Phụng Vụ - Mục Vụ
Nên một thánh thiện
Lm. Minh Anh
01:51 13/08/2021
NÊN MỘT THÁNH THIỆN
“Từ ban đầu, Tạo Hoá đã dựng loài người có nam có nữ, và Người đã phán: Bởi thế nên người nam sẽ bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ nên một xương một thịt!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện trên thật dễ thương! Nó cho thấy một điều gì đó hết sức tích cực trong hôn nhân. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến hôn nhân. Những người đàn ông và phụ nữ, từ khi còn trẻ, đã cảm nhận một sự thu hút nhất định về phía nhau. Chính một phần bản tính con người cho phép nó trải nghiệm điều đó. Nhưng đôi khi, “sự thu hút” này trở nên méo mó và biến thành ham muốn; vì thế, điều quan trọng cần biết là, sự ‘thu hút’ tự nhiên này chỉ là… tự nhiên, “Từ ban đầu, Tạo Hoá đã dựng loài người có nam có nữ”. Như thế, ngay từ đầu, hôn nhân đã nằm trong ý định của Thiên Chúa, đó là sự ‘nên một thánh thiện’ của người nam và người nữ.
Hôn nhân quả là huyền nhiệm! Đúng thế, người chồng có thể nghĩ vợ mình là ‘huyền nhiệm’ và người vợ cũng có thể nghĩ như thế về chồng mình. Sự thật là, mỗi người là một ‘huyền nhiệm thánh’ và sự hợp nhất của hai người trong hôn nhân còn là một ‘huyền nhiệm thánh lớn hơn’. Là một huyền nhiệm, hôn nhân tự nó phải được đón nhận với sự cởi mở và khiêm tốn của cả hai người. Họ sẽ nói rằng, “Tôi muốn biết bạn nhiều hơn mỗi ngày!”. Những người phối ngẫu tiếp cận hôn nhân với lòng tự phụ, khi cho mình là đúng, là biết tất cả… sẽ luôn coi thường người bạn đời.
Đang khi mỗi người mà bạn khám phá, đặc biệt người phối ngẫu, là một huyền nhiệm tuyệt đẹp, phản ánh vinh quang sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng không kêu gọi bạn để “giải gỡ” nhưng để gặp gỡ người kia ở mức độ sâu hơn và thâm trầm hơn mỗi ngày. Ở đó, chính sự khiêm tốn cho phép mỗi người cởi mở với người kia theo một cách thức mới mẻ; nhờ đó, họ có thể liên tục khám phá sâu sắc hơn vẻ đẹp của nhau. Chính sự khiêm tốn và tôn trọng nhau giúp vợ chồng hoàn thành sứ mệnh chung của họ là nên một, một sự ‘nên một thánh thiện’, “Họ không còn là hai, nhưng là một xương, một thịt!”. Rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa này; và thậm chí, ít người sống được những chiều sâu tuyệt đẹp của ơn gọi hôn nhân thánh thiện cao cả này.
Các ngôn sứ thời Cựu Ước coi tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Ngài là tình yêu của một cuộc hôn nhân; Thiên Chúa đính hôn với con người, Ngài muốn nó nên một với Ngài, một sự ‘nên một thánh thiện’. Trong cuộc hôn nhân đó, không chỉ con người tiệm tiến khám phá Đấng yêu thương nó; nhưng chính Thiên Chúa cũng phải khám phá dân mà Ngài đã kết ước. Đó là một dân ngỗ nghịch, cứng đầu; một dân chạy theo các thần ngoại, nhưng cũng là một dân mà Ngài trót yêu. Vì vậy, Thiên Chúa đã làm tất cả những gì có thể để kéo nó về với Ngài, đem nó vào đất chảy sữa và mật. Sách Giosuê hôm nay nói, “Chính mắt các ngươi đã thấy tất cả những gì Ta đã làm!”. Và dân sẽ dần dần khám phá, Thiên Chúa quả là một Đấng thuỷ chung, đúng như Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.
Anh Chị em,
Trong mọi đấng bậc, chúng ta là những người đã được Thiên Chúa kết hôn. Gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, mỗi người đều là thành phần được Thiên Chúa cưới lấy bằng máu châu báu của Đức Giêsu Kitô, Con Một Ngài. Trong Chúa Kitô, chúng ta ‘nên một thánh thiện’ với Thiên Chúa và với anh chị em mình. Vì thế, Tin Mừng hôm nay không chỉ dành cho những ai sống đời đôi bạn, nhưng còn dành cho mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Trong những ngày đại dịch này, bao khó khăn xảy ra trong gia đình, trong cộng đoàn, khi mọi người phải loanh quanh trong cái không gian chật hẹp; cái riêng phải trở thành cái chung. Và cái chung lớn nhất là nên một với Thiên Chúa. Mỗi người được mời gọi hy sinh cho nhau, đón nhận nhau để khám phá ý muốn của Thiên Chúa dành cho mình ngay trong những ngày này. Điều mà Thiên Chúa chắc chắn muốn nơi chúng ta, là chúng ta yêu thương nhau hơn, tha thứ cho nhau hơn, và cùng nhau cậy trông vào Ngài hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy vẻ đẹp và sự huyền nhiệm thánh thiện nơi những con người mà Chúa đã đặt trong cuộc đời con, nhất là trong những ngày hôm nay”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Từ ban đầu, Tạo Hoá đã dựng loài người có nam có nữ, và Người đã phán: Bởi thế nên người nam sẽ bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ nên một xương một thịt!”.
Một đôi vợ chồng kết hôn được 15 năm bắt đầu có nhiều bất đồng. Nhưng vì muốn bảo vệ hôn nhân, họ đồng ý về ý tưởng của người vợ. Họ sẽ viết lỗi của người kia và bỏ vào một chiếc hộp. Người vợ xem ra nỗ lực hơn, “Kem đánh răng tung toé”, “Khăn ướt trên sàn nhà vệ sinh”, “Tất bẩn vất lung tung”, và cứ tiếp tục. Cuối tháng, họ đổi hộp. Người chồng ngẫm nghĩ về những gì mình sai sót. Sau đó, người vợ mở hộp và bắt đầu đọc; các thông điệp đều giống nhau, “Anh yêu em!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện trên thật dễ thương! Nó cho thấy một điều gì đó hết sức tích cực trong hôn nhân. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến hôn nhân. Những người đàn ông và phụ nữ, từ khi còn trẻ, đã cảm nhận một sự thu hút nhất định về phía nhau. Chính một phần bản tính con người cho phép nó trải nghiệm điều đó. Nhưng đôi khi, “sự thu hút” này trở nên méo mó và biến thành ham muốn; vì thế, điều quan trọng cần biết là, sự ‘thu hút’ tự nhiên này chỉ là… tự nhiên, “Từ ban đầu, Tạo Hoá đã dựng loài người có nam có nữ”. Như thế, ngay từ đầu, hôn nhân đã nằm trong ý định của Thiên Chúa, đó là sự ‘nên một thánh thiện’ của người nam và người nữ.
Hôn nhân quả là huyền nhiệm! Đúng thế, người chồng có thể nghĩ vợ mình là ‘huyền nhiệm’ và người vợ cũng có thể nghĩ như thế về chồng mình. Sự thật là, mỗi người là một ‘huyền nhiệm thánh’ và sự hợp nhất của hai người trong hôn nhân còn là một ‘huyền nhiệm thánh lớn hơn’. Là một huyền nhiệm, hôn nhân tự nó phải được đón nhận với sự cởi mở và khiêm tốn của cả hai người. Họ sẽ nói rằng, “Tôi muốn biết bạn nhiều hơn mỗi ngày!”. Những người phối ngẫu tiếp cận hôn nhân với lòng tự phụ, khi cho mình là đúng, là biết tất cả… sẽ luôn coi thường người bạn đời.
Đang khi mỗi người mà bạn khám phá, đặc biệt người phối ngẫu, là một huyền nhiệm tuyệt đẹp, phản ánh vinh quang sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng không kêu gọi bạn để “giải gỡ” nhưng để gặp gỡ người kia ở mức độ sâu hơn và thâm trầm hơn mỗi ngày. Ở đó, chính sự khiêm tốn cho phép mỗi người cởi mở với người kia theo một cách thức mới mẻ; nhờ đó, họ có thể liên tục khám phá sâu sắc hơn vẻ đẹp của nhau. Chính sự khiêm tốn và tôn trọng nhau giúp vợ chồng hoàn thành sứ mệnh chung của họ là nên một, một sự ‘nên một thánh thiện’, “Họ không còn là hai, nhưng là một xương, một thịt!”. Rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa này; và thậm chí, ít người sống được những chiều sâu tuyệt đẹp của ơn gọi hôn nhân thánh thiện cao cả này.
Các ngôn sứ thời Cựu Ước coi tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Ngài là tình yêu của một cuộc hôn nhân; Thiên Chúa đính hôn với con người, Ngài muốn nó nên một với Ngài, một sự ‘nên một thánh thiện’. Trong cuộc hôn nhân đó, không chỉ con người tiệm tiến khám phá Đấng yêu thương nó; nhưng chính Thiên Chúa cũng phải khám phá dân mà Ngài đã kết ước. Đó là một dân ngỗ nghịch, cứng đầu; một dân chạy theo các thần ngoại, nhưng cũng là một dân mà Ngài trót yêu. Vì vậy, Thiên Chúa đã làm tất cả những gì có thể để kéo nó về với Ngài, đem nó vào đất chảy sữa và mật. Sách Giosuê hôm nay nói, “Chính mắt các ngươi đã thấy tất cả những gì Ta đã làm!”. Và dân sẽ dần dần khám phá, Thiên Chúa quả là một Đấng thuỷ chung, đúng như Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”.
Anh Chị em,
Trong mọi đấng bậc, chúng ta là những người đã được Thiên Chúa kết hôn. Gia đình chúng ta, cộng đoàn chúng ta, mỗi người đều là thành phần được Thiên Chúa cưới lấy bằng máu châu báu của Đức Giêsu Kitô, Con Một Ngài. Trong Chúa Kitô, chúng ta ‘nên một thánh thiện’ với Thiên Chúa và với anh chị em mình. Vì thế, Tin Mừng hôm nay không chỉ dành cho những ai sống đời đôi bạn, nhưng còn dành cho mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Trong những ngày đại dịch này, bao khó khăn xảy ra trong gia đình, trong cộng đoàn, khi mọi người phải loanh quanh trong cái không gian chật hẹp; cái riêng phải trở thành cái chung. Và cái chung lớn nhất là nên một với Thiên Chúa. Mỗi người được mời gọi hy sinh cho nhau, đón nhận nhau để khám phá ý muốn của Thiên Chúa dành cho mình ngay trong những ngày này. Điều mà Thiên Chúa chắc chắn muốn nơi chúng ta, là chúng ta yêu thương nhau hơn, tha thứ cho nhau hơn, và cùng nhau cậy trông vào Ngài hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy vẻ đẹp và sự huyền nhiệm thánh thiện nơi những con người mà Chúa đã đặt trong cuộc đời con, nhất là trong những ngày hôm nay”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 14/8: Hiến mình vì yêu. Suy Niệm: Linh mục Augustinô Lê Quý Phi CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:19 13/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 19, 13-15
“Đừng ngăn cấm các trẻ nhỏ đến với Ta, vì Nước Trời là của những người giống như chúng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, người ta đem những trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Các môn đệ liền quở trách chúng, nhưng chúa Giêsu bảo: “Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng”. Sau khi Người đặt tay trên chúng, thì Người đi khỏi nơi đó.
Đó là lời Chúa.
Thánh Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút và cầu bình an giữa đại dịch kinh hoàng
Giáo Hội Năm Châu
02:21 13/08/2021
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lm. Jude Siciliano, OP
04:19 13/08/2021
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Khải huyền 11: 19a;12:1-6a,10ab; Tvinh 44;1Côrintô 15: 20-27; Luca 1: 39-56
Thường thì ít khi sách Khải Huyền được giáo hội trích dẫn vào bài đọc trong thánh lễ. Nếu bạn cũng như tôi thì ít khi chúng ta có dịp trích giảng về sách Khải Huyền. Có lẻ cũng chẳng khi nào cả. Cũng có thể là khi đọc Kinh Thánh; chúng ta không khi nào đọc sách Khải Huyền. Đây là một dịp để giảng về sách Khải Huyền. Vì thế tôi chú trọng về bài đọc thứ nhất, và thêm một vài ý tưởng phù hợp cho ngày lễ hôm nay.
Khi tôi làm linh hướng ở trại tù St. Quentin tại California, tôi rất ngạc nhiên khi thấy có nhiều tù nhân thich đọc sách Khải Huyền. Điều gì trong sách đó làm cho họ thấy thích thú, về những biểu tượng đầy ý nghĩa rất rỏ ràng của nó trong sách Khải Huyền mà các tín hữu hình như muốn tránh xa? Tôi nhận thấy các tù nhân bị cuốn hút bởi sự diển tả về sự đấu tranh khắc nghiệt giửa cái thiện và cái ác xuyên suốt trong sách Khải Huyền. Họ cảm thấy thật an ủi, khi hy vọng rằng một ngày nào đó án mây lớn của sự trừng phạt mà họ đang chịu; một ngày nào đó trôi qua theo quy định của pháp quyền trên thế giới. Đây cũng là tin rất an ủi cho các tín hữu Kitô giáo tiên khởi đang đau khổ dưới sự đàn áp của đế quốc La Mã; và cho cả các tù nhân phía bắc của trại tù St Quentin. Đó cũng là tin an ủi cho tất cả chúng ta, những ai đang cố gắng chống lại uy quyền của "con rồng" trong thế giới chúng ta.
Hình như đối với tôi, một điểm khác thu hút các tù nhân, là họ tin tưởng là Khi họ đọc những hình ảnh được mô tả trong sách khải huyền là họ có thể biết được hình ảnh đó tượng trưng là gì trong cuộc sống. Hình như họ thuộc về chu kỳ của những kiến thức đặc biệt đó. Khác với chúng ta là những người khác sống vòng ngoài của chu kỳ. Hình như họ cảm nhận được sự "hiểu biết" này khiến họ cảm thấy hiểu được nhiều hơn các người cùng ở trong hoàn cảnh như họ. Nhưng, điều gì họ có thể hiểu lầm trong sách Khải Huyền, bạn có thể hiểu là họ thích sách Khải Huyền trong việc nói về các thị kiến và sự tiên đoán. Sách Khải Huyền nói về những người đang đau khổ tột bực bởi những áp lực cực đoan từ bên ngoài.
Sách Khải huyền được viết ra là cho các tín hữu tiên khởi. Vì họ phải chịu cực khổ vì bị bắt buộc phải tôn kính Hoàng Đế La mã. Họ phải quá đau khổ, không chỉ do vấn đề tôn giáo nhưng về cả việc chính trị nữa. Các tín hữu phải chọn phục vụ Đức Chúa theo đức tin của họ và họ có thể hy sinh mạng sống của mình khi sống theo niềm tin đó. Sách Khải Huyền không phải là một sách trừu tượng, mô phỏng những hình ảnh tuyệt vời của các sự việc khác đang xãy ra trên thế giới. Sách Khải Huyền được viết để giúp các tín hữu tiên khởi trung thành và cam đoan với họ là Con Chiên (như trong bài đọc hôm nay là Đứa Bé) sẽ toàn thắng.
Có phải đó là một điều dễ hiểu hơn cho chúng ta và làm cho đức tin của chúng ta được lớn mạnh hơn, phải không? Đọc sơ qua các báo chí hôm nay cho chúng ta biết nhiều hơn về những sự kỳ thị chủng tộc trên đất nước chúng ta; nhắc lại cuộc tràn ngập nghị viện quốc hội vào ngày 6 tháng giêng ở Washington; nhắc về việc quân đội Taliban đàn áp quần chúng, nhất là các phụ nữ ở Afghanistan; về việc suy thoái môi trường; về việc tranh đấu của hai đảng phái chính trị v.v… Chúng ta phải đặt câu hỏi "Vậy ai là người điều khiển ở đây?" Thử nhìn chung quanh thế giới, chúng ta ngạc nhiên thấy sự dữ ở khắp nơi. Vậy quyền uy nào sẽ thắng? Chúng ta, các Kitô hữu sẽ đứng về phe thắng, hay hình như sự cố gắng nhỏ bé của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa trước con "con rồng đỏ có 7 đầu và 7 sừng"?
Sách Khải Huyền muốn cho chúng ta biết là sự tốt sẽ thắng. Cũng như đối với các tín hữu tiên khởi chúng ta có thể bị cám dỗ sẻ chối bỏ đức tin chúng ta cho qua di trong ánh sáng và trong quyền uy của sự cám dỗ và sức thu hút của các thế lực chống đối. Đấng Tôi Cao mà các Kitô hữu phải theo là ai? Đó là Thiên Chúa hiện hữu và chúng ta muốn trung thành với Thiên Chúa của sự công chính trong Kinh Thánh. Đấng sẻ sắp đặt mọi sự trở nên đúng đắn. Rồi sách Khải Huyền mời gọi chúng ta không chăm nhìn về các đau khổ và tai nạn của chúng ta mà hãy nhìn về Thiên Chúa. Quyền uy của con quái thú thật kinh khủng, đuôi nó sẻ quét sạch một phần ba các ngôi sao trên trời. Nhưng, Đứa Bé đang sinh ra được Thiên Chúa che chở sẻ chiến thắng.
Trong khi sách Khải Huyền không có dấu hiệu bí ẩn nào để có thể giúp chúng ta giải thích bản văn đó. Ngôn từ của lời văn hình như thu hút sự tưởng tượng của chúng ta và giúp cho chúng ta có thể giải thích theo nhiều cách. Sự tranh đấu rõ ràng và sự đe dọa của sự dữ nuốt chửng tất cả những gì tốt lành là có thật rất đáng quan ngại. Một dân tộc mới và một cộng đoàn tín hữu mới được sinh ra trong cảnh đau khổ lớn lao và nhiều tranh đấu. Nhưng, bất chấp những sự đe dọa đối với sự tồn tại của Đứa Bé, Nó được sinh ra và sẽ được Thiên Chúa che chở an toàn, không một người đọc Kinh Thánh nào có thể bỏ qua những hình ảnh ám chỉcủa Kinh Thánh Do thái. Cũng Đức Chúa của dân Do thái đã che chở họ, thì Thiên Chúa cũng vẫn che chở dân tộc mới của Ngài. Lời của Thiên Chúa không phải dùng trong quá khứ. nhưng Ngài vẫn luôn che chở ngay trong hiện tại và tái tạo cộng đoàn mà Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống Ngài cho họ.
Cộng đoàn mà thánh Gioan nói đến trong sách Khải Huyền đang trải qua một cuộc chiến đấu tột cùng. Qua sách Khải Huyền họ được khuyến khích tin rằng Thiên Chúa là Đấng luôn biết sự đau khổ của họ và Ngài sẽ giải cứu họ. Sự dữ sẽ không thắng được. Thế nên, trong lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bài đọc này liên kết với bài Tụng Ca "Magnificat" của Đức Mẹ ngợi khen việc cứu rổi của Thiên Chúa "Chúa dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những kẻ quyền thế..." Và đây là đức tin theo Kinh Thánh, được diển tả theo 2 cách khác nhau, nói lên một niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Thánh Gioan không viết về sự dự đoán, các sự việc đặc biệt trong tương lai, nhưng có người vẫn nghĩ như thế. Ông ta muốn khuyến khích và an ủi các tín hữu tiên khởi trong những ngày của ông ta về sự đau khổ hiện tại của họ. Thánh Gioan viết để giúp họ và cả chúng ta nữa giữ vững lòng trung thành với lề luật và sự công chính của Thiên Chúa sẻ toàn thắng.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nhận thấy Đức Mẹ là gương mẫu đức tin của chúng ta. Chúng ta cũng sinh Đấng Kitô ra trong thế giới của chúng ta để được nhắc cho chúng ta là mặc dù Đức Kitô chịu nhiều đau khổ, nhưng Ngài vẫn được che chở an toàn bởi Thiên Chúa, Ngài sẻ trở về với Thiên Chúa, và sẻ trở lại đem tất cả chúng ta đến nơi được bảo vệ và có sự sống an toàn. Bởi thế, con rồng không thắng được. Người tín hữu sẵn sàng đương đầu trong cuộc chiến đấu với sự dữ qua nhiều cách. "Bây giờ sự cứu rổi và uy quyền đến". Thiên Chúa của chúng ta cam đoan là Ngài sẻ ban cho chúng ta sự che chở ngay bây giờ trong cuộc chiền hiện tại của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE ASSUMPTION OF THE BLESSED VIRGIN MARY
Revelation 11: 19a;12:1-6a, 10ab; Psalm 45; 1Corinthians 15: 20-27; Luke 1: 39-56
It isn’t often that we get a reading from Revelation in our Lectionary selections. If you are like me, you probably haven’t preached from it very much – if at all. Perhaps your biblical reading doesn’t include Revelation as well. Here is a chance to do something about that, so I will focus on the first reading and add some notes I found helpful about this feast.
When I did prison ministry at San Quentin in California, I was struck by how many of the inmates who read the Bible favored the Book of Revelation. What was it that they found so attractive in its exaggerated and stark symbolism – in a biblical book that most Christians seem to avoid? I came to realize they were drawn to its description of the harsh struggle between good and evil that permeates the entire book. They found it comforting to hope that the larger punishing system in which they lived would someday be overthrown, along with all the powers of the world. This was reassuring news both to the early Christians suffering under the Roman persecutions and the men in North Bloc at San Quentin. It is reassuring news for all of us who struggle against the powers of "the dragon" in our world.
