Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/08: Hôn Nhân – Không được phân ly – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:58 11/08/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người, họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?” Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: ‘Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.’ Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Họ thưa với Người: “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?” Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết : Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình.”
Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn.” Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”
Đó là lời Chúa
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
04:39 11/08/2022
Theo tin Tòa Thánh, Thứ tư, ngày 10 tháng 8 năm 2022, tại Hội trường Phaolô VI, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về tuổi già. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào Bản Tiếng Anh của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Giờ đây, chúng ta dự buổi giáo lý cuối cùng dành cho tuổi già. Hôm nay chúng ta đi vào sự thân mật đầy xúc động của cảnh Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ của Người, được kể lại đầy đủ trong Tin Mừng Gioan. Diễn từ chia tay bắt đầu bằng những lời an ủi và hứa hẹn: “Lòng các con đừng xao xuyến” (Ga 14: 1). “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho các con, thì Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó” (14: 3). Những lời này của Chúa thật đẹp đẽ.
Ngay trước đó, Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô rằng: “Sau này con sẽ đi theo” (13:36), nhắc ngài nhớ lại đoạn đường đi qua sự mong manh của đức tin ngài. Thời gian sống còn lại của các môn đệ chắc chắn sẽ là một chặng đường phải đi qua sự mong manh của chứng tá và các thách thức của tình huynh đệ. Nhưng nó cũng sẽ là một việc đi qua các phước lành đầy thích thú của đức tin: “ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa”(14:12). Nghĩ mà xem đây quả là một lời hứa hẹn lớn lao! Tôi không biết liệu chúng ta có nghĩ về nó một cách đầy đủ hay không, nếu chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào nó! Tôi không biết, đôi khi, tôi nghĩ là không.
Tuổi già là lúc thích hợp để làm chứng một cách xúc động và hân hoan cho sự mong đợi. Người đàn ông và đàn bà lớn tuổi đang chờ đợi, chờ đợi một cuộc gặp gỡ. Nơi tuổi già, những việc làm của đức tin, tức những việc đưa chúng ta và những người khác đến gần hơn với Nước Thiên Chúa, giờ đây đã vượt quá sức mạnh của nghị lực, lời nói và sự thôi thúc của tuổi trẻ và sự trưởng thành. Nhưng chính bằng cách này, chúng làm cho lời hứa về đích đến đích thực của cuộc đời trở nên minh bạch hơn. Và đâu là điểm đến đích thực của cuộc đời? Một chỗ nơi bàn ăn với Thiên Chúa, trong thế giới của Thiên Chúa. Điều đáng lưu ý là xét xem liệu trong các Giáo hội địa phương có tài liệu tham khảo chuyên biệt nào nhằm mục đích làm hồi sinh thừa tác vụ đặc biệt trông đợi Chúa này hay không - đó là một thừa tác vụ, thừa tác vụ trông đợi Chúa - khuyến khích các đặc sủng cá nhân và các phẩm chất cộng đồng của người cao niên.
Tuổi già nào bị tiêu hao trong việc từ chối các cơ hội bỏ lỡ sẽ mang đến sự chán nản cho bản thân và cho những người khác. Trái lại, tuổi già nào sống hòa nhã, sống tôn trọng cuộc sống thực sự, dứt khoát xóa bỏ quan niệm sai lầm về một Giáo hội thích ứng với hoàn cảnh thế gian, nghĩ rằng làm như vậy, Giáo hội có thể dứt khoát cai quản sự hoàn thiện và nên trọn của mình. Khi chúng ta dứt bỏ được giả định này, thì thời gian già đi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta tự nó đã là một trong những công việc “lớn hơn nữa” mà Chúa Giêsu nói đến. Thực thế, đó là một nhiệm vụ mà Chúa Giêsu không được ban cho để hoàn thành: cái chết của Người, sự phục sinh và sự lên trời của Người đã làm cho chúng ta có thể thực hiện được điều đó! Chúng ta hãy nhớ rằng “thời gian vượt trội hơn không gian”. Đó là luật khai tâm. Đời sống chúng ta không được tạo ra để gói gọn trong chính nó, trong một sự hoàn hảo trần thế tưởng tượng: nó được định sẵn để đi tới bên kia, thông qua cái chết - bởi vì cái chết là một cuộc vượt qua. Thật vậy, nơi ổn định của chúng ta, điểm đến của chúng ta không phải là ở đây, mà là ở bên cạnh Chúa, nơi Người ngự mãi mãi.
Ở đây, trên trái đất này, diễn trình “nhà tập” của chúng ta bắt đầu: chúng ta là những người học việc cuộc sống, những người - giữa hàng ngàn khó khăn - học cách trân trọng hồng ân của Thiên Chúa, tôn trọng trách nhiệm chia sẻ nó và làm cho nó sinh hoa kết trái cho mọi người. Thời gian sống trên trái đất là ân sủng của cuộc vượt qua này. Sự cao ngạo muốn dừng thời gian lại - muốn trẻ mãi không già, hạnh phúc không giới hạn, quyền lực tuyệt đối - không những bất khả, mà còn là ảo tưởng.
Sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất là thời điểm khai tâm sự sống: nó là sự sống, nhưng là sự sống dẫn anh chị em tới một sự sống đầy đủ hơn, sự khai tâm của một sự sống trọn vẹn hơn; một sự sống chỉ tìm được sự nên trọn trong Thiên Chúa. Chúng ta không hoàn hảo ngay từ đầu, và chúng ta vẫn không hoàn hảo cho đến cuối cùng. Trong việc nên trọn lời hứa của Thiên Chúa, mối quan hệ được đảo ngược: không gian của Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu chuẩn bị cho chúng ta một cách hết sức quan tâm, vượt trội hơn thời gian của cuộc sống trần thế của chúng ta. Do đó: tuổi già mang hy vọng về sự nên trọn này lại gần hơn. Đến đây, tuổi già biết một cách dứt khoát ý nghĩa của thời gian và các giới hạn của nơi chốn nơi chúng ta sống trong cuộc khai tâm của mình. Đây là lý do tại sao tuổi già là khôn ngoan: người già khôn ngoan vì lý do này. Đây là lý do tại sao nó đáng tin cậy khi nó mời gọi chúng ta hân hoan trong thời gian trôi qua: nó không phải là một mối đe dọa, nó là một lời hứa hẹn. Tuổi già là cao quý, không cần phải làm đẹp cho bản thân mới bày tỏ được sự cao quý. Có lẽ vì thiếu sự cao quý nên mới phải ngụy trang. Tuổi già đáng tin cậy khi nó mời gọi ta hân hoan trong thời gian trôi qua: nhưng thời gian vẫn trôi qua mà… Đúng, nhưng đây không phải là một mối đe dọa, đó là một lời hứa hẹn. Tuổi già nào biết tái khám phá chiều sâu của cái nhìn đức tin, từ bản chất không phải là bảo thủ, như người ta nói! Thế giới của Thiên Chúa là một không gian vô tận, trong đó thời gian trôi qua không còn quan trọng chi nữa. Và chính trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã dự phóng tới mục tiêu này, khi Người nói với các môn đệ: “Thầy bảo cho các con biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng các con uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy” (Mt 26:29). Người đã đi quá bên kia. Trong lời rao giảng của chúng ta, Địa Đàng thường tràn đầy hạnh phúc, ánh sáng và tình yêu. Có lẽ nó thiếu sự sống một chút. Trong các dụ ngôn, Chúa Giêsu nói về vương quốc của Thiên Chúa bằng cách đặt thêm sự sống vào đó. Phải chăng chúng ta không còn khả năng này? Sự sống vẫn tiếp tục…
Anh chị em thân mến, tuổi già, sống trong sự trông đợi Chúa, có thể trở thành “lời hộ giáo” đã nên trọn của đức tin, mang lại cơ sở cho mọi người, cho niềm hy vọng của chúng ta đối với tất cả mọi người (x. 1Pr 3:15). Bởi vì tuổi già làm cho lời hứa của Chúa Giêsu trở nên minh bạch, dự phóng tới Thành Thánh mà Sách Khải Huyền vốn nói tới (chương 21-22). Tuổi già là giai đoạn sống thích hợp nhất để truyền bá tin vui rằng cuộc sống là bước khai tâm dẫn tới sự nên trọn cuối cùng. Người già là một lời hứa, một chứng tá của lời hứa. Điều tốt đẹp nhất vẫn chưa tới. Điều tốt nhất vẫn chưa đến: nó giống như lời nhắn nhủ của những tín hữu cao niên, điều tốt nhất vẫn chưa đến. Xin Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta một tuổi già có khả năng này! Cảm ơn anh chị em.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:54 11/08/2022
29. Yêu tình yêu của Thiên Chúa nó giống như một tên cường đạo đáng ghét, cưỡng đoạt đi tất cả các công việc của chúng ta.
(Thánh Synoly)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 11/08/2022
67. ĐUÔI NẶNG HƠN ĐẦU
Chủ nhân nuôi một con sóc thường bỏ trong ống tay áo chơi.
Một hôm, chủ nhân ngủ thì lũ chuột xuất hiện lén ăn vụng, chợt thấy con sóc bị một dây xích cột lại, bèn hỏi:
- “Anh với chúng tôi là đồng loại, tại sao bị con người nắm trong tay để chơi đùa, lẽ nào anh không nghĩ phải tranh đấu để tự do sao?”
Con sóc thở hơi dài nói:
- “Tôi làm gì mà không nghĩ đến sự tự do, nhưng chẳng qua là vì cái đuôi nặng hơn cái đầu (chẳng hạn như đầu nhẹ đuôi nặng rất khó chuyển động), nên không thể không cùng họ chơi giỡn được”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 67:
Con người ta ai cũng muốn điều thiện hảo cho mình và cho người khác, nhưng cuộc sống vẫn cứ va chạm nhau và đem lại buồn phiền cho nhau, bởi vì ai cũng có cái đuôi nặng hơn cái đầu: đuôi ích kỷ, đuôi kiêu ngạo, đuôi ghét ghen, còn cái đầu là ước muốn làm điều thiện nhưng không cương quyết.
Thân phận của những người tội lỗi thì cũng giống như con sóc, muốn thoát ra khỏi con đường tội lỗi nhưng không được, bởi vì cái đuôi hưởng thụ, cái đuôi kiêu căng, cái đuôi tham lam nặng hơn cái đầu, cho nên đành phải chấp nhận đùa giỡn với ma quỷ và những cám dỗ của nó. Đức Đức Chúa Giê-su đã nói với ba môn đệ trong vườn Cây Dầu rằng: tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn, tinh thần là đầu thể xác là đuôi và những cám dỗ của nó như những sợi dây lòi tói buộc họ lại, không làm cho họ được sống tự do trong ân sủng của Thiên Chúa.
Ai cũng có cái đuôi nặng hơn cái đầu, chức tước địa vị càng cao thì cái đuôi càng nặng và cái đầu càng nhẹ, bởi vì rất ít người có thể tiến lên phía trước với cái đuôi quá nặng mà cái đầu thì lại quá nhẹ !
Chỉ có ơn Chúa và sự quyết tâm của chúng ta mới làm cho cái đầu nặng hơn cái đuôi mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chủ nhân nuôi một con sóc thường bỏ trong ống tay áo chơi.
Một hôm, chủ nhân ngủ thì lũ chuột xuất hiện lén ăn vụng, chợt thấy con sóc bị một dây xích cột lại, bèn hỏi:
- “Anh với chúng tôi là đồng loại, tại sao bị con người nắm trong tay để chơi đùa, lẽ nào anh không nghĩ phải tranh đấu để tự do sao?”
Con sóc thở hơi dài nói:
- “Tôi làm gì mà không nghĩ đến sự tự do, nhưng chẳng qua là vì cái đuôi nặng hơn cái đầu (chẳng hạn như đầu nhẹ đuôi nặng rất khó chuyển động), nên không thể không cùng họ chơi giỡn được”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 67:
Con người ta ai cũng muốn điều thiện hảo cho mình và cho người khác, nhưng cuộc sống vẫn cứ va chạm nhau và đem lại buồn phiền cho nhau, bởi vì ai cũng có cái đuôi nặng hơn cái đầu: đuôi ích kỷ, đuôi kiêu ngạo, đuôi ghét ghen, còn cái đầu là ước muốn làm điều thiện nhưng không cương quyết.
Thân phận của những người tội lỗi thì cũng giống như con sóc, muốn thoát ra khỏi con đường tội lỗi nhưng không được, bởi vì cái đuôi hưởng thụ, cái đuôi kiêu căng, cái đuôi tham lam nặng hơn cái đầu, cho nên đành phải chấp nhận đùa giỡn với ma quỷ và những cám dỗ của nó. Đức Đức Chúa Giê-su đã nói với ba môn đệ trong vườn Cây Dầu rằng: tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn, tinh thần là đầu thể xác là đuôi và những cám dỗ của nó như những sợi dây lòi tói buộc họ lại, không làm cho họ được sống tự do trong ân sủng của Thiên Chúa.
Ai cũng có cái đuôi nặng hơn cái đầu, chức tước địa vị càng cao thì cái đuôi càng nặng và cái đầu càng nhẹ, bởi vì rất ít người có thể tiến lên phía trước với cái đuôi quá nặng mà cái đầu thì lại quá nhẹ !
Chỉ có ơn Chúa và sự quyết tâm của chúng ta mới làm cho cái đầu nặng hơn cái đuôi mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngọn lửa tình yêu
Lm. Thái Nguyên
18:40 11/08/2022
NGỌN LỬA TÌNH YÊU
Chúa Nhật 20 Thường Niên, năm C : Lc 12, 49-53
Suy niệm
Con người cần cơm bánh để sống còn, nhưng cũng cần tình yêu thương để tồn tại và phát triển; cần áo quần để che thân, nhưng phải có tình yêu thương để sưởi ấm và an vui cõi lòng. Tình yêu thương là động lực và là mục đích của đời sống con người. Người ta có thể chấp nhận sự nghèo khó, túng bấn, nhưng không thể sống thiếu tình thương. Biết thế nhưng sự băng giá của lòng người vẫn tồn tại khắp nơi. Điều đáng nói là nếu sự băng giá đó lại nằm trong tâm hồn người Kitô hữu chúng ta, là những con người có sứ mạng đem lại ngọn lửa yêu thương để sưởi ấm cho đời thì đáng buồn biết mấy.
Trước một thế giới âm u và băng giá của lòng người, Đức Giêsu đã“đến ném lửa vào mặt đất”, không phải ngọn lửa của án phạt và hủy diệt, nhưng là ngọn lửa tình yêu vẫn bừng cháy trong tim Ngài, ngọn lửa của Thánh Thần đã làm bừng sáng trí khôn các tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần. Chính vì tình yêu mà Đức Giêsu ao ước được chịu một phép rửa là cuộc thương khó và tử nạn, để chuộc tội nhân loại chúng ta. Cái chết vì yêu thương đã biến thành ngọn lửa phục sinh, đem lại cho chúng ta sự sống muôn đời. Và Ngài ao ước “Phải chi lửa ấy đã bùng lên!”.
Ngọn lửa ấy đã có tự ngàn đời nơi Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo muôn loài vì yêu thương, Đấng vẫn che chở dân Ngài dù họ phản nghịch: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8). Ngọn lửa ấy đã từng nung nấu trái tim của Giêrêmia (x. Gr 20,7-10), thúc bách ông phải nói lời Chúa dạy cho dân, thúc giục ông cảnh cáo tội của dân, dù bị họ ghét bỏ và tìm cách sát hại (x. Gr 38,4-6).
