Phụng Vụ - Mục Vụ
Một con đường có tên là Xót thương và Khiêm hạ
Lm. Minh Anh
00:30 12/08/2020
MỘT ĐƯỜNG TRƯỜNG CÓ TÊN LÀ XÓT THƯƠNG VÀ KHIÊM HẠ
“Nếu anh em con lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hội Thánh Chúa Kitô có những đỉnh núi cao chót vót và cả những lũng sâu thăm thẳm. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Hội Thánh, nhưng con cái của Hội Thánh thì dĩ nhiên, còn lắm linh hồn ‘chưa thánh’. Chẳng có gì để ngạc nhiên. Nhiều lúc, tính ‘nhân loại’ nơi Hội Thánh cho thấy tội này lỗi kia đang xảy ra rành rành đó đây; với Chúa Giêsu, điều này không đáng ngỡ ngàng. Qua Tin Mừng hôm nay, Ngài phác hoạ một trình tự để chúng ta có thể cứu lấy người anh em mình; đó là một trình tự tiệm tiến, một lộ trình yêu thương, một đường trường vạn dặm đặt nền móng trên lòng thương xót và khiêm hạ mà Thiên Chúa luôn chúc lành nếu chúng ta, trước hết, biết nhìn nhận người làm điều sai phạm ấy chính là ‘người anh em của tôi’.
Vì thế, kết thúc Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến việc họp nhau cầu nguyện; và nếu đọc tiếp, Ngài buộc tha bảy mươi lần bảy; sau đó, Ngài kể dụ ngôn kẻ mắc nợ không biết xót thương.
Rất thông thường, khi một ai đó sai lỗi, chúng ta phê phán, lên án và quên mất người ấy là anh em của mình. Hậu quả là chúng ta dễ dàng loại trừ người anh em ấy. Đó là dấu hiệu của việc thiếu lòng thương xót và khiêm hạ. Thương xót và khiêm hạ dẫn chúng ta đến việc khắc khoải; đúng hơn, khao khát sự thứ tha và hoà giải. Thương xót và khiêm hạ giúp chúng ta nhìn sự sai lỗi của người anh em như là cơ hội cho một tình yêu lớn lên và đó không phải là lý do để lên án. Bởi thế, việc công khai tội của người anh em không bao giờ là bước đầu tiên, thay vào đó là âm thầm tìm kiếm và ước ao gặp gỡ, hoà giải. Đừng quên, quyền năng của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn vô cùng so với tội lỗi, “Ở đâu tội lỗi đầy tràn, ở đó ân sủng chứa chan”.
Vậy làm sao để tiếp cận người anh em nhất là khi họ chống lại chúng ta? Đây là con đường trường vạn dặm có tên là xót thương và khiêm hạ vốn đòi nhiều giờ cầu nguyện, nỗ lực và năng lượng để có khả năng xót thương và làm tất cả những gì còn lại hầu đưa người anh em trở về với sự thật, với Chúa và Giáo Hội. Hãy đi bước trước trong việc tìm kiếm đối thoại chỉ giữa hai người; tiếp đến, nếu cần, triệu mời những người đáng tin kín đáo vào cuộc. Mục đích tối thượng là sự thật và làm tất cả những gì có thể để sự thật đó phục hồi sớm nhất mối tương quan, sự hiệp nhất chứ không phải hơn thua. Chỉ sau khi đã cố gắng hết sức mà vẫn công cốc, chúng ta mới nghĩ đến việc rũ bụi chân và phó thác người anh em ấy cho lòng thương xót của Thiên Chúa và đừng quên cầu nguyện cho họ gấp bội, hơn cả trước đó. Cả khi điều xấu nhất xảy ra, hành vi rũ bụi chân vẫn là một hành vi của tình yêu vốn luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó, người anh em sẽ nhận ra hệ trọng của những lầm lỗi họ gây nên để quay trở về.
Triết gia Platon không ngại góp ý cho thầy mình khi ông nói, “Tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn phải yêu cả chân lý”. Chúng ta có thể nói ngược lại, “Tôi yêu sự thật, tôi quý hiệp nhất, nhưng tôi cũng rất yêu quý người anh em của tôi”.
Anh Chị em,
Ai là người anh em chúng ta cần hoà giải? Có thể chúng ta chưa dám, ngay đến việc tìm kiếm một cuộc đối thoại mở đầu như là bước khởi sự; có thể chúng ta sợ phải đi bước trước hay tệ hơn, đã xoá sổ người anh em rồi? Hãy cầu xin ân sủng, lòng xót thương, tình yêu và sự khiêm hạ để chúng ta có thể chìa tay ra cho người anh em xúc phạm đến mình, đến cộng đoàn mình.
Hãy cầu xin để dẹp bỏ mọi kiêu căng vốn đang kìm hãm lòng thương xót khiến con tim chúng ta từ chối kiếm tìm sự hoà giải; hãy khẩn xin trái tim Chúa đổ đầy trái tim chúng ta lòng nhân ái của Ngài, nhờ đó, phép lạ sẽ xảy ra; lúc mà bình an được tái sinh, tương quan được phục hồi. Và đừng quên, các phép lạ thường chỉ được ban cho ai biết cầu xin chúng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tin tình yêu rồi sẽ chiến thắng, xin dạy con luôn ao ước trở nên một khí cụ bình an”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu anh em con lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”.
Kính thưa Anh Chị em,
Vì thế, kết thúc Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến việc họp nhau cầu nguyện; và nếu đọc tiếp, Ngài buộc tha bảy mươi lần bảy; sau đó, Ngài kể dụ ngôn kẻ mắc nợ không biết xót thương.
Rất thông thường, khi một ai đó sai lỗi, chúng ta phê phán, lên án và quên mất người ấy là anh em của mình. Hậu quả là chúng ta dễ dàng loại trừ người anh em ấy. Đó là dấu hiệu của việc thiếu lòng thương xót và khiêm hạ. Thương xót và khiêm hạ dẫn chúng ta đến việc khắc khoải; đúng hơn, khao khát sự thứ tha và hoà giải. Thương xót và khiêm hạ giúp chúng ta nhìn sự sai lỗi của người anh em như là cơ hội cho một tình yêu lớn lên và đó không phải là lý do để lên án. Bởi thế, việc công khai tội của người anh em không bao giờ là bước đầu tiên, thay vào đó là âm thầm tìm kiếm và ước ao gặp gỡ, hoà giải. Đừng quên, quyền năng của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn vô cùng so với tội lỗi, “Ở đâu tội lỗi đầy tràn, ở đó ân sủng chứa chan”.
Vậy làm sao để tiếp cận người anh em nhất là khi họ chống lại chúng ta? Đây là con đường trường vạn dặm có tên là xót thương và khiêm hạ vốn đòi nhiều giờ cầu nguyện, nỗ lực và năng lượng để có khả năng xót thương và làm tất cả những gì còn lại hầu đưa người anh em trở về với sự thật, với Chúa và Giáo Hội. Hãy đi bước trước trong việc tìm kiếm đối thoại chỉ giữa hai người; tiếp đến, nếu cần, triệu mời những người đáng tin kín đáo vào cuộc. Mục đích tối thượng là sự thật và làm tất cả những gì có thể để sự thật đó phục hồi sớm nhất mối tương quan, sự hiệp nhất chứ không phải hơn thua. Chỉ sau khi đã cố gắng hết sức mà vẫn công cốc, chúng ta mới nghĩ đến việc rũ bụi chân và phó thác người anh em ấy cho lòng thương xót của Thiên Chúa và đừng quên cầu nguyện cho họ gấp bội, hơn cả trước đó. Cả khi điều xấu nhất xảy ra, hành vi rũ bụi chân vẫn là một hành vi của tình yêu vốn luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó, người anh em sẽ nhận ra hệ trọng của những lầm lỗi họ gây nên để quay trở về.
Triết gia Platon không ngại góp ý cho thầy mình khi ông nói, “Tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn phải yêu cả chân lý”. Chúng ta có thể nói ngược lại, “Tôi yêu sự thật, tôi quý hiệp nhất, nhưng tôi cũng rất yêu quý người anh em của tôi”.
Anh Chị em,
Ai là người anh em chúng ta cần hoà giải? Có thể chúng ta chưa dám, ngay đến việc tìm kiếm một cuộc đối thoại mở đầu như là bước khởi sự; có thể chúng ta sợ phải đi bước trước hay tệ hơn, đã xoá sổ người anh em rồi? Hãy cầu xin ân sủng, lòng xót thương, tình yêu và sự khiêm hạ để chúng ta có thể chìa tay ra cho người anh em xúc phạm đến mình, đến cộng đoàn mình.
Hãy cầu xin để dẹp bỏ mọi kiêu căng vốn đang kìm hãm lòng thương xót khiến con tim chúng ta từ chối kiếm tìm sự hoà giải; hãy khẩn xin trái tim Chúa đổ đầy trái tim chúng ta lòng nhân ái của Ngài, nhờ đó, phép lạ sẽ xảy ra; lúc mà bình an được tái sinh, tương quan được phục hồi. Và đừng quên, các phép lạ thường chỉ được ban cho ai biết cầu xin chúng.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tin tình yêu rồi sẽ chiến thắng, xin dạy con luôn ao ước trở nên một khí cụ bình an”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đức Mẹ có chết trước khi được hồn xác lên trời không?
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:59 12/08/2020
Đức Mẹ có chết trước khi được hồn xác lên trời không?
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
“Giáo Hội đến nay vẫn không tuyên tín chính thức Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh có phải chết trước khi được Chúa rước hồn xác lên trời hay không, kể cả bản tuyên bố tín điều của Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng không khẳng định chuyện này. Tuy nhiên, đa số các Thánh trong Giáo Hội đều nhất trí rằng, Đức Mẹ đã chết và được chôn cất trước khi được rước lên trời…
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng, Đức Maria đã trải qua cái chết thể xác trước khi được rước lên trời. Ngày 25/06/1997, trong buổi tiếp kiến chung, ngài nói: “Để chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô, Đức Maria cũng phải chia sẻ cái chết của Người trước”. Một điều quan trọng cần nhớ: Chúa Giêsu thăng thiên bởi quyền năng của chính Người là Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria lên trời bởi được Chúa mang lên, không phải bởi quyền năng của Mẹ… Tuy nhiên, tông truyền lại có một điểm dị biệt: Các tín hữu Đông Phương mừng lễ ‘An giấc của Mẹ Thiên Chúa’ vào ngày 15/8 chứ không phải lễ Mẹ hồn xác lên trời.” (Theo Larry Peterson, Aleteia, Gioakim Nguyễn dịch).
Theo truyền thống xa xưa, Đức Mẹ không chết mà chỉ ngủ một giấc rồi Chúa đưa Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Phụng vụ đã cử hành ngày qua đời của Mẹ dưới nhiều tên gọi: Dormitio (an giấc), Deposotio (an táng), Transitus (qua đời), Natalis (ngày sinh vào Nước Chúa). Tất cả những danh từ đó được dùng để nói tới cái chết của Đức Mẹ. Tiếng “assumptio” (bởi động từ assumere; sumere: cất lấy; ad: kết hợp, đoàn tụ), lúc đầu ám chỉ việc linh hồn Mẹ được đưa vào vinh quang của Chúa (giống như các thánh); về sau từ ngữ này được dùng để chỉ việc Mẹ được cất về trời. Giáo hội phân biệt hai từ ngữ, “ascensio” áp dụng cho Chúa Giêsu vì Ngài lên trời do quyền năng riêng, còn “assumptio” áp dụng cho Mẹ để nói rằng Mẹ được Chúa đưa về trời.
Chúng tôi đến Vườn Cây Dầu và Vương Cung Thánh Đường Các Dân Tộc. Vườn Giệtsimani ở dưới thấp nằm cách Vườn Cây Dầu khoảng 40m, đây chính là nơi xưa kia ba Môn đệ ngồi ngủ trong khi Chúa Giêsu đi cầu nguyện ở Vườn Cây Dầu nằm phía trên, chính nơi đây Chúa bị bắt. Giêtsimani trong thực tế là một cái hang hay một cái hầm đá. Hiện tại là một ngôi nhà nguyện. Cuối nhà nguyện có một cái giếng, bên cạnh đó khoảng 30m là nơi an nghỉ của Mẹ Maria, hiện được xây trùm lên bằng một ngôi Thánh Đường vĩ đại. Mộ nằm sâu dưới hầm nhà thờ qua 45 bậc thang bằng đá cẩm thạch. Để vào phòng có mộ Đức Mẹ nằm phía sau một bàn thờ, người ta phải cúi thấp để đi qua một khung cửa thấp và hẹp, sau đó lại đi ra bằng một khung cửa hẹp khác. Mộ là một tảng đá cẩm thạch hình chữ nhật. Theo lưu truyền, sau khi Đức Mẹ qua đời, các Tông Đồ đã đặt xác Đức Mẹ trong một quan tài, nhưng sau đó không lâu, các ngài mở quan tài ra thì không thấy xác Đức Mẹ trong đó nữa, và bỗng chốc các ngài nhìn thấy từ trên trời rơi xuống trước mặt mình chiếc khăn thắt lưng của Đức Mẹ. Qua dấu hiệu đó, các Tông đồ biết rằng Đức Mẹ đã sống lại và đã về Thiên đàng rồi.
Tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố vào ngày 1.11.1950: “Sau khi đã mãn cuộc đời dưới đất, Đức Maria được đem về trời cả xác hồn”. Vào thế kỷ 19, có một luồng thần học chủ trương rằng Đức Maria không phải chết và xin Đức Thánh Cha hãy định tín như vậy. Họ cho rằng, Đức Maria không mắc tội
Hôm nay, Giáo hội mừng kính Đức Maria được khải hoàn bước vào quê hương Nước Trời.
Bầu khí phụng vụ đượm sắc thái vui tươi với những lời ngợi khen và chúc tụng Đức Trinh Nữ lên trời hiển vinh. Từ đây Đức Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương trời đất. Từ nay, Đức Mẹ đảm nhận một địa vị cao cả nhất và cũng thật gần bên Thiên Chúa. Kể từ nay, Đức Mẹ trổi vượt trên mọi tạo vật với địa vị làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại.
Quyền năng và tình yêu Chúa tràn đầy trên Mẹ làm cho Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Quyền năng và tình yêu Chúa đong đầy trọn vẹn nhất trong khoảnh khắc lịch sử, Mẹ lên trời cả hồn cả xác. Đặc ân cao trọng này chính là triều thiên sáng chói bao phủ lên Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1, 35).
Giáo hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Đó là những lời tán tụng ngợi ca Thiên Chúa phát xuất từ sâu thẳm lòng Mẹ trong ngày thăm viếng người chị họ Isave. Magnificat là lời kinh thấm đẫm chất thơ. Thánh vịnh là thi ca cầu nguyện của dân tộc Do thái. Hàng ngày Đức Mẹ cầu nguyện với Thánh Vịnh.
Những lời ngợi ca Magnificat nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
Những lời ca ngợi Magnificat nói lên hết ý nghĩa và tâm tình của Mẹ đối với Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.
Mẹ cảm thấy thân phận tôi tớ hèn mọn nầy lại được cất nhắc cao trọng trong giây phút lên trời: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.
Mẹ cảm nghiệm được quyền năng và tình yêu vô biên của Chúa trong giây phút Chúa hiển dương Mẹ về trời: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả...Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”.
Đức Mẹ được lên trời hồn xác là do đặc ân Chúa ban cho Mẹ và đồng thời cũng là do cuộc sống thánh thiện của Mẹ hằng luôn hợp tác với ơn Chúa. Hồn xác lên trời là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. Mẹ là người diễm phúc nhất trong mọi người nữ. Mẹ có tên gọi đẹp nhất là “Đấng đầy ơn phúc” vì “Thiên Chúa ở cùng bà”. Mẹ được hết mọi đời khen là diễm phúc chính vì “Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả”. Điều cao cả nhất là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Mẹ là cây sinh quả phúc và nhờ quả phúc ấy mà Mẹ được biết đến và được ca tụng. Mẹ là cây trường sinh mang quả đầu mùa mà Thiên Chúa đã trồng trong vườn địa đàng mới hầu đem lại sự sống đời đời cho mọi thế hệ loài người. Chính vì thế mà Thiên Chúa muốn cho cây mang quả trường sinh ấy được nhân lên trong vườn địa đàng mà Người muốn mở rộng diện tích tới tận cùng trái đất.
Mẹ lên trời không phải để cách xa cuộc sống nhân loại, nhưng trên đỉnh vinh quang thiên đàng, đó là lúc Mẹ có điều kiện phù hợp để gần gũi che chở đỡ nâng mọi người một cách rộng rãi và thuận lợi hơn.
Trong kỹ thuật hàng không, máy bay cần có 3 thông số quan trọng: bộ phận định hướng tốt, làm nhẹ thân tàu và tăng cường sức đẩy động cơ. Mẹ về Trời, đó là định hướng cho mỗi người theo Mẹ. Càng nhẹ nhàng khi trút bỏ cồng kềnh vật chất, mỗi người sẽ thênh thang cuộc sống nhẹ bay lên cao trong đời sống thiêng liêng. Mỗi tín hữu cần trang bị đời mình qua việc đón nhận hồng ân và cộng tác tích cực sống đạo hạnh, như thế sức đẩy động cơ sẽ mạnh lên. Thực hiện 3 thông số ấy, mọi người sẽ gặp gỡ nhau trên quê hương vĩnh phúc với Mẹ Đầy Ơn Phúc.
Đức Mẹ được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và là khởi đầu bảo đảm cho tương lai của chúng ta sau này cũng sẽ được như vậy, miễn là bây giờ chúng ta biết noi gương Mẹ mà sống thánh giữa đời, qua những chặng đường vui, sáng, thương, mừng của cuộc sống (x. LG 68).
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin rằng, có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở; với niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, tin yêu phó thác nơi lòng thương xót Chúa.
Hôm nay mừng Mẹ Lên Trời.
Ngày mai đến lượt mỗi người chúng ta.
Mẹ là niềm hy vọng của nhân loại
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:14 12/08/2020
Lễ Đức Maria Hồn Xác về trời (15/08)
Kh 11, 19a.12, 1-6a.10b; 1 Cr 15, 20-26; Lc 1, 39-56
Mẹ là niềm hy vọng của nhân loại
Hôm nay, Giáo Hội mừng đại lễ Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Quả thế, lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Truyền Tin, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời là những mốc lịch sử nền tảng, liên kết với nhau mà Giáo Hội tôn vinh và ngợi khen định mệnh vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa, đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể đọc thấy lịch sử của chúng ta.
Mầu nhiệm thụ thai của Đức Maria làm chúng ta nhớ lại trang đầu tiên Kinh Thánh, Thiên Chúa sáng tạo con người một cách tốt lành, trinh khiết và đẹp đẽ. Ơn vô nhiễm của Đức Mẹ là hình ảnh nguyên thủy của công trình sáng tạo.
Chương trình này đã bị tổn thương vì tội lỗi, nhưng không bị phá hủy. Nhờ sự nhập thể của Con Thiên Chúa trong lòng Đức Maria, chương trình cứu độ này được tái tạo và phục hồi để đưa con người trở về làm con cái Thiên Chúa trong đức tin.
Cuối cùng, nơi biến cố Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta chiêm ngắm định mệnh mà chúng ta được mời gọi để đạt tới qua việc bước theo Chúa Kitô, khi chúng ta kết thúc hành trình dương thế này.
Chặng đường cuối cùng của Mẹ Thiên Chúa trong cuộc hành trình dương thế mời gọi chúng ta học hỏi cách thế mà Mẹ đã đi qua để đạt tới mục đích vĩnh cửu vinh hiển.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại: Sau khi thiên thần truyền tin, Đức Maria “đã vội vã lên miền núi” để thăm bà chị họ Êlisabét (x. Lc 1, 39).
Với những lời này, tác giả Tin Mừng muốn nhấn mạnh rằng Đức Maria đã theo đuổi ơn gọi của mình trong sự nhạy bén và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần, Đấng đã thực hiện trong ngài mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời, nghĩa là Mẹ đã thực hiện một con đường mới và ngay lập tức Mẹ phải ra khỏi nhà mình, để cho mình được hướng dẫn theo một hành trình mới do chỉ mình Chúa mà thôi.
Thánh Ambrôsiô khi chú giải về sự “vội vã” của Đức Maria, đã nói rằng: “Hồng ân Chúa Thánh Thần không cho phép ai được chậm trễ.”
Cuộc đời của Đức Mẹ luôn được hướng dẫn bởi một Đấng khác:
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Cuộc sống này được đào luyện bởi Chúa Thánh Thần, được đánh dấu bởi những biến cố và những cuộc gặp gỡ, như biến cố gặp gỡ bà Êlisabét, nhưng trên hết nhờ vào tương quan đặc biệt với Chúa Giêsu Con Mẹ. Đó là một hành trình mà Đức Maria càng ngày càng ý thức sâu xa ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa Cha cho việc cứu độ của thế giới.
Như thế, nhờ việc bước theo Chúa Giêsu từ Bêlem đến cuộc lưu đày trốn sang Ai Cập, và cả trong đời sống ẩn dật cũng như công khai, đặc biệt ở dưới chân thập giá, Đức Maria luôn hướng lòng về Thiên Chúa với tâm tình của kinh Magnificat, Mẹ hoàn toàn gắn bó và dấn thân cho chương trình yêu thương của Thiên Chúa, dẫu có những lúc đen tối và đau khổ, Mẹ luôn nuôi dưỡng trong trái tim mình sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa để trở nên kiểu mẫu cho các tín hữu trong Hội Thánh (x. Lumen Gentium, 64-65).
Toàn bộ cuộc đời Mẹ là hướng thiên, là chiêm niệm, vâng phục, tin tưởng và hy vọng, dẫu phải đối diện với tối tăm thử thách; toàn bộ cuộc đời Mẹ được đánh dấu bởi “sự vội vã thánh thiện” mà Mẹ luôn dành cho Thiên Chúa sự ưu tiên và không có gì cần phải “vội vã” hơn ngoài Người trong sự hiện hữu của chúng ta.
Và cuối cùng, Mẹ Lên Trời nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của Đức Maria giống như cuộc đời của mọi tín hữu, là một hành trình của việc bước theo Chúa Giêsu, một hành trình có một định hướng rất quý giá, một tương lai được vạch ra rõ ràng: Đó là chiến thắng chung cuộc trên tội lỗi, sự chết và hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì như thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô: Chúa Cha “đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2, 6).
Điều này có nghĩa là với Phép Rửa, chúng ta căn bản đã được sống lại và được ở với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã bắt đầu sự sống này ngay tại thế rồi. Tuy nhiên, trong chúng ta, sự kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh chưa thực sự trọn vẹn. Đối với Đức Maria, Mẹ đã được kết hợp với Con Mẹ cách hoàn hảo khi Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Mẹ đã trọn vẹn hiệp thông với Thiên Chúa, với Con mình; Mẹ lôi kéo chúng ta hướng về định mệnh đó và đồng hành với chúng ta trong hành trình dương thế.
