Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
04:06 06/08/2010
Chúa nhật 19 thường niên C
+++
A. DẪN NHẬP
“Tỉnh thức” là hệ luận cần rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy ! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Khuyến). Cho nên Lời Chúa hôm nay thúc bách chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng”.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca đã thu góp lại một số dụ ngôn của Đức Giêsu nói về việc phải “Tỉnh thức”. Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi ngày đó. Đồng thời Ngài cũng sẽ đến với từng người khi gọi họ ra đi khỏi đời này, và ngày đó còn được giữ bí mật, nhưng chắc chắn phải đến. Ngày con người phải ra đi khỏi đời này là một bất ngờ như việc kẻ trộm đến lúc chủ nhà đang ngủ say. Ai cũng phải chịu nhận sự bất ngờ ấy, vì như người ta thường nói: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.
Đáp lại lời Chúa gọi trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta phải có thái độ nào ? Chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa sẽ đến với chúng ta trong ngày sau hết của đời mình vào một thời gian nào không ai biết, nhưng có một điều quan trọng là chúng ta phải “thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay” khi Chúa đến. Tỉnh thức và sẵn sàng ở đây phải có tính cách tích cực, nghĩa là không phải cứ ngồi đấy mà chờ hay không ngủ, hoặc ăn không ngồi rồi, nhưng tỉnh thức ở đây là tư thế của một người đang làm việc với ý thức rằng mình đang đợi Chúa đến. Phúc cho chúng ta, nếu Chúa đến trong lúc chúng ta đang làm việc thì Chúa sẽ thưởng công bội hậu như ông chủ đặt đứa đầy tớ trung thành vào bàn ăn và hầu hạ nó.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Kn 18, 6-9
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên. Có lẽ tác giả viết sách này trong lúc dân Do thái ở bên Ai cập đang cử hành lễ Vượt Qua trong cảnh lưu đầy. Theo yêu cầu của những người Do thái di tản (diaspora), tác giả nhắc lại cho họ một biến cố vĩ đại, đó là việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai cập và chọn họ làm dân riêng. Đây là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do thái.
Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Dt 11,1-2. 8-9
Đức tin chính là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng”, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin của tổ phụ Abraham là gương mẫu cho chúng ta. Tin là đi trong đêm tối nhưng đầy tin cậy và kiên nhẫn trong chờ đợi.
Do lòng tin vào lời Chúa hứa mà tổ phụ Abraham đã rời bỏ quê hương xứ sở, ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu. Đã có Chúa dẫn dắt. Và cũng do lòng tin, Abraham đã dám tế lễ con mình cho Chúa trong tuổi già của mình mà không nghĩ gì đến lời hứa của Chúa sẽ thực hiện ra sao.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,32-48
Thánh Luca tập hợp ở đây một loạt những yếu tố có gốc gác khác nhau, nhưng chủ đề cũng chỉ là tỉnh thức và sẵn sàng. Ta chú ý đến hai dụ ngôn chính:
a) Dụ ngôn người đầy tớ: Công việc của người đầy tớ là phải sẵn sàng chờ ông chủ đi ăn cưới về, đó là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn” vì không biết giờ nào chủ mới về. Tư thế đó đòi người đầy tớ khi vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ báo hiệu ông chủ về thì phải mau mắn phục vụ ngay. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.
b) Dụ ngôn người quản lý: Thánh Luca muốn dùng từ “Người quản lý” để chỉ những người lãnh đạo. Những người được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đòan phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ tốt sẽ được trọng thưởng; trái lại, những người lãnh đạo lơ là và biếng nhác trong việc phục vụ sẽ bị trừng phạt. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính của dụ ngôn này là trung thành trong nhiệm vụ được giao phó.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
I. ĐIỀU CHÚA MUỐN DẠY HÔM NAY
1. Phải biết sống siêu thóat
Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai là “đoàn chiên bé nhỏ” bởi vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, như đàn chiên giữa sói rừng, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Đức Giêsu có ý động viện họ can đảm trước những khó khăn đang chờ trước mặt, nên Chúa mới gọi họ bằng một từ ngữ thân thương “Đoàn chiên bé nhỏ”.
Nhân dịp này, Đức Giêsu còn nhắc đến ý tưởng của Chúa nhật tuần trước: Muốn làm môn đệ phải sống siêu thoát, biết chia sẻ cho người khác. Chúa động viên các ông khi đang tích trữ làm giầu vật chất, phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa nữa. Hãy sắm cho mình một kho tàng trên trời được tích trữ bằng những việc lành, bằng cách bố thí những gì mình có.
Truyện: Cái lợi của tiền bạc
Một người có ba người bạn. Lúc bình an thì hai người bạn đầu rất là thân thiết, còn người bạn thứ ba thì giao tình sơ sài lạnh nhạt. Chẳng may, ông ta bị bắt và bị đem ra tòa xử tội. Ông liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho mình. Nhưng người thứ nhất từ chối viện cớ bận việc không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến tòa án, nhưng không dám vào trong. Chỉ có người bạn thứ ba, mặc dầu không được ông ta quí lắm, lại tỏ ra trung tín và can đảm, vào tận tòa án, hăng hái biện hộ cho ông ta đến nỗi không những trắng án mà còn được ân thưởng nữa.
Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra rằng: người bạn thứ nhất của con người là tiền vì lúc còn sống ai cũng o bế nó, nhưng khi ta chết, nó liền bỏ rơi ta ngay và nếu nó có thương hại ta thì cũng chỉ buộc lòng bố thí cho ta một chiếc quan tài và dăm ba cây nến, bó hoa là cùng. Còn người bạn thứ hai của con người chính là người thân trong gia đình vì khi chết đi dù họ có thương ta bao nhiêu đi nữa thì cũng khóc lóc đôi ba lần, rồi đưa ta ra nghĩa địa chôn cất xong xuôi và lặng lẽ ra về. Riêng người bạn thứ ba của con người là các việc lành phúc đức, bố thí, vì tuy rằng lúc còn sống ta hay lơ là, khinh thường nó, đôi khi ta mắng xử tệ với nó, nhưng khi ta chết nó cương quyết theo ta đến tận tòa phán xét để bênh vực, và cuối cùng hộ tống ta vào nước thiên đàng.
Theo như câu chuyện trên H. Cousin bình luận: ”Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giầu trước mặt Chúa, là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với tất cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất”.
2. Phải biết tỉnh thức
Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời, Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt 24,43-44), Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35), còn ở đây Luca kể cả hai. Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.
Dụ ngôn kẻ trộm cũng diễn tả yếu tố bất ngờ, kẻ trộm chỉ có thể hành động được khi chủ nhà ngủ say, không đề phòng. Giờ chết đến cũng bất ngờ như kẻ trộm, cho nên hãy đề phòng, hãy tỉnh thức.
Vậy tỉnh thức là gì ?
Tỉnh thức và sẵn sàng có thể hóan đổi cho nhau: Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.
Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong thức tỉnh. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.
Hay nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.
3. Phải biết trung thành
Trong huấn dụ về sự tỉnh thức, Chúa đã dạy chúng ta trong Tin mừng: ”Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ”. Nhiệm vụ của người đầy tớ phải đứng chờ ông chủ về là nhiệm vụ chính yếu, người đầy tớ phải hết sức cẩn thận, không được lơ là trong một giây phút. Do đó, Chúa cũng dạy chúng ta phải trung thành trong những việc đã được trao phó, việc lớn hay việc nhỏ không quan trọng, việc quan trọng là làm tròn trách nhiệm trong ý thức, làm nhiệt tình và thực lòng chứ không vì miễn cưỡng. Việc ông chủ có hiện diện ở đấy hay không cũng không quan trọng mà cái quan trọng là lúc nào cũng làm việc một cách đầy đủ như ông chủ đang có mặt.
Truyện: Vườn hoa xinh đẹp
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.
Du khách hỏi:
- Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?
- Khoảng 40 năm rồi.
- Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?
- Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.
- Ông có thư từ gì với cụ không ?
- Không, ông ta bận lắm.
- Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?
- Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.
- Thế tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?
- Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.
II. ĐÁP LẠI LỜI CHÚA DẠY
1. Hãy dọn mình chết lành
Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một người đang đến. Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã loan báo Ngài sẽ trở lại trong ngày sau hết, trong ngày Quang lâm: Maranatha: Xin Chúa hãy đến. Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được coi như cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Đấng Chí Ai.
Sự sống con người thật bấp bênh, có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta cũng chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó, phải chuẩn bị đối phó với việc bất ngờ.
Chẳng ai biết Chúa hẹn mình đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có ảo tưởng hết sức nguy hiểm này là mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng “ngày mai” ấy không bao giờ đến. Người ta có ai ngờ rằng với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bên Nhật hồi tháng 8 năm 1945 đã tiêu diệt một lúc 147.000 nhân mạng trong giây lát ?
Truyện: Thiệt hại trong thế chiến II
Theo đài phát thanh Tòa thánh ngày 1.9.1951 dựa vào bản thống kê của Liên hiệp quốc trong đệ nhị thế chiến, số người chết như sau:
- 32 triệu người chết trong các mặt trận.
- 25 triệu người chết trong các trại giam.
- 15 đến 25 triệu thanh thiếu niên, người già trẻ nít chết vì bom đạn.
- 25 triệu người mất hết tài sản.
- 45 triệu người phải di tản hoặc lánh nạn hoặc đi đầy.
Tất cả những người chết đó có tưởng mình sẽ chết không ? Nếu tài sản chúng ta mất quá dễ dàng như vậy thì hãy tìm bám vào những cái bền vững hơn.
Không ai muốn chết, ai cũng muốn sống mãi, nhưng thực tế không cho phép. Kẻ trước người sau mỗi người sẽ phải ra đi khỏi cõi đời này như kinh nghiệm của Văn Thiên Trường ngày xưa đã nói: ”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”: con người từ xưa đến nay ai mà không chết, phải cố mà giữ lấy tấm lòng thanh.
Ngày xưa, có một người pha trò trong cung đình. Trong nhiều năm liền đã giúp việc mua vui cho nhà vua và triều đình. Nhưng rồi ông đã phạm phải một hành động thiếu suy xét và bị kết tội chết. Trước khi bản án được thi hành, nhà vua gọi ông ta đến và nói: ”Vì nhiều lần ngươi đã đem lại cho trẫm những giờ phút vui vẻ trong bao năm qua, nên trẫm sẽ ban cho ngươi được chọn cách mà ngươi phải chết”.
Người pha trò suy nghĩ một lúc rồi đáp: ”Thưa Hoàng thượng, ngài thật là chí lý, kẻ tôi tớ này xin chọn cách chết bởi tuổi già”
Nhà vua thấy rất vui vì lời đáp ấy đến nỗi ngài đã chiếu cố đến lời cầu xin của ông ta.
Phần lớn chúng ta đều muốn chọn lựa như thế. Nhưng chúng ta không biết liệu chúng ta có được hay không.
2. Phải tỉnh thức thế nào ?
Thái độ cơ bản của người Kitô hữu là tỉnh thức. Người Kitô hữu phải tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đọan hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Tỉnh thức là tình trạng đang luôn luôn làm nhiệm vụ. Thi sĩ Tagore nói: ”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui. Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận. Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Khi ông Dag Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã đọc một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài diễn văn ấy, ông trích dẫn câu thơ của một thi sĩ Thụy điển:”Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm vui sẽ lớn và nỗi buồn phiền sẽ nhỏ”. Và ông nói thêm câu trả lời của riêng ông: ”Đến ngày mà chúng ta cảm thấy mình sống với một bổn phận đã hoàn thành và đáng làm, ngày ấy niềm vui sẽ lớn và chúng ta có thể coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.
Chúng ta không biết và không đoán được giờ chết của chúng ta vì giờ chết được giấu kín. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là chúng ta chết lúc nào và như thế nào mà là chúng ta sống như thế nào. Chúng ta có cố gắng sống viên mãn và nhiệt tình và không chờ khi bệnh tật hoặc tai họa mới nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.
Tỉnh thức là biết sống mọi giây phút hiện tại cho đầy đủ, đừng để phí đi một giây phút nào qua đi trong vô ích vì thời giờ là cái vốn mà Chúa ban cho chúng ta để làm sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức. Một tác giả nào đó đã cho chúng ta những lời khuyên chân thành và thực tế về giá trị của những giây phút hiện tại trong cuộc sống trần gian như sau:
Để nhận ra giá trị của một năm: Hãy hỏi một học sinh thi rớt cuối năm.
Để nhận ra giá trị của một tháng: Hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để nhận ra giá trị của một tuần: Hãy hỏi người chủ bút của tờ tuần báo.
Để nhận ra giá trị của một ngày: Hãy hỏi công nhân lao động phải nuôi 10 đứa con.
Để nhận ra giá trị của một giờ: Hãy hỏi những tình nhân phải chờ đợi nhau.
Để nhận ra giá trị của một phút: Hãy hỏi người vừa trễ chuyến xe lửa, hay xe búyt.
Để nhận giá trị của một giây: Hãy hỏi người vừa thóat khỏi tai nạn.
Để nhận ra giá trị của một sao: Hãy hỏi nhà thể thao Olympic được huy chương bạc.
Và sau cùng để nhận ra giá trị của một đời người: Hãy hỏi, ai sẽ khóc trong buổi tang lễ của bạn (Nguyễn văn Thái).
3. Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?
Đại tướng Marc Arthur sau đệ nhị thế chiến, với tư cách của một tướng lãnh già dặn kinh nghiệm trong binh pháp, có nói: ”Lịch sử của những thảm bại trong chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ: ”Quá muộn”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng. Quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ.
Có lẽ vị tướng này đã từng nghiền ngẫm câu nói của một danh tướng thời La mã xưa để làm cẩm nang cho việc điều hành chiến tranh: ”Si vis pacem, para belluu”: Nếu muốn được bình yên, phải chuẩn bị chiến tranh.
Và thời xưa người Trung quốc cũng đã từng có tư tưởng như vậy: Bình thời luyện vũ, lọan thế độc thư”: Thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải lo đọc sách. Nói như vậy là người ta khuyến cáo họ, lúc bình yên thì đừng ngồi không đấy mà hưởng thụ, mà phải luyện võ, phải chuẩn bị chiến tranh, để khi chiến tranh xẩy đến thì đã sẵn sàng, đã chuẩn bị để đối đầu với mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra.
Đối với giờ chết cũng vậy, đang lúc sống thì phải nghĩ đến lúc chết để đề phòng. Nếu ai đã từng chuẩn bị cho giờ chết thì họ sẽ bình tĩnh trong giờ chết, họ bình tĩnh chờ đợi cho giờ ấy xẩy đến vì họ coi mình như nắm chắc được phần rỗi, vì người ta đã khẳng định rằng: ”Sống sao chết vậy”.
Nhưng chúng ta hay có ảo tưởng rằng giờ chết còn xa, chưa cần phải chuẩn bị gấp, họ chưa hiểu được câu ngạn ngữ dân gian: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, vì thế họ cứ từ từ, chờ đến tuổi già mới chuẩn bị. Nhưng ai biết được chữ “ngờ”, ai ngờ được kẻ trộm đến lúc mình không tỉnh thức.
Một nhà văn hào kể một câu truyện giả tưởng. Satan họp đại hội thảo luận phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến của các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được đại hội tán đồng là của một quỉ già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này: Gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã !
Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là chúng ta đang sống thế nào ? Đang tỉnh thức hay ngủ mê ? Có biết chu tòan nhiệm vụ được trao phó không ?
Truyện: Cứ tiếp tục họp
Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói: ”Không biết hôm nay có phải là tận thế không: nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu tòan nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
Ai cũng muốn chết trong sự bình an. Chớ gì những giây phút cuối cùng chuẩn bị đi vào đời sau, ta cảm thấy Chúa ở gần như người mẹ ấp ủ con. Lúc đó ta thưa với Chúa rằng: ”In manus tuas, Domine, commendo spritum meum”: Lạy Chúa, con xin phó dâng hồn con trong tay Chúa. Chớ gì tâm hồn ta được bình an, thảnh thơi như đứa con nằm trong tay mẹ hiền để say trong giấc ngủ ngon lành.
Một bà mẹ kể: tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ: ”Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé”! Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện: ”Lạy Chúa, xin giúp con sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời: ”Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé” !
+++
A. DẪN NHẬP
“Tỉnh thức” là hệ luận cần rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy ! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Khuyến). Cho nên Lời Chúa hôm nay thúc bách chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng”.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca đã thu góp lại một số dụ ngôn của Đức Giêsu nói về việc phải “Tỉnh thức”. Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi ngày đó. Đồng thời Ngài cũng sẽ đến với từng người khi gọi họ ra đi khỏi đời này, và ngày đó còn được giữ bí mật, nhưng chắc chắn phải đến. Ngày con người phải ra đi khỏi đời này là một bất ngờ như việc kẻ trộm đến lúc chủ nhà đang ngủ say. Ai cũng phải chịu nhận sự bất ngờ ấy, vì như người ta thường nói: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.
Đáp lại lời Chúa gọi trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta phải có thái độ nào ? Chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa sẽ đến với chúng ta trong ngày sau hết của đời mình vào một thời gian nào không ai biết, nhưng có một điều quan trọng là chúng ta phải “thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay” khi Chúa đến. Tỉnh thức và sẵn sàng ở đây phải có tính cách tích cực, nghĩa là không phải cứ ngồi đấy mà chờ hay không ngủ, hoặc ăn không ngồi rồi, nhưng tỉnh thức ở đây là tư thế của một người đang làm việc với ý thức rằng mình đang đợi Chúa đến. Phúc cho chúng ta, nếu Chúa đến trong lúc chúng ta đang làm việc thì Chúa sẽ thưởng công bội hậu như ông chủ đặt đứa đầy tớ trung thành vào bàn ăn và hầu hạ nó.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Kn 18, 6-9
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên. Có lẽ tác giả viết sách này trong lúc dân Do thái ở bên Ai cập đang cử hành lễ Vượt Qua trong cảnh lưu đầy. Theo yêu cầu của những người Do thái di tản (diaspora), tác giả nhắc lại cho họ một biến cố vĩ đại, đó là việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai cập và chọn họ làm dân riêng. Đây là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do thái.
Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Dt 11,1-2. 8-9
Đức tin chính là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng”, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin của tổ phụ Abraham là gương mẫu cho chúng ta. Tin là đi trong đêm tối nhưng đầy tin cậy và kiên nhẫn trong chờ đợi.
Do lòng tin vào lời Chúa hứa mà tổ phụ Abraham đã rời bỏ quê hương xứ sở, ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu. Đã có Chúa dẫn dắt. Và cũng do lòng tin, Abraham đã dám tế lễ con mình cho Chúa trong tuổi già của mình mà không nghĩ gì đến lời hứa của Chúa sẽ thực hiện ra sao.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,32-48
Thánh Luca tập hợp ở đây một loạt những yếu tố có gốc gác khác nhau, nhưng chủ đề cũng chỉ là tỉnh thức và sẵn sàng. Ta chú ý đến hai dụ ngôn chính:
a) Dụ ngôn người đầy tớ: Công việc của người đầy tớ là phải sẵn sàng chờ ông chủ đi ăn cưới về, đó là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn” vì không biết giờ nào chủ mới về. Tư thế đó đòi người đầy tớ khi vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ báo hiệu ông chủ về thì phải mau mắn phục vụ ngay. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.
b) Dụ ngôn người quản lý: Thánh Luca muốn dùng từ “Người quản lý” để chỉ những người lãnh đạo. Những người được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đòan phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ tốt sẽ được trọng thưởng; trái lại, những người lãnh đạo lơ là và biếng nhác trong việc phục vụ sẽ bị trừng phạt. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính của dụ ngôn này là trung thành trong nhiệm vụ được giao phó.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
I. ĐIỀU CHÚA MUỐN DẠY HÔM NAY
1. Phải biết sống siêu thóat
Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai là “đoàn chiên bé nhỏ” bởi vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, như đàn chiên giữa sói rừng, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Đức Giêsu có ý động viện họ can đảm trước những khó khăn đang chờ trước mặt, nên Chúa mới gọi họ bằng một từ ngữ thân thương “Đoàn chiên bé nhỏ”.
Nhân dịp này, Đức Giêsu còn nhắc đến ý tưởng của Chúa nhật tuần trước: Muốn làm môn đệ phải sống siêu thoát, biết chia sẻ cho người khác. Chúa động viên các ông khi đang tích trữ làm giầu vật chất, phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa nữa. Hãy sắm cho mình một kho tàng trên trời được tích trữ bằng những việc lành, bằng cách bố thí những gì mình có.
Truyện: Cái lợi của tiền bạc
Một người có ba người bạn. Lúc bình an thì hai người bạn đầu rất là thân thiết, còn người bạn thứ ba thì giao tình sơ sài lạnh nhạt. Chẳng may, ông ta bị bắt và bị đem ra tòa xử tội. Ông liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho mình. Nhưng người thứ nhất từ chối viện cớ bận việc không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến tòa án, nhưng không dám vào trong. Chỉ có người bạn thứ ba, mặc dầu không được ông ta quí lắm, lại tỏ ra trung tín và can đảm, vào tận tòa án, hăng hái biện hộ cho ông ta đến nỗi không những trắng án mà còn được ân thưởng nữa.
Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra rằng: người bạn thứ nhất của con người là tiền vì lúc còn sống ai cũng o bế nó, nhưng khi ta chết, nó liền bỏ rơi ta ngay và nếu nó có thương hại ta thì cũng chỉ buộc lòng bố thí cho ta một chiếc quan tài và dăm ba cây nến, bó hoa là cùng. Còn người bạn thứ hai của con người chính là người thân trong gia đình vì khi chết đi dù họ có thương ta bao nhiêu đi nữa thì cũng khóc lóc đôi ba lần, rồi đưa ta ra nghĩa địa chôn cất xong xuôi và lặng lẽ ra về. Riêng người bạn thứ ba của con người là các việc lành phúc đức, bố thí, vì tuy rằng lúc còn sống ta hay lơ là, khinh thường nó, đôi khi ta mắng xử tệ với nó, nhưng khi ta chết nó cương quyết theo ta đến tận tòa phán xét để bênh vực, và cuối cùng hộ tống ta vào nước thiên đàng.
Theo như câu chuyện trên H. Cousin bình luận: ”Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giầu trước mặt Chúa, là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với tất cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất”.
2. Phải biết tỉnh thức
Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời, Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt 24,43-44), Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35), còn ở đây Luca kể cả hai. Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.
Dụ ngôn kẻ trộm cũng diễn tả yếu tố bất ngờ, kẻ trộm chỉ có thể hành động được khi chủ nhà ngủ say, không đề phòng. Giờ chết đến cũng bất ngờ như kẻ trộm, cho nên hãy đề phòng, hãy tỉnh thức.
Vậy tỉnh thức là gì ?
Tỉnh thức và sẵn sàng có thể hóan đổi cho nhau: Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.
Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong thức tỉnh. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.
Hay nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.
3. Phải biết trung thành
Trong huấn dụ về sự tỉnh thức, Chúa đã dạy chúng ta trong Tin mừng: ”Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ”. Nhiệm vụ của người đầy tớ phải đứng chờ ông chủ về là nhiệm vụ chính yếu, người đầy tớ phải hết sức cẩn thận, không được lơ là trong một giây phút. Do đó, Chúa cũng dạy chúng ta phải trung thành trong những việc đã được trao phó, việc lớn hay việc nhỏ không quan trọng, việc quan trọng là làm tròn trách nhiệm trong ý thức, làm nhiệt tình và thực lòng chứ không vì miễn cưỡng. Việc ông chủ có hiện diện ở đấy hay không cũng không quan trọng mà cái quan trọng là lúc nào cũng làm việc một cách đầy đủ như ông chủ đang có mặt.
Truyện: Vườn hoa xinh đẹp
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.
Du khách hỏi:
- Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?
- Khoảng 40 năm rồi.
- Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?
- Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.
- Ông có thư từ gì với cụ không ?
- Không, ông ta bận lắm.
- Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?
- Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.
- Thế tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?
- Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.
II. ĐÁP LẠI LỜI CHÚA DẠY
1. Hãy dọn mình chết lành
Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một người đang đến. Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã loan báo Ngài sẽ trở lại trong ngày sau hết, trong ngày Quang lâm: Maranatha: Xin Chúa hãy đến. Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được coi như cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Đấng Chí Ai.
Sự sống con người thật bấp bênh, có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta cũng chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó, phải chuẩn bị đối phó với việc bất ngờ.
Chẳng ai biết Chúa hẹn mình đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có ảo tưởng hết sức nguy hiểm này là mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng “ngày mai” ấy không bao giờ đến. Người ta có ai ngờ rằng với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bên Nhật hồi tháng 8 năm 1945 đã tiêu diệt một lúc 147.000 nhân mạng trong giây lát ?
Truyện: Thiệt hại trong thế chiến II
Theo đài phát thanh Tòa thánh ngày 1.9.1951 dựa vào bản thống kê của Liên hiệp quốc trong đệ nhị thế chiến, số người chết như sau:
- 32 triệu người chết trong các mặt trận.
- 25 triệu người chết trong các trại giam.
- 15 đến 25 triệu thanh thiếu niên, người già trẻ nít chết vì bom đạn.
- 25 triệu người mất hết tài sản.
- 45 triệu người phải di tản hoặc lánh nạn hoặc đi đầy.
Tất cả những người chết đó có tưởng mình sẽ chết không ? Nếu tài sản chúng ta mất quá dễ dàng như vậy thì hãy tìm bám vào những cái bền vững hơn.
Không ai muốn chết, ai cũng muốn sống mãi, nhưng thực tế không cho phép. Kẻ trước người sau mỗi người sẽ phải ra đi khỏi cõi đời này như kinh nghiệm của Văn Thiên Trường ngày xưa đã nói: ”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”: con người từ xưa đến nay ai mà không chết, phải cố mà giữ lấy tấm lòng thanh.
Ngày xưa, có một người pha trò trong cung đình. Trong nhiều năm liền đã giúp việc mua vui cho nhà vua và triều đình. Nhưng rồi ông đã phạm phải một hành động thiếu suy xét và bị kết tội chết. Trước khi bản án được thi hành, nhà vua gọi ông ta đến và nói: ”Vì nhiều lần ngươi đã đem lại cho trẫm những giờ phút vui vẻ trong bao năm qua, nên trẫm sẽ ban cho ngươi được chọn cách mà ngươi phải chết”.
Người pha trò suy nghĩ một lúc rồi đáp: ”Thưa Hoàng thượng, ngài thật là chí lý, kẻ tôi tớ này xin chọn cách chết bởi tuổi già”
Nhà vua thấy rất vui vì lời đáp ấy đến nỗi ngài đã chiếu cố đến lời cầu xin của ông ta.
Phần lớn chúng ta đều muốn chọn lựa như thế. Nhưng chúng ta không biết liệu chúng ta có được hay không.
2. Phải tỉnh thức thế nào ?
Thái độ cơ bản của người Kitô hữu là tỉnh thức. Người Kitô hữu phải tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đọan hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Tỉnh thức là tình trạng đang luôn luôn làm nhiệm vụ. Thi sĩ Tagore nói: ”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui. Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận. Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Khi ông Dag Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã đọc một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài diễn văn ấy, ông trích dẫn câu thơ của một thi sĩ Thụy điển:”Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm vui sẽ lớn và nỗi buồn phiền sẽ nhỏ”. Và ông nói thêm câu trả lời của riêng ông: ”Đến ngày mà chúng ta cảm thấy mình sống với một bổn phận đã hoàn thành và đáng làm, ngày ấy niềm vui sẽ lớn và chúng ta có thể coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.
Chúng ta không biết và không đoán được giờ chết của chúng ta vì giờ chết được giấu kín. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là chúng ta chết lúc nào và như thế nào mà là chúng ta sống như thế nào. Chúng ta có cố gắng sống viên mãn và nhiệt tình và không chờ khi bệnh tật hoặc tai họa mới nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.
Tỉnh thức là biết sống mọi giây phút hiện tại cho đầy đủ, đừng để phí đi một giây phút nào qua đi trong vô ích vì thời giờ là cái vốn mà Chúa ban cho chúng ta để làm sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức. Một tác giả nào đó đã cho chúng ta những lời khuyên chân thành và thực tế về giá trị của những giây phút hiện tại trong cuộc sống trần gian như sau:
Để nhận ra giá trị của một năm: Hãy hỏi một học sinh thi rớt cuối năm.
Để nhận ra giá trị của một tháng: Hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để nhận ra giá trị của một tuần: Hãy hỏi người chủ bút của tờ tuần báo.
Để nhận ra giá trị của một ngày: Hãy hỏi công nhân lao động phải nuôi 10 đứa con.
Để nhận ra giá trị của một giờ: Hãy hỏi những tình nhân phải chờ đợi nhau.
Để nhận ra giá trị của một phút: Hãy hỏi người vừa trễ chuyến xe lửa, hay xe búyt.
Để nhận giá trị của một giây: Hãy hỏi người vừa thóat khỏi tai nạn.
Để nhận ra giá trị của một sao: Hãy hỏi nhà thể thao Olympic được huy chương bạc.
Và sau cùng để nhận ra giá trị của một đời người: Hãy hỏi, ai sẽ khóc trong buổi tang lễ của bạn (Nguyễn văn Thái).
3. Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?
Đại tướng Marc Arthur sau đệ nhị thế chiến, với tư cách của một tướng lãnh già dặn kinh nghiệm trong binh pháp, có nói: ”Lịch sử của những thảm bại trong chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ: ”Quá muộn”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng. Quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ.
Có lẽ vị tướng này đã từng nghiền ngẫm câu nói của một danh tướng thời La mã xưa để làm cẩm nang cho việc điều hành chiến tranh: ”Si vis pacem, para belluu”: Nếu muốn được bình yên, phải chuẩn bị chiến tranh.
Và thời xưa người Trung quốc cũng đã từng có tư tưởng như vậy: Bình thời luyện vũ, lọan thế độc thư”: Thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải lo đọc sách. Nói như vậy là người ta khuyến cáo họ, lúc bình yên thì đừng ngồi không đấy mà hưởng thụ, mà phải luyện võ, phải chuẩn bị chiến tranh, để khi chiến tranh xẩy đến thì đã sẵn sàng, đã chuẩn bị để đối đầu với mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra.
Đối với giờ chết cũng vậy, đang lúc sống thì phải nghĩ đến lúc chết để đề phòng. Nếu ai đã từng chuẩn bị cho giờ chết thì họ sẽ bình tĩnh trong giờ chết, họ bình tĩnh chờ đợi cho giờ ấy xẩy đến vì họ coi mình như nắm chắc được phần rỗi, vì người ta đã khẳng định rằng: ”Sống sao chết vậy”.
Nhưng chúng ta hay có ảo tưởng rằng giờ chết còn xa, chưa cần phải chuẩn bị gấp, họ chưa hiểu được câu ngạn ngữ dân gian: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, vì thế họ cứ từ từ, chờ đến tuổi già mới chuẩn bị. Nhưng ai biết được chữ “ngờ”, ai ngờ được kẻ trộm đến lúc mình không tỉnh thức.
Một nhà văn hào kể một câu truyện giả tưởng. Satan họp đại hội thảo luận phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến của các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được đại hội tán đồng là của một quỉ già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này: Gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã !
Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là chúng ta đang sống thế nào ? Đang tỉnh thức hay ngủ mê ? Có biết chu tòan nhiệm vụ được trao phó không ?
Truyện: Cứ tiếp tục họp
Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói: ”Không biết hôm nay có phải là tận thế không: nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu tòan nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
Ai cũng muốn chết trong sự bình an. Chớ gì những giây phút cuối cùng chuẩn bị đi vào đời sau, ta cảm thấy Chúa ở gần như người mẹ ấp ủ con. Lúc đó ta thưa với Chúa rằng: ”In manus tuas, Domine, commendo spritum meum”: Lạy Chúa, con xin phó dâng hồn con trong tay Chúa. Chớ gì tâm hồn ta được bình an, thảnh thơi như đứa con nằm trong tay mẹ hiền để say trong giấc ngủ ngon lành.
Một bà mẹ kể: tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ: ”Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé”! Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện: ”Lạy Chúa, xin giúp con sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời: ”Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé” !
Mary MacKillop
Lm Vũđình Tường
06:28 06/08/2010
Cuộc đời cô bé Mary MacKillop gắn liền với người nghèo. Sanh ra trong gia đình nghèo, những ngày đầu đời MacKillop đã trải qua có ngày, bữa đói, bữa no. Cái nghèo đeo đẳng gia đình cô năm này qua tháng nó. Cũng chính cái nghèo hun đúc tinh thần cô gái trẻ, sau này quyết tâm tìm ra lối sống riêng biệt phục vụ tha nhân.
Kinh nghiệm sống cảnh nghèo của gia đình, biết cái hoạn nạn, cái khó, cái khổ, cái cay đắng cảnh nghèo mang đến, MacKillop không cay đắng với đời, với lòng người nhưng nuôi mộng sau này nếu có dịp sẽ giúp đỡ người hoạn nạn, cô đơn, sa cơ, lỡ bước. Tư tưởng thương người, phục vụ tha nhân lớn dần trong con người nhỏ bé, thân gầy nhưng có một đức tin mãnh liện, lòng nhiệt thành phục vụ và con tim nồng màn yêu mến tha nhân.
Sinh tại Melbourne ngày 15/01/1842. Là chị lớn nhất trong tám anh chị em. Ông Alexander MacKillop và cô Flora MacDonald di dân từ Tô Cách Lan. Không lâu sau hai người cưới nhau tại Melbourne.
