Phụng Vụ - Mục Vụ
Trường sinh bất tử
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:00 04/08/2015
Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN, năm B
Ga 6, 41-51
TRƯỜNG SINH BẤT TỬ
Con người sinh ra nơi trần gian này, ai cũng muốn được sống lâu, được kéo dài cuộc sống, được trường sinh, bất tử…Do đó, mỗi lần có người thân trong gia đình hay một người nào đó nơi thôn xóm qua đời, thì cái mộng bất tử đều tiêu tan…Con người từ trước đến nay đều tìm thuốc, tìm phương thế đề kéo dài cuộc sống. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu nói về cuộc sống trường sinh nhiều người đã tuôn đến nghe Ngài.
Thực tế, người Kitô hữu đang phải trải qua cuộc hành trình đức tin, cuộc lữ hành trần thế với bao thăng trầm, thử thách, đói có, khát có, thiên tai, bệnh hoạn vv…Người Kitô hữu luôn cần được nâng đỡ, dưỡng nuôi, chở che để vượt qua cuộc hành trình lâu dài này…Xưa Êlia được thiên thần hiện ra ban bánh lúa mạch để có sức đi tới núi của Chúa.Manna được Thiên Chúa cho rơi từ trời xuống nuôi dưỡng dân Do Thái có sức đi vào đất hứa. Chính Chúa Giêsu trước khi đi giảng đạo, đã vào sa mạc tĩnh tâm, cầu nguyện, ma quỷ đã lợi dụng sư nhịn ăn của Ngài để cám dỗ Ngài về cái đói. Nó bảo Ngài hãy khiến đá hóa thành bánh mà ăn. Bánh, lương thực là điều cần thiết để nuôi sống con người. Chúa Giêsu đã đi từ bánh thường đến việc hướng con người đến sự sống đời đời, đến bánh trường sinh. Trước đó, Chúa Giêsu đã làm cho bánh và cá hóa nên nhiều để nuôi nhiều ngàn người ăn, qua đó, Chúa hướng dân tới sự sống đời đời. Dân nghe được Lời Chúa, họ đã bị đánh động bởi tính tò mò, nên, họ đã thốt lên “ Xin ban cho chúng tôi thứ bánh đó “, Ngài đã tuyên bố mạnh mẽ với họ :” Tôi là bánh hằng sống “ ( Ga 6. 48 ).
Chúa Giêsu còn xác quyết :” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống “ ( Ga 6, 51 ). Chúa đã xác nhận :” Ngài là bánh ban sự sống “. Người Pharisêu và phần đông người Do Thái không chấp nhận vì họ không có đức tin. Khi nói tới bánh trường sinh, chúng ta thường nghĩ ngay tới Bí Tich Thánh Thể mà quên đi rằng Lời Chúa là Tiệc Lời Chúa. Bởi vì trước khi linh mục truyền phép để Bánh và Rượu trở nên Mình Máu của Chúa thì phải qua phần Tiệc Lời Chúa. Lời Chúa rất quan trọng vì Chúa đã quả quyết :” Con người sống không nguyên bởi bánh mà còn bằng Lời Chúa do miệng Chúa phán ra “. Chính Chúa đã nói :” Thầy có những Lời ban sự sống đời đời “ ( Ga 6, 68 ).
Chúa Giêsu là bánh hằng sống vì Ngài là Đấng ban sự sống. Ngài là bánh bởi trời vì Ngài từ trời xuống. Ngài là bánh trường sinh vì Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng hằng sống. Chúa Giêsu là bánh ban sự sống vì Ngài đưa con người đến cùng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu và ý thức rằng không phải đi nhà thờ, chịu lễ là đã có sự sống đời đời ngay đâu, nhưng Chúa còn đòi hỏi chúng ta tin vào Ngài bời vì Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Lãnh nhận Lời Chúa, rước lấy Mình và Máu Chúa là tốt nhưng Chúa còn đòi hỏi chúng ta tin, đi theo Người và chấp nhận con đường khổ giá của Ngài.
Do đó, lương thực vật chất hằng ngày là cần thiết để nuôi sống con người chúng ta, nhưng Chúa còn hướng chúng ta về sự sống đời đời, sự sống nhờ cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin và đi theo Chúa vì Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Manna do ai ban cho dân Do Thái trong sa mạc xưa ?
2. Bánh trường sinh là bánh gì ?
3. Tại sao Chúa Giêsu lại nói :” Tôi là bánh ban sự sống ? “.
4. Bàn Tiệc Lời Chúa là gì ?
5. Bàn Tiệc Thánh Thể là gì ?
Ga 6, 41-51
TRƯỜNG SINH BẤT TỬ
Con người sinh ra nơi trần gian này, ai cũng muốn được sống lâu, được kéo dài cuộc sống, được trường sinh, bất tử…Do đó, mỗi lần có người thân trong gia đình hay một người nào đó nơi thôn xóm qua đời, thì cái mộng bất tử đều tiêu tan…Con người từ trước đến nay đều tìm thuốc, tìm phương thế đề kéo dài cuộc sống. Chính vì thế, khi Chúa Giêsu nói về cuộc sống trường sinh nhiều người đã tuôn đến nghe Ngài.
Thực tế, người Kitô hữu đang phải trải qua cuộc hành trình đức tin, cuộc lữ hành trần thế với bao thăng trầm, thử thách, đói có, khát có, thiên tai, bệnh hoạn vv…Người Kitô hữu luôn cần được nâng đỡ, dưỡng nuôi, chở che để vượt qua cuộc hành trình lâu dài này…Xưa Êlia được thiên thần hiện ra ban bánh lúa mạch để có sức đi tới núi của Chúa.Manna được Thiên Chúa cho rơi từ trời xuống nuôi dưỡng dân Do Thái có sức đi vào đất hứa. Chính Chúa Giêsu trước khi đi giảng đạo, đã vào sa mạc tĩnh tâm, cầu nguyện, ma quỷ đã lợi dụng sư nhịn ăn của Ngài để cám dỗ Ngài về cái đói. Nó bảo Ngài hãy khiến đá hóa thành bánh mà ăn. Bánh, lương thực là điều cần thiết để nuôi sống con người. Chúa Giêsu đã đi từ bánh thường đến việc hướng con người đến sự sống đời đời, đến bánh trường sinh. Trước đó, Chúa Giêsu đã làm cho bánh và cá hóa nên nhiều để nuôi nhiều ngàn người ăn, qua đó, Chúa hướng dân tới sự sống đời đời. Dân nghe được Lời Chúa, họ đã bị đánh động bởi tính tò mò, nên, họ đã thốt lên “ Xin ban cho chúng tôi thứ bánh đó “, Ngài đã tuyên bố mạnh mẽ với họ :” Tôi là bánh hằng sống “ ( Ga 6. 48 ).
Chúa Giêsu còn xác quyết :” Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống “ ( Ga 6, 51 ). Chúa đã xác nhận :” Ngài là bánh ban sự sống “. Người Pharisêu và phần đông người Do Thái không chấp nhận vì họ không có đức tin. Khi nói tới bánh trường sinh, chúng ta thường nghĩ ngay tới Bí Tich Thánh Thể mà quên đi rằng Lời Chúa là Tiệc Lời Chúa. Bởi vì trước khi linh mục truyền phép để Bánh và Rượu trở nên Mình Máu của Chúa thì phải qua phần Tiệc Lời Chúa. Lời Chúa rất quan trọng vì Chúa đã quả quyết :” Con người sống không nguyên bởi bánh mà còn bằng Lời Chúa do miệng Chúa phán ra “. Chính Chúa đã nói :” Thầy có những Lời ban sự sống đời đời “ ( Ga 6, 68 ).
Chúa Giêsu là bánh hằng sống vì Ngài là Đấng ban sự sống. Ngài là bánh bởi trời vì Ngài từ trời xuống. Ngài là bánh trường sinh vì Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng hằng sống. Chúa Giêsu là bánh ban sự sống vì Ngài đưa con người đến cùng Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu và ý thức rằng không phải đi nhà thờ, chịu lễ là đã có sự sống đời đời ngay đâu, nhưng Chúa còn đòi hỏi chúng ta tin vào Ngài bời vì Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Lãnh nhận Lời Chúa, rước lấy Mình và Máu Chúa là tốt nhưng Chúa còn đòi hỏi chúng ta tin, đi theo Người và chấp nhận con đường khổ giá của Ngài.
Do đó, lương thực vật chất hằng ngày là cần thiết để nuôi sống con người chúng ta, nhưng Chúa còn hướng chúng ta về sự sống đời đời, sự sống nhờ cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin và đi theo Chúa vì Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Manna do ai ban cho dân Do Thái trong sa mạc xưa ?
2. Bánh trường sinh là bánh gì ?
3. Tại sao Chúa Giêsu lại nói :” Tôi là bánh ban sự sống ? “.
4. Bàn Tiệc Lời Chúa là gì ?
5. Bàn Tiệc Thánh Thể là gì ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 04/08/2015
TĂNG MẪU NÉM THOI
Trước đây Tăng tử ở đất Phí (ngày nay ở phía nam Sơn Đông huyện Phí), đất Phí còn có một người tên là tăng Tử, đã giết người.
Có người nói với mẹ của Tăng Tử:
- “Tăng Tử đã giết người”
Tăng mẫu rất tự tin nói:
- “Con trai của tôi không giết người !” nói xong thì chăm chú dệt vải.
Qua một lúc sau, lại một người nữa chạy đến nói:
- “Tăng tử giết người ! “ Tăng mẫu vẫn an tâm dệt vải.
Một lúc sau nữa, lại có người chạy đến nói với bà rằng:
- “Tăng tử giết người!”
Tăng Mẫu liền quẳng con thoi, nhảy ra đường chạy trốn.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Ma quỷ luôn lặp đi lặp lại bên tai chúng ta: “Chúa rất nhân hậu và hay tha thứ”, thế là chúng ta ỷ lại vào tình yêu của Chúa mà phạm tội, bởi vì Thiên Chúa không phạt ai bao giờ. Vâng, Thiên Chúa không phạt ai bao giờ, nhưng chính sự công bình và lòng nhân ái của Ngài sẽ xét xử va luận tội chúng ta.
Để chuẩn bị cho tâm hồn được hoàn hảo tốt đẹp, thì cần phải có hai bước: chuẩn bị xa và chuẩn bị gần; chuẩn bị xa là để đối phó với hoàn cảnh gần, và chuẩn bị gần là: cắm trại ứng chiến 100 % ”để sẵn sàng chiến đấu với ma quỷ và đồng đảng của nó.
Một tâm hồn vững mạnh trong đức tin, thì không một hoàn cảnh nào có thể làm cho họ mất niềm tin vào Thiên Chúa; một tâm hồn quãng đại trong đức ái thì dù cho công việc mình làm bị lừa dối bịp bợm, thì họ vẫn luôn yêu người như chính mình vậy; và một tâm hồn trong đức cậy, thì không nghịch cảnh nào có thể làm cho họ mất niềm hy vọng vào Thiên Chúa quang phòng.
Tôi sẽ mặc áo giáp đức ái, cầm gươm đức tin, và khiên thuẩn đức cậy để trở thành chiến sĩ của việc rao giảng tin mừng Nước Trời.
Và điều quan trọng là không nghe lời cám dổ lặp đi lặp lại của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Trước đây Tăng tử ở đất Phí (ngày nay ở phía nam Sơn Đông huyện Phí), đất Phí còn có một người tên là tăng Tử, đã giết người.
Có người nói với mẹ của Tăng Tử:
- “Tăng Tử đã giết người”
Tăng mẫu rất tự tin nói:
- “Con trai của tôi không giết người !” nói xong thì chăm chú dệt vải.
Qua một lúc sau, lại một người nữa chạy đến nói:
- “Tăng tử giết người ! “ Tăng mẫu vẫn an tâm dệt vải.
Một lúc sau nữa, lại có người chạy đến nói với bà rằng:
- “Tăng tử giết người!”
Tăng Mẫu liền quẳng con thoi, nhảy ra đường chạy trốn.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Ma quỷ luôn lặp đi lặp lại bên tai chúng ta: “Chúa rất nhân hậu và hay tha thứ”, thế là chúng ta ỷ lại vào tình yêu của Chúa mà phạm tội, bởi vì Thiên Chúa không phạt ai bao giờ. Vâng, Thiên Chúa không phạt ai bao giờ, nhưng chính sự công bình và lòng nhân ái của Ngài sẽ xét xử va luận tội chúng ta.
Để chuẩn bị cho tâm hồn được hoàn hảo tốt đẹp, thì cần phải có hai bước: chuẩn bị xa và chuẩn bị gần; chuẩn bị xa là để đối phó với hoàn cảnh gần, và chuẩn bị gần là: cắm trại ứng chiến 100 % ”để sẵn sàng chiến đấu với ma quỷ và đồng đảng của nó.
Một tâm hồn vững mạnh trong đức tin, thì không một hoàn cảnh nào có thể làm cho họ mất niềm tin vào Thiên Chúa; một tâm hồn quãng đại trong đức ái thì dù cho công việc mình làm bị lừa dối bịp bợm, thì họ vẫn luôn yêu người như chính mình vậy; và một tâm hồn trong đức cậy, thì không nghịch cảnh nào có thể làm cho họ mất niềm hy vọng vào Thiên Chúa quang phòng.
Tôi sẽ mặc áo giáp đức ái, cầm gươm đức tin, và khiên thuẩn đức cậy để trở thành chiến sĩ của việc rao giảng tin mừng Nước Trời.
Và điều quan trọng là không nghe lời cám dổ lặp đi lặp lại của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:19 04/08/2015
N2T |
45. Đức Mẹ Ma-ri-a là chỗ dựa đáng tin cậy nhất, chỗ dựa của hy vọng.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Đại hội Giới Trẻ hạt Tây Bắc Phú Thọ
Gioan Lê Quang Vinh
08:25 04/08/2015
Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm nay, Giáo phận Hưng Hóa có những biến cố đặc biệt: mừng Bổn Mạng Anphong Đức Cha phụ tá, họp mặt giao lưu và học hỏi giới giáo chức, phong trào thiếu nhi, giới truyền thông và giới trẻ.
Hình ảnh
Trong bầu khí rộn ràng cuối hạ đầu thu đó, Giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ tưng bừng tổ chức đại hội Giao lưu Giới trẻ thuộc 13 Giáo xứ trong Hạt. Trong không khí chớm lạnh với những cơn mưa ngâu dai dẳng vùng Tây Bắc, gần 700 bạn trẻ đã tụ họp, tươi vui rộn ràng và thánh thiện với những âm thanh và màu sắc đầy thu hút.
Đây là ngày Giao lưu Giới Trẻ lần thứ 2 tại Hạt Tây Bắc Phú thọ. Chương trình được Quý Cha ban Tổ chức sắp xếp rất sinh động và đầy sức thu hút. Những bản Thánh ca, vũ điệu, xen lẫn tiếng hát Xoan nổi tiếng làm cho bầu khí vô cùng rộn ràng.
Trong Đại hội Giao lưu lần thứ 2 này, ngoài các tiết mục do các bạn trẻ phụ trách, các bạn còn được nghe ba bài thuyết trình về các chủ đề liên quan đến việc sống năm Phúc Âm hóa Giáo xứ. Trước hết các bạn trẻ lắng nghe Đức Cha Anphong trình bày về vấn đề Truyền giáo. Ngài nhấn mạnh các bạn trẻ phải học biết Chúa Giêsu để yêu mến Chúa Giêsu và loan truyền ơn Cứu độ cho mọi người.
Bài trình bày của cha Trưởng Ban Thánh Nhạc và Giới Trẻ của Giáo hạt, Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh, hướng các bạn trẻ về vấn đề lương tâm. Ngài nhắc nhở các bạn chú ý đào luyện và sống theo lương tâm ngay chính.
