Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thể, nguồn mạch sự sống đời đời -
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:41 09/08/2018
Thánh Thể, nguồn mạch sự sống đời đời - (Chúa Nhật 19 Quanh Năm Năm B)
1V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu. Vì tầm quan trọng của bí tích này, phụng vụ Lời Chúa tuần này tiếp tục mời gọi chúng ta suy niệm về diễn từ “Bánh hằng sống” trong chương VI của Tin Mừng Gioan. Trong đó, Chúa Giêsu mạc khải về ý nghĩa của Thánh Thể khi nói: “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,47-51).
1- Thánh Thể và sự sống đời đời
Trong những lời này, Chúa Giêsu nói nhiều về hiệu quả mà Thánh Thể mang lại cho chúng ta đó là sự sống đời đời, hay đúng hơn đó là sự sống của Đấng Phục Sinh được ban nơi bí tích Thánh Thể. Nên chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của lời mạc khải này.
Khi giải thích đoạn Tin Mừng này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chú giải: thuật ngữ “sự sống đời đời” không mang ý nghĩa như một số người nghĩ, đó là cuộc sống sau cái chết, nó không liên hệ gì đến cuộc sống hiện tại, trong khi cuộc sống hiện tại là chóng qua và không phải là sự sống đời đời. Theo Đức Giáo Hoàng, sự sống đời đời chính là sự sống đích thực, đang được sống trong thời gian hiện tại và sẽ không chấm dứt với cái chết thể lý. Sự sống đó được Đấng Phục Sinh khai mở khi Người sống lại, là sự sống hoàn toàn mới, sự sống trọn vẹn và không bị hủy hoại, đó là một cuộc sống không còn nằm dưới lề luật của cái chết và thay đổi. Sự sống này được thánh Gioan phân biệt bằng hạn từ zôê (sự sống phục sinh), khác với bios (sự sống sinh học, tự nhiên). Sự sống này chỉ do Chúa Kitô mang lại cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Người. Giờ đây, Người lập bí tích Thánh Thể và tiếp tục hiến mình cho chúng ta. Người trở thành bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban chính sự sống đó cho những ai đón nhận Mình và Máu Thánh Người. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta được tham dự chính sự sống thần linh đó của Đấng Phục Sinh nhờ việc rước lễ.
Về điều này, người ta tìm thấy nơi tác phẩm của Platon quan niệm về sự bất tử như thế này: con người có thể bất tử nhờ được liên kết với điều bất tử. Càng đón nhận chân lý vào bản thân mình, con người càng được nâng đỡ và được đảm bảo một cuộc sống tràn đầy sau khi chết. Tư tưởng này chuẩn bị cho chúng ta hiểu lời của Đức Giêsu: “Ai ăn thịt tôi và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” Khi đón nhận Chúa Giêsu nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta được tham dự và hội nhập vào sự sống thần linh của Đấng Phục Sinh. Chúng ta tìm được sự sống mà không cái chết nào có thể lấy đi được, nhờ sự gắn bó với Đấng là sự sống, nhờ sự ở lại trong Người và Người ở trong chúng ta.
Thánh Ignatio thành Antiochia nói rằng: “Chúng ta chia sẻ Bánh, thần dược của sự bất tử, thuốc giải độc chúng ta uống, không phải để chết nhưng để sống muôn đời trong Chúa Kitô”. Như Đức Giêsu đã nói với các môn đệ nơi bàn Tiệc Ly: “Thầy sống, anh em cũng sẽ được sống” (Ga 14,19). Như vậy, Bí tích Thánh Thể, lương thực thần linh mang sự sống đời đời, là sự tiền dự vinh quang Nước Trời ngay tại thế này khi chúng ta rước lễ.
2- Tham dự tích cực
Nếu Thánh Thể là trung tâm điểm và là nguồn mạch của đời sống kitô hữu, thì ngày Chúa Nhật là phải ngày cao điểm của chúng ta. Không phải là người Kitô hữu nến không đến nhà thờ tham dự thánh lễ. Vì thế, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy năng tham dự Thánh Lễ và đón nhận Chúa Kitô nơi bí tích Thánh Thể, là nguồn sức mạnh, quà tặng vô giá Thiên Chúa và là sự sống đời đời cho chúng ta trên cuộc hành trình trần thế này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, hồng ân Thánh Thể không đến từ một chiều trên xuống. Thiên Chúa muốn và mời gọi chúng ta tham dự và cộng tác phần mình. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, là vòng tròn mở rộng, Chúa luôn dành chỗ cho mỗi người chúng ta vào ngồi để cùng cử hành. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, con người có thể cộng tác phần mình vào của lễ được dâng lên, mà bánh và rượu là tượng trưng của hoa màu ruộng đất và lao công con người, chúng ta dâng lên Thiên Chúa để trở thành của ăn, của uống thần linh cho chúng ta.
Vì thế, sau một ngày sống, hay sau một tuần làm việc, chúng ta hãy mang đến nhà thờ tham dự thánh lễ và hãy đặt trên bàn thờ cùng với bánh và rượu mà linh mục dâng lên, cùng với ngài, chúng ta hãy dâng lên cho Chúa tất cả những cố gắng, khó nhọc, niềm vui và cả nỗi buồn của mình và của gia đình mình; chúng ta tham dự thánh lễ với ý thức đó và cầu xin Thiên Chúa thánh hóa tất cả những công khó và hy sinh này trở thành nguồn ơn cứu độ chính mình và cho anh chị em chúng ta.
3- Giá trị của rước lễ
Để kết thúc, xin kể câu chuyện liên quan đến giá trị của việc rước lễ. Trước khi trở lại với Công Giáo, Đức Hồng Y Newman là người theo Anh Giáo. Ngài là một chức sắc cao cấp, được trợ cấp hàng năm một ngân khoản rất lớn. Thế mà sau một thời gian lâu dài suy nghĩ, cuối cùng ngài đã quyết định xin trở lại Công Giáo. Ngày nọ, một bạn thân của Newman khuyên: “Bạn phải suy nghĩ cẩn thận, nếu cải giáo, bạn sẽ mất hết số lương bổng hàng năm.” Newman hiên ngang trả lời: “Ngân khoản trợ cấp và bổng lộc là gì, so với một lần tôi được rước lễ?”
Câu trả lời này cho thấy rằng ngài đã đánh đổi tất cả để trở lại Công Giáo và để được rước lễ trong thánh lễ. Bởi vì, người Anh Giáo chỉ cử hành thánh lễ nhưng không tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh rượu. Còn đối với đức tin người Công Giáo, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh rượu khi truyền phép, nhờ quyền năng biến đổi của Chúa Thánh Thần. Vì thế, Thánh Thể là hồng ân lớn lao nhất mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta, nơi đó, chúng ta có chính Chúa đang hiện diện và ban sự sống đời đời cho chúng ta. Nếu ai yêu mến thánh lễ và siêng năng rước lễ, thì chắc chắn rằng người đó sẽ lãnh được thần thưởng thiên đàng ngay khi chết. Bởi họ đã được tham dự sự sống đời đời khi còn sống.
Xin cho chúng ta luôn biết yêu mến Thánh Thể và khao khát đến tham dự thánh lễ mỗi ngày, mỗi tuần, để đón nhận chính Chúa Kitô là nguồn sức mạnh, bình an và sự sống đời đời, để nhờ Thánh Thể, chúng ta có đủ nghị lực để tiếp tục hành trình dương thế và thi hành tốt sứ vụ mà Chúa đã giao phó cho mỗi người chúng ta. Amen!
1V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu. Vì tầm quan trọng của bí tích này, phụng vụ Lời Chúa tuần này tiếp tục mời gọi chúng ta suy niệm về diễn từ “Bánh hằng sống” trong chương VI của Tin Mừng Gioan. Trong đó, Chúa Giêsu mạc khải về ý nghĩa của Thánh Thể khi nói: “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,47-51).
1- Thánh Thể và sự sống đời đời
Trong những lời này, Chúa Giêsu nói nhiều về hiệu quả mà Thánh Thể mang lại cho chúng ta đó là sự sống đời đời, hay đúng hơn đó là sự sống của Đấng Phục Sinh được ban nơi bí tích Thánh Thể. Nên chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của lời mạc khải này.
Khi giải thích đoạn Tin Mừng này, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chú giải: thuật ngữ “sự sống đời đời” không mang ý nghĩa như một số người nghĩ, đó là cuộc sống sau cái chết, nó không liên hệ gì đến cuộc sống hiện tại, trong khi cuộc sống hiện tại là chóng qua và không phải là sự sống đời đời. Theo Đức Giáo Hoàng, sự sống đời đời chính là sự sống đích thực, đang được sống trong thời gian hiện tại và sẽ không chấm dứt với cái chết thể lý. Sự sống đó được Đấng Phục Sinh khai mở khi Người sống lại, là sự sống hoàn toàn mới, sự sống trọn vẹn và không bị hủy hoại, đó là một cuộc sống không còn nằm dưới lề luật của cái chết và thay đổi. Sự sống này được thánh Gioan phân biệt bằng hạn từ zôê (sự sống phục sinh), khác với bios (sự sống sinh học, tự nhiên). Sự sống này chỉ do Chúa Kitô mang lại cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Người. Giờ đây, Người lập bí tích Thánh Thể và tiếp tục hiến mình cho chúng ta. Người trở thành bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban chính sự sống đó cho những ai đón nhận Mình và Máu Thánh Người. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta được tham dự chính sự sống thần linh đó của Đấng Phục Sinh nhờ việc rước lễ.
Về điều này, người ta tìm thấy nơi tác phẩm của Platon quan niệm về sự bất tử như thế này: con người có thể bất tử nhờ được liên kết với điều bất tử. Càng đón nhận chân lý vào bản thân mình, con người càng được nâng đỡ và được đảm bảo một cuộc sống tràn đầy sau khi chết. Tư tưởng này chuẩn bị cho chúng ta hiểu lời của Đức Giêsu: “Ai ăn thịt tôi và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” Khi đón nhận Chúa Giêsu nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta được tham dự và hội nhập vào sự sống thần linh của Đấng Phục Sinh. Chúng ta tìm được sự sống mà không cái chết nào có thể lấy đi được, nhờ sự gắn bó với Đấng là sự sống, nhờ sự ở lại trong Người và Người ở trong chúng ta.
Thánh Ignatio thành Antiochia nói rằng: “Chúng ta chia sẻ Bánh, thần dược của sự bất tử, thuốc giải độc chúng ta uống, không phải để chết nhưng để sống muôn đời trong Chúa Kitô”. Như Đức Giêsu đã nói với các môn đệ nơi bàn Tiệc Ly: “Thầy sống, anh em cũng sẽ được sống” (Ga 14,19). Như vậy, Bí tích Thánh Thể, lương thực thần linh mang sự sống đời đời, là sự tiền dự vinh quang Nước Trời ngay tại thế này khi chúng ta rước lễ.
2- Tham dự tích cực
Nếu Thánh Thể là trung tâm điểm và là nguồn mạch của đời sống kitô hữu, thì ngày Chúa Nhật là phải ngày cao điểm của chúng ta. Không phải là người Kitô hữu nến không đến nhà thờ tham dự thánh lễ. Vì thế, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy năng tham dự Thánh Lễ và đón nhận Chúa Kitô nơi bí tích Thánh Thể, là nguồn sức mạnh, quà tặng vô giá Thiên Chúa và là sự sống đời đời cho chúng ta trên cuộc hành trình trần thế này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, hồng ân Thánh Thể không đến từ một chiều trên xuống. Thiên Chúa muốn và mời gọi chúng ta tham dự và cộng tác phần mình. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, là vòng tròn mở rộng, Chúa luôn dành chỗ cho mỗi người chúng ta vào ngồi để cùng cử hành. Nơi bàn tiệc Thánh Thể, con người có thể cộng tác phần mình vào của lễ được dâng lên, mà bánh và rượu là tượng trưng của hoa màu ruộng đất và lao công con người, chúng ta dâng lên Thiên Chúa để trở thành của ăn, của uống thần linh cho chúng ta.
Vì thế, sau một ngày sống, hay sau một tuần làm việc, chúng ta hãy mang đến nhà thờ tham dự thánh lễ và hãy đặt trên bàn thờ cùng với bánh và rượu mà linh mục dâng lên, cùng với ngài, chúng ta hãy dâng lên cho Chúa tất cả những cố gắng, khó nhọc, niềm vui và cả nỗi buồn của mình và của gia đình mình; chúng ta tham dự thánh lễ với ý thức đó và cầu xin Thiên Chúa thánh hóa tất cả những công khó và hy sinh này trở thành nguồn ơn cứu độ chính mình và cho anh chị em chúng ta.
3- Giá trị của rước lễ
Để kết thúc, xin kể câu chuyện liên quan đến giá trị của việc rước lễ. Trước khi trở lại với Công Giáo, Đức Hồng Y Newman là người theo Anh Giáo. Ngài là một chức sắc cao cấp, được trợ cấp hàng năm một ngân khoản rất lớn. Thế mà sau một thời gian lâu dài suy nghĩ, cuối cùng ngài đã quyết định xin trở lại Công Giáo. Ngày nọ, một bạn thân của Newman khuyên: “Bạn phải suy nghĩ cẩn thận, nếu cải giáo, bạn sẽ mất hết số lương bổng hàng năm.” Newman hiên ngang trả lời: “Ngân khoản trợ cấp và bổng lộc là gì, so với một lần tôi được rước lễ?”
Câu trả lời này cho thấy rằng ngài đã đánh đổi tất cả để trở lại Công Giáo và để được rước lễ trong thánh lễ. Bởi vì, người Anh Giáo chỉ cử hành thánh lễ nhưng không tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh rượu. Còn đối với đức tin người Công Giáo, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh rượu khi truyền phép, nhờ quyền năng biến đổi của Chúa Thánh Thần. Vì thế, Thánh Thể là hồng ân lớn lao nhất mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta, nơi đó, chúng ta có chính Chúa đang hiện diện và ban sự sống đời đời cho chúng ta. Nếu ai yêu mến thánh lễ và siêng năng rước lễ, thì chắc chắn rằng người đó sẽ lãnh được thần thưởng thiên đàng ngay khi chết. Bởi họ đã được tham dự sự sống đời đời khi còn sống.
Xin cho chúng ta luôn biết yêu mến Thánh Thể và khao khát đến tham dự thánh lễ mỗi ngày, mỗi tuần, để đón nhận chính Chúa Kitô là nguồn sức mạnh, bình an và sự sống đời đời, để nhờ Thánh Thể, chúng ta có đủ nghị lực để tiếp tục hành trình dương thế và thi hành tốt sứ vụ mà Chúa đã giao phó cho mỗi người chúng ta. Amen!
Thánh Thể : Man Na mới trên đường về quê trời
Lm Đan Vinh
05:59 09/08/2018
Chúa Nhật 19 Thường Niên B
1 V 19,4-8 ; Ep 4,30-5,2 ; Ga 6,41-51
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 6,41-51.
(41) Người Do Thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là Bánh từ trời xuống”. (42) Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả. Sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” (43) Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! (44) Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy. Và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. (45) Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. (46) Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. (47) Thậ̣t, tôi bảo thật các ông: Ai tin thì được sự sống đời đời. (48) Tôi là Bánh Trường Sinh. (49) Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. (50) Còn Bánh này là Bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. (51) Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khẳng định Người từ trời mà đến. Điều này làm cho dân chúng xầm xì phản đối vì họ nghĩ rằng họ đã biết rõ về gia thế của Người. Nhưng dù vậy, Đức Giê-su vẫn quả quyết: Người từ nơi Chúa Cha mà đến, và sẽ ban Thịt Máu mình làm lương thực đi dường, để ai lãnh nhận bí tích này sẽ được kết hiệp mật thiết với Người, được sống nhờ Người và sẽ về Nước Trời với Người sau này.
3. CHÚ THÍCH:
- C 41-42: + Người Do Thái xầm xì phản đối bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là Bánh từ trời xuống”: Người Do Thái đây ám chỉ dân chúng đi theo Đức Giê-su từ hoang địa về thành Ca-phác-na-um. Họ xầm xì bàn tán khi nghe Người tuyên bố Người là Bánh từ trời mà đến. + Ông này chẳng phải là Giê-su, con của ông Giu-se đó sao?....: Dân Do thái nghĩ rằng họ đã biết rõ về thân thế và cha mẹ của Người.
- C 43-44: + Các ông đừng có xầm xì với nhau: Đức Giê-su biết đám đông đang bàn tán để phản đối lời Người vừa nói, vì họ chỉ nghĩ về phạm vi nhân tính của Người. + Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo...: Người cho họ biết đức tin là một hồng ân do Thiên Chúa ban cho. + Và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết: Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ được Người cho sống lại vào ngày tận thế và sẽ được sống mãi mãi.
- C 45-46: + “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”: Câu này lược tóm lời tuyên sấm của I-sai-a: “Con cái ngươi, Đức Chúa đều dạy dỗ” (x. Is 54,13), và lời sấm của Giê-rê-mi-a: “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: Hãy học cho biết Đức Chúa. Vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta” (Gr 31,33-34). +Phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi: Tuy mọi người đều được Thiên Chúa kêu gọi và dạy bảo, nhưng chỉ ai nghe và đón nhận lởi giáo huấn của Chúa Cha thì mới có thể tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. + Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha: “Thiên Chúa là Thần Khí”, là Đấng thiêng liêng vô cùng (x. Ga 4,24). “Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Thời Xuất hành, dù được thường xuyên đàm đạo với Đức Chúa, nhưng ông Mô-sê cũng chỉ thấy được phía sau lưng của Đức Chúa chứ không được nhìn thấy tôn nhan Ngài (x. Xh 33,23). Nhưng Đức Giê-su, Đấng từ nơi Chúa Cha mà đến, đã xem thấy Chúa Cha và có thể mặc khải về Ngài cho chúng ta.
- C 47-51: + “Ai tin thì được sự sống đời đời”: Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ không phải chết trong tội nữa, nhưng sẽ được Người ban sự sống đời đời, như lời thánh Phao-lô: “Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã (là A-đam), mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất (là Đức Giê-su), đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18). + “Tôi là Bánh Trường Sinh”: Đức Giê-su tự ví mình là “Bánh Trường Sinh” hay “Bánh Hằng Sống”, ám chỉ bí tích Thánh thể mà Người sẽ thiết lập sau này. “Hằng sống” là một đặc tính của Thiên Chúa (x. Mt 16,16), và của Chúa Ki-tô Phục Sinh (x. Rm 6,9). + Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết: Man-na là lương thực Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en trong thời kỳ Xuất Hành, là thứ đồ ăn dễ bị hư nát (x. Xh 16,19-21). Dù dân Ít-ra-en đã ăn man-na, nhưng họ vẫn phải chết do tội lỗi đã phạm (x. Tv 78,29-31) và không được sống đời đời (x. Ga 6,58). + Còn Bánh này là Bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết: Đức Giê-su mới là Bánh từ trời thực sự, và ai ăn Bánh này sẽ “không phải chết” (x. Ga 6,50), nhưng “được sống muôn đời” (x Ga 6,51.54), “được ở trong Người” (x Ga 6,56), “được sống nhờ Chúa Cha” (x. Ga 6,57), “được sống và được sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Bánh Tôi sẽ ban tặng chính là Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống”: Nói câu này, Đức Giê-su đã liên kết 5 chiếc bánh trong phép lạ nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6,9) và bánh không men trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua, với Thịt Mình của Người trong Bí tích Thánh thể (x. Mt 26,26). Từ của ăn nuôi sống thể xác, được Đức Giê-su biến thành Bánh Hằng Sống đem lại sự sống đời đời (x. Ga 6,48), thành Thân Mình chịu khổ nạn và được Phục sinh của Người (x. Ga 6,51), và thành của ăn thần thiêng nuôi dưỡng đức tin (x. Ga 6,51.63), giúp các tín hữu tiến về Nước Trời để được sống muôn đời (x. Ga 6,58).
HỎI:
1) Dân Do thái xầm xì phản đối Đức Giê-su về câu nói nào của Người ? Tại sao ?
2) Đức Giê-su dạy đức tin có được là do đâu ?
3) Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ nhận được gì?
4) Câu “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” tóm lược lời tuyên sấm của hai vị ngôn sứ nào và 2 lời đó thế nào ?
5)Thiên Chúa thiêng liêng được mệnh danh là gì ? Ai mới nhìn thấy Thiên Chúa và mặc khải Ngài cho chúng ta ?
6) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ được hưởng ơn gì ? Thánh Phao-lô đã so sánh giữa A-đam cũ với Đức Giê-su thế nào ?
7) Khi ví mình là Bánh Trường Sinh, Đức Giê-su muốn ám chỉ về bí tích nào Người sẽ thiết lập sau này ?
8) Man-na là lương thực được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en khi nào và có đem lại sự sống đời đời không ?
9) Đức Giê-su là Bánh Hằng Sống từ đâu mà đến và ai ăn Bánh này sẽ được ơn ích gì ?
10) Đức Giê-su hứa sẽ thiết lập bí tích Thánh Thể thế nào và để làm gì ?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời”(Ga 6,51).
2.CÂU CHUYỆN:
1) GIẤC MỘNG TRƯỜNG SINH BẤT TỬ CỦA TẦN THỦY HOÀNG:
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế Trung Hoa, sống khoảng 200 năm trước Công Nguyên. Ông chính là người đã xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2.000 dặm, là một kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể quan sát được từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thủy Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên đã tìm đủ cách để có thể cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia đã kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển Đông, dân cư ở đấy đã khám phá ra bí quyết sống trường sinh bất lão, nên ai cũng sống lâu. Tần thủy Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy ngọc ngà châu báu lên đường, hy vọng có thể đổi những đồ quý giá lấy bí quyết trường sinh mang về. Nhưng dân chúng tại đây đã nhất quyết không chịu đổi bí quyết trường sinh của họ lấy bất cứ thứ gì.
Không lấy được thuốc trường sinh, nên khi già yếu, Tần thủy Hoàng đã ra lệnh cấp tốc xây một nhà mồ cho mình như một cung điện nguy nga tráng lệ, rồi ông cho trang trí nhà mồ bằng các đồ trân châu quý giá, lát tường nhà bằng vàng bạc và truyền sẽ chôn sống hàng trăm cung nữ với ông sau khi ông chết, hy vọng kiếp sau sẽ được sống thanh thoát như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham hưởng thụ ấy đã chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết.
Bí quyết để sống vĩnh hằng ấy, Đức Giê-su đã mặc khải trong Tin Mừng hôm nay: "Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga.6,47). Ngày nay thánh lễ chính là bàn tiệc cho chúng ta Lời Chúa và Thánh Thể ban sự sống đời đời. Vậy chúng ta cần làm gì ngay từ hôm nay ?
2) GIÁ TRỊ THỰC SỰ CỦA THUỐC TRƯỜNG SINH:
Thời Chiến quốc, có người đem dâng vua nước Sở một viên thuốc bất tử. Người ấy bưng thuốc vào triều, Viên quan canh cửa liền hỏi:
- Đây là cái gì ?
- Là viên thuốc trường sinh bất tử tôi đem đến dâng tiến cho đức vua.
- Thế viên thuốc này có ăn được không ?
Người ấy đáp :
- Ăn được.
Lập tức, viên quan liền cầm lấy viên thuốc mà ăn. Câu chuyện đến tai nhà vua. Vua liền truyền bắt viên quan đến định xử tội khi quân và sẽ bị chém đầu. Viên quan nghe án liền kêu oan như sau:
- Thần đã hỏi người dâng thuốc và được ông ta nói đó là viên thuốc trường sinh bất tử, nghĩa là ai ăn sẽ không bị chết nữa. Thần có hỏi người ấy “ăn được không”, và người ấy đáp: ”Ăn được”, nên thần mới ăn. Thế là thần vô tội mà lỗi tại người dâng thuốc. Hơn nữa, người dâng thuốc lại nói đó là viên thuốc “trường sinh bất tử”, nghĩa là ai ăn vào sẽ không bị chết nữa. Thế mà thần mới ăn, đã sắp phải chết. Vậy đó là “thuốc tử”, chớ sao gọi là “thuốc bất tử” được ? Nếu bệ hạ giết thần, là bệ hạ đã kết án oan cho người vô tội, và chứng tỏ bệ hạ là người dễ bị kẻ khác mê hoặc lừa gạt.
Vua nghe viên quan đó nói có lý, nên đã tha không giết nữa. (Nguồn: Cổ học tinh hoa)
Trong Tin mừng hôm nay Đức Giê-su nói: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Qua đó, Đức Giê-su đã mặc khải : ngoài cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống vĩnh hằng đời sau nữa, dành cho những ai tin vào Đức Giê-su, thể hiện qua việc lắng nghe Lời Người và năng ăn Bánh Thánh Thể của Người ban cho.
3) QUYẾT TÂM CẢI GIÁO NHỜ TIN LỜI CHÚA VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Hồng y NIU-MÂN (Newman) trước kia đã từng giữ chức vụ Tổng Giám Mục Anh Giáo với bổng lộc hằng năm khá lớn. Dù thuộc tầng lớp quí tộc và là chức sắc cao cấp của Anh Giáo như vậy, nhưng ngài luôn bị lương tâm dày vò về các mầu nhiệm đức tin trong Tin Mừng không sao lý giải được. Rồi đến một ngày, sau khi đã suy nghĩ kỹ về sự khác biệt đức tin giữa Anh Giáo và Công Giáo, cuối cùng ngài đã đi tới quyết định từ bỏ các chức vụ cao cấp và các đặc quyền đặc lợi đang thụ hưởng của Anh giáo, để cải giáo theo đạo Công Giáo. Biết được ý định của Niu-mân, bạn bè thân thích đã đến can ngăn để yêu cầu ngài nghĩ lại. Họ nói: “Trước khi quyết định, xin ngài hãy cân nhắc cẩn thận. Vì nếu ngài cải giáo thì không những bị mất tất cả các chức danh và địa vị tinh thần, mà ngay cả lương bổng vật chất hằng năm cũng không được hưởng nữa !” Nhưng Niu-mân đã thẳng thắn trả lời: “Tiếc thì tôi cũng tiếc thật. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Chức vụ, quyền hành và bổng lộc vật chất tuy đáng quí, nhưng có đáng là gì so với những điều tôi nhận được khi trở nên thành viên của Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền. Tôi sẽ lãnh nhận được ơn Thánh Thần và được chịu các phép bí tích, nhất là được ăn tiệc Thánh Thể. Đó mới thực là Bánh đem lại phúc trường sinh”.