Đức Giêsu mong ước cho ngọn lửa yêu thương bùng lên, nhưng Ngài lại cho biết:“Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?... không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.”. Tại sao có sự nghịch lý như thế? Thật ra, sứ mạng của Đức Giêsu đã từng được tiên báo và được tuyên bố là một sứ mạng Hòa bình (Is 9,5tt; Dcr 9,10; Lc 2,14; Ep 2,14-15). Ngài đến thế gian chỉ vì sự bình an và hợp nhất nhân loại. Nhưng thực tế cho thấy là Ngài đã gặp chống đối. Lời rao giảng của Ngài đã gây chia rẽ giữa những người tin và không tin, vì Ngài mà “từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba” (Lc.12,52). Ngài giảng dạy về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi, nhưng điều đó lại khiến những người biệt phái chống lại Ngài. Ngài kêu gọi con người đừng bám vào của cải đời này, mà hãy tìm kiếm Nước Trời, tuy lời giảng này khích lệ những người nghèo nhưng lại làm cho người giàu nổi giận, thù hận. Đúng như lời cụ già Simêon đã tiên báo: trẻ nhỏ này sẽ làm duyên cớ cho nhiều người ngã xuống hay đứng lên, và còn là dấu hiệu cho người đời chống báng (x. Lc 2, 24).
Có sự chia rẽ là vì hòa bình Đức Giêsu mang đến không phải là thứ hòa bình theo kiểu thế gian, do đường lối chính trị hay tổ chức xã hội bên ngoài. Hòa bình đích thực phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình. Đó là hòa bình được xây dựng trên công lý, một nền công lý mà người ta phải đấu tranh, phải xả thân để chống lại tội lỗi và sống theo Tin Mừng của Đức Giêsu. Không có hòa bình này thì mọi thứ hòa bình khác đều là tạm bợ, có khi là giả trá, hoặc có nguy cơ là thứ hòa bình do sự thỏa hiệp hay đồng lõa với sự dữ.
Thế giới vẫn luôn có những xung đột và chia cắt: giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa lành và dữ, giữa thật và giả, giữa ma quỉ và Thiên Chúa. Ngay trong mỗi người vẫn có những bất đồng, mâu thuẫn và chia rẽ nội tâm: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7, 19). Không chỉ có sự phân rẽ trên bình diện cá nhân, xã hội, mà còn ngay trên bình diện tôn giáo, đau lòng hơn nữ là ngay trong Giáo Hội của Đức Kitô. Thánh thiện và tội lỗi vẫn là sự phân cực trong từng giây phút của đời sống, đòi ta phải lựa chọn.
Để đáp lại nguyện ước của Chúa Giêsu là làm lan tỏa ngọn lửa Ngài đã nhóm lên, ta không thể tránh né “phép rửa” mà Ngài đã chịu, tức phải chấp nhận đi qua tình trạng đau thương và thất bại, để hiến tặng cuộc sống mình với tất cả tình yêu. Mahatma Gandhi, vị thánh của Ấn Độ đã cảm nhận tình yêu như sau:“Một vật cứng rắn đến đâu, cũng sẽ tan chảy trong lửa tình yêu. Nếu vật ấy không tan chảy, chính vì ngọn lửa không đủ mạnh”. Khơi lên ngọn lửa tình yêu của Chúa Giêsu từ lòng mình và làm lan tỏa ngọn lửa đó là sứ mạng của đời chúng ta.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Chúa đã đến ném lửa vào mặt đất,
là chính tình yêu của Thánh Thần,
để lan tràn đến khắp mọi thế nhân,
lửa thanh tẩy và tinh luyện tâm can,
lửa sưởi ấm lòng người đang giá lạnh,
chiếu soi đời còn cô quạnh tối tăm.
Chúa ao ước lửa ấy sáng bùng lên,
cho tình yêu thắng vượt trên tất cả,
nên Chúa mong chịu phép rửa từ Cha,
là tự hiến dâng trao mạng sống mình,
làm hy tế để giao hòa nhân thế,
và cứu vớt con người khỏi bến mê.
Nhưng Chúa đến không hẳn mang hòa bình,
mà trước tiên đòi con người thay đổi,
phải chọn giữa ánh sáng và bóng tối,
nghĩa là tin hoặc từ chối không tin.
Chọn Chúa con đối đầu với sự dữ
là những thứ làm tha hóa con người,
để làm cho đời sống được đẹp tươi,
từ đó mới thật sự có hòa bình.
Xin Chúa hãy đốt nóng trái tim con,
bằng ngọn lửa của chính tình yêu Chúa,
lửa Thánh linh chiếu soi vào tâm trí,
đổi tâm tình và suy nghĩ của con.
Cho con dám can đảm chịu thiệt thân,
để lửa tình yêu Chúa lan tỏa dần,
đem lại cho gian trần sự sống mới,
như Chúa từng mong ước mãi không ngơi,
và làm cho Nước Trời thêm rộng mở,
cho con người được muôn thuở an vui. Amen.
Mặc Khải
Lm Vũđình Tường
22:56 11/08/2022
Đức Kitô thổ lộ tâm tình Ngài cho môn đệ. Thứ nhất, Ngài đến thế gian để mang lửa đến cho thế gian. Thứ hai, Ngài mong lửa đó bừng sáng lên trong tâm hồn Kitô hữu. Thứ ba, Đức Kitô còn cho biết Ngài lo sợ về phép rửa Ngài sắp lãnh nhận.
Có sự khác biệt giữa lửa trần gian, bình an trần thế và lửa cũng như bình an Thiên Quốc Đức Kitô trao tặng. Bình an trần thế thường được biết đến như vắng bóng chiến tranh, cuộc sống thoải mái, ăn no, ngủ yên. Bình an trần thế dễ mất bởi do con người tạo dựng. Một khi người ta đổi lối suy nghĩ, chiến tranh, hận thù bùng lên. Lửa trần thế mang í nghĩa thiêu đốt, cháy rụi, tàn phá, gây tang thương cho con người, thiên nhiên, cây rừng, sinh vật và sự sống. Bình an Đức Kitô trao ban là bình an nội tâm, bình an trong tâm hồn. Bình an này mất khi cá nhân đó từ chối bình an Chúa ban. Lửa Đức Kitô trao ban mang tính xây dựng, tái tạo và bảo vệ. Lửa Thiên quốc chỉ tàn phá thói hư, tật xấu trong lòng con người, biến con người trần thế, bon chen, thành con người có lòng nhân ái, với mình với tha nhân và yêu mến Thiên Chúa. Lửa Đức Kitô trao ban chính là tình yêu trong trái tim Đức Kitô. Tình yêu này luôn bừng cháy vì yêu mến nhân loại và Ngài mong lửa đó cũng bừng cháy trong con tim Kitô hữu.
Khi cháy lửa thường tạo thành những lưỡi lửa cháy bập bùng vả mỗi lần bập bùng như thế lưỡi lửa thay hình, đổi dạng mới. Tâm tình ta dành cho Đức Kitô cũng thường bập bùng như thế, khi thì dâng cao, lúc bập bùng. Khi cháy sáng, khi chỉ là sợi khói mong manh. Khi lửa trong tâm hồn ta không bừng cháy, Đức Kitô mong cho ngọn lửa tâm hồn đó cháy bùng lên.
Bản chất của lửa là thanh tẩy, hủy bỏ những gì xấu và giữ phần tốt. Lửa tình yêu Đức Kitô cũng thay tẩy tâm hồn Kitô hữu, thiêu rụi thói hư, tật xấu, lời nói điêu ngoa, ngon ngọt, tham vọng cá nhân, biến ta thành con người mới trong Đức Kitô. Trong í nghĩa đó lửa mang tính phán đoán, cầm giữ và loại bỏ. Chính Đức Kitô có kinh nghiệm bị loại bỏ bởi. Các nhà lãnh đạo, và cá nhân chống đối, chê bai, chỉ trích giáo huấn của Ngài. Nhóm lãnh đạo kết án ngài chết bằng cách đóng đinh Ngài trên thập tự. Cá nhân chống đối bằng cách từ chối đón nhận Lời Chúa, từ chối thay đổi đời sống nội tâm.
Đám cháy thiêu rụi mọi thứ trên đường nó đi qua. Lửa Lời Chúa không thiêu rụi nhưng đổi mới cuộc sống, làm cho cuộc sống lành mạnh hơn, trong sáng hơn, vui tươi hơn. Lời Chúa ban cho con người đời sống mới và liên hệ trong tâm tình mới. Chính sự thay đổi này tạo ra đố kị, chia rẽ, loại bỏ, loại bỏ bắt đầu từ trong tâm hồn, đến tư tưởng và loại bỏ đến từ thành viên trong gia đình và thân hữu. Thay đổi đòi loại bỏ, từ giã. Không từ bỏ không có thay đổi. Không thay đổi người đó không thể là Kitô hữu chân chính. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là trung tâm điểm cuộc sống, quan trọng hơn cả cha mẹ, thân nhân, bởi họ nhận biết Đức Kitô có quyền ban sự sống đời này và hạnh phúc đời sau.
Khi Đức Kitô nói về phép rửa Ngài sắp chịu, Ngài lo âu, sợ hãi bởi phép rửa Đức Kitô nói đến chính là con đường thập giá Ngài sẽ đi qua. Phép rửa của Ngài kéo dài ba ngày, từ lúc bị bắt, bị xỉ vả, mạ lị, đánh đập, vác thập giá lên đồi cao, chịu đóng đinh, an táng trong mộ và ba ngày sau sống lại hiện ra với các môn đệ. Phép rửa của chúng ta không kéo dài, cũng không phải đau khổ như thế mà chính là niềm vui, hạnh phúc được làm con Chúa. Đức Kitô đã đón nhận mọi đau khổ, khó khăn thay cho Kitô hữu.
Kitô hữu đáp lại lời mời gọi đi theo Đức Kitô, Ngài là đường, sự thật và là sự sống. Đón nhận Đức Kitô chính là đón nhận đời sống thánh thiện Chúa ban tràn đầy ân sủng trong tâm hồn. Kitô hữu đón nhận bí tích thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Kitô hữu tuyên bố từ bỏ ma quỉ, tội lỗi và cám dỗ của ma quỉ, đồng thời tuyên xưng đức tin, tin một Thiên Chúa Ba Ngôi, yêu mến Ngài, đi theo con đường Ngài chỉ bảo, sống và chết trong hy vọng.
TiengChuong.org
Self-Revelation
This is the self- revelation of Jesus' mind and heart. He came to bring fire to the earth and wished that the fire He brought to the world would burn brightly. He revealed also that he had a baptism, and that His Heart was in great distress. There is a huge difference between the peace and fire Jesus offers and the peace and fire of the world. The peace that the world has to offer can be violated, and fire of the world is destructive. The peace that Jesus has to offer can't be violated and the fire He brought is constructive.
Summer is the busiest time for fire-fighters. Where there is a fire, big or small, there is a potential threat, and when a fire is out of control it can destroy all living things on its way, including trees, animals, and human life.
The fire Jesus talked about is not a physical, consuming fire, but rather the spiritual one. The fire which comes from Jesus' loving Heart is the fire of His love for us. It burns brightly in His Heart, and He wished that it would burn brightly in the hearts of His followers. The fire Jesus offers is selective in its burning. It doesn't burn everything. It protects lives, environment and ecology, but burns personal vices.
When a fire burns it produces flames which constantly flick up and down, and each time the shape of the flame changes. It is a symbol of our heart for Jesus; like fire flames, our love for Jesus also ups and downs. Sometimes it burns brightly; other times it has no flame but just a thread of smoke. When our love for Jesus is not burning, Jesus wishes that our love for Him will blaze again. Fire has the power to purify, separating what is worthless from what is worthy. When the heavenly fire burns in our hearts, it has the power to purify our mind and heart. It burns down the sugar coating of all human desires and that helps us to see how wrong we were and make changes accordingly. Fire brings judgement, in a sense of what should be kept and what needs to be discarded. Jesus had experienced human judgement at two levels: government authority and private citizen. The authority one was His Passion. He was condemned to death by hanging on the cross; the individual ones are those who refused to follow him, reject his call for the conversion of heart.
A physical fire consumes everything in its way; when the heavenly fire is blazing in one's heart, it doesn't consume but purifies the whole person. It renews that person by giving him/her a new way of life, and a new way of relationships. The change it brings can cause conflict first within a person and then extend to relatives and friends. Change and division often move in opposite directions. Where there is no division, there would be no real change, because change requires separating, dividing, and moving away from the present situation. Without a real change, a person would never be a true follower of Jesus. This change may cause members of a family to condemn each other because a believer places Jesus as first priority in life, above even parents and blood relatives. The change makes a follower of Jesus realize that the present world is a passing world; our true home is in God's kingdom.
When Jesus talked about the baptism that he would soon receive; he was in distress, and agony, because His Baptism was the way of the cross. It was happening on the cross, and after three days, He was triumphant in resurrection. Unlike his, our baptism doesn't last that long and we don't have to go through what Jesus did. Our baptism has its foundation in Jesus, and is a joyful celebration, because Jesus has already taken the hard part for us. We are invited to follow Jesus who himself is the way, truth and life. The baptism that Jesus offers strips bare human ambitions, making us God's children, filling our heart with God's grace. We are baptised in the Name of the Holy Trinity; we renounce Satan, sin and worldly glory. We publicly profess that God is our Lord; we love him and follow His way of life. Our baptism gives us hope to enter our true home in God's kingdom.
Có sự khác biệt giữa lửa trần gian, bình an trần thế và lửa cũng như bình an Thiên Quốc Đức Kitô trao tặng. Bình an trần thế thường được biết đến như vắng bóng chiến tranh, cuộc sống thoải mái, ăn no, ngủ yên. Bình an trần thế dễ mất bởi do con người tạo dựng. Một khi người ta đổi lối suy nghĩ, chiến tranh, hận thù bùng lên. Lửa trần thế mang í nghĩa thiêu đốt, cháy rụi, tàn phá, gây tang thương cho con người, thiên nhiên, cây rừng, sinh vật và sự sống. Bình an Đức Kitô trao ban là bình an nội tâm, bình an trong tâm hồn. Bình an này mất khi cá nhân đó từ chối bình an Chúa ban. Lửa Đức Kitô trao ban mang tính xây dựng, tái tạo và bảo vệ. Lửa Thiên quốc chỉ tàn phá thói hư, tật xấu trong lòng con người, biến con người trần thế, bon chen, thành con người có lòng nhân ái, với mình với tha nhân và yêu mến Thiên Chúa. Lửa Đức Kitô trao ban chính là tình yêu trong trái tim Đức Kitô. Tình yêu này luôn bừng cháy vì yêu mến nhân loại và Ngài mong lửa đó cũng bừng cháy trong con tim Kitô hữu.
Khi cháy lửa thường tạo thành những lưỡi lửa cháy bập bùng vả mỗi lần bập bùng như thế lưỡi lửa thay hình, đổi dạng mới. Tâm tình ta dành cho Đức Kitô cũng thường bập bùng như thế, khi thì dâng cao, lúc bập bùng. Khi cháy sáng, khi chỉ là sợi khói mong manh. Khi lửa trong tâm hồn ta không bừng cháy, Đức Kitô mong cho ngọn lửa tâm hồn đó cháy bùng lên.