Vì thế, nơi mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm Mẹ được Thiên Chúa ban cho một đặc ân cao quý là được chia sẻ chiến thắng chung cuộc của Chúa Kitô, cả hồn lẫn xác, trên tội lỗi và sự chết. Công Đồng nói:
“Khi kết thúc hành trình dương thế, Đức Đồng Trinh Vô Nhiễm được đưa lên trời vinh hiển cả hồn cả xác… và Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương mọi loài, Mẹ được hoàn toàn nên giống với Con Mẹ, là Chúa các chúa (x. Kh 19, 16) và là người chiến thắng tội lỗi và sự chết” (LG, 59).
Trong mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm sự đăng quang của đức tin và hành trình đức tin mà Mẹ vạch ra cho Giáo Hội: Đấng mà trong mỗi giây phút đã đón nhận Lời Chúa, được đưa về trời. Nói cách khác, Mẹ đã được Chúa Con đón nhận vào “nơi hạnh phúc.” Đó là nơi mà Chúa cũng chuẩn bị cho chúng ta nhờ cái chết và sống lại của Người (x. Ga 14, 2-3).
Đời sống con người trên trần gian như bài đọc I nhắc nhở là một hành trình phải liên lỉ đối diện với những khó khăn thử thách giữa con rồng đỏ và người phụ nữ, giữa tốt và xấu. Đây là tình trạng lịch sử nhân loại, giống như một cuộc vượt biển, thường có bóng tối và sóng gió đe dọa. Đức Maria là Ngôi Sao Mai hướng dẫn chúng ta về với Chúa Giêsu, Con Mẹ như “mặt trời đã mọc lên trên bóng tối của lịch sử” (x. Spe Salvi, số 49) và cho chúng ta niềm hy vọng mà chúng ta đang cần: Niềm hy vọng chúng ta có thể chiến thắng; niềm hy vọng về Thiên Chúa chiến thắng. Chúng ta không chết một cách mãi mãi: Thiên Chúa sẽ cứu độ chúng ta.
Đây là niềm hy vọng của chúng ta: Sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta trở thành cụ thể và hữu hình trong Đức Maria lên trời. Kinh Tiền Tụng của đại lễ nói rằng:
“Đức Đồng Trinh mà Chúa đã thực hiện, đã chiếu tỏa như một dấu chỉ của hy vọng và niềm an ủi cho dân Người trên hành trình dương thế.”
Chúng ta hãy cầu khẩn Mẹ cùng với thánh Bênađô, một nhà thần bí đã ca ngợi Đức Nữ Đồng Trinh với những lời ca này:
“Chúng con cầu xin Mẹ, hỡi Đấng được chúc phúc, vì ân sủng Mẹ có và quyền năng Mẹ được ban, vì lòng Thương Xót Mẹ mang, nhờ Mẹ mà Con Chúa đã hạ mình xuống để chia sẻ sự bần cùng và yếu hèn của chúng con, nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin làm cho chúng con cũng được chia sẻ ân sủng của Ngài, trong hạnh phúc và vinh quang đời đời, là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, cũng là Chúa chúng con, Đấng vượt trên mọi sự, là Thiên Chúa tốt lành muôn đời. Amen!”
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kh 11, 19a.12, 1-6a.10b; 1 Cr 15, 20-26; Lc 1, 39-56
Mẹ là niềm hy vọng của nhân loại
Hôm nay, Giáo Hội mừng đại lễ Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Quả thế, lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Truyền Tin, Mẹ Thiên Chúa và Lên Trời là những mốc lịch sử nền tảng, liên kết với nhau mà Giáo Hội tôn vinh và ngợi khen định mệnh vinh hiển của Mẹ Thiên Chúa, đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể đọc thấy lịch sử của chúng ta.
Mầu nhiệm thụ thai của Đức Maria làm chúng ta nhớ lại trang đầu tiên Kinh Thánh, Thiên Chúa sáng tạo con người một cách tốt lành, trinh khiết và đẹp đẽ. Ơn vô nhiễm của Đức Mẹ là hình ảnh nguyên thủy của công trình sáng tạo.
Chương trình này đã bị tổn thương vì tội lỗi, nhưng không bị phá hủy. Nhờ sự nhập thể của Con Thiên Chúa trong lòng Đức Maria, chương trình cứu độ này được tái tạo và phục hồi để đưa con người trở về làm con cái Thiên Chúa trong đức tin.
Cuối cùng, nơi biến cố Đức Maria hồn xác về trời, chúng ta chiêm ngắm định mệnh mà chúng ta được mời gọi để đạt tới qua việc bước theo Chúa Kitô, khi chúng ta kết thúc hành trình dương thế này.
Chặng đường cuối cùng của Mẹ Thiên Chúa trong cuộc hành trình dương thế mời gọi chúng ta học hỏi cách thế mà Mẹ đã đi qua để đạt tới mục đích vĩnh cửu vinh hiển.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại: Sau khi thiên thần truyền tin, Đức Maria “đã vội vã lên miền núi” để thăm bà chị họ Êlisabét (x. Lc 1, 39).
Với những lời này, tác giả Tin Mừng muốn nhấn mạnh rằng Đức Maria đã theo đuổi ơn gọi của mình trong sự nhạy bén và ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần, Đấng đã thực hiện trong ngài mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời, nghĩa là Mẹ đã thực hiện một con đường mới và ngay lập tức Mẹ phải ra khỏi nhà mình, để cho mình được hướng dẫn theo một hành trình mới do chỉ mình Chúa mà thôi.
Thánh Ambrôsiô khi chú giải về sự “vội vã” của Đức Maria, đã nói rằng: “Hồng ân Chúa Thánh Thần không cho phép ai được chậm trễ.”
Cuộc đời của Đức Mẹ luôn được hướng dẫn bởi một Đấng khác:
“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Cuộc sống này được đào luyện bởi Chúa Thánh Thần, được đánh dấu bởi những biến cố và những cuộc gặp gỡ, như biến cố gặp gỡ bà Êlisabét, nhưng trên hết nhờ vào tương quan đặc biệt với Chúa Giêsu Con Mẹ. Đó là một hành trình mà Đức Maria càng ngày càng ý thức sâu xa ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa Cha cho việc cứu độ của thế giới.
Như thế, nhờ việc bước theo Chúa Giêsu từ Bêlem đến cuộc lưu đày trốn sang Ai Cập, và cả trong đời sống ẩn dật cũng như công khai, đặc biệt ở dưới chân thập giá, Đức Maria luôn hướng lòng về Thiên Chúa với tâm tình của kinh Magnificat, Mẹ hoàn toàn gắn bó và dấn thân cho chương trình yêu thương của Thiên Chúa, dẫu có những lúc đen tối và đau khổ, Mẹ luôn nuôi dưỡng trong trái tim mình sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa để trở nên kiểu mẫu cho các tín hữu trong Hội Thánh (x. Lumen Gentium, 64-65).
Toàn bộ cuộc đời Mẹ là hướng thiên, là chiêm niệm, vâng phục, tin tưởng và hy vọng, dẫu phải đối diện với tối tăm thử thách; toàn bộ cuộc đời Mẹ được đánh dấu bởi “sự vội vã thánh thiện” mà Mẹ luôn dành cho Thiên Chúa sự ưu tiên và không có gì cần phải “vội vã” hơn ngoài Người trong sự hiện hữu của chúng ta.
Và cuối cùng, Mẹ Lên Trời nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời của Đức Maria giống như cuộc đời của mọi tín hữu, là một hành trình của việc bước theo Chúa Giêsu, một hành trình có một định hướng rất quý giá, một tương lai được vạch ra rõ ràng: Đó là chiến thắng chung cuộc trên tội lỗi, sự chết và hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì như thánh Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô: Chúa Cha “đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2, 6).
Điều này có nghĩa là với Phép Rửa, chúng ta căn bản đã được sống lại và được ở với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã bắt đầu sự sống này ngay tại thế rồi. Tuy nhiên, trong chúng ta, sự kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh chưa thực sự trọn vẹn. Đối với Đức Maria, Mẹ đã được kết hợp với Con Mẹ cách hoàn hảo khi Mẹ được đưa lên trời cả hồn cả xác. Mẹ đã trọn vẹn hiệp thông với Thiên Chúa, với Con mình; Mẹ lôi kéo chúng ta hướng về định mệnh đó và đồng hành với chúng ta trong hành trình dương thế.
Vì thế, nơi mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm Mẹ được Thiên Chúa ban cho một đặc ân cao quý là được chia sẻ chiến thắng chung cuộc của Chúa Kitô, cả hồn lẫn xác, trên tội lỗi và sự chết. Công Đồng nói:
“Khi kết thúc hành trình dương thế, Đức Đồng Trinh Vô Nhiễm được đưa lên trời vinh hiển cả hồn cả xác… và Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương mọi loài, Mẹ được hoàn toàn nên giống với Con Mẹ, là Chúa các chúa (x. Kh 19, 16) và là người chiến thắng tội lỗi và sự chết” (LG, 59).
Trong mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời, chúng ta chiêm ngắm sự đăng quang của đức tin và hành trình đức tin mà Mẹ vạch ra cho Giáo Hội: Đấng mà trong mỗi giây phút đã đón nhận Lời Chúa, được đưa về trời. Nói cách khác, Mẹ đã được Chúa Con đón nhận vào “nơi hạnh phúc.” Đó là nơi mà Chúa cũng chuẩn bị cho chúng ta nhờ cái chết và sống lại của Người (x. Ga 14, 2-3).
Đời sống con người trên trần gian như bài đọc I nhắc nhở là một hành trình phải liên lỉ đối diện với những khó khăn thử thách giữa con rồng đỏ và người phụ nữ, giữa tốt và xấu. Đây là tình trạng lịch sử nhân loại, giống như một cuộc vượt biển, thường có bóng tối và sóng gió đe dọa. Đức Maria là Ngôi Sao Mai hướng dẫn chúng ta về với Chúa Giêsu, Con Mẹ như “mặt trời đã mọc lên trên bóng tối của lịch sử” (x. Spe Salvi, số 49) và cho chúng ta niềm hy vọng mà chúng ta đang cần: Niềm hy vọng chúng ta có thể chiến thắng; niềm hy vọng về Thiên Chúa chiến thắng. Chúng ta không chết một cách mãi mãi: Thiên Chúa sẽ cứu độ chúng ta.
Đây là niềm hy vọng của chúng ta: Sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta trở thành cụ thể và hữu hình trong Đức Maria lên trời. Kinh Tiền Tụng của đại lễ nói rằng:
“Đức Đồng Trinh mà Chúa đã thực hiện, đã chiếu tỏa như một dấu chỉ của hy vọng và niềm an ủi cho dân Người trên hành trình dương thế.”
Chúng ta hãy cầu khẩn Mẹ cùng với thánh Bênađô, một nhà thần bí đã ca ngợi Đức Nữ Đồng Trinh với những lời ca này:
“Chúng con cầu xin Mẹ, hỡi Đấng được chúc phúc, vì ân sủng Mẹ có và quyền năng Mẹ được ban, vì lòng Thương Xót Mẹ mang, nhờ Mẹ mà Con Chúa đã hạ mình xuống để chia sẻ sự bần cùng và yếu hèn của chúng con, nhờ lời cầu bầu của Mẹ, xin làm cho chúng con cũng được chia sẻ ân sủng của Ngài, trong hạnh phúc và vinh quang đời đời, là Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, cũng là Chúa chúng con, Đấng vượt trên mọi sự, là Thiên Chúa tốt lành muôn đời. Amen!”
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 12/08/2020
56. Trong đau khổ chúng ta đi vào cuộc sống, trong lao lực sống qua cuộc sống này, và rời khỏi cuộc sống này trong sợ hãi.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:15 12/08/2020
3. CHẾ NHẠO CHỦ NHÀ BỦN XỈN
Có một người làm tiệc thết đãi thầy giáo dạy học cho con mình, nhưng trên bàn tiệc món ăn rất ít.
Hôm ấy trời mưa lớn nên lối đi trơn trợt, có đứa bé bưng thức ăn lên thì bị té ngã làm hư cái mâm, chủ nhà chửi mắng om sòm, đứa bé nói:
- “Tại đường quá trơn.”
Chủ nhà nói:
- “Nếu mày có thể viết chữ “trơn 滑” thì khỏi bị đánh.”
Đứa bé trả lời: “Chữ ‘trơn’ 『滑』 phía trên có một ngôi sao, ở giữa có một cái chấm, phía dưới giống như cái ngó sen, một bên có cái xương lớn.”
Chủ nhà nghe đứa bé không những nói ra chữ “trơn 滑”, mà lại còn mượn chữ này để chế nhạo ông ta là bủn xỉn nên đỏ mặt tía tai.
(Nhã Ngược)
Suy tư 3:
Làm hư cái mâm thì tội cũng không lớn bằng người keo kiết bủn xỉn với tha nhân, bởi vì cái mâm chỉ là một thứ vật chất có tiền là mua được ngay, nhưng keo kiết bủn xỉn với tha nhân thì làm hư cái tình cảm sâu xa trong tâm hồn giữa người với nhau.
Có hai hạng nhà giàu: một hạng thì rất rộng tay ban phát giúp đỡ tha nhân, bởi vì họ luôn tự biết rằng Thiên Chúa ban cho họ có của ăn của để là để họ thay mặt Ngài giúp đỡ tha nhân; một hạng thì rất bủn xỉn vì họ nghĩ rằng mình làm ăn đầu tắt mặt tối mới có tiền bạc, tội gì phải đem cho người khác chứ, thế là họ bủn xỉn với tha nhân và có khi keo kiết với cả bản thân của mình, tức là không dám ăn gì mặc gì, bởi vì sợ tốn tiền...
Cái mâm không thể quý hơn tâm hồn, lại càng không thể làm cho người giàu có sống thọ, nhưng lòng quảng đại chính là phương thuốc làm cho người nghèo biết nở nụ cười, người đau khổ tìm thấy sự an ủi, và mọi người đều thấy Thiên Chúa hiện diện giữa họ qua hành vi quảng đại bác ái của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người làm tiệc thết đãi thầy giáo dạy học cho con mình, nhưng trên bàn tiệc món ăn rất ít.
Hôm ấy trời mưa lớn nên lối đi trơn trợt, có đứa bé bưng thức ăn lên thì bị té ngã làm hư cái mâm, chủ nhà chửi mắng om sòm, đứa bé nói:
- “Tại đường quá trơn.”
Chủ nhà nói:
- “Nếu mày có thể viết chữ “trơn 滑” thì khỏi bị đánh.”
Đứa bé trả lời: “Chữ ‘trơn’ 『滑』 phía trên có một ngôi sao, ở giữa có một cái chấm, phía dưới giống như cái ngó sen, một bên có cái xương lớn.”
Chủ nhà nghe đứa bé không những nói ra chữ “trơn 滑”, mà lại còn mượn chữ này để chế nhạo ông ta là bủn xỉn nên đỏ mặt tía tai.
(Nhã Ngược)
Suy tư 3:
Làm hư cái mâm thì tội cũng không lớn bằng người keo kiết bủn xỉn với tha nhân, bởi vì cái mâm chỉ là một thứ vật chất có tiền là mua được ngay, nhưng keo kiết bủn xỉn với tha nhân thì làm hư cái tình cảm sâu xa trong tâm hồn giữa người với nhau.
Có hai hạng nhà giàu: một hạng thì rất rộng tay ban phát giúp đỡ tha nhân, bởi vì họ luôn tự biết rằng Thiên Chúa ban cho họ có của ăn của để là để họ thay mặt Ngài giúp đỡ tha nhân; một hạng thì rất bủn xỉn vì họ nghĩ rằng mình làm ăn đầu tắt mặt tối mới có tiền bạc, tội gì phải đem cho người khác chứ, thế là họ bủn xỉn với tha nhân và có khi keo kiết với cả bản thân của mình, tức là không dám ăn gì mặc gì, bởi vì sợ tốn tiền...
Cái mâm không thể quý hơn tâm hồn, lại càng không thể làm cho người giàu có sống thọ, nhưng lòng quảng đại chính là phương thuốc làm cho người nghèo biết nở nụ cười, người đau khổ tìm thấy sự an ủi, và mọi người đều thấy Thiên Chúa hiện diện giữa họ qua hành vi quảng đại bác ái của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 20 Quanh Năm A 16.8.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:46 12/08/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, nhắc nhở chúng ta về ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả nhân loại. Đặc biệt là bài Tin Mừng, Chúa Kitô khâm phục đức tin của người phụ nữ xứ Cana, là một ngưòi ngoại giáo. Ơn cứu rỗi của Chúa nhằm cho hết mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Tuy nhiên để được cứu rỗi thì còn tùy thuộc vào cá nhân của mỗi người đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Chúng ta đang ở trong Nhà Chúa, nhà của ơn cứu độ, chúng ta thông hiệp ơn thánh qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua sự thông hiệp nầy, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta không những được phúc thông hiệp từ bàn tiệc Thánh Thể ở trần gian mà còn thông hiệp phần vinh phúc muôn đời trong Nhà Chúa.
Với niềm tin tưởng vững vàng đó, chúng ta bắt đầu thánh lễ, bằng việc cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong thời kỳ lưu đày, tiên tri Isaia luôn nhắc nhở dân Dothái về sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại, không cho một thiểu số nào.
TRƯỚC BÀI II:
Mặc dù được chọn làm tông đồ cho dân ngoại, thánh Phaolô đã hối tiếc về việc dân Dothái từ khước ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô trong giây phút đầu tiên đã từ chối lời nài van của ngưòi thiếu phụ Cana. Nhưng qua sự từ chối nầy, niềm tin của bà được bộc lộ cách mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nghe trình thuật nầy qua Tin Mừng của Thánh Matthêô sau đây.
Lời nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu ca ngợi người đàn bà xứ Cana, và Ngài đã ban cho bà toại điều nguyện ước. Với lòng tin, chúng ta nài xin Thiên Chúa những ơn sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đương kim Giáo Hoàng. Xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan để dẫn đưa nhiều người về với Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục… Đức Giám Mục…hàng Giám Mục Việt Nam. Xin cho tất cả Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em tân tòng đang được hướng dẫn giáo lý khai tâm Kitô giáo, mỗi ngày sẽ khám phá một số chân lý đức tin mà họ đã tuân giữ trong cuộc đời và với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý họ sẽ nhận ra chiều sâu của niềm tin Kitô giáo mỗi ngày một hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần quảng đại, vị tha luôn mở rộng và sự cầu nguyện, chúng ta sẽ đem về cho Chúa nhiều anh chị em Kitô hữu ly khai trở về sống dưới mái nhà của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 được hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, nhắc nhở chúng ta về ơn cứu rỗi của Chúa cho tất cả nhân loại. Đặc biệt là bài Tin Mừng, Chúa Kitô khâm phục đức tin của người phụ nữ xứ Cana, là một ngưòi ngoại giáo. Ơn cứu rỗi của Chúa nhằm cho hết mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Tuy nhiên để được cứu rỗi thì còn tùy thuộc vào cá nhân của mỗi người đáp lại tiếng mời gọi của Chúa.
Chúng ta đang ở trong Nhà Chúa, nhà của ơn cứu độ, chúng ta thông hiệp ơn thánh qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua sự thông hiệp nầy, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta không những được phúc thông hiệp từ bàn tiệc Thánh Thể ở trần gian mà còn thông hiệp phần vinh phúc muôn đời trong Nhà Chúa.
Với niềm tin tưởng vững vàng đó, chúng ta bắt đầu thánh lễ, bằng việc cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong thời kỳ lưu đày, tiên tri Isaia luôn nhắc nhở dân Dothái về sự cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại, không cho một thiểu số nào.
TRƯỚC BÀI II:
Mặc dù được chọn làm tông đồ cho dân ngoại, thánh Phaolô đã hối tiếc về việc dân Dothái từ khước ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô trong giây phút đầu tiên đã từ chối lời nài van của ngưòi thiếu phụ Cana. Nhưng qua sự từ chối nầy, niềm tin của bà được bộc lộ cách mạnh mẽ hơn. Chúng ta hãy nghe trình thuật nầy qua Tin Mừng của Thánh Matthêô sau đây.
Lời nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu ca ngợi người đàn bà xứ Cana, và Ngài đã ban cho bà toại điều nguyện ước. Với lòng tin, chúng ta nài xin Thiên Chúa những ơn sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, đương kim Giáo Hoàng. Xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan để dẫn đưa nhiều người về với Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục… Đức Giám Mục…hàng Giám Mục Việt Nam. Xin cho tất cả Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em tân tòng đang được hướng dẫn giáo lý khai tâm Kitô giáo, mỗi ngày sẽ khám phá một số chân lý đức tin mà họ đã tuân giữ trong cuộc đời và với sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý họ sẽ nhận ra chiều sâu của niềm tin Kitô giáo mỗi ngày một hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần quảng đại, vị tha luôn mở rộng và sự cầu nguyện, chúng ta sẽ đem về cho Chúa nhiều anh chị em Kitô hữu ly khai trở về sống dưới mái nhà của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 được hưởng niềm vui bất diệt muôn đời trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tình Mẹ Cha
Lm Vũđình Tường
20:42 12/08/2020
Khi con cái đau bệnh, cha mẹ rất đau khổ. Nếu không đau khổ hơn con thì cũng chẳng kém gì. Với khả năng hạn hẹp và tài chánh nghèo nàn của mình, cha mẹ bằng mọi cách, không tiếc gì, miễn là việc đó giúp cho con mau lành bệnh. Phúc Âm diễn tả tình mẹ cha thương con trong. Con gái bà thành Cana-an bị bệnh. Bà đi hết bác sĩ này, thầy thuốc nọ, lo cho con. Tiền mất, tật vẫn mang. Niềm hy vọng cuối cùng của bà là Đức Kitô. Bà đến gặp Ngài nài van: 'Lậy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỉ ám khổ sở lắm' c.22. Đức Kitô không đáp lại lời bà kêu van. Các môn đệ nghe bà kêu van thảm thiết đến nói với Đức Kitô: 'Xin Thầy bảo bà ấy về đi vì bà cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi'. c.23. Đức Kitô đáp lại các ông: 'Thầy chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Israel' c. 24. Bà tiến lại quì trước Đức Kitô nài van: 'Lậy Ngài, xin cứu giúp tôi'. Đức Kitô đáp: 'Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó'. c.26. Bà đáp lại: 'Đúng thế, nhưng chó con được ăn mảnh vụn của chủ từ bàn rơi xuống'. c.27. Đức Kitô đáp: 'Lòng tin của bà thật mạnh. Bà muốn sao sẽ được như vậy' c.28. Bà yên tâm ra về và con gái bà được khỏi.