Another attraction for the inmates, it seemed to me, was that they believed they knew the code: that they could figure out the symbols and metaphors so prevalent in Revelation. Somehow, they felt part of an inner circle with special knowledge – everyone else was outside that circle. They even used this "knowledge" as a way of feeling superior to those in their same situation. But whatever misinterpretation they may have made of Revelation, you could understand their attraction to this book of visions and prophecies. The book speaks to people suffering under extreme external pressures.
The early Christians, for whom this book was written, were being forced to venerate the Emperor. Not to do so had, not only religious ramifications, but political as well. Christians were asked to choose one Lord to serve – a choice had to be made. If they chose in favor of their Christian belief, they could have paid for it with their lives. Revelation is not an abstract book of fantastic imagery and other-worldly events. It was written to help Christians remain faithful and to offer reassurance that the Lamb (or as in today’s reading, the child) would be triumphant.
Is it any easier for us to believe and for our faith to flourish? A casual perusal of just this day’s newspaper tells us of still more racist incidents in our land; replays of the January 6th insurrection; the Taliban’s suppression of civilians, especially women, in Afghanistan; environmental degradation; hardened conflict between our political parties, etc. We have to ask the question, "Who is in charge here anyway?" We look around the world and are shocked by the scale of evil we see. Which force will win out? Are we believers on the side that will prevail, or is our seeming small human effort going to pale into insignificance before the "red dragon with its 7 heads and horns"?
Revelation intends to assure us that goodness will win. Like the early Christians we may be tempted to drop out of our faith commitments in the light, allure and power of the opposing forces. Who is the Sovereign we Christians follow? God is and we want and can be faithful to the biblical God of justice – the One who will set things right. Revelation then, invites us to set our gaze, not on our hardships and calamities, but on God. The power of the beast is awesome, its tail sweeps away a third of the stars in the sky. But the child being born is protected by God and will triumph.
While there is no secret code to this book to help us in its interpretation, the language does appeal to our imagination and makes it possible to interpret it in many ways. The struggle is clear and the threat of evil, devouring all that is good, is real and very ominous. A new people, the Christian community, are being born amid great pain and struggle. But despite the threats to its existence, the child is caught by God and is safe. No bible reader could miss the allusions to the Hebrew scriptures. Just as the God of the Jewish people protected them, so God continues to protect the new people of God. God’s Word is not past tense, but actively protecting and recreating the community for which Jesus gave his life.
The community John has in mind is experiencing extreme hostility. They are being encouraged through this book to trust that God knows their plight and will come to their rescue. Evil shall not triumph. It is no wonder then, that on this feast of the Assumption, this reading is linked to Mary’s "Magnificat." Mary’s rejoices in the saving work of God, "scattering the proud...casting down the mighty from their thrones...." Here biblical faith, expressed in two different forms, voices the same hope in God. John is not writing a prediction of specific future events, as some today claim, but is trying to encourage and console Christians in his day for their very present suffering. He writes to help them and us keep faithful and to assure us that God’s rule and justice will prevail.
The church celebrates the Assumption of Mary today. We see in her a model for our faith. We too give birth to Christ in our world. We are reminded that though Christ suffered, he has been kept safe by God, to whom he has returned and will come to bring us all to that place of protection and life. So, the dragon is not triumphant. The Christian is ready to say in the midst of the battle against evil’s many manifestations, "Now have salvation and power come." The God of our assurance is offering that assistance to us now in our present struggle.
Khải huyền 11: 19a;12:1-6a,10ab; Tvinh 44;1Côrintô 15: 20-27; Luca 1: 39-56
Thường thì ít khi sách Khải Huyền được giáo hội trích dẫn vào bài đọc trong thánh lễ. Nếu bạn cũng như tôi thì ít khi chúng ta có dịp trích giảng về sách Khải Huyền. Có lẻ cũng chẳng khi nào cả. Cũng có thể là khi đọc Kinh Thánh; chúng ta không khi nào đọc sách Khải Huyền. Đây là một dịp để giảng về sách Khải Huyền. Vì thế tôi chú trọng về bài đọc thứ nhất, và thêm một vài ý tưởng phù hợp cho ngày lễ hôm nay.
Khi tôi làm linh hướng ở trại tù St. Quentin tại California, tôi rất ngạc nhiên khi thấy có nhiều tù nhân thich đọc sách Khải Huyền. Điều gì trong sách đó làm cho họ thấy thích thú, về những biểu tượng đầy ý nghĩa rất rỏ ràng của nó trong sách Khải Huyền mà các tín hữu hình như muốn tránh xa? Tôi nhận thấy các tù nhân bị cuốn hút bởi sự diển tả về sự đấu tranh khắc nghiệt giửa cái thiện và cái ác xuyên suốt trong sách Khải Huyền. Họ cảm thấy thật an ủi, khi hy vọng rằng một ngày nào đó án mây lớn của sự trừng phạt mà họ đang chịu; một ngày nào đó trôi qua theo quy định của pháp quyền trên thế giới. Đây cũng là tin rất an ủi cho các tín hữu Kitô giáo tiên khởi đang đau khổ dưới sự đàn áp của đế quốc La Mã; và cho cả các tù nhân phía bắc của trại tù St Quentin. Đó cũng là tin an ủi cho tất cả chúng ta, những ai đang cố gắng chống lại uy quyền của "con rồng" trong thế giới chúng ta.
Hình như đối với tôi, một điểm khác thu hút các tù nhân, là họ tin tưởng là Khi họ đọc những hình ảnh được mô tả trong sách khải huyền là họ có thể biết được hình ảnh đó tượng trưng là gì trong cuộc sống. Hình như họ thuộc về chu kỳ của những kiến thức đặc biệt đó. Khác với chúng ta là những người khác sống vòng ngoài của chu kỳ. Hình như họ cảm nhận được sự "hiểu biết" này khiến họ cảm thấy hiểu được nhiều hơn các người cùng ở trong hoàn cảnh như họ. Nhưng, điều gì họ có thể hiểu lầm trong sách Khải Huyền, bạn có thể hiểu là họ thích sách Khải Huyền trong việc nói về các thị kiến và sự tiên đoán. Sách Khải Huyền nói về những người đang đau khổ tột bực bởi những áp lực cực đoan từ bên ngoài.
Sách Khải huyền được viết ra là cho các tín hữu tiên khởi. Vì họ phải chịu cực khổ vì bị bắt buộc phải tôn kính Hoàng Đế La mã. Họ phải quá đau khổ, không chỉ do vấn đề tôn giáo nhưng về cả việc chính trị nữa. Các tín hữu phải chọn phục vụ Đức Chúa theo đức tin của họ và họ có thể hy sinh mạng sống của mình khi sống theo niềm tin đó. Sách Khải Huyền không phải là một sách trừu tượng, mô phỏng những hình ảnh tuyệt vời của các sự việc khác đang xãy ra trên thế giới. Sách Khải Huyền được viết để giúp các tín hữu tiên khởi trung thành và cam đoan với họ là Con Chiên (như trong bài đọc hôm nay là Đứa Bé) sẽ toàn thắng.
Có phải đó là một điều dễ hiểu hơn cho chúng ta và làm cho đức tin của chúng ta được lớn mạnh hơn, phải không? Đọc sơ qua các báo chí hôm nay cho chúng ta biết nhiều hơn về những sự kỳ thị chủng tộc trên đất nước chúng ta; nhắc lại cuộc tràn ngập nghị viện quốc hội vào ngày 6 tháng giêng ở Washington; nhắc về việc quân đội Taliban đàn áp quần chúng, nhất là các phụ nữ ở Afghanistan; về việc suy thoái môi trường; về việc tranh đấu của hai đảng phái chính trị v.v… Chúng ta phải đặt câu hỏi "Vậy ai là người điều khiển ở đây?" Thử nhìn chung quanh thế giới, chúng ta ngạc nhiên thấy sự dữ ở khắp nơi. Vậy quyền uy nào sẽ thắng? Chúng ta, các Kitô hữu sẽ đứng về phe thắng, hay hình như sự cố gắng nhỏ bé của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa trước con "con rồng đỏ có 7 đầu và 7 sừng"?
Sách Khải Huyền muốn cho chúng ta biết là sự tốt sẽ thắng. Cũng như đối với các tín hữu tiên khởi chúng ta có thể bị cám dỗ sẻ chối bỏ đức tin chúng ta cho qua di trong ánh sáng và trong quyền uy của sự cám dỗ và sức thu hút của các thế lực chống đối. Đấng Tôi Cao mà các Kitô hữu phải theo là ai? Đó là Thiên Chúa hiện hữu và chúng ta muốn trung thành với Thiên Chúa của sự công chính trong Kinh Thánh. Đấng sẻ sắp đặt mọi sự trở nên đúng đắn. Rồi sách Khải Huyền mời gọi chúng ta không chăm nhìn về các đau khổ và tai nạn của chúng ta mà hãy nhìn về Thiên Chúa. Quyền uy của con quái thú thật kinh khủng, đuôi nó sẻ quét sạch một phần ba các ngôi sao trên trời. Nhưng, Đứa Bé đang sinh ra được Thiên Chúa che chở sẻ chiến thắng.
Trong khi sách Khải Huyền không có dấu hiệu bí ẩn nào để có thể giúp chúng ta giải thích bản văn đó. Ngôn từ của lời văn hình như thu hút sự tưởng tượng của chúng ta và giúp cho chúng ta có thể giải thích theo nhiều cách. Sự tranh đấu rõ ràng và sự đe dọa của sự dữ nuốt chửng tất cả những gì tốt lành là có thật rất đáng quan ngại. Một dân tộc mới và một cộng đoàn tín hữu mới được sinh ra trong cảnh đau khổ lớn lao và nhiều tranh đấu. Nhưng, bất chấp những sự đe dọa đối với sự tồn tại của Đứa Bé, Nó được sinh ra và sẽ được Thiên Chúa che chở an toàn, không một người đọc Kinh Thánh nào có thể bỏ qua những hình ảnh ám chỉcủa Kinh Thánh Do thái. Cũng Đức Chúa của dân Do thái đã che chở họ, thì Thiên Chúa cũng vẫn che chở dân tộc mới của Ngài. Lời của Thiên Chúa không phải dùng trong quá khứ. nhưng Ngài vẫn luôn che chở ngay trong hiện tại và tái tạo cộng đoàn mà Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống Ngài cho họ.
Cộng đoàn mà thánh Gioan nói đến trong sách Khải Huyền đang trải qua một cuộc chiến đấu tột cùng. Qua sách Khải Huyền họ được khuyến khích tin rằng Thiên Chúa là Đấng luôn biết sự đau khổ của họ và Ngài sẽ giải cứu họ. Sự dữ sẽ không thắng được. Thế nên, trong lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bài đọc này liên kết với bài Tụng Ca "Magnificat" của Đức Mẹ ngợi khen việc cứu rổi của Thiên Chúa "Chúa dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những kẻ quyền thế..." Và đây là đức tin theo Kinh Thánh, được diển tả theo 2 cách khác nhau, nói lên một niềm hy vọng vào Thiên Chúa. Thánh Gioan không viết về sự dự đoán, các sự việc đặc biệt trong tương lai, nhưng có người vẫn nghĩ như thế. Ông ta muốn khuyến khích và an ủi các tín hữu tiên khởi trong những ngày của ông ta về sự đau khổ hiện tại của họ. Thánh Gioan viết để giúp họ và cả chúng ta nữa giữ vững lòng trung thành với lề luật và sự công chính của Thiên Chúa sẻ toàn thắng.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Chúng ta nhận thấy Đức Mẹ là gương mẫu đức tin của chúng ta. Chúng ta cũng sinh Đấng Kitô ra trong thế giới của chúng ta để được nhắc cho chúng ta là mặc dù Đức Kitô chịu nhiều đau khổ, nhưng Ngài vẫn được che chở an toàn bởi Thiên Chúa, Ngài sẻ trở về với Thiên Chúa, và sẻ trở lại đem tất cả chúng ta đến nơi được bảo vệ và có sự sống an toàn. Bởi thế, con rồng không thắng được. Người tín hữu sẵn sàng đương đầu trong cuộc chiến đấu với sự dữ qua nhiều cách. "Bây giờ sự cứu rổi và uy quyền đến". Thiên Chúa của chúng ta cam đoan là Ngài sẻ ban cho chúng ta sự che chở ngay bây giờ trong cuộc chiền hiện tại của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE ASSUMPTION OF THE BLESSED VIRGIN MARY
Revelation 11: 19a;12:1-6a, 10ab; Psalm 45; 1Corinthians 15: 20-27; Luke 1: 39-56
It isn’t often that we get a reading from Revelation in our Lectionary selections. If you are like me, you probably haven’t preached from it very much – if at all. Perhaps your biblical reading doesn’t include Revelation as well. Here is a chance to do something about that, so I will focus on the first reading and add some notes I found helpful about this feast.
When I did prison ministry at San Quentin in California, I was struck by how many of the inmates who read the Bible favored the Book of Revelation. What was it that they found so attractive in its exaggerated and stark symbolism – in a biblical book that most Christians seem to avoid? I came to realize they were drawn to its description of the harsh struggle between good and evil that permeates the entire book. They found it comforting to hope that the larger punishing system in which they lived would someday be overthrown, along with all the powers of the world. This was reassuring news both to the early Christians suffering under the Roman persecutions and the men in North Bloc at San Quentin. It is reassuring news for all of us who struggle against the powers of "the dragon" in our world.
Another attraction for the inmates, it seemed to me, was that they believed they knew the code: that they could figure out the symbols and metaphors so prevalent in Revelation. Somehow, they felt part of an inner circle with special knowledge – everyone else was outside that circle. They even used this "knowledge" as a way of feeling superior to those in their same situation. But whatever misinterpretation they may have made of Revelation, you could understand their attraction to this book of visions and prophecies. The book speaks to people suffering under extreme external pressures.
The early Christians, for whom this book was written, were being forced to venerate the Emperor. Not to do so had, not only religious ramifications, but political as well. Christians were asked to choose one Lord to serve – a choice had to be made. If they chose in favor of their Christian belief, they could have paid for it with their lives. Revelation is not an abstract book of fantastic imagery and other-worldly events. It was written to help Christians remain faithful and to offer reassurance that the Lamb (or as in today’s reading, the child) would be triumphant.
Is it any easier for us to believe and for our faith to flourish? A casual perusal of just this day’s newspaper tells us of still more racist incidents in our land; replays of the January 6th insurrection; the Taliban’s suppression of civilians, especially women, in Afghanistan; environmental degradation; hardened conflict between our political parties, etc. We have to ask the question, "Who is in charge here anyway?" We look around the world and are shocked by the scale of evil we see. Which force will win out? Are we believers on the side that will prevail, or is our seeming small human effort going to pale into insignificance before the "red dragon with its 7 heads and horns"?
Revelation intends to assure us that goodness will win. Like the early Christians we may be tempted to drop out of our faith commitments in the light, allure and power of the opposing forces. Who is the Sovereign we Christians follow? God is and we want and can be faithful to the biblical God of justice – the One who will set things right. Revelation then, invites us to set our gaze, not on our hardships and calamities, but on God. The power of the beast is awesome, its tail sweeps away a third of the stars in the sky. But the child being born is protected by God and will triumph.
While there is no secret code to this book to help us in its interpretation, the language does appeal to our imagination and makes it possible to interpret it in many ways. The struggle is clear and the threat of evil, devouring all that is good, is real and very ominous. A new people, the Christian community, are being born amid great pain and struggle. But despite the threats to its existence, the child is caught by God and is safe. No bible reader could miss the allusions to the Hebrew scriptures. Just as the God of the Jewish people protected them, so God continues to protect the new people of God. God’s Word is not past tense, but actively protecting and recreating the community for which Jesus gave his life.
The community John has in mind is experiencing extreme hostility. They are being encouraged through this book to trust that God knows their plight and will come to their rescue. Evil shall not triumph. It is no wonder then, that on this feast of the Assumption, this reading is linked to Mary’s "Magnificat." Mary’s rejoices in the saving work of God, "scattering the proud...casting down the mighty from their thrones...." Here biblical faith, expressed in two different forms, voices the same hope in God. John is not writing a prediction of specific future events, as some today claim, but is trying to encourage and console Christians in his day for their very present suffering. He writes to help them and us keep faithful and to assure us that God’s rule and justice will prevail.
The church celebrates the Assumption of Mary today. We see in her a model for our faith. We too give birth to Christ in our world. We are reminded that though Christ suffered, he has been kept safe by God, to whom he has returned and will come to bring us all to that place of protection and life. So, the dragon is not triumphant. The Christian is ready to say in the midst of the battle against evil’s many manifestations, "Now have salvation and power come." The God of our assurance is offering that assistance to us now in our present struggle.
Mẹ Lên Trời rạng ngời Ơn Phúc
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:27 13/08/2021
MẸ LÊN TRỜI RẠNG NGỜI ƠN PHÚC
Phúc là những điều tốt lành khiến ai cũng mong ước có phúc, hạnh phúc. Phúc Âm lễ Đức Mẹ lên trời nhắc đến chữ Phúc nhiều lần. Thế nên xin chia sẻ 2 điều về phúc: Mẹ được Chúa ban phúc và Mẹ để phúc cho con.
1. Mẹ được Chúa ban phúc. Khi Đức Mẹ tới thăm thì bà Êlisabét đã thốt lên: Mẹ được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ; Mẹ thật có phúc vì đã tin vào Chúa. Và Mẹ Maria cũng đáp lời: “Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc, vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.” Mẹ mừng vui hạnh phúc không phải vì sở hữu, ôm ấp những vật chất trần gian, nhưng là ôm ấp, cưu mang chính Chúa trong lòng dạ Mẹ. Thiên Chúa vô hình đã nên hình nên dạng nhờ chính máu thịt Mẹ, dòng sữa Mẹ. Mẹ có phúc vì được Chúa thương. Chúa và Mẹ gắn chặt với nhau, nên Chúa lên trời thì Chúa cũng ban phúc cho mẹ về trời hưởng phúc vinh quang thiên đàng cùng Chúa.
2. Mẹ để phúc cho con. Người Việt Nam thường nói: “Phúc đức tại mẫu.” Người mẹ ăn ở tốt lành để lại phúc đức cho con cháu. Mẹ Maria đã để lại đại phúc cho nhân loại. Đại phúc khi Mẹ đem Chúa đến cho nhân loại được hưởng niềm vui cứu độ như Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ; Đại phúc khi Mẹ cùng Chúa yêu thương phục vụ nhân loại như Mẹ đã yêu thương phục vụ bà Êlisabét mang thai lúc tuổi già; Đại phúc khi Mẹ đem niềm xác tín và hy vọng Nước Trời vĩnh cửu cho nhân loại khi Mẹ về trời với Chúa. Mẹ nhắc nhở nhân loại không phải trần gian, mà Nước Chúa nơi trời cao mới là quê hương vĩnh cửu.
Phúc Âm Lễ Đức Mẹ lên trời kể chuyện Mẹ đi thăm bà Êlisabét muốn nói rằng: Con đường đến với người khác để đem đức tin, tình yêu, niềm vui và hạnh phúc cũng là con đường dẫn chúng ta về trời hưởng phúc cùng Chúa và Mẹ muôn đời. Amen.
Phúc là những điều tốt lành khiến ai cũng mong ước có phúc, hạnh phúc. Phúc Âm lễ Đức Mẹ lên trời nhắc đến chữ Phúc nhiều lần. Thế nên xin chia sẻ 2 điều về phúc: Mẹ được Chúa ban phúc và Mẹ để phúc cho con.
1. Mẹ được Chúa ban phúc. Khi Đức Mẹ tới thăm thì bà Êlisabét đã thốt lên: Mẹ được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ; Mẹ thật có phúc vì đã tin vào Chúa. Và Mẹ Maria cũng đáp lời: “Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc, vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.” Mẹ mừng vui hạnh phúc không phải vì sở hữu, ôm ấp những vật chất trần gian, nhưng là ôm ấp, cưu mang chính Chúa trong lòng dạ Mẹ. Thiên Chúa vô hình đã nên hình nên dạng nhờ chính máu thịt Mẹ, dòng sữa Mẹ. Mẹ có phúc vì được Chúa thương. Chúa và Mẹ gắn chặt với nhau, nên Chúa lên trời thì Chúa cũng ban phúc cho mẹ về trời hưởng phúc vinh quang thiên đàng cùng Chúa.
2. Mẹ để phúc cho con. Người Việt Nam thường nói: “Phúc đức tại mẫu.” Người mẹ ăn ở tốt lành để lại phúc đức cho con cháu. Mẹ Maria đã để lại đại phúc cho nhân loại. Đại phúc khi Mẹ đem Chúa đến cho nhân loại được hưởng niềm vui cứu độ như Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ; Đại phúc khi Mẹ cùng Chúa yêu thương phục vụ nhân loại như Mẹ đã yêu thương phục vụ bà Êlisabét mang thai lúc tuổi già; Đại phúc khi Mẹ đem niềm xác tín và hy vọng Nước Trời vĩnh cửu cho nhân loại khi Mẹ về trời với Chúa. Mẹ nhắc nhở nhân loại không phải trần gian, mà Nước Chúa nơi trời cao mới là quê hương vĩnh cửu.
Phúc Âm Lễ Đức Mẹ lên trời kể chuyện Mẹ đi thăm bà Êlisabét muốn nói rằng: Con đường đến với người khác để đem đức tin, tình yêu, niềm vui và hạnh phúc cũng là con đường dẫn chúng ta về trời hưởng phúc cùng Chúa và Mẹ muôn đời. Amen.