Alexander dời bỏ đời sống chủng viện thời gian ngắn trước ngày chịu chức. Có lẽ vì thiếu kinh nghiệm trong thương trường và thiếu nghề chuyên môn, Alexander gặp hết thất bại này đến thua lỗ khác đến độ hết cả vốn lẫn lời. Thất bại liên tục trong việc lập nghiệp, gia đình lâm cảnh túng quẫn đến nỗi không đủ tiền đóng học phí cho con. Mary không còn cơ hội đến trường nhưng may mắn nhận nhiều kiến thức từ cha mình. Tuổi 16, MacKillop vào trường đời, lăn lộn với cuộc sống, kiếm thêm tài chánh phụ miếng ăn cho gia đình và trang trải chi phí tiền học các em. Việc đầu tiên Mary nhận là thư kí văn phòng cho công ti thương mại. Ít lâu sau nàng đổi sang dậy học. Nghề này thích hợp hơn và cuối cùng phải theo gia đình về Penola. Tại đây Mary coi con cho một gia đình bà con để kiếm sống. Cũng tại nơi đây đời sống cô gái tỉnh thành thay đổi. Không phải chỉ thay đổi đời mình mà còn làm đổi thay, thăng tiến cuộc sống người dân, bắt đầu từ quê lan dần ra tỉnh.
Julian Tension-Woods
Cha Julian lúc đó là cha xứ Penola. Đến từ Anh Quốc do lời mời của giám mục Melbourne. Là một người thông thái, tài năng, giầu kiến thức khoa học, đặc biệt thích nghiên cứu địa chất. Julian có thời sống nghề viết báo và phát thanh. Bỏ Melbourne đến Penola và làm cha xứ tại đây. Ông đặc biệt quan tâm đến học vấn, giáo dục thanh thiếu niên trong vùng. Không kiếm ra người có khả năng làm công việc mong muốn. Như có sự an bài của Thiên Chúa, Mary đến Penola đúng lúc và với sự khuyến khích, tích cực giúp đỡ, mái trường đầu tiên thành hình.
Mái trường trước đây là kho của một nông gia được cải biến, chỉnh trang, thích hợp cho việc giáo dục. Công việc được anh của Mary là MacDonald đảm trách. Sau này trở thành linh mục dòng Tên.
Những năm đầu Julian là linh hồn của tu hội nhỏ vì mọi đường hướng sinh hoạt, luật dòng, đều do vị này linh hướng. Julian về sau được đề cử chức vụ giám đốc văn phòng giáo dục Tổng Giáo Phận Adelaide, mở đường cho hội dòng phát triển. Julian giúp hội dòng từ khởi sự nhưng không bền đỗ cho đến lúc trưởng thành. Sau này mọi việc đều do Mary đảm trách.
MacKillop khởi sự việc lập trường dậy con công nhân thợ thuyền, trẻ mồ côi. Ngày 15/8/1867.
Mary MacKillop mặc áo nữ tu lần đầu của tu hội tôn kính Thánh Giá. Ngày 8/12/1869 Mary khấn trọn đời. Lúc đó dòng có được 72 chị em và đổi tên là dòng thánh Giuse. Là phụ nữ Úc tiên phong sống tinh thần phóng khoáng trong việc sống, thực hành tinh thần bác ái đến với mọi giai cấp trong xã hội, không phân biệt thành phần. Trường học chủ trương giáo dục kẻ nghèo đói, thống khổ, mồ côi. Ngoài ra còn có các Trung tâm xã hội giúp di dân gốc Anh bị đầy sang Úc sống bơ vơ, cô đơn và buồn nản. Trung tâm đón chào thanh thiếu niên nam nữ được thả về sau thời gian tù đầy.
Trung tâm cho các chị em phụ nữ có thời sống đời son phấn.
Đến năm 1869 dòng thánh Giuse đảm trách 21 trường học quanh thành phố Adelaide và các vùng phụ cận. Con đường phục vụ lan rộng, lan rộng đến các tiểu bang khác trong Úc châu trước khi vượt đại dương đến Tân Tây Lan. Đâu đâu cũng có lời mời gọi các nữ tu dòng Thánh Giuse đến lập trường.
Năm 1869 Mary đến Brisbane lúc đó mới 27 tuổi. Tạm cư tại đường Montague và làm việc giúp dân nghèo phía nam thành phố Brisbane. Hội dòng lập được nhiều trường học tại Queensland, bao gồm cả trường tại Kangaroo Point.
Trong 67 năm phục vụ Mary MacKillop vượt qua trăm ngàn khó khăn. Nào là vấn đề tài chánh thiếu hụt. Vấn đề thầy cô thiếu kinh nghiệm ngành nghề. Vấn đề thiếu nữ tu theo yêu cầu của các giám mục.Vấn đề cư trú trong tu viện, vấn đề quản lí, điều hành nhà dòng gặp trắc trở, đối kháng với giám mục và hàng ngũ linh mục. Ngày 22/11/1871 Mary bị cất phép thông công đến tháng Tám năm sau được tha.
Mary MacKillop mất tại Sydney ngày 08/8/1909 lúc đó dòng có tất cả 650 nữ tu dậy hơn 12 ngàn học sinh tại Úc và Tân Tây Lan.
19/01/ 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô phong chân phước tại trường đua Ranwick, Sydney. Đức thánh cha Biển Đức thứ 16 phong hiển thánh tại Rôma Chúa Nhật 17/10/10. Dịp này Sr Maria Casey bề trên tổng quyền tặng đức thánh cha lọn tóc của thánh Mary MacKillop.
Năm 2009 Tổng Giáo Phận Brisbane nhận thánh nữ Mary MacKillop làm quan thầy và lễ kính vào Chúa Nhật ngày 08/8/10 thay cho Chúa Nhật 19 thường niên.
Kinh nghiệm sống cảnh nghèo của gia đình, biết cái hoạn nạn, cái khó, cái khổ, cái cay đắng cảnh nghèo mang đến, MacKillop không cay đắng với đời, với lòng người nhưng nuôi mộng sau này nếu có dịp sẽ giúp đỡ người hoạn nạn, cô đơn, sa cơ, lỡ bước. Tư tưởng thương người, phục vụ tha nhân lớn dần trong con người nhỏ bé, thân gầy nhưng có một đức tin mãnh liện, lòng nhiệt thành phục vụ và con tim nồng màn yêu mến tha nhân.
Sinh tại Melbourne ngày 15/01/1842. Là chị lớn nhất trong tám anh chị em. Ông Alexander MacKillop và cô Flora MacDonald di dân từ Tô Cách Lan. Không lâu sau hai người cưới nhau tại Melbourne.
Alexander dời bỏ đời sống chủng viện thời gian ngắn trước ngày chịu chức. Có lẽ vì thiếu kinh nghiệm trong thương trường và thiếu nghề chuyên môn, Alexander gặp hết thất bại này đến thua lỗ khác đến độ hết cả vốn lẫn lời. Thất bại liên tục trong việc lập nghiệp, gia đình lâm cảnh túng quẫn đến nỗi không đủ tiền đóng học phí cho con. Mary không còn cơ hội đến trường nhưng may mắn nhận nhiều kiến thức từ cha mình. Tuổi 16, MacKillop vào trường đời, lăn lộn với cuộc sống, kiếm thêm tài chánh phụ miếng ăn cho gia đình và trang trải chi phí tiền học các em. Việc đầu tiên Mary nhận là thư kí văn phòng cho công ti thương mại. Ít lâu sau nàng đổi sang dậy học. Nghề này thích hợp hơn và cuối cùng phải theo gia đình về Penola. Tại đây Mary coi con cho một gia đình bà con để kiếm sống. Cũng tại nơi đây đời sống cô gái tỉnh thành thay đổi. Không phải chỉ thay đổi đời mình mà còn làm đổi thay, thăng tiến cuộc sống người dân, bắt đầu từ quê lan dần ra tỉnh.
Julian Tension-Woods
Cha Julian lúc đó là cha xứ Penola. Đến từ Anh Quốc do lời mời của giám mục Melbourne. Là một người thông thái, tài năng, giầu kiến thức khoa học, đặc biệt thích nghiên cứu địa chất. Julian có thời sống nghề viết báo và phát thanh. Bỏ Melbourne đến Penola và làm cha xứ tại đây. Ông đặc biệt quan tâm đến học vấn, giáo dục thanh thiếu niên trong vùng. Không kiếm ra người có khả năng làm công việc mong muốn. Như có sự an bài của Thiên Chúa, Mary đến Penola đúng lúc và với sự khuyến khích, tích cực giúp đỡ, mái trường đầu tiên thành hình.
Mái trường trước đây là kho của một nông gia được cải biến, chỉnh trang, thích hợp cho việc giáo dục. Công việc được anh của Mary là MacDonald đảm trách. Sau này trở thành linh mục dòng Tên.
Những năm đầu Julian là linh hồn của tu hội nhỏ vì mọi đường hướng sinh hoạt, luật dòng, đều do vị này linh hướng. Julian về sau được đề cử chức vụ giám đốc văn phòng giáo dục Tổng Giáo Phận Adelaide, mở đường cho hội dòng phát triển. Julian giúp hội dòng từ khởi sự nhưng không bền đỗ cho đến lúc trưởng thành. Sau này mọi việc đều do Mary đảm trách.
MacKillop khởi sự việc lập trường dậy con công nhân thợ thuyền, trẻ mồ côi. Ngày 15/8/1867.
Mary MacKillop mặc áo nữ tu lần đầu của tu hội tôn kính Thánh Giá. Ngày 8/12/1869 Mary khấn trọn đời. Lúc đó dòng có được 72 chị em và đổi tên là dòng thánh Giuse. Là phụ nữ Úc tiên phong sống tinh thần phóng khoáng trong việc sống, thực hành tinh thần bác ái đến với mọi giai cấp trong xã hội, không phân biệt thành phần. Trường học chủ trương giáo dục kẻ nghèo đói, thống khổ, mồ côi. Ngoài ra còn có các Trung tâm xã hội giúp di dân gốc Anh bị đầy sang Úc sống bơ vơ, cô đơn và buồn nản. Trung tâm đón chào thanh thiếu niên nam nữ được thả về sau thời gian tù đầy.
Trung tâm cho các chị em phụ nữ có thời sống đời son phấn.
Đến năm 1869 dòng thánh Giuse đảm trách 21 trường học quanh thành phố Adelaide và các vùng phụ cận. Con đường phục vụ lan rộng, lan rộng đến các tiểu bang khác trong Úc châu trước khi vượt đại dương đến Tân Tây Lan. Đâu đâu cũng có lời mời gọi các nữ tu dòng Thánh Giuse đến lập trường.
Năm 1869 Mary đến Brisbane lúc đó mới 27 tuổi. Tạm cư tại đường Montague và làm việc giúp dân nghèo phía nam thành phố Brisbane. Hội dòng lập được nhiều trường học tại Queensland, bao gồm cả trường tại Kangaroo Point.
Trong 67 năm phục vụ Mary MacKillop vượt qua trăm ngàn khó khăn. Nào là vấn đề tài chánh thiếu hụt. Vấn đề thầy cô thiếu kinh nghiệm ngành nghề. Vấn đề thiếu nữ tu theo yêu cầu của các giám mục.Vấn đề cư trú trong tu viện, vấn đề quản lí, điều hành nhà dòng gặp trắc trở, đối kháng với giám mục và hàng ngũ linh mục. Ngày 22/11/1871 Mary bị cất phép thông công đến tháng Tám năm sau được tha.
Mary MacKillop mất tại Sydney ngày 08/8/1909 lúc đó dòng có tất cả 650 nữ tu dậy hơn 12 ngàn học sinh tại Úc và Tân Tây Lan.
19/01/ 1995 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô phong chân phước tại trường đua Ranwick, Sydney. Đức thánh cha Biển Đức thứ 16 phong hiển thánh tại Rôma Chúa Nhật 17/10/10. Dịp này Sr Maria Casey bề trên tổng quyền tặng đức thánh cha lọn tóc của thánh Mary MacKillop.
Năm 2009 Tổng Giáo Phận Brisbane nhận thánh nữ Mary MacKillop làm quan thầy và lễ kính vào Chúa Nhật ngày 08/8/10 thay cho Chúa Nhật 19 thường niên.
Tỉnh Thức Bằng Nụ Cười Nhân Hiền
Tuyết Mai
06:46 06/08/2010
Tỉnh Thức Bằng Nụ Cười Nhân Hiền
Anh chị em có biết một nụ cười nhân hiền dành cho người thì quý giá, đi xa, và rất lây hay không? Từ sáng sớm sau khi chúng ta thức dậy dâng lên Thiên Chúa chúng ta kinh ngày, cảm tạ, tri ân, để Thiên Chúa ban Ơn cho chúng ta suốt cả một ngày được bình an trong tâm hồn và thân xác. Được Ơn Chúa, chúng ta gia đình gặp gỡ nhau hỏi thăm và trao cho nhau nụ cười. Chúc cho nhau đi học hay đi làm được bình an trong nụ cười tươi rói của buổi sáng. Chúng ta ra ngoài xã hội, người đầu tiên chúng ta chào hỏi và nở nụ cười có thể là người hàng xóm láng giềng của mình chẳng hạn. Công nhận ở nước ngoài chúng ta học được lối lịch sự của họ cũng thật là hay, chả cần quen biết gì nhưng chúng ta cũng có thể chào nhau trao nhau nụ cười bất cứ là buổi gì, khi họ nhường và chờ chúng ta vào cửa trước ở những quán, tiệm, hay trong công sở.
Chúng ta hay xem thường nụ cười của chúng ta nhưng có phải khi anh chị em nhận được một nụ cười nhân hiền của ai đó với nét mặt chân tình thì anh chị em có cảm thấy ấm trong lòng không? Rồi không hiểu sao nụ cười nhân hiền ấy nó như là một điều thật kỳ diệu không thể tả được, làm cho chúng ta vui lắm thấy buổi sáng nay yêu đời vô cùng, rồi thì nụ cười rất lây ấy đã làm cho anh vui lên, hăng hái thêm lên, và huýt sáo suốt buổi sáng ấy?. Rồi nụ cười anh chị em nhận được của người nhân hiền ấy, mang cho anh chị em niềm vui phấn khởi, dễ dàng làm cho anh chị em vui hơn và chịu được những gì gọi là phiền phức mang lại cho anh chị em mỗi ngày!?.
Có bao giờ anh chị em nhìn mình trong gương với nụ cười nhân hiền và độ lượng chưa? Nếu chưa thì tôi xin anh chị em thử cười, tặng cho chính mình với nụ cười thật hiền lành và rất chân tình xem. Anh chị em có thấy mình trẻ đẹp hơn ra rất nhiều không? Tôi không dám nói là đến 10 tuổi nhưng thật sự nụ cười nhân hiền của anh chị em có thể sẽ làm cho người khác thấy mình trẻ hơn đến 10 tuổi lận đấy! Và quả thật không sai. Khi anh chị em cố tình làm cho vẻ mặt của mình ra nghiêm nghị ra già dặn đứng đắn, để cho người đời họ sợ mình hoặc nể trọng mình hơn chăng!?. Thật tình thì có đó thưa anh chị em, nhưng nếu gương mặt của anh chị em cố gắng tạo cho mình gương mặt như vậy thì khổ thay và buồn thay cho anh chị em, vì sao? Thưa vì anh chị em đã cố tình làm mất đi món quà thật quý giá mà Thiên Chúa ban cho anh chị em nhưng không ấy! Quả thật là phí phạm!.
Chẳng nhẽ anh chị em không nhận ra chân dung của nụ cười của mình sẵn có, và giá trị tuyệt vời của nụ cười ấy hay sao? Có phải khi anh đang buồn mà tự nhiên có một cô tiên đâu đó mỉm cười e lệ với anh thì anh sẽ cảm thấy ra sao? Có phải anh thấy ôi một ngày quả là đẹp và đời còn rất là đẹp đáng sống, không bi quan như anh tưởng!? Hay anh chị em có lỡ làm gì đó mà đang lo canh cánh bên lòng sợ bị cấp cao sửa phạt, nhưng chẳng những anh chị em không bị sửa phạt mà còn nhận được một nụ cười nhân lành với ánh mắt đã hiểu và rất thông cảm của người xếp trên, anh chị em sẽ cảm thấy thế nào khi nhận được nụ cười nhân hiền ấy của người? Hẳn nhiên nụ cười nhân hiền ấy lập tức xóa tan hết mọi phiền muộn và thay vào đó là niềm hạnh phúc khó tả biến anh chị em có tinh thần làm việc hăng say hơn lên?.
Anh chị em có công nhận rằng tìm được nụ cười nhân hiền trên khuôn mặt của anh chị em hằng ngày, trong gia đình, và ngoài xã hội rất là khó hay không? Nhất là khuôn mặt của những người cấp cao trên mình? Có phải chúng ta thường nghe câu người ta nói là một nụ cười thì bằng 10 thang thuốc bổ hay không? Không sai tí nào! Vì nụ cười đem lại cho mình niềm vui, tự tin, tự hào, tự mãn, trước tiên là cho chính mình, sau là gia đình, ngoài đời, và ngoài xã hội. Nụ cười thường mang đến cho mình tất cả mọi dễ dãi và thành công hơn là khuôn mặt lầm lầm lì lì như ai đó thường bảo chúng ta giống như ai ăn hết của, bị bệnh táo bón, hay khỉ ăn ớt, v.v.v.......
Thật, nụ cười là liều thuốc tiên giúp cho cơ thể của chúng ta luôn có được lành mạnh tố, cũng rất dễ hiểu thôi! Vì khi chúng ta vui vẻ là cơ thể của chúng ta luôn tiết ra những tế bào lành mạnh. Còn khi chúng ta u buồn, mặt châu mày rũ, thì cơ thể của chúng ta sẽ luôn tiết ra những độc tố, lâu ngày chúng sẽ tụ thành những tế bào ung thư nữa đó thưa anh chị em! Cho nên tôi khuyên anh chị em, đời là bể khổ và tình là giây oan, chúng ta có muốn khác đi cũng không thể chọn lựa hay thay đổi được!? Vì thế thì tại sao chúng ta không chọn ngày nào cũng là ngày vui thay thế cho cuộc đời triền miên đau khổ này!??.
Ngày nay tôi thấy rất nhiều anh chị em trong mọi lứa tuổi, nhất là những nghệ sĩ và ca sĩ, tốn rất nhiều tiền bạc vào vấn đề sửa sắc đẹp, nào là botox ngày nay được xài rất là nhiều để bơm vào những đường nếp nhăn trên khoé hay trên khuôn mặt, và các bác sĩ giãi phẫu thẩm mỹ nhờ thế mà làm ăn rất là phát đạt. Các bác sĩ mà muốn nhiều tiền chỉ cần học thêm mấy năm là cả đời sẽ không sợ thiếu tiền hay nghèo khi theo về ngành thẩm mỹ này!. Tôi thấy các anh chị em quả phí tiền cho những ca chữa trị như thế này! Khi Chúa ban cho mình nụ cười và những nét đẹp thiên nhiên thì lại đi sửa chữa, thay đổi, có khi làm cho khuôn mặt tự nhiên của mình nó trở thành cứng cỏi, không dám nhúc nhích cục cựa vì sợ méo móp, sợ hư đi????. Trong khi chúng ta chỉ cần tập cho mình những nụ cười không tốn tiền mà trông lại rất đẹp, rất trẻ, và rất tự nhiên. Vâng, quả thật vậy! Tôi chưa từng thấy ai cười mà lại xấu hơn khi không cười. Anh chị em có biết nụ cười nhân lành, sống vượt thời gian hay không? Dù là ở tuổi nào đi chăng nữa cũng làm cho tất cả chúng ta hạnh phúc trong lòng và trong tâm hồn, nhất là nụ cười non dại của trẻ thơ con cái, cháu chắt, và người thân thiết của chúng ta. Bạn bè bằng hữu, và ngay cả những người cao niên. Có ai từng được nhìn thấy những cụ già cười tươi hóm xọm nhưng trông rất dễ thương và rất đẹp hay không? Đẹp lắm ôi những nụ cười nhân hiền. Ước gì thế gian cho chúng ta những nụ cười ấy, để biến thành những gì là trung thực, vui vẻ, hạnh phúc, đạo đức thánh thiện hơn trong cuộc đời buồn nhiều hơn vui này!.
Vì sao tôi gọi là tỉnh thức bằng nụ cười nhân hiền? Vì lý do rất đơn sơ này là khi chúng ta cười thì hầu như mọi sự buồn phiền được biến tan trong lòng của chúng ta. Và vì khi chúng ta cười được, có nghĩa là chúng ta rất tỉnh thức để chế ngự được cuộc đời của mình. Cười khi bị người khiển trách, khinh rẻ, chê bai. Cười khi mà hằng ngày không gì mang lại cho ta sự mong muốn và thỏa mãn. Cười khi mà nước mắt chỉ muốn chực trào ngay khoé mắt. Cười khi mà người thân của chúng ta bỏ chúng ta ra đi, đi thật xa. Cười khi mà đất nước đang trong giai đoạn thiếu tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, và thiếu nhân đạo. Cười trên tất cả để thấy còn rất nhiều người chung quanh chúng ta thèm thấy được nụ cười nở trên đôi môi của anh chị em mình. Cười để cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa đã ban cho chúng ta món quà đẹp đẽ nhất, tốt lành nhất, bao dung nhất để trao cho nhau hằng ngày. Rất mong được vậy lắm thay!!!!!.
Anh chị em có biết một nụ cười nhân hiền dành cho người thì quý giá, đi xa, và rất lây hay không? Từ sáng sớm sau khi chúng ta thức dậy dâng lên Thiên Chúa chúng ta kinh ngày, cảm tạ, tri ân, để Thiên Chúa ban Ơn cho chúng ta suốt cả một ngày được bình an trong tâm hồn và thân xác. Được Ơn Chúa, chúng ta gia đình gặp gỡ nhau hỏi thăm và trao cho nhau nụ cười. Chúc cho nhau đi học hay đi làm được bình an trong nụ cười tươi rói của buổi sáng. Chúng ta ra ngoài xã hội, người đầu tiên chúng ta chào hỏi và nở nụ cười có thể là người hàng xóm láng giềng của mình chẳng hạn. Công nhận ở nước ngoài chúng ta học được lối lịch sự của họ cũng thật là hay, chả cần quen biết gì nhưng chúng ta cũng có thể chào nhau trao nhau nụ cười bất cứ là buổi gì, khi họ nhường và chờ chúng ta vào cửa trước ở những quán, tiệm, hay trong công sở.
Chúng ta hay xem thường nụ cười của chúng ta nhưng có phải khi anh chị em nhận được một nụ cười nhân hiền của ai đó với nét mặt chân tình thì anh chị em có cảm thấy ấm trong lòng không? Rồi không hiểu sao nụ cười nhân hiền ấy nó như là một điều thật kỳ diệu không thể tả được, làm cho chúng ta vui lắm thấy buổi sáng nay yêu đời vô cùng, rồi thì nụ cười rất lây ấy đã làm cho anh vui lên, hăng hái thêm lên, và huýt sáo suốt buổi sáng ấy?. Rồi nụ cười anh chị em nhận được của người nhân hiền ấy, mang cho anh chị em niềm vui phấn khởi, dễ dàng làm cho anh chị em vui hơn và chịu được những gì gọi là phiền phức mang lại cho anh chị em mỗi ngày!?.
Có bao giờ anh chị em nhìn mình trong gương với nụ cười nhân hiền và độ lượng chưa? Nếu chưa thì tôi xin anh chị em thử cười, tặng cho chính mình với nụ cười thật hiền lành và rất chân tình xem. Anh chị em có thấy mình trẻ đẹp hơn ra rất nhiều không? Tôi không dám nói là đến 10 tuổi nhưng thật sự nụ cười nhân hiền của anh chị em có thể sẽ làm cho người khác thấy mình trẻ hơn đến 10 tuổi lận đấy! Và quả thật không sai. Khi anh chị em cố tình làm cho vẻ mặt của mình ra nghiêm nghị ra già dặn đứng đắn, để cho người đời họ sợ mình hoặc nể trọng mình hơn chăng!?. Thật tình thì có đó thưa anh chị em, nhưng nếu gương mặt của anh chị em cố gắng tạo cho mình gương mặt như vậy thì khổ thay và buồn thay cho anh chị em, vì sao? Thưa vì anh chị em đã cố tình làm mất đi món quà thật quý giá mà Thiên Chúa ban cho anh chị em nhưng không ấy! Quả thật là phí phạm!.
Chẳng nhẽ anh chị em không nhận ra chân dung của nụ cười của mình sẵn có, và giá trị tuyệt vời của nụ cười ấy hay sao? Có phải khi anh đang buồn mà tự nhiên có một cô tiên đâu đó mỉm cười e lệ với anh thì anh sẽ cảm thấy ra sao? Có phải anh thấy ôi một ngày quả là đẹp và đời còn rất là đẹp đáng sống, không bi quan như anh tưởng!? Hay anh chị em có lỡ làm gì đó mà đang lo canh cánh bên lòng sợ bị cấp cao sửa phạt, nhưng chẳng những anh chị em không bị sửa phạt mà còn nhận được một nụ cười nhân lành với ánh mắt đã hiểu và rất thông cảm của người xếp trên, anh chị em sẽ cảm thấy thế nào khi nhận được nụ cười nhân hiền ấy của người? Hẳn nhiên nụ cười nhân hiền ấy lập tức xóa tan hết mọi phiền muộn và thay vào đó là niềm hạnh phúc khó tả biến anh chị em có tinh thần làm việc hăng say hơn lên?.
Anh chị em có công nhận rằng tìm được nụ cười nhân hiền trên khuôn mặt của anh chị em hằng ngày, trong gia đình, và ngoài xã hội rất là khó hay không? Nhất là khuôn mặt của những người cấp cao trên mình? Có phải chúng ta thường nghe câu người ta nói là một nụ cười thì bằng 10 thang thuốc bổ hay không? Không sai tí nào! Vì nụ cười đem lại cho mình niềm vui, tự tin, tự hào, tự mãn, trước tiên là cho chính mình, sau là gia đình, ngoài đời, và ngoài xã hội. Nụ cười thường mang đến cho mình tất cả mọi dễ dãi và thành công hơn là khuôn mặt lầm lầm lì lì như ai đó thường bảo chúng ta giống như ai ăn hết của, bị bệnh táo bón, hay khỉ ăn ớt, v.v.v.......
Thật, nụ cười là liều thuốc tiên giúp cho cơ thể của chúng ta luôn có được lành mạnh tố, cũng rất dễ hiểu thôi! Vì khi chúng ta vui vẻ là cơ thể của chúng ta luôn tiết ra những tế bào lành mạnh. Còn khi chúng ta u buồn, mặt châu mày rũ, thì cơ thể của chúng ta sẽ luôn tiết ra những độc tố, lâu ngày chúng sẽ tụ thành những tế bào ung thư nữa đó thưa anh chị em! Cho nên tôi khuyên anh chị em, đời là bể khổ và tình là giây oan, chúng ta có muốn khác đi cũng không thể chọn lựa hay thay đổi được!? Vì thế thì tại sao chúng ta không chọn ngày nào cũng là ngày vui thay thế cho cuộc đời triền miên đau khổ này!??.
Ngày nay tôi thấy rất nhiều anh chị em trong mọi lứa tuổi, nhất là những nghệ sĩ và ca sĩ, tốn rất nhiều tiền bạc vào vấn đề sửa sắc đẹp, nào là botox ngày nay được xài rất là nhiều để bơm vào những đường nếp nhăn trên khoé hay trên khuôn mặt, và các bác sĩ giãi phẫu thẩm mỹ nhờ thế mà làm ăn rất là phát đạt. Các bác sĩ mà muốn nhiều tiền chỉ cần học thêm mấy năm là cả đời sẽ không sợ thiếu tiền hay nghèo khi theo về ngành thẩm mỹ này!. Tôi thấy các anh chị em quả phí tiền cho những ca chữa trị như thế này! Khi Chúa ban cho mình nụ cười và những nét đẹp thiên nhiên thì lại đi sửa chữa, thay đổi, có khi làm cho khuôn mặt tự nhiên của mình nó trở thành cứng cỏi, không dám nhúc nhích cục cựa vì sợ méo móp, sợ hư đi????. Trong khi chúng ta chỉ cần tập cho mình những nụ cười không tốn tiền mà trông lại rất đẹp, rất trẻ, và rất tự nhiên. Vâng, quả thật vậy! Tôi chưa từng thấy ai cười mà lại xấu hơn khi không cười. Anh chị em có biết nụ cười nhân lành, sống vượt thời gian hay không? Dù là ở tuổi nào đi chăng nữa cũng làm cho tất cả chúng ta hạnh phúc trong lòng và trong tâm hồn, nhất là nụ cười non dại của trẻ thơ con cái, cháu chắt, và người thân thiết của chúng ta. Bạn bè bằng hữu, và ngay cả những người cao niên. Có ai từng được nhìn thấy những cụ già cười tươi hóm xọm nhưng trông rất dễ thương và rất đẹp hay không? Đẹp lắm ôi những nụ cười nhân hiền. Ước gì thế gian cho chúng ta những nụ cười ấy, để biến thành những gì là trung thực, vui vẻ, hạnh phúc, đạo đức thánh thiện hơn trong cuộc đời buồn nhiều hơn vui này!.
Vì sao tôi gọi là tỉnh thức bằng nụ cười nhân hiền? Vì lý do rất đơn sơ này là khi chúng ta cười thì hầu như mọi sự buồn phiền được biến tan trong lòng của chúng ta. Và vì khi chúng ta cười được, có nghĩa là chúng ta rất tỉnh thức để chế ngự được cuộc đời của mình. Cười khi bị người khiển trách, khinh rẻ, chê bai. Cười khi mà hằng ngày không gì mang lại cho ta sự mong muốn và thỏa mãn. Cười khi mà nước mắt chỉ muốn chực trào ngay khoé mắt. Cười khi mà người thân của chúng ta bỏ chúng ta ra đi, đi thật xa. Cười khi mà đất nước đang trong giai đoạn thiếu tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, và thiếu nhân đạo. Cười trên tất cả để thấy còn rất nhiều người chung quanh chúng ta thèm thấy được nụ cười nở trên đôi môi của anh chị em mình. Cười để cảm tạ Ba Ngôi Thiên Chúa đã ban cho chúng ta món quà đẹp đẽ nhất, tốt lành nhất, bao dung nhất để trao cho nhau hằng ngày. Rất mong được vậy lắm thay!!!!!.
Con đợi Ngài đã lâu
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
12:33 06/08/2010
Thế giới ngày nay người ta sống thực mà như mộng. Người này đổi thừa người nọ không tỉnh mà thật ra chẳng ai lại không say. Kẻ say tình, người say tiền, phần còn lại say mê danh vọng. Ai cũng say cả, vậy mà cứ đổi lỗi cho nhau, đuổi nhau chạy loanh quanh vòng luẩn quẩn của cuộc sống.
Thật ra, nguyên nhân chính yếu khiến nhân loại bất hạnh cũng chỉ vì tham vọng. Điều khiến nhân loại mù quáng cũng vì tại bạc tiền. Cuộc sống bấp bênh, càng khiến con người nô lệ mớ vật chất chóng tàn rụi. Càng không nắm giữ được chúng con người càng cuống cuồng, hối hả chạy đua trên đà danh vọng. Kết quả, tay trắng vẫn hoàn trắng tay, ngày ra đi chẳng ai mang được gì theo mình.
Ngày nay cuộc sống tiến bộ, người ta tranh nhau mở khách sạn, nông trường... những công trình đồ sộ tích trữ lương thực, của cải nhằm phục vụ nhu cầu xã hội. Cuộc sống khá giả, nhà cao cửa rộng mọc lên như nấm, chả còn mấy nhà tranh vách đất, nơi nghèo kém lắm cũng không thiếu nhà có honda, tủ lạnh...
Không chỉ tồn tại trên đời cách vô thức, nhưng chăm lo làm giàu cuộc sống tạo tiện nghi, thoáng sạch hầu phục vụ chính họ cũng là điều phải lẽ. Chỉ cần biết đừng quá nô lệ, phụ thuộc vào vật chất là được. Vì chưng cái kho tàng kếch xù mà mọi người đang giữ bo bo, đang ôm khư khư trong mình đó thật ra chỉ là những thứ vô bổ, tự bản chất, không thể mang lại phúc trường sinh vĩnh cửu cho nhân loại. Thì tại sao nhân loại lại cần chúng như thể cứu cánh vậy?
Ngày nay văn minh tiến bộ, nhiều người muốn sống tốt, cũng thấy cần phải dừng lại hầu chọn lựa lối sống thích hợp giữa thế trần ngập tràn sa đoạ. Thế nhưng chả có lối sống nào tốt hơn cho bằng lối sống Tin Mừng. Chỉ cần biết cậy dựa vào Lời Chúa, đi vào răn giới của ơn cứu độ, lướt thắng đam mê, dục vọng, mới mong có tương lai ngày mai sáng lạn.
Mỗi lần chiêm ngắm sự vĩ đại, lạ lùng của Thiên Chúa, bạn nhìn thấy gì đang đó, một quả cầu đang bay hay chú cuội ôm cây đa mà khóc... tất cả đều không ngoài quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Bạn có thể thủ đắc như thế nào giữa vạn vật luân chuyển theo chu kỳ của Thiên Chúa chứ. Chúng có vĩnh viễn thuộc về bạn hay chính bạn còn mục rữa trước khi chúng mục rữa?
Hãy dừng lại khi còn kịp, đừng tiếp tục xây dựng rồi tốn công đập phá. Mọi sự bạn đang cố gắng kỳ kèo tranh chấp hôm nay rồi cũng có lúc phải bỏ lại, chấm dứt công trình, không xây mà cũng chẳng thể sửa. Vậy mà Đức Kytô đến, xuất hiện như một phép lạ, không ai có thể hình dung những thứ họ đang tranh nhau tích trữ, hơn thua đồng một đồng hai, sẽ trở thành vô nghĩa trong ngày mai. Bởi thật ra, vật chất có gì bền vững đâu. Đẹp, bền, chắc, xịn thế nào rồi cũng hết, tự bản chất chúng không thể vĩnh viễn tồn tại.
