Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 15/08/2020
59. Nếu không đón nhận những đau khổ nào thì con đừng nên nói con đã được đức hạnh nào, bởi vì bình an vô sự, an nhàn tự tại, thì không chứng thực được điều gì cả.
(Thánh Marcô ẩn sĩ)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:27 15/08/2020
6. NẤU CHÍN THỊT CHÓ
Đời nhà Đường, thu quan thị lang Địch Nhân Kiệt và quan lang Lô Hiến cả hai thường chế nhạo lẫn nhau.
Một hôm, Địch Nhân Kiệt dùng chữ “lô 盧" (1) của Lô Hiến để đùa chơi, nói:
- “Anh phối ngựa thế là làm lừa﹝驢﹞”.
Lô Hiến cũng cười nhạo nói:
- “Nếu từ bên trong bẻ tay của anh thành hai đoạn thì là hai con chó”.
Địch Nhân Kiệt không phục nói:
- “Chữ “địch” ﹝狄﹞là chữ khuyễn﹝犬hoặc犭﹞đứng một bên thêm một chữ lửa﹝火﹞, làm gì có hai con chó chứ? ”
Lô Hiến nói:
- “Tôi có cách giải thích khác mới hơn, anh vốn là khuyễn (chó), đưa tay ra thì biến thành hai con chó, thì vẫn là nấu chín thịt chó vậy !”
Cả hai cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 6:
Con người ta khi đã hiểu biết nhau thì thường nói năng không có gì là “giữ kẻ”, bởi vì cái hay cái xấu, cái khuyết điểm của bạn bè thì mình đã hiểu, và đồng thời cũng biết thông cảm nhau, đó chính là tri kỷ.
Người có chút sĩ diện, hoặc tự cho mình là người đáng kính trọng, thì ít khi chấp nhận người khác nói mình là “chó” dù đó là lời nói giỡn giữa bạn bè với nhau, bởi vì họ coi mình đáng được nể trọng hơn là những lời nói đùa của bạn bè.
Đem tên của bạn bè ra chiết tự cho vui thì không có gì là tội cả, nhưng đem cuộc sống của người khác ra đùa giỡn, nói xấu, bôi đen thì là chuyện không nên, bởi vì con người ta ai cũng có một khoảnh sâu thẳm nằm bên trong một tâm hồn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết được lòng dạ của họ mà thôi, cho nên đừng chiết tự tên của người khác là “chó” là “heo” là “dê”, rồi cho rằng người đó có cuộc sống giống như chó, giống như heo, giống như dê là tội lớn lắm, vì Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét...
Ai có tai thì nghe vậy !
(1) Chữ lô ﹝盧﹞ghép thêm chữ ngựa (mã)﹝馬﹞phía trước thì thành chữ lừa ﹝驢﹞.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đời nhà Đường, thu quan thị lang Địch Nhân Kiệt và quan lang Lô Hiến cả hai thường chế nhạo lẫn nhau.
Một hôm, Địch Nhân Kiệt dùng chữ “lô 盧" (1) của Lô Hiến để đùa chơi, nói:
- “Anh phối ngựa thế là làm lừa﹝驢﹞”.
Lô Hiến cũng cười nhạo nói:
- “Nếu từ bên trong bẻ tay của anh thành hai đoạn thì là hai con chó”.
Địch Nhân Kiệt không phục nói:
- “Chữ “địch” ﹝狄﹞là chữ khuyễn﹝犬hoặc犭﹞đứng một bên thêm một chữ lửa﹝火﹞, làm gì có hai con chó chứ? ”
Lô Hiến nói:
- “Tôi có cách giải thích khác mới hơn, anh vốn là khuyễn (chó), đưa tay ra thì biến thành hai con chó, thì vẫn là nấu chín thịt chó vậy !”
Cả hai cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 6:
Con người ta khi đã hiểu biết nhau thì thường nói năng không có gì là “giữ kẻ”, bởi vì cái hay cái xấu, cái khuyết điểm của bạn bè thì mình đã hiểu, và đồng thời cũng biết thông cảm nhau, đó chính là tri kỷ.
Người có chút sĩ diện, hoặc tự cho mình là người đáng kính trọng, thì ít khi chấp nhận người khác nói mình là “chó” dù đó là lời nói giỡn giữa bạn bè với nhau, bởi vì họ coi mình đáng được nể trọng hơn là những lời nói đùa của bạn bè.
Đem tên của bạn bè ra chiết tự cho vui thì không có gì là tội cả, nhưng đem cuộc sống của người khác ra đùa giỡn, nói xấu, bôi đen thì là chuyện không nên, bởi vì con người ta ai cũng có một khoảnh sâu thẳm nằm bên trong một tâm hồn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết được lòng dạ của họ mà thôi, cho nên đừng chiết tự tên của người khác là “chó” là “heo” là “dê”, rồi cho rằng người đó có cuộc sống giống như chó, giống như heo, giống như dê là tội lớn lắm, vì Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta đừng đoán xét để khỏi bị đoán xét...
Ai có tai thì nghe vậy !
(1) Chữ lô ﹝盧﹞ghép thêm chữ ngựa (mã)﹝馬﹞phía trước thì thành chữ lừa ﹝驢﹞.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 20 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 15/08/2020
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 15, 21-28.
“Này bà, lòng tin của mà mạnh thật”.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của chúng ta cũng giống như cây con cần nước, cần đất và cần phân để được phát triển; đất, nước và phân, ba thứ cần thiết này chính là đức tin đức cậy và đức mến, những nhân đức này thì đã có nhưng đức tin của chúng ta vẫn chưa phát triển trưởng thành, là bởi vì chúng ta không cầu xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin nơi chúng ta.
Niềm tin của người đàn bà Ca-na-an không nhỏ, bởi vì bà tin tưởng Đức Chúa Giê-su sẽ làm phép lạ cho con mình được lành bệnh, đức tin của bà đã trưởng thành khi bà trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Thưa Thầy đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” (Mt Mt 15, 27), bà đã ví mình như lũ chó con không xứng đáng ăn thức ăn của chủ nhà, nhưng cũng có thể ăn những vụn bánh từ bàn ăn rơi xuống, và đức tin này của bà đã được Đức Chúa Giê-su biểu dương giữa đám đông dân chúng theo Ngài.
Người Ki-tô hữu không phải là những lũ chó con chỉ ăn thức ăn thừa của chủ, nhưng người Ki-tô hữu là con cái của Thiên Chúa và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, được ăn bánh của các thiên thần và uống chén trường sinh để được sống đời đời, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, đây là một ân huệ cao quý mà chỉ có người Ki-tô hữu mới có được vì đức tin của họ vào Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Ki-tô hữu là người có đức tin và biết làm cho đức tin của mình được trưởng thành bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh; cũng như biết làm cho đức tin của mình được tỏa sáng cho người chung quanh bằng đời sống phục vụ và bác ái của mình, bởi vì đức tin không hành động là đức tin chết (Gc 2, 17) và nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi (Gc 2, 24).
Không một Ki-tô hữu nào làm biếng đi tham dự thánh lễ mà nói rằng đức tin của mình đã trưởng thành, cũng không một Ki-tô hữu nào khép kín tâm hồn mình trước nỗi khổ đau của tha nhân rồi tuyên bố mình giữ đạo tại tâm, bởi vì khi hành động như thế thì họ đã đem đức tin của mình bỏ vào trong ngăn áo quần cũ tạp nhạp (bon chen với đời) rồi đóng lại, và đức tin chết dần chết mòn vì không có dưỡng khí (cầu nguyện)…
Anh chị em thân mến,
Giáo Hội đang nổ lực mời gọi chúng ta hãy sống đức tin ngay giữa dòng đời, Giáo Hội đang mời gọi chúng ta hãy đến với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và hãy cầu nguyện, để đức tin của mình được trưởng thành và vững mạnh tỏa sáng cho người chung quanh bằng các việc làm cụ thể như: có đức tin khi phục vụ, có đức tin trong yêu thương, có đức tin khi làm việc bác ái.v.v…
Gợi ý suy tư:
- Tôi có luôn luôn ý thức mình là người Công Giáo không?
- Khi làm việc bác ái hoặc khi phục vụ, tôi có ý thức mình đang làm công việc cho Chúa không?
- Tôi có luôn cầu nguyện xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin cho mình không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 15, 21-28.
“Này bà, lòng tin của mà mạnh thật”.
Anh chị em thân mến,
Đức tin của chúng ta cũng giống như cây con cần nước, cần đất và cần phân để được phát triển; đất, nước và phân, ba thứ cần thiết này chính là đức tin đức cậy và đức mến, những nhân đức này thì đã có nhưng đức tin của chúng ta vẫn chưa phát triển trưởng thành, là bởi vì chúng ta không cầu xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin nơi chúng ta.
Niềm tin của người đàn bà Ca-na-an không nhỏ, bởi vì bà tin tưởng Đức Chúa Giê-su sẽ làm phép lạ cho con mình được lành bệnh, đức tin của bà đã trưởng thành khi bà trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Thưa Thầy đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” (Mt Mt 15, 27), bà đã ví mình như lũ chó con không xứng đáng ăn thức ăn của chủ nhà, nhưng cũng có thể ăn những vụn bánh từ bàn ăn rơi xuống, và đức tin này của bà đã được Đức Chúa Giê-su biểu dương giữa đám đông dân chúng theo Ngài.
Người Ki-tô hữu không phải là những lũ chó con chỉ ăn thức ăn thừa của chủ, nhưng người Ki-tô hữu là con cái của Thiên Chúa và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, được ăn bánh của các thiên thần và uống chén trường sinh để được sống đời đời, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, đây là một ân huệ cao quý mà chỉ có người Ki-tô hữu mới có được vì đức tin của họ vào Đức Chúa Giê-su mà thôi.
Ki-tô hữu là người có đức tin và biết làm cho đức tin của mình được trưởng thành bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh; cũng như biết làm cho đức tin của mình được tỏa sáng cho người chung quanh bằng đời sống phục vụ và bác ái của mình, bởi vì đức tin không hành động là đức tin chết (Gc 2, 17) và nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi (Gc 2, 24).
Không một Ki-tô hữu nào làm biếng đi tham dự thánh lễ mà nói rằng đức tin của mình đã trưởng thành, cũng không một Ki-tô hữu nào khép kín tâm hồn mình trước nỗi khổ đau của tha nhân rồi tuyên bố mình giữ đạo tại tâm, bởi vì khi hành động như thế thì họ đã đem đức tin của mình bỏ vào trong ngăn áo quần cũ tạp nhạp (bon chen với đời) rồi đóng lại, và đức tin chết dần chết mòn vì không có dưỡng khí (cầu nguyện)…
Anh chị em thân mến,
Giáo Hội đang nổ lực mời gọi chúng ta hãy sống đức tin ngay giữa dòng đời, Giáo Hội đang mời gọi chúng ta hãy đến với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và hãy cầu nguyện, để đức tin của mình được trưởng thành và vững mạnh tỏa sáng cho người chung quanh bằng các việc làm cụ thể như: có đức tin khi phục vụ, có đức tin trong yêu thương, có đức tin khi làm việc bác ái.v.v…
Gợi ý suy tư:
- Tôi có luôn luôn ý thức mình là người Công Giáo không?
- Khi làm việc bác ái hoặc khi phục vụ, tôi có ý thức mình đang làm công việc cho Chúa không?
- Tôi có luôn cầu nguyện xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin cho mình không?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
CN 20A.: Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
12:03 15/08/2020
CN 20A.: Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
Có một lời ca mà ta nghe rất quen, của Y-Vân : “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.” Lời ca đó có thể dẫn ta đến một người mẹ mà bài Tin Mừng hôm nay nhắc tới : bà mẹ người ngoại, người Canaan. Bà bất chấp tất cả, bất chấp nhục nhã để đi van xin cho con gái của bà bị quỉ ám được chữa lành. Chắc bà này đã đi nhìều thầy, chạy nhiều thuốc mà tiền mất tật mang. Cứ xem cách mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay thì rõ. Bởi vì lần đến với ông thầy Giêsu này, bà đã tỏ ra lão luyện trong nghề van xin đến độ Chúa phải khen : “Lòng tin của bà mạnh thật !” Thật đẹp, thật phúc biết bao nếu Đức Giêsu cũng nói câu đó với tôi, “Lòng tin của con mạnh thật !” Nói như thế, tức là có những người “lòng tin của ngươi yếu quá !” Vậy ta sẽ trả lời 2 câu hỏi : (1) Tại sao có người lòng tin mạnh, có người lòng tin yếu; và câu (2) quan yếu hơn : nếu lòng tin yếu, có cách nào làm cho mạnh không?
1. Tại sao có người lòng tin mạnh, có người lòng tin yếu.
Ta phải giới hạn để nâng câu hỏi này lên hàng “thiêng liêng.” Đức tin khác lòng tin. Giữa người với người là lòng tin. Giữa người với đấng Tối Cao là đức tin. Tại sao có những người đức tin thật mạnh mà có những người đức tin yếu kém. Hỏi đổi lời : “Tại sao có những người dễ dàng tin vào Chúa vào Mẹ. Còn có những người cảm thấy rất khó khăn để tin Chúa tin Mẹ? ”
Câu hỏi này cũng giống như câu hỏi : Tại sao có những người thật mập mạp khoẻ mạnh lại cũng có những người khẳng khiu ốm yếu?
Họ khẳng khiu ốm yếu là do cha mẹ họ. Họ thừa hưởng một thân xác eo xèo của mẹ của cha. Cha nào con nấy. Cha gầy gò, con ốm yếu. Nhưng cũng có những người ốm yếu vì chính họ không biết chăm sóc sức khoẻ cho chính mình.
Điều đúng cho sức khoẻ thể lý thế nào thì cũng gần đúng cho sức khoẻ tâm linh, tức đức tin của chúng ta thể ấy. Một số người đức tin yếu kém là do cha mẹ tổ tiên của họ. Cha mẹ có đức tin loại ba cọc ba đồng thì đức tin của con cái làm sao mạnh mẽ được. Đức tin của cha là loại “con quì lạy Chúa Ba Ngôi, con lấy được vợ con thôi nhà thờ” thì con cái họ sinh ra làm sao có được lòng tin vào Chúa vào Mẹ vững mạnh được. Người ta nhận xét, những Giáo hội có tổ tiên là những vị tử đạo, thì đức tin của Giáo hội đó vững mạnh. Giáo hội Việt Nam thừa hưởng đức tin 117 vị thánh Tử đạo, 2000 người tử đạo khác đã có hồ sơ chờ xin phong thánh và cả trăm ngàn người chưa có hồ sơ. Đại Hàn với 103 vị thánh tử đạo là tổ tiên, và cách đây 3 năm, 16-8-2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Đại Hàn để phong chân phước cho 124 vị tử đạo nữa, khiến con dân Giáo hội Đại Hàn có một đức tin kiên vững, bậc nhất ở Á Châu này. Đức tin cũng như sức khoẻ phải vun đắp. Thừa hưởng đức tin bất khuất từ cha ông, mà không tài bồi vun đắp thì đức tin cũng lung lay yếu ớt. Đến đây ta qua câu hỏi 2.
2. Nếu đức tin yếu, có cách nào làm cho mạnh không?
Thưa có, và phải như vậy. Một cơ bắp nếu không hoạt động không tập luyện thì sẽ yếu dần, có thể đi đến co rút lại. Một đức tin không củng cố sẽ lắc lư giữa dòng đời đầy cạm bẫy làm mình xa Chúa. Vậy đức tin năng tập luyện cũng sẽ thành đức tin mạnh. Học hỏi bàn luận suy niệm về Lời Chúa như chúng ta đang làm đây; tham dự thánh lễ với phần dâng lễ ít phút nữa cách chăm chú sốt sắng hơn; cầu nguyện mỗi ngày để trở thành thói quen trong đời sống… tất cả đều có thể làm đức tin mạnh hơn. Và còn một cách tập luyện đức tin xem ra hữu hiệu hơn. Đó cũng là cách chúng ta muốn nói hôm nay, Dostoievski trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” có bàn tới cách này.
Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến một bà lão, sức khoẻ thiêng liêng (đức tin) suy thoái cùng với sức khoẻ thể xác (càng già đức tin càng yếu…). Ngày nọ bà bàn luận vấn đề này với một vị linh mục cũng già tên là Zossima. Bà nói với linh mục về đức tin yếu kém và những ngờ vực của bà mới phát sinh khi … già: “Thiên Chúa có hay không? Ngài có quan tâm đến tôi? Có gì sau khi chết không? ”
Linh mục già lắng nghe, cảm thông và nói với bà: Chẳng có cách nào chứng minh rõ ràng những điều bà thắc mắc. Nhưng bà vẫn có thể tin những điều đó cách vững vàng hơn.
-Bằng cách nào? bà giả hỏi.
-“Bằng yêu thương. Hãy cố gắng yêu người láng giềng của bà thật tình và bà sẽ nhận thấy có Chúa thật. Có một tương lai huy hoàng sau khi chết. Đây là điều chắc chắn, đã được thể nghiệm và đã có kết quả”.
Linh mục già Zossima nói thật chí lí. Càng yêu nhiều thì càng tin mạnh. Tin và yêu đi đôi với nhau như hai đường rầy xe lửa. Tìm được cái này là thấy rõ cái kia. Người phụ nữ Canaan trong bài Tin mừng hôm nay mà Chúa khen đức tin mạnh thật cũng là người yêu thật mạnh. Bà không xin Chúa cho bà mà bà xin cho con bà. Lòng mẹ bao la. Bà đã vượt qua cả 3 cửa ải, 3 bước khó để xin cho bằng được :
Bước 1 : Bà xin Chúa, Chúa nín thinh !
Bước 2 : Môn đệ nhắc khéo Chúa để đuổi bà về, Chúa bỏ lửng một câu: “Thầy chỉ được sai đến cứu những con chiên lạc nhà Israel thôi”
Bước 3 : Khi bà cố nài van nữa để chữa lành cho đứa con bị quỉ ám, thì Chúa cho một cú “ân huệ” (tức phát súng kết liễu kẻ bị án tử hình) : “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó ăn.” Tưởng rằng cú ân huệ này sẽ hạ gục bà mẹ. Ai ngờ bà vẫn sống : “Đúng thế thưa Ngài, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.”
Đức Giêsu thua. Lòng tin bà mạnh thật. Bà tin mạnh vì bà yêu con bà quá sức. Yêu là việc làm của Tin. Đức tin không việc làm là đức tin (yếu). Tin mà không yêu là tin yếu. Muốn tin mạnh thì cũng hãy yêu nhiều. Chắc chắn như vậy. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có một lời ca mà ta nghe rất quen, của Y-Vân : “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.” Lời ca đó có thể dẫn ta đến một người mẹ mà bài Tin Mừng hôm nay nhắc tới : bà mẹ người ngoại, người Canaan. Bà bất chấp tất cả, bất chấp nhục nhã để đi van xin cho con gái của bà bị quỉ ám được chữa lành. Chắc bà này đã đi nhìều thầy, chạy nhiều thuốc mà tiền mất tật mang. Cứ xem cách mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay thì rõ. Bởi vì lần đến với ông thầy Giêsu này, bà đã tỏ ra lão luyện trong nghề van xin đến độ Chúa phải khen : “Lòng tin của bà mạnh thật !” Thật đẹp, thật phúc biết bao nếu Đức Giêsu cũng nói câu đó với tôi, “Lòng tin của con mạnh thật !” Nói như thế, tức là có những người “lòng tin của ngươi yếu quá !” Vậy ta sẽ trả lời 2 câu hỏi : (1) Tại sao có người lòng tin mạnh, có người lòng tin yếu; và câu (2) quan yếu hơn : nếu lòng tin yếu, có cách nào làm cho mạnh không?
1. Tại sao có người lòng tin mạnh, có người lòng tin yếu.
Ta phải giới hạn để nâng câu hỏi này lên hàng “thiêng liêng.” Đức tin khác lòng tin. Giữa người với người là lòng tin. Giữa người với đấng Tối Cao là đức tin. Tại sao có những người đức tin thật mạnh mà có những người đức tin yếu kém. Hỏi đổi lời : “Tại sao có những người dễ dàng tin vào Chúa vào Mẹ. Còn có những người cảm thấy rất khó khăn để tin Chúa tin Mẹ? ”
Câu hỏi này cũng giống như câu hỏi : Tại sao có những người thật mập mạp khoẻ mạnh lại cũng có những người khẳng khiu ốm yếu?
Họ khẳng khiu ốm yếu là do cha mẹ họ. Họ thừa hưởng một thân xác eo xèo của mẹ của cha. Cha nào con nấy. Cha gầy gò, con ốm yếu. Nhưng cũng có những người ốm yếu vì chính họ không biết chăm sóc sức khoẻ cho chính mình.
Điều đúng cho sức khoẻ thể lý thế nào thì cũng gần đúng cho sức khoẻ tâm linh, tức đức tin của chúng ta thể ấy. Một số người đức tin yếu kém là do cha mẹ tổ tiên của họ. Cha mẹ có đức tin loại ba cọc ba đồng thì đức tin của con cái làm sao mạnh mẽ được. Đức tin của cha là loại “con quì lạy Chúa Ba Ngôi, con lấy được vợ con thôi nhà thờ” thì con cái họ sinh ra làm sao có được lòng tin vào Chúa vào Mẹ vững mạnh được. Người ta nhận xét, những Giáo hội có tổ tiên là những vị tử đạo, thì đức tin của Giáo hội đó vững mạnh. Giáo hội Việt Nam thừa hưởng đức tin 117 vị thánh Tử đạo, 2000 người tử đạo khác đã có hồ sơ chờ xin phong thánh và cả trăm ngàn người chưa có hồ sơ. Đại Hàn với 103 vị thánh tử đạo là tổ tiên, và cách đây 3 năm, 16-8-2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Đại Hàn để phong chân phước cho 124 vị tử đạo nữa, khiến con dân Giáo hội Đại Hàn có một đức tin kiên vững, bậc nhất ở Á Châu này. Đức tin cũng như sức khoẻ phải vun đắp. Thừa hưởng đức tin bất khuất từ cha ông, mà không tài bồi vun đắp thì đức tin cũng lung lay yếu ớt. Đến đây ta qua câu hỏi 2.
2. Nếu đức tin yếu, có cách nào làm cho mạnh không?
Thưa có, và phải như vậy. Một cơ bắp nếu không hoạt động không tập luyện thì sẽ yếu dần, có thể đi đến co rút lại. Một đức tin không củng cố sẽ lắc lư giữa dòng đời đầy cạm bẫy làm mình xa Chúa. Vậy đức tin năng tập luyện cũng sẽ thành đức tin mạnh. Học hỏi bàn luận suy niệm về Lời Chúa như chúng ta đang làm đây; tham dự thánh lễ với phần dâng lễ ít phút nữa cách chăm chú sốt sắng hơn; cầu nguyện mỗi ngày để trở thành thói quen trong đời sống… tất cả đều có thể làm đức tin mạnh hơn. Và còn một cách tập luyện đức tin xem ra hữu hiệu hơn. Đó cũng là cách chúng ta muốn nói hôm nay, Dostoievski trong tác phẩm “Anh em nhà Karamazov” có bàn tới cách này.
Trong tác phẩm, tác giả đề cập đến một bà lão, sức khoẻ thiêng liêng (đức tin) suy thoái cùng với sức khoẻ thể xác (càng già đức tin càng yếu…). Ngày nọ bà bàn luận vấn đề này với một vị linh mục cũng già tên là Zossima. Bà nói với linh mục về đức tin yếu kém và những ngờ vực của bà mới phát sinh khi … già: “Thiên Chúa có hay không? Ngài có quan tâm đến tôi? Có gì sau khi chết không? ”
Linh mục già lắng nghe, cảm thông và nói với bà: Chẳng có cách nào chứng minh rõ ràng những điều bà thắc mắc. Nhưng bà vẫn có thể tin những điều đó cách vững vàng hơn.
-Bằng cách nào? bà giả hỏi.
-“Bằng yêu thương. Hãy cố gắng yêu người láng giềng của bà thật tình và bà sẽ nhận thấy có Chúa thật. Có một tương lai huy hoàng sau khi chết. Đây là điều chắc chắn, đã được thể nghiệm và đã có kết quả”.
Linh mục già Zossima nói thật chí lí. Càng yêu nhiều thì càng tin mạnh. Tin và yêu đi đôi với nhau như hai đường rầy xe lửa. Tìm được cái này là thấy rõ cái kia. Người phụ nữ Canaan trong bài Tin mừng hôm nay mà Chúa khen đức tin mạnh thật cũng là người yêu thật mạnh. Bà không xin Chúa cho bà mà bà xin cho con bà. Lòng mẹ bao la. Bà đã vượt qua cả 3 cửa ải, 3 bước khó để xin cho bằng được :
Bước 1 : Bà xin Chúa, Chúa nín thinh !
Bước 2 : Môn đệ nhắc khéo Chúa để đuổi bà về, Chúa bỏ lửng một câu: “Thầy chỉ được sai đến cứu những con chiên lạc nhà Israel thôi”
Bước 3 : Khi bà cố nài van nữa để chữa lành cho đứa con bị quỉ ám, thì Chúa cho một cú “ân huệ” (tức phát súng kết liễu kẻ bị án tử hình) : “Không nên lấy bánh của con cái mà cho chó ăn.” Tưởng rằng cú ân huệ này sẽ hạ gục bà mẹ. Ai ngờ bà vẫn sống : “Đúng thế thưa Ngài, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.”
Đức Giêsu thua. Lòng tin bà mạnh thật. Bà tin mạnh vì bà yêu con bà quá sức. Yêu là việc làm của Tin. Đức tin không việc làm là đức tin (yếu). Tin mà không yêu là tin yếu. Muốn tin mạnh thì cũng hãy yêu nhiều. Chắc chắn như vậy. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Muôn đời gọi tôi Bà có phước
Lm Minh Anh
12:39 15/08/2020
' Muôn đời gọi tôi 'Bà có phước'
“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Riêng tôi, tôi vẫn yêu quý những câu chữ mộc mạc dệt trong bản bình ca chơn chất Magnificat của cố linh mục Maria Giuse Nguyễn Văn Thích, một mục tử gương mẫu, một nhân tài cũng là một hiền giả của Tgp. Huế, “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và trí khôn tôi nhảy mừng trong Chúa cứu chuộc tôi, vì Người đoái xem phận tớ hèn; rày từ này, muôn đời gọi tôi ‘Bà có phước’ vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều lớn lao, và danh Người là chí thánh; và lượng từ bi đối với kẻ kính sợ Người…”.
Những lời mở đầu ấy của Magnificat hé lộ cho chúng ta biết ‘Bà có phước’ là ai, Mẹ Maria là ai. ‘Bà có phước’ là người đã dành trọn cả cuộc đời mình để công bố sự vĩ đại của Thiên Chúa, như bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ lột tả, “My soul proclaims the greatness of the Lord”, linh hồn tôi cao rao sự vĩ đại của Thiên Chúa; và điều đó làm cho Mẹ liên lỉ hỷ hoan vui mừng; thứ đến, ‘Bà có phước’ là người khiêm nhượng đến mức hoàn hảo, vì thế, Mẹ được Chúa cất nhắc lên qua muôn thế hệ, ‘để muôn đời gọi tôi ‘Bà có phước’’ ; và sau cùng, ‘Bà có phước’ là người được Chúa thực hiện những điều lớn lao cũng là người được bao phủ trong ơn thánh, ‘vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều lớn lao và danh Người là chí thánh’.
Bởi thế, việc Giáo Hội mừng kính long trọng ngày lễ hôm nay cho thấy chính Thiên Chúa, chứ không chỉ con người, nhìn nhận sự cao cả của Đức Mẹ. Thiên Chúa đã không để ‘Bà có phước’ nếm lấy sự đắng cay của cái chết cũng như bất cứ một hậu quả nào do tội lỗi gây nên. ‘Bà có phước’ là Mẹ Thiên Chúa như Giáo Hội đã tuyên tín rất sớm vào những thế kỷ đầu tiên cũng là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, hoàn hảo mọi bề từ lúc được thụ thai cho đến ngày hồn xác lên trời, ngự trị với muôn thần thánh bên Chúa Cha, Chúa Con như một Nữ Hoàng đến vạn đời.
Với nhiều người, ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ xem ra khó hiểu, bởi lẽ, nguyên cuộc đời của Mẹ cũng đã là một trong những mầu nhiệm lớn lao thuộc về niềm tin của chúng ta. Thánh Kinh nói rất ít về Mẹ, thế nhưng, sẽ có rất nhiều điều nói về Mẹ qua mọi thời bởi sự khiêm nhu của Mẹ vốn đã được nhìn nhận; cũng như sự cao cả của Mẹ vốn mãi ngời sáng để con người mọi thời có thể nhìn thấy bao điều cao cả Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ.
‘Bà có phước’ là đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, nghĩa là không mắc tội, vì hai lý do. Trước hết, Thiên Chúa gìn giữ Mẹ khỏi tội nguyên tổ ngay từ lúc được đầu thai bởi một ân sủng đặc biệt; chúng ta gọi ơn này là “đặc ân được chở che”. Như Adam, Eva, Mẹ được thụ thai mà không mắc tội; nhưng khác với Adam, Eva, Mẹ được thụ thai trong trật tự của ân sủng, Mẹ được cứu thoát bởi ân sủng, ân sủng mà Con của Mẹ ngày kia sẽ mang đến và đổ xuống cho thế giới; ân sủng này vượt thời gian, bao phủ Mẹ ngay từ khi Mẹ được tượng thai.
Lý do thứ hai, Mẹ được gọi là đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội vì Mẹ khác với Adam, Eva, Mẹ không bao giờ phạm tội. Bởi thế, Mẹ là một Eva mới, một người Mẹ mới của mọi sinh linh, của tất cả những ai sống trong ân sủng của Chúa Giêsu Kitô. Và như một kết quả, nhờ hồng ân Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự tự do chọn lựa liên lỉ sống trong ân sủng Chúa nơi Mẹ mà Thiên Chúa đã cho hồn xác Mẹ về trời sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế. Hiểu được như thế, mầu nhiệm này không còn quá khó đối với chúng ta. Mẹ hợp hoan cùng Chúa vì Con ở đâu, Mẹ sẽ ở đó và cả chúng ta nữa, những người sống trong ân sủng Chúa, ngày kia cũng được vui hưởng thánh nhan Cha trên trời như Mẹ mà Đức Giêsu Kitô là trưởng tử giữa một đoàn em đông đúc. Đó là những lý do để chúng ta vui mừng trong ngày đại lễ hôm nay.
Trong tông hiến Thiên Chúa Vô Cùng Đại Lượng của Đức Piô XII, vị Giáo Hoàng công bố tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời đã trích lời của thánh Gioan Đamas, “Đấng đã bảo toàn được nguyên vẹn đức đồng trinh khi sinh con hẳn cũng giữ gìn được cho thân xác mình khỏi mọi hư hoại khi lìa đời. Đấng đã bồng ẵm Tạo Hoá trong lòng mình như bồng ẵm một bé thơ phải được cư ngụ trong nhà Thiên Chúa. Đấng được Chúa Cha nhận làm hiền thê hẳn phải được ở trong loan phòng thiên quốc. Đấng đã ngắm nhìn Con mình trên thập giá và chịu lưỡi gươm đau đớn đâm thâu tâm hồn, lưỡi gươm đã tránh được lúc sinh Con, hẳn phải được ngắm nhìn người Con ấy đang ngự bên hữu Chúa Cha. Đấng làm Mẹ Thiên Chúa phải được những gì thuộc về Con mình và được mọi thụ tạo tôn kính như Thân Mẫu Thiên Chúa và như nữ tỳ của Người”.