Nhìn lại cuộc đối thoại trên cho thấy diễn biến thay đổi từ trong tâm hồn của bà thành Cana-an. Gặp Đức Kitô từ đàng xa bà kêu nài. Đức Kitô nghe tiếng bà nài van nhưng làm ngơ, không đáp lại. Các môn để cảm thấy ngại, các ông xin Đức Kitô giúp bà. Đức Kitô không nói với bà nhưng nói với các môn đệ là Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Từ đàng xa bà nghe được lời Đức Kitô. Rất có thể bà là một con chiên lạc nhà Israel. Nếu thế, niềm hy vọng của bà mạnh hơn. Không còn từ đàng xa nữa, bà đến gần, rất gần, trước mặt Đức Kitô, quì xuống nài van. Cả hai lần bản dịch tiếng Việt dùng từ 'Ngài' để dịch chữ 'Sir' và chữ 'Lord'. Lần đầu bà thành Cana- an dùng chữ 'Sir' kêu nài Đức Kitô. Lần sau quì dưới chân Ngài bà dùng chữ 'Lord'. Chữ 'Lord' cũng có thể dịch là 'Chúa, Thiên Chúa'. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong cách xưng hô của bà thành Cana- an. Ngoài việc thay đổi ngôn từ xưng hô, còn có thay đổi về lời xin và về cách gặp Đức Kitô. Lần đầu bà dùng chữ 'xin dủ lòng thương'; lần sau bà dùng chữ 'xin cứu giúp'. Lời cầu lần sau cũng ngắn gọn hơn lần đầu. Về phương diện cách cầu xin, lần đầu bà đứng, kêu nài từ đàng sau. Lần sau bà quì dưới chân Đức Kitô để kêu nài. Những thay đổi về ngôn từ, cách xưng hô và cách đứng, quì đều cho thấy thay đổi sâu thẳm phát xuất từ nội tâm của bà thành Cana-an. Trong tâm hồn bà, bà kính trọng Đức Kitô như là Chúa (Lord). Quan trọng hơn nữa bà tin là Đức Kitô có quyền trừ ma, diệt quỉ. Với lòng tin mãnh liệt đó bà xin Đức Kitô cứu giúp con bà. Đức Kitô cũng tỏ ra có những thay đổi. Lúc đầu Ngài không nói với bà lời nào. Giờ Ngài trực tiếp nói với bà. Từ không đối thoại đến chấp nhận đối thoại là niềm hy vọng lớn. Để cho các môn đệ nhận rõ tâm tình khiêm nhường của người phụ nữ thành Cana-an, Đức Kitô nói với bà: 'Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó'. c.26. Văn hoá một số quốc gia hiểu câu này có thể là cách nói khinh miệt, kì thị hay coi thường người khác. Hiểu theo tinh thần dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' Luca 15, thì tự nhận mình là loài cầm thú chính là cách tự nhận mình có tội, không sống kiếp người mà sống kiếp thú hoang, không phân biệt phải trái, đúng sai. Chuyện 'Người Con Hoang Đàng' trong lúc đói khổ anh mong ăn cám heo mà vẫn không ai cho. Anh đứng dậy về nhà cha thú tội. Qua cách này Đức Kitô kêu gọi bà thành Cana-an thống hối. Bà hiểu được và đáp: 'Đúng thế, nhưng chó con được ăn mảnh vụn của chủ từ bàn rơi xuống'. c.27. Bà chấp nhận hai mẹ con là chó con, hai mẹ con đều phạm tội. Bà xin Đức Kitô cứu giúp. Ngài đã cứu bà và con bà. Tinh thần khiêm nhường, thống hối, ăn năn, Đức Kitô không những đã tha tội cho bà và còn ban thêm nhiều ơn hơn những gì bà cầu xin. Một trong những ơn đó là ơn ban cho con bà khỏi bệnh. Đức Kitô nói với bà, bà xin sao được vậy. Với lòng tin vững chắc bà an tâm ra về. Về đến nhà nhận thấy con bà đã khỏi. Nhờ khiêm nhường và tin tưởng cả hai mẹ con được ơn thứ tha. Đón nhận Đức Kitô chính là đón nhận ơn được làm con Chúa.
TiengChuong.org
Maternal Love
Parents know how distraught they can become caring for their sick child. They worry day and night, and suffer, as much if not more than their child. They would not hesitate to do all they could to ease the pain of their sick child. The Canaanite woman probably would feel the same. She spent all her savings for treatments and yet her daughter's sickness was not much better. Jesus was her last hope. He satisfied her request and strengthened her faith. The woman went after Him shouting, 'Sir, Son of David, take pity on me. My daughter is tormented by a devil' v.22. Jesus ignored her request but refused to send her away. Her persistence disturbed Jesus' apostles, and they asked Him to give her what she asked for because they were annoyed by her shouting. Jesus told that, 'I was sent to the lost sheep of the House of Israel. v.24'. From His ignoring her request to recognizing her presence, she gained a huge step. It gave her hope. In a bold move, she knelt down at His feet, 'Lord, help me' v.25. Let us look at the movements of her faith. She first greeted Jesus as, 'Son of David'. She then recognized Jesus as her Lord, who had the power to defeat the devil. Her actions- kneeling and begging for pity- revealed her deep faith in Jesus. She knelt at His feet, and changed the tone of her language from 'Sir, have pity on me v.22' into 'Lord, help me v.26'. She now recognized Jesus as her 'Lord'. From ignoring her, Jesus then recognized her through His apostles' appeal on her behalf. Jesus then talked to her: 'It is not fair to take the children's food and throw it to the house dogs' v.26. She replied that she was not an outsider of the household, but the insider who would accept a very humble status. She hoped to get what others would refuse to take- having the scraps that fall from the master's table- v.27. She believed that a house dog could eat the food reserved for a dog, and more importantly a house dog deserved love from his master. Her faith in Jesus was advancing from hope, to asking for pity and help, and finally to love. Her humble remark made Jesus praise her and grant her request. She regained her full status in God's house. Accepting a role of an animal of a household may be the cultural way of expressing true sorrow for one own sins. In the parable of 'The Prodigal Son' Lk 15, the son longed to eat food from the pigs, but yet he couldn't have any. He returned to his father, saying, 'He deserved to be his son no more but would love to be accepted as a paid servant'v.19. Expressing herself as a pet of the household, the woman accepted her past sins and would accept whatever the Master offered. Jesus was much more generous than the woman would hope for- restating her status as a daughter of God. Accepting Jesus as our Lord, we gain the status of God's children, becoming sons and daughters of God.
Nhìn lại cuộc đối thoại trên cho thấy diễn biến thay đổi từ trong tâm hồn của bà thành Cana-an. Gặp Đức Kitô từ đàng xa bà kêu nài. Đức Kitô nghe tiếng bà nài van nhưng làm ngơ, không đáp lại. Các môn để cảm thấy ngại, các ông xin Đức Kitô giúp bà. Đức Kitô không nói với bà nhưng nói với các môn đệ là Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Từ đàng xa bà nghe được lời Đức Kitô. Rất có thể bà là một con chiên lạc nhà Israel. Nếu thế, niềm hy vọng của bà mạnh hơn. Không còn từ đàng xa nữa, bà đến gần, rất gần, trước mặt Đức Kitô, quì xuống nài van. Cả hai lần bản dịch tiếng Việt dùng từ 'Ngài' để dịch chữ 'Sir' và chữ 'Lord'. Lần đầu bà thành Cana- an dùng chữ 'Sir' kêu nài Đức Kitô. Lần sau quì dưới chân Ngài bà dùng chữ 'Lord'. Chữ 'Lord' cũng có thể dịch là 'Chúa, Thiên Chúa'. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong cách xưng hô của bà thành Cana- an. Ngoài việc thay đổi ngôn từ xưng hô, còn có thay đổi về lời xin và về cách gặp Đức Kitô. Lần đầu bà dùng chữ 'xin dủ lòng thương'; lần sau bà dùng chữ 'xin cứu giúp'. Lời cầu lần sau cũng ngắn gọn hơn lần đầu. Về phương diện cách cầu xin, lần đầu bà đứng, kêu nài từ đàng sau. Lần sau bà quì dưới chân Đức Kitô để kêu nài. Những thay đổi về ngôn từ, cách xưng hô và cách đứng, quì đều cho thấy thay đổi sâu thẳm phát xuất từ nội tâm của bà thành Cana-an. Trong tâm hồn bà, bà kính trọng Đức Kitô như là Chúa (Lord). Quan trọng hơn nữa bà tin là Đức Kitô có quyền trừ ma, diệt quỉ. Với lòng tin mãnh liệt đó bà xin Đức Kitô cứu giúp con bà. Đức Kitô cũng tỏ ra có những thay đổi. Lúc đầu Ngài không nói với bà lời nào. Giờ Ngài trực tiếp nói với bà. Từ không đối thoại đến chấp nhận đối thoại là niềm hy vọng lớn. Để cho các môn đệ nhận rõ tâm tình khiêm nhường của người phụ nữ thành Cana-an, Đức Kitô nói với bà: 'Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó'. c.26. Văn hoá một số quốc gia hiểu câu này có thể là cách nói khinh miệt, kì thị hay coi thường người khác. Hiểu theo tinh thần dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' Luca 15, thì tự nhận mình là loài cầm thú chính là cách tự nhận mình có tội, không sống kiếp người mà sống kiếp thú hoang, không phân biệt phải trái, đúng sai. Chuyện 'Người Con Hoang Đàng' trong lúc đói khổ anh mong ăn cám heo mà vẫn không ai cho. Anh đứng dậy về nhà cha thú tội. Qua cách này Đức Kitô kêu gọi bà thành Cana-an thống hối. Bà hiểu được và đáp: 'Đúng thế, nhưng chó con được ăn mảnh vụn của chủ từ bàn rơi xuống'. c.27. Bà chấp nhận hai mẹ con là chó con, hai mẹ con đều phạm tội. Bà xin Đức Kitô cứu giúp. Ngài đã cứu bà và con bà. Tinh thần khiêm nhường, thống hối, ăn năn, Đức Kitô không những đã tha tội cho bà và còn ban thêm nhiều ơn hơn những gì bà cầu xin. Một trong những ơn đó là ơn ban cho con bà khỏi bệnh. Đức Kitô nói với bà, bà xin sao được vậy. Với lòng tin vững chắc bà an tâm ra về. Về đến nhà nhận thấy con bà đã khỏi. Nhờ khiêm nhường và tin tưởng cả hai mẹ con được ơn thứ tha. Đón nhận Đức Kitô chính là đón nhận ơn được làm con Chúa.
TiengChuong.org
Maternal Love
Parents know how distraught they can become caring for their sick child. They worry day and night, and suffer, as much if not more than their child. They would not hesitate to do all they could to ease the pain of their sick child. The Canaanite woman probably would feel the same. She spent all her savings for treatments and yet her daughter's sickness was not much better. Jesus was her last hope. He satisfied her request and strengthened her faith. The woman went after Him shouting, 'Sir, Son of David, take pity on me. My daughter is tormented by a devil' v.22. Jesus ignored her request but refused to send her away. Her persistence disturbed Jesus' apostles, and they asked Him to give her what she asked for because they were annoyed by her shouting. Jesus told that, 'I was sent to the lost sheep of the House of Israel. v.24'. From His ignoring her request to recognizing her presence, she gained a huge step. It gave her hope. In a bold move, she knelt down at His feet, 'Lord, help me' v.25. Let us look at the movements of her faith. She first greeted Jesus as, 'Son of David'. She then recognized Jesus as her Lord, who had the power to defeat the devil. Her actions- kneeling and begging for pity- revealed her deep faith in Jesus. She knelt at His feet, and changed the tone of her language from 'Sir, have pity on me v.22' into 'Lord, help me v.26'. She now recognized Jesus as her 'Lord'. From ignoring her, Jesus then recognized her through His apostles' appeal on her behalf. Jesus then talked to her: 'It is not fair to take the children's food and throw it to the house dogs' v.26. She replied that she was not an outsider of the household, but the insider who would accept a very humble status. She hoped to get what others would refuse to take- having the scraps that fall from the master's table- v.27. She believed that a house dog could eat the food reserved for a dog, and more importantly a house dog deserved love from his master. Her faith in Jesus was advancing from hope, to asking for pity and help, and finally to love. Her humble remark made Jesus praise her and grant her request. She regained her full status in God's house. Accepting a role of an animal of a household may be the cultural way of expressing true sorrow for one own sins. In the parable of 'The Prodigal Son' Lk 15, the son longed to eat food from the pigs, but yet he couldn't have any. He returned to his father, saying, 'He deserved to be his son no more but would love to be accepted as a paid servant'v.19. Expressing herself as a pet of the household, the woman accepted her past sins and would accept whatever the Master offered. Jesus was much more generous than the woman would hope for- restating her status as a daughter of God. Accepting Jesus as our Lord, we gain the status of God's children, becoming sons and daughters of God.
Có trọng lượng ngang với Thập giá
Lm. Minh Anh
23:48 12/08/2020
CÓ TRỌNG LƯỢNG NGANG VỚI THẬP GIÁ
“Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi? ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thiên Chúa, Đấng xót thương và nhân ái nhưng cũng là Đấng công thẳng, đòi con người công thẳng; và công thẳng của Thiên Chúa chính là xót thương. Đó có thể là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Bài đọc Cựu Ước cho thấy, dù yêu thương Israel hơn tất cả các dân, Thiên Chúa vẫn không chịu nổi sự bất trung của dân, Người đã công thẳng trị tội họ. Chỉ trong bài đọc Êzêkiel hôm nay, Người gọi họ đến bốn lần là “dòng giống phản loạn” khi dân làm điều trái mắt Người. Người truyền cho Êzêkiel khoét tường, mang bị đi giữa ban ngày để nói cho dân rằng, nếu cứ cố chấp và không thay đổi cách sống, dân sẽ phải đi lưu đày. Và quả Người đã để cho điều đó xảy ra.
Tân Ước cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa thương xót và nhân ái nơi con người Chúa Giêsu; thế nhưng, đó vẫn là một Thiên Chúa công thẳng đòi con người phải công thẳng khi xót thương và nhân ái với đồng loại. Trong Tin Mừng hôm nay, Phêrô háo hức đến hỏi Chúa Giêsu, “Thưa Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không? ”. Ngài trả lời, “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”. Con số bảy của người Do Thái muốn nói rằng, phải tha hết, tha mãi; đặt lên bàn cân, bảy mươi lần bảy có trọng lượng ngang với thập giá, biểu tượng lòng thương xót và thứ tha của Thiên Chúa.
Tiếp đến, Chúa Giêsu kể cho họ dụ ngôn kẻ mắc nợ được tha cả vạn nén bạc đang tâm không tha cho người bạn mắc y một phần muôn số nợ đó; và nhà vua kết luận, “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi? ”. Hẳn không ai trong chúng ta muốn cho mình những lời công thẳng ấy. Vì sau đó, chúng ta sẽ bị tra tấn cho đến khi trả hết nợ nần do tội lỗi mình. Chúa Giêsu vô cùng khát khao tránh được một cuộc đối đầu kinh khủng như vậy với mỗi người chúng ta; Ngài không muốn bắt bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về sự xấu xa của tội lỗi mình. Tuy nhiên, thật hiểm nghèo khi chúng ta không hội đủ điều kiện duy nhất để hưởng nhận lòng thương xót Chúa, đó là cố chấp, không công thẳng, khi không thương xót và tha thứ cho anh em mình.
Chúng ta không được coi nhẹ điều này, cũng đừng chủ quan khi nghĩ rằng, Thiên Chúa tốt lành để rồi muốn sống sao thì sống. Đây là lý do để Chúa Giêsu kể ra dụ ngôn hôm nay; Ngài từng nói đến ngày chung thẩm, ngày mà thợ gặt thu lúa vào kho, rơm rạ đem đốt, và ở chỗ khác, “Hỡi phường gian ác, tránh cho khuất mắt Ta, Ta không biết các ngươi là ai”. Tại sao Chúa Giêsu lại quyết liệt đòi buộc chúng ta phải công thẳng như thế? Bởi vì bạn không thể nhận được những gì bạn không sẵn sàng cho đi. Nếu muốn được thương xót, bạn phải cho đi lòng thương xót; muốn được tha thứ, bạn phải biết thứ tha, và đó là công bằng, công thẳng. Nếu bạn không sợ Thiên Chúa phán xét và lên án nghiêm khắc, thì hãy cứ tiếp tục phán xét và kết án gay gắt người anh em mình đi. Thiên Chúa sẽ trả lại cho ai nấy những gì xứng với việc họ làm.
Theo Jack Canfield, tác giả cuốn Người Nam Châm, “Luật hấp dẫn là một quy luật quyền năng trong vũ trụ. Ngay lúc này, luật hấp dẫn đang vận hành trong cuộc sống bạn. Có thể hiểu đơn giản, bạn sẽ hấp dẫn tất cả những gì bạn tập trung. Hướng niềm tin và dồn công sức vào điều tích cực, bạn sẽ thu hút được thêm nhiều điều tích cực; ngược lại, chỉ nghĩ đến những thứ tiêu cực, cuộc sống bạn sẽ trở nên tiêu cực. Để hạnh phúc, mỗi người hãy học tha thứ, học quên. Bởi lẽ trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. Nếu cứ bị giày vò mãi bởi những sai lỗi của người khác, chúng ta sẽ bị loại ra ngoài vòng tròn hạnh phúc”.
Anh Chị em,
Tập trung vào Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nên giống Ngài. Học thương xót và thứ tha như Ngài, chúng ta sẽ biết xót thương, tha thứ và nhất là, sẽ tránh được sự công thẳng của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con nợ Chúa quá nhiều, Con Chúa đã trả thay con. Xin cho con biết xót thương và tha thứ cho anh em con như Chúa đã thương xoá nợ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi? ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bài đọc Cựu Ước cho thấy, dù yêu thương Israel hơn tất cả các dân, Thiên Chúa vẫn không chịu nổi sự bất trung của dân, Người đã công thẳng trị tội họ. Chỉ trong bài đọc Êzêkiel hôm nay, Người gọi họ đến bốn lần là “dòng giống phản loạn” khi dân làm điều trái mắt Người. Người truyền cho Êzêkiel khoét tường, mang bị đi giữa ban ngày để nói cho dân rằng, nếu cứ cố chấp và không thay đổi cách sống, dân sẽ phải đi lưu đày. Và quả Người đã để cho điều đó xảy ra.
Tân Ước cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa thương xót và nhân ái nơi con người Chúa Giêsu; thế nhưng, đó vẫn là một Thiên Chúa công thẳng đòi con người phải công thẳng khi xót thương và nhân ái với đồng loại. Trong Tin Mừng hôm nay, Phêrô háo hức đến hỏi Chúa Giêsu, “Thưa Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không? ”. Ngài trả lời, “Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”. Con số bảy của người Do Thái muốn nói rằng, phải tha hết, tha mãi; đặt lên bàn cân, bảy mươi lần bảy có trọng lượng ngang với thập giá, biểu tượng lòng thương xót và thứ tha của Thiên Chúa.
Tiếp đến, Chúa Giêsu kể cho họ dụ ngôn kẻ mắc nợ được tha cả vạn nén bạc đang tâm không tha cho người bạn mắc y một phần muôn số nợ đó; và nhà vua kết luận, “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi? ”. Hẳn không ai trong chúng ta muốn cho mình những lời công thẳng ấy. Vì sau đó, chúng ta sẽ bị tra tấn cho đến khi trả hết nợ nần do tội lỗi mình. Chúa Giêsu vô cùng khát khao tránh được một cuộc đối đầu kinh khủng như vậy với mỗi người chúng ta; Ngài không muốn bắt bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm về sự xấu xa của tội lỗi mình. Tuy nhiên, thật hiểm nghèo khi chúng ta không hội đủ điều kiện duy nhất để hưởng nhận lòng thương xót Chúa, đó là cố chấp, không công thẳng, khi không thương xót và tha thứ cho anh em mình.
Chúng ta không được coi nhẹ điều này, cũng đừng chủ quan khi nghĩ rằng, Thiên Chúa tốt lành để rồi muốn sống sao thì sống. Đây là lý do để Chúa Giêsu kể ra dụ ngôn hôm nay; Ngài từng nói đến ngày chung thẩm, ngày mà thợ gặt thu lúa vào kho, rơm rạ đem đốt, và ở chỗ khác, “Hỡi phường gian ác, tránh cho khuất mắt Ta, Ta không biết các ngươi là ai”. Tại sao Chúa Giêsu lại quyết liệt đòi buộc chúng ta phải công thẳng như thế? Bởi vì bạn không thể nhận được những gì bạn không sẵn sàng cho đi. Nếu muốn được thương xót, bạn phải cho đi lòng thương xót; muốn được tha thứ, bạn phải biết thứ tha, và đó là công bằng, công thẳng. Nếu bạn không sợ Thiên Chúa phán xét và lên án nghiêm khắc, thì hãy cứ tiếp tục phán xét và kết án gay gắt người anh em mình đi. Thiên Chúa sẽ trả lại cho ai nấy những gì xứng với việc họ làm.
Theo Jack Canfield, tác giả cuốn Người Nam Châm, “Luật hấp dẫn là một quy luật quyền năng trong vũ trụ. Ngay lúc này, luật hấp dẫn đang vận hành trong cuộc sống bạn. Có thể hiểu đơn giản, bạn sẽ hấp dẫn tất cả những gì bạn tập trung. Hướng niềm tin và dồn công sức vào điều tích cực, bạn sẽ thu hút được thêm nhiều điều tích cực; ngược lại, chỉ nghĩ đến những thứ tiêu cực, cuộc sống bạn sẽ trở nên tiêu cực. Để hạnh phúc, mỗi người hãy học tha thứ, học quên. Bởi lẽ trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. Nếu cứ bị giày vò mãi bởi những sai lỗi của người khác, chúng ta sẽ bị loại ra ngoài vòng tròn hạnh phúc”.
Anh Chị em,
Tập trung vào Chúa Giêsu, chúng ta sẽ nên giống Ngài. Học thương xót và thứ tha như Ngài, chúng ta sẽ biết xót thương, tha thứ và nhất là, sẽ tránh được sự công thẳng của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con nợ Chúa quá nhiều, Con Chúa đã trả thay con. Xin cho con biết xót thương và tha thứ cho anh em con như Chúa đã thương xoá nợ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao Tòa Thánh phớt lờ nhận định của Hoa Kỳ và vẫn ký tái tục thỏa thuận bí mật với Trung Quốc
Vũ Văn An
00:48 12/08/2020
Theo các nguồn tin Công Giáo, chắc chắn thoả thuận tạm thời ký năm 2018 giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám Mục sẽ được tiếp tục trong những ngày gần đây.
Thực vậy, theo Religion News Service, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc (Quốc Doanh), Giám Mục Zhan Silu, cho biết thoả thuận trên sẽ được ký lại vào tháng Chín này. Vị này nói với tờ Global Times của chính phủ Trung Quốc rằng thoả thuận này là “đường dây liên kết chủ chốt để bảo đảm các liên hệ giữa Trung Quốc và Vatican và có thể thúc đẩy các liên hệ này tới bước kế tiếp”.
Về phía Tòa Thánh, vị đứng đầu Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học, tuy chuyên cổ vũ cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng khoa học, nhưng cũng là người hết lòng hoan nghinh thỏa thuận từ những ngày nó còn trong trứng nước. Vị này chính là Tổng Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, người từng cho rằng Trung Quốc là nước “thi hành tốt nhất học thuyết xã hội của Giáo Hội”.
Theo LifeSiteNews, vị Tổng Giám Mục trên cũng nói với tờ Global Times của chính phủ Trung Quốc rằng “họ sẽ ký lại nó, điều này có nghĩa kinh nghiệm khởi đầu diễn tiến rất tốt”.