Bản chất của lửa là thanh tẩy, hủy bỏ những gì xấu và giữ phần tốt. Lửa tình yêu Đức Kitô cũng thay tẩy tâm hồn Kitô hữu, thiêu rụi thói hư, tật xấu, lời nói điêu ngoa, ngon ngọt, tham vọng cá nhân, biến ta thành con người mới trong Đức Kitô. Trong í nghĩa đó lửa mang tính phán đoán, cầm giữ và loại bỏ. Chính Đức Kitô có kinh nghiệm bị loại bỏ bởi. Các nhà lãnh đạo, và cá nhân chống đối, chê bai, chỉ trích giáo huấn của Ngài. Nhóm lãnh đạo kết án ngài chết bằng cách đóng đinh Ngài trên thập tự. Cá nhân chống đối bằng cách từ chối đón nhận Lời Chúa, từ chối thay đổi đời sống nội tâm.
Đám cháy thiêu rụi mọi thứ trên đường nó đi qua. Lửa Lời Chúa không thiêu rụi nhưng đổi mới cuộc sống, làm cho cuộc sống lành mạnh hơn, trong sáng hơn, vui tươi hơn. Lời Chúa ban cho con người đời sống mới và liên hệ trong tâm tình mới. Chính sự thay đổi này tạo ra đố kị, chia rẽ, loại bỏ, loại bỏ bắt đầu từ trong tâm hồn, đến tư tưởng và loại bỏ đến từ thành viên trong gia đình và thân hữu. Thay đổi đòi loại bỏ, từ giã. Không từ bỏ không có thay đổi. Không thay đổi người đó không thể là Kitô hữu chân chính. Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là trung tâm điểm cuộc sống, quan trọng hơn cả cha mẹ, thân nhân, bởi họ nhận biết Đức Kitô có quyền ban sự sống đời này và hạnh phúc đời sau.
Khi Đức Kitô nói về phép rửa Ngài sắp chịu, Ngài lo âu, sợ hãi bởi phép rửa Đức Kitô nói đến chính là con đường thập giá Ngài sẽ đi qua. Phép rửa của Ngài kéo dài ba ngày, từ lúc bị bắt, bị xỉ vả, mạ lị, đánh đập, vác thập giá lên đồi cao, chịu đóng đinh, an táng trong mộ và ba ngày sau sống lại hiện ra với các môn đệ. Phép rửa của chúng ta không kéo dài, cũng không phải đau khổ như thế mà chính là niềm vui, hạnh phúc được làm con Chúa. Đức Kitô đã đón nhận mọi đau khổ, khó khăn thay cho Kitô hữu.
Kitô hữu đáp lại lời mời gọi đi theo Đức Kitô, Ngài là đường, sự thật và là sự sống. Đón nhận Đức Kitô chính là đón nhận đời sống thánh thiện Chúa ban tràn đầy ân sủng trong tâm hồn. Kitô hữu đón nhận bí tích thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Kitô hữu tuyên bố từ bỏ ma quỉ, tội lỗi và cám dỗ của ma quỉ, đồng thời tuyên xưng đức tin, tin một Thiên Chúa Ba Ngôi, yêu mến Ngài, đi theo con đường Ngài chỉ bảo, sống và chết trong hy vọng.
TiengChuong.org
Self-Revelation
This is the self- revelation of Jesus' mind and heart. He came to bring fire to the earth and wished that the fire He brought to the world would burn brightly. He revealed also that he had a baptism, and that His Heart was in great distress. There is a huge difference between the peace and fire Jesus offers and the peace and fire of the world. The peace that the world has to offer can be violated, and fire of the world is destructive. The peace that Jesus has to offer can't be violated and the fire He brought is constructive.
Summer is the busiest time for fire-fighters. Where there is a fire, big or small, there is a potential threat, and when a fire is out of control it can destroy all living things on its way, including trees, animals, and human life.
The fire Jesus talked about is not a physical, consuming fire, but rather the spiritual one. The fire which comes from Jesus' loving Heart is the fire of His love for us. It burns brightly in His Heart, and He wished that it would burn brightly in the hearts of His followers. The fire Jesus offers is selective in its burning. It doesn't burn everything. It protects lives, environment and ecology, but burns personal vices.
When a fire burns it produces flames which constantly flick up and down, and each time the shape of the flame changes. It is a symbol of our heart for Jesus; like fire flames, our love for Jesus also ups and downs. Sometimes it burns brightly; other times it has no flame but just a thread of smoke. When our love for Jesus is not burning, Jesus wishes that our love for Him will blaze again. Fire has the power to purify, separating what is worthless from what is worthy. When the heavenly fire burns in our hearts, it has the power to purify our mind and heart. It burns down the sugar coating of all human desires and that helps us to see how wrong we were and make changes accordingly. Fire brings judgement, in a sense of what should be kept and what needs to be discarded. Jesus had experienced human judgement at two levels: government authority and private citizen. The authority one was His Passion. He was condemned to death by hanging on the cross; the individual ones are those who refused to follow him, reject his call for the conversion of heart.
A physical fire consumes everything in its way; when the heavenly fire is blazing in one's heart, it doesn't consume but purifies the whole person. It renews that person by giving him/her a new way of life, and a new way of relationships. The change it brings can cause conflict first within a person and then extend to relatives and friends. Change and division often move in opposite directions. Where there is no division, there would be no real change, because change requires separating, dividing, and moving away from the present situation. Without a real change, a person would never be a true follower of Jesus. This change may cause members of a family to condemn each other because a believer places Jesus as first priority in life, above even parents and blood relatives. The change makes a follower of Jesus realize that the present world is a passing world; our true home is in God's kingdom.
When Jesus talked about the baptism that he would soon receive; he was in distress, and agony, because His Baptism was the way of the cross. It was happening on the cross, and after three days, He was triumphant in resurrection. Unlike his, our baptism doesn't last that long and we don't have to go through what Jesus did. Our baptism has its foundation in Jesus, and is a joyful celebration, because Jesus has already taken the hard part for us. We are invited to follow Jesus who himself is the way, truth and life. The baptism that Jesus offers strips bare human ambitions, making us God's children, filling our heart with God's grace. We are baptised in the Name of the Holy Trinity; we renounce Satan, sin and worldly glory. We publicly profess that God is our Lord; we love him and follow His way of life. Our baptism gives us hope to enter our true home in God's kingdom.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục Tây Ban Nha cảnh báo: Chúng ta đang tạo ra những con quái vật nếu tuổi trẻ không lớn lên để yêu thương và quảng đại
VietCatholic Media
05:18 11/08/2022
Đức Cha Juan Carlos Elizalde của Vitoria, Tây Ban Nha, cảnh báo rằng một số người trẻ “có nguy cơ” tự cho mình là trung tâm vì cách họ được nuôi dưỡng và giáo dục.
“Chúng ta đang tạo ra những con quái vật nếu, trong việc yêu thương những người trẻ tuổi của mình, chúng ta không thành công trong việc khiến họ yêu thương, giúp đỡ và đáp lại một cách quảng đại,” vị giám mục nói trong bài diễn văn ngày 4 tháng 8 trong buổi lễ trọng thể để vinh danh quan thầy của Vitoria, Đức Mẹ Bạch Tuyết hay the White Virgin, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành phố chính thức vinh danh Đức Mẹ là quan thầy của thành phố.
Đức Cha Elizalde nhấn mạnh rằng áp dụng đường lối đó với tuổi trẻ có nghĩa là chúng ta không “thực sự yêu họ”. Hoàn toàn ngược lại, “chúng ta sẽ tước bỏ gốc rễ của họ.”
Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đang làm điều gì đó sai trái khi chúng ta không truyền đi hy vọng, cũng như không thể ngăn chặn tình trạng tự tử, nghiện ngập hoặc bạo lực của giới trẻ”
Ngược lại, Đức Cha nói rằng các lễ hội để tôn vinh đấng bảo trợ của thành phố “khơi dậy khát vọng được sống” và do đó, ủng hộ cho “sự sống từ lúc thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên,” cũng như cho “những người nam nữ những người ở tuổi trưởng thành phải gánh chịu sức nặng của xã hội “và đối với những người cao tuổi” bị ngược đãi, cô lập và suy yếu bởi quá nhiều đại dịch”.
Đức Cha Elizalde nói rằng sự đóng góp của Giáo hội cho thành phố Vitoria là “niềm vui không thể kìm nén” khi cảm thấy mình là con của Chúa vì “khi chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Trắng, anh chị em đang ở đâu? Thưa: Trong vòng tay của Đức Mẹ”
Niềm vui đó cũng là “sức mạnh to lớn trong khó khăn”, “niềm an ủi sâu sắc” khi có nỗi buồn, “tinh thần phấn chấn khi còn thấy ý nghĩa, dự án cuộc đời và tương lai,” và “bình yên mang theo hy vọng” khi sức mình thất bại.
Source:Catholic News Agency
Chế độ Ortega của Nicaragua ngăn chặn vị giám mục rời khỏi Tòa Giám Mục để cử hành thánh lễ
VietCatholic Media
05:19 11/08/2022
Cảnh sát chống bạo động từ chính phủ Nicaragua đã ngăn chặn Đức Cha José Álvarez Lagos, Giám Mục giáo phận Matagalpa, rời khỏi Tòa Giám Mục để cử hành thánh lễ vào hôm thứ Năm, ngày 4 tháng Tám.
“Tôi muốn đến nhà thờ để làm giờ thánh, và thánh lễ, nhưng rõ ràng là chính quyền đã không cho phép, chúng tôi ở đây... im lặng bên trong các văn phòng của Tòa Giám Mục,” Đức Cha Álvarez, người cũng là Giám Quản Tông Tòa của Giáo phận Estelí đã cho biết như trên.
Một đoạn video được đăng ngày 4/8 trên mạng xã hội cho thấy một nhóm cảnh sát chống bạo động, với dùi cui và khiên, chặn đường vị giám mục và sáu linh mục khác không cho ra khỏi Tòa Giám Mục.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục ở lại đây, không chống lệnh cảnh sát; chúng tôi chưa bao giờ chống lệnh cảnh sát. Tôi sẽ đợi cho đến khi họ cho phép tôi đi,” vị giám mục nói thêm, người ngay sau đó đã ban phép lành cho các viên chức cảnh sát bằng cách làm dấu thánh giá trên họ.
Ngoài ra, báo chí địa phương đưa tin rằng từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 4 tháng 8, cảnh sát chống bạo động đã ngăn cản Cha Uriel Vallejos và một nhóm tín hữu rời khỏi nhà xứ của giáo xứ Lòng Chúa Thương Xót ở thị trấn Sébaco.
Trung tâm Nhân quyền Nicaragua đã báo cáo vào ngày 3 tháng 8 rằng các điều kiện trong nhà xứ đã trở nên tồi tệ hơn sau khi điện bị cắt và thực phẩm cạn kiệt.
Việc giam giữ linh mục và giáo dân bắt đầu sau khi cảnh sát ập vào giáo xứ của ngài để đóng cửa đài phát thanh Công Giáo hoạt động trong khuôn viên giáo xứ. Cha Vallejos là giám đốc đài phát thanh.
Năm đài phát thanh Công Giáo khác đã bị đóng cửa vào ngày 1 tháng 8 theo lệnh của bọn cầm quyền độc tài Nicaragua vì bị cáo buộc không có giấy phép hoạt động hợp lệ kể từ năm 2003. Tuy nhiên, giáo phận báo cáo rằng vào năm 2016, Cha Alvarez đã đích thân xuất trình các giấy tờ cần thiết và không bao giờ nhận được trả lời.
Để đối phó với các đợt bạo lực gần đây của tổng thống Daniel Ortega và phó tổng thống là vợ của ông, Rosario Murillo, hàng giáo sĩ Matagalpa đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 4 tháng 8 kêu gọi “chính quyền đất nước tôn trọng tự do ngôn luận và tôn giáo” và yêu cầu rằng “Cuộc đàn áp của Giáo hội chấm dứt.”
“Đến lượt mình, chúng tôi mời gọi dân Chúa tiếp tục quỳ gối vì Giáo hội, vì các linh mục của chúng tôi và vì Nicaragua thân yêu của chúng tôi,” thông điệp kết luận.
Hội đồng linh mục của Giáo phận Estelí cũng lên tiếng và buộc tội rằng hành động của bọn cầm quyền “cản trở việc thực thi sứ mệnh truyền bá Phúc âm hóa của các giáo sĩ anh em của Giáo phận Matagalpa.”
“Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách dân sự của đất nước này chấm dứt các hành vi lạm dụng vô cớ chống lại Giáo Hội lữ hành ở Nicaragua. Chúng tôi tin tưởng rằng sự tỉnh táo sẽ chiếm ưu thế và những biểu hiện ép buộc các quyền cơ bản của con người sẽ tránh được.”
Họ cũng yêu cầu “Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa phải được tôn trọng” và “những hành động thù hận và bạo lực này chấm dứt và mọi người có thể sống và làm việc trong hòa bình.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông cáo buộc các giám mục là một phần của một cuộc đảo chính cố gắng đuổi ông khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicarguan đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo cà sa.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Source:Catholic News Agency
Nhân ngày lễ kính Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, tức Edith Stein, đọc lại những ngày cuối cùng của vị Tiến sĩ Hy vọng Kiên cường’ trong tương lai
Vũ Văn An
19:19 11/08/2022
Nhân lễ kính Thánh Edith Stein ngày 9 tháng 8, Ký giả Luke Coppen của tạp chí The Pillar có bài viết khá dài về vị thánh tân tòng, nữ đan sĩ Cát Minh, bị thảm sát vì đức tin tại Auschwitz.
Tám mươi năm trước, vào hôm thứ Ba, một nữ tu 50 tuổi đã bị giết tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã.
Ngày nay, bà là một vị hiển thánh và là đồng bảo trợ của châu Âu. Bà được công nhận là một trong những nhà thần học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, một triết gia nổi tiếng, một vị tử đạo và có thể là Tiến sĩ trong tương lai của Giáo hội.
Bà sinh ra với tên Edith Stein tại thành phố Breslau của Đức (nay là Wrocław thuộc Ba Lan), là con út trong số bảy người con còn sống của một gia đình Do Thái. Bà qua đời vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, với tư cách là Nữ tu Dòng Cát Minh Teresa Benedicta Thánh Giá.
Chúng ta biết gì về những ngày cuối cùng của bà? Tại sao cái chết của bà lại trở thành nguồn gây căng thẳng giữa người Công Giáo và người Do Thái? Và bà có còn liên quan đến ngày hôm nay không?
The Pillar trình bầy mấy điểm sau đây:
Edith Stein chết ra sao?
Cha John Sullivan, O.C.D., năm 2002, đã biên soạn tuyển tập tựa là “Edith Stein: Essential Writings”, được các học giả gọi là một trong những dẫn nhập tốt nhất cho những người nói tiếng Anh muốn biết thêm về vị thánh. Cha Sullivan cũng viết phần giới thiệu cho cuốn sách.