Trong kinh tiền tụng hôm nay, Hội Thánh đọc, “Chúa không muốn Người chịu cảnh hư nát trong mồ, vì Người đã sinh hạ Con Chúa yêu quý, là Ðấng ban sự sống cho mọi loài”.
Anh Chị em,
‘Bà có phước’ đó là ai? Đó là Mẹ của chúng ta, một người Mẹ được Thiên Chúa yêu thương đến thế đó; một người Mẹ thiên quốc quyền phép vô song nhưng cũng là một người Mẹ đang rất gần gũi chúng ta vì Mẹ là “Đức Bà phù hộ các giáo hữu”, là “Nữ Vương các thánh tông đồ”, cũng là “Nữ Vương ban sự bình an”.
Chuyện kể rằng, trên một vùng núi cao Nam Mỹ, có một bộ tộc rất hiếu chiến, chuyên ăn thịt người. Ngày kia, họ đột ngột tấn công các làng ở đồng bằng. Không chỉ cướp lương thực, của cải, họ còn bắt một em bé ba tuổi lên núi. Trai tráng trong làng đã cách này cách khác cố sức tìm kiếm nhưng không tài nào vượt núi để tìm ra nơi giam giữ đứa trẻ. Sau những ngày vô vọng, họ bỏ cuộc quay về. Nhưng kìa, đang khi dỡ trại, họ kinh ngạc khi nhìn thấy một phụ nữ từ phía núi băng xuống. Không tin vào mắt mình khi họ thấy sau lưng bà là một đứa bé, họ hỏi, “Làm sao điều này có thể xảy ra? ”; bà chỉ nhún vai trả lời, “Đứa bé không phải là con của các anh!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết, Mẹ Maria là Mẹ của con. Lạy ‘Bà có phước’ , Nữ Vương uy quyền, xin chở che con, để con cũng luôn cao rao sự vĩ đại của Thiên Chúa; không chỉ ‘khi nay’ nhưng mãi cho đến giờ lâm tử”, Amen.
(Tgp. Huế)
Yêu tha thiết, tin mãnh liệt
Lm Nguyễn Xuân Trường
12:43 15/08/2020
YÊU THA THIẾT, TIN MÃNH LIỆT
Phúc Âm tuần này kể truyện người đàn bà Ca-na-an (có người vui vẻ đọc là Ca-na-đa.hihii) khẩn khoản nài xin Chúa chữa lành cho con gái bà khỏi bị quỷ ám. Câu truyện cho thấy bà thương con tha thiết và tin Chúa mãnh liệt.
1.Thương con tha thiết. Bà thương con bằng tình mẫu tử. Tình thương khiến mẹ đau nỗi đau của con: con đau một thì mẹ đau mười. Yêu con tha thiết khiến mẹ không thể cam lòng ngồi nhìn con mình chịu đau khổ. Tình thương giúp mẹ nảy ra những sáng kiến và sức mạnh tìm kiếm mọi cách để giúp con mình thoát khỏi đau khổ. Tình thương giúp mẹ luôn nuôi niềm hy vọng.
2.Tin Chúa mãnh liệt. Tuy bà là người ngoại giáo nhưng bà có niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Giêsu sẽ chữa lành cho con bà. Đức tin mãnh liệt ấy khiến bà cứ lẽo đẽo đi theo, cứ nài nỉ kêu xin. Dù cho Chúa có lặng thinh không đáp trả, dù cho các môn đệ bực mình muốn đuổi bà về cho yên chuyện, dù cho Chúa có từ chối thì bà vẫn không nản lòng bỏ cuộc. Bà kiên tâm giữ vững niềm tin. Đức tin giúp bà vượt qua mọi thử thách. Bà tiếp tục cầu xin. Bà nhất quyết xin bằng được mới thôi. Cuối cùng Chúa Giêsu phải thốt lên khen ngợi: “Lòng tin của bà mạnh thật!” Và Chúa chữa lành cho con gái bà.
Truyện người đàn bà Ca-na-an khiến chúng ta phải hỏi lại lòng mình: Tôi có thương người tha thiết và tin Chúa mãnh liệt không? Tình thương và đức tin ấy được thể hiện thế nào qua đời sống cầu nguyện của tôi? Giữa khó khăn thử thách trong đời, tôi có một lòng tín thác vào Chúa hay không?
Không ai bị loại khỏi tình yêu của Thiên Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
12:54 15/08/2020
Chúa Nhật XX Thường Niên
Không ai bị loại khỏi tình yêu của Thiên Chúa
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28
Không ai xa lạ, không ai bị loại trừ khỏi trái tim và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là chủ đề chính mà phụng vụ Lời Chúa hôm nay muốn giới thiệu với chúng ta.
1- Extra ecclesiam nulla salus?
Ngày xưa, trong Giáo Hội Công Giáo, người ta có quan niệm rằng: “Extra ecclesiam nulla salus: ở ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”. Quan niệm này được thánh Ciprianô phát biểu vào thế kỷ IV trong bối cảnh chống lại những người lạc giáo vốn đang muốn tách mình khỏi Giáo Hội và chống lại giáo huấn mạc khải. Tuy nhiên, câu nói này đã được áp dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau và đã bị hiểu cách méo mó hàng thế kỷ trong Giáo Hội. Phải chờ đến Công Đồng Vaticanô II mới cho chúng ta một cái nhìn và giáo huấn đúng đắn, quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội.
Trong hiến chế Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội nhưng một cách hữu hình họ vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do thái và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, thì có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội.
2- Nền tảng Kinh Thánh và thần học
Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2, 4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ.
Và đây cũng là cái nhìn của Lời Chúa hôm nay: Ở bài đọc I, Isaia cho biết: Thiên Chúa muốn đón nhận và cứu độ tất cả những ai “giữ luật và thực thi công bình, ” cả những người “ngoại bang theo Chúa để phụng sự Chúa và yêu mến danh Người vì “nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.” Thánh Phaolô quả quyết: “Khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi ai, thì Người không hề đổi ý” (Rm 11, 29).
Đức Giêsu cũng xác nhận Người được sai đến cùng chiên lạc nhà Ítraen, nhưng Người cũng đến để cứu độ dân ngoại, khi Người khen ngợi đức tin của người đàn bà Canaan, nhờ đức tin mạnh mẽ và kiên nhẫn của bà, Chúa chữa lành con gái của bà bị quỷ ám. Đức tin đó mang lại ơn cứu độ, đức tin đó khiến Chúa thực hiện những điều kỳ diệu cho bà.
Vâng, chúng ta phải xác tín rằng: Ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ hết mọi người, ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến là cho tất cả, không loại trừ ai, không phân biệt màu da, chủng tộc, quốc gia, văn hóa và tôn giáo. Đó là niềm hy vọng lớn lao nhất cho chúng ta và cho những ai không thuộc về Giáo Hội. Thiên Chúa không có kỳ thị và loại trừ ai, chỉ có con người mới kỳ thị nhau, loại trừ nhau và tạo ra những hàng rào ngăn cách.
3- Có tầm nhìn của Chúa
Câu chuyện sau đây diễn tả được điều trên: Ngày nọ, Chúa đến một hội chợ tôn giáo. Nhưng những người tham dự luôn tỏ ra hung bạo và tuyên truyền ầm ĩ.
Tại quầy hàng của người Do Thái, người ta treo quảng cáo: “Chúa là Ðấng thương xót và dân Do Thái là dân riêng. Ngoài người Do Thái, không ai được chọn như họ.”
Tại quầy hàng của người Hồi Giáo, thì rao rằng: “Chúa đầy lòng khoan dung và Mohammed là ngôn sứ duy nhất của Ngài. Sự cứu độ là nhờ việc nghe ngôn sứ duy nhất của Chúa.”
Tại quầy hàng của người Kitô giáo, thì trưng bày: “Chúa là tình yêu và không có sự cứu độ ở ngoài Giáo Hội. Hoặc gia nhập Giáo Hội hoặc là mất linh hồn đời đời.”
Trên đường trở ra, có người hỏi Chúa: “Ngài nghĩ gì về những điều nói về Chúa? ” Chúa trả lời: “Ta không tổ chức hội chợ đó. Ta thấy xấu hổ ngay cả khi đến thăm nó”!!!
Vì thế hôm nay, tất cả chúng ta được mời gọi mở rộng cái nhìn của mình theo tầm nhìn của Thiên Chúa, một cái nhìn đa nguyên, là biết kính trọng, biết đón nhận sự khác biệt và sự đa dạng phong phú của người khác, của tôn giáo khác. Đồng thời tất cả chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục truyền giáo và rao truyền những gì tốt đẹp của Tin Mừng cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Chọn điều chính yếu để được cứu độ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
12:56 15/08/2020
Chúa Nhật XX thường Niên
Chọn điều chính yếu để được cứu độ
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28
Có một người sau khi đi du lịch ở Mỹ về, ông ta khoe với một người lái đò. Anh biết thành phố Los Angeles chưa? Ông lái đò trả lời: Tôi chưa biết.
Anh giải thích: “Thành phố Los Angeles là thành phố các thiên thần, có Holywood nỗi tiếng thế giới. Thế ông đã tới Las Vegas và New York chưa? ” Ông lái đò trả lời: “Tôi cũng chưa bao giờ tới đó.”
“Thế thì ông chết mất nửa đời rồi, vì đó là thiên đàng hạ giới, ” vị khách quả quyết.
Đi một lúc, một con gió mạnh ập tới làm con đò chồng chềng. Ông lái đò hỏi: “Thế ông có biết bơi không? ” Anh ta biến sắc mặt mếu máo: “Tôi không biết bơi.” Ông lái đò nói: “Thế thì ông chết mất cả đời rồi!”
Câu chuyện trên giúp chúng ta thư giản một chút nhưng ẩn bên trong chứa đựng bài học quý báu là chúng ta cần biết những điều chính yếu để được sống và được cứu độ. Đó cũng là sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay nhắn nhủ.
Vậy đâu là những điều chính yếu mà chúng ta cần biết để sống tốt chứng tá đời sống Kitô hữu trong bối cảnh của ngày hôm nay. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy sống những điều chính yếu sau đây:
1- Tập trung vào Chúa Kitô
Đức Giáo Hoàng cảnh báo chúng ta về cám dỗ của ngày hôm nay, chúng ta biết quá nhiều điều và lại quá chú trọng đến những điều thứ yếu mà quên điều chính yếu. Điều chính yếu của đời sống Kitô hữu là gì nếu không phải là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Độ chúng ta. Như người đàn bà Canaan hôm nay, bà đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, bà có một đức tin mạnh mẽ vào Ngài. Nên Chúa đã chữa cho con của bà được sống.
Chúng ta được mời gọi hãy học để biết Chúa Kitô, nếu không, chúng ta sẽ chết cả đời, như người không biết bơi.
“Biết Chúa Kitô” không phải chỉ là sự hiểu biết thuần lý, của trí khôn, mà “biết” ở đây theo nghĩa của Kinh Thánh: có nghĩa là đi vào tương quan gặp gỡ, sống mật thiết và yêu mến Chúa Kitô. Biết ở đây cũng có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta trên nền tảng là Chúa Kitô. Là mỗi ngày cố gắng để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Giống Chúa là có trái tim của Chúa, tâm tình của Chúa, cách hành xử và cách nghĩ như Chúa. Đó là nên giống Chúa.
Khi Chúa Kitô trở thành trung tâm điểm đời sống, chúng ta coi những thứ khác như tiền bạc, danh vọng, địa vị, hưởng lạc... là thứ yếu, và có thể nói như Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3, 8).
Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta: hãy tập trung đời sống vào Chúa Kitô, phát xuất lại từ Người.
2- Điều quan trọng thứ hai là xây dựng nền văn hóa gặp gỡ
Thế giới mà chúng ta đang sống, vẫn còn bị thống trị bởi nền văn hóa loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Coi tha nhân là địa ngục, là thù địch như triết gia Jean Paul Sartres đã từng nói.
Đức tin Kitô giáo không cho phép chúng ta nhìn tha nhân là thù địch, là hỏa ngục. Nhưng tha nhân chính là hình ảnh của Thiên Chúa, là một nhân vị quý giá đáng trân trọng, được Chúa Giêsu đổ máu cứu chuộc. Mỗi người là một nhân vị và là kết quả của tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Bắt đầu từ trong gia đình của mình. Để gặp nhau, chúng ta phải dành thời gian cho nhau, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, nâng đỡ và yêu thương nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn muốn mỗi chúng ta đi ra ngoài, ra vùng ngoại ô, ra khỏi phạm vi của mình để vươn tới mọi người, để gặp gỡ mọi người mà không loại trừ ai. Đây là cái nhìn của Thiên Chúa: Thiên Chúa không muốn loại trừ ai, Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Chúng ta đừng loại trừ nhau trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ. Nhưng tất cả được mời gọi mở rộng cái nhìn của mình theo cách nhìn của Thiên Chúa, là biết tôn trọng và đón nhận những khác biệt của người khác, của các tôn giáo khác. Để Giáo Hội là nhà rộng cửa đón tiếp mọi người như là nhà của Thiên Chúa, ngõ hầu họ cũng được ơn cứu độ.
3- Cùng nhau làm chứng
Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô đều muốn loan báo cho người khác. Ai đã chịu Phép Rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa thường nói. Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy truyền giáo bằng đời sống của mình, là rao truyền những gì tốt đẹp của Tin Mừng cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa. Ơn cứu độ được ban qua Đức Kitô. Nhưng để cứu độ ta và cứu độ người khác, Chúa cần đến sự cộng tác của ta. Hãy cho Chúa mượn đôi bàn tày, con tim, lời nói và khả năng của chúng ta để Chúa cứu độ người khác. Các việc làm cụ thể để truyền giáo đó là chúng ta đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và truyền giáo trong giáo phận. Đó là việc làm cụ thể để chúng ta truyền giáo.
Như vậy, ba điều trên là điều chính yếu đáng chúng ta sống để được cứu độ và giúp người khác cũng được cứu độ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Chọn điều chính yếu để được cứu độ
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28
Có một người sau khi đi du lịch ở Mỹ về, ông ta khoe với một người lái đò. Anh biết thành phố Los Angeles chưa? Ông lái đò trả lời: Tôi chưa biết.
Anh giải thích: “Thành phố Los Angeles là thành phố các thiên thần, có Holywood nỗi tiếng thế giới. Thế ông đã tới Las Vegas và New York chưa? ” Ông lái đò trả lời: “Tôi cũng chưa bao giờ tới đó.”
“Thế thì ông chết mất nửa đời rồi, vì đó là thiên đàng hạ giới, ” vị khách quả quyết.
Đi một lúc, một con gió mạnh ập tới làm con đò chồng chềng. Ông lái đò hỏi: “Thế ông có biết bơi không? ” Anh ta biến sắc mặt mếu máo: “Tôi không biết bơi.” Ông lái đò nói: “Thế thì ông chết mất cả đời rồi!”
Câu chuyện trên giúp chúng ta thư giản một chút nhưng ẩn bên trong chứa đựng bài học quý báu là chúng ta cần biết những điều chính yếu để được sống và được cứu độ. Đó cũng là sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay nhắn nhủ.
Vậy đâu là những điều chính yếu mà chúng ta cần biết để sống tốt chứng tá đời sống Kitô hữu trong bối cảnh của ngày hôm nay. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy sống những điều chính yếu sau đây:
1- Tập trung vào Chúa Kitô
Đức Giáo Hoàng cảnh báo chúng ta về cám dỗ của ngày hôm nay, chúng ta biết quá nhiều điều và lại quá chú trọng đến những điều thứ yếu mà quên điều chính yếu. Điều chính yếu của đời sống Kitô hữu là gì nếu không phải là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Độ chúng ta. Như người đàn bà Canaan hôm nay, bà đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, bà có một đức tin mạnh mẽ vào Ngài. Nên Chúa đã chữa cho con của bà được sống.
Chúng ta được mời gọi hãy học để biết Chúa Kitô, nếu không, chúng ta sẽ chết cả đời, như người không biết bơi.