Cái khổ lớn nhất của nhân loại cũng chính là ở đó. Kẻ không có thì cố gắng tìm bằng được sao cho có, người có một lại muốn kiếm sao cho được hơn gấp trăm. Cứ vậy là cãi nhau, tranh nhau, giết nhau, cào cấu, xâu xé lẫn nhau. Đau lòng vậy đấy, biết không ai có thể sống mãi mà ăn hết bạc tiền, của cải nhưng ai cũng muốn tranh đấu để được dư bạc, dư tiền. Tồn tích, ky bóp từng đồng mà ngày ra đi chả nắm được lấy nửa xu.
Tiền quan trọng thật đấy nhưng đâu phải tối quan trọng. Làm sao tiền mua được hạnh phúc, chuộc được tình yêu, thủ đắc được sự sống? Vậy mà chẳng thể hiểu tại sao người ta cứ đi tìm tiền. Thời buổi này, tiền là tất cả, là ông chủ điều khiển, lèo lái thế giới. Tiền thích kết bạn đặc biệt với những tên trộm cướp, lừa đảo, thất nhân, thất đức. Kẻ lòng tham vô đáy thì đựng tiền trong ruột, đến đâu chúng cũng chỉ thấy tiền là tiền. Thích tiền thật ra chả có gì đáng trách nhưng thích đến nỗi bán cả lương tri, nhân phẩm mới đúng đau lòng. Tự nhiên, khó ai từ khước nổi tiền bạc, của cải, tiền càng đầy túi càng ham, mà càng ham lại càng thiếu, càng thiếu lại càng mất. Tiền đầy nhà mà nằm xuống hai tay buông xuôi thì nào có ăn nhằm gì. Vậy nên bảo như Đức Kytô, bán chúng đi mà mua lấy túi tiền không hư nát (x.Lc 12,33) hợp lý thật đấy nhưng khổ nỗi chả mấy ai nghe, mà không nghe cũng là vì khó quá, đụng chạm đến lòng tham vô độ thì ai cũng trốn chạy.
Thật ra không chỉ có tiền che mắt nhân loại, mà còn nhiều thứ khác nữa kìa, đam mê, dục vọng... Thế giới càng văn minh thì màng che càng dày, vừa dày bề rộng vừa dày độ cao đến độ nhân loại mù cả. Đắm mình trong đam mê dục vọng, không còn biết phận số đời mình thuộc về ai, là của ai, và đi về với ai. Cứ vậy, giờ Đức Kytô đến, chả còn ai biết, chả mấy người quan tâm, tìm hiểu, chờ đợi. Thiên Chúa bị loại bỏ ra khỏi tầm nhận thức của nhân loại. Người ta chỉ còn biết đến tiền tài, tình yêu, sự nghiệp. Lối sống ngày sau, không còn hằn sâu trong tiềm thức nhân loại từ bao giờ kìa.
Lạy Chúa, Ngài mời gọi nhân loại tỉnh thức giữa mớ hỗn độn của cuộc đời. Trà trộn giữa của cải bạc tiền, danh vọng, tình yêu, những thứ vật chất không khiến con người tồn tại vĩnh cửu, Ngài muốn nhân loại tỉnh thức để tìm ra lối sống trường sinh, là một thách đố không thực dễ cho con người giữa thiên niên kỉ này. Làm sao thức nổi chứ khi nhu cầu vật chất nổi cuộn như núi, còn khao khát nhân linh lại chìm sâu giữa lòng đời khô cạn. Con không say nhưng cũng chẳng tỉnh, ngất ngứ giữa mớ danh vọng cuộc đời, nửa tỉnh nửa mê. Con đã sống những giây phút thật chả giống ai, như thể tự mình độc quyền trên cuộc sống đắm chìm tham vọng, chả cần biết gì đến Thiên Chúa. Như thể Ngài không phải là Chủ của con vậy, mà chính con tự làm chủ lấy mình. Ngài có đến vào lúc con không ngờ hay có ngờ con cũng chả thể sẵn sàng, vì sức ép tham vọng đã đè nặng cuộc sống con. Xin giúp con thức dậy, tự mình thức dậy mà không đợi người thức, để bất cứ khi nào Chúa gọi, con cũng đã ở trong tư thế sẵn sàng, chờ đợi. Con xin lỗi, thời gian qua không những con đã ngủ quá say trong tội, mà còn để cho nước mắt, đau khổ phủ mờ, cho nên có tích trữ được gì cũng bị nhân loại đánh cắp. Xin giúp con chọn Ngài làm Chủ, thay vì bán rẻ nhân linh, nô lệ thế trần, làm tôi mọi cho những thứ tình cảm vô bổ chóng qua, thì làm nô lệ Chúa, làm đày tớ của Ngài. Xin giúp con biết biến đổi ngay trong giây phút hiện tại, đừng đợi ngày mai thay đổi tôi mới đổi thay, hầu con có thể tỉnh thức giả ngay trong đêm nay Chủ đến, Ngài cũng thấy con đã đợi Ngài ở đấy thật lâu lắm rồi...
Thật ra, nguyên nhân chính yếu khiến nhân loại bất hạnh cũng chỉ vì tham vọng. Điều khiến nhân loại mù quáng cũng vì tại bạc tiền. Cuộc sống bấp bênh, càng khiến con người nô lệ mớ vật chất chóng tàn rụi. Càng không nắm giữ được chúng con người càng cuống cuồng, hối hả chạy đua trên đà danh vọng. Kết quả, tay trắng vẫn hoàn trắng tay, ngày ra đi chẳng ai mang được gì theo mình.
Ngày nay cuộc sống tiến bộ, người ta tranh nhau mở khách sạn, nông trường... những công trình đồ sộ tích trữ lương thực, của cải nhằm phục vụ nhu cầu xã hội. Cuộc sống khá giả, nhà cao cửa rộng mọc lên như nấm, chả còn mấy nhà tranh vách đất, nơi nghèo kém lắm cũng không thiếu nhà có honda, tủ lạnh...
Không chỉ tồn tại trên đời cách vô thức, nhưng chăm lo làm giàu cuộc sống tạo tiện nghi, thoáng sạch hầu phục vụ chính họ cũng là điều phải lẽ. Chỉ cần biết đừng quá nô lệ, phụ thuộc vào vật chất là được. Vì chưng cái kho tàng kếch xù mà mọi người đang giữ bo bo, đang ôm khư khư trong mình đó thật ra chỉ là những thứ vô bổ, tự bản chất, không thể mang lại phúc trường sinh vĩnh cửu cho nhân loại. Thì tại sao nhân loại lại cần chúng như thể cứu cánh vậy?
Ngày nay văn minh tiến bộ, nhiều người muốn sống tốt, cũng thấy cần phải dừng lại hầu chọn lựa lối sống thích hợp giữa thế trần ngập tràn sa đoạ. Thế nhưng chả có lối sống nào tốt hơn cho bằng lối sống Tin Mừng. Chỉ cần biết cậy dựa vào Lời Chúa, đi vào răn giới của ơn cứu độ, lướt thắng đam mê, dục vọng, mới mong có tương lai ngày mai sáng lạn.
Mỗi lần chiêm ngắm sự vĩ đại, lạ lùng của Thiên Chúa, bạn nhìn thấy gì đang đó, một quả cầu đang bay hay chú cuội ôm cây đa mà khóc... tất cả đều không ngoài quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Bạn có thể thủ đắc như thế nào giữa vạn vật luân chuyển theo chu kỳ của Thiên Chúa chứ. Chúng có vĩnh viễn thuộc về bạn hay chính bạn còn mục rữa trước khi chúng mục rữa?
Hãy dừng lại khi còn kịp, đừng tiếp tục xây dựng rồi tốn công đập phá. Mọi sự bạn đang cố gắng kỳ kèo tranh chấp hôm nay rồi cũng có lúc phải bỏ lại, chấm dứt công trình, không xây mà cũng chẳng thể sửa. Vậy mà Đức Kytô đến, xuất hiện như một phép lạ, không ai có thể hình dung những thứ họ đang tranh nhau tích trữ, hơn thua đồng một đồng hai, sẽ trở thành vô nghĩa trong ngày mai. Bởi thật ra, vật chất có gì bền vững đâu. Đẹp, bền, chắc, xịn thế nào rồi cũng hết, tự bản chất chúng không thể vĩnh viễn tồn tại.
Cái khổ lớn nhất của nhân loại cũng chính là ở đó. Kẻ không có thì cố gắng tìm bằng được sao cho có, người có một lại muốn kiếm sao cho được hơn gấp trăm. Cứ vậy là cãi nhau, tranh nhau, giết nhau, cào cấu, xâu xé lẫn nhau. Đau lòng vậy đấy, biết không ai có thể sống mãi mà ăn hết bạc tiền, của cải nhưng ai cũng muốn tranh đấu để được dư bạc, dư tiền. Tồn tích, ky bóp từng đồng mà ngày ra đi chả nắm được lấy nửa xu.
Tiền quan trọng thật đấy nhưng đâu phải tối quan trọng. Làm sao tiền mua được hạnh phúc, chuộc được tình yêu, thủ đắc được sự sống? Vậy mà chẳng thể hiểu tại sao người ta cứ đi tìm tiền. Thời buổi này, tiền là tất cả, là ông chủ điều khiển, lèo lái thế giới. Tiền thích kết bạn đặc biệt với những tên trộm cướp, lừa đảo, thất nhân, thất đức. Kẻ lòng tham vô đáy thì đựng tiền trong ruột, đến đâu chúng cũng chỉ thấy tiền là tiền. Thích tiền thật ra chả có gì đáng trách nhưng thích đến nỗi bán cả lương tri, nhân phẩm mới đúng đau lòng. Tự nhiên, khó ai từ khước nổi tiền bạc, của cải, tiền càng đầy túi càng ham, mà càng ham lại càng thiếu, càng thiếu lại càng mất. Tiền đầy nhà mà nằm xuống hai tay buông xuôi thì nào có ăn nhằm gì. Vậy nên bảo như Đức Kytô, bán chúng đi mà mua lấy túi tiền không hư nát (x.Lc 12,33) hợp lý thật đấy nhưng khổ nỗi chả mấy ai nghe, mà không nghe cũng là vì khó quá, đụng chạm đến lòng tham vô độ thì ai cũng trốn chạy.
Thật ra không chỉ có tiền che mắt nhân loại, mà còn nhiều thứ khác nữa kìa, đam mê, dục vọng... Thế giới càng văn minh thì màng che càng dày, vừa dày bề rộng vừa dày độ cao đến độ nhân loại mù cả. Đắm mình trong đam mê dục vọng, không còn biết phận số đời mình thuộc về ai, là của ai, và đi về với ai. Cứ vậy, giờ Đức Kytô đến, chả còn ai biết, chả mấy người quan tâm, tìm hiểu, chờ đợi. Thiên Chúa bị loại bỏ ra khỏi tầm nhận thức của nhân loại. Người ta chỉ còn biết đến tiền tài, tình yêu, sự nghiệp. Lối sống ngày sau, không còn hằn sâu trong tiềm thức nhân loại từ bao giờ kìa.
Lạy Chúa, Ngài mời gọi nhân loại tỉnh thức giữa mớ hỗn độn của cuộc đời. Trà trộn giữa của cải bạc tiền, danh vọng, tình yêu, những thứ vật chất không khiến con người tồn tại vĩnh cửu, Ngài muốn nhân loại tỉnh thức để tìm ra lối sống trường sinh, là một thách đố không thực dễ cho con người giữa thiên niên kỉ này. Làm sao thức nổi chứ khi nhu cầu vật chất nổi cuộn như núi, còn khao khát nhân linh lại chìm sâu giữa lòng đời khô cạn. Con không say nhưng cũng chẳng tỉnh, ngất ngứ giữa mớ danh vọng cuộc đời, nửa tỉnh nửa mê. Con đã sống những giây phút thật chả giống ai, như thể tự mình độc quyền trên cuộc sống đắm chìm tham vọng, chả cần biết gì đến Thiên Chúa. Như thể Ngài không phải là Chủ của con vậy, mà chính con tự làm chủ lấy mình. Ngài có đến vào lúc con không ngờ hay có ngờ con cũng chả thể sẵn sàng, vì sức ép tham vọng đã đè nặng cuộc sống con. Xin giúp con thức dậy, tự mình thức dậy mà không đợi người thức, để bất cứ khi nào Chúa gọi, con cũng đã ở trong tư thế sẵn sàng, chờ đợi. Con xin lỗi, thời gian qua không những con đã ngủ quá say trong tội, mà còn để cho nước mắt, đau khổ phủ mờ, cho nên có tích trữ được gì cũng bị nhân loại đánh cắp. Xin giúp con chọn Ngài làm Chủ, thay vì bán rẻ nhân linh, nô lệ thế trần, làm tôi mọi cho những thứ tình cảm vô bổ chóng qua, thì làm nô lệ Chúa, làm đày tớ của Ngài. Xin giúp con biết biến đổi ngay trong giây phút hiện tại, đừng đợi ngày mai thay đổi tôi mới đổi thay, hầu con có thể tỉnh thức giả ngay trong đêm nay Chủ đến, Ngài cũng thấy con đã đợi Ngài ở đấy thật lâu lắm rồi...
Đức Maria Hồn Xác Lên Trời
Phanxicô Xaviê
12:40 06/08/2010
Chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện thật kỳ diệu trong lịch sử nhân loại. Trong đó, Đức Maria giữ một vai trò hết sức quan trọng. Vừa tích cực, vừa có tính quyết định. Đức Mẹ chính là hồng ân lớn lao Thiên Chúa ban cho nhân loại. Với bản thân Mẹ, thì lời kinh Magnificat đã nói lên tâm tình hân hoan, tạ ơn về tình yêu bao la mà Thiên Chúa dành cho Mẹ. Việc Đức Maria rời khỏi trần gian được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác thật hoàn toàn chính đáng. Vì Mẹ có một cuộc sống đầy nhân đức và ơn thánh, Mẹ đã đóng góp vào công cuộc cứu thế phần tích cực của mình. Như thế, Đức Maria đã được Chúa ân thưởng cách bội hậu, vượt trên muôn vàn thần thánh. Trở thành niềm vui và hy vọng cho tất cả chúng ta, những Kitô hữu đang trên đường lữ thứ trần gian. Và là một tín điều mà Đức Giáo Hoàng Piô XII đã long trọng công bố ngày 01/11/1950.
Theo bài trích sách Khải huyền cho biết, thánh Gioan tông đồ nhìn thấy một điềm lạ xuất hiện trên bầu trời: Một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Sau một trận chiến ác liệt giữa Micae và con rồng, người đàn bà sinh con trai. Bà vào sa mạc nơi được Thiên Chúa dọn sẵn cho một chỗ. Hình ảnh người phụ nữ rực rỡ oai hùng này thường được hiểu là Giáo Hội, song theo nhiều Giáo phụ và truyền thống cũng hiểu đây là hình ảnh Đức Maria. Và đứa con bà sinh ra được hiểu là Đấng Thiên Sai. Đây là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội với sự toàn thắng của người con mà người phụ nữ sinh ra. Nhìn trong nhãn quan của việc Đức Maria hồn xác lên trời cho thấy tương lai huy hoàng của Giáo Hội, của những người tin vào Chúa mà Đức Maria là người đầu tiên theo sau Đức Kitô đã chiến thắng.
Trong Tin mừng theo thánh Luca, kinh Magnificat kết thúc bài trình thuật truyền tin và thăm viếng. Nó được trình bày như một thánh ca tạ ơn mà Đức Maria dâng lên Thiên Chúa để ca tụng đặc ân được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Bài thánh thi này được dệt bằng những công thức Cựu ước cổ truyền, là kết tinh lòng đạo đức của dân Thiên Chúa xưa. Lời kinh diễn tả một cách khéo léo các tâm tình sâu xa của Đức Mẹ: sự cảm phục, niềm vui mừng, đức khiêm nhường và tấm lòng tạ ơn…
Việc Đức Maria lên trời hồn xác không chỉ là niềm vui của riêng Mẹ, mà đó còn là niềm vui của toàn thể Giáo Hội trong đó có mọi người. Mẹ lên trời đã đảo lộn mọi giá trị. Từ một người tự xưng là nữ tỳ của Thiên Chúa, thì từ nay sẽ được gọi là Nữ vương Thiên đàng. Ngay trong lời kinh Magnificat, chúng ta thấy Mẹ đã nói lên tâm tình ấy: nâng cao người phận nhỏ, người đói khát được no đầy ân phúc… Do đó, nhìn lên Mẹ chúng ta cũng sẽ nhận ra dáng dấp tương lai của cuộc đời mỗi người. Ngày nay chúng ta đang là những người phận nhỏ, những người đói khát, nếu chúng ta cùng bước đi trong đức tin như Mẹ chắc chắn chúng ta cũng sẽ được hưởng vinh quang như Mẹ. Cả cuộc đời dương thế Đức Maria đã trung thành với hai tiếng xin vâng của mình, luôn tìm kiếm ý Thiên Chúa. Chúng ta cũng hãy yêu mến Chúa và theo Chúa đến suốt cuộc đời để được hưởng vinh phúc như Mẹ. Phải bắt đầu ngay từ bây giờ khi còn sống ở dương gian. Không thể có Thiên đàng vinh phúc nếu ngày nay không chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp. Mẹ được hồn xác lên trời vì cả cuộc sống dương gian Mẹ đã hoàn tất việc lựa chọn xin vâng theo ý Chúa của mình.
Về tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời, nếu đã hiểu là thân xác của Đức Maria được đưa lên trời sau khi chết, thì một lần nữa, Đức Maria là người đầu tiên nhận lãnh một đặc ân mà chung cục cũng sẽ ban cho hết mọi Kitô hữu. Mọi kẻ tin vào Đức Kitô sẽ được sống lại từ kẻ chết và thân xác họ sẽ được đưa lên trời; sự giải thoát khỏi sự chết này là hoa trái của ơn cứu chuộc Chúa Giêsu trao ban cho các môn đệ. Cho đến nay chỉ một mình Đức Maria là hưởng được hồng ân ấy, nhưng sẽ đến ngày tất cả mọi môn đệ, có chúng ta cũng sẽ được hưởng nhờ ân huệ đó.
Thật vậy, “Hội thánh luôn hướng nhìn lên Đức Mẹ hồn xác lên trời, như phần tử đầu tiên vượt thắng cái chết mà sống lại trong vinh quang. Mẹ được Thiên Chúa tôn vinh trên trời, là dấu chỉ báo trước và bảo đảm ơn cứu độ vinh quang cho tất cả các phần tử khác của Hội thánh” ( Sách GLCG )
Theo bài trích sách Khải huyền cho biết, thánh Gioan tông đồ nhìn thấy một điềm lạ xuất hiện trên bầu trời: Một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Sau một trận chiến ác liệt giữa Micae và con rồng, người đàn bà sinh con trai. Bà vào sa mạc nơi được Thiên Chúa dọn sẵn cho một chỗ. Hình ảnh người phụ nữ rực rỡ oai hùng này thường được hiểu là Giáo Hội, song theo nhiều Giáo phụ và truyền thống cũng hiểu đây là hình ảnh Đức Maria. Và đứa con bà sinh ra được hiểu là Đấng Thiên Sai. Đây là hình ảnh cánh chung của Giáo Hội với sự toàn thắng của người con mà người phụ nữ sinh ra. Nhìn trong nhãn quan của việc Đức Maria hồn xác lên trời cho thấy tương lai huy hoàng của Giáo Hội, của những người tin vào Chúa mà Đức Maria là người đầu tiên theo sau Đức Kitô đã chiến thắng.
Trong Tin mừng theo thánh Luca, kinh Magnificat kết thúc bài trình thuật truyền tin và thăm viếng. Nó được trình bày như một thánh ca tạ ơn mà Đức Maria dâng lên Thiên Chúa để ca tụng đặc ân được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Bài thánh thi này được dệt bằng những công thức Cựu ước cổ truyền, là kết tinh lòng đạo đức của dân Thiên Chúa xưa. Lời kinh diễn tả một cách khéo léo các tâm tình sâu xa của Đức Mẹ: sự cảm phục, niềm vui mừng, đức khiêm nhường và tấm lòng tạ ơn…
Việc Đức Maria lên trời hồn xác không chỉ là niềm vui của riêng Mẹ, mà đó còn là niềm vui của toàn thể Giáo Hội trong đó có mọi người. Mẹ lên trời đã đảo lộn mọi giá trị. Từ một người tự xưng là nữ tỳ của Thiên Chúa, thì từ nay sẽ được gọi là Nữ vương Thiên đàng. Ngay trong lời kinh Magnificat, chúng ta thấy Mẹ đã nói lên tâm tình ấy: nâng cao người phận nhỏ, người đói khát được no đầy ân phúc… Do đó, nhìn lên Mẹ chúng ta cũng sẽ nhận ra dáng dấp tương lai của cuộc đời mỗi người. Ngày nay chúng ta đang là những người phận nhỏ, những người đói khát, nếu chúng ta cùng bước đi trong đức tin như Mẹ chắc chắn chúng ta cũng sẽ được hưởng vinh quang như Mẹ. Cả cuộc đời dương thế Đức Maria đã trung thành với hai tiếng xin vâng của mình, luôn tìm kiếm ý Thiên Chúa. Chúng ta cũng hãy yêu mến Chúa và theo Chúa đến suốt cuộc đời để được hưởng vinh phúc như Mẹ. Phải bắt đầu ngay từ bây giờ khi còn sống ở dương gian. Không thể có Thiên đàng vinh phúc nếu ngày nay không chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp. Mẹ được hồn xác lên trời vì cả cuộc sống dương gian Mẹ đã hoàn tất việc lựa chọn xin vâng theo ý Chúa của mình.
Về tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời, nếu đã hiểu là thân xác của Đức Maria được đưa lên trời sau khi chết, thì một lần nữa, Đức Maria là người đầu tiên nhận lãnh một đặc ân mà chung cục cũng sẽ ban cho hết mọi Kitô hữu. Mọi kẻ tin vào Đức Kitô sẽ được sống lại từ kẻ chết và thân xác họ sẽ được đưa lên trời; sự giải thoát khỏi sự chết này là hoa trái của ơn cứu chuộc Chúa Giêsu trao ban cho các môn đệ. Cho đến nay chỉ một mình Đức Maria là hưởng được hồng ân ấy, nhưng sẽ đến ngày tất cả mọi môn đệ, có chúng ta cũng sẽ được hưởng nhờ ân huệ đó.
Thật vậy, “Hội thánh luôn hướng nhìn lên Đức Mẹ hồn xác lên trời, như phần tử đầu tiên vượt thắng cái chết mà sống lại trong vinh quang. Mẹ được Thiên Chúa tôn vinh trên trời, là dấu chỉ báo trước và bảo đảm ơn cứu độ vinh quang cho tất cả các phần tử khác của Hội thánh” ( Sách GLCG )
Tin yêu và chờ đợi
Anmai, CSsR
17:21 06/08/2010
Chúa nhật 19 TN C
Kn 18, 6-9; Dt 11, 1-2.8-19; Lc 12, 32-48
TIN YÊU VÀ CHỜ ĐỢI
Vật chất đã làm cho con người ta mờ mắt, không còn biết đâu là phải và đâu là trái. Không biết phải trái thì làm sao có thể phân định được cùng đích của đời mình. Nhiều lần nhiều lúc vật chất nó đã làm cho con người phải điên đảo thậm chí con người không còn biết mình sống trên cuộc đời này để làm gì vì lẽ cứ mãi loanh quanh cho sự tìm vật chất. Chuyện quan trọng là mình phải biết cuộc đời mình ở đâu và cùng đích của cuộc đời mình là gì.
Nhớ lại một lần kia, đang trên đường lên Giêrusalem, có người kia chạy đến với Chúa Giêsu nhờ Chúa Giêsu phân xử một cuộc tranh chấp về gia tài trong gia đình họ. Nhân cơ hội này, Ngài cảnh báo đám đông đang vây quanh Ngài và khuyên họ giữ mình khỏi: "mọi thứ tham lam". Ngay sau đó, Chúa Giêsu đã minh họa một dụ ngôn về người giàu có nhưng lại dại khờ (Lc 12, 16-21). Trước khi kết thúc, Ngài để đi đến kết luận: "Đó, kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũùng như vậy."
Sau khi nói chuyện với đám đông Chúa Giêsu quay sang các môn đệ mà Ngài thường gọi là "đoàn chiên nhỏ bé" và mời gọi “đoàn chiên nhỏ bé” của Ngài hãy biết từ bỏ. Chúa Cha đã cho họ tất cả, đến lượt họ, tại sao họ lại không thể cho đi tất cả? Người nói với họ: "Hãy bán của cải mình đi mà bố thí".
"Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giàu trước mặt Chúa (12,21), là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất."
Lời mời gọi của Chúa gửi đến cho những người nghe về việc đi tìm phần thưởng đời đời nghe sao mà chói tai quá. Lời mời gọi ấy đi ngược lại với những gì con người đang nai lưng ra vun vén, tìm kiếm.
Tiếp tục câu chuyện với các môn đệ về vật chất, về cuộc đời, về đời đời, Chúa Giêsu đề cập đến một đề tài mới: tỉnh thức và trung tín.
Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem, nơi Ngài sẽ được "đưa lên cao"; bởi vậy, Ngài cần chuẩn bị cho các môn đệ của mình sống trong một hoàn cảnh mới mà họ sẽ biết sau cuộc Phục Sinh của Ngài: Chúa của họ sẽ vắng mặt về thể lý, họ sẽ phải chờ đợi Người trở lại trong vinh quang.
Hôm nay, Chúa Giêsu lại dùng dụ ngôn để minh họa cho lời mời gọi chờ đợi và tỉnh thức cho các môn đệ, cho những người theo Chúa.
Trước hết là dụ ngôn những người đầy tớ sẵn sàng trong bộ đồ phục vụ, nghĩa là "thắt lưng gọn gàng", vạt áo được săn lên và xiết chặt bằng dây thắt lưng như mọi người thường làm trong bữa tiệc Vượt Qua mà bài đọc thứ nhất đã thuật lại. Họ còn thắp đèn sẵn đợi chủ về thế nên họ tỉnh thức.
Cũng như những người đầy tớ trong dụ ngôn, các môn đệ của Chúa Giêsu sẵn sàng đón chờ ngày trở lại của Thầy mình, và họ sẽ kinh ngạc khi thấy Đấng họ trông đợi "thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ." Liền sau đó là dụ ngôn ông chủ nhà tỉnh thức, biết đề phòng kẻ trộm đến bất ngờ. Cũng vậy, các môn đệ của Chúa Giêsu phải sẵn sàng vì Chúa trở lại thật bất ngờ.
Dụ ngôn viên quản lý trung tín và viên quản lý bất trung kết thúc toàn bộ đoạn Tin Mừng này. Qua câu hỏi của Phêrô, dụ ngôn này giúp nhận rõ Chúa muốn nói với ai: "Lạy chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?"
Trong khi hai dụ ngôn trước nhắm đến tất cả các môn đệ, thì dụ ngôn thứ ba nhắm đến những ai có trách nhiệm riêng trong cộng đoàn và vì trách nhiệm này, họ phải xử sự như những đầy tớ của Đức Kitô và như những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Câu hỏi của Phêrô khiến Chúa Giêsu phải đề cập đến một điểm đặc biệt. Sau khi cảnh báo tất cả mọi Kitô hữu qua các câu 36-40, thì ở đây, Người đòi hỏi thái độ trung tín nơi một số các môn đệ là những người thi hành trách nhiệm mục vụ trên các anh em khác trong cộng đoàn… Vì những phận vụ được trao phó trước mặt mọi người, họ phải luôn sẵn sàng hơn những Kitô hữu khác để trả lời trước mặt Thầy mình, về những thái độ xử sự của họ khi Ngài bất ngờ đến.
Điều hết sức bi đát và nghịch lý của con người là Thiên Chúa đến với con người nói chung hay đến với từng con người một nói riêng vào cái “giờ riêng” của Ngài. Cuộc đời của mỗi người không có một đáp số chung mà là đáp số của mỗi người. Tin hay không tin đó là quyền tự do và lời đáp trả của mỗi người.
Cả cuộc đời của kitô hữu, hiện diện trong cuộc đời này tất cả đều quy về niềm tin. Niềm tin ấy cho con người nhận ra rằng mình hiện diện nhờ hồng ân của Thiên Chúa và ra đi khỏi cuộc đời này cũng sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Cũng trong niềm tin khi hiện diện thì kèm theo niềm tin hướng về tương lai. Niềm tin ấy lại có gì đó chất chứa hy vọng để hướng về tương lai.
Niềm tin ấy vừa được quãng diễn trong thư gửi tín hữu Do Thái: Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám. Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông Isaac và ông Giacob là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng. Nhờ đức tin, cả bà Sara vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Vì thế, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài. Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Abraham đã hiến tế Isaac; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do Isaac mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. Quả thật, ông Abraham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.
Trong giây phút hiện tại, đức tin là một cuộc lữ hành, một bước đi, giống như Abraham và các tổ phụ là những di dân, khách lữ hành và những người rày đây mai đó. Thiên Chúa vẫn mời gọi con người đáp trả về niềm tin vào Thiên Chúa.
Niềm tin của mỗi người kitô hữu không phải là niềm tin vu vơ nhưng niềm tin đã có rồi. Niềm tin ấy đã được truyền lại trong Thánh Kinh, qua các chứng nhân là các môn đệ yêu dấu và nhiều chứng nhân anh dũng. Đức Kitô, Đấng sẽ đến, Đấng chúng ta đón chờ, đã hiện diện rồi. Người ở giữa chúng ta qua những ai phục vụ. Như vậy, công việc của đức tin là loại trừ khỏi chúng ta những gì chúng ta tin là đã nắm vững và đặt trong tay chúng ta giá trị duy nhất của tương lai. Chúng ta tiến về giá trị đó và trông đợi nó: giá trị đó là phục vụ và chia sẻ. Đó là cách thế tốt để đón chờ, để tỉnh thức trong đức tin.
Thiên Chúa sẽ đến với mỗi người chúng ta vào bất cứ giờ nào Ngài muốn. Ngay cả buổi tối khi chúng ta đã chuẩn bị lên giường hoặc thậm chí ban đêm khi chúng ta muốn được yên ắng nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc. Thiên Chúa không để ý đến giờ giấc. Ngài luôn hiện diện, Ngài can thiệp thường xuyên, bất cứ lúc nào. Khi thấy chúng ta tỉnh thức và chờ đợi, Người sẽ sung sướng và vui mừng chia sẻ của ăn và những phương diện tốt đẹp nhất trong đời sống của chúng ta.
Chúng ta phải thắt lưng sẵn sàng, đó là thái độ của người sẵn sàng tham dự. Không phải một giờ mỗi tuần. Cũng không phải vài phút mỗi ngày. Nhưng thái độ chờ đợi phải luôn luôn, phải sẵn sàng, phải thường xuyên, thường xuyên đến nỗi Chúa đến bất cứ giờ phút nào cũng không bao giờ có thể làm chúng ta bất ngờ. Người sẽ thấy chúng ta luôn thắt lưng sẵn sàng. Và ngọn đèn của chúng ta luôn thắp sáng để nhận ra Đấng đang đến mà đón tiếp Người.
Trang Tin mừng hôm hay rất hay và rất đẹp !
Ai trong chúng ta cũng đã trải qua thời thơ ấu. Mỗi lần mẹ đi chợ về, dù giàu, dù nghèo thì y như rằng cũng sẽ có trái cóc, trái ổi hay bọc chè, gói xôi cho những đứa con thân yêu. Vì sao bà lại mua ? Vì lẽ bà thương con của bà và bà thừa biết là chúng vui dường nào khi bà đi chợ về có quà cho chúng. Ngược lại, những đứa con của bà, vì tin, vì yêu và chỉ có một chuyện là chờ mẹ đi chợ về là có quà cho con nên chúng đợi. Người ta vẫn thường nói “mong như mong mẹ đi chợ về” để diễn tả tâm tình mong đợi của con và tình yêu của mẹ dành cho con.
Chúa Giêsu là Cha nhân lành không bao giờ cho con cái mình điều xấu, điều dữ cả. Vì thế, Ngài cũng như người mẹ, khi đi chợ về, nếu những đứa con trông chờ mẹ về thì chắc chắn Chúa Giêsu cũng sẽ trao không phải là trao những bọc chè, những gói xôi mà trao những gói hồng ân, những bọc ân huệ cho con cái của mình.
Chuyện quan trọng là chúng ta có đặt trọn niềm tin vào Chúa như Abraham ngày xưa để đón chờ Chúa đến trong cuộc đời chúng ta hay không mà thôi. Tiếc thay nếu ta không tin mà ta chờ đợi trong tâm trạng thách thức hay tò mò và cũng tiếc thay nếu ta tin bằng môi bằng miệng nhưng lòng ta lại không chờ đợi.
Xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta đến chúng ta sẵn sàng chợ đợi Chúa đến trong cuộc đời của từng người chúng ta. Khi chúng ta sẵn sàng chờ đợi Chúa, Chúa cũng sẽ dẫn ta vào dự Tiệc Cưới Nước Trời như lời Ngài hằng đoan hứa.