Vị linh mục Cát Minh Không Đi Giầy này nói với The Pillar rằng chuỗi sự kiện dẫn đến cái chết của Thánh Stein bắt đầu bằng một “bức thư can đảm bênh vực người Do Thái Hòa Lan” được viết bởi các giám mục Hòa Lan, khi đó đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Bức thư được đọc ở tất cả các nhà thờ vào ngày 26 tháng 7 năm 1942.
Thánh Stein đã trốn khỏi Đức và định cư tại một tu viện Carmelite ở Echt, ngay bên kia biên giới Hòa Lan, nơi sau đó bà được đoàn tụ cùng chị gái Rosa.
Đức Quốc xã đã trả lời thư của các giám mục Hòa Lan bằng cách tăng tốc độ trục xuất và nhắm mục tiêu vào những người Do Thái đã trở lại Công Giáo trước chiến tranh.
Thánh Stein bị bắt bởi các sĩ quan Gestapo vào ngày 2 tháng 8 năm 1942. Những lời cuối cùng của bà trước khi rời tu viện được gửi đến Rosa, người cũng đã trở lại Công Giáo và đang phục vụ như một người trợ giúp cho cộng đồng Cát Minh. Bà viết "Hãy đến, chúng ta đi vì dân tộc chúng ta".
Anne Costa, tác giả cuốn “Bước theo Edith Stein: Túi khôn cho Phụ nữ của Thánh Teresa Benedicta Thánh giá,” viết rằng hai người phụ nữ được chở lên phía bắc bằng xe tải đến trại chuyển tiếp của Đức Quốc xã tại Amersfoort, “nơi bà và các bạn tù của bà bị đối xử tàn bạo.”
Cô nói với The Pillar, “Ngày 4 tháng 8, Edith đến Trung tâm Chuyển tiếp Westerbork, nơi 1,200 người Do Thái Công Giáo bị tách khỏi những người khác”.
“Có nhiều tài liệu cho biết đã nhìn thấy Edith ở đây, nơi cảm thức bình tĩnh và lòng cảm thương của bà đối với người khác đã được quan sát và phẩm bình. Bà nổi bật giữa hàng ngàn người như một sự hiện diện lặng lẽ và ôn hòa và khi ở Westerbork, bà được trích dẫn nói rằng: ‘Thế giới được tạo thành từ những đối lập, nhưng cuối cùng, không điều gì của những sự tương phản này còn lại. Điều duy nhất còn lại là tình yêu vĩ đại. Làm sao có thể khác được? '”
Stein là một trong tổng số 60,330 người được vận chuyển từ Westerbork đến Auschwitz. Những người khác bao gồm nhà văn linh đạo trẻ tuổi có ảnh hưởng Etty Hillesum và nhà viết nhật ký Anne Frank.
Cha Sullivan cho biết: “Trong vòng một tuần sau cuộc vây bắt nhanh chóng các người Do Thái Công Giáo, [Edith Stein] và các nạn nhân khác trong cuộc trả thù của Đức Quốc xã đã đến trại tử thần Auschwitz ở Ba Lan đang bị chiếm đóng.”
“Các học giả sau chiến tranh đã nhất trí cho rằng bà đã được chuyển ngay xuống đoạn đường xe lửa Auschwitz. (Không có thời gian để in trên cánh tay bà hình xăm con số khét tiếng ghê tởm của một tù nhân trong trại.)”
“Xe tải đưa các tù nhân bị kết án, nhưng không nhìn nhận rời trại Auschwitz I đến Auschwitz-Birkenau. Tại khu trại đó, hay Auschwitz II, trong một căn phòng dựng tạm được gọi là Nhà Trắng, các bình chứa khí Zyklon B đã giết chết họ. Tại một cánh đồng liền kề, vì chưa được lắp đặt các nhà hỏa táng quy mô công nghiệp, nên các thi thể được chất thành đống và đốt ngoài trời bằng các sản phẩm dầu mỏ đã sử dụng một lần”.
Đâu là ý nghĩa cái chết của bà?
Nhiều thập niên sau, một cuộc tranh luận nổi lên về ý nghĩa của cái chết của Stein. Giải thích về nguồn gốc của tranh chấp, Eugene J. Fisher, giáo sư thần học nổi tiếng tại Đại học Saint Leo ở Florida, nói với The Pillar: “Stein là một người Do Thái trở lại Công Giáo và, với tư cách là một nữ tu, đã trở thành một nhà văn và một diễn giả nổi tiếng. Bà nói một cách nổi tiếng rằng bà muốn ‘hiến thân’ như một của lễ hy sinh dâng cho ‘dân tộc của bà’, người Do Thái”.
“Bà bị Đức quốc xã bắt và chết trên đường đến trại Auschwitz. Sự căng thẳng là: nhiều người Công Giáo nghĩ rằng họ là 'dân tộc của bà’, chứ không phải người Do Thái, và bà đã chết như một thánh tử đạo Công Giáo, trong khi người Do Thái khẳng định, rất đúng, rằng bà đã bị giết bởi Đức quốc xã vì bà là người Do Thái”.
Cuộc tranh cãi càng gay gắt hơn khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố sẽ phong chân phước cho vị nữ tu Cát Minh. Các nhà lãnh đạo Do Thái bày tỏ lo ngại cho rằng bằng cách trình bày một người tân tòng từ Do Thái giáo để được người Công Giáo tôn kính, Giáo hội có thể truyền cảm hứng cho những nỗ lực có tổ chức nhằm cải đạo người Do Thái.
Lễ phong chân phước diễn ra tại thành phố Cologne của Đức vào ngày 1 tháng 5 năm 1987.
Ủy ban giám mục Hoa Kỳ về các vấn đề đại kết và liên tôn trong cùng tháng đó đã đưa ra một thông điệp "tư vấn" cho tất cả những người Công Giáo. Thông điệp nhấn mạnh rằng "Việc phong chân phước cho Edith Stein không hề được người Công Giáo hiểu như động lực thúc đẩy việc cải đạo không chính đáng trong cộng đồng Do Thái.”
Đúng hơn, Ủy ban cho biết, việc phong chân phước nên là “dịp duy nhất để suy tư và hòa giải chung giữa người Công Giáo và người Do Thái.”
Thông điệp viết tiếp, “Khi tôn vinh Edith Stein, Giáo hội muốn tôn vinh tất cả hàng triệu người Do Thái nạn nhân của Shoah. Sự tôn kính của Kitô giáo đối với Edith Stein không làm giảm đi mà còn làm tăng thêm nhu cầu của chúng ta trong việc bảo tồn và tôn vinh ký ức các nạn nhân Do Thái”.
“Sự tôn kính của Công Giáo đối với Edith Stein nhất thiết sẽ góp phần vào việc kiểm tra lương tâm liên tục và sâu xa về những tội lỗi đã phạm và thiếu sót của các Kitô hữu chống lại người Do Thái trong những năm đen tối của Thế chiến thứ hai, cũng như suy gẫm về những Kitô hữu đã liều mạng sống của mình để cứu các anh chị em Do Thái của họ ”.
Giáo sư Fisher, cựu phụ tá giám đốc của văn phòng đại kết và liên tôn sự vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói, ông tin rằng cuộc tranh luận – trong đó, ông có nhiều liên lụy, cuối cùng dẫn tới sự hiểu biết nhiều hơn giữa người Công Giáo và người Do Thái.
Ông nói với The Pillar: “Người Công Giáo đã học được nhiều điều từ người Do Thái về giáo huấn khinh miệt người Do Thái và đạo Do Thái của Kitô giáo cổ thời và cách những giáo huấn chống người Do Thái thấp hèn đó đã mở đường cho chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại, mặc dù chúng không có tính phân biệt chủng tộc”.
“Đối với Đức Quốc xã, tôn giáo không có gì khác biệt, chỉ là bối cảnh chủng tộc của nạn nhân. Những người Do Thái liên hệ học được lý do tại sao người Công Giáo coi nạn nhân Do Thái của Shoah này là một người chết vì Kitô giáo."
Cha Sullivan, chủ tịch Viện Nghiên cứu Cát Minh ở Washington, D.C., nói rằng gia đình Stein gặp khó khăn trong việc hiểu chuyện bà chuyển sang Công Giáo vào năm 1922, một điều xảy ra sau khi nhà triết học này đọc cuốn tự truyện của Thánh Teresa thành Ávila.
Cha nhận định, “Edith Stein là một người trở sang đức tin Công Giáo từ một trạng thái vô thần thực tế trong đó bà đã rút lui khỏi thực hành Do Thái giáo. Hầu hết những người Do Thái mà bà biết đều không hoan nghênh quyết định trở thành một Kitô hữu của bà, ngoại trừ chị gái Rosa”.
“Theo cách riêng của mình, bà cảm thấy việc bà đi theo viễn kiến đức tin của Giáo Hội Công Giáo đã mở cửa cho việc bà đánh giá cao về nguồn gốc Do Thái của bà. Bà đã dựa trên giáo huấn Công Giáo để mở rộng tầm nhìn tâm linh của mình về sự vật. Điều này không nhất thiết nhận được sự chấp thuận từ các thành viên trong gia đình bà”.
Cha Sullivan nói tiếp: “Khi nhiều năm sau đó, Giáo hội công nhận bà như bậc thánh thiện trong thời hiện đại, nhiều người Do Thái cảm thấy đó là một sự chiếm đoạt không công bằng sự đau khổ của Holocaust bởi đạo Công Giáo.”
“Tuy nhiên, đó không phải là bất cứ âm mưu nào nhằm giảm bớt nỗi kinh hoàng của Shoah, đúng hơn đó là sự công nhận cách mầu nhiệm mà Thiên Chúa muốn ai đó sinh ra trong đạo Do Thái kinh qua cơn thử thách lớn lao của cái chết lạ thường như một Kitô hữu dựa trên các nguyên tắc thần học được ngôi nhà đức tin mới của bà cung cấp.”
“Không ai nên bác bỏ bất cứ tín lý đức tin nào của người Do Thái khi họ tôn kính thánh tử đạo Teresa Benedicta, và chúng ta hy vọng rằng không ai nên coi bà như một loại ngựa thành Troy được thiết kế để làm suy yếu lòng sùng mộ của người Do Thái đối với các niềm tin của họ.”
Khi Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho Stein tại Rome vào ngày 11 tháng 10 năm 1998, ngài đã đề cập đến cuộc tranh luận về cái chết của bà bằng những từ ngữ được lựa chọn cẩn thận.
Trong bài giảng của mình, ngài nói: “Anh chị em thân mến! Vì bà là người Do Thái, Edith Stein đã được đưa cùng với chị gái Rosa và nhiều người Do Thái Công Giáo khác từ Hòa Lan đến trại tập trung ở Auschwitz, nơi bà đã chết cùng với họ trong phòng hơi ngạt”.
“Hôm nay chúng ta tưởng nhớ họ tất cả với lòng kính trọng sâu xa. Vài ngày trước khi bị trục xuất, người nữ tu này đã bác bỏ câu hỏi về khả năng được cứu: ‘Đừng làm điều đó! Tại sao tôi phải được tha? Há không đúng sao khi tôi không được lợi gì từ phép rửa tội của mình? Nếu tôi không thể chia sẻ số phận của anh chị em mình, cuộc sống của tôi, theo một nghĩa nào đó, sẽ bị hủy hoại. "
“Từ giờ trở đi, khi chúng ta tổ chức lễ tưởng nhớ vị thánh mới này từ năm này qua năm nọ, chúng ta cũng phải nhớ đến Shoah, một kế hoạch tàn ác để tiêu diệt một dân tộc - một kế hoạch mà hàng triệu anh chị em Do Thái của chúng ta đã trở thành nạn nhân. Cầu xin Chúa để thánh nhan Người chiếu sáng trên họ và ban bình an cho họ”.
Khi được hỏi ý nghĩa của cái chết của Stein là gì, Cha Sullivan nói rằng Giáo sư Fisher đã tóm tắt điều đó rất hay tại lễ kỷ niệm ngày bà được phong thánh tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ năm 1999:
“[Một số người đặt câu hỏi về phúc tử đạo của bà:] 'Ồ, các anh tuyên bố Edith Stein là một người tử đạo, nhưng cô ấy đã bị Đức quốc xã giết không phải vì cô ấy là một người Công Giáo mà vì cô ấy là một người Do Thái."] Với câu hỏi này, Đức Giáo Hoàng [Gioan Phaolô II] đồng ý, nhưng ngài nói thêm bà cũng là một người tử vì đạo Công Giáo vì điều khiến bà bị bắt là một cuộc phản đối rất mạnh mẽ của các giám mục Hòa Lan khi đối đầu với những lời cảnh cáo của Đức Quốc xã. [Bà không]... chỉ được tuyên bố là một người tử vì đạo Công Giáo... Như thế Đức Giáo Hoàng tuyên bố rõ ràng bà đã chết như một người con gái của Israel, bà đã chết như một người Do Thái. "
Cha Sullivan nói thêm: “Như vốn xảy ra trong các tình huống phức tạp khác, người ta nên tránh thái độ ‘hoặc / hoặc’và thay vào đó nên áp dụng viễn kiến ‘cả / lẫn’ đối với việc bao gồm cả Do Thái lẫn Công Giáo trong số những người bị quốc xã lùng bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 1942, tại Hòa Lan, trong số hàng triệu người Do Thái bị Quốc Xã Đức bách hại và tận diệt khỏi mặt đất”.
Anne Costa nói với The Pillar rằng người ta thấy tầm quan trọng cái chết của Stein trong “việc bà hoàn toàn phó mình và sẵn lòng ‘chết cho đồng bào của mình’ và hy sinh mạng sống của mình cho bạn bè (và kẻ thù) giống như Chúa Giêsu đã làm”.
Cô nói, “Bà hoàn toàn chấp nhận ý nghĩa của việc vừa là người Do Thái vừa là Kitô hữu. Và trong khi có cuộc tranh cãi sau việc bà trở thành một vị thánh trong Giáo Hội Công Giáo, tôi tin rằng bà ghê tởm sự chia rẽ đó, như đã được trích dẫn ở trên”.
Edith Stein có còn liên quan không?
Trong các bức ảnh, Edith Stein có vẻ là một nhân vật khắc khổ, thuộc thế giới khác. Nhưng, như Cha Sullivan đã nhấn mạnh trong phần giới thiệu tuyển tập các trước tác của bà, bà tin rằng những người Cát Minh không nên rút lui khỏi thế giới, nhưng đúng hơn phải sống sâu sắc trong đó như những nhà chiêm niệm.
Vị linh mục viết trong cuốn sách năm 2002 của ngài, "Vào lúc khi 'việc trốn chạy thế gian,' hay fuga mundi, là công thức an toàn cho bất cứ người Công Giáo nào đang nghiêm túc tìm cách sống một cuộc sống thánh thiện, Stein nói rằng người ta có thể tìm thấy Thiên Chúa trong thế giới bằng cách mang Chúa đến với thế giới".
Cha Sullivan nói với The Pillar rằng cuộc đời và công việc của Stein vẫn tiếp tục gây tiếng vang trong 80 năm sau khi bà qua đời vì nhiều lý do.
Cha nói, “Bà có sức hấp dẫn rộng rãi trong việc giải quyết các cuộc đấu tranh đương thời trong xã hội: tôn trọng sự thật; cảm thương và tương cảm đối với những người trẻ tuổi gặp khó khăn trong diễn trình phát triển giáo dục / hướng nghiệp của họ; lên tiếng cảnh báo về hiện tượng biến các cá nhân vô tội thành nạn nhân của chế độ khủng bố nhà nước; nhất quán cổ vũ phụ nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội; khuyến khích sự chuyên nghiệp hóa phụ nữ; mô hình hóa vai trò nghiên cứu triết học; và dựa vào phương thức chiêm niệm để bàn tới số phận bản thân”.
