triệu USD, trong khi khu vực Chernihiv sẽ nhận được hơn 363 triệu UAH tương đương khoảng 9,83 triệu USD, thông báo cho biết thêm. “Đây là những khoản tiền dành cho việc xây dựng các công trình công sự và kỹ thuật quân sự”.

Nhà lãnh đạo chính quyền quân sự khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết ông rất biết ơn về sự hỗ trợ của chính phủ ở Kyiv.

Syniehubov nói: “Khả năng phòng thủ vẫn là nhiệm vụ chung đầu tiên và quan trọng nhất. “Xét cho cùng, khu vực biên giới của chúng ta hàng ngày phải hứng chịu các cuộc pháo kích liên tục của quân xâm lược, quân đội Nga tiếp tục cố gắng chọc thủng hàng phòng thủ của chúng ta và Lực lượng vũ trang Ukraine chiến đấu trong những trận chiến khó khăn hàng ngày. “

4. Cố vấn tổng thống Ukraine nói hỏa tiễn Nga bắn vào Ukraine trong đêm có chip nước ngoài

Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết các hỏa tiễn Nga bắn vào Ukraine trong đêm qua được chế tạo bằng chip nước ngoài.

“Những hỏa tiễn này được sản xuất bởi người Nga trong năm nay. Có khoảng 30 chip nước ngoài trong Kh-101, được sản xuất vào tháng 4,” Yermak cho biết hôm thứ Ba. “Chúng tôi thu thập thông tin, làm việc với các đối tác và liên lạc với họ thường xuyên. Các chính phủ đối tác của chúng tôi cũng đang làm việc với các nhà sản xuất và nhà cung cấp chip.”

Ông nói thêm: “Các hạn chế đã được đưa ra, nhưng các biện pháp trừng phạt cần phải được tăng cường để ngăn chặn Nga thu được các thành phần quan trọng và sản xuất hỏa tiễn”.

Các quan chức cho biết Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Lviv ở miền tây Ukraine và các khu vực khác cách xa tiền tuyến, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.

5. Thụy Điển công bố gói hỗ trợ quân sự 300 triệu USD cho Ukraine

Thụy Điển đã công bố một gói hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine, trị giá khoảng 315 triệu đô la, Bộ Quốc phòng nước này cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

“Trong số những thứ khác, Ukraine đã yêu cầu phụ tùng thay thế cho Xe chiến đấu 90 và Xe chiến đấu 122 mà Thụy Điển tặng cho nước này,” Bộ cho biết thêm rằng chính phủ “hiện đang đáp ứng nhu cầu đó và đang tặng phụ tùng và các vật liệu khẩn cấp có thể miễn phí trong một thời gian giới hạn với giá trị tối đa là 1,1 tỷ SEK (khoảng 102 triệu USD).”

Theo Bộ, các phương tiện vận tải, hàng hóa dự phòng và thiết bị rà phá bom mìn, có thể được sử dụng trong một thời gian giới hạn với giá trị chỉ dưới 200 triệu USD, cũng sẽ được đưa vào gói mới này.

Đây là gói hỗ trợ thứ 13 của Thụy Điển.

6. Ít nhất 19 người bị thương trong các cuộc tấn công của Nga vào khu vực Lviv phía tây Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 16 tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào khu vực Lviv phía tây Ukraine trong đêm qua đã làm ít nhất 19 người bị thương, trong đó có một đứa trẻ 10 tuổi và cơ sở hạ tầng dân sự bị hư hại nặng nề.

Các cuộc tấn công - xảy ra ở phía tây ít thường xuyên hơn ở tiền tuyến ở phía đông và nam - cũng khiến 5 người phải vào bệnh viện.

Lực lượng phòng không của Kyiv đã bắn hạ một trong những hỏa tiễn hành trình của Nga phóng tới khu vực phía tây, Lyutnytska cho biết. Sáu hỏa tiễn khác không bị đánh chặn.

“Người Nga đã tấn công khu vực của chúng ta bằng hỏa tiễn hành trình trong khoảng thời gian từ 5:20 sáng đến 5:30 sáng,” cô nói. “May mắn thay, không có ai thiệt mạng trong cuộc tấn công hỏa tiễn này.”

Cô cho biết dân thường trẻ nhất bị thương là 10 tuổi, trong khi người già nhất là 72 tuổi.

“Hầu hết các nạn nhân đều có vết trầy xước và vết cắt do cửa sổ bị vỡ và có vết bầm tím,” cô nói, đồng thời cho biết thêm khoảng 40 ngôi nhà bị hư hại.

“Trong số đó có 6 người già từ 62 đến 75 tuổi. Hầu hết các nạn nhân được chẩn đoán là có vết bầm tím, vết cắt và phản ứng căng thẳng cấp tính. Điều quan trọng nhất là mọi người đều còn sống. Mọi người đang được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.”