Sở dĩ Niu-mân có được suy nghĩ và quyết định sáng suốt như vậy, là do ngài đã nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Thực vậy, nếu không có ơn Thánh Thần ban, thì người ta sẽ khó lòng hiểu được Lời Chúa Giê-su và sẽ không tin vào bí tích Thánh Thể, như đám đông dân Do Thái và phần đông các môn đệ đã không tin. Họ đã chán nản bỏ đi không muốn đi theo Đức Giê-su, vì họ không thể chấp nhận được mầu nhiệm của bí tích Thánh Thể này. Chỉ có Nhóm Mười Hai là vẫn trung thành đi theo Thầy, vì dù họ không hiểu Lời Thầy bằng lý trí, nhưng vẫn sẵn sàng tin vào Thầy, như ông Phê-rô đã đại diện anh em thưa: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết: chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Ga 6,68-69).
4) CON LỪA QUÌ LẠY THÁNH THỂ CHÚA:
Thánh AN-TÔN PA-DO-VA (1195-1231) tên thật là Fernando, là tu sĩ dòng Phan-xi-cô khó nghèo. Ngài sinh tại Bồ-đào-nha nhưng sau này lại sống tại nước Ý. Ngài có tài hùng biện với một lòng đạo đức sâu xa, nên luôn được mời đi giảng thuyết ở nhiều nơi. Linh Mục Antôn có biệt tài chống lại lý luân của các lạc giáo, nhất là nhóm An-bi-gien-sê tại vùng Tây Nam nước Pháp. Ngài rất có lòng sùng kính bí tích Thánh Thể. Một ngày nọ, An-tôn có mặt tại Tu-lu để bác bỏ lạc thuyết của nhóm An-bi-gien-sê về bí tích Thánh Thể. Cuộc tranh cãi rất sôi nổi. Với lý luận sắc bén, An-tôn đã làm cho nhóm lạc giáo cứng miệng. Tuy thua về lý thuyết nhưng họ vẫn không đầu hàng. Ông trưởng lạc giáo nói: “Bây giờ chúng ta hãy dẹp bỏ mớ lý luận kia để đi vào thực tế. Nếu ông có thể chứng minh có Chúa Giê-su hiện diện thực sự trong Bánh Thánh Thể, trước sự chứng kiến của mọi người, thì tôi sẽ xin từ bỏ lạc giáo để trở về với Đức Tin Công Giáo. Đầy tin tưởng vào quyền năng của Chúa Thánh Thể, linh mục An-tôn trả lời: “Tôi chấp thuận đề nghị của anh”.
Ông trưởng lạc giáo An-bi-gien-sê nói tiếp: “Ở nhà tôi có một con lừa cái. Tôi sẽ nhốt nó vào chuồng và bắt nó nhịn đói 3 ngày. Đến ngày thứ ba, tôi sẽ dẫn nó đến đây trước mặt mọi người, và dọn ra cho nó một thùng lúa mạch thơm ngon. Còn ông, ông cũng đưa ra trước mặt con vật ”cái” mà ông gọi là Mình Thánh Chúa. Nếu con lừa đang đói mà không ăn thóc lúa, nhưng lại quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin vào giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo.
Đúng ngày hẹn, toàn dân thành Tu-lu đứng chen chúc nhau tại quảng trường chính, nơi sắp diễn ra cuộc thách thức, đang lúc linh mục An-tôn sốt sắng dâng lễ trong một nhà nguyện gần đó.
Đến giờ hẹn, ông trưởng phe lạc giáo liền dắt con lừa cái nhà ông đến quảng trường và không quên mang theo thùng thức ăn thích hợp với nó. Nhóm lạc giáo hiện diện rất đông cùng nét mặt hân hoan như cầm chắc phần thắng trong tay. Bấy giờ Linh mục An-tôn từ trong thánh đường gần đó bước ra, tay giơ cao Bánh Thánh Thể mới được truyền phép trong thánh lễ. Bấy giờ linh mục An-tôn lớn tiếng nói với con lừa rằng: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã dựng nên ngươi. Tuy ta bất xứng, nhưng ta đang giữ Người trên tay, ta truyền cho ngươi, hỡi con vật đáng thương, hãy mau đến quỳ gối thờ lạy Người. Cùng lúc ấy, người ta cũng đưa thùng lúa kiều mạch đến trước mặt con vật. Lạ lùng thay, con lừa đã không đoái hoài đến thức ăn hợp khẩu vị, mà đã vâng lời linh mục An-tôn, nó chạy đến gập hai chân trước quì xuống cúi đầu thờ lạy Mình Thánh Chúa Giê-su.
Trước cảnh tượng ấy, các tín hữu Công Giáo vui mừng vỗ tay reo hò để tạ ơn Chúa, đang khi nhóm lạc giáo kia ngơ ngác không biết phải ứng phó thế nào. Cuối cùng ông trưởng nhóm lạc giáo đã chịu thua. Ông đã giữ lời hứa là từ bỏ lạc giáo và khiêm tốn quay về tin theo giáo huấn chân thật của Hội Thánh Công Giáo.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ tham dự thánh lễ thế nào để đón nhận được sự sống đời đời do Chúa hứa ban ?
2) Sau thánh lễ, bạn cần làm gì để giới thiệu Chúa cho tha nhân, nhất là cho những người nghèo hèn, bệnh tật và bị bỏ rơi… để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và được tham phần vào sự sống đời đời ?
4. SUY NIỆM:
Trong cuộc hành trình về Nước Thiên Chúa, mỗi người cần được ăn lương thực để đủ sức như sau:
1) Man-na: lương thực bổ sức cho dân Ít-ra-en trên đường về miền đất hứa:
Dân Ít-ra-en dưới sự lãnh đạo của Mô-sê đã từ Ai Cập tiến về miền đất Ca-na-an do Đức Chúa đã hứa ban cho Ap-ra-ham và con cháu ông (x. St 12,5-7).
Trong suốt thời gian lưu lạc trong sa mạc, dân Ít-ra-en tuy không còn bánh ăn nước uống vật chất như khi ở Ai Cập, nhưng họ lại được Đức Chúa ban man-na từ trời rơi xuống (x Xh 16,15) và uống nước từ tảng đá chảy ra (x Xh 17). Nhờ đó họ đã đủ sức vượt qua sa mạc trong thời gian 40 năm để sau cùng về tới được miền Đất Chúa hứa ban cho A-bra-ham và con cháu là xứ Ca-na-an.
2) Bánh và nước: bổ sức cho ngôn sứ Ê-li-a về tới núi của Chúa :
Sau khi tiêu diệt 450 sãi bụt Ba-an trên núi Các-men (x. 1 V 18,20-40), ngôn sứ Ê-li-a đã bị hoàng hậu I-de-ven sai quân truy bắt, nên ông phải chạy đến Núi Khô-rép để được Đức Chúa bảo vệ.
Trong cuộc trốn chạy, có lúc ông bị đói khát mệt mỏi và tuyệt vọng, chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng khi đang thiếp ngủ dưới một gốc cây, ông đã được thiên sứ đến đánh thức và mang cho ông bánh ăn nước uống. Nhờ được ăn bánh uống nước của Chúa mà Ê-li-a đã hồi phục sức khỏe và tiếp tục cuộc hành trình tiến về Núi Thánh của Đức Chúa (x. 1 V 19,1-8).
3) Man-na Mới: bổ sức cho các tín hữu trên đường về Nước Trời:
Manna xưa là hình ảnh tiền trưng của Bí Tích Thánh Thể do Đức Giê-su thiết lập. Người đã tự hiến làm lương thực thiêng liêng ban sự sống đời đời cho thế gian khi nói rằng: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Bánh tôi sẽ ban chính là Thịt tôi để cho thế gian được sống” (Ga 6,48.51).
Lương thực nói trên còn là Lời Thiên Chúa như Đức Giê-su đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3; Mt 4,4). Chính Lời của Thiên Chúa đã nhập thể làm người và ở cùng chúng ta là Đức Giê-su (x Ga 1,14). Người trở thành con đường duy nhất nối liền giữa đất với trời như Người đã nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Từ đây ai muốn lên trời phải ăn được hai của ăn Chúa ban là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
4) Bánh Thánh Thể hôm nay - mầm sống lại của cuộc sống mai sau:
Ngày nay Hội Thánh cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng niệm sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su và mời gọi mọi người chúng ta năng lãnh nhận, để có mầm sống lại trong mình như lời Chúa phán: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
Mỗi tín hữu hôm nay phải năng tham dự thánh lễ và rước lễ, để được hưởng nếm sự ngọt ngào của Chúa Giê-su, hầu có thể vượt qua các thử thách gian nan gặp phải trong cuộc sống. Hãy để Chúa Giê-su Thánh Thể biến đổi chúng ta nên giống Người. Mỗi lần rước lễ chúng ta sẽ cảm nếm được hương vị hạnh phúc thiên đàng, được nghỉ ngơi trong Chúa như lời Chúa hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 11,28-30). Ai ăn Bánh Thánh Thể sẽ tiếp nhận được mầm của sự sống lại ở đời sau.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mỗi lần dự lễ là chúng con được Chúa kêu gọi ăn Lời Chúa và Thánh Thể do Chúa tặng ban. Khi lên rước lễ là chúng con được đón nhận cả nhân tính và thần tính của Chúa. Xin giúp chúng con siêng năng dự lễ mỗi ngày để được Lời Chúa giáo huấn và được Mình Chúa dưỡng nuôi. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón nhận mọi người sống trong cùng một nhà, ở chung cùng một khu xóm, cùng học tập trong một mái trường, làm việc trong một cơ quan hay nhà máy... Xin cho chúng con biết đón nhận những người đối xử tốt với chúng con mà cả những kẻ không ưa thích nói xấu chúng con. Xin giúp chúng con mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần để được ơn biến đổi nên con thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa, và nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. –Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
1 V 19,4-8 ; Ep 4,30-5,2 ; Ga 6,41-51
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 6,41-51.
(41) Người Do Thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là Bánh từ trời xuống”. (42) Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả. Sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” (43) Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! (44) Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy. Và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. (45) Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. (46) Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. (47) Thậ̣t, tôi bảo thật các ông: Ai tin thì được sự sống đời đời. (48) Tôi là Bánh Trường Sinh. (49) Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. (50) Còn Bánh này là Bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. (51) Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã khẳng định Người từ trời mà đến. Điều này làm cho dân chúng xầm xì phản đối vì họ nghĩ rằng họ đã biết rõ về gia thế của Người. Nhưng dù vậy, Đức Giê-su vẫn quả quyết: Người từ nơi Chúa Cha mà đến, và sẽ ban Thịt Máu mình làm lương thực đi dường, để ai lãnh nhận bí tích này sẽ được kết hiệp mật thiết với Người, được sống nhờ Người và sẽ về Nước Trời với Người sau này.
3. CHÚ THÍCH:
- C 41-42: + Người Do Thái xầm xì phản đối bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là Bánh từ trời xuống”: Người Do Thái đây ám chỉ dân chúng đi theo Đức Giê-su từ hoang địa về thành Ca-phác-na-um. Họ xầm xì bàn tán khi nghe Người tuyên bố Người là Bánh từ trời mà đến. + Ông này chẳng phải là Giê-su, con của ông Giu-se đó sao?....: Dân Do thái nghĩ rằng họ đã biết rõ về thân thế và cha mẹ của Người.
- C 43-44: + Các ông đừng có xầm xì với nhau: Đức Giê-su biết đám đông đang bàn tán để phản đối lời Người vừa nói, vì họ chỉ nghĩ về phạm vi nhân tính của Người. + Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha không lôi kéo...: Người cho họ biết đức tin là một hồng ân do Thiên Chúa ban cho. + Và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết: Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ được Người cho sống lại vào ngày tận thế và sẽ được sống mãi mãi.
- C 45-46: + “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”: Câu này lược tóm lời tuyên sấm của I-sai-a: “Con cái ngươi, Đức Chúa đều dạy dỗ” (x. Is 54,13), và lời sấm của Giê-rê-mi-a: “Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: Hãy học cho biết Đức Chúa. Vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta” (Gr 31,33-34). +Phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi: Tuy mọi người đều được Thiên Chúa kêu gọi và dạy bảo, nhưng chỉ ai nghe và đón nhận lởi giáo huấn của Chúa Cha thì mới có thể tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. + Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha: “Thiên Chúa là Thần Khí”, là Đấng thiêng liêng vô cùng (x. Ga 4,24). “Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Thời Xuất hành, dù được thường xuyên đàm đạo với Đức Chúa, nhưng ông Mô-sê cũng chỉ thấy được phía sau lưng của Đức Chúa chứ không được nhìn thấy tôn nhan Ngài (x. Xh 33,23). Nhưng Đức Giê-su, Đấng từ nơi Chúa Cha mà đến, đã xem thấy Chúa Cha và có thể mặc khải về Ngài cho chúng ta.
- C 47-51: + “Ai tin thì được sự sống đời đời”: Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ không phải chết trong tội nữa, nhưng sẽ được Người ban sự sống đời đời, như lời thánh Phao-lô: “Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã (là A-đam), mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất (là Đức Giê-su), đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18). + “Tôi là Bánh Trường Sinh”: Đức Giê-su tự ví mình là “Bánh Trường Sinh” hay “Bánh Hằng Sống”, ám chỉ bí tích Thánh thể mà Người sẽ thiết lập sau này. “Hằng sống” là một đặc tính của Thiên Chúa (x. Mt 16,16), và của Chúa Ki-tô Phục Sinh (x. Rm 6,9). + Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết: Man-na là lương thực Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en trong thời kỳ Xuất Hành, là thứ đồ ăn dễ bị hư nát (x. Xh 16,19-21). Dù dân Ít-ra-en đã ăn man-na, nhưng họ vẫn phải chết do tội lỗi đã phạm (x. Tv 78,29-31) và không được sống đời đời (x. Ga 6,58). + Còn Bánh này là Bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết: Đức Giê-su mới là Bánh từ trời thực sự, và ai ăn Bánh này sẽ “không phải chết” (x. Ga 6,50), nhưng “được sống muôn đời” (x Ga 6,51.54), “được ở trong Người” (x Ga 6,56), “được sống nhờ Chúa Cha” (x. Ga 6,57), “được sống và được sống dồi dào” (x. Ga 10,10). + “Bánh Tôi sẽ ban tặng chính là Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống”: Nói câu này, Đức Giê-su đã liên kết 5 chiếc bánh trong phép lạ nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6,9) và bánh không men trong bữa tiệc Chiên Vượt Qua, với Thịt Mình của Người trong Bí tích Thánh thể (x. Mt 26,26). Từ của ăn nuôi sống thể xác, được Đức Giê-su biến thành Bánh Hằng Sống đem lại sự sống đời đời (x. Ga 6,48), thành Thân Mình chịu khổ nạn và được Phục sinh của Người (x. Ga 6,51), và thành của ăn thần thiêng nuôi dưỡng đức tin (x. Ga 6,51.63), giúp các tín hữu tiến về Nước Trời để được sống muôn đời (x. Ga 6,58).
HỎI:
1) Dân Do thái xầm xì phản đối Đức Giê-su về câu nói nào của Người ? Tại sao ?
2) Đức Giê-su dạy đức tin có được là do đâu ?
3) Ai tin vào Đức Giê-su thì sẽ nhận được gì?
4) Câu “Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” tóm lược lời tuyên sấm của hai vị ngôn sứ nào và 2 lời đó thế nào ?
5)Thiên Chúa thiêng liêng được mệnh danh là gì ? Ai mới nhìn thấy Thiên Chúa và mặc khải Ngài cho chúng ta ?
6) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ được hưởng ơn gì ? Thánh Phao-lô đã so sánh giữa A-đam cũ với Đức Giê-su thế nào ?
7) Khi ví mình là Bánh Trường Sinh, Đức Giê-su muốn ám chỉ về bí tích nào Người sẽ thiết lập sau này ?
8) Man-na là lương thực được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en khi nào và có đem lại sự sống đời đời không ?
9) Đức Giê-su là Bánh Hằng Sống từ đâu mà đến và ai ăn Bánh này sẽ được ơn ích gì ?
10) Đức Giê-su hứa sẽ thiết lập bí tích Thánh Thể thế nào và để làm gì ?
II.SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời”(Ga 6,51).
2.CÂU CHUYỆN:
1) GIẤC MỘNG TRƯỜNG SINH BẤT TỬ CỦA TẦN THỦY HOÀNG:
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế Trung Hoa, sống khoảng 200 năm trước Công Nguyên. Ông chính là người đã xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2.000 dặm, là một kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể quan sát được từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thủy Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên đã tìm đủ cách để có thể cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia đã kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển Đông, dân cư ở đấy đã khám phá ra bí quyết sống trường sinh bất lão, nên ai cũng sống lâu. Tần thủy Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy ngọc ngà châu báu lên đường, hy vọng có thể đổi những đồ quý giá lấy bí quyết trường sinh mang về. Nhưng dân chúng tại đây đã nhất quyết không chịu đổi bí quyết trường sinh của họ lấy bất cứ thứ gì.
Không lấy được thuốc trường sinh, nên khi già yếu, Tần thủy Hoàng đã ra lệnh cấp tốc xây một nhà mồ cho mình như một cung điện nguy nga tráng lệ, rồi ông cho trang trí nhà mồ bằng các đồ trân châu quý giá, lát tường nhà bằng vàng bạc và truyền sẽ chôn sống hàng trăm cung nữ với ông sau khi ông chết, hy vọng kiếp sau sẽ được sống thanh thoát như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham hưởng thụ ấy đã chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết.
Bí quyết để sống vĩnh hằng ấy, Đức Giê-su đã mặc khải trong Tin Mừng hôm nay: "Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga.6,47). Ngày nay thánh lễ chính là bàn tiệc cho chúng ta Lời Chúa và Thánh Thể ban sự sống đời đời. Vậy chúng ta cần làm gì ngay từ hôm nay ?
2) GIÁ TRỊ THỰC SỰ CỦA THUỐC TRƯỜNG SINH:
Thời Chiến quốc, có người đem dâng vua nước Sở một viên thuốc bất tử. Người ấy bưng thuốc vào triều, Viên quan canh cửa liền hỏi:
- Đây là cái gì ?
- Là viên thuốc trường sinh bất tử tôi đem đến dâng tiến cho đức vua.
- Thế viên thuốc này có ăn được không ?
Người ấy đáp :
- Ăn được.
Lập tức, viên quan liền cầm lấy viên thuốc mà ăn. Câu chuyện đến tai nhà vua. Vua liền truyền bắt viên quan đến định xử tội khi quân và sẽ bị chém đầu. Viên quan nghe án liền kêu oan như sau:
- Thần đã hỏi người dâng thuốc và được ông ta nói đó là viên thuốc trường sinh bất tử, nghĩa là ai ăn sẽ không bị chết nữa. Thần có hỏi người ấy “ăn được không”, và người ấy đáp: ”Ăn được”, nên thần mới ăn. Thế là thần vô tội mà lỗi tại người dâng thuốc. Hơn nữa, người dâng thuốc lại nói đó là viên thuốc “trường sinh bất tử”, nghĩa là ai ăn vào sẽ không bị chết nữa. Thế mà thần mới ăn, đã sắp phải chết. Vậy đó là “thuốc tử”, chớ sao gọi là “thuốc bất tử” được ? Nếu bệ hạ giết thần, là bệ hạ đã kết án oan cho người vô tội, và chứng tỏ bệ hạ là người dễ bị kẻ khác mê hoặc lừa gạt.
Vua nghe viên quan đó nói có lý, nên đã tha không giết nữa. (Nguồn: Cổ học tinh hoa)
Trong Tin mừng hôm nay Đức Giê-su nói: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Qua đó, Đức Giê-su đã mặc khải : ngoài cuộc sống đời này, còn có một cuộc sống vĩnh hằng đời sau nữa, dành cho những ai tin vào Đức Giê-su, thể hiện qua việc lắng nghe Lời Người và năng ăn Bánh Thánh Thể của Người ban cho.
3) QUYẾT TÂM CẢI GIÁO NHỜ TIN LỜI CHÚA VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
Hồng y NIU-MÂN (Newman) trước kia đã từng giữ chức vụ Tổng Giám Mục Anh Giáo với bổng lộc hằng năm khá lớn. Dù thuộc tầng lớp quí tộc và là chức sắc cao cấp của Anh Giáo như vậy, nhưng ngài luôn bị lương tâm dày vò về các mầu nhiệm đức tin trong Tin Mừng không sao lý giải được. Rồi đến một ngày, sau khi đã suy nghĩ kỹ về sự khác biệt đức tin giữa Anh Giáo và Công Giáo, cuối cùng ngài đã đi tới quyết định từ bỏ các chức vụ cao cấp và các đặc quyền đặc lợi đang thụ hưởng của Anh giáo, để cải giáo theo đạo Công Giáo. Biết được ý định của Niu-mân, bạn bè thân thích đã đến can ngăn để yêu cầu ngài nghĩ lại. Họ nói: “Trước khi quyết định, xin ngài hãy cân nhắc cẩn thận. Vì nếu ngài cải giáo thì không những bị mất tất cả các chức danh và địa vị tinh thần, mà ngay cả lương bổng vật chất hằng năm cũng không được hưởng nữa !” Nhưng Niu-mân đã thẳng thắn trả lời: “Tiếc thì tôi cũng tiếc thật. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ rồi. Chức vụ, quyền hành và bổng lộc vật chất tuy đáng quí, nhưng có đáng là gì so với những điều tôi nhận được khi trở nên thành viên của Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền. Tôi sẽ lãnh nhận được ơn Thánh Thần và được chịu các phép bí tích, nhất là được ăn tiệc Thánh Thể. Đó mới thực là Bánh đem lại phúc trường sinh”.
Sở dĩ Niu-mân có được suy nghĩ và quyết định sáng suốt như vậy, là do ngài đã nghe theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Thực vậy, nếu không có ơn Thánh Thần ban, thì người ta sẽ khó lòng hiểu được Lời Chúa Giê-su và sẽ không tin vào bí tích Thánh Thể, như đám đông dân Do Thái và phần đông các môn đệ đã không tin. Họ đã chán nản bỏ đi không muốn đi theo Đức Giê-su, vì họ không thể chấp nhận được mầu nhiệm của bí tích Thánh Thể này. Chỉ có Nhóm Mười Hai là vẫn trung thành đi theo Thầy, vì dù họ không hiểu Lời Thầy bằng lý trí, nhưng vẫn sẵn sàng tin vào Thầy, như ông Phê-rô đã đại diện anh em thưa: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết: chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Ga 6,68-69).
4) CON LỪA QUÌ LẠY THÁNH THỂ CHÚA:
Thánh AN-TÔN PA-DO-VA (1195-1231) tên thật là Fernando, là tu sĩ dòng Phan-xi-cô khó nghèo. Ngài sinh tại Bồ-đào-nha nhưng sau này lại sống tại nước Ý. Ngài có tài hùng biện với một lòng đạo đức sâu xa, nên luôn được mời đi giảng thuyết ở nhiều nơi. Linh Mục Antôn có biệt tài chống lại lý luân của các lạc giáo, nhất là nhóm An-bi-gien-sê tại vùng Tây Nam nước Pháp. Ngài rất có lòng sùng kính bí tích Thánh Thể. Một ngày nọ, An-tôn có mặt tại Tu-lu để bác bỏ lạc thuyết của nhóm An-bi-gien-sê về bí tích Thánh Thể. Cuộc tranh cãi rất sôi nổi. Với lý luận sắc bén, An-tôn đã làm cho nhóm lạc giáo cứng miệng. Tuy thua về lý thuyết nhưng họ vẫn không đầu hàng. Ông trưởng lạc giáo nói: “Bây giờ chúng ta hãy dẹp bỏ mớ lý luận kia để đi vào thực tế. Nếu ông có thể chứng minh có Chúa Giê-su hiện diện thực sự trong Bánh Thánh Thể, trước sự chứng kiến của mọi người, thì tôi sẽ xin từ bỏ lạc giáo để trở về với Đức Tin Công Giáo. Đầy tin tưởng vào quyền năng của Chúa Thánh Thể, linh mục An-tôn trả lời: “Tôi chấp thuận đề nghị của anh”.
Ông trưởng lạc giáo An-bi-gien-sê nói tiếp: “Ở nhà tôi có một con lừa cái. Tôi sẽ nhốt nó vào chuồng và bắt nó nhịn đói 3 ngày. Đến ngày thứ ba, tôi sẽ dẫn nó đến đây trước mặt mọi người, và dọn ra cho nó một thùng lúa mạch thơm ngon. Còn ông, ông cũng đưa ra trước mặt con vật ”cái” mà ông gọi là Mình Thánh Chúa. Nếu con lừa đang đói mà không ăn thóc lúa, nhưng lại quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin vào giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo.
Đúng ngày hẹn, toàn dân thành Tu-lu đứng chen chúc nhau tại quảng trường chính, nơi sắp diễn ra cuộc thách thức, đang lúc linh mục An-tôn sốt sắng dâng lễ trong một nhà nguyện gần đó.