Trong bài thuyết trình về Giới trẻ sống Đạo đề làm chứng cho Tin mừng, các bạn cùng nhau nhắc nhở lại về ơn gọi làm chứng cho Chúa, làm muối làm men giữa dòng đời.
Ngày Giao Lưu Giới Trẻ Hạt Tây Bắc Phú thọ với những nét đặc thù nổi bật là một thông điệp mạnh mẽ và cảm động về ít là ba điều sau đây:
1. Tấm lòng mục tử: Giữa lúc xã hội nghi kỵ hay thách đố các môn đệ Chúa, thì tấm lòng các mục tử là minh chứng hùng hồn cho thế gian về sự hiện diện của Đức Kitô trong Hội Thánh Người giữa lòng đời. Có tiếp xúc với các mục tử của Giáo phận và của Giáo hạt, người ta mới nhận ra những nét tận tụy và dễ thương mà Chúa Giêsu phác họa về các Tông đồ: “Các con hãy cho họ ăn”. Các món ăn mà các mục tử dọn ra cho Giới trẻ hôm nay là sự quan tâm, chia sẻ, là Lời Chúa trong tình huống cụ thể nhất và chính trái tim rộng mở của các ngài.
2. Sự hiệp nhất: Khi người ta lo lắng cho sự chia rẽ, thì Đức Kitô âm thầm củng cố sự hiệp nhất trong Dân Người bằng những dấu hiệu nhiệm mầu. Ai nhìn thấy vị Giám mục khăn gói lặn lội lên đường trong mưa gió, hòa mình với con cái trong từng suy tư, từng điệu hát và cả từng món ăn và ai từng nhìn thấy các linh mục hăng hái quên mình vì con cái, mới hiểu được thế nào là “Ut Sint Unum, Để chúng nên một”. Hội Thánh chính là Nhiệm Thể Đức Kitô, một thân thể vẹn toàn của ngày Phục Sinh. Điều đáng quý là trong ngày Giao Lưu này, tất cả các Linh Mục trong Giáo Hạt cùng có mặt với các bạn trẻ chung quanh vị Giám Mục. Thật là hình ảnh đẹp của sự hiệp nhất.
3. Tấm lòng con cái: Trước bao mời mọc của thế gian, các bạn trẻ mỉm cười ý nhị nói “không”, và sẵn sàng bỏ tất cả để đến với Chúa Giêsu. Một ngày hăng hái reo hò, ca hát, một ngày lắng nghe các mục tử và huynh trưởng, một ngày với những sinh hoạt thuần tôn giáo chắc chắn làm cho các bạn cảm nghiệm về Đức Kitô một cách cụ thể hơn. Các bạn yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến các mục tử của mình, và lòng yêu mến đó được thể hiện ở cao điểm là Thánh Lễ cuối ngày, và thể hiện trong việc hăng hái trao và nhận Thánh Giá Chúa Giêsu, chuẩn bị cho Đại Hội năm tới.
Thánh Lễ bế mạc ngày Đại Hội Giao Lưu do Đức Cha Anphong chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Quản Hạt Giuse Chu Văn Khương, cha xứ Yên Tập Giuse Kiều Tống và quý Cha trong Giáo hạt. Cha nguyên Quản Hạt Phêrô Phan Kim Huấn, chánh xứ Dư Ba chia sẻ Lời Chúa.
Ngoài ra, khi tham dự Đại Hội Giao lưu Giới trẻ hạt Tây Bắc Phú thọ, chúng ta chú ý điều này: về mặt trần thế, Giáo Hội là định chế bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa một cách đầy đủ và cẩn trọng. Chúng ta nghiệm ra điều này khi thưởng thức điệu hát Xoan Phú thọ. Điệu hát được Unesco xếp hạng văn hóa ấy tưởng như mai một, lại được bừng lên với tiếng ca và điệu múa, tiếng trống của Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh cũng như độ Xoan Giáo xứ Phượng Vĩ của ngài.
Tái hiện những nét văn hóa dân tộc là một trong những phương thế Phúc Âm hóa xã hội. Giáo huấn Xã Hội Công Giáo đề cao việc này: “Quả là một dấu hiệu đáng hy vọng khi các tôn giáo và các nền văn hoá hiện nay tỏ ra rất sẵn sàng đối thoại và đang cảm thấy nhu cầu cấp bách phải hợp lực để đẩy mạnh công lý, tình huynh đệ, hoà bình và sự phát triển của con người”.
Ngày Giao Lưu Giới Trẻ đã qua đi, nhưng dư âm sẽ còn vang vọng mãi. Vẫy chào Tây Bắc, hẹn gặp lại ngày Giới Trẻ năm sau. Xin Chúa Giêsu đồng hành với các vị Mục Tử và với từng người chúng ta trên mọi nẻo đường.
Hình ảnh
Trong bầu khí rộn ràng cuối hạ đầu thu đó, Giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ tưng bừng tổ chức đại hội Giao lưu Giới trẻ thuộc 13 Giáo xứ trong Hạt. Trong không khí chớm lạnh với những cơn mưa ngâu dai dẳng vùng Tây Bắc, gần 700 bạn trẻ đã tụ họp, tươi vui rộn ràng và thánh thiện với những âm thanh và màu sắc đầy thu hút.
Đây là ngày Giao lưu Giới Trẻ lần thứ 2 tại Hạt Tây Bắc Phú thọ. Chương trình được Quý Cha ban Tổ chức sắp xếp rất sinh động và đầy sức thu hút. Những bản Thánh ca, vũ điệu, xen lẫn tiếng hát Xoan nổi tiếng làm cho bầu khí vô cùng rộn ràng.
Trong Đại hội Giao lưu lần thứ 2 này, ngoài các tiết mục do các bạn trẻ phụ trách, các bạn còn được nghe ba bài thuyết trình về các chủ đề liên quan đến việc sống năm Phúc Âm hóa Giáo xứ. Trước hết các bạn trẻ lắng nghe Đức Cha Anphong trình bày về vấn đề Truyền giáo. Ngài nhấn mạnh các bạn trẻ phải học biết Chúa Giêsu để yêu mến Chúa Giêsu và loan truyền ơn Cứu độ cho mọi người.
Bài trình bày của cha Trưởng Ban Thánh Nhạc và Giới Trẻ của Giáo hạt, Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh, hướng các bạn trẻ về vấn đề lương tâm. Ngài nhắc nhở các bạn chú ý đào luyện và sống theo lương tâm ngay chính.
Trong bài thuyết trình về Giới trẻ sống Đạo đề làm chứng cho Tin mừng, các bạn cùng nhau nhắc nhở lại về ơn gọi làm chứng cho Chúa, làm muối làm men giữa dòng đời.
Ngày Giao Lưu Giới Trẻ Hạt Tây Bắc Phú thọ với những nét đặc thù nổi bật là một thông điệp mạnh mẽ và cảm động về ít là ba điều sau đây:
1. Tấm lòng mục tử: Giữa lúc xã hội nghi kỵ hay thách đố các môn đệ Chúa, thì tấm lòng các mục tử là minh chứng hùng hồn cho thế gian về sự hiện diện của Đức Kitô trong Hội Thánh Người giữa lòng đời. Có tiếp xúc với các mục tử của Giáo phận và của Giáo hạt, người ta mới nhận ra những nét tận tụy và dễ thương mà Chúa Giêsu phác họa về các Tông đồ: “Các con hãy cho họ ăn”. Các món ăn mà các mục tử dọn ra cho Giới trẻ hôm nay là sự quan tâm, chia sẻ, là Lời Chúa trong tình huống cụ thể nhất và chính trái tim rộng mở của các ngài.
2. Sự hiệp nhất: Khi người ta lo lắng cho sự chia rẽ, thì Đức Kitô âm thầm củng cố sự hiệp nhất trong Dân Người bằng những dấu hiệu nhiệm mầu. Ai nhìn thấy vị Giám mục khăn gói lặn lội lên đường trong mưa gió, hòa mình với con cái trong từng suy tư, từng điệu hát và cả từng món ăn và ai từng nhìn thấy các linh mục hăng hái quên mình vì con cái, mới hiểu được thế nào là “Ut Sint Unum, Để chúng nên một”. Hội Thánh chính là Nhiệm Thể Đức Kitô, một thân thể vẹn toàn của ngày Phục Sinh. Điều đáng quý là trong ngày Giao Lưu này, tất cả các Linh Mục trong Giáo Hạt cùng có mặt với các bạn trẻ chung quanh vị Giám Mục. Thật là hình ảnh đẹp của sự hiệp nhất.
3. Tấm lòng con cái: Trước bao mời mọc của thế gian, các bạn trẻ mỉm cười ý nhị nói “không”, và sẵn sàng bỏ tất cả để đến với Chúa Giêsu. Một ngày hăng hái reo hò, ca hát, một ngày lắng nghe các mục tử và huynh trưởng, một ngày với những sinh hoạt thuần tôn giáo chắc chắn làm cho các bạn cảm nghiệm về Đức Kitô một cách cụ thể hơn. Các bạn yêu mến Chúa Giêsu và yêu mến các mục tử của mình, và lòng yêu mến đó được thể hiện ở cao điểm là Thánh Lễ cuối ngày, và thể hiện trong việc hăng hái trao và nhận Thánh Giá Chúa Giêsu, chuẩn bị cho Đại Hội năm tới.
Thánh Lễ bế mạc ngày Đại Hội Giao Lưu do Đức Cha Anphong chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha Quản Hạt Giuse Chu Văn Khương, cha xứ Yên Tập Giuse Kiều Tống và quý Cha trong Giáo hạt. Cha nguyên Quản Hạt Phêrô Phan Kim Huấn, chánh xứ Dư Ba chia sẻ Lời Chúa.
Ngoài ra, khi tham dự Đại Hội Giao lưu Giới trẻ hạt Tây Bắc Phú thọ, chúng ta chú ý điều này: về mặt trần thế, Giáo Hội là định chế bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa một cách đầy đủ và cẩn trọng. Chúng ta nghiệm ra điều này khi thưởng thức điệu hát Xoan Phú thọ. Điệu hát được Unesco xếp hạng văn hóa ấy tưởng như mai một, lại được bừng lên với tiếng ca và điệu múa, tiếng trống của Cha Giuse Nguyễn Văn Hạnh cũng như độ Xoan Giáo xứ Phượng Vĩ của ngài.
Tái hiện những nét văn hóa dân tộc là một trong những phương thế Phúc Âm hóa xã hội. Giáo huấn Xã Hội Công Giáo đề cao việc này: “Quả là một dấu hiệu đáng hy vọng khi các tôn giáo và các nền văn hoá hiện nay tỏ ra rất sẵn sàng đối thoại và đang cảm thấy nhu cầu cấp bách phải hợp lực để đẩy mạnh công lý, tình huynh đệ, hoà bình và sự phát triển của con người”.
Ngày Giao Lưu Giới Trẻ đã qua đi, nhưng dư âm sẽ còn vang vọng mãi. Vẫy chào Tây Bắc, hẹn gặp lại ngày Giới Trẻ năm sau. Xin Chúa Giêsu đồng hành với các vị Mục Tử và với từng người chúng ta trên mọi nẻo đường.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục có buộc đọc Giờ Kinh Chiều 1 của ngày Chúa nhật không?
Nguyễn Trọng Đa
09:05 04/08/2015
Giải đáp phụng vụ: Linh mục có buộc đọc Giờ Kinh Chiều 1 của ngày Chúa Nhật không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. Hỏi: Trong Tuần Thánh và lễ Giáng sinh, các linh mục cử hành Thánh lễ Vọng được miễn đọc Giờ Kinh Chiều 1 của ngày lễ. Tôi muốn hỏi cha: Tôi cử hành các Thánh lễ Chúa Nhật vào chiều thứ Bảy, một lễ lúc 5 giờ chiều và một lễ tại nhà nguyện truyền giáo lúc 7 giờ tối. Sau đó tôi trở về nhà xứ khoảng 9 giờ đêm. Thưa cha, liệu tôi có buộc phải đọc Kinh Chiều 1 của ngày Chúa Nhật nữa không? - G. O., Tổng Giáo Phận Mobile, Alabama, Mỹ.
Đáp: Các chỉ dẫn về việc miễn trừ cho các linh mục cử hành các Thánh lễ Vọng này là đặc biệt cho các cử hành đặc biệt. Nếu đây là một sự cho phép chung, thì chữ đỏ không cần nêu rõ ra như thế.
Một giải pháp khả dĩ cho cha (người nêu câu hỏi) là cha nên đọc Giờ Kinh Chiều 1 vào đầu buổi chiều. Mặc dù việc tôn trọng thời gian của các Giờ Kinh là quan trọng, nó là ít quan trọng hơn so với việc thực sự đọc Giờ Kinh. Nếu một linh mục thấy trước rằng mình không có giờ để đọc Giờ Kinh Chiều 1, cho đến khi đã là quá trễ và cha đã rất mệt mỏi, thì tốt hơn cha nên đọc Giờ Kinh này khi cha có trọn sự chú tâm để đọc.
Đồng thời, cũng không loại trừ khả năng rằng cha có thể được miễn đọc, nhưng vì các lý do khác với sự việc cha cử hành các thánh lễ chiều thứ Bảy.
Năm 2001, Thánh Bộ Phụng Tự công bố một câu đáp cho một sự ngờ vực liên quan đến việc mở rộng việc buộc linh mục đọc Kinh Thần tụng (Notitiae 38 (2002), 555-568). Dưới đây là một số trích dẫn từ câu đáp này:
"Hỏi 1: Đâu là ý định của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích liên quan đến việc mở rộng việc buộc linh mục cử hành hoặc đọc hàng ngày Các Giờ Kinh Phụng Vụ?
"Đáp: Các vị đã được truyền chức bị buộc theo luân lý, do chức thánh mà họ đã nhận, cử hành hoặc đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng hàng ngày, như đã được thiết định theo giáo luật trong Điều 276, § 2, số 3, của Bộ Giáo luật, được trích dẫn trước đây. Việc đọc này không phải do một phần bản chất của việc đạo đức riêng tư, hoặc của lòng đạo nhiệt thành được thực hiện bởi ý muốn cá nhân của giáo sĩ, nhưng là một hành động thích hợp cho chức thánh và phận vụ mục vụ.
"Câu 2: Liệu điều buộc sub gravi này mở rộng cho việc đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng?
"Đáp: Cần ghi nhớ các điều sau đây:
"Một lý do nghiêm trọng, có thể là do sức khỏe, hoặc do công tác mục vụ trong sứ vụ, hoặc do việc từ thiện, hay do mệt mỏi, chứ không phải do một sự bất tiện giản đơn, có thể miễn trừ việc đọc một phần hoặc toàn bộ Kinh Nhật tụng của ngày ấy, theo nguyên tắc chung vốn thiết lập rằng một luật thuần túy Giáo Hội không ràng buộc, khi có sự hiện diện của một sự bất tiện nghiêm trọng;
"Việc bỏ toàn bộ hoặc một phần của Kinh Nhật tụng do sự lười biếng cá nhân, hoặc do việc thực hiện các hoạt động giải trí không cần thiết, là không hợp pháp, và thậm chí tạo ra một sự đánh giá thấp, theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, về công tác sứ vụ và về luật tích cực của Giáo Hội;
"Việc bỏ Giờ Kinh Sáng (Lauds) và Giờ Kinh Chiều (Vespers) còn đòi hỏi một lý do lớn hơn, vì các Giờ Kinh này là 'hai giờ then chốt của Kinh nguyện hàng ngày’” (SC 89);
"Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ nhiều lần trong cùng một ngày, hoặc giải tội nhiều giờ, hoặc giảng nhiều lần trong cùng một ngày, và điều này khiến ngài mệt mỏi, thì ngài có thể xét, với sự thanh thản của lương tâm, rằng ngài có một lý do chính đáng để bỏ một phần tương ứng của Kinh Nhật tụng;
"Đấng Bản Quyền riêng của linh mục hay phó tế có thể, vì một lý do chính đáng hay nghiêm trọng, tùy theo trường hợp, miễn cho linh mục hay phó tế ấy việc đọc toàn bộ hoặc một phần Kinh Nhật Tụng, hoặc thay thế nó bằng một việc đạo đức khác (chẳng hạn lần chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh Giá, đọc Kinh Thánh hay sách thiêng liêng, nguyện ngẫm riêng với thời gian kéo dài hợp lý, vv)".
Một số Giám mục, dựa vào tài liệu này, đã quy định trong chi tiết các trường hợp, để cho một linh mục được miễn đọc một phần hay toàn bộ Kinh Nhật tụng của ngày. Các chỉ dẫn này, nếu có, thường được cung cấp khi linh mục nhận năng quyền cho sứ vụ của mình. Trong chừng mực các chỉ dẫn của Giám mục tương ứng với các quy định chung ở trên, chúng có thể được áp dụng phổ biến. Trong chừng mực chúng chỉ là đặc biệt cho giáo phận, thí dụ, khi Giám mục miễn cho một linh mục đọc Kinh Thần tụng khi linh mục này đồng tế với Giám mục, thì chúng chỉ áp dụng cho giáo phận ấy mà thôi.
Một linh mục phải luôn cố gắng đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng mỗi ngày, như tài liệu trên nhắc nhở chúng ta. Điều này không chỉ là một hành vi đạo đức, mà là một phần không thể thiếu của sứ vụ linh mục của mình. Tuy nhiên, các qui định trên sẽ cho phép ngài yên tâm, nếu thỉnh thoảng ngài không thể thực hiện tất cả, do gánh nặng của hoạt động mục vụ của mình. (Zenit.org 4-8-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma. Hỏi: Trong Tuần Thánh và lễ Giáng sinh, các linh mục cử hành Thánh lễ Vọng được miễn đọc Giờ Kinh Chiều 1 của ngày lễ. Tôi muốn hỏi cha: Tôi cử hành các Thánh lễ Chúa Nhật vào chiều thứ Bảy, một lễ lúc 5 giờ chiều và một lễ tại nhà nguyện truyền giáo lúc 7 giờ tối. Sau đó tôi trở về nhà xứ khoảng 9 giờ đêm. Thưa cha, liệu tôi có buộc phải đọc Kinh Chiều 1 của ngày Chúa Nhật nữa không? - G. O., Tổng Giáo Phận Mobile, Alabama, Mỹ.
Đáp: Các chỉ dẫn về việc miễn trừ cho các linh mục cử hành các Thánh lễ Vọng này là đặc biệt cho các cử hành đặc biệt. Nếu đây là một sự cho phép chung, thì chữ đỏ không cần nêu rõ ra như thế.
Một giải pháp khả dĩ cho cha (người nêu câu hỏi) là cha nên đọc Giờ Kinh Chiều 1 vào đầu buổi chiều. Mặc dù việc tôn trọng thời gian của các Giờ Kinh là quan trọng, nó là ít quan trọng hơn so với việc thực sự đọc Giờ Kinh. Nếu một linh mục thấy trước rằng mình không có giờ để đọc Giờ Kinh Chiều 1, cho đến khi đã là quá trễ và cha đã rất mệt mỏi, thì tốt hơn cha nên đọc Giờ Kinh này khi cha có trọn sự chú tâm để đọc.
Đồng thời, cũng không loại trừ khả năng rằng cha có thể được miễn đọc, nhưng vì các lý do khác với sự việc cha cử hành các thánh lễ chiều thứ Bảy.
Năm 2001, Thánh Bộ Phụng Tự công bố một câu đáp cho một sự ngờ vực liên quan đến việc mở rộng việc buộc linh mục đọc Kinh Thần tụng (Notitiae 38 (2002), 555-568). Dưới đây là một số trích dẫn từ câu đáp này:
"Hỏi 1: Đâu là ý định của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích liên quan đến việc mở rộng việc buộc linh mục cử hành hoặc đọc hàng ngày Các Giờ Kinh Phụng Vụ?
"Đáp: Các vị đã được truyền chức bị buộc theo luân lý, do chức thánh mà họ đã nhận, cử hành hoặc đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng hàng ngày, như đã được thiết định theo giáo luật trong Điều 276, § 2, số 3, của Bộ Giáo luật, được trích dẫn trước đây. Việc đọc này không phải do một phần bản chất của việc đạo đức riêng tư, hoặc của lòng đạo nhiệt thành được thực hiện bởi ý muốn cá nhân của giáo sĩ, nhưng là một hành động thích hợp cho chức thánh và phận vụ mục vụ.
"Câu 2: Liệu điều buộc sub gravi này mở rộng cho việc đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng?
"Đáp: Cần ghi nhớ các điều sau đây:
"Một lý do nghiêm trọng, có thể là do sức khỏe, hoặc do công tác mục vụ trong sứ vụ, hoặc do việc từ thiện, hay do mệt mỏi, chứ không phải do một sự bất tiện giản đơn, có thể miễn trừ việc đọc một phần hoặc toàn bộ Kinh Nhật tụng của ngày ấy, theo nguyên tắc chung vốn thiết lập rằng một luật thuần túy Giáo Hội không ràng buộc, khi có sự hiện diện của một sự bất tiện nghiêm trọng;
"Việc bỏ toàn bộ hoặc một phần của Kinh Nhật tụng do sự lười biếng cá nhân, hoặc do việc thực hiện các hoạt động giải trí không cần thiết, là không hợp pháp, và thậm chí tạo ra một sự đánh giá thấp, theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề, về công tác sứ vụ và về luật tích cực của Giáo Hội;
"Việc bỏ Giờ Kinh Sáng (Lauds) và Giờ Kinh Chiều (Vespers) còn đòi hỏi một lý do lớn hơn, vì các Giờ Kinh này là 'hai giờ then chốt của Kinh nguyện hàng ngày’” (SC 89);
"Nếu một linh mục phải cử hành Thánh Lễ nhiều lần trong cùng một ngày, hoặc giải tội nhiều giờ, hoặc giảng nhiều lần trong cùng một ngày, và điều này khiến ngài mệt mỏi, thì ngài có thể xét, với sự thanh thản của lương tâm, rằng ngài có một lý do chính đáng để bỏ một phần tương ứng của Kinh Nhật tụng;
"Đấng Bản Quyền riêng của linh mục hay phó tế có thể, vì một lý do chính đáng hay nghiêm trọng, tùy theo trường hợp, miễn cho linh mục hay phó tế ấy việc đọc toàn bộ hoặc một phần Kinh Nhật Tụng, hoặc thay thế nó bằng một việc đạo đức khác (chẳng hạn lần chuỗi Mân Côi, đi đàng Thánh Giá, đọc Kinh Thánh hay sách thiêng liêng, nguyện ngẫm riêng với thời gian kéo dài hợp lý, vv)".
Một số Giám mục, dựa vào tài liệu này, đã quy định trong chi tiết các trường hợp, để cho một linh mục được miễn đọc một phần hay toàn bộ Kinh Nhật tụng của ngày. Các chỉ dẫn này, nếu có, thường được cung cấp khi linh mục nhận năng quyền cho sứ vụ của mình. Trong chừng mực các chỉ dẫn của Giám mục tương ứng với các quy định chung ở trên, chúng có thể được áp dụng phổ biến. Trong chừng mực chúng chỉ là đặc biệt cho giáo phận, thí dụ, khi Giám mục miễn cho một linh mục đọc Kinh Thần tụng khi linh mục này đồng tế với Giám mục, thì chúng chỉ áp dụng cho giáo phận ấy mà thôi.
Một linh mục phải luôn cố gắng đọc toàn bộ Kinh Nhật tụng mỗi ngày, như tài liệu trên nhắc nhở chúng ta. Điều này không chỉ là một hành vi đạo đức, mà là một phần không thể thiếu của sứ vụ linh mục của mình. Tuy nhiên, các qui định trên sẽ cho phép ngài yên tâm, nếu thỉnh thoảng ngài không thể thực hiện tất cả, do gánh nặng của hoạt động mục vụ của mình. (Zenit.org 4-8-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Khủng hoảng nợ công Hy Lạp
Hà Minh Thảo
16:18 04/08/2015
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 2
B. Vấn đề Nợ Công.
Trong gia đình chúng ta, một hay các thành viên chi tiêu quá mức lợi tức thu được thì phải đi vay tiền để trám vào chổ thiếu hụt đó. Một quốc gia, như Hy lạp chẳng hạn, cũng vậy. Do người dân trốn đóng thuế và chính phủ tiêu xài nhiều, ngân sách Hy lạp rơi vào tình trạng khiếm hụt trầm trọng. Năm 2010, chính phủ, dựa vào các số liệu tài chính công, công bố mức thâm hụt ngân sách là 12% TSLQN, chứ không là 6% như giới cầm quyền xuất nhiệm loan báo, và 9,40% dự trù năm 2010. Ngoài ra, nợ công cao tới 113,40% (410 tỷ mỹ kim), năm 2009, và 120,80% TSLQN, năm 2010. Để tiếp tục sinh hoạt quốc sự, chính phủ Hy lạp phải đi vay (tín dụng). Ngoài những khoản tín dụng do các ngân hàng cấp (30 tỷ euro), nước này còn thương lượng để được sự tài trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, tiếng Anh và Fonds monétaire international, tiếng Pháp, 32,1 tỷ), Ngân hàng Trung ương Âu châu (27,3 tỷ), Quỹ bình ổn tài chính Âu châu (do các thành viên khu vực euro đóng góp, 141,8 tỷ), vay song phương với các quốc gia Liên hiệp Âu châu (52,9 tỷ) và các khoản tín dụng khác (37,7 tỷ). Tổng cộng : 321,7 tỷ euro.
Khi đi vay, con nợ phải làm việc hết mình để làm sao vừa đủ nuôi những người mình có trách nhiệm và trả vốn nợ lẫn tiền lời. Nếu còn dư thì quá tốt. Nước Hy lạp cũng không thoát khỏi tình trạng này. Khi không trả được nợ và lời khi đáo hạn, Hy lạp có thể bị rơi vào tình trạng khánh tận và có thể phải rời khu vực Đồng Euro… Là một quốc gia dân chủ lâu đời, công dân Hy lạp dùng lá phiếu để ủy quyền cho các dân biểu Quốc hội. Những vị này chọn Thủ tướng từ đảng đa số để thành lập chính phủ với quyền Hành pháp trong chính thể Tam Quyền Phân lập. Do đó, thông qua sự kiện khủng hoảng nợ công này, cách thương thảo của Hy lạp và các chủ nợ đáng được coi là khả quan trong hiện tại, chúng ta nhận thấy những ưu điểm của chế độ Dân chủ đa đảng và tính tương kính và chân thành trong sự đối thoại, trái hẳn với cái gọi là Đảng trị tại Việt Nam (Toàn dân là đa số chắc chắn phải khôn ngoan hơn Đảng thiểu số và tham nhủng).
C. Các Chánh phủ dân cử bị chế tài bởi sự thất cử.
Hy lạp, cũng như các quốc gia thành viên, Liên hiệp Âu châu, là một nước xã hội chủ nghĩa thứ thiệt. Tại đó, Nhà Nước, nhờ phương tiện thuế, nhất là với thuế lợi tức lũy tiến, để nhờ hộ có lợi tức cao tương trợ người kém may mắn hơn. Tại các trường công lập, học sinh nghèo giàu đều được hưởng sự giáo dục và các phương tiện học tập như nhau. Phụ huynh có tự do chọn trường tư có hợp đồng với bộ Giáo dục và học phí trả tỷ lệ thuận với số tiền ghi trong tờ khai thuế lợi tức. Vì Hiến pháp buộc các công dân trẻ phải đi học đêán 16 tuổi, chính phủ các nước Liên hiệp Âu châu phải bảo đảm các bạn trẻ này có nơi học miễn phí. Về chi phí y tế, trích đóng quỹ bệnh theo bách phân trên lương, người có lương cao phải nộp nhiều hơn. Chẳng may bị bệnh hay gặp tai nạn, mọi người được chửa trị như nhau. Tại Việt Nam, thế nào ? Kẻ cầm quyền Việt cộng biết mình bòn rút công quỹ nhưng cứ làm và người dân cũng biết nhưng đành cam chịu.
Từ khi các sôÙ liệu tài chính công bị sửa đổi, trước năm 2009, đã gây nên khủng hoảng, các chính phủ hữu phái (Tân Dân chủ, Néa Dimokratía) và tả phái (Xã hội, PASOK) thay phiên nhau cầm quyền để thương lượng với các chủ nợ về các số tiền nợ và các biện pháp kiệm ước phải áp dụng để bảo đảm sự hoàn trái đúng hạn. Các biện pháp này đã làm gia tăng số người thất nghiệp (25,8% số người dân trong tuổi lao động không có việc làm), lương tối thiểu chỉ còn 580 euro (so với 1.133 euro tại Pháp, sau khi trừ phần góp các quỹ an ninh xã hội), lương trung bình tại các xí nghiệp tư bị giảm 20% (từ năm 2009, hiện là 817 euro). Người dân rất bất mãn khi thấy lợi tức mình ngày càng giảm để dành tiền đó thanh toán vốn nợ và tiền lời đáo hạn. Do đó, người dân Hy lạp, trước nổi ‘nhục quốc thể’, không cam chịu, đã từ những hiệp hội dân sự để tương trợ lẫn nhau trong cơn túng thiếu tiến dần tới sự hình thành cùng là cảm tình viên đảng Liên minh Cánh tả Cấp tiến (SYRIZA, Coalition of the Radical Left, tiếng Anh và Coalition de la gauche radicale, tiếng Pháp). Đảng bao gồm 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam và đệ tứ đến các phần tử ‘Mao-ít’ (tức theo Mao Trạch Đông, Trung cộng), nhưng biết tôn trọng trò chơi Dân chủ. Họ theo đuổi bốn chủ trương : 1. Hoản hạn trả nợ ; 2. Muốn được cứu trợ thêm ; 3. Tăng chi cho hưu bổng ; 4. Vẫn ở trong khu vực Euro.
Tham gia bầu cử Quốc hội ngày 12.06.2012, Syriza về nhì với 27% số phiếu hợp lệ, sau Tân Dân chủ được 29,8%, chiếm 71 ghế. Trong cuộc tuyển cử Nghị viện Âu châu ngày 25.05.214, đảng này về đầu với 26,5%, trước Tân Dân chủ 22,7%. Chuyện phải đến đã đến trong nước Hy lạp dân chủ, cử tri tự do bầu chọn dân biểu để ủy nhiệm quyền Lập pháp, nhân cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội ngày 25.01.2015. Kết quả, Syriza về đầu với 36,34% số phiếu hợp lệ và chiếm 149 ghế dân biểu (đảng Tân Dân chủ xuất nhiệm được 27,81%, với 79 ghế. Quốc hội có 300 dân biểu và đa số tuyệt đối là 151 [(300/2)+1]. Do thiếu 2, đảng này phải tìm hậu thuẩn nơi đảng Hy lạp độc lập (Grecs indépendants, hữu phái chống các biện pháp kiệm ước) thu 4,75% số phiếu với 13 dân biểu. Đổi lại, đảng này được tham chính với chính phủ Tsípras.