Các cuộc tấn công diễn ra khi Ba Lan tổ chức cuộc diễn hành quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ, trong một động thái phòng thủ diễn ra khi căng thẳng gia tăng ở biên giới giữa quốc gia NATO và đồng minh chủ chốt của Nga là Belarus.

Ở những nơi khác ở Ukraine, ít nhất ba người chết do các cuộc tấn công của Nga ở phía tây bắc và trung tâm của đất nước. Bộ Quốc phòng Nga cho biết Mạc Tư Khoa tấn công vào ngành công nghiệp quân sự của Kyiv.

“Tối nay, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công tập trung bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trên không và trên biển nhằm vào các doanh nghiệp chủ chốt của ngành công nghiệp quân sự của chế độ Kyiv,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói. “Đã đạt mục tiêu. Tất cả các đối tượng được giao đều bị đánh. Tổ hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine bị thiệt hại đáng kể”.

Bộ Quốc phòng Nga không bình luận khi được hỏi liệu các cuộc không kích có nhắm vào các khu dân cư hay không. Các lực lượng Nga đã liên tục phủ nhận việc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự, bất chấp những bằng chứng ngược lại.

7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết Nga đã có thể sản xuất máy bay không người lái theo kiểu của Iran và đã tung vào chiến trường Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Nga gần như chắc chắn đã bắt đầu triển khai các phương tiện bay tấn công một chiều được sản xuất trong nước dựa trên các thiết kế Shahed của Iran. Các lực lượng Nga đã nhập khẩu các hệ thống do Iran sản xuất kể từ tháng 9 năm 2022.

Việc sản xuất trong nước có thể sẽ cho phép Nga thiết lập nguồn cung cấp máy bay không người lái tấn công đáng tin cậy hơn. Hiệu suất của những vũ khí này đã thay đổi và Ukraine đã chứng minh hiệu quả trong việc vô hiệu hóa phần lớn các máy bay không người lái đang bay tới.

Nga có thể đặt mục tiêu tự cung cấp máy bay không người lái tấn công trong những tháng tới. Tuy nhiên, tạm thời, Nga vẫn phụ thuộc vào các bộ phận và toàn bộ vũ khí từ Iran, chủ yếu được vận chuyển qua Biển Caspi.

8. Nga tấn công các kho ngũ cốc của Ukraine một lần nữa khi một tàu nước ngoài sử dụng hành lang Hắc Hải mới của Kyiv

Các quan chức địa phương cho biết hôm thứ Tư rằng Nga đã tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng ngũ cốc ở khu vực Odesa, miền nam Ukraine, sử dụng máy bay không người lái trong các cuộc tấn công trong đêm vào các cơ sở lưu trữ và cảng dọc theo sông Danube mà Kyiv ngày càng sử dụng để vận chuyển ngũ cốc đến Âu Châu sau khi Mạc Tư Khoa phá vỡ thỏa thuận xuất khẩu qua Hắc Hải.

Các quan chức cho biết Nga đã tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng ngũ cốc ở vùng Odesa phía nam Ukraine, sử dụng máy bay không người lái trong các cuộc tấn công trong đêm vào các cơ sở lưu trữ và cảng dọc theo sông Danube. Kyiv đã tăng cường sử dụng các bến cảng này để vận chuyển ngũ cốc đến Âu Châu sau khi Mạc Tư Khoa hủy bỏ thỏa thuận xuất khẩu quan trọng thời chiến qua Hắc Hải.

Cùng lúc đó, một tàu container chất đầy bị mắc kẹt tại cảng Odesa kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga hơn 17 tháng trước đã ra khơi và đang đi qua Hắc Hải đến Bosporus dọc theo một hành lang tạm thời do Ukraine thiết lập để vận chuyển thương mại.

Nền kinh tế Ukraine, bị tàn phá bởi chiến tranh, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản của Ukraine, cũng rất quan trọng trong việc cung cấp lúa mì, lúa mạch, dầu hướng dương và các loại thực phẩm khác cho thế giới, đặc biệt là các nước nghèo ở Phi Châu và Á Châu.

Sau khi Điện Cẩm Linh xé bỏ vào tháng trước một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào mùa hè năm ngoái để bảo đảm xuất khẩu ngũ cốc an toàn của Ukraine qua Hắc Hải, Kyiv đã tìm cách chuyển hướng vận chuyển qua sông Danube cũng như các tuyến đường bộ và đường sắt vào Âu Châu. Nhưng chi phí vận chuyển theo cách đó cao hơn nhiều, một số nước Âu Châu đã chùn bước trước những hậu quả đối với giá ngũ cốc địa phương và các cảng Danube không thể giải quyết khối lượng tương tự như các cảng biển.