Giáo sư Fisher đồng ý cho rằng Stein vẫn còn liên quan đối với chúng ta; ông nhấn mạnh rằng câu chuyện của bà “vẫn còn là một câu chuyện từ đó cả người Do Thái lẫn người Công Giáo có thể học hỏi, và đến với nhau để đối thoại”
Anne Costa gợi ý rằng tư tưởng của Stein có thể tiếp tục đóng góp vào việc “tự biết mình nhiều hơn của phụ nữ” và “sự tốt đẹp hơn của toàn xã hội”.
Cô nói: “Công việc của bà đã ảnh hưởng và thông tri sâu sắc cho công trình về Đức Gioan Phaolô II trong lĩnh vực mà ngày nay được gọi là Thần học Thân xác, một phản ứng trực tiếp đối với sự nhầm lẫn giới tính và đạo đức tình dục của thời đại chúng ta”.
“Tuy nhiên, tôi quan sát thấy rằng có một số nhóm hoặc phong trào muốn mổ xẻ tác phẩm của Edith để đưa ra một chương trình nghị sự hoặc hệ tư tưởng hậu hiện đại, và tôi nghĩ rằng điều quan trọng là không đưa tác phẩm của bà ra khỏi bối cảnh lịch sử và văn hóa mà nó đã phát sinh. Nó cần được hiểu và chấp nhận trong bối cảnh trải nghiệm cuộc sống và cái chết của bà.”
Cô nói thêm: “Cuộc sống ban đầu của Edith được thúc đẩy bởi một cuộc tìm kiếm Sự Thật khôn nguôi về phương diện trí thức. Và khi bà tìm thấy Người, cuộc sống sau đó trở nên đơn giản hơn, yêu thương và chân thực hơn một chút. Tất cả chúng ta nên đi theo con đường đó. "
Cha Sullivan lưu ý rằng mệnh lệnh của Dòng Cát Minh Không Đi Giầy là "đánh cuộc cho tính phù hợp của thông điệp và lời kêu gọi của bà."
Cha giải thích: “Kể từ mùa xuân năm 2022, một ủy ban quốc tế đang cố gắng cung cấp tài liệu cho lời yêu cầu của Dòng muốn Tòa thánh bắt đầu diễn trình tuyên bố bà là Tiến sĩ Giáo hội. "Nếu điều đó xảy ra, tôi cảm thấy bà có thể hữu ích nếu được gọi là Tiến sĩ của niềm Hy vọng kiên cường."
Edith Stein - Dòng thời gian ngắn gọn
Ngày 12 tháng 10 năm 1891 Edith Stein sinh ra ở Breslau, một thành phố của Đế quốc Đức (nay là Wrocław, Ba Lan), vào ngày Yom Kippur, Ngày lễ Xá tội của người Do Thái.
1911 bà bắt đầu học đại học ở Breslau.
Tháng 4 năm 1913 Stein theo học tại Đại học Göttingen với Edmund Husserl, người sáng lập chính của trường phái triết học hiện tượng học.
1915 Bà phục vụ như một tình nguyện viên của Hội Hồng thập tự.
1916-18 Stein làm phụ tá cho Husserl ở Freiburg.
1919 Mặc dù bà vượt qua kỳ thi tiến sĩ một cách xuất sắc, Đại học Göttingen từ chối luận án làm giáo sư (habilitation thesis) của bà, "Triết học Tâm lý và Nhân văn", vì bà là một phụ nữ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1922 Stein lãnh nhận phép rửa ở tuổi 30 nhân Lễ Cắt bì của Chúa Giêsu.
1923 Bà bắt đầu giảng dạy tại một trường học của các nữ tu Đa Minh ở Speyer.
1931 Stein hoàn thành luận án làm giáo sư thứ hai, "Tiềm năng và Hiện thể [Potency and Act]."
1932 Stein trở thành giảng viên tại Viện Sư phạm Khoa học ở Münster, nhưng bị buộc phải từ chức một năm sau đó sau khi Đức Quốc xã thông qua luật chống Do Thái.
Ngày 12 tháng 4 năm 1933, Bà viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng Piô XI, thúc giục ngài ban hành một thông điệp công khai mạnh mẽ lên án chủ nghĩa bài Do Thái của Đức Quốc xã. Sau này, bà viết: “Tôi biết rằng lá thư của tôi đã được chuyển đến Đức Thánh Cha nhưng không được mở ra; một thời gian sau đó tôi đã nhận được lời chúc lành của ngài cho tôi và cho những người thân của tôi. Không có gì khác xảy ra. Sau này, tôi thường tự hỏi liệu lá thư này có thể thỉnh thoảng hiện ra trong đầu ngài hay không. Vì trong những năm sau đó, điều mà tôi đã dự đoán về tương lai của những người Công Giáo ở Đức đã từng bước thành hiện thực. ”
Ngày 14 tháng 10 năm 1933 Stein vào tu viện Cát Minh ở Cologne, nơi bà viết bản nghiên cứu có ảnh hưởng “Hữu thể Hữu hạn và Vĩnh cửu”.
Ngày 15 tháng 4 năm 1934 Trong buổi lễ Mặc áo, bà mặc y phục theo dòng Cát Minh và lấy tên Teresa Benedicta Thánh Giá. Sau đó, bà viết: “Tôi hiểu thập giá là số phận của dân Chúa, một điều bắt đầu rõ ràng vào thời điểm đó (năm 1933). Tôi cảm thấy những người hiểu Thập giá Chúa Kitô nên thay mặt mọi người gánh lấy Thập giá cho mình. Tất nhiên, bây giờ tôi biết rõ hơn ý nghĩa của việc được kết hôn với Chúa trong dấu thánh giá. Tuy nhiên, người ta không bao giờ có thể thấu hiểu được nó, bởi vì nó là một mầu nhiệm.”
Ngày 21 tháng 4 năm 1935 Stein khấn tạm.
Ngày 14 tháng 9 năm 1936 Vào ngày bà lặp lại lời khấn của mình, mẹ bà qua đời ở Breslau. Bà viết, “Mẹ tôi đã giữ vững niềm tin của mình đến giây phút cuối cùng. Nhưng vì đức tin của ngài và sự tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa của ngài... là điều cuối cùng vẫn còn sống động trong cơn quằn quại hấp hối của ngài, tôi tin chắc rằng ngài sẽ gặp một vị thẩm phán rất nhân từ và ngài bây giờ là người giúp đỡ trung thành nhất của tôi, để tôi cũng có thể đạt được mục tiêu."
Ngày 21 tháng 4 năm 1938 Stein khấn trọn trong Dòng. Bà chọn các lời của Thánh Gioan Thánh Giá cho bức ảnh kỷ niệm của mình: "Từ nay trở đi, ơn gọi duy nhất của tôi là yêu."
Ngày 31 tháng 12 năm 1938 Bà vượt biên giới Đức để đến một tu viện dòng Cát Minh ở thành phố Echt của Hòa Lan, nơi bà làm việc tích cực cho một nghiên cứu về Thánh Gioan Thánh Giá. Bà được đoàn tụ sau đó với chị gái Rosa.
Ngày 9 tháng 6 năm 1939 Stein viết trong di chúc của mình: “Ngay cả bây giờ tôi vẫn chấp nhận cái chết mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho tôi trong sự phục tùng hoàn toàn và với niềm vui sướng như ý muốn thánh thiện nhất của Người dành cho tôi. Tôi cầu xin Chúa chấp nhận sự sống và cái chết của tôi… để Chúa được dân Người chấp nhận và Nước của Người đến trong vinh quang, vì sự cứu rỗi của nước Đức và hòa bình của thế giới ”.
Ngày 2 tháng 8 năm 1942 Edith và Rosa bị Gestapo bắt trong nhà nguyện của tu viện ở Echt.
Ngày 4 tháng 8 năm 1942 Họ đến trại tiếp chuyển Westerbork.
Ngày 7 tháng 8 năm 1942 Gần 1,000 người Do Thái bị trục xuất khỏi trung tâm tiếp chuyển đến Auschwitz, bao gồm cả chị em nhà Stein.
Ngày 9 tháng 8 năm 1942 Stein bị giết bằng khí Zyklon B cùng với 522 người Do Thái khác, và thi thể của bà bị thiêu rụi.
Ngày 1 tháng 4 năm 1962, Đức Hồng Y Josef Frings của Cologne mở án phong chân phước cho Stein.
Ngày 9 tháng 8 năm 1972 Giai đoạn cấp giáo phận của thủ tục phong chân phước kết thúc và các tài liệu được gửi đến Rôma.
Ngày 1 tháng 5 năm 1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước cho Stein tại Cologne.
Ngày 11 tháng 10 năm 1998 Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho Stein tại Rome.
Ngày 1 tháng 10 năm 1999 vị Giáo hoàng Ba Lan tuyên bố Thánh Stein là đồng bảo trợ của châu Âu, cùng với Thánh Bridget của Thụy Điển và Thánh Catherine của Siena
VietCatholic TV
Putin sửng sốt: Vụ tấn công Crimea diễn ra thế nào? TQ cần bao nhiêu quân để chiếm được Đài Loan?
VietCatholic Media
03:00 11/08/2022
1. Vụ tấn công bất ngờ gây sửng sốt cho người Nga đã diễn ra như thế nào?
Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ tin rằng có tới một chục máy bay Nga đã bị phá hủy trên mặt đất sau các vụ nổ khiến Mạc Tư Khoa kinh hoàng tại căn cứ không quân Saky ở Crimea, mà Nga cho biết đã giết chết một người, 13 người bị thương và làm hư hại hàng chục ngôi nhà gần đó.
Các nguồn tin chính trị ở Ukraine cho biết nước này đã thực hiện vụ tấn công - nhưng Kyiv không công khai tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ việc mà một chuyên gia tin rằng có thể là sản phẩm của một cuộc đột kích táo bạo của biệt kích chứ không phải một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.
Yuriy Ignat, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, nói với đài truyền hình quốc gia rằng từ việc nghiên cứu các đoạn phim về vụ việc, rõ ràng là “kho vũ khí máy bay đã bị bắn trúng”. Ông nói: “Và hàng chục máy bay bị phá hủy ở đó, đó là một chiến thắng thực sự.”
Tổng thống Ukraine, Volodoymyr Zelenskiy, đã đề cập đến vụ tấn công trong bài phát biểu quốc gia mới nhất vào tối thứ Tư. Ông nói: “Chỉ trong một ngày, quân xâm lược Nga đã mất 10 máy bay chiến đấu: 9 chiếc ở Crimea và một chiếc nữa ở hướng Zaporizhzhia. Quân xâm lược Nga cũng phải chịu những tổn thất mới về xe bọc thép, các kho chứa đạn dược, các tuyến đường hậu cần.”
Căn cứ không quân Saky là nơi đặt máy bay chiến đấu rất đắt tiền của Nga như Su-30M, máy bay ném bom Su-24 và máy bay vận tải Il-76, được sử dụng thường xuyên để thực hiện các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine, tuần tra Hắc Hải và khu vực xung quanh.
Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Tư 10 tháng 8, phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã từ chối không cho biết cuộc tấn công đáng kinh ngạc vào Crimea đã được thực hiện như thế nào. Một đồng nghiệp Ukraine giải thích với chúng tôi rằng nếu nói tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa, thì bất kể Crimea là vùng đất thuộc chủ quyền của Ukraine bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014, đó sẽ là một sự khiêu khích không cần thiết, có khả năng bị Nga lợi dụng để mở rộng quy mô chiến tranh ra bên ngoài Ukraine, và cũng có thể gây ra lo ngại cho các đối tác phương Tây đang hỗ trợ cho Ukraine. Các nguồn tin tại Kyiv tin rằng vụ tấn công này là do biệt kích Ukraine làm, và một tuyên bố công khai hay chi tiết về vụ tấn công có thể ảnh hưởng đến an toàn của họ. Thành ra, bầu không khí ở Kyiv hết sức phấn khởi trước vụ tấn công bất ngờ đáng kinh ngạc này, nhưng người Ukraine tự chế, giữ im lặng.
Các quan sát viên nhận định rằng sự im lặng công khai của Ukraine về cuộc tấn công một phần được thiết kế để bảo vệ một số sự mơ hồ về các phương tiện được sử dụng, khiến dư luận tại Nga còn hoang mang hơn nữa khi không thể chắc chắn về việc làm thế nào Kyiv có thể tấn công sâu vào phía sau phòng tuyến của Nga như thế.
Đã có các đồn đoán cho rằng căn cứ không quân có thể bị tấn công bởi hỏa tiễn tầm xa, chẳng hạn như hỏa tiễn chống hạm Neptune do Ukraine sản xuất, được sửa đổi để tấn công các mục tiêu mặt đất, từ khu vực xung quanh Odesa, cách đó khoảng 265km. Tuy nhiên, Justin Bronk, một nhà phân tích hàng không của viện nghiên cứu quốc phòng Rusi của Anh, nói rằng, sau khi nghiên cứu các video trên mạng xã hội về vụ việc, anh ta không thể thấy bằng chứng nào về hỏa tiễn đang lao tới và anh ta “gần như chắc chắn” có những “vụ nổ thứ cấp” của các kho đạn hoặc nhiên liệu được cất giữ trên hoặc gần đường băng.
Điều đó khiến Justin Bronk kết luận rằng “lý thuyết hiện tại có khả năng nhất đối với tôi là các lực lượng đặc biệt Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công bằng cách xâm nhập đủ gần đến căn cứ này để phóng các máy bay không người lái nhỏ gọn, để bắn trúng máy bay đang đậu hoặc vào các xe tải hay các kho chứa nhiên liệu”.
Các nhận xét và video khác cho thấy thiệt hại gây ra là đáng kể. Sergey Aksyonov, người đứng đầu Crimea do Nga chỉ định, nói rằng 13 người bị thương, 252 phương tiện bị phá hủy và 62 khu chung cư bị hư hại. Một ngày trước đó, anh ta nói một người đã bị giết.
Sergey Aksyonov đã ban hành tình trạng thiết quân luật để tránh một cuộc tấn công khác có khả năng xảy ra.
Một video trên mạng xã hội, được định vị địa lý tại một bãi đỗ xe gần căn cứ, cho thấy một số chiếc xe bị cháy hoặc hư hỏng với cửa sổ bị thổi tung, có vẻ như do sự dữ dội của các vụ nổ. Một đoạn video ngắn khác cho thấy một máy bay phản lực bị phá hủy trên đường băng.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, nói với BBC rằng Vương quốc Anh vẫn đang cố gắng xác minh sự thật về các vụ nổ ở căn cứ không quân, nhưng nói thêm rằng ông tin rằng không có khả năng liên quan đến vũ khí phương Tây. Ben Wallace cho rằng căn cứ không quân này là mục tiêu hợp pháp của các lực lượng vũ trang Ukraine. Crimea là lãnh thổ của Ukraine và từ căn cứ Không Quân này, Nga đã tung ra các cuộc không kích vào thường dân vô tội.