Tuy nội dung thỏa thuận cho đến nay vẫn chưa được công bố. Nhưng nhiều nguồn tin thân cận với Tòa Thánh cho hay cốt lõi của nó là về việc bổ nhiệm Giám Mục cho các giáo phận Trung Quốc. Chính tờ Global Times, vào lúc ký thỏa thuận, cũng gọi nó là “thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các Giám Mục”.
Sau khi ký thoả thuận trên, để tỏ thiện chí, Đức Phanxicô đã thừa nhận 8 Giám Mục do nhà nước Trung Hoa bổ nhiệm và từng bị Tòa Thánh phạt tuyệt thông. Ngược lại, cho đến nay, nhà nước Trung Hoa Cộng Sản mới chỉ thừa nhận 3 Giám Mục “hầm trú”. Dường như mới chỉ có một vụ bổ nhiệm Giám Mục mới vào hồi tháng 8 năm 2019 được cả đôi bên thoả thuận. Tệ hơn nữa, một số Giám Mục “hầm trú” còn bị yêu cầu nhường chức vụ cho hai Giám Mục “quốc doanh”.
Trong khi ấy, đảng và nhà nước cộng sản Trung hoa gia tăng nhiều hình thức bách hại tôn giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng: tháo dỡ thập giá và mọi biểu tượng tôn giáo khỏi nhà thờ và nay đang mở chiến dịch tháo dỡ các biểu tượng Kitô giáo khỏi các tư gia.
Một phúc trình của chính phủ Hoa Kỳ công bố hồi tháng Giêng năm 2020 cho thấy cường độ việc bách hại tôn giáo chưa từng thấy “kể từ Cách Mạng Văn Hóa” có liên hệ đến việc Vatican ký thoả thuận bí mật với chính phủ cộng sản Trung Hoa dành cho chính phủ nhiều quyền lực hơn đối với Giáo Hội ở nước này.
Hồi tháng Tư năm nay, một linh mục Công Giáo Trung Hoa bị bắt vì không chịu gia nhập “Giáo Hội Công Giáo độc lập” do nhà nước khống chế.
Cha Benedict Kiely, một linh mục Công Giáo thuộc giáo phận tòng nhân Đức Bà Walsingham, nói với nhà báo Công Giáo Damian Thompson rằng chính phủ Trung Quốc đang thay thế việc thờ phượng Thiên Chúa bằng việc thờ phượng nhà nước. Ảnh tượng Đức Mẹ Maria được thay thế bằng hình ảnh Chủ Tịch Tập Cẩn Bình. Các bài thánh ca được hát dâng kính Mẹ Trung Hoa, thay vì Thiên Chúa, Chúa Kitô hay Đức Mẹ
Cha Kiely cho rằng Vatican “xem ra hoặc cực kỳ ngây thơ, hoặc cực kỳ ngớ ngẩn hoặc tệ hơn, khi tưởng tượng rằng Đảng Cộng Sản Trung Hoa sẵn sàng thỏa thuận bất cứ điều gì trợ giúp hay giúp đỡ đức tin thực sự ở Trung Hoa”.
Ngài nói thêm chính phủ Trung Quốc “Không quan tâm gì tới việc giúp đỡ các Kitô hữu Công Giáo Trung Hoa sống đức tin của họ mà chỉ lo kiểm soát các Kitô hữu Công Giáo Trung Hoa”.
Đại sứ Toàn quyền của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo, Sam Brownback, một người Công Giáo ngoan đạo, có cùng một suy nghĩ khi ông khuyên các giới chức Vatican phải suy nghĩ hai lần trước khi thương lượng với chính phủ Trung Hoa.
Theo Charles Collins của tạp chí Crux, Sam Brownback đưa ra nhận định trên sau khi gián điệp Trung quốc xâm nhập hệ thống điện toán của Tòa Thánh trước khi cuộc thương thảo bắt đầu nhằm tiếp tục thỏa thuận tạm thời.
Cựu thống đốc Kansas và là người trở lại đạo Công Giáo năm 2002, Brownback cho hay sự kiện có “quá nhiều bách hại tôn giáo đủ loại đến thế tiếp diễn ở Trung Hoa” nên là mối quan tâm đặc biệt đối với Tòa Thánh.
Sự kiện 1 triệu người Hồi giáo Duy ngô nhĩ bị bách hại nặng nề ở Trung hoa cũng là mối bận tâm lớn của Sam Brownback và của rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Nhưng mặc dù rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo thế giới đã lên tiếng bênh vực họ, thì Vatican vẫn giữ im lặng. Nhiều người cho chẳng qua vì Vatican bị dính cứng vào một thỏa thuận tự thân nó không đem lại bao nhiêu lợi ích cho chính Vatican.
Ít nhất thì đó cũng là nhận định của John Allen Jnr. Theo ký giả này, Đức Phanxicô không muốn đối đầu với Trung Quốc trong nhiều điển hình: không đọc đoạn văn soạn sẵn nói về tình hình Hồng Kông trong bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền tin; không công khai phản đối hành động gián điệp của Trung Quốc xâm nhập hệ thống điện toán Tòa Thánh...
Allen cho hay “đức khôn ngoan qui ước cho rằng sự e dè của Đức Phanxicô có liên hệ tới các cuộc thương lượng đang ló dạng với Trung Quốc về việc ký lại thoả thuận tạm thời... ký năm 2018 và có ý định như là bước đầu hướng tới việc bình thường hóa mối liên hệ với Bắc Kinh... Các nhà phê bình cho rằng từ ngày thỏa thuận được ký, tình hình tại chỗ ở Trung Hoa đối với các khối thiểu số tôn giáo tệ đi, chứ không tốt hơn, và chính quyền Trung Quốc hiểu sự e dè của Đức Giáo Hoàng như dấu chỉ sự yếu kém và do đó là đèn xanh để họ bước tới”.
Có người hỏi, tại sao Vatican không lắng nghe các khuyến cáo của những người hiểu chuyện như Sam Brownback? John Allen cho rằng rất có thể Tòa Thánh dựa vào bài học lịch sử khi các Giám Mục Hòa Lan phản đối việc trục xuất người Do Thái năm 1942 khiến cho Đức Quốc Xã lùng bắt 92 tân tòng Công Giáo gốc Do Thái giáo trong đó có nữ thánh Edith Stein. Gánh nặng trách nhiệm, vì thế, có thể là một trong các lý do.
Nhưng ngoài việc muốn cứu vớt thỏa thuận mà Đức Phanxicô nghĩ có thể là bước đầu dẫn tới việc bình thường hóa liên hệ ngoại giao giữa đôi bên, Allen cho rằng rất có thể còn một lý do khác, lý do mà ông gọi là thuật ngữ “chuốc độc tốt” (well-poisoning) của Thánh Hồng Y John Newman.
Theo Allen thuật ngữ trên là điển hình cho cái sai của lối lập luận ad hominem, nghĩa là lối lập luận không nhắm vào lý lẽ mà nhắm vào người đưa ra lý lẽ. Trong phương diện này, người ta hồ nghi Đức Phanxicô và nhóm cố vấn của ngài cưỡng lại khuyến cáo của các nhà phê bình là vì, thành thực mà nói, các vị có những lý do khác để hoài nghi những người đưa ra các khuyến cáo đó.
Brownback chẳng hạn. Ông vốn là một người Công Giáo sùng đạo, rất được Vatican biết đến và kính trọng, lại xuất thân từ Kansas.
Nhưng ông lại là người hết lòng ủng hộ Trump, một lập trường không mấy được các giới thân cận của Đức Phanxicô ưa thích. Ông cũng là một người Công Giáo Mỹ bảo thủ hết lòng phò sinh, theo kiểu không được cố vấn chủ chốt của Đức Phanxicô, linh mục Antonio Spadaro, Dòng Tên, ủng hộ (xem bình luận trong số báo năm 2017 của tờ Civiltà Cattolica).
Nói chung, nhiều tiếng nói hiện đang thúc giục Đức Phanxicô chống lại Trung Quốc có xu hướng diều hâu trong chính sách ngoại giao, đồng thời hay phê phán “chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo”, một ý niệm bị Đức Phanxicô bác bỏ trên nguyên tắc, vì cho rằng chủ nghĩa khủng bố luôn là việc hủ hoá tôn giáo chứ không là biểu thức của nó. Những người này cũng bảo thủ về văn hóa, thường lạnh nhạt với phần lớn nghị trình xã hội và chính trị của Đức Phanxicô, như cuộc chiến đấu chống thay đổi khí hậu, án tử hình, và buôn bán vũ khí.
Nói rộng hơn, cũng có thể nói như thế về lý do tại sao Đức Phanxicô không lớn tiếng hơn về các vấn đề chống bách hại Kitô giáo. Ngoài sự kiện ngài không mấy quan tâm đến bản chất xem ra có vẻ tín phái trong việc lên khuôn vấn đề như thế, điều cũng đúng là nhiều người thúc đẩy ngài đi xa hơn không nhất thiết là đồng minh của ngài trong nhiều vấn đề khác.
Ngày Đại kết Giới trẻ Thế giới 2020
Thanh Quảng sdb
19:28 12/08/2020
Ngày Đại kết Giới trẻ Thế giới (WCC) 2020
Thánh bộ Đại kết các Giáo hội Thế giới đã thừa nhận những đóng góp của những người trẻ cho phong trào đại kết vào thứ Tư (12/8/2020).
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Đại hội Giới trẻ Thế giới là tâm điểm của ngày 12 tháng 8, khi Liên Hiệp Quốc tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ Thế giới này, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề mà người trẻ đang phải đối diện ngày nay, Thánh bộ Đại kết các Giáo hội Thế giới đánh dấu Ngày Quốc tế Giới trẻ Đại kết vào Thứ Tư (12/8/2020).
Sáng kiến này đã được quyết định tại Geneva vào năm 2019 nhằm nêu rõ “những đóng góp của người trẻ cho phong trào đại kết”.
Đại hội Năm 2020 tập trung vào Sức khỏe tâm linh
Năm nay “Ngày Giới trẻ Thế giới” (IYD) tập trung vào vấn đề sức khỏe tâm linh. Chủ đề này là kết quả của những ý kiến về một chủ đề cấp báchnơi những người trẻ trong và ngoài “Ngày Quốc tế Thanh niên Đại kết” (WCC).
Các chương trình của Ngày Quốc tế Thanh niên Đại kết (WCC) đề cập đến sự tham gia của giới trẻ trong phong trào đại kết và Sức khỏe và sự Chữa lành là những chủ đề của năm nay.
Cô Joy Bohol điều hành Chương trình về Sự Tham gia của giới trẻ tại Hội đồng Các Giáo hội Thế giới, nói với đài Vatican rằng những người trẻ thực sự mong đợi đại hội của ngày 12 tháng 8.
"Chúng tôi rất phấn chấn, khi nhận được những hăng say nồng nhiệt của nhiều người trẻ trên khắp thế giới."
Báo cáo qua trang mạng
Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên đại hội năm nay được tổ chức trực tuyến, bao gồm nhiều sự kiện khác nhau, với sự trợ giúp của công nghệ điện toán đã liên kết các nơi khác nhau trên thế giới lại.
Theo cô Bohol, đại hội ảo này “làm nổi bật những đóng góp khác nhau từ khắp nơi trên thế giới”. “Bạn thấy những người trẻ điều hành các phần khác nhau của đại hội qua các trang mạng trực tuyến.”
Một phần của Đại hội Giới trẻ Thế giới toàn cầu này là các bài bá cáo của các vùng khác nhau trên thế giới, bao gồm Đại Dương châu, châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh. Có rất nhiều bài hát được sáng tác và viết đặc biệt cho ngày Quốc tế Giới trẻ này.
Thanh niên nơi tuyến đầu
Nói về tầm quan trọng của những người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay, cô Bohol nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su và các tông đồ của Ngài cũng là những người trẻ. Cô nêu rõ giới trẻ trên thế giới là những người đang ở “tuyến đầu sử dụng các thành quả của chúng ta và qua đức tin, họ giải quyết các vấn đề khác nhau trong thế giới của chúng ta ngày nay, vì vậy Giáo hội được mời gọi cung cấp những không gian lãnh đạo chung với những người trẻ nhằm mở mang Nước Chúa trên trần thế.”
Thánh bộ Đại kết các Giáo hội Thế giới đã thừa nhận những đóng góp của những người trẻ cho phong trào đại kết vào thứ Tư (12/8/2020).
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Đại hội Giới trẻ Thế giới là tâm điểm của ngày 12 tháng 8, khi Liên Hiệp Quốc tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ Thế giới này, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề mà người trẻ đang phải đối diện ngày nay, Thánh bộ Đại kết các Giáo hội Thế giới đánh dấu Ngày Quốc tế Giới trẻ Đại kết vào Thứ Tư (12/8/2020).
Sáng kiến này đã được quyết định tại Geneva vào năm 2019 nhằm nêu rõ “những đóng góp của người trẻ cho phong trào đại kết”.
Đại hội Năm 2020 tập trung vào Sức khỏe tâm linh
Năm nay “Ngày Giới trẻ Thế giới” (IYD) tập trung vào vấn đề sức khỏe tâm linh. Chủ đề này là kết quả của những ý kiến về một chủ đề cấp báchnơi những người trẻ trong và ngoài “Ngày Quốc tế Thanh niên Đại kết” (WCC).
Các chương trình của Ngày Quốc tế Thanh niên Đại kết (WCC) đề cập đến sự tham gia của giới trẻ trong phong trào đại kết và Sức khỏe và sự Chữa lành là những chủ đề của năm nay.
Cô Joy Bohol điều hành Chương trình về Sự Tham gia của giới trẻ tại Hội đồng Các Giáo hội Thế giới, nói với đài Vatican rằng những người trẻ thực sự mong đợi đại hội của ngày 12 tháng 8.
"Chúng tôi rất phấn chấn, khi nhận được những hăng say nồng nhiệt của nhiều người trẻ trên khắp thế giới."
Báo cáo qua trang mạng
Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên đại hội năm nay được tổ chức trực tuyến, bao gồm nhiều sự kiện khác nhau, với sự trợ giúp của công nghệ điện toán đã liên kết các nơi khác nhau trên thế giới lại.
Theo cô Bohol, đại hội ảo này “làm nổi bật những đóng góp khác nhau từ khắp nơi trên thế giới”. “Bạn thấy những người trẻ điều hành các phần khác nhau của đại hội qua các trang mạng trực tuyến.”
Một phần của Đại hội Giới trẻ Thế giới toàn cầu này là các bài bá cáo của các vùng khác nhau trên thế giới, bao gồm Đại Dương châu, châu Phi, châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Mỹ Latinh. Có rất nhiều bài hát được sáng tác và viết đặc biệt cho ngày Quốc tế Giới trẻ này.
Thanh niên nơi tuyến đầu
Nói về tầm quan trọng của những người trẻ trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay, cô Bohol nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su và các tông đồ của Ngài cũng là những người trẻ. Cô nêu rõ giới trẻ trên thế giới là những người đang ở “tuyến đầu sử dụng các thành quả của chúng ta và qua đức tin, họ giải quyết các vấn đề khác nhau trong thế giới của chúng ta ngày nay, vì vậy Giáo hội được mời gọi cung cấp những không gian lãnh đạo chung với những người trẻ nhằm mở mang Nước Chúa trên trần thế.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
SOS giáo xứ Thị Nghè Sàigon bị chính quyền chiếm đoạt tài sản
Nhóm PV Vietcatholic
10:36 12/08/2020
GIÁO XỨ THỊ NGHÈ (SÀI GÒN) KÊU CỨU VỀ TÀI SẢN BỊ CHIẾM ĐOẠT
Họ đạo (Giáo xứ) Thị Nghè là một giáo xứ kỳ cựu, không chỉ đối với Tổng Giáo phận Sàigòn mà còn là của cả Giáo Hội Việt Nam. Lịch sử còn ghi lại: “Lúc Đức Cha Vêrô qua đời tại Qui Nhơn năm 1799 thì bổn đạo Họ Thị Nghè cũng luân phiên đến đọc kinh cầu nguyện cho Đức Cha”. Như thế, Họ đạo Thị Nghè hiện diện đã hơn 200 năm. Năm 1850. Đức Cha Ngãi (Lefèbvre) đã lập chủng viện tạm tại Họ đạo Thị Nghè.
Trong số các linh mục lui tới họ đạo trong thời gian này, có Thánh Phaolô Lê Văn Lộc để lại dấu ấn đậm nét khi làm giám đốc chủng viện Thị Nghè. Sử liệu ghi nhận trong khoảng một năm cha đã dẫn về đoàn chiên Giáo hội hơn 200 tân tòng.
Một giáo xứ kỳ cựu có bề dày lịch sử đáng nể như thế, lẽ ra phải được trân trọng gìn giữ như một di sản không chỉ về mặt tôn giáo mà còn về mặt lịch sử và văn hóa.
Thế nhưng gần đây, giáo xứ ấy lại phải đau đớn cất lên tiếng kêu cứu vì tài sản giáo xứ bị chiếm đoạt. Trong Thư Ngỏ gửi Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo xứ Thị Nghè tháng 8/2020, Văn Phòng Giáo xứ viết:
“Với văn bản ngụy tạo, vô giá trị về mặt pháp lý này, chính quyền đang sử dụng để tuyên truyền nhằm đánh lừa, làm cho dư luận hiểu sai sự thật, theo hướng có lợi cho hành động sai trái đất trường Phước An của Giáo xứ”.
Bài viết này nhằm gióng lên tiếng chuông khẩn cấp, xin độc giả cầu nguyện cho Giáo xứ Thị Nghè, hiệp thông nâng đỡ họ, đồng thời cùng lên tiếng đòi lại công lý cho những người giáo dân hiền lành nhân hậu đang phải chịu bất công.
Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích “đất trường PhướcAn”, “văn bản ngụy tạo” mà Thư Ngỏ đề cập, đồng thời có cái nhìn khách quan về toàn bộ sự việc từ đầu đến nay.
I. TÒA TỔNG GIÁM MỤC SÀIGÒN CHO NHÀ NƯỚC MƯỢN TRƯỜNG PHƯỚC AN
Trước biến cố 1975, Trường Tiểu Học Phước An (Tư Thục Phước An Thị Nghè) là trường Công Giáo. Sau 1975, theo chủ trương trưng dụng các cơ sở tôn giáo của nhà nước, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký Giấy Ủy Quyền số 019/UBGD/TSTGM/75 ủy quyền Trường Phước An cho Cha Võ Văn Tân “để Cơ sở trên được bảo tồn theo đúng tinh thần của Giáo Hội”.
Trong giấy ủy quyền này, Tòa Tổng Giám Mục nói rõ: “Cơ sở này được xây cất do tiền của họ đạo Thị Nghè đài thọ, vì thế những tài sản này thuộc về tài sản của Giáo Hội Công Giáo mà Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn có bổn phận phải quản trị”.
Sau đó, vào ngày 10 tháng 10 năm 1975, Trong Thông cáo chung của Sở Giáo Dục Tp HCM và Ủy Ban Liên Lạc Giáo Dục Công Giáo về việc công lập hóa các tư thục Công Giáo, có các điểm đáng lưu ý sau:
1. Giáo phận Sài Gòn đồng ý trao cho Nhà nước quyền sử dụng các trường sở thuộc Giáo phận kể từ niên khóa 1975-1976 để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.
2. Quyền sở hữu các trường sở nói trên vẫn thuộc về Giáo Hội Công Giáo.
Điều đó có nghĩa là Tổng Giáo phận cho nhà nước mượn các cơ sở giáo dục của Tổng Giáo phận, trong đó có trường Phước An (đổi tên thành trường tiểu học Phù Đổng), và chủ quyền vẫn thuộc về Tổng Giáo phận.
II. LẬP LỜ VÀ NGỤY TẠO
Việc Tòa Giám mục cho mượn trường đã rõ ràng và chủ quyền của Tổng Giáo phận trên các cơ sở của Giáo Hội cũng không thể chối cãi được. Thế mà “chính quyền đã ngụy tạo bằng một văn bản giả mạo, được cho là với chữ ký của cha Dominico Võ Văn Tân, nhưng không có dấu mộc của giáo xứ Thị Nghè, cũng không có chữ ký của Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ. Với văn bản ngụy tạo, vô giá trị về mặt pháp lý này, chính quyền đang sử dụng để tuyên truyền nhằm đánh lừa, làm cho dư luận hiểu sai sự thật, theo hướng có lợi cho hành động chiếm đoạt sai trái đất trường Phước An của Giáo xứ” (Trích Thư Ngỏ của Văn phòng Giáo xứ Thị Nghè).
Văn phòng Giáo xứ lập luận rất chặt chẽ: “Nếu như cha sở Dominico Võ Văn Tân đã ký văn bản này, thì tại sao trong việc bàn giao kế thừa hồ sơ nhà đất của Giáo xứ, cha Dominico Tân không có bàn giao văn bản này cho cha sở Phêrô Nguyễn Công Danh, và cha Phêrô Danh cũng không bàn giao cho cha sở Phêrô Nguyễn Thanh Tùng? ”
Một chứng cớ khác cho thấy chính quyền đã ngụy tạo văn bản hiến tặng. Trong Tờ Đăng Ký Nhà Đất vào những năm 1996 và 1999, Cha Phêrô Nguyễn Công Danh còn kê khai rất rõ ràng, với bản đồ về 2 cơ sở trường Phước An (Phù Đổng). Tờ khai này còn được Đức cố Giám Mục Phụ Tá Louis Phạm văn Nẫm ký, đóng dấu, được cha sở Phêrô Nguyễn công Danh ký tên, đóng dấu và được chủ tịch phường 19, quận Bình Thạnh ký tên, đóng dấu xác nhận.
III. HỌ ĐẠO THỊ NGHÈ KÊU CỨU
Từ văn bản ngụy tạo ấy, nhà cầm quyền thành phố HCM (Sài Gòn) và quận Bình Thạnh đã có những quyết định sai trái, bất công và coi thường giáo dân ở Giáo xứ Thị Nghè.
Nhà cầm quyền đã ngang ngược dựa trên văn bản ngụy tạo để chiếm đoạt 2 cơ sở trường Phước An, cấp quyền sở hữu cho trường Phù Đổng với văn bản BR 453948 (cơ sở 1) và BR 453947 (cơ sở 2) ký ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhưng không có bất kỳ sự trao đổi hay thông báo gì cho giáo xứ Thị Nghè.