Suy Niệm Lễ Vọng Đức Maria Hồn Xác Lên Trời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:12 13/08/2021
Suy Niệm Lễ Vọng Đức Maria Hồn Xác Lên Trời
(Lc 11, 27-28)
Lời Chúa trong sách Sử Biên Niên quyển thứ nhất mô tả cảnh “con cái Lêvi rước hòm bia Thiên Chúa với nhạc khí râm ran, vừa đi vừa hát hòa điệu với đàn sắt, đàn cầm, và não bạt, tấu lên những hân hoan” (1Sb 15, 3-4. 15-16; 16, 1-2) làm chúng ta nhớ đến biến cố Mẹ về Trời như lời ca của Triệu Đà diễn tả : “Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng. Đàn ca các Thánh tung hô! Nhân loại vui hát mừng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung. Mẹ lên trời ngày mừng vui cho thiên quốc. Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi. Sáng ngời khắp chín tầng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới thiên đường”. Ngày khiêng hòm bia dân chúng rỗn rã tung hô. Ngày Mẹ được rước lên Trời chín tầng mây thắp sáng, các Thánh tung hô, nhân loại hát mừng, triều thần thiên quốc và trái đất mừng vui, đúng là ngày trời đất hân hoan.
Hòm bia Thiên Chúa
Nói tới hòm bia Thiên Chúa là đề cập đến một cái hộp hay cái hòm bằng một loại gỗ có chiều dài 1, 1 m, cao và rộng 0, 7 m được Môsê làm theo hướng dẫn của Thiên Chúa. Bên ngoài có hai thiên thần Cherubim bảo vệ. Các mặt bên có những vòng khuyên để xỏ đòn vào khi di chuyển hòm bia.
Theo Kinh Thánh, chiếc hòm này chứa những tấm bia giao ước do chính ngón tay Thiên Chúa viết cho dân của Ngài (quen gọi là Mười Điều Răn Đức Chúa Trời); ngoài ra còn có một chiếc hộp nhỏ đựng một ít Manna do chính Chúa ban cho dân Israel trong sa mạc, và có chiếc gậy của Aaron, vị tư tế đầu tiên của dân Chúa. Vì thế, chiếc hòm này được gọi là hòm bia Thiên Chúa vì mang những kỳ công tay Chúa làm (x. Xh 16, 33 và Ds 17, 10).
Với dân Chúa, hòm bia, là biểu tương cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa các thị tộc Israel thời tiền quân chủ; được Đavít rước về Giêrusalem, thủ đô của đất nước vừa được thống nhất và trở nên nguyên lý cho sự hiệp nhất giữa các chi tộc Israel. Hòm bia được gọi bằng những tên như : Hòm bia giao ước, hòm bia chứng ước, hòm bia Thiên Chúa. Tuy nhiên, tên gọi đầy đủ nhất là : “Hòm bia giao ước của Đức Chúa các đạo binh, Đấng Ngự Trên các thần Kêrubim” (x. 1Sm 4, 4). Nhưng “Hòm bia Thiên Chúa” là tên gọi được dùng nhiều nhất với 82 lần trong Kinh Thánh. Sau này hòm bia được vua Salomon đặt vào nơi Cực Thánh ở trong Đền Thờ Giêrusalem.
Đức Maria, hòm bia hơn cả hòm bia
Ngay từ rất sớm, các nhà Kinh Thánh Tân Ước, các Giáo Phụ và huấn giáo của Hội Thánh đã nhận ra sự tương đồng giữa Đức Maria và hòm bia Thiên Chúa trong câu chuyện truyền tin (Lc 1, 26-38), thăm viếng (39-56) và sách Khải huyền (11, 19 - 12, 1.5. 17) những chi tiết gợi lên hình ảnh về hòm bia Thiên Chúa.
Hình ảnh Đức Maria chỗi dậy, đon đả lên đường viếng thăm bà Isave gợi lên hình ảnh Đavit, chỗi dậy, vội vã cùng toàn dân rước hòm bia Thiên Chúa từ Baalê Giuđa lên Giêrusalem (2 Sm 6, 2). Cũng vậy, bà Isave nghe lời Maria chào thì đứa con trong bụng nhảy lên vì vui sướng (Lc 1, 44) gợi nhớ hình ảnh Vua Đavit nhảy múa quay cuồng trước Nhan Đức Chúa khi hòm bia Thiên Chúa được rước vào Thành (2 Sm 6, 16). Lời bà Isave nói “Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người Con em đang mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42) gợi nhớ việc Đavít nhân danh Thiên Chúa chúc lành cho toàn dân (2 Sm 6, 18). Tâm tình của bà Isave : “Bởi đâu tôi được diễm phúc Thân Mẫu Chúa tôi đến viếng thăm” (Lc 1, 43) làm ta liên tưởng đến Đavit nghĩ về sự bất xứng của mình trước Thiên Chúa nên nói : “Hòm bia Thiên Chúa đến với tôi thế nào được” (2 Sm 6, 9).
Trong đoạn sách Khải Huyền 11, 19 - 12, 1.5.17, “Người Nữ”, “Hòm bia Thiên Chúa” cũng đã giáo chiến với con con Rồng và nó đã bị đánh bại. Vì thế, lời cầu “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa” mời gọi chúng ta hãy đến với Mẹ để gặp chính Đấng đã chiến thắng con Rồng xưa. Chắc chắn, có Đức Maria, Người Nữ chiến thắng với Chúa Giêsu Con Mẹ trong cuộc chiến thiêng liêng này, chúng ta sẽ giành phần thắng trước ba thù : thế gian, ma quỷ và xác thịt.
Trong Kinh Cầu Đức Bà có câu : “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy”. Chúng ta phải khẳng định đình, Đức Maria là hòm bia hơn cả hòm bia Thiên Chúa.
Hòm bia trong Cựu Ước chỉ chứa đựng Mười Điều Răn, hay những vật thánh chứ không cưu mang những vật đó. Trong khi Đức Maria mang trong mình chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, Đấng từ đời đời vẫn là Thiên Chúa (Ga 1, 1 – 2). Mẹ là hòm bia đích thực, vì qua Mẹ và trong Mẹ, Thiên Chúa đã cắm lều giữa chúng ta. Mẹ là hòm bia hơn cả hòm bia Thiên Chúa.
Hòm Bia diễm phúc được đưa về Trời
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú” ( Lc 11, 27 là lời của một người nữ thính giả đang nghe Chúa Giêsu giảng cất cao giọng nói. Chúng ta có thể gọi mà không lầm rằng, Hòm bia có tên là Maria là Hòm Bia Hạnh Phúc.
Hòm Bia Hạnh Phúc vì có “Thiên Chúa ở cùng” (Lc 1, 28 ). Lời bà Isave xác nhận : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc” (Lc 1, 42 ). Phúc của hòm bia Maria trổi vượt trên mọi thần thánh trên trời, phúc vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là Hồng Phúc đã cư ngụ trong dạ hòm bia Maria chín tháng mười ngày, đến khi chào đời, bia Maria đã ôm ấp bú mớm nâng niu… Hòm bia Maria thật diễm phúc và luôn hạnh phúc, Chúa Giêsu Con Mẹ đã phủ đầy vinh quang trên Mẹ bên trong cũng như bên ngoài, hồng phúc ấy vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.
Hòm bia Maria được rước lên Trời hưởng niềm vinh phúc. Mẹ hạnh phúc, Mẹ cũng muốn con cái mình hạnh phúc, nên Mẹ dạy: “Người bảo gì các con cứ làm theo” (Ga 2, 5). Chúa Giêsu bảo : “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa còn có phúc hơn” ( Lc 11, 28 ).
Xin Mẹ giúp chúng con vâng nghe và giữ lời Thiên Chúa, để trở nên những người con diễm phúc được bao bọc chở che bởi Hòm Bia Hạnh Phúc. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 11, 27-28)
Lời Chúa trong sách Sử Biên Niên quyển thứ nhất mô tả cảnh “con cái Lêvi rước hòm bia Thiên Chúa với nhạc khí râm ran, vừa đi vừa hát hòa điệu với đàn sắt, đàn cầm, và não bạt, tấu lên những hân hoan” (1Sb 15, 3-4. 15-16; 16, 1-2) làm chúng ta nhớ đến biến cố Mẹ về Trời như lời ca của Triệu Đà diễn tả : “Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng. Đàn ca các Thánh tung hô! Nhân loại vui hát mừng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung. Mẹ lên trời ngày mừng vui cho thiên quốc. Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi. Sáng ngời khắp chín tầng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới thiên đường”. Ngày khiêng hòm bia dân chúng rỗn rã tung hô. Ngày Mẹ được rước lên Trời chín tầng mây thắp sáng, các Thánh tung hô, nhân loại hát mừng, triều thần thiên quốc và trái đất mừng vui, đúng là ngày trời đất hân hoan.
Hòm bia Thiên Chúa
Nói tới hòm bia Thiên Chúa là đề cập đến một cái hộp hay cái hòm bằng một loại gỗ có chiều dài 1, 1 m, cao và rộng 0, 7 m được Môsê làm theo hướng dẫn của Thiên Chúa. Bên ngoài có hai thiên thần Cherubim bảo vệ. Các mặt bên có những vòng khuyên để xỏ đòn vào khi di chuyển hòm bia.
Theo Kinh Thánh, chiếc hòm này chứa những tấm bia giao ước do chính ngón tay Thiên Chúa viết cho dân của Ngài (quen gọi là Mười Điều Răn Đức Chúa Trời); ngoài ra còn có một chiếc hộp nhỏ đựng một ít Manna do chính Chúa ban cho dân Israel trong sa mạc, và có chiếc gậy của Aaron, vị tư tế đầu tiên của dân Chúa. Vì thế, chiếc hòm này được gọi là hòm bia Thiên Chúa vì mang những kỳ công tay Chúa làm (x. Xh 16, 33 và Ds 17, 10).
Với dân Chúa, hòm bia, là biểu tương cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa các thị tộc Israel thời tiền quân chủ; được Đavít rước về Giêrusalem, thủ đô của đất nước vừa được thống nhất và trở nên nguyên lý cho sự hiệp nhất giữa các chi tộc Israel. Hòm bia được gọi bằng những tên như : Hòm bia giao ước, hòm bia chứng ước, hòm bia Thiên Chúa. Tuy nhiên, tên gọi đầy đủ nhất là : “Hòm bia giao ước của Đức Chúa các đạo binh, Đấng Ngự Trên các thần Kêrubim” (x. 1Sm 4, 4). Nhưng “Hòm bia Thiên Chúa” là tên gọi được dùng nhiều nhất với 82 lần trong Kinh Thánh. Sau này hòm bia được vua Salomon đặt vào nơi Cực Thánh ở trong Đền Thờ Giêrusalem.
Đức Maria, hòm bia hơn cả hòm bia
Ngay từ rất sớm, các nhà Kinh Thánh Tân Ước, các Giáo Phụ và huấn giáo của Hội Thánh đã nhận ra sự tương đồng giữa Đức Maria và hòm bia Thiên Chúa trong câu chuyện truyền tin (Lc 1, 26-38), thăm viếng (39-56) và sách Khải huyền (11, 19 - 12, 1.5. 17) những chi tiết gợi lên hình ảnh về hòm bia Thiên Chúa.
Hình ảnh Đức Maria chỗi dậy, đon đả lên đường viếng thăm bà Isave gợi lên hình ảnh Đavit, chỗi dậy, vội vã cùng toàn dân rước hòm bia Thiên Chúa từ Baalê Giuđa lên Giêrusalem (2 Sm 6, 2). Cũng vậy, bà Isave nghe lời Maria chào thì đứa con trong bụng nhảy lên vì vui sướng (Lc 1, 44) gợi nhớ hình ảnh Vua Đavit nhảy múa quay cuồng trước Nhan Đức Chúa khi hòm bia Thiên Chúa được rước vào Thành (2 Sm 6, 16). Lời bà Isave nói “Em được chúc phúc hơn mọi người nữ, và người Con em đang mang cũng được chúc phúc” (Lc 1, 42) gợi nhớ việc Đavít nhân danh Thiên Chúa chúc lành cho toàn dân (2 Sm 6, 18). Tâm tình của bà Isave : “Bởi đâu tôi được diễm phúc Thân Mẫu Chúa tôi đến viếng thăm” (Lc 1, 43) làm ta liên tưởng đến Đavit nghĩ về sự bất xứng của mình trước Thiên Chúa nên nói : “Hòm bia Thiên Chúa đến với tôi thế nào được” (2 Sm 6, 9).
Trong đoạn sách Khải Huyền 11, 19 - 12, 1.5.17, “Người Nữ”, “Hòm bia Thiên Chúa” cũng đã giáo chiến với con con Rồng và nó đã bị đánh bại. Vì thế, lời cầu “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa” mời gọi chúng ta hãy đến với Mẹ để gặp chính Đấng đã chiến thắng con Rồng xưa. Chắc chắn, có Đức Maria, Người Nữ chiến thắng với Chúa Giêsu Con Mẹ trong cuộc chiến thiêng liêng này, chúng ta sẽ giành phần thắng trước ba thù : thế gian, ma quỷ và xác thịt.
Trong Kinh Cầu Đức Bà có câu : “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy”. Chúng ta phải khẳng định đình, Đức Maria là hòm bia hơn cả hòm bia Thiên Chúa.
Hòm bia trong Cựu Ước chỉ chứa đựng Mười Điều Răn, hay những vật thánh chứ không cưu mang những vật đó. Trong khi Đức Maria mang trong mình chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, Đấng từ đời đời vẫn là Thiên Chúa (Ga 1, 1 – 2). Mẹ là hòm bia đích thực, vì qua Mẹ và trong Mẹ, Thiên Chúa đã cắm lều giữa chúng ta. Mẹ là hòm bia hơn cả hòm bia Thiên Chúa.
Hòm Bia diễm phúc được đưa về Trời
“Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú” ( Lc 11, 27 là lời của một người nữ thính giả đang nghe Chúa Giêsu giảng cất cao giọng nói. Chúng ta có thể gọi mà không lầm rằng, Hòm bia có tên là Maria là Hòm Bia Hạnh Phúc.
Hòm Bia Hạnh Phúc vì có “Thiên Chúa ở cùng” (Lc 1, 28 ). Lời bà Isave xác nhận : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc” (Lc 1, 42 ). Phúc của hòm bia Maria trổi vượt trên mọi thần thánh trên trời, phúc vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là Hồng Phúc đã cư ngụ trong dạ hòm bia Maria chín tháng mười ngày, đến khi chào đời, bia Maria đã ôm ấp bú mớm nâng niu… Hòm bia Maria thật diễm phúc và luôn hạnh phúc, Chúa Giêsu Con Mẹ đã phủ đầy vinh quang trên Mẹ bên trong cũng như bên ngoài, hồng phúc ấy vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.
Hòm bia Maria được rước lên Trời hưởng niềm vinh phúc. Mẹ hạnh phúc, Mẹ cũng muốn con cái mình hạnh phúc, nên Mẹ dạy: “Người bảo gì các con cứ làm theo” (Ga 2, 5). Chúa Giêsu bảo : “Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa còn có phúc hơn” ( Lc 11, 28 ).
Xin Mẹ giúp chúng con vâng nghe và giữ lời Thiên Chúa, để trở nên những người con diễm phúc được bao bọc chở che bởi Hòm Bia Hạnh Phúc. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mẹ là niềm Hy Vọng của Nhân Loại
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:09 13/08/2021
LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC VỀ TRỜI (15/08)
Kh 11,19a.12,1-6a.10b; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56
MẸ LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠI
Hôm nay, Giáo Hội mừng đại lễ Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Quả thế, lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Truyền Tin, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời là những mốc lịch sử nền tảng, liên kết với nhau mà Giáo Hội tôn vinh và ngợi khen định mệnh vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa, đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể đọc thấy lịch sử của chúng ta.
Mầu nhiệm thụ thai của Đức Maria làm chúng ta nhớ lại trang đầu tiên Kinh Thánh, Thiên Chúa sáng tạo con người một cách tốt lành, trinh khiết và đẹp đẽ. Ơn vô nhiễm của Đức Mẹ là hình ảnh nguyên thủy của công trình sáng tạo.
Chương trình này đã bị tổn thương vì tội lỗi, nhưng không bị phá hủy. Nhờ sự nhập thể của Con Thiên Chúa trong lòng Đức Maria, chương trình cứu độ này được tái tạo và phục hồi để đưa con người trở về làm con cái Thiên Chúa trong đức tin.
Nơi biến cố Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta chiêm ngắm định mệnh mà chúng ta được mời gọi để đạt tới qua việc bước theo Chúa Kitô, khi chúng ta kết thúc hành trình dương thế này.
Chặng đường cuối cùng của Mẹ Thiên Chúa trong cuộc hành trình dương thế mời gọi chúng ta học hỏi cách thế mà Mẹ đã đi qua để đạt tới mục đích vĩnh cửu vinh hiển.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại: Sau khi thiên thần truyền tin, Đức Maria “đã vội vã lên miền núi” để thăm bà chị họ Êlisabét (x. Lc 1,39).
Với những lời này, tác giả Tin Mừng muốn nhấn mạnh rằng Đức Maria đã theo đuổi ơn gọi của mình trong sự nhạy bén và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần, Đấng đã thực hiện trong ngài mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời, nghĩa là Mẹ đã thực hiện một con đường mới và ngay lập tức Mẹ phải ra khỏi nhà mình, để cho mình được hướng dẫn theo một hành trình mới do chỉ mình Chúa mà thôi.
Thánh Ambrôsiô khi chú giải về sự “vội vã” của Đức Maria, đã nói rằng: “Hồng ân Chúa Thánh Thần không cho phép ai được chậm trễ.” ( Ambrosiô, Expos. Evang. sec. Lucam, ii, 19: PL 15, 1560).
Cuộc đời của Đức Mẹ luôn được hướng dẫn bởi một Đấng khác:
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Cuộc sống này được đào luyện bởi Chúa Thánh Thần, được đánh dấu bởi những biến cố và những cuộc gặp gỡ, như biến cố gặp gỡ bà Êlisabét, nhưng trên hết nhờ vào tương quan đặc biệt với Chúa Giêsu Con Mẹ. Đó là một hành trình mà Đức Maria càng ngày càng ý thức sâu xa ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa Cha cho việc cứu độ của thế giới.
Như thế, nhờ việc bước theo Chúa Giêsu từ Bêlem đến cuộc lưu đày trốn sang Ai Cập, và cả trong đời sống ẩn dật cũng như công khai, đặc biệt ở dưới chân thập giá, Đức Maria luôn hướng lòng về Thiên Chúa với tâm tình của kinh Magnificat, Mẹ hoàn toàn gắn bó và dấn thân cho chương trình yêu thương của Thiên Chúa, dẫu có những lúc đen tối và đau khổ, Mẹ luôn nuôi dưỡng trong trái tim mình sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa để trở nên kiểu mẫu cho các tín hữu trong Hội Thánh (x. Lumen Gentium, 64-65).
Toàn bộ cuộc đời Mẹ là hướng thiên, là chiêm niệm, vâng phục, tin tưởng và hy vọng, dẫu phải đối diện với tối tăm thử thách; toàn bộ cuộc đời Mẹ được đánh dấu bởi “sự vội vã thánh thiện” mà Mẹ luôn dành cho Thiên Chúa sự ưu tiên và không có gì cần phải “vội vã” hơn ngoài Người trong sự hiện hữu của chúng ta.
Và cuối cùng, Mẹ Lên Trời nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của Đức Maria giống như cuộc đời của mọi tín hữu, là một hành trình của việc bước theo Chúa Giêsu, một hành trình có một định hướng rất quý giá, một tương lai được vạch ra rõ ràng: Đó là chiến thắng chung cuộc trên tội lỗi, sự chết và hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì như thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô: Chúa Cha “đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,6).
Điều này có nghĩa là với Phép Rửa, chúng ta căn bản đã được sống lại và được ở với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã bắt đầu sự sống này ngay tại thế rồi. Tuy nhiên, trong chúng ta, sự kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh chưa thực sự trọn vẹn. Đối với Đức Maria, Mẹ đã được kết hợp với Con Mẹ cách hoàn hảo khi Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Mẹ đã trọn vẹn hiệp thông với Thiên Chúa, với Con mình; Mẹ lôi kéo chúng ta hướng về định mệnh đó và đồng hành với chúng ta trong hành trình dương thế.
Vì thế, nơi mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm Mẹ được Thiên Chúa ban cho một đặc ân cao quý là được chia sẻ chiến thắng chung cuộc của Chúa Kitô, cả hồn lẫn xác, trên tội lỗi và sự chết. Công Đồng nói:
“Khi kết thúc hành trình dương thế, Đức Đồng Trinh Vô Nhiễm được đưa lên trời vinh hiển cả hồn cả xác… và Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương mọi loài, Mẹ được hoàn toàn nên giống với Con Mẹ, là Chúa các chúa (x. Kh 19,16) và là người chiến thắng tội lỗi và sự chết” (LG, 59).
Trong mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm sự đăng quang của đức tin và hành trình đức tin mà Mẹ vạch ra cho Giáo Hội: Đấng mà trong mỗi giây phút đã đón nhận Lời Chúa, được đưa về trời. Nói cách khác, Mẹ đã được Chúa Con đón nhận vào “nơi hạnh phúc.” Đó là nơi mà Chúa cũng chuẩn bị cho chúng ta nhờ cái chết và sống lại của Người (x. Ga 14,2-3).