Cuộc tấn công vào căn cứ không quân ở Crimea đã là một động lực cho Kyiv, vốn đang tìm cách chứng minh rằng họ có thể tổ chức một cuộc phản công ở phía nam đất nước và chiếm lại thành phố Kherson bị chiếm đóng trước khi mùa thu bắt đầu.
2. Quân Nga núp trong nhà máy điện hạt nhân pháo kích khiến 13 người thiệt mạng
Trong bản báo cáo hôm thứ Tư 10 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết 13 thường dân vô tội đã thiệt mạng trong trận pháo kích trong đêm gần Nikopol, bên kia sông Dnipro từ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga nắm giữ tại Enerhodar. Ukraine cho biết những kẻ tấn công đang ẩn náu trong khu vực của nhà máy điện để đề phòng bị phản công.
Các ngoại trưởng G7 đã cảnh báo trong một tuyên bố chung rằng Nga mạo hiểm “sự an toàn và an ninh” của địa điểm này và kêu gọi Mạc Tư Khoa cho phép các thanh sát viên an toàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đến thăm ngay lập tức - và giao lại nhà máy hạt nhân cho Ukraine.
Đến lượt mình, trong một diễn biến gây ngỡ ngàng, Nga cho biết họ đã yêu cầu hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thảo luận vấn đề vào ngày thứ Năm 11 tháng 8, sau những gì họ nói là “cuộc tấn công của Kyiv” vào cơ sở - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu. Một số Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ kinh ngạc khi Nga hành xử như thể nhà máy điện hạt nhân này là của Nga.
Petro Kotin, chủ tịch của Energoatom - công ty Ukraine sở hữu nhà máy - nói rằng Nga đang cố gắng chuyển nhà máy này sang cung cấp điện cho Crimea thay vì cho Ukraine, điều mà ông mô tả là đầy rủi ro.
Ông nói: “Để làm được điều này, trước tiên bạn phải làm hỏng các đường dây điện của nhà máy kết nối với hệ thống năng lượng Ukraine. Hiện tại, nhà máy chỉ hoạt động với một dây chuyền sản xuất, đây là một cách làm việc cực kỳ nguy hiểm”.
3. Quan chức Điện Cẩm Linh tuyên bố Nga đang chiến tranh với NATO
Theo ông Sergey Kiriyenko, phó chánh văn phòng thứ nhất của Tổng thống Nga, NATO đã gây chiến với Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Kiriyenko, người được hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin, nhận xét trong lễ khai mạc diễn đàn Digoria dành cho các nhà khoa học chính trị trẻ rằng phương Tây đang tiến hành một “hoạt động quân sự nóng bỏng” chống lại Nga.
Bất chấp thực tế là Nga đã mở cuộc xâm lược vào Ukraine từ ngày 24 tháng Hai, Kiriyenko tuyên bố một cách đáng kinh ngạc rằng: “Chúng tôi hiểu rất rõ rằng trên lãnh thổ Ukraine, chúng tôi không có chiến tranh với Ukraine và tất nhiên, không phải với người Ukraine. Toàn bộ khối NATO đang chiến đấu chống lại Nga, trên lãnh thổ của Ukraine và do bàn tay của người Ukraine.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã né tránh việc gọi cuộc tấn công của mình vào Ukraine là một cuộc chiến tranh, thay vào đó coi đó là một “hoạt động quân sự đặc biệt”. Ông cũng không công bố bất kỳ kế hoạch dứt khoát nào để đưa cuộc xung đột vượt ra ngoài biên giới Ukraine hoặc tuyên chiến chống lại NATO, một liên minh quân sự phòng thủ với 30 quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Putin đã cảnh báo rằng bất kỳ quốc gia nào “tạo ra mối đe dọa chiến lược đối với Nga” trong cuộc tấn công Ukraine đều có thể mong đợi “các cuộc tấn công trả đũa” sẽ diễn ra “nhanh như chớp”.
Một số nước NATO đã gửi cho Ukraine vũ khí và các khoản viện trợ quân sự khác. Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp đã thu hút sự chú ý trong những tuần gần đây khi các lực lượng vũ trang của Ukraine báo cáo các cuộc tấn công thành công vào các mục tiêu của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình nhà nước Nga vào tháng 4 rằng với việc phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine, “NATO về cơ bản sẽ gây chiến với Nga thông qua một ủy nhiệm và trang bị cho ủy nhiệm đó”.
Kiriyenko cũng cáo buộc lãnh đạo Ukraine hôm thứ Tư đã cho phép đất nước và người dân của họ trở thành ủy nhiệm của NATO.
Ông nói: “Họ đã cung cấp lãnh thổ của Ukraine và người dân Ukraine cho NATO trong một nỗ lực nhằm xây dựng một cuộc đối đầu cơ bản giữa cộng đồng phương Tây chống lại Nga trên lãnh thổ đó. Tất nhiên, NATO sẽ hăng hái chiến đấu, vì bản thân họ không ngần ngại tuyên bố chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng và không một chút hối hận.”
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, truyền hình nhà nước Nga đã gợi ý rằng nước này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết vào tháng 5 rằng ông tin rằng một cuộc tấn công chống lại liên minh là một rủi ro rất lớn mà Putin không sẵn sàng thực hiện.
“Nếu Nga quyết định tấn công bất kỳ quốc gia nào là thành viên NATO, thì đó là một yếu tố thay đổi cuộc chơi,” Austin nói trong khi điều trần trước Tiểu ban Chuẩn Chi Hạ viện về Quốc phòng cùng với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley.
“Nhưng nếu các bạn nhìn vào phép tính của Putin, thì theo quan điểm của tôi - và tôi chắc rằng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cũng có quan điểm của riêng mình - nhưng quan điểm của tôi là Nga không muốn tham gia vào một cuộc chiến với liên minh NATO.”
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và NATO để đưa ra bình luận.
4. Trung Quốc sẽ cần hai triệu binh sĩ để xâm lược Đài Loan và có thể kết thúc thất bại giống như Vladimir Putin ở Ukraine.
Căng thẳng đã bùng phát sau chuyến thăm hòn đảo của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Trung Quốc chưa bao giờ ngại ngùng khi thừa nhận họ muốn chinh phục Đài Loan - quốc gia nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ.
Và trong khi Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến chớp nhoáng vượt qua eo biển Đài Loan để đánh chiếm hòn đảo, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến rất khó có thể diễn ra nhanh chóng.
Với những bãi biển hiểm trở, địa hình nhiều đá, quân phòng thủ Đài Loan được tập dượt thường xuyên và những vùng biển đầy trắc trở, Trung Quốc có thể phải đối mặt với cuộc chiến tàn khốc tương tự như cuộc chiến Nga đang sa lầy ở Ukraine.
Theo chuyên gia về Trung Quốc Ian Williams, Bắc Kinh sẽ cần khoảng hai triệu quân để có hy vọng chiếm lấy Đài Loan.
Viết trên tờ The Sunday Times, ông nói: “Ukraine đã chứng minh cách mà một kẻ ở thế yếu hơn nhưng kiên quyết có thể cản trở tham vọng của một đối thủ lớn hơn và mạnh hơn nhiều, và nó đang được nghiên cứu ở cả hai bên eo biển Đài Loan.”
Bắc Kinh đã triển khai tàu chiến, máy bay chiến đấu và hỏa tiễn trong tuần qua để bao vây hòn đảo trong một cuộc phong tỏa.
Williams mô tả đây là một “cơn giận dữ quân sự hóa” - và nói rằng một cuộc phô trương vũ lực như vậy thường không thể chuyển thành một cuộc xâm lược thành công hay dễ dàng.
Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc thẳng tay thực hiện các cuộc tập trận tấn công trên hòn đảo này, trong khi các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Bắc Kinh khoe rằng các cuộc tập trận là diễn tập cho “hoạt động thống nhất”.
Đó là một dư âm lạnh lùng của câu nói được Putin sử dụng trước cuộc xâm lược ở Ukraine, mà ông ta đã coi là một “cuộc hành quân đặc biệt”.
Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa Đài Loan và Ukraine là đảo quốc này là một hòn đảo - có nghĩa là bất kỳ lực lượng đối phương nào cũng phải thành công trong một cuộc đổ bộ hoặc một cuộc không kích lớn.
Và eo biển Đài Loan nổi tiếng đầy sóng gió, ngăn cách hòn đảo với đất liền. Người ta tin rằng chỉ có 14 bãi biển trên đảo thích hợp cho một cuộc đổ bộ với quy mô mà Trung Quốc cần đến.
Các nhà chiến lược cũng tin rằng chỉ có hai thời điểm thực tế cho một hoạt động như vậy, đó là cuối tháng Ba dầu tháng Tư hoặc cuối tháng Chín đầu tháng Mười.
Williams viết: “Các chiến lược gia Đài Loan đã ví vùng biển ngăn cách họ với Trung Quốc như con đường tiến vào Kyiv, nơi quân đội Nga bị đẩy lùi”.
Putin đã kỳ vọng cuộc tấn công của mình vào Ukraine sẽ kết thúc trong một thắng lợi nhanh chóng khi mở một cuộc hành quân quy mô về phía thủ đô trong những ngày đầu của cuộc chiến vào ngày 24 tháng Hai.
Nga đã cử các đội máy bay trực thăng và hàng loạt xe tăng ầm ầm tiến đánh Kyiv – nhưng tất cả các cuộc tấn công này đều bị đẩy lui hoặc trở nên sa lầy.
Những tổn thất đáng kinh ngạc là đặc điểm của những ngày đầu chiến tranh đối với Nga. Và những dự đoán táo bạo rằng Putin sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến tại Ukraine đã được chứng minh là sai lầm một cách đáng xấu hổ khi những người Ukraine anh hùng vẫn đứng vững. Một kết cục như thế cũng sẽ diễn ra với Tập Cận Bình nếu ông ta muốn chiếm Đài Loan.
Bách hại công khai: Chế độ Ortega ngăn cản vị giám mục rời khỏi Tòa Giám Mục để cử hành thánh lễ
VietCatholic Media
05:16 11/08/2022
1. Các giám mục Mỹ đã lên tiếng phản đối sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden tạo điều kiện dễ dàng cho việc phá thai.
Trong một lệnh ký ngày 03 tháng Tám vừa qua, gửi Bộ trưởng y tế Mỹ, Xavie Cecerra, Tổng thống yêu cầu cứu xét những hành động đẩy mạnh các dịch vụ phá thai cho các phụ nữ, đặc biệt những người phải đi tới các tiểu bang khác để phá thai. Người ta không rõ lệnh này có yêu cầu trả phí cho việc phá thai này hay không.
Đây là hành động thứ hai của Tổng thống Biden sau khi Tối cao Pháp viện Mỹ ban hành phán quyết tên là “Dobbs chống tổ chức sức khỏe phụ nữ Jackson”, lật ngược phán quyết “Roe chống Wade’ cho phá thai trên toàn nước Mỹ.
Phản ứng về việc làm này, hôm mùng 04 tháng Tám vừa qua, Đức Cha William E. Lori, Tổng giám mục giáo phận Baltimore, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về các hoạt động bảo vệ sự sống, đã ra thông cáo nói rằng:
“Ngay cả trước khi có phán quyết Dobbs, các anh em giám mục và tôi đã thỉnh cầu toàn quốc đứng về phía các bà mẹ đang ở trong tình trạng khó khăn và cộng tác với nhau để bảo vệ và nâng đỡ các phụ nữ và con cái họ. Sự tiếp tục thăng tiến phá thai loại bỏ sự sống và làm thương tổn không thể chữa lành được những bà mẹ mang thai, gia đình họ và xã hội. Hướng đi như thế thật là sai lầm giữa lúc chúng ta phải cùng nhau nâng đỡ các phụ nữ và xây dựng một nền văn hóa sự sống. Tôi tiếp tục kêu gọi tổng thống và các đại biểu dân cử của chúng ta hãy gia tăng nâng đỡ và săn sóc các bà mẹ với con cái của họ, thay vì tạo điều kiện dễ dàng cho việc phá hủy những con người vô phương thế tự vệ, không có tiếng nói.
“Xin Đức Trinh Nữ Maria, bổn mạng đất nước chúng ta, chuyển cầu cho chúng ta trong khi chúng ta kêu gọi bảo vệ sự sống con người và làm việc cho những giải pháp giúp mỗi bà mẹ và con cái họ được triển nở”.
2. Giám mục Tây Ban Nha cảnh báo: “Chúng ta đang tạo ra những con 'quái vật' nếu tuổi trẻ không lớn lên để yêu thương và quảng đại”
Đức Cha Juan Carlos Elizalde của Vitoria, Tây Ban Nha, cảnh báo rằng một số người trẻ “có nguy cơ” tự cho mình là trung tâm vì cách họ được nuôi dưỡng và giáo dục.
“Chúng ta đang tạo ra những con quái vật nếu, trong việc yêu thương những người trẻ tuổi của mình, chúng ta không thành công trong việc khiến họ yêu thương, giúp đỡ và đáp lại một cách quảng đại,” vị giám mục nói trong bài diễn văn ngày 4 tháng 8 trong buổi lễ trọng thể để vinh danh quan thầy của Vitoria, Đức Mẹ Bạch Tuyết hay the White Virgin, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành phố chính thức vinh danh Đức Mẹ là quan thầy của thành phố.
Đức Cha Elizalde nhấn mạnh rằng áp dụng đường lối đó với tuổi trẻ có nghĩa là chúng ta không “thực sự yêu họ”. Hoàn toàn ngược lại, “chúng ta sẽ tước bỏ gốc rễ của họ.”
Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đang làm điều gì đó sai trái khi chúng ta không truyền đi hy vọng, cũng như không thể ngăn chặn tình trạng tự tử, nghiện ngập hoặc bạo lực của giới trẻ”
Ngược lại, Đức Cha nói rằng các lễ hội để tôn vinh đấng bảo trợ của thành phố “khơi dậy khát vọng được sống” và do đó, ủng hộ cho “sự sống từ lúc thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên,” cũng như cho “những người nam nữ những người ở tuổi trưởng thành phải gánh chịu sức nặng của xã hội “và đối với những người cao tuổi” bị ngược đãi, cô lập và suy yếu bởi quá nhiều đại dịch”.
Đức Cha Elizalde nói rằng sự đóng góp của Giáo hội cho thành phố Vitoria là “niềm vui không thể kìm nén” khi cảm thấy mình là con của Chúa vì “khi chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Trắng, anh chị em đang ở đâu? Thưa: Trong vòng tay của Đức Mẹ”
Niềm vui đó cũng là “sức mạnh to lớn trong khó khăn”, “niềm an ủi sâu sắc” khi có nỗi buồn, “tinh thần phấn chấn khi còn thấy ý nghĩa, dự án cuộc đời và tương lai,” và “bình yên mang theo hy vọng” khi sức mình thất bại.
Source:Catholic News Agency
3. Chế độ Ortega của Nicaragua ngăn chặn vị giám mục rời khỏi Tòa Giám Mục để cử hành thánh lễ
Cảnh sát chống bạo động từ chính phủ Nicaragua đã ngăn chặn Đức Cha José Álvarez Lagos, Giám Mục giáo phận Matagalpa, rời khỏi Tòa Giám Mục để cử hành thánh lễ vào hôm thứ Năm, ngày 4 tháng Tám.