Mãi đến gần đây khi Cha chính xứ Phêrô Nguyễn Thanh Tùng và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cho đo đạc lại diện tích đất của Giáo xứ mới phát hiện ra sai trái này. Thư Ngỏ của Văn phòng Giáo xứ Thị Nghè chỉ rõ “hành vi cướp nhanh, không có óc suy xét” trong việc ghi địa chỉ cơ sở 1 là 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh thành 119/15 Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Ngày 16 tháng 10 Năm 2019, Cha chính xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ đã viết Đơn Khiếu Nại về chủ quyền trường Phước An – Phù Đổng thuộc giáo xứ Thị Nghè gởi Ủy ban nhân dân thành phố HCM và Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh nhắc lại rằng “1. Giáo phận Sài Gòn đồng ý trao cho Nhà nước quyền sử dụng các trường sở thuộc giáo phận kể từ niên khóa 1975-1976 này, để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.” “2. Quyền sở hữu các trường nói trên vẫn thuộc về Giáo Hội Công Giáo”, và theo Tờ Khai sử dụng đất, do linh mục Nguyễn Công Danh kê khai ngày 05/08/1996 với đầy đủ bản đồ và ghi chú cụ thể, chính xác trong bản kê khai, được ký bởi Đức Giám Mục Alôisiô Phạm Văn Nẫm, của linh mục Nguyễn Công Danh và được xác nhận với ấn ký của ông Ngô Phong Cảnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 19, trong đó có bản đồ với các cơ sở được ghi chú rất cụ thể và chính xác: “Trường Phù Đổng – Tòa Tổng giám mục TP. HCM cho mượn sử dụng”.
Đơn khiếu nại viết rõ: “Chúng tôi phản đối Quyết định cấp giấy chủ quyền cơ sở tôn giáo của chúng tôi cho trường Phù Đổng, phản đối thư hồi đáp vô căn cứ của bà Thái Thị Hồng Nga và chúng tôi yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố thu hồi quyết định sai trái, phi pháp của ông cựu phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín.”
Ngày 12/07/2020, Giáo xứ nhận được văn thư 2361/UBND, do bà Thái Thị Hồng Nga, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ký, cho rằng hai cơ sở “trường tiểu học Phù Đổng bao gồm cả tường rào là tài sản của Nhà nước thuộc quyền quản lý của trường Phù Đổng”.
Ngày 13 tháng 07 năm 2020, Cha chính xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ gửi thư phảm đối, nói rõ rằng Bà Nga căn cứ trên hai Giấy chứng nhận số BR 453947 và BR 453948 do phạm nhân Nguyễn Hữu Tín và phạm nhân Đào Anh Kiệt ký bất hợp pháp, hoàn toàn sai trái. (Hai ông ký giấy chứng nhận phi pháp ấy đã bị kết án tù vì liên quan đến nhiều sai phạm về đất đai, nên thư này viết “phạm nhân Nguyễn Hữu Tín và phạm nhân Đào Anh Kiệt ký bất hợp pháp”.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng ngày 18 tháng 11 năm 2016, Ban Giám hiệu trường Phù Đổng đã gửi văn thư số 171/PĐ đến Văn phòng Giáo xứ để xin xây thêm các phòng chức năng. Cha chính xứ và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã có văn thư trả lời rằng nhà trường “không được xây dựng thêm cơ sở trên đất Giáo hội cho mượn”.
Ngày 27 tháng 6 năm 2019, Cha chính xứ Phêrô và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã có văn thư gửi nhà cầm quyền các cấp trong quân Bình Thạnh để phản đối việc “Nhà trường Phù Đổng đã chặt đốn cây xanh, xây sửa sân trường và dựng mái che trên tài sản thuộc chủ quyền của Giáo xứ” mà không có ý kiến đồng ý cho phép của Giáo xứ.
Văn thư viết: “Đại diện cộng đoàn giáo xứ, chúng tôi phản đối và tố giác hành động sai trái trên phần tài sản tôn giáo thuộc giáo xứ Thị Nghè với hai cơ sở trường học Phù Đổng 1 và 2 của chúng tôi. Vậy chúng tôi gởi đơn thư này để phản đối và yêu cầu Quý Ủy Ban quận Bình Thạnh, Phòng Giáo dục quận Bình Thạnh và trường Phù Đổng lập tức dừng việc thi công nhà trường”.
Cha chính xứ Phêrô và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cũng đã làm Tờ Trình về tình hình Giáo xứ kính gửi Đức cha Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng (lúc ngài còn làm Giám quản Sàigòn), Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Cha Tổng Đại diện Inhatiô Hồ Văn Xuân, Cha Chưởng ấn và Quý Cha Ban Tư Vấn Tổng giáo phận Sài Gòn để các ngài biết rõ sự việc.
Giáo Hội không bao giờ bám vào tài sản vật chất, nhưng Giáo Hội luôn muốn công lý được tôn trọng và quyền sở hữu hợp pháp của người dân được nhìn nhận. Do đó Dân Chúa muốn gióng lên tiếng chuông kêu cứu mỗi khi quyền lợi hợp pháp của mình bị chà đạp.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Cha chính xứ và Giáo xứ Thị Nghè, cầu nguyện cho công lý và cầu nguyện cho những người thiếu thiện chí với công ích. Đồng thời chúng ta cũng nói lên tiếng nói chung để mọi người biết tôn trọng công bình và sự thật.
Nhóm PV Vietcatholic
Trong số các linh mục lui tới họ đạo trong thời gian này, có Thánh Phaolô Lê Văn Lộc để lại dấu ấn đậm nét khi làm giám đốc chủng viện Thị Nghè. Sử liệu ghi nhận trong khoảng một năm cha đã dẫn về đoàn chiên Giáo hội hơn 200 tân tòng.
Một giáo xứ kỳ cựu có bề dày lịch sử đáng nể như thế, lẽ ra phải được trân trọng gìn giữ như một di sản không chỉ về mặt tôn giáo mà còn về mặt lịch sử và văn hóa.
Thế nhưng gần đây, giáo xứ ấy lại phải đau đớn cất lên tiếng kêu cứu vì tài sản giáo xứ bị chiếm đoạt. Trong Thư Ngỏ gửi Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo xứ Thị Nghè tháng 8/2020, Văn Phòng Giáo xứ viết:
“Với văn bản ngụy tạo, vô giá trị về mặt pháp lý này, chính quyền đang sử dụng để tuyên truyền nhằm đánh lừa, làm cho dư luận hiểu sai sự thật, theo hướng có lợi cho hành động sai trái đất trường Phước An của Giáo xứ”.
Bài viết này nhằm gióng lên tiếng chuông khẩn cấp, xin độc giả cầu nguyện cho Giáo xứ Thị Nghè, hiệp thông nâng đỡ họ, đồng thời cùng lên tiếng đòi lại công lý cho những người giáo dân hiền lành nhân hậu đang phải chịu bất công.
Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích “đất trường PhướcAn”, “văn bản ngụy tạo” mà Thư Ngỏ đề cập, đồng thời có cái nhìn khách quan về toàn bộ sự việc từ đầu đến nay.
I. TÒA TỔNG GIÁM MỤC SÀIGÒN CHO NHÀ NƯỚC MƯỢN TRƯỜNG PHƯỚC AN
Trước biến cố 1975, Trường Tiểu Học Phước An (Tư Thục Phước An Thị Nghè) là trường Công Giáo. Sau 1975, theo chủ trương trưng dụng các cơ sở tôn giáo của nhà nước, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký Giấy Ủy Quyền số 019/UBGD/TSTGM/75 ủy quyền Trường Phước An cho Cha Võ Văn Tân “để Cơ sở trên được bảo tồn theo đúng tinh thần của Giáo Hội”.
Sau đó, vào ngày 10 tháng 10 năm 1975, Trong Thông cáo chung của Sở Giáo Dục Tp HCM và Ủy Ban Liên Lạc Giáo Dục Công Giáo về việc công lập hóa các tư thục Công Giáo, có các điểm đáng lưu ý sau:
1. Giáo phận Sài Gòn đồng ý trao cho Nhà nước quyền sử dụng các trường sở thuộc Giáo phận kể từ niên khóa 1975-1976 để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.
2. Quyền sở hữu các trường sở nói trên vẫn thuộc về Giáo Hội Công Giáo.
Điều đó có nghĩa là Tổng Giáo phận cho nhà nước mượn các cơ sở giáo dục của Tổng Giáo phận, trong đó có trường Phước An (đổi tên thành trường tiểu học Phù Đổng), và chủ quyền vẫn thuộc về Tổng Giáo phận.
II. LẬP LỜ VÀ NGỤY TẠO
Việc Tòa Giám mục cho mượn trường đã rõ ràng và chủ quyền của Tổng Giáo phận trên các cơ sở của Giáo Hội cũng không thể chối cãi được. Thế mà “chính quyền đã ngụy tạo bằng một văn bản giả mạo, được cho là với chữ ký của cha Dominico Võ Văn Tân, nhưng không có dấu mộc của giáo xứ Thị Nghè, cũng không có chữ ký của Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ. Với văn bản ngụy tạo, vô giá trị về mặt pháp lý này, chính quyền đang sử dụng để tuyên truyền nhằm đánh lừa, làm cho dư luận hiểu sai sự thật, theo hướng có lợi cho hành động chiếm đoạt sai trái đất trường Phước An của Giáo xứ” (Trích Thư Ngỏ của Văn phòng Giáo xứ Thị Nghè).
Văn phòng Giáo xứ lập luận rất chặt chẽ: “Nếu như cha sở Dominico Võ Văn Tân đã ký văn bản này, thì tại sao trong việc bàn giao kế thừa hồ sơ nhà đất của Giáo xứ, cha Dominico Tân không có bàn giao văn bản này cho cha sở Phêrô Nguyễn Công Danh, và cha Phêrô Danh cũng không bàn giao cho cha sở Phêrô Nguyễn Thanh Tùng? ”
Một chứng cớ khác cho thấy chính quyền đã ngụy tạo văn bản hiến tặng. Trong Tờ Đăng Ký Nhà Đất vào những năm 1996 và 1999, Cha Phêrô Nguyễn Công Danh còn kê khai rất rõ ràng, với bản đồ về 2 cơ sở trường Phước An (Phù Đổng). Tờ khai này còn được Đức cố Giám Mục Phụ Tá Louis Phạm văn Nẫm ký, đóng dấu, được cha sở Phêrô Nguyễn công Danh ký tên, đóng dấu và được chủ tịch phường 19, quận Bình Thạnh ký tên, đóng dấu xác nhận.
III. HỌ ĐẠO THỊ NGHÈ KÊU CỨU
Từ văn bản ngụy tạo ấy, nhà cầm quyền thành phố HCM (Sài Gòn) và quận Bình Thạnh đã có những quyết định sai trái, bất công và coi thường giáo dân ở Giáo xứ Thị Nghè.
Nhà cầm quyền đã ngang ngược dựa trên văn bản ngụy tạo để chiếm đoạt 2 cơ sở trường Phước An, cấp quyền sở hữu cho trường Phù Đổng với văn bản BR 453948 (cơ sở 1) và BR 453947 (cơ sở 2) ký ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhưng không có bất kỳ sự trao đổi hay thông báo gì cho giáo xứ Thị Nghè.
Mãi đến gần đây khi Cha chính xứ Phêrô Nguyễn Thanh Tùng và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cho đo đạc lại diện tích đất của Giáo xứ mới phát hiện ra sai trái này. Thư Ngỏ của Văn phòng Giáo xứ Thị Nghè chỉ rõ “hành vi cướp nhanh, không có óc suy xét” trong việc ghi địa chỉ cơ sở 1 là 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh thành 119/15 Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Ngày 16 tháng 10 Năm 2019, Cha chính xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ đã viết Đơn Khiếu Nại về chủ quyền trường Phước An – Phù Đổng thuộc giáo xứ Thị Nghè gởi Ủy ban nhân dân thành phố HCM và Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh nhắc lại rằng “1. Giáo phận Sài Gòn đồng ý trao cho Nhà nước quyền sử dụng các trường sở thuộc giáo phận kể từ niên khóa 1975-1976 này, để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.” “2. Quyền sở hữu các trường nói trên vẫn thuộc về Giáo Hội Công Giáo”, và theo Tờ Khai sử dụng đất, do linh mục Nguyễn Công Danh kê khai ngày 05/08/1996 với đầy đủ bản đồ và ghi chú cụ thể, chính xác trong bản kê khai, được ký bởi Đức Giám Mục Alôisiô Phạm Văn Nẫm, của linh mục Nguyễn Công Danh và được xác nhận với ấn ký của ông Ngô Phong Cảnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 19, trong đó có bản đồ với các cơ sở được ghi chú rất cụ thể và chính xác: “Trường Phù Đổng – Tòa Tổng giám mục TP. HCM cho mượn sử dụng”.
Đơn khiếu nại viết rõ: “Chúng tôi phản đối Quyết định cấp giấy chủ quyền cơ sở tôn giáo của chúng tôi cho trường Phù Đổng, phản đối thư hồi đáp vô căn cứ của bà Thái Thị Hồng Nga và chúng tôi yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố thu hồi quyết định sai trái, phi pháp của ông cựu phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín.”
Ngày 12/07/2020, Giáo xứ nhận được văn thư 2361/UBND, do bà Thái Thị Hồng Nga, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh ký, cho rằng hai cơ sở “trường tiểu học Phù Đổng bao gồm cả tường rào là tài sản của Nhà nước thuộc quyền quản lý của trường Phù Đổng”.
Ngày 13 tháng 07 năm 2020, Cha chính xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ gửi thư phảm đối, nói rõ rằng Bà Nga căn cứ trên hai Giấy chứng nhận số BR 453947 và BR 453948 do phạm nhân Nguyễn Hữu Tín và phạm nhân Đào Anh Kiệt ký bất hợp pháp, hoàn toàn sai trái. (Hai ông ký giấy chứng nhận phi pháp ấy đã bị kết án tù vì liên quan đến nhiều sai phạm về đất đai, nên thư này viết “phạm nhân Nguyễn Hữu Tín và phạm nhân Đào Anh Kiệt ký bất hợp pháp”.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng ngày 18 tháng 11 năm 2016, Ban Giám hiệu trường Phù Đổng đã gửi văn thư số 171/PĐ đến Văn phòng Giáo xứ để xin xây thêm các phòng chức năng. Cha chính xứ và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã có văn thư trả lời rằng nhà trường “không được xây dựng thêm cơ sở trên đất Giáo hội cho mượn”.
Ngày 27 tháng 6 năm 2019, Cha chính xứ Phêrô và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã có văn thư gửi nhà cầm quyền các cấp trong quân Bình Thạnh để phản đối việc “Nhà trường Phù Đổng đã chặt đốn cây xanh, xây sửa sân trường và dựng mái che trên tài sản thuộc chủ quyền của Giáo xứ” mà không có ý kiến đồng ý cho phép của Giáo xứ.
Văn thư viết: “Đại diện cộng đoàn giáo xứ, chúng tôi phản đối và tố giác hành động sai trái trên phần tài sản tôn giáo thuộc giáo xứ Thị Nghè với hai cơ sở trường học Phù Đổng 1 và 2 của chúng tôi. Vậy chúng tôi gởi đơn thư này để phản đối và yêu cầu Quý Ủy Ban quận Bình Thạnh, Phòng Giáo dục quận Bình Thạnh và trường Phù Đổng lập tức dừng việc thi công nhà trường”.
Cha chính xứ Phêrô và Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cũng đã làm Tờ Trình về tình hình Giáo xứ kính gửi Đức cha Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng (lúc ngài còn làm Giám quản Sàigòn), Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Cha Tổng Đại diện Inhatiô Hồ Văn Xuân, Cha Chưởng ấn và Quý Cha Ban Tư Vấn Tổng giáo phận Sài Gòn để các ngài biết rõ sự việc.
Giáo Hội không bao giờ bám vào tài sản vật chất, nhưng Giáo Hội luôn muốn công lý được tôn trọng và quyền sở hữu hợp pháp của người dân được nhìn nhận. Do đó Dân Chúa muốn gióng lên tiếng chuông kêu cứu mỗi khi quyền lợi hợp pháp của mình bị chà đạp.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Cha chính xứ và Giáo xứ Thị Nghè, cầu nguyện cho công lý và cầu nguyện cho những người thiếu thiện chí với công ích. Đồng thời chúng ta cũng nói lên tiếng nói chung để mọi người biết tôn trọng công bình và sự thật.
Nhóm PV Vietcatholic
Viết Cho Những Vị Bị Tạm Ngưng Chịu Chức Linh Mục?!
Lm Lê Văn La Vinh, OP
10:55 12/08/2020
Đại dịch cúm Corona đang hoành hành khắp thế giới và đã trở lại Việt Nam sau vài tháng tạm dừng.
Cơn đại dịch xảy ra đã làm ngưng trệ tất cả: cả người, cả việc, cả sự kiện, cả chương trình… và chính sự ngưng trệ - do phải phòng, chống đại dịch - đã tạo ra nhiều điều mất, gây ra những hụt hẫng, những lo sợ và hoang mang – có thể nói luôn là (bị) choáng váng - cho cả cộng đồng.
Không dám lạm bàn để nói đến những chuyện đại sự của thế giới, của quốc gia, của xã hội… mà người viết bài này chỉ xin được bày tỏ đôi chút tâm tình với những “phó” linh mục, những “chuẩn” linh mục mà nói theo kiểu dân gian là những “xém” linh mục… trong chính những ngày này (8/2020).
Khi đọc những hạn từ “phó – chuẩn – xém” linh mục, xin mọi người hiểu cho là những anh em này chỉ còn có vài ngày nữa thôi thì trở thành linh mục (với mạch văn này, người viết không muốn dùng từ “ứng sinh linh mục” hay “tiến chức”).
Mọi chuyện đã xong, mọi sự chuẩn bị tương đối là ổn thỏa… thế mà… thế mà… tất cả đều phải ngưng; ngưng để phòng dịch, ngưng để chống dịch đang tràn lan trên đất nước này.
Sau bao năm nỗ lực để tu, để học, cùng với những cố gắng với tất cả sự thành tâm và thiện chí của mình, các anh em đợi chờ đến ngày được chọn, ngày hồng phúc mà (lúc đó) các anh em được lãnh nhận thiên chức linh mục.
Và giờ đây, ngày đó đã đến. Lúc này, các anh em đã chuẩn bị đầy đủ “bên trong”, “bên ngoài” cho ngày hồng phúc này.
Thế nhưng dịch cúm tái phát và tất cả đều phải ngưng. Ngưng vô thời hạn.
Người ta vẫn nói, muốn hiểu được ai thì cứ đặt mình vô hoàn cảnh của người đó…
Hôm nay, thử đặt mình vào vị trí của các anh em – những “xém” linh mục – này, chúng ta mới cảm nhận được sự hụt hẫng, chơi vơi. Những háo hứt, những hy vọng và ước mơ, những dự định tương lại cho sứ vụ mới của người linh mục nơi các anh em đã có… nhưng hôm nay, tất cả đều dừng lại… dừng lại để chờ thông báo mới…
Thương quá cho các anh em, thương cho gia đình và phụ huynh các anh em cũng như gia quyến và bạn bè.
Sự trông chờ, niềm hy vọng, cùng với niềm vui rộn rã của ngày hồng phúc mà chỉ còn vài bước chân là có được… nay như biến mất: sụp đổ, hụt hẫng, chơi vơi… chắc là tâm trạng của các anh em lúc này đúng không? ? !! Khóc lúc này thì không đúng, không phải; nhưng có lẽ cũng không ai cười nỗi trong hoàn cảnh này đâu.
Viết bài này cho anh em ngay cái ngày mà lẽ ra là ngày hồng phúc, ngày vui lớn của mọi người. Thế nhưng, ngày này đã trôi qua lặng lẽ, lặng lẽ nơi các em, lặng lẽ nơi gia đình, nơi các giáo xứ và lặng lẽ nơi một xã hội đang bị cách ly vì đại dịch.
Vẫn biết rằng thánh ý Thiên Chúa thì nhiệm mầu, và cùng xác tín rằng mọi chuyện xảy ra đều nằm trong sự quan phòng thương yêu của Thiên Chúa… đây là xác tín; tất cả chúng ta đều tin và hiểu điều này. Và chúng ta vẫn biết Thiên Chúa vẫn “có cách” của Ngài mà chúng ta chưa hiểu, chưa suy thấu đáo thôi…
Phần còn lại là chúng ta và cả những anh em “xém” linh mục này; chúng ta cứ nói lời XIN VÂNG. Xin vâng để cho thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc đời mỗi người – trong thời đại hôm nay.
Hơn nữa, sự mất mát, thiệt thòi của các anh em hôm nay, có thể xem đó là một sự hy sinh đó chứ, hy sinh vì sự an toàn của người khác, hy sinh niềm vui của mình vì sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng… Và tất cả những sự hy sinh bản thân vì người khác đều thật đáng được trân quý và nêu gương.
Thiết nghĩ, các anh em nên lấy làm vui vì anh em cũng đã góp phần cùng với mọi người trong việc phòng chống và đẩy lui cơn đại dịch này.
Xin được một lần nắm tay anh em và siết thật chặt để cùng chia sẻ tâm tình với mỗi anh em trong chính lúc này; và cùng để “truyền lửa” cho nhau để chúng mình còn cùng nhau đi tiếp trên hành trình theo Chúa trong ơn gọi của những người thánh hiến.
Cố lên… cố lên… Chúa ở cùng chúng ta đó mọi người ơi, nhớ nhé.
Ngày 4/8/2020
Lễ thánh G.M Vianney – Bổn mạng các linh mục
Cơn đại dịch xảy ra đã làm ngưng trệ tất cả: cả người, cả việc, cả sự kiện, cả chương trình… và chính sự ngưng trệ - do phải phòng, chống đại dịch - đã tạo ra nhiều điều mất, gây ra những hụt hẫng, những lo sợ và hoang mang – có thể nói luôn là (bị) choáng váng - cho cả cộng đồng.
Không dám lạm bàn để nói đến những chuyện đại sự của thế giới, của quốc gia, của xã hội… mà người viết bài này chỉ xin được bày tỏ đôi chút tâm tình với những “phó” linh mục, những “chuẩn” linh mục mà nói theo kiểu dân gian là những “xém” linh mục… trong chính những ngày này (8/2020).
Khi đọc những hạn từ “phó – chuẩn – xém” linh mục, xin mọi người hiểu cho là những anh em này chỉ còn có vài ngày nữa thôi thì trở thành linh mục (với mạch văn này, người viết không muốn dùng từ “ứng sinh linh mục” hay “tiến chức”).
Sau bao năm nỗ lực để tu, để học, cùng với những cố gắng với tất cả sự thành tâm và thiện chí của mình, các anh em đợi chờ đến ngày được chọn, ngày hồng phúc mà (lúc đó) các anh em được lãnh nhận thiên chức linh mục.
Và giờ đây, ngày đó đã đến. Lúc này, các anh em đã chuẩn bị đầy đủ “bên trong”, “bên ngoài” cho ngày hồng phúc này.
Thế nhưng dịch cúm tái phát và tất cả đều phải ngưng. Ngưng vô thời hạn.
Người ta vẫn nói, muốn hiểu được ai thì cứ đặt mình vô hoàn cảnh của người đó…
Hôm nay, thử đặt mình vào vị trí của các anh em – những “xém” linh mục – này, chúng ta mới cảm nhận được sự hụt hẫng, chơi vơi. Những háo hứt, những hy vọng và ước mơ, những dự định tương lại cho sứ vụ mới của người linh mục nơi các anh em đã có… nhưng hôm nay, tất cả đều dừng lại… dừng lại để chờ thông báo mới…
Thương quá cho các anh em, thương cho gia đình và phụ huynh các anh em cũng như gia quyến và bạn bè.
