Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 09/08: Lửa thử Vàng – Gian nan thử Đức – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:22 08/08/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm".
Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel".
Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống".
Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.
Đó là lời Chúa
Không đáp lại một lời
Lm. Minh Anh
15:11 08/08/2023
KHÔNG ĐÁP LẠI MỘT LỜI
“Chúa Giêsu không đáp lại một lời!”.
Gioan Maria Vianney, một người mà đầu đời, dường như Thiên Chúa không đáp lại một lời với chủng sinh này. Sức khoẻ kém, trí khôn giới hạn, học lực khiêm tốn. Vậy mà, nhờ kiên trì, Vianney làm linh mục. Suốt 40 năm, Vianney đã đốt lên ‘ngọn nến đời mình’ cho đến khi không còn gì để tiêu hao. Ấy thế, “Tù nhân chiếc hộp giải tội” đã làm thánh, đến nỗi Lyon phải xây nhà ga mới, tăng các chuyến tàu từ Ars để phục vụ hàng vạn linh hồn!
Kính thưa Anh Chị em,
Thiên Chúa thường im lặng, đó là một sự thật! Tin Mừng hôm nay chứng thực điều đó. Một phụ nữ ngoại giáo cứ lẽo đẽo theo sau Thầy trò Chúa Giêsu, xin Ngài chữa cho con gái mình; vậy mà phản ứng đầu tiên của Ngài là ‘không đáp lại một lời!’.
Thật ngạc nhiên, hiện thân của một Thiên Chúa xót thương ‘không đáp lại một lời’ trước nài nỉ của một người mẹ khốn khổ; ngạc nhiên hơn, sau sự can thiệp của các môn đệ, Ngài bảo, “Thầy chỉ được sai đến cùng các chiên lạc nhà Israel!”, “Đấng Cứu Độ Muôn Dân” chỉ đến với chiên lạc Israel? Chưa hết, những lời ‘muối mặt’ không thể hiểu nổi, “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho cún!”. Thật sốc! Nhưng rõ ràng, do sự quan phòng, Chúa Cha đã lôi kéo cô đến với Ngài và Ngài đã ‘tương tác’ với sự lôi kéo này, không phải để thô lỗ hay từ rãy nhưng cho phép cô thể hiện một đức tin vốn còn ‘rất thiếu’ nơi nhiều người. Đó là lý do tại sao, thoạt tiên, Ngài từ chối!
Trong cuộc sống, nhiều lúc xem ra Thiên Chúa rất câm nín. Nhưng nếu Ngài câm nín, chúng ta phải biết, Ngài có lý do. Ngài không bao giờ ngoảnh mặt; đúng hơn, sự im lặng của Ngài là một cách thức để lôi kéo chúng ta đến gần Ngài hơn; hơn cả việc Ngài muốn chúng ta thuộc về Ngài tức thì ngay khi Ngài hét ‘thật to, thật rõ’ điều đó! Im lặng của Chúa không nhất thiết là dấu hiệu của việc Ngài chẳng thiết tha gì đến chúng ta, nhưng đó thường là ‘một hành động mang tính thanh luyện’ nhằm mời gọi chúng ta biểu lộ đức tin của mình lên một cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và dĩ nhiên, mạnh mẽ hơn.
Sách Dân Số hôm nay, cách nào đó, cho thấy sự lạnh lùng của Thiên Chúa. Ngài nói thật nhiều, nhưng khác nào, đã ‘không đáp lại một lời’ trước những con người mà Ngài gọi là “cộng đồng hư đốn”. Ngài phán, “Cộng đồng hư đốn này đã cấu kết với nhau chống lại Ta. Trong sa mạc này chúng sẽ bị tiêu diệt và sẽ chết hết!”. Nói thì vậy, nhưng Ngài đã không làm thế! Quả vậy, nhờ lời cầu khẩn của Môsê, Ngài tha cho dân. Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ tâm tình, “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con, bởi lòng thương dân Ngài!”.
Anh Chị em,
“Ngài không đáp lại một lời nào!”. Biết bao lần Thiên Chúa câm nín trước con người như Ngài đã câm nín trước Giêsu, Con Một! Ngài đang câm nín trước một cuộc chiến vô lý không hồi kết; Ngài câm nín khi hàng vạn người không nhà không cửa vì trận lũ 140 năm mới có một lần! Đúng như sách Dân Số cho thấy, Thiên Chúa thanh luyện con người theo cách của Ngài, vào giờ của Ngài, với lòng thương xót và ý muốn thánh thiện của Ngài. Phần bạn và tôi, cứ kiên trì cầu nguyện và đốt lên ‘ngọn nến đời mình’ cho đến khi không còn gì để tiêu hao!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cả khi con xem ra không còn gì để mất, xin cho đầu gối con được sưng lên vì kiên tâm ngước lên Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Việc tới thăm các giám mục của nhà lãnh đạo Việt Nam phản ảnh chiến lược ‘từng bước nhỏ’ của Vatican tại Châu Á
Vũ Văn An
18:15 08/08/2023
John L. Allen Jr. trên tạp chí CruxNow ngày 8 tháng 8 năm 2023, nhận định rằng:
Mặc dù không gây chú ý trên hoàn cầu, nhưng một cuộc họp quan trọng đã diễn ra tại Sài Gòn vào thứ Hai: Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã đến thăm Hội đồng Giám mục Công Giáo của đất nước, ca ngợi vai trò của Giáo Hội trong đại dịch Covid-19, nói một cách nồng nhiệt về cuộc gặp gỡ gần đây của ông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cam đoan sẽ xem xét khả thể mở các trường Công Giáo.
Vì sự thù địch lịch sử giữa Giáo hội và nhà nước ở Việt Nam kể từ năm 1975, các nhà quan sát cho rằng chuyến thăm thể hiện một bước quan trọng đối với việc nối lại quan hệ.
Chuyến thăm đã thu hút việc tường trình nổi bật của Vatican News cũng như cơ quan truyền thông nhà nước, và có khả năng được coi là sự xác nhận thêm rằng chính sách “các bước nhỏ” của Vatican với các quốc gia chính thức cộng sản của Châu Á đang có hiệu quả – một kết luận được hầu hết các nhà quan sát tin tưởng, vì sự liên quan rõ ràng đối với mối quan hệ của Vatican với Trung Quốc.
Ông Thưởng đã thực hiện chuyến thăm trụ sở Hội Đồng Giám Mục với phái đoàn gồm 10 viên chức chính phủ, còn phía Giáo hội gồm 9 giám mục, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng của Sàigòn, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, cùng với năm linh mục và hai nữ tu.
Một tuyên bố của các giám mục sau đó đã mô tả cuộc họp, kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, là “cởi mở” và “chân thành”.
Việc Ông Thưởng rõ ràng sẵn sàng xem xét tình hình của các trường Công Giáo được coi là đặc biệt quan trọng. Sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản vào năm 1975, Giáo hội chỉ được phép điều hành các trung tâm chăm sóc học sinh ban ngày, chứ không phải các trường tiểu học, trung học hoặc trung học phổ thông.
Vào năm 2016, trường đại học Công Giáo đầu tiên kể từ khi cộng sản tiếp quản đã được khai trương với sự chấp thuận của cả Vatican lẫn chính phủ quốc gia.
Ước tính có khoảng bảy triệu người Công Giáo ở Việt Nam, chiếm khoảng bảy phần trăm tổng dân số cả nước. Giáo Hội có 3,000 giáo xứ trên khắp đất nước, 7,700 cơ sở khác và 11 chủng viện được phục vụ bởi 8,000 linh mục và 41 giám mục đang hoạt động.
Chuyến viếng thăm hội đồng giám mục diễn ra sau chuyến công du Châu Âu từ ngày 23 đến 28 tháng 7 của Ông Thưởng, bao gồm các chuyến thăm cấp nhà nước tới cả Áo và Ý cũng như cuộc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các viên chức cấp cao khác của Vatican vào ngày 27 tháng 7.
Trong cuộc gặp gỡ đó, Việt Nam và Vatican đã công bố một thỏa thuận cho phép bổ nhiệm một đại diện giáo hoàng thường trú tại Việt Nam. Mặc dù thỏa thuận không đạt được các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ, nhưng nó được coi là một bước quan trọng theo hướng đó. Vatican có đại diện không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Theo tường thuật của Vatican News, Ông Thưởng nói với các giám mục rằng ông đã có ấn tượng tốt đẹp về cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, bắt đầu với việc cuộc gặp kéo dài hơn dự kiến và ông cũng có thể đưa vợ đến gặp Đức Giáo Hoàng.
Ông Thưởng cho biết rằng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tình huynh đệ nhân loại, cũng như sự cần thiết của việc đối thoại và lắng nghe lẫn nhau. Trong phiên họp của ông với các giám mục, các ngài đã tặng Ông Thưởng một bức ảnh đóng khung về cuộc gặp gỡ của ông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cả bản dịch tiếng Việt thông điệp Fratelli Tutti của Đức Giáo Hoàng.
Sự tan băng dần dần trong quan hệ Vatican-Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Hồng Y người Pháp Roger Etchegaray, lúc đó là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một viên chức cấp cao của Vatican tới Việt Nam kể từ năm 1975.
Bắt đầu từ năm 1996, Vatican và chính phủ Việt Nam bắt đầu tổ chức các cuộc họp song phương thường xuyên, một phần để giải quyết những khó khăn về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo trong nước. Cuối cùng, một thỏa thuận đã được ký kết theo đó Vatican đệ trình ba tên cho một chức vụ giám mục và chính quyền Việt Nam chọn một tên, người được đề cử sau đó sẽ được chính thức hóa bởi Đức Giáo Hoàng.
Thỏa thuận đó đã được đàm phán một phần bởi Đức ông Pietro Parolin lúc bấy giờ, vào thời điểm đó là thứ trưởng của Vatican về quan hệ với các quốc gia, hiện nay là Hồng Y Quốc vụ khanh và kiến trúc sư chính của chiến lược Trung Quốc của Vatican.
Khi công bố thỏa thuận mới về một đại diện thường trú của Đức Giáo Hoàng, hai bên cho biết một phần vai trò của vị này sẽ là hỗ trợ “cộng đồng Công Giáo Việt Nam thực hiện các cam kết của mình theo tinh thần luật pháp, và luôn được huấn quyền của giáo hội truyền cảm hứng, để thực hiện thiên chức 'đồng hành cùng dân tộc' và là 'người công dân tốt, người Công Giáo tốt'.”
Hình ảnh đẹp đáng nhớ của Đại Hội Giới trẻ Thế giới 2023: Những người bạn nâng một thanh niên ngồi trên xe lăn lên nắm bắt được ý nghĩa của Giáo hội.
Thanh Quảng sdb
19:07 08/08/2023
Hình ảnh đẹp đáng nhớ của Đại Hội Giới trẻ Thế giới 2023: Những người bạn nâng một thanh niên ngồi trên xe lăn lên nắm bắt được ý nghĩa của Giáo hội.
“Todos, todos, todos” (“Mọi người, mọi người, mọi người”): Từ ngữ đó đã trở thành khẩu hiệu của Đại hội Giới trẻ Thế giới Lisbon, sau bài phát biểu đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô với những người trẻ tụ họp tại buổi lễ chào đón ĐTC vào ngày 3 tháng 8. Một Giáo hội rộng mở cho tất cả mọi người, phổ quát, kêu gọi mọi người bước theo Chúa Kitô.