Đến giờ hẹn, ông trưởng phe lạc giáo liền dắt con lừa cái nhà ông đến quảng trường và không quên mang theo thùng thức ăn thích hợp với nó. Nhóm lạc giáo hiện diện rất đông cùng nét mặt hân hoan như cầm chắc phần thắng trong tay. Bấy giờ Linh mục An-tôn từ trong thánh đường gần đó bước ra, tay giơ cao Bánh Thánh Thể mới được truyền phép trong thánh lễ. Bấy giờ linh mục An-tôn lớn tiếng nói với con lừa rằng: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, là Đấng đã dựng nên ngươi. Tuy ta bất xứng, nhưng ta đang giữ Người trên tay, ta truyền cho ngươi, hỡi con vật đáng thương, hãy mau đến quỳ gối thờ lạy Người. Cùng lúc ấy, người ta cũng đưa thùng lúa kiều mạch đến trước mặt con vật. Lạ lùng thay, con lừa đã không đoái hoài đến thức ăn hợp khẩu vị, mà đã vâng lời linh mục An-tôn, nó chạy đến gập hai chân trước quì xuống cúi đầu thờ lạy Mình Thánh Chúa Giê-su.
Trước cảnh tượng ấy, các tín hữu Công Giáo vui mừng vỗ tay reo hò để tạ ơn Chúa, đang khi nhóm lạc giáo kia ngơ ngác không biết phải ứng phó thế nào. Cuối cùng ông trưởng nhóm lạc giáo đã chịu thua. Ông đã giữ lời hứa là từ bỏ lạc giáo và khiêm tốn quay về tin theo giáo huấn chân thật của Hội Thánh Công Giáo.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn sẽ tham dự thánh lễ thế nào để đón nhận được sự sống đời đời do Chúa hứa ban ?
2) Sau thánh lễ, bạn cần làm gì để giới thiệu Chúa cho tha nhân, nhất là cho những người nghèo hèn, bệnh tật và bị bỏ rơi… để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ và được tham phần vào sự sống đời đời ?
4. SUY NIỆM:
Trong cuộc hành trình về Nước Thiên Chúa, mỗi người cần được ăn lương thực để đủ sức như sau:
1) Man-na: lương thực bổ sức cho dân Ít-ra-en trên đường về miền đất hứa:
Dân Ít-ra-en dưới sự lãnh đạo của Mô-sê đã từ Ai Cập tiến về miền đất Ca-na-an do Đức Chúa đã hứa ban cho Ap-ra-ham và con cháu ông (x. St 12,5-7).
Trong suốt thời gian lưu lạc trong sa mạc, dân Ít-ra-en tuy không còn bánh ăn nước uống vật chất như khi ở Ai Cập, nhưng họ lại được Đức Chúa ban man-na từ trời rơi xuống (x Xh 16,15) và uống nước từ tảng đá chảy ra (x Xh 17). Nhờ đó họ đã đủ sức vượt qua sa mạc trong thời gian 40 năm để sau cùng về tới được miền Đất Chúa hứa ban cho A-bra-ham và con cháu là xứ Ca-na-an.
2) Bánh và nước: bổ sức cho ngôn sứ Ê-li-a về tới núi của Chúa :
Sau khi tiêu diệt 450 sãi bụt Ba-an trên núi Các-men (x. 1 V 18,20-40), ngôn sứ Ê-li-a đã bị hoàng hậu I-de-ven sai quân truy bắt, nên ông phải chạy đến Núi Khô-rép để được Đức Chúa bảo vệ.
Trong cuộc trốn chạy, có lúc ông bị đói khát mệt mỏi và tuyệt vọng, chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng khi đang thiếp ngủ dưới một gốc cây, ông đã được thiên sứ đến đánh thức và mang cho ông bánh ăn nước uống. Nhờ được ăn bánh uống nước của Chúa mà Ê-li-a đã hồi phục sức khỏe và tiếp tục cuộc hành trình tiến về Núi Thánh của Đức Chúa (x. 1 V 19,1-8).
3) Man-na Mới: bổ sức cho các tín hữu trên đường về Nước Trời:
Manna xưa là hình ảnh tiền trưng của Bí Tích Thánh Thể do Đức Giê-su thiết lập. Người đã tự hiến làm lương thực thiêng liêng ban sự sống đời đời cho thế gian khi nói rằng: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Bánh tôi sẽ ban chính là Thịt tôi để cho thế gian được sống” (Ga 6,48.51).
Lương thực nói trên còn là Lời Thiên Chúa như Đức Giê-su đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3; Mt 4,4). Chính Lời của Thiên Chúa đã nhập thể làm người và ở cùng chúng ta là Đức Giê-su (x Ga 1,14). Người trở thành con đường duy nhất nối liền giữa đất với trời như Người đã nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Từ đây ai muốn lên trời phải ăn được hai của ăn Chúa ban là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
4) Bánh Thánh Thể hôm nay - mầm sống lại của cuộc sống mai sau:
Ngày nay Hội Thánh cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng niệm sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su và mời gọi mọi người chúng ta năng lãnh nhận, để có mầm sống lại trong mình như lời Chúa phán: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.
Mỗi tín hữu hôm nay phải năng tham dự thánh lễ và rước lễ, để được hưởng nếm sự ngọt ngào của Chúa Giê-su, hầu có thể vượt qua các thử thách gian nan gặp phải trong cuộc sống. Hãy để Chúa Giê-su Thánh Thể biến đổi chúng ta nên giống Người. Mỗi lần rước lễ chúng ta sẽ cảm nếm được hương vị hạnh phúc thiên đàng, được nghỉ ngơi trong Chúa như lời Chúa hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 11,28-30). Ai ăn Bánh Thánh Thể sẽ tiếp nhận được mầm của sự sống lại ở đời sau.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mỗi lần dự lễ là chúng con được Chúa kêu gọi ăn Lời Chúa và Thánh Thể do Chúa tặng ban. Khi lên rước lễ là chúng con được đón nhận cả nhân tính và thần tính của Chúa. Xin giúp chúng con siêng năng dự lễ mỗi ngày để được Lời Chúa giáo huấn và được Mình Chúa dưỡng nuôi. Xin cho chúng con biết mở rộng vòng tay đón nhận mọi người sống trong cùng một nhà, ở chung cùng một khu xóm, cùng học tập trong một mái trường, làm việc trong một cơ quan hay nhà máy... Xin cho chúng con biết đón nhận những người đối xử tốt với chúng con mà cả những kẻ không ưa thích nói xấu chúng con. Xin giúp chúng con mở lòng đón nhận Chúa Thánh Thần để được ơn biến đổi nên con thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa, và nên anh chị em của mọi người trong gia đình Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. –Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tâm điểm đức tin
Lm Vũdình Tường
08:13 09/08/2018
Phúc âm tuần này là phần hai của cuộc tranh luận giữa Đức Kitô và đại diện đám đông những người chống đối giáo huấn của Đức Kitô khi Ngài nói Ngài là bánh hằng sống từ trời xuống. Tuần trước chúng ta không biết đám đông là ai nhưng tuần này Phúc Âm ghi rõ đám đông là người Do Thái. Dân Do Thái thời đó là nhóm mãnh liệt chống đối Đức Kitô bằng cả tranh luận lẫn cố tình gài bẫy mong Đức Kitô một lúc nào đó vô tình không chuẩn bị sẽ sập bẫy họ gài ra.
Tuần trước Phúc âm nhấn mạnh đến vai trò của Đức Kitô là món quà Chúa Cha trao tặng nhân loại để ai đón nhận Ngài sẽ nhận được sự sống trường sinh. Phúc Âm tuần này cho biết thêm Đức Kitô chính là trung tâm điểm của niềm tin Kitô hữu. Qua giáo huấn của Đức Kitô con người nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Hai chủ đề trên là hai chủ đề riêng biệt nhưng chúng liên kết mật thiết với nhau. Sau khi nghe Đức Kitô tuyên bố Ngài đến từ trời nhóm chống đối Đức Kitô kịch liệt phản đối. Người Do Thái xì xầm phản đối, bởi vì Đức Kitô nói
'tôi là bánh từ trời xuống'.c. 42
Họ chống đối Đức Kitô viện cớ họ biết rõ gia phả Ngài. Họ coi Ngài là một người bình thường như những người khác trong xóm bởi họ biết Đức Kitô là con ông Giuse và bà Maria và thân thuộc của Ngài họ đều rõ nên họ không chấp nhận Ngài từ trời xuống. Mâu thuẫn lớn ở điểm người Do Thái nhận biết con người Giêsu trần thế bằng hiểu biết trần gian; trong khi Đức Kitô lại nói về khôn ngoan của niềm tin khi nhận biết con người Giêsu là Con Thiên Chúa. Đối với người Do Thái một khi đã sinh ra trong trần gian thì thuộc về trần gian và không thể nào khác hơn được. Đức Kitô nói rõ cho họ biết Đức tin Ngài ban tặng không thể dùng sự hiểu biết trần gian để nhận biết mà cần đến đặc sủng Chúa ban. Thực ra không phải hiểu biết trần gian ngăn cản họ nhận ra Con Thiên Chúa mà chính là lòng họ ra chai đá, không chấp nhận bất cứ thay đổi nào. Họ đòi hỏi đức Kitô làm thêm phép lạ. Đối với họ phép lạ chữa bệnh cho bao người và phép lạ hoá bánh ra nhiều chưa đủ để cho họ tin, họ muốn có thêm nữa. Vấn đề khác xảy ra là do so sánh. Họ so sánh manna tổ tiên họ đã ăn trong samạc với bánh hằng sống Đức Kitô hứa ban. Khi có so sánh thế nào cũng có chọn thứ này, lựa thứ nọ và bỏ thứ khác. Nếu chọn theo Đức Kitô người Do Thái phải bỏ truyền thống tổ tiên và đó là việc làm đòi hy sinh rất lớn. Vì thế họ chọn theo truyền thống tổ tiên và loại bỏ giáo huấn của Đức Kitô. Để giúp họ nhìn thấy cái sai lầm của họ Đức Kitô mặc khải thêm cho họ biết
Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. c.44
Loại bỏ giáo huấn của Đức Kitô không chỉ đơn thuần chối bỏ Ngài mà chính là chối bỏ Chúa Cha Đấng sai Ngài đến trong thế gian. Những ai đón nhận giáo huấn của Đức Kitô được hưởng hai thành quả của niềm tin. Thứ nhất người đó trở thành thành viên của đại gia đình Chúa nơi trần gian, nhận được của ăn ban sự sống trường sinh là chính Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Thành quả thứ hai người đó nhận được khi hoàn thành cuộc lữ hành trần thế, họ sẽ không chết cô đơn một mình. Họ chết trong Đức Kitô. Những ai chết trong Đức Kitô sẽ được Ngài cho sống lại, hưởng vinh quang Phục Sinh của chính Đức Kitô. Được chính Đức Kitô hướng dẫn và đón nhận vào Thiên Quốc chung hưởng sự sống trường sinh Thiên Chúa dành riêng cho họ.
Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. c.44
Bánh trường sinh Đức Kitô ban chính là Mình và Máu Thánh Chúa. Ngày nay chúng ta hiểu giá bánh trường sinh Đức Kitô cao trọng ngoài dự đoán của con người. Giá đó là chính sự sống đời Ngài ban cho nhân loại bằng cách tự nguyện, vâng lời Chúa Cha, chết trên thập giá trở thành bánh nuôi sống tâm hồn. Hiến tế đó ngày nay được lập lại trên bàn thờ mỗi khi linh mục đọc kinh truyền phép trong thánh lễ hàng ngày. Chúng ta hãy cúi đầu cảm tạ và kính cẩn thờ lậy.
TiengChuong.org
Centre of Faith
Today's Gospel is the continuous discourse between Jesus and his opponents about the claim Jesus made that he is the bread for the life of the world. We heard about the crowds but not sure who they were but this week's reading reveals them as the Jews. The Jews were the chief opponents of Jesus both in vocal language and in setting traps in the hope to catch him off guard.
Last week the reading was focussed upon Jesus who was the gift of life that God, the Father gave to the world. This week the focus is upon the person of Jesus who is the centre of the faith and through God the Father we come to know that Jesus came from God. The two themes are interconnected, but they are not identical. After hearing the claim Jesus made the Jews refused to believe in Jesus.
I am the bread that came down from heaven' the crowd who followed Jesus began to grumbled and complained (v.42).
Their rejection caused by their prior knowledge of Jesus. They used his upbringing and family background to make claim that Jesus was one of them. The claim that Jesus came down from heaven was incorrect since they knew his father and mother and his relatives. Their complaining was based on the human knowledge while Jesus was talking about the knowledge of God given to them by the Father. For them once a person was born on this earth s/he could not be elsewhere but would belong to this earth. Jesus made clear to them that the faith he offered was not found in his background but rather it was a special gift from God. It was not knowledge of the earth that stood in their way of seeing the truth but rather it is the hardening of their hearts that stopped them from being open for other possibilities. They asked for more signs implying that the miracles of healing and the feeding Jesus made were insufficient to convince them. Their problem was comparing between manna their ancestors ate in the desert and the bread of life Jesus was talking about. Comparing often leads one to choose one and to reject the other. For the Jews to choose Jesus would mean to reject their Jewish traditions and it wouldn't be an easy thing to do. To help them to see how wrong they were Jesus said
'No one can come to me unless he is drawn by the Father who sent me and I will raise him up at the last day v.44
To reject the teaching of Jesus implied to reject the teaching of the Father through him. Accepting the teaching of Jesus is the key to having faith in God. And those who believe in Jesus will benefit from it. The double results will accompany that person. First they will have the bread of life while on earth and second when their earthly journey is ended they will not die alone and forever but Jesus will give them eternal life and accompany them on the way to enter God's kingdom.
I will raise them up at the last day. v.44
The bread Jesus gives for the life of the world is his own flesh. Today we understand that the bread of life from Heaven costs more than we can imagine. It costs the life of Jesus and it is continuously repeated again and again at the Eucharistic celebration.
Tuần trước Phúc âm nhấn mạnh đến vai trò của Đức Kitô là món quà Chúa Cha trao tặng nhân loại để ai đón nhận Ngài sẽ nhận được sự sống trường sinh. Phúc Âm tuần này cho biết thêm Đức Kitô chính là trung tâm điểm của niềm tin Kitô hữu. Qua giáo huấn của Đức Kitô con người nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Hai chủ đề trên là hai chủ đề riêng biệt nhưng chúng liên kết mật thiết với nhau. Sau khi nghe Đức Kitô tuyên bố Ngài đến từ trời nhóm chống đối Đức Kitô kịch liệt phản đối. Người Do Thái xì xầm phản đối, bởi vì Đức Kitô nói
'tôi là bánh từ trời xuống'.c. 42
Họ chống đối Đức Kitô viện cớ họ biết rõ gia phả Ngài. Họ coi Ngài là một người bình thường như những người khác trong xóm bởi họ biết Đức Kitô là con ông Giuse và bà Maria và thân thuộc của Ngài họ đều rõ nên họ không chấp nhận Ngài từ trời xuống. Mâu thuẫn lớn ở điểm người Do Thái nhận biết con người Giêsu trần thế bằng hiểu biết trần gian; trong khi Đức Kitô lại nói về khôn ngoan của niềm tin khi nhận biết con người Giêsu là Con Thiên Chúa. Đối với người Do Thái một khi đã sinh ra trong trần gian thì thuộc về trần gian và không thể nào khác hơn được. Đức Kitô nói rõ cho họ biết Đức tin Ngài ban tặng không thể dùng sự hiểu biết trần gian để nhận biết mà cần đến đặc sủng Chúa ban. Thực ra không phải hiểu biết trần gian ngăn cản họ nhận ra Con Thiên Chúa mà chính là lòng họ ra chai đá, không chấp nhận bất cứ thay đổi nào. Họ đòi hỏi đức Kitô làm thêm phép lạ. Đối với họ phép lạ chữa bệnh cho bao người và phép lạ hoá bánh ra nhiều chưa đủ để cho họ tin, họ muốn có thêm nữa. Vấn đề khác xảy ra là do so sánh. Họ so sánh manna tổ tiên họ đã ăn trong samạc với bánh hằng sống Đức Kitô hứa ban. Khi có so sánh thế nào cũng có chọn thứ này, lựa thứ nọ và bỏ thứ khác. Nếu chọn theo Đức Kitô người Do Thái phải bỏ truyền thống tổ tiên và đó là việc làm đòi hy sinh rất lớn. Vì thế họ chọn theo truyền thống tổ tiên và loại bỏ giáo huấn của Đức Kitô. Để giúp họ nhìn thấy cái sai lầm của họ Đức Kitô mặc khải thêm cho họ biết
Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. c.44
Loại bỏ giáo huấn của Đức Kitô không chỉ đơn thuần chối bỏ Ngài mà chính là chối bỏ Chúa Cha Đấng sai Ngài đến trong thế gian. Những ai đón nhận giáo huấn của Đức Kitô được hưởng hai thành quả của niềm tin. Thứ nhất người đó trở thành thành viên của đại gia đình Chúa nơi trần gian, nhận được của ăn ban sự sống trường sinh là chính Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Thành quả thứ hai người đó nhận được khi hoàn thành cuộc lữ hành trần thế, họ sẽ không chết cô đơn một mình. Họ chết trong Đức Kitô. Những ai chết trong Đức Kitô sẽ được Ngài cho sống lại, hưởng vinh quang Phục Sinh của chính Đức Kitô. Được chính Đức Kitô hướng dẫn và đón nhận vào Thiên Quốc chung hưởng sự sống trường sinh Thiên Chúa dành riêng cho họ.
Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. c.44
Bánh trường sinh Đức Kitô ban chính là Mình và Máu Thánh Chúa. Ngày nay chúng ta hiểu giá bánh trường sinh Đức Kitô cao trọng ngoài dự đoán của con người. Giá đó là chính sự sống đời Ngài ban cho nhân loại bằng cách tự nguyện, vâng lời Chúa Cha, chết trên thập giá trở thành bánh nuôi sống tâm hồn. Hiến tế đó ngày nay được lập lại trên bàn thờ mỗi khi linh mục đọc kinh truyền phép trong thánh lễ hàng ngày. Chúng ta hãy cúi đầu cảm tạ và kính cẩn thờ lậy.
TiengChuong.org
Centre of Faith
Today's Gospel is the continuous discourse between Jesus and his opponents about the claim Jesus made that he is the bread for the life of the world. We heard about the crowds but not sure who they were but this week's reading reveals them as the Jews. The Jews were the chief opponents of Jesus both in vocal language and in setting traps in the hope to catch him off guard.
Last week the reading was focussed upon Jesus who was the gift of life that God, the Father gave to the world. This week the focus is upon the person of Jesus who is the centre of the faith and through God the Father we come to know that Jesus came from God. The two themes are interconnected, but they are not identical. After hearing the claim Jesus made the Jews refused to believe in Jesus.
I am the bread that came down from heaven' the crowd who followed Jesus began to grumbled and complained (v.42).
Their rejection caused by their prior knowledge of Jesus. They used his upbringing and family background to make claim that Jesus was one of them. The claim that Jesus came down from heaven was incorrect since they knew his father and mother and his relatives. Their complaining was based on the human knowledge while Jesus was talking about the knowledge of God given to them by the Father. For them once a person was born on this earth s/he could not be elsewhere but would belong to this earth. Jesus made clear to them that the faith he offered was not found in his background but rather it was a special gift from God. It was not knowledge of the earth that stood in their way of seeing the truth but rather it is the hardening of their hearts that stopped them from being open for other possibilities. They asked for more signs implying that the miracles of healing and the feeding Jesus made were insufficient to convince them. Their problem was comparing between manna their ancestors ate in the desert and the bread of life Jesus was talking about. Comparing often leads one to choose one and to reject the other. For the Jews to choose Jesus would mean to reject their Jewish traditions and it wouldn't be an easy thing to do. To help them to see how wrong they were Jesus said
'No one can come to me unless he is drawn by the Father who sent me and I will raise him up at the last day v.44
To reject the teaching of Jesus implied to reject the teaching of the Father through him. Accepting the teaching of Jesus is the key to having faith in God. And those who believe in Jesus will benefit from it. The double results will accompany that person. First they will have the bread of life while on earth and second when their earthly journey is ended they will not die alone and forever but Jesus will give them eternal life and accompany them on the way to enter God's kingdom.
I will raise them up at the last day. v.44
The bread Jesus gives for the life of the world is his own flesh. Today we understand that the bread of life from Heaven costs more than we can imagine. It costs the life of Jesus and it is continuously repeated again and again at the Eucharistic celebration.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 19 Mùa Quanh Năm 12.8.2018
Lm Francis Lý văn Ca
14:54 09/08/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu hôm nay đã cho chúng ta thấy Ngài là Bánh Hằng Sống, nuôi dưỡng chúng ta trên đường trần gian. Trên con đường dẫn về Nhà Cha, đôi lúc chúng ta cảm thấy mỏi mệt và ngã lòng như tiên tri Êlia xưa. Nhưng hãy chạy đến cùng Chúa, nhận lãnh Chúa vào tâm hồn để đủ thần lực bổ dưỡng chạy tiếp, vượt mọi chặng đường khó khăn nơi trần gian vì Ngài là Bánh ban sự sống.
Với niềm hân hoan tin tưởng vào sức mạnh của Bánh Trường Sinh, giờ đây, xin mời cộng đoàn đứng lên, để bắt đầu thánh lễ với bài ca đầu lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êlia đói lã và ông tưởng rằng Chúa đã bỏ rơi ông. Chúa sai thiên thần đến cung cấp lương thực để ông đủ sức đi đến núi Horép. Đời sống của chúng ta cũng được Chúa nuôi dưỡng, nhưng đôi lúc chúng ta tưởng Ngài bỏ rơi chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta chân dung của người con mới, người con nầy đã được tái sinh qua bí tích rửa tội. Con người nầy được rập theo mẫu gương của Đức Kitô đó là phục vụ và yêu thương.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô ám chỉ Ngài là Bánh Hằng Sống. Người Dothái không chấp nhận lời Ngài. Phần chúng ta, tiếp nhận Ngài như là nguồn mạch ban sự sống.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta hiệp ý trong những lời nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho phong trào đại kết mà Đức Thánh Cha Phanicô đang tiếp tục thực hiện giữa Chính Thống và Công Giáo, được mang đến sự hiệp nhất giữa Anh Em cùng chung niềm tin một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin sai Thánh Thần đến nâng đỡ, trợ lực cho những ai đang trên đường tìm Chúa. Xin Chúa chúc lành cho những giảng viên giáo lý đang hướng dẫn Anh Chị Em tân tòng. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin giúp chúng ta luôn sống kết hiệp mất thiết với Chúa là nguồn trợ lực cho cuộc lữ hành về Nhà Cha. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng con luôn xác tin vào nguồn lực thiêng liêng là Bánh Thánh Thể Nhiệm Mầu / để trong cuộc sống chúng ta siêng năng lãnh nhận Bánh Trường Sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những tín hữu đã qua đời. Xin ban cho họ sự sống vĩnh cửu trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con bằng chính Con Chúa. Chúng con dâng lên Chúa những lời cầu xin trong thánh lễ hôm nay cùng với của lễ của Con yêu dấu. Xin Chúa chúc lành và ban những ơn cần thiết cho chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Chúa Giêsu hôm nay đã cho chúng ta thấy Ngài là Bánh Hằng Sống, nuôi dưỡng chúng ta trên đường trần gian. Trên con đường dẫn về Nhà Cha, đôi lúc chúng ta cảm thấy mỏi mệt và ngã lòng như tiên tri Êlia xưa. Nhưng hãy chạy đến cùng Chúa, nhận lãnh Chúa vào tâm hồn để đủ thần lực bổ dưỡng chạy tiếp, vượt mọi chặng đường khó khăn nơi trần gian vì Ngài là Bánh ban sự sống.
Với niềm hân hoan tin tưởng vào sức mạnh của Bánh Trường Sinh, giờ đây, xin mời cộng đoàn đứng lên, để bắt đầu thánh lễ với bài ca đầu lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êlia đói lã và ông tưởng rằng Chúa đã bỏ rơi ông. Chúa sai thiên thần đến cung cấp lương thực để ông đủ sức đi đến núi Horép. Đời sống của chúng ta cũng được Chúa nuôi dưỡng, nhưng đôi lúc chúng ta tưởng Ngài bỏ rơi chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta chân dung của người con mới, người con nầy đã được tái sinh qua bí tích rửa tội. Con người nầy được rập theo mẫu gương của Đức Kitô đó là phục vụ và yêu thương.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô ám chỉ Ngài là Bánh Hằng Sống. Người Dothái không chấp nhận lời Ngài. Phần chúng ta, tiếp nhận Ngài như là nguồn mạch ban sự sống.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta hiệp ý trong những lời nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho phong trào đại kết mà Đức Thánh Cha Phanicô đang tiếp tục thực hiện giữa Chính Thống và Công Giáo, được mang đến sự hiệp nhất giữa Anh Em cùng chung niềm tin một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin sai Thánh Thần đến nâng đỡ, trợ lực cho những ai đang trên đường tìm Chúa. Xin Chúa chúc lành cho những giảng viên giáo lý đang hướng dẫn Anh Chị Em tân tòng. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin giúp chúng ta luôn sống kết hiệp mất thiết với Chúa là nguồn trợ lực cho cuộc lữ hành về Nhà Cha. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho chúng con luôn xác tin vào nguồn lực thiêng liêng là Bánh Thánh Thể Nhiệm Mầu / để trong cuộc sống chúng ta siêng năng lãnh nhận Bánh Trường Sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng con cầu nguyện cho những tín hữu đã qua đời. Xin ban cho họ sự sống vĩnh cửu trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con bằng chính Con Chúa. Chúng con dâng lên Chúa những lời cầu xin trong thánh lễ hôm nay cùng với của lễ của Con yêu dấu. Xin Chúa chúc lành và ban những ơn cần thiết cho chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Nguồn Trợ Lực Đời Ta
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:48 09/08/2018
Chúa Nhật XIX TN B
Một hiện thực của cuộc đời tại thế là không ai được ở mãi trên các tầng mây cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau phút giây vinh quang, thành công, sốt sắng là một chuỗi ngày vất vả, truân chuyên lẫn nhàm chán của đời thường, và chưa kể đến biết bao trở ngại phải đương đầu và cả những thất bại phải chuốc lấy cách này cách khác. Thời kỳ sốt mến sau ngày chịu chức linh mục, giai đoạn thánh thiện sau ngày tuyên khấn trong Hội dòng, tháng ngày mặn nồng sau lễ hôn ước, khoảng thời gian sau khi nhận một nhiệm sở, một chức vụ…sao mà chẳng thể được lâu. Thế rồi ta phải hạ cánh với các cảnh ngộ cuộc đời dù chẳng mong và thường không như ý.