“Biết Chúa Kitô” không phải chỉ là sự hiểu biết thuần lý, của trí khôn, mà “biết” ở đây theo nghĩa của Kinh Thánh: có nghĩa là đi vào tương quan gặp gỡ, sống mật thiết và yêu mến Chúa Kitô. Biết ở đây cũng có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta trên nền tảng là Chúa Kitô. Là mỗi ngày cố gắng để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Giống Chúa là có trái tim của Chúa, tâm tình của Chúa, cách hành xử và cách nghĩ như Chúa. Đó là nên giống Chúa.
Khi Chúa Kitô trở thành trung tâm điểm đời sống, chúng ta coi những thứ khác như tiền bạc, danh vọng, địa vị, hưởng lạc... là thứ yếu, và có thể nói như Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3, 8).
Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta: hãy tập trung đời sống vào Chúa Kitô, phát xuất lại từ Người.
2- Điều quan trọng thứ hai là xây dựng nền văn hóa gặp gỡ
Thế giới mà chúng ta đang sống, vẫn còn bị thống trị bởi nền văn hóa loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Coi tha nhân là địa ngục, là thù địch như triết gia Jean Paul Sartres đã từng nói.
Đức tin Kitô giáo không cho phép chúng ta nhìn tha nhân là thù địch, là hỏa ngục. Nhưng tha nhân chính là hình ảnh của Thiên Chúa, là một nhân vị quý giá đáng trân trọng, được Chúa Giêsu đổ máu cứu chuộc. Mỗi người là một nhân vị và là kết quả của tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Bắt đầu từ trong gia đình của mình. Để gặp nhau, chúng ta phải dành thời gian cho nhau, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, nâng đỡ và yêu thương nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn muốn mỗi chúng ta đi ra ngoài, ra vùng ngoại ô, ra khỏi phạm vi của mình để vươn tới mọi người, để gặp gỡ mọi người mà không loại trừ ai. Đây là cái nhìn của Thiên Chúa: Thiên Chúa không muốn loại trừ ai, Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Chúng ta đừng loại trừ nhau trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ. Nhưng tất cả được mời gọi mở rộng cái nhìn của mình theo cách nhìn của Thiên Chúa, là biết tôn trọng và đón nhận những khác biệt của người khác, của các tôn giáo khác. Để Giáo Hội là nhà rộng cửa đón tiếp mọi người như là nhà của Thiên Chúa, ngõ hầu họ cũng được ơn cứu độ.
3- Cùng nhau làm chứng
Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô đều muốn loan báo cho người khác. Ai đã chịu Phép Rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa thường nói. Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy truyền giáo bằng đời sống của mình, là rao truyền những gì tốt đẹp của Tin Mừng cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa. Ơn cứu độ được ban qua Đức Kitô. Nhưng để cứu độ ta và cứu độ người khác, Chúa cần đến sự cộng tác của ta. Hãy cho Chúa mượn đôi bàn tày, con tim, lời nói và khả năng của chúng ta để Chúa cứu độ người khác. Các việc làm cụ thể để truyền giáo đó là chúng ta đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và truyền giáo trong giáo phận. Đó là việc làm cụ thể để chúng ta truyền giáo.
Như vậy, ba điều trên là điều chính yếu đáng chúng ta sống để được cứu độ và giúp người khác cũng được cứu độ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin là một khích lệ lớn cho Trung tâm Lộ Đức
Thanh Quảng sdb
03:45 15/08/2020
Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin là một khích lệ lớn cho Trung tâm Lộ Đức
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh chủ sự Thánh lễ kính Đức Mẹ Hồn xác lên trời tại Thánh địa Lộ Đức đánh dấu cuộc Hành hương Quốc gia hàng năm của Pháp về thánh địa.
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Trong mấy tháng qua, mọi người trên khắp thế giới đã phải thích nghi cách sống, cách làm việc và cầu nguyện do đại dịch Coronavirus gây ra. Nhưng cách thích nghi ấy đã không ngăn cản được cuộc Hành hương toàn quốc hàng năm ở Pháp đổ về Lộ Đức hành hương trong bốn ngày.
Thứ Tư vừa qua bắt đầu cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 147 với Thánh Lễ khai mạc tại Nhà thờ kính thánh Bernadette.
Cuộc Hành hương toàn quốc này được Hội Đồng Giám mục tổ chức kéo dài từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 với chủ đề: “Về Nguồn Yêu Thương”.
Mặc dù cuộc hành hương này không có những đám đông lớn như những năm trước, vì những hạn chế về giãn cách xã hội!
Người bệnh không cô đơn
Cha Vincent Cabanac, giám đốc Trung tâm Hành hương Quốc gia Pháp cho hay: Dù có những khó khăn cửa cơn đại dịch, cho nên cuộc hành hương năm nay chỉ là một "điểm hẹn" mà ban tổ chức mong muốn duy trì.
Năm nay, chỉ có một phái đoàn với 500 người hành hương góp mặt trong sự kiện này! Còn những người hành hương khác sẽ theo dõi và tham dự trực tuyến, các bệnh nhân có thể tham gia cuộc hành hương qua đài phát thanh và truyền hình.
Cha Giám đốc Trung tâm hành hương Quốc gia cho hay, chúng tôi không muốn các bệnh nhân “có cảm giác cô đơn cô độc” nên đã tổ chức những nối kết kỹ thuật số liên kết họ với Đền thánh.
Mặc dù Covid-19 đã làm thay đổi cục diện của cuộc Hành hương, nhưng vẫn có nhiều sự kiện phong phú trong suốt bốn ngày qua. Chương trình bao gồm việc lần chuỗi Mân Côi, các buổi hòa nhạc, các cuộc rước, các lễ nguyện và nhiều nhân chứng chia sẻ...
Vì lý do sức khỏe, và tuân giữ sự giãn cách y tế tại Đền thánh, nên chương trình tắm suối Lộ đức bị bãi bỏ. Nhưng Cha Cabanac cho hay bằng một cử chỉ tượng trưng, mọi người vẫn có thể đến các khu nhà tắm để rửa mặt và rửa tay chân...
Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Parolin
Nhận lời ban tổ chức hành hương toàn quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh đã về thăm Trung tâm Lộ Đức, chủ sự Thánh lễ Lễ Đức Mẹ vào ngày 15 tháng Tám.
Ngài được mời trước khi cơn dịch coronavirus bùng phát. Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y tới Lộ Đức kể từ khi Ngài trở thành Quốc vụ khanh của Tòa thánh. Năm 2017, Ngài đã đến thăm Đền thờ với tư cách là đại diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho Ngày Thế giới bệnh nhân; và vào năm 2018 Ngài đến mừng lễ Thánh Phanxicô Salesiô.
Nói về sự hiện diện của Đức Hồng Y Parolin tại Lộ Đức, Cha Cabanac nói, “Đây là một dấu hiệu rất quan trọng đối với chúng tôi được Đức Hồng Y đến thăm.” Đức Hồng Y về đây để cử hành Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nói lên một sứ điệp hùng hồn, không chỉ cho nước Pháp mà còn cho toàn thế giới, chính tại đây, nơi Hang đá Massabielle này, chuyến viếng thăm này rất quan trọng đối với chúng tôi, với nước Pháp và với Giáo hội Pháp."
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh chủ sự Thánh lễ kính Đức Mẹ Hồn xác lên trời tại Thánh địa Lộ Đức đánh dấu cuộc Hành hương Quốc gia hàng năm của Pháp về thánh địa.
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Trong mấy tháng qua, mọi người trên khắp thế giới đã phải thích nghi cách sống, cách làm việc và cầu nguyện do đại dịch Coronavirus gây ra. Nhưng cách thích nghi ấy đã không ngăn cản được cuộc Hành hương toàn quốc hàng năm ở Pháp đổ về Lộ Đức hành hương trong bốn ngày.
Thứ Tư vừa qua bắt đầu cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 147 với Thánh Lễ khai mạc tại Nhà thờ kính thánh Bernadette.
Cuộc Hành hương toàn quốc này được Hội Đồng Giám mục tổ chức kéo dài từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 với chủ đề: “Về Nguồn Yêu Thương”.
Mặc dù cuộc hành hương này không có những đám đông lớn như những năm trước, vì những hạn chế về giãn cách xã hội!
Người bệnh không cô đơn
Cha Vincent Cabanac, giám đốc Trung tâm Hành hương Quốc gia Pháp cho hay: Dù có những khó khăn cửa cơn đại dịch, cho nên cuộc hành hương năm nay chỉ là một "điểm hẹn" mà ban tổ chức mong muốn duy trì.
Năm nay, chỉ có một phái đoàn với 500 người hành hương góp mặt trong sự kiện này! Còn những người hành hương khác sẽ theo dõi và tham dự trực tuyến, các bệnh nhân có thể tham gia cuộc hành hương qua đài phát thanh và truyền hình.
Cha Giám đốc Trung tâm hành hương Quốc gia cho hay, chúng tôi không muốn các bệnh nhân “có cảm giác cô đơn cô độc” nên đã tổ chức những nối kết kỹ thuật số liên kết họ với Đền thánh.
Mặc dù Covid-19 đã làm thay đổi cục diện của cuộc Hành hương, nhưng vẫn có nhiều sự kiện phong phú trong suốt bốn ngày qua. Chương trình bao gồm việc lần chuỗi Mân Côi, các buổi hòa nhạc, các cuộc rước, các lễ nguyện và nhiều nhân chứng chia sẻ...
Vì lý do sức khỏe, và tuân giữ sự giãn cách y tế tại Đền thánh, nên chương trình tắm suối Lộ đức bị bãi bỏ. Nhưng Cha Cabanac cho hay bằng một cử chỉ tượng trưng, mọi người vẫn có thể đến các khu nhà tắm để rửa mặt và rửa tay chân...
Chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Parolin
Nhận lời ban tổ chức hành hương toàn quốc, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh đã về thăm Trung tâm Lộ Đức, chủ sự Thánh lễ Lễ Đức Mẹ vào ngày 15 tháng Tám.
Ngài được mời trước khi cơn dịch coronavirus bùng phát. Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y tới Lộ Đức kể từ khi Ngài trở thành Quốc vụ khanh của Tòa thánh. Năm 2017, Ngài đã đến thăm Đền thờ với tư cách là đại diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho Ngày Thế giới bệnh nhân; và vào năm 2018 Ngài đến mừng lễ Thánh Phanxicô Salesiô.
Nói về sự hiện diện của Đức Hồng Y Parolin tại Lộ Đức, Cha Cabanac nói, “Đây là một dấu hiệu rất quan trọng đối với chúng tôi được Đức Hồng Y đến thăm.” Đức Hồng Y về đây để cử hành Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nói lên một sứ điệp hùng hồn, không chỉ cho nước Pháp mà còn cho toàn thế giới, chính tại đây, nơi Hang đá Massabielle này, chuyến viếng thăm này rất quan trọng đối với chúng tôi, với nước Pháp và với Giáo hội Pháp."
Động đất xảy ra tại North Carolina đúng lúc trong nhà thờ đang đọc bài đọc về trận động đất thời ông Êlia
Emily Nguyễn
05:32 15/08/2020
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết, một trận động đất với cường độ 5.1 đã xảy ra tại một địa phương thuộc khu vực phía Bắc thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ vào lúc 8:07 ngày 9 tháng 8 vừa qua. Trận động đất tuy không gây tổn thất lớn về vật chất hay làm thiệt hại nhân mạng, nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm động đất xảy ra giữa đời thật và bài đọc trong Sách Các Vua được xướng lên trong vô số nhà thờ Công Giáo cùng một lúc đã làm cho mọi người phải giật mình suy nghĩ.
Trận động đất được kể là mạnh nhất trong vùng kể từ năm 1916 đã xảy ra lúc 8:07 sáng Chúa Nhật thứ 19 mùa Quanh Năm. Cùng lúc đó, tại nhà thờ thánh Gabriel thánh lễ đang được cử hành, và người đọc Thánh Thư đang đọc bài đọc bài trích sách Các Vua, đoạn 11 chương 19 nói về trận cuồng phong khi Thiên Chúa đang đi qua.
Bài Ðọc I:
“Ngươi hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”.
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, khi Êlia đã lên núi Horeb của Thiên Chúa, ông trú ẩn trong một cái hang... Có lời Chúa phán cùng ông rằng: “Hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”. Bỗng Chúa đi qua; có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa; nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang.
Khi đang đọc đến đây, chính là lúc trận động đất ở bên ngoài nhà thờ bắt đầu nổi lên, khiến cho nhiều người trong cộng đoàn lạnh tóc gáy.
Theo lời cha Cory Catron, chánh xứ cộng đoàn Thánh Frances ở Sparta là địa điểm tâm chấn, trần nhà thờ của ngài bị nứt ra khi trận động đất xảy ra, và ngài còn thoáng lo âu là nếu những hiện tượng bên ngoài đời trùng khớp với những gì Kinh Thánh đang diễn tả thì xứ đạo và nhà thờ của ngài sẽ còn bị hoả hoạn làm thiệt hại thêm.
Tuy nhiên, cha Richard Sutter, chính xứ cộng đoàn đã nói với ký giả hãng thông tấn Associated Press đây chính là một cơ hội cho chúng ta nhớ rằng Chúa luôn hiện diện bên ta, và chúng ta phải tin tưởng nơi ngài dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khủng khiếp hay đáng sợ tới đâu! Ngài nói “Dù chúng ta hãi sợ vì trận động đất, trận cuồng phong, hay trong cơn dịch bệnh chăng nữa, chúng ta phải nghe sự thật từ nơi Chúa. Hãy tập trung sự chú ý vào Chúa và không màng gì đến bão táp hay động đất mà chúng ta không thể kiểm soát nổi”
Cha Melchesideck Yumo chánh xứ Thánh Máccô ở thành phố Huntersville cũng chia sẻ cùng một ý nghĩ. Ngài nói điều quan trọng là hãy noi gương thánh Phê-rô mà phó thác cho Chúa là người toàn quyền kiểm soát mọi sự trong thời kỳ rối loạn trên thế giới. Cha nói “Trong cuộc lữ hành trần thế này, có rất nhiều giông bão đã xảy ra, thí dụ như cơn dịch bệnh và những chuyện kỳ quái đang xảy ra quanh đây. Chúng ta phải làm gì? Hãy noi gương thánh Phê-rô và cầu xin Chúa hãy cứu con. Chúng ta cầu xin Chúa vì Ngài là đấng toàn quyền kiểm soát đất, trời. Đức tin của chúng ta sẽ giúp đánh tan sự sợ hãi, vì Chúa Giê su đã có lời phán rằng “hãy can đảm. Ta ở đây, các con đừng sợ hãi”
Cha Catron thì nói với tờ báo Charlotte Observer rằng “Thông điệp tốt lành cho chúng ta là bất kể tình trạng có hỗn loạn hay lạ lùng đến đâu, Chúa vẫn ở cùng chúng ta”
Source:Catholic News Agency
15/08 : ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Cử Hành Đại Lễ Đức Mẹ Lên Trời Tại Lộ Đức
Lê Đình Thông
09:04 15/08/2020
15/08 : ĐHY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Cử Hành Đại Lễ Đức Mẹ Lên Trời Tại Lộ Đức
Tại thánh địa Lộ Đức, vào tối 14/09, ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ trì rước kiệu Đức Bà. Ngày 15/08, ngài đã chủ trì Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ Lên Trời.
Đức Cha Antoine Hérouard, khâm mạng Tòa thánh tại thánh điện Lộ Đức cho biết việc ĐHY Parolin hành hương Lộ Đức chứng tỏ sư thiết thân của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với đất thánh này và lòng ưu ái của Tòa thánh đối với Giáo hội Pháp và các bệnh nhân.