Sự trông chờ, niềm hy vọng, cùng với niềm vui rộn rã của ngày hồng phúc mà chỉ còn vài bước chân là có được… nay như biến mất: sụp đổ, hụt hẫng, chơi vơi… chắc là tâm trạng của các anh em lúc này đúng không? ? !! Khóc lúc này thì không đúng, không phải; nhưng có lẽ cũng không ai cười nỗi trong hoàn cảnh này đâu.
Viết bài này cho anh em ngay cái ngày mà lẽ ra là ngày hồng phúc, ngày vui lớn của mọi người. Thế nhưng, ngày này đã trôi qua lặng lẽ, lặng lẽ nơi các em, lặng lẽ nơi gia đình, nơi các giáo xứ và lặng lẽ nơi một xã hội đang bị cách ly vì đại dịch.
Vẫn biết rằng thánh ý Thiên Chúa thì nhiệm mầu, và cùng xác tín rằng mọi chuyện xảy ra đều nằm trong sự quan phòng thương yêu của Thiên Chúa… đây là xác tín; tất cả chúng ta đều tin và hiểu điều này. Và chúng ta vẫn biết Thiên Chúa vẫn “có cách” của Ngài mà chúng ta chưa hiểu, chưa suy thấu đáo thôi…
Phần còn lại là chúng ta và cả những anh em “xém” linh mục này; chúng ta cứ nói lời XIN VÂNG. Xin vâng để cho thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc đời mỗi người – trong thời đại hôm nay.
Hơn nữa, sự mất mát, thiệt thòi của các anh em hôm nay, có thể xem đó là một sự hy sinh đó chứ, hy sinh vì sự an toàn của người khác, hy sinh niềm vui của mình vì sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng… Và tất cả những sự hy sinh bản thân vì người khác đều thật đáng được trân quý và nêu gương.
Thiết nghĩ, các anh em nên lấy làm vui vì anh em cũng đã góp phần cùng với mọi người trong việc phòng chống và đẩy lui cơn đại dịch này.
Xin được một lần nắm tay anh em và siết thật chặt để cùng chia sẻ tâm tình với mỗi anh em trong chính lúc này; và cùng để “truyền lửa” cho nhau để chúng mình còn cùng nhau đi tiếp trên hành trình theo Chúa trong ơn gọi của những người thánh hiến.
Cố lên… cố lên… Chúa ở cùng chúng ta đó mọi người ơi, nhớ nhé.
Ngày 4/8/2020
Lễ thánh G.M Vianney – Bổn mạng các linh mục
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thao Thức Và Chia Sẻ Về Việc Dạy Giáo Lý Bằng Phương Tiện Truyền Thông
Linh mục Stêphanô Trần Ngọc Nhơn
10:52 12/08/2020
Thao Thức Và Chia Sẻ Về Việc Dạy Giáo Lý Bằng Phương Tiện Truyền Thông
1. Điều muốn nói …
Tôi gặp gỡ tình cờ với anh Gioan Lê Quang Vinh, một giảng viên của Ban Giáo lý TGP Sài Gòn, tâm huyết cổ võ việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông. Anh cũng là đồng môn lớp đàn anh của tôi. Tôi giới thiệu sơ qua những công việc mà anh em vốn từ lâu đã có chung ý tưởng. Anh rất tâm đắc và đã gợi ý và khuyên tôi viết này.
Mới đây tôi lại được cha Trăng Thập Tự hiện ở Tòa Giám Mục Qui Nhơn ghé thăm như thế, ngài cũng tán đồng và động viên, nên mới mạnh dạn ‘lên tiếng’ đây.
Trong khi xã hội đang sôi nổi hô hào giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các trường lớp, thì chúng ta vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Chỉ cần gõ vào Google từ khóa “giáo án điện tử” là thấy xuất hiện nhiều trang mạng chứa cả một thư viện giáo án điện tử online rất phong phú. Để viết bài này tôi đã lướt qua những trang web đó. Dù đã biết như thế nhưng không khỏi kinh ngạc trước sự phát triển giáo án điện tử trong giáo dục nhanh chóng đến thế. Còn trong Giáo hội, bao đời Đức Giáo Hoàng hô hào, cổ võ nhưng cũng không khỏi kinh ngạc vì chưa có một giáo án điện tử giáo lý nào trên mạng cả.
Rất mong các giáo xứ đầu tư đúng tầm, đúng mức vào việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông để đáp ứng nhu cầu học giáo lý sinh động và phù hợp với con người ngày nay? Đó mới chỉ là thao thức. Thao thức đang nhiều hơn và lớn hơn những nỗ lực của chúng ta trong Hội Thánh. Ước gì có thêm nhiều thợ gặt lành nghề được sai đến trên cánh đồng đã đến ngày gặt hái này!
2. Nhỏ bé thôi…
Để chia sẻ tiếp, xin giới thiệu sơ lược về bản thân đã gắn bó với giáo án điện tử giáo lý hơn 20 năm như thế nào. Chịu chức linh mục giữa năm 2000. Thay vì đi nghỉ 3 tháng sau chịu chức, tôi mua máy vi tính để bàn và bắt đầu làm quen với nó. Nhờ đã học đánh máy chữ đúng phương pháp nên dễ dàng thân thiện ngay với vi tính. Được biết sẽ làm cha sở miền núi (Tiên phước, Quảng nam) nên ngoài việc làm quen với vi tính còn phải biết cách xử lý khi máy bị ‘treo’ nữa. Thời gian đâu ở Tiên phước đã phải hai lần rước kỹ thuật viên vi tính, thật bất tiện! Phải tự mình giải quyết thôi! Tôi đã chú ý tìm hiểu và học hỏi. Thế là lần ‘treo’ máy thứ ba tôi đã tự giải quyết được. Từ đó đến nay, tôi tự cài đặt vi tính cho mình và các cha bạn, không phải nhờ đến kỹ thuật viên vi tính nữa.
Khoảng cuối năm 2002 tôi đã bỏ ra một số tiền (không nhỏ đối với cha sở miền quê lúc bấy giờ) để các thứ cần thiết để dạy giáo lý cộng đồng trong Nhà thờ như projetor (1.600 USD) và laptop ‘second-hand’ (700 USD). Từ đó đến nay, bất cứ khi nào dạy giáo lý, dù chỉ một người, tôi cũng dùng giáo trình điện tử. Tôi đã gắn bó với giáo lý bằng phương tiện truyền thông như thế đó.
Hiện nay tôi không phải lo mục vụ giáo xứ mà chỉ chăm chú vào công việc chuyên môn của mình. Càng ngày càng thấy say mê hơn và xác quyết hơn về hiệu quả của việc dạy giáo lý theo phương pháp mới này. Say mê và xác quyết hơn nên mới thao thức và mạo muội chia sẻ bài này.
3. Cánh én…
Mười lăm năm gắn bó với việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông đã thực hiện được những gì? Công việc tuy không nhiều nhưng hiệu quả lớn. Không nhiều vì có tính tự phát, không kế hoạch, không có người cộng tác, khả năng hạn chế… dù vậy vẫn thấy để lại rất nhiều hiệu quả. Chẳng hạn các lớp giáo lý như dự tòng, hôn nhân, xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, cộng đồng… các buổi tĩnh tâm, học hỏi, đố vui giáo lý cho các giới và hội đoàn thật sốt sắng, sinh động, hấp dẫn hơn. Các lớp bồi dưỡng, đào tạo giáo lý viên cấp giáo hạt, giáo xứ. Từ đơn giản nhất là chiếu những bộ phim Kinh Thánh và giáo dục đến các chuyên đề về ‘tệ nạn ma túy’, ‘tác hại của rượu’, ‘tác hại của game’, ‘chăm sóc con cái học tập với sổ nhật ký học tập’, ‘phương pháp học tập’, ‘kỹ năng sống’… thật bổ ích và có tác động lớn trên những người tham dự và cộng đồng.
Những công việc gần đây nhất:
- Hè 2016 đã cộng tác để Giáo xứ Hòa khánh khởi động dạy các lớp giáo lý bằng phương tiện truyền thông đầu tiên trong Giáo phận Đà nẵng.
- Ngày 26-3-2017 thuyết trình Tĩnh tâm cho Hội Đồng Mục vụ các Giáo xứ Giáo hạt Đà nẵng.
- Ngày 07-5-2017 Thi đố vui ô chữ cho Liên đoàn Hùng Tâm Dũng Chí Giáo phận Đà nẵng.
- Ngày 14-5-2017 Đố vui, học hỏi cho Giới trẻ Giáo hạt Đà nẵng tại Giáo xứ Tam tòa.
- Ngày 25-5-2017 thuyết tình Ngày Hội ngộ các Ban Truyền thông Giáo tỉnh Miền Trung về Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51.
Hai mươi năm say mê với việc dạy Giáo lý bằng phương tiện truyền thông đã tích lũy được một kho tài liệu, một ít kinh nghiệm, một vài giáo án giáo lý… sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Xin chia sẻ về những nhận xét, lượng giá khi dùng ‘ngôn ngữ’ truyền thông để nói với truyền thông trong giờ thuyết trình với Ban Truyền thông Giáo tỉnh Huế ngày 25 tháng 5 năm 2017 vừa qua như sau:
Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51 được chuyển thành một video clip khá sinh động với 3 phần mềm Total converter, Proshow và Movie maker quá đơn giản. Phần audio được trích từ Kênh Youtube Công Giáo (youtube.com/conggiaotonghop) và hình ảnh minh họa lấy trên internet cùng bản văn đầy đủ hiện trên màn hình. So với việc đọc bản văn Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51 bản photo thì video clip này sinh động và hấp dẫn hơn gấp 3 lần.
Nếu Sứ điệp Truyền thông đó lại được trình chiếu từng câu, từng ý qua những diagram của Powerpoint với hình ảnh minh họa thì bản văn được hiểu rõ thêm gấp 3 lần nữa.
Nếu đọc bản văn Sứ điệp từ đầu đến cuối ta chỉ cần 10-15 phút nhưng không thể hiểu hết nội dung và càng không thấy được điểm hay, điểm sâu sắc trong đó được, giống như người ‘cởi ngựa xem hoa’. Hơn nữa, đọc một bản văn khô khan như thế chẳng ai muốn đọc, chẳng ai muốn suy nghĩ cho mệt trong khi có biết bao điều hấp dẫn chung quang. Nhưng nếu dùng ngôn ngữ ‘truyền thông’ như trên chắc chắc sẽ cuốn hút người tham dự hiểu rất sâu xa nhờ thấy được cái hay của bản văn đó. Nếu có phải suy nghĩ thì cũng thấy nhẹ nhàng hơn vì được phương tiện hỗ trợ rồi.
4. Con đường sáng…
Ngày xưa, Chúa Giêsu đã phải chuẩn bị 30 năm cho 3 năm rao giảng công khai. Trong 3 năm đó có nhiều lần Chúa cầu nguyện thâu đêm suốt sáng. Cầu nguyện để khỏi đi trệch Thánh Ý Chúa Cha và để tìm cách giải nghĩa những mầu nhiệm cho con người. Nhờ đó, Chúa tìm ra những dụ ngôn, những kiểu nói, những diễn từ, những cách lập luận, những lời giảng dạy thật dễ hiểu để rao giảng những mầu nhiệm cho con người từ bình dân đến trí thức lúc bấy giờ.
Chương trình triết học và thần học các chủng viện và các học viện cũng tương tự 30 năm ẩn dật của Chúa. Nhờ triết học ta có thể học hiểu thần học và tiêu hóa những mầu nhiệm cao siêu để bú mớm cho những người bình dân.
Trong 3 năm công khai rao giảng, Chúa Giêsu luôn tìm nơi thinh lặng để cầu nguyện. Ngài dạy các môn đệ biết lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện. Trong một môi trường xã hội như hiện nay, mọi cái như luôn chuyển động, luôn ồn ào khiến cho việc cầu nguyện vốn dĩ khó khăn trở nên khó khăn hơn, nhất là những ai không quen cầu nguyện, không thích thinh lặng. Thế nhưng Thiên Chúa ở nơi thinh lặng và Ngài chỉ thích những tâm hồn yêu mến sự thinh lặng. Và trong thinh lặng con người mới có thể gặp gỡ chuyện trò với Thiên Chúa được.
Tuy nhiên, nơi thinh lặng, nơi thanh vắng đó không phải là một nơi chốn xa xôi nào mà ở ngay trong cõi lòng ta, dù đang sống trong nơi phố chợ ồn ào. Và rao giảng ‘lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’ là khi không đưa người khác vào nơi thinh lặng được thì phải tạo ra nơi thinh lặng trong lòng họ. Muốn vậy phải tạo nơi thinh lặng trong lòng ta trước mới có thể tạo nơi thinh lặng nơi lòng người khác được. Tạo nơi thinh lặng trong lòng người bằng cách dùng những ngôn ngữ của thời đại là phương tiện truyền thông đầy hình ảnh, những video clip hấp dẫn, dễ hiểu nhưng hết sức lắng đọng để rao giảng Tin Mừng.
Công việc Chúa Giêsu đã làm khi xưa, nay là mệnh lệnh cho Hội Thánh phải tiếp tục thi hành qua các phương tiện truyền thông. Nói đến Truyền thông người ta phân ra Truyền thông Mục vụ và Truyền thông Loan báo Tin Mừng. Truyền thông Mục vụ thông tin những sự kiện, những biến cố mang tính thời sự trong đời sống Hội Thánh và cố gắng đưa tinh thần Phúc âm vào để cân bằng và điều hướng dư luận trong môi trường thông tin bùng nổ mà ai cũng có thể và có quyền nói lên những ý nghĩ của mình chứ không còn dành riêng cho một giới nào. Còn Truyền thông loan báo Tin Mừng tập chú vào việc giáo dục đức tin bằng phương tiện truyền thông, tức là những giáo án giáo lý điện tử. Tìm cách dùng ngôn ngữ của thời đại để chuyển tải những chân lý đức tin cho phù hợp với con người thời đại, nhất là giới thanh thiếu niên.
Cả hai đều là cần thiết và quan trọng để loan báo Tin Mừng trong thời đại, nhưng thiết nghĩ việc cần thiết, ưu tiên cũng như có tính ‘chiến lược’ hơn phải là Truyền thông Loan báo Tin Mừng.
5. Thập giá thời @…
Lời ngôn Isaia xưa đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu nay cũng ứng nghiệm nơi các môn đệ của Ngài. “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó…” Thần Khí làm cho Lời nhập thể, Lời được rao giảng có uy quyền, Lời hy sinh mạng sống, Lời trở nên nguồn sống Vinh quang cho muôn người. Thần Khí giờ đây cũng làm cho người môn đệ có những sáng kiến biết sử dụng, chắt lọc, tạo ra từng hình ảnh, từng video clip sinh động hấp dẫn dễ hiểu để rao giảng Tin Mừng. Lời ngày xưa nhập thể qua những dụ ngôn, qua việc làm yêu thương đến chết. Lời ngày nay nhập thể vào những bài giáo lý điện tử sinh động cho mọi giới dễ dàng đón nhận chân lý, mầu nhiệm đến độ yêu như Chúa yêu là chết cho người mình yêu. Chính Thần Khí là cho những ‘con chữ’, những ‘hình ảnh’ được đưa lên màn ảnh để loan báo Tin Mừng có thần lực giống như những từ ngữ ‘ở lại’, ‘giương cao’… của thánh Gioan đã viết xuống trên giấy sau một đời suy gẫm, chiêm niệm.
Thường để có thể thuyết trình trong vòng một giờ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Ngồi nhiều giờ trước màn hình vi tính để suy nghĩ đưa tìm cách Tin Mừng đến cho người xem mỏi mắt, đau lưng lắm nhưng lúc ấy chính là lúc Thần Khí làm cho Lời lại được nhập thể và cùng với Lời ta hy hiến mạng sống mình.
Viết đến đây tôi cám hai bài hát “Cây viết chì nhỏ” và “Một mình con với Chúa” do ca sĩ Như Ý trình bày trên Vietcatholic vì lời bài hát đó giống như những suy nghĩ của tôi viết trong bài này. Có lẽ tác giả hai bài hát, ca sĩ trình bày lẫn chương trình Vietcatholic đâu có biết trước rằng có một người đang ở đâu đó đã cảm nhận, đồng cảm và cám ơn mình. Tương tự như thế, những cố gắng nỗ lực nhỏ bé của ta, có thể một lúc nào đó đem lại những lợi ích, nhất là lợi ích thiêng liêng cho một ai đó mà ta không biết. Tất cả là việc làm của Chúa Thánh Thần. Ta tin tưởng và cầu xin cho công việc giáo dục đức tin bằng phương tiện truyền thông của Hội Thánh được nhiều người quan tâm đầu tư đúng tầm và đúng mức hầu đem lại những lợi ích cho các linh hồn.
Lm Stêphanô Trần Ngọc Nhơn
1. Điều muốn nói …
Tôi gặp gỡ tình cờ với anh Gioan Lê Quang Vinh, một giảng viên của Ban Giáo lý TGP Sài Gòn, tâm huyết cổ võ việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông. Anh cũng là đồng môn lớp đàn anh của tôi. Tôi giới thiệu sơ qua những công việc mà anh em vốn từ lâu đã có chung ý tưởng. Anh rất tâm đắc và đã gợi ý và khuyên tôi viết này.
Mới đây tôi lại được cha Trăng Thập Tự hiện ở Tòa Giám Mục Qui Nhơn ghé thăm như thế, ngài cũng tán đồng và động viên, nên mới mạnh dạn ‘lên tiếng’ đây.
Trong khi xã hội đang sôi nổi hô hào giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các trường lớp, thì chúng ta vẫn chưa phổ biến rộng rãi. Chỉ cần gõ vào Google từ khóa “giáo án điện tử” là thấy xuất hiện nhiều trang mạng chứa cả một thư viện giáo án điện tử online rất phong phú. Để viết bài này tôi đã lướt qua những trang web đó. Dù đã biết như thế nhưng không khỏi kinh ngạc trước sự phát triển giáo án điện tử trong giáo dục nhanh chóng đến thế. Còn trong Giáo hội, bao đời Đức Giáo Hoàng hô hào, cổ võ nhưng cũng không khỏi kinh ngạc vì chưa có một giáo án điện tử giáo lý nào trên mạng cả.
Rất mong các giáo xứ đầu tư đúng tầm, đúng mức vào việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông để đáp ứng nhu cầu học giáo lý sinh động và phù hợp với con người ngày nay? Đó mới chỉ là thao thức. Thao thức đang nhiều hơn và lớn hơn những nỗ lực của chúng ta trong Hội Thánh. Ước gì có thêm nhiều thợ gặt lành nghề được sai đến trên cánh đồng đã đến ngày gặt hái này!
2. Nhỏ bé thôi…
Để chia sẻ tiếp, xin giới thiệu sơ lược về bản thân đã gắn bó với giáo án điện tử giáo lý hơn 20 năm như thế nào. Chịu chức linh mục giữa năm 2000. Thay vì đi nghỉ 3 tháng sau chịu chức, tôi mua máy vi tính để bàn và bắt đầu làm quen với nó. Nhờ đã học đánh máy chữ đúng phương pháp nên dễ dàng thân thiện ngay với vi tính. Được biết sẽ làm cha sở miền núi (Tiên phước, Quảng nam) nên ngoài việc làm quen với vi tính còn phải biết cách xử lý khi máy bị ‘treo’ nữa. Thời gian đâu ở Tiên phước đã phải hai lần rước kỹ thuật viên vi tính, thật bất tiện! Phải tự mình giải quyết thôi! Tôi đã chú ý tìm hiểu và học hỏi. Thế là lần ‘treo’ máy thứ ba tôi đã tự giải quyết được. Từ đó đến nay, tôi tự cài đặt vi tính cho mình và các cha bạn, không phải nhờ đến kỹ thuật viên vi tính nữa.
Khoảng cuối năm 2002 tôi đã bỏ ra một số tiền (không nhỏ đối với cha sở miền quê lúc bấy giờ) để các thứ cần thiết để dạy giáo lý cộng đồng trong Nhà thờ như projetor (1.600 USD) và laptop ‘second-hand’ (700 USD). Từ đó đến nay, bất cứ khi nào dạy giáo lý, dù chỉ một người, tôi cũng dùng giáo trình điện tử. Tôi đã gắn bó với giáo lý bằng phương tiện truyền thông như thế đó.
Hiện nay tôi không phải lo mục vụ giáo xứ mà chỉ chăm chú vào công việc chuyên môn của mình. Càng ngày càng thấy say mê hơn và xác quyết hơn về hiệu quả của việc dạy giáo lý theo phương pháp mới này. Say mê và xác quyết hơn nên mới thao thức và mạo muội chia sẻ bài này.
3. Cánh én…
Mười lăm năm gắn bó với việc dạy giáo lý bằng phương tiện truyền thông đã thực hiện được những gì? Công việc tuy không nhiều nhưng hiệu quả lớn. Không nhiều vì có tính tự phát, không kế hoạch, không có người cộng tác, khả năng hạn chế… dù vậy vẫn thấy để lại rất nhiều hiệu quả. Chẳng hạn các lớp giáo lý như dự tòng, hôn nhân, xưng tội rước lễ lần đầu, thêm sức, cộng đồng… các buổi tĩnh tâm, học hỏi, đố vui giáo lý cho các giới và hội đoàn thật sốt sắng, sinh động, hấp dẫn hơn. Các lớp bồi dưỡng, đào tạo giáo lý viên cấp giáo hạt, giáo xứ. Từ đơn giản nhất là chiếu những bộ phim Kinh Thánh và giáo dục đến các chuyên đề về ‘tệ nạn ma túy’, ‘tác hại của rượu’, ‘tác hại của game’, ‘chăm sóc con cái học tập với sổ nhật ký học tập’, ‘phương pháp học tập’, ‘kỹ năng sống’… thật bổ ích và có tác động lớn trên những người tham dự và cộng đồng.
Những công việc gần đây nhất:
- Hè 2016 đã cộng tác để Giáo xứ Hòa khánh khởi động dạy các lớp giáo lý bằng phương tiện truyền thông đầu tiên trong Giáo phận Đà nẵng.
- Ngày 26-3-2017 thuyết trình Tĩnh tâm cho Hội Đồng Mục vụ các Giáo xứ Giáo hạt Đà nẵng.
- Ngày 07-5-2017 Thi đố vui ô chữ cho Liên đoàn Hùng Tâm Dũng Chí Giáo phận Đà nẵng.
- Ngày 14-5-2017 Đố vui, học hỏi cho Giới trẻ Giáo hạt Đà nẵng tại Giáo xứ Tam tòa.
- Ngày 25-5-2017 thuyết tình Ngày Hội ngộ các Ban Truyền thông Giáo tỉnh Miền Trung về Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51.