Cảnh ngộ của Ngôn sứ Êlia qua bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XIX TN B là một minh chứng. Trước mặt vua Akhap, một mình thách đấu với 450 ngôn sứ thần Baal trên núi Carmel, ngài Êlia thật can trường và đáng khâm phục. Êlia đã chiến thắng, khi cầu khẩn Thiên Chúa và được Người nhậm lời cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ vật. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chúng ta phải tôn thờ, ngoài Người ra, tất thảy đều là “sản phẩm do tay loài người làm nên”. Êlia hãnh diện về niềm tin của mình. Ngài phấn khởi về chiến công của mình.
Thế nhưng Êlia đã phải lập tức rời bỏ vinh quang của chiến thắng lẫy lừng ấy để chạy trốn khỏi sự truy diệt của hoàng hậu Giêgiaben. Chỉ mỗi một tiểu đồng cùng chung cảnh ngộ với ngài. Nhưng khi vào sa mạc, thì ngôn sứ Êlia chỉ còn một thân một mình. Một mình một thân trong cảnh tình của kẻ chiến bại giữa hoang mạc khô cằn. Êlia buồn bã, thất vọng, Ngài xin Chúa cất mạng sống mình đi: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! bây giờ, xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con”. Thành công thì chốc lát, nhưng khó khăn, cảnh gập ghềnh thì ít thoảng qua. Cuộc đời làm con Chúa, cuộc đời người tông đồ không ít lần rơi vào cảnh “đêm tối của đức tin”. Tha nhân vẫn có đó mà ta như bước đi một mình. Như Êlia, đã đôi lần ta muốn thiếp ngủ đi.
Chúa lại đến đánh thức ta. “Chỗi dậy mau, vì đường vẫn còn xa!”(x.1V 19,7) Thiên Chúa không để một ai chịu thử thách quá sức mình. “Ơn Ta đủ cho con” (x.2 Cor 12,9). Nguồn trợ lực không phải ở dưới trần này mà là từ trên cao. Khi trao cho vị ngôn sứ bánh và nước, sứ thần muốn khẳng định với Êlia và với chúng ta rằng Chúa chính là nguồn sống đích thực đời ta, là năng lực giúp ta tiến bước trên cõi lữ thứ này.
Nguồn sống từ trời cao không còn là thứ bánh vật chất thưở nào cho dân đi trong hoang mạc 40 năm về đất hứa hay cho Êlia đủ sức tiếp bước trong 40 ngày để đến núi Horeb gặp Chúa. Nguồn sống ấy nay đã được tỏ bày cách minh nhiên là chính Đấng từ trời xuống, Giêsu Kitô. “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 50-51). Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày một sự thật cho dù nó đi ngược với quan niệm thời bấy giờ. Người Do Thái vẫn hằng quan niệm ăn thịt ai, là xem người đó như kẻ thù (x.Tv 27,2; Dcr 11,9), và uống máu là một trọng tội đáng bị tru diệt (x.St 9,4; Lv 3,17; Dnl 12,23). Chắc chắn Chúa Giêsu biết rõ điều này, thế mà Người vẫn minh nhiên công bố thì ta đủ thấy tầm quan trọng của chân lý được tuyên rao.
Khi tuyên bố mình chính là bánh hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định Người chính là nguồn sống của chúng ta. Ai muốn được sống, sống đời đời thì phải đón nhận Người, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6). Người là lẽ sống, là nguồn sống của đời chúng ta. Người là nguồn trợ lực giúp chúng ta vững trước trước gian nan, khốn khó. “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Thực tế đã có đó nhiều người vững vàng trong cảnh lao tù, khốn khó, nhờ sức mạnh của Thánh Thể Chúa. Đã có đó nhiều vị tông đồ lấy lại được sức mạnh mà kiên trì với sứ mệnh nhờ những phút giây hiện diện trước Thánh Thể. Cành nho chỉ có thể sinh trái, đơm hoa nhờ kết liền với thân nho. Không có Người thì chúng ta chẳng thể làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,1-8). Kitô hữu chúng ta ít nhiều đều xác tín và cảm nghiệm chân lý này ngay trong cuộc đời của mình.
Sau khi Chúa Kitô truyền hãy cầm lấy bánh mà ăn, hãy cầm lấy chén mà uống, thì Người đã truyền rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (x.1Cor 11,23-25). Đón nhận Chúa Kitô là bánh hằng sống, là lương thực trường sinh, là nguồn trợ lực trong những cơn gian nan, khốn khó, cô đơn, thất vọng, để có thể tiếp tục hành trình dương thế, thì chính chúng ta cũng phải trở nên tấm bánh trao ban sự sống, nguồn trợ lực cho tha nhân. Thiết tưởng cũng thật cần thiết kiểm điểm xem sự hiện diện của chúng ta có đem lại sự bình an, sức sống, nguồn trợ lực cho những người mà chúng ta gặp gỡ hay đang chung sống với chúng ta như thế nào?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Một hiện thực của cuộc đời tại thế là không ai được ở mãi trên các tầng mây cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau phút giây vinh quang, thành công, sốt sắng là một chuỗi ngày vất vả, truân chuyên lẫn nhàm chán của đời thường, và chưa kể đến biết bao trở ngại phải đương đầu và cả những thất bại phải chuốc lấy cách này cách khác. Thời kỳ sốt mến sau ngày chịu chức linh mục, giai đoạn thánh thiện sau ngày tuyên khấn trong Hội dòng, tháng ngày mặn nồng sau lễ hôn ước, khoảng thời gian sau khi nhận một nhiệm sở, một chức vụ…sao mà chẳng thể được lâu. Thế rồi ta phải hạ cánh với các cảnh ngộ cuộc đời dù chẳng mong và thường không như ý.
Cảnh ngộ của Ngôn sứ Êlia qua bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XIX TN B là một minh chứng. Trước mặt vua Akhap, một mình thách đấu với 450 ngôn sứ thần Baal trên núi Carmel, ngài Êlia thật can trường và đáng khâm phục. Êlia đã chiến thắng, khi cầu khẩn Thiên Chúa và được Người nhậm lời cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ vật. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chúng ta phải tôn thờ, ngoài Người ra, tất thảy đều là “sản phẩm do tay loài người làm nên”. Êlia hãnh diện về niềm tin của mình. Ngài phấn khởi về chiến công của mình.
Thế nhưng Êlia đã phải lập tức rời bỏ vinh quang của chiến thắng lẫy lừng ấy để chạy trốn khỏi sự truy diệt của hoàng hậu Giêgiaben. Chỉ mỗi một tiểu đồng cùng chung cảnh ngộ với ngài. Nhưng khi vào sa mạc, thì ngôn sứ Êlia chỉ còn một thân một mình. Một mình một thân trong cảnh tình của kẻ chiến bại giữa hoang mạc khô cằn. Êlia buồn bã, thất vọng, Ngài xin Chúa cất mạng sống mình đi: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! bây giờ, xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con”. Thành công thì chốc lát, nhưng khó khăn, cảnh gập ghềnh thì ít thoảng qua. Cuộc đời làm con Chúa, cuộc đời người tông đồ không ít lần rơi vào cảnh “đêm tối của đức tin”. Tha nhân vẫn có đó mà ta như bước đi một mình. Như Êlia, đã đôi lần ta muốn thiếp ngủ đi.
Chúa lại đến đánh thức ta. “Chỗi dậy mau, vì đường vẫn còn xa!”(x.1V 19,7) Thiên Chúa không để một ai chịu thử thách quá sức mình. “Ơn Ta đủ cho con” (x.2 Cor 12,9). Nguồn trợ lực không phải ở dưới trần này mà là từ trên cao. Khi trao cho vị ngôn sứ bánh và nước, sứ thần muốn khẳng định với Êlia và với chúng ta rằng Chúa chính là nguồn sống đích thực đời ta, là năng lực giúp ta tiến bước trên cõi lữ thứ này.
Nguồn sống từ trời cao không còn là thứ bánh vật chất thưở nào cho dân đi trong hoang mạc 40 năm về đất hứa hay cho Êlia đủ sức tiếp bước trong 40 ngày để đến núi Horeb gặp Chúa. Nguồn sống ấy nay đã được tỏ bày cách minh nhiên là chính Đấng từ trời xuống, Giêsu Kitô. “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6, 50-51). Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày một sự thật cho dù nó đi ngược với quan niệm thời bấy giờ. Người Do Thái vẫn hằng quan niệm ăn thịt ai, là xem người đó như kẻ thù (x.Tv 27,2; Dcr 11,9), và uống máu là một trọng tội đáng bị tru diệt (x.St 9,4; Lv 3,17; Dnl 12,23). Chắc chắn Chúa Giêsu biết rõ điều này, thế mà Người vẫn minh nhiên công bố thì ta đủ thấy tầm quan trọng của chân lý được tuyên rao.
Khi tuyên bố mình chính là bánh hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định Người chính là nguồn sống của chúng ta. Ai muốn được sống, sống đời đời thì phải đón nhận Người, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người (x.Ga 14,6). Người là lẽ sống, là nguồn sống của đời chúng ta. Người là nguồn trợ lực giúp chúng ta vững trước trước gian nan, khốn khó. “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Thực tế đã có đó nhiều người vững vàng trong cảnh lao tù, khốn khó, nhờ sức mạnh của Thánh Thể Chúa. Đã có đó nhiều vị tông đồ lấy lại được sức mạnh mà kiên trì với sứ mệnh nhờ những phút giây hiện diện trước Thánh Thể. Cành nho chỉ có thể sinh trái, đơm hoa nhờ kết liền với thân nho. Không có Người thì chúng ta chẳng thể làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,1-8). Kitô hữu chúng ta ít nhiều đều xác tín và cảm nghiệm chân lý này ngay trong cuộc đời của mình.
Sau khi Chúa Kitô truyền hãy cầm lấy bánh mà ăn, hãy cầm lấy chén mà uống, thì Người đã truyền rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (x.1Cor 11,23-25). Đón nhận Chúa Kitô là bánh hằng sống, là lương thực trường sinh, là nguồn trợ lực trong những cơn gian nan, khốn khó, cô đơn, thất vọng, để có thể tiếp tục hành trình dương thế, thì chính chúng ta cũng phải trở nên tấm bánh trao ban sự sống, nguồn trợ lực cho tha nhân. Thiết tưởng cũng thật cần thiết kiểm điểm xem sự hiện diện của chúng ta có đem lại sự bình an, sức sống, nguồn trợ lực cho những người mà chúng ta gặp gỡ hay đang chung sống với chúng ta như thế nào?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XIX Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
22:15 09/08/2018
I Các Vua 19: 4-8; Tvịnh 33; Êphêsô 4:30-5:2; Gioan 6: 41-51
Khi nào ra phi trường, tôi thường đem theo thức ăn đóng gói sẵn. Lúc này đi trong nước Mỹ phải đem theo đồ ăn cho tất cả các bữa ăn trong ngày: sáng, trưa và chiều. Nếu tôi quên thì tôi thường mua đồ ăn trong phi trường. Bạn có bao giờ thủ đếm có bao nhiêu tiệm ăn ở phi trường không? Nào thức ăn nhanh, nhà hàng, tiệm kem, bán các món tráng miệng, tiệm bán cà phê và nhiều loại thưc phẩm khác ở phi trường trên đường bạn đi ra cửa máy bay. Trên máy bay họ có bán đồ ăn chứ không còn miễn phí nữa.
Ngôn sứ Êlia chỉ quên gói theo thức ăn và nước cho chuyến đi qua sa mạc của mình chăng? Thật ông ta không khôn ngoan vì ông ta phải vượt qua sa mạc. Có phải do ông ta đói về thể xác nên ông ta xin được chết đi hay không? Mọi sự rất khó khăn cho ông ta. Và không những chỉ đói về thể xác mà ông ta mất cả tinh thần. Thật ra thì phần xác của ông ta chỉ là phần thứ hai của tinh thần mệt mỏi suy kiệt của ông.
Tại sao ông đói khát, yếu sức và chán nản trong sa mạc? Do chuyện bà Izabel. Bà ta là người Tyre và Sidon, là kẻ ngoại đạo, vợ vua Ahab, vua của Israel. Vua Akhab vẫn để bà ta tiếp tục thờ thần ngoại. Bà ta còn muốn xúi dục vua Akhab bỏ việc thờ phượng Đức Chúa và chấp nhận các nghi lễ thờ cúng thần Baal và Asherah. Trên núi Carmel ông Êlia đối đáp với các tiên tri ngoại giáo do bà Izabel đem đến. Ông ta thắng họ trong một cuộc thử thách và hạ sát họ (câu chuyện này rất ngoạn mục và với biện luận rất hài hước được trích trong sách 1Vua 18: 17-40). Vừa sau kết quả của cuộc thách đấu, bà Izabel đe dọa đến tính mạng của ông Elia. Vì thế ông ta phải chạy trốn ra sa mạc. Và hôm nay chúng ta gặp ông Elia cầu xin cho được chết. Ông ta không còn sức để đi xa hơn nữa.
Nhưng, Thiên Chúa có kế hoạch cho vị ngôn sứ đang mệt mỏi và nản lòng này. Ngài sẽ trợ giúp và hướng dẫn ông ta dấn bước. Một thiên sứ cho ông ta lương thực và nước uống rồi khuyến khích ông ta "ngồi dậy mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa". Trong tiếng Hy lạp “thiên sứ” có nghĩa là người “đưa tin”. Đôi khi thiên sứ có thể là một người nào khác. Và có khi thiên sứ là sự hiện diện của Thiên Chúa. Các tác giả Kinh Thánh thường có cách kính trọng sự hiên diện của Thiên Chúa.
Chúng ta biết là bài đọc thứ nhất thường được chọn vì có liên quan đến bài phúc âm ngày hôm đó. Bởi thế chúng ta thấy ông Elia đói trong sa mạc, và cho chúng ta biết Chúa Giêsu cũng ở trong trường hợp đói trong sa mạc. (Chúng ta, người Kitô hữu thường nghĩ đến thời gian trong sa mạc là Mùa Chay). Chúng ta biết thời gian riêng của chúng ta trong sa mạc là khi chúng ta có kinh nghiệm trãi qua sự yếu đuối của chúng ta đến cùng cực. Thiên Chúa trao ban lương thực cho ông Elia, và Chúa Giêsu đáp lại sự cám dỗ bảo Ngài làm đá hóa ra bánh để nhắc chúng ta nhớ con người không chỉ cần bánh để sống "nhưng nhờ mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4:4)
Câu chuyện ngôn sứ Elia khuyến khích chúng ta tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Đó không phải là câu chuyện về một người được Thiên Chúa khen ngợi là “xứng đáng” được Ngài khen. Đó là câu chuyện một con người không thể tự giúp mình được. Nên Thiên Chúa phải tác động nhiều lần bằng bánh và nước giúp nuôi dưởng trên đường đi.
Đó là điều Thiên Chúa trao ban cho chúng ta hôm nay trong Bí Tích Thánh Thể này, cho bất kỳ sa mạc nào chúng ta gặp trong cuộc sống. Nên nhớ là lương thực Thiên Chúa ban không phải chỉ riêng cho từng người một, nhưng là lương thực cho cộng đoàn đang ở trong sa mạc. Trong lúc tôi viết bài giảng này, báo New York Times có đăng tin trên trang nhất bài về việc lạm dụng tình dục của một Hồng Y người Hoa kỳ. Thật không biết bao giờ những chuyện này chấm dứt được! và giáo hội còn gặp bao nhiêu đói khát lạm dụng như thế trong sa mạc trần thế này?
Chúng ta có thể không gặp trường hợp đói trong sa mạc như ông Elia. Nhưng, cuộc sống đã cho chúng ta nếm trãi một số việc lớn lao của sự đói khát, mệt mỏi và chán nản. Chúng ta trên hành trình về đất hứa và cần lương thực không chỉ cho chúng ta trong chốc lát, nhưng để giúp chúng ta có đủ năng lực đi suốt chặng đường dài đên mục đích cuối với ơn khôn ngoan dẫn dắt chúng ta đi đúng hướng. cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui và sự hài lòng, cũng như những lúc chiến đấu, mất mát và đau khổ. Chúng ta sẽ được tình thương và thành quả, nhưng cũng sẽ gặp khó khăn và chán nản vì mất đi những mối quan hệ và thất vọng. Một số kế hoạch và mục tiều được thục hiện tốt nhất của chúng ta đã bị bị hư nát và tan vỡ. Nhưng, những người thân thương của chúng ta sẽ giúp đỡ chúng ta, mà cũng có người bỏ rơi chúng ta khi chúng ta cần họ nhiều nhất. Chặng đường chúng ta đi còn thay đổi nhiều điều, nhưng hôm nay Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa sẽ luôn luôn nâng đỡ hướng dẫn chúng ta với một cách riêng biệt theo lời mời gọi đến từng người trong chúng ta để phục vụ Thiên Chúa.
Đó là điều ông Elia cảm thấy trong lúc ông ta yếu đuối tận cùng đến nỗi ông ta chán nản và muốn chết đi. Chúng ta cũng vậy. Bài học của ông Elia nói với chúng ta là hãy hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa. Ông ta đã đến tận cùng và không có cách nào tự giúp mình được. Đấng đã kêu gọi ông ta phục vụ đang ở đâu? Bằng cách nào dể ông ta vẫn còn sống sót được chăng? Chắc chắn là ông ta không tự mình làm gì được rồi.
Ông Elia học được điều gì và có kinh nghiệm gì để dạy chúng ta không? Ông ta đang ở chổ cuối cùng của cuộc sống, và không lối thoát. Tuy nhiên, ông đã tự phó dâng mình trong tay của Thiên Chúa và Thiên Chúa ban lương thực, bánh và nước đủ cần thiết để ông tiếp tục cuộc hành trình trong sứ vụ Thiên Chúa đã giao.
Chúng ta học từ bài học của ông Elia và Chúa Giêsu hôm nay đó là tình yêu thương cúa Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta được mời gọi hãy thực hành đức tin của chúng ta. Đức tin không phải là một lối thoát khỏi vòng đời đắng cay, khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Như ông Elia phải trở về đối diện với kẻ thù. Như Chúa Giêsu không tránh khỏi đau khổ và cái chết trước mặt. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không tránh khỏi những gánh nặng cuộc sống và để giao hết mọi sự cho Thiên Chúa lo liệu. Đức tin của chúng ta cho chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta để an ủi và khuyến khích chúng ta giúp thi hành bổn phận của mình.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
19th SUNDAY (B)
I Kings 19:4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51
I usually pack a meal as I leave for the airport. Flying across country requires food – breakfast, lunch, or even dinner for the plane. If I should forget, I can pick up something at the airport. Have you ever tried counting restaurants, fast food, ice cream, dessert and coffee places in the terminal as you head for your gate? So much food and such variety! They even sell food on the plane, no longer free, but if you’re hungry, it’s there for the purchase.
Did Elijah just forget to pack some food and water for his desert trip? Not very wise of him, considering the ardors of desert travel. Is it just physical hunger that has him praying for death? How bad are things for him? Pretty bad – and it is not just food for his body that has him so distressed. In fact, his physical needs take second place to his depleted spirit.
How did Elijah get himself in such a predicament anyway – hungry, thirsty and downhearted in the desert? Enter the infamous Jezebel. She was from Tyre and Sidon, the pagan wife of Ahab, Israel’s king. He allowed her to continue worshiping her pagan gods. She even incited her husband to abandon the worship of Yahweh and adopt the rituals of the deities Baal and Asherah. On Mount Carmel Elijah confronted the pagan prophets Jezebel brought with her, won a contest against them and had them slaughtered. (The account is quite spectacular, with even some hints of humor.1 Kings 18:17-40) As a result, Jezebel threatened Elijah’s life and he fled to the desert. That’s where we find him today, praying for death. He could go no further on his own.
But God had plans for the discouraged prophet and would support and guide him on. An angel gave Elijah food and encouragement. "Get up and eat, else the journey will be too long for you!" Angel is derived from the Greek "angelos," which means "messenger." Sometimes an angel seems to be a distinct being; other times it may represent God’s presence – the biblical writers’ way of respecting the divine transcendence.
We know that the first readings are chosen because they show similarities and links to the gospel selected for the day. So, we note that Elijah, hungry in the desert, anticipates Jesus’ time in the desert. (We Christians also identify with the church’s time in the desert of Lent.) We know our personal desert times when we have experienced our limitations and dead ends. God provides food for Elijah and Jesus responds to the temptation to turn stones into bread by reminding humans we don’t just need bread for life, but "every word that comes from the mouth of God" (Matthew 4:4).
The Elijah narrative encourages us to trust in the gracious love of God. It’s not a story about someone who has merited and "deserves" help from God. It is a tale of a human who can’t help himself. Which leaves plenty of room for God to move in with bread and water, nourishment to continue the journey.
Which is what God is providing for us today at this Eucharist for whatever desert we find ourselves. Keep in mind God’s nourishment isn’t just for us as individuals, but for a community that finds itself in the desert. As I write this, the New York Times features a front page story of sexual abuse charges against a very high ranking American cardinal. Will it never end! How much more will the church have to suffer hunger in this desert of scandal?
We may not find ourselves hungry and thirsty in the same desert Elijah was in. But life has given most of us a taste – maybe a big one – of our own hunger, fatigue and discouragement. We are all on a journey and we need a food that, not only satisfies us temporarily, but will sustain us to the end with wisdom to guide us on the right path. Life will present us with joys and satisfaction, as well as moments of struggle, loss and pain. We will have love and achievement, but also broken relationships and disappointment. Some of our best made plans and goals falter and even fail. Those we love will support us; but some will let us down when we need them the most. Our travels vary, but as the scriptures remind us today, God will be our constant and supporting presence, guiding and sustaining us in the unique ways we are each called to serve God.
That’s what Elijah discovered at the lowest point of his life, when he was so disillusioned and discouraged he wanted to die. Like us, the program Elijah had to learn was total reliance on God. He was at his life’s limits with no visible means of support. He felt let down by God and unable to provide for himself. Where was the God who first called him into service? By what means could he survive? Certainly not by his own.
What does Elijah learn and what does his experience teach us? He was at the end of his rope and saw no way out. Yet, he gave himself into God’s hands and God fed him with the bread and drink he needed to continue his journey on the mission God had given him.
We learn from Elijah and Jesus today of God’s love for us. We are invited to put our faith into practice. Faith is not an escape from the sometimes harsh realities of life. Elijah must return to face his enemies. Jesus will not escape the pain and death that lies ahead for him. Nor can we just shrug our shoulders and leave everything for God to take care of. Our faith enables us to experience God’s presence with us both as comfort and encouragement, so that we can do what we have to do.
Khi nào ra phi trường, tôi thường đem theo thức ăn đóng gói sẵn. Lúc này đi trong nước Mỹ phải đem theo đồ ăn cho tất cả các bữa ăn trong ngày: sáng, trưa và chiều. Nếu tôi quên thì tôi thường mua đồ ăn trong phi trường. Bạn có bao giờ thủ đếm có bao nhiêu tiệm ăn ở phi trường không? Nào thức ăn nhanh, nhà hàng, tiệm kem, bán các món tráng miệng, tiệm bán cà phê và nhiều loại thưc phẩm khác ở phi trường trên đường bạn đi ra cửa máy bay. Trên máy bay họ có bán đồ ăn chứ không còn miễn phí nữa.
Ngôn sứ Êlia chỉ quên gói theo thức ăn và nước cho chuyến đi qua sa mạc của mình chăng? Thật ông ta không khôn ngoan vì ông ta phải vượt qua sa mạc. Có phải do ông ta đói về thể xác nên ông ta xin được chết đi hay không? Mọi sự rất khó khăn cho ông ta. Và không những chỉ đói về thể xác mà ông ta mất cả tinh thần. Thật ra thì phần xác của ông ta chỉ là phần thứ hai của tinh thần mệt mỏi suy kiệt của ông.
Tại sao ông đói khát, yếu sức và chán nản trong sa mạc? Do chuyện bà Izabel. Bà ta là người Tyre và Sidon, là kẻ ngoại đạo, vợ vua Ahab, vua của Israel. Vua Akhab vẫn để bà ta tiếp tục thờ thần ngoại. Bà ta còn muốn xúi dục vua Akhab bỏ việc thờ phượng Đức Chúa và chấp nhận các nghi lễ thờ cúng thần Baal và Asherah. Trên núi Carmel ông Êlia đối đáp với các tiên tri ngoại giáo do bà Izabel đem đến. Ông ta thắng họ trong một cuộc thử thách và hạ sát họ (câu chuyện này rất ngoạn mục và với biện luận rất hài hước được trích trong sách 1Vua 18: 17-40). Vừa sau kết quả của cuộc thách đấu, bà Izabel đe dọa đến tính mạng của ông Elia. Vì thế ông ta phải chạy trốn ra sa mạc. Và hôm nay chúng ta gặp ông Elia cầu xin cho được chết. Ông ta không còn sức để đi xa hơn nữa.
Nhưng, Thiên Chúa có kế hoạch cho vị ngôn sứ đang mệt mỏi và nản lòng này. Ngài sẽ trợ giúp và hướng dẫn ông ta dấn bước. Một thiên sứ cho ông ta lương thực và nước uống rồi khuyến khích ông ta "ngồi dậy mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa". Trong tiếng Hy lạp “thiên sứ” có nghĩa là người “đưa tin”. Đôi khi thiên sứ có thể là một người nào khác. Và có khi thiên sứ là sự hiện diện của Thiên Chúa. Các tác giả Kinh Thánh thường có cách kính trọng sự hiên diện của Thiên Chúa.