Đây là lần thứ ba, ĐHY Parolin đến Lộ Đức. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào chức vụ Quốc vụ khanh Tòa thánh vào năm 2013. Tháng 2/2017, ngài là đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ trì Ngày Thế giới các Bệnh nhân. Năm 2018, ngài lại đến Lộ Đức cử hành Ngày Quốc tế mừng kính thánh François-de-Sales, bổn mạng của truyền thông Công Giáo.
Đức Cha Antoine Hérouard, khâm mạng Tòa thánh cho biết ngay trước khi xảy ra đại dịch, ngài đã mời Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh đến Lộ Đức chủ sự các nghi thức phụng vụ ngày 15/08, nhân hành hương cấp quốc gia lần thứ 147.
Hang đá Massabielle, quen gọi là hang đá Lộ Đức, trong miền núi Hautes-Pyrénées. Vào năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với thôn nữ Bernadette Soubirous; truyền cho Bernadette cào đất, khai mở ra ngọn suối thiêng, ban nhiều ơn lạ cho khách thập phương.
Hang đá đối diện với sông Gave. ‘'Massabielle’’ là biến âm của massavielha có nghĩa là tảng đá cổ, trong thổ ngữ Occitan miền núi. Hang đá cao 9 mét rưỡi, sâu 9 mét 85, rộng 9 mét 85.
Hang đá Lộ Đức gốc, vào năm 1860
Tính đến năm 2015, trên nước Pháp có 765 hang đá mô phỏng hang đá Lộ Đức. Trên thế giới có 321 hang đá Lộ Đức. Trong khuôn viên nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (đường Kỳ Đồng Saigon), nhà thờ Ngã Sáu Saigon, khuôn viên bệnh viện Chợ Rẫy (Saigon) có hang đá Lộ Đức, gắn rất nhiều tấm bảng bằng đá tạ ơn Đức Mẹ.
Lê Đình Thông
Đức Cha Antoine Hérouard, khâm mạng Tòa thánh tại thánh điện Lộ Đức cho biết việc ĐHY Parolin hành hương Lộ Đức chứng tỏ sư thiết thân của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với đất thánh này và lòng ưu ái của Tòa thánh đối với Giáo hội Pháp và các bệnh nhân.
Đây là lần thứ ba, ĐHY Parolin đến Lộ Đức. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào chức vụ Quốc vụ khanh Tòa thánh vào năm 2013. Tháng 2/2017, ngài là đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ trì Ngày Thế giới các Bệnh nhân. Năm 2018, ngài lại đến Lộ Đức cử hành Ngày Quốc tế mừng kính thánh François-de-Sales, bổn mạng của truyền thông Công Giáo.
Đức Cha Antoine Hérouard, khâm mạng Tòa thánh cho biết ngay trước khi xảy ra đại dịch, ngài đã mời Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh đến Lộ Đức chủ sự các nghi thức phụng vụ ngày 15/08, nhân hành hương cấp quốc gia lần thứ 147.
Hang đá Massabielle, quen gọi là hang đá Lộ Đức, trong miền núi Hautes-Pyrénées. Vào năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với thôn nữ Bernadette Soubirous; truyền cho Bernadette cào đất, khai mở ra ngọn suối thiêng, ban nhiều ơn lạ cho khách thập phương.
Hang đá đối diện với sông Gave. ‘'Massabielle’’ là biến âm của massavielha có nghĩa là tảng đá cổ, trong thổ ngữ Occitan miền núi. Hang đá cao 9 mét rưỡi, sâu 9 mét 85, rộng 9 mét 85.
Tính đến năm 2015, trên nước Pháp có 765 hang đá mô phỏng hang đá Lộ Đức. Trên thế giới có 321 hang đá Lộ Đức. Trong khuôn viên nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (đường Kỳ Đồng Saigon), nhà thờ Ngã Sáu Saigon, khuôn viên bệnh viện Chợ Rẫy (Saigon) có hang đá Lộ Đức, gắn rất nhiều tấm bảng bằng đá tạ ơn Đức Mẹ.
Lê Đình Thông
Cuộc Hành hương Quốc tế tại Fatima của Người Di cư và Tị nạn lần thứ 48
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
10:56 15/08/2020
Fatima - “Người di cư bị bóc lột, người nghèo, người tị nạn và người di dân: mọi người đều có quyền tham dự tiệc cưới “. Trong bài giảng của thánh lễ ngày 13 tháng 8, Đức Cha D. José Traquina đã trình bầy chia sẻ bác ái là con đường dẫn đến một thế giới công bằng hơn.
Thánh lễ nhân Cuộc Hành hương Quốc tế Tháng 8, đã diễn ra vào 11 giờ sáng ngày 13-06 tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima. Đức Giám Mục Santarém chủ tế Cuộc Hành hương Tháng Tám đã trình bày trong bài giảng: chia sẻ và bác ái Kitô giáo như một con đường dẫn đến một nhân loại công bằng hơn.
Cuộc Hành hương Quốc tế Tháng 8, nằm trong khuôn khổ Cuộc Hành hương Quốc gia của Người Di cư và Tị nạn lần thứ 48, đánh dấu cuộc hiện ra lần thứ tư của Đức Mẹ, diễn ra vào ngày 19 tháng 8, tại Valinhos, cách Cova da Iria khoảng ba cây số (1). Vì trùng vào những ngày nghỉ hè của nước Bồ, nên có khoảng hơn chục ngàn người, đại đa số đến từ các giáo phận Bồ Đào Nha. Cũng có khoảng hơn năm chục linh mục đồng tế, cùng với năm giám mục, trong đó có ĐHY chủ chăn giáo phận nhà Leiria – Fatima. Ngoài những người hành hương chính thức, đại đa số là người địa phương và giáo dân Bồ Đào Nha tham dự Cuộc hành hương thứ 48 của Người di cư và những người hành hương Bồ Đào Nha, còn có bảy phái đoàn hành hương từ các nước châu Âu đã ghi danh nơi văn phòng Trung Tâm Fatima để tham gia vào lễ kỷ niệm, cụ thể là từ Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan và Bờ Biển Ngà Phi Châu. Riêng phái đoàn Việt Nam có một gia đình đến từ vùng Porto ở miền Bắc nước Bồ, và người dịch bản tin cũng được phúc tham dự.
Dựa trên Tin Mừng được công bố, liên quan đến đoạn Tin Mừng về Tiệc cưới Cana, Đức Cha D. José Traquina, Giám mục giáo phận Santarém, chủ tịch của Ủy ban Giám mục về Mục vụ Xã hội và Di Dân đã nêu bật vai trò chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria trong Lịch sử Cứu độ, khơi nguồn cho sứ mệnh của Giáo hội trong việc tìm kiếm một một thế giới huynh đệ hơn, đặc biệt là với những người di cư bị bóc lột, người nghèo, người tị nạn và người di tản.
“Chúng ta hiểu rộng hơn, hiền thê của Đức Kitô là vô số những người nam và người nữ giống như đoàn chiên không người chăn dắt, ngày nay là hàng triệu người nghèo trên thế giới, hàng triệu người tị nạn phải chạy trốn như Chúa Giê-su để có sự sống. Những người di cư này, vì thiếu hiểu biết về các hình thức di cư hợp pháp và vì thiếu an ninh, nên hàng triệu người buộc phải di cư trong đất nước của họ đã bị bóc lột bởi những kẻ buôn lậu và buôn người. Đức Cha chủ sự quả quyết: “Tất cả những người này đều được tham dự tiệc cưới “ và thúc giục cộng đoàn chia sẻ và bác ái, vì đó chính là những mục tiêu của tình yêu Kitô giáo.
”Không điều gì, và cũng không ai” có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, đã được thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta “(Rm 8, 39). Chính tình yêu bất diệt này mà chúng ta cử hành trong Bí tích Thánh Thể, bí tích cao cả của Giáo hội đã khơi dậy và nuôi dưỡng lòng nhiệt thành tông đồ và việc thực thi bác ái “.
Kết luận, Đức Cha chủ tế nêu bật gương mẫu của những Mục Đồng Chăn Chiên Bé Nhỏ ở Fatima đã hiến thân đem “Ánh sáng của Đức Kitô Đấng chiến thắng bóng tối” để phục vụ người khác.
Trong phần dâng của lễ, hàng trăm người di dân đã tiến dâng lúa mì nhân dịp kỷ niệm lần thứ 80, tiếp nối truyền thống đã có từ tháng 8 năm 1940, khi một nhóm thanh niên thuộc Thanh niên Nông nghiệp Công Giáo, từ 17 giáo xứ trong giáo phận Leiria, đã dâng 30 giạ lúa mì, được sử dụng để sản xuất bánh thánh dùng trong các cử hành phụng vụ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Fátima.
Trước Cuộc Rước Kiệu Giã Biệt “Adeus”, Giám mục Leiria-Fátima, Đức Hồng Y D. António Marto, đã gửi lời chào thân ái kết thúc cuộc hành hương quốc tế theo thông lê. Ngài đã đặc biệt gửi lời chào thân ái trong “cái ôm thiêng liêng” đến với tấ cả những người di cư có mặt tại Cova da Iria và những người đã đồng hành trực tuyến cùng Đoàn Hành hương qua của các phương tiện truyền thông.
Ngài nói: “Cuộc hành hương tháng Tám này luôn luôn tuyệt vời, đặc biệt vì cuộc hành hương này dành riêng cho tất cả những người di cư: cho tất cả những người anh em của chúng ta đang làm việc ở nước ngoài và những người ngày nay đang ở đây đại diện cho các dân tộc khác nhau, nhưng hiệp nhất trong cùng một đức tin và tình yêu, hình thành một gia đình, vượt qua mọi khác biệt. “
Sau đó, Ngài chào mừng Đức Cha chủ sự cuộc Hành hương quốc tế hôm nay, D. José Traquina, và hết lòng cảm ơn thông điệp “khẩn thiết và tốt đẹp” kêu gọi “tăng cường mối liên kết đoàn kết và chia sẻ huynh đệ và củng cố hy vọng về tương lai của một thế giới tốt đẹp hơn”.
“Nếu chúng ta không chăm sóc lẫn nhau, chúng ta sẽ không thể chữa lành thế giới bệnh tật của chúng ta”, Đức Hồng Y đã trích dẫn lời Đức Thánh Cha, khi cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, đặc biệt là cho người dân Liban.
Đức Hồng Y D. António Marto cũng gửi lời chào tới những người lính cứu hỏa, những người đang chiến đấu dập tắt các đám cháy trong những ngày cuối cùng trên cả nước, đặc biệt là những người đã thiệt mạng trong quá trình thực hiện chức năng này. Ngài nhắc nhở những người bệnh và gia đình của họ, đặc biệt là những người đang đau khổ vì đại dịch.
Vào cuối bài phát biểu của mình, Giám mục Leiria-Fátima đã ghi nhận sự hiện diện của những người hành hương nhỏ nhất: ngài đã gửi lời chào đầy thân ái và thân thương tới tất cả các em và ban phúc lành đặc biệt nhân danh Chúa Giêsu và Các Thánh Mục Đồng Fátima cho một tuổi thơ hạnh phúc.
(1) Đức Mẹ đã hiện ra chính thức 6 lần ở đồi Cova da Ira, Fatima, vào các ngày 13.05 đến 13.10.1917 với ba trẻ mục đồng: Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. Lần hiện ra lần thứ tư vào tháng 8 đã diễn ra tại Valinhos vào ngày 19.08.1917. Lý do vì ba trẻ mục đồng bị bắt giam vào ngày 10.08 vì làm rối loạn trật tự công cộng và bị tra hỏi tại quận Ourem tới ngày 15.08.1917. Tuy nhiên, ngày 13.8.1917, đã có khoảng 18.000 người tụ họp tại đồi Cova da Ira để chờ xem sự lạ, nhưng 3 em vắng mặt vì còn bị nhốt. Chúa nhật 19.8.1917, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Valinhos, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho những người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
(Nguồn: https://www.fatima.pt/pt/news/13agosto2020)
Thánh lễ nhân Cuộc Hành hương Quốc tế Tháng 8, đã diễn ra vào 11 giờ sáng ngày 13-06 tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima. Đức Giám Mục Santarém chủ tế Cuộc Hành hương Tháng Tám đã trình bày trong bài giảng: chia sẻ và bác ái Kitô giáo như một con đường dẫn đến một nhân loại công bằng hơn.
Cuộc Hành hương Quốc tế Tháng 8, nằm trong khuôn khổ Cuộc Hành hương Quốc gia của Người Di cư và Tị nạn lần thứ 48, đánh dấu cuộc hiện ra lần thứ tư của Đức Mẹ, diễn ra vào ngày 19 tháng 8, tại Valinhos, cách Cova da Iria khoảng ba cây số (1). Vì trùng vào những ngày nghỉ hè của nước Bồ, nên có khoảng hơn chục ngàn người, đại đa số đến từ các giáo phận Bồ Đào Nha. Cũng có khoảng hơn năm chục linh mục đồng tế, cùng với năm giám mục, trong đó có ĐHY chủ chăn giáo phận nhà Leiria – Fatima. Ngoài những người hành hương chính thức, đại đa số là người địa phương và giáo dân Bồ Đào Nha tham dự Cuộc hành hương thứ 48 của Người di cư và những người hành hương Bồ Đào Nha, còn có bảy phái đoàn hành hương từ các nước châu Âu đã ghi danh nơi văn phòng Trung Tâm Fatima để tham gia vào lễ kỷ niệm, cụ thể là từ Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Ba Lan và Bờ Biển Ngà Phi Châu. Riêng phái đoàn Việt Nam có một gia đình đến từ vùng Porto ở miền Bắc nước Bồ, và người dịch bản tin cũng được phúc tham dự.
Dựa trên Tin Mừng được công bố, liên quan đến đoạn Tin Mừng về Tiệc cưới Cana, Đức Cha D. José Traquina, Giám mục giáo phận Santarém, chủ tịch của Ủy ban Giám mục về Mục vụ Xã hội và Di Dân đã nêu bật vai trò chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria trong Lịch sử Cứu độ, khơi nguồn cho sứ mệnh của Giáo hội trong việc tìm kiếm một một thế giới huynh đệ hơn, đặc biệt là với những người di cư bị bóc lột, người nghèo, người tị nạn và người di tản.
“Chúng ta hiểu rộng hơn, hiền thê của Đức Kitô là vô số những người nam và người nữ giống như đoàn chiên không người chăn dắt, ngày nay là hàng triệu người nghèo trên thế giới, hàng triệu người tị nạn phải chạy trốn như Chúa Giê-su để có sự sống. Những người di cư này, vì thiếu hiểu biết về các hình thức di cư hợp pháp và vì thiếu an ninh, nên hàng triệu người buộc phải di cư trong đất nước của họ đã bị bóc lột bởi những kẻ buôn lậu và buôn người. Đức Cha chủ sự quả quyết: “Tất cả những người này đều được tham dự tiệc cưới “ và thúc giục cộng đoàn chia sẻ và bác ái, vì đó chính là những mục tiêu của tình yêu Kitô giáo.
”Không điều gì, và cũng không ai” có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, đã được thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta “(Rm 8, 39). Chính tình yêu bất diệt này mà chúng ta cử hành trong Bí tích Thánh Thể, bí tích cao cả của Giáo hội đã khơi dậy và nuôi dưỡng lòng nhiệt thành tông đồ và việc thực thi bác ái “.
Kết luận, Đức Cha chủ tế nêu bật gương mẫu của những Mục Đồng Chăn Chiên Bé Nhỏ ở Fatima đã hiến thân đem “Ánh sáng của Đức Kitô Đấng chiến thắng bóng tối” để phục vụ người khác.
Trong phần dâng của lễ, hàng trăm người di dân đã tiến dâng lúa mì nhân dịp kỷ niệm lần thứ 80, tiếp nối truyền thống đã có từ tháng 8 năm 1940, khi một nhóm thanh niên thuộc Thanh niên Nông nghiệp Công Giáo, từ 17 giáo xứ trong giáo phận Leiria, đã dâng 30 giạ lúa mì, được sử dụng để sản xuất bánh thánh dùng trong các cử hành phụng vụ tại Trung Tâm Thánh Mẫu Fátima.