Và nếu có một bức ảnh tượng trưng cho lời kêu gọi này, thì đó là bức ảnh của một thanh niên người Brazil bị khuyết tật được bạn bè nhấc bổng lên trên chiếc xe lăn, để anh cũng có thể nhìn thấy Đức Thánh Cha vào đêm canh thức, Thứ bảy, ngày 5 tháng 8.
Cha Omar Sánchez Portillo, một linh mục được biết đến với phong trào đoàn kết sâu rộng ở Peru, đã chia sẻ bức ảnh trên mạng xã hội của ngài. Tấm hình đã nhanh chóng lan truyền vì niềm vui thuần khiết, sâu sắc mà tấm hình tỏa ra. Cha ấy nói: “Đối với tôi, bức ảnh này phản ánh toàn diện những yếu tính về Giáo hội: tính phổ quát, niềm vui, hy vọng và tình yêu thương.”
“Todos, todos, todos” (“Mọi người, mọi người, mọi người”): Từ ngữ đó đã trở thành khẩu hiệu của Đại hội Giới trẻ Thế giới Lisbon, sau bài phát biểu đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô với những người trẻ tụ họp tại buổi lễ chào đón ĐTC vào ngày 3 tháng 8. Một Giáo hội rộng mở cho tất cả mọi người, phổ quát, kêu gọi mọi người bước theo Chúa Kitô.
Và nếu có một bức ảnh tượng trưng cho lời kêu gọi này, thì đó là bức ảnh của một thanh niên người Brazil bị khuyết tật được bạn bè nhấc bổng lên trên chiếc xe lăn, để anh cũng có thể nhìn thấy Đức Thánh Cha vào đêm canh thức, Thứ bảy, ngày 5 tháng 8.
Cha Omar Sánchez Portillo, một linh mục được biết đến với phong trào đoàn kết sâu rộng ở Peru, đã chia sẻ bức ảnh trên mạng xã hội của ngài. Tấm hình đã nhanh chóng lan truyền vì niềm vui thuần khiết, sâu sắc mà tấm hình tỏa ra. Cha ấy nói: “Đối với tôi, bức ảnh này phản ánh toàn diện những yếu tính về Giáo hội: tính phổ quát, niềm vui, hy vọng và tình yêu thương.”
Church Documents
Cẩm Hạnh - News 09 Aug 2023
VietCatholic Media
21:32 08/08/2023
1. Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho sự kiện “The Change” - WYD 2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video bằng tiếng Tây Ban Nha cho những người tham gia WYD để ca ngợi, thờ phượng và làm chứng Kitô giáo được gọi là “Sự thay đổi”, được tổ chức tại Estadio da Luz của Benfica, Lisbon. Cuộc họp được triệu tập bởi tổ chức Associação Rodrigues Pereira hay truyền giáo-lôi cuốn cùng với CHARIS. Các nhà tổ chức ước tính có khoảng 45.000 thanh niên từ các truyền thống Kitô giáo khác nhau đã có mặt. Đây là một sự kiện diễn ra một ngày ngay sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha, gợi lại việc Vua Đa-vít ngợi khen và nhảy múa trước Thiên Chúa, mời gọi tất cả những người tham gia “ca ngợi Thiên Chúa...trong niềm hân hoan,” như một phần của Ngày Giới trẻ Thế giới 2023. Ngài lặp lại lời kêu gọi hiệp nhất và cảm ơn mọi người vì những nỗ lực trong việc mang các Kitô hữu lại với nhau.
2. USCCB kêu gọi nhớ đến thảm kịch của bom hạt nhân
Vào tháng 7 năm 1945, như một phần của “Proyecto Manhattan”, Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một vụ thử hạt nhân theo ý muốn của Nuevo México, Estados Unidos. Chỉ một tuần sau, hai quả bom hạt nhân phát nổ ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Vào ngày kỷ niệm thảm kịch, Hội đồng Giám mục Nghĩa vụ Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra một tuyên bố.
Tuyên bố được ký bởi Đức Cha David J. Malloy, chủ tịch của Ủy ban công lý và hòa bình, kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân đang diễn ra, và tái lập các “kiến trúc kiểm soát vũ khí đã bị phá vỡ”.
3. Hy vọng của Đức Tổng Giám Mục thủ đô Hàn Quốc
Đức Cha Phêrô Trịnh Thuần Trạch, Tổng giám mục Giáo phận thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc, hy vọng dự án Ngày Quốc tế Giới trẻ tại đây sẽ giúp đẩy mạnh việc mục vụ giới trẻ, đồng thời ngài bày tỏ vui mừng vì quyết này của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục năm nay 62 tuổi, thuộc Dòng Camêlô nhặt phép, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục hồi cuối tháng Mười năm 2021.
Tuyên bố tại Lisbon, sau khi Đức Thánh Cha thông báo quyết định chọn Hán Thành hay Seoul làm nơi diễn ra Ngày Quốc tế Giới trẻ lần tới vào năm 2027, Đức Tổng Giám Mục Trịnh Thuần Trạch cho biết các tín hữu Công Giáo chiếm 10% dân số Hàn Quốc, điều này có nghĩa là đất nước này vẫn cần được loan báo Tin mừng mạnh mẽ. “Tôi tin rằng Ngày Quốc tế Giới trẻ 2027 sẽ là một cơ hội rất tốt để các tín hữu Công Giáo khơi lên và phát triển sức mạnh tinh thần của mình, cũng như sự trưởng thành trong đức tin. Trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm chúng ta là con cái của cùng Thiên Chúa”.
Đức Tổng Giám Mục Trịnh Thuần Trạch ghi nhận đây là lần thứ hai Ngày Quốc tế Giới trẻ được tổ chức tại Á châu, sau Manila năm 1995. Tại Hán Thành, có lẽ sẽ không tập họp được hàng triệu người trẻ Công Giáo như Lisbon, nhưng ngày nay nhiều người trẻ có một tương quan với văn hóa Hàn Quốc, tuy là chỉ qua nhạc POP và những loạt phim từ nước này. Có lẽ nhiều người sẽ có ấn tượng mạnh vì sự phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc trong nhiều lãnh vực.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc lại Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2008 ở Australia, trong số 400.000 người tham dự, có một nửa đến từ nước ngoài. “Chúng tôi cũng hy vọng có tỷ lệ như thế tại Hán Thành, và có thể là hơn nữa. Hàng triệu tham dự viên, đó là con số không có được. Tôi mong muốn người trẻ từ các nước Á châu sẽ tham dự bao nhiêu có thể vào năm 2027”.
Đức Cha Trịnh Thuần Trạch cũng tiết lộ rằng trong ba năm đại dịch, số người trẻ Công Giáo tham dự thánh lễ ở Hàn Quốc suy giảm, và ngài thành thực hy vọng tình trạng này sẽ thay đổi nhờ bốn năm chuẩn bị cho Ngày Quốc tế Giới trẻ và chính biến cố này, nhờ phát triển việc mục vụ giới trẻ.
Sau cùng, Đức Tổng Giám Mục nói là chưa biết rõ Ngày Quốc tế Giới trẻ 2027 sẽ diễn ra vào ngày tháng nào và tại địa điểm nào, các giám mục Hàn Quốc chưa thảo luận về vấn đề này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video bằng tiếng Tây Ban Nha cho những người tham gia WYD để ca ngợi, thờ phượng và làm chứng Kitô giáo được gọi là “Sự thay đổi”, được tổ chức tại Estadio da Luz của Benfica, Lisbon. Cuộc họp được triệu tập bởi tổ chức Associação Rodrigues Pereira hay truyền giáo-lôi cuốn cùng với CHARIS. Các nhà tổ chức ước tính có khoảng 45.000 thanh niên từ các truyền thống Kitô giáo khác nhau đã có mặt. Đây là một sự kiện diễn ra một ngày ngay sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha, gợi lại việc Vua Đa-vít ngợi khen và nhảy múa trước Thiên Chúa, mời gọi tất cả những người tham gia “ca ngợi Thiên Chúa...trong niềm hân hoan,” như một phần của Ngày Giới trẻ Thế giới 2023. Ngài lặp lại lời kêu gọi hiệp nhất và cảm ơn mọi người vì những nỗ lực trong việc mang các Kitô hữu lại với nhau.
2. USCCB kêu gọi nhớ đến thảm kịch của bom hạt nhân
Vào tháng 7 năm 1945, như một phần của “Proyecto Manhattan”, Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một vụ thử hạt nhân theo ý muốn của Nuevo México, Estados Unidos. Chỉ một tuần sau, hai quả bom hạt nhân phát nổ ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Vào ngày kỷ niệm thảm kịch, Hội đồng Giám mục Nghĩa vụ Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đưa ra một tuyên bố.
Tuyên bố được ký bởi Đức Cha David J. Malloy, chủ tịch của Ủy ban công lý và hòa bình, kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân đang diễn ra, và tái lập các “kiến trúc kiểm soát vũ khí đã bị phá vỡ”.
3. Hy vọng của Đức Tổng Giám Mục thủ đô Hàn Quốc
Đức Cha Phêrô Trịnh Thuần Trạch, Tổng giám mục Giáo phận thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc, hy vọng dự án Ngày Quốc tế Giới trẻ tại đây sẽ giúp đẩy mạnh việc mục vụ giới trẻ, đồng thời ngài bày tỏ vui mừng vì quyết này của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục năm nay 62 tuổi, thuộc Dòng Camêlô nhặt phép, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục hồi cuối tháng Mười năm 2021.
Tuyên bố tại Lisbon, sau khi Đức Thánh Cha thông báo quyết định chọn Hán Thành hay Seoul làm nơi diễn ra Ngày Quốc tế Giới trẻ lần tới vào năm 2027, Đức Tổng Giám Mục Trịnh Thuần Trạch cho biết các tín hữu Công Giáo chiếm 10% dân số Hàn Quốc, điều này có nghĩa là đất nước này vẫn cần được loan báo Tin mừng mạnh mẽ. “Tôi tin rằng Ngày Quốc tế Giới trẻ 2027 sẽ là một cơ hội rất tốt để các tín hữu Công Giáo khơi lên và phát triển sức mạnh tinh thần của mình, cũng như sự trưởng thành trong đức tin. Trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm chúng ta là con cái của cùng Thiên Chúa”.
Đức Tổng Giám Mục Trịnh Thuần Trạch ghi nhận đây là lần thứ hai Ngày Quốc tế Giới trẻ được tổ chức tại Á châu, sau Manila năm 1995. Tại Hán Thành, có lẽ sẽ không tập họp được hàng triệu người trẻ Công Giáo như Lisbon, nhưng ngày nay nhiều người trẻ có một tương quan với văn hóa Hàn Quốc, tuy là chỉ qua nhạc POP và những loạt phim từ nước này. Có lẽ nhiều người sẽ có ấn tượng mạnh vì sự phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc trong nhiều lãnh vực.
Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc lại Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2008 ở Australia, trong số 400.000 người tham dự, có một nửa đến từ nước ngoài. “Chúng tôi cũng hy vọng có tỷ lệ như thế tại Hán Thành, và có thể là hơn nữa. Hàng triệu tham dự viên, đó là con số không có được. Tôi mong muốn người trẻ từ các nước Á châu sẽ tham dự bao nhiêu có thể vào năm 2027”.
Đức Cha Trịnh Thuần Trạch cũng tiết lộ rằng trong ba năm đại dịch, số người trẻ Công Giáo tham dự thánh lễ ở Hàn Quốc suy giảm, và ngài thành thực hy vọng tình trạng này sẽ thay đổi nhờ bốn năm chuẩn bị cho Ngày Quốc tế Giới trẻ và chính biến cố này, nhờ phát triển việc mục vụ giới trẻ.