Chúng ta biết là bài đọc thứ nhất thường được chọn vì có liên quan đến bài phúc âm ngày hôm đó. Bởi thế chúng ta thấy ông Elia đói trong sa mạc, và cho chúng ta biết Chúa Giêsu cũng ở trong trường hợp đói trong sa mạc. (Chúng ta, người Kitô hữu thường nghĩ đến thời gian trong sa mạc là Mùa Chay). Chúng ta biết thời gian riêng của chúng ta trong sa mạc là khi chúng ta có kinh nghiệm trãi qua sự yếu đuối của chúng ta đến cùng cực. Thiên Chúa trao ban lương thực cho ông Elia, và Chúa Giêsu đáp lại sự cám dỗ bảo Ngài làm đá hóa ra bánh để nhắc chúng ta nhớ con người không chỉ cần bánh để sống "nhưng nhờ mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4:4)
Câu chuyện ngôn sứ Elia khuyến khích chúng ta tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa. Đó không phải là câu chuyện về một người được Thiên Chúa khen ngợi là “xứng đáng” được Ngài khen. Đó là câu chuyện một con người không thể tự giúp mình được. Nên Thiên Chúa phải tác động nhiều lần bằng bánh và nước giúp nuôi dưởng trên đường đi.
Đó là điều Thiên Chúa trao ban cho chúng ta hôm nay trong Bí Tích Thánh Thể này, cho bất kỳ sa mạc nào chúng ta gặp trong cuộc sống. Nên nhớ là lương thực Thiên Chúa ban không phải chỉ riêng cho từng người một, nhưng là lương thực cho cộng đoàn đang ở trong sa mạc. Trong lúc tôi viết bài giảng này, báo New York Times có đăng tin trên trang nhất bài về việc lạm dụng tình dục của một Hồng Y người Hoa kỳ. Thật không biết bao giờ những chuyện này chấm dứt được! và giáo hội còn gặp bao nhiêu đói khát lạm dụng như thế trong sa mạc trần thế này?
Chúng ta có thể không gặp trường hợp đói trong sa mạc như ông Elia. Nhưng, cuộc sống đã cho chúng ta nếm trãi một số việc lớn lao của sự đói khát, mệt mỏi và chán nản. Chúng ta trên hành trình về đất hứa và cần lương thực không chỉ cho chúng ta trong chốc lát, nhưng để giúp chúng ta có đủ năng lực đi suốt chặng đường dài đên mục đích cuối với ơn khôn ngoan dẫn dắt chúng ta đi đúng hướng. cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui và sự hài lòng, cũng như những lúc chiến đấu, mất mát và đau khổ. Chúng ta sẽ được tình thương và thành quả, nhưng cũng sẽ gặp khó khăn và chán nản vì mất đi những mối quan hệ và thất vọng. Một số kế hoạch và mục tiều được thục hiện tốt nhất của chúng ta đã bị bị hư nát và tan vỡ. Nhưng, những người thân thương của chúng ta sẽ giúp đỡ chúng ta, mà cũng có người bỏ rơi chúng ta khi chúng ta cần họ nhiều nhất. Chặng đường chúng ta đi còn thay đổi nhiều điều, nhưng hôm nay Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa sẽ luôn luôn nâng đỡ hướng dẫn chúng ta với một cách riêng biệt theo lời mời gọi đến từng người trong chúng ta để phục vụ Thiên Chúa.
Đó là điều ông Elia cảm thấy trong lúc ông ta yếu đuối tận cùng đến nỗi ông ta chán nản và muốn chết đi. Chúng ta cũng vậy. Bài học của ông Elia nói với chúng ta là hãy hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa. Ông ta đã đến tận cùng và không có cách nào tự giúp mình được. Đấng đã kêu gọi ông ta phục vụ đang ở đâu? Bằng cách nào dể ông ta vẫn còn sống sót được chăng? Chắc chắn là ông ta không tự mình làm gì được rồi.
Ông Elia học được điều gì và có kinh nghiệm gì để dạy chúng ta không? Ông ta đang ở chổ cuối cùng của cuộc sống, và không lối thoát. Tuy nhiên, ông đã tự phó dâng mình trong tay của Thiên Chúa và Thiên Chúa ban lương thực, bánh và nước đủ cần thiết để ông tiếp tục cuộc hành trình trong sứ vụ Thiên Chúa đã giao.
Chúng ta học từ bài học của ông Elia và Chúa Giêsu hôm nay đó là tình yêu thương cúa Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta được mời gọi hãy thực hành đức tin của chúng ta. Đức tin không phải là một lối thoát khỏi vòng đời đắng cay, khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Như ông Elia phải trở về đối diện với kẻ thù. Như Chúa Giêsu không tránh khỏi đau khổ và cái chết trước mặt. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không tránh khỏi những gánh nặng cuộc sống và để giao hết mọi sự cho Thiên Chúa lo liệu. Đức tin của chúng ta cho chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa với chúng ta để an ủi và khuyến khích chúng ta giúp thi hành bổn phận của mình.
Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
19th SUNDAY (B)
I Kings 19:4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5:2; John 6: 41-51
I usually pack a meal as I leave for the airport. Flying across country requires food – breakfast, lunch, or even dinner for the plane. If I should forget, I can pick up something at the airport. Have you ever tried counting restaurants, fast food, ice cream, dessert and coffee places in the terminal as you head for your gate? So much food and such variety! They even sell food on the plane, no longer free, but if you’re hungry, it’s there for the purchase.
Did Elijah just forget to pack some food and water for his desert trip? Not very wise of him, considering the ardors of desert travel. Is it just physical hunger that has him praying for death? How bad are things for him? Pretty bad – and it is not just food for his body that has him so distressed. In fact, his physical needs take second place to his depleted spirit.
How did Elijah get himself in such a predicament anyway – hungry, thirsty and downhearted in the desert? Enter the infamous Jezebel. She was from Tyre and Sidon, the pagan wife of Ahab, Israel’s king. He allowed her to continue worshiping her pagan gods. She even incited her husband to abandon the worship of Yahweh and adopt the rituals of the deities Baal and Asherah. On Mount Carmel Elijah confronted the pagan prophets Jezebel brought with her, won a contest against them and had them slaughtered. (The account is quite spectacular, with even some hints of humor.1 Kings 18:17-40) As a result, Jezebel threatened Elijah’s life and he fled to the desert. That’s where we find him today, praying for death. He could go no further on his own.
But God had plans for the discouraged prophet and would support and guide him on. An angel gave Elijah food and encouragement. "Get up and eat, else the journey will be too long for you!" Angel is derived from the Greek "angelos," which means "messenger." Sometimes an angel seems to be a distinct being; other times it may represent God’s presence – the biblical writers’ way of respecting the divine transcendence.
We know that the first readings are chosen because they show similarities and links to the gospel selected for the day. So, we note that Elijah, hungry in the desert, anticipates Jesus’ time in the desert. (We Christians also identify with the church’s time in the desert of Lent.) We know our personal desert times when we have experienced our limitations and dead ends. God provides food for Elijah and Jesus responds to the temptation to turn stones into bread by reminding humans we don’t just need bread for life, but "every word that comes from the mouth of God" (Matthew 4:4).
The Elijah narrative encourages us to trust in the gracious love of God. It’s not a story about someone who has merited and "deserves" help from God. It is a tale of a human who can’t help himself. Which leaves plenty of room for God to move in with bread and water, nourishment to continue the journey.
Which is what God is providing for us today at this Eucharist for whatever desert we find ourselves. Keep in mind God’s nourishment isn’t just for us as individuals, but for a community that finds itself in the desert. As I write this, the New York Times features a front page story of sexual abuse charges against a very high ranking American cardinal. Will it never end! How much more will the church have to suffer hunger in this desert of scandal?
We may not find ourselves hungry and thirsty in the same desert Elijah was in. But life has given most of us a taste – maybe a big one – of our own hunger, fatigue and discouragement. We are all on a journey and we need a food that, not only satisfies us temporarily, but will sustain us to the end with wisdom to guide us on the right path. Life will present us with joys and satisfaction, as well as moments of struggle, loss and pain. We will have love and achievement, but also broken relationships and disappointment. Some of our best made plans and goals falter and even fail. Those we love will support us; but some will let us down when we need them the most. Our travels vary, but as the scriptures remind us today, God will be our constant and supporting presence, guiding and sustaining us in the unique ways we are each called to serve God.
That’s what Elijah discovered at the lowest point of his life, when he was so disillusioned and discouraged he wanted to die. Like us, the program Elijah had to learn was total reliance on God. He was at his life’s limits with no visible means of support. He felt let down by God and unable to provide for himself. Where was the God who first called him into service? By what means could he survive? Certainly not by his own.
What does Elijah learn and what does his experience teach us? He was at the end of his rope and saw no way out. Yet, he gave himself into God’s hands and God fed him with the bread and drink he needed to continue his journey on the mission God had given him.
We learn from Elijah and Jesus today of God’s love for us. We are invited to put our faith into practice. Faith is not an escape from the sometimes harsh realities of life. Elijah must return to face his enemies. Jesus will not escape the pain and death that lies ahead for him. Nor can we just shrug our shoulders and leave everything for God to take care of. Our faith enables us to experience God’s presence with us both as comfort and encouragement, so that we can do what we have to do.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục Hoa Kỳ ra lệnh tạm dừng việc cử hành nghi thức Rước Lễ khi không có linh mục.
Giuse Thẩm Nguyễn
12:14 09/08/2018
Đức Giám Mục Robert Vasa nói rằng ‘Việc cử hành này rất là phổ biến, nhưng không phù hợp với Hướng dẫn của Tòa Thánh’
Giám mục của Santa Rosa đã ra lệnh tạm ngưng ngay việc cử hành nghi thức Rước Lễ trong giáo phận của ngài khi không có linh mục hiện diện vì rằng việc cử hành như thế “không phù hợp với Hướng dẫn của Tòa Thánh”.
Giám mụ Robert Vasa nói với các tín hữu Công Giáo trong giáo phận của ngài ở California rằng nghi thức phục vụ này phải đình chỉ vào ngày 1 tháng Tám, trích dẫn từ một Hướng dẫn của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích được ban hành vào năm 2004. Bản Hướng dẫn nói rằng các Giám Mục của các giáo phận “không nên dễ dàng cho phép” việc cử hành nghi thức Rước lễ nơi không có một linh mục hiện diện vào những ngày trong tuần “nhất là ở những nơi mà có thể và sẽ có thể cử hành Thánh Lễ vào Chúa Nhật trước hay Chúa Nhật theo sau đó.”
Giám mục Vasa nói rằng việc này đã trở thành phổ biến ở một vài giáo xứ và các cơ sở trong giáo phận để cho phó tế hay giáo dân cử hành nghi thức Rước Lễ vào cả những ngày Chúa Nhật và những ngày trong tuần khi không có linh mục dâng lễ.
“Việc cử hành này là phổ biến, nhưng không hợp với sự Hướng dẫn của Tòa Thánh. Việc chúng ta tôn kính phép Thánh Thể đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc chấp hành chỉ thị của Giáo Hội.
“Quan niệm về những gì nên làm trong các giáo xứ của chúng ta chắc chắn sẽ khác nhau, nhưng xung quang Bí Tích Thánh Thể đòi hỏi chúng ta phải thật sự trung thành với Giáo Hội và giáo huấn của Giáo Hội.
Vì thế Giám Mục ra lệnh rằng nghi thức phục vụ Rước Lễ mà không có linh mục vào các ngày Chúa Nhật và các ngày trong tuần phải đình chỉ, và thêm rằng “ những ai đã được phép làm như vậy trong quá khứ cũng sẽ không được tiếp tục làm nữa.”
Thay vào đó, các linh mục ở giáo xứ sẽ sắp xếp cho giáo dân đọc kinh cầu nguyện theo Giờ Kinh Phụng Vụ, như là Kinh Sáng và Kinh Chiều, hay đọc Phụng Vụ Lời Chúa ( chỉ có phần đầu của Thánh Lễ thôi). ĐGM nói thêm là “Chỉ có Thày Phó Tế mới được phép giảng.”
“Những phần Phục Vụ này được tiến hành nhưng không được cho Rước Lễ.”
Giám mục Vasa cũng nói rằng những ai có nhiệm vụ đưa mình Thánh Chúa cho người bệnh và đến tận nhà “trong bất cứ hoàn cảnh nào” không được giữ Bí Tích Thánh Thể tại nhà của họ.
.
Source: Catholic Herald US bishop orders halt to Communion services without a priest
Thương viện Argentina bác bỏ dự luật hợp pháp hóa phá thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:54 09/08/2018
Sau 16 giờ họp vào ngày 9 tháng Tám, Thương viện Argentina đã bác bỏ một dự luật để hợp pháp hóa việc phá thai, với thai kỳ là ba tháng đầu tiên.
Những người phò sự sống đã hoan nghênh kết quả của cuộc bầu phiếu.
Neydy Casillas, một luật sư cao cấp của Hội Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (ADF International) đã nói rằng “Argentina đã chấp nhận ôm trọn cuộc sống dù dưới áp lực lớn của quốc tế để từ bỏ luật pháp hiện hành nhằm bảo vệ sự sống và tự do lương tâm.”
Cuộc bỏ phiếu chống lại dự luật với tỉ số 38-31, trong đó có 2 thượng nghị sĩ bỏ phiếu trống và một vắng mặt.
Dự luật này đã được Hạ viện thông qua suýt soát vào tháng Sáu, cho phép phá thai theo yêu cầu thai kỳ lên tới 14 tuần và tới chín tháng thai kỳ nếu bị hãm hiếp, nếu bác sĩ cho rằng mạng sống của bà mẹ hay sức khỏe bị coi là nguy kịch hay thai nhi bị chuẩn đoán là không sống được.
Nó sẽ cho phép vị thành niên dưới 16 tuổi được phá thai mà không cần thông báo cho cha mẹ và sẽ cấm chống đối vì lý do lương tâm bởi các cơ sở y tế.
Với kết quả này, dự luật coi như đã chết trong năm nay, mặc dù nó có thể lại được đưa ra bàn thảo tại quốc hội vào năm 2019.
Luật hiện hành của Argentina cấm phá thai, trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng hay sức khỏe nguy kịch hay trong những trường hợp bị hãm hiếp.
Nghị sĩ Silvia Elias de Pérez là một trong những người phát biểu cuối cùng chống lại dự luật phá thai trong khi thời gian tranh luận tại quốc hội.
Bà nhấn mạnh rằng hợp pháp hóa phá thai có nghĩa là “thiết lập một sự phân biệt đối xử mới giữa những người muốn và những người không muốn.”
Thay vì để mặc những bà mẹ thất vọng đi phá thai, chính phủ nên đồng hành với họ trong những thai kỳ khó khăn. “Hợp pháp hóa phá thai là thực sự thừa nhận rõ ràng và đơn giản sự thất bại của chính quyền.”
Nghị sĩ này cũng cáo buộc rằng trong những tháng bàn thảo công khai về dự luật, “những người trong chúng ta tuyên xưng đức tin Công Giáo đã bị xỉ nhục như chưa hề đã từng xảy ra trước đây ở Argentina.”
Trong thời gian cuộc tranh luận ở thượng viện, một Thánh Lễ cầu nguyện cho sự sống đã được cử hành với sự chủ tế của Hồng Y Maria Aurelio Poli. Những người tham dự chật ních nhà thờ chánh tòa Buenos Airres tràn cả ra đường phố.
Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y lập lại rằng “phá thai sẽ luôn là một bi kịch” và “không là một giải pháp.” Ngài kêu gọi cầu nguyện cho các nghị sĩ sẽ “làm luật vì lợi ích chung, đưa ra những kinh nghiệm tốt nhất để bảo vệ cho mọi người quyền được sống, đặc biệt là những kẻ yếu kém nhất và không có khả năng tự bảo vệ nhất.”
Khoảng 70 đến 90 phần trăm người Argentina là Công Giáo. Một cuộc diễn hành phò sự sống được tổ chức vào đầu năm nay đã có khoảng 150,000 người tham dự.
Dù trong gió mưa, hằng ngàn người Argentina đã đứng suốt buổi tối trước tòa nhà quốc hội để đợi kết quả cuộc bầu phiếu.
Khi kết quả cuối cùng được thông báo, đoàn người biểu tình phò sự sống chúc mừng với reo hò và pháo bông.
Theo hãng tin CNN, những người ủng hộ phá thai đốt lửa và ném đá vào cảnh sát. Cảnh sát phản ứng lại bằng cách bắn hơi cay và nước và tất cả những hỗn loạn đã mau chóng được ổn định.
Cơ quan Ân xá Quốc Tế Argentina, ủng hộ phá thai, đã phàn nàn về cuộc bầu phiếu, rằng các nghị sĩ “đã đánh mất mội cơ hội lịch sử là những nhà lãnh đạo cho nhân quyền” và công bố rằng họ sẽ không ngưng nghỉ “cho đến khi việc phá thai được hợp pháp.”
Tuy nhiên, Paul Coleman, Giám đốc Điều hành của ADF International đã phản bác lại rằng “Không có quyền phá thai theo luật quốc tế.”
“Chúng ta hoan hô thương nghị viện Argentina đã đề cao những quyền cơ bản đối với cuộc sống và lương tâm. Nhân dân Argentina hiện nay có thể tiếp tục được sống trong một đất nước nơi đó cả hai đời sống đều quan trọng: đời sống của bà mẹ và đời sống của đứa trẻ.”
.
Source: EWTN NEWS Argentina Senate rejects bill to legalize abortion
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ Thánh Đaminh
Văn Minh
08:56 09/08/2018
“Thánh Đaminh sống đời hiền lành đơn sơ, và lòng nhiệt thành hăng say ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn người không biết mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình”.
Trên đây là lời mở đầu bài giảng của cha Gioakim Lê Hậu Hán trong Thánh lễ mừng kính Thánh Đaminh – bổn mạng của giáo họ Đaminh giáo xứ Vĩnh Hòa - diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 08.08.2018, do cha Martinô Nguyễn Đức Trọng chủ tế. đồng tế cùng ngài có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cùng bà con giáo dân thuộc giáo họ Đaminh và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ cùng hiệp dâng.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, lúc 17g00, đại diện quý chức trong Ban Chấp hành (BCH) giáo họ cùng bà con giáo dân trong giáo họ Đaminh đã có mặt tại nhà ông bà Vinh Sơn Lương Văn Dưỡng, cựu trùm của giáo họ để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BCH đọc tiểu sử Thánh Đaminh và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của Thánh nhân, giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn được sốt sắng.
Sau giờ nguyện kinh, lúc 17g15, cha chánh xứ cùng mọi người đã long trọng cung nghinh tượng Thánh Đaminh từ nhà ông bà Lương Văn Dưỡng, đi qua các con hẻm nhỏ tiến vào nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Thánh Đaminh sống đời hiền lành đơn sơ, và lòng nhiệt thành hăng say ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn người không biết mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình”. Theo ngôn từ, chữ “Đa’’có nghĩa là số nhiều, chữ “Minh’’ có nghĩa là sáng suốt. Nói như vậy, Thánh Đaminh là một vị thánh được Thiên Chúa ban cho ơn riêng đặc biệt. Thánh nhân sinh năm 1170, tại nước Tây Ban Nha trong một gia đình quý tộc danh giá. Tuy nhiên, Thánh Đaminh đã từ bỏ danh vọng, vinh hoa phú quý ở đời mà dành hết thời gian của mình cho việc suy niệm và cầu nguyện với Chúa, qua tràng chuỗi kinh Mân Côi. Ngài hiểu được rằng, Mẹ ở đâu thì Chúa Giêsu cũng ở đó. Chính vì vậy, kinh Mân Côi là sợi dây xuyên suốt trong cuộc đời của ngài. Thánh nhân đã truyền bá lòng sùng kính Đức Maria và khuyên mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi. Qua đó, biết bao người đã ăn năn sám hối, trở lại với Chúa. Thánh Đaminh quả thực là tấm gương sáng ngời, cuộc đời của ngài thật đẹp, nổi bật với các nhân đức chói sáng, lòng yêu thương bác ái khắc họa lại hình ảnh của Đức Kitô giữa cuộc đời”.
Kết thúc bài giảng, cha Gioakim nhắn mạnh: Mừng lễ kính Thánh Đaminh hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng nhìn lại giáo họ Đaminh qua dòng thời gian, giáo họ Đaminh được biết đến là một giáo họ luôn đi đầu trong việc đóng góp nguồn nhân lực cho giáo xứ, trong phụng vụ cũng như trong các công việc khác. Qua đây, ước mong mỗi người chúng ta hãy cùng nhau học hỏi các nhân đức của Thánh Đaminh, ra đi rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn nơi, đặc biệt là cho những người còn chưa nhận biết Chúa, hầu mai này cùng nhau được hưởng vinh quang trên quê trời”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hòa, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được em thiếu nhi dâng lên quý cha trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Đáp từ, cha Gioakim thay mặt cộng đoàn cảm ơn và chúc mừng giáo họ Đaminh, cùng quý ông nhận Thánh Đaminh làm quan thầy, được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ và chu toàn mọi sứ vụ của mình.
Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý vị đại diện cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm trước thềm cung thánh.
Được biết hiện nay, giáo họ Đaminh hiện có 328 hộ gia đình, 248 nóc gia, với 1228 nhân khẩu, và được chia thành 08 nhóm duy trì đọc kinh tối liên gia đình sau Thánh lễ ban chiều lúc 18g30 mỗi ngày.
Trên đây là lời mở đầu bài giảng của cha Gioakim Lê Hậu Hán trong Thánh lễ mừng kính Thánh Đaminh – bổn mạng của giáo họ Đaminh giáo xứ Vĩnh Hòa - diễn ra lúc 17g30 thứ Tư ngày 08.08.2018, do cha Martinô Nguyễn Đức Trọng chủ tế. đồng tế cùng ngài có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, cùng bà con giáo dân thuộc giáo họ Đaminh và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ cùng hiệp dâng.
Xem Hình
Trước Thánh lễ, lúc 17g00, đại diện quý chức trong Ban Chấp hành (BCH) giáo họ cùng bà con giáo dân trong giáo họ Đaminh đã có mặt tại nhà ông bà Vinh Sơn Lương Văn Dưỡng, cựu trùm của giáo họ để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BCH đọc tiểu sử Thánh Đaminh và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của Thánh nhân, giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn được sốt sắng.
Sau giờ nguyện kinh, lúc 17g15, cha chánh xứ cùng mọi người đã long trọng cung nghinh tượng Thánh Đaminh từ nhà ông bà Lương Văn Dưỡng, đi qua các con hẻm nhỏ tiến vào nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha xứ Gioakim chia sẻ: “Thánh Đaminh sống đời hiền lành đơn sơ, và lòng nhiệt thành hăng say ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn người không biết mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình”. Theo ngôn từ, chữ “Đa’’có nghĩa là số nhiều, chữ “Minh’’ có nghĩa là sáng suốt. Nói như vậy, Thánh Đaminh là một vị thánh được Thiên Chúa ban cho ơn riêng đặc biệt. Thánh nhân sinh năm 1170, tại nước Tây Ban Nha trong một gia đình quý tộc danh giá. Tuy nhiên, Thánh Đaminh đã từ bỏ danh vọng, vinh hoa phú quý ở đời mà dành hết thời gian của mình cho việc suy niệm và cầu nguyện với Chúa, qua tràng chuỗi kinh Mân Côi. Ngài hiểu được rằng, Mẹ ở đâu thì Chúa Giêsu cũng ở đó. Chính vì vậy, kinh Mân Côi là sợi dây xuyên suốt trong cuộc đời của ngài. Thánh nhân đã truyền bá lòng sùng kính Đức Maria và khuyên mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi. Qua đó, biết bao người đã ăn năn sám hối, trở lại với Chúa. Thánh Đaminh quả thực là tấm gương sáng ngời, cuộc đời của ngài thật đẹp, nổi bật với các nhân đức chói sáng, lòng yêu thương bác ái khắc họa lại hình ảnh của Đức Kitô giữa cuộc đời”.
Kết thúc bài giảng, cha Gioakim nhắn mạnh: Mừng lễ kính Thánh Đaminh hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng nhìn lại giáo họ Đaminh qua dòng thời gian, giáo họ Đaminh được biết đến là một giáo họ luôn đi đầu trong việc đóng góp nguồn nhân lực cho giáo xứ, trong phụng vụ cũng như trong các công việc khác. Qua đây, ước mong mỗi người chúng ta hãy cùng nhau học hỏi các nhân đức của Thánh Đaminh, ra đi rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn nơi, đặc biệt là cho những người còn chưa nhận biết Chúa, hầu mai này cùng nhau được hưởng vinh quang trên quê trời”.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hòa, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được em thiếu nhi dâng lên quý cha trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Đáp từ, cha Gioakim thay mặt cộng đoàn cảm ơn và chúc mừng giáo họ Đaminh, cùng quý ông nhận Thánh Đaminh làm quan thầy, được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ và chu toàn mọi sứ vụ của mình.
Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý vị đại diện cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm trước thềm cung thánh.
Được biết hiện nay, giáo họ Đaminh hiện có 328 hộ gia đình, 248 nóc gia, với 1228 nhân khẩu, và được chia thành 08 nhóm duy trì đọc kinh tối liên gia đình sau Thánh lễ ban chiều lúc 18g30 mỗi ngày.
Hướng dẫn Hành Hương Đất Thánh: Nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
10:48 09/08/2018
Hướng dẫn Hành Hương Thánh Địa 2018:
Nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim
Điểm hẹn mới cho người Việt-Nam viếng Đất Thánh
Nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày phong thánh 117 vị Tử Đạo Việt Nam, cha Trần Công Nghị và VietCatholic đã có sáng kiến xin một nơi đặt tượng Đức Mẹ La-vang tại Thánh Địa, để các tin hữu Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới khi đến hành hương tại quê hương của Đức Mẹ, cũng thấy hình ảnh thân thương của Mẹ Hiền đã từng thân hành đến rừng La-vang an ủi con cái trong cơn bách hại năm xưa.