Hai mươi năm say mê với việc dạy Giáo lý bằng phương tiện truyền thông đã tích lũy được một kho tài liệu, một ít kinh nghiệm, một vài giáo án giáo lý… sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Xin chia sẻ về những nhận xét, lượng giá khi dùng ‘ngôn ngữ’ truyền thông để nói với truyền thông trong giờ thuyết trình với Ban Truyền thông Giáo tỉnh Huế ngày 25 tháng 5 năm 2017 vừa qua như sau:
Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51 được chuyển thành một video clip khá sinh động với 3 phần mềm Total converter, Proshow và Movie maker quá đơn giản. Phần audio được trích từ Kênh Youtube Công Giáo (youtube.com/conggiaotonghop) và hình ảnh minh họa lấy trên internet cùng bản văn đầy đủ hiện trên màn hình. So với việc đọc bản văn Sứ điệp Truyền thông lần thứ 51 bản photo thì video clip này sinh động và hấp dẫn hơn gấp 3 lần.
Nếu Sứ điệp Truyền thông đó lại được trình chiếu từng câu, từng ý qua những diagram của Powerpoint với hình ảnh minh họa thì bản văn được hiểu rõ thêm gấp 3 lần nữa.
Nếu đọc bản văn Sứ điệp từ đầu đến cuối ta chỉ cần 10-15 phút nhưng không thể hiểu hết nội dung và càng không thấy được điểm hay, điểm sâu sắc trong đó được, giống như người ‘cởi ngựa xem hoa’. Hơn nữa, đọc một bản văn khô khan như thế chẳng ai muốn đọc, chẳng ai muốn suy nghĩ cho mệt trong khi có biết bao điều hấp dẫn chung quang. Nhưng nếu dùng ngôn ngữ ‘truyền thông’ như trên chắc chắc sẽ cuốn hút người tham dự hiểu rất sâu xa nhờ thấy được cái hay của bản văn đó. Nếu có phải suy nghĩ thì cũng thấy nhẹ nhàng hơn vì được phương tiện hỗ trợ rồi.
4. Con đường sáng…
Ngày xưa, Chúa Giêsu đã phải chuẩn bị 30 năm cho 3 năm rao giảng công khai. Trong 3 năm đó có nhiều lần Chúa cầu nguyện thâu đêm suốt sáng. Cầu nguyện để khỏi đi trệch Thánh Ý Chúa Cha và để tìm cách giải nghĩa những mầu nhiệm cho con người. Nhờ đó, Chúa tìm ra những dụ ngôn, những kiểu nói, những diễn từ, những cách lập luận, những lời giảng dạy thật dễ hiểu để rao giảng những mầu nhiệm cho con người từ bình dân đến trí thức lúc bấy giờ.
Chương trình triết học và thần học các chủng viện và các học viện cũng tương tự 30 năm ẩn dật của Chúa. Nhờ triết học ta có thể học hiểu thần học và tiêu hóa những mầu nhiệm cao siêu để bú mớm cho những người bình dân.
Trong 3 năm công khai rao giảng, Chúa Giêsu luôn tìm nơi thinh lặng để cầu nguyện. Ngài dạy các môn đệ biết lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện. Trong một môi trường xã hội như hiện nay, mọi cái như luôn chuyển động, luôn ồn ào khiến cho việc cầu nguyện vốn dĩ khó khăn trở nên khó khăn hơn, nhất là những ai không quen cầu nguyện, không thích thinh lặng. Thế nhưng Thiên Chúa ở nơi thinh lặng và Ngài chỉ thích những tâm hồn yêu mến sự thinh lặng. Và trong thinh lặng con người mới có thể gặp gỡ chuyện trò với Thiên Chúa được.
Tuy nhiên, nơi thinh lặng, nơi thanh vắng đó không phải là một nơi chốn xa xôi nào mà ở ngay trong cõi lòng ta, dù đang sống trong nơi phố chợ ồn ào. Và rao giảng ‘lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện’ là khi không đưa người khác vào nơi thinh lặng được thì phải tạo ra nơi thinh lặng trong lòng họ. Muốn vậy phải tạo nơi thinh lặng trong lòng ta trước mới có thể tạo nơi thinh lặng nơi lòng người khác được. Tạo nơi thinh lặng trong lòng người bằng cách dùng những ngôn ngữ của thời đại là phương tiện truyền thông đầy hình ảnh, những video clip hấp dẫn, dễ hiểu nhưng hết sức lắng đọng để rao giảng Tin Mừng.
Công việc Chúa Giêsu đã làm khi xưa, nay là mệnh lệnh cho Hội Thánh phải tiếp tục thi hành qua các phương tiện truyền thông. Nói đến Truyền thông người ta phân ra Truyền thông Mục vụ và Truyền thông Loan báo Tin Mừng. Truyền thông Mục vụ thông tin những sự kiện, những biến cố mang tính thời sự trong đời sống Hội Thánh và cố gắng đưa tinh thần Phúc âm vào để cân bằng và điều hướng dư luận trong môi trường thông tin bùng nổ mà ai cũng có thể và có quyền nói lên những ý nghĩ của mình chứ không còn dành riêng cho một giới nào. Còn Truyền thông loan báo Tin Mừng tập chú vào việc giáo dục đức tin bằng phương tiện truyền thông, tức là những giáo án giáo lý điện tử. Tìm cách dùng ngôn ngữ của thời đại để chuyển tải những chân lý đức tin cho phù hợp với con người thời đại, nhất là giới thanh thiếu niên.
Cả hai đều là cần thiết và quan trọng để loan báo Tin Mừng trong thời đại, nhưng thiết nghĩ việc cần thiết, ưu tiên cũng như có tính ‘chiến lược’ hơn phải là Truyền thông Loan báo Tin Mừng.
5. Thập giá thời @…
Lời ngôn Isaia xưa đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu nay cũng ứng nghiệm nơi các môn đệ của Ngài. “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó…” Thần Khí làm cho Lời nhập thể, Lời được rao giảng có uy quyền, Lời hy sinh mạng sống, Lời trở nên nguồn sống Vinh quang cho muôn người. Thần Khí giờ đây cũng làm cho người môn đệ có những sáng kiến biết sử dụng, chắt lọc, tạo ra từng hình ảnh, từng video clip sinh động hấp dẫn dễ hiểu để rao giảng Tin Mừng. Lời ngày xưa nhập thể qua những dụ ngôn, qua việc làm yêu thương đến chết. Lời ngày nay nhập thể vào những bài giáo lý điện tử sinh động cho mọi giới dễ dàng đón nhận chân lý, mầu nhiệm đến độ yêu như Chúa yêu là chết cho người mình yêu. Chính Thần Khí là cho những ‘con chữ’, những ‘hình ảnh’ được đưa lên màn ảnh để loan báo Tin Mừng có thần lực giống như những từ ngữ ‘ở lại’, ‘giương cao’… của thánh Gioan đã viết xuống trên giấy sau một đời suy gẫm, chiêm niệm.
Thường để có thể thuyết trình trong vòng một giờ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Ngồi nhiều giờ trước màn hình vi tính để suy nghĩ đưa tìm cách Tin Mừng đến cho người xem mỏi mắt, đau lưng lắm nhưng lúc ấy chính là lúc Thần Khí làm cho Lời lại được nhập thể và cùng với Lời ta hy hiến mạng sống mình.
Viết đến đây tôi cám hai bài hát “Cây viết chì nhỏ” và “Một mình con với Chúa” do ca sĩ Như Ý trình bày trên Vietcatholic vì lời bài hát đó giống như những suy nghĩ của tôi viết trong bài này. Có lẽ tác giả hai bài hát, ca sĩ trình bày lẫn chương trình Vietcatholic đâu có biết trước rằng có một người đang ở đâu đó đã cảm nhận, đồng cảm và cám ơn mình. Tương tự như thế, những cố gắng nỗ lực nhỏ bé của ta, có thể một lúc nào đó đem lại những lợi ích, nhất là lợi ích thiêng liêng cho một ai đó mà ta không biết. Tất cả là việc làm của Chúa Thánh Thần. Ta tin tưởng và cầu xin cho công việc giáo dục đức tin bằng phương tiện truyền thông của Hội Thánh được nhiều người quan tâm đầu tư đúng tầm và đúng mức hầu đem lại những lợi ích cho các linh hồn.
Lm Stêphanô Trần Ngọc Nhơn
Văn Hóa
Chó con
Lm Vũđình Tường
20:33 12/08/2020
Thằng chó con. Đồ chó đẻ. Không có chó đẻ sao có chó con. Chửi mẹ, thương con. Dùng con diễn tả tình thương; dùng mẹ giải toả nỗi bực dọc. Chuyện 'Chó con' lấy cảm hứng từ đoạn Kinh Thánh thánh Matthew, chương 15 nhưng đây chỉ là giả tưởng, không có mục đích giải thích í nghĩa trong Kinh Thánh. Câu chuyện người phụ nữ thành Cana-an có con gái bị quỉ ám. Bà chạy thuốc khắp nơi, bệnh không khỏi, cuối cùng bà đến gặp Đức Kitô và Ngài nói với bà, không nên lấy bánh dùng nuôi con cái cho chó ăn. Nghe thế, bà đáp trả, nhưng chó con cũng đáng hưởng thức ăn từ bàn rơi xuống'. Đức Kitô đã chữa con bà.
Gia tài có gì bán sạch lấy tiền chạy thuốc. Con gái bà, cháu Ella bị bệnh hơn tuần nay, thầy lang mập trong làng xơi sạch hai con ngỗng và cặp gà trống mà bệnh không thuyên giảm. Thầy lang mập thích món batê gan ngỗng. Biếu thầy món gì cũng không bằng cặp ngỗng. Hai mẹ con đem đến đôi ngỗng biếu thầy. Thầy bảo giết gà trống, mà phải là gà trống vừa biết gáy, chưa biết đạp mái. Lấy máu gà trống vào bốn cái đĩa đất đem đến để thầy chữa bệnh. Thầy luộc máu gà bó vào hai bàn chân tay con bé, còn tay gà thầy đắp bằng máu gà luộc chín. Hai con gà luộc vàng ươm nằm ngửa trên hai cái đĩa lớn, chung quanh diã là đèn cầy đốt sáng trưng. Sức nóng toả ra không con ruồi nào dám bén bảng lại gần. Thầy ngồi dưới hai con gà, chân khoanh tròn, miệng đọc, mắt nhìn đôi gà, thỉnh thoảng thầy cúi gập lưng xuống, rồi lại ngẩng lên đọc tiếp. Tiếng thầy vang to, nhưng ồm ồm không rõ bởi thầy kéo dài giọng, nối chữ này sang chữ kia. Thậy đọc một tràng dài, một tràng ngắn, rồi lại một tràng dài. Con Ella nằm cạnh thầy, nó nghe tiếng thầy ru ngủ thẳng giấc. Thấy thế, bà mẹ yên tâm được chút. Hy vọng con khỏi bệnh. Khi nó tỉnh giấc chứng nào tật ấy, bệnh như cũ, không lay chuyển. Thế là mất toi cặp ngỗng, đôi gà. Thầy dặn hôm nay mới tạm thế thôi. Mai lại cặp gà khác, cũng làm như hôm trước để cầu kinh. Nghe thầy nói phải cầu như thế nửa tháng mới khỏi bệnh. Được hơn tuần, thứ quí trong nhà bán hết, lấy tiền mua gà trống. Bà phải mua gà ở nơi thầy chỉ định. Có đắt giá gấp đôi cũng nên mua ở đó vì thầy cho biết nơi đó là nơi đángtin tưởng. Mua gà nơi khác sợ họ dối gạt nên cầu khẩn không linh. Vì không chạy đâu ra tiền mua gà trống tơ, bà đành bỏ ngang. Bệnh con không khỏi.
Nghe nói ông lang kia giỏi lắm bệnh nào thiên hạ bó tay, đến ông đều được khỏi. Hai mẹ con đến ông lang. Sau khi khám bệnh sơ qua, ông nói bệnh này chữa được nhưng phải trả giá hai con bò. Bà giật nảy mình. Hai con bò to của lắm. Nhờ nó mà hai mẹ con có tiền sống. Nay ông đòi giá hai con bò thì gia đình bà kể như chết đói. Bà cầu cứu ông lang. Xin Ngài bớt cho. Nới tay làm phước cho hai mẹ con. Ông lắc đầu đáp: Bớt bệnh thì có thể, bớt công lương của lão thì không thể. Cả hai dắt nhau ra về. Trên đường về bà lẩm bẩm, lập đi, lập lại câu 'bớt bệnh thì có thể'. Hơn tháng sau con bò nhà bà đẻ con. Bà mừng lắm, có tiền chạy thuốc cho con rồi. Bà yên ủi nó: Đến cuối năm con bò con được mười tháng là hai mẹ con có đôi bò cho thầy lang chữa bệnh cho con. Ráng chịu khổ mấy tháng nữa đi con. Thầy lang chê con bò con non quá. Bà đáp, thưa thầy đến khi cháu khỏi bệnh thì con bò con sẽ thành bò lớn. Nếu thầy đồng í thì trong suốt thời gian thầy chữa bệnh cho cháu, tôi xin nuôi con bò con theo đúng í thầy. Bà đặt hết hy vọng vào lời ông thầy lang hứa. Bớt bệnh thì có thể, bớt công thì không. Gần một năm trời chữa trị, đôi bò lớn hẳn. Thầy lang gọi người đến bán bò. Khi họ dắt bò khỏi nhà thầy lang cũng là lúc thầy cho biết thầy không đủ khả năng giúp con gái bà nữa. Bệnh còn, tật mang, bò mất. Cả hai chỉ biết khóc cho vơi nỗi lòng. Thất vọng, chán nản, tức giận, nhưng làm sao. Thầy lang chỉ hứa 'bớt bệnh thì có thể'. Chữ 'có thể' là nguyên nhân giúp thầy thắng mọi kiện tụng, tranh luận. Bởi thầy chỉ hứa có thể, không hứa chắc chắn. Nếu không thể thì đành chịu. Đang lúc thất vọng ê chề thì Đức Kitô đi đến làng của bà. Để con ở nhà bà chạy theo chân đám đông, đến gần bà réo gọi: 'Lậy Ngài xin cứu con gái tôi, nó khổ sở lắm, bị quỉ ám'. Đức Kitô làm thinh không đáp lại lời bà cầu xin, chữa cho con bà. Đám đông nghe thấy bà nài van xì xèo, bàn tán. Môn đệ Đức Kitô cũng nghe những lời tán ra, bàn vào nên các ông đến xin Đức Kitô chữa cho bà, để bà về cho các ông được yên lành. Đức Kitô bảo các ông Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Từ xa xa nghe thấy Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Hy vọng trong bà vươn lên. Đúng rồi tổ tiên ta thuộc dòng tộc con cháu vua Đavít. Ta thuộc vào đám chiên lạc nhà Israel. Rẽ đám đông đến gần Đức Kitô hơn, quì xuống dưới chân Đức Kitô nài van. Đám đông chỉ trỏ nhau, coi kìa bà ta đến gần Ngài lắm. Bà ta quì dưới chân Ngài. Để xem Ngài xử trí làm sao? Bà này to gan thật, không sợ gì cả. Bà cúi đầu lẩm bẩm 'Lậy Thiên Chúa, xin thương cứu con'. Đức kitô nói với bà không nên lấy bánh dành cho con cái, cho chó ăn. Vẫn qùi gục đầu bà đáp. Thưa Ngài, đúng thế. Nhưng con tin là mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống thì gà chó có thể ăn chứ. Đức Kitô nói với bà. Bà xin sao được vậy. Ra về bằng an.
Tối đến, khi đám đông giải tán các môn đệ bàn với nhau. Anh giải thích sao lúc đầu Thầy không giúp bà kia ngay mà để cho bà chờ, cho bà năn nỉ hết nước Thầy mới giúp. Thầy không đáp lời bà bởi Thầy không phải là lớp người bà ta tưởng. Sao? Anh nói sao? Này nhá, lúc đầu bà ta đặt hết tin tưởng vào bác sĩ, rồi thì kẻ trị bùa, người trừ ngải. Không ai chữa trị con bà khỏi bệnh. Gặp Đức Kitô bà ta kêu xin là lậy Ngài, con vua Đavit, xin cứu con gái tôi bị quỉ ám. Phong tục lúc đó khi đau yếu trước tiên chạy đến thầy bùa ngải. Nếu thầy bùa ngải chữa không được thì đến người có danh, có phận trong dân xin trị giúp. Bà này sống lâu với dân ngoại nên nhiễm phong tục của họ. Khi con bà bị bệnh, bà đi chữ trị nơi thầy bùa ngải. Con bà không hết bệnh. hay tin Đức Kitô đến làng, bà đến xin Đức Kitô chữa bệnh con bà vì Ngài thuộc về hoàng tộc, con vua Đavít. Vì thế bà đến thưa cùng Đức Kitô, con vua Đavít, xin thương con gái tôi, nó bị quỉ ám. Đức Kitô lấy danh nghĩa Con Thiên Chúa để trừ quỉ. Ngài không lấy danh nghĩa con vua Đavít để trừ quỉ. Vì lí do đó mà Đức Kitô không đáp lại lời bà cầu xin. Tuy nhiên Thầy không để bà ra về tay không. Thầy nhắc cho bà biết là Ngài đến để tìm chiên lạc nhà Israel. Chính điểm này mà bà mạnh dạn hơn, bởi bà biết là mấy đời trước đó, cha ông bà là dòng dõi con Đavít, thuộc về nhà Israel. Vì thế bà đến quì dưi chân Đức Kitô nài van. Lậy Thiên Chúa, xin cứu chữa con'. Đến lúc này Thầy đáp lời bà. Điều Thầy làm xác quyết một điều là ngoài Thiên Chúa ra không người nào có thể khử được ma, trừ được quỉ. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể diệt trừ ma quỉ. Thầy nói là Thầy chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Israel thôi. Vậy tại sao Thầy lại chữa bệnh cho con bà. Rất có thể, tôi chỉ nói là rất có thể gốc gác bà ta thuộc dòng tộc vua Đavít. Thầy nhắc cho bà biết gốc tích của bà. Anh thấy rõ, khi Thầy nói Thầy được sai đến các chiên lạc, bà lại gần Ngài, phủ phục dưới chân Ngài. Tuy miệng bà không nói ra nhưng việc bà làm xác định bà có hơi hó, họ hàng xa gần gì đó với dòng tộc vua Đavít. Nếu suy luận trên là đúng thì bà là chiên lạc Thầy đang đi tìm kiếm. Vì thế bà thú tội ở câu nói sau cùng là chó con đáng hưởng mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống. Nếu là dân ngoại trăm phần trăm thì bà không thể tự nhận là chó con trong nhà. Tự nhận là chó con trong nhà là tự thú bà từng là con cái trong nhà, nhưng vì đi hoang, bỏ nhà ra đi, sống cuộc đời lang bang như loài cầm thú, không còn xứng danh với danh con cái trong nhà, nên chỉ dám xin làm chó con trong nhà. Ít ra cũng thuộc về gia đình, dù là thuộc về hàng chó con. Vì thế bà nhận phần ăn thừa rơi rớt từ bàn chủ rơi xuống. Đức Kitô đi ngang làng bà trú ngụ là cơ hội để bà gặp Ngài. Bà đến thú tội và xin trở về và Thầy có thêm một con chó con. Anh có nhớ chuyện 'Người Con Hoang Đàng trong phúc âm thánh Luca chương 15 không. Người này đòi chia gia tài, thu góp hết thảy ra đi. Sau một thời gian, đói kém, anh hết tiền phải đi chăn heo. Anh muốn ăn thực phẩm của heo nhưng không ai cho. Phong tục Do Thái, heo là loài thú dơ bẩn. Anh mong được ăn thực phẩm loài thú dơ bẩn, mà không được. Như thế anh tự coi mình là loài thú, loài heo dơ bẩn. Có thể phong tục nhận mình là loài thú là cách nhìn nhận tội lỗi, sai trái khủng khiếp của minh. Chỉ những người khiêm nhường chân thành mới dám nhận mình là loài thú hoang khi họ phạm tội tầy trời. Loài thú hoang không biết phải trái, đúng sai, sống thoả mãn thú tính. Tự nhận mình là loài thú hoang là nhận mình sai lầm, tội lỗi, không sống kiếp người. Đức Kitô nhìn rõ tâm tình bà thành Cana-an, Ngài tha thứ cho bà và đón nhận bà vào nhà Cha, trở thành con Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Gia tài có gì bán sạch lấy tiền chạy thuốc. Con gái bà, cháu Ella bị bệnh hơn tuần nay, thầy lang mập trong làng xơi sạch hai con ngỗng và cặp gà trống mà bệnh không thuyên giảm. Thầy lang mập thích món batê gan ngỗng. Biếu thầy món gì cũng không bằng cặp ngỗng. Hai mẹ con đem đến đôi ngỗng biếu thầy. Thầy bảo giết gà trống, mà phải là gà trống vừa biết gáy, chưa biết đạp mái. Lấy máu gà trống vào bốn cái đĩa đất đem đến để thầy chữa bệnh. Thầy luộc máu gà bó vào hai bàn chân tay con bé, còn tay gà thầy đắp bằng máu gà luộc chín. Hai con gà luộc vàng ươm nằm ngửa trên hai cái đĩa lớn, chung quanh diã là đèn cầy đốt sáng trưng. Sức nóng toả ra không con ruồi nào dám bén bảng lại gần. Thầy ngồi dưới hai con gà, chân khoanh tròn, miệng đọc, mắt nhìn đôi gà, thỉnh thoảng thầy cúi gập lưng xuống, rồi lại ngẩng lên đọc tiếp. Tiếng thầy vang to, nhưng ồm ồm không rõ bởi thầy kéo dài giọng, nối chữ này sang chữ kia. Thậy đọc một tràng dài, một tràng ngắn, rồi lại một tràng dài. Con Ella nằm cạnh thầy, nó nghe tiếng thầy ru ngủ thẳng giấc. Thấy thế, bà mẹ yên tâm được chút. Hy vọng con khỏi bệnh. Khi nó tỉnh giấc chứng nào tật ấy, bệnh như cũ, không lay chuyển. Thế là mất toi cặp ngỗng, đôi gà. Thầy dặn hôm nay mới tạm thế thôi. Mai lại cặp gà khác, cũng làm như hôm trước để cầu kinh. Nghe thầy nói phải cầu như thế nửa tháng mới khỏi bệnh. Được hơn tuần, thứ quí trong nhà bán hết, lấy tiền mua gà trống. Bà phải mua gà ở nơi thầy chỉ định. Có đắt giá gấp đôi cũng nên mua ở đó vì thầy cho biết nơi đó là nơi đángtin tưởng. Mua gà nơi khác sợ họ dối gạt nên cầu khẩn không linh. Vì không chạy đâu ra tiền mua gà trống tơ, bà đành bỏ ngang. Bệnh con không khỏi.