Đời sống con người trên trần gian như bài đọc I nhắc nhở là một hành trình phải liên lỉ đối diện với những khó khăn thử thách giữa con rồng đỏ và người phụ nữ, giữa tốt và xấu. Đây là tình trạng lịch sử nhân loại, giống như một cuộc vượt biển, thường có bóng tối và sóng gió đe dọa. Đức Maria là Ngôi Sao Mai hướng dẫn chúng ta về với Chúa Giêsu, Con Mẹ như “mặt trời đã mọc lên trên bóng tối của lịch sử” (x. Spe Salvi, số 49) và cho chúng ta niềm hy vọng mà chúng ta đang cần: Niềm hy vọng chúng ta có thể chiến thắng; niềm hy vọng về Thiên Chúa chiến thắng. Chúng ta không chết một cách mãi mãi: Thiên Chúa sẽ cứu độ chúng ta.
Đây là niềm hy vọng của chúng ta: Sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta trở thành cụ thể và hữu hình trong Đức Maria lên trời. Kinh Tiền Tụng của đại lễ nói rằng:
“Đức Đồng Trinh mà Chúa đã thực hiện, đã chiếu tỏa như một dấu chỉ của hy vọng và niềm an ủi cho dân Người trên hành trình dương thế.”
Chúng ta hãy cầu khẩn Mẹ cùng với thánh Bênađô, một nhà thần bí đã ca ngợi Đức Nữ Đồng Trinh với những lời ca này:
“Chúng con cầu xin Mẹ, hỡi Đấng được chúc phúc, vì ân sủng Mẹ có và quyền năng Mẹ được ban, vì lòng Thương Xót Mẹ mang, nhờ Mẹ mà Con Chúa đã hạ mình xuống để chia sẻ sự bần cùng và yếu hèn của chúng con, nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin làm cho chúng con cũng được chia sẻ ân sủng của Ngài, trong hạnh phúc và vinh quang đời đời, là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, cũng là Chúa chúng con, Đấng vượt trên mọi sự, là Thiên Chúa tốt lành muôn đời. Amen!” (Sermo 2 “De Adventu,” 5: PL 183,43)
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kh 11,19a.12,1-6a.10b; 1 Cr 15,20-26; Lc 1,39-56
MẸ LÀ NIỀM HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠI
Hôm nay, Giáo Hội mừng đại lễ Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Quả thế, lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Truyền Tin, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời là những mốc lịch sử nền tảng, liên kết với nhau mà Giáo Hội tôn vinh và ngợi khen định mệnh vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa, đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể đọc thấy lịch sử của chúng ta.
Mầu nhiệm thụ thai của Đức Maria làm chúng ta nhớ lại trang đầu tiên Kinh Thánh, Thiên Chúa sáng tạo con người một cách tốt lành, trinh khiết và đẹp đẽ. Ơn vô nhiễm của Đức Mẹ là hình ảnh nguyên thủy của công trình sáng tạo.
Chương trình này đã bị tổn thương vì tội lỗi, nhưng không bị phá hủy. Nhờ sự nhập thể của Con Thiên Chúa trong lòng Đức Maria, chương trình cứu độ này được tái tạo và phục hồi để đưa con người trở về làm con cái Thiên Chúa trong đức tin.
Nơi biến cố Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta chiêm ngắm định mệnh mà chúng ta được mời gọi để đạt tới qua việc bước theo Chúa Kitô, khi chúng ta kết thúc hành trình dương thế này.
Chặng đường cuối cùng của Mẹ Thiên Chúa trong cuộc hành trình dương thế mời gọi chúng ta học hỏi cách thế mà Mẹ đã đi qua để đạt tới mục đích vĩnh cửu vinh hiển.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại: Sau khi thiên thần truyền tin, Đức Maria “đã vội vã lên miền núi” để thăm bà chị họ Êlisabét (x. Lc 1,39).
Với những lời này, tác giả Tin Mừng muốn nhấn mạnh rằng Đức Maria đã theo đuổi ơn gọi của mình trong sự nhạy bén và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần, Đấng đã thực hiện trong ngài mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời, nghĩa là Mẹ đã thực hiện một con đường mới và ngay lập tức Mẹ phải ra khỏi nhà mình, để cho mình được hướng dẫn theo một hành trình mới do chỉ mình Chúa mà thôi.
Thánh Ambrôsiô khi chú giải về sự “vội vã” của Đức Maria, đã nói rằng: “Hồng ân Chúa Thánh Thần không cho phép ai được chậm trễ.” ( Ambrosiô, Expos. Evang. sec. Lucam, ii, 19: PL 15, 1560).
Cuộc đời của Đức Mẹ luôn được hướng dẫn bởi một Đấng khác:
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
Cuộc sống này được đào luyện bởi Chúa Thánh Thần, được đánh dấu bởi những biến cố và những cuộc gặp gỡ, như biến cố gặp gỡ bà Êlisabét, nhưng trên hết nhờ vào tương quan đặc biệt với Chúa Giêsu Con Mẹ. Đó là một hành trình mà Đức Maria càng ngày càng ý thức sâu xa ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa Cha cho việc cứu độ của thế giới.
Như thế, nhờ việc bước theo Chúa Giêsu từ Bêlem đến cuộc lưu đày trốn sang Ai Cập, và cả trong đời sống ẩn dật cũng như công khai, đặc biệt ở dưới chân thập giá, Đức Maria luôn hướng lòng về Thiên Chúa với tâm tình của kinh Magnificat, Mẹ hoàn toàn gắn bó và dấn thân cho chương trình yêu thương của Thiên Chúa, dẫu có những lúc đen tối và đau khổ, Mẹ luôn nuôi dưỡng trong trái tim mình sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa để trở nên kiểu mẫu cho các tín hữu trong Hội Thánh (x. Lumen Gentium, 64-65).
Toàn bộ cuộc đời Mẹ là hướng thiên, là chiêm niệm, vâng phục, tin tưởng và hy vọng, dẫu phải đối diện với tối tăm thử thách; toàn bộ cuộc đời Mẹ được đánh dấu bởi “sự vội vã thánh thiện” mà Mẹ luôn dành cho Thiên Chúa sự ưu tiên và không có gì cần phải “vội vã” hơn ngoài Người trong sự hiện hữu của chúng ta.
Và cuối cùng, Mẹ Lên Trời nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của Đức Maria giống như cuộc đời của mọi tín hữu, là một hành trình của việc bước theo Chúa Giêsu, một hành trình có một định hướng rất quý giá, một tương lai được vạch ra rõ ràng: Đó là chiến thắng chung cuộc trên tội lỗi, sự chết và hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì như thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô: Chúa Cha “đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2,6).
Điều này có nghĩa là với Phép Rửa, chúng ta căn bản đã được sống lại và được ở với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã bắt đầu sự sống này ngay tại thế rồi. Tuy nhiên, trong chúng ta, sự kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh chưa thực sự trọn vẹn. Đối với Đức Maria, Mẹ đã được kết hợp với Con Mẹ cách hoàn hảo khi Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Mẹ đã trọn vẹn hiệp thông với Thiên Chúa, với Con mình; Mẹ lôi kéo chúng ta hướng về định mệnh đó và đồng hành với chúng ta trong hành trình dương thế.
Vì thế, nơi mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm Mẹ được Thiên Chúa ban cho một đặc ân cao quý là được chia sẻ chiến thắng chung cuộc của Chúa Kitô, cả hồn lẫn xác, trên tội lỗi và sự chết. Công Đồng nói:
“Khi kết thúc hành trình dương thế, Đức Đồng Trinh Vô Nhiễm được đưa lên trời vinh hiển cả hồn cả xác… và Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương mọi loài, Mẹ được hoàn toàn nên giống với Con Mẹ, là Chúa các chúa (x. Kh 19,16) và là người chiến thắng tội lỗi và sự chết” (LG, 59).
Trong mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm sự đăng quang của đức tin và hành trình đức tin mà Mẹ vạch ra cho Giáo Hội: Đấng mà trong mỗi giây phút đã đón nhận Lời Chúa, được đưa về trời. Nói cách khác, Mẹ đã được Chúa Con đón nhận vào “nơi hạnh phúc.” Đó là nơi mà Chúa cũng chuẩn bị cho chúng ta nhờ cái chết và sống lại của Người (x. Ga 14,2-3).
Đời sống con người trên trần gian như bài đọc I nhắc nhở là một hành trình phải liên lỉ đối diện với những khó khăn thử thách giữa con rồng đỏ và người phụ nữ, giữa tốt và xấu. Đây là tình trạng lịch sử nhân loại, giống như một cuộc vượt biển, thường có bóng tối và sóng gió đe dọa. Đức Maria là Ngôi Sao Mai hướng dẫn chúng ta về với Chúa Giêsu, Con Mẹ như “mặt trời đã mọc lên trên bóng tối của lịch sử” (x. Spe Salvi, số 49) và cho chúng ta niềm hy vọng mà chúng ta đang cần: Niềm hy vọng chúng ta có thể chiến thắng; niềm hy vọng về Thiên Chúa chiến thắng. Chúng ta không chết một cách mãi mãi: Thiên Chúa sẽ cứu độ chúng ta.
Đây là niềm hy vọng của chúng ta: Sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta trở thành cụ thể và hữu hình trong Đức Maria lên trời. Kinh Tiền Tụng của đại lễ nói rằng:
“Đức Đồng Trinh mà Chúa đã thực hiện, đã chiếu tỏa như một dấu chỉ của hy vọng và niềm an ủi cho dân Người trên hành trình dương thế.”
Chúng ta hãy cầu khẩn Mẹ cùng với thánh Bênađô, một nhà thần bí đã ca ngợi Đức Nữ Đồng Trinh với những lời ca này:
“Chúng con cầu xin Mẹ, hỡi Đấng được chúc phúc, vì ân sủng Mẹ có và quyền năng Mẹ được ban, vì lòng Thương Xót Mẹ mang, nhờ Mẹ mà Con Chúa đã hạ mình xuống để chia sẻ sự bần cùng và yếu hèn của chúng con, nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin làm cho chúng con cũng được chia sẻ ân sủng của Ngài, trong hạnh phúc và vinh quang đời đời, là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, cũng là Chúa chúng con, Đấng vượt trên mọi sự, là Thiên Chúa tốt lành muôn đời. Amen!” (Sermo 2 “De Adventu,” 5: PL 183,43)
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quân đội Miến Điện chặn các tuyến đường tiếp tế cho 50,000 người tị nạn ở bang Chin
Đặng Tự Do
02:47 13/08/2021
Chính quyền quân sự đã cắt tất cả các tuyến đường tiếp tế tới một thị trấn đồi núi ở bang Chin, miền tây Miến Điện, khiến 50,000 người tị nạn rơi vào tình trạng có nguy cơ chết đói.
Quân phiệt Miến Điện đã chặn tất cả các lối vào và lối ra đến Mindat và đóng cửa các tuyến đường tiếp tế đến các khu vực lân cận ở bang Chin, một tâm điểm kháng cự cuộc đảo chính của quân đội vào ngày 1 tháng 2. Đây cũng là nơi giao tranh giữa quân đội và dân quân địa phương từ tháng 3 đến tháng 5 đã gây thiệt mạng nghiêm trọng cho binh lính và dân thường.
“Tất cả các con đường đã bị phong tỏa. Chính quyền ngăn chặn, bắt giữ hoặc thẩm vấn tất cả những người đàn ông trẻ tuổi ra vào thị trấn, và tịch thu điện thoại di động của họ. Không ai dám vào cả”, một người tị nạn ở Mindat yêu cầu giấu tên vì lý do an ninh nói với RFA Miến Điện.
Source:Licas News
Andrew Cuomo từ chức, người Công Giáo hồ hởi phấn khởi, mừng ra mặt
Đặng Tự Do
02:48 13/08/2021
Andrew Cuomo, đảng viên đảng Dân Chủ, là Thống đốc New York, và là một người Công Giáo, đã thông báo hôm thứ Ba 10 tháng 8 rằng ông ta sẽ từ chức bắt đầu từ ngày 24 tháng 8 trong bối cảnh bị cáo buộc đã quấy rối tình dục nhiều lần. Oái oăm là tin tức về một vị Thống đốc Công Giáo từ chức lại được các cơ quan truyền thông Công Giáo loan tin với một sự hồ hởi phấn khởi đặc biệt.
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Cuomo để lại một đám mây đen của quá nhiều vụ tai tiếng, một di sản xung đột với các giám mục của tiểu bang về các vấn đề bao gồm phá thai, định nghĩa lại hôn nhân và các hạn chế vì đại dịch áp đặt lên Giáo Hội.
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2020, Cuomo - đang đảm nhiệm nhiệm kỳ thống đốc thứ ba - liên tục bị các nhân viên nhà nước hiện tại và trước đây cáo buộc quấy rối tình dục.
Một cuộc điều tra của Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Letitia James đã phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với phụ nữ, Cuomo đã “sờ mó vào những chỗ không được hoan nghênh và tán thành”, đồng thời đưa ra “nhiều bình luận xúc phạm có tính chất khiêu gợi tình dục, và đã tạo ra một môi trường làm việc thù địch đối với phụ nữ”.
Các nạn nhân của ông ta không chỉ bao gồm nhân viên của ông ta mà còn cả các nhân viên nhà nước khác, ông Bộ trưởng Tư pháp cho biết như trên trong một báo cáo đầu tháng 8 năm 2021. Báo cáo nhấn mạnh rằng văn phòng của Cuomo có một nền văn hóa “tràn ngập sự sợ hãi và đe dọa” nhằm giúp bình thường hóa các hành vi quấy rối của ông ta.
Hôm thứ Ba 10 tháng 8, trong một cuộc họp báo, nơi ông ta tuyên bố từ chức, Cuomo cho biết kết luận của báo cáo rằng anh ta quấy rối tình dục 11 phụ nữ là “sai sự thật”. Tờ New York Post nhận xét hóm hỉnh rằng con số 11 phụ nữ bị quấy rối quả là “sai sự thật”. Thật ra 111 mới đúng.
Dennis Proust, Giám đốc điều hành văn phòng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tiểu bang, chào đón tin vui này và cho biết ông cầu nguyện cho những phụ nữ làm chứng cho cáo buộc họ bị Cuomo quấy rối.
Ông nói: “Điều này không hề dễ dàng đối với bất kỳ ai trong số họ, và tấm gương của họ sẽ giúp những phụ nữ khác cảm thấy có quyền lên tiếng và gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng không bao giờ có thể dung thứ cho hành vi quấy rối tình dục, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó xảy ra”. Proust cũng cầu nguyện cho thống đốc sắp tới của tiểu bang là bà Kathy Hochul, cũng như cho Cuomo và gia đình và nhân viên của ông.
Charles Camosy, một giáo sư thần học tại Đại học Fordham, đã trình bày các suy tư về di sản của Cuomo trên cương vị thống đốc New York.
“Chiều nay tôi tiếp tục nghĩ đến 'những gì có lẽ đã xảy ra’” Camosy nói với CNA. Ông nói rằng những lời Cuomo của vào đầu coronavirus đại dịch vào năm 2020 cho thấy một “khái niệm về phẩm giá con người” mà mới nghe người ta có cảm tưởng Coumo “là một anh hùng phò sinh”.
Tuy nhiên, “bây giờ chúng tôi biết rằng Cuomo đã chọn một thứ văn hóa vứt bỏ ở một mức độ sâu sắc hơn rất nhiều”, Camosy nói.
“Từ cách ông ấy đối xử với phụ nữ, đến cách ông ấy đối xử với trẻ em trước khi sinh, đến cách ông ấy đối xử với người già, Thống đốc coi mạng người như một công cụ. Một cái gì đó có thể được sử dụng và loại bỏ theo mục đích và dự án của riêng mình”.
Một trong những di sản lâu dài của Cuomo ở New York là luật phá thai mà ông đã ký vào ngày 22 tháng Giêng năm 2019, ngày kỷ niệm phán quyết Roe kiện Wade, loại bỏ các hạn chế về phá thai cho đến thời điểm sinh trong những trường hợp được cho là cần thiết đối với người mẹ.
Vào thời điểm dự luật được ký kết, một giáo sư luật nói với CNA rằng việc cho phép phá thai vì phúc lợi của người mẹ là “quá sức mơ hồ” và luật này “gần với quy chế phá thai theo yêu cầu”.
Để đánh dấu việc ký Đạo luật Sức khỏe Sinh sản, Cuomo đã ra lệnh cho các địa danh của New York được thắp sáng bằng đèn màu hồng, màu chính thức của Planned Parenthood. Đạo luật này đã luật hóa việc phá thai thành luật, bảo đảm nó sẽ vẫn hợp pháp ở New York cho dù Tối Cao Pháp Viện có lật lại phán quyết Roe kiện Wade.
Cuomo đã trích dẫn đức tin Công Giáo của mình khi ký dự luật, và nói rằng “hầu hết người Mỹ, bao gồm hầu hết người Công Giáo, đều ủng hộ sự lựa chọn”. Ông nói thêm rằng “lời tuyên thệ nhậm chức của ông là trước Hiến pháp của Hoa Kỳ và của Bang New York – chứ không phải với Giáo Hội Công Giáo”.
Cha của ông ta, Mario Cuomo, là thống đốc ba lần của New York và được công nhận là một trong những chính trị gia đầu tiên đưa ra lời biện minh cho việc ủng hộ phá thai hợp pháp. Trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt năm 1984 tại Đại học Notre Dame, Mario Cuomo lập luận rằng “Việc chấp thuận hay bác bỏ các hạn chế pháp lý đối với việc phá thai không nên là phép thử duy nhất cho lòng trung thành của người Công Giáo”.
Thống đốc Cuomo cũng đã ký một dự luật năm 2011 về luật xác định lại hôn nhân, bất chấp sự phản đối của các giám mục Công Giáo của tiểu bang.
Ông ta hiện đang phải đối mặt với những câu hỏi về việc đối phó với đại dịch coronavirus - đặc biệt là hành động của anh ta buộc các viện dưỡng lão phải chấp nhận bệnh nhân COVID-19.
Khi virus lây lan khắp Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2020, New York là một trong số các tiểu bang bắt buộc các viện dưỡng lão không được từ chối bệnh nhân xuất viện với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Khi số ca tử vong tại các viện dưỡng lão của tiểu bang lên quá cao, New York đã đảo ngược quy định này của Coumo vào tháng 5 năm 2020, cho phép các viện dưỡng lão từ chối những bệnh nhân đã nhiễm vi rút.
Bộ trưởng Tư pháp James sau đó đã bắt đầu một cuộc điều tra về các chính sách của tiểu bang đối với các viện dưỡng lão trong đại dịch, và nhận thấy rằng lệnh tháng 3 năm 2020 của Cuomo “có thể khiến người dân ở một số cơ sở có nguy cơ bị tổn hại cao hơn và có thể đã giấu diếm dữ liệu có sẵn để đánh giá rủi ro đó”.
Ngoài ra, bộ y tế của bang có thể đã báo cáo thấp hơn 50% số ca tử vong vì COVID-19 tại viện dưỡng lão.
Cuomo cũng xung đột với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Do Thái về các hạn chế gắt gao vì đại dịch của ông đối với các nơi thờ phượng. Ông ta còn đe dọa đóng cửa vĩnh viễn các nhà thờ vi phạm.
Source:Catholic News Agency
Người đàn ông Nhật Bản trở thành ngôi sao tại Thế vận hội chỉ vì một cử chỉ đơn giản của mình
Đặng Tự Do
02:51 13/08/2021
Trở thành vận động viên Olympic năm nay ở Tokyo không dễ dàng do những hạn chế của Covid ngăn cản những người thân yêu đi cùng các vận động viên, là những người vẫn phải chịu các áp lực cao trong các cuộc thi đấu như thường lệ. Nhưng một người đàn ông vô danh ở Nhật Bản hiểu điều đó và quyết định khích lệ các vận động viên.
Người đàn ông bắt đầu sứ mệnh Olympic đầy cảm hứng của mình khi các vận động viên lần đầu tiên đến bằng cách đứng bên ngoài ngôi làng với tấm biển chào mừng vào ngày 22/7. Từ đó, khi các phương tiện truyền thông bắt đầu tập trung sự chú ý vào số huy chương, anh ta đã thay đổi thông điệp của mình. Anh ta viết:
“Chào buổi sáng các vận động viên! Ngay cả khi bạn không đạt được huy chương, bạn vẫn là NGƯỜI TỐT NHẤT !!! Vì vậy, hãy tự tin vào chính mình!”
Anh ấy được tường thuật là đã có mặt vào mỗi buổi sáng với thông điệp của mình vào lúc 7 giờ 15 và đứng trong vài giờ với khẩu hiệu của mình. Mỗi khi có một đoàn vận động viên đi qua, anh ấy giơ tấm biển của mình lên để tạo chút cảm hứng.
Và các vận động viên đã lưu ý! Một số người trong số họ đã đăng ảnh của anh ấy trên phương tiện truyền thông xã hội và biến anh ấy thành một ngôi sao Olympic theo đúng nghĩa của mình.
Không ai biết anh ta đã cổ vũ cho bao nhiêu vận động viên bằng cử chỉ quan tâm này. Tuy nhiên, sự hào phóng và hành động tử tế của anh ấy là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những cử chỉ đơn giản nhất cũng có thể có tác động rất lớn.