Các nữ tu dòng mang danh hiệu “Thánh Giuse được thiên thần hiện ra” (Saint Joseph of Apparition), có mặt phục vụ tại Thánh Địa từ 1848 tới nay, đã vui lòng dành cho tín hữu Việt Nam một nơi đặt tượng đài Đức Mẹ La-vang, trong vườn cây bên cạnh nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim. Nơi này gần đường xe hơi nối phi trường Tel Aviv với Giê-ru-sa-lem, chỉ cách Giê-ru-sa-lem 15 cây số, nên rất thuận tiện cho khách hành hương: trên đường từ phi trường lên Giê-ru-sa-lem, dừng chân xin Đức Mẹ dẫn đi viếng các Nơi Thánh, hoặc từ Giê-ru-sa-lem ra phi trường, ghé vào địa điểm hành hương này tạ ơn Đức Mẹ và cầu cho quê hương, cho người Việt Nam đang tản mác khắp thế giới. Cũng có thể đến đây kết thúc chuyến hành hương: dâng lễ tạ ơn, ăn trưa (nhà dòng nhận nấu bữa ăn theo khẩu vị Á-đông cho khách hành hương) và nghỉ ngơi, rồi đi thêm 30 cây số nữa tới phi trường.
Hòm Bia Giao Ước
Trước khi ban cho ông Mô-sê Hai tấm Bia Đá ghi khắc Luật của Giao Ước Xi-nai, Thiên Chúa đã truyền cho ông Mô-sê dựng một cái Lều gọi là Lều Tạm làm nơi Thiên Chúa ngự, và làm Hòm Bia Chứng Ước: “Chúng sẽ dựng cho Ta một nơi thánh để Ta ngự ở giữa chúng. Theo như các mẫu chính Ta sẽ chỉ cho ngươi: Nhà Tạm và mọi đồ dùng, các ngươi sẽ làm như vậy. Chúng phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc, ngươi sẽ lấy vàng mà bọc cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng. Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng. Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng. Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng. Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa. Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.
Ngươi sẽ làm một cái nắp xá tội bằng vàng ròng, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp. Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng thần hộ giá gắn liền với nắp, ở hai đầu. Các tượng thần hộ giá có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện với nhau, cùng cúi mặt xuống nắp. Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi. Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en. Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi. Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en.” (Xh 25, 10-22).
Sau khi dựng Lều Tạm thì sẽ đặt Hòm Bia trong nơi cực thánh có màn ngăn. Thương Tế chỉ được vào đây mỗi năm một lần trong ngày lễ Xá Tội để cử hành nghi thức Xá Tội: “ 2 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron, anh ngươi, đừng vào bất cứ lúc nào trong thánh điện, phía sau màn trướng, trước nắp xá tội ở trên Hòm Bia, và như vậy nó sẽ không phải chết khi Ta hiện ra trong đám mây trên nắp xá tội… Nó sẽ lấy than hồng trên bàn thờ trước nhan ĐỨC CHÚA bỏ đầy vào bình hương, sẽ bốc hai nắm đầy bột hương thơm, và đem vào phía sau màn trướng. Nó sẽ bỏ hương vào lửa, trước nhan ĐỨC CHÚA, và khói hương như mây sẽ phủ nắp xá tội ở trên Chứng Ước, và như vậy nó sẽ không phải chết. Nó sẽ dùng một ngón tay lấy máu con bò tơ rảy trên nắp xá tội, về phía đông; rồi đằng trước nắp xá tội, nó cũng dùng ngón tay mà rảy máu bảy lần.” (Lv 16, 2.12-14).
Hòm Bia Giáo Ước là nơi tột đỉnh Thiên Chúa hiện diện giữa dân của Giao Ước. Khi dân qua sông Gio-đan vào Đất Hứa thì Hòm Bia làm cho nước rẽ làm hai để họ đi qua, như khi họ vượt qua Biển Đỏ (x. Gs 3, 14-17). Họ rước Hòm Bia đi quanh thành Giê-ri-cô thì thành sụp đổ (x. Gs 6, 1-16).
Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim
Sách Sa-mu-en, quyển thứ nhất lại cho thấy Hòm Bia ở tại Si-lô. Tại đây Sa-mu-en được Thiên Chúa gọi làm ngôn sứ (1S 3, 1-14). Trong một trận giao tranh với người Phi-li-tinh, dân It-ra-en khiêng Hòm Bia ra trận vì tin rằng Thiên Chúa sẽ chiến đấu cho họ. Nhưng vì các con trai của thượng tế Ê-li đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa để họ thua và mất luôn cả Hòm Bia (1S 4, 1-11) vào tay người Phi-li-tinh.
Nhưng Hòm Bia đem tai họa cho người Phi-li-tinh nên họ cho xe bò chở Hòm Bia về phía Ít-ra-en để trả lại. Dân làng Bết Sê-mét rước Hòm Bia vào, nhưng cũng bị tai họa, nên sai người lên làng Yearim trên núi đề nghị họ rước Hòm Bia về: “Người Bết Se-mét nói: "Ai có thể đứng vững trước nhan ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thánh thiện này? Khi rời chúng tôi, Người sẽ lên với ai? " Họ sai sứ giả đến với dân cư thành Kia-giát Giơ-a-rim và nói: "Người Phi-li-tinh đã trả lại Hòm Bia ĐỨC CHÚA. Hãy xuống mà đưa lên với anh em."
Người Kia-giát Giơ-a-rim đến và đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA lên. Họ đưa Hòm Bia vào nhà ông A-vi-na-đáp, ở trên đồi, và thánh hiến E-la-da, con ông, để giữ Hòm Bia ĐỨC CHÚA.” (1S 6, 20-7,1).
Vua Đa-vít rước Hòm Bia Giao Ước về Giê-ru-sa-lem
Khoảng chừng 70 năm sau, khi vua Đa- vít thống lĩnh các chi tộc Ít-ra-en và chiếm được Giê-ru-sa-lem làm thủ đô thống nhất cả hai miền Nam Bắc (x. 1V 5, 1-10), vua mới đi rước Hòm Bia Giao Ước từ Kyriat Yearim về Giê-ru-sa-lem.
Vua Đa-vít lại quy tụ toàn thể tinh binh Ít-ra-en: ba mươi ngàn người. Từ Ba-a-lê Giu-đa, vua Đa-vít lên đường và cùng đi với toàn dân đang ở với vua, để đưa Hòm Bia Thiên Chúa từ đó lên, Hòm Bia mang danh ĐỨC CHÚA các đạo binh, Đấng ngự trên các thần hộ giá. Người ta đặt Hòm Bia Thiên Chúa lên một cỗ xe mới và mang đi từ nhà ông A-vi-na-đáp ở trên đồi. Các con ông A-vi-na-đáp là Út-da và Ác-giô điều khiển cỗ xe mới. Họ đưa xe đi từ nhà ông A-vi-na-đáp ở trên đồi, trên xe có Hòm Bia Thiên Chúa, còn ông Ác-giô đi trước Hòm Bia. Vua Đa-vít và toàn thể nhà Ít-ra-en vui đùa trước nhan ĐỨC CHÚA, với mọi thứ nhạc cụ bằng gỗ trắc bá, với đàn cầm đàn sắt, trống con, chũm choẹ, thanh la.
Khi đoàn người tới sân lúa Na-khôn, thì ông Út-da giơ tay ra về phía Hòm Bia Thiên Chúa và giữ lại, vì bò trượt chân. ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với ông Út-da, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên Hòm Bia Thiên Chúa. Vua Đa-vít buồn bực vì ĐỨC CHÚA đã đột phá hại ông Út-da. Người ta gọi nơi ấy là Pe-rét Út-da cho đến ngày nay.
Ngày hôm đó, vua Đa-vít sợ ĐỨC CHÚA, ông nói: "Hòm Bia ĐỨC CHÚA đến với tôi thế nào được? "Vua Đa-vít không muốn đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA về với mình trong Thành vua Đa-vít, nên cho chuyển hướng sang nhà ông Ô-vết Ê-đôm, người thành Gát. Hòm Bia ĐỨC CHÚA ở nhà ông Ô-vết Ê-đôm người thành Gát, ba tháng, và ĐỨC CHÚA giáng phúc cho ông Ô-vết Ê-đôm cùng cả nhà ông.
Người ta báo tin cho vua Đa-vít rằng: "Vì Hòm Bia Thiên Chúa, ĐỨC CHÚA đã giáng phúc cho nhà ông Ô-vết Ê-đôm cùng tất cả những gì thuộc về ông." Vua Đa-vít liền đi và rước Hòm Bia Thiên Chúa từ nhà ông Ô-vết Ê-đôm lên Thành vua Đa-vít, trong niềm hân hoan. Khi những người khiêng Hòm Bia của ĐỨC CHÚA đi được sáu bước, thì vua sát tế một con bò và một con bê béo. Vua Đa-vít quấn ê-phốt vải gai, nhảy múa hết sức mình trước nhan ĐỨC CHÚA. Vua Đa-vít và toàn thể nhà Ít-ra-en rước Hòm Bia ĐỨC CHÚA lên giữa tiếng hò reo với tiếng tù và. … Người ta đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA đặt vào chỗ đã dọn giữa lều vua Đa-vít đã dựng sẵn. (2S 6, 1-16)
“Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy”
Trong Kinh Cầu Đức Bà, chúng ta tung hô Đức Mẹ: “Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy” . Lời tung hô này xuất phát từ sách Tin Mừng theo thánh Lu-ca. Sau khi kể chuyện thiên sứ truyền tin cho Trinh Nữ Maria, thánh Lu-ca kể tiếp:
Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà. (Lc 1, 39-45.56)
Cách kể chuyện này gợi lên chuyện vua Đa-vít đi rước Hòm Bia, để giúp chúng ta nhận biết điều gì đã xảy ra trong lòng Đức Trinh Nữ Maria sau khi Người nộp mình vô điều kiện cho Thiên Chúa: “Này tôi đây là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin cứ xảy ra cho tôi như lời Ngài nói” . Thiên sứ đã nói: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” . Đức Trinh Nữ Maria đã được Vinh Quang Thiên Chúa bao phủ như Nhà Tạm (x. 40, 34), Thánh Thần là quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa đã ngự xuống trên Đức Trinh Nữ, và Con Thiên Chúa đã làm người trong lòng Đức Trinh Nữ, như lời Thiên Chúa hứa trong sách I-sai-a 7, 14. Đấng thiết lập Giao Ước Mới đang ngự trong lòng Đức Trinh Nữ như Bia Chứng Ước ngự trong Hòm Bia.
Đám rước hôm nay giản lược trong hai người phụ nữ mang thai. Đứa con đã được sáu tháng trong bụng bà I-sa-ve ở phía trước nhảy mừng như vua Đa-vít nhảy múa trước Hòm Bia. Bà I-sa-ve ở phía sau, như dân chúng hò reo, được đầy Thánh Thần để công bố màu nhiệm đã thành sự nơi Đức Trinh Nữ: lời bà I-sa-ve lớn tiếng kêu lên: “Người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” có thể hiểu là “được chúc tụng” , cách nói quen thuộc để chỉ về Thiên Chúa. Vua Đa-vít sợ hãi trước vinh quang của Thiên Chúa nơi Hòm Bia: “Hòm Bia Thiên Chúa đến với tôi thế nào được!” Còn bà I-sa-ve thì đã được đón Hòm Bia Giao Ước Mới vào nhà, nên mừng rỡ kêu lên: “Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Cuối cùng, “Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà” , gợi lại việc Hòm Bia ở lại nhà Ô-bét Ê-đôm ba tháng trước khi ngự vào lều do vua Đa-vít đã dựng cho Hòm Bia.
Nhà thờ kính Đức Bà Hòm Bia (Our Lady of the Ark)
Cuối thế kỷ 19, các nữ tu dòng thánh Giuse mua được phần đất này ở Kyriat Yearim để lập tu viện, năm 1920 các nữ tu khởi công đào móng xây nhà thờ kính “Đức Bà Hòm Bia Giao Ước” , đã trúng ngay nền ghép đá (mosaic) của một ngôi nhà thờ thuộc thế kỷ thứ năm (thời kỳ Bi-dăng-tin), và đã xây nhà thờ mới trên đó. Nhà thờ xưa đã bị người Ba-tư phá hủy cùng với tất cả các nhà thờ khác tại Thánh Địa khi họ chiếm đóng từ năm 614. (Chỉ có nhà thờ Giáng Sinh không bị phá, vì có hình ba vua mặc đồ Ba-tư đến thờ lạy). Trên đầu nhà thờ có tượng Đức Mẹ nhìn về Giê-ru-sa-lem. Ngoài nền nhà thờ cổ, có hai đầu cột bằng đá chạm trổ công phu còn lại.
Các nữ tu đã đồng ý cho dùng một đầu cột làm bệ cho tượng đài Đức Mẹ La-vang, và một đầu cột đặt bàn thờ để dâng thánh lễ bên cạnh tượng đài. Tượng đài Đức Mẹ La-vang đứng ở góc vườn, quay mặt về phía biển, nên khi nhìn lên Đức Mẹ thì thấy toàn cảnh Giê-ru-sa-lem phía sau lưng Đức Mẹ. Trong vườn này có nhiều cây ô-liu mấy trăm năm tuổi và một số cây khác che bóng cho khách hành hương, gợi lại phần nào rừng La-vang.
Tu viện và nhà tĩnh tâm cách nhà thờ một cái sân khá rộng, phía sau có một bãi cỏ lớn dành cho người tĩnh tâm và các nữ tu. Người phục vụ ở đây là các nữ giáo dân người Phi-lip-pin rất lịch sự tử tế và nấu ăn rất ngon. Các đoàn hành hương rất thích được ăn bữa từ giã Đất Thánh tại đây trước khi ra phi trường.
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim
Điểm hẹn mới cho người Việt-Nam viếng Đất Thánh
Các nữ tu dòng mang danh hiệu “Thánh Giuse được thiên thần hiện ra” (Saint Joseph of Apparition), có mặt phục vụ tại Thánh Địa từ 1848 tới nay, đã vui lòng dành cho tín hữu Việt Nam một nơi đặt tượng đài Đức Mẹ La-vang, trong vườn cây bên cạnh nhà thờ kính Đức Mẹ Hòm Bia Giao Ước ở Kyriat Yearim. Nơi này gần đường xe hơi nối phi trường Tel Aviv với Giê-ru-sa-lem, chỉ cách Giê-ru-sa-lem 15 cây số, nên rất thuận tiện cho khách hành hương: trên đường từ phi trường lên Giê-ru-sa-lem, dừng chân xin Đức Mẹ dẫn đi viếng các Nơi Thánh, hoặc từ Giê-ru-sa-lem ra phi trường, ghé vào địa điểm hành hương này tạ ơn Đức Mẹ và cầu cho quê hương, cho người Việt Nam đang tản mác khắp thế giới. Cũng có thể đến đây kết thúc chuyến hành hương: dâng lễ tạ ơn, ăn trưa (nhà dòng nhận nấu bữa ăn theo khẩu vị Á-đông cho khách hành hương) và nghỉ ngơi, rồi đi thêm 30 cây số nữa tới phi trường.
Hòm Bia Giao Ước
Trước khi ban cho ông Mô-sê Hai tấm Bia Đá ghi khắc Luật của Giao Ước Xi-nai, Thiên Chúa đã truyền cho ông Mô-sê dựng một cái Lều gọi là Lều Tạm làm nơi Thiên Chúa ngự, và làm Hòm Bia Chứng Ước: “Chúng sẽ dựng cho Ta một nơi thánh để Ta ngự ở giữa chúng. Theo như các mẫu chính Ta sẽ chỉ cho ngươi: Nhà Tạm và mọi đồ dùng, các ngươi sẽ làm như vậy. Chúng phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc, ngươi sẽ lấy vàng mà bọc cả trong lẫn ngoài. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng. Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng. Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng. Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng. Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa. Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.
Ngươi sẽ làm một cái nắp xá tội bằng vàng ròng, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ làm hai tượng thần hộ giá bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp. Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng thần hộ giá gắn liền với nắp, ở hai đầu. Các tượng thần hộ giá có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện với nhau, cùng cúi mặt xuống nắp. Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi. Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en. Ngươi sẽ đậy nắp xá tội trên Hòm Bia, và ngươi sẽ đặt vào đó Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi. Ở đó Ta sẽ gặp gỡ ngươi. Từ trên nắp, giữa hai tượng thần hộ giá đặt trên Hòm Bia Chứng Ước, Ta sẽ nói với ngươi tất cả những gì Ta truyền cho ngươi để ngươi nói lại cho con cái Ít-ra-en.” (Xh 25, 10-22).
Sau khi dựng Lều Tạm thì sẽ đặt Hòm Bia trong nơi cực thánh có màn ngăn. Thương Tế chỉ được vào đây mỗi năm một lần trong ngày lễ Xá Tội để cử hành nghi thức Xá Tội: “ 2 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy nói với A-ha-ron, anh ngươi, đừng vào bất cứ lúc nào trong thánh điện, phía sau màn trướng, trước nắp xá tội ở trên Hòm Bia, và như vậy nó sẽ không phải chết khi Ta hiện ra trong đám mây trên nắp xá tội… Nó sẽ lấy than hồng trên bàn thờ trước nhan ĐỨC CHÚA bỏ đầy vào bình hương, sẽ bốc hai nắm đầy bột hương thơm, và đem vào phía sau màn trướng. Nó sẽ bỏ hương vào lửa, trước nhan ĐỨC CHÚA, và khói hương như mây sẽ phủ nắp xá tội ở trên Chứng Ước, và như vậy nó sẽ không phải chết. Nó sẽ dùng một ngón tay lấy máu con bò tơ rảy trên nắp xá tội, về phía đông; rồi đằng trước nắp xá tội, nó cũng dùng ngón tay mà rảy máu bảy lần.” (Lv 16, 2.12-14).
Hòm Bia Giáo Ước là nơi tột đỉnh Thiên Chúa hiện diện giữa dân của Giao Ước. Khi dân qua sông Gio-đan vào Đất Hứa thì Hòm Bia làm cho nước rẽ làm hai để họ đi qua, như khi họ vượt qua Biển Đỏ (x. Gs 3, 14-17). Họ rước Hòm Bia đi quanh thành Giê-ri-cô thì thành sụp đổ (x. Gs 6, 1-16).
Hòm Bia Giao Ước tại Kyriat Yearim
Sách Sa-mu-en, quyển thứ nhất lại cho thấy Hòm Bia ở tại Si-lô. Tại đây Sa-mu-en được Thiên Chúa gọi làm ngôn sứ (1S 3, 1-14). Trong một trận giao tranh với người Phi-li-tinh, dân It-ra-en khiêng Hòm Bia ra trận vì tin rằng Thiên Chúa sẽ chiến đấu cho họ. Nhưng vì các con trai của thượng tế Ê-li đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa để họ thua và mất luôn cả Hòm Bia (1S 4, 1-11) vào tay người Phi-li-tinh.
Nhưng Hòm Bia đem tai họa cho người Phi-li-tinh nên họ cho xe bò chở Hòm Bia về phía Ít-ra-en để trả lại. Dân làng Bết Sê-mét rước Hòm Bia vào, nhưng cũng bị tai họa, nên sai người lên làng Yearim trên núi đề nghị họ rước Hòm Bia về: “Người Bết Se-mét nói: "Ai có thể đứng vững trước nhan ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thánh thiện này? Khi rời chúng tôi, Người sẽ lên với ai? " Họ sai sứ giả đến với dân cư thành Kia-giát Giơ-a-rim và nói: "Người Phi-li-tinh đã trả lại Hòm Bia ĐỨC CHÚA. Hãy xuống mà đưa lên với anh em."
Người Kia-giát Giơ-a-rim đến và đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA lên. Họ đưa Hòm Bia vào nhà ông A-vi-na-đáp, ở trên đồi, và thánh hiến E-la-da, con ông, để giữ Hòm Bia ĐỨC CHÚA.” (1S 6, 20-7,1).
Vua Đa-vít rước Hòm Bia Giao Ước về Giê-ru-sa-lem
Khoảng chừng 70 năm sau, khi vua Đa- vít thống lĩnh các chi tộc Ít-ra-en và chiếm được Giê-ru-sa-lem làm thủ đô thống nhất cả hai miền Nam Bắc (x. 1V 5, 1-10), vua mới đi rước Hòm Bia Giao Ước từ Kyriat Yearim về Giê-ru-sa-lem.
Vua Đa-vít lại quy tụ toàn thể tinh binh Ít-ra-en: ba mươi ngàn người. Từ Ba-a-lê Giu-đa, vua Đa-vít lên đường và cùng đi với toàn dân đang ở với vua, để đưa Hòm Bia Thiên Chúa từ đó lên, Hòm Bia mang danh ĐỨC CHÚA các đạo binh, Đấng ngự trên các thần hộ giá. Người ta đặt Hòm Bia Thiên Chúa lên một cỗ xe mới và mang đi từ nhà ông A-vi-na-đáp ở trên đồi. Các con ông A-vi-na-đáp là Út-da và Ác-giô điều khiển cỗ xe mới. Họ đưa xe đi từ nhà ông A-vi-na-đáp ở trên đồi, trên xe có Hòm Bia Thiên Chúa, còn ông Ác-giô đi trước Hòm Bia. Vua Đa-vít và toàn thể nhà Ít-ra-en vui đùa trước nhan ĐỨC CHÚA, với mọi thứ nhạc cụ bằng gỗ trắc bá, với đàn cầm đàn sắt, trống con, chũm choẹ, thanh la.
Khi đoàn người tới sân lúa Na-khôn, thì ông Út-da giơ tay ra về phía Hòm Bia Thiên Chúa và giữ lại, vì bò trượt chân. ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với ông Út-da, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên Hòm Bia Thiên Chúa. Vua Đa-vít buồn bực vì ĐỨC CHÚA đã đột phá hại ông Út-da. Người ta gọi nơi ấy là Pe-rét Út-da cho đến ngày nay.
Ngày hôm đó, vua Đa-vít sợ ĐỨC CHÚA, ông nói: "Hòm Bia ĐỨC CHÚA đến với tôi thế nào được? "Vua Đa-vít không muốn đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA về với mình trong Thành vua Đa-vít, nên cho chuyển hướng sang nhà ông Ô-vết Ê-đôm, người thành Gát. Hòm Bia ĐỨC CHÚA ở nhà ông Ô-vết Ê-đôm người thành Gát, ba tháng, và ĐỨC CHÚA giáng phúc cho ông Ô-vết Ê-đôm cùng cả nhà ông.
Người ta báo tin cho vua Đa-vít rằng: "Vì Hòm Bia Thiên Chúa, ĐỨC CHÚA đã giáng phúc cho nhà ông Ô-vết Ê-đôm cùng tất cả những gì thuộc về ông." Vua Đa-vít liền đi và rước Hòm Bia Thiên Chúa từ nhà ông Ô-vết Ê-đôm lên Thành vua Đa-vít, trong niềm hân hoan. Khi những người khiêng Hòm Bia của ĐỨC CHÚA đi được sáu bước, thì vua sát tế một con bò và một con bê béo. Vua Đa-vít quấn ê-phốt vải gai, nhảy múa hết sức mình trước nhan ĐỨC CHÚA. Vua Đa-vít và toàn thể nhà Ít-ra-en rước Hòm Bia ĐỨC CHÚA lên giữa tiếng hò reo với tiếng tù và. … Người ta đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA đặt vào chỗ đã dọn giữa lều vua Đa-vít đã dựng sẵn. (2S 6, 1-16)
“Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy”
Trong Kinh Cầu Đức Bà, chúng ta tung hô Đức Mẹ: “Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy” . Lời tung hô này xuất phát từ sách Tin Mừng theo thánh Lu-ca. Sau khi kể chuyện thiên sứ truyền tin cho Trinh Nữ Maria, thánh Lu-ca kể tiếp:
Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà. (Lc 1, 39-45.56)
Cách kể chuyện này gợi lên chuyện vua Đa-vít đi rước Hòm Bia, để giúp chúng ta nhận biết điều gì đã xảy ra trong lòng Đức Trinh Nữ Maria sau khi Người nộp mình vô điều kiện cho Thiên Chúa: “Này tôi đây là nữ tỳ của Thiên Chúa, xin cứ xảy ra cho tôi như lời Ngài nói” . Thiên sứ đã nói: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” . Đức Trinh Nữ Maria đã được Vinh Quang Thiên Chúa bao phủ như Nhà Tạm (x. 40, 34), Thánh Thần là quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa đã ngự xuống trên Đức Trinh Nữ, và Con Thiên Chúa đã làm người trong lòng Đức Trinh Nữ, như lời Thiên Chúa hứa trong sách I-sai-a 7, 14. Đấng thiết lập Giao Ước Mới đang ngự trong lòng Đức Trinh Nữ như Bia Chứng Ước ngự trong Hòm Bia.
Đám rước hôm nay giản lược trong hai người phụ nữ mang thai. Đứa con đã được sáu tháng trong bụng bà I-sa-ve ở phía trước nhảy mừng như vua Đa-vít nhảy múa trước Hòm Bia. Bà I-sa-ve ở phía sau, như dân chúng hò reo, được đầy Thánh Thần để công bố màu nhiệm đã thành sự nơi Đức Trinh Nữ: lời bà I-sa-ve lớn tiếng kêu lên: “Người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” có thể hiểu là “được chúc tụng” , cách nói quen thuộc để chỉ về Thiên Chúa. Vua Đa-vít sợ hãi trước vinh quang của Thiên Chúa nơi Hòm Bia: “Hòm Bia Thiên Chúa đến với tôi thế nào được!” Còn bà I-sa-ve thì đã được đón Hòm Bia Giao Ước Mới vào nhà, nên mừng rỡ kêu lên: “Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” Cuối cùng, “Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà” , gợi lại việc Hòm Bia ở lại nhà Ô-bét Ê-đôm ba tháng trước khi ngự vào lều do vua Đa-vít đã dựng cho Hòm Bia.