Kn 18, 6-9; Dt 11, 1-2.8-19; Lc 12, 32-48
TIN YÊU VÀ CHỜ ĐỢI
Vật chất đã làm cho con người ta mờ mắt, không còn biết đâu là phải và đâu là trái. Không biết phải trái thì làm sao có thể phân định được cùng đích của đời mình. Nhiều lần nhiều lúc vật chất nó đã làm cho con người phải điên đảo thậm chí con người không còn biết mình sống trên cuộc đời này để làm gì vì lẽ cứ mãi loanh quanh cho sự tìm vật chất. Chuyện quan trọng là mình phải biết cuộc đời mình ở đâu và cùng đích của cuộc đời mình là gì.
Nhớ lại một lần kia, đang trên đường lên Giêrusalem, có người kia chạy đến với Chúa Giêsu nhờ Chúa Giêsu phân xử một cuộc tranh chấp về gia tài trong gia đình họ. Nhân cơ hội này, Ngài cảnh báo đám đông đang vây quanh Ngài và khuyên họ giữ mình khỏi: "mọi thứ tham lam". Ngay sau đó, Chúa Giêsu đã minh họa một dụ ngôn về người giàu có nhưng lại dại khờ (Lc 12, 16-21). Trước khi kết thúc, Ngài để đi đến kết luận: "Đó, kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũùng như vậy."
Sau khi nói chuyện với đám đông Chúa Giêsu quay sang các môn đệ mà Ngài thường gọi là "đoàn chiên nhỏ bé" và mời gọi “đoàn chiên nhỏ bé” của Ngài hãy biết từ bỏ. Chúa Cha đã cho họ tất cả, đến lượt họ, tại sao họ lại không thể cho đi tất cả? Người nói với họ: "Hãy bán của cải mình đi mà bố thí".
"Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giàu trước mặt Chúa (12,21), là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất."
Lời mời gọi của Chúa gửi đến cho những người nghe về việc đi tìm phần thưởng đời đời nghe sao mà chói tai quá. Lời mời gọi ấy đi ngược lại với những gì con người đang nai lưng ra vun vén, tìm kiếm.
Tiếp tục câu chuyện với các môn đệ về vật chất, về cuộc đời, về đời đời, Chúa Giêsu đề cập đến một đề tài mới: tỉnh thức và trung tín.
Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem, nơi Ngài sẽ được "đưa lên cao"; bởi vậy, Ngài cần chuẩn bị cho các môn đệ của mình sống trong một hoàn cảnh mới mà họ sẽ biết sau cuộc Phục Sinh của Ngài: Chúa của họ sẽ vắng mặt về thể lý, họ sẽ phải chờ đợi Người trở lại trong vinh quang.
Hôm nay, Chúa Giêsu lại dùng dụ ngôn để minh họa cho lời mời gọi chờ đợi và tỉnh thức cho các môn đệ, cho những người theo Chúa.
Trước hết là dụ ngôn những người đầy tớ sẵn sàng trong bộ đồ phục vụ, nghĩa là "thắt lưng gọn gàng", vạt áo được săn lên và xiết chặt bằng dây thắt lưng như mọi người thường làm trong bữa tiệc Vượt Qua mà bài đọc thứ nhất đã thuật lại. Họ còn thắp đèn sẵn đợi chủ về thế nên họ tỉnh thức.
Cũng như những người đầy tớ trong dụ ngôn, các môn đệ của Chúa Giêsu sẵn sàng đón chờ ngày trở lại của Thầy mình, và họ sẽ kinh ngạc khi thấy Đấng họ trông đợi "thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ." Liền sau đó là dụ ngôn ông chủ nhà tỉnh thức, biết đề phòng kẻ trộm đến bất ngờ. Cũng vậy, các môn đệ của Chúa Giêsu phải sẵn sàng vì Chúa trở lại thật bất ngờ.
Dụ ngôn viên quản lý trung tín và viên quản lý bất trung kết thúc toàn bộ đoạn Tin Mừng này. Qua câu hỏi của Phêrô, dụ ngôn này giúp nhận rõ Chúa muốn nói với ai: "Lạy chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?"
Trong khi hai dụ ngôn trước nhắm đến tất cả các môn đệ, thì dụ ngôn thứ ba nhắm đến những ai có trách nhiệm riêng trong cộng đoàn và vì trách nhiệm này, họ phải xử sự như những đầy tớ của Đức Kitô và như những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Câu hỏi của Phêrô khiến Chúa Giêsu phải đề cập đến một điểm đặc biệt. Sau khi cảnh báo tất cả mọi Kitô hữu qua các câu 36-40, thì ở đây, Người đòi hỏi thái độ trung tín nơi một số các môn đệ là những người thi hành trách nhiệm mục vụ trên các anh em khác trong cộng đoàn… Vì những phận vụ được trao phó trước mặt mọi người, họ phải luôn sẵn sàng hơn những Kitô hữu khác để trả lời trước mặt Thầy mình, về những thái độ xử sự của họ khi Ngài bất ngờ đến.
Điều hết sức bi đát và nghịch lý của con người là Thiên Chúa đến với con người nói chung hay đến với từng con người một nói riêng vào cái “giờ riêng” của Ngài. Cuộc đời của mỗi người không có một đáp số chung mà là đáp số của mỗi người. Tin hay không tin đó là quyền tự do và lời đáp trả của mỗi người.
Cả cuộc đời của kitô hữu, hiện diện trong cuộc đời này tất cả đều quy về niềm tin. Niềm tin ấy cho con người nhận ra rằng mình hiện diện nhờ hồng ân của Thiên Chúa và ra đi khỏi cuộc đời này cũng sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Cũng trong niềm tin khi hiện diện thì kèm theo niềm tin hướng về tương lai. Niềm tin ấy lại có gì đó chất chứa hy vọng để hướng về tương lai.
Niềm tin ấy vừa được quãng diễn trong thư gửi tín hữu Do Thái: Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám. Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông Isaac và ông Giacob là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng. Nhờ đức tin, cả bà Sara vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Vì thế, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài. Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Abraham đã hiến tế Isaac; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo: Chính do Isaac mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. Quả thật, ông Abraham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.
Trong giây phút hiện tại, đức tin là một cuộc lữ hành, một bước đi, giống như Abraham và các tổ phụ là những di dân, khách lữ hành và những người rày đây mai đó. Thiên Chúa vẫn mời gọi con người đáp trả về niềm tin vào Thiên Chúa.
Niềm tin của mỗi người kitô hữu không phải là niềm tin vu vơ nhưng niềm tin đã có rồi. Niềm tin ấy đã được truyền lại trong Thánh Kinh, qua các chứng nhân là các môn đệ yêu dấu và nhiều chứng nhân anh dũng. Đức Kitô, Đấng sẽ đến, Đấng chúng ta đón chờ, đã hiện diện rồi. Người ở giữa chúng ta qua những ai phục vụ. Như vậy, công việc của đức tin là loại trừ khỏi chúng ta những gì chúng ta tin là đã nắm vững và đặt trong tay chúng ta giá trị duy nhất của tương lai. Chúng ta tiến về giá trị đó và trông đợi nó: giá trị đó là phục vụ và chia sẻ. Đó là cách thế tốt để đón chờ, để tỉnh thức trong đức tin.
Thiên Chúa sẽ đến với mỗi người chúng ta vào bất cứ giờ nào Ngài muốn. Ngay cả buổi tối khi chúng ta đã chuẩn bị lên giường hoặc thậm chí ban đêm khi chúng ta muốn được yên ắng nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc. Thiên Chúa không để ý đến giờ giấc. Ngài luôn hiện diện, Ngài can thiệp thường xuyên, bất cứ lúc nào. Khi thấy chúng ta tỉnh thức và chờ đợi, Người sẽ sung sướng và vui mừng chia sẻ của ăn và những phương diện tốt đẹp nhất trong đời sống của chúng ta.
Chúng ta phải thắt lưng sẵn sàng, đó là thái độ của người sẵn sàng tham dự. Không phải một giờ mỗi tuần. Cũng không phải vài phút mỗi ngày. Nhưng thái độ chờ đợi phải luôn luôn, phải sẵn sàng, phải thường xuyên, thường xuyên đến nỗi Chúa đến bất cứ giờ phút nào cũng không bao giờ có thể làm chúng ta bất ngờ. Người sẽ thấy chúng ta luôn thắt lưng sẵn sàng. Và ngọn đèn của chúng ta luôn thắp sáng để nhận ra Đấng đang đến mà đón tiếp Người.
Trang Tin mừng hôm hay rất hay và rất đẹp !
Ai trong chúng ta cũng đã trải qua thời thơ ấu. Mỗi lần mẹ đi chợ về, dù giàu, dù nghèo thì y như rằng cũng sẽ có trái cóc, trái ổi hay bọc chè, gói xôi cho những đứa con thân yêu. Vì sao bà lại mua ? Vì lẽ bà thương con của bà và bà thừa biết là chúng vui dường nào khi bà đi chợ về có quà cho chúng. Ngược lại, những đứa con của bà, vì tin, vì yêu và chỉ có một chuyện là chờ mẹ đi chợ về là có quà cho con nên chúng đợi. Người ta vẫn thường nói “mong như mong mẹ đi chợ về” để diễn tả tâm tình mong đợi của con và tình yêu của mẹ dành cho con.
Chúa Giêsu là Cha nhân lành không bao giờ cho con cái mình điều xấu, điều dữ cả. Vì thế, Ngài cũng như người mẹ, khi đi chợ về, nếu những đứa con trông chờ mẹ về thì chắc chắn Chúa Giêsu cũng sẽ trao không phải là trao những bọc chè, những gói xôi mà trao những gói hồng ân, những bọc ân huệ cho con cái của mình.
Chuyện quan trọng là chúng ta có đặt trọn niềm tin vào Chúa như Abraham ngày xưa để đón chờ Chúa đến trong cuộc đời chúng ta hay không mà thôi. Tiếc thay nếu ta không tin mà ta chờ đợi trong tâm trạng thách thức hay tò mò và cũng tiếc thay nếu ta tin bằng môi bằng miệng nhưng lòng ta lại không chờ đợi.
Xin Chúa ban thêm lòng tin cho chúng ta đến chúng ta sẵn sàng chợ đợi Chúa đến trong cuộc đời của từng người chúng ta. Khi chúng ta sẵn sàng chờ đợi Chúa, Chúa cũng sẽ dẫn ta vào dự Tiệc Cưới Nước Trời như lời Ngài hằng đoan hứa.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 06/08/2010
ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ
Ngày xưa, có một người đánh cá thả lưới trong một con sông nhỏ để bắt cá.
Ông ta giăng lưới rất lâu mà không bắt được con cá nào cả, thế là ông ta nghĩ ra một phương pháp tốt: ông ta dùng lưới ngăn chận con sông nhỏ, ngoài ra còn dùng một sợi dây thừng cột vào một hòn đá và không ngừng đập vào nước nhiều lần, làm cho bùn cát dưới nước cuộn lên đục ngầu, khiến cho cá trong nước sợ hãi tán loạn, vì nước đục ngầu thấy không rõ ràng nên trong cơn hoảng loạn bầy cá chui hết vào trong lưới, do đó mà ông ta bắt được rất nhiều cá.
Nhưng những người ở bên hồ thì lại lên tiếng chửi ông ta là làm cho nước sông đục ngầu, khiến họ không có nước sạch để rửa đồ dùng, người đánh cá nói:
- “Nếu không làm cho nước sông đục ngầu thì tôi sẽ không bắt được cá, cho nên chỉ biết xin lỗi mọi người mà thôi”.
(Y sách vạn ngôn)
Suy tư:
Ma quỷ, khi không cám dỗ được một linh hồn nào đó, thì nó sẽ nghĩ ra rất nhiều phương thế để cố chiếm cho được linh hồn ấy. Phương thế mà ma quỷ thường hay dùng nhất đó là những cám dỗ phù hợp cho từng loại người.
- Với những người nghèo khó thì ma quỷ dùng tiền bạc vật chất để cám dỗ.
- Với những người giàu có thì ma quỷ dùng con mồi “quyền lực” để cám dỗ.
- Với những người có chức có quyền, có tiền có của thì ma quỷ dùng chiêu bài “sắc dục” gái đẹp để cám dỗ.
Ba loại cám dỗ trên dù là “xưa như trái đất” những vẫn luôn hiệu nghiệm đối với ma quỷ qua mọi thời đại, bảo đảm trăm phần trăm là ma quỷ tóm được linh hồn của họ, nếu họ không có đời sống tâm linh trưởng thành và tỉnh thức.
Với các nhà tu hành, những người dâng mình làm tôi Chúa, thì ma quỷ không những dùng các chiêu thức “tiền, danh và dục” trên để cám dỗ họ, mà nó lại còn chêm vào một chiêu “đục nước béo cò” rất hợp tình hợp lý, rất bày tỏ “tinh thần tu đức”, đó là câu: “Chúa nhân từ không phạt đâu, vì hoàn cảnh, Ngài không phải là quan án nghiêm khắc.v.v...”
Thế là mắc vào lưới của ma quỷ. Ha ha ha...
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày xưa, có một người đánh cá thả lưới trong một con sông nhỏ để bắt cá.
Ông ta giăng lưới rất lâu mà không bắt được con cá nào cả, thế là ông ta nghĩ ra một phương pháp tốt: ông ta dùng lưới ngăn chận con sông nhỏ, ngoài ra còn dùng một sợi dây thừng cột vào một hòn đá và không ngừng đập vào nước nhiều lần, làm cho bùn cát dưới nước cuộn lên đục ngầu, khiến cho cá trong nước sợ hãi tán loạn, vì nước đục ngầu thấy không rõ ràng nên trong cơn hoảng loạn bầy cá chui hết vào trong lưới, do đó mà ông ta bắt được rất nhiều cá.
Nhưng những người ở bên hồ thì lại lên tiếng chửi ông ta là làm cho nước sông đục ngầu, khiến họ không có nước sạch để rửa đồ dùng, người đánh cá nói:
- “Nếu không làm cho nước sông đục ngầu thì tôi sẽ không bắt được cá, cho nên chỉ biết xin lỗi mọi người mà thôi”.
(Y sách vạn ngôn)
Suy tư:
Ma quỷ, khi không cám dỗ được một linh hồn nào đó, thì nó sẽ nghĩ ra rất nhiều phương thế để cố chiếm cho được linh hồn ấy. Phương thế mà ma quỷ thường hay dùng nhất đó là những cám dỗ phù hợp cho từng loại người.
- Với những người nghèo khó thì ma quỷ dùng tiền bạc vật chất để cám dỗ.
- Với những người giàu có thì ma quỷ dùng con mồi “quyền lực” để cám dỗ.
- Với những người có chức có quyền, có tiền có của thì ma quỷ dùng chiêu bài “sắc dục” gái đẹp để cám dỗ.
Ba loại cám dỗ trên dù là “xưa như trái đất” những vẫn luôn hiệu nghiệm đối với ma quỷ qua mọi thời đại, bảo đảm trăm phần trăm là ma quỷ tóm được linh hồn của họ, nếu họ không có đời sống tâm linh trưởng thành và tỉnh thức.
Với các nhà tu hành, những người dâng mình làm tôi Chúa, thì ma quỷ không những dùng các chiêu thức “tiền, danh và dục” trên để cám dỗ họ, mà nó lại còn chêm vào một chiêu “đục nước béo cò” rất hợp tình hợp lý, rất bày tỏ “tinh thần tu đức”, đó là câu: “Chúa nhân từ không phạt đâu, vì hoàn cảnh, Ngài không phải là quan án nghiêm khắc.v.v...”
Thế là mắc vào lưới của ma quỷ. Ha ha ha...
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 19 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 06/08/2010
CHỦ NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 12, 35-40.
“Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng”.
Bạn thân mến,
“Hãy sẵn sàng” như là một mệnh lệnh của Chúa Giê-su truyền cho chúng ta, “sẵn sàng” tức là đã chuẩn bị xong rồi và đang đợi giờ lên đường, giờ hành động… Tôi xin chia sẻ với bạn những cái sẵn sàng sau đây trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường của chúng ta:
“Sẵn sàng” là câu châm ngôn của các hướng đạo sinh. Mệnh lệnh “hãy sẵn sàng” của Chúa Giê-su cũng là một châm ngôn của người Ki-tô hữu, nhưng với ý nghĩa khác hơn, đó là sẵn sàng để chờ đợi Thiên Chúa đến như người đầy tớ đợi chủ đi xa về, bất chợt vào ban đêm hay ban ngày.
Ngày mai đi du lịch hôm nay đã chuẩn bị sẵn sàng; ngày mai đón khách phương xa đến nhà, hôm nay tất cả đã sẵn sàng để khách đến; ngày mai giờ xổ số độc đắc sắp đến, hôm nay đợi chờ trong hy vọng…
Con người ta ai cũng sống trong đợi chờ, đợi chờ kỳ tích đến để đổi mới cuộc đời, đợi chờ tin vui đến để đời thêm vui…
Mọi người ai cũng chờ đợi, nhưng rất ít người chờ đợi tin vui trọng đại: Thiên Chúa đến kêu gọi chúng ta đi về nhà Ngài.
Hôm nay, trong bài Tin Mừng Chúa Giê-su lại nhắc nhở bạn và tôi hãy sẵn sàng để chờ đợi Ngài đến. Ngài đến bất chợt như kẻ trộm, nhưng không tàn khốc cho những người đã chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì Ngài đã vì yêu thương mà báo trước cho bạn và tôi hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Nhưng nó sẽ tàn khốc cho những ai nghe mà không tuân giữ lời Ngài nói, bởi vì “thật vô phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà vẫn còn mê ngủ”, mê ngủ tức là chưa chuẩn bị và không sẵn sàng…
Bạn thân mến,
Người biết chờ đợi là người có tâm hồn an vui tự tại bởi vì họ đã sẵn sàng.
Bạn và tôi thường cảm thấy hụt hẫng khi nghe tin người này mới hôm qua đây cùng uống cà phê với mình, người kia mới hôm nào đây đang bắt tay chào hỏi mình, giờ thì đã chết; và cũng có lúc chúng ta cảm thấy bồn chồn trong lòng khi tiễn đưa người bạn thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bồn chồn hụt hẫng là vì tâm hồn chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng, và cảm thấy bi ai trước sự ra đi của người anh em chị em.
Chúa Giê-su ra lệnh cho chúng ta “hãy sẵn sàng” như vị tướng quân ra lệnh cho quân đội sẵn sàng lâm trận, trận chiến mà bạn và tôi phải đối đầu là trận địa cám dỗ của ma quỷ và của tội lỗi, trận chiến này tàn khốc hơn bất cứ trận chiến nào ở trần gian, bởi vì chỉ cần mê ngủ không tỉnh thức sẵn sàng thì chúng ta vĩnh viễn chết trầm luân trong hoả ngục, đó là cái giá phải trả nếu chúng ta không nghe lời Chúa Giê-su dạy: hãy sẵn sàng…
Ân sủng và quyền năng của Chúa Giê-su vẫn ở cùng bạn và tôi luôn mãi, chỉ cần chúng ta “sẵn sàng” trong tư thế của người Ki-tô hữu đó là tỉnh thức và cầu nguyện.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 12, 35-40.
“Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng”.
Bạn thân mến,
“Hãy sẵn sàng” như là một mệnh lệnh của Chúa Giê-su truyền cho chúng ta, “sẵn sàng” tức là đã chuẩn bị xong rồi và đang đợi giờ lên đường, giờ hành động… Tôi xin chia sẻ với bạn những cái sẵn sàng sau đây trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường của chúng ta:
“Sẵn sàng” là câu châm ngôn của các hướng đạo sinh. Mệnh lệnh “hãy sẵn sàng” của Chúa Giê-su cũng là một châm ngôn của người Ki-tô hữu, nhưng với ý nghĩa khác hơn, đó là sẵn sàng để chờ đợi Thiên Chúa đến như người đầy tớ đợi chủ đi xa về, bất chợt vào ban đêm hay ban ngày.
Ngày mai đi du lịch hôm nay đã chuẩn bị sẵn sàng; ngày mai đón khách phương xa đến nhà, hôm nay tất cả đã sẵn sàng để khách đến; ngày mai giờ xổ số độc đắc sắp đến, hôm nay đợi chờ trong hy vọng…
Con người ta ai cũng sống trong đợi chờ, đợi chờ kỳ tích đến để đổi mới cuộc đời, đợi chờ tin vui đến để đời thêm vui…
Mọi người ai cũng chờ đợi, nhưng rất ít người chờ đợi tin vui trọng đại: Thiên Chúa đến kêu gọi chúng ta đi về nhà Ngài.
Hôm nay, trong bài Tin Mừng Chúa Giê-su lại nhắc nhở bạn và tôi hãy sẵn sàng để chờ đợi Ngài đến. Ngài đến bất chợt như kẻ trộm, nhưng không tàn khốc cho những người đã chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì Ngài đã vì yêu thương mà báo trước cho bạn và tôi hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Nhưng nó sẽ tàn khốc cho những ai nghe mà không tuân giữ lời Ngài nói, bởi vì “thật vô phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà vẫn còn mê ngủ”, mê ngủ tức là chưa chuẩn bị và không sẵn sàng…
Bạn thân mến,
Người biết chờ đợi là người có tâm hồn an vui tự tại bởi vì họ đã sẵn sàng.
Bạn và tôi thường cảm thấy hụt hẫng khi nghe tin người này mới hôm qua đây cùng uống cà phê với mình, người kia mới hôm nào đây đang bắt tay chào hỏi mình, giờ thì đã chết; và cũng có lúc chúng ta cảm thấy bồn chồn trong lòng khi tiễn đưa người bạn thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bồn chồn hụt hẫng là vì tâm hồn chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng, và cảm thấy bi ai trước sự ra đi của người anh em chị em.
Chúa Giê-su ra lệnh cho chúng ta “hãy sẵn sàng” như vị tướng quân ra lệnh cho quân đội sẵn sàng lâm trận, trận chiến mà bạn và tôi phải đối đầu là trận địa cám dỗ của ma quỷ và của tội lỗi, trận chiến này tàn khốc hơn bất cứ trận chiến nào ở trần gian, bởi vì chỉ cần mê ngủ không tỉnh thức sẵn sàng thì chúng ta vĩnh viễn chết trầm luân trong hoả ngục, đó là cái giá phải trả nếu chúng ta không nghe lời Chúa Giê-su dạy: hãy sẵn sàng…
Ân sủng và quyền năng của Chúa Giê-su vẫn ở cùng bạn và tôi luôn mãi, chỉ cần chúng ta “sẵn sàng” trong tư thế của người Ki-tô hữu đó là tỉnh thức và cầu nguyện.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 06/08/2010
Chương 27
KHẮC KHỔ
“Ann em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của an hem, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5, 8)
KHẮC KHỔ
KHẮC MÌNH
“Ann em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của an hem, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5, 8)
N2T |
1. Người khắc khổ vì Thiên Chúa mà cắt đứt tình cảm lệch lạc.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 06/08/2010
N2T |
493. Bao dung mình như thế nào, thì cũng phải khoan dung người khác như thế.
Anh em hãy sẵn sàng đón Chúa
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định
20:03 06/08/2010
` SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN19TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm-Hội đoàn- Phong Trào
ANH EM HÃY SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA
A- Gợi ý Sống và chia sẻ theo sự dẫn dắt của Thánh Linh:Reflections
Bài đọc 1: Sách Khôn Ngoan(18:6-9) Dân Chúa đã trông đợi đêm ấy như đêm cứu thoát người chính trực… (câu 7)
1/ Hãy chia sẻ những việc làm tôi cần có để hy vọng được cứu rỗi?
2/ Những gì giúp bạn đang trông đợi vào Chúa mỗi ngày? Tại sao?
Bài đọc 2: Do thái(11:1-2;8-19) Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. (câu 1)
1/ Nói phương cách thực hành và và sống đức tin của tôi hiện nay?
2/ Đi hành hương, đi thăm người nghèo khổ, đã giúp ích gì cho bạn?
Tin Mừng: Luca (12:32-48) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. (câu 40)
1/ Tôi sẵn sàng đón Chúa đến trong đời mình cụ thể là như thế nào?
2/ Cho biết cách dùng tiền bạc, của cải chứng tỏ bạn đang tỉnh thức?
3/ Những tật xấu nào đã làm cho nhiều gia đình hôm nay tan vỡ ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY SẴN SÀNG, VÌ CHÍNH GIỜ PHÚT ANH EM KHÔNG NGỜ, THÌ CON NGƯỜI SẼ ĐẾN. (Lc 12, 40)
1- Tôi không tích trữ tiền bạc và chia sẻ của cải cho người nghèo.
2- Bạn luôn cảnh giác trước những cám dỗ vật chất hiện nay.
C- Bạn và tôi Cầu nguyện và Sống cầu nguyện (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. Con luôn tỉnh thức trong việc dùng của cải, để chia sẻ cho những người đói khát không nhà, đau khổ, bệnh tật là sắm một túi tiền không hề cũ rách bằng những việc lành phúc đức cho Nước Trời vĩnh cữu. Con noi gương Mẹ Maria khiêm tốn thưa với Chúa: ‘Xin vâng” trước mọi hoàn cảnh. Amen.
Lời hay ý đẹp: KHI CHIA SẺ PHÚC ÂM, PHẢI BẢO ĐẢM BẠN CŨNG SÔNG PHÚC ÂM. – When you share the Gospel, make sure you live the Gospel.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm-Hội đoàn- Phong Trào
ANH EM HÃY SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA
A- Gợi ý Sống và chia sẻ theo sự dẫn dắt của Thánh Linh:Reflections
Bài đọc 1: Sách Khôn Ngoan(18:6-9) Dân Chúa đã trông đợi đêm ấy như đêm cứu thoát người chính trực… (câu 7)
1/ Hãy chia sẻ những việc làm tôi cần có để hy vọng được cứu rỗi?
2/ Những gì giúp bạn đang trông đợi vào Chúa mỗi ngày? Tại sao?
Bài đọc 2: Do thái(11:1-2;8-19) Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. (câu 1)
1/ Nói phương cách thực hành và và sống đức tin của tôi hiện nay?
2/ Đi hành hương, đi thăm người nghèo khổ, đã giúp ích gì cho bạn?
Tin Mừng: Luca (12:32-48) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. (câu 40)
1/ Tôi sẵn sàng đón Chúa đến trong đời mình cụ thể là như thế nào?
2/ Cho biết cách dùng tiền bạc, của cải chứng tỏ bạn đang tỉnh thức?
3/ Những tật xấu nào đã làm cho nhiều gia đình hôm nay tan vỡ ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY SẴN SÀNG, VÌ CHÍNH GIỜ PHÚT ANH EM KHÔNG NGỜ, THÌ CON NGƯỜI SẼ ĐẾN. (Lc 12, 40)
1- Tôi không tích trữ tiền bạc và chia sẻ của cải cho người nghèo.
2- Bạn luôn cảnh giác trước những cám dỗ vật chất hiện nay.
C- Bạn và tôi Cầu nguyện và Sống cầu nguyện (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. Con luôn tỉnh thức trong việc dùng của cải, để chia sẻ cho những người đói khát không nhà, đau khổ, bệnh tật là sắm một túi tiền không hề cũ rách bằng những việc lành phúc đức cho Nước Trời vĩnh cữu. Con noi gương Mẹ Maria khiêm tốn thưa với Chúa: ‘Xin vâng” trước mọi hoàn cảnh. Amen.
Lời hay ý đẹp: KHI CHIA SẺ PHÚC ÂM, PHẢI BẢO ĐẢM BẠN CŨNG SÔNG PHÚC ÂM. – When you share the Gospel, make sure you live the Gospel.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Sống Và Chia Sẻ LỜi Chúa - Anh Em Hãy Sẵn Sàng Đón Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
20:13 06/08/2010
` SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA - CN19TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm-Hội đoàn- Phong Trào
ANH EM HÃY SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA
A- Gợi ý Sống và chia sẻ theo sự dẫn dắt của Thánh Linh:Reflections
Bài đọc 1: Sách Khôn Ngoan(18:6-9) Dân Chúa đã trông đợi đêm ấy như đêm cứu thoát người chính trực… (câu 7)
1/ Hãy chia sẻ những việc làm tôi cần có để hy vọng được cứu rỗi?
2/ Những gì giúp bạn đang trông đợi vào Chúa mỗi ngày? Tại sao?
Bài đọc 2: Do thái(11:1-2;8-19) Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. (câu 1)
1/ Nói phương cách thực hành và và sống đức tin của tôi hiện nay?
2/ Đi hành hương, đi thăm người nghèo khổ, đã giúp ích gì cho bạn?
Tin Mừng: Luca (12:32-48) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. (câu 40)
1/ Tôi sẵn sàng đón Chúa đến trong đời mình cụ thể là như thế nào?
2/ Cho biết cách dùng tiền bạc, của cải chứng tỏ bạn đang tỉnh thức?
3/ Những tật xấu nào đã làm cho nhiều gia đình hôm nay tan vỡ ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY SẴN SÀNG, VÌ CHÍNH GIỜ PHÚT ANH EM KHÔNG NGỜ, THÌ CON NGƯỜI SẼ ĐẾN. (Lc 12, 40)
1- Tôi không tích trữ tiền bạc và chia sẻ của cải cho người nghèo.
2- Bạn luôn cảnh giác trước những cám dỗ vật chất hiện nay.
C- Bạn và tôi Cầu nguyện và Sống cầu nguyện (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. Con luôn tỉnh thức trong việc dùng của cải, để chia sẻ cho những người đói khát không nhà, đau khổ, bệnh tật là sắm một túi tiền không hề cũ rách bằng những việc lành phúc đức cho Nước Trời vĩnh cữu. Con noi gương Mẹ Maria khiêm tốn thưa với Chúa: ‘Xin vâng” trước mọi hoàn cảnh. Amen.
Lời hay ý đẹp: KHI CHIA SẺ PHÚC ÂM, PHẢI BẢO ĐẢM BẠN CŨNG SÔNG PHÚC ÂM. – When you share the Gospel, make sure you live the Gospel.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm-Hội đoàn- Phong Trào
ANH EM HÃY SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA
A- Gợi ý Sống và chia sẻ theo sự dẫn dắt của Thánh Linh:Reflections
Bài đọc 1: Sách Khôn Ngoan(18:6-9) Dân Chúa đã trông đợi đêm ấy như đêm cứu thoát người chính trực… (câu 7)
1/ Hãy chia sẻ những việc làm tôi cần có để hy vọng được cứu rỗi?
2/ Những gì giúp bạn đang trông đợi vào Chúa mỗi ngày? Tại sao?
Bài đọc 2: Do thái(11:1-2;8-19) Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. (câu 1)
1/ Nói phương cách thực hành và và sống đức tin của tôi hiện nay?
2/ Đi hành hương, đi thăm người nghèo khổ, đã giúp ích gì cho bạn?
Tin Mừng: Luca (12:32-48) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. (câu 40)
1/ Tôi sẵn sàng đón Chúa đến trong đời mình cụ thể là như thế nào?
2/ Cho biết cách dùng tiền bạc, của cải chứng tỏ bạn đang tỉnh thức?
3/ Những tật xấu nào đã làm cho nhiều gia đình hôm nay tan vỡ ?
B- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn Sống tuần này:
ANH EM HÃY SẴN SÀNG, VÌ CHÍNH GIỜ PHÚT ANH EM KHÔNG NGỜ, THÌ CON NGƯỜI SẼ ĐẾN. (Lc 12, 40)
1- Tôi không tích trữ tiền bạc và chia sẻ của cải cho người nghèo.
2- Bạn luôn cảnh giác trước những cám dỗ vật chất hiện nay.
C- Bạn và tôi Cầu nguyện và Sống cầu nguyện (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì con người sẽ đến. Con luôn tỉnh thức trong việc dùng của cải, để chia sẻ cho những người đói khát không nhà, đau khổ, bệnh tật là sắm một túi tiền không hề cũ rách bằng những việc lành phúc đức cho Nước Trời vĩnh cữu. Con noi gương Mẹ Maria khiêm tốn thưa với Chúa: ‘Xin vâng” trước mọi hoàn cảnh. Amen.
Lời hay ý đẹp: KHI CHIA SẺ PHÚC ÂM, PHẢI BẢO ĐẢM BẠN CŨNG SÔNG PHÚC ÂM. – When you share the Gospel, make sure you live the Gospel.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Đức Giêsu trở lại với người thức tỉnh và đợi chờ
Lm. Jude Siciliano, OP
23:10 06/08/2010
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN C
Khôn ngoan 18: 6-9; Tv 33; Dt 11: 1-2, 8-19; Luca 12: 32-48
ĐỨC GIÊSU VẪN TRỞ LẠI MỖI NGÀY VỚI NHỮNG AI THỨC TỈNH VÀ ĐỢI CHỜ
Không phải khoe khoang, nhưng như phần nhiều anh chị em, tôi cũng thường xuyên đọc Tin mừng. Tôi dùng Tin mừng để cầu nguyện và luôn giảng lời Sách thánh. Tôi đã làm như thế trong nhiều năm, nhưng thú thật, tôi không bị tác động gì nhiều từ bài dọc một trích sách Khôn ngoan. Nếu có, chắc tôi sẽ bối rối và cần được giúp đỡ. Có lẽ anh chị em cũng vậy. Nếu điều này đúng với cả anh chị em và cả tôi nữa thì tôi chắc là cộng đoàn chúng ta sẽ chia sẻ vấn nạn này khi nghe bài đọc một. Đoạn văn này bắt nguồn từ đâu? Nói về cái gì? Và nó liên hệ đến đời sống của chúng ta ra sao?