Sau cùng, Đức Tổng Giám Mục nói là chưa biết rõ Ngày Quốc tế Giới trẻ 2027 sẽ diễn ra vào ngày tháng nào và tại địa điểm nào, các giám mục Hàn Quốc chưa thảo luận về vấn đề này.
VietCatholic TV
Quá may: Giờ chót, Ukraine đập tan âm mưu ám sát Zelenskiy. Xe tăng Abrams của Mỹ lên đường đến Kyiv
VietCatholic Media
03:00 08/08/2023
1. Ukraine lật tẩy âm mưu ám sát Zelenskiy
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Foils Zelensky Assassination Plot”, nghĩa là “Ukraine lật tẩy âm mưu ám sát Zelenskiy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, công bố hôm thứ Hai rằng, chính quyền Ukraine đã phá vỡ một âm mưu nhằm ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Các nhà chức trách SBU đã bắt giữ một người Nga cung cấp thông tin, cô ta bị cáo buộc thu thập thông tin về chuyến thăm của Zelenskiy tới tỉnh Mykolaiv vào tuần trước. Cô bị cáo buộc đã tìm kiếm thông tin về thời gian anh ta sẽ ở những địa điểm cụ thể nào và lên kế hoạch truyền dữ liệu đó tới Nga. Quân Nga sẽ tiến hành một cuộc không kích để ám sát Tổng thống Zelenskiy, SBU cho biết như trên trong một tuyên bố.
Âm mưu bị cáo buộc diễn ra trong bối cảnh cuộc phản công mới nhất của Kyiv, trong đó các lực lượng Ukraine đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, bao gồm cả Crimea, khu vực mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014. Mặc dù đã có báo cáo rằng cuộc phản công đã diễn ra với tốc độ chậm hơn mong đợi, Ukraine tiếp tục tái chiếm các lãnh thổ do Nga kiểm soát, và tiến hành các cuộc không kích mới nhằm vào lãnh thổ Nga.
Người phụ nữ bị cáo buộc cung cấp thông tin chưa được xác định danh tính. SBU chỉ nói rằng cô ta là một phụ nữ sinh sống ở Ochakiv, một thành phố ở tỉnh Mykolaiv, từng làm việc tại một cửa hàng quân sự. Theo SBU, cô được hướng dẫn xác định vị trí của các hệ thống tác chiến điện tử và kho đạn dược của quân đội gần Ochakiv.
“Quân xâm lược” Nga sau đó bị cáo buộc đã lên kế hoạch sử dụng thông tin này để tiến hành các cuộc tấn công trong chuyến thăm của Zelenskiy. Theo tuyên bố, SBU đã triển khai “các biện pháp an ninh bổ sung” để bảo đảm an toàn cho tổng thống.
“SBU đã bắt quả tang kẻ phản bội khi cô ta đang cố chuyển thông tin tình báo cho những kẻ xâm lược,” tuyên bố cho biết.
Cô ta bị cáo buộc đã lái xe quanh khu vực mục tiêu và chụp ảnh cũng như quay video về các cơ sở của Ukraine để chuẩn bị thông tin tình báo cho Nga, SBU cho biết. Cô ta cũng cố gắng thu thập thêm thông tin tình báo thông qua các mối quan hệ của mình với hy vọng rằng những người quen sẽ “vô tình cung cấp một số thông tin nhất định”.
Nga đã không công khai trả lời những cáo buộc của Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với văn phòng của Zelenskiy và Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Zelenskiy đã viết trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter, vào hôm thứ Hai rằng ông ấy đã được thông báo tóm tắt về “tình hình ở tiền tuyến”.
“Tổng cục Tình báo và Cục Tình báo Nước ngoài đã cung cấp dữ liệu nhận được từ Nga. Chúng tôi hiểu rõ kế hoạch trước mắt của đối phương. Nhà lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine Malyuk đã báo cáo về cuộc đấu tranh chống lại những kẻ phản bội ở Ukraine,” ông viết.
Trong suốt cuộc chiến Ukraine, đã có một số nỗ lực ám sát Zelenskiy, đặc biệt là trong những tuần sau khi Putin phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Đến ngày 9 tháng 3, các cơ quan an ninh Ukraine nói rằng Zelenskiy đã sống sót sau hơn chục vụ ám sát.
2. Lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ chính thức được cấp phép vận chuyển tới Ukraine
Lô xe tăng Abrams đầu tiên mà Mỹ cung cấp cho Ukraine đã được phê duyệt để vận chuyển vào cuối tuần qua và những chiếc xe tăng này đang trên đường đến Ukraine vào đầu mùa thu, theo phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder,
“Chúng đã được chuẩn bị xong. Bây giờ chúng sẽ được đưa đến Âu Châu, rồi đến Ukraine, cùng với tất cả những thứ đi kèm với chúng. Đạn dược, phụ tùng thay thế, thiết bị nhiên liệu, cơ sở sửa chữa. Vì vậy, bạn biết đấy, nó không chỉ là những chiếc xe tăng, mà còn là một gói đầy đủ đi kèm với nó.”
CNN đưa tin, Mỹ bắt đầu huấn luyện người Ukraine sử dụng xe tăng vào tháng 5 tại Đức. 31 chiếc xe tăng dành cho Ukraine đã được tân trang và chuẩn bị vận chuyển trong vài tháng qua, và đã chính thức được chấp thuận chuyển giao vào cuối tuần qua.
Hoa Kỳ đã tăng tốc đáng kể thời gian vận chuyển xe tăng thông thường bằng cách quyết định vào đầu năm nay sẽ chuyển các mẫu M1-A1 cũ hơn thay vì phiên bản xe tăng hiện đại hơn.
3. 22 tù binh Ukraine được Nga trả tự do
Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng thống, cho biết sau khi bị giam giữ như tù nhân chiến tranh, 22 quân nhân Ukraine đã được trả tự do hôm thứ Hai.
“Hôm nay, thêm 22 binh sĩ Ukraine đã được trở về nhà sau khi bị giam cầm,” Yermak nói. Trong số đó có hai sĩ quan, phần còn lại là các binh nhì và hạ sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Họ đã tham gia vào các trận chiến ở các khu vực khác nhau, và có những người bị thương trong số những người được thả.”
Yermak cho biết người lính lớn tuổi nhất là 54 tuổi và người trẻ nhất là 23 tuổi.
Ông nói: “Mỗi người lính được giải phóng sẽ được phục hồi thể chất và tâm lý, tái hòa nhập và được điều trị cần thiết với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế.
Yermak cảm ơn Trụ sở Điều phối Đối xử với Tù binh Chiến tranh và nhóm của họ đã hỗ trợ.
“Chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ do Tổng thống giao phó và trả lại tất cả người dân của chúng tôi,” ông nói thêm.
4. Ít nhất 5 người thiệt mạng sau khi hỏa tiễn Nga tấn công một tòa nhà dân cư ở Pokrovsk
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ihor Klymenko cho biết ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương sau khi hỏa tiễn của Nga tấn công một tòa nhà dân cư ở Pokrovsk, một thành phố ở khu vực phía đông Donetsk.
Trong số những người bị thương có 19 cảnh sát, 5 nhân viên cấp cứu và một trẻ em, Klymenko cho biết trong một tin nhắn Telegram. Ông nói thêm: “Các đống đổ nát đang được dọn sạch.
“Các hoạt động tìm kiếm và cấp cứu đang diễn ra. Chúng tôi đang dọn dẹp đống đổ nát, giải cứu người dân khỏi khủng bố Nga”, Klymenko nói.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng hai hỏa tiễn tấn công một tòa nhà dân cư trong thành phố.
Một đoạn video cho thấy người dân và các đội cấp cứu đang cố gắng dọn dẹp một số đống đổ nát. Một người nằm trên cáng được chuyển vào xe cấp cứu.
Zelenskiy thề sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
“Chúng ta phải ngăn chặn khủng bố của Nga. Tất cả những người đấu tranh cho tự do của Ukraine đều có thể cứu được mạng sống. Tất cả mọi người trên thế giới giúp đỡ Ukraine sẽ cùng chúng tôi đánh bại những kẻ khủng bố”, ông Zelenskiy nói. “Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì họ đã làm trong cuộc chiến khủng khiếp này,” ông nói thêm.
5. Đệ nhất phu nhân Ukraine nói sau cuộc tấn công Pokrovsk rằng mỗi khi các tòa nhà dân cư bị tấn công, người dân Ukraine “đau đớn trở lại”.
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska cho biết hôm thứ Hai rằng các cuộc pháo kích của Nga vào các khu vực của khu vực Donetsk đã tiếp diễn trong nhiều năm và mỗi khi các tòa nhà dân cư bị tấn công người dân Ukraine lại “đau đớn trở lại”.
“Pokrovsk, vùng Donetsk. Pháo kích của đối phương đã không lắng xuống ở đây trong nhiều năm. Và mỗi cú đánh vào các tòa nhà dân cư lại gây ra hậu quả khác,” Zelenska nói. “Lần này, lực lượng cấp cứu đang giúp đỡ các nạn nhân trong một tòa nhà cao tầng thì bị hỏa hoạn. Một nhân viên cấp cứu thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình của họ.”
Những gì chúng ta biết cho đến nay về các cuộc tấn công: Ít nhất năm người thiệt mạng và hơn hai chục người bị thương trong các cuộc tấn công hôm thứ Hai vào thành phố này, theo các nhà chức trách.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã phóng hai hỏa tiễn tấn công tòa nhà dân cư trong thành phố và ông thề sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
6. Chính quyền Biden đang yêu cầu tài trợ bổ sung của Ukraine
Chính quyền Biden đang nghiên cứu một yêu cầu tài trợ bổ sung cho Ukraine, có khả năng sẽ sẵn sàng để Quốc hội xem xét vào mùa thu này.
Theo Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, Chính quyền “đang nghiên cứu một gói để Quốc hội xem xét vào mùa thu này,” đồng thời cho biết thêm rằng các chi tiết vẫn phải được Văn phòng Quản lý Ngân sách quyết định. “Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một trường hợp rất thuyết phục và hy vọng sẽ thu hút được sự ủng hộ của quốc hội để tiếp tục tài trợ—đặc biệt là cho việc tăng sản xuất vũ khí và mua vũ khí để hỗ trợ Ukraine.”
CNN trước đó đã đưa tin rằng Tòa Bạch Ốc không có kế hoạch yêu cầu Quốc hội tài trợ mới cho Ukraine trước khi kết thúc năm tài chính vào cuối tháng 9, khiến các quan chức chính quyền đối đầu với một số nhà lập pháp và nhân viên quốc hội, những người lo ngại rằng các quỹ có thể cạn kiệt vào giữa mùa hè.
Sự thiếu hụt kinh phí đó dường như không xảy ra, phần lớn là do Ngũ Giác Đài trước đây đã định giá quá cao số tiền mà họ đã chi cho vũ khí cho Ukraine tới 6,2 tỷ USD.
Vào tháng 12, Quốc hội đã phê chuẩn yêu cầu của chính quyền về khoản bổ sung 48 tỷ USD để giúp trang bị vũ khí cho Ukraine và chống lại đại dịch Covid-19, trong đó 36 tỷ USD được phân bổ riêng cho Ukraine.
7. Không quân 'siêu hạng' của Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's 'Superior' Air Force Keeps Failing in Ukraine”, nghĩa là “Không quân 'siêu hạng' của Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng không quân của Nga hầu như bị hạn chế bay trong không phận của mình do sức mạnh phòng không của Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Hai.