Nhà thờ kính Đức Bà Hòm Bia (Our Lady of the Ark)
Cuối thế kỷ 19, các nữ tu dòng thánh Giuse mua được phần đất này ở Kyriat Yearim để lập tu viện, năm 1920 các nữ tu khởi công đào móng xây nhà thờ kính “Đức Bà Hòm Bia Giao Ước” , đã trúng ngay nền ghép đá (mosaic) của một ngôi nhà thờ thuộc thế kỷ thứ năm (thời kỳ Bi-dăng-tin), và đã xây nhà thờ mới trên đó. Nhà thờ xưa đã bị người Ba-tư phá hủy cùng với tất cả các nhà thờ khác tại Thánh Địa khi họ chiếm đóng từ năm 614. (Chỉ có nhà thờ Giáng Sinh không bị phá, vì có hình ba vua mặc đồ Ba-tư đến thờ lạy). Trên đầu nhà thờ có tượng Đức Mẹ nhìn về Giê-ru-sa-lem. Ngoài nền nhà thờ cổ, có hai đầu cột bằng đá chạm trổ công phu còn lại.
Các nữ tu đã đồng ý cho dùng một đầu cột làm bệ cho tượng đài Đức Mẹ La-vang, và một đầu cột đặt bàn thờ để dâng thánh lễ bên cạnh tượng đài. Tượng đài Đức Mẹ La-vang đứng ở góc vườn, quay mặt về phía biển, nên khi nhìn lên Đức Mẹ thì thấy toàn cảnh Giê-ru-sa-lem phía sau lưng Đức Mẹ. Trong vườn này có nhiều cây ô-liu mấy trăm năm tuổi và một số cây khác che bóng cho khách hành hương, gợi lại phần nào rừng La-vang.
Tu viện và nhà tĩnh tâm cách nhà thờ một cái sân khá rộng, phía sau có một bãi cỏ lớn dành cho người tĩnh tâm và các nữ tu. Người phục vụ ở đây là các nữ giáo dân người Phi-lip-pin rất lịch sự tử tế và nấu ăn rất ngon. Các đoàn hành hương rất thích được ăn bữa từ giã Đất Thánh tại đây trước khi ra phi trường.
LM Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Tâm tình sau Khóa học Truyền thông và Editing video tại VietCatholic năm 2018
Khóa Sinh
12:36 09/08/2018
Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi.” (Tv 65:12)
Kính thưa Đức Ông, Ông Ngoại, Cha Dũng, Cha Bảo, Cha Phước, quý Cô Chú và Anh Chị Em,
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai” - Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai.
Vâng, mùa xuân hay mùa nào rồi cũng sẽ qua, cuộc đời cứ thế mãi vần trôi. Nó qua chứ ko có nghĩa là không còn, nó còn khi lòng ta chất chứa mãi mùa xuân. Nó còn khi trong đời ta có Chúa và tha nhân, chút niềm tin cũng vực dậy cành khô để khiến nó đâm chồi, nãy lộc… “đêm qua sân trước một nhành mai”.
…Dòng thời gian vẫn trôi, nhưng những ký ức tốt đẹp, đó là: những ưu tư lo lắng cho khoá học, những băn khoăn trăn trở để có phương tiện thực tập tốt cho các học viên, những chuyên viên miệt mài chỉ dạy, những bữa cơm thịnh soạn cùng nơi ở khang trang, những vòng tay thân ái và những món quà đầy ưu ái,... vẫn còn mãi đong đầy như mới hôm qua. Những điều này gợi con nhớ đến các vần thơ đầy ý vị của Tôn Nữ Hỷ Khương:
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương đó
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.”
Bên cạnh đó, dẫu đã là những Linh mục, Tu sĩ hay Chủng sinh, chúng con vẫn còn đó nét tinh nghịch khi trở lại ghế học đường, hay vô tình thiếu sót điều gì đó khiến Đức Ông, quý Cha và quý Cô Chú phiền lòng,… Mong Đức Ông, Ông Ngoại, quý Cha cùng quý Cô Chú và Anh Chị Em lượng thứ cho chúng con.
Giờ đây, những ngày Hè đang dần khép lại, hầu hết anh chị em chúng con đã trở về trường để chuẩn bị cho niên học mới. Từ sau khoá học Truyền thông này, những tâm hồn chúng con như đang rạo rực một mùa Xuân mới với những chồi non đang dần muốn vươn mình trong khung trời Truyền thông Công Giáo kỹ thuật số. Ước mong “chồi non truyền thông” chúng con đã được ươm gieo sẽ phát triển tốt đẹp và trổ sinh nhiều hoa trái nhằm góp phần bé nhỏ của mình với Giáo Hội để đem Chúa đến cho nhiều người như lòng Chúa và quý Vị ước mong.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác trên Đức Ông, Ông Ngoại, quý Cha, quý Cô Chú và Anh Chị Em. Xin quý vị cũng tiếp tục yêu thương, nâng đỡ và cầu nguyện thêm cho anh chị em chúng con. Chúng con rất mong gặp lại quý Vị trong thời gian sớm nhất.
Thay lời cho anh chị em học viên Khoá Truyền thông VietCatholic 2018,
Kính thư,
Lm. Gioan Baotixita Nguyễn Quốc Thuần
PS: Do chúng con không có đủ địa chỉ email của quý Cô Chú và Anh Chị đã giúp đỡ chúng con. Kính nhờ Ông Ngoại gửi lời cám ơn tới quý vị đó giúp chúng con. Chúng con cám ơn Ông Ngoại.
Tang Lễ Cha Samuel Trương Đình Hòe Kết Hợp Giữa Tỉnh Dòng Phanxicô Pháp Và Giáo Xứ Việt Nam Tại Paris
Lê Đình Thông
15:53 09/08/2018
Thánh lễ mang tên A-Dieu đồng âm của Adieu, nếu tách riêng hai chữ còn có nghĩa là về nhà Cha. Thánh lễ được mở đầu với ca khúc nhập lễ, chúng tôi xin chuyển thể lục bát như sau :
Lời Cha kính mến tôn vinh
Lửa hồng rực cháy Thánh linh nước Trời
Xin Cha cứu độ người đời
Mang niềm hy vọng sáng ngời đức tin.
Sau đó, cha Giám tỉnh Michel Laloux tuyên đọc tiểu sử cha Samuel :
- 1952 : Vào Nhà Tập Dòng Anh Em Hèn Mọn ở Vinh.
- Khấn trọn đời tại Orsay ngày 08 tháng 12 năm 1957.
- Thụ phong Linh mục ở Orsay ngày 28 tháng 06 năm 1958.
- Năm 1965-1967, cha làm Giám đốc Chủng viện Phanxicô Thủ Đức.
- Năm 1968 cha trở lại Pháp, và làm Giáo sư phụ giảng trường Cao Đẳng (Phân viện Đông Nam Á).
- Năm 1969-1972 : giảng dạy và nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa, văn học dân gian Việt Nam, lịch sử văn hóa xã hội của Việt Nam cổ truyền.
- Tốt nghiệp Ưu hạng École Nationale des Langues orientales về ngôn ngữ Á Đông và văn minh Trung Quốc.
- Năm 1988, cha trình luận án ở Đại học Sorbonne về ‘‘Les immortels vietnamiens d’après le Hôi Chân Biên’’.
- 1977-1979 : cha làm Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam tại Paris.
- 1984 : phó xứ tại giáo xứ Saint Hippolyte.
- 1985 : đại diện cho Tỉnh dòng Việt Nam tại Tổng Tu nghị OFM (Assisi).
- 2006 : Trợ lý Giám đốc nhà Hưu dưỡng Marie-Thérèse, dành cho các linh mục cao niên và đau bệnh của giáo phận Paris.
Tiếp theo, chị Jeanne Antide Claire Linh Đan là cháu cha Samuel đã đọc di ngôn của người bác như sau :
Vang Vọng
Người xưa bảo : ‘‘đời này sống tạm, đời sau về nhà’’ (sinh ký tử quy : 生 寄 死 歸).
Sinh làm người, cho sống rồi gọi về, đó là chuyện muôn đời của mầu nhiệm Tình Thương. Đó là buổi lễ đời người, ta trân trọng
Tôi sinh ngàay 15/05/1924 (Giáp Tý). Hôm nay 20/06/2018 (Mậu Tuất), Âm lịch cho là ở đầu tuổi 95. Là người tu hành, dương lịch tính chẵn 65 năm tuyên thệ sống với luật Dòng Anh Em Hèn Mọn, 60 năm tiếp lời Giáo Hội gọi làm linh mục (1057). Ra đi bất cứ nơi đâu Anh Em Hèn Mọn gọi đến, trong tâm thức sống dân chủ anh em, giúp nhau thể hiện ba lời thể (thanh bần, vâng phục, trong sáng), đưa nhau theo gót Cha Thánh Phanxicô Assisio xác chứng Tin Mừng Cứu Thế của Đức Giêsu.
Đôi chân, từ ấy, đã đặt vào những nẻo đường mấy châu : Á, Úc, Âu, Mỹ. Thân ở đâu lòng cũng nhớ thương vể quê cũ. Còn lại 300 bài nhật ký Buổi Lễ Đời (vận văn và tản văn), ghi những cảnh giới đã qua. Tạm trích đoạn ra đây Vang Vọng Lời Cố Hương, lưu niệm ngày hôm nay, từ Đình Hòe quê cha, Đại Tăng quê mẹ, các cháu họ Trương, Nguyễn quy tụ về đây, hiến tế Lễ Ngọc Linh Mục cho một người anh em. Bái tạ Tình Thương mầu nhiệm Chúa, tri ân Giáo Xứ và Xã thôn nhà : Đình Hòe - Thạch Đỉnh,
Đại Tăng - Thạch Thành,
công sinh thành, ơn nuôi dưỡng, mang trong đường gân thớ thịt mình nết đất tình trời, mọi phần hay dở từ các vị tiền bối muôn đời. Ý thức điểm chính này trong tư chất con người, làm hồ sơ các chứng chỉ xưa nay tôi vẫn ký là Trương Đình Hòe của muôn ngàn kiếp trước.
Xa ngoài muôn ngàn dặm
Vang vọng lời cố hương.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Về đây qùy trước bàn thờ,
Tình thương mầu nhiệm đang chờ tình thương.
Samuel Trương Đình Hòe
Trong phần Phụng vụ Lời Chúa, bài đọc 1 nói lên sự trông mong ngắm nhìn Thánh nhan Chúa :
Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người,
Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ.
Lòng tôi những tha thiết mong chờ. (G 19, 27)
Thầy Phó tế Cao Trọng Nghĩa công bố Tin Mừng theo thánh Gioan : ‘‘Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi." Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? "Đức Giê-su đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.’’ (Ga 14,1-6)
Linh muc Giám tỉnh Michel Laloux chia sẻ lời Chúa bằng những lời chân tình, cảm động : ăn hóa Việt Nam lắng nghe lời chỉ dạy của các bậc cao niên đã một đời từng trải. Trong bài đọc vừa nghe, ông Gióp đã trải qua bao nhiêu đắng cay thứ thách : ‘‘Tôi đâu còn là chi, tôi cũng chẳng có gì, ngoài thân thể chỉ là da bọc xương’’ (G 19,20). Nhưng ông vững tin sẽ được thấy nhan thánh, nhờ lòng nhân từ của Chúa Kitô Phục sinh.
Cha Samuel cũng trải qua đau khổ. Lời Chúa giúp ngài luôn vững vàng. Cha thông thạo nhiều thứ tiếng. Ngài cỏn làm thơ để diễn tả thực tại qua ngôn ngữ thi ca. Tang lễ nói lên mầu nhiệm cứu độ, khi hạt giống chết đi sẽ gieo mầm hoa trái mai sau. ‘‘Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay.’’
Một nữ tín hữu đọc lời nguyện giáo dân bằng tiếng Pháp : ‘‘Lạy Thiên Chúa là Cha trên trời, chúng con dâng lên Ngài mỗi người trong gia đình Cha Samuel, nhất là những người không có mặt trong Thánh lễ này, còn ở quê nhà. Trong gia đình chúng con, cha Samuel là người chú, người bác và người ông, ngài thấm nhuần tình huynh đệ và hiệp thông, trở nên linh mục dòng Phanxicô.’’
Cộng đoàn kính biệt cha Samuel bằng Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô. Trong phần kết lễ, cộng đoàn Việt Nam đồng ca ca khúc ‘‘Lạy Mẹ Xin Yên Ủi’’ của Nguyễn Khắc Xuyên :
Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn
Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn
Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương
Và tràn lan gai góc vướng trên con đường
Ơ Mẹ rất nhân từ Mẹ quên sao được hôm xưa
Lời mẹ hứa khi ở trên núi kia
Lúc mà Chúa sinh thì Mẹ đứng âu sầu lặng yên
Là Mẹ chúng con mẹ xin lĩnh quyền
Khấn Mẹ giữ linh hồn và xác con hằng trinh trong
Lòng luôn hớn hở hát khen Nữ Vương
Quyết còn sống ngày nào thờ kính Con mẹ khoan nhân
Và không quyến luyến thú vui thế trần
Đến giờ chết xin Mẹ ngự đến bên giường khyên con
Và ban xuống cho chúng con những ơn
Ước gì chúng con được hầu sát ngay cạnh Mẹ liên
Từ nay hết lo lắng hết chán phiền.
Paris, ngày 09/08/2018
Lê Đình Thông
Đại Hội Sư Huynh Salesian Don Bosco lần thứ 7 của Vùng Nam Á và Châu Đại Dương :
Thanh Quảng sdb
18:31 09/08/2018
Đại Hội Sư Huynh Salesian Don Bosco lần thứ 7 của Vùng Nam Á và Châu Đại Dương (EAO):
Đại hội Sư Huynh Salesian Vùng Nam Á và Châu Đại Dương được tổ chức tại Nhà Tĩnh huấn Don Bosco ở K'Long, Việt Nam qui tụ 180 thành viên gồm 155 Sư huynh và 25 linh mục, 19 tập sinh đến từ 12 tỉnh dòng trong vùng Nam Á và Châu Đại Dương. Đại Hội còn có sự góp mặt của 6 Salesian đến từ Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu; Đại hội còn được tiếp đón 4 thành viên thuộc Ban Thượng Cố vấn. Một thày sư huynh đã đi xe đạp từ Vientiane, thủ đô của Lào khoảng 300 km để đến với Đại hội. Đại hội kéo dài bốn ngày, mọi thanh viên vui sống với nhau đúng theo lời Chúa Giêsu dậy xưa kia: “Tất cả các con đều là anh em với nhau” (Mt 23,8).
Sau Kinh sáng và Thánh lễ do Cha Ivo Coelho, Thượng cố vấn về Đào luyện chủ lễ, Ngài đã chuyển lời chào mừng Đại hội của Cha Bề Trên cả, chào mừng cha Giuse Nguyễn Văn Quang, Giám tỉnh tỉnh dòng Việt Nam - Mông Cổ, đã mở rộng vòng tay tiếp đón Đại hội.
Trong Đại hội 4 ngày này tất cả được mời gọi hiệp nhất trong 'Một trái tim và một tâm hồn' để xây dựng tinh thần gia đình Salesian vượt trên các rào cản ngôn ngữ, quốc gia chủng tộc.
Để dễ dàng theo dõi, Đại hội đã sửa soạn cho mọi tham dự viên 5 tập sách – Danh sách 215 các Sư huyn trong vùng EAO, sách cầu nguyện và thành quả của hành trình đại hội trước, cuốn Tóm lược các định giá và phản ảnh của các tiền Đại hội, Tài liệu của 60 phỏng vấn các Sư huynh và các video clip về các hoạt động của các Sư huynh trong vùng.
Theo thống kê chúng ta được biết khoảng 25% anh em Sư huynh trong vùng EAO thuộc tỉnh Việt Nam-Mông Cổ.
Phương pháp làm việc của Đại hội là một quy trình phân biệt thực sự của Salesian kinh qua 3 bước: Lắng nghe - Giải trình - Quyết định con đường tương lai cho các công cuộc của 23 quốc gia trong vùng. Trong quá trình sửa soạn Đại hội, các điều hợp viên Đại hội đã có dịp phỏng vấn khoảng 80 Sư huynh trong vùng trước vấn nạn: “Sự phản ánh về vai trò Sư huynh trong Giáo hội ‘Vì tất cả chúng con đều là anh em (Mt 23,8); nhu cầu tuyệt đối sự hiện diện của sư huynh Salesian trong ơn gọi Salesian (Hiến luật 169); tái khám phá những tác động và sự thánh thiện Salesian - đặc biệt của Sư huynh Simon Srugi - làm thế nào chúng ta có thể đóng góp cho Đại hội được kết quả?
Tiến trình làm việc của Đại hội là:
- Lắng nghe nhau để có thể - Mở rộng trái tim,
- Tham gia tích cực trong các nhóm - Chia sẻ,
- Sáng tạo và sáng kiến - Đề xuất các vấn nạn và đường giải quyết.
Kết thúc buổi sinh hoạt tối thứ nhất là một đêm giao lưu văn nghệ với nhiều điệu múa, bài hát, video, trao đổi kỷ niệm giữa các thành viên của 12 tỉnh dòng . Cuối cùng ngày khai mạc Đại hội đã được khép lại lúc 10 giờ đêm với 3 Kinh Kính Mừng truyền thống.
Đại hội Sư Huynh Salesian Vùng Nam Á và Châu Đại Dương được tổ chức tại Nhà Tĩnh huấn Don Bosco ở K'Long, Việt Nam qui tụ 180 thành viên gồm 155 Sư huynh và 25 linh mục, 19 tập sinh đến từ 12 tỉnh dòng trong vùng Nam Á và Châu Đại Dương. Đại Hội còn có sự góp mặt của 6 Salesian đến từ Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu; Đại hội còn được tiếp đón 4 thành viên thuộc Ban Thượng Cố vấn. Một thày sư huynh đã đi xe đạp từ Vientiane, thủ đô của Lào khoảng 300 km để đến với Đại hội. Đại hội kéo dài bốn ngày, mọi thanh viên vui sống với nhau đúng theo lời Chúa Giêsu dậy xưa kia: “Tất cả các con đều là anh em với nhau” (Mt 23,8).
Cha Bề Trên Cả chuyển lời chào Đại hội qua Thầy Tổng Quản Lý |
Các Tham dự viên |
Sau Kinh sáng và Thánh lễ do Cha Ivo Coelho, Thượng cố vấn về Đào luyện chủ lễ, Ngài đã chuyển lời chào mừng Đại hội của Cha Bề Trên cả, chào mừng cha Giuse Nguyễn Văn Quang, Giám tỉnh tỉnh dòng Việt Nam - Mông Cổ, đã mở rộng vòng tay tiếp đón Đại hội.
Trong Đại hội 4 ngày này tất cả được mời gọi hiệp nhất trong 'Một trái tim và một tâm hồn' để xây dựng tinh thần gia đình Salesian vượt trên các rào cản ngôn ngữ, quốc gia chủng tộc.
Để dễ dàng theo dõi, Đại hội đã sửa soạn cho mọi tham dự viên 5 tập sách – Danh sách 215 các Sư huyn trong vùng EAO, sách cầu nguyện và thành quả của hành trình đại hội trước, cuốn Tóm lược các định giá và phản ảnh của các tiền Đại hội, Tài liệu của 60 phỏng vấn các Sư huynh và các video clip về các hoạt động của các Sư huynh trong vùng.
Đêm giao lưu Văn nghệ - Điệu múa Timor |
Theo thống kê chúng ta được biết khoảng 25% anh em Sư huynh trong vùng EAO thuộc tỉnh Việt Nam-Mông Cổ.
Phương pháp làm việc của Đại hội là một quy trình phân biệt thực sự của Salesian kinh qua 3 bước: Lắng nghe - Giải trình - Quyết định con đường tương lai cho các công cuộc của 23 quốc gia trong vùng. Trong quá trình sửa soạn Đại hội, các điều hợp viên Đại hội đã có dịp phỏng vấn khoảng 80 Sư huynh trong vùng trước vấn nạn: “Sự phản ánh về vai trò Sư huynh trong Giáo hội ‘Vì tất cả chúng con đều là anh em (Mt 23,8); nhu cầu tuyệt đối sự hiện diện của sư huynh Salesian trong ơn gọi Salesian (Hiến luật 169); tái khám phá những tác động và sự thánh thiện Salesian - đặc biệt của Sư huynh Simon Srugi - làm thế nào chúng ta có thể đóng góp cho Đại hội được kết quả?
Cùng nhau học hỏi |
Các Mẫu Gương Sư Huynh trên con đường Phong thánh |
Tiến trình làm việc của Đại hội là:
- Lắng nghe nhau để có thể - Mở rộng trái tim,
- Tham gia tích cực trong các nhóm - Chia sẻ,
- Sáng tạo và sáng kiến - Đề xuất các vấn nạn và đường giải quyết.
Kết thúc buổi sinh hoạt tối thứ nhất là một đêm giao lưu văn nghệ với nhiều điệu múa, bài hát, video, trao đổi kỷ niệm giữa các thành viên của 12 tỉnh dòng . Cuối cùng ngày khai mạc Đại hội đã được khép lại lúc 10 giờ đêm với 3 Kinh Kính Mừng truyền thống.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
3 Đặc khu đã âm thầm chết rồi ?
Phạm Trần
08:48 09/08/2018
Có tín hiệu từ Việt Nam cho thấy dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hay 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã âm thầm tự chết.
Sau đây là những chỉ dấu:
Thứ nhất, dự Luật này không có trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 26 của Ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 8-8 đến ngày 13-8-2018. Thường vụ Quốc hội cũng không có kế hoạch tái xét trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 (theo báo SGGP—Sài Gòn Giải phóng--, ngày 04/08/2018)
Theo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thảo luận và cho ý kiến tại phiên họp này các luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Kiến trúc.
Báo SGGP viết:”Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt “đang được cân nhắc lại”. Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri một cách rất thận trọng.”
Khi quyết định hoãn bỏ phiếu, Quốc hội nói là:” Để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng.”
Nhưng từ khi Quốc hội chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lùi thảo luận và bỏ phiếu Luật Đặc khu, dự trù ngày 15/06/2018 tại kỳ họp 5 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018, thì chưa thấy Chính phủ hay Quốc hội tổ chức bất kỳ cuộc Hội thảo hay thăm dò ý dân nào về Luật Đặc khu. Nếu có cũng chỉ trao đổi lẻ tẻ giữa cử tri và Đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc hạn chế ở địa phương.
Do đó, thật khó biết điều mà ông Nguyễn Hạnh Phúc nói phải chờ có “kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân” rồi mới có quyết định là căn cứ vào cách tiếp thu nào, hoặc đến bao giờ thì có quyết định mới về Luật Đặc khu ?
Đáng chú ý là quyêt định không thảo luận Luật Đặc khu tại Ban Thường vụ Quốc hội kỳ này (26) xẩy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phút đã quy định vào ngày 2/8/2018, chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư “ Phối hợp chuẩn bị Báo cáo về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.” (Đặc khu)
Như vậy, nếu trong liên tiếp 3 tháng 8,9 và 10 mà Thường vụ Quốc hội vẫn không có nghị trình thảo luận thì xem như Luật Đặc khu đã bị ngâm tôm đến hết năm 2018 để tự chết
Thứ hai, dư luận trong dân, báo chí và cả Quốc hội đã nguội dần về chuyện Đặc khu. Thảng hoặc đó đây cũng có những lời của giới chuyên gia khuyên Chính phủ nên bỏ Dự luật đặc khu vì lỗi thời, tốn phí và và không bảo đảm thành công. Tuy nhiên, ai cũng quan ngại đến tham vọng chính trị của láng giềng khó tin Trung Cộng luôn luôn muốn nhảy vào chiếm ưu thế tại 3 Đặc khu.
Thứ ba, tuy bây giờ nhà nước tạm được hưởng những giây phút gió lặng, biển êm để xử phạt, hay trừng phạt những người dân biểu tình chống Đặc khu mà nghĩ mình sẽ mãi mãi ở thế thượng phong. Ảnh hưởng của các cuộc biểu tình bất bạo động và bạo động ở Bình Thuận vẫn còn âm ỷ trong nhân dân. Một làn sóng bất mãn ngầm đã xuất hiện trong quần chúng, nhưng đám Giặc Cờ Đỏ Có tên chính thức là “Liên Minh Cờ Đỏ”, do Công an tổ chức chống phá và khủng bố dân chống đảng đàn áp, đã tàn lụi.
Chúng đã bị nhân dân nhận diện từ sau buổi ra mắt ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công Giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.
Do đó, bất cứ động thái nào mới của đảng nhằm làm sống lại Luật Đặc khu có lợi cho Trung Cộng cũng chỉ làm cháy bùng lên ngọn lửa tranh đấu của nhân dân.
NHỮNG QUAN TÂM
Vì vậy mà chuyên gia Kinh tế bà Phạm Chi Lan đã nói với BBC tiếng Việt ngày 03/08/2018:” Tốt nhất là nên bỏ Luật Đặc khu”. Bà cũng “hy vọng vẫn còn có những tiếng nói thuyết phục nhà nước về việc không cần thiết phải có đặc khu kinh tế.”
Trong khi đó TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng: “Xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Ông Dũng đặt câu hỏi: "Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội. Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm". (báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
VỐN ĐÂU RA ?
Ngoài quan tâm về chính trị-kinh tế và quốc phòng trước nguy cơ rơi vào tay Trung Cộng, nhiều bài báo trong nước còn đặt vấn đề tìm đâu ra vốn đầu tư. Theo một bài viết trên VOV (Voice of Vietnam, Tiếng nói Việt Nam, ngày 11/05/2018) thì:” Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.”
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa “chốt”.
“Trước con số này”, VOV viết tiếp, “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền.”
CẦN ĐẶC KHU LÀM GÌ ?