Thường thì tôi sẽ không chọn giải pháp đọc những dẫn giải Kinh thánh ngay, nhưng thường cố lắng nghe thông điệp từ những tác động bên ngoài. Nhưng hôm nay, tôi phải sử dụng đến quyển hướng dẫn Thừa tác viên Lời Chúa, Độc giả Tin Mừng và Người công bố Lời” (Chicago: Liturgy Training Publication, 2010) khi soạn bài giảng lễ Chúa Nhật. Trong những quyển sách đó có những đoạn chú giải ngắn gọn về các bài đọc và tôi thường thấy khá hữu ích, nhưng với bài đọc hôm nay thì quả thật lại là một thách đố. Quả vậy, Quyển hướng dẫn Thừa tác viên Lời đề nghị đọc bản Tin mừng trước để có thể hiểu rõ bài đọc một hơn. Tôi chọn cách làm ngược lại: đọc bản văn này trước khi bước vào “lãng địa Kitô giáo” với bài Tin mừng.
Tác giả sách Khôn ngoan lấy lại một biến cố quá khứ, việc Chúa giải cứu dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập (đêm vượt qua) và diễn giải nó cho thế hệ tín hữu mới của thế kỷ thứ I. Chúa đã đưa ra một lời hứa (lời “thề”) với cha ông họ (mà bài đọc trích thư Do Thái gọi các ngài là “tiền nhân”), những người đang mong chờ sự giải thoát. Họ phải sống trong niềm tin, tin vào lời Chúa hứa, và hy vọng một ngày kia những lời hứa ấy sẽ được hoàn tất. Như thư Do Thái nhắc nhở chúng ta: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.”
Đức tin chưa đạt tới đích, cũng chẳng có một bằng chứng cụ thể về sự hiện hữu của nó. Cũng vậy, tín hữu có thể thấy những gì chưa thực sự nhìn được bằng mắt vì chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin. Cũng chính niềm tin không thể nhìn thấy đó đã giữ vững những tiền nhân mà hôm nay sách Khôn Ngoan ca tụng. Đó cũng là đức tin của con cái của Apraham và Sara, mà thư Do Thái nói với chúng ta, dù họ chết mà chưa được thấy lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất. Cuộc đời của họ kết thúc với một chữ “Amen” đầy tín thác vào Thiên Chúa.
Chúng ta đã biết những người sống niềm tin mà những bản Kinh thánh này nhắc tới; những người đả phải thử thách nghiêm trọng bằng nhiều mất mát và đau thương nơi chính mình hay những người thân yêu. Nhưng dù có phải đối diện với muôn vàn khốn khó, các ngài vẫn không từ bỏ tin tưởng Thiên Chúa. Dù lắm khi những chứng cứ chống lại đức tin đó cứ dâng lên như sóng thủy triều trước mắt họ. Nhưng các ngài vẫn luôn tín thác và chính nhờ đức tin ấy đã cho các ngài “bằng chứng những điều không trông thấy.” Khi chúng ta trải qua những thử thách như thế, thậm chí những gì thân thiết nhất với chúng ta cũng có thể thử thách chính đức kiên cường và niềm tin của chúng ta. Chúng ta không thể đưa ra bằng chứng cụ thể về giá trị đức tin của chúng ta. Chúng ta chỉ tin, như cha ông chúng ta đã tin, vào Đấng đã hứa ở với chúng ta, Đấng mà sách Khôn ngoan đã khẳng định là xứng đáng để chúng ta tin tưởng; và chính “lời hứa” của Ngài cho chúng ta can đảm bước tiếp những bước can đảm trên hành trình đức tin của mình.
Giờ thì chúng ta đã sẵn sàng để bước vào bài Tin mừng. Để cho rõ ràng và đi vào trọng tâm, tôi chọn bài bài ngắn (Lc 12, 35-4o). Bài Tin mừng này kể một dụ ngôn quá đủ cho chúng ta ngày nay!
Dụ ngôn người đầy tớ chờ đợi chủ trở về là sự hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa đối với những ai đã chịu gian nan vất vả mà vẫn tin tưởng vào Ngài, những người đã được hai bài đọc trước tán dương. Bài thánh vịnh đáp ca đã tóm tắt như sau: “Hồn chúng tôi trông Đức Chúa là Đấng luôn phù trợ và chở che.” Dụ ngôn cho thấy rằng những ai tin tưởng đợi chờ đã không thất vọng và đã thấy lời hứa cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất nơi sự hiện diện của Đức Giêsu.
Những ai tin tưởng thì “tỉnh thức” khi chủ đến, dù cho phải chờ đợi lâu – dẫu là “nửa đêm hay lúc trời gần sáng.” Thế hệ Kitô hữu đầu tiên, những thính giả của thánh Luca, đã được khích lệ sống tỉnh thức và sẵn sàng để đón Chúa Giêsu trở lại. Đức Giêsu đã hứa với nhữg môn đệ có tinh thần cảnh giác là: khi Người trở lại, những ai hoàn thành bổn phận của mình cách đầy tin tưởng sẽ được chủ chăm sóc chu đáo. Chẳng lẽ anh chị em lại không yêu thích sự đảo ngược vai trò được mô tả trong dụ ngôn: ông chủ vừa mới trở về, đứng chờ bên bàn ăn để phục vụ những đầy tớ trung thành – sự đối đãi lạ thường mà những kẻ đầy tớ chẳng bao giờ có thể nghĩ mình như thế! Vì thế, quy tụ nơi đây để thờ phượng, chúng ta cũng đang cố gắng tin tưởng và tỉnh thức – như dụ ngôn khích lệ. Nhưng chúng ta không phải là những độc giả của thánh Luca. Cũng chẳng phải là cách ngày Đức Giêsu lên trời vài thế hệ, nhưng là 2000 năm! Nên chúng ta hết sức cần một niềm tin mà thư Do Thái đã ca tụng, “Tin là bảo đảm cho những già ta hy vọng, là bằng chứng cho những gì ta không thấy.” Chính đức tin đó và niềm hy vọng mai sau mới giúp chúng ta đủ sức tỉnh thức và đợi chờ Chúa. Chúng ta chưa từ bỏ Người, cũng chẳng phải vì chúng ta nghiến răng chịu đựng và “làm việc kiệt quệ” trong suốt những năm tháng qua. Không, nếu như thế, chúng ta chẳng khác gì những con robot được kiểm tra qua những nghi lễ bên ngoài với những quyết định khắc nghiệt.
Ngược lại, dù chúng ta có chiến đấu dài lâu, dù với tư cách như một giáo hội hay cá nhân, chúng ta vẫn tìm được niềm vui không thể diễn tả và sự tự tin trong niềm tin của chúng ta. Chúng ta cũng hy vọng rằng những gì chúng ta cảm nghiệm bây giờ thì chưa phải là trọn vẹn cuộc sống của chúng ta. Đức Giêsu là Đấng mà chúng ta vẫntrông đợi và chúng ta tuyên xưng Người là Thầy của chúng ta. Trong khi đó, chúng ta được mời gọi tiếp tục hành trình của mình, như Abraham và Sara, “không biết” nơi kết thúc, nhưng tin vào sự hiện diện của Thầy giửa chúng ta, phục vụ chúng ta, như Người thực hiện hôm nay trong hy lễ này, lương thực cần thiết cho chúng ta tiếp tục hành trình.
Làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục cố gắng để luôn là những môn đệ tín thác – nhất là những ngày này, không chỉ thế giới, mà cả Giáo hội của chúng ta đang làm chúng ta thất vọng? Chúng ta tiếp tục, chúng ta là Giáo hội của đức Kitô vì, những gì đức Giêsu nhắc đến trong dụ ngôn đã xảy đến. Người đã ngự đến trong Thánh Thần của Người, và đã “lẻn vào” trong nhà chúng ta. Quả là đức Giêsu đã dùng một hình ảnh thật tuyệt vời để nhấn mạnh đến việc trở lại bất ngờ của Người: Người giống như một kẻ trộm lén lút. Chúng ta cần phải tỉnh thức. Hãy thực hành một sự tỉnh thức đặc biệt trong tuần này – để xem chúng ta có thể bắt được “kẻ trộm” lẻn vào cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta ngạc nhiên hay không.
Vậy chúng ta sẽ thấy điều gì? Làm sao chúng ta biết lúc “kẻ trộm” lẻn vào? Hãy tìm kiếm sức mạnh lạ lùng trong giây phút khủng hoảng. Hãy chờ đợi một niềm vui ẩn sâu bên dưới những công việc thường ngày. Hãy đợi chờ sự bất ngờ, có thể là một bữa tiệc với người thân yêu hay bạn cũ. Hãy chờ có người đến xin anh chị em giúp đỡ để chúng ta có thể nhận ra chúng ta được mời gọi để cho đi. Hãy tìm kiếm sự hiện diện bình yên trong những giây phút cầu nguyện trong yên lặng. Hãy tìm kiếm sự phó thác được canh tân để anh chị em tiếp tục thực hiện sứ mạng mình được mời gọi. Dù Đức Giêsu có sử dụng hình ảnh ông chủ trở về hay nhình ảnh kẻ trộm đi chăng nữa, chúng ta cũng vẫn hiểu rằng, chúng ta cần nghe theo lời cảnh báo của Người là hãy tỉnh thức, biết rằng Người sẽ trở lại và vẫn mãi trở lại mỗi ngày với các môn đệ có cặp mắt và đôi tai thức thỉnh.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Khôn ngoan 18: 6-9; Tv 33; Dt 11: 1-2, 8-19; Luca 12: 32-48
ĐỨC GIÊSU VẪN TRỞ LẠI MỖI NGÀY VỚI NHỮNG AI THỨC TỈNH VÀ ĐỢI CHỜ
Không phải khoe khoang, nhưng như phần nhiều anh chị em, tôi cũng thường xuyên đọc Tin mừng. Tôi dùng Tin mừng để cầu nguyện và luôn giảng lời Sách thánh. Tôi đã làm như thế trong nhiều năm, nhưng thú thật, tôi không bị tác động gì nhiều từ bài dọc một trích sách Khôn ngoan. Nếu có, chắc tôi sẽ bối rối và cần được giúp đỡ. Có lẽ anh chị em cũng vậy. Nếu điều này đúng với cả anh chị em và cả tôi nữa thì tôi chắc là cộng đoàn chúng ta sẽ chia sẻ vấn nạn này khi nghe bài đọc một. Đoạn văn này bắt nguồn từ đâu? Nói về cái gì? Và nó liên hệ đến đời sống của chúng ta ra sao?
Thường thì tôi sẽ không chọn giải pháp đọc những dẫn giải Kinh thánh ngay, nhưng thường cố lắng nghe thông điệp từ những tác động bên ngoài. Nhưng hôm nay, tôi phải sử dụng đến quyển hướng dẫn Thừa tác viên Lời Chúa, Độc giả Tin Mừng và Người công bố Lời” (Chicago: Liturgy Training Publication, 2010) khi soạn bài giảng lễ Chúa Nhật. Trong những quyển sách đó có những đoạn chú giải ngắn gọn về các bài đọc và tôi thường thấy khá hữu ích, nhưng với bài đọc hôm nay thì quả thật lại là một thách đố. Quả vậy, Quyển hướng dẫn Thừa tác viên Lời đề nghị đọc bản Tin mừng trước để có thể hiểu rõ bài đọc một hơn. Tôi chọn cách làm ngược lại: đọc bản văn này trước khi bước vào “lãng địa Kitô giáo” với bài Tin mừng.
Tác giả sách Khôn ngoan lấy lại một biến cố quá khứ, việc Chúa giải cứu dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập (đêm vượt qua) và diễn giải nó cho thế hệ tín hữu mới của thế kỷ thứ I. Chúa đã đưa ra một lời hứa (lời “thề”) với cha ông họ (mà bài đọc trích thư Do Thái gọi các ngài là “tiền nhân”), những người đang mong chờ sự giải thoát. Họ phải sống trong niềm tin, tin vào lời Chúa hứa, và hy vọng một ngày kia những lời hứa ấy sẽ được hoàn tất. Như thư Do Thái nhắc nhở chúng ta: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy.”
Đức tin chưa đạt tới đích, cũng chẳng có một bằng chứng cụ thể về sự hiện hữu của nó. Cũng vậy, tín hữu có thể thấy những gì chưa thực sự nhìn được bằng mắt vì chúng ta nhìn bằng con mắt đức tin. Cũng chính niềm tin không thể nhìn thấy đó đã giữ vững những tiền nhân mà hôm nay sách Khôn Ngoan ca tụng. Đó cũng là đức tin của con cái của Apraham và Sara, mà thư Do Thái nói với chúng ta, dù họ chết mà chưa được thấy lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất. Cuộc đời của họ kết thúc với một chữ “Amen” đầy tín thác vào Thiên Chúa.
Chúng ta đã biết những người sống niềm tin mà những bản Kinh thánh này nhắc tới; những người đả phải thử thách nghiêm trọng bằng nhiều mất mát và đau thương nơi chính mình hay những người thân yêu. Nhưng dù có phải đối diện với muôn vàn khốn khó, các ngài vẫn không từ bỏ tin tưởng Thiên Chúa. Dù lắm khi những chứng cứ chống lại đức tin đó cứ dâng lên như sóng thủy triều trước mắt họ. Nhưng các ngài vẫn luôn tín thác và chính nhờ đức tin ấy đã cho các ngài “bằng chứng những điều không trông thấy.” Khi chúng ta trải qua những thử thách như thế, thậm chí những gì thân thiết nhất với chúng ta cũng có thể thử thách chính đức kiên cường và niềm tin của chúng ta. Chúng ta không thể đưa ra bằng chứng cụ thể về giá trị đức tin của chúng ta. Chúng ta chỉ tin, như cha ông chúng ta đã tin, vào Đấng đã hứa ở với chúng ta, Đấng mà sách Khôn ngoan đã khẳng định là xứng đáng để chúng ta tin tưởng; và chính “lời hứa” của Ngài cho chúng ta can đảm bước tiếp những bước can đảm trên hành trình đức tin của mình.
Giờ thì chúng ta đã sẵn sàng để bước vào bài Tin mừng. Để cho rõ ràng và đi vào trọng tâm, tôi chọn bài bài ngắn (Lc 12, 35-4o). Bài Tin mừng này kể một dụ ngôn quá đủ cho chúng ta ngày nay!
Dụ ngôn người đầy tớ chờ đợi chủ trở về là sự hoàn tất lời hứa của Thiên Chúa đối với những ai đã chịu gian nan vất vả mà vẫn tin tưởng vào Ngài, những người đã được hai bài đọc trước tán dương. Bài thánh vịnh đáp ca đã tóm tắt như sau: “Hồn chúng tôi trông Đức Chúa là Đấng luôn phù trợ và chở che.” Dụ ngôn cho thấy rằng những ai tin tưởng đợi chờ đã không thất vọng và đã thấy lời hứa cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất nơi sự hiện diện của Đức Giêsu.
Những ai tin tưởng thì “tỉnh thức” khi chủ đến, dù cho phải chờ đợi lâu – dẫu là “nửa đêm hay lúc trời gần sáng.” Thế hệ Kitô hữu đầu tiên, những thính giả của thánh Luca, đã được khích lệ sống tỉnh thức và sẵn sàng để đón Chúa Giêsu trở lại. Đức Giêsu đã hứa với nhữg môn đệ có tinh thần cảnh giác là: khi Người trở lại, những ai hoàn thành bổn phận của mình cách đầy tin tưởng sẽ được chủ chăm sóc chu đáo. Chẳng lẽ anh chị em lại không yêu thích sự đảo ngược vai trò được mô tả trong dụ ngôn: ông chủ vừa mới trở về, đứng chờ bên bàn ăn để phục vụ những đầy tớ trung thành – sự đối đãi lạ thường mà những kẻ đầy tớ chẳng bao giờ có thể nghĩ mình như thế! Vì thế, quy tụ nơi đây để thờ phượng, chúng ta cũng đang cố gắng tin tưởng và tỉnh thức – như dụ ngôn khích lệ. Nhưng chúng ta không phải là những độc giả của thánh Luca. Cũng chẳng phải là cách ngày Đức Giêsu lên trời vài thế hệ, nhưng là 2000 năm! Nên chúng ta hết sức cần một niềm tin mà thư Do Thái đã ca tụng, “Tin là bảo đảm cho những già ta hy vọng, là bằng chứng cho những gì ta không thấy.” Chính đức tin đó và niềm hy vọng mai sau mới giúp chúng ta đủ sức tỉnh thức và đợi chờ Chúa. Chúng ta chưa từ bỏ Người, cũng chẳng phải vì chúng ta nghiến răng chịu đựng và “làm việc kiệt quệ” trong suốt những năm tháng qua. Không, nếu như thế, chúng ta chẳng khác gì những con robot được kiểm tra qua những nghi lễ bên ngoài với những quyết định khắc nghiệt.
Ngược lại, dù chúng ta có chiến đấu dài lâu, dù với tư cách như một giáo hội hay cá nhân, chúng ta vẫn tìm được niềm vui không thể diễn tả và sự tự tin trong niềm tin của chúng ta. Chúng ta cũng hy vọng rằng những gì chúng ta cảm nghiệm bây giờ thì chưa phải là trọn vẹn cuộc sống của chúng ta. Đức Giêsu là Đấng mà chúng ta vẫntrông đợi và chúng ta tuyên xưng Người là Thầy của chúng ta. Trong khi đó, chúng ta được mời gọi tiếp tục hành trình của mình, như Abraham và Sara, “không biết” nơi kết thúc, nhưng tin vào sự hiện diện của Thầy giửa chúng ta, phục vụ chúng ta, như Người thực hiện hôm nay trong hy lễ này, lương thực cần thiết cho chúng ta tiếp tục hành trình.
Làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục cố gắng để luôn là những môn đệ tín thác – nhất là những ngày này, không chỉ thế giới, mà cả Giáo hội của chúng ta đang làm chúng ta thất vọng? Chúng ta tiếp tục, chúng ta là Giáo hội của đức Kitô vì, những gì đức Giêsu nhắc đến trong dụ ngôn đã xảy đến. Người đã ngự đến trong Thánh Thần của Người, và đã “lẻn vào” trong nhà chúng ta. Quả là đức Giêsu đã dùng một hình ảnh thật tuyệt vời để nhấn mạnh đến việc trở lại bất ngờ của Người: Người giống như một kẻ trộm lén lút. Chúng ta cần phải tỉnh thức. Hãy thực hành một sự tỉnh thức đặc biệt trong tuần này – để xem chúng ta có thể bắt được “kẻ trộm” lẻn vào cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta ngạc nhiên hay không.
Vậy chúng ta sẽ thấy điều gì? Làm sao chúng ta biết lúc “kẻ trộm” lẻn vào? Hãy tìm kiếm sức mạnh lạ lùng trong giây phút khủng hoảng. Hãy chờ đợi một niềm vui ẩn sâu bên dưới những công việc thường ngày. Hãy đợi chờ sự bất ngờ, có thể là một bữa tiệc với người thân yêu hay bạn cũ. Hãy chờ có người đến xin anh chị em giúp đỡ để chúng ta có thể nhận ra chúng ta được mời gọi để cho đi. Hãy tìm kiếm sự hiện diện bình yên trong những giây phút cầu nguyện trong yên lặng. Hãy tìm kiếm sự phó thác được canh tân để anh chị em tiếp tục thực hiện sứ mạng mình được mời gọi. Dù Đức Giêsu có sử dụng hình ảnh ông chủ trở về hay nhình ảnh kẻ trộm đi chăng nữa, chúng ta cũng vẫn hiểu rằng, chúng ta cần nghe theo lời cảnh báo của Người là hãy tỉnh thức, biết rằng Người sẽ trở lại và vẫn mãi trở lại mỗi ngày với các môn đệ có cặp mắt và đôi tai thức thỉnh.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo phận Taiohae có Tân Giám Mục Phó
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:24 06/08/2010
Ngày 4 tháng 8 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm cha Pascal Chang Soi, sinh ngày 18 tháng Mười năm 1966, làm Giám Mục Phó giáo phận Taiohae, thuộc đảo Marquises, Pháp quốc. Cho đến ngày bổ nhiệm, Tân Giám Mục Phó Chang Soi là cha xứ trên đảo Moorea, và là giáo tập Dòng Trái Tim Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Trước khi vào chủng viện, Đức Cha Chang Soi đã làm việc suốt 5 năm (1986-1991) trong môi trường nghề nghiệp với chuyên ngành điện lạnh và tin học.
Từ năm 1991 đến năm 2000, theo chương trình Triết học và Thần học tại chủng viện Đức Bà Ngày Lễ Ngũ Tuần, thuộc Tahiti.
Chịu chức linh mục ngày 04 tháng Hai năm 2000.
Sau đó có một năm theo khóa huấn luyện tại Paris (2002-2003).
Từ năm 2003 đến nay, coi sóc giáo xứ thuộc đảo Moorea đồng thời phụ trách tập sinh của Hội Dòng Trái Tim Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Trước khi vào chủng viện, Đức Cha Chang Soi đã làm việc suốt 5 năm (1986-1991) trong môi trường nghề nghiệp với chuyên ngành điện lạnh và tin học.
Từ năm 1991 đến năm 2000, theo chương trình Triết học và Thần học tại chủng viện Đức Bà Ngày Lễ Ngũ Tuần, thuộc Tahiti.
Chịu chức linh mục ngày 04 tháng Hai năm 2000.
Sau đó có một năm theo khóa huấn luyện tại Paris (2002-2003).
Từ năm 2003 đến nay, coi sóc giáo xứ thuộc đảo Moorea đồng thời phụ trách tập sinh của Hội Dòng Trái Tim Chúa Giêsu và Đức Mẹ.
Hội giúp lễ - Hội lễ sinh
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
14:32 06/08/2010
Hội giúp lễ - Hội lễ sinh
„Mater et caput omnium ecclesiarum urbis et orbis“
„ Mẹ và đầu của mọi Giáo Hội ở thành phố này và trên khắp thế giới“
Dòng chữ bằng tiếng Latinh này được đục khắc ghi trên tấm bảng bằng đá ở đền thờ Thánh Gioan Laterano, nhà thờ chính tòa của Giám Mục thành Roma.
Dòng chữ này cũng nói lên lý do tại sao xưa nay hằng năm hàng triệu người hành hương về Roma - Vatican thăm viếng các đền thờ cổ kính nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Giáo Hội Công giáo.
1.Cuộc hành hương của các em giúp lễ
Năm nay từ ngày 01.08.đến 07.08.2010 các em Giúp lễ, bên Việt Nam còn có tên gọi mới là Hội Lễ Sinh, từ 20 nước bên Âu châu hành hương tụ tập về Roma.
Thành phố thủ đô Giáo Hội Roma những ngày này có bộ mặt trẻ trung hóa ra do nụ cười, tiếng nói hồn nhiên, cùng y phục giới trẻ khăn quàng cổ trên vai đủ mọi mầu sắc từng quốc gia đất nước của 53.000 các em giúp lễ đến từ các nước Âu châu.
Từ nước Đức, quê hương của Đức giáo hoàng Benedictô 16., có 45.000 em; từ Aó quốc 3.100 em, từ Thụy sĩ có 800 em giúp lễ cùng với các bạn trẻ giúp lễ khác đến từ những quốc gia trong Âu châu làm thành đoàn hành hương 53.000 người trẻ giúp lễ nam nữ về thủ đô Roma.
Mùa Hè giữa trời tháng Tám nóng bức bên Roma trên 30 độ C, nhưng các Em giúp lễ đã hưởng ứng lời mời gọi của Coetus Internationalis Ministrantium (CIM) - Hội các em giúp lễ quốc tế - nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập của Hội CIM, hành hương với chủ đề „ Kín múc từ nguồn nước chân thực“.
Cùng với những vị hướng dẫn tinh thần, có cả các Giám Mục địa phận cũng cùng đi hành hương sang với các em giúp lễ của giáo phận mình, đã sống những ngày vừa tham quan khám phá hình ảnh Giáo Hội ngay tại trung tâm thủ đô Giáo Hội, học hỏi về ý nghĩa nền tảng Giáo Hội, tìm hiểu về lịch sử Giáo Hội cùng những đền thờ cổ kính gắn liền với dòng lịch sử Giáo Hội ở Roma, đọc kinh cầu nguyện ca hát, dâng thánh lễ ở những đền thờ lớn bên Roma, đêm canh thức cầu nguyện chung ở quảng trường đền thờ Thánh Phero chiều tối ngày 03.08., và cao điểm là cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedicto 16. trong buổi triều yết ngày thứ tư 04.08.2010 ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Đức Gíao Hòang Benedicto 16., năm nay 83 tuổi, đang nghỉ hè ở lâu đài mùa hè Castelgandolfo hôm nay 04.08.2010 đã đáp máy bay trực thăng về Vatican gặp gỡ các Em giúp lễ đang chờ ngài ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Đức giáo hoàng xuất hiện đeo chiếc khăn quàng mầu trắng chào mừng các em giúp lễ còn trẻ tuổi. Cùng với các bạn trẻ giúp lễ Đức Giáo hoàng đã làm phép bức tượng đúc bằng đồng tượng Thánh Tarzisius, quan thầy của các em giúp lễ. Thánh Tarzisius người xưa kia cũng là một em giúp lễ bên bàn thờ và sau cùng đã chết tử vì đạo vào thế kỷ thứ 3..
Ngỏ lời với các em giúp lễ trẻ tuổi, Đức giáo hoàng nhắn nhủ: „ Các con biết không, khi các con phục vụ giúp Linh mục dâng thánh lễ bên bàn thờ, chính là các con làm cho hình ảnh Chúa Giêsu sống động gần gũi hơn trong đời sống ở giữa thế giới, trong lòng Giáo Hội ở khắp mọi nơi… Thánh lễ là món qùa tặng lớn nhất mà Chúa Giêsu Kitô để lại cho con người chúng ta… Cuộc gặp gỡ với các con nhắc cha nhớ lại ngày xưa cha cũng đã là một em giúp lễ như các con“.
Không chối cãi, nhiều người ngày xưa còn tuổi trẻ thiếu niên đã từng là trẻ giúp lễ bên bàn thờ. Và từ cảm nghiệm môi trường thánh đức đó họ đã tìm nhận ra con đường ơn kêu gọi trở thành linh mục, thành thầy dòng sau này.
2.Bên bàn thờ Chúa
Trong lễ nghi phụng vụ Giáo Hội Công giáo không chỉ có Linh mục trên bàn thờ, nhưng còn có những bạn trẻ phụ giúp cũng mặc phẩm phục phụng vụ trang trọng dành riêng cho họ. Những bạn trẻ lớp tuổi thiếu niên phụ giúp Linh mục bên bàn thờ là những trẻ em giúp lễ.
Điều kiện để trở thành người giúp lễ phải là người Công giáo đã chịu phép rửa tội, đã xưng tội rước lễ lần đầu rồi. Trước khi trở thành trẻ giúp lễ thực thụ, các em phải trải qua những giờ học giúp lễ cho thành thạo cùng có thời gian thực tập. Sau thời gian tập luyện, các em sẽ được chính thức thu nhận vào hội giúp lễ của giáo xứ.
Các xứ đạo bên Đức rất chú tâm đến việc đào tạo, khuyến khích các trẻ em vào Hội giúp lễ, như một Hội chính song song với các Hội đoàn khác. Vì qua hội giúp lễ có thể tập họp các trẻ em thanh thiếu niên trong xứ đạo lại cách tốt nhất.
Trẻ em Giúp lễ không chỉ là những người phụ giúp Linh mục, hay thầy phó tế trong việc cử hành lễ nghi phụng vụ trên bàn thờ, nhưng sự tích cực tham dự của họ còn làm cho bầu khí lễ nghi phụng tự trang nghiêm cùng sống động thêm lên, nhất là phẩm phục phụng vụ họ mặc, cùng tác phong thứ tự họ đứng qùy hay ngồi trên gian cung thánh.
Bạn trẻ giúp lễ cũng không chỉ có nhiệm vụ phụ giúp Linh mục dâng lễ cử hành lễ nghi phụng vụ, nhưng họ còn góp phần đại diện cộng đoàn dân Chúa thi hành những phận vụ trong lễ nghi phượng thờ Chúa.
3. Nhiệm vụ bên bàn thờ
Một lễ nghi phụng vụ có nhiều trẻ giúp lễ chung quanh bàn thờ, sẽ tạo nên không khí trang trọng rộn ràng ngày đại lễ.
Thông thường người giúp lễ cùng với linh mục chủ tế đi từ phòng áo ra bàn thờ ngay từ lúc đầu lễ. Họ mang Sách lễ, Chén lễ, Bình đựng bánh lễ, Rượu Nước lên bàn thờ, đổ nước cho Linh mục rửa tay phần dâng lễ, rung chuông lúc chủ tế truyền phép, thu cất bình chén lễ sau phần rước lễ và khi lễ nghi kết thúc, họ cùng linh mục đi vào phòng áo.
Những dịp lễ trọng ngoài phận vụ căn bản đó, còn có thêm nhiều trẻ em giúp lễ với những công tác khác nhau, như Thurifer cầm bình hương và Navicular cầm tầu đựng hương dẫn đầu, Cruziferar cầm Thánh gía, Ceroferare cầm nến đi trước linh mục chủ tế hay thầy Phó tế. Ngoài ra còn có những nơi vào ngày lễ trọng thêm một vài em giúp lễ cầm cờ cùng đi rước ra bàn thờ. Trong lễ nghi có Giám mục chủ sự còn thêm hai em giúp lễ cầm chiếc Gậy mục tử và Mũ Mitra của Giám mục nữa.
Vai trò bên bàn thờ của người Giúp lễ bên cạnh Linh mục nói lên sự đa dạng sống động trong đời sống đức tin, như Thánh Phaolo đã viết về nhiệm vụ của mỗi người tín hữu:„ Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh.“ ( 1cor 14,26)
Ngay từ thời Trung cổ đã có giúp lễ bên bàn thờ, nhưng chưa có quy định rõ ràng. Mãi đến năm 1947, Đức giáo hoàng Pio thứ 12. trong Tông hiến Mediator Dei, đã chính thức nói đến vai trò của người Giúp Lễ không thuộc hàng giáo sĩ. Từ đó hội các trẻ em giúp lễ có nền tảng phát triển linh hoạt sâu rộng thêm ra.
Tới thời điểm năm 70 của thế kỷ thứ 20. bạn trẻ giúp lễ chỉ là những trẻ em nam giới. Nhưng từ thời điểm đó nhiều xứ đạo Công giáo bên xã hội Âu châu đã cho các trẻ em nữ giới được giúp lễ bên bàn thờ.
Ngày 15.03.1994 Thánh Bộ về Bí tích phượng tự đã viết thư chính thức công nhận quyền qui định cho phụ nữ, trẻ em nữ giới được đảm trách phần vụ phụ giúp bên thờ trong các lễ nghi phụng vụ là quyền của các Giám mục địa phương qui định cho phép.
Dẫu vậy cũng vẫn có ý kiến không muốn cho trẻ em nữ giới làm phần vụ giúp lễ như các em nam giới. Nhưng về phương diện thần học không có lý do gì để không cho nữ giới được tham dự vào phần vụ giúp lễ bên bàn thờ. Hơn nữa Công đồng Vaticano thứ hai cũng đã có quy định rõ ràng rằng, phần vụ của người giúp lễ bên thờ là nhiệm vụ trong lễ nghi phụng tự cùng là ý nghĩa tham dự vào Thánh lễ của hết mọi người tín hữu Công giáo.
Trong các xứ đạo Công giáo bên Âu châu, Hội giúp lễ có tổ chức vững vàng gồm cả trẻ em bạn trẻ nữ lẫn nam. Và hầu như khắp nơi trên thế giới đều có các em bạn trẻ Giúp lễ cả nam giới lẫn nữ giới.
Theo nhận xét của nhiều cha xứ người Đức, xứ đạo nào có gia đình Công giáo Việt Nam cư ngụ, các trẻ em bạn trẻ người Công giáo Việt Nam hăng say tham gia vào hội Giúp lễ ở đó nhiều hơn. Và các em Giúp lễ này là những em chăm chỉ trung thành với công tác phần vụ Giúp lễ ở bàn thờ hằng tuần hăng say nhất.
Theo thống kê năm 2009 ở nước Đức có 436.228 trẻ em bạn trẻ giúp lễ. Ở nước Áo có 50.000 trẻ em bạn trẻ giúp lễ phục vụ bên thờ.
Niềm vui trong đời sống, và cả nơi đời sống đức tin, luôn là điều cần thiết, nhất là với người trẻ.
Các trẻ em bạn trẻ tham gia vào hội giúp lễ vừa tiếp nhận niềm vui từ việc phục vụ bên bàn thờ Chúa, và vừa mang lan tỏa niềm vui đến cho người khác cùng tham dự sống đức tin qua nghi lễ phụng vụ thờ kính Thiên Chúa.
“Et introibo ad altare tuum
ad Deum qui laetificat iuventutem meam.” ( Psalm 42,4)
Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa,
tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui tuổi xuân xanh lòng con.” ( Tv 42,4).
Mùa Hè, 04.08.2010
„Mater et caput omnium ecclesiarum urbis et orbis“
„ Mẹ và đầu của mọi Giáo Hội ở thành phố này và trên khắp thế giới“
Dòng chữ bằng tiếng Latinh này được đục khắc ghi trên tấm bảng bằng đá ở đền thờ Thánh Gioan Laterano, nhà thờ chính tòa của Giám Mục thành Roma.
Dòng chữ này cũng nói lên lý do tại sao xưa nay hằng năm hàng triệu người hành hương về Roma - Vatican thăm viếng các đền thờ cổ kính nổi tiếng ở trung tâm thủ đô Giáo Hội Công giáo.
1.Cuộc hành hương của các em giúp lễ
Năm nay từ ngày 01.08.đến 07.08.2010 các em Giúp lễ, bên Việt Nam còn có tên gọi mới là Hội Lễ Sinh, từ 20 nước bên Âu châu hành hương tụ tập về Roma.