Trước Cuộc Rước Kiệu Giã Biệt “Adeus”, Giám mục Leiria-Fátima, Đức Hồng Y D. António Marto, đã gửi lời chào thân ái kết thúc cuộc hành hương quốc tế theo thông lê. Ngài đã đặc biệt gửi lời chào thân ái trong “cái ôm thiêng liêng” đến với tấ cả những người di cư có mặt tại Cova da Iria và những người đã đồng hành trực tuyến cùng Đoàn Hành hương qua của các phương tiện truyền thông.
Ngài nói: “Cuộc hành hương tháng Tám này luôn luôn tuyệt vời, đặc biệt vì cuộc hành hương này dành riêng cho tất cả những người di cư: cho tất cả những người anh em của chúng ta đang làm việc ở nước ngoài và những người ngày nay đang ở đây đại diện cho các dân tộc khác nhau, nhưng hiệp nhất trong cùng một đức tin và tình yêu, hình thành một gia đình, vượt qua mọi khác biệt. “
Sau đó, Ngài chào mừng Đức Cha chủ sự cuộc Hành hương quốc tế hôm nay, D. José Traquina, và hết lòng cảm ơn thông điệp “khẩn thiết và tốt đẹp” kêu gọi “tăng cường mối liên kết đoàn kết và chia sẻ huynh đệ và củng cố hy vọng về tương lai của một thế giới tốt đẹp hơn”.
“Nếu chúng ta không chăm sóc lẫn nhau, chúng ta sẽ không thể chữa lành thế giới bệnh tật của chúng ta”, Đức Hồng Y đã trích dẫn lời Đức Thánh Cha, khi cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, đặc biệt là cho người dân Liban.
Đức Hồng Y D. António Marto cũng gửi lời chào tới những người lính cứu hỏa, những người đang chiến đấu dập tắt các đám cháy trong những ngày cuối cùng trên cả nước, đặc biệt là những người đã thiệt mạng trong quá trình thực hiện chức năng này. Ngài nhắc nhở những người bệnh và gia đình của họ, đặc biệt là những người đang đau khổ vì đại dịch.
Vào cuối bài phát biểu của mình, Giám mục Leiria-Fátima đã ghi nhận sự hiện diện của những người hành hương nhỏ nhất: ngài đã gửi lời chào đầy thân ái và thân thương tới tất cả các em và ban phúc lành đặc biệt nhân danh Chúa Giêsu và Các Thánh Mục Đồng Fátima cho một tuổi thơ hạnh phúc.
(1) Đức Mẹ đã hiện ra chính thức 6 lần ở đồi Cova da Ira, Fatima, vào các ngày 13.05 đến 13.10.1917 với ba trẻ mục đồng: Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto. Lần hiện ra lần thứ tư vào tháng 8 đã diễn ra tại Valinhos vào ngày 19.08.1917. Lý do vì ba trẻ mục đồng bị bắt giam vào ngày 10.08 vì làm rối loạn trật tự công cộng và bị tra hỏi tại quận Ourem tới ngày 15.08.1917. Tuy nhiên, ngày 13.8.1917, đã có khoảng 18.000 người tụ họp tại đồi Cova da Ira để chờ xem sự lạ, nhưng 3 em vắng mặt vì còn bị nhốt. Chúa nhật 19.8.1917, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Valinhos, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho những người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
(Nguồn: https://www.fatima.pt/pt/news/13agosto2020)
Hàng chục ngàn giấy tờ giả từ Trung Quốc được lén đưa vào Mỹ
Emily Nguyễn
15:58 15/08/2020
Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ, gọi tắt là CBP, vừa thông báo hiện có hàng chục ngàn giấy tờ tuỳ thân giả mạo đang được âm thầm tuồn vào nước Mỹ qua ngả các phi trường quốc tế.
Theo tiết lộ của cục CBP, tại phi trường quốc tế O'Hare ở Chicago, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 đã có 19, 888 bằng lái Mỹ giả mạo được chuyển qua phi trường này. Những bằng lái giả mạo được đóng trong 1, 513 kiện hàng, phần lớn được gởi đến từ Trung Quốc và Hồng Kông. Một số khác đến từ Anh Quốc và Nam Hàn. [1]
Riêng tại phi trường Dallas-Forthworth, tiểu bang Texas, nhà chức trách cho biết, họ đang thấy một sự gia tăng đáng kể trong những kiện hàng với giấy tờ tuỳ thân giả mạo được chuyển qua đây. Những nhân viên kiểm hàng quốc tế báo cáo đã có khoảng 2 ngàn thẻ giả chỉ trong một năm rưỡi đã được chuyển qua phi trường này.
Tại Memphis, tiểu bang Tennessee, chỉ riêng tháng 3 năm nay, nhân viên cục CBP đã tịch thu gần 2000 bằng lái và sổ thông hành giả mạo. Được biết, mỗi giấy tuỳ thân này có thể được bán với giá từ $250 US- $500 US trên thị trường chợ đen và cho nhiều loại khách hàng tiêu thụ. [2]
Giám đốc phi trường khu vực Dallas, ông Timothy Lemaux đã chỉ ra rằng những thẻ giả mạo này cho thấy nguy cơ những thông tin cá nhân của khách hàng tại Mỹ đã có thể bị kẻ cắp nước ngoài lạm dụng là có thật.
Đại diện cục CBP tại Chicago, giám đốc Ralph Piccirilli tuyên bố “Những bằng lái giả này có thể dẫn đến một hậu quả thê thảm. Những tổ chức tội phạm có thể dùng chúng để tránh bị chú ý trong khi phạm pháp”.
Trong một thông cáo báo chí, cục CBP còn cảnh báo “Những giấy tờ (tuỳ thân) gian lận này có thể dẫn đến hành vi trộm cắp danh tính, chấp pháp tại nơi làm việc, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, những gian lận liên quan đến các tội pham về di trú như buôn lậu và vận chuyển người”. Đặc biệt nghiêm trọng hơn cả là “những giấy tờ (tuỳ thân) này có thể được sử dụng bởi những người có liên quan đến khủng bố nhằm giảm thiểu khả năng sẽ bị các biện pháp kiểm soát du lịch làm khó dễ. “, tuyên bố viết!
Cục CBP cũng cho biết, đại đa số những thẻ giả này là dành cho sinh viên đại học. Có nhiều thẻ chỉ dùng một tấm hình nhưng nhiều tên khác nhau. Điều làm cho các giới chức thuộc chi cục tại Michigan lo ngại nhất là những mã vạch trên những thẻ Michigan giả này thật sự có hiệu lực khi được sử dụng!
Giám đốc Ralph Piccirilli gọi nguy cơ nói trên là “rất thật”, và đưa ra lời cảnh cáo nhắm vào giới trẻ “Điều khiến chúng tôi bất an nhất về chuyện ngăn chận này, ngoài số lượng mà chúng tôi đang thấy ở đây, là chuyện rất nhiều người trong giới trẻ đã chia sẻ thông tin cá nhân của họ một cách tự do với những kẻ chuyên giả mạo ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ tiếp tục cộng tác với cơ quan cảnh sát địa phương để giáo dục công chúng và bất cứ ai đang có ý định mua căn cước giả trực tuyến về những nguy cơ tiềm ẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin nhận dạng của quý vị với ý đồ tội phạm.”
Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn quyết định về thể thức bỏ phiếu, hẳn không ai dám chắc nếu số căn cước giả mạo kia không bị ngăn chận bởi nhà chức trách, liệu việc này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực thế nào trong số phiếu dành cho một trong hai ứng cử viên lưỡng đảng đang ra sức giành phần thắng về mình?
Tham khảo:
[1] https://www.foxnews.com/us/fake-drivers-licenses-flooding-into-us-from-china-other-countries-us-says
[2] https://justthenews.com/government/security/counterfeit-drivers-licenses-being-smuggled-us-abroad-officials-say
Theo tiết lộ của cục CBP, tại phi trường quốc tế O'Hare ở Chicago, chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2020 đã có 19, 888 bằng lái Mỹ giả mạo được chuyển qua phi trường này. Những bằng lái giả mạo được đóng trong 1, 513 kiện hàng, phần lớn được gởi đến từ Trung Quốc và Hồng Kông. Một số khác đến từ Anh Quốc và Nam Hàn. [1]
Riêng tại phi trường Dallas-Forthworth, tiểu bang Texas, nhà chức trách cho biết, họ đang thấy một sự gia tăng đáng kể trong những kiện hàng với giấy tờ tuỳ thân giả mạo được chuyển qua đây. Những nhân viên kiểm hàng quốc tế báo cáo đã có khoảng 2 ngàn thẻ giả chỉ trong một năm rưỡi đã được chuyển qua phi trường này.
Tại Memphis, tiểu bang Tennessee, chỉ riêng tháng 3 năm nay, nhân viên cục CBP đã tịch thu gần 2000 bằng lái và sổ thông hành giả mạo. Được biết, mỗi giấy tuỳ thân này có thể được bán với giá từ $250 US- $500 US trên thị trường chợ đen và cho nhiều loại khách hàng tiêu thụ. [2]
Giám đốc phi trường khu vực Dallas, ông Timothy Lemaux đã chỉ ra rằng những thẻ giả mạo này cho thấy nguy cơ những thông tin cá nhân của khách hàng tại Mỹ đã có thể bị kẻ cắp nước ngoài lạm dụng là có thật.
Đại diện cục CBP tại Chicago, giám đốc Ralph Piccirilli tuyên bố “Những bằng lái giả này có thể dẫn đến một hậu quả thê thảm. Những tổ chức tội phạm có thể dùng chúng để tránh bị chú ý trong khi phạm pháp”.
Trong một thông cáo báo chí, cục CBP còn cảnh báo “Những giấy tờ (tuỳ thân) gian lận này có thể dẫn đến hành vi trộm cắp danh tính, chấp pháp tại nơi làm việc, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, những gian lận liên quan đến các tội pham về di trú như buôn lậu và vận chuyển người”. Đặc biệt nghiêm trọng hơn cả là “những giấy tờ (tuỳ thân) này có thể được sử dụng bởi những người có liên quan đến khủng bố nhằm giảm thiểu khả năng sẽ bị các biện pháp kiểm soát du lịch làm khó dễ. “, tuyên bố viết!
Cục CBP cũng cho biết, đại đa số những thẻ giả này là dành cho sinh viên đại học. Có nhiều thẻ chỉ dùng một tấm hình nhưng nhiều tên khác nhau. Điều làm cho các giới chức thuộc chi cục tại Michigan lo ngại nhất là những mã vạch trên những thẻ Michigan giả này thật sự có hiệu lực khi được sử dụng!
Giám đốc Ralph Piccirilli gọi nguy cơ nói trên là “rất thật”, và đưa ra lời cảnh cáo nhắm vào giới trẻ “Điều khiến chúng tôi bất an nhất về chuyện ngăn chận này, ngoài số lượng mà chúng tôi đang thấy ở đây, là chuyện rất nhiều người trong giới trẻ đã chia sẻ thông tin cá nhân của họ một cách tự do với những kẻ chuyên giả mạo ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ tiếp tục cộng tác với cơ quan cảnh sát địa phương để giáo dục công chúng và bất cứ ai đang có ý định mua căn cước giả trực tuyến về những nguy cơ tiềm ẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin nhận dạng của quý vị với ý đồ tội phạm.”
Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn quyết định về thể thức bỏ phiếu, hẳn không ai dám chắc nếu số căn cước giả mạo kia không bị ngăn chận bởi nhà chức trách, liệu việc này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực thế nào trong số phiếu dành cho một trong hai ứng cử viên lưỡng đảng đang ra sức giành phần thắng về mình?
Tham khảo:
[1] https://www.foxnews.com/us/fake-drivers-licenses-flooding-into-us-from-china-other-countries-us-says
[2] https://justthenews.com/government/security/counterfeit-drivers-licenses-being-smuggled-us-abroad-officials-say
Đức Hồng Y Pietro Parolin cử hành Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp
Đặng Tự Do
16:10 15/08/2020
Đầu năm nay, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nhận lời mời của các nhà tổ chức hành hương Italia, để đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp chủ sự Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Lời mời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đến dâng lễ tại Lộ Đức đã được đưa ra trước khi có sự bùng phát coronavirus, và sự tham dự của ngài đã được Tòa Thánh xác nhận.
Do những hạn chế liên quan đến đại dịch, năm nay, cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của các tín hữu bị bệnh. Tuy nhiên, họ được mời để kết hợp tinh thần với sự kiện này và theo dõi Thánh lễ trực tuyến.
Dù chương trình đã được thay đổi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bày tỏ ước muốn thực hiện chuyến đi để hỗ trợ đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, nơi bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Đây cũng sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên bên ngoài nước Ý của một thành viên cao cấp cao trong giáo triều Rôma kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước khi đến Lộ Đức, Hồng Y Parolin dự kiến sẽ dừng chân tại thành phố Ars, nơi Thánh Jean Vianney đã làm mục vụ cho đến khi qua đời.
Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y đến Lộ Đức kể từ khi trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào năm 2017, ngài đã viếng thăm Đền thờ với tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân và năm 2018 nhân Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Lộ Đức, thường quy tụ ít nhất là 25, 000 tín hữu, vì tại đây diễn ra một trong những cuộc hành hương quan trọng nhất của Kitô giáo. Tuy nhiên, năm nay theo chỉ dẫn của chính quyền Pháp chỉ có 10, 000 tín hữu tham dự với yêu cầu tất cả phải đeo khẩu trang y tế.
Cha Vincent Cabanac, giám đốc Hành hương Quốc gia của Pháp, giải thích với AFP: “Chúng tôi có thể đón tiếp 5, 000 người hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Piô Mười và 5, 000 người ở phần còn lại của linh địa” vì đại dịch coronavirus.
Tuy nhiên, hang đá Lộ Đức vẫn mở. “Vì không gian ở đây rất lớn, bạn có thể đi lang thang như bình thường, ” ngài nói.
Đỉnh cao của cuộc hành hương, là thánh lễ 10 giờ sáng thứ Bẩy 15 tháng 8 tại Vương cung thánh đường đã được phát trên màn hình khổng lồ dành cho những tín hữu không thể vào bên trong ngôi nhà thờ ngầm dài 200 m và rộng 80m, với sức chứa 25, 000 người trong thời gian bình thường.
Sau hai tháng đóng cửa trong thời gian bị cô lập, linh địa Lộ Đức, ở phía tây nam nước Pháp, đang dần dần tái tục các hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, năm nay sẽ vắng bóng một lượng lớn khách hành hương nước ngoài nên nhiều khách sạn và cửa hàng lưu niệm vẫn đóng cửa.
Đức ông Olivier Ribadeau Dumas, giám đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức nói:
“Đây là một ngày lễ rất quan trọng đối với Giáo hội. Chúng ta mừng Đức Trinh Nữ Maria được hồn xác về trời. Chúng ta mừng Lộ Đức đang hồi sinh, và trong các kinh nguyện của mình, chúng ta không quên những người bị nhiễm coronavirus.”
Điểm đặc biệt trong cuộc hành hương Lộ Đức lần thứ 147 này, nơi đã xảy ra những trường hợp chữa lành kỳ diệu, là năm nay những người bệnh thường đến trên các chuyến tàu y tế, sẽ phải vắng mặt theo yêu cầu của chính phủ Pháp, liên quan đến các biện pháp phòng chống COVID-19.
“Thật đau lòng khi chúng ta không thể đón nhận những người bệnh, vì các chuyến tàu đã bị hủy. Nhưng chúng tôi không quên họ. Mặc dù thánh lễ ngày hôm nay và chương trình hành hương từ 12 đến 16 tháng 8 chỉ được phát trên đài phát thanh, truyền hình, Internet, nhưng nó không phải là một cuộc hành hương ảo, nó là một cuộc hành hương thật sự. Chúng tôi luôn duy trì sự gắn bó giữa Lộ Đức và các bệnh nhân, ” Cha Vincent Cabanac nói.