“Tôi muốn đến nhà thờ để làm giờ thánh, và thánh lễ, nhưng rõ ràng là chính quyền đã không cho phép, chúng tôi ở đây... im lặng bên trong các văn phòng của Tòa Giám Mục,” Đức Cha Álvarez, người cũng là Giám Quản Tông Tòa của Giáo phận Estelí đã cho biết như trên.
Một đoạn video được đăng ngày 4/8 trên mạng xã hội cho thấy một nhóm cảnh sát chống bạo động, với dùi cui và khiên, chặn đường vị giám mục và sáu linh mục khác không cho ra khỏi Tòa Giám Mục.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục ở lại đây, không chống lệnh cảnh sát; chúng tôi chưa bao giờ chống lệnh cảnh sát. Tôi sẽ đợi cho đến khi họ cho phép tôi đi,” vị giám mục nói thêm, người ngay sau đó đã ban phép lành cho các viên chức cảnh sát bằng cách làm dấu thánh giá trên họ.
Ngoài ra, báo chí địa phương đưa tin rằng từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 4 tháng 8, cảnh sát chống bạo động đã ngăn cản Cha Uriel Vallejos và một nhóm tín hữu rời khỏi nhà xứ của giáo xứ Lòng Chúa Thương Xót ở thị trấn Sébaco.
Trung tâm Nhân quyền Nicaragua đã báo cáo vào ngày 3 tháng 8 rằng các điều kiện trong nhà xứ đã trở nên tồi tệ hơn sau khi điện bị cắt và thực phẩm cạn kiệt.
Việc giam giữ linh mục và giáo dân bắt đầu sau khi cảnh sát ập vào giáo xứ của ngài để đóng cửa đài phát thanh Công Giáo hoạt động trong khuôn viên giáo xứ. Cha Vallejos là giám đốc đài phát thanh.
Năm đài phát thanh Công Giáo khác đã bị đóng cửa vào ngày 1 tháng 8 theo lệnh của bọn cầm quyền độc tài Nicaragua vì bị cáo buộc không có giấy phép hoạt động hợp lệ kể từ năm 2003. Tuy nhiên, giáo phận báo cáo rằng vào năm 2016, Cha Alvarez đã đích thân xuất trình các giấy tờ cần thiết và không bao giờ nhận được trả lời.
Để đối phó với các đợt bạo lực gần đây của tổng thống Daniel Ortega và phó tổng thống là vợ của ông, Rosario Murillo, hàng giáo sĩ Matagalpa đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 4 tháng 8 kêu gọi “chính quyền đất nước tôn trọng tự do ngôn luận và tôn giáo” và yêu cầu rằng “Cuộc đàn áp của Giáo hội chấm dứt.”
“Đến lượt mình, chúng tôi mời gọi dân Chúa tiếp tục quỳ gối vì Giáo hội, vì các linh mục của chúng tôi và vì Nicaragua thân yêu của chúng tôi,” thông điệp kết luận.
Hội đồng linh mục của Giáo phận Estelí cũng lên tiếng và buộc tội rằng hành động của bọn cầm quyền “cản trở việc thực thi sứ mệnh truyền bá Phúc âm hóa của các giáo sĩ anh em của Giáo phận Matagalpa.”
“Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách dân sự của đất nước này chấm dứt các hành vi lạm dụng vô cớ chống lại Giáo Hội lữ hành ở Nicaragua. Chúng tôi tin tưởng rằng sự tỉnh táo sẽ chiếm ưu thế và những biểu hiện ép buộc các quyền cơ bản của con người sẽ tránh được.”
Họ cũng yêu cầu “Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa phải được tôn trọng” và “những hành động thù hận và bạo lực này chấm dứt và mọi người có thể sống và làm việc trong hòa bình.”
Ortega, người đã nắm quyền 15 năm, đã công khai thù địch với Giáo Hội Công Giáo trong nước. Ông cáo buộc các giám mục là một phần của một cuộc đảo chính cố gắng đuổi ông khỏi chức vụ vào năm 2018 vì các ngài ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ mà chế độ của ông đã đàn áp dã man. Tổng thống Nicarguan đã gọi các giám mục là “những kẻ khủng bố” và “những con quỷ trong áo cà sa.”
Theo một báo cáo có tiêu đề “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại (2018–2022), “được biên soạn bởi luật sư Martha Patricia Molina Montenegro, thành viên của Đài quan sát Bảo vệ Minh bạch và Chống Tham nhũng, trong vòng chưa đầy bốn năm, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trở thành mục tiêu của 190 cuộc tấn công và xúc phạm, bao gồm một vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua cũng như sự quấy rối của cảnh sát và bắt bớ các giám mục và linh mục.
Source:Catholic News Agency
Sở chỉ huy Tập đoàn quân Nga bị san bằng. Quan chức Nga bị đầu bếp đầu độc. Nga hốt hoảng vụ Crimea
VietCatholic Media
16:06 11/08/2022
1. Quân Nga trong thành phố Kherson càng ngày càng tuyệt vọng khi tuyến đường sắt tiếp tế bị cắt đứt. Ukraine phá hủy sở chỉ huy của Tập đoàn quân 49
Trong bản báo cáo chiều thứ Năm 11 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tuyến đường sắt tiếp tế cho các lãnh thổ phía Nam bị Nga chiếm đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Trong khuôn khổ chiến dịch tái chiếm Kherson, tại Novokamianka, vùng Kherson, quân Ukraine, với sự yểm trợ của Không Quân, đã san bằng sở chỉ huy của Lữ đoàn Phòng thủ bờ biển số 126 của Hải quân Nga. Sau cuộc giao tranh ác liệt quân Nga rút lui bỏ lại xác 41 đồng đội và các thiết bị quân sự.
Trong ngày qua, máy bay Ukraine đã thực hiện sáu cuộc không kích vào các vị trí của đối phương. Máy bay cường kích đã hai lần đánh vào một cứ điểm và nơi tập trung nhân lực, vũ khí và trang thiết bị của quân Nga ở quận Beryslav, vùng Kherson.
Ngoài ra, máy bay ném bom Ukraine đã tấn công hai kho đạn dược và thiết bị ở quận Bashtanka, vùng Mykolaiv. Sử dụng máy bay trực thăng, Lực lượng vũ trang Ukraine đã hai lần tấn công các cứ điểm và những nơi tập trung nhân lực, vũ khí và trang thiết bị của lực lượng xâm lược Nga.
Lực lượng phòng thủ Ukraine đã bắn hạ một máy bay không người lái Eleron-3 của Nga khi quân Nga cố gắng tiến hành trinh sát trên không ở Mykolaiv. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine lưu ý rằng các cuộc pháo kích vào Mykolaiv rất ác liệt trong tuần lễ qua đã ngưng lại sau khi các máy bay Nga tại căn cứ Không Quân Saky ở Crimea bị tấn công.
Trong bản báo cáo hôm 27 tháng 7, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định Tập đoàn quân 49 của Nga đóng quân ở bờ Tây sông Dnipro và hiện có vẻ rất dễ bị tổn thương. Điều đó đã được chứng minh. Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Năm 11 tháng 8, sở chỉ huy của Tập đoàn quân 49 đóng tại Chervonyi Mayak đã bị san thành bình địa. Tàn quân Nga bỏ chạy về hướng Kherson. Cuộc kiểm đếm tổn thất của quân Nga chưa hoàn tất.
Tại Ishchenka, Lực lượng vũ trang Ukraine đã đánh trúng một sở chỉ huy và một đài quan sát của một Tiểu đoàn Chiến thuật thuộc Sư đoàn Dù cận vệ số 76. Thương vong của quân Nga đang được làm rõ.
Gần Barvinok, các lực lượng Ukraine pháo kích nổ tung một kho vũ khí của đối phương.
2. Thị trưởng do người Nga bổ nhiệm ở một thành phố của Ukraine đang hôn mê sau khi bị đầu bếp đầu độc.
Tờ The Mirror của Anh cho biết người được gọi là Thị trưởng, Vladimir Saldo, đứng đầu chế độ chiếm đóng ở Kherson, đã được đưa tới Mạc Tư Khoa sau khi bị đầu độc. Vào ngày 3 tháng 8, ông Saldo bị ốm sau khi ăn thức ăn do đầu bếp trong tòa thị chính chế biến.
Đầu óc của ông ta bắt đầu quay vòng vòng và các đầu ngón tay của ông ta tê liệt. Phương tiện truyền thông tin tức Mash viết trên Telegram rằng Saldo được chẩn đoán là bị ngộ độc bởi một “chất không xác định”.
Ông ta được khẩn cấp đưa đến một bệnh viện ở Crimea, cách thành phố Kherson 170 dặm về phía nam, nơi các bác sĩ đã gây mê và đưa ông ta đến Mạc Tư Khoa.
Phó thị trưởng Kherson, do Nga chỉ định là Kirill Stremousov, bác bỏ tin tức cho rằng Saldo đã bị đầu độc, và nói rằng: “Năm tháng không ngừng dưới làn đạn và hỏa tiễn. Ông ấy chỉ đơn giản là quá mệt mỏi. Chẩn đoán là mệt mỏi thôi, không có chuyện gì đâu”.
Ông nói rằng các báo cáo đầu độc là “một phần của cuộc chiến thông tin của Ukraine chống lại Nga” và nói rằng Saldo bị ốm và đang “nghỉ ngơi”.
Trong khi đó, một kênh truyền thông khác của Nga là Baza viết trên Telegram rằng: “Người đứng đầu chính quyền lâm thời của vùng Kherson, Vladimir Saldo, đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt của khoa độc chất của Viện nghiên cứu Sklifosofsky – Tình trạng của viên chức này vẫn còn rất cam go”.
Khoảng một tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các lực lượng của mình xâm lược Ukraine, thành phố cảng Kherson ở miền nam nước này đã bị đánh chiếm.
Gần đây, du kích quân Ukraine đã phát động một chiến dịch ám sát các quan chức thân Nga trong khu vực khi họ chuẩn bị tái chiếm thành phố.
3. Dù vượt trội hơn Ukraine về vũ khí, người Nga vẫn không thể thắng ở khu vực Donetsk
Hơn một tháng sau khi chiếm được Lysychansk, quân Nga chẳng chiếm thêm được bao nhiêu trong khu vực Luhansk. Thống đốc khu vực Luhansk, là Ông Serhii Haidai, đã cho biết như trên hôm thứ Năm 11 tháng 8.
“Hai hoặc ba lần một tuần, quân xâm lược Nga cố gắng tiến vào khu vực Verkhniokamianka - nỗ lực mới nhất là vào ngày hôm qua. Và một lần nữa, họ buộc phải rút lui với những trận thua. Ở những khu vực khác, nơi kẻ thù cố gắng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của chúng tôi, tiến bộ trong tháng qua thậm chí còn kém một cách đáng kể. Mặc dù liên tục sử dụng pháo binh ở những khu vực này, kẻ thù không thể hình thành một nhóm quân đủ sẵn sàng chiến đấu để bảo đảm một cuộc tấn công quy mô lớn.”
Serhii Haidai nhấn mạnh rằng người Nga đã sử dụng Không Quân tại 8 khu định cư nằm trên biên giới của các vùng Donetsk và Luhansk.
Các lực lượng Nga tấn công ở tám hướng cùng một lúc nhưng tất cả những nỗ lực tấn công đó đã bất thành sau khi đối đầu với sự chống trả quyết liệt của quân Ukraine. Họ phải rút lui bỏ lại xác đồng đội. Tính đến ngày 11 tháng 8, khoảng 43.000 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến.
Tại ba khu vực khác, các cuộc đọ súng vẫn tiếp tục. Chỉ trong đêm qua, quân Nga đã bắn 12 quả hỏa tiễn, 16 quả đạn pháo và hai quả đạn từ hệ thống hỏa tiễn hàng loạt.
4. Bản tin mới nhất của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Nga rất khó có khả năng hoàn thành một số đơn đặt hàng xuất khẩu xe chiến đấu bọc thép vì đang có nhu cầu đặc biệt về phương tiện này cho lực lượng của Nga ở Ukraine và ảnh hưởng ngày càng tăng của các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Belarus mới đây đã công bố thông tin chi tiết về xe tăng chiến đấu chủ lực, gọi tắt là MBT, loại T-72B được nâng cấp trong nước. Belarus có lẽ đã phát triển giải pháp thay thế này thay cho chương trình sửa đổi MBT đã ký hợp đồng với công ty nhà nước Nga UralVagonZavod trước đây.
Từ lâu, Nga đã coi công nghiệp quốc phòng là một trong những thành công xuất khẩu quan trọng nhất của mình. Tuy nhiên, năng lực công nghiệp quân sự của nước này hiện đang bị căng thẳng đáng kể và uy tín của nhiều hệ thống vũ khí của nước này đã bị suy giảm do chúng có liên quan đến hoạt động kém hiệu quả của các lực lượng Nga trong cuộc chiến Ukraine.
5. Cuộc chiến của Vladimir Putin khiến HÀNG TRIỆU người mất việc làm khi bọn chuyên quyền xấu xa che đậy sự hỗn loạn kinh tế và tiền tuyến
VLADIMIR Putin đang cố gắng che đậy mức độ thiệt hại kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra.
Putin đã lên tiếng đả kích sau khi các nhà lãnh đạo Thế giới tập hợp nhau trong cơn thịnh nộ vì cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, và áp đặt các biện pháp trừng phạt tàn bạo ngày càng gia tăng để đáp lại việc Nga vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình để trả thù các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Một báo cáo mới được công bố bởi Trường Đại Học Kinh tế Kyiv cho thấy 4 TRIỆU người đã bị thất nghiệp do chiến tranh ở Ukraine.
Theo báo cáo của tờ Express, nghiên cứu mới cho biết: “Qũy tiền tệ thế giới dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Liên bang Nga sẽ đạt 9,3% vào năm 2022, tương đương với khoảng 3,8 triệu người thất nghiệp”.
“Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga, vào cuối năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng đáng kể ở 63% các khu vực ở Nga. Riêng ở 16 khu vực, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng gấp đôi so với con số trung bình từ tháng Giêng đến tháng 3 năm nay. Ở 53 khu vực còn lại, mức tăng này là 1,5 lần trở lên. Năm ngành hàng đầu bị ảnh hưởng bởi số lượng việc làm dự kiến bị cắt giảm bao gồm - vận tải và hậu cần, xe hơi, bán buôn và thương mại điện tử, công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ.”
Báo cáo của tờ Express cũng cho thấy rằng Putin nhận thức rõ về tình hình nguy hiểm mà đất nước ông đang gặp phải về mặt kinh tế và đang thực hiện các biện pháp để làm chậm tiến trình suy thoái.
Các tác giả giải thích: “Khu vực ngân hàng Nga ngày càng trở nên không minh bạch. Vào ngày 22 tháng 4, các ngân hàng Nga được phép không công bố báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm, cho đến ngày 22 tháng 9”.
6. Anh gửi thêm nhiều bệ phóng hỏa tiễn M270 tới Ukraine
Vương quốc Anh đang tăng gấp đôi số hỏa tiễn viện trợ cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã cho biết như trên.
Wallace đã nói điều này tại Copenhagen, nơi ông đang tham gia một hội nghị quốc tế với các đồng minh, những người hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.