Báo cáo này là ví dụ mới nhất về việc lực lượng không quân từng được ca ngợi của Nga đã không đáp ứng được kỳ vọng trong cuộc chiến Ukraine.
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột sau cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022, nhiều chuyên gia dự đoán lực lượng không quân của ông sẽ thể hiện sức mạnh và giúp Nga giành chiến thắng nhanh chóng trước Ukraine. Nhưng thay vào đó, lực lượng không quân chủ yếu đứng bên lề, ngay cả khi lực lượng bộ binh Nga tiếp tục phải vất vả chiến đấu chống lại quân đội Kyiv.
Guy McCardle, chủ bút tờ Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek rằng bất chấp những báo cáo thuyết phục của Bộ Quốc phòng Anh, “Người Nga thực sự có một lực lượng không quân khá tốt. Họ chỉ muốn giữ nó nguyên vẹn.”
Trong bản cập nhật tình báo hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Anh đã viết rằng “trong suốt mùa hè, chiến đấu cơ chiến thuật của Nga thường thực hiện hơn 100 phi vụ mỗi ngày, nhưng chúng hầu như luôn bị hạn chế hoạt động trên lãnh thổ do Nga kiểm soát do mối đe dọa từ hệ thống phòng không của Ukraine.”
Bộ Quốc phòng Anh cũng lưu ý rằng sư đoàn Dù của Nga đã không đạt được nhiều thành công trong nỗ lực đóng góp vào cuộc chiến trên mặt đất.
Bộ Quốc phòng Anh viết: “Không quân Nga tiếp tục triển khai liên tục các nguồn lực đáng kể để hỗ trợ các hoạt động trên bộ ở Ukraine, nhưng không có tác dụng tác chiến có tính quyết định”.
Đánh giá của Anh sau những bình luận của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một lễ kỷ niệm quân sự vào hôm Chúa Nhật, trong đó ông nói rằng lực lượng phòng không của ông đã hạ gục hơn 5.500 mục tiêu trên không của Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết lực lượng của Kyiv đã đánh chặn hơn 3.500 máy bay, trực thăng và hỏa tiễn của Nga, cũng như bắn hạ hơn 2.000 máy bay không người lái tấn công của Mạc Tư Khoa.
McCardle cho biết điều quan trọng là phải cân nhắc rằng học thuyết quân sự của Nga có nghĩa là nước này “sử dụng lực lượng không quân của mình hoàn toàn khác so với hầu hết các nước phương Tây”.
“Ví dụ, Mỹ sử dụng lực lượng không quân của chúng ta như một thực thể độc lập để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu cụ thể,” ông nói. “Học thuyết của Nga chủ yếu sử dụng các tài sản cánh cố định của mình để hỗ trợ lực lượng mặt đất.”
McCardle giải thích thêm, nói rằng “nó giống như có hai võ sĩ đoạt giải ngang tài ngang sức, với một người chủ yếu tập trung vào việc tung ra những đòn hạ gục còn người kia thì tính toán và phòng thủ hơn, giữ cánh tay của anh ta gần cơ thể và không để lộ cơ thể quá nhiều.”
Quân đội của Putin chọn bảo quản phần lớn máy bay của mình, một phần vì sức mạnh phòng thủ của đối phương.
“Ukraine có hệ thống phòng không hàng đầu do phương Tây cung cấp và có khả năng sẽ hạ gục nhiều chiến đấu cơ của Nga trên bầu trời nếu Nga cố gắng điều động chúng trong không phận tranh chấp.
Ông nói tiếp: “Người Nga đã không thể thực hiện đầy đủ việc trấn áp hệ thống phòng không của đối phương. Vì điều này, họ đang giữ máy bay của mình ở nơi tương đối an toàn.”
8. Quan chức Ukraine cho biết ít nhất 2 dân thường thiệt mạng và 5 người bị thương trong các cuộc không kích ở khu vực Kharkiv
Andrii Yermak, nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết hôm thứ Hai, ít nhất hai thường dân đã thiệt mạng và ít nhất năm người khác bị thương ở khu vực Kharkiv của Ukraine sau khi hỏa tiễn của Nga bắn trúng nhà riêng.
“Người Nga đã nã pháo vào làng Kruglyakivka ở quận Kupyansk bằng 4 quả bom dẫn đường. Họ đánh vào nhà riêng,” Yermak nói.
Diễn biến này xảy ra sau khi Yermak cho biết trong một bài đăng trước đó rằng ít nhất 5 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga ở thành phố Pokrovsk, thuộc vùng Donetsk.
9. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết sự tham gia của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine ở Ả Rập Saudi là hữu ích
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gọi sự tham dự của Trung Quốc tại một cuộc họp nhằm khôi phục hòa bình ở Ukraine do Ả Rập Saudi tổ chức vào cuối tuần qua là hữu ích.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết: “Chúng tôi từ lâu đã nói rằng sẽ rất hữu ích nếu Trung Quốc đóng vai trò chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nếu họ sẵn sàng đóng vai trò tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.
Miller nói rằng Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland và cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã gặp đặc phái viên của Trung Quốc tại cuộc họp để đưa ra thông điệp đó.
Miller cũng lưu ý rằng không có quốc gia cụ thể nào “dẫn dắt” các cuộc đàm phán, vì Nga vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đến các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, nhưng khi người Nga làm vậy thì Ukraine sẽ dẫn đầu.
Trung Quốc báo hiệu rằng các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra tốt đẹp: Trước đó vào thứ Hai, Trung Quốc cho biết cuộc họp kéo dài hai ngày, diễn ra tại thành phố cảng biển Jeddah của vương quốc vùng Vịnh, đã giúp “củng cố sự đồng thuận quốc tế” về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, Reuters đưa tin, trích dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán đã quy tụ hơn 40 quốc gia, bao gồm Ukraine, Hoa Kỳ, các quốc gia Âu Châu và nhóm các quốc gia BRICS — có lẽ không quốc gia nào được theo dõi sát sao bằng Trung Quốc, đồng minh quyền lực nhất của Nga. Các quan chức Điện Cẩm Linh cho biết Nga không được mời tham gia các cuộc đàm phán nhưng đang theo dõi.
10. Ngoại trưởng Blinken nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine trong cuộc nói chuyện với ngoại trưởng Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Hai đã nói chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba về “những diễn biến trong các nỗ lực phản công của Ukraine, các cuộc đối thoại gần đây về một nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraine được tổ chức tại Jeddah, Ả Rập Saudi, và các thỏa thuận an ninh lâu dài giữa hai nước,” theo thông báo từ phát ngôn nhân Matt Miller.
“Ngoại trưởng nhắc lại sự hỗ trợ mạnh mẽ và liên tục của Hoa Kỳ trong việc phòng thủ của Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga và tái khẳng định sự hỗ trợ liên tục cho một quân đội Ukraine mạnh mẽ và các thể chế quốc phòng có trách nhiệm.”
Reuters đưa tin hôm thứ Hai rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán hòa bình quốc tế ở Jeddah, Ả Rập Saudi, đã kết thúc vào cuối tuần này mà không có giải pháp rõ ràng, nhưng đã giúp “củng cố sự đồng thuận quốc tế” về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine. Các cuộc họp không bao gồm đại diện từ Mạc Tư Khoa.
Kuleba đã tweet về cuộc gọi và cho biết ông nhấn mạnh nhu cầu của Ukraine về hỏa tiễn tầm xa.
“Trong cuộc gọi của chúng tôi, Ngoại trưởng Blinken và tôi đã thảo luận về các bước tiếp theo để mở rộng hỗ trợ toàn cầu cho Công thức Hòa bình và các giải pháp để mở rộng xuất khẩu ngũ cốc. Tôi cảm ơn Hoa Kỳ vì tất cả sự hỗ trợ đã cung cấp và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường khả năng tầm xa của Ukraine bằng cách cung cấp Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội, gọi tắt là ATACMS,” Kuleba nói.
Tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi, cho biết trước đó vào thứ Hai rằng ông đã nói với Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ rằng các lực lượng Ukraine đang từng bước tạo điều kiện để tiến quân ở phía nam, nơi họ đã phải vật lộn để giành được vị trí khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn.
Zaluzhnyi cho biết ông đã nói với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley rằng hệ thống phòng thủ của Ukraine rất hiệu quả và “chúng tôi đang nắm thế chủ động”.
11. Putin nói rằng Nga “cần thiết” phải tăng cường sản xuất các loại vũ khí mới nhất
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng giám đốc của Rostec, ông Serge Chemezov, vào thứ Hai và nói về tình trạng thiếu kỹ năng và tiền lương tăng quá nhanh trong các ngành công nghiệp quân sự.
Putin cho biết “cần phải tăng tốc độ sản xuất các loại vũ khí mới nhất”, theo biên bản cuộc họp. Chemezov cho biết Rostec, gã khổng lồ công nghệ cao thuộc sở hữu nhà nước, đang cố gắng tìm đủ nhân sự có tay nghề cao.
“Số lượng nhân viên trung bình của chúng tôi là 592.000. Thật không may, chúng tôi vẫn không có đủ người. Năm nay chúng tôi sẽ cần gấp 23.000 vị trí tuyển dụng, chúng tôi sẽ tuyển dụng - tất nhiên đây là những chuyên gia có trình độ cao,” Chemezov nói với Putin theo thông báo của Điện Cẩm Linh.
Chemezov cũng nói về mức tăng lương tại các doanh nghiệp quốc phòng của công ty, là 17,2% vào năm ngoái do nhiều nhà máy làm việc “cả vào cuối tuần, ngày lễ và ban đêm, và tất nhiên những ngày này được trả lương cao hơn.”
“Việc hoàn thành mệnh lệnh quốc phòng cho năm ngoái, 2022, lên tới 99,5%. Con số này khá cao. Chúng tôi đã tăng khối lượng sản xuất cho tất cả các loại sản phẩm quân sự, ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự đặc biệt”, Chemezov nói với Putin.
Putin cũng nói về sự cần thiết của Rostec phải tăng sản xuất máy bay không người lái.
“Cả Kub và Lancet đều thể hiện rất hiệu quả trên chiến trường: thứ nhất, là Kub vì nó tung ra cú đánh rất mạnh, bất kỳ thiết bị nào, kể cả thiết bị do nước ngoài sản xuất, không chỉ bị cháy mà còn phát nổ đạn dược,” Putin nói.
Ông nói, cần phải tăng cường sản xuất máy bay không người lái “Kub” và “Lancet” hơn nữa.
Vào ngày 3 tháng 8, Putin cho biết tại một cuộc họp với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp ở Điện Cẩm Linh rằng sự kết hợp giữa chi tiêu quân sự và nhu cầu trong nước đang thúc đẩy nền kinh tế Nga.
12. Hỏa tiễn Taurus của Đức có thể giúp Ukraine chiếm lại Crimea như thế nào
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Germany's Taurus Missile Could Help Ukraine Retake Crimea”, nghĩa là “Hỏa tiễn Taurus của Đức có thể giúp Ukraine chiếm lại Crimea như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine có thể sắp nhận được các hỏa tiễn hành trình tầm xa Taurus của Đức, điều này có thể mang lại cho Kyiv lợi thế cần thiết để đẩy nhanh một cách quyết liệt cuộc phản công đang diễn ra và tái chiếm bán đảo Crimea do Nga kiểm soát.
Khi các chính trị gia Đức trong chính đảng của Thủ tướng Olaf Scholz lên tiếng ủng hộ việc cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine - là điều mà Kyiv đã yêu cầu trong nhiều tháng - sự chú ý đang chuyển sang các khả năng tầm xa mà hỏa tiễn đạn đạo Taurus và ATACMS do Mỹ sản xuất có thể cung cấp.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng họ không thể đưa ra bất kỳ thông tin mới nào về việc chuyển giao hệ thống Taurus cho Ukraine, liên quan đến bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius vào ngày 3 tháng 8.