Trong một cử chỉ rất đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử cánh tay phải của mình đến Lộ Đức để tham dự cuộc hành hương. Nhận xét về diễn biến này, Đức Ông Ribadeau Dumas nói: “Đức Hồng Y Pietro Parolin đang cung cấp sự hỗ trợ của Tòa Thánh cho chúng tôi trong bối cảnh khó khăn này”
Từ hôm thứ Sáu, mọi người ra vào đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, và ngay cả trên các đường phố xung quanh đều bị bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Dọc theo Gave, con sông đi qua phía trước hang đá, những người hành hương đổ đầy chai nước Lộ Đức của họ tại các vòi nước. Tuy nhiên, năm nay, những người hành hương sẽ không được chạm hay hôn các bức tường ở hang đá nơi, theo truyền thống Công Giáo, Đức Trinh nữ Maria đã hiện ra với Bernadette Soubirous vào năm 1858. Họ cũng không thể tắm hoặc lao xuống hồ như cách nhiều người vẫn làm trong các năm trước.
Những người hành hương đã tham dự lễ rước nến vào tối thứ Sáu, và bức tượng của Đức Trinh Nữ đã di chuyển giữa gần 5, 000 khách hành hương, đang hát và cầu nguyện.
Olivia Ndari đã đến đây mười hai lần, nhưng việc quay lại Lộ Đức vẫn tiếp tục an ủi cô.
“Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã được rửa tội ở đây 25 năm trước. Chuyến hành hương này khiến trái tim tôi nhẹ nhõm, niềm tin của chúng tôi đã thử thách khó khăn trong năm nay, ” cô gái trẻ Paris nói.
Ở lối vào đền thánh Đức Mẹ, một màn hình cho biết số lượng khách hành hương có mặt trong linh địa để bảo đảm, không vượt quá giới hạn 5, 000 người cùng một lúc. Tính chung trong ngày thứ Sáu, 22, 000 người hành hương đã đến kính viếng Đức Mẹ.
Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Thứ Bẩy Lễ Đức Mẹ Lên Trời
J.B. Đặng Minh An dịch
16:54 15/08/2020
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Thứ Bẩy Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng việc Đức Mẹ lên Thiên đàng là một thành tựu lớn hơn vô hạn so với những bước đầu tiên của con người trên mặt trăng.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ bài huấn đức của ngài:
Anh chị em thân mến,
Khi con người đặt chân lên mặt trăng, có một câu nói đã trở nên nổi tiếng ‘Một bước đi nhỏ đối với một người, một bước nhảy vọt cho nhân loại’. Thực tế, nhân loại đã đạt đến một cột mốc lịch sử. Nhưng hôm nay, trong ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta cử hành một sự chinh phục vĩ đại hơn nhiều. Đức Mẹ đã đặt chân lên thiên đàng: Mẹ đến đó không chỉ bằng tinh thần, mà còn bằng thể xác, với tất cả con người của Mẹ. Bước tiến này của Trinh nữ khiêm hạ thành Nazareth là bước nhảy vọt của nhân loại. Đặt chân lên mặt trăng chẳng đem lại cho chúng ta bao nhiêu, nếu chúng ta không sống như anh chị em với nhau trên Mặt đất này. Nhưng một người trong chúng ta sống trên Thiên đàng trong thân xác bằng xương bằng thịt mang lại cho chúng ta hy vọng: chúng ta hiểu rằng chúng ta là quý giá, và được tiền định để phục sinh. Thiên Chúa sẽ không để thân xác chúng ta tan biến vào hư vô. Với Chúa sẽ không có gì bị mất! Nơi Đức Maria, mục tiêu này đã đạt được và chúng ta có lý do trước mắt chúng ta để tiếp tục cuộc lữ hành: không phải để giành được những điều ở dưới thế này, là những thứ sẽ tan biến, nhưng là giành lấy những sự vĩnh cửu trên trời. Và Đức Mẹ là ngôi sao dẫn lối cho chúng ta. Như Công đồng dạy: “Mẹ chiếu sáng như một dấu chỉ niềm hy vọng chắc chắn và niềm an ủi cho Dân Chúa trong cuộc lữ hành trần thế” (Hiến Chế Tín Lý Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium, 68).
Đức Mẹ khuyên bảo chúng ta điều gì? Trong Phúc Âm ngày hôm nay, điều đầu tiên Mẹ nói với chúng ta rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” (Lc 1:46). Chúng ta thường nghe những lời này đến mức có lẽ chúng ta không còn để ý đến ý nghĩa của những lời đó nữa. “Ngợi khen” theo nghĩa đen là ‘phóng đại’, là làm cho lớn ra. Trong cuộc sống của Mẹ không phải là không có những vấn đề, nhưng Mẹ vẫn ngợi khen Thiên Chúa. Chúng ta thì ngược lại, chúng ta để cho mình bị đè bẹp trước những khó khăn và sợ hãi! Đức Mẹ không để mình đầu hàng như thế, vì Mẹ đặt Chúa như là Đấng vĩ đại trước hết trong cuộc đời. Từ đây, lời Ngợi Khen được bùng lên, từ đây niềm vui phát sinh: không phải vì trong cuộc sống không có vấn đề, là những điều sớm muộn cũng sẽ đến, nhưng từ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì Chúa là Đấng vĩ đại. Và trên hết mọi sự, Ngài nhìn đến những người bé nhỏ. Chúng ta là yếu điểm yêu thương của Ngài: Thiên Chúa nhìn đến và yêu mến những người bé nhỏ.
Trong thực tế, Mẹ Maria tự nhận mình nhỏ bé và tán dương “những điều cao cả” (c. 49) mà Chúa đã làm cho Mẹ. Những điều cao cả ấy là gì? Thưa trước hết và trên hết đó là món quà bất ngờ của sự sống: Đức Maria là một trinh nữ và mang thai; và cả Elizabeth, người đã già, đang mong có một đứa con. Chúa tác thành những điều kỳ diệu với những người nhỏ bé, với những người không tin mình là vĩ đại nhưng trong cuộc sống lại dành không gian rộng lớn cho Chúa. Ngài mở lòng thương xót đối với những ai tin cậy nơi Ngài và nâng cao những kẻ khiêm nhường. Đức Maria ngợi khen Chúa về điều này.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta hãy tự hỏi, chúng ta có nhớ ngợi khen Chúa không? Chúng ta có tạ ơn Chúa vì những điều kỳ diệu Chúa đã làm cho chúng ta không? Chúng ta có tạ ơn Chúa vì mỗi một ngày Ngài ban cho chúng ta, vì tình yêu, và ơn tha thứ cùng sự dịu dàng của Ngài. Và còn hơn thế nữa, Chúa đã ban cho chúng ta Mẹ của Người, và những anh chị em mà Chúa đặt để trên đường đời của chúng ta. Nếu chúng ta quên đi những điều tốt đẹp, con tim chúng ta sẽ co lại. Nhưng nếu, như Mẹ Maria, chúng ta nhớ đến những điều vĩ đại mà Chúa làm, dù chỉ một lần trong ngày, chúng ta sẽ ngợi khen Ngài, và đó sẽ là một bước tiến dài. Con tim sẽ rộng mở, niềm vui sẽ tăng lên.
Chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ là cửa Thiên đàng ban cho chúng ta ân sủng biết bắt đầu mỗi ngày bằng cách ngước nhìn lên trời, hướng về Thiên Chúa, để thưa với Người: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa!” như những người nhỏ bé thưa lên cùng Đấng Cao Cả. “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa!”
Source:Holy See Press Office
Văn Hóa
Liên Khúc Hoan ca : Mẹ hồn xác lên trời
Đinh Văn Tiến Hùng
16:04 15/08/2020
“Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria trọn đời đồng trinh, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế, được cả Hồn và Xác lên trời vào vinh quang Thiên Cung “
( Trích Tông Hiến Munificentissimus Deus do ĐGH PIÔ XII công bố 1/11/1950 )
Điệp khúc :
Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người,
Xác Hồn Mẹ đã lên trời,
Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hoan ca.
Tiểu khúc 1 :Nữ Vương Mẹ Chúa Trời.
Maria ôi Mẹ đầy phúc lạ !
Cao sang hơn mọi người Nữ trần gian,
Ngôi Hai Thiên Chúa bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh trong lòng Bà nơi trần thế,
Và từ đây tiếp muôn ngàn thế hệ,
Sẽ tung hô Bà là Mẹ Chúa Trời.
Bao Đế vương đầy quyền lực loài người,
Phải cúi đầu trước vinh quang Thánh Mẫu.
Tiểu khúc 2 :Nữ Vương Muôn Loài.
Maria ôi muôn loài tôn kính !
Trời đất chuyển mình sông núi reo ca,
Rạng rỡ tinh câu xao động ngàn hoa,
Loài cầm thú cũng bừng lên sức sống,
Mừng nhân loại thoát khỏi cơn ác mộng,
Giải lời nguyền tội nguyên tổ khi xưa,
Người xuất hiện tuôn hồng phúc như mưa,
Đạp đầu rắn làm kinh hoàng quỉ dữ.
Tiểu khúc 3 :Nữ Vương Hoà Bình.
Maria ôi nhân loại mong đợí !
Đến xua tan thần chết và chiến tranh,
Người giang tay cứu vớt vạn sinh linh,
Để đem lại một tình yêu bất diệt,
Người Sứ giả quyền năng và diễm tuyệt,
Đuổi bóng đêm như ánh sáng bình minh,
Cho loài người sống hạnh phúc thanh bình,
Tôn thờ Chúa và Yêu thương đồng loại.
Tiểu khúc 4 :Nữ Vương Thiên Quốc.
Maria ôi Nữ Vương tuyệt diệu !
Vượt lên cao soi sáng khắp Thiên cung,
Mẹ Thiên Chúa thật cao trọng vô cùng,
Diễm huyền lạ lòng tràn đầy ơn phúc,
Chín tầng trời trổi hoan ca bái phục,
Thần Thánh nghiêng mình chiêm ngưỡng uy linh,
Vị Nữ Vương lộng lẫy chốn Thiên đình,
Triều thiên toả muôn hào quang rực rỡ.
Tiểu khúc 5 : Nữ Vương Giáo Hội.
Maria ôi Mẹ Hiền Giáo Hội !
Dưới chân Thánh giá Chúa năm xưa,
Nhân loại được diễm phúc mấy cho vừa,
Chúa rất buồn sầu trước giờ vĩnh biệt,
Nhìn vị Tông đồ Ngài yêu tha thiết,
Đại diện cho chính Giáo Hội hôm nay,
Chúa trao Mẹ nhận con yêu từ đây,
Để nhờ Mẹ ủi an và che chở.
Tiểu khúc 6 :Nữ Vương Lòng Con.
Maria ôi lòng đầy nhân ái !
Cả đời con luôn tha thiết mến yêu,
Hồn xác con Mẹ ấp ủ sớm chiều,
Ru dịu ngọt trong bàn tay trìu mến,
Sóng vùi dập lôi thuyền con lạc bến,
Mẹ đón chờ và hướng dẫn lối đi,
Hỗ trợ con trong những lúc gian nguy,
Mẹ ngời sáng như Hải đăng soi lối.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Đường Mẹ Lộ Đức
Lê Trị
10:30 15/08/2020
THÁNH ĐƯỜNG MẸ LỘ ĐỨC
Ảnh của Lê Trị
Là địa danh, là linh địa Mẹ Chúa Trời
Bao nhiêu con người, bao thế hệ niềm tin
(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
Ảnh của Lê Trị
Là địa danh, là linh địa Mẹ Chúa Trời
Bao nhiêu con người, bao thế hệ niềm tin
(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
VietCatholic TV
Một sự trùng hợp thật lạ lùng vừa xảy ra trong thánh lễ tại North Carolina, Hoa Kỳ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:31 15/08/2020
1. Động đất xảy ra tại North Carolina đúng lúc trong nhà thờ đang đọc bài đọc về trận động đất thời ông Êlia
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết, một trận động đất với cường độ 5.1 đã xảy ra tại một địa phương thuộc khu vực phía Bắc thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ vào lúc 8:07 ngày 9 tháng 8 vừa qua. Trận động đất tuy không gây tổn thất lớn về vật chất hay làm thiệt hại nhân mạng, nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời điểm động đất xảy ra giữa đời thật và bài đọc trong Sách Các Vua được xướng lên trong vô số nhà thờ Công Giáo cùng một lúc đã làm cho mọi người phải giật mình suy nghĩ.
Trận động đất được kể là mạnh nhất trong vùng kể từ năm 1916 đã xảy ra lúc 8:07 sáng Chúa Nhật thứ 19 mùa Quanh Năm. Cùng lúc đó, tại nhà thờ thánh Gabriel thánh lễ đang được cử hành, và người đọc Thánh Thư đang đọc bài đọc bài trích sách Các Vua, đoạn 11 chương 19 nói về trận cuồng phong khi Thiên Chúa đang đi qua.
Bài Ðọc I:
“Ngươi hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”.
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, khi Êlia đã lên núi Horeb của Thiên Chúa, ông trú ẩn trong một cái hang... Có lời Chúa phán cùng ông rằng: “Hãy ra đứng trên núi trước tôn nhan Chúa”. Bỗng Chúa đi qua; có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa; nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang.
Khi đang đọc đến đây, chính là lúc trận động đất ở bên ngoài nhà thờ bắt đầu nổi lên, khiến cho nhiều người trong cộng đoàn lạnh tóc gáy.
Theo lời cha Cory Catron, chánh xứ cộng đoàn Thánh Frances ở Sparta là địa điểm tâm chấn, trần nhà thờ của ngài bị nứt ra khi trận động đất xảy ra, và ngài còn thoáng lo âu là nếu những hiện tượng bên ngoài đời trùng khớp với những gì Kinh Thánh đang diễn tả thì xứ đạo và nhà thờ của ngài sẽ còn bị hoả hoạn làm thiệt hại thêm.
Tuy nhiên, cha Richard Sutter, chính xứ cộng đoàn đã nói với ký giả hãng thông tấn Associated Press đây chính là một cơ hội cho chúng ta nhớ rằng Chúa luôn hiện diện bên ta, và chúng ta phải tin tưởng nơi ngài dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khủng khiếp hay đáng sợ tới đâu! Ngài nói “Dù chúng ta hãi sợ vì trận động đất, trận cuồng phong, hay trong cơn dịch bệnh chăng nữa, chúng ta phải nghe sự thật từ nơi Chúa. Hãy tập trung sự chú ý vào Chúa và không màng gì đến bão táp hay động đất mà chúng ta không thể kiểm soát nổi”
Cha Melchesideck Yumo chánh xứ Thánh Máccô ở thành phố Huntersville cũng chia sẻ cùng một ý nghĩ. Ngài nói điều quan trọng là hãy noi gương thánh Phê-rô mà phó thác cho Chúa là người toàn quyền kiểm soát mọi sự trong thời kỳ rối loạn trên thế giới. Cha nói “Trong cuộc lữ hành trần thế này, có rất nhiều giông bão đã xảy ra, thí dụ như cơn dịch bệnh và những chuyện kỳ quái đang xảy ra quanh đây. Chúng ta phải làm gì? Hãy noi gương thánh Phê-rô và cầu xin Chúa hãy cứu con. Chúng ta cầu xin Chúa vì Ngài là đấng toàn quyền kiểm soát đất, trời. Đức tin của chúng ta sẽ giúp đánh tan sự sợ hãi, vì Chúa Giê su đã có lời phán rằng “hãy can đảm. Ta ở đây, các con đừng sợ hãi”
Cha Catron thì nói với tờ báo Charlotte Observer rằng “Thông điệp tốt lành cho chúng ta là bất kể tình trạng có hỗn loạn hay lạ lùng đến đâu, Chúa vẫn ở cùng chúng ta”
Source:Catholic News Agency
2. Ðức Tổng Giám Mục Minsk kêu gọi đối thoại tránh nội chiến cho Belarus.