Cho đến nay, Anh đã trao 3 hệ thống M270 cho Ukraine. Họ sử dụng các hỏa tiễn có tầm bắn lên tới 80 km như các hệ thống HIMARS của Mỹ. Wallace xác nhận rằng Anh sẽ gửi thêm ba hệ thống như vậy tới Ukraine, cũng như một số lượng đáng kể hỏa tiễn cho các hệ thống này.
Ông cho biết Anh rất hài lòng với cách Ukraine sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn mà nước này đã nhận được từ phương Tây. Theo ông, các lực lượng Ukraine đã chứng tỏ rằng họ giỏi hơn nhiều trong việc phân biệt mục tiêu nào cần đánh để không nhanh chóng hết đạn. Ông Wallace cho biết đây là một phần trong quá trình Ukraine chuyển đổi từ việc sử dụng các loại vũ khí cũ từ thời Liên Xô sang các loại vũ khí hiện đại hơn của NATO.
7. Ảnh vệ tinh cho thấy các máy bay chiến đấu của Nga bị phá hủy trong cuộc tấn công vào căn cứ không quân Crimea
Căn cứ Không Quân Saky cách chiến tuyến đến hơn 160km. Người dân Nga thực sự hốt hoảng khi thấy một địa điểm xem ra an toàn như thế lại bị quân Ukraine tấn công. Chính vì thế, các phương tiện truyền thông Nga được chỉ đạo tìm một cách ém nhẹm vụ tấn công tai hại này và giảm thiểu tổn thất.
Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố của Nga cho rằng không có chiếc máy bay nào bị hư hại, các hình ảnh vệ tinh mới được công bố, cho thấy ít nhất tám máy bay chiến đấu của Nga đã bị hư hại hoặc bị phá hủy trong cuộc tấn công gần đây vào căn cứ không quân Saky ở Crimea.
Cuối ngày thứ Tư, lực lượng không quân Ukraine cho biết ít nhất 9 máy bay Nga đã bị phá hủy trên mặt đất sau các vụ nổ kinh hoàng hôm thứ Ba tại căn cứ không quân Saky, mà Nga cho biết đã giết chết một người, 14 người bị thương và hàng chục ngôi nhà gần đó bị hư hại.
Kyiv đã không công khai nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đề cập đến vụ tấn công trong bài phát biểu vào tối thứ Tư. Ông nói: “Chỉ trong một ngày, quân xâm lược Nga đã mất 10 máy bay chiến đấu: 9 chiếc ở Crimea và một chiếc nữa ở Zaporizhzhia. Quân xâm lược Nga cũng phải chịu những tổn thất mới về xe bọc thép, các kho chứa đạn dược, các tuyến đường hậu cần.”
Nga đã tìm cách hạ thấp cuộc tấn công, tuyên bố rằng không có bất kỳ máy bay nào bị hư hại trong các vụ nổ và chỉ thừa nhận rằng “một số bom đạn dùng trong các cuộc không kích đã phát nổ”
Tuy nhiên, các bức ảnh vệ tinh mới được công bố cho thấy nhiều máy bay chiến đấu tại căn cứ quân sự Saky ở Novofedorivka bị nổ tung với những bằng chứng mới cho thấy đây là kết quả của một cuộc tấn công có chủ đích.
Những hình ảnh từ Planet Lab có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho thấy những khu vực rộng lớn bị cháy xém và đường băng bị hư hại cùng với tàn tích cháy đen của các máy bay quân sự.
Hình ảnh do nhà điều hành vệ tinh tư nhân chụp vào khoảng 8 giờ sáng ngày 9 tháng 8 - khoảng 4 giờ trước cuộc tấn công - và khoảng 4 giờ 40 phút ngày 10 tháng 8, cho thấy ít nhất 8 máy bay đậu bên ngoài đã bị hư hại hoặc phá hủy.
Những hình ảnh trước và sau là xác nhận độc lập đầu tiên về thiệt hại đối với căn cứ, và đặt ra câu hỏi làm sao người Ukraine có thể tấn công một vị trí nằm sâu ở hậu phương cách chiến tuyến đến hơn 160km.
Eliot Higgins, người sáng lập và giám đốc của trang web điều tra mã nguồn mở Bellingcat, cho biết ông “không thể nghĩ đến một thời điểm nào trong lịch sử mà Nga mất nhiều máy bay như vậy chỉ trong tích tắc như thế.”
8. Quốc hội Latvia, hay Saeima, đã chỉ định Nga là quốc gia ủng hộ khủng bố.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm 11 tháng 8, Saeima kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu ngăn chặn hoạt động du lịch của công dân Nga. Tuyên bố viết:
Nga đã hỗ trợ và cung cấp tài chính cho các chế độ và tổ chức khủng bố trong nhiều năm, trực tiếp và gián tiếp, với tư cách là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho chế độ Assad ở Syria và Nga cũng chính là người thực hiện, chẳng hạn như vụ đầu độc gia đình Skripal hay vụ bắn máy bay MH -17 của Mã Lai Á. Ở Ukraine, Nga đã chọn một chiến thuật tương tự, tàn ác, vô đạo đức và bất hợp pháp, sử dụng vũ khí và đạn dược không chính xác và bị quốc tế cấm, tung ra một sự tàn bạo không tương xứng đối với dân thường và những nơi công cộng.
Chúng tôi nhấn mạnh rằng Nga sử dụng đau khổ và đe dọa như một công cụ trong nỗ lực làm mất tinh thần của người dân và lực lượng vũ trang Ukraine. Chúng tôi ghi nhận rằng để theo đuổi các mục đích chính trị, Nga không ngần ngại tung ra các hành động bạo lực đối với dân thường. Chúng tôi khẳng định đó là chủ nghĩa khủng bố và Nga là quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác có suy nghĩ tương tự như chúng tôi hãy cùng bày tỏ quan điểm.
Tưởng nhớ vị HY cao niên nhất, người đã xức tro cho các ĐGH, và quở trách các giáo sĩ quốc doanh
VietCatholic Media
17:29 11/08/2022
1. Đức Thánh Cha chia buồn trước sự qua đời của Đức Hồng Y Tomko
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện chia buồn với Tổng giáo phận Kosice, bên Slovak để phân ưu về sự qua đi của Đức Hồng Y Jozef Tomko, nguyên Tổng trưởng Bộ Truyền giáo.
Đức Hồng Y sinh trưởng tại Kosice cách đây 98 năm, và là vị cao niên nhất trong Hồng Y đoàn. Ngài qua đời sáng ngày 08 tháng Tám vừa qua, sau một tháng rưỡi điều trị tại nhà thương Gemelli và hai ngày sau khi xuất viện.
Trong điện văn gửi đến Đức Cha Bernard Bober, Tổng giám mục giáo phận Kosice, Đức Thánh Cha viết: “Khi hay tin Đức Hồng Y Josef Tomo, người con trổi vượt của giáo phận này, tôi muốn bày tỏ với các thân nhân, với Đức Tổng Giám Mục, hàng linh mục và giáo dân tất cả sự gần gũi và chia buồn của tôi vì cái tang này, đang gây xúc động cho toàn thể cộng đoàn Giáo hội tại quốc gia Slovak. Tôi nhớ đến người anh em khôn ngoan và được quí mến này, được đức tin sâu xa và tầm nhìn xa trông rộng hướng dẫn, đã khiêm tốn xả thân phục vụ Tin mừng và Giáo hội. Tôi nghĩ đến, với lòng biết ơn, hoạt động lâu dài và phong phú của Đức Hồng Y tại Tòa Thánh, như một cộng tác viên mau mắn và khôn ngoan của các vị tiền Nhiệm của tôi. Tôi cũng nghĩ đến tinh thần cầu nguyện của Đức Cố Hồng Y, tuy tuổi cao, vẫn chăm chỉ đọc kinh Mân côi mỗi chiều tối, tại Quảng trường thánh Phêrô, nêu chứng tá tốt đẹp và công cộng trước các tín hữu và du khách về lòng kính mến Mẹ Maria. Tôi cầu xin Chúa đón nhận người tôi trung của Người vào thành Giêrusalem Thiên Quốc và thành tâm ban phép lành cho những người thương khóc sự ra đi của Đức Cố Hồng Y. Tôi đặc biệt nghĩ đến với lòng biết ơn các nữ tu Dòng Thương Xót Thánh Vinh Sơn Phaolô-Satmarok, đã hết sức ân cần chăm sóc Đức Hồng Y”.
Ban chiều cùng ngày 08 tháng Tám, Đức Cha Stanislaw Zvolensky, Tổng giám mục giáo phận thủ đô Bratislava, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovak cho biết Đức Hồng Y Jozef Tomko sẽ được an táng tại Nhà thờ chính tòa thánh Elizabeth của giáo phận Kosice. Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng trong di chúc, Đức Hồng Y mong ước được an táng tại quê hương.
Lễ an táng Đức Hồng Y Tomko sẽ được cử hành tại Đền thờ thánh Phêrô, lúc 11 giờ, sáng thứ Năm, ngày 11 tháng Tám tới đây do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y đoàn, chủ lễ. Sau đó, ngày giờ an táng tại quê hương sẽ được ấn định. Phần mộ dành cho Đức Hồng Y đã được chuẩn bị.
Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng Đức Hồng Y Tomko rất yêu mến đất nước và nhân dân Slovak. Ngài là một nhân vật đặc biệt đối với các tín hữu và cả những người không tín ngưỡng.
Trong dịp Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Kosice hồi tháng Chín năm ngoái, Đức Hồng Y tuy đã 93 tuổi, cũng về tham dự cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với giới trẻ tại đây và chào đón Đức Thánh Cha. Sau đó, Đức Hồng Y cũng đã đọc diễn văn trong cuộc hành hương của phái đoàn Slovak tại Vatican hồi tháng Tư năm nay.
2. Đức Hồng Y Tomko, vị Hồng Y cao niên nhất trong Giáo Hội Công Giáo, vừa qua đời ở tuổi 98
Đức Hồng Y Jozef Tomko đã qua đời vào sáng sớm thứ Hai tại Rôma ở tuổi 98. Vào thời điểm ngài qua đời, vị Hồng Y sinh ra ở Slovakia là thành viên cao niên nhất thế giới của Hồng Y Đoàn.
Đức Hồng Y Tomko qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 8 tháng 8 trong căn hộ của ngài, nơi ngài được chăm sóc bởi một y tá tận tâm sau khi nhập viện vào ngày 25 tháng 6 vì chấn thương cột sống ở cổ. Ngài đã trở về nhà từ Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 6 tháng 8.
Hội đồng giám mục Slovakia đã mời mọi người cầu nguyện cho Đức Hồng Y Tomko trong một thông báo về cái chết của ngài vào ngày 8 tháng 8.
Hội đồng giám mục đã cho biết thêm thông tin về lễ tang của vị Hồng Y ở Rôma và lễ an táng của ngài tại Nhà thờ Thánh Elizabeth ở Košice, Slovakia.
Đức Hồng Y Tomko là thành viên của Hồng Y Đoàn trong hơn 37 năm sau khi Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tấn phong ngài làm Hồng Y vào tháng 5 năm 1985.
Là người thân tín của Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Tomko đã từng là tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong gần sáu năm vào thời điểm ngài được phong làm Hồng Y.
Hai ngày sau khi được tấn phong Hồng Y, vào ngày 27 tháng 5 năm 1985, ngài được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Ngài đã phục vụ ở vị trí đó cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2001 ở tuổi 77.
Trong sáu năm sau đó, Đức Hồng Y Tomko giữ chức chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Trên cương vị này, ngài đã tham dự một số sự kiện quốc tế với tư cách là đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y Tomko sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Udavské, Tiệp Khắc, ở phía đông bắc của nơi ngày nay được gọi là Slovakia.
Sau khi bắt đầu theo đuổi chức linh mục ở Bratislava năm 1943, ngài được gửi đến học tại Đại học Giáo hoàng Latêranô và Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rôma, từ đó ngài nhận bằng tiến sĩ thần học, giáo luật và khoa học xã hội.
Ngài được thụ phong linh mục tại Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rôma năm 1949. Là một linh mục, ngài tiếp tục việc học, làm công việc mục vụ, và sau đó làm phó hiệu trưởng và hiệu trưởng trường Đại Học Giáo Hoàng Nepomucenum, một chủng viện thần học ở Tiệp.
Cha Tomko cũng là người đồng sáng lập Học viện Thánh Cyrilô và Methôdiô của Slovak ở Rôma.
Từ năm 1962, ngài là phụ tá trong văn phòng giáo lý của Bộ Giáo lý Đức tin. Ngài đứng đầu văn phòng này từ năm 1966. Trong thời gian đó, ngài được chọn là một trong những thư ký đặc biệt cho cuộc họp thượng hội đồng đầu tiên năm 1967.
Ngài được bổ nhiệm làm thư ký của Bộ Giám mục vào cuối năm 1974.
Sau khi bổ nhiệm cha Tomko làm tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, Đức Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã tấn phong ngài làm giám mục tại Nhà nguyện Sistina của Vatican vào ngày 15 tháng 9 năm 1979.
Trong những năm 1980, vị Giám Mục người Slovakia đã chuẩn bị và giám sát ba thượng hội đồng thông thường, một thượng hội đồng ngoại thường của các giám mục Hà Lan, và một thượng hội đồng ngoại thường nhân kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vatican II.
Đức Hồng Y Tomko cũng hoạt động tích cực trong lãnh vực đại kết trên bình diện quốc tế.
Source:National Catholic Register
3. Tang lễ của Đức Hồng Y Tomko ở Kosice sẽ được tổ chức vào thứ Ba 16 tháng 8
Văn phòng báo chí của Hội đồng Giám mục Slovakia cho biết chương trình tang lễ của Đức Hồng Y Tomko sẽ gồm có nghi thức tiễn biệt cuối cùng dành cho cố Hồng Y Jozef Tomko của Giáo triều Rôma sẽ được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican vào lúc 11 giờ sáng thứ Năm 11 tháng 8.
Sau đó sẽ di quan về Slovakia. Quan tài của cố Hồng Y Jozef Tomko sẽ được trưng bày tại nhà thờ chính tòa của thủ đô Bratislava của Slovakia trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy 12 và 13 tháng 8.
Công chúng có thể viếng thăm từ 9g đến 12 giờ trưa trong hai ngày này tại nhà thờ chính tòa Thánh Martin ở Bratislava. Sau đó, di hài của vị Hồng Y sẽ được chuyển đến Kosice, nơi tang lễ của ngài sẽ diễn ra tại Nhà thờ Thánh Elizabeth vào ngày thứ Ba 16 tháng 8. Tang lễ ở Kosice sẽ bắt đầu lúc 11 giờ sáng theo nguyện vọng của Đức Hồng Y Tomko là được chôn cất tại Nhà thờ Thánh Elizabeth trong thành phố.
Đức Tổng Giám Mục hiệu tòa của Prague là Đức Hồng Y Dominik Duka sẽ chủ tế trong thánh lễ này. Phù hợp với lịch trình phụng vụ, hài cốt của Đức Hồng Y Tomko sẽ được trưng bày để công chúng tôn kính trong Nhà thờ Thánh Elizabeth từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối vào ngày Chúa Nhật 14 tháng 8; và từ 9 giờ sáng đến 12 giờ sáng vào Thứ Hai 15 tháng 8”
Source:enrsi.rtvs.sk
Thánh Ca
Thánh Ca Magnificat
Lm. Thái Nguyên
21:09 11/08/2022
Thánh Ca Magnificat