Thành phố thủ đô Giáo Hội Roma những ngày này có bộ mặt trẻ trung hóa ra do nụ cười, tiếng nói hồn nhiên, cùng y phục giới trẻ khăn quàng cổ trên vai đủ mọi mầu sắc từng quốc gia đất nước của 53.000 các em giúp lễ đến từ các nước Âu châu.
Từ nước Đức, quê hương của Đức giáo hoàng Benedictô 16., có 45.000 em; từ Aó quốc 3.100 em, từ Thụy sĩ có 800 em giúp lễ cùng với các bạn trẻ giúp lễ khác đến từ những quốc gia trong Âu châu làm thành đoàn hành hương 53.000 người trẻ giúp lễ nam nữ về thủ đô Roma.
Mùa Hè giữa trời tháng Tám nóng bức bên Roma trên 30 độ C, nhưng các Em giúp lễ đã hưởng ứng lời mời gọi của Coetus Internationalis Ministrantium (CIM) - Hội các em giúp lễ quốc tế - nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập của Hội CIM, hành hương với chủ đề „ Kín múc từ nguồn nước chân thực“.
Cùng với những vị hướng dẫn tinh thần, có cả các Giám Mục địa phận cũng cùng đi hành hương sang với các em giúp lễ của giáo phận mình, đã sống những ngày vừa tham quan khám phá hình ảnh Giáo Hội ngay tại trung tâm thủ đô Giáo Hội, học hỏi về ý nghĩa nền tảng Giáo Hội, tìm hiểu về lịch sử Giáo Hội cùng những đền thờ cổ kính gắn liền với dòng lịch sử Giáo Hội ở Roma, đọc kinh cầu nguyện ca hát, dâng thánh lễ ở những đền thờ lớn bên Roma, đêm canh thức cầu nguyện chung ở quảng trường đền thờ Thánh Phero chiều tối ngày 03.08., và cao điểm là cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Benedicto 16. trong buổi triều yết ngày thứ tư 04.08.2010 ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Đức Gíao Hòang Benedicto 16., năm nay 83 tuổi, đang nghỉ hè ở lâu đài mùa hè Castelgandolfo hôm nay 04.08.2010 đã đáp máy bay trực thăng về Vatican gặp gỡ các Em giúp lễ đang chờ ngài ở quảng trường đền thờ Thánh Phero.
Đức giáo hoàng xuất hiện đeo chiếc khăn quàng mầu trắng chào mừng các em giúp lễ còn trẻ tuổi. Cùng với các bạn trẻ giúp lễ Đức Giáo hoàng đã làm phép bức tượng đúc bằng đồng tượng Thánh Tarzisius, quan thầy của các em giúp lễ. Thánh Tarzisius người xưa kia cũng là một em giúp lễ bên bàn thờ và sau cùng đã chết tử vì đạo vào thế kỷ thứ 3..
Ngỏ lời với các em giúp lễ trẻ tuổi, Đức giáo hoàng nhắn nhủ: „ Các con biết không, khi các con phục vụ giúp Linh mục dâng thánh lễ bên bàn thờ, chính là các con làm cho hình ảnh Chúa Giêsu sống động gần gũi hơn trong đời sống ở giữa thế giới, trong lòng Giáo Hội ở khắp mọi nơi… Thánh lễ là món qùa tặng lớn nhất mà Chúa Giêsu Kitô để lại cho con người chúng ta… Cuộc gặp gỡ với các con nhắc cha nhớ lại ngày xưa cha cũng đã là một em giúp lễ như các con“.
Không chối cãi, nhiều người ngày xưa còn tuổi trẻ thiếu niên đã từng là trẻ giúp lễ bên bàn thờ. Và từ cảm nghiệm môi trường thánh đức đó họ đã tìm nhận ra con đường ơn kêu gọi trở thành linh mục, thành thầy dòng sau này.
2.Bên bàn thờ Chúa
Trong lễ nghi phụng vụ Giáo Hội Công giáo không chỉ có Linh mục trên bàn thờ, nhưng còn có những bạn trẻ phụ giúp cũng mặc phẩm phục phụng vụ trang trọng dành riêng cho họ. Những bạn trẻ lớp tuổi thiếu niên phụ giúp Linh mục bên bàn thờ là những trẻ em giúp lễ.
Điều kiện để trở thành người giúp lễ phải là người Công giáo đã chịu phép rửa tội, đã xưng tội rước lễ lần đầu rồi. Trước khi trở thành trẻ giúp lễ thực thụ, các em phải trải qua những giờ học giúp lễ cho thành thạo cùng có thời gian thực tập. Sau thời gian tập luyện, các em sẽ được chính thức thu nhận vào hội giúp lễ của giáo xứ.
Các xứ đạo bên Đức rất chú tâm đến việc đào tạo, khuyến khích các trẻ em vào Hội giúp lễ, như một Hội chính song song với các Hội đoàn khác. Vì qua hội giúp lễ có thể tập họp các trẻ em thanh thiếu niên trong xứ đạo lại cách tốt nhất.
Trẻ em Giúp lễ không chỉ là những người phụ giúp Linh mục, hay thầy phó tế trong việc cử hành lễ nghi phụng vụ trên bàn thờ, nhưng sự tích cực tham dự của họ còn làm cho bầu khí lễ nghi phụng tự trang nghiêm cùng sống động thêm lên, nhất là phẩm phục phụng vụ họ mặc, cùng tác phong thứ tự họ đứng qùy hay ngồi trên gian cung thánh.
Bạn trẻ giúp lễ cũng không chỉ có nhiệm vụ phụ giúp Linh mục dâng lễ cử hành lễ nghi phụng vụ, nhưng họ còn góp phần đại diện cộng đoàn dân Chúa thi hành những phận vụ trong lễ nghi phượng thờ Chúa.
3. Nhiệm vụ bên bàn thờ
Một lễ nghi phụng vụ có nhiều trẻ giúp lễ chung quanh bàn thờ, sẽ tạo nên không khí trang trọng rộn ràng ngày đại lễ.
Thông thường người giúp lễ cùng với linh mục chủ tế đi từ phòng áo ra bàn thờ ngay từ lúc đầu lễ. Họ mang Sách lễ, Chén lễ, Bình đựng bánh lễ, Rượu Nước lên bàn thờ, đổ nước cho Linh mục rửa tay phần dâng lễ, rung chuông lúc chủ tế truyền phép, thu cất bình chén lễ sau phần rước lễ và khi lễ nghi kết thúc, họ cùng linh mục đi vào phòng áo.
Những dịp lễ trọng ngoài phận vụ căn bản đó, còn có thêm nhiều trẻ em giúp lễ với những công tác khác nhau, như Thurifer cầm bình hương và Navicular cầm tầu đựng hương dẫn đầu, Cruziferar cầm Thánh gía, Ceroferare cầm nến đi trước linh mục chủ tế hay thầy Phó tế. Ngoài ra còn có những nơi vào ngày lễ trọng thêm một vài em giúp lễ cầm cờ cùng đi rước ra bàn thờ. Trong lễ nghi có Giám mục chủ sự còn thêm hai em giúp lễ cầm chiếc Gậy mục tử và Mũ Mitra của Giám mục nữa.
Vai trò bên bàn thờ của người Giúp lễ bên cạnh Linh mục nói lên sự đa dạng sống động trong đời sống đức tin, như Thánh Phaolo đã viết về nhiệm vụ của mỗi người tín hữu:„ Khi anh em hội họp, người thì hát thánh ca, người thì giảng dạy, người thì nói lời mặc khải, người thì nói tiếng lạ, người thì giải nghĩa: tất cả những điều ấy đều phải nhằm xây dựng Hội Thánh.“ ( 1cor 14,26)
Ngay từ thời Trung cổ đã có giúp lễ bên bàn thờ, nhưng chưa có quy định rõ ràng. Mãi đến năm 1947, Đức giáo hoàng Pio thứ 12. trong Tông hiến Mediator Dei, đã chính thức nói đến vai trò của người Giúp Lễ không thuộc hàng giáo sĩ. Từ đó hội các trẻ em giúp lễ có nền tảng phát triển linh hoạt sâu rộng thêm ra.
Tới thời điểm năm 70 của thế kỷ thứ 20. bạn trẻ giúp lễ chỉ là những trẻ em nam giới. Nhưng từ thời điểm đó nhiều xứ đạo Công giáo bên xã hội Âu châu đã cho các trẻ em nữ giới được giúp lễ bên bàn thờ.
Ngày 15.03.1994 Thánh Bộ về Bí tích phượng tự đã viết thư chính thức công nhận quyền qui định cho phụ nữ, trẻ em nữ giới được đảm trách phần vụ phụ giúp bên thờ trong các lễ nghi phụng vụ là quyền của các Giám mục địa phương qui định cho phép.
Dẫu vậy cũng vẫn có ý kiến không muốn cho trẻ em nữ giới làm phần vụ giúp lễ như các em nam giới. Nhưng về phương diện thần học không có lý do gì để không cho nữ giới được tham dự vào phần vụ giúp lễ bên bàn thờ. Hơn nữa Công đồng Vaticano thứ hai cũng đã có quy định rõ ràng rằng, phần vụ của người giúp lễ bên thờ là nhiệm vụ trong lễ nghi phụng tự cùng là ý nghĩa tham dự vào Thánh lễ của hết mọi người tín hữu Công giáo.
Trong các xứ đạo Công giáo bên Âu châu, Hội giúp lễ có tổ chức vững vàng gồm cả trẻ em bạn trẻ nữ lẫn nam. Và hầu như khắp nơi trên thế giới đều có các em bạn trẻ Giúp lễ cả nam giới lẫn nữ giới.
Theo nhận xét của nhiều cha xứ người Đức, xứ đạo nào có gia đình Công giáo Việt Nam cư ngụ, các trẻ em bạn trẻ người Công giáo Việt Nam hăng say tham gia vào hội Giúp lễ ở đó nhiều hơn. Và các em Giúp lễ này là những em chăm chỉ trung thành với công tác phần vụ Giúp lễ ở bàn thờ hằng tuần hăng say nhất.
Theo thống kê năm 2009 ở nước Đức có 436.228 trẻ em bạn trẻ giúp lễ. Ở nước Áo có 50.000 trẻ em bạn trẻ giúp lễ phục vụ bên thờ.
Niềm vui trong đời sống, và cả nơi đời sống đức tin, luôn là điều cần thiết, nhất là với người trẻ.
Các trẻ em bạn trẻ tham gia vào hội giúp lễ vừa tiếp nhận niềm vui từ việc phục vụ bên bàn thờ Chúa, và vừa mang lan tỏa niềm vui đến cho người khác cùng tham dự sống đức tin qua nghi lễ phụng vụ thờ kính Thiên Chúa.
“Et introibo ad altare tuum
ad Deum qui laetificat iuventutem meam.” ( Psalm 42,4)
Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa,
tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui tuổi xuân xanh lòng con.” ( Tv 42,4).
Mùa Hè, 04.08.2010
Người Công giáo đang đi vào Net
Trần Mạnh Trác
21:10 06/08/2010
Các tờ báo Công giáo cổ điển đang biến dạng để xuất hiện trên Net. Tờ báo của Tổng Giáo Phận Boston, The Pilot, có từ thế kỷ 19, bắt đầu từ ngày 6 tháng 8 sẽ xuất hiện trên Amazon Kindle thông qua ứng dụng iPhone. Trong tương lai sẽ có các phiên bản cho các lọai điện thoại BlackBerry và Android và chắc chắn là cả Apple iPad nữa.
Đây là tờ báo Công Giáo Mỹ đầu tiên có phiên bản điện tóan.
Các phiên bản trên Kindle sẽ có nội dung rút ra từ bản in, bao gồm tin tức Công giáo địa phương, quốc gia và quốc tế, có lịch Công giáo cho các sự kiện địa phương và một trang ý kiến bạn đọc. Tuy nhiên, giống như các tờ báo khác ở mạng Kindle, nó sẽ không có quảng cáo và một số hình ảnh.
Trong dịp này Đức Hồng Y Sean P. O'Malley đưa ra lời tuyên bố: "Tôi luôn luôn cảm thấy rằng điều quan trọng là giáo hội có thể mang thông điệp của mình cho mọi người bất cứ nơi nào. Ngày nay, đặc biệt với giới trẻ, là ngày của các thiết bị di động. Là một người cũng sử dụng Kindle, tôi cũng mong đọc báo Pilot mỗi tuần."
Các thiết bị di động nhỏ bé càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trên lãnh địa Net.
Chỉ cách đây ít lâu, người ta còn sử dụng các ứng dụng hội thọai (teleconference) trên máy điện tóan để tập họp và trò chuyện. Những ứng dụng như vậy cần có một mạng lưới mạnh và nhanh, thường là một hệ thống truyền qua dây. Nhưng với những kỹ thuật mới như wi fi (hệ thống Net không giây) và sự ưa chuộng các dạng truyền thông mới như Texting (nhắn tin), Blog (ký sự trên mạng), chủ yếu là những đọan văn ngắn gọn, ý tưởng đã có thể truyền đạt trực tuyến qua các máy di động và cả máy điện thọai cầm tay.
Và hình như người Công Giáo đang tiến trước trong lãnh vực này.
Theo một nghiên cứu năm 2008 của cơ quan Barna Group, các Kitô hữu và những người ngọai đều có một mức độ tương tự trong việc sử dụng và tham gia Internet. Tuy nhiên người Kitô hữu thích download âm nhạc, và khoảng một phần tư có đăng ký với một podcast tôn giáo (podcast: hệ thống bích báo trên mạng).
Từ phòng ngủ của mình, anh Joe McClane chạy trang web nổi tiếng của anh, www.catholichack.com (mạng Công Giáo Quậy).
Khi anh ta tạo ra mạng này vào năm 2002, thì nó chỉ là một trong số ít trang Công giáo dùng podcast. Anh tâm sự: "Hầu hết mọi người nghĩ rằng một blog hoặc một podcast không phù hợp cho việc chia sẻ đức tin. Nhưng tôi muốn chứng minh là mọi sự đều có thể.. Nghĩa là, nếu một tay chuyên quậy trên mạng như tôi mà còn có thể làm điều đó... thì ai cũng có thể làm được, phải không?"
Sau khi trở lại đạo Công giáo vào năm 2002, Joe McClane muốn công bố đức tin của mình lên mạng, do đó, anh thành lập www.catholichack.com, để đăng những cảm nghĩ về giáo lý của anh dưới hình thức blog và podcast. Mỗi tuần, từ một bãi đậu xe ở The Woodlands, Texas, anh sáng tác và đăng một trang podcast lên mạng.
"Chiếc xe Minivan của tôi đã trở thành một studio di động podcasting trong giờ ăn trưa, để chia sẻ đức tin của một Giáo Hội Công giáo thánh thiện và tông truyền với bất cứ ai muốn lắng nghe," anh nói.
Vào thời điểm đó, thế giới trực tuyến hầu như không có dấu tích tôn giáo. Nhưng với sự phổ biến của những dạng truyền thông mới và sự khuyến khích của giáo hội về việc dùng Internet để vinh danh Thiên Chúa, đã tạo ra một địa hạt truyền thông công giáo mới và đã phát triển mạnh mẽ.
Anh McClane qủa quyết: "Hôm nay, cũng giống như những người truyền giáo ngày xưa được gửi sang Tân Thế Giới, chúng ta đang được gửi vào một lục địa kỹ thuật để truyền giáo như lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng John Paul II ", anh McClane bây giờ là điều phối viên cho phong trào Fullness of Truth Catholic Evangelization Ministries ở Houston (Đạt đến Sung Mãn trong Chân Lý Công Giáo).
Những mạng lưới Công Giáo, gồm blog, podcasters và videographers (ký sự, bích báo, phim ảnh) - có trang được hàng triệu người truy cập, đã tổ chức thành nhiều cộng đồng trực tuyến, để khuyến khích nâng đỡ nhau và chia sẻ giáo lý với những người ngòai giáo hội.
Trước những biến cố linh mục lạm dụng tình dục trẻ em hoặc trước một lập trường cứng cỏi của giáo hội về các vấn đề xã hội như phá thai và hôn nhân đồng tính, người dân Mỹ thường nhanh chóng chĩa mũi dùi vào người Công giáo. Những phương tiện truyền thông mới này cung cấp một diễn đàn cởi mở cho việc đối thoại và giải quyết những hiểu lầm về giáo hội.
"Khi bạn có thể giải thích và trình bày bối cảnh của sự việc, thì họ hiểu, và họ muốn biết thêm", anh Rocco Palmo cho biết, anh cũng là một người có trang blog tên là Whispers in the Loggia, chuyên đăng tin của giáo hội. Người thanh niên Philadelphia 27 tuổi này đã có hơn 15 triệu truy cập kể từ khi Whispers bắt đầu năm 2004. Mục đích của anh: để làm sáng tỏ những hiểu lầm và cung cấp tin tức có chiều sâu của giáo hội.
Thêm một bằng chứng cho thấy các giáo xứ Công giáo đang bắt đầu gia nhập vào Net: Thành phố Houston sẽ tổ chức lần thứ nhất một cuộc hội thảo tên là CatholiCon vào mùa hè tới, sẽ có hàng trăm linh mục tay cầm iPhone với hàng trăm blogger và chuyên gia từ các giáo xứ đến để bàn về đề tài làm thế nào để truyền đạt trực tuyến thông điệp của phúc âm.
Cuộc hội thảo ba ngày, có mục đích chỉ dẫn cho giáo sĩ và giáo dân về cách sử dụng kỹ thuật truyền thông cho việc truyền giáo, được đề ra bởi nhóm Catholic Underground (Công giáo thầm lặng), là một nhóm bốn người đã cùng học tại chủng viện Louisiana và đã quyết định podcast hàng ngày để thảo luận về các vấn đề của giáo hội. Hai người trong số họ đã là linh mục, đó là các Cha Chris Decker và Ryan Humphries, và hai người bây giờ là giáo dân, Daniel Kedinger và Joshua LeBlanc.
Theo anh LeBlanc: "Đây là bằng chứng có những giáo dân biết rất nhiều về giáo hội, và chúng tôi cũng cố gắng cho thấy rằng, có nhiều linh mục cũng biết sử dụng kỹ thuật Net, và họ cũng biết podcast. Chúng tôi cố gắng để tạo một nhịp cầu giữa giáo sĩ và giáo dân. "
Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ cũng gia tăng nỗ lực cập nhật hóa mạng lưới để kết nối trực tuyến với người Công giáo và gần đây đã thuê một chuyên gia về phương tiện truyền thông xã hội để điều hành mạng Twitter và cho những nỗ lực tiếp cận khác.
"Những phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích người giáo hữu tham gia.... Chúng ta có một lớp giáo dân rất là am hiểu", Sơ Mary Ann Walsh, phát ngôn viên HĐGM, cho biết. "Có một trang web rất quan trọng đối với giới trẻ là Busted Halo (vòng hào quang bị bể). Trang web này đã thực sự đưa giáo hội vào chốn thị trường.."
Busted Halo là một trang web văn hóa, gồm có một chương trình radio nổi tiếng tên là Sirius/XM radio show do linh mục Dave Dwyer dòng thánh Phaolô chủ trương.
Dùng blog và video trên web, Cha Dwyer trình bày những khía cạnh đức tin có liên quan với thế giới xung quanh như: phim ảnh, thể thao, thực phẩm, tình cảm, vấn đề xã hội và chính trị.
"Đó là một cuộc nói chuyện với những đề tài khá rộng rãi", theo ông Bill McGarvey, biên tập viên của trang web. "Nếu bạn muốn nói chuyện với mọi người, thì bạn phải biết sống với điều mà họ đang sống."
Cách tiếp cận của McGarvey phản ánh cách thức truyền giáo của dòng thánh Phaolo. Nghĩa là biết được những uyển chuyển của cách sống đức tin của người dân và tìm tới được những người còn đi tìm chân lý cũng như tới được những giáo dân công giáo đã không còn thuốc chữa nữa.
"Giữa một người và cái máy tính của họ có một không gian gần gũi nào đó mà chúng ta không thấy trong những chương trình phát thanh hay truyền hình. Nó làm cho người ấy thoải mái và muốn bọc lộ", theo lời anh Palmo, của trang Whispers in the Loggia.
Ngay cả Đức Giáo hoàng Benedict cũng nhận ra có điều đặc biệt gì đó trong Net.
"Cộng đồng Giáo Hội đã luôn luôn sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để giao tiếp, tham gia với xã hội, và, ngày càng, để khuyến khích đối thoại ở mức độ rộng hơn. Tuy nhiên, gần đây sự tăng trưởng và tác động xã hội lớn lao của các phương tiện truyền thông làm cho chúng trở thành thiết yếu trong vấn đề mục vụ của các linh mục ", ngài đã nói trong bài diễn văn vinh danh thế giới truyền thông nhân ngày đầu năm.
Nhận xét của ngài là một phê chuẩn cho các sáng tạo trực tuyến của hàng ngàn người Công giáo.
Như việc bà Meredith Gould thành lập The Virtual Abbey (Nhà Dòng Ảo), một cộng đồng trực tuyến tập trung vào việc cầu nguyện hàng ngày. Cứ hai buổi sáng chiều, họ gửi cho nhau những lời cầu nguyện trên mạng Twitter cho khoảng 2.200 thành viên và có hàng trăm người khác cũng truy cập đến những đọan kinh cũ của họ.
"Nếu chỉ có một người đã được an ủi bởi vì cô ấy hay anh ấy có thể cầu nguyện qua trung gian của chúng tôi, thì chúng tôi xem là mục đích của cộng đồng đã thành đạt", theo lời bà Gould, được coi như là "mẹ Bề Trên 'ảo'" của nhóm. Tham dự vào nhóm còn có nhiều giáo sĩ, nhiều đòan trưởng và nhiều thành phần tôn giáo khác nhau.
Bà Gould, một tiến sĩ khảo cứu xã hội học, nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm trên một mô hình của một cộng đồng Kitô giáo trong thế giới ảo. Mạng Second Life thì có nhà thờ và nhà nguyện, mạng tworship # hashtag thì có lễ Chủ nhật. Tôi thấy mhiều cộng đồng đáng tin cậy đã được tạo ra và được duy trì. Theo nhận xét của tôi thì những cộng đồng ảo này đã có nhiều mức độ cảm thông và san sẻ tình thương mà nhiều khi các cộng đồng chính thức của giáo hội còn thiếu sót."
Đây là tờ báo Công Giáo Mỹ đầu tiên có phiên bản điện tóan.
Các phiên bản trên Kindle sẽ có nội dung rút ra từ bản in, bao gồm tin tức Công giáo địa phương, quốc gia và quốc tế, có lịch Công giáo cho các sự kiện địa phương và một trang ý kiến bạn đọc. Tuy nhiên, giống như các tờ báo khác ở mạng Kindle, nó sẽ không có quảng cáo và một số hình ảnh.
Trong dịp này Đức Hồng Y Sean P. O'Malley đưa ra lời tuyên bố: "Tôi luôn luôn cảm thấy rằng điều quan trọng là giáo hội có thể mang thông điệp của mình cho mọi người bất cứ nơi nào. Ngày nay, đặc biệt với giới trẻ, là ngày của các thiết bị di động. Là một người cũng sử dụng Kindle, tôi cũng mong đọc báo Pilot mỗi tuần."
Các thiết bị di động nhỏ bé càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng trên lãnh địa Net.
Chỉ cách đây ít lâu, người ta còn sử dụng các ứng dụng hội thọai (teleconference) trên máy điện tóan để tập họp và trò chuyện. Những ứng dụng như vậy cần có một mạng lưới mạnh và nhanh, thường là một hệ thống truyền qua dây. Nhưng với những kỹ thuật mới như wi fi (hệ thống Net không giây) và sự ưa chuộng các dạng truyền thông mới như Texting (nhắn tin), Blog (ký sự trên mạng), chủ yếu là những đọan văn ngắn gọn, ý tưởng đã có thể truyền đạt trực tuyến qua các máy di động và cả máy điện thọai cầm tay.
Và hình như người Công Giáo đang tiến trước trong lãnh vực này.
Theo một nghiên cứu năm 2008 của cơ quan Barna Group, các Kitô hữu và những người ngọai đều có một mức độ tương tự trong việc sử dụng và tham gia Internet. Tuy nhiên người Kitô hữu thích download âm nhạc, và khoảng một phần tư có đăng ký với một podcast tôn giáo (podcast: hệ thống bích báo trên mạng).
Từ phòng ngủ của mình, anh Joe McClane chạy trang web nổi tiếng của anh, www.catholichack.com (mạng Công Giáo Quậy).
Khi anh ta tạo ra mạng này vào năm 2002, thì nó chỉ là một trong số ít trang Công giáo dùng podcast. Anh tâm sự: "Hầu hết mọi người nghĩ rằng một blog hoặc một podcast không phù hợp cho việc chia sẻ đức tin. Nhưng tôi muốn chứng minh là mọi sự đều có thể.. Nghĩa là, nếu một tay chuyên quậy trên mạng như tôi mà còn có thể làm điều đó... thì ai cũng có thể làm được, phải không?"
Sau khi trở lại đạo Công giáo vào năm 2002, Joe McClane muốn công bố đức tin của mình lên mạng, do đó, anh thành lập www.catholichack.com, để đăng những cảm nghĩ về giáo lý của anh dưới hình thức blog và podcast. Mỗi tuần, từ một bãi đậu xe ở The Woodlands, Texas, anh sáng tác và đăng một trang podcast lên mạng.
"Chiếc xe Minivan của tôi đã trở thành một studio di động podcasting trong giờ ăn trưa, để chia sẻ đức tin của một Giáo Hội Công giáo thánh thiện và tông truyền với bất cứ ai muốn lắng nghe," anh nói.
Vào thời điểm đó, thế giới trực tuyến hầu như không có dấu tích tôn giáo. Nhưng với sự phổ biến của những dạng truyền thông mới và sự khuyến khích của giáo hội về việc dùng Internet để vinh danh Thiên Chúa, đã tạo ra một địa hạt truyền thông công giáo mới và đã phát triển mạnh mẽ.
Anh McClane qủa quyết: "Hôm nay, cũng giống như những người truyền giáo ngày xưa được gửi sang Tân Thế Giới, chúng ta đang được gửi vào một lục địa kỹ thuật để truyền giáo như lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng John Paul II ", anh McClane bây giờ là điều phối viên cho phong trào Fullness of Truth Catholic Evangelization Ministries ở Houston (Đạt đến Sung Mãn trong Chân Lý Công Giáo).
Những mạng lưới Công Giáo, gồm blog, podcasters và videographers (ký sự, bích báo, phim ảnh) - có trang được hàng triệu người truy cập, đã tổ chức thành nhiều cộng đồng trực tuyến, để khuyến khích nâng đỡ nhau và chia sẻ giáo lý với những người ngòai giáo hội.
Trước những biến cố linh mục lạm dụng tình dục trẻ em hoặc trước một lập trường cứng cỏi của giáo hội về các vấn đề xã hội như phá thai và hôn nhân đồng tính, người dân Mỹ thường nhanh chóng chĩa mũi dùi vào người Công giáo. Những phương tiện truyền thông mới này cung cấp một diễn đàn cởi mở cho việc đối thoại và giải quyết những hiểu lầm về giáo hội.
"Khi bạn có thể giải thích và trình bày bối cảnh của sự việc, thì họ hiểu, và họ muốn biết thêm", anh Rocco Palmo cho biết, anh cũng là một người có trang blog tên là Whispers in the Loggia, chuyên đăng tin của giáo hội. Người thanh niên Philadelphia 27 tuổi này đã có hơn 15 triệu truy cập kể từ khi Whispers bắt đầu năm 2004. Mục đích của anh: để làm sáng tỏ những hiểu lầm và cung cấp tin tức có chiều sâu của giáo hội.
Thêm một bằng chứng cho thấy các giáo xứ Công giáo đang bắt đầu gia nhập vào Net: Thành phố Houston sẽ tổ chức lần thứ nhất một cuộc hội thảo tên là CatholiCon vào mùa hè tới, sẽ có hàng trăm linh mục tay cầm iPhone với hàng trăm blogger và chuyên gia từ các giáo xứ đến để bàn về đề tài làm thế nào để truyền đạt trực tuyến thông điệp của phúc âm.
Cuộc hội thảo ba ngày, có mục đích chỉ dẫn cho giáo sĩ và giáo dân về cách sử dụng kỹ thuật truyền thông cho việc truyền giáo, được đề ra bởi nhóm Catholic Underground (Công giáo thầm lặng), là một nhóm bốn người đã cùng học tại chủng viện Louisiana và đã quyết định podcast hàng ngày để thảo luận về các vấn đề của giáo hội. Hai người trong số họ đã là linh mục, đó là các Cha Chris Decker và Ryan Humphries, và hai người bây giờ là giáo dân, Daniel Kedinger và Joshua LeBlanc.
Theo anh LeBlanc: "Đây là bằng chứng có những giáo dân biết rất nhiều về giáo hội, và chúng tôi cũng cố gắng cho thấy rằng, có nhiều linh mục cũng biết sử dụng kỹ thuật Net, và họ cũng biết podcast. Chúng tôi cố gắng để tạo một nhịp cầu giữa giáo sĩ và giáo dân. "
Hội Đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ cũng gia tăng nỗ lực cập nhật hóa mạng lưới để kết nối trực tuyến với người Công giáo và gần đây đã thuê một chuyên gia về phương tiện truyền thông xã hội để điều hành mạng Twitter và cho những nỗ lực tiếp cận khác.
"Những phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích người giáo hữu tham gia.... Chúng ta có một lớp giáo dân rất là am hiểu", Sơ Mary Ann Walsh, phát ngôn viên HĐGM, cho biết. "Có một trang web rất quan trọng đối với giới trẻ là Busted Halo (vòng hào quang bị bể). Trang web này đã thực sự đưa giáo hội vào chốn thị trường.."
Busted Halo là một trang web văn hóa, gồm có một chương trình radio nổi tiếng tên là Sirius/XM radio show do linh mục Dave Dwyer dòng thánh Phaolô chủ trương.
Dùng blog và video trên web, Cha Dwyer trình bày những khía cạnh đức tin có liên quan với thế giới xung quanh như: phim ảnh, thể thao, thực phẩm, tình cảm, vấn đề xã hội và chính trị.
"Đó là một cuộc nói chuyện với những đề tài khá rộng rãi", theo ông Bill McGarvey, biên tập viên của trang web. "Nếu bạn muốn nói chuyện với mọi người, thì bạn phải biết sống với điều mà họ đang sống."
Cách tiếp cận của McGarvey phản ánh cách thức truyền giáo của dòng thánh Phaolo. Nghĩa là biết được những uyển chuyển của cách sống đức tin của người dân và tìm tới được những người còn đi tìm chân lý cũng như tới được những giáo dân công giáo đã không còn thuốc chữa nữa.
"Giữa một người và cái máy tính của họ có một không gian gần gũi nào đó mà chúng ta không thấy trong những chương trình phát thanh hay truyền hình. Nó làm cho người ấy thoải mái và muốn bọc lộ", theo lời anh Palmo, của trang Whispers in the Loggia.
Ngay cả Đức Giáo hoàng Benedict cũng nhận ra có điều đặc biệt gì đó trong Net.
"Cộng đồng Giáo Hội đã luôn luôn sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để giao tiếp, tham gia với xã hội, và, ngày càng, để khuyến khích đối thoại ở mức độ rộng hơn. Tuy nhiên, gần đây sự tăng trưởng và tác động xã hội lớn lao của các phương tiện truyền thông làm cho chúng trở thành thiết yếu trong vấn đề mục vụ của các linh mục ", ngài đã nói trong bài diễn văn vinh danh thế giới truyền thông nhân ngày đầu năm.
Nhận xét của ngài là một phê chuẩn cho các sáng tạo trực tuyến của hàng ngàn người Công giáo.
Như việc bà Meredith Gould thành lập The Virtual Abbey (Nhà Dòng Ảo), một cộng đồng trực tuyến tập trung vào việc cầu nguyện hàng ngày. Cứ hai buổi sáng chiều, họ gửi cho nhau những lời cầu nguyện trên mạng Twitter cho khoảng 2.200 thành viên và có hàng trăm người khác cũng truy cập đến những đọan kinh cũ của họ.
"Nếu chỉ có một người đã được an ủi bởi vì cô ấy hay anh ấy có thể cầu nguyện qua trung gian của chúng tôi, thì chúng tôi xem là mục đích của cộng đồng đã thành đạt", theo lời bà Gould, được coi như là "mẹ Bề Trên 'ảo'" của nhóm. Tham dự vào nhóm còn có nhiều giáo sĩ, nhiều đòan trưởng và nhiều thành phần tôn giáo khác nhau.
Bà Gould, một tiến sĩ khảo cứu xã hội học, nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang làm tất cả những gì có thể làm trên một mô hình của một cộng đồng Kitô giáo trong thế giới ảo. Mạng Second Life thì có nhà thờ và nhà nguyện, mạng tworship # hashtag thì có lễ Chủ nhật. Tôi thấy mhiều cộng đồng đáng tin cậy đã được tạo ra và được duy trì. Theo nhận xét của tôi thì những cộng đồng ảo này đã có nhiều mức độ cảm thông và san sẻ tình thương mà nhiều khi các cộng đồng chính thức của giáo hội còn thiếu sót."