Source:Aleteia
Cậu bé mới 8 tuổi đã trở thành can phạm tội báng bổ Hồi Giáo
Đặng Tự Do
16:53 13/08/2021
Một cậu bé 8 tuổi theo Ấn Giáo đang được hay bị cảnh sát bảo vệ giam giữ ở phía đông Pakistan sau khi trở thành người trẻ nhất bị buộc tội báng bổ ở nước này.
Gia đình của cậu bé đang lẩn trốn và nhiều người trong cộng đồng người theo Ấn Giáo ở quận Rahim Yar Khan, ở Punjab, đã bỏ nhà ra đi sau khi một đám đông Hồi giáo tấn công một ngôi đền Ấn Giáo sau khi cậu bé được tại ngoại vào tuần trước. Quân đội đã được triển khai đến khu vực để dập tắt bất kỳ tình trạng bất ổn nào nữa.
Hôm thứ Bảy, 20 người đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công ngôi đền.
Cậu bé bị buộc tội cố ý đi tiểu trên thảm trong thư viện của một madrassa, tức là một cơ sở tôn giáo của người Hồi Giáo, nơi lưu giữ những cuốn sách tôn giáo, vào tháng Bẩy vừa qua. Tội phạm thượng có thể bị kết án tử hình.
Source:The Guardian
Giáo Hội Mễ Tây Cơ yêu cầu chính quyền và xã hội cùng nỗ lực đối mặt với đại dịch
Đặng Tự Do
16:53 13/08/2021
Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ đã đưa ra lời kêu gọi các nhà chức trách và xã hội cùng hợp lực để đối mặt với làn sóng thứ ba của đại dịch hiện đang tấn công đất nước.
Một bài xã luận đăng trên trang Web của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ viết: “Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi hợp lực với các cơ quan chức năng để bảo đảm các dịch vụ y tế cho những người cần và đề ra các chính sách có lợi cho việc giảm thiểu nhiễm trùng và để người dân thực hiện làn sóng thứ ba này một cách nghiêm túc”
Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ nhận định rằng tuần này Mễ Tây Cơ đã ghi nhận ba ngày liên tiếp có nhiều ca nhiễm covid-19 nhất, với 21,563 trường hợp vào ngày 6 tháng 8.
Cho đến nay, Mễ Tây Cơ có hơn 2.9 triệu trường hợp nhiễm bệnh và ghi nhận 244,248 trường hợp tử vong, trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới có nhiều ca tử vong nhất do coronavirus.
Source:Swiss Info
Trong buổi yết kiến ngày 11 tháng 8, Đức Phanxicô gặp nhóm thực hiện bộ phim The Chosen , một dự án phim truyện về Chúa Giêsu, dựa hoàn toàn vào đóng góp của cộng đồng
Vũ Văn An
17:45 13/08/2021
Theo Inés San Martín của tạp chí CruxNow, vào cuối buổi tiếp kiến công chúng hàng tuần của mình ngày 11 tháng 8- và sau khi bất ngờ nhận một cuộc điện thoại trước máy quay và hàng ngàn người hành hương tụ tập tại Hội trường Paul VI để lắng nghe ngài - Đức Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ và chào hỏi như thường lệ. những người đã nghe ngài giảng.
Trong số những người đang chờ đợi có nam diễn viên Jonathan Roumie và nhà sản xuất Dallas Jenkins, khuôn mặt và tâm trí đứng đằng sau The Chosen, dự án truyền thông do cộng đồng tài trợ lớn nhất mọi thời đại, một loạt phim nhiều mùa về cuộc đời của Chúa Kitô được chiếu vào Lễ Phục sinh năm 2019 và đã thu hút hơn 300 triệu người xem trên toàn thế giới.
Hai mùa của chương trình được phát miễn phí trên toàn thế giới thông qua một ứng dụng chuyên dụng, YouTube và dịch vụ phát trực tuyến Peacock. Tám tập đầu tiên được tài trợ qua sự quyên góp của 19,000 người đã giúp quyên góp được 10 triệu đô la cần thiết. Số tiền "bán" của mùa đầu tiên đã tài trợ cho phần thứ hai, và tiền hiện đang được quyên góp cho phần thứ ba.
Neal Harmon, Giám đốc điều hành của Angel Studios cho biết: “Doanh thu đến từ giấy phép, chiến dịch trả tiền trước, qua đó mọi người có thể giúp những người khác trên khắp thế giới xem chương trình, đĩa DVD và hàng hóa liên quan đến The Chosen.
Ông nói với một nhóm nhỏ các hãng tin tức có trụ sở tại Rome, bao gồm cả Crux, vào thứ Tư: “Chúng tôi có người từ mọi nơi trên thế giới bày tỏ lòng biết ơn, vì bằng cách nào đó họ biết về chương trình. Điều làm bạn ngạc nhiên là: Hầu hết người ta không xem nó lần đầu tiên khi nghe nói về nó, nhưng một khi đã xem, họ sẽ không thể ngừng nói về nó!”
Harmon là một trong những thành viên của nhóm đã tham dự buổi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng vào ngày 11 tháng 8, nhưng chỉ có Roumie, một người Công Giáo và Jenkins, một người theo phái Ngũ Tuần, được nói chuyện với Đức Giáo Hoàng. Rõ ràng là đang có tâm trạng tốt, khi nghe tin Roumie đóng vai Chúa Giêsu trong chương trình và Jenkins đang sản xuất nó, Đức Phanxicô quay sang người sau và hỏi, "anh là Giuđa?"
Điều đó làm diễn viên bật cười, còn nhà sản xuất thì lác cả mắt.
Bỏ qua các câu chuyện cười sang một bên, Roumie gọi cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng là một “giấc mơ thời thơ ấu được hiện thực hóa. Thấy ngài bước ra, nó giống như "trời đất, điều này thực sự có thể xảy ra sao!”
Anh nói, “nhưng tôi không coi bất cứ điều gì là đương nhiên cả, cho đến khi tôi nhìn thấy ngài đi về phía tôi và dành thời gian để nói chuyện… đó là một trong những vinh dự tinh thần lớn nhất trong đời tôi”.
Crux có mặt tại buổi yết kiến, được mục kích hàng trăm người tay ngăn anh miệng hét lớn “Chúa Giêsu” và yêu cầu được chụp hình với Roumie.
Nam diễn viên này nói, đóng vai Con Thiên Chúa - mà anh thực hiện khi hợp tác với Jenkins trong nhiều dịp khác nhau trước The Chosen - đã “làm sâu sắc thêm bước đi của tôi với Chúa Kitô”.
“Tôi cảm thấy tôi đã được phép đạt được thành công với dự án này vào một thời điểm trong đời, ở độ tuổi của tôi bây giờ, bởi vì tôi đã có cơ sở khá tốt,” anh nói thế và nhấn mạnh rằng sự nghiệp của mình trong lĩnh vực kinh doanh phim bắt đầu với việc “dọn dẹp nhà vệ sinh theo nghĩa đen như một người hỗ trợ sản xuất”.
“Tôi đã nhiều lần trải nghiệm từng bước đi lên bậc thang của công ty trong kỹ nghệ điện ảnh mà một người có thể làm được. Và khi tôi quyết định trở thành một diễn viên toàn thời gian, tôi chuyển đến Los Angeles và vật lộn trong tám năm đến mức tôi phải đầu hàng đối với một cuộc hoán cải sâu sắc hơn, vào thời điểm thấp nhất trong cuộc đời tôi, ba năm trước đây. Và ba tháng sau cuộc đầu hàng hoàn toàn và trọn vẹn đó, Chúa đã ban cho tôi dự án này ”.
Roumie cho biết, và Thiên Chúa “đã giữ tôi luôn khiêm tốn trong mỗi bước đi. Ngay cả việc được gặp Đức Giáo Hoàng Chúa cũng nói ‘phải biết vị trí của con’"
Một ngày trước khi gặp Đức Giáo Hoàng, anh đã mua một bộ đồ, chỉ để hiểu ra, vào lúc 7 giờ sáng của ngày yết kiến, họ vẫn chưa gỡ bỏ tấm nhãn bảo toàn, vì vậy anh đã gặp Đức Phanxicô với một băng đen che khuất miếng nhựa nhô ra.
Anh nói, “đó là một lời nhắc nhở rằng tôi phải nhường quyền kiểm soát cho Thiên Chúa. Trong sự không hoàn hảo của nó, nó quả hoàn hảo."
Nam diễn viên tin rằng điều thách thức nhất trong thời điểm hiện tại là "không nghĩ đến những gì tôi sẽ làm và tôn trọng sự kiện Thiên Chúa đã đưa tôi đến nơi này và tôi không nên để kẻ thù làm nản lòng mình hoặc thuyết phục tôi rằng tôi là một kẻ lừa đảo, một điều đã xảy ra nhiều lần".
Roumie nói, “tôi là một chiếc bình nhân bản đã vỡ và vì bất cứ lý do gì Thiên Chúa đã ban cho tôi những hồng phúc này và điều này buộc tôi phải tôn vinh Người cách nào đó, và thật tình cờ khi được đóng vai Con của Người trong một chương trình gây xúc động sâu sắc cho nhiều người, trong đó có bản thân tôi. Tôi chỉ cần tiếp tục đặt cơ sở cho mình trong nhận thức này, nhưng cũng tôn vinh nó, chỉ cần làm tốt nhất điều tôi có thể làm".
Khi nói đến việc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng, Jenkins đã bớt kính sợ hơn một chút, khi định nghĩa nó như “một điều ít có tính bản thân nhưng là điều đáng lưu ý hơn tức là một vinh dự lớn”.
Anh nói: “Trong tư cách một Người Ngũ tuần, và đối với nhiều Người Ngũ tuần khác, chúng tôi thấy điều đáng lưu ý là ngài có vẻ ít trang trọng hơn các giáo hoàng khác”. Tuy nhiên, anh xúc động sâu xa trước hàng trăm người đã chào đón anh, trước, trong và sau khi yết kiến Đức Giáo Hoàng.
Anh nói, “Thực sự một trong những niềm vui lớn của trải nghiệm The Chosen là được gặp gỡ rất nhiều anh chị em Công Giáo mà tôi không biết là mình đã có được”.
Để cố gắng không ra xa lạ với bất cứ ai, Jenkins có một “nhóm tư vấn kinh thánh”, bao gồm một người Ngũ tuần, một linh mục Công Giáo và một giáo sĩ Do Thái: “Họ không có quyền phủ quyết, nhưng tôi tiếp nhận các phản hồi của họ, vì tôi muốn biết liệu có điều gì đó vô tình gây khó chịu chăng".
Anh nói, việc thu hút mọi Kitô hữu không phải là điều đặc biệt xuất hiện trong tâm trí anh khi lần đầu tiên quyết định thực hiện chương trình, nhưng một trong những điều phân biệt loạt phim này với những nỗ lực khác nhằm kể về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô là nó không nên được dán nhãn là Tin lành hoặc Công Giáo.
Anh cho biết, “Tôi đã tham gia truyền thông Kitô giáo trong nhiều thập niên và tôi không thể nghĩ được một dự án nào có nhiều người Công Giáo và Người Ngũ tuần cùng hưởng ứng nó như vậy. Nó luôn là nghệ thuật Công Giáo hoặc nghệ thuật Ngũ tuần, có lẽ ngoại trừ phim Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”.
Mặc dù anh không để tâm làm cho chương trình thành công như nó đã được chứng minh, Jenkins thực sự có hy vọng cao về nó: trong suốt bảy mùa dự kiến của loạt phim, "những ai xem nó, sẽ biết và yêu Chúa Giêsu nhiều hơn, hoặc ít nhất, họ sẽ muốn thế”.
Khi The Chosen lần đầu tiên được nẩy mầm, cả nhà sản xuất lẫn diễn viên đều đang ở một điểm rất thấp trong cuộc đời của họ.
Jenkins nói: “The Chosen đã không ra đời cho đến khi tôi thực sự suy sụp. Bộ phim trước đó của anh đã thất bại hoàn toàn tại phòng vé và anh nghiêm túc tự hỏi liệu anh có bao giờ làm một bộ phim khác nữa hay không. Sau nhiều lần cầu nguyện - và khóc - anh đã không còn quan tâm đến thất bại hay thành công nữa.
Anh nói, “Đó là lúc Thiên Chúa quyết định tôi đã sẵn sàng cho bộ The Chosen”. Khi Người thực sự khiến tôi suy sụp, lấy đi lòng tự ái thái quá của tôi, quyền kiểm soát của tôi, khát khao thành công của tôi, chính lúc đó tôi mới sẵn sàng thực hiện một dự án như The Chosen”.
Việc quay phần thứ ba dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 2022, còn trong lúc này, đội ngũ sản xuất đang tập trung vào việc làm cho bộ phim thành công lớn hơn nữa trên hoàn cầu qua các hợp đồng phân phối ở một số quốc gia mới, bao gồm Đức, Úc và Hòa Lan.
Nói về cách The Chosen có thể thành công mà không cần tiền của Hollywood, Harmon, người đứng đầu Angel Studios, cho biết khán giả hiểu rõ hơn một nhúm giám đốc điều hành.
“Và người có tiền có quyền ấn định các quy tắc còn nếu khán giả ấn định các quy tắc, thì người sáng tạo có thể cung cấp cho khán giả những gì họ muốn có”.
Ngày 15 tháng 8 là ngày Cầu nguyện cho việc Thống nhất hai miền nam bắc Triều Tiên
Thanh Quảng sdb
18:53 13/08/2021
Ngày 15 tháng 8 là ngày Cầu nguyện cho việc Thống nhất hai miền nam bắc Triều Tiên
Ngày 15 tháng 8 năm 1947, bán đảo Triều Tiên được giải phóng sau 35 năm bị Nhật Bản đô hộ. Ngày này cũng đánh dấu sự phân chia Hàn Quốc thành hai quốc gia.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) thân mời các Giáo hội thành viên và tất cả những người thiện chí hãy tham gia Ngày hàng năm Cầu nguyện cho Hòa bình Thống nhất Bán đảo Triều Tiên, năm nay ngày này rơi vào Chúa Nhật 15 tháng 8.
Buổi cầu nguyện được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Giải phóng hai miền Bắc và Nam Triều Tiên. Vào ngày này năm 1945 Hàn Quốc giành được độc lập khỏi sự đô hộ của Nhật Bản… Nhưng trớ trêu thay, ngày 15 tháng 8 cũng là ngày bán đảo này bị chia cắt thành hai quốc gia.
Một quá khứ đau buồn
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự chiếm đóng của Nhật Bản trên Hàn Quốc (1910–1945), thì Hàn Quốc là một quốc gia duy nhất trong nhiều thế kỷ. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ hai, năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô tạm thời chia đôi bán đảo Triều Tiên làm hai dọc theo vĩ tuyến 38. Triều Tiên do Liên Xô quản lý, còn Hàn Quốc do Mỹ quản lý. Những nỗ lực hướng tới thống nhất của hai chính quyền đã thất bại vào năm 1947 sau những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Trong khi đó, với căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, miền Bắc xâm lược miền Nam vào năm 1950. Cuộc xung đột 1950-1953 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4 triệu người và chia rẽ 10 triệu gia đình. Chiến tranh kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, với hiệp định đình chiến, không phải là một hiệp ước hòa bình. Do đó, hai nước láng giềng về mặt thực tế vẫn còn chiến tranh.
Do đó, Giáo hội Hàn Quốc đã biến ngày kỷ niệm ngày 15 tháng 8 hàng năm để cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và thống nhất hai miền Triều Tiên. Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) đã mời các thành viên trên toàn thế giới theo các ngôn ngữ của họ, cầu nguyện và chia sẻ nỗ lực này với cộng đồng của họ.
Để chữa lành "vết thương của sự chia rẽ"
Được soạn thảo bởi Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) và Liên đoàn Kitô giáo Hàn Quốc (KCF), theo truyền thống, lời cầu nguyện được phát động vào Chủ nhật trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
Ủy ban kêu mời: “Chúng tôi yêu Bán đảo Triều Tiên, nơi chúng tôi chia sẻ tiếng cười và nước mắt,” hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện năm nay trước tiếng than khóc, "vùng đất này đang rên xiết vì vết thương chia rẽ."
Lời cầu nguyện thừa nhận rằng biên giới của các hệ tư tưởng khác nhau đã đẩy vùng đất này vào chiến tranh và bạo lực. Lời cầu nguyện nói lên: “Lòng căm thù sâu thẳm trong chúng ta, và những thế lực thúc đẩy chia rẽ đang cản bước chúng ta tiến tới hòa bình. "Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự chia rẽ sẽ được chữa lành."
Hòa bình, công lý, cùng tồn tại
Lời cầu xin Chúa giúp gieo những hạt giống hòa bình và khát vọng cùng nhau chung sống. “Hãy giúp chúng ta vượt qua những xung đột về ý thức hệ bằng tình yêu của Chúa Kitô, hầu đánh bại các thế lực của ác thần làm ngăn cản con đường tiến tới hòa bình."
Lời cầu nguyện nói lên: “Mặc dù hàng rào thép gai của sự chia rẽ đã xé nát tâm lòng chúng ta, chúng ta hãy nhớ rằng tinh thần và trái tim của chúng ta được kết nối trong Chúa.” Hãy giúp chúng tôi cùng nhau bước đi trên cuộc hành trình của công lý và hòa bình khi chúng tôi cùng nhau tiến bước vì Nước Chúa.”
Giáo hội Hàn Quốc
Trong khi Giáo Hội Công Giáo đã phát triển ở Hàn Quốc sau cuộc chiến Triều Tiên, thì ở miền Bắc, sự hiện diện của Tôn giáo không có chỗ đứng. Tòa thánh không công nhận Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) do nhà nước điều hành mà Triều Tiên là thành viên hợp pháp của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới trong quá khứ. Các giáo phận Công Giáo ở miền Bắc bị bỏ trống kể từ khi có các cuộc đàn áp Công Giáo vào cuối những năm 1940. Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) cho hay có 3.000 người Công Giáo trong nước, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 800. Người Công Giáo Hàn Quốc gọi là "Giáo hội thầm lặng".
Đức Tổng Giám Mục Seoul, Hàn Quốc, cũng là Giám quản Tông Tòa của thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, và Đức Giám Mục của Chuncheon, Hàn Quốc là Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hamhung của Bắc Triều Tiên. Hội đồng Giám mục chung cho toàn bán đảo.
Theo Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) mới nhất, người Công Giáo ở đất nước này là 5.923.300, chiếm 11,2% dân số gần 53 triệu người Hàn Quốc.
Nỗ lực của Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK)
Hòa giải hai miền Triều Tiên là động lực chính của Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc, bao gồm cả hai quốc gia. Với suy nghĩ này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc (CBCK) đã thành lập Ủy ban Đặc biệt về Hòa giải Nhân dân Hàn Quốc vào năm 1997.
Về vấn đề này, Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) đã tổ chức một số sáng kiến trong những năm qua, chẳng hạn như tổ chức Thánh lễ, tuần cửu nhật, và Năm Thánh hòa giải dân tộc ở Chuncheon vào tháng 6 năm 2000. Giáo hội Hàn Quốc đã viện trợ đáng kể cho người dân Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi nạn đói những năm 1990, và cố gắng nâng cao ý thức của các tín hữu về vấn đề thống nhất.
Ủy ban đặc biệt về hòa giải nhân dân Hàn Quốc tổ chức “Ngày cầu nguyện cho hòa giải và hiệp nhất của nhân dân Hàn Quốc” tại mỗi giáo phận vào ngày 25 tháng 6 hàng năm, trước đó có tuần cửu nhật. Các giám mục Hàn Quốc luôn ủng hộ sự hòa giải giữa hai chính phủ, đặc biệt trong những thời điểm căng thẳng nhất giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là người ủng hộ hòa bình, hòa giải và thống nhất ở bán đảo Triều Tiên.
Trong bài giảng tại Nhà thờ Myeongdong ở Seoul ĐTC nói: “Chúa Giêsu tha thiết xin chúng ta hãy xác tín rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải, đây là thông điệp mà ĐTC để lại cho Giáo hội Hàn quốc khi ĐTC kết thúc chuyến tông du của Ngài. Hãy tin vào quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy để cho ân sủng hòa giải ắp đầy trong trái tim các bạn và chia sẻ ân sủng đó với những người khác! Cha mời gọi chúng con hãy làm nhân chứng cho sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô ngay trên quê hương, trong cộng đồng của chúng con và ở mọi cấp độ của đời sống quốc gia của anh chị em”.
Trước cuộc gặp lịch sử giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện và chúc lành cho cuộc hội nghị thượng đỉnh này “có thể đóng góp vào việc phát triển con đường tích cực để đảm bảo một tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và trên toàn thế giới.”
Một lần nữa, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại “khu phi quân sự” của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha đã cầu xin cho “một nghĩa cử quan trọng như vậy có thể tạo nên một bước tiến xa hơn trên con đường hòa bình, không chỉ trên bán đảo [Triều Tiên] mà còn cho toàn thế giới".
Ngày 15 tháng 8 năm 1947, bán đảo Triều Tiên được giải phóng sau 35 năm bị Nhật Bản đô hộ. Ngày này cũng đánh dấu sự phân chia Hàn Quốc thành hai quốc gia.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) thân mời các Giáo hội thành viên và tất cả những người thiện chí hãy tham gia Ngày hàng năm Cầu nguyện cho Hòa bình Thống nhất Bán đảo Triều Tiên, năm nay ngày này rơi vào Chúa Nhật 15 tháng 8.
Buổi cầu nguyện được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Giải phóng hai miền Bắc và Nam Triều Tiên. Vào ngày này năm 1945 Hàn Quốc giành được độc lập khỏi sự đô hộ của Nhật Bản… Nhưng trớ trêu thay, ngày 15 tháng 8 cũng là ngày bán đảo này bị chia cắt thành hai quốc gia.
Một quá khứ đau buồn
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự chiếm đóng của Nhật Bản trên Hàn Quốc (1910–1945), thì Hàn Quốc là một quốc gia duy nhất trong nhiều thế kỷ. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ hai, năm 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô tạm thời chia đôi bán đảo Triều Tiên làm hai dọc theo vĩ tuyến 38. Triều Tiên do Liên Xô quản lý, còn Hàn Quốc do Mỹ quản lý. Những nỗ lực hướng tới thống nhất của hai chính quyền đã thất bại vào năm 1947 sau những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Trong khi đó, với căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, miền Bắc xâm lược miền Nam vào năm 1950. Cuộc xung đột 1950-1953 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4 triệu người và chia rẽ 10 triệu gia đình. Chiến tranh kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, với hiệp định đình chiến, không phải là một hiệp ước hòa bình. Do đó, hai nước láng giềng về mặt thực tế vẫn còn chiến tranh.
Do đó, Giáo hội Hàn Quốc đã biến ngày kỷ niệm ngày 15 tháng 8 hàng năm để cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình và thống nhất hai miền Triều Tiên. Liên Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) đã mời các thành viên trên toàn thế giới theo các ngôn ngữ của họ, cầu nguyện và chia sẻ nỗ lực này với cộng đồng của họ.
Để chữa lành "vết thương của sự chia rẽ"
Được soạn thảo bởi Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) và Liên đoàn Kitô giáo Hàn Quốc (KCF), theo truyền thống, lời cầu nguyện được phát động vào Chủ nhật trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
Ủy ban kêu mời: “Chúng tôi yêu Bán đảo Triều Tiên, nơi chúng tôi chia sẻ tiếng cười và nước mắt,” hãy dâng lên Chúa lời cầu nguyện năm nay trước tiếng than khóc, "vùng đất này đang rên xiết vì vết thương chia rẽ."
Lời cầu nguyện thừa nhận rằng biên giới của các hệ tư tưởng khác nhau đã đẩy vùng đất này vào chiến tranh và bạo lực. Lời cầu nguyện nói lên: “Lòng căm thù sâu thẳm trong chúng ta, và những thế lực thúc đẩy chia rẽ đang cản bước chúng ta tiến tới hòa bình. "Chúng ta hãy cầu nguyện cho sự chia rẽ sẽ được chữa lành."
Hòa bình, công lý, cùng tồn tại
Lời cầu xin Chúa giúp gieo những hạt giống hòa bình và khát vọng cùng nhau chung sống. “Hãy giúp chúng ta vượt qua những xung đột về ý thức hệ bằng tình yêu của Chúa Kitô, hầu đánh bại các thế lực của ác thần làm ngăn cản con đường tiến tới hòa bình."
Lời cầu nguyện nói lên: “Mặc dù hàng rào thép gai của sự chia rẽ đã xé nát tâm lòng chúng ta, chúng ta hãy nhớ rằng tinh thần và trái tim của chúng ta được kết nối trong Chúa.” Hãy giúp chúng tôi cùng nhau bước đi trên cuộc hành trình của công lý và hòa bình khi chúng tôi cùng nhau tiến bước vì Nước Chúa.”
Giáo hội Hàn Quốc
Trong khi Giáo Hội Công Giáo đã phát triển ở Hàn Quốc sau cuộc chiến Triều Tiên, thì ở miền Bắc, sự hiện diện của Tôn giáo không có chỗ đứng. Tòa thánh không công nhận Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) do nhà nước điều hành mà Triều Tiên là thành viên hợp pháp của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới trong quá khứ. Các giáo phận Công Giáo ở miền Bắc bị bỏ trống kể từ khi có các cuộc đàn áp Công Giáo vào cuối những năm 1940. Hiệp hội Công Giáo Triều Tiên (KCA) cho hay có 3.000 người Công Giáo trong nước, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 800. Người Công Giáo Hàn Quốc gọi là "Giáo hội thầm lặng".
Đức Tổng Giám Mục Seoul, Hàn Quốc, cũng là Giám quản Tông Tòa của thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, và Đức Giám Mục của Chuncheon, Hàn Quốc là Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hamhung của Bắc Triều Tiên. Hội đồng Giám mục chung cho toàn bán đảo.
Theo Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) mới nhất, người Công Giáo ở đất nước này là 5.923.300, chiếm 11,2% dân số gần 53 triệu người Hàn Quốc.
Nỗ lực của Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK)
Hòa giải hai miền Triều Tiên là động lực chính của Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc, bao gồm cả hai quốc gia. Với suy nghĩ này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hàn Quốc (CBCK) đã thành lập Ủy ban Đặc biệt về Hòa giải Nhân dân Hàn Quốc vào năm 1997.
Về vấn đề này, Hội đồng Quốc gia các Giáo hội tại Hàn Quốc (NCCK) đã tổ chức một số sáng kiến trong những năm qua, chẳng hạn như tổ chức Thánh lễ, tuần cửu nhật, và Năm Thánh hòa giải dân tộc ở Chuncheon vào tháng 6 năm 2000. Giáo hội Hàn Quốc đã viện trợ đáng kể cho người dân Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi nạn đói những năm 1990, và cố gắng nâng cao ý thức của các tín hữu về vấn đề thống nhất.
Ủy ban đặc biệt về hòa giải nhân dân Hàn Quốc tổ chức “Ngày cầu nguyện cho hòa giải và hiệp nhất của nhân dân Hàn Quốc” tại mỗi giáo phận vào ngày 25 tháng 6 hàng năm, trước đó có tuần cửu nhật. Các giám mục Hàn Quốc luôn ủng hộ sự hòa giải giữa hai chính phủ, đặc biệt trong những thời điểm căng thẳng nhất giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là người ủng hộ hòa bình, hòa giải và thống nhất ở bán đảo Triều Tiên.
Trong bài giảng tại Nhà thờ Myeongdong ở Seoul ĐTC nói: “Chúa Giêsu tha thiết xin chúng ta hãy xác tín rằng tha thứ là cánh cửa dẫn đến hòa giải, đây là thông điệp mà ĐTC để lại cho Giáo hội Hàn quốc khi ĐTC kết thúc chuyến tông du của Ngài. Hãy tin vào quyền năng của thập giá Chúa Kitô! Hãy để cho ân sủng hòa giải ắp đầy trong trái tim các bạn và chia sẻ ân sủng đó với những người khác! Cha mời gọi chúng con hãy làm nhân chứng cho sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô ngay trên quê hương, trong cộng đồng của chúng con và ở mọi cấp độ của đời sống quốc gia của anh chị em”.
Trước cuộc gặp lịch sử giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện và chúc lành cho cuộc hội nghị thượng đỉnh này “có thể đóng góp vào việc phát triển con đường tích cực để đảm bảo một tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và trên toàn thế giới.”
Một lần nữa, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại “khu phi quân sự” của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha đã cầu xin cho “một nghĩa cử quan trọng như vậy có thể tạo nên một bước tiến xa hơn trên con đường hòa bình, không chỉ trên bán đảo [Triều Tiên] mà còn cho toàn thế giới".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin xuyên tạc đầy ác ý đối với các Hội Dòng và các nam nữ tu sĩ đang phục vụ bênh nhân Covid tại Việt Nam.
Nguyễn Long Thao
16:15 13/08/2021
Một tin xuyên tạc đầy ác ý đối với các Hội Dòng và các nam nữ tu sĩ đang phục vụ bênh nhân Covid tại Việt Nam.
Trong những ngày gần đây, một sự kiện đáng chú ý đang được phổ biến ở VN cũng như hải ngoại là trên mạng xã hội một bản tin có nội dung xuyên tạc sự thật và đầy ác ý về các nhà dòng có các nam nữ tu sĩ đang dấn thân nơi các bệnh viện để trợ giúp bệnh nhân Covid. Nội dung bản tin như sau:
Sau khi nhận được e mail này, Vietcatholic đã kiểm chứng bằng cách gọi điện thoại về các nhà dòng. Ví dụ gọi về nhà dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp thỉ Chị Tổng Phụ Trách cho biết chỉ cò vài chị bị nhiễm, đã được cách ly,đã khỏi bệnh, ngoài ra không có chị nào chết vì Covid.
Về Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Chỉ Tổng Phụ Trách trong ngày 4 tháng 8 đã ra thông báo cho biết thông tin trên là hoàn toàn giả mạo: Chị viết như sau:
THÔNG BÁO
Kính gởi Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân.
Hiện nay trên mạng xã hội một số cá nhân đã đưa tin về tình hình lây nhiễm dịch bệnh và kêu gọi giúp đỡ Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Nhà Dòng xin xác định đây là thông tin giả mạo.
Kính xin Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ Nam Nữ và anh chị em giáo dân cầu nguyện cho chúng con trong tình trạng đại dịch chung của toàn Thành Phố đang gặp khó khăn.
Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót gìn giữ dân Chúa.
Chúng con xin cám ơn quý vị đã quan tâm đến Hội Dòng chúng con.
T/M Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán
Nt. Maria Trương Thị Thu Hương
Tổng Phụ Trách
Vì sao có âm mưu khủng bố tinh thần các nhà dòng đang có các nam nữ tu sĩ dấn thân nơi tuyến đầu để cứu giúp các bệnh nhân? Câu trả lời là từ Bắc Chí Nam, nơi nào có dịch bệnh là ở đó có hình ảnh rất cảm động của các nam nữ tu sĩ tình nguyện đến các bệnh viện trợ giúp nạn nhân.
Những hình ảnh Linh mục đẩy xe chở hàng tấn rau ra đưởng trợ giúp nhưng người đói khô, linh mục chở hàng trăm phần cơm do giáo dân trong xứ nấu sẵn giúp người nghèo giữa cơn đại dịch là những hình ảnh thể hiện tinh thấn bác ái Chúa Giêsu.
Âm mưu gieo tin giả mạo chỉ nhằm khủng bố nhà dòng gieo sự sợ hãi và làm nản lòng các nam nữ tu sĩ nhằm hạ uy tín và hình ảnh Giáo Hội Viêt Nam
Nguyễn Long Thao
Trong những ngày gần đây, một sự kiện đáng chú ý đang được phổ biến ở VN cũng như hải ngoại là trên mạng xã hội một bản tin có nội dung xuyên tạc sự thật và đầy ác ý về các nhà dòng có các nam nữ tu sĩ đang dấn thân nơi các bệnh viện để trợ giúp bệnh nhân Covid. Nội dung bản tin như sau:
Sau khi nhận được e mail này, Vietcatholic đã kiểm chứng bằng cách gọi điện thoại về các nhà dòng. Ví dụ gọi về nhà dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp thỉ Chị Tổng Phụ Trách cho biết chỉ cò vài chị bị nhiễm, đã được cách ly,đã khỏi bệnh, ngoài ra không có chị nào chết vì Covid.
Về Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Chỉ Tổng Phụ Trách trong ngày 4 tháng 8 đã ra thông báo cho biết thông tin trên là hoàn toàn giả mạo: Chị viết như sau:
THÔNG BÁO
Kính gởi Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân.
Hiện nay trên mạng xã hội một số cá nhân đã đưa tin về tình hình lây nhiễm dịch bệnh và kêu gọi giúp đỡ Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Nhà Dòng xin xác định đây là thông tin giả mạo.
Kính xin Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ Nam Nữ và anh chị em giáo dân cầu nguyện cho chúng con trong tình trạng đại dịch chung của toàn Thành Phố đang gặp khó khăn.
Xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót gìn giữ dân Chúa.
Chúng con xin cám ơn quý vị đã quan tâm đến Hội Dòng chúng con.
T/M Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán
Nt. Maria Trương Thị Thu Hương
Tổng Phụ Trách
Vì sao có âm mưu khủng bố tinh thần các nhà dòng đang có các nam nữ tu sĩ dấn thân nơi tuyến đầu để cứu giúp các bệnh nhân? Câu trả lời là từ Bắc Chí Nam, nơi nào có dịch bệnh là ở đó có hình ảnh rất cảm động của các nam nữ tu sĩ tình nguyện đến các bệnh viện trợ giúp nạn nhân.
Những hình ảnh Linh mục đẩy xe chở hàng tấn rau ra đưởng trợ giúp nhưng người đói khô, linh mục chở hàng trăm phần cơm do giáo dân trong xứ nấu sẵn giúp người nghèo giữa cơn đại dịch là những hình ảnh thể hiện tinh thấn bác ái Chúa Giêsu.
Âm mưu gieo tin giả mạo chỉ nhằm khủng bố nhà dòng gieo sự sợ hãi và làm nản lòng các nam nữ tu sĩ nhằm hạ uy tín và hình ảnh Giáo Hội Viêt Nam
Nguyễn Long Thao
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ân đức được trao ban
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:31 13/08/2021
Hình ảnh ân đức được trao ban
Bệnh đại dịch vi trùng Corona đe dọa sức khoẻ con người đã gây ra cơn khủng hoảng lan rộng trên thế giới. Vì lo sợ nên mọi người đổ xô đi mua sắm thức ăn cần dùng nhiều bao nhiêu có thể.
Một trong những thứ cần dùng được mua nhiều tích trữ là giấy cho nhu cầu nhà vệ sinh. Những ngày tháng khởi đầu cơn khủng hoảng, hầu như hình ảnh các ngăn kệ ở các siêu thị chất chứa những cuộn gíấy nhà vệ sinh rỗng trống trơn được chiếu trên các hệ thống truyền hình khắp mọi nơi. Có nơi còn có hình ảnh người ta tranh cãi dành nhau mua từng bịch cuộn lọai giấy này nữa.
Thật là một hình ảnh khó có thể tin được. Nhưng nó đã hiển thị thành sự thực lúc đầu cơn khủng hỏang đại dịch Covid 19 năm 2020.
Các nhà tâm lý học khi quan sát tìm hiểu hiện tượng này có suy tư : Cảnh tranh nhau đi mua sắm tích trữ đó nói lên một tâm trạng to lớn về sự bất lực, về tình cảnh hoang mang không có cách gì giúp đỡ được nữa. Con người sống trong bị đe dọa, nên ra như thế. Và vì thế họ có cung cách phản ứng xấu tồi tệ chưa từng xảy ra. Mua sắm tích trữ vơ vét thể hiện cách thế chống lại sự bất lực, như ở bên Hoa Kỳ người ta mua sắm súng ống để tự vệ, bên Âu châu đi mua giấy nhà vệ sinh, mua thuốc sát trùng…
Tâm trạng bất lực trong đời sống con người không chỉ thể hiện nơi nhu cầu cho đời sống, nhưng còn nhiều hơn nữa về căn bản nền tảng đời sống: trước ngưỡng cửa sự chết!
Không ai là con người có thể tự sức mình làm cho đời sống ra khác hay kéo dài thêm ra. Sự sinh ra và sự chết không tùy thuộc vào ảnh hưởng mong muốn của con người. Sự bất lực như thế gây nên tâm trạng đe bị đọa và làm cho thành lo âu hoảng sợ. Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những suy luận, những phương cách không muốn đề cập nói đến sự chết, hay tìm phương thuốc làm cho sao sự sống được khoẻ mạnh tốt đẹp đè bẹp đau bệnh, kéo dài thêm ra cùng cách sống ăn uống mong sao cho trường sinh bất tử, trẻ mãi không gìa!
Con người không do tự mình làm ra mình. Nhưng được tạo dựng trong công trình thiên nhiên của Thiên Chúa, của Thượng Đế trời cao. Nên phải học nhận ra giới hạn của đời sống bao gồm cả sự chết nữa.
Thánh tông đồ Phaolô trong thư gửi tín hữu Giáo đoàn Corinthô đã viết thư làm sáng tỏ giáo lý cho những người chối bỏ sự sống lại của người đã chết. Thánh nhân đã đưa ra trung tâm điểm cốt lõi đức tin sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là căn bản đức tin về tin mừng cứu độ. (1 Cor 15,11).
Chúa Giêsu Kitô là người đầu tiên đã sống lại từ cõi chết. Trong sự phục sinh sống lại của người bắt đầu con đường xóa bỏ vượt qua sức mạnh sự chết. Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là dòng sông sự sống không che chắn ngăn cản sự chết. thân xác. Nhưng dẫn đưa đến nguồn sự sống bên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá.
Hằng năm vào ngày 15. Tháng Tám, Hội thánh Công Giáo mừng kính lễ Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời.
Đâu là hình ảnh ý nghĩa ngày lễ trong tương quan giữa sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô với sự chết của Đức Mẹ Maria?
Trong kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Điều tuyên tín này nói lên con đường đời sống của Chúa Giêsu đã hoàn thành qua sự phục sinh sống lại từ cõi chết và lên cao về trời xảy diễn ra do từ chính uy quyền thần thánh của Chúa Giêsu. Sự thể đó vừa là công trình của Ngài và công việc sứ mạng của Ngài.
Với Đức Mẹ Maria thì không như vậy. Sự hoàn thành con đường trần thế của Đức Mẹ ngày lễ mừng kính lên trời trong hình ảnh ý nghĩa Đức Mẹ được cất nhắc đưa về trời.
Đức Mẹ Maria về trời không do sức lực thành tích của mình. Nhưng là ân đức của tình yêu Thiên Chúa ban cho. Đó là qùa tặng của Chúa Giêsu trao tặng mẹ mình, người đã sinh thành nuôi dưỡng góp phần vào đời sống của Chúa Giêsu khi xưa trên trần gian.
Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ trần gian khỏi sự chết phần linh hồn, và Ngài cũng giải thoát cứu độ mẹ mình, cho mẹ mình là người tiên khởi được cùng tham dự vào sự phục sinh cùng được đưa nâng lên cao.
Con người trần gian chúng ta chạm tới giới hạn đời sống của mình, nên luôn cảm nhận thấy sự bất lực của mình và sự bơ vơ hoang mang, như qua những tai ương, tai nạn khốn khó trong đời sống và sau cùng là sự chết.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria hồn xác về trời mang đến cho con người sự an ủi cùng sự can đảm: Chúa Kitô phục sinh không muốn giữ riêng cho mình sự hoàn thành đời sống nơi Thiên Chúa. Nhưng Ngài muốn trao tặng tất cả tiếp cho mọi người tin nhận Ngài, trước hết cho Maria, mẹ của mình, rồi cả chúng ta nữa.
Đích điểm và sự hoàn thành đời sống của Đức Mẹ Maria cũng trở thành phần tham dự cho chúng ta nữa.
Sư hoàn thành đời sống của Đức Mẹ Mria là niềm an ủi và niềm hy vọng cho con người chúng ta sống trong vòng giới hạn cùng sự bất lực.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bệnh đại dịch vi trùng Corona đe dọa sức khoẻ con người đã gây ra cơn khủng hoảng lan rộng trên thế giới. Vì lo sợ nên mọi người đổ xô đi mua sắm thức ăn cần dùng nhiều bao nhiêu có thể.
Một trong những thứ cần dùng được mua nhiều tích trữ là giấy cho nhu cầu nhà vệ sinh. Những ngày tháng khởi đầu cơn khủng hoảng, hầu như hình ảnh các ngăn kệ ở các siêu thị chất chứa những cuộn gíấy nhà vệ sinh rỗng trống trơn được chiếu trên các hệ thống truyền hình khắp mọi nơi. Có nơi còn có hình ảnh người ta tranh cãi dành nhau mua từng bịch cuộn lọai giấy này nữa.
Thật là một hình ảnh khó có thể tin được. Nhưng nó đã hiển thị thành sự thực lúc đầu cơn khủng hỏang đại dịch Covid 19 năm 2020.
Các nhà tâm lý học khi quan sát tìm hiểu hiện tượng này có suy tư : Cảnh tranh nhau đi mua sắm tích trữ đó nói lên một tâm trạng to lớn về sự bất lực, về tình cảnh hoang mang không có cách gì giúp đỡ được nữa. Con người sống trong bị đe dọa, nên ra như thế. Và vì thế họ có cung cách phản ứng xấu tồi tệ chưa từng xảy ra. Mua sắm tích trữ vơ vét thể hiện cách thế chống lại sự bất lực, như ở bên Hoa Kỳ người ta mua sắm súng ống để tự vệ, bên Âu châu đi mua giấy nhà vệ sinh, mua thuốc sát trùng…
Tâm trạng bất lực trong đời sống con người không chỉ thể hiện nơi nhu cầu cho đời sống, nhưng còn nhiều hơn nữa về căn bản nền tảng đời sống: trước ngưỡng cửa sự chết!
Không ai là con người có thể tự sức mình làm cho đời sống ra khác hay kéo dài thêm ra. Sự sinh ra và sự chết không tùy thuộc vào ảnh hưởng mong muốn của con người. Sự bất lực như thế gây nên tâm trạng đe bị đọa và làm cho thành lo âu hoảng sợ. Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những suy luận, những phương cách không muốn đề cập nói đến sự chết, hay tìm phương thuốc làm cho sao sự sống được khoẻ mạnh tốt đẹp đè bẹp đau bệnh, kéo dài thêm ra cùng cách sống ăn uống mong sao cho trường sinh bất tử, trẻ mãi không gìa!
Con người không do tự mình làm ra mình. Nhưng được tạo dựng trong công trình thiên nhiên của Thiên Chúa, của Thượng Đế trời cao. Nên phải học nhận ra giới hạn của đời sống bao gồm cả sự chết nữa.
Thánh tông đồ Phaolô trong thư gửi tín hữu Giáo đoàn Corinthô đã viết thư làm sáng tỏ giáo lý cho những người chối bỏ sự sống lại của người đã chết. Thánh nhân đã đưa ra trung tâm điểm cốt lõi đức tin sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là căn bản đức tin về tin mừng cứu độ. (1 Cor 15,11).
Chúa Giêsu Kitô là người đầu tiên đã sống lại từ cõi chết. Trong sự phục sinh sống lại của người bắt đầu con đường xóa bỏ vượt qua sức mạnh sự chết. Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là dòng sông sự sống không che chắn ngăn cản sự chết. thân xác. Nhưng dẫn đưa đến nguồn sự sống bên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá.
Hằng năm vào ngày 15. Tháng Tám, Hội thánh Công Giáo mừng kính lễ Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời.
Đâu là hình ảnh ý nghĩa ngày lễ trong tương quan giữa sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô với sự chết của Đức Mẹ Maria?
Trong kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Điều tuyên tín này nói lên con đường đời sống của Chúa Giêsu đã hoàn thành qua sự phục sinh sống lại từ cõi chết và lên cao về trời xảy diễn ra do từ chính uy quyền thần thánh của Chúa Giêsu. Sự thể đó vừa là công trình của Ngài và công việc sứ mạng của Ngài.
Với Đức Mẹ Maria thì không như vậy. Sự hoàn thành con đường trần thế của Đức Mẹ ngày lễ mừng kính lên trời trong hình ảnh ý nghĩa Đức Mẹ được cất nhắc đưa về trời.
Đức Mẹ Maria về trời không do sức lực thành tích của mình. Nhưng là ân đức của tình yêu Thiên Chúa ban cho. Đó là qùa tặng của Chúa Giêsu trao tặng mẹ mình, người đã sinh thành nuôi dưỡng góp phần vào đời sống của Chúa Giêsu khi xưa trên trần gian.
Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ trần gian khỏi sự chết phần linh hồn, và Ngài cũng giải thoát cứu độ mẹ mình, cho mẹ mình là người tiên khởi được cùng tham dự vào sự phục sinh cùng được đưa nâng lên cao.
Con người trần gian chúng ta chạm tới giới hạn đời sống của mình, nên luôn cảm nhận thấy sự bất lực của mình và sự bơ vơ hoang mang, như qua những tai ương, tai nạn khốn khó trong đời sống và sau cùng là sự chết.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria hồn xác về trời mang đến cho con người sự an ủi cùng sự can đảm: Chúa Kitô phục sinh không muốn giữ riêng cho mình sự hoàn thành đời sống nơi Thiên Chúa. Nhưng Ngài muốn trao tặng tất cả tiếp cho mọi người tin nhận Ngài, trước hết cho Maria, mẹ của mình, rồi cả chúng ta nữa.
Đích điểm và sự hoàn thành đời sống của Đức Mẹ Maria cũng trở thành phần tham dự cho chúng ta nữa.
Sư hoàn thành đời sống của Đức Mẹ Mria là niềm an ủi và niềm hy vọng cho con người chúng ta sống trong vòng giới hạn cùng sự bất lực.
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Cúi Xuống Và Chạm Đến - Nữ Tu Anna Kim Oanh
Nữ Tu Anna Kim Oanh
08:24 13/08/2021
Cúi Xuống Và Chạm Đến
Ơn Gọi Hiện Diện Của Người Tu Sĩ Trong Đại Dịch Covit
Cuộc sống mỗi con người là tập hợp những mối quan hệ đa dạng, bởi vì “không ai là một hòn đảo”[1]. Người này luôn có mối liên hệ với người kia, dù không quen biết hoặc xa cách nhau hàng ngàn cây số. Hình ảnh phong phú và sâu xa nhất để nói lên mối liên hệ đó chính là hình ảnh của một thân thể. Mỗi cơ quan hay hay bộ phận dù có có chức năng nhỏ đến đâu đi nữa thì đều liên hệ và gây ảnh hưởng toàn thân khi có một chấn động. Biến cố đại dịch covit toàn cầu cho ta cảm nghiệm cách sâu sắc về điều này. Thật thế, mỗi một con người ra đi bởi đại dịch đều khiến ta cảm thấy mất mát và đau lòng. Thật thấm thía biết bao khi ngẫm lại những lời thơ của John Donne:
Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt
Bởi tôi là một phần của loài người.[2]
Vâng, những lời thơ của John Donne phần nào diễn tả cũng như nói lên lòng trắc ẩn và cảm thông sâu xa của bao người đối với những nạn nhân, những gia đình đang đau khổ vì sự cách xa hay mất mát người thân trong cơn đại dịch Covit. Dịch bệnh hoành hành làm cho xã hội bất ổn, kinh tế đình trệ, nhiều gia đình, nhiều người rơi vào tình cảnh khốn khổ, chênh vênh không lối thoát. Giữa nỗi khốn cực ấy thế giới đã làm gì, mỗi người đã làm gì và tôi đã làm gì để đẩy lui dịch bệnh và xoa dịu nỗi đau của bao người?
Hòa nhịp với nỗi đau của nhân loại, biết bao tâm hồn đã quảng đại chia sẻ về của cải vật chất cũng như tinh thần qua các việc bác ái từ thiện hay những lời động viên, khích lệ, an ủi... Họ hướng về những con người đau khổ với lòng trắc ẩn và cảm thông sâu xa. Bên cạnh đó có những con người dám xả thân đi vào những nơi dịch bệnh bùng phát, những khu cách ly để phục vụ với những đôi mắt thâm quầng, những gò má hằn sâu, những dấu lằn khẩu trang in trên khuôn mặt, có những người bị lây nhiễm và đau đớn thay có những người đã không có cơ hội để gặp lại người thân vì họ bị lây nhiễm và đã ra đi, đó là một hy sinh cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của những tâm hồn quảng đại.
Bởi đâu mà họ có thể can đảm như thế, điều gì đã khiến họ luôn kiên cường không lùi bước trước sự hủy diệt đáng sợ của con virus corona này? Thiết nghĩ chẳng có gì có thể lý giải được điều này ngoài tình yêu. Thật xác đáng, bởi vì con người đã được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa và tình yêu này chính là lý do hiện hữu của con người. Những con người này đã mang vũ khí tình yêu để xông vào cuộc chiến mà quên cả nhọc nhằn, chẳng sợ hiểm nguy, thậm chí họ quên cả bản thân mình. Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn, là một huyền nhiệm, là chất liệu ngọt ngào êm dịu nuôi dưỡng liên kết thúc đẩy con người biết sống cho nhau. Chỉ có tình yêu mới có thể thôi thúc con người dấn thân trong sự hiện diện đầy ý nghĩa và cao đẹp mang đậm tình Chúa và tình người như vậy.
Hiện diện là một điều quan trọng biết bao; vì khi hiện diện là ta đang phục vụ hết tình, dấn thân hết mình trong từng công việc, trong từng giây phút, với từng con người, trong từng hoàn cảnh với tất cả tình yêu. Có những lúc ta hiện hữu nhưng không hiện diện, hiện diện nhưng không hiện thực toàn tâm toàn ý với cả con tim. Và như thế, cho dù có phục vụ ta cũng chỉ cảm thấy trơ trọi với chính mình, cảm thấy hụt hẫng và nặng nề trong từng bước chân, sợ hãi và bất an. Thậm chí ta còn mang đến cho người khác nỗi cô đơn, trống vắng và tuyệt vọng khôn cùng khi họ không tìm thấy nơi ta ánh mắt của sự cảm thông và yêu thương chân thành.
Giữa biên giới tử biệt sinh ly họ cần biết bao… !
- Cần một bàn tay chạm đến để lấp đầy nỗi cô đơn vì không có người thân bên cạnh.
- Cần một ánh mắt chia sẻ để làm vơi đi nỗi trống vắng và tuyệt vọng.
- Cần một lời kinh, một lời cầu nguyện, một lời giã biệt trong nước mắt để họ cảm thấy nhẹ nhàng và bình an khi đối mặt với một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đó là cái chết…
Hơn ai hết người tu sĩ phải là người sống và thể hiện trọn vẹn ơn gọi hiện diện này. Quả thật, có biết bao linh mục và tu sĩ đã sống ơn gọi này một cách một cách tròn đầy trong sự chia sẻ, lắng nghe, cảm thông và nâng đỡ bằng chính tình yêu và tâm tình của Đức Kitô, như thánh nữ Têrêxa Avila đã nói: “Hôm nay Đức Kitô nhìn người khác bằng mắt chúng ta, yêu người khác bằng trái tim chúng ta, đến với người khác bằng đôi chân chúng ta và phục vụ người khác bằng đôi tay của chúng ta”. Sự hiện diện của các tu sĩ tại những nơi dịch bệnh bùng phát chính là dấu chỉ để mọi người nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu và Chúa Giêsu đã "yêu đến cùng" thế nào.
Nữ tu Anna Maria Marconi, dòng Con Đức Mẹ Hài Nhi kể lại rằng: “Những đôi mắt nhìn chằm chằm vào tôi, nhưng gương mặt lại đang cố gắng tìm một tí không khí để sống. Tuy không thể nói, nhưng qua ánh nhìn, các bệnh nhân giúp tôi hiểu là tôi phải cầu nguyện cho họ và tôi hoàn toàn tin chắc rằng họ đã gặp gỡ tình yêu phụ tử của Thiên Chúa, Đấng đã hứa sẽ không bỏ rơi chúng ta.”
Với Cha Aquilino Apassiti, giây phút đau khổ nhất đối với cha là khi làm phép các quan tài mà không có người thân của người qua đời, vì họ đang bị cách ly. Cha kể: “Ngày hôm trước, một phụ nữ không thể từ biệt người chồng đã qua đời của bà đã yêu cầu tôi làm cử chỉ này. Tôi làm phép quan tài của người chồng, rồi cầu nguyện và rồi cả hai chúng tôi bật khóc trên điện thoại. Chúng ta sống đau khổ trong khổ đau. Đây là thời khắc thử thách nặng nề.” …
Vâng, đó là những hình ảnh, những tâm tình khiến ta không thể không xúc động và xót xa. Vì thế, ta hãy sống hết mình với những ai đang cần đến ta. Nếu ta không đủ sức khỏe hay không có cơ hội để đi vào các vùng dịch bệnh để phục vụ thì hãy hiện diện với những con người đau khổ trong lời cầu nguyện cách liên lỉ và thống thiết trong từng giây phút, trong từng hơi thở. Hãy nên một với những nỗi đau và những nỗi thống khổ của họ; hãy cưu mang họ bằng lời cầu nguyện không ngưng nghỉ trong tình bác ái Kitô giáo.
Cuộc sống ta vẫn bình an; vâng hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những con người đang cảm thấy sợ hãi và bất an khi họ đang cố gắng tìm một tí không khí để thở để sống. Mỗi sáng mai được thức dậy với một ngày mới, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những con người không còn cơ hội đón chào một ngày sống mới vì họ đã giã biệt cuộc đời. Khi còn có nơi ăn chốn ở ổn định ta hãy tạ ơn Chúa và tha thiết dâng lên Người những con người không cửa không nhà, bữa đói bữa chưa no, vỉa hè hầm cầu là nơi để họ gối đầu. Gia đình ta vẫn được bình an vô sự, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những cảnh đời khốn khổ vì mất cha mất mẹ, mất vợ mất chồng, mất con cái. Mỗi ngày ta được cùng với chị em ca tụng Chúa, được rước Chúa mỗi ngày, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những tâm hồn đang khao khát đến với Chúa, được thờ phượng Chúa, được rước Chúa nhưng chẳng có cơ hội... vẫn còn đó biết bao cảnh đời khốn khổ mà ta không thể kể xiết, vẫn còn đó bao cảnh đời đau thương mà không thể diễn tả hết bằng lời.
Hôm nay, Đức Kitô vẫn cần lắm những tâm hồn dấn thân trong ơn gọi hiện diện để lấp đầy sự hiện diện của Người nơi những con người đang đau khổ. Ước mong rằng tình yêu và lòng trắc ẩn của Người luôn ở và lớn mãi trong ta để ta luôn biết cúi xuống chạm đến những mảnh đời cần đến sự cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ của ta.
Nữ tu Anna Kim Oanh
[1] Đây là một câu đầu trong bài thơ suy niệm thứ 17 (Meditation 17) của thi sĩ John Donne (thế kỷ 17: No man is an island
[2] Nguyên ngữ hai câu thơ cũng của bài thơ trên: Any man's death diminishes me, Because I am involved in mankind…
Ơn Gọi Hiện Diện Của Người Tu Sĩ Trong Đại Dịch Covit
Cuộc sống mỗi con người là tập hợp những mối quan hệ đa dạng, bởi vì “không ai là một hòn đảo”[1]. Người này luôn có mối liên hệ với người kia, dù không quen biết hoặc xa cách nhau hàng ngàn cây số. Hình ảnh phong phú và sâu xa nhất để nói lên mối liên hệ đó chính là hình ảnh của một thân thể. Mỗi cơ quan hay hay bộ phận dù có có chức năng nhỏ đến đâu đi nữa thì đều liên hệ và gây ảnh hưởng toàn thân khi có một chấn động. Biến cố đại dịch covit toàn cầu cho ta cảm nghiệm cách sâu sắc về điều này. Thật thế, mỗi một con người ra đi bởi đại dịch đều khiến ta cảm thấy mất mát và đau lòng. Thật thấm thía biết bao khi ngẫm lại những lời thơ của John Donne:
Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt
Bởi tôi là một phần của loài người.[2]
Vâng, những lời thơ của John Donne phần nào diễn tả cũng như nói lên lòng trắc ẩn và cảm thông sâu xa của bao người đối với những nạn nhân, những gia đình đang đau khổ vì sự cách xa hay mất mát người thân trong cơn đại dịch Covit. Dịch bệnh hoành hành làm cho xã hội bất ổn, kinh tế đình trệ, nhiều gia đình, nhiều người rơi vào tình cảnh khốn khổ, chênh vênh không lối thoát. Giữa nỗi khốn cực ấy thế giới đã làm gì, mỗi người đã làm gì và tôi đã làm gì để đẩy lui dịch bệnh và xoa dịu nỗi đau của bao người?
Hòa nhịp với nỗi đau của nhân loại, biết bao tâm hồn đã quảng đại chia sẻ về của cải vật chất cũng như tinh thần qua các việc bác ái từ thiện hay những lời động viên, khích lệ, an ủi... Họ hướng về những con người đau khổ với lòng trắc ẩn và cảm thông sâu xa. Bên cạnh đó có những con người dám xả thân đi vào những nơi dịch bệnh bùng phát, những khu cách ly để phục vụ với những đôi mắt thâm quầng, những gò má hằn sâu, những dấu lằn khẩu trang in trên khuôn mặt, có những người bị lây nhiễm và đau đớn thay có những người đã không có cơ hội để gặp lại người thân vì họ bị lây nhiễm và đã ra đi, đó là một hy sinh cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của những tâm hồn quảng đại.
Bởi đâu mà họ có thể can đảm như thế, điều gì đã khiến họ luôn kiên cường không lùi bước trước sự hủy diệt đáng sợ của con virus corona này? Thiết nghĩ chẳng có gì có thể lý giải được điều này ngoài tình yêu. Thật xác đáng, bởi vì con người đã được tạo dựng bởi tình yêu Thiên Chúa và tình yêu này chính là lý do hiện hữu của con người. Những con người này đã mang vũ khí tình yêu để xông vào cuộc chiến mà quên cả nhọc nhằn, chẳng sợ hiểm nguy, thậm chí họ quên cả bản thân mình. Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn, là một huyền nhiệm, là chất liệu ngọt ngào êm dịu nuôi dưỡng liên kết thúc đẩy con người biết sống cho nhau. Chỉ có tình yêu mới có thể thôi thúc con người dấn thân trong sự hiện diện đầy ý nghĩa và cao đẹp mang đậm tình Chúa và tình người như vậy.
Hiện diện là một điều quan trọng biết bao; vì khi hiện diện là ta đang phục vụ hết tình, dấn thân hết mình trong từng công việc, trong từng giây phút, với từng con người, trong từng hoàn cảnh với tất cả tình yêu. Có những lúc ta hiện hữu nhưng không hiện diện, hiện diện nhưng không hiện thực toàn tâm toàn ý với cả con tim. Và như thế, cho dù có phục vụ ta cũng chỉ cảm thấy trơ trọi với chính mình, cảm thấy hụt hẫng và nặng nề trong từng bước chân, sợ hãi và bất an. Thậm chí ta còn mang đến cho người khác nỗi cô đơn, trống vắng và tuyệt vọng khôn cùng khi họ không tìm thấy nơi ta ánh mắt của sự cảm thông và yêu thương chân thành.
Giữa biên giới tử biệt sinh ly họ cần biết bao… !
- Cần một bàn tay chạm đến để lấp đầy nỗi cô đơn vì không có người thân bên cạnh.
- Cần một ánh mắt chia sẻ để làm vơi đi nỗi trống vắng và tuyệt vọng.
- Cần một lời kinh, một lời cầu nguyện, một lời giã biệt trong nước mắt để họ cảm thấy nhẹ nhàng và bình an khi đối mặt với một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời đó là cái chết…
Hơn ai hết người tu sĩ phải là người sống và thể hiện trọn vẹn ơn gọi hiện diện này. Quả thật, có biết bao linh mục và tu sĩ đã sống ơn gọi này một cách một cách tròn đầy trong sự chia sẻ, lắng nghe, cảm thông và nâng đỡ bằng chính tình yêu và tâm tình của Đức Kitô, như thánh nữ Têrêxa Avila đã nói: “Hôm nay Đức Kitô nhìn người khác bằng mắt chúng ta, yêu người khác bằng trái tim chúng ta, đến với người khác bằng đôi chân chúng ta và phục vụ người khác bằng đôi tay của chúng ta”. Sự hiện diện của các tu sĩ tại những nơi dịch bệnh bùng phát chính là dấu chỉ để mọi người nhận biết Thiên Chúa là Tình Yêu và Chúa Giêsu đã "yêu đến cùng" thế nào.
Nữ tu Anna Maria Marconi, dòng Con Đức Mẹ Hài Nhi kể lại rằng: “Những đôi mắt nhìn chằm chằm vào tôi, nhưng gương mặt lại đang cố gắng tìm một tí không khí để sống. Tuy không thể nói, nhưng qua ánh nhìn, các bệnh nhân giúp tôi hiểu là tôi phải cầu nguyện cho họ và tôi hoàn toàn tin chắc rằng họ đã gặp gỡ tình yêu phụ tử của Thiên Chúa, Đấng đã hứa sẽ không bỏ rơi chúng ta.”
Với Cha Aquilino Apassiti, giây phút đau khổ nhất đối với cha là khi làm phép các quan tài mà không có người thân của người qua đời, vì họ đang bị cách ly. Cha kể: “Ngày hôm trước, một phụ nữ không thể từ biệt người chồng đã qua đời của bà đã yêu cầu tôi làm cử chỉ này. Tôi làm phép quan tài của người chồng, rồi cầu nguyện và rồi cả hai chúng tôi bật khóc trên điện thoại. Chúng ta sống đau khổ trong khổ đau. Đây là thời khắc thử thách nặng nề.” …
Vâng, đó là những hình ảnh, những tâm tình khiến ta không thể không xúc động và xót xa. Vì thế, ta hãy sống hết mình với những ai đang cần đến ta. Nếu ta không đủ sức khỏe hay không có cơ hội để đi vào các vùng dịch bệnh để phục vụ thì hãy hiện diện với những con người đau khổ trong lời cầu nguyện cách liên lỉ và thống thiết trong từng giây phút, trong từng hơi thở. Hãy nên một với những nỗi đau và những nỗi thống khổ của họ; hãy cưu mang họ bằng lời cầu nguyện không ngưng nghỉ trong tình bác ái Kitô giáo.
Cuộc sống ta vẫn bình an; vâng hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những con người đang cảm thấy sợ hãi và bất an khi họ đang cố gắng tìm một tí không khí để thở để sống. Mỗi sáng mai được thức dậy với một ngày mới, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những con người không còn cơ hội đón chào một ngày sống mới vì họ đã giã biệt cuộc đời. Khi còn có nơi ăn chốn ở ổn định ta hãy tạ ơn Chúa và tha thiết dâng lên Người những con người không cửa không nhà, bữa đói bữa chưa no, vỉa hè hầm cầu là nơi để họ gối đầu. Gia đình ta vẫn được bình an vô sự, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những cảnh đời khốn khổ vì mất cha mất mẹ, mất vợ mất chồng, mất con cái. Mỗi ngày ta được cùng với chị em ca tụng Chúa, được rước Chúa mỗi ngày, hãy tạ ơn Chúa và hãy nhớ đến những tâm hồn đang khao khát đến với Chúa, được thờ phượng Chúa, được rước Chúa nhưng chẳng có cơ hội... vẫn còn đó biết bao cảnh đời khốn khổ mà ta không thể kể xiết, vẫn còn đó bao cảnh đời đau thương mà không thể diễn tả hết bằng lời.
Hôm nay, Đức Kitô vẫn cần lắm những tâm hồn dấn thân trong ơn gọi hiện diện để lấp đầy sự hiện diện của Người nơi những con người đang đau khổ. Ước mong rằng tình yêu và lòng trắc ẩn của Người luôn ở và lớn mãi trong ta để ta luôn biết cúi xuống chạm đến những mảnh đời cần đến sự cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ của ta.
Nữ tu Anna Kim Oanh
[1] Đây là một câu đầu trong bài thơ suy niệm thứ 17 (Meditation 17) của thi sĩ John Donne (thế kỷ 17: No man is an island
[2] Nguyên ngữ hai câu thơ cũng của bài thơ trên: Any man's death diminishes me, Because I am involved in mankind…
VietCatholic TV
Trớ trêu: Thống đốc Công Giáo từ chức, người Công Giáo hồ hởi phấn khởi, mừng ra mặt, vui như Tết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:44 13/08/2021
1. Quân đội Miến Điện chặn các tuyến đường tiếp tế cho 50,000 người tị nạn ở bang Chin
Chính quyền quân sự đã cắt tất cả các tuyến đường tiếp tế tới một thị trấn đồi núi ở bang Chin, miền tây Miến Điện, khiến 50,000 người tị nạn rơi vào tình trạng có nguy cơ chết đói.
Quân phiệt Miến Điện đã chặn tất cả các lối vào và lối ra đến Mindat và đóng cửa các tuyến đường tiếp tế đến các khu vực lân cận ở bang Chin, một tâm điểm kháng cự cuộc đảo chính của quân đội vào ngày 1 tháng 2. Đây cũng là nơi giao tranh giữa quân đội và dân quân địa phương từ tháng 3 đến tháng 5 đã gây thiệt mạng nghiêm trọng cho binh lính và dân thường.
“Tất cả các con đường đã bị phong tỏa. Chính quyền ngăn chặn, bắt giữ hoặc thẩm vấn tất cả những người đàn ông trẻ tuổi ra vào thị trấn, và tịch thu điện thoại di động của họ. Không ai dám vào cả”, một người tị nạn ở Mindat yêu cầu giấu tên vì lý do an ninh nói với RFA Miến Điện.
Source:Licas News
2. Trớ trêu: Thống đốc Công Giáo từ chức, người Công Giáo hồ hởi phấn khởi, mừng ra mặt
Andrew Cuomo, đảng viên đảng Dân Chủ, là Thống đốc New York, và là một người Công Giáo, đã thông báo hôm thứ Ba 10 tháng 8 rằng ông ta sẽ từ chức bắt đầu từ ngày 24 tháng 8 trong bối cảnh bị cáo buộc đã quấy rối tình dục nhiều lần. Oái oăm là tin tức về một vị Thống đốc Công Giáo từ chức lại được các cơ quan truyền thông Công Giáo loan tin với một sự hồ hởi phấn khởi đặc biệt.
Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Cuomo để lại một đám mây đen của quá nhiều vụ tai tiếng, một di sản xung đột với các giám mục của tiểu bang về các vấn đề bao gồm phá thai, định nghĩa lại hôn nhân và các hạn chế vì đại dịch áp đặt lên Giáo Hội.
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2020, Cuomo - đang đảm nhiệm nhiệm kỳ thống đốc thứ ba - liên tục bị các nhân viên nhà nước hiện tại và trước đây cáo buộc quấy rối tình dục.
Một cuộc điều tra của Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Letitia James đã phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với phụ nữ, Cuomo đã “sờ mó vào những chỗ không được hoan nghênh và tán thành”, đồng thời đưa ra “nhiều bình luận xúc phạm có tính chất khiêu gợi tình dục, và đã tạo ra một môi trường làm việc thù địch đối với phụ nữ”.
Các nạn nhân của ông ta không chỉ bao gồm nhân viên của ông ta mà còn cả các nhân viên nhà nước khác, ông Bộ trưởng Tư pháp cho biết như trên trong một báo cáo đầu tháng 8 năm 2021. Báo cáo nhấn mạnh rằng văn phòng của Cuomo có một nền văn hóa “tràn ngập sự sợ hãi và đe dọa” nhằm giúp bình thường hóa các hành vi quấy rối của ông ta.
Hôm thứ Ba 10 tháng 8, trong một cuộc họp báo, nơi ông ta tuyên bố từ chức, Cuomo cho biết kết luận của báo cáo rằng anh ta quấy rối tình dục 11 phụ nữ là “sai sự thật”. Tờ New York Post nhận xét hóm hỉnh rằng con số 11 phụ nữ bị quấy rối quả là “sai sự thật”. Thật ra 111 mới đúng.
Dennis Proust, Giám đốc điều hành văn phòng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tiểu bang, chào đón tin vui này và cho biết ông cầu nguyện cho những phụ nữ làm chứng cho cáo buộc họ bị Cuomo quấy rối.
Ông nói: “Điều này không hề dễ dàng đối với bất kỳ ai trong số họ, và tấm gương của họ sẽ giúp những phụ nữ khác cảm thấy có quyền lên tiếng và gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng không bao giờ có thể dung thứ cho hành vi quấy rối tình dục, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó xảy ra”. Proust cũng cầu nguyện cho thống đốc sắp tới của tiểu bang là bà Kathy Hochul, cũng như cho Cuomo và gia đình và nhân viên của ông.
Charles Camosy, một giáo sư thần học tại Đại học Fordham, đã trình bày các suy tư về di sản của Cuomo trên cương vị thống đốc New York.
“Chiều nay tôi tiếp tục nghĩ đến 'những gì có lẽ đã xảy ra’” Camosy nói với CNA. Ông nói rằng những lời Cuomo của vào đầu coronavirus đại dịch vào năm 2020 cho thấy một “khái niệm về phẩm giá con người” mà mới nghe người ta có cảm tưởng Coumo “là một anh hùng phò sinh”.
Tuy nhiên, “bây giờ chúng tôi biết rằng Cuomo đã chọn một thứ văn hóa vứt bỏ ở một mức độ sâu sắc hơn rất nhiều”, Camosy nói.
“Từ cách ông ấy đối xử với phụ nữ, đến cách ông ấy đối xử với trẻ em trước khi sinh, đến cách ông ấy đối xử với người già, Thống đốc coi mạng người như một công cụ. Một cái gì đó có thể được sử dụng và loại bỏ theo mục đích và dự án của riêng mình”.
Một trong những di sản lâu dài của Cuomo ở New York là luật phá thai mà ông đã ký vào ngày 22 tháng Giêng năm 2019, ngày kỷ niệm phán quyết Roe kiện Wade, loại bỏ các hạn chế về phá thai cho đến thời điểm sinh trong những trường hợp được cho là cần thiết đối với người mẹ.
Vào thời điểm dự luật được ký kết, một giáo sư luật nói với CNA rằng việc cho phép phá thai vì phúc lợi của người mẹ là “quá sức mơ hồ” và luật này “gần với quy chế phá thai theo yêu cầu”.
Để đánh dấu việc ký Đạo luật Sức khỏe Sinh sản, Cuomo đã ra lệnh cho các địa danh của New York được thắp sáng bằng đèn màu hồng, màu chính thức của Planned Parenthood. Đạo luật này đã luật hóa việc phá thai thành luật, bảo đảm nó sẽ vẫn hợp pháp ở New York cho dù Tối Cao Pháp Viện có lật lại phán quyết Roe kiện Wade.
Cuomo đã trích dẫn đức tin Công Giáo của mình khi ký dự luật, và nói rằng “hầu hết người Mỹ, bao gồm hầu hết người Công Giáo, đều ủng hộ sự lựa chọn”. Ông nói thêm rằng “lời tuyên thệ nhậm chức của ông là trước Hiến pháp của Hoa Kỳ và của Bang New York – chứ không phải với Giáo Hội Công Giáo”.
Cha của ông ta, Mario Cuomo, là thống đốc ba lần của New York và được công nhận là một trong những chính trị gia đầu tiên đưa ra lời biện minh cho việc ủng hộ phá thai hợp pháp. Trong một bài phát biểu mang tính bước ngoặt năm 1984 tại Đại học Notre Dame, Mario Cuomo lập luận rằng “Việc chấp thuận hay bác bỏ các hạn chế pháp lý đối với việc phá thai không nên là phép thử duy nhất cho lòng trung thành của người Công Giáo”.
Thống đốc Cuomo cũng đã ký một dự luật năm 2011 về luật xác định lại hôn nhân, bất chấp sự phản đối của các giám mục Công Giáo của tiểu bang.
Ông ta hiện đang phải đối mặt với những câu hỏi về việc đối phó với đại dịch coronavirus - đặc biệt là hành động của anh ta buộc các viện dưỡng lão phải chấp nhận bệnh nhân COVID-19.
Khi virus lây lan khắp Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2020, New York là một trong số các tiểu bang bắt buộc các viện dưỡng lão không được từ chối bệnh nhân xuất viện với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Khi số ca tử vong tại các viện dưỡng lão của tiểu bang lên quá cao, New York đã đảo ngược quy định này của Coumo vào tháng 5 năm 2020, cho phép các viện dưỡng lão từ chối những bệnh nhân đã nhiễm vi rút.
Bộ trưởng Tư pháp James sau đó đã bắt đầu một cuộc điều tra về các chính sách của tiểu bang đối với các viện dưỡng lão trong đại dịch, và nhận thấy rằng lệnh tháng 3 năm 2020 của Cuomo “có thể khiến người dân ở một số cơ sở có nguy cơ bị tổn hại cao hơn và có thể đã giấu diếm dữ liệu có sẵn để đánh giá rủi ro đó”.
Ngoài ra, bộ y tế của bang có thể đã báo cáo thấp hơn 50% số ca tử vong vì COVID-19 tại viện dưỡng lão.
Cuomo cũng xung đột với các nhà lãnh đạo Công Giáo và Do Thái về các hạn chế gắt gao vì đại dịch của ông đối với các nơi thờ phượng. Ông ta còn đe dọa đóng cửa vĩnh viễn các nhà thờ vi phạm.
Source:Catholic News Agency
3. Người đàn ông Nhật Bản trở thành ngôi sao tại Thế vận hội chỉ vì một cử chỉ đơn giản của mình
Trở thành vận động viên Olympic năm nay ở Tokyo không dễ dàng do những hạn chế của Covid ngăn cản những người thân yêu đi cùng các vận động viên, là những người vẫn phải chịu các áp lực cao trong các cuộc thi đấu như thường lệ. Nhưng một người đàn ông vô danh ở Nhật Bản hiểu điều đó và quyết định khích lệ các vận động viên.
Người đàn ông bắt đầu sứ mệnh Olympic đầy cảm hứng của mình khi các vận động viên lần đầu tiên đến bằng cách đứng bên ngoài ngôi làng với tấm biển chào mừng vào ngày 22/7. Từ đó, khi các phương tiện truyền thông bắt đầu tập trung sự chú ý vào số huy chương, anh ta đã thay đổi thông điệp của mình. Anh ta viết:
“Chào buổi sáng các vận động viên! Ngay cả khi bạn không đạt được huy chương, bạn vẫn là NGƯỜI TỐT NHẤT !!! Vì vậy, hãy tự tin vào chính mình!”
Anh ấy được tường thuật là đã có mặt vào mỗi buổi sáng với thông điệp của mình vào lúc 7 giờ 15 và đứng trong vài giờ với khẩu hiệu của mình. Mỗi khi có một đoàn vận động viên đi qua, anh ấy giơ tấm biển của mình lên để tạo chút cảm hứng.
Và các vận động viên đã lưu ý! Một số người trong số họ đã đăng ảnh của anh ấy trên phương tiện truyền thông xã hội và biến anh ấy thành một ngôi sao Olympic theo đúng nghĩa của mình.
Không ai biết anh ta đã cổ vũ cho bao nhiêu vận động viên bằng cử chỉ quan tâm này. Tuy nhiên, sự hào phóng và hành động tử tế của anh ấy là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những cử chỉ đơn giản nhất cũng có thể có tác động rất lớn.
Source:Aleteia
Bé trai 8 tuổi phóng uế lộn chỗ gây đại họa: Đền thờ bị thiêu rụi, gia đình ly tán, cả làng di tản.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:51 13/08/2021
1. Cậu bé mới 8 tuổi đã trở thành can phạm tội báng bổ Hồi Giáo
Một cậu bé 8 tuổi theo Ấn Giáo đang được hay bị cảnh sát bảo vệ giam giữ ở phía đông Pakistan sau khi trở thành người trẻ nhất bị buộc tội báng bổ ở nước này.
Gia đình của cậu bé đang lẩn trốn và nhiều người trong cộng đồng người theo Ấn Giáo ở quận Rahim Yar Khan, ở Punjab, đã bỏ nhà ra đi sau khi một đám đông Hồi giáo tấn công một ngôi đền Ấn Giáo sau khi cậu bé được tại ngoại vào tuần trước. Quân đội đã được triển khai đến khu vực để dập tắt bất kỳ tình trạng bất ổn nào nữa.
Hôm thứ Bảy, 20 người đã bị bắt vì liên quan đến vụ tấn công ngôi đền.
Cậu bé bị buộc tội cố ý đi tiểu trên thảm trong thư viện của một madrassa, tức là một cơ sở tôn giáo của người Hồi Giáo, nơi lưu giữ những cuốn sách tôn giáo, vào tháng Bẩy vừa qua. Tội phạm thượng có thể bị kết án tử hình.
Source:The Guardian
2. Giáo Hội Mễ Tây Cơ yêu cầu chính quyền và xã hội cùng nỗ lực đối mặt với đại dịch
Giáo Hội Công Giáo Mễ Tây Cơ đã đưa ra lời kêu gọi các nhà chức trách và xã hội cùng hợp lực để đối mặt với làn sóng thứ ba của đại dịch hiện đang tấn công đất nước.
Một bài xã luận đăng trên trang Web của Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ viết: “Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi hợp lực với các cơ quan chức năng để bảo đảm các dịch vụ y tế cho những người cần và đề ra các chính sách có lợi cho việc giảm thiểu nhiễm trùng và để người dân thực hiện làn sóng thứ ba này một cách nghiêm túc”
Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ nhận định rằng tuần này Mễ Tây Cơ đã ghi nhận ba ngày liên tiếp có nhiều ca nhiễm covid-19 nhất, với 21,563 trường hợp vào ngày 6 tháng 8.
Cho đến nay, Mễ Tây Cơ có hơn 2.9 triệu trường hợp nhiễm bệnh và ghi nhận 244,248 trường hợp tử vong, trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới có nhiều ca tử vong nhất do coronavirus.
Source:Swiss Info
3. Một giám mục Tây Ban Nha kêu gọi nâng đỡ những người toan tự tử
Đức Cha Juan Carlos Elizalde Espinal, Giám mục giáo phận Vitoria ở miền Basco, bên Tây Ban Nha, kêu gọi nâng đỡ những người toan tính tự tử, đứng trước tỷ số cao những người tự tử tại nước này.
Trong bài suy niệm tại buổi hát Kinh Chiều, hôm 04/8 vừa qua, lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết, Đức cha Elizalde nói: “Có nhiều người, người trẻ và người lớn, quyết định kết liễu mạng sống của mình. Xin đừng làm như vậy. Cuộc sống thật là đáng sống. Trước trước tăm tối, Chúa Kitô là ánh sáng”.
Ngoài lý do thông thường khiến nhiều người tự sát, như bệnh trầm cảm, hồi tháng Mười Hai năm ngoái, 2020, nhà nước Tây Ban Nha đã ban hành luật cho kết liễu mạng sống theo lời yêu cầu của đương sự và cho phép giúp tự tử.
Đức cha Elizalde nói rằng: “Mỗi người, các tổ chức công cộng, các công ty, trường học, gia đình và Giáo hội” cần phải cùng nhau mang lại sự giúp đỡ cần thiết cho những người toan tính tự tử. “Họ đang cần biết rằng Thiên Chúa có một kế hoạch cho họ và có một sự bắt đầu mới. Tôi xin chúng ta đừng nề hà cố gắng nào để ưu tiên đương đầu với vấn đề này, bênh vực sự sống, từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, thoa dịu đau đớn, cũng như chăm sóc những người trợ giúp người bệnh và luôn bảo đảm phẩm giá của mọi người”.
Theo con số chính thức, mỗi ngày tại Tây Ban Nha “có hơn 10 người chết vì tự tử (tức là gấp đôi số nạn nhân chết vì tai nạn lưu thông), và số người đau khổ vì những hậu quả tự tử càng nhiều hơn nữa. Tự tử là một trong những vấn đề lớn về sức khỏe quần chúng ở Âu châu. Tỷ lệ này được ước lượng vào khoảng, cứ 100,000 người dân thì có 13.9 vụ tử tử mỗi năm”. Ngoài ra, cứ 100,000 người dân Tây Ban Nha, thì có 173.1 người chết vì Covid-19.
Đức cha Elizalde tố giác một trong những nguyên nhân chính gây tự tử tại Tây Ban Nha, là nạn bắt nạt, ăn hiếp. Ngài nói: Nạn ăn hiếp, bắt nạt, dọa dẫm gây ra đau khổ sâu đậm, là một sự ác mà chúng ta phải loại trừ khỏi trường học và những nơi làm việc. Chúng ta không có quyền làm hại cuộc sống của ai. Nạn ăn hiếp, bắt nạt ở học đường gây ra những vấn đề nghiêm trọng, có thể làm cho người trẻ kết liễu mạng sống của mình”.
Source:Catholic News Agency
4. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Colorado về việc chích vắc xin COVID-19 hay không
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tiểu bang Colorado vừa đưa ra tuyên bố sau.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chúng tôi luôn cảnh giác khi bất kỳ bộ máy quan liêu nào tìm cách áp đặt các yêu cầu đồng nhất và sâu rộng đối với một nhóm người trong các lĩnh vực liên quan đến lương tâm cá nhân. Trong suốt lịch sử, những vi phạm nhân quyền và mất đi sự tôn trọng đối với phẩm giá do Thiên Chúa ban cho của mỗi người thường bắt đầu từ những yêu sách của chính phủ trong đó không tôn trọng tự do lương tâm. Trong trường hợp vắc-xin COVID-19, chúng tôi xác tín rằng chính phủ không nên áp dụng các biện pháp can thiệp y tế đối với một cá nhân hoặc một nhóm người. Chúng tôi kêu gọi tôn trọng niềm tin và sự lựa chọn cá nhân của mỗi người.
Chúng tôi đã được các Tín hữu thắc mắc một số câu hỏi liên quan đến giáo lý Công Giáo áp dụng cho vấn đề này. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một người có thể từ chối các can thiệp y tế, bao gồm cả việc tiêm chủng, nếu lương tâm của họ dẫn họ đến quyết định đó. Dưới đây là những điểm liên quan đến quyết định cá nhân này:
• Việc chủng ngừa không phải là bắt buộc về mặt đạo đức và do đó phải tự nguyện.
• Người Công Giáo có nghĩa vụ đạo đức là phải từ chối sử dụng các sản phẩm y tế, bao gồm một số loại vắc xin nhất định, được tạo ra bằng cách sử dụng các dòng tế bào của con người có nguồn gốc từ việc phá thai. Tuy vậy, họ được phép sử dụng các loại vắc-xin như vậy trong các điều kiện cụ thể - nếu không có lựa chọn thay thế nào khác và mục đích là để bảo toàn mạng sống.
• Đánh giá của một người về việc liệu những lợi ích của một can thiệp y tế có lớn hơn những tác dụng phụ, ngoài ý muốn hay không, cần được tôn trọng trừ khi chúng trái với những lời dạy đạo đức có thẩm quyền của Công Giáo.
• Người Công Giáo được yêu cầu về mặt đạo đức phải tuân theo tiếng nói lương tâm của mình.
• Để biết thêm thông tin về những vấn đề đạo đức quan trọng này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra một tuyên bố có thể đọc trên trang Web của USCCB.
Nhìn chung, những điểm này có nghĩa là một người Công Giáo có thể đánh giá đúng hay sai khi nhận một số loại vắc-xin nhất định vì nhiều lý do và không có luật hoặc quy tắc nào của Giáo hội bắt buộc người Công Giáo phải chấp nhận vắc-xin - kể cả vắc-xin COVID-19.
Ba giáo phận Công Giáo Colorado vẫn cam kết hợp tác với các cơ quan y tế cộng đồng và các cơ quan chức năng khác để bảo vệ hạnh phúc của cộng đồng chúng ta, đồng thời thúc giục các quyền tự do lương tâm và biểu đạt cá nhân phải được hỗ trợ đầy đủ, và tính toàn vẹn và tự chủ của các tổ chức tôn giáo phải được tôn trọng. Vấn đề tiêm chủng là một vấn đề cá nhân sâu sắc và chúng tôi tiếp tục ủng hộ việc miễn trừ tôn giáo đối với bất kỳ và tất cả các nhiệm vụ tiêm chủng.
Nếu bất kỳ người nào đi đến một phán quyết sáng suốt rằng họ nên nhận hay không nhận vắc-xin, người đó nên làm theo lương tâm của họ, và họ sẽ không bị trừng phạt vì làm như vậy. Chúng tôi khuyến khích bất kỳ cá nhân nào muốn được miễn trừ hãy tham khảo ý kiến của chủ lao động hoặc trường học của họ. Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Colorado cũng có một mẫu thư có sẵn được ký bởi các cha sở của các tín hữu nếu một người Công Giáo muốn có một giấy chứng nhận rằng họ đang xin miễn trừ vì lý do tôn giáo.
Trân trọng,
+ Đức Cha Samuel J. Aquila
Tổng giám mục Denver
+ Đức Cha Stephen J. Berg
Giám Mục Pueblo
+ Đức Cha James R. Golka
Giám Mục Colorado Springs
+ Đức Cha Jorge Rodriguez
Giám Mục Phụ Tá của Denver
Source:Denver Catholic