Pistorius cho biết: “Chúng tôi vẫn cho rằng ngay bây giờ đây không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi không phải là những người duy nhất không giao hàng. Các đồng minh Mỹ của chúng tôi cũng không cung cấp các hỏa tiễn hành trình này. Hoả tiễn của chúng tôi có một phạm vi đặc biệt. Thời điểm để chúng ta đưa ra quyết định vẫn chưa đến.”
Nhưng hỏa tiễn Taurus, nhìn chung giống với hỏa tiễn hành trình Storm Shadow/SCALP của Anh-Pháp, có thể mang lại lợi thế cho Ukraine trong việc tranh giành quyền kiểm soát của Nga ở Crimea, một chuyên gia nói với Newsweek.
Vào tháng 5, Vương quốc Anh cho biết họ sẽ gửi Storm Shadows, một lời hứa được Pháp tiếp nối vào giữa tháng Bảy. Các chuyên gia nhanh chóng cho rằng hỏa tiễn sẽ cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ do Nga nắm giữ, làm phức tạp các kế hoạch phòng không của Mạc Tư Khoa.
Theo Fabian Hoffmann, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, mặc dù Storm Shadows có thiết kế rất giống với Taurus, nhưng “thiết kế đầu đạn được cải tiến đôi chút” của Taurus sẽ khiến nó trở thành vũ khí tốt hơn để tấn công vào các cây cầu.
“Những cuộc tấn công vào các cây cầu sử dụng Storm Shadow dường như không hiệu quả lắm,” Hoffmann nói với Newsweek. Mặc dù rất khó để nói từ các bức ảnh và đoạn phim có sẵn, nhưng các cuộc tấn công của Storm Shadow dường như đã làm hỏng các cây cầu, nhưng không phá hủy chúng hoàn toàn và gây trở ngại hậu cần trong một thời gian dài.
Hoffmann cho biết hỏa tiễn Storm Shadow có thể xuyên thủng lớp đầu tiên của cây cầu nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cấu trúc của nó. Tuy nhiên, Taurus có thể có một đầu đạn thứ cấp phát nổ khi vụ nổ ban đầu xuyên qua lớp đầu tiên, ông nói. Đầu đạn thứ hai “phát nổ trong cây cột, sau đó tất nhiên sẽ tối đa hóa sức hủy diệt và thực sự có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cây cầu”.
“Đây là một lĩnh vực mà Taurus có thể mang lại lợi thế,” Hoffmann nói, đồng thời cho biết thêm rằng Storm Shadows “90% giống hỏa tiễn” với Taurus.
“Cả hai hỏa tiễn đều có độ chính xác cao, sự khác biệt nằm ở thiết kế chính xác của đầu đạn, trong cả hai trường hợp đều được thiết kế để tấn công boongke chứ không phải cầu nhưng có khả năng phá hủy rất nhiều bê tông”, chuyên gia quân sự David Hambling nói với Newsweek hôm thứ Hai. Ông cho biết hiệu quả của Taurus hoặc Storm Shadows có thể phụ thuộc vào cách Ukraine sử dụng chúng, chẳng hạn như tấn công vào các trụ cầu hoặc đường bộ.
Việc phá hủy các cây cầu khác nhau ở Crimea có thể cắt đứt nguồn cung cấp của Nga cho bán đảo này. Cầu Chonhar trải dài từ trung tâm hậu cần quân sự của Nga tại Dzhankoi đến Melitopol, thành phố bị Nga tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
Dzhankoi là nơi tọa lạc của một trong những “sân bay quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea”, Bộ Quốc phòng Anh trước đây đã nói, đồng thời là “đầu mối đường bộ và đường sắt quan trọng” chủ yếu để tiếp tế cho quân đội Nga ở miền nam Ukraine.
Cả hai đều được chế tạo bởi nhà sản xuất hỏa tiễn Âu Châu, MDBA, được phát triển song song và có mục đích sử dụng gần như giống hệt nhau, Hoffmann cho biết. Ông cho biết thêm, chúng được trang bị cùng hệ thống định vị, với những cải tiến nhỏ dành cho Taurus và một động cơ khác.
Phạm vi chính xác của hỏa tiễn không được biết. Chính thức Storm Shadows có thể đạt khoảng 250km, mặc dù các chuyên gia cho rằng khả năng thực sự của nó có thể còn xa hơn.
Hoffman cho biết tầm bắn của hỏa tiễn Taurus được quảng cáo là vượt quá 500km, nhưng một số cuộc thảo luận tại quốc hội cho rằng tầm bắn thực sự của nó có thể là 700km.
Ám ảnh bị bắt sẽ theo Putin xuống mồ. Hỏa tiễn Đức Taurus lợi hại ra sao? Căng thẳng Ba Lan-Belarus
VietCatholic Media
16:10 08/08/2023
1. Thế giới của Putin đang thu hẹp lại. Viễn cảnh bị bắt sẽ theo Putin xuống tuyền đài
Fredrik Wesslau, thành viên hàng đầu của Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, vừa có một bài viết trên tờ Politico có trụ sở ở Washington DC với nhan đề “Putin’s world is shrinking”, nghĩa là “Thế giới của Putin đang thu hẹp lại”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Việc nhà lãnh đạo Nga vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi cho thấy tác động địa chính trị của lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC.
Các nhà lãnh đạo BRICS sẽ gặp nhau tại Nam Phi cho hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ vào cuối tháng này. Tuy nhiên, người duy nhất vắng mặt sẽ là Vladimir Putin của Nga.
Sau nhiều tháng khăng khăng rằng ông sẽ tham dự cuộc họp thường niên của các nước thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Putin cuối cùng đã quyết định không đi du lịch, vì chính phủ Nam Phi không thể bảo đảm rằng ông sẽ không bị bắt và gửi đến The Hague.
Việc nhà lãnh đạo Nga vắng mặt cho thấy tác động địa chính trị của lệnh bắt giữ ông Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế. Trát bắt giam - được ban hành vào tháng 3 đối với tội ác chiến tranh bắt cóc trẻ em Ukraine - đã cản trở khả năng đại diện cho Nga trong các cuộc họp quốc tế và tham gia với các nhà lãnh đạo thế giới khác, khi Nam Phi, cùng với 122 quốc gia khác, đã phê chuẩn Quy chế Rôma và đang buộc phải bắt giữ Putin nếu ông ta xuất hiện trong khu vực tài phán của họ.
Vì những lợi lộc đáng giá, chính phủ Nam Phi đã cố gắng tìm cách thoát khỏi việc phải giam giữ Putin. Nhưng đảng đối lập lớn nhất đã kiện chính phủ buộc chính phủ phải bắt giữ ông. Trong hồ sơ gửi lên tòa án, tổng thống Nam Phi khi đó lập luận rằng Nga đã nói rõ rằng việc bắt giữ Putin sẽ tương đương với một lời tuyên chiến. Tuy nhiên, cuối cùng, những nỗ lực của chính phủ Nam Phi đã vô ích. Và khi họ không thể bảo đảm quyền miễn trừ, Putin rõ ràng đã quyết định rằng việc đi du lịch là quá mạo hiểm.
Nhà lãnh đạo Nga cho đến nay đã từ chối lệnh bắt giữ của ICC trên cơ sở rằng Nga không phải là một bên của Quy chế Rôma. Nhưng điều này không thành vấn đề vì Ukraine đã công nhận thẩm quyền của tòa án và tội ác của Putin đã được thực hiện ở Ukraine.
Tất cả những điều này giờ đây khiến Nga trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đạt được các mục tiêu chính trị và ngoại giao của mình - nó thu hẹp thế giới của Putin.
Ví dụ, tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu tuần trước, chỉ có 17 nguyên thủ quốc gia tham dự. Lần cuối cùng nó được tổ chức con số đó là 43. Điều đáng chú ý là ngoại trừ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở Ukraine, Putin đã không đi ra ngoài nước Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
Ngay cả những chính phủ có thiện cảm với Nga, như ở Nam Phi, sẽ không còn có thể đưa ra những bảo đảm chắc chắn về quyền miễn nhiễm cho Putin nếu ông muốn đến thăm. Sự hiện diện của các đảng đối lập, xã hội dân sự và các cơ quan tư pháp độc lập có nghĩa là khả năng Putin bị bắt giữ sẽ luôn tồn tại ở các quốc gia tham gia ICC — bất kể chính phủ muốn gì.
Và có một tiền lệ nổi bật cho việc này. Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã phải chạy trốn khỏi một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Phi Châu ở Nam Phi vào năm 2015, sau khi một tòa án địa phương ra phán quyết rằng ông ta phải bị bắt dựa trên bản cáo trạng của ICC. Chính phủ Nam Phi đã hứa với al-Bashir rằng ông sẽ không bị bắt, nhưng tòa án lại có quan điểm khác.
Vì vậy, trong khi khả năng Putin kết thúc ở The Hague ngày nay có vẻ xa vời, thì điều này có thể thay đổi. Khi Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ được thành lập, không ai tin rằng cựu Tổng thống Slobodan Milošević cũng sẽ bị đưa ra tòa. Nhưng sau đó không lâu anh ta đã phải ra trước vành móng ngựa.
Và ngay cả khi Putin không bao giờ bị bắt, bản thân lệnh bắt giữ vẫn có mục đích. Nó là minh chứng cho sự bất công trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và trách nhiệm cá nhân của Putin đối với những tội ác đã gây ra.
Viễn cảnh bị bắt giờ đây sẽ theo Putin xuống tuyền đài.
Thật thú vị, quyết định không mạo hiểm đến Nam Phi của nhà lãnh đạo Nga cũng có thể liên quan đến cuộc nổi loạn bị hủy bỏ của ông chủ Wagner, Yevgeny Prigozhin, vì một chuyến đi nước ngoài có thể mở ra cơ hội cho những kẻ gây rối bất mãn khác. Một cuộc đảo chính có thể nổ ra khi Putin ở nước ngoài và ông ta không thể quay lại.
Và đó chính xác là một tình huống mà lệnh bắt giữ của ICC có thể phát huy tác dụng. Một nhà lãnh đạo tương lai của Nga có thể nhận thấy sự cần thiết trong việc cử Putin và các cộng sự thân cận nhất của ông ta tới The Hague, vì đó sẽ là một cách để đổ lỗi cho chế độ cũ về một cuộc chiến thất bại. Do đó, chính trị trong nước ở Nga và các thủ đoạn chính trị có thể khiến ICC trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho cách một nhà lãnh đạo tương lai đối phó với Putin.
Hơn nữa, lệnh bắt giữ đã phá vỡ điều cấm kỵ trong việc truy cứu trách nhiệm đối với nhà lãnh đạo nhà nước Nga, điều này có liên quan đến các cuộc thảo luận về việc thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt về tội xâm lược Ukraine. Việc thiết lập một tòa án như vậy dường như không còn là một bước tiến xa xôi hay khó khăn khi giờ đây công lý quốc tế đã cho thấy việc theo đuổi Putin không phải là vượt quá giới hạn.
Vì vậy, khi Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh qua liên kết video thay vì mạo hiểm ở Nam Phi, chính ngoại trưởng của ông, ông Serge Lavrov, sẽ tới quốc gia này để đại diện cho Nga.