Nhưng tại sao Bộ Chính trị lại ráo riết thúc đẩy thành lập 3 Đặc khu làm gì trong khi Việt Nam đã có tới 362 khu kinh tế ? Thắc mắc này chưa ai trả lời được, nhưng khi 3 vị trí chiến lược quốc phòng xuất hiện trong đề nghị gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì nhiều chuyên gia, trí thức và cựu tướng lãnh trong Quân đội bắt đầu quan ngại cho an ninh quôc gia.
Tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Văn Được — Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã nói tại Quốc hội:” Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi".
Do đó, tướng Được nghi vấn:” 70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy". (theo báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
Bộ Chính trị CSVN do Tổng Bí thư thân Tầu, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, đã hối thúc thành lập 3 Đặc khu tại phiên họp ngày 17-03-2017. Sau đó Kết luận số 21-TB/TW gồm 6 điểm được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký tên ban hành ngày 22/03/2017 quy định “về các đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)”.
Nguyên văn 3 điểm quan trọng gồm:
1-Đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đề án lớn, có nhiều vấn đề mới và khó, nhưng đã được trình bày cụ thể, rõ ràng, Bộ Chính trị đánh giá cao việc chuẩn bị đề án. Đây là chủ trướng lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại hội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
2-Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhắm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đầy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. Cơ cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinnh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định.
3-Đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ; giao Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên là đại diện các bộ, ngành, các địa phương có đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và các chuyên gia tham gia.
Nhưng Việt Nam đã từng thất bại khi làm Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo là “đặc khu” đầu tiên ra đời năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.
Sau đó, trong giai đoạn Đổi Mới thì Việt Nam lại ra đời các khu gọi là “kinh tế mở” ở các tỉnh miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng nhưng cũng vẫn không tạo được sức đột phá cần thiết.
Cho đến nay, theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam:” Có 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập. Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về môi trường và công nghệ.”
Tuy nhiên, theo tài liệu phổ biến trên Internet thì : “ Việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối.”
Văn kiện này kết luận:“Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho đầu tư.
Để các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá.”
LÝ DO CHỐNG
Nhưng người dân và các chuyên gia kinh tế không nhìn cùng hướng với Bộ Chính trị. Họ yêu cầu nhà nước phải rà soát lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất xem làm ăn ra sao, xấu, tốt chỗ nào để trả lời cho người dân biết tại sao phải có thêm 3 Đặc khu, mà lại ở 3 vị trí sống còn của đất nước ?
Dân cũng muốn Bộ Chính trị trả lời tại sao :” Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD) ?” (theo Zing.VN, ngày 28/05/2018)
Zing.VN viết tiếp:” Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.”
Các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do các Bộ quản lý điều hành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nộng nghiệp và Bộ Thông tin&Truyền thông (TTTT)
Ngoài ra dân cũng thắc mắc tại sao Bộ Quốc phòng lại có riêng một Cục Kinh tế để “thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội nhân dân Việt Nam” ?
Theo tài liệu chính thức thì Cục này được “ thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998” có nhiệm vụ:
• Chỉ đạo các loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt động sản xuất kinh tế.
• Nghiên cứu, vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của Quân đội.
• Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực kinh tế.
• Quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng. Các chương trình kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm.
• Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế.
Tham gia quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy Quốc hội hay Cơ quan thanh tra của đảng hoặc nhà nước công bố việc thanh tra, hoặc giám sát việc làm ăn của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng.
Công ty lớn nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, tên tiếng Anh là Viettel Group, thành lập năm 2004. Tính đến năm 2017, tổng cộng có 70,000 nhân viên trong và ngoài nước. Trị giá tài sản là 11 tỷ Dollars vào năm 2015, lợi tức hàng năm khoảng 2 tỷ Dollars.
LUẬT ĐẶC KHU
Cần nhắc lại rằng, dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 85 Điều, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Nội dung Luật đã gây bất bình tại Quốc hội và trong người dân trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, cựu Đại biều Quốc hội và các cựu đảng viên cao cấp, vì Luật đã dành qúa nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Rất nhiều người đã quan ngại và quyết liệt chống nếu những ưu đãi về đất đai, đầu tư du lịch, nhà ở, cửa biển, hải cảng, sân bay và kinh tế như quy hoạch trong dự luật, lọt vào tay các nhà đầu tư Trung Cộng, những người lúc nào cũng nuôi tham vọng chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam như họ đã làm tại Bauxite Tây Nguyên và gang thép Formosa Hà Tĩnh.
Riêng về thuế và các dịch vụ tài chính, các ưu đãi đó bao gồm:”Miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm một nửa trong các năm tiếp theo. Thậm chí, nếu là nhà quản lý, nhà khoa học, hay chuyên gia được miễn thuế tới 10 năm đầu, nhưng không quá 2030. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Nhà đầu tư được thuê đất tối đa 99 năm so với mức tối đa 70 năm hiện tại.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu tại khu phi thuế quan, được lưu hành tự do ngoại tệ và có thể làm visa ngay tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.” (theo phân tích của VOV.VN, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 22/04/2018)
Điểm quan trọng nhất gây bất bình trong nhân dân là, trong dự luật Đặc khu nguyên thủy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã viết nguyên văn tại Khoản 1, Điều 32 nói về “Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:“Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Đó là lý do tại sao đã có hàng chục ngàn người dân đủ mọi thành phần đã bất ngờ tự phát biểu tình chống Đặc khu và Luật an ninh mạng (Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018) từ Nam ra Bắc. Họ đã giương cao các các biểu ngữ cầm tay và băng rôn (band-role) chống Đặc khu, chống Trung Quốc và thề không cho Trung Quốc thuê đất, dù chỉ 1 ngày.
Các biểu ngữ khác còn có nội dung:
“Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
-“Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
-“Bài học từ Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
--“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, hàng ngàn người dân đã tràn ngập nhiều ngả đường phố suốt ngày và đêm 10/06/2018 tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều thành phố khác để chống Luật thành lập 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Trước ngày dân biểu tình và trước sức ép của dư luận, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp đến 3 giờ sáng ngày 09/6/2018 để quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu đến kỳ họp 6 của Quốc hội vào tháng 10/2018.
Sau đó, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Lý do dân chống vì ai cũng lo ngại Luật này sẽ mở đường cho Trung Quốc vào cướp đất di dân để chiếm đóng 3 vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng của Việt Nam:
-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) , cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Theo tài liệu của nhà nước CSVN thì:”Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hoá ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).”
Như vậy, sau khi bị nhân dân phản đối để phải lùi thêm từ kỳ họp 5 tháng 6/2018 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018 rồi bây giờ Thường vụ Quốc hội lại bỏ lửng cho đến cuối năm thì Luật Đặc khu không chết cũng ngấp ngoái. -/-
Phạm Trần
(08/018)
Sau đây là những chỉ dấu:
Thứ nhất, dự Luật này không có trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 26 của Ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 8-8 đến ngày 13-8-2018. Thường vụ Quốc hội cũng không có kế hoạch tái xét trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 (theo báo SGGP—Sài Gòn Giải phóng--, ngày 04/08/2018)
Theo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thảo luận và cho ý kiến tại phiên họp này các luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Kiến trúc.
Báo SGGP viết:”Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt “đang được cân nhắc lại”. Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri một cách rất thận trọng.”
Khi quyết định hoãn bỏ phiếu, Quốc hội nói là:” Để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng.”
Nhưng từ khi Quốc hội chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lùi thảo luận và bỏ phiếu Luật Đặc khu, dự trù ngày 15/06/2018 tại kỳ họp 5 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018, thì chưa thấy Chính phủ hay Quốc hội tổ chức bất kỳ cuộc Hội thảo hay thăm dò ý dân nào về Luật Đặc khu. Nếu có cũng chỉ trao đổi lẻ tẻ giữa cử tri và Đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc hạn chế ở địa phương.
Do đó, thật khó biết điều mà ông Nguyễn Hạnh Phúc nói phải chờ có “kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân” rồi mới có quyết định là căn cứ vào cách tiếp thu nào, hoặc đến bao giờ thì có quyết định mới về Luật Đặc khu ?
Đáng chú ý là quyêt định không thảo luận Luật Đặc khu tại Ban Thường vụ Quốc hội kỳ này (26) xẩy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phút đã quy định vào ngày 2/8/2018, chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư “ Phối hợp chuẩn bị Báo cáo về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.” (Đặc khu)
Như vậy, nếu trong liên tiếp 3 tháng 8,9 và 10 mà Thường vụ Quốc hội vẫn không có nghị trình thảo luận thì xem như Luật Đặc khu đã bị ngâm tôm đến hết năm 2018 để tự chết
Thứ hai, dư luận trong dân, báo chí và cả Quốc hội đã nguội dần về chuyện Đặc khu. Thảng hoặc đó đây cũng có những lời của giới chuyên gia khuyên Chính phủ nên bỏ Dự luật đặc khu vì lỗi thời, tốn phí và và không bảo đảm thành công. Tuy nhiên, ai cũng quan ngại đến tham vọng chính trị của láng giềng khó tin Trung Cộng luôn luôn muốn nhảy vào chiếm ưu thế tại 3 Đặc khu.
Thứ ba, tuy bây giờ nhà nước tạm được hưởng những giây phút gió lặng, biển êm để xử phạt, hay trừng phạt những người dân biểu tình chống Đặc khu mà nghĩ mình sẽ mãi mãi ở thế thượng phong. Ảnh hưởng của các cuộc biểu tình bất bạo động và bạo động ở Bình Thuận vẫn còn âm ỷ trong nhân dân. Một làn sóng bất mãn ngầm đã xuất hiện trong quần chúng, nhưng đám Giặc Cờ Đỏ Có tên chính thức là “Liên Minh Cờ Đỏ”, do Công an tổ chức chống phá và khủng bố dân chống đảng đàn áp, đã tàn lụi.
Chúng đã bị nhân dân nhận diện từ sau buổi ra mắt ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công Giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.
Do đó, bất cứ động thái nào mới của đảng nhằm làm sống lại Luật Đặc khu có lợi cho Trung Cộng cũng chỉ làm cháy bùng lên ngọn lửa tranh đấu của nhân dân.
NHỮNG QUAN TÂM
Vì vậy mà chuyên gia Kinh tế bà Phạm Chi Lan đã nói với BBC tiếng Việt ngày 03/08/2018:” Tốt nhất là nên bỏ Luật Đặc khu”. Bà cũng “hy vọng vẫn còn có những tiếng nói thuyết phục nhà nước về việc không cần thiết phải có đặc khu kinh tế.”
Trong khi đó TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng: “Xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?”
Ông Dũng đặt câu hỏi: "Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội. Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm". (báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
VỐN ĐÂU RA ?
Ngoài quan tâm về chính trị-kinh tế và quốc phòng trước nguy cơ rơi vào tay Trung Cộng, nhiều bài báo trong nước còn đặt vấn đề tìm đâu ra vốn đầu tư. Theo một bài viết trên VOV (Voice of Vietnam, Tiếng nói Việt Nam, ngày 11/05/2018) thì:” Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.”
Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa “chốt”.
“Trước con số này”, VOV viết tiếp, “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền.”
CẦN ĐẶC KHU LÀM GÌ ?
Nhưng tại sao Bộ Chính trị lại ráo riết thúc đẩy thành lập 3 Đặc khu làm gì trong khi Việt Nam đã có tới 362 khu kinh tế ? Thắc mắc này chưa ai trả lời được, nhưng khi 3 vị trí chiến lược quốc phòng xuất hiện trong đề nghị gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì nhiều chuyên gia, trí thức và cựu tướng lãnh trong Quân đội bắt đầu quan ngại cho an ninh quôc gia.
Tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Văn Được — Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã nói tại Quốc hội:” Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi".
Do đó, tướng Được nghi vấn:” 70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy". (theo báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018)
Bộ Chính trị CSVN do Tổng Bí thư thân Tầu, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, đã hối thúc thành lập 3 Đặc khu tại phiên họp ngày 17-03-2017. Sau đó Kết luận số 21-TB/TW gồm 6 điểm được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký tên ban hành ngày 22/03/2017 quy định “về các đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)”.
Nguyên văn 3 điểm quan trọng gồm:
1-Đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đề án lớn, có nhiều vấn đề mới và khó, nhưng đã được trình bày cụ thể, rõ ràng, Bộ Chính trị đánh giá cao việc chuẩn bị đề án. Đây là chủ trướng lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại hội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
2-Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhắm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đầy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. Cơ cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinnh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định.
3-Đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ; giao Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên là đại diện các bộ, ngành, các địa phương có đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và các chuyên gia tham gia.
Nhưng Việt Nam đã từng thất bại khi làm Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo là “đặc khu” đầu tiên ra đời năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.
Sau đó, trong giai đoạn Đổi Mới thì Việt Nam lại ra đời các khu gọi là “kinh tế mở” ở các tỉnh miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng nhưng cũng vẫn không tạo được sức đột phá cần thiết.
Cho đến nay, theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam:” Có 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập. Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về môi trường và công nghệ.”
Tuy nhiên, theo tài liệu phổ biến trên Internet thì : “ Việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối.”
Văn kiện này kết luận:“Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho đầu tư.
Để các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá.”
LÝ DO CHỐNG
Nhưng người dân và các chuyên gia kinh tế không nhìn cùng hướng với Bộ Chính trị. Họ yêu cầu nhà nước phải rà soát lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất xem làm ăn ra sao, xấu, tốt chỗ nào để trả lời cho người dân biết tại sao phải có thêm 3 Đặc khu, mà lại ở 3 vị trí sống còn của đất nước ?
Dân cũng muốn Bộ Chính trị trả lời tại sao :” Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD) ?” (theo Zing.VN, ngày 28/05/2018)
Zing.VN viết tiếp:” Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.”
Các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do các Bộ quản lý điều hành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nộng nghiệp và Bộ Thông tin&Truyền thông (TTTT)
Ngoài ra dân cũng thắc mắc tại sao Bộ Quốc phòng lại có riêng một Cục Kinh tế để “thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội nhân dân Việt Nam” ?
Theo tài liệu chính thức thì Cục này được “ thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998” có nhiệm vụ:
• Chỉ đạo các loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt động sản xuất kinh tế.
• Nghiên cứu, vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của Quân đội.
• Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực kinh tế.
• Quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng. Các chương trình kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm.
• Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế.
Tham gia quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy Quốc hội hay Cơ quan thanh tra của đảng hoặc nhà nước công bố việc thanh tra, hoặc giám sát việc làm ăn của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng.
Công ty lớn nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, tên tiếng Anh là Viettel Group, thành lập năm 2004. Tính đến năm 2017, tổng cộng có 70,000 nhân viên trong và ngoài nước. Trị giá tài sản là 11 tỷ Dollars vào năm 2015, lợi tức hàng năm khoảng 2 tỷ Dollars.
LUẬT ĐẶC KHU
Cần nhắc lại rằng, dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 85 Điều, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Nội dung Luật đã gây bất bình tại Quốc hội và trong người dân trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, cựu Đại biều Quốc hội và các cựu đảng viên cao cấp, vì Luật đã dành qúa nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Rất nhiều người đã quan ngại và quyết liệt chống nếu những ưu đãi về đất đai, đầu tư du lịch, nhà ở, cửa biển, hải cảng, sân bay và kinh tế như quy hoạch trong dự luật, lọt vào tay các nhà đầu tư Trung Cộng, những người lúc nào cũng nuôi tham vọng chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam như họ đã làm tại Bauxite Tây Nguyên và gang thép Formosa Hà Tĩnh.
Riêng về thuế và các dịch vụ tài chính, các ưu đãi đó bao gồm:”Miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm một nửa trong các năm tiếp theo. Thậm chí, nếu là nhà quản lý, nhà khoa học, hay chuyên gia được miễn thuế tới 10 năm đầu, nhưng không quá 2030. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Nhà đầu tư được thuê đất tối đa 99 năm so với mức tối đa 70 năm hiện tại.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu tại khu phi thuế quan, được lưu hành tự do ngoại tệ và có thể làm visa ngay tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.” (theo phân tích của VOV.VN, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 22/04/2018)
Điểm quan trọng nhất gây bất bình trong nhân dân là, trong dự luật Đặc khu nguyên thủy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã viết nguyên văn tại Khoản 1, Điều 32 nói về “Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:“Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Đó là lý do tại sao đã có hàng chục ngàn người dân đủ mọi thành phần đã bất ngờ tự phát biểu tình chống Đặc khu và Luật an ninh mạng (Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018) từ Nam ra Bắc. Họ đã giương cao các các biểu ngữ cầm tay và băng rôn (band-role) chống Đặc khu, chống Trung Quốc và thề không cho Trung Quốc thuê đất, dù chỉ 1 ngày.
Các biểu ngữ khác còn có nội dung:
“Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
-“Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"
-“Bài học từ Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất.”
“Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
--“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, hàng ngàn người dân đã tràn ngập nhiều ngả đường phố suốt ngày và đêm 10/06/2018 tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều thành phố khác để chống Luật thành lập 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Trước ngày dân biểu tình và trước sức ép của dư luận, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp đến 3 giờ sáng ngày 09/6/2018 để quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu đến kỳ họp 6 của Quốc hội vào tháng 10/2018.
Sau đó, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm.
Lý do dân chống vì ai cũng lo ngại Luật này sẽ mở đường cho Trung Quốc vào cướp đất di dân để chiếm đóng 3 vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng của Việt Nam:
-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) , cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Theo tài liệu của nhà nước CSVN thì:”Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hoá ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).”
Như vậy, sau khi bị nhân dân phản đối để phải lùi thêm từ kỳ họp 5 tháng 6/2018 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018 rồi bây giờ Thường vụ Quốc hội lại bỏ lửng cho đến cuối năm thì Luật Đặc khu không chết cũng ngấp ngoái. -/-
Phạm Trần
(08/018)
Thông Báo
Mời tham dự hành hương Đức Mẹ La Vang tại Phoenix Arizona
LM. Bùi Lam Sơn
08:32 09/08/2018
Kính mời tham dự Đại Hội ThánhMẫu La Vang tại giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary, Canada
Lm Nguyễn Đức Vượng
16:03 09/08/2018
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Blur Transition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:01 09/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi clip sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau được thực hiện bằng Blur Transition.
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem mình có thấy được cái Effect Control Window hay không? Nếu không thấy, bạn chọn menu Window rồi tick vào Effect Control.
Bước thứ nhất là bạn dùng con mouse click vào cái Project Panel, sau đó chọn lần lượt các menu File, rồi New, rồi Adjustment Layer. Nhấn OK.
Bạn hãy drag cái Adjustment Layer trên hai cái clip sao cho nó nằm hai bên cái edit point, tức là chỗ hai cái clip tiếp giáp nhau.
Bây giờ, bạn click trên clip thứ nhất để chọn cái clip này.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END – END là kết thúc chứ không phải là N for November đâu.
Làm như thế, bạn kéo cái timeline marker xuống cuối cái clip thứ nhất, tức là chỗ edit point.
Bây giờ vẫn giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Right Arrow 2 lần.
Mỗi lần bạn giữ phím Shift xuống và nhấn phím Right Arrow, bạn kéo cái timeline marker tới trước 5 frames. 2 lần như vậy là 10 frames.
Bây giờ bạn dùng Razor Tool , tức là tool có hình dao lam cắt ở chỗ timeline marker.
Giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Left Arrow 4 lần rồi dùng Razor Tool cắt ở chỗ timeline marker.
Như vậy, bạn sẽ có cái Adjustment clip dài 20 frames và trung điểm của nó chính xác ở cái edit point.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Gausian Blur
Hãy drag nó vào cái Adjustment clip.
Bây giờ, click vào cái Adjustment clip, rồi nhấn Shift-Home để ra đầu clip.
Trong cái Effect Control Window, bạn tìm cái Gausian Blur và click vào cái timer của Bluriness để có thể tạo ra các Key Frames. Giá trị default của Bluriness hiện nay là 0. Hãy giữ nguyên như thế. Bạn sẽ thấy Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ nhất.
Bây giờ, giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím Right Arrow 2 lần để kéo timeline marker vào chính giữa cái Adjustment clip. Sửa Bluriness thành 300. Bạn sẽ thấy Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ hai.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím Right Arrow 2 lần để kéo timeline marker vào cuối cái Adjustment clip. Sửa Bluriness thành 0. Bạn sẽ thấy Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ ba.
Right click trên cái Key Frame thứ ba, chọn menu Ease In.
Right click trên cái Key Frame thứ hai, chọn menu Bezier .
Right click trên cái Key Frame thứ nhất, chọn menu Ease Out.
Hãy nhớ tick vào cái Repeat Edge Pixels này nhé.
Gần xong rồi.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Cross Dissolve
Drag Cross Dissolve vào cái clip thứ hai.
Right click trên cái Cross Dissolve. Trong cái panel effect, bạn sửa Duration thành 00:00:00:20, và cái Alignment thành Center At Cut.
Như vậy là xong.
Di chuyển cái timeline marker xung quanh cái đoạn transition, bạn sẽ thấy thành quả mình vừa tạo ra.
Nếu thấy hình ảnh bị giựt thì bạn kéo cái timeline marker về phía trước cái đoạn transition 1 chút rồi nhấn vào phím I. Rồi bạn kéo cái timeline marker về phía sau cái đoạn transition 1 chút. Nhấn phím O. Rồi nhấn phím Enter. Adobe Premirer sẽ render và play cái khúc đó.
Kim Thúy xin được giải thích thêm điều này.
Adjustment Layer là khái niệm mới được phát triển sau này.
Trước đây, khi muốn thực hiện các thao tác trên một phần của một cái clip, ta phải dùng Razor Tool để cắt cái clip thành hai clips nhỏ khác nhau với mục đích là cô lập các thao tác trên cái phần mình muốn thực hiện.
Khi ta đặt Adjustment Layer trên một cái clip, ta có thể thực hiện các thao tác trên cái Adjustment Layer này và nó sẽ có tác dụng trên cái clip ngay bên dưới nó. Như thế, ta không cần thao tác trực tiếp trên cái clip bên dưới. Cái lợi hiển nhiên là ta có thể giới hạn các video effects trên một chiều dài nhất định là chiều dài của cái Adjustment Layer, thay vì trên toàn chiều dài của cái clip bên dưới.
Một bí quyết khác là không phải lúc nào bạn cũng có chọn menu File, New, Adjustment Layer. Bạn phải dùng con mouse click vào cái Project Panel để làm cho cái Project Panel trở thành active thì mới chọn được menu File, New, Adjustment Layer.
Chúc các bạn thành công nhé.
Kỹ thuật truyền hình: Track Matte Key Transition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:38 09/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi clip sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau được thực hiện bằng Track Matte Key Transition.
Để thực hiện một Track Matte Key Transition, trước hết bạn cần download một file dot mov, hay dot mp4. Địa chỉ download file dùng trong bài thực hành này có thể tìm thấy trong bài viết được đăng trên VietCatholic và trong Description trên YouTube.
Link để download file thực hành: https://tinyurl.com/ycdo4udb
Track Matte Key là gì? Thưa, Matte là biến thể của chữ Mask, có nghĩa là mặt nạ. Track Matte nghĩa là mình muốn che đi một phần của một cái track.
Giả định là bây giờ chúng ta có 2 cái clips và muốn thực hiện một transition ở giữa.
Bước thứ nhất là bạn dùng con mouse drag cái file Track Matte mới download xuống vào trong project.
Bây giờ drag cái file transition đó vào trong time line, trên một layer cao hơn cái layer của 2 cái clips có sẵn.
Nhấn mouse vào cái file transition để select nó.
Kéo cái time line marker trên cái Track Matte. Như trong trường hợp này, bạn phát hiện ra trong cái Track Matte này thực ra nó gồm nhiều cái Track Mattes.
Nếu có nhiều cái Track Mattes như thế, bạn chọn một cái thôi và cắt bỏ đi những cái Track Mattes khác.
Muốn chọn, bạn dùng con mouse hay dùng các phím left arrow và right arrow để xác định chỗ bắt đầu có sự chuyển động, dùng Razor tool cắt ở chỗ đó.
Kế đó, bạn dùng con mouse hay dùng phím right arrow để di chuyển đến chỗ kết thúc sự chuyển động, dùng Razor tool cắt ở chỗ đó.
Bây giờ bạn sắp xếp như thế này nhé:
Cái Track Matte ở Video Layer 3.
Cái Clip thứ hai ở Video Layer 2.
Cái Clip thứ nhất ở Video Layer 1.
Điểm cuối của cái Track Matte trùng với chỗ kết thúc của cái clip thứ nhất.
Điểm bắt đầu của cái clip thứ hai trùng với chỗ bắt đầu của cái Track Matte.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Track Matte để tìm cái Track Matte Key Effect.
Drag nó vào cái clip thứ hai. Kim Thúy nói lại một lần nữa, bạn drag nó vào cái clip thứ hai.
Cái clip thứ hai, chứ không phải là cái Track Matte. Đó là lỗi thông thường của những người mới học Track Matte Key. Xin nhớ rằng không bao giờ bạn drag cái Track Matte Key effect vào một cái Track Matte.
Click vào cái clip thứ hai. Trong cái Effect Window, bạn chọn Matte là Video 3, tức là cái Track Matte.
Chỗ Composite Using bạn chọn là Matte Luma. Cái Track Matte Kim Thúy dùng trong bài thực hành này là Luma nên bạn phải chọn là Matte Luma.
Trong thực tế, các Track Mattes bạn download từ Internet có thể Matte Alpha. Nếu bạn không chắc thì cứ chọn Matte Luma. Nếu không thấy có tác dụng gì thì chọn Matte Alpha.
Khi chọn Matte Luma, bạn có thể phải tick ở chỗ Reverse.
Di chuyển cái Time line marker, bạn sẽ thấy tác dụng.
Sau khi thực hành thành công bài này, bạn cũng có thể dùng các Track Mattes khác với cùng một nguyên tắc.
Google những từ như Track Matte Key Transition, các bạn sẽ thấy vô số những transitions làm sẵn miễn phí trên Internet. Chỉ cần bạn cẩn thận coi chừng bị virus khi download.
Chúc các bạn thành công.