Ông Aléxis Tsípras, sinh ngày 28.07.1947 tại Athens (thủ đô Hy lạp), tốt nghiệp kỹ sư dân sự Đại học kỹ thuật quốc gia Athens năm 2000 và nghiên cứu hậu đại học tại Trường kiến trúc NTUA. Sau đó, ông hành nghề với vai trò kỹ sư công nghiệp xây dựng và đạ viết những nghiên cứu và dự án với chủ đề về thủ đô Athens. Ông mhậm chức Thủ tướng ngày 26.01.2015 và thành lập Nội các ‘chống khắc khổ’ mà thành phần, được công bố ngày 27.01.2015, chỉ có 13 bộ trưởng thay vì 19 trước đó. Ông là Thủ tướng trẻ nhất Hy lạp từ 150 năm nay và là người chủ trương đi ngược với đường lối chính thống ‘tăng thu giảm chi’, cân bằng ngân sách hiện nay. Chính sách ‘kiệm ước’ này do ba định chế tài chính quốc tế và Liên hiệp Âu châu áp đặt mà đại đa số người dân Hy lạp coi như một liều ‘thuốc đắng’ vừa thiếu hiệu quả vừa là một sự sỉ nhục cho Đất Nước sau 9 đợt cải cách. Có thể chỉ Giáo Hội Chính thống có tài sản khổng lồ và giới thương thuyền được ưu đãi về thuế vụ.
D. Chính phủ cần sự tín nhiệm của Quốc hội.
Do không đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử ngày 25.01.2015, Syriza phải liên kết với đảng Hy lạp độc lập để chánh phủ Tsípras có thể hội đủ số 162 dân biểu ước muốn. Để chứng minh sự đa số này với quốc dân và quốc têá, nhất là đối với các chủ nợ, Thủ tướng Alexis Tsipras đã yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Ngày 10.02.2015, trước Quốc hội, ông trình bày chương trình hành động ‘nhẹ nhàng’ hơn khi tranh cử, tuy mục đích chính không thay đổi. Thật vậy, trước hai thành phần cử tri khác nhau, người ta cần phải dùng những ngôn ngữ khác nhau. Với quốc dân, những nạn nhân thật sự tận xương tủy của chính sách ‘thắt lưng, buộc bụng’, trong khi, tại Quốc hội, chỉ nói trước các vị đồng viện, chỉ là những đại diện của quốc dân và rất biết ‘jeu’ (vai trò của nhau tại Quốc hội) của nhau giữa đa số và đối lập. Kết quả biểu quyết : chánh phủ Tsipras đã được Quốc hội tín nhiệm với số phiếu 162 thuận, 137 chống và 1 trắng.
III. ĐỐI THOẠI TRONG XÂY DỰNG.
Trong một nước Hy lạp dân chủ, được sự trao quyền từ đa số cử tri, chính phủ Tsípras đầy đủ chính danh để đối thoại với chủ nợ và các cấp lãnh đạo Liên hiệp Âu châu đem lại cho đồng bào một đời sống bớt khổ hơn, đè nặng bởi các biện pháp kiệm ước. Trường hợp hiếm có là chính phủ nước vay nợ yêu cầu các chủ nợ đồng thuận những điều kiện theo ý muốn của người dân Hy lạp.
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không đi vào chi tiết các khoản nợ mà Hy lạp đã vay để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công cũng như các biện pháp khắc khổ mà người dân phải gánh chịu mà chỉ đề cập đến các thể thức để người dân, chủ đất nước, trao quyền cho những vị dân cử hay biện pháp mà nhà cầm quyền hỏi ý dân. Đây là những hình thức dân chủ vắng bóng tại Việt Nam, nơi đảng độc tài và tham nhủng đang thanh toán nhau để dành quyền. Những lãnh đạo tôn giáo và chuyên môn, dù lên án cơ chế ‘xin – cho’, nhưng vẫn dùng để tranh chức với nhau. Chủ trương ‘đối thoại, không đối đầu’ cũng chỉ là vâng lệnh mà thôi.
A. Thanh toán nợ đáo hạn 1,6 tỷ và nhận khoản tín dụng 7,2 tỷ euro.
Do công quỹ trống rỗng nhưng phải thanh toán 300 triệu euro nợ đáo hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước ngày 05.06.2015, ngày 01.06.2015, chính phủ Hy lạp đã trình ba chủ nợ một kế hoạch cải tổ ‘đầy đủ và thực tế’để đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tài chính và xã hội. Liên hiệp Âu châu đánh giá đề nghị này đã ‘có những tiến bộ quan trọng’ nhưng đôi bên còn phải giải quyết nhiều bất đồng trước khi đạt đến đích. Sau đó, tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời Tổng thống Pháp, François Hollande, giám đốc IMF, Christine Lagarde và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Junker để bàn về hồ sơ Hy lạp. Có thể nói đây là cơ hội cuối cùng để họ quyết định tháo khoán phần chót cho Athens khoản tín dụng 7,2 tỷ euro, vốn bị trì hoãn từ tháng 02.2015. Ngoài ra, Athens cũng xin triển hạn trả số tiền 300 triệu euro vào ngày 30.06.2015, cùng với số tiền đáo hạn ngày đó là 1,6 tỷ. Nếu đến ngày đó, Hy lạp không thanh toán được nợ, nước này có thể bị coi như rơi vào tình trạng vỡ nợ và phải rời khỏi khu vực đồng Euro. Đây là một thãm họa chẳng những cho Hy lạp mà còn cho cả Liên hiệp Âu châu.
B. Hy lạp phải rời khỏi khu vực đồng Euro ?
Nếu Hy lạp phải rời khỏi khu vực đồng Euro vì không còn khả năng trả nợ thì thật nguy hiễm vì, từ năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra tại Âu châu, các ngân hàng Đức và Pháp đã cho Tây ban nha, Hy lạp, Bồ đào nha, Ái nhĩ lan... vay tổng cộng 410 tỷ euro có khả năng trở thành ‘nợ khó đòi’. Từ nhiều năm qua, nước Pháp chỉ thực hiện mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm qua, thậm chí chỉ là 0% và ngân sách thâm hụt ngày càng cao. Chỉ còn Đức là đầu tàu duy nhất để kéo cả khu vực euro.
Việc Hy lạp rời khu euro, rồi Liên hiệp Âu châu (thường gọi là Grexit, chữ ghép của Grece ‘Hy lạp’ và Exit ‘thoát’) sẽ tạo một tiền lệ xấu cho những quốc gia khác trong khu vực này. Ý tưởng dùng chống kiệm ước đưa đến ước muốn thoát khỏi Liên hiệp Âu châu đã phát sinh tại Tây ban nha, Bồ đào nha và có thể lan tới Pháp, Ý. Nếu mỗi khi ‘không trả nợ, khai trừ’ thì sớm dẫn Liên hiệp Âu châu đến sự sụp đổ. Đó là lý do tại các thành viên Liên hiệp vẫn phải kiên trì thương thảo những đề nghị từ chính phủ Tsípras. Về phần Hy lạp, nếu không đạt được đồng thuận với các chủ nợ thì phải tuyên bố vỡ nợ ngày 30.06.2015 mà hậu quả tai hại sẽ đầu tiên đến với 12 triệu dân Hy lạp. Do sợ chính phủ đem tiền đi trả nợ, họ đã rút tiền ký gửi tại ngân hàng, tuy trong trật tự, nhưng là một điều không bình thường. Chính phủ đã phải đóng cửa ngân hàng và hạn chế số tiền rút trong ngày là 60 euro.
Trong khi Hy lạp chưa bị coi là mất khả năng thanh toán, Thủ tướng Alexis Tsipras đã phải hành động nước rút để trình với các chủ nợ chương trình cải tổ, để được giải ngân 7,2 tỷ euro, vừa có tiền hầu thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ euro cho IMF vừa đủ để mở cửa lại các ngân hàng. Ngoài ra, việc vỡ nợ không phải điều kiện pháp lý để buộc một quốc gia thành viên phải rời khỏi khu vực euro hay Liên hiệp Âu châu, nếu không có ý kiến của người dân nước đó. Hãy nhớ đây là những quốc gia dân chủ…
Để chuẩn bị cho phiên họp thượng đỉnh bất thường các nước trong khu vực euro tối ngày 22.06.2015 tại Bruxelles, được xem như hồi cuối cuộc giằng co giữa Hy lạp và các chủ nợ, Thủ tướng Tsípras đã triệu tập phiên họp nội các để tìm ra những giải pháp chung. Tại phiên họp, Hy lạp vẫn không nhượng bộ về vấn đề hưu bổng và lương người lao động, nhưng đồng ý nhanh chóng cải tổ về hệ thống thuế khóa, cách riêng thuế đánh vào các doanh nghiệp có thu nhập cao và, có thể, Giáo Hội Chính thống và Thuế trị giá gia tăng.
C. Trưng cầu dân ý.
Để hỏi ý kiến người dân, người được đồng bào ủy quyền dùng một trong hai thể thức : Biểu quyết bởi Quốc hội hay Trưng cầu dân ý (trực tiếp từng cử tri, nhưng khá tốn kém).
Để giải thích về quyết định tổ chức Trưng cầu dân ý ngày 05.07.2015, Thủ tướng Tsipras nói các đề xuất của các chủ nợ giống như là một ‘yêu cầu lần chót mang tính phỉ báng’ và kêu gọi cử tri cùng mạnh mẽ nói ‘không’ để tăng sức nặng cho vị thế của Hy Lạp. Ông nói chính phủ muốn ‘tiếp tục ở lại trong khuôn khổ châu Âu, nhưng với điều kiện phải ‘có thêm sự công bằng’. Kết quả, 61% cử tri đã trả lời ‘không’ với các đề nghị của các chủ nợ.
Tuy nhiên, với kế hoạch đạt được với các chủ nợ ngày 13.07.2015 tại Bruxelles đòi Hy lạp tăng thuế Trị giá gia tăng, cải tổ hệ thống hưu bổng, luật lao động, ngân hàng … trong một thời gian ngắn. Phê bình kế hoạch, ông Tsípras nhìn nhận : « Đây không phải là một thỏa thuận tốt đối với Hy lạp nhưng Athens không có sự chọn lựa nào khác ». Đêm 15 rạng sáng ngày 16.07.2015, Quốc hội thông qua một loạt các biện pháp khắc khổ này với 229 phiếu thuận, 64 chống và 6 dân biểu vắng mặt. Để đổi lại, Hy lạp hy vọng được cấp thêm cho một chương trình hỗ trợ thứ ba, khoảng từ 82 đến 85 tỷ euro trong 5 năm. Ngoài ra, BCE loan báo nâng mức hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy lạp từ đầu tháng 6/2015 lên thành 90 tỷ euro một tuần. Đây là tin vui đối với người dân Hy lạp sau hơn hai tuần các ngân hàng tạm đóng cửa. Ngoài ra, Thống đốc BCE đề nghị : quốc tế cần xóa bớt nợ cho Hy lạp.
Hà Minh Thảo
B. Vấn đề Nợ Công.
Trong gia đình chúng ta, một hay các thành viên chi tiêu quá mức lợi tức thu được thì phải đi vay tiền để trám vào chổ thiếu hụt đó. Một quốc gia, như Hy lạp chẳng hạn, cũng vậy. Do người dân trốn đóng thuế và chính phủ tiêu xài nhiều, ngân sách Hy lạp rơi vào tình trạng khiếm hụt trầm trọng. Năm 2010, chính phủ, dựa vào các số liệu tài chính công, công bố mức thâm hụt ngân sách là 12% TSLQN, chứ không là 6% như giới cầm quyền xuất nhiệm loan báo, và 9,40% dự trù năm 2010. Ngoài ra, nợ công cao tới 113,40% (410 tỷ mỹ kim), năm 2009, và 120,80% TSLQN, năm 2010. Để tiếp tục sinh hoạt quốc sự, chính phủ Hy lạp phải đi vay (tín dụng). Ngoài những khoản tín dụng do các ngân hàng cấp (30 tỷ euro), nước này còn thương lượng để được sự tài trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, tiếng Anh và Fonds monétaire international, tiếng Pháp, 32,1 tỷ), Ngân hàng Trung ương Âu châu (27,3 tỷ), Quỹ bình ổn tài chính Âu châu (do các thành viên khu vực euro đóng góp, 141,8 tỷ), vay song phương với các quốc gia Liên hiệp Âu châu (52,9 tỷ) và các khoản tín dụng khác (37,7 tỷ). Tổng cộng : 321,7 tỷ euro.
Khi đi vay, con nợ phải làm việc hết mình để làm sao vừa đủ nuôi những người mình có trách nhiệm và trả vốn nợ lẫn tiền lời. Nếu còn dư thì quá tốt. Nước Hy lạp cũng không thoát khỏi tình trạng này. Khi không trả được nợ và lời khi đáo hạn, Hy lạp có thể bị rơi vào tình trạng khánh tận và có thể phải rời khu vực Đồng Euro… Là một quốc gia dân chủ lâu đời, công dân Hy lạp dùng lá phiếu để ủy quyền cho các dân biểu Quốc hội. Những vị này chọn Thủ tướng từ đảng đa số để thành lập chính phủ với quyền Hành pháp trong chính thể Tam Quyền Phân lập. Do đó, thông qua sự kiện khủng hoảng nợ công này, cách thương thảo của Hy lạp và các chủ nợ đáng được coi là khả quan trong hiện tại, chúng ta nhận thấy những ưu điểm của chế độ Dân chủ đa đảng và tính tương kính và chân thành trong sự đối thoại, trái hẳn với cái gọi là Đảng trị tại Việt Nam (Toàn dân là đa số chắc chắn phải khôn ngoan hơn Đảng thiểu số và tham nhủng).
C. Các Chánh phủ dân cử bị chế tài bởi sự thất cử.
Hy lạp, cũng như các quốc gia thành viên, Liên hiệp Âu châu, là một nước xã hội chủ nghĩa thứ thiệt. Tại đó, Nhà Nước, nhờ phương tiện thuế, nhất là với thuế lợi tức lũy tiến, để nhờ hộ có lợi tức cao tương trợ người kém may mắn hơn. Tại các trường công lập, học sinh nghèo giàu đều được hưởng sự giáo dục và các phương tiện học tập như nhau. Phụ huynh có tự do chọn trường tư có hợp đồng với bộ Giáo dục và học phí trả tỷ lệ thuận với số tiền ghi trong tờ khai thuế lợi tức. Vì Hiến pháp buộc các công dân trẻ phải đi học đêán 16 tuổi, chính phủ các nước Liên hiệp Âu châu phải bảo đảm các bạn trẻ này có nơi học miễn phí. Về chi phí y tế, trích đóng quỹ bệnh theo bách phân trên lương, người có lương cao phải nộp nhiều hơn. Chẳng may bị bệnh hay gặp tai nạn, mọi người được chửa trị như nhau. Tại Việt Nam, thế nào ? Kẻ cầm quyền Việt cộng biết mình bòn rút công quỹ nhưng cứ làm và người dân cũng biết nhưng đành cam chịu.
Từ khi các sôÙ liệu tài chính công bị sửa đổi, trước năm 2009, đã gây nên khủng hoảng, các chính phủ hữu phái (Tân Dân chủ, Néa Dimokratía) và tả phái (Xã hội, PASOK) thay phiên nhau cầm quyền để thương lượng với các chủ nợ về các số tiền nợ và các biện pháp kiệm ước phải áp dụng để bảo đảm sự hoàn trái đúng hạn. Các biện pháp này đã làm gia tăng số người thất nghiệp (25,8% số người dân trong tuổi lao động không có việc làm), lương tối thiểu chỉ còn 580 euro (so với 1.133 euro tại Pháp, sau khi trừ phần góp các quỹ an ninh xã hội), lương trung bình tại các xí nghiệp tư bị giảm 20% (từ năm 2009, hiện là 817 euro). Người dân rất bất mãn khi thấy lợi tức mình ngày càng giảm để dành tiền đó thanh toán vốn nợ và tiền lời đáo hạn. Do đó, người dân Hy lạp, trước nổi ‘nhục quốc thể’, không cam chịu, đã từ những hiệp hội dân sự để tương trợ lẫn nhau trong cơn túng thiếu tiến dần tới sự hình thành cùng là cảm tình viên đảng Liên minh Cánh tả Cấp tiến (SYRIZA, Coalition of the Radical Left, tiếng Anh và Coalition de la gauche radicale, tiếng Pháp). Đảng bao gồm 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam và đệ tứ đến các phần tử ‘Mao-ít’ (tức theo Mao Trạch Đông, Trung cộng), nhưng biết tôn trọng trò chơi Dân chủ. Họ theo đuổi bốn chủ trương : 1. Hoản hạn trả nợ ; 2. Muốn được cứu trợ thêm ; 3. Tăng chi cho hưu bổng ; 4. Vẫn ở trong khu vực Euro.
Tham gia bầu cử Quốc hội ngày 12.06.2012, Syriza về nhì với 27% số phiếu hợp lệ, sau Tân Dân chủ được 29,8%, chiếm 71 ghế. Trong cuộc tuyển cử Nghị viện Âu châu ngày 25.05.214, đảng này về đầu với 26,5%, trước Tân Dân chủ 22,7%. Chuyện phải đến đã đến trong nước Hy lạp dân chủ, cử tri tự do bầu chọn dân biểu để ủy nhiệm quyền Lập pháp, nhân cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội ngày 25.01.2015. Kết quả, Syriza về đầu với 36,34% số phiếu hợp lệ và chiếm 149 ghế dân biểu (đảng Tân Dân chủ xuất nhiệm được 27,81%, với 79 ghế. Quốc hội có 300 dân biểu và đa số tuyệt đối là 151 [(300/2)+1]. Do thiếu 2, đảng này phải tìm hậu thuẩn nơi đảng Hy lạp độc lập (Grecs indépendants, hữu phái chống các biện pháp kiệm ước) thu 4,75% số phiếu với 13 dân biểu. Đổi lại, đảng này được tham chính với chính phủ Tsípras.
Ông Aléxis Tsípras, sinh ngày 28.07.1947 tại Athens (thủ đô Hy lạp), tốt nghiệp kỹ sư dân sự Đại học kỹ thuật quốc gia Athens năm 2000 và nghiên cứu hậu đại học tại Trường kiến trúc NTUA. Sau đó, ông hành nghề với vai trò kỹ sư công nghiệp xây dựng và đạ viết những nghiên cứu và dự án với chủ đề về thủ đô Athens. Ông mhậm chức Thủ tướng ngày 26.01.2015 và thành lập Nội các ‘chống khắc khổ’ mà thành phần, được công bố ngày 27.01.2015, chỉ có 13 bộ trưởng thay vì 19 trước đó. Ông là Thủ tướng trẻ nhất Hy lạp từ 150 năm nay và là người chủ trương đi ngược với đường lối chính thống ‘tăng thu giảm chi’, cân bằng ngân sách hiện nay. Chính sách ‘kiệm ước’ này do ba định chế tài chính quốc tế và Liên hiệp Âu châu áp đặt mà đại đa số người dân Hy lạp coi như một liều ‘thuốc đắng’ vừa thiếu hiệu quả vừa là một sự sỉ nhục cho Đất Nước sau 9 đợt cải cách. Có thể chỉ Giáo Hội Chính thống có tài sản khổng lồ và giới thương thuyền được ưu đãi về thuế vụ.
D. Chính phủ cần sự tín nhiệm của Quốc hội.
Do không đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử ngày 25.01.2015, Syriza phải liên kết với đảng Hy lạp độc lập để chánh phủ Tsípras có thể hội đủ số 162 dân biểu ước muốn. Để chứng minh sự đa số này với quốc dân và quốc têá, nhất là đối với các chủ nợ, Thủ tướng Alexis Tsipras đã yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Ngày 10.02.2015, trước Quốc hội, ông trình bày chương trình hành động ‘nhẹ nhàng’ hơn khi tranh cử, tuy mục đích chính không thay đổi. Thật vậy, trước hai thành phần cử tri khác nhau, người ta cần phải dùng những ngôn ngữ khác nhau. Với quốc dân, những nạn nhân thật sự tận xương tủy của chính sách ‘thắt lưng, buộc bụng’, trong khi, tại Quốc hội, chỉ nói trước các vị đồng viện, chỉ là những đại diện của quốc dân và rất biết ‘jeu’ (vai trò của nhau tại Quốc hội) của nhau giữa đa số và đối lập. Kết quả biểu quyết : chánh phủ Tsipras đã được Quốc hội tín nhiệm với số phiếu 162 thuận, 137 chống và 1 trắng.
III. ĐỐI THOẠI TRONG XÂY DỰNG.
Trong một nước Hy lạp dân chủ, được sự trao quyền từ đa số cử tri, chính phủ Tsípras đầy đủ chính danh để đối thoại với chủ nợ và các cấp lãnh đạo Liên hiệp Âu châu đem lại cho đồng bào một đời sống bớt khổ hơn, đè nặng bởi các biện pháp kiệm ước. Trường hợp hiếm có là chính phủ nước vay nợ yêu cầu các chủ nợ đồng thuận những điều kiện theo ý muốn của người dân Hy lạp.
Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không đi vào chi tiết các khoản nợ mà Hy lạp đã vay để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công cũng như các biện pháp khắc khổ mà người dân phải gánh chịu mà chỉ đề cập đến các thể thức để người dân, chủ đất nước, trao quyền cho những vị dân cử hay biện pháp mà nhà cầm quyền hỏi ý dân. Đây là những hình thức dân chủ vắng bóng tại Việt Nam, nơi đảng độc tài và tham nhủng đang thanh toán nhau để dành quyền. Những lãnh đạo tôn giáo và chuyên môn, dù lên án cơ chế ‘xin – cho’, nhưng vẫn dùng để tranh chức với nhau. Chủ trương ‘đối thoại, không đối đầu’ cũng chỉ là vâng lệnh mà thôi.
A. Thanh toán nợ đáo hạn 1,6 tỷ và nhận khoản tín dụng 7,2 tỷ euro.
Do công quỹ trống rỗng nhưng phải thanh toán 300 triệu euro nợ đáo hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước ngày 05.06.2015, ngày 01.06.2015, chính phủ Hy lạp đã trình ba chủ nợ một kế hoạch cải tổ ‘đầy đủ và thực tế’để đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tài chính và xã hội. Liên hiệp Âu châu đánh giá đề nghị này đã ‘có những tiến bộ quan trọng’ nhưng đôi bên còn phải giải quyết nhiều bất đồng trước khi đạt đến đích. Sau đó, tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời Tổng thống Pháp, François Hollande, giám đốc IMF, Christine Lagarde và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Junker để bàn về hồ sơ Hy lạp. Có thể nói đây là cơ hội cuối cùng để họ quyết định tháo khoán phần chót cho Athens khoản tín dụng 7,2 tỷ euro, vốn bị trì hoãn từ tháng 02.2015. Ngoài ra, Athens cũng xin triển hạn trả số tiền 300 triệu euro vào ngày 30.06.2015, cùng với số tiền đáo hạn ngày đó là 1,6 tỷ. Nếu đến ngày đó, Hy lạp không thanh toán được nợ, nước này có thể bị coi như rơi vào tình trạng vỡ nợ và phải rời khỏi khu vực đồng Euro. Đây là một thãm họa chẳng những cho Hy lạp mà còn cho cả Liên hiệp Âu châu.
B. Hy lạp phải rời khỏi khu vực đồng Euro ?
Nếu Hy lạp phải rời khỏi khu vực đồng Euro vì không còn khả năng trả nợ thì thật nguy hiễm vì, từ năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra tại Âu châu, các ngân hàng Đức và Pháp đã cho Tây ban nha, Hy lạp, Bồ đào nha, Ái nhĩ lan... vay tổng cộng 410 tỷ euro có khả năng trở thành ‘nợ khó đòi’. Từ nhiều năm qua, nước Pháp chỉ thực hiện mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm qua, thậm chí chỉ là 0% và ngân sách thâm hụt ngày càng cao. Chỉ còn Đức là đầu tàu duy nhất để kéo cả khu vực euro.
Việc Hy lạp rời khu euro, rồi Liên hiệp Âu châu (thường gọi là Grexit, chữ ghép của Grece ‘Hy lạp’ và Exit ‘thoát’) sẽ tạo một tiền lệ xấu cho những quốc gia khác trong khu vực này. Ý tưởng dùng chống kiệm ước đưa đến ước muốn thoát khỏi Liên hiệp Âu châu đã phát sinh tại Tây ban nha, Bồ đào nha và có thể lan tới Pháp, Ý. Nếu mỗi khi ‘không trả nợ, khai trừ’ thì sớm dẫn Liên hiệp Âu châu đến sự sụp đổ. Đó là lý do tại các thành viên Liên hiệp vẫn phải kiên trì thương thảo những đề nghị từ chính phủ Tsípras. Về phần Hy lạp, nếu không đạt được đồng thuận với các chủ nợ thì phải tuyên bố vỡ nợ ngày 30.06.2015 mà hậu quả tai hại sẽ đầu tiên đến với 12 triệu dân Hy lạp. Do sợ chính phủ đem tiền đi trả nợ, họ đã rút tiền ký gửi tại ngân hàng, tuy trong trật tự, nhưng là một điều không bình thường. Chính phủ đã phải đóng cửa ngân hàng và hạn chế số tiền rút trong ngày là 60 euro.
Trong khi Hy lạp chưa bị coi là mất khả năng thanh toán, Thủ tướng Alexis Tsipras đã phải hành động nước rút để trình với các chủ nợ chương trình cải tổ, để được giải ngân 7,2 tỷ euro, vừa có tiền hầu thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ euro cho IMF vừa đủ để mở cửa lại các ngân hàng. Ngoài ra, việc vỡ nợ không phải điều kiện pháp lý để buộc một quốc gia thành viên phải rời khỏi khu vực euro hay Liên hiệp Âu châu, nếu không có ý kiến của người dân nước đó. Hãy nhớ đây là những quốc gia dân chủ…
Để chuẩn bị cho phiên họp thượng đỉnh bất thường các nước trong khu vực euro tối ngày 22.06.2015 tại Bruxelles, được xem như hồi cuối cuộc giằng co giữa Hy lạp và các chủ nợ, Thủ tướng Tsípras đã triệu tập phiên họp nội các để tìm ra những giải pháp chung. Tại phiên họp, Hy lạp vẫn không nhượng bộ về vấn đề hưu bổng và lương người lao động, nhưng đồng ý nhanh chóng cải tổ về hệ thống thuế khóa, cách riêng thuế đánh vào các doanh nghiệp có thu nhập cao và, có thể, Giáo Hội Chính thống và Thuế trị giá gia tăng.
C. Trưng cầu dân ý.
Để hỏi ý kiến người dân, người được đồng bào ủy quyền dùng một trong hai thể thức : Biểu quyết bởi Quốc hội hay Trưng cầu dân ý (trực tiếp từng cử tri, nhưng khá tốn kém).
Để giải thích về quyết định tổ chức Trưng cầu dân ý ngày 05.07.2015, Thủ tướng Tsipras nói các đề xuất của các chủ nợ giống như là một ‘yêu cầu lần chót mang tính phỉ báng’ và kêu gọi cử tri cùng mạnh mẽ nói ‘không’ để tăng sức nặng cho vị thế của Hy Lạp. Ông nói chính phủ muốn ‘tiếp tục ở lại trong khuôn khổ châu Âu, nhưng với điều kiện phải ‘có thêm sự công bằng’. Kết quả, 61% cử tri đã trả lời ‘không’ với các đề nghị của các chủ nợ.
Tuy nhiên, với kế hoạch đạt được với các chủ nợ ngày 13.07.2015 tại Bruxelles đòi Hy lạp tăng thuế Trị giá gia tăng, cải tổ hệ thống hưu bổng, luật lao động, ngân hàng … trong một thời gian ngắn. Phê bình kế hoạch, ông Tsípras nhìn nhận : « Đây không phải là một thỏa thuận tốt đối với Hy lạp nhưng Athens không có sự chọn lựa nào khác ». Đêm 15 rạng sáng ngày 16.07.2015, Quốc hội thông qua một loạt các biện pháp khắc khổ này với 229 phiếu thuận, 64 chống và 6 dân biểu vắng mặt. Để đổi lại, Hy lạp hy vọng được cấp thêm cho một chương trình hỗ trợ thứ ba, khoảng từ 82 đến 85 tỷ euro trong 5 năm. Ngoài ra, BCE loan báo nâng mức hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy lạp từ đầu tháng 6/2015 lên thành 90 tỷ euro một tuần. Đây là tin vui đối với người dân Hy lạp sau hơn hai tuần các ngân hàng tạm đóng cửa. Ngoài ra, Thống đốc BCE đề nghị : quốc tế cần xóa bớt nợ cho Hy lạp.
Hà Minh Thảo
Văn Hóa
Cảm xúc hành hương miền Đất Thánh (tiếp theo và hết)
Lm . Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
09:52 04/08/2015
Cảm xúc hành hương miền Đất Thánh
GIÊRUSALEM
Bài hát "Tôi mừng vui mỗi khi nghe nhủ rằng nào ta tiến lên Đền thờ Thiên Chúa. Đây Gia-liêm ta dừng chân ngắm cửa tiền đường, ôi thành thánh vinh quang" đã đưa chúng tôi tới vị trí đối diện Đền thờ Giêrusalem, từ đây có thể nhìn ngắm toàn cảnh thành thánh Giêrusalem. Nhìn thấy thửa ruộng gọi là Haseldama nghĩa là ruộng máu, thửa ruộng tậu được do tiền bán Chúa của Giuda. Cho đến bây giờ thửa ruộng vẫn chỉ có cỏ dại hoang vu, không ai dám động tới thửa ruộng này. Nhìn ngắm Đền thờ từ khung cảnh này, ai cũng nhớ lời Chúa Giêsu dạy các Tông đồ khi Chúa ngồi đối diện với Đền thờ: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào "( Lc 21,6).
Chính nơi đây đã hình thành một Đền thờ với nhiều hành lang và góc cạnh đủ gắn kinh Lạy Cha trên 147 bảng đá, mỗi bảng một thứ tiếng khác nhau, trong đó có bảng bằng tiếng Việt Nam được gắn từ thời Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi.Ý nghĩa lớn nhất là tảng đá ghi sự kiện Chúa Giêsu ngồi dạy các Tông đồ đọc kinh Lạy Cha. Tảng đá lớn trở nên nhẵn bóng vì lòng tôn kính của tín hữu toàn thế giới hàng ngày về đây hôn kính.
CUỘC THĂM VIẾNG LỊCH SỬ
Nếu ở Galilêa có Vương cung Thánh đường Truyền Tin, thì ở Giudêa có Đền thờ Đức Mẹ Thăm Viếng bà thánh Elisabeth. Sự liên đới của Đức Mẹ giữa hai miền Nam Bắc là những sự kiện quan trọng khởi đầu cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Trong thánh lễ đồng tế tại Đền thờ thăm viếng này, Cha Phêrô Nguyễn Văn Phước được ơn Chúa soi sáng đã gọi cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc cung nghinh Thánh Thể đầu tiên từ Nazareth tới miền Giudêa và theo ngài nhận định thì phải mất cả tháng cho cuộc cung nghinh này. Ở một góc sân đền thờ, một pho tượng đôi được dựng lên mà chỉ có ở đây mới có. Đó là cặp đôi đều mang thai đang tư thế chào nhau. Chưa cần nhìn mặt, chỉ cần nhìn vóc dáng một người mang thai 6 tháng với một người mới mang thai đã đủ nhận ra ai là Đức Mẹ, ai là bà Elisabeth.
CÁNH ĐỒNG BETHLEHEM
Sau chín tháng với hai lần đi từ Bắc xuống Nam hành trình hàng trăm cây số vất vả, "Đức Maria đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa"(Lc 2,6). Lời loan báo Tin Mừng đầu tiên đã diễn ra nơi cánh đồng Betlehem còn gọi là Cánh Đồng Chiên. Nơi đây Thiên Thần đã báo tin cho các mục đồng chăn chiên: "Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa"( Lc 2,10-13). Khi nghe nói cánh đồng chiên, chúng tôi hình dung một khoảng không gian rộng lớn, nhưng thực ra cánh đồng chỉ còn một khoảng nhỏ đang được khoa khảo cổ khai quật, phần rộng rãi còn lại là sườn đồi trải rộng, điểm cao là đền thờ các mục đồng. Một cách bài trí rất đặc thù là dưới bàn thờ có bốn mục đồng quỳ gối, hai tay giơ theo tư thế thờ lạy. Giảng đài phủ một bức tranh vẽ hình thiên thần đang báo tin cho mục đồng. Khung cảnh đơn sơ nhưng toát lên một sự kiện linh thiêng và gắn liền với lịch sử cứu độ.
Khi các mục đồng tới nơi, "Họ thấy một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ"( Lc 2,7). Ngày nay hang đá ấy đã được bao trùm bằng một Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh. Nhà thờ đầu tiên do Hoàng Đế Constantine và mẹ của Hoàng đế là nữ hoàng Hêlêna xây dựng vào thế kỷ thứ IV, được bổ sung tinh vi hơn vào thế kỷ VI do hoàng đế Justinnian. Khi người Ba Tư xâm lăng vào thế kỷ VII, họ phá hủy tất cả các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhưng nhà thờ Giáng Sinh vẫn được giữ nguyên, kể cả qua sự cướp phá sau Thập Tự Chinh, nhà thờ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như khẳng định một ơn lạ. Đoàn hành hương chúng tôi được hướng dẫn đi theo bậc đá dẫn sâu xuống phía sau Bàn thờ, xuống tới một hốc đá lõm vào và có một điểm đánh dấu bằng một ngôi sao gồm 14 cánh bạc được khắc họa bằng những chữ La tinh, tạm dịch:"Tại đây Chúa Giêsu Kitô, con của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã chào đời". Lần lượt từng người sấp mình xuống gầm bàn thờ, hôn kính điểm trung tâm của ngôi sao đánh dấu máng cỏ năm xưa. Đó cũng là trung tâm của lịch sử chia thời gian thành trước công nguyên và sau công nguyên. Là trung tâm của lịch sử ơn cứu độ và giờ đây, trước mắt chúng tôi là trung tâm của Lòng Chúa Thương Xót. Chúng tôi bắt đầu cảm nhận từ giờ phút này, trên mỗi một thánh địa, Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc hành hương của chúng tôi, như chính Người vẫn tái Nhập Thể và lớn lên mỗi ngày trong đời sống của mỗi người.
BỨC TƯỜNG THAN KHÓC
Thánh Kinh thuật lại năm lên mười hai tuổi, Chúa Giêsu đã lên Giêrusalem cùng cha mẹ và ở lại trong đền thờ để "Lo việc của Thiên Chúa Cha"(x. Lc 2,49). Đền thờ này đã bị tàn phá vào năm 70, đúng như lời Chúa Giêsu đã báo trước. Hiện chỉ còn một bức tường than khóc. Ai đến đây thăm cũng đều phải qua cửa an ninh và nhận miễn phí một mũ Do Thái màu trắng. Liên tục những nhóm người Do Thái về đây đọc kinh cầu nguyện. Tư thế gật đầu theo nhịp càng tạo cơ sở cho người ta gọi đây là bức tường than khóc.Gọi là bức tường, nhưng độ cao bằng tường nhà hai tầng và còn được cơi nới bằng tường nhà ba tầng tại Việt Nam. Bức tường không chỉ là dấu vết lịch sử 2000 năm tồn tại, mà còn cho thế giới về đây biết về sinh hoạt tôn giáo của người Do Thái.
Chúng tôi ra về mà lòng cứ chạnh thương những người Do Thái giáo, không biết họ còn sống mùa vọng tới bao giờ và một câu hỏi của tín đồ trẻ Do Thái đặt ra cho vị Thượng Tế bỗng vang âm trong tôi. Chàng trẻ Do Thái ấy đã hỏi rằng: Liệu khi đấng Cứu Thế tới có bằng được ông Giêsu không?
SÔNG JORDAN
Thời kỳ ẩn dật của Chúa Giêsu kéo dài tới ba mươi năm. Sau cuộc nhịn chay bốn mươi đêm ngày trong hoang địa và cuộc chiến thắng Satan cám dỗ, Chúa Giêsu tới dòng sông Jordan chịu phép Rửa của Gioan Tẩy giả. Dòng sông Jordan bắt nguồn từ cực Bắc Israel xuyên qua biển hồ Galilê rồi nối liền biển hồ Galilê với Biển Chết và trở thành nguồn nước chính cung cấp nước cho Biển Chết. Nơi chúng tôi được tới hành hương thuộc về chủ quyền của Israel, xuôi dòng khoảng vài chục mét nữa là đập ngăn biên giới giữa Israel với Jordani, dòng sông bên Israel được xử lý rất trong khi chảy về Jordani thì trở lại đục nguyên thủy. Theo các nhà khảo cổ thì đoạn sông Chúa Giêsu xuống chịu phép Rửa bởi Gioan thuộc về bên Jordani, tuy nhiên cùng một dòng sông nên khách hành hương Đất Thánh xuống trầm mình bên Israel. Người không trầm mình thì cũng lội xuống và rửa mặt. Ngạc nhiên cho đoàn chúng tôi là người lội xuống sâu nhất lại là cha già Giuse Phạm Văn Chỉnh 72 tuổi, vừa từ Cần Thơ nhập về giáo phận Bùi Chu. Trong dông nước trong và mát lạnh, mỗi người đều cảm xúc vì như được động chạm tới Chúa Giêsu dưới dòng nước đã được Chúa thánh hoá.
BIỂN CHẾT
Xuôi dòng Jordan ta đến với Biển Chết, biển duy nhất trên hành tinh không có một sinh vật nào sống nổi, vì nồng độ muối mặn tính trung bình là gấp 35 lần biển thường. Biển chết dài 76km, chỗ rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình là 120m. Bề mặt biển Chết nằm dưới mặt nước biển tới 420m. Du khách về đây mà không tắm biển chết thì kể như mất nửa hành trình.Bạn hãy nhẹ nhàng xuống biển, chú ý đừng để nước tung toé lên mặt. Mắt bạn cần được giữ gìn đừng để dù chỉ một giọt bắn vào mắt. Nồng độ biển mặn tới mức người bạn không thể chìm nổi. Bạn khẽ thả người xuống biển, biển nâng bạn bồng bềnh như nằm trên nệm giường, bạn có thể khoanh hai tay dưới gáy như người gối đầu, chân duỗi dài trên mặt nước, mắt ngắm bầu trời cao, thậm chí bạn có thể cao hứng nằm dưới biển đọc báo! Một bà mẹ trẻ cho con xuống tắm và để đứa trẻ đáng yêu ngồi giữa hai bàn chân của mẹ, cả hai mẹ con bồng bềnh trôi, quả là thú vị. Chỉ duy ở Biển Chết bạn mới thấy trạng thái tắm biển như vậy. Bạn còn quan sát thấy ai cũng lấy bùn sát lên mặt, lên người. Bạn lý giải là họ tránh ánh nắng của mặt trời, đó chỉ là một phần đúng. Bùn ở đây chứa đầy khoáng chất. Người trát bùn xong sau giờ tắm biển và xả nước ngọt xong sẽ thấy da trở nên mịn màng như một em bé. Nếu được chăm sóc kỹ hơn thì nước biển ở đây còn chữa bạn lành các bệnh ngoài da. Cũng do nước và bùn có nhiều khoáng chất như vậy nên nền khoa học tân tiến không ngừng khai thác và chế biến sản phẩm, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp. Bạn cũng nên chú ý một chi tiết nhỏ, đó là phải đi dép tới tận mép nước biển, vì dưới thời tiết nắng nóng, nước và cát mặn ở đây đều trở thành muối rang. Bạn sẽ phỏng chân và ít khả năng nên được tới bờ nếu đi bằng chân không!
HANG THÁNH GIÊRONIMO
Miền Đất Thánh thấm đẫm dấu chân Chúa đã đi qua, những thánh tích, những thánh địa, những sự kiện lịch sử cứu độ... Cần phải như thánh Giêronimo rời hẳn đến ở Belem không chỉ để cảm nghiệm, nhưng để sống, để đồng hoá và được Chúa thánh hoá mới phần nào hiểu được dòng kết luận của Tin Mừng Gioan:"Nếu ghi lại tất cả mọi sự, sợ thế giới này không đủ chứa sách viết ra"(Ga 21,25). Thánh Tiến sĩ Giêronimo đã là một chứng nhân cho điều này.
Chúng tôi có cảm tưởng đi xuống hang động hơn gọi là thăm nơi ở của thánh Giêronimo. Sự khó nghèo và lòng yêu mến hoà quyện được toát lên trong khung cảnh linh thiêng này.
HỒ BETHESTHA
Suốt ba năm giảng dạy, Chúa Giêsu "Chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36). Chúa dành ưu tiên cho việc Loan báo Tin Mừng cứu độ. Tuy nhiên, vì lòng thương xót của Chúa, Chúa từng bị dân chúng bao vây để xin ơn chữa lành. Có nhiều lần Chúa tự ý dừng lại để tỏ lòng thương xót. Một trong những điểm dừng ấy là hồ Bethestha, còn gọi là hồ chiên. Nơi đây Chúa đã chữa lành một người bại liệt đã 38 năm. Không ai giúp đỡ anh khi Thần Khí đánh động nước. Chỉ có một người đã giúp đỡ anh, đó là chính Chúa Giêsu. Ngài giúp đỡ tận căn, nghĩa là chữa anh khỏi bệnh và bảo anh vác chõng mà về. Năm hành lang vẫn còn đây, chia thành từng tầng theo hình xoáy trôn ốc. Đáy hồ hiện vẫn còn nước. Mạch nước mát lạnh ở vùng trũng nhất. Người ta còn giữ được nhờ những bậc thang sâu xuống lòng đất.
NGÔI MỘ LAZARO
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania ở ngoại ô Giêrusalem, phía Đông của Vườn Cây Dầu. Gia đình Martha và Maria đang đau đớn vì người em là Lazaro vừa chết. Chính tại ngôi mộ mà hôm nay chúng tôi đến viếng thăm, là nơi Chúa Giêsu đã đứng trước cửa mộ và truyền lớn tiếng: "Lazaro hãy ra đây"( Ga 14,6). Và một phép lạ kép đã diễn ra, Lazaro sống lại ra khỏi mộ, chân tay vẫn còn trói nguyên bởi những khăn liệm xác. Ngôi mộ còn đây, với những bậc thang khoét sâu vào lòng đất thông qua phòng chôn cất và dẫn vào cửa mộ. Khách hành hương không chỉ đứng ngoài nhìn nhưng là vào trong, đúng hơn là chui vào trong. Họ chứng kiến một ngôi mộ cổ, lạnh lẽo của lòng đất sâu, im lặng của vĩnh cửu, đêm đen của đời đời. Bạn muốn ở lại đây không?Một sự kiện, một địa danh thánh nhưng nhất là một sự thật ghi dấu ấn của Đấng đã tuyên bố: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống"().
CĂN NHÀ TIỆC LY
Căn nhà Tiệc ly là khởi đầu cho chặng đường thương khó của Chúa Giêsu. Nơi đây những cử chỉ yêu thương Chúa rửa chân cho các môn đệ, Chúa lập Bí tích Thánh Thể và truyền chức thánh, những lời tâm huyết căn dặn tông đồ lần cuối, những lời nguyện hiến tế lên Chúa Cha, những lời tiên tri, những lệnh truyền yêu thương... Tất cả như một luồng sáng từ quá khứ tràn ngập vào tâm trí chúng tôi. Chúng tôi đang ở giữa căn nhà lịch sử cứu độ này, dù thời gian đã qua và không gian có thể có phần biến đổi, nhưng biến cố lớn lao của lịch sử cứu độ là một sự thật đang hiển hiện trước mắt chúng tôi.
VƯỜN CÂY DẦU
Từ căn nhà Tiệc ly, nơi "Tâm hồn thầy xao xuyến" (Ga 12,27) Chúa Giêsu đi vào vườn Giêtsimani, còn gọi là Vườn Cây Dầu. Khoảng không gian ngày nay chắc chắn đã bị thu hẹp lại, các cây oliu được trồng lại qua nhiều thế hệ, nhưng còn một gốc cây ngàn năm có thể đồng thời với Chúa Giêsu. Ai cũng cảm động khi bước tới vườn Cây Dầu. Tôi chỉ ước ao ngắt được một cành lá oliu về ép plastic gửi tặng mọi người nhưng không thể được, một hàng rào chắn vây quanh không để những ai ích kỷ như tôi thực hiện được ý định.
Vào trong nhà thờ Giêtsimali, còn gọi là Nhà thờ Các Dân Tộc. Tảng đá lớn nơi Chúa quỳ cầu nguyện hấp hối được định vị giữa gian Cung Thánh. Đoàn hành hương vốn truyền thống Việt Nam giàu tình cảm, chẳng ai bảo ai đều quỳ sát đất hôn tảng đá nhắc nhớ sự kiện lịch sử Chúa đã cầu nguyện hấp hối nơi đây.Trước khi rời vườn Giêtsimali, đoàn quy tụ dưới bóng cây oliu có ghi dòng chữ kỷ niệm Đức Thánh Cha Phaolo VI viếng thăm ngày 6/1/1964.
DINH CAIPHA
Đêm lịch sử ấy đã diễn ra biết bao sự kiện quan trọng. Dinh Caipha đánh dấu một Hội Đồng Cộng Toạ Do Thái đã nhóm họp khẩn cấp vào ban đêm và đưa ra một phán quyết bất hợp pháp khép tội chết cho Chúa Giêsu. Một nhà thờ được xây dựng mang tên Nhà thờ thánh Phêrô hay còn gọi là Nhà thờ Con gà vì nhắc nhớ sự kiện thánh Phêrô đã hiện thực Lời Chúa báo trước: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần." (Mc 14,30).
Địa danh chồng chất địa danh, sự kiện nối tiếp sự kiện. Nơi đây còn một hố lớn tương tự như giếng cạn, tương truyền Chúa Giêsu bị trói và thả xuống nơi tù giam này. Sự kiện này không có trong các Tin Mừng nhưng vẫn được các khách hành hương tôn kính.
Câu nói của Caipha: "Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt"(Ga 11,50), thể hiện một tinh thần bạc nhược của kẻ mất nước, sợ người Rôma nghi ngờ và hủy diệt Do Thái. Nhưng Thiên Chúa biến sự dữ ra sự lành, theo thánh sử Gioan thì lời của Caipha đã trở thành lời tiên tri báo trước Chúa Giêsu chết cho toàn thể nhân loại.Vì là đất nước bị trị nên dù là vua, Hêrodê cũng chỉ là bù nhìn, ông không có quyền kết án tử hình. Đó là lý do khiến người Do Thái phải lụy phục quan toàn quyền Phongxiô Philatô. Từ nhà Caipha tới dinh Philatô không xa, đoàn đi bộ khoảng một vài trăm mét. Đó cũng chính là khởi đầu chặng đường Thánh Giá - Nơi thứ nhất quan Philatô luận án Đức Chúa Giêsu.
CHẶNG ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
Chặng đường Thánh Giá còn gọi là Via Dolosa nằm ở phía Tây Bắc thành cổ Giêrusalem. Giêrusalem là trung tâm của thánh địa hiểu cả về địa lý và tinh thần. Thành cổ chia thành bốn khu vực:
-Khu vực của Armenia bao gồm Giáo Hội Armenia
-Khu vực Kito giáo gồm Công Giáo Roma và Chính Thống Giáo Hy Lạp
-Khu vực Do Thái giáo
- Khu vực Hồi Giáo
Đường Thánh Giá này nằm trong khu Kitô giáo, dẫn đến Đại Thánh đường Mộ Thánh. Từ nơi thứ Mười đến nơi thứ Mười Bốn nằm gọn trong Thánh Đường. Chín nơi còn lại khởi đi từ dình Philatô qua một nguyện đường do các cha dòng Phanxicô xây dựng trong khu quản lý của các ngài, rồi theo Vỉa Dolosa đến cổng thành Giêrusalem. Như vậy bốn chặng đàng Thánh Giá cuối cùng ở ngoài thành cổ Giêrusalem. Điều này nhắc ta nhớ đến dụ ngôn những người tá điền hung ác, vì tham danh lợi đã lôi người con thừa tự của ông chủ ra khỏi vườn nho và giết chết cậu. (x. Mt 21,33-39)
Suốt chặng đường Thánh Giá từ nơi thứ Ba tới nơi thứ Chín, hai bên đường đầy những shoping, người ta vẫn nhiễm căn bệnh từ thời Chúa Giêsu đã cảnh báo:"Đừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán"(Ga 2,16).
Chúng tôi thuê một cây Thánh giá hết 50$ để đoàn hành hương được cảm nghiệm chặng đường Chúa đã vác Thánh Giá năm xưa. Ai cũng cảm xúc được vác Thánh Giá trên chặng đường mà chính Chúa Giêsu đã đi qua. Những người Công Giáo dọc đường gặp đoàn vác Thánh Giá đi tới, có người làm dấu Thánh Giá, có người đứng nghiêm hiệp thông, nhưng cũng không thiếu những người thấy lạ thì chụp ảnh. Phần đông dửng dưng vô cảm đúng như từ ngữ Đức Thánh Cha Phanxico đã nhận định về thế giới hiện đại.
Sự xúc động chỉ thực sự đến với chúng tôi khi qua cổng thành tiến về Đại thánh đường Mộ Thánh. “ Khi đến nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: "Người này là Giê-su, vua dân Do-thái."(Mt 27,33-37). Tất cả sự kiện trên đều diễn ra ở Núi Sọ, ngày nay được bao trùm trong Đại Thánh Đường Mộ Thánh. Từng dòng người xếp hàng đi xuống những bậc thang sâu và xúc động chạm vào khối đá mà truyền thống cho đây là chính khối đá đã dựng Thánh giá lên, trên đó Chúa Giêsu đã sinh thì trên Thánh giá (Mc 15,37; Lc 23,46). Khối đá này dành tôn kính nơi thứ Mười Hai. Kế đó là một bức tranh khảm lớn dọc bức tường Nhà thờ họa lại cuộc thương khó của Chúa từ lúc Chúa bị đóng đinh đến lúc Chúa chịu chết và mai táng trong mộ. Ngay phía dưới bức tranh lớn, người ta đặt viên đá mà truyền thống vẫn cho rằng đây là viên đá đã đặt xác Chúa khi tẩm liệm. Chúng tôi xúc động hình dung khung cảnh một buổi chiều lịch sử, tại chính nơi đây, đỉnh đồi sọ, không có bóng dáng của ngôi nhà thờ này, Đức Mẹ đau đớn trong sự thánh thiện, nhận lại người con yêu được tháo xác xuống từ Thánh Giá. Xin Mẹ cho chúng con tâm tình của Mẹ để kính viếng Mộ Thánh hôm nay. Dòng người khắp thế giới đổ về, im lặng trong cảm xúc xếp hàng tiến vào Mộ Thánh. Nơi đây do Giáo Hội Chính Thống Giáo chủ quản. Sau hai tiếng đồng hồ xếp hàng theo dòng người, chúng tôi đến sát Mộ Thánh. Quan sát thấy mỗi lần vào viếng mộ, những người túc trực Chính Thống Giáo chỉ cho 3 người vào một lần. Chúng tôi đã nghĩ đoàn chúng tôi phải ít là chín lần chờ đợi nữa. Nhưng đúng là Đức Mẹ đã thương Việt Nam, người ta để cho cả đoàn hành hương chúng tôi nối tiếp vào một lúc. Phải cúi mình đi vào một hang động thấp, bên ngoài là viên đá lớn có lẽ là viên đá lấp cửa mộ. Sâu hơn vào bên trong, chúng tôi sấp mặt trên viên đá an táng Chúa. Chẳng ai phải suy nghĩ tìm hiểu về xuất xứ, không gian, thời gian của Mộ Thánh. Những tiếng nức nở bật lên. Một cảm nghiệm sâu lắng mà trong đời mỗi người chắc chỉ có một lần. Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chịu chết vì chúng con, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
CHAN HÒA SỨC SỐNG PHỤC SINH.
Hình ảnh Chúa Phục Sinh đã được hàm ẩn trong thiết kế của Đại Thánh Đường Mộ Thánh, đó là đỉnh Dome tròn thiết kế rực rỡ ánh sáng như đang đón chờ giờ Chúa từ trong cõi chết Phục Sinh đem lại sức sống mới cho toàn thế giới, mọi thời đại.Tuy chỉ cần ở nơi đây, người ta đã thấy hình ảnh Phục Sinh gắn liền thời khắc lịch sử cứu độ như vậy. Nhưng chúng tôi vẫn hành hương tới làng Emmaus, nơi hai môn đệ được đồng hành với "Người Bộ Hành Thứ Ba" để cảm nghiệm những tâm tình thiêng liêng về Chúa Phục Sinh. Một con đường nở hoa rực rỡ dẫn đến một ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ. Bên trong còn đơn sơ hơn. Tuy nhiên, một bức tranh hoạ hình ảnh Chúa đồng hành với hai môn đệ Emmaus đủ để nói lên tất cả.
Ngược lên phía Tây Bắc biển hồ Galilê, ta đến vùng Tabgha và gặp được ở đây câu chuyện lịch sử trong phụ trương của Tin Mừng Gioan. Ba lần Chúa hỏi Phêrô: "Này Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến thầy không?"(x. Ga 21, 15-17). Tin Mừng không xác định vị trí nên lòng tin truyền thống đã xác định một vị trí trên bờ biển hồ này, một vị trí trở nên linh thiêng và dễ suy niệm. Ngày nay một nhà thờ đã được xây dựng, đó là nhà thờ do các cha dòng Phanxicô xây mang tên Nhà thờ Tối Thượng Quyền thánh Phêrô. Vì Chúa đã trao cho Phêrô quyền chăn dắt đàn chiên của Chúa.
Rồi giây phút trọng đại của lịch sử cứu độ đã tới. Núi Olivete là điểm hẹn để các tông đồ được gặp Chúa trước khi Chúa về trời. Đỉnh núi ngày nay là một Đền thờ do Hồi giáo chủ quản. Nói là Đền thờ nhưng thực tế chỉ là một dome tròn bao trùm ngọn quả núi. Thời Thập Tự Chinh đã xây mái tròn trên và một bức tường bảo vệ bao quanh. Bên trong dome là cả một khối đá lớn đã trở nên sáng bóng do việc hôn kính của các tín hữu từ khắp thế giới hành hương về đây tôn kính dấu chân của Chúa thăng thiên.
CẢM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHÂN
Từ trên núi xuống, chúng tôi bồi hồi nghe vẳng lại Lời Chúa khẳng định với các Tông đồ:"Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này"(Lc 24, 47-48). Niềm cảm xúc dâng trào, chúng tôi có cảm tưởng Chúa nói lại Lời này cho từng người trong đoàn chúng tôi, và chúng tôi phải bắt đầu lại cho mình từ Giêrusalem này. Mỗi người bắt đầu đưa ra những cảm nghĩ. Người thì quyết tâm trở về hoán cải để yêu như Chúa yêu trong chính gia đình mình. Người thì nhờ học hỏi nơi Đất Thánh mà thấy Chúa hiện diện nơi chính những người anh chị em mình. Người thì cảm nghiệm nỗi đau thực tế của Chúa qua chặng đàng Thánh Giá, xin ơn chết với Chúa và cùng sống với Chúa. Có người được đánh động thốt lên:"Trăm nghe không bằng một thấy" về Đất Thánh như đi về quê nội, chỉ tiếc thời gian quá ít để cầu nguyện. Có người chia sẻ: Những địa danh Kinh Thánh ở nhà nghe cứ như trên trời, bây giờ thực tế đọc đến đâu thấy hiện lên đến đấy. Có người ví địa danh Kinh Thánh khi ở nhà với khi hành hương như hoa thật với hoa giả, từ nay phải là sống Kinh Thánh chứ không chỉ là học hỏi Kinh Thánh. Bao nhiêu là cảm nghiệm nhưng cũng bao nhiêu chướng ngại từ chính bản thân mình, vì thế gian và ma quỷ quấy phá. Cuối cùng tất cả mọi người hiểu ra rằng về Đất Thánh để hiểu rõ hơn Lời Chúa khẳng định: "Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế"(Mt 28,20). Một Thiên Chúa đã Nhập thể sống trong lịch sử nhân loại có không gian và thời gian rõ ràng, một Thiên Chúa đã để lại những sự kiện, những mốc điểm sống với thời gian và những điều đó vẫn luôn là sự thật đang sống động, vì "Chúa Kitô hôm qua cũng như hôm nay và mai mãi". Đất Thánh là khởi đầu cho một hành trình Đức Tin, và "Phúc cho những ai không thấy mà tin"( Ga 20,29). Tuy nhiên, nếu bạn khao khát "Trăm nghe không bằng một thấy” thì Đất Thánh vẫn luôn rộng mở chờ đón bạn.
Trong cuộc đời ngắn ngủi trần thế, bạn nên cố gắng một lần viếng thăm Đất Thánh. Một lần cho một đời và đời đời nhớ về một lần.
GIÊRUSALEM
Chính nơi đây đã hình thành một Đền thờ với nhiều hành lang và góc cạnh đủ gắn kinh Lạy Cha trên 147 bảng đá, mỗi bảng một thứ tiếng khác nhau, trong đó có bảng bằng tiếng Việt Nam được gắn từ thời Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi.Ý nghĩa lớn nhất là tảng đá ghi sự kiện Chúa Giêsu ngồi dạy các Tông đồ đọc kinh Lạy Cha. Tảng đá lớn trở nên nhẵn bóng vì lòng tôn kính của tín hữu toàn thế giới hàng ngày về đây hôn kính.
CUỘC THĂM VIẾNG LỊCH SỬ
Nếu ở Galilêa có Vương cung Thánh đường Truyền Tin, thì ở Giudêa có Đền thờ Đức Mẹ Thăm Viếng bà thánh Elisabeth. Sự liên đới của Đức Mẹ giữa hai miền Nam Bắc là những sự kiện quan trọng khởi đầu cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Trong thánh lễ đồng tế tại Đền thờ thăm viếng này, Cha Phêrô Nguyễn Văn Phước được ơn Chúa soi sáng đã gọi cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc cung nghinh Thánh Thể đầu tiên từ Nazareth tới miền Giudêa và theo ngài nhận định thì phải mất cả tháng cho cuộc cung nghinh này. Ở một góc sân đền thờ, một pho tượng đôi được dựng lên mà chỉ có ở đây mới có. Đó là cặp đôi đều mang thai đang tư thế chào nhau. Chưa cần nhìn mặt, chỉ cần nhìn vóc dáng một người mang thai 6 tháng với một người mới mang thai đã đủ nhận ra ai là Đức Mẹ, ai là bà Elisabeth.
CÁNH ĐỒNG BETHLEHEM
Khi các mục đồng tới nơi, "Họ thấy một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ"( Lc 2,7). Ngày nay hang đá ấy đã được bao trùm bằng một Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh. Nhà thờ đầu tiên do Hoàng Đế Constantine và mẹ của Hoàng đế là nữ hoàng Hêlêna xây dựng vào thế kỷ thứ IV, được bổ sung tinh vi hơn vào thế kỷ VI do hoàng đế Justinnian. Khi người Ba Tư xâm lăng vào thế kỷ VII, họ phá hủy tất cả các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhưng nhà thờ Giáng Sinh vẫn được giữ nguyên, kể cả qua sự cướp phá sau Thập Tự Chinh, nhà thờ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như khẳng định một ơn lạ. Đoàn hành hương chúng tôi được hướng dẫn đi theo bậc đá dẫn sâu xuống phía sau Bàn thờ, xuống tới một hốc đá lõm vào và có một điểm đánh dấu bằng một ngôi sao gồm 14 cánh bạc được khắc họa bằng những chữ La tinh, tạm dịch:"Tại đây Chúa Giêsu Kitô, con của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã chào đời". Lần lượt từng người sấp mình xuống gầm bàn thờ, hôn kính điểm trung tâm của ngôi sao đánh dấu máng cỏ năm xưa. Đó cũng là trung tâm của lịch sử chia thời gian thành trước công nguyên và sau công nguyên. Là trung tâm của lịch sử ơn cứu độ và giờ đây, trước mắt chúng tôi là trung tâm của Lòng Chúa Thương Xót. Chúng tôi bắt đầu cảm nhận từ giờ phút này, trên mỗi một thánh địa, Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc hành hương của chúng tôi, như chính Người vẫn tái Nhập Thể và lớn lên mỗi ngày trong đời sống của mỗi người.
BỨC TƯỜNG THAN KHÓC
Chúng tôi ra về mà lòng cứ chạnh thương những người Do Thái giáo, không biết họ còn sống mùa vọng tới bao giờ và một câu hỏi của tín đồ trẻ Do Thái đặt ra cho vị Thượng Tế bỗng vang âm trong tôi. Chàng trẻ Do Thái ấy đã hỏi rằng: Liệu khi đấng Cứu Thế tới có bằng được ông Giêsu không?
SÔNG JORDAN
Thời kỳ ẩn dật của Chúa Giêsu kéo dài tới ba mươi năm. Sau cuộc nhịn chay bốn mươi đêm ngày trong hoang địa và cuộc chiến thắng Satan cám dỗ, Chúa Giêsu tới dòng sông Jordan chịu phép Rửa của Gioan Tẩy giả. Dòng sông Jordan bắt nguồn từ cực Bắc Israel xuyên qua biển hồ Galilê rồi nối liền biển hồ Galilê với Biển Chết và trở thành nguồn nước chính cung cấp nước cho Biển Chết. Nơi chúng tôi được tới hành hương thuộc về chủ quyền của Israel, xuôi dòng khoảng vài chục mét nữa là đập ngăn biên giới giữa Israel với Jordani, dòng sông bên Israel được xử lý rất trong khi chảy về Jordani thì trở lại đục nguyên thủy. Theo các nhà khảo cổ thì đoạn sông Chúa Giêsu xuống chịu phép Rửa bởi Gioan thuộc về bên Jordani, tuy nhiên cùng một dòng sông nên khách hành hương Đất Thánh xuống trầm mình bên Israel. Người không trầm mình thì cũng lội xuống và rửa mặt. Ngạc nhiên cho đoàn chúng tôi là người lội xuống sâu nhất lại là cha già Giuse Phạm Văn Chỉnh 72 tuổi, vừa từ Cần Thơ nhập về giáo phận Bùi Chu. Trong dông nước trong và mát lạnh, mỗi người đều cảm xúc vì như được động chạm tới Chúa Giêsu dưới dòng nước đã được Chúa thánh hoá.
BIỂN CHẾT
Xuôi dòng Jordan ta đến với Biển Chết, biển duy nhất trên hành tinh không có một sinh vật nào sống nổi, vì nồng độ muối mặn tính trung bình là gấp 35 lần biển thường. Biển chết dài 76km, chỗ rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình là 120m. Bề mặt biển Chết nằm dưới mặt nước biển tới 420m. Du khách về đây mà không tắm biển chết thì kể như mất nửa hành trình.Bạn hãy nhẹ nhàng xuống biển, chú ý đừng để nước tung toé lên mặt. Mắt bạn cần được giữ gìn đừng để dù chỉ một giọt bắn vào mắt. Nồng độ biển mặn tới mức người bạn không thể chìm nổi. Bạn khẽ thả người xuống biển, biển nâng bạn bồng bềnh như nằm trên nệm giường, bạn có thể khoanh hai tay dưới gáy như người gối đầu, chân duỗi dài trên mặt nước, mắt ngắm bầu trời cao, thậm chí bạn có thể cao hứng nằm dưới biển đọc báo! Một bà mẹ trẻ cho con xuống tắm và để đứa trẻ đáng yêu ngồi giữa hai bàn chân của mẹ, cả hai mẹ con bồng bềnh trôi, quả là thú vị. Chỉ duy ở Biển Chết bạn mới thấy trạng thái tắm biển như vậy. Bạn còn quan sát thấy ai cũng lấy bùn sát lên mặt, lên người. Bạn lý giải là họ tránh ánh nắng của mặt trời, đó chỉ là một phần đúng. Bùn ở đây chứa đầy khoáng chất. Người trát bùn xong sau giờ tắm biển và xả nước ngọt xong sẽ thấy da trở nên mịn màng như một em bé. Nếu được chăm sóc kỹ hơn thì nước biển ở đây còn chữa bạn lành các bệnh ngoài da. Cũng do nước và bùn có nhiều khoáng chất như vậy nên nền khoa học tân tiến không ngừng khai thác và chế biến sản phẩm, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp. Bạn cũng nên chú ý một chi tiết nhỏ, đó là phải đi dép tới tận mép nước biển, vì dưới thời tiết nắng nóng, nước và cát mặn ở đây đều trở thành muối rang. Bạn sẽ phỏng chân và ít khả năng nên được tới bờ nếu đi bằng chân không!
HANG THÁNH GIÊRONIMO
Miền Đất Thánh thấm đẫm dấu chân Chúa đã đi qua, những thánh tích, những thánh địa, những sự kiện lịch sử cứu độ... Cần phải như thánh Giêronimo rời hẳn đến ở Belem không chỉ để cảm nghiệm, nhưng để sống, để đồng hoá và được Chúa thánh hoá mới phần nào hiểu được dòng kết luận của Tin Mừng Gioan:"Nếu ghi lại tất cả mọi sự, sợ thế giới này không đủ chứa sách viết ra"(Ga 21,25). Thánh Tiến sĩ Giêronimo đã là một chứng nhân cho điều này.
Chúng tôi có cảm tưởng đi xuống hang động hơn gọi là thăm nơi ở của thánh Giêronimo. Sự khó nghèo và lòng yêu mến hoà quyện được toát lên trong khung cảnh linh thiêng này.
HỒ BETHESTHA
Suốt ba năm giảng dạy, Chúa Giêsu "Chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36). Chúa dành ưu tiên cho việc Loan báo Tin Mừng cứu độ. Tuy nhiên, vì lòng thương xót của Chúa, Chúa từng bị dân chúng bao vây để xin ơn chữa lành. Có nhiều lần Chúa tự ý dừng lại để tỏ lòng thương xót. Một trong những điểm dừng ấy là hồ Bethestha, còn gọi là hồ chiên. Nơi đây Chúa đã chữa lành một người bại liệt đã 38 năm. Không ai giúp đỡ anh khi Thần Khí đánh động nước. Chỉ có một người đã giúp đỡ anh, đó là chính Chúa Giêsu. Ngài giúp đỡ tận căn, nghĩa là chữa anh khỏi bệnh và bảo anh vác chõng mà về. Năm hành lang vẫn còn đây, chia thành từng tầng theo hình xoáy trôn ốc. Đáy hồ hiện vẫn còn nước. Mạch nước mát lạnh ở vùng trũng nhất. Người ta còn giữ được nhờ những bậc thang sâu xuống lòng đất.
NGÔI MỘ LAZARO
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến làng Bêtania ở ngoại ô Giêrusalem, phía Đông của Vườn Cây Dầu. Gia đình Martha và Maria đang đau đớn vì người em là Lazaro vừa chết. Chính tại ngôi mộ mà hôm nay chúng tôi đến viếng thăm, là nơi Chúa Giêsu đã đứng trước cửa mộ và truyền lớn tiếng: "Lazaro hãy ra đây"( Ga 14,6). Và một phép lạ kép đã diễn ra, Lazaro sống lại ra khỏi mộ, chân tay vẫn còn trói nguyên bởi những khăn liệm xác. Ngôi mộ còn đây, với những bậc thang khoét sâu vào lòng đất thông qua phòng chôn cất và dẫn vào cửa mộ. Khách hành hương không chỉ đứng ngoài nhìn nhưng là vào trong, đúng hơn là chui vào trong. Họ chứng kiến một ngôi mộ cổ, lạnh lẽo của lòng đất sâu, im lặng của vĩnh cửu, đêm đen của đời đời. Bạn muốn ở lại đây không?Một sự kiện, một địa danh thánh nhưng nhất là một sự thật ghi dấu ấn của Đấng đã tuyên bố: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống"().
CĂN NHÀ TIỆC LY
Căn nhà Tiệc ly là khởi đầu cho chặng đường thương khó của Chúa Giêsu. Nơi đây những cử chỉ yêu thương Chúa rửa chân cho các môn đệ, Chúa lập Bí tích Thánh Thể và truyền chức thánh, những lời tâm huyết căn dặn tông đồ lần cuối, những lời nguyện hiến tế lên Chúa Cha, những lời tiên tri, những lệnh truyền yêu thương... Tất cả như một luồng sáng từ quá khứ tràn ngập vào tâm trí chúng tôi. Chúng tôi đang ở giữa căn nhà lịch sử cứu độ này, dù thời gian đã qua và không gian có thể có phần biến đổi, nhưng biến cố lớn lao của lịch sử cứu độ là một sự thật đang hiển hiện trước mắt chúng tôi.
VƯỜN CÂY DẦU
Vào trong nhà thờ Giêtsimali, còn gọi là Nhà thờ Các Dân Tộc. Tảng đá lớn nơi Chúa quỳ cầu nguyện hấp hối được định vị giữa gian Cung Thánh. Đoàn hành hương vốn truyền thống Việt Nam giàu tình cảm, chẳng ai bảo ai đều quỳ sát đất hôn tảng đá nhắc nhớ sự kiện lịch sử Chúa đã cầu nguyện hấp hối nơi đây.Trước khi rời vườn Giêtsimali, đoàn quy tụ dưới bóng cây oliu có ghi dòng chữ kỷ niệm Đức Thánh Cha Phaolo VI viếng thăm ngày 6/1/1964.
DINH CAIPHA
Đêm lịch sử ấy đã diễn ra biết bao sự kiện quan trọng. Dinh Caipha đánh dấu một Hội Đồng Cộng Toạ Do Thái đã nhóm họp khẩn cấp vào ban đêm và đưa ra một phán quyết bất hợp pháp khép tội chết cho Chúa Giêsu. Một nhà thờ được xây dựng mang tên Nhà thờ thánh Phêrô hay còn gọi là Nhà thờ Con gà vì nhắc nhớ sự kiện thánh Phêrô đã hiện thực Lời Chúa báo trước: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần." (Mc 14,30).
Địa danh chồng chất địa danh, sự kiện nối tiếp sự kiện. Nơi đây còn một hố lớn tương tự như giếng cạn, tương truyền Chúa Giêsu bị trói và thả xuống nơi tù giam này. Sự kiện này không có trong các Tin Mừng nhưng vẫn được các khách hành hương tôn kính.
CHẶNG ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
-Khu vực của Armenia bao gồm Giáo Hội Armenia
-Khu vực Kito giáo gồm Công Giáo Roma và Chính Thống Giáo Hy Lạp
-Khu vực Do Thái giáo
- Khu vực Hồi Giáo
Đường Thánh Giá này nằm trong khu Kitô giáo, dẫn đến Đại Thánh đường Mộ Thánh. Từ nơi thứ Mười đến nơi thứ Mười Bốn nằm gọn trong Thánh Đường. Chín nơi còn lại khởi đi từ dình Philatô qua một nguyện đường do các cha dòng Phanxicô xây dựng trong khu quản lý của các ngài, rồi theo Vỉa Dolosa đến cổng thành Giêrusalem. Như vậy bốn chặng đàng Thánh Giá cuối cùng ở ngoài thành cổ Giêrusalem. Điều này nhắc ta nhớ đến dụ ngôn những người tá điền hung ác, vì tham danh lợi đã lôi người con thừa tự của ông chủ ra khỏi vườn nho và giết chết cậu. (x. Mt 21,33-39)
Suốt chặng đường Thánh Giá từ nơi thứ Ba tới nơi thứ Chín, hai bên đường đầy những shoping, người ta vẫn nhiễm căn bệnh từ thời Chúa Giêsu đã cảnh báo:"Đừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán"(Ga 2,16).
Chúng tôi thuê một cây Thánh giá hết 50$ để đoàn hành hương được cảm nghiệm chặng đường Chúa đã vác Thánh Giá năm xưa. Ai cũng cảm xúc được vác Thánh Giá trên chặng đường mà chính Chúa Giêsu đã đi qua. Những người Công Giáo dọc đường gặp đoàn vác Thánh Giá đi tới, có người làm dấu Thánh Giá, có người đứng nghiêm hiệp thông, nhưng cũng không thiếu những người thấy lạ thì chụp ảnh. Phần đông dửng dưng vô cảm đúng như từ ngữ Đức Thánh Cha Phanxico đã nhận định về thế giới hiện đại.
Sự xúc động chỉ thực sự đến với chúng tôi khi qua cổng thành tiến về Đại thánh đường Mộ Thánh. “ Khi đến nơi gọi là Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người. Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: "Người này là Giê-su, vua dân Do-thái."(Mt 27,33-37). Tất cả sự kiện trên đều diễn ra ở Núi Sọ, ngày nay được bao trùm trong Đại Thánh Đường Mộ Thánh. Từng dòng người xếp hàng đi xuống những bậc thang sâu và xúc động chạm vào khối đá mà truyền thống cho đây là chính khối đá đã dựng Thánh giá lên, trên đó Chúa Giêsu đã sinh thì trên Thánh giá (Mc 15,37; Lc 23,46). Khối đá này dành tôn kính nơi thứ Mười Hai. Kế đó là một bức tranh khảm lớn dọc bức tường Nhà thờ họa lại cuộc thương khó của Chúa từ lúc Chúa bị đóng đinh đến lúc Chúa chịu chết và mai táng trong mộ. Ngay phía dưới bức tranh lớn, người ta đặt viên đá mà truyền thống vẫn cho rằng đây là viên đá đã đặt xác Chúa khi tẩm liệm. Chúng tôi xúc động hình dung khung cảnh một buổi chiều lịch sử, tại chính nơi đây, đỉnh đồi sọ, không có bóng dáng của ngôi nhà thờ này, Đức Mẹ đau đớn trong sự thánh thiện, nhận lại người con yêu được tháo xác xuống từ Thánh Giá. Xin Mẹ cho chúng con tâm tình của Mẹ để kính viếng Mộ Thánh hôm nay. Dòng người khắp thế giới đổ về, im lặng trong cảm xúc xếp hàng tiến vào Mộ Thánh. Nơi đây do Giáo Hội Chính Thống Giáo chủ quản. Sau hai tiếng đồng hồ xếp hàng theo dòng người, chúng tôi đến sát Mộ Thánh. Quan sát thấy mỗi lần vào viếng mộ, những người túc trực Chính Thống Giáo chỉ cho 3 người vào một lần. Chúng tôi đã nghĩ đoàn chúng tôi phải ít là chín lần chờ đợi nữa. Nhưng đúng là Đức Mẹ đã thương Việt Nam, người ta để cho cả đoàn hành hương chúng tôi nối tiếp vào một lúc. Phải cúi mình đi vào một hang động thấp, bên ngoài là viên đá lớn có lẽ là viên đá lấp cửa mộ. Sâu hơn vào bên trong, chúng tôi sấp mặt trên viên đá an táng Chúa. Chẳng ai phải suy nghĩ tìm hiểu về xuất xứ, không gian, thời gian của Mộ Thánh. Những tiếng nức nở bật lên. Một cảm nghiệm sâu lắng mà trong đời mỗi người chắc chỉ có một lần. Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chịu chết vì chúng con, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
CHAN HÒA SỨC SỐNG PHỤC SINH.
Hình ảnh Chúa Phục Sinh đã được hàm ẩn trong thiết kế của Đại Thánh Đường Mộ Thánh, đó là đỉnh Dome tròn thiết kế rực rỡ ánh sáng như đang đón chờ giờ Chúa từ trong cõi chết Phục Sinh đem lại sức sống mới cho toàn thế giới, mọi thời đại.Tuy chỉ cần ở nơi đây, người ta đã thấy hình ảnh Phục Sinh gắn liền thời khắc lịch sử cứu độ như vậy. Nhưng chúng tôi vẫn hành hương tới làng Emmaus, nơi hai môn đệ được đồng hành với "Người Bộ Hành Thứ Ba" để cảm nghiệm những tâm tình thiêng liêng về Chúa Phục Sinh. Một con đường nở hoa rực rỡ dẫn đến một ngôi nhà thờ nhỏ đơn sơ. Bên trong còn đơn sơ hơn. Tuy nhiên, một bức tranh hoạ hình ảnh Chúa đồng hành với hai môn đệ Emmaus đủ để nói lên tất cả.
Ngược lên phía Tây Bắc biển hồ Galilê, ta đến vùng Tabgha và gặp được ở đây câu chuyện lịch sử trong phụ trương của Tin Mừng Gioan. Ba lần Chúa hỏi Phêrô: "Này Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến thầy không?"(x. Ga 21, 15-17). Tin Mừng không xác định vị trí nên lòng tin truyền thống đã xác định một vị trí trên bờ biển hồ này, một vị trí trở nên linh thiêng và dễ suy niệm. Ngày nay một nhà thờ đã được xây dựng, đó là nhà thờ do các cha dòng Phanxicô xây mang tên Nhà thờ Tối Thượng Quyền thánh Phêrô. Vì Chúa đã trao cho Phêrô quyền chăn dắt đàn chiên của Chúa.
Rồi giây phút trọng đại của lịch sử cứu độ đã tới. Núi Olivete là điểm hẹn để các tông đồ được gặp Chúa trước khi Chúa về trời. Đỉnh núi ngày nay là một Đền thờ do Hồi giáo chủ quản. Nói là Đền thờ nhưng thực tế chỉ là một dome tròn bao trùm ngọn quả núi. Thời Thập Tự Chinh đã xây mái tròn trên và một bức tường bảo vệ bao quanh. Bên trong dome là cả một khối đá lớn đã trở nên sáng bóng do việc hôn kính của các tín hữu từ khắp thế giới hành hương về đây tôn kính dấu chân của Chúa thăng thiên.
CẢM NGHIỆM VÀ CHỨNG NHÂN
Trong cuộc đời ngắn ngủi trần thế, bạn nên cố gắng một lần viếng thăm Đất Thánh. Một lần cho một đời và đời đời nhớ về một lần.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Trưa Ngày Hè
Thérésa Nguyễn
21:44 04/08/2015
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Trưa hè
bông súng
ao nhà
Trắng tinh như áo cô nàng ngày xưa.
(tn)