Nhưng ông Lavrov cũng nên tự hỏi mình có thể đi khắp thế giới trong bao lâu nữa mà không phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ. Bộ trưởng Ngoại giao Nga là một trong những nhà tuyên truyền chính đằng sau cuộc chiến chống Ukraine và thông qua hoạt động tuyên truyền của mình, ông đã hỗ trợ và xúi giục một cuộc chiến tranh phi pháp và giết người hàng loạt.
Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu một lệnh bắt giữ khác đang được thực hiện, cuối cùng biến thế giới của ông Lavrov thành một nơi nhỏ hơn và nguy hiểm hơn nhiều - giống như thế giới của Putin ngày nay.
2. Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ tình đoàn kết của Ukraine với Georgia và nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Nhân kỷ niệm 15 năm bắt đầu cuộc xâm lược vũ trang của Nga chống Georgia, chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Georgia và sự ủng hộ kiên quyết của chúng tôi đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.
Chỉ có việc giải phóng hoàn toàn các vùng đất của Ukraine và Georgia, trừng phạt những kẻ xâm lược Nga và bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra mới mang lại hòa bình và ổn định cho Âu Châu và thế giới.
Georgia bị Nga xâm lược nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tình hình ở nước này phức tạp vì Quốc Hội rơi vào tay đám con cháu người Nga.
3. Chính phủ Ba Lan hôm thứ Hai đã cáo buộc Belarus và Nga dàn dựng một làn sóng di cư khác vào Liên Hiệp Âu Châu qua biên giới Ba Lan nhằm gây bất ổn cho khu vực.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski cho biết “Chúng ta đang nói về một hoạt động được tổ chức bởi các cơ quan mật vụ Nga và Belarus đang ngày càng khốc liệt hơn.”
“Trong cuộc khủng hoảng biên giới trước đó, bắt đầu từ mùa hè năm 2021, hàng chục nghìn người di cư và tị nạn - chủ yếu đến từ Trung Đông - đã vượt qua hoặc cố gắng vào Ba Lan từ nước láng giềng Belarus.”
“Các cơ quan mật vụ của Belarus đã trở thành một nhóm tội phạm đang chủ mưu việc di cư bất hợp pháp.”
“Tất nhiên, họ đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ nó.”
Vào thời điểm đó, phương Tây cáo buộc chế độ Belarus dàn xếp dòng người nhập cư với đồng minh Nga trong một cuộc tấn công “hỗn hợp”, một loại hình chiến tranh sử dụng các chiến thuật phi quân sự. Đó là cáo buộc mà Minsk bác bỏ.
Ba Lan sau đó đã phản ứng bằng cách thiết lập một khu vực cấm tiếp cận ở biên giới, kéo dài trong 9 tháng và cấm những người không cư trú bao gồm người di cư, nhân viên cứu trợ và phương tiện truyền thông đến khu vực này.
Ba Lan cũng gửi hàng ngàn binh sĩ và viên chức cảnh sát để tăng cường tuần tra bảo vệ biên giới ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, xây dựng một bức tường thép dọc biên giới và thông qua luật cho phép người di cư bị buộc quay trở lại Belarus.
Wasik cho biết tình hình “ngày nay không còn hỗn loạn như hai năm trước”.
Tuy nhiên, 19.000 người di cư đã cố gắng vào Ba Lan từ Belarus trong năm nay, so với 16.000 người trong cả năm 2022.
Chỉ riêng tháng trước, hơn 4.000 người di cư đã cố gắng vượt biên.
Đáp lại, lực lượng biên phòng hôm thứ Hai đã kêu gọi Bộ Quốc phòng gửi thêm 1.000 quân tới biên giới.
4. Lực lượng bảo vệ biên giới Ba Lan đã yêu cầu Bộ Quốc phòng gửi thêm 1.000 quân tới biên giới với Belarus.
Reuters báo cáo động thái này diễn ra trong bối cảnh gia tăng các nỗ lực vượt biên giới bất hợp pháp. Nhà lãnh đạo lực lượng biên phòng, Tomasz Praga, cho biết năm nay 19.000 người đã cố gắng vượt biên trái phép qua biên giới Ba Lan-Belarus, tăng so với 16.000 người vào năm ngoái.
Praga đã yêu cầu chuyển thêm 1.000 binh sĩ đến biên giới Ba Lan-Belarus.
Ba Lan đã xây dựng một hàng rào ở biên giới với Belarus, được trang bị các thiết bị bảo vệ điện tử.
Trong những tuần gần đây, các binh sĩ thuộc nhóm lính đánh thuê Wagner đã xuất hiện gần biên giới, mà theo thủ tướng Mateusz Morawiecki, là nhằm gây bất ổn tình hình ở sườn phía đông của NATO.
Trước đây, Ba Lan, Liên Hiệp Âu Châu, Nato và các nước khác đều đổ lỗi cho Belarus cố tình gây ra cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới bằng cách cho phép những người muốn đến Liên Hiệp Âu Châu từ Trung Đông và Phi Châu đến Minsk, sau đó cung cấp phương tiện di chuyển cho họ đến biên giới với Ba Lan.
5. Quốc Hội Đức tán thành việc cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn tầm xa Taurus
Một nghị sĩ Ukraine tuyên bố hôm thứ Hai rằng các phe chủ chốt trong Quốc Hội Đức đã “đạt được sự đồng thuận” cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Taurus với tầm bắn 500 km, nhưng quyết định chính thức vẫn chưa được đưa ra.”
Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Đức tuần trước cho biết Berlin không có kế hoạch cung cấp hỏa tiễn vào lúc này và vũ khí không phải là ưu tiên cấp bách nhất. Phát ngôn nhân của Bộ nói với Reuters hôm thứ Hai rằng lập trường của Berlin không thay đổi.
Tuy nhiên, Yehor Chernev, nghị sĩ đứng đầu phái đoàn Ukraine tại hội đồng quốc hội Nato, cho biết: “Các bạn của tôi ở Bundestag vừa nói với tôi rằng các phe chủ chốt trong nghị viện đã đạt được sự đồng thuận về việc chuyển giao hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Ukraine.
“Chúng tôi đã làm việc trong một thời gian dài với các nghị sĩ Đức để thành lập một nhóm hỗ trợ và giờ đây, lớp băng cuối cùng đã tan vỡ. Chúng tôi đang chờ quyết định chính thức,”,” ông nói.
6. Hỏa tiễn Taurus của Đức có thể giúp Ukraine chiếm lại Crimea như thế nào
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Germany's Taurus Missile Could Help Ukraine Retake Crimea”, nghĩa là “Hỏa tiễn Taurus của Đức có thể giúp Ukraine chiếm lại Crimea như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine có thể sắp nhận được các hỏa tiễn hành trình tầm xa Taurus của Đức, điều này có thể mang lại cho Kyiv lợi thế cần thiết để đẩy nhanh một cách quyết liệt cuộc phản công đang diễn ra và tái chiếm bán đảo Crimea do Nga kiểm soát.
Khi các chính trị gia Đức trong chính đảng của Thủ tướng Olaf Scholz lên tiếng ủng hộ việc cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine - là điều mà Kyiv đã yêu cầu trong nhiều tháng - sự chú ý đang chuyển sang các khả năng tầm xa mà hỏa tiễn đạn đạo Taurus và ATACMS do Mỹ sản xuất có thể cung cấp.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng họ không thể đưa ra bất kỳ thông tin mới nào về việc chuyển giao hệ thống Taurus cho Ukraine, liên quan đến bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius vào ngày 3 tháng 8.
Pistorius cho biết: “Chúng tôi vẫn cho rằng ngay bây giờ đây không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi không phải là những người duy nhất không giao hàng. Các đồng minh Mỹ của chúng tôi cũng không cung cấp các hỏa tiễn hành trình này. Hoả tiễn của chúng tôi có một phạm vi đặc biệt. Thời điểm để chúng ta đưa ra quyết định vẫn chưa đến.”
Nhưng hỏa tiễn Taurus, nhìn chung giống với hỏa tiễn hành trình Storm Shadow/SCALP của Anh-Pháp, có thể mang lại lợi thế cho Ukraine trong việc tranh giành quyền kiểm soát của Nga ở Crimea, một chuyên gia nói với Newsweek.
Vào tháng 5, Vương quốc Anh cho biết họ sẽ gửi Storm Shadows, một lời hứa được Pháp tiếp nối vào giữa tháng Bảy. Các chuyên gia nhanh chóng cho rằng hỏa tiễn sẽ cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ do Nga nắm giữ, làm phức tạp các kế hoạch phòng không của Mạc Tư Khoa.
Theo Fabian Hoffmann, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, mặc dù Storm Shadows có thiết kế rất giống với Taurus, nhưng “thiết kế đầu đạn được cải tiến đôi chút” của Taurus sẽ khiến nó trở thành vũ khí tốt hơn để tấn công vào các cây cầu.
“Những cuộc tấn công vào các cây cầu sử dụng Storm Shadow dường như không hiệu quả lắm,” Hoffmann nói với Newsweek. Mặc dù rất khó để nói từ các bức ảnh và đoạn phim có sẵn, nhưng các cuộc tấn công của Storm Shadow dường như đã làm hỏng các cây cầu, nhưng không phá hủy chúng hoàn toàn và gây trở ngại hậu cần trong một thời gian dài.
Hoffmann cho biết hỏa tiễn Storm Shadow có thể xuyên thủng lớp đầu tiên của cây cầu nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cấu trúc của nó. Tuy nhiên, Taurus có thể có một đầu đạn thứ cấp phát nổ khi vụ nổ ban đầu xuyên qua lớp đầu tiên, ông nói. Đầu đạn thứ hai “phát nổ trong cây cột, sau đó tất nhiên sẽ tối đa hóa sức hủy diệt và thực sự có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho cây cầu”.
“Đây là một lĩnh vực mà Taurus có thể mang lại lợi thế,” Hoffmann nói, đồng thời cho biết thêm rằng Storm Shadows “90% giống hỏa tiễn” với Taurus.
“Cả hai hỏa tiễn đều có độ chính xác cao, sự khác biệt nằm ở thiết kế chính xác của đầu đạn, trong cả hai trường hợp đều được thiết kế để tấn công boongke chứ không phải cầu nhưng có khả năng phá hủy rất nhiều bê tông”, chuyên gia quân sự David Hambling nói với Newsweek hôm thứ Hai. Ông cho biết hiệu quả của Taurus hoặc Storm Shadows có thể phụ thuộc vào cách Ukraine sử dụng chúng, chẳng hạn như tấn công vào các trụ cầu hoặc đường bộ.
Việc phá hủy các cây cầu khác nhau ở Crimea có thể cắt đứt nguồn cung cấp của Nga cho bán đảo này. Cầu Chonhar trải dài từ trung tâm hậu cần quân sự của Nga tại Dzhankoi đến Melitopol, thành phố bị Nga tạm chiếm ở vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
Dzhankoi là nơi tọa lạc của một trong những “sân bay quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea”, Bộ Quốc phòng Anh trước đây đã nói, đồng thời là “đầu mối đường bộ và đường sắt quan trọng” chủ yếu để tiếp tế cho quân đội Nga ở miền nam Ukraine.
Cả hai đều được chế tạo bởi nhà sản xuất hỏa tiễn Âu Châu, MDBA, được phát triển song song và có mục đích sử dụng gần như giống hệt nhau, Hoffmann cho biết. Ông cho biết thêm, chúng được trang bị cùng hệ thống định vị, với những cải tiến nhỏ dành cho Taurus và một động cơ khác.
Phạm vi chính xác của hỏa tiễn không được biết. Chính thức Storm Shadows có thể đạt khoảng 250km, mặc dù các chuyên gia cho rằng khả năng thực sự của nó có thể còn xa hơn.