Thương Ước Hoa Kỳ -Việt Nam và vấn đề làm giàu quặng tinh luyện Uranium
Dominic David Trần
23:45 06/08/2010
Thương Ước Hoa Kỳ -Việt Nam và vấn đề làm giàu quặng tinh luyện Uranium
WASHINGTON DC, Hoa Kỳ, thứ Sáu ngày 06/08/2010/8PM theo nguồn tin tổng hợp từ các Thông Tấn Xã The Associated Press, và Canadian Press: Các Tuỳ Viên Lập Pháp tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã nói rằng- Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố với các nhà Lập Pháp rằng một Hiệp định Hợp tác về Hạt Nhân với Việt Nam có lẽ không bao gồm một lời hứa hẹn rất qúy gía từ phía chính phủ tại Hà Nội là Việt Nam sẽ không làm giàu quặng tinh luyện Uranium. (Chú thích đây là sự chơi chữ: unlikely... not and become likely..; nghĩa là có khả năng đồng ý chấp thuận cho làm điều này)
Hoa Kỳ gọi "Lời Hứa Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium" là "Tiêu chuẩn bằng Vàng" cho các Hòa Ước Hợp tác về Hạt Nhân Dân Sự. Hòa Ước này phỏng theo mô hình của một thương ước Hoa Kỳ đã ký kết với Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trong năm 2009 (United Arab Emirates -UAE.) Cũng theo thương ước này; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã tuyên thệ và hứa rằng: để nhận được các Trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân của Hoa Kỳ - UAE hứa sẽ không làm giàu các quặng tinh luyện Uramium và không tái chế lại các nguyên liệu hạt nhân cho Plutomium. Vì cả hai phương thức này có thể dùng trong việc chế tạo ra Bom Hạt Nhân Nguyên Tử.
Thương Ước kiểu Mỹ đã ký cho UAE có thể đã được Hoa Kỳ dùng để thúc đẩy các nước khác trong các cam kết tương tự không được làm giàu quặng tinh luyện Uranium hay tái chế nguyên liệu hạt nhân trở thành Plutomium.
Trước đó trong cùng ngày 06/08/2010 theo Thông tấn Xã AFP thì Hoa Kỳ đã tiến hành thương thảo về chia xẻ Nhiên liệu và Công nghệ Hạt Nhân với Việt Nam- nhưng Hoa Kỳ từ chối không cho biết liệu Hoa Kỳ có thảo luận về việc chấp thuận cho phía Việt Nam được tự làm giàu quặng tinh luyện
Uranium hay không?
Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Philip Crowley, trong ngày thứ Năm 05/08/2010 đã tuyên bố với giới báo chí rằng; " Hoa Kỳ và Việt Nam đang can dự vào cái gọi là:.. . . à à... việc thương thảo ở những bước đầu tiên (engaged in a so-called... 1-2-3 negotiation)... là sẽ liên quan đến... Công Nghệ Hạt Nhân Dân Sự..."
Trước đó nữa; Đại Nhật Báo Phố Tài Chính Hoa Kỳ đã trình thuật là các lời chỉ trích của các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ về thương ước này nói rằng: Các Điều Khoản thực thi và ràng buộc của thương ước này đây xem ra đã cắt giảm dưới mức yêu cầu (demand) so với mức độ yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa mà Hoa Kỳ đã áp đặt cho các đối tác trong vùng Trung Đông: Hoa Kỳ đã đòi buộc (required) các bên đối tác ấy phải tuyên bố công khai từ bỏ việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium để đổi lấy việc được nhận sự Hợp tác về Hạt Nhân với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất đã ký một thương ước như thế vào ngày 15 tháng Giêng năm 2009.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới đây đã khởi sự một loạt các biện pháp trừng phạt Iran (Ba Tư) về việc vi phạm và thách đố Chương trình Hạt Nhân Hòa bình Thế giới; đặc biệt là BaTư (Iran) đã từ chối việc ngưng làm giàu quặng tinh luyện Uranium.
Thế nhưng Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Crowley đã từ khước việc khẳng định hay từ chối luận điểm cho rằng; liệu Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội đã và đang thương thảo một thỏa ước mà theo đó Việt Nam -- một kẻ thù trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh trước đây -- sẽ làm giàu quặng tinh luyện Uranium ngay trên lãnh thổ Việt Nam hay không, mà chỉ tuyên bố là các cuộc thảo luận đang tiếp diễn.
"Như là một mục đích của chính sách rộng lớn hơn, tuy nhiên," Crowley tuyên bố " chúng tôi đã thực muốn thấy... càng ngày càng ít đi những quốc gia đang làm giàu quặng tinh luyện Uranium trên khắp thế giới; như là một phần trong các nỗ lực để hạn chế việc sản xuất tràn lan các quặng tinh luyện Uranium có chất lượng cao để làm Bom. "
"Chúng tôi khẳng định muốn thấy được sự tiến triển của một hệ thống quốc tế nơi có các nguồn làm giàu quặng tinh luyện Uranium được bảo đảm, và đặt dưới sự thanh sát và kiểm tra thích hợp của quốc tế. " Crowley tuyên bố như vậy,"
Tổ chức WSJ trích dẫn lời các quan chức của Mỹ nói rằng; các thương thuyết gia Hoa Kỳ đã trao một " Đề Án Hợp Tác Hạt Nhân Toàn Diện" cho Việt Nam, và các quan chức này đã khởi sự phúc trình trực tiếp theo nghị sự chính thức đến Phủ Tổng Thống và Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Thượng Nghị Viện Liên Bang Hoa Kỳ.
Trung Cộng, vốn chia xẻ cùng một đường biên giới dài với Việt Nam, đã không được tham khảo ý kiến, các quan chức cao cấp nêu trên được trích dẫn đã nói như vậy.
Crowley tuyên bố; "Chúng Tôi có một cuộc thương thảo đang đưọc điều đình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự việc đó chẳng có liên can gì đến Trung Cộng. (nguyên văn; "We have a negotiation going on between the United States and Vietnam. That does not involve China," Crowley said.)
Khi được yêu cầu đưa ra các nhận định về các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Giang Ngô (Jiang Yu) nói; " Bắc Kinh không có biết gì về những chi tiết chính xác hiện đang được bàn thảo ấy." Bà Giang Ngô lập lại rằng lập trường của Trung Quốc là tất cả các quốc gia có Quyền Sử Dụng Nguyên Tử Năng cho Hòa Bình; nhưng nói thêm rằng: " Tất cả các quốc gia nên làm tròn các nghiã vụ để ngăn chặn việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium."
Tổ chức WSJ nói rằng một thương ước như thế sẽ cho phép các Đại Công Ty như General Electric Co. and Bechtel Corp. được bán và chuyển giao các trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân cho phía Việt Nam.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một Nghị Định Thư Ghi Nhớ dưới thời Chính quyền của Tổng Thống George W. Bush trong năm 2001 để theo đuổi việc hợp tác trong sản xuất an toàn các vật liệu và phát triển Nguyên Tử Năng Dân Sự.
Trong tháng Ba năm 2010 này Hai Bên đã ký một Hiệp Định Thư Ghi Nhớ về Hợp Tác Năng Lượng Hạt Nhân ở mức xa hơn, mà Hai Bên gọi là " một thời điểm quan trọng trong quan hệ Song Phương của chúng ta."
Michael Michalak, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tuyên bố trong thời điểm lúc đó rằng; " Đây là... một bước chủ yếu trong việc tiến xa hơn nữa của các mục tiêu chung về Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium của chúng tôi, và là một cấu trúc xây dựng rất có ý nghĩa quan trọng trong việc Phát triển Chương trình Nguyên Tử Năng Dân Sự Phục vụ cho Hòa bình của Việt Nam. "
Vương Hữu Tân, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Năng Việt Nam đã tuyên bố với WSJ rằng việt Nam không có kế hoạch làm giàu quặng tinh luyện Uranium " bởi vì sự việc ấy rất nhạy cảm - nếu Việt Nam làm như vậy."
Dominic David Trần.
WASHINGTON DC, Hoa Kỳ, thứ Sáu ngày 06/08/2010/8PM theo nguồn tin tổng hợp từ các Thông Tấn Xã The Associated Press, và Canadian Press: Các Tuỳ Viên Lập Pháp tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã nói rằng- Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố với các nhà Lập Pháp rằng một Hiệp định Hợp tác về Hạt Nhân với Việt Nam có lẽ không bao gồm một lời hứa hẹn rất qúy gía từ phía chính phủ tại Hà Nội là Việt Nam sẽ không làm giàu quặng tinh luyện Uranium. (Chú thích đây là sự chơi chữ: unlikely... not and become likely..; nghĩa là có khả năng đồng ý chấp thuận cho làm điều này)
Hoa Kỳ gọi "Lời Hứa Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium" là "Tiêu chuẩn bằng Vàng" cho các Hòa Ước Hợp tác về Hạt Nhân Dân Sự. Hòa Ước này phỏng theo mô hình của một thương ước Hoa Kỳ đã ký kết với Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trong năm 2009 (United Arab Emirates -UAE.) Cũng theo thương ước này; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã tuyên thệ và hứa rằng: để nhận được các Trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân của Hoa Kỳ - UAE hứa sẽ không làm giàu các quặng tinh luyện Uramium và không tái chế lại các nguyên liệu hạt nhân cho Plutomium. Vì cả hai phương thức này có thể dùng trong việc chế tạo ra Bom Hạt Nhân Nguyên Tử.
Thương Ước kiểu Mỹ đã ký cho UAE có thể đã được Hoa Kỳ dùng để thúc đẩy các nước khác trong các cam kết tương tự không được làm giàu quặng tinh luyện Uranium hay tái chế nguyên liệu hạt nhân trở thành Plutomium.
Trước đó trong cùng ngày 06/08/2010 theo Thông tấn Xã AFP thì Hoa Kỳ đã tiến hành thương thảo về chia xẻ Nhiên liệu và Công nghệ Hạt Nhân với Việt Nam- nhưng Hoa Kỳ từ chối không cho biết liệu Hoa Kỳ có thảo luận về việc chấp thuận cho phía Việt Nam được tự làm giàu quặng tinh luyện
Uranium hay không?
Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Philip Crowley, trong ngày thứ Năm 05/08/2010 đã tuyên bố với giới báo chí rằng; " Hoa Kỳ và Việt Nam đang can dự vào cái gọi là:.. . . à à... việc thương thảo ở những bước đầu tiên (engaged in a so-called... 1-2-3 negotiation)... là sẽ liên quan đến... Công Nghệ Hạt Nhân Dân Sự..."
Trước đó nữa; Đại Nhật Báo Phố Tài Chính Hoa Kỳ đã trình thuật là các lời chỉ trích của các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ về thương ước này nói rằng: Các Điều Khoản thực thi và ràng buộc của thương ước này đây xem ra đã cắt giảm dưới mức yêu cầu (demand) so với mức độ yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa mà Hoa Kỳ đã áp đặt cho các đối tác trong vùng Trung Đông: Hoa Kỳ đã đòi buộc (required) các bên đối tác ấy phải tuyên bố công khai từ bỏ việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium để đổi lấy việc được nhận sự Hợp tác về Hạt Nhân với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất đã ký một thương ước như thế vào ngày 15 tháng Giêng năm 2009.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới đây đã khởi sự một loạt các biện pháp trừng phạt Iran (Ba Tư) về việc vi phạm và thách đố Chương trình Hạt Nhân Hòa bình Thế giới; đặc biệt là BaTư (Iran) đã từ chối việc ngưng làm giàu quặng tinh luyện Uranium.
Thế nhưng Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Crowley đã từ khước việc khẳng định hay từ chối luận điểm cho rằng; liệu Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội đã và đang thương thảo một thỏa ước mà theo đó Việt Nam -- một kẻ thù trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh trước đây -- sẽ làm giàu quặng tinh luyện Uranium ngay trên lãnh thổ Việt Nam hay không, mà chỉ tuyên bố là các cuộc thảo luận đang tiếp diễn.
"Như là một mục đích của chính sách rộng lớn hơn, tuy nhiên," Crowley tuyên bố " chúng tôi đã thực muốn thấy... càng ngày càng ít đi những quốc gia đang làm giàu quặng tinh luyện Uranium trên khắp thế giới; như là một phần trong các nỗ lực để hạn chế việc sản xuất tràn lan các quặng tinh luyện Uranium có chất lượng cao để làm Bom. "
"Chúng tôi khẳng định muốn thấy được sự tiến triển của một hệ thống quốc tế nơi có các nguồn làm giàu quặng tinh luyện Uranium được bảo đảm, và đặt dưới sự thanh sát và kiểm tra thích hợp của quốc tế. " Crowley tuyên bố như vậy,"
Tổ chức WSJ trích dẫn lời các quan chức của Mỹ nói rằng; các thương thuyết gia Hoa Kỳ đã trao một " Đề Án Hợp Tác Hạt Nhân Toàn Diện" cho Việt Nam, và các quan chức này đã khởi sự phúc trình trực tiếp theo nghị sự chính thức đến Phủ Tổng Thống và Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Thượng Nghị Viện Liên Bang Hoa Kỳ.
Trung Cộng, vốn chia xẻ cùng một đường biên giới dài với Việt Nam, đã không được tham khảo ý kiến, các quan chức cao cấp nêu trên được trích dẫn đã nói như vậy.
Crowley tuyên bố; "Chúng Tôi có một cuộc thương thảo đang đưọc điều đình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự việc đó chẳng có liên can gì đến Trung Cộng. (nguyên văn; "We have a negotiation going on between the United States and Vietnam. That does not involve China," Crowley said.)
Khi được yêu cầu đưa ra các nhận định về các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Giang Ngô (Jiang Yu) nói; " Bắc Kinh không có biết gì về những chi tiết chính xác hiện đang được bàn thảo ấy." Bà Giang Ngô lập lại rằng lập trường của Trung Quốc là tất cả các quốc gia có Quyền Sử Dụng Nguyên Tử Năng cho Hòa Bình; nhưng nói thêm rằng: " Tất cả các quốc gia nên làm tròn các nghiã vụ để ngăn chặn việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium."
Tổ chức WSJ nói rằng một thương ước như thế sẽ cho phép các Đại Công Ty như General Electric Co. and Bechtel Corp. được bán và chuyển giao các trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân cho phía Việt Nam.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một Nghị Định Thư Ghi Nhớ dưới thời Chính quyền của Tổng Thống George W. Bush trong năm 2001 để theo đuổi việc hợp tác trong sản xuất an toàn các vật liệu và phát triển Nguyên Tử Năng Dân Sự.
Trong tháng Ba năm 2010 này Hai Bên đã ký một Hiệp Định Thư Ghi Nhớ về Hợp Tác Năng Lượng Hạt Nhân ở mức xa hơn, mà Hai Bên gọi là " một thời điểm quan trọng trong quan hệ Song Phương của chúng ta."
Michael Michalak, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tuyên bố trong thời điểm lúc đó rằng; " Đây là... một bước chủ yếu trong việc tiến xa hơn nữa của các mục tiêu chung về Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium của chúng tôi, và là một cấu trúc xây dựng rất có ý nghĩa quan trọng trong việc Phát triển Chương trình Nguyên Tử Năng Dân Sự Phục vụ cho Hòa bình của Việt Nam. "
Vương Hữu Tân, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Năng Việt Nam đã tuyên bố với WSJ rằng việt Nam không có kế hoạch làm giàu quặng tinh luyện Uranium " bởi vì sự việc ấy rất nhạy cảm - nếu Việt Nam làm như vậy."
Dominic David Trần.
Tin Giáo Hội Việt Nam
550 Huynh Trưởng TNTT GP Phan Thiết dự trại Hiệp Nhất VI
Tâm Phúc/ NQM
13:00 06/08/2010
550 Huynh Trưởng TNTT GP Phan Thiết dự trại Hiệp Nhất VI
Trong hai ngày 4-5.8.2010, Trại Hiệp Nhất VI với chủ đề “Các con có yêu mến Thầy không ?” tổ chức tại giáo xứ Tánh Linh đã thu hút 550 huynh trưởng đại diện cho 1500 huynh trưởng của GP Phan Thiết về tham dự.
Các huynh trưởng đã cùng nhau trải qua thời gian học tập, sinh hoạt, trao đổi giao lưu vui tươi lý thú với nhiều đề tài hấp dẫn. Những phút lắng đọng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, Người Anh Cả, Vị Chỉ Huy, Linh Hồn của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã giúp các huynh trưởng cảm nếm được sự ngọt ngào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và là động lực thúc đẩy từng người dấn thân phục vụ các em thiếu nhi tốt hơn.
Xem hình huynh trưởng TNTT Phan Thiết dự trại
Không gian Tánh Linh sáng ngày 5.8.2010 như bùng nổ trong niềm vui khi Đại hội được đón tiếp Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết ưu ái đến cùng tham dự. Với tất cả niềm thương mến, Đức Cha ngỏ lời chào mừng toàn thể Đại Hội. Tiếp đó, ngài bày tỏ niềm vui mừng và cám ơn sự nhiệt tâm của từng huynh trưởng trong trong việc không quản ngại vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để tiếp tục gắn bó đồng hành và đóng góp cho phong trào thiếu nhi Thánh Thể của Giáo Phận. Đức Cha Giuse chủ tế thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Đại Hội. Ngài cầu chúc cho từng huynh trưởng được nhiều ơn Chúa và hưởng được niềm vui trong công việc của mình.
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Úy Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể GP cho biết: Phong trào TNTT giáo phận Phan Thiết được Đức Giám Mục Giáo phận Nicolas Huỳnh Văn Nghi chính thức thành lập năm 2001. Trong vòng 10 năm, dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức và sinh hoạt, nhưng đến nay tổng số đoàn viên thiếu nhi đã hơn 30.000 em. Với trên 1.500 huynh trưởng. Cha Minh hy vọng trong một tương lai gần, phong trào TNTT sẽ hồi sinh và lan rộng khắp các giáo phận với những sinh hoạt thống nhất và được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hỗ trợ như các đoàn thể khác. Cha Tổng Tuyên Úy ước mong phong trào luôn gia tăng về chất lượng và số lượng bởi ơn thánh Chúa và tình yêu thương qúi Đức Cha, quí Cha và các bạn Huynh Trưởng.
Trong hai ngày 4-5.8.2010, Trại Hiệp Nhất VI với chủ đề “Các con có yêu mến Thầy không ?” tổ chức tại giáo xứ Tánh Linh đã thu hút 550 huynh trưởng đại diện cho 1500 huynh trưởng của GP Phan Thiết về tham dự.
Các huynh trưởng đã cùng nhau trải qua thời gian học tập, sinh hoạt, trao đổi giao lưu vui tươi lý thú với nhiều đề tài hấp dẫn. Những phút lắng đọng bên Chúa Giêsu Thánh Thể, Người Anh Cả, Vị Chỉ Huy, Linh Hồn của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể đã giúp các huynh trưởng cảm nếm được sự ngọt ngào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và là động lực thúc đẩy từng người dấn thân phục vụ các em thiếu nhi tốt hơn.
Xem hình huynh trưởng TNTT Phan Thiết dự trại
Không gian Tánh Linh sáng ngày 5.8.2010 như bùng nổ trong niềm vui khi Đại hội được đón tiếp Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận Phan Thiết ưu ái đến cùng tham dự. Với tất cả niềm thương mến, Đức Cha ngỏ lời chào mừng toàn thể Đại Hội. Tiếp đó, ngài bày tỏ niềm vui mừng và cám ơn sự nhiệt tâm của từng huynh trưởng trong trong việc không quản ngại vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để tiếp tục gắn bó đồng hành và đóng góp cho phong trào thiếu nhi Thánh Thể của Giáo Phận. Đức Cha Giuse chủ tế thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Đại Hội. Ngài cầu chúc cho từng huynh trưởng được nhiều ơn Chúa và hưởng được niềm vui trong công việc của mình.
Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Minh, Tổng Tuyên Úy Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể GP cho biết: Phong trào TNTT giáo phận Phan Thiết được Đức Giám Mục Giáo phận Nicolas Huỳnh Văn Nghi chính thức thành lập năm 2001. Trong vòng 10 năm, dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức và sinh hoạt, nhưng đến nay tổng số đoàn viên thiếu nhi đã hơn 30.000 em. Với trên 1.500 huynh trưởng. Cha Minh hy vọng trong một tương lai gần, phong trào TNTT sẽ hồi sinh và lan rộng khắp các giáo phận với những sinh hoạt thống nhất và được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hỗ trợ như các đoàn thể khác. Cha Tổng Tuyên Úy ước mong phong trào luôn gia tăng về chất lượng và số lượng bởi ơn thánh Chúa và tình yêu thương qúi Đức Cha, quí Cha và các bạn Huynh Trưởng.
Hồng Ân Thánh Hiến Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình
Trường Giang
13:06 06/08/2010
Hồng Ân Thánh Hiến Hội Dòng Nữ Đa Minh Thái Bình
Hôm 04/08/2010 vừa qua, tại nhà thờ giáo xứ Cát Đàm, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự thánh lễ khấn của 9 nữ tu dòng nữ Đaminh Thái Bình.
Xem hình lễ khấn
Trong thánh lễ có sự hiện diện của cha bề trên giám tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, các cha trong và ngoài giáo phận, nhiều nam nữ tu sỹ, các ông bà cố khấn sinh, các thân nhân, ân nhân và đông đảo giáo dân tham dự, chật kín ngôi thánh đường giáo xứ Cát Đàm.
Tưởng cũng nên nhắc lại, dòng nữ Đaminh Thái Bình, chính thức được thành lập ngày 25/03/2004, sau khi nhận được văn thư số 5639/00, của Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân tộc của Tòa Thánh gửi Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình. Từ ngày thành lập đến nay hội dòng nữ Đaminh đã có 57 nữ tu khấn trọn đời, 58 nữ tu khấn tạm, 9 em đang trong nhà tập và 60 em đệ tử. Hiện nay mẹ bề trên tổng quyền là nữ tu Maria Ngô Thị Hạnh, phụ tá là nữ tu Maria Đặng Thị Ánh Tin, cùng với 4 nữ tu trong ban cố vấn. Hôm nay trong ngày hồng phúc của hội dòng, có thêm 3 nữ tu tuyên khấn trọn đời: Maria Nguyễn Thị Len Nhiệm, Maria Nguyễn Thị Hoài Nhiệm và Maria Đặng Thị Thùy Dung; cùng với 6 nữ tu tuyên khấn lần đầu: Maria Trần Thị Kim Thu, Maria Nguyễn Thị Mi, Têrexa Trần Thị Thay, Maria Bùi Thị Tuyết Mai, Maria Goretti Mai Thị Điệp và Anna Trần Thị Lành.
9 giờ thánh lễ được cử hành trong niềm vui hân hoan tạ Thiên Chúa của các khấn sinh, của gia đình, thân nhân và ân nhân các khấn sinh, cũng như của toàn hội dòng. Đức cha chủ sự và đoàn đồng tế tiến ra thánh đường giáo xứ Cát Đàm, khởi đi từ nhà trung tâm của hội dòng, tiến qua khuôn viên chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, làm thành một hàng rước với đủ sắc màu. Họ là những chị em đại diện cho các hội dòng trong cũng như ngoài giáo phận đến tham dự thánh lễ và chúc mừng các khấn sinh. Các ông bà cố, các thân nhân và ân nhân của các khấn sinh tay nâng niu những lẵng hoa tươi, để sau khi thánh lễ kết thúc, họ sẽ lên trao tặng và chúc mừng.
Trong bài giảng của lễ khấn Đức cha nhấn mạnh đến ý nghĩa và mục đích của đời tu. Đồng thời nói lên sự dấn thân phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội của các tu sỹ, cụ thể bằng việc ra đi truyền giáo, như Chúa Giêsu đã dạy các môn đồ của mình trước khi về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,5).
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, nữ tu Maria Ngô Thị Hạnh, bề trên tổng quyền, đại diện hội dòng nữ Đaminh có lời cám ơn Đức cha giáo phận, các cha đồng tế, các ông bà cố của khấn sinh, các thân nhân, ân nhân và quý khách xa gần đã đến tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho các khấn sinh trong ngày hồng phúc này. Thánh lễ kết thúc, các tân khấn sinh cùng chụp hình lưu niệm. Sau đó quý cha và quý khách cùng chung vui trong bữa cơm thân thiện, tại khuôn viên hội dòng.
Hôm 04/08/2010 vừa qua, tại nhà thờ giáo xứ Cát Đàm, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự thánh lễ khấn của 9 nữ tu dòng nữ Đaminh Thái Bình.
Xem hình lễ khấn
Trong thánh lễ có sự hiện diện của cha bề trên giám tỉnh dòng Đaminh Việt Nam, các cha trong và ngoài giáo phận, nhiều nam nữ tu sỹ, các ông bà cố khấn sinh, các thân nhân, ân nhân và đông đảo giáo dân tham dự, chật kín ngôi thánh đường giáo xứ Cát Đàm.
Tưởng cũng nên nhắc lại, dòng nữ Đaminh Thái Bình, chính thức được thành lập ngày 25/03/2004, sau khi nhận được văn thư số 5639/00, của Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân tộc của Tòa Thánh gửi Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình. Từ ngày thành lập đến nay hội dòng nữ Đaminh đã có 57 nữ tu khấn trọn đời, 58 nữ tu khấn tạm, 9 em đang trong nhà tập và 60 em đệ tử. Hiện nay mẹ bề trên tổng quyền là nữ tu Maria Ngô Thị Hạnh, phụ tá là nữ tu Maria Đặng Thị Ánh Tin, cùng với 4 nữ tu trong ban cố vấn. Hôm nay trong ngày hồng phúc của hội dòng, có thêm 3 nữ tu tuyên khấn trọn đời: Maria Nguyễn Thị Len Nhiệm, Maria Nguyễn Thị Hoài Nhiệm và Maria Đặng Thị Thùy Dung; cùng với 6 nữ tu tuyên khấn lần đầu: Maria Trần Thị Kim Thu, Maria Nguyễn Thị Mi, Têrexa Trần Thị Thay, Maria Bùi Thị Tuyết Mai, Maria Goretti Mai Thị Điệp và Anna Trần Thị Lành.
9 giờ thánh lễ được cử hành trong niềm vui hân hoan tạ Thiên Chúa của các khấn sinh, của gia đình, thân nhân và ân nhân các khấn sinh, cũng như của toàn hội dòng. Đức cha chủ sự và đoàn đồng tế tiến ra thánh đường giáo xứ Cát Đàm, khởi đi từ nhà trung tâm của hội dòng, tiến qua khuôn viên chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, làm thành một hàng rước với đủ sắc màu. Họ là những chị em đại diện cho các hội dòng trong cũng như ngoài giáo phận đến tham dự thánh lễ và chúc mừng các khấn sinh. Các ông bà cố, các thân nhân và ân nhân của các khấn sinh tay nâng niu những lẵng hoa tươi, để sau khi thánh lễ kết thúc, họ sẽ lên trao tặng và chúc mừng.
Trong bài giảng của lễ khấn Đức cha nhấn mạnh đến ý nghĩa và mục đích của đời tu. Đồng thời nói lên sự dấn thân phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội của các tu sỹ, cụ thể bằng việc ra đi truyền giáo, như Chúa Giêsu đã dạy các môn đồ của mình trước khi về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,5).
Trước khi nhận phép lành cuối thánh lễ, nữ tu Maria Ngô Thị Hạnh, bề trên tổng quyền, đại diện hội dòng nữ Đaminh có lời cám ơn Đức cha giáo phận, các cha đồng tế, các ông bà cố của khấn sinh, các thân nhân, ân nhân và quý khách xa gần đã đến tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho các khấn sinh trong ngày hồng phúc này. Thánh lễ kết thúc, các tân khấn sinh cùng chụp hình lưu niệm. Sau đó quý cha và quý khách cùng chung vui trong bữa cơm thân thiện, tại khuôn viên hội dòng.
Góp ý với Đại Hội Dân Chúa: Vấn đề Phân hóa
+ GM Gioan B. Bùi Tuần
17:15 06/08/2010
Hiện tình Hội Thánh Việt Nam có ánh sáng và cũng có bóng tối. Một bóng tối, mà tôi cho là nguy hiểm nhất, chính là sự phân hoá.
Sự phân hoá thường xảy ra trong mọi thời. Nhưng nay nó đang trở nên nặng nề và lan rộng.
Nguyên nhân
Mỗi người là một cấu trúc riêng, về sinh lý, tâm lý và tinh thần. Cấu trúc riêng đó làm nên tính tình riêng. Tính tình riêng người này ngả mạnh về khuynh hướng này. Tính tình riêng người kia lại nghiêng chiều về hướng kia. Bá nhân bá tính. Mỗi người có những phần riêng tư của mình.
Ngoài ra, mỗi người là một lịch sử. Một lịch sử, mà nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều mang theo những biến cố riêng. Mỗi biến cố đều để lại dấu vết, gây nên những chuyển biến trong con người, từ tình cảm đến tư tưởng. Với những chuyển biến đó, lịch sử của từng giai đoạn tác động không ngừng đến toàn thể con người từ sức khoẻ thể xác, đến sức khoẻ tâm linh, làm nên một động lực riêng.
Hơn nữa, nền giáo dục, phong hoá và nếp sống của tập thể hoặc giai cấp cũng ảnh hưởng nhiều đến tư duy của mỗi người, khiến họ có thể có những chọn lựa riêng, không giống những người khác.
Chính nhu cầu sống của mỗi người cũng thường phát sinh ra những tình cảm, ước muốn và tư tưởng riêng. Thí dụ để sống thì phải đấu tranh. Để đấu tranh có hiệu quả, thì phải phe phái, mưu cơ, đôi khi cần có lãnh tụ. Do đó mà họ có những chủ trương, đường lối riêng.
Trên đây chỉ là tóm lược rất vắn một số nguyên nhân thường dẫn tới phân hoá trong cộng đoàn.
Bây giờ, với cái khung đó, chúng ta nhìn vào Hội Thánh Việt Nam.
Chúng ta thấy mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những nét riêng. Cũng thế, mỗi giáo phận cũng có những nét riêng. Nói bạo một chút, thì mỗi giáo xứ cũng có những nét riêng. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm cũng có những nét riêng. Mỗi nơi có lịch sử riêng của mình, với những hoàn cảnh riêng, với những nhu cầu riêng, với những tập quán riêng.
Nếu những nét riêng đó là những màu sắc đẹp, bổ túc cho nhau, thì bộ mặt Hội Thánh Việt Nam sẽ rất rạng rỡ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp những nét riêng đó quay ra chọi nhau, thậm chí tìm loại trừ nhau, thì đó là phân hoá.
Phân hoá càng sẽ trở nên trầm trọng, khi nó đưa đến những hậu quả xấu.
Hậu quả xấu
- Phân hoá dễ gây nên hoang mang. Rất nhiều người đau xót, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đau xót đôi khi dẫn tới chán nản.
- Phân hoá dễ làm cớ cho nhiều người giảm lòng tin đối với các đấng bậc giữ trách nhiệm soi sáng cho đoàn chiên.
- Phân hoá dễ phát sinh những làn sóng ngầm độc hại. Khi dư luận để tự do trôi nổi, tình hình sẽ dễ bị những người cơ hội, thủ đoạn lợi dụng. Những ai nông nổi sẽ dễ bị lôi cuốn vào đủ thứ suy đoán và bịa đặt.
- Phân hoá làm cho nhiều người mất phương hướng, nhất là mất sự bình an tâm hồn. Họ không còn tập trung vào bổn phận, mà lại chạy theo những tiên tri giả, những thầy dạy giả.
- Phân hoá cản trở việc rao giảng Tin Mừng. Bôi lọ nhau, kết án nhau, loại trừ nhau nơi những người đạo Chúa, đó có phải là dấu chỉ của Tin Mừng hay là phản Tin Mừng?
- Phân hoá ở cấp cao dù chỉ là theo dư luận đồn thổi, sẽ làm cho uy tín của Hội đồng Giám mục Việt Nam bị giảm sút. Vị trí của Hội Thánh trong nước bị rớt xuống một cách thê thảm.
- Phân hoá nguy hiểm nhất không phải là phân hoá trong lãnh vực chính trị, mà là phân hoá trong lãnh vực đạo đức.
Báo động
Đang khi nhiều người vốn nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô, thì cũng nhiều người lại nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của nhân vật này, nhân vật kia.
Đang khi nhiều người luôn xây dựng đời sống đạo trên nền tảng Phúc Âm, thần học, Công đồng, giáo luật, thì cũng nhiều người lại xây dựng đời sống đạo một cách tuỳ tiện theo ý riêng mình, dựa trên những ý kiến của phe này nhóm nọ.
Đang khi nhiều người coi đời sống nội tâm là cần thiết, thì cũng nhiều người lại bỏ đời sống nội tâm, để chạy theo đời sống bên ngoài một cách mù quáng.
Đang khi nhiều người vốn tu thân theo con đường tu đức Phúc Âm, sống sự từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mà theo Chúa, thì cũng nhiều người đang biến đời tu thành một lối sống hưởng thụ, buông thả.
Khi đạo đức đã xuống dốc, thì sự phân hoá sẽ nảy nở mạnh trong đời sống đức tin, đời sống luân lý, đời sống tu trì.
Kinh nghiệm của các nước công giáo lâu năm cho thấy: Khi đạo đức xuống là lúc các thứ giáo phái sai lạc, các phong trào xấu, các thứ chủ nghĩa thế tục tràn vào nội bộ Hội Thánh. Nếu chính lúc đó, hàng giáo phẩm và giáo sĩ lại suy giảm uy tín, thì Hội Thánh sẽ bị phân hoá dữ dội. Chẳng cần chính quyền nào bắt bớ Hội Thánh, mà chính nội bộ Hội Thánh sẽ bắt bớ Hội Thánh.
Ước mong
Vì thế, ước mong tha thiết mà tôi xin gởi tới Đại Hội Dân Chúa là hết sức tránh nảy sinh thêm những phân hoá mới, trái lại hết sức chỉnh đốn lại đời sống đạo đức trong Hội Thánh Việt Nam, nhờ đó, mà bớt đi những phân hoá tai hại.