Nghe nói ông lang kia giỏi lắm bệnh nào thiên hạ bó tay, đến ông đều được khỏi. Hai mẹ con đến ông lang. Sau khi khám bệnh sơ qua, ông nói bệnh này chữa được nhưng phải trả giá hai con bò. Bà giật nảy mình. Hai con bò to của lắm. Nhờ nó mà hai mẹ con có tiền sống. Nay ông đòi giá hai con bò thì gia đình bà kể như chết đói. Bà cầu cứu ông lang. Xin Ngài bớt cho. Nới tay làm phước cho hai mẹ con. Ông lắc đầu đáp: Bớt bệnh thì có thể, bớt công lương của lão thì không thể. Cả hai dắt nhau ra về. Trên đường về bà lẩm bẩm, lập đi, lập lại câu 'bớt bệnh thì có thể'. Hơn tháng sau con bò nhà bà đẻ con. Bà mừng lắm, có tiền chạy thuốc cho con rồi. Bà yên ủi nó: Đến cuối năm con bò con được mười tháng là hai mẹ con có đôi bò cho thầy lang chữa bệnh cho con. Ráng chịu khổ mấy tháng nữa đi con. Thầy lang chê con bò con non quá. Bà đáp, thưa thầy đến khi cháu khỏi bệnh thì con bò con sẽ thành bò lớn. Nếu thầy đồng í thì trong suốt thời gian thầy chữa bệnh cho cháu, tôi xin nuôi con bò con theo đúng í thầy. Bà đặt hết hy vọng vào lời ông thầy lang hứa. Bớt bệnh thì có thể, bớt công thì không. Gần một năm trời chữa trị, đôi bò lớn hẳn. Thầy lang gọi người đến bán bò. Khi họ dắt bò khỏi nhà thầy lang cũng là lúc thầy cho biết thầy không đủ khả năng giúp con gái bà nữa. Bệnh còn, tật mang, bò mất. Cả hai chỉ biết khóc cho vơi nỗi lòng. Thất vọng, chán nản, tức giận, nhưng làm sao. Thầy lang chỉ hứa 'bớt bệnh thì có thể'. Chữ 'có thể' là nguyên nhân giúp thầy thắng mọi kiện tụng, tranh luận. Bởi thầy chỉ hứa có thể, không hứa chắc chắn. Nếu không thể thì đành chịu. Đang lúc thất vọng ê chề thì Đức Kitô đi đến làng của bà. Để con ở nhà bà chạy theo chân đám đông, đến gần bà réo gọi: 'Lậy Ngài xin cứu con gái tôi, nó khổ sở lắm, bị quỉ ám'. Đức Kitô làm thinh không đáp lại lời bà cầu xin, chữa cho con bà. Đám đông nghe thấy bà nài van xì xèo, bàn tán. Môn đệ Đức Kitô cũng nghe những lời tán ra, bàn vào nên các ông đến xin Đức Kitô chữa cho bà, để bà về cho các ông được yên lành. Đức Kitô bảo các ông Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Từ xa xa nghe thấy Ngài được sai đến với chiên lạc nhà Israel. Hy vọng trong bà vươn lên. Đúng rồi tổ tiên ta thuộc dòng tộc con cháu vua Đavít. Ta thuộc vào đám chiên lạc nhà Israel. Rẽ đám đông đến gần Đức Kitô hơn, quì xuống dưới chân Đức Kitô nài van. Đám đông chỉ trỏ nhau, coi kìa bà ta đến gần Ngài lắm. Bà ta quì dưới chân Ngài. Để xem Ngài xử trí làm sao? Bà này to gan thật, không sợ gì cả. Bà cúi đầu lẩm bẩm 'Lậy Thiên Chúa, xin thương cứu con'. Đức kitô nói với bà không nên lấy bánh dành cho con cái, cho chó ăn. Vẫn qùi gục đầu bà đáp. Thưa Ngài, đúng thế. Nhưng con tin là mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống thì gà chó có thể ăn chứ. Đức Kitô nói với bà. Bà xin sao được vậy. Ra về bằng an.
Tối đến, khi đám đông giải tán các môn đệ bàn với nhau. Anh giải thích sao lúc đầu Thầy không giúp bà kia ngay mà để cho bà chờ, cho bà năn nỉ hết nước Thầy mới giúp. Thầy không đáp lời bà bởi Thầy không phải là lớp người bà ta tưởng. Sao? Anh nói sao? Này nhá, lúc đầu bà ta đặt hết tin tưởng vào bác sĩ, rồi thì kẻ trị bùa, người trừ ngải. Không ai chữa trị con bà khỏi bệnh. Gặp Đức Kitô bà ta kêu xin là lậy Ngài, con vua Đavit, xin cứu con gái tôi bị quỉ ám. Phong tục lúc đó khi đau yếu trước tiên chạy đến thầy bùa ngải. Nếu thầy bùa ngải chữa không được thì đến người có danh, có phận trong dân xin trị giúp. Bà này sống lâu với dân ngoại nên nhiễm phong tục của họ. Khi con bà bị bệnh, bà đi chữ trị nơi thầy bùa ngải. Con bà không hết bệnh. hay tin Đức Kitô đến làng, bà đến xin Đức Kitô chữa bệnh con bà vì Ngài thuộc về hoàng tộc, con vua Đavít. Vì thế bà đến thưa cùng Đức Kitô, con vua Đavít, xin thương con gái tôi, nó bị quỉ ám. Đức Kitô lấy danh nghĩa Con Thiên Chúa để trừ quỉ. Ngài không lấy danh nghĩa con vua Đavít để trừ quỉ. Vì lí do đó mà Đức Kitô không đáp lại lời bà cầu xin. Tuy nhiên Thầy không để bà ra về tay không. Thầy nhắc cho bà biết là Ngài đến để tìm chiên lạc nhà Israel. Chính điểm này mà bà mạnh dạn hơn, bởi bà biết là mấy đời trước đó, cha ông bà là dòng dõi con Đavít, thuộc về nhà Israel. Vì thế bà đến quì dưi chân Đức Kitô nài van. Lậy Thiên Chúa, xin cứu chữa con'. Đến lúc này Thầy đáp lời bà. Điều Thầy làm xác quyết một điều là ngoài Thiên Chúa ra không người nào có thể khử được ma, trừ được quỉ. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể diệt trừ ma quỉ. Thầy nói là Thầy chỉ được sai đến với chiên lạc nhà Israel thôi. Vậy tại sao Thầy lại chữa bệnh cho con bà. Rất có thể, tôi chỉ nói là rất có thể gốc gác bà ta thuộc dòng tộc vua Đavít. Thầy nhắc cho bà biết gốc tích của bà. Anh thấy rõ, khi Thầy nói Thầy được sai đến các chiên lạc, bà lại gần Ngài, phủ phục dưới chân Ngài. Tuy miệng bà không nói ra nhưng việc bà làm xác định bà có hơi hó, họ hàng xa gần gì đó với dòng tộc vua Đavít. Nếu suy luận trên là đúng thì bà là chiên lạc Thầy đang đi tìm kiếm. Vì thế bà thú tội ở câu nói sau cùng là chó con đáng hưởng mảnh vụn từ bàn chủ rơi xuống. Nếu là dân ngoại trăm phần trăm thì bà không thể tự nhận là chó con trong nhà. Tự nhận là chó con trong nhà là tự thú bà từng là con cái trong nhà, nhưng vì đi hoang, bỏ nhà ra đi, sống cuộc đời lang bang như loài cầm thú, không còn xứng danh với danh con cái trong nhà, nên chỉ dám xin làm chó con trong nhà. Ít ra cũng thuộc về gia đình, dù là thuộc về hàng chó con. Vì thế bà nhận phần ăn thừa rơi rớt từ bàn chủ rơi xuống. Đức Kitô đi ngang làng bà trú ngụ là cơ hội để bà gặp Ngài. Bà đến thú tội và xin trở về và Thầy có thêm một con chó con. Anh có nhớ chuyện 'Người Con Hoang Đàng trong phúc âm thánh Luca chương 15 không. Người này đòi chia gia tài, thu góp hết thảy ra đi. Sau một thời gian, đói kém, anh hết tiền phải đi chăn heo. Anh muốn ăn thực phẩm của heo nhưng không ai cho. Phong tục Do Thái, heo là loài thú dơ bẩn. Anh mong được ăn thực phẩm loài thú dơ bẩn, mà không được. Như thế anh tự coi mình là loài thú, loài heo dơ bẩn. Có thể phong tục nhận mình là loài thú là cách nhìn nhận tội lỗi, sai trái khủng khiếp của minh. Chỉ những người khiêm nhường chân thành mới dám nhận mình là loài thú hoang khi họ phạm tội tầy trời. Loài thú hoang không biết phải trái, đúng sai, sống thoả mãn thú tính. Tự nhận mình là loài thú hoang là nhận mình sai lầm, tội lỗi, không sống kiếp người. Đức Kitô nhìn rõ tâm tình bà thành Cana-an, Ngài tha thứ cho bà và đón nhận bà vào nhà Cha, trở thành con Thiên Chúa.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Vạ tuyệt thông thật đáng tiếc của một linh mục ở Sacramento. Trung Quốc dằn mặt Mỹ và Đài Loan
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 12/08/2020
1. Một linh mục thuộc giáo phận Sacramento bị vạ tuyệt thông vì không công nhận Đức Phanxicô là Giáo Hoàng
Trong một lá thư mục vụ gởi các tín hữu đề ngày 7 tháng 8, Đức Cha Jaime Soto, Giám Mục thứ 9 của giáo phận Sacramento miền Bắc California đã thông báo về tình trạng tuyệt thông của Cha Jeremy Leatherby.
Cha Jeremy Leatherby bị vạ tuyệt thông tiền kết ‘latae sententiae’ vì ngài vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ bất kể đã được Đức Cha Jaime Soto hướng dẫn không được làm như vậy, và ngài cũng đã từ chối thừa nhận Đức Thánh Cha Phanxicô là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Trong một lá thư đề ngày 7 tháng 8 gởi đến các tín hữu Công Giáo của giáo phận, Đức Cha Soto tuyên bố rằng Cha Jeremy Leatherby “đã đặt mình và những người khác vào tình trạng ly giáo với Giáo Hội Công Giáo Rôma. Bằng những lời nói và hành động của mình, Cha Leatherby đã bị vạ tuyệt thông tiền kết ‘latae sententiae’”.
Đức Cha Soto nhấn mạnh rằng:
“Điều này có nghĩa là với ý chí của mình, ngài đã tự tách mình ra khỏi sự hiệp thông với Giám Mục Rôma, là Đức Thánh Cha Phanxicô, và các thành viên khác của Giáo Hội Công Giáo”.
Tháng 3 năm 2016, Cha Leatherby đã bị cách chức Cha Sở giáo xứ Dâng Đức Mẹ vào Đền Thánh của giáo phận Sacramento và bị đình chỉ thừa tác vụ linh mục, trong khi một cuộc điều tra đang được tiến hành về cáo buộc Cha Leatherby có hành vi sai trái tình dục với một phụ nữ. Hàng trăm người ủng hộ ngài đã ký vào một bản kiến nghị nói rằng cáo buộc này là sai trái và thúc giục Đức Cha Soto dỡ bỏ lệnh treo chén Cha Leatherby.
Đức Cha Soto cho biết thêm:
“Cha Leatherby đã vi phạm chỉ thị của tôi khi dâng lễ và giảng dạy công khai cho một số tín hữu. Ngài đã giảng dạy họ chống lại tính hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Trong khi đọc Kinh nguyện Thánh Thể khi dâng Thánh lễ, Cha Leatherby cũng đã thay thế tên của Đức Thánh Cha Phanxicô bằng tên của vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, và đã không nhắc đến tên của đấng bản quyền, là Đức Cha Soto.
Đức Giám Mục Sacramento cho biết rằng chính Cha Leatherby đã xác nhận lập trường ly giáo của ngài.
“Sau khi ương ngạnh không trả lời một số câu hỏi của tôi qua điện thoại và thư từ, giờ đây ngài đã xác nhận lập trường ly giáo của mình. Vì tai tiếng nghiêm trọng của những hành động này, tôi không còn cách nào khác ngoài việc thông báo công khai hậu quả của các quyết định do ngài lựa chọn: Ngài đã tự mang đến cho mình một vạ tuyệt thông tiền kết”.
Trong một lá thư vào ngày 3 tháng 8 gửi cho Cha Leatherby, Đức Cha Soto cảnh cáo rằng những hành động này “đã đặt anh và những người khác vào tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng về đạo đức” và rằng ngài phải ngưng ngay mọi thừa tác vụ bí tích và “phải thực hiện một đời sống cầu nguyện và đền tội dưới sự hướng dẫn của tôi.”
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào tháng Ba này, buộc nhiều cơ sở trên khắp đất nước phải đóng cửa, bao gồm cả các nơi thờ phượng, khi chính quyền địa phương và tiểu bang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, Cha Leatherby đã dâng thánh lễ hàng tuần cho các nhóm nhỏ tại nhà riêng. Tổng cộng, những người tham dự thường xuyên có thể lên đến 350 người.
Trong một tuyên bố ngày 6 tháng 8, vị linh mục nói rằng “trong tình trạng khẩn cấp, ngay cả những linh mục bị huyền chức đều có thể, và thậm chí có nghĩa vụ về mặt đạo đức, phải ban phát các bí tích cho các tín hữu.”
Ngài giải thích rằng ban đầu ngài mang các bánh thánh mà trước đó ngài đã “thánh hiến trong các thánh lễ riêng” đến các nhà khác nhau. Ngay sau đó, ngài đã lái xe khắp thành phố “mọi ngày, mọi Chúa Nhật”, để mang Bánh sự sống đến cho những người Công Giáo. Từ đó, ngài bắt đầu dâng lễ tại nhà của mọi người.
“Tuy nhiên, tôi đã cử hành những Thánh lễ này trong sự hiệp thông với Đức Bênêđictô, chứ không phải với Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhiều người đã tham gia với tôi, cùng quan điểm với tôi, rằng Đức Bênêđíctô vẫn là một vị giáo hoàng đích thực, ” Cha Leatherby nói trong tuyên bố hôm 6 tháng 8.
Vị linh mục cho biết ngài không chấp nhận rằng việc thoái vị vào năm 2013 của vị giáo hoàng đã nghỉ hưu, và cho rằng việc thoái vị đó “đã không đáp ứng các yêu cầu đối với hành động từ chức hợp lệ của một vị giáo hoàng, theo giáo luật.”
Đức Cha Soto cũng nói rõ rằng:
“Trước những sự kiện đáng tiếc này, đã có một tiến trình giáo luật đang diễn ra liên quan đến các hành vi bị cáo buộc khác của Cha Jeremy Leatherby về việc vi phạm lời khấn của linh mục. Quá trình này phải thừa nhận là kéo dài đã lâu, vẫn đang tiếp tục, và nằm trong tay các vị hữu trách khác của Giáo hội. Những sự kiện mà ngài đã tự đặt mình vào tình trạng tuyệt thông không liên quan đến những cáo buộc trước đây và cuộc điều tra sau đó. Đây là hai vấn đề riêng biệt.”
Trước các diễn biến đáng buồn này, Đức Cha Soto đã khuyên bảo các tín hữu và hàng giáo sĩ trong giáo phận.
“Các giáo sĩ và tín hữu đều được khuyên tránh xa các cố gắng dâng Thánh lễ hoặc ban các bí tích khác của Cha Leatherby. Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho sự hòa giải và trở lại trong tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo Rôma của ngài”.
“Cầu xin sự chuyển cầu của Đức Maria đầy ơn phúc của chúng ta giúp Cha Leatherby biết ăn năn về những tổn hại mà ngài đã gây ra cho Giáo hội. Xin Mẹ, với lòng từ mẫu, một lần nữa quy tụ chúng ta lại thành một mối hiệp thông duy nhất của Giáo Hội, thánh thiện và được thanh tẩy bởi bửu huyết của Chiên Con, là Con Mẹ, Chúa Giêsu.”
Giáo phận Sacramento như hiện nay đã được Đức Thánh Cha Lêô thứ 13 thành lập vào ngày 28 tháng 5. 1886. Giáo phận bao phủ một diện tích lên đến 110, 325 km2. Trong tổng số dân 3, 550, 900 người, có 987, 700 tín hữu Công Giáo, chiếm 27.8%. Giáo phận có hơn 150 giáo xứ và các cứ điểm truyền giáo trải dài trên 20 quận hạt của tiểu bang California.
Đức Cha Soto được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Giám Mục Phó vào tháng 10, 2007 và đã kế vị Đức Cha William Weigand từ ngày 30 tháng 11, 2008.
Nguyên bản tiếng Anh lá thư cũng Đức Cha Soto có thể xem tại đây
Source:Catholic News Service
2. Jimmy Lai: Ông trùm truyền thông Hương Cảng bị bắt theo luật an ninh mới
Ông trùm kinh doanh Hương Cảng Jimmy Lai đã bị bắt và các văn phòng tòa soạn báo của ông bị cảnh sát lục soát vì Trung Quốc cáo buộc ông thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Trường hợp của Jimmy Lai là vụ bắt giữ nghiêm trọng nhất cho đến nay theo luật an ninh gây tranh cãi do Trung Quốc áp đặt từ hồi tháng Sáu.
Ông Lai là một người có tiếng nói ủng hộ dân chủ nổi bật và là người ủng hộ các cuộc biểu tình nổ ra năm ngoái.
Vào tháng Hai, người đàn ông 71 tuổi, cũng có quốc tịch Vương quốc Anh này, đã bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp và gây rối.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc mô tả ông Lai là “người ủng hộ bạo loạn” và các ấn phẩm của ông đã “kích động thù hận, tung tin đồn và bôi nhọ chính quyền Hương Cảng và đại lục trong nhiều năm qua”.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng đưa tin rằng hai con trai của ông cũng như hai giám đốc điều hành cấp cao của công ty Next Digital cũng đã bị bắt.
Nhiều cảnh sát cũng được nhìn thấy xông vào tòa nhà của tờ báo Apple Daily của ông, và khám xét các văn phòng.
Có lúc ông Lai bị còng tay khi bị điệu qua các văn phòng.
Cảnh sát Hương Cảng xác nhận trên Facebook rằng bảy người đàn ông ở độ tuổi từ 39-72 đã bị bắt vì “nghi ngờ thông đồng với lực lượng nước ngoài” và các tội danh khác, nhưng không nêu tên ông Lai.
Cảnh tượng gần 200 cảnh sát đột kích vào tòa soạn của Apple Daily, tờ báo ủng hộ dân chủ lớn nhất ở Hồng Kông, là một cú sốc đối với nhiều người ở đây và là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng.
Một nhân viên của Apple Daily nói với tôi rằng các đồng nghiệp của anh ấy bình tĩnh và đã thấy trước điều này sẽ xảy ra khi Luật An ninh Quốc gia được thông qua.
Ông Lai là một nhà phê bình rất gay gắt đối với cả chính quyền Hương Cảng và sự hiện diện ngày càng hùng hổ của Bắc Kinh trên lãnh thổ này.
Vì vậy, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc thường gán cho ông ta là thủ lĩnh của “Lũ 4 tên”, là nhóm đã kích động bất ổn trong thành phố. Bắc Kinh cũng tức giận khi ông gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo vào năm ngoái.
Next Media được người Hương Cảng ca tụng vì một trong số rất ít các hãng truyền thông mà người chủ không kinh doanh gì ở Trung Quốc đại lục. Tờ báo sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập vào năm nay đang gặp khó khăn về tài chính.
Source:Reuters
3. Bộ trưởng Hoa Kỳ thăm Đài Loan. Trung Quốc cho chiến đấu cơ bay đến dằn mặt
Chính phủ Đài Loan cho biết các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan vào hôm thứ Hai như một hành động nhằm dằn mặt Hoa Kỳ và Đài Loan khi Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ Alex Azar đến thăm đảo quốc này nhằm bày tỏ sự ủng hộ của Tổng thống Trump đối với nữ Tổng thống Thái Anh Văn.
Chính phủ Đài Loan cho biết hoả tiễn địa không của họ đã theo dõi sát các hành động của các chiến đấu cơ Trung Quốc và các phi công Đài Loan đã bay lên nghinh chiến.
Bộ Trưởng Azar đến Đài Loan hôm Chúa Nhật. Ông là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm đảo quốc này trong bốn thập kỷ qua.
Trung Quốc luôn tuyên bố đảo này là của mình, đã lên án chuyến thăm của ông Azar, diễn ra sau một thời gian quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày xấu đi một cách đáng kể.
Lực lượng không quân Đài Loan cho biết các máy bay chiến đấu J-11 và J-10 đã lao nhanh về phía Đài Loan qua một eo biển nhạy cảm và hẹp ngăn cách nước này với nước láng giềng khổng lồ, vào khoảng 9 giờ sáng giờ địa phương. Bộ trưởng Azar đã gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn chỉ vài phút trước đó.
Lực lượng không quân Đài Loan cho biết trong một tuyên bố tại Bộ Quốc phòng rằng các máy bay Đài Loan đã lên nghênh chiến và đã buộc các máy bay Trung Quốc phải bay ngược trở lại.
Một quan chức cấp cao của Đài Loan quen thuộc với kế hoạch an ninh của chính phủ nói với Reuters rằng Trung Quốc rõ ràng đang “nhắm mục tiêu” đến chuyến thăm của Bộ Trưởng Azar với một động thái “rất rủi ro” vì các máy bay phản lực của Trung Quốc đang ở trong tầm bắn của hoả tiễn Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đây là lần thứ ba kể từ năm 2016 máy bay phản lực của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển.
Chính quyền Trump đã coi việc tăng cường ủng hộ hòn đảo dân chủ này là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang xấu đi, và đã thúc đẩy việc bán vũ khí cho Đài Loan.
“Thật là một vinh dự cho tôi được có mặt ở đây để chuyển tải một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ và hữu nghị của tổng thống Trump đến Đài Loan, ” ông Azar nói với tổng thống Thái Anh Văn trong dinh Tổng thống, đứng trước hai cờ Đài Loan.
Cả Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đều đeo khẩu trang, đã chụp ảnh trong cuộc gặp gỡ của họ tại dinh tổng thống, ở Đài Bắc.
Trong các thông báo chính thức, Hoa Kỳ nói ông Azar đang đến thăm để tăng cường hợp tác kinh tế và sức khỏe cộng đồng với Đài Loan và hỗ trợ vai trò quốc tế của nước này trong việc chống lại loại coronavirus mới.
Ông Azar nói với tổng thống Đài Loan: “Phản ứng của Đài Loan đối với COVID-19 đã được xem là một trong những thành công nhất trên thế giới, và đó là một cống hiến mới nhờ sự cởi mở, minh bạch, tính chất dân chủ của xã hội và văn hóa Đài Loan”.
Những bước đi sớm và hiệu quả của Đài Loan để chống lại căn bệnh này đã giữ cho số ca nhiễm bệnh thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng, với 480 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và 7 ca tử vong.
Tổng Thống Thái Anh Văn nói với ông Azar rằng chuyến thăm của ông tiêu biểu cho “một bước tiến lớn trong việc hợp tác chống đại dịch giữa các quốc gia của chúng ta”.
Đài Loan đặc biệt biết ơn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc tham gia vào Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO.
Đài Loan không phải là thành viên của WHO do bị Trung Quốc phản đối. Bọn cầm quyền Bắc Kinh luôn coi Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Trao đổi với các phóng viên, ông Azar cho biết theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, cá nhân ông và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tìm cách khôi phục tư cách quan sát viên của Đài Loan tại WHO.
“Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đã ngăn chặn điều đó. Đây là một trong những nỗi thất vọng lớn cũng chính quyền Trump đối với Tổ chức Y tế Thế giới và sự bất lực của tổ chức này trong việc cải cách.”
Source:Reuters