Thống đốc Odesa Oleh Kiper cho biết các mục tiêu chính của cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái trong đêm của Nga là các bến cảng và hầm chứa ngũ cốc, bao gồm cả tại các cảng ở đồng bằng sông Danube. Theo Kiper, lực lượng phòng không đã đánh chặn được 13 máy bay không người lái.

Đây là cuộc tấn công mới nhất giữa nhiều tuần không kích khi Nga tấn công vào các cảng đồng bằng sông Danube, chỉ cách biên giới Rumani khoảng 15km. Danube là con sông dài thứ hai của Âu Châu và là tuyến giao thông quan trọng.

9. Ukraine cho biết tàu chở hàng đầu tiên sử dụng các tuyến đường vận chuyển mới ở Hắc Hải đã rời một cảng phía nam bất chấp những lời đe dọa từ Nga rằng hải quân nước này có thể tấn công vào các tàu rời khỏi Ukraine.

Kyiv đã công bố các hành lang hàng hải cho các tàu dân sự vào tuần trước sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép đi lại trên biển an toàn để xuất khẩu ngũ cốc và đe dọa các tàu chở hàng ở Hắc Hải.

Bộ trưởng cơ sở hạ tầng của Ukraine, Oleksandr Kubrakov, cho biết:

Con tàu đầu tiên đang di chuyển dọc theo các hành lang tạm thời được thiết lập cho các tàu dân sự đến và đi từ các cảng Hắc Hải.

Ông cho biết con tàu có tên là Joseph Schulte treo cờ Hương Cảng và cho biết nó đã rời cảng Odesa, một trong ba trung tâm trung chuyển tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc hiện đã bị loại bỏ.

Kubrakov nói thêm: “Ukraine đã đề xuất tuyến đường này để kháng cáo lên Tổ chức Hàng hải Quốc tế.”

Hành lang sẽ được sử dụng chủ yếu để di tản các tàu đang ở các cảng Chornomorsk, Odesa và Pivdenny của Ukraine vào thời điểm Liên bang Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện.

Cuối tuần qua, Mạc Tư Khoa cho biết họ đã bắn cảnh cáo từ một tàu chiến Nga vào một tàu chở hàng đang hướng tới cảng Izmail của Ukraine.

Các cuộc tấn công đã gia tăng ở cả hai bên Hắc Hải kể từ khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.

Nga đã nhiều lần tấn công cơ sở hạ tầng cảng biển trên Hắc Hải và sông Danube của Ukraine. Ngược lại, Ukraine đã tấn công vào các tàu chiến Nga trong khu vực.

10. Mỹ ép Iran ngừng bán máy bay không người lái

Mỹ đang thúc đẩy Iran ngừng bán máy bay không người lái có vũ trang cho Nga như một phần của các cuộc thảo luận về sự hiểu biết rộng hơn bất thành văn giữa Washington và Tehran nhằm giảm căng thẳng, Financial Times đưa tin hôm nay, trích dẫn những người được thông thạo về vấn đề này.

Mỹ đang thúc ép Iran ngừng bán máy bay không người lái có vũ trang cho Nga mà Mạc Tư Khoa đang sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine, cũng như phụ tùng thay thế cho máy bay không người lái, báo cáo cho biết, trích dẫn một quan chức Iran và một người khác quen thuộc với các cuộc đàm phán.

Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Iran đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Tin tức này được đưa ra khi Washington và Iran đang cố gắng giảm bớt căng thẳng và khôi phục các cuộc đàm phán rộng hơn về chương trình hạt nhân của Iran. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Ba rằng ông sẽ hoan nghênh bất kỳ bước đi nào của Iran nhằm giảm leo thang “mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng”.

Các cuộc thảo luận này đã diễn ra cùng với các cuộc đàm phán về thỏa thuận trao đổi tù nhân vào tuần trước, tờ báo cho biết. Iran cho phép bốn công dân Hoa Kỳ bị giam giữ chuyển sang quản thúc tại gia từ nhà tù Evin của Tehran trong khi người thứ năm đã bị quản thúc tại gia trước đó.

Tuần trước, các nguồn tin nói với Reuters rằng Iran có thể trả tự do cho 5 công dân Mỹ bị giam giữ như một phần của thỏa thuận giải phóng 6 tỷ đô la trong các quỹ của Iran ở Hàn Quốc.

11. Phát hiện quân Wagner tuyển người ở quốc gia NATO thứ hai

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Recruiting Exposed in Second NATO Country”, nghĩa là “Việc tuyển dụng của nhóm Wagner bị lật tẩy tại quốc gia NATO thứ hai”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Một quốc gia NATO khác đã cùng với Ba Lan cáo buộc Tập đoàn Wagner do Điện Cẩm Linh tài trợ cố gắng tuyển dụng lính đánh thuê trên lãnh thổ của mình.

Cơ quan An ninh Nhà nước Latvia, gọi tắt là VDD, nói với Newsweek rằng Tập đoàn Wagner đã bắt đầu tuyển dụng ở Latvia, cho biết họ đã xác định được “những lời mời trực tiếp và gián tiếp” trên các trang mạng xã hội để người dân tham gia lực lượng bán quân sự.

Diễn biến này diễn ra một ngày sau khi chính quyền Ba Lan bắt giữ hai công dân Nga bị cáo buộc truyền bá “tuyên truyền” liên quan đến Tập đoàn Wagner, tổ chức lính đánh thuê do Yevgeny Prigozhin đứng đầu, có liên quan đến cuộc nổi dậy chống lại Điện Cẩm Linh vào tháng 6. Ba Lan trước đây đã bày tỏ lo ngại về những hành động khiêu khích tiềm ẩn từ nhóm này, vốn có trụ sở tại nước láng giềng Belarus kể từ khi kết thúc cuộc binh biến bị hủy bỏ của Prigozhin vào ngày 24 tháng 6.

Tuần trước, truyền thông Ba Lan đưa tin rằng các nhãn dán có logo của Tập đoàn Wagner đã được phân phát ở Warsaw và Krakow với nội dung bằng tiếng Anh: “Chúng tôi ở đây – hãy tham gia cùng chúng tôi”. Các nhãn dán được cho là có chứa mã QR chuyển hướng đến một trang web của Nga về nhóm bán quân sự.

Các thành viên NATO Ba Lan, Lithuania và Latvia đã tăng cường an ninh biên giới kể từ khi Tập đoàn Wagner chuyển đến Belarus.

Cơ quan mật vụ cho biết: “VDD đã không phát hiện thấy các nhãn tuyển dụng 'Wagner' tương tự như những nhãn được phát hiện ở Ba Lan hoặc các tài liệu tuyên truyền khác của nhóm Wagner tại các không gian công cộng ở Latvia.

Nhà tổng hợp tin tức Baltic Delfi đã báo cáo rằng công dân và cư dân không phải là công dân ở Latvia bị cấm phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc tổ chức quân sự của một quốc gia khác đe dọa an ninh quốc gia của Latvia và làm như vậy có thể bị phạt tới bốn năm tù.

Một số thành viên của Tập đoàn Wagner, những người đã tham gia vào cuộc nổi dậy vũ trang của Prigozhin ở Nga vào ngày 24 tháng 6, đã chuyển đến Belarus như một phần của thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian. Đầu tháng 8, ông nói rằng các thành viên của Tập đoàn Wagner đang được lực lượng vũ trang của Minsk sử dụng để “truyền kinh nghiệm” cho quân đội Belarus.

Thủ lĩnh của Wagner, Prigozhin, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc binh biến thất bại kết thúc, khi ông rời thành phố Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đã công bố một đoạn video vào thời điểm đó cho thấy anh ta rời đi bằng xe hơi. Nhà lãnh đạo Belarus nói rằng ông đã đạt được thỏa thuận với ông chủ Wagner về việc giảm leo thang, cung cấp cho ông ta và các chiến binh của ông ta “một lựa chọn hoàn toàn có lợi và có thể chấp nhận được để giải quyết tình hình, với sự bảo đảm về an ninh.”

Tập đoàn Wagner đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm chiếm thành phố công nghiệp Bakhmut của Ukraine ở khu vực Donetsk.

12. Phát ngôn viên quân sự nói Ukraine củng cố các vị trí phía đông Kharkiv

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Tư 16 tháng Tám, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết quân Ukraine đã củng cố các vị trí của mình ở phía đông Kharkiv, dọc theo trục Lyman-Kupiansk.

“Trục Lyman-Kupiansk nằm dưới sự giám sát đặc biệt của Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, người cũng chỉ huy nhóm lực lượng ở phía đông, bao gồm Bakhmut, Lyman, Kupiansk. Ông ấy đã đích thân tới tất cả các lữ đoàn chủ chốt bảo đảm sự phòng thủ vững chắc ở đó,” Cherevatyi nói trên kênh truyền hình quốc gia Ukraine.

“Ông ấy đã ra lệnh trực tiếp, nghiêm ngặt và rõ ràng để xây dựng một hệ thống phòng thủ nhiều tầng. Cherevatyi cho biết các vị trí khai hỏa của chúng tôi đã được tăng cường, và nhận được một số khuyến nghị về phương pháp và triển khai lại lực lượng dự bị”

Ông nói thêm: “Mọi thứ đã được thực hiện để khiến đối phương không thể tiến lên.”

Một số bối cảnh: Các lực lượng Nga gần đây đã cố gắng vượt qua các tuyến phòng thủ của Ukraine trong khu vực, nhưng tất cả các cố gắng đều bị bẻ gẫy.

Tuần trước, một lệnh di tản bắt buộc đã được ban hành đối với Kupiansk và các khu vực lân cận, khi Nga tăng cường pháo kích vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine.

13. Nga cho biết 2 thường dân bị thương do pháo kích ở Belgorod

Hai người bị thương sau vụ pháo kích ở làng Novaya Tavolzhanka ở vùng Belgorod, miền nam nước Nga, thống đốc địa phương cho biết hôm thứ Ba.

“Ba quả mìn đã phát nổ gần một tòa nhà dân cư tư nhân, nơi công việc trùng tu đang được tiến hành. Có hai nạn nhân,” Vyacheslav Gladkov cho biết như trên.

Gladkov cho biết một người đàn ông đang trong “tình trạng nghiêm trọng” trong bệnh viện sau khi anh ta bị các vết thương do mảnh đạn ở ngực và cột sống. Một phụ nữ khác đã được đưa đến một bệnh viện khác với vết thương do mảnh đạn.

Các thị trấn của Nga giáp với Ukraine gần đây đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích.

14. Nga cáo buộc Mỹ “xóa sổ kho quân sự” của các đối tác

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm thứ Ba cáo buộc Hoa Kỳ “xóa sổ kho vũ khí quân sự” của các đối tác toàn cầu của họ, khiến họ phải đối mặt với nguồn lực quân sự thấp, để cho phép Washington cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv.

“Dưới khẩu hiệu ủng hộ Kyiv, Hoa Kỳ đang quét sạch kho vũ khí quân sự của các đối tác ở các khu vực khác nhau trên thế giới, hứa hẹn cung cấp ưu đãi các thiết bị do phương Tây sản xuất để đổi lại,” Shoigu nói trong Hội nghị về An ninh Quốc tế ở Mạc Tư Khoa (MCIS).

Ông nói thêm: “Có một sự quét sạch thị trường cho các sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.

Ở những nơi khác trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết các hoạt động quân sự của NATO “đã gia tăng đáng kể sau khi Phần Lan gia nhập liên minh và khối này thực sự tiếp thu các cấu trúc quân sự của Thụy Điển”.

Ông nói thêm: “Mặc dù câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ cho chúng tôi về những gì Helsinki và Stockholm thu được sau khi họ liên tục bị lôi kéo vào cuộc đối đầu quân sự với Nga.”

Shoigu cũng đề cập đến thỏa thuận ngũ cốc đã sụp đổ vào tháng trước, nói rằng Kyiv đã thể hiện “sự hoài nghi đặc biệt trong việc thực hiện sáng kiến ngũ cốc ở Hắc Hải.”

Shoigu nói: “Sử dụng nó như một vỏ bọc chống lại các cuộc tấn công hỏa tiễn từ Nga, các kho vũ khí và đạn dược đáng kể đã được tạo ra ở Odesa và các cảng khác ở Hắc Hải, được cung cấp một cách có hệ thống cho mặt trận.

Ông kết luận: “Hơn nữa, gần các kho thóc, việc sản xuất máy bay không người lái và các phương tiện điều khiển trên biển đã được triển khai, tấn công vào các cơ sở hạ tầng ở Crimea.

15. Ít nhất 3 người thiệt mạng sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Tư 16 tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết ít nhất ba người đã thiệt mạng sau khi hỏa tiễn của Nga nhắm vào các khu vực trên khắp Ukraine trong đêm.

Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng 28 hỏa tiễn hành trình các loại, 16 trong số đó đã bị lực lượng phòng không đánh chặn.

Cô cho biết có 3 trường hợp tử vong và 3 người khác bị thương, đồng thời cho biết thêm rằng một doanh nghiệp công nghiệp đã bị tấn công.

Tại khu vực trung tâm Dnipropetrovsk, ít nhất hai người bị thương sau khi một doanh nghiệp công nghiệp bốc cháy và một cơ sở thể thao bị phá hủy sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.

Tại Cherkasy gần đó, hỏa tiễn của Nga đã tấn công một cơ sở y tế, một doanh nghiệp tư nhân và mạng lưới cung cấp nước và nhiệt ở thị trấn Smila.

Diễn biến này xảy ra sau khi hơn một trăm căn nhà bị hư hại chỉ sau một đêm bởi các mảnh hỏa tiễn ở khu vực phía tây Lviv.

Andriy Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã gọi các cuộc tấn công là “lời nhắc nhở đối với chúng ta và các đối tác của chúng ta rằng chúng ta cần nhiều biện pháp trừng phạt hơn nữa để ngăn chặn tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga.”

“Nếu hỏa tiễn đang bay, thì phải áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Nếu người Ukraine đang chết, Nga phải bị cô lập. Và cũng cần phải tước bỏ khả năng phóng các hỏa tiễn này của đối phương; nó phải được phi quân sự hóa,” Yermak cho biết.
 
Đền thờ Hồi giáo bị sập khi đang các tín hữu đang cầu kinh. Gian truân của ĐHY Quân vẫn chưa hết
VietCatholic Media
18:31 16/08/2023


1. Một nhà thờ Hồi giáo ở tây bắc Nigeria bị sập khi đang các tín hữu đang cầu nguyện, 7 người thiệt mạng

Một phần của nhà thờ Hồi giáo đã bị sập trong khi hàng trăm người đang cầu nguyện bên trong hôm thứ Sáu, khiến 7 tín hữu bị thiệt mạng, nhà chức trách ở bang Kaduna, tây bắc Nigeria cho biết.

Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Zaria tọa lạc ở thành phố Zaria, là một trong những thành phố lớn nhất phía bắc Nigeria.

Cơ quan quản lý khẩn cấp của bang cho biết: “Hai mươi ba người đã bị ảnh hưởng và được các nhân viên cứu hỏa của chúng tôi di tản đến bệnh viện. Các quan chức nhà nước cho biết nhà thờ Hồi giáo được xây dựng vào những năm 1830.

Các video dường như được ghi lại tại hiện trường cho thấy một khoảng trống rộng nơi một phần của mái nhà rơi vào.

Các nạn nhân được chôn cất trong khi các buổi cầu nguyện được tổ chức cho họ tại nhà thờ Hồi giáo.

Thống đốc Kaduna Uba Sani đã ra lệnh điều tra ngay lập tức về thảm họa và hứa sẽ hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi “sự việc đau lòng”. Viên chức của anh ta nói rằng một đội khẩn cấp đã ở Zaria.

Sự sụp đổ của nhà thờ Hồi giáo xảy ra sau hơn một chục công trình bị hư hỏng ở quốc gia Tây Phi này vào năm ngoái. Các nhà chức trách thường đổ lỗi cho những thảm họa như vậy là do các quan chức không thực thi các quy định về an toàn tòa nhà và bảo trì kém.


Source:AP

2. Gian truân của Đức Hồng Y Quân vẫn chưa hết

Tại Hương Cảng, nhà cầm quyền đã ra lệnh tiến hành một cuộc đàn áp khác đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người ủng hộ quyền tự do dân sự theo luật an ninh quốc gia khét tiếng mà Bắc Kinh áp đặt vào năm 2020.

Như một phần của chiến dịch này, hôm thứ Bẩy 13 Tháng Tám, cảnh sát đã bắt giữ 10 người vì bị cáo buộc vi phạm luật hà khắc liên quan đến quỹ cứu trợ nhân đạo. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, cũng từng bị giam giữ vì liên quan đến quỹ này, vốn đã tan rã hai năm trước.

Trong chiến dịch mới nhất, một nhà lãnh đạo Công Giáo nổi tiếng cũng bị bắt. Theo tờ báo Hương Cảng Free Press, sáu người đàn ông và bốn phụ nữ đã bị bắt giam, trong đó có cô Bobo Yip hay Diệp Ba Ba, là cựu chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận.

Sau khi bắt giữ, cảnh sát đã đưa cô Diệp đến một hiệu sách Công Giáo ở khu Du Ma Địa (Yau Ma Tei, 油麻地) để thu thập bằng chứng chống lại cô, thu giữ hai máy tính.

Các cáo buộc chống lại 10 người đã được đề cập trong phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Quân, người chính thức bị buộc tội không ghi danh quỹ; Nếu bị kết tội, 10 người này sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn, lên đến chung thân.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều hôm qua, Cục An ninh Quốc gia Hương Cảng xác nhận đã bắt giữ 10 người “tuổi từ 26 đến 43, ở nhiều quận khác nhau”, bị nghi ngờ “âm mưu cấu kết với nước ngoài hoặc với các phần tử bên ngoài nhằm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia [...] và kích động bạo loạn”.

“Những người bị bắt bị tình nghi có âm mưu thông đồng với Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 để nhận tiền quyên góp từ các tổ chức nước ngoài khác nhau nhằm hỗ trợ những người chạy trốn ra nước ngoài hoặc các tổ chức kêu gọi trừng phạt Hương Cảng,” tuyên bố của cảnh sát cho biết.

Quỹ 612 được thành lập vào tháng 6 năm 2019 để cung cấp “hỗ trợ cho tất cả những người bị bắt, bị thương hoặc bị ảnh hưởng” trong các cuộc biểu tình lớn năm 2019.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức vào năm đó sau khi chính phủ Hương Cảng cố gắng thông qua luật cho phép trục xuất các tù nhân chính trị đến Trung Quốc đại lục để xét xử.

Các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài nhiều tháng đã dẫn đến sự đàn áp của cảnh sát. Quỹ 612 đã giúp đỡ hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ cho đến khi quỹ này tan rã vào tháng 10 năm 2021.

Mặc dù có liên quan đến quỹ theo nhiều cách khác nhau, nhưng các bị cáo vẫn khẳng định mình vô tội bằng cách chỉ ra rằng tổ chức bác ái không bắt buộc phải ghi danh theo Sắc lệnh về Hiệp hội của nhà cầm quyền Hương Cảng. Đối với nhà cầm quyền, tổ chức này có bản chất chính trị, vì vậy nó không thể được miễn ghi danh.

Châu Gia Nghi (Agnes Chow, 周嘉仪) một nhà hoạt động Công Giáo ủng hộ dân chủ, được trả tự do vào năm 2021 sau khi thụ án sáu tháng vì tham dự một cuộc tụ tập “bất hợp pháp” vào năm 2019.

Kể từ năm 2020, nhà xuất bản Công Giáo Jimmy Lai đã ở giữa một “cuộc chạy marathon” tư pháp của các phiên tòa xét xử và kết án, trong khi chính phủ đóng cửa tờ Apple Daily của ông vào năm 2021.

Giữa tranh cãi pháp lý về Quỹ 612, cảnh sát đã bắt giữ Đức Hồng Y Quân vào tháng 5 năm 2022.

Được trả tự do sau vài giờ, vị giám mục danh dự 90 tuổi đã ra tòa cùng với bốn ủy viên khác của Quỹ Cứu trợ Nhân đạo 612 hiện đã không còn tồn tại, bao gồm ngôi sao nhạc pop Canada-Hương Cảng Hà Vận Thi (Denise Ho, 何韻詩), học giả Hứa Bảo Cường (Hui Po Keung, 许宝强), và các nhà lập pháp đối lập cũ Ngô Ái Nghi (Margaret Ng, 吳靄儀) và Hà Tú Lan (Cyd Ho, 何秀蘭))

Đức Hồng Y đã bị phạt 4.000 đô la Hương Cảng (hơn 500 đô la Mỹ) vào tháng 11 năm ngoái vì không ghi danh quỹ, và ngài vẫn có thể bị truy tố vì tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài.

Đức Hồng Y Quân từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của bọn cầm quyền Trung Quốc. Năm ngoái, báo chí thân đại lục của Hương Cảng đã đăng 4 bài báo trong đó cáo buộc ngài kích động sinh viên nổi dậy vào năm 2019, và vi phạm một loạt biện pháp của chính phủ.

Đức Hồng Y cũng bị cáo buộc phản đối thỏa thuận Trung Quốc-Vatican về việc bổ nhiệm giám mục.

Là một người thẳng thắn bảo vệ quyền công dân ở Hương Cảng và Trung Quốc đại lục, vị giám mục danh dự thường tham dự các phiên tòa liên quan đến các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bất đồng chính kiến bị truy tố theo luật an ninh quốc gia.

Vào tháng Giêng năm nay, ngài được phép đến Rôma để dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđictô XVI theo một giấy phép đặc biệt kể từ khi chính quyền tước hộ chiếu của ngài.


Source:Asia News

3. Các Giám mục Hoa Kỳ, Nhật Bản thúc đẩy việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân

Vào ngày kỷ niệm 78 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9 tháng 8, một nhóm gồm các giám mục Công Giáo Nhật Bản và Hoa Kỳ đã công bố một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy việc hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân, tập trung vào các hành động trong quá khứ, tính đến thực tế hiện tại trong nỗ lực xây dựng một nền văn hóa hòa bình.

“Chúng tôi, các giám mục của bốn tổng và giáo phận Công Giáo trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân, tuyên bố rằng chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc cùng nhau để đạt được một 'thế giới không có vũ khí hạt nhân',” các giám mục nói. “Chúng tôi kêu gọi rằng tiến bộ cụ thể phải được thực hiện trước tháng 8 năm 2025, kỷ niệm 80 năm vụ đánh bom nguyên tử.”

Nhóm bao gồm các Tổng giám mục người Mỹ John Wester của Santa Fe và Paul Etienne của Seattle – cả hai đều lãnh đạo một tổng giáo phận có liên quan đến sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân. Nó cũng bao gồm Đức Tổng Giám Mục người Nhật Bản Peter Michiaki Nakamura của Nagasaki, Đức Giám Mục Alexis Mitsuru Shurahama của Hiroshima và Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki, người lãnh đạo các giáo phận Nhật Bản mà Hoa Kỳ ném bom vào ngày 6 tháng 8 và ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh “cuộc hành hương vì hòa bình” đến Nhật Bản do các Đức Cha Wester và Etienne dẫn đầu. Các ngài được tháp tùng bởi các tổ chức và quan chức tổng giáo phận chuyên vận động giải trừ vũ khí hạt nhân.

Khi thông báo sáng kiến mới, nhóm giám mục lên án việc sở hữu vũ khí hạt nhân là vô đạo đức. Các ngài cũng vạch ra ba lĩnh vực trọng tâm cho các giáo phận và tổng giáo phận của mình như là một phần của sáng kiến, và mời các giáo phận khác và các truyền thống tôn giáo tôn giáo cùng tham gia với các ngài trong những nỗ lực này.

Ba lĩnh vực là ghi nhớ, cùng nhau tiến bước và bảo vệ.

“Chúng tôi… kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia tích cực vào sự hợp tác này, và chúng tôi xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Nữ vương Hòa bình,” các giám mục nói. “Con đường dẫn đến hòa bình đó rất khó khăn – chúng ta không thể đi một mình.”

Để ghi nhớ, các giám mục nói rằng các ngài có ý định lắng nghe và tạo ra cuộc đối thoại với mọi người ở cả hai phía của vấn đề. Điều đó bao gồm các nạn nhân của Hiroshima và Nagasaki, thợ mỏ uranium, nhà hoạt động vì hòa bình, kỹ sư hạt nhân, quân nhân và nhà ngoại giao.”

Cùng nhau bước đi, các giám mục cho biết các ngài sẽ dâng Thánh lễ ít nhất mỗi năm một lần với ý cầu nguyện đặc biệt cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân, và định kỳ kêu gọi quyên góp đặc biệt để hỗ trợ các nạn nhân hạt nhân và khôi phục môi trường mà vũ khí đã phá hủy.

Và cuối cùng, để bảo vệ, các giám mục cho biết các ngài sẽ tiếp tục vận động để các quốc gia ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, hiệp ước chưa được ký kết bởi bất kỳ quốc gia nào trong Nhóm Bảy quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Nằm trong thông báo về sáng kiến nhưng tách biệt với chính sáng kiến, các vị giám mục đã lặp lại lời kêu gọi mà các ngài đã đưa ra vào tháng 5 tới các nhà lãnh đạo các quốc gia G7 để thực hiện các bước cụ thể hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Trong số các quốc gia đó, Mỹ sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất với 5.244 đầu đạn vào năm 2022, theo dữ liệu được công bố vào tháng 3 bởi Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ. Dữ liệu cho thấy Mỹ chỉ đứng sau Nga, quốc gia có kho vũ khí gồm 5.899 đầu đạn hạt nhân.

Đứng thứ ba trong danh sách là Trung Quốc với 410 đầu đạn hạt nhân, tiếp theo là các nước G7 Pháp và Anh với lần lượt là 290 và 225 đầu đạn hạt nhân. Sau đó là Pakistan với 170 và Ấn Độ với 164. Không quốc gia nào khác có kho vũ khí hơn 90 đầu đạn hạt nhân, dữ liệu cho thấy.

Các bước cụ thể mà nhóm các giám mục vạch ra cho các quốc gia G7 bao gồm sự ủng hộ đã nói ở trên đối với Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân, lần đầu tiên được ký bởi Vatican, cũng như sự thừa nhận về những đau khổ kéo dài do Thảm họa Hiroshima và hạt nhân gây ra. Vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki, và các tác động môi trường của việc nghiên cứu khai thác uranium và sản xuất vũ khí hạt nhân.

Đức Tổng Giám Mục Isao Kikuchi của Tokyo nói với Crux rằng ngài rất biết ơn về sự ủng hộ của các giám mục Hoa Kỳ.

“Chúng tôi, ở Nhật Bản, rất vui khi có các giám mục và bạn bè từ Hoa Kỳ lên tiếng chống lại vũ khí hạt nhân và kêu gọi bãi bỏ chúng, vì Hoa Kỳ là một trong những nước nắm giữ nhiều thứ hai những vũ khí hủy diệt này,”Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói. “Phải có tiếng nói từ phía các nạn nhân kêu gọi hòa bình, nhưng cũng cần có tiếng nói từ phía những người có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Ngài nói: “Chúng tôi rất vui vì những người từ Hoa Kỳ, đặc biệt là một số giám mục, đã can đảm kêu gọi bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

Đức Tổng Giám Mục Kikuchi nói: “Chúng ta phải cố gắng chứng minh thông qua hành động của chính mình trong Giáo hội trên toàn thế giới rằng đối thoại là cách duy nhất để đoàn kết và tin tưởng. “Đó là thúc đẩy tính đồng nghị. Một Giáo hội đồng nghị sẽ là một kiểu mẫu cho thế giới về Hòa bình của Thiên Chúa.”


Source:Crux