Sau chiến thắng gây tranh cãi của ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống ở Belarus, các cuộc biểu tình trên đường phố yêu cầu một cuộc bỏ phiếu minh bạch tiếp tục diễn ra, gây bất an cho đất nước. Ðức Cha Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám mục Minsk kêu gọi đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình.
Với hơn 80% số phiếu, ông Lukaschenko tái cử tổng thống lần thứ sáu của Belarus. Đa số người dân Belarus hay còn gọi là Bạch Nga cho rằng cuộc bầu cử này chỉ là một trò hề dâ chủ.
Nữ ứng cử viên của phe đối lập, bà Swetlana Tichanowskaja chỉ được 10%. Mọi người cho rằng cuộc bỏ phiếu không minh bạch. Vì thế, các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra. Và ngày 11/8 lại một ngày biểu tình khác xảy ra ở Belarus. Cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã can thiệp vào Minsk để giải tán người dân đang mang hoa đến ga tàu điện ngầm Pushkinskaya ở thủ đô, nơi một người biểu tình thiệt mạng hôm 10 tháng 8 năm 2020. Những người ủng hộ ứng cử viên đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaya, tiếp tục phản đối chiến thắng của tổng thống Aleksander Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống và kêu gọi bầu cử công bằng và minh bạch.
Hàng trăm vụ bắt giữ những người biểu tình. Sau khi yêu cầu kiểm lại các lá phiếu không thành công, bà Tikhanovskaya đã rời Belarus đến Lithuania. Từ đó, bà đưa ra nhiều lời kêu gọi những người ủng hộ mình chấm dứt các cuộc biểu tình. Cả cộng đồng quốc tế đang theo dõi rất kỹ diễn biến tình hình ở đất nước thuộc Liên Xô cũ, lo ngại có thể dẫn đến nội chiến.
Trước tình trạng bất an này, trong những ngày gần đây, ngay từ đầu các cuộc biểu tình, nhiều lần Ðức Cha Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám mục Minsk đã kêu gọi người dân Belarus hãy tìm con đường hòa bình thoát khỏi cuộc đối đầu gay gắt giữa tổng thống và phe đối lập này. Theo Ðức Tổng Giám mục, để giải quyết cuộc khủng hoảng Belarus, cần bình tĩnh và đối thoại. Ðặc biệt, Ðức Cha Kondrusiewicz xin mọi người cầu nguyện để Belarus có thể ngăn chặn tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.
Ðức Cha cho Vatican News biết: “Ðây là một thời điểm rất khó khăn cho Belarus, sau khi ông Lukaschenko tái đắc cử tổng thống, trên đường phố của chúng tôi dường như có bầu khí chiến tranh. Tôi cầu nguyện xin Ðức Mẹ Mân Côi và Hòa bình che chở người dân. Tôi xin mọi người bình tĩnh và tôn trọng nhau. Tôi cũng yêu cầu tổ chức một cuộc gặp gỡ để giải quyết tình huống khó khăn này qua đối thoại. Ðiều quan trọng là mọi người phải nói chuyện với nhau. Mọi người đang rất sợ một cuộc nội chiến sẽ xảy ra, điều này nguy hại cho tất cả mọi người, cho chính phủ, cho người dân. Chúng tôi rất quan tâm và chúng tôi xin thế giới cầu nguyện cho hòa bình ở Belarus”.
Source:Vatican News
Bất nhân và sỉ nhục tột cùng - Trung Quốc phá đền thờ Hồi Giáo để xây cầu tiêu công cộng
Giáo Hội Năm Châu
15:52 15/08/2020
Thông tấn xã UCANews và Đài Á Châu Tự Do vừa tường thuật một biến cố cho thấy bọn cầm quyền Bắc Kinh, ở đất nước luôn tự hào hơn 4, 000 năm văn hiến đã hành xử một cách thật khốn nạn và tồi tệ,
UCANews cho biết Trung Quốc đã phá hủy một đền thờ Hồi Giáo để xây một nhà vệ sinh công cộng trong Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Đài Á Châu Tự Do, gọi tắt là RFA, nhận định rằng việc phá dỡ đền thờ Hồi Giáo ở thành phố Atush là một phần trong chiến dịch làm suy giảm tinh thần của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Chiến dịch được đặt một cái tên hết sức sống sượng là “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo”, đã bắt đầu vào năm 2016 và đã nhắm vào hàng loạt những nơi thờ phượng của người Hồi giáo.
RFA cho biết, việc xây dựng một nhà vệ sinh trong khuôn viên đền thờ Hồi giáo Tokul của làng Suntagh, thị trấn Atush, diễn ra sau khi nhà chức trách đã phá bỏ xong nhiều đền thờ Hồi giáo khác ở trong khu vực.
Một tổ trưởng khu phố người Duy Ngô Nhĩ ở làng Suntagh nói với RFA rằng đền thờ Hồi giáo Tokul đã bị phá bỏ vào năm 2018 và ngay tại đó, một nhà vệ sinh được xây dựng bởi các đồng chí người “Hán.”
“Đó là một nhà vệ sinh công cộng… họ vẫn chưa mở, nhưng nó đã được xây, “ ông ta nói.
Khi được hỏi liệu ở đó có cần một nhà vệ sinh công cộng như vậy không, ông nói: “Mọi người đều có nhà vệ sinh ở nhà rồi, vì vậy không có bất kỳ nhu cầu nào như vậy cả.” Khu vực này có ít khách du lịch, ông nói thêm.
Một cư dân khác của Suntagh nói với RFA rằng hai đền thờ Hồi giáo trong làng cũng đã bị phá bỏ vào năm 2019. Đền thờ Hồi giáo Azna được thay thế bằng một cửa tiệm bán rượu và thuốc lá, là những thứ hàng hoá vốn bị coi là đồ cấm kỵ nghiêm trọng trong đạo Hồi.
Một quan chức khác ở thị trấn Ilchi của thành phố Hòa Điền (Hotan-和田) còn cho biết, một đền thờ Hồi giáo khác sẽ được chuyển đổi thành một nhà máy sản xuất đồ lót.
Một cuộc điều tra của RFA về chiến dịch “Chỉnh đốn đền thờ Hồi giáo” cho thấy bọn cầm quyền đã phá bỏ gần 70% các nơi thờ phượng Hồi giáo trong khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Một cuộc điều tra khác của AFP co thấy ít nhất 45 nghĩa trang ở Tân Cương đã bị phá hủy từ năm 2014 cho đến tháng 10 năm 2019. Những địa điểm này sau đó được chuyển đổi thành công viên và bãi đậu xe.
Năm ngoái, Dự án Nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington DC đã công bố một bản báo cáo có tên là “Phá bỏ đức tin: Sự hủy diệt và khinh miệt các thánh đường và đền thờ của người Duy Ngô Nhĩ”, trong đó họ cho biết có tới 15, 000 đền thờ Hồi giáo và các nhà thờ khác trong khu vực đã bị phá bỏ từ năm 2016 đến năm 2019.
Theo Qahar Barat, một nhà sử học người Duy Ngô Nhĩ, thì việc xúc phạm đến những địa điểm linh thiêng là nhằm mục đích “phá vỡ tinh thần” của người Hồi Giáo.
Trung Quốc là nơi sinh sống của hơn 22 triệu tín đồ Hồi giáo, trong đó có gần 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Vào tháng 8 năm 2018, một ủy ban của Liên Hợp Quốc thông báo rằng có tới một triệu người Hồi giáo gốc Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ ở Tân Cương để được “cải tạo”.
Các nhóm nhân quyền và chính phủ phương Tây đã liệt kê ra một danh sách các cuộc đàn áp, trong đó có việc cưỡng bức triệt sản, nhằm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc vẫn bác bỏ mọi cáo buộc.
Vì những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc ở đó vào tháng Bảy vừa qua.
Source:UCANews
Hàng triệu người Âu Châu rước kiệu mừng Đức Mẹ Lên Trời. Cảnh tượng ngoạn mục ở Luxembourg và Lộ Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:06 15/08/2020
Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù xã hội có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng ngàn năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.
Thật thế, bất chấp những khó khăn gây ra bởi đại dịch coronavirus, hàng triệu người Âu Châu đã tưng bừng rước kiệu Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
1. Cảnh rước kiệu Đức Mẹ trên sông thật ngoạn mục tại Luxembourg
Tử vong toàn thế giới vì coronavirus đã lên đến 762, 345 người, trong số 21, 332,432 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tính cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này Luxembourg, hay còn gọi là Lục Xâm Bảo, chỉ có 7, 405 trường hợp nhiễm coronavirus, trong đó có 122 trường hợp tử vong.
Riêng tại làng Công Giáo Seehusen không một ai bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, Lễ Đức Mẹ Lên Trời năm nay vẫn được tổ chức tưng bừng. Chỉ có điều là thiếu đi những du khách từ các nơi đổ về.
Trước đây, hàng năm, cứ đến gần ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhiều du khách kéo đến vùng này để tham gia hay ít nhất là có cơ hội ngắm một cảnh tượng thật hùng vĩ khi hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ bao quanh một con thuyền lớn. Trên con thuyền lớn đó, cha chánh xứ cử hành thánh lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Tiếng cầu kinh, những bài thánh ca và những lời cầu nguyện vang vọng cả một vùng sông nước. Đó là một cảnh tượng không phải ai cũng may mắn được chứng kiến tận mắt trong cuộc đời mình.
Tính cho đến tháng 7 năm nay, Luxembourg có 628, 380 dân trong đó có 439, 900 tín hữu Công Giáo, tức là chiếm hơn 70% dân số. Riêng tại làng Seehusen, dân số hầu như toàn tòng Công Giáo.
Giáo Hội Luxembourg chỉ có một tổng giáo phận duy nhất là tổng giáo phận Luxembourg được coi sóc bởi 186 linh mục, 8 vị phó tế vĩnh viễn trong 275 giáo xứ. Bên cạnh đó còn có 67 nam tu sĩ không có chức linh mục và 343 nữ tu.
2. Đức Hồng Y Pietro Parolin cử hành Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp
Đầu năm nay, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nhận lời mời của các nhà tổ chức hành hương Italia, để đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp chủ sự Thánh lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8.
Lời mời Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đến dâng lễ tại Lộ Đức đã được đưa ra trước khi có sự bùng phát coronavirus, và sự tham dự của ngài đã được Tòa Thánh xác nhận.
Do những hạn chế liên quan đến đại dịch, năm nay, cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của các tín hữu bị bệnh. Tuy nhiên, họ được mời để kết hợp tinh thần với sự kiện này và theo dõi Thánh lễ trực tuyến.
Dù chương trình đã được thay đổi, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bày tỏ ước muốn thực hiện chuyến đi để hỗ trợ đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, nơi bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay.
Đây cũng sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên bên ngoài nước Ý của một thành viên cao cấp cao trong giáo triều Rôma kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước khi đến Lộ Đức, Hồng Y Parolin dự kiến sẽ dừng chân tại thành phố Ars, nơi Thánh Jean Vianney đã làm mục vụ cho đến khi qua đời.
Đây là chuyến thăm thứ ba của Đức Hồng Y đến Lộ Đức kể từ khi trở thành Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Vào năm 2017, ngài đã viếng thăm Đền thờ với tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới Bệnh Nhân và năm 2018 nhân Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Thánh Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Lộ Đức, thường quy tụ ít nhất là 25, 000 tín hữu, vì tại đây diễn ra một trong những cuộc hành hương quan trọng nhất của Kitô giáo. Tuy nhiên, năm nay theo chỉ dẫn của chính quyền Pháp chỉ có 10, 000 tín hữu tham dự với yêu cầu tất cả phải đeo khẩu trang y tế.
Cha Vincent Cabanac, giám đốc Hành hương Quốc gia của Pháp, giải thích với AFP: “Chúng tôi có thể đón tiếp 5, 000 người hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Piô Mười và 5, 000 người ở phần còn lại của linh địa” vì đại dịch coronavirus.
Tuy nhiên, hang đá Lộ Đức vẫn mở. “Vì không gian ở đây rất lớn, bạn có thể đi lang thang như bình thường, ” ngài nói.
Đỉnh cao của cuộc hành hương, là thánh lễ 10 giờ sáng thứ Bẩy 15 tháng 8 tại Vương cung thánh đường đã được phát trên màn hình khổng lồ dành cho những tín hữu không thể vào bên trong ngôi nhà thờ ngầm dài 200 m và rộng 80m, với sức chứa 25, 000 người trong thời gian bình thường.
Sau hai tháng đóng cửa trong thời gian bị cô lập, linh địa Lộ Đức, ở phía tây nam nước Pháp, đang dần dần tái tục các hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, năm nay sẽ vắng bóng một lượng lớn khách hành hương nước ngoài nên nhiều khách sạn và cửa hàng lưu niệm vẫn đóng cửa.
Đức ông Olivier Ribadeau Dumas, giám đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức nói:
“Đây là một ngày lễ rất quan trọng đối với Giáo hội. Chúng ta mừng Đức Trinh Nữ Maria được hồn xác về trời. Chúng ta mừng Lộ Đức đang hồi sinh, và trong các kinh nguyện của mình, chúng ta không quên những người bị nhiễm coronavirus.”
Điểm đặc biệt trong cuộc hành hương Lộ Đức lần thứ 147 này, nơi đã xảy ra những trường hợp chữa lành kỳ diệu, là năm nay những người bệnh thường đến trên các chuyến tàu y tế, sẽ phải vắng mặt theo yêu cầu của chính phủ Pháp, liên quan đến các biện pháp phòng chống COVID-19.
“Thật đau lòng khi chúng ta không thể đón nhận những người bệnh, vì các chuyến tàu đã bị hủy. Nhưng chúng tôi không quên họ. Mặc dù thánh lễ ngày hôm nay và chương trình hành hương từ 12 đến 16 tháng 8 chỉ được phát trên đài phát thanh, truyền hình, Internet, nhưng nó không phải là một cuộc hành hương ảo, nó là một cuộc hành hương thật sự. Chúng tôi luôn duy trì sự gắn bó giữa Lộ Đức và các bệnh nhân, ” Cha Vincent Cabanac nói.
Trong một cử chỉ rất đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử cánh tay phải của mình đến Lộ Đức để tham dự cuộc hành hương. Nhận xét về diễn biến này, Đức Ông Ribadeau Dumas nói: “Đức Hồng Y Pietro Parolin đang cung cấp sự hỗ trợ của Tòa Thánh cho chúng tôi trong bối cảnh khó khăn này”
Từ hôm thứ Sáu, mọi người ra vào đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, và ngay cả trên các đường phố xung quanh đều bị bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Dọc theo Gave, con sông đi qua phía trước hang đá, những người hành hương đổ đầy chai nước Lộ Đức của họ tại các vòi nước. Tuy nhiên, năm nay, những người hành hương sẽ không được chạm hay hôn các bức tường ở hang đá nơi, theo truyền thống Công Giáo, Đức Trinh nữ Maria đã hiện ra với Bernadette Soubirous vào năm 1858. Họ cũng không thể tắm hoặc lao xuống hồ như cách nhiều người vẫn làm trong các năm trước.
Những người hành hương đã tham dự lễ rước nến vào tối thứ Sáu, và bức tượng của Đức Trinh Nữ đã di chuyển giữa gần 5, 000 khách hành hương, đang hát và cầu nguyện.
Olivia Ndari đã đến đây mười hai lần, nhưng việc quay lại Lộ Đức vẫn tiếp tục an ủi cô.
“Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã được rửa tội ở đây 25 năm trước. Chuyến hành hương này khiến trái tim tôi nhẹ nhõm, niềm tin của chúng tôi đã thử thách khó khăn trong năm nay, ” cô gái trẻ Paris nói.
Ở lối vào đền thánh Đức Mẹ, một màn hình cho biết số lượng khách hành hương có mặt trong linh địa để bảo đảm, không vượt quá giới hạn 5, 000 người cùng một lúc. Tính chung trong ngày thứ Sáu, 22, 000 người hành hương đã đến kính viếng Đức Mẹ.