Hoffman cho biết tầm bắn của hỏa tiễn Taurus được quảng cáo là vượt quá 500km, nhưng một số cuộc thảo luận tại quốc hội cho rằng tầm bắn thực sự của nó có thể là 700km.
7. Nga cho biết họ có kế hoạch phóng tàu đổ bộ lên mặt trăng trong tuần này sau nhiều lần trì hoãn, với hy vọng sẽ quay trở lại mặt trăng lần đầu tiên sau gần 50 năm.
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết họ đã lên lịch phóng tàu đổ bộ Luna-25 vào đầu giờ thứ Sáu tới đây, theo AFP.
Với sứ mệnh mặt trăng, sứ mệnh đầu tiên của Nga kể từ năm 1976, Mạc Tư Khoa đang tìm cách khởi động lại và xây dựng dựa trên chương trình không gian tiên phong của Liên Xô.
Vụ phóng là nhiệm vụ đầu tiên trong dự án mặt trăng mới của Mạc Tư Khoa và diễn ra khi Tổng thống Vladimir Putin tìm cách tăng cường hợp tác trong không gian với Trung Quốc sau khi quan hệ với phương Tây tan vỡ sau khi Mạc Tư Khoa bắt đầu tấn công Ukraine vào năm ngoái.
Roscosmos cho biết các kỹ sư đã lắp ráp một hỏa tiễn Soyuz tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga để phóng tàu đổ bộ.
Roscosmos cho biết trong một tuyên bố:
Luna-25 sẽ phải thực hành hạ cánh mềm, lấy và phân tích các mẫu đất và tiến hành nghiên cứu khoa học dài hạn.
Tàu đổ bộ bốn chân, nặng khoảng 800 kg, dự kiến sẽ hạ cánh xuống khu vực cực nam của mặt trăng. Ngược lại, hầu hết các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng trước đây đều diễn ra gần xích đạo của Mặt trăng.
Tàu vũ trụ dự kiến sẽ đến mặt trăng khoảng năm ngày sau khi phóng.
8. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Hai đã điện đàm với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết hôm thứ Ba rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov vào hôm thứ Hai.
Về cuộc chiến ở Ukraine, ông Vương nói với ông Lavrov rằng Trung Quốc sẽ giữ vững lập trường độc lập và khách quan, tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và cố gắng tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề này.
9. Cố vấn Zelenskiy nói 'không thể thỏa hiệp' về kế hoạch hòa bình
Mykhailo Podolyak, cố vấn của nhà lãnh đạo văn phòng của Volodymyr Zelenskiy, nói rằng không thể có sự thỏa hiệp về công thức hòa bình của tổng thống cho Ukraine.
Podolyak cho biết điều này bao gồm các cuộc đàm phán xung quanh đề xuất “ngừng bắn ngay lập tức” và “các cuộc đàm phán ở đây và bây giờ” mà ông nói sẽ “cho Nga thời gian ở lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.
“Nền tảng đàm phán” cơ bản duy nhất là công thức hòa bình của Tổng thống #Zelenskiy. Không thể có những quan điểm thỏa hiệp như “ngừng bắn ngay lập tức” và “đàm phán ngay bây giờ” để Nga có thời gian ở lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm. Chỉ có sự rút quân của Nga đến biên giới năm 1991. Không nên ảo tưởng: bất kỳ thoả thuận Minsk-3 nào cũng sẽ chỉ kéo dài chiến tranh trong tương lai. Nga không từ bỏ ý định “giết chết” luật pháp quốc tế...
10. Bản đồ Ukraine cho thấy ý nghĩa các cuộc tấn công vào cầu Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Map Shows Attacks on Crimean Bridges Target Key Logistical Artery”, nghĩa là “Bản đồ Ukraine cho thấy các cuộc tấn công vào cầu Crimea nhắm đến huyết mạch hậu cần quan trọng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Các lực lượng Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công mới trên hai con đường huyết mạch nối Bán đảo Crimea với miền nam Ukraine bị tạm chiếm, khi các đơn vị của Kyiv tiếp tục đẩy mạnh cuộc phản công chậm chạp chống lại quân phòng thủ kiên cố đang cố thủ của Nga.
Hai cây cầu ở phía bắc Crimea đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào hôm Chúa Nhật, theo chính quyền xâm lược địa phương. Cả hai đều nằm trên hoặc gần đường cao tốc quan trọng M18 chạy từ bờ biển phía nam Crimea, qua thành phố Simferopol, và tới Melitopol ở miền nam Ukraine bị tạm chiếm.
M18 là một trong hai đường cao tốc duy nhất nối Crimea với miền nam Ukraine, cùng với M17 ở phía tây bán đảo, và các cuộc tấn công vào tuyến đường quan trọng làm phức tạp nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm tiếp tế lực lượng của họ ở Ukraine từ Nga.
Vladimir Saldo, tên phản bội, được bổ nhiệm Thống Đốc khu vực Kherson cho biết cây cầu bắc qua eo biển Henichesk - nối thành phố Henichesk với doi đất Arabat trên bờ biển phía đông Biển Azov của Crimea - đã bị 12 hỏa tiễn Ukraine tấn công vào hôm Chúa Nhật. Saldo tuyên bố rằng 9 trong số các quả đạn đã bị lực lượng phòng không Nga đánh chặn.
Các kênh Telegram của Nga và Ukraine đã chia sẻ những hình ảnh về cấu trúc được cho là bị hư hại nghiêm trọng, trong đó đường bị thủng và một phần của cây cầu bị sập.
Chúa Nhật cũng chứng kiến các cuộc tấn công mới trên cầu đường bộ Chonhar, một nút thắt trên đường cao tốc M-18 nối trung tâm tiếp tế Dzhankoi của Crimea với Melitopol bị tạm chiếm ở miền nam Ukraine. Cây cầu đã trở thành mục tiêu của các hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Ukraine trong những tháng gần đây như một phần trong nỗ lực của Kyiv nhằm làm giảm khả năng quân sự của Nga ở miền nam Ukraine.
“Đối phương đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào khu vực cầu Chonhar ở phía bắc Crimea,” Sergei Aksyonov, nhà lãnh đạo Crimea do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, cho biết. “Một hỏa tiễn đánh trúng, và những hỏa tiễn khác đã bị phòng không ngăn chặn.”
Aksyonov báo cáo rằng công việc sửa chữa đang được tiến hành trên cây cầu. Trong khi đó, tất cả giao thông đang được định tuyến lại dọc theo đường cao tốc M-17 và T2202, Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã viết trong bản tin Chúa Nhật.
ISW ghi nhận tác động tiềm tàng đáng kể của các cuộc tấn công đối với các tuyến liên lạc mặt đất của Nga ở Crimea và miền nam Ukraine.
“Mức độ hư hại của cây cầu bắc qua eo biển Henichesk có khả năng buộc các lực lượng Nga phải chuyển hướng giao thông quân sự từ doi đất Arabat sang các tuyến đường dài hơn về phía tây giữa Crimea và Kherson bị tạm chiếm,” tổ chức tư vấn này viết.
ISW cho biết thêm, việc định tuyến lại giao thông dọc theo M-17 ở tây bắc Crimea có nghĩa là “hầu hết nếu không muốn nói là tất cả giao thông đường bộ của Nga giữa Crimea và Kherson sẽ phải đi dọc hoặc rất gần một đoạn 20 km của xa lộ M-17 giữa Ishun và Armyansk. Nút cổ chai lớn này trong các tuyến giao thông của Nga có thể sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể cho hoạt động hậu cần và tạo cơ hội cho sự chậm trễ và ùn tắc giao thông.”
ISW cho biết việc Nga sử dụng nhiều hơn các đường cao tốc ở phía tây bắc của bán đảo cũng có thể khiến giao thông có nguy cơ bị Ukraine tấn công cao hơn. “Các tuyến hậu cần của Nga dọc theo T2202 về phía tây bắc Crimea — đặc biệt là các tuyến đường dọc theo các tuyến đường chính và trục chính ở phía nam Nova Kakhovka — gần hơn với các vị trí của Ukraine ở thượng nguồn Kherson và trong nhiều trường hợp nằm trong tầm bắn của pháo binh bờ tây sông do Ukraine trấn giữ.”
“Các lực lượng Nga có khả năng có thể giảm thiểu rủi ro từ hỏa lực gián tiếp của Ukraine trong khu vực này bằng cách sử dụng các con đường làng chậm hơn và kém hiệu quả hơn ở phía đông bắc Chaplynka, nhưng phải trả giá bằng việc hỗ trợ hậu cần chậm hơn và phức tạp hơn”.
Cuộc phản công chậm chạp của Ukraine ở phía nam và phía đông của đất nước đã được kết hợp với các cuộc tấn công sâu vào các mục tiêu chỉ huy và hậu cần quan trọng của Nga. Các quan chức Ukraine đã nhiều lần nói rằng họ có ý định làm xói mòn khả năng của quân đội Mạc Tư Khoa trong việc tiếp tục bảo vệ các khu vực bị tạm chiếm.
ISW viết: “Các cuộc tấn công của Ukraine vào các cây cầu dọc theo tuyến hậu cần quan trọng của Nga là một phần của chiến dịch ngăn chặn của Ukraine, tập trung vào việc thiết lập các điều kiện cho các hoạt động phản công quyết định trong tương lai”.
Cuối tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói rằng “nhiệm vụ chính” của Kyiv là “làm suy yếu khả năng tự vệ của đối phương”.
Cô nói: “Hàng chục kho đạn dược bị phá hủy mỗi tuần, hàng trăm binh sĩ Nga thiệt mạng mỗi ngày, trang thiết bị của họ bị phá hủy. Chúng tôi đã thấy những dấu hiệu cho thấy đối phương ngày càng khó chống cự. Và các hậu vệ của chúng tôi tràn đầy sức mạnh để tiến về phía trước.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
11. Tình trạng thiếu hụt quang học trong việc sản xuất xe tăng của Nga.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “A Shortage Of Optics Was Holding Back Russian Tank Production. That Shortage May Have Ended.”, nghĩa là “Sự thiếu hụt quang học đang kìm hãm việc sản xuất xe tăng của Nga nhưng sự thiếu hụt đó có thể đã kết thúc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Có thể ngành công nghiệp Nga đã giải quyết được một trong những nút thắt lớn trong quá trình sản xuất xe tăng T-72B3, T-80BVM và T-90M hiện đại.
Trước khi các lực lượng Nga xâm chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, hai nhà máy xe tăng đang hoạt động của Nga—Uralvagonzavod ở Sverdlovsk và Omsktransmash ở Siberia—đã cung cấp máy ảnh nhiệt Catherine-FC, là thành phần cốt lõi trong thiết bị quan sát của xạ thủ Sosna-U, từ công ty Thales của Pháp.
Các biện pháp trừng phạt của Pháp đối với Nga đã cấm xuất khẩu máy ảnh nhiệt. Đó là lý do tại sao, khi tổn thất xe tăng của Nga vượt quá một nghìn chiếc vào mùa hè năm ngoái—khoảng một năm sau cuộc chiến mở rộng của Nga với Ukraine—Điện Cẩm Linh bắt đầu rút các xe tăng T-62, T-72 và T-80 cũ ra khỏi kho lưu trữ dài hạn và lắp chúng với các máy ảnh nhiệt 1PN96MT-02 cổ điển của thập niên 1970.
Đơn giản là người Nga không có đủ Sosna-U trong kho để hoàn thành hơn vài trăm chiếc T-72B3, T-80BVM và T-90M mới nhất. Họ thậm chí còn phải tạo ra các phiên bản mới của những chiếc xe tăng đó bằng cách hạ cấp hệ thống quang học của những xe tăng này khi thay Sosna-U không có sẵn bằng 1PN96MT-02 có sẵn.
Điều đó quan trọng vì kết quả, đối với các tiểu đoàn Nga ở tiền tuyến, là một loạt xe tăng không thể chiến đấu tốt ở khoảng cách xa, đặc biệt là vào ban đêm.
Đồng thời, người Ukraine đang tái trang bị xe tăng Leopard 1A5 và Leopard 2A4/A6 do Đức sản xuất, xe chiến đấu bộ binh CV90 do Thụy Điển sản xuất và M-2 và Stryker IFV của Hoa Kỳ - tất cả các phương tiện chiến đấu đều có hệ thống quang học tầm xa tuyệt vời. Đối với quân đội Kyiv, những khó khăn về công nghiệp của Nga đã được chuyển thành một lợi thế quan trọng trên chiến trường.
Lợi thế đó có thể đang tuột dốc. Một đoạn video được lan truyền trực tuyến trong tuần này mô tả một đoàn tàu T-80BVM — khoảng 30 chiếc hoặc hơn — dường như đang rời nhà máy Omsktransmash. Xe tăng có vỏ quang học đặc biệt cho thấy sự hiện diện của các hệ thống quang học Sosna-U.
Năm năm trước, ngành công nghiệp Nga đã khởi động một chương trình đột phá để sao chép máy ảnh nhiệt Thales, thay thế các bộ phận của Pháp bằng các bộ phận của Nga. Kính ngắm PNM-T thu được trông giống như kính ngắm Sosna-U, nhưng có thể không có tầm xa, độ trung thực và độ tin cậy cao mà Sosna-U được biết đến.
Omsktransmash hoặc đã bắt đầu cài đặt PNM-T trong những chiếc T-80BVM mới - vốn không thực sự mới, mà là những chiếc T-80 cũ đã được đại tu và nâng cấp sâu - hoặc Nga bằng cách nào đó đã tìm ra cách lách lệnh trừng phạt của Pháp, và đã tìm được một lô Sosna-Us.
Điều này không phải là không thể. Các nhà nghiên cứu đã xé phần còn lại của máy bay không người lái và hỏa tiễn của Nga được thu hồi ở Ukraine và tìm thấy các bộ phận được sản xuất bởi nhiều công ty nhỏ hơn của Âu Châu và Mỹ, lẽ ra không thể vận chuyển sản phẩm đến Nga, nhưng bằng cách nào đó đã xoay sở để làm được như vậy.
Trong mọi trường hợp, rõ ràng ngành công nghiệp Nga hiện đang xuất xưởng những chiếc xe tăng mới với hệ thống quang học hiện đại. Có thể hệ thống quang học đã hết và người Nga lại vận chuyển được những lô hàng mới. Hoặc có thể ngành công nghiệp Nga đã giải quyết vĩnh viễn vấn đề quang học của mình.
Một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng quang học sẽ là tin xấu đối với Ukraine. Ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Một khi xe tăng M-1 do Mỹ sản xuất bắt đầu đến Ukraine vào mùa thu này, cán cân quyền lực trên chiến trường một lần nữa có thể thay đổi. M-1 có một số hệ thống quang học tốt nhất trên thế giới.
WYD: Phép lạ xảy ra ở Fatima ngày 5/8. Lm Chính thống bị 5 năm tù vì ủng hộ cuộc xâm lược của Nga
VietCatholic Media
17:36 08/08/2023
1. Một phép lạ xảy ra ở Fatima trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha ngày 5/8
Một thiếu nữ khiếm thị 16 tuổi từ Tây Ban Nha cho biết sau khi rước lễ vào sáng ngày 5 tháng 8 tại Fatima, cô đã có thể nhìn thấy.
Jimena, một cô gái 16 tuổi người Tây Ban Nha, cho biết: “Tôi mở mắt ra và tôi có thể thấy rõ. Cô kể rằng sau khi rước lễ ở Fatima vào sáng ngày 5 tháng 8, ngày Đức Thánh Cha viếng thăm, cô đã được chữa lành.
Jimena đã mất gần hết thị lực trong hai năm rưỡi qua, cô chia sẻ với đài phát thanh COPE của Tây Ban Nha.
Cô đã đi Đại hội Giới trẻ Thế giới với nhóm Madrid, một nhóm do Opus Dei tổ chức. Gia đình và bạn bè của cô đã cử hành một tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ xuống Tuyết ban ơn chữa lành cho cô. Ngày cuối cùng chính xác là ngày 5 tháng 8, là ngày lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết, cô cho hay cô thức dậy vào buổi sáng hôm đó giống như mọi ngày của những tháng trước, “mọi thứ rất mờ, mắt cô hầu như không nhìn thấy gì”.
Lo lắng mong cho thoát khỏi nỗi đau khổ này, cô ý thức rằng đây là ngày cuối cùng của tuần cửu nhật, lễ Đức Mẹ xuống Tuyết, Jimena đã rơi lệ khi rước Chúa.
Sau đó, cô ấy nói, “Tôi đã mở mắt ra và tôi có thể nhìn thấy rõ ràng.”
“Tôi đã nhìn thấy bàn thờ, nhà tạm, bạn bè của tôi ở đó và tôi có thể nhìn thấy họ một cách rõ ràng.”
Thực tế, cô ấy còn có thể đọc lời cầu nguyện của tuần cửu nhật.
“Đức Trinh Nữ đã ban cho tôi một món quà to lớn mà tôi sẽ không bao giờ quên,” Jimena khẳng định.
Đức Hồng Y Juan José Omella, chủ tịch hội đồng giám mục Tây Ban Nha, đã nói về khả năng chữa lành tại cuộc họp báo kết thúc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và nói rằng ngài đã có cơ hội nói chuyện với Jimena qua một cuộc gọi video.
ACI Prensa báo cáo rằng Đức Hồng Y gọi đó là “ân sủng của Chúa,” và lưu ý rằng Jimena đã nỗ lực học chữ nổi như thế nào kể từ khi thị lực của cô bị mất.
Jimena đã nói với Đức Hồng Y về lời cầu nguyện của cô, và bây giờ cô có thể đọc được lời cầu nguyện trong Thánh lễ với nhóm từ Madrid.
Đức Hồng Y cho hay sau này, các bác sĩ có thể đánh giá tình hình, nhưng hiện tại, đối với Jimena, đây là “một sự kiện phi thường”.
“Chúng tôi có thể nói, một phép lạ! Cô ấy đã không nhìn thấy, và bây giờ được nhìn thấy. Trong tương lai, các bác sĩ có thể khám nghiệm và theo dõi đương sự và đưa ra phán quyết chung cuộc với Giáo hội… Hiện tại cô Jimena rất sung sướng trở về nhà với đôi mắt có thể nhìn thấy. Hãy chúc tụng cảm tạ Chúa.”
2. Ukraine: Linh mục Chính thống bị kết án 5 năm tù vì ủng hộ cuộc xâm lược của Nga
Một linh mục của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã bị kết án 5 năm tù vì một số tuyên bố công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Nga, văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết hôm thứ Hai.
“Vị linh mục này bị kết tội phủ nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ủng hộ các hành động bạo lực nhằm thay đổi hoặc lật đổ trật tự hiến pháp, vi phạm quyền bình đẳng của công dân và biện minh, cũng như công nhận tính hợp pháp của cuộc xâm lược vũ trang của Liên bang Nga chống lại Ukraine,”
Tuyên bố cho biết các tài liệu in ấn và điện tử có nội dung tuyên truyền thân Nga nhằm phân phát đã bị tịch thu từ máy tính của vị linh mục trông coi một giáo xứ thuộc giáo phận Tulchyn.
Một số thông tin cơ bản: Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, hiện nay đã bỏ cụm từ “trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa”, nhưng bất chấp điều đó vẫn tiếp tục trung thành với Giáo Hội Chính thống Nga, nơi lãnh đạo của Giáo hội Thượng phụ Kiril đã công khai ủng hộ cuộc xâm lược tàn bạo của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Giáo Hội Chính thống Ukraine, hay vắn tắt là UOC, đã đoạn tuyệt với Kiril, lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga, tố cáo cuộc xâm lược của Nga và vào tháng 5 năm 2022, và tuyên bố độc lập khỏi Nga. Tuy nhiên, Ukraine đã bày tỏ lo ngại về lòng trung thành của một số linh mục và Giám Mục của Giáo Hội này. Họ vẫn tiếp tục sử dụng tiếng Nga trong Phụng Vụ, và hàng giáo sĩ của Giáo Hội này vẫn coi Nga là “Đất Mẹ”, Giáo Hội Chính Thống Nga là “Giáo Hội Mẹ.”
Tháng trước, Ukraine đã thông qua luật chuyển ngày lễ Giáng Sinh chính thức của nước này sang ngày 25 tháng 12, nhằm tách rời truyền thống của Chính thống Nga, vốn cử hành ngày lễ vào ngày 7 Tháng Giêng.
3. Ukraine cho biết họ đã bắt giữ một phụ nữ liên quan đến âm mưu ám sát Zelenskiy. Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay
Một người bị cáo buộc cung cấp thông tin cho Nga đã bị bắt giữ liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho biết hôm thứ Hai.
Tên của người phụ nữ chưa được tiết lộ công khai, nhưng theo một tuyên bố từ SBU, cô ấy sống ở vùng Mykolaiv, miền nam Ukraine.
SBU cho biết nghi phạm đã “thu thập thông tin tình báo” về chuyến thăm dự kiến của Zelenskiy tới Mykolaiv vào cuối tháng 7, nhằm lên kế hoạch cho một cuộc không kích của Nga nhằm sát hại tổng thống.
Tuy nhiên, các đặc vụ SBU đã ngăn chặn âm mưu ám sát sau khi cơ quan này có được thông tin về “các hoạt động lật đổ của nghi phạm” và áp dụng các biện pháp an ninh bổ sung.
SBU cho biết người phụ nữ đã bị bắt quả tang “khi đang cố chuyển thông tin tình báo cho những kẻ xâm lược”.
Khi theo dõi thông tin liên lạc của người phụ nữ, SBU xác định rằng cô ấy cũng có nhiệm vụ xác định vị trí của các hệ thống tác chiến điện tử và kho chứa đạn dược của lực lượng vũ trang.
Cô bị cáo buộc đã đi khắp lãnh thổ của quận và quay phim vị trí của các đơn vị quân đội Ukraine.
Theo điều tra, người cung cấp thông tin bị cáo buộc là cư dân của Ochakov ở vùng Mykolaiv và từng là nhân viên bán hàng trong một cửa hàng quân sự.
Đây không phải là vụ ám sát đầu tiên: Zelenskiy đã phải đối mặt với một số âm mưu ám sát được biết đến kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước của ông vào tháng 2 năm 2022. Các lực lượng đặc biệt của Nga được giao nhiệm vụ tiêu diệt tổng thống Ukraine khi bắt đầu chiến tranh.
Trong một hồ sơ xuất bản vào tháng 4 năm 2022, tạp chí TIME đã mô tả cách quân đội Nga nhảy dù xuống Kyiv để giết hoặc bắt sống Zelenskiy và gia đình ông vào ngày 24 tháng 2, một ngày sau khi chiến tranh bắt đầu.
Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết vào tháng 3 năm ngoái rằng Zelenskiy đã sống sót sau hơn chục vụ ám sát.