Hội Thánh Việt Nam chúng ta rất cần tái-Phúc-Âm hoá. Việc đào tạo những người đào tạo phải chăng là một vấn đề ưu tiên cho chương trình tái-Phúc-Âm hoá, để có thể cộng tác với Chúa Thánh Thần một cách có hiệu quả.
Sự phân hoá thường xảy ra trong mọi thời. Nhưng nay nó đang trở nên nặng nề và lan rộng.
Nguyên nhân
Mỗi người là một cấu trúc riêng, về sinh lý, tâm lý và tinh thần. Cấu trúc riêng đó làm nên tính tình riêng. Tính tình riêng người này ngả mạnh về khuynh hướng này. Tính tình riêng người kia lại nghiêng chiều về hướng kia. Bá nhân bá tính. Mỗi người có những phần riêng tư của mình.
Ngoài ra, mỗi người là một lịch sử. Một lịch sử, mà nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều mang theo những biến cố riêng. Mỗi biến cố đều để lại dấu vết, gây nên những chuyển biến trong con người, từ tình cảm đến tư tưởng. Với những chuyển biến đó, lịch sử của từng giai đoạn tác động không ngừng đến toàn thể con người từ sức khoẻ thể xác, đến sức khoẻ tâm linh, làm nên một động lực riêng.
Hơn nữa, nền giáo dục, phong hoá và nếp sống của tập thể hoặc giai cấp cũng ảnh hưởng nhiều đến tư duy của mỗi người, khiến họ có thể có những chọn lựa riêng, không giống những người khác.
Chính nhu cầu sống của mỗi người cũng thường phát sinh ra những tình cảm, ước muốn và tư tưởng riêng. Thí dụ để sống thì phải đấu tranh. Để đấu tranh có hiệu quả, thì phải phe phái, mưu cơ, đôi khi cần có lãnh tụ. Do đó mà họ có những chủ trương, đường lối riêng.
Trên đây chỉ là tóm lược rất vắn một số nguyên nhân thường dẫn tới phân hoá trong cộng đoàn.
Bây giờ, với cái khung đó, chúng ta nhìn vào Hội Thánh Việt Nam.
Chúng ta thấy mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những nét riêng. Cũng thế, mỗi giáo phận cũng có những nét riêng. Nói bạo một chút, thì mỗi giáo xứ cũng có những nét riêng. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm cũng có những nét riêng. Mỗi nơi có lịch sử riêng của mình, với những hoàn cảnh riêng, với những nhu cầu riêng, với những tập quán riêng.
Nếu những nét riêng đó là những màu sắc đẹp, bổ túc cho nhau, thì bộ mặt Hội Thánh Việt Nam sẽ rất rạng rỡ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp những nét riêng đó quay ra chọi nhau, thậm chí tìm loại trừ nhau, thì đó là phân hoá.
Phân hoá càng sẽ trở nên trầm trọng, khi nó đưa đến những hậu quả xấu.
Hậu quả xấu
- Phân hoá dễ gây nên hoang mang. Rất nhiều người đau xót, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đau xót đôi khi dẫn tới chán nản.
- Phân hoá dễ làm cớ cho nhiều người giảm lòng tin đối với các đấng bậc giữ trách nhiệm soi sáng cho đoàn chiên.
- Phân hoá dễ phát sinh những làn sóng ngầm độc hại. Khi dư luận để tự do trôi nổi, tình hình sẽ dễ bị những người cơ hội, thủ đoạn lợi dụng. Những ai nông nổi sẽ dễ bị lôi cuốn vào đủ thứ suy đoán và bịa đặt.
- Phân hoá làm cho nhiều người mất phương hướng, nhất là mất sự bình an tâm hồn. Họ không còn tập trung vào bổn phận, mà lại chạy theo những tiên tri giả, những thầy dạy giả.
- Phân hoá cản trở việc rao giảng Tin Mừng. Bôi lọ nhau, kết án nhau, loại trừ nhau nơi những người đạo Chúa, đó có phải là dấu chỉ của Tin Mừng hay là phản Tin Mừng?
- Phân hoá ở cấp cao dù chỉ là theo dư luận đồn thổi, sẽ làm cho uy tín của Hội đồng Giám mục Việt Nam bị giảm sút. Vị trí của Hội Thánh trong nước bị rớt xuống một cách thê thảm.
- Phân hoá nguy hiểm nhất không phải là phân hoá trong lãnh vực chính trị, mà là phân hoá trong lãnh vực đạo đức.
Báo động
Đang khi nhiều người vốn nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô, thì cũng nhiều người lại nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của nhân vật này, nhân vật kia.
Đang khi nhiều người luôn xây dựng đời sống đạo trên nền tảng Phúc Âm, thần học, Công đồng, giáo luật, thì cũng nhiều người lại xây dựng đời sống đạo một cách tuỳ tiện theo ý riêng mình, dựa trên những ý kiến của phe này nhóm nọ.
Đang khi nhiều người coi đời sống nội tâm là cần thiết, thì cũng nhiều người lại bỏ đời sống nội tâm, để chạy theo đời sống bên ngoài một cách mù quáng.
Đang khi nhiều người vốn tu thân theo con đường tu đức Phúc Âm, sống sự từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mà theo Chúa, thì cũng nhiều người đang biến đời tu thành một lối sống hưởng thụ, buông thả.
Khi đạo đức đã xuống dốc, thì sự phân hoá sẽ nảy nở mạnh trong đời sống đức tin, đời sống luân lý, đời sống tu trì.
Kinh nghiệm của các nước công giáo lâu năm cho thấy: Khi đạo đức xuống là lúc các thứ giáo phái sai lạc, các phong trào xấu, các thứ chủ nghĩa thế tục tràn vào nội bộ Hội Thánh. Nếu chính lúc đó, hàng giáo phẩm và giáo sĩ lại suy giảm uy tín, thì Hội Thánh sẽ bị phân hoá dữ dội. Chẳng cần chính quyền nào bắt bớ Hội Thánh, mà chính nội bộ Hội Thánh sẽ bắt bớ Hội Thánh.
Ước mong
Vì thế, ước mong tha thiết mà tôi xin gởi tới Đại Hội Dân Chúa là hết sức tránh nảy sinh thêm những phân hoá mới, trái lại hết sức chỉnh đốn lại đời sống đạo đức trong Hội Thánh Việt Nam, nhờ đó, mà bớt đi những phân hoá tai hại.
Hội Thánh Việt Nam chúng ta rất cần tái-Phúc-Âm hoá. Việc đào tạo những người đào tạo phải chăng là một vấn đề ưu tiên cho chương trình tái-Phúc-Âm hoá, để có thể cộng tác với Chúa Thánh Thần một cách có hiệu quả.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (5)
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:20 06/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (5)
Điều Răn Thứ Bốn: „Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ“
Sau khi ba Điều Răn đầu tiên đã nêu lên những bổn phận quan trọng đòi buộc con người nhất thiết phải chu toàn đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, thì bảy Điều Răn còn lại đề cập tới những trách nhiệm hỗ tương giữa con người với con người trong các tương giao với nhau.
Và bắt đầu là Điều Răn Thứ Bốn, dạy con cái phải hiếu thảo và kính yêu đối với các bậc sinh thành là tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Điều này khẳng định tính chất cơ bản và trọng yếu của bổn phận thảo kính mà con cái phải có đối với cha mẹ, khi các ngài còn sống cũng như lúc đã qua đời, của Đạo Thiên Chúa nói chung và của Đạo Công Giáo nói riêng. Đúng vậy, qua Điều Răn Thứ Bốn, Thiên Chúa đòi buộc những người làm con cái nhất thiết phải có trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ mình.
Đồng thời điều đó cũng là một minh chứng hùng hồn phản bác lại những phê bình chỉ trích nông cạn của một số người không hiểu rõ giáo lý Công Giáo nên đã hiểu lầm cho rằng đi theo Đạo Công Giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà và cha mẹ. Đúng vậy, ở đây bổn phận phải thảo kính cha mẹ không phải là một truyền thống tốt hay một luật lệ đúng đắn do loài người đặt ra, mà là luật thánh do chính Ông Trời, do chính Thiên Chúa đã thiết đặt và đòi buộc tất cả mọi kẻ làm con phải chu toàn đối với cha mẹ mình. Vì thế, Điều Răn Thứ Bốn này thực sự là luật thánh, và những ai không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn, tức không có lòng thảo kính cha mẹ, thì không những mắc tội bất hiếu đối với cha mẹ mà còn mắc tội với Trời, nhưng những ai dám mắc tội, dám xúc phạm đến Trời thì không bao giờ Trời dung tha. Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường cũng đã minh chứng điều đó: những người con sống bất hiếu với cha mẹ hoặc xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, như hất hủi, đánh đập, chửi bới cha mẹ, thường đã phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm như ác quả nhãn tiền.
Nhưng có lẽ sự hiểu lầm vừa nói trên nơi những người ngoài Công Giáo bắt nguồn từ việc họ quan sát thấy các tín hữu Công Giáo không cúng bái ông bà cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Vì theo quan niệm truyền thống của những người Việt Nam không phải là tín hữu Công Giáo, thì vào các ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ, tết đoan ngọ, tết nguyên đán, hay các dịp lễ hội quan trọng khác, để tưởng nhớ và tỏ lòng thảo kính đối với ông bà cha mẹ đã qua đời, người ta thường sửa soạn chu đáo một cỗ cúng hay một mâm cúng, to nhỏ tùy điều kiện kinh tế của gia đình liên hệ, và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng đó gồm có các thức ăn bình thường của người sống, như: sôi, các thứ thịt ngon, rượu nồng, các thứ hoa trái tươi tốt và cùng với mâm cúng người ta còn đốt các cây nhang, khói hương tỏa bay thơm ngào ngạt, hòa lẫn với những tiếng khấn bái của đoàn con cái cháu chắt đang trang nghiêm quây quần trước bàn thờ, chắp tay thành kính dâng lên ông bà cha mẹ, mong hồn thiêng các ngài trở về hưởng hương vị của các món ăn dâng trên bàn thờ, chứng dám cho lòng hiếu thảo của con cái cháu chắt và phù hộ cho họ biết thương yêu nhau, được bằng an và làm ăn phát đạt. Sau đó, khi cây nhang đã cháy hết thì con cháu mới được phép bưng mâm cúng xuống và cùng nhau ăn uống vui vẻ, vì họ đinh ninh rằng trong thời gian cây nhang đang cháy thì hồn thiêng các người quá cố trở về và hưởng các hương vị của mâm cúng, còn khi cây nhang đã cháy tàn, thì các hồn thiêng ấy cũng đã hưởng xong các hương vị con cháu dâng cúng cho các ngài và đã quay gót trở lại cõi âm rồi; do đó, con cháu mới được hưởng của dư còn lại.
Trước hết, tâm tình thảo hiếu, thương nhớ và gắn bó với ông bà cha mẹ đã qua đời như thế của người Việt Nam chúng ta quả thực là một đạo lý truyền thống rất đáng trân trọng, cần phải được mọi người bất kể lương giáo bảo tồn và phát huy. Nhất là chính tâm tình thảo hiếu ấy hoàn toàn trùng hợp với giáo huấn của Điều Răn Thứ Bốn, tức đúng với bổn phận thảo kính mà Thiên Chúa đòi hỏi con cái phải chu toàn đối với cha mẹ mình.
Tuy nhiên, cách thức tỏ bày lòng thảo kính đối với những người quá cố như thế, tức việc cúng bái ông bà cha mẹ đã chết với những thức ăn vật chất, thì lại không nhất thiết phải được mọi người cùng chia sẻ và đồng ý. Thật vậy, nói tổng quát, các tín hữu Công Giáo hoàn toàn xác tín một cách chắc chắn rằng sau khi đã qua đời, tức sau khi linh hồn ra khỏi xác, thì xác con người sẽ được chôn sâu và tan hòa vào lòng đất mẹ, chờ được sống lại trong ngày tận thế, còn linh hồn thì phải đến trước tòa Thiên Chúa chí công để lãnh nhận phần trách nhiệm về cuộc sống trần gian vừa qua của mình: có công thì được thưởng, có tội thì phải đền bù. Ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống đó (x. Gl 6,7b-8). Luật công bằng của trời đất muôn đời vẫn thế, chứ đừng trách Thiên Chúa khắc nghiệt mà lại thêm tội. Vả lại Thánh hiền cũng đã dạy: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Ông Trời không thân riêng ai cả, chỉ người có đức thì Trời giúp (Kinh Thư).
Do đó, bổn phận con cái phải có đối với cha mẹ mình sau khi các ngài đã qua đời là phải siêng năng cầu nguyện cho linh hồn các ngài, để nếu khi còn sống các ngài đã vì yếu đuối mà sai phạm hay thiếu sót các bổn phận của mình cách này cách kia, thì sớm được Thiên Chúa khoan hồng tha thứ và cho về đoàn tụ với các Thần Thánh, vui hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng. Trong khi đó, mùi thơm của khói nhang và hương vị của các thức ăn là những thứ thuộc vật chất chóng qua thì chỉ cuộc sống thể xác ở đời này mới cần tới để sinh tồn mà thôi, còn linh hồn con người là giống thiêng liêng, vô hình và bất tử thì chỉ mong đợi được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa ban cho qua lời cầu xin khẩn nguyện của những người còn sống, chứ hoàn toàn không thể hưởng, hay nói đúng hơn, không cần tới các hương vị vật chất ấy nữa. Chính lý trí tự nhiên của con người bình thường cũng phải phê nhận điều này.
Dĩ nhiên, trên bàn thờ tổ tiên, người Công Giáo cũng được phép thắp nhang hay đặt lên đó bình hoa hay các thứ hoa quả như một dấu chỉ của lòng kính nhớ và thương tiếc của mình đối với ông bà cha mẹ, chứ không phải để cho hồn thiêng các ngài về hưởng. Còn các thức ăn mặn như các thứ thịt thà, cơm rượu, v.v… thì tuyệt đối không bao giờ được đặt lên trên bàn thờ dành cho tổ tiên, nếu không, sẽ phạm tội mê tín dị đoan và liều mình xúc phạm đến Điều Răn Thứ Nhất.
Thật vậy, giáo lý Công Giáo dạy con cái nhất thiết phải có lòng thảo kính và báo hiếu đối với cha mẹ một cách thực tiễn. Đó là: Phải thật lòng kính yêu, biết ơn, vâng phục và giúp đỡ cha mẹ, nhất là lúc các ngài phải rơi vào cảnh túng thiếu hay đau ốm bệnh tật. Trong giờ nguy tử thì phải liệu cho các ngài được lãnh nhận các Bí tích cần thiết, nhất là Bí tích Hòa Giải, Bí tích Xức Dầu và Rước Lễ. Lòng thảo hiếu đối với cha mẹ còn phải bền chặt kéo dài mãi sang cả bên kia cái chết, nghĩa là một khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải siêng năng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu mau giải thoát linh hồn các ngài và đưa về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Quê Trời.
Như vậy, vấn đề đã quá rõ ràng, đó là: Bổn phận thảo kính cha mẹ giữa người bên lương và người Công Giáo chỉ khác nhau ở cách thức bày tỏ mà thôi – tức một bên thì cúng bái bằng các thức ăn uống vật chất, còn một bên khác thì đọc kinh và dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ –, chứ bản chất của bổn phận thảo kính cha mẹ vẫn không có gì khác nhau giữa hai bên. Dĩ nhiên, trong hai cách thức bày tỏ lòng thảo kính đối với cha đã qua đời như trên, cách thức nào đúng, hợp lý và cách thức nào sai, không hợp lý, lại là chuyện khác.
Và tất cả những gì chúng ta vừa trình bày ở trên đây, mới chỉ xét trên phương diện nguyên tắc hay lý thuyết mà thôi, còn trên thực tế hay trong cuộc sống cụ thể, thì một sự thật đáng buồn mà người ta khó có thể phủ nhận được, đó là không phải tất cả mọi người con cái đều biết vuông tròn được đạo hiếu đối với cha mẹ mình, nhất là khi họ phải phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ trong lúc các ngài đau yếu hay già nua, mặc dù niềm hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ vẫn cụ thể: „Nuôi heo để lấy mỡ, nuôi con để đỡ đần chân tay“. Khi phải nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ, con cái lại thường so đo tính toán rất kỹ, đúng là „cha mẹ nuôi con biển hồ lênh láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“. Kể cả những gia đình đông anh chị em, việc phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già cũng không thuận thảo dễ dàng hơn, trái lại nhiều khi còn khó khăn, còn phức tạp hơn: anh chị em ganh nạnh và phân bì lẫn nhau, tìm cách thoái thác và trao trút cho kẻ khác việc phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ với hàng trăm hàng ngàn lý do, thế mới có câu „Một mẹ nuôi được trăm con, còn trăm con lại không nuôi được một mẹ“. Thế nhưng một khi cha mẹ vừa nhắm mắt nằm xuống thì ôi thôi: con cái cháu chắt thi nhau kêu khóc, gào thét thảm thiết và tổ chức ma chay cúng quẩy linh đình như thể họ là những đứa con hiếu thảo và thương cha mến mẹ nhất trên đời. Nhiều người hay nhiều tang gia, đặc biệt ở các thành phố, còn thuê cả bọn người „khóc mướn“ nhà nghề đến khóc lóc và kể lể lải nhải. Nhưng thái độ thiếu thành thực và buồn cười đó vẫn không che đậy được mắt người đời, nên mới bị mỉa mai: „Khi sống thì chẳng cho ăn, đến lúc thác xuống làm cơm cúng ruồi“ là vậy. Còn trước mặt Thiên Chúa, chắc chắn những đứa con bất hiếu ấy sẽ khó lòng tránh khỏi tội!
Vậy, luật thảo kính cha mẹ đã rõ, nhưng có lẽ cũng sẽ không thiếu người tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại đòi buộc con cái phải thảo kính cha mẹ?
Câu trả lời chỉ có thể là: Vì cha mẹ là những người sinh thành ra ta, dưỡng dục ta nên người, các ngài là những người thay mặt Thiên Chúa săn sóc lo lắng cho ta cả hai phần hồn xác. Bởi vậy, việc thảo kính cha mẹ cũng thuộc về phạm vi tôn thờ Thiên Chúa, tức làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Giới Răn của Người: „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu“ (Xh 20,12). Trái lại, như đã nói trên, khi xúc phạm đến cha mẹ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Sau cùng, cũng thuộc về Điều Răn Thứ Bốn này là lòng kính trọng và tuân phục các bậc Bề Trên trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, tức hàng Giáo Phẩm, các cấp chính quyền hợp hiến, các thầy cô ở trường học và việc chu toàn các nghĩa vụ đối với xã hội qua việc tuân giữ các luật lệ chính đáng và chu toàn các trách nhiệm của người công dân.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Bốn: „Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ“
Sau khi ba Điều Răn đầu tiên đã nêu lên những bổn phận quan trọng đòi buộc con người nhất thiết phải chu toàn đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, thì bảy Điều Răn còn lại đề cập tới những trách nhiệm hỗ tương giữa con người với con người trong các tương giao với nhau.
Và bắt đầu là Điều Răn Thứ Bốn, dạy con cái phải hiếu thảo và kính yêu đối với các bậc sinh thành là tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Điều này khẳng định tính chất cơ bản và trọng yếu của bổn phận thảo kính mà con cái phải có đối với cha mẹ, khi các ngài còn sống cũng như lúc đã qua đời, của Đạo Thiên Chúa nói chung và của Đạo Công Giáo nói riêng. Đúng vậy, qua Điều Răn Thứ Bốn, Thiên Chúa đòi buộc những người làm con cái nhất thiết phải có trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ mình.
Đồng thời điều đó cũng là một minh chứng hùng hồn phản bác lại những phê bình chỉ trích nông cạn của một số người không hiểu rõ giáo lý Công Giáo nên đã hiểu lầm cho rằng đi theo Đạo Công Giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà và cha mẹ. Đúng vậy, ở đây bổn phận phải thảo kính cha mẹ không phải là một truyền thống tốt hay một luật lệ đúng đắn do loài người đặt ra, mà là luật thánh do chính Ông Trời, do chính Thiên Chúa đã thiết đặt và đòi buộc tất cả mọi kẻ làm con phải chu toàn đối với cha mẹ mình. Vì thế, Điều Răn Thứ Bốn này thực sự là luật thánh, và những ai không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn, tức không có lòng thảo kính cha mẹ, thì không những mắc tội bất hiếu đối với cha mẹ mà còn mắc tội với Trời, nhưng những ai dám mắc tội, dám xúc phạm đến Trời thì không bao giờ Trời dung tha. Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường cũng đã minh chứng điều đó: những người con sống bất hiếu với cha mẹ hoặc xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, như hất hủi, đánh đập, chửi bới cha mẹ, thường đã phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm như ác quả nhãn tiền.
Nhưng có lẽ sự hiểu lầm vừa nói trên nơi những người ngoài Công Giáo bắt nguồn từ việc họ quan sát thấy các tín hữu Công Giáo không cúng bái ông bà cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Vì theo quan niệm truyền thống của những người Việt Nam không phải là tín hữu Công Giáo, thì vào các ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ, tết đoan ngọ, tết nguyên đán, hay các dịp lễ hội quan trọng khác, để tưởng nhớ và tỏ lòng thảo kính đối với ông bà cha mẹ đã qua đời, người ta thường sửa soạn chu đáo một cỗ cúng hay một mâm cúng, to nhỏ tùy điều kiện kinh tế của gia đình liên hệ, và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng đó gồm có các thức ăn bình thường của người sống, như: sôi, các thứ thịt ngon, rượu nồng, các thứ hoa trái tươi tốt và cùng với mâm cúng người ta còn đốt các cây nhang, khói hương tỏa bay thơm ngào ngạt, hòa lẫn với những tiếng khấn bái của đoàn con cái cháu chắt đang trang nghiêm quây quần trước bàn thờ, chắp tay thành kính dâng lên ông bà cha mẹ, mong hồn thiêng các ngài trở về hưởng hương vị của các món ăn dâng trên bàn thờ, chứng dám cho lòng hiếu thảo của con cái cháu chắt và phù hộ cho họ biết thương yêu nhau, được bằng an và làm ăn phát đạt. Sau đó, khi cây nhang đã cháy hết thì con cháu mới được phép bưng mâm cúng xuống và cùng nhau ăn uống vui vẻ, vì họ đinh ninh rằng trong thời gian cây nhang đang cháy thì hồn thiêng các người quá cố trở về và hưởng các hương vị của mâm cúng, còn khi cây nhang đã cháy tàn, thì các hồn thiêng ấy cũng đã hưởng xong các hương vị con cháu dâng cúng cho các ngài và đã quay gót trở lại cõi âm rồi; do đó, con cháu mới được hưởng của dư còn lại.
Trước hết, tâm tình thảo hiếu, thương nhớ và gắn bó với ông bà cha mẹ đã qua đời như thế của người Việt Nam chúng ta quả thực là một đạo lý truyền thống rất đáng trân trọng, cần phải được mọi người bất kể lương giáo bảo tồn và phát huy. Nhất là chính tâm tình thảo hiếu ấy hoàn toàn trùng hợp với giáo huấn của Điều Răn Thứ Bốn, tức đúng với bổn phận thảo kính mà Thiên Chúa đòi hỏi con cái phải chu toàn đối với cha mẹ mình.
Tuy nhiên, cách thức tỏ bày lòng thảo kính đối với những người quá cố như thế, tức việc cúng bái ông bà cha mẹ đã chết với những thức ăn vật chất, thì lại không nhất thiết phải được mọi người cùng chia sẻ và đồng ý. Thật vậy, nói tổng quát, các tín hữu Công Giáo hoàn toàn xác tín một cách chắc chắn rằng sau khi đã qua đời, tức sau khi linh hồn ra khỏi xác, thì xác con người sẽ được chôn sâu và tan hòa vào lòng đất mẹ, chờ được sống lại trong ngày tận thế, còn linh hồn thì phải đến trước tòa Thiên Chúa chí công để lãnh nhận phần trách nhiệm về cuộc sống trần gian vừa qua của mình: có công thì được thưởng, có tội thì phải đền bù. Ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống đó (x. Gl 6,7b-8). Luật công bằng của trời đất muôn đời vẫn thế, chứ đừng trách Thiên Chúa khắc nghiệt mà lại thêm tội. Vả lại Thánh hiền cũng đã dạy: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Ông Trời không thân riêng ai cả, chỉ người có đức thì Trời giúp (Kinh Thư).
Do đó, bổn phận con cái phải có đối với cha mẹ mình sau khi các ngài đã qua đời là phải siêng năng cầu nguyện cho linh hồn các ngài, để nếu khi còn sống các ngài đã vì yếu đuối mà sai phạm hay thiếu sót các bổn phận của mình cách này cách kia, thì sớm được Thiên Chúa khoan hồng tha thứ và cho về đoàn tụ với các Thần Thánh, vui hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng. Trong khi đó, mùi thơm của khói nhang và hương vị của các thức ăn là những thứ thuộc vật chất chóng qua thì chỉ cuộc sống thể xác ở đời này mới cần tới để sinh tồn mà thôi, còn linh hồn con người là giống thiêng liêng, vô hình và bất tử thì chỉ mong đợi được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa ban cho qua lời cầu xin khẩn nguyện của những người còn sống, chứ hoàn toàn không thể hưởng, hay nói đúng hơn, không cần tới các hương vị vật chất ấy nữa. Chính lý trí tự nhiên của con người bình thường cũng phải phê nhận điều này.
Dĩ nhiên, trên bàn thờ tổ tiên, người Công Giáo cũng được phép thắp nhang hay đặt lên đó bình hoa hay các thứ hoa quả như một dấu chỉ của lòng kính nhớ và thương tiếc của mình đối với ông bà cha mẹ, chứ không phải để cho hồn thiêng các ngài về hưởng. Còn các thức ăn mặn như các thứ thịt thà, cơm rượu, v.v… thì tuyệt đối không bao giờ được đặt lên trên bàn thờ dành cho tổ tiên, nếu không, sẽ phạm tội mê tín dị đoan và liều mình xúc phạm đến Điều Răn Thứ Nhất.
Thật vậy, giáo lý Công Giáo dạy con cái nhất thiết phải có lòng thảo kính và báo hiếu đối với cha mẹ một cách thực tiễn. Đó là: Phải thật lòng kính yêu, biết ơn, vâng phục và giúp đỡ cha mẹ, nhất là lúc các ngài phải rơi vào cảnh túng thiếu hay đau ốm bệnh tật. Trong giờ nguy tử thì phải liệu cho các ngài được lãnh nhận các Bí tích cần thiết, nhất là Bí tích Hòa Giải, Bí tích Xức Dầu và Rước Lễ. Lòng thảo hiếu đối với cha mẹ còn phải bền chặt kéo dài mãi sang cả bên kia cái chết, nghĩa là một khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải siêng năng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu mau giải thoát linh hồn các ngài và đưa về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Quê Trời.
Như vậy, vấn đề đã quá rõ ràng, đó là: Bổn phận thảo kính cha mẹ giữa người bên lương và người Công Giáo chỉ khác nhau ở cách thức bày tỏ mà thôi – tức một bên thì cúng bái bằng các thức ăn uống vật chất, còn một bên khác thì đọc kinh và dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ –, chứ bản chất của bổn phận thảo kính cha mẹ vẫn không có gì khác nhau giữa hai bên. Dĩ nhiên, trong hai cách thức bày tỏ lòng thảo kính đối với cha đã qua đời như trên, cách thức nào đúng, hợp lý và cách thức nào sai, không hợp lý, lại là chuyện khác.
Và tất cả những gì chúng ta vừa trình bày ở trên đây, mới chỉ xét trên phương diện nguyên tắc hay lý thuyết mà thôi, còn trên thực tế hay trong cuộc sống cụ thể, thì một sự thật đáng buồn mà người ta khó có thể phủ nhận được, đó là không phải tất cả mọi người con cái đều biết vuông tròn được đạo hiếu đối với cha mẹ mình, nhất là khi họ phải phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ trong lúc các ngài đau yếu hay già nua, mặc dù niềm hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ vẫn cụ thể: „Nuôi heo để lấy mỡ, nuôi con để đỡ đần chân tay“. Khi phải nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ, con cái lại thường so đo tính toán rất kỹ, đúng là „cha mẹ nuôi con biển hồ lênh láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“. Kể cả những gia đình đông anh chị em, việc phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già cũng không thuận thảo dễ dàng hơn, trái lại nhiều khi còn khó khăn, còn phức tạp hơn: anh chị em ganh nạnh và phân bì lẫn nhau, tìm cách thoái thác và trao trút cho kẻ khác việc phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ với hàng trăm hàng ngàn lý do, thế mới có câu „Một mẹ nuôi được trăm con, còn trăm con lại không nuôi được một mẹ“. Thế nhưng một khi cha mẹ vừa nhắm mắt nằm xuống thì ôi thôi: con cái cháu chắt thi nhau kêu khóc, gào thét thảm thiết và tổ chức ma chay cúng quẩy linh đình như thể họ là những đứa con hiếu thảo và thương cha mến mẹ nhất trên đời. Nhiều người hay nhiều tang gia, đặc biệt ở các thành phố, còn thuê cả bọn người „khóc mướn“ nhà nghề đến khóc lóc và kể lể lải nhải. Nhưng thái độ thiếu thành thực và buồn cười đó vẫn không che đậy được mắt người đời, nên mới bị mỉa mai: „Khi sống thì chẳng cho ăn, đến lúc thác xuống làm cơm cúng ruồi“ là vậy. Còn trước mặt Thiên Chúa, chắc chắn những đứa con bất hiếu ấy sẽ khó lòng tránh khỏi tội!
Vậy, luật thảo kính cha mẹ đã rõ, nhưng có lẽ cũng sẽ không thiếu người tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại đòi buộc con cái phải thảo kính cha mẹ?
Câu trả lời chỉ có thể là: Vì cha mẹ là những người sinh thành ra ta, dưỡng dục ta nên người, các ngài là những người thay mặt Thiên Chúa săn sóc lo lắng cho ta cả hai phần hồn xác. Bởi vậy, việc thảo kính cha mẹ cũng thuộc về phạm vi tôn thờ Thiên Chúa, tức làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Giới Răn của Người: „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu“ (Xh 20,12). Trái lại, như đã nói trên, khi xúc phạm đến cha mẹ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Sau cùng, cũng thuộc về Điều Răn Thứ Bốn này là lòng kính trọng và tuân phục các bậc Bề Trên trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, tức hàng Giáo Phẩm, các cấp chính quyền hợp hiến, các thầy cô ở trường học và việc chu toàn các nghĩa vụ đối với xã hội qua việc tuân giữ các luật lệ chính đáng và chu toàn các trách nhiệm của người công dân.
(Còn tiếp)
Văn Hóa
Khiêm nhường
Trầm Thiên Thu
17:23 06/08/2010
KHIÊM NHƯỜNG
(Lc 14, 1. 7-14)
Khiêm nhường nền tảng đức nhân
Kiêu căng nền tảng đời quân gian tà
Cuộc đời lắm bả phù hoa
Bạc tiền, chức tước khiến ta mê lầm
Tự tôn bị hạ xuống liền
Ai khiêm hạ ắt được tôn vinh nhiều
Tiệc mời các vị chức cao
Để mình cũng được “ăn theo” danh người
Cáo oai nhờ tiếng cọp thôi
Chắc gì voi mạnh hơn loài kiến kia
Người nghèo, tàn tật, đui mù
Ai thèm mời dự tiệc gì hay không?
Mời người là để được mừng
Phong bao giá trị được tâng bốc liền
Người nghèo ắt kém bao tiền
Mời cho có lệ chứ phiền lắm thôi!
Rõ ràng Lời Chúa rạch ròi:
Đừng mời bè bạn hay người thân quen
Mời người nghèo khổ thì nên
Dù người ta chẳng có tiền mừng đâu
Thế nhưng được phúc mai sau
Đó là phần thưởng Chúa trao. Tuyệt vời!
Nhân tình thế thái nực cười
Xin Đức Chúa Trời thánh hóa chúng nhân
Biết khôn ngoan sống bình dân
Biết vâng Thánh Ý vuông tròn trước sau
(Lc 14, 1. 7-14)
Khiêm nhường nền tảng đức nhân
Kiêu căng nền tảng đời quân gian tà
Cuộc đời lắm bả phù hoa
Bạc tiền, chức tước khiến ta mê lầm
Tự tôn bị hạ xuống liền
Ai khiêm hạ ắt được tôn vinh nhiều
Tiệc mời các vị chức cao
Để mình cũng được “ăn theo” danh người
Cáo oai nhờ tiếng cọp thôi
Chắc gì voi mạnh hơn loài kiến kia
Người nghèo, tàn tật, đui mù
Ai thèm mời dự tiệc gì hay không?
Mời người là để được mừng
Phong bao giá trị được tâng bốc liền
Người nghèo ắt kém bao tiền
Mời cho có lệ chứ phiền lắm thôi!
Rõ ràng Lời Chúa rạch ròi:
Đừng mời bè bạn hay người thân quen
Mời người nghèo khổ thì nên
Dù người ta chẳng có tiền mừng đâu
Thế nhưng được phúc mai sau
Đó là phần thưởng Chúa trao. Tuyệt vời!
Nhân tình thế thái nực cười
Xin Đức Chúa Trời thánh hóa chúng nhân
Biết khôn ngoan sống bình dân
Biết vâng Thánh Ý vuông tròn trước sau
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Mẹ
Lê Trị
22:11 06/08/2010
TÌNH MẸ
Ảnh của Lê Trị
Yêu thương ủ ấp đêm ngày,
Miếng ngon nhịn miệng để dành cho con.
Tình con nghĩa mẹ như son !
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền